phân tích mối liên hệ chi phí khối lượng lợi nhuận tại công ty tnhh một thành viên thiên châu

73 335 0
phân tích mối liên hệ chi phí  khối lượng  lợi nhuận tại công ty tnhh một thành viên thiên châu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH TẠ THÀNH TRUNG PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THIÊN CHÂU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kế Toán Mã số ngành: 52340301 Tháng 11 - Năm 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TẠ THÀNH TRUNG MSSV: LT11266 PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THIÊN CHÂU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KẾ TOÁN Mã số ngành: 52340301 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN LÊ PHƯỚC HƯƠNG Tháng 11 - Năm 2013 LỜI CẢM TẠ -----Được sự phân công của các thầy cô khoa Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh trường Đại học Cần Thơ, sau thời gian thực tập tại phòng Kế toán của Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Thiên Châu, em đã hoàn thành xong luận văn tốt nghiệp “Phân tích mối liên hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công Ty TNHH Một Thành Viên Thiên Châu ”. Đạt được kết quả này em vô cùng biết ơn và em xin gởi lời cảm ơn chân thành, lời tri ân sâu sắc nhất đến: - Ban giám hiệu trường Đại học Cần Thơ, Ban lãnh đạo Khoa Kinh tế & Quản Trị Kinh Doanh, cùng tất cả các thầy cô đã tận tình dạy bảo và truyền đạt nhiều kiến thức quý báo cho em trong suốt quá trình học tập. - Cô: Lê Phước Hương, đã giành nhiều thời gian hướng dẫn, giúp đỡ, đóng góp ý kiến, sữa chữa những sơ sót để giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp . - Ban lãnh đạo Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Thiên Châu, cùng toàn thể lãnh đạo, nhân viên của các phòng ban đã tạo điều kiện cho em được thực tập tại cơ quan. Đặc biệt là Chị kế toán công tác tại phòng Kế toán của công ty đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện cho em được hiểu biết các quy trình nghiệp vụ. Đối với em, được thực tập tại đây là cơ hội lớn giúp em có được nhiều kinh nghiệm quý trong công việc sau này. Xin kính chúc quý thầy cô của trường Đại học Cần Thơ, Khoa Kinh tế & Quản Trị Kinh Doanh và Ban lãnh đạo Công ty cùng toàn thể các cán bộ và nhân viên đang làm việc tại các phòng, ban của Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Thiên Châu được dồi dào sức khỏe và đạt nhiều thành công trong công tác. Xin chân thành cảm ơn! SVTH: Tạ Thành Trung i TRANG CAM KẾT -----Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm ….. Người thực hiện Tạ Thành Trung ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP -----………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………….... Cần Thơ, Ngày tháng GIÁM ĐỐC. iii năm 2013 MỤC LỤC Trang Chương 1: GIỚI THIỆU................................................................................. 1 1.1. Lý do chọn đề tài..................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 1 1.2.1. Mục tiêu chung..................................................................................... 1 1.2.2. Mục tiêu cụ thể..................................................................................... 1 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 2 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 2 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 2 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUÂN ................................. 3 2.1. Cơ sở lý luận trong phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận ............................................................................................................. 3 2.1.1. Khái niệm phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận....... 3 2.1.2. Mục tiêu phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận ......... 3 2.1.3. Báo cáo thu nhập dạng đảm phí ............................................................ 3 2.1.4. Các khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận ................................................................................... 4 2.1.5. Phân tích điểm hòa vốn......................................................................... 8 2.1.6. Phân tích lợi nhuận mục tiêu............................................................... 11 2.1.7. Kết cấu chi phí.................................................................................... 12 2.2. Phương pháp nghiên cứu trong phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận ......................................................................................... 13 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu.............................................................. 13 2.2.2. Phương pháp phân loại chi phí............................................................ 13 2.2.3. Phương pháp phân tích chi phí............................................................ 14 Chương 3: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THIÊN CHÂU ................................................................................... 15 3.1. Quá trình hình thành và phát triển.......................................................... 15 3.2. Mục tiêu, lĩnh vực hoạt động của Công ty TNHH Một Thành Viên Thiên Châu............................................................................................................. 15 3.2.1. Mục tiêu ............................................................................................. 15 3.2.2. Lĩnh vực hoạt động............................................................................. 15 iv 3.2.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty TNHH Một Thành Viên Thiên Châu............................................................................................................. 16 3.2.4. Chức năng và nhiệm vụ ...................................................................... 17 3.2.5. Hình thức và chế độ kế toán công ty đang áp dụng ............................. 17 3.3. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Một Thành Viên Thiên Châu từ năm 2010 – 2012 .......................................................... 18 3.4. Thuận lợi, khó khăn, định hướng phát triển ........................................... 20 3.4.1. Thuận lợi ............................................................................................ 20 3.4.2. Khó khăn ............................................................................................ 20 3.4.3. Định hướng phát triển......................................................................... 20 Chương 4: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THIÊN CHÂU ....... 21 4.1. Phân tích chi phí của công ty theo cách ứng xử của chi phí.................... 21 4.1.1. Chi phí khả biến ................................................................................. 21 4.1.2. Chi phí bất biến .................................................................................. 24 4.1.3. Tổng hợp chi phí 6 tháng đầu năm 2013 ............................................. 26 4.2. Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí của công ty.................................. 29 4.2.1. Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí.................................................. 29 4.2.2. Tỷ lệ số dư đảm phí ............................................................................ 33 4.2.3. Kết cấu chi phí.................................................................................... 35 4.2.4. Đòn cân hoạt động.............................................................................. 36 4.3. Phân tích điểm hòa vốn.......................................................................... 37 4.3.1. Xác định điểm hòa vốn của công ty .................................................... 37 4.3.2. Đồ thị hòa vốn, đồ thị lợi nhuận.......................................................... 39 4.3.3. Doanh thu an toàn............................................................................... 44 4.4. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận......................... 44 4.4.1. Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận của công ty.............................................. 44 4.4.2. Mối quan hệ giữa điểm hòa vốn và giá bán......................................... 54 Chương 5: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY........................................................................................... 56 5.1. Kiểm soát và sử dụng chi phí có hiệu quả .............................................. 56 5.1.1. Sử dụng chi phí mua hàng có hiệu quả................................................ 56 5.1.2. Kiểm soát chi phí bán hàng ................................................................ 56 5.2. Giảm sản lượng và doanh thu hòa vốn ................................................... 56 v 5.2.1. Giảm chi phí bất biến.......................................................................... 57 5.2.2. Tăng tỷ lệ số dư đảm phí..................................................................... 57 5.3 Tăng doanh thu....................................................................................... 57 5.3.1. Tăng giá bán ....................................................................................... 57 5.3.2. Tăng sản lượng hàng hóa bán ra ......................................................... 57 5.4. Duy trì lượng hàng tồn kho hợp lý......................................................... 57 Chương 6: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ........................................................ 58 6.1. Kết luận................................................................................................. 58 6.2. Kiến nghị............................................................................................... 58 vi DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 4.1.Chi phí mua hàng khả biến của công ty ......................................... 22 Bảng 4.2. Chi phí bán hàng khả biến của công ty ......................................... 24 Bảng 4.3. Chi phí bán hàng bất biến của công ty .......................................... 25 Bảng 4.4. Phân bổ chi phí quản lý bất biến của công ty ................................ 26 Bảng 4.5. Tập hợp chi phí theo lượng mua vào trong 6 tháng đầu năm 2013.27 Bảng 4.6. Tập hợp chi phí theo lượng tiêu thụ trong 6 tháng đầu năm 2013.. 27 Bảng 4.7. Báo cáo thu nhập theo SDĐP của từng mặt hàng trong 6 tháng đầu năm 2013. .................................................................................................... 29 Bảng 4.8. Báo cáo KQKD theo SDĐP của từng mặt hàng. ........................... 30 Bảng 4.9. Chi tiết báo cáo thu nhập của từng đơn vị hàng hóa. ..................... 31 Bảng 4.10. Ví dụ về quan hệ giữa SDĐP và lợi nhuận.................................. 32 Bảng 4.11. Tỷ lệ SDĐP của từng loại mặt hàng............................................ 33 Bảng 4.12. Tỷ lệ SDĐP trung bình. .............................................................. 34 Bảng 4.13. Kết cấu chi phí các mặt hàng trong công ty................................. 35 Bảng 4.14. Độ lớn ĐCHĐ của từng mặt hàng............................................... 36 Bảng 4.15. Lợi nhuận tăng khi doanh thu tăng 15% ở 6 tháng cuối năm 2013. ..................................................................................................................... 35 Bảng 4.16. Sản lượng hòa vốn của từng mạt hàng. ....................................... 37 Bảng 4.17. Doanh thu hòa vốn của từng mặt hàng. ....................................... 37 Bảng 4.18. Thời gian hòa vốn của từng mặt hàng. ........................................ 38 Bảng 4.19. Tỷ lệ hòa vốn của từng mặt hàng. ............................................... 39 Bảng 4.20. Doanh thu an toàn của từng mặt hàng. ........................................ 44 Bảng 4.21. Tỷ lệ doanh thu an toàn của từng mặt hàng................................. 44 Bảng 4.22. Chi phí bán hàng bất biến tăng 20%, doanh thu tăng 10%........... 45 Bảng 4.23. Giảm 5% chi phí mua hàng, sản lượng tiêu thụ giảm 10%. ......... 46 Bảng 4.24. Chỉ tiêu lợi nhuận các mặt hàng trong 6 tháng cuối năm 2013. ... 47 Bảng 4.25. Tổng hợp chi phí đơn vị theo phương án 1.................................. 48 Bảng 4.26. Sản lượng, doanh thu để đạt mức lợi nhuận mong muốn theo phương án 1. ................................................................................................ 48 Bảng 4.27. Tập hợp chi phí theo phương án 2............................................... 49 Bảng 4.28. Sản lượng, doanh thu để đạt được mức lợi nhuân mong muốn theo phương án 2. ................................................................................................ 50 vii Bảng 4.29. Bảng tập hợp chi phí theo phương án 3....................................... 51 Bảng 4.30. Sản lượng, doanh thu để đạt được mức lợi nhuân mong muốn theo phương án 3. ................................................................................................ 52 Bảng 4.31. Tổng hợp sản lượng, doanh thu từng mặt hàng qua 3 phương án. 53 Bảng 4.32. Mối quan hệ giữa điểm hòa vốn với gía bán. .............................. 55 viii DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức của công ty. ............................................................ 16 Hình 3.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán công ty TNHH MTV Thiên Châu. . 16 Hình 3.3. Sơ đồ thể hiện trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật Ký Chung........ 18 Hình 4.1. Đồ thị số dư đảm phí đơn vị từng mặt hàng................................... 31 Hình 4.2. Đồ thị tỷ lệ SDĐP của từng mặt hàng. .......................................... 33 Hình 4.3. Đồ thị kết cấu chi phí các mặt hàng của công ty............................ 35 ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CP : Chi phí CPBB : Chi phí bất biến. CPBHKB : Chi phí bán hàng khả biến. CPKB : Chi phí khả biến. CPMH : Chi phí mua hàng. CPQL : Chi phí quản lý. CVP : Cost – Volume – Profit (chi phí – khối lương – lợi nhuận). DT : Doanh thu. ĐCHĐ : Đòn cân hoạt động. LN : Lợi nhuận. PA1 : Phương án 1. PA2 : Phương án 2. PA3 : Phương án 3. SDĐP : Số dư đảm phí. SP : Sản phẩm. TNHH : Trách nhiệm hữu hạng. VP : Văn phòng. WTO : World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới). x CHƯƠNG I GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, đặc biệt khi Việt Nam đã gia nhập WTO vào ngày 11/1/2007, từ đó đã đem đến nhiều thách thức cũng như rất nhiều cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay, các doanh nghiệp chúng ta đang hoạt động trong cơ chế thị trường chứ không phải nền kinh tế kế hoạch tập trung nơi được kế hoạch hóa và cân đối toàn bộ nền kinh tế quốc dân chịu sự tác động bởi các qui luật rất sòng phẳng, nghiệt ngã của thị trường, bất cứ một quyết định say lầm nào đều dẫn đến hậu quả khó lường và đôi khi làm cho doanh nghiệp phá sản. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề “Hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay không? Doanh thu có trang trãi được toàn bộ chi phí bỏ ra hay không? Làm thế nào để tối đa hóa lợi nhuận?” luôn làm cho các doanh nghiệp phải lo lắng. Do đó, việc đưa ra các chiến lược kinh doanh, các quyết định một cách đúng đắn là vô cùng cần thiết. Qua việc phân tích mối liên hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận, các nhà quản trị sẽ biết được sự ảnh hưởng của từng yếu tố như giá bán, sản lượng, kết cấu mặt hàng và đặc biệt là ảnh hưởng của kết cấu chi phí đối với lợi nhuận như thế nào, đã, đang và sẽ làm tăng giảm lợi nhuận ra sao. Ngoài ra, thông qua việc phân tích trên những số liệu mang tính dự báo sẽ phục vụ cho các nhà quản trị trong lĩnh vực điều hành hiện tại và hoạch định ra những kế hoạch trong tương lai. Với những điểm trên, việc áp dụng phân tích mối liên hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận vào hoạt động của doanh nghiệp là rất cần thiết, nhận thấy được sự cần thiết đó em đã quyết định chọn đề tài “Phân tích mối liên hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công Ty TNHH Một Thành Viên Thiên Châu” làm nội dung cho luận văn tốt nghiệp. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: 1.2.1. Mục tiêu chung: - Phân tích mối liên hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận của công ty TNHH Một Thành Viên Thiên Châu từ đó đề ra các phương án kinh doanh mang lại hiệu quả cho công ty. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể: - Nhận ra các thay đổi trong chi phí lên lợi nhuận để sử dụng các nguồn lực hiện có của công ty hiệu quả hơn. - Phân tích mối liên hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty. - Phân tích bộ phận trong công ty. - Đề ra các phương án kinh doanh trong điều kiện biến động sản lượng hoặc chi phí. - Đưa ra các biện pháp nhằm tối đa hóa lợi nhuận của công ty. 1 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu: - Chi phí, khối lượng, lợi nhuận của các dòng sản phẩm trong công ty. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Đề tài được thực hiện tại công ty TNHH Một Thành Viên Thiên Châu. - Về thời gian: Số liệu được lấy trong 3 năm 2010 – 2012 và số liệu 6 tháng đầu năm 2013. - Đề tài phân tích chủ yếu số liệu 6 tháng đầu năm 2013. 2 CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN. 2.1. Cơ sở lý luận trong phân tích mối liên hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận. 2.1.1. Khái niệm phân tích mối liên hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận. Phân tích CVP nghiên cứu ảnh hưởng của sự thay đổi mức hoạt động của doanh nghiệp lên chi phí, doanh thu, lợi nhuận. Phân tích này còn xem xét sự thay đổi của giá bán, chi phí, thuế thu nhập doanh nghiệp, cơ cấu sản phẩm lên lợi nhuận của doanh nghiệp (Hilton, 1991). Phân tích CVP là một trong các công cụ phân tích cơ bản nhất của các nhà quản lý sử dụng trong việc lập kế hoạch và các tình huống ra quyết định (Horngren at al., 1999). Phân tích CVP là xem xét mối quan hệ nội tại của các nhân tố: giá bán, sản lượng, chi phí khả biến, chi phí bất biến và kết cấu mặt hàng, đồng thời xem xét sự ảnh hưởng của các nhân tố đó đến lợi nhuận của doanh nghiệp. 2.1.2. Mục tiêu phân tích mối liên hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận. Mục tiêu của phân tích CVP chính là phân tích cơ cấu chi phí hay nói cách khác là nhằm mục đích phân tích rủi ro từ cơ cấu chi phí này. Dựa trên những dự báo về khối lượng hoạt động, doanh nghiệp đưa ra cơ cấu chi phí phù hợp để đạt được lợi nhuận cao nhất. Phân tích CVP cung cấp nhiều thông tin cần thiết làm cơ sở tin cậy cho những quyết định của người quản lý, giúp cho người quản lý nhận dạng được ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về nhân tố chi phí và khối lượng khi thay đổi sẽ làm cho lợi nhuận thay đổi theo những cách nào. Do tính hữu dụng lớn như vậy, việc phân tích CVP đúng là một công cụ tốt nhất của người quản lý để khai thác các tiềm năng trong công ty. 2.1.3. Báo cáo thu nhập dạng đảm phí. Báo cáo thu nhập dạng đảm phí là báo cáo thu nhập trong đó tách tổng chi phí ra thành chi phí khả biến và bất biến đồng thời tính chi tiêu số dư đảm phí. Báo cáo này trình bày lại của bảng kết quả hoạt động kinh doanh theo ba loại chỉ tiêu: tổng số, tính cho một sản phẩm và tỷ lệ. Mẫu báo cáo thu nhập dạng đảm phí khác báo cáo thu nhập truyền thống ở chổ báo cáo này phân biệt rõ các chi phí trong kỳ thành chi phí khả biến và chi phí bất biến. Các nhà quản lý thích sử dụng báo cáo thu nhập dạng đảm phí hơn báo cáo thu nhập truyền thống vì dạng báo cáo này hữu ích cho việc lập kế hoạch, nó thể hiện rỏ mối liên hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận. Dựa vào báo cáo này, nhà quản lý dễ dàng dự báo sự thay đổi của lợi nhuận khi doanh số biến động. 3 Nếu gọi: x : sản lượng tiêu thụ a : giá bán b: chi phí khả biến đơn vị c: chi phí bất biến Ta có được bảng báo cáo thu nhập dạng đảm phí như sau: BẢNG BÁO CÁO THU NHẬP DẠNG ĐẢM PHÍ. Tổng số Tỷ lệ Tính cho 1 SP Doanh thu ax 100% a Chi phí khả biến bx b Số dư đảm phí (a – b)x a–b Chi phí bất biến c Lợi nhuận (a – b)x – c 2.1.4. Các khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích mối liên hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận. 2.1.4.1. Số dư đảm phí. * Số dư đảm phí. Số dư đảm phí hay còn gọi là giá trị đóng góp (contribution margin – CM) là chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí khả biến. Nó là một chỉ tiêu đo lường khả năng trang trải các chi phí cố định và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp (Edmonds at al., 2002). Nếu số dư đảm phí không trang trải đủ các chi phí bất biến công ty sẽ bị lỗ, nếu trang trải vừa đủ các chi phí bất biến thì công ty sẽ hòa vốn. Khi số dư đảm phí lớn hơn tổng các chi phí bất biến, có nghĩa rằng công ty hoạt động có lợi nhuận. Lợi nhuận được tính bằng cách lấy số dư đảm phí trừ cho các chi phí bất biến. Tổng số dư đảm phí = Doanh số bán – Tổng chi phí khả biến. 4 Số dư đảm phí đơn vị (unit contribution margin) là số dư đảm phí tính cho một đơn vị.Số dư đảm phí đơn vị là chênh lệch giữa giá bán và chi phí khả biến đơn vị hoặc tổng số dư đảm phí chia cho số lượng đơn vị sản phẩm. Số dư đảm phí có thể tính cho tất cả loại sản phẩm, một loại sản phẩm và một đơn vị sản phẩm. Số dư đảm phí đơn vị = Giá bán – chi phí khả biến dơn vị. Tuy nhiên, số dư đảm phí cũng có nhược điểm là chưa cung cấp cho người quản lý có cái nhìn tổng quát giác độ toàn bộ tổ chức khi kinh doanh nhiều loại sản phẩm hay dịch vụ, bởi v́ sản lượng của từng sản phẩm hay dịch vụ không thể tổng hợp ở toàn xí nghiệp. Vì thế đôi khi làm cho người quản lý dễ nhầm lẫn cho việc ra quyết định, bởi tưởng rằng tăng doanh thu của những sản phẩm có số dư đảm phí lớn thì lợi nhuận tăng lên, nhưng điều này có khi hoàn toàn ngược lại. Để khắc phục những nhược điểm của số dư đảm phí, ta kết hợp với sử dụng khái niệm tỷ lệ số dư đảm phí. * Tỷ lệ số dư đảm phí (contribution margin ratio). Tỷ lệ số dư đảm phí là tỷ số giữa số dư đảm phí và doanh thu hoặc tỷ số giữa số dư đảm phí đơn vị và giá bán, chỉ tiêu này có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, một loại sản phẩm (cũng bằng một đơn vị sản phẩm). Tỷ lệ số dư đảm phí = Tổng số dư đảm phí Số dư đảm phí đơn vị = Doanh số Giá bán - Thông qua khái niệm tỷ lệ số dư đảm phí ta rút ra mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận: nếu doanh thu tăng một lượng thì lợi nhuận tăng một lượng bằng doanh thu tăng lên nhân với tỷ lệ số dư đảm phí. Từ đó ta rút ra được: Nếu tăng cùng một lượng doanh thu ở tất cả những sản phẩm, những lĩnh vực, những bộ phận, những xí nghiệp… thì những xí nghiệp, những bộ phận nào có tỷ lệ số dư đảm phí lớn hơn thì lợi nhuận tăng lên càng nhiều. Tỷ lệ số dư đảm phí để nghiên cứu và xác định lãi thuần thuận lợi hơn chỉ tiêu tổng số dư đảm phí nhất là khi doanh nghiệp có nhiều bộ phận kinh doanh hoặc kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau. - Để hiểu rỏ hơn các chỉ tiêu trên ta làm 1 ví dụ đơn giản như sau: Ví dụ: Công ty A có: Tổng chi phí khả biến: 140.000.000đ Sản lượng tiêu thụ: 14.000 sp Giá bán: 20.000đ / sp 5 Khi đó, ta tính được: Tổng doanh thu = 20.000 x 14.000 = 280.000.000đ Tổng số dư đảm phí = 280.000.000 – 140.000.000 = 140.000.000đ Chi phí khả biến đơn vị = 140.000.000 / 14.000 = 10.000đ Số dư đảm phí đơn vị = 20.000 – 10.000 = 10.000đ Tỷ lệ số dư đảm phí = 140.000.000 / 280.000.000 = 0.5 = 50% 2.1.4.2. Đòn cân hoạt động. Đòn cân hoạt động là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa tốc độ thay đổi của lợi nhuận và tốc độ thay đổi của doanh thu (hoặc sản lượng tiêu thụ). Đòn cân hoạt động cho biết lợi nhuận sẽ tăng (giảm) bao nhiêu % khi doanh số bán tăng (giảm) 1%. Đòn cân hoạt động cung cấp cho người quản lý một công cụ hữu hiệu cho thấy ảnh hưởng của biến động trong doanh số đến lợi nhuận. Đòn cân hoạt động = Tổng số dư đảm phí Lợi nhuận ròng Ta cũng có thể tính độ lớn đòn cân hoạt động theo công thức sau: Đòn cân hoạt động = Tốc độ tăng của lợi nhuận Tốc độ tăng doanh thu Độ lớn đòn cân hoạt động luôn luôn lớn hơn 1: ĐCHĐ > 1 Khái niệm đòn cân hoạt động kinh doanh cung cấp cho nhà quản trị doanh nghiệp một công cụ để dự kiến lợi nhuận. Nếu doanh thu tăng lên và doanh thu đã vượt quá điểm hòa vốn thì chỉ cần tăng một tỉ lệ nhỏ về doanh thu có thể dự kiến tăng lên một tỷ lệ lớn hơn về lợi nhuận. Doanh nghiệp có tỷ trọng chi phí bất biến lớn hơn chi phí khả biến thì sẽ có tỷ lệ số dư đảm phí lớn hơn và ngược lại. Giả sử có 2 doanh nghiệp có cùng một mức doanh thu và lợi nhuận, nếu cả 2 doanh nghiệp cùng tăng một lượng doanh thu như nhau, khi đó doanh nghiệp nào có tỷ lệ số dư đảm phí lớn hơn thì lợi nhuận của doanh nghiệp đó tăng nhiều hơn dẫn đến tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn nên doanh nghiệp đó có đòn cân hoạt động lớn hơn. Qua đó cho ta thấy, đòn cân hoạt động cũng là một chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí bất biến trong tổ chức doanh nghiệp. 6 Để hiểu rỏ hơn, ta áp dụng như sau: Gọi: q: sản lượng tiêu thụ p: giá bán a: chi phí khả biến đơn vị b: chi phí bất biến tại sản lượng q1 → Doanh thu: pq1 → Lợi nhuận: P1 = (p – a)q1 – b. tại sản lượng q2 → Doanh thu: pq2 → Lợi nhuận: P2 = (p – a)q2 – b. → Tốc độ tăng lợi nhuận = P2  P1 ( p  a )( q 2  q1 ) x 100% = P1 ( p  a) q1  b → Tốc độ tăng doanh thu = ⇒ ĐCHĐ = pq 2  pq1 x 100% pq1 pq 2  pq1 ( p  a )( q 2  q1 ) ( p  a ) q1 ÷ = pq 1 ( p  a) q1  b ( p  a) q1  b ⇒ Ta có công thức độ lớn đòn cân hoạt động: Độ lớn của ĐCHĐ = Tổng SDĐP Tổng SDĐP = Lợi nhuận Tổng SDĐP - Định phí Độ lớn của ĐCHĐ là một công cụ đo lường ở mức doanh thu nhất định khi có 1% thay đổi về doanh thu thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận. Hay nói cách khác, khi doanh thu thay đổi 1% thì mức lợi nhuận thay đổi bằng độ lớn của ĐCHĐ nhân với 1%. Như vậy tại một mức doanh thu, sản lượng cho sẵn sẽ xác định được ĐCHĐ, nếu dự kiến được tốc độ tăng doanh thu sẽ dự kiến được tốc độ tăng lợi nhuận và ngược lại. Sản lượng tăng, doanh thu tăng, lợi nhuận tăng lên thì độ lớn ĐCHĐ càng giảm đi. ĐCHĐ lớn nhất khi sản lượng vừa vượt qua điểm hòa vốn. 2.1.4.3. Số dư an toàn. Số dư an toàn của một tổ chức là chênh lệch giữa doanh thu và doanh thu hòa vốn. Số dư an toàn của các tổ chức khác nhau do kết cấu chi phí của các tổ chức khác nhau.Thông thường những xí nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn, thì tỷ lệ số dư đảm phí lớn, do vậy nếu doanh số giảm thì lổ phát sinh nhanh hơn do đó có số dư an toàn thấp hơn. 7 Số dư an toàn = Doanh số thực hiện (Kế hoạch) – doanh số hòa vốn. Số dư an toàn phản ánh mức doanh thu thực hiện đã vượt qua mức doanh thu hòa vốn như thế nào. Chỉ tiêu này có giá trị càng lớn thì càng thể hiện tính an toàn cao của hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tính rủi ro trong kinh doanh càng thấp và ngược lại. Nhiệm vụ của nhà quản trị là duy trì một số dư an toàn thích hợp. Để đánh giá mức độ an toàn, ngoài việc sử dụng số dư an toàn ta cần kết hợp với một chỉ tiêu khác là chỉ tiêu tỷ lệ số dư an toàn. Tỷ lệ số dư an toàn = Số dư an toàn Doanh số (Thực hiện, kế hoạch) Ngoài ra ta cũng có thể sử dụng công thức sau: Tỷ lệ số dư an toàn = Mức doanh thu an toàn x 100% Mức doanh thu đạt được 2.1.5. Phân tích điểm hòa vốn. Phân tích điểm hòa vốn là nội dung quan trọng trong phân tích mối liên hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận. Nó giúp cho nhà quản lý xác định được doanh thu, sản lượng hòa vốn, từ đó xác định vùng lãi, vùng lỗ của doanh nghiệp. Phân tích điểm hòa vốn giúp nhà quản lý xem xét quá trình kinh doanh một cách chủ động và tích cực, xác định rõ ràng vào lúc nào trong kỳ kinh doanh, hay ở mức sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu thì đạt hòa vốn. Từ đó có biện pháp chỉ đạo tích cực để hoạt động kinh doanh đạt kết quả cao. 2.1.5.1. Điểm hòa vốn. * Khái niệm điểm hòa vốn. Điểm khởi đầu trong phân tích CVP là xác định điểm hòa vốn cho doanh nghiệp. Điểm hòa vốn (break – even point ) là khối lượng hoạt động (đo lường bằng sản lượng hoặc doanh thu ) tại đó doanh thu và chi phí của doanh nghiệp cân bằng nhau. Tại điểm hòa vốn doanh nghiệp không lãi, cũng không lỗ hay nói cách ngắn gọn là doanh nghiệp hòa vốn. * Xác định điểm hòa vốn. 8 Việc xác định điểm hòa vốn là rất quan trọng đối với nhà quản trị. Hai phương pháp có thể sử dụng để xác định điểm hòa vốn là phương pháp số dư đảm phí (contribution margin approach) và phương pháp sử dụng phương trình lợi nhuận (equation approach ). - Phương pháp số dư đảm phí (contribution margin approach). Để xác định điểm hòa vốn, trước hết cần dựa vào các thẻ và sổ hạch toán chi tiết chi phí, tiến hành phân loại chi phí thành chi phí bất biến và chi phí khả biến. Chi phí khả biến là những chi phí thay đổi theo khối lượng công việc, sản phẩm thực hiện, chi phí khả biến có thể thay đổi cùng chiều hoặc trái chiều với khối lượng công việc và thường bao gồm các bộ phận sau: nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu…dùng vào kinh doanh, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí hoa hồng, môi giới…Ngược lại, chi phí bất biến là những chi phí mà trong một giới hạn đầu tư nào đó thường không thay đổi theo tổng khối lượng công việc hoàn thành nhưng nếu tính trên một đơn vị công việc thì chi phí bất biến lại thay đổi. Để tính được khối lượng sản phẩm tại đó tổ chức kinh doanh không thu được lãi hay gánh chịu lỗ, doanh nghiệp hòa vốn khi doanh thu bằng tổng chi phí. Khi đó: Doanh thu = Tổng chi phí = Chi phí khả biến + Chi phí bất biến.  Sản lượng bán ra CPBB.  x Giá bán = Sản lượng bán ra x CPKB đơn vị + Sản lượng bán ra x (giá bán – CPKB đơn vị) = CPBB. Từ đó, ta tính được khối lượng hòa vốn như sau: Khối lượng hòa vốn = Chi phí bất biến / Số dư đảm phí đơn vị Đôi khi các nhà quản trị muốn xác định doanh thu để doanh nghiệp đạt hòa vốn. Ta có thể tính doanh thu hòa vốn bằng cách lấy sản lượng hòa vốn nhân với giá bán. Bên cạnh đó, ta có thể tính được doanh thu hòa vốn mà không cần phải xác định sản lượng hòa vốn bằng cách sử dụng tỷ lệ số dư đảm phí theo công thức sau: Doanh số hòa vốn = Chi phí bất biến / Tỷ lệ số dư đảm phí 9 Để đánh giá được chất lượng hoạt động kinh doanh và đo lường mức độ rủi ro, ngoài sản lượng và doanh thu hòa vốn còn phải chú ý đến thời gian hòa vốn và tỷ lệ hòa vốn. Trong khi thời gian hòa vốn cần phải càng ngắn càng tốt thì tỷ lệ hòa vốn càng thấp càng an toàn hơn. Thời gian hòa vốn là số ngày cần thiết để đạt được doanh thu hòa vốn trong một kỳ kinh doanh, thường là một năm. Thời gian hòa vốn = 360 ngày x Doanh số hòa vốn. Doanh số dự kiến Tỷ lệ hòa vốn là tỷ lệ giữa khối lượng sản phẩm hòa vốn so với tổng khối lượng tiêu thụ hoặc giữa doanh thu hòa vốn so với tổng doanh thu đạt được trong kỳ kinh doanh (giá bán không đổi). Tỷ lệ hòa vốn = Doanh thu hòa vốn x 100% Doanh thu thực hiện - Phương pháp phương trình (equation approach). Một phương pháp khác để xác định sản lượng hòa vốn là dựa theo phương trình lợi nhuận. Nếu doanh nghiệp bán sản phẩm với giá P và chi phí biến đổi đơn vị là UVC, mỗi sản phẩm bán ra doanh nghiệp sẽ thu được số dư đảm phí đơn vị là “P – UVC” nghĩa là doanh nghiệp sẽ có được “P – UVC” đồng để trang trải được một phần chi phí bất biến FC. Lợi nhuận bằng chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. Lợi nhuận (NP) = Tổng doanh thu (TR) – Tổng chi phí (TC).  NP = P x Q – VC – FC  NP = P x Q – UVC – FC  NP = Q (P – UVC) – FC Tại điểm hòa vốn thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ bằng 0. Khi đó, ta có: 0 = Q (P – UVC) - FC  Q = FC / (P – UVC) 2.1.5.2. Đồ thị hòa vốn. 10 Việc xác định điểm hòa vốn bằng công thức là hữu ích đối với nhà quản trị. Tuy nhiên, nó không cho thấy lợi nhuận thay đổi như thế nào theo mức hoạt động. Để thấy được điều này, các nhà quản trị thường sử dụng đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa chi phí – sản lượng – lợi nhuận (CVP graph), còn gọi là đồ thị hòa vốn. Cách vẽ đồ thị hòa vốn như sau: - Vẽ trục tọa độ (mức độ hoạt động, số tiền hay chi phí). - Vẽ đường chi phí bất biến song song Ox: y= a. - Vẽ đường tổng chi phí: y = a + bx. - Vẽ đường doanh thu: y = px. - Tìm điểm hòa vốn là giao điểm của đường tổng chi phí và đường doanh thu. 2.1.5.3. Phân tích điểm hòa vốn. Trong kinh doanh, không phải với mức sản lượng sản xuất và tiêu thụ nào cũng đem lại lợi nhuận cho doanh ghiệp. Phân tích điểm hòa vốn sẽ cho thấy được mức lãi lỗ thực sự của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp quyết định được mức sản xuất, tiêu thụ, mức giá bán… để đạt được mức lợi nhuận mong muốn. Trình tự phân tích điểm hòa vốn như sau: - Đánh giá chung tình hình hòa vốn: Để đánh giá chung tình hình hòa vốn của doanh nghiệp, cần phải tính ra các chỉ tiêu phản ánh điểm hòa vốn ở kỳ gốc và kỳ phân tích. Trên cơ sở đó, so sánh các chỉ tiêu giữa kỳ gốc và kỳ phân tích. Doanh nghiệp được coi là kinh doanh có hiệu quả cao hơn kỳ trước nếu ở kỳ phân tích doanh nghiệp chỉ cần sản xuất và tiêu thụ một sản lượng ít hơn, doanh thu thuần thấp hơn và thời gian kinh doanh ngắn hơn mà đã hòa vốn. - Xác định nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến điểm hòa vốn: Điểm hòa vốn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau, việc xác định các nhân tố này cho phép doanh nghiệp lập các dự án đầu tư đúng đắn, đề ra các quyết định kinh doanh tối ưu. - Xác định mức công suất cần huy động để đạt sản lượng hòa vốn: Ngoài việc xác định sản xuất và tiêu thụ để đạt được mức lãi mong muốn, các nhà quản trị còn muốn biết được cần phải huy động bao nhiêu công suất của doanh nghiệp để đạt hòa vốn, phần công suất còn lại là cơ sở tạo ra lợi nhuận. Tóm lại, các nhân tố làm thay đổi điểm hòa vốn như sau: giá bán tăng, chi phí khả biến không đổi sẽ làm số dư đảm phí tăng thêm và vì vậy khối lượng sản phẩm hòa vốn sẽ giảm xuống. Trong doanh nghiệp kinh doanh nhiều loại hàng, thay đổi cơ cấu hàng bán sẽ làm điểm hòa vốn thay đổi vì mỗi loại hàng hóa có tỷ lệ số dư đảm phí khác nhau. Trong quá trình hoạt động, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm là công việc cần thiết, gia tăng đầu tư có thể hạ thấp được chi phí khả biến cho sản phẩm, tuy nhiên chi phí bất biến trong kỳ sẽ tăng lên vì chi phí khấu hao tăng. Vì vậy sự đầu tư luôn phải dựa trên cơ sở dự báo thị trường và phải cân nhắc thận trọng, đó là một trong các quyết định khó khăn của nhà quản trị. 11 2.1.6. Phân tích lợi nhuận mục tiêu. Lợi nhuận mục tiêu là mức lợi nhuận người quản trị mong muốn. Một trong những quyết định quan trọng và thường xuyên của các nhà quản trị là “cần phải sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm để đạt được mức lợi nhuận mong muốn (target net profit – NTP)”. Trong giới hạn chi phí kinh doanh không đổi, trên mức sản lượng và doanh số hòa vốn, doanh nghiệp cần biết phải sản xuất và bán ra với mức sản lượng nào để đạt được mức lợi nhuận mong muốn ngay cả khi phải giảm giá bán để cạnh tranh tốt hơn. Sau khi đạt hòa vốn, mỗi sản phẩm bán thêm sẽ đưa về cho doanh nghiệp thêm một phần lãi ròng mà sản phẩm đem lại. Có nghĩa là, cứ sản xuất và tiêu thụ 1 đơn vị sản phẩm trên sản lượng hòa vốn thì doanh nghiệp thu được 1 mức lãi thuần đúng bằng số dư đảm phí. Để tính được mức sản lượng bán ra nhằm đạt được lợi nhuận mục tiêu, ta có công thức sau: Sản lượng bán ra = Chi phí bất biến + Mức lợi nhuận mong muốn Số dư đảm phí đơn vị Doanh thu mà doanh nghiệp cần thực hiện để đạt được mức lợi nhuận mục tiêu được xác định bằng cách lấy sản lượng để đạt được lợi nhuận mục tiêu nhân cho giá bán. Chúng ta có thể xác định mức doanh thu này một cách trực tiếp bằng việc sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ số dư đảm phí và công thức sau: Doanh số = Chi phí bất biến + Mức lợi nhuận mong muốn Tỷ lệ số dư đảm phí Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, các doanh nghiệp luôn luôn phải cạnh tranh nếu muốn tồn tại và phát triển. Chính vì thế giá bán sản phẩm luôn có sự biến động để phù hợp với từng thời điểm kinh tế, giá bán thay đổi làm cho doanh nghiệp phải thay đổi chi phí sản xuất kinh doanh để đạt được lợi nhuận mà doanh nghiệp mong muốn. Mọi sự biến động về chi phí và giá bán đều ảnh hưởng đến điểm hòa vốn và do đó ảnh hưởng đến sản lượng và doanh thu để đạt được mức lợi nhuận mong muốn. Sự biến động về chi phí và giá bán buộc các nhà kinh doanh khi xây dựng chiến lược phải dự tính đến sao cho đạt được mức lợi nhuận mong muốn trong mọi tình huống. 2.1.7. Kết cấu chi phí. Kết cấu chi phí của một tổ chức là một chỉ tiêu tương đối phản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa các chi phí khả biến và chi phí biến trong một tổ chức, 12 doanh nghiệp. Kết cấu chi phí giữa các doanh nghiệp, các ngành công nghiệp là khác nhau. Phân tích kết cấu chi phí là nội dung quan trọng của phân tích hoạt động kinh doanh vì cơ cấu chi phí có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận khi mức độ hoạt động thay đổi. Hiện nay, thông thường các doanh nghiệp hoạt động theo 2 dạng kết cấu chi phí sau: - Doanh nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn (mức đầu tư lớn), chi phí khả biến chiếm tỷ trọng nhỏ, tỷ lệ số dư đảm phí lớn, nếu tăng giảm doanh thu thì lợi nhuận tăng giảm nhiều hơn. Chính vì thế, nếu gặp thuận lợi thì tốc độ phát triển của doanh nghiệp sẽ rất nhanh, nếu gặp rủi ro làm cho doanh thu giảm thì lợi nhuận giảm nhanh hoặc sản phẩm không tiêu thụ được thì phá sản diễn ra nhanh chóng. - Doanh nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng nhỏ (mức đầu tư thấp), chi phí khả biến chiếm tỷ trọng lớn, tỷ lệ số dư đảm phí nhỏ, doanh thu tăng giảm thi lợi nhuận tăng giảm ít hơn. Trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp có kết cấu chi phí này thường có tốc độ phát triển chậm, nhưng nếu gặp rủi ro lượng tiêu thụ giảm hoặc sản phẩm không tiêu thụ được thì sự thiệt hại sẽ thấp hơn. Tóm lại, mỗi loại hình kết cấu chi phí ðều có những ýu, nhýợc ðiểm của nó, mỗi doanh nghiệp cần xác lập cho mình một kết cấu chi phí riêng thích hợp với đặc điểm và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Không có một mô hình kết cấu chi phí chuẩn nào để các doanh nghiệp áp dụng, cũng không có câu trả lời chính xác nào cho câu hỏi kết cấu chi phí như thế nào là tốt nhất. Trong nền kinh tế thị trường, không có bất cứ điều gì đảm bảo rằng qui mô hoạt động sẽ không thay đổi. Chính vì thế, khi dự định xác lập một kết cấu chi phí các doanh nghiệp phải xem xét các yếu tố tác động như: kế hoạch phát triển dài hạn và trước mắt của doanh nghiệp, tình hình biến động của doanh số hàng năm, quan niệm của nhà quản trị đối với rủi ro. 2.2. Phương pháp nghiên cứu trong phân tích mối liên hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận. 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu. Số liệu được thu thập trực tiếp từ phòng kế toán tại công ty TNHH Một Thành Viên Thiên Châu. Thu thập các thông tin, dữ liệu có liên quan đến đề tài qua sách, báo, tạp chí, tài liệu, từ internet. 2.2.2. Phương pháp phân loại chi phí. Chi phí là một trong những yếu tố trung tâm của công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, tài sản, sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đối với kế toán quản trị, không chỉ đơn thuần nhận thức chi phí như trong kế toán tài chính mà 13 chi phí còn được nhận thức theo phương pháp nhận diện thông tin ra quyết định. Ở đây, ta áp dụng tiêu thức phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí để phân loại chi phí cho công ty TNHH Một Thành Viên Thiên Châu. Theo tiêu thức này chi phí trong kỳ kế toán của công ty bao gồm chi phí khả biến và chi phí bất biến được hiểu như sau: Chi phí khả biến: Nếu xét về tổng số chi phí khả biến là những chi phí sẽ thay đổi tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động, mức độ hoạt động của công ty là số lượng sản phẩm tiêu thụ. Nếu xét trên một đơn vị mức độ hoạt động, chi phí khả biến là một hằng số. Chi phí khả biến xuất hiện khi doanh nghiệp hoạt động, thông thường khi mức độ hoạt động của doanh nghiệp tăng lên thì chi phí biên cũng chính là chi phí khả biến. Chi phí bất biến: Là những chi phí mà xét về tổng số ít thay đổi hoặc không thay đổi theo mức độ hoạt động nhưng nếu xét trên một đơn vị mức độ hoạt động thì tỷ lệ nghịch với mức độ hoạt động. Như vậy, dù doanh nghiệp có hoạt động hay không hoạt động thì vẫn tồn tại chi phí bất biến; ngược lại, khi doanh nghiệp tăng mức độ hoạt động thì chi phí bất biến trên một đơn vị mức độ hoạt động sẽ giảm dần. Tuy nhiên, cần lưu ý là những đặc điểm trên của chi phí bất biến chỉ thích hợp trong từng phạm vi nhất định. Một khi mức độ hoạt động vượt khỏi giới hạn nhất định thì nó có thể xuất hiện những thay đổi đột biến. 2.2.3. Phương pháp phân tích chi phí. Nhằm mục đích lập kế hoạch, kiểm soát và chủ động điều tiết chi phí hỗn hợp, doanh nghiệp cần phải phân tích nhằm tách riêng các yếu tố khả biến và bất biến. Đối với chi phí của công ty, ta sẽ áp dụng phương pháp đồ thị để phân tích chi phí. Phương pháp này ứng dụng ngay trên đồ thị, cho phép nhà quản trị thấy mô hình chi phí một cách trực quan, do đó ít có khả năng bị ảnh hưởng của sự kiện bất thường. Phương pháp này đòi hỏi phải có các số liệu về mức hoạt động đã được thống kê qua các kỳ của hoạt động kinh doanh và cuối cùng đã đi đến phương trình dự đoán về chi phí hỗn hợp có dạng Y = a + bX. Quan sát vào các điểm của chi phí tại các mức độ hoạt động khác nhau ngay trên đồ thị cho thấy rõ mô hình mối liên hệ chi phí với mức độ hoạt động như thế nào. 14 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THIÊN CHÂU 3.1. Quá trình hình thành và phát triển. Do nhu cầu phát triển nhằm bắt kịp với sự mở rộng của thị trường tin học nói riêng cũng như sự phát triển nói chung của của công nghệ thông tin trên phạm vi toàn cầu và Việt Nam, các thành viên ban đầu đã quyết định thành lập Công ty TNHH Một Thành Viên Thiên Châu vào năm 2008 với đội ngũ nhân viên gồm 8 người. - Tên giao dịch: Công ty TNHH Một Thành Viên Thiên Châu. - Giám đốc: Nguyễn Ngọc Châu. - Loại hình pháp lý: Công ty TNHH Một Thành Viên. - Địa chỉ: 16/4A Nguyễn Việt Hồng, phường An Phú, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. - Mã số thuế: 1800749350. - Điện thoại: 07106.292.861. - Fax: 07106.250.851. -Tài khoản ngân hàng: 0111001255248, tại ngân hàng Vietcombank Cần Thơ. - Chế độ kế toán áp dụng: Cho công ty vừa và nhỏ. 3.2. Mục tiêu, lĩnh vực hoạt động của công ty TNHH Một Thành Viên Thiên Châu. 3.2.1 Mục tiêu. Công ty TNHH Một Thành Viên Thiên Châu lấy mục tiêu hiệu quả kinh doanh là chính. Phấn đấu làm sao đạt lợi nhuận và doanh số cao nhất với mức chi phí thấp nhất để góp phần nộp Ngân sách nhà nước và đảm bảo đời sống vật chất tinh thần cho công nhân viên, đồng thời mở rộng mạng lưới kinh doanh và phát triển hơn nữa. Đây cũng chính là mục tiêu chủ yếu của công ty cần phải đạt được. 3.2.2 Lĩnh vực hoạt động. Công ty TNHH Một Thành Viên Thiên Châu là công ty có quy mô tương đối nhỏ nên công ty không trực tiếp sản xuất mà hoạt động thương mại là chủ yếu, công ty mua hàng từ công ty này và bán lại cho công ty khác, các đại lý và người tiêu dùng. Mặt hàng kinh doanh chính là các sản phẩm công nghệ thông tin như: linh kiện máy tính, máy tính bảng, laptop, máy bộ, … nhằm phục vụ nhu cầu của khách hàng trong thời đại công nghệ như hiện nay. 15 SƠ ĐỒ CÔNG TY Giám đốc Bán hàng Kỹ thuật Bảo hành Kế toán Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức của công ty. Giám đốc: là người trực tiếp điều hành chỉ đạo mọi hoạt động của công ty, hoạt động kinh doanh ở từng khâu, từng bộ phận và là người đại diện cho mọi quyền lợi và nghĩa vụ của công ty trước pháp luật. Kế toán: có chức năng tham mưu về các hoạt động tài chính. Tổ chức thực hiên ghi chép hệ thống các chứng từ kế toán và tiến hành hạch toán kế toán, phản ánh chính xác kịp thời kết quả hoạt động kinh doanh. Bán hàng: bộ phận trực tiếp tìm nguồn hàng và thực hiện việc giao nhận hàng hóa, đảm bảo đúng nhu cầu về hàng hóa cho công ty. Trong quá trình hoạt động, khi khách hàng có nhu cầu hay thắc mắc, khiếu nại về các sản phẩm và dịch vụ thì được bộ phận bán hàng giải quyết vấn đề một cách tốt đẹp nhằm đem lại lợi ích một cách thiết thực cho khách hàng. Kỹ thuật: bộ phận kỹ thuật có nhiệm vụ thiết kế và lắp đặt thiết bị cho các đơn đặt hàng. Bảo hành: có nhiệm vụ sửa chữa thiết bị mà khách hàng yêu cầu. 3.2.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty TNHH Một Thành Viên Thiên Châu. Kế toán trưởng Kế toán bán hàng Kế toán kho Thủ quỹ Hình 3.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán công ty TNHH MTV Thiên Châu. 16 3.2.4. Chức năng và nhiệm vụ. - Kế toán trưởng: giúp Giám đốc tổ chức chỉ đạo, thực hiện toàn bộ công tác kế toán - tài chính tại công ty, phối hợp với các phòng ban khác để xây dựng và hoàn thiện các định mức kinh tế. Ký duyệt, quyết toán hàng tháng, quý, năm và chịu trách nhiệm trước pháp luật vế tính trung thực của sổ sách kế toán. + Phổ biến kịp thời các chế độ chính sách kế toán Nhà nước quy định. + Bảo quản lưu trữ các tài liệu số liệu kế toán bảo mật. - Kế toán bán hàng: + Theo dõi tổng hợp và chi tiết bán hàng ra. + Tính thuế giá trị gia tăng của hàng bán ra. +Theo dõi các khoản phải thu, tình hình thu tiền và công nợ của khách hàng. + Ghi chép phản ánh kịp thời đầy đủ và chính xác tình hình bán hàng của công ty cả về giá trị và số lượng hàng bán trên từng mặt hàng, từng địa điểm bán hàng, từng phương thức bán hàng + Kiểm tra, đôn đốc tình hình thu hồi và quản lý tiền hàng, quản lý khách nợ theo dõi chi tiết theo từng khách hàng, lô hàng số tiền khách nợ, thời hạn và tình hình trả nợ… + Tập hợp đầy đủ, chính xác, kịp thời các khoản chi phí bán hàng, thực tế phát sinh và kết chuyển (hay phân bổ), cho phép bán hàng cho hàng tiêu thụ làm căn cứ để xác đinh kết quả kinh doanh. + Cung cấp thông tin cần thiết về tình hình bán hàng, phục vụ cho việc chỉ đạo và điều hành kinh doanh của doanh nghiệp. - Kế toán kho: Là người theo dõi tình hình nhập – xuất kho hàng hóa, đồng thời lập phiếu nhập – xuất kho nhằm phản ánh chính xác, kịp thời và kiểm tra chặt chẽ tình hình cung cấp hàng hóa của công ty. - Thủ quỹ: Là người có trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra lần cuối về tính hợp pháp và hợp lý của chứng từ trước khi nhập xuất tiền khỏi quỹ. + Kiểm tra tiền mặt để phát hiện các loại tiền giả và báo cáo kịp thời. + Thực hiện việc thanh toán tiền mặt hàng theo qui định thanh toán của công ty. + Thực hiện kiểm kê đối chiếu quỹ tiền mặt với kế toán tổng hợp. + Chịu trách nhiệm lưu trữ chứng từ thu, chi tiền và thực hiện các công việc do kế toán trưởng và Giám đốc giao. 3.2.5. Hình thức và chế độ kế toán công ty đang áp dụng. Công ty TNHH Một Thành Viên Thiên Châu áp dụng Chế độ Kế Toán Doanh nghiệp Việt Nam được ban hành theo Quyết định số 15/ 2006/ QĐ – BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính và các Thông tư 17 hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực và Chế độ kế toán của Bộ Tài Chính. Và hình thức kế toán của doanh nghiệp là hình thức Nhật Ký Chung. Chứng từ kế toán Sổ nhật ký đặc biệt Sổ Nhật Ký Chung Sổ, thẻ kế toán chi tiết SỔ CÁI Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Hình 3.3. Sơ đồ thể hiện trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật Ký Chung (chế độ kế toán Việt Nam, Nhà Xuất Bản Lao Động Xã Hội Năm 2009) Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc cuối kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Cuối tháng, cộng số liệu trên sổ Cái, lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính. 3.3. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Một Thành Viên Thiên Châu từ năm 2010 – 2012. Từ năm 2010 – 2012, Công ty TNHH Một Thành Viên Thiên Châu hoạt động chủ yếu là bán hàng. Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty là: - Máy tính bàn. - Laptop. - Máy tính bảng. 18 - Thiết bị văn phòng. - Linh kiện. Năm 2010, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty đạt được là 3.578.460.000đ, lợi nhuận trước thuế của công ty 473.753.000đ, sau khi trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp lợi nhuận sau thuế của công ty là 355.315.000đ. Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2011, 2012 lần lượt là 604.907.000đ và 542.375.000đ. Qua 3 năm từ năm 2010 – 2012, công ty kinh doanh luôn đạt được lợi nhuận, mức lợi nhuận mà công ty đạt được rất ổn định và có xu hướng gia tăng. Năm 2011 là năm công ty kinh doanh đạt lợi nhuận cao nhất, kế đến là năm 2012, cuối cùng với mức lợi nhuận thấp nhất trong 3 năm là năm 2010. Đạt được kết quả hoạt động kinh doanh như vậy là do công ty nắm rõ nhu cầu về hàng hóa của thị trường, kinh doanh các mặt hàng đang phát triển trên thị trường. 19 3.4. Thuận lợi, khó khăn, định hướng phát triển. 3.4.1 Thuận lợi. Đất nước đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do đó nhu cầu về sử dụng công nghệ thông tin là hết sức cần thiết đối với tất cả các doanh nghiệp, nhà trường, y tế, sinh viên v.v... Nên mặt hàng kinh doanh của công ty được coi là điểm mạnh khách quan. Công ty nằm ngay trung tâm Thành Phố Cần Thơ, một trong những Thành Phố lớn trên cả nước, nên thuận lợi cho việc kinh doanh. Nhân viên của công ty có tinh thần làm việc năng động, tích cực. Khâu chăm sóc khách hàng cũng như việc bảo hành sản phẩmđược các nhân viên của công ty thực hiện tốt nhằm giữ vững mối quan hệ với khách hàng. Từ đó đã tạo được uy tín kinh doanh của công ty. 3.4.2 Khó khăn. - Trong quá trình hoạt động kinh doanh, bên cạnh những thuận lợi thì công ty cũng gặp những khó khăn như sau: do đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập nên cũng đã xuất hiện nhiều đơn vị, công ty có cùng chức năng cùng ngành nghề hoạt động trên cùng địa bàn đã tạo nên sự cạnh tranh khá gây gắt giữa các công ty. Vì vậy đối với công ty cần phải có những chính sách và dịch vụ tốt để giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới, để làm được đều đó thì doanh nghiệp không ngừng cải tiến những dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của hầu hết khách hàng, đây là một việc làm không hề dễ. 3.4.3 Định hướng phát triển. Trong những năm tới công ty cần có kế hoạch cụ thể trong việc quảng cáo thương hiệu hàng hóa của công ty, đưa sản phẩm của công ty đến tay khách hàng một cách thuận lợi và nhanh chóng nhất. Đẩy mạnh và tăng cường việc mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa ở các tỉnh lân cận như vĩnh Long, Trà Vinh.... Tạo mối quan hệ tốt với khách hàng cả mới và cũ bằng cách quan tâm thăm hỏi về dịch vụ và hàng hóa của công ty sử dụng có tốt không để từ đó tìm cách khắc phục, luôn tạo cho họ có cảm giác thân thiện và có niềm tin với công ty. Giữ vững mối quan hệ tốt với nhà cung cấp, thường xuyên kiểm tra chất lượng sẩn phẩm để từ đó có ý kiến đề xuất với bên đối tác cải thiện chất lượng sản phẩm trên tinh thần hợp tác lâu dài. 20 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THIÊN CHÂU 4.1. Phân tích chi phí của công ty theo cách ứng xử của chi phí. Công ty TNHH Một Thành Viên Thiên Châu là công ty có quy mô tương đối nhỏ nên công ty không trực tiếp sản xuất mà hoạt động thương mại là chủ yếu, công ty mua hàng từ công ty này và bán lại cho công ty khác và các đại lý. Mặt hàng kinh doanh chính là các sản phẩm công nghệ thông tin như: linh kiện máy tính, máy tính bảng, laptop, máy bộ, … nhằm phục vụ nhu cầu của khách hàng trong thời đại công nghệ như hiện nay. Chi phí của công ty được tập hợp và chia ra thành 2 loại chi phí cơ bản nhất là chi phí khả biến và chi phí bất biến. 4.1.1. Chi phí khả biến. Chi phí khả biến của công ty bao gồm: chi phí mua hàng và chi phí bán hàng khả biến. Chi phí mua hàng của công ty biến động tùy theo số lượng hàng hóa, giá cả của hàng hóa mua vào trong kỳ. Chi phí mua hàng của công ty là chi phí dùng để mua các mặt hàng: linh kiện máy tính, máy tính bảng, laptop, máy bộ, … về nhập kho để bán lại cho khách hàng. Chi phí bán hàng khả biến bao gồm chi phí dịch vụ thuê ngoài, chi phí xăng dầu, chi phí vận chuyển, chi phí nước uống văn phòng … 4.1.1.1. Chi phí mua hàng khả biến. Do loại hình hoạt động của công ty là kinh doanh mua đi bán lại nên giá cả mua hàng hóa tùy vào chất lượng, số lượng hàng hóa mua vào. Chi phí mua hàng của công ty khả biến theo số lượng và giá cả hàng hóa mua vào. Chi phí mua hàng của các mặt hàng khác nhau đều khác nhau, nguyên nhân là do sự khác nhau về giá cả và số lượng mua vào của các hàng hóa. Chi phí mua hàng phụ thuộc rất nhiều vào giá bán của nhà cung cấp, chất lượng, số lượng và tính thông dụng của hàng hóa mua vào, thời điểm mua hàng … Để xem xét ảnh hưởng của giá cả hàng hóa và tỷ lệ hàng hóa mua vào đến giá thành sản phẩm bán ra như thế nào, ta xem xét bảng chi phí mua hàng (CPMH) của các dòng sản phẩm dựa theo số lượng và giá cả của hàng hóa mua vào. Do mỗi dòng sản phẩm công ty mua vào có rất nhiều chủng loại khác nhau nên khó có thể xem xét hết từng chủng loại. Ở đây, ta chỉ xem xét một loại sản phẩm tiêu biểu trên mỗi dòng sản phẩm. Sau đây, ta có bảng số liệu chi phí mua hàng khả biến của công ty. 21 Bảng 4.1. Chi phí mua hàng khả biến của công ty. Đơn vị tính: đồng Năm 2010 Máy bàn CPMH Máy bảng Thiết bị VP Linh kiện 1.116.097.689 925.296.379 570.050.279 126.541.880 50.668.473 230 86 151 39 274 4.850.000 10.710.000 3.782.000 3.250.000 185.000 Lượng hàng Đơn vị (đ/sp) Laptop Năm 2011 Máy bàn CPMH Máy bảng Thiết bị VP Linh kiện 1.183.322.888 1.147.135.087 737.629.829 180.749.103 91.514.343 235 120 200 59 538 5.040.000 9.520.000 3.690.000 3.050.000 170.000 Lượng hàng Đơn vị (đ/sp) Laptop Năm 2012 Máy bàn CPMH Máy bảng Thiết bị VP Linh kiện 1.033.277.011 974.009.624 730.392.335 165.899.548 133.773.232 193 105 223 44 546 5.350.000 9.275.000 3.275.000 3.750.000 245.000 Lượng hàng Đơn vị (đ/sp) Laptop 6 tháng đầu năm 2013 Máy bàn CPMH Lượng hàng Đơn vị (đ/sp) Laptop Máy bảng Thiết bị VP Linh kiện 627.934.032 573.650.809 382.818.139 89.803.519 49.469.501 120 78 140 37 304 5.232.784 7.355.000 2.734.415 2.427.122 162.728 Qua số liệu ở bảng trên, ta thấy: số lượng và giá cả của hàng hóa mua vào không ổn định, nó luôn thay đổi qua các năm. Nguyên nhân là do giá cả thị trường luôn luôn biến động, chính vì thế công ty cần phải tìm ra cho mình nguồn cung cấp hàng hóa có giá cả thấp nhất có thể, số lýợng hàng hóa mua vào của công ty cũng ðýợc xem xét dựa trên nhu cầu của thị trýờng mà thị trýờng thì luôn biến động nên chi phí mua hàng của công ty không cố định mà sẽ luôn thay đổi. Qua các năm, ta thấy chi phí mua hàng của mặt hàng máy bàn và laptop luôn cao hơn các mặt hàng còn lại, đây cũng là 2 mặt hàng chủ lực của công ty. Các mặt hàng còn lại do giá cả mua vào thấp hơn nên chi phí mua hàng cũng thấp hơn máy bàn và laptop. Như ta biết, hiện nay công nghệ thông tin rất phát triển, rất thông dụng và cần thiết cho tất cả các lĩnh vực như: xã hội, kinh tế, giáo dục, v.v… vì thế việc sử dụng máy tính bàn và laptop là một việc 22 hết sức cần thiết. Hiểu rỏ được vấn đề đó, công ty đã chú trọng mua dòng sản phẩm máy tính bàn và laptop vào với tỷ lệ cao hơn các dòng sản phẩm khác. Tuy là mặt hàng chủ lực, chiếm tỷ lệ cao nhưng số lượng mua vào của 2 mặt hàng máy bàn và laptop là không cao hơn các mặt hàng còn lại, ngược lại có tỷ lệ chi phí mua hàng ở mức thấp nhất nhưng dòng mặt hàng linh kiện luôn chiếm số lượng lớn hơn tất cả các mặt hàng khác của công ty. Số lượng mặt hàng linh kiện mua vào là cao nhất nhưng đó lại là mặt hàng có giá thành đơn vị mua vào thấp nhất. Cụ thể tỷ lệ mua hàng của công ty qua từng năm như sau: - Năm 2010: Máy bàn chiếm 40,02%, laptop chiếm 33,18%, máy bàng 20,44%, thiết bị văn phòng chiếm 4,54%, linh kiện chiếm 1,82% trong tổng số 2.788.654.700đ giá mua. - Năm 2011: Máy bàn chiếm 35,43%, laptop chiếm 34,34%, máy bàng 22,08%, thiết bị văn phòng chiếm 5,41%, linh kiện chiếm 2,74% trong tổng số 3.340.351.250đ giá mua. - Năm 2012: Máy bàn chiếm 34,02%, laptop chiếm 32,07%, máy bàng 24,05%, thiết bị văn phòng chiếm 5,46%, linh kiện chiếm 4,4% trong tổng số 3.037.351.750đ giá mua. - 6 tháng đầu năm 2013: Máy bàn chiếm 36,43%, laptop chiếm 33,28%, máy bàng 22,21%, thiết bị văn phòng chiếm 5,21%, linh kiện chiếm 2,87% trong tổng số 1.723.676.000đ giá mua. 4.1.1.2. Chi phí bán hàng khả biến. Chi phí bán hàng khả biến của công ty bao gồm chi phí dịch vụ thuê ngoài, chi phí vận chuyển, chi phí nước uống tại công ty, v.v… Chi phí bán hàng khả biến của công ty thay đổi theo số lượng hàng hóa bán ra. Để thấy rỏ hơn sự thay đổi của chi phí bán hàng theo số lượng hàng hóa bán ra, ta có bảng số liệu sau: 23 Bảng 4.2. Chi phí bán hàng khả biến của công ty. Đơn vị tính: đồng. Năm 2010 Máy bàn Tổng biến phí bán hàng Lượng tiêu thụ (SP) Đơn vị ( đ/SP) Laptop Máy bảng Thiế bị VP Linh kiện 1.063.000 899.000 595.000 170.000 57.000 217 73 116 32 261 4.899 12.315 5.129 5.313 218 Năm 2011 Máy bàn Tổng biến phí bán hàng Lượng tiêu thụ (SP) Đơn vị ( đ/SP) Laptop Máy bảng Thiết bị VP Linh kiện 1.353.000 1.338.000 924.526 345.195 183.579 226 94 143 46 368 5.987 14.234 6.465 7.504 499 Năm 2012 Máy bàn Tổng biến phí bán hàng Lượng tiêu thụ (SP) Đơn vị ( đ/SP) Laptop Máy bảng Thiết bị VP Linh kiện 1.055.824 1.021.544 814.493 296.179 239.960 184 97 178 31 472 5.738 10.531 4.576 9.554 508 6 tháng đầu năm 2013 Máy bàn Tổng biến phí bán hàng Lượng tiêu thụ (SP) Đơn vị ( đ/SP) Laptop Máy bảng Thiết bị VP Linh kiện 730.793 675.484 471.703 143.004 82.017 120 78 140 37 304 6.090 8.660 3.369 3.865 270 Qua bảng số liệu trên, ta thấy chi phí bán hàng khả biến của công ty luôn thay đổi theo sự thay đổi của số lượng hàng hóa bán ra. 4.1.2. Chi phí bất biến. 4.1.2.1. Chi phí bán hàng bất biến. Chi phí bán hàng của công ty là bất biến bởi chi phí này không thay đổi theo mức độ hoạt động của công ty, có nghĩa là dù cho số lượng hàng hóa tiêu thụ của công ty nhiều hay ít thì công ty vẫn phải chi trả số chi phí này. Chi phí bán hàng bất biến bao gồm: chi phí thuê nhà, chi phí tiếp khách, chi phí quảng cáo, chi phí lương, chi phí vận chuyển, chi phí bán hàng khác, v.v… 24 Chi phí bán hàng bất biến được công ty phân bổ theo tỷ lệ đóng góp của từng dòng sản phẩm vào doanh thu chung của công ty Bảng 4.3. Chi phí bán hàng bất biến cảu công ty. Đơn vị tính: đồng. Năm 2010 Chi phí bán hàng bất biến Máy bàn Laptop Máy bảng 72.768.754 59.525.946 40.662.090 Thiết bị VP 15.872.315 Linh kiện 1.714.895 Năm 2011 Máy bàn Chi phí bán hàng bất biến Laptop 123.501.600 122.177.286 Máy bảng 84.415.463 Thiết bị VP 31.518.638 Linh kiện 16.762.013 Năm 2012 Chi phí bán hàng bất biến Máy bàn Laptop Máy bảng 97.068.048 93.916.488 74.881.066 Thiết bị VP 27.229.479 Linh kiện 22.060.919 6 tháng đầu năm 2013 Chi phí bán hàng bất biến Máy bàn Laptop Máy bảng 59.207.858 54.088.320 36.096.803 Thiết bị VP 8.467.553 Linh kiện 4.664.466 Chi phí bán hàng bất biến của máy bàn luôn cao hơn các mặt hàng còn lại là do trong mặt hàng máy bàn được cấu thành từ nhiều thành phần như: màng hình, CPU (bộ vi xử lý, bo mạch, bộ nhớ, đĩa cứng …). Do không mua trực tiếp mặt hàng máy bàn, công ty mua các bộ phận cấu thành đó sau đó tiến hành lắp ráp, cài đặt nên máy bàn nên máy bàn luôn có chi phí bất biến cao hơn các mặt hàng còn lại. 4.1.2.2. Chi phí quản lý bất biến. Chi phí quản lý bất biến của công ty cũng là một chi phí cố định, chi phí này luôn tồn tại và cố định mà không bị ảnh hưởng bởi số lượng hàng hóa. Chi phí quản lý bất biến của công ty gồm chi phí phát sinh ở văn phòng và các phòng ban khác của công ty. Chi phí quản lý bất biến phân bổ cho các dòng sản phẩm được phân bổ theo doanh thu sản phẩm. Chi phí quản lý bất biến phân bổ cho các dòng sản phẩm được công ty tính như sau: CPQL phân bổ cho dòng SP = CPQL x Doanh thu từng dòng SP CPQL đơn vị = Tổng CPQL / Tổng lượng tiêu thụ từng dòng SP Dưới đây là bảng phân bổ chi phí quản lý cho từng dòng SP 25 Bảng 4.4. Phân bổ chi phí quản lý bất biến của công ty. Đơn vị tính: đồng. Năm 2010 Máy bàn Laptop Máy bảng 40.390.000 33.040.000 22.569.000 6.462.000 3.300.000 Lượng SP tiêu thụ (SP) 217 73 116 32 261 CPQL phân bổ ( đ/SP) 186.130 452.603 194.560 201.938 12.644 CPQL Thiết bị VP Linh kiện Năm 2011 Máy bàn CPQL Laptop Máy bảng Thiết bị VP Linh kiện 37.785.000 37.380.000 25.827.000 9.643.000 5.129.000 Lượng SP tiêu thụ (SP) 226 94 143 46 368 CPQL phân bổ ( đ/SP) 167.190 397.660 180.608 209.630 13.938 Năm 2012 Máy bàn CPQL Laptop Máy bảng Thiết bị VP Linh kiện 33.233.000 32.154.000 25.637.000 9.322.000 7.552.000 Lượng SP tiêu thụ (SP) 184 97 178 31 472 CPQL phân bổ ( đ/SP) 180.614 331.485 144.028 300.710 16.000 6 tháng đầu năm 2013 Máy bàn CPQL Laptop Máy bảng Thiết bị VP Linh kiện 21.353.875 19.737.740 13.783.235 4.178.600 2.396.550 Lượng SP tiêu thụ (SP) 120 78 140 37 304 CPQL phân bổ ( đ/SP) 177.949 253.048 98.452 112.935 7.883 4.1.3. Tổng hợp chi phí 6 tháng đầu năm 2013. Chi phí được trình bày theo 2 dạng: Theo lượng mua vào: tập hợp chi phí phát sinh 6 tháng đầu năm 2013. Theo lượng tiêu thụ: tập hợp chi phí 6 tháng đầu năm 2013 để tính hiệu quả kinh doanh. 26 Sau đây là số liệu chi phí 6 tháng đầu năm 2013 tập hợp được của công ty. Bảng 4.5. Tập hợp chi phí theo lượng mua vào trong 6 tháng đầu năm 2013. Đơn vị tính: đồng. Máy bàn Laptop Máy bảng Thiết bị VP Linh kiện 627.934.032 573.650.809 382.818.139 89.803.519 49.469.501 5.233.000 7.355.000 2.735.000 2.427.000 163.000 730.793 675.484 471.703 143.004 82.017 6.090 8.660 3.369 3.865 270 5.239.090 7.363.660 2.738.369 2.430.865 163.270 Định phí bán hàng 59.207.858 54.088.320 36.096.803 8.467.553 4.664.466 Chi phí quản lý 21.353.875 19.737.740 13.783.235 4.178.600 2.396.550 Tổng định phí 80.561.733 73.826.060 49.880.038 12.646.153 7.061.016 Biến phí Chi phí mua hàng Đơn vị ( đ/SP) Biến phí bán hàng Đơn vị ( đ/SP) Tổng đơn vị ( đ/SP) Định phí Bảng 4.6. Tập hợp chi phí theo lượng tiêu thụ trong 6 tháng đầu năm 2013. Đơn vị tính: đồng. Máy bàn Laptop Máy bảng Thiết bị VP Linh kiện Biến phí Chi phí mua hàng 627.934.032 573.650.809 382.818.139 89.803.519 49.469.501 Biến phí bán hàng 730.793 675.484 471.703 143.004 82.017 628.664.825 574.326.293 383.289.842 89.946.532 49.551.518 Tổng biến phí Định phí Định phí bán hàng 59.207.858 54.088.320 36.096.803 8.467.553 4.664.466 Chi phí quản lý 21.353.875 19.737.740 13.783.235 4.178.600 2.396.550 Tổng định phí 80.561.733 73.826.060 49.880.038 12.646.153 7.061.016 Nhìn vào bảng 2 bảng số liệu trên ta biết được giá thành của từng mặt hàng mà công ty kinh doanh, đặc biệt có thể nhìn thấy một cách đầy đủ từng khoản mục chi phí cấu thành giá thành của từng loại hàng hóa, từ đó giúp cho các nhà quản trị đưa ra các biện pháp tăng, giảm giá thành hàng hóa. Ta thấy rằng linh kiện là mặt hàng có giá thành thấp nhất, và laptop là mặt hàng có giá thành cao nhất của công ty. Ở đây, tuy là có giá thành cao nhất nhưng laptop là mặt hàng rất được công ty quan tâm đầu tư, laptop và linh kiện là 2 mặt hàng 27 luôn luôn đi đôi với nhau, điều đó cũng dể hiểu bởi vì các linh kiên luôn luôn cần thiết cho laptop. Sau đây, để hiểu rõ hơn về mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận của công ty ta tiến hành phân tích như sau. 28 4.2. Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí của công ty. Ở đây, chúng ta tập trung phân tích số liệu 6 tháng đầu năm 2013 để cung cấp thông tin cho nhà quản trị, từ đó nhà quản trị đưa ra các phương án kinh doanh cho công ty. 4.2.1. Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí. Bảng 4.7. Báo cáo thu nhập theo SDĐP của từng mặt hàng trong 6 tháng đầu năm 2013. Đơn vị tính: đồng. Máy bàn Laptop Máy bảng Thiết bị VP Linh kiện Tổng Đơn vị (đ/SP) % Tổng Đơn vị (đ/SP) % Tổng Đơn vị (đ/SP) % Tổng Đơn vị (đ/SP) % Tổng DT 865.405.313 7.230.000 100 799.908.450 10.300.000 100 558.591.112 3.990.000 100 169.345.500 4.750.000 100 CPKB 628.664.825 5.329.090 73,7 574.326.293 7.363.660 71,5 383.289.842 2.738.369 68,6 89.946.532 2.430.865 SDĐP 236.740.488 1.990.910 26,3 225.582.157 2.936.340 28,5 175.301.270 1.251.631 31,4 79.398.968 CPBB 80.561.733 671.348 9.3 73.826.060 946.488 9,2 49.880.038 356,286 8,9 156.178.755 1.229.562 17 151.756.097 1.989.852 19,3 125.421.232 895.345 22,5 LN 29 Đơn vị (đ/SP) % 97.124.625 320.000 100 53,1 49.551.518 163.270 51 2.319.135 46,9 47.573.107 156.730 49 12.646.153 341.788 6,9 7.061.016 23.227 7,3 66.752.815 1.977.347 40 40.512.091 133.503 41,7 Qua bảng báo cáo thu nhập theo SDĐP trên, ta thấy mặt hàng máy bàn có doanh thu, chi phí khả biến, chi phí bất biến lớn nhất đồng thời nó cũng là mặt hàng có lợi nhuận được biểu hiện qua số tuyệt đối lớn nhất. Tuy là mặt hàng có lợi nhuận cao nhất nhưng câu hỏi đặc ra ở đây là mặt hàng này có phải là mặt hàng kinh doanh có hiệu quả nhất không? Những chi phí khả biến, chi phí bất biến, số dư đảm phí đóng vai trò như thế nào đối với hiệu quả kinh doanh của các loại mặt hàng? v.v… Để trả lời các câu hỏi đó ta tiến hành phân tích như sau … SDĐP ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của công ty vì nó bù đấp chi phí bất biến và số còn lại chính là lợi nhuận có được của công ty. Thông qua bảng số liệu doanh thu 6 tháng đầu năm 2013 của 5 loại mặt hàng ta thấy được mối quan hệ trung bình trọng trong số dư đảm phí của toàn bộ các mặt hàng để hiểu một cách tổng quát hơn về SDĐP của công ty. Bảng 4.8. Báo cáo KQKD theo SDĐP của từng mặt hàng. Đơn vị tính: đồng Tổng cộng Doanh thu theo từng mặt hàng Số tiền Tỷ trọng (%) Máy bàn Laptop Máy bảng Thiết bị VP Linh kiện DT 2.490.375.000 100 865.405.313 799.908.450 558.591.112 169.345.500 97.124.625 CPKB 1.725.779.010 69,3 628.664.825 574.326.293 383.289.842 89.946.532 49.551.518 SDĐP 764.595.990 30,7 236.740.488 225.582.157 175.301.270 79.398.968 47.573.107 CPBB 223.975.000 LN 540.620.990 Ta thấy trong 100% doanh thu của công ty thì chi phí khả biến chiếm 69,3%, SDĐP chiếm 30,7%. Cụ thể trong 2.490.375.000đ doanh thu thì có 1.725.779.010đ là chi phí khả biến và 764.595.990đ là SDĐP. Sau đây, ta có bảng số liệu chỉ rỏ phần đóng góp của các mặt hàng vào lợi nhuận của công ty qua từng đơn vị hàng hóa. 30 Bảng 4.9. Chi tiết báo cáo thu nhập theo SDĐP của từng đơn vị hàng hóa. Đơn vị tính: đồng. Máy bàn Laptop Máy bảng Thiết bị VP Linh kiện Doanh thu 7.230.000 10.300.000 3.990.000 4.750.000 320.000 CPKB 5.239.090 7.363.660 2.738.369 2.430.865 163.270 SDĐP 1.990.910 2.936.340 1.251.631 2.319.135 156.730 CPBB 671.348 946.488 356,286 341.788 23.227 1.229.562 1.989.852 895.345 1.977.347 133.503 Lợi nhuận Ta thấy laptop là mặt hàng có mức đống góp đơn vị cao nhất kế đến là thiết bị văn phòng, máy bàn, máy bảng và linh kiện là mặt hàng có mức đống góp đơn vị thấp nhất. Nếu xét trên cấp độ từng đơn vị hàng hóa thì laptop là mặt hàng mang lại lợi nhuận cao nhất cho công ty. Nếu ta xét trên góc độ tổng thể thì máy bàn là mặt hàng có SDĐP và lợi nhuận cao nhất nhưng khi xét trên góc độ đơn vị thì laptop mới là mặt hàng có SDĐP và lợi nhuận cao nhất trong các mặt hàng, chỉ riêng điều này đã cho thấy tuy là mặt hàng có lợi nhuận cao nhất nhưng máy bàn chưa phải là mặt hàng kinh doanh có hiệu quả nhất của công ty. Qua bảng báo cáo thu nhập theo SDĐP (bảng 4.7), ta thấy mỗi mặt hàng đều có SDĐP khác nhau. Mặt hàng laptop là mặt hàng có SDĐP lớn nhất, để thấy rỏ hơn SDĐP đơn vị của từng mặt hàng ta minh họa bằng đồ thị sau. Hình 4.1. Đồ thị số dư đảm phí đơn vị từng mặt hàng. Như ta đã biết, SDĐP đơn vị là phần chênh lệch giữa giá bán và chi phí khả biến đơn vị, SDĐP được dùng trước hết là bù đấp chi phí bất biến và sau đó còn lại là lợi nhuận. 31 Đồ thị cho ta thấy mặt hàng laptop là mặt hàng có SDĐP đơn vị lớn nhất: 2.936.340đ, bao gồm 946.488đ là bù đấp cho chi phí bất biến và 1.989.852đ là lợi nhuận. Khi vượt qua được điểm hòa vốn, tức là đã bù đấp hết chi phí bất biến thì mỗi hàng hóa bán thêm của nặt hàng laptop sẽ thu được lợi nhuận là 2.936.340đ tức là bằng với toàn bộ SDĐP đơn vị. Tương tự như vậy, nếu vượt qua được điểm hòa vốn thì mỗi hàng hóa bán ra của các mặt hàng khác sẽ có lợi nhuận bằng với chính SDĐP đơn vị của mỗi mặt hàng. Laptop là mặt hàng có SDĐP đơn vị cao nhất, kế đến là thiết bị văn phòng, máy bàn, máy bảng và cuối cùng là mặt hàng linh kiện. Với cánh tính như trên, chúng ta có thể tính nhanh lợi nhuận tăng thêm bằng cách lấy SDĐP đơn vị nhân với lượng tiêu thụ vượt qua điểm hòa vốn. Cách tính này thể hiện rỏ mối quan hệ giữa SDĐP và lợi nhuận. Ta có bảng ví dụ sau để cho thấy rỏ mối quan hệ giữa SDĐP và lợi nhuận. Bảng 4.10. Ví dụ về quan hệ giữa SDĐP và lợi nhuận. Đơn vị tính: đồng. Lợi nhuận tăng thêm Máy bàn Laptop 1.990.910 2.936.340 1.251.631 2.319.135 156.730 1SP 1.990.910 2.936.340 1.251.631 2.319.135 156.730 10SP 19.909.100 29.363.400 12.516.310 23.191.350 1.567.300 100SP 199.091.000 293.634.000 125.163.100 231.913.500 15.673.000 SDĐP Máy bảng Thiết bị VP Linh kiện Lượng vượt mức hòa vốn Nhìn vào bảng ví dụ trên, ta thấy cùng một mức sản lượng vượt qua mức sản lượng hòa vốn như nhau thì mặt hàng nào có SDĐP lớn hơn sẽ có lợi nhuận tăng thêm lớn hơn. Ở ví dụ trên, laptop là mặt hàng có SDĐP lớn nhất nên khi tăng cùng một mức sản lượng vượt qua mức sản lượng hòa vốn thì lợi nhuận của mặt hàng này tăng nhiều nhất, linh kiện có SDĐP thấp nhất nên lợi nhuận cũng tăng thấp nhất. Qua khái niệm SDĐP, chúng ta có thể tính được độ chênh lệch lợi nhuận của các mặt hàng khi đã vượt qua điểm hòa vốn bằng cách lấy cùng một lượng tiêu thụ tăng thêm của các mặt hàng nhân với độ lệch của SDĐP. Phân tích SDĐP rất có ý nghĩa với các nhà quản trị trong việc quyết định kinh doanh mặt hàng nào nhiều hơn để đạt được lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên, nếu chỉ thông qua việc phân tích chỉ tiêu SDĐP mà đã đưa ra quyết định kinh doanh mặt hàng nào nhiều hơn hoặc cắt giảm mặt hàng khác thì đó là quyết định vội vàng, bởi vì các yếu tố khác như chi phí mua hàng, giá cả hàng bán, chi phí bán hàng không cố định mà luôn có sự thay đổi. Để có được các quyết 32 định, các kế hoạch kinh doanh đúng đắn chúng ta cần phải phân tích kết hợp với các chỉ tiêu khác được trình bày ở các phần sau. 4.2.2. Tỷ lệ số dư đảm phí. Tỷ lệ số dư đảm phí là tỷ số giữa số dư đảm phí và doanh thu hoặc tỷ số giữa số dư đảm phí đơn vị và giá bán, chỉ tiêu này có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, một loại sản phẩm (cũng bằng một đơn vị sản phẩm). Tỷ lệ SDĐP từng mặt hàng kinh doanh của công ty có được như bảng sau: Bảng 4.11. Tỷ lệ SDĐP của từng loại mặt hàng. Đơn vị tính: đồng. Máy bàn Laptop Máy bảng Thiết bị VP Tổng % Tổng % Tổng 865.405.313 100 799.908.450 100 558.591.112 100 169.345.500 100 97.124.625 100 CPKB 628.664.825 73,7 574.326.293 71,5 383.289.842 68,6 89.946.532 53,1 49.551.518 51 SDĐP 236.740.488 26,3 225.582.157 28,5 175.301.270 31,4 79.398.968 46,9 47.573.107 49 DT CPBB LN % Tổng Linh kiện % Tổng 80.561.733 73.826.060 49.880.038 12.646.153 7.061.016 156.178.755 151.756.097 125.421.232 66.752.815 40.512.091 Để thấy được rỏ hơn tỷ lệ SDĐP của từng loại mặt hàng, ta minh họa tỷ lệ SDĐP bằng đồ thị sau. Hình 4.2. Đồ thị tỷ lệ SDĐP của từng mặt hàng. Qua đồ thị trên, ta thấy linh kiện là mặt hàng có tỷ lệ SDĐP lớn nhất bởi vì nó có chi phí khả biến và chi phí bất biến thấp nhất và mặt hàng máy bàn là 33 % mặt hàng có tỷ lệ SDĐP thấp nhất bởi vì nó có chi phí khả biến, chi phí bất biến cao nhất. Tỷ lệ SDĐP có ý nghĩa quan trọng đối với lợi nhuận, trong 100% doanh thu của các mặt hàng thì tỷ lệ % SDĐP chiếm trong doanh thu chính là chi phí bất biến và lợi nhuận của mặt hàng đó. Theo đồ thị trên, trong 100% doanh thu thì mặt hàng máy bàn có 26,3% tỷ lệ SDĐP, 26,3% đó cũng chính là chi phí bất biến và lợi nhuận của mặt hàng này, có nghĩa là nếu mặt hàng máy bàn đạt được 100đ doanh thu thì trong đó có 26,3đ là chi phí bất biến và lợi nhuận của mặt hàng này. Trong 5 mặt hàng kinh doanh của công ty thì mặt hàng linh kiện là mặt hàng có tỷ lệ SDĐP lớn nhất, thứ tự lần lượt có tỷ lệ SDĐP từ cao xuống thấp của các mặt hàng là: linh kiện, thiết bị văn phòng, máy bảng, laptop, máy bàn. Nếu vượt qua được điểm hòa vốn thì tỷ lệ SDĐP chiếm trong 100% doanh thu của từng mặt hàng cũng chính là tỷ lệ lợi nhuận có trong 100% doanh thu của mặt hàng đó. Điều đó cho thấy khi vượt qua điểm hòa vốn, nếu tăng cùng một mức doanh thu thì mặt hàng nào có tỷ lệ SDĐP lớn hơn sẽ đạt được mức tăng lợi nhuận tôt hơn. Qua phân tích trên, ta thấy được mối quan hệ giữa tỷ lệ SDĐP với mức tăng lợi nhuận và mức tăng doanh thu của các mặt hàng. Mối quan hệ đó chỉ ra cho nhà quản trị những lựa chọn thích hợp các mặt hàng khi chỉ có khả năng tăng doanh thu ở một mức giới hạn. Ngoài ra, để tìm tỷ lệ SDĐP trung bình một cách trực tiếp ta nhân tỷ lệ SDĐP của từng mặt hàng với tỷ lệ kết cấu có trong tổng doanh thu của từng mặt hàng. Bảng 4.12. Tỷ lệ SDĐP trung bình. Máy bàn Tỷ lệ SDĐP Tỷ trọng trong DT Tỷ lệ SDĐP trung bình Laptop Máy bảng Thiết bị VP Linh kiện Tổng 26,3% 28,5% 31,4% 46,9% 49% 34,75% 32,12% 22,43% 6,8% 3,9% 100% 9.14% 9,15% 7,04% 3,19% 1,91% 30,43% Theo bảng tính trên ta biết được: - 34,75%, 32,12%, 22,43%, 6,8%, 3,9% lần lượt là tỷ trọng của mặt hàng máy bàn, laptop, máy bản, thiết bị văn phòng, linh kiện chiếm trong tổng doanh thu của công ty. - 1 đồng doanh thu trung bình có 0,3475đ doanh thu của máy bàn, 0,3212đ doanh thu của mặt hàng laptop, 0,2243đ doanh thu của mặt hàng máy bảng, 0,068đ doanh thu của mặt hàng thiết bị văn phòng và 0,039đ doanh thu của mặt hàng linh kiện. 34 - Từ doanh thu: 0,3475đ của mặt hàng máy bàn, 0,3212đ của mặt hàng laptop, 0,2243đ của mặt hàng máy bảng, 0,068 đồng của mặt hàng thiết bị văn phòng, 0,039đ của mặt hàng linh kiện cung cấp lần lượt 0,0914đ, 0,0915đ, 0,0704đ, 0,0319đ, 0,0191đ cho SDĐP chung của cả công ty. Hầu hết các công ty ít tính đến tỷ lệ SDĐP trung bình, họ thường tính chỉ tiêu tỷ lệ SDĐP đơn vị vì nó có ích hơn. 4.2.3. Kết cấu chi phí. Ta xem xét kết cấu chi phí các mặt hàng kinh doanh cua công ty qua bảng số liệu sau. Bảng 4.13. Kết cấu chi phí các mặt hàng trong công ty. Đơn vị tính: đồng. Máy bàn Laptop Máy bảng Thiết bị VP Linh kiện Tổng % Tổng % Tổng % Tổng % Tổng % Tổng CP 709.226.558 100 648.152.353 100 433.169.880 100 102.592.685 100 56.612.434 100 CPKB 628.664.825 88,6 574.326.293 88,6 383.289.842 88,5 89.946.532 87,7 49.551.418 87,5 CPBB 80.561.733 11,4 73.826.060 11,4 49.880.038 11,5 12.646.153 12,3 7.061.016 12,5 Để thấy rỏ hơn kết cấu chi phí của các mặt hàng ta minh họa bằng đồ thụ sau. Hình 4.3. Đồ thị kết cấu chi phí các mặt hàng của công ty. Ta thấy, các mặt hàng kinh doanh của công ty có tỷ lệ chi phí khả biến cao hơn tỷ lệ chi phí bất biến rất nhiều. Tỷ lệ chi phí khả biến của các mặt hàng luôn luôn cao hơn 85%, trong đó máy bàn và laptop là 2 mặt hàng có tỷ lệ chi phí khả biến cao nhất với 88,6% tiếp theo là máy bảng, thiết bị văn 35 phòng thấp nhất là mặt hàng linh kiện. Qua đó cho ta thấy linh kiện là mặt hàng có kết cấu chi phí tương đối tốt so với các mặt hàng còn lại bởi vì có tỷ lệ chi phí bất biến cao hơn, nên khi doanh thu có tăng lên thì lợi nhuận sẽ tăng nhanh hơn các mặt hàng khác. Nguyên nhân làm cho chi phí khả biến của các mặt hàng ở tỷ lệ cao là do loại hình kinh doanh của công ty là thương mại, chi phí hoạt động chủ yếu của công ty là chi phí mua hàng khả biến theo số lượng và giá cả hàng hóa. Do đặc điểm kết cấu chi phí của công ty có tỷ lệ rất lớn là chi phí khả biến nên khi thị trường có biến động làm ảnh hưởng đến doanh thu thì lợi nhuận của công ty sẽ ít biến động. Công ty có tốc độ phát triển chậm, nhưng nếu gặp rủi ro lượng tiêu thụ giảm hoặc sản phẩm không tiêu thụ được thì sự thiệt hại sẽ thấp hơn. 4.2.4. Đòn cân hoạt động. Đòn cân hoạt động là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa tốc độ thay đổi của lợi nhuận và tốc độ thay đổi của doanh thu (hoặc sản lượng tiêu thụ). Đòn cân hoạt động cho biết lợi nhuận sẽ tăng (giảm) bao nhiêu % khi doanh số bán tăng (giảm) 1%. Đòn cân hoạt động cung cấp cho người quản lý một công cụ hữu hiệu cho thấy ảnh hưởng của biến động trong doanh số đến lợi nhuận. Độ lớn đòn cân hoạt động luôn lớn hơn 1. Theo mức doanh thu mà công ty đạt được, độ lớn ĐCHĐ của từng mặt hàng như sau: Bảng 4.14. Độ lớn ĐCHĐ của từng mặt hàng Máy bàn Laptop Máy bảng Thiết bị VP Linh kiện 1,52 1,49 1,40 1,19 1,17 Độ lớn ĐCHĐ Để thấy được mối quan hệ giữa ĐCHĐ và lợi nhuận, ta làm ví dụ như sau: giả sử công ty tăng 15% doanh thu (khi đã vượt qua được điểm hòa vốn) trong 6 tháng cuối năm 2013, khi đó ta có được bảng số liệu sau. Bảng 4.15. Lợi nhuận tăng khi doanh thu tăng 15% ở 6 tháng cuối năm 2013. Đơn vị tính: đồng. Độ lớn ĐCHĐ Máy bàn Laptop Máy bảng Thiết bị VP Linh kiện 1,52 1,49 1,40 1,19 1,17 Doanh thu tăng % tăng của lợi nhuận Lợi nhuận tăng 15% 22,8% 22,35% 21% 17,85% 17,55% 35.608.756 33.917.488 26.338.459 11.915.377 7.109.872 36 Ta thấy rằng mặt hàng có độ lớn ĐCHĐ cao nhất là máy bàn thứ tự tiếp theo lần lược là: laptop, máy bảng, thiết bị văn phòng và cuối cùng là linh kiện. Trong một thời điểm nhất định, với một chính sách kinh doanh hợp lý thì máy bàn sẽ thu được mức lợi nhuận tăng cao hơn các mặt hàng còn lại khi tăng thêm cùng một mức doanh thu. Tuy nhiên, chúng ta cần phải chú ý rằng không phải độ lớn ĐCHĐ càng cao thì càng có lợi. Như chúng ta đã biết, độ lớn ĐCHĐ phụ thuộc vào chi phí bất biến và tỷ lệ thuận với chi phí bất biến. ĐCHĐ của mặt hàng máy bàn lớn do chi phí bất biến của mặt hàng này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí bất biến của công ty. Điều đó dẫn đến tốc độ tăng lợi nhuận của mặt hàng máy bàn khá cao. 4.3. Phân tích điểm hòa vốn. 4.3.1. Xác định điểm hòa vốn của công ty. 4.3.1.1. Sản lượng hòa vốn. Bảng 4.16. Sản lượng hòa vốn của từng mạt hàng. Đơn vị tính: sản phẩm. Sản lượng hòa vốn Máy bàn Laptop Máy bảng Thiết bị VP Linh kiện 40 25 40 6 45 Tại mức sản lượng hòa vốn, công ty kinh doanh không lời cũng không lỗ, nếu muốn có lời thì công ty phải bán hàng hóa với số lượng vượt qua số lượng hòa vốn, khi đó cứ bán thêm 1 hàng hóa công ty sẽ thu được khoản lợi nhuận bằng chính SDĐP của hàng hóa đó. Nhìn vào mức sản lượng hòa vốn của các mặt hàng ta thấy mặt hàng linh kiện chỉ cần bán được 14,8% số lượng thì đã đạt được điểm hòa vốn, tương tự đối với mặt hàng thiết bị văn phòng là 16,2%, mặt hàng máy bảng là 28,6%, mặt hàng laptop là 32,1%, mặt hàng máy bàn là 35%. Đi kèm với chỉ tiêu sản lượng hòa vốn là chỉ tiêu doanh thu hòa vốn. 4.3.1.2. Doanh thu hòa vốn. Bảng 4.17. Doanh thu hòa vốn của từng mặt hàng. Đơn vị tính: đồng. Máy bàn Doanh thu hòa vốn 289.200.000 Laptop Máy bảng 257.500.000 159.600.000 Thiết bị VP 28.500.000 Linh kiện 14.400.000 Giống như sản lượng hòa vốn, doanh thu hòa vốn của từng mặt hàng đều khác nhau, nó phụ thuộc vào quy mô kinh doanh của các mặt hàng. Qua phân tích điểm hòa vốn, ta thấy mặt hàng nào có doanh thu và sản lượng hòa vốn càng thấp thì càng tốt vì mặt hàng đó dễ đạt điểm hòa vốn hơn và khi đó kinh doanh mặt hàng đó sẽ an toàn hơn các mặt hàng khác. 37 4.3.1.3. Thời gian hòa vốn. Thời gian hòa vốn là số ngày cần thiết để đạt được doanh thu hòa vốn trong một kỳ kinh doanh, thường là một năm. Bảng 4.18. Thời gian hòa vốn của từng mặt hàng. Đơn vị tính: ngày. Thời gian hòa vốn Máy bàn Laptop Máy bảng Thiết bị VP Linh kiện 120 116 103 71 53 Qua kết quả tính toán trên, ta thấy mặt hàng linh kiện là mặt hàng có thời gian hòa vốn nhanh nhất với 53 ngày, kế đến lần lượt là mặt hàng thiết bị văn phòng, mặt hàng máy bảng, mặt hàng laptop, mặt hàng có thời gian hòa vốn lâu nhất là mặt hàng máy bàn với 120 ngày. Mặt hàng máy bàn là mặt hàng có tốc độ tăng lợi nhuận cao nhất nhưng thời gian hòa vốn lại chậm nhất trong các mặt hàng kinh doanh của công ty, điều này cho thấy rằng mặt hàng máy bàn kinh doanh chưa đạt hiệu quả cao. 4.3.1.4. Tỷ lệ hòa vốn. Tỷ lệ hòa vốn là tỷ lệ giữa khối lượng sản phẩm hòa vốn so với tổng khối lượng tiêu thụ hoặc giữa doanh thu hòa vốn so với tổng doanh thu đạt được trong kỳ kinh doanh (giá bán không đổi). Bảng 4.19. Tỷ lệ hòa vốn của từng mặt hàng. Tỷ lệ hòa vốn Máy bàn Laptop Máy bảng Thiết bị VP Linh kiện 33,42% 32,19% 28,57% 16,83% 14,83% Tỷ lệ hòa vốn là chỉ tiêu đo lường sự rủi ro. Trong khi thời gian hòa vốn càng ngắn càng tốt thì tỷ lệ hòa vốn cũng tương tự càng thấp càng tốt. Qua số liệu tính toán trên ta thấy mặt hàng máy bàn là mặt hàng có tỷ lệ hòa vốn cao nhất với 33,42%. Tỷ lệ này cho ta biết trong 100% sản lượng tiêu thụ thì mặt hàng laptop có 33,42% là sản lượng hòa vốn không có được lợi nhuận và có 66,58% sản lượng là lợi nhuận nhìn chung thì tỷ lệ lợi nhuận này khá cao, mặc dù SDĐP của mặt hàng này khá thấp so với các mặt hàng khác của công ty nhưng khi vượt qua điểm hòa vốn thì lợi nhuận tăng lên nhanh hơn so với các mặt hàng khác do độ lớn ĐCHĐ mặt hàng này lớn hơn độ lớn ĐCHĐ của các mặt hàng còn lại. Theo số liệu trên thì các mặt hàng còn lại có tỷ lệ hòa vốn thấp hơn mặt hàng máy bàn, khi đó các mặt hàng khác có sản lượng hòa vốn chiếm tỷ trọng thấp hơn trong sản lượng tiêu thụ. Qua phân tích trên, trong 5 mặt hàng kinh doanh của công ty ta thấy được rằng: Máy bàn là mặt hàng có được doanh thu và lợi nhuận cao nhất 38 nhưng nó không phải là mặt hàng kinh doanh hiệu quả nhất của công ty, bởi vì nó có mức đóng góp đơn vị thấp hơn mặt bàn laptop, có 4.3.2. Đồ thị hòa vốn, đồ thị lợi nhuận. 4.3.2.1. Mặt hàng máy bàn. Đồ thị 3. Đồ thị hòa vốn của mặt hàng máy bàn. Doanh thu (đ) Ydt = 5.239.090x Điểm hòa vốn Ycp = 5.239.090x + 80.561.733 289.200.000 40 Sản lượng (sp) Đồ thị 4. Đồ thị lợi nhuận của mặt hàng máy bàn. Triệu đồng Lợi nhuận 156.178.755đ 160 80 - Điểm hòa vốn 40sp 30 60 90 - 80 -80.561.733đ 39 120 Sản lượng (sp) Đồ thị lợi nhuận trên cho thấy điểm hòa vốn của mặt hàng máy bàn là 40 sp. Nhìn vào đồ thị trên, ta thấy nếu lượng tiêu thụ của mặt hàng máy bàn là 0 thì công ty sẽ lỗ 80.561.733đ bằng với mức tổng định phí. Nếu sản lượng bán ra vượt mức sản lượng hòa vốn thì lợi nhuận của mặt hàng này là 156.178.755đ. Nếu vượt qua được điểm hòa vốn thì mức lợi nhuận của mặt hàng này chính bằng sản lượng vượt qua sản lượng hòa vốn là 80 sp nhân với SDĐP đơn vị của mặt hàng này là 1.990.910đ. Cũng với cách phân tích đồ thị tương tự như trên ta minh họa điểm hòa vốn và lợi nhuận của các mặt hàng còn lại bằng các đồ thị như sau. 4.3.2.2. Mặt hàng laptop. Đồ thị 5. Đồ thị hòa vốn của mặt hàng laptop. Doanh thu (đ) Ydt = 7.363.660x Ycp = 7.363.660x + 73.826.060 Điểm hòa vốn 256.500.000 25 Sản lượng (sp) Đồ thị 6. Đồ thị lợi nhuận của mặt hàng laptop. Triệu đồng Lợi nhuận 151.756.097đ 160 80 - Điểm hòa vốn 25sp 20 40 60 -80 -73.826.060đ 40 78 Sản lượng (sp) 4.3.2.3. Mặt hàng máy bảng. Đồ thị 7. Đồ thị hòa vốn của mặt hàng máy bảng. Doanh thu (đ) Ydt = 2.738.369x Ycp = 2.738.369x + 49.880.038 Điểm hòa vốn 159.600.000 40 Sản lượng (sp) Đồ thị 8. Đồ thị lợi nhuận của mặt hàng máy bảng. Triệu đồng Lợi nhuận 125.421.232đ 120 80 40 - Điểm hòa vốn 40sp 35 70 105 -40 -49.880.038đ 41 140 Sản lượng (sp) 4.3.2.4. Mặt hàng thiết bị văn phòng. Đồ thị 9. Đồ thị hòa vốn của mặt hàng thiết bị văn phòng. Doanh thu (đ) Ydt = 2.430.865x Ycp = 2.430.865x + 12.646.153. Điểm hòa vốn 28.500.000 6 Sản lượng (sp) Đồ thị 10. Đồ thị lợi nhuận của mặt hàng thiết bị văn phòng. Triệu đồng 80 - Lợi nhuận 66.752.815đ 60 40 20 - Điểm hòa vốn 6sp 10 20 30 -20-12.646.153đ 42 37 Sản lượng (sp) 4.3.2.5. Mặt hàng linh kiện. Đồ thị 11. Đồ thị hòa vốn của mặt hàng linh kiện. Doanh thu (đ) Ydt = 163.270x Ycp = 163.270x + 7.061.016. Điểm hòa vốn 14.400.000 45 Sản lượng (sp) Đồ thị 12. Đồ thị lợi nhuận của mặt hàng linh kiện. Triệu đồng Lợi nhuận 40.512.091đ 45 30 15 - Điểm HV 45 sp 75 150 225 -15 - 7.061.016đ 43 304 Sản lượng (sp) 4.3.3. Doanh thu an toàn. Bảng 4.20. Doanh thu an toàn của từng mặt hàng. Đơn vị tính: đồng. Doanh thu an toàn Máy bàn Laptop Máy bảng Thiết bị VP Linh kiện 561.745.313 542.408.450 398.991.518 140.845.500 82.724.625 Doanh thu an toàn là chỉ tiêu phản ánh mức doanh thu thực hiện đã vượt qua mức doanh thu hòa vốn. Chỉ tiêu này càng lớn cho thấy mức an toàn trong kinh doanh càng cao. Để hiểu rỏ hơn, ta phân tích chỉ tiêu tỷ lệ doanh thu an toàn. Tỷ lệ doanh thu an toàn của các mặt hàng như sau: Bảng 4.21. Tỷ lệ doanh thu an toàn của từng mặt hàng. Tỷ lệ doanh thu an toàn Máy bàn Laptop Máy bảng Thiết bị VP Linh kiện 64,9% 67,8% 69,8% 83,2% 85,2% Qua số liệu tính toán trên, ta thấy tỷ lệ doanh thu an toàn của mặt hàng máy bàn là 64,9%, của mặt hàng laptop là 67,8%, của mặt hàng máy bảng là 69,8%, của mặt hàng thiết bị văn phòng là 83,2%, của mặt hàng linh kiện là 85,2%. Mặt hàng nào có tỷ lệ doanh thu an toàn cao là do tỷ lệ định phí trong tổng chi phí thấp. Có nghĩa là, mặt hàng nào có tỷ lệ doanh thu an toàn cao thì độ rủi ro trong kinh doanh sẽ thấp hơn các mặt hàng có tỷ lệ số doanh thu an toàn thấp. Nếu trong kinh doanh gặp khó khăn, thị trường có biến động làm cho doanh thu giảm thì mặt hàng nào có tỷ lệ doanh thu an toàn thấp sẽ chịu lỗ nhiều hơn các mặt hàng khác. 4.4. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận. 4.4.1. Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận của công ty. Trong hoạt động kinh doanh, mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp là làm sao để đạt được lợi nhuận cao nhất với mức chi phí thấp nhất có thể. Công ty TNHH Một Thành Viên Thiên Châu cũng đặt ra cho mình mục tiêu đó, công ty luôn cố gắng tìm ra cho mình các phương án kinh doanh có hiệu quả nhất, sau đây ta đưa ra và phân tích một vài phương án kinh doanh để xem tính hợp lý của các phương án đối với hoạt động kinh doanh của công ty. 44 Vì công ty kinh doanh theo hình thức mua đi bán lại nên giá cả hàng hóa ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề kinh doanh của công ty. Ở đây, ta phân tích 2 trường hợp: khi giá cả hàng hóa không ổn định và khi giá cả hàng hóa thay đổi. Trường hợp 1: Khi giá cả hàng hóa ổn định. *Phương án 1: Thay đổi chi phí bán hàng bất biến, doanh thu và sản lượng không đổi. Công nghệ thông tin ngày càng phát triển làm cho ngày càng có nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực này ra đời. Do đó, tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng cao, để tồn tại cà phát triển trên thị trường công ty cần phải mở rộng mức độ hoạt động của mình. Cụ thể công ty cần: tăng thêm chi phí quảng cáo nhằm quảng bá rộng rãi hơn các mặt hàng của mình đến với người dân trong mọi tầng lớp xã hội, tăng chi phí thuê mặt bằng để mở thêm chi nhánh nhằm mở rộng thêm thị trường, tăng nguồn nhân lực cho công ty, … Những chi phí tăng thêm đó sẽ làm cho chi phí bán hàng bất biến của từng mặt hàng tăng lên 20%, với việc mở rộng đó hy vọng là doanh thu từng mặt hàng của công ty sẽ tăng lên 10%. Khi đó ta tính được số liệu như bảng sau: Bảng 4.22. Chi phí bán hàng bất biến tăng 20%, doanh thu tăng 10%. Đơn vị tính: đồng. Máy bàn Laptop Máy bảng Thiết bị VP Linh kiện DT tăng thêm 86.540.845 79.990.845 55.859.111 16.934.550 9.712.462 SDĐP tăng thêm 23.674.048 22.558.215 17.530.127 7.939.896 4.757.310 Định phí tăng thêm 11.841.571 10.817.664 7.219.360 1.693.510 932.893 LN tăng thêm 11.832.477 11.740.551 10.310.767 6.246.386 3.824.417 *Phương án 2: Giảm chi phí mua hàng khả biến. Trên thị trường ngày càng có thêm nhiều nguồn cung cấp hàng hóa, điều đó góp phần làm cho công ty có thêm nhiều sự lựa chọn về nguồn cung cấp hàng hóa. Công ty nên tìm kiếm cho mình nguồn cung cấp hàng hóa khác với chi phí mua hàng là thấp hơn các kỳ trước. Tìm được nguồn cung cấp hàng với chi phí thấp hơn 5% so với kỳ trước nhưng về chất lượng và mẫu mã thì không bằng chính vì thế khách hàng của công ty giảm sút làm cho sản lượng bán ra của từng mặt hàng giảm 10%. Khi đó ta tính được số liệu như bảng sau: 45 Bảng 4.23. Giảm 5% chi phí mua hàng, sản lượng tiêu thụ giảm 10%. Đơn vị tính: đồng. Máy bàn Sản lượng bán ra Laptop Máy bảng Thiết bị VP Linh kiện 108 70 126 33 274 Doanh thu 780.840.000 721.000.000 502.740.000 156.750.000 87.680.000 SDĐP dự tính 233.555.292 231.284.550 174.932.352 80.536.203 45.173.284 SDĐP hiện tại 236.740.488 225.582.157 175.301.270 79.398.968 47.573.107 -3.185.196 5.702.393 -368.918 1.137.235 -2.399.823 Lợi nhuận tăng thêm Qua số liệu tính toán ở 2 bảng trên, ta thấy trong phương án 1 khi chi phí bán hàng tăng lên 20% lợi nhuận từng mặt hàng của công ty tăng lên là: Mặt hàng máy bàn 11.832.477đ, mặt hàng laptop tăng 11.740.551đ, mặt hàng máy bảng tăng 10.310.767đ, mặt hàng thiết bị văn phòng tăng 6.246.386đ, mặt hàng linh kiện tăng 3.824.417đ. Ở phương án này công ty sẽ có lợi. Phương án 2, ta có thể hiểu rằng khi công ty giảm đi 5% chi phí mua hàng để tìm mua những hàng hóa kém chất lượng hơn thì khi đó các mặt hàng của công ty sẽ bị giảm số lượng tiêu thụ do chất lượng hàng hóa không tốt, ít được khách hàng quan tâm. Trong thực tế hoạt động kinh doanh, việc tăng chi phí bất biến cụ thể như chi phí quảng cáo sẽ giúp cho hàng hóa của công ty được phổ biến rộng hơn trên thị trường. Đặc biệt, các mặt hàng kinh doanh của công ty thuộc lĩnh vực đang phát triển trong xã hội, việc tăng chi phí quảng cáo nhằm tìm kiếm, mở rộng thêm thị trường đến vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn đây là thị trường tìm năng và đầy hứa hẹn là điều cần thiết cho công ty. Điều đó giúp cho công ty có được thêm thị trường kinh doanh và khi đã có thêm thị trường thì tất nhiên công ty sẽ tiêu thụ hàng hóa với số lượng nhiều hơn giúp cho doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng lên. Thông qua việc phân tích trên, ta thấy rằng trong trường hợp giá cả hàng hóa không thay đổi thì công ty nên chọn phương án 1 làm phương án kinh doanh. Trường hợp 2: Khi giá cả hàng hóa thay đổi Theo như giá cả thị trường, công ty dự tính chi phí mua hàng trong 6 tháng cuối năm 2013 sẽ tăng lên vì các mặt hàng sẽ ra mẫu mã mới, có thêm các chức năng mới hổ trợ. Công ty dự tính chi phí mua máy bàn sẽ tăng từ 200.000đ – 500.000đ dẫn đến giá bán ra sẽ ở mức khoảng 7.470.000đ – 7.830.000đ, chi phí mua laptop tăng từ 400.000đ – 700.000đ dẫn đến giá bán ra ở mức khoảng 10.780.000đ – 11.140.000đ, chi phí mua máy bảng tăng từ 100.000đ – 400.000đ dẫn đến giá bán ra sẽ ở mức 4.100.000đ – 4.460.000đ, chi phí mua thiết bị văn phòng tăng từ 50.000đ – 350.000đ dẫn đến giá bán ra 46 sẽ ở mức 4.800.000đ – 5.130.000đ, chi phí mua linh kiện tăng từ 20.000đ – 50.000đ dẫn đến giá bán ra ở mức 345.000đ – 375.000đ. Công ty cũng đặt ra mức chỉ tiêu lợi nhuận mong muốn đạt được cho từng mặt hàng như sau: Bảng 4.24. Chỉ tiêu lợi nhuận các mặt hàng trong 6 tháng cuối năm 2013. Đơn vị tính: đồng. LN mong muốn Máy bàn Laptop Máy bảng Thiết bị VP Linh kiện 179.600.000 174.520.000 144.235.000 76.765.000 46.588.000 Với mức lợi nhuận mong muốn và giá bán tăng lên theo như dự báo đề ra như trên, ta sẽ đưa ra và phân tích một vài phương án trong 6 tháng cuối năm 2013 để chọn ra phương án có hiệu quả nhất theo chỉ tiêu đã được đề ra. *Phương án 1: Chi phí khả biến, chi phí bất biến không đổi. Khi giá cả thị trường biến động, để thận trọng trong việc ra quyết định thì không nên thay đổi mức độ hoạt động ngay, cần phải có thời gian quan sát và nghiên cứu thật kỹ sự biến động đó, phải nắm rỏ và chủ động chứ không chạy theo thị trường một cách không kiểm soát. Sản lượng hàng hóa cần phải tiêu thụ để đạt được lợi nhuận mục tiêu được tính như sau: Sản lượng để đạt lợi nhuận mục tiêu = Định phí + Lợi nhuận mong muốn SDĐP đơn vị Ta có bảng tổng hợp chi phí theo phương án này như sau. Bảng 4.25. Tổng hợp chi phí đơn vị theo phương án 1. Đơn vị tính: đồng. CPMH CPBHKB CPKB đơn vị CPBB Máy bàn Laptop Máy bảng Thiết bị VP Linh kiện 5.582.784 7.905.000 2.984.415 2.627.122 199.728 730.793 675.484 471.703 143.004 82.017 6.313.577 8.580.484 3.456.118 2.770.126 281.745 80.561.733 73.826.060 49.880.038 12.646.153 7.061.016 Sau đây là bảng số liệu tính toán được về sản lượng và doanh thu để đạt được mức lợi nhuân mong muốn theo phương án 1. 47 Bảng 4.26. Sản lượng, doanh thu để đạt mức lợi nhuận mong muốn theo phương án 1. Đơn vị tính: đồng. Máy bàn SDĐP đơn vị Sản lượng tiêu thụ Doanh thu Giá: 7.470.000 Giá 7.590.000 Giá 7.710.000 Giá 7.830.000 1.156.423 1.276.423 1.396.423 1.516.423 225 204 186 172 1.680.750.000 1.548.360.000 1.434.060.000 1.346.760.000 Laptop SDĐP đơn vị Sản lượng tiêu thụ Doanh thu Giá 10.780.000 Giá 10.900.000 Gia 11.020.000 Giá 11.140.000 2.199.516 2.319.516 2.439.516 2.559.516 113 107 102 97 1.218.140.000 1.166.300.000 1.124.040.000 1.080.580.000 Máy bảng SDĐP đơn vị Sản lượng tiêu thụ Doanh thu Giá 4.100.00 Giá 4.220.000 Giá 4.340.000 Giá 4.460.000 643.882 763.882 883.882 1.003.882 301 254 220 193 1.234.100.000 1.071.880.000 954.800.000 860.780.000 Thiết bị văn phòng SDĐP đơn vị Sản lượng tiêu thụ Doanh thu Giá 4.800.000 Giá 4.910.000 Giá 5.020.000 Giá 5.130.000 2.029.874 2.139.874 2.249.874 2.359.874 44 42 40 38 211.200.000 206.220.000 200.800.000 194.940.000 Linh kiện SDĐP đơn vị Sản lượng tiêu thụ Doanh thu Giá 345.000 Giá 355.000 Giá 365.000 Giá 375.000 63.255 73.255 83.255 93.255 848 732 644 575 292.560.000 259.860.000 235.060.000 215.625.000 48 *Phương án 2: Chi phí bán hàng khả biến thay đổi, chi phí bất biến không đổi. Khi giá cả thị trường biến động, lượng khách hàng ít hay nhiều sẽ có sự thay đổi, khi đó công ty cần tạo ra nhiều điều kiện mua hàng thuận lợi hơn cho khách hàng với mục đích làm cho lượng khách hàng của công ty không bị giảm đi trong khi thị trương đang biến động như: vận chuyển hàng hóa đến tận nhà cho người mua hàng với số lượng ít, … Với cách làm đó chi phí vận chuyển sẽ tăng lên làm cho chi phí bán hàng khả biến tăng 10%, công ty vẫn giữ nguyên mức chi phí bất biến. Khi đó, ta tính được các chỉ tiêu như sau. Ta có bảng tập hợp chi phí theo phương án 2. Bảng 4.27. Tập hợp chi phí theo phương án 2. Đơn vị tính: đồng. CPMH CPBHKB CPKB đơn vị CPBB Máy bàn Laptop Máy bảng Thiết bị VP Linh kiện 5.582.784 7.905.000 2.984.415 2.627.122 199.728 803.872 743.032 518.873 157.304 90.219 6.386.656 8.648.032 3.503.252 2.784.426 289.947 80.561.733 73.826.060 49.880.038 12.646.153 7.061.016 Sau đây là bảng số liệu về sản lượng và doanh thu để đạt được mức lợi nhuân mong muốn theo phương án 2. 49 Bảng 4.28. Sản lượng, doanh thu để đạt được mức lợi nhuân mong muốn theo phương án 2. Đơn vị tính: đồng. Máy bàn SDĐP đơn vị Sản lượng tiêu thụ Doanh thu Giá: 7.470.000 Giá 7.590.000 Giá 7.710.000 Giá 7.830.000 1.083.344 1.203.344 1.323.344 1.443.344 240 216 197 180 1.792.800.000 1.639.440.000 1.518.870.000 1.409.400.000 Laptop SDĐP đơn vị Sản lượng tiêu thụ Doanh thu Giá 10.780.000 Giá 10.900.000 Gia 11.020.000 Giá 11.140.000 2.131.968 2.251.968 2.371.968 2.491.968 116 110 105 100 1.250.480.000 1.199.000.000 1.157.100.000 1.114.000.000 Máy bảng SDĐP đơn vị Sản lượng tiêu thụ Doanh thu Giá 4.100.00 Giá 4.220.000 Giá 4.340.000 Giá 4.460.000 596.748 716.748 836.748 956.748 325 271 232 203 1.332.500.000 1.143.620.000 1.006.880.000 905.380.000 Thiết bị văn phòng SDĐP đơn vị Sản lượng tiêu thụ Doanh thu Giá 4.800.000 Giá 4.910.000 Giá 5.020.000 Giá 5.130.000 2.015.574 2.125.574 2.235.574 2.345.574 44 42 40 38 211.200.000 206.220.000 200.800.000 194.940.000 Linh kiện SDĐP đơn vị Sản lượng tiêu thụ Doanh thu Giá 345.000 Giá 355.000 Giá 365.000 Giá 375.000 55.053 65.053 75.053 85.053 974 825 715 631 336.030.000 292.875.000 260.975.000 236.625.000 50 *Phương án 3: Biến phí, định phí đều thay đổi. Thị trường cạnh tranh ngày càng cao, công ty cần phải mở rộng mức độ hoạt động nhằm tạo ra uy tín, vị thế và tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Mở rộng mức độ hoạt động, quảng bá các mặt hàng đến những thị trường xa hơn nhằm tìm kiếm thêm nguồn tiêu thụ hàng hóa sẽ làm cho chi phí khả biến và chi phí bất biến của công ty tăng lên 10%. Ta có bảng tập hợp chi phí cho phương án 3 như sau. Bảng 4.29. Bảng tập hợp chi phí theo phương án 3. Đơn vị tính: đồng. CPMH CPBHKB CPKB đơn vị CPBB Máy bàn Laptop Máy bảng Thiết bị VP Linh kiện 6.141.062 8.695.500 3.282.857 2.889.834 219.701 803.872 743.032 518.873 157.304 90.219 6.944.934 9.438.532 3.801.730 3.047.138 309.920 88.617.906 81.208.666 54.868.042 13.910.768 7.767.118 Sau đây là bảng số liệu về sản lượng và doanh thu để đạt được mức lợi nhuân mong muốn theo phương án 3. 51 Bảng 4.30. Sản lượng, doanh thu để đạt được mức lợi nhuân mong muốn theo phương án 3. Đơn vị tính: đồng. Máy bàn SDĐP đơn vị Sản lượng tiêu thụ Doanh thu Giá: 7.470.000 Giá 7.590.000 Giá 7.710.000 Giá 7.830.000 525.066 645.066 765.066 885.066 511 416 351 303 3.817.170.000 3.157.440.000 2.706.210.000 2.372.490.000 Laptop SDĐP đơn vị Sản lượng tiêu thụ Doanh thu Giá 10.780.000 Giá 10.900.000 Gia 11.020.000 Giá 11.140.000 1.341.468 1.461.468 1.581.468 1.701.468 191 175 162 150 2.058.980.000 1.907.500.000 1.785.240.000 1.671.000.000 Máy bảng SDĐP đơn vị Sản lượng tiêu thụ Doanh thu Giá 4.100.00 Giá 4.220.000 Giá 4.340.000 Giá 4.460.000 298.270 418.270 538.270 658.270 668 476 370 302 2.738.800.000 2.008.720.000 1.605.800.000 1.346.920.000 Thiết bị văn phòng SDĐP đơn vị Sản lượng tiêu thụ Doanh thu Giá 4.800.000 Giá 4.910.000 Giá 5.020.000 Giá 5.130.000 1.752.862 1.862.862 1.972.862 2.082.862 52 49 46 44 249.600.000 240.590.000 230.920.000 225.720.000 Linh kiện SDĐP đơn vị Sản lượng tiêu thụ Doanh thu Giá 345.000 Giá 355.000 Giá 365.000 Giá 375.000 35.080 45.080 55.080 65.080 1.549 1.206 987 835 534.405.000 428.130.000 360.255.000 313.125.000 Để thấy được hiệu quả của từng phương án, ta phải xem xét trên khía cạnh toàn công ty. Sau đây ta có bảng số liệu tổng hợp sản lượng, doanh thu của cả công ty theo từng mặt hàng. 52 Bảng 4.31. Tổng hợp sản lượng, doanh thu từng mặt hàng qua 3 phương án. Đơn vị tính: Sản lượng (sp), Doanh thu (đồng). Mặt hàng máy bàn Sản lượng Doanh thu Giá bán SP ( đ/sp) PA1 PA2 PA3 PA1 PA2 PA3 7.470.000 225 240 511 1.680.750.000 1.792.800.000 3.817.170.000 7.590.000 204 216 416 1.548.360.000 1.639.440.000 3.157.440.000 7.710.000 186 197 351 1.434.060.000 1.518.870.000 2.706.210.000 7.830.000 172 180 303 1.346.760.000 1.409.400.000 2.372.490.000 Mặt hàng laptop Sản lượng Doanh thu Giá bán SP ( đ/sp) PA1 PA2 PA3 PA1 PA2 PA3 10.780.000 113 116 191 1.218.140.000 1.250.480.000 2.058.980.000 10.900.000 107 110 175 1.166.300.000 1.199.000.000 1.907.500.000 11.020.000 102 105 162 1.124.040.000 1.157.100.000 1.785.240.000 11.140.000 97 100 150 1.080.580.000 1.114.000.000 1.671.000.000 Mặt hàng máy bảng Sản lượng Doanh thu Giá bán SP ( đ/sp) PA1 PA2 PA3 PA1 PA2 PA3 4.100.000 301 325 668 1.234.100.000 1.332.500.000 2.738.800.000 4.220.000 254 271 476 1.071.880.000 1.143.620.000 2.008.720.000 4.340.000 220 232 370 954.800.000 1.006.880.000 1.605.800.000 4.460.000 193 203 302 860.780.000 905.380.000 1.346.920.000 Mặt hàng thiết bị văn phòng Sản lượng Doanh thu Giá bán SP ( đ/sp) PA1 PA2 PA3 PA1 PA2 PA3 4.800.000 44 44 52 211.200.000 211.200.000 249.600.000 4.910.000 42 42 49 206.220.000 206.220.000 240.590.000 5.020.000 40 40 46 200.800.000 200.800.000 230.920.000 5.130.000 38 38 44 194.940.000 194.940.000 225.720.000 Mặt hàng linh kiện Sản lượng Doanh thu Giá bán SP ( đ/sp) PA1 PA2 PA3 PA1 PA2 PA3 345.000 848 974 1.549 292.560.000 336.030.000 534.405.000 355.000 732 825 1.206 259.860.000 292.875.000 428.130.000 365.000 644 715 987 235.060.000 260.975.000 360.255.000 375.000 575 631 835 215.625.000 236.625.000 313.125.000 53 Qua bảng số liệu trên, ta thấy tuy cùng đạt được mức lợi nhuận như nhau nhưng mỗi phương án đều có mức sản lượng và doanh thu khác nhau. Ta biết rằng, khi kinh doanh lợi nhuận thu được cùng một mức như nhau thì phương án kinh doanh nào có số lượng hàng hóa tiêu thụ thấp nhất sẽ có hiệu quả nhất. Qua bảng trên, ta thấy ở các mức giá: 7.830.000 đ/sp đối với máy bàn, 11.140.000 đ/sp đối với laptop, 4.460.000 đ/sp đối với máy bảng, 5.130.000 đ/sp đối với thiết bị văn phòng, 375.000 đ/sp đối với linh kiện trong phương án 1 là có sản lượng hàng hóa tiêu thụ là 1.075 sp thấp nhất so với 2 phương án còn lại. Ở cùng một mức giá và cùng một mức lợi nhuận nhưng phương án 2 cần phải tiêu thụ được 1.152 sp, con số đó ở phương án 3 là 1.634 sp. Thông qua bảng số liệu trên ta còn thấy được khi giá bán tăng lên thì số lượng hàng hóa cần bán ra để đạt mức lợi nhuận mong muốn càng giảm dẫn đến doanh thu cũng giảm dần. Nếu không xét đến các yếu tố thị trường khác thì ta có thể dễ dàng chon phương án 1 làm phương án kinh doanh cho công ty trong 6 tháng cuối năm 2013, theo phương án này với giá bán hàng hóa tăng lên theo giá cả của thị trường thì công ty không nên thay đổi mức độ hoạt động của mình sẽ dễ đạt được mức lợi nhuận mong muốn hơn. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương án nào còn tùy thuộc vào điều kiện kinh doanh của công ty và tình hình thị trường trong thời điểm đó. Có thể các phương án khi tính toán thì đem lại hiệu quả rất cao nhưng khi áp dụng vào thực tế thì hiệu quả lại không như mong muốn. 4.4.2. Mối quan hệ giữa điểm hòa vốn và giá bán. Trong những phân tích ở các phàn trước, ta chỉ xét đến các trường hợp giá bán không thay đổi, trong phần này ta sẽ xét trường hợp giá bán thay đổi thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sản lượng và doanh thu hòa vốn. Trong phần này, ta chỉ xét mặt hàng máy bàn. Như các phần trên ta đã biết giá bán hiện nay của mặt hàng máy bàn là 7.230.000 đ/sp, với số lượng bán là 120 sp, sản lượng hòa vốn là 40 sp, doanh thu hòa vốn là 289.2000.000đ. Giả sử giá bán mặt hàng máy bàn dao động từ 7.100.000 đ/sp – 7.400.000 đ/sp, ta xem sản lượng cần phải bán ra để đạt điểm hòa vốn là như thế nào. 54 Bảng 4.32. Mối quan hệ giữa điểm hòa vốn với gía bán. Đơn vị tính: đồng. CPBB Doanh thu Lượng tiêu thụ Gia bán hòa vốn 1 sp SDĐP đơn vị CPKB Tổng 80.561.733 305.300.000 43 1.860.910 5.239.090 7.100.000 80.561.733 295.200.000 41 1.960.910 5.239.090 7.200.000 80.561.733 289.200.000 40 1.990.910 5.239.090 7.230.000 80.561.733 284.700.000 39 2.060.910 5.239.090 7.300.000 80.561.733 273.800.000 37 2.160.910 5.239.090 7.400.000 Nhìn vào bảng trên, ta thấy khi mức giá giao động từ 7.100.000 – 7.230.000 đ/sp thì sản lượng và doanh thu sẽ luôn đảm bảo được điểm hòa vốn, khi giá giao động từ 7.230.000 – 7.400.000 đ/sp sản lượng và doanh thu không đạt được điểm hòa vốn. Qua đó ta thấy tuy là giá cả bán ra của mặt hàng máy bàn thay đổi không nhiều nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến điểm hòa vốn. Điều này cho thấy ảnh hưởng của giá bán đến điểm hòa vốn của mặt hàng máy bàn là rất nhạy cảm. Công ty cần phải chú ý đến điểm này bởi vì chỉ cần thay đổi đi giá bán một số ít là sẽ gây ảnh hưởng đến doanh thu của công ty. 55 CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY Việc phân tích mối liên hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận giúp ta thấy được phần nào hoạt động kinh doanh của công ty. Nhìn chung 6 tháng đầu năm 2013, công ty kinh doanh tương đối ổn định nhưng vẫn còn một số vấn đề cần giải quyết. Trong thời buổi kinh tế thị trường luôn tìm ẩn những cơ hội nhưng cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro thì công ty phải hết sức thận trọng trong việc đề ra các phương án kinh doanh sao cho có lợi cho công ty và phù hợp với thị trường trong những thời điểm khác nhau. Đặc biệt trong thời gian này thị trường đang tìm ẩn nhiều biến động khi mà trên thế giới đang xãy ra những biến động lớn làm ảnh hưởng đến nền kinh tế thị trường chung trong đó có cả Việt Nam vì hiện nay nước ta đã gia nhập WTO. Sau đây là một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. 5.1. Kiểm soát và sử dụng chi phí có hiệu quả. Trước tiên công ty cần phải kiểm soát được chi phí và sử dụng chi phí có hiệu quả cao nhất. 5.1.1 Sử dụng chi phí mua hàng có hiệu quả. Công ty cần phải có kế hoạch mua hàng cụ thể, phải nắm được nhu cầu của khách hàng để có thể mua hàng với số lượng hợp lý, số lượng hàng hóa mua vào và bán ra phải cân đối với nhau tránh tình trạng số lượng mua vào nhiều mà số lượng bán ra ít và để hàng tồn kho quá nhiều vì các mặt hàng kinh doanh của công ty là các mặt hàng dễ bị lỗi thời dễ bị hư hỏng nếu bảo quản không cẩn thận. Điều quan trọng là giá cả của các mặt hàng mà công ty kinh doanh là giá cả phụ thuộc vào thị trường, nếu hàng hóa tồn kho nhiều không tiêu thụ kịp trong kỳ thì nó ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả kinh doanh của công ty trong kỳ này và cả những kỳ tiếp theo. 5.1.2. Chi phí bán hàng. Nhằm nâng cao uy tín cho công ty trên thị trường để công ty có điều kiện mở rộng phạm vi và quy mô hoạt động kinh doanh, công ty cần phải có một bộ phận Marketing để phụ trách công việc này. Công ty phải bổ sung thêm một khoản chi phí để thành lập bộ phận Marketing để có thể tìm hiểu kỷ hơn về nhu cầu của thị trường, nghiên cứu và dự báo thị trường một cách kịp thời và chính xác để công ty có thể đưa ra được các phương án kinh doanh phù hợp và hiệu quả trong những thời điểm khác nhau. 5.2. Giảm sản lượng và doanh thu hòa vốn. Bên cạnh việc sử dụng và kiểm soát chi phí một cách hợp lý, công ty cần có phương án giảm sản lượng và doanh thu hòa vốn nhằm bảo đảm cho sự an toàn trong kinh doanh của công ty. Để giảm doanh thu hòa vốn có 2 cách: 56 5.2.1. Giảm chi phí bất biến. Đây là điều rất khó thực hiện và đôi khi là không thể thực hiện được, vì sử dụng chi phí bất biến là liên quan đến qui mô hoạt động kinh doanh của công ty. Giảm qui mô kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến lợi ít của công ty trong dài hạn. Chính vì thế mà công ty không nên sử dụng phương án này. 5.2.2. Tăng tỷ lệ số dư đảm phí. Có nghĩa là giảm chi phí khả biến. Chi phí khả biến của công ty là chi phí mua hàng và chi phí bán hàng khả biến. Để giảm chi phí mua hàng, công ty cần phải mở rộng tìm kiếm thêm các nhà cung cấp để có thể tìm được nguồn hàng có giá cả thấp hơn nhằm giảm bớt chi phí mua hàng cho công ty. Ngoài ra công ty cũng có thể tùy vào những thời điểm để mua hàng, ví dụ như có những thời điểm mà các nhà cung cấp có chính sách giảm giá hoặc các thời điểm giá cả trên thị trường của các mặt hàng xuống thấp khi đó công ty cần nắm rỏ và tính toán chính xác các lợi ít hoặc rủi ro mà nó mang lại để có chính sách mua hàng hợp lý. Đối với chi phí bán hàng khả biến công ty nên tính toán làm sao cho càng tiết kiệm càng hiệu quả thì càng tốt. 5.3. Tăng doanh thu. Để tăng doanh thu, có thể thực hiện bằng 2 cách: tăng giá bán hoặc tăng sản lượng hàng hóa bán ra. 5.3.1. Tăng giá bán. Tăng giá bán hàng hóa sẽ giúp cho doanh thu của công ty tăng lên nhưng điều đó có thể làm cho thị trường tiêu thụ hàng hóa của công ty bị thu hẹp. Vì lý do đó, công ty chỉ nên xem xét đến cách làm này khi đảm bảo được rằng thị trường tiêu thụ hàng hóa sẽ không bị anh hưởng. 5.3.2. Tăng sản lượng hàng hóa bán ra. Để tăng sản lượng hàng hóa bán ra, công ty cần chú trọng sử dụng các chiến lược bán hàng, các chiến lược quảng cáo,marketing nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng đối với các mặt hàng kinh doanh của công ty. Khi có thêm được nhiều khách hàng tất yếu là sản lượng hàng hóa bán ra của công ty sẽ tăng lên. 5.4. Duy trì lượng hàng tồn kho hợp lý. Hàng tồn kho là một yếu tố quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty. Việc trữ hàng tồn kho ít có thể làm cho công ty thiếu hụt sản lượng cung cấp trên thị làm cho uy tín của công ty bị suy giảm. Ngược lại, nếu dự trữ hàng tồn kho quá nhiều sẽ làm cho hàng hóa của công ty bị tồn động, khi đó vốn kinh doanh của công ty xem như đã được sử dụng không hiệu quả làm cho chi phí tăng lên dẫn đến hiệu quả kinh doanh sẽ giảm xuống. Để hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn, công ty cần có chính sách thích hợp để định mức được lượng hàng tồn kho cần dự trử trren cơ sở nắm bắt chính xác nhu cầu đầu vào, đầu ra và kết cấu các mặt hàng tiêu thụ. 57 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 6.1. Kết Luận. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là một việc làm thiết thực đối với công ty bởi vì nó giúp cho nhà quản trị thấy được sự ảnh hưởng và mối quan hệ của 3 yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của công ty. Từ khối lượng sản phẩm bán ra, chi phí sản xuất kinh doanh, công ty tính được doanh thu bán hàng và mức lợi nhuận đạt được. Công ty muốn tối đa hóa lợi nhuận thì việc quan trọng công ty cần phải làn là kiểm soát được chi phí. Để kiểm soát được chi phí, công ty phải nắm rỏ kết cấu chi phí của mình, biết được ưu điểm nhược điểm của nó để có những biện pháp nhằm sử dung chi phí hợp lý nhất, thấp nhất có thể. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là cơ sở để các nhà quản trị đưa ra những chiến lược kinh doanh có hiệu quả trong tương lai. 6.2. Kiến Nghị. Qua thời gian thực tập ngắn ngủi, được tiếp xúc thực tế với tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, sau khi phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, em xin phép có một số kiến nghị như sau: Công ty cần lập ra một bộ phận chuyên tìm hiểu và phân tích thị trường để kịp thời đưa ra các dự báo về biến động của giá cả cũng như về nhu cầu của thi trường để công ty có thể đưa ra các phương án kinh doanh kịp thời và có hiệu quả nhất. Tăng cường các hoạt động quảng cáo, tìm hiểu sâu về nhu cầu sử dụng các mặt hàng công nghệ thông tin của các người dân vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa vì đây là thị trường tìm năng đối với các mặt hàng đang kinh doanh của công ty. Nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề cho các nhân viên, đặc biệt là nhân viên thuộc bộ phận kỹ thuật của công ty. Đây là bộ phận chuyên lắp ráp, cài đặt và sửa chửa các mặt hàng theo yêu cầu của khách hàng, nếu nhân viên ở bộ phận này làm việc tốt và có hiệu quả cao thì khách hàng sẽ cảm thấy yên tâm và có cảm tình với công ty, từ đó công ty có thể tạo được niềm tin nơi khách hàng và tất nhiên khách hàng của công ty sẽ ngày càng nhiều thêm. Tạo điều kiện thuận lợi và môi trường lao động an toàn để nhân viên có thể yên tâm làm việc nhằm đem lại hiệu quả làm việc cao nhất và nhân viên gắng bó lâu dài với công ty. Công ty cần chú ý đến chế độ tiền lương, tiền thưởng, chế độ nghỉ phép của các nhân viên, làm sao để cho các nhân viên cảm thấy hài lòng với thu nhập của mình, từ đó họ sẽ không còn bận tâm đến thu nhập và sẽ chuyên tâm cống hiến hết mình cho công ty. Giữa các bộ phận của công ty phải có được sự phối hợp nhịp nhàng, thống nhất với nhau vì mục tiêu chung của công ty để công ty có thể phát triển đi lên và ngày càng có được chổ đứng trên thị trường. Tích cực tìm kiếm thêm các nhà cung cấp hàng hóa để có thể lựa chọn cho mình những nguồn hàng chất lượng với giá cả thấp nhất có thể. Đồng thời 58 tích cực duy trì mối quan hệ với các khách hàng cũng như các nhà cung cấp cũ để củng cố vững chắc các mối quan hệ làm ăn với công ty từ đó tạo tiền đề cho việc mở rộng qui mô hoạt động kinh doanh của công ty sau này. 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO Huỳnh Lợi và Nguyễn Khắc Tâm, 2002. Kế toán chi phí. Nhà xuất bản Thống kê. Phạm Uyên và cộng sự, 1991. Kế toán chi phí. Nhà xuất bản tài chính. Phan Đình Ngân và Hồ Phan Minh Đức, 2005. Kế toán quản trị. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. Bùi Văn Trường, 2005. Kế toán chi phí. Nhà xuất bản Thống kê. Phạm Văn Dược, 2006 . Kế toán quản trị. Nhà xuất bản Thống kê. Huỳnh Lợi, 2012. Kế toán quản trị. Nhà xuất bản Phương Đông. Nguyễn Tấn Bình, 2004. Phân tích hoạt dộng doanh nghiệp. Nhà xuất bản Thống kê. Nguyễn Thị My và Phan Đức Lộng, 2006. Phân tích hoạt động kinh doanh. Nhà xuất bản Thống kê. Nguyễn Đình Đỗ và cộng sự, 2006. Kế toán và phân tích chi phí – Giá thành trong doanh nghiệp. Nhà xuất bản tài chính. Lê Phước Hương, 2011. Giáo trình kế toán quản trị phần 1. Đại học Cần Thơ. 60 PHỤ LỤC 1 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 61 [...]... - Phân tích mối liên hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận của công ty TNHH Một Thành Viên Thiên Châu từ đó đề ra các phương án kinh doanh mang lại hiệu quả cho công ty 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: - Nhận ra các thay đổi trong chi phí lên lợi nhuận để sử dụng các nguồn lực hiện có của công ty hiệu quả hơn - Phân tích mối liên hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty - Phân tích bộ phận trong công ty. .. với công ty Giữ vững mối quan hệ tốt với nhà cung cấp, thường xuyên kiểm tra chất lượng sẩn phẩm để từ đó có ý kiến đề xuất với bên đối tác cải thiện chất lượng sản phẩm trên tinh thần hợp tác lâu dài 20 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THIÊN CHÂU 4.1 Phân tích chi phí của công ty theo cách ứng xử của chi phí Công ty TNHH Một Thành Viên Thiên. .. phân tích chủ yếu số liệu 6 tháng đầu năm 2013 2 CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN 2.1 Cơ sở lý luận trong phân tích mối liên hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận 2.1.1 Khái niệm phân tích mối liên hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận Phân tích CVP nghiên cứu ảnh hưởng của sự thay đổi mức hoạt động của doanh nghiệp lên chi phí, doanh thu, lợi. .. trong lĩnh vực điều hành hiện tại và hoạch định ra những kế hoạch trong tương lai Với những điểm trên, việc áp dụng phân tích mối liên hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận vào hoạt động của doanh nghiệp là rất cần thiết, nhận thấy được sự cần thiết đó em đã quyết định chọn đề tài Phân tích mối liên hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công Ty TNHH Một Thành Viên Thiên Châu làm nội dung cho luận văn... nhận thức chi phí như trong kế toán tài chính mà 13 chi phí còn được nhận thức theo phương pháp nhận diện thông tin ra quyết định Ở đây, ta áp dụng tiêu thức phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí để phân loại chi phí cho công ty TNHH Một Thành Viên Thiên Châu Theo tiêu thức này chi phí trong kỳ kế toán của công ty bao gồm chi phí khả biến và chi phí bất biến được hiểu như sau: Chi phí khả biến:... bán, sản lượng, chi phí khả biến, chi phí bất biến và kết cấu mặt hàng, đồng thời xem xét sự ảnh hưởng của các nhân tố đó đến lợi nhuận của doanh nghiệp 2.1.2 Mục tiêu phân tích mối liên hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận Mục tiêu của phân tích CVP chính là phân tích cơ cấu chi phí hay nói cách khác là nhằm mục đích phân tích rủi ro từ cơ cấu chi phí này Dựa trên những dự báo về khối lượng hoạt động,... Chi phí của công ty được tập hợp và chia ra thành 2 loại chi phí cơ bản nhất là chi phí khả biến và chi phí bất biến 4.1.1 Chi phí khả biến Chi phí khả biến của công ty bao gồm: chi phí mua hàng và chi phí bán hàng khả biến Chi phí mua hàng của công ty biến động tùy theo số lượng hàng hóa, giá cả của hàng hóa mua vào trong kỳ Chi phí mua hàng của công ty là chi phí dùng để mua các mặt hàng: linh kiện... trên phạm vi toàn cầu và Việt Nam, các thành viên ban đầu đã quyết định thành lập Công ty TNHH Một Thành Viên Thiên Châu vào năm 2008 với đội ngũ nhân viên gồm 8 người - Tên giao dịch: Công ty TNHH Một Thành Viên Thiên Châu - Giám đốc: Nguyễn Ngọc Châu - Loại hình pháp lý: Công ty TNHH Một Thành Viên - Địa chỉ: 16/4A Nguyễn Việt Hồng, phường An Phú, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ - Mã số thuế: 1800749350... 2.1.7 Kết cấu chi phí Kết cấu chi phí của một tổ chức là một chỉ tiêu tương đối phản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa các chi phí khả biến và chi phí biến trong một tổ chức, 12 doanh nghiệp Kết cấu chi phí giữa các doanh nghiệp, các ngành công nghiệp là khác nhau Phân tích kết cấu chi phí là nội dung quan trọng của phân tích hoạt động kinh doanh vì cơ cấu chi phí có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận khi mức... biến Chi phí bán hàng của công ty là bất biến bởi chi phí này không thay đổi theo mức độ hoạt động của công ty, có nghĩa là dù cho số lượng hàng hóa tiêu thụ của công ty nhiều hay ít thì công ty vẫn phải chi trả số chi phí này Chi phí bán hàng bất biến bao gồm: chi phí thuê nhà, chi phí tiếp khách, chi phí quảng cáo, chi phí lương, chi phí vận chuyển, chi phí bán hàng khác, v.v… 24

Ngày đăng: 08/10/2015, 23:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan