Quan hệ hợp tác thương mại giữa việt nam và các nước châu phi (từ 1986 đến nay)

135 446 0
Quan hệ hợp tác thương mại giữa việt nam và các nước châu phi (từ 1986 đến nay)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bộ giáo dục và đào tạo Trường đại học vinh Chu thị ánh tuyết Quan hệ hợp t ác t hư ơ ng mại giữa Việ t N a m v à c ác nước ch âu p hi (từ năm 1986 đến nay) Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử Vinh - 2009 Bộ giáo dục và đào tạo Trường đại học vinh Chu thị ánh tuyết Quan hệ hợp tác th ương mại giữa Vi ệt Nam và cá c nước ch âu phi (từ năm 1986 đến nay) Chuyên ngành: lịch sử thế giới Mã số: 60.22.50 Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử Người hướng dẫn khoa học: pgs. Phan văn ban Vinh - 2009 Lời cảm ơn Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của tập thể Thầy, Cô giáo trong khoa Lịch sử, Khoa Sau Đại học trường Đại học Vinh, các bạn học viên Cao học 15 - Lịch sử thế giới. Nhân dịp này, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các Thầy Cô, đặc biệt là PGS. Phan Văn Ban, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình tiến hành nghiên cứu đề tài. Xin gửi tới toàn thể Thầy Cô giáo và các bạn lời chúc hạnh phúc và thành đạt. Vinh, tháng 12 năm 2009 Học viên Chu Thị ánh Tuyết mục lục Trang A. Mở đầu.......................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài.................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................6 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu, nguồn tài liệu sử dụng......7 6. Những đóng góp của luận văn.............................................................8 7. Bố cục luận văn...................................................................................8 B. Nội dung .....................................................................................................9 Chương 1. Những nhân tố tác động đến quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam với các nước châu Phi (Từ nĂM 1986 đến nay) .............................................................................................9 1.1. Sự thay đổi của cục diện thế giới vào những thập niên cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXi .............................................................................9 1.2. Tình hình châu Phi và chính sách đối ngoại của các nước châu Phi ....13 1.2.1. Những thay đổi về chính trị, kinh tế - xã hội ở châu Phi....................13 1.2.2. Chính sách đối ngoại của các nước châu Phi ....................................19 1.3. Chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với các nước châu Phi.........30 1.4. Quan hệ chính trị - ngoại giao giữa nước CHXHCN Việt Nam và các nước châu Phi ............................................................................35 Chương 2. Quá trình phát triển của quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam với các nước châu Phi (từ NĂM 1986 đến nay) ..........39 2.1. Quá trình hình thành khung pháp lý cho phát triển thương mại của Việt Nam đối với các nước châu Phi...........................................39 2.2. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước châu Phi nói chung.................................................................................................43 2.2.1. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước châu Phi ........43 2.2.2. Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ các nước châu Phi.....................................................................................................60 2.3. Quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam với một số nước châu Phi.....................................................................................................70 2.3.1. Quan hệ thương mại Việt Nam - Nam Phi.........................................70 2.3.2. Quan hệ thương mại Việt Nam - Ai Cập ...........................................73 2.3.3. Quan hệ thương mại Việt Nam - Marốc ............................................76 2.3.4. Quan hệ thương mại Việt Nam - Algeria...........................................78 2.3.5. Quan hệ thương mại Việt Nam - Nigeria...........................................80 2.3.6. Quan hệ thương mại Việt Nam - Tanzania ........................................83 2.3.7. Quan hệ thương mại Việt Nam và một số nước châu Phi khác ..........85 Chương 3. Một số nhận xét về quan hệ hợp tác thương mại giữa việt nam với các nước châu phi (từ năm 1986 đến nay) ....................91 3.1. Những thành tựu và hạn chế..............................................................91 3.1.1. Thành tựu..........................................................................................91 3.1.2. Hạn chế ............................................................................................96 3.2. Những thuận lợi và khó khăn trong quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam với các nước châu Phi ......................................................97 3.2.1. Thuận lợi...........................................................................................97 3.2.2. Khó khăn...........................................................................................98 3.3. Triển vọng và giải pháp phát triển quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam - các nước châu Phi.........................................................101 C. Kết LUẬN ..............................................................................................111 D. tài liệu tham khảo ...................................................................................113 1 E. Phụ lục DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AU Liờn minh chõu Phi ASEAN hiệp hội cỏc quốc gia Đông Nam Á AGOA Điều luật tăng trưởng và cơ hội dành cho chõu Phi CPA hiệp ước đối tỏc Cotonou CFA Đồng tiền chung châu Phi COMESA khối thị trường chung Đụng Nam Phi ECCaS cộng đồng kinh tế cỏc quốc gia Trung Phi ECOwAS cộng đồng kinh tế cỏc quốc gia Tõy Phi EU Liờn minh chõu Âu GDP Tổng sản phẩm quốc nội IMF Quỹ tiền tệ quốc tế MDGS Mục tiờu thiờn niờn kỷ MFN Tối huệ quốc NEPAD Chương trỡnh đối tỏc mới vỡ sự phỏt triển chõu Phi NK Nhập khẩu OAU Tổ chức thống nhất chõu Phi ODA Viện trợ và phỏt triển PCT Hiệp ước hợp tỏc và sỏng chế PSC Hội đồng hoà bỡnh và an ninh chõu Phi RPCS Cộng đồng kinh tế khu vực chõu Phi SACU Liờn minh thuế quan miền Nam chõu Phi SADC Cộng đồng phỏt triển Nam Phi UEMOA Liờn minh kinh tế tiền tệ Tõy Phi wTO Tổ chức Thương mại Thế giới XNK Xuất nhập khẩu XK Xuất nhập FAO Tổ chức Nụng lương Thế giới 1 a. Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Quan hệ hợp tác đã phát triển là xu thế hiện nay của thế giới, cũng là nhu cầu của các quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa, không một quốc gia nào muốn phát triển thịnh vượng mà lại “đóng kín cửa”, các nền kinh tế dù ở trình độ nào đều phải tiếp xúc với nhau để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau. Nói cách khác, bất cứ một quốc gia nào muốn mở cửa nền kinh tế đều phải phát triển các mối quan hệ đối ngoại giữa nước mình với các nước khác, nhất là phát triển quan hệ kinh tế. Đây là mối quan hệ quan trọng nhất không những đối với các nước kém phát triển, quan hệ kinh tế đối ngoại còn hạn hẹp, mà cả đối với các nước phát triển, có nhiều mối quan hệ kinh tế trên toàn cầu. Do vậy, phát triển mối quan hệ hợp tác, đặc biệt là hợp tác kinh tế, giữa các nước, các tổ chức quốc tế đã trở thành mối quan tâm của toàn nhân loại, trở thành một xu thế tất yếu. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đó, Việt Nam đã nhanh chóng thực hiện công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế để hòa nhập với bên ngoài, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường. Với mong muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, sẵn sàng hợp tác với các quốc gia, các tổ chức quốc tế và khu vực vì sự ổn định, thịnh vượng và phát triển chung. Hơn 20 năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định trong quá trình phát triển đường lối kinh tế đối ngoại của mình như: Gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác á - Âu (ASEM), trở thành thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu á - Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Bên cạnh việc tăng cường hợp tác kinh tế với các nước và các tổ chức trong khu vực, Việt Nam còn mở rộng quan hệ thương mại, tranh thủ nguồn viện trợ và vốn đầu tư của các nước cũng như các tổ chức quốc tế. 2 Trong đó, châu Phi được coi là một trong những chiếc nôi của nhân loại, nằm trên tuyến đường giao thông chiến lược quốc tế từ Đông sang Tây, nối Đại Tây Dương với ấn Độ Dương, châu á với châu Âu và châu Mĩ, có ý nghĩa quan trọng về cả kinh tế và quân sự. Các nước châu Phi đang ngày càng trở thành một trong những đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam. Về phía các nước châu Phi, trước xu thế toàn cầu hóa và xu thế phát triển của thế giới, lấy kinh tế làm trung tâm, các nước châu Phi bắt đầu nhận thấy khu vực Đông Nam á (trong đó có Việt Nam) một tiềm năng hợp tác to lớn trên nhiều lĩnh vực. Vì vậy, các nước châu Phi đã có những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại, tích cực đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác nhiều mặt với Đông Nam á, với Việt Nam. Trong đó, quan hệ hợp tác kinh tế thương mại được đặc biệt chú trọng. Quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam với các nước châu Phi trong thời gian qua đã có những thành tựu đáng khích lệ, triển vọng đầy hứa hẹn. Tuy nhiên, quan hệ này về cơ bản vẫn chưa tương xứng với tiềm năng thực có của hai bên. Nguyên nhân chủ yếu là do khoảng cách địa lý xa xôi, gây khó khăn cho các hoạt động trao đổi kinh tế - thương mại - đầu tư; tình hình chính trị xã hội các nước châu Phi vẫn còn thiếu ổn định, gây bất lợi cho quan hệ kinh tế trong khu vực cũng như ngoài khu vực; sự khác biệt về ngôn ngữ văn hóa, hệ thống pháp luật, tập quán kinh doanh... tạo thành những rào cản hạn chế sự phát triển quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước châu Phi. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam và các nước châu Phi (từ 1986 đến nay) không chỉ mang ý nghĩa khoa học mà còn đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đặt ra, đó là cung cấp những hiểu biết để làm căn cứ hoạch định chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam với các nước châu Phi. Việc nghiên cứu mối quan hệ 3 hợp tác kinh tế Việt Nam với các nước châu Phi, rút ra những những bài học kinh nghiệm, vạch ra triển vọng, đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy mối quan hệ đó lên một tầm cao mới, đó là việc làm cần được đẩy mạnh. Xuất phát từ thực tiễn nói trên, với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam với các nước châu Phi (từ 1986 đến nay)” làm nội dung chính cho luận văn tốt nghiệp. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Châu Phi là lục địa lớn thứ 3 thế giới (sau châu á và châu Mĩ) với diện tích 30 triệu km2, dân số khoảng 800 triệu người, là một lục địa rộng lớn gồm 54 quốc gia, tất cả đều là những nước đang phát triển. Đây là một lục địa giàu tài nguyên, khoáng sản. Từ đầu thập kỷ 1990 đến nay, các nước châu Phi đã có những chuyển biến tích cực về kinh tế - chính trị nhờ có cải cách kinh tế và mở rộng ra thế giới bên ngoài. Tốc độ tăng trưởng ngày càng được cải thiện của châu Phi khiến châu lục này có nhu cầu rất lớn về công nghệ và hàng hóa từ thế giới bên ngoài. Vì vậy việc nghiên cứu về châu lục này đã được đặt ra đối với các nhà sử học thế giới. Đối với giới nghiên cứu, giới sử học châu á, do điều kiện cụ thể việc nghiên cứu châu Phi khá muộn. Đến thập niên 90 của thế kỷ 20, nghiên cứu châu Phi trở thành một bộ môn khoa học chuyên ngành. Một số nước đã thành lập các thành viên, các tổ chức chuyên nghiên cứu về châu Phi như Viện nghiên cứu châu Phi và Trung Đông ở Việt Nam. Nhìn chung, các tác giả tập trung khai thác quá trình hình thành và phát triển của châu Phi, quá trình cải cách và những bước tiến về kinh tế của châu Phi. ở Việt Nam, việc nghiên cứu châu Phi chủ yếu tập trung ở Viện Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, 4 Vụ châu Phi Tây á và Nam á thuộc Bộ Ngoại giao và một số cơ quan khác. Các công trình đã được công bố: 1 - Hội nghị toàn cầu về hợp tác Việt Nam - Trung Đông - châu Phi. Tham luận và tài liệu tham khảo của Bộ ngoại giao xuất bản tháng 4/2007 cuốn sách tập hợp các bài tham luận của các bộ, các ngành, các địa phương, các xí nghiệp nhằm đưa ra phương hướng và các biện pháp thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Trung Đông - châu Phi. Ngoài ra, cuốn sách còn là nguồn tài liệu tham khảo về các thông tin cơ bản: Về một số quốc gia khu vực Tây á - châu Phi có quan hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam. 2 - Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - châu Phi: thực trạng và giải pháp - Hà Nội ngày 5/2006 đề tài độc lập cấp Nhà nước năm 2005. Cuốn sách này tập hợp những bài viết của các GS, PGS, tiến sĩ, thạc sĩ nhằm tập trung thảo luận một số vấn đề: Tiềm năng, vai trò vị trí của thị trường châu Phi đối với Việt Nam là như thế nào?; Những cản trở và thách thức chủ yếu đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong phát triển quan hệ thương mại với châu Phi là gì? Chính phủ Việt Nam cần làm gì để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập và phát triển trên thị trường châu Phi? Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải làm gì để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường châu Phi?. 3 - Quan hệ hợp tác Việt Nam - châu Phi của tác giả Đỗ Đức Định Viện Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông - 2005, phân tích một cách toàn diện mối quan hệ hợp tác Việt Nam - châu Phi trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, giáo dục, y tế, du lịch... trong sự tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực. Trên cơ sở đó, tác giả dự đoán triển vọng hợp tác Việt Nam - châu Phi trong thời gian tới. 4 - Tình hình kinh tế cơ bản của châu Phi. Tác giả Đỗ Đức Định chủ biên - Nhà xuất bản Khoa học Xã hội - Hà Nội 2006, là bức tranh toàn cảnh 5 về tình hình chính trị và trình độ phát triển kinh tế của châu Phi cũng như những xu hướng phát triển chính của châu Phi. Bên cạnh đó, cuốn sách còn đánh giá chung về khu vực châu Phi và quan hệ Việt Nam - châu Phi. 5 - Thị trường một số nước châu Phi - cơ hội đối với Việt Nam - Nhà xuất bản Khoa học Xã hội - Hà Nội 2007, do tác giả Đinh Thị Thơm chủ biên. Cuốn sách đã hệ thống hóa, phân tích những thông tin và tổng hợp những ý kiến không chỉ thuần túy và về phương diện kinh tế, thương mại mà cả về phương diện địa - kinh tế, lịch sử, văn hóa, xã hội... Những yếu tố quy định tính đặc thù của thị trường châu Phi là gợi ý về giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam và thị trường châu Phi. 6 - Việt Nam và châu Phi: Nghiên cứu so sánh kinh nghiệm và cơ hội phát triển - Nhà xuất bản Khoa học Xã hội - Hà Nội 2007, do tác giả Đỗ Đức Định - Greg milis đồng chủ biên. Cuốn sách này nhằm ưu tiên cho cuộc thảo luận và trao đổi kinh nghiệm trong ba lĩnh vực quan trọng: cơ hội, kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp, an ninh lương thực của Việt Nam và châu Phi. Những bài học về tăng trưởng kinh tế kết hợp với xóa đói giảm nghèo; hiệu quả việc tiếp nhận và sử dụng viện trợ nước ngoài. Đây là những vấn đề thiết yếu trong quá trình cải cách và hội nhập quan hệ của Việt Nam cũng như các nước châu Phi. Cuốn sách là một tài liệu tham khảo bổ ích cho các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh tế, các doanh nghiệp, nghiên cứu sinh và sinh viên các trường Đại học, cùng những người quan tâm đến sự phát triển củaViệt Nam - châu Phi. Tuy nhiên, đối với các nhà nghiên cứu Việt Nam từ trước đến nay, vấn đề này chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Các công trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mặt này hay mặt khác mà chưa đi sâu, chưa đề cập một cách toàn diện có hệ thống về quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam với các nước châu Phi. 6 Vấn đề này còn được đề cập đến trong các báo (Thương mại, Nhân dân, Đầu tư...), tạp chí (Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông, Những vấn đề kinh tế thế giới, Quốc tế, Nghiên cứu Đông Nam á...). Trong mỗi bài viết, các tác giả nghiên cứu một số mặt có liên quan đến châu Phi hay đến mối quan hệ Việt Nam - châu Phi. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Dựng lại bức tranh tổng thể về quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam với các nước châu Phi (từ năm 1986 - đến nay) chỉ rõ nguyên nhân của thực trạng ấy, phân tích cơ hội, thách thức dự báo triển vọng phát triển của mối quan hệ. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam với các nước châu Phi trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được những mục đích trên, đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau: - Phân tích những nhân tố tác động tới mối quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam với các nước châu Phi, trong đó tập trung làm sáng rõ sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của các nước châu Phi và quá trình đổi mới tư duy, triển khai đường lối đối ngoại đổi mới (đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế) của Đảng và Nhà nước ta dưới tác động của bối cảnh thế giới và khu vực. - Khái quát quan hệ hợp tác Việt Nam - các nước châu Phi, chỉ ra nguyên nhân chủ yếu của thực trạng ấy, lấy đó làm cơ sở để phân tích quan hệ hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - các nước châu Phi trong giai đoạn từ năm 1986 đến nay. - Dự báo triển vọng và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế thương mại, đầu tư kinh tế Việt Nam - các nước châu Phi trong thời gian tới. 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu mối quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - các nước châu Phi (từ 1986 đến nay) trong sự tác động của tình hình thế giới và khu vực dẫn đến việc điều chỉnh chiến lược mới của các nước châu Phi đối với châu á, Đông Nam á (trong đó có Việt Nam) và sự đổi mới đường lối đối ngoại của Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian, đề tài nghiên cứu đối tượng bắt đầu từ năm 1986 Đại hội lần thứ VI của Đảng - là mốc quan trọng đánh dấu bước chuyển sang thời kỳ đổi mới đất nước. Đổi mới toàn diện, đồng bộ từ kinh tế, chính trị đến tư tưởng, xã hội - trọng tâm là đổi mới về kinh tế. Đảng cộng sản chủ trương mở cửa nền kinh tế để hoà nhập với bên ngoài, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường. Với mong muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, sẵn sàng hợp tác với các quốc gia, các tổ chức quốc tế và khu vực vì sự ổn định, thịnh vượng và phát triển chung. Về không gian, được xác định cụ thể là nghiên cứu toàn diện mối quan hệ hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - các nước châu Phi. Quan hệ Việt Nam - các nước châu Phi mối quan hệ song phương và đa phương. Vì vậy trên cơ sở khái quát tình hình chung, đề tài đi vào phân tích quan hệ kinh tế thương mại cụ thể giữa Việt Nam và các nước châu Phi. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam với một số nước như Nam Phi, Algerie, Ma rốc, Ai Cập, Nigeria, Tanzania, Madagasca, Senegal, Libya,...). Đây là những đối tác kinh tế chủ yếu của Việt Nam với các nước châu Phi. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu, nguồn tài liệu sử dụng 5.1. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 8 - Luận văn dựa trên nền tảng lý luận chung là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm cơ bản của Đảng ta về quan hệ quốc tế để giải quyết những vấn đề mang tính lý luận đặt ra trong quá trình thực hiện đề tài. - Luận văn sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu cơ bản: phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và các phương pháp cụ thể như: Phân tích, so sánh, tổng hợp... 5.2. Nguồn tài liệu sử dụng - Nguồn tài liệu lấy từ kết quả nghiên cứu của các viện nghiên cứu: Viện nghiên cứu châu Phi và Trung Đông, Viện Kinh tế thế giới... - Các tài liệu của Thông tấn xã, Thư viện Quốc gia, Học viện Quan hệ quốc tế, các Webside của Bộ Ngoại giao, Bộ Thương mại... - Các bài phát biểu, tuyên bố, trả lời phỏng vấn của các quan chức chính phủ Việt Nam, các nước châu Phi được đăng trên các báo, tạp chí (Báo Nhân dân, báo Thương mại, báo Đầu tư...). - Các bài viết đăng trên các báo và tạp chí (Tạp chí Quốc tế, Tạp chí Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam á, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới...). 6. Những đóng góp của luận văn Là công trình khoa học nghiên cứu toàn diện và đầy đủ về quan hệ hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - các nước châu Phi từ năm 1986 đến nay. - Đề tài nêu được những nền tảng căn bản mà trên đó hình thành và phát triển mối quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam với các nước châu Phi đồng thời làm sáng tỏ thực trạng của mối quan hệ này đúng như nó đã và đang diễn ra. - Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập chuyên ngành và các ngành có liên quan. 9 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có ba chương: Chương 1. Những nhân tố tác động đến quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam với các nước châu Phi (từ năm 1986 đến nay). Chương 2. Quá trình phát triển của quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam với các nước châu Phi (từ năm 1986 đến nay). Chương 3. Một số nhận xét về quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam với các nước châu Phi (từ năm 1986 đến nay). B. Nội dung Chương 1 Những nhân tố tác động đến quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam với các nước châu Phi (Từ NĂM 1986 đến nay) 1.1. Sự thay đổi của cục diện thế giới vào những thập niên cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXi Chiến tranh lạnh kết thúc đã kéo theo sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống XHCN ở Đông Âu, cùng với sự suy yếu của Mỹ là sự trỗi dậy của Tây Âu, Nhật Bản, Trung Quốc và sự phân hoá của các nước thế giới thứ ba. Chính điều này đã có ảnh hưởng rất lớn đến tầm nhìn chiến lược của các quốc gia trên thế giới. Các quốc gia không còn đứng trên lập trường đối đầu quyết liệt nữa mà thay vào đó là đối thoại, hợp tác hướng tới toàn cầu hoá. Sự sụp đổ của hệ thống thế giới lưỡng cực đã buộc các quốc gia, trước hết là các cường quốc vào tình thế phải nhìn nhận và xây dựng lại đường lối phát triển và vị thế chiến lược của mình trong khi điểm tựa cho việc hoạch 10 định chính sách là trật tự thế giới cũ đã bị phá vỡ còn trật tự thế giới mới lại chưa rõ ràng đối với nhận thức của chủ thể. Thực tế thì trật tự thế giới mới được hình thành sau chiến tranh lạnh kết thúc đã được các nhà nghiên cứu đánh giá như một trạng thái quá độ của thế giới sang cấu trúc đa cực hoặc gọi là "nhất siêu đa cường". Hiện nay, sự vươn lên của Mỹ để thực hiện cái gọi là trật tự thế giới "đơn cực" do Mỹ lãnh đạo. Mỹ cho rằng, với sức mạnh tổng hợp của mình, Mỹ hoàn toàn có thể thực hiện được mưu đồ này. Song, âm mưu của Mỹ không dễ gì mà đạt được, bởi vì Mỹ không phải là quốc gia duy nhất tồn tại trên thế giới, cho nên xét đến cùng, sự vận động phát triển của Mỹ cũng không nằm ngoài sự vận động và phát triển của thế giới, không nằm ngoài ranh giới của các mối quan hệ quốc tế. Và trên thực tế hiện nay, từ các xu hướng vận động khách quan của các mối quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh lại đang nổi bật lên tính chất đa cực của cục diện thế giới, nhất là về kinh tế. Tính đa cực đó đang được thể hiện trước hết trong quan hệ giữa các nước lớn. Ngoài Mỹ, các cường quốc thế giới, các trung tâm quyền lực khác đang ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn, hoặc về kinh tế - thương mại, hoặc về chính trị - quân sự trong đời sống xã hội loài người. Ngoài các cường quốc lâu đời đã xuất hiện các cường quốc mới nổi lên ở những khu vực khác nhau như: Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, Tây Âu... những nước này ngày càng tỏ ra độc lập hơn trong quan hệ với Mỹ, chứ không cam chịu là "đối tác lép vế" của Mỹ. Thời kỳ này đặc điểm nổi bật là cuộc chạy đua vừa công khai, vừa không công khai giữa các nước để giành lấy quyền lực trong tương lai và cuộc chạy đua này đang diễn ra trong xu thế hoà bình vừa hợp tác, vừa kiềm chế lẫn nhau. Có thể thấy rõ khi chiến tranh lạnh kết thúc, hầu hết các nước đều theo đuổi mục tiêu ổn định và phát triển, đặc biệt là tập trung vào phát 11 triển kinh tế cho dù thế giới còn tồn tại nhiều nhân tố bất ổn định chưa xác định rõ ràng, các cuộc xung đột và chiến tranh cục bộ xảy ra ở một số nơi, song xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển đang là xu thế nổi trội hiện nay của thế giới. Bên cạnh đó, xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá đã trở thành xu thế chủ đạo của thế giới sau chiến tranh lạnh. Làn sóng toàn cầu hoá đã và đang tập hợp các quốc gia trong các tổ chức của khu vực và sự liên kết giữa khu vực này với khu vực khác đang diễn ra sôi động ở khắp mọi nơi trên thế giới. Toàn cầu hoá mà trước hết là toàn cầu hoá về kinh tế đã có những tác động sâu sắc, ảnh hưởng lớn đến các lĩnh vực khác của đời sống quốc tế. Tính tuỳ thuộc của các quốc gia ngày càng tăng, một quốc gia, một dân tộc không thể một mình giải quyết nổi những vấn đề mang tính chất toàn cầu, mà ngược lại phải có sự hợp tác và phối hợp của nhiều nước nhiều quốc gia khác nhau. Bởi vậy, mỗi quốc gia dân tộc trong bước tiến nhằm khẳng định vai trò, vị thế của mình trên trường quốc tế đều chịu sự chi phối mạnh mẽ của làn sóng toàn cầu hoá. Toàn cầu hoá cuốn theo tất cả các nước phát triển, cũng như các nước đang phát triển, thậm chí cả các nước chậm phát triển, cho dù toàn cầu hoá tạo ra sự không cân xứng về nhiều mặt giữa các nước giàu với nước nghèo, giữa các lĩnh vực kinh tế và văn hoá. Nhưng trước xu thế đó tất cả các quốc gia đều phải chấp nhận bước vào một "sân chơi" chung mà hoàn toàn không có quyền lựa chọn. Chúng ta đều biết kinh tế đã trở thành sức mạnh tổng hợp của các quốc gia là động lực chính của xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá. Trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế, nền kinh tế thế giới đã dần chuyển sang phát triển theo chiều sâu, ứng dụng những thành tựu mới của cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Tất cả các nước đều thi hành chính sách mở cửa, kinh tế thị trường trở thành phổ biến trên thế giới. Quá trình giao lưu hội nhập kinh tế giữa các quốc gia ngày càng chặt chẽ. Tiền, kỹ thuật, thông tin, hàng hoá hầu như 12 không còn bị cản trở bởi ranh giới quốc gia nữa, dường như không gian và thời gian đang dần bị thu hẹp lại. Trong thời kỳ chuyển tiếp này, các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển đều phải cố gắng để thích nghi với cục diện quốc tế. Chiều hướng chung là thi hành một chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá, tập hợp đồng minh, liên kết bạn bè trên cơ sở cùng có lợi, coi việc cải thiện và tăng cường quan hệ với các nước láng giềng và khu vực, đồng thời mở rộng quan hệ với tất cả các nước lớn, các trung tâm chính trị - kinh tế trên thế giới. Trong bối cảnh đó, các nước đều nhận thấy vấn đề cấp bách hàng đầu là phải ra sức tận dụng mọi điều kiện để có thể tập trung phát triển kinh tế, giải quyết những khó khăn, khủng hoảng bên trong. Cách đặt vấn đề về an ninh, quốc phòng và kinh tế cơ bản cũng đã trở nên khác trước. Sức mạnh tổng hợp của các quốc gia không chỉ tuỳ thuộc chủ yếu vào sức mạnh chính trị, quân sự mà còn phụ thuộc vào sức mạnh kinh tế, kinh tế đang ngày càng đóng vai trò nổi bật hơn so với trước kia. Lợi ích của kinh tế đã trở thành động lực chính trong các mối quan hệ quốc tế song phương và đa phương, chính nhu cầu phát triển kinh tế đã vừa là động lực thúc đẩy các nước tiến hành cải thiện và phát triển quan hệ hợp tác, vừa là nhân tố làm gia tăng tình trạng cạnh tranh kinh tế, giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. Nhìn chung, bắt đầu từ những năm 1990 thế giới đã bắt đầu bước sang thời kỳ mới, xu thế mới. Xu thế xung đột đối đầu từ những thời kỳ trước đã không còn phù hợp nữa mà thay vào đó là xu thế đối thoại, hợp tác để cùng nhau phát triển hoà bình lại đang dần giữ vai trò chủ đạo của bối cảnh thế giới hiện nay. 13 Chính sự thay đổi của bối cảnh quốc tế đã đặt ra vấn đề để các quốc gia, dân tộc phải tự điều chỉnh, tìm kiếm chiến lược phát triển phù hợp cho riêng mình. Mỗi quốc gia, dân tộc tuỳ thuộc vào điều kiện và khả năng nội lực của mình để khai thác và tiếp nhận những tác động tích cực, và hạn chế những mặt tiêu cực do khu vực hoá và toàn cầu hoá đem lại. Nhưng có một điều chắc chắn rằng các quốc gia, dân tộc không chỉ đơn thuần thực hiện các điều chỉnh về kinh tế - xã hội mà còn tiến hành cải cách cả hệ thống hoàn chỉnh về nền chính trị an ninh của đất nước để phù hợp với sự phát triển của thời đại. Trước những tác động mạnh mẽ của bối cảnh quốc tế mới, Việt Nam đã tiến hành cải cách đất nước, đổi mới đường lối đối ngoại từ Đại hội Đảng năm 1986, đưa đất nước phát triển theo đúng xu thế của thời đại. Không riêng gì Việt Nam, đối với các quốc gia ở khu vực châu Phi cũng vậy. Sự thay đổi của cục diện thế giới đã làm cho tình hình chính trị, kinh tế ở các quốc gia châu Phi khởi sắc hẳn lên. 1.2. Tình hình châu Phi và chính sách đối ngoại của các nước châu Phi 1.2.1. Những thay đổi về chính trị, kinh tế - xã hội ở châu Phi Trong tiến trình phát triển của nhân loại, châu Phi đã đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nơi đây được xem là cái nôi của loài người, vùng Đông Phi được xem là điểm xuất phát của quá trình chuyển biến từ vượn thành người, đây cũng là cái nôi của nền văn minh nhân loại, với những nền văn minh phát triển rực rỡ, đặc biệt là văn minh Ai Cập với những kim tự tháp kỳ vĩ và bí ẩn. Châu Phi - một châu lục lớn với tổng diện tích hơn 30 triệu km2, chiếm 1/3 diện tích đất liền của toàn cầu, hơn 800 triệu dân. Châu Phi là châu lục lớn thứ 3 thế giới sau châu á, châu Mỹ. Châu Phi có vị trí địa chính trị rất quan trọng, giàu tài nguyên khoáng sản, đất đai phì nhiêu còn chưa được khai thác. Hiện châu Phi có 17 loại khoáng sản có trữ lượng đứng đầu thế giới 14 như: kim cương, vàng, cô ban, crôm, uranium, dầu mỏ, khí đốt...; chiếm tới 70% trữ lượng cô ban, trên 50% platium, gần 50% kim cương, 10% dầu khí, 67% vàng. Bên cạnh đó nguồn nông sản của châu Phi cũng hết sức giàu có như ca cao, cây có sợi, đậu tương... Với tất cả những gì mình có, châu Phi đã trở thành miền đất hứa của tất cả các nước đế quốc xâm lược, kẻ nào cũng muốn chiếm được khu vực giàu có này. Vì vậy, mà trong tiến trình phát triển lịch sử của mình châu Phi đã sớm trở thành nơi tranh giành của chủ nghĩa thực dân. Ngay từ những thập niên đầu tiên của thế kỷ XIX lần lượt từ người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha cho đến người Anh, Pháp đã tiến hành "tranh giành châu Phi" và kết quả là các quốc gia châu Phi đã lần lượt trở thành các nước thuộc địa hay phụ thuộc, phải chịu ách áp bức bóc lột của chủ nghĩa thực dân Anh và Pháp. Cho nên mặc dù châu Phi có nhiều tài nguyên, khoáng sản và đã có những bước tiến khổng lồ trong lĩnh vực văn hoá, nhưng dưới ách áp bức nặng nề và chính sách khai thác dã man của thực dân phương Tây cho nên đời sống của nhân dân châu Phi vẫn hết sức đói nghèo, lạc hậu. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Phi phát triển mạnh mẽ, đỉnh cao là năm 1960, 17 nước ở Tây Phi, Đông Phi và Trung Phi đã giành được độc lập, được lịch sử ghi nhận là "năm châu Phi". Phát huy tinh thần đấu tranh, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc vẫn tiếp tục diễn ra trong những năm tiếp sau đó, và cuối cùng nhân dân các nước châu Phi cũng đã giành được thắng lợi trong công cuộc đấu tranh đánh đổ nền thống trị của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ, mang lại hoà bình, độc lập cho người dân châu Phi. Ngay sau khi thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, các nước châu Phi đều bắt tay ngay vào công việc xây dựng, phát triển đất nước, mặc dù còn những khó khăn, thử thách như: nợ nần chồng chất, bệnh tật, nội 15 chiến kéo dài liên miên, mâu thuẫn sắc tộc,tôn giáo... Trước bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực thay đổi, các nước châu Phi không ngừng tìm kiếm các giải pháp để khắc phục những khó khăn, đồng thời tìm ra con đường để phát triển đất nước; với sự giúp đỡ nhiệt tình của cộng đồng quốc tế, cũng như các tổ chức quốc tế. Các nước châu Phi đã tiến hành cải cách đất nước và bước đầu đã đạt được những thành tựu đáng kể. Trong lĩnh vực chính trị, những cải cách từ thập niên 1990 đã mang lại nhiều thay đổi đáng kinh ngạc tại khu vực này. Hầu hết các nước châu Phi đều học tập mô hình phương Tây chuyển sang chế độ dân chủ đặc biệt là sau khi Liên Xô sụp đổ. ở nhiều nơi chế độ chính trị mới đã được thiết lập, bầu cử đa đảng được tiến hành. Nếu vào năm 1988 các nhà nước một đảng và các chính phủ độc tài quân sự nắm vị trí chủ đạo ở châu Phi (29 nước theo chế độ một đảng, 10 nước theo chế độ độc tài quân sự) thì đến năm 1999 hệ thống chính trị ở châu Phi đã có những biến đổi sâu sắc. Vào thời điểm này các cuộc bầu cử theo chế độ đa đảng đã tăng lên, các thể chế chính trị độc tài đã giảm chỉ còn 3 nước. Đến năm 1995 có rất nhiều nước châu Phi đã tổ chức được các cuộc bầu cử cạnh tranh tự do và công bằng một cách hợp pháp. Chúng ta có thể kể đến sự thắng lợi của Nelson Mandela năm 1994, là vị tổng thống da màu đầu tiên lên nắm quyền ở Nam Phi, nhờ cuộc đấu tranh lâu dài và quyết liệt chống chế độ phân biệt chủng tộc của nhân dân Nam Phi. Đa số các nước châu Phi xây dựng nhà nước theo thể chế cộng hoà tổng thống đa đảng.Từ năm 1990 đến nay có 40 quốc gia thi hành chế độ dân chủ đa đảng. Năm 1999, Nigiêria là nước Tây Phi đầu tiên tiến hành bầu cử tổng thống đa đảng, đặt dấu chấm hết cho sự thống trị độc tài quân sự tồn tại từ năm 1963. Angiêri đã tiến hành bầu cử quốc hội đa đảng năm 1997. Cộng hoà Nam Phi tổ chức thành công cuộc tổng tuyển cử đa đảng lần thứ 2 vào năm 1999. Nhiều nước châu Phi đã thành lập hội nghị toàn quốc và hội đồng 16 tối cao trên cơ sở tham gia của nhiều lực lượng chính trị khác nhau. Một số nước còn tham gia trưng cầu dân ý để từ bỏ chế độ một đảng. Nhìn chung cải cách chính trị ở châu Phi trong những năm 1990 đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận. Kết quả của việc chuyển đổi sang chế độ chính trị dân chủ đa đảng tuy không đồng đều trong châu lục, song xu thế dân chủ hoá chính trị đang là xu thế nổi trội và thắng thế ở châu Phi.Tuy nhiên, việc chuyển qua chế độ đa đảng và kinh tế thị trường cũng có tính tích cực và hạn chế của nó. Một trong những cải cách có ý nghĩa gần đây là việc thành lập Nghị viện châu Phi theo mô hình EU nhằm đảm bảo sự tham gia đầy đủ của người dân trong điều hành phát triển và hội nhập kinh tế. Liên minh châu Phi đã thúc đẩy, nâng cao dân chủ và tinh thần trách nhiệm thông qua việc thực hiện các chính sách và tiêu chuẩn nhằm đem lại sự ổn định chính trị, phục vụ cho tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Bên cạnh những cải cách về chính trị, các nước châu Phi cũng đã có rất nhiều nỗ lực để ngăn chặn xung đột vũ trang, xây dựng hoà bình và gìn giữ an ninh trên châu lục của mình. Cơ chế giải quyết xung đột hữu hiệu nhất của châu Phi hiện nay là Liên minh châu Phi (AU) và Tổ chức đối tác mới cho sự phát triển ở châu Phi (NEPAD). Năm 2004 AU đã tiến hành hội nghị cấp cao và tại đây đã chính thức thành lập các cơ quan quan trọng như: Hội đồng hoà bình và an ninh châu Phi (PSC), Nghị viện châu Phi, Toà án châu Phi vì quyền con người và quyền các dân tộc. Hội đồng hoà bình và an ninh châu Phi theo kế hoạch sẽ thành lập lực lượng thường trực để bố trí tại năm khu vực của châu Phi, nhằm can thiệp, ngăn chặn các cuộc xung đột, giải quyết các cuộc khủng hoảng nhân đạo, điển hình như ở Xu đăng, Côngô, Bờ Biển Ngà... NEPAD cũng đặt ra mục tiêu xây dựng các trung tâm giải quyết xung đột địa phương, triển khai 17 xây dựng các hệ thống cảnh báo xung đột ở các địa phương, các quốc gia, các tiểu khu vực và tiến tới là trên toàn châu lục. Như vậy, với sự giúp đỡ tận tình của cộng đồng quốc tế, các tổ chức, các khu vực và sự nỗ lực không ngừng của mình tình hình chính trị đã có những tiến triển đáng mừng, căng thẳng được giảm đi, nhiều điểm nóng được hạ nhiệt, hoà bình còn chưa chắc chắn nhưng cũng đã tạm dịu đi ở một số điểm nóng của khu vực. Châu Phi đã và đang trên đà thành công trong việc tạo ra được môi trường an ninh hoà bình của khu vực, đây chính là một trong những điều đã tạo ra sức hút của châu lục này, làm cho châu Phi trở nên mạnh mẽ hơn. Trong lĩnh vực xã hội: sau khi giành được độc lập điều được các quốc gia châu Phi quan tâm nhất đó chính là vấn đề đời sống xã hội của châu lục, bởi vì với một thời gian dài sống trong tình trạng bóc lột của thực dân, người dân châu Phi đã phải chịu một cuộc sống nghèo đói khổ cực, dịch bệnh hoành hành, sống dưới mức sống của một con người. Cho nên việc cải cách xã hội cũng đã được đặt ra một cách cấp bách, điều thay đổi trước trên đáng được ghi nhận đó là sự công nhận về quyền tự do, dân chủ của công dân nói chung và việc đề cao quyền và vị thế của phụ nữ nói riêng ở nhiều quốc gia châu Phi. Tỉ lệ phụ nữ tham gia vào các cơ quan quyền lực nhà nước và các tổ chức chính trị ở châu Phi ngày càng được tăng lên. Nữ tổng thống đầu tiên đã được bầu ra ở Libêria năm 2006 là một điều đáng mừng cho phụ nữ ở châu lục này. Châu Phi cũng đang phấn đấu để đạt được mục tiêu thiên niên kỷ (MDGS) mà châu lục này đã đưa ra vào năm 2002 tại Hội nghị thượng đỉnh Thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc, trong đó các nước này đã đề ra 8 mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đã được 189 quốc gia tán thành và phải được hoàn thành vào 2015. Đó là: 18 1. Xoá bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói; giảm một nữa tỷ lệ dân có mức sống dưới 1 USD mỗi ngày, giảm một nửa tỷ lệ người dân bị thiếu đói. 2. Đạt phổ cập giáo dục tiểu học: đảm bảo cho tất cả trẻ em trai và trẻ em gái học hết tiểu học. 3. Tăng cường bình đẳng giới và nâng cao năng lực, vị thế cho phụ nữ, xoá bỏ sự phân biệt giới tính trong học đường ở cấp tiểu học và trung học tốt nhất vào năm 2005 và tất cả các cấp vào năm 2015. 4. Giảm tỉ lệ tử vong trẻ em: Giảm 2/3 tỉ lệ tử vong ở các bà mẹ trong giai đoạn từ 1990 - 2015. 5. Nâng cao sức khoẻ cho bà mẹ. 6. Phòng chống HIV/AIDS sốt rét và các bệnh khác. Ngăn chặn và cố gắng đẩy lùi sự lây lan của HIV/AIDS vào năm 2015, ngăn chặn, đẩy lùi tỉ lệ mắc bệnh sốt rét và các bệnh nguy hiểm khác. 7. Đảm bảo bền vững về môi trường. Đưa ra các nguyên tắc phát triển bền vững vào các chính sách và chương trình quốc gia; Đẩy lùi tình trạng thất thoát về tài nguyên môi trường. Giảm 1/2 tỉ lệ người dân không được tiếp cận thường xuyên với nước sinh hoạt hợp vệ sinh vào năm 2015, cải thiện đáng kể cuộc sống của ít nhất 100 triệu người sống ở các khu vực dân cư nghèo vào năm 2020. 8. Thiết lập mối quan hệ đối tác toàn cầu vì mục đích phát triển. Trong lĩnh vực kinh tế: chính những tiến bộ đạt được về mặt chính trị xã hội đã có những tác động đến sự thay đổi về mặt kinh tế. Mặc dù đã giành được độc lập nhưng nền kinh tế của châu Phi đang còn chứa đựng đầy rẫy những bất cập đó là: Tình trạng quản lí yếu kém của các chính phủ châu Phi, cơ cấu kinh tế bất hợp lý, bất bình đẳng, do nợ nần chồng chất, do nghèo đói dịch bệnh, lạc hậu thiếu tri thức đang bao trùm lên 19 số đông dân cư ở khu vực. Do vậy sau khi chiến tranh lạnh kết thúc vào đầu thập niên 1990 cũng là lúc châu Phi cần đến sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế và các tổ chức trong khu vực, đồng thời châu Phi phải chấp nhận những điều kiện của các thể chế tài chính quốc tế, và các nhà bảo trợ nước ngoài để bước vào kỷ nguyên mới như thay đổi chính sách kinh tế, thực hiện tự do hoá, mở cửa thị trường cho luồng vốn đầu tư quốc tế và tư bản trong nước chảy và giảm bớt vai trò của nhà nước trong quản lí kinh tế. Chương trình cải cách được thực hiện từ năm 1990 ở các nước châu Phi, với hai mục tiêu: tăng trưởng kinh tế, giảm đói nghèo. Năm 1991, Tổ chức thống nhất châu Phi (OAU) quyết định thành lập Cộng đồng kinh tế châu Phi. Mục tiêu chung của tổ chức này là thiết lập một thị trường chung châu Phi trong đầu thế kỷ XXI. Dự kiến đến năm 2015 cả châu Phi sẽ có một thị trường nội bộ, một Ngân hàng TW và một đồng tiền thống nhất. Năm 2001, 53 nước châu Phi đã tham gia chương trình “Chương trình đối tác mới vì sự phát triển châu Phi” viết tắt là NEPAD. Nhờ những biện pháp trên, đến giữa những năm 90 nền kinh tế các nước châu Phi bắt đầu có những dấu hiệu lạc quan. Kinh tế châu Phi đã có mức tăng trưởng 3,3%, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5% (năm 1996), lạm phát đang được kiềm chế...thâm hụt ngân sách giảm xuống 1,7% GDP thấp nhất trong vòng 10 năm qua. Môi trường đầu tư trở nên tốt hơn, ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến "châu lục đen" do những yếu tố hấp dẫn của nó. So với nhiều khu vực chỉ số cạnh tranh dù còn thấp nhưng cũng đã có những thay đổi tích cực. Ngày càng có nhiều nước lên bậc về thứ hạng cạnh tranh Ghana năm 2004 đứng thứ 68 tăng 3 bậc so với năm 2003... Tuy còn có nhiều những mặt hạn chế trong chiến lược phát triển kinh tế, nhưng nhìn vào những tiến bộ mà các nước châu Phi đã và đang đạt được làm cho nhiều nước, nhiều tổ chức trên thế giới hoàn toàn có cơ sở để tin vào tương lai của 20 một mối quan hệ hợp tác phát triển tốt đẹp với châu lục này. Nhờ vào sự phát triển và thay đổi theo xu thế của thời đại hội nhập, mà châu Phi đã dần khẳng định được vai trò và vị thế của mình trên trường quốc tế, đưa châu Phi trở thành một châu lục mạnh, xứng đáng với những tiềm năng sẵn có của mình. Trong những năm gần đây, kinh tế châu Phi có những bước tăng trưởng khá cao, bỡnh quõn 6%/năm, ngay khi đối mặt với suy thoái kinh tế năm 2009 thỡ Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) vẫn dự báo mức tăng trưởng GDP của châu Phi có thể đạt 4,9%. Chính điều này đó và đang hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư, nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh việc kinh doanh, trao đổi thương mại với thị trường châu Phi. 1.2.2. Chính sách đối ngoại của các nước châu Phi Sau chiến tranh lạnh kết thúc, tình hình quốc tế có nhiều sự thay đổi. Đối thoại, hợp tác giữa các nước, các khu vực trở thành xu thế chung của thời đại. Nhân tố khách quan đó đã buộc các nước châu Phi tiến hành cải cách đất nước trên tất cả các lĩnh vực, thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở. Vì vậy, từ thập kỷ 1990 các nước châu Phi tích cực cải cách kinh tế, mở cửa hội nhập chuyển qua nền kinh tế thị trường, đề ra nhiều sáng kiến trong việc đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại cũng như thay đổi các chính sách thương mại và đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ. 1.2.2.1. Chính sách thay thế nhập khẩu và hạn chế thương mại ở các nước châu Phi Bắt đầu từ nhập niên 1950, và đặc biệt trong suốt hai thập niên 1960 và 1970, hầu hết các nước đang phát triển lựa chọn chiến lược thay thế nhập khẩu. Mục tiêu là sản xuất các hàng tiêu dùng trước đó phải nhập khẩu từ bên ngoài. Tuy thế nhập khẩu được xem là biện pháp phục hồi kinh tế và giảm sự phụ thuộc vào các thế lực thực dân bằng cách đa dạng hoá cơ cấu sản xuất. 21 Các chiến lược này thực hiện kèm với chính sách hạn chế thương mại và bảo hộ mạnh các ngành công nghiệp non trẻ trong nước. Giống như các nước đang phát triển, các quốc gia châu Phi đã đặt chính sách thay thế nhập khẩu làm trọng tâm của chiến lược phát triển trong thập niên 1960 và 1970. Châu Phi đã phát triển các ngành sản xuất hàng hoá tiêu dùng như xay bột mì, sản xuất đường, các nhà máy đóng gói thực phẩm và đồ uống, chế biến cà phê. Ngành công nghiệp dệt cũng được phát triển mạnh ở nhiều nước châu Phi. Một số nhà máy sản xuất thép cũng được xây dựng. Các ngành khác cũng phát triển như sản xuất các máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp nhỏ, công nghiệp sản xuất sơn và các nhà máy cơ khí lắp ráp. Chiến lược phát triển thay thế nhập khẩu cho phép châu Phi đạt tốc độ phát triển cao vào cuối thập niên 1960 và đặc biệt trong thập nhiên 1970. Tốc độ tăng trưởng GDP công nghiệp trung bình đạt 5,5% trong giai đoạn 1970 1980. Sau đó đạt mức âm trong giai đoạn 1980 - 1984 ( - 2%) và trong giai đoạn 1984 - 1987 tăng trưởng rất thấp (0,4%). Tỷ trọng các ngành sản xuất trong cơ cấu GDP tăng mạnh, mặc dù nông nghệp vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong các nền kinh tế châu Phi, và vai trò của công nghiệp tăng nhanh. Sự phát triển của các ngành chế tạo làm tăng cung lao động trong ngành công nghiệp. Do vậy chiến lược thay thế nhập khẩu đã cho phép các quốc gia đặt nền móng đầu tiên cho sự nghiệp hiện đại hoá cơ cấu kinh tế thuộc địa. Tuy nhiên, chính sách thay thế nhập khẩu đã sớm bộc lộ hạn chế giống như ở các nước khác trên thế giới. Lưu ý rằng các ngành thay thế nhập khẩu phát triển mạnh trong thập niên 1970 nhờ giá nguyên liệu quốc tế tăng mạnh, do vậy Chính phủ các nước đang phát triển sử dụng nguồn thu từ xuất khẩu nguyên liệu thô để hỗ trợ cho các ngành thay thế nhập khẩu. 22 Cuộc khủng hoảng nợ đầu những năm 1980 đã đặt dấu chấm hết cho chiến lược thay thế nhập khẩu, và Chính phủ các nước châu Phi bắt đầu hướng đến chính sách thúc đẩy xuất khẩu. 1.2.2.2. Chính sách tự do hoá thương mại, tự do hoá nhập khẩu, thúc đẩy xuất khẩu của các nước châu Phi Đầu thập niên 1980, các chương trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế (SAPs) của châu Phi bắt đầu được triển khai với chiến lược mở cửa kinh tế. Từ giữa thập niên 1980, hầu hết các nước châu Phi áp dụng các chương trình điều chỉnh cơ cấu thông qua hỗ trợ của IMF và World Bank. Chính sách thương mại của châu Phi cũng thay đổi mạnh mẽ theo các chương trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Tự do hoá thương mại quốc tế được đẩy mạnh với việc giảm các hàng rào thuế quan và giảm thuế nhập khẩu. Chính sách mở cửa ngoại thương có 3 phần có quan hệ chặt chẽ với nhau là tự do hoá hội nhập, thúc đẩy xuất khẩu và hội nhập kinh tế quốc tế. a. Tự do hoá nhập khẩu, cắt giảm hàng rào bảo hộ thương mại ở các nước châu Phi Đối với tự do hoá nhập khẩu, các quốc gia châu Phi đã thực hiện giảm hàng rào phi thuế quan và giảm thuế nhập khẩu đáng kể. Về thuế nhập khẩu: Bắt đầu từ thập niên 1980 và đặc biệt từ nửa cuối thập niên 1990 đến nay, các quốc gia châu Phi trong nỗ lực tự do hoá ngoại thương dưới sức ép của Mỹ, EU và các cam kết hội nhập WTO đã thực hiện cắt giảm thuế quan đối với hàng nhập khẩu. Vào năm 1900, IMF đã đánh giá 75% các nước châu Phi thuộc nhóm các nước có chính sách hạn chế thương mại, đến năm 2005, chỉ còn 14% các nước châu Phi thuộc nhóm này [55,114]. Để cắt giảm thuế quan nhập khẩu, nhiều bước đi đã được thực hiện. Thứ nhất là việc giảm số lượng các thuế suất, phần lớn các nước châu Phi hiện nay đã giảm số lượng các loại thuế suất xuống còn từ 4 - 5 mức thuế. 23 Thứ hai là việc giảm sự phân tán của thuế quan đã được các quốc gia châu Phi tiến hành mạnh mẽ vào nửa cuối thập niên 1990. Mặc dù hiện nay, vẫn còn một số trường hợp đặc biệt như Nam Phi (và các nước thành viên SACU) với mức thuế quan dao động từ 0 - 72%, hiện Nigeria với mức thuế quan từ 0 - 200%. Bước thứ ba cắt giảm mức thuế suất có hiệu lực trung bình đã được hầu hết các quốc gia thực hiện, đặc biệt từ giữa thập niên 1990 đến nay. ở Tây Phi, các nước thuộc khối UEMOA đã áp dụng chế độ thuế quan chung để thành lập liên minh thuế quan Tây Phi. Các nước thành viên như Benin. Burkia Faso. Bờ Biển Ngà, Mali, Niger, Senegal và Tôgo đã giảm thuế quan trung bình xuống còn 12% trong giai đoạn 1994 - 1998, với khoảng dao động là 0 - 20%. Chỉ có Nigeria là nước Tây Phi duy nhất với tỷ lệ thuế quan trung bình ở mức cao là 30%, và mức thuế tối đa lên đến 150%. Các nước thành viên khối ECOWAS đã quyết định áp dụng chế độ thuế quan chung (CET) giống như UEMOA, tuy nhiên chế độ này chưa được thực hiện đầy đủ. Một số nước như Ghana và Ghinê đang tiếp tục triển khai các chương trình tự do hoá thương mại song phương nên vào thời điểm 2002, mức thuế quan trung bình đã là 14,6% ở Ghana và 6,5% ở Ghinê. Tuy nhiên Ghana vẫn có mức thuế tối đa rất cao, lên đến 27,9% ở Trung Phi, các nước khối CEMAC như Cameroon, CH Trung Phi, Chad, Congo, Ghinê xích đạo và Gabon đã thực hiện giảm thuế nhập khẩu trung bình xuống còn ở mức 18%, thuế nhập khẩu dao động trong khoảng 0 - 30%. ở Đông Phi và Nam Phi, nhiều quốc gia đã giảm thuế nhập khẩu xuống ở mức thấp như Madagascar (5,7%), Malawi (13,4%), Rwanda (9,9%), Uganda (18,3%), Zambia (14%). Tuy nhiên còn nhiều nước có mức thuế trung bình cao trên 20% như Djibouti (30,8%) và Seychells (28,3%) ở các quốc gia Nam Phi còn lại như Botswana, Lesotho, Mozambique, Namibia, 24 Nam Phi và Swaziland đều giảm mức thuế trung bình xuống khoảng 11,4% vào năm 2002. Mặc dù trong thời gian qua, tốc độ cắt giảm thuế quan ở châu Phi khá nhanh, thuế nhập khẩu ở các nước châu Phi vẫn bị xem là tương đối cao so với các nước đang phát triển khác. Ta thấy mức thuế quan trung bình khi áp dụng MFN của châu Phi đã giảm trong giai đoạn 1997 - 2004, giảm từ 21,6% xuống còn 17,2%. Tuy nhiên đến nay vẫn còn khá cao so với các nước đang phát triển khác và cao hơn nhiều so với mức trung bình của các nước đang phát triển (11,6%). Đối với hàng rào phi thuế quan, các nước châu Phi là những nước áp dụng rất nhiều hàng rào phi thuế quan trong việc hạn chế nhập khẩu từ bên ngoài. Các công cụ áp dụng bao gồm giá tối thiểu cho nhập khẩu, các loại phí, các công cụ chống phá giá, các công cụ đối kháng, yêu cầu thanh toán trước, áp dụng tỷ giá hối đoái đa dạng, hạn chế hối đoái, các quy định về điều khoản thanh toán, không áp dụng quy chế cấp phép tự động, các loại hạn ngạch, hạn chế xuất khẩu tự nguyện, quy định thông quan chặt chẽ, các kiểm soát, hàng rào kỹ thuật và các dạng hạn chế khác theo các số liệu gần đây nhất, hàng rào phi thuế quan ở các nước châu Phi cao gấp 4 lần so với các nước công nghiệp hoá. Theo Marian L.Tupy (2005), tỷ lệ các hàng hoá nhập khẩu vào châu Phi phải chịu các biện pháp bảo hộ phi thuế quan ở châu Phi là 39% (đối với các nước thu nhập thấp) và 13,7% (đối với các nước có thu nhập trung bình). Trong khi tỷ lệ này ở các nước đang phát triển trung bình là 23,5% và đối với các nước thu nhập cao không phải là thành viên OECD là 9,4%. Đối với sản phẩm nguyên liệu thô cũng như sản phẩm chế tạo, châu Phi vẫn là châu lục có mức độ hàng rào bảo hộ phí thuế quan lớn nhất. Về các thủ tục hải quan: Thủ tục hải quan ở các nước châu Phi có đặc điểm là đòi hỏi rất nhiều chứng từ và hồ sơ, các thủ tục lạc hậu, mức độ tự 25 động hoá kém và đặc biệt ít ứng dụng công nghệ thông tin trong thủ tục hải quan, thiếu tính trong sáng rõ ràng, khả năng dự toán cũng như tính thống nhất ổn định, đồng thời cũng thiếu sự hỗ trợ của các cơ quan, chính phủ. Kết quả là các nhà nhập khẩu cũng như xuất khẩu rất tốn thời gian và tiền bạc cho thủ tục thông quan ở châu Phi. Thời gian chờ đợi trung bình ở cửa khẩu từ 10 - 30 ngày và hơn nữa là điều rất phổ biến ở châu Phi. Theo các cuộc khảo sát doanh nghiệp quốc tế năm 2002, 2003, 2004 và 2005 của Tổ chức Ngân hàng Thế giới (World Bank), châu Phi là châu lục có thời gian làm thủ tục thông quan xuất khẩu dài nhất thế giới. Thời gian cần thiết để thực hiện thông quan cho xuất khẩu ở châu Phi là 48.6 ngày, thời gian cần thiết cho thông quan nhập khẩu là 60.5 ngày. Trong khi thời gian này ở Đông á là 25.8 và 28.6 ngày, ở châu Âu và Trung á là 31.6 và 43 ngày, ở các nước OECD là 12.6 và 14 ngày. Cá biệt có những mức ở châu Phi thời gian chờ thông quan nhập khẩu lên đến 4 tháng như Burundi, CH Trung Phi, Chad [55,118] - Các thủ tục cần thiết cho xuất nhập khẩu ở châu Phi cũng phức tạp nhất thế giới. Số lượng chứng từ trung bình cần thiết cho nhập khẩu ở châu Phi là 12.8, số chữ ký của các cơ quan hành chính để thông quan nhập khẩu trung bình ở châu Phi là 30. Trong khi đó, số lượng chứng từ và chữ kỹ cần thiết cho thủ tục nhập khẩu ở Đông á là 10.3 và 9, ở OECD là 7 và 3.3. b. Thúc đẩy xuất khẩu Đối với thúc đẩy xuất khẩu, nhiều biện pháp mạnh đã được triển khai để khuyến khích khả năng xuất khẩu của các nền kinh tế châu Phi. Trước đó, xuất khẩu bị hạn chế bởi 5 cơ chế: Thuế nhập khẩu cao (gián tiếp ảnh hưởng đến xuất khẩu), giấy phép xuất khẩu, thuế xuất khẩu, giá tối thiểu và việc nâng giá đồng nội tệ. Các cuộc cải cách đã dỡ bỏ hầu hết các cơ chế này ở 26 nhiều quốc gia châu Phi. Hơn nữa, các quốc gia châu Phi đã dịch chuyển dần từ chính sách kiểm soát xuất khẩu sang chính sách thúc đẩy xuất khẩu. Trong bối cảnh nhiều quốc gia theo đuổi chiến lược phát triển hướng ngoại, một chính sách xuất khẩu hợp lý sẽ đảm bảo các nhà xuất khẩu có thể tiếp cận với nguồn nhập khẩu đầu vào ở mức giá cả của thị trường thế giới. Điều này đồng nghĩa với việc cung cấp quy chế tự do thương mại đối với hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên điều này là không thể đối với các nước châu Phi khi hầu hết các quốc gia này vẫn duy trì một mức độ bảo hộ nhất định thông qua các hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Để giải quyết mâu thuẫn này, các quốc gia châu Phi đã sử dụng cơ chế thương mại tự do cho xuất khẩu gián tiếp thông các biện pháp như giảm/miễn thuế nhập khẩu đầu vào cho các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu, xây dựng các kho ngoại quan cho đầu vào của các doanh nghiệp xuất khẩu, hay thành lập những khu chế xuất. Nhiều quốc gia châu Phi như Bờ Biển Ngà, Kenya, Madagasca, Mauritius, Nigeria, Senegal và Zimbabwe đã xây dựng và thực hiện các cơ chế giảm và miễn trừ thuế nhập khẩu đối với hàng nguyên liệu đầu vào cho xuất khẩu. Một số nước cũng áp dụng cơ chế hoàn thuế đối với nguyên liệu cho xuất khẩu. Tuy nhiên, đánh giá chung của nhiều chuyên gia nghiên cứu thì các cơ chế này chưa thực sự phát huy hiệu quả trong thúc đẩy xuất khẩu của các nước châu Phi do cơ chế quản lý còn yếu kém, dẫn đến chậm trong thủ tục giảm, miễn trừ hoặc hoàn thuế nhập khẩu, hoặc gây ra tình trạng tham nhũng, trốn lậu thuế. Nhiều quốc gia châu Phi khác cũng xây dựng các khu chế xuất, khu vực tự do thương mại hoặc thành lập các kho ngoại quan để hỗ trợ tiếp cận các nguồn nhập khẩu nguyên liệu đầu vào, máy móc tư liệu sản xuất cho các ngành xuất khẩu như Cameroon, Kenya, Lesotho, Liberia, Madagasca, Nigeria, Togo và Senegal. Tuy nhiên thành công nhất là các khu tự do thương 27 mại ở Mauritius. Quốc gia này đã sử dụng các khu tự do thương mại để thu hút đầu tư nước ngoài và xây dựng các cơ sở công nghiệp. Từ kinh nghiệm của Mauritius, có thể thấy khu vực tự do thương mại là một cơ chế có hiệu quả nhất trong thúc đẩy xuất khẩu, đặc biệt khi kết hợp với các chính sách hỗ trợ khác như xúc tiến thị trường, xây dựng cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 1.2.2.3. Chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của các quốc gia châu Phi Bên cạnh các nỗ lực hội nhập đa phương, nhiều sáng kiến hội nhập vùng đã được đề xuất trong bối cảnh nhiều quốc gia châu Phi đã được các nước công nghiệp hỗ trợ các ưu đãi tiếp cận thị trường. Sáng kiến đầu tiên là Công ước Lomé trong đó một nhóm các quốc gia châu Phi, Caribe và châu á Thái Bình Dương (ACP) được EU ưu đãi tiếp cận thị trường. Sau 25 năm, Công ước Lomé được chuyển thành Hiệp ước đối tác Cotonou (CPA) năm 2000. Các cam kết của CPA (bắt đầu năm 2002 và sẽ hoàn thành vào 2007) dựa trên Hiệp ước tương hỗ của WTO giữa EU và nhiều nhóm quốc gia của ACP. Các quốc gia châu Phi tham gia vào đàm phán CPA đang đứng trước nhiều thách thức. Thứ nhất, phải cơ cấu các quốc gia theo các nhóm vùng hợp lý để tham gia đàm phán với EU (đây là một khó khăn lớn vì toàn bộ các quốc gia châu Phi đều tham gia vào ít nhất một Hiệp ước thương mại vùng, và do vậy mỗi quốc gia chỉ được duy trì cơ chế thành viên của một Hiệp ước). Một khó khăn nữa là khi tham gia vào Hiệp ước tương hỗ đòi hỏi châu Phi phải tự do hoá thương mại rất nhiều, do vậy sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách và các ngành công nghiệp châu Phi sẽ chịu cạnh tranh từ các tập đoàn công nghiệp lớn của EU. Hai sáng kiến hợp tác kinh tế thương mại gần đây của các nước phát triển với châu Phi là chương trình “Everything but Arms” (EBA - Mọi thứ trừ vũ khí) của EU và điều luật Tăng trưởng và cơ hội cho châu Phi (AGOA) của 28 Mỹ. Dự kiến hai chương trình này sẽ thực hiện ưu đãi tiếp cận thị trường rất nhiều cho các nước châu Phi. Bên cạnh đó, các quốc gia châu Phi cũng đang rất nỗ lực xúc tiến hội nhập thương mại nội vùng châu Phi. Nhiều thảo ước hợp tác kinh tế và hội nhập vùng đã được thực hiện, theo đó các quốc gia mở rộng không gian kinh tế cho các hoạt động sản xuất, công nghiệp và thương mại của khu vực. Hiện nay ở châu Phi có 10 Hiệp ước hợp tác kinh tế thương mại vùng có cơ chế hoạt động, phạm vi mục tiêu khác nhau. Các hiệp ước có 4 nhóm hội nhập chính: ECOWAS, ECCAS, COMESA và SADC, còn các hiệp ước còn lại chỉ là các nhánh phụ của chúng. Điều đáng lưu ý là sự hội nhập chồng chéo của các quốc gia. Trong số 48 quốc gia châu Phi, có 26 là thành viên của ít nhất 2 Hiệp ước thương mại nội vùng, 15 thuộc ít nhất 3 hiệp ước thương mại nội vùng. Một quốc gia là thành viên của 4 hiệp ước (CH Dân chủ Congo). Những năm gần đây một số cơ chế hợp tác kinh tế thương mại tiếp tục được hình thành ở châu Phi, đáng chú ý nhất là Tổ chức châu Phi thống nhất (AU) với mục tiêu phát triển khu vực ổn định và an ninh và tổ chức đối tác mới cho sự phát triển ở châu Phi (NEPAD) đặt trong khuôn khổ của AU. Mặc dù nhiều nỗ lực tự do hoá thương mại nội vùng châu Phi đã được triển khai, hiệu quả của các chương trình này chưa cao và chưa tạo được tác động rõ rệt trong việc phát triển thương mại khu vực. Mậu dịch trong từng hiệp định thương mại vùng rất nhỏ do mức độ đồng nhất của các sản phẩm của các quốc gia thành viên rất cao trong khi mức độ đa dạng hoá của các sản phẩm lại rất thấp. Xuất khẩu của nội vùng châu Phi rất thấp và chỉ chiếm 9.5% tổng xuất khẩu khu vực. Trong khi xuất khẩu giữa các nước thành viên của từng Hiệp ước tự do thương mại cũng chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp (khoảng 10%). Tóm lại, có thể đánh giá chung về chính sách thương mại ở các nước châu Phi như sau: 29 Trong thời gian qua, chính sách thương mại của các nước châu Phi đã chuyển hướng rất rõ nét từ chính sách bảo hộ thay thế nhập khẩu sang chính sách tự do hoá thương mại, thúc đẩy xuất khẩu. Nhờ những cải cách mạnh mẽ như vậy, hoạt động ngoại thương của các nước châu Phi đã sôi động hơn, đóng góp cho phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo. Mặc dù mang lại một số thành công nhất định nhưng cải cách chính sách thương mại vẫn chưa đạt được những kết quả mong đợi. Mở cửa với thế giới bên ngoài không đưa đến tăng trưởng kinh tế cao và sự hội nhập cạnh tranh hơn vào nền kinh tế thế giới. Các nước châu Phi là châu lục có bảo hộ thương mại rất mạnh trên thế giới. 1.2.2.4. Chiến lược mới của các nước châu Phi đối với châu á và Đông Nam á Những chính sách tự do hoá thương mại mạnh mẽ, hoạt động xuất nhập khẩu của châu Phi trong thập niên qua đã có bước tăng trưởng mạnh mẽ. Mặc dù kim nghạch xuất nhập khẩu tăng nhưng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu không cao. Các nước phát triển là thị trường lớn nhất đối với các nước châu Phi, kể cả xuất khẩu và nhập khẩu. Trong những năm gần đây, vai trò của các nước phát triển trong quan hệ ngoại thương với các nước châu Phi bị giảm sút. Ngược lại, vai trò của các nước đang phát triển đối với các nước châu Phi lại có hướng tăng lên, ngày càng quan trọng trong xuất khẩu của các nước châu Phi, mặc dù xuất khẩu của khu vực sang các nước phát triển vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tính chung, các nước đang phát triển đặc biệt là châu á là thị trường xuất khẩu năng động nhất của các nước châu Phi và luôn có mức tăng trưởng nhanh trong những năm gần đây. Các nước châu Phi cũng tăng nhập khẩu từ các nước đang phát triển, mặc dầu các nước đang phát triển vẫn chiếm hơn một nửa tổng nhập khẩu của châu lục. Trong đó, nổi lên là Trung Quốc. Chính sự thay đổi về địa lý trong hoạt động ngoại thương của các nước châu Phi đã đưa đến những vấn đề quan trọng trong hoạt động chính sách của châu lục này, đặc biệt là các thoả thuận đàm phán thương mại Doha của 30 WTO. Xét về khía cạnh tiếp cận thị trường, các quốc gia châu Phi có mối quan tâm lớn đến cải cách thương mại ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Nếu xu hướng tự do hoá thương mại tiếp diễn thì dự báo khi tự do hoá theo vòng đàm phán Doha được hoàn thành, các nước đang phát triển sẽ chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều trong xuất khẩu của các nước châu Phi. Tăng nhập khẩu từ các nước đang phát triển sẽ mang lại nhiều tác động tích cực cho nền kinh tế của các nước châu Phi. Nhờ nhập khẩu nên các hàng hoá tiêu dùng và hàng hoá trung gian rẻ hơn, đồng thời chuyển giao công nghệ và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước châu Phi cũng có xu hướng tăng hơn. Trên thực tế các nước đang phát triển đã nổi lên là một nguồn cung cấp lớn đầu tư trực tiếp cho các nước châu Phi. Trong suốt hàng chục năm từ thập niên 1970 đến cuối thập niên 1990, các nước đang phát triển châu á chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu xuất khẩu và nhập khẩu của các nước châu Phi. Trong 3 thập kỷ đó, xuất khẩu sang châu á (không tính Nhật Bản) của các nước châu Phi chỉ dao động với tỷ lệ 3 - 4% trong tổng xuất khẩu của châu lục, còn nhập khẩu từ châu á (không tính Nhật Bản) cũng chiếm một tỷ trọng không đáng kể khoảng 7% trong tổng xuất khẩu của các nước châu Phi. Từ cuối những năm 1990 đến nay, châu á đang nổi lên trở thành một thế lực lớn trong ngoại thương của các nước châu Phi. Tỷ trọng các nước đang phát triển ở châu á trong tổng xuất khẩu của các nước châu Phi tăng dần từ 4,2% năm 1990 lên 12,6% năm 2000 và 13,3% năm 2004. Đồng thời, nhập khẩu từ châu á trong tổng nhập khẩu của các nước châu Phi cũng tăng từ 6,9% năm 1990 lên 12,9% năm 2000 và 16,5% năm 2004. Trong số các nước đang phát triển ở châu á, Trung Quốc là thị trường lớn nhất đối với các nước châu Phi (cả xuất khẩu và nhập khẩu). Từ năm 1990, tỷ trọng của thị trường Trung Quốc trong tổng xuất khẩu của các nước 31 châu Phi chỉ tăng từ 1% lên 3% năm 2000 và 6,3% năm 2004. Cũng trong thời kỳ đó, nhập khẩu từ Trung Quốc cũng tăng từ 2% tổng nhập khẩu của châu Phi năm 1990 lên 4% năm 2000 và 7,1% năm 2004. Như vậy, từ những thực trạng trên, chính sách thương mại của các nước châu Phi đã có những thay đổi rõ rệt nhất là việc đề cao vai trò của châu á trong đó có các nước ở Đông Nam á. Đặc biệt, trong những năm gần đây, với những bước phát triển mới của các nước ASEAN trong đó có Việt Nam, ASEAN cũng trở thành bạn hàng đáng tin cậy của các nước châu Phi bên cạnh những nước như Trung Quốc, Nhật Bản ở châu á. Từ năm 1986 đến nay, tiếp nối truyền thống quan hệ ngoại giao với Việt Nam, các nước châu Phi mở rộng hơn quan hệ hợp tác với Việt Nam trên mọi lĩnh vực, nhất là việc đẩy mạnh quan hệ thương mại từ những năm 90 của thế kỷ XX. 1.3. Chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với các nước châu Phi Bước vào thập kỷ 80, Việt Nam “ đang ở trong tình trạng trầm trọng của cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội” [10,12]. Cũng trong giai đoạn này, tình hình thế giới có những biến động mạnh mẽ, xuất hiện những xu thế mới và những đặc điểm mới. Những xu thế đó vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với Việt Nam. Chúng ta muốn tiếp tục thực hiện thành công sự nghiệp cách mạng cũng như bảo vệ những thành quả mà chúng ta đã đạt được, thì yêu cầu đặt ra là phải đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, dần đi vào thế ổn định và phát triển, đồng thời phải phá thế bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch và thực hiện đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, đổi mới là giải pháp Việt Nam phải tính đến. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam (12/1986) được tiến hành đã mở đầu cho công cuộc đổi mới. 32 Trên cơ sở đánh giá những thành tựu và hạn chế trong thời gian qua, Đại hội đã đề ra những nhiệm vụ và mục tiêu cho chặng đường tiếp theo, trong đó, đổi mới công tác đối ngoại là một nội dung quan trọng đề ra đường lối đối ngoại rộng mở, xác định nhiệm vụ hàng đầu là “ tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc” [8, 99]. Đặc biệt, một trong những phương hướng chính sách về đối ngoại được thông qua tại Đại hội VI là “mở rộng quan hệ hợp tác với tất cả các nước trên nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình” [8, 99 - 100]. Mục tiêu của công tác đối ngoại của nước ta là “Phải củng cố và giữ vững hoà bình để tập trung sức xây dựng và phát triển kinh tế’’. Phương thức đấu tranh mới là “chủ động chuyển cuộc đấu tranh từ trạng thái đối đầu sang đấu tranh trong cùng tồn tại hoà bình với tất cả các đối tác chính”. Có thể nói, chính sách này của Việt Nam phù hợp với xu thế chung của thế giới nên đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ bạn bè quốc tế trong đó có nhân dân các nước châu Phi. Cùng với việc triển khai chính sách láng giềng và khu vực thân thiện, Việt Nam đã nâng cao quan hệ với các nước châu Phi lên một giai đoạn mới, sôi động và phong phú hơn. Nhất là từ sau khi chính thức tái thiết lập quan hệ kinh tế những năm 90 của thế kỷ XX. Từ đây, Việt Nam coi các nước châu Phi là đối tác rất quan trọng trong chính sách đối ngoại của mình, là nhân tố giúp cho Việt Nam có được uy tín quốc tế cao hơn và là một bạn hàng quan trọng giúp Việt Nam thu được những nguồn lợi kinh tế to lớn. Chính vì vậy, Việt Nam chủ trương thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở cả song phương và đa phương trên nhiều phương diện với các nước châu Phi, bằng cách tăng cường đối thoại chính trị và thúc đẩy hợp tác kinh tế trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi. Đặc biệt từ năm 1995 khi Việt Nam chính thức trở 33 thành thành viên của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN) thì quan hệ Việt Nam với các nước châu Phi lại càng có cơ hội để phát triển. Chính sách thương mại của Việt Nam đối với châu Phi được thể hiện rõ tại các kỳ Đại hội Đảng VII, VIII và IX. Với chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại, các nước châu Phi được xác định là thị trường mới, bạn hàng mới cần tập trung phát triển. Mặc dù còn gặp nhiều hạn chế trong phát triển quan hệ thương mại với các nước châu Phi như khó khăn về địa lý, thiếu thông tin thị trường, bạn hàng, tập quán buôn bán và khả năng thanh toán có hạn của các doanh nghiệp châu Phi, nhưng Chính phủ vẫn thể hiện sự quan tâm tới phát triển quan hệ thương mại với châu lục này thông qua bốn hướng ưu tiên quan trọng để thúc đẩy quan hệ hợp tác mọi mặt giữa Việt Nam và các nước châu Phi mà Thủ tướng Phan Văn Khải đã đề ra tại Hội thảo Việt Nam - châu Phi năm 2003. Bước vào thập kỷ 90, trong bối cảnh cục diện thế giới có nhiều thay đổi, tại Đại hội Đảng lần thứ VII vào tháng 7/1991, Đảng ta đã xác định chủ trương “Mở rộng, đa dạng hoá và đa phương hoá quan hệ kinh tế đối ngoại trên nguyên tắc giữ vững độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi, thu hút các nguồn lực bên ngoài để phát huy mạnh mẽ các lợi thế và nguồn lực bên trong”. Cùng với chủ trương đó, quan hệ thương mại giữa nước ta và các nước châu Phi, sau nhiều thập kỷ ở mức độ không đáng kể, đã thật sự bắt đầu được “khởi động” trong giai đoạn 1991 - 1995. Chỉ trong bốn năm từ năm 1991 đến năm 1995, kim ngạch thương mại giữa nước ta và các nước châu Phi tăng gấp ba lần, từ 15,5 triệu USD lên 45,9 triệu USD, đóng góp vào sự tăng trưởng chung của nền thương mại của cả nước. Đại hội Đảng lần thứ VIII vào tháng 6/1996 tiếp tục xác định những nhiệm vụ đặt ra cho công tác phát triển kinh tế đối ngoại của nước ta là: “Củng cố vị trí ở các thị trường quen thuộc, khôi phục quan hệ với thị trường truyền thống, tìm thị trường bạn hàng mới, giảm sự tập trung quá mức vào một vài thị 34 trường”. Giai đoạn 1996 - 2000. Việt Nam tiếp tục chủ động hội nhập quốc tế với tinh thần sẵn sàng là bạn và mong muốn hợp tác với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị, trên cơ sở đôi bên cùng có lợi, tôn trọng độc lập chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Thời gian này, cơ cấu bạn hàng của Việt Nam đã có sự thay đổi lớn. Thay thế cho Liên Xô cũ và các nước Đông Âu, những bạn hàng chủ yếu của nước ta là các nước châu á - Thái Bình Dương, Liên minh châu Âu, ASEAN và gần đây nhất là Mỹ. Bên cạnh đó, nước ta đẩy mạnh khai phá và mở rộng buôn bán với mọi khu vực thị trường khác trên thế giới, trong đó có các nước châu Phi. Buôn bán hai chiều Việt Nam - châu Phi tiếp tục tăng hơn bốn lần, từ 45,9 triệu USD năm 1995 lên 190,1 triệu USD năm 2000. Có thể nói bước vào thời kỳ 2001 - 2010, mối quan hệ thương mại Việt Nam với các nước châu Phi đã thực sự có được nền tảng cơ bản cho những bước phát triển tiếp theo. Đại hội Đảng lần thứ IX tháng 4/2001 một lần nữa khẳng định chủ trương “Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế ” theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Đảng chủ trương duy trì và mở rộng thị phần trên các thị trường quen thuộc, tranh thủ mọi cơ hội mở thị trường mới. Châu Phi nằm trong số những thị trường được quan tâm chú trọng phát triển: “Tiếp tục mở rộng quan hệ với các nước bạn bè truyền thống, các nước độc lập dân tộc, các nước đang phát triển ở châu á, châu Phi, Trung Đông và Mỹ la tinh, các nước trong Phong trào Không liên kết”. Thương mại hai chiều Việt Nam - châu Phi có bước tăng trưởng mạnh, đạt 911,4 triệu USD năm 2005, tăng gấp 5 lần so với mức 190,1 triệu USD năm 2000 [55,45]. Nhận thức rõ vai trò đặc biệt quan trọng của công tác xuất nhập khẩu trong sự nghiệp phát triển kinh tế của nước ta những năm đầu thế kỷ 21, tháng 9/2000, Chính phủ đã thông qua “Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu 35 thời kỳ 2001 - 2010”. Chiến lược này đã chỉ rõ mục tiêu chung của hoạt động xuất nhập khẩu thời kỳ 2001 - 2010 là: “Nỗ lực gia tăng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá, tạo công ăn việc làm, thu ngoại tệ, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng nâng cao tỷ trọng giá trị gia tăng, gia tăng sản phẩm chế biến và chế tạo, các loại sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ, về nhập khẩu chú trọng thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, nhất là công nghệ tiên tiến, bảo đảm cán cân thương mại ở mức hợp lý, tiến tới cần bằng kim ngạch xuất nhập khẩu; mở rộng và đa dạng hoá thị trường và phương thức kinh doanh, hội nhập thắng lợi vào kinh tế khu vực và thế giới”. Về thị trường xuất nhập khẩu, một trong những quan điểm chủ đạo đã được chiến lược khẳng định là. “Tìm kiếm các thị trường mới ở châu Mỹ La tinh, châu Phi”. Nghị quyết TW07 của Bộ Chính trị ngày 27/11/2001 về hội nhập kinh tế quốc tế cũng đã xác định một số nhiệm vụ cụ thể trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, trong đó nêu rõ: “Cũng như trong lĩnh vực chính trị đối ngoại, trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế cần giữ vững đường lối độc lập tự chủ thực hiện đa phương hoá, đa dạng hoá thị trường và đối tác, tham gia rộng rãi các tổ chức quốc tế ”. Một trong những hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy mạnh quan hệ thương mại Việt Nam với các nước châu Phi, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với thị trường châu Phi và đặt ra định hướng phát triển và tạo tiền đề cho giai đoạn sắp tới trong quan hệ Việt Nam - các nước châu Phi là việc Việt Nam tổ chức thành công Hội thảo “Việt Nam - châu Phi: Cơ hội hợp tác và phát triển trong thế kỷ 21” diễn ra từ ngày 28 30/03/2003. Hội thảo thực sự là mốc quan trọng trong lịch sử phát triển quan 36 hệ Việt Nam - các nước châu Phi đánh dấu sự thay đổi trong nhận thức về lợi ích, khả năng và triển vọng hợp tác của cả hai bên. Phát biểu tại Hội thảo, Thủ tướng Phan Văn Khải đã khẳng định: “Trong khi coi trọng quan hệ với các nước láng giềng, các nước khu vực và các nước lớn, Việt Nam chủ trương phát huy mối quan hệ hữu nghị với các nước bạn bè truyền thống trong hoàn cảnh mới, theo phương châm cùng nhau tạo dựng cơ hội và cùng nhau chia sẻ lợi ích hợp tác, Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn phát triển quan hệ với các nước bạn bè châu Phi”. Tại hội thảo, Thủ tướng cũng đã đề xuất 4 hướng ưu tiên quan trọng để đẩy quan hệ hợp tác mọi mặt giữa Việt Nam và châu Phi là: - Tăng cường và mở rộng quan hệ đoàn kết hữu nghị và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và các nước châu Phi về mọi lĩnh vực cùng có lợi, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau. - Ưu tiên thúc đẩy và mở rộng quan hệ kinh tế và hợp tác song phương, đa phương, trước hết về các lĩnh vực thương mại, đầu tư, nông nghiệp, lao động, chuyên gia, thông tin... tăng cường hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế mỗi nước, thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân. - Tăng cường trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng đất nước, xoá đói giảm nghèo, phát triển y tế, phòng chống bệnh tật, giáo dục và phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, khai thác có hiệu quả tài nguyên. - Kết hợp giữa quan hệ song phương và đa phương, tăng cường phối hợp với nhau tại các diễn đàn đa phương quốc tế, góp phần thúc đẩy quan hệ giữa các tổ chức tương ứng ở hai châu lục, phấn đấu cho hoà bình, hợp tác phát triển, cho mối quan hệ chính trị vì kinh tế quốc tế bình đẳng. 37 Bốn định hướng này có thể xem là trụ cột trong chính sách phát triển quan hệ Việt Nam - châu Phi, cụ thể hoá quan điểm của Đảng đề ra tại các kỳ Đại hội và chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2001 - 2010 đã được Chính phủ phê duyệt và phát triển quan hệ với các nước châu Phi. Tóm lại, bước vào thập kỷ này, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là hết sức rõ ràng và nhất quán: Tiếp tục chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ kinh tế đối ngoại. Trong quá trình đó, châu Phi là một khu vực thị trường tiềm năng nhất thiết phải được khai phá và phát triển đảm bảo đầu ra cho sản phẩm Việt Nam và đầu vào của nguyên, nhiên vật liệu phục vụ sản xuất trong nước, duy trì sự tăng trưởng bền vững cho nền thương mại cũng như nền kinh tế đất nước. 1.4. Quan hệ chính trị - ngoại giao giữa nước CHXHCN Việt Nam và các nước châu Phi Nhiều thập niên qua, quan hệ giữa Việt Nam với các nước châu Phi đã in đậm những dấu son tươi thắm về tình hữu nghị tốt đẹp trên các lĩnh vực: chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá, khoa học, kỹ thuật, hợp tác quân sự v.v... Vị trí và uy tín của Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới, nhất là cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã để lại những dấu ấn tốt đẹp trong lòng nhân dân các nước châu Phi. Quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước châu Phi là quan hệ giữa những người anh em cùng cảnh ngộ, được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt nền móng từ những năm 1920, khi người hoạt động tại Pari cùng các đồng chí châu Phi trong Hiệp hội các dân tộc bị áp bức ở á - Phi. Những điểm tương đồng về lịch sử và nguyện vọng cháy bỏng về độc lập dân tộc đã làm cho nhân dân ta và nhân dân các nước châu Phi thêm gắn bó. Gần 50 năm trước, chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam đã khích lệ nhân dân các dân tộc châu Phi đứng lên đấu tranh chống ách đô hộ 38 của thực dân, làm cho thập kỷ 60 của thế kỷ 20 trở thành thập kỷ châu Phi với hơn 20 nước châu Phi giành được độc lập. Trong suốt hai cuộc kháng chiến của nhân dân ta, nhân dân châu Phi luôn đứng bên cạnh Việt Nam cùng với các thành viên của “Phong trào Không liên kết” nhiệt thành ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa của Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế. Do đó, trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, quan hệ với các nước châu Phi vượt lên trên các mối quan hệ đơn thuần dựa trên lợi ích. Củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống với các nước châu Phi và phát huy tối đa ấy trong hoàn cảnh mới, còn là nghĩa vụ tình cảm, là trách nhiệm với quá khứ và thể hiện truyền thống thuỷ chung, trước sau như một của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên đến năm 1964, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các nước châu Phi mới chính thức được thiết lập với 7 nước ban đầu. như vậy, trước năm 1986 quan hệ ngoại giao của Việt Nam với các nước châu Phi chủ yếu là trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao, nhưng nó là cơ sở nền móng vững chắc cho quan hệ Việt Nam - các nước châu Phi ngày càng phát triển trên tất cả các lĩnh vực sau này nhất là từ khi Việt Nam thực hiện đổi mới đất nước (từ 1986 đến nay). Đại đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VI (12/1986) với đường lối đối ngoại đổi mới đã trở thành động lực thúc đẩy quan hệ Việt Nam với các nước châu Phi phát triển mạnh trên tất cả các lĩnh vực. Nếu như năm 1964 quan hệ ngoại giao Việt Nam - các nước châu Phi chính thức thiết lập chỉ được với 7 nước ban đầu thì đến nay đã tăng lên 48 nước trong tổng số 54 nước, trừ 6 nước chưa thiết lập quan hệ ngoại giao là Botswana, Comoros, Malawi, Trung Phi, Liberia và Swaziland. Việt Nam đã mở rộng quan hệ hợp tác với các nước châu Phi trong nhiều lĩnh vực khác thông qua kí kết các hiệp định khung và hợp tác kinh tế, thương mại, văn hoá, khoa học kỹ thuật.... Việt Nam và các nước châu Phi 39 cũng đã tích cực phối hợp trên các diễn đàn quốc tế như Phong trào Không liên kết, cộng đồng các nước có sử dụng tiếng Pháp, Liên Hợp Quốc và các diễn đàn quốc tế khác trong cuộc chiến tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, hợp tác và phát triển. Trước những thành tựu trong công cuộc đổi mới của Việt Nam, các nước châu Phi đã tỏ thái độ khâm phục, muốn trao đổi và học tập về đường lối xây dựng, phát triển đất nước của nước ta. Việt Nam đã quan tâm, hỗ trợ, đáp ứng những nhu cầu hợp tác vì sự nghiệp xây dựng và phát triển của phía bạn. Những năm qua các nước châu Phi đã đón nhận hàng nghìn lượt chuyên gia Việt Nam trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, ngân hàng, nông nghiệp sang hỗ trợ, giúp đỡ và trao đổi kinh nghiệm. Hiện nay, nước ta có các chuyên gia nông nghiệp, thuỷ sản làm việc tại Xênêgan, Côngô, Mađa gaxca, Bênanh... trong khuôn khổ hợp tác ba bên với sự trợ giúp tài chính của Tổ chức lương thực thế giới (FAO)... trong các quan hệ này, kinh tế được coi là lĩnh vực quan trọng nhất, ngày càng được mở rộng và mang lại kết quả thiết thực. Năm 2009 được Chính phủ xác định là năm trọng điểm trong quan hệ về lĩnh vực kinh tế - thương mại với chõu Phi. Chương trỡnh hành động quốc gia thúc đẩy quan hệ Việt Nam - châu Phi giai đoạn 2006 - 2010 đó được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trên cơ sở đó, ngày 05/03/2009, Bộ Công Thương đó ban hành Chương trỡnh hành động nhằm đẩy mạnh quan hệ kinh tế, thương mại với các nước châu Phi giai đoạn 2008 - 2010 Như thế, quan hệ chính trị ngoại giao giữa nước CHXHCN Việt Nam và các nước châu Phi ngày càng phát triển, nó cũng chính là cơ sở quan trọng để phát triển các mối quan hệ khác, trong đó quan hệ kinh tế thương mại là quan hệ hợp tác đạt nhiều kết quả nhất. Tiểu kết chương 1: 40 Như vậy, từ năm 1986 với đường lối đổi mới của Đảng, quan hệ ngoại giao Việt Nam với các nước châu Phi được khởi sắc, đặc biệt là từ năm 1990 đánh dấu một thời kỳ phát triển quan hệ kinh tế thương mại mới của Việt Nam với các nước châu Phi. Tạo điều kiện cho nền kinh tế đi lên của cả hai bên cũng như sự mở rộng quan hệ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. Đạt được điều đó là nhờ vào mối quan hệ truyền thống của nhân dân Việt Nam và nhân dân châu Phi từ trước. Chúng ta biết rằng, quan hệ giữa Việt Nam với các nước châu Phi ngày càng phát triển như vậy là do chính bản thân nó chịu nhiều tác động của các nhân tố bên trong và bên ngoài, trong đó mỗi nhân tố đều có vai trò, vị trí riêng tác động ở những mức độ khác nhau, góp phần vào việc quyết định quá trình vận động và chiều hướng phát triển của mối quan hệ. Có thể thấy, chính những thay đổi cơ bản về chính trị, xã hội, kinh tế ở các nước châu Phi là nhân tố đóng vai trò quyết định trực tiếp đến sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ Việt Nam - các nước châu Phi. Sự đổi mới đường lối đối ngoại của Việt Nam từ 1986 với những chính sách thiết thực là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của mối quan hệ Việt Nam - các nước châu Phi. Bên cạnh đó, sự chi phối mạnh mẽ của tình hình quốc tế, của khu vực là những nhân tố bên ngoài có ảnh hưởng rất lớn đến chiều hướng phát triển mối quan hệ Việt Nam - các nước châu Phi. Việc tìm hiểu những nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam - các nước châu Phi chính là cơ sở quan trọng để chúng ta tìm hiểu và lý giải những chủ trương, giải pháp của Việt Nam đưa ra nhằm thúc đẩy quan hệ Việt Nam với các nước châu Phi phát triển hơn nữa. 41 Chương 2 Quá trình phát triển của quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam với các nước châu Phi (từ năm 1986 đến nay) 2.1. Quá trình hình thành khung pháp lý cho phát triển thương mại của Việt Nam đối với các nước châu Phi Trong những năm gần đây thị trường châu Phi đang là mối quan tâm đặc biệt của Đảng, Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam nhằm đẩy nhanh xuất khẩu và tránh tình trạng bão hoà hàng hoá của Việt Nam trên một số thị trường truyền thống. Mặc dù quan hệ giữa Việt Nam và các nước châu Phi mới được phát triển mạnh từ thập kỷ 1990, đặc biệt là kể từ năm 2000 cho đến nay, nhưng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường này đã tăng mạnh. Chính phủ đang thực hiện các chính sách thương mại mang tính ưu đãi cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường châu Phi. Tuy nhiên, chính sách thương mại đối với thị trường châu lục này cũng đang gặp nhiều bất hợp lý, khiến các doanh nghiệp Việt Nam chưa phát huy được tiềm năng và lợi thế của mình để đẩy nhanh xuất khẩu. - Giao lưu chính trị, ngoại giao là cầu nối đầu tiên hình thành khung pháp lý cho hoạt động thương mại trên thị trường châu Phi. Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các nước châu Phi mới giành độc lập không ngừng mở rộng. Năm 1964 Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 7 nước châu Phi Hiện nay nước ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 48 trong tổng số 54 nước. Năm 2003 và 2004 có thể nói là năm thị trường châu Phi được quan tâm nhiều nhất từ trước tới nay. Việt Nam cũng đã đón hơn 20 đoàn đại biểu cấp cao của châu Phi sang thăm Việt Nam như đoàn của Tổng thống Buôckina Phaxô, của Phó Tổng thống Tandania, Tổng thống Gămbia, các Bộ 42 trưởng Thương mại Tandania, Namibia, Mađagaxca, Nigiêria - Bên cạnh đó, Việt Nam đã có 12 đoàn từ cấp Thứ trưởng trở lên đi thăm các nước châu Phi. Tiếp theo chuyến thăm châu Phi của Chủ tịch nước Trần Đức Lương vào tháng 10 năm 2002 là chuyến thăm 3 nước Môdămbich, Bênanh, Mađagaxca của Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa vào tháng 11 năm 2003 và chuyến thăm Nam Phi, Angiêri và Marôc của Thủ tướng Phan Văn Khải vào tháng 11 năm 2004. Những chuyến thăm này thể hiện quyết tâm của Đảng và nhà nước ta trong việc tăng cường hợp tác nhiều mặt với các nước châu Phi trước thềm thế kỷ XXI. Lần đầu tiên, lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam đã đi thăm một số nước và chính thức mở rộng quan hệ quốc phòng với các nước Ai Cập, Libi, Nam Phi, Môdămbich, Côngô, Namibia. Các cuộc đi thăm này là nhằm khảo sát khả năng hợp tác công nghệ quốc phòng, đàm phán để xuất khẩu vũ khí... - Ký kết các hiệp định văn bản để tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thương mại: Việt Nam đã ký với nhiều nước châu Phi như Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế thương mại, văn hoá và khoa học kỹ thuật; Hiệp định thương mại, Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư; Hiệp định tránh đánh thuế song trùng; Hiệp định và thỏa thuận về hợp tác chuyên gia giáo dục, y tế; Thoả thuận về hợp tác giữa Việt Nam - FAO và một số nước châu Phi; lập uỷ ban hỗn hợp về hợp tác với một số nước châu Phi. Trong các năm 2003 - 2004, Việt Nam đã ký 24 hiệp định, nghị định, biên bản ghi nhớ với các nước Angôla, Angiêri, Buôckina Phaxô, Marôc, Nam Phi, Môdămbich, Mađagaxca, Tandania..., trong đó tuyên bố chung về Đối tác vì hợp tác và phát triển giữa Việt Nam - Nam Phi do Thủ tướng Phan Văn Khải ký với Tổng thống Nam Phi Mbeiki (tháng 11/2004) là thoả thuận quan hệ đối tác đầu tiên Việt Nam ký kết với một nước châu Phi (sau khi Việt Nam ký quan hệ đối tác với Nhật, Nga, ấn Độ). Việt Nam là nước thứ hai ở châu á 43 (sau Nhật Bản) mà Nam Phi lập quan hệ đối tác liên Chính phủ và đây được đánh giá là một mốc lớn trong quan hệ hai nước. Bảng 1: Các quốc gia châu Phi ký Hiệp định khung kinh tế và Hiệp định thương mại song phương với Việt Nam Ký Hiệp định khung kinh tế Ký Hiệp định thương mại x x TT Tên nước Ngày định quan hệ ngoại giao Thương vụ Việt Nam 1 Dimbabwe 24/7/1981 2 Tanzania 14/2/1965 3 Namibia 21/3/1990 x x 4 Mozambique 25/6/1975 x x 5 Congo 16/7/1964 x x 6 Nam Phi 22/12/1993 x x 7 Tunidi 15/12/1976 x x x 8 Nigieria 25/5/1976 x x x 9 Marốc 27/3/1961 x x 10 Algeria 28/10/1962 x x x 11 Angola 12/11/1975 x x 12 Ghinea 9/10/1958 x x 13 Ai Cập 9/1963 x x 14 Ghine xích đạo x 15 Libya x x x Nguồn: Báo cáo Bộ Ngoại giao, Bộ Thương mại, 2005 44 - Trong Hội thảo Việt Nam - châu Phi năm 2003, đã có 3 Hiệp định được ký kết: Hiệp định về hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Xuđăng; Hiệp định hợp tác kinh tế, thương mại, văn hoá, khoa học và công nghệ giữa Việt Nam và Xiera Lêôn; Hiệp định thương mại Việt Nam - Namibia. Trong chuyến thăm 3 nước châu Phi của Phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa tháng 11/2003, Việt Nam đã tái ký Hiệp định thương mại với Môdămbich, nâng số Hiệp định thương mại đã ký kết với các nước châu Phi lên con số 15. Đến nay, Việt Nam đã ký Hiệp định thương mại với 19 nước châu Phi. Cụ thể, là Ghinê (1961), Ai Cập (1994), Angiêri (1994), Ghinê Xích đạo (1977), Môdămbich (1978), Angôla (1978), Libi (1983), Tunisia (1994), Nam Phi (2000), Nigêria (2000), Marôc (2001), Dimbabuê (2001), Cộng hoà Côngô (2002), Namibia (2003),... trong đó hầu như toàn bộ các Hiệp định đều có điều khoản dành cho nhau quy chế Tối huệ quốc về thuế quan. Đây là hành lang pháp lý cơ bản để các doanh nghiệp xúc tiến các hoạt động thương mại [55,5]. Những văn kiện này đã tạo khung pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp mỗi bên hoạt động. Cũng trong lĩnh vực thương mại, trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 27 đến ngày 30/4/2003, Bộ trưởng thương mại Nigiêria và Bộ trưởng thương mại Việt Nam đã ký Biên bản ghi nhớ về việc Việt Nam mỗi năm bán cho Nigiêria từ 150.000 đến 200.000 tấn gạo giai đoạn 2003 - 2005 với giá cạnh tranh. Trong chuyến thăm của Thủ tướng chính phủ (11/2004), Việt Nam và Angiêri đã thoả thuận những nguyên tắc khai thông vấn đề nợ tồn đọng trị giá trên 200 triệu USD từ năm 1975. Bộ Tài chính hai nước đang đàm phán về các vấn đề này. 45 Để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường châu Phi, tháng 4/2004 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án thành lập cơ quan thương vụ tại Marôc và Nigiêria năm 2005 tạo cầu nối cho doanh nghiệp hai nước hoạt động. Việt Nam cũng đặt thêm đại diện thương mại ở châu Phi để bảo đảm hoạt động giao lưu thương mại thêm hiệu quả. Bộ Xây dựng sẵn sàng hợp tác với các doanh nghiệp châu Phi trong các dự án phát triển đô thị, cải tạo khu chung cư cao tầng, làm nhà ở, trường học, bệnh viện, cầu đường, có thể xuất khẩu hoặc hợp tác kinh tế với doanh nghiệp nước sở tại đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gạch, tấm lợp, kính xây dựng, sứ vệ sinh v.v - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn kiến nghị thường xuyên mở diễn đàn trao đổi kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp và nông thôn giữa các nước châu Phi với Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực an ninh lương thực, xoá đói, giảm nghèo; cùng với FAO tổ chức hội nghị ba bên hàng năm để kiểm điểm công tác thực hiện các thoả thuận, xây dựng cơ chế cụ thể thông qua các Hiệp định song phương về quan hệ trao đổi hàng hoá nông sản để tạo thuận lợi cho buôn bán các mặt hàng của Việt Nam cần cho châu Phi như gạo, cà phê, đường, sữa, hạt tiêu. Bộ Tài chính đưa ra lộ trình về hợp tác tài chính với châu Phi gồm trao đổi thông tin tài chính, xác lập chính sách hợp tác tài chính cụ thể, xác lập hành lang pháp lý chặt chẽ, tiến đến hợp tác toàn diện trong lĩnh vực tài chính. Bộ Thuỷ sản khuyến nghị tăng cường trao đổi thông tin về các thị trường cá, kinh nghiệm quản lý, công nghệ chế biến hải sản, tìm kiếm các nguồn hỗ trợ hợp tác ba bên (FAO - Nam - Nam) về đào tạo cán bộ kỹ thuật, nhân viên hành chính, những người thực hiện các dự án dành cho châu Phi. Các nước châu Phi hiện có 8 cơ quan đại diện thường trú ngoại giao tại Hà Nội, Việt Nam mở 7 cơ quan đại diện ngoại giao tại Ai Cập, Angiêri, Libi, Nam Phi, Tanzania, Marốc và Nigeria.Từ thập kỷ 1990 đến nay, Việt Nam và các nước châu Phi đã trao đổi nhiều đoàn lãnh đạo cấp cao. Các hoạt 46 động xúc tiến hợp tác kinh tế, thương mại diễn ra liên tục. Ngày 25 - 5 - 2009 là năm thứ 4 “Ngày Châu Phi” được tổ chức tại Việt Nam. 2.2. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước châu Phi nói chung 2.2.1. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước châu Phi 2.2.1.1. Thực trạng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang châu Phi Việt Nam đã có những hoạt động xuất khẩu hàng hoá sang các quốc gia châu Phi từ năm 1991. Cùng với nỗ lực của Chính phủ, các doanh nghiệp Việt Nam, cộng đồng người Việt ở các nước châu Phi cũng giúp đỡ một cách có hiệu quả cho sự thâm nhập hàng hoá của nước ta vào khu vực này. Bằng sự nỗ lực từ nhiều phía, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang châu Phi tăng lên mạnh mẽ. Năm 1991, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang châu Phi là 13,3 triệu USD; năm 1995 kim ngạch xuất khẩu tăng lên 38,1 triệu USD, tăng so với năm 1991 là 286,4%; năm 2000 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi là 142,7 triệu USD, tăng gấp 10,7 lần kim ngạch xuất khẩu năm 1991; năm 2005 kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang châu Phi đạt tới 650 triệu USD, gấp 48,9 lần kim ngạch xuất khẩu năm 1991. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam châu Phi ở mức rất cao. Mức tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang châu Phi tăng nhanh hơn tốc độ tăng bình quân xuất khẩu của cả nước cùng thời kỳ. Kim ngạch xuất khẩu sang châu Phi thời kỳ 1991 - 1995, tăng trung bình là 49,9%; thời kỳ 1996 - 2000, tăng bình quân là 23,7%; thời kỳ 2001 - 2005, tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân là 42,7% và tốc độ tăng trung bình tổng kim ngạch xuất nhập khẩu là 41,54%. Trong đó, từ năm 2000 đến nay, có năm đạt mức tăng kim ngạch xuất khẩu rất cao như năm 2003 tăng 64,6%; năm 2004 tăng 92,7%; năm 2005 tăng 57,6%. Dù có mức tăng trưởng nhanh, nhưng thực tế chưa tương xứng với tiềm năng của hai bên. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang châu Phi còn chiếm tỷ 47 trọng quá nhỏ so với tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Năm 1991, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang châu Phi chiếm tỷ trọng 0,64% so với tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước; năm 1995 là 0,70%; năm 2000 tăng lên 0,91%; năm 2001 là 1,15%; năm 2002 là 0,78%; năm 2003 là 1,06%; năm 2004 là 1,56% và năm 2005 đạt tỷ trọng 2,01%. Hiện tại, kim ngạch buụn bỏn Việt Nam - châu Phi tăng trưởng nhanh, năm 2007 đạt 684 triệu USD, tăng 12% so với năm 2006. Năm 2008, Việt Nam xuất khẩu sang châu Phi trị giá hơn 1,33 tỷ USD và nhập khẩu 756 triệu USD, tăng 95% so với năm 2007. Như vậy, châu Phi vẫn còn là thị trường tiềm năng của Việt Nam. 2.2.1.2. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang châu Phi Trong thập kỷ 1990, mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam sang châu Phi là gạo. Điều đó xuất phát từ thực tế là nhiều nước châu Phi thường xuyên bị thiếu lương thực và hàng năm có nhu cầu nhập khẩu lương thực rất lớn. Các mặt hàng xuất khẩu khác vào châu Phi là hàng dệt may, giày dép, hạt tiêu, cao su... Những năm gần đây, Việt Nam đã xuất khẩu thêm các sản phẩm điện, điện tử, cơ khí, đồ nhựa, bột gia vị, tuy nhiên giá trị xuất khẩu chưa cao. Bảng dưới đây cho thấy 11 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường châu Phi đều có xu hướng gia tăng mạnh mẽ trong giai đoạn 2000 - 2004. Tuy nhiên, xuất khẩu gạo vẫn chiếm tới 63% kim ngạch xuất khẩu hàng hoá vào châu Phi năm 2000, 67% năm 2001, 40% năm 2002, 64% năm 2003 và năm 2004. Năm 2005, hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang châu Phi bao gồm: gạo, cà phê, chè, hạt tiêu, hàng may mặc, điện tử, đồ nhựa..., trong đó hàng gạo xuất khẩu được 1,8 - 2 triệu tấn/năm. Hàng dệt may có kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 60%/năm, hàng giày dép tăng trên 30%/năm. Bảng 2: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang châu Phi Tên hàng Cà phê 2000 2001 2002 2003 2004 2005 3,750 1,744 4,039 7,037 11,3 20,0 48 Gạo 83,343 106,349 41,673 128,210 249,5 400,7 Giày dép 9,643 7,742 9,015 8,360 17,0 23,7 Điện tử, linh kiện 12,151 10,954 18,997 15,914 29,7 37,5 Hàng dệt may 8,492 12,624 13,940 15,203 26,9 47,3 Rau quả 0,094 0,076 0,431 1,112 2,2 6,3 Thủ công mỹ nghệ 0,634 0,999 0,899 1,214 2,1 4,9 Hạt tiêu 6,007 6,635 4,807 8,710 10,8 13,5 Cao su 4,272 5,468 6,384 9,458 Nhựa 2,241 2,334 1,458 0,895 2,8 4,6 Than đá 1,122 2,265 1,134 2,294 2,7 5,5 Nguồn: Tổng cục Hải quan, 2005 Do trình độ còn thấp, các nước châu Phi có nhu cầu nhập khẩu rất lớn các loại máy móc phục vụ sản xuất, sản phẩm điện, điện tử, cơ khí, sản phẩm công nghệ cao, dược phẩm, may mặc. Năm 2001, nhóm hàng này chiếm tới 70% giá trị nhập khẩu của các nước châu Phi. Nhóm hàng nông sản chủ yếu là lương thực và thực phẩm chiếm 15% tổng kim ngạch nhập khẩu của châu Phi. Châu Phi chủ yếu nhập khẩu hàng hoá từ các nước Tây Âu (chiếm 49,2% tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2001), châu á đứng thứ hai, chiếm 18,8%, Bắc Mỹ đứng thứ ba chiếm 10,5%. Dựa vào nhu cầu nhập khẩu của châu Phi, có thể thấy những sản phẩm thuộc thế mạnh của Việt Nam còn khá trống trên thị trường châu Phi, đó là: nông sản, cà phê, hạt tiêu, hàng thực phẩm chế biến, dệt may, giày dép, thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ...Những mặt hàng này đều có khả năng cạnh tranh hơn các hàng hoá cùng chủng loại của các nước khác. Chẳng hạn, tại Nam Phi đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, mặc dù nước này xuất khẩu nhiều gỗ nguyên liệu nhưng lại có nhu cầu rất lớn về hàng gỗ chế biến, nhất là sản phẩm nội thất, như hàng của Việt Nam. Trong 16 thị trường đứng đầu châu Phi năm 2005, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có sự gia tăng đáng kể 49 về chủng loại, số lượng. Bảng sau cho thấy, chủng loại hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang các nước châu Phi năm 2005 lên tới trên 20 loại mặt hàng, chủ yếu là lương thực thực phẩm và hàng hoá tiêu dùng thiết yếu hàng ngày. Bảng 3: Xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang một số nước châu Phi năm 2005 (triệu USD) STT 1 Nước Nam Phi Các mặt hàng xuất khẩu Giá trị Chè, thực phẩm, lương thực, sản phẩm mây, tre, cói và thảm, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, giày dép các 111.778.157 loại, gỗ và sản phẩm gỗ, túi xách, ví, vali, mũ, càphê, đồ chơi trẻ em, hàng hoá khác. 2 Gạo, giày dép các loại, hàng dệt may, Bờ Biển Ngà hàng rau quả, sản phẩm chất dẻo, hàng hoá khác. 81.130.846 3 ăngôla Túi xách, ví, va li, mũ và ô dù, gỗ và sản phẩm gỗ, máy vi tính, dệt may, sản phẩm điện tử và linh kiện, sản phẩm mây, tre, cói và thảm, hàng hoá khác 76.189.282 Sênêgal Chè, thực phẩm, lương thực, sản phẩm mây, tre,cói và thảm, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, giày dép các loại, gỗ và sản phẩm gỗ, túi xách, ví, va li, mũ, cà phê, đồ chơi trẻ em, hàng hoá khác 41.893.558 5 Thực phẩm, chất dẻo, máy vi tính, sản Môzambich phẩm điện tử và linh kiện, giày dép các loại, hàng dệt may, hàng hoá khác 32.556.571 6 Cà phê, gạo, giày dép các loại, hàng dệt may, hải sản, rau quả, hạt tiêu, sản phẩm mây tre, cói và thảm, hàng hoá khác 30.899.154 4 Angiêri 50 7 8 9 10 11 12 13 14 Kênia Chè, thực phẩm, lương thực, sản phẩm mây, tre, cói và thảm, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, giày dép các 24.606.963 loại, gỗ và sản phẩm gỗ, túi xách, ví, va li, mũ, cà phê, đồ chơi trẻ em, hàng hoá khác. Ghana Túi xách, ví, va li, mũ và ô dù, gỗ và sản phẩm gỗ, máy vi tính, dệt may, sản phẩm điện tử và linh kiện, sản phẩm mây, tre, cói và thảm, hàng hoá khác 23.356.639 Tanzania Cà phê, gạo, giày dép các loại, hàng dệt may, sản phẩm mây, tre, cói và thảm, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, hàng hoá khác. 22.485.200 Libêria Túi xách, ví, va li, mũ và ô dù, gỗ và sản phẩm gỗ, máy vi tính, dệt may, sản phẩm điện tử và linh kiện, sản phẩm mêy, tre, cói và thảm, hàng hoá khác. 21.238.072 Nigiêria Cà phê, gạo, giày dép các loại, hàng dệt may, sản phẩm mây, tre, cói và thảm, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, hàng hoá khác. 17.773.839 Côngô Gạo, đồ chơi trẻ em, túi xách, ví, mũ và ô dù, sữa và sản phẩm sữa, dệt may, hàng hoá khác. 16.865.861 Marốc Chè, thực phẩm, lương thực, sản phẩm mây, tre, cói và thảm, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, giày dép các loại, gỗ và sản phẩm gỗ, túi xách, ví, va li, mũ, cà phê, đồ chơi trẻ em, hàng hoá khác. 10.859.516 Ai cập Sản phẩm mây, tre, cói và thảm, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, giày dép các loại, gỗ và sản phẩm gỗ, túi xách, ví, va li, mũ và ô dù, cà phê, đồ chơi trẻ 9.750.542 51 em, hàng hoá khác 15 Nigiê Cà phê, gạo, sản phẩm gỗ, giày dép các loại, hàng dệt may, hải sản, rau quả, hạt tiêu, sản phẩm mây, tre, cói và thảm, hàng hoá khác 16 Gabông Gạo, hải sản, sản phẩm chất dẻo, hàng hoá khác 8.372.036 8.367.671 Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam - Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong năm 2005 Việt Nam đã xuất khẩu 1,66 triệu tấn gạo tới thị trường châu Phi, trị giá 398,7 triệu USD, tăng 42% về lượng và 60% về trị giá so với năm 2004. So với tổng lượng gạo của Việt Nam xuất khẩu trong năm 2005 (5,25 triệu tấn) xuất khẩu gạo tới thị trường châu Phi đã chiếm 31,7% về lượng và 28,3% trong tổng kim ngạch (1,4 tỷ USD). Có thể nói, mặt hàng gạo của Việt Nam đã trở nên khá quen thuộc với người dân châu Phi. Trong năm 2005, các nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam tại thị trường châu Phi là Bờ Biển Ngà (336 nghìn tấn, trị giá gần 79 triệu USD), Nam Phi (252 nghìn tấn, trị giá hơn 57 triệu USD), Angola (248 nghìn tấn, trị giá 65 triệu USD) và Sênêgal (gần 180 nghìn tấn, trị giá hơn 39 triệu USD). Ngoài ra, các nước khác cũng đang nhập khẩu nhiều gạo của Việt Nam là: Môzambich, Tanzania, Kênia, Angiêri, Ghana và Cônggô. Về chủng loại gạo, hiện nay châu Phi chủ yếu nhập khẩu từ Việt Nam các loại gạo trắng 5% tấm, 15% tấm và 25% tấm. Năm 2005, có tới gần 50% gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị trường châu Phi là loại 5% tấm, 20% là gạo 15% tấm và có 15% là 25% tấm (tổng 3 loại này đã chiếm tới 85% trong tổng lượng gạo Việt Nam xuất khẩu tới châu Phi). Còn lại 15% là các loại gạo thơm và gạo nếp. Trong năm 2005, có tổng cộng 43 doanh nghiệp Việt Nam 52 tham gia xuất khẩu gạo tới thị trường châu Phi, trong đó Công ty Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất (gần 70 triệu USD). Bảng 4: Kim ngạch 10 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất sang chõu Phi năm 2007 Đơn vị: triệu USD TT 1 2 Mặt hàng Gạo Sản phẩm dệt may Kim ngạch 201,3 93,2 Tỷ trọng (%) Thị trường chính 30 Cốt-đi-voa (45,6), Ghana (39,7), Ăng-gụ-la (36,2), Congo (16,1), Tan-da-ni-a (15,6), Nam Phi (15,2), Mụ-dăm-bớch (9,3), Ca-mơ-run (7,5).. 14 Nam Phi (13,0), Ethiopia (9,8), Ăng-gụ-la (7,8), Ni-giờ-ri-a (6,2) Benan (5,9), Ma-đa-gỏt-xca (5,9), Mali (5,1)... 3 Cà phờ 78,2 11 An-giờ-ri (29,6), Ai Cập (16,5), Ma-rốc (14,0), Nam Phi (12,3), Tuy-ni-di (3,2) 4 Giày dộp cỏc loại 43,5 6 Nam Phi (37,9), Xu-đăng (2,6) 5 Máy vi tính, sản phẩm điện tử 33,7 5 Ai Cập (10,6), Ni-giờ-ri-a (6,7), Ma-rốc (5,6), Nam Phi (4,2) 6 Hải sản 30,0 4 Ai Cập (20,5), Ni-giờ-ri-a (1,6) 7 Hạt tiờu 29,4 4 Ai Cập (16,2), An-giờ-ri (3,2), Nam Phi (3,0) 8 Thuốc lỏ và nguyờn 12,6 2 Nam Phi (4,5), Sierra Leon (3,1) 53 phụ liệu 9 Than đá 11,2 2 Ai Cập (9,0), Nam Phi (2,2) 10 Sản phẩm chất dẻo 8,1 1 Gambia (2,0) Nguồn: Tổng cục Hải quan a) Gạo Nhỡn vào tỷ trọng của 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2007 (bảng 4), ta cú thể thấy gạo hiện vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào chõu Phi (chiếm 30% kim ngạch xuất khẩu), trong khoảng 5 năm tới thỡ gạo vẫn sẽ là mặt hàng xuất khẩu số một của ta do nhu cầu của châu Phi về gạo cao trong khi nguồn cung hạn chế. Mỗi năm châu Phi phải nhập khẩu hơn 1 tỷ USD mặt hàng gạo như vậy giá trị gạo xuất khẩu của Việt Nam chiếm xấp xỉ 1/5 lượng gạo nhập khẩu của châu Phi. b) Hàng dệt may Mặt hàng xuất khẩu quan trọng thứ hai của Việt Nam ở chõu Phi là dệt may. Trong năm 2005, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam tới thị trường châu Phi đã đạt trên 47 triệu USD, tăng gấp 2,3 lần so với năm 2004. Tương tự như với các sản phẩm điện tử, kim ngạch xuất khẩu dệt may tới thị trường châu Phi còn chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam (chỉ chiếm gần 1%). Đáng chú ý, hiện nay một mặt hàng thị trường có nhu cầu cao và đang được xuất khẩu khá mạnh tới châu Phi là màn tuyn chống muỗi, kim ngạch đạt hơn 30 triệu USD, chiếm 64,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may tới châu Phi. Về thị trường, hiện nay hàng dệt may của Việt Nam được xuất khẩu nhiều nhất tới Ăngôla (8,5 triệu USD), Etiopia (4,66 triệu USD), Kênia (4,51 54 triệu USD) và Nigiêria (4,2 triệu USD). Có tất cả 158 doanh nghiệp Việt Nam tham gia xuất khẩu hàng dệt may tới châu Phi trong năm 2005, trong đó có Công ty Cổ phần Dệt 10/10 đạt kim ngạch cao nhất (gần 31 triệu USD), với sản phẩm chủ lực là màn tuyn. Năm 2007, Việt Nam xuất khẩu khoảng 93 triệu USD hàng dệt may, chiếm 14% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào châu Phi. Hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang các nước Nam Phi, Ăng-gụ-la, Nigiờ-ri-a, E-ti-ụ-pi-a, Bờ-nanh, Ma-đa-gỏt-xca... Trong khi đó, các nước nhập khẩu mặt hàng này lớn ở châu Phi như Ma-rốc, Tuy-ni-di, Ai Cập thỡ ta xuất cũn khiờm tốn. Riờng 4 nước Nam Phi, Ma-rốc, Tuy-ni-di, Ai Cập năm 2006 nhập khẩu 7,6 tỷ USD chiếm 50% nhập khẩu mặt hàng này của châu Phi. Trong thời gian tới, các doanh nghiệp Việt Nam nên lưu ý khai thỏc cỏc thị trường giàu tiềm năng này. Sau hàng dệt may là cà phê, cà phê Việt Nam xuất chủ yếu sang các nước Bắc Phi như: An-giờ-ri, Ma-rốc, Ai Cập, Tuy-ni-di... Cần lưu ý rằng cà phờ cũng là mặt hàng xuất khẩu lớn của chõu Phi. c) Sản phẩm điện tử và máy tính Năm 2005, hàng điện tử, máy tính và linh kiện là nhóm hàng đạt kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 2 tới thị trường châu Phi, (khoảng 54 triệu USD), tăng mạnh so với với năm 2004 (tăng 48,8%). Tuy nhiên, nếu so với tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm sản phẩm này của Việt Nam, thị trường châu Phi còn chiếm một tỷ lệ rất thấp, chỉ đạt gần 4%. Với nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng của khu vực thị trường này, kim ngạch xuất khẩu nhóm sản phẩm này tới thị trường châu Phi sẽ còn nhiều tiềm năng tăng trưởng cao trong những năm tới. Ai Cập là thị trường lớn nhất cho xuất khẩu hàng điện tử, máy tính và linh kiện của Việt Nam. Riêng kim ngạch xuất khẩu tới thị trường này đã đạt gần 32 triệu USD, chiếm tới 59,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng 55 điện tử của Việt Nam tới châu Phi. Hàng điện tử của Việt Nam cũng đang được xuất khẩu tới các nước Marốc, Nigiêria, Nam Phi và Suđăng, nhưng kim ngạch đạt thấp hơn nhiều so với Ai Cập. Về chủng loại sản phẩm, trong năm 2005 các sản phẩm đèn hình tivi màu và tivi màu thành phẩm được xuất khẩu nhiều nhất tới thị trường châu Phi. Kim ngạch xuất khẩu đèn hình màu trong năm 2005 đạt trên 30,5 triệu USD, chiếm 56,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử tới thị trường này. Tiếp sau là tivi màu thành phẩm (18,5 triệu USD). Ngoài ra, một số sản phẩm khác đang được xuất khẩu nhưng với kim ngạch chưa cao gồm: máy in và phụ kiện (3,66 triệu USD), bóng đèn (766 nghìn USD), tụ điện, máy vi tính, thanh gạt mực, thẻ dò PCR, điện trở nhiệt v.v... Trong năm 2005, chỉ có 18 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hàng điện tử và linh kiện tới thị trường châu Phi, trong đó Công ty TNHH đèn hình Orion Hanel đạt kim ngạch lớn nhất (gần 30 triệu USD), với sản phẩm màn hình tivi màu xuất khẩu tới Ai Cập. d) Một số mặt hàng khác - Giày dép Giày dép là hàng hoá tiêu dùng chiếm vị trí quan trọng thứ ba trong số các hàng hoá xuất khẩu vào châu Phi. Năm 2000, kim ngạch xuất khẩu giày dép vào châu Phi đạt 9,643 triệu USD, năm 2005 đã tăng lên đạt khoảng 30 triệu USD, với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu năm 2005 là 30%/năm. Tại thị trường châu Phi, giày dép của Việt Nam hoàn toàn có thể cạnh tranh, thậm chí có sức cạnh tranh hơn hẳn về chủng loại và giá cả so với giày dép xuất xứ từ các nước khác. Sau một số năm suy giảm (như năm 2002 và 2003), từ năm 2004 đến nay giày dép của Việt Nam bắt đầu thâm nhập khá mạnh thị trường châu Phi, đặc biệt là thâm nhập thị trường Nam Phi. Theo thống kê của Bộ Thương mại, xuất khẩu giày dép sang Nam Phi trong 4 tháng đầu năm 2005 tăng rất cao, khoảng 175% và kim ngạch đạt 5,81 triệu USD. Thị trường châu Phi có nhu cầu khá đa dạng và rất nhiều chủng loại có thế mạnh sản xuất của 56 Việt Nam như giày thể thao, giày tennis, giày bóng rổ, giày luyện tập, giày thể thao có đế bằng cao su, plastic, da hoặc thuộc da, mũ bằng da thuộc hoặc nguyên liệu dệt... Hiện nay, giày dép Việt Nam xuất hiện nhiều ở các nước Nam Phi, Bờ Biển Ngà, Sênêgal, Môzambich, Algeria, Tanzania, Marốc, Ai Cập, Nigiêria... Tuy nhiên, để thâm nhập sâu vào thị trường rộng lớn này, giày dép Việt Nam vẫn gặp nhiều hạn chế. Theo Hiệp hội da giày Việt Nam, bước đầu giày dép Việt Nam đã thâm nhập sang một số thị trường châu Phi trọng điểm, nhưng kim ngạch xuất khẩu còn thấp và thất thường. Nếu làm tốt công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm đối tác phân phối hàng hoá..., giày dép Việt Nam mới thuận tiện trong phương diện thanh toán và tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu. - Dược phẩm Bên cạnh gạo, hàng dệt may, giày dép, dược phẩm có nhu cầu rất lớn trên thị trường châu Phi. Dược phẩm của Việt Nam có ưu thế về chất lượng và giá rẻ nên có thể chinh phục được thị trường rộng lớn này. Các mặt hàng được tiêu thụ mạnh là thuốc trị các bệnh thường gặp như thiếu vitamin, cảm sốt, kháng sinh và thuốc trị một số bệnh truyền nhiễm... Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu của các mặt hàng dược phẩm còn rất nhỏ. - Nhựa gia dụng Đây cũng là mặt hàng tiêu dùng đang có sức tiêu thụ mạnh tại châu Phi. Theo nhận định của Hiệp hội Nhựa Việt Nam, người dân châu Phi đang phải sử dụng những sản phẩm nhựa sản xuất thủ công, chất lượng và mẫu mã kém. Do đó, sản phẩm nhựa sản xuất tại Việt Nam hoàn toàn có khả năng thâm nhập vào thị trường này. Sản phẩm nhựa gia dụng hiện chỉ đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 - 2 triệu USD, chiếm tỷ lệ nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường châu Phi. 57 Nhìn vào cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang châu Phi có thể thấy diện mặt hàng xuất khẩu cũn hẹp và đơn điệu, tập trung vào một số mặt hàng như nông sản, giày dép, dệt may... Trong khi đó, tại các nước chõu Phi, hàng hoỏ rất thiếu thốn. Thực tế ta chưa khai thác hết các mặt hàng châu Phi có nhu cầu lớn như đồ điện, điện tử, đồ gia dụng, hàng tiêu dùng, thực phẩm, thực phẩm chế biến, đồ hộp, sản phẩm cơ khí nông nghiệp, sản phẩm nhựa, xe máy, xe đạp và phụ tùng, đồ chơi trẻ em, dược phẩm, thuốc chống sốt rét, màn chống muỗi... Đây là những mặt hàng ta có thế mạnh và hoàn toàn có khả năng xuất khẩu sang châu Phi. Theo thống kờ của WTO, hiện nay nhúm hàng chõu Phi nhập khẩu nhiều nhất là cỏc sản phẩm chế tạo (mỏy múc, thiết bị, dụng cụ...) với kim ngạch nhập khẩu năm 2007 đạt 241,5 tỷ USD. Tiếp đó là nhóm nhiên liệu khoáng sản (54,7 tỷ USD) và nhúm hàng nụng sản (49,6 tỷ USD). Đáng chú ý là trong 49,6 tỷ USD các mặt hàng nông sản này, thực phẩm đó chiếm 40,3 tỷ USD. Về phớa Việt Nam, theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang châu Phi năm 2008 gồm: gạo (587 triệu USD), sản phẩm dệt may (99 triệu USD), cà phờ (98 triệu USD), máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (41 triệu USD), giày dộp (37,7 triệu USD), hàng hải sản (85 triệu USD), hạt tiờu (32 triệu USD), săm lốp cỏc loại (22,4 triệu USD)... Mặc dù kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đó cú sự gia tăng đáng kể (95% so với năm 2007) nhưng về cơ cấu mặt hàng chưa có nhiều thay đổi, do đó nhu cầu đặt ra là phải đa dạng hóa các sản phẩm xuất khẩu để tiếp tục duy trỡ tốc độ xuất khẩu sang khu vực châu Phi mà Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh. 58 Tuy nhiờn, cũng phải nhỡn nhận một thực tế là nhiều nước châu Phi đánh thuế rất cao thậm chí là cấm các mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh nhập khẩu, ví dụ như Ni-giờ-ri-a đánh thuế rất cao đối với gạo nhập khẩu 2.2.1.3. Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam ở châu Phi Trong những năm đầu của thập niên 90 của thế kỷ trước, hàng hoá của Việt Nam mới bắt đầu thâm nhập vào một vài quốc gia châu Phi. Đây là chương trình của Chính phủ Việt Nam trả nợ Angiêri và Libi đối với các khoản vay ưu đãi, chủ yếu là mặt hàng xăng dầu, sau khi đất nước ta đã độc lập, thống nhất. Năm 1991, Libi và Angiêri là hai thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam chiếm tới 90% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi. Hình thức trả nợ xuất khẩu hàng tiếp tục đến năm 1998 khi Việt Nam đã cơ bản trả nợ xong hai quốc gia Angieri và Libi. Từ năm 1996 Việt Nam thực hiện quan hệ buôn bán hai chiều với nhiều quốc gia châu Phi. Đặc biệt từ năm 2000 đến nay thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam ở các nước châu Phi đã phát triển cả bề rộng và chiều sâu. Việt Nam đã phát triển thị trường châu Phi chủ yếu từ hai hướng: thứ nhất, từ Bắc Phi thông qua thị trường Ai Cập, Libi và thứ hai, từ Cộng hoà Nam Phi đến thâm nhập các quốc gia Nam Phi và Trung Phi. Nam Phi và Ai Cập cũng là hai thị trường lớn nhất của Việt Nam ở châu Phi. Năm 1991 thị trường xuất nhập khẩu Việt Nam ở châu Phi chỉ có ba nước, đến nay Việt Nam đã có quan hệ xuất nhập khẩu hàng hoá với hầu hết các quốc gia ở châu Phi. Từ năm 2003, thị trường châu Phi đã được Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam chú ý quan tâm nhiều nhất từ trước tới nay. Sau những chuyến viếng thăm thường xuyên của các nhà lãnh đạo cấp cao Việt Nam từ năm 2002 đến nay, nhiều hoạt động xúc tiến, nghiên cứu, tiếp cận thị trường châu Phi đã được tổ chức. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng có những nỗ lực trong việc thăm dò, khai phá thị trường châu Phi. Ngoài việc tháp tùng các đoàn lãnh đạo cấp cao, một 59 số doanh nghiệp đã tích cực tổ chức các đoàn đi khảo sát thị trường, đặc biệt tại Nam Phi, Ai Cập, các nước Tây Phi... Thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang các nước châu Phi thay đổi theo từng năm, từng giai đoạn. Ví dụ năm 2005, 10 thị trường lớn nhất của Việt Nam ở châu Phi là Nam Phi, Bờ Biển Ngà, Ănggôla, Ai Cập, Nigiê ria, Xênêgan, Môzambique, Angiêri, Tanzania, Ghana. Từ năm 2000, Nam Phi là bạn hàng lớn nhất của nước ta ở châu Phi. Buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và Nam Phi tăng nhanh. Đặc biệt xuất khẩu từ Việt Nam sang Nam Phi tăng nhanh từ 1,215 triệu USD năm 1992 lên 119,5 triệu USD năm 2007 chiếm 17% tổng xuất khẩu của Việt Nam vào châu Phi. Mặt hàng buôn bán giữa nước ta và Nam Phi tương đối phong phú về chủng loại. Có thể khẳng định rằng Nam Phi là cửa ngõ rất quan trọng để chúng ta có thể thâm nhập vào châu Phi. Thị trường lớn thứ hai của Việt Nam trong nhiều năm trước đây là Ai Cập. Ai Cập có nền ngoại thương lớn nhất khu vực Bắc Phi. Từ năm 1995 Việt Nam mới thực sự khai thác thị trường Ai Cập mặc dù kim ngạch xuất khẩu rất khiêm tốn, nhưng đã mở ra triển vọng thâm nhập khu vực Bắc Phi, sau đó kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Ai Cập tăng nhanh. Mặc dù có lúc kim ngạch xuất nhập khẩu giảm xuống và vị thứ có thay đổi như năm 2005, Ai Cập là thị trường đứng thứ tư trong 10 thị trường lớn nhất của Việt Nam ở châu Phi. Nhưng đến năm 2007, Ai Cập lại trở thành thị trường lớn thứ 2 sau Nam Phi. Ai Cập vẫn là thị trường tiềm năng lớn và cánh cửa quan trọng để Việt Nam thâm nhập thị trường châu Phi. Trong năm 2005 có điểm nổi bật là Bờ Biển Ngà trở thành thị trường lớn thứ hai ở châu Phi của Việt Nam. Năm 2000 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Bờ Biển Ngà rất khiêm tốn, mới đạt 1,57 triệu USD, năm 2004 tăng lên 41 triệu USD và năm 2005 đạt gần 94 triệu USD. Đây là thị trường có kim ngạch cũng như tốc độ tăng kim ngạch xuất nhập khẩu với 60 Việt Nam lớn nhất trong khu vực này. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu gạo sang Bờ Biển Ngà. Hàng Việt Nam nhập khẩu từ thị trường này chủ yếu là hạt điều và bông. Bảng 5: Xuất khẩu sang 10 thị trường chủ yếu ở chõu Phi, 2001 - 2007 Đơn vị: triệu USD Tên nước 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Nam Phi 29,1 15,5 22,7 56,8 111,8 100,7 119,5 Ai Cập 28,6 21,8 14,8 39,1 45,1 49,0 97,3 Ghana 4,7 8,6 15,3 31,7 23,4 38,2 53,3 Cốt-đi-voa 0 0 43,0 32,6 81,1 54,9 50,0 Ăng-gụ-la 28,1 20,7 29,8 34,9 76,2 55,0 49,4 An-giờ-ri 11,7 3,3 18,2 13,9 30,9 34,2 40,5 Ni-giờ-ri-a 8,1 9,4 10,5 11,3 17,1 32,9 32,9 Tan-da-ni-a 8,3 6,1 20,7 25,0 22,5 22,6 18,3 Ma-rốc 1,8 3,0 3,3 8,2 8,1 11,1 27,1 21,3 13,8 33,9 57,2 41,9 9,5 9,9 Sờ-nờ-gan Nguồn: Tổng cục Hải quan Kim ngạch xuất khẩu và mặt hàng xuất khẩu sang 10 thị trường lớn nhất của Việt Nam năm 2007 được thể hiện ở bảng sau: Bảng 6: 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ở chõu Phi năm 2007 Đơn vị: triệu USD TT Tên nước Kim Mặt hàng xuất khẩu 61 1 Nam Phi ngạch (theo thứ tự kim ngạch giảm dần) 119,5 Giầy dộp cỏc loại, sản phẩm dệt may, cà phờ, thuốc lỏ và nguyờn phụ liệu thuốc lá, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, gỗ và sản phẩm gỗ, hạt tiêu, than đá, hạt điều... 2 Ai Cập 97,3 Hàng hải sản, cà phê, hạt tiêu, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, than đá, hàng rau quả, vải, sợi các loại... 3 Gha-na 53,3 Gạo, sản phẩm dệt may, điện thoại di động, linh kiện phụ tùng xe máy... 4 Cốt-đi-voa 50,0 Gạo, sắt thộp cỏc loại.. 5 Ăng-gụ-la 49,4 Gạo, sản phẩm dệt may.. 6 An-giờ-ri 40,5 Cà phờ, hạt tiờu, gạo, hàng hải sản,... 7 Ni-giờ-ri-a 32,9 Hàng dệt may, tõn dược, săm lốp ô tô, xe máy, phụ tùng xe máy, hàng hải sản... 8 Ma-rốc 27,1 Cà phê, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, đĩa CD - R... 9 Cụng-gụ 22,6 Gạo, sản phẩm dệt may.. 10 Tan-da-ni-a 18,3 Gạo, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, cà phờ... Nguồn: Tổng Cục hải quan Kim ngạch xuất khẩu vào 10 thị trường lớn nhất đó đạt khoảng 511 triệu USD, chiếm tới 74% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường châu Phi. Các nước khác nhập khẩu từ Việt Nam cũn rất hạn chế, 43 nước cũn lại chỉ nhập khẩu khoảng 172,6 triệu USD, chiếm 26% giỏ trị xuất khẩu của Việt Nam vào chõu Phi. 62 Bảng 7: Xuất khẩu sang các thị trường châu Phi chủ yếu đầu năm 2009 Nước Thỏng 1 Thỏng 2 Tổng 2 thỏng Thỏng 2 so với thỏng 1 (%) Ai Cập 5.840.490 10.044.537 15.885.027 172 Angiờri 3.178.020 6.457.553 9.635.573 203 Ăngôla 5.223.957 7.528.527 12.752.484 144 Bờ Biển Ngà 6.353.928 15.464.705 21.818.633 243 Ghana 2.127.652 8.265.301 10.392.953 388 22.834.051 120.477.793 143.311.844 528 Nam Phi Nigiờria Xờnờgan 5.645.044 8.860.269 14.505.313 157 481.909 6.315.266 6.797.175 1.310 Trong thời gian tới, Việt Nam cần tiếp tục khai thác các thị trường mà ta đang có lợi thế xuất khẩu (xuất khẩu của Việt Nam vào các thị trường này cao so với các nước châu khác nhưng giỏ trị vẫn cũn khiờm tốn) bờn cạnh đó Việt Nam cũng cần tăng cường tỡm hiểu, đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường mà hiện kim ngạch hai bên cũn thấp nhưng tiềm năng lớn như: Xu-đăng, Xờ-nờ-gan, Mụ-dăm-bớch, Libi, Ma-đa-gỏt-xca... 2.2.2. Các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ các nước châu Phi 2.2.2.1. Thực trạng nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ châu Phi Tình hình chung về nhập khẩu từ thị trường châu Phi Trong chiến lược phát triển thị trường các nước châu Phi, nhập khẩu là một lĩnh vực rất quan trọng để Việt Nam bổ sung sự thiếu hụt nguồn tài nguyên của đất nước. Dựa vào tiềm năng tài nguyên giàu có của các nước châu Phi, Việt Nam có thể nhập xuất khẩu nhiều mặt hàng của các nước châu 63 Phi phục vụ sản xuất, đáp ứng nhu cầu trong nước cũng như phục các nhà máy chế biến xuất khẩu như các loại khoảng sản, bông, hạt điều thô, gỗ,sắt, thép... Tuy nhiên, so với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các nước châu Phi, nhập khẩu từ khu vực này còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam và nước ta luôn ở trong tình trạng xuất siêu. Vấn đề đặt ra là: Tại một lục địa giàu có nguồn tài nguyên khoáng sản và thiên nhiên như các nước châu Phi, lý do gì khiến Việt Nam vẫn hạn chế trong lĩnh vực nhập khẩu hàng hóa ? Nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường các nước châu Phi bắt đầu khởi động từ đầu thập kỷ 1990, nhưng kim ngạch nhập khẩu thời kỳ đầu rất nhỏ bé. Vào năm 1991, Việt Nam nhập khẩu 2,2 triệu USD hàng hóa từ các nước châu Phi chiếm 0,09% kim ngạch xuất khẩu của đất nước. Vào năm 1995, Nhập khẩu từ các nước châu Phi có tăng lên đôi chút, nhưng chỉ có dừng ở con số 7,8 triệu USD, chiếm 0,1% kim ngạch nhập khẩu. Kể từ đầu những năm 2000, hoạt động nhập khẩu từ thị trường các nước châu Phi mới bắt đầu sôi động do Việt Nam đẩy mạnh việc thâm nhập thị trường các nước châu Phi, tăng nhanh xuất khẩu, đồng thời tăng nhập khẩu trở lại vào năm 2000, nhập khẩu đạt 31,6 triệu USD, năm 2001 đạt 40,0 triệu USD, năm 2002 đạt 61,3 triệu USD, năm 2003 đạt 125,8 triệu USD và năm 2004 đạt 159,9 triệu USD. Tuy tốc độ tăng nhập khẩu hàng hóa từ các nước châu Phi trong giai đoạn 2000 - 2004 có tăng mạnh, nhưng vẫn chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam khoảng 0,5 - 0,6%. Kim ngạch nhập khẩu từ các nước châu Phi đạt 210 triệu USD năm 2005 với các mặt hàng chủ yếu là phân bón, hạt điều, nguyên phụ liệu thuốc lá, sắt thép, bông xơ, gỗ nguyên liệu... để phục vụ sản xuất và chế biến xuất khẩu. Tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường các nước châu Phi cũng rất mạnh mẽ. Tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu từ các nước châu Phi 64 giai đoạn 1991 - 1995 là 99,75%; giai đoạn 1996 - 2000 là 78,98%; giai đoạn 2001 - 2005 là 46,3%. Như vậy, tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu bình quân từ thị trường các nước châu Phi luôn cao hơn tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu cả nước cùng thời kỳ. Số lượng mặt hàng cũng tăng dần qua từng năm. Năm 1991, nước ta chỉ nhập khẩu duy nhất từ một nước châu Phi là Ai Cập. Đến năm 2001, con số này được nâng lên gần 20 nước, năm 2005 là 42 nước. Đến nay đã nhập khẩu hầu hết các nước ở châu Phi. Các bạn hàng nhập khẩu lớn nhất thời gian qua là Nam Phi (sắt thép, hóa chất, gỗ nguyên liệu, thức ăn gia súc, nguyên liệu thuốc lá...), Swaziland (vàng nguyên liệu, sắt thép, kim loại, bông...), Nigiêria (hạt điều, bông, sắt thép...), Ai Cập (sắt thép, mật chiết suất hoặc tinh chất đường, dâu tây, máy móc thiết bị, apatit, bông...), Bờ Biển Ngà (hạt điều thô, bông, gỗ nguyên liệu...), Mali (bông, gỗ nguyên liệu,...), Tôgô (gỗ nguyên liệu, bông...). Từ 2001 - 2008, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Ghana cũng có sự phát triển và tăng dần qua các năm. Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam là bông các loại, máy móc thiết bị điện, hạt điều, vàng nguyên liệu, gỗ và các sản phẩm gỗ... trong đó hạt điều chiếm tỷ trọng nhập khẩu khỏ cao, từ 30 - 40%. 65 Bảng 8: 10 thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam từ châu Phi năm 2005 Đơn vị: Triệu USD TT 1 Tên nước Kim ngạch Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu (theo thứ tự kim ngạch giảm dần) Nam Phi Sắt thép các loại, phôi thép, kim loại thường, gỗ nguyên liệu, hàng hải sản, máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu, hóa chất và 107,5 sản phẩm hóa chất, chất dẻo nguyên liệu, thức ăn gia súc và nguyên liệu, hóa chất và sản phẩm hóa chất, bông, thuốc trừ sâu, sợi, thuốc lá... 2 Swaziland 38,3 Vàng nguyên liệu, sắt thép, bông, tân dược, phân bón, kim loại thường, thủy tinh, thể nhân loại, sản phẩm hóa chất, chất dẻo nguyên liệu... 3 Nigiêria 30,5 Hạt điều, hạt điều thô, bông, sắt thép... 4 Ai Cập 19,1 Sắt thép, mật chiết suất hoặc tinh chế đường, giống dâu tây, máy móc thiết bị, nguyên liệu sản xuất phân bón NPK: apatit, bông, vải... 5 Bờ Biển Ngà 12,8 Hạt điều, bông, gỗ nguyên liệu... 6 Mali 12,6 Bông, cao su, gỗ nguyên liệu, nguyên phụ liệu dệt may da, sắt thép, sản phẩm hóa chất... 7 Tôgô 5,3 Gỗ, bông... 8 Tuynidi 5,1 Phân bón, chất dẻo nguyên liệu, nhựa, phế liệu, hải sản, nguyên phụ liệu dệt mayda... 9 Tanzania 4,8 Bông, hạt điều, gỗ... 10 Ghana 3,7 Vàng nguyên liệu, hạt điều, bông, gỗ... 66 Tổng kim ngạch 263,9 Nguồn: Tổng cục Hải quan 2005 Những mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ thị trường các nước châu Phi là bông thiên nhiên, gỗ rau quả, hải sản, hạt điều thô, hóa chất, kim loại, nguyên phụ liệu dệt may, thuốc lá... Trong giai đoạn 2000 - 2004, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng này từ các nước châu Phi như sau: Bảng 9: Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ châu Phi Đơn vị: Triệu USD Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Bông thiên nhiên 5,331 6,361 5,670 10,768 30,294 29,220 Gỗ 0,332 0,881 1,252 4,139 11,782 14,946 Rau quả 0,319 0,026 0,664 0,187 1,802 0,362 Hải sản 0,316 0,117 0,327 0,582 1,708 4,653 Hạt điều thô 6,455 18,259 10,217 12,046 22,335 43,336 Hóa chất 0,635 1,227 1,737 1,435 2,190 Kim loại thường khác 1,085 0,225 4,722 8,494 8,148 15,656 Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tinh 0,746 1,488 1,176 3,241 7,332 4,304 Nguyên liệu dệt may 0,257 0,261 0,897 0,615 0,348 0,303 Nguyên phụ liệu thuốc lá 3,361 3,540 2,316 1,010 2,937 1,539 Phân bón 7,881 4,696 5,963 8,932 5,425 4,811 Sản phẩm hóa chất 0,479 0,374 0,547 0,923 0,490 0,422 Sắt thép các loại 1,641 2,272 25,102 72,862 70,719 82,710 Thuốc bảo vệ thực vật 0,023 0,074 0,241 0,078 0,065 0,859 0 67 Vải 0,248 0,098 0,451 0,411 0,692 Xăng dầu 2,233 0 0 0 3,039 Tổng 0,892 31,670 40,020 61,320 125,832 177,557 222,556 Nguồn: Bộ Thương mại, Tổng cục Hải quan, 2005 Trong số các hàng hóa nhập khẩu trên, bông thiên nhiên, hạt điều thô và sắt thép các loại được coi là những mặt hàng nhập khẩu ổn định từ các nước châu Phi với khối lượng tăng lên đáng kể và đây được coi là những mặt hàng nhập khẩu chủ lực phục vụ trực tiếp sản xuất trong nước. Trong một đến hai năm gần đây, gỗ là mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng dần và được coi là mặt hàng nhập khẩu quan trọng của Việt Nam trong thời gian tới. Các mặt hàng có tốc độ tăng trưởng không ổn định và hạn chế cả về số lượng lẫn kim ngạch, điển hình là hàng xăng dầu, hóa chất. Các loại hàng hóa khác như hoa quả, hải sản, phụ liệu dệt may, tân dược... có số lượng và kim ngạch nhập khẩu không đáng kể. Các sản phẩm xuất khẩu của các nước châu Phi thường ở dạng nguyên liệu thô như dầu lửa, quặng sắt, đá quý,hạt điều, bông thô... 2.2.2.2. Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ châu Phi a) Bông thiên nhiên Bông thiên nhiên là mặt hàng nhập khẩu quan trọng hàng đầu của Việt Nam từ thị trường châu Phi. Hiện nay Việt Nam đều đã có mối quan hệ nhập khẩu với các nước sản xuất bông hàng đầu châu Phi như Malauy, Bờ Biển Ngà, Buôckina Phaxô, Bênanh, Xoa Dilen, Tandania... . Đây cũng là những nước xuất khẩu bông sang Việt Nam tăng dần qua các năm và chỉ trong 6 tháng đầu năm 2004 kim ngạch nhập khẩu bông đã tăng gần bằng cả mức năm 2001 và 2002. 68 Bảng 10: Kim ngạch và đối tác xuất khẩu bông chủ yếu sang Việt Nam Đơn vị: nghìn USD Tên nước 2001 2002 2003 2004 2005 29 26 4893 708 994 556 474 4557 8971 3367 1717 1239 Ai Cập Bênanh 1178 Bờ Biển Ngà Buôckina Phaxô 1324 940 Zambia Ghana 520 755 Zimbabue 421 Malauy 61 Mali 2208 Môzambich Nam Phi 9 3395 3501 6882 11602 202 109 409 1778 273 486 496 1409 327 118 Namibia Xoa Dilen 883 1578 Tanzania 378 Sênêgal 1342 Nigiêria 383 708 203 2113 4210 405 1163 Nguồn: Bộ Thương mại, 2005. b)Hạt điều thô Nhập khẩu hạt điều từ châu Phi tăng từ 6,455 triệu USD năm 2000 lên 18,259 triệu USD năm 2001; 10,217 triệu USD năm 2002; 12,046 triệu USD 69 năm 2003 và 3,709 triệu USD trong 6 tháng đầu năm 2004. Hạt điều là mặt hàng nhập khẩu quan trọng đối với Việt Nam do nhu cầu trong nước không đủ đáp ứng cho các nhà máy. Hiện nay, Việt Nam đang phải nhập khẩu một khối lượng hạt điều rất lớn từ Inđônêxia và Campuchia. Sự gia tăng nhập khẩu hạt điều từ châu Phi sẽ đáp ứng một phần nhu cầu thiếu hụt nguyên liệu trong nước, mặt khác góp phần đa dạng hóa bạn hàng nhập khẩu của Việt Nam. Bảng 11: Kim ngạch và đối và đối tác xuất khẩu hạt điều chủ yếu sang Việt Nam Đơn vị: Nghìn USD Nước 2001 2002 2003 2004 2005 Bờ Biển Ngà 5047 2890 2235 6129 12218 16 267 660 1222 Gana Nigiêria 8810 8899 13265 28973 Tanzania 1496 384 1048 304 Bê nanh 291 Ghi nê Kê nia 101 256 185 13 732 452 152 Nguồn: Bộ Thương mại, 2005 c) Gỗ Châu Phi là thị trường nhập khẩu nguyên liệu gỗ khá lý tưởng của Việt Nam. Việc khai thác, chế biến, nhập khẩu gỗ từ các nước châu Phi có một ý nghĩa rất quan trọng đối với ngành sản xuất đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam, vốn phải nhập khẩu gỗ nguyên liệu tới 80%, đặc biệt trong bối cảnh ngành đồ gỗ đang phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu ngày càng lớn. Các đối tác chủ 70 yếu của Việt Nam trong lĩnh vực nhập khẩu gỗ là Ăngôla, Benin, Côngô, Eritơria, Ghana, Zambia, Ghinê, Marốc, Malauy, Môzambich, Môritani, Nam Phi là nước xuất khẩu gỗ lớn nhất từ khu vực châu Phi sang Việt Nam. Đối với các nước châu Phi rừng không chiếm lớn lắm vì diện tích đất đai phần lớn bị sa mạc hóa. Tuy nhiên, gỗ lại là sản phẩm xuất khẩu tương đối quan trọng đối với Nam Phi,Tanzania...Chẳng hạn ở Nam Phi, rừng chiếm 19% đất đai. Nam Phi có 3 loại rừng, rừng tự nhiên (diện tích khoảng 900.000 ha, được bảo vệ nghiêm ngặt), rừng cây bụi, rừng trồng thương mại (diện tích 1,3 triệu ha, phục vụ cho mục đích thương mại và công nghiệp), cung cấp các loại gỗ nguyên liệu như thông, bạch đàn, keo. Năm 2002/2003 khoảng 10 triệu tấn gỗ được xuất khẩu dưới dạng bột gỗ, 5,2 triệu tấn gỗ xuất khẩu dưới dạng gỗ tròn hoặc là gỗ xẻ, 560 nghìn tấn dưới dạng gỗ hầm mỏ. Mặc dù Nam Phi có sản lượng gỗ tròn, gỗ xẻ khoảng 5 triệu m3/năm nhưng các chủng loại gỗ Việt Nam cần nhập khẩu (2 loại bạch đàn có khả năng thay thế gỗ nhập khẩu từ Inđônêxia) không có nhiều. Dự tính trước mắt có thể nhập khẩu 100.000 - 200.000 m3/năm. Đây là nguồn cung cấp nguyên liệu rất tốt để sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU vì phần lớn gỗ của Nam Phi đều có chứng chỉ FSC (Forest - Stewardship Council) do Mỹ và EU đưa ra về quản lý rừng bền vững. Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Nam Phi đạt khoảng 6,4 triệu USD năm2004 và 5 triệu USD năm 2005. 71 Bảng 12: Kim ngạch và đối tác xuất khẩu gỗ chủ yếu sang Việt Nam Đơn vị: Nghìn USD Nước 2001 2002 Ăngôla 37 Benin 7 2003 2004 17 37 24 Côngô 9 Eritơria 4 8 Ghana 9 132 Zămbia 15 33 Ghinê 67 Kênia Marốc 2005 18 1901 77 120 13 13 154 4 Malauy 149 Miritani 87 27 Môdămbích 44 218 355 1006 Nam Phi 194 775 2359 6402 3763 143 11 18 109 32 112 Xômali Xu đăng 9 Xoadilen Sênêgal Tazania 41 35 490 478 10 Nguồn: Bộ Thương mại, 2005 72 d) Sắt thép Sắt thép là mặt hàng nhập khẩu có giá trị kim ngạch lớn nhất từ thị trường các nước châu Phi. Năm 2000, Việt Nam mới chỉ nhập khẩu sắt thép từ các nước châu Phi trị giá 1,641 triệu USD, năm 2003 đã đạt 72,862 triệu USD và 6 tháng đầu năm 2004 đạt 44,252 triệu USD. Việt Nam nhập khẩu từ Nam Phi nhiều nhất trong số các nước châu Phi. Kim ngạch nhập khẩu từ Nam Phi tăng từ 10,544 triệu USD năm 2001 lên 18,603 triệu USD năm 2002, 64,893 triệu USD năm 2003 và 64,562 triệu USD năm 2004. Nhập khẩu từ các nước khác không đều: tại Bờ Biển Ngà, Việt Nam chỉ nhập khẩu thép năm 2004 trị giá 1,670 triệu USD. Năm 2003 Việt Nam nhập khẩu ở Môrixơ là 1,303 triệu USD, năm 2004 chỉ nhập 22.000 USD. Tại Xiera Lêôn, Việt Nam chỉ nhập năm 2004 là 20.000 USD. Việt Nam nhập khẩu ở Xoa Dilen 1,333 triệu USD (năm 2004). Năm 2003, Việt Nam nhập khẩu sắt thép từ Ai Cập trị giá 6,397 triệu USD. Tại Xaotome Prinxipê là 1,232 triệu USD. Tại Sênêgal là 8.000 USD. Tại Xiêra Lêôn là 186.000 USD. Số nước châu Phi cung cấp mặt hàng sắt thép cho Việt Nam, tăng từ 3 nước năm 2000 lên 6 nước năm 2005. Tuy nhiên, lượng sắt thép cung cấp cho Việt Nam chủ yếu từ Nam Phi. Lượng sắt thép Nam Phi cung cấp cho Việt Nam năm 2004 là 129 nghìn tấn, chiếm tới 95% tổng lượng sắt thép Việt Nam nhập khẩu từ châu Phi, năm 2005 là 81%. e) Thuốc lá Việt Nam chủ yếu nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá từ Môzambích và Nam Phi. Nhập khẩu từ Môzambích: năm 2001 là 3,363 triệu USD; năm 2002; 2,225 triệu USD; năm 2003: 915.000 USD; năm 2004: 1,787 triệu USD. Nam Phi tương ứng là năm 2002 nhập 56.000 USD, năm 2003 nhập 96.000 USD, năm 2004 nhập 1,108 triệu USD. Ngoài ra Việt Nam còn nhập nguyên liệu thuốc lá từ Zimbabuê năm 2004 là 42.000 USD. 73 Trong 10 tháng năm 2009, kim ngạch xuất khẩu của các nước chõu Phi tăng. Nguyờn nhiờn liệu và khoỏng sản vẫn là nhúm hàng xuất khẩu chủ yếu của chõu Phi, trong khi cỏc sản phẩm chế tạo, nguyờn nhiờn liệu, hàng nông sản là nhóm hàng nhập khẩu chính. Xuất khẩu dầu khí, nguồn tài nguyên quan trọng của khu vực này, đang tăng rất mạnh, giúp thu hẹp khoảng cách đang gia tăng giữa kim ngạch nhập khẩu và xuất khẩu, đồng thời mở ra nhiều tiềm năng phát triển cho châu lục này. Hiện châu Phi chiếm khoảng 8% sản lượng dầu khí của thế giới và việc khai thác nguồn năng lượng này ở đây dễ dàng hơn các khu vực khác, nhờ vị trí địa lý thuận lợi và chi phớ khai thỏc rẻ. Theo cỏc chuyờn gia, ngành cụng nghiệp dầu mỏ của chõu Phi hiện có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Các nước châu Phi giàu dầu mỏ đang nỗ lực thu hút đầu tư nước ngoài để khai thác nguồn tài nguyên quý giỏ này. Xem xét thực trạng nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trên thị trường châu Phi trong thời gian qua cho thấy, nhập khẩu hàng hóa từ thị trường này còn manh mún, chưa có chiến lược rõ ràng, do vậy không phát huy được tiềm năng và lợi thế của hai phía. 2.3. Quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam với một số nước châu Phi 2.3.1. Quan hệ thương mại Việt Nam - Nam Phi Nam Phi nằm ở cực Nam châu Phi, diện tích 1.219 triệu km2. GDP đầu người đạt 12.100 USD (PPP, 2005). Việt Nam và Nam Phi đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao và lần lượt mở Đại sứ quán thường trú tại Pretoria (2000) và Hà Nội (2002). Hơn 10 năm qua Việt Nam và Nam Phi đã có bước xuất phát đáng khích lệ, tạo đà cho việc mở rộng mối quan hệ thương mại song phương ngang tầm với quan hệ chính trị tốt đẹp. Các chuyến thăm của Chủ tịch nước Trần Đức Lương (10/2002), Thủ tướng Phan Văn Khải (11/2005) nhằm mở rộng mối quan hệ hợp tác không những trên lĩnh vực thương mại mà còn trên các lĩnh vực khác như văn hoá, đào tạo, trao 74 đổi chuyên gia. Một số văn bản quan trọng đã được ký trong đó có việc thành lập Uỷ ban Hỗn hợp thương mại, tạo cơ sở pháp lý ngày càng thuận lợi cho môi trường kinh doanh giữa hai nước, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong mối quan hệ giữa hai nước, đẩy quan hệ tốt đẹp song phương vốn có về mọi mặt lên một tầm cao mới. Tháng 10/1999, cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Nam Phi được thành lập. Tháng 4/2000, hai nước đã ký Hiệp định thương mại song phương trong đó có cam kết dành cho nhau chế độ đãi ngộ Tối huệ quốc (MFN). Kể từ khi có sự hiện diện của các cơ quan đại diện Việt Nam tại Nam Phi quan hệ buôn bán thương mại đã phát triển nhanh chóng, ngày càng thuận lợi. Quan hệ buôn bán giữa Việt Nam và Nam Phi vẫn duy trì được sự tăng trưởng ổn định mặc dù tình hình thị trường quốc tế có nhiều biến động trong những năm qua. Theo số liệu của Bộ Công thương Nam Phi, kim ngạch của hai nước đã tăng gấp 8 lần trong 10 năm 1994 - 2003. Từ con số nhỏ bé 1,215 triệu USD năm 1992, kim ngạch buôn bán giữa hai nước đã liên tục nhảy vọt lên 143,463 triệu USD năm 2004 và gần 300 triệu USD năm 2005. Đặc biệt, xuất khẩu từ Việt Nam sang Nam Phi tăng nhanh, đến năm 2007 đạt 119,5 triệu USD chiếm 17% tổng xuất khẩu của Việt Nam vào châu Phi. Trong những năm gần đây, doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia tích cực vào các cuộc triển lãm quốc tế Nam Phi, nhất là triển lãm Saitex. Ngoài ra, nhiều đoàn doanh nghiệp cũng đã sang khảo sát thị trường này. Tuy nhiên, tiềm năng thương mại giữa hai nước vẫn chưa được phát huy hết do có một số nguyên nhân làm cản trở sự tăng trưởng nhanh quan hệ thương mại giữa hai nước: (1) Tỷ giá đồng Rand và Đô la Mỹ luôn biến động gây tâm lý bất ổn đối với các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu; (2) Thị trường nội địa phát triển mạnh tạo nên xu thế hướng nội thay vì hướng ngoại của các nhà sản xuất của nước sở tại; (3) Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt 75 Nam chưa phù hợp với cơ cấu hội nhập của Nam Phi; (4) Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh mạnh từ các nước như Trung Quốc, ấn Độ... có cơ cấu xuất khẩu tương đối gần với Việt Nam và là đối thủ cạnh tranh quyết liệt với lợi thế sở hữu một nguồn kiều bào đông đảo sinh sống ở Nam Phi. Đối với xuất khẩu, sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam sang Nam Phi là da giày, may mặc, rau, than đá, thủ công mỹ nghệ, đồ dùng nhà bếp, sản phẩm nhựa, sản phẩm gỗ, cao su và hải sản...Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu chủ lực là các mặt hàng giày dép, cà phê, than đá, dệt may, thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ...Mặc dự kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Nam Phi cũn thấp, nhưng với mức tăng trưởng 400% so cùng kỳ năm 2006 trong 10 tháng đầu năm 2007, người ta tin rằng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Nam Phi sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Đối với nhập khẩu, gần như 100% các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Nam Phi đều là các nhóm hàng nguyên, vật liệu phục vụ sản xuất như sắt, thép, gỗ tròn, gỗ xé, hoá chất... Sản phẩm nhập chính của Việt Nam là gỗ, hoá chất, sắt thép... Từ năm 2003 thị trường Nam Phi đã đóng góp một phần quan trọng trong việc cung cấp nguồn gỗ nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất đồ gỗ xuất khẩu. Kim ngạch đồ gỗ của Việt Nam năm 2004, 2005 đã đạt sự tăng trưởng nhanh nhất và trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Có thể nói rằng, Nam Phi là thị trường đầy tiềm năng đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam vì hàng hoá khi xuất khẩu vào Nam Phi nói riêng và châu Phi nói chung sẽ không gặp khó khăn nhiều như khi xâm nhập và mở rộng vào các thị trường như EU, Mỹ, Nhật... yêu cầu về chất lượng, mẫu mã hàng vừa phải phù hợp với trình độ và khả năng sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam. Nam Phi, với 43,7 triệu dân, là một trung tâm kinh tế đầu tàu của châu Phi, có nền công nghệ và khoa học tiên tiến, là cửa ngõ chiến 76 lược vào các nước Cộng đồng phát triển miền Nam châu Phi (SADC) và thị trường châu Phi rộng lớn với hơn 800 triệu dân. Không chỉ về thương mại, Việt Nam còn có khả năng quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực khác như văn hoá, đào tạo, trao đổi chuyên gia. 2.3.2. Quan hệ thương mại Việt Nam - Ai Cập Ai Cập là một nước Bắc Phi, có thủ đô là Cairo. Diện tích 995.450 km2, dân số 78,5 triệu người (tháng 4/2006). Thu nhập GDP bình quân đầu người 4.282 USD (năm 2005), tăng trưởng kinh tế là 4,8% (2005). Ai Cập là một trong những nước châu Phi đầu tiên mà nước ta sớm thiết lập quan hệ ngoại giao (1963) và là một trong 5 quốc gia châu Phi mà ta đã có đại diện thương mại. Các nhà lãnh đạo hai nước đã có nhiều chuyến thăm chính thức, tạo nền tảng thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương. Hơn 40 năm qua hai nước đã có những bước tiến đáng kể trong việc mở rộng mối quan hệ thương mại. Tháng 5/1994 hai nước đã ký Hiệp định thương mại mới (Hiệp định cũ ký tháng 2/1964), đồng thời thoả thuận thành lập Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam Ai Cập. Tháng 9/1997, kỳ họp thứ nhất của Uỷ ban đã được tiến hành tại Hà Nội. Trong kỳ họp này, hai bên đã ký một loạt các hiệp định và thoả thuận như Hiệp định hợp tác kinh tế và kỹ thuật, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (ký tắt), Hiệp định hợp tác du lịch (ký tắt), Nghị định thư về hợp tác ngoại giao, Biên bản ghi nhớ giữa phòng thương mại và công nghiệp hai nước... Thập kỷ 90 đánh dấu bước phát triển tích cực trong quan hệ thương mại Việt Nam - Ai Cập. Giai đoạn 1991 - 1995 hầu như không có buôn bán song phương, trừ năm 1991 nước ta nhập từ Ai Cập khoảng 2,2 triệu USD. Năm 1995, nước ta bắt đầu xuất khẩu sang Ai Cập. Sau đó xuất khẩu tăng nhanh trong giai đoạn 1995 - 2001. Năm 2005, kim ngạch buôn bán hai nước 77 đạt 64,2 triệu USD. Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Ai Cập là gạo, hạt tiêu, cà phê, đồ điện, điện tử, thiết bị cơ khí, hàng dệt may, giày dép, nguyên liệu thuốc lá, lưới đánh cá, chè, đồ gỗ... Nước ta nhập khẩu từ Ai Cập với khối lượng nhỏ các mặt hàng thảm, đồng, gạch xây dựng, chà là... Riêng năm 2000, mặt hàng xăng dầu được nhập khẩu với giá trị 2,2 triệu USD. Ngoài các mặt hàng nhập khẩu chính nêu trên, thương nhân Ai Cập còn quan tâm đến kinh doanh chuyển khẩu và nhập khẩu để tái xuất sang các nước khác trong khu vực Trung Đông và châu Phi. Đáng lưu ý là trong những năm gần đây, các mặt hàng tạm nhập từ Việt Nam vào Khu thương mại tự do (free zones) của Ai Cập, sau đó tái xuất sang các nước khác (chủ yếu ở Tây Phi), chiếm một tỷ trọng lớn. Năm 2001, trong tổng xuất khẩu 28,6 triệu USD, xuất khẩu trực tiếp vào Ai Cập chỉ chiếm 7,6 triệu USD, còn 21 triệu USD là tạm nhập tái xuất (trong đó có toàn bộ khối lượng gạo xuất khẩu là 14,7 triệu USD). Một phần các giao dịch tạm nhập tái xuất này được thực hiện với các thương nhân người Liban có trụ sở tại Ai Cập. Ông Đặng Ngọc Quang - Tham tán Thương mại tại Ai Cập cho biết: Ai Cập năm 2007 đó nhập khẩu thủy sản Việt Nam trị giỏ tới hơn 20 triệu USD (gấp 5 lần so với năm 2006). Thêm vào đó, cà phê, cơm dừa... của Việt Nam cũng được thị trường Ai Cập ưa chuộng. Ngoài trao đổi hàng hoá, thương mại dịch vụ cũng như hoạt động đầu tư giữa hai nước chưa phát triển. Hợp tác song phương giữa hai nước về sở hữu trí tuệ chưa được thiết lập. Nước ta và Ai Cập đều là thành viên của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), cùng ký kết Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, Thoả ước Madrid liên quan đến việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá quốc tế. Những năm gần đây, quan hệ thương mại Việt Nam - Ai Cập liên tục 78 phát triển nhờ những thuận lợi chính là: - Môi trường chính trị - xã hội của Ai Cập về cơ bản là ổn định. Kinh tế thương mại tiếp tục phát triển, mối quan hệ buôn bán của Ai Cập được mở rộng ra khắp các châu lục. Chính phủ Ai Cập ngày càng quan tâm thúc đẩy việc hợp tác kinh tế thương mại với khu vực châu á. Đây là những yếu tố tác động tích cực đến mối quan hệ thương mại giữa Ai Cập với Việt Nam. - Giữa Việt Nam và Ai Cập luôn duy trì được mối quan hệ hữu nghị. Với việc tăng cường trao đổi các chuyến thăm của chính phủ và các Bộ ngành, các đoàn doanh nghiệp, lập thương vụ ở mỗi nước, ký kết Hiệp định thương mại và nhiều hiệp định khác, hai bên đã tạo được nền tảng cho trao đổi thương mại song phương. - Thị trường Ai Cập về cơ bản không đòi hỏi cao về chất lượng hàng hoá, chỉ cần giá cả và mẫu mã phù hợp. Cơ cấu hàng nhập khẩu của Ai Cập rất đa dạng, trong đó nông sản và hàng tiêu dùng chiếm một tỷ trọng lớn. Vì vậy, hàng Việt Nam hoàn toàn có cơ hội xâm nhập thị trường Ai Cập, đặc biệt là hướng đến những đối tượng bình dân. Bước đầu một số nông sản như hạt tiêu, cà phê, một số hàng điện, điện tử... đã tạo được chỗ đứng tại thị trường này. - Thị trường Ai Cập giữ một vị trí chiến lược ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi. Đây có thể là điểm trung chuyển để đưa hàng hoá Việt Nam thâm nhập sang các nước khác trong khu vực. Đặc biệt, thời gian qua Chính phủ Ai Cập đã thành lập một số khu thương mại tự do với nhiều điều kiện đầu tư và thương mại ưu đãi. Những khu thương mại tự do này đang buôn bán trực tiếp với gần 100 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam có thể xuất hàng trực tiếp hoặc đầu tư sản xuất tại các khu thương mại này, sau đó xuất khẩu vào Ai Cập và sang các nước khác. - Thâm nhập thị trường Ai Cập, doanh nghiệp Việt Nam được hưởng các lợi thế do Ai Cập là thành viên của nhiều khu thương mại tự do như Khối 79 Comesa (thị trường chung Đông và Nam Phi với tổng số 300 triệu dân), các Khối liên minh các nước ả - Rập, Ai Cập có Hiệp định miễn thuế với EU đang dần thành lập Liên minh thuế quan với EU. Tuy nhiên, trong quan hệ giữa Việt Nam và Ai Cập đang nổi lên một số những khó khăn, đó là: - Việt Nam và Ai Cập đã ký Hiệp định thương mại nhưng vẫn chưa giành cho nhau quy chế MFN. Do đó, ngoài mức thuế nhập khẩu thông thường, hàng hoá Việt Nam vẫn phải chịu thêm một khoản thuế nhập khẩu bổ sung không dưới 25% trị giá hàng hoá. Điều này làm giảm nhiều khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam. Hơn nữa, đa số hàng hoá Việt Nam vẫn còn mới lạ đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng Ai Cập. Các doanh nghiệp Ai Cập, trong khi hướng đến châu á, cũng chưa thật sự quan tâm đến thị trường Việt Nam. - Về phía Việt Nam, các doanh nghiệp nước ta vẫn chưa có chiến lược xâm nhập thị trường Ai Cập một cách lâu dài, chỉ làm ăn mang tính thời vụ. Hàng xuất khẩu của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường Ai Cập do chất lượng chưa cao và các doanh nghiệp cũng chưa nắm bắt được những yêu cầu cụ thể về chỉ tiêu thương phẩm, mẫu mã, bao bì đóng gói. Các hoạt động xúc tiến thương mại như quảng cáo sản phẩm, tham dự hội chợ, triễn lãm... chưa được đẩy mạnh tại thị trường Ai Cập. Các chuyến thăm và khảo sát thị trường Ai Cập của các đoàn Chính phủ và doanh nghiệp chưa thật sự phát huy được hiệu quả mong muốn. 2.3.3. Quan hệ thương mại Việt Nam - Marốc Marốc nằm ở Bắc Phi. Diện tích 446.5 km2, dân số 33.24 triệu người (ước tính 2006). GDP đầu người đạt 4.300 USD (PPP,2005). Quan hệ chính trị ngoại giao giữa Việt Nam và Marốc phát triển đáng kể trong thập niên 90, tạo nền tảng cho việc xây dựng và phát triển quan hệ kinh tế thương mại. 80 Buôn bán hai chiều đã bắt đầu được triển khai và có mức tăng truởng nhất định, hàng hoá của hai nước đã bước đầu xâm nhập thị trường của nhau. Bên cạnh đó, Hiệp định thương mại song phương được ký tháng 6/2001 với điều khoản MFN đã tạo nền tảng pháp lý thuận lợi cho trao đổi thương mại giữa hai nước. Đây là hiệp định đầu tiên được ký giữa hai nước, đã tạo nền tảng pháp lý thuận lợi cho trao đổi thương mại giữa hai nước. Tháng 6/2004, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép mở thương vụ tại Marốc vào năm 2004. Tháng 12/2004, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phan Văn Khải đã sang thăm chính thức Marốc. Thủ tướng đã cho rằng Marốc và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng, trách nhiệm của các nhà lãnh đạo hai nước là thúc đẩy quan hệ một cách toàn diện, cả về chính trị, ngoại giao, khoa học kĩ thuật và kinh tế - thương mại, vì lợi ích thiết thực của mỗi nước. Thị trường Marốc có nhu cầu lớn đối với các sản phẩm bình dân, chất lượng vừa phải và giá không cao. Marốc lại có những thế mạnh riêng với một số sản phẩm, đặc biệt là phốt - phát. Vì vậy, Việt Nam và Marôc có nhiều cơ hội trao đổi các sản phẩm thế mạnh của nhau. Một số mặt hàng của nước ta như dệt may, giày dép, cà phê, cao su, giấy và sản phẩm giấy... đã xâm nhập thị trường Marốc một cách ổn định trong thời gian qua. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Marốc là cà phê, hạt tiêu, cao su và các sản phẩm cao su, giày dép, dệt may, sản phẩm giấy... Các mặt hàng nhập khẩu là đồng, gỗ, phân bón, bông... Tuy nhiên giá trị xuất nhập khẩu từng mặt hàng rất thấp và thay đổi thất thường. Đặc biệt, sản phẩm nhập khẩu từ Marốc thay đổi từng năm, giá trị nhập khẩu chỉ khoảng vài chục nghìn USD. Riêng năm 1999, nước ta nhập từ Marốc gần 2 triệu USD phân phốt phát làm cho kim ngạch nhập khẩu tăng đột biến. Năm 2007 Việt Nam đó XK sang thị trường này hơn 46 triệu USD hàng hoá, tăng khoảng 110% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng XK chủ yếu là cà phê, tivi màu, giày 81 dép, linh kiện máy tính, cao su, xăm lốp xe đạp, xe máy, quần áo, cơm dừa... Đặc biệt, hiện nay cà phê là sản phẩm đứng đầu trong cơ cấu hàng XK của Việt Nam vào thị trường Marốc, chiếm 41% tổng giá trị XK. Dự báo, nếu hoạt động xúc tiến thương mại được triển khai tốt, XK cà phê của chúng ta vào Marốc có thể đạt khối lượng 13.000 - 14.000 tấn mỗi năm. Kim ngạch XNK hai nước đạt: năm 2003 là 6 triệu USD; năm 2004 là 8,5 triệu USD; năm 2005 là 8,8 triệu USD;; năm 2006 là 10,7 triệu USD; năm 2007 là 45 triệu USD. Với vị trí của mình, Marốc có thể là điểm trung chuyển để đưa hàng Việt Nam sang các nước Tây Bắc Phi cũng như EU. Ngoài ra, các chính sách ưu đãi của Chính phủ Marốc cũng mở ra cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư liên doanh với các đối tác Marốc, đặc biệt tại các khu công nghiệp hay khu thương mại tự do, từ đó xuất hàng vào nội địa và sang các nước lân cận. Giữa Việt Nam và Marốc chưa phát triển thương mại dịch vụ cũng như hoạt động đầu tư. Hai nước chưa có hợp tác song phương về sở hữu trí tuệ. Nước ta và Marốc đều là thành viên của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), cùng ký kết Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, Thoả ước Madrid về đăng ký nhãn hiệu hàng hoá quốc tế và Hiệp ước hợp tác sáng chế (PCT). 2.3.4. Quan hệ thương mại Việt Nam - Algeria Algeria nằm ở Bắc Phi, diện tích 2,38 triệu km2, dân số 32,9 triệu người (ước tính 2006). GDP đầu người năm 2005 ước tính đạt USD 7.200 (PPP). Việt Nam và Algeria có mối quan hệ ngoại giao, chính trị truyền thống. Ngày 28/10/1962 hai nước đã lập quan hệ ngoại giao và Việt Nam đã đặt cơ quan đại diện của mình tại Algeria sau đó một tháng (11 - 1962). Đến tháng 4/1968, Algeria mở Sứ quán tại Hà Nội. Gần 40 năm kể từ sau khi lập quan hệ ngoại giao, mối quan hệ giữa hai nước không ngừng được củng cố 82 và phát triển, đặc biệt là trong trao đổi các đoàn cấp cao. Nổi bật nhất là chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bu - mê - đi - en từ năm 1974. Chuyến thăm Algeria tháng 12/1999 của Chủ tịch Trần Đức Lương với việc ký Tuyên bố chung Việt Nam - Algeria đánh dấu một mốc quan trọng, đưa quan hệ giữa hai nước lên một tầm cao hơn, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân mỗi nước trước ngưỡng cửa thế kỷ 21. Năm 2000, Tổng thống Abdelaziz Bouteflika dẫn đầu đoàn cấp cao của Cộng hoà Algeria Dân chủ và nhân dân thăm Việt Nam. Năm 2004 đánh dấu một bước tiến mới trong quan hệ thương mại Việt Nam - Algeria với việc tham tán thương mại Việt Nam trở lại Algeria (sau 9 năm thương vụ ngừng hoạt động) và lần đầu tiên, kể từ năm 1999, đã tổ chức cho đoàn doanh nghiệp Việt Nam (7 công ty) sang tham dự Hội chợ triễn lãm quốc tế Algeria vào tháng 6/2004. Năm 2005, Thủ tướng Phan Văn Khải đã sang thăm chính thức Algeria. Hai nước đã ký Hiệp định thương mại vào năm 1994. Bên cạnh đó, mối quan hệ kinh tế và văn hoá cũng ghi nhận những bước tiến đáng kể. Hai nước đã ký các Hiệp định hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật, thương mại, miễn thị thực đối với hộ chiếu ngoại giao và công vụ, khuyến khích và bảo hộ đầu tư, tránh đánh thuế hai lần: Thoả thuận hợp tác trong lĩnh vực văn hoá - thông tin; Nghị định thư hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao. Sau kỳ họp Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam - Algeria lần thứ hai tại Hà Nội (2/1982), quan hệ hợp tác giữa hai nước được mở rộng trong lĩnh vực y tế, giáo dục. Việt Nam đã cử nhiều đoàn chuyên gia y tế, giáo dục sang làm việc tại Algeria, lúc đông nhất lên đến 500 người, được phía Algeria đánh giá cao. Có thể thấy tình hữu nghị anh em Việt Nam - An - giê - ri đã có từ lâu và rất tốt đẹp thông qua cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc cũng như qua công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, vì những lý do khách quan, quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước còn ở 83 mức khiêm tốn (kim ngạch hai chiều vừa qua chỉ ở mức 30 triệu USD/năm), chưa đáp ứng được mong muốn của hai nước, trong khi cả hai nước đều có những tiềm năng to lớn. Đặc biệt giữa Việt Nam và Algeria có những điểm tương đồng, nhất là trong cải cách kinh tế. Công cuộc đổi mới ở cả hai nước đã và đang mang lại những thành quả tốt đẹp, khu vực kinh tế tư nhân ngày một tăng về số lượng và chất lượng, sẽ tạo ra động lực mới cho phát triển hợp tác giữa hai nước. Trong những năm gần đây, Việt Nam và Algeria đều có tiến trình đàm phán gia nhập WTO cơ bản giống nhau. Việt Nam và Algeria đã thống nhất sẽ ủng hộ nhau để sớm gia nhập tổ chức này. Đến nay, điều đó đã thành hiện thực. Đồng thời, Việt Nam và Algeria thông qua các cuộc trao đổi cấp cao đã nhất trí sẽ thực hiện nhiều biện pháp thiết thực để phát triển hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước: đẩy mạnh sự hợp tác giữa các cơ quan xúc tiến thương mại giữa hai nước, tăng cường sự hợp tác giữa hai Bộ Thương mại trong công tác xây dựng hệ thống văn bản pháp lý để tiến tới hoà nhập với cộng đồng quốc tế. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp hai nước tham gia các hội chợ, triển lãm được tổ chức ở mỗi nước, cũng như các đoàn doanh nghiệp hai nước qua lại để ký kết các hợp đồng hợp tác đầu tư hoặc thương mại. Quan hệ xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Algeria bắt đầu phát triển từ năm 2000, đầu tiên thông qua hình thức trả nợ Chính phủ. Năm 2000 Việt Nam đã giao 30 triệu USD bằng hàng trả nợ cho Algeria, chủ yếu là gạo. Về buôn bán thông thương, năm 2001 Việt Nam xuất khẩu sang Algeria 11,5 triệu USD, năm 2002 chỉ đạt 3,4 triệu USD, đến năm 2003 kim ngạch xuất khẩu của ta sang thị truờng này đã tăng lên 18,2 triệu USD và nhập khẩu 179.562 USD. Năm 2005, kim ngạch buôn bán giữa hai nước đạt 30,9 triệu USD, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là gạo, hạt tiêu, cà phê, săm lốp, giày 84 dép, máy móc, thiết bị, đồ dùng bằng gỗ... Các mặt hàng nhập khẩu từ Angiêri là máy móc thiết bị phụ tùng, sắt thép các loại. Kim ngạch XNK hai nước đạt: năm 2002 là 65 triệu USD; năm 2003 khoảng 30 triệu USD; năm 2004 là 31 triệu USD;; năm 2005 là 31 triệu USD; năm 2006 là 35 triệu USD; năm 2007 khoảng hơn 50 triệu USD. 2.3.5. Quan hệ thương mại Việt Nam - Nigeria Cộng hoà Liên bang Nigeria nằm ở Tây Phi, Nigeria có diện tích 923,768km2, dân số 131,8 triệu người (ước tính 2006). GDP đầu người đạt 1000USD (PPP, 2005). Việt Nam và Nigeria thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 25/5/1976. Tháng 6/2001 hai nước đã ký Hiệp định thương mại, tạo cơ sở pháp lý cho việc thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại. Việc thành lập cơ quan thương vụ tại Nigeria năm 2005 sẽ tạo điều kiện thúc đẩy thương mại song phương trong thời gian tới. Về quan hệ thương mại, hoạt động buôn bán Việt Nam - Nigeria còn khiêm tốn từ năm 1991 đến 1994, hầu như không có trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Nigeria (ngoại trừ năm 1992, Việt Nam xuất khẩu được 44.000 USD). Từ năm 1995, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu ổn định sang Nigeria và từ năm 1998 bắt đầu nhập khẩu từ thị trường này. Tổng trị giá trao đổi hàng hoá hai chiều trong cả giai đoạn 1991 - 2001 giữa Việt Nam sang Nigeria 46,823 triệu USD. Trong thời kỳ này, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nigeria đạt 28,28 triệu USD và kim ngạch nhập khẩu từ Nigeria đạt 18,543 triệu USD. Bắt đầu từ năm 2001, mậu dịch giữa Việt Nam và Nigeria phát triển mạnh. Năm 2003, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt 20,9 triệu USD. Đến năm 2005, kim ngạch buôn bán hai chiều giữa hai nước năm 2005 đạt 47,8 triệu USD, bằng kim ngạch cả 10 năm 1991 - 2001. Những năm gần đây, hoạt động buôn bán giữa Việt Nam và Nigeria liên tục tăng trưởng ổn định. Các doanh nghiệp hai bên đã bắt đầu quan tâm 85 đến thị trường của nhau. Hàng năm Nigeria có nhu cầu nhập khẩu rất nhiều loại hàng hoá, trong đó có nhiều mặt hàng là thế mạnh của nước ta. Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Nigeria khá đa dạng, bao gồm gạo, sản phẩm cao su, hàng dệt may, đồ điện - điện tử, giày dép, sản phẩm nhựa, hàng thủ công mỹ nghệ, cà phê, chè, vật liệu xây dựng, bột gia vị... Trong đó gạo là mặt hàng quan trọng do Nigeria là một thị trường tiêu thụ lớn với mức nhập khẩu chính thức hàng năm lên tới 1,5 - 1,7 triệu tấn. Xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 6,8 triệu USD năm 1998; 1,4 triệu USD năm 1999. Tuy nhiên, trong 3 năm 2000, 2001, 2002 nước ta lại không xuất khẩu gạo sang thị trường này. Hiện nay, các sản phẩm cao su (chủ yếu là săm lốp) được xuất khẩu ổn định nhất với kim ngạch trên dưới 4 triệu USD/năm. Những mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất là gạo, các sản phẩm cao su, tivi và các sản phẩm nhựa, vật liệu xây dựng và sác sản phẩm gỗ. Những mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Nigeria gồm có nhựa, nguyên liệu, phân bón, hoa quả, bông, khoáng sản... Đặc biệt, hiện nay ngành công nghiệp chế biến hạt điều của Việt Nam tương đối phát triển. Việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu để phục vụ chế biến hạt điều xuất khẩu cũng là một vấn đề cần thiết khi trong nước chưa đáp ứng đủ. Trong số các nguồn cung cấp hạt điều thô, Nigeria là thị trường rất quan trọng. Nhập khẩu hạt điều thô từ Nigeria vào Việt Nam chiếm tỷ trọng tuyệt đối, lần lượt chiếm, 99% giá trị nhập khẩu năm 99; 88% năm 2000 và 90% năm 2003. Bên cạnh đó, hoa quả cũng là một sản phẩm ta nhập nhiều từ nước này: 5 triệu USD năm 2002. Về hợp tác, Nigeria quan tâm hợp tác nông nghiệp (thâm canh), tiểu thủ công nghiệp, trao đổi chuyên gia trên lĩnh vực điện tử, bưu chính viễn thông, sản xuất thuốc tân dược; Việt Nam có thể hợp tác trên lĩnh vực khai khoáng, thăm dò và khai thác dầu khí, xây dựng cơ sở hạ tầng, trao đổi kinh nghiệm phát triển nông nghiệp... 86 Ngoài thương mại hàng hoá, giữa hai nước hiện nay chưa có quan hệ song phương trên các lĩnh vực thương mại dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ. Bên cạnh những mặt thuận lợi, hoạt động buôn bán giữa hai nước vẫn còn một số khó khăn nhất định. Kim ngạch trao đổi hàng hoá giữa hai bên còn khiêm tốn. Hiện nay thông tin về thị trường giữa hai nước còn hạn chế. Đối với các công ty xuất nhập khẩu của Việt Nam và đối với nhiều công ty trên thế giới, Nigeria được biết đến như một thị trường kinh doanh có nhiều rủi ro. Phía Việt Nam chưa hiểu các chính sách và luật lệ thương mại của Nigeria và ngược lại nước bạn cũng chưa hiểu rõ các chính sách của ta. Các doanh nghiệp hai bên chưa hiểu biết nhiều về thị trường, cách thức và tập quán kinh doanh của nhau. Mặc dù Việt Nam và Nigeria đã ký Hiệp định thương mại, trong đó hai bên dành cho nhau quy chế Tối huệ quốc nhưng nhìn chung thuế suất đánh vào các mặt hàng nhập khẩu của Nigeria vẫn còn khá cao và cơ chế nhập khẩu phức tạp. Bên cạnh đó, khoảng cách giữa ta và Nigeria xa nên cước phí vận tải thường chiếm một tỷ lệ lớn trong hàng và làm giảm tính cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam. Thêm vào đó, các Ngân hàng của Việt Nam chưa thiết lập quan hệ đại lý với các Ngân hàng Nigeria nên việc thanh toán cũng gặp nhiều hạn chế. Đây là những yếu tố bất lợi và gây tâm lý ngại giao dịch với thị trường này cho các nhà xuất khẩu của ta. 2.3.6. Quan hệ thương mại Việt Nam - Tanzania Cộng hoà thống nhất Tanzania ở Đông Phi, diện tích 945.087km2, dân số 37,4 triệu người. Tanzania là thành viên của Cộng đồng Đông Phi (East African Community - EAC) và cộng đồng phát triển miền Nam châu Phi (SADC). GDP đầu người là USD 700 (tính theo PPP, 2005). Việt Nam và Tanzania thiết lập quan hệ ngoại giao cấp Đại sứ từ 1965. Năm 2002, Việt Nam đã mở lại đại sứ quán tại Tanzania. Năm 1994, Tổng thống J.Nyerere 87 dự Hội nghị về hợp tác Nam - Nam với tư cách là Chủ tịch Hội nghị phương Nam và có cuộc gặp với Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình. Tháng 10/2001, Đoàn Bộ thương mại do Thứ trưởng Đỗ Như Đính dẫn đầu đã thăm chính thức Tanzania và ký Hiệp định thương mại (trong đó có quy chế MFN), đây là bước tiến lớn trong quan hệ thương mại giữa hai nước. Tháng 3/2002, Đoàn công tác liên ngành do Thứ trưởng thương mại Lê Danh Vĩnh dẫn đầu đã đi khảo sát thị trường Tanzania và bàn các biện pháp thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước. Tháng 9/2004 Bộ trưởng Công nghiệp và thương mại Tanzania, J.Ngasongwa đã sang thăm Việt Nam. Tham gia đoàn có đại diện của Bộ ngoại giao, Hiệp hội xúc tiến thương mại, Hiệp hội hạt điều, đại diện các ngành công nghiệp dệt may, chế biến thực phẩm và một số doanh nghiệp. Trong dịp này, Cục xúc tiến thương mại của Việt Nam và Hiệp hội xúc tiến thương mại của Tanzania đã ký Hiệp định hợp tác tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước hoạt động. Hiệp định thương mại Việt Nam - Tanzania được ký kết vào tháng 10/2001 với mục tiêu tạo thuận lợi và phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi, phù hợp với luật pháp và quy định của mỗi nước và các nghĩa vụ quốc tế. Hiệp định thương mại khẳng định rằng hai nước sẽ áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết trong khuôn khổ pháp luật và các quy định của mỗi nước để thúc đẩy và tạo thuận lợi cho các quan hệ kinh tế và thương mại giữa hai nước. Việt Nam và Tanzania sẽ nỗ lực để đạt được sự cân bằng thương mại giữa hai nước. Hiệp định thương mại Việt Nam - Tanzania tập trung vào các nội dung chủ yếu sau: Về quy chế đãi ngộ Tối huệ quốc: Việt Nam và Tanzania dành cho nhau đãi ngộ Tối huệ quốc trong các lĩnh vực liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá giữa hai nước theo các quy định của Luật pháp quốc tế. 88 Về thông tin, tạo thuận lợi thương mại: để phát triển hơn nữa thương mại giữa hai nước, Việt Nam và Tanzania sẽ tạo thuận lợi tối đa có thể được cho việc trao đổi thông tin, các đoàn kinh doanh và thương mại. Về thoả thuận thương mại: các giao dịch thương mại theo bản Hiệp định này sẽ có hiệu lực dựa trên cơ sở các hợp đồng được ký kết giữa các pháp nhân của nước Việt Nam và Tanzania. Các pháp nhân sẽ thực hiện các giao dịch thương mại của họ trên cơ sở tự chịu trách nhiệm về mọi phương diện. Về giá cả hàng hoá: Việt Nam và Tanzania sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng giá cả các loại hàng hoá được trao đổi theo Hiệp định này sẽ được xác định trên cơ sở giá của thị trường thế giới. Đối với hàng hoá không xác định được giá của thị trường thế giới, mức giá cạnh tranh đối với các hàng hoá có chất lượng tương tự sẽ được áp dụng. Về tham gia các hội chợ thương mại: theo mục đích của Hiệp định này và căn cứ vào luật pháp của mỗi nước, Việt Nam và Tanzania sẽ: (1) Khuyến khích việc tham gia các hội chợ và triễn lãm quốc tế của hai nước; (2) Cho phép việc tổ chức ở mỗi nước các hội chợ và triển lãm thương mại và cho phép sử dụng các phương tiện cần thiết của nhau để tổ chức các hội chợ và triễn lãm đó; (3) Cho phép và miễn thuế quan, thuế và các khoản phải nộp khác đối với việc nhập khẩu và xuất khẩu các hàng hoá không nhằm mục đích thương mại. Hiệp định thương mại cũng nêu ra các biện pháp tự vệ: với yêu cầu các biện pháp này không được áp dụng một cách tuỳ tiện hoặc phân biệt đối xử, các quy định của Hiệp định thương mại Việt Nam - Tanzania sẽ không giới hạn các quyền của mỗi bên thông qua hay thực hiện các biện pháp: (1) Vì lý do sức khoả cộng đồng, đạo đức, trật tự hay an ninh; (2) Để bảo vệ thực vật và động vật chống lại các loại bệnh và sâu bọ phá hoại; (3) Để bảo vệ khả năng tài chính đối ngoại và cán cân thanh toán; (4) Bảo vệ các tài sản quốc gia hoặc các giá trị nghệ thuật, lịch sử hay khảo cổ. 89 2.3.7. Quan hệ thương mại Việt Nam và một số nước châu Phi khác a) Quan hệ thương mại Việt Nam - Madagasca Madagasca là quốc gia nằm ở ấn Độ Dương, phía Đông Nam Châu Phi, có diện tích 587.000km2, dân số 16,5 triệu người, Việt Nam và Madagasca đã thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1972 và từ đó đến nay, quan hệ hợp tác hai nước không ngừng được củng cố, đặc biệt với việc khánh thành tượng đài Bác Hồ tại thủ đô ăng-ta-na-na-ri-vô tháng 3/2003 và chuyến thăm Madagasca của Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa tháng 11/2003. Trong lĩnh vực thương mại, kim ngạch xuất nhập khẩu vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng của mỗi nước. Giá trị xuất khẩu của ta sang Madagasca mấy năm gần đây mới chỉ đạt từ 2,7 đến 3 triệu USD với các mặt hàng xuất khẩu chính là gạo, bột nở, hoá chất, xà phòng, sản phẩm nhựa, hàng mây tre, hàng may mặc, giày dép, thuốc trừ sâu, máy nông nghiệp... Ta cũng nhập khẩu từ Madagasca một số máy móc với giá trị không lớn. b) Quan hệ thương mại Việt Nam - Senegal Senegal nằm ở khu vực Tây Phi. Với diện tích rộng 196.190km2, Senegal có dân số khoảng 11,9 triệu dân và ngôn ngữ chính là tiếng Pháp. Đây là một trong những nước ổn định nhất châu Phi phía Nam Sahara. Senegal thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 29/12/1969. Về quan hệ kinh tế, hai nước đã hợp tác tích cực trong lĩnh vực nông nghiệp trong khuôn khổ chương trình ba bên do FAO tài trợ, trong đó Việt Nam cung cấp chuyên gia và công nhân để giúp Senegal phát triển canh tác lúa, chè, chăn nuôi gia súc và thuỷ sản. Về thương mại, Việt Nam xuất sang Senegal các sản phẩm như gạo, chè, hạt tiêu, máy nông nghiệp, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ, dệt may... và thông qua nước này xuất sang các nước châu Phi khác, đồng thời cũng nhập từ Senegal bông, nguyên liệu gỗ, hạt điều, hoá chất các loại, keo dán, vật liệu ảnh, xà phòng và chất tẩy rửa. Riêng về gạo, mỗi năm 90 Senegal phải nhập khoảng 50 triệu tấn trong đó phần lớn từ Thái Lan (gạo thơm các loại), Việt Nam, Ai Cập, Mỹ và ấn Độ. Năm 2000, kim ngạch xuất khẩu của ta sang Senegal đạt 5.478.836 USD và nhập khẩu đạt 283.720 USD. Đến năm 2005, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam - Senegal đạt 42,6 triệu USD. Cho đến nay, Việt Nam và Senegal vẫn chưa mở Đại sứ quán, văn phòng liên lạc cũng như thương vụ. Chính vì vậy mà quan hệ kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước. Nhận thức được điều đó, hai bên hiện đang tích cực chuẩn bị để đi đến ký kết Hiệp định thương mại. c) Quan hệ thương mại Việt Nam - Libya Libya nằm ở Bắc Phi. Diện tích 1,75triệu km2, dân số 5,9 triệu người (ước tính 2006). GDP đầu người đạt 8.400 USD (PPP,2005), tăng trưởng kinh tế 8,5% năm 2005. Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 15/3/1975, hai nước luôn ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp đấu tranh của nhân dân mỗi nước nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền, xây dựng và phát triển đất nước. Trong nhiều năm qua, giữa hai nước đã liên tục diễn ra các đoàn viếng thăm lẫn nhau và ký kết nhiều hiệp định nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt giữa hai nước, trong đó phải kể đến Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, lập Uỷ ban liên Chính phủ cấp Bộ trưởng, Hiệp định về trao đổi thường kỳ giữa hai Bộ ngoại giao, Thoả thuận về hợp tác giữa 2 hãng Thông tấn xã Việt Nam (VNA) và thông tấn xã Libya (JANA). Tiềm năng tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác lao động giữa hai nước là rất to lớn song quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước chưa phát triển ngang tầm quan hệ chính trị và tiềm năng sẵn có của mỗi nước. Tổng giá trị trao đổi hàng hoá giữa hai nước trong những năm gần đây có thể coi là không đáng kể, quan hệ hợp tác đầu tư chưa được đánh thức. Với cơ sở vững chắc là mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, truyền thống 91 đã gắn bó hai nước trong nhiều năm qua và trong bối cảnh tình hình quốc tế hiện nay, hai nước đều có nhu cầu khai thác những tiềm năng sẵn có để tăng cường và mở rộng hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt vì lợi ích của nhân dân hai nước. Việt Nam và Libya cùng là hai nước đang phát triển, là thành viên Phong trào không liên kết và có cùng mục tiêu đấu tranh vì hoà bình, hợp tác và phát triển, bởi vậy mà cơ hội hợp tác song phương rất to lớn. Gần đây, trong chuyến thăm Việt Nam của đoàn Uỷ ban đối ngoại hội nghị nhân dân toàn quốc (Quốc hội) Libya do ông S.S.Shahumi, Chủ nhiệm Uỷ ban dẫn đầu, Libya đã đề nghị hai bên trao đổi để đi đến ký kết Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư. Đây là một đề nghị rất thiết thực vì việc tăng cường hợp tác đầu tư chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nhân dân hai nước, không chỉ đáp ứng nhu cầu về hàng hoá của thị trường hai nước mà cả thị trường hai khu vực và quốc tế. d) Quan hệ thương mại Việt Nam - Zambia Cộng hoà Zambia ở miền Nam châu Phi. Diện tích 752.614km2. Dân số 11,5 triệu người (ước tính 2006). GDP đầu người đạt 900USD (PPP, 2005). Việt Nam và Zambia thiết lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ ngày 15/9/1972. Quan hệ thương mại giữa hai nước còn chưa phát triển và Zambia thường nhập siêu. Năm 2003, ta chỉ xuất khẩu sang Zambia khoảng 1 triệu USD gồm cà phê, hàng dệt may và một số hàng hoá khác, trong khi nhập khẩu từ thị trường này 4,5 triệu USD, chủ yếu là hoá chất và kim loại các loại. Ngoài ra, hai nước có thể thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ lợi, khai khoáng. Trước mắt, hai bên cần thoả thuận và ký kết một số hiệp định nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho sự hợp tác lâu dài giữa hai nước như Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, thương mại, văn hoá, khoa học kỹ thuật; Hiệp định bảo hộ đầu tư; Hiệp định thương mại, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần. 92 e) Quan hệ thương mại Việt Nam - Burkina Faso Burkina Faso nằm ở khu vực Tây Phi, diện tích 273.800km2, dân số 13,9 triệu (ước tính 2006). GDP đầu người năm 2005 đạt 1200 USD (2005). Việt Nam và Burkina Faso lập quan hệ ngoại giao ngày 16/11/1973. Từ trước tới nay hai nước ít trao đổi đoàn thăm viếng lẫn nhau. Tháng 11/1996 Phó thủ tướng Nguyễn Khánh thăm chính thức Burkina Faso, nhân dịp này hai bên đã ký Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, thương mại, văn hoá và khoa học kỹ thuật. Bộ trưởng ngoại giao Burkina Faso thăm Việt Nam năm 1997, nhân dịp này hai bên đã ký Biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa Bộ nông nghiệp Burkina Faso và Bộ nông nghiệp Việt Nam. Tháng 11/1997, Tổng thống Burkina Faso đã đến Việt Nam tham dự Hội nghị cấp cao 7 các nước có sử dụng tiếng Pháp. Tháng 10/2002, tại Hội nghị cấp cao 9 các nước có sử dụng tiếng Pháp tại Liban, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã tiếp Tổng thống Burkina Faso, B.Compaoré. Về kinh tế thương mại, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước còn rất hạn chế. Năm 2001, Việt Nam xuất sang Burkina Faso được 1,023 triệu USD, năm 2002, 98.000 USD và năm 2003, 318.342 USD, gồm giày dép, hàng dệt may, kim cương thành phẩm, nhang trừ muỗi, thuốc trừ sâu, màn rèm, sợi tổng hợp và nhập khẩu năm 2003, 493.871 USD gồm vải dệt thoi từ sợi bông, bông... g) Quan hệ thương mại Việt Nam - Bờ Biển Ngà Nằm ở khu vực Tây Phi. Diện tích 322.640 km2, dân số 17,6 triệu (2006). GDP/người 1500 USD (PPP, 2005). Việt Nam và Bờ Biển Ngà thiết lập quan hệ ngoại giao từ ngày 6/10/1975 nhưng hai bên cũng chưa lập Đại sứ quán hay Lãnh sự quán. Mặc dù vậy nhưng Việt Nam và Bờ Biển Ngà có quan hệ chính trị, ngoại giao rất tốt đẹp. Cũng giống như các quốc gia châu Phi khác, Bờ Biển Ngà rất khâm phục nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Giờ đây, nước bạn lại rất ngưỡng mộ những thành tựu kinh tế mà Việt Nam đã đạt được trong công cuộc đổi mới và bày 93 tỏ mong muốn được tăng cường quan hệ hợp tác với Việt Nam. Quan hệ kinh tế song phương hiện nay vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của mỗi nước. Về thương mại, Bờ Biển Ngà nhập của Việt Nam các mặt hàng như gạo, chất dẻo nguyên liệu, giấy các loại, hàng dệt may, hàng thủ công mỹ nghệ, hoa quả tươi và sấy khô, pho mát, săm cao su, tủ lạnh, tranh vẽ và các thiết bị khác... (trị giá 4,6 triệu USD vào năm 2003) và xuất sang Việt Nam chủ yếu là bông, hạt điều và phân bón các loại. Về tiềm năng phát triển kinh tế thương mại giữa hai nước, Bờ Biển Ngà là một thị trường có tiềm năng nhất khu vực Tây Phi bất chấp cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay. Sở dĩ đây là một thị trường triển vọng vì không đòi hỏi sản phẩm phải có chất lượng và mẫu mã quá cao như ở các khu vực khác. Ngoài ra, những mặt hàng mà nước bạn cần, Việt Nam hoàn toàn có khả năng đáp ứng. Trong năm 2001, nhập khẩu của Bờ Biển Ngà đã tăng 3,6% trong đó hàng thực phẩm tăng 17,4% và hàng tiêu dùng 16,2%, riêng nhập khẩu gạo tăng tới 37,3%. Đây là những mặt hàng mà ta có thể khai thác. Mặt khác, Bờ Biển Ngà là một thành viên của Liên minh kinh tế tiền tệ châu Phi (UAMOA), áp dụng những quy định chung về xuất nhập khẩu của tổ chức này nên ta có thể sử dụng Bờ Biển Ngà như một cầu nối để thâm nhập những thị trường khác. Bên cạnh đó, ta có thể mua một số sản phẩm xuất khẩu của Bờ Biển Ngà như bông, phân bón, hoa quả... với giá rẻ để phục vụ tiêu dùng trong nước hoặc chế biến xuất khẩu. Tiểu kết chương 2: Như vậy, sau khi các hiệp định, quy ước được kí kết giữa Việt Nam với các nước châu Phi, cơ sở pháp lý được hình thành trong quan hệ thương mại Việt Nam - các nước châu Phi đã thúc đẩy quan hệ thương mại hai bên ngày càng phát triển, nhất là từ thập kỷ 90. Kim ngạch xuất nhập khẩu của hai bên ngày càng tăng lên rõ rệt. Điều này có lợi cho sự phát triển kinh tế của cả hai bên. 94 Tuy nhiên, chúng ta cũng thấy rõ là trong số các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang châu Phi được chọn khảo sát (trong đó phía Nam chiếm 65% tổng số doanh nghiệp và phía Bắc chiếm 35%), loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm số đông (33%); tiếp đến là doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các doanh nghiệp này hoạt động trong nhiều lĩnh vực, song nhiều nhất là nhóm kinh doanh sản phẩm nội thất, mỹ nghệ và văn phòng phẩm (chiếm 19%). Ngoài ra là dệt may, hoá chất, nông sản, dược phẩm, giầy da, kim khí, điện tử, chế biến thực phẩm, dịch vụ. Thị trường Nam Phi được coi trọng nhất; Ai cập, Algeria và Nigêria là những thị trường được nhiều doanh nghiệp có ý định tiếp cận. Có mặt hầu khắp các nước châu Phi, hàng hoá của các doanh nghiệp này trước hết là gạo, cà phê, tiếp đến là giầy da và may mặc. Đổi lại, sản phẩm nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ các nước châu Phi là tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là gỗ (nhiều nhất từ Nam Phi), quặng, sắt, thép, tân dược, một số nông sản khác như: hạt điều (nhập từ Nigêria, Tanzania, Bờ Biển Ngà...), bông (nhập từ Ai Cập, Nam Phi, Tanzania...), dịch vụ đưa đón khách du lịch sang Việt Nam. Với tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu, thặng dư thương mại của Việt Nam với các thị trường các nước châu Phi sẽ còn tiếp tục tăng. 95 Chương 3 Một số nhận xét về quan hệ hợp tác thương mại giữa việt nam với các nước châu phi (từ năm 1986 đến nay) 3.1. Những thành tựu và hạn chế 3.1.1. Thành tựu Quan hệ thương mại Việt Nam - các nước châu Phi được khởi động từ năm 1986 nhưng thực sự phát triển từ những năm 1990. Từ năm 1986 đến nay qua quỏ trỡnh phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - các nước châu Phi, chúng tôi đưa ra một số đánh giá tổng quát về những thành tựu đạt được như sau. 3.1.1.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam - các nước châu Phi tăng trưởng với mức độ nhanh Các doanh nghiệp Việt Nam đã có những hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá với các quốc gia châu Phi từ năm 1990. Bên cạnh đó, cộng đồng người Việt ở các nước châu Phi cũng giúp đỡ một cách có hiệu quả cho sự thâm nhập của hàng hoá Việt Nam vào khu vực. Bằng sự nỗ lực từ nhiều phía kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước châu Phi đã tăng lên mạnh mẽ. Năm 1991 kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - các nước châu Phi là 15,50 triệu USD trong đó xuất khẩu là 13,3 triệu USD nhập khẩu là 2,2 triệu USD. Năm 1995 kim ngạch xuất nhập khẩu là 45,9 triệu USD tăng so với năm 1991 là 296,1%; trong đó kim ngạch xuất khẩu là 38,1 triệu USD tăng so với năm 1991 là 286,4%, kim ngạch nhập khẩu là 7,8 triệu USD tăng 354,5% so với năm 1991. Năm 2000 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu là 190,1 triệu USD, nếu so với năm 1991 thì tổng kim ngạch xuất nhập khẩu gấp 12,26 lần năm1991, kim ngạch xuất khẩu gấp 10,7 lần và kim ngạch nhập 96 khẩu gấp 21,55 lần năm 1991. Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - các nước châu Phi từ năm 2000 đến nay tăng với tốc độ cao: năm 2001 tăng so với năm 2000 là 14,52%; năm 2003 so với năm 2002 tăng 84,06%; năm 2004 so với năm 2003 tăng 70,88%; năm 2005 so với năm 2004 tăng 54,12%. Trong đó tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu một số năm nhanh hơn tăng kim ngạch nhập khẩu. Năm 2001 tăng kim ngạch xuất khẩu so với năm 2000 là 3,63%, tăng kim ngạch nhập khẩu là 21,54%; năm 2002 tăng kim ngạch xuất khẩu so với năm 2001 là 21,51%, trong khi tăng kim ngạch nhập khẩu là 6,54%; năm 2004 tăng kim ngạch xuất khẩu so với năm 2003 là 92,67%, tăng kim ngạch nhập khẩu là 36,52%; năm 2005 tăng kim ngạch xuất khẩu so với năm 2004 là 57,5%, kim ngạch nhập khẩu tăng 39,97%. Như vậy, tính chung giai đoạn năm 2000 đến 2005, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam các nước châu Phi tăng trung bình 36,08%, kim ngạch xuất khẩu tăng trung bình là 35,78%, nhập khẩu tăng trung bình là 42,21%. 97 Bảng 13: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - các nước châu Phi thời kỳ năm 1991 đến 2005 Đơn vị tính: Triệu USD Tổng kim ngạch XNK Kim ngạch xuất khẩu Giá trị Tăng trưởng (%) Giá trị Tăng trưởng (%) Giá trị Tăng trưởng (%) 1991 15.5 - 13.3 - 2.2 - 1992 29.6 190.9 24.4 183.5 5.2 236.4 1993 6.71 - 87.4 6.7 - 72.6 0.01 - 99 1994 23.0 342.8 19.9 297.0 3.1 310.0 1995 45.9 199.6 38.1 191.5 7.8 251.6 1996 39.6 - 13.8 26.7 - 30.0 12.9 165.4 1997 73.2 184.8 19.5 185.4 23.7 183.7 1998 71.7 - 2.1 55.8 112.7 15.9 - 33.0 1999 176.7 246.4 137.7 246.8 39.0 245.3 2000 190.1 107.6 142.7 103.6 47.4 121.5 2001 217.7 114.5 173.4 121.5 44.3 - 6.5 2002 190.1 - 12.7 130.1 - 24.9 60.0 135.4 2003 349.9 184.0 214.1 164.6 135.8 226.3 2004 597.9 170.9 412.5 192.7 185.4 226.3 2005 909.5 152.1 650.0 157.6 259.5 139.9 Năm Kim ngạch nhập khẩu Nguồn: Tổng cục Thống kê, Thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam 98 Năm 2006, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam - châu Phi là 832 triệu USD, trong đó xuất khẩu là 610 triệu USD và nhập khẩu 222 triệu USD. Năm 2007 tổng kim ngạch là 1007,8 triệu USD, trong đó xuất khẩu là 683,5 triệu USD và nhập khẩu 324,3 triệu USD. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước châu Phi luôn ở trạng thái xuất siêu. Giai đoạn năm 1992 - 1995 Việt Nam xuất siêu sang châu Phi ở mức 239,8%; giai đoạn 1996 - 2000 Việt Nam xuất siêu sang châu Phi trung bình là 184,14%; giai đoạn 2001 - 2005 Việt Nam xuất siêu sang châu Phi trung bình là 147,78%. Hiện tại, kim ngạch buụn bỏn Việt Nam - châu Phi tăng trưởng nhanh, năm 2007 đạt 684 triệu USD, tăng 12% so với năm 2006. Năm 2008, Việt Nam xuất khẩu sang châu Phi trị giá hơn 1,33 tỷ USD và nhập khẩu 756 triệu USD, tăng 95% so với năm 2007. Đây là lần đầu tiên xuất khẩu của ta sang lục địa đen vượt mốc 1 tỷ USD. Tổng giá trị trao đổi thương mại với châu Phi trong năm 2009 phấn đấu đạt 2,5 tỷ USD và đạt 3 tỷ USD vào năm 2010, trong đó, mức tăng trưởng xuất khẩu đạt 20% mỗi năm tăng trưởng kim ngạch xuất nhập hàng hoá giữa Việt Nam và châu Phi tăng nhanh trong thời gian qua do xuất phát điểm ở mức thấp của cả hai bên. 3.1.1.2. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi được mở rộng Giai đoạn 1991 - 1995 là thời gian hàng hoá nước ta bắt đầu thâm nhập vào thị trường châu Phi. Những năm tiếp, theo thị trường châu Phi đã mở rộng mạnh mẽ. Nếu như năm 1991, hàng Việt Nam mới chỉ được xuất sang 3 nước châu Phi là Ai Cập, Angiêri và Libi thì đến nay con số này đã lên đến 53 nước. Thị trường xuất khẩu quan trọng hàng đầu của Việt Nam là Nam Phi, Ai Cập, Algeria, Angola, Bờ Biển Ngà, Ghana... Về nhập khẩu, số lượng bạn hàng cũng tăng dần qua từng năm. Năm 1991, nước ta chỉ nhập khẩu duy nhất từ Ai Cập. Đến năm 2001, con số này được nâng lên gần 20 nước, năm 99 2005 là 42 nước. Đến nay, nước ta nhập khẩu hầu hết các nước châu Phi. Các thị trường nhập khẩu lớn nhất là Nam Phi (sắt thép, hoá chất, gỗ nguyên liệu, thức ăn gia súc, nguyên liệu thuốc lá,...), Swaziland (vàng nguyên liệu, sắt thép, kim loại, bông,...), Nigiêria (hạt điều, bông, sắt thép,...), Ai Cập (sắt thép, mật chiết xuất hoặc tinh đường, dâu tây, máy móc thiết bị, apatit, bông,...), Bờ Biển Ngà (hạt điều thô, gỗ nguyên liệu, bông,...), Mali (bông, gỗ nguyên liệu,...), Tôgô (gỗ nguyên liệu, bông,...). 3.1.1.3. Mặt hàng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và châu Phi có thay đổi nhiều trong những năm gần đây Châu Phi là lục địa có nhiều quốc gia luôn ở tình trạng thiếu lương thực. Do đó mặt hàng gạo được ưu tiên nhập khẩu nhiều nước ở châu Phi. Việt Nam có thế mạnh trong xuất khẩu gạo sang châu Phi và đây là mặt hàng chủ yếu xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi. Mặt hàng gạo trung bình chiếm từ 50 - 60% kim ngạch xuất khẩu sang châu Phi của Việt Nam. Hiện nay, mặt hàng gạo của Việt Nam đã có mặt ở gần 30 nước châu Phi. Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống khác vào châu Phi là hàng dệt may, giày dép, hạt tiêu, cao su... Từ năm 2000 Việt Nam đã xuất khẩu thêm các sản phẩm công nghiệp như điện - điện tử, máy móc, hàng cơ khí, đồ nhựa, than đá... Các mặt hàng truyền thống Việt Nam nhập từ châu Phi có kim ngạch lớn là hạt điều thô, phân bón, nguyên phụ liệu thuốc lá, hoá chất..Năm 2009, lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu xi măng sang Mozambique. Trong thời gian tới Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu xi măng sang Nam Phi. Tuy nhiên, những mặt hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam và châu Phi chưa phong phú. Tính ổn định của các mặt hàng xuất nhập khẩu không cao. Trên đây là những thành tựu cơ bản bản đạt được trong quan hệ hợp tác thương mại của Việt Nam với các nước châu Phi từ 1986 đến nay. Tuy nhiên, những thành tựu đó vẫn chưa tương xứng với tiềm năng thực có của 100 hai bên. Trong tương lai, sự hợp tác này chắc chắn sẽ có nhiều triển vọng hơn. 3.1.2. Hạn chế Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam - châu Phi cho thấy còn nhiều mặt hạn chế: Thứ nhất, hàng hoá xuất nhập khẩu đơn điệu, chủ yếu là nông sản chưa qua chế biến, hàng thô. Số lượng các mặt hàng xuất nhập khẩu chỉ nằm trong con số vài chục mặt hàng. Thứ hai, quy mô xuất nhập khẩu nhỏ bé. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và các nước châu Phi chỉ chiếm 1% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang châu Phi năm 2005 chỉ chiếm 2% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và kim ngạch nhập khẩu là 0,7%, Tính ổn định của thị trường xuất nhập khẩu ở châu Phi không cao. Thứ ba, hiệu quả xuất nhập khẩu hàng hoá thấp. Do chi phí vận tải lớn lại khó kết hợp vận chuyển hai chiều nên giá thành xuất khẩu hàng hoá cao. Xuất khẩu chủ yếu là nông sản nên giá thấp, lợi nhuận không cao. Thứ tư, xuất nhập khẩu còn gặp nhiều rủi ro. Đây là sự tác động tổng hợp của điều kiện thanh toán, nạn trộm cướp và bất ổn chính trị ở nhiều quốc gia châu Phi. Quan hệ thương mại Việt Nam - các nước châu Phi hiện nay đang gặp những khó khăn. Quy mô kinh tế và thị trường từng nước châu Phi còn nhỏ, trình độ phát triển kinh tế và thương mại thấp và có sự chênh lệch lớn, sức mua của thị trường tương đối thấp do đời sống nhân dân nhìn chung còn thấp, hơn nữa thói quen tiêu dùng theo kiểu truyền thống làm cho sự thâm nhập của các mặt hàng mới rất khó khăn. Những hạn chế trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển của quan hệ thương mại Việt Nam - các nước châu Phi. Để đưa quan hệ 101 thương mại Việt Nam với các nước châu Phi ngày càng phát triển và đạt hiệu quả hơn cần phải có sự nỗ lực của cả hai bên. Đặc biệt là Việt Nam cần phải đưa ra các giải pháp để phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - các nước châu Phi. 3.2. Những thuận lợi và khó khăn trong quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam với các nước châu Phi 3.2.1. Thuận lợi Trong bối cảnh thế giới đang có những thay đổi nhanh chóng theo hướng tăng cường hợp tác và hội nhập như hiện nay, sự hợp tác giữa Việt Nam và các nước châu Phi đang có những thuận lợi nhất định: Trước hết, các nước châu Phi có nhiều tiềm năng phát triển (diện tích 30 triệu km2 với 54 quốc gia, dân số gần 1tỷ người, vị trí địa lý quan trọng, giàu tài nguyên khoáng sản) rất thuận lợi cho việc trao đổi và bổ sung cơ cấu kinh tế. Thứ hai, tình hình chính trị khu vực châu Phi dần ổn định, kinh tế từng bước phục hồi, một số nước tăng trưởng khá, tạo môi trường kinh doanh và hợp tác thuận lợi. Thứ ba, các nước châu Phi đang đẩy mạnh cải cách, liên kết khu vực, thu hút đầu tư, viện trợ phát triển từ bên ngoài. Thứ tư, nhiều nước châu Phi đang được hưởng chế độ ưu đãi trong quan hệ thương mại với Mỹ, EU và các nước phát triển khác. Qua đó, Việt Nam có thể tăng thêm cơ hội phát triển quan hệ kinh tế quốc tế và mở rộng thị trường. Thứ năm, quan hệ chính trị tốt đẹp với các nước châu Phi đang trở thành điều kiện tốt để Việt Nam và các nước châu Phi tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hữu nghị truyền thống. 102 Thứ sáu, Việt Nam có đội ngũ chuyên gia, lao động lâu năm tại nhiều nước châu Phi trên nhiều lĩnh vực, có kinh nghiệm về đất nước, con người, khả năng đáp ứng cao thị hiếu của thị trường các nước châu Phi về hàng hoá, hợp tác lao động, chuyên gia, trao đổi kinh nghiệm trong việc phát triển kinh tế xã hội, an ninh lương thực, xoá đói giảm nghèo... những vấn đề vừa mang tính cấp thiết vừa lâu dài đối với nhiều nước châu Phi. Thứ bảy, các nước châu Phi hiện là thị trường không khắt khe và có nhu cầu lớn về những mặt hàng Việt Nam có thế mạnh như gạo, cà phê, cao su, chè, hàng thủ công mĩ nghệ, hàng dệt may... Thứ tám, Việt Nam và các nước châu Phi có nhiều điểm tương đồng về lịch sử. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển quan hệ hợp tác trên cơ sở giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mở cửa ra thế giới bên ngoài. 3.2.2. Khó khăn 3.1.2.1. Sự bất ổn của chính trị - xã hội Do hậu quả của chiến tranh lạnh, xung đột nội bộ, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, tranh giành quyền lực bùng nổ ở nhiều quốc gia châu Phi, một số điểm nóng mới xuất hiện. Đây là lực cản đối với những nỗ lực của chính phủ các nước châu Phi nhằm ổn định tình hình chính trị, xã hội và phát triển kinh tế. Tình hình bất ổn như vậy cũng khiến cho các doanh nghiệp khó khăn hơn khi mở rộng quan hệ và tìm kiếm thị trường mới tại châu Phi. 3.1.2.2. Rủi ro cao trong thanh toán Mặc dù nhu cầu của thị trường các nước châu Phi rất lớn nhưng do trình độ phát triển ở mức thấp, các doanh nghiệp châu Phi bị hạn chế về khả năng tài chính. Đây là rào cản lớn nhất đối với các nhà xuất khẩu trên thế giới và đặc biệt khó khăn đối với các nhà xuất khẩu mà khả năng tài chính còn hạn chế như các nhà xuất khẩu Việt Nam. 103 3.1.2.3. Hệ thống chính sách thương mại - đầu tư của chính phủ đối với thị trường châu Phi chưa hoàn thiện Hệ thống chiến lược chính sách hỗ trợ phát triển thương mại và quan hệ hợp tác mới chỉ hình thành trong thời gian gần đây. Các quan hệ cấp nhà nước mới chỉ dừng lại ở hình thức trao đổi đoàn cấp cao và không thường xuyên. Do vậy, khó tạo được nền tăng trưởng thúc đẩy hoạt động thương mại lâu dài và bền vững. Hệ thống chính sách về phát triển thương mại và hợp tác của Việt Nam với thị trường các nước châu Phi chưa bao hàm đầy đủ các chính sách quan trọng như: Chính sách thị trường, chính sách mặt hàng, hệ thống các biện pháp hỗ trợ (tín dụng xuất khẩu, thông tin thị trường, hỗ trợ nghiên cứu đặt văn phòng đại diện...) trong xuất nhập khẩu hàng hoá, nhà nước chưa có khả năng hỗ trợ tài chính hoặc đảm bảo thanh toán. 3.1.2.4. Hệ thống thông tin chưa phát triển Trên thực tế hiểu biết của các doanh nghiệp Việt Nam về thị trường châu Phi còn rất hạn chế. Các thông tin chưa thực sự chi tiết cụ thể: đặc biệt là các thông tin về hàng hoá như giá cả, mẫu mã, chủng loại; thông tin thị trường như: thị hiếu, sức mua, thói quen tiêu dùng, tình hình cạnh tranh, phương thức thanh toán... Do vậy, sẽ rất khó khăn trong việc xác định các mặt hàng xuất khẩu sang các nước châu Phi và liên lạc giữa các doanh nghiệp Việt Nam đối với thị trường châu Phi. 3.1.2.5. Thủ tục hành chính ở một số nước châu Phi còn phức tạp Quá trình giải quyết giấy tờ, các thủ tục hành chính quan liêu làm cho công việc kinh doanh ở các nước châu Phi rất mất thời gian. Các doanh nghiệp không nên nghĩ rằng có thể sang một nước châu Phi, gặp gỡ đối tác giao dịch trong một tuần là có thể ký được hợp đồng. Để đi đến một giao dịch, có thể phải mất nhiều thời gian lâu hơn. 104 Doanh nghiệp Việt Nam nếu muốn thâm nhập vào đây lâu dài cần tự tìm cho mình một người đại diện giỏi là người bản xứ. Trong việc tìm đại diện, doanh nghiệp có thể nhờ sự trợ giúp của cơ quan Thương vụ hoặc cơ quan đại diện ngoại giao tại các nước châu Phi hoặc đối tác tin cậy. 3.1.2.6. Mạng lưới đại diện thương mại của Việt Nam ở châu lục này còn quá mỏng Công tác đại diện thương mại đóng vai trò quan trọng trong xúc tiến xuất khẩu của ta. Do điều kiện có hạn nên ta chỉ mới có 5 thương vụ hoạt động tại các nước châu Phi. Tuy nhiên, các thương vụ có thể hỗ trợ doanh nghiệp ta tìm hiểu thông tin các nước châu Phi khác ngoài nước sở tại thông qua hệ thống các đại sứ quán và cơ quan thương mại của các nước châu Phi tại 5 nước sở tại này. 3.1.2.7. Năng lực cạnh tranh của bản thân doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường các nước châu Phi còn yếu, bao gồm khả năng cạnh tranh của sản phẩm, năng lực tài chính, năng lực quản lý Khả năng cạnh tranh chưa thật cao của hàng hoá Việt Nam (mặc dù có một số lợi thế nhất định, chẳng hạn như về lao động) được thể hiện ở ba mặt: mẫu mã, chất lượng và giá cả. Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam một thời gian dài hoạt động trong môi trường bảo hộ cao của Chính phủ nên ít nhiều đã quen với chế độ bảo hộ dẫn đến tư tưởng ỷ lại, ngại va chạm với bên ngoài. Đây là một bất cập lớn đối với doanh nghiệp khi muốn mở rộng quan hệ làm ăn và thâm nhập vào các thị trường mới và xa lạ. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp thường lựa chọn xuất khẩu vào châu Phi thông qua trung gian (công ty nước ngoài hoặc thương nhân của châu Âu hoặc châu Mĩ...) dẫn đến giá thành sản phẩm tăng, giảm khả năng cạnh tranh của hàng hoá. 105 3.1.2.8. Nhu cầu về các mặt hàng của thị trường các nước châu Phi tuy phong phú, đa dạng nhưng thay đổi thất thường. Đặc biệt là nhu cầu về các mặt hàng nông sản phụ thuộc nhiều vào tình hình sản xuất lương thực hàng năm. Điều này dẫn đến tình trạng buôn bán mang tính thời vụ, năm nhiều, năm ít, không ổn định. 3.1.2.9. Việt Nam đang đứng trước sự cạnh tranh quyết liệt của nhiều nước và vùng lãnh thổ châu á như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia...Doanh nghiệp của các nước này thâm nhập vào thị trường châu Phi sớm, được sự hỗ trợ nhất định từ chính phủ của họ trong khi bản thân doanh nghiệp lại có tiềm lực tài chính, năng lực quản lý, khả năng cạnh tranh và sự năng động và hiểu biết về thị trường châu Phi tốt hơn với các doanh nghiệp Việt Nam. Như vậy, khi đầu tư vào thị trường châu Phi các doanh nghiệp Việt Nam cần nhận thức rõ bên cạnh những nguyên nhân khách quan như: xa địa lý, thiếu thông tin về môi trường kinh doanh, về đối tác, khuôn khổ pháp lý thiếu, cơ chế thanh toán không rõ ràng, thiếu hiểu biết về cung cách làm ăn, luật lệ, tập quán của nhau, lo ngại về an ninh chính trị...còn có các nguyên nhân chủ quan như: công tác xúc tiến thương mại chưa đủ mạnh, xây dựng quan hệ đối tác không chặt chẽ, khả năng tài chính yếu, sức cạnh tranh của hàng hoá chưa cao, tồn tại tâm lý ỷ lại, trông chờ nhà nước hỗ trợ. Tuy vậy, nhìn nhận một cách tổng quan những thuận lợi cho xuất khẩu hành hóa sang thị trường châu Phi là cơ bản, những khó khăn nêu trên chỉ là nhất thời. Doanh nghiệp cần phải nắm lấy cơ hội, loại bớt khó khăn, thách thức để phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - châu Phi lên một tầm cao mới. 3.3. Triển vọng và giải pháp phát triển quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam - các nước châu Phi 106 Việt Nam và các nước châu Phi có sự đoàn kết gắn bó lâu dài trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, có nhiều điểm tương đồng về trình độ phát triển sản xuất và tiêu dùng đã có những bước phát triển rất khả quan trong quan hệ về kinh tế, thương mại. Hiện tại, trong số 54 quốc gia ở châu Phi thì có hơn 40 nước đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, đây là điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán dỡ bỏ các rào cản thương mại để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường châu Phi. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, thị trường châu Phi là thị trường có nhiều triển vọng đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Vì vậy, trong đề án xuất khẩu hàng hoá thời kỳ 2006 - 2010, bộ Thương mại đang đặt ra mức phấn đấu tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường này là 23,3%/năm, đến năm 2010 đạt kim ngạch đạt khoảng 2,8 tỷ USD, chiếm khoảng 2,8% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Đây là một mục tiêu không cao nhưng để đạt được mục tiêu trên đòi hỏi phải có các chính sách và giải pháp cả từ phía nhà nước và từ phía các doanh nghiệp. Để góp phần vào tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường các nước châu Phi và phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước châu Phi, chúng tôi cho rằng cần tập trung vào một số chính sách và giải pháp sau đây: 3.3.1. Khai thác triệt để mối quan hệ tốt đẹp về ngoại giao và văn hoá làm nền tảng cho phát triển kinh tế - thương mại Nhìn chung, để thâm nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu vào các nước châu Phi, các nước có thể lựa chọn các cách thức tiếp cận như sau: 1/ Lấy quan hệ ngoại giao và văn hoá làm nền tảng. 2/ Lấy viện trợ kinh tế làm cơ sở. 3/ Lấy sức cạnh tranh cao của hàng hoá và doanh nghiệp làm điều kiện. 107 Xét trên nhiều khía cạnh, chúng ta sẽ có lợi thế hơn một số quốc gia khác về quan hệ đối ngoại và văn hoá bởi nhiều nước ở châu Phi cùng thuộc cộng đồng các quốc gia nói tiếng Pháp như Việt Nam, các nước châu Phi biết nhiều đến Việt Nam thông qua sự đoàn kết gắn bó trong suốt hai cuộc đấu tranh giành độc lập. Việt Nam còn là nước đang phát triển ở trình độ thấp do vậy không có điều kiện viện trợ phát triển cho các nước châu Phi. Một số hàng hoá Việt Nam tuy có sức cạnh tranh ở các thị trường khác nhưng do điều kiện địa lý và vận chuyển hàng hoá tới các nước châu Phi không thuận lợi và các chi phí dịch vụ cao nên nhiều mặt hàng khó có thể cạnh tranh được tại thị trường các nước châu Phi. Vì vậy, để phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước châu Phi cần phát triển quan hệ ngoại giao và văn hoá lên một tầm cao mới. Cần tăng cường các cuộc viếng thăm chính thức cấp cao của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, đồng thời cần tận dụng các cơ hội gặp gỡ cấp cao tại diễn đàn các quốc gia nói tiếng Pháp để thúc đẩy quan hệ thương mại. Tháng 11/2004 Thủ tướng Phan Văn Khải đã dự hội nghị cấp cao các nước sử dụng tiếng Pháp (gọi tắt là cộng đồng Pháp ngữ) tại Siera Leon, cần tiếp tục các cuộc gặp cấp cao khác. Sắp tới, cần nghiên cứu và xem xét để mở thêm các cơ quan đại diện ngoại giao hoặc thương mại ở một số vị trí có tính chiến lược. Trước mắt cần củng cố và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực cho cơ quan đại diện thương mại ở các nước trong khu vực như Cộng hoà Nam Phi (khu vực Nam Phi), Ai Cập (khu vực Bắc Phi), Tazania (khu vực Đông Phi), Nigieria (khu vực Tây Phi). Thị trường châu Phi gồm nhiều nước khác nhau nên sẽ tập trung ưu tiên phát triển một số thị trường trọng điểm có sự ổn định cao và có nhiều tiềm năng như Nam Phi, Ai Cập, Marốc, Tanzania. Trong đó, Nam Phi vẫn là thị trường trọng tâm của khu vực này để từ đó xâm nhập sang các thị trường khác thuộc châu Phi. 108 3.3.2. Xây dựng và thực thi các chính sách đặc thù nhằm phát triển quan hệ thương mại Phần lớn các nước thuộc châu Phi là các nước nghèo, khả năng thanh toán có hạn và đồng tiền nội tệ của họ lại không có khả năng chuyển đổi. Để xâm nhập thị trường các nước châu Phi các nước phát triển và giàu có đều tiếp cận theo hướng tăng viện trợ không hoàn lại hoặc cấp tín dụng ưu đãi ODA sau đó đặt các điều kiện để các nước châu Phi phải mua lại hàng hoá của doanh nghiệp các nước viện trợ. Bên cạnh đó, các nước châu Âu và Hoa Kỳ còn có các chính sách thương mại rất thuận lợi cho hàng hoá của nhiều nước châu Phi thâm nhập (ưu đãi cho các nước đồng minh và các nước chậm phát triển nhất), chẳng hạn như không áp đặt hạn ngạch đối với hàng dệt may, thuế suất bằng 0 đối với nhiều mặt hàng nông sản của các nước châu Phi... Hiện nay, khó khăn nhất đối với hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hoá vào thị trường các nước châu Phi là ở khâu thanh toán. Trong điều kiện khả năng tài chính hạn chế, lãi suất tín dụng cao nên doanh nghiệp Việt Nam rất khó có thể giành cho bên mua hàng thanh toán trả chậm và càng không thể thanh toán bằng đồng tiền bản tệ của họ. Để thâm nhập vào thị trường này, một số doanh nghiệp phải tìm kiếm con đường thanh toán thông qua dịch vụ bảo lãnh qua ngân hàng của các nước phát triển - là các nước đang viện trợ cho châu Phi hoặc phải xuất khẩu qua trung gian là doanh nghiệp của các nước phát triển, các tập đoàn đa và xuyên quốc gia. Điều đó đã làm tăng chi phí và giảm hiệu quả kinh doanh xuất khẩu sang thị trường châu Phi của doanh nghiệp. Do vậy, để đảm bảo về thanh toán, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ vốn thuộc Quỹ hỗ trợ phát triển, cần xác định rõ trong văn bản pháp quy một cách cụ thể rằng các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường châu Phi được vay vốn ưu đãi. Đồng thời, cần mở rộng các 109 dịch vụ bảo lãnh thanh toán và bảo hiểm rủi ro cho các doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trường các nước châu Phi. Bên cạnh việc sử dụng các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu hiện đang thực hiện chung ở các thị trường, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp của các nước ở châu Phi trong việc nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam. Việc thực hiện chính sách này cần giao cụ thể cho ngân hàng Eximbank thực hiện (cũng giống như các nước đang áp dụng khi xâm nhập và mở rộng thị trường châu Phi). 3.3.3. Mở rộng việc thực hiện phương thức hàng đổi hàng trong quan hệ thương mại với các nước châu Phi Châu Phi là thị trường cung cấp nhiều loại hàng hoá mà Việt Nam có nhu cầu lớn như dầu mỏ, phân bón, hoá chất, gỗ nguyên liệu, hạt điều thô, nguyên liệu thuốc lá, kim loại màu... Châu Phi cũng là khu vực thị trường có nhu cầu nhập khẩu nhiều loại hàng hoá của Việt Nam như hàng nông sản, thuỷ sản, đồ nhựa, hàng điện tử và hàng cơ khí... Tuy nhiên, cả các doanh nghiệp của chúng ta và của các nước châu Phi đều gặp phải khó khăn về tài chính và thanh toán bằng ngoại tệ mạnh. Vì vậy, sẽ là có hiệu quả và có tính khả thi cao nếu hai bên cùng thực hiện phương thức đổi hàng lấy hàng. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện phương thức hàng đổi hàng phát triển một cách có hiệu quả và tránh được các rủi ro, nhà nước cần xúc tiến ký kết các hiệp định cấp chính phủ về hàng đổi hàng. Chẳng hạn như hiệp định về đổi dầu thô lấy lương thực, đổi lương thực lấy phân bón, đổi hàng điện tử lấy nguyên liệu... Trên cơ sở các hiệp định được ký kết, nhà nước có thể giao hoặc tổ chức đấu thầu để thực hiện hiệp định đổi hàng lấy hàng. Để tránh rủi ro trong khâu thanh toán bù trừ khi thực hiện hiệp định hàng đổi hàng cần lấy giá quy đổi theo một ngoại tệ mạnh làm cơ sở và cần phải có sự tham gia bảo lãnh của ngân hàng đủ mạnh. Trong khi nhà nước còn chưa ký kết được các hiệp định này thì các doanh nghiệp vẫn có thể tiến 110 hành mua bán hàng hoá quốc tế với các nước châu Phi theo phương thức hàng đổi hàng và cần dựa vào các hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam và một số nước châu Phi, cũng cần phải lưu ý và chủ động đề phòng các rủi ro có thể xảy ra. Khi đó cần có sự tham vấn ý kiến của các cơ quan ngoại giao và thương vụ Việt Nam ở nước ngoài. 3.3.4. Thực hiện liên doanh liên kết và mở rộng đầu tư sang thị trường châu Phi Trừ một số nước có nền kinh tế phát triển như Nam Phi, Ai Cập, Angieria... còn hầu hết các nước châu Phi là nước nghèo, các doanh nghiệp nhỏ là chủ yếu và khả năng tài chính rất hạn chế. Khả năng mua hàng với số lượng lớn là rất khó khăn (chẳng hạn mua gạo chỉ khoảng5 - 7 tấn), thường là nhìn hàng trực tiếp mới trả giá, bán được đến đâu thì mua đến đó và dùng tiền mặt để thanh toán. Với tập quán thương mại như trên nếu các doanh nghiệp Việt Nam cứ từng doanh nghiệp mang những loại hàng của mình sang bán thì hiệu quả rất thấp. Vì thế giải pháp tốt nhất là các doanh nghiệp cần phải liên kết với nhau, mỗi chuyến hàng đưa sang các nước châu Phi chỉ cần có một đại diện phải có mặt tại các nước châu Phi và họ sẽ làm cho nhiều doanh nghiệp để giảm chi phí đi lại và các chi phí khác. Trong điều kiện Việt Nam chưa xây dựng được kho ngoại quan tại đây thì các doanh nghiệp có thể thuê kho ngoại quan để tập kết hàng hoá và có thể chủ động bán hàng cho các đối tác. Nhìn chung, các nước châu Phi còn lạc hậu về trình độ công nghệ so với Việt Nam nhưng họ lại là nơi có nhiều tiềm năng về các loại nguyên liệu. Do đó, vấn đề đầu tư sang các nước châu Phi để sử dụng nguyên liệu của họ và công nghệ của ta trong việc sản xuất các loại hàng hoá rồi xuất khẩu trực tiếp vào thị trường này hoặc qua đó mà tạo vùng nguyên liệu hoặc nhập khẩu nguyên liệu về để sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu đi các nước khác. Nếu 111 chưa phát triển được phương thức hàng đổi hàng thì cần liên doanh góp vốn hoặc đầu tư trực tiếp sang các nước châu Phi để tận dụng nguồn nguyên vật liệu rất dồi dào như bông, hạt điều, gỗ, khoảng sản... Một số mặt hàng cần tập trung khai thác trong thời gian tới là thuỷ sản, đồ gỗ, hàng cơ khí, máy móc động cơ điện, thủ công mỹ nghệ, hoá mỹ phẩm, nông sản, cà phê, hạt tiêu... Để tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc mở rộng liên doanh liên kết và đầu tư sang các nước châu Phi, nhà nước cần tiếp tục xúc tiến để ký kết các hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam với các nước châu Phi còn lại. Cho đến hiện nay chúng ta mới chỉ ký kết được 19 hiệp định thương mại song phương và hiệp định bảo lãnh đầu tư với các nước châu Phi, sắp tới cần tiếp tục đàm phán để ký kết hiệp định thương mại song phương với một số nước ở khu vực Tây Phi và Đông Phi làm cơ sở pháp lý cho việc mở rộng thị trường đối với các phần còn lại của châu Phi. 3.3.5. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại Xuất phát từ sự cách trở về địa lý và các khó khăn về đi lại bằng đường hàng không (vì Việt Nam chưa có đường bay nào trực tiếp tới các nước châu Phi) nên hoạt động xúc tiến thương mại ở khu vực này cũng có hình thức khác biệt. Phần lớn các hoạt động xúc tiến thương mại vào thị trường này đều được khởi động từ các cơ quan của chính phủ Việt Nam. Hiện nay chúng ta đã có cổng thương mại điện tử Việt Nam - châu Phi theo địa chỉ www.vinafrica.com với ngôn ngữ tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp. Bước đầu trang web đang cung cấp thông tin về 9 nước châu Phi như Nam Phi, Ai Cập, Algeria, Marốc, Angôla, Tanzania, Senegal, Benin và Libia. Trong chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia, bộ thương mại cũng đã giành những ưu tiên nhất định cho công tác xúc tiến thương mại tại thị trường châu Phi như tổ chức cho các doanh nghiệp tham quan và khảo sát thị 112 trường châu Phi. Những hoạt động trên đã góp phần đáng kể vào việc mở rộng quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước châu Phi. Tuy nhiên, do đặc điểm thị trường và tính cách của các doanh nghiệp ở khu vực này nên sự gặp gỡ tiếp xúc thường xuyên và trực tiếp là rất quan trọng. Các doanh nghiệp thuộc các nước châu Phi phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ, họ khó có thể tổ chức làm việc với các đoàn lớn gồm nhiều doanh nghiệp, do đó nên tổ chức thành các đoàn nhỏ gồm 5 - 6 doanh nghiệp khảo sát thị trường ở đây mới có hiệu quả. Có thể tham gia các hội chợ quốc tế ở khu vực này, khi đó vừa có sự tiếp xúc với các doanh nghiệp lại vừa mang hàng hoá đến để giới thiệu. Hiện nay ở nhiều nước châu Phi chúng ta còn chưa có Đại Sứ Quán và cơ quan đại diện thương mại nên nếu cần khảo sát thị trường châu Phi thì phải thông báo cho sứ quán hoặc thương vụ của nước liền kề để có sự hướng dẫn và giúp đỡ. Châu Phi là một thị trường lớn nhưng lại mang tính chất khu vực rất rõ rệt, các nước thuộc khu vực Bắc Phi thường giao định mua bán hàng hoá ở Dubai, còn các nước thuộc khu vực Nam Phi lại có xu hướng giao dịch mua bán hàng hoá tại Cộng hoà Nam Phi, khu vực Đông Phi và Tây Phi hoạt động thương mại chưa tập trung cao. Do đó, để phát triển quan hệ thương mại và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hoá sang thị trường châu Phi kiến nghị Chính phủ và Bộ Thương mại sớm triển khai xây dựng kho ngoại quan hoặc xây dựng trung tâm thương mại Việt Nam tại Cộng hoà Nam Phi, mở rộng và nâng cấp trung tâm giới thiệu hàng hoá Việt Nam ở Dubai để các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội giới thiệu hàng hoá của mình. 3.3.6. Xúc tiến thành lập hiệp hội các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh tại các nước châu Phi Trong thực tiễn hoạt động thương mại quốc tế, vai trò của các Hiệp hội ngành hàng trong việc tổ chức nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại, điều hoà thị trường, thoả thuận về giá cả, đưa ra các tiêu chuẩn về sản phẩm, 113 giải quyết các tranh chấp thương mại, bảo vệ quyền lợi cho hội viên là rất quan trọng. ở nước ta cũng đã có nhiều Hiệp hội ngành hàng được tổ chức, đang hoạt động và có một số Hiệp hội đã phát huy tốt được vai trò và sứ mệnh của họ. Tuy nhiên, phần lớn các Hiệp hội do khả năng tài chính và tổ chức còn hạn chế nên họ chỉ có thể tập trung vào các thị trường trọng điểm, và trên thực tiễn chỉ có ngành hàng lớn mới có được Hiệp hội mạnh. Chính vì vậy thị trường các nước châu Phi vẫn là nơi bỏ ngõ của các Hiệp hội ngành hàng. Xuất phát từ đặc thù của thị trường các nước châu Phi là nhỏ bé, phân tán và sức mua thấp; căn cứ vào kinh nghiệm của một số nước khi tổ chức và phát huy vai trò của hiệp hội, chúng tôi cho rằng cần xúc tiến thành lập hiệp hội các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh tại thị trường các nước châu Phi. Hiệp hội này là một tổ chức nghề nghiệp của những doanh nghiệp kinh doanh tại thị trường các nước châu Phi, bao gồm cả các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường các nước châu Phi, các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá từ các nước châu Phi và các nhà đầu tư của Việt Nam vào các nước châu Phi. Rõ ràng là với cách tổ chức như vậy mới thu hút được các nhà doanh nghiệp có cùng mối quan tâm tới thị trường các nước châu Phi. Hiệp hội này được thành lập và đi vào hoạt động thì cần tập trung cụ thể vào vấn đề xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin về thị trường các nước châu Phi, thông tin về các cơ hội kinh doanh, về kinh nghiệm làm ăn tại thị trường các nước châu Phi. Thị trường các nước châu Phi còn khá mới mẻ với nhiều doanh nghiệp Việt Nam, còn là giai đoạn đầu của quá trình thâm nhập nên khâu tìm kiếm thị trường là rất quan trọng. Khi đã tìm kiếm được thị trường thì vai trò điều phối các doanh nghiệp của Hiệp hội là rất cần thiết, Hiệp hội phải là nơi đưa ra các tín hiệu về giá cả và các điều kiện giao hàng, điều kiện thanh toán để đảm bảo được lợi ích chung của doanh nghiệp. Tiếp 114 đó, cần vận động và khuyến khích các doanh nghiệp thành lập Quỹ phòng chống rủi ro nhằm chủ động đối phó với các rủi ro có thể phát sinh tại thị trường này. Để giúp đỡ và nâng cao vai trò của Hiệp hội hoạt động tại khu vực thị trường các nước châu Phi, nhà nước cần hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để Hiệp hội có thể lập các văn phòng đại diện ở một số nước châu Phi trọng điểm như Nam Phi, Ai Cập. Đồng thời, Hiệp hội cũng cần định hướng và tổ chức cho các doanh nghiệp có thể liên doanh góp vốn lập các chi nhánh, văn phòng đại diện chung cho các doanh nghiệp. Tăng cường sự hợp tác trong lĩnh vực vận chuyển hàng xuất nhập khẩu, thuê kho ngoại quan mở rộng hệ thống phân phối hàng hoá của Việt Nam tại thị trường các nước châu Phi. 3.3.7. Khai thác sức mạnh của kiều bào Việt Nam ở các nước châu Phi Theo số liệu của Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài, cộng đồng người ở các nước châu Phi có trên 2500 người, trong đó đông nhất là ở Angola, Angieria, Cộng hoà Nam Phi, Senegal... Trong cộng đồng người Việt ở các nước châu Phi hiện nay có nhiều người có vị trí cao trong xã hội và thành đạt trong kinh doanh. Họ đều nắm vững phong tục tập quán của nước sở tại, am hiểu khá tường tận về thị trường và điều đó có mong muốn được đóng góp cho quê hương. Vì vậy, nếu biết khai thác sức mạnh của cộng đồng người Việt sẽ có cơ hội thúc đẩy quan hệ thương mại với các nước châu Phi theo nhiều cách khác nhau. Nếu như ở một số nước thuộc châu Âu, Hoa Kỳ thì cộng đồng người Việt sống tập trung vào một khu vực nhất định, họ có thể thành lập các trung tâm thương mại Việt Nam tại nước sở tại để bán hàng hoá cho cộng đồng người Việt và bán hàng cho khách hàng của nước sở tại. Tại thị trường các nước châu Phi do cộng đồng người Việt không đông, sống phân bố rải rác ở nhiều nơi và việc đi lại khó khăn. Do vậy, để phát huy được vai trò của cộng 115 đồng người Việt tại đây cần khai thác khả năng tư vấn và làm dịch vụ môi giới của cộng đồng người Việt. Nhà nước cần tổ chức các ngày hội Việt Nam tại một số nước châu Phi để cộng đồng người Việt có thể tụ họp về những nơi nhất định, qua đó mà có cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp xúc tìm kiếm cơ hội kinh doanh và tư vấn kinh doanh. Châu Phi là một thị trường mới đầy tiềm năng năng nhưng cũng không ít những khó khăn, thách đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung. Vì vậy, muốn thành công trong thâm nhập thị trường châu Phi ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước còn cần vào sự năng động và quyết tâm, sự kiên trì của doanh nghiệp.Trong tương lai, triển vọng hợp tác phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - các nước châu Phi chắc chắn sẽ sáng sủa hơn khi các chính sách thương mại của Việt Nam đối với thị trường châu Phi được sửa đổi cho phù hợp với thực tế. Tiểu kết chương 3: Đất nước Việt Nam đang trong quá trình hội nhập, có quan hệ ngoại giao và hợp tác kinh tế với nhiều quốc gia ở những mức độ phát triển khác nhau trên thế giới, trong đó có quan hệ hợp tác với các nước châu Phi. Mặc dù quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai phía mới được khởi động lại từ cuối thập kỷ 1990, thị trường còn mới mẻ, chưa tương xứng với quan hệ ngoại giao hết sức tốt đẹp và lâu dài vốn có trong quá trình ủng hộ lẫn nhau để giành độc lập dân tộc, nhưng đã đem lại những kết quả bước đầu vô cùng quan trọng, đặt nhiều hi vọng vào bước phát triển hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam với các nước châu Phi. Để làm được điều này, nhiều cơ quan cấp cục, vụ, viện và bộ, ngành của Việt Nam đang tham mưu với Chính phủ khắc phục những khó khăn, hạn chế, phát huy những thuận lợi, cơ hội để xây dựng chiến lược thương mại cho khu vực đầy tiềm năng này. 116 C. Kết LUẬN Sau “chiến tranh lạnh”, nhân loại bước vào thời kỳ mới - thời kỳ hòa bình, đối thoại, hợp tác và làn sóng toàn cầu hóa. Trong bối cảnh đó, mỗi quốc gia, dân tộc trong bước tiến nhằm khẳng định vai trò, vị thế của mình trên trường quốc tế đều chịu sự chi phối mạnh mẽ của làn sóng toàn cầu hóa. Tất cả các quốc gia đều phải bước vào một “sân chơi” chung mà không có quyền lựa chọn. Bởi nếu tách mình và đi ngược với xu thế đó họ sẽ không bao giờ tồn tại được. Trong bối cảnh chung đó, mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước châu Phi từ năm 1986 đến nay cũng đã trở thành một phần quan trọng trong vòng xoáy phát triển chính trị, ngoại giao, kinh tế trên thế giới hiện nay. Từ năm 1964, quan hệ Việt Nam với các nước châu Phi đã chính thức được xác lập, nhưng do bối cảnh quốc tế chi phối và nhân dân Việt Nam cũng như một số nước châu Phi phải đối mặt với chiến tranh giành và bảo vệ độc lập. Nhân dân Việt Nam và châu Phi luôn ủng hộ nhau trong các diễn đàn của quốc tế, Phong trào Không liên kết, trong các cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân. Từ năm 1986, với đường lối đổi mới của Đảng ta, quan hệ giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước châu Phi ngày càng được củng cố và dần đổi mới cho phù hợp với xu thế của thời đại mới. Quan hệ truyền thống chính trị, ngoại giao trước đây đã dần mở rộng ra tất cả các lĩnh vực nhất là chú trọng đến quan hệ kinh tế. Từ thập niên 90 của thế kỷ XX, quan hệ thương mại Việt Nam với các nước châu Phi thực sự được triển khai. Những năm gần đây, quan hệ thương mại Việt Nam - châu Phi có những bước phát triển mạnh mẽ, đạt được một số 117 thành tựu đáng kể, nâng cao vị thế của Việt Nam và các nước châu Phi trên trường quốc tế. Đạt được điều đó là do tác động của các nhân tố quốc tế và khu vực. Bên cạnh đó, những thay đổi trong chiến lược phát triển kinh tế của cả hai bên là những nhân tố mang tính chất quyết định sự phát triển quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam - châu Phi. Qua mối quan hệ thương mại Việt Nam với các nước châu Phi trong suốt thời gian quan, chúng ta có thể rút ra một số điểm nổi bật như sau: Thứ nhất, quan hệ Việt Nam với các nước châu Phi là mối quan hệ truyền thông, không ngừng được củng cố và phát triển nhất là từ năm 1986. Quan hệ truyền thống đó đã đặt nền tảng vững chắc cho quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và các nước châu Phi nâng lên một tầm cao mới từ 1986, đặc biệt là từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Thứ hai, quan hệ Việt Nam với các nước châu Phi từ năm 1986 đến nay dựa trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi, đáp ứng nguồn hàng hóa cũng như nguyên liệu và thị trường của nhau. Thứ ba, quan hệ đối tác chiến lược thương mại Việt Nam với các nước châu Phi từ năm 1986 đến nay đã và đang đạt được nhiều sự chú ý của các cường quốc trên thế giới. Việt Nam và các nước châu Phi ngày càng có uy tín trên trường quốc tế. Thứ tư, quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam - các nước châu Phi từ năm 1986 đến nay bước đầu cũng để lại những kinh nghiệm, bài học quý giá giúp chúng ta thâm nhập vào thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng này. 118 D. Tài liệu tham khảo 1. Bộ Ngoại giao (5/2008), Hội thảo quốc tế Việt Nam - châu Phi: Cơ hội hợp tác và phát triển trong thế kỉ XXI, Hà Nội. 2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010, Hà Nội. 3. Bộ Thương mại (2002), Giải pháp phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với một số nước châu Phi. Đề tài khoa học cấp Bộ. Mã số 2002 - 78 - 002, Hà Nội. 4. Bộ Thương mại (tháng 4/2004), Điểm một số tình hình kinh tế - thương mại Việt Nam - châu Phi trong thời gian qua và một số biện pháp phát triển hợp tác trong thời gian tới. 5. Bộ Thương mại, các báo cáo (2005), Đánh giá thị trường châu Phi và các giải pháp đẩy mạnh xuất nhập khẩu của Việt Nam, Hà Nội. 6. Bộ Thương mại (2005), Vụ châu Phi và Tây Nam á, ”Thị trường châu Phi và giải pháp xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam”, Hà Nội. 7. Bộ Thương mại (2000), Việt Nam hướng tới thế kỉ XXI, Hà Nội. 8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI. Nxb Sự thật, Hà Nội. 9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ VII. Nxb Sự thật, Hà Nội. 10. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ VIII. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ IX. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 12. Lê Xuân Bá (2004), Hội nhập kinh tế quốc tế: áp lực cạnh tranh trên thị trường và đối sách của một số nước, Nxb Giao thông. 119 13. Vũ Đình Bách, Nguyễn Đình Hương (2001), Quan hệ thương mại Việt Nam - ASEAN và chính sách xuất nhập khẩu của Việt Nam, Đề tài hợp tác với SAREC (SIDA - Thuỵ Điển). 14. Ngô Phương Bá, Vừ Kim Cương, Lê Trung Dũng (1986), chõu Phi vỡ độc lập dân tộc và tiến bộ xó hội, Nxb Khoa học Xó hội, Hà Nội. 15. Đỗ Đức Bình, Quan điểm và một số giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - châu Phi. Kỷ yếu hội thảo khoa học ”Quan hệ thương mại Việt Nam - châu Phi - thực trạng và giải pháp”, Đại học Kinh tế Quốc dân. 16. Đỗ Thanh Bỡnh, Lịch sử phong trào giải phúng dõn tộc trong thế kỉ XX một cỏch tiếp cận, Nxb ĐHSP, Hà Nội. 17. Lý Thực Cốc, (1996), Mỹ thay đổi chiến lược toàn cầu, Nxb Chớnh trị Quốc gia, Hà Nội. 18. Vừ Kim Cương (2004), Việt Nam và châu Phi trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, Nxb Chớnh trị Quốc gia, Hà Nội. 19. Vũ Thị Chinh (2006), Đất nước Nam Phi sau hơn 10 năm dưới chế độ dân chủ, Tạp chớ Nghiờn cứu chõu Phi - Trung Đông, số 10 (14),tr 57. 20. Nguyễn Văn Du (1998), Hoà hợp dõn tộc - nhân tố bảo đảm sự ổn định và phát triển ở châu Phi ngày nay (Luận ỏn tiến sĩ lịch sử), Học viện Chớnh trị Quốc gia Hồ Chớ Minh, Hà Nội. 21. Thế Duy (1962), Trời hửng sáng trên đất châu Phi, Nxb Phổ thụng. 22. Thế Đạt (2000), Lịch sử kinh tế thế giới, Nxb Hà Nội. 23. Đỗ Đức Định (2005), Quan hệ hợp tác Việt Nam - châu Phi - Viện Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông. 24. Đỗ Đức Định (2006), Lịch sử chõu Phi, Nxb Thế giới, Hà Nội. 25. Đỗ Đức Định (2006), Tỡnh hỡnh chớnh trị - kinh tế cơ bản của châu Phi, Nxb Khoa học Xó hội, Hà Nội. 120 26. Đỗ Đức Định (2008), Nam Phi: con đường tiến tới dân chủ công bằng và thịnh vượng, Nxb Khoa học Xó hội, Hà Nội. 27. Đỗ Đức Định - Greg milis (2007), Việt Nam và châu Phi: Nghiên cứu so sánh kinh nghiệm và cơ hội phát triển, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 28. Đỗ Đức Định, Cộng đồng châu Phi, những vấn đề kinh tế Thế giới, 2004, số 2, trang 11 - 16. 29. Đỗ Đức Định, Quan hệ hợp tác Việt Nam - châu Phi, tạp chí Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông, số 3/2005, trang 40 - 45. 30. Nguyễn Thị Hằng, NEPAD: Cam kết của châu Phi về giảm nghèo và hội nhập kinh tế quốc tế. Tạp chí Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông, số 6/2007, trang 57 - 60. 30. Hoàng Văn Hoa - Nguyễn Hải Đạt, Cải cách chính sách thương mại của châu Phi - Bài học từ những thất bại và những thách thức mới. Tạp chí Nghiờn cứu châu Phi và Trung Đông, số 6, tháng 6/2006. 31. Hoàng Văn Hoa (tháng 5/2006), Giải pháp phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - châu Phi. Kỷ yếu hội thảo khoa học Quan hệ thương mại Việt Nam - châu Phi: Thực trạng và giải pháp. Đại học Kinh tế Quốc dân. 32. Phan Hoàng (1962), Bỡnh minh xua tan búng tối ở chõu Phi, Nxb Sự thật, Hà Nội. 33. Trần Thị Lan Hương (2006), Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Nam Phi từ năm 1994 đến nay. Đề tài cấp viện, Viện nghiên cứu châu Phi - Trung Đông, Hà Nội. 34. Trần Thị Lan Hương, Tiềm năng và trình độ phát triển của châu Phi. Tạp chí Nghiờn cứu chõu Phi - Trung Đông, số 3, trang 3. 35. Trần Thị Lan Hương - Nguyễn Văn Dần, Việt Nam sau 20 năm đổi mới: cơ hội và thách thức. Số 4 - 2007, trang 40 - 49. 121 36. Nguyễn Thanh Hiền (chủ biờn) (2008), Hợp tỏc quốc tế giải quyết cỏc vấn đề mang tính toàn cầu của châu Phi, Nxb Khoa học Xó hội, Hà Nội. 37. Đặng Xuân Kháng, Vũ Dương Ninh (1986), Các nước châu Phi (tập 2), Nxb Sự thật, Hà Nội. 38. Nguyễn Văn Hồng - Vũ Dương Ninh, Lịch sử thế giới cận đại, (2000), Nxb Giỏo dục, Hà Nội. 39. Vũ Khoan (2003), Xuất nhập khẩu của Việt Nam trong 10 năm đầu của thế kỉ mới trong Việt Nam với tiến trình hội nhập kinh tế Quốc tế. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 40. Nguyễn Gia Kim (2001), Cơ sở khoa học để xây dựng định hướng, mục tiêu phát triển thương mại 5 năm (2001 - 2005). Đề tài cấp Bộ. 41. Đặng Thị Loan, Lê Du Phong, Hoàng Văn Hoa (tháng 4/2006), Kinh tế Việt Nam 20 năm đổi mới (1986 - 2006). Thành tựu và những vấn đề đặt ra. Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân. 42. Doãn Thị Phương Mai (2005), Các giải pháp đẩy mạnh xuất khảu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường châu Phi, (Luận văn thạc sỹ kinh tế) Trường Đại học Ngoại Thương, Hà Nội. 43. Trần Mạnh (2004), Vài nét về thị trường gạo châu Phi và Nam Phi. Vụ châu Phi Tây Nam á, Bộ Thương mại, Hà Nội. 44. Nguyễn Văn Nam (5/2006), Chính sách thương mại của châu Phi. Kỷ yếu hội thảo khoa học.Quan hệ thương mại Việt Nam - châu Phi: Thực trạng và giải pháp. Đại học Kinh tế Quốc dân. 45. Kiều Thanh Nga, Những nét nổi bật của châu Phi năm 2004 - 2005. Tạp chí Nghiên cứu châu Phi -Trung Đông, số 3 - 2005, trang 55 - 58. 46. Nguyễn Dy Niên (6/2003), Quan hệ Việt Nam - châu Phi vượt lên trên các mối quan hệ đơn thuần dựa trên lợi ích, hội thảo "Việt Nam - châu Phi: Những cơ hội hợp tác và phát triển trong thế kỉ 21. 122 47. Nguyễn Trần Quế (2000), Lựa chọn sản phẩm trong ngoại thương thời kì công nghiệp hoá của các nước Đông á, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 48. Nguyễn Xuân Thắng (2002), Một số xu hướng phát triển chủ hiện nay của nền kinh tế Thế giới, Nxb Khoa học Xã hội, HN. 49. Đinh Thị Thơm (2007), Thị trường một số nước châu Phi - cơ hội đối với Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 50. Đinh Thị Thơm, Thị trường châu Phi và quan hệ thương mại Việt Nam - châu Phi. Tạp chí Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông, số 5/2007, trang 40 - 52. 51. Nguyễn Đức Thương (2003), Giải pháp phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với một số nước châu Phi. Đề tài khoa học cấp bộ, Vụ châu Phi Tây Nam á, Bộ Thương mại, Hà Nội. 52. Lê Quang Tuấn, Đẩy mạnh quan hệ hợp tác song phương và đa phương giữa Việt Nam với các nước châu Phi. Tạp chí Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông, số 10/2007, trang 45 - 51. 53. Nguyễn Minh Tỳ (2002), Quan hệ hợp tác kinh tế Bắc - Nam, Nam Nam: Những kinh nghiệm và bài học cho Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Viện Nghiên cứu QLKTTW. 54. Hội thảo "Việt Nam - châu Phi (6/2003), Những có hội hợp tác và phát triển trong thế kỉ 21". Việt Nam - châu Phi: Triển vọng hợp tác và phát triển. 55. Tuần báo Quốc tế (2003), Việt Nam - châu Phi: Những có hội hợp tác và phát triển trong thế kỉ 21. 56. Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - châu Phi (2004), Các báo cáo tham luận tại Hội thảo "Hợp tác phát triển thương mại, đầu tư Việt Nam châu Phi". Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hà Nội. 123 57. Kỷ yếu hội thảo khoa học (Hà Nội 5/2006), Phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - châu Phi: thực trạng và giải pháp, đề tài độc lập cấp Nhà nước năm 2005. 58. Hội nghị toàn cầu về hợp tác Việt Nam - Trung Đông - châu Phi. Tham luận và tài liệu tham khảo của Bộ Ngoại giao xuất bản tháng 4/2007 59. TTXVN, Tài liệu tham khảo đặc biệt, Nam Phi, thương mại của Nam Phi với châu Phi đang hưng thịnh, Tin tức (23/04/2002). 60. Tạp chớ Thời sự - sự kiện, “Nam Phi - dấu chấm hết cho chế độ phân biệt chủng tộc”. 61. Trần Mạnh Thường (2006), 10 nhõn vật nổi tiếng thế giới thế kỷ XX, Nxb Văn hoá Thông tin. E. PHụ LụC Bản đồ hành chính Việt Nam Bản đồ chính trị châu Phi Kỷ niệm 46 năm Ngày châu Phi tại Việt Nam (25-05-2009) Hồ Malawi Đèo Hải Vân, Thừa Thiờn Huế Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh Đại Nội, Huế Bói biển Phỳ Quốc Bờ biển Nha Trang Hồ Xuân Hương, Đà Lạt Hội trường Thống Nhất, thành phố Hồ Chớ Minh Chựa Một Cột, Hà Nội [...]... liên quan 9 7 Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có ba chương: Chương 1 Những nhân tố tác động đến quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam với các nước châu Phi (từ năm 1986 đến nay) Chương 2 Quá trình phát triển của quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam với các nước châu Phi (từ năm 1986 đến nay) Chương 3 Một số nhận xét về quan hệ hợp tác thương. .. xét về quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam với các nước châu Phi (từ năm 1986 đến nay) B Nội dung Chương 1 Những nhân tố tác động đến quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam với các nước châu Phi (Từ NĂM 1986 đến nay) 1.1 Sự thay đổi của cục diện thế giới vào những thập niên cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXi Chiến tranh lạnh kết thúc đã kéo theo sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống XHCN ở Đông Âu, cùng... từ năm 1986 đến nay - Dự báo triển vọng và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế thương mại, đầu tư kinh tế Việt Nam - các nước châu Phi trong thời gian tới 7 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu mối quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - các nước châu Phi (từ 1986 đến nay) trong sự tác động của tình hình thế giới và khu vực dẫn đến việc... cứu châu Phi và Trung Đông, Những vấn đề kinh tế thế giới, Quốc tế, Nghiên cứu Đông Nam á ) Trong mỗi bài viết, các tác giả nghiên cứu một số mặt có liên quan đến châu Phi hay đến mối quan hệ Việt Nam - châu Phi 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Dựng lại bức tranh tổng thể về quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam với các nước châu Phi (từ năm 1986 - đến nay) chỉ rõ... của các nước châu Phi và quá trình đổi mới tư duy, triển khai đường lối đối ngoại đổi mới (đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế) của Đảng và Nhà nước ta dưới tác động của bối cảnh thế giới và khu vực - Khái quát quan hệ hợp tác Việt Nam - các nước châu Phi, chỉ ra nguyên nhân chủ yếu của thực trạng ấy, lấy đó làm cơ sở để phân tích quan hệ hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - các nước châu Phi. .. Với mong muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, sẵn sàng hợp tác với các quốc gia, các tổ chức quốc tế và khu vực vì sự ổn định, thịnh vượng và phát triển chung Về không gian, được xác định cụ thể là nghiên cứu toàn diện mối quan hệ hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - các nước châu Phi Quan hệ Việt Nam - các nước châu Phi mối quan hệ song phương và đa phương Vì vậy trên cơ sở khái... hình chung, đề tài đi vào phân tích quan hệ kinh tế thương mại cụ thể giữa Việt Nam và các nước châu Phi Tuy nhiên, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam với một số nước như Nam Phi, Algerie, Ma rốc, Ai Cập, Nigeria, Tanzania, Madagasca, Senegal, Libya, ) Đây là những đối tác kinh tế chủ yếu của Việt Nam với các nước châu Phi 5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên... trường châu Phi đối với Việt Nam là như thế nào?; Những cản trở và thách thức chủ yếu đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong phát triển quan hệ thương mại với châu Phi là gì? Chính phủ Việt Nam cần làm gì để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập và phát triển trên thị trường châu Phi? Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải làm gì để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường châu Phi? 3 - Quan hệ hợp. .. phát triển của mối quan hệ Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam với các nước châu Phi trong thời gian tới 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được những mục đích trên, đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau: - Phân tích những nhân tố tác động tới mối quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam với các nước châu Phi, trong đó tập... châu Phi? 3 - Quan hệ hợp tác Việt Nam - châu Phi của tác giả Đỗ Đức Định Viện Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông - 2005, phân tích một cách toàn diện mối quan hệ hợp tác Việt Nam - châu Phi trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, giáo dục, y tế, du lịch trong sự tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực Trên cơ sở đó, tác giả dự đoán triển vọng hợp tác Việt Nam - châu Phi trong thời gian tới 4 ... tố tác động đến quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam với nước châu Phi (từ năm 1986 đến nay) Chương Quá trình phát triển quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam với nước châu Phi (từ năm 1986 đến nay). .. xét quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam với nước châu Phi (từ năm 1986 đến nay) B Nội dung Chương Những nhân tố tác động đến quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam với nước châu Phi (Từ NĂM 1986 đến. .. Việt Nam từ nước châu Phi 60 2.3 Quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam với số nước châu Phi 70 2.3.1 Quan hệ thương mại Việt Nam - Nam Phi .70 2.3.2 Quan hệ thương mại

Ngày đăng: 07/10/2015, 12:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan