TÍCH hợp KIẾN THỨC LIÊN môn QUA môn TIẾNG ANH 9 UNIT 6“ENVIRONMENT

43 7.3K 46
TÍCH hợp KIẾN THỨC LIÊN môn QUA môn TIẾNG ANH 9 UNIT 6“ENVIRONMENT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sở giáo dục và đào tạo thành phố Hà Nội Phòng giáo dục và đào tạo huyện Quốc Oai Trường THCS Kiều Phú --------------------------- HỒ SƠ DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN QUA UNIT 6: “ENVIRONMENT” MÔN: TIẾNG ANH 9 Các môn được tích hợp: Hóa, Địa, Sinh và Giáo dục công dân Năm học: 2014 - 2015 1 PHIẾU THÔNG TIN VỀ NHÓM GIÁO VIÊN DỰ THI - Sở giáo dục và đào tạo thành phố Hà Nội - Phòng giáo dục và đào tạo huyện Quốc Oai - Trường THCS Kiều Phú - Địa chỉ: Thôn Du Nghệ - Thị trấn Quốc Oai – Huyện Quốc Oai – Thành Phố Hà Nội. Điện thoại: 04 33 843204; Email: c2kieuphu-qo@hanoiedu.vn - Thông tin về nhóm giáo viên: 1. Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hiền Ngày sinh: 26/07/1973 Môn: Tiếng Anh Điện thoại: 0916075679; Email: hienkp26@yahoo.com.vn 2. Họ và tên: Nguyễn Văn Thanh Ngày sinh:24/02/1961 Môn: Hóa học Điện thoại: 0966599986; Email: nguyenvanthanhkp@gmail.com 2 TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN QUA UNIT 6: “ENVIRONMENT” MÔN: TIẾNG ANH 9 I. Mục đích của dạy học tích hợp Chương trình dạy học truyền thống phần lớn là theo quan điểm tiếp cận nội dung. Không phù hợp với xu thế học tập suốt đời… Cùng với xu thế đổi mới về giáo dục tại Việt Nam, thì chương trình dạy tiếng Anh trong hệ thống giáo dục hiện đại được thiết kế theo quan điểm kết hợp giữa môn học này và các môn học khác. Giúp học sinh hiểu biết được giáo dục hiện tại. Vậy qua bài “Environment” để học sinh hiểu rõ hơn được môi trường xung quanh chúng ta đang diễn ra như thế nào? Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến ai? Cái gì? Và hành động thiết thực của con người hiện nay là phải làm gì? Là học sinh các em cần phải làm gì? Như vậy phần cuối bài liên quan đến môn giáo dục công dân, để các em hiểu được mình đã làm gì để gây ra ô nhiễm môi trường và hiện nay điều cần thiết nhất đối với con người trên toàn cầu và cụ trhể hơn nữa là chính các em cần phải làm gì để bảo vệ môi trường. Liên hệ với kiến thức môn Hóa và Địa nhằm giúp học sinh nắm bắt được các chất gây ra ô nhiễm là những chất nào, và ở những vùng như thế nào thì bị ô nhiễm nhiều hay ít. Liên hệ với kiến thức môn Sinh để các em thấy được khi chúng ta gây ra ô nhiễm thì bản thân chúng ta phải nhận hậu quả gì. Vận dụng kiến thức liên môn: Anh – Anh, Anh – Hóa, Anh – Địa, Anh – GDCD, Anh - Sinh để giải quyết các vấn đề bài học đặt ra. Dạy học tích hợp chú ý đến kết quả học tập của người học để vận dụng vào tình huống thực tại, và đặc biệt là công việc tương lai nghề nghiệp sau này, đòi hỏi quá trình học tập phải đảm bảo chất lượng và hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ.. Do đó, đòi hỏi người dạy phải dạy được cả lý thuyết chuyên môn chuẩn xác, và có sự hiểu biết về hóa học, địa lý và vấn đề thực trạng của môi trường đang diễn ra hàng ngày xung quanh chúng ta. II: PHÂN CHIA TIẾT DẠY: Trong bài này tôi chỉ nói vấn đề mà xã hội đang quan tâm và lo lắng nhiều nhất đó là môi trường, cả đơn vị bài 6 tiếng Anh 9 đều liên quan đến môi trường và liên quan nhiều đến môn hóa học, địa lý nó được chia thành 5 tiết và tôi đã lồng ghép với môn hóa học và các môn khác như sau: + Tiết 1: Getting started – Listen and read: 3 - Getting started: Tiết này giới thiệu về vấn đề ô nhiễm chung trên toàn thế giới và có các loại ô nhiễm sau: • Ô nhiễm rác thải • Ô nhiễm không khí • Ô nhiễm nước Ngoài ra còn phản ánh nạn chặt phá rừng, và đánh cá bằng thuốc nổ - Listen and read: Đoạn hội thoại phát động phong trào nhặt rác và phân loại rác thải. + Tiết 2: Speak: học sinh thảo luận, luyện nói về vấn đề bảo vệ môi trường. + Tiết 3: Listen and Language focus: học sinh nghe bài nói về ô nhiễm nguồn nước, và làm bài tập liên quan đến vấn đề ô nhiễm. + Tiết 4: Read: Học sinh đọc bài và hiểu được vấn đề là việc vứt rác bừa bãi sẽ gây ra cái gì. Và là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường thì chính các em phải làm khi ở trường cũng như ở nhà để bảo vệ môi trường. + Tiết 5: Write: Học sinh nghiên cứu bức thư phàn nàn về việc gây ra ô nhiễm của một nhà máy. Hiểu cách viết thư phàn nàn, sau đó việc một bức thư cho chính quyền địa phương về việc gây ô nhiễm của nhà máy, công ty và những người xung quanh. Trong bài dạy này tôi chỉ đề cập đến tiết đầu tiên: Getting started – Listen and read, và các tiết sau tôi cũng sử dụng phương pháp dạy tích hợp. III: Đối tượng dạy học: - Học sinh khối 9: lớp 9A - Số lượng: 38 em - Học sinh lớp 9A là học sinh yếu nhất trong 3 lớp 9 của trường. Có em học giỏi, có em học khá, nhiều em học trung bình và yếu. Đặc biệt là các em rất hiếm khi xung phong phát biểu xây dựng bài. Hay e dè, nói nhỏ. IV. Ý nghĩa của bài học: Qua hình ảnh có thật về ô nhiễm môi trường hiện nay ở trên thế giới, cũng như ở trong nước và đặc biệt là nơi các em đang sinh sống, qua các chất độc mà các em biết được từ môn hóa, để thấy được tác hại của nó đến mức như thế nào với con người, con vật và thực vật vì hiện nay có rất nhiều thứ bệnh mà chúng ta không thể tìm được thuốc chữa. Từ đó các em có những suy nghĩ đúng đắn cho việc bảo vệ môi trường, nói ra suy nghĩ của mình qua thảo luận nhóm, đứng lên phát biểu, và bài kiểm tra 15 phút. V. Thiết bị dạy học và học liệu: - Sách giáo khoa tiếng Anh 9 4 - sách giáo viên tiếng Anh 9 Sách học tốt tiếng Anh 9 Sách giáo khoa Hóa 8, 9 Sách giáo viên Hóa 8, 9 Tài liệu liên quan tới môi trường Tìm kiếm các hình ảnh liên quan đến việc ô nhiễm môi trường trên Google Sử dụng Power point để soạn giảng Phần mềm sách giáo khoa tiếng Anh 9 Máy tính Máy chiếu Loa đài VI. Hoạt động và tiến trình dạy học: Tiết 1: GETTING STARTED – LISTEN AND READ 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Brainstorming: giáo viên yêu cầu học sinh nói về các vấn đề ô nhiễm mà ở thành phố của các em hay chính thủ đô Hà Nội đang phải trải qua: Air pollution dirty street Environment all problems in our city + possible answers: the destruction of the forests; rubbish/ garbage/ trash; smoke from cars, motorbikes...; smoke from factories …. 3. Bài mới: A- Getting started: - Trước tiên giáo viên chiếu 6 bức tranh và yêu cầu học sinh quan sát tranh. Sau đó giới thiệu các cụm từ liên quan đến các vấn đề về môi trường, cho học sinh đọc các cụm từ đó. Rồi yêu cầu học sinh nối. garbage dump water pollution dynamite fishing air pollution deforestation spraying pesticides 5 Sau khi học sinh nối xong, giáo viên hỏi học nghĩa của các cụm từ: và các loại gây ra ô nhiễm và lúc này giáo viên xử dụng kiến thức hóa học để giải thích: - Với bức tranh a gọi là loại ô nhiễm nào? What kind of environmental problem is this? 6 - Học sinh trả lời: air pollution - Sau khi học sinh trả lời xong. Giáo viên giải thích thêm: • Ô nhiễm không khí, việc xả khói chứa bụi và các chất hóa học vào bầu không khí. Ví dụ về các khí độc là cacbon mônôxít, điôxít lưu huỳnh, các chất cloroflorocacbon (CFCs), và ôxít nitơ là chất thải của công nghiệp và xe cộ. Ôzôn quang hóa và khói lẫn sương(smog) được tạo ra khi các ôxít nitơ phản ứng với nước trong không khí (chính là sương) xúc tác là ánh sáng mặt trời. Giáo viên vừa giải thích thêm vừa chiếu thêm một số hình ảnh về ô nhiễm không khí: 7 Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây mùi khó chịu, giảm thị lực khi nhìn xa do bụi. Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới chứ không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Ô nhiễm khí đến từ con người lẫn tự nhiên. Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau như: chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng. Ô nhiễm từ xe gắn máy cũng là một loại ô nhiễm khí đáng lo ngại. Ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và "sương mù", gây nhiều bệnh cho con người. Nó còn tạo ra các cơn mưa axít làm huỷ diệt các khu rừng và các cánh đồng. Điều đáng lo ngại nhất là con người thải vào không khí các loại khí độc như: CO2, đã gây hiệu ứng nhà kính. Theo nghiên cứu thì chất khí quan trọng gây hiệu ứng nhà kính là CO 2, nó đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà kính, CH4 là 13%,, nitơ 5%, CFC là 22%, hơi nước ở tầng bình lưu là 3%... Nếu như chúng ta không ngăn chặn được hiện tượng hiệu ứng nhà kính thì trong vòng 30 năm tới mặt nước biển sẽ dâng lên từ 1,5 – 3,5 m (Stepplan Keckes). Có nhiều khả năng lượng CO2 sẽ tăng gấp đôi vào nửa đầu thế kỷ sau. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên của Trái Đất diễn ra nhanh chóng. Nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ tăng khoảng 3,60 °C (G.I.Plass), và mỗi thập kỷ sẽ tăng 0,30 °C. 8 Theo các tài liệu khí hậu quốc tế, trong vòng hơn 130 năm qua nhiệt độ Trái Đất tăng 0,40 °C. Tại hội nghị khí hậu tại Châu Âu được tổ chức gần đây, các nhà khí hậu học trên thế giới đã đưa ra dự báo rằng đến năm 2050 nhiệt độ của Trái Đất sẽ tăng thêm 1,5 – 4,50 °C nếu như con người không có biện pháp hữu hiệu để khắc phục hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Một hậu quả nữa của ô nhiễm khí quyển là hiện tượng lỗ thủng tầng ôzôn. CFC là "kẻ phá hoại" chính của tầng ôzôn. Sau khi chịu tác động của khí CFC và một số loại chất độc hại khác thì tầng ôzôn sẽ bị mỏng dần rồi thủng. Đối với sức khỏe con người Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm họng, đau ngực, tức thở. Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý ở các nước đang phát triển. Ước tính có khoảng 500 triệu người Ấn Độ không có nhà vệ sinh đúng cách, và khoảng 580 người Ấn Độ chết mỗi ngày vì ô nhiễm nước. Gần 500 triệu người Trung Quốc thiếu nguồn nước uống an toàn. Một phân tích năm 2010 ước tính rằng 1,2 triệu người chết sớm/yểu một năm ở Trung Quốc do ô nhiễm không khí. Năm 2007, ước tính ở Ấn Độ, ô nhiễm không khí được tin là gây nên 527.700 ca tử vong. Các nghiên cứu ước tính số người chết hàng năm ở Hoa Kỳ có thể hơn 50.000. Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây ung thư không thể chữa trị. Đối với hệ sinh thái • • • • Lưu huỳnh điôxít và các ôxít của nitơ có thể gây mưa axít làm giảm độ pH của đất. Đất bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn. Khói lẫn sương làm giảm ánh sáng mặt trời mà thực vật nhận được để thực hiện quá trình quang hợp. Các loài động vật có thể xâm lấn,cạnh tranh chiếm môi trường sống và làm nguy hại cho các loài địa phương, từ đó làm giảm đa dạng sinh học. Khí CO2 sinh ra từ các nhà máy và các phương tiện qua lại còn làm tăng hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất ngày một nóng dần lên, các khu sinh thái sẵn có dần bị phá hủy. - Bức tranh b cũng hỏi học sinh như bức tranh a: 9 - Học sinh trả lời: Spraying pesticides: - Giáo viên hỏi gây ra ô nhiễm gì: What happens when we spray pesticides? • Ô nhiễm đất xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hóa học độc hại (hàm lượng vượt quá giới hạn thông thường)do các hoạt động chủ động của con người như khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sử dụng phân bón hóa học hoặc thuốc trừ sâu quá nhiều,... hoặc do bị rò rỉ từ các thùng chứa ngầm. Phổ biến nhất trong các loại chất ô nhiễm đất là hydrocacbon, kim loại nặng, MTBE, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, và các hydrocacbon clo hóa. Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người làm thay đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần xã sống trong đất. Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho con người. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người giảm. Riêng chỉ với ở Việt Nam, thực tế suy thoái tài nguyên đất là rất đáng lo ngại và nghiêm trọng. - Chiếu thêm một số hình ảnh khác nữa: 10 11 - Bức tranh c giáo viên hỏi: What is this? - Học sinh trả lời: Garbage dump. - Giáo viên trình chiếu thêm một số hình ảnh về rác thải: 12 13 14 - Giáo viên hỏi tiếp: Where is garbage from? - Học sinh trả lời. - Giáo viên giải thích thêm: + “Rác thải có những loại sau: “Rác thải sinh hoạt, rác thải văn phòng, chất thải công nghiệp, chất thải xây dựng, chất thải y tế, rác thải y tế …” “Vậy các em hiểu thế nào gọi là rác thải” “What is garbage?” 15 - Giáo viên giải thích tiếp về rác thải: 1 - Rác thải sinh hoạt hay còn gọi là chất thải rắn sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà vịt, vải , giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả v.v… Theo phương diện khoa học, có thể phân biệt các loại chất thải rắn sau: - Chất thải thực phẩm bao gồm các thức ăn thừa, rau, quả… loại chất thải này mang bản chất dễ bị phân hủy sinh học, quá trình phân hủy tạo ra các chất có mùi khó chịu, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Ngoài các loại thức ăn dư thừa từ gia đình còn có thức ăn dư thừa từ các bếp ăn tập thể, các nhà hàng, khách sạn, ký túc xá, chợ … - Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân, bao gồm phân người và phân của các động vật khác. - Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga cống rãnh, là các chất thải ra từ các khu vực sinh hoạt của dân cư. - Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm: các loại vật liệu sau đốt cháy, các sản phẩm sau khi đun nấu bằng than , củi và các chất thải dễ cháy khác trong gia đình, trong kho của các công sở, cơ quan, xí nghiệp, các loại xỉ than. - Các chất thải rắn từ đường phố có thành phần chủ yếu là các lá cây, que, củi, nilon, vỏ bao gói… Trong đó rác thải sinh hoạt chiếm tỉ lệ cao nhất. Thành phần chủ yếu là chất hữu cơ rất dễ gây ô nhiễm môi trường sống, nên có thể nói rác sinh hoạt là những thành phần tàn tích hữu cơ phục vụ cho hoạt động sống của con người, chúng còn được sử dụng và vứt trả lại môi trường. 2- Rác thải văn phòng: Rác thải văn phòng là các văn phòng phẩm không còn sử dụng được nữa. - Tranh d. “What is this picture about?” 16 - Học sinh trả lời: “water pollution” - Giáo viên hỏi thêm: “Why is water polluted?” - Học sinh trả lời. - Giáo viên giải thích thêm qua những hình ảnh: Nigeria là nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất châu Phi. Ngành công nghiệp ngầm được cho là trị giá hàng trăm triệu USD/năm. 17 - Giáo viên giải thích thêm: Như các em thấy đây là ngành sản xuất mang nhiều lợi nhuận nhất nhưng lại gây ô nhiễm nguồn nước nhiều nhất. Hàng ngàn con cá chết chồng chất lên nhau ở Rio de Janeiro (Brazil). Cá chết bởi nồng độ oxy giảm do ô nhiễm. Con bồ nông nâu với bộ lông vũ ướt sũng bởi dầu tràn trong một hồ bơi sau thảm họa tràn dầu Deepwater Horizon ở Vịnh Mexico. 18 19 20 21 22 Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm. 23 Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều tiêu cực của các tính chất vật lý – hoá học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất. Nước bị ô nhiễm là do sự phủ dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hoá được. Kết quả làm cho hàm lượng ôxy trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực. Ở các đại dương là nguyên nhân chính gây ô nhiễm đó là các sự cố tràn dầu. Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại nước,chất thải công nghiệp được thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí đúng mức; các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông gây ô nhiễm trầm trọng,ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân,sinh vật trong khu vực. - Giáo viên trình chiếu tranh “e” và hỏi “What is this picture about?” 24 - Học sinh trả lời: “Deforestation” - Giáo viên hỏi tiếp: “Why do people cut trees in the forests?” - Học sinh trả lời: “They cut trees for burning, selling, planting, …” - Giáo viên hỏi tiếp: “Is cutting trees in the forests good or bad?” - Học sinh trả lời: “It’s bad” - Giáo viên chiếu một số hình ảnh tàn dư của việc chặt phá rừng. Một tòa nhà được xây dựng giữa khu rừng ngập mặn khô cằn ở Cancun. Trong 40 năm kể từ Cancun được thành lập, vô vàn khu rừng ngập mặn nằm dọc bờ biển Caribe của Mexico đã bị phá hủy. 25 Ảnh chụp từ không trung khu rừng bị khai thác trái phép gần công viên quốc gia Amazon. Kể từ khi Tổng thống Brazil Dilma Rousseff nhậm chức vào tháng 1/2011, bà đã đảo ngược luật phá rừng, tìm cách mở đường cho các đập thủy điện và các dự án cơ sở hạ tầng khác. 26 27 - Vậy việc chặt phá rừng bừa bãi gây ra hậu quả gì? “What do people take the consequence of deforestation?” Chúng ta, ai cũng biết rằng môi trường có ý nghĩa to lớn và vô cùng quan trọng. Môi trường là toàn bộ những điều kiện tự nhiên, xã hội, trong đó mọi sinh vật tồn tại và phát triển. Môi trường chính là những người bạn thân thiết, gần gũi, không thể thiếu được trong cuộc sống của chúng ta. Thế nhưng, chính con người vì lợi ích trước mắt của bản thân đã hủy hoại môi trường mà không nhận thức được rằng làm như vậy là hủy hoại cân bằng hệ sinh thái và nhà vệ sinh cuộc sống của chính mình và thế hệ con cháu sau này. 28 Đặc biệt rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường. Rừng phòng hộ đầu nguồn nhằm điều tiết nguồn nước cho các dòng chảy, các hồ chứa để hạn chế lũ lụt, giảm xói mòn, bảo vệ đất, ngăn sự bồi lấp long song, lòng hồ. Mặc dù ai cũng hiểu tác dụng của rừng phòng hộ như đang phá hủy cuộc sống của chính mình, phá hủy những thiên nhiên đang bảo vệ cho môi trường sống của chúng ta bằng việc chặt phá rừng bừa bãi. Rất nhiều diện tích rừng phòng hộ bị xóa trắng bởi các đối tượng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép hoặc chặt phá rừng làm rẫy không thương tiếc ví dụ như: rừng phòng hộ Sông Hinh tỉnh Phú Yên hang loạt cây gỗ to bị lâm tặc đốn hạ với gần 300m3, hang loạt cây chưa kịp khô mủ; Tỉnh Càu Mau diện tích bị phá khoảng 6.000 m2, mức độ chặt phá khoảng 35%; nhiều diện tích rừng phòng hộ Long Đại tỉnh Quảng Bình cũng bị phá để làm đường…còn rất nhiều diện tích rừng những vùng khác bị chặt phá. Đi kèm với việc chặt phá rừng, diện tích rừng giảm là bao nhiêu hậu quả xảy ra : rất nhiều thiên tai, lũ lụt, ô nhiễm môi trường sinh sống, hiện tưởng trái đất nóng dần lên, nạn đói kém, động vật trong rừng không có nơi sinh sống bỏ rừng vào buôn làng giết hại người dân, phá hoại tài sản, hủy hoại lâm sản cũng như gây mất cân bằng sinh thái trầm trọng, không có nguồn cây xanh để làm sạch không khí làm lượng CO2 thải vào môi trường lên tới con số hang tỷ tấn mỗi năm. 29 Nạn phá rừng cũng dẫn đến tình trạng thiếu nước cho 20% dân số thế giới (ước tính tới 2050), vấn đề nhà vệ sinh môi trường cũng trở lên bức bối hơn với các lực lượng chức năng. Từ những hậu quả đó, để bảo vệ môi trường sống của mình mỗi chúng ta hãy chung tay góp sức làm bảo vệ môi trường xung quanh và trái đất xanh của chúng ta bằng việc không chặt phá rừng bừa bãi. · Các giải pháp bảo vệ Về mặt pháp lý Tăng cuồng nhân lực, phương tiện để ngăn chặn kịp thời và chống trả đích đáng trước mọi hành vi côn đồ, phản khác của lâm tặc, đầu nậu gỗ lậu. Xây dựng khung bắt giam, khởi tố và truy tố với những ai dám phá hoại, đốt phá rừng bừa bãi vì tư lợi trước mắt Xây dựng khung pháp lý nghiêm cấm các nhân viên kiểm lâm nhận hối lộ của bọn đầu nậu gỗ để được khai thác rừng tự do bừa bãi. Trang bị cho các nhân viên kiểm lâm các thiết bị hiện đại để ngăn chặn kịp thời các vụ cháy rừng do thiên nhiên (hạn hán, sấm sét), con người gây ra... Tạm thời đưa những cánh rừng tái sinh vào danh sách bảo tồn rừng quốc gia trong một thời gian dài để có đủ thời gian phát triển đầy đủ, đa dạng các thảm thực vật, loài động vật. - Về mặt cộng đồng địa phương: Giáo dục, tuyê truyền người dân chung tay bảo vệ môi trường, không tự ý chặt phá rừng bừa bãi. Chấm dứt tình trạng tự do di cư bừa bãi. - Tranh cuối cùng “f” - Giáo viên hỏi: “What’s this picture about? 30 - Học sinh trả lời: “dynamite fishing” - Giáo viên hỏi tiếp: “Is it benefit for us?” - Học sinh trả lời: “No, it isn’t” - Giáo viên lại hỏi: “Why not?” - Học sinh trả lời, giáo viên nhấn mạnh thêm (vừa giảng vừa trình chiếu thêm hậu quả của việc đánh bắt cá bằng thuốc nổ) 31 32 - And this is its consequence: 33 Việc đánh bắt hải sản bằng thuốc nổ không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi thủy sản, môi trường sinh thái, mà còn trực tiếp đe dọa đến tính mạng người sử dụng chất nổ. Tại Bình Thuận, vấn đề trên đã diễn ra từ nhiều năm nay, nhưng để chấm dứt thực trạng này là điều không đơn giản… Lợi nhuận đặt trên sự an toàn? Thời gian qua, cả nước đã có nhiều trường hợp tử vong, hoặc bị thương do sử dụng thuốc nổ trái phép. Tại thành phố Phan Thiết, có trường hợp thuyền trưởng - chủ một tàu cá ở khu phố 5, phường Đức Long thiệt mạng tại vùng biển Phan Thiết do sử dụng chất nổ để đánh bắt hải sản; vụ nổ trên cũng làm 1 thuyền viên bị thương, tàu cá bị hư hỏng nặng phần cabin. Có thể nói, đó là lời cảnh báo cụ thể về sự nguy hiểm khi sử dụng chất nổ để đánh bắt hải sản theo kiểu tận diệt ngoài khơi. Tuy nhiên, bất chấp những hậu quả có thể xảy ra, nhiều người vẫn sử dụng chất nổ trong quá trình đánh bắt hải sản. - Sau khi giới thiệu hết các bức tranh và tất cả liên quan rất nhiều đến môn hóa học. Giáo viên chuyển sang phần “Listen and Read” phần này sẽ rất dễ dạy, vì học sinh đã nắm bắt được tác hại của việc phá hủy môi trường, và những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường. Phần này dạy mất khoảng 10 – 12 phút. Giáo viên vào bài tiếp: B – LISTEN AND READ: - Giáo viên hỏi học sinh một số câu hỏi? vì qua phần học sinh phải suy nghĩ trả lời những bức tranh ở trên, bây giờ phải trả lời các câu hỏi cho bài học chính. 34 “1- Why do the writers of this book show us these pictures?” “2 - What do people do with these environmental problems?” - Không cần học sinh trả lời vì câu trả lời phải ở phần cuối bài, mà giáo viên giới thiệu bài đọc là bài phát biểu của ông Brown nói với những người tình nguyện viên bảo vệ môi trường. Cho học sinh đoán để nối tên với các nhiệm vụ của mọi người phải làm trong bài phát biểu. a) Match the names in column A with the tasks in column B. Then write the full sentences. A 1. Group 1 2. Group 2 3. Group 3 4. Mr. Jones 5. Mrs. Smith 6. Mr. Brown B a) collect all the bags and take them to the garbage dump. b) check among the rocks. c) provide a picnic lunch for everyone. d) give out the bags. e) check the sand. f) walk along the shore. Sau khi học sinh đoán xong, giáo viên cho học sinh nghe một lần để kiểm tra thông tin xem đoán có đúng không. Answer keys: 1.f 2.e 3.b 4.a 5.c 6.c Yêu cầu học sinh đọc thành câu của bài tập a) 35 Cho một số học sinh luyện đọc bài phát biểu của ông Brown. Nội dung bài đọc: “Mr. Brown is talking to some volunteer conservationists.” “I want everyone to listen carefully, please. First of all, I’d like you to divie into three groups. Each group should take five plastic bags. Once you have filled a bag, come back to me as you will need another. I need group one to walk along the shore. Group two should check the sand, and group three has to check among the rocks. Mr. Jones is going to collect all the bags and take them to the garbage dump. Mrs. Smith has kindly provided a picnic lunch for us, but we won’t eat until the whole area is clean. If you can’t find your place, I will help you get there with this map. Don’t worry. … uh … I’m disappointed that people have spoiled this area. However, we are here to do something about this pollution. We must all work very hard. And, if we work hard, we’ll make this beach a clean and beautiful place again. OK. Now, let’s get started.” Yêu cầu học sinh luyện hỏi và trả lời theo cặp từ câu hỏi 1 đến câu hỏi 5 b) Answer. 1. Who is the speaker? Mr Brown is the speaker. 2. Who are the listeners? They are the volunteer conservationists. 36 3. Where are they? They are on the beach. 4. What are they going to do? They are going to clean the beach. 5. What will they achieve if they work hard today? If they work hard today, they will make the beach clean and beautiful again. - Giáo viên sử dụng câu hỏi 6, 7 và thêm một câu hỏi nữa để cho học sinh luyện theo nhóm, phần này chính là lúc dạy học sinh có liên quan đến: Phần cuối cùng là áp dụng môn giáo dục công dân vào tình huống thực tế. Áp dụng môn giáo dục công dân vào phần cuối cùng nhằm giáo dục học sinh biết cách bảo vệ môi trường. - Câu hỏi 6 và 7 cho học sinh thảo luận theo nhóm. Thêm một câu hỏi nữa cho học thảo luận: 8. What will you do to protect the environment? 37 - Sau khi học sinh luyện nhóm xong giáo viên gọi một số em ở các nhóm đứng lên trình bày. - Đây là 1 số hình ảnh học sinh thảo luận nhóm rất sôi nổi. - Qua các hình ảnh đã được giới thiệu ở phần getting started học sinh đã hiểu rõ hơn về việc tại sao lại bị ô nhiễm môi trường, nguyên nhân do đâu và hậu quả như thế nào. Bây giờ bản thân các em phải làm gì để ngăn chặn và làm giảm bớt việc ô nhiễm môi trường. Học sinh sẽ đứng lên nói một cách trôi chảy và vận 38 dụng được nhiều mẫu câu mà các em đã học, vì đây là nói tự do theo chủ điểm chứ không phải theo mẫu câu. Eg: - - I will advise everyone not to throw trash, put it into a trash bin and sort it. We can prevent the rivers and oceans from pollution. Turn the light off, if not necessary or when we go out to save energy. We should plant more trees to make more oxygen and we could have more fresh air. We shouldn’t cut down trees, we should advise other people not to damage the forests. If we do so, we can stop the big floods At home we should collect waste food, use it to be more food to feed pigs. We save money to buy food for pigs, and reduce the pollution. 39 - We musn’t use dynamite to catch fish, because it causes some problems. First of all, it can make us injured. Another reason is that it pollutes the water because a lot of toads, small fish and other died. - Tôi rất vui vì thấy học sinh thảo luận sôi nổi, sau đó từng nhóm đứng lên trình bày, các em sôi nổi đứng lên nói, không phải đợi giáo viên động viên học sinh đứng lên trả lời và các em suy nghĩ rộng được các vấn đề, tự mình làm chủ được kiến thức không bị động. - Như vậy, bằng việc tích hợp liên môn trong bài dạy học về môi trường, người dạy đã hướng học sinh đi tìm hiểu lớp ngôn ngữ dưới nhiều hình thức tiếp cận khác nhau. Đó cũng là điều kiện để học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo trong việc tiếp cận bài học. VI. VIỆC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP: Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong quá trình dạy học có tầm quan trọng đặc biệt. Nó là “Khâu cuối cùng, đồng thời khởi đầu cho một chu trình khép kín tiếp theo vời một chất lượng cao hơn của quá trình giáo dục” kiểm tra, đánh giá không phải lúc nào cũng thực hiện một cách máy móc là yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK hoặc từ “Ngân hàng đề thi” có sẵn vì như vậy sẽ dễ lặp lại và nhàm chán. Chủ trương đổi mới kiểm tra, đánh giá cả về nội dung cũng như hình thức hiện nay cho phép người giáo viên linh hoạt, sáng tạo hơn. Do đó, việc sử dụng kiến thức hóa học, sinh học, địa lý, giáo dục công dân để đặt ra những câu hỏi đối với học sinh là một biện pháp cần thiết và hiệu quả. - Khi tôi áp dụng môn giáo dục công dân vào giảng dạy, tôi đã cho học sinh nói lên các quan điểm của mình về môi trường. Các em phát biểu rất tốt, và tôi đã cho 7 em đạt điểm 10. Vì trong giờ tiếng Anh đối với giáo viên tiếng Anh để có một hoặc hai học sinh nói được tiếng Anh đã là tốt lắm rồi, đây tôi có thể gọi bất cứ em nào kể cả các em học kém, các em đều nói rất tốt. Vì thế nhiều em đạt điểm 10, điều này đã giúp các em phấn khởi và tự tin hơn trong việc học tiếng Anh. - Hết tiết tôi cho học sinh làm bài kiểm tra 15 phút với hai câu hỏi mà học sinh vừa trả lời, giờ các em phải viết thành đoạn văn từ 80 – 100 từ với đề bài: “If the pollution continues, what might happen? What will you do to protect the environment?” Để viết được đoạn văn cho những yêu cầu trên, đòi hỏi người học phải chủ động, tích cực tiếp nhận bài học, phải nhớ và vận dụng những kiến thức vừa học một cách linh hoạt. Các em đã nắm bắt được các kiến thức mà giáo viên đã 40 truyền đạt, và việc thảo luận của chính các em do đó kết quả đã đạt theo mong muốn. Đây là hình ảnh các em đang làm bài kiểm tra 15 phút một cách say sưa. VII. CÁC SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH: - Kiểm tra miệng: 7 em đạt điểm 10 - Kiểm tra 15 phút: Tôi đọc 38 bài viết về môi trường với mỗi thể loại khác nhau. Các em có chung một suy nghĩ, nhưng cách diễn đạt mỗi người mang mỗi vẻ. Nhưng tất cả đều kêu gọi mọi người cùng bản thân chung tay bảo vệ môi trường bằng chính việc làm hàng ngày của mình. Kết quả của bài kiểm tra: 2 em đạt trung bình, 5 em đạt khá, 31 em đạt điểm giỏi. 41 Như vậy qua vấn đề dạy tích hợp ta thấy không những học sinh học hứng thú hơn, hiệu quả hơn, giúp các em tự tin hơn khi học tiếng Anh mà giáo viên cũng có thêm được nhiều kiến thức về các môn học khác. Tuy vất vả, nhưng tôi rất mừng vì thấy chất lượng giảng dạy được nâng cao, học sinh có cơ sở để làm bài, phát biểu, suy nghĩ một cách dễ dàng hơn. Và một điều thú vị là sau tiết học hôm đó, học sinh có tính tự giác trong việc bảo vệ môi trường, tuy sân trường tôi không có giấy bỏ hay túi bóng nhưng lá cây rụng là điều không thể tránh khỏi. Các em đã tự giác nhặt lá cây bỏ vào thùng rác. Trồng cây cảnh và hoa. Và nhắc nhở các bạn trong trường cùng nhặt rác. Bóng điện không thấy bật một cách lãng phí nữa. Đây là bức ảnh tôi chụp từ đằng xa để các em không biết là có người đang theo dõi. Tôi rất vui vì thấy kết quả của học sinh đạt được như vậy và giờ đây trong giờ dạy tiếng Anh của tôi, tôi cũng sẽ cố gắng sử dụng phương pháp dạy tích hợp, và bàn tay nặn bột vào dạy học. Dạy tích hợp trong bộ môn tiếng Anh là điều hết sức cần thiết bởi nó đem lại kết quả tốt đẹp cho cả người dạy và người học. Quốc Oai, ngày 23 tháng 11 năm 2014 Các tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền 42 Nguyễn Văn Thanh 43 [...]... giới thiệu hết các bức tranh và tất cả liên quan rất nhiều đến môn hóa học Giáo viên chuyển sang phần “Listen and Read” phần này sẽ rất dễ dạy, vì học sinh đã nắm bắt được tác hại của việc phá hủy môi trường, và những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường Phần này dạy mất khoảng 10 – 12 phút Giáo viên vào bài tiếp: B – LISTEN AND READ: - Giáo viên hỏi học sinh một số câu hỏi? vì qua phần học sinh phải... cây xanh để làm sạch không khí làm lượng CO2 thải vào môi trường lên tới con số hang tỷ tấn mỗi năm 29 Nạn phá rừng cũng dẫn đến tình trạng thiếu nước cho 20% dân số thế giới (ước tính tới 2050), vấn đề nhà vệ sinh môi trường cũng trở lên bức bối hơn với các lực lượng chức năng Từ những hậu quả đó, để bảo vệ môi trường sống của mình mỗi chúng ta hãy chung tay góp sức làm bảo vệ môi trường xung quanh... rừng bừa bãi Rất nhiều diện tích rừng phòng hộ bị xóa trắng bởi các đối tượng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép hoặc chặt phá rừng làm rẫy không thương tiếc ví dụ như: rừng phòng hộ Sông Hinh tỉnh Phú Yên hang loạt cây gỗ to bị lâm tặc đốn hạ với gần 300m3, hang loạt cây chưa kịp khô mủ; Tỉnh Càu Mau diện tích bị phá khoảng 6.000 m2, mức độ chặt phá khoảng 35%; nhiều diện tích rừng phòng hộ Long... rác thải” “What is garbage?” 15 - Giáo viên giải thích tiếp về rác thải: 1 - Rác thải sinh hoạt hay còn gọi là chất thải rắn sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao... vấn đề trên đã diễn ra từ nhiều năm nay, nhưng để chấm dứt thực trạng này là điều không đơn giản… Lợi nhuận đặt trên sự an toàn? Thời gian qua, cả nước đã có nhiều trường hợp tử vong, hoặc bị thương do sử dụng thuốc nổ trái phép Tại thành phố Phan Thiết, có trường hợp thuyền trưởng - chủ một tàu cá ở khu phố 5, phường Đức Long thiệt mạng tại vùng biển Phan Thiết do sử dụng chất nổ để đánh bắt hải sản;... khoa học, có thể phân biệt các loại chất thải rắn sau: - Chất thải thực phẩm bao gồm các thức ăn thừa, rau, quả… loại chất thải này mang bản chất dễ bị phân hủy sinh học, quá trình phân hủy tạo ra các chất có mùi khó chịu, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng ẩm Ngoài các loại thức ăn dư thừa từ gia đình còn có thức ăn dư thừa từ các bếp ăn tập thể, các nhà hàng, khách sạn, ký túc xá, chợ … - Chất... rằng môi trường có ý nghĩa to lớn và vô cùng quan trọng Môi trường là toàn bộ những điều kiện tự nhiên, xã hội, trong đó mọi sinh vật tồn tại và phát triển Môi trường chính là những người bạn thân thiết, gần gũi, không thể thiếu được trong cuộc sống của chúng ta Thế nhưng, chính con người vì lợi ích trước mắt của bản thân đã hủy hoại môi trường mà không nhận thức được rằng làm như vậy là hủy hoại cân... khác trong gia đình, trong kho của các công sở, cơ quan, xí nghiệp, các loại xỉ than - Các chất thải rắn từ đường phố có thành phần chủ yếu là các lá cây, que, củi, nilon, vỏ bao gói… Trong đó rác thải sinh hoạt chiếm tỉ lệ cao nhất Thành phần chủ yếu là chất hữu cơ rất dễ gây ô nhiễm môi trường sống, nên có thể nói rác sinh hoạt là những thành phần tàn tích hữu cơ phục vụ cho hoạt động sống của con người,... Mau diện tích bị phá khoảng 6.000 m2, mức độ chặt phá khoảng 35%; nhiều diện tích rừng phòng hộ Long Đại tỉnh Quảng Bình cũng bị phá để làm đường…còn rất nhiều diện tích rừng những vùng khác bị chặt phá Đi kèm với việc chặt phá rừng, diện tích rừng giảm là bao nhiêu hậu quả xảy ra : rất nhiều thiên tai, lũ lụt, ô nhiễm môi trường sinh sống, hiện tưởng trái đất nóng dần lên, nạn đói kém, động vật trong... vứt trả lại môi trường 2- Rác thải văn phòng: Rác thải văn phòng là các văn phòng phẩm không còn sử dụng được nữa - Tranh d “What is this picture about?” 16 - Học sinh trả lời: “water pollution” - Giáo viên hỏi thêm: “Why is water polluted?” - Học sinh trả lời - Giáo viên giải thích thêm qua những hình ảnh: Nigeria là nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất châu Phi Ngành công nghiệp ngầm được cho là trị giá ... 26/07/ 197 3 Môn: Tiếng Anh Điện thoại: 091 60756 79; Email: hienkp26@yahoo.com.vn Họ tên: Nguyễn Văn Thanh Ngày sinh:24/02/ 196 1 Môn: Hóa học Điện thoại: 096 6 599 986; Email: nguyenvanthanhkp@gmail.com TÍCH... hay Liên hệ với kiến thức môn Sinh để em thấy gây ô nhiễm thân phải nhận hậu Vận dụng kiến thức liên môn: Anh – Anh, Anh – Hóa, Anh – Địa, Anh – GDCD, Anh - Sinh để giải vấn đề học đặt Dạy học tích. .. nguyenvanthanhkp@gmail.com TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN QUA UNIT 6: “ENVIRONMENT” MÔN: TIẾNG ANH I Mục đích dạy học tích hợp Chương trình dạy học truyền thống phần lớn theo quan điểm tiếp cận nội dung Không phù hợp với

Ngày đăng: 07/10/2015, 10:22

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Đối với hệ sinh thái

  • Việc đánh bắt hải sản bằng thuốc nổ không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi thủy sản, môi trường sinh thái, mà còn trực tiếp đe dọa đến tính mạng người sử dụng chất nổ. Tại Bình Thuận, vấn đề trên đã diễn ra từ nhiều năm nay, nhưng để chấm dứt thực trạng này là điều không đơn giản…

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan