phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phong điền, tp cần thơ

67 222 0
phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phong điền, tp cần thơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH PHẠM TUẤN ANH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN PHONG ĐIỀN, TP CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài chính - ngân hàng Mã số ngành: 52340201 CẦN THƠ 12 - 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH PHẠM TUẤN ANH MSSV: LT11101 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN PHONG ĐIỀN, TP CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: Tài chính - ngân hàng Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: KHƯU THỊ PHƯƠNG ĐÔNG Tháng12 - 2013 LỜI CẢM TẠ Qua thời gian học tập ở trường với sự tận tình giảng dạy của quý thầy cô, em đã tiếp thu được rất nhiều kiến thứ c quý báu. Đây cũng là một phần hành trang, trang bị cho em để sắp tớ i em bước vào dòng đời đầy trông gai phía trước. Sự tận tình, sự đôn đốc, dạy bảo của quý thầy cô đã giúp chúng em luôn nhìn về phía trước, phấn đấu và vươn lên. Em xin chân thành cảm ơn tấm lòng luôn đầy nhiệt huyết vì t hế hệ tương lai của quý thầy cô, xin cảm ơn cô Khưu Thị Phương Đông người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành đề tài báo cáo này. Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh huyện Phong Điền, đặc biệt là ban lãnh đạo ngân hàng đã tạo điều kiện cho em thực tập và học hỏi tại ngân hàng, các anh chị đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập, quá trình thực tập tại ngân hàng là dịp để em đi sâu vào thực tế mở rộng thêm kiến thức và kinh nghiệm của mình. Sau cùng, Em xin kính chúc quý Thầy Cô, Ban lãnh đạo Ngân hàng sức khỏe dồi dào, thành đạt và hạnh phúc. Kính chúc Trường Đại Học Cần Thơ, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ngày một phát triển lớn mạnh và bền vững. Trân trọng cảm ơn! Cần thơ , Ngày…..tháng…. năm 2013 Sinh viên thực hiện Phạm Tuấn Anh TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2013 Người thực hiện Phạm Tuấn Anh NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP  .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. ............................................................................ Ngày........tháng......... năm 2013 Thủ trưởng đơn vị MỤC LỤC Trang Chương 1 : GIỚI THIỆU ..................................................................................1 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ................................................................................1 1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu ...........................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên c ứu ...................................................................................2 1.2.1 Mục tiêu chung .......................................................................................2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................2 1.3 Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................2 1.3.1 Không gian .............................................................................................2 1.3.2 Thời gian .................................................................................................2 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................2 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............3 2.1 Cơ sở lý luận ..............................................................................................3 2.1.1 Nguồn vốn huy động ...............................................................................3 2.1.2 Các sản phẩm huy động vốn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Phong Điền...........................................................................7 2.1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn củ a Ngân hàng ...........11 2.2 Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................12 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu.................................................................12 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ...............................................................12 Chương 3: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN PHONG ĐIỀN ..................14 3.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Phong Điền ................................................................14 3.2 Cơ cấu tổ chức Agribank ..........................................................................15 3.2.1 Giám đốc ...............................................................................................15 3.2.2 Phó giám đốc .........................................................................................16 3.2.3 Phòng kế hoạch kinh doanh ...................................................................16 3.2.4 Phòng Kế toán – Ngân quỹ ....................................................................16 3.2.5 Phòng giao dịch Giai Xuân ....................................................................17 3.3 Thủ tục gửi tiền và rút tiền ........................................................................17 3.4 Các hoạt động chính của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyệ n Phong Điền .........................................................................................18 3.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Phong Điền – Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012....................19 3.5.1 Tình hình thu nhập.................................................................................20 3.5.2 Tình hình chi phí ..................................................................................22 3.5.3 Tình hình lợi nhuận ...............................................................................24 Chương 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN PHONG ĐIỀN GIAI ĐOẠN 2010 - 2012 ......................................................26 4.1 Tình hình nguồn vốn của NH No&PTNT Huyện Phong Điền qua 3 năm 2010 - 2012 ....................................................................................................26 4.1.1 Tình hình biến động và cơ cấu nguồn vốn .............................................26 4.2 Phân tích tình hình huy động vốn của NH No&PTNT Huyện Phong Điền qua 3 năm 2010 - 2012 ...................................................................................29 4.2.1 Phân tích tình hình huy động vốn theo đối tượng khách hàng ................30 4.2.2 Phân tích tình hình huy động vốn theo kỳ hạn .......................................35 4.2.3 Phân tích tình hình huy động vốn theo nội ngoại tệ................................38 4.3 Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn của NH qua 3 năm 2010 2012 ...............................................................................................................40 4.3.1 Vốn huy động/Tổng nguồn vốn .............................................................40 4.3.2 Vốn điều chuyển/Tổng nguồn vốn .........................................................41 4.3.3 Vốn huy động/Cán bộ............................................................................42 4.3.4 Chi phí lãi/Tổng vốn huy động ..............................................................42 Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN PHONG ĐIỀN – CẦN THƠ ............................................................44 5.1 Đánh giá thực trạng tình hình huy động vốn tại Ngân hàng thông qua các hoạt động chức năng ......................................................................................44 5.1.1 Marketing ..............................................................................................44 5.1.2 Sản phẩm dịch vụ ..................................................................................44 5.1.3 Nhân lực................................................................................................45 5.2 Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thời gian tới ...................................................................................................46 5.2.1 Marketing Ngân hàng hay chăm sóc khách hàng ...................................47 5.2.2 Giải pháp về sản phẩm ...........................................................................47 5.2.3 Giải pháp đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và dịch vụ ..............48 5.2.4 Giải pháp về xây dựng chính sách khách hàng ......................................49 5.2.5 Giải pháp về nâng cao chất lượng công tác nguồn nhân lực ...................52 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................54 6.1 Kết luận ....................................................................................................54 6.2. Kiến nghị .................................................................................................54 6.2.1 Đối với Ngân hàng Hội sở .....................................................................54 6.2.2 Đối với Ngân hàng nhà nước .................................................................55 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................56 DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng No&PTNT huyện Phong Điền từ năm 2010 – 2012 ......................................17 Bảng 3.2 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng No&PTNT huyện Phong Điền từ 6 tháng đầu năm 2012, 2013 .....................20 Bảng 4.1 Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng từ năm 2010 – 2013 ..............26 Bảng 4.2 Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 ..............................................................................................................27 Bảng 4.3 Vốn huy động phân theo thành phần kinh tế của Ngân hàn g từ năm 2010- 2012 .......................................................................................31 Bảng 4.4 Vốn huy động phân theo kỳ hạn tiền gửi của Ngân hàng qua 3 năm 2010 – 2012........................................................................................35 Bảng 4.5 Vốn huy động phân theo kỳ hạn tiền gửi củ a Ngân hàng qua 6 tháng đầu năm 2012 – 2013........................................................................36 Bảng 4.6 Vốn huy động phân theo nội tệ - ngoại tệ .......................................39 Bảng 4.7 Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn củ a Ngân hàng qua 3 năm 2010 – 2012...........................................................................................41 DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức NH No&PTNT huyện Phong Điền .........................15 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NH No & PTNT : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn H. Phong Điền : Huyện Phong Điền TP.Cần Thơ : Thành phố Cần Thơ NHCSXH : Ngân hàng chính sách xã hội VHĐ : Vốn huy động NXB : Nhà xuất bản ĐVT : Đơn vị tính CPLBQ : Chi phí lãi bình quân NV : Nguồn Vốn CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực đặc biệt đó là tiền tệ, nên ngân hàng nắm giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển đất nước . Góp phần giúp nhà nước điều tiết nền kinh tế vĩ mô, thông qua vai trò trung gian tài chính. Nghĩa là thực hiện điều tiết nguồn vốn giữa các khu vực trong nền kinh tế quốc dân. Để thực hiện tốt vai trò này đòi hỏi Ngân Hàng phải có sự đầu tư vốn lớn và năng động. Tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội đã và đang là mục tiêu của tất cả các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Mặc dù trong những năm qua Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn nhưng trong khu vực công nghiệp việc áp dụng công nghệ khoa học, đưa thiết bị mới vào sản xuất còn rất hạn chế, khu vực nông nghiệp thì chưa được cơ giới hóa nhiều kỹ thuật canh tác chủ yếu là kỹ thuật truyền thống chậm đổi mới, cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém, hạn chế và bất cập. Đó sẽ là những nhân tố quan trọng nhất làm giảm tốc độ phát triển nền kinh tế đất nước trong thời gian tới , muốn đạt được sự phát triển vượt bậc về kinh tế, ổn định chính trị - xã hội thì m ột nguồn lực có ý nghĩa quyết định không thể thiếu được, đó chính là vốn. Đối với Ngân Hàng nói chung và Ngân Hàng NN & PTNT huyện Phong Điền nói riêng thì nguồn vốn tự có là cơ sở để tổ chức hoạt động kinh doanh, là tiền đề cho sự khởi đầu của hoạt động k inh doanh Ngân Hàng thì nguồn vốn huy động đóng vai trò chủ đạo cho mở rộng hoạt động kinh doanh , đảm bảo cơ sở tài chính cho hoạt động kinh doanh. Vì vậy song song chính sách, chiến lược khách hàng thì chiến lược nguồn vốn là một trong hai chiến lược quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của Ngân Hàng. Mặt khác, để tăng trưởng nguồn vốn hoạt động đòi hỏi Ngân Hàng phải có một hệ thống chiến lược sản phẩm hiệu quả , nghĩa là các biện pháp huy động vốn phải đạt hiệu quả để đảm bảo chức năng và nhiệ m vụ cơ bản vừa lâu dài, là phục vụ cho vay nông nghiệp nông thôn an toàn và hạn chế được rủi ro ở mức thấp nhất. Trong giai đoạn hiện nay các Ngân Hàng đều đặt công tác huy động vốn thành mục tiêu hoạt động cơ bản, ở đâu và khi nào có cơ hội tạo vốn thì ở đó, lúc đó Ngân Hàng có mặt. Để đáp ứng nhu cầu vốn ngày nay càng nhiều cho tăng trưởng kinh tế là điều quan trọng nhưng điều quan trọng hơn là Ngân Hàng phải từng bước nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn, để đáp ứng trong nền kinh tế thị trường. Chính vì vậy qua học tập, khảo sát thực tế và nghiên cứu em thấy rằng vấn đề cơ bản về vốn của Ngân Hàng là rất quan trọng và cần thiết, nên em chọn đề tài: “Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân Hàng NN & PTNT Chi nhánh huyện Phong Điền thành phố Cần Thơ” 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích tình hình huy động vốn của Ngân Hàng NN & PTNT, chi nhánh huyện Phong Điền, TP Cần Thơ từ năm 2010 đến tháng 6/2013 để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn của Ngân Hàng. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1 Phân tích tình hình huy động vốn của Ngân Hàng giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Mục tiêu 2 Đánh giá hoạt động huy động vốn qua các chỉ tiêu tài chính tại ngân hàng NN & PTNT Huyện Phong Điền, thành phố Cần T hơ. Mục tiêu 3 Trên cơ sở phân tích, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn cho Ngân Hàng trong thời gian tới. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài được nghiên cứu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phong Điền Thành phố Cần Thơ. 1.3.2 Thời gian Thời gian thực hiện đề tài bắt đầu từ 12/08/2013 đến 23/11/2013. Đề tài thực hiện dựa trên thông tin số liệu thu thập trong 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phong Điền Thành phố Cần Thơ. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về tình hình huy động vốn của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Phong Điền trong giai đoạn 2010 đến 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Nguồn vốn huy động Theo NĐ 57/2012/NĐ-CP, huy động vốn là điều động tất cả các khoản tiền gửi mà các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng và dân cư gửi vào Ngân Hàng hoặc phát hành các loại g iấy tờ có giá. Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu để các NHTM hoạt động và là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của các NHTM. Đặc điểm cơ bản của nguồn vốn này là: Ngân Hàng chỉ được quyền sử dụng nó trong một thời gian nhất định, còn quyền sở hữu khoản tiền này vẫn thuộc về người ký thác và Ngân Hàng phải có trách nhiệm hoàn trả lại cả gốc và lãi cho chủ sở hữu đúng hạn theo hợp đồng tín dụng giữa người chủ và tổ chức tín dụng. Vốn huy động bao gồm: Vốn tiền gửi (tiền gửi của các tổ ch ức kinh tế và của dân cư có thời hạn và không thời hạn ), Vốn Huy động thông qua các chứng từ có giá (cổ phiếu, trái phiếu, chứng từ tiền gửi), nguồn vốn đi vay của các Ngân Hàng khác (vay của các tổ chức tín dụng khác, vay của Ngân H àng Trung Ương), nguồn vốn trong thanh toán (thư tín dụng, séc thanh toán được Ngân Hàng đảm b ảo chi trả ) và các nguồn vốn khác (vốn ủy thác đầu tư, dự án phát triển kinh tế xã hội ). 2.1.1.1 Vốn tiền gửi (Thái Văn Đại, 2010, trang 9- 13)  Tiền gửi của các tổ chức kinh tế Tiền gửi từ nhóm khách hàng này là tiền gửi từ các doanh nghiệp, đơn vị kinh tế khác. Nhóm khách hàng này thường gửi tiền ở Ngân Hàng để thuận lợi cho việc kinh doanh và giao dịch. Tuy nhiên, cũng có những lúc các tổ chức kinh tế gửi tiền vào Ngân Hàng với mục đích sinh lời ở dạng tiền gửi có kỳ hạn. Do đó, nhóm khách hàng này thường gửi tiền vào Ngân Hàng dưới các hình thức sau: - Tiền gửi không kỳ hạn ( tiền gửi thanh toán) + Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi vào, khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho Ngân Hàng và Ngân Hàng phải thỏa mãn yêu cầu cho khách hàng. Đối với loại tiền gửi này, khách hàng được chủ động gửi và rút tiền ra vào bất cứ thời điểm nào. Khi gửi tiền khách hàng được hưởng lãi suất, góp phần tăng thêm lợi nhu ận cho khách hàng. Mặt khác khi có nhu cầu khách hàng lại chủ động rút ra nên vẫn thỏa mãn được nhu cầu về vốn kinh doanh của họ. Bên cạnh đó khách hàng còn được phép sử dụng tiền gửi phục vụ cho công tác thanh toán không dùng tiền mặt qua Ngân Hàng. Mặc dù đối với tiền gửi không kỳ hạn, người gửi tiền có thể gửi vào và rút ra bất cứ lúc nào, song giữa việc gửi tiền vào và rút tiền ra có sựu chênh lệch về thời gian và số lượng, nên các loại tài khoản này luôn có số dư, Ngân Hàng có thể huy động số dư đó làm nguồn vốn tín dụng cho khách hàng khác vay làm tăng thêm lợi nhuận cho Ngân Hàng và giúp cho nguồn vốn luân chuyển không ngừng trong nền kinh tế. - Tiền gửi có kỳ hạn + Tiền gửi có kỳ hạn là tiền gửi mà khi khách hàng gửi tiền vào có sự thỏa thuận về thời hạn rút tiền ra giữa Ngân Hàng và khách hàng. Về nguyên tắc người gửi tiền có thể rút tiền ra theo thời hạn đã thảo thuận. Tuy nhiên trên thực tế do yếu tố cạnh tranh, để thu hút vốn tiền gửi, các Ngân Hàng vẫn cho khách hàng được rút tiền ra trước hạn nh ưng không được hưởng lãi suất thỏa thuận hoặc chỉ được hưởng một mức lãi suất thấp hơn, hoặc chỉ được một mức phí đối với khoản tiền gửi tiết kiệm rút trước thời hạn theo quy định của các tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. Tiền gửi có kỳ hạn là nguồn vốn man g tính chất ổn định. Ngân Hàng có thể sử dụng loại tiền gửi này một cách chủ động làm nguồn vốn kinh doanh. Vì vậy để khuyến khích khách hàng gửi tiền, các NHTM đưa ra nhiều loại kỳ hạn khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu gửi tiền của khách hàng. Thông thường có các loại kỳ hạn như: 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, hay 12 tháng… Với mỗi kỳ hạn, Ngân Hàng áp dụng một mức lãi suất tương ứng theo kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao.  Tiền gửi trong dân cư Tiền gửi tiết kiệm trong dân cư là một bộ phận thu nhập bằng ti ền của dân cư gửi tới Ngân Hàng. Tiền gửi của dân cư bao gồm: - Tiền gửi tiết kiệm + Là loại tiền gửi của cá nhân, hộ gia đình được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm, và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi. Đây là hình thức huy động vốn truyền thống của Ngân Hàng. Trong hình thức huy động này, người gửi được cấp một thẻ tiết kiệm. Vì vậy, người gửi có thể mang thẻ này đến Ngân Hàng để cầm cố hoặc xin chiết khấu đ ể vay tiền. Tiền gửi tiết kiệm của dân cư cũng được chia làm hai loại: tiết kiệm có kỳ hạn và tiết kiệm không có kỳ hạn. - Tài khoản tiền gửi cá nhân + Tiền gửi cá nhân là loại tiền mà từng cá nhân mở tài khoản tại Ngân Hàng để sử dụng cho việc thanh toán không dùng tiền mặt như ký séc, hoặc sử dụng cho các loại thẻ thanh toán. Tài khoản tiền gửi cá nhân cũng góp phần làm tăng nguồn vốn cho các Ngân Hàng thương mại. Cùng với sự phát triển của công nghệ, các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ngày càn g được mở rộng và đa dạng cũng khuyến khích các cá nhân mở tài khoản tiền gửi tại các Ngân Hàng. Do đó nguồn vốn trên các tài khoản tiền gửi của các cá nhân mà Ngân Hàng huy động được cũng không ngừng tăng lên. - Tiền gửi khác Ngoài hai loại tiền gửi trên, tại NHTM còn có các khoản tiền gửi như sau: + Tiền gửi vốn chuyên dùng. + Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác. + Tiền gửi của kho bạc Nhà Nước… Tóm lại, nguồn vốn huy động tiền gửi đối với các NHTM có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo lập nguồn vốn về kin h doanh. Việc huy động vốn tiền gửi của khách hàng không những đem lại cho Ngân Hàng một nguồn vốn với chi phí thấp để kinh doanh, mà còn giúp cho Ngân Hàng có thể nắm bắt được thông tin, số liệu chính xác về tình hình tài chính của các tổ chức kinh tế và cá nhân có quan hệ tín dụng với Ngân Hàng có căn cứ để quy định mức vốn để đầu tư cho vay đối với những khách hàng đó. Ngoài ra, việc huy động vốn tiền gửi của Ngân Hàng còn có ý nghĩa quan trọng trong việc ổn định lưu thông tiền tệ, góp phần ổn định giá trị đồng tiền, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. 2.1.1.2 Vốn huy động thông qua các chứng từ có giá Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và điều kiện cam kết khác giữa tổ chức tín dụng và người mua. Đây là việc NHTM phát hành các chứng từ như kỳ phiếu Ngân Hàng có mục đích, trái phiếu Ngân Hàng và chứng chỉ tiền gửi để huy động vốn ngắn hạn và dài hạn vào Ngân Hàng. Giấy t ờ có giá ngắn hạn: là giấy tờ có giá có thời hạn dưới một năm bao gồm kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. Giấy tờ có giá dài hạn: Là giấy tờ có giá có thời hạn từ một năm trở lên kể từ khi phát hành đến hết thời hạn, bao gồm: Trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn và các giấy tờ có giá dài hạn khác. Kỳ phiếu mục đích: Đây là công cụ thu hút được vốn nhàn rỗi trong dân chúng nhanh nhất và đang được áp dụng phổ biến trong toàn hệ thống Ngân hàng. Công cụ này n hằm mục đích phục vụ kinh doanh trong từng thời kỳ. Do đó, lãi suất huy động có phần hấp dẫn so với tiền gửi tiết kiệm và đã thay thế dần hình thức gửi tiết kiệm này. Trên kỳ phiếu Ngân hàng cũng như trên tín phiếu kho bạc đều ghi mệnh giá, thời hạn, lãi suất. Về phía Ngân hàng, kỳ phiếu là nguồn vốn ổn định đã có thời hạn rõ ràng nên Ngân hàng yên tâm sử dụng nguồn vốn này mà khách hàng sẽ không đến rút trước hạn. Về phía khách hàng, chấp nhận mua kỳ phiếu coi như một khoản đầu tư ngắn hạn để thu lợi nhuậ n trên số tiền nhàn rỗi của mình vì nếu có nhu cầu cấp bách có thể bán lại được. Trái phiếu Ngân hàng: là loại chứng từ có giá và là công cụ quan trọng để huy động vốn dài hạn vào Ngân hàng. Khi Ngân hàng phát sinh trái phiếu thì Ngân hàng đang cần số vốn đó để đầu tư cho các dự án mang tính chất dài hạn như: đầu tư vào xây dựng các công trình khách sạn, kinh doanh bất động sản, góp vốn liên doanh … Về phía khách hàng: trái phiếu Ngân hàng là khoản đầu tư mang lại thu nhập cố định và ít rủi ro hơn cổ phiế u của các doanh nghiệp. Về phía Ngân hàng: đây là công cụ mang lại nguồn vốn dài hạn cho Ngân hàng để đáp ứng Ngân hàng cần kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ của mình. 2.1.1.3 Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng Nguồn vốn đi vay của Ngân Hàng khác là n guồn vốn được hình thành bởi mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau hoặc giữa các tổ chức tín dụng với Ngân Hàng Nhà nước, nguồn vốn đi vay bao gồm:  Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng khác Trong quá trình kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nà o cũng có lúc phát sinh tình trạng tạm thời thừa vốn và ngược lại cũng phát sinh tình trạng tạm thời thiếu vốn, hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng cũng không tránh khỏi tình trạng đó. Vì vậy Ngân Hàng cũng có thể tiếp tục gửi vốn tạm thời chưa sử dụng vào các Ngân Hàng khác để lấy lãi hoặc đi vay ở các Ngân Hàng khác có phát sinh tình trạng thừa vốn để nhằm khôi phục khả năng thanh toán của Ngân Hàng. Do NHTM là một doanh nghiệp thực hiện hạch toán, vì vậy khi phát sinh tình trạng tạm thời thừa vốn của Ngân Hàng thường phải điều chuyển vốn thừa về Ngân Hàng cấp trên, để tiếp tục điều chuyển cho các Ngân Hàng thiếu vốn. Khi điều chuyển vốn cho các Ngân Hàng cấp trên, các Ngân Hàng cũng được hưởng lãi suất nội bộ của Ngân Hàng, Tương tự, khi thiếu vốn thì các Ngân Hàng cũng được các Ngân Hàng cấp trên hcho vay. Nói chung, khi vay vốn của các tổ chức tín dụng khác thì Ngân Hàng thương mại phải chịu một chi phí lớn, các tổ chức tín dụng khác cho vay theo lãi suất thị trường. Vì vậy, hiệu quả kinh tế mang lại từ v iệc sử dụng nguồn vốn này đối với các NHTM không cao. Trong thực tế, nguồn vốn này chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong nguồn vốn kinh doanh của các NHTM.  Nguồn vốn vay của Ngân Hàng Trung ương Ngân hàng Trung ương đóng vai trò là Ngân Hàng của các ngân hàng, l à người cho vay cuối cùng của nền kinh tế. Vì vậy khi có nhu cầu các NHTM sẽ được các Ngân Hàng Trung ương cho vay vốn, việc cho vay vốn này thông qua hình thức tái cấp vốn. Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng có bảo đảm của Ngân Hàng Trung ương nhằm cun g ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các NHTM. Ngân hàng Trung ương thực hiện tái cấp vốn cho các Ngân Hàng thương mại thông qua các hình thức sau: - Cho vay theo hồ sơ tín dụng. - Chiết khấu các chứng từ có giá trị ngắn hạn. - Cho vay có đảm bảo bằng cầm cố các chứng từ có giá. 2.1.1.4 Những rủi ro thường gặp trong huy động vốn Rủi ro thanh khoản: Những tác động bất ngờ có thể làm giảm đáng kể nguồn vốn của Ngân hàng, khi đó ngân hàng phải đương đầu với sự sụt giảm ngân quỹ to lớn và buộc phải tìm vay nguồn khác với chi phí cao. Rủi ro lãi suất: Qui mô và chi phí trả lãi của mỗi nguồn vốn tiềm năng tỏ ra nhạy cảm như thế nào đối với những thay đổi của lãi suất thị trường? Nói cách khác, nhu cầu của khách hàng trong mỗi loại nguồn vốn có độ co giãn đối với thay đổi lãi suất ra sao? Và mức chênh lệch lãi suất của Ngân hàng tương quan giữa tỷ suất sinh lợi bình quân của tài sản sinh lợi và chi phí bình quân của nguồn vốn huy động trả lãi sẽ chịu tác động ra sao trước bất kỳ sự thay đổi lãi suất th ị trường nào? Rủi ro vốn chủ sở hữu: Hỗn hợp các nguồn vốn như thế nào để có thể đóng góp nhiều nhất vào việc đạt được mức và sự ổn định của lợi nhuận thuần mà các cổ đông của Ngân hàng mong muốn, cũng như hạn chế rủi ro kinh doanh của nó? Bởi vì nguồn vốn đi vay làm tăng rủi ro tín dụng và kinh doanh của Ngân hàng nên cần phải phân bổ kết cấu nguồn vốn đi vay và vốn chủ sở hữu? Khi tỉ lệ vốn đi vay so với vốn chủ sở hữu tăng lên thì liệu Ngân hàng có bị những người gửi tiền và các nhà đầu tư xem lại rủi ro cao hơn hay không? Nếu có liệu định chế có bị ép phải huy động vốn với chi phí lãi phải đắt hơn hay không? 2.1.2 Các sản phẩm huy động vốn của Ngân hàng No&PTNT Huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ 2.1.2.1 Mô tả hoạt động dịch vụ huy động vốn của Ngân Hà ng No & PTNT huyện Phong Điền Hình thức: Ngân hàng No & PTNT Huyện Phong Điền có hầu hết các loại sản phẩm dịch vụ huy động vốn phổ biến, gồm tiền gửi thanh toán của các tổ chức và cá nhân (tiền gửi không kỳ hạn), tiền gửi tiết kiệm của cá nhân với các loại kỳ hạn khác nhau, tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức. Loại tiền tệ huy động: Đối với tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, loại tiền tệ Ngân hàng No & PTNT Huyện Phong Điền huy động là VNĐ và USD. Hình thức trả lãi: Đa dạng, tù y theo nhu cầu cẩu khách hàng gồm trả trước cả kỳ, trả lãi định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm hoặc trả lãi cuối kỳ. 2.1.2.2 Các sản phẩm huy động vốn của Ngân Hàng No & PTNT huyện Phong Điền Phần lớn nguồn vốn huy động chủ yếu của Ngân hàng No & PTNT Huyện Phong Điền và các NHTM là huy động từ tổ chức kinh tế, dân cư và của các định chế tài chính khác. Các sản phẩm và dịch vụ huy độ ng vốn mà Ngân hàng No & PTNT Huyện Phong Điền đang cung cấp cho khách hàng như sau:  Tiền gửi thanh toán Sản phẩm tiền gửi thanh toán còn gọi là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn được thiết kế dành cho đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp, cá nhân, định chế tài chính mở tài khoản tại Ngân hàng No & PTNT Huyện Phong Điền để Ngân hàng thực hiện việc thanh toán và nhu cầu chi tiêu. Khách hàng có thể có tài khoản bằng VND, USD. Khách hàng cần duy trì đủ số dư tối thiếu do Ngân hàng quy định đối với từng đối tượng. Lợi ích: - Khách hàng có thể lựa chọn tài khoản giao dịch bằng: VND, USD. - Đảm bảo khả năng thanh toán của khách hàng nhưng vẫn liên tục sinh lời. - Giao dịch thuận tiện nhanh chóng thông qua mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch của Agribank được phân bố rộng khắp các tỉnh thành, dịch vụ trực tuyến: Internet banking, mobile bank, E-commerce. - Dịch vụ hoàn hảo: Nộp rút tiền mặt, chuyển tiền trong nước, quốc tế, dịch vụ séc, thanh toán lương, điều chuyể n vốn tự động, chi hộ, thu hộ. Các sản phẩm chính: - Tiền gửi không kỳ hạn: Đây là loại tiền gửi mà khi gửi vào khách hàng gửi tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào mà không cần phải báo trước cho Ngân hàng và Ngân hàng phải thảo mãn yêu cầu đó của khách hàng. - Sản phẩm đầu tư tự động: Là sản phẩm do NHNo cung cấp cho khách hàng là tổ chức kinh tế, theo đó khách hàng có thể đầu tư một cách tự động từ số tiền trên tài khoản tiền gửi thanh toán tạm thời nhàn rỗi nhưng vẫn đảm bảo sử dụng linh hoạt số tiền đầu tư.  Tiền gửi tiết kiệm Là tiền gửi mà người gửi tiền có thể rút tiền không kỳ hạn hoặc sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với tổ chứ c nhận tiền gửi tiết kiệm. Lợi ích - Đa dạng về kỳ hạn, đa dạng về loại tiền gửi và linh hoạt nhất. - Được hưởng lãi suất tiền gửi tiết kiệm niêm yết tại AGRIBANK. - Khách hàng có thể rút tiền tại bất kỳ điểm giao dịch nào của AGRIBANK. - Được bảo hiểm tiền gửi. - Khách hàng có thể sử dụng số dư trên tài khoản tiền gửi tiết kiệm để thế chấp, cầm cố vay vốn tại các tổ chức tín dụng. - Khách hàng có thể chuyển nhượng tài khoản tiền gửi tiết kiệm. - Kỳ hạn không kỳ hạn, 1 tháng đến 12 tháng, trên 12 tháng. - Lãi suất cố định trong suốt thời gian gửi, tiền lãi được tính hàng ngày và trả định kỳ hàng tháng, quý, năm theo yêu cầu cụ thể của từng sản phẩm. - Phương thức trả lãi: 3 Phương thức là trả lãi trước, trả lãi sau và trả lãi định kỳ. - Dùng để xác nhận khả năng tài chính cho khách hàng ho ặc thân nhân đi du lịch, học tập ở nước ngoài. Các sản phẩm - Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: là sản phẩm tiết kiệm mà Ngân hàng cung ứng để giúp khách hàng tích lũy dần những khoản tiền nhỏ để đáp ứng chi tiêu trong tương lai mà vẫn được hưởng lãi suất. Khi mở tài khoản này khách hàng có thể tùy ý gửi tiền hoặc rút tiền. Do các giao dịch này không thường xuyên nên chi phí của Ngân hàng thấp, nhưng do tính chất không ổn định của loại tiền gửi nên lãi suất của loại tiền gử i này thường thấp. Được sử dụng để chuyển khoản thanh toán tiền vay của chính chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm tại Agribank; hoặc chuyển khoản sang tài khoản khác do chính chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm là chủ tài khoản tại Agribank. Sử dụng tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn bằng VNĐ để chuyển khoản thanh toán tới Ngân hàng khác. Khách hàng có thể giao dịch tại các chi nhánh thuộc Agribank theo quy định gửi nhiều nơi rút nhiều nơi của Agribank. - Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Tiền gửi có kỳ hạn là tiền gửi mà người gửi tiền chỉ có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. Bao gồm các hình thức trả lãi như sau: Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi sau toàn bộ, trả lãi sau định kỳ, trả lãi trước toàn bộ, trả lãi trước định kỳ. - Tiết kiệm dự thưởng (Triển khai theo đợt): là sản phẩm huy động tiền gửi thông thường, ngoài ra khách hàng được nhận thẻ cào với cơ hội trúng thưởng ngay theo quy định của Agribank. Sản phẩm có nhiều kỳ hạn gửi với lãi suất hấp dẫn, khách hàng có nhiều cơ hội nhận giải thưởng có giá trị cao. - Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn rút gốc linh hoạt: Đây là sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi sau toàn bộ, khách hàng có thể rút vốn trước hạn nhưng vẫn được hưởng lãi suất tương ứng với t hời gian thực gửi theo quy định. - Tiền gửi tiết kiệm tự điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản cua NHNN: Đây là sản phẩm tiết kiệm trả lãi sau toàn bộ. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm được tự động điều chỉnh tăng lên tương ứng khi mức lãi suất cơ bản của đ ồng Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tăng lên, nhưng không bị giảm xuống khi mức lãi suất cơ bản giảm.  Các sản phẩm khác Ngoài ra, nguồn vốn của Ngân hàng còn được huy động thông qua các chứng từ có giá. Chứng từ có giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn, trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa tổ chức tín dụng và người mua. Các chứng từ có giá bao gồm: Kỳ phiếu Ngân hàng có mục đích, trái phiếu Ngân hàng và chứng chỉ tiền gửi để huy động vốn ngắn hạn và dài hạn vào Ngân hàng. Trái phiếu bằng VNĐ/USD: Trái phiếu là giấy tờ có giá có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Kỳ phiếu/chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn bằng VNĐ/USD: là loại giấy tờ có giá có kỳ hạn dưới 12 tháng. Cả 2 loại trên là công cụ đầu tư ngắn hạn an toàn và có tính khoản và sinh lời cao. Có thể chuyển nhượng, chiết khấu hoặc cầm cố để vay tiền tại các tổ chức tín dụng, miễn phí kiểm định trái phiếu. Lãi suất trái phiếu là lãi suất dài hạn nên thường cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm hoặc giấy tờ có giá ngắn hạn khác. 2.1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn của Ngân Hàng (Thái Văn Đại ,2010, trang 45 – 47) 2.1.3.1 Vốn huy động/Tổng nguồn vốn Phân tích chỉ tiêu này để thấy được tỷ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn của Ngân Hàng. Từ đó biết được, qui mô của vốn huy động và khả năng cạnh tranh của Ngân Hàng trong lĩnh vực huy động vốn so với các tổ chức tín dụng khác trên cùng địa bàn . 2.1.3.2 Tỷ trọng % từng loại tiền gửi Số dư từng loại tiền gửi trọng Tỷ % từng loại tiền gửi = Tổng vốn huy động x 100% Đây là chỉ số xác định cơ cấu huy động vốn của Ngân Hàng. Mỗi loại tiền gửi cũng có những yêu cầu khác nhau về chi phí, thanh khoản. Vì vậy, việc xác định cơ cấu vốn huy động sẽ giúp Ngân Hàng hạn chế những rủi ro có thể gặp phải và tố i thiểu hóa chi phí đầu vào cho Ngân Hàng. 2.1.3.3 Vốn huy động bình quân/C án bộ Phân tích chỉ tiêu này để nhận thấy được khả năng huy động vốn trung bình trong mỗi cán bộ của Ngân hàng. Từ đó nhìn nhận được năng lực thu hút vốn của từng cán bộ trong Ngân hàng trong cùng lĩnh vực so với tổ chức tín dụng khác trên địa bàn 2.1.3.4 Chi phí lãi/Tổng vốn huy động Đây là chỉ tiêu dùng để đánh giá tình hình huy động vốn trong quá khứ của Ngân hàng. Để từ đó xem xét cẩn thận mức lãi suất mà thị trường đã áp đặt ch o Ngân hàng phải trả cho mỗi nguồn vốn đi vay có hợp lý hay không. 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Thu thập số liệu trực tiếp từ phòng kinh doanh và phòng kế toán tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phon g Điền Thành phố Cần Thơ từ năm 2010 đến tháng 6/2013. Thu thập thông tin từ các báo cáo tổng kết năm, báo cáo hoạt động kinh doanh, từ trang web chính của ngân hàng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Phong Điền. 2..2.2 Phương pháp phân tích số liệu - Mục tiêu 1: Chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh (so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tương đối) nhằm đối chiếu số liệu giữa các năm để thấy được tình hình biến động tăng giảm của từng chỉ tiêu. Đồng thời kết hợp với thực tế hoạt động của ngân hàng để chỉ ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu phân tích. + Phương pháp so sánh  Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối T = T2 – T1 Trong đó: T1: số liệu năm trước T2: số liệu năm sau T: tốc độ tăng trưởng của năm sau so với năm trước  Phương pháp so sánh bằng số tương đối T= T2 − T1 * 100% T1 Trong đó: T1: số liệu năm trước T2: số liệu năm sau T: tốc độ tăng trưởng của năm sau so với năm trước (%) + Phương pháp tỷ trọng Tính tỷ trọng từng chỉ tiêu thà nh phần so với chỉ tiêu chung và so sánh tỷ trọng các chỉ tiêu thành phần với nhau. Gọi A là chỉ tiêu chung. Như vậy A = A 1 + A2 +…+ An. Gọi Bi là tỷ trọng của từng chỉ tiêu thành phần. Như vậy B i = (Ai/A) x 100. Với B = 1= B 1 + B2 +…+ Bn. So sánh từng Bi với nhau và với B. - Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp đánh giá riêng biệt, đánh giá toàn diện nhằm phân tích, đánh giá các tỷ số tài chính để từ đó đánh giá mối quan hệ giữa các chỉ tiêu. Đồng thời kết hợp với thực tế hoạt động của ngân hàng để chỉ ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu phân tích. - Mục tiêu 3: Từ những tồn tại tìm ra của các kết quả phân tích, đánh giá ở mục tiêu 1, mục tiêu 2 và căn cứ vào tình hình thực tế của ngân hàng để đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng h oạt động huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phong Điền. CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN PHONG ĐIỀN 3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN PHONG ĐIỀN Huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ (TPCT) được thành lập đầu tháng 01/2004 theo Nhị định 05/2004/NĐ – CP, ngày 02/01/2004 của Chính phủ bao gồm sáu xã và thị trấn Phong Điền là trung tâm văn hóa, hành chính của Huyện. Với điều kiện đại lý nằm gần những con sông lớn, được phù sa bồi đắp đã tạo điều kiện tốt cho vườn cây ăn trái và điểm du lịch ở khu vực này phát triển. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một phần lớn diện tích trồng lúa chưa mang lại hiệu quả cao. Vì v ậy, trong định hướng phát triển Huyện Phong Điền được xem như lá phổi xanh của TP Cần Thơ. Hiện nay Huyện Phong Điền đang chú trọng phát triển vùng cây ăn trái đặc sản kết hợp với du lịch sinh thái. Tuy trong thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn nhưng tron g tương lai Huyện là khu vực trọng tâm phát triển kinh tế của Thành phố, đặc biệt là ở các xã có điều kiện giao thông thuận lợi. Nằm trên tuyến lộ Vòng Cung lịch sử và tỉnh lộ 918, trong thời gian qua các Ban ngành đã tích cực quy hoạch và có định hướng ph át triển các khu, cụm công nghiệp về dịch vụ giải trí nghỉ dưỡng ở khu vực này nhằm tạo liên kết phát triển liên hoàn về mọi mặt của thành phố hiện đại trong tương lai, tạo mối liên kết phát triển cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Trên cơ sở huyện được t hành lập, Chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Phong Điền được thành lập theo quyết định số 65/QĐ/HĐQT – TCCB ngày 01/03/2004 và chính thức đi vào hoạt động ngày 12/10/2004. Chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Phong Điền trở thành chi nhánh cấp 3 của NHNo & PTNT thành phố Cần Thơ. Chi nhánh NHNo & PTNT Huyện phong Điền được sử dụng con dấu riêng, chức năng, nhiệm vụ hoạt động theo Quy chế số 169/QĐ/HĐQT - 02 ngày 07/09/2002 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo & PTNT Việt Nam. Với tình hình cụ thể, Giám đốc NHNo & PTNT thành phố Cần Thơ chỉ đạo thành lập và chuẩn bị nhân sự, cơ sở vật chất cho chi nhánh Huyện. Trụ sở NHNo & PTNT Huyện Phong Điền đặt tại: Ấp Thị Tứ, thị trấn Phong Điền, huyện Phong điền, thành phố Cần Thơ. Địa bàn hoạt động của NHNo & PTNT Huyện Phong Điền thu ộc địa giới quản lý hành chính của UBND huyện Phong Điền gồm: Thị trấn Phong Điền và các xã Nhơn Ái, Nhơn nghĩa, Mỹ Khánh, Trường Long, tân Thới, Giai Xuân. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng phục vụ một số khách vãng lai thuộc các quận, huyện lân cận. Chi nhánh chịu trách nhiệm thực hiện tài trợ vốn cho tất cả các ngành kinh tế và thành phần kinh tế trong huyện. Nhưng trọng tâm trong công tác cho vay của Chi nhánh vẫn là các ngành nông nghiệp nông thôn. Chi nhánh đáp ứng tốt nhu cầu vốn ngắn, trung và dài hạn cho nông dân dùng làm chi phí sản xuất, cải tạo, trồng mới, khai thác đất canh tác nông nghiệp, phát triển nông thôn góp phần cải thiện đời sống nông dân, đưa kinh tế các xã phát triển. 3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC AGRIBANK Giám Đốc Phó Giám Đốc Phòng Giao dịch Giai Xuân Phòng Kế toán – Ngân quỹ Phòng Kinh Doanh Hình 3.1 CƠ CẤU TỔ CHỨC NH No&PTNT HUYỆN PHONG ĐIỀN Với đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên là 30 người, cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT Huyện Phong Điền được chia thành các bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận thực hiện chức năng riêng của mình. Nhưng giữa các bộ phận luôn có mối quan hệ, trao đổi với nhau để công việc vận hành một cách dễ dàng và nhanh chóng. 3.2.1 Giám đốc - Giám đốc là người chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành nghiệp vụ kinh doanh nói chung và hoạt động cấp tín dụng nói riêng trong phạm vi được ủy quyền. - Công việc cụ thể của giám đốc liên quan tới hoạt động tín dụng bao gồm: + Xem xét nội dung thẩm định do phòng tín dụng trình lên để quyết định cho vay hay không cho vay và chịu trách nhiệm với quyết định của mình. + Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và các hồ sơ do Ngân hàng, khách hàng cùng lập. + Quyết định các biện pháp xử lý nợ, cho gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp xử lý khách hàng. 3.2.2 Phó giám đốc - Giám sát trực tiếp tình hình hoạt động của p hòng Kế toán – Ngân quỹ, đôn đốc thực hiện đúng quy chế đã đề ra. - Thay mặt giải quyết các công việc của đơn vị khi giám đốc đi vắng. - Điều hành công việc của đơn vị theo sự phân công, ủy quyền của giám đốc, báo cáo lại kết quả và chịu trách nh iệm trước giám đốc về nhiệm vụ được phân công. 3.2.3 Phòng kế hoạch kinh doanh - Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng. - Tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, tiến hành các nghiệp vụ cần thiết theo quy định về thủ tục cho vay; đưa ra các nhận xét về khách hàng, đề xuất với lãnh đạo trong việc quyết định đầu tư vốn tín dụng, theo dõi nợ vay, đôn đốc khách hàng trả nợ khi nợ đến hạn, xử lý thu hồi nợ trễ hạn, nợ xấu; đề xuất các phương án kinh doanh theo hướng hiệu quả nhất. - Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thu ật, danh mục khách hàng, lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao. - Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền. - Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ xấu, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phụ c. 3.2.4 Phòng kế toán – Ngân quỹ a) Kế toán: - Tham mưu cho Ban lãnh đạo về công tác kế toán tài chính, lập kế hoạch tài chính, quyết toán thu chi tài chính. - Thu thập và lưu trữ hồ sơ khách hàng và các chứng từ có giá. - Thực hiện các khoản nộp ngân sác h Nhà nước và quyết toán tiền lương với cán bộ Ngân hàng. - Trực tiếp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh: Nghiệp vụ cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn, đồng thời trực tiếp thu hay giải ngân khi có phát sinh trong ngày. - Theo dõi nghiệp vụ huy động tiền gửi, hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tiền gửi, thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh và các dịch vụ thanh toán chuyển tiền khác. b) Ngân quỹ: - Quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện đúng chế độ quy định nghiệp vụ về kho quỹ. - Kiểm tra lượng tiền mặt và ngân phiếu trong kho hằng ngày. - Khóa sổ ngân quỹ, cuối ngày kết hợp với kế toán theo dõi ngân quỹ phát sinh trong ngày để kịp thời điều chỉnh hợp lý khi có sai sót, giúp bộ phận kế toán cân đối nghiệp vụ huy động và sử dụng vốn. 3.2.5 Phòng giao dịch Giai Xuân - Tổ chức huy động vốn, cho vay, thu nợ, chuyển tiền, làm thẻ ATM và các dịch vụ khác đối với khách hàng; - Phòng giao dịch được Ngân hàng ủy nhiệm vốn kinh doanh và chịu trách nhiệm về việc sử dụng vốn này sao cho có hiệu quả nhất. => Giữa các phòng ban đều có mối quan hệ mật thiết chặt chẽ với nhau để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của một Ngân hàng. Cơ cấu tổ chức đang được đổi mới theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả. Qua đó cho thấy rằng, Chi nhánh NHNO và PTNT Phong Điền đang cố gắng xây dựng mộ t mô hình Ngân hàng đa năng, hiện đại, hướng tới sản phẩm mới, thị trường mới để tăng sức cạnh tranh. 3.3 THỦ TỤC GỬI TIỀN VÀ RÚT TIỀN - Khi gửi tiền: Quý khách xuất trình Chứng minh thư nhân dân hoặc Hộ chiếu và điền các yếu tố quy định trên mẫu giấy gửi tiền (đã in sẵn) của Agribank, đăng ký chữ ký mẫu và nộp tiền. Sau khi nộp tiền, người gửi được nhận Sổ tiết kiệm có ghi đầy đủ các yếu tố quy định. - Khi rút tiền: Quý khách xuất trình Sổ tiết kiệm, chứng minh thư hợp lệ hoặc Hộ chiếu và điền đầy đủ các y ếu tố quy định trên Giấy yêu cầu rút tiền (đã in sẵn). Chữ ký trên giấy rút tiền phải đúng theo một trong 2 (hai) chữ ký mẫu đã đăng ký tại Agribank khi gửi tiền. - Khi mất Sổ tiết kiệm: Người gửi tiền phải báo ngay cho cơ sở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn nơi gửi tiền đầy đủ các thông tin cần thiết như tên người gửi, số tiền gốc, ngày gửi, kỳ hạn, Sổ tiết kiệm …. Giấy khai báo mất sổ phải có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc cơ quan nơi công tác hay cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác và phải gửi ngay tới cơ sở Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nơi gửi tiền để làm cơ sở theo dõi, thanh toán. Sớm nhất, sau 30 ngày kể từ ngày nhận được báo mất, nếu không có vấn đề gì tranh chấp thì Agr ibank sẽ thanh toán cho người gửi tiền ti ết kiệm. - Trường hợp người gửi tiền tiết kiệm gặp rủi ro (bị chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi), Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ thanh toán tiền lãi và gốc cho người thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật 3.4 CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN PHONG ĐIỀN - Về huy động vốn + huy động vốn với mức tối đa các nguồn vốn trong nước nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. + Huy động tiền gửi có kỳ hạn và không có kỳ hạn của dân cư và của các tổ chức kinh tế bằng VNĐ và ngoại tệ USD. + Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu ngắn hạn và dài hạn. + Vay vốn từ Ngân hàng No & PTNT Trung Ương - Về hoạt động tín dụng Trong đó, phạm vi hoạt động mà chi nhánh Ngân hàng Nông nghi ệp và phát triển nông thôn Huyện Phong Điền đặc biệt quan tâm là: + Thực hiện các nghiệp vụ cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các thành phần kinh tế trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là chú trọng cho vay sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sả n. + Hoạt động thanh toán: Thanh toán bù trừ, thanh toán liên hành, thanh toán quốc tế và các nghiệp vụ có liên quan như: Mở tài khoản thanh toán, ủy nhiệm chi, séc … + Thực hiện nghiệp vụ cho vay ngắn hạn phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, dịch vụ v ới nhiều loại khách hàng như cho vay tiêu dùng … + Hoạt động kinh doanh ngoại tệ. + Các dịch vụ ngân quỹ: Chuyển tiền, chi lương, giao nhận tiền tận nơi. 3.5 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN PHONG ĐIỀN – CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 Ngân hàng là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng. Nó cũng như tổ chức hoạt động kinh doanh khác luôn có mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận. Có thể nói rằng lợi nhuận là yếu tố cụ thể nhất nói lên kết quả h oạt động kinh doanh của Ngân hàng. Để gia tăng lợi nhuận, Ngân hàng cần tìm những biện pháp nhằm tăng thu nhập và quản lý chi phí hợp lý cũng như các khoản mục tài sản, nhất là các khoản mục cho vay và đầu tư, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng, tiết kiệm chi phí, quản lý điều hành tốt. Khi lợi nhuận tăng Ngân hàng có điều kiện trích dự phòng rủi ro, mở rộng tín dụng, bổ sung nguồn vốn tự có. Vì vậy trong thời gian qua dưới sự lãnh đạo của Giám Đốc và sự phấn đấu nhiệt tình của toàn bộ cán bộ công n hân viên, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phong Điền đã đạt được những kết quả đáng kể. Để thấy rõ hơn về tình hình hoạt động của Ngân hàng, chúng ta xem xét về kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 thông qua hình và bảng số liệu sau: Bảng 3.1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng No&PTNT huyện Phong Điền từ năm 2010 – 2012 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Năm Chi tiêu 2011/2010 2012/2011 2010 2011 2012 34.416 54.051 57.487 19.635 57,05 3.436 6,36 33.467 53.504 56.358 20.037 59,87 2.854 5,33 Thu dịch vụ thanh toán 302 423 698 121 40,07 275 65,01 Thu hoạt động khác 647 124 431 (523) (80,83) 307 247,58 31.023 47.671 48.208 16.648 53,66 537 1,13 25.775 41.230 39.296 15.455 59,96 (1.934) (4,69) 468 547 323 79 16,88 (224) (40,95) 4.780 5.894 8.589 1.114 23,30 2.695 45,72 3.393 6.380 9.279 2.987 88,03 2.899 45,44 Tổng thu nhập Thu nhập từ lãi Tổng chi phí Chi phí vốn huy động Chi dịch vụ thanh toán Chi hoạt động khác Lợi nhuận Số tiền % Nguồn: Phòng kế hoạch – Kinh doanh Agribank, 2010 – 2012. Số tiền % Từ bảng 3.1 ta thấy tổng thu nhập , tổng chi phí cũng n hư lợi nhuận đều tăng qua mỗi năm và tốc độ tăng của thu nhập luôn cao hơn tốc độ tăng của chi phí. Trong phần tổng thu nhập thì đáng chú ý nhất là sự tăng mạnh của thu nhập từ lãi năm 2011 so với 2010 và sự giảm mạnh của thu nhập khác năm 2012 so với 2011. Trong mục tổng chi phí việc tăng mạnh chi phí trả lãi năm 2011 so với 2010 cũng như sự sụt giảm của năm 2012 so với 2011, chi phí trả lãi khác tăng đều qua các năm. Qua 3 năm lợi nhuận đều tăng mạnh . Bảng 3.2: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng No&PTNT huyện Phong Điền 6 tháng đầu năm 2012, 2013 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Năm Chỉ tiêu 6T/2013 so với 6T/2012 6/2012 6/2013 30.731 32.328 1.597 5,19 30.305 31.700 1.395 4,6 Thu dịch vụ thanh toán 289 354 65 22,49 Thu hoạt động khác 137 274 137 100 24.875 26.094 1.219 4,9 21.789 22.114 325 1,49 25 145 120 480 3.052 3.835 783 25,65 5.856 6.234 378 6,45 Tổng thu nhập Thu nhập từ lãi Tổng chi phí Chi phí vốn huy động Chi dịch vụ thanh toán Chi hoạt động khác Lợi nhuận Số tiền % Nguồn: Phòng kế hoạch – Kinh doanh Agribank, 6T/2012 – 6T/2013. 3.5.1 Tình hình thu nhập Ta thấy tổng thu nhập của Ngân hàng đều tăng qua các năm 2010, 2011, 2012. Cụ thể là doanh thu năm 2011 là tăng so với năm 2010. Sang năm 2012 thu nhập tăng hơn 6% so với năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013 thu nhập tiếp tục tăng với tỷ lệ tăng trên khoảng 5 % so với 6 tháng năm 2012 . Đạt được kết quả như vậy là do Ngân hàng đã mở rộng và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tín dụng cũng như đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng. Đ ể hiểu rõ hơn về tình hình thu nhập của Ngân hàng ta cùng đi vào xem xét chi tiết từng khoản mục thu nhập sau: + Thu nhập từ lãi đây là khoản thu nhập từ lãi suất thông qua các hoạt động tín dụng của Ngân hàng, luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong thu nhập và luôn cao hơn 90% từ năm 2010 đến năm 2012, đây là khoản thu nhập từ họ at động cấp tín dụng của Ngân hàng mang lại. Cụ thể là thu nh ập từ lãi của Ngân hàng năm 2010 là chiếm tỷ trọng trên 97% trong thu nhập. Đến năm 2011 thu nhập từ lãi chiếm tỷ trọng 98,98% trong thu nhập, tăng 20.037 triệu đồng so với năm 2010. Bước sang năm 2012 khoản thu này tiếp tục tăng chiếm tỷ trọng 98,04% trong thu nhập, tăng 3.436 triệu đồng so với năm 2011. Đến 6 tháng năm 2013 thu nhập từ lãi tăng khoảng 4 % so với 6 tháng năm 2012 . Nguyên nhân làm tăng khoản thu nhập qua các năm là do Ngân hàng đã mở rộng quy mô tín dụng như đa dạng hóa các hình thức cho va y, chính sách cho vay phù hợp với từng loại đối tượng, linh hoạt trong việc điều chỉnh lãi suất cho vay sao cho phù hợp với tình hình kinh doanh cạnh tranh trên địa bàn nhưng vẫn đảm bảo kế hoạch tài chính (khoảng 13%/năm trong 6 tháng đầu năm 2013) nên nhu cầu đi vay của người dân tăng lên . Với hệ thống chi nhánh và phòng giao dịch rộng khắp của mình, Agribank hiện là Ngân hàng duy nhất có khả năng tiếp cận đến các huyện, xã trong vùng, đồng thời do kinh tế xã hội Việt Nam nói chung và địa bàn huyện Phong Điền tại thành phố Cần Thơ nói riêng đang trong giai đoạn phát triển, các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, thu nhập của người dân ngày càng tăng. Chính vì vậy mà nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng cũng tăng lên, qua đó góp phần làm tă ng thu nhập từ lãi của Ngân hàng qua 3 năm. Ngoài ra đến năm 2012, tình hình kinh tế nước ta từng bước ổn định, nhu cầu đi vay của người dân tăng lên. Thêm vào đó Ngân hàng còn đưa ra lãi suất cho vay ngày càng phù hợp với nhu cầu của người dân nên đã giúp cho thu nhập từ lãi của Ngân hàng tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm 2011. + Thu nhập từ hoạt động dịch vụ của Ngân hàng như các khoản thu từ thanh toán, dịch vụ ngoại hối, kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ ngân quỹ, thu nợ đã xử lý rủi ro. Nhìn chung qua 3 năm 2010 – 2012 đều tăng và có xu hướng tiếp tục tăng trong tương lai. Cụ thể là năm 2011 thu phí dịch vụ tăng so với năm 2010, tương ứng với tỷ lệ tăng khoảng 40%. Đến năm 2012, thu phí dịch vụ tiếp tục tăng cao so với năm 2011, tương ứng tỷ lệ là 65,01%. Bước sang 6 tháng năm 2013 thu nhập từ hoạt động dịch vụ vẫn không ngừng tăng so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân làm tăng khoản thu này là do trong những năm qua lượng khách hàng sử dụng dịch vụ của Ngân hàng ngày càng tăng, một số dịch vụ tiêu biểu của Ng ân hàng như: Chuyển tiền nội tệ, ngoại tệ; mobile bankinh, VNToup, Apaybill. Đây là khoản thu nhỏ trong tổng thu nhập của Ngân hàng nhưng cũng góp phần làm tăng thu nhập của Ngân hàng vào mỗi năm. Bên cạnh hai khoản thu chính là thu nhập từ lãi và thu nhập từ dịch vụ thì Ngân hàng còn các khoản thu khác như: Hoạt động dịch vụ, hoạt động kinh doanh ngoại hối, hoạt động đầu tư dài hạn. Tuy nhiên khoản thu này chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong thu nhập của Ngân hàng. Nhìn chung thu nhập của Ngân hàng liên tục tăng qua các năm thể hiện sự trưởng thành và từng bước phát triển của Agribank huyện Phong Điền. Đồng thời cũng cho thấy sự phấn đấu của Ngân hàng trong việc mở rộng mạng lưới hoạt động, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, nâng cao hoạt động tín dụng cả về quy mô và cả về chất lượng, góp phần làm tăng doanh thu cho cơ quan. 3.5.2 Tình hình chi phí Cùng với sự gia tăng của thu nhập thì chi phí cũng tăng lên để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của Ngân hàng ứng với từng giai đoạn hoạt động. Từ bảng số liệu cho thấy, Tổng chi phí của Ngân hàng từ năm 2010 đến năm 2012 đều tăng qua các năm theo sự gia tăng của doanh thu. Xét về quy mô, Chi phí của Ngân hàng cũng tăng tỷ lệ thuận với thu nhập. Năm 2011 tổng chi phí của Ngân hàng tăng so với năm 2010. Đến năm 2012, chi phí tăng 537 triệu đồng so với năm 2011. Bước sang 6 tháng năm 2013 thì tổng chi phí tiếp tục tăng với tỷ lệ tăng khoảng trên 4% so với cùng kỳ năm 2012 , về cơ cấu chi phí trả lãi luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của Ngân hàng và tại 6 t háng đầu năm 2013 thì tỷ trọng chi phí lãi trong tổng chi phí đạt 84,74%, do nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng. Chi phí 3 năm tăng lên là do hoạt động của Ngân hàng ngày càng phát triển mạnh mẽ, đồng thời Ngân hàng không ngừng nỗ lực phát huy v à mở rộng quy mô hoạt động của mình, nhằm phục vụ càng tốt n hu cầu của khách hàng, do đó sự tăng lên của chi phí là điều tất yếu. Xét về cơ cấu, chi phí trả lãi luôn chiếm tỷ trọng trong tổng chi phí của Ngân hàng, chi phí lãi bao gồm các khoản chi phí trả lãi tiền gửi, trả lãi tiền vay, trả lãi phát hành giấy tờ có giá trong đó chi phí trả lãi tiền vay chiếm đa số. Năm 2010 chi phí trả lãi là chiếm tỷ trọng 83,08% tổng chi phí, sang năm 2011 chi phí trả lãi tăng là 15.455 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 86,48% chi phí và đến năm 2012 chi phí trả lãi giảm 1.934 triệu đồng. Nguyên nhân giảm là do năm 2012 Ngân hàng điều hành lãi suất để kiềm chế lạm phát, một phần cũng do nền kinh tế năm 2012 gặp khó khăn làm cho các nhà đầu tư hay các doanh nghiệp không đủ khả năng chi trả lãi vay. Làm cho chi phí lãi của năm 2012 giảm. Chi phí lãi xuất phát chủ yếu là do các hoạt động huy động nguồn vốn và vay bổ sung nguồn vốn. Nếu chi phí lãi cao là do người dân gửi tiền vào Ngân hàng ngày càng nhiều, thì đây là điều đáng mừng của Ngân hàng vì đây là chi phí tất yếu phải chịu để đảm bảo Ngân hàng có thể hoạt động bình thường, lãi suất từ nguồn vốn huy động là lãi suất thấp nhất mà Ngân hàng phải trả, do đó sẽ đảm bảo lợi nhuận của Ngân hàng ở mức cao. Nhưng trên thực tế, nhu cầu vay vốn của người dân ngày càng tăng, còn lượng vốn huy động được của Ngân hàng ngày thì không đủ để đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân, chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu vốn. Vì vậy, Ngân hàng đã phải sử dụng nhiều đến lượng vốn điều chuyển từ Tru ng ương xuống, mà đây nguồn vốn phải chịu lãi suất khá cao so với nguồn vốn mà Ngân hàng huy động được từ bên ngoài. Cho nên đã làm cho chi phí lãi tăng lên nhiều qua các năm. Mặt khác còn dó sự cạnh tranh gay gắt từ các NHTM cổ phần khác trên cùng địa bàn buộc Ngân hàng phải tăng lãi suất huy động vốn. Chính những yếu tố này đã làm cho chi phí lãi ở mức rất cao, làm tăng tổng chi phí của Ngân hàng qua các năm. Do vậy, Ngân hàng cần phải cải thiện hơn hoạt động huy động vốn để huy động được nhiều hơn nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư, đảm bảo chi phí lãi suất ở mức cao, nhưng cũng là chi phí lãi được tiết kiệm ở mức tối đa. Riêng về các khoản chi phí khác như: Chi khấu hao tài sản cố định, chi hội họp, mua sắm thiết bị. Thì chiếm tỷ trọng khá nhỏ, chỉ chiếm khoả ng 20% tổng chi phí, nhưng nếu những chi phí này không hợp lý thì sẽ làm cho chi phí gia tăng, làm giảm lợi nhuận. Năm 2011, chi phí khác và chi phí dịch vụ tăng so với năm 2010. Đến năm 2012, tổng chi phí khác và chi phí dịch vụ tăng 2.471 triệu đồng so với năm 2010. Riêng chi phí dịch vụ trong năm 2012 giảm 224 triệu đồng so với năm 2011, nguyên nhân là do Ngân hàng chỉ đa dạng nguồn thu, chứ chưa chú trọng phát triển gia tăng giá trị trên nền sản phẩm. Trong bối cảnh hiện nay thì các Ngân hàng luôn cạnh tranh về lãi suất không còn ưu thế để thu hút khách hàng nữa việc thay vào đó Ngân hàng tung ra nhiều sản phẩm dịch vụ. Ta thấy năm 2012 tổng chi phí lãi khác đột ngột tăng, điều này là do việc nâng cấp lại cơ sở hạ tầng, mua công cụ lao động, chi bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên chi cho quảng cáo và và các chương trình rút thăm trúng thưởng, quà tặng cho khách hàng, chi phí cho việc lắp đặt, bảo trì các máy ATM để khách hàng được hài lòng hơn với các dịch vụ của Ngân hàng. Việc tăng chi phí sẽ là m cho lợi nhuận bị giảm sút, nhưng không có nghĩa vì vậy mà không chi trả cho các khoản chi cần thiết. Để tiết kiệm thì phải biết chi thế nào cho hợp lý, không phải chỉ nhìn vào số lượng mà phải nhìn vào chất lượn. Việc biết tính toán và đầu tư hợp lý, tu y sẽ làm tăng chi phí hiện tại, nhưng sẽ làm tăng cao mức lợi nhuận trong tương lai. 3.5.3 Tình hình lợi nhuận Ngân hàng hoạt động có hiệu quả trước hết phải có nguồn vốn vững mạnh và biết sử dụng nguồn vốn đó thật hiệu quả nhằm mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Lợi nhuận không những là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng mà còn là chỉ tiêu chung nhất áp dụng cho mọi chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Các Ngân hàng luôn quan tâm đến vấn đề làm thế nào để có thể đạt được lợi nhuận cao nhất và có mức độ rủi ro thấp nhất, đồng thời vẫn thực hiện được kế hoạch của Ngân hàng đó. Đây cũng là mục tiêu hàng đầu của tất cả Ngân hàng trong đó có Ngân hàng No&PTNT huyện Phong Điền trong suốt quá trình kinh doanh của mình. Qua phân tích ta thấy được tổng thu nhập, tổng chi phí và lợi nhuận tăng dần qua các năm, tốc độ tăng của lợi nhuận tăng cao hơn so với tốc độ tăng của chi phí, đó là một điều đáng mừng dẫn đến lợi nhuận của Ngân hàng cũng tăng qua các năm. Điều này chứng tỏ Ngân hàng đã và đang có bước đi đúng đắn trong việc kinh doanh của mình. Cụ thể như sau: Điển hình, năm 2011 lợi nhuận Ngân hàng tăng so với năm 2010 tương ứng tỷ lệ là 88,03%. Đến năm 2 012 lợi nhuận tiếp tục tăng cao so với năm 2011. Bước sang 6 tháng đầu năm 2013 lợi nhuận của Ngân hàng tiếp tục tăng trên 6% so với 6 tháng năm 2012. Lợi nhuận tăng do thu nhập tăng nhưng bên cạnh đó ban lanh đạo Ngân hàng đã làm tốt công tác kiểm soát chi phí. Ngân hàng đã áp dụng hình thức thu lãi mới, thay vì t rước đó người đi vay sẽ tự nhớ thời gian và tự mình đi đóng lãi thì nhân viên tín dụng sẽ cập nhật thông tin để nhắc nhở người nộp lãi và trả nợ đúng thời hạn, giúp cho khách hàng cảm thấy hài lòng hơn với các dịch vụ và phong cách làm việc của Ngân hàng, từ đó dẫn đến ưa chuộng các sản phẩm của Ngân hàng, giảm thiểu rủi ro tín dụng, dẫn tới lợi nhuận liên tục tăng cao. Từ việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm 2010 – 2012, ta thấy Ngân hàng đã đạt được những thành tựu đáng kể thể hiện qua sự tăng trưởng mạnh mẽ của những khoản thu nhập và lợi nhuận trong mỗi năm. Lợi nhuận tăng là do tình hình chung của nền kinh tế đang từng bước được cải thiện hơn, thêm vào đó Ngân hàng Agribank lại là Ngân hàng được thành lập từ khá l âu nên thương hiệu cũng như uy tín đã có từ lâu, cùng với chính sách ưu đãi về lãi suất, lãi suất linh hoạt phù hợp trong từng thời kì, sự quan tâm mở rộng thêm các dịch vụ tiện ích nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng có uy tín, mở rộng thị phần, quản lý chi phí hợp lý, nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa chát lượng dịch vụ và trang bị tốt các thiết bị Ngân hàng. Bên cạnh đó sự quan tâm, chân thành, nhiệt tình của toàn thể cán bộ nhân viên Ngân hàng đối với tất cả khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng nên chất lượng dịch vụ tốt của Ngân hàng, làm gia tăng sức mạnh cạnh tranh với các Ngân hàng khác, làm cho lượng khách hàng đến với Ngân hàng ngày càng tăng, và làm cho chi nhánh hoạt động ngày càng hiệu quả trong quá trình hội nhập như hiện nay. Từ việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng năm 2013. Ta thấy Ngân hàng đã đạt được những thành tựu đáng kể thể hiện qua những khoản thu nhập và lợi nhuận tăng nhanh qua mỗi năm. Lợi nhận tăng là do t ình hình chung của nền kinh tế đang từng bước được cải thiện, thêm vào đó Agribank huyện Phong Điền là Ngân hàng được thành lập từ khá lâu trên địa bàn nên uy tín cũng như thương hiệu của Ngân hàng khá vững chắc, cùng với lượng khách hàng đến giao dịch càn g ngày càng đông. Ngân hàng luôn có chính sách l ãi suất linh hoạt và phù hợp trong từng thờ kỳ, quan tâm mở rộng thêm các dịch vụ tiện ích nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng có uy tín để mở rộng thị phần, quản lý chi phí hợp lý, nâng cao chất lượng dị ch vụ, đa dạng hóa dịch vụ và trang bị tốt các thiết bị Ngân hàng. Bên cạnh đó sự tận tâm, chân thành, nhiệt tình của toàn thể cán bộ nhân viên tại Ngân hàng đối với tất cả khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng đã tạo nên chất lượng dịch vụ tốt c ủa Ngân hàng đã làm tăng sức cạnh tranh so với các Ngân hàng khác, và làm cho chi nhánh hoạt động ngày càng có hiệu quả trong quá trình hội nhập như hiện nay. CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔ NG THÔN HUYỆN PHONG ĐIỀN GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 4.1 TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NH No & PTNT HUYỆN PHONG ĐIỀN QUA 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG NĂM 2013 4.1.1 Tình hình nguồn vốn Ngân hàng thương mại kinh doanh chủ yếu bằng n guồn vốn huy động từ nền kinh tế , nó có một vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của Ngân hàn g, bất kỳ hoạt động nào của Ngân hàng cũng có liên quan mật thiết với nguồn vốn huy động, những biến động trong nguồn vốn huy động sẽ gây ra những tác động lớn đến các hoạt động của Ngân hàng. Vì vậy, việc nghiên cứu nguồn vốn huy động của Ngân hàng là rất cần thiết và hết sức quan trọng, đặc biệt là trong nền kinh tế có nhiều biến động. Trước khi đi sâu vào hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng, ta sẽ tìm hiểu sơ bộ về tình hình nguồn vốn tại Ngân hàng trong thời gian qua, cụ thể là qua 3 năm 2010 – 2012 đã thay đổi như thế nào. Từ đó đánh giá hoạt động huy động vốn sẽ tốt hơn và có các giải pháp thích hợp với tình hình chung của Ngân hàng hơn. Nguồn vốn có được của Ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn h uy động và nguồn vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên khi nguồn vốn huy động không đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động của Ngân hàng. Mỗi khoản mục nguồn vốn đều có chi phí sử dụng khác nhau, tính thanh khoản khác nhau và thời gian hoàn trả cũng khác nhau, tùy v ào mỗi Ngân hàng mà sẽ có cơ cấu nguồn vốn khác nhau. Cụ thể tại Ngân hàng No&PTNT Huyện Phong Điền tình hình nguồn vốn được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng từ năm 2010 – 2013 ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 Chênh lệch 2012 2011/2010 Số tiền 2012/2011 % Số tiền % Vốn huy động 120.148 134.943 159.597 14.795 12,31 24.654 18,27 Vốn điều chuyển 149.305 175.462 193.433 26.157 17,52 17.971 10,24 42.625 13,73 Tổng nguồn vốn 269.453 310.405 353.030 40.952 15,20 Nguồn: Phòng kế hoạch – kinh doanh Agribank, 2010 – 2012. Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng qua các năm tương đối ổn định. Do có chính sách và biện pháp huy động cùng với lãi suất hấp dẫn, nên trong 3 năm từ 2010 – 2012 nguồn vốn huy động của Ngân hàng đã tăng lên, tuy lượng vốn biến đổi qua các năm không lớn. Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Nno&PTNT huyện Phong Điền gồm 2 phần: Vốn huy động và vốn điều chuyển. Nhìn vào tỷ trọng của từng lo ại vốn trong hình ta thấy rõ vốn điều chuy ển luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Cụ thể lần lượt chiếm 55,41%; 56,53%; 54,79% trong tổng nguồn vốn huy động của các năm 2010, 2011, 2012. Nhìn chung ta thấy vốn điều chuyển giảm dần qua các năm, điều này là vì chịu ảnh hưởng bởi tình hình biến động của nền kinh tế. Để tìm hiểu rõ hơn về tình hình biến động của nguồn vốn ta tiến hành phân tích các yếu tố sau: Bảng 4.2 : Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Năm Chỉ tiêu 6/2012 6/2013 6T/2013 so với 6 T/2012 Số tiền % Vốn huy động 140.252 175.401 35.149 25,06 Vốn điều chuyển 158.483 149.926 (8.557) (5,39) Tổng nguồn vốn 298.735 325.327 26.592 8,9 Nguồn: Phòng kế hoạch – kinh doanh Agribank, 6T/2012 – 6T/2013. 4.1.1.1 Vốn huy động Vốn huy động là nguồn vốn rất quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng, nó phản ánh sự hiểu quả, tính độc lập của Ngân hàng và là một bộ phận quan trọng cấu thánh nguồn vốn của Ngân hàng. Do ý thức tầm quan trọng của nguồn vốn trong quá trình kinh doanh. Ngân hàng đã nỗ lực rất lớn để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế, trong dân cư để bổ sung vào nguồn vốn hoạt động kinh doanh, đảm bảo nguồn vốn ổn định và tăng liên tục nhằm giải quyết vấn đề khó khăn về huy động vốn như hiện nay. Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn huy động của Ngân hàng qua các năm có sự biến động rõ. Cụ thể, năm 2011 lượng vốn huy động tăng so với năm 2010, nguyên nhân là do trong năm 2011 Ngân hàng nhà nước ban hành thông tư 02/2011/TT-NHNN quy định lãi suất huy động VNĐ đối với các tổ chức tín dụng bao gồm cả quà tặng và các chương trình khuyến mãi không được vượt quá 14%/năm. Lạm phát trọng năm này vẫn còn giữ ở mức cao, nên mức lã i suất thực mà người gửi tiền nhận được là con số âm. Nhiều người dân không mặn mà với việc gửi tiền vào Ngân hàng nữa, mà chuyển sang các kênh đầu tư khác với mức độ sinh lời cao hơn chẳng hạn như kinh doanh vàng. Vì vậy mà lượng tiền nhàn rỗi trong dân c ư ít được gửi hơn so với năm 2010. Đến năm 2012, lượng vốn huy động tiếp tục tăng cao, cụ thể lư ợng vốn huy động trong năm 2012 tăng trên 18%. Bước sang 6 tháng đầu năm 2013 thì lượng vốn huy động không ngừng tăng với tốc độ tăng so với cùng kỳ năm 2012 là 25,06%. Nguyên nhân là Ngân hàng đã có sự điều chỉnh lãi suất ngày càng hợp lý trong công tác huy động vốn, việc Ngân hàng nhà nước đưa ra chính sách “cào bằng” một mức lãi suất thì cũng sẽ rất khó khăn giữa các Ngân hàng cũng là một trong những nguyên n hân. Song song đó Ngân hàng cũng đã chủ động đưa ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn với các giải thưởng lớn gắn liền với các sự kiện trong năm, một số sản phẩm như “Tiết kiệm Mừng xuân”, “tiết kiệm dự thưởng giải vàng Agribank mừng ngày Quốc khánh 2/9”. Đã thu hút đông đảo khách hàng tham gia. Từ đó làm tăng lượng vốn Ngân hàng huy động. Qua phân tích cho thấy vốn huy động của Ngân hàng qua các năm tuy có sự biến động mạnh nhưng có thể thấy công tác huy động vốn của Ngân hàng đã được quản lý tốt và có định hướng. Ngân hàng một mặt đã cố gắng duy trì các khách hàng thân thuộc, mặt khác toàn thể các cán bộ công nhân viên tại Ngân hàng luôn tranh thủ tìm kiếm những khách hàng mới nhằm huy động được nhiều vốn nhàn rỗi phục vụ cho hoạt động của Ngâ n hàng có hiệu quả. 4.1.1.2 Vốn điều chuyển Vốn điều chuyển chính là nguồn vốn vay từ Ngân hàng chủ quản cấp trên và một phần đi vay từ các tổ chức tín dụng khác, nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh khi vốn huy động không đủ đáp ứng nhu cầu hoạt động của Ngân hàng. Có thể thấy từ lúc thành lập cho đến nay, nguồn vốn này luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Nguyên nhân Ngân hàng luôn phải sử dụng vốn điều chuyển với tỷ trọng lớn là do Ngân hàng mặc dù đã triển khai hầu hết các sản phẩm huy động vốn, nhưng do nhu cầu và thị hiếu của người dân địa phương quen và thích sự d ụng các sản phẩm truyền thống, đặc biệt là các sản phẩm dự thưởng nên các sản phẩm huy động mới (Đầu tư tự động, tiết kiệm học đường) có phát sinh nhưng hiệu quả chưa cao. Các sản phẩm huy động như kỳ phiếu, trái phiếu. Chưa thu hút được số lượng khách hàng lớn tham gia, dẫn đến huy động tại chỗ của các chi nhánh chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn. Hằng năm, Ngân hàng luôn phải ưu tiên điều tiết nguồn vốn từ trụ sở chính để đáp ứng nhu cầu cho vay. Cụ thể, năm 2011 lượng vốn điều chuyển của Ngân hàng tăng so với năm 2010 và chiếm tỷ trọng 56,53% trong tổng nguồn vốn. Bước sang năm 2012 thì lượng vốn điều chuyển tiếp tục tăng so với năm 2011 song tỷ trọng trong năm nay đã giảm xuống còn 54% trong tổng nguồn vốn. Đến 6 tháng 2013 thì lượng vốn điều chuyển có giảm nhẹ dưới 6 % so với cùng kỳ năm 2012 và chiếm tỷ trọng là 46,08% trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Điều này là do tình hình kinh tế đi vào ổn định, NHNN có những chính sách mới ưu đãi về lãi suất để hỗ trợ kinh doanh cho các tổ chức kinh tế nên công tá c cho vay của Ngân hàng được đẩy mạnh, lượng vốn huy động thì không đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các tổ chức kinh tế là những nguyên nhân dẫn đến việc tăng mạnh trong năm 2011. Đến năm 2012, Nhờ vào lượng vốn huy động tại chỗ của Ngân hàng tăng lên nên hỗ trợ nhiều hơn cho nhu cầu vay vốn của các tổ chức kinh tế, do đó mà tỷ trọng vốn điều chuyển trong tổng nguồn vốn đã giảm xuống. Qua phân tích trên có thể thấy nguồn vốn huy động tăng nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng vì vậy ph ải nhận từ Ngân hàng cấp trên để bổ sung kịp thời nguồn thiếu hụt. Nguồn vốn điều chuyển vẫn chiếm một tỷ trọng lớn vì thế nó cũng ảnh hưởng nhiều tới hoạt động của Ngân hàng. Do đó, Ngân hàng cần có nhiều biện pháp hiệu quả hơn nữa để huy động được thêm n hiều nguồn vồn nhàn rỗi trogn dân cư, các tổ chức kinh tế, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Do đó, Ngân hàng cần có nhiều biện pháp hiệu quả hơn nữa để huy động thêm nhiều nguồn vồn nhàn rỗi trong dân cư, các tổ chức kinh tế, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng, giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển trong tương lai. Để có thể đề ra các giải pháp nâng cao huy động vốn phù hợp với tình hình thực tế của Ngân hàng. Ta không chỉ phải biết rõ về cơ cấu nguồn vốn, mà còn phải đi sâu phân tích tình hình huy động vốn của Ngân hàng trong thời gian qua. Do đó, cần phân tích vốn huy động theo nhiều tiêu chí khác nhau mới có thể thấy rõ những mặt mạnh và những mặt hạn chế trong công tác huy động vốn tại Ngân hàng. Chính vì thế, tiếp sau đâ y đề tài sẽ đi vào phân tích tình hình huy động vốn tại chi nhánh từ năm 2010 – 2012. 4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NH No & PTNT HUYỆN PHONG ĐIỀN QUA 3 NĂM 2010 – 2012 Huy động vốn là nhiệm vụ không thể thiếu rong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nguồn vốn huy động càng dồi dào càng giúp cho Ngân hàng có thể tự chủ trong hoạt động kinh doanh của mình, mở rộng quy mô tín dụng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế. Do địa bàn hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông ngh iệp, hộ sản xuất, doanh nghiệp thương mại và dịch vụ nhỏ nên công tác huy động vốn của Ngân hàng chú ý nhiều đến các nguồn vốn lớn và chi phí huy động thấp. Bởi vì khi huy động được nguồn vốn với chi phí thấp giúp Ngân hàng tiết kiệm được chi phí trả lãi, mạnh dạn đầu tư làm tăng lợi nhuận và giảm thiểu được rủi ro. Đây là điều mà bất cứ Ngân hàng nào cũng muốn đạt được. Để thấy được tình hình huy động vốn của Agribank huyện Phong Điền được rõ, đề tài bắt đầu tiến hành phân tích cơ cấu tổng nguồn vốn huy động trong thời gian qua của Ngân hàng, để biết được những điểm mạnh cũng như những điểm yếu còn tồn tại và tìm ra phương hướng giải quyết vấn đề. 4.2.1 Phân tích tình hình huy động vốn theo đối tượng khách hàng Ngân hàng là một định chế trung gian tài chính, hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng là đi vay của khách hàng này và cho khách hàng khác vay lại dựa trên nguyên tắc có hoàn trả trong thời gian nhất định và số tiền trả lớn hơn số tiền cho vay. Chính vì thế, khách hàng là yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định kết quả huy động vốn của Ngân hàng. Trong thời buổi cạnh tranh gay gắt như hiện nay, để chiếm được lòng tin của khách hàng là vấn đề tương đối khó khăn, hàng loạt các Ngân hàng thương mại từ tư nhân đến nước ngoài lần lượt mọc lên. Vì vậy chiế m được lòng tin của khách hàng thì đòi hỏi Ngân hàng phải đạt được nhiều yếu tố như: Cách thức hoạt động, phòng cách phục vụ của nhân viên, địa điểm giao dịch của Ngân hàng. Thêm vào đó Ngân hàng cũng phải tìm hiểu thói quen, xu hướng của khách hàng để có cách thức huy động vốn hữu hiệu nhằm gia tăng kết quả hoạt động của Ngân hàng. Khách hàng là nhân tố quyết định sống còn của Ngân hàng trong môi trường cạnh tranh. Khách hàng của Ngân hàng không có sự đồng nhất, họ vừa có thể là nguồn gửi tiền cung cấp vố n, vừa là người vay vốn – sử dụng vốn của Ngân hàng và sử dụng các dịch vụ tài chính khác của Ngân hàng. Nếu thiếu một trong hai đối tượng trên thì Ngân hàng không thể hoạt động được vì Ngân hàng là trung gian phân phối vốn. Nếu phục vụ khách hàng tốt, làm cho khách hàng thấy vừa lòng thì họ sẽ sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng nhiều hơn, theo đó nguồn thu phí dịch vụ sẽ tăng lên. Bên cạnh đó, những khách hàng này sẽ là người quảng bá hữu hiệu cho các sản phẩm của Ngân hàng vì họ sẽ giới thiệu cho bạn bè và người thân sử dụng nếu như họ được phục vụ tốt. Vì vậy bạn bè và người thân vẫn là một kênh thông tin quan trọng trong việc sử dụng các sản phẩm huy động vốn của Ngân hàng. Do đó mà Ngân hàng phải tăng cường các công tác chăm sóc khách hàng hiện tại để có thể quảng bá sản phẩm của mình cho các khách hàng tiềm năng trong tương lai. Đây là một kênh quảng bá hiệu quả lại ít tốn kém đến chi phí. Hiện nay, đối tượng khách hàng trên địa bàn thành phố khá hẹp, chủ yếu là khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh cá thể, hay các doanh nghiệp kinh doanh. Vì vậy việc cạnh tranh đưa ra các sản phẩm dịch vụ huy động của Ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn, kéo theo những khó khăn trong việc huy động vốn và hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Các khách hàng đều có tâm lý chung là khi tham gia giao dịch với Ngân hàng đều muốn thủ tục nhanh chóng không mất nhiều thời gian, mong muốn Ngân hàng mang đến cho họ nhiều tiện ích, yên tâm, an toàn và sự thoải mái. Chính vì thế, để có một lượng khách hàng cần thiết nhằm gia tăng lượ ng vốn huy động hàng năm cũng như làm giảm bớt áp lực từ việc phải sử dụng vốn điều chuyển từ Hội Sở cho mình, Ngân hàng cần có chủ trương, chính sách, biện pháp cụ thể nhằm duy trì lượng khách hàng truyền thống, cũng như gia tăng thêm lượng khách hàng tiề m năng trong thời gian tới. Để rõ hơn ta xem xét số liệu sau: Bảng 4.3 : Vốn huy động phân theo đối tượng khách hàng của Ngân hàng từ năm 2010- 2012 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Năm Chỉ tiêu 2010 Tiền gửi tổ chức kinh tế Tiền gửi dân cư 114.288 Tiền gửi tổ chức tín dụng Tổng vốn huy động 6.330 203 120.821 2011 6.137 2012 2011/2010 Số tiền % 2012/2011 Số tiền % 9.608 (193) (3,05) 3.471 56,56 128.540 149.932 14.252 12,47 21.392 16,64 57 63 31,03 (209) (78,57) 134.943 159.597 14.122 11,69 24.654 18,27 266 Nguồn: PhòngKế hoạch - Kinh doanh Agribank, 2010 – 2012. Dựa vào bảng 4.3, ta thấy rằng cơ cấu tiền gửi theo đối tượng khách hàng của Ngân hàng huyện Phong Điền phân thành 3 loại: Tiền gửi của tổ chức kinh tế, tiền gửi của dân cư và tiền gửi của tổ chức tín dụng. Nhìn vào tỷ trọng của từng loại tiền gửi ta thấy rõ tiền gửi TCTD chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng vốn huy động của Ngân hàng. Trong khi đó tiền gửi của dân cư luôn chiếm tỷ trọng rất cao, và tỷ trọng tương đối ổn địn h qua ba năm. Năm 2010 tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng lên đến 94,59%, còn tổng tiền gửi của tổ chức kinh tế và tiền gửi tổ chức tín dụng chỉ chiếm 5,41% trong tổng vốn huy động. Đến năm 2011 tỷ trọng tiền gửi dân cư tăng lên 95,26% trong tổng vốn huy động. Và bước sang năm 2012 thì tỷ trọng giảm xuống còn 93,94%. Tiền gửi của dân cư trong những năm vừa qua chiếm tỷ trọng rất cao như vậy cũng là điều dễ hiểu vì NHNo&PTNT là Ngân hàng phục vụ chủ yếu cho hoạt động nông nghiệp, do đó khách hàng chủ yếu là dân cư, nên tiền gửi của dân cư luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng vốn huy động của Ngân hàng. Đây cũng là đối tượng có nguồn vốn khá ổn định và chi phí thấp nên rất cần thiết để sử dụng cho nghiệp vụ cấp tín dụng của Ngân hàng. Để tìm hiểu rõ hơn về tình hình biến động của từng loại tiền gửi ta tiến hành phân tích như sau: 4.2.1.1 Tiền gửi của tổ chức kinh tế Tiền gửi của các tổ chức kinh tế nhằm mục đích thanh toán, sử dụng các dịch vụ Ngân hàng. T ỷ trọng tiền gửi của tổ chức kinh tế qua các năm cũng tương đối ổn định, năm 2010 chiếm 5,24%, sang năm 2011 giảm xuống dưới 4% so với năm 2010 và chiếm tỷ trọng 4,55% trong tổng vốn huy động. Nguyên nhân là do bối cảnh khó khăn của nền kinh tế cũng như trong sản xuất kinh doanh, nguồn vốn của các doanh nghiệp h ạn chế, và nó gắn với thực trạng lượng hàng tồn kho tăng cao. Đến năm 2012 thì tỷ trọng của tiền gửi của tổ chức kinh tế lại tăng hơn 6%, tiền gửi đạt 9.608 triệu đồng, tăng so với năm 2011. Nguyên nhân là do Ngân hàng đã tăng cường nâng cao chất lượng và cải tiến dịch vụ thông qua nhiều kênh phân phối. Bao gồm qua mạng lưới ATM, đi cùng với các dịch vụ thanh toán điện tử đáp ứng nhanh, kịp thời cho việc chi trả tiền hàng, thuận tiện cho việc thanh toán không dùng tiền mặt thu hút nhiều doanh nghiệp mở tài khoản thanh toán, chính vì thế mà lượng tiền gửi này đã tăng lên vào năm 2012. Trong thời gian 3 năm qua, ở Việt Nam có 3 yếu tố chính tác động đến nguồn vốn huy động bao gồm: sự bất ổn của nền kinh tế, khó khăn trong việc huy động vốn và sự suy giảm trong nhu cầu tiêu dùng. Nên thay vì lấy vốn, tiền lời đi đầu tư, các doanh nghiệp sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi tạm thời của mình đi gửi vào Ngân hàng, vừa đảm bảo mang lại lợi nhuận, vừa hạn chế được rủi ro. Nhìn chung lượng tiền gửi của các tổ chức ki nh tế qua 3 năm 2010 – 2012 có nhiều biến động, và có xu hướng tăng giảm chủ yếu dựa vào sự biến động của nền kinh tế. Ngân hàng cần nắm bắt trước tình hình thay đổi của nền kinh tế để kịp thời thích ứng với sự biến đổi của nguồn tiền trên để có thể tận dụ ng chúng một cách tối đa trong việc cung cấp nghiệp vụ cho vay của mình. 4.2.1.2 Tiền gửi dân cư Đây là loại tiền gửi chủ yếu của cá nhân và hộ gia đình, mục đích dùng để sinh lời. Tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Qua bảng số liệu cho thấy được lượng vốn huy động của dân cư qua các năm đều tăng. Cụ thể, năm 2010 huy động vốn trong dân cư đạt 114.288 triệu đồng, đến năm 2011 vốn huy động từ dân cư tăng hơn 12% so với năm 2010. Sang năm 2012, vốn huy động trong dân cư lại tăng mạnh so với năm 2011. Nguyên nhân làm cho lượng tiền gửi trong dân cư tăng lên qua mỗi năm là do những biện pháp linh hoạt trong lãi suất và áp dụng các chương trình quà tặng khi gửi tiền tiết kiệm, tiết kiệm dự thưởng trúng vàng, tiết kiệm dự thưởng trúng xe. Do đó mà lượng tiền gửi trong dân cư đều tăng qua mỗi năm, đồng thời nền kinh tế đã ổn định hơn nhưng vẫn còn nhiều biến động, do đó người dân quyết định gửi một phần tiền vào Ngân hàng để hạn chế rủi ro đầu tư. Qua phân tích ta thấy nguồn vốn dân cư luôn tăng qua các năm và vẫn luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu huy động vốn, do đó đây là một kênh huy động vốn chiến lược của Ngân hàng và đang là là kênh huy động vốn hiệu quả nhất. Các nguyên nhân chủ yếu là do: + Tình hình kinh tế của TP.Cần Thơ nói chung cũng như huyện Phong Điền nói riêng đang ngày càng phát triển, cuộc sống người dân được cải thiện và thu nhập cũng từng bước nâng cao, đồng thời lượng tiền nhàn rỗi cũng tăng lên. Nên người dan đã tận dụng nguồn tiền nhàn rỗi tạm thời của mìn h để gửi vào Ngân hàng. + Xét về các đối thủ c ạnh tranh trong huyện thì NHNo&P TNT huyện Phong Điền không có nhiều đối thủ cạnh tranh nên việc cạnh tranh cũng đỡ gay gắt hơn, nhưng không vì đó mà Ngân hàng không quan tâm cải thiện các dịch vụ, nâng cấp lại cơ sở hạ tầng. trong thời gian qua, Ngân hàng đã trang bị cho mình cơ sở vật chất tương đối đồng bộ và khang trang, trang bị đầy đủ các thiết bị, trang bị máy fax, máy phát điện dự phòng để đảm bảo Ngân hàng luôn hoạt động liên tục. Ngân hàng có vị trí thu ận lợi do nằm trên quốc lộ chính nên thuận lợi cho việc đi lại và giao dịch của khách hàng vì vậy mà có nhiều ưu thế trong việc thu hút vốn nhàn rỗi từ cá nhân, tổ chức kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của chi nhánh ngày càng phát triển. Đồng thời với công nghệ mới đã cho phép Ngân hàng đổi mới quy trình nghiệp vụ, cách thức phân phối sản phẩm, phát triển sản phẩm, rút ngắn thời gian giao dịch và thực hiện các nghiệp vụ chính xác, giúp Ngân hàng có khả năng thu hút được nhiều vốn, góp phần làm tăng thu nhập và uy tín cho Ngân hàng. Đặc biệt là NHTM vì sản phẩm dịch vụ mang tính chất vô hình, chất lượng phục vụ của nhân viên Ngân hàng tạo ra chất lượng của sản phẩm dịch vụ Ngân hàng. Với mục tiêu mang đến sự hài lòng cho khách hàng, Agr ibank Phong Điền không ngừng đề cao sự quan trọng của nguồn nhân lực, luôn động viên toàn thể cán bộ công nhân viên không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, cải tín phong cách phục vụ để luôn làm hài lòng khách hàng. Tổng số nhân viên của chi nhánh tính đ ến năm 2013 là 21 người, trong đó nhân viên có trình độ nghiệp vụ chiếm 100% tổng số nhân viên của chi nhánh. Trong đó 18 người trình độ đại học, 3 người trình độ cao đẳng. Với trình độ nghiệp vụ và trình độ học vấn được chú trọng tại Ngân hàng là một tron g các nguyên nhân thu hút được ngày càng đông lương khách hàng yêu mến, tin tưởng vào Ngân hàng. Song song bên cạnh việc tạo điều kiện cho nhân viên đủ tiêu chuẩn được học cao hơn nhằm nâng cao trình độ của mình để có thể phục vụ Ngân hàng tốt hơn cần được duy trì và đẩy mạnh. Ngoài ra, Agribank huyện Phong Điền cũng đã chủ động đưa ra các hình thức huy động vốn hấp dẫn, các chương trình khuyến mãi với các quà tặng và giải thưởng hấp dẫn nhằm khuyến khích người dân gửi tiền vào Ngân hàng. Từ những thuận lợi đã và đang có, Ngân hàng cần tiếp tục duy trì và phát huy nhiều hơn nữa trong thời gian tới. 4.2.1.3 Tiền gửi của các tổ chức tín dụng Khách hàng là tổ chức tín dụng của Ngân hàng chủ yếu là Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Chính sách. Tiền gửi này tuy là nguồ n vốn chỉ dùng cho việc thanh toán giữa các đơn vị với nhau nhưng mỗi năm Ngân hàng cũng có thể tận dụng khoản vốn từ tiền gửi n ày để có thể giảm được một phần áp lực về nguồn vốn cần thiết cho nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng. Năm 2010 tiền gửi của tổ chức tín dụng là 203 triệu đồng, sang năm 2011 tiền gửi của tổ chức tín dụng tăng hơn 31% so với năm 2010 . Việc tăng lên của lượng tiền này là do nguồn vốn từ NHNN rót xuống cho Ngân hàng chính sách chưa giải ngân hết và còn tồn đọng lại trong năm. Tới năm 201 2 tiền gửi của các tổ chức tín dụng giảm 78,57% so với năm 2011, nguyên nhân là do việc giải ngân lượng tiền trong năm trước của Ngân hàng Chính sách trong năm mới, và ảnh hưởng từ việc thay đổi nơi gửi tiền của kho bạc Nhà nước sang NHTM là do kho bạc nhà nước gần NHTM để tiện giao dịch, đó là những nguyên nhân chính gây giảm lượng tiền này một cách đáng kể. Tóm lại, qua phân tích cho thấy tình hình huy động vốn của Ngân hàng là khá tốt mặc dù gặp không ít khó khăn do nhiều yếu tố tác động. Ngân h àng nên tiếp tục có chương trình, kế hoạch để có thể tận dụng tối đa nguồn vốn huy động tại chỗ nhằm đáp ứng đúng lúc nhu cầu vốn cho nền kinh tế, phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh của người dân và các tổ chức kinh tế. Nhưng mỗi loại vốn huy động đều chịu một mức lãi suất khác nhau, vì vậy Ngân hàng cần có những chính sách để tiếp tục giữ vững và phát huy thế mạnh của mình đặc biệt là trong công tác huy động vốn từ đối tượng dân cư. 4.2.2 Phân tích tình hình huy động vốn theo kỳ hạn Vốn huy động được phân theo tiêu chí này gồm có: - Tiền gửi không kỳ hạn. - Tiền gửi có kỳ hạn với các kỳ hạn: Dưới 12 tháng và từ 12 tháng trở lên. Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy tiền gửi có kỳ hạn bà tiền gửi không có kỳ hạn đều tăng qua 3 năm từ 2010 – 2012. Tuy nhiên lượng tiền gửi có kỳ hạn vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng lượng vốn huy động. Và trong tiền gửi có kỳ hạn thì lượng tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng lượng tiền gửi có kỳ hạn. Để tìm hiểu rõ hơn về tính biến động của từng loại tiền gửi ta tiến hành phân tích như sau: Bảng 4.4 : Vốn huy động phân theo kỳ hạn tiền gửi của Ngân hàng qua 3 năm 2010 – 2012 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Năm Chỉ tiêu 2010 Tiền gửi không kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn Có kỳ hạn dưới 12 tháng Có kỳ hạn trên 12 tháng Tổng vốn huy động 2011 2012 2011/2010 Số t iền % 2012/2011 Số tiền % 8.537 7.778 10.051 (0.759) (8,89) 2.273 29,22 111.611 127.165 149.546 15.554 13,94 22.381 17,60 109.581 123.785 134.631 14.204 12,96 10.846 8,76 2.030 3.380 14.915 1.350 66,50 11.535 341,27 120.148 134.943 159.597 14.795 12,31 24.654 Nguồn: Phòng kế hoạch – Kinh doanh Agribank, 2010 – 2012. 4.2.2.1 huy động vốn đối với tiền gửi không kỳ hạn Lượng tiền gửi không kỳ hạn mà chi nhánh huy động qua các năm chủ yếu là các tổ chức kinh tế gửi vào, nhưng vẫn còn nhiều biến động, bên cạnh đó lượng tiền gửi của cá nhân hay hộ gia đình tuy không nhiều nhưng vẫn có xu hướng tăng. Năm 2010 lượng tiền gửi không kỳ hạn đạt 8.537 triệu đồng. Đến năm 2011 lượng tiền gửi này giảm xuống dưới 9% so với năm 2010. Điều này là do sự phát triển của nền kinh tế, các doanh nghiệp phải tiếp cận được với công nghệ hiện đại là để thay thế công nghệ cũ lạc hậu, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hình thức làm ra mẫu mã tốt, đẹp hơn và tiết kiệm chi phí nhân công, đồng thời đây cũng là giai đoạn phục hồi của nền kinh tế nên lượng tiền nhàn rỗi tạm thời giảm xuống, dẫn đến vốn huy động ngắn hạn giảm. Bước sang năm 2012, l ượng tiền gửi không kỳ hạn có sự chuyển biến tích cực tăng trên 29% so với năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013 lượng tiền gửi không kỳ hạn tăng thêm 10,25% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng này là do nền kinh tế của huyện ngày càng phát triển nên ngày càng nhiều các doanh nghiệp sử dụng tài khoản 18,27 tiền gửi không kỳ hạn để thanh toán kinh doanh, xuất nhập khẩu và các tài khoản của các cá nhân có nhu cầu sử dụng thường xuyên. Bên cạnh đó việc khuyến khích cho người dân không dùng tiền mặt ngày càng được xúc tiến tại Ngân hàng, điển hình như việc cho vay tín dụng tại Ngân hàng, chuyển đổi hình thức phát vay bằng tiền mặt sang phát vay bằng thẻ ATM, làm thẻ ATM cho đối tượng vay, đồng thời làm thẻ ATM hỗ trợ vay vốn cho sinh viên cũn g được phát triển. Bảng 4.5: Vốn huy động phân theo kỳ hạn tiền gửi của Ngân hàng qua 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Năm Chỉ tiêu Tiền gửi không kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn Có kỳ hạn dưới 12 tháng Có kỳ hạn trên 12 tháng Tổng vốn huy động 6/2012 6/2013 6T/2013 so với 6T/2012 Số tiền % 10.389 11.454 1.065 10,25 129.863 163.947 34.084 26,24 114.948 63.550 (51.398) (44,71) 14.915 100.397 85.482 573,13 140.252 175.401 35.149 25,06 Nguồn: Phòng kế hoạch – Kinh doanh Agribank, 6T/2012 – 6T/2013. 4.2.2.2 Huy động vốn đối với loại tiền gửi có kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi chủ yếu từ cá nhân và hộ gia đình gửi vào nhằm mục đích kiếm lời và đảm bảo an toàn cho số tiền của họ. Nhìn chung, lượng tiền này luôn chiếm tỷ trọng rất lớn (trên 90%) trong tổng nguồn vốn huy động tại Ngân hàng. Qua 3 năm 2010 – 2012 lượng tiền gửi này có sự biến động rõ rệt. Cụ thể, năm 2010 lượng tiền gửi có kỳ hạn mà Ngân hàng huy động đạt được 1 11.611 triệu đồng. Đến năm 2011 tăng hơn 13% so với năm 2010. Bước sang năm 2012 huy động tiền gửi có kỳ hạn tiếp tục tăng mạnh so với năm 2011. Đến 6 tháng năm 2013 thì lượng t iền gửi có kỳ hạn tiếp tục tăng hơn 26% so với cùng kỳ năm 2012 . Để hiểu rõ hơn về tình hình huy động vốn của tiền gửi có kỳ hạn tăng hay giảm qua ba năm như thế nào, ta sẽ phân tích tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng và tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng để làm rõ nguyên nhân và giải pháp nhằm giúp Ngân hàng có kế hoạch trong công tác huy động vốn cao hơn trong những năm ti ếp theo. Năm 2010 vốn huy động từ tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 109.581 triệu đồng. Sang năm 2011 lượng tiền gửi này tăng so với năm 2010 và tăng là hơn 12%. Nguyên nhân là do lãi suất của tiền gửi không kỳ hạn thấp hơn khá nhiều so với tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng nên đã có nhiều khách hàng chuyển sang mở tài khoản cho loại tiền gửi này. Mặc khác, cũng nhờ vào các chương trình khuyến mãi mà Ngân hàng đã áp dụng chủ yếu là sản phẩm huy động tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn, Có mức lãi suất hấp dẫn lên đến 14%/năm áp dụng cho cả 3 kỳ hạn gửi 1 tháng, 2 tháng, và 3 tháng. Đặc biệt các khách hàng còn được cộng thêm các mức lãi suất ưu đãi cho các mức tiền gửi khác nhau. Với các chương trình như thế này đã giúp cho lượng tiền gửi tiết kiệm tăng lên. Ngoài ra cũng nhờ sự chỉ đạo linh hoạt của ban lãnh đạo Ngân hàng trong công tác huy động vốn và Ngân hàng cũng đã thực hiện một số giải pháp khắc phục được tình trạng chênh lệch lãi suất giữa Ngân hàng với các NHTMCP khác trong thời gian qua. Năm 2012, vốn huy động từ tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng tiếp tục tăng 8,76% so với năm 2011. Nguyên nhân chính là do chính phủ hạ thấp xuống múc lãi suất trần còn 8%/năm của NHNN quy định, khiến cho sự hấp dẫn của lãi suất huy động không còn nhiều, tuy nhiên nhờ sự chủ đ ộng đưa ran hình thức tiết kiệm và các chương trình khuyến mãi với các giải thưởng lớn nhằm khuyến khích khách hàng đến gửi tiền vào chi nhánh. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng rất linh hoạt trong việc điều chỉnh mức lãi suất huy động vốn sao cho vừa tuân thủ q uy định của Nhà nước, của Hội sở mà vẫn tìm kiếm thêm được nhiều khách hàng đến Ngân hàng. Do đó mà lượng tiền gửi này vẫn tiếp tục tăng lên trong năm 2012. Đến 6 tháng năm 2013, lượng vốn huy động từ tiền gửi có kỳ han dưới 12 tháng giảm mạnh dưới 45 % so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do trong thời gian này nền kinh tế vẫn còn đối mặt với tình hình lạm phát, nợ xấu, hàng tồn kho còn cao ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của khách hàng khi gửi tiền với kì hạn này. Xét về mặt cơ cấu, khối lượng vốn hu y động có kỳ hạn dưới 12 tháng luôn chiếm một tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với các khoản mục vốn huy động không kỳ hạn và vốn huy động có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Cụ thể năm 2010, vốn huy động dưới 12 tháng chiếm 91,20%, năm 2011 là 91,73% và năm 2012 là 84,36% trong tổng nguồn vốn huy động. Ta thấy nguồn vốn này có tỷ trọng giảm dần qua 3 năm trong tổng vốn huy động, điều này cho ta thấy đang có sự cơ cấu lại các loại tiền gửi tại Ngân hàng. Nguyên nhân của sự cơ cấu lại này là vì lãi suất huy động mà Ngân hàng áp dụng mặc dù linh hoạt nhưng vẫn chỉ có thể ở mức thấp phù hợp vói quy định của NHNN, do đó mà người dân cảm thấy không hài lòng với mức lãi suất như vậy nên đã đem tiền sang một kênh đầu tư khác. Đồng thời trong năm 2012, nền kinh tế cũng đã dần ổn định hơn so với năm trước nên việc đầu tư cũng ít gặp rủi ro hơn. + Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên Đây là loại tiền gửi có kỳ hạn dài, mục đích chủ yếu của lọai tiền gửi này là nhằm sinh lời trên số tiền nhàn rỗi và những khách hàng gửi ti ền này với mong muốn là sự an toàn lâu dài hơn là mục đích sinh lời. Lượng tiền này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động từ tiền gửi có kỳ hạn. Vốn huy động từ tiền gửi trên 12 tháng của Ngân hàng qua các năm có xu hướng tăng lên. Cụ thể t rong năm 2010, vốn huy động từ tiền gửi trên 12 tháng đạt 2.030 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 1,69% trong tổng vốn huy động. Đến năm 2011, vốn huy động từ tiền gửi tăng hơn 66 % so với năm 2010, và chiếm tỷ trọng là 2,51% trong tổng vốn huy động. Đến năm 20 12, lượng vốn này tiếp tục tăng mạnh tương ứng với trên 341% so với năm 2011 và chiếm tỷ trọng là 9,34% trong tổng vốn huy động. Bước sang 6 tháng đầu năm 2013 thì lượng tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng vào Ngân hàng vẫn ti ếp tục tăng mạnh so với cùng kỳ n ăm 2012. Điều này chứng tỏ nguồn vốn huy động từ tiền gửi trung và dài hạn của Ngân hàng ngày càng tăng, cho thấy Ngân hàng đang có sự chuyển dịch cơ cấu lại tiền gửi, nâng cao lượng tiền gửi trung và dài hạn. Nguyên nhân của sự chuyển dịch này là do lãi suất của tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng quá thấp, khiến khách hàng cảm thấy không hài lòng với mức sinh lời khi gửi tiền vào Ngân hàng với hai hình thức này, trong khi đó khi gửi tiền với thời hạn từ 12 tháng trở lên thì lãi suất sẽ cao h ơn, nên Ngân hàng đã có sự điều chỉnh các chính sách lãi suất với các mức lãi suất ưu đãi kết hợp với uy tín đã có sẵn của chi nhánh, và luôn đảm bảo lợi ích cho khách hàng. Do đó mà các khách hàng thân thiết của chi nhánh đã chọn hình thức gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn trên 12 tháng để có lãi suất được hưởng cao. Việc gia tăng tỷ trọng của tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng đã giúp Ngân hàng có một nguồn vốn tương đối ổn định và càng ngày càng chiếm được lòng tin của khách hàng, thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến giao dịch với chi nhánh. 4.2.3 Phân tích tình hình huy động vốn theo nội ngoại tệ Đa phần vốn huy động chủ yếu là nội tệ hơn 99%, và có xu hướng tăng qua các năm từ 2010 – 2012. Từ bảng số liệu trên ta thấy rằng lượng vốn huy động bằng ngoại tệ chiến tỷ trọng rất nhỏ, hầu như không đáng kể trong tổng vốn huy động của Ngân hàng và có xu hướng ngày càng giảm. Năm 2010 chiếm 0,29% trong tổng vốn huy động, đến năm 2011 chiếm 0,17% và bước sang năm 2012 tỷ trọng của lượng tiền gửi bằng ngoại tệ tiếp tục giảm xuống và chỉ còn chiếm tỷ trọng là 0,07%. Nguyên nhân là do công tác huy động vốn bằng nội tệ rất được chú trọng đầu từ, phát triển so với việc huy động vốn bằng ngoại tệ. Mặt khác, đối với huyện Phong Điền là một huyện mới thành lập số lượng doanh n ghiệp xuất khẩu trên địa bàn còn ít, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm và chưa thật sự bền vững, khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của doanh nghiệp trong thành phố còn yếu so với yêu cầu nên đa phần lượng tiền gửi, bằng ngoại tệ tại Ngân hàng chủ yếu là từ dân cư. Lượng kiều hối trong dân cư tại địa bàn còn khá lớn, vì có nhiều nguồn ngoại hối khác như tiền gửi của kiều bào cho thân nhân trong thành phố, tiền gửi của đối tượng xuất khẩu lao động. Lượng huy động bằng ngoại tệ của Ngân hàng còn rất hạn chế cũng do đa phần người dân tại địa phương là nông dân với hầu hết có trình độ chưa cao nên tâm lý thích cất giữ tiền cũng như cất giữ ngoại tệ còn rất sâu sắc, ngoài ra do tình hình kinh tế biến động, tỷ giá ngoại hối lên xuống liên tục làm cho một số người thích giữ ngoại tệ hơn để hạn chế sự mất giá của đồng tiền do lạm phát. Ngoài ra, khi Ngân hàng muốn cho vay bằng ngoại tệ thì phải thông qua Ngân hàng cấp trên, do đó Ngân hàng hạn chế huy động vốn bằng ngoại tệ. Trong t ương lai Ngân hàng cần tăng cường huy động vốn bằng ngoại tệ nhiều hơn, vì lượng ngoại tệ nhàn rỗi trong nền kinh tế còn khá lớn. Bảng 4.6: Vốn huy động phân theo nội tệ - ngoại tệ ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Nội tệ Ngoại tệ Tổng VHĐ Năm Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 2010 2011 2012 119.801 134.719 159.491 14.918 12,45 24.772 18,39 347 224 106 (123) (35,45) (118) (52,68) 120.148 134.943 159.597 14.795 12,31 24.654 18,27 Số tiền % Số tiền % Nguồn: Phòng kế hoạch – Kinh doanh Agribank, 2010 – 2012. Đối tượng vốn huy động bằng nội tệ thì đây là nguồn vốn luôn chiếm tỷ trọng cao gần như tuyệt đối tại Ngân hàng. Các nguyên nhân là do trong những năm gần đây nền kinh tế thành phố Cần Thơ cũng như huyện Phong Điền có nhiều biến đổi, đời sống người dân từng bước được cải thiện. Bên cạnh đó, Agribank Phong Điền cũng đã tăng cường công tác huy động bằng việc ngày càng đa dạng các sản phẩm và dịch vụ, cải tiến công nghệ, tăng cường công tác quảng cáo, khuyến mãi với các hình thức như rút th ăm trúng thưởng, cải tiến các thủ tục để đơn giản hóa hơn trong quá trình giao dịch. Chính những yếu tố góp phần giúp Ngân hàng thu hút lượng vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế ngày càng được nhiều hơn. Do Ngân hàng đã chủ động nắm bắt diễn biến tích cực của n ền kinh tế, từ đó đưa ra những chủ trương và chính sách huy động vốn hợp lý với sản phẩm huy động rất phù hợp nhu cầu tâm lý của người gửi tiền. Bên cạnh đó, uy tín và vị thế của Ngân hàng cũng từng bước được nâng cao trên địa bàn . 4.3 MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2010 – 2012 4.3.1 Vốn huy động/Tổng nguồn vốn Vốn huy động thể hiện thế mạnh của Ngân hàng, vốn huy động t rên tổng nguồn vốn thể hiện khả năng tự xoay chuyển nguồn vốn để đảm bảo tín dụng của Ngân hàng. Nếu tỷ lệ này thấp cho thấy công tác huy động vốn không đủ để đáp ứng nhu cầu cho vay. Mà phải vay từ Trung ương hay các tổ chức tín dụng khác, mức vốn vay này có lãi suất cao hơn lãi suất huy động ngoài dân cư. Vì vậy, nếu tỷ lệ này thấp cũng ảnh hưởng đế n lợi nhuận của Ngân hàng. Ngược lại nếu chi nhánh chăm lo công tác đầu vào tốt, huy động nguồn vốn cao, nhưng không chăm lo đầu ra sẽ gây ứ đọng vốn thì hậu quả còn nghiêm trọng hơn khi thiếu vốn cho vay, vì vậy phải cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn để tận dụng nguồn vốn một cách hiệu quả. Vốn huy động có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, với phương châm “đi vay để cho vay” thì vốn huy động phải chiếm từ 70% trở lên trên tổng nguồn vốn. Qua bảng số liệu trên ta thấy tì nh hình huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm thì tỷ lệ Vốn huy động/Tổng nguồn vốn tăng. Cụ thể năm 2010 vốn huy động là 120.148 triệu đồng, tỷ trọng vốn huy động trên tổng nguồn vốn chiếm 44,58%. Sang năm 2011 Vốn huy động là 134.943 triệu đồng, tỷ trọng vốn huy động trên tổng nguồn vốn giảm nhẹ còn 43,47% so với năm 2010. Nguyên nhân là do trong những năm này tình hình lạm phát dù được kiềm chế nhưng vẫn ở mức cao (>18%), và lãi suất biến động không ổn định làm cho khả năng huy động vốn gặp nhiều khó khăn. Vốn huy động tuy tăng nhưng nhu cầu đi vay của người dân lại tăng cao hơn tốc độ tăng của vốn huy động là do các hộ vay vốn đã mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất, kết hợp trồng trọt với chăn nuôi, buộc Ngân hàng phải sử dụng vốn điều chuyển nhiều hơn, nên làm tỷ trọng vốn huy động trên tổng nguồn vốn giảm xuống. Đến năm 2012 vốn huy động là 159.597 triệu đồng, tỷ trọng vốn huy động trên tổng nguồn vốn đã tăng nhẹ lên 45,21% so với năm 2011. Nguyên nhân là do uy tín của Ngân hàng trên địa bàn được nâng cao. Ngân hàng ngày càng đa dạng hóa các hình thức huy động vốn đã thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng. Ngoài ra Ngân hàng còn mở rộng thêm các dịch vụ như: Tăng cường các nghiệp vụ bảo lãnh, tài trợ thương mại, các chương trình rút thăm trúng thưởng. Thông qua việc áp dụng các mức lãi suất linh hoạt, sản phẩm đa dạng, phong phú, các chương trình khuyến mãi và phát huy mạnh công tác chăm sóc khách hàng nên công tác huy động vốn năm 2012 đã hoàn thành tốt hơn năm 2011, góp phần làm tăng tỷ trọng vốn huy động trên tổng nguồn vốn. Từ phân tích trên ta thấy qua các năm tỷ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn còn khá thấp, chi nhánh còn phải phụ thuộc vào rất nhiều vào lượng vốn điều chuyển từ cấp trên. Trong điều kiện kinh tế - xã hội nh ư hiện nay, Ngân hàng cần tìm ra biện pháp để đẩy mạnh công tác huy động vốn hơn nữa. Đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh và cũng chủ động hơn về vốn trong hoạt động nhằm làm giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển từ cấp trên. Bảng 4.7: Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm 2010 – 2012 Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 Vốn huy động Triệu đồng 120.148 134.943 159.597 Chi phí lãi Triệu đồng 25.775 41.230 39.296 Vốn điều chuyển Triệu đồng 149.305 175.462 193.433 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 269.453 310.405 353.030 Cán bộ công nhân viên Nhân viên 21 21 21 Vốn huy động/Tổng NV % 44,58 43,47 45,21 Vốn điều chuyển/Tổng NV % 55,41 56,53 54,79 5.721,3 6.425,8 7.599,8 21,45 30,55 24,62 Vốn huy động/Cán bộ Triệu đồng Chi phí lãi/Tổng VHĐ % 4.3.2 Vốn điều chuyển/Tổng nguồn vốn Chỉ tiêu này phản ánh độ phụ thuộc vào Hội sở như thế nào của chi nhánh. Tỷ trọng này càng thấp thì càng thể hiện vị thế, tính độc lập của chi nhánh. Là một chi nhánh thì sự hỗ trợ n guồn vốn từ Ngân hàng Hội sở là không thể thiếu, nhưng sẽ tốt hơn cho chi nhánh nếu có thể tự cân đối nguồn vốn tại chỗ bằng cách tăng cường khả năng huy động vốn của mình. Như thế sẽ tạo cho Ngân hàng chủ động trong kinh doanh, có thể cung cấp đầy đủ, kịp thời và nhanh chóng vốn cho Ngân hàng, nhất là khi có nhu cầu bổ sung những thiếu hụt của các cá nhân, nông dân, doanh nghiệp đang có nhu cầu vốn ngày càng tăng. Mặt khác vốn từ Hội sở chuyển xuống thì Ngân hàng sẽ trả lãi suất cao hơn so với huy động tiề n gửi nền kinh tế nhưng cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng. Nhìn chung qua 3 năm vốn điều chuyển trên tổng nguồn vốn có xu hướng tăng và giảm không đồng đều. Cụ thể như sau: Năm 2010 chiếm tỷ trọng 55,41%; đến năm 2011 chiếm tỷ trọng là 56,53% tăng nhẹ 1,12% so với năm 2010, nguyên nhân tăng: là do nhu cầu vay vốn từ các hộ nông dân tăng làm cho vốn huy động không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của người dân nên cần sự điều chuyển vốn từ Hội sở dẫn đến nguồn điều chuyển tăng, bước sang năm 2012 chiếm tỷ trọng là 54,79 giảm nhẹ 1,74% so với năm 2011, nguyên nhân năm 2012 có giảm nhưng vốn điều chuyển vẫn cao. Điều này cho thấy Ngân hàng phải phụ thuộc vào Hội sở, nên Ngân hàng cũng tăng cường nguồn vốn tại chỗ bằng nhiều hình thức nhưng nhu cầu vốn của người dân ngày càng tăng cao. Để đáp ứng kịp thời vốn cho người dân, ngoài việc huy động từ nền kinh tế tăng mạnh thì vốn điều chuyển cũng tăng lên qua 3 năm thấy tỷ lệ vốn điều chuyển mặc dù vẫn còn cao nhưng năm 2012 có giảm, đây là xu hướng tốt mà Ngân hàng cần phát huy để tăng lợi nhuận cho Ngân hàng đồng thời đáp ứng kịp thời nhu cầu người dân. 4.3.3 Vốn huy động/C án bộ Qua bảng số liệu cho ta thấy vốn huy động trên từng cán bộ tăng dần qua các năm từ 2010 – 2012. Cụ thể vốn huy đ ộng trung bình của mỗi cán bộ năm 2011 tăng so với năm 2010 và đạt mức 6.425,8 triệu đồng, tương ứng với mức tăng là 704,5 triệu đồng. Bước sang năm 2012 vốn huy động trên mỗi cán bộ tiếp tục tăng mạnh và đạt 7.599,8 triệu đồng tương ứng với mức tăng 1174 triệu đồng so với năm 2011. Điều này cho thấy được năng lực của từng cán bộ trong Ngân hàng đang dần trưởng thành và ngày một hoàn thiện hơn, tạo được niềm tin cho khách hàng đến gửi tiền ngày một nhiều hơn so với trước, bên cạnh đó cho ta thấy được khả nă ng tiếp thị thu hút khách hàng, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tính tự chủ của từng cán bộ cao, cùng với sự lãnh đạo tài tình và chiến lược của ban Giám đốc đã đưa Ngân hàng Agribank Chi nhánh Phong Điền ngày càng đi lên trong thời kì nền kinh tế đang khó khăn. 4.3.4 Chi phí lãi/Tổng vốn huy động Đây là chỉ tiêu dùng để đánh giá tình hình huy động vốn trong quá khứ của Ngân hàng. Để từ đó xem xét cẩn thận mức lãi suất mà thị trường đã áp đặt cho Ngân hàng phải trả cho mỗi nguồn vốn đi vay, chỉ số này càng t hấp cho thấy Ngân hàng hoạt động tốt. Từ bảng số liệu ta thấy chi phí lãi bình quân có sự biến động mạnh qua 3 năm. Năm 2010 CPLBQ là 21,45%, đến năm 2011 tăng mạnh là 30,55% với tỷ lệ tăng 9,1%, đến năm 2012 có sự chuyển biến tích cực hơn CPLBQ giảm còn 24,62%. Nhìn chung, qua 3 năm chi phí này đang ở mức tương đối cao. Đặc biệt trong năm 2011, chi phí lãi suất bình quân đạt mức cao là do tình hình kinh tế có nhiều biến động lạm phát tăng cao nên người dân đã chuyển sang các kênh đầu tư khác, chẳng hạn nh ư kinh doanh vàng với mức độ sinh lời cao hơn thay vì gửi tiền gửi vào Ngân hàng. Trong khi đó nếu muốn gia tăng doanh số cho vay để hoàn thành các chỉ tiêu được giao. Ngân hàng cần sử dụng đến vốn điều chuyển nhiều hơn, mà đây lại là nguồn vốn có chi phí cao. Vì vậy đã làm chi phí trả lãi tăng cao và đẩy CPLSBQ tăng lên với tốc độ 30,55% so với năm 2010. Tóm lại, qua phân tích nguồn vốn của Ngân hàng ta thấy được những hạn chế trong công tác huy động vốn của Ngân hàng trong thời gina qua, đồng thời cũng thấy được những khó khăn mà Ngân hàng đang đối mặt để đảm bảo nguồn vốn kinh doanh. Bên cạnh việc thực hiện cơ chế lãi suất theo định hướng của Ngân hàng Hội sở, Ngân hàng nên áp dụng thêm nhiều chương trình tiết kiệm dự thưởng và tích cực quảng bá thương h iệu, nâng cao nhận thức của khách hàng về Ngân hàng nhằm thu hút và lôi kéo khách hàng về phía Ngân hàng. Ngoài ra, Ngân hàng cũng cần theo sát diễn biến thị trường tiền tệ để có quyết định điều hành chính mức lãi suất huy động kịp thời và hấp dẫn tạo được niềm tin đối với khách hàng và cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn, tăng uy tín và sự tin cậy của khách hàng đối với Ngân hàng. CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN PHONG ĐIỀN – CẦN THƠ 5.1 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG CHỨC NĂNG Vốn huy động của Ngân hàng tăng về số tuyệt đối qua các năm có được kết quả này là do trong nội tại hoạt động của Ngân hàng đã có những điểm mạnh hỗ trợ thúc đẩy công tác huy động vốn và nhờ vào những ưu thế này mà Ngân hàng đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu về nguồn vốn huy động qua các năm. Tuy vốn huy động của Ngân hàng tăng về số tuyệt đối qua các năm nhưng tỷ trọng tăng nguồn vốn huy đ ộng qua các năm lại giảm điều này cho thấy trong nội tại Ngân hàng còn tồn tại một số yếu kém chưa thể khắc phục: 5.1.1 Marketing 5.1.1.1 Điểm mạnh Nhờ vào hệ thống mạng lưới của ngân hàng rộng, trải dài tất cả các huyện và thành phố trong tỉnh vì vậy công tác tuyên truyền quảng cáo của ngân hàng thực hiện nhanh và tiện lợi hơn các ngân hàng khác trên địa bàn. Uy tín của ngân hàng cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tuyên truyền quảng cáo. Do ngân hàng nông nghiệp huyện Phong Điền hoạt động nhiều năm nên rất có uy tín đối với khách hàng do đó phần nào tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quảng cáo của ngân hàng. Nhân dịp các ngày lễ, tết. Ngân hàng đưa ra các chương trình huy động vốn với các hình thức khuyến mãi như trúng vàng, trúng nha. bên cạnh đó còn có các hình thức tặng quà lưu niệm, tặng lịch treo tường. 5.1.1.2 Điểm yếu Hình thức quảng cáo khá đơn điệu chỉ bằng việc treo băng rôn tại các chi nhánh và phòng giao dịch và đọc thông báo trên tivi. 5.1.2 Sản phẩm dịch vụ Sản phẩm huy động vốn của Ngân hàng chủ yếu là các sản phẩm truyền thống như tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, các hình thức gửi tiết kiệm. Sản phẩm dịch vụ thì đơn giản, chưa có sản phẩm dịch vụ hiện đại. 5.1.2.1 Điểm mạnh Dịch vụ thẻ của Ngân hàng tuy mới ra đời, sau nhiều ngân hàng khác trên địa bàn như viettin bank, BIDV. Nhưng do có lợi thế về mạng lưới hoạt động nên làm cho lĩnh vực thẻ trở thành thế mạnh của Ngân hàng trong lĩnh vực huy động vốn bằng thẻ . Do Ngân hàng hoạt động lâu năm trên lĩnh vực này nên các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng được khách hàng biết đến nhiều và họ có lòng tin đối với các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng do đó tạo nhiều cơ hội cho Ngân hàng trong công tác huy động vốn. 5.1.2.2 Điểm yếu Tuy trong những năm vừa qua, Ngân hàng đã nghiê n cứu thị trường và đưa ra một số sản phẩm dịch vụ mới nhưng sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng khá tương đồng với sản phẩm dịch vụ của các Ngân hàng khác, chưa tạo ra được sản phẩm đặc trưng của Ngân hàng mình. Các sản phẩm truyền thống cũ của ngân hàng chưa phát huy hết tác dụng nên ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn như sản phẩm tiền gửi tiết kiệm gửi góp chưa xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu nên vốn huy độ ng bằ ng sản phẩm này thấp. 5.1.3 Nhân lực 5.1.3.1 Điểm mạnh Hiện nay Ngân hàng No&PTNT huyenen Phong Điền có 21 cán bộ trong đó có 18 cán bộ quản lí điều hành đều có trình độ đại học và trên đại học, cho thấy công tác tổ chức nhân sự của Ngân hàng khá tốt Thường xuyên có các đợt tuyển chọn nhân viên đưa đi học nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tập huấn kiến thức hội nhập kinh tế, kĩ năng giao tiếp. Do Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam tổ chức. Trong bộ máy tổ chức của Ngân hàng No&PTNT huyện Phong Điền hiện nay có 2 nhân viên đạt trình độ trên đại học giữ chức vụ cao trong Ngân hang, điều này ch o thấy trình độ quản lý của Ngân hàng cơ bản khá tốt, khả năng cạnh tranh cao. Mối quan hệ của các phòng ban cũng như mối quan hệ giữa các nhân viên trong Ngân hàng khá tốt đẹp do Công đoàn Ngân hàng thường tổ chức các hoạt động, các buổi sinh hoạt nhằm gắn mối quan hệ giữa các nhân viên. 5.1.3.2 Điểm yếu Nhân viên làm việc tại phòng kế toán và ngân quỹ của Ngân hàng là 9 người, trong đó có một số nhân viên khá lớn tuổi, một số người còn mang nặng tính bảo thủ của chế độ cũ khó thay đổi tư tưởng trong phong cách phục vụ vì vậy gây nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn. Cán bộ làm thanh toán quốc tế có 2 người tại chi nhánh cho thấy dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng còn thấp, trình độ chuyên môn chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu hội nhập. Khả năng giao tiếp đối với khách hàng của một số nhân viên còn hạn chế, chưa thật niềm nở trong khi giao tiếp với khách hàng. Phòng giao dịch viên là bộ mặt của Ngân hàng mà các nhân viên làm công tác giao dịch lại đang ở độ tuổi trên 35 nên thiếu sinh động và linh hoạt trong các thao tác nghiệp vụ và khó gây ấn tượng đối với khách hàng. Vì vậy Ngân hàng cần bổ sung đội ngũ nhân viên trẻ làm công tác huy động vốn. Khâu kế toán và ngân quỹ kết hợp chưa tốt trong việc xử lí nghiệp vụ gửi tiền của khách hà ng do vậy mà thời gian làm thủ tục huy động vốn chưa thể rút ngắn như mong muốn, làm giảm khả năng cạnh tranh của Ngân hàng. Một số nhân viên làm công tác huy động vốn chưa nắm bắt sâu về nghiệp vụ cũng như biểu lãi suất do đó vấn đề giải thích cho khách hàng còn gặp nhiều khó khăn. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa khâu huy động vốn và cho vay khi khách hàng có yêu cầu vốn lớn hơn phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THỜI GIAN T ỚI Từ những đánh giá đã nêu trên ta đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của Ngân hàng trogn thời gian tới như sau: Tuy tình hình huy động vốn của Ngân hàng Agribank Phong Điền trong thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn, d o nền kinh tế có nhiều biến động và lãi suất thay đổi liên tục nhưng nhìn chung có thế thấy Ngân hàng đã nỗ lực rất nhiều để nhằm tăng cường lượng vốn huy động được qua các năm. Lãi suất huy động vốn qua các năm có nhiều sự thay đổi và hiện nay mức lãi suấ t huy động vốn của nhiều NHTM nói chung và chi nhánh nói riêng đều đã đụng trần theo quy định. Cho nên lợi thế cạnh tranh về lãi suất đã qua đi mà thay vào đó trong thời gian sắp tới Ngân hàng Agribank huyện Phong Điền cần cung cấp các dịch vụ và sản phẩm mới, xây dựng chính sách khách hàng, và đã đào tạo trình độ nghiệp vụ nâng cao kỹ năng cho cán bộ nhân viên. Có như vậy, chi nhánh mới giữ được thị phần hiện nay và ngày càng mở rộng thị phần trên địa bàn trong thời gian sắp tới. 5.2.1 Marketing ngân hàng hay chăm sóc khách hàng. Giả sử trong dịp tết nhu cầu đổi tiền cũ lấy tiền mới của khách hàng là rất lớn, trong số những khách hàng này có những người chưa từng đến ngân hàng giao dịch bao giờ. Do đó việc gây ấn tượng đầu tiên với khách hàng là rất cần thiết nó là nhân tố ảnh hưởng lớn đế công tác huy động vốn của ngân hàng trong tương lai. Tuy nghiệp vụ này không mang lại lợi ích cho ngân hàng ở hiện tại nhưng nó có thể sẽ mang lại lợi ích cho ngân hàng trong tương lai. Nếu khách hàng có thái độ đón tiếp niềm nở, nhiệt tình phục vụ khách hàng thì đây có thể xem như một công tác quảng cáo không tốn tiền của ngân hàng bởi đa số những khách hàng này là những người buôn bán nhỏ nên khả năng tuyên truyền rất xa. 5.2.2 Giải pháp về sản phẩm Hiện nay, Ngân hàng No&PTNT Huyện Phong điền đang có những hình thức huy động vốn truyền thống để huy động vốn thông qua tiền gửi khách hàng, tiết kiệm, phát hành giấy tờ có giá. Các hình thức huy động vốn hiện đang áp dụng đều là những hình thức huy động truyền thố ng và đang phát huy những tác dụng nhất định trong công tác huy động vốn của Ngân hàng. Vì vậy, việc duy trì nâng cao chất lượng các hình thức này là cần thiết và quan trọng. Để duy trì các hình thức huy động vốn truyền thống, yêu cầu đặt ra cho Ngân hàng phải nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, tăng chất lượng dịch vụ, tiện ích đi kèm sản phẩm để hỗ trợ và thu hút khách hàng đồng thời cân nhắc tính toán để tổ chức những đợt khuyến mãi đối với khách hàng gửi tiền tại những thời điểm thích hợp phục vụ mục tiêu huy động vốn của Ngân hàng. Bên cạnh việc tiếp tục duy trì, phát triển các sản phẩm, hình thức huy động vốn truyền thống là thế mạnh của mình thì Agribank cần tiếp tục nghiên cứu và bổ sung các sản phẩm, hình thức huy động vốn mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, mang tính khả thi trong tương lai như: Các sản phẩm tiết kiệm gửi góp cho người có thu nhập thấp, phụ nữ giáo viên hay sản phẩm tiết kiệm cho người cao tuổi với lãi suất hấp dẫn, rút thăm trúng thưởng du lịch nghỉ dưỡng t iện ích, thường xuyên đưa ra các chương trình rút thăm trúng thưởng để lôi kéo khách hàng. Bên cạnh đó để tạo sự khác biệt hóa trong sản phẩm dịch vụ của mình, Agribank Phong Điền cần thực hiện các việc sau: - Tạo một phong cách phục vụ chuyên nghiệp: Chấ t lượng dịch vụ tốt, phục vụ nhanh chóng, giảm thiểu các chứng từ, tiết kiệm tối đa thời gian cho khách hàng (Ngân hàng thực hiện hầu hết các công việc như chứng thực giấy tờ, hoàn tất biểu mẫu cho khách hàng), tạo cảm giác an toàn khi khách hàng đến giao dịch, tạo tâm lý thoải mái và tiện lợi cho khách hàng. - Tăng thêm tiện ích đối với các sản phẩm dịch vụ hiện có, nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ thẻ, thanh toán chuyển tiền, trả lương qua tài khoản, SMS Banking, dịch vụ agripay … Phát t riển các dịch vụ mới: Internet Banking, Mobile Banking, bảo hiểm nông nghiệp, tổ chức thu tiền điện nước, trả lương qua tài khoản. Đồng thời chủ động trong việc tiếp cận, giới thiệu hướng dẫn các hộ nông dân, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng các dịch vụ, tiện ích Ngân hàng. 5.2.3 Giải pháp đa dạng hoá các hình thức huy động vốn và dịch vụ Huy động tận nơi: Đối với những khoản tiền gử có giá trị lớn khi khách hàng có yêu cầu, Ngân hàng sẽ cử nhân viên huy động vốn đến tận doanh nghiệp và tận nhà. Huy động qua máy ATM: Hình thức huy động này sẽ khác phục nhược điểm về thời gian hoạt động trong ngày của Ngân hàng so với bưu điện. Để áp dụng được hình thức này thì các máy ATM cần được trang bị thêm những chức năng mới như: nhận tiền gửi, nạp tiền vào t ài khoản điện thoại, trả tiền điện nước. Huy động các khoản phát sinh: Các nhân viên thực hiện dịch vụ tiết kiệm phải nhạy cảm nắm bắt tình hình, kịp thời vận động khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng mình khi họ có những khoản thu nhập phát sinh từ việc giả i tỏa, bồi thường, thu nhập cuối mùa vụ, trúng thưởng giá trị lớn. Lãi suất huy động phải thật sự hấp dẫn, áp dụng hình thức huy động gửi càng dài lãi suất càng cao và kèm theo có chương trình bốc thăm trúng thưởng, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn. Ngân hàng cần tiếp tục sử dụng và hoàn thiện dần các hình thức huy động vốn truyền thống. Đây là nguồn vốn cơ bản và ổn định cho ngân hàng. Để lôi kéo công chúng ngân hàng không chỉ thu hút bằng lãi suất mà còn tạo sự thuận lợi, an toàn, đồng thời kết hợp với nhiều hình thức huy động vốn mới. Người dân luôn muốn sinh lời từ số tiền nhàn rỗi của mình . Cần tạo nên sự gắn kết giữa tiền gửi huy động của dân cư với tín dụng tiêu dùng. Nghiên cứu áp dụng các hình thức tiết kiệm linh hoạt như tiết kiệm tuổi già, tiết kiệm tích luỹ là những hình thức như bảo hiểm tuổi già, bảo hiểm nhân thọ,của các công ty bảo hiểm. Hình thức này cùng với bảo hiểm xã hội sẽ đảm bảo cho người già có cuộc sống ổn định, an toàn khi về hưu.Cần đưa ra một số sản phẩm dịch vụ để xoá bỏ thói quen để tiền ở nhà của người dân. Người dân có thói quen để tiền ở nhà một mặt xuất phát từ nhu cầu của cuộc sống hàng ngày, mặt khác là do có tiền ở nhà sử dụng chủ động hơn, sau cùng là do ngại đi gửi tiền. Vì vậy ngân hàng cần phát triển n hững tiện ích về việc thanh toán không dùng tiền mặt trong xã hội sao cho mọi người thấy thanh toán không dùng tiền mặt có phần trội hơn, tiện lợi hơn và ít nguy hiểm hơn là thanh toán dùng tiền mặt.Cần cải tiến thời gian làm thủ tục gửi tiền, làm các dịch vụ ngân quỹ cho khách hàng, cần kết hợp song hành giữa khâu kế toán và khâu ngân quỹ để rút ngắn thời gian thực hiện nghiệp vụ nhằm tiết kiệm thời gian cho khách hàng.Ngân hàng cần đa dạng hoá các hình thức trả lãi cho khách hàng. Ví dụ như khách hàng gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng thay vì khách hàng phải đến ngân hàng lấy lãi hàng tháng, ngân hàng có thể chuyển lãi qua tài khoản thẻ của khách hàng giúp cho khách hàng giảm bớt thủ tục, tiết kiệm thời gian và khách hàng có thể nhận lãi ngoài giờ làm việc của ngân hàng. Mặt khác ngân hàng có thể kết hợp được dịch vụ thẻ với sản phẩm huy động vốn. Điều thuận lợi hơn nữa là nếu khách hàng có con, em đi học xa họ có thể sử dụng lãi để gửi thẳng cho người thân mà không cần làm thủ tục gửi tiền một lần nữa. 5.2.4 Giải pháp về xây dựng chính sách khách hàng Đa phần lượng vốn huy động tại ngân hàng đều là vốn huy động trong ngắn hạn, ít mang tính ổn định vì vậy Ngân hàng cần đẩy mạnh công tác huy động vốn, đặc biệt là các nguồn vốn có tính ổn định cao, c ó thời gian dài; tập trung khai thác nguồn vốn từ dân cư, nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế. Củng cố và mở rộng mạng lưới hoạt động tại địa bàn nông nghiệp, nông thôn tạo điều kiện thuận lợi để bà con nông dân, các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn vay, các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng. Agribank Phong Điền nên phân khúc khách hàng theo những tiêu chí nhất định, quan trọng nhất là số dư tiền gửi và tần số giao dịch tại Chi nhánh. Trên cơ sở phân khúc khách hàng, Chi nhánh cần triển khai nghiên cứu và thiết kế gói sản phẩm phù hợp áp dụng các hình thức khuyến mãi đa dạng đối với từng nhóm đối tượng khách hàng, đồng thời phối hợp với các biện pháp tăng cường chất lượng dịch vụ. Từ đó phát huy vai trò đầu mối trong thu hút và phát triển huy động tiền g ửi từ các tổ chức, các cá nhân, tạo sự gắn bó giữa Ngân hàng và khách hàng. 5.2.4.1 Đối với khách hàng là tổ chức kinh tế  Nhóm khách hàng thường xuyên có số dư tiền gửi lớn Agribank Phong Điền chủ động, tích cực tiếp thị và cung ứng các dịch vụ tiền gửi mang lại nhiều tiện ích nhằm thu hút tối đa nguồn doanh thu của khách hàng. Đồng thời, tùy từng khách hàng xây dựng chính sách cam kết cấp tín dụng với tiền gửi, ưu đãi lãi suất, phí dịch vụ trên cơ sở bán chéo sản phẩm, quan hệ hợp tác toàn diện, Vào những dịp lễ tết, ngày thành lập công ty, Chi nhánh cần tăng cường chăm sóc như tặng hoa, quà. Đ ịnh kỳ, Ban giám đốc tổ chức các hội nghị, các buổi giao lưu nhằm tăng cường mức độ quan hệ với đối tượng khách hàng này cũng như quảng bá hình ảnh, sả n phẩm dịch vụ mới tới khách hàng.  Nhóm khách hàng tiềm năng Chi nhánh xác minh nhóm khách hàng tiềm năng là bộ phận các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp trẻ, tư duy mới hiện đại ưa thích phong cách phục vụ hiện đại và mong muốn quan hệ lâu dài thường xuyên với Ngân hàng. Với khách hàng mới, khách hàng tiềm năng cần chú ý tìm hiểu khai thác nhu cầu của họ bằng cách phối hợp với các biện pháp marketing, khác biệt hóa sản phẩm và quảng bá thương hiệu. Gói sản phẩm gồm các sản phẩm hiện đại đi kèm với chính sách lãi suất và phí dịch vụ ưu đãi. Có thể hạ thấp phí dịch vụ hoặc tăng lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đi đôi với dịch vụ hấp dẫn, chất lượng vượt trội và phong cách phục vụ chu đáo sẽ đem lại ưu thế hơn hẳn so với cung cấp sản phẩm đơn lẻ. 5.2.4.2 Đối với nhóm khách hàng dân cư Với mục tiêu duy trì các khách hàng hiện có, phát triển và thu hút mạnh mẽ các khách hàng mới, lựa chọn khách hàng mục tiêu từ đó xây dựng chính sách sản phẩm, giá và marketing phù hợp với từng đối tượng khách hàng cần được triển khai thực hiện một cách đồng bộ. Agribank Phong Điền thực hiện phân đoạn khách hàng theo ba nhóm: Nhóm khách hàng quan trọng, nhóm khách hàng thân thiết, nhóm khách hàng phổ thông. Nhóm khách hàng quan trọng: Có số dư tiền gửi bình quân từ 500 triệu đồng trở lên. Đối với nhóm khách hàng này, Agribank Phong Điền cần chú trọng công tác chăm sóc khách hàng, có chính sách đối xử tạo sự khác biệt thông qua việc xây dựng danh mục sản phẩm, chính sách giá và cách thức phục vụ riêng.  Chính sách đối với khách hàng quan trọng Chính sách trước bán hàng Tiếp thị trực tiếp/gián tiếp: Cán bộ quan hệ khách hàng chủ động hẹn gặp trực tiếp khách hàng, mời khách hàng đến chi nhánh hoặc gửi emai, gọi điện thoại để giới thiệu, thuyết phục khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ của Agribank Phong Điền. Thiết kế bộ tài liệu marketing dành riêng cho khách hàng quan trọng bao gồm: Thể lệ chương trình khách hàng quan trọng, cẩm nang sử dụng sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng quan trọng hay các ấn phẩm in logo A gribank Phong Điền để khách hàng nhận biết đây là NH Phong Điền dành riêng cho khách hàng quan trọng như thư, thiệp, phong bì. Chính sách bán hàng Chính sách giá/phí sản phẩm dịch vụ: Giá phí được áp dụng theo nguyên tắc thỏa thuận giữa Ngân hàng với khách hàng nhằm hài hòa lợi ích của hai bên, cụ thể: Chính sách lãi suất: Khách hàng được cộng thêm từ 0,5% - 1% so với lãi suất thông thường dành cho khách hàng phổ thông. Chính sách phí dịch vụ: Thực hiện chính sách miễn/giảm phí dịch vụ áp dụng cho khách hàn g quan trọng trong thời gian nhất định. Khách hàng được ưu đãi phục vụ tại địa điểm theo yêu cầu: Chi nhánh sẽ cử cán bộ đến để thực hiện thu tiền gửi tại nơi, đến địa điểm khách hàng để lấy ủy nhiệm chi, phiếu thanh toán về hạch toán theo yêu cầu. Chính sách sau bán hàng Chi nhánh bố trí cán bộ thực hiện chăm sóc khách hàng sau bán hàng thông qua việc gặp gở trực tiếp, tặng hoa cho khách hàng trong các dịp lễ, tết hay sinh nhật khách hàng. Nhóm khách hàng thân thiết: Có số dư tiền gửi bình quân từ 300 triệ u – 500 triệu đồng. Đối với nhóm khách hàng này, Agribank Phong Điền cần chú trọng triển khai các chính sách sau bán hàng để duy trì, phát triển họ trở thành khách hàng quan trọng.  Chính sách đối với khách hàng thân thiết Chính sách trước bán hàng. Bên cạnh việc tiếp thị tại quầy, chi nhánh có thể sử dụng hình thức tiếp thị thong qua việc gửi tờ rơi kèm thư ngỏ tới địa chỉ của khách hàng. Chính sách bán hàng. Chính sách giá/phí sản phẩm dịch vụ: Đảm bảo tính cạnh tranh khuyến khích khách hàng sử dụng các gói dịch vụ, triển khai trương trình tích lũy điểm thưởng nhằm duy trì mức độ gắn bó của khách hàng đối với Chi nhánh. Ưu đãi ở một số sản phẩm tiền gửi, dịch vụ mới triển khai trong từng giai đoạn, các trương trình khuyến mãi cho nhóm khách hàng thân thiế t có tính liên tục nhằm giữ vừng thu hút tiền gửi từ đối tượng này. Chính sách sau bán hàng. Chi nhánh bố trí cán bộ thực hiện chăm sóc khách hàng sau bán hàng như gửi thiệp chúc mừng, tặng quà các ngày lễ lớn, tế nguyên đán, quốc tế phụ nự (đối với khách hàng là nữ). Đối với nhóm khách hàng này quà tặng phải có giá trị sử dụng cũng như giá trị quản bá thương hiệu, quản cáo sản phẩm cao như móc khóa, nón bảo hiểm có in logo và địa chỉ liên hệ của chi nhánh. - Nhóm khách hàng phổ thông: Có số dư tiền gửi dướ i 300 triệu đồng.  Chính sách đối với khách hàng phổ thông Chi nhánh thực hiện chính sách theo như các chính sách thông thường. Tuy nhiên do phân đoạn khách hàng phổ thông chiếm số đông khách hàng của Agribank Phong Điền là khách hàng tiềm năng để dịch ch uyển lên khách hàng thân thiết và khách hàng quan trọng nên chi nhánh cần lưu ý trong việc phục vụ khách hàng một cách chuyên nghiệp và bài bản. Như vậy, để đạt hiệu quả cao trong việc tăng cường công tác chăm sóc khách hàng trước trong và sau kh i cung cấp sản phẩm, dịch vụ: Chi nhánh chủ động thực hiện các trương trình Marketing, quản cáo tiếp thị phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Để thực hiện chiến lược khách hàng một cách có hiệu quả và đem lại thành công cao cần sự phối hợp với các chiến lược khác như chiến lược sản phẩm mới, chiến lược phân phối và quản cáo sản phẩm. 5.2.5 Giải pháp về nâng cao chất lượng công tác nguồn nhân lực 5.2.5.1 Về công tác tuyển dụng và đào tạo Đội ngũ nhân viên ngân hàng là những người trực t iếp tham gia vào quá trình đào tạo ra sản phẩm và cung ứng sản phẩm. Vì vậy công tác đào tạo nghiệp vụ cần được đặt lên hàng đầu. Để xây dựng được một đội ngũ nhân viên năng động, sáng tạo, mang tính chuyên nghiệp cao và mang bản sắc văn hóa riêng của ngân hàng, Agribank Phong Điền cần thực hiện những giải pháp sau: - Đẩy mạnh công tác đào tạo lại, đào tạo chuyên sâu đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ, đáp ứng tốt yêu cầu hội nhập ngân hàng. Bên cạnh phần lý thuyết cần chú trọng tới phương pháp mô phỏng, t hực nghiệm cách sử lý tình huống thông qua việc tổ chức các cuộc thi giao dịch viên giỏi, cán bộ quản trị tín dụng giỏi để tìm ra những cán bộ năng lực từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ nguồn. - Cập nhật thường xuyên và phổ biến đến từ ng cán bộ những quy định, quy trình của Hội sở về hoạt động huy động vốn, cho vay, ngân quỹ, kế toán… Để từ đó giúp nhân viên có nhận thức đầy đủ về vai trò và trách nhiệm của cá nhân trong việc thực hiện đúng và chính xác công việc được giao. - Bố trí nhân sự, sắp xếp thời gian đào tạo điều kiện tối đa để cán bộ có thể tham gia các buổi hội thảo, các khóa học ngắn hạn, dài hạn do Agribank tổ chức tập trung, và Agribank Phong Điền cũng chử động xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo cán bộ tại chi nhánh. Ngoà i ra, chi nhánh cần khuyến khích cán bộ tự trao đổi, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về tài chính và các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại để phục vụ cho công việc chuyên môn. - Ngoài những khóa học đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ, Agribank Phong Điền cầ n thường xuyên triển khai định kỳ bộ quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp, các buổi ngoại khóa về kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp để cán bộ đặt biệt là cán bộ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng có tác phong, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, khả năng ứng xử, giải quyết các tình huống một cách linh hoạt, đảm bảo đáp ứng nhu cầu, thỏa mãn độ hài lòng của khách hàng ở mức độ cao nhất. 5.2.5.2 Về chế độ khen thưởng và thăng tiến Xây dựng cơ chế đãi ngộ minh bạch: Trước yêu cầu phát triển, cạnh tranh và hội nhập, các NHTM cổ phần đang mở rộng mạng lưới kinh doanh, chi nhánh, phòng giao dịch được mở ra liên tiếp, Bên cạnh đó, hàng loạt các quỹ đầu tư các ngân hàng nước ngoài là địa chỉ thu hút nguồn nhân lực. Vì vậy Agribank Phong Điền cần có cơ chế đãi ngộ thỏa đáng đặt biệt với những cán bộ làm việc lâu năm, có nhiều đóng góp cho chi nhánh: Cần có những chính sách cải thiện và nâng cao mức sống cho nhân viên như hộ trợ tín dụng với thời hạn và lãi suất ưu đãi, tạo điều kiện mua nhà chung cư trả chậm, tổ chức tham quan, nghỉ mát định kỳ…. Công khai chi tiết chính sách đề bạc, quy hoạch cán bộ định kỳ hàng năm đến từng nhân viên tạo tâm lý cạnh tranh lành mạnh, động lực cho nhân viên toàn tâm cống hiến lâu dài cho chi nhánh. Quy hoạch bồi dưỡng, bổ nhiệm bổ sung đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp phòng/đơn vị. Đặt biệt là dạng đề bạt các cán bộ trẻ có năng lực, tâm quyết với nghề nhằm đảm bảo yêu cầu hoạt động và phát triển của chi nhánh . CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Trong những năm gần đây, mặc dù đất nước phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, thiên tai, dịch bệnh diễn ra nhiều nơi, đặc biệt nền kinh tế có nhiều biến động như tình hình lạm phát, giá vàng, xăng dầu đều tăng cao, sự điều hành chính sách vĩ mô của nhàn ước có nhiều thay đổi. T uy nhiên, hệ thống Ngân hàng nói chung và Agribank Phong Điền nói riêng đã và đang có những nổ lực rất lớn để đáp ứng kịp thời các nhu cầu và cung cấp các dịch vụ Ngân hàng cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế của đất nước. Qua phân tích hoạt động huy động vốn tại chi nhánh, ta biết nhu cầu về vốn hiện tại là rất lớn nên Ngân hàng đã không ngừng mở rộng các hình thức huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, và Ngân hàng đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của địa phương. Có được thành quả đó là nhờ vào sự hoạt động hữu hiệu của tất cả chi nhánh, cụ thể là quá trình phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ lãnh đạo, công nhân viên trong toàn ngành về chuyên môn lẫn đạo đức nghề nghiệp. Bên cạnh những thành tích đạt được Ngân hàng vẫn còn tồn tại một số khó khăn làm ảnh hưởng và hạn chế trong công tác huy động vốn. Khó khăn về lãi suất huy độn, nhìn chung mặt bằng về lãi suất huy động của Ngân hàng thấp hơn so với các Ngân hàng Thương mại Cổ phần, chính điều đó đã làm cho hoạt động huy động vốn của chi nhánh gặp không ít khó khăn. Do đó, Ngân hàng cần không ngừng nổ lực tìm ra các giải pháp tích cực để vượt qua những khó khăn đó, từ đó gia tăng mức đọ cạnh tranh của chi nhánh với các NHTM khác trên địa bàn và làm cho hoạt động huy đ ộng vốn của Ngân hàng ngày càng mở rộng và phát triển. 6.2 KIẾN NGHỊ Qua hơn hai tháng thực tập tìm hiểu và tiếp xúc thực tế tai Ngân hàng Agribank Phong Điền, cũng như qua quá trình phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng, em xin đưa ra một vài kiế n nghị cho hoạt động của Ngân hàng và Nhà nước trong thời gian tới, hy vọng những kiến nghị này có ý nghĩa thiết thực trong việc đưa hoạt động của Ngân hàng ngày càng phát triển. 6.2.1 Đối với Ngân hàng Hội sở - Phải luân chuyển vốn kịp thời cho Ngân hàng cấp dưới khi cần thiêt và đồng thời cũng phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra Ngân hàng cấp dưới để hạn chế những sơ suất, rủi ro có thể xảy ra, giúp đỡ Ngân hàng cấp dưới khi cần thiết. - Thành lập tổ nghiên cứu phát triển dịch vụ sản phẩm, góp phần đa dạng hóa dịch vụ Ngân hàng và triển khai nhanh chóng xuống các chi nhánh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các chi nhánh so với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn trong công tác huy động vốn và giảm thiểu chi phí nghiên cứu cho các chi nhánh. Cần hỗ trợ chi nhánh mở rộng mạng lưới và phát triển công nghệ bằng nguồn vốn chi phí thấp và nhanh chóng hơn nữa. - Các chi nhánh ban hành bởi Hội sở cần nhanh chóng và kịp thời hơn nữa. - Nên tạo điều kiện thuận lợi cho các chi nhánh chủ động thực hiện c ác quyết sách trong hoạt động. 6.2.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước - Những quy định của nhà nước nên hạn chế thay đổi và luôn phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. - Các chính sách Nhà nước đưa ra thì phải kèm theo các văn bản hướng dẫn thực hiện một c ách rõ ràng, tránh tình trạn g lách luật hiện nay của các tổ chức tín dụng làm ảnh hưởng đến chính sách điều hành của Nhà nước. - Cần có các giải pháp hoàn thiện các công cụ gián tiếp trong điều hành chính sách tiền tệ như: dự trữ bắt buộc, lãi su ất tái chiết khấu, tái cấp vốn, thị trường mở, hoàn thiện nghiệp vụ thị trường mở để có đủ năng lực điều tiết cung cầu về vốn, điều chỉnh lãi suất tạo thuận lợi cho hoạt động huy động vốn trng và dài hạn của các NHTM. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nghị định 57/2012/NĐ-CP Về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, ngoài. chi nhánh Ngân hàng nước . [Ngày truy cập: 12 tháng 10 năm 2013] 2. Thái Văn Đại, 2010. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại . Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ, chương 1, trang 9 -13. 3. Thái Văn Đại, 2010. Quản trị ng ân hàng thương mại. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ , chương 5,trang 45 – 47. [...]... CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUY N PHONG ĐIỀN 3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUY N PHONG ĐIỀN Huy n Phong Điền, thành phố Cần Thơ (TPCT) được thành lập đầu tháng 01/2004 theo Nhị định 05/2004/NĐ – CP, ngày 02/01/2004 của Chính phủ bao gồm sáu xã và thị trấn Phong Điền là trung tâm văn hóa, hành chính của Huy n Với điều... trên thông tin số liệu thu thập trong 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huy n Phong Điền Thành phố Cần Thơ 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về tình hình huy động vốn của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huy n Phong Điền trong giai đoạn 2010 đến 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG... Mục tiêu chung Phân tích tình hình huy động vốn của Ngân Hàng NN & PTNT, chi nhánh huy n Phong Điền, TP Cần Thơ từ năm 2010 đến tháng 6/2013 để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn của Ngân Hàng 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1 Phân tích tình hình huy động vốn của Ngân Hàng giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Mục tiêu 2 Đánh giá hoạt động huy động vốn qua các chỉ... hoạt động của ngân hàng để chỉ ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu phân tích - Mục tiêu 3: Từ những tồn tại tìm ra của các kết quả phân tích, đánh giá ở mục tiêu 1, mục tiêu 2 và căn cứ vào tình hình thực tế của ngân hàng để đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng h oạt động huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huy n Phong Điền CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHI NHÁNH NGÂN... liệu trực tiếp từ phòng kinh doanh và phòng kế toán tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huy n Phon g Điền Thành phố Cần Thơ từ năm 2010 đến tháng 6/2013 Thu thập thông tin từ các báo cáo tổng kết năm, báo cáo hoạt động kinh doanh, từ trang web chính của ngân hàng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huy n Phong Điền 2 2.2 Phương pháp phân tích số liệu - Mục tiêu 1: Chủ... động vốn qua các chỉ tiêu tài chính tại ngân hàng NN & PTNT Huy n Phong Điền, thành phố Cần T hơ Mục tiêu 3 Trên cơ sở phân tích, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn cho Ngân Hàng trong thời gian tới 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài được nghiên cứu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huy n Phong Điền Thành phố Cần Thơ 1.3.2 Thời gian Thời gian thực... công n hân viên, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huy n Phong Điền đã đạt được những kết quả đáng kể Để thấy rõ hơn về tình hình hoạt động của Ngân hàng, chúng ta xem xét về kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 thông qua hình và bảng số liệu sau: Bảng 3.1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng No&PTNT huy n Phong Điền từ năm... nông thôn sẽ thanh toán tiền lãi và gốc cho người thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật 3.4 CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUY N PHONG ĐIỀN - Về huy động vốn + huy động vốn với mức tối đa các nguồn vốn trong nước nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước + Huy động tiền gửi có kỳ hạn và không có kỳ hạn của dân cư và của các tổ chức kinh tế bằng VNĐ và. .. VIẾT TẮT NH No & PTNT : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn H Phong Điền : Huy n Phong Điền TP. Cần Thơ : Thành phố Cần Thơ NHCSXH : Ngân hàng chính sách xã hội VHĐ : Vốn huy động NXB : Nhà xuất bản ĐVT : Đơn vị tính CPLBQ : Chi phí lãi bình quân NV : Nguồn Vốn CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp kinh doanh trên... giá ngắn hạn khác 2.1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn của Ngân Hàng (Thái Văn Đại ,2010, trang 45 – 47) 2.1.3.1 Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn Phân tích chỉ tiêu này để thấy được tỷ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn của Ngân Hàng Từ đó biết được, qui mô của vốn huy động và khả năng cạnh tranh của Ngân Hàng trong lĩnh vực huy động vốn so với các tổ chức tín dụng khác trên cùng địa

Ngày đăng: 08/10/2015, 11:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan