Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ mầm non (khu vực huyện sóc sơn thành phố hà nội)

76 4.7K 13
Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ mầm non (khu vực huyện sóc sơn   thành phố hà nội)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC LÊ THỊ HƢỜNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬA LỖI PHÁT ÂM CHO TRẺ MẦM NON (KHU VỰC HUYỆN SÓC SƠN - THÀNH PHỐ HÀ NỘI) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt HÀ NỘI - 2015 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC LÊ THỊ HƢỜNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬA LỖI PHÁT ÂM CHO TRẺ MẦM NON (KHU VỰC HUYỆN SÓC SƠN - THÀNH PHỐ HÀ NỘI) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. LÊ THỊ LAN ANH HÀ NỘI, 2015 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô giáo khoa Giáo dục Tiểu học đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình học tập tại trường và tạo điều kiện cho em thực hiện tốt khoá luận tốt nghiệp đại học. Đặc biệt em xin chân bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo – TS. Lê Thị Lan Anh – người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khoá luận này. Qua đây em xin gửi tới Ban giám hiệu và các cô giáo trường Mầm non Tiên Dược – xã Tiên Dược – huyện Sóc Sơn – thành phố Hà Nội và trường Mầm non Tân Hưng – xã Tân Hưng – huyện Sóc Sơn – thành phố Hà Nội, cùng các bạn sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học lời cảm ơn chân thành nhất. Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2015 Sinh viên Lê Thị Hường LỜI CAM ĐOAN Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, chúng tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo - TS. Lê Thị Lan Anh và các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Kết quả nghiên cứu là trung thực và không trùng với kết quả của các tác giả khác. Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2015 Sinh viên Lê Thị Hường MỤC LỤC MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 5 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 6 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 6 6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 6 7. Cấu trúc của khóa luận ............................................................................................ 7 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN .................................................................... 8 1.1. Cơ sở tâm sinh lý của trẻ mầm non .................................................................. 8 1.1.1. Đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non ................................................................ 8 1.1.2. Đặc điểm sinh lý của trẻ mầm non ............................................................. 10 1.2. Cơ sở ngôn ngữ học ........................................................................................... 11 1.2.1. Đặc điểm của âm tiết Tiếng Việt................................................................. 11 1.2.2. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non .................................... 14 1.2.3. Một số lỗi phát âm của trẻ mầm non ......................................................... 26 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG LỖI PHÁT ÂM CỦA TRẺ MẦM NON VÀ NGUYÊN NHÂN .............................................................. 30 2.1. Thực trạng lỗi phát âm của trẻ mầm non ...................................................... 30 2.1.1. Vài nét khái quát về trường Mầm non Tiên Dược - xã Tiên Dược huyện Sóc Sơn - thành phố Hà Nội và trường Mầm Non Tân Hưng xã Tân Hưng - huyện Sóc Sơn -thành phố Hà Nội ................................. 30 2.1.2. Điều tra thực trạng ......................................................................................... 32 2.1.3. Phân tích kết quả điều tra ............................................................................ 34 2.2. Nguyên nhân mắc lỗi phát âm của trẻ mầm non ......................................... 46 2.2.1. Nguyên nhân chủ quan .................................................................................. 46 2.2.2. Nguyên nhân chủ quan .................................................................................. 47 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬA LỖI PHÁT ÂM CHO TRẺ MẦM NON ............................................................................... 48 3.1. Sửa lỗi phát âm thông qua trò chuyện với trẻ hàng ngày ......................... 48 3.2. Sửa lỗi phát âm thông qua luyện phát âm theo mẫu cho trẻ .................... 49 3.3. Sửa lỗi phát âm thông qua các trò chơi phát triển ngôn ngữ ................... 50 3.3.1. Trò chơi luyện thở .......................................................................................... 50 3.3.2. Trò chơi “Cái gì thay đổi” ........................................................................... 50 3.3.3. Trò chơi “Chiếc hộp thần kì”...................................................................... 54 3.3.4. Trò chơi “Bắt chước tiếng kêu” ................................................................. 56 3.3.5. Trò chơi “Thi xem ai tinh” .......................................................................... 59 3.4. Sửa lỗi phát âm thông qua sử dụng đồ dùng trực quan ............................. 61 3.5. Sửa lỗi phát âm thông qua đọc thơ, các câu nói có vần, đọc bài đồng dao, tập cho trẻ nói đúng, nói nhanh. ............................................................. 63 KẾT LUẬN ................................................................................................... 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 70 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác Giáo dục và Đào tạo, xem đây là nhân tố quyết định đến sự phát triển lớn mạnh của đất nước. Trong đó, Giáo dục Mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân có nhiệm vụ hình thành và phát triển nhân cách trẻ tạo ra những thế hện người có ích đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Để làm được như vậy thì ngay từ bây giờ chúng ta phải luôn chú trọng đến nuôi dưỡng và chăm sóc, giáo dục trẻ. Có như vậy trẻ mới phát triển đúng hướng và toàn diện để phù hợp với mục tiêu chung của ngành giáo dục mầm non. Trong mục tiêu chung của Giáo dục Mầm non đã đặt ra rất nhiều kế hoạch nhằm phát triển trẻ về mọi mặt: tư duy, đạo đức, trí tuệ thẩm mĩ, ngôn ngữ…để trẻ có thể rời trường mầm non, rời cô giáo như người mẹ thứ hai để có thể tự lập bước vào môi trường mới đó là các bậc học phổ thông. Từ mục tiêu trên ta thấy việc giáo dục cho trẻ trước tuổi đi học là vô cùng quan trọng. LN Tônxtôi đã nhận định khi nhấn mạnh ý kiến trước tuổi đi học rằng “Tất cả những gì mà đứa trẻ có sau này khi trở thành người lớn đều thu nhận trong thời thơ ấu. Trong quãng đời còn lại, những cái mà nó thu nhận được chỉ đáng 1% những cái đó mà thôi”. Nếu ta bỏ mặc trẻ, không giáo dục, không chăm sóc, không cho trẻ được sống trong môi trường xã hội thì đứa trẻ đó không thể lớn lên và phát triển bình thường được. Giáo dục Mầm non không chỉ chú trọng phát triển nhân cách cho trẻ mà qua đó còn chuẩn bị cho xã hội tương lai những người công dân có đầy đủ các phẩm chất, trí tuệ, thể chất, cũng như đạo đức đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Với ý nghĩa to lớn ấy, trong khi lựa chọn nội dung đề tài nghiên cứu, chúng tôi không thể không nghĩ đến vai trò vô cùng quan trọng của việc phát âm đúng của trẻ. 1 V.I.Lênin đã nói:“Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người”. Do đó ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống hàng ngày, không có ngôn ngữ đứa trẻ không thể phát triển thành người một cách thực thụ, ngôn ngữ là phương tiện để tư duy, nó đóng vai trò rất lớn trong việc phát triển trí tuệ và các quá trình tâm lí khác. Trẻ từ 0 - 6 tuổi đang trong giai đoạn học nói, là giai đoạn siêu tốc trong phát triển ngôn ngữ. Ở giai đoạn này trẻ nói rất nhiều, thường đưa ra nhiều câu hỏi về nguyên nhân, nguồn gốc sự vật hiện tượng xung quanh trẻ, và đây cũng là thời kì chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 hình thành những yếu tố tiền đọc, tiền viết. Cho nên đây là thời điểm tốt nhất để rèn luyện phát âm và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Nếu biết tận dụng thời cơ này thì sẽ đạt được hiệu quả cao mà không tốn sức. Từ những lí do trên, bản thân tôi là một người giáo viên mầm non tương lai, với sự nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ chúng tôi đã tìm hiểu về thực trạng lỗi phát âm thường gặp ở trẻ mầm non từ đó tìm ra nguyên nhân và các biện pháp sửa lỗi phát âm đó cho trẻ. Thông qua đó chúng tôi có thêm điều kiện để bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn và đặc biệt chúng tôi mong muốn đề tài nghiên cứu này có thể góp phần nào trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo ở trường mầm non. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này nên chúng tôi mạnh dạn chọn và nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ mầm non khu vực huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội”. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Trên thế giới Phát triển ngôn ngữ trẻ mầm non được nghiên cứu rất kĩ lưỡng ở Liên Xô cũ với nhiều nhà sư phạm nổi tiếng. Những công trình này đã được đưa vào Việt Nam khá sớm. Giáo viên và sinh viên các trường đào tạo giáo viên 2 mầm non đã biết đến E.I. Chikhiêva, một nhà sư phạm Nga - Xô viết như một tác giả có uy tín nghiên cứu về phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo. Cuốn sách “Phát triển ngôn ngữ trẻ em dưới tuổi đến trường phổ thông” của bà đã được dịch từ những năm 70 của thế kỉ trước và được coi như một tài “liệu giảng dạy chính trong các trường sư phạm mẫu giáo Việt Nam. Nhiều tác giả Nga khác mà chúng ta biết đến cũng có đóng góp quan trọng vào việc hình thành chuyên ngành phát triển ngôn ngữ trẻ mầm non ở nước ta. Có thể kể đến các tác giả: Xôkhin (1979) “Phương pháp phát triển lời nói trẻ em”, Nxb Giáo dục Mátxcơva; Barodis A.M (1974) với cuốn “Phương pháp phát triển tiếng cho trẻ em”, Nxb Giáo dục Mátxcơva… 2.2. Ở Việt Nam Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non được rất nhiều nhà nghiên cứu giáo dục quan tâm và đi sâu tìm hiểu ở các khía cạnh khác nhau. Ở Việt Nam, Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, vấn đề này cũng được quan tâm. Một số hội nghị khoa học ở Trung Ương cũng như các địa phương đã hướng nội dung vào việc thảo luận nâng cao chất lượng giảng dạy phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non. Tác giả Nguyễn Xuân Khoa trong cuốn giáo trình “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo” (1997), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Đây là cuốn giáo trình đầu tiên đề cập đến một cách toàn diện, có hệ thống các vấn đề khoa học và thực tiễn của tiếng mẹ đẻ đang được thực hiện trong các lớp nhà trẻ, mẫu giáo ở nước ta. Đây là sản phẩm của niềm say mê hứng thú nghiên cứu, hướng dẫn sinh viên từ thực hành, thực tập trên trẻ, làm khóa luận, luận văn về phát triển tiếng mẹ đẻ cho trẻ mẫu giáo. Trong cuốn giáo trình này tác giả Nguyễn Xuân Khoa đã đưa ra những nhiệm vụ, nội dung của việc dạy nghe và phát âm đúng cho trẻ. Tác giả đề cập đến một số lỗi phát âm mà trẻ thường mắc phải. Các lỗi phát âm đó được trình bày lần lượt theo cấu 3 trúc của âm tiết: lỗi về thanh điệu, âm chính, âm đầu, âm đệm, âm cuối. Trong mỗi lỗi tác giả đều đề cập đến nguyên nhân mắc lỗi ở trẻ, qua đó Nguyễn Xuân Khoa cũng đưa ra một số trò chơi nhằm luyện cách phát âm cho trẻ. Trong cuốn “Giáo trình phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mầm non” của tác giả Đinh Hồng Thái (2006), Nxb Đại học Sư phạm cũng chú trọng tới việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non: giáo dục chuẩn mực ngữ âm tiếng việt, hình thành và phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo, dạy trẻ các mẫu câu tiếng việt, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo, phát triển ngôn ngữ nghệ thuật cho trẻ mẫu giáo qua thơ và truyện để tạo tiền đề tốt cho trẻ bước vào lớp 1. Trong tạp chí Giáo dục mầm non số 2/2013 có bài “Mục tiêu phát triển lĩnh vực ngôn ngữ trong chương trình Giáo dục Mầm non New Zealand”, Nguyễn Thị Minh Thảo vụ Giáo dục mầm non, Dịch từ chương trình Giáo dục Mầm non New Zealand. Bài viết đã đưa ra 4 mục tiêu để phát triển ngôn ngữ cho trẻ và sự tiếp nối giữa trường mầm non và trường tiểu học. “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tháng tuổi” của các tác giả Hoàng Thị Oanh, Phạm Thị Việt, Nguyễn Kim Đức (2005) Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội tìm hiểu các vấn đề luyện phát âm cho trẻ ở các lứa tuổi. Trong tạp chí Giáo dục Mầm non, số 1/2006, Đinh Thị Luyên có bài dịch “Tìm hiểu về chương trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non Hàn quốc”, đây là một góc nhìn mở cho nền giáo dục Việt Nam hiện đại. Tác giả Nguyễn Xuân Khoa với “Tiếng Việt 1, 2” đã cung cấp những kiến thức cơ bản về tiếng việt giúp giáo viên trong việc phát triển ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ cho trẻ. Bài viết “Một số biện pháp rèn phát âm L - N cho trẻ 5 tuổi, trong tạp chí Giáo dục mầm non số 3/2006, của Đỗ Thị Lương Huệ, trường Mầm non Đằng Hải, quận Hải An - Hải Phòng. Trong bài viết đã đưa ra một số biện 4 pháp để rèn phát âm l - n cho trẻ như: Tự rèn luyện phát âm chuẩn xác l - n, sửa lỗi phát âm phụ âm l - n thông qua hoạt động chung cho trẻ làm quen với chữ cái, rèn cho trẻ phát âm chữ cái l - n thông qua các hoạt động khác, khuyến khích cho trẻ tự phát hiện và sửa lỗi phát âm cho nhau. “Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non” của tác giả Nguyễn Ánh Tuyết đã đề cập đến sự phát triển vốn từ của trẻ ở từng giai đoạn lứa tuổi. Trong tạp chí Giáo dục Mầm non số 1/2014 có bài“Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 tuổi bằng biện pháp sử dụng trò chơi với các con rối” của tác giả Dương Thị Giác Vũ, trường Mầm non Vàng Anh, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh. Giáo viên đã sử dụng con rối để giúp cho trẻ tập nghe, hiểu, diễn đạt câu… nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đáp ứng tốt mục tiêu chăm sóc giáo dục mầm non theo phương châm “chơi mà học, học mà chơi”. Và nhiều cuốn sách, tạp chí khác cũng đề cập đến vần đề này. Như vậy có rất nhiều tác giả đã đưa ra những công trình nghiên cứu về các phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Tựu chung lại, các nhà khoa học đều hướng tới mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đưa ra các lỗi phát âm ở trẻ, tìm ra nguyên nhân và đưa ra một số biện pháp khắc phục, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của ngành giáo dục mầm non nói riêng và nền giáo dục của đất nước ta nói chung. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này theo nhận định của chúng tôi, chưa có một ai hay chưa một công trình khoa học nào đưa ra được những biện pháp tối ưu nhất, mang tính thực tiễn nhất để sửa lỗi phát âm cho trẻ. Chính vì lí do này, chúng tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ mầm non khu vực huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội”. 3. Mục đích nghiên cứu Đưa ra các biện pháp khắc phục, sửa lỗi phát âm cho trẻ mầm non khu vực huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. 5 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Một số lỗi phát âm của trẻ mầm non, nguyên nhân và các biện pháp khắc phục. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Trong đề tài này, chúng tôi đi vào thực tế tìm hiểu một số lỗi phát âm thường gặp ở trẻ mẫu giáo nhưng do thời gian và điều kiện không cho phép nên chúng tôi chỉ có thể điều tra thực tế lỗi phát âm ở hai trường Mầm non của huyện Sóc Sơn: - Trường Mầm non Tiên Dược - xã Tiên Dược - huyện Sóc Sơn - thành phố Hà Nội. - Trường Mầm non Tân Hưng – xã Tân Hưng - huyện Sóc Sơn - thành phố Hà Nội. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu cơ sở lí luận của việc tìm ra một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ mầm non khu vực huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. - Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân mắc lỗi phát âm của trẻ mầm non. - Đưa ra một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ mầm non. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong đề tài này chúng tôi có sử dụng: - Phương pháp quan sát. - Phương pháp điều tra. - Phương pháp phân tích. - Phương pháp thống kê. - Phương pháp tổng hợp. 6 7. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, nội dung khóa luận gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lí luận Chương 2: Thực trạng lỗi phát âm của trẻ mầm non và nguyên nhân Chương 3: Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ mầm non 7 NỘI DUNG CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Cơ sở tâm sinh lý của trẻ mầm non 1.1.1. Đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non Trong năm thứ nhất, ngoài sự tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ về thể chất thì tâm lí của trẻ mầm non cũng có sự thay đổi rõ rệt và nhanh chóng. Ngay từ thuở lọt lòng, trẻ đã được tiếp xúc với những lời “ầu, ơ”, những câu nựng của bà của mẹ. Tất cả đã ngấm sâu trong tiềm thức non nớt của chúng. Lớn hơn một chút, khi nhu cầu cần được giao tiếp của trẻ phát triển, trẻ biết hóng chuyện thì mẹ là người trò chuyện, tâm sự với trẻ. Khi giao tiếp trẻ bắt chước những âm thanh trong lời nói của những người xung quanh. Sau 3 tháng, một đứa trẻ bình thường có thể phát ra những âm thanh nhỏ “gừ gừ”; thỉnh thoảng ta có thể bắt gặp những âm thanh “ô, a” trong mồm đứa trẻ theo nhịp điệu “à ơi” hay “ầu ơ” trong lời ru của người lớn. Đến độ tuổi hài nhi, trẻ hình thnahf những tiền đề của sự lĩnh hội ngôn ngữ. Lúc này thì giao tiếp xúc cảm trực tiếp với người lớn là hoạt động chủ đạo của trẻ hài nhi. Tất nhiên trẻ chỉ sẵn sàng giao tiếp với người lớn khi nó thấy an toàn và thoải mái về tình cảm. Càng về cuối năm thứ nhất thì trẻ lại càng thích giao tiếp với người lớn bằng những âm bập bẹ của mình. Âm bập bẹ này có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự phát triển ngôn ngữ sau này. Như vậy trong quá trình tiếp xúc trực tiếp với người lớn, sự thông hiểu ngôn ngữ của trẻ dần dần mang tính tích cực hơn và trở thành một trong những phương tiện quan trọng để mở rộng khả năng giao tiếp của trẻ với những người xung quanh. Có thể nói giao tiếp với người lớn được coi là điều kiện tiên quyết để trẻ lớn lên thành người. 8 Ở tuổi ấu nhi (15 - 36 tháng), trẻ đã có thể nắm vững hoạt động với đồ vật và việc giao tiếp với người lớn tạo ra sự biến đổi đáng kể trong các hình thức giao tiếp của trẻ ấu nhi. Điều này quyết định sự phát triển ngôn ngữ của trẻ ở lứa tuổi này. Tuy nhiên, việc phát triển ngôn ngữ của trẻ ở lưa tuổi này phần lớn phụ thuộc vào sự dạy bảo của người lơn. Những đứa trẻ mà ít giao tiếp hay ít được thỏa mãn nhu cầu giao tiếp thì thường nói rất chậm. Để kích thích trẻ nói người lớn cần đòi hỏi trẻ phải bày tỏ nguyện vọng của mình bằng lời nói thì mới đáp ứng được nguyện vọng đó. Trẻ đến độ tuổi mẫu giáo đã nắm được một số vốn từ vựng mà người lướn cung cấp. Nét tâm lý đặc sắc ở giai đoạn này là sự tò mò, trẻ luôn muốn được tìm hiểu, được khám phá thế giới xung quanh, trẻ luôn hỏi người lớn “vì sao”, “tại sao” trước những sự vật, hiện tượng lạ và luôn yêu cầu người lớn phải giải thích nghĩa của từ đó cho trẻ hiểu. Thêm vào đó nhờ ngôn ngữ mà tư duy của trẻ mẫu giáo đã phát triển hơn so với trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ. Tư duy của tre mẫu giáo phát triển trên cơ sở kinh nghiệm cảm tính ngày càng tăng, trong quá trình giao tiếp với người lớn bằng ngôn ngữ các hình thức tư duy cũng được hoàn thiện dần khi hiểu biết của trẻ càng mở rộng. Sự phát triển tư duy của trẻ gắn chặt với phát triển ngôn ngữ và sự tăng vốn từ. Tư duy trực quan hình tượng của trẻ mẫu giáo phát triển mạnh mẽ và chủ yếu. Tuy nhiên ở cuối độ tuổi mẫu giáo thì kiểu tư duy này không đáp ứng được nhu cầu nhận thức đang phát triển mạnh mẽ ở trẻ mẫu giáo lớn, vì vậy xuất hiện thêm kiểu tư duy trực - hình tượng mới đó là kiểu tư duy trực quan - sơ đồ, kiểu tư duy này vẫn giữu mãi tính chất hình tượng song bản thân hình tượng cũng trở nên khác trước: hình tượng đã bị mất đi những chi tiết rườm rà mà còn giữ lại những yếu tố chủ yếu giúp trẻ phản ánh một cách khái quát sự vật chứ không phải là từng sự vật riêng lẻ. 9 Như vậy, các đặc điểm tâm lý chung của trẻ mầm non đang được hình thành và phát triển mạnh mẽ song lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của sự phát triển ngôn ngữ. Sự lĩnh hội ngôn ngữ của độ tuổi này góp phần thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ. Sự lĩnh hội ngôn ngữ của độ tuổi này góp phần thúc đẩy sự phát triển cả thể chất lẫn tâm lí của trẻ, bước đầu hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách con người mới. 1.1.2. Đặc điểm sinh lý của trẻ mầm non Trẻ em là một thực thê tự nhiên đang phát triển. Trẻ càng nhỏ thì tốc độ phát triển càng nhanh, các cơ quan dần được hoàn thiện về cấu tạo và chức năng, chúng ta có thể quan sát thấy trẻ khôn lớn từng ngày. Tuy nhiên, không phải là luôn luôn giống nhau và trùng nhau về mức độ phát triển mà còn tùy thuộc vào từng cơ quan, hệ sơ quan và các giai đoạn phát triển. Quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện cảu các cơ quan hệ cơ quan có tác động lớn đến tất cả các quá trình tâm lí của trẻ. Vì vậy, tính thích nghi và khả năng hoạt dộng khác của trẻ dễ bị thay đổi dưới những tác động khác nhau.  Đặc điểm hệ thần kinh của trẻ Hệ thần kinh điều khiển sự hoạt động của các cơ quan làm cho cơ thể thích nghi được sự thay đổi thường xuyên của môi trường và có thể cải tạo nó. Nhờ có hệ thần kinh mà con người có tư duy, có tâm lý. Vỏ não là cơ sở vật chất của toàn bộ hoạt động tâm lý của con người. Ngay từ lúc sinh ra, hệ thần kinh của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên chưa đủ khả năng để thực hiện chức năng của mình. Khi ra đời, não bộ của trẻ chưa phát triển đầy đủ, mặc dù cấu tạo và hình thái không khác người lớn, trọng lượng lúc sơ sinh là 370 - 392 gam, khi được 6 tháng trọng lượng tăng gấp đôi, 3 tuổi tăng gấp 3 và 9 tuổi thì nặng 1300 gam. Sự phát triển các đường dẫn truyền diễn ra rất mạnh và tăng lên theo từng lứa tuổi. Vì vậy sự phát triển hệ thần kinh của trẻ mẫu giáo cao hơn so với trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ. 10 Chức năng của tất cả các cơ quan trong vỏ đại não, hoạt động hệ thần kinh cao cấp được phát triển cao hơn. Các phản xạ có điều kiện được hình thành nhanh chóng trong suốt giai đoạn mẫu giáo theo xu hướng tăng dần. Chức năng của vỏ bán cầu đại não tăng hơn so với trung khu dưới vỏ, do đó ta thấy hành vi của trẻ có tính tổ chức hơn. Trong mối quan hệ chức năng thì hẹ thần kinh mang tính không ổn định nên các quá trình tâm lý diễn ra không đầy đủ. Trẻ em từ 4 - 6 tuổi, quá trình ức chế tích cực đần phát triển, trẻ đã có khả năng phân tích, đánh giá, hình thành kĩ năng, kĩ xảo vận động và phân biệt được các hiện tượng xung quanh. Hệ thần kinh có một tác dụng chi phối và điều tiết đối với vận động cơ thể cải thiện tính không cân bằng của quá trình thần kinh. Cần chú ý tới sự luân phiên giữa động và tĩnh trong quá trình vận động của trẻ. 1.2. Cơ sở ngôn ngữ học 1.2.1. Đặc điểm của âm tiết tiếng Việt Mô hình cấu trúc âm tiết tiếng Việt có 5 thành phần và được sắp xếp theo sơ đồ sau: Thanh điệu (5) Vần Âm đầu (1) Âm đệm (2) Âm chính (3) Âm cuối (4)  Thành phần vị trí 5 là thanh điệu bao trùm lên toàn bộ âm tiết. Có 6 thanh điệu: - Thanh ngang: Trên chữ không ghi dấu khi viết. - Thanh huyền: ( \ ) - Thanh sắc: ( / ) - Thanh nặng: (.) - Thanh hỏi: (?) 11 - Thanh ngã: ( ~ )  Thành phần ở vị trí 1 là âm đầu do các phụ âm đảm nhiệm.  Thành phần ở vị trí 2 là âm đệm có hai con chữ thể hiện là o và u, ví dụ: toàn, tuân.  Thành phần ở vị trí 3 là âm chính do các nguyên âm đảm nhiệm. Âm chính là hạt nhân của âm tiết.  Thành phần ở vị trí 4 là âm cuối do 6 phụ âm là /m/, /n/, /p/, /t/, /k/ và hai bán âm  Các thành phần ở vị trí 2, 3, 4 ghép lại với nhau thành một bộ phận gọi là phần vần. Âm bao giờ cũng phải có âm chính và thanh điệu, vị trí còn lại có thể có hoặc không. - Âm tiết của tiếng Việt có cấu trúc chia làm hai bậc: Âm tiết Bậc 1: Thanh điệu Bậc 2: Âm đầu Phần vần Âm tiết Phần vần Thanh điệu Âm đầu Âm đệm Âm chính Âm cuối  Thanh điệu là sự thay đổi độ cao những âm tiết: la, lá, lã đối lập với là, lả, lạ. Các âm tiết trước đều được phát âm với cao độ cao, các âm tiết sau phát âm với cao độ thấp.  Thanh điệu là sự thay đổi về âm điệu, trong những âm tiết trên thì những âm tiết cùng thuộc độ cao lại đối lập nhau về sự biến thiên của độ cao, 12 trong thời gian âm tiết “la” được phát âm với cao độ hoàn toàn bằng phẳng; còn “lã” với đường nét biến thiên, cao độ không bằng phẳng; âm điện là những đường nét biến thiên về cao độ.  Nguyên âm trong tiếng Việt được coi là âm chính, nguyên âm là khi nói âm phát ra luồng hơi đi tự do không có gì cản trở. Trong tiếng Việt có 16 nguyên âm, bao gồm 13 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi. - Nguyên âm đơn: + 9 nguyên âm dài: a, ơ, u, e, ê, o, ô, i, ư + 4 nguyên âm ngắn: - Nguyên âm đôi là gồm hai nguyên âm ghép lại liền nhau. Khi phát âm thì đọc nhanh, đọc lướt từ âm này sang âm kia, lúc đầu mạnh, sau yếu hơn, do đó âm sắc chủ yếu của các nguyên âm đôi là do âm đầu quyết định.  Phụ âm: Các âm vị đảm nhiệm thành phần âm đầu của âm tiết tiếng Việt bao giờ cũng là các phụ âm. Phụ âm là âm vị khi phát âm luồng hơi đi ra bị cản ở chỗ nào đó trong bộ máy phát âm, phụ âm có loại bị cản ở môi, có loại bị cản ở răng, có loại bị cản ở thanh hầu. Về phương thức phát âm người ta chia phụ âm thành: - Phụ âm tắc: Hơi bị cản lại sau thoát ra đường miệng vào mũi: b, d, t, s, c, k, m,r, ng. - Phụ âm sát: Hơi đi qua kẽ hở miệng: p, v, s, z, l, x, y, h. - Phụ âm vang: Hơi thoát ra đầu lưỡi và bên lưỡi: m, n, nh. - Phụ âm ồn: Hơi thoát ra đằng miệng có tiếng ồn: b, d, t, c, k, p, x, v, z, y, h. - Phụ âm hữu thanh, vô thanh trong các âm ồn: Căn cứ vào chỗ dây thanh có rung hay không rung người ta chia ra :  Phụ âm hữu thanh: Dây thanh rung (d, v, y).  Phụ âm vô thanh: Dây thanh không rung (t, k, c, b, s, x, h). 13 1.2.2. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non 1.2.2.1. Đặc điểm vốn từ của trẻ mầm non 1.2.2.1.1. Đặc điểm vốn từ của trẻ từ 0 - 3 tuổi  Trẻ từ 0 - 1 tuổi - Trẻ sơ sinh chưa hiểu được ngôn ngữ cảu người lớn. Ở giai đoạn này trẻ mới bắt đầu cảm nhận ngữ điệu trong giọng nói của người mẹ. - Khi trẻ được 7- 8 tháng tuổi trẻ bắt đầu biết tên của mình. - Đến 10 - 11 tháng, trẻ bắt đầu hiểu một số từ chỉ các sự vật, người mà trẻ thường xuyên tiếp xúc. Ví dụ: mẹ, bà, gà…. - Đến cuối năm thứ nhất trẻ bắt đầu có từ chủ động. Đó là những từ đơn có cấu tạo âm thanh đơn giản. Ví dụ: đi, bà, mẹ, gà… - Trẻ ở lứa tuổi này có khoảng 5 - 10 từ, chủ yếu là danh từ, chỉ có 1 2 động từ. Ví dụ: đi, chạy, bế… Trong vốn từ của trẻ chưa có tính từ và các loại từ khác.  Trẻ từ 1 - 2 tuổi - So với năm thứ nhất, đầu năm thứ hai môi trường tiếp xúc của trẻ rộng hơn, trẻ được làm quen với nhiều sự vật hiện tượng hơn nên vốn từ của trẻ tăng lên rõ rệt. Trẻ không chỉ hiểu những từ chỉ sự vật cụ thể mà trẻ còn hiểu những từ chỉ tính chất hành động của sự vật. Ví dụ: ăn, đi, chạy… - Trẻ ở giai đoạn này bắt đầu xuất hiện từ ghép, nhưng khi gặp từ khó phát âm trẻ thường phát âm giản lược hoặc phỏng âm. Ngoài danh từ, động từ, ở trẻ đã có tính từ. Nửa sau năm thứ hai (18 - 24 tháng), từ chủ động của trẻ tăng rất nhanh. Trẻ không chỉ hiểu những từ chỉ tên sự vật, hành động, 14 trạng thái của sự vật mà còn hiểu được những từ chỉ hiện tượng tự nhiên, những từ đồng nghĩa, trái nghĩa. Ví dụ: nắng, mưa, gió, sấm…. nhanh - chậm, sáng - tối… Ở giai đoạn này, tư duy của trẻ phát triển hơn, nhận thức của trẻ về sự vật, hiện tượng rõ ràng hơn, trẻ có khả năng tách biệt tính chất ra khỏi sự vật cụ thể cho nên trẻ ít nhầm lẫn các từ loại với nhau, trẻ hiểu ý nghĩa của từ rõ ràng hơn. Vốn từ chủ động của trẻ tăng rất nhanh, khoảng 300 - 400 từ. Trẻ hiểu đúng nghĩa của từ nên trẻ sử dụng chính xác hơn những từ chỉ sự vật, hiện tượng cụ thể. - Trẻ cuối năm thứ hai có đầy đủ các loại từ: danh từ, động từ, tính từ, đại phó từ. + Về danh từ: trẻ sử dụng tương đối chính xác những danh từ chỉ sự vật, hiện tượng cụ thể, gần gũi trẻ. Xuất hiện những danh từ chỉ sự vật. Ví dụ: Con: chó, gà, mèo… Cây: táo, bưởi, mít… Cái: bàn, ghế, bát, thìa…. Nhưng do khả năng phân tích tổng hợp còn hạn chế, nên trẻ sử dụng những từ loại thể nhiều khi còn lẫn lộn. Ví dụ: Miếng chân, cái dép… Trẻ ở lứa tuổi này chưa biết sử dụng danh từ chỉ địa điểm, thời gian như: Trước, sau, trên, dưới, buổi sáng, buổi chiều, hôm nay, ngày mai. + Về động từ: Số lượng động từ tăng, nhất là những động từ chỉ hành động của bản thân trẻ. Ngoài ra, trẻ còn sử dụng những động từ chỉ trạng thái, hành động của các sự vật khác. Nhưng nhiều khi trẻ còn sử dụng lẫn lộn. Vì chưa phân biệt 15 được nên trẻ thường gắn những hành động của bản thân mình cho hành động của các sự vật khác. Ví dụ: Ghế ngã, mẹ rửa tất… + Về tính từ: Chủ yếu là những từ chỉ đặc điểm bên ngoài của sự vật. Ví dụ: Xanh, đỏ, to, nhỏ, nóng, lạnh… + Về đại từ: Trẻ sử dụng được hầu hết các loại đại từ: chỉ định, nhân xưng, sở hữu. Nhưng do khả năng nhận thức về bản thân và việc tách bản thân ra khỏi sự vật, hiện tượng xung quanh còn hạn chế, cho nên trẻ chưa sử dụng chính xác đại từ nhân xưng chỉ bản thân (ngôi số ít). Trẻ thường dùng tên mình thay cho đại từ nhân xưng chỉ bản thân và nhiều khi sử dụng không đúng. Ví dụ: Của Trang, kệ nó, của nó… Đến cuối năm thứ hai, trẻ biết chính xác loại đại từ này. + Về phó từ: Ở trẻ năm thứ hai đã xuất hiện phó từ và trẻ sử dụng tương đối chính xác như: đang, cũng, đã, sẽ, như…  Trẻ từ 2 - 3 tuổi Tư duy của trẻ phát triển hơn, trẻ nhận thức được sự vật trong mối quan hệ nhiều mặt, nhiều chiều nên trẻ hiểu được những từ có ý nghĩa khái quát, trừu tượng hơn so với trẻ ở năm thứ hai. Ví dụ: Trẻ hiểu được các từ: Quần áo, đồ chơi, rau quả… Vốn từ của trẻ tăng nhanh. Số lượng từ của trẻ từ 500 - 600 từ (Theo Nguyễn Xuân Khoa trong “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997, tr.22). Trong vốn từ của trẻ có tất cả loại từ đơn, từ ghép. Ở trẻ có cả từ ghép 3 tiếng - 4 tiếng. Đến 3 tuổi, trong vốn từ của trẻ có tất cả các loại từ: Danh từ, động từ, tính từ các loại đại từ, phó từ, số từ. - Về danh từ: Số lượng danh từ tăng. Trẻ sử dụng chính xác những dang từ loại thể. Xuất hiện những danh từ có ý nghĩa khái quát hơn. 16 Ví dụ: Đồ gỗ, hoa quả, nhà cửa… Nhưng dưới 3 tuổi chưa sủ dụng chính xác danh từ chỉ thời gian, không gian.  Về động từ: Số lượng động từ cũng tăng, trẻ sử dụng chính xác những từ chỉ hành động của các sự vật khác nhau, kể cả những từ có ý nghĩa khái quát. Ví dụ: Khen, phạt, phê bình…  Về tính từ: Số lượng tăng, ngoài những tính từ chỉ đặc điểm tính chất của các sự vật hiện tượng, còn có những từ chỉ mức độ, đặc điểm tính chất của chúng. Ví dụ: Sáng trưng, tối om, đo đỏ… Do trẻ còn đánh giá sự vật hiện tượng thông qua những biểu hiện bên ngoài, cho nên nội dung ý nghĩa của tính từ còn rất hẹp, cụ thể và chưa thật chính xác. Ví dụ: Tốt: Do có áo (mũ…) đẹp Xấu: Do có giầy, dép xấu… - Về số từ: Trẻ hiểu và sử dụng được các từ: “ít”, “nhiều”, “một”, “hai”. Còn có các số từ 3 trở lên trẻ sử dụng không chính xác. - Về đại từ: Trẻ ở lứa tuổi này sử dụng được tất cả các loại đại từ, kể cả đại từ nghi vấn. - Về hư từ: Trẻ biết sử dụng các loại hư từ như: Phó từ, trợ từ, quan hệ từ, thán từ. 1.2.2.1.2. Đặc điểm vốn từ của trẻ từ 3- 6 tuổi Nhà tâm lí học người Nga đã nghiên cứu đặc điểm phát triển vốn từ của trẻ mẫu giáo và ông đã chỉ rõ rằng: Trong vốn từ của trẻ mẫu giáo đầu tiên trẻ em phản ánh những đặc trưng của sự vật, hiện tượng, càng lớn trẻ càng có nhiều vốn từ thể hiện đặc điểm của sự vật, hiện tượng một cách chính xác bằng 17 từ ngữ. Tư duy trực quan hành động giải thích việc trẻ mẫu giáo bé và đầu mẫu giáo nhỡ chủ yếu có vốn từ biểu danh. Tư duy trừu tượng, tư duy lôgic xuất hiện ở lứa tuổi thứ 5, cho phép trẻ em lĩnh hội những kinh nghiệm đầu tiên. Đó là những kĩ năng về sự vật hiện tượng gần gũi xung quanh. Vốn từ ngữ phong phú, chính xác giúp cho trẻ dễ dàng định hướng trong không gian.  Trẻ có 3 loại vốn từ: - Vốn từ chủ động: là vốn từ mà chủ thể nói năng sử dụng một cách tích cực trong giao tiếp, vốn từ chủ động của trẻ mẫu giáo ít hơn vốn từ thụ động. - Vốn từ thụ động: là vốn từ mà chủ thể nói năng có thể hiểu nhưng không biết cách sử dụng trong giao tiếp. Vì vậy ở trẻ mẫu giáo phải chuyển vốn từ thụ động sang vốn từ chủ động cho trẻ. - Vốn từ cơ bản: là những từ có tần số xuất hiện cao trong giao tiếp của trẻ. Chính vì vậy dạy trẻ phát triển ngôn ngữ là phát triển vốn từ cơ bản cho trẻ vì chỉ khi đó trẻ mới có thể giao tiếp bằng ngôn ngữ một cách tốt nhất. Sự phát triển vốn từ của trẻ mẫu giáo phát triển rất nhanh theo từng độ tuổi, được thể hiện ở các mặt sau:  Về số lượng từ: Trẻ 3 tuổi sử dụng được hơn 500 từ, phần lớn là danh từ, động từ, tính từ và các loại từ khác. Danh từ chỉ đồ chơi, đồ dùng quen thuộc, các con vật gần gũi… Động từ chỉ hoạt động gần gũi với trẻ và những người xung quanh. Trẻ 4 tuổi có thể nắm được gần 700 từ, ưu thế vẫn thuộc về danh từ, động từ. Hầu hết các loại từ xuất hiện trong vốn từ của trẻ. Từ 5 – 6 tuổi vốn từ của trẻ tăng bình quân 1033 từ, tính từ và các loại từ khác đã chiếm một tỉ lệ cao hơn. Tốc độ tăng vốn từ ở các độ tuổi khác nhau, chậm dần theo độ tuổi, cuối 3 tuổi so với đầu 3 tuổi tăng 17%; cuối 4 tuổi so với đầu 4 tuổi tăng 40 – 58%; cuối 5 tuổi so với đầu 5 tuổi vốn từ chỉ tăng 10 – 40%. 18  Về mặt cơ cấu từ loại: Các loại từ xuất hiện dần dần, ban đàu chủ yếu là danh từ, sau đó đến động từ và tính từ, các loại từ khác xuất hiện muộn hơn. Đến 3 - 4 tuổi về cơ bản trong vốn từ của trẻ đã có đủ các loại từ. Tuy nhiên tỉ lệ danh từ và tính từ cao hơn nhiều so với các loại khác: danh từ chiếm 38%; động từ chiếm 32%; tính từ chiếm 6,8%; đại từ chiếm 3,1%; phó từ chiếm 7,8%; tình thái từ 4,8%; quan hệ từ và số từ còn ít xuất hiện (số từ chiếm 2,5%; quan hệ từ chiếm 1,7%) Giai đoạn 5 - 6 tuổi là giai đoạn hoàn thiện một bước cơ cấu từ loại trong vốn từ của trẻ. Tỉ lệ danh từ, động từ giảm đi (còn khoảng 50%) nhường chỗ cho tính từ và các loại từ khác tăng lên. Tính từ đạt tới 15%; quan hệ từ lên đến 5,7%; còn lại là các loại từ khác.  Khả năng hiểu nghĩa từ của trẻ: Đối với trẻ mầm non khi ở tuổi nhà trẻ, trẻ hiểu được nghĩa biểu danh. Theo Federenko (Nga) ở trẻ em có 5 mức độ hiểu nghĩa khái quát của từ như sau: - Mức độ zero (mức độ không): Mọi sự vật có tên gọi gắn với nó, trẻ hiểu được ý nghĩa tên này: mẹ, bố, bàn, ghế…(nghĩa biểu danh). - Mức độ 1: Ý nghĩa biểu niệm ở mức độ thấp, tên gọi chung của các vật cùng loại. Ví dụ: Tất cả các đồ vật gì có hình tròn trẻ đều cho là quả bóng Tất cả đồ chơi có hình người là búp bê… - Mức độ 2: Khái quát hơn Ví dụ: + Quả (cam, táo, xoài…) + Xe (xe đạp, xe máy, ô tô…) + Con (con gà, con chó, con mèo…) - Mức độ 3: Ở mức độ cao hơn mà trẻ 5 – 6 tuổi nắm được 19 Ví dụ: + Phương tiện giao thông: ô tô, tàu thủy, xe máy… + Đồ vật: Đồ chơi, đồ nấu bếp, đồ dùng học tập… - Mức độ 4: Khái quát tối đa những khái niệm trừu tượng: Số lượng, chất lượng, hành động…(học ở cấp phổ thông). Trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ hiểu được nghĩa biểu danh (mức độ zero và mức độ 1). Mức độ 2 và 3 chỉ dành cho trẻ mẫu giáo, đặc biệt là trẻ mẫu giáo lớn. 1.2.2.2. Đặc điểm về ngữ âm của trẻ mầm non 1.2.2.2.1. Đặc điểm phát âm của trẻ giai đoạn tiền ngôn ngữ (trẻ từ 0 – 12 tháng) Thời kì sơ sinh: trẻ phát ra âm thanh đàu tiên là tiếng khóc, tiếng “ọ” “ẹ” đây không phải là những âm thanh ngôn ngữ. Đó là những phản ứng tự nhiên của cơ thể trẻ khi thấy đói, thấy ướt, hoặc nằm bị vướng. Tuy nhiên, những âm thanh ban đầu này cũng là những tín hiệu báo cho người mẹ biết những cảm giác khác nhau của bé. Thời kì bập bẹ: Từ tháng thứ 2, thứ 3 trẻ bắt đầu bập bẹ, chúng biết hóng chuyện, cười với những người xung quanh, khoa chân, múa tay và phát ra cấc âm gừ gừ. Những âm thnah này đã mang tính tâm lý và bắt đầu trở thành phương tiện giao tiếp giữa trẻ và người lớn. Dần dần trẻ đã biết giao tiếp bằng các âm khác nhau như: “a”, “u”, “ư”. Tháng thứ 5 và thứ 6 trẻ nằm một mình và bập bẹ. Nó thường nhắc lại âm thanh của chính mình. Quá trình nhắc lại ấy có sự lên xuống của giọng. Từ tháng thứ 7 trẻ đã phát ra một chuỗi các âm thanh như cha cha, ba ba, da da, ở đây thường có sự kết hợp của một phụ âm với một nguyên hoặc hai nguyên âm với nhau. Trong tiếng bập bẹ của trẻ, âm đầu của âm tiết thường được nhấn mạnh, âm sắc của các âm bập bẹ không được rõ ràng. Khoảng gần một năm, trẻ đã dùng một hai âm tiết để biểu thị một nội dung nào đó (ví dụ bé phát âm ò, ò, để chỉ con bò, u u để chỉ tàu hỏa, bim bim 20 chỉ ô tô). Những từ này chúng ta gọi là từ giả. Mỗi trẻ sẽ có một hệ thống từ giả của mình mà chỉ những người sống thật gần gũi với trẻ mới có thể hiểu được nghĩa của từ giả đó. Cuối năm thứ nhất trẻ có thể bắt chước tất cả những âm thanh mà trẻ nghe thấy. Bập bẹ hàng tràng dài, phát âm được âm tiết đơn giản có nghĩa. Tóm lại, trong giai đoạn tiền ngôn ngữ, trẻ em đã tự học cách sử dụng bộ máy phát âm, tập phát âm các âm vị của tiếng mẹ đẻ, tập lắng nghe và nhìn sự chuyển động của cơ quan phát âm của người nói. Đây là những cơ sở ban đầu rất quan trọng để trẻ tiếp thu ngôn ngữ ở giai đoạn sau. 1.2.2.2.2. Đặc điểm phát âm của trẻ giai đoạn ngôn ngữ (trẻ từ 1 năm trở lên) Giai đoạn này có thể chia thành các thời kì:  Trẻ từ 1 tuổi đến 2 tuổi  Trẻ từ 2 đến 3 tuổi  Trẻ từ 3 đến 6 tuổi  Đặc điểm ngữ âm của trẻ từ 1 đến 2 tuổi Nhu cầu giao tiếp với mọi người xung quanh ở trẻ ngày càng cao, điều ấy thúc đẩy quá trình tiếp thu ngôn ngữ của trẻ. Trẻ ở độ tuổi này có thể nghe và hiểu được các từ gần gũi, quen thuộc (bà, bố, mẹ), các câu đơn giản “Con chào bà”, “Con chào mẹ”, đồng thời trẻ cũng bắt đầu thể hiện nhu cầu, mong muốn của mình bằng lời nói, tuy nhiên cách phát âm của trẻ còn rất khó khăn. Trẻ vẫn còn sử dụng các âm bập bẹ để thể hiện các nhu cầu khác nhau: Ví dụ: Măm măm: là đòi ăn, đòi uống. Ầy ầy: là đòi đồ chơi, chỉ đồ chơi. Các âm bập bẹ của trẻ đều có nghĩa (nó thường gắn với một cử chỉ nào đó của trẻ: chỉ tay, gật đầu, lắc đầu…). Ngoài các âm bập bẹ với cấu trúc ngữ âm ngày càng phức tạp hơn, trẻ ở độ tuổi này bắt đầu phát âm được những từ đầu tiên. Những từ trẻ hiểu nghĩa và phát âm được là những từ gần gũi, quen thuộc với trẻ như: Bà, mẹ, gà… 21 Khác với trẻ ở lứa tuổi trước, trẻ ở lứa tuổi này học phát âm những từ , nhận thức hệ thống âm tiết tiếng Việt qua từ. Trẻ 18 - 24 tháng có khoảng 200 - 300 từ. Như vậy trẻ đã phát âm được hầu hết các âm vị tiếng Việt. Đến cuối 2 tuổi, các âm bập bẹ của trẻ dường như mất hẳn, nhường chỗ cho sự phát triển của các từ chủ động. Trẻ đã biết thể hiện ngữ điệu khi nói.  Đặc điểm ngữ âm của trẻ 2 - 3 tuổi Trẻ từ 2 - 3 tuổi, cơ quan phát âm và tai nghe ngôn ngữ đã phát triển, hoàn thiện hơn. Trẻ có khả năng phát âm đúng hầu hết các âm đơn và thannh điệu. Số lượng từ tăng nhanh. Xét về hệ thống các âm vị dần dần xuất hiện trong các từ của trẻ từ 2 - 3 tuổi chúng ta thấy:  Các phụ âm đầu. Các phụ âm môi b, m, v xuất hiện. Các phụ âm xuất hiện nhiều lần: b, m, đ, t, ch. Các phụ âm xuất hiện ít: ph, p. Tuy đã phát âm hầu hết các phụ âm đầu, xong nhiều trường hợp trẻ phát âm sai.  Âm đầu: Chuyển từ phụ âm đầu này sang phụ âm đầu khác. Ví dụ: l-n lăm - năm kh - k khế - kế th - x thịt gà - xịt gà  Âm đệm: Ở lứa tuổi này trẻ chưa phát âm được âm đệm, gặp những âm tiết có âm đệm trẻ thường lược bỏ. Ví dụ: hoa - ha bánh quy - bánh ki  Âm chính: Âm chính là nguyên âm đơn trẻ phát âm tương đối chính xác (trừ nguyên âm đơn ngắn như ă, â). 22 Âm chính là âm đôi thường bị trẻ nói sai do âm lượng phát ra khồn đều. Trẻ thường nhấn mạnh vào một âm. Ví dụ: quả chuối - quả chối.  Âm cuối: Âm cuối là phụ âm đã xuất hiện trong vốn từ của trẻ 3 tuổi.  Thanh điệu: Trong sáu thanh điệu của tiếng Việt thì thanh hỏi và thanh ngã là những thanh trẻ chưa định vị được. Chúng thường chuyển đổi thanh ngã thành thanh sắc, thanh hỏi thành thanh nặng. Ví dụ: ngã - ngá ngủ - ngụ  Đặc điểm ngữ âm của trẻ 3 - 6 tuổi Ở thời kì này, trẻ hoàn thiện dần về mặt ngữ âm, các phụ âm đầu, âm đệm, âm cuối, thanh điệu dần dần được định vị. Trẻ phát âm đúng hết các âm vị của tiếng mẹ đẻ, kể cả các âm, các vần khó (iêu, ươn, uông). Trẻ đã biết điều chỉnh nhịp điệu, cường độ của giọng nói khi giao tiếp để phù hợp với từng hoàn cảnh, lời nói của trẻ đã rõ ràng, dứt khoát hơn. Tuy vậy, ở lứa tuổi này, trẻ nhỏ vẫn còn mắc một số lỗi về phát âm, còn nhầm lẫn khi phát âm một vài phụ âm và nguyên âm (x - s, ch - t,.. ươ, uô, iê) và thanh hỏi, thanh ngã. Mỗi trẻ thường hay nói sai một âm hoặc một thanh riêng. Khi nói trẻ 3 - 4 tuổi hay nói chậm và kéo dài giọng, đôi khi còn ậm ừ, ê, a nói không liên tục, không mạch lạc. Trẻ 4 - 5 tuổi ít ê a, ậm ừ hơn, song trẻ vẫn hay phát âm sai thanh ngã, âm đệm và âm cuối. Trẻ 5 - 6 tuổi do phạm vi tiếp xúc rộng hơn, vốn từ và sự hiểu biết của trẻ giàu và phong phú hơn nên các cháu phát âm đúng hơn, phát âm được cả những âm khó (loanh quanh, nghênh ngang). Đến cuối 6 tuổi, về cơ bản trẻ đã phát âm đúng, trừ một vài trường hợp trẻ phát âm sai do các lí do: khuyết tật bẩm sinh của cơ quan phát 23 âm, do ảnh hưởng của môi trường sống (những người xung quanh trẻ phát âm sai nên trẻ bắt trước và phát âm sai). Căn cứ trên những đặc điểm phát âm của trẻ được tăng dần theo từng độ tuổi, trẻ nhanh chóng định vị được các âm vị có cấu trúc đơn giản, các âm vị có cấu âm phức tạp trẻ dễ mắc lỗi, xong nếu kiên trì tập luyện thì hầu hết trẻ em đều có khả năng định vị các âm vị của tiếng mẹ đẻ (trừ các trẻ có khuyết tật về cơ quan phát âm hoặc cơ quan thính giác). 1.2.2.3. Đặc điểm ngữ pháp của trẻ mầm non Đặc điểm ngữ pháp trong lời nói của trẻ em cũng thay đổi và phát triển theo từng độ tuổi.  Trẻ từ 1 - 3 tuổi Từ sau 12 tháng tuổi thì nhu cầu giao tiếp của trẻ với thế giới xung quanh ngày càng phát triển, trẻ không chỉ dùng những âm bập bẹ mà đã bắt đầu nắm được một số từ, những câu đầu tiên mà trẻ nói được đó là những câu xuất hiện dưới dạng thức một từ, nhờ có văn cảnh cùng với nét mặt, ngữ điệu, cử chỉ mà người nghe hiểu được trẻ nói gì. Ví dụ: + Trẻ muốn đi chơi trẻ sẽ nói “đi” và kèm theo cử chỉ tay đưa chỉ về phía trước + Trẻ muốn uống nước trẻ sẽ nói “nước”. Lúc này người lớn phải dựa vào văn cảnh để hiểu trẻ nói gì Ngoài ra, trẻ có thể nói được câu 2 từ như: Hoa đánh, Khang khóc…  Trẻ từ 3 - 4 tuổi Trẻ đã nói được câu có đủ kết cấu chủ vị, câu của trẻ có thể có nhiều chủ ngữ, vị ngữ đẳng lập. Các loại câu mà trẻ thường nói:  Loại câu có chủ ngữ là danh từ: Thường là chỉ tên người, các sự vật hiện tượng gần gũi xung quanh trẻ. 24 Ví dụ: Bố con là bác sĩ. Dép của bạn Lan… Rất ít khi xuất hiện chủ ngữ là động từ và tính từ.  Loại câu có vị ngữ là động từ: là loại câu phổ biến trong câu nói của trẻ chủ yếu là các hoạt động gần gũi. Ví dụ: Mẹ con đi chợ. Bố con đi làm… Loại câu có danh từ, tính từ làm vị ngữ chiếm số lượng ít hơn. Danh từ, động từ, tính từ có thể phát triển thành nhóm danh từ, nhóm động từ, nhóm tính từ Ví dụ: Con thích những quyển sách này (NDT) Con đã đọc những quyển truyện này rồi (NĐT) Búp bê của con rất xinh, rất ngoan (NTT)  Câu có thành phần trạng ngữ chiếm khoảng 20% trong tổng số câu nói của trẻ và chủ yếu là trạng ngữ chỉ thời gian, địa điểm Ví dụ: Tối nay, mẹ cho con đi chơi nhé. Trẻ 4 tuổi đã sử dụng được trạng ngữ chỉ thời gian nhưng có lúc chưa chính xác. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân, mục đích ít xuất hiện hơn trong lời nói.  Trong lời nói của trẻ có nhiều câu đặc biệt dùng làm lời gọi đáp và để miêu tả sự xuất hiện, tồn tại của sự vật, trong lời nói của trẻ có nhiều câu rút gọn.  Trẻ 4 tuổi nói câu ghép nhưng chưa nhiều, khoảng 10% rong tổng số câu nói của trẻ, chủ yếu là câu ghép chính phụ - nguyên nhân kết quả và cấu ghép đẳng lập - liệt kê. Ví dụ: Bố con đi làm, mẹ con nấu cơm Tại vì bạn Lan hư, cô phạt bạn Lan (Trẻ thường hạn chế sử dụng các từ quan hệ).  Trẻ từ 5 - 6 tuổi Trẻ đã sử dụng đa dạng các loại câu, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế như: các hình thức câu ghép còn nghèo nàn, trẻ hay mắc lỗi khi có những câu 25 ghép có cấu trúc phức tạp; trẻ hay mắc lỗi khi gặp những đoạn đối thoại làm cho nội dung của truyện không được rõ ràng và tính biểu cảm không cao. Những phương tiện liên kết trong chuyện kể thiếu sự liên kết. Trẻ hay dùng các từ chêm xen như: xong, xong là, thì là,... một cách tùy tiện làm cho câu chuyện thiếu hẳn mạch lạc. Vì vậy, giáo dục ngôn ngữ cho trẻ cần chú ý động viên trẻ nói nững câu đơn giản mở rộng, nói về một hoạt động, trạng thái, dạy trẻ nói các hình thức câu ghép khác nhau giúp trẻ hiểu đúng quan hệ đẳng lập, quan hệ chính phụ, cách sử dụng các từ liên kết. 1.2.2.4. Những đặc trưng của lời nói mạch lạc Lời nói của trẻ mang tính tình huống, chủ yếu diễn đạt một cách vội vàng. Ngôn ngữ lời nói mạch lạc đầu tiên của trẻ được cấu tạo từ 2 - 3 câu. Trong lứa tuổi mẫu giáo nhỡ sự phát triển lời nói mạch lạc chịu ảnh hưởng lớn của việc tích cực hóa vốn từ, lời nói của trẻ trở nên mở rộng hơn, có trật tự hơn mặc dù cấu trúc còn chưa hoàn thiện. Ở độ tuổi này diễn ra mạnh mẽ sự phát triển mạnh mẽ lời nói văn cảnh. Ở trẻ mẫu giáo lớn, lời nói mạch lạc đã đạt được trình độ khá cao, trẻ sử dụng câu tương đối chính xác, ngắn gọn và khi cần thiết mở rộng để trả lời câu hỏi. Kĩ năng nhận xét lời nói và câu trả lời của các bạn, bổ sung và sửa chữa các câu trẻ lời đó phát triển. 6 tuổi trẻ có thể đặt các câu miêu tả hay theo một chủ đề nào đó cho trước một cách tương đối tuần tự và rõ ràng nhưng trẻ vẫn cần đến mẫu lời nói của cô giáo. Kĩ năng truyền đạt trong lời kể, thái độ xúc cảm của mình với các sự vật, hiện tượng trong câu chuyện của trẻ vẫn chưa phát triển đầy đủ. 1.2.3. Một số lỗi phát âm của trẻ mầm non Âm tiết của ngôn ngữ là đơn vị âm thanh nhỏ nhất trong lời nói không thể phân chia được nữa. Lúc đầu trẻ hình thành thính giác, âm thanh tức là sự phân biệt các âm của ngôn ngữ còn phát âm chúng sẽ học sau. Sự phát âm 26 đúng có liên quan chặt chẽ với sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan phát âm của trẻ. Phát âm đúng là phát âm chính xác những thành phần âm tiết, không ngọng không lắp, biết điều chỉnh âm lượng thể hiện đúng ngữ điệu trong khi nói, biết thể hiện tình cảm qua nét mặt, điệu bộ, nắm được những đặc điểm của văn hóa giao tiếp (ngữ điêu, tư thế, điệu bộ). Chuẩn phát âm là cách phát âm được được cho là chuẩn. Hiện nay, chuẩn phát âm tiếng Việt là chuẩn phát âm Hà Nội bổ sung thêm ba âm s, tr, r và hai vần ưu, ươu. Trong quá trình học phát âm của trẻ, trẻ phải ghi nhận các âm thanh (nghe bằng tai, nhìn bằng mắt) và tái hiện bằng âm thanh của mình. Trẻ tiếp thu âm thanh của tiếng nói một cách dần dần. Vào đầu tuổi mẫu giáo, bộ máy máy ngôn ngữ của trẻ đã hình thành, tuy nhiên, khả năng tái tạo ngôn ngữ chưa hoàn chỉnh. Trẻ thường nói không đúng một số thành phần khó của âm tiết như phụ âm đầu, âm đệm, âm cuối, thanh ngã, thanh hỏi…Dưới đây là một số lỗi phát âm mà trẻ thường mắc phải.  Lỗi về thanh điệu Trong số các thanh điệu tiếng Việt, thanh hỏi và thanh ngã là hai thanh có cấu tạo phức tạp.  Việc thể hiện thanh ngã với âm điệu gãy ở giữa là cách phát âm khó đối với trẻ. Trẻ đã thay thế bằng cách phát âm đơn giản hơn tức là với âm điệu không gãy ở giữa. Vì vậy, dễ đồng nhất với âm điệu của thanh sắc. Ví dụ: Phát âm ngã thành ngá.  Sự chuyển đổi hướng đi của đường nét âm điệu thanh hỏi không diễn ra đột ngột như thanh ngã, quá trình phát âm kéo dài trở thành khó đối với trẻ nhỏ có hơi thở ngắn. Khi phát âm, trẻ thay thế âm điệu gãy bằng âm điệu không gãy, điều này làm cho thanh hỏi của ở trẻ gần như đồng nhất với thanh nặng. 27 Ví dụ: Trẻ phát âm hỏi thành họi, cỏ thành cọ. Đến hết tuổi mẫu giáo, lỗi sai về hai thanh này sẽ được khắc phục hầu như hoàn toàn (miền Bắc). Từ Thanh Hóa trở vào trẻ em thường nói sai thanh điệu hỏi / ngã, trẻ em miền Nam không phân biệt được ba thanh: hỏi / ngã / nặng.  Lỗi âm đầu Trẻ ở một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ thường có hiện tượng phát âm sai như:  Trẻ thường hay nói lẫn lộn giữa: “l” và “n”. Ví dụ: Con lợn thành con nợn,quả na thành quả la…  Nói lẫn “tr” thành “t” , “kh” thành “h”, “g” thành “h”, “c” thành “t” Ví dụ: Trăng sáng thành tăng sáng Quả khế thành quả hế Con gà thành con hà Quả cam thành quả tam Con thành ton…  Nói lẫn “d”, “gi” và “r” Ví dụ: Cô giáo thành cô dáo Rễ cây thành dễ cây  Một số trẻ chưa phát âm được phụ âm “p”, trẻ lẫn sang phụ âm “b” Ví dụ: Đèn pin thành đèn bin…  Lỗi âm đệm Âm đệm chỉ được đọc lướt qua nên trẻ khó ghi nhận âm này. Chính vì thế, âm đệm thường bị bỏ qua. Ví dụ: Trẻ phát âm “loắt choắt” thành “lắt chắt”,…  Lỗi âm chính Lỗi về âm chính tập trung vào các nguyên âm đôi /ie/, /ui/, /uo/, (/iê/, /ươ/, /uô/), trẻ chuyển các âm đôi này thành nguyên âm đơn khi phát âm. Ví dụ: Trẻ phát âm “con hươu” thành “con hiêu”… 28 Trẻ phát âm sai những âm chính này chủ yếu lầ do nói theo tập quán của địa phương hoặc do nghe chưa chính xác các âm tiết có âm chính là nguyên âm đôi làm cho cấu tạo của âm tiết phức tạp hơn, phát âm khó hơn.  Lỗi âm cuối Trong số phụ âm đứng làm âm cuối thì những cặp “ch”, “nh”, trẻ phát âm sai thành “t”, “n”. Ví dụ: Trẻ phát âm “cây xanh” thành “xăn”, “cặp sách” thành “cặp sắt”, “cái phích” thành “cái phứt”… Trẻ ở miền Nam phát âm sai các phụ âm cuối: “n” thành “ng”, “t” thành “ch”, “nh” thành “n”, “ch” thành “c” Ví dụ: “kháng chiến” thành “ kháng chiếng” “con kiến” thành “con kiếng” “thành công” thành “thàn công”… Như vậy, để có thể phát hiện ra lỗi phát âm của trẻ chúng ta không chỉ nắm được đặc điểm tâm sinh lí của trẻ mà còn phải nắm rõ đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ. Dựa vào những cơ sở này chúng tôi đi tìm hiểu thực trạng lỗi phát âm của trẻ mầm non ở 2 lớp mẫu giáo lớn là:  Lớp 5 tuổi A trường Mầm non Tiên Dược - xã Tiên Dược - huyện Sóc Sơn - thành phố Hà Nội.  Lớp 5 tuổi A trường Mầm non Tân Hưng - xã Tân Hưng - huyện Sóc Sơn - thành phố Hà Nội. 29 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG LỖI PHÁT ÂM CỦA TRẺ MẦM NON VÀ NGUYÊN NHÂN 2.1. Thực trạng lỗi phát âm của trẻ mầm non 2.1.1. Vài nét khái quát về trường Mầm non Tiên Dược - xã Tiên Dược huyện Sóc Sơn - thành phố Hà Nội và trường Mầm Non Tân Hưng - xã Tân Hưng - huyện Sóc Sơn - thành phố Hà Nội  Vài nét khái quát về trường Mầm non Tiên Dược - xã Tiên Dược huyện Sóc Sơn - thành phố Hà Nội Trường Mầm non Tiên Dược là trường thuộc xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, với hơn 25 năm hình thành và phát triển, nhà trường đã liên tục phấn đấu trong sự nghiệp giáo dục và đã đạt được rất nhiều thành tích trong công tác giảng dạy, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ. Đội ngũ cán bộ và giáo viên nhà trường khá đông, tổng số là 109 cán bộ và giáo viên, trong đó có 3 cán bộ quản lí, 80 giáo viên và 26 nhân viên. Trong nhiều năm nhà trường.Trường đã hoàn thành nhiệm vụ trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 1 và bắt đầu bước sang giai đoạn 2. Trong nhiều năm trường luôn đạt thành tích cao trong công tác giảng dạy cũng như chăm sóc – nuôi dưỡng trẻ. Hầu hết các giáo viên trong trường đều ở trình độ Cao đẳng sư phạm trở lên có nhiều giáo viên đang theo học hệ Đại học tại chức chuyên ngành Sư phạm Mầm non. Năm vừa qua trường Mầm non Tiên Dược được tách thành hai khu: Tiên Dược A và Tiên Dược B. Tính đến năm 2015 toàn trường có tổng số là 913 trẻ, được chia thành 21 nhóm lớp, trong đó:  Lớp mẫu giáo lớn: 5 lớp  Lớp mẫu giáo nhỡ: 2 lớp  Lớp mẫu giáo bé: 2 lớp  Nhóm nhà trẻ: 2 nhóm 30 Trường Mầm non Tiên Dược được xây dựng, hình thành và phát triển tại trung tâm của huyện Sóc Sơn – nơi tập trung đầy đủ điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội. Hơn nữa, trường Mầm non Tiên Dược là một trong những trường điểm của huyện Sóc Sơn, nên có rất nhiều bậc phụ huynh muốn gửi con em mình học tại trường vì ở đó trẻ sẽ được sống, học tập và vui chơi trong một môi trường khá đầy đủ, thân thiện và được đảm bảo phát triển về mọi mặt.  Vài nét khái quát về trường Mầm non Tân Hưng - xã Tân Hưng huyện Sóc Sơn - thành phố Hà Nội Trường Mầm non Tân Hưng là trường thuộc xã Tân Hưng - huyện Sóc Sơn - thành phố Hà Nội, với hơn 20 năm hình thành và phát triển, nhà trường đã liên tục phấn đấu trong sự nghiệp giáo dục và đạt được rất nhiều thành tích trong công tác giảng dạy, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Đội ngũ cán bộ và giáo viên nhà trường khá đông, tổng số là hơn 70 cán bộ, nhân viên và giáo viên, trong đó có 3 cán bộ quản lý, 10 nhân viên và 60 giáo viên. Giáo viên trong trường hầu như đạt trình độ từ cao đẳng trở lên và có rất nhiều giáo viên đang theo học hệ Đại học tại chức chuyên ngành Giáo dục Mầm non. Với lòng nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, và vốn kiến thức khá vững chắc nên hầu hết các giáo viên trong trường đều đã đạt được danh hiệu giáo viên dạy giỏi, còn một số ít đang trong quá trình phấn đấu. Trường hiện có:  Lớp mẫu giáo lớn: 3 lớp.  Lớp mẫu giáo nhỡ: 4 lớp.  Lớp mẫu giáo bé: 3 lớp.  Nhóm nhà trẻ: 3 nhóm. Hầu hết gia đình trẻ đều sống tập trung xung quanh khu vực xã Tân Hưng, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Đa số phụ huynh làm nông nghiệp, kinh doanh, buôn bán, công nhân và số ít là giáo viên. Do trường nằm ở một xã nhỏ nên các điều kiện về kinh tế, văn hoá, chưa được phát triển cho lắm 31 nên chưa được thực sự đáp ứng đầy đủ nhu cầu sống, vui chơi cũng như học tập của trẻ. Từ sự khác biệt về đặc điểm của trường, vị trí và đặc trưng của trẻ mà chúng tôi đã lựa chọn hai trường trên. Trường Mầm non Tiên Dược được đặt ở trung tâm của huyện và lại là một trong những trường điểm của huyện Sóc Sơn. Còn trường Mầm non Tân Hưng được đặt ở xã Tân Hưng, một xã xa trung tâm. Qua việc tìm hiểu, điều tra về hai trường này sẽ phần nào cho chúng ta thấy được thực trạng về lỗi phát âm của trẻ từng địa phương, từng điều kiện khác nhau. Từ đó đưa ra được các nguyên nhân và các biện pháp để sửa lỗi phát âm cho trẻ. 2.1.2. Điều tra thực trạng  Mục đích điều tra Tìm hiểu lỗi phát âm của trẻ mẫu giáo lớn:  Trường Mầm non Tiên Dược - xã Tiên Dược - huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội.  Trường Mầm non Tân Hưng - xã Tân Hưng - huyện Sóc Sơn - thành phố Hà Nội.  Nội dung điều tra Tình hình phát âm của trẻ mẫu giáo lớn:  Trường Mầm non Tiên Dược - xã Tiên Dược - huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội.  Trường Mầm non Tân Hưng - xã Tân Hưng - huyện Sóc Sơn - thành phố Hà Nội. Đặc điểm phát âm của trẻ, của gia đình trẻ và của giáo viên, một số đặc điểm xã hội của gia đình trẻ.  Phương pháp điều tra Chúng tôi tiến hành điều tra dựa trên những phương pháp sau: 32  Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát các hoạt động từ lúc đón trẻ đến lúc trả trẻ, ghi chép ngay những âm tiết mà trẻ nói sai. Quan sát đặc điểm phát âm của phụ huynh trong lúc đón và trả trẻ.  Phương pháp đàm thoại: Xây dựng hệ thống các câu hỏi thông qua các giờ hoạt động góc, giờ chơi để trò chuyện với trẻ, tạo cho trẻ một không khí thoải mái tự nhiên để trẻ bộc lộ mình, qua đó phát hiện những lỗi phát âm mà trẻ mắc phải.  Phương pháp điều tra  Sử dụng phiếu anket để lấy ý kiến của giáo viên trực tiếp giảng dạy ở lớp mẫu giáo lớn trường mầm non trường Mầm non Tiên Dược - xã Tiên Dược - huyện Sóc Sơn - thành phố Hà Nội và trường Mầm non Tân Hưng xã Tân Hưng - huyện Sóc Sơn - thành phố Hà Nội.  Cho trẻ phát âm các từ, các cụm từ bằng cách lần lượt cho trẻ xem tranh vẽ nội dung mà từ đó biểu thị.  Cách thức điều tra Để có được kết quả sát với thực tế chúng tôi tiến hành điều tra như sau:  Trao đổi với giáo viên về nội dung điều tra trong phiếu anket, sau đó lấy ý kiến của họ thông qua phiếu.  Sử dụng hệ thống các câu hỏi đã xây dựng để hỏi lần lượt từng trẻ. Ghi chép cẩn thận câu trả lời của trẻ rồi phân loại lỗi phát âm.  Ghi chép những âm tiết mà trẻ nói sai trong mọi hoạt động ở trường mầm non.  Sử dụng tranh vẽ, hình ảnh có nội dung biểu thị từ, các cụm từ cho trẻ phát âm và ghi chép lại các âm mà trẻ đã phát âm sai. 33 2.1.3. Phân tích kết quả điều tra 2.1.3.1. Tình hình lỗi phát âm của trẻ Để tìm hiểu được thực trạng lỗi phát âm của trẻ mầm non chúng tôi đã tiến hành điểu tra ở hai lớp. Vì điều kiện thời gian cho phép nên chúng tôi chỉ tiến hành tìm hiểu lỗi phát âm của 30/47 trẻ ở lớp 5 tuổi A trường Mầm non Tiên Dược, xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội và 30/45 trẻ ở lớp 5 tuổi A trường Mầm non Tân Hưng, xã Tân Hưng, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Chúng tôi đã điều tra trẻ bằng cách quan sát trẻ trên lớp học, tạo tình huống để đàm thoại với trẻ và ghi chép nhật kí. Trong mỗi một lỗi phát phát âm: Thanh điệu, âm đầu, âm đệm, âm chính và âm cuối chúng tôi đều gắn vòa một từ cụ thể kèm theo hình ảnh các đồ dùng trực quan biểu thị từ đó. Trước đó chúng tôi đã tìm hiểu phụ huynh của trẻ ở cả 3 mặt: nơi cư trú, nghề nghiệp, thực tế phát âm và tìm hiểu năng lực phát âm của giáo viên phụ trách lớp. Việc này giúp chúng tôi khách quan hơn khi xác định lỗi phát âm của trẻ. Bởi vì bố mẹ và cô giáo là những người gần gũi nhất và có tác động trực tiếp đến khả năng phát âm của trẻ. 2.1.3.2. Đặc điểm phát âm của phụ huynh Để tìm hiểu phụ huynh của trẻ đã phát âm đúng hay chưa chúng tôi dùng cách sau:  Trò chuyện với phụ huynh trực tiếp thông qua giờ đón trẻ và trả trẻ.  Nhờ phụ huynh đọc giúp một vài câu ngắn trong một vài bài thơ như: Cu lì bẩn lắm, ăn quả, nu na nu nống… Trong khi phụ huynh làm các yêu cầu đó, để có được kết quả khảo sát chính xác và khách quan chúng tôi không để phụ huynh biết họ đang được kiểm tra lỗi phát âm. 34 Để xác định mức độ chuẩn phát âm của phụ huynh chúng tôi dựa vào chuẩn phát âm của Hà Nội và bổ sung thêm ba âm s, tr, r và hai vần ưu, ươu. Do điều kiện không cho phép nên chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát trên 60 phụ huynh trong đó có 30 phụ huynh của trẻ ở lớp 5 tuổi A trường Mầm non Tiên Dược và 30 phụ huynh của trẻ ở lớp 5 tuổi A trường Mầm non Tân Hưng. Dưới đây là bảng thống kê số lượng phụ huynh của trẻ trong các nghề: Bảng 1. Thống kê số lượng phụ huynh trong các nghề ở hai trường Mầm non Tiên Dược và trường Mầm non Tân Hưng Nghề nghiệp của phụ Trƣờng Mầm non Trƣờng Mầm non huynh Tiên Dƣợc Tân Hƣng 1 Giáo viên 6 2 2 Bộ đội 4 2 3 Công an 3 1 4 Bác sĩ, y tá, dược sĩ 3 2 5 Cán bộ cơ quan 4 3 6 Lái xe 2 2 7 Công nhân 2 5 8 Nội trợ 1 2 9 Kinh doanh, buôn bán 4 3 10 Làm ruộng 1 8 STT Dưới đây là bảng khảo sát tình hình ngữ âm của phụ huynh trẻ: (1) Trường Mầm non Tiên Dược (2) Trường Mầm non Tân Hưng 35 Bảng 2: Thực trạng ngữ âm của phụ huynh Thanh hỏi Thanh ngã Âm (1) (2) (1) Ƣơu (2) (1) Ƣu (2) l/n (1) (2) (1) (2) Nghề nghiệp Đ S Đ S Đ S Đ S Đ S Đ S Đ S Đ S Đ S Đ S Giáo viên 6 1 3 0 6 0 3 0 5 0 2 0 6 0 2 0 6 0 2 0 Bộ đội 3 1 2 1 3 0 1 1 3 1 1 1 2 2 1 1 1 2 1 1 Công an 2 1 1 0 2 1 2 0 2 1 2 1 2 1 1 0 1 1 0 1 Bác sĩ, y tá, y sĩ 3 0 1 1 2 1 2 0 1 2 1 1 2 1 2 1 2 1 1 1 Cán bộ, cơ quan 4 0 3 0 4 0 2 1 3 2 2 1 4 0 3 1 3 2 2 2 Lái xe 1 1 1 1 1 1 1 1 0 2 0 2 1 1 1 1 1 2 0 2 Công nhân 1 0 2 1 1 1 1 1 1 1 1 4 0 2 2 1 2 1 2 3 Nội trợ 1 0 1 1 1 0 1 1 0 1 1 1 1 1 0 2 0 1 1 1 Kinh doanh 3 1 2 1 4 1 3 1 2 2 1 2 2 1 1 2 1 2 2 1 Làm ruộng 0 1 4 4 1 0 6 2 0 1 1 5 0 1 3 5 0 1 2 5 24 6 20 10 25 5 22 8 17 13 12 18 20 10 16 14 17 13 13 17 Tổng số 36 Bảng 3. Kết quả tổng hợp bảng 2. Thanh ngã Thanh hỏi (1) (2) (1) (2) (1) (2) (1) (2) (1) (2) Người 24 20 25 22 17 12 20 14 17 13 Tỷ lệ 80 66.70 83.30 73.30 56.70 40 66.70 46.70 56.70 43.30 Người 6 10 5 8 13 18 10 16 13 17 Tỷ lệ 20 33.30 26.70 26.70 43.30 60 33.30 53.30 43.30 56.70 Kết quả tổng hợp Đúng Sai 37 ƣơu ƣu l/n Bảng trên cho ta thấy đa số phụ huynh kể cả công chức và người kinh doanh buôn bán đều cao tỷ lệ phát âm sai rất cao. Tại trường Mầm non Tiên Dược tỷ lệ phụ huynh phát âm đúng cao hơn phụ huynh trường Mầm non Tân Hưng. Chỉ có phụ huynh làm nghề giáo viên do yêu cầu của công việc nên phát âm tương đối chuẩn. Tỉ lệ phụ huynh mắc lỗi phát âm tập trung ở phụ huynh làm các nghề như lái xe, công nhân, kinh doanh, làm ruộng. Tuy nhiên số phụ huynh làm công chức ở cả hai trường đều mắc lỗi phát âm không phải là ít. Theo thống kê thì có tới 56,7% phụ huynh trường Mầm non Tân Hưng và 43,3 % phụ huynh phát âm ở trường Mầm non Tiên Dược mắc lỗi phát âm lẫn lộn giữa l và n. Phụ huynh của trẻ ở trường Mầm non Tiên Dược phát âm sai âm chính ươu là 43.3%, âm ưu là 33.3%. Còn phụ huynh trường Mầm non Tân Hưng phát âm sai âm chính ươu 60%, âm ưu là 53,3%. Đối với thanh ngã, phụ huynh trẻ trường Mầm non Tân Hưng phát âm đúng 66,7%, còn phụ huynh trường Mầm non Tiên Dược phát âm đúng tới 80%. Phụ huynh trẻtrường Mầm non Tân Hưng phát âm sai thanh hỏi 26,7%, còn phụ huynh trẻ trường Mầm non Tiên Dược phát âm sai có 16,7%. Như vậy, ta có thể nói, trẻ sống trong môi trường như vậy không tránh khỏi việc phát âm sai. Nhìn một cách tổng quát vào bảng thống kê, chúng ta có thể thấy phụ huynh của trẻ lớp 5 tuổi A trường Mầm non Tiên Dược phát âm tốt hơn phụ huynh trẻ lướp 5 tuổi trường Mầm non Tân Hưng. Từ đây chúng tôi đưa ra kết luận: Trẻ ở cả hai trường đều rất có thể mắc nhiều lỗi phát âm. Tuy nhiên, khi đã biết được thực trạng phát âm của phụ huynh trẻ thì chúng ta sẽ dễ dàng dự đoán được thực trạng của trẻ, đưa ra được những nguyên nhân và cách sửa chữa lỗi phát âm cho trẻ một cách hiệu quả nhất. 38 2.1.3.3. Đặc điểm phát âm của giáo viên Lớp mẫu giáo 5 tuổi A trường Mầm non Tiên Dược do năm cô giáo phụ trách đó là: Dương Thị Quyên, Nguyễn Thị Thảo, Trần Thị Lương, Nguyễn Thị Phượng, Nguyễn Thị Đóa. Cô Dương Thị Quyên là giáo viên chủ nhiệm chính, trình độ chuyên môn là Cao đẳng sư phạm, nhiều năm liền đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện, hiện nay đang theo học hệ Đại học tại chức chuyên ngành Giáo dục Mầm non để nâng cao tay nghề. Các cô Nguyễn Thị Thảo, Nguyễn Thị Phượng, Trần Thị Lương, Nguyễn Thị Đóa là những giáo viên có năng lực, có lòng nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, có phương pháp giáo dục trẻ tiến bộ, đáp ứng được yêu cầu hiện nay của chương trình giáo dục mầm non mới, các cô cũng đều đang theo học hệ Đại học tại chức chuyên ngành giáo dục mầm non. Lớp mẫu giáo 5 tuổi A trường Mầm non Tân Hưng do ba cô Nguyễn Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thị Kim Dung, Nguyễn Phương Thảo. Cô Nguyễn Thị Thanh Huyền là giáo viên chủ nhiệm chính, trình độ chuyên môn là Cao đẳng Sư phạm, hiện đang theo học hệ Đại học tại chức chuyên ngành Giáo dục Mầm non. Cô Nguyễn Thị Kim Dung là giáo viên nhiệt tình, sôi nổi, phương pháp dạy trẻ rất tích cực. Còn cô Nguyễn Phương Thảo là giáo viên mới vào trường làm việc được một năm. Tuy mới vào nghề nhưng cô Phương rất nhiệt tình và nắm bắt các yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non mới. Qua quá trình điều tra khảo sát tại hai trường Mầm non Tiên Dược và trường Mầm non Tân Hưng, chúng tôi nhận thấy các cô giáo hầu như phát âm chuẩn. Tuy nhiên đôi lúc các cô vẫn phát âm nhầm lẫn một vài lỗi nhưng đều có ý thức và sửa sai ngay. 2.1.3.4. Lỗi phát âm của trẻ  Hình thức khảo sát 39 Để điều tra được thực trạng phát âm của trẻ ở hai trường Mầm non Tiên Dược và trường Mầm non Tân Hưng, chúng tôi đã lập ra một bảng từ. Trong bảng từ chúng tôi đã liệt kê ra tất cả những lỗi mà trẻ hay mắc phải, tương ứng với mỗi lỗi phát âm đó là một từ, cụm từ cụ thể có thể kèm theo hình ảnh biểu đạt nội dung đó hoặc đồ vật thật, đồ chơi mô hình. Chúng tôi xuất hiện ở lớp học với tư cách như một giáo viên trong lớp và tổ chức điều tra dưới hình thức tổ chức trò chơi cho trẻ. Khi tiến hành trò chơi để khảo sát, chúng tôi đã trình chiếu các hình ảnh hoặc trưng bày vật thật, mô hình cho trẻ quan sát và mời trẻ đứng lên trả lời xem đó là hình ảnh về cái gì. Trẻ rất hứng thú tham gia vào trò chơi nhìn hình hoặc vật thật đoán tên mà không biết mình đang bị kiểm tra về lỗi phát âm. Vì số lượng trẻ quá đông nên chúng tôi tiến hành điều tra trong hơn một tuần để tránh ảnh hưởng đến hoạt động trong ngày của trẻ và tránh gây nhàm chán cho trẻ.  Tiến hành khảo sát  Số lượng trẻ được khảo sát:  Lớp 5 tuổi A Trường Mầm non Tiên Dược - xã Tiên Dược - huyện Sóc Sơn – thành phố Hà Nội: 47 trẻ  Lớp 5 tuổi A Trường Mầm non Tân Hưng - xã Tân Hưng - huyện Sóc Sơn – thành phố Hà Nội: 40 trẻ  Phương pháp khảo sát: Trực tiếp nghe trẻ nói và ghi chép  Phương tiện khảo sát: Đồ vật thật, tranh ảnh, đồ chơi minh họa.  Nội dung khảo sát:  Thanh điệu: Thanh hỏi, thanh ngã  Phụ âm đầu: l, n, s, x, r, d, gi, tr, ch, kh, g, c, p  Âm đệm: Mất âm đệm  Âm chính: ươ, ư, uô, yê, e, o  Âm cuối: ch, nh, m, n, ng Dưới đây là bảng khảo sát tình hình phát âm của trẻ 40 Bảng 4. Khảo sát tình hình phát âm của trẻ trường Mầm non Tiên Dược Kết quả Lỗi Từ Trẻ Tỷ lệ(%) Đ S Đ S Thanh Ngã  sắc Hà mã  Hà má 45 3 95,7 6,3 điệu Hỏi nặng Con hổ  Con Hộ 47 0 100 0 ln Con lợn  Con nợn 42 5 89,4 10,6 nl Quả na  Quả la 35 12 74,5 25,5 nl Nón lá  Lón ná 34 13 72,3 27,7 kh  h Quả khế  Quả hế 47 0 100 0 gh Con gấu  Con hấu 47 0 100 0 ct Quả cam  Quả tam 46 1 97,9 2,1 pb Đèn pin  Đèn bin 40 7 85,1 14,9 Hoa quả  Ha cả 47 0 100 ươ  iê Con hươu  Con hiêu 20 27 42,6 57,4 ưi Quả lựu  Quả lịu 20 27 42,6 57,4 Âm uô  u Quả chuối  Quả chúi 47 0 100 chính yê  ê Thuyền  Thuền 42 5 89,4 10,6 e  e (dẹt) Em bé  Em bé (e dẹt) 35 12 74,3 25,5 o  oo Ngồi học  Ngồi họoc 34 12 74,5 25,5 n  ng Con kiến  Con kiếng 47 0 100 0 mn Cánh buồm  Cánh buồn 45 2 95,7 6,3 inh  ưt Cái phích  Cái phứt 45 2 95,7 6,3 Con ếch  Con ất 45 2 95,7 6,3 Quyển sách  Quyển sắt 46 1 97,9 2,1 Phụ âm đầu Âm đệm Mất âm đệm Âm cuối Âm chính và êch  ât âm cuối ach  ăt 41 0 0 Bảng 5. Khảo sát tình hình phát âm của trẻ trường Mầm non Tân Hưng Kết quả Lỗi Từ Trẻ Tỷ lệ (%) Đ S Đ S Thanh Ngã  sắc Hà mã  Hà má 35 5 87,5 12,5 điệu Hỏi  nặng Con hổ  Con hộ 38 2 95 5 ln Con lợn  Con nợn 10 30 25 75 nl Nồi cơm  Lồi cơm 9 31 22,5 77,5 nl Nón lá  lón ná 9 31 22,5 77,5 kh h Quả khế  Quả hế 38 2 95 5 gh Con gấu  Con hấu 40 0 100 0 ct Quả cam quả tam 39 1 97,5 2,5 pb Đèn pin  Đèn bin 25 15 62,5 37,5 Hoa quả  Ha cả 39 1 97,5 27,5 ươ  iê Con hươu  Con hiêu 10 30 25 75 ưi Quả lựu  Quả lịu 15 25 37,5 62,5 Âm uô  u Quả chuối  Quả chúi 40 0 100 0 chính yê  ê Thuyền Thuền 32 8 80 20 e  e (dẹt) Em bé  Em bé (e dẹt) 10 30 25 75 o  oo Ngồi học  Ngồi họoc 9 31 22,5 77,5 n  ng Con kiến  Con kiếng 38 2 95 5 mn Cánh buồm  Cánh buồn 39 1 92,5 7,5 inh  ưt Cái phích  Cái phứt 38 2 95 5 chính và êch  ât Con ếch  Con ất 39 1 97,5 2,5 âm cuối ach  ăt Quyển sách  Quyển sắt 38 2 95 5 Phụ âm đầu Âm đệm Mất âm đệm Âm cuối Âm 42 Bảng 6. Tổng kết bảng 4 và 5 Kết quả (Tỷ lệ %) Lỗi Thanh điệu Âm đầu Âm đệm Âm chính Âm cuối Âm chính và âm cuối Đ S (1) (2) (1) (2) Ngã  sắc 95,7 87,5 6,3 12,5 Hỏi  nặng 100 95 0 5 ln 89,4 25 10,6 75 nl 74,5 22,5 25,5 77,5 nl 72,3 22,5 27,7 77,5 kh  h 100 95 0 5 gh 100 100 0 0 ct 97,9 97,5 2,1 2,5 pb 85,1 62,5 14,9 37,5 Mất âm đệm 100 97,5 0 2,5 ươ  iê 42,6 25 57,4 75 ưi 42,6 37,5 57,4 62,5 uô  u 100 100 0 0 yê  ê 89,4 80 10,6 20 e  e (e dẹt) 74,3 25 25,5 75 o  oo 74,5 22,5 25,5 77,5 n  ng 100 95 0 5 mn 95,7 92,5 6,3 7,5 inh  ưt 95,7 95 6,3 5 êch  ât 95,7 97,5 6,3 2,5 ach  ăt 97,9 95 2,1 5 43  Nhận xét  Thanh điệu: Qua bảng trên có thể thấy trẻ ở cả hai trường đều ít mắc lỗi về thanh điệu. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn một số trẻ phát âm sai. Cụ thể như sau: Đối với lỗi phát âm thanh ngã thành thanh sắc, trẻ lớp 5 tuổi A trường Mầm non Tân Hưng phát âm sai 12,5% nhiều hơn trẻ lớp 5 tuổi A trường Mầm non Tiên Dược là 0,5%. Đối với lỗi phát âm thanh hỏi thành thanh nặng, trẻ ở trường Mầm non Tân Hưng phát âm sai 5%, còn trường Mầm non Tiên Dược không mắc một trường hợp nào.  Âm đầu: Dựa vào số liệu đã thống kê được ở bảng trên, chúng tôi thấy trẻ ở lớp 5 tuổi A trường Mầm non Tiên Dược phát âm đúng nhiều hơn trẻ lớp 5 tuổi A trường Mầm non Tân Hưng. Đặc biệt là với âm l và n, nhầm âm l thành âm n trẻ trường Mầm non Tiên Dược phát âm sai 10,6%, còn trẻ ở trường Mầm non Tân Hưng sai tới 75%. Nhầm âm n thành âm l, trẻ ở trường Mầm non Tân Hưng phát âm sai 77,5%, còn trẻ trường Mầm non Tiên Dược chỉ sai 22,5. Còn đối với các âm kh, g, c thì trẻ ở cả hai đều phát âm khá chính xác. Âm kh và g trẻ ở cả hai trường đều không phát âm sai. Âm c trẻ ở trường Mầm non Tiên Dược phát âm sai 2,1%, còn trẻ ở trường Mầm non Tân Hưng sai 2,5%. Với âm p thì trẻ ở trường Mầm non Tiên Dược phát âm đúng là 85,1% nhiều hơn so với trường Mầm non Tân Hưng là 62,5%. 44  Âm đệm: Đối với âm đệm, trẻ ở cả hai trường đều phát âm khá chuẩn, chỉ có một số ít trẻ phát âm sai. Trẻ lớp 5 tuổi A trường Mầm non Tiên Dược không phát âm sai âm đệm, còn trẻ ở trường Mầm non Tân Hưng chỉ phát âm sai 2,5%.  Âm chính: Từ bảng trên ta thấy, có bốn âm mà đa số trẻ ở cả hai trường đều phát âm sai nhiều, đó là âm: ươ, ư, e và o. Đối với âm ươ trẻ lớp 5 tuổi A trường Mầm non Tiên Dược phát âm sai 57,4% chỉ đúng 42,6%. Còn trẻ lớp 5 tuổi A trường Mầm non Tân Hưng phát âm sai tới 75% chỉ đúng được 25%. Đối với âm ư trẻ trường Mầm non Tiên Dược phát âm đúng 42,6% và sai tới 57,4%. Còn ở trường Mầm non Tân Hưng phát âm đúng 37,5% và sai là 62,5%. Âm e trẻ ở trường Mầm non Tân Hưng phát âm sai 75% nhiều hơn so với trẻ ở trường Mầm non Tiên Dược là 25,5%. Còn âm o trẻ ở trường Mầm non Tiên Dược phát âm đúng 74,5% và sai là 25,5%, trẻ ở trường Mầm non Tân Hưng phát âm đúng 22,5% và phát âm sai 77,5%. Dựa rên tình hình thực tế chúng tôi thấy trẻ ở cả hai trường phát âm sai hai bốn lỗi đó là do người dân ở địa phương, trong đó có phụ huynh của trẻ phát âm sai nên trẻ nghe và bắt chước phát âm sai. Còn đối với các âm uô, yê thì trẻ ở cả hai trường phát âm khá chính xác. Âm uô trẻ ở cả hai trường đều không phát âm sai. Âm yê trẻ ở trường Mầm non Tiên Dược phát âm đúng là 89,4 %, trẻ ở trường Mầm non Tân Hưng là 80%.  Âm cuối: Dựa vào bảng tổng kết ta thấy đối với âm cuối trẻ phát âm tương đối chuẩn. Có âm n trẻ ở trường Mầm non Tiên Dược phát âm đúng 100%, còn trẻ ở trường Mầm non Tân Hưng là 95%. Còn âm m trẻ ở trường Mầm non 45 Tiên Dược phát âm đúng 95,7%, sai là 6,3% và trẻ trường Mầm non Tân Hưng phát âm đúng 92,5%, sai là 7,5%.  Âm chính và âm cuối: Đối với âm ich trẻ ở trường Mầm non Tiên Dược phát âm đúng 95,7%, còn trẻ ở trường Mầm non Tân Hưng là 95%. Với âm êch, trẻ ở trường Mầm non Tiên Dược phát âm sai 6,3%, còn trẻ trường Mầm non Tân Hưng là 2,5%. Còn âm ach, trẻ ở trường Mầm non Tiên Dược phát âm đúng 97,9%, sai là 2,1%, còn trẻ trường Mầm non Tân Hưng phát âm đúng là 95% và sai là 5%. Nhìn chung, âm đệm và âm cuối trẻ phát âm tương đối chuẩn nên ít phải sửa chữa. Tuy nhiên với thanh điệu, âm đầu, âm chính, chúng ta phải chỉnh sửa cho trẻ nhiều hơn, đặc biệt là với trẻ ở trường Mầm non Tân Hưng. 2.2. Nguyên nhân mắc lỗi phát âm của trẻ mầm non 2.2.1. Nguyên nhân chủ quan  Do trẻ mầm non ở lứa tuổi này bộ máy phát âm chưa phát triển hoàn thiện: răng mọc chưa đầy đủ, sự vận động của môi hàm lưỡi chưa hoàn thiện…sẽ dẫn đến phát âm sai lệch.  Do đặc điểm tâm sinh lí của trẻ ở lứa tuổi này là rất thích bắt chước và có thể bắt chước rất nhanh. Vì vậy khi trẻ sống trong môi trường mọi người thường xuyên phát âm sai thì trẻ có thể sẽ học theo ngay.  Do trẻ nhút nhát, chưa mạnh dạn ít nói chuyện với mọi người, mới đầu trẻ chỉ nói sai một vài từ nhưng bị mọi người cười chê nên lần sau trẻ sẽ rất ngài giao tiếp.  Do trẻ ở lứa tuổi này vốn từ còn hạn chế, không có đủ khả năng diễn đạt điều mình mong muốn nên trẻ thường nói lặp đi lặp lại một từ không có nghĩa.  Do bệnh lí:  Do trẻ bị sứt môi, hở hàm ếch: gây phát âm khó, thậm chí nghiêm trọng tới mức ngôn ngữ nghe rất khó hiểu. 46  Do trẻ bị ngắn lưỡi, đầy lưỡi cũng gây ra phát âm không chuẩn.  Do trẻ mắc các tật câm điếc (ở mức độ nhẹ và vừa): Trẻ nghe không rõ, không đủ tiếng để nói nên thường nói ngọng, phát âm sai nhiều, đặc biệt là những từ khó.  Do hậu quả của trẻ bị bại não, viêm não, gập các dây thần kinh ngoại biên điều khiển cơ quan phát âm như: miệng, lưỡi, hàm…kéo theo cả sự co cứng các cơ ở mặt, vai, cổ và tứ chi khiến trẻ khó phát âm. 2.2.2. Nguyên nhân chủ quan  Trẻ phát âm sai là do tập quán của địa phương, mọi người sống xung quanh trẻ phát âm sai nên trẻ bắt chước hoặc do trẻ nghe chưa chính xác tiếng nói.  Do độ khó của các phụ âm, nguyên âm và các thanh điệu nên trẻ dễ mắc phải những lỗi phát âm nhất định.  Về thanh điệu: Thanh hỏi và thanh ngã là hai thanh có cấu tạo phức tạp nêm việc thể hiện thanh ngã với âm điệu gãy ở giữa là cách phát âm khó đối với trẻ. Vì vậy, trẻ sẽ thay thế bằng cách phát âm đơn giản hơn, tức là với âm điệu không gãy ở giữa nên trẻ dễ đồng nhất với âm điệu của thanh sắc. Ví dụ: Trẻ phát âm ngã thành ngá. Còn đối với thanh hỏi, quá trình phát âm kéo dài hơn nên đã trở thành khó đối với trẻ vốn có hơi thở ngắn. Vì vậy, khi phát âm trẻ sẽ đồng nhất thanh hỏi với thanh nặng.  Về âm chính: Các âm tiết có âm chính là nguyên âm đôi làm cho cấu tạo âm tiết phức tạp hơn nên trẻ phát âm khó khăn.  Về phụ âm đầu: Đây là các phụ âm khó tắc - xát, đầu lưỡi - ngạc cứng làm cho trẻ thường phát âm sai và nhầm lẫn. 47 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬA LỖI PHÁT ÂM CHO TRẺ MẦM NON Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lí của trẻ, đặc điểm phát triển ngôn ngữ, những lỗi phát âm mà trẻ thường hay mắc phải để đưa ra những biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ một cách hiệu quả 3.1. Sửa lỗi phát âm thông qua trò chuyện với trẻ hằng ngày  Mục đích  Trò chuyện với trẻ hằng ngày là một trong những biện pháp quan trọng góp phần sửa lỗi phát âm cho trẻ. Giúp cho trẻ mạnh dạ, tự tin khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Trẻ có thể nghe và hiểu được nội dung câu nói của người nói chuyện với trẻ, đồng thời trẻ tự nói được những nhu cầu của mình.  Trò chuyện với trẻ hằng ngày không chỉ làm tăng vốn từ cho trẻ, trẻ sử dụng từ tốt hơn, mạch lạc hơn mà còn giúp người lớn nhận ra trẻ thường phát âm sai ở những lỗi nào để từ đó đưa ra các biện pháp uốn nắn kịp thời.  Yêu cầu  Cuộc nói chuyện phải được diễn ra dưới hình thức thoải mái, tự nhiên, thân mật để trẻ bộc lộ tự nhiên bản thân.  Cuộc nói chuyện được diễn ra xoay quanh một chủ đề nhất định và cần xây dựng hệ thống câu hỏi cần hỏi trẻ theo một hệ thống tránh nhàm chán.  Phải hiểu trẻ, đưa ra những câu hỏi phù hợp với khả năng của trẻ và mang tính chất gợi mở.  Nội dung  Giáo viên luôn tiếp xúc, trò chuyện với trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. Luôn đặt câu hỏi để trẻ trả lời. Ví dụ: Khi trẻ đang đi dép có thể hỏi trẻ:  Con đang làm gì đấy? 48  Dép để làm gì? Vì sao phải đi dép Ví dụ: Trẻ đang chơi xếp hột hạt có thể hỏi trẻ:  Con đang làm gì đấy?  Đây là hạt gì?  Con dùng hạt này để làm gì?...  Nội dung trò chuyện với trẻ theo chủ đề nhất định mà trẻ đang học Ví dụ:  Chủ đề “trường mầm non của bé” trò chuyện với trẻ để trẻ biết tên trường, tên lớp, biết trường mình có những khu vực nào, biết trong lớp có những đồ dùng nào... + Chủ đề “Bản thân” trò chuyện với trẻ về các bộ phận trên cơ thể mình, cách giữu gìn vệ sinh, trẻ biết đánh răng, rửa mặt, tắm, gội… 3.2. Sửa lỗi phát âm thông qua luyện phát âm theo mẫu cho trẻ  Đối với trẻ 1 - 3 tuổi, cho trẻ bắt trước người lớn phát âm. Dạy trẻ phát âm theo cô các hợp âm có độ to, nhỏ, nhanh, chậm khác nhau bằng cách cô phát âm mẫu và yêu cầu trẻ nói theo. Ví dụ: Yêu cầu trẻ nói theo cô âm a a…a…a (kéo dài)  Đối với trẻ 3 - 6 tuổi cần củng cố, chính xác hóa lại các âm vị Tiếng Việt bằng cách phát âm mẫu rõ ràng, có cường độ vừa phải. Phát âm trước mặt trẻ để trẻ có điều kiện quan sát sự chuyển động của cơ quan phát âm. Với lứa tuổi này giáo viên có thể chỉ ra cho trẻ biết vị trí của các bộ phận phát âm như: môi, răng, độ mở của miệng…(đối với nhũng âm có cấu âm không quá phức tạp) sau đó cho trẻ phát âm lại. Giáo viên nghe và sửa sai cho trẻ. Ví dụ: Phát âm chữ “u” thì chu môi Phát âm “l” thì uốn lưỡi cong… 49 3.3. Sửa lỗi phát âm thông qua các trò chơi phát triển ngôn ngữ Trò chơi được sử dụng rất nhiều và đa dạng, phong phú trong quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Đây là một phương pháp dạy học thích hợp với trẻ vì trẻ vừa được học, vừa được chơi, đây cũng là một trong những hoạt động chủ đạo của trẻ ở lứa tuổi mầm non. 3.3.1. Trò chơi luyện thở  Giáo viên cho trẻ chơi: Thổi bóng bay, thổi chong chóng, ngửi hoa, thổi bong bóng…  Giáo viên yêu cầu trẻ: Thi xem ai thổi được lâu và mạnh nhất.  Mục đích: Các trò chơi này sẽ giúp cho trẻ biết cách hít thở đều và biết cách lấy hơi khi nói.Trò chơi này có thể sử dụng trong các hoạt động ngoài trời. 3.3.2. Trò chơi “Cái gì thay đổi”  Mục đích  Sửa lỗi phát âm cho trẻ : thanh hỏi, thanh ngã, âm đầu, âm đệm, âm chính.  Rèn khả năng ghi nhớ có chủ định, phát triển hiểu biết từ và phản ứng nhanh trước các yêu cầu của cô.  Trò chơi này có thể sử dụng trong hoạt động củng cố, ôn luyện trên các các tiết học.  Chuẩn bị  Các con vật: con thỏ, con hươu, con nai vàng, con khỉ, con sư tử, con linh dương bằng đồ chơi.  Mô hình công viên có: cây to, cây nhỏ, cầu trượt, chuồng nuôi các con vật, hàng rào, cổng… 50  Đĩa nhạc.  Cách tiến hành  Trẻ xúm xít xung quanh mô hình công viên để quan sát. Cô yêu cầu trẻ gọi tên tất cả các con vật và các đồ chơi có ở công viên chính xác.  Sau đó, cô nói “Trời tối, trời tối” - trẻ sẽ nhắm mắt lại và cô sẽ cất một con vật đi. Cô nói “Trời sáng, trời sáng” - trẻ sẽ mở mắt và yêu cầu trẻ gọi tên con vật đã biến mất.  Tiếp theo, cô có thể đổi vị trí các con vật và yêu cầu trẻ gọi tên con vật đã thay đổi vị trí.  Hoặc cô có thể thêm con vật vào công viên và yêu cầu trẻ gọi tên con vật mới xuất hiện ở công viên.  Cứ chơi như vậy 3 - 4 lần.  Giáo án minh họa GIÁO ÁN 1 Chủ đề: Thế giới thực vật Trò chơi “Cái gì thay đổi” Lứa tuổi: 3 – 4 tuổi Thời gian: 7 – 10 phút Số lƣợng trẻ: 15 trẻ I. Mục đích  Trẻ biết gọi tên đúng các con vật và các đồ vật có trong công viên.  Rèn khả năng chú ý, ghi nhớ, tập trung, quan sát, phản ứng nhanh trước những yêu cầu của cô.  Rèn phát âm đúng, rõ ràng chính xác.  Sửa lỗi phát âm lẫn lộn l với n, âm vần ươu, thanh hỏi và thanh ngã 51  Trẻ biết đoàn kết, hợp tác khi chơi. II. Chuẩn bị  Các con vật: con thỏ, con hươu, con nai vàng, con khỉ, con linh dương bằng đồ chơi.  Mô hình công viên có: cây to, cây nhỏ, cầu trượt, chuồng nuôi các con vật, hàng rào, cổng…  Nhạc bài hát: “Đoàn tàu nhỏ xíu” III. Tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú  Xúm xít, xúm xít  Quanh cô. Quanh cô  Hôm nay, cô thấy lớp mình bạn nào cũng  Trẻ lắng nghe ngoan và học giỏi nên hôm nay cô sẽ thưởng cho chúng mình đi chơi công viên. Các con có muốn đi không nào?  Bây giờ, các con cùng nhau xếp thành  Có ạ đoàn tàu nối đuôi nhau tới công viên nào. Vừa đi vừa hát bài “Đoàn tàu nhỏ xíu”.  Trẻ thực hiện 2. Tiến hành  Cô cho trẻ đi tới công viên và đứng thành  Trẻ thực hiện vòng tròn xung quanh mô hình công viên.  Các con đang ở đâu?  Ở công viên  Trong công viên có những gì?  Trẻ thực hiện  Cô gọi một vài trẻ gọi tên các con vật có ở  Trẻ thực hiện công viên và cho cả lớp cùng gọi tên.  Con hươu đang làm gì?  Trẻ trả lời 52  Con gì đang trèo trên cây?  Trẻ trả lời  Con linh dương đang đứng ở đâu?  Trẻ trả lời  Con gì đang chơi với nhau ở gần cổng?  Trẻ trả lời  Các con đã nhớ tên các con vật ở công  Vâng ạ viên và vị trí của chúng chưa? Các con có muốn chơi cùng các con vật không?  “Trò chơi, trò chơi”  “Chơi gì, chơi gì” Bây giờ cô sẽ tổ chức cho chúng mình một trò chơi đó là trò chơi “Con gì thay đổi”  Cô phổ biến luật chơi:  Trẻ lắng nghe  Khi cô nói “Trời tối, trời tối”. Các con nhắm hết mắt lại.  Khi cô nói “Trời sáng, trời sáng” Các con mở mắt ra và quan sát xem ở công viên các con vật gì đã thay đổi và gọi tên chính xác con vật đó.  Trẻ thực hiện  Cô cho trẻ chơi thử  Trẻ chơi hứng thú  Cô cho trẻ chơi  Đảm bảo tất cả trẻ đều nói tên các con vật khi chơi.  Trẻ phát âm sai cô sửa ngay cho trẻ 3. Kết thúc Cô nhận xét, động viên và khen ngợi trẻ 53  Trẻ lắng nghe 3.3.3. Trò chơi “Chiếc hộp thần kì”  Mục đích  Sửa lỗi phát âm cho trẻ : thanh hỏi, thanh ngã, âm đầu, âm đệm, âm chính.  Rèn khả năng ghi nhớ có chủ định, phát triển hiểu biết từ và phản ứng nhanh trước các yêu cầu của cô.  Trò chơi này có thể sử dụng trong hoạt động củng cố, ôn luyện trên các các tiết học  Chuẩn bị Một chiếc hộp bên trong có đựng các loại quả: quả bưởi, quả cam, quả na, quả lựu, quả bầu, quả chuối…  Cách tiến hành  Cô cho trẻ ngồi hình chữ U, cô đặt hộp ở giữa lớp. Cô mời một trẻ lên cho tay vào trong hộp quà và lấy ra một loại quả. Sau đó, trẻ phát âm tên loại quả đó, rồi cô mời một vài trẻ trong lớp đứng lên phát âm lại và cho cả lớp cùng đồng thanh phát âm. Ngoài ra, cô có thể hỏi trẻ thêm về màu sắc của các loại quả để làm tăng việc phát âm cho trẻ.  Cứ làm như vậy cho đến khi hết quả trong hộp.  Giáo án minh họa 54 GIÁO ÁN 2 Chủ đề: Thế giới thực vật Trò chơi “Chiếc hộp thần kì” Lứa tuổi: 3 - 4 tuổi Thời gian: 5 - 7 phút Số lƣợng: 15 trẻ I. Mục đích  Trẻ phát âm đúng, chính xác tên các loại quả và màu sắc của quả đó.  Rèn khả năng chú ý, ghi nhớ, tập trung, quan sát.  Sửa lỗi phát âm lẫn lộn l với n, âm ưu, uôi, thanh hỏi và thanh ngã  Trẻ biết đoàn kết, hợp tác khi chơi. II. Chuẩn bị  1 chiếc hộp  Các loại quả để bên trong hộp: Quả bưởi, quả cam, quả na, quả lựu, quả bầu, quả chuối. III. Tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú  “Báo tin! Báo tin!”  “Tin gì? Tin gì?”  Biết tin lớp mình bạn nào cũng ngoan  Trẻ lắng nghe cũng học giỏi nên chị Thỏ Hồng đã gửi tặng cho lớp chúng mình một hộp quà rất đặc biệt đấy. Các con có muốn biết chị Thỏ Hồng đã  Có ạ tặng gì cho chúng mình không? 2. Tiến hành  Bây giờ cô sẽ mời một bạn lên xem trong  Trẻ lắng nghe 55 hộp quà chị Thỏ Hồng đã tặng gì cho chúng mình.  Cô cho trẻ cho tay vào trong hộp và lấy  Trẻ thực hiện ra một loại quả, đưa lên cho cả lớp cùng xem và cô đàm thoại với trẻ:  Con vừa lấy ra quả gì đây?  Trẻ trả lời (Trẻ phát âm chính xác tên loại quả)  Quả có màu gì?  Cô mời một vài trẻ đứng lên phát âm lại  Trẻ trả lời tên quả đó.  Sau đó, cô cho cả lớp đồng thanh phát  Trẻ thực hiện âm lại.  Cứ tiếp tục như vậy, cô mời các trẻ khác  Trẻ thực hiện lên lấy quả trong hộp ra cho đến hết quả.  Khi lấy hết các loại quả ra, cô đặt quả lên mặt bàn, rồi cho cả lớp phát âm lại tên  Trẻ thực hiện các loại quả. Những từ khó hoặc từ trẻ hay phát âm sai thì cô cho trẻ nhắc lại nhiều lần. 3. Kết thúc Cô nhận xét và động viên, khích lệ trẻ.  Trẻ lắng nghe 3.3.4. Trò chơi “Bắt chước tiếng kêu”  Mục đích  Sửa lỗi phát âm cho trẻ : thanh hỏi, thanh ngã, âm đầu, âm đệm, âm chính thông qua tiếng kêu của các con vật: ủn ỉn, ủn ỉn; be be; rì rì; líu lo líu lo; quạc quạc. 56  Rèn khả năng ghi nhớ có chủ định, quan sát, chú ý.  Trò chơi này có thể sử dụng trong hoạt động củng cố, ôn luyện trên các các tiết học.  Chuẩn bị  Đồ chơi: con lợn, con dê, con chim, con ong, con vịt.  Nhạc bài hát  Tiến hành  Cho trẻ ngồi hình chữ U  Cô cho lần lượt các con vật xuất hiện và yêu cầu trẻ gọi tên con vật xuất hiện và bắt chước tiếng kêu của con vật đó, cô cho 2 – 3 trẻ đứng lên phát âm rồi cho cả lớp đồng thanh phát âm lại tiếng kêu của con vật được xuất hiện.  Cứ làm như vậy cho đến khi xuất hiện hết các con vật thì cô cho trẻ chơi theo nhóm với các con vật.  Giáo án minh họa GIÁO ÁN 3 Chủ đề: Thế giới thực vật Trò chơi “Bắt chƣớc tiếng kêu” Lứa tuổi: 3 - 4 tuổi Thời gian: 5 - 7 phút Số lƣợng: 15 trẻ I. Mục tiêu 57  Trẻ biết gọi tên các con vật và bắt chước tiếng kêu của các con vật đó chính xác.  Sửa lỗi phát âm cho trẻ về: âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối thông qua các từ: ủn ỉn, ủn ỉn; líu lo, líu lo; quạc quạc quạc; be be; rì rì.  Rèn cho trẻ chú ý, ghi nhớ, quan sát  Trẻ biết yêu quý các con vật và tích cự tham gia các hoạt động.  Trò chơi này có thể sử dụng trong các hoạt động củng cố ôn luyện trên các tiết học hoặc hoạt động góc, hoạt động ngoài trời. II. Chuẩn bị  Đồ chơi: con lợn, con chim, con vịt, con ong, con dê. III. Tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú  Hôm nay, cô thấy lớp mình bạn nào  Trẻ lắng nghe cũng ngoan, bạn nào cũng ngoan, bạn nào cũng giỏi. Vì vậy, cô sẽ dành tặng cho lớp mình rất nhiều đồ chơi đấy các con có  Có ạ muốn biết đó là những gì không? 2. Tiến hành  “Trời tối! trời tối!”  Đi ngủ thôi! Đi ngủ thôi!  “Trời sáng! Trời sáng!”  Ò ó o o..  Cô có con vật gì đây? (Cô mời 1 – 2 trẻ  Trẻ trả lời phát âm tên con vật)  Con vật này kêu như thế nào? (Cô mời 2  Trẻ thực hiện – 3 bạn đứng lên phát âm tiếng kêu của con 58 vật xuất hiện. Sau đó cho cả lớp đóng vai làm những con vật)  Cứ làm như vậy cho đến hết các con vật  Trẻ thực hiện đã chuẩn bị  Sau đó, cô để tất cả các con vật lên trên  Trẻ thực hiện bàn cho trẻ quan sát và cho cả lớp nói lại tiếng kêu của các con vật.  Đảm bảo tất cả trẻ đều tham gia và tiếng kêu con vật nào trẻ hay phát âm sai cô cho trẻ luyện nhiều lần. 3. Kết thúc Cô nhận xét, động viên và khích lệ trẻ Trẻ lắng nghe 3.3.5. Trò chơi “Thi xem ai tinh”  Mục đích  Rèn kĩ năng phát âm cho trẻ, khả năng tri giác và phản ứng nhanh khi tham gia vào trò chơi.  Chuẩn bị  1 hộp giấy to  3 quân xúc xắc (6 mặt) trên mỗi mặt là một hình lô tô trong một chủ đề nhất định.  Nhạc bài hát.  Tiến hành  Cô cho trẻ ngồi hình chữ U  Cô cho 3 quân xúc xắc vào hộp giấy, vừa lắc hộp vừa hát hoặc nói câu nào đó rồi đổ ra.  Cô gọi 2 - 3 bạn đọc to các hình mà trẻ nhìn thấy. 59  Cô cho cả lớp đọc lại 2 - 3 lần. Đối với trẻ đọc sai cần phải sửa ngay.  Giáo án minh họa GIÁO ÁN 4 Chủ đề: Gia đình Trò chơi “Thi xem ai tinh” Lứa tuổi: 4 - 5 tuổi Thời gian: 7 - 10 phút Số lƣợng; 15 - 20 trẻ I. Mục đích  Sửa lỗi phát âm cho trẻ, rèn khả năng phản ứng nhanh trước thay đổi của quân xúc xắc.  Rèn khả năng chú ý, ghi nhớ, quan sát  Tích cực tham gia vào hoạt động. II. Chuẩn bị  3 quân xúc xắc mỗi mặt dán 1 hình trong chủ đề gia đình.  1 hộp giấy to  Nhạc bài hát III. Tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú  Hôm nay, cô thấy lớp mình bạn nào cũng  Trẻ lắng nghe học rất giỏi, rất ngoan vì thế một trò chơi sẽ dành tặng cho các con  “Trò chơi! Trò chơi!”  Trò gì? Trò gì? 60 Trò chơi của cô có tên “Thi ai tinh mắt”. 2. Tiến hành  Cô phổ biến luật chơi  Trẻ lắng nghe  Trên tay cô đang cầm một chiếc hộp bên trong có tới 3 quân xúc xắc.  Các con chú ý khi nào cô lắc hộp và đổ  Trẻ quan sát các quân xúc xắc ra. Các con phải đọc thật to các hình mà con nhìn thấy nhé.  Cô cho trẻ chơi thử  Trẻ chơi thử  Cô tiến hành cho trẻ chơi  Trẻ chơi  Cô đổ quân xúc xắc ra  Cô mời 2 - 3 bạn hỏi con nhìn thấy hình gì?  Cô cho cả lớp cùng đọc lại  Cứ làm như vậy cho đến hết, sao cho tất cả trẻ đều tham gia, các từ trẻ hay nói sai cô cho trẻ phát âm nhiều lần). 3. Kết thúc Cô nhận xét, động viên và khích lệ trẻ Trẻ lắng nghe 3.4. Sửa lỗi phát âm thông qua sử dụng đồ dùng trực quan  Mục đích  Sử dụng đồ dùng trực quan ở trường mầm non có vai trò hết sức quan trọng vì phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ, phù hợp với kiểu tư duy trực quan hành động của trẻ. Đồ dùng trực quan đó là những hình ảnh, những đồ vật thật hay đồ chơi góp phần quan trọng trong việc sửa lỗi phát âm cho trẻ mầm non. Trẻ sẽ được tiếp xúc trực tiếp các đồ dùng trực quan, mắt nhìn, tay cầm, những đồ vật thật trẻ có thể ngửi… như vậy sẽ giúp trẻ hứng thú tham gia, trẻ nhớ lâu và phát âm tên đồ vật chính xác hơn. 61  Các đồ dùng trực quan sẽ tác động một cách có chủ đích vào thị giác của trẻ, trẻ sẽ phát âm theo tên gọi của đồ vật đó. Qua đó, giúp chúng ta dễ dàng phát hiện ra những lỗi phát âm mà trẻ thường gặp, để sửa lỗi phát âm cho trẻ giúp trẻ phát âm chuẩn.  Yêu cầu  Đồ dùng trực quan được sử dụng phải phù hợp với lứa tuổi, với chủ đề.  Đồ dùng trực quan phải đảm bảo tiêu chuẩn về kích thước không qua to, cũng không quá nhỏ sao cho trẻ dễ dàng quan sát; màu sắc hài hòa, an toàn, vệ sinh không gây nguy hiểm cho trẻ.  Khi dùng biện pháp này phải kết hợp với các phương pháp như: Đàm thoại, giảng giải, giải thích…góp phần đem lại kết quả cao.  Đồ dùng trực quan được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ.  Giáo viên xác định xem trẻ hay mắc lỗi phát âm nào mà lựa chọn đồ dùng trực quan cho phù hợp và chỉ tập trung sửa lỗi phát âm đó.  Cách tiến hành  Chuẩn bị  Các tranh ảnh, mô hình hoặc đồ vật thật liên quan đến chủ đề và áp dụng sửa lỗi phát âm cho trẻ.  Tiến hành  Cho trẻ ngồi hình chữ U  Để mô hình, đồ vật ở giữa sao cho mọi trẻ đều có thể quan sát được.  Trò chuyện với trẻ về các chủ đề đã học.  Cô chọn cho mình một mô hình đồ vật và thông báo cho trẻ biết mô hình đồ vật đó thuộc chủ đề nào. Gọi một trẻ lên và cho trẻ đó biết hình của cô, các trẻ khác không biết. 62  Sau đó yêu cầu các trẻ khác đoán đồ cô và bạn cầm là gì. Rồi cho mỗi trẻ tự lấy cho mình và lần lượt từng trẻ lên gọi tên đồ vật của mình. Nếu đồ vật đó chọn không trùng với hình của cô thì trẻ đứng cùng cô phải gọi lại tên đồ vật trẻ kia cầm, còn nếu trùng với hình của cô thì trẻ đó im lặng.  Cứ như vậy cho lần lượt các trẻ làm người đứng trước lớp để gọi tên đồ vật các bạn mình cầm. Các lần khác cô cho trẻ tự thực hiện, cô chỉ sửa sai khi trẻ phát âm sai. 3.5. Sửa lỗi phát âm thông qua đọc thơ, các câu nói có vần, đọc bài đồng dao, tập cho trẻ nói đúng, nói nhanh.  Mục đích  Sửa lỗi phát âm cho trẻ thông qua đọc thơ, các câu nói có vần, đọc bài đồng dao, tập cho trẻ nói đúng, nói nhanh giúp cho trẻ cảm nhận được nhịp điệu của thơ, đồng dao, biết thể hiện lại ngữ điệu, giọng nói, giúp trẻ hiểu nội dung câu chuyện, ghi nhớ có chủ định, khơi gợi ham muốn được nghe, học và kể lại những câu chuyện. Từ đó, sẽ phát hiện ra những lối phát âm của trẻ và dựa vào chính những câu chuyện, bài thơ, đồng dao đó để sửa lỗi phát âm cho trẻ.  Yêu cầu Các tác phẩm được lựa chọn để sửa lỗi phát âm cho trẻ phải đảm bảo các yêu cầu sau:  Lựa chọn các tác phẩm phải phù hợp với lứa tuổi của trẻ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ.  Phải biết được lỗi phát âm mà trẻ thường mắc phải để lựa chọn tác phẩm cho phù hợp.  Những tác phẩm được chọn phải được sử dụng vào mục đích sửa lỗi phát âm chứ không chỉ để phát triển vốn từ cho trẻ. 63  Các tác phẩm được lựa chọn phải có tính thẩm mĩ để gây hứng thú cho trẻ. Từ đó giúp trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động hơn.  Trong quá trình sửa lỗi phát âm cho trẻ giáo viên phải nhẹ nhàng, khích lệ, động viên trẻ, không nên nóng vội, cáu gắt với trẻ.  Một số tác phẩm văn học giúp trẻ sửa lỗi phát âm cho trẻ 64 Thơ Xe chữa cháy Mình đỏ như lửa Con rùa Bụng chứa nước đầy Rì rà rì rà Tôi chạy như bay Đội nhà đi chơi Hét vang đường phố Gặp khi trời tối Nhà nào bốc lửa Úp nhà đi ngủ Tôi dập liền tay Ai gọi chữa cháy? Khi mặt trời ló "Có... ngay! Có... ngay!" Lại thò đầu ra Rì rà rì rà. Ăn quả Bé ăn nhiều quả Yêu mẹ Người khỏe mạnh ra Mẹ đi làm Bé ăn quả na Từ sáng sớm Càng thêm rắn chắc Dậy thổi cơm Bé ăn quả mận Kho thịt cá De dẻ hồng hào Em kề má Bé ăn quả đào Được mẹ thơm Sạch răng trắng lưỡi Ôi mẹ ơi! Bé ăn quả bưởi Yêu mẹ lắm. Nhiều sinh tố C Bé ăn quả lê Mèo con đi học Càng thêm man mát Hôm nay trời nắng chang chang Bé ăn nhiều quả Mèo con đi học chẳng mang thứ gì Bé ăn nhiều vào Chỉ mang một cái bút chì Khỏe mạnh hồng hào Và mang một ổ bánh mì con con Chăm ngoan học giỏi 65 Cu lì bẩn lắm Hai ba cái lá Mẹ Lì lạ quá Cu lì bẩn lắm Cũng đủ bữa xào Rẽ lá cải ra Chẳng tắm bao giờ Vườn cải nhà nào Ô đúng con nhà ta Quấn áo nhớp nhơ Biết đi thế nhỉ Đã thành vườn cải Mặt mày lem luốc Tức thì lũ trẻ Cu Lì sợ hãi Chân không đi guốc Xum xít chạy quanh Mẹ chữa cho con Nghịch bẩn suốt ngày Dứa thì sờ cổ Khỏi thành cái vườn Bôi mũi ra tay Đứa thì sờ chân Kéo con xấu hổ Chẳng ai yêu cả Cu Lì xấu hổ Mẹ Lì liền dỗ Một mình buồn quá Chạy trốn bờ tre Tắm thì khỏi ngay Thơ thẩn đi chơi Gà mái le te Rồi mẹ cầm tay Ra góc vườn ngồi Gọi đàn con nhỏ Dắt vào buồng tắm Thiu thiu ngủ gật Bới đất tìm sâu Trời tuy rét lắm Cả nhà quên mất Lì bị bữa đau Nhưng Lì không rên Chẳng nhớ tới Lì Vùng lên mà chạy Lì cứ ngồi yên Một lũ chim ri Vừng hay lúc ấy Để cho kỳ cọ Đi tha hạt cải Mẹ gọi Lì ơi Từ đâu đến cổ Chẳng may đánh vãi Mười một hôm rồi Mặt mũi gáy tai Rơi khắp người Lì Con đi đâu thế Lưng bụng chân tay Lì chẳng biết gì Lì nghe tiếng mẹ Không đâu còn ghét Ba hôm cải mọc Chạy vội về nhà Từ đầy Lì biết Lì bồng thấy ngứa Mẹ không nhận ra Đòi tắm rửa luôn Một tuần lễ sau Hỏi rằng gì đấy Lì sợ thành vườn Cải lên xanh tốt Con Lì đây ạ Eo ôi xấu lắm! 66 - Đồng dao: Nu na nu nống Dung dăng dung dẻ Nu na nu nống Dung dăng dung dẻ Đánh trống phất cờ Dắt trẻ đi chơi Mở cuộc thi dua Đi đến nhà trời Chân ai đẹp đẽ Lậy cậu lạy mợ Gót đỏ hồng hào Cho dê đi học Không bẩn tí nào Cho cóc ở nhà Thì vào đánh trống. Cho gà bới bếp Xì xà xì xụp Ngồi thụp xuống đây Chi chi chành chành Chi chi chành chành Lộn cầu vồng Cái đanh thổi lửa Lộn cầu vồng Con ngựa đứt cương Nước trong nước chảy Ba vương, ngũ đế Có cô mười bảy Bắt dế đi tìm Có chị mười ba Ù à ù ập Hai chị em ta Đống sập cửa vào. Ra lộn cầu vồng Nước sông đang chảy Thằng bé lên bảy Con bé lên ba Đôi ta cùng lộn. 67  Khi sử dụng những biện pháp này phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:  Giáo viên luôn luôn là người nêu tấm gương mẫu mực về cách phát âm, dùng từ, dùng câu.  Giáo viên là người nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ và đặc biệt có tính kiên trì để giúp trẻ sửa sai.  Giáo viên cần khai thác triệt để các hoạt động giáo dục trong nhà trường vào việc rèn luyện và phát triển khả năng phát âm cho trẻ được tiến hành mọi lúc, mọi nơi.  Khi trẻ phát âm sai, giáo viên không nên nhắc lại âm sai của trẻ mà cần cung cấp ngay âm đúng và yêu cầu trẻ nói lại.  Giáo viên không bắt trẻ tập nói đi nói lại một âm vị (hay một âm tiết) riêng lẻ nhiều lần một lúc, vì như vậy trẻ dễ bị ức chế, không muốn tập luyện, dễ tạo ra lỗi sai mới trong cách phát âm của trẻ (như nói lắp. nói nhịu).  Giáo viên trao đổi với phụ huynh học sinh về các lỗi phát âm của trẻ để có sự kết hợp giữa gia đình với nhà trường như vậy sẽ đem lại hiệu quả cao. Trên đây chúng tôi đưa ra năm biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ mầm non. Trong qua trình nghiên cứu chúng tôi thấy tất cả các biện pháp đều mang lại những hiệu quả nhất định. Trong quá trình dạy học ở mầm non, chúng ta nên sử dụng các biện pháp trên một cách linh hoạt như vậy sẽ đem lại hiệu quả cao trong sửa lỗi phát âm cho trẻ mầm non. 68 KẾT LUẬN Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo là giai đoạn đang hoàn thiện về mọi mặt. Trong quá trình đó không tránh khỏi những sai sót, trẻ thường dễ mắc phải những sai lầm mà chỉ có người lớn mới có thể giúp trẻ sửa chữa. Trong đó, ngôn ngữ là một lĩnh vực quan trọng nhất trong quá trình phát triển tư duy của trẻ. Trẻ cũng mắc những lỗi phát âm nhất định mà tự bản thân trẻ không thể sửa bởi vậy trong quá trình điều tra thực trạng lỗi phát âm của trẻ tại hai trường mầm non, chúng tôi đã tìm ra được nguyên nhân mắc lỗi phát âm của trẻ đồng thời cũng xây dựng một số biện pháp để sửa lỗi phát âm cho trẻ nhằm giúp cho trẻ phát âm chính xác, rõ ràng, mạch lạc. Qua điều tra thực trạng trẻ mắc lỗi cơ bản vì ba nguyên nhân chính đó là: Do đặc điểm tâm lý của trẻ chưa ổn định, đặc điểm sinh lý chưa hoàn thiện, do đặc điểm gia đình và giáo viên. Dựa vào cơ sở lí luận và thực tiễn phát âm của trẻ ở hai trường: Trường Mầm non Tiên Dược – xã Tiên Dược – huyện Sóc Sơn – thành phố Hà Nội và trường Mầm non Tân Hưng – xã Tân Hưng – huyện Sóc Sơn – thành phố Hà Nội. Chúng tôi đưa ra năm biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ. Đó là:  Sửa lỗi phát âm thông qua trò chuyện với trẻ hằng ngày.  Sửa lỗi phát âm cho trẻ thông qua luyện phát âm theo mẫu.  Sửa lỗi phát âm cho trẻ thông qua trò chơi phát triển ngôn ngữ  Sửa lỗi phát âm cho trẻ thông qua sử dụng đồ dùng trực quan.  Sửa lỗi phát âm cho trẻ thông qua đọc thơ, các câu nói có vần, đọc bài đồng dao, tập cho trẻ nói đúng, nói nhanh. Việc sử dụng những biện pháp này đúng đắn sẽ đem lại hiệu quả tốt đối với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trẻ sẽ phát âm đúng hơn. Hơn nữa còn giúp trẻ mở rộng vốn từ, mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh, giúp trẻ giao tiếp tốt hơn, tự tin hơn và phát triển toàn diện hơn về mọi mặt. Nếu được trở lại đề tài này chúng tôi xin phát triển đề tài này ở phạm vi rộng hơn, không chỉ các quận huyện trong thành phố Hà Nội mà cả các tỉnh thành phố khác. 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Thanh Âm (2006), Giáo dục Mầm non, tập 1, Nxb Đại học Sư phạm. 2. Đào Thanh Âm (2006), Giáo dục Mầm non, tập 2, Nxb Đại học Sư phạm. 3. Đào Thanh Âm (2006), Giáo dục Mầm non, tập 3, Nxb Đại học Sư phạm. 4. Đỗ Thị Lương Huệ (2006), “Một số biện pháp rèn phát âm l – n cho trẻ 5 tuổi”, Tạp chí Giáo dục Mầm non số 3. 5. Nguyễn Xuân Khoa (2003), Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo, Nxb Đại học Sư phạm. 6. Nguyễn Xuân Khoa (2006), Tiếng Việt giáo trình đào tạo giáo viên mầm non tập 1, Nxb Đại học Sư phạm. 7. Nguyễn Xuân Khoa (2006), Tiếng Việt giáo trình đào tạo giáo viên mầm non tập 2, Nxb Đại học Sư phạm. 8. Đinh Thị Luyến(2006), “Tìm hiểu về chương trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non Hàn Quốc”, Tạp chí Giáo dục Mầm non số 1. 9. Hoàng Thị Oanh, Phạm Thị Việt, Nguyễn Kim Đức (2005), Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 10. Đinh Hồng Thái (2006), Giáo trình phương pháp phát triển lời nói cho trẻ em, Nxb Đại học Sư phạm. 11. Nguyễn Thị Minh Thảo (2013), “Mục tiêu phát triển lĩnh vực ngôn ngữ trong chương trình Giáo dục Mầm non New Zealand”, Tạp chí Giáo dục mầm non số 2. 12. Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2006), Giáo dục Mầm non lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Sư phạm. 13. Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2006), Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non, Nxb Đại học Sư phạm. 14. Dương Thị Giác Vũ (2014), “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 tuổi bằng biện pháp sử dụng trò chơi với các con rối”, Tạp chí Giáo dục Mầm non số 1. 70 [...]... Sóc Sơn - thành phố Hà Nội - Trường Mầm non Tân Hưng – xã Tân Hưng - huyện Sóc Sơn - thành phố Hà Nội 5 Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu cơ sở lí luận của việc tìm ra một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ mầm non khu vực huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội - Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân mắc lỗi phát âm của trẻ mầm non - Đưa ra một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ mầm non 6 Phƣơng pháp nghiên cứu... ai hay chưa một công trình khoa học nào đưa ra được những biện pháp tối ưu nhất, mang tính thực tiễn nhất để sửa lỗi phát âm cho trẻ Chính vì lí do này, chúng tôi đã chọn đề tài: Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ mầm non khu vực huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội” 3 Mục đích nghiên cứu Đưa ra các biện pháp khắc phục, sửa lỗi phát âm cho trẻ mầm non khu vực huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội 5 4 Đối... A trường Mầm non Tân Hưng - xã Tân Hưng - huyện Sóc Sơn - thành phố Hà Nội 29 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG LỖI PHÁT ÂM CỦA TRẺ MẦM NON VÀ NGUYÊN NHÂN 2.1 Thực trạng lỗi phát âm của trẻ mầm non 2.1.1 Vài nét khái quát về trường Mầm non Tiên Dược - xã Tiên Dược huyện Sóc Sơn - thành phố Hà Nội và trường Mầm Non Tân Hưng - xã Tân Hưng - huyện Sóc Sơn - thành phố Hà Nội  Vài nét khái quát về trường Mầm non Tiên... tạp hơn, phát âm khó hơn  Lỗi âm cuối Trong số phụ âm đứng làm âm cuối thì những cặp “ch”, “nh”, trẻ phát âm sai thành “t”, “n” Ví dụ: Trẻ phát âm “cây xanh” thành “xăn”, “cặp sách” thành “cặp sắt”, “cái phích” thành “cái phứt”… Trẻ ở miền Nam phát âm sai các phụ âm cuối: “n” thành “ng”, “t” thành “ch”, “nh” thành “n”, “ch” thành “c” Ví dụ: “kháng chiến” thành “ kháng chiếng” “con kiến” thành “con... sáng Quả khế thành quả hế Con gà thành con hà Quả cam thành quả tam Con thành ton…  Nói lẫn “d”, “gi” và “r” Ví dụ: Cô giáo thành cô dáo Rễ cây thành dễ cây  Một số trẻ chưa phát âm được phụ âm “p”, trẻ lẫn sang phụ âm “b” Ví dụ: Đèn pin thành đèn bin…  Lỗi âm đệm Âm đệm chỉ được đọc lướt qua nên trẻ khó ghi nhận âm này Chính vì thế, âm đệm thường bị bỏ qua Ví dụ: Trẻ phát âm “loắt cho t” thành “lắt.. .pháp để rèn phát âm l - n cho trẻ như: Tự rèn luyện phát âm chuẩn xác l - n, sửa lỗi phát âm phụ âm l - n thông qua hoạt động chung cho trẻ làm quen với chữ cái, rèn cho trẻ phát âm chữ cái l - n thông qua các hoạt động khác, khuyến khích cho trẻ tự phát hiện và sửa lỗi phát âm cho nhau “Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non của tác giả Nguyễn Ánh Tuyết đã đề cập đến sự phát triển vốn từ của trẻ. .. cứu Một số lỗi phát âm của trẻ mầm non, nguyên nhân và các biện pháp khắc phục 4.2 Phạm vi nghiên cứu Trong đề tài này, chúng tôi đi vào thực tế tìm hiểu một số lỗi phát âm thường gặp ở trẻ mẫu giáo nhưng do thời gian và điều kiện không cho phép nên chúng tôi chỉ có thể điều tra thực tế lỗi phát âm ở hai trường Mầm non của huyện Sóc Sơn: - Trường Mầm non Tiên Dược - xã Tiên Dược - huyện Sóc Sơn - thành. .. kiếng” thành công” thành “thàn công”… Như vậy, để có thể phát hiện ra lỗi phát âm của trẻ chúng ta không chỉ nắm được đặc điểm tâm sinh lí của trẻ mà còn phải nắm rõ đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ Dựa vào những cơ sở này chúng tôi đi tìm hiểu thực trạng lỗi phát âm của trẻ mầm non ở 2 lớp mẫu giáo lớn là:  Lớp 5 tuổi A trường Mầm non Tiên Dược - xã Tiên Dược - huyện Sóc Sơn - thành phố Hà Nội... câu chuyện của trẻ vẫn chưa phát triển đầy đủ 1.2.3 Một số lỗi phát âm của trẻ mầm non Âm tiết của ngôn ngữ là đơn vị âm thanh nhỏ nhất trong lời nói không thể phân chia được nữa Lúc đầu trẻ hình thành thính giác, âm thanh tức là sự phân biệt các âm của ngôn ngữ còn phát âm chúng sẽ học sau Sự phát âm 26 đúng có liên quan chặt chẽ với sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan phát âm của trẻ Phát âm đúng... “lắt chắt”,…  Lỗi âm chính Lỗi về âm chính tập trung vào các nguyên âm đôi /ie/, /ui/, /uo/, (/iê/, /ươ/, /uô/), trẻ chuyển các âm đôi này thành nguyên âm đơn khi phát âm Ví dụ: Trẻ phát âm “con hươu” thành “con hiêu”… 28 Trẻ phát âm sai những âm chính này chủ yếu lầ do nói theo tập quán của địa phương hoặc do nghe chưa chính xác các âm tiết có âm chính là nguyên âm đôi làm cho cấu tạo của âm tiết phức ... lỗi phát âm cho trẻ Chính lí này, chọn đề tài: Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ mầm non khu vực huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội” Mục đích nghiên cứu Đưa biện pháp khắc phục, sửa lỗi phát. .. âm cho trẻ mầm non khu vực huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội - Tìm hiểu thực trạng nguyên nhân mắc lỗi phát âm trẻ mầm non - Đưa số biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ mầm non Phƣơng pháp nghiên cứu... trạng lỗi phát âm trẻ mầm non nguyên nhân Chương 3: Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ mầm non NỘI DUNG CHƢƠNG CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Cơ sở tâm sinh lý trẻ mầm non 1.1.1 Đặc điểm tâm lý trẻ mầm non

Ngày đăng: 07/10/2015, 20:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan