Nghiên cứu phát triển du lịch festival ở huế luận văn ths du lịch

120 2.2K 21
Nghiên cứu phát triển du lịch festival ở huế  luận văn ths  du lịch

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN VĂN HUY NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH FESTIVAL Ở HUẾ Chuyên ngành: Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Phạm Hùng Hà Nội - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu, kết quả nghiên cứu, các kết luận được trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa được công bố ở bất kỳ một nghiên cứu nào. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nghiên cứu của mình Tác giả luận văn Nguyễn Văn Huy DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT LHQ : Liên Hiệp Quốc UNESCO : The United Nations Organization for Education, Science and Culture NCC : National Capital Commission GDP : Gross Domestic Product USD : United States Dollar HIV : Human Immunodeficiency Virus AIDS : Acquired Immune Deficiency Syndrome KKT : Khu Kinh Tế FDI : Foreign Direct Investment KCN : Khu Công Nghiệp MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 5 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................... 5 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .................................................................... 7 3. Mục đích nghiên cứu ………………………………………………….. 8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 10 5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 11 6. Bố cục luận văn ................................................................................... 11 7. Đóng góp mới của luận văn ................................................................ 11 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH FESTIVAL VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH FESTIVAL Ở HUẾ........................................ 12 1.1. Tổng quan về du lịch Festival .......................................................... 12 1.1.1. Festival và du lịch Festival .......................................................... 12 1.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến du lịch Festival .............................. 17 1.1.3. Những nguyên tắc phát triển du lịch Festival .............................. 19 1.2. Những bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch Festival............. 19 1.2.1. Kinh nghiệm quốc tế .................................................................... 20 1.2.2. Kinh nghiệm trong nước .............................................................. 24 Tiểu kết chương 1.................................................................................... 28 CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN VÀ THỰC TRẠNG........................................ 30 2.1. Giới thiệu ………………………………………………………...… 30 2.2. Tài nguyên du lịch Festival ở Huế…………………………………37 2.3. Thị trường khách du lịch Festival ................................................... 41 2.4. Các sản phẩm du lịch Festival ở Huế .............................................. 47 2.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch Festival ở Huế ........................ 51 2.6. Nhân lực du lịch Festival ở Huế ...................................................... 61 2.7. Tổ chức, quản lý du lịch Festival ở Huế .......................................... 62 2.8. Tuyên truyền quảng bá du lịch Festival ở Huế ............................... 67 2.9. Bảo vệ môi trường văn hóa và tự nhiên trong du lịch Festival ở Huế… 70 1 2.10. Điều kiện phát triển du lịch Festival ở thành phố Huế ................ 72 1.2.1. Điều kiện chủ quan……………………………………………… 72 1.2.2. Điều kiện khách quan …………………………………..….77 Tiểu kết chương 2.................................................................................... 80 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH FESTIVAL Ở HUẾ ................................................................................... 82 3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp ................................................................. 82 3.1.1. Mục tiêu, chiến lược phát triển du lịch Huế ................................. 82 3.1.2. Quy hoạch du lịch Huế ................................................................ 83 3.1.3. Thực tiễn du lịch Festival Huế ..................................................... 84 3.2. Các nhóm giải pháp cụ thể............................................................... 85 3.2.1. Giải pháp về chính sách, quy hoạch, tổ chức, quản lý Festival .... 85 3.2.2. Giải pháp về đầu tư, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Festival... 87 3.2.3. Giải pháp về phát triển sản phẩm du lịch Festival ....................... 88 3.2.4. Giải pháp về phát triển thị trường du lịch Festival ...................... 90 3.2.5. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch Festival .................. 90 3.2.6. Giải pháp về tuyên truyền, quảng bá du lịch Festival .................. 91 3.2.7. Giải pháp bảo vệ môi trường văn hóa và tự nhiên trong hoạt động du lịch Festival ...................................................................................... 92 3.2.8. Các giải pháp về an ninh, an toàn du lịch………………………… 94 3.3. Một số kiến nghị ............................................................................... 95 3.3.1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước......................................... 95 3.3.2. Đối với các doanh nghiệp du lịch…………………………..………. 96 3.3.3. Đối với chính quyền và cư dân địa phương.................................. 96 Tiểu kết chương 3.................................................................................... 97 KẾT LUẬN ................................................................................................. 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 101 PHỤ LỤC 2 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tổng hợp số lượt khách tham dự Festival Huế trong 8 kỳ tổ chức 41 Bảng 2.2. Tổng hợp số nước, đoàn khách tham dự Festival Huế trong 8 kỳ . 45 Bảng 2.3. So sánh chương trình chính tại 5 kì Festival Huế gần nhất ........... 48 Bảng 2.4. Du khách đánh giá về chương trình Festival Huế 2014................. 49 Bảng 2.5. Tỷ lệ mục đích chuyến đi của du khách ........................................ 50 Bảng 2.6. Tỷ lệ khách tại các cơ sở lưu trú khác nhau .................................. 52 Bảng 2.7. Tỷ lệ số đêm khách lưu trú tại thời điểm diễn ra festival .............. 53 Bảng 2.8. Du khách đánh giá về dịch vụ lưu trú ........................................... 54 Bảng 2.9. Du khách đánh giá về chất lượng dịch vụ ăn uống........................ 55 Bảng 2.10. Du khách đánh giá về chất lượng dịch vụ bổ sung khác.............. 57 Bảng 2.11. Tỷ lệ du khách sử dụng các phương tiện đi lại ............................ 59 Bảng 2.12. Du khách đánh giá về chất lượng dịch vụ vận chuyển ................ 60 Bảng 2.13. Du khách đánh giá về câu khẩu hiệu chương trình...................... 63 Bảng 2.14. Du khách đánh giá về thời lượng chương trình ........................... 64 Bảng 2.15. Du khách đánh giá về thời gian tổ chức chương trình ................. 65 Bảng 2.16. Số lần du khách tham dự chương trình festival ........................... 66 Bảng 2.17. Tỷ lệ du khách biết trước về chương trình festival ...................... 68 Bảng 2.18. Du khách biết về festival thông qua các phương tiện .................. 69 3 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Số lượt khách tham dự trong 8 kì festival ................................. 43 Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ lượt khách thăm quan và du lịch trong 8 kì festival ......... 44 Biểu đồ 2.3. Số lượng khách nội địa và quốc tế trong 8 kì festival ............... 44 Biểu đồ 2.4. Số nước tham dự qua 8 kì festival ............................................ 45 Biểu đồ 2.5. Số đoàn tham dự trong 8 kì festival .......................................... 46 Biểu đồ 2.6. Số diễn viên, nghệ sĩ tham dự trong 8 kì festival ...................... 46 Biểu đồ 2.7. Khảo sát ý kiến du khách về chương trình Festival Huế ........... 49 Biểu đồ 2.8. Khảo sát mục đích chuyến đi của du khách .............................. 50 Biểu đồ 2.9. Khảo sát tỷ lệ khách lưu trú tại các cơ sở lưu trú ...................... 52 Biểu đồ 2.10. Khảo sát tỷ lệ số đêm khách lưu trú ........................................ 53 Biểu đồ 2.11. Khảo sát ý kiến du khách về dịch vụ lưu trú ........................... 54 Biểu đồ 2.12. Khảo sát ý kiến du khách về dịch vụ ăn uống ......................... 56 Biểu đồ 2.13. Khảo sát ý kiến du khách về dịch vụ bổ sung khác ................. 58 Biểu đồ 2.14. Khảo sát tỷ lệ du khách sử dụng các phương tiện đi lại .......... 60 Biểu đồ 2.15. Khảo sát ý kiến du khách về chất lượng dịch vụ vận chuyển .. 61 Biểu đồ 2.16. Khảo sát ý kiến du khách về câu khẩu hiệu chương trình ....... 63 Biểu đồ 2.17. Khảo sát ý kiến du khách về thời lượng chương trình ............. 64 Biểu đồ 2.18. Khảo sát ý kiến du khách về thời gian tổ chức........................ 66 Biểu đồ 2.19. Khảo sát số lần tham dự festival của du khách ....................... 67 Biểu đồ 2.20. Khảo sát tỷ lệ du khách biết trước chương trình festival ......... 68 Biểu đồ 2.21. Khảo sát tỷ lệ du khách biết về festival qua các phương tiện .. 69 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ở Việt Nam, từ Festival xuất hiện lần đầu là ở Festival Huế đầu tiên có tên là Festival Việt-Pháp được tổ chức năm 1992, cho đến năm 2000 thì đổi tên là Festival Huế, tại thời điểm diễn ra sự kiện mọi người vẫn còn xa lạ với thuật ngữ này, sau đó người ta thường xuyên sử dụng, dần dà quên mất xuất xứ của nó và sử dụng như một từ thuần Việt. Tuy nhiên, không ít người đồng nhất khái niệm ‘Festival’ và ‘Lễ hội’ hay ‘Liên hoan’ mặc dầu ý nghĩa của chúng không hoàn toàn giống nhau. Theo các nhà ngôn ngữ học, từ ‘festival’ là một từ cổ xuất hiện khá sớm trong lịch sử loài người. Nói đến Lễ hội người ta thường nghĩ đến những hoạt động văn hóa cộng đồng địa phương, do địa phương tổ chức nhằm tôn kính, tôn vinh các vị thần, những người công lao to lớn trong việc giúp đỡ, khai canh, khai cư hay phản ánh những ước mơ, nguyện vọng chính đáng của chính họ. Các lễ hội truyền thống ở Việt Nam có thể phân thành một số loại như: Lễ hội dan gian, lễ hội lịch sử, lễ hội tôn giáo, thường được tổ chức hầu như đầy đủ các tháng trong năm, từ tháng Giêng ta có Lễ Tết Nguyên Đáng đến tháng Chạp ta có Lễ tiễn Ông Táo về trời. Du lịch lễ hội ở Việt Nam là một loại hình hoạt động văn hóa luôn song hành với người dân Việt, nó ăn sâu vào tiềm thức của mỗi một chúng ta từ đời này sang đời khác, từ cổ chí kim, ở đâu có người Việt, ở đó có lễ hội, là một hoạt động văn hóa cộng đồng không thể thiếu trong đời sống tinh thần, vật chất của mỗi người, lâu lâu phải đi ‘xem Lễ’ để nhớ về nguồn cội, lâu lâu phải đi ‘trẩy Hội’ để giao lưu, du hí. Festival Huế được tổ chức hai năm một lần, là một sự kiện văn hóa lớn được tổ chức tại Huế vào các năm chẵn nhằm mục đích tôn vinh các di sản văn hóa Huế. Đến nay đã tổ chức được 8 kì, có những kì thành công và những kì chưa được thành công mĩ mãn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy 5 nhiên, không thể phủ nhận một điều là Festival Huế đã trở thành một điểm hội tụ các di sản văn hóa năm châu bốn bể đáng ghi nhớ cho khách du lịch. Với câu khẩu hiệu ‘Du lịch di sản văn hóa và hội nhập’ Festival Huế là điểm hội tụ của nhiều di sản văn hóa quốc gia và quốc tế, nó mang đầy đủ tính kế thừa, tôn tạo, phát triển giữa các nền văn hóa đặc sắc khác nhau trên thế giới, là một điểm đến lí tưởng cho du khách muốn tìm hiểu, phám phá những nét văn hóa đặc thù, những di sản văn hóa thế giới độc đáo còn lưu lại đến hôm nay và trên hết khách du lịch Fesitval Huế sẽ có một cơ hội quý báu để tận hưởng những nét văn hóa đặc thù của xứ Huế, xứ Thần Kinh trước đây của Việt Nam. Trước những tiềm năng du lịch to lớn, tài nguyên du lịch phong phú, dồi dào, Festival Huế đang được nhiều nước bạn quan tâm, giúp đỡ, được đa số du khách ủng hộ, tham gia, du lịch Festival đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh nhà và quốc gia. Tuy nhiên, hoạt động du lịch Festival là một loại hình du lịch khá non trẻ và mới mẻ tại Việt Nam, hiện chưa có nhiều chuyên gia đầu ngành nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này, đa số chương trình được cóp nhặt, chỉnh sửa từ kinh nghiệm của các nước bạn, nên đâu đó vẫn còn những bất cập, tính ứng dụng và khả thi chưa cao, hẳn nhiên chưa khai thác, tận dụng tối đa tiềm năng phát triển du lịch Festival vốn có của nó. Do vậy, nhằm khai thác tốt hơn du lịch festival, hoàn thiện hơn chất lượng dịch vụ, chương trình lễ hội, tăng sức hấp dẫn, lôi cuốn cho điểm đến, tác giả chọn đề tài này để nghiên cứu nhằm góp chút công sức cho sự nghiệp phát triển Festival Huế nói riêng và các loại hình Festival khác nói chung ở Việt Nam. 6 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Đã có một số công trình nghiên cứu về Festival Huế nhìn từ nhiều góc độ khác nhau của sự kiện này, xét về góc độ Festival Huế nói chung và du lịch Festival Huế nói riêng. Công trình đầu tiên có thể kể đến là các đánh giá chính thức của các nhà tổ chức Festival Huế, do Ủy ban Nhân dân tỉnh chủ trì. Đây là những báo cáo đánh giá của bản thân các nhà tổ chức sau mỗi kỳ festival, chủ yếu mang tính chất tổng kết công tác và đề ra phương hướng cho các kỳ tổ chức festival sau. Chẳng hạn như: Báo cáo tổng kết Festival 2000, 2004, 2006, 2008, 2010 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên- Huế, Báo cáo tổng kết năm 2000, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010 của Sở Du lịch Thừa Thiên Huế. Tiếp đến là Trần Thị Mai (2002), Những tác động tích cực của Festival Huế - Xét ở góc độ du lịch, Kỷ yếu hội thảo Du lịch Lễ hội và Sự kiện, Đại học Kinh tế Huế; Vũ Hoài Phương với Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế bảo vệ năm 2005 với tiêu đề Đánh giá tác động kinh tế của Festivai Huế 2004 đối với khác sạn nhà hàng tại thành phố Huế, Báo cáo đánh giá Festival Huế- Câu chuyện hội nhập và phát triển văn hóa của Trung tâm nghiên cứu, hỗ trợ và phát triển văn hóa do Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội ấn hành năm 2009. Luận văn thạc sĩ của Hồ Thị Diệu Trang, năm 2011, “Truyền thông sự kiện Festival Huế định kỳ trên báo Thừa Thiên-Huế, VietnamNet, VnExpress (khảo sát các năm 2000, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010)”,.. Xem xét các công trình nghiên cứu trước đây, ta có thể tóm lược lại những vấn đề đã được nghiên cứu như sau: - Các báo cáo tổng kết, đánh giá toàn bộ hoạt động Festival Huế qua từng kì, nghiên cứu đúc rút thực tiễn, nhận định những ưu, khuyết và khắc phục cho những kì festival sau. 7 - Những tác động tích cực của Festival Huế xét từ góc nhìn du lịch, nghiên cứu tập trung đánh giá các mặt tích cực của sự kiện này. - Kỷ yếu hội thảo Du lịch Lễ hội và Sự kiện, nghiên cứu các khái niệm, tính vĩ mô và vi mô về du lịch lễ hội, du lịch sự kiện. - Đánh giá tác động kinh tế của Festival Huế 2004 đối với khác sạn nhà hàng tại thành phố Huế, nghiên cứu nhằm đánh giá các tác động về kinh tế đối với các sơ sở lưu trú, ăn uống và dịch vụ bổ sung khác. - Báo cáo đánh giá Festival Huế - Câu chuyện hội nhập và phát triển văn hóa, nghiên cứu này vẽ nên một hình ảnh khái quát nhất về du lịch festival ở Huế. - Truyền thông sự kiện Festival Huế định kỳ trên báo Thừa Thiên-Huế, VietnamNet, VnExpress, nghiên cứu này tập trung về các phương tiện truyền thông, nghe nhìn, tuyên truyền, quảng bá sự kiện. Qua đó, ta có thể thấy còn một số vấn đề còn chưa được khai thác, nghiên cứu như: - Nghiên cứu các tác động tiêu cực của Festival Huế về các vấn đề: du lịch, dịch vụ, kinh tế, xã hội, văn học, nghệ thuật,.. - Nghiên cứu các giá trị đích thực của Festival Huế đối với: kinh tế, xã hội, du lịch, văn hóa, nghệ thuật, đời sống,.. - Nghiên cứu tác động của Festival Huế đến các yếu tố như: công trình kiến trúc cổ, các di tích lịch sử, văn hóa, đời sống tinh thần, vật chất của cư dân Huế, văn hóa Huế,.. - Nghiên cứu phát triển bền vững du lịch Festival Huế. - Nghiên cứu phương thức đầu tư bền vững cho Festival Huế,... 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích Phát triển du lịch song song đi kèm với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật, mỗi một khía cạnh muốn phát triển phải dựa trên cơ sở phát 8 triển các lãnh vực khác của xã hội, thế nên ta không thể tách rời các yếu tố cấu thành một xã hội được. Đối với ngành du lịch Thừa Thiên Huế cũng không ngoại lệ, muốn phát triển phải có động lực, có cột mốc ghi nhận sự trưởng thành và phát triển. Tác giả là một người Huế đích thực, đã sinh trưởng, sống và làm việc tại Huế cũng khá nhiều năm, đã chứng kiến những bước đi thăng trầm của tỉnh nhà, nhất là đối với ngành du lịch. Trước đây, khi chưa có Festival Huế, trước năm 2000, ngành du lịch Huế là một vùng trũng du lịch của cả nước, ít được nhiều người biết đến, ngay cả trong nước, không nhiều người biết Huế, đến Huế và hiểu Huế ngoại trừ một số thị trường truyền thống đó là Pháp và một số nước Tây Âu. Tuy nhiên, cơ hội đến, hiểu và nhìn nhận Huế một cách đúng đắn thì không nhiều, vì một điều đơn giản, không ai giới thiệu, không có hoạt động văn hóa, nghệ thuật có chất lượng, xứng với tiềm năng du lịch vốn có của nó. Câu chuyện đã trở nên khác hẳn từ khi có Festival Huế đầu tiên, năm 2000, nhiều người biết đến Huế hơn, nhiều thị trường khách mới đến Huế hơn, ngành du lịch thực sự khởi sắc khi có Festival Huế, thực sự thay da đổi thịt từ khi có sự kiện này. Ngành du lịch Huế trở nên năng động hơn, tích cực hơn. Những ai đã từng đến Huế trước năm 2000 và quay trở lại Huế những năm sau đều có chung một nhận định, Huế đã khác trước, đã chuyển mình, vươn lên, tươi tắn hơn, mảnh liệt hơn. Từng Fesitval Huế là một cột mốc để Huế tự nhìn lại mình trong những năm qua, từ điểm đến có thị trường khách du lịch nghèo nàn, hạn chế, đến một thị trường khách du lịch phong phú, đa dạng, cả về lượng và chất. Tóm lại, ta có thể xem xét các khía cạnh đổi mới và phát triển sau khi có Festival Huế như sau: - Cơ sở vật chất hạ tầng du lịch phát triển mạnh, nhiều nhà đầu tư quan tâm đến Huế hơn, nhiều dự án xây dựng các cơ sở phục vụ du lịch có chất lượng hơn. 9 - Các công trình công cộng như điện, đường, trường, trạm được quan tâm đầu tư nhiều hơn, hoàn thiện hơn qua từng kì festival. - Các cơ sở đào tạo nghề, thực hành nghề du lịch được quan tâm hơn, đầu tư nhiều hơn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của du khách. - Ý thức cộng đồng, tuyên truyền, cổ động của chính quyền và dân cư được cải thiện nhiều hơn. - Đời sống kinh tế, xã hội được cải thiện rõ rệt, thu nhập người dân tăng cao, tạo nhiều công ăn, việc làm hơn. - Các chương trình du lịch, lễ hội, các dự án bảo tồn, tôn tạo các di tích văn hóa, nghệ thuật cung đình và dân gian được phục dựng kỉ càng hơn, nghiêm túc hơn, xác thực hơn. Qua đó, ta có thể nói rằng Festival Huế như là một mồi lửa không thể thiếu để kích thích, hâm nóng và kích cầu nhằm phát triển kinh tế, xã hội và nhất là ngành du lịch tỉnh nhà. Nhiệm vụ Nhằm áp dụng thực tiễn, đánh giá lại tiềm năng phát triển du lịch Festival ở Huế và thực trạng khai thác, đưa ra các giải pháp, cụm giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch Festival Huế tốt hơn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng Luận văn tập trung nghiên cứu Festival Huế các năm chẵn, từ Festival Huế 2000 đến 2014. Phạm vi Phạm vi nghiên cứu tập trung các hoạt động của lễ hội Festival Huế và các hoạt động du lịch lễ hội Festival Huế. Thời gian Khảo sát tại thời điểm diễn ra sự kiện lễ hội Festival Huế 2014. Không gian 10 Chủ yếu tập trung ở nội thành phố Huế, các điểm thăm quan du lịch, và các địa bàn lân cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, nơi có hoạt động thuộc Festival Huế diễn ra. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục đích đã nêu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp phân tích số liệu; - Phương pháp hệ thống số liệu; - Phương pháp điều tra xã hội học; - Phương pháp mô tả; 6. Bố cục luận văn Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận, Mục lục và Tài liệu tham khảo, Luận văn bao gồm ba chương: Chương 1. Tổng quan về du lịch Festival và điều kiện phát triển du lịch Festival ở Huế Chương 2. Thực trạng hoạt động du lịch Festival ở Huế Chương 3. Một số giải pháp phát triển du lịch Festival ở Huế 7. Đóng góp mới của luận văn Luận văn này nhằm giúp các nhà tổ chức, các nhà nghiên cứu chuyên sâu về Festival Huế có cái nhìn tổng thể, khái quát hơn về thực trạng khai thác Festival Huế qua từng thời kì, đặc biệt tập trung khảo sát Festival Huế 2014. Qua đó, các nhà chức trách, các cơ quan hữu quan cùng khối doanh nghiệp đánh giá chính xác hơn về festival và có những giải pháp, cụm giải pháp tích cực, thiết thực hơn giúp Festival Huế phát triển đúng với tiềm năng vốn có của nó. 11 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH FESTIVAL VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH FESTIVAL Ở HUẾ 1.1. Tổng quan về du lịch Festival 1.1.1. Festival và du lịch Festival Festival Festival là một từ gốc tiếng Anh, có nghĩa là Lễ hội, Đại hội, Liên hoan, Yến tiệc. Theo từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Festival dùng thay thế với Gala, chỉ một sự kiện văn hóa, thường được tổ chức bởi cộng đồng địa phương nhằm kỉ niệm hay tưởng niệm những nét văn hóa độc đáo của cộng đồng và đặc trưng của Lễ hội đó. Ngoài ra một số nguồn khác có khái niệm như: Festival: Thuộc ngày hội. Ngày hội; đại hội liên hoan; hội diễn; Festival (danh từ): (ngày hoặc thời gian) lễ hội tôn giáo hoặc hội hè khác; ngày hội; đại hội liên hoan; Festival: ngày hội có tính chất quốc gia hay quốc tế, giới thiệu những thành tựu nghệ thuật âm nhạc, sân khấu, điện ảnh,.. Đối với một số tôn giáo, Festival còn mang nghĩa như bữa tiệc (Feast) được cộng đồng địa phương tổ chức nhằm vinh danh một hay các vị thần (God hay Gods). Festival và Lễ hội Lễ hội là hình thức sinh hoạt tổng hợp bao gồm nhiều thành tố: nghi lễ, tín ngưỡng, tôn giáo, trang trí, điêu khắc, ca hát, âm nhạc, múa, trò diễn sân khấu, trò chơi, thể thao, thi tài, trưng bày hiện vật, thưởng ngoạn phong cảnh…[30] Lễ hội Việt Nam là sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng. "Lễ" là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người đối với cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. "Hội" là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống. 12 Theo thống kê 2009, hiện cả nước Việt Nam có 7.966 lễ hội; trong đó có 7.039 lễ hội dân gian (chiếm 88,36%), 332 lễ hội lịch sử (chiếm 4,16%), 544 lễ hội tôn giáo (chiếm 6,28%), 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài (chiếm 0,12%), còn lại là lễ hội khác (chiếm 0,5%). Các địa phương có nhiều lễ hội là Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dương và Phú Thọ. Theo giáo sư Trần Lâm Biền “Lễ không phải là cúng bái, cúng bái và tế chỉ là một phần của lễ mà thôi. Hội là gì? Hội không phải là trò chơi. Hội trước hết là sự tập hợp một cộng đồng người nhất định để thực hiện những điều về lễ. Cho nên lễ và hội là một cặp phạm trù tương hỗ, không thể tách rời. Vì rằng, trong các trò chơi cũng chỉ là một phần của lễ hội. Nhưng khi nó vào trong không gian thiêng, thời gian thiêng thì tự nhiên nó mang ý nghĩa thiêng liêng. Trong ý nghĩa thiêng liêng ấy nó mang giá trị biểu tượng”. Từ những quan điểm trên, ta thấy rằng Festival và Lễ hội có những nét tương đồng và khác biệt cơ bản sau: Một là, cả Festival và Lễ hội đều có cả phần “Lễ” và phần “Hội”, tuy nhiên, Festival chú trọng phần “Hội” còn Lễ hội chú trọng phần “Lễ”. Hai là, Festival và Lễ hội đều được tổ chức tại một địa bàn nhất định tại một khoảng thời gian nhất định trong năm. Ba là, Festival là một hoạt động văn hóa, nghệ thuật, tín ngưỡng mang tính quốc tế còn Lễ hội được tổ chức dựa trên cơ sở văn hóa, tín ngưỡng dân gian của cộng đồng, mang tính địa phương hơn. Bốn là, Lễ hội truyền thống chỉ được tổ chức tại một thời điểm và một khoảng thời gian nhất định trong năm theo truyền thống, văn hóa, sáng lập ra lễ hội đó quy định. Còn Festival thì có thể tổ chức bất kì lúc nào tùy theo ban tổ chức quy định phù hợp với tình hình thực tiễn. Năm là, Lễ hội chỉ tổ chức một hình thái lễ và hội chặt chẽ, theo đúng tập tục, truyền thống văn hóa dân gian nhất định, còn Festival có thể tổ chức nhiều hoạt động lễ hội phối hợp và cho phép tái hiện lại các sự kiện văn hóa, 13 lịch sử, nghệ thuật, tín ngưỡng dân gian mà không phải tuân thủ hoàn toàn một mô típ truyền thống nhất định nào tùy thuộc vào mục đích, ý nghĩa và tình hình thực tế để ban tổ chức festival dàn dựng. Sáu là, đối với Lễ hội, phần ‘Hội’ là một phần của ‘Lễ’ còn Festival thì ngược lại phần ‘Lễ’ là một phần của ‘Hội’. Phân loại Festival Hiện nay vẫn chưa có tài liệu nào phân loại Festival một cách rõ ràng, tuy nhiên, theo công trình nghiên cứu của TS. Trần Thị Mai, dựa trên quy mô, đặc điểm thực tế, có thể phân làm hai nhóm lớn: Festival tổng hợp và Festival chuyên đề. [10] Festival tổng hợp thường được tổ chức theo quy mô lớn, phạm vi không gian rộng (thành phố, tỉnh, quốc gia), với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, tín ngưỡng được tổ chức tại nhiều địa điểm khác nhau, được điều hành chung bởi một ban tổ chức. Thế giới có những festival lớn như, Festival d’Avignon (Pháp, thường niên) Festival Ottawa (Canada, thường niên),.. Festival Huế thuộc nhóm này. Festival chuyên đề thường được tổ chức trên phạm vị nhỏ hơn, thường theo chuyên đề cụ thể như, Festival Trà (Thái Nguyên), Festival Hoa (Đà Lạt), Festival Biển (Nha Trang), Festival Pháo Hoa (Đà Nẵng). Huế cũng có một Festival chuyên đề đó là Festival Làng Nghề (được tổ chức 2 năm 1 lần, vào các năm lẻ). Du lịch Festival Khái niệm Du lịch festival hay còn gọi là ‘lễ hội du lịch’ hay ‘liên hoan du lịch’… của các địa phương, vùng, quốc gia, quốc tế, là một hoạt động nhằm gắn kết các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, hội nghị, hội thảo, triển lãm, ẩm thực.. với hoạt động du lịch nhằm giới thiệu sâu rộng với người dân, với khách du lịch trong và ngoài nước về tiềm năng du lịch của địa phương, vùng 14 hay quốc gia đó, tạo cơ hội kinh doanh, hợp tác du lịch giữa các quốc gia, các doanh nghiệp, các tổ chức du lịch.. góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển. [32] Du lịch lễ hội là loại hình du lịch trong đó du khách thực hiện chuyến đi vì mục đích tham quan, tham gia vào các lễ hội ở điểm đến. Ở đây, lễ hội là yếu tố hấp dẫn đặc biệt lôi kéo du khách từ phương xa đến. Lạ lẫm, náo nhiệt, lễ hội giúp du khách cảm nhận được nhiều nhất trong khoảng thời gian hạn chế những tinh hoa văn hóa của một cộng đồng người. Đồng thời, du khách được hòa mình trong không khí tưng bừng của các cuộc biểu dương tình đoàn kết cộng đồng, trãi nghiệm bản thân trong một môi trường xã hội mới mẻ, trong một không gian và thời gian tập trung cao độ những tinh hoa của hoạt động sống của cư dân địa phương. [17] Qua những khái niệm trên, ta có thể hiểu rằng du lịch lễ hội là một hình thức, hình thái, hay một loại hình du lịch ăn theo lễ hội, dựa vào lễ hội để mở rộng quy mô, dựa vào lễ hội để quảng bá, để phát triển du lịch. Bên cạnh đó, lễ hội lại dựa vào du lịch để phát triển kinh tế địa phương, dựa vào du lịch để bảo tồn, tôn tạo cho lễ hội thêm đậm đà, thêm phần hồn, phần tính. Đối với du lịch festival mà nói thì quy mô này lớn hơn, hoành tráng hơn, bởi lẽ festival không bị lệ thuộc hoàn toàn vào lễ hội mà xem lễ hội là một phần trong chương trình festival. Chính vì lẽ đó mà nhiều tỉnh thành trong cả nước đã và đang xây dựng cho mình một kì festival riêng, một tiếng nói riêng, một tâm hồn riêng, một chiến lược phát triển du lịch riêng như chúng ta đã thấy. Đặc điểm Ở Việt Nam, các lễ hội du lịch được tổ chức dưới nhiều quy mô khác nhau, với các tên gọi khác nhau như festival du lịch, lễ hội du lịch, hội du lịch, liên hoan du lịch, năm du lịch, tuần lễ du lịch,.. Những tên gọi khác nhau đó thể hiện sự khác nhau về quy mô, cách thức tổ chức, nội dung tổ chức, được chú trọng và thể hiện nét đặc trưng riêng của từng địa phương. 15 Gọi là Lễ hội du lịch khi lễ hội đó chủ yếu nhằm mục đích kỉ niệm một ngày lễ hay một sự kiện đặc biệt nào đó gắn liền với địa phương tổ chức, đa phần mang yếu tố lịch sử như: Lễ hội 100 năm du lịch Sa Pa, Lễ hội du lịch kỷ niệm Khánh Hòa 350 năm. Gọi là Liên hoan du lịch khi hoạt động này tổ chức theo phong cách Việt Nam, mang tính chất lễ hội, chào mừng, kỉ niệm các sự kiện chung, có thể hoặc không gắn liền với địa phương tổ chức như: Liên hoan du lịch Hà Nội, Liên hoan du lịch Gặp gỡ Đất Phương Nam. Gọi là Năm du lịch nhưng các chương trình trọng tâm được tập trung vào một hay một số thời điểm trong năm. Năm du lịch có thể là một festival lớn, có thể bao gồm nhiều sự kiện, nhiều lễ hội, trong đó có những Tháng du lịch, Tuần du lịch như: Năm du lịch Việt Nam 2000, Tuần lễ du lịch Hội An. Riêng với Festival Huế chúng ta giữ nguyên thuật ngữ ‘Festival’ mà không dịch sang một từ tương đương tiếng Việt do Festival Huế đã tiếp thu công nghệ tổ chức festival quốc tế (các chương trình IN/OFF), có quy mô lớn hơn, thời gian tương đối dài, có nhiều hoạt động tập trung, mang đậm tính lịch sử, văn hóa-nghệ thuật dân tộc và quốc tế và không chỉ phục vụ cho ngành du lịch. Tuy nhiên, ta vẫn coi Festival Huế là một lễ hội du lịch đặc biệt. [18] Khách du lịch Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ tường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến. Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế. Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Khách du lịch quốc tế là người nước noài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch. [22] 16 Khách du lịch Festival Khách du lịch festival là khách du lịch, khách được mời và cộng đồng dân cư địa phương tham dự festival trong thời gian diễn ra festival. [24] 1.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến du lịch Festival Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thực hiện chuyến đi du lịch của du khách nói chung và đi du lịch festival nói riêng, ở đây ta có thể xem xét một số yếu tố ảnh hưởng cơ bản như: vị trí địa lý, tài nguyên du lịch, an ninh an toàn du lịch, hạ tầng cơ sở du lịch, thời gian diễn ra festival, chương trình festival, truyền thông, quảng bá sự kiện,.. Vị trí địa lý Đặc điểm vị trí địa lý của vùng, miền nào sẽ tạo nên nét đặc trưng của vùng, miền ấy, chính sự đa dạng của điều kiện sống tự nhiên ấy tạo nên sự khác biệt đời sống xã hội, tạo nên sức hấp dẫn và tiềm năng du lịch của điểm đến du lịch nói chung, địa điểm tổ chức du lịch festival nói riêng. Tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa. Tài nguyên du lịch thiên nhiên là điều kiện kiện sống tự nhiên của một xã hội, là nét đặc trưng của địa hình, địa vật, thời tiết, khí hậu như đã nêu; tài nguyên du lịch văn hóa là những nét văn hóa đặc trưng do xã hội tạo ra trong quá trình sống, lao động, lịch sử hình thành và phát triển của của xã hội ấy. Có hai loại tài nguyên văn hóa đó là tài nguyên văn hóa vật thể và tài nguyên văn hóa phi vật thể. Đối với du lịch festival, việc khai thác tài nguyên du lịch văn hóa được chú trọng hơn. An ninh an toàn du lịch Một yếu tố ảnh hưởng gần như tuyệt đối tác động đến quyết định thực hiện chuyến đi của du khách đó chính là an toàn và an ninh tại điểm đến du lịch. Đa số du khách sẽ không ngần ngại hủy chuyến đi nếu điểm đến có sự 17 bất ổn chính trị, kinh tế, xã hội, hay điểm đến thiếu an toàn, an ninh du lịch. Địa điểm diễn ra sự kiện festival nên chú trọng đến yếu tố này. Hạ tầng cơ sở du lịch Nơi ăn, chốn ở, địa điểm vui chơi, giải trí luôn là vấn đề được chú trọng đối với du khách, đặc biệt điểm đến du lịch festival, tình trạng thiếu hụt cơ sở vật chất du lịch, tình trạng quá tải điểm đến tại thời điểm diễn ra sự kiện, tình trạng tiêu cực kinh tế, xã hội, đa số tồn tại ở những nơi tổ chức du lịch festival trong nước cũng như quốc tế sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức hấp dẫn của sự kiện. Vì vậy, ban tổ chức sự kiện du lịch festival nên xem xét, tính toán kĩ vấn đề này. Thời gian diễn ra festival Đây là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của du lịch festival. Thời gian và thời lượng của sự kiện du lịch festival phải phù hợp với thời gian rảnh của thị trường khách du lịch festival mục tiêu mà sự kiện hướng đến. Do vậy, việc điều tra, khảo sát thị trường nên được cân nhắc kĩ. Chương trình du lịch festival Nội dung chương trình du lịch festival luôn là vấn đề gây nhiều khó khăn cho ban tổ chức sự kiện. Nên đưa nội dung nào, chương trình nào, thời lượng chương trình ra sao là một bàn toán không dễ. Đa số điểm tổ chức sự kiện du lịch festival, trong nước cũng như quốc tế, thường đưa những nội dung mà mình có, chứ chưa chú trọng đến những nội dung mà khách du lịch festival mong muốn. Nội dung chương trình rập khuôn, trùng lắp nhiều qua từng kì festival, phần nào làm giảm đi tính hấp dẫn, tính mới lạ của sự kiện, vốn dĩ là yếu tố quyết định đến chuyến đi du lịch của khách. Truyền thông, quảng bá sự kiện Chắc chắn, việc truyền thông, quảng bá cho sự kiện du lịch festival là quan trọng, là yếu tố kích cầu, yếu tố tăng tính hấp dẫn cho sự kiện. Tuy nhiên, đa số việc truyền thông, quảng bá thường nhiều hơn sự thực, hay 18 không có thực. Việc này, thực tế sẽ làm giảm sự hài lòng, thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu của du khách do tạo cho du khách quá nhiều mong đợi. Quảng cáo đúng, đủ, cho khách nhiều hơn cảm nhận trước chuyến đi và cho khách những gì khách không nghĩ là mình có thể nhận được sau chuyến đi sẽ dễ làm hài lòng khách hơn. 1.1.3. Những nguyên tắc phát triển du lịch Festival Theo bộ luật du lịch, Điều 5, có sáu nguyên tắc phát triển du lịch 1. Phát triển du lịch bền vững, theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm hài hoà giữa kinh tế, xã hội và môi trường; phát triển có trọng tâm, trọng điểm theo hướng du lịch văn hoá - lịch sử, du lịch sinh thái; bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của tài nguyên du lịch; 2. Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; 3. Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, lợi ích chính đáng và an ninh, an toàn cho khách du lịch, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch; 4. Bảo đảm sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư trong phát triển du lịch; 5. Góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và giao lưu quốc tế để quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam; 6. Phát triển đồng thời du lịch trong nước và du lịch quốc tế, tăng cường thu hút ngày càng nhiều khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam. [21] Du lịch festival là loại hình du lịch mang tính cộng đồng cao, cần nhiều nguồn nhân lực và nguồn lực kinh tế để phát triển. Vì vậy, việc phát triển du lịch hay du lịch festival nói riêng không nằm ngoài sáu nguyên tắc trong bộ luật du lịch đã nêu. 1.2. Những bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch Festival Trong những năm gần đây, nhận thấy tầm quan trọng của việc phát triển du lịch trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, tăng cường hợp tác, quảng bá, giao lưu văn hóa giữa các nước trong khu vực và quốc tế, theo sự chỉ đạo của chính phủ, một số tỉnh, thành phố đã chú trọng phát triển du lịch 19 festival. Tuy nhiên, đây là một loại hình du lịch mới, kinh nghiệm tổ chức, thực tiễn chưa nhiều, tính chuyên nghiệp còn hạn chế, cần tập trung nghiên cứu, học hỏi nhiều ở những nơi, những nước có nhiều kinh nghiệm tổ chức, phát triển du lịch festival hơn. 1.2.1. Kinh nghiệm quốc tế Festival d’Avignon Được mệnh danh là thành phố của nghệ thuật, là trái tim của miền Provence, Avignon quanh năm rộn ràng lễ hội. Nhờ lưu giữ nhiều công trình kiến trúc độc đáo và nét văn hóa đặc trưng miền nam nước Pháp, thành phố cổ kính bên bờ sông Rhône này hằng năm thu hút hàng triệu du khách tham quan. Nằm trong đồng bằng rộng lớn của sông Rhône, nét cổ kính của thành phố Avignon đặc biệt thu hút sự chú ý của các du khách trên hành trình xuôi tàu theo sông Rhône hướng về phía biển Địa Trung Hải. Ở nơi hợp lưu giữa hai con sông Rhône và Durance, Avignon là thủ phủ của tỉnh Vaucluse, nơi từng là trung tâm giao thương và trung tâm văn hóa lớn nhất của vùng Provence-Alpes-Côte d’Azur, miền Nam nước Pháp. Mùa lễ hội Avignon bắt đầu bằng Festival nghệ thuật sân khấu quốc tế (còn gọi là Festival d’Avignon), được tổ chức vào tháng Bảy hằng năm. Đây được xem là lễ hội lớn nhất và cũng nổi tiếng nhất của Avignon. Khởi đầu từ ý tưởng của đạo diễn Pháp nổi tiếng Jean Villar, festival d’Avignon được tổ chức lần đầu vào năm 1947 và là một trong những festival nghệ thuật được đánh giá cao tại châu Âu. Trong thời gian này, Avignon dường như trở thành một sân khấu lớn nhất thế giới, với hàng trăm buổi biểu diễn nghệ thuật truyền thống như diễn kịch, múa rối, ca nhạc kịch, kịch câm, múa đương đại mỗi ngày… Hằng năm, Festival d’Avignon thu hút khoảng 8.000 nghệ sĩ, hàng trăm màn trình diễn đêm ngày và hơn 70.000 du khách từ khắp nơi trên thế giới đến tham dự. 20 Là thủ phủ của thương hiệu rượu vang Côte-du-Rhône nổi tiếng, Avignon lưu giữ rất nhiều lễ hội truyền thống, trong đó có lễ hội rượu vang nổi tiếng, diễn ra cuối tháng 8 hằng năm. Ngay từ giữa tháng 8, người dân và du khách đã có thể thưởng thức miễn phí rượu vang trên các phố cổ ngay trong phiên chợ nông dân cuối tuần dọc phố Teinturiers. Đến ngày thứ bảy cuối cùng của tháng 8, thời điểm diễn ra lễ hội, tất cả các vườn nho trong vùng đều mở cửa để đón du khách tham quan, thưởng thức nho và rượu miễn phí. Lễ hội rượu vang mang theo hy vọng của nông dân Pháp về những thùng rượu vang thượng hạng. Và nước nho ép, vang hồng, vang đỏ là những đồ uống không thể thiếu của những nông dân tham gia lễ diễu hành trên phố và nhảy múa thâu đêm trong buổi dạ hội khiêu vũ được tổ chức tại quảng trường trước Cung điện các giáo hoàng. Bên cạnh các lễ hội truyền thống, Avignon còn được ví như “Roma thứ hai” của châu Âu với các công trình lịch sử cổ kính. Đây là một trong số ít những những thành phố của Pháp còn giữ nguyên vẹn đoạn tường thành dài hơn 4.000 m được xây dựng từ thế kỷ thứ 14. Tường thành cổ cao hơn 20 m, chạm trổ công phu, được xem là “ranh giới lịch sử”, chia thành phố Avignon thành hai khu vực, khu thành cổ bên trong với đường hẹp lát đá và khu vực đô thị mới, hiện đại hơn, phía ngoài. Năm 1995, quần thể kiến trúc nằm trong khu trung tâm lịch sử Avignon (gồm Cung điện Giáo hoàng, Tòa nhà giám mục, cầu Saint-Bénezet) này được Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của LHQ (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa của nhân loại. Đến Avignon vào mùa hội, đi bộ dọc những con đường lát đá hẹp trong thành cổ, dường như ai cũng chọn ngồi thưởng thức một tách cà-phê buổi sáng kèm theo vài chiếc bánh papelines, được làm từ chocolate, đường và rượu oregano hảo hạng chỉ có trong vùng, vừa tận hưởng nhịp sống chậm rãi, vừa chiêm ngưỡng toàn cảnh trước khi mua vé vào tham quan Cung điện Giáo hoàng. Sẽ phải mất gần bốn giờ để xếp hàng mua vé, đi thăm hết và 21 chiêm ngưỡng những kiệt tác hội họa và điêu khắc trong hơn 20 căn phòng được mở cửa, là các phòng nghi lễ và nơi ở của các giáo hoàng thời Trung cổ. Tòa lâu đài theo kiểu kiến trúc gothique có tổng diện tích khoảng 11.000 m², lớn nhất châu Âu, được xây dựng từ năm 1309, thời điểm Avignon được Giáo hoàng Clement V (Pháp) lựa chọn làm nơi ở sau này. Do được chọn là nơi ở của các vị giáo hoàng hơn một thế kỷ (từ 1309-1423) nên, thời kỳ đó, Avignon được mệnh danh là “Kinh đô của các Giáo Hoàng”. Nhưng điểm nhấn của một trong những thành phố đẹp nhất nước Pháp này lại chính là cây cầu “nghỉ ngơi” Saint-Bénezet, một trong những biểu tượng của Avignon. Chỉ cần men theo các đoạn tường thành cũ, sẽ không khó để thấy cây cầu gẫy, lửng lơ giữa nhánh “sông Rhône bé”. Từng là một trong những công trình kiến trúc độc đáo của thế kỷ 12, cầu Saint-Bénezet (còn được gọi là cầu Avignon) được xây bằng đá, gồm 22 nhịp, dài 920 m bắc qua hai nhánh Rhône, nối liền thành cổ Avignon và khu vực Villeneuve-lèsAvignon. Qua nhiều lần sửa chữa, xây dựng, do liên tục bị lũ lụt phá hủy, năm 1668, chính quyền thành phố Avignon quyết định bảo tồn cây cầu, lúc này chỉ còn bốn nhịp. Người dân Avignon coi đây là một di tích ghi dấu sự tàn phá của thời gian và những lần thịnh nộ của sông Rhône, tưởng như luôn xanh biếc và thơ mộng. Và, ở bên kia của những lễ hội huyên náo, những khối đá xa lạ và sừng sững từ thành cổ Avignon giống một tiếng thở buồn lặng lẽ thả vào không gian trong buổi chiều tà nhìn từ đảo Barthelasse, phía cây cầu Saint-Bénezet không nối nhịp. Như thể thành phố này, dù qua bao nhiêu biến động, vẫn khư khư lưu giữ vinh quang của quá khứ xưa cũ. Avignon, vì thế, trở thành địa điểm không thể bỏ qua trên hành trình xuôi về phía Nam nước Pháp, chiêm ngưỡng những cánh đồng oải hương tím ngát trong nắng hè rực rỡ và tận hưởng không khí lễ hội rộn ràng đặc trưng của miền biển Địa Trung Hải. 22 Festival Huế chính là một bản sao của thành phố lễ hội này, tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan mà Festival Huế vẫn chưa hấp thụ hết những tinh hoa, kinh nghiệm tổ chức fesitval của họ. Festival Tulip Ottawa Đến hẹn lại lên, mỗi dịp tháng 5, hoa tulip rực rỡ có mặt ở khắp Ottawa, thủ đô xinh đẹp của xứ sở lá phong lại chào đón hàng trăm ngàn du khách tham dự hội hoa Tulip. Nhưng quy mô nhất vẫn luôn là công viên Commissioners bên bờ hồ Dows. Lễ hội hoa Tulip Canada khởi nguồn từ món quà của công nương Hà Lan Juliana khi bà tặng cho đất nước Canada 100.000 bông hoa tulip vào năm 1948 để cảm ơn công lao của những chiến binh Canada trong công cuộc giải phóng Hà Lan hồi Thế chiến thứ Hai. Đến năm 1953, nhiếp ảnh gia nổi tiếng Malak Karsh đã gợi ý về việc thành lập một lễ hội hoa tulip vào mỗi dịp tháng 5 khi loài hoa này bung nở rực rỡ nhất. Và cũng từ đó, đã liên tiếp hơn sáu thập niên, Canadian Tulip Festival được tổ chức bài bản, hoành tráng với ý nghĩa về sự đón chào mùa xuân cũng như tưởng nhớ quá khứ chiến tranh. Mỗi năm, hội hoa quy tụ nhiều tổ chức, tình nguyện viên, các nghệ sĩ, ca sĩ, diễn viên, đặc biệt hơn 500.000 khách du lịch trong nước và quốc tế tới tham quan. Cũng nhờ thế, Canadian Tulip Festival được xem là sự kiện báo hiệu mỗi khi mùa xuân về, được nhiều người biết tới cũng như yêu thích nhất khu vực Bắc Mỹ. Quy mô và sức thu hút của lễ hội hoa có được từ việc tổ chức bài bản và chuyên nghiệp. Hằng năm, Ủy ban NCC của thủ đô Ottawa (National Capital Commission) với một đội ngũ làm vườn chuyên nghiệp nhất thành phố được giao trách nhiệm thiết kế, trồng và chăm sóc các hình ảnh trưng bày của hội hoa. 23 Ngoài trưng bày hoa Tulip và đón khách thưởng ngoạn hoa, lễ hội năm nay còn có các chương trình biểu diễn, trò chơi tập thể cũng như đêm pháo hoa (các đêm 9, 14 và 17-5). Suốt mười ngày lễ hội, từ 9 giờ-21 giờ hằng ngày, du khách cũng có thể tham gia các hoạt động vui chơi giải trí ở nhiều khu phố trung tâm cạnh nơi tổ chức lễ hội. Đặc biệt, triển lãm “Ấn tượng Tulip” (Tulip Explosion) được tổ chức với phần trưng bày về các tác phẩm nghệ thuật liên quan đến hoa Tulip như những thiết kế, trang phục, tranh ảnh của các nghệ sĩ nổi tiếng từ khắp thế giới. Canadian Tulip Festival được mệnh danh là hội hoa Tulip lớn nhất thế giới, tổ chức thường niên trong 10 ngày tháng 5. Lần thứ 62 được tổ chức trên xứ sở Bắc Mỹ, lễ hội quy tụ gần 300.000 búp hoa Tulip với 60 loại trong 30 luống. Ngoài ra, trên thế giới có hàng trăm loại festival độc đáo khác nhau tác giả không tiện trích dẫn thêm vào luận văn. Tuy nhiên, mỗi một festival đều mang một nét đặc thù riêng, độc đáo riêng, cuốn hút riêng theo lịch sử, phong hóa, tập quán đặc thù của nơi tổ chức đó. 1.2.2. Kinh nghiệm trong nước Hiện nay, trong phạm vi cả nước có một mô hình festival đặc thù theo vùng miền như Festival Trà Thái Nguyên, Fesival Pháo Hoa Quốc Tế Đà Nẵng, Festival Biển Nha Trang, Festival Thuyền Buồm Quốc Tế Mũi Né, Festival Hoa Đà Lạt,.. Ta có thể học hỏi được từ những festival mà các tỉnh tổ chức thường niên hoặc định kỳ các mô hình, phương thức tổ chức, quản lý, quảng bá cho một kỳ festival, từ đó rút tỉa kinh nghiệm cho mình. Festival Trà Thái Nguyên Vị ngọt đậm đà cùng với hương thơm đặc trưng đã mang lại cho trà Thái Nguyên một dấu ấn trong lòng nhiều người. Ngày nay, sự hội nhập quốc tế đã đưa thương hiệu trà Thái Nguyên vươn xa hơn thông qua Festival Trà 24 quốc tế thường được tổ chức vào khoảng thời gian từ ngày 09/11 -15/11 tại Khu du lịch Hồ Núi Cốc. Tham dự Festival Trà quốc tế là dịp để du khách lắng lòng cảm nhận sự tinh tế cũng như tìm hiểu nghệ thuật dùng trà – môt món quà thiên nhiên đã ban tặng cho con người thông qua lễ hội văn hoá Trà, hội thảo quốc tế về cây chè, cuộc thi Người đẹp xứ Trà, triển lãm giới thiệu về đất nước và con người Việt Nam cùng một số hoạt động khác: chợ quê ẩm thực, hoạt động đua thuyền, biểu diễn võ thuật, cờ người… Dù chỉ mới được tổ chức lần thứ 2, mỗi năm 1 lần, tuy nhiên ban tổ chức đã biết khai thác triệt để các công dụng của trà từ một thức uống dân dã nâng lên tầm nghệ thuật và đào sâu nghiên cứu các công dụng chữa bệnh từ trà một cách nghiêm túc. Điều này mang lại nhiều lợi ích kinh tế thiết thực và khẳng định vị thế của mình trên thị trường trà quốc tế. Fesival Pháo Hoa Quốc Tế Đà Nẵng Tọa lạc tại vị trí trung tâm của ba di sản văn hóa thế giới, Đà Nẵng nổi bật bởi vẻ đẹp hài hòa của sông ngòi, biển cả, cao nguyên. Điều đang ghi nhận là Đà Nẵng chưa bao giờ bằng lòng với những gì thiên nhiên ban tặng mà luôn tìm cách mời gọi ngày càng nhiều du khách bằng các sự kiện hấp dẫn. Một trong những thương hiệu của du lịch Đà Nẵng là Cuộc thi Trình diễn Pháo hoa quốc tế vào những ngày cuối tháng 4 hàng năm đánh dấu sự tham gia thi đấu của 4 đội quốc tế và đội chủ nhà Việt Nam. Bầu trời Đà Nẵng được tô điểm bằng muôn vàn đóa hoa khổng lồ mở màn bằng một dòng nhạc êm dịu, ánh sáng bắt đầu nhấp nháy trên mặt sông rồi bừng lên đưa người xem đi qua một hành trình cảm xúc nhiều trải nghiệm, từng loạt pháo hoa trẩy hội trên sông Hàn lúc chầm chậm, nhẹ nhàng, lãng mạn khi bùng lên dữ dội…ánh sáng và âm thanh hòa quyện vào nhau chiếm lĩnh cả lòng người. Phải nói cuộc thi bắn pháo hoa Đà Nẵng là một ý tưởng tuyệt vời, vừa khôi phục được nét văn hóa truyền thống của làng nghề làm pháo Nam Ô vốn nổi tiếng khắp nước, nhưng từ khi chính phủ cấm hoàn toàn việc đốt pháo thì 25 gần như đã làm mất luôn một làng nghề truyền thống. Nhờ cuộc thi mà đã khôi phục và phát triển thêm một tầm cao mới - pháo hoa, vừa mang lại lợi ích kinh tế cho tỉnh nhà và làm cho nhiều du khách kinh ngạc về nghệ thuật làm pháo của Việt Nam. Festival Biển Nha Trang Cứ hai năm một lần, vào trung tuần tháng sáu, hàng nghìn lượt khách theo chân nhau đến thành phố Nha Trang, Khánh Hòa, nơi diễn ra Festival Biển với quy mô mang tầm quốc tế. Với hơn 60 hoạt động đặc sắc như lễ hội đường phố, giới thiệu 100 điểm đến thú vị của Nha Trang và Khánh Hòa, triển lãm di sản văn hóa biển, các lễ hội yến sào, thủy sản, XQ Nha Trang, Hoa quả sơn, biểu diễn dù bay quốc tế, hội thi kinh khí cầu châu Á, liên hoan nghệ thuật điêu khắc cát quốc tế, liên hoan ẩm thực các vùng miền, hội thi bơi thúng – lắc thúng trên biển… Với lợi thế về đa dạng sinh học, sinh vật biển và các bãi biển, nơi vốn là một điểm dừng chân lý tưởng cho du khách, nhất là khối Đông Âu. Ban tổ chức Festival Biển Nha Trang tập trung khai thác triệt các loại hình du lịch biển, ẩm thực biển, thể thao biển, được xem là các sản phẩm độc đáo, qua festival, Nha Trang trở thành một trong những điểm đến tiềm năng nhất lôi kéo đầu từ nước ngoài. Festival Thuyền Buồm Quốc Tế Mũi Né Đối với những ai yêu thích thuyền buồm thì sẽ không thể bỏ qua Festival Thuyền buồm tầm cỡ thế giới được tổ chức tại Mũi Né từ ngày 20 – 24/10 hàng năm. Festival Thuyền buồm Quốc tế Mũi Né hàng năm thu hút sự tham gia của khoảng 20 đội tuyển thuyền buồm quốc tế, hơn 100 tập đoàn sản xuất thuyền buồm trên thế giới, các nhà đầu tư, doanh nhân nước ngoài, các đoàn nghệ thuật và nghệ sĩ nổi tiếng đến từ nhiều quốc gia Mỹ, Hàn Quốc, Nga, Pháp, Hy Lạp, Úc… Các hoạt động của Festival xoay quanh chương trình trình diễn và triển lãm thuyền buồm quốc tế với hơn 200 chiếc, Gala Âm 26 nhạc quốc tế ngoài trời lôi cuốn cùng chương trình nhạc Pop & Rock diễn ra liên tục tại sân khấu đồi cát bay, triển lãm ảnh nghệ thuật quốc tế ngoài trời khổ lớn chất lượng cao. Trong thời gian diễn ra Festival, nhiều hội thảo quốc tế về điều hành, sản xuất, tiếp thị và thương mại thuyền buồm tại thị trường châu Á cũng được tổ chức nơi đây. Nhiều chuyên gia cùng nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới của ngành công nghiệp sản xuất thuyền buồm đến giới thiệu sản phẩm và dịch vụ đi kèm. Song song là hội thảo chuyên đề xây dựng thương hiệu du lịch biển Việt Nam, trong đó có bàn giải pháp nâng tầm thương hiệu cho Mũi Né… Theo ông George Dvorak- Tổng Giám đốc Công ty Kinh doanh & Giải trí Thuyền buồm Quốc tế- Cố vấn Festival lần này thì Mũi Né hội tụ rất nhiều yếu tố thiên nhiên để xây dựng ngành giải trí thuyền buồm. Và Festival thuyền buồm quốc tế tại đây có thể trở thành một thương hiệu du lịch đặc biệt cho Mũi Né- Bình Thuận- Việt Nam để giới thiệu ra thế giới… Festival Hoa Đà Lạt Thường được tổ chức vào cuối tháng 12 hàng năm tại thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng. Festival là cơ hội giới thiệu, quảng bá những sản vật địa phương như nghề trồng rau và hoa danh tiếng cũng như nghề sản xuất rượu vang Đà Lạt truyền thống. Vào những ngày diễn ra festival, Đà Lạt chìm ngập trong hàng trăm loài hoa rực rỡ, xe hoa diễu hành suốt đêm trong ánh sáng pháo hoa lung linh, trình diễn carnaval thời trang hoa, trưng bày những loài hoa ôn đới độc đáo riêng có của Đà Lạt, các loài hoa địa phương từ nhiều vùng miền trong cả nước và một số quốc gia lân cận. Đặc biệt, không gian nghệ thuật âm nhạc thu hút du khách với những dòng nhạc lắng đọng nhẹ nhàng, những bản tình ca bất hủ, âm nhạc Rock và nhạc DJ sôi nổi. Xem xét các festival trong nước và quốc tế, ta có thể đúc kết lại một số điểm như sau: 27 - Nghiên cứu chuyên sâu và khai thác triệt để nguồn tài nguyên du lịch văn hóa và thiên nhiên tại điểm tổ chức sự kiện. - Tận dụng tốt mọi ưu điểm, khai thác tốt nhất các tiềm năng du lịch festival tại điểm đến. - Tổ chức, quy hoạch tổng thể một cách chuyên nghiệp mọi hoạt động liên quan đến festival. - Tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của cư dân địa phương, khuyến khích mọi tầng lớp tham gia. - Gắn lợi ích kinh tế của cộng đồng dân cư với lợi ích mà sự kiện mang lại, hướng tới phát triển du lịch bền vững. - Phát triển đội ngũ chuyên gia trong nước và quốc tế chuyên trách, xây dựng đội ngũ cộng tác viên và nhân viên phục vụ festival chuyên nghiệp. - Tổ chức sự kiện thường xuyên (hàng năm), cố định lịch trình, thời gian diễn ra sự kiện, địa điểm tổ chức để du khách, cư dân địa phương biết trước. - Gia tăng các tiết mục biểu diễn cộng đồng, gần gủi với người dân địa phương, khuyến kích các chương trình phục vụ miễn phí, hạn chế những chương trình đình đám, tốn kém, gây xáo trộn đời sống địa phương… TIỂU KẾT Du lịch Festival Du lịch festival - một trào lưu đi du lịch mới trong nước và trên thế giới, điểm đến của sự kết tinh hội tụ nhiều nền văn hóa khác nhau mang đậm nét đặc trưng vùng miền các sắc tộc, nơi cùng nhau khoe sắc, khoe hương, một cơ hội để du khách có thể tận hưởng được nhiều món ăn tinh thần đặc sắc trên thế giới, là dịp để khách có thể giao lưu, trãi nghiệm nhiều nhất trong một chuyến đi. 28 Điều kiện phát triển du lịch festival ở Huế Huế - một trong những điểm đến di sản văn hóa miền Trung, nơi có cả di sản văn hóa thế giới vật thể và phi vật thể, từng là trung tâm giao lưu kinh tế, chính trị, văn hóa của Việt Nam thời phong kiến, một điểm đến mang đậm tính lịch sử, văn hóa các nước khu vực Đông Dương, một trong những thành phố có ngành du lịch phát triển khu vực miền Trung, cả về lượng và chất, cung cấp dịch vụ du lịch chất lượng cao, là một nơi có đầy đủ điều kiện để phát triển loại hình du lịch đang thịnh hành trên thế giới, du lịch festival. 29 CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN VÀ THỰC TRẠNG 2.1. Giới thiệu chung về thành phố Huế Vị trí địa lý Thành phố Huế nằm ở toạ độ địa lý 16-16,80 vĩ Bắc và 107,8-108,20 kinh Đông. phía Bắc và phía Tây giáp thị xã Hương Trà, phía Nam giáp thị xã Hương Thuỷ, phía Đông giáp thị xã Hương Thuỷ và huyện Phú Vang. Tọa lạc hai bên bờ hạ lưu sông Hương, về phía Bắc đèo Hải Vân, cách Đà Nẵng 112 km, cách biển Thuận An 14 km, cách sân bay quốc tế Phú Bài 14 km và cách Cảng nước sâu Chân Mây 50 km. Diện tích tự nhiên 71,68 km2, dân số năm 2012 ước là 344.581 người. [44] Khí hậu Thành phố Huế có sự ngoại lệ về khí hậu so với vùng Bắc Bộ và Nam Bộ, vì nơi đây khí hậu khắc nghiệt và có sự khác nhau giữa các miền và khu vực trong toàn tỉnh. Vùng duyên hải và đồng bằng có hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, trời nóng và oi bức, có lúc lên tới 39,9 °C. Từ tháng 8 đến tháng 1 là mùa mưa và hay xảy ra bão lụt, nhiệt độ trung bình 19,7 °C, cũng có khi hạ xuống còn 8,8 °C, trời lạnh. Vào mùa này có những đợt mưa suốt ngày, kéo dài cả tuần lễ. Vùng núi mưa nhiều, khí hậu mát mẻ, nhiệt độ dao động từ 9 °C đến 29 °C. Lược sử hình thành và phát triển Thuận Hóa Năm 1306, Công chúa Huyền Trân làm vợ vua Chiêm là Chế Mân, đổi lấy hai Châu Ô và Rí làm sính lễ. Năm 1307, vua Trần Anh Tông tiếp quản vùng đất mới và đổi tên là châu Thuận và châu Hóa. Việc gom hai châu này làm một dưới cái tên phủ Thuận Hóa (chữ Hán: 順化) được thực hiện dưới thời nội thuộc Nhà Minh. Đến đời Nhà Hậu Lê, châu Thuận và châu Hóa hợp thành Thuận Hóa và trở thành một đơn vị hành chính cấp tỉnh. Năm 1604, Nguyễn Hoàng đã cắt huyện Điện Bàn thuộc trấn Thuận Hóa, nâng lên 30 thành phủ, sáp nhập vào trấn Quảng Nam. Thuận Hóa dưới thời các chúa Nguyễn, (thế kỷ 17- 18) là vùng đất trải dài từ phía nam đèo Ngang cho tới đèo Hải Vân. [1] Phú Xuân Năm 1626, để chuẩn bị cho việc chống lại họ Trịnh, Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên dời dinh đến làng Phước Yên (Phúc An) thuộc huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên và đổi Dinh làm Phủ. Năm 1636, Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan chọn làng Kim Long, thuộc huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên, làm nơi đặt Phủ. Năm 1687, Chúa Ngãi Nguyễn Phúc Trăn, dời Phủ chúa về làng Phú Xuân (富春), thuộc huyện Hương Trà và năm 1712, Chúa Minh Nguyễn Phúc Chu dời phủ về làng Bác Vọng, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên làm nơi đặt Phủ mới. Đến khi Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát lên cầm quyền năm 1738 thì phủ chúa mới trở về lại vị trí Phú Xuân và yên vị từ đó cho đến ngày thất thủ về tay quân họ Trịnh [1] . Năm 1802, sau khi thống nhất Việt Nam, vua Gia Long đã "đóng đô ở Phú Xuân, mới gọi là Kinh sư". [21] Địa danh “Huế” Hiện chưa có nguồn thông tin nào khẳng định địa danh "Huế" chính thức xuất hiện lúc nào. Trong bài văn nôm Thập giới cô hồn quốc ngữ văn của Vua Lê Thánh Tông có câu: "Hương kỳ nam, vảy đồi mồi, búi an tức, bì hồ tiêu, thau Lào, thóc Huế, thuyền tám tầm chở đã vạy then". [43] Theo Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu khi nói tới Huế, đều dùng cái tên Phú Xuân hoặc Kinh đô, hoặc Kinh, chứ không dùng tên Huế. [35] Trong Bộ Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim là bộ sử đầu tiên của Việt Nam viết bằng chữ quốc ngữ, ngoài nguồn sử liệu truyền thống, tác giả đã sử dụng nguồn sử liệu của phương Tây, và tên Huế xuất hiện. [19] 31 Trong Hồi ký của Pierre Poivre, một thương nhân Pháp đến Phú Xuân vào năm 1749, cái tên Huế xuất hiện nhiều lần dưới dạng hoàn chỉnh là Hué. [46] [47] , Năm 1787, Le Floch de la Carrière đã vẽ bản đồ duyên hải Đàng Trong cho Bộ Hải Quân Pháp, trong đó bản đồ đô thành Huế được vẽ một cách khá rõ và cái tên Huế đã được ghi như cách người Pháp thường viết về sau: HUÉ. [48] Trong một lá thư viết tại Sài Gòn ngày 15 tháng 7 năm 1789 của Olivvier de Puynamel gởi cho Létodal ở Macao, hai lần cái tên Hué được nhắc đến khi nói về tình hình nơi này. [50] Trên bản đồ Việt Nam in trong "Dictionarii Latino-Annamitici" (tome II) của Taberd, in năm 1838 tại Ấn Độ, thấy có tên Huế. Trong "Dictionarium Annamitico-Latinum" của Pigneau de Béhaine và J.L. Taberd có giải thích, Huế: provincia regia Cocincinae. Trong Hồi ký "Souvenirs de Huế" xuất bản năm 1867 tại Paris của Michel Đức Chaingeau - con trai của Jean Baptiste Chaigneuau, tức Đức Thắng Hầu Nguyễn Văn Thắng, một trong những người Pháp theo giúp vua Gia Long, làm quan tại triều đình Huế. Theo Học giả Thái Văn Kiểm, căn cứ trên những dữ kiện về ngôn ngữ và từ điển thì có thể chữ Huế đã xuất hiện trong thời kỳ Nam Bắc phân tranh, chữ Huế bắt nguồn từ chữ Hóa trong địa danh Thuận Hóa. [40] Hóa biến thành Huế có thể là do kị huý, có thể là tên ông Nguyễn Nạp Hóa, cháu 6 đời của ông Nguyễn Bặc - công thần của nhà Đinh - tổ của nhà Nguyễn hoặc cũng có thể do kiêng tên bà Hồ Thị Hoa, chánh cung của vua Minh Mạng, thân mẫu của vua Thiệu Trị - vì Hoa và Hóa đọc na ná - nên Hóa phải đổi thành Huế. [40] Theo Cadière Huế chỉ là một cách ghi âm không chính xác của Hóa. Huế đã bắt đầu có từ thời Huế - Kim Long với cái tên là Hóa. [49] 32 Theo BS. Nguyễn Hy Vọng sau khi trích dẫn tự điển Việt-Bồ-La của de Rhodes, tác giả của Từ Điển Nguồn Gốc Tiếng Việt (ấn bản điện tử dưới dạng CD), khẳng định: Huế đã có tên riêng là Huế ngay từ trước 1651 là năm xuất bản tự điển Việt-Bồ-La và không dính gì đến Hóa của châu Hóa hay Thuận Hóa. [1] Theo Nghiêm Đức Thảo, đã có một kiến giải về nguồn gốc của Huế dựa trên bài văn "Thập giới cô hồn quốc ngữ văn" của Lê Thánh Tông. Ông kết luận: phải nói địa danh Huế có trước khi vua Lê Thánh Tông ghé đến, ít ra là trước năm 1497. [33] Theo Nhà nghiên cứu Võ Hương An cho rằng: Một địa phương Việt Nam thường có hai tên, một tên chính thức bằng chữ Hán, và một tên Nôm do dân chúng đặt. Trong trường hợp như thế, sử sách Nhà Nguyễn có khuynh hướng chỉ ghi tên chính thức, tên "chữ" (Hán) và thường bỏ qua cái tên thông tục. Đó là lý do cái tên Huế không có trong sử liệu Nhà Nguyễn. Quốc ngữ thời A. de Rhodes là loại quốc ngữ chưa định hình...Sự hiện hữu của hai âm "hóa", "huế" về cùng một địa phương và có giá trị như nhau cho phép nghĩ rằng vào thời bấy giờ Kim Long còn có một tên khác là Kẻ Huế hay Kẻ Hóa (tùy theo cách gọi của dân chúng). Những cái tên Kehue hay Kehǒá ban đầu đó tiếp tục xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau theo cách nghe và cách viết của mỗi người (Tây phương), cho đến khi định hình hẳn, từ nửa sau thế kỷ 18, theo cách của Pháp là Hué. [1] Thị xã Huế Vào cuối thế kỷ 19, xứ Huế và cả miền Trung là nơi chậm phát triển kinh tế công-thương nghiệp so với miền Bắc và miền Nam. Một trong những giải pháp có thể đáp ứng tích cực những yêu cầu ấy là xúc tiến việc thiết lập các khu hành chính đô thị. Ngày 6 tháng 9 năm Thành Thái thứ 10 (ngày 20 tháng 10 năm 1898), dưới sự chỉ đạo và phê duyệt của Khâm sứ Trung Kỳ Boulloché, Cơ Mật Viện 33 triều đình Huế đã làm tờ trình dâng lên Thành Thái yêu cầu nhà vua cho phép "những nơi nào Khâm sứ Trung Kỳ và Cơ Mật Viện xét thấy cần thiết, sẽ thiết lập ở nơi đó một đô thị". [53] Ngày 5 tháng 6 năm Thành Thái thứ 11 (ngày 12 tháng 7 năm 1899), vua Thành Thái xuống Dụ công bố thành lập thị xã Huế với nội dung: "Chiểu theo kết quả tốt đẹp của những biện pháp mà Cơ Mật Viện đã đề xuất vào ngày 6 tháng 9 năm Thành Thái thứ 10 về vấn đề thành lập các đô thị ở An Nam, nay trẫm quyết định bổ khuyết các biện pháp đó bằng một tổ chức hẳn hoi. Tổ chức này được áp dụng ở các thị xã là Thanh Hóa, Vinh, Huế, Hội An, Quy Nhơn và Phan Thiết". [52] Ngày 13 tháng 7 năm 1899, Khâm sứ Trung Kỳ Boulloché phê duyệt tờ Dụ của vua Thành Thái, và đến ngày 30 tháng 8 năm 1899 Toàn quyền Đông Dương ra quyết định chuẩn y thành lập "thị xã Huế" (cùng 5 thị xã trên). [51] Thành phố Huế Sau ngày tuyên bố độc lập (ngày 2 tháng 9 năm 1945), Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tiến hành kiện toàn lại bộ máy quản lý nhà nước, sắp xếp lại lại các đơn vị hành chính trong cả nước. Sắc lệnh số 77 ngày 21 tháng 12 năm 1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam quy định Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, Sài Gòn đều đặt làm thành phố. Thành phố Hà Nội được đặt trực tiếp dưới quyền của Chính phủ Trung ương, còn các thành phố khác đều thuộc quyền của các Kỳ. Ở mỗi thành phố đặt cơ quan Hội đồng nhân dân thành phố, Uỷ ban hành chính thành phố, Uỷ ban hành chính khu phố... Đầu năm 1946, Chính phủ Việt Nam giải tán các cấp hành chính châu, quận, phủ, tổng; thành lập chính quyền bốn cấp từ bộ đến tỉnh- thành phố, huyện, xã (bãi bỏ cấp kỳ, thay vào đó là cấp bộ). Giai đoạn từ năm 1954-1975: sau khi thành lập chính phủ Việt Nam Cộng Hòa và ban hành hiến pháp, tổng thống Ngô Đình Diệm đã tiến hành 34 xây dựng bộ máy hành chính từ trung ương đến cơ sở, đồng thời tiến hành cải tổ nền hành chính ở các địa phương. Theo tinh thần tờ Dụ số 57A ngày 24 tháng 10 năm 1956 với chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, thị xã Huế là đơn vị hành chính ngang cấp với tỉnh Thừa Thiên, tuy tỉnh lị Thừa Thiên đặt ở Huế. Mô hình này chỉ tồn tại đến năm 1975. Sau năm 1975, thành phố Huế được chọn làm tỉnh lỵ tỉnh Bình Trị Thiên, gồm 12 phường: Phú An, Phú Cát, Phú Hậu, Phú Hiệp, Phú Hòa, Phú Thuận, Tây Lộc, Thuận Hòa, Thuận Lộc, Thuận Thành, Vĩnh Lợi, Vĩnh Ninh và 6 xã: Hương Lưu, Thủy Phú, Thủy Phước, Thủy Trường, Thủy Xuân, Xuân Long. Ngày 30 tháng 6 năm 1989, sau khi chia tách tỉnh Bình Trị Thiên, thành phố Huế trở lại là tỉnh lị tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ngày 24 tháng 9 năm 1992, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 355-CT công nhận thành phố Huế là đô thị loại 2. [38] Ngày 24 tháng 8 năm 2005, Chính phủ Việt Nam ban hành quyết định số 209/2005/QĐ-TTG, theo đó, thành phố Huế được nâng từ đô thị loại 2 lên đô thị loại 1 nhưng không trực thuộc trung ương mà trực thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. [37] Sau khi Huế được công nhận là đô thị loại 1, Bộ Chính Trị Khoá X ngày 25 tháng 5 năm 2009 đã ra Kết luận số 48-KL/TW về "Xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020", trong đó nêu rõ phương hướng: "Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong vài năm tới, là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch; khoa họccông nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục – đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Phấn đấu năm 2020, Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, 35 khoa học - công nghệ, y tế, đào tạo lớn của cả nước và khu vực các nước Đông Nam Châu Á. Ngày 30 tháng 8 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 143/2007/QĐ-TTg phê duyệt đề án xây dựng thành phố Huế thành thành phố Festival. [36] Hành chính Thành phố Huế có 27 đơn vị hành chính. Gồm 27 phường 1. Phường An Cựu 2. Phường An Đông 3. Phường An Hòa 4. Phường An Tây 5. Phường Hương Sơ 6. Phường Kim Long 7. Phường Phú Bình 8. Phường Phú Cát 9. Phường Phú Hậu 10. Phường Phú Hiệp 11. Phường Phú Hòa 12. Phường Phú Hội 13. Phường Phú Nhuận 14. Phường Phú Thuận 15. Phường Phước Vĩnh 16. Phường Phường Đúc 17. Phường Tây Lộc 18. Phường Thuận Hòa 19. Phường Thuận Lộc 20. Phường Thuận Thành 21. Phường Trường An 22. Phường Vĩnh Ninh 23. Phường Vỹ Dạ 25. Phường Hương Long 26. Phường Thủy Biều 24. Phường Xuân Phú 27. Phường Thủy Xuân Ba phường mới Hương Long, Thủy Biều, Thủy Xuân được thành lập theo Nghị quyết 14/NQ-CP ngày 25-03-2010). [28] Văn hóa Huế Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế có một quá trình lịch sử hình thành và phát triển khoảng gần 7 thế kỷ (tính từ năm 1306). Trong khoảng thời gian khá dài ấy Huế đã tích hợp được những giá trị vật chất và tinh thần quý báu để tạo nên một truyền thống văn hóa Huế. Trong tiến trình hình thành văn hóa Huế có sự tác động của văn hóa Đông Sơn do các lớp cư dân từ phía Bắc 36 mang vào trước thế kỷ 2 và sau thế kỷ 13 hỗn dung với thành phần văn hóa Sa Huỳnh tạo nên nền văn hóa Việt - Chăm. Trong quá trình phát triển, chuyển biến có ảnh hưởng của các luồng văn hóa khác các nước trong khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ, phương Tây... Văn hóa Huế được tạo nên bởi sự đặc sắc về tinh thần, đa dạng về loại hình, phong phú và độc đáo về nội dung, được thể hiện rất phong phú trên nhiều lĩnh vực như: văn học, âm nhạc, sân khấu, mỹ thuật, phong tục tập quán, lễ hội, lề lối ứng xử, ăn - mặc - ở, phong cách giao tiếp, phong cách sống. 2.2. Tài nguyên du lịch Festival ở Huế Tài nguyên du lịch thiên nhiên Huế được biết đến là một thành phố có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, phong phú và đa dạng, mang đậm chất thơ, như núi Ngự Bình, đồi Vọng Cảnh, núi Bạch Mã, sông Hương, bãi biển Thuận An, bãi biển Lăng Cô, bãi biển Cảnh Dương, phá Tam Giang,.. Tài nguyên du lịch văn hóa Tài nguyên du lịch văn hóa vật thể Kiến trúc ở Huế phong phú và đa dạng: có kiến trúc cung đình và kiến trúc dân gian, kiến trúc tôn giáo và kiến trúc đền miếu, kiến trúc truyền thống và kiến trúc hiện đại. Kiến trúc cung đình có kinh thành Đại Nội Huế, lăng Gia Long (Thiên Thọ Lăng), lăng Minh Mạng (Hiếu Lăng), lăng Thiệu Trị (Xương Lăng), lăng Tự Đức (Khiêm Lăng), lăng Dục Đức (An Lăng), lăng Hiệp Hòa (Nguyễn Phúc Hồng Dật), lăng Hàm Nghi (làng Thonac, Pháp), lăng Đồng Khánh (Tư Lăng), lăng Kiến Phúc (Bối Lăng), lăng Thành Thái (trong khuôn viên An Lăng), lăng Duy Tân (trong khuôn viên An Lăng), lăng Khải Định (Ứng Lăng) và lăng Bảo Đại (nghĩa địa Passy, Pháp). Các công trình kiến trúc cổ khác như Hổ Quyền, Văn Miếu, điện Hòn Chén, cầu ngói Thanh Toàn, trường 37 Quốc Học, đan viện Biển Ðức Thiên An, chùa Thiên Mụ, chùa Diệu Ðế, chùa Từ Ðàm, chùa Từ Hiếu, nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế, thánh đường chính toà Phủ Cam, thánh thất Cao Đài Vĩnh Lợi,.. Tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể Lễ nhạc cung đình Bắt nguồn từ 8 loại lễ nhạc cung đình thời Lê là giao nhạc, miếu nhạc, ngũ tự nhạc, cửu nhật nguyệt giao trùng nhạc, đại triều nhạc, thường triều nhạc, đại yến cửu tấu nhạc, cung trung nhạc, đến triều Nguyễn lễ nhạc cung đình Việt Nam đã phát triển thành hai loại hình Đại nhạc và Nhã nhạc (tiểu nhạc) với một hệ thống các bài bản lớn. Vũ khúc cung đình Với trên 15 vở múa lớn, từ múa tế lễ, múa chúc tụng, múa tiếp sứ, múa yến tiệc, múa trình diễn tích tuồng. Nhiều vở múa có tính hoành tráng, quy mô diễn viên đông, phô diễn được vẻ đẹp rộn ràng, lấp lánh và kỹ thuật, kỹ xảo của múa hát cung đình Việt Nam thể hiện được sự phát triển nâng cao múa hát cổ truyền của người Việt. Ca Huế Ca Huế là một hệ thống bài bản phong phú gồm khoảng 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc theo hai điệu thức lớn là điệu Bắc, điệu Nam và một hệ thống "hơi" diễn tả nhiều sắc thái tình cảm đặc trưng. Điệu Bắc gồm những bài ca mang âm điệu tươi tắn, trang trọng. Điệu Nam là những bài âm điệu buồn, nỉ non, ai oán. Bài bản Ca Huế có cấu trúc chặt chẽ, nghiêm ngặt, trải qua quá trình phát triển lâu dài đã trở thành nhạc cổ điển hoàn chỉnh, mang nhiều yếu tố "chuyên nghiệp" bác học về cấu trúc, ca từ và phong cách biểu diễn. Đi liền với ca Huế là dàn nhạc Huế với bộ ngũ tuyệt Tranh, Tỳ, Nhị, Nguyệt, Tam, xen với Bầu, Sáo và bộ gõ trống Huế, sanh loan, sanh tiền. 38 Kỹ thuật đàn và hát Ca Huế đặc biệt tinh tế nhưng Ca Huế lại mang đậm sắc thái địa phương, phát sinh từ tiếng nói, giọng nói của người Huế nên gần gũi với Hò Huế, Lý Huế; là chiếc cầu nối giữa nhạc cung đình và âm nhạc dân gian. Nghệ thuật tuồng Phát triển sớm từ thế kỷ 17 dưới thời các chúa Nguyễn. Đến triều Nguyễn, tuồng được xem là quốc kịch và triều đình Huế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tuồng phát triển. Trong Đại Nội Huế có nhà hát Duyệt Thị Đường, Tĩnh Quang Viện, Thông Minh Đường. Tại Khiêm Lăng, có Minh Khiêm Đường. Thời Minh Mạng đã thành lập Thanh Bình Thự làm nơi dạy diễn viên tuồng. Thời Minh Tự Đức đã thành lập Ban Hiệu Thư chuyên nhuận sắc, chỉnh lý, hiệu đính và sáng tác tuồng. Lễ hội Có hai loại lễ hội: lễ hội cung đình và lễ hội dân gian. Lễ hội cung đình phản ánh sinh hoạt lễ nghi của triều Nguyễn, phần lớn chỉ chú trọng về "lễ" hơn "hội". Festival Huế Tổ chức lần đầu tiên vào năm 2000, đến nay Festival Huế tổ chức được 8 lần (2000, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010, 2012 và 2014). Đây là sự kiện văn hóa lớn có quy mô quốc gia và tầm cỡ quốc tế, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của người dân Huế. Là điều kiện quan trọng để xây dựng Huế thành thành phố Festival của Việt Nam. Mỹ thuật, Mỹ nghệ Với những kiểu thức trang trí bắt nguồn từ những mẫu mực của Trung Hoa, các nghệ nhân Việt Nam đã tạo nên một bản sắc nghệ thuật trang trí với những nét độc đáo mang cá tính Huế. Nghệ thuật trang trí mỹ thuật Huế còn tiếp thu những tinh hoa của nghệ thuật Chăm, đặc biệt là tiếp thu nghệ thuật trang trí Tây Phương. Trang trí cung đình Huế còn tiếp nhận và nâng cao 39 nghệ thuật dân gian Việt Nam. Nhiều loại hình thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam như chạm khắc gỗ, cẩn xà cừ, cẩn tam khí ngũ khí, sơn son thếp vàng, chạm khắc xương và ngọc ngà, khảm sành sứ, làm vàng bạc, dệt, thêu, đan...đã được các tượng cục triều Nguyễn nâng lên thành những nghệ thuật tinh xảo, sang trọng. Về hội họa nhiều họa sĩ nổi tiếng về tranh thủy mặc sơn thủy, trúc lan, tranh gương, các ấn phẩm nhất thi nhất họa đặc sắc. Đặc biệt, từ Huế xuất hiện người họa sĩ vẽ tranh sơn dầu đầu tiên ở Việt Nam là họa sĩ Lê Văn Miên (1870-1912)...Về điêu khắc, cố đô Huế đã đánh dấu một thời kỳ phát triển mới, thể hiện bằng các tác phẩm điêu khắc trên đá, trên đồng, trên gỗ. Trong điêu khắc gỗ, phần khắc chạm gỗ trang trí với những bức chạm nổi, chạm lộng trên các chi tiết công trình kiến trúc đạt đến sự tinh xảo và có tính thẩm mỹ cao. Về mỹ thuật ứng dụng, ngoài việc nâng cao các loại hình thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam, Huế còn một thời sản xuất đồ mỹ nghệ pháp lam cao cấp. Ẩm thực Huế còn lưu giữ trên 1000 món ăn nấu theo lối Huế, có cả những món ăn ngự thiện của các vua triều Nguyễn. Bản thực đơn ngự thiện có trên vài chục món thuộc loại cao lương mỹ vị, được chuẩn bị và tổ chức rất công phu, tỷ mỷ, cầu kỳ. Các món ăn dân dã rất phổ biến trong quần chúng với bản thực đơn phong phú hàng trăm món được chế biến khéo léo, hương vị quyến rũ, màu sắc hấp dẫn, coi trọng phần chất hơn lượng; nghệ thuật bày biện các món ăn đẹp mắt, nghệ thuật thưởng thức tinh tế. Võ thuật Huế hiện có rất nhiều hệ phái võ nổi tiếng, có những phái võ nỗi danh truyền tụng cũng có những phái âm thầm như chính vùng đất cố đô. Tuy vậy, tất cả đều mang những đặc trưng đặc biệt riêng có của xứ Huế. Võ thuật Huế có nhiều nguồn gốc, từ Ấn độ, Trung quốc, Thái Lan, Lào, Miến Điện, Hàn Quốc, Nhật Bản,... tất cả quyền thuật năm châu đến Huế rồi hội ngộ với 40 những môn phái dân dã tạo nên đặc trưng riêng của mảnh đất kinh kỳ. Bên cạnh đó cũng có nhiều môn phái sản sinh ra tại trên chính mảnh đất này cùng với lịch sử của nó và mang những tên gọi dân gian như Áo Vải, Bạch Hổ, Thiếu Lâm. Tuy nhiên, hiện đang có một loại võ phái đang được khai thác trong du lịch đó là Võ Kinh Vạn An (võ xuất phát từ các Cấm Y Thị Vệ Đại Nội). 2.3. Thị trường khách du lịch Festival Festival Huế 2000 diễn ra 12 ngày đêm, có trên 30 đơn vị nghệ thuật Việt Nam và Pháp với trên 1.000 nghệ sĩ, diễn viên chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp, thu hút hơn 410.000 lượt người tham dự, trong đó có 41.000 lượt khách du lịch, với 6.000 lượt khách quốc tế. Festival Huế 2002 tiếp tục phát triển chủ đề “Khám phá nghệ thuật sống của Cố đô Huế” đi liền với mở rộng giao lưu quốc tế, diễn ra 12 ngày đêm và 1 tháng trước ngày khai mạc được khởi động bằng Trại Sáng tác Điêu khắc Quốc tế “Ấn tượng Huế - Việt Nam” với sự tham gia của 33 đoàn nghệ thuật tiêu biểu đến từ các nước Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan, Lào, Campuchia và các đoàn trong nước gồm 1.554 nghệ sĩ, diễn viên, cán bộ kỹ thuật, thu hút trên 1 triệu lượt người tham dự, 75.000 lượt khách du lịch, trong đó có 18.000 lượt quốc tế. Festival Huế 2004 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” diễn ra trong 9 ngày đêm gắn với 1 tháng khởi động của Trại Sáng tác Điêu khắc Quốc tế “Ấn tượng Huế - Việt Nam”, Trại Điêu khắc Dân gian, Festival Thơ Huế và nhiều hoạt động dạo đầu, đã quy tụ 15 đoàn nghệ thuật nước ngoài đến từ các nước Pháp, Trung Quốc, Argentina, Úc, Ấn Độ, Đức, Mỹ; 25 đoàn nghệ thuật trong nước với 1.300 diễn viên chuyên nghiệp, gần 2.000 diễn viên không chuyên và đội ngũ cán bộ kỹ thuật từ nhiều lực lượng tham gia phục vụ Festival, thu hút 1,2 triệu lượt người tham dự, 101.950 lượt khách du lịch, trong đó có 11.950 lượt khách quốc tế. 41 Festival Huế 2006 với chủ đề “700 năm Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế, Di sản Văn hóa với Hội nhập và Phát triển” - quy tụ 1.440 nghệ sĩ, diễn viên của 22 đoàn nghệ thuật trong nước (1171 diễn viên) và 22 đoàn nghệ thuật quốc tế (269 diễn viên) đến từ các nước: Pháp, Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Anh, Argentina, Indonesia, Úc. Festival Huế 2006 tiếp tục phát huy được những kết quả và các kinh nghiệm của các kỳ Festival trước, đã đạt được các yêu cầu đặt ra, thu hút 1,5 triệu lượt người tham dự vào các hoạt động, 150.000 lượt khách du lịch, trong đó có 20.557 lượt khách quốc tế. Festival Huế 2008 có chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” - ngoài 9 lễ hội chính thức, còn có với 77 chương trình nghệ thuật của 19 quốc gia biểu diễn trong 9 ngày đêm, với sự góp mặt hơn 1.500 nghệ sĩ của 37 đơn vị nghệ thuật trong nước và 457 nghệ sĩ của 31 đoàn nghệ thuật quốc tế đã mang đến cho công chúng 133 suất diễn, gần 90 hoạt động văn hóa và lễ hội cộng đồng, thu hút 180.000 lượt khách du lịch, trong đó có 30.000 lượt khách quốc tế. Festival Huế 2010 có chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” diễn ra trong suốt thời gian từ 5-13/6, Festival Huế 2010 hội tụ tinh hoa của 70 đơn vị nghệ thuật, với khoảng 6.500 nghệ sĩ, diễn viên chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp, đến từ nhiều vùng miền trong nước, và 28 đất nước anh em của cả 5 châu lục trên thế giới. Theo Ban Tổ chức Festival Huế 2010, trong 9 ngày diễn ra lễ hội, đã có gần 200.000 lượt khách du lịch đến Huế. Festival Huế 2012 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển – Nơi gặp gỡ các thành phố lịch sử” quy tụ các chương trình nghệ thuật tiêu biểu của Việt Nam gồm 25 đoàn nghệ thuật và nhóm nghệ sĩ với hơn 700 đại biểu, và các chương trình nghệ thuật có đẳng cấp, đậm sắc thái văn hóa của 40 đoàn nghệ thuật và nghệ sĩ tên tuổi của 28 quốc gia đến từ 5 42 châu lục với 450 nghệ sĩ thu hút hơn 180.000 khách, trong đó có hơn 80.000 khách quốc tế, tăng gấp rưỡi so với Festival 2010. Bảng 2.1. Tổng hợp số lượt khách tham dự Festival Huế trong 8 kỳ tổ chức STT NĂM THỜI GIAN NGÀY 1 2000 5/6 ĐẾN 13/6 12 2 2002 4/5 ĐẾN 15/5 12 3 2004 12/6 ĐẾN 20/6 9 4 2006 3/6 ĐẾN 11/6 9 5 2008 3/6 ĐẾN 11/6 9 6 2010 5/6 ĐẾN 13/6 9 7 2012 7/4 ĐẾN 15/4 9 8 2014 12/4 ĐẾN 20/4 9 LƯỢT KHÁCH THĂM QUAN DU LỊCH 410,000 369,000 41,000 1,000,000 925,000 75,000 1,200,000 1,098,050 101,950 1,500,000 1,350,000 150,000 2,000,000 1,820,000 180,000 3,000,000 2,800,000 200,000 2,000,000 1,820,000 180,000 2,400,000 2,170,000 230,000 QUỐC TẾ TỶ LỆ NỘI ĐỊA TỶ LỆ 6,000 14.6% 35,000 85.4% 18,000 24.0% 57,000 76.0% 11,950 11.7% 90,000 88.3% 20,557 13.7% 129,443 86.3% 30,000 16.7% 150,000 83.3% 30,000 15.0% 170,000 85.0% 80,000 44.4% 100,000 55.6% 100,000 43.5% 130,000 56.5% Nguồn: Trung tâm Festival Huế Biểu đồ 2.1. Số lượt khách tham dự trong 8 kì festival 43 Theo số liệu thống kê, ta thấy số lượt khách tham dự Festival Huế tăng lên theo từng kì, đặc biệt trong bốn kì festival gần nhất con số đã đạt ngưỡng 200 vạn lượt. Tỷ lệ khách du lịch nước ngoài đến trong các kì festival cũng tăng lên khá rõ từ 3 vạn lên đến 10 vạn lượt tại festival 2014, tập trung ở các thị trường chính như Pháp, Anh, Mỹ, Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Argentina, Indonesia, Úc,.. (xem Bảng 2.1). Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ lượt khách thăm quan và du lịch trong 8 kì festival 44 Biểu đồ 2.3. Số lượng khách nội địa và quốc tế trong 8 kì festival Theo kết quả nghiên cứu, ta thấy mặc dầu số lượt khách tăng mạnh theo từng kì festival, tuy nhiên tỷ lệ lượt khách thăm quan và du lịch vẫn hầu như giữ nguyên với tỷ lệ khách thăm quan tương đương 90% và khách du lịch chiếm khoảng 10%. Bên cạnh đó, tỷ lệ giữa lượt khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa có sự biến động lớn, từ năm 2000, lượt khách du lịch quốc tế chỉ chiếm 14,6%, số lượt khách tham dự tăng đều lên theo từng kì festival, đến kì festiavl 2014 đã tăng lên 43,5%. Bảng 2.2. Tổng hợp số nước, đoàn khách tham dự Festival Huế trong 8 kỳ STT NĂM TỔ CHỨC SỐ NƯỚC THAM DỰ SỐ ĐOÀN THAM DỰ SỐ DIỄN VIÊN, NGHỆ SĨ 1 2000 4 30 1,000 2 2002 8 33 1,554 3 2004 15 40 1,300 4 2006 22 44 1,400 5 2008 23 62 2,500 6 2010 28 70 6,500 7 2012 28 65 4,500 8 2014 38 66 2,600 Nguồn: Trung tâm Festival Huế 45 Biểu đồ 2.4. Số nước tham dự qua 8 kì festival Theo kết quả khảo sát, ta thấy số nước tham dự Fesitval Huế tăng lên qua từng kì tổ chức, ở kì festival 2014, số nước tham gia đã lên đến 37 nước, điều này chứng tỏ Festival Huế đang được nhiều nước quan tâm và ủng hộ lớn. Biểu đồ 2.5. Số đoàn tham dự trong 8 kì festival Số đoàn khách tham gia biểu diễn nghệ thuật đã tăng hơn gấp đôi tính từ thời điểm festival được tổ chức đầu tiên đến kì thứ 8, festival 2014, cực điểm là kì festival thứ 6 năm 2010, có đến 70 đoàn tham dự. Biểu đồ 2.6. Số diễn viên, nghệ sĩ tham dự trong 8 kì festival 46 So với kì festival đầu tiên được tổ chức vào năm 2000 với khoảng 1.000 diễn viên, nghệ sĩ tham dự thì cho đến kì festival lần thứ 8 đã có khoảng 2.600 diễn viên, nghệ sĩ tham dự, gấp hơn 2,5 lần. Đây là một bước tiến đáng kể về mặt số lượng diễn viên, nghệ sĩ tham dự trong một kì festival. Nhận xét, đánh giá chung Theo kết quả khảo sát trong 8 kì festival, ta thấy số lượng khách tham dự ngày càng gia tăng đáng kể, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Số nước, đoàn cũng có một bước nhảy vọt về lượng và chất, điều này cho thấy Festival Huế đã thực sự thu hút được nhiều sự quan tâm của du khách, đã gặt hái được một số thành công nhất định. 2.4. Các sản phẩm du lịch Festival ở Huế Sản phẩm du lịch Festival Huế bao gồm chương trình lễ hội chính thức và các chương trình bổ sung trong suốt thời gian diễn ra sự kiện. Đây là yếu tố quyết định đến sự thành công cho festival. Chương trình chính tại Festival Huế 2014 1. Lễ Khai mạc Festival Huế 2014: Diễn ra vào lúc 20h00 ngày 12/4/2014 tại Kỳ đài- Quảng trường Ngọ Môn; 2. Lễ hội Áo dài: Diễn ra vào lúc 20h30 ngày 14 và 17/4/2014 tại Kỳ đài- Quảng trường Ngọ Môn; 3. Đêm Hoàng Cung: Diễn ra vào lúc 19h30 ngày 15 và 19/4/2014 tại Đại Nội (có dạ tiệc); 4. Chương trình tôn vinh Ca Huế “Ngày hội Âm sắc Hương Bình”: Diễn ra vào lúc 20h00 ngày 16/4/2014 tại Nghinh Lương Đình; 5. Chương trình “Đêm Phương Đông”: Diễn ra vào lúc 20h30 các ngày 13, 15, 16, 18/4/214 tại Sân Điện Thái hòa; 6. Chương trình của đoàn nghệ thuật sắp đặt lửa Carabosse - Pháp tại cầu Trường Tiền bắt đầu từ 19h30 đến 22:00 các ngày 18 và 20/4/2014; 47 7. Lễ hội đường phố với chủ đề “Di sản và sắc màu văn hóa” của các nước Đông Á – Mỹ La tinh gồm Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc, Mông Cổ, Philippines, Lào, Campuchia, Malaysia, Myanmar, Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc, Achentina, Chi Lê, Cuba, Pêru, Brazil, Colombia vào ngày 13, 15, 17, 19/4/2014; 8. Các hoạt động biểu diễn đường phố của Đoàn Nghệ thuật Cà Kheo- vùng Merchtem Bỉ, Dàn nhạc OSP Nadarzyn - Ba Lan trên các đường phố chính - trung tâm thành phố Huế vào 16h các ngày từ 13 đến 19/4/2014; 9. Chương trình nghệ thuật “Đêm ASEAN” vào 19h30 ngày 19/4/2014 tại sân Điện Thái Hòa; 10. Lễ Bế mạc: Diễn ra vào lúc 20h30 ngày 20/4/2014 tại Công viên cầu Gia Hội. Bảng 2.3. So sánh chương trình chính tại 5 kì Festival Huế gần nhất NĂM 2006 NĂM 2008 NĂM 2010 NĂM 2012 NĂM 2014 1. Lễ Khai mạc 1. Lễ Khai mạc 1. Lễ Khai mạc 1. Lễ Khai mạc 1. Lễ Khai mạc 2. Lễ hội Áo dài 2. Đêm Hoàng Cung 2. Thao diễn thuỷ binh 2. Lễ Tế Giao 2. Lễ hội Áo dài 3. Đêm Hoàng Cung 3. Lễ hội Áo dài 3. Lễ hội Áo dài 3. Lễ hội Áo dài 3. Đêm Hoàng Cung 4. Lễ hội Nam Giao 4. HT Sông Hương 4. Lễ Tế Giao 4. Đêm Hoàng Cung 4. Tôn vinh Ca Huế 5. Lễ Truyền Lô 5. Hành trình nối dài 5. Lễ hội sân khấu hoá 5. Sân khấu hóa 5. Đêm Phương Đông 6. Cánh diều xứ Huế 6. Lễ tế Xã Tắc 6. HT Sông Hương 6. Đêm Phương Đông 6. NT sắp đặt lửa 7. KGVH Cồng Chiên 7. Lễ hội Tiến sĩ Võ 7. Đêm Phương Đông 7. Lễ hội đường phố 7. Lễ hội đường phố 8. Đêm Phương Đông 8. Lễ tế Nam Giao 8. Đêm Hoàng cung 8. Lễ hội Trống 8. Đêm ASEAN 9. Lễ Bế mạc 9. Lễ Bế mạc 9. Lễ Bế mạc 9. Lễ Bế mạc 9. Lễ Bế mạc Nguồn: Trung tâm Festival Huế Xem xét các chương trình lễ hội chính tại 5 kì Festival Huế gần nhất, ngoài Lễ khai mạc và Lễ bế mạc, hầu như không có nhiều thay đổi, đa số na ná nhau về kết cấu nội dung chương trình. 48 Xét về góc độ văn hóa, nghệ thuật, các chương trình Festival Huế rất hay, hấp dẫn, lôi cuốn và hoành tráng, mang đậm chất thơ, chất Huế, tuy nhiên sẽ mất dần tính hấp dẫn nếu cứ lập đi lập lại, thiếu sự khai thác mới, bổ sung thêm các sản phẩm mới, lạ cho chương trình. Xét về góc độ kinh tế, bản thân festival không mang lại nhiều lợi ích kinh tế do đa số chương trình là miễn phí, phục vụ cộng đồng, nên festival như là một yếu tố kích cầu, hỗ trợ ngành du lịch địa phương phát triển, hoàn thiện hơn. Bảng 2.4. Du khách đánh giá về chương trình Festival Huế 2014 LOẠI KHÁCH SỐ LƯỢNG TUYỆT TỐT TỆ KHÔNG Ý KIẾN KHÁCH QUỐC TẾ 464 23 143 0 298 KHÁCH NỘI ĐỊA 896 90 381 0 425 TỔNG CỘNG 1.360 113 524 0 723 TỶ LỆ % 100% 8% 39% 0% 53% KHÁCH QUỐC TẾ 34% 5% 31% 0% 64% KHÁCH NỘI ĐỊA 66% 10% 43% 0% 47% Nguồn: Khảo sát tháng 04/2014 Biểu đồ 2.7. Khảo sát ý kiến du khách về chương trình Festival Huế 49 Theo kết quả khảo sát, có đến 53% du khách không biết hay không quan tâm đến chương trình festival, điều này có thể do một số yếu tố khách quan hay chủ quan nào đó từ phía khách hay ban tổ chức sư kiện. Bảng 2.5. Tỷ lệ mục đích chuyến đi của du khách LOẠI KHÁCH SỐ LƯỢNG DỰ FESTIVAL DU LỊCH CÔNG VỤ KHÁC KHÁCH QUỐC TẾ 464 10 421 4 29 KHÁCH NỘI ĐỊA 896 141 74 681 8 1.360 151 495 685 37 100% 11% 36% 50% 3% KHÁCH QUỐC TẾ 34% 2% 91% 1% 6% KHÁCH NỘI ĐỊA 66% 16% 8% 76% 1% TỔNG CỘNG TỶ LỆ % Nguồn: Khảo sát tháng 04/2014 Biểu đồ 2.8. Khảo sát mục đích chuyến đi của du khách Theo khảo sát, ta thấy chỉ có 11% du khách đi tham dự festival, 50% khách công vụ kết hợp với dự hội và 36% khách đi du lịch thuần túy. Điều này có thể do chương trình festival không phải là yếu tố chính trong chuyến đi hay có thể do khách không tiếp cận được các thông tin về lễ hội sớm hơn. 50 Nhận xét, đánh giá chung Kết quả khảo sát khá trái lệch nhau, đa số du khách đều thích chương trình festival mà lại không thực hiện chuyến đi với mục đích ấy và hầu như đa số khách rất mù mờ về thông tin của lễ hội. Điều này cho thấy không hoàn toàn do chủ quan của du khách mà một phần do ban tổ chức thực hiện tuyên truyền, quảng bá về lễ hội chưa đúng, đủ và kịp thời. 2.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch Festival ở Huế Huế là thành phố có ngành du lịch phát triển khá nhất trong các tỉnh Bắc miền Trung, cơ sở vật chất du lịch khá phát triển và đồng bộ, có nhiều khu vui chơi giải trí, lưu trú, nghỉ dưỡng đạt chất lượng quốc tế, văn hóa ẩm thức Huế phong phú, đa dạng, hạ tầng cơ sở giao thông thuận tiện. Rõ ràng Huế có rất nhiều thuận lợi, tiềm năng cho việc phát triển du lịch, khu du lịch chất lượng cao trên toàn quốc. Đối với du lịch Festiaval, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa gắn liền với bản sắc cộng đồng địa phương, dịch vụ cung cấp tương đối rộng, đa dạng và toàn diện hơn. Xem xét một số dịch vụ chính liên quan trực tiếp đến hoạt động du lịch và du lịch festival sau. Dịch vụ lưu trú Hiện nay, toàn tỉnh có tổng số cơ sở lưu trú là 313 trong đó khách sạn có 177, nhà nghỉ là 136. Tổng số phòng nghỉ là 7.284, trong đó khách sạn là 6.085, nhà nghỉ là 1.199. Tổng số giường là 13.246, trong đó khách sạn là 11.317, nhà nghỉ là 1.929. Tỷ lệ sử dụng phòng nghỉ là 70,4% [31] So với nhu cầu sinh hoạt, lưu trú tại một kì festival lớn, số lượng phòng hiện tại vẫn chưa đáp ứng được ½ nhu cầu cho du khách tham dự. Vấn đề thiếu hụt cơ sở lưu trú trầm trọng cho du khách này sẽ nảy sinh nhiều bức xúc như giá phòng tăng gấp 2, 3 lần so với thực tế, các nhu cầu sinh hoạt khác cũng tăng theo, điều này có thể sẽ dẫn đến tình trạng khách bị đối xử không tốt, chất lượng dịch vụ cung cấp giảm, ảnh hưởng không nhỏ đến mức độ hài 51 lòng của du khách, làm giảm tính hấp dẫn của điểm đến, tính hấp dẫn của sự kiện. Bảng 2.6. Tỷ lệ khách tại các cơ sở lưu trú khác nhau LOẠI KHÁCH SỐ LƯỢNG 4-5 SAO 3 SAO 1-2 SAO KHÁC KHÁCH QUỐC TẾ 464 299 108 41 16 KHÁCH NỘI ĐỊA 896 95 77 457 267 1.360 394 185 498 283 100% 29% 14% 37% 21% KHÁCH QUỐC TẾ 34% 64% 23% 9% 3% KHÁCH NỘI ĐỊA 66% 11% 9% 51% 30% TỔNG CỘNG TỶ LỆ % Nguồn: Khảo sát tháng 04/2014 Biểu đồ 2.9. Khảo sát tỷ lệ khách lưu trú tại các cơ sở lưu trú Qua kết quả khảo sát, 64% khác quốc tế lưu trú ở các khách sạn 4,5 sao và 51% khách nội địa lưu trú ở các khách sạn 1,2 sao. Điều này cho ta thấy rõ mức chênh lệch khả năng chi trả của khách quốc tế và khách nội địa rất đáng kể. 52 Bảng 2.7. Tỷ lệ số đêm khách lưu trú tại thời điểm diễn ra festival LOẠI KHÁCH SỐ LƯỢNG 1-2 ĐÊM 3-4 ĐÊM 5-6 ĐÊM TRÊN 6 Đ KHÁCH QUỐC TẾ 464 427 28 4 5 KHÁCH NỘI ĐỊA 896 680 98 95 23 1.360 1,107 126 99 28 100% 81% 9% 7% 2% KHÁCH QUỐC TẾ 34% 92% 6% 1% 1% KHÁCH NỘI ĐỊA 66% 76% 11% 11% 3% TỔNG CỘNG TỶ LỆ % Nguồn: Khảo sát tháng 04/2014 Biểu đồ 2.10. Khảo sát tỷ lệ số đêm khách lưu trú Qua khảo sát, ta thấy đa số khách lưu lại 1 hoặc 2 đêm, chiếm tỷ lệ 82%, điều này cho thấy, khung chương trình festival không còn quá hấp dẫn đối với du khách, hoặc khách chỉ quan tâm đến một phần nhỏ của chương trình. Chỉ có 2% khách lưu trú quá 6 đêm, trong khi chương trình kéo dài đến 9 đêm ngày. 53 Bảng 2.8. Du khách đánh giá về dịch vụ lưu trú LOẠI KHÁCH SỐ LƯỢNG TUYỆT TỐT THƯỜNG TỆ KHÁCH QUỐC TẾ 464 114 199 67 84 KHÁCH NỘI ĐỊA 896 9 664 210 13 1.360 123 863 277 97 100% 9% 63% 20% 7% KHÁCH QUỐC TẾ 34% 25% 43% 14% 18% KHÁCH NỘI ĐỊA 66% 1% 74% 23% 1% TỔNG CỘNG TỶ LỆ % Nguồn: Khảo sát tháng 04/2014 Biểu đồ 2.11. Khảo sát ý kiến du khách về dịch vụ lưu trú Đối với dịch vụ lưu trú, có khoảng 72% du khách hài lòng, đây là kết quả khá khả quan, tuy nhiên gần 28% khách không hài lòng còn lại vẫn là một trở ngại không nhỏ, cần phải nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến việc không hài lòng của du khách. Dịch vụ ăn uống Với bề dày lịch sử văn hóa, Huế vốn nổi tiếng về văn hóa ẩm thực đa dạng phong phú, với bàn tay khéo léo, với sự thông minh sáng tạo, các món ăn Huế đã đạt đến tầm tinh túy, tầm nghệ thuật. Theo sách cũ có ghi thì Huế có 1.300 món ăn và hiện còn lưu truyền trong dân gian 700 món. Trong khi 54 đó, theo nhà nghiên cứu Trần Đình Giản thì Việt Nam có tổng cộng khoảng 1.700 món ăn. Có thể xếp món ăn Huế thành các hệ: hệ món mặn, hệ món chay, hệ cháo súp, hệ dưa mắm, hệ nem chả, hệ bánh mặn, hệ bánh ngọt, hệ mứt, hệ món ăn bài thuốc, hệ món ăn cung đình. Món ăn Huế không chỉ ăn bằng miệng, mà trước hết phải thích nhìn bằng mắt, mũi ngửi thấy thơm, cảm giác thấy thèm, tai nghe những âm thanh gây cuốn hút, tò mò, tức là ăn bằng ngũ quan. Sự hài hòa về màu sắc, hương vị, hài hòa về âm - dương, nóng - lạnh, hài hòa trong bố cục chén, đũa, bát, dĩa... hài hòa như tự nhiên, thiên nhiên, chính là văn hóa ẩm thực Huế. Bảng 2.9. Du khách đánh giá về chất lượng dịch vụ ăn uống LOẠI KHÁCH SỐ LƯỢNG TUYỆT TỐT THƯỜNG TỆ KHÁCH QUỐC TẾ 464 82 284 35 63 KHÁCH NỘI ĐỊA 896 86 691 109 10 1.360 168 975 144 73 100% 12% 72% 11% 5% KHÁCH QUỐC TẾ 34% 18% 61% 8% 14% KHÁCH NỘI ĐỊA 66% 10% 77% 12% 1% TỔNG CỘNG TỶ LỆ % Nguồn: Khảo sát tháng 04/2014 55 Biểu đồ 2.12. Khảo sát ý kiến du khách về dịch vụ ăn uống Qua khảo sát, có 72% du khách hài lòng với dịch vụ ăn uống, tuy nhiên còn có 5% chưa hài lòng với dịch vụ cung cấp, đây là một tỷ lệ không lớn, tuy nhiên, cần nghiên cứu nguyên nhân và có phương pháp tiếp cận, tư vấn cho du khách. Dịch vụ vui chơi giải trí Huế là một thành phố nhỏ, chưa phát triển hiện đại như các thành phố khác nên các dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp, hiện đại không bằng các thành phố lớn khác nên không ít du khách thất vọng vì không biết vui chơi cái gì, vui chơi ở đâu. Đây là một hạn chế không nhỏ trong việc khai thác, thu hút và lưu giữ khách ở lại lâu hơn. Tuy nhiên, nói thế không có nghĩa là ở Huế thiếu thú vui chơi mà do thú vui chơi ở Huế không giống như các vùng khác. Thú tiêu khiển Huế rất công phu, tao nhã và tinh tế, mang đậm nét văn hóa Huế, văn hóa cung đình trước đây. Trò chơi và thú tiêu khiển ở Huế luôn có 2 thuộc tính: dân dã và bác học; dân gian và cung đình. Chẳng hạn trong trò thả diều, vốn xuất phát từ trò chơi giản đơn, phát triển thành những nhân vật của bộ môn ‘múa rối trên không’. Môn ‘cờ người’, dùng người để đánh cờ, vốn là trò chơi cờ tướng 56 bình thường, kết hợp với các thế võ cỗ truyền đã nâng tầm tri thức lên thành nghệ thuật độc đáo. Những thú vui ở Huế, ngoài mục đích tiêu khiển, giải trí, còn nhằm để khoa trương tài nghệ, óc thẩm mỹ tinh tế, sự tinh xảo, khéo léo và cả tri thức, học vấn của người dự cuộc. Ðể thỏa mãn thú đỏ đen hay thử vận hên xui, ngoài những trò cờ bạc diễn ra trong các sòng tổ tôm, tứ sắc..., người Huế còn tìm đến các trò thả thơ, đố thơ, nơi mà sự uyên bác trong học vấn quyết định sự thắng thua chứ không phải là tính sát phạt. Tương tự, người ta tìm đến các hội bài chòi, bài thai là để được thưởng thức những câu hò, giọng hát, để đắm mình trong không khí rộn ràng của cuộc vui hơn là để thử vận may rủi. Huế còn rất nhiều trò chơi và thú tiêu khiển khác, tuy nhiên, trong khuôn khổ festival, rất ít trò chơi và thú tiêu khiển Huế được khai thác hay khai thác mang tính chất tượng trưng, chưa được nghiên cứu kĩ càng, dàn dựng công phu để du khách có thể thưởng thức, hiểu rõ hết nét uyên áo, tinh tế của nó. Bảng 2.10. Du khách đánh giá về chất lượng dịch vụ bổ sung khác LOẠI KHÁCH KHÁCH QUỐC TẾ KHÁCH NỘI ĐỊA SỐ LƯỢNG 464 896 TUYỆT 92 109 TỐT THƯỜNG TỆ 262 50 60 502 240 45 TỔNG CỘNG 1.360 201 764 290 105 TỶ LỆ % 100% 15% 56% 21% 8% KHÁCH QUỐC TẾ 34% 18% 61% 8% 14% KHÁCH NỘI ĐỊA 66% 10% 77% 12% 1% Nguồn: Khảo sát tháng 04/2014 57 Biểu đồ 2.13. Khảo sát ý kiến du khách về dịch vụ bổ sung khác Đối với dịch vụ bổ sung khác, ngoài dịch vụ lưu trú và ăn uống, chỉ có 71% du khách hài lòng, 29% du khách không hài lòng với các dịch vụ cung cấp. Dịch vụ đi lại Về Đường bộ, toàn tỉnh có hơn 2.500 km đường bộ, Quốc lộ 1A chạy xuyên qua tỉnh từ Bắc xuống Nam cùng với các tuyến tỉnh lộ chạy song song và cắt ngang như tỉnh lộ 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8A, 8B, 10A, 10B, 10C, 11A, 11B, 15 và các tỉnh lộ khác. Ngoài ra còn có tuyến quốc lộ 49 chạy ngang qua từ tây sang đông nối tiếp vùng núi với biển. Khu vực ven biển, đầm phá có quốc lộ 49B và một số tuyến ven biển khác. Khu vực gò đồi trung du và vùng núi rộng lớn phía tây thuộc các huyện A Lưới, Nam Đông có quốc lộ 14, tỉnh lộ 14B, 14C, quốc lộ 49 đi sang Lào. Đến nay toàn tỉnh đã nhựa hóa được 80% đường tỉnh, bê tông hóa 70% đường giao thông nông thôn (đường huyện, đường xã), 100% xã có đường ô tô đến trung tâm. Về đường biển và đường thủy, với tổng chiều dài 563km sông, đầm phá. Tỉnh có cảng biển là cảng nước sâu Chân Mây và cảng Thuận An. Cảng Thuận An nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 13 km về phía đông bắc. Trong nhiều năm tỉnh đã tập trung đầu tư cho cảng Thuận An 5 cầu tầu 58 dài 150m, có khả năng tiếp nhận tầu 1.000 tấn, được nhà nước công nhận là cảng biển quốc gia. Cảng nước sâu Chân Mây cách thành phố Huế 49 km về phía Nam đang được triển khai xây dựng một số hạng mục hạ tầng kỹ thuật đầu tiên nhằm khai thác lợi thế trục giao thông Bắc - Nam và tuyến hành lang Đông - Tây, tạo động lực phát triển kinh tế những năm sau. Về đường sắt, có tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua tỉnh Thừa Thiên Huế dài 101,2 km đóng một vai trò quan trọng trong giao thông của tỉnh. Về đường hàng không, Thừa Thiên Huế có sân bay quốc tế Phú Bài nằm trên quốc lộ I, cách phía Nam thành phố Huế khoảng 15 km. Những năm qua, bộ mặt và cơ sở hạ tầng của sân bay Phú Bài đã có những thay đổi đáng kể; đảm bảo cho may bay Airbus A320, Boeing 747 cất hạ cánh an toàn. [31] Bảng 2.11. Tỷ lệ du khách sử dụng các phương tiện đi lại LOẠI KHÁCH KHÁCH QUỐC TẾ SỐ LƯỢNG TÀU LỬA ĐƯỜNG BỘ 19 200 167 31 691 411 50 100% 30% KHÁCH QUỐC TẾ 34% KHÁCH NỘI ĐỊA 66% KHÁCH NỘI ĐỊA TỔNG CỘNG TỶ LỆ % 464 HÀNG KHÔNG 896 1.360 244 ĐƯỜNG THỦY 1 7 891 8 4% 66% 1% 53% 4% 43% 0% 19% 3% 77% 1% Nguồn: Khảo sát tháng 04/2014 59 Biểu đồ 2.14. Khảo sát tỷ lệ du khách sử dụng các phương tiện đi lại Qua khảo sát, ta thấy số lượng khách sử dụng hệ thống đường bộ chiếm 65%, 30% du khách sử dụng đường hàng không, đây là hai phương tiện chính kết nối du khách và điểm đến. Bảng 2.12. Du khách đánh giá về chất lượng dịch vụ vận chuyển LOẠI KHÁCH KHÁCH TẾ QUỐC KHÁCH ĐỊA NỘI SỐ LƯỢNG TUYỆT TỐT THƯỜNG TỆ 464 58 356 55 50 896 13 747 109 27 TỔNG CỘNG 1.360 71 1,103 164 77 TỶ LỆ % 100% 5% 81% 12% 6% 34% 13% 77% 12% 11% 66% 1% 83% 12% 3% KHÁCH TẾ QUỐC KHÁCH ĐỊA NỘI Nguồn: Khảo sát tháng 04/2014 60 Biểu đồ 2.15. Khảo sát ý kiến du khách về chất lượng dịch vụ vận chuyển Qua khảo sát, có 83% du khách đánh giá tốt về phương tiện vận chuyển, 17% khách chưa hài lòng với dịch vụ cung cấp. 2.6. Nhân lực du lịch Festival ở Huế Nguồn nhân lực phục vụ du lịch festival địa phương Do Festival Huế được tổ chức định kì hai năm, nên nguồn nhân lực mang tính thời vụ cao, số lượng nhiều tại thời điểm diễn ra sự kiện nên tính chuyên nghiệp đa số hạn chế. Đa số không được đào tạo để phục vụ festival một cách chuyên nghiệp. Điều này cũng không mấy xa lạ đối với những nơi diễn ra sự kiện lớn, nơi cần nhiều nguồn nhân lực tại một thời điểm ngắn nhất định trong năm. Ngoài các đoàn nghệ thuật, ca múa, biểu diễn được mới điến tham dự phục vụ, ta có thể kể đến hai loại nguồn nhân lực phục vụ chính được huy động tại chỗ đó là học sinh, sinh viên các trường cao đẳng, đại học và nguồn phục vụ tình nguyện viên. Hai nguồn này phải nói là chiếm đa số, ưu điểm là năng động, nhiệt tình, nhược điểm là chưa được đào tạo và ý thức nghề nghiệp tốt. 61 Nguồn nhân lực phục vụ du lịch festival quốc tế Đối với nguồn nhân lực phục vụ festival quốc tế thì không nhiều, đa số rơi vào các chuyên gia, các tư vấn viên, các đoàn nghệ thuật tham gia lưu diễn, chưa có nhiều nguồn nhân lực nước ngoài trực tiếp phục vụ cho festival. Nhận xét, đánh giá chung Qua kết quả khảo sát, ta thấy đa số du khách rất hài lòng với các dịch vụ cung cấp như lưu trú, ăn uống, đi lại, vui chơi giải trí. Đây là một kết quả khá khả quan đối với ngành du lịch Huế. Tuy nhiên, tỷ lệ ngày khách lưu trú thì rất thấp, nhất là tại thời điểm diễn ra sự kiện, do vậy ta nên xem xét, tìm hiểu kĩ nguyên nhân khách không lưu trú lâu hơn để có hướng khắc phục kịp thời. 2.7. Tổ chức, quản lý du lịch Festival ở Huế Quản lý của chính quyền Hiện nay, cơ quan đứng đầu chỉ đạo du lịch fesival ở Huế do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch là cơ quan chủ quản và điều hành mọi hoạt động du lịch kể cả du lịch festival, chính quyền cấp dưới là Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Doanh nghiệp Khối doanh nghiệp được sự điều hành của Hiệp hội du lịch tỉnh Thừa thiên Huế đảm trách. Ban tổ chức Cơ quan trực tiếp chỉ đạo, dàn dựng, triển khai chương trình là Trung tâm Festival Huế phối hợp với trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Với lịch trình triển khai Festival Huế hai năm một lần trong suốt 8 kì tổ chức vừa qua, Fesitval Huế đã gặt hái khá nhiều thành công cũng như bộc lộ những bất cập, khiếm khuyết về khâu tổ chức, dự trù và tính chuyên nghiệp xứng tầm với một festival quốc tế như Festival Huế. Ta có thể xem xét một số khía cạnh sau: 62 Câu khẩu hiệu chương trình Xem xét câu khẩu hiệu trương trình (phần thị trường khách du lịch) trong 8 kì festival vừa qua, ta thấy hầu như không có gì thay đổi về mục tiêu, chiến lược phát triển, câu khẩu hiệu mang tính chung chung, đại khái, không rõ mục đích cụ thể, nghèo nàn về ý tưởng, tư tưởng chủ đạo, nặng hình thức, nghiêng về tuyên truyền, thiếu tính thiết thực, đào sâu phát triển tiềm năng du lịch. Bảng 2.13. Du khách đánh giá về câu khẩu hiệu chương trình LOẠI KHÁCH SỐ LƯỢNG TUYỆT TỐT THƯỜNG TỆ KHÁCH QUỐC TẾ 464 13 117 3 331 KHÁCH NỘI ĐỊA 896 87 383 8 418 TỔNG CỘNG 1.360 100 500 11 749 TỶ LỆ % 100% 7% 37% 1% 55% KHÁCH QUỐC TẾ 34% 3% 25% 1% 71% KHÁCH NỘI ĐỊA 66% 10% 43% 1% 47% Nguồn: Khảo sát tháng 04/2014 Biểu đồ 2.16. Khảo sát ý kiến du khách về câu khẩu hiệu chương trình Qua khảo sát, có 55% du khách không quan tâm đến câu khâu hiệu chương trình, ta có thể hiểu theo hai cách, một là khách quá quen thuộc với 63 câu khẩu hiệu chương trình vì năm nào cũng câu ấy, hai là khách không quan tâm đến chương trình. Thời lượng chương trình Thời lượng chương trình không đồng nhất trong 8 kì festival vừa qua, cụ thể năm 2000 và 2012 là 18 ngày đêm, các kì sau là 9 ngày đêm (xem bảng 2.1.). Xem ra các kì festival sau mang tính ổn định hơn về thời lượng chương trình. Bảng 2.14. Du khách đánh giá về thời lượng chương trình LOẠI KHÁCH KHÁCH TẾ QUỐC KHÁCH ĐỊA NỘI SỐ LƯỢNG VỪA ĐỦ QUÁ NGẮN QUÁ DÀI KG Ý KIẾN 464 148 37 6 273 896 480 8 72 336 TỔNG CỘNG 1.360 628 45 78 609 TỶ LỆ % 100% 46% 3% 6% 45% 34% 32% 8% 1% 59% 66% 54% 1% 8% 38% KHÁCH TẾ QUỐC KHÁCH ĐỊA NỘI Nguồn: Khảo sát tháng 04/2014 Biểu đồ 2.17. Khảo sát ý kiến du khách về thời lượng chương trình 64 Qua khảo sát có 45% du khách không quan tâm đến thời lượng chương trình festival, 6% du khách cho rằng quá dài và 3% cho rằng quá ngắn. Ta cũng có thể thấy rõ rằng thời lượng phụ thuộc vào nội dung chương trình, tính hấp dẫn, tính mới, tính lạ của chương trình. Do vậy, đa số du khách không quan tâm nó bao lâu và nó như thế nào. Thời gian tổ chức Xem xét thời gian tổ chức trong 8 kì festival, ta thấy không có tính ổn định cao trong việc ấn định thời gian tổ chức chương trình. Năm 2000, tổ chức từ ngày 5 đến 13 tháng 6 ; năm 2002, từ ngày 4 đến15 tháng 5 ; năm 2004, từ ngày 12 đến 20 tháng 6; năm 2006, 2008 tổ chức từ ngày 3 đến 11 tháng 6 ; năm 2010, tổ chức từ ngày 5 đến 13 tháng 6; năm 2010 từ ngày 5 đến ngày 13 tháng 6 ; năm 2012, từ ngày 7 đến 15 tháng 4 và năm 2014 từ ngày 12 đến 20 tháng 4. Bảng 2.15. Du khách đánh giá về thời gian tổ chức chương trình LOẠI KHÁCH KHÁCH QUỐC TẾ KHÁCH NỘI ĐỊA SỐ LƯỢNG 464 896 THÁNG 4 265 769 THÁNG 5 THÁNG 6 KHÔNG Ý KIẾN 3 3 193 13 73 41 TỔNG CỘNG 1.360 1,034 16 76 234 TỶ LỆ % 100% 76% 1% 6% 17% KHÁCH QUỐC TẾ 34% 57% 1% 1% 42% KHÁCH NỘI ĐỊA 66% 86% 1% 8% 5% Nguồn: Khảo sát tháng 04/2014 65 Biểu đồ 2.18. Khảo sát ý kiến du khách về thời gian tổ chức Qua khảo sát có 76% du khách đồng tình việc tổ chức festival vào tháng 4, 17% du khách không có ý kiến về thời gian tổ chức. Tuy nhiên, về thời gian tổ chức phụ thuộc khá nhiều đến yếu tố tự nhiên, do chương trình đa số là dàn dựng ngoài trời, hơn là yếu tố chủ quan, nên ban tổ chức tùy đó lựa chọn một thời điểm thích hợp tổ chức nhất. Khách tham dự chương trình Bảng 2.16. Số lần du khách tham dự chương trình festival LOẠI KHÁCH KHÁCH TẾ QUỐC KHÁCH ĐỊA NỘI TỔNG CỘNG TỶ LỆ % KHÁCH TẾ QUỐC KHÁCH ĐỊA NỘI SỐ LƯỢNG 464 896 1.360 CHƯA 1 LẦN 457 797 1,254 2 LẦN 3 LẦN 3 3 - 66 33 - 69 36 0 100% 92% 5% 3% 0% 34% 98% 1% 1% 0 66% 89% 7% 4% 0 Nguồn: Khảo sát tháng 04/2014 66 Biểu đồ 2.19. Khảo sát số lần tham dự festival của du khách Qua khảo sát có đến 92% du khách là chưa từng tham dự chương trình, chỉ có 5% du khách đã tham dự một lần, không có trường hợp nào tham dự quá ba lần. Ta thấy rằng hầu như không thai thác được lượng khách cũ, đa số là khách mới, thị trường mới. Nhận xét, đánh giá chung Qua kết quả khảo sát, ta thấy đa số khách lần đầu tiên tham dự chương trình, khách tham dự nhiều hơn hai lần là rất thấp, điều này cho thấy ban tổ chức nên định hướng khai thác, mở rộng các thị trường mới, tiềm năng. Thời gian tổ chức sự kiện vẫn chưa thống nhất cho dù đã có nhiều lần tổ chức, điều này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ cho việc trù bị, triển khai quảng bá về festival và nên có những nghiên cứu nghiêm túc hơn, sâu sát hơn với câu khẩu hiệu chương trình. 2.8. Tuyên truyền quảng bá du lịch Festival ở Huế Phương tiện truyền thông 67 Bảng 2.17. Tỷ lệ du khách biết trước về chương trình festival LOẠI KHÁCH 1 THÁNG 2 THÁNG 3 THÁNG 318 11 21 626 35 131 944 46 152 100% 69% 3% 11% 16% KHÁCH QUỐC TẾ 34% 69% 2% 5% 25% KHÁCH NỘI ĐỊA 66% 70% 4% 15% 12% KHÁCH QUỐC TẾ KHÁCH NỘI ĐỊA TỔNG CỘNG TỶ LỆ % SỐ LƯỢNG 464 896 1.360 KHÔNG BIẾT 114 104 218 Nguồn: Khảo sát tháng 04/2014 Biểu đồ 2.20. Khảo sát tỷ lệ du khách biết trước chương trình festival Qua khả sát có 70% du khách biết trước về chương trình festival trong một tháng, 3% biết trước trong hai tháng, 11% du khách biết trước trong 3 tháng và 16% du khách không biết gì về chương trình festival. Qua đó, ta thấy thời gian biết về chương trình như thế là rất ngắn, khó có thể đảm bảo cho du khách sắp xếp, chuẩn bị tốt cho chuyến đi được. Đó là nguyên nhân chính làm giảm nhu cầu của du khách. 68 Phương thức quảng bá Bảng 2.18. Du khách biết về festival thông qua các phương tiện LOẠI KHÁCH SỐ LƯỢNG TT ĐẠI CHÚNG HÃNG LH BẠN/N.THÂN KHÔNG BIẾT KHÁCH QUỐC TẾ 464 141 181 45 97 KHÁCH NỘI ĐỊA 896 580 48 83 185 TỔNG CỘNG 1.360 721 229 128 282 TỶ LỆ % 100% 53% 17% 9% 21% KHÁCH QUỐC TẾ 34% 30% 39% 10% 21% KHÁCH NỘI ĐỊA 66% 65% 5% 9% 21% Nguồn: Khảo sát tháng 04/2014 Biểu đồ 2.21. Khảo sát tỷ lệ du khách biết về festival qua các phương tiện Qua khảo sát có đến 53% du khách biết về festival thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, 17% du khách biết thông qua các hãng lữ hành, có đến 21% du khách không biết gì về festival mặc dầu đến Huế trong thời gian diễn ra lễ hội. Qua đó ta thấy, một là vai trò của các hãng lữ hành rất mờ nhạc trong việc truyền thông, quảng bá về festival cho du khách, hai là phương thức quảng bá chưa đúng, chưa đủ đối với du khách. 69 Nhận xét, đánh giá chung Qua kết quả khảo sát, đa số khách biết đến chương trình là rất muộn, thậm chí đến rồi mới biết, điều này nên xem xét lại khâu tổ chức tuyên truyền và các hình thức quảng bá hiệu quả, nên chú ý khai thác triệt để các kênh quảng bá thông qua các hãng lữ hành, đại lý du lịch trong nước và quốc tế vì đây là kênh giúp ban tổ chức quảng cáo hiệu quả nhất. Ở các thị trường mới nên có các băng rôn, áp phích quảng cáo rầm rộ, hoành tráng để thu hút, mở các kênh thông tin điện tử công cộng để khách tiện tìm hiểu, tham khảo. 2.9. Bảo vệ môi trường văn hóa và tự nhiên trong du lịch Festival ở Huế Môi trường thiên nhiên Đối với môi trường thiên nhiên, hiện tại do Công ty Công viên và Cây xanh đảm trách, đa số thực hiện khá tốt nhiệm vụ. Huế vốn nổi tiểng với thành phố cây xanh, đa dạng về chủng loại, màu sắc, niên đại. Không ít du khách rất thích thú khi đi trên những con đường đầy cây xanh này. Có thể xem đây là một sản phẩm du lịch độc đáo mà không mất tiền mua khi đến Huế vậy. Môi trường văn hoá Đối với môn trường văn hóa vật thể và phi vật thể, hiện tại do Trung tâm Bảo tồn di tích Cố Đô Huế cai quản. Huế vốn là thủ phủ trước đây của nhà Nguyễn, nên các công trình văn hóa, kiến trúc cổ rất nhiều. Do các yếu tố khách quan và chủ quan đan xen, thời gian và chiến tranh là hai yếu tố chính làm hư hỏng nặng hay hủy diệt hoàn toàn các di tích văn hóa, lịch sử. Hiện tại vẫn đang được nổ lực trùng tu, tôn tạo, hoàn thiện lại các di tích, các di sản văn hóa cổ. Môi trường du lịch Đối với môi trường du lịch, hiện do Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch đảm trách, tuy nhiên vai trò của cơ quan này vẫn chưa được khai thác đúng chức năng, nhiệm vụ, thiếu chủ động trong việc triển khai, lập kế hoạch. Tính 70 liên kết giữa cơ quan này với doanh nghiệp chưa cao nên chưa khai thác tốt tiềm năng du lịch vốn có của tỉnh nhà. Môi trường cộng đồng Đối với người dân xứ Huế, vốn dĩ thích sống ẩn dật, kín đáo, nên việc hưởng ứng festival đối với người dân Huế cũng không mặn mà, nhiệt tình mấy, đa số không quan tâm nhiều đến lễ hội này. Có một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như, một là người dân Huế vốn quá quen thuộc với những hoạt động văn hóa như thế, hai là đa số người dân không được tham gia để phát triển kinh tế bản thân, ba là gây xáo trộn cuộc sống người dân do ách tắt giao thông, quá đông người, gây phiền nhiễu của du khách, bốn là đa số chương trình nhằm phục vụ du khách, giá cả quá cao, đa số người dân không thể mua chương được. Đây cũng là một trong những bất cập, hạn chế trong việc thúc đẩy, phát triển du lịch festival ở Huế. Tác động của du lịch festival tới tự nhiên, xã hội Tác động tích cực Festival Huế mang lại lợi ích kinh tế cho nhiều ngành, nghề nhờ lượng khách tham dự, tạo cơ hội quảng bá, đầu tư, hợp tác cho khối doanh nghiệp và cộng đồng dân cư điểm đến, tạo động lực thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi, tôn vinh các giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống, khuyếch trương bản sắc văn hóa Huế và Việt Nam ra thế giới và tạo điều kiện nâng cấp hạ tầng cơ sở, phương tiện đi lại, chất lượng dịch vụ phục vụ cho sự kiện được tốt hơn. Tác động tiêu cực Bên cạnh những tác động tích cực, điểm tổ chức festival cũng đối diện với không ít những tác động tiêu cực xung quanh sự kiện, số lượng người gia tăng đột biến gây quá tải cho điểm đến, cung không đáp ứng được cầu, tạo điều kiện thuận lợi cho các hình thức kinh doanh gian dối, lừa đảo, chèn ép du khách, gây mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội, góp phần làm giảm nhanh tuổi thọ của môi trường thiên nhiên và các khu di tích lịch sử do quá tải sức chứa. 71 Nhận xét, đánh giá chung Tổ chức các sự kiện cộng đồng nói chung festival nói riêng, không thể tránh khỏi tính hai mặt của nó, bên cạnh cái nhận được đương nhiên có cái khác ra đi thay thế. Tuy nhiên, làm thế nào để gia tăng cái được và giảm thiểu cái mất là một vấn đề không dễ đối với ban tổ chức sự kiện và cộng đồng dân cư điểm đến. Cần ý thức rõ trách nhiệm đến mọi thành phần tham dự festival hay chế tài mạnh đối với mọi đối tượng cố tình gây tổn hại đến thuần phong, mĩ tục, di tích lịch sử, văn hóa và nên cân nhắc vị trí tổ chức sự kiện, tránh quá gần hay ngay trong khu di tích. 2.10. Điều kiện phát triển du lịch Festival ở thành phố Huế Huế nằm ở dải đất hẹp của miền Trung Việt Nam và là thành phố tỉnh lỵ của Thừa Thiên - Huế. Thành phố là trung tâm về nhiều mặt của miền Trung như văn hoá, chính trị, kinh tế, giáo dục, y tế, du lịch, khoa học kỹ thuật, đào tạo... Với dòng sông Hương và những di sản để lại của triều đại phong kiến, Huế, còn gọi là đất Thần Kinh hay xứ thơ, là một trong những thành phố được nhắc tới nhiều trong thơ văn và âm nhạc Việt Nam. Thành phố có hai di sản văn hoá thế giới. Huế là đô thị cấp quốc gia của Việt Nam và cố đô của Việt Nam thời phong kiến dưới triều nhà Nguyễn (1802 - 1945). 2.10.1. Điều kiện chủ quan Nguồn nhân lực du lịch Huế có nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, các trung tâm đào tạo nghề, nhất là các trường dạy nghề chuyên sâu về du lịch, hàng năm cung cấp, bổ sung một lượng lớn nguồn nhân lực du lịch cho cả nước, chủ yếu là các tỉnh Nam, Bắc miền Trung, nơi vốn là vùng trũng du lịch của cả nước. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch Hiện nay, Huế có nhiều khách sạn, khu nghi dưỡng quy mô vừa và lớn, đạt tiêu chuẩn đón khách du lịch quốc tế và nội địa, tập trung ở các khu du 72 lịch chính như thành phố Huế, khu du lịch núi Bạch Mã, bãi biển Thuận An, bãi biển Lăng Cô, bãi biển Cảnh Dương, khu du lịch Nhị Hồ,.. Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, hiện nay, trên địa bàn có 71 đơn vị và chi nhánh hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực lữ hành, trong đó có 31 đơn vị có chức năng kinh doanh lữ hành quốc tế, 41 đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa, văn phòng du lịch, đại lý du lịch, vận chuyển open tour... Về cơ sở lưu trú, trên địa bàn tỉnh đến nay có 526 cơ sở lưu trú, 9.942 phòng, 16.880 giường, trong đó có 205 khách sạn, 7.360 phòng, 13.252 giường. Khách sạn từ 1-5 sao hiện có 122 cơ sở, 5.194 phòng, 9.465 giường, tăng 21 khách sạn so với cùng kỳ năm 2012, khách sạn từ 3 – 5 sao 25 cơ sở, 2.918 phòng, 5.087 giường. Hạ tầng cơ sở phục vụ du lịch Huế có cơ sở hạ tầng, giao thông thuận tiện cho việc phát triển du lịch cả đường hàng không (sân bay quốc tế Phú Bài), đường bộ (hầm đèo Hải vân, quốc lộ 1A, cửa khẩu Hồng Vân-Cu Tai, cửa khẩu A Đớt-Tà Vàng), đường sắt (tuyến đường sắt Bắc - Nam) và đường thủy (cảng nước sâu Chân Mây, cảng biển Thuận An). Thị trường khách du lịch Thị trường khách quốc tế chủ yếu đến Huế là Pháp, Mỹ, Đức, Úc, Anh, Nhật, Hàn Quốc... và gần đây thị trường khách Thái đang bùng nổ, tăng mạnh. Lượng khách lưu trú đón được 1,370 triệu lượt, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2012, đạt 74% kế hoạch 2013. Khách du lịch quốc tế 564 ngàn lượt, khách nội địa 806 ngàn lượt. Ngày lưu trú bình quân 2,03 ngày. Doanh thu du lịch ước đạt 1.842 tỷ đồng, tăng 11,31% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, doanh thu quốc tế chiếm 61,78%. Doanh thu xã hội từ du lịch ước đạt trên 4.600 tỷ. 73 Thị trường khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế 9 tháng đầu năm 2013 gồm có: Thái Lan chiếm 17,65%, dẫn đầu các thị trường có khách du lịch đến Huế; Pháp chiếm 14,24%; Úc 7,52%; Anh 7,13%; Đức cũng là một thị trường có dấu hiệu tăng trưởng ổn định chiếm 6,78%; Mỹ 5,7%; đặc biệt, khách du lịch Hàn Quốc đã xếp vào vị trí thứ 7 trong 10 thị trường hàng đầu có khách du lịch đến Huế chiếm 4,65%; Nhật 4,45%. Định hướng phát triển Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011-2015 Ngày 25/5/2009, Bộ Chính trị đã có kết luận 48-KL/TW về "Xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020" và ngày 17/6/2009, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 86/2009/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020; theo đó xác định: “Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong vài năm tới, là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch, khoa học - công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Phấn đấu đến năm 2020, Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, một trong những trung tâm kinh tế văn hóa, khoa học - công nghệ, y tế, đào tạo lớn của cả nước và khu vực các nước Đông Nam châu Á”. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 Mục tiêu tổng quát Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch, khoa học – công nghệ, y tế chuyên sâu, giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao.Phấn đấu đến năm 2020, Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – 74 công nghệ, y tế, đào tạo lớn của cả nước và khu vực các nước Đông Nam Châu Á; có quốc phòng, an ninh được tăng cường, chính trị - xã hội ổn định, vững chắc; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. Mục tiêu kinh tế - Phấn đấu mức tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm thời kỳ 2006 2010 đạt 15 - 16%; thời kỳ 2011 - 2020 đạt 12 - 13%. Nhanh chóng đưa mức GDP/người tăng kịp và vượt so với mức bình quân chung của cả nước ngay trong thời kỳ 2006 - 2010 và đạt trên 1.000 USD (giá năm 2005) vào năm 2010, đến năm 2020 đạt trên 4.000 USD/người (giá thực tế); - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đến năm 2010, cơ cấu kinh tế sẽ là: dịch vụ 45,9%, công nghiệp - xây dựng 42,0%, nông - lâm - ngư nghiệp 12,0%; đến năm 2015 tỷ trọng này tương ứng là 45,4% - 46,6% - 8,0% và đến năm 2020 là 47,4% - 47,3% - 5,3%; - Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt ít nhất 300 triệu USD vào năm 2010 và khoảng 1 tỷ USD vào năm 2020; - Phấn đấu đạt tỷ lệ thu ngân sách chiếm khoảng 13 - 14% từ GDP vào năm 2010 và trên 14% vào năm 2020. - Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt ít nhất 300 triệu USD vào năm 2010 và khoảng 1 tỷ USD vào năm 2020; - Phấn đấu đạt tỷ lệ thu ngân sách chiếm khoảng 13 - 14% từ GDP vào năm 2010 và trên 14% vào năm 2020. Mục tiêu xã hội - Tạo chuyển biến cơ bản về văn hóa, y tế, giáo dục, đào tạo, nâng cao dân trí, giải quyết tốt các vấn đề bức xúc về xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; 75 - Giảm dần tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 2006 - 2010 dưới 1,2%, giảm tỷ lệ sinh bình quân hàng năm 0,3 - 0,4%o; sau năm 2010, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm xuống khoảng 1,1 - 1,2%. - Phấn đấu ổn định và từng bước giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp khu vực thành thị xuống còn khoảng 5%; nâng thời gian sử dụng lao động khu vực nông thôn lên trên 80% vào năm 2010 và khoảng 90% vào năm 2020. Nâng số lượng lao động được giải quyết việc làm lên trên 14 nghìn lao động/năm giai đoạn 2006 - 2010 và 16 - 17 nghìn lao động/năm giai đoạn 2011 - 2020. Phấn đấu đến năm 2010, lao động xuất khẩu đạt 2.000 2.500 lao động/năm; đến năm 2020 đạt 5.000 - 6.000 lao động/năm. Tăng tỷ lệ lao động được đào tạo nghề lên 40% vào năm 2010 và trên 50% vào năm 2020. - Đến năm 2010, tỷ lệ học sinh huy động so với dân số trong độ tuổi ở các bậc học như sau: mẫu giáo trên 70%; tiểu học trên 99,5%; trung học cơ sở trên 99% và phổ thông trung học là 62%. Đến năm 2020, tỷ lệ như sau: nhà trẻ là 50%, mẫu giáo trên 90%, tiểu học 100%, trung học cơ sở 99,9%, trung học phổ thông 75%. Đến năm 2010, hoàn thành cơ bản phổ cập giáo dục trung học ở thành phố Huế và các huyện đồng bằng; - Đến năm 2010, có 98% số hộ có điện sử dụng; 95% dân cư được sử dụng nước hợp vệ sinh; - Hạn chế và giảm đáng kể, tiến tới loại trừ các bệnh nhiễm vi rút HIV/AIDS và các bệnh dịch khác. Duy trì kết quả 100% trạm y tế xã có bác sỹ; đến năm 2010, đạt 12 bác sỹ/vạn dân và khoảng 15 bác sỹ/vạn dân vào năm 2020; tỷ lệ giường bệnh/vạn dân đạt 37 giường vào năm 2010, trên 40 giường vào năm 2020; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi còn dưới 5% vào năm 2020. - Tỷ lệ hộ nghèo dưới 10% vào năm 2010 và dưới 3% vào năm 2020; 76 - Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, phát thanh và truyền hình trên toàn Tỉnh. Nhanh chóng đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, đưa các môn thể thao mũi nhọn và truyền thống của địa phương tiến kịp trình độ khu vực và cả nước. Mục tiêu về môi trường - Tỷ lệ che phủ rừng đạt 55% vào năm 2010 và trên 60% vào năm 2020; - Bảo vệ môi trường các vùng sinh thái, tránh ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm, bảo vệ rừng ngập nước ven biển, bảo vệ sinh thái đầm phá; - Các khu đô thị, khu công nghiệp, các cụm công nghiệp và làng nghề phải xử lý nước thải, thu gom và xử lý chất thải rắn đạt tiêu chuẩn theo quy định trước khi xả ra môi trường; - Phòng chống, hạn chế đến mức tối đa sự suy kiệt và ô nhiễm các nguồn tài nguyên và các tác hại do thiên tai bão lụt.v.v.[39] 2.10.2. Điều kiện khách quan Điều kiện tự nhiên Thành phố Huế nằm ở vị trí có điều kiện thiên nhiên, hệ sinh thái đa dạng, phong phú và diện mạo riêng tạo nên một không gian hấp dẫn, được xây dựng trong không gian phong cảnh thiên nhiên kỳ diệu từ núi Ngự Bình, đồi Thiên An - Vọng Cảnh, Thành phố hội đủ các dạng địa hình: đồi núi, đồng bằng, sông hồ, tạo thành một không gian cảnh quan thiên nhiên đô thị văn hoá lý tưởng để tổ chức các loại hình Festival và các hoạt động du lịch thể thao khác nhau. Thành phố Huế là địa bàn lý tưởng gắn kết các tài nguyên văn hoá truyền thống đặc sắc với du lịch mà không một Thành phố, địa danh nào ở nước ta có được và là một trong 5 trung tâm du lịch quốc gia. Huế nằm ở vị trí trung tâm của các di sản văn hoá thế giới của Việt Nam (Hội An, Mỹ Sơn, động Phong Nha-Kẻ Bàng) và gần với các Thành phố cố đô của các nước trong khu vực. 77 Khí hậu thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, mang tính chuyển tiếp từ á xích đạo đến nội chí tuyến gió mùa, chịu ảnh hưởng khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam nước ta. Thành phố Huế có mùa khô nóng và mùa mưa ẩm lạnh. Nhiệt độ trung bình hàng năm vùng đồng bằng khoảng 24°C - 25°C; Mùa nóng: từ tháng 5 đến tháng 9, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam nên khô nóng, nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình các tháng nóng là từ 27°C - 29°C, tháng nóng nhất (tháng 5, 6) nhiệt độ có thể lên đến 38°C- 40°C. Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc nên mưa nhiều, trời lạnh. Nhiệt độ trung bình về mùa lạnh ở vùng đồng bằng là 20°C - 22°C. Lượng mưa trung bình khoảng 2500mm/năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, tháng 11 có lượng mưa lớn nhất, chiếm tới 30% lượng mưa cả năm; Độ ẩm trung bình 85%-86%. Đặc điểm mưa ở Huế là mưa không đều, lượng mưa tăng dần từ Đông sang Tây, từ Bắc vào Nam và tập trung vào một số tháng với cường độ mưa lớn do đó dễ gây lũ lụt, xói lở. Chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính: Gió mùa Tây Nam (bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8, gió khô nóng, bốc hơi mạnh gây khô hạn kéo dài), Gió mùa Đông Bắc (bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, gió thường kèm theo mưa làm cho khí hậu lạnh, ẩm, dễ gây lũ lụt). Bão thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 9 -10. Điều kiện kinh tế, xã hội Với mục tiêu duy trì tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, trong những năm qua, tăng trưởng kinh tế Thừa Thiên Huế đạt mức độ khá. Tổng GDP qua các năm tăng dần từ mức 3.934.037 triệu đồng năm 2006 lên đến 6.142.030 triệu đồng năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2010 đạt 12,5%. Năm 2010, cơ cấu kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế chuyển dịch theo hướng dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, nông - lâm - nghiệp, trong đó dịch vụ chiếm 45,2%, công nghiệp - xây dựng chiếm 39,7% và nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 15,1%. 78 Tổng vốn thu hút đầu tư trong giai đoạn 2006 - 2010, Thừa Thiên Huế đã thu hút được một lượng vốn đầu tư lớn từ trong và ngoài nước. Tổng số vốn đầu tư toàn xã hội liên tục tăng từ 4.750 tỉ đồng năm 2006 lên đến 9.200 tỉ đồng năm 2010. Trong đó, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tăng lên từ 6,87 triệu USD năm 2006 lên đến 45,525 triệu USD năm 2010 và tăng 6,6 lần. Trong 9 tháng đầu năm 2011, tình hình thu hút vốn đầu tư có xu hướng tăng lên đạt 8.370 tỉ đồng tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2010. Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Thừa Thiên Huế đạt nhiều kết quả tích cực; giá trị xuất khẩu vào các thị trường truyền thống đều tăng, đồng thời các thị trường mới có tiềm năng cũng được các đơn vị tìm kiếm khai thác; các cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu đã đi vào ổn định, chất lượng hàng hóa đáp ứng nhu cầu xuất khẩu có giá trị cao. Tổng giá trị xuất khẩu năm 2006 đạt 61.233 nghìn USD tăng lên 257.514 nghìn USD năm 2010, với tốc độ tăng bình quân qua các năm từ 2006 - 2010 là 79 nghìn USD. Kim ngạch xuất khẩu trong 9 tháng đầu năm 2011 đạt 277,2 triệu USD, tăng 62,1% so cùng kỳ năm 2010. Một số nhóm hàng xuất khẩu tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2010: hàng dệt may ước đạt 204,8 triệu USD, tăng 75,5%, chiếm tỉ trọng 73,9% tổng trị giá xuất khẩu; dăm gỗ đạt 47,7 triệu USD, tăng 92,9%; thủy sản 6,6 triệu USD, tăng 19,44%. Kim ngạch nhập khẩu cũng có nhiều dấu hiệu tích cực, năm 2006, tổng giá trị nhập khẩu đạt 49.243 nghìn USD và tăng lên 208.259 nghìn USD năm 2010, với tốc độ tăng bình quân qua các năm từ 2006 - 2010 là 101,4 nghìn USD. Trong 9 tháng đầu năm 2011 tổng giá trị nhập khẩu đã lên đến 185,36 triệu USD, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng khách du lịch tính riêng năm 2011, tổng lượt khách đến Huế 9 tháng đầu năm ước đạt 1.208,7 nghìn lượt khách, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó lượng khách quốc tế đạt 487,1 nghìn lượt, tăng 6,9%; khách trong nước đạt 721,6 nghìn lượt, tăng 5,7%. Dự ước tổng ngày khách 9 79 tháng đạt 2.465,9 ngàn ngày (tăng 6,94% so với cùng kỳ), trong đó ngày khách quốc tế đạt 999,7 ngàn ngày (tăng 7,87%), chủ yếu từ các nước Thái Lan, Pháp, Mỹ,…; ngày khách trong nước là 1.466,2 ngàn ngày (tăng 6,32%). Doanh thu du lịch ước đạt 762,5 tỉ đồng, tăng 20,5% so với năm trước. Khu kinh tế (KKT) Chân Mây - Lăng Cô bao gồm 5 khu chức năng chính: khu phi thuế quan, khu đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch và khu cảng đã được lập và phê duyệt đảm bảo chất lượng, đúng quy định; được phát triển theo mô hình KKT tổng hợp với cơ chế chính sách “mở”, vận hành bởi khung pháp lý riêng với môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, được áp dụng nhiều chính sách ưu đãi đặc biệt cho các dự án đầu tư, xây dựng. KKT Chân Mây - Lăng Cô đã thu hút được 34 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 36.486 tỉ đồng, tương đương với 2,28 tỉ USD. Trong đó có 10 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 1.312 triệu USD, 24 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký 15.495 tỉ đồng. Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt với diện tích 10.184 ha, đang được tỉnh lập quy hoạch chung để trình Bộ Xây dựng thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đến nay, nhiệm vụ quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, dự kiến cuối năm 2011 sẽ trình phê duyệt đồ án quy hoạch chung KKT cửa khẩu. Hiện đã hình thành 7 khu công nghiệp (KCN), với diện tích hơn 2.800 ha. Ngoài KCN 560 ha trong Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, 06 KCN còn lại phân bố đều khắp ở các huyện, thị xã trong tỉnh với tổng diện tích hơn 2.160 ha, có đầy đủ các dịch vụ phục vụ các nhà đầu tư, đó là các KCN: Phú Bài, Phong Điền, Tứ Hạ, Quảng Vinh, Phú Đa và La Sơn. [6] TIỂU KẾT Festival Huế là một sân chơi bổ ích cả yếu tố tinh thần lẫn vật chất, có sự kết hợp hài hòa các yếu tố văn hóa nghệ thuật truyền thống và đương đại, sự kết hợp giữa văn hóa bản địa và văn hóa năm châu bốn bể, một mồi lửa kích cầu cho việc phát triển, giao lưu văn hóa, xã hội, kinh tế, nghệ thuật. 80 Festival Huế đã có những thành công nhất định về mọi mặt, từ khâu tổ chức đến khâu tuyên truyền, quảng bá, phục dựng lại những nét văn hóa bản địa đặc sắc tưởng chừng bị mai một, lãng quên. Tuy nhiên, vẫn còn đó những bất cập, yếu kém, do nhiều nguyên nhân khác nhau, tính hệ thống, chuyên nghiệp còn hạn chế, nghèo ý tưởng, tư tưởng chủ đạo đã là cho sự kiện này giảm nhiều tính hấp dẫn, tính mới, lạ, vốn là các yếu tố quan trọng, kích cầu mạnh đối với du khách. Tóm lại, Festival Huế vẫn còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu, cân nhắc, nhằm tạo một môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội, mở rộng giao lưu văn hóa, học hỏi lẫn nhau để cùng nhau hoàn thiện hơn. 81 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH FESTIVAL Ở HUẾ 3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp 3.1.1. Mục tiêu, chiến lược phát triển du lịch Huế Mục đích, ý nghĩa của Festival Huế Tổ chức Festival Huế góp phần khẳng định nền văn hóa Việt Nam là thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Mỗi dân tộc trên đất nước ta đều có những giá trị và sắc thái văn hóa riêng, các giá trị và sắc thái đó bổ sung cho nhau, làm phong phú nền văn hóa Việt Nam, củng cố sự thống nhất, đoàn kết giữa các dân tộc. Mỗi vùng, miền đều có những nét văn hóa đặc sắc, nổi bật, tạo ra những mảng sắc màu văn hóa hấp dẫn, là kết quả của quá trình giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trên đất nước ta. Thông qua Festival Huế nhằm đẩy mạnh việc giới thiệu văn hóa, đất nước và con người Việt Nam với khu vực và thế giới; tiếp thu có chọn lọc tinh hoa của các nền văn hóa khác, kinh nghiệm bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống của các nước; góp phần tạo dựng, bảo vệ sự đa dạng văn hóa trong xu thế hội nhập quốc tế. Tôn vinh và quảng bá các giá trị văn hóa Việt Nam, truyền thống văn hóa Huế gắn với phát triển kinh tế dịch vụ du lịch, thương mại, củng cố môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú với phương châm: an toàn, bình đẳng, thân thiện và nhân văn. Festival Huế là lễ hội đương đại đầu tiên ở Việt Nam được phát triển trên khái niệm mới về lễ hội, lấy mô hình Festival của các thành phố nổi tiếng trên thế giới làm hình mẫu tổ chức. Festiva Huế không chỉ là nơi diễn ra các chương trình nghệ thuật phong phú, hấp dẫn, đại diện và mang dấu ấn của nhiều nền văn hóa trên thế giới để người dân và du khách cùng được tham gia và hưởng thụ, mà còn góp công sức để các lễ hội cung đình, lễ hội dân gian, 82 lễ hội cộng đồng, các loại hình nghệ thuật... được dày công tái hiện, tôn tạo, gìn giữ và phát huy. Mục đích, ý nghĩa của Festival Huế 2014 Festival Huế 2014 sẽ tiếp tục là nơi tụ hội các thành phố cố đô của Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới; là hoạt động văn hóa đặc biệt trong khuôn khổ Diễn đàn giao lưu văn hóa Đông Á - Mỹ Latinh do Bộ Ngoại giao đề xướng. Đây là hoạt động nhằm khẳng định vị thế và thực hiện có hiệu quả các kết luận của Bộ Chính trị sớm xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, Nghị quyết của Tỉnh ủy về xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế xứng tầm trung tâm văn hóa - du lịch đặc sắc của cả nước. Festival Huế 2014 sẽ mang đậm tính nhân văn, giữ cốt cách truyền thống nhưng có sự thể hiện mới để nhân dân và du khách vừa là chủ thể sáng tạo, vừa là chủ thể hưởng thụ, với nhiều nét đặc sắc đang chờ đón du khách khám phá và trải nghiệm. [8] Theo đề cương tuyên truyền, ta thấy mục đích và mục tiêu của việc xây dựng chương trình Festival Huế là nhằm gắn kết tình hữu nghị quốc tế thông qua giao lưu văn hóa, nghệ thuật, nhằm bảo tồn, tôn tạo các giá trị văn hóa đặc sắc truyền thống, tăng cường giao lưu, học hỏi các nền văn hóa quốc tế, đồng thời tạo một sân chơi văn hóa đa dạng, phong phú để kích thích tăng trưởng kinh tế, du lịch. 3.1.2. Quy hoạch du lịch Huế Ngày 25/5/2009, Bộ Chính trị đã có kết luận 48-KL/TW về "Xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020" và ngày 17/6/2009, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 86/2009/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020; theo đó xác định: “Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong vài năm tới, là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch, khoa học 83 - công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Phấn đấu đến năm 2020, Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, một trong những trung tâm kinh tế văn hóa, khoa học - công nghệ, y tế, đào tạo lớn của cả nước và khu vực các nước Đông Nam châu Á”. Một số chỉ tiêu đến năm 2015 - Hoàn thành cơ bản trùng tu khu vực Đại Nội và một số di tích quan trọng. - Xây dựng các thiết chế văn hóa, trọng tâm là: Trung tâm Hội nghị, Trung tâm Bảo quản quốc gia, Bảo tàng thiên nhiên các tỉnh Duyên hải miền Trung, Bảo tàng Lịch sử - Cách mạng, Hệ thống bảo tàng Huế, Trung tâm Điện ảnh, Công viên - vườn tượng quốc tế, Địa đạo Khu ủy Trị - Thiên. Xây dựng các tượng đài trong danh mục được Chính phủ phê duyệt. Phấn đấu 55% làng, thôn, bản, tổ dân phố có nhà sinh hoạt cộng đồng. - Xây dựng, nâng cấp Trường Trung học Văn hóa - Nghệ thuật thành Trường Cao đẳng Văn hóa - Nghệ thuật, Trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế thành Trường Đại học Du lịch; hỗ trợ xúc tiến Dự án xây dựng cơ sở vật chất Học viện Âm nhạc Huế. - Phấn đấu 100% làng, thôn, bản, tổ dân phố đăng ký xây dựng đơn vị văn hóa, trong đó, 95% đạt chuẩn; 100% cơ quan đăng ký xây dựng đơn vị văn hóa, trong đó, 98% đạt chuẩn; 100% gia đình đăng ký xây dựng gia đình văn hóa, trong đó, 90% gia đình đạt chuẩn. - Phấn đấu đạt 2,5 - 3 triệu lượt khách; trong đó, khách quốc tế đạt 1,2 triệu lượt. Thời gian lưu trú bình quân mỗi du khách đạt 2,5 - 3 ngày. - Doanh thu du lịch đạt trên 3.000 tỷ đồng. - Du lịch - dịch vụ chiếm 48% trong GDP. 3.1.3. Thực tiễn du lịch Festival Huế Qua kết quả khảo sát năm 2014, ta thấy Festival Huế đã không còn hấp dẫn, kì lạ như nhiều người mong đợi, đã trở nên nhàm chán đối với những 84 khách đã tham dự những lần trước đó. Nhìn chung số lượng khách tham dự festival theo thống kê của ban tổ chức thì tăng rõ rệt, tuy nhiên, đa số khách chỉ lưu lại từ 1 đến 2 đêm trong khi chương trình festival đến 9 ngày đêm. 3.2. Các nhóm giải pháp cụ thể Căn cứ thực trạng khai thác Festival Huế hiện nay, trong phạm vi nhỏ, hẹp của luận văn, tôi xin đóng góp một số giải pháp sau: 3.2.1. Giải pháp về chính sách, quy hoạch, tổ chức, quản lý Festival Chính sách - Mời thầu công khai các gói chương trình, kêu gọi các nhà tổ chức festival trong nước và nước ngoài có uy tín đứng ra tổ chức sự kiện. - Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho cư dân địa phương trực tiếp tham gia để thúc đẩy kinh tế địa phương, gắn lợi ích kinh tế thiết thực cho người dân với sự kiện để tăng ý thức cộng đồng, trách nhiệm của người dân đối với khách và chương trình festival. Quy hoạch - Quy hoạch tổng thể các điểm tổ chức sự kiện cố định nhằm chủ động trong việc trù bị, dàn dựng. Gợi ý tổ chức chương trình khai mạc, bế mạc tại sân vận động Tự do, vừa bán được nhiều vé, vừa an toàn, kinh phí lại thấp hơn, không nguy hại đến các khu di tích. - Dàn trãi đều chương trình đến các khu, vùng, địa phương để mọi người có cơ hội được thưởng thức, tránh gây xáo trộn, ách tắt giao thông, gây mất trật tự, trị an. Gợi ý mỗi phường, xã, huyện trong địa bàn tỉnh nên có một điểm biểu diễn cố định, xuyên suốt chương trình. Ước tính, festival tổ chức trong 9 ngày, vậy một đoàn biểu diễn có thể biểu diễn tối thiểu 18 điểm khác nhau. Tổ chức - Hiện nay festival được tổ chức hai năm một lần, như vậy là quá lâu, nên tổ chức thường niên như các nước khác để lôi kéo du khách đến thường 85 xuyên hơn, tăng doanh thu du lịch cho tỉnh, bù lại ngành du lịch phải trích một khoản ngân sách hàng năm để duy trì các hoạt động nghiên cứu, xây dựng chương trình. - Chủ động lấy nguồn thu từ các nhà đầu tư, các doanh nghiệp tham gia quảng cáo, bán hàng để có nguồn thu cố định, bù lại phải cho họ những đặc quyền truyền thông, quảng bá nhất định ở một số điểm nhất định. Không như hiện nay, phải bị động chờ ngân sách nhà nước. - Đầu tư nghiên cứu phản hồi hậu festival để hiểu được tâm tư, nguyện vọng của du khách, qua đó hoàn thiện chương trình du lịch, định hướng đổi mới chương trình phù hợp với nhu cầu. Tăng thêm các chương trình biểu diễn miễn phí cộng đồng (các chương trình OFF) để phục vụ đến từng người khách, người dân, tăng tầng suất các chương trình IN có các sản phẩm đặc thù, như Đêm Phương Đông, Đêm Hoàng Cung, có 9 ngày mà phục vụ 2, 3 đêm là không đủ, nên tổ chức cả 9 đêm, thất thu đáng kể vì đây là các chương trình đặc biệt dành cho khách có thu nhập cao. - Tăng thêm các điểm bán vé, các hình thức bán vé qua mạng internet. Gợi ý khuyến mãi trọn gói cho khách mua vé tham gia toàn bộ chương trình để tăng thời gian lưu trú, tiêu dùng, hỗ trợ kinh tế địa phương và các ngành nghề khác. Quản lý - Phân cấp, phân quyền đúng, đủ cho các cơ quan ban ngành, các nhà tổ chức sự kiện, các doanh nghiệp liên quan, tránh quản lý chồng chéo, phạm vi trách nhiệm không rõ ràng khó để nhìn nhận ưu khuyết điểm để bổ sung, điều chỉnh hợp lý. - Giao toàn bộ chức, quyền cho một đơn vị (có thể thuộc chính phủ hoặc phi chính phủ) phụ trách mọi hoạt động liên quan đến festival làm việc độc lập, chuyên nghiệp. Xây dựng các nội quy, quy chế rõ ràng, ban bố và thực thi chế tài, xử phạt nghiêm đối với các đối tượng vi phạm. 86 - Thành lập ban quản lý chất lượng dịch vụ để thường xuyên đốc thúc, kiểm tra tín độ, giám sát các hoạt động liên quan đế festival nhằm kịp thời điều chỉnh, hỗ trợ công tác chuẩn bị, dàn dựng đúng hướng, đúng thời gian quy định. 3.2.2. Giải pháp về đầu tư, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Festival Các phương tiện tổ chức hoạt động - Nên mua sắm, đầu tư hay vay mượn các phương tiện tổ chức sự kiện festival ở các nước, khu vực có công nghệ tổ chức tiên tiến, hiệu quả. Cơ sở hạ tầng tại các điểm diễn ra festival - Nên có một điểm tổ chức festival cố định với đầy đủ trang thiết bị, tiện nghi hiện đại phục vụ cho festival mang tính bền vững, tránh tình trạng mỗi năm tổ chức một điểm khác nhau, gây lãng phí, thiếu chủ động và an toàn du lịch. - Gợi ý mời các doanh nghiệp trong nước, nước ngoài đầu tư khu vực tổ chức festival với đầy đủ trang thiết bị hiện đại phục vụ cho sự kiện, khu quy hoạch này nên cách xa khu đô thị, khu di tích, có đầy đủ trang thiết bị phục vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp,.. Như vậy vừa mở rộng được thành phố, tăng tiềm lực kinh tế cho địa phương, kiến tạo nhiều công ăn, việc làm lại vừa giải quyết được áp lực sức chứa cho điểm đến. Đây gọi là ‘nhất cử tam, tứ tiện’ vậy. Các dịch vụ du lịch trong kỳ festival Lưu trú - Nên tập hợp, liệt kê các cơ sở lưu trú đạt chuẩn, được tập huấn kĩ càng phục vụ cho festival. - Phát triển bền vững mô hình ‘home stay’ đến với cộng đồng, miễn thuế hoàn toàn đối với cơ sở lưu trú có số lượng 5 buồng trở xuống tại thời điểm diễn ra sự kiện. 87 - Khai thác tối đa mô hình lưu trú ‘nhà vườn’, đây chính là một ‘Huế’ thu nhỏ. Ăn uống - Liệt kê tất cả các điểm ăn uống do ban tổ chức quản lý và các hộ kinh doanh cá thể có đăng kí trong cẩm nang du lịch Huế cùng giá niêm yết cụ thể. - Nên đưa tất cả các đặc sản ẩm thực đã được kiểm định an toàn thực phẩm của xứ Huế đến với du khách. Vui chơi, giải trí - Bên cạnh các khu vui chơi, giải trí công cộng, các điểm giải trí hiện đại, ban tổ chức nên phục hồi và khuyến khích khách tham gia các điểm có trò chơi dân gian, các trò chơi cung đình như trò đổ Xăm Hường (khoa bảng), Đầu Hồ (ném bình),.. để khách hiểu thêm về văn hóa Huế, văn hóa Việt Nam. Vận chuyển - Khai thác tối đa các kênh vận chuyển hàng không, đường sắt, đường bộ, đường thủy, phối hợp chặt chẽ các phương tiện để có mức giá khuyến mãi, hợp lý cho khách tham dự festival, tránh tăng giá để tạo điều kiện cho khách đến dự dễ dàng hơn. 3.2.3. Giải pháp về phát triển sản phẩm du lịch Festival Chương trình du lịch - Thiết lập các chương trình tham gia festival khuyến mãi trọn gói tại thời điểm diễn ra sự kiện. - Gợi ý tổ chức các cuộc thi như thi ‘đánh cờ người’ quốc tế, tập trung những kì thủ quốc tế đến tham dự, tổ chức cuộc thi ‘thả diều nghệ thuật’ quốc tế, ‘festival ẩm thực cung đình và dân gian’ quốc tế,… Điểm thăm quan, vui chơi giải trí 88 - Miễn phí hoàn toàn các điểm thăm quan tại thời điểm diễn ra festival để khuyến khích khách lưu trú lâu hơn. Tạo điều kiện cho các ngành, nghề khác tham gia phát triển kinh tế. - Gợi ý đưa Thái Y Viện vào phục vụ du khách, để các Ngự Y có thể khám bệnh, bốc thuốc, tư vấn sức khỏe cho du khách theo các bài thuốc Nam cổ truyền và các bài thuốc dành cho Hoàng tộc. - Nên giữ nét nghiêm trang, lịch sự đối với các khu di tích thuộc Cấm cung, Hoàng Cung, tránh tình trạng ăn, mặc thiếu lịch sự, thiếu trang nghiêm. Gợi ý cấp, phát trang phục truyền thống Quan lại, Hoàng tộc, Vương tôn, Công tử miễn phí cho du khách khi muốn tham quan khu vực Đại Nội, vừa giữ được nét văn hóa, tôn nghiêm, vừa khôi phục lại được nghề may y phục cung đình, vừa có thể bán luôn nếu khách có nhu cầu mua làm kỉ niệm. Hàng thủ công mĩ nghệ - Ban tổ chức phối hợp với các cơ sở sản xuất các hàng thủ công mĩ nghệ truyền thống như điêu khắc, khảm xà cừ, chằm nón, làm hoa giấy, đúc đồng, làm phấn nụ, mây tre,... khuyến khích họ cho khách tham gia một vài công đoạn trong dây chuyền sản xuất, truyền đạt cho khách những kiến thức về nghề của mình. - Gợi ý thành lập các hiệp hội làng nghề, bắt buộc các hộ kinh doanh, sản xuất cá thể tham gia hiệp hội để tiện quản lý, giám sát hoạt động tránh tình trạng đầu cơ, trục lợi, gian dối kinh doanh làm giảm đi sự hấp dẫn của điểm đến. Hiệp hội phải chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với hội viên của mình trước pháp lý và chính quyền. Hàng lưu niệm - Đưa các điểm bán hàng lưu niệm vào cẩm nang du lịch có giá niêm yết để khách có thể tiếp cận và mua dễ dàng, tránh bị mua hàng nhái và giá cao. 89 - Tạo điều kiện cho các hiệp hội làng nghề có các điểm bán hàng của mình với mức thuê địa điểm ưu đãi để các sản phẩm tốt, giá hợp lý đến được mọi người khách. Hàng tiêu dùng - Liệt kê các mặt hàng tiêu dùng đặc sản Huế được kiểm định chất lượng kĩ càng vào cẩm nang du lịch cùng điểm bán hàng để khách có thể mua trực tiếp. 3.2.4. Giải pháp về phát triển thị trường du lịch Festival Phát triển thị trường trong nước - Mở rộng khai thác thị trường thường xuyên, tiếp cận, tìm hiểu nhu cầu các thị trường mới tiềm năng trong nước. Phát triển thị trường nước ngoài - Mở rộng kết nghĩa anh em với các thành phố, tỉnh có những nét văn hóa tương đồng, đặc trưng vùng miền. Hiện nay, tỉnh chỉ mới kết nghĩa với trên dưới mười tỉnh, thành phố quốc tế, như vậy là quá ít. Giao lưu văn hóa - Tăng cường tham gia các chương trình giao lưu văn hóa, nghệ thuật, tiến đến mở rộng hợp tác, biểu diễn chung với các nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Gợi ý tham gia tất cả các festival của nước bạn, nếu họ không mời thì mình xin tham gia. 3.2.5. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch Festival Phát triển chuyên gia, chuyên viên - Thường xuyên tuyển dụng các chuyên gia, chuyên viên nhiều kinh nghiệm trong nước và quốc tế để bổ sung nguồn lực quản lý cấp cao. Như hiện nay vừa thiếu vừa yếu. Phát triển nhân lực phục vụ 90 - Xây dựng môi trường đào tạo thường xuyên, chuyên sâu về festival. Gợi ý kết hợp với các trường cao đẳng, đại học trong nước và quốc tế mở các khóa bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ festival. - Thường xuyên cho đội ngũ đi tham gia phục vụ festival ở các tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế để tinh chỉnh kiến thức, kĩ năng, ý thức nghề nghiệp. 3.2.6. Giải pháp về tuyên truyền, quảng bá du lịch Festival Các nội dung tuyên truyền, quảng bá du lịch festival Huế Giới thiệu lược sử về Huế - Nên có phần giới thiệu lược sử về Huế để khách có những kiến thức khái quát về quá trình hình thành và phát triển. Giới thiệu văn hóa Huế - Giới thiệu những nét đặc trưng văn hóa Huế như văn hóa ăn, mặc, ở, các lễ nghi, phương ngữ, … để khách có thể hiểu được khi đến Huế. Giới thiệu các sản phẩm du lịch đặc trưng Huế - Giới thiệu tất cả các sản phẩm đặc trưng, các điểm thăm quan du lịch, vui chơi giải trí để khách biết và sử dụng. Giới thiệu cơ sở lưu trú, ăn uống, dịch vụ bổ sung - Giới thiệu các cơ sở lưu trú, ăn uống, dịch vụ đạt chuẩn để khách tiếp cận dễ dàng. Giới thiệu các lễ hội truyền thống ở Huế - Liệt kê các lễ hội truyền thống, các lễ hội dân gian, cung đình, tôn giáo cùng thời gian diễn ra để khách có thể tham gia. Giới thiệu lễ hội Festival Huế - Giới thiệu chi tiết về Festival Huế, các chương trình, thời điểm diễn ra sự kiện để khách biết trước, các kênh tiếp cận tìm hiểu, tham gia lễ hội. Các hình thức tuyên truyền, quảng bá du lịch festival Huế Cẩm nang du lịch Huế 91 - Phát hành cuốn cẩm nang du lịch Huế miễn phí cho khách và người dân, các nội dung như được nêu trên. Dịch ra càng nhiều thứ tiếng càng tốt. - Gợi ý phát hành hàng năm, bổ sung, chỉnh sửa, cập nhật thông tin. Tập gấp thông tin về Festival Huế - Phát hành tập gấp thông tin quảng cáo về festival phát cho người dân trong tỉnh, ngoại tỉnh và nước ngoài. Pa nô, áp phích quảng cáo - Nên treo các pa nô, áp phích quảng cáo sự kiện trong tỉnh, ngoại tỉnh, nước ngoài, nhất là các thị trường mới, thị trường tiềm năng. Sản phẩm quảng cáo - In thông tin về festival trên các sản phẩm quảng cáo như áo, quần, mũ, nón, hàng lưu niệm, thủ công mĩ nghệ, gốm sứ,... Báo chí, tạp chí, báo mạng - Quảng cáo trên các báo giấy địa phương như báo Thừa Thiên Huế, báo giấy được nhiều người đọc trong nước như báo Tuổi Trẻ, Nhân Dân,.. các báo, tạp chí nước ngoài như báo Vietnam News, Times,.. - Đăng kí các báo mạng quảng cáo liên tục về festival như báo VietnamNet, VnExpress,… Truyền thanh, truyền hình - Đăng kí quảng cáo trên truyền thanh, truyền hình như các đài của VTV, VCTV trong nước và quốc tế như CNN, BBC,... Các hãng lữ hành, đại lí du lịch - Phối kết hợp với các hãng lữ hành, các đại lí du lịch nội địa và quốc tế để nhờ họ tuyên truyền quảng bá đến với du khách. 3.2.7. Giải pháp bảo vệ môi trường văn hóa và tự nhiên trong hoạt động du lịch Festival Bảo vệ môi trường tự nhiên Rừng nguyên sinh, khu du lịch sinh thái 92 - Ý thức người dân và du khách chú ý bảo vệ các khu rừng nguyên sinh như núi Bạch Mã, nghiêm cấm và xử phạt nặng các hành động, hoạt động gây tổn hại. - Tuyên truyền bảo vệ các khu sinh thái tự nhiên, cấm và xử phạt nặng các hình thức khai thác, đánh bắt diệt chủng hay các hoạt động gây hại đến khu sinh thái. - Gợi ý đặt các biển cấm, biển báo, các mức án phạt đến với mọi người dân và du khách. Sông, suối, ao, hồ, đầm, phá - Nên có những hoạt động can thiệp kịp thời ở các khu du lịch có hệ sông ngòi, đầm phá như phá Tam Giang, đầm Cầu Hai, vũng Voi, sông Hương,... khuyến khích các hoạt động du lịch thân thiện với môi trường nước, bảo vệ môi sinh cho hệ động, thực vật, thủy sinh. - Vận động ngư dân, cư dân địa phương bảo vệ môi trường thiên nhiên, đặt các biển cấm, biển báo để du khách biết. - Có chế độ chế tài, xử phạt các hành vi mua bán, sử dụng các loại thủy, hải sản đang có nguy cơ diệt chủng. Bảo vệ môi trường văn hóa xã hội Nhà vườn, nhà rường - Khuyến kích dân địa phương gìn giữ những nét văn hóa đặc trưng vùng miền, đặc biệt văn hóa ở, nhất là các kiểu nhà rường, nhà vườn, các phủ đệ, từ đường,… - Lập đội nghiên cứu và bảo tồn các khu vực có nhà vườn như Phú Mộng và các khu vực khác nơi có các kiến trúc nhà ở cổ đang bị hư hại nặng. - Cho người dân vay vốn sửa chữa, mời các nhà thầu chuyên phục dựng lại các kiến trúc cổ để hỗ trợ việc trùng tu, tránh làm mất mác, hư hỏng, xóa vết các dấu tích cổ như các bia đá, các sắc phong tước, phong hầu quý giá. Khu di tích lịch sử, kiến trúc cổ 93 - Thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân, du khách ý thức trách nhiệm bảo vệ các di tích cổ, các kiến trúc cung đình xưa như ở khu vực Đại Nội, hệ thống lăng tẩm, đền đài, miếu mạo. - Không nên tổ chức các hoạt động liên quan đến festival gần hay trong phạm vi di tích tránh làm tổn hại, gây nguy hiểm cho du khách vì đa số các di tích đã có nhiều năm tuổi. Văn hóa Huế - Mời các chuyên gia phục dựng lại chính xác toàn bộ các vũ khúc cung đình, nhã nhạc cung đình, hò Huế, ca Huế. - Nên có chính sách đầu tư nghiên cứu chuyên sâu toàn bộ các sản phẩm văn hóa phi vật thể cung đình và dân gian Huế. - Tuyển dụng, bồi dưỡng, đào tạo miễn phí đội ngũ diễn viên, đạo diễn trẻ kế thừa chuyên nghiệp. - Nghiêm cấm và xử phạt nặng đối với các hành vi, hoạt động thương mại hóa văn hóa như biểu diễn không đủ bộ, số lượng diễn viên, tránh làm méo mó bản sắc và tạo cho du khách cảm nhận không đúng về văn hóa Huế. 3.2.8. Các giải pháp về an ninh, an toàn du lịch Giải pháp về an ninh - Tăng cường tối đa các hoạt động an ninh tại thời điểm diễn ra sự kiện. Vận dụng toàn bộ lực lượng bảo vệ, dân quân, trật tự, đoàn thanh niên tham gia hỗ trợ công tác an ninh cho lễ hội. - Thường xuyên huấn luyện, kiểm tra, nâng cấp lực lượng để đáp ứng nhu cầu an ninh cho khách và người dân. - Tổ chức các buổi huấn luyện an ninh cho cư dân địa phương, ý thức cảnh giác cao độ cho người dân tại các điểm tập trung đông người, mất trật tự. - Các doanh nghiệp du lịch, đội ngũ nhân viên phục vụ phải nhắc nhở, hướng dẫn cụ thể cho du khách đề phòng các trường hợp cướp dựt, trộm cắp xảy ra. 94 - Các lực lượng an ninh, quốc phòng phải luôn trong tư thế sẵn sàng để xử lý, can thiệp kịp thời khi có sự cố, biến cố ngoài mong đợi. Giải pháp về an toàn Ăn uống - Thường xuyên kiểm tra, kiểm định chất lượng dịch vụ thức ăn, thức uống cung cấp cho du khách. - Xử phạt nặng đối với các cá nhân, tập thể, doanh nghiệp có hành vi buôn bán, cung cấp các thức ăn, thức uống thiếu vệ sinh, an toàn thực phẩm. Vận chuyển - Phối kết hợp chặt chẽ với các công ty lữ hành, các hãng vận chuyển cung cấp dịch vụ vận chuyển chất lượng cao với giá cả hợp lý. Kịp thời tăng chuyến, tăng tầng suất hoạt động để phục vụ khách tại thời điểm diễn ra sự kiện. Y tế - Tăng cường các cơ sở y tế, chăm sóc sức khỏe kịp thời cho du khách khi có các sự cố liên quan đến y tế, như ngộ độc thức ăn, tai nạn giao thông,… - Bố trí hợp lý các cơ sơ y tế di động để kịp thời cứu thương tại khu vực có hoạt động festival diễn ra. - Các lực lượng cứu hộ, cứu nạn phải luôn túc trực để xử lý các tình huống khẩn cấp một cách nhanh chóng, chuyên nghiệp. 3.3. Một số kiến nghị 3.3.1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước Đầu tư - Khuyến khích các đối tác trong nước và quốc tế đầu tư các công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho festival. Cơ chế - Tinh giảm các thủ tục hành chính rườm rà, phiền nhiễu để thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và quốc tế sớm triển khai hoạt động kinh doanh. 95 Khuyến cáo - Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cộng đồng dân cư tham gia kinh doanh phát triển kinh tế địa phương, phát triển du lịch tỉnh và du lịch festival nói riêng. Quy hoạch - Quy hoạch tổng thể hợp lý các khu vực dự kiến có các hoạt động liên quan festival. 3.3.2. Đối với các doanh nghiệp du lịch Phương thức kinh doanh - Hiệp hội các nhà kinh doanh du lịch, dịch vụ nên có tiếng nói chung trong hoạt động kinh doanh. Liên kết, phối hợp thường xuyên, chặt chẽ với nhau, tránh các tình trạng cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại đến nền kinh tế, du lịch địa phương. Cơ sở vật chất - Thường xuyên câng cấp cơ sở hạ tầng, đổi mới, thay thế các trang thiết bị đã hỏng, đã lỗi thời, hiệu quả sử dụng kém. Nhân viên phục vụ - Thường xuyên bồi dưỡng nhân viên phục vụ và quản lý để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. 3.3.3. Đối với chính quyền và cư dân địa phương Chính quyền địa phương - Chính quyền địa phương nên có các hình thức vận động, tuyên tuyền quảng bá rộng rãi cho nhân dân có các hoạt động hưởng ứng, thái độ tích cực, thân thiện hơn với du khách trong thời gian diễn ra sự kiện. - Tạo điều kiện để cư dân địa phương tìm hiểu về festival, tìm hiểu về văn hóa cố đô bằng nhiều phương thức như miễn, giảm phí vào thăm quan các khu di tích, ban phát sách, báo, tạp chí liên quan đến festival, liên quan đến văn hóa Huế, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về festival, về văn hóa Huế,.. 96 Cư dân địa phương - Người dân địa phương nên ý thức bảo vệ môi trường sinh thái, môi trường văn hóa của mình, hướng dẫn cho du khách để cùng thực hiện. TIỂU KẾT Festival Huế chính là mồi lửa không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế, du lịch tỉnh nên được quan tâm, đầu tư, mở rộng. Do vậy, chúng ta cần nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan, tổng thể, nghiêm túc, nhằm tạo ra một kì festival có cả chất và lượng, đa dạng, phong phú, mới lạ để tăng sức hấp dẫn của chương trình. Trong phạm vi nghiên cứu nhỏ, hẹp của đề tài với các giải pháp, cụm giải pháp, kiến nghị được nêu, hy vọng các cơ quan, ban, ngành, doanh nghiệp, người dân xứ Huế có thể xem xét, cân nhắc và vận dụng. 97 KẾT LUẬN Xuất phát từ thực tiễn vấn đề, những quan tâm lo lắng cho sự tồn tại và phát triển bền vững của Festival Huế, tác giả thấy cần đóng một chút công sức nhỏ nhoi với mong muốn hỗ trợ ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, chương trình du lịch festival ở Huế có thêm những luận chứng khoa học xác đáng, có cái nhìn bao quát, chi tiết hơn thực tại của chương trình để tham khảo, đúc rút kinh nghiệm để có thể tổ chức những kì festival kế tiếp hoành tráng, chuyên nghiệp và cống hiến hơn cho du khách và người dân, hướng đến phát triển du lịch bền vững cho Festival Huế nói riêng, ngành du lịch, một ngành kinh tế trọng điểm, chiếm gần 50% GDP của tỉnh nói chung. Qua tham khảo một số công trình của các nhà nghiên cứu festival trước, tác giả thấy rằng còn nhiều vấn đề bỏ ngõ, chưa được nghiên cứu một cách khoa học, hoàn chỉnh. Đa số công trình nghiên cứu sau khi festival đã kết thúc, thống kê các số liệu, đánh giá lại chương trình, rút ra những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn. Tuy nhiên, việc làm này mang tính chủ quan, chưa quan tâm nhiều đến cảm nhận của du khách, đối tượng làm nên sự náo nhiệt, hoành tráng, doanh thu cho ngành, nghề du lịch, dịch vụ và các ngành nghề liên quan khác. Do vậy, xét thấy cần thiết nên có những nghiên cứu, khảo sát phản hồi từ phía du khách tham dự festival, những nhu cầu thiết thực, những mong muốn được nhận từ du lịch lễ hội festival mang lại, luận văn tập trung khảo sát, nghiên cứu phản hồi từ phía du khách tại thời điểm diễn ra sự kiện nhằm có cách nhìn khách quan, tổng thể những nhu cầu thiết thực của du khách, hỗ trợ công tác định hình, định hướng cho các kì festival kế tiếp. Trong phần này, luận văn đã nêu được những vấn đề đang bỏ ngõ, chưa được nghiên cứu một cách khách quan, hệ thống, tổng thể và các hướng nghiên cứu tiếp cho những nhà nghiên cứu quan tâm đến sự kiện này. 98 Tổng quan về du lịch festival Phần này luận văn đã làm rõ hơn các khái niệm liên quan đến vấn đền festival, bổ sung các luận thuyết, những chứng cứ khoa học, những yếu tố ảnh hưởng, những nguyên tắc phát triển và những bài học kinh nghiệm trong nước và quốc tế hỗ trợ cho công tác nghiên cứu, phát triển du lịch lễ hội festival. Điều kiện phát triển du lịch festival ở Huế Trong đề mục này, luận văn đã bổ sung những cơ sở lý thuyết, các chứng cứ xác thực về các điều kiện để phát triển du lịch festival ở Huế, đã giới thiệu khái quát về nơi diễn ra sự kiện, các loại tài nguyên du lịch và du lịch festival tại điểm đến, đã cung cấp một số thông tin về các điều kiện hỗ trợ cho du lịch lễ hội nhằm hỗ trợ khai thác tối đa các tiềm năng du lịch. Thực trạng hoạt động du lịch festival ở Huế Phần này, luận văn đã đóng góp các nghiên cứu tổng hợp, đúc rút những kinh nghiệm từ thực tiễn khai thác của các kì lễ hội festival trước đây và hiện tại, đã nghiên cứu thị trường khách, các sản phẩm du lịch đang được khai thác, các loại cơ sở vật chất kĩ thuật, nguồn nhân lực phục vụ, các phương thức tổ chức và quản lý, các hình thức tuyên truyền quảng bá du lịch festival đang sử dụng và thực trạng bảo vệ môi trường văn hóa, tự nhiên trong khai thác du lịch và du lịch festival hiện nay. Giải pháp phát triển du lịch festival ở Huế Dựa trên những chứng cứ khoa học, số liệu thống kê về thực trạng khai thác du lịch festival, phần này luận văn đã nêu được các giải pháp, cụm giải pháp về chính sách, quy hoạch, tổ chức, quản lý, các giải pháp về đầu tư, phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ. Đã nêu được các nhóm giải pháp về phát triển sản phẩm, thị trường, phát triển nguồn nhân lực, các phương thức tuyên truyền, quảng bá du lịch và nêu được các giải pháp về bảo vệ môi trường văn hóa, tự nhiên trong hoạt động du lịch lễ hội festival phù hợp với thực tiễn. 99 Kiến nghị Để giúp đỡ, hỗ trợ tốt cho việc tổ chức các kì festival thành công hơn, phần này luận văn đã nêu các kiến nghị lên các cơ quan quản lý nhà nước, các khối doanh nghiệp và chính quyền địa phương có những định hướng, thay đổi, quan tâm, chia sẽ, đóng góp, hỗ trợ cho các nhà tổ chức sự kiện festival cụ thể hơn, thiết thực hơn. Thông qua luận văn này, tác giả xin bày tỏ sự quan tâm sâu sắc cho sự tồn tại của chương trình du lịch lễ hội Festival Huế, cho ngành du lịch tỉnh. Hy vọng Festival Huế sẽ luôn là tâm điểm giao lưu, hội tụ của các nền văn hóa trong nước và quốc tế, một sân chơi bổ ích, lý tưởng cho mọi du khách, mọi người dân./. 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Võ Hương An (2006) "Huế" có tự khi mô của, tập "Huế của một thời", Nxb Nam Việt. 2. Minh Anh (2008), 25 Lễ hội đặc sắc ở Việt Nam, Nxb Hồng Đức, Hà Nội. 3. Nguyễn Sơn Anh (2009), Lễ hội cầu phúc cầu lành ở Việt Nam. Nxb Văn hóa – Thông tin. 4. Toan Ánh (1991), Nếp cũ - Tín ngưỡng Việt Nam, Nxb TPHCM. 5. Đinh Thị Vân Chi (2004), Nhu cầu của du khách trong quá trình du lịch, Nxb Văn hoá Thông tin. 6. Cục Thống kê Thừa Thiên Huế. Niên giám thống kê 2010. Nxb Thống kê, 2011. 7. Đại Nam Nhất Thống Chí, phần Kinh sư. 8. Đề cương tuyên truyền 2014, Ban tuyên giáo trung ương, Ban tổ chức Festival Huế 2014 9. Thuận Hải (2006), Bản sắc văn hoá lễ hội: Văn hóa dân gian đặc sắc qua những lễ hội truyền thống trong năm, Nxb Giao thông vận tải. 10. Hồ Hoàng Hoa (1998), Lễ hội một nét đẹp trong văn hóa cộng đồng, Nxb Khoa học Xã hội, H. 11. Nguyễn Phạm Hùng (2010), Đa dạng văn hóa và sự phát triển du lịch ở Việt Nam. Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 11. 12. Nguyễn Phạm Hùng (2012), Cần bảo tồn văn hóa đúng cách. Tạp chí du lịch Việt Nam, số 10. 13. Nguyễn Phạm Hùng (2013), Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng, Đề tài khoa học Trọng điểm nhóm A, Đại học Quốc gia Hà Nội, mã số QGTĐ 11 – 08. 101 14. Đinh Gia Khánh (1993), Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại, Nxb Khoa học và xã hội, Hà Nội. 15. Vũ Ngọc Khánh (2007), Văn hoá lễ hội truyền thống cộng đồng các dân tộc Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân. 16. Nguyễn Văn Khoa (2010), Lễ hội đặc sắc Thế giới. Nxb Giao thông vận tải. 17. Kỷ yếu hội thảo (2004) ‘Du lịch lễ hội và sự kiện’, Huế, trang 58. 18. Kỷ yếu hội thảo (2004) ‘Du lịch lễ hội và sự kiện’, Huế, trang 60. 19. Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược, tập II, trang 254. 20. Thu Linh, Đặng Văn Lung (1984), Lễ hội truyền thống và hiện đại. Nxb Văn hoá. 21. Luật du lịch (2005) Luật số 44/2005/QH11, Điều 5. Nguyên tắc phát triển du lịch. 22. Luật du lịch năm 2005 (2010) trang 33, Nxb Chính trị quốc gia. 23. Hoàng Lương (2002), Lễ hội truyền thống của các dân tộc Việt Nam khu vực phía Bắc. Đại học Quốc gia. 24. Trần Thị Mai, chủ biên (2008) Nghiên cứu tác động của Festival Huế đối với nền kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế, trang 7. 25. Trần Thị Mai, chủ biên (2008) Nghiên cứu tác động của Festival Huế đối với kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế, trang 5. 26. Hoàng Thanh Minh (2010), Văn hoá Lễ hội Việt Nam, NXb Văn hoá dân tộc. 27. Huỳnh Yên Trầm My (2002), Việt Nam lễ hội cổ truyền, NXb Đà Nẵng. 28. Nghị quyết 14/NQ-CP, Nguyễn Tấn Dũng 25/3/2010 29. Nghị quyết về việc phân vạch đại giới hành chính của các tỉnh Nghĩa Bình, Phú Khánh và Bình Trị Thiên do Quốc hội ban hành. 102 30. PGS.TS Phan Đăng Nhật (1998) Tăng cường và chỉnh đốn du lịch hội lễ, Tuần du lịch số 6, trang 2. 31. Niên giám thống kê năm 2013. 32. Lê Phan (1999) Mấy suy nghĩ về liên hoan du lịch, Tạp chí Du lịch số 12, trang 26. 33. Qua truông Nhà Hồ (2001) Đặc san Quảng Trị, Xuân Tân Tỵ, Virginia, USA, trang 142. 34. Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Khoá XI, kỳ họp thứ 7 (2005), Luật du lịch. 35. Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu, ấn bản điện tử tại www.honosoft.com, các trang 172,199,215,216,217. 36. Quyết định 143/2007/QĐ-TTg, Nguyễn Sinh Hùng, 30/8/2007. 37. Quyết định 209/2005/QĐ-TTg về việc công nhận thành phố Huế là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thừa thiên Huế do Thủ tướng Chính phủ ban hành. 38. Quyết định 355-CT năm 1992 công nhận thành phố Huế là đô thị loại II do Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng ban hành. 39. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 86/2009/QĐ-TTg ngày17/06/2009. 40. "Rồng chầu ngoài Huế", mục "Nguyên ủy chữ Huế", (1997) Việt Nam Gấm Hoa, Làng Văn, Canada, trang 147-149. 41. Bùi Thiết (1993), Từ điển hội lễ Việt Nam, Nxb Văn hoá. 42. Ngô Đức Thịnh (2009), Bản sắc văn hóa vùng ở Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam. 43. Thơ Văn Lê Thánh Tông (1981) Viện Nghiên Cứu Hán-Nôm, Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, trang 134. 103 44. TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, Theo Niên giám thống kê 2009. 45. Lê Trung Vũ – Lê Hồng Lý (2005), Lễ hội Việt Nam, Nxb văn hóa thông tin. 46. BAVH., No.1, 1922, pg. 53. 47. BAVH., No.4, 1918, pg. 285. 48. BOUDET & MASSON (1931) Iconographie Historique de l’Indochine Française, Paris, Pl. XVI. 49. CADIÈRE (1915) Les Européens qui ont vu le Vieux-Hué, BAVH., No.3, pg. 231. 50. CADIÈRE (1929), Les Français au service de Gia Long, XII. Correspondance, BAVH., No.4, pg. 364. 51. L' Arrêté du 30 aout 1899, Le Gouverneur Général de I' Indo-chineJOIC (1902), pg. 147. 52. Ordonnace en date du 5 du 6 mois de la 11 année de Thanh Thai (12 Juillet 1899) (1902)-JOIC, pg. 150. 53. Rapport du Coma à S.M. l'Empereur d'Mnnam, en date du 6 du 9 mois de la 10 année de Thanh Thai (20 Octobre 1898) (1902) Journal officiel de l' Indo-chine française (JOIC), pg. 150. 104 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: ẢNH MINH HỌA BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH VIỆT NAM BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ HÌNH ẢNH MINH HỌA VỀ THÀNH PHỐ HUẾ 105 Núi Ngự Bình - Huế Cầu Trường Tiền-Huế Sông Hương - Huế Cầu Kì Đài - Huế Cửu Vị Thần Công - Đại Nội – Huế Cửu Đỉnh - Đại Nội – Huế Nguồn: http://vi.wikipedia.org 106 HÌNH ẢNH MINH HỌA LĂNG MỘ 13 ĐỜI VUA TRIỀU NGUYỄN (1802-1945) 1. Lăng Gia Long, http://vi.wikipedia.org 4. Lăng Tự Đức, http://www.skydoor.net 7. Lăng Hàm Nghi, http://khamphahue.com.vn 2. Lăng Minh Mạng, http://dulichhue.com.vn 3. Lăng Thiệu Trị, www.tin.lukhach24h.com 5. Lăng Dục Đức, http://www.lukhach24h.com 6. Lăng Hiệp Hòa, http://www.dulichao.com 8. Lăng Đồng Khánh, http://vi.wikipedia.org 10. Lăng Thành Thái, http://www.panoramio.com 11. Lăng Duy Tân, http://www.panoramio.com 9. Lăng Kiến Phúc, http://www.panoramio.com 12. Lăng Khải Định, http://vi.wikipedia.org 13. Lăng Bảo Đại, http://paris-biseart.blogspot.com SƠ ĐỒ TỔNG THỂ CÁC ĐIỂM BIỂU DIỄN CỦA FESTIVAL HUẾ 2014 107 SƠ ĐỒ SÂN KHẤU TẠI ĐẠI NỘI - FESTIVAL HUẾ 2014 108 HÌNH ẢNH MINH HỌA LỄ HỘI NỔI BẬT TẠI FESTIVAL HUẾ 2014 Lễ khai mạc Lễ hội áo dài Đêm Phương Đông Đêm Hoàng Cung Tôn vinh Ca Huế “Âm sắc Hương Bình” Lễ bế mạc Chương trình của đoàn nghệ thuật sắp đặt lửa Carabosse - Pháp Nguồn: Trung tâm Festival Huế 109 PHỤ LỤC 2: GIÁ VÉ CHƯƠNG TRÌNH NGHỆ THUẬT Để phục vụ nhu cầu mua vé xem các chương trình nghệ thuật của Festival Huế 2014 diễn ra từ ngày 12 - 20/4/2014, Ban tổ chức Festival Huế 2014 công bố giá vé xem các chương trình nghệ thuật tại Festival Huế 2014 như sau: 1. Giá vé lượt: STT Chương trình ĐVT 1 Chương trình Khai Mạc Festival Đồng/vé 300.000 Có dự yến tiệc Cung đình Đồng/vé 2.000.000 Không dự yến tiệc Cung đình Đồng/vé 200.000 3 Chương trình nghệ thuật tại Đại Nội Đồng/vé 100.000 4 Chương trình nghệ thuật tại Cung An Đồng/vé 100.000 2 Giá vé Đêm Hoàng Cung Định 5 Chương trình lễ hội Áo dài Đồng/vé 300.000 6 Chương trình Bế mạc Festival Đồng/vé 200.000 2. Giá vé gộp theo Tour: STT 1 Chương trình ĐVT Giá vé Chương trình nghệ thuật tại Đại Nội: Tour 03 đêm liên tục có 1 đêm dự Yến Đồng/vé 2.150.000 Đồng/vé 350.000 Đồng/vé 250.000 Đồng/vé 250.000 tiệc Cung đình Tour 03 đêm liên tục có Đêm Hoàng Cung không dự Yến tiệc Cung đình Tour 03 đêm liên tục không có Đêm Hoàng Cung 2 Tour 03 đêm liên tục Chương trình IN tại Cung An Định 110 PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH CÁC ĐẠI LÝ BÁN VÉ FESTIVAL HUẾ 2014 Để phục vụ nhu cầu mua vé xem các chương trình nghệ thuật của Festival Huế 2014 diễn ra từ ngày 12 - 20/4/2014, Ban tổ chức Festival Huế 2014 cung cấp danh sách các đại lý bán vé xem các chương trình nghệ thuật tại Festival Huế 2014 như sau: 1. Trung tâm Festival Huế Địa chỉ: Trung tâm Thông tin Festival và Du lịch - 17 Lê Lợi , TP Huế Điện thoại: 054.3858858 Fax: 054.3830087 2. Công ty TNHH Lữ hành Hương Giang Địa chỉ: 11 Lê Lợi -Thành phố Huế - TT Huế Điện thoại: 054.3838485; Fax: 054.3821426 3. Công ty cổ phần Du lịch Việt Nam tại Hà Nội-Chi nhánh tại Huế: Địa chỉ: 14 Nguyễn Văn Cừ -Thành phố Huế - TT Huế Điện thoại: 054.3828316; Fax: 054.3821090 4. Công ty TNHH Thành Đô Địa chỉ: 02 Hùng Vương -Thành phố Huế - TT Huế Điện thoại: 054.3829829 5. Công ty Cổ phần Du lịch Xanh Địa chỉ: 02 Lê Lợi-Thành phố Huế. Điện thoại: 054.3822 323 ; Fax: 054.826923 6. Công ty cổ phần Du lịch Huế Địa chỉ: 04 Trương Định, Thành phố Huế. Điện thoại: 054.3823 577 ; Fax: 054.3825814 7. Công ty Tiếp thị và Du lịch Giao thông vận tải (VIETRAVEL Địa chỉ: 17 Lê Quý Đôn, TP. Huế, Thừa Thiên Huế. Điện thoại: 054.3831.432 8. Chi nhánh Lữ hành quốc tế Duy Tân Địa chỉ:12 Hùng Vương, Thành phố Huế Điện thoại: 054.3839888 Fax: 054.3935888 9. Công ty CPĐT & DVDL Huế - Huetourist Địa chỉ: 120 Lê Lợi, Thành phố Huế 111 Điện thoại:054.381 62 63 Fax: 054.383 1989 10. Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Hương Bình Địa chỉ: Kios 6, Công viên 3/2, Lê Lợi, Thành phố Huế Điện thoại: 0934766196 11. Công ty TNHH TMDV & DL Sinh Thái Việt Địa chỉ: 35 Chu Văn An – Thành phố Huế Điện thoại: 054.3938111 12. Công ty Cổ phần An Phú Gia Địa chỉ: 281 Trần Hưng Đạo – TP Huế Điện thoại: 054.3599888 13. Bưu điện Tỉnh Thừa Thiên Huế Bưu cục Trung tâm Huế, 08 Hoàng Hoa Thám,Tp Huế 054.3839199-3823496 Bưu cục Trần Hưng Đạo, 91 Trần Hưng Đạo, Tp Huế 054.3531929 Bưu cục Lý Thường Kiệt, 27 Nguyễn Văn Cừ, Tp Huế 054.3825865 Bưu cục Lê Lợi, 49 Lê Lợi, Tp Huế 054.3832074 Bưu cục Huế Ga, 01 Bùi Thị Xuân, Tp Huế 054.3825056 Bưu cục Tây Lộc, 01 Hoàng Diệu, Tp Huế 054.3523475 Bưu cục Huế Thành, 25 Mai Thúc Loan, Tp Huế 054.3523473 14. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Địa chỉ : 23 Tống Duy Tân, TP Huế Điện thoại: 0543.523237 15. Công ty TNHH MTV Du lịch Miền Đất Á Địa chỉ : 35 Chu Văn An, TP Huế Điện thoại : (054) 3840888, 3844844; Fax: (054) 3938999 16. DNTN Bắc Nam Tours Địa chỉ: 02 Hùng Vương, TP Huế Điện thoại: 054.3834843, 3898898 17. Công ty Cổ phần HG Huế Địa chỉ: 18 Dương Văn An - Thành phố Huế Điện thoại: 054.3932789 18. Công ty TNHH Dấu Chân Huế Huế: 27 Trần Nguyên Đán Hà Nội: 104-A2 Lạc Chính, Ba Đình. ĐT: 04.37152658 112 Hồ Chí Minh: 09 bis Thi sách, Bến Nghé, Quận 1. ĐT: 08.38234369 PHỤ LỤC 4: DANH SÁCH CHUYÊN GIA ĐƯỢC THAM VẤN STT HỌ VÀ TÊN LĨNH VỰC CÔNG TÁC 1. Phan Thanh Hải Giám đốc TTBTDT Cố đô Huế 2. Ngô Hòa Trưởng ban tổ chức Festival 2014 3. Trần Thị Mai - Chuyên gia Du lịch có trách nhiệm, Du lịch Bền vững, Du lịch cộng đồng. - Nguyên Hiệu Trưởng trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế 4. Trần Quang Minh Chuyên gia Du lịch có trách nhiệm, Du lịch bền vững 5. Trần Viết Lực Chuyên gia Du lịch có trách nhiệm, Quy hoạch Du lịch 6. Phan Thị An Chuyên gia Quy hoạch Du lịch 7. Trần Minh Tân Chuyên gia Quy hoạch Du lịch 8. Trương Thành Minh Chuyên gia Xúc tiến du lịch, Nghiệp vụ Du lịch 9. Nguyễn Ích Hiếu Giám đốc Sales Marketing khách sạn MorinHuế 10. Nguyễn Hữu Đông Giám đốc khách sạn Hương Giang- Huế 113 PHỤ LỤC 5: BẢNG KHẢO SÁT QUESTIONNAIRE Surveyed date: April, 2014 Ladies and Gentlemen! We are going to investigate how to develop Hue Festival sustainably. Please help us by answering our questionnaire. Your personal information will be kept in secret and/or used in science research only. Thank you for your co-operate! Note: Please tick () your choice and write down your comments if you like. 1. How do you come to Hue?  by plane  by train  by car  by ship  business  others  5-6nights  more than 6 ns  1-2 hotel  others  friend/relative  others 2. Why do you come to Hue?  Hue Festival  leisure 3. How long will you be staying in Hue?  1-2 nights  3-4nights 4. What types of hotel are you staying in Hue?  4-5hotel  3 hotel 5. How do you know about Hue Festival?  mass media  travel agency 6. How long in advance do you know about Hue Festival?  1 month  2 months  3 months  more than 3 ms 7. Have you ever participated in any of previous Hue Festival in 2012(2010, 2008, 2006, 2004, 2002, 2000)?  not yet  once  twice  more than 2 8. What key events at Hue Festival 2014 do you attend?  Grand Opening Ceremony  like  non  The program “Imperial Night”  like  non  “Ao dai” Grand Show  like  non 114  The spectacle “Hue folk songs”  like  non  “Oriental Night” show  like  non  The socialized events within the framework  like  non  Massive street arts performances of art troupes  like  non  “ASEAN night”  like  non  Closing Ceremony  like  non 9. How do you think about the programme of Hue Festival 2014?  excellent  good  bad  no idea 10.How do you think about the Slogan of Hue Festival 2014  excellent  good  bad  no idea 11.How do you think about the length of the Hue Festival 2014 (9 days and nights)?  enough  too short  too long  no idea 12.In your opinion, which month is most suitable for us to hold Hue Festival?  in April  in May  in June  ………… 13.How do you think about our quality of services provided?  transportation  excellent  good  bad  accommodation  excellent  good  bad  food and beverage  excellent  good  bad  entertainment/shopping  excellent  good  bad  health care/recreation  excellent  good  bad  tour and guide  excellent  good  bad  customer care  excellent  good  bad 14.Your nationality ………………………... Your language …………………..…… 15.Your e-mail address: ……………………………………………………………… Comments: ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Many thanks for your kindliness, enjoy your time during staying in Hue city 115 BẢNG CÂU HỎI Khảo sát ngày: Tháng 4, 2014 Thưa quý Ông/Bà! Chúng tôi đang nghiên cứu phát triển du lịch Festival Huế. Xin Ông/Bà hỗ trợ chúng tôi điền vào bảng câu hỏi. Thông tin cá nhân của Ông/Bà sẽ được giữ kín và/hoặc chỉ được sử dụng vào mục đích nghiên cứu khoa học. Cảm ơn Ông/Bà đã vui vẻ hợp tác! Ghi chú: Xin hãy đánh dấu () phần lựa chọn và góp ý nếu Ông/Bà mong muốn. 1. Ông/Bà đến Huế bằng phương tiện gì?  máy bay  tàu lửa  xe hơi  tàu biển  du lịch  công việc  khác  5-6 đêm  hơn 6 đêm  1-2  khác 2. Tại sao Ông/Bà đến Huế?  dự Festival 3. Ông/Bà dự định ở Huế trong bao lâu?  1-2 đêm  3-4 đêm 4. Ông/Bà đang ở tại khách sạn mấy sao?  4-5  3 5. Ông/Bà biết về Festival Huế qua kênh thông tin nào?  TT đại chúng  hãng lữ hành  bạn/người thân  khác 6. Ông/Bà đã biết trước về Festival Huế trong bao lâu?  1 tháng  2 tháng  3 tháng  trên 3 tháng 7. Ông/Bà đã từng tham dự Festival Huế các kỳ năm 2012 ( 2010, 2008, 2006, 2004, 2002, 2000)?  chưa từng  1 lần  2 lần  nhiều hơn 2 lần 8. Các chương trình chính nào Ông/Bà đã tham dự tại kỳ Festival Huế 2014?  Lễ Khai mạc  thích  không  Đêm Hoàng Cung  thích  không  Lễ hội Áo dài  thích  không  Chương trình tôn vinh Ca Huế  thích  không 116  Đêm Phương Đông  thích  không  Nghệ thuật sắp đặt lửa Carabosse  thích  không  Lễ hội đường phố  thích  không  Chương trình nghệ thuật “Đêm ASEAN”  thích  không  Lễ Bế mạc  thích  không 9. Ông/Bà nghĩ gì về chương trình Festival Huế 2014?  tuyệt  tốt  tệ  không ý kiến 10.Ông/Bà nghĩ gì về câu khẩu hiệu cho Festival Huế 2014?  tuyệt  tốt  tệ  không ý kiến 11.Ông/Bà nghĩ gì về độ dài chương trình Festival Huế 2014?(9 ngày đêm)  vừa đủ  quá ngắn  quá dài  không ý kiến 12.Theo Ông/Bà, tháng nào phù hợp nhất để tổ chức Festival Huế?  Tháng 4  Tháng 5  Tháng 6  ………… 13.Ông/Bà nghĩ gì về chất lượng dịch vụ cung cấp?  phương tiện đi lại  tuyệt  tốt  tệ  lưu trú  tuyệt  tốt  tệ  thức ăn, thức uống  tuyệt  tốt  tệ  giải trí/mua sắm  tuyệt  tốt  tệ  chăm sóc sức khỏe  tuyệt  tốt  tệ  chương trình tour và hướng dẫn  tuyệt  tốt  tệ  chăm sóc khách hàng  tuyệt  tốt  tệ 14.Ông/Bà ở tỉnh……………………….….…T.phố/xã/huyện ………….…………… 15.Địa chỉ e-mail của Ông/Bà: ………………………………………………………… Góp ý: ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Many thanks for your kindliness, enjoy your time during staying in Hue city 117 [...]... 6 Bố cục luận văn Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận, Mục lục và Tài liệu tham khảo, Luận văn bao gồm ba chương: Chương 1 Tổng quan về du lịch Festival và điều kiện phát triển du lịch Festival ở Huế Chương 2 Thực trạng hoạt động du lịch Festival ở Huế Chương 3 Một số giải pháp phát triển du lịch Festival ở Huế 7 Đóng góp mới của luận văn Luận văn này nhằm giúp các nhà tổ chức, các nhà nghiên cứu chuyên... phát triển du lịch Festival ở Huế và thực trạng khai thác, đưa ra các giải pháp, cụm giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch Festival Huế tốt hơn 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng Luận văn tập trung nghiên cứu Festival Huế các năm chẵn, từ Festival Huế 2000 đến 2014 Phạm vi Phạm vi nghiên cứu tập trung các hoạt động của lễ hội Festival Huế và các hoạt động du lịch lễ hội Festival Huế Thời gian... đời sống tinh thần, vật chất của cư dân Huế, văn hóa Huế, - Nghiên cứu phát triển bền vững du lịch Festival Huế - Nghiên cứu phương thức đầu tư bền vững cho Festival Huế, 3 Mục đích nghiên cứu Mục đích Phát triển du lịch song song đi kèm với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật, mỗi một khía cạnh muốn phát triển phải dựa trên cơ sở phát 8 triển các lãnh vực khác của xã hội, thế nên ta không... hơn 1.1.3 Những nguyên tắc phát triển du lịch Festival Theo bộ luật du lịch, Điều 5, có sáu nguyên tắc phát triển du lịch 1 Phát triển du lịch bền vững, theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm hài hoà giữa kinh tế, xã hội và môi trường; phát triển có trọng tâm, trọng điểm theo hướng du lịch văn hoá - lịch sử, du lịch sinh thái; bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của tài nguyên du lịch; 2 Bảo đảm chủ quyền... mang đậm tính lịch sử, văn hóa-nghệ thuật dân tộc và quốc tế và không chỉ phục vụ cho ngành du lịch Tuy nhiên, ta vẫn coi Festival Huế là một lễ hội du lịch đặc biệt [18] Khách du lịch Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ tường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế Khách du lịch nội địa... Việt Nam [21] Du lịch festival là loại hình du lịch mang tính cộng đồng cao, cần nhiều nguồn nhân lực và nguồn lực kinh tế để phát triển Vì vậy, việc phát triển du lịch hay du lịch festival nói riêng không nằm ngoài sáu nguyên tắc trong bộ luật du lịch đã nêu 1.2 Những bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch Festival Trong những năm gần đây, nhận thấy tầm quan trọng của việc phát triển du lịch trong... QUAN VỀ DU LỊCH FESTIVAL VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH FESTIVAL Ở HUẾ 1.1 Tổng quan về du lịch Festival 1.1.1 Festival và du lịch Festival Festival Festival là một từ gốc tiếng Anh, có nghĩa là Lễ hội, Đại hội, Liên hoan, Yến tiệc Theo từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Festival dùng thay thế với Gala, chỉ một sự kiện văn hóa, thường được tổ chức bởi cộng đồng địa phương nhằm kỉ niệm hay tưởng... tiềm năng du lịch của điểm đến du lịch nói chung, địa điểm tổ chức du lịch festival nói riêng Tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa Tài nguyên du lịch thiên nhiên là điều kiện kiện sống tự nhiên của một xã hội, là nét đặc trưng của địa hình, địa vật, thời tiết, khí hậu như đã nêu; tài nguyên du lịch văn hóa là những nét văn hóa đặc... - Nghiên cứu các tác động tiêu cực của Festival Huế về các vấn đề: du lịch, dịch vụ, kinh tế, xã hội, văn học, nghệ thuật, - Nghiên cứu các giá trị đích thực của Festival Huế đối với: kinh tế, xã hội, du lịch, văn hóa, nghệ thuật, đời sống, - Nghiên cứu tác động của Festival Huế đến các yếu tố như: công trình kiến trúc cổ, các di tích lịch sử, văn hóa, đời sống tinh thần, vật chất của cư dân Huế, văn. .. festival [24] 1.1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến du lịch Festival Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thực hiện chuyến đi du lịch của du khách nói chung và đi du lịch festival nói riêng, ở đây ta có thể xem xét một số yếu tố ảnh hưởng cơ bản như: vị trí địa lý, tài nguyên du lịch, an ninh an toàn du lịch, hạ tầng cơ sở du lịch, thời gian diễn ra festival, chương trình festival, truyền thông, quảng bá ... Festival Huế phát triển với tiềm vốn có 11 CHƯƠNG TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH FESTIVAL VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH FESTIVAL Ở HUẾ 1.1 Tổng quan du lịch Festival 1.1.1 Festival du lịch Festival Festival... Huế, - Nghiên cứu phát triển bền vững du lịch Festival Huế - Nghiên cứu phương thức đầu tư bền vững cho Festival Huế, Mục đích nghiên cứu Mục đích Phát triển du lịch song song kèm với phát triển. .. trạng hoạt động du lịch Festival Huế Chương Một số giải pháp phát triển du lịch Festival Huế Đóng góp luận văn Luận văn nhằm giúp nhà tổ chức, nhà nghiên cứu chuyên sâu Festival Huế có nhìn tổng

Ngày đăng: 07/10/2015, 20:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan