phân tích tình hình tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện phú tân

115 328 0
phân tích tình hình tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện phú tân

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH THÁI NGỌC TRÂN PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN PHÚ TÂN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Tài Chính Ngân Hàng Mã số ngành: 52340201 Tháng 12 năm 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH THÁI NGỌC TRÂN MSSV: LT11167 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN PHÚ TÂN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN TS. NGUYỄN TUẤN KIỆT Tháng 12 năm 2013 LỜI CẢM TẠ Trong suốt thời gian học ở trường Đại Học Cần Thơ, em đã được quý Thầy Cô của trường nói chung và quý Thầy Cô Khoa Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh nói riêng truyền đạt những kiến thức xã hội và kiến thức chuyên môn vô cùng quý giá. Em xin cảm ơn quý Thầy Cô đã tận tình truyền đạt kiến thức cho em. Trải qua hơn 2 tháng thực tập tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam – chi nhánh huyện Phú Tân em đã có được kết quả mong đợi là hoàn thành bài tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cảm ơn đến: - Ban lãnh đạo cùng các Cô Chú, Anh Chị trong ngân hàng và nhất là anh Nguyễn Văn Sơn trưởng phòng Kế Hoạch & Kinh Doanh đã hướng dẫn nhiệt tình, cung cấp đầy đủ thông tin, số liệu giúp em có thêm những kiến thức thực tế để em hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình - Đặc biệt em xin cảm ơn thầy Nguyễn Tuấn Kiệt đã nhiệt tình hướng dẫn em trong suốt thời gian qua. Cuối cùng em xin chúc quý Thầy Cô, cùng các Cô Chú, Anh Chị được nhiều sức khỏe trong cuộc sống và luôn thành công trong công việc của mình. Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm ….. Người thực hiện Thái Ngọc Trân i TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành là do chính tôi thực hiện và đề tài này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm ….. Người thực hiện Thái Ngọc Trân ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP .......... .......................................................................................................... .......... .......................................................................................................... .......... .......................................................................................................... .......... .......................................................................................................... .......... .......................................................................................................... .......... .......................................................................................................... .......... .......................................................................................................... .......... .......................................................................................................... .......... .......................................................................................................... .......... .......................................................................................................... .......... .......................................................................................................... .......... .......................................................................................................... .......... .......................................................................................................... .......... .......................................................................................................... .......... .......................................................................................................... .......... .......................................................................................................... .......... .......................................................................................................... .......... .......................................................................................................... .......... .......................................................................................................... .......... .......................................................................................................... .......... .......................................................................................................... .......... .......................................................................................................... .......... .......................................................................................................... Ngày….tháng…năm Thủ trưởng đơn vị iii MỤC LỤC Trang Chương 1: GIỚI THIỆU ........................................................................................... 1 1.1 Đặc vấn đề nghiên cứu ...................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu tổng quát ........................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2 1.3 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2 1.3.1 Phạm vi không gian ......................................................................................... 2 1.3.2 Phạm vi thời gian ............................................................................................. 2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 2 1.4 Lược khảo tài liệu ............................................................................................... 3 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 5 2.1 Phương pháp luận ............................................................................................... 5 2.1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại ............................................................... 5 2.1.2 Tồng quan về hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại ......................... 10 2.1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng ........................... 20 2.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 24 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 24 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ....................................................................... 24 Chương 3: GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN PHÚ TÂN ............................. 25 3.1 Sơ lược về tình hình kinh tế huyện Phú Tân ..................................................... 25 3.2 Sơ lược về NHN0&PTNT Việt Nam ................................................................. 27 3.3 Giới thiệu về NHN0&PTNT chi nhánh huyện Phú Tân ..................................... 28 3.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển ..................................................................... 28 3.3.2 Vai trò và chức năng ...................................................................................... 30 3.3.3 Cơ cấu tổ chức ............................................................................................... 31 3.4 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 của NHN0&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Phú Tân ......... 33 3.4.1 Tổng thu nhập................................................................................................ 35 3.4.2 Tổng chi phí .................................................................................................. 38 3.4.3 Lợi nhuận trước thuế ..................................................................................... 39 3.5 Thuận lợi và khó khăn của ngân hàng ............................................................... 41 iv 3.5.1 Thuận lợi ....................................................................................................... 41 3.5.2 Khó khăn ....................................................................................................... 41 3.6 Phương hướng hoạt động của ngân hàng năm 2013 .......................................... 42 3.6.1 Định hướng phát triển của ngân hàng ............................................................ 42 3.6.2 Định hướng phát triển hoạt động tín dụng ...................................................... 42 Chương 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN PHÚ TÂN ................................................................................. 43 4.1 Phân tích tình hình nguồn vốn của NHN0 &PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Phú Tân giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ............................ 43 4.1.1 Vốn điều chuyển ............................................................................................ 43 4.1.2 Vốn huy động ................................................................................................ 46 4.2 Phân tích tình tín dụng trong 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 của NHN0 &PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Phú Tân ......................................... 49 4.2.1 Phân tích tổng quát tình tín dụng của NHN0 &PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Phú Tân ....................................................................................................... 49 4.2.2 Phân tích tình hình tín dụng theo thời hạn tín dụng của NHN0 &PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Phú Tân giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ............................................................................................................... 54 4.2.3 Phân tích tình hình tín dụng theo thành phần kinh tế của NHN0 &PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Phú Tân giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 .......... 62 4.2.4 Phân tích tình hình tín dụng theo thời ngành nghề kinh tế của NHN0 &PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Phú Tân giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 ....................................................................................................................... 74 4.2.5 So sánh tình hình tín dụng của NHN0 &PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Phú Tân với các NH khác trên cùng địa bàn ........................................................... 87 4.2.6 Một số chỉ tiêu để đánh giá và so sánh hoạt động tín dụng của ngân hàng với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn ............................................................... 91 Chương 5: Một số giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng tại NHN0 &PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Phú Tân ....................................................................... 96 5.1 Những kết quả đạt được và khó khăn trong hoạt động tín dụng......................... 96 5.1.1 Những mặt làm được ..................................................................................... 96 5.1.2 Những mặt còn tồn tại ................................................................................... 96 5.1.3 Nguyên nhân ................................................................................................. 96 5.2 Một số giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng tại NHN0 &PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Phú Tân ....................................................................................... 97 5.2.1 Cơ sở đề ra giải pháp đối với hoạt động tín dụng ........................................... 97 v 5.2.2 Giải pháp cho hoạt động cấp tín dụng ............................................................ 97 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 99 6.1 Kết luận ............................................................................................................ 99 6.2 Kiến nghị ........................................................................................................ 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 101 vi DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 - 2012. ..................................................................................................................... 34 Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Phú Tân giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ................................................................................... 35 Bảng 3.3 Lợi nhuận trước thuế của Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 - 2012 ......... 39 Bảng 3.4 Lợi nhuận trước thuế của Agribank Phú Tân giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ................................................................................................... 40 Bảng 4.1 Tình hình nguồn vốn của Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 – 2012 ......... 44. Bảng 4.2 Tình hình nguồn vốn của Agribank Phú Tân giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ................................................................................................... 45 Bảng 4.3 Tình hình vốn huy động của Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 – 2012 ........................................................................................................................ 46 Bảng 4.4 Tình hình vốn huy động của Agribank Phú Tân giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ............................................................................................. 47 Bảng 4.5 Tình hình hoạt động tín dụng của Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 – 2012 ..................................................................................................................... 50 Bảng 4.6 Tình hình hoạt động tín dụng của Agribank Phú Tân giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ................................................................................... .51 Bảng 4.7 Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng tại Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 - 2012..................................................................................................... 54 Bảng 4.8 Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng tại Agribank Phú Tân giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ........................................................................ 55 Bảng 4.9 Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng tại Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 - 2012..................................................................................................... 57 Bảng 4.10 Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng tại Agribank Phú Tân giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ........................................................................ 58 Bảng 4.11 Dư nợ theo thời hạn tín dụng tại Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 – 2012 ..................................................................................................................... 59 Bảng 4.12 Dư nợ theo thời hạn tín dụng tại Agribank Phú Tân giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ................................................................................... 60 Bảng 4.13 Nợ xấu theo thời hạn tín dụng tại Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 – 2012 ..................................................................................................................... 61 Bảng 4.14 Nợ xấu theo thời hạn tín dụng tại Agribank Phú Tân giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ................................................................................... 61 Bảng 4.15 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế tại Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 – 2012 ............................................................................................. 63 vii Bảng 4.16 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế tại Agribank Phú Tân giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ................................................................. 64 Bảng 4.17 Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế tại Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 – 2012 ............................................................................................. 66 Bảng 4.18 Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế tại Agribank Phú Tân giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ........................................................................ 67 Bảng 4.19 Dư nợ theo thành phần kinh tế tại Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 – 2012 ..................................................................................................................... 69 Bảng 4.20 Dư nợ theo thành phần kinh tế tại Agribank Phú Tân giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ................................................................................... 70 Bảng 4.21 Nợ xấu theo thành phần kinh tế tại Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 – 2012 ............................................................................................................ 72 Bảng 4.22 Nợ xấu theo thành phần kinh tế tại Agribank Phú Tân giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ................................................................................... 73 Bảng 4.23 Doanh số cho vay theo ngành nghề kinh tế tại Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 – 2012 ............................................................................................. 75 Bảng 4.24 Doanh số cho vay theo ngành nghề kinh tế tại Agribank Phú Tân giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ................................................................. 76 Bảng 4.25 Doanh số thu nợ theo ngành nghề kinh tế tại Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 – 2012 .................................................................................................... 79 Bảng 4.26 Doanh số thu nợ theo ngành nghề kinh tế tại Agribank Phú Tân giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ........................................................................ 80 Bảng 4.27 Dư nợ theo ngành nghề kinh tế tại Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 – 2012 ............................................................................................................ 82 Bảng 4.28 Dư nợ theo ngành nghề kinh tế tại Agribank Phú Tân giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ................................................................................... 83 Bảng 4.29 Nợ xấu theo ngành nghề kinh tế tại Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 – 2012 ............................................................................................................ 85 Bảng 4.30 Nợ xấu theo ngành nghề kinh tế tại Agribank Phú Tân giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ................................................................................... 86 Bảng 4.31 Doanh số cho vay của Agribank Phú Tân và các đối thủ cạnh tranh giai đoạn 2010 – 2012 ............................................................................................. 88 Bảng 4.32 Doanh số thu nợ của Agribank Phú Tân và các đối thủ cạnh tranh giai đoạn 2010 – 2012 ............................................................................................. 89 Bảng 4.33 Dư nợ của Agribank Phú Tân và các đối thủ cạnh tranh giai đoạn 2010 – 2012 ............................................................................................................ 90 Bảng 4.34 Nợ xấu của Agribank Phú Tân và các đối thủ cạnh tranh giai đoạn 2010 – 2012 ............................................................................................................ 90 viii Bảng 4.35 Một số chỉ tiêu về tín dụng của Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 – 2012 ........................................................................................................................ .91 Bảng 4.36 Một số chỉ tiêu về tín dụng của Vietinbank Phú Tân giai đoạn 2010 – 2012 ..................................................................................................................... .92 Bảng 4.37 Một số chỉ tiêu về tín dụng của Sacombank Phú Tân giai đoạn 2010 – 2012 ..................................................................................................................... .92 ix DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1 Khái niệm về tín dụng ....................................................................... 10 Hình 2.2 Quy trình cho vay tại NHNo & PTNT huyện Phú Tân ...................... 19 Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Agribank Phú Tân .................................... 31 Hình 3.2 Cơ cấu thu nhập của Agribank Phú Tân ............................................ 35 Hình 3.3 Cơ cấu chi phí của Agribank Phú Tân ............................................... 38 Hình 3.4 Lợi nhuận trước thuế của Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 - 2012 .. ................................ ............................................................................. 40 Hình 3.5 Lợi nhuận trước thuế của Agribank Phú Tân giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ............. ............................................................................. 40 Hình 4.1 Tình hình nguồn vốn của Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 -2012 ... 45 Hình 4.2 Tình hình nguồn vốn của Agribank Phú Tân giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ............ ............................................................................. 45 Hình 4.3 Tình hình vốn huy động của Agribank Phú Tân giai đoạn 2012 – 2013 ................................ ............................................................................. 47 Hình 4.4 Tình hình hoạt động tín dụng của Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 – 2012 ................................ ............................................................................. 50 Hình 4.5 Tình hình hoạt động tín dụng của Agribank Phú Tân giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ....... ............................................................................. 51 Hình 4.6 Tình hình nợ xấu của Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 – 2012 ....... 53 Hình 4.7 Tình hình nợ xấu của Agribank Phú Tân giai đoạn 6 tháng 2012 và 2013 ................................ ............................................................................. 53 Hình 4.8 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế tại Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 – 2012 .............. ............................................................................. 64 Hình 4.9 Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế tại Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 – 2012 .............. ............................................................................. 67 Hình 4.10 Dư nợ theo thành phần kinh tế tại Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 2012 ................................ ............................................................................. 70 Hình 4.11 Nợ xấu theo thành phần kinh tế tại Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 – 2012 ............................... ............................................................................. 73 Hình 4.12 Nợ xấu theo thành phần kinh tế tại Agribank Phú Tân giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ........................................................................... 73 Hình 4.13 Doanh số cho vay theo ngành nghề kinh tế tại Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 – 2012 .............. ............................................................................. 76 Hình 4.14 Doanh số thu nợ theo ngành nghề kinh tế tại Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 – 2012 .............. ............................................................................. 80 x Hình 4.15 Dư nợ theo ngành nghề kinh tế tại Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 – 2012 ............................... ............................................................................. 83 Hình 4.16 Nợ xấu theo ngành nghề kinh tế tại Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 – 2012 ............................... ............................................................................. 86 Hình 4.17 Doanh số cho vay của Agribank Phú Tân và các đối thủ cạnh tranh giai đoạn 2010 – 2012 ....... ............................................................................. 88 Hình 4.18 Doanh số thu nợ của Agribank Phú Tân và các đối thủ cạnh tranh giai đoạn 2010 – 2012 .............. ............................................................................. 89 Hình 4.19 Dư nợ của Agribank Phú Tân và các đối thủ cạnh tranh giai đoạn 2010 – 2012 ...................... ............................................................................. 90 Hình 4.20 Nợ xấu của Agribank Phú Tân và các đối thủ cạnh tranh giai đoạn 2010 – 2012 ...................... ............................................................................. 91 Hình 4.21 Dư nợ /vốn huy động của Agribank Phú Tân và các đối thủ cạnh tranh giai đoạn 2010 – 2012 ............................................................................ 93 Hình 4.22 Nợ xấu/dư nợ của Agribank Phú Tân và các đối thủ cạnh tranh giai đoạn 2010 - 2012 .............. ............................................................................. 93 Hình 4.23 Hệ số thu nợ của Agribank Phú Tân và các đối thủ cạnh tranh giai đoạn 2010 - 2012 .............. ............................................................................. 94 Hình 4.24 Vòng quay vốn tín dụng của Agribank Phú Tân và các đối thủ cạnh tranh giai đoạn 2010 - 2012 ............................................................................ 95 xi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long NH : Ngân hàng NHTM : Ngân hàng thương mại NHNN : Ngân hàng nhà nước NHN0&PTNT : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn CBTD : Cán bộ tín dụng HTX : Hợp tác xã TMDV : Thương mại dịch vụ DN : Doanh nghiệp TTCN : Tiểu thủ công nghiệp DSCV : Doanh số cho vay DSTN : Doanh số thu nợ HSXKD : Hộ sản xuất kinh doanh TCKT : Tổ chức kinh tế XK : Xuất khẩu GTCG : Giấy tờ có giá TCTD : Tổ chức tín dụng NN : Nông nghiệp KH : Khách hàng HĐKD : Hoạt động kinh doanh NHN0 : Ngân hàng nông nghiệp KH&KD : Kế hoạch và kinh doanh CBVC : Cán bộ viên chức xii CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Việt Nam là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống tập trung ở khu vưc nông thôn. Cho nên có thể nói rằng nông nghiệp nước ta là mặt trận hàng đầu, có tầm quan trong chiến lược. Việc ổn định sản xuất nông nghiệp, nâng cao cuộc sống nông thôn, tăng thu nhập cho nông dân có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của đất nước. Chính vì lẽ đó mà chủ trương phát triển nông nghiệp, nông thôn là một trong những vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Để thực hiện phát triển nông nghiệp, nông thôn ngoài việc phải có chủ trương, chính sách, đường lối đúng đắn còn cần phải có nguồn vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh cũng như là xây dựng cơ sở hạ tầng. Đơn vị có thể đáp ứng được nhu cầu vốn này không ai khác hơn đó chính là ngân hàng, đặc biệt là hệ thống ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, có mạng lưới chi nhánh nhiều nhất và rộng khắp nước, nó giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, cải thiện bộ mặt nông thôn. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với khu vực nông nghiệp và nông thôn cũng như vai trò chủ đạo và chủ lực của ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn càng thấy rõ hơn nữa, cụ thể là năm 2011 và 2012 mặc dù lãi suất cao nhằm để hạn chế việc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, nhưng khu vực nông nghiệp và nông thôn vẫn được chú trọng quan tâm và có nhiều ưu đãi, đặc biệt năm 2012 ngân hàng Nhà Nước yêu cầu tất cả các tổ chức tín dụng phải dành 20% tổng dư nợ cho khu vực nông nghiệp và nông thôn, những ngân hàng không có lợi thế trong lĩnh vực này sẽ phải chuyển số vốn tương đương cho ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn để thực hiện việc giải ngân. Đến 6 tháng đầu năm 2013 tăng trưởng tín dụng đạt 12% cao hơn nhiều so với con số 8,91% trong năm 2012, ngoài việc tập trung xuất khẩu, máy móc công nghệ cao thì ngành nông nghiệp và nông thôn vẫn là một trong những ngành được tập trung tăng trưởng tín dụng. NHN0 & PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Phú Tân hơn 20 năm tồn tại và phát triển đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp, cải thiện bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống nông dân trên địa bàn huyện. Với mong muốn được thực tập tại đây cũng như tìm hiểu rõ hơn tình hình tín dụng của ngân hàng từ đó có thể đề ra một số giải pháp để nâng cao hoạt động tín dụng của ngân hàng trong môi trường kinh doanh hiện nay, chính vì thế đề 1 tài “Phân tích tình hình tín dụng tại NHN0 & PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Phú Tân”được chọn làm đề tài tốt nghiệp. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích, đánh giá tình hình tín dụng của ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam-chi nhánh huyện Phú Tân qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 để thấy được những điểm mạnh của ngân hàng trong hoạt động tín dụng cũng như những mặt còn hạn chế, từ đó đề ra giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng tại ngân hàng. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể o Mục tiêu 1: Phân tích, đánh giá tổng quát kết quả hoạt động kinh doanh của NHN0 & PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Phú Tân qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng 2013. o Mục tiêu 2: Phân tích tình hình nguồn vốn của NHN0 & PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Phú Tân từ năm 2010 đến năm 2012 và 6 tháng 2013. o Mục tiêu 3: Đánh giá thực trạng về hoạt động tín dụng tại ngân hàng qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng 2013. o Mục tiêu 4: Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng. o Mục tiêu 5: Tìm ra những mặt còn hạn chế để từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng tại ngân hàng, để ngân hàng có thể tham khảo áp dụng nâng cao năng lực cạnh tranh đem lại lợi nhuận ngày càng cao cho ngân hàng trong thời gian tới. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi không gian Đề tài được thực hiện tại NHN0 & PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Phú Tân. 1.3.2 Phạm vi thời gian Thời gian thực hiện đề tài này từ ngày 12/8/2013 đến 18/11/2013. Đề tài sử dụng số liệu từ năm 2010-2012 và 6 tháng 2013. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Do hạn chế về thời gian nên đề tài nghiên cứu chỉ tập trung khai thác số liệu liên quan đến hoạt động tín dụng của NHN0& PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Phú Tân, cụ thể: 2  Doanh số cho vay: Theo thời hạn, theo thành phần kinh tế và theo ngành nghề kinh tế.  Doanh số thu nợ: Theo thời hạn, theo thành phần kinh tế và theo ngành nghề kinh tế.  Dư nợ: Theo thời hạn, theo thành phần kinh tế và theo ngành nghề kinh tế.  Nợ xấu: Theo thời hạn, theo thành phần kinh tế và theo ngành nghề kinh tế. 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Lâm Ngọc Châu (2007) nghiên cứu “Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHN0 & PTNT Việt Nam chi nhánh tỉnh Sóc Trăng”, LVTN đại học, Đại học Cần Thơ.Tác giả đã thu thập số liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong 3 năm 2004, 2005 và 2006. Bên cạnh đó, tác giả đã sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối, tương đối để phân tích tình hình tín dụng tại ngân hàng giai đoạn 2004-2006. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp tỷ trọng, sử dụng các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Đề tài tập trung phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của NHN0 & PTNT chi nhánh Sóc Trăng từ năm 2004 đến năm 2006. Sau đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp cụ thể nâng cao hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Nguyễn Thị Trúc Ly (2009) nghiên cứu “Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Châu Phú”, LVTN đại học, Đại học Cần Thơ. Tác giả đã thu thập số liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bên cạnh đó, tác giả đã sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối để phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng; sử dụng phương pháp so sánh bằng số tương đối để phản ánh tốc độ phát triển của tín dụng tại ngân hàng. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp tỷ trọng, sử dụng các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hoạt động tín dụng tại ngân hàng giai đoạn 2006-2008. Trong đề tài này tác giả tập trung phân tích toàn bộ hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Châu Phú, từ đó xác định được những mặt mạnh cũng như những mặt còn thiếu sót còn tồn tại trong hoạt động tín dụng của ngân hàng và đề ra giải pháp giúp nâng cao hiệu quả, hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Nguyễn Kim Thoa (2009) nghiên cứu “Phân tích rủi ro tín dụng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại NHNHN0 & PTNT Việt Nam chi nhánh Song Phú”, LVTN đại học, Đại học Cần Thơ. Tác giả thu thập số liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đồng thời tác giả còn sử dụng phương pháp thống kê mô tả thực trạng nguồn 3 vốn, cho vay và thu nợ tại ngân hàng, sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá xu hướng tăng giảm của từng chỉ tiêu qua các năm. Trong đề tài này tác giả tập trung phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng từ 2006 - 2008 sau đó tác giả xem xét ngân hàng có vượt qua mức giới hạn rủi ro cho phép hay không. Tiếp theo tác giả còn tìm hiểu thực tế tại ngân hàng đã có những phương pháp hữu hiệu để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng hay chưa. Hồ Minh Nhân(2010) nghiên cứu “Phân tích rủi ro tín dụng tại NHN0 & PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Phú Tân”, chuyên đề tốt nghiệp đại học, Đại học An Giang. Tác giả đã thu thập số liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bên cạnh đó, tác giả đã sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối, tương đối, phương pháp phân tích giữa các năm 2007, 2008 và 2009. Đồng thời, tác giả còn sử dụng phương pháp phân tích các chỉ số tài chính để làm rõ tình hình biến động tín dụng của ngân hàng trong thời gian đó. Đề tài này tác giả chỉ tập trung phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng, cụ thể là nợ xấu theo thời hạn, theo ngành nghề kinh tế trong giai đoạn 2007-2009. Cuối cùng tác giả đề ra giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng trong tương lai. Nguyễn Thị Kim Tuyến (2013) nghiên cứu “Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Phú Tân”, LVTN đại học, Đại học Tây Đô. Tác giả đã thu thập số liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bên cạnh đó, tác giả đã sử dụng phương pháp tỷ trọng, phương pháp so sánh số tuyệt đối, tương đối để phân tích tình hình tín dụng tại ngân hàng giai đoạn 2010-2012. Tiếp theo tác giả còn sử dụng phương pháp phân tích các chỉ số tài chính để làm rõ tình hình biến động tín dụng của ngân hàng. Đề tài này tác giả cũng tập trung phân tích toàn bộ hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT nhưng không phân tích tín dụng theo thành phần kinh tế. Cuối cùng tác giả đã nêu ra những mặt làm được cũng như những mặt còn tồn tại của ngân hàng, để từ đó đề ra giải pháp khắc phục và nâng cao tín dụng tại ngân hàng. Qua lược khảo tài liệu cho thấy, các nghiên cứu trước đây đều sử dụng các số liệu thứ cấp thu thập từ báo cáo tài chính và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Từ đó, tác giả tiến hành phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Do vậy, nghiên cứu này kế thừa phương pháp nghiên cứu của Lâm Ngọc Châu (2007), Nguyễn Thị Trúc Ly (2009), Nguyễn Kim Thoa (2009), Hồ Minh Nhân(2010),Nguyễn Thị Kim Tuyến (2013) để thực hiện phân tích tình hình tín dụng tại ngân hàng; đồng thời kết hợp với việc đánh giá môi trường kinh doanh, so sánh các chỉ tiêu tài chính của NHN0& PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Phú Tân với các đối thủ cạnh tranh trên cùng đại bàn để làm rõ hơn việc phân tích. 4 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại (NHTM) 2.1.1.1 Khái niệm  Các học thuyết kinh tế khi nghiên cứu về NHTM có cách nhìn nhận tương đối thống nhất về NHTM như sau: Ở Mỹ cho rằng: NHTM là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính. Ở pháp cho rằng: NHTM là những doanh nghiệp và cơ sở nào thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính. Ở Ấn Độ cho rằng: NHTM là cơ sở nhận ký thác để cho vay hay tài trợ đầu tư. Ở Việt Nam: Theo pháp lệnh “Các Tổ Chức Tín Dụng”(1990) của Việt Nam thì NHTM được định nghĩa như sau: “Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”. Luật Các Tổ Chức Tín Dụng Việt Nam năm 1997 đã chỉ ra rằng: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”. Căn cứ theo khoản 3 Điều 4 của Luật Các Tổ Chức Tín Dụng (luật số 47/2010/QH12) thì NHTM được định nghĩa như sau: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận” Như vậy, có thể hiểu NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt chuyên kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ tín dụng, trong đó chức năng chủ yếu là làm trung gian tín dụng giữa các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân trong nền kinh tế. 2.1.1.2 Bản chất Xét về bản chất, NHTM là một doanh nghiệp kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận – lợi nhuận tối đa. Nhưng khác hẳn với các doanh nghiệp thông thường khác kinh doanh trong các lĩnh vực công, thương nghiệp còn NHTM chuyên kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ thanh toán. Nguồn vốn chủ yếu để 5 NHTM kinh doanh là nguồn vốn huy động chứ không phải bằng nguồn vốn tự có. 2.1.1.3 Chức năng Bản chất của NHTM được bộc lộ ra thông qua các chức năng của nó. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường và hệ thống ngân hàng phát triển các NHTM thực hiện các chức năng sau đây:  Trung gian trong cung cấp vốn. - Trung gian cung cấp vốn là chức năng quan trọng và cơ bản nhất của NHTM, nó không những cho thấy bản chất của NHTM mà còn thể hiện được nghiệp vụ chính yếu của NHTM. Trong chức năng này chức năng trung gian đi vay và cho vay của NHTM tức là vai trò huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế và sử dụng nguồn vốn tín dụng để cấp tín dụng, đáp ứng các nhu cầu vốn kinh doanh và vốn đầu tư cho các doanh nghiệp và nhu cầu vốn tiêu dung của các cá nhân. Chức năng trung gian cung cấp vốn được thể hiện qua sơ đồ sau đây: Đơn vị kinh tế hộ gia đình cá nhân. Tiền gửi Ngân hàng thương mại Cho vay Đơn vị kinh tế hộ gia đình cá nhân. NHTM thực hiện nghiệp vụ đi vay và cho vay nghĩa là thực hiện việc huy động tập trung vốn theo nguyên tắc có hoàn trả, và sử dụng vốn để cấp tín dụng, tức là sau một khoảng thời gian ngân hàng sẽ thu hồi cả gốc và lãi về và phần gốc sẽ dùng để trả lại cho người gửi tiền vào ngân hàng. Nghiệp vụ đi vay và cho vay của NHTM được thể hiện bằng các nghiệp vụ cụ thể như sau: + Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn của các đơn vị kinh tế các tổ chức và cá nhân bằng nội tệ và ngoại tệ. + Nhận tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức và cá nhân. + Phát hành GTCG như kỳ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi để huy động vốn nhàn rỗi từ công chứng. + Cấp tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn cho các đơn vị kinh tế và cá nhân. + Cho vay tiêu dùng, cho vay trả góp và các loại hình tín dụng khác đối với tổ chức và cá nhân.  Trung gian thanh toán. 6 Chức năng trung gian thanh toán hay còn gọi là chức năng thủ quỹ của NHTM. Đây là chức năng quan trọng, không những thể hiện khá rõ bản chất của NHTM mà còn cho thấy tính chất “đặc biệt” trong hoạt động của NHTM. NHTM đứng ra làm trung gian để thực hiện các khoản giao dịch thanh toán tức là thu hộ và chi hộ tiền cho các khách hàng – người mua và người bán…để hoàn tất các quan hệ giao thương giữa họ với nhau. Trong chức năng này NHTM thực hiện các hoạt động sau: + Mở tài khoản tiền gửi giao dịch cho các tổ chức và cá nhân. + Quản lý việc cung cấp các phương tiện thanh toán. +Tổ chức và kiểm soát quy trình thanh toán.  Cung ứng dịch vụ ngân hàng. Nói đến dịch vụ ngân hàng, người ta thường gắn nó với những đặc điểm sau: + Có hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng rãi cả trong và ngoài nước. + Có trang bị hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, đồng thời thu nhận nắm bắt được nhiều thông tin về tình hình kinh tế tài chính, tình hình tiền tệ, giá cả, tỷ giá,…và diễn biến của nó trên thị trường trong nước và quốc tế. +Dịch vụ ngân hàng mà NHTM cung cấp cho khách hàng, không chỉ đơn giản là để dịch vụ phí mà còn gắn liền với các hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng như bảo lãnh ngân hàng. Ngoài ra, các NHTM chỉ nhận cung ứng các dịch vụ có liên quan đến hoạt động ngân hàng ví dụ như: dịch vụ chuyển tiền, tư vấn, môi giới chứng khoán, môi giới bất động sản và nghiệp vụ ngân hàng điện tử,…  Tạo tiền bút tệ. Khi thực hiện chức năng trung gian huy động vốn và cấp tín dụng cho nền kinh tế thông qua hệ thống ngân hàng thì các NHTM có khả năng tạo ra một khối lượng tiền mới – tiền trên tài khoản mà người ta gọi là tiền bút tệ. Tiền bút tệ mặc dù được tạo ra trên hệ thống tài khoản của ngân hàng nhưng thực tế nó góp phần làm tăng tổng thanh toán tiền trong lưu thông. 2.1.1.4 Phân loại  Căn cứ vào cơ cấu tổ chức. Căn cứ vào cơ cấu tổ chức NHTM có thể chia thành những loại sau: + Hội sở chính (Trụ sở chính). + Sở giao dịch/Chi nhánh cấp 1. +Ngân hàng chi nhánh cấp 2. + Phòng giao dịch. + Điểm giao dịch: Không có chức năng cho vay.  Căn cứ vào hình thức kinh doanh. 7 Căn cứ vào hình thức kinh doanh thì NHTM có các loại sau: +Ngân hàng bán buôn: Là ngân hàng chuyên cấp những món vay lớn. +Ngân hàng bán lẻ: Là ngân hàng chuyên cấp tín dụng và dịch vụ phục vụ cho khách hàng cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp nhỏ và vừa. +Ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ: Là ngân hàng kết hợp của cả ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ.  Căn cứ hình thức sở hữu. Căn cứ hình thức sở hữu. Nếu phân loại dựa vào hình thức sở hữu thì NHTM có các loại sau đây: + NHTM Nhà nước: Là NHTM được thành lập bằng 100% vốn của Nhà nước cấp. + NHTM cổ phần: Là NHTM được thành lập dưới dạng công ty cổ phần. + NHTM liên doanh: Là NHTM được thành lập bằng vốn góp của một bên là NH trong nước và một bên là NH nước ngoài. + NHTM chi nhánh nước ngoài: Là NH có trụ sở hoạt động tại Việt Nam và theo pháp luật của Việt Nam. + NHTM 100% vốn của nước ngoài: Là NH được thành lập bằng 100% vốn của nước ngoài.  Căn cứ vào đối tượng ngành kinh doanh. Theo đối tượng ngành kinh doanh thì NHTM có các loại sau: + Ngân hàng Phát triển nông nghiệp và nông thôn. + Nggân hàng Công thương. + Ngân hàng Ngoại thương. + Ngân hàng Phát triển nhà. +Ngân hàng Hàng hải. + Ngân hàng Kỹ thương. Mặc dù mỗi NH xác định đối tượng kinh doanh chủ yếu thông qua tên gọi của NH nhưng thực tế các NH này đều có thể cho vay và cung cấp dịch vụ cho tất cả đối tượng ngành kinh doanh. Ngoài ra, tùy theo mỗi quốc gia mà họ còn có thể dựa vào căn cứ khác nhau để phân loại NHTM. 2.1.1.5 Cơ cấu tổ chức ngân hàng thương mại Tùy theo quy mô và chiến lược kinh doanh của mình, các NHTM sẽ có cơ cấu tổ chức khác nhau. Tuy nhiên, đứng trên gốc độ tổng thể, cơ cấu tổ chức của NHTM có bốn cấp độ sau: + Hội sở chính (Trụ sở chính). + Sở giao dịch/Chi nhánh cấp 1. +Ngân hàng chi nhánh cấp 2. 8 + Phòng giao dịch. + Điểm giao dịch: Không có chức năng cho vay. 2.1.1.6 Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại  Hoạt động huy động vốn. NHTM được huy động vốn dưới các hình thức sau: +Nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các TCTD khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác; + Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và GTCG khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước; + Vay vốn của các TCTD khác hoạt động tại Việt Nam và của các TCTD nước ngoài; + Vay vốn ngắn hạn của NHNN; + Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNN; Trong đó, tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất và quyết định quy mô nguồn vốn của NHTM.  Hoạt động cấp tín dụng. -Cho vay: NHTM cho các tổ chức, cá nhân vay vốn dưới các hình thức sau: + Cho vay ngắn hạn: Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phục vụ đời sống. + Cho vay trung và dài hạn: Để thực hiện các dự án đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phục vụ đời sống. - Bảo lãnh: NHTM được bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đấu thầu và các hình thức bảo lãnh NH khác bằng uy tín và khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh. - Chiết khấu: NHTM được chiết khấu thương phiếu và các GTCG ngắn hạn đối với các tổ chức, cá nhân. Đồng thời có thể tái chiết khấu các thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác dưới các TCTD. - Cho thuê tài chính: NHTM được hoạt động cho thuê tài chính nhưng phải thành lập công ty cho thuê tài chính riệng theo quy định của pháp luật.  Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ. + Cung cấp phương tiện thanh toán; + Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng; + Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ; + Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của NHNN; + Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được NHNN cho phép; + Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng; 9 + Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống liện ngân hàng trong nước; + Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi được NHNN cho phép.  Các hoạt động khác. Ngoài các hoạt động truyền thống, NHTM còn có thể thực hiện một số hoạt động khác, bao gồm: + Góp vốn và mua cổ phần; + Tham gia thị trường tiền tệ; + Kinh doanh ngoại hối; + Cung cấp dịch vụ bảo hiểm;… 2.1.2 Tổng quan về hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 2.1.2.1 Khái niệm về tín dụng Tín dụng xuất phát từ chữ La-tinh: Creditium có thể hiểu Creditium là sự tin tưởng, sự nuôi dưỡng lòng tin, là sự hẹn trả. Hiểu theo nghĩa rộng, tín dụng là một quan hệ xã hội, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa chủ thể kinh tế này với chủ thể kinh tế khác trên nguyên tắc có hoàn trả. Nói cách khác, tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ trong một thời hạn nhất định từ người cho vay (người sở hữu) sang người đi vay (người sử dụng) và khi đến hạn phải hoàn trả lại với một lượng giá trị lớn hơn cái ban đầu, khoản giá trị dôi ra này được gọi là lợi tức tín dụng. Có rất nhiều khái niệm khác nhau về tín dụng nhưng để hiểu rõ về tín dụng chúng ta có thể xem qua sơ đồ sau: Hàng hóa Người bán Người mua hoặc người hoặc người đi cho vay vay Phương tiện trao đổi Mua chịu Tiền mặt Thanh toán Con nợ Chủ nợ Nguồn: Robert Cole, Lon Mishler, Credit Management, 1998 Hình 2.1: Khái niệm về tín dụng 10 Như vậy một hoạt động được gọi là tín dụng thì phải có các điều kiện sau: + Thứ nhất: Có sự chuyển giao tạm thời (có thời hạn). + Thứ hai: Một lượng giá trị dưới dạng hàng hóa hoặc tiền tệ. + Thứ ba: Có sự hoàn trả và giá trị hoàn trả phải lớn hơn giá trị ban đầu. 2.1.2.2 Bản chất của tín dụng Tín dụng là một quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người đi vay, giữa họ có mối quan hệ với nhau thông qua vận động giá trị vốn tín dụng được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ hoặc hàng hóa. Quá trình vận động đó dược thể hiện qua các giai đoạn sau: + Thứ nhất: Phân phối tín dụng dưới hình thức cho vay. Ở giai đoạn này, vốn tiền tệ hoặc giá trị vật tư hàng hóa được chuyển từ người cho vay sang người đi vay. Như vậy khi cho vay, giá trị vốn tín dụng được chuyển sang người đi vay, đây là một đặc điểm cơ bản khác với việc mua bán hàng hóa thông thường. Mác viết “… Trong việc cho vay, chỉ có 1 bên nhận được giá trị, và cũng chỉ có 1 bên nhượng đi giá trị mà thôi”. + Thứ hai: Sử dụng vốn tín dụng trong quá trình tái sản xuất. Sau khi nhận được giá trị vốn tín dụng, người đi vay được quyền sử dụng giá trị đó để thỏa mãn một mục đích nhất định. Tuy nhiên người đi vay không có quyền sở hữu về giá trị đó, mà chỉ sử dụng tạm thời trong một thời gian nhất định. + Thứ ba: Sự hoàn trả của tín dụng. Đây là giai đoạn kết thúc một vòng tuần hoàn của tín dụng. Sau khi vốn tín dụng đã hoàn thành một chu kỳ sản xuất để trở về hình thái tiền tệ, thì người đi vay hoàn trả lại cho người cho vay. Như vậy sự hoàn trả của tín dụng là đặc trưng thuộc về bản chất vận động của tín dụng, là dấu ấn phân biệt phạm trù tín dụng với các phạm trù kinh tế khác. 2.1.2.3 Vai trò của tín dụng Góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả và trật tự xã hội. Góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm cho người dân. Ngoài ra tín dụng còn góp phần mở rộng và phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, giao lưu quốc tế. Tóm lại nền kinh tế Việt Nam do nhiều nguyên nhân khác nhau nên vai trò của tín dụng còn bị hạn chế. Song với những thành công và tiến bộ trong quản lý kinh tế tài chính, chắc chắn vai trò của tín dụng ngày càng được phát huy góp phần thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển mạnh mẽ và vững chắc. 11 2.1.2.4 Chức năng của tín dụng Chức năng phân phối lại tài nguyên. Tín dụng là sự vận động của vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác. Chính nhờ sự vận động của tín dụng mà các chủ thể vay vốn nhận được một phần tài nguyên của xã hội phục vụ cho sản xuất hoặc tiêu dùng. Phân phối tín dụng được thực hiện bằng hai cách: + Phân phối trực tiếp: là việc phân phối vốn từ chủ thể có vốn tạm thời chưa sử dụng sang chủ thể trực tiếp sử dụng vốn đó là kinh doanh và tiêu dùng. Phương pháp phân phối này được thực hiên trong quan hệ tín dụng thương mại và việc phát hành trái phiếu của các công ty. + Phân phối gián tiếp: là việc phân phối được thực hiện thông qua các tổ chức trung gian, như ngân hàng, hợp tác xã tín dụng, công ty tài chính. Trong nền kinh tế hiện đại, phân phối vốn tín dụng qua các ngân hàng chiếm vị trí quan trọng nhất. Một mặt hàng tập trung vốn tiền tệ của các xí nghiệp và cá nhân để làm nguồn vốn cho vay, mặt khác ngân hàng phân phối nguồn vốn đó dưới hình thức cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, cá nhân và một phần kho bạc Nhà nước. Giữa phân phối vốn tín dụng và phân phối qua Ngân sách có những điểm khác nhau: Đối với tín dụng phân phối trên cơ sở hoàn trả, phân phối vốn liên quan đến thu nhập quốc dân, và tổng sản phẩm xã hội, phân phối chủ yếu cho lĩnh vực kinh doanh. Trong khi ngân sách phân phối vốn mang tính chất cấp phát, phân phối chủ yếu liên quan đến thu nhập quốc dân và phân phối chủ yếu cho lĩnh vực phi sản xuất. Thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển. Trong thời kỳ đầu luân chuyển là hóa tệ, nhưng khi các quan hệ tín dụng phát triển, các giấy nợ đã thay thế cho một bộ phận tiền trong lưu thông. Lợi dụng đặc điểm này, các ngân hàng đã bắt đầu phát hành tiền giấy và lưu thông. Lúc đầu tiền giấy phát hành trên cơ sở có trữ kim, nhưng dần dần tiền giấy phát hành và lưu thông tách rời với dự trữ vàng của ngân hàng. Ngày nay Ngân hàng cung cấp tiền cho lưu thông chủ yếu được thực hiện thông qua con đường tín dụng. Đây là cơ sở đảm bảo cho lưu thông tiền tệ ổn định, đồng thời đảm bảo đủ phương tiện phục vụ cho lưu thông. Như vậy, nhờ hoạt động của tín dụng mà ngân hàng tạo ra tiền phục vụ cho sản xuất và lưu thông hàng hóa. Tiền tệ do ngân hàng tạo ra gồm: + Tiền tệ: tiền giấy và tiền kim loại không đủ giá trị. + Bút tệ. Nhờ vào công cụ nói trên mà tốc độ lưu thông hàng hóa nhanh hơn và do vậy, hàng hóa đi từ hình thái tiền tệ vào sản xuất và ngược lại được thúc đẩy 12 mạnh mẽ hơn. Nói cách khác, tín dụng thúc đẩy lưu thông hàng hóa và phát triển kinh tế. 2.1.2.5 Nguyên tắc tín dụng Các ngân hàng khi cho vay bao giờ cũng kỳ vọng những đồng vốn bỏ ra của mình sẽ mang lại hiệu quả cho cả người đi vay và chính bản thân ngân hàng. Chính vì vậy, các ngân hàng bao giờ cũng đặt ra các nguyên tắc để bắt buộc khách hàng tuân thủ nhầm đảm bảo sử dụng vốn đúng theo kế hoạch được thỏa thuận với ngân hàng. Các nguyên tắc tín dụng được ngân hàng xây dựng dựa trên bản chất chất tín dụng của ngân hàng. Trong việc cấp tín dụng các NHTM xem các nguyên tắc này là cơ sở quyết định các món tín dụng cấp ra cho khách hàng. Hiện nay ở Việt Nam ngân hàng đặt ra các nguyên tắc sau: - Nguyên tắc thứ nhất: tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. Theo nguyên tắc này, tiền vay phải được sử dụng theo mục đích đã được người đi vay thỏa thuận với ngân hàng và ngân hàng đã đồng ý. Đối tượng ngân hàng xem xét cho vay là các khoản chi phí mà người đi vay cần thực hiện phù hợp với nhu cầu đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Trường hợp ngân hàng phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích thì ngân hàng có quyền thu hồi vốn trước hạn để tránh tình trạng rủi ro do sự thất tính của người đi vay. Nếu khách hàng tuân thủ đúng nguyên tắc này của ngân hàng thì cũng có nghĩa giúp cho khách hàng sử dụng vốn vào sản xuất kinh doanh theo thỏa thuận và như vậy sẽ ra được lợi nhuận. Khi đó người đi vay đảm bảo được uy tín với ngân hàng, giúp ngân hàng thực hiện được sứ mệnh của mình là góp phần phát triển sản xuất đồng thời cũng tạo ra lợi nhuận cho chính mình. - Nguyên tắc thứ hai: Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. Ngân hàng là một đơn vị kinh doanh và mục tiêu của ngân hàng là lợi nhuận có được từ các khoản đầu tư – tín dụng. Vì vậy, một ngân hàng không thể tồn tại nếu các khoản cho vay của mình chỉ thu về được gốc hoặc chỉ có tiền lãi vì vốn mà ngân hàng sử dụng cho vay cũng là nguồn vốn ngân hàng đi vay, phải trả lãi. Như vậy, điều kiện vật chất để ngân hàng có thể tồn tại và phát triển là có thể thu về gốc và lãi sau khoảng thời gian cấp tín dụng cho khách hàng. Theo nguyên tắc bắt buộc, người đi vay phải chủ động trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng sau khi đáo hạn. Nếu đến hạn người đi vay không chủ động trả nợ cho ngân hàng thì ngân hàng sẽ phong tỏa tài khoản tiền gửi ngân hàng 13 (trường hợp khách hàng có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng), chuyển nợ quá hạn (trường hợp không được cơ cấu lại thời hạn), hoặc ngân hàng có thể sử dụng biện pháp cứng rắn như phát mãi tài sản để thu hồi nợ. Bất kỳ rủi ro sai hẹn nào từ phía người đi vay cũng có thể gây ra ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Trường hợp nhiều khách hàng không có khả năng thực hiện được hoặc không muốn thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình có thể làm cho ngân hàng thua lỗ, thậm chí phá sản. Điều đó cũng có nghĩa sẽ tác động đến hoạt động kinh tế xã hội vì hoạt động của ngân hàng có ảnh hưởng dây chuyền, có thể lây lan tới nhiều ngân hàng khác. 2.1.2.6 Phân loại tín dụng Trong nền kinh tế thị trường tín dụng hoạt động rất đa dạng và phong phú. Trong quản lý tín dụng, các nhà kinh tế dựa vào nhiều cơ sở khác nhau để phân loại. Cụ thể:  Thời hạn tín dụng + Tín dụng ngắn hạn: là loại những khoản vay có thời hạn đến 1 năm và thường được sử dụng để vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của cá nhân. + Tín dụng trung hạn: là khoản vay có từ 1 – 5 năm, được cung cấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh. + Tín dụng dài hạn: là những khoản vay có thời hạn trên 5 năm, loại tín dụng này được sử dụng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có qui mô lớn. Tín dụng trung hạn và dài hạn được đầu tư để hình thành vốn cố định và 1 phần tối thiểu cho hoạt động sản xuất.  Căn cứ vào đối tượng tín dụng + Tín dụng vốn lưu động: Là loại vốn cho vay được sử dụng để hình thành vốn lưu động của các tổ chức kinh tế, như cho vay để dự trữ hàng hóa, mua nguyên vật liệu cho sản xuất. + Tín dụng vốn cố định: là loại cho vay được sử dụng để hình thành TSCĐ cho các doanh nghiệp.  Căn cứ vào mục đích sử dụng + Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: là loại cấp phát tín dụng cho các doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác để tiến hành sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hóa. + Tín dụng tiêu dùng: Là hình thức cấp phát tín dụng cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân. 14 + Tín dụng học tập: Là hình thức cấp tín dụng để phục vụ việc học tập của sinh viên. Ngoài ra, căn cứ vào mục đích sử dụng còn có thể có nhiều hình thức tín dụng khác.  Căn cứ vào chủ thể tham gia. + Tín dụng thương mại: Là hình thức cấp tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa. Mua bán chịu hàng hóa là hình thức tín dụng, vì: Người bán chuyển giao cho người mua để dử dụng vốn tạm thời trong một thời gian nhất định. Đến thời hạn được thỏa thuận, người mua hoàn lại vốn cho người bán dưới hình thức tiền tệ và cả phần lãi suất. Cơ sở pháp lý xác định quan hệ nợ nần của tín dụng thương mại là giấy nợ - một dạng đặc biệt của khế ước dân sự xác định trái quyền cho người bán và nghĩa vụ phải thanh toán nợ của người mua. Cơ sở pháp lý trong quan hệ tín dụng thương mại được gọi là kỳ phiếu thương mại (thương phiếu), có 2 loại: Hối phiếu và lệnh phiếu. Hối phiếu là một lệnh đòi tiền do chủ nợ lập để yêu cầu người thiếu nợ trả một số tiền nhất định cho người hưởng thụ khi món nợ đáo hạn. Người hưởng thụ có thể là người phát hành, cũng có thể làm người thứ ba. Lệnh phiếu là một cam kết do con nợ lập để cam kết trả một số tiền nợ nhất định khi đến hạn cho chủ nợ. Về hình thức, thương phiếu được chia ra 3 loại: Thương phiếu vô danh: Không ghi tên người thụ hưởng. Thương phiếu ký danh: Có ghi tên người thụ hưởng. Thương phiếu định danh: Có ghi tên như thương phiếu ký danh nhưng không chuyển nhượng cho người khác. Vai trò của tín dụng thương mại trong nền kinh tế thị trường: Trong nền kinh tế thị trường, hiện tượng thừa thiếu vốn của các nhà doanh nghiệp thường xuyên xảy ra, vì vậy hoạt động của tín dụng thương mại một mặt đáp ứng nhu cầu vốn của những nhà doanh nghiệp tạm thời thiếu vốn, đồng thời giúp cho các doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hóa của mình. Mặt khác sự tồn tại của hình thức tín dụng này sẽ giúp cho các nhà doanh nghiệp khai thác được vốn nhằm đáp ứng kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy vậy tín dụng thương mại vẫn có những hạn chế về qui mô tín dụng, về thời hạn cho vay, và về phương hướng (giới hạn đối với những xí nghiệp cần hàng hóa để sử dụng cho sản xuất hoặc dự trữ), ngoài ra việc cung cấp tín dụng thương mại chỉ được thực hiện trên cơ sở tín nhiễm lẫn nhau. 15 + Tín dụng ngân hàng: Là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các TCTD khác với các doanh nghiệp và cá nhân. Trong nền kinh tế ngân hàng đóng vai trò là một tổ chức trung gian, trong quan hệ tín dụng nó vừa là người cho vay đồng thời là người đi vay. Với tư cách là người đi vay, ngân hàng nhận tiền gửi của các doanh nghiệp, cá nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để huy động vốn trong xã hội. Với tư cách là người cho vay, nó cung cấp tín dụng cho các nhà doanh nghiệp và cá nhân. Khác với tín dụng thương mại, được cung cấp dưới hình thức hàng hóa, tín dụng ngân hàng được cung cấp dưới hình thức tiền tệ - bao gồm tiền mặt và bút tệ. + Tín dụng Nhà nước:Là quan hệ tín dụng mà trong đó Nhà nước là người đi vay, người cho vay là dân chúng, các tổ chức kinh tế, NH và nước ngoài. Tín dụng Nhà nước gồm có 2 loại: + Tín dụng ngắn hạn: là khoản vay ngắn hạn của Kho bạc Nhà nước để bù đắp các khoản bội chi tạm thời, thời hạn dưới 1 năm. +Tín dụng trung dài hạn: là khoản vay dài hạn của Kho bạc Nhà nước, thường từ 5 năm trở lên.  Căn cứ vào đối tượng trả nợ. + Tín dụng trực tiếp: là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay cũng là người trực tiếp trả nợ. + Tín dụng gián tiếp: là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay và người trả nợ là 2 đối tượng khác nhau. Ngoài ra người ta cũng có thể căn cứ vào nhiều cơ sở phân loại khác như căn cứ vào kỹ thuật cho vay, căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng. 2.1.2.7 Những quy định chung về tín dụng a/Điều kiện tín dụng. Các khách hàng muốn vay vốn ngân hàng phải thỏa các điều kiện sau đây: - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. - Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. -Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. - Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả. - Thực hiện quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính Phủ và hướng dẫn của NHNN. 16 b/Đối tượng tín dụng.  Ngân hàng cho vay các đối tượng sau: -Gía trị vật tư, hàng hóa, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để khách hàng thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh dịch vụ… -Số tiền vay trả cho các TCTD trong thời gian thi công chưa bàn giao và đưa tài sản cố định vào sử dụng đối với cho vay trung và dài hạn để đầu tư tài sản cố định mà khoản lãi được tính trong giá trị tài sản cố định đó.  Ngân hàng không cho vay các đối tượng sau: - Số tiền thuế phải nộp. - Số tiền để trả nợ gốc và lãi vay cho các TCTD khác. - Số tiền vay trả cho chính TCTD cho vay vốn. c/Phương thức tín dụng. Theo quy chế cho vay của NHNN các TCTD được phép thỏa thuận với khách hàng vay việc áp dụng các phương thức cho vay: - Cho vay từng lần. - Cho vay theo hạn mức tín dụng. - Cho vay theo dự án. - Cho vay trả góp. - Cho vay thông qua pháp hành và sử dụng thẻ tín dụng. - Cho vay theo hạn mức thấu chi. - Cho vay hợp vốn. d/Thời hạn tín dụng. Thời hạn tín dụng là khoản thời gian mà người vay được quyền sử dụng vốn vay. Thời hạn tín dụng là khoản thời gian được tính từ khi người vay rút khoản tiền vay đầu tiên đến khi trả hết nợ. Thời hạn tín dụng là khoản thời gian do ngân hàng và người đi vay thỏa thuận. Thời gian tín dụng được xác định dựa trên chu kỳ sản xuất kinh doanh của người đi vay, hoặc thời hạn đầu tư của dự án vay vốn. Ngoài ra, thời hạn tín dụng còn phụ thuộc vào khả năng cho vay cũng như khả năng trả nợ của người vay vốn. Các loại thời hạn tín dụng: Tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung hạn, tín dụng dài hạn. e/Lãi suất tín dụng. Lãi suất cho vay là tỷ lệ phần trăm giữa số lợi tức thu được trong kỳ so với số vốn cho vay phát ra trong một thời kỳ nhất định như lãi suất của một ngày, một tháng hay một năm. Lãi suất cho vay là lãi suất mà ngân hàng áp dụng đối với số tiền cho các doanh nghiệp và cá nhân vay để sản xuất và tiêu dùng. Lãi suất này cũng phụ thuộc vào quan hệ cung cầu về vốn của từng thời kỳ. 17 f/ Hồ sơ tín dụng.  Đối với khách hàng cá nhân. Hồ sơ gồm có: - Các giấy tờ chứng minh năng lực hành vi dân sự (CMND, hộ khẩu, hôn thú,…) - Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của ngân hàng. - Phương án vay vốn kèm theo các giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn. -Các giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập (bảng lương, hợp đồng cho thuê tài sản,…) -Các giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo.  Đối với khách hàng là tố chức: Hồ sơ gồm có: - Bảng đề nghị vay vốn. - Các giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân (quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, điều lệ doanh nghiệp, quyết định bổ nhiệm giám đốc và kế toán trưởng, biên bản họp hội đồng quản trị về việc vay vốn,…) - Phương án sản suất kinh doanh và kế hoạch trả nợ. - Báo cáo tài chính ba kỳ gần nhất. - Các giấy tờ có liên quan đến tài sản đảm bảo (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh). - Các hồ sơ cần thiết khác. 2.1.2.8 Rủi ro tín dụng a/Khái niệm. Rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng. Biểu hiện là những thiệt hại mất mát mà ngân hàng gánh chịu do khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng thời hạn trong hợp đồng tín dụng vì bất kỳ lý do gì. Căng cứ vào khoản 1 Điều 2 của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng (Ban hành theo QĐ số 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/01/2005 của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước) cho rằng: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động NH do KH không thực hiện hoặc không có khả năng thự hiện nghĩa vụ của mình đã cam kết”. Hay nói cách khác, rủi ro tín dụng là rủi ro xãy ra khi cho vay mà ngân hàng không thu hồi được hoặc thu hồi không đầy đủ cả gốc và lãi sau khi đáo hạn. 18 b/Dấu hiệu nhận biết. Rủi ro là điều mà không ai muốn xảy ra trong bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh (HĐSXKD) nào nhất là trong hoạt động ngân hàng. Rủi ro sẽ mang lại những hậu quả nặng nhẹ khác nhau. Nhưng rủi ro trong kinh doanh là một điều không thể tránh khỏi hoàn toàn. Vì vậy, nếu chúng ta sớm nhận ra các rủi ro tìm ẩn và kịp thời đưa ra các biện pháp khắc phục, thì có thể hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất đáng tiếc cho ngân hàng. Sau đây là vài dấu hiệu có thể nhận thấy tứ phía khách hàng (KH) với các món vay đang có vấn đề: KH tìm cách tránh né cán bộ tín dụng, thiếu hợp tác với ngân hàng. KH có những cư xử bất thường, chẳng hạn như bất ngờ tức giận, nói không đúng sự thật về HĐKD. Nợ vay ngân hàng tăng lên không tương xứng với sự tăng doanh thu, vay vốn sau mùa vụ cần thiết. Đầu tư vào những lĩnh vực ngoài kinh nghiệm hiểu biết của mình, không nhạy bén trước các tình hình đang thay đổi. Thiếu nhận biết về vị trí của công ty trên thị trường hoặc trong vấn đề cạnh tranh. DN thực hiện việc kiểm soát và báo cáo tài chính không tốt, thường xuyên thay đổi công ty kiểm toán. Nhà nước ra những quy chế mới làm ảnh hưởng quá trình HĐKD của KH. Sự phát triển về mặt công nghệ thông tin. Xuất hiện những đối thủ cạnh tranh mới, những kênh phân phối mới. Về tài sản cố định củadoanh nghiệp bị giảm sút mạnh hoặc thay đổi quá nhanh, đầu tư vào những nơi không cần thiết. 2.1.2.9 Sơ lược về quy trình tín dụng tại NHN0& PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Phú Tân Giám Đốc Khách hàng (1a) (1b) Cán bộ tín dụng (4) (3a) (3b) (2a) (2b) Phòng KH & KD Tổ thẩm định Hình 2.2: Quy trình cho vay tại NHNo & PTNT huyện Phú Tân 19 Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn (1a) Cán bộ tín dụng được phân công giao dịch với khách hàng có nhu cầu vay vốn hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ, tiếp nhận và tiến hành kiểm tra , đối chiếu danh mục hồ sơ vay vốn: Hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế, hồ sơ vay vốn ( điều kiện vay vốn ) (1b) Nếu không đủ điều kiện thì trả lại cho khách hàng. Bước 2 : Phân tích tín dụng (2a) Cán bộ tín dụng (CBTD) tiến hành thẩm định tài chính, phương hướng sản xuất kinh doanh của khách hàng, tài sản thuế chấp, cầm cố và các thông tin có liên quan khác theo quy định, lập trường hợp tín dụng và gửi bộ hồ sơ cho phòng kế hoạch và kinh doanh (KH &KD) xét duyệt. (2b) Trưởng phòng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng lập, tiền hành xem xet, tái thẩm định ( nếu cần thiết ). Nếu duyệt thì ghi rõ ý kiến cho vay vào báo cáo thẩm định và trình lên Giám Đốc. Bước 3: Ra quyết định tín dụng (3a;b) Giám đốc quyết định cho vay hay không cho vay, dựa trên hồ sơ vay vốn, ý kiến trưởng phòng KH & KD và khả năng nguồn vốn của NH, sao đó trả hồ sơ lại cho phòng KH &KD và giao cho cán CBTD. Bước 4 : Giải ngân (4) CBTD tiếp nhận hồ sơ và có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ, mở sổ lưu cho vay, làm thủ tục phát vay. Sau đó hồ sơ chuyển qua cho thủ quỹ, kho quỹ khi nhận hồ sơ chi tiền sẽ tiến hành làm thủ tục giải ngân cho KH hoặc theo giao dịch 1 cửa. Hàng tháng CBTD theo dõi sao kê nợ gốc và lãi đến hạn, nợ xấu. Cần gửi giấy báo nợ đến hạn cho KH vay vốn. 2.1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng 2.1.3.1 Các khái niệm có liên quan a/Doanh số cho vay(DSCV). Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã phát vay cho khách hàng trong một thời gian nhất định, không kể đến món vay đó thu hồi về được hay chưa. b/Doanh số thu nợ(DSTN). Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các dư nợ mà ngân hàng đã thu về không phân biệt thời điểm cho vay. c/Dư nợ. Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà ngân hàng đã cho vay và chưa thu hồi về được vào một thời điểm xác định. 20 Để xác định được dư nợ cho vay, ngân hàng sẽ so sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Dư nợ cuối kỳ = Dư nợ đầu kỳ + DSCV trong kỳ - DSTN trong kỳ (2.1) d/Các nhóm nợ và nợ xấu. Nợ xấu là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng không có khả năng trả nợ cho ngân hàng và không có văn bản giải trình đề nghị ngân hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, hoặc không có các lý do chính đáng. Khi đó, ngân hàng sẽ tiến hành chuyển tài khoản dư nợ sang tài khoản khác gọi là tài khoản nợ quá hạn. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ là việc ngân hàng điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ vay cho khách hàng Căn cứ theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định sữa đổi bổ sung Số 18/2007/QĐ-NHNN, việc phân loại nợ và nợ xấu được xác định như sau: Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn). - Các khoản nợ trong hạn và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn; - Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại; - Các khoản nợ được phân vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 QĐ số 18/2007/QĐ-NHNN. Nhóm 2 (Nợ cần chú ý). Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (Đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng vể khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu); Các khoản nợ được phân vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 QD số 18/2007/QĐ-NHNN. Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn). - Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 10 ngày, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu tiên phân loại vào nhóm 2 theo quy định; - Các khoản nợ được miễn giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; 21 - Các khoản nợ được phân vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 3 Điều 6 QĐ số 18/2007/QĐ-NHNN. Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ). - Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; - Các khoản nợ được phân vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 3 điều 6 QĐ số 18/2007/QĐ-NHNN. Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn). - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; - Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; - Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý; - Các khoản nợ được phân vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 điều 6 QĐ số 18/2007/QĐ-NHNN. Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5. 2.1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng a/Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (% Dư nợ năm nay – Dư nợ năm trước Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ = ×100% (2.2) Dư nợ năm trước Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm KH và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả. b/Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay (DSCV) (%). DSCV năm nay – DSCV năm trước Tỷ lệ tăng trưởng DSCV = ×100% (2.3) DSCV năm trước 22 Chỉ tiêu này tương tự như chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ, nhưng bao gồm toàn bộ dư nợ cho vay trong năm đến thời điểm hiện tại và dư nợ cho vay trong năm đã thu hồi. c/Dư nợ trên vốn huy động (lần). Dư nợ Dư nợ/Vốn huy động = (2.4) Vốn huy động Chỉ tiêu này xác định khả năng sử dụng vốn huy động vào cho vay. Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của NH với nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Bởi vì, nếu chỉ tiêu này quá lớn thì khả năng huy động vốn của NH thấp, ngược lại chỉ tiêu này quá nhỏ thì NH sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả. d/Nợ xấu trên tổng dư nợ (%). Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu = ×100% (2.5) Tổng dư nợ Chỉ số này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của NH. Những NH có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của NH này cao. e/Vòng quay vốn tín dụng (vòng). Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng = (2.6) Dư nợ bình quân Trong đó dư nợ bình quân được tính bằng công thức: Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ Dư nợ bình quân = (2.7) 2 Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm. Nếu số lần vòng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của NH quay càng nhanh đạt hiệu quả cao. f/Hệ số thu nợ. Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ = ×100% (2.8) Doanh số cho vay Hệ số này đánh giá công tác thu hồi nợ cho vay của ngân hàng. Nếu hệ số này càng lớn chứng tỏ khả năng thu hồi nợ càng tốt. 23 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Đề tài thu thập số liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh thông qua phòng Kế hoạch và Kinh doanh tại NHNN&PTNT Việt Nam – chi nhánh Phú Tân từ năm 2010 đến năm 2012 và 6 tháng 2013. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số thông tin từ các nguồn khác như: sách báo, giáo trình, tạp chí kinh tế, các website,… 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 2.2.2.1 Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối Phương pháp này là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. Công thức tính: y = y1 – y0 (2.9) Trong đó: Y0: Chỉ tiêu năm trước. Y1: Chỉ tiêu năm sau. y: Là phần chênh lệch tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm cần phân tích với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục. 2.2.2.2 Phương pháp so sánh bằng số tương đối Phương pháp này là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Công thức tính: y = Y1 −Y0 Y0 ×100% (2.10) Trong đó: Y0: Chỉ tiêu năm trước. Y1: Chỉ tiêu năm sau. y: Biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp dung để làm rõ tình hình biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. 24 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN PHÚ TÂN 3.1 SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ HUYỆN PHÚ TÂN Phú Tân nằm trên cù lao Kết giống hình con Quy giữa hai con sông lớn, đó là sông Tiền và sông Hậu, là một trong 4 huyện cù lao của Tỉnh An Giang thuộc vùng đồng bằng phù sa màu mỡ, với hệ thống sông ngòi chằng chịt, có thế mạnh kinh tế là sản xuất nông nghiệp, thuận lợi cho việc phát triển trồng trọt, nhất là cây nếp và nuôi trồng thủy sản (đất trồng trọt hơn 24.000ha). Ngoài ra, trên địa bàn huyện đường bộ có tuyến tỉnh lộ 954 chạy qua; đường thủy tiếp giáp với 03 sông lớn (Sông Tiền, sông Hậu và sông Vàm Nao) tạo điều kiện thuận lợi trong giao thương hàng hóa, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Với tổng diện tích tự nhiên là 313,5 km2, địa giới hành chính của huyện được xác định: + Phía Bắc giáp thị xã Tân Châu; + Phía Nam giáp huyện Chợ Mới (ngăn cách bởi sông Vàm Nao); + Phía Tây giáp huyện Châu Phú, thị xã Châu Đốc (ngăn cách bởi sông Hậu; + Phía Đông giáp huyện Hồng Ngự, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp (ngăn cách bởi sông Tiền và sông Cái Vừng); Cho đến nay địa phương vẫn còn gìn giữ và phát triển như: Nghề rèn Phú Mỹ, nghề làm bánh phồng Phú Mỹ và nghề bó chỗi bông sậy Cồn Nhỏ Phú Bình. Toàn huyện có 54.550 hộ với 209.950 dân, thành phần dân cư với 99,6% dân tộc Kinh, còn lại dân tộc Khơ me, Hoa và dân tộc Chăm. Thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 trong bối cảnh phải đối mặt với nhiều yếu tố bất lợi, rủi ro như: Về thiên tai, dịch bệnh; thị trường giá cả hàng hóa luôn biến động, nhất là các mặt hàng thiết yếu về tiêu dùng và sản xuất, tình hình tội phạm, vi phạm về trật tự xã hội, an toàn giao thông diễn ra phổ biến gây bức xúc dư luận xã hội…Song với sự chỉ đạo quyết liệt, sâu sắc của Huyện ủy, sự điều hành tập trung của UBND huyện, sự nổ lực của các ngành, địa phương, các thành phần kinh tế và nhân dân trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội của năm 2012, kết quả đã đạt được những thành tựu nhất định:  Nông nghiệp: Việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật, cơ giới hóa vào sản xuất ngày càng mở rộng. Diện tích ứng dụng chương trình “3 giảm 3 tăng” chiếm 79,19% diện tích xuống giống; “01 phải 05 giảm” chiếm 30,63%; có 479,7 ha diện tích sản xuất lúa, nếp xác nhận giúp nông dân chủ động nguồn giống. Toàn 25 huyện có 128 máy gặt đập liên hợp (tăng 62 máy so với năm 2011) phục vụ thu hoạch bằng máy đạt 93,59% diện tích, 645 lò sấy (tăng 31 lò so với năm 2011) đã cơ bản đảm bào sấy sản lượng lúa, nếp trên địa bàn và 202 trạm bơm điện (tăng 01 trạm so với năm 2011) phục vụ tưới tiêu cho 88,07% diện tích sản xuất nông nghiệp. Chăn nuôi gia súc, gia cầm tiếp tục phát triển theo hướng chất lượng và hiệu quả. Tổng đàn heo toàn huyện 80.000 con, đạt kế hoạch, tăng 6,6% so cùng kỳ, đàn bò ước 2600 con, đàn gia cầm 800.000 con (trong đó vịt là 700.000 con), đạt 114,28% so với kế hoạch, tăng 17,3% so với cùng kỳ. Các dịch bệnh nguy hiểm như: heo tai xanh, cúm gia cầm, lỡ mồm long móng không xảy ra. Việc phát triển kinh tế nhiều thành phần, toàn huyện có 18 HTX.NN và 12 THT với 1.771 xã viên HTX, 384 tổ viên, diện tích phục vụ 20.146 ha, chiếm 88,07% so tổng diện tích sản xuất nông nghiệp, doanh thu dự kiến năm 2012 trung bình HTX là 1.695 triệu đồng, thực hiện đề án trạm bơm điện năm 2008 – 2012, đến nay các HTX.NN đã trả Công ty Điện lực miền Nam 6,857/7,338 tỷ, còn lại 484 triệu tiếp tục đôn đốc thu hồi và hoàn trả theo tiến độ.  Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển, các doanh nghiệp đã chủ động hơn trong việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Một số doanh nghiệp đi vào hoạt động ổn định nên giá trị sản xuất chung của ngành tăng trưởng khá. Gía trị sản xuất ngành CN – TTCN năm 2012 (giá CĐ 1994) đạt 100,42% kế hoạch, tăng 19,5% so năm 2011; một số sản phẩm chủ yếu tăng khá như: Lau bong, xây xát gạo, nông cụ cầm tay, gạch nung…, đến nay toàn huyện có 964 cơ sở CN – TTCN đã góp phần giải quyết việc làm thường xuyên cho 2.717 lao động. Về cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp – TTCN Tân Trung, đang tiếp tục triển khai bồi dưỡng và giải phóng mặt bằng mở rộng 3,6 ha, nâng tổng diện tích cụm công nghiệp là 23,6 ha, đã được tỉnh chấp thuận hổ trợ nguồn vốn đầu tư thi công hạ tầng hệ thống giao thông, thoát nước, cấp điện, cây xanh cho cụm công nghiệp để giao đất cho Công ty GAVI và Công ty cổ phần vật liệu cách nhiệt Nhật Bản JIC.  Thương mại - dịch vụ: Thông qua công tác khuyến công, trợ giúp pháp lý đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn hoạt động ổn định, tình trạng sốt giá không xảy ra, lượng hàng hóa trên thị trường dồi dào, phong phú, đảm bảo phục vụ đủ cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân trong huyện; đến nay toàn huyện có 11.213 cơ sở TM – DV đã góp phần giải quyết 26 việc làm thường xuyên cho 17.763 lao động. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội 6.345 tỷ đồng, đạt 98,75% kế hoạch, tăng 10,83% so cùng kỳ. Công tác xây dựng, nâng cấp hệ thống chợ được quan tâm, hiện nay đã được UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch chuyển đổi mô hình kinh doanh, khai thác và quản lý chợ trên địa bàn; đang thuê tư vấn lập hồ sơ đầu tư xây dựng các chợ nông thôn như: Chợ Mương Kinh, chợ Phú Thành, chợ Phú Lạc và trung tâm thương mại Chợ Vàm; đôn đốc triển khai các thủ tục đầu tư xây dựng siêu thị Vinatex. Đã tổ chức 07 lượt “Hàng Việt về nông thôn” đã góp phần nâng cao nhận thức người Việt Nam dung hàng Việt Nam. 3.2 SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM Năm 1988, Ngân hàng Phát Triển Nông Nghiệp Việt Nam được thành lập theo nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát Triển Nông Nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Ngân hàng Phát Triển Nông Nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước: Tất cả chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện, Phòng Tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố. Ngân hàng Phát Triển Nông Nghiệp TW được hình thành trên cơ sở tiếp nhận Vụ Tín Dụng Nông Nghiệp Ngân hàng Nhà nước và một số cán bộ của Vụ Tín dụng Thương nghiệp, Ngân hàng Đầu tư và xây dựng, Vụ Kế toán và một số đơn vị. Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký quyết định 400/CT thành lập Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát Triển Nông Nghiệp Việt Nam. Ngày 30/7/1997 tại Quyết định số 160/QĐ – NHN9, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận mô hình đổi mới hệ thống quản lý của Ngân hàng Việt Nam cụ thể hóa bằng văn bản số 927/TCCB/Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam ngày 16/8/1994 xác định: Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam có 2 cấp: Cấp tham mưu và cấp trực tiếp kinh doanh. Đây thực sự là bước ngoặc về tổ chức bộ máy của Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam và cũng là nền tảng cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam sau này. Ngày 7/3/1994 theo Quyết định số 90/TTg của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam hoạt động theo mô hình Tổng công ty Nhà nước với cơ cấu tổ chức bao gồm Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị không kiêm Tổng Giám đốc. 27 Ngân hàng Nông nghiệp Chính thức là người đề xuất thành lập, thực hiện và bảo trợ Ngân hàng phục vụ người nghèo tiền thân của Ngân hàng chính sách xã hội – Đây là một niềm tự hào to lớn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam trong sự nghiệp phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo. Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký quyết định số 280/QĐ – NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90, là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, hoạt động theo luật các TCTD và chịu sự quản lý trực tiếp của NHN Việt Nam. Ngoài chức năng của một NHTM, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn. Năm 2011, thực hiện Quyết định số 214/QĐ-NHNN, ngày 31/01/2011, của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank chuyển đổi hoạt động sang mô hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ. Tháng 11/2011, Agribank được Chính phủ phê duyệt cấp bổ sung 8.445,47 tỷ đồng, nâng tổng số vốn điều lệ của Agribank lên 29.605 tỷ đồng, tiếp tục là Ngân hàng Thương mại có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam, đảm bảo hệ số CAR đạt trên 9% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Năm 2011 là năm Agribank đầu tư cho "Tam nông" đạt mốc 300.000 tỷ đồng, dẫn đầu các tổ chức tín dụng trong việc cho vay thí điểm xây dựng nông thôn mới, qua đó góp phần vào thành công bước đầu của Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020. Năm 2012, vượt lên khó khăn của tình hình kinh tế thế giới và trong nước, hoạt động kinh doanh của Agribank tiếp tục phát triển ổn định. Tổng tài sản có của Agribank đạt 617.859 tỷ đồng (tương đương 20% GDP), tăng 10% so với năm 2011, là NTM có tổng tài sản lớn nhất, các tỷ lệ an toàn hoạt động kinh doanh được đảm bảo, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát giảm dần. 3.3 GIỚI THIỆU VỀ NHN0& PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN PHÚ TÂN 3.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 53/NH – TCCB ngày 14/7/1988, gồm 8 huyện thị trong đó có Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Phú Tân. 28 Tên giao dịch: Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Tỉnh An Giang- Chi nhánh huyện Phú Tân. Tên viết tắt: NHN0&PTNT Chi nhánh huyện Phú Tân. Địa chỉ: Âp Trung Thạnh, Thị Trấn Phú Mỹ, Huyện Phú Tân, Tỉnh An Giang. Số điện thoại: (076)3827319 – fax:(076)3827734 Khi mới thành lập cơ sở vật chất còn nghèo nàn lạc hậu, đội ngũ cán bộ với trình độ còn hạn chế, cho vay chỉ định chủ yếu là ngành kinh tế quốc doanh và tập thể. Đến thời điểm 31/12/1988, số dư nguồn vốn huy động của đơn vị mới chỉ đạt con số 157 triệu đồng và tổn dư nợ tín dụng là 2236 triệu đồng. Thực hiện đường lối của Đảng, sự quan tâm sâu sắc của ngân hàng Tỉnh, cùng với sự hổ trợ tích cực của địa phương, đơn vị đã từng bước vương lên và phát triển, mạng lưới hoạt động ngày càng mở rộng, doanh số ngày càng cao, quy mô về vốn luôn tăng trưởng, đáp ứng nhu cầu đầu tư tín dụng của nền kinh tế. Bước đột phá thành công cũng là bước đi thích hợp của đơn vị là mạnh dạng kiện toàn tổ chức bộ máy ngày càng tinh gọn, hiệu quả. Từ 56 cán bộ viên chức (CBVC) năm (1998) giảm còn 37 CBVC năm (2008) nhưng trình độ CBVC ngày càng nâng cao, chính vì thế mà chất lượng và hiệu quả hoạt động của ngân hàng không ngừng tăng lên. Bên cạnh việc triển khai nội quy lao động của ngành, thỏa thuận lao động tập thể, thực hiện chính sách của người lao động,…Đơn vị chú trọng phổ biến các kiến thức pháp luật cho tập thể CBVC. Đó là luật phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí, Luật bổ sung một điều của Luật lao động,…Đặc biệt là việc hưởng ứng tích cực cuộc vận động lớn của Đảng “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Qua đó ý thức của CBVC được nâng cao, hiệu suất làm việc được phát huy, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. Không chỉ là đơn vị kinh tế hoạt động có hiệu quả, NHN0&PTNT Chi nhánh huyện Phú Tân còn xác định được phương châm “đi vay, để cho vay” là kim chỉ nam trong thực hiện nhiệm vụ. Bằng sự nổ lực không ngừng, cùng với tinh thần đoàn kết thống nhất cao của tập thể đã góp phần vào những thành công chung của đơn vị. Không ngừng lại ở đó, bên cạnh hoạt động kinh doanh NHN0&PTNT chi nhánh huyện Phú Tân luôn xem việc thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội ở địa phương là một trong những nhiệm vụ hàng đầu. Đó là việc cho vay theo quy định, ngoài ra còn đầu tư nhiều chương trình trọng điểm như: Khuyến công, khuyến nông,…Từ cho vay hộ cá thể sản xuất đến cho vay theo tổ, cho vay lưu vụ, cho vay chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cây trồng – vật nuôi, đặc biệt là cho vay tính chất “xóa đói, giảm nghèo”. Đã góp phần quan trọng vào việc xóa dần nghèo nàn, lạc hậu, giải 29 quyết việc làm, từng bước nâng cao mức sống của người dân và góp phần vào sự nghiệp phát triển của địa phương. Hai mươi năm, một chặn đường đáng nhớ trong lịch sử hình thành, xây dựng và phát triển đơn vị, với những nổ lực không ngừng đó, những thành công tiếp nối chắc chắn sẽ là những điều kiện không mấy khó khăn để đạt được của NHN0&PTNT chi nhánh huyện Phú Tân. 3.3.2 Vai trò và chức năng 3.3.2.1 Vai trò Đối với nước ta, nền kinh tế ngông nghiệp (NN) là trọng điểm. Vì vậy, sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp rất được Nhà Nước quan tâm. Một trong những chính sách rót vốn cho NN được Nhà nước giao là một vai trò hoạt động của hệ thống NHN0 Việt Nam. Thế là hệ thống NHN0 Việt Nam ra đời để thực hiện vai trò Nhà Nước giao phó đó là tạo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ nông dân với lãi suất ưu đãi. NHN0&PTNT chi nhánh huyện Phú Tân, tỉnh An Giang ra đời và hoạt động có vai trò được xác định như trên. Qua những năm hoạt động, ngân hàng đã thực hiện rất tốt vai trò của mình. Ngân hàng đã cung cấp cho các hộ sản xuất, hộ nông dân những khoản chi phí quan trọng cho việc mua phân bón, giống, cải tạo vườn tạp, nuôi trồng thủy sản,…để mở rộng sản xuất NN, thăm canh tăng vụ và hoạt động sản xuất có hiệu quả hơn. Cho đến nay số lượng hộ sản xuất vay vốn của ngân hàng ngày càng tăng, uy tín đối với bà con ngày càng lớn, điều này cho thấy hoạt động của ngân hàng ngày càng được ổn định và phát triển cao. Hoạt động cho vay hộ sản xuất của NHN0&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Phú Tân đã góp phần vào việc đẩy lùi cho vay nặng lãi ở nông thôn. Từ đó, ngân hàng đã trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy và cần thiết của bà con nông dân sàn xuất nông nghiệp ở huyện nhà. Điều này đã khẳng định sự cần thiết của NHN0&PTNT huyện Phú Tân nói riêng và hệ thống NHN0&PTNT Việt Nam nói chung. 3.3.2.2 Chức năng NHN0&PTNT chi nhánh huyện Phú Tân là doanh nghiệp (DN) Nhà Nước có chức năng kinh doanh tổng hợp và hoạt động ngân hàng đối với các DN, mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước, thực hiện tín dụng tài trợ chủ yếu cho nông nghiệp và nông thôn. Ngân hàng nổ lực huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, vốn ưu đãi trong nước. Đầu tư phát triển kinh tế nhiều thành phần, cho vay tất cả hộ sản xuất có nhu cầu, thu hẹp khoản cách chênh lệch về đời sống kinh tế giữa thành thị và nông thôn. 30 3.3.3 Cơ cấu tổ chức 3.3.3.1 Mô hình tổ chức BAN GIÁM ĐỐC Phòng Phòng Phòng Phòng KT&NQ KH&KD HC&NS Giao Dịch Nguồn: Phòng Kế Hoạch – Kinh Doanh Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Agribank Phú Tân 3.3.3.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận  Ban Giám Đốc Ban giám dốc NHNo & PTNT huyện Phú Tân gồm 03 người do Giám Đốc NHNo & PTNT Tỉnh An Giang bổ nhiệm.  Giám Đốc: Là người chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của đơn vị, trực tiếp phụ trách công tác tổ chức cán bộ của phòng HCNS. Trực tiếp kiểm tra giám sát hoạt động của CBTD phụ trách địa bàn 4 xã thuộc phòng KH&KD bao gồm: ( xã Bình Thạnh Đông, Hiệp Xương, Phú Xuân, Phú Hưng ).  Phó Giám Đốc: Trực tiếp phụ trách chuyên đề Kế toán – Ngân quỹ và Hành chánh nhân sự. Chịu trách nhiệm lãnh đạo điều hành hoạt động của phòng Kế toán & Ngân quỹ, phòng HC&NS. Giám sát hoạt động của 02 máy ATM. Ngoài ra còn trực tiếp phụ trách kiểm tra giám sát hoạt đông của CBTD tại các địa bàn của 01 Thị trấn và 01 xã thuộc phòng KH&KD bao gồm ( Thị trấn Phú Mỹ, Phú Thọ).  Phó Giám Đốc: Trực tiếp phụ trách chuyên đề Tín dụng và phòng giáo dịch Hòa Lạc. Chịu trách nhiệm kiểm tra giám sát Phòng giao dịch Hòa Lạc. Trực tiếp phụ trách kiểm tra giám sát hoạt động của CBTD tại các địa bàn của 05 xã bao gồm: ( xã Phú Hiệp, Hoà Lạc, Phú Bình, Tân Hòa, Tân Trung ).  Các Phòng Ban 31 o Phòng Hành Chính Và Nhân Sự: Gồm 04 người. Trong đó có 01 trưởng phòng, 01 bảo vệ, 01 tài xế và 01 tạp vụ (trong đó 02 hợp đồng mùa vụ là tài xế và tạp vụ). Phòng HC&NS có các nhiệm vụ:  Thực hiện theo dõi chế độ tiền lương, xem xét đề nghị tăng lương, nâng ngạch và khen thưởng, kỹ luật khi CBVC vi phạm.  Quản lý hồ sơ cán bộ, lặp quyết định điều động, luân chuyển CBVC và đề nghị lên NH cấp trên bổ nhiệm các chức danh cán bộ chủ chốt khi có nhu cầu của đơn vị, mọi vấn đề nhân sự đều tuân thủ theo đúng nguyên tắc chế độ quy định của ngành.  Lập kế hoạch quy hoạch cán bộ, kế hoạch sử dụng lao động, kế hoạch đào tạo tập huấn và đăng ký thi đua năm.  Quản lý tài sản đơn vị và chấp hành chế độ báo cáo về: Lao động, tiền lương, thi đua khen thưởng và công tác đào tạo…  Lập kế hoạch mua tài sản cố định, công cụ lao động. o Phòng kế hoạch và kinh doanh: Bao gồm 11 người. Trong đó 01 trưởng phòng, 01 phó phòng, 06 CBTD phụ trách địa bàn 10 xã và 01 thị trấn, đồng thời thay phiên nhau kiêm giao dịch viên thực hiện nhiệm vụ thu chi tiền mặt theo hạn mức được giao, 02 CBTD kiêm nhiệm công tác huy động vốn. Phòng KH&KD có các nhiệm vụ:  Xây dựng các chương trình dự án, thẩm định dự án đầu tư, lựa chọn dự án tối ưu để đầu tư, đề nghị các dự án khi vượt quyền phán quyết lên cấp trên xem xét.  Thực hiện tất cả các nghiệp vụ phát sinh về hoạt động tín dụng, kể từ khi cho vay cho đến khi thu hồi hết vốn kết thúc hợp đồng vay vốn. Với chức năng đầu tư cho vay trung hạn và ngắn hạn tất cả các thành phần kinh tế, cho vay phục vụ nhu cầu đời sống đối với CBVC, cầm cố chứng từ có giá, bảo lãnh dự thầu, thực hiện hợp đồng,…tổ chức chỉ đạo nắm bắt thông tin phòng ngừa rủi ro về hoạt động tín dụng, tìm biện pháp xử lý rủi ro theo chế độ quy định nhằm đem lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh. Đồng thời thực hiện việc thu chi tiền mặt tại quầy theo hạn mức được giao và thực hiện công tác huy động vốn đối với tất cả các loại tiền gửi dân cư và tổ chức.  Tổng hợp thông tin kinh tế, quản lý danh mục khách hàng, thực hiện báo cáo thống kê. o Phòng Kế toán và Ngân quỹ: Gồm 07 người trong đó 01 trưởng phòng kiêm hậu kiểm, 02 phó phòng và 03 nhân viên giao dịch và 01 thủ quỹ, 01 kiểm ngân (Trong đó 02 phó phòng kiêm nhiệm luôn giao dịch viên). Phòng KT&NQ có các nhiệm vụ: Lập kế hoạch tài chính, quyết toán thu chi tài chính, quyết toán tiền lương: 32  Giao dịch viên kế toán: Từng giao dịch viên thực hiện hạch toán các nghiệp vụ thanh toán của NHN0&PTNT Việt Nam, nghiệp vụ gửi tiền, các dịch vụ chuyển tiền…Thực hiện thu chi tiền mặt tại quầy theo hạn mức tiền mặt được giao. Cuối ngày từng giao dịch viên khóa sổ kiểm quỹ đối chiếu khớp đúng, gửi túi niêm phong vào ngân quỹ.  Ngân quỹ: Thực hiện các nghiệp vụ thu, phát, vận chuyển tiền mặt trên đường đi. Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ thu chi tiền mặt theo hạn mức được giao, quản lý an toàn kho quỹ. o Phòng giao dịch:  Gồm 6 người. Trong đó 01 giám đốc, 01 phó giám đốc, 02 CBTD, trong đó Phó Giám Đốc kiêm kế toán giao dịch , 01 thủ quỹ và 01 bảo vệ. Đều thực hiện tất cả các nghiệp vụ phát sinh về hoạt động tín dụng, kể từ khi cho vay đến khi thu hồi hết vốn kết thúc hợp đồng vay vốn và thực hiện hạch toán các nghiệp vụ thanh toán của NHN0&PTNT Việt Nam, nghiệp vụ gửi tiền và các dịch vụ chuyển tiền…Thực hiện thu chi tiền mặt tại quầy theo hạn mức tiền mặt được giao. Cuối ngày từng giao dịch viên khóa sổ kiểm quỹ đối chiếu khớp đúng, gửi túi niêm phong vào ngân quỹ cuối mỗi ngày. 3.3.3.3 Cơ cấu nguồn nhân lực  Chuyên môn: Đại học: 23 người. Cao cấp: 01 người Sơ cấp: 05 người.  Ngoại ngữ Trình độ B: 10 người. Trình độ A: 03 người.  Tin học Trung cấp: 01 người. Trình độ B: 05 người và trình độ A: 21 người. 3.4 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH GIAI ĐOẠN 2010-2012 VÀ 6 THÁNG 2013 CỦA NHN0& PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN PHÚ TÂN Cũng giống các doanh nghiệp khác NH là một tổ chức kinh doanh ra đời và hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận là yếu tố then chốt nói lên kết quả hoạt động kinh doanh của NH. Để gia tăng lợi nhuận NH cần quản lý tốt khoản mục cho vay và đầu tư đồng thời phải giảm thiểu các chi phí, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Để có thể hiểu rõ ta phân tích riêng từng chỉ tiêu. 33 Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 - 2012. ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2010 Số tiền Chênh lệch 2011 % Số tiền 2012 % Số tiền 2011/2010 % Số tiền 2012/2011 % Số tiền % 1. Tổng thu 38.280 100,00 60.390 100,00 68.321 100,00 22.110 57,76 7.931 13,13 Thu từ lãi 38.000 99,27 60.000 99,35 68.000 99,53 22.000 57,89 8.000 13,33 280 0,73 390 0,65 321 0,47 110 39,29 (69) (17,69) 2. Tổng chi 24.220 100,00 45.300 100,00 48.301 100,00 21.080 87,04 3.001 6,62 Chi trả lãi 24.000 99,09 44.000 97,13 48.000 99,38 20.000 83,33 4.000 9,09 220 0,91 1.300 2,87 301 0,62 1.080 490,91 (999) (76,85) 14.060 - 15.090 - 40.020 - 1.030 7,33 4.930 32,67 Thu ngoài lãi Chi ngoài lãi 3. Lợi nhuận trước thuế Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh, 2010, 2011 và 2012 34 3.4.1 Tổng thu nhập 100% 0.73 0.65 0.47 50% 99.27 99.35 99.53 2010 2011 2012 0% Thu từ lãi Thu ngoài lãi Nguồn: Số liệu bảng 3.1 Hình 3.2: Cơ cấu thu nhập của Agribank Phú Tân Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Phú Tân giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm 6 tháng đầu năm 6 tháng đầu năm 2012/6 tháng đầu Chỉ tiêu 2012 2013 năm 2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Thu nhập 37.370 100,00 26.380 100,00 (10.990) (29,41) Thu từ lãi 37.000 99,00 26.000 96,56 (11.000) (29,73) 370 0,99 380 1,44 2. Chi phí 28.135 100,00 17.800 100,00 (10.335) (36,73) Chi trả lãi 28.000 99,52 17.000 95,51 (11.000) (38,29) 135 0,48 180 1,01 45 25,00 9.235 - 8.580 - (655) (7,09) Thu ngoài lãi Chi ngoài lãi 3. Lợi nhuận trước thuế 100 27,23 Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh, 6 tháng 2012 và 6 tháng 2013 Qua vào bảng 3.1 ta thấy tổng thu nhập từ năm 2010 đến năm 2012 đều tăng nhưng tốc độ tăng lại không đều nhau. Cụ thể, năm 2011 tổng thu nhập của Agribank đạt 60.390 triệu đồng tức là đã tăng thêm 22.110 triệu đồng tương đương 57,76% so với năm 2010. Mặc dù nền kinh tế năm 2011 so với năm 2010 có nhiều khó khăn hơn như: Lãi suất cho vay tăng, lạm phát cao, kinh tế vĩ mô tăng trưởng chậm, thị trường tài chính tiền tệ bất ổn…Nhưng Agribank Phú Tân vẫn đạt thu nhập cao trong năm 2011 và đến năm 2012 thu nhập vẫn tiếp tục tăng, do NH đã linh hoạt ứng phó với những diễn biến của thị trường, đồng thời năm 2011 cho dù các doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn 35 vốn đến đâu chăng nữa thì khu vực nông nghiệp và nông thôn vẫn được tập trung cho vay. Vì thế thu nhập từ lãi của Agribank Phú Tân tăng. Ngoài ra khoản thu ngoài lãi cũng tăng so với năm 2010, từ đó dẫn đến tổng thu nhập năm 2011 tăng ở mức khá cao. Sang năm 2012 nền kinh tế không có dấu hiệu khả quan, các doanh nghiệp thua lỗ hàng loạt thêm vào đó quy định kiểm soát mới của NHNN như: Trần lãi suất, quản lý nợ xấu,…Năm 2012 lạm phát đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao, sản xuất kinh doanh tiếp tục khó khăn, tín dụng tăng trưởng khó khăn chính là khác biệt và là một vấn đề nổi bật trong năm 2012. Tuy nhiên, NHNN cũng đưa ra chính sách yêu cầu tất cả các TCTD phải dành 20% tổng dư nợ cho khu vực nông nghiệp và nông thôn, cho nên năm 2012 thu nhập từ lãi của Agribank Phú Tân vẫn tăng nhưng tăng trưởng chậm lại chỉ tăng 13,33% tương đương 8.000 triệu đồng so với năm 2011, còn thu nhập ngoài lãi thì giảm đáng kể. Điều này làm cho tổng thu nhập năm 2012 của Agribank Phú Tân đạt 68.321 triệu đồng chỉ tăng 13,13% tương đương 7.931 triệu đồng so với năm 2011. Nhưng đến 6 tháng đầu năm 2013 khoản thu nhập đã giảm 29,41%. Để hiểu rõ hơn thu nhập của NH ta tiến hành phân tích các khoản thu nhập thành phần, đó là thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi. 3.4.1.1 Thu nhập từ lãi Thu nhập từ lãi luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của NH, do đó xu hướng tăng hay giảm của thu nhập từ lãi sẽ phần lớn quyết định sự biến động của tổng thu nhập. Xét giai đoạn 2010 – 2012, thu nhập từ lãi của NH tăng trưởng mạnh nhất vào năm 2011 lên đến 57,89%. Mặc dù năm 2011 NHNN đã tiến hành quy định trần lãi suất huy động nhằm hạn chế lãi suất cho vay nhưng thu từ lãi vẫn tăng cao. Nguyên nhân là do: - Quy định này chỉ áp dụng đối với các khoản vay mới, trong khi đó các khoản vay củ NH chưa thu hồi nợ gốc và lãi còn khá nhiều từ năm 2010 chuyển sang. - Thêm vào đó việc giảm lãi suất diễn ra từ từ do đó khi mới áp dụng lãi suất huy động vẫn còn cao, từ đó kéo theo lãi suất cho vay vẫn còn cao, NH vẫn hưởng được nhiều từ khoản thu nhập từ lãi vay, điều này làm cho thu nhập từ lãi vay duy trì được tỷ trọng cao 99,35% trong tổng thu nhập. Sang đến năm 2012 lãi suất huy động ngày càng giảm theo đúng lộ trình hạ lãi suất của NHNN (cuối năm 2012 lãi suất huy động giảm từ 3% - 6%/năm và lãi suất cho vay giảm 5% - 9%/năm so với cuối năm 2011) và NHNN ngày càng siết chặt vấn đề nợ xấu đã làm cho khoản thu nhập từ lãi tăng trưởng 36 chậm lại 13,33%; đáng lẽ ra thu nhập từ lãi của Agribank Phú Tân cũng phải giảm giống như các NHTM khác nhưng ngược lại không giảm mà lại tăng, mặc dù tăng chậm lại. Nguyên nhân là do: - Năm 2012 NHNN đưa ra chính sách yêu cầu tất cả các TCTD phải dành 20% tổng dư nợ cho khu vực nông nghiệp và nông thôn, những NH không có lợi thế trong lĩnh vực này sẽ phải chuyển số vốn tương đương cho Agribank để đẩy mạnh giải ngân cho khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân, do đó tỷ trọng của khoản thu nhập này cao hơn rất nhiều 99,53% trong tổng thu nhập. - Năm 2012 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản, nhu cầu vay vốn của người nông dân đã giảm, vì thế DSCV có tăng nhưng tăng chậm lại. Xét 6 tháng đầu năm 2013 tất cả các khoản thu từ lãi đều giảm mạnh, đúng theo lộ trình giảm lãi suất của NHNN. Việc giảm lãi suất được thực hiện cuối năm 2011 nhưng đến đầu năm 2013 thì mới thấy rõ nét sự ảnh hưởng của việc giảm lãi suất đến doanh thu của NH. Làm cho khoản thu từ lãi giảm 29,73%. 3.4.1.2 Thu nhập ngoài lãi Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng thành phần thu nhập này của NH tăng vào năm 2011, giảm vào năm 2012. Năm 2011 mặc dù thị trường ngoại hối bị siết chặt bởi chính sách điều hành tỷ giá của NHNN, Agribank Phú Tân vẫn cố gắng triển khai nhiều giải pháp linh hoạt để mở rộng khai thác các nguồn ngoại tệ, thêm vào đó hoạt động dịch vụ của NH ngày càng cải thiện đặc biệt là dịch vụ thu phí bảo hiểm của NH ngày càng phát triển mạnh và tăng qua các năm; chính vì lý do trên đã làm cho thu nhập ngoài lãi năm 2011 tăng so với năm 2010 ở mức 39,29%. Sang đến năm 2012 thu dịch vụ phí bảo hiểm vẫn mang lại nguồn thu nhập cho NH, tuy nhiên những khoản thu khác như mua bán chứng khoán. dịch vụ thẻ, kinh doanh ngoại hối,…đều giảm mạnh. Do năm 2012 NHNN đưa ra chính sách phải dành 20% tổng dư nợ cho khu vực nông nghiệp và nông thôn nên Agribank Phú Tân trong năm 2012 tập trung cho vay nông nghiệp và nông thôn nhiều hơn là phát triển dịch vụ, vì vậy mà thu nhập ngoài lãi của NH giảm mạnh 17,69% tương đương 69 triệu đồng so với năm 2011, và tỷ trọng khoản thu nhập này giảm đáng kể chỉ còn 0,47% trong tổng thu nhập. Trong khi đó năm 2011 tỷ trọng của khoản thu nhập này là 0,65% trong tổng thu nhập. Đến 6 tháng đầu năm 2013 nếu như thu từ lãi giảm thì ngược lại thu ngoài lãi lại tăng trở lại 27,23%. Vì 6 tháng đầu năm 2013 do khoản thu từ lãi giảm, nên NH chuyển sang đẩy mạnh thu từ dịch vụ tăng lên. 37 3.4.2 Tổng chi phí 100% 0.91 2.87 0.62 50% 99.09 97.13 99.38 2010 2011 2012 0% Chi trả lãi Chi ngoài lãi Nguồn:Số liệu bảng 3.1 Hình 3.3: Cơ cấu chi phí của Agribank Phú Tân Xét về tổng chi phí của Agribank Phú Tân ta thấy tăng nhanh vào năm 2011, đến năm 2012 thì tăng chậm. Cụ thể, năm 2011 tổng chi phí tăng 87,04% so với năm 2010, và sang năm 2012 tăng chậm hơn chỉ tăng 6,62% so với năm 2011. Để phân tích rõ hơn ta cũng chia chi phí thành 2 loại: Chi phí trả lãi và chi phí ngoài lãi 3.4.2.1 Chi phí trả lãi Chi phí trả lãi là phần lãi NH trả cho khách hàng gửi tiền, GTCG. Giai đoạn 2010 – 2012 chi phí trả lãi tăng. Đồng thời nhìn chung qua 3 năm thì chi phí trả lãi vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí của NH. Năm 2011, chi phí trả lãi của Agribank Phú Tân tăng cao nhất 83,33% do: - Agribank Phú Tân ngày càng mở rộng tín dụng hơn, so với năm 2010 tăng khá cao do đó cần một lượng vốn lớn, dẫn đến NH tăng cường huy động vốn. - Năm 2011 là một năm mà lãi suất huy động vốn tăng cao do các NH chạy đua lãi suất với nhau. Chính vì lý do trên đã làm cho chi phí trả lãi của NH tăng đến 83,33% so với năm 2010. Đến khoảng tháng 9/2011 NHNN quy định trần lãi suất huy động khiến cho lãi suất hạ nhiệt. Mặc dù lãi suất giảm từ cuối năm 2011 đến năm 2012 nhưng chi phí trả lãi vẫn tăng, nhưng không cao, chỉ tăng 9,09% so với năm 2011. Nguyên nhân là do: Năm 2012 NH tập trung vốn vào tín dụng nông nghiệp và nông thôn làm cho tỷ trọng tín dụng tăng lên 99,53% vì thế NH cần nhiều vốn để cho vay, do đó vốn huy động của NH năm 2012 tăng cao. 3.4.2.2 Chi phí ngoài lãi Chi phí ngoài lãi bao gồm chi lương, chi cho các nghiệp vụ khác khác với tín dụng như: Kinh doanh ngoại hối, hoán đổi lãi suất, mua bán chứng khoán,… 38 Năm 2011, cũng giống như chi phí trả lãi, chi phí này cũng tăng rất cao 490,91%, do: - NH đẩy mạnh khá nhiều dịch vụ đặc biệt là dịch vụ thu phí bảo hiểm cũng như tích cực tìm kiếm lợi nhuận từ các nghiệp vụ. - Ngoài ra, chi nhân viên cũng tăng trong năm 2011. Tuy chi phí ngoài lãi tăng nhưng thu nhập ngoài lãi cũng tăng nên có thể nói NH đã sử dụng chi phí hiệu quả. Sang năm 2012 chi phí ngoài lãi của NH đã giảm đáng kể 76,85% so với năm 2011. Do thu nhập ngoài lãi trong năm 2012 giảm mạnh vì NH chỉ tập trung vào tín dụng nông nghiệp và nông thôn không đẩy mạnh tìm kiếm lợi nhuận từ các nghiệp vụ khác vì thế chi phí này cũng giảm theo. 6 tháng đầu năm 2013 khoản thu ngoài lãi tăng trở lại, nên chi ngoài lãi tại NH cũng tăng theo không kém, tăng 25% so với 6 tháng đầu năm 2012. 3.4.3 Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận là phép trừ giữa tổng thu nhập và tổng chi phí. Do đó sự biến động của lợi nhuận sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào sự tăng giảm của tổng thu nhập và tổng chi phí. Dựa vào bảng 3.3, ta thấy năm 2012 tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận ở mức cao 32,67% so với năm 2011, do năm 2012 tốc độ tăng trưởng của thu nhập nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của chi phí làm cho lợi nhuận trước thuế năm 2012 tăng cao như vậy. Qua bảng 4.3 ta lại thấy 6 tháng đầu năm 2013 thì ngược lại lợi nhuận trước thuế đã giảm hơn so với cùng kỳ năm trước, do cả 2 chỉ tiêu thu nhập và chi phí tại ngân hàng đều giảm, nhưng chi phí giảm nhanh hơn thu nhập, vì thế tốc độ giảm của lợi nhuận trước thuế không cao lắm chỉ giảm 7,09%. Bảng 3.3: Lợi nhuận trước thuế của Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 - 2012 ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 Tổng thu nhập 38.280 60.390 68.321 22.110 57,76 7.931 13,13 Tổng chi phí 24.220 45.300 48.301 21.080 87,04 3.001 6,62 Lợi nhuận trước thuế 14.060 15.090 40.020 1.030 7,33 4.930 32,67 Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh, 2010, 2011 và 2012 39 2012/2011 Tổng thu nhập Tổng chi phí 68,321 60,390 48,301 40,020 45,300 38,280 24,220 14,060 2010 15,090 2011 2012 Nguồn:Số liệu bảng 3.3 Hình 3.4: Lợi nhuận trước thuế của Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 -2012 Bảng 3.4: Lợi nhuận trước thuế của Agribank Phú Tân giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu Tổng thu nhập Tổng chi phí Lợi nhuận trước thuế 6 tháng 2012 Số tiền 37.370 28.135 9.235 6 tháng 2013 Số tiền 26.380 17.800 8.580 Chênh lệch 6 tháng 2012 / 6 tháng 2013 Số tiền % (10.990) (29,41) (10.335) (36,73) (655) (7,09) Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh, 6 tháng 2012 và 6 tháng 2013 40,000 30,000 Tổng thu nhập 20,000 Tổng chi phí 10,000 Lợi nhuận trước thuế 0 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Nguồn:Số liệu bảng 3.4 Hình 3.5: Lợi nhuận trước thuế của Agribank Phú Tân giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013  Mặc dù trong thời gian qua kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn, trên địa bàn huyện thì xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh nhưng tình hình sử dụng vốn Agribank Phú Tân cũng mang lại những thành công nhất định. Để đạt được điều này là nhờ vào sự lãnh đạo và chính sách phù hợp của NH, đồng thời NHNN cũng ban hành nhiều chính sách phù hợp với thế mạnh của NH, nhờ vậy mà NH đã phát huy thế mạnh của mình mang lại những thành công nhất định. 40 3.5 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG 3.5.1 Thuận lợi Agribank Phú Tân là NHTM Nhà nước duy nhất của huyện, có vốn tự có lớn, mạng lưới rộng khắp xuống tận các xã, giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn. Trong các năm qua Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, cơ chế, giải pháp để phát triển nền kinh tế, đặc biệt là các chính sách nhằm phát triển NN, nông thôn. Đồng thời NHN0&PTNT huyện Phú Tân luôn được sự ủng hộ giúp đỡ của các Đảng ủy, chính quyền và các ban ngành, đoàn thể địa phương, sự tin cậy của các tầng lớp nhân dân. Có sự chỉ đạo đúng đắn của ban lãnh đạo NHN0 tỉnh An Giang, của ban lãnh đạo chi nhánh NHN0&PTNT Phú Tân, chỉ đạo điều hành tập trung có hiệu quả, có phân quyền hợp lý cho các phòng ban, kịp thời cập nhật và đưa ra các văn bản hướng dẫn chi tiết các mặt HĐKD của NH trong từng giai đoạn. Có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, tận tụy với công việc nên tạo được uy tính với khách hàng, tạo nhiều thiện cảm với KH khi họ đến giao dịch, quan hệ vay vốn với chi nhánh. Có địa điểm giao dịch thuận tiện ngay trung tâm huyện và phòng giao dịch phục vụ cho KH ở xa trung tâm. 3.5.2 Khó khăn Là một huyện cù lao thuộc tình An Giang, sản xuất còn phụ thuộc rất nhiều vào NN, thời tiết và sâu bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất, tác động đến đời sống của nhân dân, ảnh hưởng trực tiếp đến vốn vay của NHNo. Cạnh tranh giữa các TCTD ngày càng gay gắt và diễn biến phức tạp, đặc biệt về lãi suất, dịch vụ ngân hàng đa dạng. Hoạt động kinh tế chủ yếu của người dân trong khu vực là sản xuất NN, đa phần người dân canh tác theo kinh nghiệm truyền thống, chưa có sự hướng dẩn của kỹ sư NN. Vì vậy, chi phí cao, năng suất đạt chỉ tương đối cộng thêm giá không ổn định làm cho thu nhập của người dân không cao. Điều này làm ảnh hưởng đến công tác trả nợ của khách hàng và trả nợ của NH. Dịch vụ và tiện ích của NH còn hạn chế, hình thức huy động vốn còn đơn điệu nên chưa thu hút được nguồn vốn khác từ NH như: Vàng, ngoại tệ vẫn còn nhàn rỗi trong dân cư do NH chỉ huy động tiền gửi chủ yếu là đồng nội tệ. Thực hiện các chương trình cho vay của Chính Phủ như: Cho vay hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, cho vay đôn nền,…tỷ lệ thu hồi nợ đối với các hộ này là rất thấp, thậm chí không thu hồi được nợ. Điều này làm tăng tỷ lệ nợ quá hạn ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động tín dụng của Chi nhánh. 41 3.6 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NĂM 2013 3.6.1 Định hướng phát triển của ngân hàng - Tổng nguồn vốn tăng 15% - 20% so năm 2012 - Tổng dư nợ tăng 16% - 18% so năm 2012. - Phấn đấu có đủ quỹ thu nhập để chi lương tối đa theo thông báo và quy định của NHN0&PTNT huyện Phú Tân. - Triển khai nghiêm túc có hiệu quả các loại hình dịch vụ. Thu dịch vụ tăng tối thiểu 20% so năm 2012. - Tiếp tục đào tạo, đào tạo lại toàn diện các mặt nghiệp vụ, đặc biệt là ngoại ngữ và tin học. 3.6.2 Định hướng phát triển hoạt động tín dụng Năm 2013, NH phấn đấu đạt các chỉ tiêu cơ bản theo thông báo kế hoạch kinh doanh và đề án phát triển kinh doanh giai đoạn 2013 – 2017 của NHNo&PTNT huyện Việt Nam phê duyệt và định hướng phát triển của NHNo&PTNT huyện Phú Tân, đó là: - Một là: Tập trung tìm mọi biện pháp huy động nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn huy động từ dân cư, các tổ chức kinh tế và tổ chức xã hội khác. Chú trọng huy động nguồn vốn trung và dài hạn cả nội và ngoại tệ. - Hai là: Tập trung khai thác và mở rộng cho vay các thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh có hiệu quả, dự án khả thi, tình hình tài chính lành mạnh, đáp ứng đầy đủ quy định về vay vốn chú trọng khai thác đầu tư đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ sản xuất. Tiếp tục tìm mọi giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, rà soát hoàn chỉnh hồ sơ 100% khách hàng đang có dư nợ. Tập trung tìm mọi giải pháp thu hồi nợ đã xử lý rủi ro. - Ba là: Tập trung triển khai mở rộng, nâng cao chất lượng phục vụ các loại hình dịch vụ, sản phẩm dịch vụ toàn diện có hiệu quả, thị hiếu trong cơ chế thị trường. - Bốn là: Tập trung triển khai toàn diện có hiệu quả, chất lượng cao công tác quảng cáo, quảng bá toàn diện kịp thời các mặt hoạt động nghiệp vụ NH, các loại hình dịch vụ, sản phẩm công nghệ hiện đại có hiệu quả, thị hiếu trong cơ chế thị trường nhằm nâng cao thương hiệu uy tín của NHN0&PTNT huyện Phú Tân nói riêng và NHN0&PTNT Việt Nam nói chung. - Năm là: Tiếp tục xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, đào tạo lại toàn diện các mặt nghiệp vụ tín dụng, kế toán, thanh toán quốc tế…đặc biệt là nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học, khai thác chương trình công nghệ hiện đại trong hoạt động kinh doanh NH nhằm đáp ứng tốt quy chuẩn cán bộ NH trong hội nhập khu vực và quốc tế. 42 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN PHÚ TÂN 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NHNo & PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN PHÚ TÂN GIAI ĐOẠN 2010-2012 VÀ 6 THÁNG 2013 Tình hình nguồn vốn của Agribank Phú Tân trong 3 năm từ 2010 đến 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 được thể hiện qua bảng 4.1 và 4.2.Nguồn vốn của NH bao gồm 2 loại chính: Vốn huy động, vốn điều chuyển. Do đó, để có cái nhìn chi tiết hơn về tình hình nguồn vốn của NH, ta sẽ tiến hành phân tích từng loại nguồn vốn cụ thể: 4.1.1 Vốn điều chuyển Vốn điều chuyển còn gọi là vốn vay từ hội sở, nhằm chuyển vốn từ nơi dư thừa đến nơi thiếu hụt đảm bảo hệ thống NH hoạt động hiệu quả. Vốn điều chuyển là nguồn vốn quan trọng thứ 2 của Agribank Phú Tân. Căn cứ theo bảng số liệu 4.1 và 4.2 ta thấy nguồn vốn điều chuyển của NH tăng qua các năm. Năm 2012 tăng cao nhất 23,31% so với 2011. Nguyên nhân chủ yếu phụ thuộc vào việc cân đối vốn của chi nhánh. Theo bảng 4.3 trong giai đoạn 2010 – 2012 mặc dù vốn huy động NH luôn tăng qua các năm nhưng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay ra bên ngoài, đặc biệt năm 2012 do tình hình kinh tế khó khăn nên tỷ trọng vốn huy động đã giảm xuống từ 56,71% xuống còn 55,27% trong tổng nguồn vốn, nên chi nhánh đã xin điều chuyển thêm 1 lượng vốn lớn nhằm phục vụ cho nhu cầu này.Năm 2013 với 6 tháng đầu năm vốn điều chuyển tăng cao hơn cả năm 2012, do trong 6 tháng đầu năm phát sinh nhiều khách hàng có nhu cầu vay mới mà vốn huy động không đủ đáp ứng, tuy nhiên vốn điều chuyển trong năm nay chiếm tỷ trọng thấp hơn trong tổng nguồn vốn so với 6 tháng đầu năm 2012 vì vốn huy động đầu năm 2013 tăng khá cao, cao hơn cả đầu năm 2012 nên nhu cầu vốn điều chuyển cũng thấp hơn. Có thể nói Agribank Phú Tân đã biết tận dụng hiệu quả nguồn vốn này nhằm nâng cao lợi nhuận của NH. Tuy nhiên chi nhánh đã sử dụng vốn điều chuyển khá cao, cơ cấu vốn điều chuyển tại chi nhánh chiếm trên 43%, đây là một dấu hiệu không tốt, vì sử dụng nguồn vốn này chi phí cao hơn vốn huy động, NH cần tăng cường huy động vốn, hạn chế nguồn vốn điều chuyển từ hội sở, vì chi phí sử dụng vốn cao hơn vốn huy động tại chi nhánh. 43 Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 - 2012. ĐVT: Triệu đồng Năm 2011/2010 2012/2011 CHỈ TIÊU 2010 % 2011 % 2012 % Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 212.451 56,40 253.925 56,71 295.322 55,27 41.474 19,52 41.397 16,30 Vốn điều chuyển (TW) 164.253 43,60 193.817 43,29 239.000 44,73 29.564 18,00 45.183 23,31 Tổng nguồn vốn 376.704 100,00 447.742 100,00 534.322 100,00 71.038 18,86 86.58 19,34 Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh, 2010, 2011 và 2012 44 600,000 500,000 400,000 Vốn huy động 300,000 Vốn điều chuyển (TW) 200,000 Tổng nguồn vốn 100,000 0 2010 2011 2012 Nguồn: số liệu bảng 4.1 Hình 4.1: Tình hình nguồn vốn của Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 -2012 Bảng 4.2 : Tình hình nguồn vốn của Agribank Phú Tân giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ĐVT: Triệu đồng Năm CHỈ TIÊU 6 tháng 2012 Chênh lệch 6 tháng 2012 / 6 tháng 2013 6 tháng 2013 Số tiền % Số tiền Số tiền Vốn huy động 268.496 56,09 320.756 56,29 52.260 19,46 Vốn điều chuyển (TW) 210.150 43,91 249.045 43,71 38.895 18,51 Tổng nguồn vốn 478.646 100,00 569.801 100,00 91.155 19,04 % % Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh, 6 tháng 2012 và 6 tháng 2013 600 500 400 Vốn huy động 300 Vốn điều chuyển (TW) Tổng nguồn vốn 200 100 0 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Nguồn: số liệu bảng 4.2 Hình 4.2: Tình hình nguồn vốn của Agribank Phú Tân giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 45 4.1.2 Vốn huy động Bảng 4.3: Tình hình vốn huy động của Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 - 2012 ĐVT: Triệu đồng Năm CHỈ TIÊU 2010 Tiền gửi Kho bạc % 2011 2011/2010 % 2012 Số tiền % % 2012/2011 Số tiền % 3.145 1,48 - - - - (3.145) (100,00) - - 261 0,12 485 0,19 470 0,16 224 85,82 (15) (3,09) 10.005 4,71 15.627 6,15 11.996 4,06 5.622 56,19 (3.631) (23,24) Tiền gửi khách hàng 199.040 93,69 237.813 93,65 282.856 95,78 38.773 19,48 45.043 18,94  Không kỳ hạn 11.818 5,94 14.836 6,24 32.036 11,33 3.018 25,54 17.200 115,93 187.222 94,06 222.977 93,76 250.820 88,67 35.755 19,10 27.843 12,49 +Dưới 12 tháng 131.241 70,10 194.400 87,18 158.683 63,27 63.159 48,12 (35.717) (18,37) +Trên 12 tháng 55.981 29,90 28.577 12,82 92.137 36,73 (27.404) (48,95) 63.560 222.42 Tổng vốn huy động 212.451 100,00 253.925 100,00 295.322 100,00 41.474 19,52 41.397 16,30 Tiền gửi TCTD, TCKT GTCG  Có kỳ hạn: Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh, 2010, 2011 và 2012 46 100% 4.71 6.15 4.06 93.69 93.65 95.78 0.12 1.48 0.19 0 0.16 0 80% 60% 40% 20% 0% 2010 2011 Tiền gửi Kho bạc Tiền gửi TCTD, TCKT 2012 Tiền gửi khách hàng GTCG Nguồn: số liệu bảng 4.3 Hình 4.3: Tình hình vốn huy động của Agribank Phú Tân giai đoạn 2012 -2013 Bảng 4.4: Tình hình vốn huy động của Agribank Phú Tân giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 6 tháng 2012 0,21 2,93 96,87 Số tiền 1.047 4.770 314.939 0,33 1,49 98,19 7,26 21.049 6,68 2.168 11,48 241.207 92,74 293.890 93,32 52.683 21,84 + Dưới 12 tháng 187.049 77,55 29,17 (101.313) (54,16) + Trên 12 tháng 54.158 Tiền gửi Kho bạc Tiền gửi TCTD, TCKT GTCG Tiền gửi khách hàng  Không kỳ hạn  Có kỳ hạn Tổng vốn huy động Số tiền 558 7.850 260.088 18.881 % 6 tháng 2013 85.736 22,45 208.154 % Chênh lệch 6tháng 2012 / 6 tháng 2013 Số tiền % 489 87,63 (3.080) (39,24) 54.851 21,09 70,83 153.996 284,35 268.496 100,00 320.756 100,00 52.260 19,46 Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh, 6 tháng 2012 và 6 tháng 2013 Dựa vào bảng 4.3 và 4.4 ta thấy NH huy động vốn theo 4 hình thức: Tiền gửi khách hàng, GTCG, tiền gửi TCTD và TCKT, tiền gửi kho bạc. Sau đây ta phân tích từng hình thức cụ thể để thấy được sự tăng giảm của từng khoản mục sẽ quyết định sự tăng giảm của tổng vốn huy động tại NH. 47 4.1.2.1 Tiền gửi khách hàng Với tỷ trọng luôn chiếm trên 90% tổng nguồn vốn huy động, ta có thể khẳng định đây là 1 trong những hình thức huy động chủ yếu nhất của Agribank Phú Tân. Từ năm 2010 đến năm 2012 loại tiền gửi này luôn tăng trưởng với tốc độ tăng xấp xỉ 20%. Điều này chứng tỏ NH luôn chú trọng khoản mục này. Chiếm phần lớn trong tổng tiền gửi khách hàng là tiền gửi có kỳ hạn, đây là một dấu hiệu tốt giúp NH ổn định nguồn vốn cho vay ra. Những nguyên nhân làm cho Agribank đạt được thành tích này đó là do: o Agribank Phú Tân có thời gian hoạt động khá lâu trên địa bàn nên tạo được sự tin tưởng khá cao trong lòng khách hàng, ngoài ra Agribank Phú Tân là một trong những NH lớn trên địa bàn. o Không những thế trong thời gian qua NH còn cải thiện chất lượng dịch vụ xoay quanh thẻ, giúp khách hàng giao dịch thuận tiện hơn. Ngoài ra, còn cải thiện chất lượng phục vụ tạo sự thoải mái và thuận tiện cho khách hàng đến giao dịch, đa dạng hóa các loại hình huy động. o Đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi như: Trong năm 2010 chương trình khuyến mãi đợt phát hành kỳ phiếu dự thưởng với các giải thưởng bằng vàng miếng “Ba chữ vàng” chất lượng 99,99% do Agribank sản xuất. o Năm 2012 NH đã đưa ra gửi tiết kiệm ngắn hạn tại NH quay số trúng thưởng. Chính vì thế mối quan hệ giữa khách hàng và NH ngày càng tốt, các khách hàng cũ khi đáo hạn luôn muốn tiếp tục gửi tiền vào, còn các khách hàng mới thì ngày càng nhiều. Điều này thể hiện rõ nhất trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, trần lãi suất huy động vốn đã bị NHNN kiểm soát rất thấp khiến cho việc gửi tiền đã không còn hấp dẫn người dân, nhưng loại tiền gửi này vẫn tăng, không những thế năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 tiền gửi trên 12 lại tăng cao hơn tiền gửi dưới 12 tháng, đồng thời do lãi suất đang giảm xuống nên người dân còn có tâm lý gửi kỳ hạn dài cố định lãi suất để không bị ảnh hưởng. Chính vì thế đã góp phần làm cho Agribank Phú Tân vẫn huy động vốn tăng ở mức 16,30% vào năm 2012, và tăng 19,46% vào 6 tháng đầu năm 2013. 4.1.2.2 GTCG Đây là nguồn huy động quan trọng thứ 2 của NH. Mặc dù chiếm tỷ trọng thấp nhưng so với các nguồn huy động khác thì nó vẫn chiếm cao hơn nhiều.Ưu điểm của phương thức huy động này là lãi suất KH được hưởng cao hơn, nguồn vốn NH sử dụng cũng ổn định hơn so với tiền gửi. Tuy nhiên hình thức này cũng có nhiều nhược điểm như để phát hành GTCG thì NH cần phải có sự cho phép của hội sở và NHNN, khách hàng không thể rút trước hạn, 48 không linh hoạt…Chính vì thế mặc dù tỷ trọng đứng hàng thứ 2 trong cơ cấu vốn huy động nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ và biến động không ổn định qua các năm (năm 2010 chiếm tỷ trọng là 4,71% so với tổng vốn huy động, sang năm 2011và năm 2012 lần lượt là 6,15% và 4,06%). 4.1.2.3 Tiền gửi tổ chức tín dụng(TCTD), tổ chức kinh tế (TCKT) Tiền gửi TCTD và TCKT trong phương thức huy động của Agribank Phú Tân nó chiếm tỷ trọng rất nhỏ xấp xỉ 0,2% – 0,3% trong tổng vốn huy động, đây là phương thức huy động thứ yếu. Loại tiền gửi này bao gồm 2 loại chính là tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi thanh toán. Do trên địa bàn huyện số lượng các TCKT và TCTD hoạt động tương đối ít nên NH cũng không quan tâm nhiều đến khoản huy động này. Cũng giống như GTCG loại tiền gửi này cũng biến động không ổn định qua các năm. Năm 2013 với 6 tháng đầu năm mà tiền gửi của đối tượng này đã đạt con số 1.047 triệu đồng so với mức 470 triệu đồng của cả năm 2012 thì cao hơn rất nhiều. Do đầu năm 2013 NH nhận được một khoản tiền gửi của trường Chu Văn An thu bảo hiểm gửi vào, do đó tiền gửi này tăng lên. 4.1.2.4 Tiền gửi kho bạc Năm 2010 loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng còn cao hơn cả tiền gửi TCTD và TCKT, nhưng đến năm 2011, 2012 và 6 tháng 2013 thì không còn huy động nữa. Nguyên nhân là do lĩnh vực quản lý của địa phương buộc phải theo ngành dọc, nên kho bạc phải quan hệ với ngân hàng khác. Đây là một thiệt hại đối với Agribank Phú Tân, vì NH đã mất đi một nguồn vốn rẽ. 4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TRONG 3 NĂM 2010-2012 VÀ 6 THÁNG 2013 CỦA NHNo&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN PHÚ TÂN 4.2.1 Phân tích tổng quát tình hình tín dụng của NHN0&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Phú Tân Nghiệp vụ tín dụng, trong đó chủ yếu cho vay là hoạt động cốt lõi tạo ra lợi nhuận chính cho NH nhưng đồng thời đây cũng là nghiệp vụ có nhiều rủi ro nhất trong hoạt động của NH. Để hiểu rõ ta sẽ phân tích tổng quan tình hình tín dụng thông qua doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ xấu qua các năm. 49 Bảng 4.5: Tình hình hoạt động tín dụng của Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 - 2012. ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ Năm 2010 2011 2011/2010 Số tiền 2012 % 2012/2011 Số tiền % 636.437 916.078 1.033.454 279.641 43,94 117.376 12,81 578.961 834.228 944.328 255.267 44,09 110.100 13,20 356.887 438.737 527.863 22,93 89.126 20,31 (12) (4,82) 2.228 940,08 Nợ xấu 249 237 2.465 81.850 Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh, 2010, 2011 và 2012 1,200,000 1,000,000 800,000 Doanh số cho vay 600,000 Doanh số thu nợ Dư nợ 400,000 200,000 0 2010 2011 2012 Nguồn: số liệu bảng 4.5 Hình 4.4: Tình hình hoạt động tín dụng của Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 – 2012 50 Bảng 4.6: Tình hình hoạt động tín dụng của Agribank Phú Tân giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013. ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 6 tháng 6 tháng 6 tháng 2012 / Chỉ tiêu 2012 2013 6 tháng 2013 Số tiền Số tiền Số tiền % Doanh số cho vay 487.281 642.243 154.962 31,80 Doanh số thu nợ 457.198 603.927 146.729 32,09 Dư nợ 468.820 566.179 97.359 20,77 Nợ xấu 886 1.874 988 111,51 Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh, 6 tháng 2012 và 6 tháng 2013 800,000 600,000 Doanh số cho vay 400,000 Doanh số thu nợ 200,000 Dư nợ 0 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Nguồn: số liệu bảng 4.6 Hình 4.5: Tình hình hoạt động tín dụng của Agribank Phú Tân giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 4.2.1.1 Tình hình doanh số cho vay tại ngân hàng Sự tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện quy mô tăng trưởng tín dụng của NH, quan sát bảng 4.5 và 4.6 ta thấy trong giai đoạn từ năm 20102012 chỉ tiêu này của Agribank Phú Tân không ngừng tăng lên mặc dù đây là khoảng thời gian nền kinh tế xảy ra nhiều biến động. Nguyên nhân là do chi nhánh Phú Tân nói riêng và NHN o&PTNT nói chung được hưởng lợi từ những chính sách của NHNN ưu tiên về lãi suất dành cho nông nghiệp và nông thôn. Đồng thời NH chủ yếu cho vay ngắn hạn kinh doanh theo vụ nên việc trả rồi lại vay xoay vòng liên tục, do đó DSCV mà cụ thể là cho vay ngắn hạn liên tục tăng. DSCV của Agribank Phú Tân trong năm 2012 tăng trưởng chậm hơn năm 2011 và cả 6 tháng đầu năm 2013, do trong năm nay tình hình kinh tế khó khăn, nhu cầu vay vốn kinh doanh của các hộ gia đình và cá nhân trên tất cả ngành nghề tại địa phương đều giảm, nhiều hộ gia đình còn chuyển sang lĩnh vực ngành nghề khác hiệu quả hơn như kinh doanh thương mại dịch vụ, đây là lượng khách hàng vừa củ vừa mới, do mới kinh doanh bên lĩnh vực 51 thương mại dịch vụ nên nhu cầu vốn cũng không cao, chính vì những nguyên nhân trên làm cho DSCV tại chi nhánh không giảm mà vẫn tăng, nhưng tăng trưởng chậm hơn 2011. 4.2.1.2 Tình hình doanh số thu nợ tại ngân hàng Trong quá trình thực hiện cho vay, thu nợ là là khâu chiếm vị trí quan trọng được NH đặc biệt quan tâm, nó không những thể hiện khả năng thẩm định khách hàng của CBTD mà còn phản ánh hiệu quả sử dụng đồng vốn của NH. Doanh số thu nợ phụ thuộc vào kỳ hạn trả nợ thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng thường khoản nợ được trả sau một mùa vụ sản xuất lúa nếp của nông dân, hay một chu kỳ của người chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, các làng nghề thủ công. Đặc biệt chiếm phần lớn trong tổng doanh số thu nợ của NH là ngành TMDV, đối với ngành này tại địa phương cũng là ngành kinh doanh theo vụ xoay vòng liên tục nên DSCV tăng cao kéo theo doanh số thu nợ cũng tăng cao. Nhìn chung, từ năm 2010 đến năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, doanh số thu nợ tại Agribank Phú Tân tăng nhanh chóng và tốc độ năm sau cao hơn năm trước. Điều này hoàn toàn phù hợp với tốc độ tăng của doanh số cho vay trong thời gian qua. Do chủ yếu vay ngắn hạn kinh doanh theo vụ trả liên tục nên tốc độ tăng của DSTN cũng tương đương tốc độ tăng DSCV. Bên cạnh đó công tác thẩm định đánh giá rủi ro thực hiện khá tốt, NH đã thực hiện rất tốt công tác quản lý và thu hồi nợ. 4.2.1.3 Tình hình dư nợ tại ngân hàng Dựa vào bảng 4.5 và 4.6, ta thấy dư nợ của Agribank Phú Tân qua các năm không ngừng tăng lên, và tốc độ tăng trưởng tương đối đều nhau xấp xỉ 23%, cụ thể năm 2011 tăng 22,93% so với năm 2010, sang năm 2012 tăng 20,31% so với năm 2011 và 6 tháng đầu năm tăng 20,77% so với cùng kỳ năm trước. Điều này hoàn toàn hợp lý. Như công thức ở mục 2.1: Dư nợ cuối kỳ = Dư nợ đầu kỳ + DSCV trong kỳ - DSTN trong kỳ, dư nợ năm nay phụ thuộc vào dư nợ năm trước, doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Có thể thấy rằng năm 2011, doanh số cho vay tăng trưởng mạnh hơn doanh số thu nợ dẫn đến dư nợ tăng cao. Tuy nhiên sang đến năm 2012 thì ngược lại, doanh số thu nợ tăng trưởng mạnh hơn đạt 13,20% so với mức 12,81% của doanh số cho vay thì cao hơn dẫn đến dư nợ tuy vẫn tăng nhưng tốc độ tăng chậm lại. 4.2.1.4 Tình hình nợ xấu tại ngân hàng Nợ xấu là biểu hiện rõ nét của chất lượng tín dụng. Khi phát sinh nợ xấu cũng đồng nghĩa với khoản cho vay của NH đã bị rủi ro. Trong hoạt động tín 52 dụng của NH thì tình trạng nợ xấu do những nguyên nhân chủ quan hay khách quan là một điều không thể tránh khỏi. Nợ xấu 4000 2000 Nợ xấu 0 2010 2011 2012 Nguồn: số liệu bảng 4.5 Hình 4.6: Tình hình nợ xấu của Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 – 2012 Qua bảng số liệu 4.5, 4.6 và hình 4.6 phía trên ta thấy nợ xấu chỉ chiếm tỷ trọng thấp trong dư nợ và biến đổi không ổn định qua các năm. Cụ thể năm 2011 nợ xấu của Agribank Phú Tân giảm mạnh nhất, so với năm 2010 giảm 4,82%. Đây được xem là một năm đầy thuận lợi đối với ngành nông nghiệp và thủy sản, nên những khoản vay này không phát sinh nợ xấu, riêng chỉ có ngành khác (vay tiêu dùng) là phát sinh nợ xấu cao hơn năm 2010 và ngành TMDV cũng phát sinh nợ xấu tăng cao hơn, tuy nhiên nếu so nợ xấu trên tổng dư nợ của ngành TMDV năm 2011 thì vẫn thấp hơn năm 2010. Tuy nhiên sang năm 2012, nợ xấu có xu hướng tăng trở lại và tăng rất cao từ mức 237 triệu đồng của năm 2011 tăng lên 2.465 triệu đồng tương đương 940,08%. Chiếm phần lớn trong tổng nợ xấu năm 2012 là ngành khác (vay tiêu dùng), chiếm trên 50% nợ xấu năm 2012, nếu như năm 2011 những những hộ gia đình, cá nhân vay tiêu dùng gặp nhiều khó khăn về thu nhập không trả nợ được cho NH thì sang năm 2012 lại càng khó khăn hơn nữa. Ngoài ra ngành TMDV nợ xấu cũng tăng rất cao so với năm 2011, và ngành thủy sản thì đã phát sinh nợ xấu trở lại trong năm này khá cao. Đến 6 tháng đầu năm 2013 nợ xấu vẫn không có dấu hiệu suy giảm. Nợ xấu 2000 1000 Nợ xấu 0 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Nguồn: số liệu bảng 4.6 Hình 4.7: Tình hình nợ xấu của Agribank Phú Tân giai đoạn 6 tháng 2012 và 2013 53 4.2.2 Phân tích tình hình tín dụng theo thời hạn tín dụng tại NHN0&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Phú Tân giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng 2013 4.2.2.1 Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng tại ngân hàng Bảng 4.7: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng tại Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 - 2012 ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2010 Số tiền Ngắn hạn Trung và dài hạn Tổng Chênh lệch 2011 % Số tiền 2012 Số tiền % 2011/2010 % Số tiền 2012/2011 % Số tiền % 590.960 92,85 884.066 96,51 947.479 91,68 293.106 49,59 63.413 7,17 45.477 7,15 32,012 3,49 85.975 8,32 (13.465) (29,61) 53.963 168,57 636.437 100,00 916.078 100,00 1.033.454 100,00 279.641 43,94 117.376 12,81 Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh, 2010, 2011 và 2012 54 Bảng 4.8: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng tại Agribank Phú Tân giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 6 tháng 2012 Số tiền Ngắn hạn Trung và dài hạn Tổng % 6 tháng 2013 Chênh lệch 6tháng 2012 / 6 tháng 2013 Số tiền % Số tiền % 446.303 91,59 583.540 90,86 137.237 30,75 40.978 8,4 58.703 9,14 17.725 43,25 487.281 100,00 642.243 100,00 154.962 31,80 Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh, 6 tháng 2012 và 6 tháng 2013 a) Doanh số cho vay ngắn hạn Cho vay ngắn hạn luôn là mối quan tâm hàng đầu của các NH. Vì cho vay ngắn hạn giúp cho NH xoay vòng vốn nhanh lại ít gặp rủi ro. Chính vì lý do trên, doanh số cho vay ngắn hạn của NH trong 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng 2013 luôn tăng, đồng thời chiếm tỷ trọng rất cao (hơn 90% trong tổng doanh số cho vay). Với tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay với thế mạnh của NH là phục vụ nông nghiệp, nông thôn và nông dân, sản xuất và kinh doanh theo mùa vụ trong năm thì NH vẫn sẽ tập trung cho vay ngắn hạn trong thời gian tới. b) Doanh số cho vay trung và dài hạn Riêng đối với cho vay trung và dài hạn thì ngược lại, ta thấy rằng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn tại NH luôn chiếm tỷ trọng rất thấp, tỷ trọng 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng 2013 lần lượt là: 7,15%, 3,49%, 8,32% và 9,14%. Điều này hợp lý với tình hình khó khăn như hiện nay. Cho vay trung và dài hạn với thời hạn trên 12 tháng nhằm phục vụ tiêu dùng mua sắm máy móc sản xuất nông nghiệp, sữa chữa nhà, cho vay cải tạo ruộng vườn, vay đào ao nuôi cá, cho vay cán bộ nhân viên…; do số tiền tương đối lớn đối với mỗi hộ dân và thời gian thu hồi vốn tương đối dài nên NH chủ động cho người dân vay trung và dài hạn để phù hợp với quá trình sản xuất của người dân, phát triển kinh tế theo hướng của địa phương. Do đó, rủi ro cho vay khoản mục này cũng sẽ cao hơn rất nhiều so với cho vay ngắn hạn. 55 Nếu như năm 2011 là một năm đầy thuận lợi về giá cả và đầu ra đối với những hộ kinh doanh TMDV mua bán sản phẩm nông nghiệp, các hộ kinh doanh này có nhu cầu vốn mở rộng kinh doanh tăng, NH đẩy mạnh cho vay ngắn hạn đối tượng này nhiều còn cho vay trung và dài hạn không được chú tâm; thì năm 2012 ngược lại là một năm đầy bất lợi đối với những hộ kinh doanh TMDV sản phẩm nông nghiệp đặc biệt là vào khoảng cuối năm 2012 rất khó khăn, do đó vào thời điểm này nhu cầu về vốn của các hộ này giảm, do đó NH tập trung cho vay trung dài hạn những lĩnh vực khác nhiều hơn,minh chứng cho điều này là 6 tháng đầu năm 2012 DSCV trung và dài hạn đạt 40.978 triệu đồng chỉ chiếm 47,67% so với DSCV cả năm 2012, 6 tháng cuối năm chiếm 52,33%. Bên cạnh đó, đã phát sinh thêm một số đối tương vay mới, như cuối năm 2012 đã thêm một HTX mới xin vay trung hạn. 4.2.2.2 Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng tại ngân hàng a/Doanh số thu nợ ngắn hạn Do DSCV ngắn hạn chiếm tỷ trong cao trong tổng DSCV vì thế DSTN ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng cao không kém, thông qua số liệu bảng 4.9 và 4.10 ta thấy rất rõ DSTN ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng trên 94% và tăng qua các năm. b/ Doanh số thu nợ trung và dài hạn Cũng theo bảng 4.9 và 4.10 ta thấy tình hình thu nợ trung và dài hạn biến động theo hướng giảm vào năm 2011, tăng vào năm 2012. Nguyên nhân năm 2011 giảm là do: - Năm 2010 các khoản vay dài hạn chiếm tỷ trọng cao hơn năm 2011, vì thế những khoản vay dài hạn trong năm 2010 sang 2011 chưa đến hạn thu hồi. - Còn các khoản nợ được thu về trong năm 2011 chủ yếu là các khoản nợ cho vay trung hạn trong những năm trước đã đến hạn thu hồi về trong năm nay nhưng chỉ đến hạn một số ít. Chính vì thế, làm cho DSTN năm 2011 giảm 6,17% so với năm 2010. Đến năm 2012 DSTN tăng 33,44% so với 2011 là do các khỏan nợ trung hạn của những năm trước đã đến hạn trong năm 2012 đặc biệt là vào cuối năm, vì thế làm cho doanh số thu nợ 6 tháng đầu năm 2012 chỉ chiếm 39,98% so với cả năm 2012. Còn 60,02% những khoản thu về của NH tập trung vào cuối năm. Bên cạnh đó những khoản cho vay trung hạn năm 2010 chưa đến đến hạn vào 2011 nhưng lại đến hạn vào năm 2012. Do đó DSTN năm 2012 tăng cao. 56 Bảng 4.9: Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng tại Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 - 2012 ĐVT: Triệu đồng Năm Khoản mục Ngắn hạn Trung và dài hạn Tổng 2010 2011 Số tiền % 541.511 95,31 799.089 37.450 578.961 Chênh lệch Số tiền 2012 % Số tiền 2011/2010 % Số tiền 2012/2011 % Số tiền % 95,79 897.439 95,03 257.578 47,57 98.350 12,31 35.139 4,21 46.889 4,97 (2.311) (6,17) 11.750 33,44 100,00 834.228 100,00 944.328 100,00 35.139 4,40 110.100 13,20 4,69 Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh, 2010, 2011 và 2012 57 Bảng 4.10: Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng tại Agribank Phú Tân giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 6 tháng 2012 Số tiền Ngắn hạn 438.453 Trung và dài hạn 18.745 Tổng 457.198 % Chênh lệch 6 tháng 2013 Số tiền 6tháng 2012 / 6 tháng 2013 % Số tiền % 94,85 134.364 30,65 31.110 5,15 12.365 65,96 100,00 603.927 100,00 146.729 32,09 95,90 572.817 4,10 Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh, 6 tháng 2012 và 6 tháng 2013 4.2.2.3 Dư nợ theo thời hạn tín dụng tại ngân hàng Dư nợ là kết quả tính toán của dư nợ năm trước, DSCV và DSTN. Do đó, việc DSCV và DSTN của các khoản mục tăng trưởng không đều nhau đã dẫn đến dư nợ của từng khoản mục cũng có sự biến động khác nhau qua các năm. a/Dư nợ ngắn hạn Qua bảng 4.1 cho thấy dư nợ theo ngắn hạn giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012 tăng liên tục nhưng tốc độ tăng không đều nhau. Cụ thể năm 2011 tăng 28,92% nhưng năm 2012 chỉ tăng 13,21%, chênh lệch nhau 15,71% điều này hoàn toàn hợp lý với tốc độ tăng của 2 nhân tố ảnh hưởng là DSCV và DSTN. Năm 2011 DSCV tăng với tốc độ là 49,59% cao hơn tốc độ 4,92% của DSTN nên đã làm cho dư nợ ngắn hạn giai đoạn này tăng đáng kể 28,92%. Sang năm 2012 thì ngược lại, DSTN đạt tốc độ tăng 12,31% trong khi DSCV lại tăng trưởng chậm lại 7,17%. Do đó, làm cho mức tăng dư nợ theo ngắn hạn trong năm 2012 chỉ đạt 50.040 triệu đồng, tương đương 13,21% so với năm 2011. 58 Bảng 4.11: Dư nợ theo thời hạn tín dụng tại Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 - 2012 ĐVT: Triệu đồng Năm Khoản mục 2010 Số tiền Ngắn hạn Trung và dài hạn Tổng Chênh lệch 2011 Số tiền % 2012 Số tiền % 2011/2010 % Số tiền % 2012/2011 Số tiền % 293.818 82,33 378.795 86,34 428.835 81,24 84.977 28,92 50.040 13,21 63.069 17,67 59.942 13,66 99.028 18,76 (3.127) (4,96) 39.086 65,21 356.887 100,00 438.737 100.00 527.863 100.00 81.850 22,93 89.126 20,31 Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh, 2010, 2011 và 2012 59 Bảng 4.12: Dư nợ theo thời hạn tín dụng tại Agribank Phú Tân giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 6 tháng 2012 Số tiền Ngắn hạn 6 tháng 2013 Số tiền % 6 tháng 2012 / 6 tháng 2013 Số tiền % 386.645 82,47 439.558 77,64 52.913 13,69 82.175 17,53 126.621 22,36 44.446 54,09 468.820 100,00 566.179 100,00 97.359 20,77 Trung và dài hạn Tổng % Chênh lệch Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh, 6 tháng 2012 và 6 tháng 2013 b/Dư nợ trung và dài hạn Khác với xu hướng biến đổi của dư nợ ngắn hạn, dư nợ trung và dài hạn giảm vào năm 2011 và tăng trở lại vào năm 2012. Năm 2011 dư nợ giảm 4,96% so với năm 2010, năm 2012 tăng 65,21% so với năm 2011. Nguyên nhân cũng giống như dư nợ ngắn hạn cũng là do sự chênh lệch giữa DSCV và DSTN. DSTN và DSCV năm 2011 đều giảm nhưng DSCV giảm nhanh hơn DSTN nên dư nợ năm 2011 cũng giảm nhưng tốc độ giảm chậm 4,96%. Năm 2012 DSCV tăng đột biến 168,57% trong khi DSTN thì tăng 33,44% làm cho dư nợ năm 2012 tăng trở lại 65,21%. 4.2.2.4 Nợ xấu theo thời hạn tín dụng tại ngân hàng a/Nợ xấu ngắn hạn Sau khi phân tích ở mục dư nợ ngắn hạn ở bảng 4.11 và 4.12 ta thấy dư nợ ngắn hạn luôn rất cao, trên 80% trong cả 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng 2013. Tuy nhiên, nợ xấu lại không biến động giống như sự biến động của dư nợ. Năm 2011, nợ xấu đã có sự sụt giảm ấn tượng từ mức 161 triệu đồng vào năm 2010 xuống chỉ còn 70 triệu. Để đạt được thành tích như vậy là do năm 2011, ngành nông nghiệp, thủy sản và kéo theo đó là ngành TMDV kinh doanh sản phẩm nông nghiệp gặp nhiều thuận lợi về giá cả và đầu ra vì thế thời gian này ngành nông nghiệp và thủy sản không phát sinh nợ xấu, riêng ngành TMDV có phát sinh nợ xấu nhưng nếu so với tổng dư nợ thì vẫn còn thấp hơn năm 2010. 60 Bảng 4.13: Nợ xấu theo thời hạn tín dụng tại Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 - 2012 ĐVT: Triệu đồng Khoản mục 2010 Số tiền Ngắn hạn Trung và dài hạn Tổng Năm 2011 % Số tiền Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 2012 Số tiền % % Số tiền % Số tiền 161 64,66 70 29,54 1.088 44,14 (91) (56,52) 1.018 1454,29 88 35,34 167 70,46 1.377 55,86 79 89,77 1.210 724,55 249 100,00 237 100,00 2.465 100,00 (12) (4,82) 2.228 940,08 Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh, 2010, 2011 và 2012 Bảng 4.14: Nợ xấu theo thời hạn tín dụng tại Agribank Phú Tân giai đoạn 6 tháng 2012 và 2013 ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu % 6 tháng 2012 Số tiền Chênh lệch 6 tháng 2013 % Số tiền 6tháng 2012 / 6 tháng 2013 % Số tiền % Ngắn hạn 315 35,55 1.114 59,45 799 253,65 Trung và dài hạn 571 64,45 760 40,55 189 33,10 Tổng 886 100,00 1.874 100,00 988 111,51 Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh, 6 tháng 2012 và 6 tháng 2013 61 Tuy nhiên sang năm 2012 khi tình hình kinh tế khó khăn kéo dài, giá nông sản giảm mạnh, đầu ra thủy sản gặp khó khăn đã làm cho những hộ kinh doanh TMDV sản phẩm nông nghiệp lợi nhuận bị giảm, còn nông dân đặc biệt là những hộ nuôi thủy sản thì càng khó khăn hơn nữa, do đó mặc dù DSCV năm 2012 tăng không nhiều nhưng nợ xấu thì lại tăng rất cao 1454,29%. Đến 6 tháng đầu năm 2013 cũng không mấy khởi sắc, cầu nội địa giảm, giá giảm, làm cho những hộ kinh doanh TMDV sản phẩm nông nghiệp vẫn bị thua lỗ, còn ngành thủy sản, mặc dù giá cá giống đã giảm 50% (chỉ còn 20.000đ/kg) nhưng vẫn không bán được, bên cạnh đó còn chịu ảnh hưởng của thời tiết và dịch bệnh. Chính vì những lý do trên làm cho nợ xấu 6 tháng đầu năm tăng 253,65% so với cùng kỳ năm trước. b/Nợ xấu trung và dài hạn Chỉ có năm 2011 ngành nông nghiệp, thủy sản và TMDV(mua bán nông sản) gặp thuận lợi, do đó nợ xấu ngắn hạn giảm còn nợ xấu trung và dài hạn tăng mạnh vào năm 2011, sau đó tiếp tục tăng mạnh hơn vào năm 2012. Vì năm 2011 và năm 2012 giá cả hàng hóa tăng cao, lạm phát cao, lãi suất tăng cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của dân cư (vay tiêu dùng), đặc biệt người lao động làm công ăn lương, những HSXKD vay xây dựng nhà xưởng mở rộng sản xuất không có lời, thu nhập giảm, làm cho khả năng trả nợ của thành phần này suy giảm từ đó dẫn đến nợ xấu. 4.2.3 Phân tích tình hình tín dụng theo thành phần kinh tế tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Phú Tân giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng 2013 4.2.3.1 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế tại ngân hàng a/Hộ sản xuất kinh doanh(HSXKD) HSXKD trên địa bàn bao gồm tất cả các ngành nghề : Nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ,… Từ bảng 4.15 và 4.16 ta thấy trong tổng DSCV theo thành phần kinh tế thì DSCV đối với HSXKD chiếm tỷ trọng cao nhất gần 90%. Là do khách hàng chủ yếu vay ngắn hạn theo mùa vụ, điển hình như sản xuất lúa nếp 3 vụ/năm, nên khi xong một vụ các hộ trả nợ cho NH, rồi lại vay cho vụ tiếp theo, do đó DSCV luôn chiếm tỷ trọng cao và tăng qua các năm. Ngoài ra chi nhánh còn tạo điều kiện cấp tín dụng cho các hộ mở rộng thêm ngành nghề kinh doanh sản xuất khác với thủ tục nhanh, đơn giản, điển hình là các hộ kinh doanh bên lĩnh vực TMDV ngày càng tăng. 62 Bảng 4.15: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế tại Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 - 2012 ĐVT: Triệu đồng Năm Khoản mục 2010 Số tiền Doanh nghiệp Chênh lệch 2011 % Số tiền 2012 % Số tiền 2011/2010 % Số tiền 2012/2011 % Số tiền % 33.440 5,25 97.860 10,69 102.450 9,91 64.420 192,64 4.590 4,69 600 0,09 500 0,05 1.800 0,17 (100) (16,67) 1.300 260 Hộ sản xuất kinh doanh 602.397 94,65 817.718 89,26 929.204 89,91 215.321 35,74 111.486 13,63 Cộng 636.437 100,00 916.078 100,00 1.033.454 100,00 279.641 43,94 117.376 12,81 Hợp tác xã Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh, 2010, 2011 và 2012 63 1,000,000 800,000 Doanh nghiệp 600,000 Hợp tác xã 400,000 Hộ sản xuất kinh doanh 200,000 0 2010 2011 2012 Nguồn: Số liệu bảng 4.15 Hình 4.8: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế tại Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 - 2012 Bảng 4.16: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế tại Agribank Phú Tân giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 6 tháng 2012 / 6 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Khoản mục tháng 2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Doanh nghiệp 48.700 9,99 76.189 11,86 27.489 56,44 600 0,12 300 0,05 (300) (50) Hộ sản xuất kinh doanh 437.981 89,88 565.754 88,09 127.773 29,17 Cộng 487.281 100,00 642.243 100,00 154.962 31,80 Hợp tác xã Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh, 6 tháng 2012 và 6 tháng 2013 b/Doanh nghiệp. Các DN hoạt động tại địa phương chủ yếu là : Xây xát, kinh doanh xăng dầu, vật liệu xây dựng,…Xét về mặt giá trị doanh số cho vay của thành phần này luôn tăng qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng lại giảm, năm 2011 tăng tới 192,64% so với 2010, sang năm 2012 chỉ tăng với tốc độ 4,69% so với năm 2011. Tuy nhiên đến 6 tháng 2013 DSCV tăng trở lại thậm chí tốc độ còn cao hơn cả năm 2012. Nếu xét về mặt tỷ trọng, DSCV thành phần này chiếm tỷ trọng thứ 2 trong tổng DSCV, xấp xỉ 12%. Hai vấn đề trên xuất phát từ những nguyên nhân sau: 64  Tình hình hiện nay trong huyện có hơn 90% là các DN vừa và nhỏ nên đây là khách hàng tiềm năng trong tương lai. Thành phần này có mức vay khá lớn và có rất nhiều đối tượng lựa chọn, nhưng đây không phải là khách hàng cho vay truyền thống, NH chỉ mới hướng tới trong thời gian gần đây, do đó mặc dù chiếm tỷ trọng đứng hàng thứ 2 nhưng tỷ trọng vẫn nhỏ trong tổng DSCV.  Năm 2011, lượng DN vừa và nhỏ trên địa bàn đủ điều kiện thành lập tăng lên rất đáng kể, nguồn vốn chủ sở hữu không nghiều cho nên nguồn tài trợ của NH là rất quan trọng và cần thiết giúp DN đầu tư, sản xuất. Vì thế DSCV năm 2011 tăng lên rất cao 192,64%.  6 tháng đầu năm 2013, NH mở rộng thêm nhiều khách hàng cho vay mới, bên cạnh đó NH chủ yếu là cho vay ngắn hạn, các DN đến hạn trả nợ thì đúng vào đầu năm 2013, sau đó lại vay tiếp tục, do đó doanh số cho vay cao hơn cùng kỳ năm trước. c/Hợp tác xã (HTX). Đối với HTX, DSCV chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng DSCV thành phần kinh tế, chỉ gần bằng 0,2%. Nguyên nhân là do: Trên địa bàn hiện nay số lượng HTX không nhiều, chỉ khoảng 40 HTX; bên cạnh đó số lượng HTX này hoạt động chủ yếu theo quy mô nhỏ, nên nguồn vốn kinh doanh theo loại hình này tương đối thấp chủ yếu là cải thiện mức sống cho người dân. Năm 2012 DSCV đối tượng này tăng với tốc độ rất cao 260% so với năm 2011. Sang đến 6 tháng đầu năm 2013 thì giảm xuống 50% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do: o Năm 2012, ngoài các HTX cũ đã phát sinh thêm 2 HTX mới vay vốn làm cho DSCV tăng đột biến. o Trong hai HTX mới vay vốn có một HTX vay trung hạn nên chưa đến hạn trả, còn một HTX còn lại vay ngắn hạn 6 tháng trả xong rồi vay kỳ tiếp theo, do đó 6 tháng đầu năm 2013 DSCV giảm một nữa 50%. 4.2.3.2 Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế tại ngân hàng Nhìn chung tình hình thu hồi nợ của chi nhánh tăng qua các năm, điều này là hoàn toàn phù hợp với sự gia tăng DSCV tại NH đối với các thành phần kinh tế. Đồng thời huyện Phú Tân cũng có nhiều chính sách ưu đãi nhằm phát triển HĐSXKD, mở rộng quy mô sản xuất đối với các DN và các hộ sản xuất kinh doanh. Hầu hết khách hàng vay vốn vào đầu mỗi chu kỳ sản xuất để mua nguyên liệu đầu vào, khi thu hồi được vốn thì hoàn trả nợ vay cho NH, đến chu kỳ sau lại vay tiếp nữa. Đó là lý do mà DSTN không ngừng tăng qua các năm. 65 Bảng 4.17: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế tại Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 - 2012 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Năm Khoản mục 2010 Số tiền Doanh nghiệp Hợp tác xã 2011 % Số tiền 2012 % Số tiền 2011/2010 % Số tiền % 2012/2011 Số tiền % 29.078 5,02 83.767 10,04 96.960 10,27 54.689 188,08 13.193 15,75 480 0,08 820 0,09 1.390 0,15 340 70,83 570 69,51 Hộ sản xuất kinh doanh 549.403 94,89 749.641 89,86 845.978 89,59 200.238 36,45 96.337 12,85 Cộng 578.961 100,00 834.228 100,00 944.328 100,00 255.267 44,09 110.100 13,20 Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh, 2010, 2011 và 2012 66 900,000 800,000 700,000 600,000 Doanh nghiệp 500,000 Hợp tác xã 400,000 Hộ sản xuất kinh doanh 300,000 200,000 100,000 0 2010 2011 2012 Nguồn: Bảng số liệu 4.17 Hình 4.9: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế tại Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 - 2012 Bảng 4.18: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế tại Agribank Phú Tân giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ĐVT: Triệu đồng Năm Khoản mục 6 tháng 2012 Số tiền Doanh nghiệp Hợp tác xã 6 tháng 2013 % Số tiền % 51.730 11,31 70.099 11,61 170 0,04 300 0,05 Chênh lệch 6 tháng 2012 / 6 tháng 2013 Số tiền 18.369 % 35,51 (130) (76,47) Hộ sản xuất kinh doanh 405.298 88,65 533.528 88,34 128.230 31,64 Cộng 457.198 100,00 603.927 100,00 146.729 32,09 (Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh, 6 tháng 2012 và 6 tháng 2013 a/Hộ sản xuất kinh doanh. DSTN đối với HSXKD chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng DSTN, luôn chiếm tỷ trọng trên 88%, chiếm phần lớn trong đó là bên lĩnh vực TMDV, đây là lĩnh vực trong thời gian qua tại địa phương phát triển rất mạnh, nên nhu cầu vay vốn càng nhiều, mà chủ yếu vay kinh doanh theo vụ, do đó DSTN cũng tăng cao tương đương DSCV. 67 b/Doanh nghiệp. Nếu như DSCV đối với thành phần DN chiếm tỷ trọng xấp xỉ 12% trong tổng DSCV thành phần kinh tế, thì DSTN đối với thành phần này cũng đứng hàng thứ 2 trong tổng DSTN và cũng xấp xỉ 12%. Trong thời gian qua tình hình DSTN đối với DN cũng giống như DSCV tăng dần qua các năm, và năm 2011 là năm mà tốc độ tăng DSTN là cao nhất 188,08% so với 2010. Nguyên nhân là do năm 2011 DSCV đối với thành phần này tăng với con số rất cao 192,64% so với năm 2010. Đồng thời trên địa bàn huyện số doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm hơn 90%, do đó những khoản mà NH cho các DN vay phần lớn là cho vay ngắn hạn, vì thế việc thu hồi nợ và cho vay liên tục tăng tương ứng nhau. c/Hợp tác xã. Các HTX trên địa bàn huyện hoạt động theo mô hình chưa đủ mạnh, trình độ chuyên môn của đội ngủ cán bộ quản lý chưa cao, hầu hết hoạt động theo kinh nghiệm thực tế, khả năng đáp ứng nhu cầu dịch vụ còn hạn chế, công việc kinh doanh chưa thực sự hiệu quả nên công tác thu hồi nợ của NH cũng gặp không ít khó khăn. Do đó, DSCV thành phần này trong thời gian qua chiếm tỷ trọng nhỏ, nên DSTN đối với loại hình này cũng chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng DSTN, chỉ xấp xỉ 0,1%. Năm 2012, mặc dù DSCV tăng rất cao 260% so với năm 2011 nhưng tốc độ tăng của DSTN năm 2012 lại thấp hơn tốc độ tăng DSTN năm 2011, chỉ tăng 69,51%. Do năm 2012 trong hai HTX mới phát sinh có một HTX vay trung hạn vẫn chưa đến kỳ hạn trả nợ. Đến 6 tháng đầu năm 2013, HTX mới còn lại vay theo chu kỳ 6 tháng đã trả 300 triệu và tiếp tục vay tiếp 300 triệu cho kỳ tiếp theo, do đó DSCV và DSTN 6 tháng đầu năm 2013 đều là 300 triệu đồng. 4.2.3.3 Dư nợ theo thành phần kinh tế tại ngân hàng a/Hộ sản xuất kinh doanh. Đây là thành phần kinh tế có dư nợ chiếm tỷ trọng cao nhất. Dựa vào bảng số liệu ta thấy dư nợ trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 luôn chiếm tỷ trọng trên 90%. Điều này hoàn toàn phù hợp với sự thay đổi DSCV và DSTN đã trình bày ở trên. Năm 2012 do tình hình kinh tế đặc biệt khó khăn hơn năm 2011, nên DSTN tăng chậm hơn DSCV làm cho dư nợ năm 2012 tăng cao nhất trong giai đoạn này 20,64%, còn năm 2011 chỉ tăng 20,31%, và 6 tháng đầu năm 2013 tăng 18,98%. 68 Bảng 4.19: Dư nợ theo thành phần kinh tế tại Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 - 2012 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Năm Khoản mục 2010 Số tiền Doanh nghiệp Hợp tác xã 2011 % Số tiền 2012 % Số tiền 2011/2010 % 21.127 5,92 35.220 8,03 40.710 7,17 520 0,15 200 0,05 610 0,12 Số tiền 14.093 % 2012/2011 Số tiền 66,71 5.490 15,59 (320) (61,54) 410 250 83.226 20,64 Hộ sản xuất kinh doanh 335.240 93,93 403.317 91,93 486.543 92,17 68.077 20,31 Cộng 356.887 100,00 438.737 100,00 527.863 100,00 81.850 22,93 89.126 Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh, 2010, 2011 và 2012 69 % 20,31 500,000 450,000 400,000 350,000 300,000 Doanh nghiệp 250,000 Hợp tác xã 200,000 Hộ sản xuất kinh doanh 150,000 100,000 50,000 0 2010 2011 2012 Nguồn: Số liệu bảng 4.19 Hình 4.10: Dư nợ theo thành phần kinh tế tại Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 -2012 Bảng 4.20: Dư nợ theo thành phần kinh tế tại Agribank Phú Tân giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ĐVT: Triệu đồng Năm Khoản mục 6 tháng 2012 Số tiền Doanh nghiệp Hợp tác xã % Chênh lệch 6 tháng 2013 Số tiền 6 tháng 2012 / 6 tháng 2013 % Số tiền % 32.190 6,87 46.800 8,27 14.610 45,39 630 0,13 610 0,11 (20) (3,17) Hộ sản xuất kinh doanh 436.000 93,00 518.769 91,63 82.769 18,98 Cộng 468.820 100,00 566.179 100,00 97.359 20,77 Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh, 6 tháng 2012 và 6 tháng 2013 70 b/Doanh nghiệp. Cũng giống như DSCV và DSTN phân tích ở trên, dư nợ cũng tăng với tốc độ cao nhất vào năm 2011, tăng 66,71% so với năm 2010; kế đó là 6 tháng đầu năm 2013 tăng với tốc độ cũng khá cao 45,39% so với cùng kỳ năm trước, còn cao hơn cả tốc độ tăng của cả năm 2012. Nguyên nhân là do năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2013 DSCV tăng rất cao trong khi đó DSTN tăng với tốc độ thấp hơn nên dẫn đến dư nợ tăng cao, điển hình năm 2011 DSCV tăng 192,64% còn DSTN chỉ tăng 188,08%. c/Hợp tác xã Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy năm 2012 dư nợ tăng với tốc độ rất cao 205% so với năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2012 phát sinh thêm 2 HTX mới vay vốn nên DSCV tăng rất cao 260% so với năm 2011, nhưng trong hai HTX mới này có một HTX vay trung hạn, làm cho DSTN năm 2012 chỉ tăng 69,51% thấp hơn DSCV, chính vì thế dư nợ năm 2012 tăng rất cao. Sang 6 tháng đầu năm 2013 một HTX mới còn lại do vay ngắn hạn theo chu kỳ 6 tháng, nên trong thời gian này trả hết 300 triệu sau đó vay tiếp 300 triệu cho chu kỳ tiếp theo, vì thế dư nợ 6 tháng đầu năm 2013 vẫn là 610 triệu bằng với dư nợ cả năm 2012. 4.2.3.4 Nợ xấu theo thành phần kinh tế tại ngân hàng a/Hộ sản xuất kinh doanh. Như đã trình bày, DSCV, DSTN và dư nợ của thành phần này luôn chiếm tỷ trọng rất cao và gần như hoàn toàn trong tổng DSCV, DSTN và dư nợ theo thành phần kinh tế. Do đó, việc thành phần kinh tế này có nợ xấu chiếm tỷ trọng cao nhất 100% cũng là điều dễ hiểu. b/Doanh nghiệp và hợp tác xã. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy nợ xấu của hai đối tượng này đều bằng 0, nguyên nhân là do:  Thứ nhất: Các DN hoạt động tại địa bàn chiếm 90% là DN vừa và nhỏ, trong thời gian qua phần lớn DN mới thành lập nên chưa phát triển ổn định.  Thứ hai: Các HTX hoạt động chủ yếu theo kinh nghiệm chưa có trình độ chuyên môn.  Chính vì hai nguyên nhân trên khi cho vay hai đối tượng này NH thực hiện thẩm định rất chặt chẽ, một khi khách hàng đảm bảo khả năng trả nợ mới chấp nhận cho vay nên dẫn đến tình trạng nợ xấu cũng được đảm bảo 71 Bảng 4.21: Nợ xấu theo thành phần kinh tế tại Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 - 2012 ĐVT: Triệu đồng Năm Khoản mục 2010 Số tiền Chênh lệch 2011 Số tiền % 2012 Số tiền % 2011/2010 Số tiền % 2012/2011 Số tiền % % Doanh nghiệp - - - - - - - - - - Hợp tác xã - - - - - - - - - - Hộ sản xuất kinh doanh 249 100,00 237 100,00 2.465 100,00 (12) (4,82) 2.228 940,08 Cộng 249 100,00 237 100,00 2.465 100,00 (12) (4,82) 2.228 940,08 Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh, 2010, 2011 và 2012 72 2500 Doanh nghiệp 2000 1500 Hợp tác xã 1000 Hộ sản xuất kinh doanh 500 0 2010 2011 2012 Nguồn: Số liệu bảng 4.21 Hình 4.11: Nợ xấu theo thành phần kinh tế tại Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 - 2012 Bảng 4.22: Nợ xấu theo thành phần kinh tế tại Agribank Phú Tân giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ĐVT: Triệu đồng Năm Khoản mục 6 tháng 2012 Số tiền Chênh lệch 6 tháng 2012 / 6 tháng 2013 6 tháng 2013 % Số tiền % Số tiền % Doanh nghiệp - - - - - - Hợp tác xã - - - - - - Hộ sản xuất kinh doanh 886 100,00 1.874 100,00 988 111,51 Cộng 886 100,00 1.874 100,00 988 111,51 Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh, 6 tháng 2012 và 6 tháng 2013 2000 Doanh nghiệp 1500 Hợp tác xã 1000 Hộ sản xuất kinh doanh 500 0 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Nguồn: Số liệu bảng 4.22 Hình 4.12: Nợ xấu theo thành phần kinh tế tại Agribank Phú Tân giai đoạn 6 tháng 2012 và 6 tháng 2013. 73 4.2.4 Phân tích tình hình tín dụng theo ngành nghề kinh tế tại NHNO&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Phú Tân từ năm 2010 đến năm 2012 và 6 tháng 2013 4.2.4.1 Doanh số cho vay theo ngành nghề kinh tế tại ngân hàng a/Nông nghiệp. Dựa vào bảng 4.23 và 4.24 ta thấy DSCV của ngành nông nghiệp trong giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng 2013 liên tục giảm, không những thế tỷ trọng của ngành nông nghiệp giảm liên tiếp qua 3 năm 2010, 2011 và 2012 lần lượt là 18,23%, 11,48%, 9,07% và 5,32%. Do Phú Tân là huyện với những năm trước đây sản xuất nông nghiệp (kết hợp chăn nuôi và trồng trọt) là chủ yếu, nhưng những năm gần đây do sản xuất lúa phải đối mặt với giá cả thất thường, còn chăn nuôi thì chịu nạn dịch cúm gia cầm, heo tai xanh, bò thì bị lở mồm long móng, nên nhiều hộ gia đình và cá nhân chuyển đồi sang ngành nghề hiệu quả hơn, điển hình là TMDV. Ngoài ra trong thời gian qua, đặc biệt là năm 2012 huy động vốn chưa đạt hiệu quả nên NH hạn chế cho vay những ngành chịu rủi ro cao, chuyển sang cho vay những ngành đang phát triển rất mạnh tại địa phương trong thời gian qua như ngành TTCN và TMDV. Tuy nhiên tỷ trọng DSCV ngành nông nghiệp chỉ giảm đối với lúa và chăn nuôi, còn sản xuất nếp vẫn được duy trì cho vay, vì đây cũng là thế mạnh của vùng, đặc sản nếp Phú Tân. b/Tiểu thủ công nghiệp. Trên địa bàn huyện Phú Tân hiện nay có một số cơ sở sản xuất như: Làng nghề rèn Phú Mỹ, bánh phồng nếp Phú Tân,…Từ năm 2010 đến năm 2012 và 6 tháng 2013 tỷ trọng cho vay ngành này liên tục tăng, tuy nhiên đây không phải là đối tượng cho vay truyền thống của NH vì thế chiếm tỷ trọng nhỏ, xấp xỉ 7,5% trong tổng DSCV. Xét giai đoạn 2010 – 2012 thì năm 2011 là năm mà DSCV ngành này tăng rất cao 94,34%. Nguyên nhân là do hiện nay theo xu hướng của huyện Phú Tân đang đẩy mạnh phát triển ngành này trong tương lai, vì đây là một ngành rất có tiềm năng phát triển. Do đó, NH cũng chuyển hướng cho vay từ những ngành truyền thống như nông nghiệp, thủy sản sang tập trung cho vay ngành TTCN, đồng thời năm 2011 là một năm mà các cơ sở sản xuất đẩy mạnh quảng bá sản phẩm trong và ngoài nước, mở rộng quy mô sản xuất nên nhu cầu vay vốn cũng tăng cao. c/Thủy sản. Có thể nói ngành nuôi trồng thủy sản là ngành mang lại thu nhập đáng kể cho người dân ở địa bàn huyện Phú Tân, thời gian trước đây thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn đứng sau ngành nông nghiệp. Tuy nhiên khác với ngành nông nghiệp, doanh số cho vay ngành thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng cao và 74 Bảng 4.23: Doanh số cho vay theo ngành nghề kinh tế tại Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 - 2012 ĐVT: Triệu đồng Khoản mục Năm 2011 2010 Chênh lệch 2012 Số tiền % Số tiền % 115.364 18,23 105.176 11,48 93.756 TTCN 33.280 5,23 64.675 7,06 Thủy sản 85.217 13,39 119.301 358.465 56,52 44.111 636.437 Nông nghiệp TMDV Tiêu dùng Tổng Số tiền 2011/2010 % 2012/2011 Số tiền % Số tiền 9,07 (10.188) (8,83) (11.420) (10,86) 65.025 6,29 31.395 94,34 350 0,54 13,02 126.417 12,23 34.048 39,99 7.116 5,96 546.742 59,68 656.368 63,51 188.277 52,52 109.626 20,05 6,93 80.184 8,75 91.888 8,89 36.037 81,78 11.704 14,60 100,00 916.078 100,00 1.033.454 100,00 279.641 43,94 117.376 12,81 Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh, 2010, 2011 và 2012 75 % 700,000 600,000 Nông nghiệp 500,000 TTCN 400,000 Thủy sản 300,000 200,000 TMDV 100,000 Tiêu dùng 0 2010 2011 2012 Nguồn: Số liệu bảng 4.27 Hình 4.13: Doanh số cho vay theo ngành nghề kinh tế tại Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 - 2012 Bảng 4.24: Doanh số cho vay theo ngành nghề kinh tế tại Agribank Phú Tân giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ĐVT: Triệu đồng Năm Khoản mục 6 tháng 2012 Số tiền % 6 tháng 2013 Số tiền % Chênh lệch 6 tháng 2012 / 6 tháng 2013 Số tiền % Nông nghiệp 72.540 14,89 34.174 5,32 (38.366) (52,89) TTCN 11.900 2,44 47.820 7,45 35.920 301,85 Thủy sản 51.425 10,55 72.065 11,22 20.640 40,14 254.365 52,20 377.144 58,72 122.779 48,27 97.051 19,92 111.040 17,29 13.989 14,41 487.281 100,00 642.243 100,00 154.962 31,80 TMDV Tiêu dùng Tổng Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh, 6 tháng 2012 và 6 tháng 2013 đứng hàng thứ 2 trong tổng DSCV qua các năm, xấp xỉ 14%, nhưng do thủy sản cũng là ngành luôn phải đối mặt rủi ro biến động về giá cả, đầu ra thường bị rào cản thương mại từ các nước, đặc biệt là năm 2012 giá xuất khẩu giảm, đầu ra đã bị rào cản thương mại từ các nước, người dân trực tiếp nuôi thì bị các DN đè giá, do đó tỷ trọng cho vay ngành này trong tổng DSCV cũng giống như nông nghiệp đã có xu hướng giảm dần. Cụ thể, năm 2010 chiếm tỷ trọng 13,39% đến 2011, 2012 và 6 tháng 2013 doanh số cho vay ngành thủy sản chiếm tỷ trọng lần lượt là 13,02%,12,23% và 11,22%. 76 d/Thương mại dịch vụ. Ngoài cho vay những ngành truyền thống như sản xuất nông nghiệp, thủy sản, NH còn mở rộng thêm lĩnh vực hoạt động của mình, một mặt để gia tăng lợi nhuận và đổi mới lĩnh vực kinh doanh, mặt khác tạo điều kiện cho người dân, các hộ trong huyện có điều kiện mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh. NH còn chiết khấu những GTCG của người dân cho TCTD hay chính phủ phát hành, tạo mọi điều kiện giải quyết vốn cho người dân. Bên cạnh đó do nhu cầu của người dân ngày càng được nâng cao, đòi hỏi có nhiều loại hình thương mại, dịch vụ ra đời. Khi đó các hộ kinh doanh muốn mở rộng và phát triển quy mô cần thêm nguồn vốn của NH để phát triển thuận lợi hơn. Mặt khác do NH nắm bắt được sự thay đổi của môi trường kinh doanh tại địa phương theo hướng đa ngành nên đã mạnh dạng chuyển dịch cơ cấu cho vay từ sản xuất sang kinh doanh TMDV theo phương hướng phù hợp với sự phát triển kinh tế tại địa phương. Chính vì thế doanh số cho vay lĩnh vực này chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay theo ngành kinh tế và luôn chiếm tỷ trọng trên 55% qua các năm. Không những thế doanh số cho vay ngành này luôn tăng qua các năm và năm 2011 tăng với tốc độ cao nhất 52,52% so với năm 2010. Do trên địa bàn huyện ngành TMDV chủ yếu là những hộ mua bán lúa nếp, đặc biệt chiếm phần lớn là mua bán nếp, năm 2011 là một năm thuận lợi về giá cả và đầu ra đối với cả 2 sản phẩm này, nên nhiều hộ kinh doanh mở rộng mua bán và cần nhiều vốn hơn. Nhưng năm 2012 do kinh tế khó khăn, giá cả thấp, đầu ra khó khăn đối với lúa, còn sản phẩm nếp tại địa phương trong thời gian qua vẫn luôn bán được giá, nên nhu cầu vốn của ngành này đã chửng lại đối với sản xuất lúa, còn nhu cầu vốn sản xuất nếp thì vẫn tăng, do đó DSCV không giảm mà vẫn tăng nhưng tăng chậm hơn năm 2011. Đặc biệt 6 tháng đầu năm 2013 ngành TMDV tại địa phương mở rộng hoạt động sang các huyện lân cận nên nhu cầu vốn cao hơn nữa, do đó DSCV tăng với tốc độ cao 40,14% so với cùng kỳ năm trước. e/Tiêu dùng. Các khoản cho vay này chủ yếu giúp cho người dân vay bù đắp thiếu hụt tạm thời của họ, để tránh tình trạng người dân phải vay trên thị trường “ Chợ Đen” với lãi suất rất cao gây thiệt hại cho người dân. Chính vì thế DSCV tiêu dùng chiếm tỷ trọng ngày càng cao và luôn tăng qua các năm. Xét về tốc độ tăng, thì năm 2011 DSCV ngành này tăng rất cao 81,78% so với 2010, phần tăng này chủ yếu NH cho vay để mua máy móc, xe, xây nhà xưởng,… Do năm 2011có nhiều thuận lợi, người dân đặc biệt là người nông dân làm ăn có lời nên nhu cầu vay tiêu dùng mở rộng sản xuất, nhu cầu mua sắm cũng tăng cao. 77 4.2.4.2 Doanh số thu nợ theo ngành nghề kinh tế tại ngân hàng a/Nông nghiệp. Cũng giống như DSCV ngành nông nghiệp, doanh số thu nợ ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cũng không cao lắm và luôn biến động. Cụ thể: Năm 2010 chiếm 13,59% trong tổng DSTN, năm 2011 thì chiếm tỷ trọng cao hơn 17,10%, nhưng đến năm 2012 và 6 tháng 2013 thì tỷ trọng giảm xuống còn 9,32% và 3,03% Riêng chỉ có năm 2011 thì tăng cao so với năm 2010. Mặc dù DSCV ngành nông nghiệp năm 2011 giảm nhưng DSTN thì lại tăng khá cao 31,33% so với năm 2010. Nguyên nhân là do năm 2011 không những nếp mà giá cả và đầu ra của gạo cũng gặp nhiều thuận lợi hơn. Dịch bệnh trong chăn nuôi cũng được cải thiện tốt hơn. Đến năm 2012 thì hoàn toàn ngược lại thu nợ giảm tới 38,27% so với năm 2011. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm làm cho giá cả của các loại gia súc giảm đáng kể, do ảnh hưởng của thời tiết làm cho các loại cây trồng có phần thất thoát, bên cạnh đó với chiến lược giá thấp từ Trung Quốc đã làm cho thu nhập của người dân giảm đáng kể, đặc biệt là vào thời điểm cuối năm, vì vậy đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác thu hồi nợ của NH. Đến 6 tháng đầu năm 2013 vẫn tiếp tục chịu cảnh giá giảm, cầu nội địa giảm và dịch bệnh, nên so với cùng kỳ năm trước DSTN giảm 73,47%. b/Tiểu thủ công nghiệp. DSTN ngành này năm 2011 cũng tăng rất cao 96,77% so với năm 2010. Nguyên nhân là do năm 2011 các làng nghề của huyện đẩy mạnh quảng bá sản phẩm trong và ngoài nước tạo cho đầu ra sản phẩm ổn định, nên đã kịp thời thanh toán các khoản nợ cho NH. Nhưng đến năm 2012 DSTN lại giảm xuống, nhưng không đáng kể chỉ giảm 0,39% so với năm 2011. Vì trong năm 2012 do sản phẩm không có nguồn gốc bán ồ ạt trên thị trường làm mất lòng tin từ phía khách hàng nên việc kinh doanh của NH gặp nhiều khó khăn, đã ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ của NH, đồng thời ngành TTCN chủ yếu người dân vay vốn đầu tư cho cải tiến trang thiết bị nên vay dài hạn do đó mặc dù năm 2011 cho vay rất nhiều nhưng DSTN năm 2012 vẫn không cao. Đến 6 tháng đầu năm 2013 ngành TTCN đã rút kinh nghiệm từ những năm trước, đặc biệt kinh nghiệm từ năm 2012 phải tạo ra sản phẩm mang thương hiệu nhãn mác rõ ràng để người mua phân biệt với những sản phẩm khác cùng loại trên thị trường, tăng cường quảng quá. Do đó doanh số bán đã tăng trở lại. Người dân mở rộng sản xuất nhu cầu vay tăng cao 301,85%. Do đó DSTN tăng với tốc độ rất cao 228,86% so với cùng kỳ năm trước. 78 Bảng 4.25: Doanh số thu nợ theo ngành nghề kinh tế tại Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 - 2012 ĐVT: Triệu đồng Năm Khoản mục 2010 Chênh lệch 2011 % 108.593 13,59 142.620 17,10 88.041 9,32 TTCN 31.070 3,89 61.135 7,33 60.895 Thủy sản 86.547 10,83 103.047 12,35 314.738 39,39 450.570 38.013 32,30 578.961 100,00 TMDV Tiêu dùng Tổng Số tiền % 34.027 31,33 (54.579) (38,27) 6,45 30.065 96,77 (240) (0,39) 116.195 12,30 16.500 19,06 13.148 12,76 54,01 608.880 64,48 135.832 43,16 158.310 35,14 76.856 9,21 70.317 7,45 38.825 102,14 (6.539) (8,51) 834.228 100,00 944.328 100,00 255.267 44,09 110.100 13,20 % Số tiền 2012/2011 % % Số tiền 2011/2010 Số tiền Nông nghiệp Số tiền 2012 Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh, 2010, 2011 và 2012 79 700,000 600,000 500,000 Nông nghiệp 400,000 TTCN Thủy sản 300,000 TMDV 200,000 Tiêu dùng 100,000 0 2,010 2011 2012 Nguồn: Số liệu bảng 4.29 Hình 4.14: Doanh số thu nợ theo ngành nghề kinh tế tại Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 - 2012 Bảng 4.26: Doanh số thu nợ theo ngành nghề kinh tế tại Agribank Phú Tân giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ĐVT: Triệu đồng Năm Khoản mục 6 tháng 2012 Số tiền Nông nghiệp TTCN Thủy sản TMDV Tiêu dùng Tổng 68.969 13.390 40.643 240.777 93.419 457.198 % 15,09 6 tháng 2013 Số tiền % 18.297 3,03 2,93 44.035 8,89 65.163 52,66 377.874 20,43 98.558 100,00 603.927 7,29 10,79 62,57 16,32 100,00 Chênh lệch 6 tháng 2012 / 6 tháng 2013 Số tiền % (50.672) (73,47) 30.645 24.520 137.097 5.139 146.729 228,86 60,33 56,94 5,5 32,09 Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh, 6 tháng 2012 và 6 tháng 2013 c/Thủy sản. Như phân tích những phần trên, năm 2011 ngành thủy sản gặp nhiều thuận lợi vì thế trả nợ cho NH đúng hạn và tăng cao hơn, tăng 19,06% so với năm 2010. Đến năm 2012, do giá thấp, tiêu thụ khó khăn đã ảnh hưởng khả năng trả nợ đúng hạn của người dân, lẽ ra DSTN trong năm nay sẽ giảm nhưng không giảm mà vẫn tăng, mặc dù tốc độ tăng không cao bằng năm 2011. Để đạt được 80 điều này cũng nhờ công tác thu hồi nợ và sàn lọc khách hàng tại NH rất kỹ trước khi cho vay. d/Thương mại dịch vụ. TMDV, sự tăng trưởng của nó tỷ lệ thuận với sự tăng trưởng của ngành nông nghiệp, cụ thể ở đây là mua bán lúa nếp. Do đó, nếu như năm 2011 là một năm đầy thuận lợi đối với nông nghiệp thì đây cũng là một năm thuận lợi không kém của ngành TMDV. Năm 2011 DSTN ngành này tăng khá cao 43,16% so với năm 2010. 6 tháng đầu năm 2013 do việc mở rộng hoạt động sang các huyện lân cận mà chủ yếu là kinh doanh theo vụ bán xong trả cho NH, do đó DSTN cũng tăng lên khá cao 56,94%. e/Tiêu dùng. Trong thời gian qua NH tập trung cho vay tiêu dùng, mà những khoản vay này phần lớn là vay dài hạn, năm 2011 mặc dù DSCV tăng cao nhưng vẫn chưa đến hạn thu hồi trong năm 2012. Do đó DSTN năm 2012 giảm 8,51% so với năm 2011. 4.2.4.3 Dư nợ theo ngành nghề kinh tế tại ngân hàng a/Nông nghiệp. Do việc chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế tại địa phương làm nhu cầu vay vốn cũng ngày càng giảm. Qua bảng 4.23 và 4.25 ta thấy năm 2011 DSCV vay giảm 8,83% trong khi đó năm 2011 là một năm thuận lợi cho nông nghiệp vì thế thu nợ tăng trưởng tới 31,33% dẫn đấn dư nợ năm 2011 giảm xuống mạnh, giảm 47,29% so với năm 2010. Còn năm 2012 và 6 tháng 2013 không những DSCV giảm mà DSTN giảm nhanh hơn DSCV vì thế dư nợ của năm nay tăng trở lại 13,69% năm 2012 và 39,77% vào 6 tháng đầu năm 2013. b/Tiểu thủ công nghiệp. Đây là một ngành rất có tiềm năng mà NH mới đầy mạnh cho vay những năm gần đây do đó DSCV không ngừng tăng, mà chủ yếu những món vay này là dài hạn do đó DSTN không tăng cao như DSCV, làm cho dư nợ liên tiếp tăng trong thời gian qua gần 16%. Và đến 6 tháng đầu năm 2013 dư nợ tăng với tốc độ rất cao 37,97% so với cùng kỳ năm trước. Do DSCV thời gian này tốc độ tăng rất cao, cao hơn cả tốc độ tăng của những năm trước. c/Thủy sản. Mặc dù năm 2011 ngành thủy sản gặp nhiều thuận lợi nhưng DSTN tốc độ tăng vẫn thấp hơn tốc độ tăng của DSCV. DSCV tăng tới 39,99% so với năm 2010, trong khi đó DSTN chỉ tăng 19,06%, do đó dư nợ năm 2011 tăng 37,03% cao hơn tốc độ tăng của dư nợ năm 2012. 81 Bảng 4.27: Dư nợ theo ngành nghề kinh tế tại Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 - 2012 Khoản mục 2010 Số tiền % Năm 2011 Số tiền % 2012 Số tiền % ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 79.181 22,19 41.737 9,51 47.452 8,99 (37.444) (47,29) 5.715 13,69 TTCN 22.720 6,37 26.260 5,99 30.390 5,76 3.540 15,58 4.130 15,73 Thủy sản 43.892 12,30 60.146 13,71 70.368 13,33 16.254 37,03 10.222 17,00 146.115 40,94 242.287 55,22 289.775 54,90 96.172 65,82 47.488 19,60 64.979 18,21 68.307 15,57 89.878 17,03 3.328 5,12 21.571 31,58 356.887 100,00 438.737 100,00 527.863 100,00 81.850 22,93 89.126 20,31 TMDV Tiêu dùng Tổng Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh, 2010, 2011 và 2012 82 300,000 250,000 Nông nghiệp 200,000 TTCN 150,000 Thủy sản 100,000 TMDV 50,000 Tiêu dùng 0 2010 2011 2012 Nguồn: Số liệu bảng 4.31 Hình 4.15: Dư nợ theo ngành nghề kinh tế tại Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 - 2012 Bảng 4.28: Dư nợ theo ngành nghề kinh tế tại Agribank Phú Tân giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ĐVT: Triệu đồng Năm Khoản mục 6 tháng 2012 Số tiền 6 tháng 2013 % Chênh lệch 6 tháng 2012 / 6 tháng 2013 Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 45.308 9,66 63.329 11,19 18.021 39,77 TTCN 24.770 5,28 34.175 6,04 9.405 37,97 Thủy sản 70.928 15,13 77.270 13,65 6.342 8,94 255.875 54,58 289.045 51,05 33.170 12,96 71.939 15,34 102.360 18,08 30.421 42,29 100,00 566.179 100,00 97.359 20,77 TMDV Tiêu dùng Tổng 468.820 Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh, 6 tháng 2012 và 6 tháng 2013 d/Thương mại dịch vụ. Dư nợ ngành này cũng tăng đều qua 3 năm với tốc độ tăng rất cao. Vì ngành này có DSCV cao nhất trong tổng DSCV, tuy nhiên DSTN lại thấp hơn DSCV, vì thế dư nợ tăng là điều hợp lý. Đặc biệt năm 2011 dư nợ tăng cao nhất do DSCV năm này tăng rất cao 52,52%, còn DSTN chỉ tăng 43,16% mặc dù tăng cũng khá cao nhưng vẫn thấp hơn DSCV, làm cho dư nợ ngành này năm 2011 tốc độ tăng rất cao 65,82%. e/Tiêu dùng. Dư nợ cho vay tiêu dùng mà NH cho vay còn lại tăng cao vào năm 2012, tăng 31,58% cách xa tốc độ tăng của dư nợ năm 2011. Do dư nợ đầu năm 83 2012 và DSCV trong năm 2012 cao hơn năm 2011, trong khi đó DSTN trong năm 2012 thì lại thấp hơn, dẫn đến dư nợ cuối năm 2012 tăng rất cao. 4.2.4.4 Nợ xấu theo ngành kinh tế tại ngân hàng a/Nông nghiệp. Qua bảng 4.29, 4.30 ta thấy tình hình nợ xấu đã không xuất hiện vào năm 2011, do năm 2011 là một năm rất thuận lợi đối với ngành nông nghiệp (lúa, nếp, chăn nuôi)tại địa phương, do đó không có nợ xấu. Năm 2012 mặc dù là một năm tự hào với kỷ lục mới về lượng gạo xuất khẩu, nhưng lại không thể vui bởi giá gạo giảm mạnh so với năm 2011. Với 11 tháng đầu năm 2012 giá gạo XK bình quân giảm tới 43,03 USD/tấn, vì thế mặc dù gạo XK năm 2012 có thể cao hơn năm 2011 tới 500-600 ngàn tấn nhưng giá trị thì chỉ bằng hoặc thấp hơn. Gíá giảm dẫn đến lợi nhuận của người nông dân giảm theo. Những hộ chăn nuôi thì phải chịu ảnh hưởng của dịch bệnh. Chính vì nguyên nhân trên làm cho nợ xấu xuất hiện trở lại vào 6 tháng đầu năm 2012 với con số 87 triệu đồng. Chỉ có sản xuất nếp là không bị lỗ, do nguồn sản phẩm này được cung cấp cho ngành TTCN trên địa bàn đang phát triển rất tốt đó là làng nghề bánh phòng nếp Phú Mỹ, ngoài ra thương hiệu nếp Phú Tân được khách hàng ở nhiều vùng biết đến, hiện nếp Phú Tân đã được xuất sang vùng lân cận như Campuchia. Vào giai đoạn cuối năm 2012 NH hạn chế cho vay sản xuất lúa và chăn nuôi, NH chỉ tập trung thu hồi những món nợ xấu này cho hết, do đó cả năm 2012 không còn nợ xấu. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, tình hình khó khăn đối với ngành này vẫn tiếp tục khó khăn hơn trước, không những giá giảm mà sức mua cũng giảm luôn làm cho lợi nhuận của nông dân giảm đáng kể, do đó đã xuất hiện nợ xấu trở lại, nếu so với cùng kỳ năm trước tăng 259,77%. b/Tiểu thủ công nghiệp. Do đây không phải là ngành cho vay truyền thống của NH nên việc xác định đối tượng cho vay được xem xét rất kỹ, vì thế 3 năm qua không có khoản nợ xấu nào phát sinh. Mặc dù 6 tháng đầu năm 2012 có xuất hiện nợ xấu100 triệu đồng, nhưng NH cũng đã khắc phục được vào những tháng cuối năm, do đó ngành TTCN cũng giống như nông nghiệp cả năm 2012 không có nợ xấu. c/Thủy sản. Ngành thủy sản cũng giống như ngành nông nghiệp, năm 2011 gặp nhiều thuận lợi nên không có nợ xấu. Nhưng năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 là một thời kỳ rất khó khăn, nếu so với ngành nông nghiệp thì khó khăn hơn rất nhiều. Nguyên nhân là do:  Giá XK giảm mạnh, đầu ra thì bị rào cản thương mại từ các nước. 84 Bảng 4.29: Nợ xấu theo ngành nghề kinh tế tại Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 - 2012 Khoản mục 2010 Số tiền Nông nghiệp Năm 2011 Số tiền % % ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % 2012 Số tiền % 145 58,23 - - - - (145) (100,00) - - TTCN - - - - - - - - - - Thủy sản - - - - 470 19,07 - - 470 100,00 TMDV 46 18,47 60 25,32 740 30,02 14 30,43 680 1.133,33 Tiêu dùng 58 23,29 177 74,68 1.255 50,91 119 205,17 1.078 609,04 249 100,00 237 100,00 2.465 100,00 (12) (4,82) 2.228 940,08 Tổng Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh, 2010, 2011 và 2012 85 1400 1200 Nông nghiệp 1000 TTCN 800 Thủy sản 600 TMDV 400 Tiêu dùng 200 0 2010 2011 2012 Nguồn: Số liệu bảng 4.33 Hình 4.16: Nợ xấu theo ngành nghề kinh tế tại Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 - 2012 Bảng 4.30: Nợ xấu theo ngành nghề kinh tế tại Agribank Phú Tân giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ĐVT: Triệu đồng Năm Khoản mục 6 tháng 2012 Số tiền 6 tháng 2013 % Số tiền Nông nghiệp TTCN Thủy sản TMDV Tiêu dùng 87 100 220 430 49 9,82 11,29 24,83 48,53 5,53 Tổng 886 100,00 313 320 816 425 % 16,70 17,08 43,54 22,68 1.874 100,00 Chênh lệch 6 tháng 2012 / 6 tháng 2013 Số tiền % 226 259,77 (100) (100,00) 100 45,45 386 89,77 376 767,35 988 111,51 Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh, 6 tháng 2012 và 6 tháng 2013  Vốn liếng hạn chế nên các DN lớn ưu tiên mua cá mà họ tự đầu tư hoặc liên kết nuôi. Hiện nay lượng cá do các DN đầu tư nuôi đã chiếm tới 70% sản lượng cá ĐSCL.  Còn các DN nhỏ, vốn liếng hạn hẹp nên sẵn sàng chào bán thành phẩm với giá thấp, do đó họ quay sang “đè” giá người nông dân. Bởi thế trong những tháng cuối năm 2012, giá cá tra nguyên liệu liên tục ở mức dưới giá thành khiến ngưới nông dân bị thua lỗ khoảng 3000 – 4000 đ/kg. Chính vì nguyên nhân trên làm cho nợ xấu ngành thủy sản năm 2012 rất cao 470 triệu đồng. Đặc biệt là vào cuối năm nợ xấu chiếm tới 67,16% so với cả năm 2012, còn 6 tháng đầu năm 2012 nợ xấu chỉ có 220 triệu đồng chiếm 32,84%. 86 Đến 6 tháng đầu năm 2013 nợ xấu vẫn tăng tới 45,45% so với cùng kỳ năm trước d/Thương mại dịch vụ. TMDV trên địa bàn huyện Phú Tân chủ yếu là các DN hoạt động trong lĩnh vực mua bán nông sản (lúa, nếp), do năm 2012 kinh tế khó khăn mua bán sản phẩm lúa gặp phải giá giảm, đầu ra không có, đồng thời DSCV ngành TMDV lại chiếm tỷ trong rất cao trong tổng DSCV ngành kinh tế. Vì thế năm 2012 nợ xấu ngành TMDV không những tăng cao mà còn rất cao 1.133,33% so với năm 2011. e/Tiêu dùng. Đối với tiêu dùng nợ xấu tăng cao qua các năm, đặc biệt năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 tốc độ tăng rất cao, tăng 609,04% so với năm 2011, và tăng 767,35% so với 6 tháng đầu năm 2012, tốc độ tăng 6 tháng 2013 còn cao hơn tốc độ tăng cả năm 2011. Do NH cho KH vay tiêu dùng chủ yếu với mục đích vay sửa chữa nhà, xây nhà xưởng và chi phí cho mua sắm tiêu dùng, trong đó NH chủ yếu là cho vay trung dài hạn trả nợ theo định kỳ. Năm 2012 tình hình kinh tế khó khăn giá cả hàng hóa tăng cao, lạm phát cao, lãi suất tăng cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của người dân, đặc biệt là những người làm công ăn lương, chính vì thế mà người dân không tích lũy được nguồn thu nhập để trả nợ cho NH. Đến 6 tháng đầu năm 2013 mặc dù lãi suất giảm và lạm phát cũng đã giảm nhưng chủ yếu là do cầu nội địa giảm, vì thế việc vay vốn mua sắm máy móc, xây dựng nhà xưởng đầu tư sản xuất không đem lại lợi nhuận cho người dân.  Từ việc phân tích những ngành nghề ở trên ta có thể thấy việc chuyển dịch cơ cấu cho vay của NH từ những ngành truyền thống sang lĩnh vực khác như ngành TTCN, TMDV là một hướng rất tốt, vì đây là những ngành đang được chính quyền địa phương hổ trợ phát triển, đặc biệt là ngành TTCN trong thời gian qua phát triển rất tích cực, minh chứng cho điều này là năm 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 không có nợ xấu. 4.2.5 So sánh tình hình tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Phú Tân với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn 4.2.5.1 Tình hình doanh số cho vay Qua số liệu bảng 4.31 ta thấy DSCV của Agribank chiếm cao nhất trên địa bàn huyện, cũng nhờ vào uy tín và thời gian hoạt động lâu trên địa bàn nên đảm bảo lượng vốn đầy đủ đáp ứng nhu cầu vay vốn trong từng năm. Đặc biệt năm 2012 tăng trưởng tín dụng gặp nhiều khó khăn, nhưng Agribank vẫn duy trì tốc độ tăng khá tốt 12,81%, còn các đối thủ cạnh tranh 87 tốc độ giảm đáng kể, Vietinbank giảm 3,66%, còn Sacombank năm 2012 DSCV còn giảm nhiều hơn nữa giảm 10%. Bảng 4.31: Doanh số cho vay của Agribank Phú Tân và các đối thủ cạnh tranh giai đoạn 2010 - 2012 ĐVT:Triệu đồng 2011/2010 Năm 2012/2011 CHỈ TIÊU Agribank Phú Tân Vietinbank Phú Tân Sacombank Phú Tân 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % 636.437 916.078 1.033.454 279.641 43,94 117.376 12,81 193.700 219.200 211.170 25.500 13,16 (8.030) (3,66) 165.500 150.480 135.430 (15.020) (9,08) (15.050) (10,00) Nguồn: Tổng hợp bảng 4.5, 4.36 và 4.37 1,200,000 1,000,000 800,000 Agribank Phú Tân 600,000 Vietinbank Phú Tân 400,000 Sacombank Phú Tân 200,000 0 2010 2011 2012 Nguồn: Số liệu bảng 4.31 Hình 4.17: Doanh số cho vay của Agribank Phú Tân và các đối thủ cạnh tranh giai đoạn 2010 - 2012 Nguyên nhân cũng nhờ chính sách của NHNN khuyến khích năm 2012 dành 20% tổng dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn và nông dân những NH không có lợi thế trong lĩnh vực này sẽ phải chuyển số vốn tương đương cho Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn để thực hiện việc giải ngân, mà đây lại là lợi thế của Agribank nên chiếm ưu thế hơn 2 đối thủ còn lại. 4.2.5.2 Tình hình doanh số thu nợ Nhờ vào việc đảm bảo doanh số cho vay tăng trưởng cao đã khiến cho doanh số thu nợ của Agribank cũng chiếm cao hơn 2 đối thủ còn lại. Xét giai đoạn 2010 – 2012 DSTN của Agribank Phú Tân tốc độ tăng rất tốt. 88 Bảng 4.32: Doanh số thu nợ của Agribank Phú Tân và các đối thủ cạnh tranh giai đoạn 2010 - 2012 ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU Agribank Phú Tân Vietinbank Phú Tân Sacombank Phú Tân 2010 Năm 2011 2012 578.961 834.228 148.500 142.000 2011/2010 Số tiền % 2012/2011 Số tiền % 944.328 255.267 44,09 110.100 13,20 194.000 202.800 45.500 30,64 8.800 4,54 132.500 101.454 (9.500) (6,70) (31.046) (23,43) Nguồn: Tổng hợp bảng 4.5, 4.36 và 4.37 1,000,000 900,000 800,000 700,000 600,000 500,000 400,000 300,000 200,000 100,000 0 Agribank Phú Tân Vietinbank Phú Tân Sacombank Phú Tân 2010 2011 2012 Nguồn: Số liệu bảng 4.32 Hình 4.18: Doanh số thu nợ của Agribank Phú Tân và các đối thủ cạnh tranh giai đoạn 2010 - 2012 Riêng năm 2012 tốc độ tăng của Agribank đã chậm hơn so với 2011. Không chỉ riêng Agribank Phú Tân mà Vietinbank Phú Tân cũng cùng xu hướng, còn Sacombank Phú Tân thì càng giảm nhiều hơn nữa so với 2011. 4.2.5.3 Tình hình dư nợ Qua bảng 4.33 ta thấy năm 2012 dư nợ tăng với tốc độ đều giảm hơn so với năm 2011, cụ thể Agribank năm 2011 tăng 22,93% đến năm 2012 tăng 20,31%, Vietinbank năm 2012 chỉ tăng 6,09% so với tốc độ tăng 22,46% của năm 2011 thì giảm hơn nhiều. Tuy nhiên, trong 3 NH phân tích ở trên chỉ có Sacombank tốc độ tăng trưởng dư nợ năm 2012 không giảm như 2 NH trên mà còn cao hơn cả tốc độ tăng 2011, tăng 28,32%. Nguyên nhân là do: Sacombank tập trung cho vay trung và dài hạn nên DSTN giảm mạnh năm 2011 và 2012, năm 2012 DSTN giảm rất mạnh, giảm nhanh hơn tốc độ giảm của DSCV dẫn đến dư nợ tăng cao. 89 Bảng 4.33: Dư nợ của Agribank Phú Tân và các đối thủ cạnh tranh giai đoạn 2010 - 2012 ĐVT: Triệu đồng Năm CHỈ TIÊU 2010 2011/2010 2012/2011 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Agribank Phú Tân 356.887 438.737 527.863 81.850 22,93 89.126 20,31 Vietinbank Phú Tân 112.200 137.400 145.770 25.200 22,46 8.370 6,09 Sacombank Phú Tân 102.000 119.980 153.956 17.980 17,63 33.976 28,32 Nguồn: Tổng hợp bảng 4.5, 4.36 và 4.37 600,000 500,000 400,000 Agribank Phú Tân 300,000 Vietinbank 200,000 Sacombank 100,000 0 2010 2011 2012 Nguồn: Số liệu bảng 4.33 Hình 4.19: Dư nợ của Agribank Phú Tân và các đối thủ cạnh tranh giai đoạn 2010 - 2012 4.2.5.4 Tình hình nợ xấu Bảng 4.34: Nợ xấu của Agribank Phú Tân và các đối thủ cạnh tranh giai đoạn 2010 - 2012 ĐVT: Triệu đồng Năm 2011/2010 2012/2011 CHỈ TIÊU 2010 Agribank Phú Tân Vietinbank Phú Tân Sacombank Phú Tân 2011 2012 Số tiền % Số tiền % 249 237 2.465 (12) (4,82) 13 46 75 33 253,85 29 63,04 29 32 64 3 10,34 32 100,00 Nguồn: Tổng hợp bảng 4.5, 4.36 và 4.37 90 2.227 939,66 3000 2500 2000 1500 1000 500 0 Agribank Phú Tân Vietinbank Phú Tân Sacombank Phú Tân 2010 2011 2012 Nguồn: Số liệu bảng 4.34 Hình 4.20: Nợ xấu của Agribank Phú Tân và các đối thủ cạnh tranh giai đoạn 2010 - 2012 Dựa vào DSCV phân tích ở trên thì việc nợ xấu của Agribank chiếm cao nhất so với 2 đối thủ trên địa bàn là điều dễ hiểu. Tuy nhiên năm 2011 Agribank Phú Tân thực hiện công tác thẩm định thu hồi nợ rất tốt làm cho nợ xấu đã giảm rất nhiều, trong khi đó 2 NH kia nợ xấu thì lại tăng lên đáng kể. Nhất là Vietinbank công tác thẩm định thu hồi nợ là kém nhất vào năm 2011. Nếu so về quy mô hoạt động thì Sacombank và Vietinbank đều là phòng giao dịch nhưng nợ xấu của Vietinbank năm 2011 tăng rất cao so với Sacombank, Vietinbank tăng tới 253,85% còn Sacombank chỉ tăng thêm 10,34%. Nhưng đến năm 2012 Vietinbank lại là NH có tốc độ tăng nợ xấu thấp nhất trong 3 NH, chỉ tăng thêm 63,04%. 4.2.6 Một số chỉ tiêu để đánh giá và so sánh hoạt động tín dụng của ngân hàng với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn Bảng 4.35: Một số chỉ tiêu về tín dụng của Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 – 2012. ĐVT: Triệu đồng Năm Năm Năm Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 Doanh số cho vay Triệu đồng 636.437 916.078 1.033.454 Doanh số thu nợ Triệu đồng 578.961 834.228 944.328 Dư nợ cho vay Dư nợ bình quân Nợ xấu Vốn huy động Dư nợ/ vốn huy động Nợ xấu/ dư nợ Hệ số thu nợ Vòng vay vốn tín dụng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Lần % % vòng 356.887 336.000 249 212.451 1,68 0,07 90,97 1,72 438.737 397.812 237 253.925 1,73 0,05 91,07 2,10 527.863 483.500 2.465 295.322 1,79 0,47 91,38 1,95 Nguồn: Tính toán từ các số liệu của phòngkế hoạch và kinh doanh 91 Bảng 4.36: Một số chỉ tiêu về tín dụng của Vietinbank Phú Tân giai đoạn 2010 – 2012. ĐVT: Triệu đồng Năm Năm Năm Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Triệu đồng Triệu đồng 193.700 148.500 219.200 194.000 211.170 202.800 Dư nợ cho vay Dư nợ bình quân Nợ xấu Vốn huy động Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng 112.200 107.000 13 98.700 137.400 124.800 46 104.120 145.770 141.585 75 99.800 Dư nợ/ vốn huy động Lần 1,14 1,32 1,46 Nợ xấu/ dư nợ Hệ số thu nợ Vòng vay vốn tín dụng % % vòng 0,01 76,66 1,39 0,03 88,50 1,55 0,05 96,04 1,43 Nguồn: Phòng giao dịch Vietinbank Phú Tân, 2010, 2011 và 2012 Bảng 4.37: Một số chỉ tiêu về tín dụng của Sacombank Phú Tân giai đoạn 2010 – 2012. ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ cho vay Dư nợ bình quân Nợ xấu Vốn huy động Dư nợ/ vốn huy động Nợ xấu/ dư nợ Hệ số thu nợ Vòng vay vốn tín dụng ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Lần % % vòng 165.500 142.000 102.000 100.327 29 87.500 1,17 0,02 85,80 1,42 150.480 132.500 119.980 110.990 32 98.000 1,22 0,03 88,05 1,19 135.430 101.454 153.956 136.968 64 101.000 1,52 0,04 74,91 0,74 Nguồn: Phòng giao dịch Sacombank Phú Tân, 2010, 2011 và 2012 4.2.6.1 Dư nợ/vốn huy động Chỉ tiêu này phản ảnh NH cho vay được bao nhiêu so với nguồn vốn huy động, nó còn nói lên hiệu quả sử dụng vốn huy động của NH, thể hiện NH đã chủ động trong việc tích cực tạo lợi nhuận từ nguồn vốn huy động hay chưa. Chỉ tiêu này lớn thể hiện khả năng tranh thủ vốn huy động, nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 thì NH chưa thực hiện tốt việc huy động vốn, vốn huy động tham gia vào việc cho vay ít, khả năng huy động vốn của NH chưa tốt, 92 nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì NH chưa sử dụng hiệu quả toàn bộ nguồn vốn huy động, gây lãng phí. 2 1.5 Agribank Phú Tân 1 Vietinbank Phú Tân 0.5 Sacombank Phú Tân 0 2010 2011 2012 Nguồn: Số liệu bảng 4.35, 4.36 và 4.37 Hình 4.21: Dư nợ /vốn huy động của Agribank Phú Tân và các đối thủ cạnh tranh giai đoạn 2010 - 2012 Nhìn vào hình trên ta thấy trong 3 NH thì Agribank Phú Tân từ năm 2010 đến năm 2012 chỉ tiêu này luôn ở mức rất cao trên 1,6 lần. Chứng tỏ nguồn vốn huy động của NH không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay hay nói cách khác là NH huy động vốn chưa đạt hiệu quả, do đó trong thời gian qua NH luôn phải điều chuyển nguồn vốn từ hội sở xuống để đáp ứng đủ nhu cầu cho vay khách hàng. Vietinbank và Sacombank Phú Tân là 2 NH cân đối giữa huy động vốn và cho vay tương đối hiệu quả hơn. Tuy nhiên năm 2012 thì 2 NH này huy động vốn kém hơn Agribank rất nhiều, nên 2 NH có biên độ dao động giữa năm 2011 và 2012 xa hơn Agribank. 4.2.6.2 Nợ xấu trên dư nợ 0.5 0.4 0.3 Agribank Phú Tân 0.2 Vietinbank Phú Tân 0.1 Sacombank Phú Tân 0 2010 2011 2012 Nguồn: Số liệu bảng 4.35, 4.36 và 4.37 Hình 4.22: Nợ xấu/dư nợ của Agribank Phú Tân và các đối thủ cạnh tranh giai đoạn 2010 - 2012 Chỉ tiêu này được sử dụng để phân tích tình hình chất lượng tín dụng tại NH, đồng thời đây cũng là chỉ tiêu phản ảnh khả năng quản lý tín dụng của NH trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của NH đối với các khoản vay. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của NH càng kém. Căn cứ vào bảng số liệu ta thấy chất lượng tín dụng của NH Agribank Phú Tân năm 2011 được cải thiện hơn so với năm 2010. Điều này chứng tỏ được nổ lực của NH trong việc vừa mở rộng tín dụng vừa kiểm soát chặt việc 93 quản lý tín dụng, công tác thu hồi nợ. Tuy nhiên sang năm 2012, như đã phân tích ở mục 4.2.1.4, nợ xấu tăng trưởng trở lại với tốc độ cao gấp nhiều lần so với tốc độ tăng trưởng của dư nợ nên đã làm cho tỷ lệ nợ xấu/ dư nợ tăng lên mức 0,47%. So sánh giữa các NH với nhau ta thấy chỉ số nợ xấu/dư nợ của Agribank Phú Tân là cao nhất, do DSCV của Agribank Phú Tân cao gấp 3 lần so với 2 NH còn lại, do đó nợ xấu cao hơn là điều dễ hiểu. Năm 2011, nếu như 2 NH kia chỉ số này tăng lên thì Agribank Phú Tân đã giảm xuống từ 0,07% còn 0,05%, chứng tỏ chất lượng tín dụng của NH Agribank Phú Tân rất tốt. Tuy nhiên sang năm 2012 dưới sự tác động của nền kinh tế làm cho nợ xấu của 3 NH phân tích ở trên đều tăng cao. Riêng đối với Agribank Phú Tân nợ xấu năm 2012 tăng rất cao 0,47%, chiếm phần lớn là nợ xấu ngành khác cụ thể tại NH là vay tiêu dùng, nguyên nhân là do năm 2012 tình hình kinh tế khó khăn giá cả hàng hóa tăng cao, lạm phát cao, lãi suất tăng cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu nhập, làm cho người dân vay tiêu dùng không tích lũy được nguồn trả nợ cho NH. 4.2.6.3 Hệ số thu nợ 120 100 80 60 40 20 0 Agribank Phú Tân Vietinbank Phú Tân Sacombank Phú Tân 2010 2011 2012 Nguồn: Số liệu bảng 4.35, 4.36 và 4.37 Hình 4.23: Hệ số thu nợ của Agribank Phú Tân và các đối thủ cạnh tranh giai đoạn 2010 - 2012 Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của NH. Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì NH sẽ thu về bao nhiêu đồng vốn. Tỷ lệ này cao thì tốt, tuy nhiên đối với các NH tập trung cho vay dài hạn thì tỷ lệ này không cần quá cao. Qua 3 năm 2010- 2012 chỉ tiêu này của Agribank Phú Tân luôn trên 90% và năm sau cao hơn năm trước, do Agribank Phú Tân tập trung cho vay ngắn hạn rất cao và chủ yếu là cho vay theo mùa vụ do đó DSTN tăng cao qua các năm cùng với sự tăng lên của DSCV. Còn Vietinbank và Sacombank Phú Tân hệ số này thấp hơn Agribank Phú Tân, do 2 NH này trong thời gian qua tập trung cho vay trung và dài hạn nhiều hơn ngắn hạn, do đó hệ số này thấp 94 hơn Agribank Phú Tân. Riêng Vietinbank Phú Tân năm 2012 tăng cho vay ngắn hạn hơn những năm trước do đó hệ số này đã tăng lên 96,04 %. 4.2.6.4 Vòng quay vốn tín dụng 3 2 Agribank Phú Tân 1 Vietinbank Phú Tân 0 Sacombank Phú Tân 2010 2011 2012 Nguồn: Số liệu bảng 4.35, 4.36 và 4.37 Hình 4.24: Vòng quay vốn tín dụng của Agribank Phú Tân và các đối thủ cạnh tranh giai đoạn 2010 - 2012 Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, thời gian thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn càng nhanh thì được coi là tốt và việc đầu tư được an toàn, nhưng với vòng quay nhanh thì lại thể hiện NH tập trung vào cho vay ngắn hạn hơn cho vay trung và dài hạn. Tra bảng 4.35 ta thấy vòng quay vốn tín dụng của Agribank Phú Tân giảm dần trong giai đoạn 2010-2012. Năm 2011 vòng quay vốn khá cao chứng tỏ NH Agribank Phú Tân đẩy mạnh cho vay ngắn hạn tăng cao vào cuối năm kéo theo sự tăng trưởng của dư nợ bình quân nhưng công tác thu nợ cũng được thực hiện rất tốt vì thế thu hồi vốn nhanh. Năm 2012 đẩy mạnh cho vay trung và dài nhiều hơn nên vòng vay vốn tín dụng có giảm nhẹ so với năm 2011, nhưng không nhiều. Chứng tỏ rằng đồng vốn của NH được thu hồi và luân chuyển tốt. Vietinbank Phú Tân có xu hướng biến đổi khá nhiều, nếu như năm 2010 tập trung cho vay trung và dài hạn thì năm 2011 và 2012 đã chuyển hướng cho vay ngắn hạn hơn, do đó vòng quay vốn khá nhanh hơn năm 2010. Còn Sacombank Phú Tân vẫn duy trì cho vay trung và dài hạn, vì thế vòng quay vốn chậm hơn 2 NH trên rất nhiều.  Thông qua việc phân tích so sánh các chỉ tiêu tín dụng giữa Agribank Phú Tân với 2 NH trên cùng địa bàn, ta có thể thấy rất rõ Agribank Phú Tân do có lợi thế về qui mô hơn 2 đối thủ,vì thế DSCV tăng cao hơn dẫn đến nợ xấu cũng tăng cao hơn. Trong đó, Agribank Phú Tân chủ yếu cho vay ngắn hạn vì thế đồng vốn được thu hồi nhanh hơn 2 đối thủ kia (Vietinbank và Sacombank chủ yếu cho vay trung và dài hạn nhiều hơn). Xét về mặt tín dụng ta thấy Agribank Phú Tân luôn thể hiện rất tốt, tuy nhiên về mặt cân đối vốn của Agribank Phú Tân vẫn chưa thực hiện tốt vì sử dụng vốn điều chuyển nhiều hơn, còn 2 đối còn lại việc cân đối vốn tốt hơn Agribank Phú Tân. 95 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHN0&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN PHÚ TÂN 5.1 NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 5.1.1 Những mặt làm được Thực hiện nghiêm các mục tiêu, giải pháp về điều hành và quản lý tín dụng của chi nhánh 2010-2012 và 6 tháng 2013. Tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng kiểm soát, quản lý cho vay phải bảo đảm an toàn hiệu quả và sinh lời. Ba năm qua chi nhánh đã đạt những thành tựu đáng kể về hoạt động cho vay. Trong những năm qua, hoạt động cho vay không ngừng được nâng cao. Đối với doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ đều tăng trưởng qua các năm, đều chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động cho vay của chi nhánh. Chi nhánh đã thực hiện tốt công tác thu hồi nợ. Đồng thời nguồn vốn huy động cũng được sử dụng hiệu quả mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. 5.1.2 Những mặt còn tồn tại Ta cũng biết trong hoạt động cho vay nói chung luôn tìm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, bên cạnh những mặt đạt được thì ba năm qua hoạt động tín dụng của chi nhánh cũng tồn tại một số mặt chủ yếu sau: - Doanh số cho vay trung dài hạn ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề khác còn thấp. Đặc biệt đây là ngành tại địa phương đang có xu hướng phát triển rất tốt. - Tỷ lệ nợ xấu trong năm 2012 còn khá cao, cao nhất trong ba năm. 5.1.3 Nguyên nhân a/Nguyên nhân khách quan. Ba năm qua là một giai đoạn đầy khó khăn và thách thức đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản và thương mại dịch vụ, do giá cả thế giới ảnh hưởng đến giá cả trong nước, đồng thời còn bị rào cản thương mại từ các nước. Ngoài ra, trong ba năm qua nạn dịch cúm gia cầm vẫn tiếp diễn, cùng với sự xuất hiện của dịch heo tai xanh, bệnh lở mồm long móng làm cho nhiều hộ chăn nuôi thiệt hại nặng nề. Đối tượng cấp tín dụng chủ yếu là nông dân, nhưng đối tượng này gặp khó khăn trong công tác sử dụng vốn dẫn đến làm ăn không có hiệu quả đã ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của chi nhánh. 96 Hiện nay trên địa bàn huyện có ít các loại hình doanh nghiệp. Điều này khiến chi nhánh khó thực hiện đa dạng hóa các đối tượng đầu tư để phân tán rủi ro. Mặc khác do sự biến động không ổn định của nền kinh tế về tỷ giá, lãi suất, các chính sách thắt chặt tiền tệ, kiểm soát lạm phát đã gây áp lực không nhỏ lên giá và nhu cầu vốn của NH. Bên cạnh đó thời tiết trong ba năm qua diễn biến thất thường, xuất hiện nhiều đợt bão lũ mà đặc biệt lớn nhất là đợt vỡ đê hồi tháng 9/2011 đã tàn phá lượng lớn mùa màng của người dân. Hiện nay, việc cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn diễn ra phức tạp. Nhiều tổ chức tín dụng có điều kiện kinh doanh thông thoáng hơn, hạ thấp điều kiện tín dụng nhằm thu hút thị phần, khách hàng. Những năm gần đây giá vàng tăng mạnh, người dân có sự chuyển hướng sang đầu cơ vàng nhiều hơn là gửi tiết kiệm. Bên cạnh đó giá cả của các yếu tố đầu vào luôn gia tăng trong khi giá đầu ra lại không ổn định, điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng và cũng có thể góp phần làm tăng nợ xấu tại NH. b/Nguyên nhân chủ quan. Ngoài những nguyên nhân khách quan nói trên thì còn tồn tại những nhân tố chủ quan dẫn đến những tồn tại của chi nhánh: Do một số khách hàng sử dụng vốn vay chưa hợp lý dẫn đến việc kinh doanh kém hiệu quả đã không thể trả nợ đúng theo kỳ hạn cho NH. Trình độ tổ chức sản xuất của đa số người dân trong huyện còn thấp, đa phần sản xuất theo kinh nghiệm truyền thống năng suất thấp, chất lượng chưa đạt. 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHN0&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN PHÚ TÂN 5.2.1 Cơ sở đề ra giải pháp đối với hoạt động cấp tín dụng Nợ xấu của NH tuy ở mức thấp, nợ xấu/tổng dư nợ nhỏ hơn 3% theo đúng quy định của NHNN nhưng chỉ tiêu này lại có xu hướng tăng trưởng trở lại khi nền kinh tế yếu kém kéo dài. Đặc năm 2012 chỉ số nợ xấu/dư nợ tăng cao hơn năm 2011 rất nhiều. Hơn thế nữa, như đã trình bày ở trên NH vẫn chưa cân đối thực sự tốt giữa vấn đề cho vay và huy động vốn. 5.2.2 Giải pháp cho hoạt động cấp tín dụng Để tránh đồng tiền bị đống băng, để tăng doanh thu và lợi nhuận thì NH phải có những biện pháp thật sự phù hợp giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh ngày càng cao. 97 - Đối với khách hàng truyền thống, NH cần giữ quan hệ lâu dài với các khách hàng tốt, trong cho vay phải linh động xuất phát từ nhu cầu khách hàng mà pháp luật không cấm. Còn đối với các khách hàng xấu, thường xuyên trả nợ trễ hạn hoặc có nguy cơ không thể trả được nợ thì NH cần mạnh dạn loại bỏ, hạn chế cho vay tiếp tục để nguồn vốn cho vay những khách hàng tốt hơn. - Đối với khách hàng mới, NH nên mở rộng khách hàng cho vay thuộc mọi thành phần kinh tế. Lựa chọn kỹ thuật khách hàng trên cơ sơ phân tích tình hình sản xuất và khả năng tài chính của khách hàng. Đồng thời, NH cũng cần hổ trợ tận tình những khách hàng mới có nhu cầu vay vốn mà chưa làm quen với NH để khách hàng thấy được lợi ích của việc vay vốn một cách hiệu quả. - Cán bộ - nhân viên tín dụng của NH cần phải thường xuyên thu thập, nắm bắt thông tin để tư vấn cho khách hàng về khả năng phát triển, tính khả thi của phương án mà khách hàng dự định đầu tư. Hơn thế nữa, việc thu thập thông tin trong thời gian cho vay, phải thực hiện thường xuyên, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn để có biện pháp xử lý kịp thời cho các tình huống thay đổi của khách hàng để hạn chế rủi ro. - NH nên thường xuyên theo dõi và bắt buộc khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích và các cam kết hợp đồng tín dụng. Bởi khi đã nhận được số tiền muốn vay, người đi vay càng có nhiều động lực tham gia vào những hoạt động nhiều rủi ro và dẫn đến khả năng không hoàn trả được nợ. Vì vậy, bằng mọi cách phải thường xuyên theo dõi, giám sát hoạt động của người đi vay xem họ có thực hiện đúng cam kết trên hợp đồng hay không để có biện pháp điểu chỉnh và xử lý kịp thời, yêu cầu họ thực hiện đúng những gì đã cam kết hoặc thực hiện theo phương án khác khả thi hơn hoặc tiến hành thu hồi nợ trước thời hạn. - Đối với các khoản nợ xấu tùy theo tình hình cụ thể mà NH áp dụng nhiều biện pháp khác nhau. Chẳng hạn NH xét thấy khoản nợ xấu có khả năng thu hồi được và khách hàng có thiện chí trả nợ nhưng hiện tại chưa có khả năng trả nợ và cần thêm vốn. Khi đó NH có thể cho vay thêm và khoản vay này không vượt quá chu kỳ sản xuất, để tạo điều kiện cho khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình. - Cuối cùng NH cần phải phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương là một điều kiện rất thuận lợi cho cán bộ tín dụng, giúp cho họ có thể thu thập được thông tin nhanh, gọn, chính xác và xử lý kịp thời những món vay có khả năng xảy ra rủi ro. 98 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Qua phân tích tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng Nông nghiệp và triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Phú Tân cho thấy hoạt động tín dụng tại ngân hàng qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 đạt kết quả tốt. Cụ thể: - Công tác huy động vốn của NH đạt kết quả tốt. Mặc dù gặp nhiều khó khăn xuất phát từ nền kinh tế, Agribank Phú Tân vẫn đảm bảo lượng vốn huy động được ngày càng tăng qua các năm, thậm chí năm sau còn tăng mạnh trước. Điều này chứng tỏ NH đang dần chủ động hơn trong việc tự cân đối nguồn vốn để có thể giảm dần số vốn vay từ cấp trên, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. NH đã thực hiện rất tốt chức năng của một nhà kinh doanh tiền tệ, góp phần cải thiện đời sống người dân huyện Phú Tân trong sự nghiệp đổi mới đất nước. - Cùng với sự tăng lên của nguồn vốn huy động thì doanh số cho vay cũng tăng qua các năm. Điều này chứng tỏ NH đảm bảo được đầu ra cho những khoản vốn huy động được của mình và hạn chế được tình trạng ứ đọng vốn, và cũng đã đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu về vốn cho các khách hàng của mình trên địa bàn huyện Phú Tân giúp các hộ sản xuất kinh doanh, nông dân,…ổn định kinh tế, phát triển sản xuất kinh doanh, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, hướng đến hỗ trợ phát triển các ngành nghề phù hợp đối với từng thời kỳ kinh tế trên địa bàn huyện. - Mặc dù kinh tế khó khăn nhưng công tác thu nợ của NH cũng được đảm bảo tăng qua các năm. Chính điều này đã cho thấy hiệu quả trong việc lựa chọn đối tượng cho vay của NH. Từ những kết quả đạt được đã góp phần tăng lợi nhuận cho Agribank Phú Tân qua các năm. Từ đó thể hiện tính hiệu quả trong hoạt động tín dụng của NH mặc dù nền kinh tế đang gặp khó khăn và áp lực cạnh tranh ngày càng lớn như hiện nay. Song song với những thành tựu đạt được, NH cũng còn tồn tại một vài vấn đề cần phải khắc phục như nợ xấu có xu hướng tăng trở lại, đặc biệt là năm 2012, việc cho vay và huy động vốn chưa thật sự cân đối,…Chính vì vậy, cần có sự nổ lực rất lớn của CBTD tại Ngân hàng Agribank Phú Tân. Đặc biệt là sự quản lý, chỉ đạo, điều hành từ Ban giám đốc nhằm giữ vững uy tín, nâng cao vị thế cạnh tranh của mình trên thương trường góp phần vào sự lớn mạnh của cả hệ thống. 99 6.2 KIẾN NGHỊ  Đối với chính quyền địa phương. - Chính quyền địa phương nên hỗ trợ tăng cường việc cung cấp thôn tin về khách hàng như việc cung cấp các chương trình trọng điểm phát triển kinh tế tại địa phương, giúp NH nắm được tình hình kinh tế tại địa phương và có hướng đầu tư phù hợp tăng lợi nhuận hơn. - Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính địa phương nhất là đối với hoạt động NH, tạo điều kiện thuận lợi về mặt giấy tờ có liên quan để cả NH và khách hàng có thể thực hiện các giao dịch một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất.  Đối với NHN0&PTNT Việt Nam. - Cần trang bị thêm thiết bị, máy móc hiện đại cho chi nhánh như cần thêm máy ATM tại bệnh viện, trường học để phục vụ nhu cầu khách hàng tốt hơn, vì một vài máy ATM của NH đã không còn mới nữa, và số lượng máy vẫn còn ít. - Thường xuyên có chính sách đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ cũng như kịp thời tiếp cận với những thay đổi trong hệ thống ngân hàng. - Có những đợt khảo sát tình hình hoạt động tại chi nhánh, để từ đó có thể đưa ra phương hướng và có sự hỗ trợ cần thiết giúp chi nhánh ngày càng phát triển. - Cho phép các NH chi nhánh huyện kết hợp cho vay với các cửa hàng bán máy móc thiết bị, vật tư nông nghiệp, công cụ dụng cụ phục vụ sản xuất trong vấn đề cho vay mua sắm nông cụ, vật tư bằng hình thức thanh toán qua hóa đơn bán hàng để tránh tình trạng sử dụng vốn sai mục đích. 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Thị Mận, 2010, Tiền tệ ngân hàng. Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh. 2. Thái Văn Đại, 2012, Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. CẦN THƠ: Nhà xuất bản Cần Thơ. 3. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010, Quản trị ngân hàng thương mại. CẦN THƠ: Nhà xuất bản Cần Thơ. 101 [...]... 1 tài Phân tích tình hình tín dụng tại NHN0 & PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Phú Tân được chọn làm đề tài tốt nghiệp 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích, đánh giá tình hình tín dụng của ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam- chi nhánh huyện Phú Tân qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 để thấy được những điểm mạnh của ngân hàng trong hoạt động tín dụng cũng... trưởng tín dụng NHN0 & PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Phú Tân hơn 20 năm tồn tại và phát triển đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp, cải thiện bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống nông dân trên địa bàn huyện Với mong muốn được thực tập tại đây cũng như tìm hiểu rõ hơn tình hình tín dụng của ngân hàng từ đó có thể đề ra một số giải pháp để nâng cao hoạt động tín dụng của ngân hàng. .. chính là ngân hàng, đặc biệt là hệ thống ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, có mạng lưới chi nhánh nhiều nhất và rộng khắp nước, nó giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, cải thiện bộ mặt nông thôn Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với khu vực nông nghiệp và nông thôn cũng... động tín dụng tại ngân hàng 1.2.2 Mục tiêu cụ thể o Mục tiêu 1: Phân tích, đánh giá tổng quát kết quả hoạt động kinh doanh của NHN0 & PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Phú Tân qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng 2013 o Mục tiêu 2: Phân tích tình hình nguồn vốn của NHN0 & PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Phú Tân từ năm 2010 đến năm 2012 và 6 tháng 2013 o Mục tiêu 3: Đánh giá thực trạng về hoạt động tín dụng tại ngân. .. đạo và chủ lực của ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn càng thấy rõ hơn nữa, cụ thể là năm 2011 và 2012 mặc dù lãi suất cao nhằm để hạn chế việc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, nhưng khu vực nông nghiệp và nông thôn vẫn được chú trọng quan tâm và có nhiều ưu đãi, đặc biệt năm 2012 ngân hàng Nhà Nước yêu cầu tất cả các tổ chức tín dụng phải dành 20% tổng dư nợ cho khu vực nông nghiệp và nông. .. Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 -2012 45 Hình 4.2 Tình hình nguồn vốn của Agribank Phú Tân giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 45 Hình 4.3 Tình hình vốn huy động của Agribank Phú Tân giai đoạn 2012 – 2013 47 Hình 4.4 Tình hình hoạt động tín dụng của Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 – 2012 50 Hình 4.5 Tình hình hoạt động tín dụng của Agribank Phú Tân giai đoạn... tích tình hình tín dụng tại ngân hàng giai đoạn 2010-2012 Tiếp theo tác giả còn sử dụng phương pháp phân tích các chỉ số tài chính để làm rõ tình hình biến động tín dụng của ngân hàng Đề tài này tác giả cũng tập trung phân tích toàn bộ hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT nhưng không phân tích tín dụng theo thành phần kinh tế Cuối cùng tác giả đã nêu ra những mặt làm được cũng như những mặt còn tồn tại. .. trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng; sử dụng phương pháp so sánh bằng số tương đối để phản ánh tốc độ phát triển của tín dụng tại ngân hàng Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp tỷ trọng, sử dụng các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hoạt động tín dụng tại ngân hàng giai đoạn 2006-2008 Trong đề tài này tác giả tập trung phân tích toàn bộ hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Châu Phú, từ đó xác định... doanh của ngân hàng trong 3 năm 2004, 2005 và 2006 Bên cạnh đó, tác giả đã sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối, tương đối để phân tích tình hình tín dụng tại ngân hàng giai đoạn 2004-2006 Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp tỷ trọng, sử dụng các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hoạt động tín dụng tại ngân hàng Đề tài tập trung phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của NHN0 & PTNT chi nhánh Sóc... hiện đại, phân phối vốn tín dụng qua các ngân hàng chi m vị trí quan trọng nhất Một mặt hàng tập trung vốn tiền tệ của các xí nghiệp và cá nhân để làm nguồn vốn cho vay, mặt khác ngân hàng phân phối nguồn vốn đó dưới hình thức cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, cá nhân và một phần kho bạc Nhà nước Giữa phân phối vốn tín dụng và phân phối qua Ngân sách có những điểm khác nhau: Đối với tín dụng phân phối ... đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký định số 280/QĐ – NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn. .. có Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Phú Tân 28 Tên giao dịch: Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Tỉnh An Giang- Chi nhánh huyện Phú Tân Tên viết tắt: NHN0&PTNT Chi. .. TRÂN MSSV: LT11167 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN PHÚ TÂN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Mã số ngành:

Ngày đăng: 09/10/2015, 00:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan