Khoá luận tốt nghiệp những chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp ở đồng bằng bắc bộ từ năm 1883 đến năm 1945

71 737 0
Khoá luận tốt nghiệp những chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp ở đồng bằng bắc bộ từ năm 1883 đến năm 1945

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA LỊCH SỬ • • • • PHAM THI LIÊN • • NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG KINH TÉ NÔNG NGHIÊP Ở ĐÒNG BẰNG BẮC BÔ TỪ NĂM 1983 ĐẾN NĂM 1945 TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ■ ■ ■ ■ Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Ngưòi hướng dẫn khoa học: TH.S CHU THỊ THU THỦY HÀ NỘI - 2015 L O I CAM ON Khoa luan tot nghiep“Mi*rag chuyen bien trong kinh te nong nghiep & dong bang Bac Bo tie nam 1883 den nam 1945”&xxoc hoan thanh tai Khoa Lich Sir - Trucmg Dai hoc Sir pham Ha Noi 2. D§ hoan thanh Khoa luan nay, ben canh sir n6 lire cua ban than, toi da nhan duoc rat nhieu su giup da, dong vien va huang dan cua cac thay co giao, ban be va gia dinh trong thcri gian hoc tap va nghien cuu. Toi xin giri loi cam on toi cac thay co trong Trucmg Dai hoc Su pham Ha Noi 2, dac biet la cac thay co trong Khoa Lich Sir da giang day toi trong suot thoi gian qua. Toi xin gui loi cam an chan thanh nhit din Thac si Chu Thi Thu Thuy, Co da tan tinh huong dan, chi bao va truyen dat kinh nghiem cho toi trong qua trinh chon de tai va hoan thanh Khoa luan. Xin giri loi tri an cua toi voi nhung dieu ma Co da huong dan va giup do cho toi. Cu6i cung, toi xin giri loi cam on chan thanh va long bilt on sau sg.c toi nhimg nguai than trong gia dinh va ban be - nhirng nguoi luon dong vien, co vu va sat canh ben toi trong suot thoi gian qua. Toi xin chan thanh cam on! Ha Noi, ngdy....thdng....ndm 2015 Nguoi thuc hien d§ tai Pham Thi Lien ■ • L Ờ I CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu đã nêu trong Khóa luận có nguồn gốc rõ ràng, kết quả của Khóa luận là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Người thực hiện đề tài Phạm Thị Liên MỤC LỤC MỞ ĐẦU.............................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đ ề .......................................................................... 2 3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứ u..................................................4 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu................................................ 5 5. Đóng góp của đề tà i.................................................................................... 6 6. Bố cục của khóa luận tốt nghiệp................................................................. 6 Chương 1. Cơ SỞ DẪN ĐẾN NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TỪ NĂM 1883 ĐẾN 1945..... 6 1.1. Khái quát về Đồng bằng Bắc B ộ ............................................................. 7 1.1.1. Điều kiện tự nhiên.............................................................................. 7 1.1.2. Điều kiện kỉnh tế ............................................................................... 9 1.1.3. Điều kiện xã hội............................................................................... 10 1.2. Tình hình kinh tế nông nghiệp ở Đồng bằng Bắc Bộ trước năm 1883.11 1.2.1. Sở hữu ruộng đ ấ t..............................................................................11 1.2.2. Phương thức canh tác...................................................................... 14 1.2.3. Cơ cẩu cây trồng, vật nuôi............................................................... 15 1.2.4. Chế độ tô thuế nông nghiệp............................................................. 16 1.3. Cơ cấu nông thôn và đời sống nông dân ở Đồng bằng Bắc Bộ............18 1.4. Quá trình xâm lược và thống trị của thực dân Pháp ở Đồng bằng Bắc Bộ 1.4.1. Quá trình xâm lược và thống trị của thực dân Pháp.......................20 1.4.2. Những chính sách của thực dân Pháp nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp................................................................................................ 22 Tiểu kết chương 1............................................................................................. 25 Chương 2. NHỮNG CHUYẾN BIẾN TRONG KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở ĐỒNG BẰNG BẮC B ộ TỪ NẢM 1883 ĐẾN NẢM 1945........................... 26 2.1. Chuyển biến về tình hình sở hữu ruộng đất........................................... 26 2.1.1. Ruộng đất công.................................................................................26 2.1.2. Ruộng đất tư......................................................................................32 2.2. Chuyển biến về phương thức canh tác................................................... 39 2.2.1. Thủy lợ i.............................................................................................39 2.2.2. K ĩ thuật canh tác...............................................................................43 2.2.3. ứng dụng khoa học ìa thuật vàosản xuất nông nghiệp................... 44 2.3. Chuyển biến về cơ cấu cây trồng, vật nuôi............................................ 45 2.3.1. Cây trồng..........................................................................................45 2.3.2. Vật nuôi.............................................................................................48 2.4. Kinh tế đồn điền......................................................................................49 2.5. Chế độ tô thuế nông nghiệp...................................................................53 2.6. Đặc điểm và tác động của sự chuyển biến kinh tế nông nghiệp ở đồng bằng Bắc Bộ từ năm 1883 đến năm 1945..................................................... 55 2.6.1. Đặc điểm của sự chuyển biến kình tế nông nghiệp ở đồng Bắc Bộ từ năm ỉ 883 đến năm 1945.............................................................................55 2.6.2. Tác động của những chuyển biến trong kinh tể nông nghiệp đối với kỉnh tế-xã hội đồng bằng Bắc Bộ từ năm 1883 đến 1945.......................... 57 Tiểu kết chương 2..............................................................................................60 KẾT LUẬN....................................................................................................... 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................65 PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nông nghiệp là ngành kinh tế thu hút sự quan tâm của thực dân Pháp trong quá trình khai thác thuộc địa ở Việt Nam. Khi hoàn thành cuộc bình định ở nước ta, thực dân Pháp đã chú trọng đến hai lĩnh vực là nông nghiệp và khai mỏ. Sau Thế chiến I, đầu tư cho nông nghiệp được mở rộng và chiếm vị trí hàng đầu trong cơ cấu đầu tư của giới thực dân. Quá trình khai thác của tư bản Pháp đã thúc đẩy nông nghiệp thuộc địa có nhiều chuyển biến. Việc nghiên cứu vấn đề nông nghiệp Việt Nam thòi cận đại không những làm sáng tỏ các vấn đề lịch sử Việt Nam cận đại nói chung, mà còn có ý nghĩa trong việc tìm hiểu về lịch sử kinh tế Việt Nam nói riêng. Tìm hiểu những chuyển biến mới về nông nghiệp đồng bằng Bắc Bộ thòi cận đại sẽ cho chúng ta những nhìn nhận, đánh giá khách quan về nông nghiệp đồng bằng Bắc Bộ thời bấy giờ. Đồng thời chúng ta có những lý giải hợp lý về các vấn đề chính tn - xã hội đương thòi và góp phần nhìn nhận những bước thăng trầm của nông nghiệp đồng bằng Bắc Bộ trong lịch sử dân tộc. Nghiên cứu vấn đề nông nghiệp thời thuộc địa góp phần bổ sung mảng kiến thức, tư liệu về kinh tế - xã hội nước ta giai đoạn này với các tỉnh Bắc Bộ, việc làm đó càng cần thiết bởi nông nghiệp chiếm một yị trí quan ữọng nhất trong cơ cấu kinh tế khu vực. Đại bộ phận dân số ở nông thôn và chủ yếu sống nhờ vào nông nghiệp. Trong điều kiện tư liệu về mảng này còn thiếu thốn, công tác nghiên cứu còn chưa nhiều, việc bổ sung kiến thức về khu vực càng thêm ý nghĩa. Từ đó, góp phần hiểu thêm tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam thòi Pháp thuộc. Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn đó tôi đã mạnh dạn chọn vấn đề:“Những chuyển biến trong kỉnh tế nông nghiệp ở Đồng bằng Bắc Bộ 1 từ năm 1883 đến năm 1945” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Từ trước năm 1945 và nhất là sau khi ngày hòa bình lập lại trên miền bắc (1954) đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về tình hình nông nghiệp Bắc Kỳ thòi thuộc địa nói chung và đồng bằng Bắc Bộ nói riêng. Dưới thòi thuộc địa, một số học giả, nhà quản lý kinh tế Pháp đã tiến hành nghiên cứu thực trạng kinh tế nông nghiệp các tỉnh Bắc Kỳ từ những góc độ và chuyên môn khác nhau từ những góc độ và chuyên môn khác nhau. Nhiều công trình khảo cứu công phu của các học giả Pháp về kinh tế nông nghiệp Đông Dương nói chung được công bố, đáng chú ý là Y.Herry với “Economie agricole de j ’Indochine” (kinh tế nông nghiệp Đông Dương, Hà Nội, 1932); Paul Bernard với “Le Problem économique Indochinois” (Vấn đề kinh tế Đông Dương, Pari, 1934); P.Gourou với:L’Ưtilisation du sol en Indochine Française” (Sử dụng ruộng đất ở Đông Dương thuộc địa Pháp, Pari, 1940). Trong các công trình này, các tác giả tập trung phân tích tình hình sở hữu mộng đất, canh tác nông nghiệp, sử dụng nhân công trong kinh tế nông nghiệp Đông Dương, trong đó đề cập tới các tỉnh Bắc Kỳ. Đó là những khảo cứu nghiêm túc dựa trên các số liệu điều tra từ nguồn vốn đáng tin cậy báo cáo của Nha Nông Lâm Thương mại Đông Dương, báo cáo về kinh tế thường niền của các Công sứ các tỉnh.Tuy nhiên, các số liệu được công bố chỉ giới hạn trong những năm nhất định, thiếu đi sự biến đổi năm này qua năm khác và sự chuyển biến giữa thời quân chủ và thời thuộc địa. Do vậy thiếu đi sự so sánh lịch đại. Bên cạnh đó, phương pháp tiếp cận của tác giả chưa làm nổi bật được mối quan hệ giữa chính sách đầu tư, điều kiện cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế nông nghiệp cũng như tác động của nó tới xã hội nông thôn. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhất là sau năm 1954, nhiều công trình khảo cứu về tinh tế - xã hội Việt Nam thòi thuộc Pháp, ừong đó có 2 đề cập tới các tỉnh Bắc Kỳ được công bố. Đáng chú ý là các công trình Lịch sử tám mươi năm chống Pháp (Trần Huy Liệu, Hà Nội, 1957); Những thủ đoạn bóc lột của đế quốc Pháp ở Việt Nam ( Nguyễn Khắc Đạm, Hà Nội,1957); Thực trạng giói nông dân Việt Nam dưới thòi Pháp thuộc (Phạm Cao Dương, Sài Gòn, 1965); Chủ nghĩa đế quốc Pháp và tình hình công nghiệp Việt Nam dưới thòi Pháp thuộc (Phạm Đình Tân, Hà Nội, 1959). Một số chuyên khảo về giai cấp công nhân Việt Nam cũng đề cập đến công nhân đồn điền Bắc Kỳ như: Giai cấp công nhân Việt Nam (Trần Văn Giàu, Hà Nội, 1961); Giai cấp công nhân Việt Nam trước khi thành lập Đảng (Ngô Văn Hòa, Dương Kinh Quốc, Hà Nội, 1978). Trong giáo trình lịch sử Việt Nam cận đại của Trần Văn Giàu, Viện sử học, cũng ít nhiều đề cập đến tình hình nông nghiệp của các tỉnh Bắc Kỳ. Đó là những công trình nghiên cứu công phu về lịch sử Việt Nam được thực hiện theo phương pháp luận sử học Mác-xít, cung cấp cho tôi những hiểu biết cơ bản về tình hình kinh tế-xã hội nước ta thời thuộc Pháp. Tuy nhiên, các công trình này chỉ tập trung phân tích những hạn chế của chế độ thuộc địa mà chưa chú ý đến những tác động tích cực (nằm ngoài ý muốn chủ quan) của chính sách thực dân. Theo tôi điều đó cần được bổ sung để có cái nhìn khách quan hơn về chế độ thuộc địa ở nước ta. Đặc biệt, một số công trình chuyên khảo về cơ cấu kinh tế - xã hội, tình hình nông nghiệp, nông thôn thòi Pháp thuộc được công bố như: Phác qua tình hình mộng đất và đòi sống nông dân trước Cách mạng tháng Tám (Nguyễn Kiến Giang, Hà Nội, 1958); Tình hình ruộng đất nông nghiệp và đời sống nông dân dưới triều Nguyễn (Trương Hữu Quýnh, Đỗ Bang chủ biên, Huế , 1997); Cơ cấu kinh tế xã hội Việt Nam thời thuộc địa (1858-1945) (Nguyễn Văn Khánh, Hà Nội, 1999, tái bản làn thứ 2 năm 2004). Đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, đã diễn ra cuộc thảo luận sôi nổi về nông nghiệp và đời sống nông dân dưới thòi thuộc Pháp và Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã 3 tập họp trong ấn phẩm “Một Nông dân và nông thôn Việt Nam thời cận đại”, (Hà Nội, 1990-1992); Việc nhượng đất khẩn hoang ở Bắc Kì (1919-1945) (Tạ Thị Thúy, Hà Nội 2001); Đồn điền của người Pháp ở Bắc Kì (1884-1918) (Tạ Thị Thúy, Hà Nội 1996). Một số bài đăng ừên Tạp chí nghiên cứu lịch sử cũng đề cập tới vấn đề ruộng đất. Đáng chú ý là các bài viết về ruộng đất của các tác giả Nguyễn Đức Nghinh; Trương Hữu Quýnh; Vũ Huy Phúc; Phan Văn Khánh...Với nguồn tài liệu phong phú - nhất là tài liệu lưu trữ - các công trình này phản ánh tương đối trung thực và khách quan về kinh tế Việt Nam thời thuộc Pháp, kế thừa những hiểu biết về kinh tế nông nghiệp trên bình diện chung của cả nước, tôi có điều kiện so sánh và cụ thể hóa ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Trong số công trình trên chưa có công trình nào nghiên cứu về những chuyển biến mới trong nông nghiệpở đồng bằng Bắc Bộ thời kì 1883 - 1945. Những công trình có trên tuy có ưu, nhược điểm khác nhau nhưng đều là bệ đỡ tri thức, tạo điều kiện cho tôi học hỏi, tiếp tục nghiên cứu vấn đề này. Trên cơ sở đó, chúng ta sẽ có cái nhìn khách quan hơn về tác động của cuộc khai thác thực dân ở một khu vực, góp phàn hiểu thêm về lịch sử Việt Nam thòi thuộc Pháp. 3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu những chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp ở đồng bằng Bắc Bộ từ năm 1883 đến năm 1945 nhằm làm sáng tỏ tác động bởi quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đến tình hình kinh tế - xã hội khu vực, rút ra những nhận xét khách quan về công cuộc thực dân hóa ở một khu vực, góp phàn hiểu thêm về chế độ thuộc địa ở nước ta. Khóa luận nhằm bổ sung nguồn tư liệu, góp phàn nghiên cứu sâu hơn về lịch sử địa phương, đồng thời nêu lên những bài học kinh nghiệm, đề xuất những giải pháp nhằm phát triển 4 nông nghiệp, nông thôn các tỉnh ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ. 3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu đề tài “Những chuyển biến ữong kinh tế nông nghiệp ở Bắc Kỳ từ năm 1883 đến 1945” nhằm giải quyết những nhiệm vụ sau: Thứ nhất: Tìm hiểu những điều kiện tác động tới nông nghiệp đồng bằng Bắc Bộ. Từ đó có cái nhìn khái quát về kinh tế - xã hội đồng bằng Bắc Bộ trước năm 1883. Thứ hai: Phải làm rõ được sự chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp đồng bằng Bắc Bộ từ năm 1883 đến năm 1945. Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích những chuyển biến đó, tác giả rút ra được những đặc điểm và tác động của nó đối với kinh tế - xã hội đồng bằng Bắc Bộ. 3.3. Phạm vỉ nghiên cứu Phạm vi không gian: Khóa luận nghiên cứu những chuyển biến ưong kinh tế nông nghiệp ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Phạm vi thời gian:Từ năm 1883 đến năm 1945 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tư liệu Để hoàn thành khóa luận, tác giả đã khai thác các nguồn tài liệu sau: Nguồn tư liệu thứ nhất: Là giáo trình lịch sử, các công trình nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp Việt Nam của các học giả Việt Nam đang lưu trữ ở Thư viện Quốc Gia, Thư viện Khoa học xã hội, Viện sử học Việt Nam, Thư viện Đại học Xã hội và Nhân văn, Thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Nguồn tư liệu thứ hai: Tôi tham khảo thêm các sách, báo, tạp chí nghiên cứu về nông nghiệp đồng bằng Bắc Bộ từ năm 1883 - 1945. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Cơ sở của phương pháp luận là lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về hình thái kinh tế xã hội, về lịch sử kinh tế nước ta thòi thuộc Pháp. Để giải quyết các nhiệm vụ khoa học đặt ra, tôi sử dụng hai phương pháp 5 nghiên cứu chuyên ngành cơ bản: phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Ngoài ra tôi còn sử dụng các phương pháp liên nghành như quan sát, phỏng vấn, thống kê xã hội học, đánh giá và so sánh các nguồn sử liệu để có kết luận khoa học. 5. Đóng góp của đề tài Khóa luận tốt nghiệp trình bày những chuyển biến của kinh tế nông nghiệp ở đồng bằng Bắc Bộ thòi thuộc Pháp trên các mặt: Chuyển biến về tình hình sở hữu ruộng đất, Chuyển biến về phương thức canh tác, Chuyển biến về cơ cấu cây trồng, vật nuôi... Phân tích những tác động của quá trình khai thác thuộc địa nói chung, của nông nghiệp nói riêng đối vói tình hình kinh tế xã hội các tinh đồng bằng Bắc Bộ thòi thuộc Pháp. Cung cấp thêm những hiểu biết về đòi sống của nông dân trong khu vực dưới chế độ thuộc địa. Bổ sung tư liệu về lịch sử địa phương, nhất là mảng kinh tế, góp phần làm sáng tỏ tình hình kinh tế -xã hội khu vực Bắc Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung thời cận đại. Làm rõ những đặc điểm kinh tế nông nghiệp đồng bằng Bắc Bộ thời Pháp thuộc. 6. Bổ cục của khóa luận tốt nghiệp Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận tốt nghiệp gồm có 2 chương: Chương 1. Cơ sở dẫn đến những chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp ở đồng bằng Bắc Bộ từ năm 1883 đến năm 1945 Chương 2. Những chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp ở đồng bằng Bắc Bộ từ năm 1883 đến năm 1945 Chưtmg 1 C ơ SỞ DẪN ĐẾN NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở ĐỒNG BẰNG BẤC B ộ TỪ NĂM 1883 ĐẾN 1945 6 l.l.Kháỉ quát về Đồng bằng Bắc Bộ 1.1.1. Điều kiên tư nhiên • • 1.1.1.1. Vi trí đỉa lý và đia hình I í J I Bắc Bộ nằm ở vùng cực Bắc lãnh thổ Việt Nam, có phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và phía đông giáp biển Đông. Được bắt đầu từ vĩ độ 23°23’ Bắc đến 8°27’ Bắc với chiều dài là 1.650 km. Chiều ngang Đông - Tây là 500 km, rộng nhất so vói Trung Bộ và Nam Bộ. Đồng bằng Bắc Bộ là một vùng đất rộng lớn nằm quanh khu vực hạ lưu sông thuộc miền Bắc Việt Nam, vùng đất bao gồm 10 tỉnh và thành phố như: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình. Khu vực này có nhiều nét tương đồng về địa lý tự nhiên - xã hội, có tiềm năng để phát triển kinh tế nông nghiệp, có sức hấp dẫn tới các nhà canh nông. Địa hình Bắc Bộ đa dạng và phức tạp. Bao gồm đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa. Có lịch sử phát triển địa hình và địa chất lâu dài, phong hóa mạnh mẽ. Có bề mặt thấp dàn, xuôi theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, được thể hiện thông qua hướng chảy của các dòng sông lớn. Thuận lọi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp. Miền núi Bắc Bộ có tiềm năng phát triển lâm nghiệp trồng nguyên liệu và hương liệu. Miền trung du Bắc Bộ có tiềm năng để trồng cây công nghiệp và chăn nuôi đại gia súc. Miền đồng bằng thuận lợi cho việc trồng cây lúa và có tiềm năng trở thành vùng chuyên canh cây lúa. Địa hình tương đối bằng phẳng với hệ thống sông ngòi dày đặc đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống giao thông thủy bộ và cơ sở hạ tầng của vùng. 1.1.1.2. Đất đai Đồng bằng Bắc Bộ có nhiều loại đất khác nhau: đất cái, đất cát, đất thịt, đất cát pha, đất chua... 7 “Đất cái” là thứ đất sét, chắc, dẻo, ói nước, kết thành tảng rất khó làm khi đất đã khô. Loại đất này dính chặt với lưỡi cày và làm cho đường cày rất vất vả, chỉ cày bừa được khi ngập nước, khi khô rắn thì chỉ có cuốc bằng tay. Lúa là loại cây duy nhất có thể trồng ở đất này. “Đất thịt” là loại đất phù sa tích tụ, hàm lượng đất sét ít hơn đất cái, độ cứng của đất vừa phải và việc canh tác đỡ vất vả hơn. Ngoài lúa, đất này có thể trồng các loại khoai lang, thuốc lá, đậu, bông. “Đất thịt pha” còn gọi là đất màu, là loại đất phù sa khá tốt rất dễ cày bừa dù khô hay ngập nước. Đất này có thể trồng lúa vào mùa thu và trồng cây hoa màu vào mùa xuân. Đất ở miền núi, trung du đồng bằng Bắc Bộ chiếm 2/3 diện tích tự nhiên có nhiều loại đất khác nhau. Đất feralit nâu đỏ phát triển trên đã Bazan, đá vôi có diện tích lớn. Đất đai vùng đồng bằng Bắc Bộ tương đối phong phú, nhiều loại đất khác nhau ở đồng bằng, miền núi và trung du, tạo điều kiện cho việc phát triển một nền nông nghiệp đa dạng. Đồng bằng Bắc Bộ được xem là vùng rộng lớn và màu mỡ, thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp. Đó là tiềm năng để đồng bằng Bắc Bộ có thể hình thành những vùng chuyên canh cây lúa và cây công nghiệp. 1.1.1.3. Khí hậu và sông ngòi Khí hậu cũng là một yếu tố tác động trực tiếp tới sự phát triển của nền nông nghiệp đồng bằng Bắc Bộ. Khí hậu nhiệt đói ẩm gió mùa (có nhiều biến động) đã cung cấp cho nền nông nghiệp Bắc Bộ lượng nhiệt ẩm dồi dào (độ ẩm luôn lớn hơn 80%), nhiệt độ trung bình là 25 °c. Tạo điều kiện cho cây ữồng đặc biệt là cây lúa và các cây hoa màu khác sinh trưởng và phát triển. Thiên nhiên mang lại cho người nông dân đồng bằng Bắc Bộ nhiều thuận lợi, nhưng do sự phức tạp của địa hình kéo theo sự thất thường của khí 8 hậu gây cho nền sản xuất nông nghiệp ở đây gặp nhiều khó khăn thách thức. Lịch sử Việt Nam hiện đại đã từng chứng kiến 26 trận vỡ đê ở Hưng Yên từ 1806 - 1900 những trận bão lớn ở Nam Định năm 1929 và những trận hạn hán kéo dài (1875). Lượng mưa lớn, có nhiều đồi núi khiến cho hệ thống sông ngòi ở đồng bằng Bắc Bộ có những nét đặc thù. Phần lớn các con sông chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, qua nhiều miền địa hình, chủ yếu là đồi núi trên sông ngắn, dốc, nước chảy xiết. Lượng nước không nhiều, phụ thuộc vào chế độ mưa. Đồng bằng Bắc Bộ có hệ thống sông lớn như: sông Hồng, sông Thái Bình. Hệ thống sông Hồng gồm nhiều nhánh sông: sông Đà, sông Lô, sông Chảy. Hệ thống sông Thái Bình vói nhiều nhánh sông: sông cầu, sông Thương, sông Lục Nam. Hằng năm hệ thống sông ngòi đã mang lại lượng phù sa lớn tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp ở đồng bằng Bắc Bộ. Tóm lại, đồng bằng Bắc Bộ có điều kiện tự nhiên rất phong phú và đa dạng, có thế mạnh để phát triển một nền nông nghiệp đa dạng. Tuy vậy, điều kiện tự nhiên ở đồng bằng Bắc Bộ cũng rất khắc nghiệt, phức tạp về địa hình và thời tiết, thủy văn khiến cho canh tác nông nghiệp trên vùng đất này rất khó khăn cực nhọc. 1.1.2. Điều kiên kinh tế m Đồng bằng Bắc Bộ là nơi có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên rất thuận lọi. Tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, dân cư đông đúc, mặt bằng dân trí cao. Sự tập trung dân cư có mật độ cao liên quan đến nhu càu và môi trường lao động, tính cộng đồng và truyền thống văn hoá dân tộc. Một nơi có truyền thống lâu đòi về thâm canh lúa nước, có những trung tâm công nghiệp và hệ thống đô thị phát triển... là điều kiện rất thuận lợi cho công cuộc phát triển các ngành nghề lao động sản xuất từ phổ thông đến hiện đại, mang đến sự thuận lọi cho công cuộc định cư lâu dài của con người. Là vựa lúa lớn thứ hai của Việt Nam (sau Đồng bằng sông Cửu Long) có 9 được đất đai màu mỡ do phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. số đất đai để phát triển nông nghiệp trên 70 vạn ha, chiếm 56% tổng diện tích tự nhiên toàn vùng. Ngoài lúa nước, các địa phương nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng đều chú trọng phát triển loại cây ưa lạnh có hiệu quả kinh tế cao như ngô, khoai tây, su hào, cải bắp, cà chua, những loại cây này đa phàn được trồng hoa xen canh giữa các mùa vụ. Bắc Bộ là vùng có đường bờ biển dài, có cửa ngõ lớn và quan trọng thông thương với các khu vực lân cận và thế giới qua cảng biển Hải Phòng (thuộc thành phố Hải Phòng). Tài nguyên thiên nhiên gồm có các mỏ đá (ở Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình), sét cao lanh ở Hải Dương, than nâu ở Hưng Yên và mỏ khí đốt ở Tiền Hải đã được tiến hành khai thác từ nhiều năm nay. Đặc biệt, trong lòng đồng bằng Bắc Bộ đang tồn tại hàng chục vỉa than lớn nhỏ có tổng trữ lượng vào khoảng 210 tỷ tấn (theo dự đoán qua số liệu khảo sát vào những năm 70 của thế kỷ trước). Trải rộng trên diện tích 3500km2, trải dài từ Hà Nội đến Thái Bình rồi ra đến bờ biển Đông. Các vỉa than này có chiều dày từ 2 đến 3m, có nơi tới 20m. Là những vỉa than có độ ổn định địa chất và chất lượng rất tốt. Như vậy,vùng đồng bằng Bắc Bộ có nhiều điều kiện thuận lọi phát triển kinh tế, và là điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp đa dạng. Tuy nhiên, đồng bằng sông Hồng vẫn là một khu vực thiếu nguyên liệu phục vụ cho các ngành công nghiệp đang phát triển và luôn phải nhập từ các vùng khác. 1.1.3. Điều kiện xã hội Thời cận đại, 90% dân số đồng bằng Bắc Bộ sống ở nông thôn, hầu hết họ quàn tụ trên một phần lãnh thổ. Với số lượng và tình hình phân bố dân cư như vậy, đồng bằng Bắc Bộ có nguồn lao động dồi dào. Đó là điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp ở một xứ nhiệt đới trong khi kĩ thuật sản xuất còn lạc hậu. Hơn nữa nông dân đồng bằng Bắc Bộ vốn chăm chỉ, thông minh, kiên nhẫn và rất có kinh 10 nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, nhất là việc trồng lúa. Vì thế, tuy có những hạn chế về tác phong lao động sức ép về tình trạng canh tác, mộng đất manh mún do dân số quá đông gây ra, nông dân đồng bằng Bắc Bộ vẫn là một lực lượng lao động quan trọng, có vai ừò quyết định tới nền sản xuất nông nghiệp. Với một nguồn lao động dồi dào, người nông dân có kinh nghiệm sản xuất lâu đời, đồng bằng Bắc Bộ có ưu thế để phát triển kinh tế nông nghiệp hơn so với các vùng khác trong cả nước. Nhìn chung, đồng bằng Bắc Bộ có đủ các điều kiện cơ bản, thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của một nền nông nghiệp nhiệt đới. Nguồn tài nguyên tự nhiên xã hội giàu có là một trong những thế mạnh của vùng này, tạo ra ưu thế vượt trội, thúc đẩy sự phát triển nền nông nghiệp đồng bằng Bắc Bộ. Song đây cũng là mảnh đất màu mỡ mà thực dân Pháp sớm nhận ra trong công cuộc khai thác và bóc lột thuộc địa của mình. Những yếu tố tự nhiên xã hội trên sau này sẽ tác động trực tiếp tới nền nông nghiệp đồng bằng Bắc Bộ thời kì 1883-1945. 1.2. Tình hình kỉnh tế nông nghiệp ở Đồng bằng Bắc Bộ trước năm 1883 1.2.1. Sở hữu ruộng đất Nhìn chung, sở hữu ruộng đất tồn tại hai phương thức chủ yếu là Nhà nước và tư nhân. Ruộng đất sở hữu Nhà nước gồm 2 loại: Nhà nước trực tiếp quản lý và ruộng đất công làng xã *Ruộng đất do Nhà nước trực tiếp quản lý Bộ phận ruộng đất thuộc quản lý trực tiếp của nhà nước ở đầu thế kỷ XIX gồm tịch điền, quan điền quan trại và đồn điền. Tịch điền là loại ruộng đất có tính chất lễ nghi thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với kinh tế nông nghiệp, số lượng không nhiều (cả nước ước khoảng vài trăm mẫu). Năm 1832, Minh Mạng quy định mỗi tỉnh lấy 3 mẫu 3 sào và 15 người phu tịch điền. Năm 1878 nhà Nguyễn quyết định tăng thêm 11 ruộng tịch điền cho các tỉnh [1; Tr.29] Quan điền quan trại là loại mộng đất vốn có từ các thời kỳ trước (các loại ruộng ngụ lộc, thưởng lộc, chế lộc, quan điền, quan điền trang, quan đồn điền, quan trại)... thuộc sở hữu trực tiếp của Nhà nước.Nhà Tây Sơn đã dùng một phần trong số đó ban cấp cho các quan lại. Sau này nhà Nguyễn thu hồi lại và gọi chung là quan điền quan trại, đặt dưới sự quản lý trực tiếp của nhà nước. Địa bàn phân bố quan điền quan trại chủ yếu là khu vực Bắc và Trung Trung Bộ, với diện tích khoảng vài ngàn mẫu. Một phần quan điền quan trại dùng để ban cấp cho một số đối tượng làm tự điền, phần còn lại dùng phát canh thu tô cho dân sở tại. Từ năm 1822, Minh Mệnh cho chuyển dần quan điền quan trại thành ruộng đất công làng xã và đến giữa thế kỷ XIX thì cơ bản quan điền quan trại không còn tồn tại nữa [1; Tr.29] Đồn điền là loại ruộng đất kết họp kinh tế với quốc phòng. Từ cuối thế kỷ XVIII, Nguyễn Ánh đã cho lập đồn điền ở Nam Bộ dưới hai hình thức: đồn điền do binh lính khai khẩn gọi là trại đồn điền và đồn điền do dân khai khẩn gọi là hậu đồn điền. Nhà Nguyễn từng bước quân sự hoá hậu đồn điền và đến năm 1822 thì quyết định chuyển toàn bộ hậu đồn điền thành trại đồn điền. Địa điểm chọn xây dựng đồn điền thường là những nơi xung yếu về quân sự và có tiềm năng đất đai. Nhà nước chủ yếu sử dụng lực lượng binh lính, bên cạnh đó còn có một số tù phạm đi khai khẩn, canh tác ruộng đất trong các đồn điền. Sản phẩm thu hoạch từ ruộng đất đồn điền phần lớn nộp kho nước, chủ yếu để đáp ứng nhu cầu tại chỗ của binh lính. Diện tích đồn điền ở thời điểm cao nhất ước khoảng vài chục ngàn mẫu. Nhìn chung, các loại ruộng đất thuộc quản lý trực tiếp của Nhà nước chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu ruộng đất [1; Tr.30] Dinh điền là hình thức khai hoang ở Bắc Bộ dưới thời Minh Mạng và Nam Bộ dưới thòi Tự Đức. Ở Bắc Bộ có 2 huyện được thành lập dưới hình 12 thức này là Tiền Hải( Thái Bình), và Kim Sơn (Ninh Bình) bằng tất cả sự cố gắng của Dinh điền sứ Nguyễn Công Trứ. Từ tháng 3-1828 đến tháng 3-1929, diện tích đã khai khẩn được ở 2 huyện này là 33.590 mẫu [5; Tr.12] *Ruộng đất công làng xã Đối với ruộng đất công làng xã, nhà Nguyễn đã có chủ trương biện pháp nhằm duy trì, bảo yệ và mở rộng. Năm 1803, nhà nước ra lệnh cấm các làng xã không được bán đứt hay cầm cố ruộng đất công. Chính sách của vương triều Nguyễn cố gắng duy trì ruộng đất công nhưng bất lực. Xu hướng kiêm tinh mộng đất của địa chủ khiến ruộng đất công làng xã bị thu hẹp. Theo sách Sĩ hoạn tri lục của Nguyễn Công Tiệp, đầu thế kỉ XIX, tổng diện tích ruộng đất công, tư cả nước là 3.396.584 mẫu. Trong đó ruộng công là 580.363 mẫu (chiếm 17,08%), mộng tư là 2.816.221 mẫu (chiếm tỉ lệ 82,98 %) đất công các loại còn tồn tại đến đầu thế kỷ XIX, phần lớn là loại ruộng đất này. Tuy nhiên, sự phân bố rất không đều giữa các địa phương. Phan Huy Chú nhận xét: “Nước ta duy có trấn Sơn Nam Hạ là rất nhiều ruộng và đất bãi công, phép quân cấp chỉ nên làm ở xứ ẩy là phải, còn các xứ khác thì các hạng ruộng công có không mấy ” [1; Tr.30] Sự phân bố không đều thể hiện trong phạm vi từng miền, từng tỉnh, có khi từng huyện, từng tổng. Tại Bắc Bộ, trong khi tỷ lệ công điền thổ ở Thái Bình còn tói 31,43% thì ở Hà Đông chỉ còn 22,12% (thời điểm 1805). Giữa các huyện của hai địa phương này cũng có sự khác biệt. Ở Thái Bình, tỷ lệ công điền thổ huyện Thanh Quan còn 7,2%, huyện Quỳnh Côi còn 17,32%, huyện Đông Quan còn 20,75%, thì tỷ lệ đó ở huyện Vũ Tiên là 56,85%. Tỷ lệ mộng đất công khu vực Bắc Bộ còn khoảng 25%. Một số địa phương cụ thể, phủ Khoái Châu (Hưng Yên) còn 59%... Sự thu hẹp và phân bố không đều ruộng đất công giữa các vùng, các tỉnh chứng tỏ rằng ruộng đất công làm xã mất dần vai trò trong đòi sống kinh tế nông nghiệp của nông dân Việt Nam, 13 từng bước nhường đường cho một loại hình sở hữu khác là ruộng đất tư [1; Tr.31] * Ruộng đất thuộc sở hữu tư nhân Đầu thế kỷ XIX, ruộng đất thuộc sở hữu tư nhân là 2.816.221 mẫu chiếm tỷ lệ 82,92% [1; Tr.35] Ruộng tư phân bố không đều giữa các miền, các vùng, trong từng tỉnh. Ở Thái Bình, tỷ lệ ruộng tư giữa các huyện có sự chênh lệch rõ rệt. Khu vực phía Tây huyện Thụy Anh ruộng tư chiếm 75,2% trong khi đo ở Kiến Xương là 37,67% [1; Tr.35] Nếu như sở hữu lớn được duy trì ở Nam Bộ thì ở Bắc Bộ sở hữu nhỏ (những người có sở hữu dưới 3 mẫu ruộng) vẫn chiếm ưu thế về tỷ lệ 96,32%. Những ngưòi sở hữu ữên 20 mẫu chiếm tỷ lệ nhỏ là 0,87%. Loại sở hữu vừa (từ 3-20 mẫu) (bao gồm tầng lóp trung nông và địa chủ nhỏ) phổ biến ở Bắc Bộ vói 36,8%, số chủ và nắm giữ 69,97% ruộng đất. Nhìn chung tình hình sở hữu ruộng đất ở Việt Nam nửa đàu thế kỷ XIX vẫn đang ở chặng đường đầu của quá trình phát triển và phân hóa (tuy chưa có mức sâu sắc). Tư hữu hóa vẫn còn là một xu thế dù nó đã ở những bước đi cuối cùng. Phân hóa và tập trung ruộng đất, dù nơi này nơi khác đã đạt trình độ khá cao nhưng chưa đến mức triệt để và sâu sắc. Sự phân hóa ruộng đất này đã tác động và có ảnh hưởng nhất định đối với sự phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam nói chung và nông nghiệp đồng bằng Bắc Bộ trước năm 1883 nói riêng. 1.2.2.Phương thức canh tác Phương thức canh tác và kỹ thuật trồng lúa những năm trước 1883 vẫn không có gì thay đổi nhiều. Sản xuất nông nghiệp trước năm 1883 chủ yếu là độc canh cây lúa nước. “Cày sâu bừa kĩ” là khâu chủ yếu trong việc làm đất. Sức kéo của trâu, bò tất nhiên “yếu trâu còn hơn khỏe bò” nhưng dùng trâu hay bò là từng địa phương. Mùa gặt người nông dân phải dùng liềm hoặc hái 14 để cắt, gặt lúa. Cuốc xẻng là công cụ phục vụ cho chăm sóc lúa giữa hai mùa cấy và gặt. Họ cũng dùng gàu tát nước. Thế kỷ XIX, nhà Nguyễn chú ý đến vấn đề thủy lợi ở Nam Bộ nhiều hơn còn ở đồng bằng Bắc Bộ thì ít hơn, người dân đồng bằng Bắc Bộ thường phải chứng kiến cảnh đê vỡ năm 1871 ở Hưng Yên; Nam Định. Trong đó tập trung lớn nhất ở vùng đê Văn Giang từ năm 1872 đến năm 1882 dưới triều vua Tự Đức, liên tục năm nào cũng xảy ra tình trạng YỠ đê. Và theo thống kê thì đê Văn Giang vỡ 18 lần. Vì thế cũng có thể nói vấn đề trị thủy đặt ra rất gay gắt cho đồng bằng Bắc Bộ vào thế kỷ XIX thì Hưng Yên (Phủ Khoái Châu) lại là trung tâm điểm [2; Tr.79]. Những ữận vỡ đê với dịch bệnh và sưu thuế cao đã dẫn tói tình trạng ruộng đất bị bỏ hoang. Việc bỏ làng đi tha phương càu thực đã báo hiệu một thời kỳ dài cuộc sống bần cùng, đói khổ của nông dân Việt Nam trong các giai đoạn lịch sử tiếp theo. Nền nông nghiệp Việt Nam dưới triều Nguyễn là một nền nông nghiệp độc canh cây lúa, tự cung tự cấp, khép kín, những yếu tố đó đã là cản ữở sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa trong nông nghiệp, nông thôn nước ta nói chung và đồng bằng Bắc Bộ nói riêng. 1.2.3. Cơ cẩu cây trồng, vật nuôi * Cơ cẩu cây trồng Lúa vẫn là cây trồng chủ yếu trên diện tích đất canh tác của cả nước, lúa chiếm 70% diện tích canh tác ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, 30% còn lại được giành cho một số cây trồng khác. Có nhiều loại lúa khác nhau được sử dụng: lúa chiêm có chiêm ri, chiêm dự, chiêm vang...; lúa mùa có tám xoan, tám lùn, lúa hiên,...; lúa nếp có nếp hương, nếp hoa vàng, nếp lùn. Trong sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn có ghi lại hơn 65 giống lúa tẻ và 27 giống lúa nếp được gieo trồng [1; Tr.128]. 15 Bên cạnh việc trồng lúa, tùy từng địa phương và thế đất, người nông dân còn ưồng các loại cây lương thực khác như: sắn, khoai lang, khoai môn, củ từ, củ mài, trồng ngô... Ngoài ra họ còn trồng đều 17 loại đậu khác nhau. Tuy nhiên, kỹ thuật canh tác lạc hậu nên năng suất và sản lượng lúa không cao, tương đối thất thường nên chưa đủ đáp ứng nhu cầu của người nông dân ưong khu yực. Vì vậy lúa chưa trở thành hàng hóa, có chăng là sản vật để trao đổi mà thôi. *Cơ cẩu vật nuôi Nghề chăn nuôi kém phát triển và chưa thể tách ra khỏi nông nghiệp. Các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ vốn có thế mạnh để chăn nuôi gia súc (nhất là trâu, bò). Ngoài ra còn có truyền thống chăn nuôi gia cầm (gà, vịt). Nhưng do kinh tế khó khăn, những hạn chế về điều kiện sống và những quy định nghiêm ngặt của Nhà nước trong việc giết mổ trâu, bò, nền chăn nuôi Việt Nam cho đến thế kỷ XIX không phát triển quy mô lớn trong những trang hay đồn điền. Hoạt động chăn nuôi, nhất là lợn, trâu, bò chỉ dừng lại ưong phạm vi gia đình, khiến các hộ tiểu nông không có điều kiện phát triển nghề này. 1.2.4. Chế độ tô thuế nông nghiệp Cùng với thuế thân, thuế ruộng đất cũng là nguồn thu chính của ngân sách địa phương, nhưng so với thuế thân, sự bất công của thuế ruộng biểu hiện không rõ rệt nên ít bị nhân dân ca thán hơn. Vua Nguyễn cũng đã quy định tương đối cụ thể về tô thuế ruộng đất công tư. Năm 1803, Gia Long chính thức định lại “Phép tô thuế, dung”, chia cả nước làm 4 khu yực để thu thuế ruộng đất, chia tô thuế ra làm 3 loại lớn có chế độ tô thuế khác nhau. Với quy định này thì thuế ruộng đất công cao hơn ruộng đất tư. Những loại thuế nói trên, phàn lớn thu bằng hiện vật thóc gạo và bằng sức lao động, chỉ có thuế thân là thu bằng tiền song vẫn giữ một phần hiện yật. Thuế mộng đất thòi nguyễn cũng đã cho phép nộp bằng tiền như trẻ 16 chê, khoán mỗ, điền mẫu. Song giá trị đồng tiền bấp bênh, lại thay đổi từng vùng, nên ngưòi nông dân nộp thuế chủ yếu bằng thóc gạo. lìn h ữạng trên phản ánh một nền sản xuất thấp kém, công nghiệp chưa phát triển, kinh tế hàng hóa chưa có vị trí quan trọng. Tô thuế đất công, tư: Thời Gia Long, theo chế độ cũ, các đất bãi phù sa công được lấy lúa phải nạp 120 báưmẫu, còn các loại đất khác thì phải nộp tiền. Đến thòi Tự Đức thuế đã được quy định khá tỉ mỉ. Thuế đinh: là một bộ phận quan trọng của nhà nước. Chế độ tô thuế của triều Nguyễn khá chặt chẽ, phân chia khu vực, phân chia ba miền và không nặng hơn các thòi đại trước. Có thể họ Nguyễn chấp nhận sự hợp lý của thòi đại trước hoặc bất lực, chưa đủ sức đưa ra một chế độ tô thuế trong cả nước. Tô được thu bằng hiện vật là cơ sở cho hình thức phát canh thu tô trong mối quan hệ giữa địa chủ và tá điền. Trong phương thức thu thuế, nhà nước lại gần như giao hẳn cho đơn vị làng xã, mà không có biện pháp cần thiết để kiểm tra, phát hiện những gian lận của chính quyền xã. Do đó, nguồn thu nhập về tài chính của nhà nước, chủ yếu qua thuế má, không ổn định không mở rộng được, gây nên sự nghèo nàn về ngân sách của quốc gia và hạn chế khả năng tác động của nhà nước đối với sự phát triển của sản xuất và đời sống của nhân dân. Ruộng đất được chia làm 2 loại: đất (thổ) và ruộng (điền). Đất được chia làm 12 hạng tùy theo từng loại cây trồng. Ruộng cày cấy được chia thành 3 hạng xếp theo độ phì truyền thống của ruộng. Giá biểu thuế mộng thay đổi theo từng vùng và trong từng vùng, thuế ruộng công và ruộng tư cũng khác nhau.[l; Tr.41].Thuế ruộng đất thòi nhà Nguyễn chủ yếu thu bằng hiện vật cộng thêm mỗi ngày 3 tiền thập vật, thòi Pháp thu hoàn toàn bằng tiền mới là đồng bạc trắng (tức bạc Mễ-tây-cơ) rồi sau đó là đồng bạc Đông Dương. Vì vậy người dân phải chịu thiệt rất nhiều khi phải đổi tiền kẽm sang bạc trắng, 17 qua tay bọn lái bạc Hoa Kiều. Đến khi đồng bạc Đông Dương đã được tiêu phổ biến, người nông dân vẫn cứ chịu thiệt vì giá bạc bấp bênh. Cùng vói việc bỏ thuế hiện vật, Pháp bỏ các kho thóc tỉnh, bỏ luôn cả kho thóc cứu tế. Giá thuế ruộng đất thời Nguyễn nhìn chung không quá cao so với thu nhập của nông dân. Ở Bắc Bộ, có nơi có mức thuế ruộng cao nhất cũng chỉ là 7,3 quan/mẫu nhất đẳng, tương đương với 0,dd87. Ngoài thuế điền chính ngạch, nông dân phải nộp thêm thuế bách phân phụ thu, nói là tiền chuộc 10 ngày lao dịch, thường là 15% thuế chính ngạch, tức là mỗi mẫu ruộng nhất đẳng phải nộp thêm khoảng 0dd30 nữa. Thuế bách phân phụ thu này do công sứ quyết định tỷ lệ hàng năm để đáp ứng được chi tiêu cần thiết cho ngân sách. Tóm lại, dưới thời Nguyễn mức thuế đã tăng vọt lên. Những thay đổi chi tiết không đem lại một sự công bằng nào, trái lại đó chỉ là những biện pháp nhằm thu được nhiều nhất loại thuế này. Đồng thời, sự tùy tiện trong cách phân bố và thu thuế đã làm nẩy sinh không biết bao nhiêu tệ nạn cho người nông dân [3; Tr.99] 1.3. Cơ cấu nông thôn và đòi sống nông dân ở Đồng bằng Bắc Bộ về dân số, theo tác giả P.Borocheux và D.Hesmery thì Bắc Kỳ có 6.000.000 ngưòi [12; Tr.33] Theo số liệu này, đồng thời căn cứ vào mức độ phân hóa xã hội, có thể thấy lực lượng nông dân lao động còn chiếm hơn 90%. Họ là những người gánh chịu tất cả những gì do con người và tự nhiên đưa lại. Đời sống của người nông dân lao động không được cải thiện mà trái lại càng làm cho họ nhanh chóng bị bần cùng hóa. Lực lượng địa chủ chiếm khoảng 3% dân số, nhưng lại nắm trong tay khoảng 40% diện tích mộng đất canh tác. Nhóm xã hội lớn thứ ba là tầng lớp quan lại và văn thân (nhân sĩ và thân hào). Đây là bộ phận “rường cột” của chế 18 độ phong kiến, bởi vì nó gắn liền với Nhà nước trên các mặt chính trị, xã hội và kinh tế. Sau khi đỗ đạt, những người được bổ làm quan (quan lại) làm việc trong các bộ máy chính quyền; nhân sĩ làm công việc dạy học, chuyên chú truyền bá đạo Khổng - Mạnh; còn các thân hào ở xã thôn có trách nhiệm thu thuế, tuyển mộ binh lính theo sự phân bổ của Nhà nước [12; Tr.34] Xã hội nông thôn bị phân hóa thành nhiều tầng lớp khác nhau. Đã đẩy ngưòi nông dân vào cảnh sống khổ cực, không có ruộng đất cày bừa buộc họ phải đi làm thuê. Một số ít đi ở cho địa chủ không công, địa chủ nuôi ăn nhưng cơm không đủ “ở đó có ít gạo, nhiều khoai sắn”. Ngưòi đầy tớ ít biết đến khái niệm tự do và thời gian nghỉ ngơi. Bộ phận làm thuê cho địa chủ, tiền công bị xê dịch rất nhiều, tùy từng vùng và theo phương thức sử dụng (làm khoán, công nhật theo tháng, theo năm). Để hình dung cuộc sống đói nghèo của nông dân đồng bằng Bắc Bộ, cần phải xem xét nguồn thu nhập của họ. về tổng thể người dân chủ yếu sống bằng nông nghiệp, mọi thu nhập đều trông chờ từ miếng ruộng, mảnh vườn. Kết quả trông thấy của sự bóc lột thực dân và phong kiến là thu nhập của quảng đại quần chúng lao động ngày càng sụt xuống vói một tốc độ khá nhanh. Thực dân Pháp đã dùng một chính sách bóp nghẹt quá sức tưởng tượng đối với nhân dân các nước thuộc địa của chúng. Số thu nhập của của mỗi người dân lại càng thảm hại hơn. Theo số liệu của Lốt-dơ, cựu công sứ Pháp ở Nam Định đã nêu lên một vào con số về thu nhập và đời sống của nông dân tỉnh này [6; Tr.194] + 900.000 dân Nam Định đều là những người thiếu ăn, sống bằng thu nhập hằng năm không đầy một mẫu ruộng và sản phẩm lao động thủ công hoặc của tiền công đi làm thuê rẻ mạt . Mức sống của đại đa số trong đám quần chúng ấy, mỗi tháng và cho mỗi gia đình 5 người không vượt quá 5$ (50 19 phờ - răng). Trong nhiều trường hợp còn thấp hơn số tiền ấy nữa. + Tiền công rất thấp (mỗi ngày làm việc 12h với số tiền công 0$10, 0$07 và 0$65. Trẻ con làm việc 10h mỗi ngày vói 0$03 hoặc 0$04) Theo con số này, thì thu nhập của mỗi người dân trung bình ở Nam Định trong một năm chỉ 12$. Và chắc chắn rằng ở các tỉnh khác ở đồng bằng Bắc Bộ cũng không thể cao hơn con số ấy bao nhiêu. Bộ phận tá điền, lĩnh canh ruộng đất của địa chủ dưới nhiều hình thức cấy rẽ hoặc thuê ruộng, thu nhập của họ cũng chẳng cải thiện được bao nhiêu. Thu nhập của tá điền không cao hơn công nhân làm thuê, lại tương đối thất thường, phụ thuộc vào điều kiện khí hậu. Một bộ phận nhân công vào làm việc trong các cơ sở công nghiệp của người Pháp, đồng lương cũng không khá hơn. Khi tính thu nhập của một gia đình phải tính cả mức thu nhập từ vườn tược, từ khai thác nguồn lọi lâm, thủy sản hay từ nghề thủ công, ước tính từ 10 đến 15$/năm. Thu nhập của công nhân xưởng và người làm công tháng tương đối ổn định thì thu nhập hàng năm chỉ độ 90 đến 96$. Theo tài liệu của Phòng Canh nông Bắc Kỳ, thu nhập của một gia đình nông dân ở Thái Bình chỉ ở mức 75$/năm, chủ ruộng nhỏ là 115$/năm [6; Tr.202]. Khoản thu nhập của gia đình nông dân đồng bằng Bắc Bộ tương đối thấp, mà dù có cao lên 100$ thì gia đình ấy vẫn còn nghèo khổ. Và đòi sống nông dân vô cùng khổ cực, đó là chưa kể tới những khó khăn mà nông dân phải chịu đựng như: chế độ lao dịch, nhũng nhiễu của quan lại, cường hào, đói kém, dịch bệnh và đặc biệt là nạn giặc giã. 1.4. Quá trình xâm lược và thống trị của thục dân Pháp ở Đồng bằng Bắc Bô từ năm 1883 đến 1945 1.4.1. Quá trình xâm lược và thắng trị của thực dân Pháp 20 Sau khi chiếm xong Nam Kì, từ năm 1873 đến 1884 thực dân Pháp đã hai lần tiến quân đánh Bắc Ю. *Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất (1873-1874) + Ngày 5-11-1873, đội tàu chiến của Gacnie ra tới Hà Nội. Nguyễn Tri Phương cùng các quan lại triều đình ở Hà Nội tỏ ra lúng túng, bị động. Nhưng đi tới đâu chúng đều vấp phải sức chiến đấu quyết liệt của nhân dân các địa phương sôi nổi tự động chống giặc. Chiến thắng càu Giấy lần thứ nhất (2112-1873) đã làm cho quân dân ta phấn khỏi. + Ngày 15/3/1874 một hiệp ước mới đã được kí kết gồm có 22 điều khoản. Với hàng ước 1874, tuy Pháp phải trả lại Hà Nội, nhưng chúng đặt được cơ sở chính trị, kinh tế, quân sự ở khắp các nơi quan trọng ở Bắc Kỳ [6; Tr.514] *Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ 2 (1882-1884) + Để có cớ vũ trang can thiệp, năm 1882 thực dân Pháp lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước năm 1874 đã kéo quân đánh chiếm Bắc Kỳ. Ngày 3 tháng 4 năm 3 năm 1882 quân Pháp bất ngờ đổ bộ lên Hà Nội. Thấy rõ âm mưu của Pháp muốn nuốt hết Bắc Kỳ, nhân dân miền Bắc khắp nơi sôi nổi kháng chiến. Vói chiến thắng trận cầu Giấy lần thứ 2 (19-5-1883)chỉ diễn ra chớp nhoáng trong hai giờ (từ 5 giờ đến 7 giờ) và kết thúc bằng sự thảm bại của quân đội xâm lược [15; Tr.523] Chiến thắng càu Giấy lần thứ 2 đã làm cho nhân dân cả nước vô cùng phấn khỏi, giặc Pháp YÔ cùng hoang mang, lo sợ. Ngày 26-6-1883 bọn thực dân Pháp chớp ngay tin thất trận cầy Giấy lớn tiếng kêu gọi “trả thù” buộc dư luận trong và ngoài Nghị viện ủng hộ cuộc viễn chinh lớn. Triều đình Huế tỏ ra lúng túng và đã phản bội lại nhân dân cả nước bằng việc kí hai bản Hiệp ước Hacmang (25-8-1883) và Hiệp ước Patonot (6-6-1884). Hòa ước Hacmang (1883) và Hòa ước Patonot (1884) được ký kết, thực dân Pháp đặt ách thống tri trên toàn bộ đất nước ta. Theo điều khoản của 2 21 hòa ước, Việt Nam bị chia làm 3 xứ, Bắc Kỳ trở thành xứ “nửa bảo hộ” do chính phủ Thống sứ, đứng đầu là viên Thống sứ quản lý. Hai hiệp ước được ký kết dưới áp lực quân sự của tư bản Pháp đã đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của Nhà nước phong kiến Việt Nam trước chủ nghĩa tư bản Pháp. Khi bị kẻ thù xâm phạm bờ cõi, phong trào đấu tranh của văn thân, sĩ phu và nhân dân đồng bằng Bắc Bộ bùng lên mạnh mẽ trong phong trào “Cần Vương” chống Pháp của cả nước. Phong trào chống lại các hiệp ước năm 1883 và 1884 phát triển sôi nổi ở Bắc Ninh. Ở nhiều huyện thuộc tỉnh Hải Dương như Nam Sách, Ninh Giang vẫn thường xuyên xảy ra những ữận mai phục tấn công các đội quân Pháp ừên đường hành quân. Có một số quan lại không chịu theo lệnh Triều đình ra làm việc với Pháp. Có người uất ức trước sự đầu hàng của triều đình đã tử tiết. Quan trọng hơn là một số người đã đứng ra mộ quân khởi nghĩa như: Tạ Hiện (Nam Định); Phan Vụ Man (Thái Bình); Hoàng Văn Hòe (Tri phủ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình); Nguyễn Cao (Bắc Ninh)...chính phong ưào chống xâm lược của nhân dân các địa phương ngay sau khi nhà Nguyễn đầu hàng là cơ sở và nguồn cổ vũ cho phái chủ chiến ở Huế hành động [8; Tr.64] 1.4.2.Những chính sách của thực dân Pháp nhằm phát triển kỉnh tế nông nghiệp 1.4.2.1. Chính sách ruộng đất của thực dân Pháp Chính sách về ruộng đất của thực dân Pháp trong thời kì này được cụ thể hóa bằng các Nghị định, sắc luật. Và thông qua các Nghị định và Thông tư, thực dân Pháp thể hiện rõ thái độ của Pháp đối vói vấn đề mộng đất ở Việt Nam. Trước hết chúng tìm cách biến những “đất hoang”, “đất sở hữu” (đất bị bỏ hoang) trở thành tài sản cấp xứ, có quyền sở hữu Nhà nước bảo hộ. Sau đó, chính quyền thực dân sẽ đem cấp không hoặc bán đấu giá cho thực dân làm đồn điền. Chính sách đó một mặt thiết lập quyền sở hữu của thực dân Pháp đối vói 22 mộng đất Việt Nam, đồng thời thông qua đó cướp đất và các nguồn tài nguyên nông nghiệp khác của nhân dân Việt Nam. Đó là một chính sách ăn cướp trắng trợn của thực dân Pháp ở Việt Nam, đã được họp pháo hóa bằng Nghị định, Thông tư mà chúng đưa ra. 1.4.2.2. Cải tạo, củng cố hệ thống thủy nông Nhận thấy sự thất thường của khí hậu đồng bằng Bắc Bộ lũ lụt, hạn hán luôn là mối đê dọa với canh tác nông nghiệp, chính quyền thuộc địa đã chú ý đến công tác thủy lợi. Chính quyền Đông Dương tập trung đầu tư cho những công trình chống úng ở Bắc Kỳ. Công việc thủy lợi chủ yếu là cải tạo hệ thống thủy nông, cải tạo đê điều, chống úng. Tuy nhiên cho đến hết Thế chiến I, “sông vẫn chảy vô ích dưới mắt nhưng người nông dân kiên trì”. Theo báo cáo của công xứ các tình đồng bằng Bắc Bộ hạn hán vẫn xảy ra nghiêm trọng vào các năm 1902, 1904. Cố gắng lớn nhất của chính quyền là các hoạt động khảo sát, thăm dò, xây dựng các dự án thủy nông. 1.4.2.3. Lập trạm thí nghiệm giống Tại đồng bằng Bắc Bộ có Trạm Thí Nghiệm của Sở Nông Nghiệp Hà Nội được thành lập vào 1904 ở Phú Thy (tinh Hưng Yên) cho vùng Châu Thổ. Viện Khoa học Đông Dương được thành lập và sau đó trở thành Viện Khảo Cứu Nông Học vào năm 1919. Nhằm nghiên cứu, cải tiến chất lượng giống cây trồng, phổ biến các loại giống có chất lượng cũng như kĩ thuật cah tác .Trạm thí nghiệm đã thu nhập và phân loại hầu hết các giống lúa ưong các tỉnh Hưng Yên. Từ thực tế canh tác mộng lúa ở Hưng Yên, trạm thí nghiệm đã đưa ra những khuyến cáo về giống lúa, kĩ thuật chăm sóc lúa, vai trò của các bờ thửa trong việc giữ nước. Trạm phổ biến cách thả yịt trong các mộng lúa để hạn chế sâu bọ. Bên cạnh khảo sát trồng lúa, trạm thí nghiệm còn nghiên cứu và thử nghiệm một số cây trồng khác như: bông, ngô bắp tẻ, đậu tương... Sự ra đời của trạm thí nghiệm giống ở Hưng Yên đã có ý nghĩa trong việc chọn, cải tạo giống, khuyến cáo các biện pháp kĩ thuật. Lúa là cây trồng có hiệu 23 quả nhất trong kinh doanh nông nghiệp. Trạm giống hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, “phát ra những loại lúa đã chọn lọc làm giống mói, nó là người chỉ dẫn không lấy tiền”, góp phàn thay đổi thói quen canh tác dựa vào kinh nghiệm của người nông dân trong khu vực. 1.4.2.4. Chính sách khuyến khích lập đồn điền Khi tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa, thực dân Pháp đã chú ttọng đến mở mang đồn điền kinh doanh nông nghiệp. Ngoài mục đích kinh tế (tìm kiếm lợi nhuận), đồn điền còn mang sứ mệnh chính trị (đảm bảo sự yên ổn ở những vùng dối loạn) và xã hội (đưa các loại cây mói vào trồng để thu hút bớt cư dân ra khỏi đồng bằng đông đúc. Đồn điền ở đồng bằng Bắc Bộ được mở rộng trở thành của nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam cuối thế kỉ XIX. Bên cạnh các nghị định về việc cấp phát, chuyển nhượng đất đai, chính quyền thuộc địa cũng có nhiều biện pháp để khuyến khích khai thác đồn điền. Ngày 20/7/1898. Toàn quyền Đông Dương ra nghị định đặt giải thưởng hàng năm cho các đồn điền trồng cà phê, chè, cây có sợi, đay, gai, thuốc lá. Chính sách khuyến khích lập đồn điền của chính quyền thuộc địa khiến cho loại hình kinh tế này phát triển mạnh. Tuy có hơi muộn hơn những nơi khác nhưng kinh tế đồn điền xuất hiện và phát triển ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ đã trở thành một nhân tố thúc đẩy sự chuyển biến của kinh tế nông nghiệp truyền thống. 24 Tiểu kết chương 1 Đồng bằng Bắc bộ là khu vực có nhiều khả năng để phát triển một nền nông nghiệp đa dạng. Tài nguyên thiên nhiên phong phú, tiềm năng lao động dồi dào, đồng bằng Bắc bộ có thế mạnh trog việc trồng lúa nước, cây công nghiệp và chăn nuôi đại gia súc. Bắc bộ là vùng trung tâm kinh tế nên thu hút được sự quan tâm của các nhà canh nông Pháp trong quá trình khai thác thuộc địa. Nông nghiệp đồng bằng Bắc bộ dưới thòi Nguyễn vẫn nằm ữong tình trạng lạc hậu, độc canh, tự cung tự cấp. Triều Nguyễn đã có nhiều biện pháp khuyến nông nhưng hiệu quả thấp, tình trạng hoang hóa diễn ra trầm trọng, thiên tai thường xuyên xảy ra. về sở hữu ruộng đất, triều Nguyễn cố gắng bảo vệ ruộng đất công làng xã và coi đó là cơ sở quan trọng của nhà nước, nhưng xu hướng “Biến công vi tư” vẫn phát triển. Ruộng đất tư đã chiếm tỉ lệ trên dưới 80% diện tích canh tác, ruộng đất công chiếm tỷ lệ trên dưới 20%. Trình độ canh tác nông nghiệp còn phân tán, lạc hậu, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, phụ thuộc vào tự nhiên, thủy lợi không đáng kể, nông cụ thô sơ. Nông nghiệp ở thế độc canh, cây lúa là cây trồng chủ đạo. Diện tích trồng lúa thất thường, phụ thuộc vào thời tiết. Bình quân mộng đất theo nhân khẩu giảm một nửa tính từ triều Gia Long đến thòi Tự Đức. Điều kiện canh tác lạc hậu khiến năng suất lúa thấp, ở mức 8 đến 9 tạ/ha. Địa tô chủ yếu bằng hiện vật. Tín dụng gần như không có, thương nghiệp bị hạn chế. Yếu tố kinh tế hàng hóa không có điều kiện phát triển. về mặt xã hội: Sự phân hóa giai cấp xã hội nông thôn, nông dân bị chia thành nhiều tầng lớp khác nhau. Đời sống nông dân YÔ cùng khổ cực đẩy họ vào làm công nhân ở các công xưởng và chỉ nhận được những đồng lương chết đói. 25 Chương 2 NHỮNG CHUYẾN BIẾN TRONG KINH TẾ NÔNG NGHIÊP Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘTỪ NĂM 1883 ĐẾN NĂM 1945 2.1. Chuyển biến về tình hình sở hữu ruộng đất 2.1.1. Ruộng đất công Cùng với việc phát triển chế độ sở hữu lớn về ruộng đất ở Nam Kỳ, thực dân Pháp còn thực hiện chủ chương bảo lưu chế độ công điền công thổ, nhằm qua đó duy trì sự tồn tại của chế độ sở hữu nhỏ về ruộng đất ở Bắc Kỳ, nhằm tạo ra nguồn nhân lực dồi dào sẵn sàng cung ứng cho cuộc khai thác và bóc lột của tư bản Pháp trên quy mô lớn ở nước ta. Do đó một đặc điểm nổi bật trong nông nghiệp đồng bằng Bắc Bộ trong giai đoạn này là sự tập trung công điền công thổ. “Công điền công thổ không phải là ruộng đất của tư nhân hay thuộc quyền làng xã. Công điền cũng phải là ruộng đất của nhà nước do quan chức nhà nước trực tiếp quản lý như: quan điền, dinh điền, đồn điền” [14; Tr.51] “Công điền là loại ruộng đất thuộc sở hữu hoặc coi như sở hữu của nhà nước, trao cho xã thôn để cấp và cho xã dân cùng cày cấy theo đúng định lệ chung” [14; Tr.51] Vào đầu thế kỉ XIX, mức độ tập trung ruộng đất ở Việt Nam đã phát triển khá cao. Theo Nguyễn Công Tiệp trong Sĩ hoạn tu tri thì ruộng tư vào đầu thế kỉ XIX chiếm 81% còn ruộng công và các loại ruộng khác chiếm 19%. Tính đến những năm 1830 trên phạm vi cả nước ruộng công chỉ còn chiếm 17% diện tích canh tác. Thậm chí có tỷ lệ ruộng công còn không đáng kể, như làng Mộ Trạch (Hải Dương) hay Đa Ngưu (Hưng Yên). Tuy nhiên vào đầu thế kỉ XX, tỷ lệ công điền lại đột ngột tăng lên. Theo thống kê của Tổng Thanh Tra nông nghiệp Đông Dương Yves henry thì vào đầu nhũng năm 1930, diện tích công điền ở Bắc Kỳ còn 20% [14; Tr.51] 26 *Sự phân bố cổng điền công thổ Hầu hết công điền tập trung ở các tỉnh đồng bằng, nhất là các tinh ven biển như: Nam Định; Thái Bình... Bảng 1: Tỷ lệ công điền của một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ đầu thế kỷ XIX Tỉnh Tỷ lệ công điền (%) Nam Định 39,0 Hà Nam 37,7 Thái Bình 35,8 Ninh Bình 27,8 Nguôn: Vũ Huy Phúc, Chê độ công điên công thô Băc Kỳ dưới thời Pháp thông trị, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Tr. 51. Qua thống kê trên, Nam Định là tỉnh có tỷ lệ công điền chiếm 39,0%; Hà Nam chiếm 37,7% cao hơn so vói Ninh Bình chỉ chiếm có 27,7%. Ta nhận thấy sự phân bố công điền giữa các tỉnh là không giống nhau. Và nếu đem so công điền vói diện tích canh tác của từng tỉnh, từng vùng cụ thể thì tỷ lệ công điền còn tăng lên rất nhiều Bảng 2: Tỷ lệ công điền so với diện tích canh tác trong một số phủ, huyện của đồng bằng Bắc Bộ đầu thế kỷ XX Tỷ lệ ruộng công với diện tích canh Phủ/Huyện tác (%) Phủ Lý - Hà Nam 46,0 Huyện Kim Bảng - Hà Nam 54,0 Phủ Khoái Châu - Hưng Yên 42.5 Huyện Tiên Lãng - Kiên An 46,0 Huyện Ý Yên - Nam Định 53,0 Huyện Trực Ninh - Nam Định 59 27 Huyện Tiên Hưng - Thái Bình 52 Huyện Tiên Hải - Thái Bình 59 Huyện Thái Ninh - Thái Bình 49,1 Nguôn: Vũ Huy Phúc, Chê độ công điên công thô Băc Kỳ dưới thời Pháp thông trị, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sửTr. 51. Ở Thái Bình, nhất là vùng Kiến Xương và Thái Ninh, 95,93 % các làng xã đều có ruộng đất công (118/123 đơn vị). Có nơi toàn bộ đất đai làng xã Hạ Phán (Quỳnh Côi), Phú Xuân Trường (Nam Định), tỷ lệ công điền chiếm 77% diện tích canh tác đất của cả Phủ. Thậm chí có những làng chỉ có công điền, không có tư tư điền như làng Lạc Nam (Kiên Trung-Hải Hậu). Tuy nhiên, ngay cả trong những tỉnh có nhiều công điền công thổ thì giữa các làng, sự phân bộ công điền công thổ không đều nhau có làng có, có làng không. *Tình hình phát triển công điền công thổ Công điền công thổ ở đồng bằng Bắc Bộ có xu hướng tăng dần từ cuối thế kỉ XIX đến đàu thế kỷ XX. Làng Mộ Trạch - Hải Dương ruộng công tăng từ 0,93 (thế kỉ XIX) 'lên 33,5% ( đầu thế kỷ XX), (tức đầu thế kỉ XX, ruộng công của Mộ Trạch là 245 ha trên tổng số 730 ha đất canh tác cả làng). Sự gia tăng về diện tích ruộng công là một hiện tượng phổ biến trong các làng xã của đồng bằng Bắc Bộ thời Pháp thuộc. Hiện tượng này “là 1 chủ trương đối phó của làng xã đối với chính quyền Trung ương. Do chính sách tăng cường thuế khóa của nhà nước thực dân, các làng xã đã tìm cách kê khai một số ruộng tư hoặc ruộng bán công bán tư thành ruộng công để giảm mức đóng thuế”. Nhưng một trong những nguyên nhân chủ yếu là do chính sách ruộng đất của thực dân Pháp. Kể từ đầu thế kỉ XX, trong Nghị định ngày 27-8-1904 áp dụng đối với các làng xã Nam Kỳ và Nghị định ngày 8-3-1906 đề cập đến 28 việc quản lý tài sản của các làng xã Bắc Kỳ. Chính quyền liên bang Đông Dương đã ra lệnh cấm kỳ mục các làng xã không được bán công điền công thổ (như luật lệ Gia Long đã quy định từ năm 1803). về sau trong các văn bản “cải lương hương chính” thực dân Pháp còn cho phép thuê, lình canh, thậm chí cho bán ruộng đất công của làng xã để chi dùng vào công việc của làng, nhưng chỉ được thực hiện ưong những trường họp đặc biệt và phải được sự đồng ý của chính quyền cấp tỉnh hoặc xứ [13; Tr.7] Không chỉ tìm cách duy trì mà thực dân Pháp còn muốn phát triển chế độ công điền công thổ. Ngày 23-11-1923, Thống sứ Bắc Kỳ ban hành Thông tư dành cho các ruộng bãi ở những làng ven sông để làm công điền. Tiếp đó văn bản ngày 4-11-1928 cho phép chính quyền địa phương có quyền cấp cho các làng một diện tích dưới 500 ha làm ruộng công của làng. Đặc biệt, ngày 23-71930, chính quyền Pháp ra Nghị định cho các làng đã khai phá đất hoang mới bồi không được biến thành tài sản riêng mà phải đặt thành công điền. Thực hiện Nghị định này, từ tháng 4-1933 đến tháng 8-1936 cả một vùng đất khai hoang rộng lớn (gồm 4.794 mẫu) của 12 làng ven biển Nam Định. Sở dĩ thực dân Pháp chủ trương duy trì chế độ công điền YÌ chúng hiểu rằng công điền là cơ sở kinh tế của tổ chức làng xã. Sự tồn tại của công điền chủ yếu là do yêu cầu của thôn xã. *Việc chia công điền Đối tượng được chia Theo quy định của nhà nước phong kiến, tất cả những người dân trong làng đều được chia công điền, kể cả đàn bà góa, ừẻ mồ côi, những người tàn tật. Đến thời thuộc Pháp, đối tượng được hưởng công điền bị thu hẹp lại chỉ có những người được ghi trong sổ đinh hoàn toàn được chia công điền. Ngoài ra, ở một số nơi công điền còn được chia cho cả lính, mõ, những người đi phu, đi đồn ở Nam Kỳ. Có những nơi (làng Đông Lạc - Ninh Giang - Hải 29 Dương) một người chết lính đến lúc chưa hết tang, cũng vẫn được hưởng quân cấp quan điền. Cũng có những ngoại tệ như: Kiến An vẫn chia công điền cho người thương tật, cho người già, trẻ mồ côi và đàn bà góa. Thời hạn chia công điền Điểm đầu tiên trong thòi hạn chia công điền ở Bắc Kỳ ở giai đoạn này đó là sự không thống nhất giữa tất cả các làng. Nhà Nguyễn ấn định cứ 3 năm chia công điền 1 lần. Thời hạn đó lại tiếp tục được áp dụng trong thòi thuộc Pháp vì rằng nếu để thòi hạn hưởng mộng kéo dài từ 4-5 năm trở lên thì dễ có khuynh hướng “Biến công vi tư” và các điều lạm dụng có điều kiện xảy ra do đó, thời hạn 3 năm đã ừở thành lệ chung cho toàn Bắc Kỳ. Nhưng trên thực tế việc thực hiện luật lệ ấy không hoàn toàn triệt để và đồng nhất giữa các làng. Có những làng chia 5-6 năm/lần, có những làng chia 1 năm/làn (52 làng trong tỉnh Bắc Ninh) có những làng chia 10 năm/làn hoặc vĩnh viễn suốt đời như Tân Kim - Hân Giang - cẩm Giàng - Hải Dương hoặc công điền không theo thời hạn nhất định như làng Hàm Nghi - Tứ Kỳ Hải Dương. Bao gồm những người chót đi hay lên lão, đồng thời có nhiều người thành đinh các bộ kỳ mục nghe dư luận thấy càn phải chia, lúc đó mới chịu chia lại. Ta thấy tình hình phân hóa ruộng đất ở các tỉnh Bắc Bộ cũng khá khác nhau. Ở vùng Hải Dương, Hưng Yên, mức độ phân hóa ruộng đất mạnh mẽ và triệt đẻ hơn. Số ruộng công ở vùng vào đầu thế kỉ XIX chỉ còn dưới 1%. Trong khi đó ở khu vực Bắc Ninh, Thái Bình, ruộng đất công còn chiếm một tỉ lệ khá cao, từ 14,59% đến 17,08 %. Cá biệt có những nơi ở Kiến Xương, Thái Ninh (Thái Bình), tỷ lệ ruộng đất công đạt mức trên 50% thậm chí trên 60%. Nhìn chung số ruộng đất công thường chiếm tỷ lệ cao ở những vùng mới khai phá nằm cạnh sông, ven biển. Tại các khu vực đất cũ, tình hình dân cư ổn định thì tốc độ tư hữu hóa ruộng đất mạnh hơn, tỷ lệ ruộng tư cũng cao hơn so với các vùng ven biển, có đất bãi bồi [5; Tr.30] 30 Ruộng đất công ở đồng bằng Bắc Bộ phân hóa khá khác nhau do mức độ chiếm đoạt ruộng đất của thực dân, địa chủ phong kiến ngày càng lớn. Trên thực tế, đất đai mà các điền chủ bao chiếm trong quá trình khai thác đồn điền lớn hơn con số thống kê. Thông thường, các điền chủ mở rộng sự khai khẩn xung quanh diện tích được cấp nhượng, đồng thòi họ thương lượng với người địa phương (thông qua hội đồng kỳ mục) để mua rẻ thêm một số đất canh tác của họ. Ngoài ra người nông dân đồng bằng Bắc Bộ không có điều kiện để giữ phần ruộng ít ỏi của mình, bần cùng hóa họ buộc phải cầm cố ruộng đất. Ruộng công dần dần rơi vào tay một bộ phận địa chủ, hào lý ở địa phương. Thực tế phần ruộng công để chia cho nông dân cũng chẳng được bao nhiêu bởi một phần diện tích ruộng công được sử dụng vào những mục đích chung của cộng đồng như ruộng làng, mộng tư văn, ruộng chùa, ruộng đình, ruộng họ, mộng xóm... Cách chia công điền Trong làng xã đồng bằng Bắc Bộ có 5 cách chia công điền công thổ như sau [5; Tr.35] Cách 1: chia công điền ra nhiều khu, kỳ hảo nhận phàn béo bở trước. Còn thửa mới gạt cho từng nhà tùy theo thế lực hoặc ngôi thứ trong hương thôn, những người mới vào làng mới đóng góp chỉ được phần xương xẩu. Đó là cách chia mộng đất bất công, nhưng lại rất phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ. Cách 2: ruộng công chia nhiều mảnh ghép thành 2 dãy: một dãy mảnh tốt và một dãy mảnh xấu. Mỗi người được một mảnh tốt và một mảnh xấu. Cách chia này ở một chừng mực nào đó còn có công bằng hơn cách 1. Cách 3: đặt một số đinh theo ngôi thứ và già trẻ, còn ai chức tước và nhiều tuổi ở trên, ai bạch đinh hoặc ít tuổi thì ở dưói. Ruộng cũng được chia thành từng mảnh đánh theo số thứ tự: vừa, xấu, tốt... Lần này những người đứng ừên đầu số bắt được phần mộng tốt thì lần sau phải nhận phần ruộng 31 xấu nghĩa là bắt ngược số đi. Theo cách chia này thì người ở giữa luôn nhận phần ruộng trung bình. Cách 4: người nào nhận được ruộng tốt thì nhận được ít ruộng, người nào nhận ruộng xấu thì nhận được nhiều ruộng. Cách chia này về lý thuyết là công bằng. Cách 5: rút thăm, chia ruộng với số đinh thành những phần khẩu. Làng có 180 đinh và 36 mẫu mộng, 1 khẩu phần là 2 sào, đặt con số cho mỗi khẩu phần theo số tò 1 đến 180. Rồi làm thể biến số các khẩu phần sau đó rút thăm, khai rút phần nào được phần ấy. Cách chia này chỉ hợp lý khi ruộng công sàn sàn nhau về chất lượng. Có những người liên tục phải rút phần ruộng xấu thì sẽ phản đối và vói cách chia này bọn cường hào có thể gian trá khi làm thăm. Theo các tác giả trên, trong 5 cách chia công điền thì cách 1 chia là bất công nhất, nhưng lại phổ biến nhất ở đồng bằng Bắc Bộ. Bốn cách chia còn lại đỡ bất công hơn nhưng cũng chẳng đem lại sự công bằng cho người nông dân. Nếu chia theo cách 2 thì phải có một điều kiện là số ruộng tốt và ruộng xấu gần bằng nhau, ngoài ra các vị trí các ruộng tốt, xấu ấy không thuận lọi cho việc ghép các mảnh thành một khẩu phần. Nếu chia theo cách 3 và 4 khó phân biệt được đâu là ruộng tốt, xấu, trung bình. Còn nếu chia theo cách thứ 5 thì cũng chẳng bao giờ công bằng khi nó phụ thuộc vào sự may rủi và bọn hào lý rất dễ có cơ hội hà lạm của công. Như vậy, việc chia công điền ở Bắc Kỳ là hoàn toàn không công bằng, dù với bất kỳ cách chia nào thì bọn hào lý vẫn được lọi. Chừng nào việc chia công điền còn nằm trong tay bọn hào lý thì chừng ấy sự bất công, thiệt thòi đối vói những người nông dân còn thiệt thòi. 2.1.2. Ruộng đất tư So vói Nam Kỳ, địa chủ ở Bắc Kỳ không nhiều mộng như ở Nam Kỳ. Các địa chủ lớn lại thường xuất hiện ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ như: Thái Bình; Nam Định; Bắc Ninh; Hải Dương. 32 Ở làng Mộ Trạch ( Hải Dương), trong 19 chủ ruộng (16 nam + 3 nứ) có mức sở hữu ữên 3 mẫu thì sẽ có một nguồn sở hữu trên 10 mẫu, 18 người sở hữu dưới 10 mẫu. Sau khi dùng mọi thủ đoạn để chiếm đất, các địa chủ ở Bắc Kỳ thường dùng 2 phương pháp kinh doanh chủ yếu là: Phát canh thu tô và thuê mướn nhân công. Ngoài ra còn có các hình thức kết hợp giữa phát canh, thuê mướn và cho vay nặng lãi. Ta thấy rằng việc thuê mướn nhân công kết hợp với thu tô (tô rẽ, tô đong, tô châu) là phương thức kinh doanh chủ yếu của địa chủ Thái Nguyên. Đó là cách bóc lột nhân dân tàn tệ nhất nhanh chóng đẩy người nông dân vào con đường bàn cùng hóa. Một điểm đáng lưu ý là tô tiền chưa xuất hiện. Điều đó nói lên rằng “hạt thóc vẫn là vật thanh toán chính tại một vùng kinh tế hàng hóa chưa phát triển”. Cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền Trước năm 1896, đồn điền phát triển ở những vùng mà cuộc bình định về quân sự hoàn thành sớm tại các tỉnh: Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh...Năm 1887, một đồn điền duy nhất được lập ở Hà Nam. Cho đến năm 1896 đồn điền được thiết lập ở 17 tỉnh [18; Tr.109] Sau 1896, đồn điền tiếp tục xuất hiện tại các tinh: Hải Dương, Vĩnh yên nhưng có biểu hiện giảm dần và dừng lại ở một vài tỉnh khác như: Hưng Yên, Nam Định. Cho đến 1918, trừ Thái Bình là tỉnh đông dân và không còn đất để không, hay những vùng rừng núi xa xôi, không tiện giao thông, đồn điền đã được thiết lập ở một số tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ ở bảng 3: 33 Bảng 3: Đồn điền của người Pháp được thiết lập ở một sổ tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ từ năm 1884 đến năm 1918 Từ 0 đến 50 Tỉnh và vùng Đồn điền Băc Ninh Diên tích ■ Tổng cộng Trên 50 ha Đồn điền Diên tích • chú Đồn điền Diên tích • 10 176,0100 13 13095,2050 23 1327,2150 8 150,4383 16 10010,1300 24 10160.5683 Hưng Yên 2 42,4600 4 2802,0900 6 2844,5500 Nam Định 4 41,0186 2 2607,9300 6 2648,9486 Phúc Yên 1 6,0000 11 16606,6625 12 16612,6625 Vĩnh Yên 0 0,0000 7 7052,2187 7 7052,2187 Hà Nam 4 81,000 7 2717,0000 11 2798,0000 Ninh Bình 9 260,0000 27 14037,0550 36 14297,0550 Hải Dương Ghi 1- Nguôn: Tạ Thị Thúy, Đôn điên của người Pháp ở Băc Kỳ từ 1884 đên năm 1918, Tr. 111. Nhìn vào bảng ưên ta thấy, các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ có tổng diện tích đồn điền đều có từ 1.000 ha đất được nhượng làm đồn điền cho người Pháp. Hà Nam, Hưng Yên, Nam Định là những tỉnh có từ 1001 ha đến 5.000 ha đất được nhượng làm đồn điền. Vĩnh Yên là tỉnh có từ 5.001 ha đến 10.000 ha. Bắc Ninh, Hải Dương, Phúc Yên, Ninh Bình có từ 10.000 ha trở lên với các điền chủ lớn: Bắc Ninh: Gobert, Marty Hải Dương: Roustan, Piehl và Mome Phúc Yên: Courret, Peretti, Bellan, Guyot d’ Asniere de Salin Ninh Bình: các công ty nông nghiệp như: Công ty nông nghiệp Yên lại” do Bemard đại diện; “Công ty Nông nghiệp Lyon”; “Công ty chợ Gành” 34 Vào đầu thế kỉ XX với các Nghị định ngày 27-12-1913, ngày 19-9-1926 và tiếp đó là các sắc lệnh ngày 28-3-1929. Theo các văn bản này, những khoảnh đất được cấp dưói 300 ha sẽ không phải trả tiền. Còn những trường hợp xin cấp từ 1000ha-4000ha thì phải trả một khoản tiền nhưng không lớn lắm và do Toàn quyền Đông Dương quyết định. Tất cả những đơn xin cấp đất dưới lOOOha đều do các viên Thống sứ, Khâm sứ và Thống đốc trực tiếp giải quyết mà không cần thỉnh thị chính quyền liên bang. Như vậy, bằng các quy định này, chính quyền Pháp đã tạo điều kiện cho bọn địa chủ người Âu cướp đoạt mộng đất của nhân dân ta. Tính đến năm 1930, toàn bộ diện tích đất đai mà thực dân Pháp chiếm làm đồn điền trên lãnh thổ Đông Dương là 1.025.000 ha (chiếm khoảng 1/4 diện tích canh tác của Việt Nam). Trong đó Bắc Kỳ, chỉ tính đến hết chiến tranh thế giói lần thứ Nhất, trong tổng số 476 đồn điền được thành lập ở các tỉnh trung du như: Thái Nguyên, Bắc Giang, Hưng Hóa... đã có 299 đồn điền, chiếm 62,8% tổng số đồn điền và 72,5 % diện tích các đồn điền của người Pháp. Bảng 4: Đồn điền được nhượng cho người Pháp ở một số tỉnh đồng bằng Bắc Bô cho đến cuối năm 1923 Tỉnh Đôn điên Diện tích (ha) Băc Ninh 11 1.129 Hải Dương 14 7.200 Hà Nam 6 7.207 Hưng Yên 4 256 Nam Định 1 1.500 Ninh Bình 21 6.911 Phúc Yên 6 2.228 Thái Bình 0 0 Vĩnh Yên 'ị Tông 9 4.923 rri A 72 \-------- — ------------------------------------------------------------ 1--------------- 7------------9----------------------------- 287.098 p----------------------- 1--------------------------------7--------------------- ----------------- Nguôn: Tạ Thi Thúy, Việc nhượng đât khăn hoang ở Băc Kỳ từ năm 1919 đên 1945, Tr. 84. 35 Theo thống kê trên Ninh Bình là tỉnh có nhiều đồn điền được nhượng cho người Pháp nhất lên tới 21 đồn điền. Và diện tích bị nhượng cho Pháp cao nhất ở tỉnh Hà Nam với 7.207 ha. Kết quả này rõ ràng kém xa so với thực tế bởi theo kết quả thống kê thì cho đến hết Chiến tranh Thế giói thứ I, Bắc Kỳ có 476 đồn điền được cấp nhượng cho các điền chủ người Pháp, với diện tích 476.650,8088 ha [20; Tr.84] Ngày 28 tháng 10 năm 1926, Bộ Thuộc địa ra một thông tư yêu cầu Tòa quyền các xứ thuộc địa báo cáo về quy chế nhượng đất hiện hành ở mỗi xứ và thống kê về các đồn điền đã được cấp nhượng, cả đồn điền vĩnh viễn, có diện tích bằng hay ữên 2.000 ha. Tiếp nhận Thông tư này, ở Bắc Kỳ bằng thư điện ngày 10-5-1927, Thống sứ yêu cầu Sở Địa chính thống kê các đồn điền theo tiêu chuẩn diện tích: từ 10 đến 50 ha, từ 50 đến 300 ha, từ 300 ha đến 500 ha, từ 500 đến 1.000 ha và trên 1.000 ha kèm theo các thông tin về vốn đầu tư của các đồn điền chủ, nguồn gốc tiền vốn, lợi nhuận, việc khai thác, việc quản lý và ban quản trị. Và ngày 19-5-1927, bảng thống kê đã được gửi lên Tòa Thống sứ. Bảng 5 dưới đây thể hiện về số lượng đồn điền được thiết lập ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và theo sự giảo thích trong bảng thống kê này thì chỉ được tính là những điền chủ đầu tiên mà không tính những điền chủ đã được chuyển nhượng đồn điền bởi vì: “Nhiều đồn điền của người Pháp đã được bán hay đi nhượng cho người Việt” Bảng 5: Đồn điền được nhượng cho các điền chủ Pháp-Việt ở đồng bằng Bắc Bộ cho đến ngày 19-5-1927 Đồn điền của Đồn điền của người Pháp ngưòi Việt Băc Ninh 9 1 10 Hải Dương 13 1 14 Hà Nam 13 0 13 Tỉnh 36 Tổng Hưng Yên 1 0 1 Nam Định 4 15 19 Phúc Yên 2 0 2 Thái Bình 0 2 2 Phúc Yên 2 0 2 44 19 63 9 rin A Tông Nguôn: Tạ Thị Thúy, Việc nhượng đât khân hoang ở Băc Kỳ từ năm 1919 đên 1945, Tr.85. Theo kết quả ghi trong bảng thì cho đến năm 1927, các tỉnh khu vực đồng bằng Bắc Bộ có tổng 63 đồn điền mà 42 của người Pháp và 19 của người Việt. Duy trì chế độ sở hữu nhỏ về ruộng đất Do sự chi phối của chế độ công điền cộng với đặc điểm của một vùng ngưòi nhiều ruộng ít, Bắc Kỳ đã trở thành nơi có bình quân ruộng đất thấp nhất ưong cả nước. Bảng 6: Phân bổ và bình quân ruộng đất ở các vùng trong những năm 1943-1944 Bình quân Khu vực Diện tích (ha) Dân số (ngưòi) ruộng đất/khẩu (m2) Nam Kỳ 5.200.000 2.303.000 4.420 Trung kỳ 7.183.000 946.000 1.310 Băc kỳ 9.851.000 1.487.000 1.500 Tông 22.234.000 4.736.000 2.410 Nguôn: Nguyễn Văn Khánh,Chính sách ruộng đât của thực dân Pháp ở Việt Nam: Nội dung và hệ quả, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, Tr.7. Theo bảng thống kê này, ta thấy bình quân ruộng đất/khẩu ở Bắc Kỳ chỉ bằng 1/3 so v ó i Nam Kỳ. Đa số chủ đất ở Bắc và Trung Kỳ đều là sở hữu nhỏ. 37 Ở Bắc Kỳ 87,0% chủ đất có sở hữu dưới 1 ha. Còn ở Trung Kỳ là 92,8% chủ đất có sở hữu từ 2,5 ha trở xuống. So với Nam Kỳ, số nông hộ có mộng đất ở Bắc và Trung Kỳ đông hơn, chiếm 3/4 cư dân nông thôn. Nếu ở Nam Kỳ số gia đình nông dân phải lĩnh canh ruộng đất và làm tá điền gồm khoảng 354.000 người, chiếm 57% cư dân nông thôn lượng ấy ở Bắc Kỳ là 275.000 người, chiếm 24% Trung Kỳ là 100.000 người, chiếm 13% dân cư nông thôn. Mặc dù số hộ nông dân có ruộng đất đông ở Nam Kỳ tỷ lệ người có ruộng chiếm... nhưng do bình quân mộng đất chiếm 61,6% số hộ gia đình ở Bắc Kỳ có dưới 1 mẫu nên đời sống của nông dân Bắc Kỳ gặp vô vàn khó khăn. Phần lớn các gia đình nông dân không đủ sống bằng diện tích đất nhỏ nhoi của mình, mà phải đi làm mướn, hoặc làm thêm một số nghề thủ công nào đó. Một số khác do thiếu đất hoặc không có ruongj đất bắt buộc phải rời bỏ quê hương lên đô thị hay các trung tâm kinh tế để kiếm việc làm. Nhưng do chủ trương không mở mang nông nghiệp của thực dân Pháp nên chỉ có rất ít người dân được thu nhận vào làm việc trong các khu công nghiệp. Còn đại đa số họ phải trở về quê, nhận lại vài sào ruộng công điền hay tá điền cho địa chủ để kiếm sống qua ngày. Con đường YÔ sản hóa nửa vời hay bàn cùng không có lối thoát đó của nông dân Bắc Kỳ là hậu quả tất yếu mà chính sách ruộng đất của thực dân Pháp đã gây ra dưới thời thuộc Pháp. Rõ ràng chính sách ruộng đất của thực dân Pháp ở Bắc Kỳ đã đẩy hàng chục vạn người dân rơi vào tình cảnh phá sản, bàn cùng và chết đói. Nhiều nông dân muốn bỏ nông thôn ra thành thị kiếm việc làm nhưng không có việc, còn ở quê làm ăn thì không đủ sống. Đó là bi thảm của người nông dân Bắc Kỳ mà đa số nông dân nghèo ở nước ta dưới thời Pháp thuộc. Duy trì tình trạng sở hữu nhỏ như vậy là vì mấy nguyên nhân: + Một là phương thức kinh doanh phân tán theo lối kinh tế cá thể. Mỗi hộ nông dân chỉ có đủ khả năng về lao động, vốn liếng, nông cụ, chăm bón cho ít mảnh ruộng nhà mình, nên ruộng đất đã bị chia nhỏ, manh mún. 38 + Hai là phương thức bóc lột phong kiến tìm cách duy trì tình trạng chia cắt ruộng đất. Địa chủ thường chia ruộng đất thành từng mảnh nhỏ độ vài sào phát canh cho tá điền để bóc lột công nhân. Điều kiện canh tác của nông dân rất bấp bênh, gặp những năm mất mùa, thiên tai, họ phải cầm cố một phần ruộng đất của họ cho địa chủ. + Ba là đồng bằng Bắc Bộ là nơi đông dân, diện tích canh tác ít, ruộng đất buộc phải chia nhỏ. Mật độ dân số cao nhất, lại phân bố không đều, tập trang chủ yếu ở đồng bằng. Ngoài ra, điều kiện tự nhiên cũng là một nguyên nhân làm cho tình trạng đất bị chia nhỏ. Đồng bằng Bắc Bộ hay xảy ra lũ lụt, hạn hán thường xuyên xảy ra. Để giữ nước cho các chân ruộng, nông dân phải đắp nhiều bờ để ngăn nước từ mộng cao xuống ruộng thấp. Như vậy, ruộng đất ở đồng bằng Bắc Bộ gồm có hai hình thức: mộng đất công làng xã và ruộng đất tư. Diễn biến sở hữu theo hướng mộng đất công làng xã thu hẹp và phân hóa không đều. Ruộng tư phát triển. Sự vận động của công cuộc thực dân đã du nhập những quan hệ Tư Bản Chủ Nghĩa vào nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Quan hệ đó “thống trị một cách trực tiếp ở những đồn điền và doanh nghiệp của người Pháp, và ít hay nhiều đã thống trị một cách gián tiếp những nơi trồng trọt và sở hữu bản xứ. 2.2.Chuyển biến về phương thức canh tác 2.2.1. Thủy lợi Sau khi ổn định tình hình quân sự, chính trị, thực dân Pháp mới chú ý đến vấn đề thủy lợi Bắc Kỳ. Tuy nhiên công tác thủy nông Bắc Kỳ chưa được thực dân Pháp đầu tư như ở Nam Kỳ. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, thực dân Pháp quan tâm tới hai hoạt động chính là: Mở rộng diện tích đê điều và xây dựng các công trình thủy nông. 39 *vẩn đề đê điều Sông Hồng và những thảm họa do nguy cơ vỡ đê thực sự là những thách thức lớn đối vói chính quyền thực dân Pháp. Cho đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp chưa có một kế hoạch cải tạo lớn về đê điều “Ngoài việc củng cố đê bao quanh Hà Nội và Nam Định, áp dụng một vài biện pháp phân bố lũ như xây dựng một số đập tràn” [7; Tr.34] Tính đến thời điểm đầu thế kỷ XX, diện tích đê điều ở Bắc Kỳ được mở rộng và tăng lên 1500 km. Trong đó có 2/3 số đê đắp dọc theo sông Hồng và các chỉ lưu của nó. Tuy nhiên, con số 1500 km không thấm vào đâu so vói canh tác và thòi tiết ở Bắc Kỳ...bằng chứng là trong suốt thòi kỳ thuộc Pháp, ở đồng bằng Bắc Bộ liên tục nhiều lần vỡ đê, nhiều trận lũ lớn.Từ 1806 1900, tỉnh Hưng Yên đã gặp phải 26 lần võ đê, gây thiệt hại cho mùa màng (làm 1/4 sản lượng thu hoạch bị mất vì lụt lớn) [7; Tr.35] *Việc xây dựng các công trình thủy nông Trong thòi gian này, thực dân Pháp đã xây dụng đập Liễu Sơn và sông cầu Để phục vụ cho kinh tế đồn điền khu vực Vĩnh Phúc, thực dân Pháp đã chú ý nghiên cứu và khởi công xây dựng công trình đập Liễu Sơn. Đập Liễu Sơn được xây dựng từ 1914 đến 1917 nhưng mãi đến năm 1923 mói hoàn thành toàn bộ hệ thống. Vói tổng số vốn đầu tư 1.240.000 đồng. Liễu Sơn là một “công trình đầu mối” nằm trên sông Phó Đáy, diện tích khu tưới là 16.000 ha nằm trên tả ngạn và 1000 nằm trên hữu ngạn [9; Tr.221].Sau một thòi gian khai thá, sở công trình lại cho nghiên cứu mở rộng thêm khu tưới. Bắt đầu từ năm 1926 nghiên cứu lưu lượng kiệt sông Phó Đáy, nghiên cứu biện pháp tưới luân phiên ữong hệ thống; năm 1934 thiết kế sơ bộ việc mở rộng khu tưới được lập xong và năm 1936 thì được duyệt y gồm: + Xây dựng thêm tiểu khu thủy nông Yên Lãng (Phúc Yên) bằng cách kéo dài kênh nhánh số 11 của hệ thống. 40 + Mở rộng kênh chính và tôn cao bờ kênh để tăng thêm khả năng dẫn nước. Sau Liễu Sơn, hệ thống sông cầu cũng tiếp tục được xây dựng ở Bắc Kỳ. Hệ thống sông cầu được thiết kế từ 1905, đến 1911 lập xong phần thiết kế sơ bộ với con số vốn 3.000.000 đồng và cho đến 5/1929 mới hoàn thành. Công trình xây đắp chính gồm có: “Đập khai thác Huống ữên sông cầu, đập đá Gân trên suối cùng tên, ống lấy nước và âu thuyền Đá Gân, 6 thác nước và âu thuyền khác. Điếm tổng và bến thôn, xà lan 300 tấn có thể đi lại trên kênh chính (tại Đá Gân) hệ thống tưới gồm 155km đường kênh với khối đất đào đắp 70 vạn mét khối, phần lớn do các chủ ruộng tự làm. Đập Liễu Sơn ra đời cũng nhằm phục vụ cho việc tưới tiêu trong các đồn điền của người Pháp ở Vĩnh Phúc. Công trình này được tiến hành xây dựng khá thuận lợi bởi vì khu vực này rất sẵn nước và thu hút sự đàu tư thủy nông của các nhà thực dân Pháp. Sông càu là một công trình điển hình nhất cho việc phục vụ quyền lợi cho bọn thực dân. Trong khu vực tưới 28.000 ha thì đồn điền Tactaranh và Boadodam đã chiếm 15.525 ha. Ngoài ra còn một số đồn điền Secnay, Thanh Long, Lục Liên, ruộng đất của dân không được tưới đáng kể. Hệ thống sông Cầu còn là đường vận tải thủy kinh tế nhất để đưa lâm sản, khoáng sản từ Thái Nguyên về Hải Phòng. Nếu không có hệ thống này để điều tiết mực nước thì về mùa cạn sông cầu không đi lại được. Hệ thống sông cầu sẽ là một kênh vận tải đi tắt từ thượng sông càu sang sông Thương, về sông Kinh Thày để ra Hải Phòng. Ở đồng bằng Bắc Bộ còn nghiên cứu và khởi công một số hệ thống thủy nông. Năm 1931 thiết kế sơ bộ hệ thống thủy nông Nam và Bắc Thái Bình thành 2 khu thủy nông: nam Thái Bình và bắc Thái Bình. Thòi kì phong kiến nhân dân trong vùng đã đắp đê và đào nhiều sông để ngăn lũ, thoát lũ, ngăn mặn và xây cống lấy nước. Trong những năm 1930-1931 nhân dân Thái Bình đã thực hiện một số việc lớn: 41 + Đắp lại toàn bộ đê điều và cống dưới đê + Nạo vét toàn bộ các sông ở khu nam như: sông Kiên Giang, sông Lạc Đạo, sông Phú Khánh, sông Văn Môn, sông Lịch Bài... Khối lượng nhân dân tự làm do đó ước tính trên 1 triệu m3 Khu nam Thái Bình tò năm 1931 đến năm 1934 xây dựng xong các công trình: cống Nguyệt Lâm trên sông Chuông cống Dục Dương trên sông Dục Dương, cống Dương Liễu trên sông Cốc cùng các cống Đa Cốc và Quản Thạch Cả hai khu nam và bắc Thái Bình gồm 113.000 ha, vói những công trình nói trên, theo năng lực thiết kế chia ra nhiều khu nhỏ mỗi khu hưởng lợi từng mặt: tiêu thủy, ngăn mặn hoặc giữ nước để tưới...[9; Tr.229] Gần như song song vói việc xây dựng khu nam và khu bắc Thái Bình , khu An Dương - Kim Thành (thuộc ven biển Hải Dương - Kiến An) thiết kế sơ bộ cũng được duyệt năm 1933 với việc được chia làm 3 đợt [9; Tr.230] + Đợt 1 gồm đắp đập ngăn sông Tam Bạc ở Hà Liên và ngăn sông Văn Dương ở Ngô Dương, đắp đê nối liền các đập này vói tuyến đê đã có, mở rộng sông Du Nghĩa ở Hà Liên và phía bỏ đập Phi Xá. + Đợt 2 đào kênh tưới và tiêu cho khu nam, đắp đập cuối sông Du Nghĩa, xây cống ngăn mặn ở Hà Liên, xây cống lấy nước và ngăn lũ Bằng Lai trên sông Văn Dương để lấy nước cho cả 2 khu bắc và nam. + Đợt 3 xây cống lấy nước Hà Liên, xây cống dưới đê ở bờ nam sông Tam Bạc và đào một con kênh dài 3km để tưới khu nam. Phía hữu ngạn sông Hồng, các dự án thủy nông Nam Định bắc, Nam Định đông, Ngô Đồng cũng được toàn quyền Đông Dương duyệt thiết kế sơ bộ vào tháng 6/1939. Những khu thủy nông này được tính đến 1945, mức độ thực hiện lại còn dang dở hơn so với các khu bên tả ngạn. Khu Nam Định đông chỉ nạo vét cải tạo được một số sông như: Lạc Quần, Ninh Mỹ (1940), sông Múc (1942), xây cống Trà Thượng và cống Múc 42 (1942) và vài ba cống tiêu loại nhỏ khác. So với nhiệm vụ khu thủy nông 35.000 ha thì có thể coi như có sự thay đổi gì đáng kể ữong việc tưới tiêu ngăn mặn. Khu Ngô Đồng chỉ mới cải tạo sông và đắp đê các sông: cồn Nhất, Diêm Điền, Lạc Nông, Kiến Lao, Thiết Cù... Đắp đê biển ở Lạc Thiện và Bạch Long tưới 3.000 ha và ngăn mặn 2.000 ha trên diện tích toàn khu 10.000 ha. Đáng kể nhất về phía hữu ngạn chỉ có hệ thống thủy nông sông Nhuệ (Hà Đông - Hà Nam) xây dựng trong giai đoạn 1932 đến 1940. Hệ thống gồm có cống Liên Mạc lấy nước từ sông Hồng, lợi dụng sông Nhuệ để làm kênh chính. Nhiệm vụ của hệ thống sông này là lấy nước tưới cho khu vực 110.000 ha, nhưng rốt cuộc vẫn thiếu một số công trình lớn chưa làm như cống Phủ Lý, và một số trạm bơm lớn nên thực chất chỉ được 50.000 ha [9; Tr.231] Việc xây dựng các công trình thủy nông chủ yếu nhằm phục vụ quyền lợi kinh tế, chính tri cho bọn thực dân Pháp chứ không giúp gì cho cuộc sống nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ. “Thực hiện công tác trên, thực dân lọi dụng: trước hết mộng có nước, sản xuất 2 mùa 1 năm nên bọn điền chủ ngưòi Pháp hay sai lòi to, bọn tư bản kỹ nghệ đấu thầu cũng thu được những món lợi lớn”. So với thời kỳ 1884, công tác thủy nông nội đồng đã có bước phát triển rõ nét, nhịp độ phát triển thủy nông tăng lên. Trong giai đoạn từ 1920 - 1940, một số công trình dẫn thủy nhập điền lớn lần lượt được xây dựng, có khả năng tưới nước cho hơn 40% diện tích canh tác lúa, đó là một bước tiến lớn trong hệ thống thủy nông đồng bằng Bắc Bộ. 2.2.2. K ĩ thuật canh tác về hệ thống canh tác, trình độ thâm canh, xen canh được nâng lên một bước. Trong các đồn điền trồng cà phê, các điền chủ đã trồng xen canh các loại cây khác như: ừẩu để che cà phê và lấy hạt, lạc vừa cho thu hoạch vừa có 43 tác dụng giữ độ ẩm, tăng độ màu mỡ cho đất. Ở vùng đồng bằng, ngoài 2 vụ lúa, đất được sử dụng để xen canh một vụ màu hay rau quả. Công cụ chế biến có thêm các loại công cụ chế biến sản phẩm cây công nghiệp (cao su, chè, cà phê). Trong các đồn điền ở đồng bằng Bắc Bộ từ năm 1919 - 1929 “đã có một vài điền chủ trang bị máy xát chạy bằng vòng quay tay hay bằng mô tơ, máy xay nhân tạo, máy xát vỏ của Anh và Mỹ. Đó là những máy móc đơn giản, vận hành chủ yếu bằng sức người”. 2.2.3. ửng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp Sở Canh nông tiếp tục cho thành lập các cơ sở để mở rộng các trạm thí nghiệm giống chủ yếu là các trại nghiên cứu giống cây công nghiệp như cây cà phê và các loại cây ăn quả khác. Sự ra đời và mở rộng hoạt động của các trại giống đã có tác dụng thúc đẩy sự chuyển biến kinh tế nông nghiệp đồng bằng Bắc Bộ. Trong bộ phận kinh tế đồn điền, ngoài những nông cụ truyền thống, thực dân Pháp nhập thêm nhiều công cụ mới, chủ yếu được phổ biến trên các đồn điền của người Pháp máy móc đã được sử dụng như: máy phát điện, máy hơi nước, máy nhổ gốc, máy phân loại, máy sấy... Một số công cụ lao động cầm tay từ phương Tây đã được du nhập như: cưa tay, xà bêng... Thực dân Pháp còn đưa một số công cụ tiên tiến vào trong sản nông nghiệp như: một số động cơ hơi nước, động cơ nổ, một số máy chế biến nông sản xuất khẩu, máy kéo, máy bừa. Sang thời thuộc địa, nguồn phân vô cơ, phân hóa học xuất hiện. Năm 1918, Viện khảo cứu nông lâm Đông Dương (IRAFI) được thành lập. Cơ quan này đã có nhiều thí nghiệm về phân bón, nhất là phân bón hóa học cho cao su, cà phê, chè, mía, thuốc lá. Ở đồng bằng Bắc Bộ, một nhà máy nghiền phốt phát tự nhiên được thành lâp ở Hải Phòng với nhãn hiệu thương mại phân “con cá” [2; Tr.157]. Công ty phốt phát ở Bắc Kỳ đã thăm dò và phát 44 hiện mỏ phốt phát ở nhiều nơi ở núi Bái Thôn (tổng Thanh Xá, phủ Quảng Hóa), núi Nham Thôn (tổng Bồng Thượng, phủ Quảng Hóa) và nhất là núi Đông Sơn (gàn Hàm Rồng). Từ năm 1920 đến năm 1926, công ty này đã khai thác được 25.800 tấn phốt phát, tiêu thụ khắp nơi. Trong các đồn điền trồng cây công nghiệp, phân hóa học được sử dụng rộng rãi hơn. Các điền chủ đã dùng các loại như: sulfated’ammoniaque; phosphate; sulfate de potasse để bón cho cây cà phê và giai đoạn ra quả. Ở các vùng trồng lúa, phân bón hóa học ít được sử dụng hơn và giá cả đắt đỏ. Sau thí nghiệm thành công của ữạm giống Yên Định về bèo hoa dâu, phương pháp nuôi bèo hoa dâu làm phân xanh cho lúa được phổ biến rộng rãi, cải thiện đáng kể năng suất canh tác lúa. Nhìn chung, phương thức canh tác có sự chuyển biến nhưng chủ yếu là trong các đồn điền của ngưòi Pháp, trong bộ phận kinh tế nông nghiệp của người bản xứ, sự chuyển biến là không đáng kể. 2.3. Chuyển biến về cơ cấu cây trồng, vật nuôi 2.3.1. Cây trồng *Biến đổi của nghề trồng cây lương thực —thực phẩm Cây lúa là cây trồng chủ đạo là cây trồng chính, nguồn lương thực chủ yếu của nhân dân ta. Việc trồng lúa luôn là ngành kinh tế nông nghiệp quan ữọng nhất, thu hút sự quan tâm của nhà nước trung ương cũng như người nông dân Việt Nam. Trong những năm đầu thế kỷ XX, cây lúa ở đồng bằng Bắc Bộ được trồng ở các khu vực trên những mảnh ruộng của người nông dân và trên những đồn điền của người Pháp. Đồn điền trồng lúa Ban đầu việc trồng lúa không phải là mục đích lớn nhất trong cuộc khai thác thuộc địa về nông nghiệp của thực dân Pháp ở đồng bằng Bắc Bộ. Nhưng cây lúa là cây trồng bản xứ, có truyền thống lâu đòi. Lúa lại là cây trồng đòi 45 hỏi ít vốn và nhanh cho kết quả hơn các loại cây trồng khác, hơn nữa việc nhượng đất của chính quyền Pháp cho các điền chủ được diễn ra dễ dàng. Do đó cây lúa được trồng trên các đồn điền của người Pháp ở đồng bằng Bắc Bộ. Bảng 7: Lúa trên đồn điền chuyên canh ở một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ Tỉnh và vùng Đồn điền chuyên trồng trọt Đôn điên Diện tích Hải Phòng 1 280.0000 Hưng Yên 3 104.0000 Hải Dương 5 615.0583 Băc Ninh 7 860.8800 Phúc Yên 3 397.2000 Vĩnh Yên 0 0 Ninh Bình 2 238.0000 Nguôn: Tạ Thị Thúy, Đôn điên của người Pháp ỞBăc Kỳ từ 1884 đên năm 1918, Tr.287. Diện tích trồng lúa ở đồng bằng Bắc Bộ không ngừng tăng lên và tương đối ổn định. Tuy nhiên phương pháp canh tác thì chưa có nhiều chuyển biến. Kỹ thuật ữồng lúa vẫn theo lối cổ truyền, phụ thuộc vào tự nhiên và dựa vào kinh nghiệm. Chính quyền thuộc địa đã cố gắng thành lập viện khảo cứu nông lâm Đông Dương, tập trung chủ yếu vào nghiên cứu lúa gạo. Lúa trên các đồn điền đa canh, lúa được ữồng xen kẽ với các loại cây ữồng khác như: cà phê, cao su...Trong đó cây lúa vẫn là cây ữồng chính chiếm ưu thế và cả diện tích canh tác và sản phẩm thu nhập. Đồn điền đa canh kết hợp giữa trồng cây lúa và cây cà phê có mặt ở nhiều tình ở đồng bằng Bắc Bộ. Ninh Bình 71%. Vùng đồng bằng có 10 đồn điền (vói diện tích 8.086,5695) trồng đa canh lúa và cà phê, tập trung chủ yếu ở Hải Dương, Phúc Yên, Vĩnh Yên. Cây lúa trên đồng mộng của nông dân đồng bằng Bắc Bộ 46 Bảng 8:Dỉện tích canh tác lúa của một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ đầu thế kỷ XX Diện tích canh tác lúa Tỷ lệ so vói tổng diện tích (ha) canh tác Băc Ninh 65.724 52 Hưng Yên 60.315 77 Hà Nam 50.020 52 Ninh Bình 55.818 37 Nam Định 106.179 77 Vĩnh Yên 61.683 31 Thái Bình 108.398 71 Tỉnh Nguôn: Tạ Thị Thúy, Chăn nuôi trâu bò ở Băc Kỳ nửa đâu thê kỷ XX, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Tr. 48. Tình hình trồng cà phê trên các đồn đồn điền đa canh trên các đồn điền của người Pháp ở đồng bằng Bắc BỘ.Hà Nam là tỉnh có diện tích đồn điền chuyên canh cà phê lớn nhất ở đồng bằng Bắc Bộ với diện tích cà phê trên 39 đồn điền chuyên canh sẽ là 3309 ha. 305.000 ha (chiếm 51,78% tổng diện tích đồn điền chuyên canh cà phê của Bắc Kỳ). *Sự phát triển của nghề trồng cây công nghiệp Sang thời thuộc địa, với sự phát triển của thương nghiệp, canh tác cây công nghiệp cũng có sự chuyển biến rõ rệt. Diện tích đất trồng trọt tăng lên, một số biện pháp kĩ thuật bước đầu được áp dụng, giống cây mới có giá tn kinh tế cao xuất hiện. Một số cây công nghiệp như: đay, mía, thầu dầu, ữẩu, cây dâu...đã có sự thay đổi đáng kể về diện tích và năng suất. Đặc biệt xuất hiện cây cà phê ữong hệ thống đồn điền của người Pháp đã mở ra một hướng canh nông mới của nông nghiệp đồng bằng Bắc Bộ. Giống đay: phổ biến là giống đay xanh quả dài (Corchorus olitorius), trồng nhiều ở Bắc Ninh (Hà Bắc). 47 Giống thầu dầu có nhiều giống địa phương. Giống thầu dầu mọc dại ven suối, bãi hoang Vĩnh Phú. Giống thầu dầu ữắng, cao, lưu niên hạt to, ữồng ở các bãi ven sông Hồng. Giống thầu dầu tía lùn, quả nẻ, chín sớm, cây hàng năm, hạt nhỏ, trồng ở đất cao, đất đồi Vĩnh Phú. Giống trẩu: trồng chủ yếu ở miền núi phía Bắc. Cây dâu: Trồng dâu nuôi tằm là một nghề thủ công truyền thống gắn bó với đời sống của nông dân đồng bằng Bắc Bộ. Dâu được trồng nhiều ở các bãi bồi ven sông Hồng, sông Thái Bình. Các tỉnh trồng nhiều dâu, nuôi tằm là Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên... Cây chè: Những tỉnh trồng chè nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ là Ninh Bình, Hải Dương, Phúc Yên, trong đó Ninh Bình là nhiều gốc chè nhất. Từ năm 1919 - 1929, trong tổng số 300.000 gốc chè ở Bắc Kỳ, Ninh Bình có 120.000 gốc [5; Tr.52] 2.3.2. Vật nuôi Lợn là yật nuôi phổ biến ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Lợn vẫn là vật nuôi cao hơn cả, ở đồng bằng Bắc Bộ lợn chiếm 58% số vật nuôi trong gia đình nông dân, thể hiện truyền thống nuôi lợn trong quan hệ sản xuất “Lúa lợn” ở đồng bằng sông Hồng. Lợn vừa cung cấp thịt, vừa cung cấp phân bón càn thiết cho việc trồng lúa của người nông dân đồng bằng Bắc Bộ. Cho đến ngày nay, trong các gia đình nông thôn Bắc Bộ, lợn vẫn là vật nuôi chính và có xu hướng gia tăng về cả số lượng và chất lượng thịt. Sở canh nông Bắc Kỳ ưu tiên cho việc cải tạo chất lượng giống trâu bò ở đồng bằng Bắc Bộ. Tại một số đồn điền, người Pháp đã du nhập giống bò sữa (chủ yếu là bò Sin) và các giống cỏ ngoại (cỏ voi; cỏ Ghine) nhưng số lượng không nhiều. Ngoài ra một số đồn điền ngưòi ta còn du nhập giống cừu Kelantan để nuôi thử. Sau đó, cừu được nuôi ở một số đồn điền khác nhưng không nhiều. 48 Nhìn chung, công tác chọn giống đã được chú ý, nhưng chưa có đột phá đáng kể. Đáng ghi nhận là người Pháp mạnh dạn du nhập một số giống cây trồng vật nuôi như cà phê, ngô... các trạm giống có vai trò nhất định trong việc lựa chọn, lai tạo giống. 2.4. Kinh tế đồn điền Dưới thòi quân chủ, đồn điền đã xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau ở đồng bằng Bắc Bộ. Thời Lý - Trần, chế độ điền trang, thái ấp của quý tộc được mở rộng. Sang thời Lê vói mục tiêu dùng hết tiềm lực của nhà nông, mở rộng nguồn dự trữ cho nhà nước, chính quyền đã chủ trương mở rộng các đồn điền. Bảng 9: Đồn điền của ngưòi Pháp được thiết lập ở một số tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ từ năm 1884 đến năm 1918 Tỉnh và vùng Tổng Băc Ninh 23 Hải Dương 24 Hưng Yên 6 Nam Định 6 Phúc Yên 12 Vĩnh Yên 7 Hà Nam 11 Ninh Bình 36 Nguôn: Tạ Thị Thúy, Đôn điên của người Pháp ở Băc Kỳ từ 1884 đên năm 1918, Tr. 111. Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy số lượng đồn điền được thực dân Pháp thiết lập ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ tăng lên, nhiều nhất là ở Ninh Bình vói 36 đồn điền hay Hải Dương 24 đồn điền và thấp nhất là tỉnh Hưng Yên, Nam Định (6 đồn điền). 49 Sang thòi nhà Nguyễn cho thành lập các đồn sơn phòng ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, sử dụng các lực lượng binh lính, vừa khai khẩn đất đai vừa đảm bảo vấn đề an ninh trong khu vực. Sự ra đời và phát triển của những đồn điền nông nghiệp của người Pháp ở đồng bằng Bắc Bộ gần như tương ứngvới tiến trình bình định và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp vói những thăng trầm qua từng giai đoạn nhỏ dưới tác động của những thay đổi về chính trị, quân sự, tư tưởng thuộc địa, phương thức khai thác và sự tồn tại của đất công để được cấp nhượng. Sang thời thuộc địa đồn điền được chính quyền khuyến khích phát triển, đồn điền ở đồng bằng Bắc Bộ được thiết lập sớm hơn. Buổi đầu thiết lập do thiếu kinh nghiệm, các điền chủ chủ yếu trồng lúa, nuôi trâu bò. Một số điền chủ mạnh dạn ưồng cây cà phê. “Tất cả đất cao, nghĩa là miền thượng du còn bỏ hóa. Các công trình của người Âu tại nơi đây vấp phải nhiều trở ngại. Những vùng đất mà hầu như lúa không mọc được, chỉ có thể dung nạp những cây cà phê, chè...nhưng phải nhiều năm mới thu hoạch được”. Các điền chủ cũng gặp khó khăn ừong việc tuyển dụng nhân công, “người Mường dân số ít và không chịu làm cho người Âu. Còn người Việt ở đồng bằng thì không muốn lên vùng thượng du, có lên cũng chỉ một thời gian ngắn”. Những khó khăn đó khiến cho kinh tế đồn điền trong giai đoạn này hiệu quả thấp. Tuy nhiên có một số ít điền chủ thành công bước đầu trong kinh tế đồn điền. Hai ông D.Robert và J.Fiard có một đồn điền rộng 1.000 ha, trong đó có 230 ha được khai khẩn và trồng trọt: 200 ha trồng lúa, 20 ha trồng thảo và 10 ha trồng ngô, 540 ha được sử dụng trồng cỏ để phục vụ chăn nuôi đại quy mô cừu và trâu bò. Ông Victor Cheget có một đồn điền ữồng lúa và các cây hoa màu khác. Ông Boraet và Girade có đồn điền khoảng 200 ha trồng lúa và chăn nuôi trâu bò [4; Tr.60]. Cho đến năm 1919, đồn điền của người Pháp được mở rộng. Trong các đồn điền đó, lúa vẫn là cây ữồng chủ đạo, bởi đầu tư ít vốn 50 và cho thu hoạch nhanh, không mạo hiểm. Lực lượng điền chủ không phải những nhà canh nông chuyên nghiệp. Họ làm nhiều nghề khác nhau từ cố đạo đến binh lính giải ngũ cùng một số thương nhân, đó là cá nhân, trước tình trạng đất đai bị phong hóa, xin lập đồn điền. Họ thiếu vốn và cả kinh nghiệm canh nông. Từ năm 1919 ừở đi, kinh tế đồn điền ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ có nhiều khởi sắc. Qua hoạt động thăm dò địa chất của các nhà khai mỏ nhiều vùng đất màu mỡ được phát hiện. Đặc biệt việc đưa nhóm cây ừồng công nghiệp như cà phê, chè đã làm cho đồn điền ở đồng bằng Bắc Bộ được mở rộng. Bên cạnh đó hệ thống giao thông được mở mang. Quy chế về ruộng đất dần được hoàn thiện, nghị định về cấp nhượng đất đai năm 1912 đã mở đường cho các điền chủ chiếm đoạt ruộng đất. Các trạm giống có nhiều hoạt động và khuyến cáo cho các nhà canh nông nhiều kinh nghiệm bổ ích. Đặc biệt sự thành công bước đầu của một số điền chủ đã khích lệ giói thực dân đầu tư kinh doanh đồn điền. Đơn xin cấp đồn điền của các điền chủ ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ phần lớn được đáp ứng bởi chính quyền thuộc địa đang khuyến khích phát triển loại hình kinh tế này. số đơn ngày một tăng lên (Ninh Bình là tỉnh có nhiều đồn điền được nhượng cho người Pháp cao nhất lên tới 21 đồn điền ở Ninh Bình, Hải Dương 14 đồn điền, Bắc Ninh 11 đồn điền) [20; Tr.84], diện tích xin cấp nhượng ngày càng được mở rộng cùng vói những tranh chấp, sang nhượng của giới điền chủ được nảy sinh một số vấn đề nằm ngoài chức trách của thống xứ. Cho đến hết Thế chiến thứ nhất, hệ thống đồn điền đã được hình thành ổn định ở đồng bằng Bắc Bộ. So với thời kì trước 1910, lực lượng điền chủ đã trở nên đông đảo, nhiều thành phần xã hội khác nhau. Các đồn điền ở đồng bằng Bắc Bộ tập chủ yếu ở vùng Trung du đó là vùng đất tươi tốt. Tuy nhiên, 51 đó cũng là vùng đất hoang hóa, rừng thưa, có cây bao phủ, kinh tế đồn điền có vai ữò nhất định ưong việc khai khẩn những vùng đất mới. Từ những năm từ 1919 đến 1945, việc cấp nhượng đất cho các điền chủ người Pháp và người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ với danh nghĩa “Công dân, Thần dân và Dân bảo hộ Pháp” vẫn được coi là hình thức quan trọng nhất, giữ vai trò chủ đạo nhất. Bởi lẽ mục đích chính trị của chính quyền thuộc địa là muốn tạo điều kiện cho tầng lớp trên ưong xã hội có sở hữu lớn về mộng đất để làm chỗ dựa cho nó ở đây. Tuy nhiên ở giai đoạn này việc nhượng đất không diễn ra một cách ồ ạt như ở giai đoạn trước mà chừng mực hơn, kết quả cuối cùng cũng khiêm tốn hơn. Năm 1919 có 27 đồn điền được nhượng trong đó có tỉnh Vĩnh Yên, Hải Ninh, Ninh Bình. Có diện tích lớn nhất là đồn điền của Công ty Elliies Mathee ở Đồng Giao (Ninh Bình) [20; Tr.91] Kinh tế đồn điền phát triển mạnh là một nhân tố quan trọng làm chuyển biến nền kinh tế nông nghiệp đồng bằng Bắc Bộ. Hệ thống đồn điền được thiết lập ở vùng trung du có ý nghĩa nhất định ữong việc khai khẩn vùng đất hoang hóa. Trong thập niên 20 của thế kỷ XX, kinh tế phát triển mạnh ở đồng bằng Bắc Bộ, số đơn xin cấp nhượng đất đai lập đồn điền ngày một tăng. Trước tình hình đó, chính quyền thuộc địa đã ban hành nhiều nghị định để hoàn chỉnh chế độ cấp phát đồn điền. Ngày 19/9/1926, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định bổ sung những bất cập của nghị định ngày 27/12/1913. Theo đó, những điều khoản khuyến khích lập đồn điền được ban hành: “Xứ thuộc địa bao giờ cũng nhượng lại theo một giá phải chăng; giúp đõ thực sự cho các hoạt động kinh doanh, chính quyền góp phần vào việc khai thác bằng phương tiện trang bị kinh tế cho các xứ này”, “các hoạt động khai mỏ và trung bình được khuyến khích và miễn thuế 2% sản phẩm, “Đồn điền dưới 300 ha có thể được cấp phát không phải trả tiền” [20; Tr.132]. 52 Ngoài những chính sách mở rộng kinh tế đồn điền, chính quyền cũng có nhiều chính sách khuyến nông khác. Trước nhu cầu vay vốn để phát triển canh nông, chính phủ Pháp đã ra đạo luật ngày 8/4/1931 cho Đông Dương vay số tiền là 250 triệu phơ răng. Chính quyền còn đứng ra bảo lãnh cho các nông gia, điền chủ vay vốn tối đa là 100 triệu phơ răng. Các điền chủ trồng lúa còn được chính phủ Pháp hỗ trợ tìm nguồn tiêu thụ lúa gạo. Các điền chủ trồng cà phê cũng được sự quan tâm của chính phủ Pháp và chính quyền thuộc địa. Trong những năm đầu của thập niên 30, các đồn điền trồng cà phê bị khủng hoảng do tình trạng rớt giá của sản phẩm, “Toàn quyền không thờ ơ với bộ phận của điền chủ” bằng việc ra đạo luật ngày 31/3/1931 quy định mức thuế đặc biệt với việc xuất khẩu cà phê. Nhìn chung kinh tế đồn điền biến đổi đặc biệt trong kinh tế đồn điền nhưng chưa tương xứng với tiềm lực của nước ta. Ngoài một số đồn điền chuyên canh còn có các đồn điền đa canh và kết hợp trồng trọt, do thực dân Pháp đầu tư chưa tới nơi. 2.5. Chế độ tô thuế nông nghiệp «L> r r i l ẠỊ ^ __ *Thuê ruộng Đối với vấn đề thuế nông nghiệp thực dân Pháp đã thi hành và thực hiện nhiều nghị định về thuế, thực dân Pháp trước hết muốn bảo vệ quyền lợi (ruộng đất, nông nghiệp) của mình ở Đông Dương và sau đó tìm mọi cách khuyến khích các điền chủ người Pháp trồng cây công nghiệp để khai thác thủy lợi ở Việt Nam và Đông Dương. Đối với nông nghiệp Việt Nam, nghị định thuế của thực dân Pháp đã trực tiếp bòn rút của cải, đẩy họ đến tình cảnh khốn cùng để từ đó dễ dàng bóc lột thêm một làn nữa. Bên cạnh những chính sách hỗ trợ của điền chủ, chính quyền thuộc địa cũng có những chính sách miễn giảm thuế. Hằng năm gặp phải hạn hán, lũ lụt mất mùa, Thống xứ Bắc Kỳ đều miễn giảm thuế cho một số tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ. 53 Sau khi dùng mọi thủ đoạn để chiếm đất, các địa chủ Bắc Bộ thường dùng hai phương thức kinh doanh chủ yếu là: Phát canh thu tô và thuê mướn nhân công. Ngoài ra còn có các hình thức kết hợp giữa phát canh, thuê mướn và cho vay nặng lãi. Thuế nhân lực: Ở đồng bằng Bắc Bộ, số ngày lao dịch nội đinh phải chịu mỗi năm là 30 ngày. Chính phủ bảo hộ bắt họ chuộc 20 ngày vói giá 2d20 ghép vào thuế thân, số 10 ngày còn lại dành cho việc tu bổ đê điều hành tỉnh. Nhưng đó từ năm 1940 họ bắt chuộc vói giá 0dl5 ngày, thành tiền ld l5 để đưa vào ngân sách hàng tỉnh. *Địa tô Ruộng đất ở đồng bằng Bắc Bộ manh mún, kinh doanh phân tán, chủ đất canh tác là chủ yếu. Phương thức sản xuất phong kiến vẫn được duy trì . Nhưng sự du nhập của các yếu tố tư bản chủ nghĩa đã thúc đẩy quan hệ sản xuất truyền thống chuyển biến dưới nhiều hình thức khác nhau, từ trực tiếp canh tác đến thuê nhân công. Do đó các hình thức địa tô cũng chuyển biến theo: Bên canh tô hiện vật, tô lao dịch, xuất hiện tô tiền. Đa phàn chủ sở hữu ruộng đất trực tiếp canh tác, bao gồm hai bộ phận: được hưởng ruộng đất công làng xã và những chủ đất nhỏ và trung bình. Phương thức sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là tiểu nông, phân tán. Hình thức cấy rẽ (Lĩnh canh) đó là hình thức nông dân mướn ruộng của địa chủ, tự mình cày cấy và sau khi thu hoạch phải nộp cho địa chủ một phần sản phẩm dưới dạng hiện vật hoặc quy ra tiền gọi là địa tô. Địa tô nông dân nộp cho địa chủ theo tỉ lệ nhất định, thường là 3/10 hoa lợi đối vói ruộng cấy một vụ hoặc 6/10 đối với ruộng cấy hai vụ Nhìn chung, phương thức sản xuất truyền thống đã có sự chuyển biến nhất định. Phương thức phát canh thu tô vẫn được duy trì, nhưng đã xuất hiện 54 các hình thức khác: bên cạnh việc cấy rẽ còn có thuê mộng; các hình thức thu tô cũng khác nhau: ngoài tô hiện vật, tô lao dịch thì tô tiền bắt đầu phổ biến. Điều đó tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa xâm nhập sâu hơn vào kinh tế nông nghiệp đồng bằng Bắc Bộ. 2.6.Đặc điểm và tác động của sự chuyển biến kinh tế nông nghiệp ở đồng bằng Bắc Bộ từ năm 1883 đến năm 1945 2.6.1.Đặc điểm của sự chuyển biến kinh tế nông nghiệp ở đồng Bắc Bộ từ năm 1883 đến năm 1945 Đồng bằng Bắc Bộ có thế mạnh để phát triển nền kinh tế về nông nghiệp, có những đặc điểm riêng về phong thổ và khả năng phát triển nền kinh tế này. Kinh tế đồng bằng Bắc Bộ có những đặc điểm sau: Thứ nhất, đồng bằng Bắc Bộ đã bắt đầu hình thành chế độ sở hữu lớn về mộng đất với việc thành lập những đồn điền rộng hàng nghìn hecta, trong đó đồn điền nhỏ vẫn chiếm ưu thế. về sở hữu lớn về ruộng đất ở đồng bằng Bắc Bộ có đồn điền kết hợp chăn nuôi ở Ninh Bình là tỉnh chiếm 71%. Cũng giống như tình hình sở hữu ruộng đất ở nước ta trước Cách mạng tháng Tám, ruộng đất ở đồng bằng Bắc Bộ manh mún, quyền sở hữu ruộng đất bị phân chia nhỏ, nhất là loại hình sở hữu của người bản xứ. Tình trạng kinh doanh phân tán, mộng đất manh mún đã tồn tại lâu dài ữong lịch sử. Đến những năm 30 của thế kỉ XX, theo Y.Henry đa phần chủ sở hữu chỉ có một mẫu trở xuống. Ruộng đất sở hữu nhỏ (dưới 5 mẫu): số chủ ruộng là 283.713, chiếm tỷ lệ 93,6%, Ninh Bình, Nam Định là những tỉnh có tỉ lệ chủ sở hữu nhỏ cao nhất. Thứ hai, trong nông nghiệp đồng bằng Bắc Bộ bên cạnh những quan hệ sản xuất cũ đã xuất hiện một quan hệ sản xuất mới: quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa với sự thiết lập của một loại hình sở hữu ruộng đất mới là sở hữu 55 ruộng đất của thực dân Pháp và sự xuất hiện đồn điền trồng lúa, cây công nghiệp, chăn nuôi quy mô lớn. Cụ thể, phát triển quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa nông nghiệp, manh nha từ đợt khai thác thuộc địa lần thứ nhất, bước sang đợt khai thác thuộc địa làn hai, yếu tố tư bản chủ nghĩa đã thâm nhập sâu hơn vào đồng bằng Bắc Bộ. Kinh tế đồn điền là thể hiện rõ nhất. Sau thế chiến thứ nhất, đồn điền được mở rộng, trở thành những doanh nghiệp lớn kinh doanh nông nghiệp. Nếu phương thức sản xuất phong kiến là bóc lột địa tô thì phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa lại bóc lột sức lao động. Trong các đồn điền lực lượng làm công ăn lương xuất hiện ngày càng nhiều, tạo thành tầng lớp công nhân nông nghiệp. Như vậy, từ tổ chức sản xuất, bộ máy quản lý, tuyển và sử dụng nhân công, các đồn điền đã trở thành những xí nghiệp nông nghiệp theo phương thức tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, nhất trong các đồn điền lối bóc lột phong kiến vẫn được duy trì và kinh tế đồn điền cũng là một bộ phận nhỏ trong nông nghiệp nhưng rõ ràng, sự phát triển của đồn điền đã du nhập và thúc đẩy các yếu tố kinh tế tư bản chủ nghĩa xâm nhập sâu hơn vào nông nghiệp, nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Thứ ba, nông nghiệp đồng bằng Bắc Bộ bước đầu chuyển từ một nền nông nghiệp độc canh cây lúa sang một nền nông nghiệp đa canh, chuyên canh với một số cơ cấu cây ữồng vật nuôi phong phú, đa dạng hơn trước, trong đó lúa vẫn là cây trồng chính. Trong giai đoạn 1883 đến 1945 cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp cũng có nhiều thay đổi và phong phú hơn. Thực dân Pháp đã cho nhập vào Việt Nam một số giống lúa của Thái Lan (Xiêm), các loại mía của Indonesia... Trong kinh tế đồn điền cây cao su được trồng là chủ yếu, ngoài ra còn có một số cây công nghiệp khác cũng được trồng trong các đồn điền như: cà phê, chè, mía, dâu, đay, thầu dầu ... 56 Như vậy ừong giai đoạn từ 1883 đến 1945 bên cạnh cây lúa thì diện tích trồng các cây công nghiệp nhất là cao su không ngừng mở rộng, góp phần làm mất dần tính chất độc canh của nền nông nghiệp Việt Nam. Thứ tư, Nền nông nghiệp đồng bằng Bắc Bộ từ một nền nông nghiệp tự cung tự cấp khép kín chuyển sang một nền nông nghiệp gắn với sản xuất hàng hóa, các sản phẩm của nông nghiệp gắn với quá trình trao đổi trên thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Gạo đứng đầu các mặt hàng xuất khẩu. Tính đến năm 1931, giá ừị gạo xuất khẩu đã chiếm tới 65% tổng giá trị hàng xuất khẩu. Sau lúa gạo là ngô, mặt hàng xuất khẩu đứng thứ hai và thị trường xuất khẩu gạo chủ yếu là Pháp. 2.6.2. Tác động của những chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp đối với kinh tế-xã hội đồng bằng Bắc Bộ từ năm 1883 đến 1945 2.6.2.1. về mặt kinh tế Vói mục đích bóc lột triệt để nông dân, thực dân Pháp đã du nhập vào Việt Nam một cơ chế tài chính hiện đại mang tính chất khoa học và tổ chức cao của Nhà nước tư bản chủ nghĩa. Trong thực tế thuế thân, thuế mộng đất và ba mặt hàng độc canh đã đem lại nguồn thu cơ bản cho ngân sách Đông Dương. Một phần thuế đó lại được thực dân Pháp quay lại đầu tư cho nông nghiệp như mở rộng các công trình thủy lợi, mở rộng diện tích canh tác vì thế cũng góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển. Địa tô hiện vật được thay bằng tô tiền. Điều đó hợp vói xu thế của lịch sử có tác dụng tích cực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế hàng hóa. Nguồn vốn đầu tư, bao gồm vốn của Nhà nước và tư nhân đã thúc đẩy nông nghiệp khu vực phát triển. Cơ sở hạ tầng như tiền tệ, các công trình thủy nông ... được xây dựng từ nguồn ngân sách chung Đông Dương và ngân sách hàng xứ đã thúc đẩy sự chuyển biến của kinh tế nông nghiệp khu vực. 57 Chính sách phát triển kinh tế đồn điền đã có tác dụng lớn trong việc chinh phục đất hoang hóa. Sự xuất hiện một số cây trồng, vật nuôi có giá ữị kinh tế cao ở các đồn điền đánh thức tiềm năng đồn điền ở đồng bằng Bắc Bộ Sự phát triển của nông nghiệp đã thúc đẩy sự nhộn nhịp của mạng lưới thương nghiệp trong nước, nhu cầu về nhiều mặt hàng của nông dân được đáp ứng. Đặc biệt là tác động của ngoại thương ừong việc xuất khẩu, đặc biệt là hàng nông sản. Chính sách tô, thuế nông nghiệp của thực dân Pháp chính là sự kết hợp của hai phương thức bóc lột này đã kìm hãm nền kinh tế nông nghiệp nước ta, làm cho sản xuất của nông dân dần phụ thuộc vào sự kinh doanh của đế quốc Pháp. Qua hình thức bóc lột phong kiến có tác dụng củng cố và mở rộng chế độ sở hữu mộng đất của địa chủ. Tô cao, thuế nặng, sưu thuế chồng chất làm cho người dân không đủ nuôi sống mình và không có điều kiện cải tiến công việc đồng áng. Ruộng đất manh mún, công cụ sản xuất lạc hậu, làm cho năng suất lao động và năng xuất cây trồng rất thấp. 2.Ố.2.2. về mặt xã hội Sự xâm nhập của kinh tế hàng hóa, sự chuyển biến của hình thức địa tô, mức độ tập trung ruộng đất càng lớn, mức độ bóc lột của thực dân phong kiến nặng nè...là những nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa xã hội. Giai cấp nông dân bị phân hóa thành ba tầng lớp là cố nông, bần nông và trung nông. Giai cấp địa chủ cũng bị phân hóa. Nông dân đồng bằng Bắc Bộ bị bần cùng hóa nhanh hơn bởi vì sự chuyển biến của nông nghiệp không theo kịp đà tăng dân số, phân chia lọi nhuận bất bình đẳng, hình thức bóc lột ngày càng thậm tệ và tinh vi. Ruộng đất và sản lượng lúa chủ yếu nằm trong tay thực dân, địa chủ, phú nông. Sự kết hợp giữa phương thức sản xuất phong kiến và TBCN càng làm cho hình 58 thức bóc lột thạm tệ: bóc lột tô, bóc lột nhân công, nhiều loại hình thức bóc lột thậm tệ: đong gạo chịu, vay cầm, bán cầm... Ngoài hai mối mâu thuẫn chủ yếu là nông dân với địa chủ, nông dân với đế quốc, thực dân, nông dân đồng bằng Bắc Bộ còn xuất hiện một mâu thuẫn khác cũng rất gay gắt: nông dân vói phú nông. Chính sách tô, thuế của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam phân hóa sâu sắc. Đã làm giàu thêm cho giai cấp địa chủ, quan lại cường hào, làm cho đòi sống nôn dân đói khổ. Trong nông thôn nước ta ngoài thuế ngoại phụ, người nông dân còn phải nộp nhiều khoản thu khác như: tiền tổng phụ, tiền tổng sư, tiền thuế bất thường...Những khoản thuế ngoại phụ này cùng vói sắc thuế chính ngạch đã là một gánh nặng đối với người nông dân. Song thực tế quan lại cường hào tha hồ lọi dụng thuế và ngoại phụ để lạm bổ nhiều hơn nữa làm cho thuế ngày càng nặng thêm. Với tất cả những điều trên đã ám ảnh, đe dọa người nông dân trong những mùa sưu thuế. Để có tiền nộp thuế, người nông dân bị dồn vào con đường địa tô. Tóm lại chế độ tô thuế nông nghiệp của thực dân Pháp làm cho quần chúng nông dân nước ta lâm vào cảnh “Một cổ hai tròng”. Họ bị bọn đế quốc và bọn phong kiến xâu xé. Chính họ là những người phải chịu mọi sự bóc lột về tô, thuế. Trong hoàn cảnh như thế, quần chúng nông dân Việt Nam theo nhận xét của nữ ký giả tiến bộ Pháp Angdre Violit “Chỉ biết chết hoặc vùng dậy mà thôi”. 59 Tiểu kết chương 2 Với những ưu thế tự nhiên, xã hội dưới những tác động của những chính sách nông nghiệp của thực dân Pháp, nền nông nghiệp đồng bằng Bắc Bộ bước đầu đã có những chuyển biến quan trọng: diện tích canh tác được mở rộng cùng với sự xuất hiện các đồn điền của người Pháp trên các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, các vùng thương phẩm, vùng chuyên canh lớn được hình thành, các sản phẩm nông nghiệp, tiêu biểu là cà phê chiếm một vị trí quan trọng ữong các mặt hàng xuất khẩu Đông Dương, cơ cấu cây ữồng, yật nuôi cũng có nhiều thay đổi, đặc biệt là trong kinh tế đồn điền với việc xuất hiện sự sở hữu lớn về mộng đất đã làm chuyển biến chế độ tô, thuế nông nghiệp đồng bằng Bắc Bộ. Sự chuyển biến của kinh tế nông nghiệp đã thúc đẩy sự phân hóa xã hội. Xã hội nông thôn bị bần cùng hóa thành nhiều tầng lớp khác nhau. Sự phân chia giàu nghèo ngày càng lớn theo hướng địa chủ ngày càng giàu lên còn bần, cố nông ngày càng bần cùng, trung nông không ổn định và có xu hướng phá sản để thành bần, cố nông. Nhìn chung những chuyển biến trong nông nghiệp ở đồng bằng Bắc Bộ giai đoạn này cũng chỉ mang tính chất bước đầu, nhưng đã tạo ra những cơ sở quan trọng cho sự biến đổi của nông nghiệp đồng bằng Bắc Bộ ở những giai đoạn lịch sử tiếp theo. 60 KẾT LUẬN Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã làm cho nông nghiệp ở đồng bằng Bắc Bộ chuyển dàn hình thái phong kiến sang hình thái thuộc địa có nhân tố tư bản chủ nghĩa, thể hiện ở những mặt sau: 1 —Quan hệ ruộng đất và phương thức canh tác có nhiều chuyển biến So với thòi kỳ trước năm 1883, ruộng đất công làng xã ngày càng bị thu hẹp, chỉ còn mức dưới 15% tổng diện tích, bình quân đầu người chưa đến 2 sào/người. Xu hướng tập trung ruộng đất ngày càng mạnh, loại hình sở hữu lớn xuất hiện. Miền trung du đồng bằng Bắc Bộ trở thành nơi tập trang các đồn điền của người Pháp. Được sự dung dưỡng của chính quyền thuộc địa, địa chủ phong kiến, địa chủ nhà Chung không ngừng củng cố địa vị kinh tế bằng việc bao chiếm đất đai lập thành những trại ấp rộng lớn. Giai cấp địa chủ chỉ chiếm 4,5% dân số nhưng lại sở hữu 50% diện tích canh tác. Tuy nhiên, số địa chủ ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là địa chủ nhỏ và trung bình, sở hữu ruộng đất dưới 10 mẫu. Xu hướng tập trung ruộng đất mở đường cho việc kinh doanh lớn trong nông nghiệp, làm thay đổi hình thức sở hữu nhỏ, kinh doanh phân tán của nông nghiệp đồng bằng Bắc Bộ, nhưng một bộ phận nông dân đã bị tước đoạt tư liệu sản xuất. Phương thức sản xuất phong kiến phát canh thu tô vẫn được duy trì nhưng đã chuyển biến dưới nhiều hình thức khác nhau: cấy rẽ, thuê ruộng, thuê nhân công. Các hình thức địa tô cũng chuyển biến theo: từ tô hiện vật, tô lao dịch đến tô tiền. Phương thức sản xuất TBCN bắt đầu được du nhập, quan hệ chủ-thợ được xác lập. Sự kết họp giữa hai phương thức phong kiến và TBCN đã tận dụng tối đa nguồn nhân công, nhưng cũng vì thế mà người làm thuê bị bóc lột thậm tệ hơn. Nghề ữồng cây công nghiệp đã bước đầu phát triển, phương thức ữồng trọt kết hợp chăn nuôi trở nên phổ biến, loại hình chăn nuôi xuất hiện đồng 61 bằng Bắc Bộ trở thành nơi chuyên canh cây lúa, cây công nghiệp, chăn nuôi đại gia súc lớn. Tình ttạng độc canh lúa nước trong cơ cấu nông nghiệp dần bị phá võ. Kỹ thuật nông nghiệp đã có nhiều chuyển biến. Thủy lợi được mở mang. Phần diện tích mộng đất được tưới từ các công trình thủy nông vào hàng nhất cả nước. Diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả không ngừng được mở rộng. 2 —Bộ phận kinh tế đồn điền cổ nhiều chuyển biến mạnh mẽ nhất trong nông nghiệp đồng bằng Bắc Bộ Trước thế chiến lần thứ nhất, đồn điền đã xuất hiện nhưng chỉ đóng vai trò là “Đồn sơn phòng”, mang ý nghĩa bảo vệ an ninh chính trị hơn là kinh tế. Sang thòi thuộc địa, đồn điền ưở thành một hình thức canh nông của giới điền chủ. Quy mô điền chủ không ngừng được mở rộng. Từ những cố gắng đơn lẻ của các cá nhân cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, kinh tế đồn điền dần được tổ chức và phát triển mạnh mẽ. Sau thế chiến I, hệ thống đồn điền hình thành và mở rộng đến các vùng đồng bằng, xuất hiện đồn điền rộng hàng nghìn hecta. Khai thác đồn điền ngày càng có hiệu quả. Canh tác nông nghiệp, nhất là cây cà phê đã mang lại những món lợi lớn cho điền chủ. Các đồn điền ở vùng đồng bằng cũng trở nên trù phú với việc kinh doanh lúa gạo. Kỹ thuật canh tác trong đồn điền có nhiều tiến bộ. Máy nông cụ và phân hóa học bắt đầu được sử dụng. Cách tổ chức sản xuất đã có những thay đổi đáng kể. Bộ máy quản lý gọn nhẹ, lao động được phân công triệt để, năng lực cá nhân tận dụng tối đa. Bóc lột nhân công trở nên phổ biến. Cách sử dụng nhân công rất đa dạng, bên cạnh công nhân chuyên nghiệp là lực lượng lao động mùa vụ đông đảo. Đồn điền ữở thành một bộ phận kinh tế nông nghiệp quan trọng, đánh thức được tiềm năng tự nhiên của Bắc Kỳ. 3 - Nông nghiệp đồng bằng Bắc Bộ đã bắt đầu chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa 62 Trước năm 1884, nông nghiệp khu vực đang ở trạng thái tự cung tự cấp. Sang thời thuộc địa, đồng bằng Bắc Bộ ữở thành nơi xuất khẩu hàng hóa tương đối lớn của cả nước. Hàng nông sản gồm lương thực (lúa gạo, ngô), các loại hoa màu, sản phẩm công nghiệp (cà phê, bông, vải, chè), gia súc (ữâu, bò). Trong đó cà phê, bông vải, trâu bì là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, vào loại lớn nhất cả nước. Hàng nông sản phần lớn được sang Pháp và cả nước khác. Người Pháp độc quyền thương chính, bên cạnh vai trò trung gian của người Hoa, cán cân thương mại nghiêng về xuất siêu. Sự chuyển dịch theo hướng hàng hóa của nông nghiệp diễn ra chậm so với các vùng Nam Kỳ và Trung Kỳ. Khi toàn quyền Paul Doumer đưa ra chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897), nông nghiệp đồng bằng Bắc Bộ mới có chuyển biến đầu tiên. Phải đến thời kỳ sau thế chiến I, nông nghiệp đồng bằng Bắc Bộ mới có chuyển biến mạnh mẽ và rõ nét. 4 - Tuy nhiên nền nông nghiệp đồng bằng Bắc Bộ thời kì từ ỉ 883 đến 1945 vẫn còn tồn tại những hạn chế sau: về mặt kỹ thuật canh tác, tuy nhiên thực dân Pháp còn nhập một lượng máy móc và phân bón nhất định nhưng trên thực tế vẫn không có một sự cải tiến kỹ thuật nào đáng kể trong nông nghiệp. Máy móc và phân bón chỉ được áp dụng trên các đồn điền còn trên đồng ruộng của ngưòi nông dân thì vẫn là hình ảnh quen thuộc từ xa xưa “Con trâu đi trước cái cày theo sau”, về phương thức canh tác, thực dân Pháp vẫn duy trì lối sản xuất nhỏ, lạc hậu, dựa trên chế độ phát canh thu tô. Với phương thức canh tác đó, nền nông nghiệp Bắc Kỳ vẫn nằm trong tình trạng trì ưệ, phụ thuộc vào tự nhiên. Nền nông nghiệp đồng bằng Bắc Bộ có tham gia vào quá trình xuất khẩu của Toàn xứ Đông Dương nhưng những sản phẩm xuất khẩu đó không phải là kết quả của một nền nông nghiệp phát triển, mà chủ yếu khai thác từ các đồn điền và vơ vét các sản phẩm của người nông dân. Hậu quả là trong khi hàng 63 chục vạn tấn lương thực bị thu mua xuất khẩu ra nước ngoài thì hàng triệu nông dân Bắc Kỳ lại lâm vào cảnh đói liên miên. Chính sách bóc lột tàn tệ của thực dân Pháp với người nông dân không chỉ kìm hãm sự phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam mà còn đẩy người nông dân đến con đường bần cùng hóa, làm gia tăng mâu thuẫn vốn có giữa nông dân với chính quyền thực dân Pháp và giai cấp địa chủ Việt Nam. Điều đó giải thích vì sao trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam trong suốt thế kỷ XX, người nông dân hăng hái đi theo dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, sát cánh cùng giai cấp công nhân làm cách mạng giải phóng dân tộc và tự giải phóng mình khỏi mọi ách áp bức bóc lột của đế quốc thực dân và phong kiến. 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- Đỗ Bang, Trương Hữu Quýnh (chủ biên) (1997), Tình hình ruộng đất nông nghiệp và đời sổng nông dân dưới triều Nguyễn, Nxb Thuận Hóa, Huế. 2- Đường Hồng Dật (chủ biên) (1994), Lịch sử nông nghiệp Việt Nam, Nxb nông nghiệp, Hà Nội. 3- Hồ Tuấn Dung, Chế độ thuế của thực dân Pháp ở Bắc Kỳ từ năm 1897 đến năm 1945, Nxb Chính trị Quốc gia. 4- Bùi Huy Đáp, Nguyễn Điển (1996), Nông nghiệp Việt Nam từ cội nguồn đến đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 5- Quách Ngọc Đương (2012), Những chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp Bắc Kỳ từ năm 1919 đến 1945, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Đại học Sư phạm Hà Nội 2. 6- Nguyễn Kiến Giang (1959), Phác qua tình hình ruộng đất và đời sổng nông dân trước cách mạng tháng Tám, Nxb Sự thật. 7- Đỗ Đức Hùng (1997), Vấn đề trị thủy đồng bằng Bắc bộ dưới thời Nguyễn (thế kỉ XIX), Nxb Khoa học xã hội. 8- Đinh Xuân Lâm (2001), Đại cương lịch sử, tập II, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 9- Phan Khánh (1981), Sơ khảo lịch sử thủy lợi Việt Nam (tập 1), Nxb Khoa học xã hội. 10- Nguyễn Văn Khánh (1998), “Biến đổi ruộng đất ở làng Mộ Trạch (Hải Dương) từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1945”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (1), Tr.33 -4 1 . 11- Nguyễn Văn Khánh (1999), “Chính sách ruộng đất của thực dân Pháp ở Việt Nam: Nội dung và hệ quả”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, (6), Tr.3 -14. 12- Nguyễn Văn Khánh (2000), Cơ cấu kinh tể - xã hội Việt Nam thời thuộc địa (1858 -1945), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 65 13- Dương Văn Khoa (2012J, “Đồn điền của người Pháp ở Nam Định từ năm 1884 đến 1918”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, (2), Tr.29 - 35. 14- Vũ Huy Phúc (1966), “Chế độ công điền công thổ Bắc Kỳ dưới thòi Pháp thống trị”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, (87), Tr.50 - 62. 15 -Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (2001), Đại cương lịch sử Việt Nam, toàn tập, từ thòi nguyên thủy đến năm 2000, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 16- Trương Hữu Quýnh (1998), “Nhìn lại xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, (3), Tr. 6 4 -6 5 . 17- Trần Vũ Tài (2007), Sự chuyển biến về kinh tế nông nghiệp ở Bắc Trung kỳ từ năm 1884 đến 1945, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội. 18- Tạ Thị Thúy (1996), Đồn điền của người Pháp ở Bắc Kì (1884-1918), Nxb Thế giới, Hà Nội. 19- Tạ Thị Thúy (2000), “Chăn nuôi trâu bò ở Bắc Kỳ nửa đầu thế kỷ XX”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, (2), Tr.67 - 75. 20- Tạ Thị Thúy (2001),Việc nhượng đất khẩn hoang ở Bẳc Kì (1919-1945), Nxb Thế giới, Hà Nội. 66 [...]... mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận tốt nghiệp gồm có 2 chương: Chương 1 Cơ sở dẫn đến những chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp ở đồng bằng Bắc Bộ từ năm 1883 đến năm 1945 Chương 2 Những chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp ở đồng bằng Bắc Bộ từ năm 1883 đến năm 1945 Chưtmg 1 C ơ SỞ DẪN ĐẾN NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở ĐỒNG BẰNG BẤC B ộ TỪ NĂM 1883 ĐẾN 1945. .. luận khoa học 5 Đóng góp của đề tài Khóa luận tốt nghiệp trình bày những chuyển biến của kinh tế nông nghiệp ở đồng bằng Bắc Bộ thòi thuộc Pháp trên các mặt: Chuyển biến về tình hình sở hữu ruộng đất, Chuyển biến về phương thức canh tác, Chuyển biến về cơ cấu cây trồng, vật nuôi Phân tích những tác động của quá trình khai thác thuộc địa nói chung, của nông nghiệp nói riêng đối vói tình hình kinh tế. .. Đời sống nông dân YÔ cùng khổ cực đẩy họ vào làm công nhân ở các công xưởng và chỉ nhận được những đồng lương chết đói 25 Chương 2 NHỮNG CHUYẾN BIẾN TRONG KINH TẾ NÔNG NGHIÊP Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘTỪ NĂM 1883 ĐẾN NĂM 1945 2.1 Chuyển biến về tình hình sở hữu ruộng đất 2.1.1 Ruộng đất công Cùng với việc phát triển chế độ sở hữu lớn về ruộng đất ở Nam Kỳ, thực dân Pháp còn thực hiện chủ chương bảo lưu chế... tinh đồng bằng Bắc Bộ thòi thuộc Pháp Cung cấp thêm những hiểu biết về đòi sống của nông dân trong khu vực dưới chế độ thuộc địa Bổ sung tư liệu về lịch sử địa phương, nhất là mảng kinh tế, góp phần làm sáng tỏ tình hình kinh tế -xã hội khu vực Bắc Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung thời cận đại Làm rõ những đặc điểm kinh tế nông nghiệp đồng bằng Bắc Bộ thời Pháp thuộc 6 Bổ cục của khóa luận tốt nghiệp. .. nhưng kinh tế đồn điền xuất hiện và phát triển ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ đã trở thành một nhân tố thúc đẩy sự chuyển biến của kinh tế nông nghiệp truyền thống 24 Tiểu kết chương 1 Đồng bằng Bắc bộ là khu vực có nhiều khả năng để phát triển một nền nông nghiệp đa dạng Tài nguyên thiên nhiên phong phú, tiềm năng lao động dồi dào, đồng bằng Bắc bộ có thế mạnh trog việc trồng lúa nước, cây công nghiệp và... Hằng năm hệ thống sông ngòi đã mang lại lượng phù sa lớn tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp ở đồng bằng Bắc Bộ Tóm lại, đồng bằng Bắc Bộ có điều kiện tự nhiên rất phong phú và đa dạng, có thế mạnh để phát triển một nền nông nghiệp đa dạng Tuy vậy, điều kiện tự nhiên ở đồng bằng Bắc Bộ cũng rất khắc nghiệt, phức tạp về địa hình và thời tiết, thủy văn khiến cho canh tác nông nghiệp. .. thuộc địa, thực dân Pháp đã chú ttọng đến mở mang đồn điền kinh doanh nông nghiệp Ngoài mục đích kinh tế (tìm kiếm lợi nhuận), đồn điền còn mang sứ mệnh chính trị (đảm bảo sự yên ổn ở những vùng dối loạn) và xã hội (đưa các loại cây mói vào trồng để thu hút bớt cư dân ra khỏi đồng bằng đông đúc Đồn điền ở đồng bằng Bắc Bộ được mở rộng trở thành của nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam cuối thế kỉ XIX Bên... đồng bằng Bắc Bộ sống ở nông thôn, hầu hết họ quàn tụ trên một phần lãnh thổ Với số lượng và tình hình phân bố dân cư như vậy, đồng bằng Bắc Bộ có nguồn lao động dồi dào Đó là điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp ở một xứ nhiệt đới trong khi kĩ thuật sản xuất còn lạc hậu Hơn nữa nông dân đồng bằng Bắc Bộ vốn chăm chỉ, thông minh, kiên nhẫn và rất có kinh 10 nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, ... công cuộc khai thác và bóc lột thuộc địa của mình Những yếu tố tự nhiên xã hội trên sau này sẽ tác động trực tiếp tới nền nông nghiệp đồng bằng Bắc Bộ thời kì 1883- 1945 1.2 Tình hình kỉnh tế nông nghiệp ở Đồng bằng Bắc Bộ trước năm 1883 1.2.1 Sở hữu ruộng đất Nhìn chung, sở hữu ruộng đất tồn tại hai phương thức chủ yếu là Nhà nước và tư nhân Ruộng đất sở hữu Nhà nước gồm 2 loại: Nhà nước trực tiếp quản... có những hạn chế về tác phong lao động sức ép về tình trạng canh tác, mộng đất manh mún do dân số quá đông gây ra, nông dân đồng bằng Bắc Bộ vẫn là một lực lượng lao động quan trọng, có vai ừò quyết định tới nền sản xuất nông nghiệp Với một nguồn lao động dồi dào, người nông dân có kinh nghiệm sản xuất lâu đời, đồng bằng Bắc Bộ có ưu thế để phát triển kinh tế nông nghiệp hơn so với các vùng khác trong ... chuyển biến kinh tế nông nghiệp đồng Bắc Bộ từ năm 1883 đến năm 1945 Chương Những chuyển biến kinh tế nông nghiệp đồng Bắc Bộ từ năm 1883 đến năm 1945 Chưtmg C SỞ DẪN ĐẾN NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG KINH. .. Đặc điểm tác động chuyển biến kinh tế nông nghiệp đồng Bắc Bộ từ năm 1883 đến năm 1945 55 2.6.1 Đặc điểm chuyển biến kình tế nông nghiệp đồng Bắc Bộ từ năm ỉ 883 đến năm 1945 55... nông nghiệp đồng Bắc Bộ Từ có nhìn khái quát kinh tế - xã hội đồng Bắc Bộ trước năm 1883 Thứ hai: Phải làm rõ chuyển biến kinh tế nông nghiệp đồng Bắc Bộ từ năm 1883 đến năm 1945 Trên sở tìm hiểu,

Ngày đăng: 06/10/2015, 14:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan