phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hưng phú nam

71 401 1
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hưng phú nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN MINH LINH MSSV: LT11315 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN HƯNG PHÚ NAM LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kế toán Mã số ngành: 52340301 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN NGUYỄN HỒNG THOA Cần Thơ 2013 LỜI CẢM TẠ -------- Để Luận văn được hoàn thành, trước hết em xin gửi tới toàn thể các thầy cô khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh lời chúc sức khoẻ, lời chào trân trọng và lời cảm ơn sâu sắc nhất. Với sự quan tâm, dạy dỗ và chỉ bảo tận tình chu đáo của thầy cô, đến nay em đã có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp, đề tài: “Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên HƯNG PHÚ NAM”. Để có được kết quả này em xin đặc biêt gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô Nguyễn Hồng Thoa đã quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành một cách tốt nhất luận văn tốt nghiệp trong thời gian qua. Không thể không nhắc tới sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị phòng kế toán Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Hưng Phú Nam, đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho em trong suốt thời gian thực tập tại công ty. Với điều kiện thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một sinh viên thực tập nên luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô để em có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của mình, phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này. Em xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày 13 tháng 12 năm 2013 Sinh viên thực hiện Nguyễn Minh Linh i TRANG CAM KẾT ---------- Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày 13 tháng 12 năm 2013 Sinh viên thực hiện Nguyễn Minh Linh ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ---------- ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... Rạch Giá, ngày … tháng … năm 2013 Thủ trưởng đơn vị iii MỤC LỤC -------- Trang Chương 1: GIỚI THIỆU .................................................................................. 1 1.1 Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 1 1.2.1 Mục tiêu chung ....................................................................................... 1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 2 1.3 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 2 1.3.1 Phạm vi không gian ................................................................................ 2 1.3.2 Phạm vi thời gian .................................................................................... 2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 2 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 3 2.1 Cơ sở lý luận .............................................................................................. 3 2.1.1 Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh ............................................ 3 2.1.2 Đối tượng sử dụng để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh .............. 3 2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh .............................. 5 2.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 6 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu.................................................................. 6 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ................................................................ 6 Chương 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH MTV HƯNG PHÚ NAM ....................................................................................................... 8 3.1 Giới thiệu khát quát về công ty TNHH MTV Hưng Phú Nam ................. 8 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................. 8 3.1.2 Vị trí địa lý và ngành nghề kinh doanh................................................... 8 3.1.3 Cơ cấu tổ chức ........................................................................................ 9 3.2 Thuận lợi và khó khăn ............................................................................. 10 3.2.1 Thuận lợi ............................................................................................... 10 3.2.2 Khó khăn ............................................................................................... 11 iv Chương 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY .................................................................................................................. 12 4.1 Phân tích chung về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ............... 12 4.2 Phân tích doanh thu.................................................................................. 15 4.2.1 Phân tích chung về doanh thu của công ty qua ba năm và 6 tháng đầu năm 2013 ............................................................................................................... 15 4.2.2 Phân tích doanh thu theo mặt hàng ....................................................... 18 4.2.3 Phân tích doanh thu theo thị trường...................................................... 23 4.2.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm ..... 27 4.3 Phân tích chi phí ...................................................................................... 32 4.3.1 Phân tích chung về chi phí của công ty qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2013 ............................................................................................................... 32 4.3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí ....................................... 35 4.4 Phân tích lợi nhuận .................................................................................. 40 4.4.1 Phân tích chung về lợi nhuận của công ty qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2013 ............................................................................................................... 40 4.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận .................................................. 41 4.5 Phân tích chỉ số tài chính phản ánh kết quả kinh doanh .......................... 51 4.5.1 Các chỉ số về lời nhuận ......................................................................... 51 Chương 5: MỘT SỐ TỒN TẠI, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY ......................... 53 5.1 Tồn tại và nguyên nhân ............................................................................ 53 5.1.1 Tồn tại ................................................................................................... 53 5.1.2 Nguyên nhân ......................................................................................... 53 5.2 Một số giải pháp cho công ty ................................................................... 54 5.2.1 Mở rộng thị trường, nâng cao doanh số bán ra ..................................... 54 5.2.3 Giảm các khoản phải thu ...................................................................... 54 5.2.4 Tiết kiệm chi phí ................................................................................... 54 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 55 6.1 Kết luận .................................................................................................... 55 v 6.2 Kiến nghị.................................................................................................. 55 Tài liệu tham khảo ......................................................................................... 57 Phụ lục ........................................................................................................... 58 vi DANH SÁCH BẢNG ---------- Trang Bảng 4.1 Tóm tắt kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2013 ....................................................................................... 13 Bảng 4.2 Báo cáo doanh thu theo từng hoạt động của Công ty .................... 15 Bảng 4.3 Biến động doanh thu mặt hàng xi măng ......................................... 19 Bảng 4.4 Biến động doanh thu mặt hàng sắt và nhóm mặt hàng khác .......... 21 Bảng 4.5 Doanh thu theo thị trường của Công ty .......................................... 24 Bảng 4.6 Biến động doanh thu theo thị trường của Công ty ......................... 25 Bảng 4.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của Công ty....................... 28 Bảng 4.8 Mức độ ảnh hưởng của khối lượng, giá bán đến doanh thu của năm 2011 ............................................................................................................... 29 Bảng 4.9 Mức độ ảnh hưởng của khối lượng, giá bán đến doanh thu của năm 2012 ............................................................................................................... 30 Bảng 4.10 Mức độ ảnh hưởng của khối lượng, giá bán đến doanh thu của 6 tháng đầu năm 2013 ....................................................................................... 31 Bảng 4.11 Tình hình biến động chi phí của Công ty ..................................... 32 Bảng 4.12 Nhân tố ảnh hưởng đến chi phí giá vốn ....................................... 36 Bảng 4.13 Mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến giá vốn năm 2011 ............... 37 Bảng 4.14 Mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến giá vốn năm 2012 ............... 38 Bảng 4.15 Mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến giá vốn của 6 tháng đầu năm 2013 ............................................................................................................... 39 Bảng 4.16 Tình hình lợi nhuận của công ty ................................................... 40 Bảng 4.17 Tình hình lợi nhuận của công ty theo từng hoạt động ................. 42 Bảng 4.18 Tình hình biến động các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động kinh doanh...................................................................................................... 43 Bảng 4.19 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2011 ......... 44 Bảng 4.20 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2102 ......... 46 Bảng 4.21 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm 2013........................................................................................................ 47 vii Bảng 4.22 Tình hình lợi nhuận hoạt động tài chính của công ty ................... 48 Bảng 4.23 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận tài chính năm 2012 ........................................................................................................................ 49 Bảng 4.23 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận tài chính trong 6 tháng đầu năm 2013 ....................................................................................... 50 Bảng 4.20 Tình hình tăng giảm các chỉ số về lợi nhuận................................ 51 viii DANH SÁCH HÌNH ---------- Trang Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty ...................................................... 9 Hình 4.1 Tình hình biến động tổng doanh thu giai đoạn năm 2010 -2013...... 16 Hình 4.2 Biến động doanh thu mặt hàng xi măng ........................................... 20 Hình 4.3 Biến động doanh thu mặt hàng sắt và nhóm mặt hàng khác ............ 22 Hình 4.4 Tình hình biến động chi phí .............................................................. 33 Hình 4.5 Tình hình biến động lợi nhuận của công ty ...................................... 41 ix DANH SÁCH MỤC VIẾT TẮT ---------- TNHH MTV : Trách nhiệm hữu hạn một thành viên HĐKD : Hoạt động kinh doanh TSCĐ :Tài sản cố định TC : Tài chính DT : Doanh thu CP : Chi phí QLDN : Quản lý doanh nghiệp Tp : Thành phố x CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong điều kiện nền kinh tế thị trường như ngày nay, với cơ chế hạch toán kinh doanh và sự cạnh tranh gay gắt của nhiều thành phần kinh tế thì để tồn tại lâu dài và phát triển bền vững, các đơn vị sản xuất kinh doanh phải đảm bảo tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động có lãi. Thực hiện được yêu cầu đó đòi hỏi các nhà quản lý doanh nghiệp cần nắm bắt thông tin kiệp thời và chính xác, từ đó làm cơ sở để đưa ra những quyết định kinh doanh sao cho có hiệu quả nhất. Vì thế buộc các nhà quản lý phải quan tâm đến tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh từ lúc bỏ vốn ra đến khi thu hồi vốn về, vì mục đích cuối cùng của hầu hết các doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận. Để thực hiện được điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải đi sâu phân tích và đánh giá kết quả kinh doanh của mình mới có thể quản lý tốt được chi phí bỏ ra và lợi nhuận mang lại, đồng thời đánh giá được chi phí bỏ ra có mang lại lợi nhuận tương xứng hay chưa. Từ đó đưa ra những quyết định kinh doanh phù hợp để đưa doanh nghiệp phát triển nhanh và bền vững. Như vậy có thể nói việc phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh là cái nhìn tổng quát về toàn bộ doanh nghiệp cũng như nói lên sự vững vàng của doanhh nghiệp trong môi trường cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của vấn đề trên cùng với những kiến thức đã được tiếp thu trong quá trình học tập tại trường , Tôi quyết định chọn đề tài: “ Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH MTV HƯNG PHÚ NAM” làm nội dung nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích và đánh giá thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh để thấy được những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp, đồng thời biết được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của nhừng nhân tố đến hiệu quả kinh doanh. Từ đó có những giải pháp thích hợp để giúp doanh nghiệp phát triển trong những năm tiếp theo. 1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể  Phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty.  Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.  Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua một số chỉ tiêu tài chính cơ bản.  Đề ra những giải pháp thích hợp nhằm khắc phục những hạn chế và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tới. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian  Đề tài được nghiên cứu tại công ty TNHH MTV Hưng Phú Nam. Các số liệu và thông tin liên quan đến công ty được thu thập từ bộ phận kế toán. 1.3.2 Thời gian  Thời gian của số liệu: Số liệu sử dụng trong đề tài chủ yếu lấy từ công ty trách nhiệm hữu hạng một thành viên Hưng Phú Nam trong 3 năm (2010 – 2012) và sáu tháng đầu năm 2013.  Thời gian thực hiện đề tài: Đề tài được thực hiện từ ngày 12/08/2013 đến ngày 18/11/2013. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu.  Phân tích kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là rất rộng nhưng do thời gian thực tập có hạn nên tôi chỉ thực hiện nghiên cứu:  Những lý luận có liên quan đến phương pháp phân tích kết quả hoạt động kinh doanh.  Biến động doanh thu, chi phí và lợi nhuận.  Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 2 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh là việc phân chia các hiện tượng, các quá trình và các kết quả hoạt động kinh doanh thành nhiều bộ phận cấu thành, trên cơ sở đó, dùng các phương pháp liên hệ, so sánh, đối chiếu và tổng hợp lại nhằm rút ra tính quy luật và xu hướng phát triển của các hiện tượng nghiên cứu. Phân tích hoạt động kinh doanh luôn gắn liền với mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như những hoạt động tự giác và có ý thức của con người. Tuy nhiên trong điều kiện kinh doanh với quy mô và trình độ khác nhau, công việc phân tích cũng tiến hành khác nhau. (Bùi Xuân Phong, 2007, trang 4) 2.1.2 Đối tượng sử dụng để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh 2.1.2.1 Doanh thu Doanh thu là chỉ tiêu tài chính quan trọng của doanh nghiệp, chỉ tiêu này không những có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa đối với kinh tế quốc dân. Doanh thu là toàn bộ số tiền thu được do tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp trên thị trường. Trong đó:  Doanh thu về bán hàng: doanh thu về bán hàng hoá thuộc hoạt động kinh doanh chính và doanh thu về cung cấp dịch vụ cho khách hàng theo chức năng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.  Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh: là toàn bộ số tiền bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ sau khi trừ đi các khoản giảm trừ (chiết khấu hàng bán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu) và khách hàng chấp nhận thanh toán.  Doanh thu từ hoạt động tài chính: là các khoản thu nhập từ hoạt động tài chính của công ty như lãi tiền gửi…  Doanh thu từ hoạt động khác: bao gồm các khoản thu nhập không thường xuyên khác ngoài các khoản trên. 2.1.2.2 Chi phí Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động thương mại, 3 dịch vụ nhằm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là doanh thu và lợi nhuận. Phân loại chi phí rất cần thiết để tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh. Chi phí phát sinh một cách khách quan trong quá trình kinh doanh, nhưng phân loại chúng lại là ý muốn chủ quan của con người nhằm đến phục vụ nhu cầu khác nhau của phân tích.  Giá vốn hàng bán: là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để mua hàng hoá về nhập kho và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định.  Chi phí bán hàng ( chi phí quản lý kinh doanh): Gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng, tiếp thị, đóng gói sản phẩm, bảo quản, khấu hao TSCĐ, bao bì, chi phí vật liệu, chi phí mua ngoài, chi phí bảo quản, quảng cáo…  Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là những chi phí chi ra có liên quan đến việc tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Chi phí quản lý gồm nhiều loại : chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu, dụng cụ,… 2.1.2.3 Lợi nhuận Lợi nhuận là một khoản thu nhập thuần túy của doanh nghiệp sau khi đã khấu trừ mọi chi phí. Nói cách khác lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động, thuế… Bất kì một tổ chức nào cũng có mục tiêu để hướng tới, mục tiêu sẽ khác nhau giữa các tổ chức mang tính chất khác nhau. Mục tiêu của tổ chức phi lợi nhuận là công tác hành chính, xã hội, là mục đích nhân đạo, không mang tính chất kinh doanh. Mục tiêu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nói đến cũng là lợi nhuận. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đa phần đều xoay quanh mục tiêu lợi nhuận, hướng đến lợi nhuận và tất cả vì lợi nhuận. Lợi nhuận của doanh nghiệp gồm có:  Lợi nhuận gộp: là lợi nhuận thu được của công ty sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi các khoản giảm trừ như giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, và trừ giá vốn hàng bán.  Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: là lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thuần của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kì báo cáo. Chỉ tiêu này được tính toán dựa trên cơ sở lợi nhuận gộp từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ chi 4 phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp trong kì báo cáo. LNT từ HĐKD = LN gộp –(CP bán hàng + CP quản lý) (2.1)  Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: phản ánh hiệu quả của hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy thu nhập hoạt động tài chính trừ đi các chi phí phát sinh từ hoạt động này. LN từ HĐTC = DT từ HĐTC – CP HĐTC (2.2)  Lợi nhuận khác: là những khoản lợi nhuận doanh nghiệp không dự tính trước hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra. Những khoản lợi nhuận khác có thể do chủ quan đơn vị hoặc do khách quan đưa tới. LN khác = DT khác – CP khác (2.3) 2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh 2.1.3.1 Các chỉ tiêu về lợi nhuận  Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) Tỷ suất này cho biết một doanh thu thuần tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.  Công thức: Tổng lợi nhuận sau thuế ROS = x 100 % (2.4) Tổng doanh thu  Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) Hệ số sinh lời của tài sản mang ý nghĩa một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Hệ số càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản càng hợp lý và hiệu quả.  Công thức: Tổng lợi nhuận sau thuế ROA = Tổng tài sản bình quân 5 x 100 % % (2.5)  Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) Hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu mang ý nghĩa một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho chủ sở hữu.  Công thức: Tổng lợi nhuận sau thuế ROE = Vốn chủ sở hữu bình quân x 100 % % (2.6) 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu sử dụng trong đề tài chủ yếu là số liệu thứ cấp đươc lấy từ phòng kế toán tại công ty bao gồm bảng cân đối số phát sinh, bảng cân đối kế toán,bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, đồng thời thu thập thêm một số thông tin từ báo, tạp chí, và từ nguồn Internet để phục vụ thêm cho việc phân tích. 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 2.2.2.1 Phương pháp so sánh Phương pháp này dùng để phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty. Trong phương pháp so sánh sử dụng hai phương pháp so sánh là so sánh tương đối và so sánh tuyệt đối:  Phương pháp so sánh số tuyệt đối: Là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc. F = F1 – F0 (2.7) Trong đó: F : trị số chênh lệch giữa 2 kỳ. F1 : trị số chỉ tiêu kỳ phân tích. F0 : trị số chỉ tiêu kỳ gốc.  Phương pháp so sánh số tương đối: Là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu kỳ gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. F1 x 100 %F = - 100 F0 Trong đó: %F : Phần trăm chênh lệch của chỉ tiêu phân tích. 6 (2.8) F1 : trị số chỉ tiêu kỳ phân tích. F0 : trị số chỉ tiêu kỳ gốc. 2.2.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn Phương pháp này ứng dụng cho mục tiêu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận của công ty. Phương pháp thay thế liên hoàn: xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu cần phân tích hay đối tượng cần phân tích, bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế và thay đổi nhân tố cần xác định mức độ ảnh hưởng. Bao gồm các bước sau:  Xác định đối tượng phân tích: Gọi Q1: chỉ tiêu kỳ phân tích Gọi Q0 : chỉ tiêu kỳ gốc Đối tượng phân tích được xác định là: ∆Q = Q1 – Q0 Thiết lập mối quan hệ của các nhân tố: Giả sử có 4 nhân tố: a, b, c, d, đều có mối quan hệ tích số với chỉ tiêu Q. Kỳ phân tích: Q1 = a1 x b1 x c1 x d1 Kỳ gốc: Q0 = a 0 x b x c 0 x d 0  Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố:  Ảnh hưởng bởi nhân tố a: ∆a = a1 x b0 x c0 x d0 – a0 x b0 x c0 x d0  Ảnh hưởng bởi nhân tố b: ∆b = a1 x b1 x c0 x d0 – a1 x b0 x c0 x d0  Ảnh hưởng bởi nhân tố c: ∆c = a1 x b1 x c1 x d0 – a1 x b1 x c0 x d0  Ảnh hưởng bởi nhân tố d: ∆d = a1 x b1 x c1 x d1 – a1 x b1 x c1 x d0  Tổng cộng các nhân tố: ∆a + ∆b + ∆c + ∆d = a1 x b1 x c1 x d1 – a0 x b0 x c0 x d0 7 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH MTV HƯNG PHÚ NAM 3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH MTV HƯNG PHÚ NAM 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.  Tên gọi: Công ty TNHH MTV Hưng Phú Nam.  SĐT: 077.3786945.  Fax: 077.3786945.  Tài Khoản: 070015663373 mở tại ngân hàng SACOMBANK, PGD Hòn Đất, Kiên Giang.  Mã số thuế: 1701507671  Do Ông: Lê Đình Dương làm Giám Đốc công ty.  Vốn điều lệ: 1.200.000.000 VND Công ty TNHH MTV Hưng Phú Nam được thành lập vào năm 2009, do Cty mới thành lập nên trong khoảng thời gian này gặp nhiều khó khăn và thử thách, về số lượng khách hàng còn khiêm tốn, cơ cấu nhân sự còn chưa ổn định, nên kết quả kinh doanh của năm 2009 còn thấp. Giai đoạn năm 2010 đến nay Công ty dần phát triển ổn định tìm được nhiều khách hàng thân thiết gồm các tổ chức kinh doanh về lĩnh vực xây dựng tạo được khoảng doanh thu ổn định. 3.1.2 Vị trí địa lý và ngành nghề kinh doanh Địa chỉ: 17, Ấp Sư Nam, TT.Hòn Đất, H.Hòn Đất, T.Kiên Giang, ngoài ra Cty còn có một văn phòng đại diện nằm ở đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Tp Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang. Công ty TNHH MTV Hưng Phú Nam chuyên kinh doanh buôn bán vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng, nhận thi công xây dựng nhà dân dụng các loại theo yêu cầu của khách hàng. 8 3.1.3 Cơ cấu tổ chức 3.1.3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý Giám đốc Phó Giám đốc Phòng kinh doanh Phòng kế toán Phòng kỹ thuật Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty 3.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:  Giám đốc: Là người đại diện theo pháp luật của công ty, là người có quyền và trách nhiệm cao nhất trong công ty và là người điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, để đề ra những quyết định kịp thời giúp cho sự phát triển của công ty, giám đốc có thể đề ra những phương thức kinh doanh thích hợp cho toàn bộ công ty, quản lý các phòng ban của công ty. Thực hiện kế hoạch kinh doanh, phương thức kinh doanh (đầu tư) của công ty bảo toàn và nâng cao vốn (xây dựng) kinh doanh, thúc đẩy và phát triển công ty. Giám đốc có nhiệm vụ trực tiếp ký kết các hợp đồng. Chịu trách nhiệm pháp lý, đồng thời thực hiện ký các báo cáo cho cơ quan quản lý mà quan trọng nhất là báo cáo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý công ty.  Phó Giám đốc: Là người dưới quyền của Giám đốc, hổ trợ cho Giám đốc và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc trong phạm vi được giao. Mặt khác, phó giám đốc có thể thay mặt giám đốc của Công ty phụ trách điều hành hoạt động mua bán 9 của công ty khi Giám đốc văng mặt. Bên cạnh đó, phó giám đốc còn có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc trong các lĩnh vực quản lý tài chính và lĩnh vưc kế toán trong công ty.  Phòng kinh Doanh: Là phòng có chức năng tham khảo các chính sách, đường lối kinh tế của nhà nước để đề xuất mô hình kinh doanh thích hợp cho công ty. Phòng kinh doanh soạn thảo các hợp đồng kinh tế, tổ chức thực hiện và theo dõi tình hình thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hóa. Xây dựng kế hoạch nhập hàng theo đúng quy cách mẫu mã, đồng thời khi xuất cũng phải theo đúng hợp đồng. Có thể nói phòng kinh doanh có vị trí rất quan trọng trong công ty TNHH MTV Hưng Phú Nam.  Phòng kế toán: Là nhiệm vụ xem xét giải quyết các vấn đề tài chính cho công ty, xây dựng kế hoạch tài chính cho công ty, theo dõi hoạt động kinh doanh thương mại của công ty. Tổ chức ghi chép báo cáo tài chính cho giám đốc để đề xuất các biện pháp sao cho sử dụng có hiệu quả, lập báo cáo cho các cơ quan chức năng theo quy định lập kế hoạch kinh doanh cho những năm tiếp theo.  Phòng kỹ thuật: Có chức năng tham mưu cho giám đốc về tình hình xây dựng của công trình về tính năng, chất lượng và về tiến độ thi công công trình. Đồng thời còn có chức năng thu hút và tạo sự tin tưởng cho khách hàng, tạo mối quan hệ tốt với nhà cung ứng. Do đặc điểm của doanh nghiệp là chuyên kinh doanh buôn bán và vận chuyển vật liệu xây dựng nên phòng kỹ thuật có trách nhiệm điều hành và vận chuyển xà lan để vận chuyển hàng cho khách hàng nên cũng có vai trò rất quan trọng trong công ty. 3.2 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 3.2.1 Thuận lợi  Công ty là đơn vị mới thành lập tại địa bàn được chính sách ưu tiên miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị tập trung đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh!  Công ty nằm trên quốc lộ 80 thuộc địa bàn tỉnh Kiên Giang là con đường trọng tâm đi về các huyện thị khác trong tỉnh nên đường giao thông tương đối thuận tiện trong công tác vận chuyển hàng hoá.  Có địa điểm kinh doanh qui mô, rộng rãi, kho bãi ổn định, có đầy đủ phương tiện vận tải. 10  Đội ngũ cán bộ công nhân có trình độ, tận tuỵ và có trách nhiệm với công việc. 3.2.2 Khó khăn  Thị trường bất động sản trong giai đoạn gần đây gặp nhiều khó khăn, do đó các mặt hàng vật liệu xây dựng cũng bị ảnh hưởng rất lớn, sức tiêu thụ bị giảm sút.  Chịu sự cạnh tranh gay gắt của các đơn vị cùng ngành, đặc biệt là các đơn vị ở cùng địa phương.  Hạn chế về nguồn vốn trong quá trình hoạt động vì vốn tự có còn ít so với quy mô và nhu cầu kinh doanh. Điều này dẫn đến hoạt động kinh doanh của công ty chưa phát triển cao như mong muốn và tương xứng với tiềm năng của mình. 11 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN HƯNG PHÚ NAM 4.1 PHÂN TÍCH CHUNG VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY Hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Hưng Phú Nam chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thương mại, mà mặt hàng chính là vật liệu xây dựng. Các sản phẩm chủ yếu được cung cấp từ các nhà cung ứng trong nước, trong đó có một số mặt hàng được cung ứng ngay tại tỉnh nhà như xi măng hà tiên, xi măng holcim. Đây cũng là một lợi thế cho Công ty giúp rut ngắn quá trình vạn chuyển hàng về kho, tiết kiệm chi phí vận chuyển. Trong những năm gần đầy, sự phát triển của nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, đặc biệt thị trường bất động sản đang trên đà suy giảm. Dù tình hình khó khăn như vậy nhưng kết quả kinh doanh tại Công ty vẫn đạt hiệu quả tốt, do tỉnh Kiên Giang đang trên đà phát triển, bên cạnh đó Tp Rạch Giá là 1 rong 4 đô thị trọng điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long và là khu vực phát triển năng động, nên nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng rất cao, những điểm này cho thấy thị trường vật liệu xây dựng tại đây rất tiềm năng. Thông qua bảng tóm tắt kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm (2010 - 2012) và 6 tháng đầu năm 2013 (bảng 4.1 trang 13) ta có thể so sánh kết quả kinh doanh giữa các năm và đánh giá chung tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hưng Phú Nam. 12 Bảng 4.1: Tóm tắt kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: Nghìn Đồng. Chênh Lệch Năm CHỈ TIÊU 2010 2011 6 tháng 6 tháng 2012 2013 Mức % Mức 2012 2011/2010 2012/2011 2013/2012 % Mức % Tổng doanh thu 2.058.433 2.611.463 4.904.775 2.550.483 2.452.387 553.030 26,87 2.293.312 87,82 (98.094) (3,85) Tổng chi phí 2.014.349 2.491.878 4.571.326 2.339.597 2.263.332 477.529 23,71 2.079.449 83,45 (76.265) (3,26) 44.084 119.585 333.449 210.886 189.055 75.501 171,27 213.863 178,84 (21.831) (10,35) Tổng lợi nhuận Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty TNHH MTV Hưng Phú Nam 13 Từ bảng số liệu trên (bảng 4.1 trang 13) ta thấy tổng doanh thu của công ty liên tục tăng từ năm 2010 - 2012. Năm 2011, tổng doanh thu tăng hơn 553.030 nghìn đồng (tương đương với 26,87 %). Sang năm 2012, tổng doanh thu tăng nhanh hơn, với mức tăng đạt hơn 2.293.312 nghìn đồng (tương đương 7,82%) so với năm 2011. Từ năm 2010 - 2012, tổng doanh thu tăng cao là do hàng hóa đạt chất lượng, công ty tạo được uy tín với các đơn vị thi công công trình tại Kiên Giang, nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng tăng. Riêng 6 tháng đầu năm 2013 tổng doanh thu đã giảm 98.095 nghìn đồng tương ứng giảm 3,85%. Tổng doanh thu tăng cao nhưng tình hình chi phí cũng có chiều hướng tăng cao. Năm 2011, tổng chi phí tăng 23,71% với số tiền là 477.528 nghìn đồng, năm 2012 tăng 83,45% với mức tăng là 2.079.449 nghìn đồng. Riêng 6 tháng đầu năm 2013 tổng chi phí đã giảm gần 76.265 nghìn đồng tương ứng giảm 3,26%. Do doanh thu tăng cao qua các năm nên công ty luôn đạ lợi nhuận cao và tăng trưởng điều qua các năm, năm 2011 lợi nhuận tăng 75.501 nghìn đồng, tương đương tăng 171,27%, trong năm 2012 lợi nhuận của công ty tăng cao với mức tăng 213.863 nghìn đồng, tốc độ tăng tương ứng là 178,84 %. Riêng đầu năm 2013 lợi nhuận công ty đã giảm 21.831 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước đó. Nhìn chung kết quả kinh doanh qua ba năm 2010 - 2013 của đơn vị khá tốt, riêng 6 tháng đầu năm của 2013 lợi nhuận đã bị giảm sút, do đó đơn vị cần phải có kế hoạch kinh doanh cụ thể để cải thiện tình hình sắp tới. Để thấy rõ hơn tình hình kinh doanh của công ty qua ba năm và 6 tháng đầu năm, ta phân tích từng yếu tố doanh thu, chi phí, lợi nhuận và sự ảnh hưởng của các yếu tố này đối với kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. 14 4.2 PHÂN TÍCH DOANH THU 4.2.1 Phân tích chung về doanh thu của công ty qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2013 Bảng 4.2: Báo cáo doanh thu theo từng hoạt động của công ty Đơn vị tính: nghìn đồng Năm Chênh lệch CHỈ TIÊU 2010 1 DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ 2 Doanh thu hoạt động tài chính 3 Thu nhập khác Tổng cộng 2011 6 tháng 6 tháng 2012 2013 2011/2010 2012 Mức 2.057.297 2.605.910 4.899.111 2.547.538 2.449.555 1.135 5.553 5.664 2.945 2.832 0 0 0 0 0 2.058.432 2.611.463 4.904.775 2.550.483 2.452.387 548.613 % Mức 2013/2012 Mức % % 26,67 2.293.201 88 (97.983) (3,84) 4.418 389,25 111 2 (113) (3,83) 2.293.312 87,82 (98.096) (3,85) 1.238.797 26,87 Nguồn: Bảng báo cáo tài chính của Công ty TNHH MTV Hưng Phú Nam 15 2012/2011 Triệu đồng 6.000 5.000 4.000 3.000 4.899 2.000 1.000 2.057 2.605 2.547 2.449 0 2010 2011 2012 Quý I,II/2012 Quý I,II/2013 Hình 4.1 Tình hình biến động tổng doanh thu giai đoạn năm 2010 – 2013 Qua bảng 4.2 và hình 4.1, cho thấy tổng doanh thu của công ty có chiều hướng tăng cao qua các năm, như vậy có thể thấy tình hình kinh doanh của công ty có kết quả khá tốt. Với lĩnh vực hoạt động cụ thể là thương mại nên doanh thu chủ yếu của công ty là từ việc buôn bán các sản phẩm chính đó là xi măng, sắt và một số mặt hàng vật liệu xây dựng khác. Bên cạnh đó cũng có một khoảng doanh thu nhỏ từ hoạt động tài chính cụ thể đó là khoản lãi của tiền nhàn rổi trong ngân hàng. Để thấy rỏ được tình hình doanh thu ta tiến hành phân tích doanh thu theo từng năm như sau:  Năm 2011, tổng doanh thu của công ty tăng 1.238.379 nghìn đồng tương đương 90% so với năm 2010. Trong đó mức tăng lớn nhất là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 1.234.379 nghìn đồng, nguyên nhân là do giá vật liệu xây dựng của năm 2011 tăng khá cao so với năm 2010, bên cạnh đó sự gia tăng của khối lượng vật liệu bán ra cũng là nguyên nhân góp phần làm gia tăng doanh thu bán hàng của năm. Cùng với việc doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ tăng cao, thì doanh thu hoạt động tài chính của công ty cũng tăng rất cao với mức tăng 4.418 nghìn đồng tương đương 389,25%, mặc dù có tỉ lệ phần trăm tăng cao như vậy, song do doanh thu hoạt động tài chính chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng doanh thu nên đóng góp vào mức tăng của tổng doanh thu rất nhỏ. Về nguyên nhân doanh thu hoạt động tài chính tăng cao như vậy là do khâu quản lý công nợ rất tốt, công ty đã thu được các khoản nợ nhanh 16 tạo ra được nguồn tiền nhàn rổi và hưởng được một khoảng lãi suất khá từ nguồn tiền này qua việc gửi nó và tài khoản ngân hàng.  Năm 2012, Tổng doanh thu của năm 2012 tăng 2.293.312 nghìn đồng tương đương 87,82% so với năm 2011, trong đó doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tiếp tục duy trì đà tăng, cụ thể mức tăng là 2.293.201 nghìn đồng tương đương 88%, mức tăng này thấp hơn 2% so với kỳ so sánh của năm trước, mặc dù vậy cũng không ảnh hưởng đáng kể đến mức tăng tổng doanh thu. Bên cạnh đó thì doanh thu hoạt động tài chính cũng tăng 111 nghìn đồng tương đương 2% so với năm 2011. Qua số liệu phân tích cho thấy tốc độ tăng doanh thu của kỳ 2012 thấp hơn kỳ 2011, song công ty vẫn duy trì doanh thu ổn định, năm sau luôn cao hơn năm trước. Bên cạnh đó là giá đầu vào của các mặt hàng vật liệu xây dựng trong năm 2012 tăng thấp so với năm 2011, vì vậy mà tốc độ tăng doanh thu của Công ty thấp hơn năm 2011, nhưng về sản lượng tiêu thụ thì công ty vẫn duy trì ở mức cao.  Năm 2013: Tổng doanh thu của 6 tháng năm 2013 đã giảm 98.096 nghìn đồng tương đương giảm 3,85% so với 6 tháng năm 2012, trong đó doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 97.983 nghìn đồng tương đương giảm 3,84%. Giống như doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thì doanh thu hoạt động tài chính cũng giảm theo, mức giảm cụ thể là 113 nghìn đồng tương đương giảm 3,83%. Nguyên nhân chủ yếu là sản lượng bán ra trong 6 tháng đầu năm 2013 giảm so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, cho thấy tình hình kinh doanh của công ty 6 tháng đầu năm 2013 có kết quả thấp so với cùng kỳ năm trước, do đó công ty cần có kế hoạch và chính sách bán hàng để gia tăng doanh thu trong 6 tháng còn lại của năm 2013. 17  Qua kết quả phân tích chung về doanh thu cho thấy tốc độ tăng doanh thu của công ty luôn ổn định qua các năm, trong đó doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là phần doanh thu chính và có mức tăng cao. Với đặc điểm loại hình kinh doanh doanh là công ty thương ngoại kinh doanh các mặt hàng vật liệu xây dựng như: xi măng, sắt, cát, đá, tôn … Với việc đa dạng mặt hàng kinh doanh của công ty như vậy cần phải phân tích xâu để giúp công ty có chính sách tập chung kinh doanh những mặt hàng có thế mạnh của công ty. Dựa trên thông tin của phòng kế toán và phòng kinh doanh thì công ty bán nhiều nhất là mặt hàng xi măng, kế tiếp là mặt hàng sắt, cuối cùng là một số mặt hàng như cát, đá, gạch … Ở đây ta sẽ chia thành ba nhóm hàng để dể dàng phân tích đó là : ximăng, sắt, và mặt hàng khác gồm cát, đá, gạch, … 4.2.2 Phân tích doanh thu theo mặt hàng 4.2.2.1 Phân tích tình doanh thu mặt hàng xi măng Hiện nay có rất nhiều mặt hàng xi măng trên thị trường, nhưng với thị trường quen thuộc của tỉnh Kiên Giang và thị hiếu người tiêu dùng thì công ty kinh doanh hai thương hiệu xi măng quen thuộc là: xi măng hà tiên và xi măng holcim, ngoài ra còn một số mặt hàng xi măng khác như xi măng Thăng Long, xi măng Tây Đô … Bảng số liệu dưới đây mô tả tình hình doanh thu theo mặt hàng xi măng qua các năm: 18 Bảng 4.3: Biến động doanh thu mặt hàng xi măng Đơn vị tính: nghìn đồng Năm Mặt hàng 2010 2011 Chênh Lệch 6 tháng 6 tháng 2012 2013 2012 2011/2010 Mức % 2012/2011 Mức % 2013/2012 Mức % Xi măng Hà Tiên 551.150 732.618 1.352.154 703.120 665.617 181.468 32,92 619.536 84,56 (37.503) (5,33) Xi măng Holcim 492.517 645.744 1.293.365 672.550 656.242 153.227 31,11 647.621 100,29 (16.308) (2,42) Xi măng khác 128.992 159.125 152.852 146.873 30.133 23,36 134.823 84,73 (5.979) (3,91) 1.537.487 2.939.467 1.528.522 1.468.733 364.828 31,11 1.401.980 91,19 (59.790) (3,91) Tổng 1.172.659 293.948 Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH MTV Hưng Phú Nam 19 Triệu đồng 3.500 2.939 3.000 2.500 2.000 1.500 1.537 1.528 1.468 1.172 1.000 500 0 2010 2011 2012 Quý I,II( 2012) Quý I,II( 2013) Hình 4.2 Biến động doanh thu mặt hàng xi măng Quan sát ở hình 4.3 ta thấy được rằng doanh thu của mặt hàng xi măng năm 2011 tăng hơn năm 2010. Năm 2011, doanh thu đạt 1.537.487 nghìn đồng tăng 31,11% so với năm 2010. Năm 2012, doanh thu đạt 2.939.467 nghìn đồng tăng 91,19% so với năm 2010. Nguyên nhân làm cho doanh thu mặt hàng này luôn tăng qua các năm là do: Trong năm 2011 giá cả của các mặt hàng vật liệu xây dựng tăng vọt trong đó có mặt hàng xi măng. Cụ thể năm 2010 giá bình quân xi măng Hà Tiên là 1.186 tri ệu đồng/tấn sang năm 2011 thì giá đã tăng lên mức 1.427 triệu đồng/tấn (tăng 0,241 triệu đồng/tấn), tương tự giá của xi măng Hoclim cũng tăng lên trong năm 2011, năm 2010 giá bình quân 1.210 triệu đồng/tấn sang năm 2011 tăng lên 1.462 triệu đồng/tấn (tăng 0,252 triệu đồng/tấn), khối lượng bán ra trong năm 2011 của tất cả các mặt hàng xi măng nói chung cũng tăng so với năm 2010 nhưng tăng không nhiều. Từ đó cho thấy doanh thu của xi măng năm 2011 tăng mạnh so với năm 2010 nguyên nhân chủ yếu là do giá bán tăng. Năm 2012, doanh thu tiêu thu mặt hàng xi măng của công ty tăng mạnh, cụ thể là tăng 1.401 triệu đồng nguyên nhân là do năm 2012 giá bình quân của các mặt hàng xi măng cũng duy trì đà tăng (năm 2012 giá xi măng Hà tiên là 1.651 triệu đồng/tấn ( tăng 0,224 triệu đồng/tấn), xi măng Hoclim giá bình quân là 1.681 triệu đồng/tấn ( tăng 0,219 triệu đồng/tấn so với năm 2010), bên cạnh đó thì khối lượng tiêu thụ trong năm 2012 cũng tăng cao so với năm 2011. Năm 2013 : Trong 6 tháng đầu năm 2013 doanh thu mặt hàng xi măng đã giảm so với cùng kì năm trước, cụ thể giảm 59,790 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là khối lượng tiêu thụ mặt hàng này của công ty bị giảm sút. 20 4.2.2.2 Phân tích tình hình doanh thu mặt hàng sắt và mặt hàng khác Bảng 4.4 Biến động doanh thu mặt hàng sắt và nhóm mặt hàng khác Đơn vị tính: nghìn đồng Năm Mặt hàng 2010 2011 Chênh Lệch 6 tháng 6 tháng 2012 2013 2012 2011/2010 2012/2011 Mức % Mức % 2013/2012 Mức % Sắt 699.481 859.950 1.469.733 764.261 734.866 160.469 22,94 609.783 70,91 (29.395) (3,85) Khác 185.157 208.473 489.911 254.755 245.956 23.315 12,59 281.439 135 (8.799) (3,45) Tổng 884.638 1.068.423 1.959.644 1.019.016 980.822 183.784 20,77 891.222 83,41 (38.194) (3,75) Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH MTV Hưng Phú Nam 21 Triệu đồng 1.600,000 1.469,733 1.400,000 1.200,000 1.000,000 800,000 859,950 764,261 699,481 489,911 600,000 400,000 200,000 734,866 185,157 254,754 208,472 245,955 0,000 2010 2011 Sắt 2012 Quý I,II 2012 Quý I,II 2013 Mặt hàng khác Hình 4.3 Biến động doanh thu mặt hàng sắt và nhóm mặt hàng khác Doanh thu hoạt động bán hàng từ mặt hàng xi măng là chính thì mặt hàng sắt và các mặt hàng khác cũng có sức ảnh hưởng không kém. Trong hai nhóm mặt hàng còn lại thì mặt hàng sắt có doanh thu tăng nhiều trong mức tăng của tổng doanh thu. Quan sát trên bảng 4.4 và hình 4.3 ta thấy doanh thu mặt hàng sắt năm 2011 cũng tăng so với năm 2010 cụ thể là tăng 160,469 triệu đồng tương đương 22,94% so với năm 2010 nguyên nhân là do giá cả của các loại sắt tăng cao, năm 2011 trung bình 1 tấn sắt giá 17,43 triệu đồng tăng 2,91 triệu đồng so với năm 2010. Như vậy, doanh thu tăng ở năm 2011 chủ yếu là do giá bán tăng mạnh. Năm 2012 giá bán ra bình quân 1 tấn sắt tại công ty là 18,12 triệu đồng tăng 0,69 triệu đồng/tấn so với năm trước, có thể thấy giá sắt trong năm 2012 có tốc độ tăng kém hơn năm trước, trong khi đó doanh thu của năm 2012 mặt hàng sắt năm 2012 tăng mạnh so với năm trước là do khối lượng bán ra tăng. Trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, doanh thu của mặt hàng sắt giảm 29.935 nghìn đồng tương đương giảm 3,85 %, trong năm 2013 giá bán bình quân của mặt hàng này là 16,71 triệu đồng/tấn giảm 1,41 triệu đồng, vậy doanh thu của mặt hàng này giảm một phần là do giá bán đã giảm, bên cạnh đó thì khối lượng bán ra cũng giảm theo. Ngoài các mặt hàng chủ lực như xi măng và sắt thì công ty còn kinh doanh một số mặt hàng khác thuộc lĩnh vực vật liệu xây dựng như: cát, đá, tol, …do 22 những mặt hàng này chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng doanh thu nên trong quá trình phân tích được gộp chung lại thành nhóm các mặt hàng khác. Trong năm 2011 nhóm mặt hàng này đạt doanh thu 208.473 nghìn đồng tăng 23.315 nghìn đồng tương đương 12,59% so với năm 2010. Năm 2012 doanh thu của nhóm hàng này đạt 489.911 nghìn đồng tăng 281.439 nghìn đồng tương đương 135% so với năm 2012. Sang giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 doanh thu của nhóm mặt hàng này đà giảm so với năm cùng kỳ năm 2012, mứt giảm là 8.799 nghìn đồng tương đương giảm 3,45%. Nhìn chung doanh thu tiêu thụ của nhóm mặt hàng này qua các năm có nhiều biến động tăng giảm, nhưng nguyên nhân của sự tăng giảm đó là do sự biến động của giá. Giá tăng làm cho doanh thu tăng, giá giảm làm doanh thu giảm. 4.2.2.3 Phân tích doanh thu theo thị trường Thị trường là nơi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh và định hướng phát triển trong tương lai. Thị trường là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tiêu thụ sản phẩm trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để quá trình kinh doanh hoạt động hiệu quả thì doanh nghiệp phải xác định được thị trường chính trong hoạt động kinh doanh và khách hàng mục tiêu ở thị trường đó. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH MTV Hưng Phú Nam chủ yếu là các huyện trong tỉnh Kiên Giang, qua việc phân tích doanh thu theo thị trường tại giúp cho đơn vị thuận lợi hơn trong việc nắm bắt được những nhu cầu của khách hàng ở từng địa phương, qua đó định ra những kế hoạch kinh doanh cụ thể khắc phục những yếu kém, phát huy thế mạnh, từng bước nâng cao doanh thu của doanh nghiệp trên thị trường. 23 Bảng 4.5 Doanh thu theo thị trường của công ty Năm 2010 2011 Thị trường Số tiền (1.000 đ) Hòn Đất Tỷ trọng Số tiền (1.000 đ) (%) 6 tháng 6 tháng 2012 2013 2012 Tỷ trọng (%) Số tiền (1.000 đ) Tỷ trọng Số tiền (1.000 đ) (%) Tỷ trọng (%) Số tiền (1.000 đ) Tỷ trọng (%) 1.302.269 63,3 1.527.063 58,6 3.008.054 61,4 1.538.712 60,4 1.450.136 59,2 Rạch Giá 547.241 26,6 760.925 29,2 1.435.439 29,3 817.759 32,1 766.710 31,3 Tân Hiệp 84.349 4,1 182.413 7 308.643 6,3 109.544 4,3 156.771 6,4 123.437 6 135.507 5,2 146.973 3 81.521 3,2 75.936 3,1 2.057.296 100 2.605.908 100 4.899.109 100 2.547.536 100 2.449.553 100 Kiên Lương Tổng cộng Nguồn: phòng kế toán Công ty TNHH MTV Hưng Phú Nam 24 Nhìn từ bảng số liệu (bảng 4.5) ta thấy tỷ trọng doanh thu tại địa bàn huyện Hòn Đất và Tp Rạch Giá luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của Công ty mặc dù có sự tăng giảm qua các năm. Tỷ trọng doanh thu tại huyện Hòn Đất luôn tăng giảm quanh mức 60%, kế tiếp là địa bàn Tp Rạch Giá với tỷ trọng luôn thay đổi xoay quanh mức 30% (riêng năm 2010 tương đối thấp ở mức 26,6%). Ngoài ra, Công ty còn phát sinh doanh thu ở hai huyện Tân Hiệp và Kiên Lương, doanh thu ở hai huyện này luôn biến động qua các năm song mức tăng giảm thấp và chỉ chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng doanh thu. Nguyên nhân của vấn đề trên là do ngay từ đầu thành lập, Công ty đã xác định thị trường chủ lực là tại huyện Hòn Đất nên đơn vị đã đặc trụ sở kinh doanh tại đây, song trong quá trình phát triển Công ty cũng nhận thấy thị trượng tại Tp Rạch Giá rất tiềm năng nên đã mở văn phòng giao dịch tại đây để mở rộng quy mô phát triển. Đối với hai huyện còn lại, doanh thu chủ yếu là các hộ gia đình ở một số xã có địa bàn giáp ranh mua lẻ nên doanh thu tương đối thấp. Và để biết cụ thể doanh thu của từng địa bàn tăng, giảm bao nhiêu, bằng phương pháp so sánh ta sẽ đánh giá được sự biến động của doanh thu qua các năm. Dưới đây là bảng số liệu thể hiện sự biến động của doanh thu theo thị trường qua các năm của Công ty. Bảng 4.6 Biến động doanh theo thị trường của công ty Đơn vị tính: Nghìn đồng Chênh Lệch Thị trường 6 Tháng 2013/ 2011/2010 Mức 2012/2011 % Mức 6 Tháng 2012 % Mức % Hòn Đất 224.794 17,26 1.480.991 96,98 (88.576) (5,76) Rạch Giá 213.684 39 674.514 88,64 (51.049) (6,24) Tân Hiệp 98.064 116,2 126.230 69,2 47.227 43,11 Kiên Lương 12.070 9,7 11.466 8,46 (5.585) (6,85) Tổng cộng 548.612 2.293.201 Nguồn: Lấy từ bảng 4.5 25 (97.983)  Thị trường huyện Hòn Đất Ta thấy năm 2010, doanh thu tại huyện Hòn Đất là 1.302.269 ngàn đồng, đến năm 2011 là 1.527.063 ngàn đồng, tăng 224.794 ngàn đồng tương ứng 17,26%. Năm 2012 doanh thu đạt mức 3.008.054 ngàn đồng, tăng 1.480.991 ngàn đồng tương ứng tăng 96,98%. Qua 3 năm thì doanh thu tại huyện Hòn Đất đều tăng, sở dĩ như vậy là do trụ sở kinh doanh của Công ty nằm tại trung tâm của huyện là thị trấn Hòn Đất, bên cạnh đó với diện tích lớn nhất so với các huyện thị của tỉnh cho thấy đây là một thị trường rộng lớn và nhiều tiềm năng. Song trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 doanh thu tại địa bàn này đã giảm 88.576 nghìn đồng tương ứng mức độ giảm 5,76% so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân chủ yếu là số lượng các công trình xây dựng dân dụng trên địa bàn đã giảm kéo theo nhu cầu về vật liệu xây dựng của các công trình nhỏ giảm nhiều làm doanh thu cũng giảm theo. Tuy vậy, mức doanh thu này giảm tương đối thấp và thời gian còn lại của năm cũng dài, nên Công ty cần đưa ra những chính sách bán hàng hiệu quả thì có thể gia tăng doanh thu trong thời gian còn lại của năm.  Thị trường Tp. Rạch Giá Bên cạnh thị trường chính là huyện Hòn Đất thì tại Tp. Rạch Giá cũng là thị trường quan trọng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh thu, năm 2010 doanh thu là 547.241 nghìn đồng, năm 2011 doanh thu ở mức 760.925 nghìn đồng tăng 213.684 nghìn đồng tương ứng tăng 39%, năm 2012 doanh thu tại thị trường này rất cao đạt mức 1.435.439 nghìn đồng tương ứng tốc độ tăng là 88,64%. Nhìn chung, doanh thu qua các năm tại Tp. Rạch Giá luôn tăng qua các năm, nguyên nhân chủ yếu là nơi đây có các khu dân cư, khu đô thị xây mới nhiều, do đó Công ty đã mỡ văn phòng giao dịch tại đây để mở rộng quy mô hoạt động, đẩy mạnh khai thác thị trường tiềm năng này. Song trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, doanh thu tại thị trường này cũng sụt giảm, với mức giảm 51.049 nghìn tương đương giảm 6,24%. Cùng với khó khăn thị trường bất động sản trên cả nước, thì giai đoạn này thị trường bất động sản tại kiên giang cũng bị ảnh hưởng, do đó mà mà nhu cầu tiêu thụ mặc hàng vật liệu xây dựng cũng giảm theo. Vì vậy doanh thu tại địa bàn này cũng giảm đi đáng kể.  Thị trường huyện Tân Hiệp Thị trường tiêu thụ tại địa phương này tương đối thấp, chủ yếu là nhu cầu của các hộ gia đình ở các xã giáp ranh, nhìn chung qua các năm doanh thu qua các năm điều tăng, nguyên nhân chủ yếu là Công ty đã mở văn phòng tại Tp. Rạch Giá đã giúp Công ty được biết đến nhiều hơn, đặc biệt là những địa bàn giáp ranh Tp. Rạch Giá như là huyện Tân Hiệp. 26  Thị trường huyện Kiên Lương Cũng giống như thị trường huyện Tân Hiệp, tại huyện Kiên Lương doanh thu rất thấp, tại đây chủ yếu bán cho một số hộ gia đình ở các xã giáp ranh, bên cạnh đó địa bàn này cũng có nhiều đơn vị kinh doanh vật liệu xây dựng và họ có lợi thế là gần với các nhà cung cấp vật liệu xây dựng như ximăng hà tiên, xi măng holcim … nên quá trình cạnh tranh về giá bán với các đơn vị tương đối khó khăn.  Qua phân tích doanh thu theo thị trường cho thấy doanh thu tại các địa bàn nhìn chung điều tăng qua các năm, và doanh thu có tỷ trọng cao cũng như mức tăng trưởng điều qua các năm tập trung ở huyện Hòn Đất và Tp Rạch Giá, điều này cũng phù hợp với chiến lược phát triển ngay từ đầu của Công ty đó là tập trung khai thác hai địa bàn này. Song Công ty cũng nên có chính sách phát triển các thị trường ở hai huyện còn lại nhất là ở huyện Tân Hiệp. 4.2.2.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm Ta thấy, doanh thu bán hàng của Công ty là doanh thu chính đóng góp nhiều nhất vào tổng doanh của Công ty. Bên cạnh đó, sản phẩm tiêu thụ của Công ty rất đa dạng, nhưng mặc hàng chủ lực của Công ty là xi măng và sắt. Do đó, ở đây ta chỉ phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng của một số mặt hàng chính của Công ty là mặt hàng xi măng và sắt. Ta có phương trình: Doanh thu (M) = Khối lượng (q) x Giá bán (p) Mặc dù doanh thu bán hàng bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khách quan, chủ quan khác nhau. Nhưng từ phương trình trên ta thấy doanh thu bán hàng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi 2 nhân tố là khối lượng và giá cả hàng hóa tiêu thụ. 27 Bảng 4.7 các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của công ty Năm 2010 2011 6 tháng 6 tháng 2012 2013 2012 Mặt hàng Sản lượng (Tấn) Giá bán (1.000 đ) Sản lượng (Tấn) Sản lượng Giá bán (1.000 đ) (Tấn) Giá bán (1.000 đ) Sản lượng (Tấn) Giá bán (1.000 đ) Sản lượng (Tấn) Giá bán (1.000 đ) Xi măng 999,7 1.173 1.081,2 1.421 1.790,1 1.642 925,8 1.651 903,8 1.625 Sắt 48,17 14.520 49,33 17.430 81,11 18.120 42,17 18.120 41,96 17.510 Doanh thu ( xi măng + Sắt) 1.872.076 2.396.207 4.409.057 Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH MTV Hưng Phú Nam 28 2.292.616 2.203.394 Nhìn từ bảng số liệu trên ta thấy qua các năm thì giá bán tất cả các mặt hàng đều tăng là do tăng theo giá cả của thị trường. Mặc dù giá bán tăng nhưng khối lượng tiêu thụ của các mặt hàng cũng tăng và tăng tương đối mạnh, đặc biệt là năm 2012. Nguyên nhân là do trong thời gian này trên địa bàn huyện Hòn Đất và Tp. Rạch Giá có nhiều công trình xây dựng, đặc biệt các công trình khu dân cư, các công trình xây mới chợ đang xây mới. Do đó mà nhu cầu về những mặt hàng vật liệu xây dựng tăng lên. Thêm vào đó là do uy tín của Công ty đối với khách hàng ngày càng được nâng cao nhờ vào công tác vận chuyển hàng luôn đúng thời gian và nghệ thuật trong giao tiếp ứng xử với khách hàng của bộ phận kinh doanh. Từ đó mà khối lượng tiêu thụ sản phẩm tăng lên. Áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn, ta sẽ xác định được mức độ ảnh hưởng cụ thể của từng nhân tố: khối lượng hàng hoá tiêu thụ và giá cả hàng hóa tiêu thụ đến doanh thu bán hàng. 4.2.4.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu năm 2011 Bảng 4.8 mức độ ảnh hưởng của khối lượng, giá bán đến doanh thu của năm 2011 Đơn vị tính: nghìn đồng Mức độ ảnh hưởng Doanh thu Mặt hàng Năm 2010 Xi măng Sắt Doanh thu ( xi măng + Sắt) q11 x p10 Năm 2011 Khối lượng Giá bán Chênh lệch 2011/ 2010 1.172.648 1.268.247 1.536.385 95.599 268.138 363.737 699.428 716.271 859.822 16.843 143.551 160.394 1.872.076 1.984.519 2.396.207 112.442 411.689 524.131 Nguồn: Lấy từ bảng 4.7 Nhìn vào bảng số liệu 4.8 ta thấy doanh thu bán hàng của xi măng và sắt năm 2011 của Công ty tăng 1.872.076 ngàn đồng là do nhân tố giá tăng 411.689 nghìn đồng và nhân tố khối lượng tăng 112.442 nghìn đồng. Trong đó, nhân tố nhân tố giá tăng nhiều hơn nhân tố khối lượng.  Nhân tố giá bán tăng chủ yếu là do giá của hai mặt hàng chủ lực là xi măng và sắt tăng cao, do tình hình giá cả thị trường tăng lên, mặc khác các nhà cung cấp mặt hàng này cũng tăng giá lên làm giá nhập hàng tăng buộc Công ty phải tăng giá bán lên. 29  Ta thấy khối lượng của các mặt hàng này bán ra ở Công ty đều tăng mạnh, đặc biệt là mặt hàng xi măng có khối lượng bán ra tăng cao và nhân tố khối lượng của xi măng đóng góp vào mức tăng của doanh thu là 95.599 ngìn đồng, bên cạnh đó nhân tố khối lượng của mặt hàng sắt cũng đóng góp vào mức tăng của doanh thu là 16.843 nghìn đồng. Ta thấy cả giá bán và khối lượng của hai mặt hàng này điều tăng. Điều này chứng tỏ Công ty đã kinh doanh khá tốt đạt được mức tăng doanh thu khá cao. 4.2.4.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu năm 2012 Bảng 4.9 mức độ ảnh hưởng của khối lượng, giá bán đến doanh thu của năm 2012 Đơn vị tính: nghìn đồng Mức độ ảnh hưởng Doanh thu Mặt hàng Năm 2011 Xi măng Sắt Doanh thu ( xi măng + Sắt) q12 x p11 Năm 2012 Khối lượng Giá bán Chênh lệch 2012/ 2011 1.536.385 2.543.732 2.939.344 1.007.347 395.612 1.402.959 859.822 1.413.747 1.469.713 553.925 55.966 609.891 2.396.207 3.957.479 4.409.057 1.561.272 451.578 2.012.850 Nguồn: Lấy từ bảng 4.7 Qua bảng 4.9, ta thấy nhân tố giá bán tăng làm doanh thu tăng 451.578 nghìn đồng và nhân tố khối lượng tiêu thụ tăng làm cho doanh thu tăng 1.561.272 nghìn đồng đã làm cho tổng doanh thu bán hàng của năm 2012 so với năm 2011 tăng lên 2.012.850 nghìn đồng. Trong đó:  Nhân tố giá bán cũng tăng lên theo giá thị trường nhưng mức tăng thấp. Trong năm 2012, do tình hình tiêu thụ mặt hàng xi măng của Việt Nam gặp nhiều khó khăn, do nguồn cung xi măng từ các nhà máy phong phú, từ đó để cạnh tranh với nhau thì các nhà máy xi măng đã giữ giá xi măng ổn định và tăng thấp. Vì vậy, giá nhập hàng xi măng của Công ty thấp nên đơn vị cũng đã giữ giá bán và chỉ tăng chút ít theo thị trường.  Ngược lại với giá bán, thì khối lượng tiêu thụ trong năm tăng lên nhiều, nhân tố khối lượng trong năm đã đóng góp vào mức tăng doanh thu rất cao. Như vậy, kết quả kinh doanh của Công ty trong năm rất tốt đã đạt được mức tăng doanh thu khá cao. 30 4.2.4.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu 6 tháng đầu năm 2013 Bảng 4.10 mức độ ảnh hưởng của khối lượng, giá bán đến doanh thu của 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: nghìn đồng Mức độ ảnh hưởng Doanh thu Mặt hàng Xi măng Sắt Doanh thu ( xi măng + Sắt) 6 tháng 2012 q13 x p12 1.528.496 1.492.174 764.120, 2.292.616 6 tháng 2013 Chênh lệch 2013/ Khối lượng Giá bán 1.468.675 (36.322) (23.499) (59.821) 760.315 734.719 (3.805) (25.595) (29.400) 2.252.489 2.203.394 (40.127) (49.094) (89.221) 2012 Nguồn: Lấy từ bảng 4.7 Trong giai đoạn 6 tháng của năm 2013, doanh thu đã giảm 89.221 nghìn đồng là do nhân tố giá bán đã giảm 49.094 nghìn đồng và nhân tố khối lượng giảm 40.127 nghìn đồng.  Nhân tố giá bán làm doanh thu giảm 49.094 nghìn đồng, do giá bán của thép làm doanh thu giảm 25.595 nghìn đồng và nhân tố giá bán của xi măng cũng làm doanh thu giảm 23.499 nghìn đồng. Vì trong năm 2013, thị trường vật liệu xây dựng gặp khó khăn, do nguồn cung dồi dào dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt với nhau, từ đó giá bán được kiềm lại ổn định không tăng, còn có xu hướng giảm.  Trong năm 2013, nền kinh tế khó khăn nhất là thị trường bất động sản cũng bị ảnh hưởng rất nhiều, dẫn đến nhu cầu tiêu thụ vật liệu xây dựng giảm. Từ đó cho thấy trong giai đoạn này, khối lượng tiêu thụ cũng sụt giảm, nhân tố khối lượng mặt hàng xi măng có mức tác động lớn đến mức giảm của doanh thu, nhân tố này đã làm doanh thu giảm 36.322 nghìn đồng. 31 4.3 PHÂN TÍCH CHI PHÍ. 4.3.1 Phân tích chung về chi phí của công ty qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2013. Bảng 4.11 Tình hình biến động chi phí của công ty Đơn vị tính: nghìn đồng Năm CHỈ TIÊU 2010 1 Giá vốn hàng bán 2011 Chênh lệch 6 tháng 6 tháng 2012 2013 Mức % Mức 2012 2011/2010 2012/2011 2013/2012 % Mức % 1.886.272 2.308.299 4.257.139 2.171.141 2.110.411 422.028 22,37 1.948.840 84,43 (60.730) (2,8) 1.075.174 1.361.896 2.554.283 1.302.685 1.265.385 286.722 26,67 1.192.387 87,55 (37.300) (2,86)  Sắt 641.333 761.738 1.277.142 651.342 633.123 120.405 18,77 515.404 67,66 (18.219) (2,8)  Mặt hàng khác 169.765 184.665 425.714 217.114 211.903 14.900 8,77 241.049 130,53 (5.212) (2,4) 2 Chi phí hoạt động tài chính 0 0 43.333 22.000 18.567 (3.433) (15,6) 3 Chi phí QLDN 54.231 68.432 85.678 43.572 42.570 14.201 26,18 17.246 25,2 (1.002) (2,3) 4 Chi phí BH 73.846 116.146 185.176 102.884 91.784 42.300 57,28 69.030 59,43 (11.100) (10,79) 2.014.348 2.491.877 4.571.326 2.339.597 2.263.332 477.529 23,7 2.079.449 83,45 (76.266) (3,26)  Xi măng Tổng cộng 43.333 Nguồn: Bảng báo cáo tài chính của công ty TNHH MTV Hưng Phú Nam 32 Triệu đồng 5.000,000 4.000,000 3.000,000 2.000,000 1.000,000 0,000 4.399,325 2.014,349 2010 2.491,877 2.243,656 2011 2012 2.177,656 Quý I, II 2012 Quý I, II 2013 Tổng chi phí Hình 4.4 Tình hình biến động tổng chi phí Nhìn chung chi phí của năm 2011 tăng so với năm 2010, cụ thể tổng chi phí đã tăng 477.529 nghìn đồng tương đương 22,7%, mức tăng này là do các thành phần cấu thành tổng chi phí điều tăng. Thành phần chi phí gồm:  Giá vốn hàng bán: Đóng góp vào mức tăng nhiều nhất của tổng chi phí đó là chi phí giá vốn hàng bán, với mức tăng 422.028 nghìn đồng tương đương 22,37%. Nguyên nhân chủ yếu là do giá hàng hoá mua vào tăng lên, bên cạnh đó là khối lượng bán ra cũng tăng cao nên đẩy giá vốn tăng nhiêug như vậy. Nhìn vào giá vốn theo mặt hàng (ở bảng 4.7) cho ta thấy mức tăng giá vốn của mặt hàng xi măng là cao nhất với tốc độ tăng là 26,67% tương ừng với số tiền là 286.722 nghìn đồng, kế tiếp là mặt hàng sắt và cuối cùng là mặt hàng khác điều tăng cao so với năm trước.  Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí này cũng tác động tương đối thấp vào mức tăng của tổng chi phí, với mức tăng 14.201 nghìn đồng tương ứng với tốc độ tăng là 26,18%. Với quy mô doanh nghiệp nhỏ và loại hình doanh nghiệp thương mại nên các chi phí cấu thành chi phí quản lý kinh doanh nghiệp gồm: lương nhân viên, khấu hao tài sản, … Trong đó chi phí về lương nhân viên là hay có biến động, trong năm 2011 tiền lương nhân viên ít biến động. Nên khoản mục chi phí này tăng tương đối.  Chi phí bán hàng: Chi phí này trong năm 2011 đã tăng cao với mức tăng 42.300 tương ứng tăng 57,28 %, nguyên nhân chủ yếu là gia nhiên liệu tăng lên, với việc vận chuyển để giao hàng cho khách tăng lên do khối lượng bán ra tăng thì khối lượng nhiên liệu sử dụng cũng tăng theo nên dẫn đến chi phí quản lý kinh doanh cũng tăng nhiều. Một nguyên nhân khác là do công ty đang trong giai đoạn mở rộng thị trường, tìm thêm những khách hàng là nhũng đơn vị thi 33 công bên lĩnh vực xây dựng, từ đó dẫn đến các chi phí tiếp khách, quảng cáo, tiếp thị trong năm cũng theo đó tăng lên. Sang năm 2012, tổng chi phí tiếp tục tăng cao với mức tăng là 2.079.449 nghìn đồng tương ứng với tốc độ tăng là 83,45% so với năm 2011, đây là mức tăng khá cao, ta tiến hành xem xét từng thành phần chi phí cụ thể tác động đến mức tăng của tổng chi phí:  Giá vốn hàng bán: do khối lượng bán ra tăng, bên cạnh đó là giá đầu vào của hàng hoá cũng tăng nên giá vốn tăng 1.948.480 nghìn đồng tương đương tăng 84,43% so với năm 2011. Như vậy trong năm 2012, khối lượng hàng hoá bán ra đã tăng mạnh làm giá vốn hàng hoá tăng cao, giá vốn mặt hàng xi măng tiếp tục tác động cao nhất vào mức tăng của giá vốn hàng bán là 1.192.387 nghìn đồng tương ứng với tốc độ tăng là 87,55%, kế tiếp là giá vốn mặt hàng sắt với mức tăng là 515.404 nghìn đồng tương ứng với tốc độ tăng là 67,66%, cuối cùng là mặt hàng khác với mức tăng rất cao so với năm 2011, giá vốn mặt hàng này đã tăng ở mức 241.049 nghìn đồng tương ứng tốc độ tăng là 130,53%.  Chi phí quản lý doanh nghiệp: trong năm này thì chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty cũng tiếp tục tăng cụ thể tăng ở mức 17.246 nghìn đồng tương đương tăng 25,2%, trong năm này Công ty đã phát sinh một số chi phí tân trang, sữa chữa lại tài sản cố định nên đã làm chi phí quản lý tăng lên.  Chi phí bán hàng: Chi phí này trong năm 2012 tăng khá cao với mức tăng 69.030 nghìn đồng tương ứng tăng 59,43%. Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm này hàng hoá bán ra tăng cao nên chi phí về nhiên liệu cho phương tiện vận tải cũng tăng theo, bên cạnh đó giá nhiên liệu cũng luôn có chiều hướng tăng góp phần không nhỏ vào mức tăng của chi phí bán hàng.  Chi phí tài chính: năm 2012 Công ty đã phát sinh chi phí tài chính là 43.333 nghìn đồng, nguyên nhân là do doanh thu tăng đột biến do đó du cầu về tiền để nhập hàng vào cũng tăng, trong khi đó chính sách thu nợ không đồng bộ nên công ty đã bổ sung bằng cách đi vay. Giai đoạn 6 tháng đầu năm của 2013 so với cùng kỳ của năm thì tổng chi phí đã giảm, mức giảm là 76.266 nghìn đồng tương ứng với tốc độ giảm là 3,26%. Nguyên nhân chủ yếu là do khối lượng tiêu thụ bán ra giảm kéo theo các thành phần chi phí: giá vốn hàng bán, chi phí quản lý và chi phí bán hàng cũng giảm theo.  Từ kết quả phân tích trên cho thấy công ty đã sử dụng chi phí một cách tiết kiệm và có hiệu quả. 34 4.3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí Hoạt động của Công ty chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau, trong đó có nhân tố khách quan và chủ quan. Chí phí hoạt động của Công ty cũng vậy, chịu sự tác động rất lớn của các nhân tố trên, có những trường hợp làm tăng chi phí và có những trường hợp làm giảm chi phí. Một trong những mục tiêu phấn đấu của Công ty là giảm chi phí để có điều kiện tăng lợi nhuận. Từ việc phân tích các chỉ tiêu về chi phí của Công ty, ta nhận thấy qua 3 năm hoạt động, giá vốn luôn chiếm mức tăng lớn và tác động lớn nhất trong tổng chi phí của Công ty. Do đó ở đây, ta chỉ xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến giá vốn, đồng thời ta sẽ tập chung phân tích hai mặt hàng có giá vốn nhiều nhất đó là xi măng và sắt: Ta có phương trình: Chi phí giá vốn = Khối lượng (q) x Giá xuất (p) Từ phương trình ta thấy có 2 nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí giá vốn hàng bán là khối lượng sản phẩm tiêu thụ và giá vốn đơn vị. Sau đây là bảng tổng hợp 2 nhân tố ảnh hưởng đến tổng chi phí giá vốn của Công ty giai đoạn năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. 35 Bảng 4.12 Nhân tố ảnh hưởng chi phí giá vốn Đơn vị tính: nghìn đồng Năm 2010 Mặt hàng 2011 6 tháng 6 tháng 2012 2013 2012 q10 p10 q11 p11 q12 p12 q12 p12 q13 p13 (Tấn) (1.000 đ) (Tấn) (1.000 đ) (Tấn) (1.000 đ) (Tấn) (1.000 đ) (Tấn) (1.000 đ) Xi măng 999,7 1.075,5 1.081,2 1.259,6 1.790,10 1.426,9 925,80 1.407,1 903,80 1.400,1 Sắt 48,17 13.313,9 49,33 15.441,7 81,11 15.745,8 42,17 15.445,6 41,96 15.088,7 Giá vốn ( xi măng + Sắt) 1.716.507 2.123.634 3.831.425 Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH MTV Hưng Phú Nam 36 1.954.027 1.898.508 Nhìn từ bảng số liệu trên ta thấy chi phí giá vốn năm 2010 là 1.716.507 nghìn đồng, qua năm 2011 tăng lên 2.123.634 nghìn đồng và năm 2012 là 3.831.425 nghìn đồng. Sở dĩ tăng nhanh như vậy là do cả khối lượng tiêu thụ và giá vốn đều tăng qua 3 năm, đặc biệt là năm 2012. Sang giai đoạn 6 tháng năm 2013 thì có chiều hướng ngược lại chi phí giá vốn đã giảm so với cùng kỳ năm trước. Bằng phương pháp thay thế liên hoàn ta xác định được sự ảnh hưởng của từng nhân tố đến chi phí giá vốn hàng bán. 4.3.2.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí giá vốn năm 2011 Bảng 4.13 Mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến giá vốn năm 2011 Đơn vị tính : nghìn đồng Giá vốn Mức độ ảnh hưởng Mặt hàng Năm 2010 Xi măng Sắt Giá vốn (xi măng + Sắt) q11 x p10 Năm 2011 Khối lượng Giá Chênh lệch 2011/ 2010 1.172.648 1.268.247 1.536.385 95.599 268.138 363.737 699.428 716.271 859.822 16.843 143.551 160.394 1.872.076 1.984.518 2.396.207 112.442 411.689 524.131 Nguồn: Lấy từ bảng 4.12 Từ bảng số liệu trên, ta thấy tổng chi phí giá vốn hàng bán năm 2011 so với năm 2010 tăng 524.131 nghìn đồng là do nhân tố khối lượng làm tăng 112.442 nghìn đồng và nhân tố giá làm giá vốn tăng 411.689 nghìn đồng. Trong đó:  Chi phí giá vốn tăng là do giá vốn của xi măng và sắt tăng mạnh, nhân tố giá vốn xi măng làm tăng chi phí giá vốn 268.138 nghìn đồng và nhân tố giá vốn mặt hàng sắt làm chi phí giá vốn tăng 143.551 nghìn đồng. Như vậy, nhân tố giá đã làm chi phí giá vốn tăng nhiều nhất. Giá tăng cao như vậy là do ảnh hưởng lạm phát trong năm 2011 rất cao, dẫn theo giá cả tất cả các mặt hàng tăng mạnh trong đó có giá vật liệu xây dựng cũng bị tác động rất lớn.  Bên cạnh đó thì khối lượng tiêu thụ trong năm 2011 cũng tăng nhiều, do đó mà nhân tố này cũng đóng góp vào mức tăng chi phí giá vốn khá cao. Song nhân tố khối lượng tăng lên cho thấy tình hình kinh doanh của Công ty có hiệu quả, hàng hoá được tiêu thụ nhanh. 37 4.3.2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí giá vốn năm 2012 Bảng 4.14 Mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến giá vốn năm 2012 Đơn vị tính: nghìn đồng Giá vốn Mặt hàng 2011 Xi măng Sắt Giá vốn ( xi măng + Sắt) q12 x p11 Chênh lệch Mức độ ảnh hưởng 2012 Khối lượng 2012/ Giá 2011 1.536.385 2.254.837 2.554.283 718.452 299.446 1.017.898 859.822 1.252.475 1.277.142 392.653 24.667 417.320 2.396.207 3.507.312 3.831.425 1.111.105 324.113 1.435.218 Nguồn: Lấy từ bảng 4.12 Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy chi phí giá vốn năm 2012 tăng rất cao so với năm 2011 tăng 1.435.218 nghìn đồng là do nhân tố khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng 1.111.105 nghìn đồng và nhân tố giá vốn tăng 324.113 nghìn đồng. Trong đó:  Nhân tố giá vốn tăng 324.113 nghìn đồng là do giá vốn trên một đơn vị sản phẩm nhập về của tất cả các mặt hàng đều tăng theo tốc độ tăng giá của thị trường. Như vậy, với thị trường vật liệu xây dựng cạnh tranh gây gắt trong năm 2012, nên các nhà cung cấp trong lĩnh vực này đã duy trì mức giá ổn định và tăng thấp hơn so với các năm trước.  Nhân tố khối lượng tăng 1.111.105 nghìn đồng là do khối lượng tiêu thụ của các mặt hàng đều tăng và có mức tăng khá cao, trong này mặt dù tình kinh tế khó khăn nhưng do thị trường xây dựng dân dụng cá nhân tại Hòn Đất và Tp. Rạch Giá sôi động, bên cạnh đó các công trình xây dựng của các Công ty lĩnh vực xây lấp vẫn duy trì tăng trưởng, vì vậy mà nhu cầu về mặt hàng vật liệu xây dựng cũng tăng lên khá cao so với năm 2011, cùng với uy tín của Công ty đã thu hút sự chú ý nhiều của khách hàng, từ đó giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm tăng cao. Như vậy, năm 2012 chi phí giá vốn tăng lên chủ yếu là do nhân tố sản lượng tăng cao, cho thấy tình hình kinh doanh của Công ty trong năm này đạt hiệu quả cao, khối lượng tiêu thụ tăng mạnh. 38 4.3.2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí giá vốn của 6 tháng đầu năm 2013. Bảng 4.15 Mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến giá vốn của 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: nghìn đồng Giá vốn Mặt hàng 6 tháng 2012 Xi măng Sắt Giá vốn ( xi măng + Sắt) Mức độ ảnh hưởng 6 tháng q13 x p12 2013 Khối lượng Giá Chênh lệch 2013/ 2012 1.302.685 1.271.729 1.265.385 (30.956) (6.344) (37.300) 651.342 648.098 633.123 (3.244) (14.975) (18.219) 1.954.027 1.919.827 1.898.508 (34.200) (21.319) (55.519) Nguồn: Lấy từ bảng 4.12 Trong năm 2013, chi phí giá vốn đã giảm 55.519 nghìn đồng là do nhân tố khối lượng làm giảm 34.200 nghìn đồng và nhân tố giá bản làm giảm 21.319 nghìn đồng. Trong đó:  Giá vốn đơn vị của các mặt hàng này đã giảm nhiều dẫn đến chi phí giá vốn cũng giảm theo. Trong năm 2013, thị trường xi măng gặp nhiều khó khăn, nhất là việc có thêm nhiều nhà máy xi măng đi vào hoạt động, cho thấy nguồn cung rất dồi dào. Do sự cạnh tranh gây gắt này nên các nhà máy cung ứng xi măng đã thực hiện chính sách giảm giá để cạnh tranh với nhau.  Nhân tố khối lượng cũng giảm, trong năm 2013 sức tiêu thụ của mặc hàng vật liệu xây dựng cũng giảm nhiều do các công trình xây dựng trên địa bàn tương đối ít, do đó mà khối lượng bán ra đã giảm nhiều. Nhìn chung, giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 chi phí giá vốn giảm là do khối lượng tiêu thụ giảm, bên cạnh đó thì nhập kho của các mặt hàng này cũng giảm làm cho giá vốn cũng giảm theo. Như vậy cho thấy 6 tháng đầu năm 2013 tình hình kinh doanh có dấu hiệu kém hiệu quả do khối lượng bán ra sụt giảm. Tuy nhiên trong thời gian còn lại của năm thị trường vật liệu xây dựng sẽ có diễn biến tốt, nhất là nhu cầu sữa chữa và xây mới nhà cửa ở những tháng cuối năm để chuẩn bị đón năm mới, đây là cơ hội để Công ty thúc đẩy khối lượng tiêu thụ tăng lên. 39 4.4 PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN 4.4.1 Phân tích chung về lợi nhuận của công ty qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2013. Bảng 4.16: Tình hình lợi nhuận của công ty Đơn vị tính: Nghìn đồng Năm CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 CHÊNH LỆCH 2011/2010 Quý I,II/2012 Quý I,II/2013 Mức 2012/2011 % Mức 2013/2012 Mức % % 1 Doanh thu thuần 2.057.297 2.605.911 4.899.111 2.547.538 2.449.555 548.612 26,7 2.293.201 88 (97,982) (3,85) 2 Giá vốn hàng bán 1.886.271 2.308.300 4.257.139 2.171.141 2.110.411 422.028 22,4 1.948.840 84,4 (60,730) (2,8) 171.026 297.611 641.972 376.397 339.144 126,584 74 344.361 115,7 (37,252) (9,9) 4 Lợi nhuận từ HĐKD 44.084 119.585 333.449 210.886 189.055 75.502 171,3 213.863 178,84 (21.831) (10,35) 5 Lợi nhuận trước thuế 44.084 119.585 333.449 210.886 189.055 75.502 171,3 213.863 178,84 (21.831) (10,35) 6 Lợi nhuận sau thuế 44.084 119.585 333.449 210.886 189.055 75.502 171,3 213.863 178,84 (21.831) (10,35) 3 Lợi nhuận gộp Nguồn: Bảng báo cáo tài chính của công ty TNHH MTV Hưng Phú Nam 40 Triệu đồng 600 505,449 500 400 308,826 300 200 100 274,731 119,585 44,084 0 2010 2011 2012 Quý I,II 2012 Quý I,II 2013 Hình 4.5 Tình biến động lợi nhuận của Công ty Do Công ty đang trong thời gian hưởng ưu đãi miễn thuế từ năm 2010 đến hết năm 2013, nên phần lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế bằng nhau và để thuận lợi cho quá trình phân tích ta sẽ gọi chung là lợi nhuận. Tổng lợi nhuận của năm sau luôn tăng cao so với năm trước ngoại trừ trong 6 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm 2012. Cụ thể năm 2011 tổng lợi nhuận tăng 75.502 nghìn đồng tương đương 171,3% so với năm 2010. Tương tự như năm 2011, lợi nhuận năm 2012 cũng tăng 333.449 nghìn đồng tương đương 178,84%, nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2012 sản lượng tiêu thụ của công ty tăng cao so với năm 2011. Ngược lại với tình hình trên, thì giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 lợi nhuận đã giảm 21.831 nghìn đồng tương đương giảm 10,35%. Trong kỳ này sản lượng tiêu thụ của công ty đã giảm nên làm cho lợi nhuận cũng giảm theo. Nhìn chung kết quả kinh doanh của công ty là khá tốt qua ba năm, mặc dù ở giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 lợi nhuận của đơn vị đã giảm so với cùng kỳ, song mức giảm này có thể nói là không đáng kể so với mứt tổng lợi nhuận công ty đã đạt được trong kỳ, bên cạnh đó công ty có thể gia tăng lợi nhuận bằng cách tăng sản lượng tiêu thụ trong thời gian còn lại của năm. 4.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận. Trong giai đoạn năm 2010 – 2013, nguồn lợi nhuận chính của công ty là từ hoạt động kinh doanh, trong phần lợi nhuận này được cấu thành từ hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng và một phần lợi nhuận còn lại là từ hoạt động tài chính, cụ thể là từ khoản lãi nhận được của tài khoản tiền thanh toán trong ngân hàng. Cụ thể tình hình lợi nhuận được thể hiện qua bản sau: 41 Bảng 4.17 Tình hình lợi nhuận của công ty theo từng hoạt động Đơn vị tính: nghìn đồng Năm Chỉ tiêu 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 2010 2011 Lợi nhuận HĐKD 42.948 114.032 371.118 229.941 204.790 Lợi nhuận tài chính 1.135 5.553 (37.669) (19,055) (15,735) Tổng lợi nhuận 44083 119.585 333.449 210.886 189.055 Nguồn Báo cáo tài chính Công ty TNHH MTV Hưng Phú Nam Ta có: TLN = LNHĐKD + LNTC.  TLN: Tổng lợi nhuận.  LNHĐKD: lợi nhuận hoạt động kinh doanh  LNTC: lợi nhuận tài chính Ta lần lượt phân tích mức độ ảnh hưởng LNHĐKD và LNTC đến sự tăng giảm của tổng lợi nhuận, đầu tiên ta tiến hành phân tích LNHĐKD. Ta có: LNHĐKD = DTT – GVHB – CPQLKD  DTT: Doanh thu thuần.  GVHB: Giá vốn hàng bán.  CPQLKD: Chi phí quản lý kinh doanh. Áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến lợi nhuận hoạt động kinh doanh. 42 4.4.2.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh Bảng 4.18 Tình hình biến động các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động kinh doanh Đơn vị tính: nghìn đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 2.057,297 2.605,910 4.899,111 2.547,538 2.449,556 Giá vốn hàng bán 1.886,271 2.308,299 4.257,139 2.171,142 2.110,411 183,579 98,854 50,515 48,678 Doanh thu thuần Chi phí quản lý 128,078 Nguồn: Bảng báo cáo tài chính Công ty TNHH MTV Hưng Phú Nam a Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giai đoạn từ năm 2010 – 2012. Gọi: a0, a1, a2 lần lượt là doanh thu thuần năm 2010, 2011 và 2012 b0, b1, b2 là giá vốn hàng bán năm 2010, 2011, 2012 c0, c1, c2 là chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2010, 2011, 2012  Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuân từ hoạt động kinh doanh năm 2011. Đối tượng phân tích: LN = LN11 – LN10 = 114.032  42.948 = 71.084 nghìn đồng LN10 = a0 – b0 – c0 LN11 = a1 – b1 – c1  Lần lượt ta phân tích mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến lợi nhuận:  Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. a = a1 – b0  c0  (a0 – b0 – c0 ) = a1 – a0 = 2.605.910  2.057.297 = 548.613 nghìn đồng 43  Ảnh hưởng của nhân tố giá vốn hàng bán đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. b = a1 – b1  c0  (a1 – b0 – c0 ) = b 0  b1 = 1.886,271  2.308,299 = (422.028) nghìn đồng.  Ảnh hưởng của nhân tố chi phí quản lý kinh doanh đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. b = a1 – b1  c1  (a1 – b1 – c0 ) = c 0  c1 = 128.078  183.579 = (55.501) nghìn đồng.  Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động kinh doanh: LN = a + b + c = 548.613 + (422.028) + (55.501) = 71.084 Bảng 4.19: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2011 Đơn vị tính: nghìn đồng Nhân tố ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng Doanh thu thuần 548.613 Giá vốn hàng bán (422.028) Chi phí quản lý kinh doanh (55.501) Tổng hợp các nhân tố 71.084 Như vậy, năm 2011 nhân tố doanh thu thuần làm lợi nhuận tăng 548.613 nghìn đồng. Còn nhân tố giá vốn hàng bán làm lợi nhuận giảm 422.028 nghìn đồng và chi phí quản lý làm lợi nhuận giảm 55.501 nghìn đồng. Tổng hợp các nhân tố làm tăng lợi nhuận và các nhân tố làm giảm lợi nhuận, ta được kết quả lợi nhuận tăng lên 71.084 nghìn đồng so với năm. 44  Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2012. Đối tượng phân tích: LN = LN12 – LN11 = 371.118  114.033 = 257.085 nghìn đồng LN12 = a2 – b2 – c2 LN11 = a1 – b1 – c1  Lần lượt ta phân tích mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến lợi nhuận:  Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. a = a2 – b1  c1  (a1 – b1 – c1 ) = a2 – a1 = 4.899.111  2.605.910 = 2.293.201 nghìn đồng  Ảnh hưởng của nhân tố giá vốn hàng bán đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. b = a2 – b2  c1  (a2 – b1 – c1 ) = b 1  b2 =2.308.299  4.257.139 = (1.948.840) nghìn đồng.  Ảnh hưởng của nhân tố chi phí quản lý kinh doanh đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. b = a2 – b2  c2  (a2 – b2 – c1 ) = c 1  c2 = 183.579  270.854 = (87.275) nghìn đồng.  Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận: LN = a + b + c = 2.293.201 + (1.948.841) + (87.275) = 275.085 nghìn đồng. 45 Bảng 4.20: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2012 Đơn vị tính: nghìn đồng Nhân tố ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng Doanh thu thuần 2.293.201 Giá vốn hàng bán (1.948.841) Chi phí quản lý kinh doanh (87.275) Tổng hợp các nhân tố 275.085 Như vậy, năm 2012 nhân tố doanh thu thuần làm lợi nhuận tăng 2.293.201 nghìn đồng. Còn nhân tố giá vốn hàng bán làm lợi nhuận giảm 1.948.841 nghìn đồng và nhân tố chi phí quản lý cũng làm lợi nhuận giảm 87.275 nghìn đồng. Tổng hợp các nhân tố làm tăng lợi nhuận và các nhân tố làm giảm lợi nhuận, ta được kết quả lợi nhuận tăng lên 275.085 nghìn đồng so với năm 2011. b Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012. Gọi a2 , a3 lần lượt là doanh thu thuần 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. b2 , b3 là giá vốn hàng bán 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. c2 , c3 là chi phí quản lý doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.  Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuân từ hoạt động kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2013. Đối tượng phân tích: LN = LN13 – LN12 = 204.790  229.940 = (25.150) nghìn đồng LN13 = a3 – b3 – c3 LN12 = a2 – b2 – c2  Lần lượt ta phân tích mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến lợi nhuận:  Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. a = a3 – b2  c2  (a2 – b2 – c2 ) 46 = a3 – a 2 = 2.449.556  2.547.538 = (97.982) nghìn đồng  Ảnh hưởng của nhân tố giá vốn hàng bán đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. b = a3 – b3  c2  (a3 – b2 – c2 ) = b 2  b3 = 2.171.142  2.110.411 = 60.731 nghìn đồng.  Ảnh hưởng của nhân tố chi phí quản lý kinh doanh đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. b = a3 – b3  c3  (a3 – b3 – c2 ) = c2  c 3 = 146.455  134.554 = 12.101 nghìn đồng.  Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận: LN = a + b + c = (97.982) + 60.731 + 12.101 = (25.150) nghìn đồng. Bảng 4.21: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: nghìn đồng Nhân tố ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng Doanh thu thuần (97.982) Giá vốn hàng bán 60.731 Chi phí quản lý kinh doanh 12.101 Tổng hợp các nhân tố 25.150 47 Như vậy, 6 tháng đầu năm 2013 nhân tố doanh thu thuần làm lợi nhuận giảm 97.982 nghìn đồng. Còn nhân tố giá vốn hàng bán làm lợi nhuận tăng 60.731 nghìn đồng và nhân tố chi phí quản lý làm lợi nhuận tăng 12.101 nghìn đồng. Tổng hợp các nhân tố làm tăng lợi nhuận và các nhân tố làm giảm lợi nhuận, ta được kết quả lợi nhuận giảm 25.150 nghìn đồng so với cùng kỳ của năm 2012. 4.4.2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận tài chính. Bảng 4.22 Tình hình lợi nhuận tài chính của công ty Đơn vị tính: nghìn đồng Năm Chỉ tiêu Doanh thu tài chính Chi phí tài chính 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 2010 2011 1.135 5.553 5.664 2.945 2.832 0 0 43.333 22.000 18.567 Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty TNHH MTV Hưng Phú Nam a Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận tài chính giai đoạn 2010 – 2012. Gọi a0 , a1, a2 là Doanh thu tài chính năm 2010, 2011, 2012 b0, b1, b2 là Chi phí tài chính năm 2010, 2011, 2012  Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận tài chính năm 2011 Đối tượng phân tích : LN = LN11 – LN10 = 5.553  1.135 = 4.417 nghìn đồng LN10 = a0 – b0 LN11 = a1 – b1 Lần lượt xem xét mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến lợi nhuận tài chính: Do năm 2010 và 2011 không phát sinh chi phí tài chính do đó nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận tài chính chỉ có một nhân tố đó là doanh thu hoạt động tài chính.  Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu tài chính đến lợi nhuận tài chính. a = a1 – b0  (a0 – b0 ) = a1 – a0 = 5.553  1.135 48 = 4.417 nghìn đồng Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận tài chính: LN =a = 4.417 nghìn đồng. Như vậy, năm 2011 lợi nhuận tài chính tăng 4.417 nghìn đồng so với năm 2010 là doanh thu tài chính tăng 4.417nghìn đồng.  Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận tài chính năm 2012 Đối tượng phân tích : LN = LN12 – LN11 = (37.669)  5.553 = (43.222) nghìn đồng . LN11 = a1 – b1 LN12 = a2 – b2 Lần lượt xem xét mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến lợi nhuận tài chính:  Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu tài chính đến lợi nhuận tài chính. a = a2 – b1  (a1 – b1 ) = a2 – a1 = 5.664  5.553 = 111 nghìn đồng  Ảnh hưởng của nhân tố chi phí tài chính đến lợi nhuận tài chính. a = a2 – b2  (a2 – b1 ) = b1 – b2 = 0  43.333 = (43.333) nghìn đồng Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận tài chính: LN =a + b = 111 + (43.333) = (43.222) nghìn đồng. Bảng 4.23: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận tài chính trong năm 2012 Đơn vị tính: nghìn đồng Nhân tố ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng Doanh thu tài chính 111 Chi phí quản tài chính (43.333) Tổng hợp các nhân tố (43.222) 49 Như vậy, năm 2012 lợi nhuận tài chính giảm 43.222 nghìn đồng so với năm 2011 chủ yếu là do chi phí tài chính tăng mạnh, tăng 43.333 nghìn đồng. b Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận tài chính trong 6 tháng đầu năm 2013 Gọi: a2 , a3, lần lượt là doanh thu tài chính 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. b2 , b3, lần lượt là chi phí tài chính 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Đối tượng phân tích : LN = LN13 – LN12 = (15.734)  (19.054) = 3.319 LN13 = a3 – b3 LN12 = a2 – b2  Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu tài chính đến lợi nhuận tài chính. a = a3 – b2  (a2 – b2 ) = a3 – a2 = 2.832  2.945 = 113,283 nghìn đồng  Ảnh hưởng của nhân tố chi phí tài chính đến lợi nhuận tài chính. b = a3 – b3  (a3 – b2 ) = b2 – b3 = 22.000  18.567 = (3.432) nghìn đồng Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận tài chính: LN =a + b = 113,283 + (3.432) = (3.319) nghìn đồng. Bảng 4.22: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận tài chính trong 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: nghìn đồng Nhân tố ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng Doanh thu tài chính 113 Chi phí quản tài chính (3.432) Tổng hợp các nhân tố (3.319) 50 Như vậy, giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 lợi nhuận tài chính giảm 3.319 nghìn đồng so với cùng kỳ năm 2012 chủ yếu là do chi phí tài chính tăng mạnh, tăng 3.432 nghìn đồng.  Tổng hợp nhân tố ảnh hưởng đến tổng lợi nhuận:  Chênh lệch năm 2011 so với năm 2010 TLN = LNHĐKD + LNTC = 71.084 + 4.417 = 75.501 nghìn đồng  Chênh lệch năm 2012 so với năm 2011 TLN = LNHĐKD + LNTC = 429.085 + (43.222) = 385.863 nghìn đồng  Chênh lệch quý I,II năm 2013 so với cùng kỳ năm 2012 TLN = LNHĐKD + LNTC = (35.415) + 3.319 = 32.095 nghìn đồng Bảng 4.23: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến tổng lợi nhuận: Đơn vị tính: nghìn đồng Mức độ ảnh hưởng Nhân tố ảnh hưởng 6 tháng 2013 2011 2012 Lợi nhuận từ HĐKD 71.084 429.085 (35.415) Lợi nhuận từ HĐTC 4.417 (43.222) 3.319 75.501 385.863 (32.095) Tổng hợp các nhân tố Qua kết quả phân tích trên ta có một số nhận xét sau: Năm 2011, tổng lợi nhuận tăng 75.501 nghìn đồng, nguyên nhân chủ yếu là do lợi nhuận hoạt động kinh doanh tăng cao tăng 71.084 nghìn đồng, bên cạnh đó lợi nhuận tài chính cũng tăng 4.417 nghìn đồng. Năm 2012, tổng lợi nhuận tăng 385.863 nghìn đồng, lợi nhuận của năm 2012 tăng cao như vậy là do lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của năm 2012 tăng cao so với năm 2011 với mức tăng là 429.085 nghìn đồng, ngược lại thì lợi nhuận hoạt động tài chính lại giảm 43.222 nghìn đồng. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, tổng lợi nhuận giảm 32.095 nghìn đồng, mứt giảm này là do lợi nhuận từ hoạt động kinh đã giảm mạnh, cụ thể giảm 35.415 nghìn đồng so với cùng kỳ năm 2012, ngược lại thì lợi nhuận hoạt động tài chính tăng 3.319 nghìn đồng, do chiếm phần nhỏ trong tổng lợi nhuận nên lợi nhuận tài chính dù có tăng nhưng cũng không kéo được mức giảm của tổng lợi nhuận ít lại. 51 4.5 PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ SỐ TÀI CHÍNH PHẢN ÁNH KẾT QUẢ KINH DOANH. 4.5.1 Các chỉ số về lợi nhuận. Bảng 4.24 Tình hình tăng giảm của các chỉ số về lợi nhuận Chỉ tiêu Năm Đơn vị tính 2010 2011 2012 Tổng lợi nhuận sau thuế Nghìn đồng 44.083 119.585 333.449 Tổng doanh thu Nghìn đồng 2.058.432 2.611.463 4.904.775 Tổng TS bình quân Nghìn đồng 1.346.401 1.450.991 1.831.319 Vốn chủ sở hữu bình quân Nghìn đồng 1.244.083 1.288.876 1.447.894 Tỷ suất lợi nhuận/DT(ROS) % 2,14 4,58 6,79 Tỷ suất sinh lời của TS (ROA) % 3,27 8,24 18,21 Tỷ suất sinh lời của Vốn CSH (ROE) % 3,54 9,28 23,03 Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty TNHH MTV Hưng Phú Nam 4.5.1.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu(ROS). Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu sẽ cho ta biết mức lợi nhuận thu được trong mức doanh thu có được thông qua quá trình cung cấp dịch vụ trong kỳ kinh doanh. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu càng cao thì càng tốt đối với mỗi doanh nghiệp. Năm 2011 lợi nhuận ròng cùng với doanh thu thuần tăng rất cao nên tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng so với năm 2011. Tương tự năm 2012 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 6,79% tăng 2,21% so với năm 2011. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2010 là 2,14 % tức với 100 đồng doanh thu thì cty thu được 2,14 đồng lợi nhuận. Năm 2011 chỉ số này ở mứt 4,58% tức là 100 đồng doanh thu thì đem về 4,58 đồng lợi nhuận cho công ty. Năm 2012 chỉ số này là 6,79% cho thấy cứ 100 đồng doanh thu thì mang về 6,79 đồng lợi nhuận cho cty. Nhìn chung, tỷ số ROS của công ty điều tăng qua các năm điều tăng, cho thấy tình hình kinh doanh của cty ngày càng phát triển lợi nhuận năm sau luôn cao so với năm trước. Bên cạnh đó Công ty cũng cần phải nâng cao tỷ số này hơn nữa để đạt lợi nhuận chiếm nhiều hơn trong doanh thu, đó là đề ra chính sách tiết kiệm chi phí để nâng cao lợi nhuận. 52 4.5.1.2 Tỷ suất sinh lời của tài sản ( ROA) Tỷ số này là một thước đo bao quát khả năng sinh lợi của một Công ty, phản ánh khả năng sinh lời của mỗi đồng tài sản được đầu tư. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả. Tỷ suất sinh lời của tài sản của công ty trong thời gian qua luôn tăng. Năm 2010 tỷ suất sinh lời của tài sản là 3,27% có nghĩa là cứ 100 đồng tài sản tạo ra 3,27 đồng lợi nhuận. Năm 2011 thì tỷ suất sinh lời của tài sản là 8,24%, do lợi nhuận năm 2011 tăng rất cao trong khi tổng tài sản bình quân cũng tăng nhưng tăng thấp hơn so với tốc độ tăng của lợi nhuận. Do đó, tỷ số ROA năm 2011 tăng cao so với năm 2010. Sang năm 2012, lợi nhuận ròng lại tăng mạnh còn tổng tài sản bình quân cũng tăng nhưng thắp vì vậy tỷ suất sinh lời của tài sản tăng lên 18,21% tương ứng mức tăng 9,97% so với năm 2011. Tỷ số khả năng sinh lời từ tài sản của công ty rất tốt, tỷ số này qua các năm luôn tăng. Điều này cho thấy công ty đã sử dụng tài sản có hiệu quả, bố trí tài sản một cách hợp lý trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. 4.5.1.3 Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu( ROE) Vốn chủ sở hữu là một phần trong tổng nguồn vốn của công ty, đây là một trong những nguồn vốn phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh nhằm tạo ra tài sản cho công ty. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu của công ty tạo ra bao nhiều đồng lợi nhuận. Nhìn chung, qua các năm tỷ suất vốn chủ sở hữu trên lợi nhuận đều dương và tỷ số này ở năm sau luôn cao hơn năm trước điều này cho thấy công ty kinh doanh có lãi và luôn tăng trưởng qua các năm. Năm 2010, tỷ suất này là 3,54% tứt là cứ 100 đồng đầu tư của vốn chủ sở hữu thì mang về được 3,54 đồng lợi nhuận, con số này cho khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu trong năm còn thấp. Sang năm 2011, tỷ suất này tăng lên là 9,28% tăng 5,74% so với năm 2010, như vậy khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu được nâng lên đáng kể. Đáng chú ý là ở năm 2012, tỷ suất này tăng cao đạt mứt 23,03% tăng 13,75% so với năm 2011, như vậy cho thấy năm 2012 công ty kinh doanh có hiệu quả đạt được lợi nhuận cao. Ngoài ra, ta thấy tỷ suât lợi nhuận trên vốn chủ sở hửu lại luôn cao hơn tỷ suất lợi nhuận trên tài sản, điều này cho thấy cty đã sử dụng các khoản chiếm dụng từ nợ phải trả có hiệu quả làm cho tỷ suất trên vốn chủ sở hữu tăng lên, quan trọng hơn là trong năm 2012 công ty đã tiến hành vay nợ và phải chịu một khoản chi phí tài chính đáng kể, nhưng lợi nhuận của công ty vẫn tăng cao góp phần làm tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng nhiều như vậy. 53 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ TỒN TẠI, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 5.1 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN 5.1.1 Tồn tại Có thể nói trong quá trình hoạt động kinh doanh thì bất kì một công ty nào cũng tồn tại một số vướng mắc của mình. Với công ty trách nhiệm hữu hạng một thành viên Hưng Phú Nam cũng vậy và sau đây là những tồn tại mà công ty mắc phải:  Chính sách thu hồi nợ chưa phù hợp, phát sinh các khoản phải thu tương đối cao và không đồng điều vào các thời điểm trong năm, dẫn đến thiếu hụt một lượng tiền đáng kể cho công tác nhập hàng nên công ty đã phải đi vay.  Doanh số tiêu thụ phụ thuộc nhiều vao mặt hàng xi măng, điều này sẽ không tốt khi thị trường tiêu thụ của mặt hàng xi măng gặp khó khăn.  Mặc dù doanh thu luôn tăng qua các năm, song trong 6 tháng đầu năm 2013 doanh thu đã giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước.  Lượng hàng hoá tồn kho luôn tăng qua các năm, dẫn đến tình trạng vốn kinh doanh bị chiếm dụng.  Vốn kinh doanh còn thấp so với quy mô và nhu cầu phát triển trong tương lai.  Các khoản chi phí có chiều hướng tăng cao qua các năm. 5.1.2 Nguyên nhân. Công ty không lập kế hoạch cũng như chính sách thu nợ hợp lý. Công ty chỉ chú trọng vào một mặt hàng là xi măng, ít quan tâm đến các mặt hàng khác. Sản lượng tiêu thụ trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 đã giảm so với cùng kỳ năm trước. Do giá vật liệu xây dựng có xu hướng tăng ở nhũng tháng đầu năm, nên công ty muốn hưởng chênh lệch giá, vì vậy vào thời điểm cuối năm công ty thường dự trữ hàng tăng cao. 54 Chưa xây đựng định mức tiêu hao nhiên liệu cho các phương tiện trong quá trình vận chuyển, vì vậy khó kiểm soát được hiệu quả sử dụng của khoản chi phí này. 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO CÔNG TY 5.2.1 Mở rộng thị trường, nâng cao doanh số bán ra. Thực hiện nhiều chính sách quảng cáo, tiếp thị để quản bá hình ảnh công ty đến nhiều người, bên cạnh đó cũng phải chú trọng chất lượng quảng cáo sao cho hiệu quả nhất. Công ty nên thực hiện chính sách nghiên cứu thị trường tiêu thụ ở các huyện cách xa, nhưng có cùng tuyến lộ nếu cần thiết có thể mở văn phòng đại diện hoặc cửa hàng chi nhánh. 5.2.2 Giảm các khoản phải thu Công ty cần phải tăng cường thêm hình thức chiết khấu thanh toán cho khách hàng, bởi vì chiết khấu sẽ là động lực thúc đẩy nhanh quá trình thu hồi nợ của đơn vị. Đồng thời Công ty cũng nên từ chối cung cấp hàng cho những khách hàng cố tình dây dưa nợ. Ngoài ra, Công ty cần đưa ra các hình thức khuyến khích cho các khách hàng thanh toán trước thời hạn để tăng cường việc thu hồi nợ, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn, gây khó khăn về tình hình tài chính của công ty. 5.2.3 Tiết kiệm chi phí. Với loại hình Công ty thương mại nên chi phí chủ yếu là giá vốn hàng bán và chi phí quản lý kinh doanh, vì vậy để giảm giá vốn hàng bán thì Công ty cần tìm nhiều nhà cung cấp để có được nhiều lựa chọn khi mua hàng hoá nhập kho, bên cạnh đó nên xây dựng định mứt tiêu hao nhiên liệu cho các phương tiện vận chuyển giao hàng, từ đó giảm bớt thất thoát chi phí nhiên liệu và giảm bớt chi phí quản lý kinh doanh cho Công ty. 55 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Qua thời gian thực tập ở công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hưng Phú Nam, cùng với những kiến thức đã học ở trường, em đã cố gắng tìm hiểu và đưa ra những phân tích về doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty để qua đó có thể biết được hiệu quả hoạt động mà công ty đã đạt được trong những năm qua. Từ khi ra đời đến nay chỉ hơn 4 năm, nhưng công ty đã có những bước tiến quan trọng và ngày càng đứng vững trong môi trường cạnh tranh rất gay gắt của thị trường vật liệu xây dựng Kiên giang hiện nay. Hoạt động kinh doanh của công ty luôn có hiệu quả và được thể hiện qua tốc độ tăng doanh thu, lợi nhuận luôn tăng. Để đạt được kết quả này thì sự đóng góp của toàn thể nhân viên và ban lãnh đạo công ty một cách tích cực và có hiệu quả, đặc biệt là sự đóng góp của bộ phận kế toán. Chính nhờ những thông tin chính xác, nhanh chóng và kịp thời về tất cả tình hình biến động của nguồn vốn, tài sản, doanh thu, chi phí…của bộ phận Kế toán đã giúp Ban lãnh đạo có được cái nhìn cụ thể, toàn cảnh về tình hình của công ty, để từ đó có những giải pháp khai thác tiềm năng, khắc phục tiêu cực, nâng cao hiệu quả hoạt động. 6.2 KIẾN NGHỊ 6.2.1 Đối với nhà nước Đối với nhà nước trong nền kinh tế thị trường thì nhà nước có vai trò là người điều hành, là nhà thương thuyết để tạo môi trường kinh doanh minh bạch. Do đó, nhà nước cần phải quan tâm nhiều hơn và nên thực hiện một số nội dung quan trọng sau:  Xây dựng khuôn khổ pháp lý rõ ràng và thông thoáng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường kinh doanh.  Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại hổ trợ cho các doanh nghiệp trong việc tìm hiểu thị trường và cung cấp thông tin.  Tổ chức nhiều cuộc giao lưu, triển lãm và các buổi hội chợ để quảng bá, giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp tại địa phương, trong nước đến người tiêu dùng của ngoài tỉnh.  Cần áp dụng các biện pháp khác nhau nhằm khuyến khích, tạo mối liên kết giữa cơ quan nhà nước với doanh nghiệp và người tiêu dùng hợp tác với nhau cùng có lợi. 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Xuân Phong, 2007. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh. Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông. 2. Phạm Văn Dược và cộng sự, 2000. Phân tích hoạt đông kinh doanh. Hà Nội: Nhà xuất bản lao động. 57 PHỤ LỤC BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Đơn vị tính: đồng CHỈ TIÊU 2010 TÀI SẢN A - TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 637.864.248 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 400.101.096 II. Đầu tư tài chính 1. Đầu tư tài cính ngắn hạn 2. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn III. Các khoản phải thu ngắn hạn 89.752.400 1. Phải thu của khách hàng 89.752.400 2. Trả trước cho người bán 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 4. Các khoản phải thu khác 5. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi IV. Hàng tồn kho 146.002.374 1. Hàng tồn kho 146.002.374 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho V. Tài sản ngắn hạn khác 2.008.378 1. Thuế GTGT được khấu trừ 2.008.378 2. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà Nước 3. Tài sản ngắn hạn khác B - TÀI SẢN DÀI HẠN 708.537.439 I. Tài sản cố định 657.875.001 1. Nguyên giá 732.000.000 2. Gía trị hao mòn lũy kế (74.124.999) 3. Chi phí xây dựng cơ bản dang dở II. Bất động sản đầu tư 1. Nguyên giá 2. Gía trị hao mòn lũy kế III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 1. Đầu tư tài chính dài hạn 2. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn IV. Tài sản dài hạn khác 50.662.438 1. Phải thu dài hạn 2. Tài sản dài hạn khác 50.662.438 3. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi TỔNG CỘNG TÀI SẢN 1.346.401.687 CHỈ TIÊU 58 2011 2012 917.727.350 1.540.486.127 548.886.480 818.211.700 164.634.313 164.634.313 373.852.865 373.852.865 204.206.557 204.206.557 348.421.562 348.421.562 637.854.457 566.571.475 601.282.019 544.689037 732.000.000 732.000.000 (130.717.981) (187.310.963) 36.572.438 21.882.438 36.572.438 21.882.438 1.555.581.807 2.107.057.062 NGUỒN VỐN A - NỢ PHẢI TRẢ I. Nợ ngắn hạn 1. Vay ngắn hạn 2. Phải trả cho người bán 3. Người mua trả tiền trước 4. Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà Nước 5. Phải trả cho người lao động 6. Chi phí phải trả 7. Các khoản phải trả ngắn hạn khác 8. Dự phòng phải trả ngắn hạn II. Nợ dài hạn 1. Vay và nợ dài hạn 2. Qũy dự phòng trợ cấp mất việc làm 3. Phải trả, phải nộp dài hạn khác 4. Dự phòng phải trả dài hạn B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU I. Vốn chủ sở hữu 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 2. Thặng dư vốn cổ phần 3. Vốn khác của chủ sở hữu 4. Cổ phiếu quỹ 5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 6. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu 7. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối II. Qũy khen thưởng, Phúc lợi TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 2010 2011 2012 102.317.714 102.317.714 221.912.037 221.912.037 544.938.531 544.938.531 102.317.714 186.056.934 212.330.102 35.885.103 32.608.429 300.000.000 300.000.000 1.244.083.973 1.333.669.770 1.562.119.071 1.244.083.973 1.333.669.770 1.562.119.071 1.200.000.000 1.200.000.000 1.200.000.000 44.083.973 133.669.770 362.119.071 1.346.401.687 1.555.581.807 2.107.057.602 59 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT KINH DOANH NĂM 2010 - 2012 Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.057.297.787 2.605.910.531 4.899.111.798 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.057.297.787 2.605.910.531 4.899.111.798 4. Giá vốn hàng bán 1.886.271.534 2.308.299.522 4.257.139.421 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 171.026.253 297.611.009 641.972.377 6. Doanh thu hoạt động tài chính 1.135.600 5.553.084 5.664.146 7. Chi phí tài chính 9. Chi phí quản lý kinh doanh 43.333.333 128.077.880 183.578.296 270.853.888 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 44.083.973 119.585.797 333.449.301 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 44.083.973 119.585.797 333.449.301 16. Tổng lợi nhuận kế toán sau thuế 44.083.973 119.585.797 333.449.301 60 [...]...  Hạn chế về nguồn vốn trong quá trình hoạt động vì vốn tự có còn ít so với quy mô và nhu cầu kinh doanh Điều này dẫn đến hoạt động kinh doanh của công ty chưa phát triển cao như mong muốn và tương xứng với tiềm năng của mình 11 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN HƯNG PHÚ NAM 4.1 PHÂN TÍCH CHUNG VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY Hoạt động kinh. .. trường vật liệu xây dựng tại đây rất tiềm năng Thông qua bảng tóm tắt kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm (2010 - 2012) và 6 tháng đầu năm 2013 (bảng 4.1 trang 13) ta có thể so sánh kết quả kinh doanh giữa các năm và đánh giá chung tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hưng Phú Nam 12 Bảng 4.1: Tóm tắt kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010-2012... niệm phân tích hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh là việc phân chia các hiện tượng, các quá trình và các kết quả hoạt động kinh doanh thành nhiều bộ phận cấu thành, trên cơ sở đó, dùng các phương pháp liên hệ, so sánh, đối chiếu và tổng hợp lại nhằm rút ra tính quy luật và xu hướng phát triển của các hiện tượng nghiên cứu Phân tích hoạt động kinh doanh luôn gắn liền với mọi hoạt động kinh. .. thấy rõ hơn tình hình kinh doanh của công ty qua ba năm và 6 tháng đầu năm, ta phân tích từng yếu tố doanh thu, chi phí, lợi nhuận và sự ảnh hưởng của các yếu tố này đối với kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 14 4.2 PHÂN TÍCH DOANH THU 4.2.1 Phân tích chung về doanh thu của công ty qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2013 Bảng 4.2: Báo cáo doanh thu theo từng hoạt động của công ty Đơn vị tính: nghìn... doanh nghiệp phát triển trong những năm tiếp theo 1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể  Phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty  Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh  Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua một số chỉ tiêu tài chính cơ bản  Đề ra những giải pháp thích hợp nhằm khắc phục những hạn chế và nâng cao hiệu quả hoạt động. .. ngày 18/11/2013 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu  Phân tích kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là rất rộng nhưng do thời gian thực tập có hạn nên tôi chỉ thực hiện nghiên cứu:  Những lý luận có liên quan đến phương pháp phân tích kết quả hoạt động kinh doanh  Biến động doanh thu, chi phí và lợi nhuận  Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 2 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP... hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tới 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian  Đề tài được nghiên cứu tại công ty TNHH MTV Hưng Phú Nam Các số liệu và thông tin liên quan đến công ty được thu thập từ bộ phận kế toán 1.3.2 Thời gian  Thời gian của số liệu: Số liệu sử dụng trong đề tài chủ yếu lấy từ công ty trách nhiệm hữu hạng một thành viên Hưng Phú Nam trong 3 năm (2010... thời giúp cho sự phát triển của công ty, giám đốc có thể đề ra những phương thức kinh doanh thích hợp cho toàn bộ công ty, quản lý các phòng ban của công ty Thực hiện kế hoạch kinh doanh, phương thức kinh doanh (đầu tư) của công ty bảo toàn và nâng cao vốn (xây dựng) kinh doanh, thúc đẩy và phát triển công ty Giám đốc có nhiệm vụ trực tiếp ký kết các hợp đồng Chịu trách nhiệm pháp lý, đồng thời thực... cao Với đặc điểm loại hình kinh doanh doanh là công ty thương ngoại kinh doanh các mặt hàng vật liệu xây dựng như: xi măng, sắt, cát, đá, tôn … Với việc đa dạng mặt hàng kinh doanh của công ty như vậy cần phải phân tích xâu để giúp công ty có chính sách tập chung kinh doanh những mặt hàng có thế mạnh của công ty Dựa trên thông tin của phòng kế toán và phòng kinh doanh thì công ty bán nhiều nhất là mặt... QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH MTV HƯNG PHÚ NAM 3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH MTV HƯNG PHÚ NAM 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển  Tên gọi: Công ty TNHH MTV Hưng Phú Nam  SĐT: 077.3786945  Fax: 077.3786945  Tài Khoản: 070015663373 mở tại ngân hàng SACOMBANK, PGD Hòn Đất, Kiên Giang  Mã số thuế: 1701507671  Do Ông: Lê Đình Dương làm Giám Đốc công ty  Vốn điều lệ: 1.200.000.000 VND Công ty TNHH

Ngày đăng: 08/10/2015, 23:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan