thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự

71 2.7K 31
thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT NIÊN KHÓA 2009 – 2013 ĐỀ TÀI THU THẬP, BẢO QUẢN VÀ XỬ LÝ VẬT CHỨNG TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ Giáo viên hướng dẫn: ThS. Mạc Giáng Châu Bộ môn Tư pháp Sinh viên thực hiện: Đoàn Thanh Bình MSSV: 5095403 Lớp: Tư Pháp 1 – K35 Cần Thơ, 5/2013 Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẬT CHỨNG ...................4 1.1. Một số khái niệm cơ bản.................................................................................4 1.1.1. Khái niệm chứng cứ .................................................................................4 1.1.1.1. Định nghĩa chứng cứ ........................................................................4 1.1.1.2. Thuộc tính của chứng cứ ..................................................................6 1.1.1.3. Phân loại chứng cứ...........................................................................8 1.1.2. Khái niệm vật chứng............................................................................... 11 1.2. 1.1.2.1. Định nghĩa vật chứng ..................................................................... 11 1.1.2.2. 1.1.2.3. Đặc điểm của vật chứng.................................................................. 12 Phân loại vật chứng ........................................................................ 13 Cơ sở lý luận về vật chứng............................................................................ 16 1.2.1. 1.2.2. Mối quan hệ giữa vật chứng và chứng cứ.............................................. 16 Vị trí, vai trò của vật chứng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự ... 17 1.2.3. Ý nghĩa của vật chứng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự........... 19 1.2.4. Nguyên tắc của việc thu thâp, bảo quản và xử lý vật chứng .................. 20 CHƯƠNG 2. THU THẬP, BẢO QUẢN VÀ XỬ LÝ VẬT CHỨNG TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ.......................................................................................................... 24 2.1. Thu thập vật chứng....................................................................................... 24 2.1.1. Biện pháp thu thập vật chứng ................................................................ 24 2.1.2. Chủ thể thu thập vật chứng .................................................................... 28 2.1.3. Trình tự, thủ tục thu thập vật chứng ...................................................... 29 2.2. Bảo quản vật chứng ...................................................................................... 32 2.2.1. 2.2.2. 2.2.3. Biện pháp bảo quản vật chứng............................................................... 32 Chủ thể bảo quản vật chứng................................................................... 35 Trình tự, thủ tục bảo quản vật chứng..................................................... 36 2.3. Xử lý vật chứng ............................................................................................. 38 2.3.1. Biện pháp xử lý vật chứng...................................................................... 38 2.3.2. Chủ thể xử lý vật chứng ......................................................................... 41 2.3.3. Trình tự, thủ tục xử lý vật chứng ........................................................... 42 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT ................................. 44 3.1. Về mặt pháp lý .............................................................................................. 44 3.1.1. Thu thập vật chứng ............................................................................... 44 3.1.2. Bảo quản vật chứng ............................................................................... 46 3.1.2.1. Chủ thể bảo quản vật chứng ........................................................... 46 GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự 3.1.2.2. Bảo quản vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ ...................................................... 47 3.1.3. Xử lý vật chứng...................................................................................... 49 3.1.3.1. Biện pháp xử lý vật chứng .............................................................. 49 3.1.3.2. Trình tự, thủ tục xử lý vật chứng .................................................... 53 3.2. Về mặt thực tiễn ............................................................................................ 54 3.2.1. Về việc đảm bảo nguyên tắc kịp thời, đầy đủ, đúng trình tự, thủ tục khi thu thập vật chứng................................................................................................. 54 3.2.1.1. 3.2.1.2. Tồn tại ............................................................................................. 54 Giải pháp......................................................................................... 55 3.2.2. Về việc đảm bảo nguyên tắc bảo quản nguyên vẹn, không để mất mát, lẫn lộn, hư hỏng vật chứng ................................................................................... 56 3.2.2.1. Tồn tại ............................................................................................. 56 3.2.2.2. Giải pháp......................................................................................... 58 3.2.3. Về việc xử lý vật chứng trong vụ án hình sự .......................................... 59 3.2.3.1. 3.2.3.2. Tồn tại ............................................................................................. 59 Giải pháp......................................................................................... 60 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 62 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đấu tranh và phòng chống tội phạm là trách nhiệm của toàn xã hội mà trước hết là thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Một khi có vụ án hình sự xảy ra, nhiệm vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng là phải sử dụng mọi biện pháp hợp pháp để chứng minh và làm rõ sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ để từ đó có cơ sở cho việc ra các quyết định giải quyết đúng đắn vụ án. Muốn chứng minh và làm rõ sự thật khách quan của vụ án thì các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải xác định được những chứng cứ cần thiết làm cơ sở cho việc chứng minh. Chứng cứ là phương tiện của việc chứng minh, thông qua chứng cứ sẽ giúp các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng xác định được những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án. Bộ luật tố tụng hình sự 2003 (BLTTHS 2003) quy định chứng cứ được xác định bằng nhiều hình thức khác nhau trong đó có vật chứng. Vật chứng là một trong những nguồn cung cấp chứng cứ đầu tiên và quan trọng. Thông qua vật chứng, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có thể rút ra được các chứng cứ cần thiết cho việc chứng minh tội phạm và người phạm tội cũng như những tình tiết khác giúp cho việc giải quyết đúng đắn vụ án. Xuất phát từ vai trò, tầm quan trọng của vật chứng trong thực tiễn giải quyết vụ án hình sự mà BLTTHS 2003 đã có những quy định cụ thể để điều chỉnh về vấn đề thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng. Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng là ba hoạt động tố tụng quan trọng diễn ra liền kề và đan xen nhau trong quá trình giải quyết vụ án. Thu thập vật chứng không ngoài mục đích tìm kiếm chứng cứ phục vụ cho quá trình giải quyết vụ án; bảo quản vật chứng trước hết là bảo vệ giá trị chứng minh, bảo vệ chứng cứ mà vật chứng chứa đựng; xử lý vật chứng nhằm mục đích tước đoạt công cụ, phương tiện phạm tội, khôi phục lại các quyền sở hữu và quản lý hợp pháp Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội xâm hại, cũng như làm giảm nhẹ gánh nặng trách nhiệm bảo quản vật chứng. Việc áp dụng đúng đắn các quy định về thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng góp phần quan trọng vào việc giải quyết vụ án được nhanh chóng, chính xác, khách quan, toàn diện và đầy đủ. Bảo vệ kịp thời các quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị hành vi phạm tội xâm hại. Tuy nhiên, những quy định về thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong BLTTHS 2003 vẫn còn nhiều điểm chưa được quy định, hướng dẫn rõ ràng và cụ thể, từ đó dẫn đến những khó khăn, vướng mắc khi GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 1 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự áp dụng. Bên cạnh đó, việc áp dụng các quy định về thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trên thực tiễn vẫn còn tồn tại nhiều bất cập gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình giải quyết vụ án. Để nhằm hiểu rõ hơn về vai trò cũng như thực tiễn áp dụng các quy định về thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong quá trình giải quyết vụ án. Từ đó, phát hiện ra những điểm còn tồn tại và đề xuất những ra giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng, giúp cho quá trình giải quyết vụ án được nhanh chóng, khách quan, toàn diện và đầy đủ, góp phần có hiệu quả vào công tác đấu tranh và phòng chống tội phạm thì việc tìm hiểu, giải thích và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng có ý nghĩa rất quan trọng. Chính vì vậy, người viết đã quyết định chọn đề tài “Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự” để tìm hiểu và nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng là chuỗi các hoạt động tố tụng có liên quan với nhau và có vai trò quan trọng trong quá trình điều tra, giải quyết vụ án hình sự. Kết quả của hoạt động thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng là một trong những nhân tố quan trọng góp phần quyết định đến kết quả của toàn bộ quá trình giải quyết vụ án. Nếu việc thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng không được quy định cụ thể cũng như thực hiện tốt sẽ dẫn đến những khó khăn nhất định, gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả của quá trình giải quyết vụ án. Thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu các quy định về thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng và việc vận dụng các quy định này trên thực tiễn. Từ đó, người viết mong muốn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng, đồng thời chỉ ra những tồn tại, thiếu sót của quy định pháp luật về thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng cũng như trong thực tiễn áp dụng. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong BLTTHS 2003, phục vụ có hiệu quả cho quá trình giải quyết vụ án, góp phần vào công cuộc đấu tranh và phòng chống tội phạm. 3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài: “Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự” là một đề tài phức tạp cả về mặt lý luận cũng như trên thực tiễn. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp, kiến thức và kinh nghiệm bản thân còn non yếu nên người viết chỉ tập trung nghiên cứu, tìm hiểu một số vấn đề về lý luận cũng như những quy định cụ thể trong BLTTHS 2003 về thu thập, bảo quản và xử lý vật GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 2 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự chứng. Trong phạm vi đề tài, người viết nghiên cứu xoay quanh các vấn đề liên quan đến định nghĩa, thuộc tính, phân loại chứng cứ; định nghĩa, đặc điểm, phân loại vật chứng; mối quan hệ giữa vật chứng, chứng cứ; vị trí, vai trò, ý nghĩa của vật chứng; những quy định về nguyên tắc của việc thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng; biện pháp, chủ thể, trình tự, thủ tục thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng. Thông qua đó, người viết chỉ ra những tồn tại về mặt pháp lý cũng như trên thực tiễn áp dụng các quy định về thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng. Từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa MácLê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và Nhà nước về cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trong đề tài nghiên cứu này người viết sử dụng kết hợp một số phương pháp nghiên cứu như: phương pháp nghiên cứu lý luận trên tài liệu, sách vở; phương pháp phân tích luật viết; phương pháp phân tích, tổng hợp các thông tin trong một số sách, công trình nghiên cứu, bài viết và tạp chí chuyên ngành có liên quan. Từ đó, người viết vận dụng vào việc nghiên cứu đề tài này. 5. Bố cục đề tài Bố cục đề tài: Ngoài phần mục lục, lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề tài được bố trí thành 3 Chương bao gồm: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về vật chứng. Chương 2: Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng. Chương 3: Một số tồn tại và giải pháp đề xuất. Vì thời gian nghiên cứu có hạn, việc tìm kiếm tài liệu còn hạn chế, và cũng đây là lần đầu tiên người viết nghiên cứu một đề tài luận văn tốt nghiệp mang tính khoa học. Vì vậy, chắc hẳn không tránh khỏi những thiếu sót, sai phạm trong việc phân tích, tổng hợp các quy định của pháp luật cũng như những bất cập còn tồn tại trên thực tiễn của việc thu thập, bảo quản và xử ý vật chứng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Vì vậy, người viết rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, đánh giá, phê bình của quý Thầy, Cô để đề tài được hoàn thiện hơn. GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 3 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẬT CHỨNG 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm chứng cứ 1.1.1.1. Định nghĩa chứng cứ Bản chất của quá trình giải quyết vụ án hình sự là hoạt động chứng minh. Quá trình giải quyết vụ án hình sự trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, tuy nhiên ở giai đoạn nào thì các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng cũng nhằm mục đích chứng minh và làm rõ có hành vi phạm tội xảy ra hay không, ai là chủ thể thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết cần thiết khác giúp cho việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Để chứng minh và làm sáng tỏ những vấn đề trên đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố phải xác định được những chứng cứ cần thiết phục vụ cho quá trình giải quyết vụ án. Chứng cứ là phương tiện của việc chứng minh nhằm xác định các tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Nhờ vào chứng cứ mà các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng làm rõ được những vấn đề cần phải chứng minh từ đó có những quyết định giải quyết đúng đắn vụ án. Khi bàn về định nghĩa chứng cứ, đã có nhiều quan điểm khác nhau được đưa ra trong khoa học Luật tố tụng hình sự. Chẳng hạn như: Quan điểm thứ nhất cho rằng: “Chứng cứ trong vụ án hình sự là những thông tin xác thực về những gì có thật liên quan đến hành vi phạm tội được nghi nhận hoặc lưu giữ trong các nguồn do luật định, được thu thập theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định mà những người và cơ quan tiến hành tố tụng dùng làm căn cứ để xác định sự thật khách quan của vụ án”1. Quan điểm thứ hai cho rằng: “Chứng cứ trong vụ án hình sự là những thông tin có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự quy định mà cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết vụ án hình sự”2. 1 Đỗ Văn Đương, Chứng cứ và chứng minh trong vụ án hình sự, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2006, tr. 15. Trần Quang Tiệp, Chế định chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, 2009, tr. 30. 2 GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 4 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự Quan điểm thứ ba cho rằng: “Chứng cứ là những cái có thật mang những thông tin xác thực về sự kiện thực tế có liên quan đến vụ án hình sự, được thu thập theo trình tự do Bộ luật tố tụng hình sự quy định mà cơ quan và người có thẩm quyền tố tụng hình sự dùng để làm sáng tỏ những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án hình sự”3. Dù các quan điểm định nghĩa về chứng cứ nói trên khác nhau về hình thức diễn đạt ngôn từ, nhưng khi xét về nội dung chúng đều có những điểm chung nhất định. Đều khẳng định chứng cứ là những gì có thật tồn tại trong thực tế khách quan, phản ánh đúng thực tế khách quan, có liên quan nhất định đến vụ án hình sự và được thu thập theo những trình tự, thủ tục nhất định do Bộ luật tố tụng hình sự quy định để làm căn cứ cho việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Xác định được tầm quan trọng của chế định chứng cứ, cũng như đáp ứng thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm, BLTTHS 2003 trên cơ sở kế thừa Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 (BLTTHS 1988) đã nêu định nghĩa một cách khái quát về chứng cứ tại khoản 1 Điều 64, theo đó: “Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án”. Từ định nghĩa chứng cứ được quy định tại khoản 1 Điều 64 trong BLTTHS 2003 cho thấy, chứng cứ trước hết phải là “những gì là có thật”, những gì có thật ở đây có thể hiểu là những thông tin có thật và có liên quan về vụ án hình sự được phản ánh bởi những đối tượng khác nhau tồn tại trong môi trường xung quanh, do quá trình thực hiện tội phạm, người phạm tội đã tác động vào những đối tượng này. Thông qua việc thu thập và khai thác những thông tin có thật và có liên quan đến vụ án sẽ giúp các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng làm rõ những vấn đề cần phải chứng minh từ đó xác định sự thật khách quan của vụ án. Bên cạnh những gì có thật và có liên quan đến vụ án, định nghĩa chứng cứ còn quy định chứng cứ phải được thu thập theo những trình tự, thủ tục nhất định do Bộ luật tố tụng hình sự quy định. Việc tuân thủ những trình tự, thủ tục khi thu thập chứng cứ nhằm bảo đảm giá trị pháp lý và tính minh bạch của chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. 3 Nguyễn Văn Cừ, Chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2005, tr. 80. GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 5 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự Như vậy, chứng cứ phải là những gì có thật và có liên quan về vụ án được các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thu thập theo những trình tự, thủ tục nhất định do Bộ luật tố tụng hình sự quy định nhằm làm sáng tỏ những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án hình sự. 1.1.1.2. Thuộc tính của chứng cứ Căn cứ vào định nghĩa về chứng cứ được quy định tại khoản 1 Điều 64 BLTTHS 2003 cho thấy, những gì được xem là chứng cứ đòi hỏi phải đáp ứng đầy đủ các thuộc tính sau đây: Thuộc tính khách quan: theo Đại từ điển tiếng Việt thì khách quan là : “Cái tồn tại bên ngoài, không phụ thuộc vào ý thức của con người”4. Chứng cứ trước hết phải là những gì có thật, tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. Tính khách quan của chứng cứ thể hiện ở chổ nó tồn tại trong thực tế khách quan, phản ánh một cách trung thực những tình tiết của vụ án đã xảy ra, không bị bóp méo, giả tạo hay do suy đoán, tưởng tượng mà có. Đây là thuộc tính cơ bản nhất của chứng cứ.5 Thuộc tính này của chứng cứ đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng khi giải quyết vụ án hình sự phải tôn trọng sự thật, không duy ý chí, chủ quan để áp đặt. Nếu những gì là có thật nhưng được các chủ thể giải quyết vụ án nhận thức không đúng, chủ quan, suy diễn, áp đặt thì sẽ mất đi thuộc tính khách quan và không được công nhận là chứng cứ. Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, thuộc tính khách quan của chứng cứ là cơ sở quan trọng đảm bảo để giải quyết đúng đắn vụ án. Nếu thuộc tính khách quan của chứng cứ không được đảm bảo có thể sẽ dẫn đến quá trình giải quyết vụ án không còn chính xác, khách quan, xử lý không đúng người, đúng tội, dẫn đến kết tội oan hoặc để lọt tội phạm. Thuộc tính liên quan: thuộc tính này đòi hỏi những gì là có thật, tồn tại khách quan phải có mối liên hệ khách quan nhất định đến những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án hình sự. Chứng cứ được cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự, vì vậy đòi hỏi chứng cứ phải có thuộc tính liên quan. Thuộc tính liên quan của chứng cứ thể hiện ở chổ nó có liên quan đến những vấn đề cần phải chứng minh 4 5 Nguyễn Như Ý, Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 1998, tr. 884. Nguyễn Văn Cừ, Chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Tư pháp Hà Nội, 2005, tr. 82. GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 6 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự trong vụ án hình sự. Trong quá trình giải quyết vụ án, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có thể thu thập được nhiều tài liệu, sự kiện khác nhau tồn tại khách quan nhưng chỉ được coi chứng cứ khi nó có liên quan đến vụ án. Nếu những gì tồn tại khách quan nhưng không có liên quan đến vụ án thì không phải là chứng cứ. Thuộc tính liên quan của chứng giúp cho cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng xác định được những gì cần thiết cho quá trình giải quyết đúng đắn vụ án, tránh tình trạng thu thập một cách tràn lan, gây tốn kém, lãng phí. Thuộc tính liên quan là thuộc tính không thể thiếu của chứng cứ. Thuộc tính hợp pháp: tính hợp pháp của chứng cứ thể hiện chứng cứ phải được thu thập, kiểm tra, đánh giá theo đúng trình tự, thủ tục mà Luật tố tụng hình sự đã quy định. Tính hợp pháp của chứng cứ có nền tảng là nguyên tắc pháp chế xã hội chủ trong tố tụng hình sự6. Đây là nguyên tắc Hiến định, đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng khi tiến hành giải quyết vụ án hình sự phải tuân thủ các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ án nói chung và những quy định về trình tự, thủ tục thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ nói riêng. Tuân thủ những trình tự, thủ tục khi thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ là đảm bảo tính hợp pháp của chứng cứ và góp phần bảo đảm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự. Ngoài việc chứng cứ phải được thu thập, kiểm tra, đánh giá theo những trình tự, thủ tục nhất định thì tính hợp pháp của chứng cứ đòi hỏi chứng cứ phải được xác định từ những nguồn nhất định theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Theo quy định tại khoản 2 Điều 64 BLTTHS 2003 thì chứng cứ được xác định bằng những nguồn sau: “Vật chứng ; lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo ; kết luận giám định ; biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác”. Đây là những nguồn hợp pháp giúp xác định chứng cứ. Nếu những gì là có thật, liên quan đến vụ án nhưng không được rút ra từ các nguồn chứng cứ và không được thu thập, kiểm tra, đánh giá theo đúng những trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự quy định thì sẽ không đáp ứng thuộc tính hợp pháp và không được xem là chứng cứ trong vụ án. Tính hợp pháp nhằm đảm bảo cho chứng cứ có đầy đủ giá trị chứng minh. 6 Điều 3. Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự. “ Mọi hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng phải được tiến hành theo quy định của Bộ luật này.” GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 7 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự Như vậy, chứng cứ trong vụ án hình sự phải đáp ứng đầy đủ ba thuộc tính: tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp. Tính khách quan và tính liên quan là nội dung của chứng cứ còn tính hợp pháp là hình thức của chứng cứ. Ba thuộc tính này của chứng cứ là một thể thống nhất, có mối quan hệ nội tại, gắn bó chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Nếu thiếu một trong ba thuộc tính trên thì một tài liệu, sự kiện sẽ mất đi giá trị chứng minh và không thể trở thành chứng cứ trong vụ án hình sự. 1.1.1.3. Phân loại chứng cứ Phân loại chứng cứ là việc phân chia chứng cứ thành những loại khác nhau dựa trên những tiêu chí nhất định. Xuất phát từ những tiêu chí khác nhau mà khoa học Luật tố tụng hình sự có những cách phân chia chứng cứ khác nhau. Chứng cứ được phân thành những loại sau: Chứng cứ trực tiếp và chứng cứ gián tiếp. Cách phân loại chứng cứ này dựa trên tiêu chí mối quan hệ giữa chứng cứ và những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án hình sự: Chứng cứ trực tiếp: là chứng cứ mà dựa vào nó có thể xác định được ngay những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án. Bằng chứng cứ trực tiếp các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có thể kết luận được ngay có hành vi phạm tội xảy ra hay không, ai là người thực hiện hành vi phạm tội, yếu tố lỗi, động cơ, mục đích phạm tội cũng như những tình tiết khác cần phải chứng minh trong quá trình giải quyết vụ án. Do có liên hệ trực tiếp đến những vấn đề cần phải chứng minh nên chứng cứ trực tiếp có giá trị chứng minh cao trong quá trình giải quyết vụ án. Chứng cứ gián tiếp: là chứng cứ không trực tiếp làm rõ ngay những vấn đề cần phải chứng minh nhưng khi kết hợp với các tình tiết khác sẽ giúp xác định được những vấn đề cần phải chứng minh. Khác với chứng cứ trực tiếp, chứng cứ gián tiếp chỉ chứng minh được tính liên quan đến vụ án đã xảy ra chứ chưa cho phép xác định được ngay những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án. Muốn xác định được phải đặt chứng cứ gián tiếp bên cạnh những tình tiết, sự kiện khác có liên quan đến vụ án để từ đó so sánh, đối chiếu tìm ra mối liên hệ nhất định đi đến làm rõ những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án. Việc phân loại chứng cứ thành chứng cứ trực tiếp và chứng cứ gián tiếp có ý nghĩa quan trọng trong quá trình chứng minh, giải quyết vụ án hình sự. Nếu là GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 8 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự chứng cứ trực tiếp sẽ xác định được ngay những vấn đề cần phải chứng minh, từ đó giúp các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng dễ dàng xác định sự thật khách quan của vụ án, góp phần giải quyết nhanh chóng vụ án. Ngược lại, nếu là chứng cứ gián tiếp thì các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải tìm kiếm, thu thập thêm những tình tiết, sự kiện khác để kết hợp với chứng cứ gián tiếp từ đó xác định được những vấn đề cần phải chứng minh. Chứng cứ gốc và chứng cứ sao chép, thuật lại. Cách phân loại chứng cứ này dựa trên tiêu chí nguồn gốc xuất xứ mà chứng cứ được rút ra: Chứng cứ gốc: là chứng cứ được rút ra từ nguồn xuất xứ đầu tiên mà không qua khâu trung gian. Nguồn xuất xứ đầu tiên của chứng cứ là nguồn trực tiếp tiếp nhận và phản ánh những thông tin về vụ phạm tội ngay khi hành vi phạm tội được thực hiện. Do được rút ra từ nguồn xứ xứ đầu tiên mà không phải trải qua khâu trung gian nào nên mức độ chính xác về thông tin của chứng cứ càng cao, giúp các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng dễ dàng tiếp cận sự thật của vụ án. Chứng cứ sao chép, thuật lại: là chứng cứ không được được rút ra từ nguồn xuất xứ đầu tiên mà thông qua một hay nhiều khâu trung gian. Mặc dù chứng cứ sao chép, thuật lại được rút ra từ những nguồn trung gian nhưng vẫn phải đảm bảo tính liên quan với nguồn xuất xứ đầu tiên của chứng cứ. Do được thu thập qua những nguồn trung gian nên tính chính xác về những thông tin của chứng cứ có phần hạn chế hơn so với chứng cứ gốc ban đầu. Việc phân loại chứng cứ thành chứng cứ gốc và chứng cứ sao chép, thuật lại có ý nghĩa quan trọng trong việc chứng minh giải quyết vụ án hình sự. Chứng cứ gốc có giá trị chứng minh cao hơn chứng cứ sao chép, thuật lại do mức độ chính xác của thông tin trong chứng cứ gốc cao hơn chứng cứ sao chép, thuật lại. Vì vậy, để giải quyết vụ án được nhanh chóng, chính xác đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải thu được những chứng gốc. Nói như vậy không có nghĩa là chỉ quan tâm thu thập những chứng cứ gốc mà xem nhẹ những chứng cứ sao chép, thuật lại. Trong nhiều trường hợp, chứng cứ sao chép, thuật lại cũng giúp khẳng định, củng cố giá trị chứng minh của chứng cứ gốc. Vì vậy, phải quan tâm thu thập cả chứng cứ gốc kết hợp với chứng cứ sao chép nhằm đảm bảo giải quyết vụ án được toàn diện, đầy đủ. Chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội. Cách phân loại chứng cứ này căn cứ vào tiêu chí mối quan hệ giữ chứng cứ và đối tượng bị buộc tội: GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 9 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự Chứng cứ buộc tội: là chứng cứ xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội và các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự của người đó. Các chứng cứ buộc tội tập trung vào việc chứng minh một người là có tội và phải chịu trách nhiệm hình sự tương ứng. Bên cạnh đó, chứng cứ buộc tội còn là những chứng cứ xác định hành vi phạm tội thuộc các tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự 1999 (BLHS 1999). Đây là những chứng cứ mang tính chất bất lợi và làm xấu đi tình trạng pháp lý cho người phạm tội. Chứng cứ buộc tội được các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng dùng làm cơ sở cho việc ra các quyết định khởi tố, truy tố, xét xử, xác định tội danh, định khung hình phạt,… cho người phạm tội. Chứng cứ gỡ tội: là chứng cứ xác định không có sự việc phạm tội hoặc các tình tiết làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người thực hiện tội phạm. Trái lại với chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội lại tập trung vào việc bác bỏ khả năng phạm tội của một người, chứng minh là họ không phạm tội, hành vi của họ không cấu thành tội phạm hoặc cấu thành tội phạm nhưng thuộc trường hợp không phải chịu trách nhiệm hình sự. Chứng cứ gỡ tội cũng là những chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội thuộc những trường hợp giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 46 BLHS 1999. Chứng cứ gỡ tội là căn cứ đề các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hủy bỏ các quyết định khởi tố vụ án, đình chỉ vụ án, đình chỉ điều tra, truy tố về tội nhẹ hơn, miễn hoặc giảm trách nhiệm hình sự,…cho người phạm tội. Việc phân loại chứng cứ thành chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội có ý nghĩa quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Chứng cứ buộc tội cùng với chứng cứ gỡ tội giúp xác định sự thật của vụ án được khách quan, toàn diện và đầy đủ. Vì vậy, đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng khi tiến hành giải quyết vụ án phải thu thập đầy đủ cả những chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội. Tránh khuynh hướng chỉ thu thập chứng cứ buộc tội mà bỏ qua hoặc xem nhẹ những chứng cứ gỡ tội sẽ dẫn đến quá trình giải quyết vụ án không chính xác, khách quan, toàn diện và đầy đủ. Việc phân chia chứng cứ thành những loại khác nhau chỉ mang tính tương đối. Một chứng cứ có thể là chứng cứ trực tiếp trong nội dung này nhưng lại là chứng cứ gián tiếp trong nội dung khác hoặc một chứng cứ vừa là chứng cứ trực tiếp vừa là chứng cứ gốc, vừa là chứng cứ sao chép, thuật lại... Chứng cứ được phân thành nhiều loại khác nhau nhưng chung qui lại cũng đều nhằm mục đích GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 10 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự giúp cho việc thu thập, kiểm tra đánh giá, bảo quản, sử dụng và xử lý chứng cứ đạt hiệu quả trong quá trình giải quyết vụ án. 1.1.2. Khái niệm vật chứng 1.1.2.1. Định nghĩa vật chứng Quá trình thực hiện tội phạm là một quá trình vật chất xảy ra trong thế giới khách quan và được thế giới khách quan phản ánh lại thông qua những phản ánh vật chất và phản ánh ý thức. Phản ánh vật chất là phản ánh bởi các vật thể, còn phản ánh ý thức là phản ánh thông qua não bộ của con người. Thông qua phản ánh vật chất, những dấu vết do hành vi tác động của người phạm tội sẽ được các vật thể khác nhau lưu giữ và phản ánh lại. Hay nói cách khác, những vật thể đó có chứa đựng các thông tin về vụ phạm tội mà thông qua nó các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng rút ra được những thông tin, tình tiết cần thiết phục vụ cho quá trình giải quyết vụ án. Những vật thể đó được khoa học tố tụng hình sự gọi là vật chứng. Vật chứng được quy tại Điều 74 BLTTHS 2003, theo đó: “Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật mang dấu vết của tội phạm; vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội.” Vật chứng trước hết phải là những vật thể nhất định mà con người có thể nhận biết, mô tả được. Những vật thể này có giá trị chứng minh trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Giá trị chứng minh của nó thể hiện ở chổ là những vật mà dựa vào nó các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có thể xác định được các thông tin, tình tiết có liên quan đến vụ án, tạo cơ sở cho quá trình giải quyết đúng đắn vụ án. Vật chứng được thu thập theo những trình tự, thủ tục nhất định do Bộ luật tố tụng hình sự quy định. Bản thân vật chứng có chứa đựng những thông tin, tình tiết có liên quan đến vụ án, có thể được các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng sử dụng để làm chứng cứ phục vụ cho quá trình giải quyết vụ án. Chính vì vậy, để đảm bảo cho những thông tin, tình tiết được rút ra từ vật chứng có giá trị chứng minh, có thể được sử dụng làm chứng cứ thì đòi hỏi vật chứng phải được thu thập bằng những biện pháp, tuân theo những trình tự, thủ tục nhất định do Bộ luật tố tụng hình sự quy định. Nếu vật chứng không được thu thập bằng những biện pháp, trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự quy định thì những thông tin, tình GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 11 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự tiết có chứa đựng trong vật chứng cho dù có liên quan đến vụ án cũng không có giá trị chứng minh, không được sử dụng làm chứng cứ cho quá trình giải quyết vụ án. Như vậy, vật chứng trong vụ án hình sự là những vật thể được thu thập theo trình tự, thủ tục nhất định do Bộ luật tố tụng hình sự quy định có chứa đựng những thông tin, tình tiết có thể được xác định làm chứng cứ cho quá trình giải quyết đúng đắn vụ án. 1.1.2.2. Đặc điểm của vật chứng Mỗi một sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới khách quan đều mang trong mình những điểm đặc trưng nhất định, phản ánh đầy đủ bản chất bên trong của chúng, giúp phân biệt sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tương khác. Đối với vật chứng trong vụ án hình sự cũng vậy. Vật chứng cũng mang trong mình những đặc điểm riêng để từ đó phân biệt với những sự vật, hiện tượng khác không phải là vật chứng. Vật chứng trong vụ án hình sự trước hết phải là những vật thể nhất định tồn tại trong thế giới khách quan mà các chủ thể giải quyết vụ án có thể tri giác được. Đây là đặc điểm cơ bản nhất của vật chứng. Theo Đại từ điển tiếng Việt thì vật được giải thích là “cái có hình khối, tồn tại trong không gian, có thể nhận biết được”7. Như vậy, các vật thể mang tính hữu hình cụ thể mà các cơ quan, người tiến hành tố tụng có thể nhận biết được thông qua cảm nhận giác quan đều có thể trở thành vật chứng trong vụ án hình sự. Những gì không tồn tại dưới dạng vật thể nhất định thì sẽ không được xem là vật chứng. Do tồn tại dưới dạng vật thể nên khả năng vật chứng xuất hiện trong vụ án hình sự rất đa dạng đa dạng và phong phú. Vật chứng có thể là những vật thể to lớn, đồ sộ nhìn thấy một cách dễ dàng nhưng cũng có thể chỉ là một vật thể nhỏ bé, li ti cần phải quan sát tỉ mỉ hoặc có sự hỗ trợ của các phương tiện khoa học kỹ thuật phù hợp mới có thể nhìn thấy được. Cũng chính vì là những vật thể vô tri, vô giác tồn tại trong thế giới khách quan nên vật chứng có tính khách quan cao, song vật chứng cũng dễ bị tác động bởi các yếu tố khác nhau trong môi trường tự nhiên dẫn đến thay đổi, biến dạng hoặc hủy hoại. Chính vì vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng cần lưu ý tới đặc điểm này của vật chứng để kịp thời có những biện pháp thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng cho phù hợp 7 Nguyễn Như Ý, Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa – Thông tin, 1998, tr.1803. GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 12 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự Vật chứng có chứa đựng những thông tin, tình tiết có thể được sử dụng để làm chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Vật chứng xuất hiện trong vụ án hình sự và có liên quan nhất định với quá trình xảy ra vụ án do bản thân vật chứng có chứa đựng những thông tin, tình tiết mà thông qua việc khai thác những thông tin, tình tiết đó các chủ thể giải quyết vụ án có thể tìm ra được những chứng cứ cần thiết làm sáng tỏ những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án hình sự. Đây là đặc điểm không thể thiếu được của một vật chứng. Bản thân sự tồn tại của mỗi một vật thể có thể mang trong nó rất nhiều đặc điểm khác nhau phản ánh những thông tin khác nhau. Tuy nhiên, đối với một vật thể được xác định là vật chứng thì song song với việc mang trong mình những thông tin phản ánh về các đặc điểm vốn có như tính chất, đặc điểm, cấu tạo lý hóa,… còn đòi hỏi vật thể đó phải chứa đựng những thông tin, tình tiết phản ánh về vụ án có thể được xác định làm chứng cứ cho quá trình giải quyết vụ án. Nếu một vật không có chứa đựng các thông tin, tình tiết phản ánh về vụ án có thể được sử dụng để làm chứng cứ thì nó không phải là vật chứng mà chỉ là một vật thể bình thường. Vật chứng mang tính pháp lý tố tụng hình sự. Đặc điểm này của vật chứng xuất phát từ đặc điểm vật chứng chứa đựng những thông tin, tình tiết phản ánh về vụ án có thể được các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng xác định làm chứng cứ phục vụ cho quá trình giải quyết vụ án hình sự. Vì vậy, để đảm bảo cho những thông tin, tình tiết rút ra từ vật chứng có giá trị chứng minh thì yêu cầu vật chứng trước hết phải được thu thập theo những trình tự, thủ tục nhất định do pháp luật tố tụng hình sự quy định. Ngoài ra, do tính chất đặc thù vật chứng dễ bị tác động bởi các yếu tố tự nhiên bên ngoài làm giảm sút giá trị chứng minh dẫn đến có thể gây khó khăn cho quá trình giải quyết vụ án. Vì vậy, pháp luật tố tụng hình sự quy định vật chứng cũng phải được bảo quản ngay sau thu thập nhằm đảm bảo giá trị chứng minh. Hơn nữa, khi vụ án kết thúc vấn đề xử lý vật chứng cũng được pháp luật tố tụng hình sự quy định. Như vậy, đối với vật chứng vấn đề thu thập, bảo quản và xử lý đều chịu sự điều chỉnh của quy định Bộ luật tố tụng hình sự. Chính những quy định này đã góp phần tạo nên đặc điểm pháp lý riêng biệt cho vật chứng trong vụ án hình sự. 1.1.2.3. Phân loại vật chứng Phân loại vật chứng là việc chia vật chứng thành những loại khác nhau dựa trên những căn cứ nhất định. Căn cứ vào đặc điểm của việc xuất hiện và tham gia vào quá trình xảy ra vụ án hình sự mà vật chứng có thể được phân thành những GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 13 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự loại khác nhau. Theo quy định tại Điều 74 BLTTHS 2003 thì vật chứng được chia thành các loại sau: Vật chứng là những vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội. Công cụ phạm tội là những vật mà người phạm tội sử dụng để tác động trực tiếp vào đối tượng tác động của tội phạm từ đó gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm8. Ví dụ, vật chứng là dao để đâm, súng để bắn, dây thừng để siết cổ, thuốc để đầu độc… Phương tiện phạm tội là những vật mà người phạm tội tuy không dùng để tác động trực tiếp vào đối tượng tác động của tội phạm, nhưng được sử dụng vào quá trình thực hiện tội phạm, có tác dụng hỗ trợ, giúp đỡ cho quá trình thực hiện tội phạm. Ví dụ, vật chứng là điện thoại để liên lạc, xe dùng để đi cướp, tàu thuyền để di chuyển… Những vật chứng thuộc loại này đều có chung đặc điểm là những vật có tác dụng hỗ trợ nhất định vào quá trình thực hiện tội phạm của người phạm tội. Việc phân loại vật chứng thành vật chứng là công cụ phạm tội và vật chứng là phương tiện phạm tội chỉ có ý nghĩa tương đối, một vật chứng có thể là công cụ phạm tội trong vụ án này nhưng lại là phương tiện phạm tội trong vụ án khác. Vật chứng là những vật mang dấu vết của tội phạm. Vật mang dấu vết tội phạm là vật chứa đựng những dấu vết phản ánh do người phạm tội để lại trong quá trình thực hiện tội phạm. Những dấu vết này được gọi là dấu vết hình sự. Dấu vết hình sự là những phản ánh của các sự vật, hiện tượng để lại trong quá trình thực hiện tội phạm9. Những dấu vết này là hệ quả của việc người phạm tội có hành vi va chạm, tiếp xúc với nhũng vật thể trong môi trường xung quanh và được những vật thể này lưu lại10. Những dấu vết này có thể là dấu vết về mặt cơ học như vết tùy, 8 Khách thể của tội phạm là hệ thống các quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại, trực hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến lợi ích và sự tồn tại của giai cấp thống trị được nhà nước bảo vệ bằng các quy phạm pháp luật hình sự. Khách thể của tội phạm bao gồm ba loại: 1. Khách thể chung của tội phạm là tổng hợp tất cả các quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại và được Luật hình sự bảo vệ; 2. Khách thể loại của tội phạm là nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất được một nhóm các quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ và bị một nhóm tội phạm xâm hại; 3. Khách thể trực tiếp của tội phạm là một hoặc một số quan hệ xã hội cụ thể bị hành vi phạm tội cụ thể xâm hại (xem Phạm Văn Beo, Giáo trình luật hình sự Việt Nam phần chung, Nxb Chính trị quốc gia, 2009, tr.100 -102. ) 9 Trịnh Tiến Việt, Về chứng cứ và nguồn chứng cứ quy định tại Điều 64 Bộ luật tố tụng hình sự 2003, Tạp chí nghề luật số 2, 2006. 10 Căn cứ vào tính chất phản ánh và điều kiện hình thành dấu vết, người ta chia các dấu vết này thành ba loại chính: 1. Dấu vết hình thành là sự phản ánh hình dạng, kích thước và một số thuộc tính khác của đối tượng gây vết. Dấu vết này hình thành dưới các dạng như : dấu vết lõm, dấu vết in, dấu vết cắt, dấu vết trượt ; 2. Dấu vết phản ánh cấu trúc bên trong của đối tượng gây vết, hình thành do sự di chuyển của một phần đối tượng gây vết.Thuộc tính của dấu vết cũng chính là thuộc tính của đối tượng gây vết. Nó là yếu tổ chủ yếu để truy nguyên, như dấu vết sinh vật là vết máu, vết tinh trùng…dấu vết hóa học như vết sơn, vết dầu, vết đất… 3. Dấu vết là một phần vật thể bị tách ra từ tổng thể của đối tượng gây vết. Dấu vết này hình thành chủ yếu từ các đường rạn, vỡ, đứt, rách, gãy…Thuộc tính của dấu vết là phần vật thể bị tách ra, đó cũng là căn cứ dùng để truy nguyên đối GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 14 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự vết hằng, dấu vết sinh học như vết máu, vết tinh dịch, vết nước bọt, dấu vết về mặt hóa học.... Ví dụ, vật chứng là con dao có vết máu, tàn thuốc có vết nước bọt, cánh cửa có dấu vân tay, quần áo có vết tinh dịch… Vật chứng mang dấu vết tội phạm thể hiện mối quan hệ tác động qua lại giữa vật mang dấu vết và người phạm tội trong quá trình thực hiện tội phạm. Thông qua thu thập, nghiên cứu những dấu vết có trên vật chứng các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng sẽ có được những thông tin cần thiết cho quá trình giải quyết vụ án hình sự. Những dấu vết tội phạm có trên vật chứng cũng rất dễ bị tác động bởi các yếu tố tự nhiên trong môi trường xung quanh dẫn đến làm biến đổi, sai lệch, không còn nguyên vẹn như khi hình thành. Chính vì vậy, những vật chứng mang dấu vết tội cần được thu thập, bảo quản kịp thời để giảm thiểu những tác động từ môi trường tự nhiên làm ảnh hưởng tới giá trị chứng minh của vật chứng. Vật chứng là những vật được xem là đối tượng của tội phạm. Vật là đối tượng của tội phạm là bộ phận của khách thể của tội phạm, bị hành vi phạm tội tác động đến để gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ11. Đây là những vật thể bị hành vi phạm tội tác động làm biến đổi tình trạng bình thường về vị trí, hình dáng, kích thước, tính chất,… qua đó gây thiệt hại cho quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ. Sự làm biến đổi tình trạng bình thường có thể do các hành vi khác nhau của tội phạm gây ra như hành vi chiếm đoạt, hành vi hủy hoại, hành vi làm hư hỏng, hành vi sử dụng trái phép… Ví dụ, vật chứng là xe máy bị trộm, túi xách bị cướp, tài sản bị hư hỏng do hành vi cố ý hủy hoại tài sản… Vật chứng là tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội. Trong một số vụ án hình sự nhất định, quá trình phạm tội người phạm tội không chỉ sử dụng những vật thể khác nhau mà còn sử dụng đến tiền bạc để phục vụ cho quá trình thực hiện tội phạm. Khi đó tiền bạc có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội thì cũng được xem là vật chứng trong vụ án hình sự. Ví dụ, vật chứng là tiền bạc thu giữ trong sòng bạc, tiền bạc dùng để đưa và nhận hối lộ, tiền bạc dùng để buôn lậu,… tượng gây vết ( xem Nguyễn Văn Cừ, Chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Tư pháp Hà Nội, 2005, tr. 168 -169.) 11 Trần Quang Tiệp, Chế định chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, 2009, tr. 52. GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 15 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự Ngoài những vật, tiền bạc được xem là vật chứng thì trong thực tiễn xảy ra vụ án hình sự có nhiều vật có liên quan đến vụ án, có giá trị chứng minh cho tội phạm và người phạm tội khi xét về đặc điểm tính chất thì không thuộc những loại vật chứng nêu trên nên được xem là vật “khác”. Vật khác ở đây có thể được xem là bất cứ vật gì có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội được các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thu thập theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật thì cũng được xem là vật chứng. Chẳng hạn, vật chứng là các loại giấy tờ tùy thân, quần áo, giầy, dép,…của hung thủ hoặc nạn nhân đánh rơi tại hiện trường. Tóm lai, việc phân chia vật chứng thành các loại khác nhau chỉ mang tính chất tương đối. Một vật chứng có thể vừa là công cụ, phương tiện phạm tội vừa là vật mang dấu vết của tội phạm hoặc vừa là đối tượng tác động của tội phạm vừa là vật mang dấu vết của tội phạm... Mục đích của việc phân chia vật chứng thành các loại khác nhau nhằm giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng nhận thức đầy đủ, cụ thể hơn về vật chứng. Từ đó có những biện pháp thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng cho phù hợp trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. 1.2. Cơ sở lý luận về vật chứng 1.2.1. Mối quan hệ giữa vật chứng và chứng cứ Giữa vật chứng và chứng cứ trong vụ án hình sự có mối quan hệ mật thiết và chặt chẽ với nhau. Mối quan hệ giữa vật chứng và chứng cứ được thể hiện chủ yếu trên những phương diện sau: Vật chứng là một nguồn của chứng cứ còn chứng cứ là cái có thể được rút ra từ vật chứng. Theo Đại từ điển tiếng Việt thì nguồn là “nơi bắt đầu, nơi phát sinh ra hoặc nơi có thể cung cấp”12. Như vậy, có thể hiểu nguồn chứng cứ là nơi chứa đựng chứng cứ, là nơi chứng cứ được rút ra để làm sáng tỏ những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án. Chứng cứ trong vụ án hình sự thực chất là những thông tin có liên quan đến vụ án được thu thập theo trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định mà thông qua nó các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có thể nhận biết được sự thật khách quan của vụ án. Những thông tin được xác định là chứng cứ phải gắn liền với những vật mang thông tin tức là nguồn chứng cứ thì các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng mới có thể nhận biết được. Vật chứng là một nguồn của chứng cứ, bởi bản thân vật chứng 12 Nguyễn Như Ý, Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa – Thông tin, 1998, tr. 880. GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 16 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự có chứa đựng những thông tin xác thực liên quan đến vụ nếu được thu thập theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì những thông tin này được xem là chứng cứ phục vụ cho quá trình giải quyết vụ án. Chẳng hạn, tại hiện trường Cơ quan điều tra thu được vật chứng là con dao gây án có dấu vân tay của hung thủ và vết máu của nạn nhân. Con dao trong trường hợp này là vật chứng và cũng được xem là một nguồn của chứng cứ, còn chứng cứ là những thông tin về dấu vân tay, thông tin về nhóm máu mà con dao mang trên mình. Như vậy, vật chứng được xem là một nguồn của chứng cứ chứ không phải là chứng cứ, còn chứng cứ là những thông tin xác thực có liên quan về vụ án có thể được rút ra từ nguồn là vật chứng. Vật chứng là tiền đề của chứng cứ, muốn có chứng cứ thì trước tiên phải xác định được vật chứng. Vật chứng có chứa đựng những thông tin, tình tiết xác thực có liên quan đến vụ án được rút ra để làm chứng cứ cho việc xác định sự thật khách quan của vụ án. Vì vậy, muốn có được chứng cứ từ vật chứng thì trước tiên phải xác định được vật chứng. Vật chứng là tiền đề cần có để có thể xác định được chứng cứ. Nếu không có vật chứng thì không thể có được chứng cứ từ vật chứng. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là khi có vật chứng là có được chứng cứ. Vật chứng chỉ mới là điều kiện cần để có được chứng cứ. Để có được chứng cứ đòi hỏi phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Vật chứng có được phát hiện và thu thập kịp thời, đúng trình tự, thủ tục như quy định hay không, những thông tin được rút ra từ vật chứng có đáp ứng đầy đủ các thuộc tính của chứng cứ hay không... Tóm lại, vật chứng vẫn là tiền đề cần có để từ đó có thể xác định được những chứng cứ cần thiết cho quá trình giải quyết vụ án. Như vậy, giữa vật chứng và chứng cứ có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ. Vật chứng có chứa đựng những thông tin, tình tiết xác thực có liên quan đến vụ án có thể được rút ra để làm chứng cứ nên vật chứng được xem là một nguồn của chứng cứ, còn chứng cứ là cái có thể được rút ra từ vật chứng hay nói cách khác là vật chứng chứa đựng chứng cứ. Muốn có chứng cứ trước tiên phải tìm thấy được vật chứng, vật chứng được xem là điều kiện đầu tiên để có thể xác định được chứng cứ. 1.2.2. Vị trí, vai trò của vật chứng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự Vật chứng là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự 2003 bên cạnh các loại nguồn chứng cứ khác. Theo quy định tại khoản 2 Điều 64 BLTTHS 2003 thì chứng cứ được xác định bằng nhiều nguồn khác nhau, bao gồm: vật chứng; lời khai của người làm GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 17 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo; kết luận giám định; biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác. Như vậy, chứng cứ trong vụ án hình sự có thể được xác định bằng nhiều nguồn khác nhau trong đó có vật chứng. Vật chứng là một nguồn cung cấp chứng cứ đầu tiên và quan trọng. Do đặc tính tồn tại khách quan, không bị chi phối bởi ý thức chủ quan của con người nên vật chứng phản ánh một cách nguyên si, trung thực về những tình tiết, sự kiện đã xảy ra trong vụ án hình sự, do đó chứng cứ được rút ra từ nguồn vật chứng có giá trị chứng minh rất cao và trong nhiều trường hợp, không có gì có thể thay thế được chúng. Cho nên, có người còn gọi vật chứng là “nhân chứng câm” trong vụ án hình sự13. Chứng cứ được rút ra từ nguồn vật chứng kết hợp với những chứng cứ thu được từ lời khai của những người tham gia tố tụng, bản kết luận giám định, biên bản về các hoạt động điều tra và các tài liệu, đồ vật khác sẽ giúp các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng xác định được những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án, góp phần giải quyết đúng đắn vụ án. Vật chứng là một trong những căn cứ quan trọng góp phần giúp Cơ quan điều tra đề ra phương hướng, kế hoạch điều tra vụ án hình sự. Đối với giai đoạn điều tra vụ án hình sự, việc thu thập được những vật chứng của vụ án nói riêng và những thông tin, tình tiết có liên quan đến vụ án nói chung giữ vai trò quan trọng để từ đó làm manh mối đi đến khám phá toàn bộ sự thật khách quan của vụ án. Thông thường vật chứng được thu thập trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự thông qua các biện pháp điều tra như; lấy lời khai, khám xét, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi.v.v... Nhờ thu thập được vật chứng, qua khai thác, tổng hợp những thông tin, dấu vết mà vật chứng chứa đựng sẽ giúp Cơ quan điều tra nhận định, phán đoán về diễn biến, tính chất của tội phạm, âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của người tội phạm để từ đó đề ra phương hướng, kế hoạch, điều tra thích hợp để truy tìm thủ phạm14. Chẳng hạn, trong vụ án Lê Trung Sơn giết người ném xác xuống giếng ở Phú Thọ vào cuối năm 2009. Quá trình điều tra rất mong manh và tưởng chừng như bế tắc, nhưng nhờ tìm thấy tìm thấy một cây gậy bạch đàn nhỏ có dấu máu nằm khá xa hiện trường nơi nạn nhân tử vong, qua giám định cho thấy vết máu trên cây gỗ bạch đàn là của nạn nhân. Hàng loạt giả thuyết điều tra được đặt ra từ cây gậy bạch đàn nhỏ này để rồi cuối cùng cơ quan 13 14 Nguyễn Văn Cừ, Chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Tư pháp – Hà Nội, 2005, tr.96. Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình điều tra hình sự, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999, tr. 108. GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 18 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự điều tra đã bắt hung thủ phải cúi đầu nhận tội15. Hay trong vụ Hoàng Minh Sáng “giết người, cướp tài sản” xảy ra tại khu vực phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, Đà Nẵng vào đêm 19/3/2010. Quá trình điều tra cũng tưởng chừng như bế tắc nhưng nhờ thu được vật chứng là đôi dép tại hiện trường đã giúp Cơ quan điều tra nhanh chóng bắt được thủ phạm gây án16. Như vậy, vật chứng là một trong những cơ sở giúp Cơ quan điều tra vạch ra kế hoạch, phương hướng điều tra vụ án được kịp thời và đúng đắn để truy tìm thủ phạm gây án. Vật chứng là cơ sở để Cơ quan điều tra kiểm tra, đánh giá tính xác thực, đúng đắn trong lời khai bị can. Với mục đích nhằm che giấu hành vi phạm tội do mình gây ra, bị can thường có thái độ quanh co, chối tội, khai không đúng sự thật những tình tiết khách quan của vụ án. Để kiểm tra, đánh giá lời khai của bị can, qua đó phát hiện, vạch trần những lời khai không khách quan, không đúng sự thật, Cơ quan điều tra có thể sử dụng nhiều biện pháp, tài liệu chứng cứ khác nhau trong đó có vật chứng. Vật chứng là một trong những cơ sở giúp Cơ quan điều tra kiểm tra, đánh giá tính xác thực, khách quan trong lời khai của bị can. Lời khai của bị can có thể không khách quan với sự thật vụ án nhưng bản thân vật chứng là những vật vô tri, không bị chi phối bởi các yếu tố tình cảm, tâm lý nên vật chứng phản ánh một cách khách quan những tình tiết xảy ra trong vụ án, qua đó có thể dùng để kiểm tra, đánh giá tính xác thực, khách quan trong lời khai của bị can. 1.2.3. Ý nghĩa của vật chứng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự Vật chứng giúp xác định những chứng cứ cần thiết làm cơ sở cho việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Để giải quyết vụ án được nhanh chóng, đúng đắn điều quan trọng đòi hỏi cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải xác định được đầy đủ những chứng cứ cần thiết để từ đó làm cơ sở cho việc xác định những vấn đề cần phải chứng minh, đi đến khám phá toàn bộ sự thật khách quan của vụ án. Với vai trò là một loại nguồn của chứng cứ, chứa đựng trong mình những thông tin, tình tiết có giá trị chứng minh tội phạm, người phạm tội, vật chứng có ý nghĩa là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng tìm ra những chứng cứ cần thiết để từ đó góp phần vào việc giải quyết nhanh chóng, đúng đắn vụ án. Chẳng hạn, trong vụ án “giết người, hiếp dâm” xảy ra tại xã Xuân Thắng, huyện Thới Lai, TP.Cần Thơ vào năm 2012. Nhờ 15 Phụ nữ today, Phá án nhờ dấu vết biết nói trên cây bạch đàn, Văn Hương, http://phunutoday.vn/xa-hoi/kyan/201302/Pha-an-nho-dau-vet-biet-noi-tren-cay-gay-bach-dan-2210930/, [truy cập ngày 27-03-2013]. 16 Báo mới, Phá án từ đôi dép, Bùi Giàu, http://www.baomoi.com/Pha-an-tu-doi-dep/104/4956512.epi, [truy cập ngày 27/3/2013]. GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 19 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự thu thập được vật chứng là một sợi lông còn vướng lại trên vùng kín nạn nhân Đ.L.T.A, kết hợp với lấy mẫu lông trên bộ phận sinh dục của đối tượng tình nghi để tiến hành giám định. Kết quả đã bắt đối tượng tình nghi Phạm Minh Trí phải cuối đầu nhận tội và lần lượt khai ra các đồng phạm khác là Phan Thành Dương và Nguyễn Thanh Lâm17. Trong một số vụ án vật chứng còn có ý nghĩa quyết định trong việc xem xét, kết luận có hay không có tội phạm xảy ra mà thiếu nó thì không có cơ sở để giải quyết vụ án hoặc việc giả quyết vụ án không đảm bảo được nhanh chóng, đúng đắn. Chẳng hạn, trong các vụ án về ma túy, buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm,... nếu không thu thập được vật chứng thì sẽ không có đủ chứng cứ để chứng minh tội phạm, người phạm tội. Vật chứng còn có ý nghĩa là tình tiết định khung hình phạt trong một số loại tội phạm. Đối với một số loại tội phạm, khi căn cứ vào tính chất, đặc điểm của vật chứng mà người phạm tội sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội hoặc căn cứ vào giá trị vật chứng thu được sẽ giúp Hội đồng xét xử quyết định khung hình phạt phù hợp cho người phạm tội, góp phần xử lý đúng người, đúng hành vi phạm tội. Chẳng hạn, đối với tội phạm bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 134 BLHS 1999. Nếu vật chứng thu được là vũ khí, phương tiện nguy hiểm được người phạm tội sử dụng thì sẽ thuộc một trong những tình tiết định khung tại khoản 2, nếu vật chứng thu được là tài sản bị người phạm tội chiếm đoạt có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng thì sẽ thuộc một trong những tình tiết định khung tại khoản 3. Như vậy, vật chứng còn có ý nghĩa là tình tiết góp phần định khung hình phạt đối với một số loại tội phạm. 1.2.4. Nguyên tắc của việc thu thâp, bảo quản và xử lý vật chứng Vật chứng phải được thu thập kịp thời, đầy đủ (khoản 1 Điều 75 BLTTHS 2003). Thu thập kịp thời là việc khẩn trương, nhanh chóng tiến hành các biện pháp thu thập vật chứng do BLTTHS quy định ngay khi nhận được tin báo, tố giác tội phạm xảy ra. Thu thập kịp thời nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tác động từ các yếu tố bên ngoài làm ảnh hưởng đến tới giá trị chứng minh của vật chứng trong quá trình giải quyết vụ án. Xuất phát từ đặc điểm của vật chứng là những vật chất cụ thể tồn tại trong môi trường xung quanh nên vật chứng rất dễ bị tác động bởi các yếu tố khác nhau trong môi trường dẫn đến làm biến đổi, sai lệch những đặc điểm, dấu vết, tính chất có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội. Chính 17 Phụ nữ today, Giết, hiếp kinh hoàng ở miền tây, Lạc Vinh, http://phunutoday.vn/xa-hoi/ky-an/201302/Vu-angiet-hiep-kinh-hoang-o-mien-tay-2210930/, [truy cập ngày 29/3/2013]. GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 20 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự vì vậy, vật chứng cần được thu giữ kịp thời nhằm đảm bảo cho vật chứng có được giá trị chứng minh cao nhất. Bên cạnh đó, xuất phát từ đặc điểm tâm lý của người thực hiện tội phạm là sau khi gây án xong thường hoang mang, lo sợ nên tìm cách quay lại hiện trường gây án để tìm và xóa những dấu vết có liên quan đến vụ án nhằm che giấu hành vi phạm tội và gây khó khăn cho quá trình tìm kiếm chứng cứ xác định sự thật của vụ án. Do đó, việc thu thập vật chứng kịp thời, nhanh chóng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định những chứng cứ từ vật chứng, từ đó góp phần giải quyết nhanh chóng vụ án. Bên cạnh yêu cầu thu thập kịp thời thì vật chứng còn phải được thu thập đầy đủ. Thu thập đầy đủ là thu thập tất cả những vật chứng được xác định có liên quan và cần thiết cho quá trình giải quyết vụ án, không bỏ sót vật chứng. Khi tiến hành thu thập vật chứng đối với những vật đã xác định được ngay là vật chứng thì phải thu giữ, tạm giữ ngay. Đối với những vật chưa đủ căn cứ để kết luận là vật chứng nhưng có căn cứ để nghi ngờ là vật chứng thì cũng phải thu giữ, tạm giữ để có thời gian nghiên cứu thêm có phải là vật chứng hay không. Sở dĩ phải thu giữ, tạm giữ cả những vật nghi là vật chứng, bởi vì việc đánh giá, xác định một vật có phải là vật chứng trong vụ án hay không, trong một số trường hợp phức tạp đòi hỏi phải cần tới sự hỗ trợ của các phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại. Ngay tại nơi phát hiện chưa có đủ điều kiện để kết luận ngay nhưng nếu bỏ qua không thu thập thì sau này có thể sẽ không có điều kiện để thu thập, dẫn đến vật thu thập không đầy đủ vật chứng, bỏ sót vật chứng. Tuy nhiên, thu thập đầy đủ vật chứng, không bỏ sót vật chứng không có nghĩa là thu thập một cách tràn lan ngay cả những vật không có căn cứ nghi là vật chứng. Thu thập đầy đủ, không bỏ sót vật chứng nhưng phải đảm bảo có trọng tâm khi thu thập. Nếu để sót vật chứng hoặc thu thập vật chứng không đầy đủ có thể sẽ dẫn đến tình trạng không đủ chứng cứ, gây khó khăn cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử vụ án. Thu thập kịp thời và đầy đủ vật chứng là hai yêu cầu cần thiết gắn chặt với nhau trong quá trình thu thập vật chứng. Nếu vật chứng được thu thập kịp thời mà không đầy đủ thì có thể dẫn đến không xác định được đầy đủ những chứng cứ cần thiết cho quá trình giải quyết vụ án. Ngược lại nếu vật chứng được thu thập đầy đủ nhưng không kịp thời thì có thể vật chứng sẽ mất đi những giá trị chứng minh cần thiết cho quá trình giải quyết vụ án. Vì vậy, đảm bảo nguyên tắc thu thập kịp thời, đầy đủ vật chứng là một nhân tố góp phần đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hình sự được thuận lợi, chính xác, khách quan, toàn diện và đầy đủ. GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 21 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự Vật chứng phải được thu thập theo những trình tự, thủ tục nhất định do Bộ luật tố tụng hình sự quy định. Tuân thủ nguyên tắc này nhằm đảm bảo cho những thông tin, tình tiết rút ra từ vật chứng có giá trị chứng minh. Vật chứng chứa đựng những thông tin, tình tiết có thể được xác định làm chứng cứ phục vụ cho quá trình giải quyết vụ án hình sự. Do vậy, để những thông tin, tình tiết rút ra từ vật chứng có giá trị chứng minh, có thể được sử dụng để làm chứng cứ thì đòi hỏi khi tiến hành thu thập vật chứng các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải thu thập bằng những biện pháp, tuân theo những trình tự, thủ tục nhất định do Bộ luật tố tụng hình sự quy định. Những vật chứng không được thu thập bằng những biện pháp, theo những trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự quy định thì không có giá trị pháp lý, những thông tin, tình tiết mà vật chứng chứa đựng cho dù phản ánh đúng sự thật khách quan cũng không có giá trị chứng minh, không được xem là chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án. Thực tiễn điều tra giải quyết vụ án hình sự cho thấy, bên cạnh việc áp dụng các biện pháp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định thì các cơ quan điều tra còn áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để thu thập vật chứng, vật chứng được thu thập bằng biện pháp nghiệp vụ thì không có giá trị chứng minh về mặt pháp lý mà chỉ có giá trị tham khảo dùng để phục vụ cho công tác điều tra giải quyết vụ án. Vật chứng phải được bảo quản nguyên vẹn, không để mất mát, lẫn lộn, hư hỏng (khoản 2 Điều 75 BLTTHS 2003). Xuất phát từ đặc điểm của vật chứng là dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài làm biến đổi, sai lệch, vì vậy vật chứng không chỉ cần được thu thập kịp thời, đầy đủ mà còn phải được bảo quản. Giải quyết vụ án hình sự là một quá trình trải qua nhiều giai đoạn khác nhau và phải tốn một khoảng dài, ngắn khác nhau tùy theo tính chất của mỗi vụ án. Do đó, vật chứng cần phải được bảo quản để đảm bảo sự nguyên vẹn về mặt giá trị chứng minh, giá trị sử dụng như khi mới thu thập được để phục vụ cho suốt quá trình giải quyết vụ án. Bảo quản vật chứng cũng có vai trò quan trọng không kém so với hoạt động thu thập vật chứng. Bảo quản vật chứng không phải chỉ là việc đưa vật chứng vào kho cất giữ cẩn thận mà yêu cầu đặt ra đối với công tác bảo quản vật chứng là phải giữ được sự nguyên vẹn, không để mất mát, lẫn lộn, hư hỏng vật chứng đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác, sử dụng vật chứng phục vụ công tác điều tra, xử lý vụ án. Nếu vật chứng không được bảo quản có thể dẫn đến bị biến đổi, phá hủy, mất mát, hư hỏng từ đó gây khó khăn cho việc tìm kiếm chứng cứ giải quyết vụ án và đồng thời gây ra những lãng phí không đáng có. GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 22 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự Tóm lại, trên cơ sở tìm hiểu một số vấn đề cơ bản về định nghĩa, thuộc tính, phân loại chứng cứ; định nghĩa, đặc điểm, phân loại vật chứng đã góp phần làm rõ mối quan hệ giữa vật chứng và chứng cứ, vị trí, vai trò, ý nghĩa của vật chứng và một số nguyên tắc trong việc thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng. Qua đó cho thấy rõ tầm quan trọng của việc thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Đây là những tiền đề quan trọng góp phần làm cơ sở cho việc nghiên cứu tiếp các chương 2 và 3 của luận văn. GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 23 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự CHƯƠNG 2 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ THU THẬP, BẢO QUẢN VÀ XỬ LÝ VẬT CHỨNG 2.1. Thu thập vật chứng 2.1.1. Biện pháp thu thập vật chứng Thu thập vật chứng là việc tìm kiếm, phát hiện, ghi nhận và thu giữ những đồ vật, tài liệu được xác định là vật chứng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Vật chứng chứa đựng những thông tin, tình tiết có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội được các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thu thập nhằm xác định được những chứng cứ cần thiết cho quá trình giải quyết vụ án hình sự. BLTTHS 2003 không có một điều luật nào trực tiếp quy định vật chứng phải được thu thập bằng những biện pháp cụ thể nào. Tuy nhiên, khi dựa trên cơ sở xem xét quy định tại khoản 2 Điều 6418 BLTTHS 2003 cho thấy, vật chứng là một trong những nguồn giúp xác định chứng cứ. Thu thập vật chứng trong vụ án hình sự thực chất là việc các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đi tìm kiếm, thu thập những chứng cứ cần thiết để phục vụ cho quá trình giải quyết vụ án hình sự. Chính vì vậy, vấn đề thu thập vật chứng trong vụ án hình sự phải được tiến hành trên cơ sở các biện pháp thu thập chứng cứ được quy định tại Điều 65 BLTTHS 2003, theo đó: “Để thu thập chứng cứ, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có quyền triệu tập những người biết về vụ án để nghe họ trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án, trưng cầu giám định, tiến hành khám xét, khám nghiệm và các hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án. Những người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức hoặc bất cứ cá nhân nào đều có thể đưa ra tài liệu, đồ vật và trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án”. 18 Chứng cứ được xác định bằng: a) Vật chứng; b) Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo; c) Kết luận giám định; d) Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác. GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 24 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự Từ quy định trên cho thấy, biện pháp thu thập chứng cứ rất đa dạng tùy vào đặc điểm của từng loại nguồn chứng cứ mà các cơ quan tiến hành tố tụng sử dụng các biện pháp thu thập phù hợp nhưng phải đảm bảo hợp pháp. Đối với việc thu thập vật chứng dùng để xác định chứng cứ trong vụ án hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có quyền áp dụng những biện pháp tố tụng sau để thu thập vật chứng: Thu thập vật chứng bằng biện pháp triệu tập, lấy lời khai. Lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án là biện pháp điều tra nhằm thu thập chứng cứ từ nội dung trong lời khai của những người này về các tình tiết của vụ án19. Thông qua việc triệu tập, lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự,… các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ biết được những thông tin liên quan về vật chứng. Từ đó, có thể tiến hành các biện pháp điều tra tiếp theo để phát hiện, thu thập vật chứng cần thiết cho quá trình giải quyết vụ án. Khi tiến hành biện pháp triệu tập, lấy lời khai phải tuân theo những trình tự, thủ tục được quy định tại các Điều 133, 135, 136 của BLTTHS 2003 (Điều 137 BLTTHS 2003). Thu thập vật chứng bằng các biện pháp khám xét. Khám xét là hoạt động điều tra nhằm tìm kiếm dấu vết tội phạm, vật chứng hoặc những đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án hình sự20. Khám xét theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự bao gồm; khám người, chỗ ở, chổ làm việc, địa điểm, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm. Việc khám người, chổ ở, chổ làm việc địa điểm chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chổ ở, chổ làm việc, địa điểm của một người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có, hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án (khoản 1 Điều 140 BLTTHS 2003). Việc khám xét cũng được tiến hành khi cần phải thu thập tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án thì có thể khám thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm (khoản 2 Điều 140 BLTTHS 2003). Như vậy, qua quá trình điều tra, xác minh, nghiên cứu vụ án mà có căn cứ để nhận định trong người, chổ ở, chổ làm việc, địa điểm, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm có chứa vật chứng cũng như các tài liệu, đồ vật khác có liên quan đến vụ án thì những người tiến hành tố tụng quy định tại khoản 1 Điều 8021 BLTTHS 2003 có quyền ra lệnh khám xét trong mọi 19 Mạc Giáng Châu, Nguyễn Chí Hiếu, Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam học phần 2, Khoa luật, Đại học Cần Thơ, 2010, tr. 24. 20 Trường đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, 2007, tr. 304. 21 Những người có quyền sau đây có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam: a) Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp; GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 25 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự trường hợp để thu thập, thu giữ. Khi tiến hành các biện pháp khám xét, Điều tra viên được tạm giữ đồ vật là vật chứng và tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án (Điều 145 BLTTHS 2003). Việc tiến hành các biện pháp khám xét để thu giữ vật chứng, tài liệu, đồ vật phải tuân thủ theo những trình tự, thủ tục quy định tại các Điều 140, 141, 142, 143, 144, 145 của BLTTHS 2003. Thu thập vật chứng bằng biện pháp khám nghiệm hiện trường. Khám nghiệm hiện trường là biện pháp điều tra trực tiếp tại hiện trường nhằm phát hiện dấu vết của tội phạm, vật chứng và làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án22. Việc tiến hành khám nghiệm nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm nhằm phát hiện dấu vết của tội phạm, vật chứng và làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án do Điều tra viên tiến hành (khoản 1 Điều 150 BLTTHS 2003). Hiện trường vụ án là nơi hành vi phạm tội được thực hiện, vì vậy đây được xem là địa điểm xuất hiện nhiều vật chứng phong phú có ý nghĩa đối với quá trình giải quyết vụ án. Thông qua biện pháp khám nghiệm hiện trường Cơ quan điều tra không chỉ thu thập được vật chứng mà còn có thể thu thập được những dấu vết tội phạm và các tình tiết khác có ý nghĩa đối việc giải quyết vụ án. Khi khám nghiệm hiện trường, Điều tra viên tiến hành chụp ảnh, vẽ sơ đồ, mô tả hiện trường, đo đạc, dựng mô hình, thu lượm, và xem xét tại chỗ dấu vết của tội phạm, đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án và ghi rõ kết quả xem xét vào biên bản khám nghiệm hiện trường. Trong trường hợp không thể xem xét được ngay thì đồ vật và tài liệu thu giữ phải được bảo quản nguyên trạng hoặc niêm phong đưa về nơi tiến hành điều tra (khoản 3 Điều 150 BLTTHS 2003). Việc tiến hành đầy đủ, thận trọng các thủ tục khi tiến hành biện pháp khám nghiệm hiện trường nhằm đảm bảo cho việc thu thập vật chứng, dấu vết tội phạm và các tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án được đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết vụ án. Khi tiến hành khám nghiệm hiện trường phải tuân thủ theo những trình tự, thủ tục được quy định tại Điều 150 BLTTHS 2003. Thu thập vật chứng bằng biện phám khám nghiệm tử thi. Khám nghiệm tử thi là hoạt động điều tra nhằm phát hiện dấu vết của tội phạm trên tử thi23. Tử thi cần phải khám nghiệm là những xác chết chưa xác định được nguyên nhân gây b) Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp; c) Thẩm phán giữ chức vụ Chánh án, Phó Chánh tòa Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao; Hội đồng xét xử; d) Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp. Trong trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. 22 Trường đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, 2007, tr. 311. 23 Trường đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, 2007, tr. 313. GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 26 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự chết hoặc đã xác định được nguyên nhân gây chết nhưng cần phải xác định thêm những vấn đề có liên quan24. Mục đích chính của việc thực hiện biện pháp khám nghiệm tử thi là nhằm tìm kiếm, phát hiện những dấu vết trên thân thể của những người đã chết để làm chứng cứ giải quyết vụ án. Tuy nhiên, cũng không loại trừ trường hợp khi tiến hành biện pháp khám nghiệm tử thi Cơ quan điều tra sẽ thu thập được vật chứng có trên thân thể của người đã chết. Chẳng hạn, quay trở lại vụ án “giết người, hiếp dâm” xảy ra tại xã Xuân Thắng, huyện Thới Lai, TP.Cần Thơ vào năm 2012. Qua khám nghiệm tử thi các cơ quan điều tra đã phát hiện được vật chứng là một sợi lông còn vương vãi trên vùng kín của nạn nhân. Chính từ sợi lông này đã bắt ba đối tượng tình nghi là Phạm Minh Trí ,Nguyễn Thanh Lâm và Phan Thành Dương phải cuối đầu nhận tội25. Qua vụ án này cho thấy, khám nghiệm tử thi cũng là một biện pháp tố tụng được dùng để thu thập vật chứng trong vụ án hình sự. Khi tiến hành biện pháp khám nghiệm tử thi phải tuân thủ theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 151 BLTTHS 2003. Thu thập vật chứng bằng biện pháp các cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật. Trong trường hợp những tài liệu, đồ vật mà các cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp nếu có những dấu hiệu quy định tại Điều 74 BLTTHS 2003 thì cũng được coi là vật chứng trong vụ án (Điều 78 BLTTHS 2003). Phạm vi vật chứng xuất hiện trong vụ án hình sự rất đa dạng và phong phú. Ngoài những vật chứng được các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thu thập bằng các biện pháp lấy lời khai, khám xét, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi thì vật chứng trong vụ án hình sự còn có thể là bất cứ đồ vật, tài liệu nào có liên quan đến vụ án đang được các cơ quan, tổ chức, cá nhân lưu giữ. Nếu chỉ tiến hành các biện pháp lấy lời khai, khám xét, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi thì rất có thể các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ không thu thập được hết những vật chứng trong vụ án. Do đó, bằng biện pháp yêu cầu cơ quan, tổ chức, các nhân cung cấp những tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án, các cơ quan tiến hành tố tụng có thể thu thập được vật chứng một cách đầy đủ nhằm phục vụ cho quá trình giải quyết vụ án được thuận lợi. Ngoài việc chủ động tiến hành các các biện pháp nêu trên để thu thập vật chứng, thì các cơ quan tiến hành tố tụng còn có thể thu thập được vật chứng của vụ 24 Bộ Tư pháp – Viện khoa học pháp lý, Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự 2003, Nxb Tư pháp – Hà Nội, 2005, tr. 327. 25 Phụ nữ today, Giết, hiếp kinh hoàng ở miền tây, Lạc Vinh, http://phunutoday.vn/xa-hoi/ky-an/201302/Vu-angiet-hiep-kinh-hoang-o-mien-tay-2210930/, [ truy cập ngày 29/3/2013]. GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 27 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự án thông qua việc cơ quan, tổ chức, cá nhân chủ động cung cấp những tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án. Những tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án do, cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp nếu xét thấy có những dấu hiệu của vật chứng được quy định tại Điều 74 BLTTHS 2003 thì cũng được coi là vật chứng của vụ án (Điều 78 BLTTHS 2003). Việc áp dụng những biện pháp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định để thu thập vật chứng nhằm đảm bảo cho vật chứng thu thập được có giá trị pháp lý, giá trị chứng minh trong quá trình giải quyết vụ án. Nếu vật chứng không được thu thập bằng những biện pháp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định thì sẽ không đảm bảo được giá trị chứng minh. Trong thực tiễn giải quyết vụ án hình sự, việc thu thập vật chứng không chỉ được tiến hành bằng các biện pháp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định mà vật chứng còn được thu thập bằng các biện pháp nghiệp vụ. Những vật chứng được thu thập bằng các biện pháp nghiệp vụ không có giá trị chứng minh mà chỉ có giá trị tham khảo phục vụ cho công tác điều tra giải quyết vụ án. 2.1.2. Chủ thể thu thập vật chứng Cũng tương tự như các biện thu thập vật chứng, BLTTHS 2003 không có điều luật riêng quy định cụ thể những chủ thể nào có thẩm quyền thu thập vật chứng. Tuy nhiên, trên cơ sở xem xét quy định tại Điều 65 BLTTHS 2003 cho thấy chủ thể có thẩm quyền tiến hành các biện pháp thu thập chứng cứ thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng mà cụ thể là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án. Trong khi đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 64 BLTTHS 2003 thì vật chứng được xem là một trong những nguồn giúp xác định chứng cứ, muốn có chứng cứ thì phải thu thập được vật chứng. Do đó, theo logic cho phép ta khẳng định các cơ quan có thẩm quyền thu thập chứng cứ cũng chính là những cơ quan có thẩm quyền thu thập vật chứng. Việc thu thập chứng cứ nói chung và vật chứng nói riêng là trách nhiệm của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án. Trách nhiệm này xuất phát từ nguyên tác xác định sự thật của vụ án thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng (Điều 10 BLTTHS 2003). Khi có vụ án hình sự xảy ra các cơ quan tiến hành tố tụng trong quyền hạn và nhiệm vụ của mình cần phải làm rõ những vấn đề cần phải chứng minh được quy định tại Điều 63 BLTTHS 2003. Để làm rõ những vấn đề cần phải chứng minh đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải thu thập vật chứng cũng như các nguồn chứng cứ GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 28 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự khác để từ đó xác định được những chứng cứ cần thiết làm sáng tỏ những vấn đề cần phải chứng minh đi đến xác định sự thật khách quan của vụ án. Việc thu thu thập vật chứng của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải tuân thủ theo những quy định trong BLTTHS 2003. Ngoài các cơ quan tiến hành tố tụng là những chủ thể chính có thẩm quyền thu thập vật chứng thì những cơ quan được quy định tại Điều 111 BLTTHS 2003 bao gồm; Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân cũng có quyền thu thập vật chứng. Đây là những cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khi phát hiện sự việc có dấu hiện phạm tội xảy ra trong lĩnh vực mình có nhiệm vụ quản lý, do đó các cơ quan này cũng có thẩm quyền thu thập vật chứng. Chẳng hạn, vào hồi 9h30' ngày 15/5/2012, tổ tuần tra đồn Biên Phòng Cát Bà, thị trấn Cát Bà, Hải Phòng trong khi làm nhiệm vụ đã phát hiện và bắt quả tang đối tượng Nguyễn Hữu Hạnh sinh năm 1986, trú tại Thôn Tâm Sơn, xã Thuỷ Sơn, Thuỷ Nguyên, Hải Phòng đang vận chuyển ma túy. Vật chứng mà Bộ đội biên phòng thu giữ là 2 gói heroin trọng lượng 0,1498 gam26. Như vậy, qua vụ án vừa nêu cho thấy Bộ đội biên phòng không phải là Cơ quan điều tra nhưng khi tiến hành các hoạt động điều tra thì vẫn có quyền thu thập vật chứng. Những cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra không phải là những cơ quan điều tra chuyên trách, nhưng khi tiến hành các hoạt động điều tra đều phải thực hiện đúng những nguyên tắc, trình tự, thủ tục tố tụng đối với hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự (khoản 3 Điều 111 BLTTHS 2003). Như vậy, chủ thể có thẩm quyền thu thập vật chứng trong vụ án hình sự trước hết là thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng và những cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Những người tham gia tố tụng, các cơ quan, tổ chức hoặc bất cứ cá nhân nào cũng đều có quyền đưa ra tài liệu, đồ vật và trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án nhưng họ không có nghĩa vụ phải thu thập vật chứng. 2.1.3. Trình tự, thủ tục thu thập vật chứng Bản thân vật chứng có chứa đựng những thông tin, tình tiết có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội. Vì vậy, để đảm bảo cho những thông tin, tình 26 Lao Động, Bội đội biên phòng bắt hai vụ ma túy lớn, thu hơn 1 lạng heroin, http://laodong.com.vn/Phapluat/Bo-doi-bien-phong-bat-2-vu-ma-tuy-thu-hon-1-lang-heroin/64749.bld, [truy cập ngày 1/4/2013]. GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 29 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự tiết rút ra từ vật chứng có giá trị chứng minh trong quá trình giải quyết vụ án thì đòi hỏi vật chứng phải được thu thập theo những trình tự, thủ tục nhất định do Bộ luật tố tụng hình sự quy định. BLTTHS 2003 không có điều luật quy định cụ thể vật chứng phải được thu thập theo những trình tự, thủ tục như thế nào. Tùy vào từng biện pháp thu thập vật chứng cụ thể mà có những trình tự, thủ tục thu thập nhất định. Tuy nhiên, trên cơ sở xem xét một cách tổng hợp các quy định trong BLTTHS 2003 cho thấy, việc thu thập vật chứng trong vụ án hình sự được tiến hành theo những trình tự, thủ tục chung như sau: Tìm kiếm, phát hiện vật chứng: Tìm kiếm, phát hiện vật chứng là việc các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự đi tìm kiếm những đồ vật, tài liệu có những dấu hiệu của vật chứng được quy định tại Điều 74 BLTTHS 2003. Tìm kiếm, phát hiện vật chứng được tiến hành khi các cơ quan có thẩm quyền xác định được có dấu những dấu hiệu của tội phạm xảy ra. Việc xác định những dấu hiệu của tội phạm có thể dựa trên cơ sở nguồn tin tố giác của công dân, tin báo của cơ quan tổ chức, tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, người phạm tội tự thú hoặc các cơ quan có thẩm quyền trực tiếp phát hiện dấu hiệu của tội phạm ( Điều 100 BLTTHS 2003). Tìm kiếm, phát hiện vật chứng là trình tự, thủ tục mở đầu có ý nghĩa quan trọng cho quá trình thu thập vật chứng. Khi tìm kiếm và phát hiện được vật chứng thì các cơ quan có thẩm quyền mới có thể thực hiện các trình tự, thủ tục tiếp theo để thu thập, thu giữ vật chứng phục vụ cho quá trình giải quyết vụ án. Tìm kiếm, phát hiện vật chứng thường được tiến hành trong giai đoạn điều tra bằng các biện pháp như; lấy lời khai (Điều 137 BLTTHS 2003), khám xét người, chổ ở, chổ làm việc, địa điểm, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm (Điều 140 BLTTHS 2003), khám nghiệm hiện trường (Điều 150 BLTTHS 2003), khám nghiệm tử thi (Điều 151 BLTTHS 2003) và các hoạt động điều tra khác theo quy định của BLTTHS 2003. BLTTHS 2003 quy định khi tiến hành các hoạt động tố tụng bắt buộc phải được lập thành biên bản theo mẫu quy định thống nhất (Điều 95 BLTTHS 2003). Lập biên bản là thủ tục bắt buộc, vì vậy khi tiến hành các hoạt động tố tụng để tìm kiếm, phát hiện vật chứng cũng phải lập thành biên bản ghi chép rõ ràng. Ngoài ra, khi tiến hành các hoạt động điều tra để tìm kiếm, phát hiện vật chứng như khám xét, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi,… đều phải có người chứng GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 30 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự kiến và trong một số trường hợp bắt buộc cần phải có sự tham gia của Kiểm sát viên. Ghi nhận và thu giữ vật chứng: Ghi nhận và thu giữ vật chứng là việc lập biên bản mô tả, ghi chép đầy đủ những thông tin, đặc điểm của vật chứng và đưa vào hồ sơ vụ án. Ghi nhận và thu giữ vật chứng là trình tự, thủ tục tiếp theo sau khi các cơ quan có thẩm quyền tìm kiếm, phát hiện được vật chứng. Ghi nhận và thu giữ vật chứng nhằm đảm bảo cho vật chứng khi tìm kiếm, phát hiện được có đầy đủ giá trị chứng minh trong quá trình giải quyết vụ án. Vật chứng được ghi nhận và thu giữ bằng cách mô tả đúng thực trạng vào biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án. Trong trường hợp không thể đưa vào hồ sơ vụ án thì phải chụp ảnh và ghi hình để đưa vào hồ sơ vụ án (khoản 1 Điều 75 BLTTHS 2003). Mô tả đúng thực trạng vật chứng trong biên bản là việc thể hiện rõ những thông tin về vật chứng khi tìm kiếm, phát hiện được như; tên vật, loại, số lượng, trọng lượng, phẩm chất, màu sắc, kích thước và những đặc điểm khác của vật chứng. Việc mô tả đúng thực trạng vật chứng vào biên bản có tác dụng đề phòng vật chứng sau khi thu giữ có thể bị hư hỏng, đánh tráo, mất mát dẫn đến gây khó khăn cho quá trình giải quyết vụ án. Vật chứng sau khi được mô tả đúng thực trạng vào biên bản phải đưa vào hồ sơ vụ án nhằm đảm bảo sự thuận lợi cho các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình nghiên cứu hồ sơ giải quyết vụ án. Đối với một số loại vật chứng do đặc điểm về kích thước, cấu tạo, tính chất... mà không thể đưa vào hồ sơ vụ án thì được ghi nhận và thu giữ bằng cách chụp ảnh và ghi hình để đưa vào hồ sơ vụ án. Chụp ảnh và ghi hình các vật chứng cũng chính là một hình thức ghi nhận vật chứng tránh sự thay đổi và nhầm lẫn vật chứng sau này, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo quản, khai thác sử dụng vật chứng. Sau khi ghi nhận và thu giữ, vật chứng còn phải được niêm phong và bảo quản để đảm bảo tính nguyên vẹn, phục vụ cho quá trình chứng minh tội phạm. Việc niêm phong, mở niêm phong vật chứng phải được tiến hành theo quy định của pháp luật và lập biên bản để đưa vào hồ sơ vụ án (điểm a khoản 2 Điều 75 BLTTHS 2003). Ghi nhận và thu giữ vật chứng là trình tự, thủ tục rất quan trọng trong quá trình thu thập vật chứng. Vật chứng một khi phát hiện nếu được ghi nhận và thu giữ kịp thời, đầy đủ sẽ giúp xác định được những chứng cứ cần thiết tạo cơ sở cho quá trình giải quyết vụ án được thuận lợi. Ngược lại, nếu vật chứng không được ghi nhận và thu giữ đầy đủ, kịp thời có thể dẫn đến thiếu những chứng cứ cần thiết GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 31 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự cho quá trình chứng minh, từ đó gây khó khăn cho quá trình giải quyết vụ án. Chẳng hạn, trong vụ án Huỳnh Văn Nam “giết người, cướp tài sản” ở Đồng Nai. Kết luận điều tra trong quá trình thực hiện tội phạm bị cáo có sử dụng phương tiện phạm tội là chiếc xe đạp để đi, song cơ quan điều tra không thu giữ chiếc xe đạp này. Con dao xuất hiện tại hiện trường gây án nhưng không thu thập dấu vân tay hay dấu vết khác có trên con dao dẫn đến không khẳng định được con dao đó có phải của Nam dùng để gây án hay không27. Hay trong vụ Phạm Thị út “giết người”, ở thành phố Hồ Chí Minh. Một trong những vật chứng quan trọng của vụ án là chiếc thang tre được cho là phương tiện để bị can trèo lên tường nhà và tạt xăng xuống phòng nạn nhân thì lại không thấy được mô tả cụ thể như thế nào trong biên bản khám nghiệm hiện trường và cũng không được thu giữ kịp thời từ đầu để làm rõ những dấu vết có trên chiếc thang mà chỉ thấy xuất hiện qua lời khai của các nhân chứng đến tham gia chữa cháy28. Những thiếu sót trong quá trình ghi nhận và thu giữ vật chứng trong hai vụ án vừa nêu là một trong những nguyên nhân dẫn đến quá trình giải quyết vụ án gặp nhiều khó khăn, do không đủ chứng cứ để kết tội bị cáo nên cả hai vụ án đều bị tòa án tuyên bị cáo không phạm tội. 2.2. Bảo quản vật chứng 2.2.1. Biện pháp bảo quản vật chứng Bảo quản vật chứng là việc tiến hành các biện pháp khác nhau theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự nhằm đảm bảo tính nguyên vẹn và giá trị chứng minh của vật chứng như khi thu thập được nhằm phục vụ cho việc giải quyết vụ án hình sự. Vật chứng thu thập được trong vụ án hình sự rất đa dạng và phong phú, tùy theo từng loại vật chứng mà áp dụng các biện pháp bảo quản khác nhau cho phù hợp. Các biện pháp bảo quản vật chứng khác nhau tương ứng với từng loại vật chứng khác nhau được quy định cụ thể như sau: Bảo quản vật chứng tại ngân hành hoặc các cơ quan chuyên trách khác. Biện pháp này áp dụng đối với những vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí, đá quý, đồ cổ, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ. Những vật chứng này phải được giám định ngay sau khi thu thập và phải chuyển ngay để bảo quản tại ngân hàng hoặc các cơ quan chuyên trách khác (điểm b khoản 2 Điều 75 BLTTHS 2003). 27 Dương Thanh Biểu, Chuyên đề khám nghiệm hiện trường, http://duongthanhbieu.bsm.vn/ArticleDetail.aspx?ID=9059&CatID=1601&Lang=VI, [truy cập ngày 30/3/2013]. 28 Dương Thanh Biểu, Chuyên đề khám nghiệm hiện trường, http://duongthanhbieu.bsm.vn/ArticleDetail.aspx?ID=9059&CatID=1601&Lang=VI, [truy cập ngày 30/3/2013]. GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 32 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự Đây là những vật mang tính chất đặc thù mà nếu dùng biện pháp quan sát thông thường thì khó có thể phân biệt được là thật hay giả, cụ thể là chất gì, nồng độ, hàm lượng một cách chính xác.v.v... Vì vậy, đòi hỏi phải được giám định ngay sau khi thu thập để xác định chính xác vật chứng thuộc loại gì để từ đó chuyển giao bảo quản tại các cơ quan chuyên trách cho phù hợp. Các cơ quan chuyên trách ở đây là những cơ quan chuyên môn, chuyên ngành cụ thể về một lĩnh vực nhất định, do đó sẽ có đầy đủ chuyên môn, cơ sở vật chất phù hợp giúp cho việc bảo quản vật chứng được hiệu quả cao nhất. Bảo quản vật chứng tại nơi có vật chứng (bảo quản vật chứng tại chỗ). Biện pháp này áp dụng đối với những vật chứng không thể đưa về cơ quan tiến hành tố tụng. Đối với vật chứng không thể đưa về cơ quan tiến hành tố tụng để bảo quản thì cơ quan tiến hành tố tụng giao vật chứng đó cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp đồ vật, tài sản hoặc người thân thích của họ hoặc chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức nơi có vật chứng bảo quản (điểm c khoản 2 Điều 75 BLTTHS 2003). Vật chứng không thể đưa về cơ quan tiến hành tố tụng để bảo quản là những loại vật chứng như; kho tàng, nhà xưởng, khách sạn, nhà, đất, cũng như các phương tiện sản xuất, kinh doanh khác,... thì tuỳ từng giai đoạn tố tụng, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án đang thụ lý, giải quyết vụ án có thể giao tài sản đó cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tiếp tục khai thác, sử dụng, nếu xét thấy những tài sản đó có khả năng sinh lời29. Đây là quy định mới được bổ sung trong BLTTHS 2003 so với BLTTHS 1988 cho phù hợp với thực tế vì các cơ quan tiến hành tố tụng không thể mang những loại vật chứng này về để bảo quản tại các cơ quan tiến hành tố tụng được, tránh tình trạng gây lãng phí, thiệt hại không đáng có đối với những loại vật chứng này trong thời gian xử lý vụ án hình sự. Bảo quản vật chứng tại kho vật chứng. Biện pháp bảo quản này được áp dụng đối với những vật chứng được đưa về cơ quan tiến hành tố tụng. Vật chứng được bảo quản tại kho vật chứng là những vật chứng được đưa về cơ quan tiến hành tố tụng trừ những vật đã được giao cho cơ quan thụ lý vụ án quản lý, vật đã được chuyển giao cho cơ quan chuyên trách để bảo quản, vật thuộc loại mau hỏng, không thể bảo quản lâu tại kho vật chứng đã được chuyển cho cơ quan chức năng 29 Hướng dẫn tại mục 4 phần I Thông tư liên tịch số 06/1998/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BTC-BTP ngày 24 tháng 10 năm 1998 hướng dẫn một số vấn đề về bảo quản và xử lý tài sản là vật chứng, tài sản bị kê biên trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 33 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự để tổ chức bán đấu giá theo quy định của pháp luật30. Vật chứng được bảo quản trong kho phải được sắp xếp gọn gàng, phải có thẻ kho ghi rõ tên của chủ sở hữu tài sản, tên của vụ án và khi xuất, nhập phải có lệnh của người có thẩm quyền. Công tác quản lý, giao, nhận, lưu giữ, bảo quản tại kho vật chứng các vật chứng và đồ vật, tài liệu khác thu thập được của các vụ án, nhằm phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 18/2002/NĐ-CP ban hành kèm theo quy chế quản lý kho vật chứng. Vật chứng khi đưa về cơ quan tiến hành tố tụng được lưu kho bảo quản nhằm đảm bảo cho vật chứng được bảo quản tốt nhất, hạn chế những tác động bên ngoài ảnh hưởng đến vật chứng, phục vụ có hiệu quả cho công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Ngoài ra, đối với vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản nếu không thuộc trường hợp có thể trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án thì cơ quan có thẩm quyền xử lý vật chứng trong phạm vi quyền hạn của mình quyết định bán theo quy định của pháp luật và chuyển tiền đến tài khoản tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền tại kho bạc nhà nước để quản lý (điểm d khoản 2 Điều 75 BLTTHS 2003). Vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản là những loại vật chứng như; rau, quả, lương thực, thực phẩm tươi sống, hóa chất, dược liệu31... Đây là những loại vật chứng mang tính chất đặc thù, thời hạn sử dụng ngắn, dễ bị biến đổi trong môi trường tự nhiên mà nếu áp dụng biện pháp bảo quản thì sẽ gặp khó khăn. Chính vì vậy, pháp luật tố tụng hình sự quy định cho các cơ quan có thẩm quyền bán những loại vật chứng này và chuyển tiền vào tài khoản tạm giữ tại kho bạc Nhà nước để quản lý. Việc bán những loại vật chứng này được thực hiện dưới hình thức bán đấu giá theo quy định của pháp luật32. Đây là một biện pháp bảo quản đặc biệt, bởi các cơ quan có thẩm quyền không trực tiếp thực hiện bảo quản vật chứng mà bảo quản thông qua việc tạm giữ số tiền tương ứng với giá trị của vật chứng bán được. Vật chứng được bảo quản bằng biện pháp nào cũng phải đảm bảo không để mất mát, lẫn lộn và hư hỏng trong quá trình bảo quản. Vật chứng khi thu thập được 30 Điều 8 Quy chế quản lý kho vật chứng, ban hành kèm theo Nghị định của Chính Phủ số số 18/2002/NĐ-CP ngày 18 tháng 02 năm 2002. 31 Hướng dẫn tại mục 6 Phần I Thông tư liên tịch số 06/1998/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BTC-BTP ngày 24 tháng 10 năm 1998 hướng dẫn một số vấn đề về bảo quản và xử lý tài sản là vật chứng, tài sản bị kê biên trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. 32 Hướng dẫn tại mục 4 Phần I Thông tư liên tịch số 06/1998/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BTC-BTP ngày 24 tháng 10 năm 1998 hướng dẫn một số vấn đề về bảo quản và xử lý tài sản là vật chứng, tài sản bị kê biên trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 34 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự nếu bảo quản tốt sẽ đảm bảo được giá trị chứng minh, giá trị sử dụng tránh gây những lãng phí, thiệt hại không đáng có, trong quá trình giải quyết vụ án. Ngược lại, nếu vật chứng không được bảo quản tốt sẽ làm giảm hoặc mất giá trị chứng minh, giá trị sử dụng, dẫn tới gây khó khăn cho quá trình giải quyết vụ án. Chẳng hạn, trong vụ án “vườn điều” ở Bình Thuận. Qua khám nghiệm tử thi, Cơ quan điều tra đã thu được vật chứng là mẫu tóc, dép, nhưng không bảo quản tốt đã để mất, dẫn đến gây khó khăn cho việc xác định tung tích của nạn nhân có đúng là Dương Thị Mỹ hay không33. Việc để mất vật chứng không những gây khó khăn cho quá trình giải quyết vụ án mà còn thể hiện những sai phạm, thiếu sót trong quá trình giải quyết vụ án. 2.2.2. Chủ thể bảo quản vật chứng Theo quy định trước đây trong BLTTHS 1988 thì hồ sơ vụ án ở cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm bảo quản vật chứng34. Điều này có nghĩa rằng cả bốn cơ quan bao gồm; Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và cơ quan thi hành án đều có trách nhiệm bảo quản vật chứng nếu hồ sơ vụ án được chuyển đến từng cơ quan. Đến khi BLTTHS 2003 ban hành, trách nhiệm bảo quản vật chứng quy định cụ thể tại điểm đ khoản 2 Điều 75 theo đó “Đối với vật chứng đưa về cơ quan tiến hành tố tụng bảo quản thì cơ quan Công an có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn điều tra, truy tố; cơ quan thi hành án có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn xét xử và thi hành án”. Như vậy, BLTTHS 2003 đã bỏ quy định trách nhiệm bảo quản vật chứng theo hướng “hồ sơ vụ án ở cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm bảo quản vật chứng” như quy định trong BLTTHS 1988. Trách nhiệm bảo quản vật chứng theo quy định mới trong BLTTHS 2003 không còn phụ thuộc vào việc hồ sơ vụ án đang nằm ở cơ quan nào mà là tùy vào từng giai đoạn tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Trong giai đoạn điều tra, truy tố thì cơ quan Công an có trách nhiệm bảo quản còn trong giai đoạn xét xử và thi hành án thì do cơ quan thi hành án đảm trách. Quy định mới này đã thu gọn đầu mối trách nhiệm bảo quản vật chứng, giảm bớt các thủ tục phiền hà, đồng thời cũng tránh tình trạng vật chứng 33 Dương Thanh Biểu, Chuyên đề khám nghiệm hiện trường, http://duongthanhbieu.bsm.vn/ArticleDetail.aspx?ID=9059&CatID=1601&Lang=VI, [truy cập ngày 30/3/2013]. 34 Khoản 2 Điều 57 BLTTHS năm 1988. “Vật chứng phải được bảo quản nguyên vẹn, không để mất mát, lẫn lộn và hư hỏng. Hồ sơ vụ án ở cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm bảo quản vật chứng. Vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ phải được giám định ngay sau khi thu thập và phải chuyển ngay để bảo quản tại ngân hàng hoặc tại các cơ quan chuyên trách khác.” GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 35 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự phải di chuyển nhiều lần giữa các cơ quan tiến hành tố tụng có thể dẫn đến vật chứng bị mất mát, hư hỏng hay biến đổi ngoài ý muốn. Đối với vật chứng đưa về cơ quan tiến hành tố tụng bảo quản thì cơ quan Công an có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn điều tra, truy tố là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình điều tra, truy tố khi cần nghiên cứu, sử dụng vật chứng. Cơ quan thi hành án có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn xét xử và thi hành án là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành các bản án và quyết định của tòa án có liên quan đến vật chứng. Đối với những vật chứng đưa về cơ quan tiến hành tố tụng thì cơ quan Công an và cơ quan thi hành án có trách nhiệm bảo quản. Bên cạnh hai cơ quan này thì trách nhiệm bảo quản vật chứng còn thuộc về các cơ quan chuyên trách; chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp đồ vật, tài sản, người thân thích của họ hoặc chính quyền địa phương, cơ quan tổ chức nơi có vật chứng trong trường hợp vật chứng không thể đưa về bảo quản tại cơ quan tiến hành tố tụng. Song song với việc quy trách nhiệm bảo quản vật chứng, luật tố tụng hình sự còn quy định cụ thể trách nhiệm của người được giao nhiệm vụ bảo quản vật chứng. Theo đó người có trách nhiệm bảo quản vật chứng mà để mất mát, hư hỏng, phá hủy niêm phong, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc hủy hoại vật chứng của vụ án thì tùy theo tính chất mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định. Trong trường hợp có hành vi thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy, làm hư hỏng vật chứng của vụ án thì cũng phải chịu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật (quy định tại khoản 3 Điều 75 BLTTHS 2003). Quy định này có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở pháp lý để những người được giao nhiệm vụ bảo quản vật chứng nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thực hiện tốt việc bảo quản vật chứng, ngăn ngừa và phòng chống các hành vi sai trái gây ảnh hưởng đến việc bảo quản vật chứng. 2.2.3. Trình tự, thủ tục bảo quản vật chứng Bảo quản vật chứng được tiến hành ngay sau khi thu thập, đây là thủ tục cần thiết nhằm đảm bảo cho vật chứng giữ được giá trị chứng minh và cả giá trị sử dụng trong quá trình giải quyết vụ án. Vật chứng được phân thành nhiều loại khác nhau, căn cứ vào tính chất, đặc điểm của mỗi loại mà có biện pháp bảo quản riêng vì vậy mà trình tự, thủ tục bảo quản đối với từng loại cũng khác nhau. GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 36 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự Đối với những vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ được đưa đi bảo quản tại ngân hàng và cơ quan chuyên trách thì thực hiện như sau (điểm b khoản 2 Điều 75 BLTTHS 2003): - Đưa đi giám định ngay sau thu thập trước khi chuyển giao cho cơ quan chuyên trách bảo quản. Việc trưng cầu giám định được thực hiện theo quy định tại các Điều 155, 156, 157 của BLTTHS 2003. - Sau khi giám định đưa đi bảo quản tại ngân hàng hoặc các cơ quan chuyên trách. Việc cơ quan tiến hành tố tụng chuyển giao vật chứng cho cơ quan chuyên trách bảo quản phải được lập thành biên bản theo mẫu quy định thống nhất (Điều 95 BLTTHS 2003). Đối với những vật chứng không thể đưa về cơ quan tiến hành tố tụng bảo quản mà giao cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp đồ vật, tài sản hoặc người thân thích của họ hoặc chính quyền địa phương, cơ quan tổ chức nơi có vật chứng bảo quản thì trình tự, thủ tục được thực hiện như sau35: - Trước khi giao tài sản phải thành lập hội đồng định giá tài sản gồm đại diện của cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý, giải quyết vụ án, cơ quan tài chính cùng cấp và các chuyên gia, nếu xét thấy cần thiết. Việc giao nhận tài sản là vật chứng cho người khai thác, sử dụng phải được lập biên bản, mô tả thực trạng tài sản. Biên bản giao nhận phải có chữ ký và dấu của bên giao, chữ ký và dấu (nếu có) của bên nhận. Biên bản giao nhận phải được lập thành ba bản, mỗi bên giữ một bản, một bản lưu vào hồ sơ vụ án. Đối với vật chứng đưa về cơ quan tiến hành tố tụng bảo quản tại kho vật chứng thì trình tự, thủ tục như sau36: - Khi cần đưa vật chứng, đồ vật, tài liệu khác thu thập được của vụ án nhập kho hoặc xuất kho, để phục vụ hoạt động tố tụng hoặc chuyển giao sang kho vật chứng khác, Thủ trưởng cơ quan đang thụ lý vụ án phải có lệnh nhập kho hoặc lệnh xuất kho. Lệnh nhập kho, lệnh xuất kho ghi rõ chủng loại, số lượng, trọng lượng, đặc điểm của vật chứng, đồ vật, tài liệu khác cần nhập kho, xuất kho, lý do, thời gian nhập, xuất; họ và tên, chức vụ của người giao hoặc nhận lệnh nhập kho, 35 Hướng dẫn tại điểm a mục 4 Phần I, Thông tư liên tịch số 06/1998/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BTC-BTP ngày 24 tháng 10 năm 1998. 36 Hướng dẫn tại Điều 9 và 10 Quy chế quản lý kho vật chứng ban hành kèm theo Nghị định của Chính phủ số 18/2002/NĐ – CP ngày 18 tháng 2 năm 2002. GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 37 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự lệnh xuất kho phải có chữ ký của Thủ trưởng cơ quan thụ lý vụ án và đóng dấu cơ quan thụ lý vụ án. - Khi giao hoặc nhận vật chứng, đồ vật, tài liệu khác tại kho vật chứng, người giao hoặc nhận phải xuất trình lệnh nhập kho hoặc lệnh xuất kho và giấy tờ tùy thân. Thủ kho vật chứng chỉ nhập kho hoặc xuất kho khi có đầy đủ các thủ tục giấy tờ. Khi nhập kho hoặc xuất kho các vật chứng, đồ vật, tài liệu khác thu thập được của vụ án theo lệnh của người có thẩm quyền, Thủ kho vật chứng có trách nhiệm : + Kiểm tra lệnh nhập kho hoặc lệnh xuất kho và các thủ tục, giấy tờ cần thiết khác của người đến giao hoặc nhận. + Tiến hành cân, đong, đo, đếm, tính, kiểm tra về tình trạng, đặc điểm vật chứng, đồ vật, tài liệu khác thu thập được và tình trạng niêm phong (nếu có). + Ghi chép đầy đủ vào sổ kho và lập phiếu nhập kho hoặc phiếu xuất kho, ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm nhập, xuất; họ và tên, chức vụ của người ra lệnh nhập kho hoặc lệnh xuất kho và của người giao, người nhận; lý do nhập, xuất; chủng loại, số lượng, trọng lượng, đặc điểm, tình trạng của vật chứng, đồ vật, tài liệu khác thuộc vụ án, chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp. Phiếu nhập kho hoặc phiếu xuất kho được lập thành hai bản, có chữ ký của bên giao, bên nhận; mỗi bên giữ một bản. + Lập biên bản về việc vật chứng, đồ vật, tài liệu khác được giao nhập kho, xuất kho bị hư hỏng, thiếu hụt hoặc vi phạm niêm phong và thông báo cho cơ quan quản lý kho vật chứng. Biên bản được lập thành hai bản, có chữ ký của bên giao, bên nhận; mỗi bên giữ một bản. Việc tuân thủ đúng những trình tự, thủ tục khi tiến hành bảo quản vật chứng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình bảo quản vật chứng. Vật chứng khi thu thập để phục vụ cho quá trình giải quyết vụ án, ngoài việc áp dụng các biện pháp bảo quản phù hợp thì việc bảo quản cũng phải tuân theo những trình tự, thủ tục nhất định nhằm bảo vệ tốt nhất giá trị chứng minh của vật chứng để phục vụ cho suốt quá trình giải quyết vụ án. Một khi vật chứng không được bảo quản theo đúng những trình tự, thủ tục quy định thì có thể dẫn đến vật chứng không được nguyên vẹn, xảy ra mất mát, lẫn lộn, hư hỏng từ đó gây khó khăn cho quá trình giải quyết vụ án. 2.3. Xử lý vật chứng 2.3.1. Biện pháp xử lý vật chứng GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 38 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự Xử lý vật chứng là việc áp dụng những biện pháp khác nhau do luật tố tụng hình sự quy định để giải quyết những vật chứng khi vụ án bị đình chỉ hoặc giải quyết xong. Vật chứng thu thập được trong vụ án có thể bao gồm nhiều loại khác nhau, tùy vào đặc điểm, của từng loại vật chứng mà có những biện pháp xử lý khác nhau cho phù hợp. Theo quy định tại khoản 2 Điều 76 BLTTHS 2003 thì vật chứng được xử lý bằng những biện pháp như sau: “Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành thì bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước hoặc tiêu hủy. Vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ Nhà nước. Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu sung quỹ Nhà nước. Vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật. Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu, tiêu hủy”. Đối với nhóm vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành thì có hai biện pháp xử lý có thể được áp dụng là tịch thu sung quỹ nhà nước hoặc tịch thu để tiêu hủy nhưng luật lại không nói rõ khi nào thì cần tịch thu, sung quỹ nhà nước, khi nào thì cần tịch thu để tiêu hủy. Tuy nhiên, khi căn cứ vào mục đích xử lý của từng biện pháp và giá trị của từng loại vật chứng cho thấy. Biện pháp xử lý tịch thu, sung quỹ Nhà những vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành được áp dụng khi những vật này có giá trị làm lợi cho ngân sách Nhà nước mà nếu đem tiêu hủy những vật này thì sẽ gây ra sự lãng phí không cần thiết. Ngược lại, biện pháp xử lý tịch thu, tiêu hủy những vật chứng là công cụ, phương tiện phạm, vật cấm lưu hành sẽ được áp dụng khi những vật này không có giá trị và nếu để nó tồn tại thì có thể sẽ gây nguy hại cho xã hội. Chẳng hạn, vật chứng là ma túy các loại, văn hóa phẩm đồ trụy, tài liệu phản động..., thì sẽ bị xử lý bằng hình thức tịch thu, tiêu hủy. GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 39 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự Đối với vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì cũng có hai biện pháp xử lý: - Thứ nhất, nếu xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sẽ trả lại cho họ. Việc trả lại những vật chứng, tiền bạc này có thể được thực hiện trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xét xử vụ án mà không cần phải đợi đến khi vụ án được đình chỉ hoặc giải quyết xong (khoản 3 Điều 76 BLTTHS 2003). Cũng cần phải nói thêm là nếu những vật chứng này là những vật thuộc loại vật cấm lưu hành thì cho dù xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý họp pháp cũng sẽ không được trả lại cho họ mà sẽ bị tịch thu để sung quỹ Nhà nước hoặc tiêu hủy. - Thứ hai, nếu không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì tịch thu, sung quỹ Nhà nước. Việc sung quỹ Nhà nước trong trường hợp này cũng chỉ được thực hiện khi vật chứng là những vật là những vật có giá trị nếu không có giá trị thì cũng sẽ bị tịch thu và tiêu hủy. Đối với vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì được xử lý bằng biện pháp tịch thu sung quỹ Nhà nước. Tiền bạc, tài sản do phạm tội mà có là những tiền bạc, tài sản người phạm tội có được do thực hiện hành vi phạm tội mà không phải là do chiếm đoạt được của người khác. Ví dụ, tiền bạc, tài sản người phạm tội có được do buôn lậu, mua bán ma túy, kinh doanh trái phép, mua bán hàng giả... Bên cạnh đó, tiền bạc, tài sản do phạm tội mà có còn là tiền bạc, tài sản mà người phạm tội có được do chiếm đoạt tiền bạc, tài sản của người khác rồi sau đó dùng đầu tư vào lĩnh vực nào đó và có lợi nhuận. Ví dụ, một người chiếm đoạt tài sản là tiền rồi dùng tiền đó mua vé xổ số và trúng thưởng thì số tiền trúng thưởng xổ số đó cũng được xem là tiền bạc, tài sản do phạm tội mà có và sẽ bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước37. Vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản thì được xử lý bằng biện pháp bán theo quy định của pháp luật. Đây là những loại vật chứng không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 76 BLTTHS 2003. Việc bán những 37 Phần I mục 3 Công văn của Tòa án nhân dân tối cao ngày 17 tháng 3 năm 1999 về việc giải đáp bổ sung một số vấn đề áp dụng pháp luật. GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 40 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự loại vật chứng này được thực hiện theo quy định bán đấu giá tài sản và gửi tiền vào tài khoản tạm giữ mở tại kho bạc nhà nước để quản lý38. Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy. Đây là những vật chứng có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội được thu giữ, tạm giữ trong quá trình điều tra, giải quyết vụ án nhưng không thuộc loại vật cấm lưu hành, vật là công cụ, phương tiện phạm tội. Những vật chứng này khi xét về giá trị kinh tế thì không có hoặc giá trị sử dụng cũng không còn nên sẽ được tiêu hủy. Ví dụ, vật chứng là lông, tóc, mẫu thuốc là, quần áo nạn nhân có dính vết máu, các đồ vật khác đã bị hư hỏng... Ngoài ra, vật chứng trong trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu thì sẽ được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự (khoản 4 Điều 76 BLTTHS 2003). Việc tranh chấp về quyền sở hữu vật chứng có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ án. Việc giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu vật chứng chỉ có thể xảy ra khi những vật chứng đó là tiền bạc, đồ vật, tài sản thông thường mà cơ quan tiến hành tố tụng chưa xác định được chính xác chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp. Nếu vật chứng thuộc loại cấm lưu hành, vật chứng là đối tượng phải tịch thu, sung quỹ hoặc tiêu hủy thì cho dù có xảy ra tranh chấp cũng không được giải quyết. Việc quy định các biện pháp xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự có ý nghĩa quan trọng. Trong một số trường hợp nhất định việc xử lý vật chứng là tước đoạt quyền sở hữu những công cụ, phương tiện của người phạm tội nhằm xóa bỏ điều kiện để thực hiện tội phạm góp phần vào công cuộc đấu tranh và phòng chống tội phạm. Bên cạnh đó, xử lý vật chứng không chỉ góp phần khôi phục lại quyền sở hữu hợp pháp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức mà còn làm lợi cho công quỹ nhà nước, bảo đảm việc khai thác, sử dụng vật chứng một cách thích hợp, hiệu quả tránh tình trạng lãng phí không đáng có. 2.3.2. Chủ thể xử lý vật chứng Tùy vào từng giai đoạn tố tụng của quá trình giải quyết vụ án mà BLTTHS 2003 quy định thẩm quyền quyết định xử lý vật chứng thuộc về những chủ thể khác nhau. Thẩm quyền ra quyết định xử lý vật chứng được quy định tại khoản 1 Điều 76 BLTTHS 2003 theo đó “ Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định 38 Hướng dẫn tại phần I mục 6 và 7 của Thông tư liên tịch số 06/1998/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BTC-BTP ngày 24 tháng 10 năm 1998. GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 41 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Tòa án hoặc Hội đồng xét xử quyết định ở giai đoạn xét xử. Việc thi hành các quyết định xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản”. Chủ thể có thẩm quyền ra quyết định xử lý vật chứng cụ thể trong từng cơ quan được quy định như sau; Đối với cơ quan điều tra thì sẽ do Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan ra quyết định (điểm c khoản 2 Điều 34 BLTTHS 2003). Đối với Viện kiểm sát thì sẽ do Viện trưởng, Phó viện trưởng ra quyết định (điểm h khoản 2 Điều 36 BLTTHS 2003). Đối với Tòa án thì sẽ do Chánh án, Phó chánh án quyết định nếu vụ bị đình chỉ trước khi đưa ra xét xử tại phiên tòa (điểm a khoản 2 Điều 38 BLTTHS 2003). Nếu vụ án được đưa ra xét xử tại phiên tòa thì sẽ do Hội đồng xét xử quyết định. Thời điểm để những chủ thể có thẩm quyền ra quyết định xử lý vật chứng là khi vụ án bị đình chỉ có thể là đình chỉ ở giai đoạn điều tra, truy tố, chuẩn bị xét xử hoặc khi vụ án được đưa ra xét xử tại phiên tòa. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc Hội đồng xét xử có thể quyết định trả lại những vật chứng được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 76 BLTTHS 2003 cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án (khoản 3 Điều 76 BLTTHS 2003). Việc pháp luật tố tụng hình sự quy định rõ thẩm quyền xử lý vật chứng thuộc về những chủ thể khác nhau tương ứng với những giai đoạn tố tụng khác nhau nhằm tránh được tình trạng chồng chéo, tùy tiện khi ra các quyết định xử lý vật chứng cũng như dễ dàng quy trách nhiệm đối với các cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp ra các quyết định xử lý vật chứng sai trái. 2.3.3. Trình tự, thủ tục xử lý vật chứng Nếu như trong giai đoạn thi hành án, việc thi hành các quyết định xử lý vật chứng trong bản án, quyết định hình sự được thực hiện theo trình tự, thủ tục như thế nào đã được Luật thi hành án dân sự 2008 và các văn bản hướng dẫn có liên quan quy định cụ thể, thì trong giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án, việc thi hành các quyết định xử lý vật chứng được thực hiện những trình tự, thủ tục như thế nào lại chưa được BLTTHS 2003 cũng như các văn bản hướng dẫn có liên quan quy định rõ ràng và cụ thể. Tuy nhiên, trên cơ sở để góp phần đạt được nhiệm vụ mà Bộ luật tố tụng hình sự đã đề ra là chủ động phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, góp phần bảo vệ chế GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 42 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nhà nước cũng như bảo vệ các quyền và lợi ích hợp của công dân thì đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng phải kịp thời thực hiện việc xử lý vật chứng. Do pháp luật không quy định nên việc xử lý vật chứng theo trình tự, thủ tục như thế nào là tùy thuộc vào sự vận dụng linh hoạt các cơ quan tiến hành tố tụng nhưng vẫn phải đảm bảo không gây ảnh hưởng tới lợi ích của Nhà nước cũng như các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Qua tìm hiểu thực tế tại Cơ quan điều tra Công an Thành phố Cần Thơ được biết, do chưa có văn bản pháp luật quy định cụ thể vấn đề trình tự, thủ tục xử lý vật chứng, cho nên một khi vật chứng trong vụ án cần được xử lý thì sẽ được cơ quan xử lý theo một trình tự, thủ tục “riêng”. Chẳng hạn, đối với những vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì sẽ được tổ chức tiêu hủy bằng cách đốt cháy, đập vỡ hoặc chôn vùi. Việc tiêu hủy vật chứng được lập thành biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án. Như vậy, vấn đề trình tự, thủ tục thi hành các quyết định xử lý vật chứng trong vụ án hình sự hiện vẫn còn là một nội dung bỏ ngỏ chưa được BLTTHS 2003 và cả các văn bản hướng dẫn có liên quan quy định. Tùy vào từng biện pháp xử lý mà các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ áp dụng những trình tự, thủ tục để thi hành các quyết định xử lý vật chứng cho phù hợp để bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần vào công cuộc đấu tranh và phòng chống tội phạm. Tóm lại, qua tìm hiểu các quy định về thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng được quy định trong BLTTHS 2003, nói chung đã tương đối rõ ràng và đầy đủ, phục vụ đắc lực cho quá trình giải quyết vụ án. Song song đó, vẫn còn một số quy định về thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng chưa được quy định và giải thích cụ thể nên trong thực tiễn áp dụng đã có nhiều cách hiểu và vận dụng khác nhau. Từ đó, gây ảnh hưởng không nhỏ cho quá trình giải quyết vụ án. Vì vậy, việc phát hiện những vướng mắc và đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong BLTTHS 2003 là vấn đề cần thiết. GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 43 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự CHƯƠNG 3 MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT 3.1. Về mặt pháp lý Những quy định về thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong Bộ luật tố tụng hình sự 2003 là cơ sở pháp lý quan trọng giúp cho hoạt động thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đạt hiệu quả tích cực, phục vụ đắc lực cho quá trình giải quyết vụ án hình sự. Tuy nhiên, qua nghiên cứu nhận thấy những quy định về thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng vẫn còn một số tồn tại, hạn chế nhất định cần được sửa đổi, bổ sung kịp thời nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân, góp phần có hiệu quả vào công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm. 3.1.1. Thu thập vật chứng  Tồn tại Khoản 1 Điều 75 BLTTHS 2003 có đoạn quy định “Vật chứng phải được niêm phong, bảo quản”. Thêm vào đó điểm a khoản 2 Điều 75 BLTTHS 2003 cũng quy định thêm “Đối với vật chứng cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay sau khi thu thập. Việc niêm phong, mở niêm phong phải được tiến hành theo quy định của pháp luật và phải lập biên bản để đưa vào hồ sơ vụ án”. Như vậy, BLTTHS 2003 quy định vật chứng trong vụ án hình sự khi thu thập phải được niêm phong và vấn đề niêm phong, mở niêm phong vật chứng đòi hỏi đều “phải được tiến hành theo quy định của pháp luật”. Quy định như vậy cho thấy được sự chặt chẽ cũng như tầm quan trọng của việc niêm phong, mở niêm phong vật chứng trong quá trình giải quyết vụ án. Tuy nhiên, “quy định pháp luật” quy định việc niêm phong, mở niêm phong vật chứng mà BLTTHS 2003 đề cập ở đây là quy định pháp luật nào thì vẫn chưa được đề cập hay hướng dẫn cụ thể. Trong khi đó, tại Điều 145 BLTTHS 2003 cũng có đoạn quy định “Khi khám xét, Điều tra viên được tạm giữ đồ vật là vật chứng và tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án. Đối với đồ vật thuộc loại cấm tàng trữ, lưu hành thì phải thu giữ và chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền. Trong trường hợp cần niêm phong thì tiến hành trước mặt chủ đồ vật hoặc đại diện giai đình, chính quyền và người chứng kiến”. Tuy nhiên, quy định tại Điều 145 BLTTHS 2003 cũng chỉ mới quy định một cách chung chung về việc niêm phong vật chứng thu giữ được khi khám xét, còn vấn đề việc niêm phong được thực hiện như thế nào, loại vật chứng nào cần phải niêm phong GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 44 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự khi thu thập thì không được quy định cụ thể. Bên cạnh đó, vật chứng sau khi niêm phong thì cũng có lúc cần phải được mở niêm phong để phục vụ cho quá trình giải quyết vụ án. Trong khi đó, BLTTHS 2003 cũng không có một quy định pháp lý rõ ràng về việc mở niêm phong vật chứng phải được thực hiện như thế nào là đúng quy định. Do đó, vấn đề niêm phong vật chứng khi thu thập, mở niêm phong vật chứng trong quá trình giải quyết vụ án vẫn là một nội dung bỏ ngỏ chưa được BLTTHS 2003 và các văn bản hướng dẫn có liên quan đề cập hướng dẫn cụ thể. Niêm phong, mở niêm phong vật chứng là một thủ tục tố tụng quan trọng nhằm đảm bảo cho vật chứng khi thu thập giữ được tính nguyên vẹn, sự bí mật, đảm bảo giá trị chứng minh phục vụ cho quá trình giải quyết vụ án. Nếu chỉ quy định một cách chung chung mà không có hướng dẫn rõ ràng, cụ thể thì việc niêm phong, mở niêm phong vật chứng sẽ được hiểu và thực hiện như thế nào cho đúng quy định. Từ đó, có thể dẫn đến việc niêm phong, mở niêm phong vật chứng được hiểu và vận dụng không thống nhất, không đảm bảo chặt chẽ về mặt thủ tục khi thực hiện, gây ảnh hưởng đến giá trị chứng minh của vật chứng trong quá trình giải quyết vụ án.  Giải pháp Để có cơ sở cho việc niêm phong, mở niêm phong vật chứng trong quá trình giải quyết vụ án được thực hiện chặt chẽ và thống nhất, thiết nghĩ cần ban hành quy chế quy định rõ ràng, cụ thể thủ tục niêm phong vật chứng khi thu thập cũng như việc mở niêm phong vật chứng trong quá trình giải quyết vụ án. Cụ thể, quy chế hướng dẫn việc niêm phong, mở niêm phong vật chứng trong quá trình giải quyết vụ án phải đảm bảo quy định rõ các vấn đề như: như thế nào là việc niêm phong vật chứng; những loại vật chứng nào cần phải được niêm phong khi thu thập, thu giữ; trình tự, thủ tục tiến hành thực hiện việc niêm phong vật chứng; trường hợp nào mở niêm phong vật chứng; trình tự, thủ tục tiến hành thực hiện việc mở niêm phong vật chứng; thành phần tham gia vào việc niêm phong, mở niêm phong vật chứng; biên bản niêm phong, mở niêm phong vật chứng... Có như vậy thì vấn đề niêm phong, mở niêm phong vật chứng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự mới được cụ thể hóa, chặt chẽ về mặt thủ tục và thống nhất khi thực hiện, góp phần bảo vệ giá trị chứng minh của vật chứng trong quá trình giải quyết vụ án. GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 45 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự 3.1.2. Bảo quản vật chứng 3.1.2.1. Chủ thể bảo quản vật chứng  Tồn tại Theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 75 BLTTHS 2003 thì “ Đối với vật chứng đưa về cơ quan tiến hành tố tụng bảo quản thì cơ quan Công an là chủ thể có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn điều tra, truy tố; cơ quan thi hành án có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn xét xử và thi hành án”. Tuy nhiên, đối với những vụ án hình sự thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt trong Quân đội nhân dân thì trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn điều tra, truy tố sẽ do chủ thể nào đảm trách lại chưa được BLTTHS 2003 đề cập cụ thể. Bởi lẽ, một khi vụ án hình sự thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt trong Quân đội thì trách nhiệm bảo quản vật chứng trong vụ án cũng phải thuộc về cơ quan Quân đội chứ không thể giao cho cơ quan Công an phụ trách. Vì thế, việc quy định chỉ cơ quan Công an là chủ thể có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn điều tra, truy tố trong trường hợp vật chứng đưa về cơ quan tiến hành tố tụng bảo quản là chưa đầy đủ. Do không xác định được chính xác chủ thể nào có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong các vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết trong Quân đội nhân dân, cho nên khi để xảy ra tình trạng vật chứng không được bảo quản tốt thì sẽ không biết quy trách nhiệm cho chủ thể nào.  Giải pháp Để chủ thể bảo quản vật chứng được xác định rõ ràng và đầy đủ đối với cả những vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết trong Quân đội nhân dân, thiết nghĩ điểm đ khoản 2 Điều 75 BLTTHS 2003 cần được bổ sung theo hướng “Đối với vật chứng đưa về cơ quan tiến hành tố tụng bảo quản thì cơ quan Công an, cơ quan điều tra trong Quân đội có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn điều tra, truy tố; cơ quan thi hành án có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn xét xử và thi hành án.” Quy định này giúp xác định rõ chủ thể nào trách nhiệm bảo quản vật chứng đối với những vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt trong Quân đội nhân dân. Từ đó, có cơ sở để quy trách nhiệm trong trường hợp để xảy ra sai phạm, thiếu sót trong việc bảo quản vật chứng đối với những vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết trong Quân đội nhân dân. GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 46 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự 3.1.2.2. Bảo quản vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ  Tồn tại Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 75 BLTTHS 2003 thì “Vật chứng là tiền, vàng, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ phải được giám định ngay khi thu thập và phải chuyển ngay để bảo quản tại ngân hàng hoặc các cơ quan chuyên trách khác”. Tuy nhiên, do BLTTHS 2003 quy định việc bảo quản những loại vật chứng này chưa rõ ràng, cụ thể nên dẫn đến trên thực tế việc bảo quản những loại vật chứng này đã nảy sinh nhiều khó khăn, bất cập: Thứ nhất, đối với việc bảo quản những vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý. BLTTHS 2003 quy định những vật chứng này phải được giám định ngay sau thu thập và phải chuyển ngay để bảo quản tại ngân hàng. Do đây là những loại vật chứng có giá trị nên luật quy định việc gửi bảo quản tại ngân hàng là hoàn toàn phù hợp, đồng thời đảm bảo được mức độ an toàn cho những vật chứng này. Tuy nhiên, BLTTHS 2003 chỉ mới dừng lại ở việc quy định gửi bảo quản những loại vật chứng này tại ngân hàng còn vấn đề khi gửi bảo quản những loại vật chứng này tại ngân hàng thì gửi vào tài khoản nào, khi gửi có tính lãi suất hay không, nếu tính lãi suất thì khi có phát sinh lãi suất sẽ được xử lý như thế nào vẫn chưa được đề cập cụ thể. Chính những tồn tại này đã dẫn đến phát sinh những hệ quả tiêu cực khi bảo quản những loại vật chứng có giá trị này trong quá trình thu giữ, bảo quản. Chẳng hạn, trong vụ án “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Tiền Giang do các đối tượng Ngô Thanh Phong, Nguyễn Văn Nên, Phạm Văn Út, nguyên là các cấp lãnh đạo trong cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Tiền Giang thực hiện. Sau khi khởi tố vụ án buôn lậu xảy ra tại công ty TNHH Thành Phát Tiền Giang, các đối tượng đã mang toàn bộ số tiền vật chứng thu được gần 12,6 tỉ đồng và hơn 249.000 USD đi gửi ngân hàng để chia chác tiền lãi thu lợi cá nhân39. Qua vụ án này cho thấy, quy định về việc bảo quản những loại vật chứng có giá trị là tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý chưa được quy định cụ thể nên dễ dàng tạo cơ hội cho việc phát sinh những tiêu cực, sai phạm trong quá trình bảo quản. Hơn nữa, những loại vật chứng này một khi chưa có quyết định xử lý vật chứng thì vẫn được 39 Tuổi trẻ, Mang tiền vật chứng gửi tiết kiệm để chia chác, Minh Quang, http://tuoitre.vn/chinh-tri-xahoi/494121/mang-tien-vat-chung-gui-tiet-kiem-de-chia-chac.html, [truy cập, ngày 4/4/2013]. GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 47 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự xem là tài sản thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân mà các cơ quan có thẩm quyền tạm thời thu giữ để phục vụ cho việc giải quyết vụ án. Do đó, nếu chỉ quy định mang đi bảo quản tại ngân hàng mà không nói rõ gửi vào tài khoản nào, khi gửi có tính lãi suất hay không, nếu tính lãi suất thì khi lãi suất phát sinh sẽ được xử lý như thế nào, thì liệu có kịp thời đảm bảo được các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Vì vậy, vấn đề này cần sớm được quy định cụ thể để hạn chế những tiêu cực phát sinh và đồng thời đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có tài sản bị tạm giữ. Thứ hai, đối với việc bảo quản những loại vật chứng là đồ cổ, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ. BLTTHS 2003 cũng quy định khi thu thập được những vật chứng này phải được giám định ngay sau thu thập và chuyển ngay để bảo quản tại cơ quan chuyên trách khác. Tuy nhiên, BLTTHS 2003 cũng chỉ quy định một cách chung chung là chuyển giao cho cơ quan chuyên trách bảo quản, còn vấn đề là chuyển giao cho cơ quan chuyên trách nào bảo quản thì lại không được quy định cụ thể. Chính việc quy định một cách chung chung như vậy, dẫn đến trên thực tế khi các cơ quan có thẩm quyền gửi vật chứng để bảo quản thì không có cơ quan chuyên trách nào chịu trách nhiệm đứng ra tiếp nhận, bảo quản, từ đó gây khó khăn trong việc bảo quản những loại vật chứng này. Điển hình như tại Nghệ An, việc bảo quản những vật chứng là vật liệu nổ khi xử lý các vụ án quy định tại Điều 23240 BLTHS 1999 còn gặp khó khăn. Khi cơ quan điều tra thu được vật chứng là vật liệu nổ và tiến hành chuyển giao cho cơ quan Công an bảo quản thì cơ quan Công an không nhận vì không có kho chuyên dụng để bảo quản. Tương tự, khi chuyển giao cho cơ quan Quân đội bảo quản thì cơ quan cũng Quân đội không nhận vì cho rằng chưa có quyết định xử lý vật chứng. Trước tình hình đó, buộc cơ quan điều tra phải thuê kho của một số doanh nghiệm có chức năng bảo quản, sử dụng vật liệu nổ để bảo quản những loại vật chứng này trong khi chờ quyết định xử lý của các cơ quan có thẩm quyền41. Do đó, cần có văn bản quy định cụ thể những cơ quan chuyên trách nào có trách nhiệm tiếp nhận, bảo bảo những vật chứng là đồ cổ, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng khi gửi bảo quản những loại vật chứng này. 40 Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ. Trần Thanh Thủy, Những khó khăn vướng mắc khi xử lý các tội phạm được quy định tại Điều 232 của Bộ luật Hình sự, Tạp chí Kiểm sát số 7, tháng 4 năm 2009, tr.40 – 41. 41 GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 48 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự  Giải pháp Trước những tồn tại của việc bảo quản vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 75 BLTTHS 2003, thiết nghĩ cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn việc gửi bảo quản những loại vật chứng đặc biệt này, cụ thể: Thứ nhất, đối với những loại vật chứng có giá trị như tiền, vàng, kim khí quý, đá quý thì văn bản cần hướng dẫn cụ thể những vấn đề sau: khi cơ quan có thẩm quyền gửi bảo quản tại ngân hàng thì gửi vào tài khoản nào; khi gửi bảo quản có tính lãi suất hay không; trong trường hợp có tính lãi suất thì khi phát sinh lãi suất sẽ được xử lý như thế nào. Có như vậy, vấn đề gửi bảo quản những vật chứng là tiền, vàng, kim khí quý, đá quý tại ngân hàng mới được cụ thể hóa, góp phần hạn chế phát sinh những vấn đề tiêu cực khi gửi bảo quản những loại vật chứng này, đồng thời bảo vệ kịp thời các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức có tài sản bị tạm giữ. Thứ hai, đối với những vật chứng là đồ cổ, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ. Nhằm tránh tình trạng trong thực tế các cơ quan có thẩm quyền gặp khó khăn trong việc xác định cơ quan chuyên trách nào có trách nhiệm tiếp nhận và bảo quản những loại vật chứng này thì cần có hướng dẫn quy định cụ thể cơ quan chuyên trách là những cơ quan nào. Việc xác định cụ thể cơ quan chuyên trách nào là căn cứ vào đặc điểm của từng loại vật chứng và chức năng quản lý chuyên môn của từng cơ quan trên thực tế mà đưa ra quy định cho phù hợp. Đối với vật chứng là đồ cổ, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, văn bản hướng dẫn cần quy định theo hướng giao cho những cơ quan chuyên trách sau đây bảo quản: “Vật chứng là đổ cổ thì chuyển giao cho ngân hàng hoặc Kho bạc nhà nước bảo quản; vật chứng là chất nổ, chất cháy thì chuyển giao cho cơ quan Quân đội bảo quản; vật chứng là chất độc thì chuyển giao cho cơ quan Y tế bảo quản; vật chứng là chất phóng xạ thì chuyển giao cho các viện, trung tâm nghiên cứu về hạt nhân bảo quản”. Việc quy định cụ thể cơ quan chuyên trách sẽ giúp cơ quan có thẩm quyền dễ dàng xác định được những cơ quan chuyên trách là những cơ quan nào có trách nhiệm tiếp nhận, bảo quản khi gửi bảo quản vật chứng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc gửi bảo quản những loại vật chứng này. 3.1.3. Xử lý vật chứng 3.1.3.1. Biện pháp xử lý vật chứng GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 49 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự  Tồn tại Thứ nhất, đối với những vật chứng chỉ đơn thuần là vật mang dấu vết tội phạm và có giá trị, khoản 2 Điều 76 BLTTHS 2003 chưa quy định biện pháp xử lý phù hợp. Theo quy định tại Điều 74 BLTTHS 2003 thì vật chứng được phân thành nhiều loại khác nhau trong đó có vật chứng là những vật mang dấu vết tội phạm. Trong khi đó, tại khoản 2 Điều 76 BLTTHS 2003 quy định nhiều biện pháp xử lý tương ứng với từng loại vật chứng khác nhau nhưng không quy định biện pháp xử lý đối với những vật chứng chỉ là vật mang dấu vết tội phạm và có giá trị . Chính việc quy định chưa đầy đủ này đã dẫn đến trong thực tế các cơ quan có thẩm quyền thu được những loại vật chứng là vật mang dấu vết tội phạm và có giá trị nhưng khi xử lý thì lại gặp lúng túng do chưa có cơ sở pháp lý để áp dụng. Chẳng hạn, đêm ngày 22/3/2004 Nguyễn Minh Ph đã lẻn vào phòng làm việc của Lê Văn Th để dùng đoạn sắt cạy tủ lấy trộm tiền. Qua khám nghiệm hiện trường cơ quan điều tra phát hiện chiếc mũ bảo hiểm của Lê Văn Th để trên nóc tủ có dấu vân tay nên đã tiến hành thu giữ. Kết luận giám định cho thấy dấu vân tay trên chiếc mũ bảo hiểm của Lê Văn Th là của hung thủ Nguyễn Minh Ph để lại, nên chiếc mũ được xem là vật chứng để kết tội hung thủ Nguyễn Minh Ph. Khi vụ án đưa ra xét xử, trong phần xử lý vật chứng, Hội đồng xét xử không biết phải áp dụng cơ sở pháp lý nào để xử lý vật chứng là chiếc mũ bảo hiểm. Bởi lẽ, xét theo khoản 2 Điều 76 BLTTHS 2003 thì thấy chiếc mũ bảo hiểm không phải là công cụ, phương tiện phạm tội, không phải vật cấm lưu hành, không phải là tiền bạc, tài sản của người khác bị chiếm đoạt, không phải là tiền bạc do phạm tội mà có, cũng không phải là hàng hóa mau hỏng, khó bảo quản hoặc vật không có giá trị, không sử dụng được (vì chiếc mũ bảo hiểm vẫn còn mới). Chiếc mũ bảo hiểm chỉ đơn thuần là vật mang dấu vết do tội phạm để lại (dấu vân tay của hung thủ Nguyễn Minh Ph). Nên cuối cùng để xử lý chiếc mũ bảo hiểm này, Hội đồng xét xử chỉ áp dụng điều luật mang tính chung chung là khoản 2 Điều 76 để trả lại cho chủ sở hữu là Lê Văn Th42. Qua vụ án này cho thấy đối với những vật chứng chỉ đơn thuần là vật mang dấu vết tội phạm và có giá trị như chiếc mũ bảo hiểm vừa nêu trong vụ án thì vẫn chưa có cơ sở pháp lý để xử lý cho phù hợp. Thứ hai, điểm b khoản 2 Điều 76 BLTTHS 2003 quy định “Vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ 42 Nguyễn Văn Trượng, Một số vướng mắc khi xử lý vật chứng trong vụ án hình sự, Tạp chí Tòa án nhân dân, kỳ 2 tháng 11 năm 2009, tr. 29-33. GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 50 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ Nhà nước”. Trong khi đó, tại khoản 3 Điều 41 BLHS 1999 lại quy định “Vật, tiền bạc thuộc tài sản của người khác, nếu người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm thì có thể bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước”. Như vậy, từ hai quy định vừa nêu cho thấy, việc điểm b khoản 2 Điều 76 BLTTHS 2003 quy định biện pháp xử lý như vậy là chưa thống nhất và chưa chặt chẽ với quy định tại khoản 3 Điều 41 BLHS 1999. Bởi lẽ, theo tinh thần quy định tại khoản 3 Điều 41 BLHS 1999 thì nếu một cá nhân mà có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vật, tiền của mình dùng vào việc thực hiện tội phạm thì tùy vào mức độ lỗi mà vật, tiền đó sẽ không được trả lại mà có thể bị tịch thu sung quỹ Nhà nước. Trong khi đó, tại điểm b khoản 2 Điều 76 BLTTHS 2003 lại quy định biện pháp xử lý bằng cách trả lại những vật, tiền bạc cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp khi bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng vào việc thực hiện tội phạm mà không có sự phân biệt trường hợp cá nhân có lỗi hay không có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vật, tiền bạc của mình vào việc thực hiện tội phạm. Do đó, việc điểm b khoản 2 Điều 76 BLTTHS 2003 quy định như vậy là chưa có sự thống nhất và chưa chặt chẽ với quy định tại khoản 3 Điều 41 BLHS 1999. Điều này dẫn đến một số trường hợp vật chứng đáng lẽ phải bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước do chủ sở hữu là cá nhân có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm (theo quy định tại khoản 3 Điều 41 BLHS 1999) nhưng lại được các cơ quan tiến hành tố trả lại (do áp dụng điểm b khoản 2 Điều 76 BLTTHS 2003). Đây là “khoảng trống pháp lý” dẫn đến việc xử lý vật chứng không thống nhất và chưa chặt chẽ. Thứ ba, điểm d khoản 2 Điều 76 BLTTHS 2003 quy định vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản thì được xử lý bằng cách bán theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc bán những loại vật chứng này đã được quy định cụ thể tại điểm d khoản 2 Điều 75 BLTTHS 2003. Do đó, việc điểm d khoản 2 Điều 76 quy định lập lại biện pháp xử lý đối với những loại vật chứng này là không cần thiết. Hơn nữa, điểm d khoản 2 Điều 76 BLTTHS 2003 chỉ mới dừng lại ở việc quy định bán những vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản, còn vấn đề số tiền thu được khi bán những loại vật chứng này sẽ được xử lý như thế nào vẫn chưa được quy định cụ thể. Chính việc quy định “ dở dang” của điều luật đã dẫn đến sự thiếu rõ ràng và minh bạch khi xử lý những loại vật chứng này. GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 51 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự  Giải pháp Trước những tồn tại của một số quy định về biện pháp xử lý vật chứng trong khoản 2 Điều 76 BLTTHS 2003, cần có những sửa đổi, bổ sung kịp thời để khác phục những tồn tại, thiếu sót giúp cho hoạt động xử lý vật chứng được chặt chẽ hơn và có hiệu quả hơn. Thứ nhất, để tránh tình trạng vật chứng chỉ là những vật mang dấu vết tội phạm và có giá trị không có cơ sở pháp lý để xử lý như chiếc mũ bảo hiểm trong vụ án vừa nêu trên, thiết nghĩ khoản 2 Điều 76 BLTTHS 2003 cần bổ sung thêm quy định biện pháp xử lý tương ứng đối với những vật chứng chỉ là vật mang dấu vết tội phạm và có giá trị bên cạnh những biện pháp xử lý các loại vật chứng khác. Việc bổ sung thêm quy định biện pháp xử lý đối với vật chứng chỉ là vật mang dấu vết tội phạm và có giá trị, sẽ tạo cơ sở pháp lý đầy đủ giúp cho hoạt động xử lý vật chứng của các cơ quan có thẩm quyền được tiến hành chính xác và thuận lợi. Thứ hai, để biện pháp xử lý vật chứng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 76 BLTTHS 2003 được chặt chẽ và thống nhất với đường lối xử lý quy định tại khoản 3 Điều 41 BLHS 1999 đồng thời thể hiện được tính nghiêm minh của pháp luật, thiết nghĩ BLTTHS 2003 cần xem xét đến yếu tố lỗi của chủ sở hữu hoặc quản lý hợp pháp là cá nhân trong việc để cho người phạm tội sử dụng vật, tiền bạc của họ vào việc thực hiện tội phạm. Nếu họ có không có lỗi thì mới trao trả, còn ngược lại nếu họ có lỗi thì cần phải xem xét đến mức độ lỗi của họ. Tùy vào mức độ lỗi mà mà quyết định trả lại hay tịch thu sung quỹ Nhà nước. Nếu chỉ là lỗi vô ý để cho người phạm tội sử dụng vật, tiền vào việc thực hiện tội phạm thì sẽ trả lại như trường hợp không có lỗi, còn nếu là lỗi cố ý thì phải tịch thu sung quỹ Nhà nước để thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật. Do đó, điểm b khoản 2 Điều 76 BLTTHS 2003 cần được bổ sung theo hướng “Vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu hoặc quản lý hợp pháp của cá nhân, mà người này có lỗi cố ý trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm thì bị tịch thu sung, sung quỹ Nhà nước.” Thứ ba, đối với biện pháp xử lý những vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản. Để tránh bị trùng lặp không cần thiết so với quy định tại điểm d khoản 2 Điều 75 BLTTHS 2003, thiết nghĩ nên bãi bỏ quy định xử lý vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo tại điểm d khoản 2 Điều 76 BLTTHS 2003. Thay vào đó, khoản 2 Điều 76 BLTTHS 2003 cần bổ sung thêm biện pháp xử lý đối với số tiền thu được từ việc bán những vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 52 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự khó bảo quản để đảm bảo tính minh bạch và rõ ràng khi xử lý những loại vật chứng này và đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho việc xử lý số tiền thu được từ việc bán những vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản. 3.1.3.2. Trình tự, thủ tục xử lý vật chứng  Tồn tại Như đã trình bày43, BLTTHS 2003 và cả các văn bản hướng dẫn có liên quan đều không có một quy định pháp lý rõ ràng về vấn đề trình tự, thủ tục thi hành các quyết định xử lý vật chứng trong giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử vụ án phải được thực hiện như thế nào. Vấn đề trình tự, thủ tục thi hành các biện pháp xử lý vật chứng trong vụ án hình sự như: tịch thu sung quỹ Nhà nước; tịch thu tiêu hủy; trả lại vật chứng là tài sản cho chủ sở hữu; bán những vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản được thực hiện như thế nào; chủ thể nào chịu trách nhiệm thực hiện việc thi hành các quyết định xử lý vật chứng, vẫn còn là những nội dung còn bỏ ngỏ chưa được quy định cũng như hướng dẫn cụ thể. Trình tự, thủ tục xử lý vật chứng là một vấn đề quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án. Nếu không được quy định, hướng dẫn cụ thể sẽ dẫn đến việc thi hành các quyết định xử lý vật chứng theo một trình tự thủ tục tùy tiện, không đảm bảo tính thống nhất, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xử lý vật chứng nói riêng và quá trình giải quyết vụ án hình sự nói chung.  Giải pháp Nhằm đảm bảo cho vấn đề trình tự, thủ tục xử lý vật chứng trong giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự được rõ ràng, cụ thể và thực hiện thống nhất, tránh tình trạng tùy tiện, thiết nghĩ cần sớm ban hành văn bản quy định quy chế vấn đề trình tự, thủ tục khi xử lý vật chứng trong vụ án hình sư. Theo đó, quy chế xử lý vật chứng cần phải đảm bảo quy định rõ những nội dung chính sau: quy định chủ thể nào có thẩm quyền trong việc thi hành các quyết định xử lý vật chứng; những nguyên tắc cần đảm bảo khi xử lý vật chứng; thời điểm thi hành các quyết định xử lý vật chứng; trình tự, thủ tục cụ thể khi tiến hành xử lý vật chứng được thực hiện như thế nào tương ứng với từng biện pháp xử lý vật chứng như tịch thu sung quỹ, tịch thu tiêu hủy, trả lại hoặc bán vật chứng; trách nhiệm của chủ thể có thẩm quyền khi thực hiện việc xử lý vật chứng trong trường hợp để xảy ra những sai phạm, thiếu sót. Cụ thể hóa những nội dung cơ bản này trong quy chế xử 43 Xem phần 2.3.3 trang 45 của Luận văn. GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 53 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự lý vật chứng sẽ đảm bảo cho việc xử lý vật chứng được thực hiện theo một trình tự, thủ tục rõ ràng, chặt chẽ và thống nhất. Khắc phục được tình trạng không có quy định pháp luật điều chỉnh khi các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện việc xử lý vật chứng, góp phần đảm bảo nguyên tắc pháp chế trong quá trình giải quyết vụ án nói chung và việc xử lý vật chứng trong vụ án nói riêng. 3.2. Về mặt thực tiễn 3.2.1. Về việc đảm bảo nguyên tắc kịp thời, đầy đủ, đúng trình tự, thủ tục khi thu thập vật chứng 3.2.1.1. Tồn tại Vật chứng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp các cơ quan tiến hành tố tụng tìm ra được những chứng cứ cần thiết phục vụ cho việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Chính vì vậy, BLTTHS 2003 quy định vật chứng cần phải được thu thập kịp thời, đầy đủ, khi thu thập được phải mô tả đúng thực trạng vào biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án. Riêng đối với những vật chứng do đặc thù cấu tạo, tính chất không thể đưa vào hồ sơ vụ án thì phải được chụp ảnh hoặc ghi hình để đưa vào hồ sơ vụ án. Hoạt động thu thập vật chứng đã được BLTTHS 2003 quy định chặt chẽ và cụ thể nhằm đảm bảo cho vật chứng khi thu thập được có đầy đủ giá trị chứng minh trong quá trình giải quyết vụ án. Mặc dù vậy, trong thực tế việc thu thập vật chứng trong các vụ án hình sự vẫn chưa được chú trọng, vẫn còn để xảy ra tình trạng vật chứng không được thu thập kịp thời, đầy đủ, không tuân thủ trình tự, thủ tục khi tiến hành thu thập vật chứng dẫn đến không khai thác hết giá trị chứng minh của vật chứng, thiếu chứng cứ, từ đó gây khó khăn cho quá trình giải quyết vụ án. Điển hình như trong vụ án Lê Bá Mai xảy ra ở Bình Phước (vụ án “vườn mít”). Trong quá trình điều tra, Cơ quan điều tra đã có nhiều vi phạm pháp luật tố tụng hình sự trong việc khám nghiệm hiện trường, thu giữ các dấu vết, vật chứng trong vụ án. Cụ thể, tại Biên bản khám nghiệm hiện trường số 323/2004 ngày 17-11-2004 của Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Bình Phước cho thấy phát hiện được những dấu vết và đồ vật sau: 1 chiếc mũ vải vành cứng phía trước, màu đỏ; 1 đôi dép xốp màu xanh (dép Lào); trên mặt đất phát hiện 4 cọng tóc mỏng dính vào đất; 1 bật lửa ga màu đỏ; 1 chiếc dép da màu đen bên trái của nam; vết hằn xe máy, vết giày dép in trên mặt đất; 1 củ đậu (củ sắn) bị ăn dở. Tuy nhiên, khi tiến hành thu giữ thì Cơ quan điều tra chỉ thu giữ chiếc quần quấn trên cổ nạn nhân, một chiếc nón (mũ) kết đỏ, một đôi dép Lào và một củ đậu (củ sắn) bị ăn dở, còn vết giày dép, vết lốp xe và một số đồ vật khác như 1 chiếc bật lửa màu đỏ, 1 chiếc dép da màu đen GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 54 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự và 4 cọng tóc mỏng lại không được cơ quan điều tra tiến hành thu giữ44. Việc Cơ quan điều tra không thu giữa không đầy đủ những dấu vết, đồ vật xuất hiện tại hiện trường vụ án như chiếc bật lửa, chiếc dép da màu đen, 4 cọng tóc mỏng là không đảm bảo không đảm bảo nguyên tắc kịp thời, đầy đủ khi tiến hành thu thập vật chứng. Bởi khi tiến hành thu thập vật chứng, ngoài việc thu thập những đồ vật, tài liệu có thể xác định được ngay là vật chứng thì còn phải thu thập cả những đồ vật có căn cứ nghi là vật chứng nhưng chưa thể kết luận ngay được. Những đồ vật như chiếc bật lửa, chiếc dép da màu đen, 4 cọng tóc mỏng xuất hiện tại hiện trường vụ án, tuy chưa có kết luận chính thức đó có phải là vật chứng của vụ án hay không nhưng rất có thể đây là những vật chứng quan trọng giúp xác định sự thật của vụ án. Việc Cơ quan điều tra bỏ qua, không thu giữ đã làm mất đi những chứng cứ quan trọng giúp xác định sự thật của vụ án. Đây là một trong những sai phạm điển hình trong vụ án “vườn mít” khi tiến hành khám nghiệm hiện trường, thu thập vật chứng dẫn đến quá trình xác định sự thật vụ án gặp nhiều khó khăn do không đủ chứng cứ để khẳng định Lê Bá Mai có phải là hung thủ gây án hay không. Đến nay vụ án đến nay đã trả qua nhiều lần và cấp xét xử mà vẫn chưa làm rõ được sự thật của vụ án, số phận của Lê Bá Mai vẫn chưa được định đoạt. Nguyên nhân dẫn đến những sai phạm, thiếu sót khi thu thập vật chứng trước hết xuất phát chủ yếu từ năng lực chuyên môn, sự nhận thức của những cán bộ điều tra. Do yếu kém về năng lực chuyên môn, hạn chế trong nhận thức nên chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của vật chứng trong quá trình giải quyết vụ án nên khi tiến hành các biện pháp thu thập vật chứng còn chủ quan, hời hợt, chưa thận trọng, tỉ mỉ. Bên cạnh đó, việc để xảy ra những sai sót trong khi tiến hành thu thập vật chứng cũng phải kể đến trách nhiệm của Kiểm sát viên. Kiểm sát viên chưa chưa làm hết trách nhiệm của mình trong giám sát, kiểm tra nhằm đảm bảo cho việc thu thập vật chứng được thực hiện theo đúng quy định. 3.2.1.2. Giải pháp Nhằm đảm bảo cho việc thu thập vật chứng trên thực tế được thực hiện có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu kịp thời, đầy đủ, đúng trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định, thiết nghĩ trước hết phải nâng cao năng lực chuyên môn, tăng cường giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm, nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của việc thu thập vật chứng trong quá trình giải quyết vụ án cho những cán bộ điều tra 44 Tòa án nhân dân tối cao, quyết định giám đốc thẩm số 02/2007/HS-GĐT, http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/545500/3377352, [truy cập ngày 1/4/2013 ]. GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 55 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự khi tiến hành các biện pháp thu thập vật chứng. Để cho mỗi cán bộ được giao nhiệm vụ phát hiện, thu thập vật chứng vững về chuyên môn, nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của vật chứng, khi tiến hành thu thập vật chứng phải thực hiện với đầy đủ tinh thần trách nhiệm, ý thức tôn trọng pháp luật, cẩn trọng, tỉ mỉ thu thập, thu giữ những vật chứng cho dù là nhỏ nhất để giải quyết vụ án được nhanh chóng. Để nâng cao năng lực chuyên môn, nhận thức cho cán bộ điều tra khi tiến hành các biện pháp thu thập vật chứng cần tăng cường các biện pháp bồi dưỡng, quản lý, giáo dục nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và ý thức trách nhiệm của cán bộ điều tra khi tiến hành nhiệm vụ. Tổ chức các lớp tập huấn chuyên sâu về công tác phát hiện, thu thập vật chứng giúp cho cán bộ học tập, nghiên cứu nâng cao năng lực nghiệp vụ Bên cạnh việc nâng cao năng lực chuyên môn, nhận thức cho cán bộ điều tra khi tiến hành các biện pháp thu thập vật chứng thì kiểm sát viên cũng phải nâng cao hơn nữa vai trò kiểm sát của mình trong khi kiểm sát việc điều tra, thu thập vật chứng. Kiểm sát viên phải chú ý yêu cầu cán bộ điều tra thu thập đầy đủ vật chứng, mọi chi tiết dù nhỏ nhưng liên quan đến vụ án phải được thu thập đầy đủ. Khi thu thập được vật chứng, Kiểm sát viên cần lưu ý cán bộ điều tra phải mô tả vào biên bản đúng thực trạng của vật chứng tạo cơ sở pháp lý cho việc xử lý đúng đắn vụ án. Khắc phục tình trạng vật chứng thu thập được rồi nhưng phản ánh trong biên bản sơ sài, cẩu thả, không đúng trình tự, thủ tục. 3.2.2. Về việc đảm bảo nguyên tắc bảo quản nguyên vẹn, không để mất mát, lẫn lộn, hư hỏng vật chứng 3.2.2.1. Tồn tại Nếu như việc thu thập vật chứng quan trọng bao nhiêu thì việc bảo quản vật chứng khi thu thập được lại càng quan trọng bấy nhiêu. Vật chứng một khi đã được thu thập nhưng không làm tốt công tác bảo quản, để mất mát, lẫn lộn, hư hỏng thì chẳng những không đảm bảo được giá trị chứng minh, mà còn có thể gây thiệt hại về giá trị kinh tế. Do đó, BLTTHS 2003 quy định vật chứng cần phải được bảo quản nguyên vẹn, không để mất mát, lẫn lộn và hư hỏng. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn tình trạng vật chứng đã được thu thập nhưng do cán bộ giải quyết vụ án thiếu tinh thần trách nhiệm, xem nhẹ tầm quan trọng của việc bảo quản vật chứng, không quản lý, bảo quản tốt vật chứng nên dẫn đến vật chứng bị mất mát, lẫn lộn, hư hỏng gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình giải quyết vụ án. Chẳng hạn, trở lại vụ án “vườn điều” ở Bình Thuận. Qua khám nghiệm tử thi, cơ quan điều tra đã GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 56 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự thu được vật chứng là mẫu tóc, dép, nhưng sau đó đã để mất, gây khó khăn cho việc xác định rõ tung tích của nạn nhân có đúng là Dương Thị Mỹ hay không45. Hay trong vụ Huỳnh Văn Nam “giết người, cướp tài sản” ở Đồng Nai. Cơ quan điều tra thu được vật chứng là hai chiếc cúc áo tại hiện trường vụ án, nhận định một chiếc của bị cáo, một chiếc của nạn nhân, nhưng khi thu giữ không niêm phong, không đánh dấu cụ thể nên cuối cùng để lẫn lộn không xác định được chiếc cúc áo nào là của ai46. Qua hai vụ án vừa nêu cho thấy, việc bảo quản vật chứng trong thực tế vẫn chưa đảm bảo nguyên tắc bảo quản nguyên vẹn, không để mất mát, lẫn lộn, hư hỏng trước hết là do cán bộ giải quyết vụ án thiếu tinh thần trách nhiệm, bất cẩn, cẩu thả trong việc bảo quản vật chứng nên dẫn đến việc bảo quản vật chứng chưa được thực hiện tốt. Bên cạnh đó, việc bảo quản vật chứng trong thực tế chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra cũng một phần là do hệ thống kho bảo quản vật chứng ở các cơ quan chuyên trách vẫn còn thiếu và sơ sài, chưa đáp ứng được yêu cầu bảo quản nguyên vẹn, không để mất mát, lẫn lộn, hư hỏng vật chứng theo đúng quy định. Điển hình như kho bảo quản vật chứng của hệ thống cơ quan thi hành án dân sự. Theo báo cáo đánh giá tổng kết năm 2012 của Tổng cục thi hành án dân sự47 thì trong số 764 kho vật chứng cần xây dựng cho các Cục và Chi cục trên cả nước, hiện chỉ có 213 kho đã và đang được xây dựng, chiếm tỉ lệ 27.88%. Trong số các kho này, chỉ có một số kho mới được xây dựng gần đây đáp ứng nhu cầu sử dụng; còn lại, nhiều kho chỉ được xây dựng tạm, nhiều kho diện tích nhỏ, không đủ các điều kiện để bảo quản vật chứng theo đúng quy định của quy chế quản lý kho vật chứng; hầu hết các đơn vị phải trưng dụng phòng làm việc; sử dụng kho tạm hoặc thuê kho, thuê nhà dân để bảo quản vật chứng. Thực tế hệ thống kho bảo quản vật chứng không đảm bảo cũng là một nhân tố dẫn đến việc bảo quản vật chứng chưa đáp ứng được yêu cầu quy định. Như vậy, việc bảo quản vật chứng trên thực tế vẫn còn một số tồn tại chưa đáp ứng được yêu cầu bảo quản nguyên vẹn, không để mất mát, lẫn lộn, hư hỏng vật chứng ngoài ảnh hưởng từ phía tinh thần trách nhiệm của những cán bộ giải 45 Dương Thanh Biểu, Chuyên đề khám nghiệm hiện trường, http://duongthanhbieu.bsm.vn/ArticleDetail.aspx?ID=9059&CatID=1601&Lang=VI, [truy cập ngày 30/3/2013]. 46 Dương Thanh Biểu, Chuyên đề khám nghiệm hiện trường, http://duongthanhbieu.bsm.vn/ArticleDetail.aspx?ID=9059&CatID=1601&Lang=VI, [truy cập ngày 30/3/2013]. 47 Bộ Tư pháp, Tổng kết, đánh giá 10 năm thực hiện và một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung Nghị định số 18/2002/NĐ-CP ngày 18/02/2002 của Chính phủ về quản lý kho vật chứng, http://moj.gov.vn/TongCucThiHanhAn/News/Lists/ThongTinChung/View_Detail.aspx?ItemID=125, [ truy cập ngày 4-4-2013]. GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 57 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự quyết vụ án còn do hệ thống kho bảo quản vật chứng chưa được đảm bảo. Do đó, cần có giải pháp khắc phục để công tác bảo quản vật chứng trên thực tế được thực hiện có hiệu quả nhằm bảo vệ giá trị chứng minh và đồng thời đảm bảo được giá trị kinh tế của vật chứng. 3.2.2.2. Giải pháp Bảo quản vật chứng là hoạt động có mục đích nhằm giữ cho vật chứng có được giá trị chứng minh và giá trị kinh tế trong suốt thời gian diễn ra quá trình giải quyết vụ án. Về nguyên tắc thì vật chứng phải được bảo quản nguyên vẹn, không để xảy ra mất mát, hư hỏng hay lẫn lộn. Tuy nhiên, trên thực tế nguyên tắc này có được tuân thủ triệt để hay không, vật chứng có được bảo quản tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự nhận thức, tinh thần trách nhiệm của những cán bộ được phân công giải quyết vụ án. Do đó, để công tác bảo quản vật chứng được thực hiện có hiệu quả, thiết nghĩ trước hết mỗi cán bộ được phân công giải quyết vụ án phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc bảo quản vật chứng, không để xảy ra những sai phạm trong việc quản lý, bảo quản vật chứng. Song song đó, cần tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ bảo quản vật chứng cũng như công tác kiểm sát của Viện kiểm sát trong hoạt động bảo quản vật chứng để kịp thời phát hiện những sai phạm thiếu sót trong việc bảo quản vật chứng, từ đó có những biện pháp chấn chỉnh kịp thời góp phần hạn chế để xảy ra những sai phạm, thiếu sót trong việc bảo quản vật chứng. Bên cạnh đó, khi có xảy ra hành vi vi phạm trong hoạt động bảo quản vật chứng thì cũng cần phải xử lý nghiêm theo quy định pháp luật để giáo dục, răng đe những cán bộ có hành vi sai phạm trong việc bảo quản vật chứng, qua đó góp phần nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của những cán bộ có nhận thức không đầy đủ về tầm quan trọng của việc bảo quản vật chứng. Bên cạnh yếu tố con người thì yếu tố vật chất cũng có tác dụng hỗ trợ rất lớn trong việc bảo quản vật chứng. Để bảo quản vật chứng được tốt thì phải đảm bảo có các điều kiện cơ sở vật chất phù hợp, trong đó chủ yếu là hệ thống kho vật chứng phải được đảm bảo. Do đó, cần quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống kho bảo quản vật chứng. Đối với những kho vật chứng đã được xây dựng phù hợp với tiêu chuẩn, kỹ thuật quy định thì giữ nguyên hiện trạng và tiếp tục sử dụng. Nếu chưa có kho vật chứng hoặc kho vật chứng chưa đáp ứng được yêu cầu thì phải đầu tư xây mới đạt tiêu chuẩn quy định, trang bị đầy đủ công cụ, phương tiện cơ sở vật chất để đáp ứng yêu cầu của việc bảo quản vật chứng đúng như quy định. GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 58 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự 3.2.3. Về việc xử lý vật chứng trong vụ án hình sự 3.2.3.1. Tồn tại Xử lý vật chứng cũng đóng vai trò quan trọng không kém so với việc thu thập và bảo quản vật chứng. Vật chứng được xử lý kịp thời, nhanh chóng, đúng quy định pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong việc xóa bỏ điều kiện phạm tội, khôi phục lại quyền sở hữu hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân, làm lợi cho công quỹ Nhà nước và đồng thời góp phần làm giảm nhẹ gánh nặng bảo quản vật chứng cho các cơ quan có thẩm quyền. Do đó, vấn đề xử lý vật chứng đã được BLTTHS 2003 quy định khá cụ thể. Tuy nhiên, việc xử lý vật chứng của các cơ quan có thẩm quyền trên thực tế vẫn còn một số tồn tại, hạn chế nhất định như: Thứ nhất, ra quyết định xử lý vật chứng không đúng quy định. Điển hình như trong vụ án Nguyễn Đình Thuận bị truy tố về tội “Buôn lậu”. Chỉ hai ngày sau khi ra quyết định khởi tố bị can thì Cơ quan điều tra Công an tỉnh Bình Phước đã vội vàng ra quyết định xử lý vật chứng của vụ án bằng cách bán đấu giá toàn bộ 30,027m3 gỗ đã thu được trong khi vụ án vẫn đang trong giai đoạn điều tra dẫn đến quá trình giải quyết vụ án, xem xét vật chứng gặp nhiều khó khăn48. Việc Cơ quan điều tra Công an tỉnh Bình Phước bán đấu giá số vật chứng của vụ án khi vụ án vẫn trong giai đoạn điều tra là tùy tiện và sai so với quy định tại khoản 1 Điều 76 BLTTHS 2003 về thời điểm ra quyết định xử lý vật chứng. Hay trong vụ Quàng Thị Uân, Lò Văn Sương và Quàng Văn Ánh bị truy cứu về tội “Mua bán trái phép chất ma tuý”. Trong phần xử lý vật chứng Tòa án cấp sơ thẩm chỉ quyết định “Tịch thu tiêu huỷ một hộp giấy trắng, mặt hộp có ghi vật chứng vụ án Lò Văn Sương, Quàng Văn Ánh” mà không quyết định cụ thể là tịch thu tiêu huỷ số Hêrôin các bị cáo đã mua bán trái phép là áp dụng không đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về xử lý vật chứng49. Bởi lẽ, vật chứng cần phải tịch thu tiêu hủy trong vụ án là số Hêrôin mà các bị cáo đã mua bán trái phép chứ không phải là chiếc hộp giấy. Thứ hai, tồn tại trong hoạt động xử lý vật chứng trên thực tế còn biểu hiện qua việc các cơ quan có thẩm quyền bỏ quên vật chứng, không ra quyết định xử lý vật chứng. Chứng minh cho trường hợp này qua vụ án Trần Văn Tần phạm tội “hiếp dâm trẻ em”. Quá trình điều tra Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú 48 Pháp lý, Lộc Ninh – Bình Phước sai phạm của các cơ quan tố tụng dẫn đến oan sai cho bị cáo, Thanh Phùng, http://phaply.net.vn/ben-khung-cua-tu-phap/ho-so-vu-an/loc-ninh-%E2%80%93-binh-phuoc-sai-pham-cua-cacco-quan-to-tung-dan-den-oan-sai-cho-bi-cao.html, [truy cập ngày 28/4/2013]. 49 Tòa án nhân dân tối cáo, Quyết định giám đốc thẩm số 04/2009/HS-GĐT, http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/545500/3377352, [truy cập ngày 1/4/2013]. GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 59 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự Yên thu giữ một tấm ga trải nệm kích thước l,9 x l,2 m để phục vụ công tác giám định. Sau đó VKSND tỉnh Phú Yên đã có quyết định chuyển vật chứng đến Cục thi hành án dân sự tỉnh Phú Yên. Nhưng đến khi xét xử, HĐXX sơ thẩm lại không ra quyết định xử lý về vật chứng là tấm ga trải niệm đã bị thu giữ50. Thứ ba, áp dụng chưa triệt để các biện pháp xử lý vật chứng. Chẳng hạn, Điều 76 khoản 1 điểm đ quy định tịch thu tiêu hủy vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được. Tuy nhiên, khi xét xử, một số Tòa án áp dụng điều luật này không triệt để, nhiều trường hợp tài sản là ví giả da, dây lưng, túi xách, dép nhựa, quần áo…, đã cũ, hỏng không còn giá trị nhưng toà án vẫn tuyên trả cho đương sự, khi cơ quan thi hành án báo gọi trả tài sản thì những người này không đến nhận; tài sản có giá trị thấp, mau hỏng nhưng lại tuyên tạm giữ để đảm bảo thi hành án; việc xử lý những vật chứng này mất nhiều thủ tục, kéo dài thời gian tổ chức thi hành án, gây tốn kém, không hiệu quả, tăng lượng án tồn đọng51. Qua những sai phạm liên quan đến việc xử lý vật chứng trong các trường hợp vừa nêu, cho thấy vấn đề xử lý vật chứng trong vụ án hình sự trên thực tế vẫn còn có những sai phạm, thiếu sót, chưa thật sự tuân thủ những quy định về việc xử lý vật chứng được quy định trong BLTTHS 2003. Vật chứng một khi được xử lý đúng quy định sẽ mang lại những hiệu quả tích cực, ngược lại nếu xử lý không đúng có thể dẫn đến những hệ lụy to lớn trong quá trình giải quyết vụ án. 3.2.3.2. Giải pháp Nếu như đối với việc bảo quản vật chứng, pháp luật quy định người có trách nhiệm bảo quản mà không làm tròn trách nhiệm, để xảy ra những sai phạm, thiếu sót thì tùy theo mức độ sẽ phải chịu các hình thức xử lý tương ứng từ kỷ luật cho đến xử lý hình sự. Trong khi đó, vấn đề xử lý vật chứng lại không có quy định trong trường hợp người có thẩm quyền xử lý vật chứng mà để xảy ra sai phạm, thiếu sót trong việc xử lý vật chứng thì phải chịu các hình thức xử lý như thế nào. Do đó, để đảm bảo cho việc xử lý vật chứng trong quá trình giải quyết vụ án được thực hiện có hiệu quả, góp phần hạn chế những sai phạm, thiết nghĩ cần đặt ra những quy định pháp luật cụ thể để xem xét xử lý trách nhiệm đối với những chủ thể có thẩm quyền trong việc để xảy ra sai phạm, thiếu sót khi xử lý vật chứng 50 Pháp luật, Tòa quên xử lý vật chứng bị Viện kiển sát kiến nghị, http://phapluattp.vn/20111020114326241p0c1063/toa-quen-xu-ly-vat-chung-bi-vks-kien-nghi.htm, [truy cập ngày 4/4/2013]. 51 Công văn số 2052/TCTHADS-NV2 của Tổng cục thi hành án dân sự ngày 26 tháng 9 năm 2012 về việc tổng kết Bộ luật tố tụng hình sự 2003, tr. 3 – 4. GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 60 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự trong quá trình giải quyết vụ án. Với biện pháp này, trước hết sẽ góp phần nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm của những chủ thể có thẩm quyền trong việc xử lý vật chứng, sau đó sẽ tạo hành lang pháp lý để xử lý những trường hợp xảy ra sai phạm, thiếu sót trong việc xử lý vật chứng, nhằm đảm bảo cho việc xử lý vật chứng được thực hiện có hiệu quả. Tóm lại, qua phân tích nhận thấy vấn đề thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng hiện vẫn còn một số tồn tại nhất định cả về mặt pháp lý cũng như trong thực tiễn áp dụng. Những tồn tại này đã ít nhiều gây ra những khó khăn nhất định trong quá trình giải quyết vụ án. Thông qua việc đề xuất những biện pháp nhằm khắc phục những tồn tại vừa nêu, hy vọng rằng đây sẽ là những cơ sở để góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong quá trình giải quyết vụ án, góp phần có hiệu quả vào công tác đấu tranh và phòng chống tội phạm. GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 61 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự KẾT LUẬN Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu đề tài “Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự”, bằng phương pháp phân tích luật viết, dựa trên phương pháp suy luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, kết hợp với phương pháp tổng hợp, phân tích thông tin trên tài liệu, sách vở đã làm rõ được: định nghĩa, thuộc tính, phân loại chứng cứ; định nghĩa, đặc điểm, phân loại vật chứng; mối quan hệ giữa vật chứng và chứng cứ; vị trí, vai trò, ý nghĩa của vật chứng; một số nguyên tắc của việc thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong quá trình giải quyết vụ án trong Chương thứ nhất. Trong Chương thứ hai, trên cơ sở phân tích những quy định của BLTTHS 2003 về thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng đề tài đã làm sáng tỏ được một số vần đề về biện pháp thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng; chủ thể thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng; trình tự, thủ tục thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng. Trên cơ sở phân tích Chương thứ nhất và Chương thứ hai, trong Chương thứ ba đề tài đã nêu ra một số tồn tại trong việc thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng. Từ đó, đề ra một số giải pháp nhằm hạn chế, khắc phục những bất cập này. Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về đề tài, người viết đã đúc kết được các nội dung sau: Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng là một chuỗi các hoạt động tố tụng quan trọng có mối quan hệ mật thiết, đan xen với nhau trong quá trình giải quyết vụ án. Thu thập vật chứng là tìm kiếm, phát hiện, ghi nhận và thu giữ những tài liệu, đồ vật có dấu hiệu của vật chứng được quy định trong BLTTHS 2003 nhằm mục đích tìm kiếm chứng cứ phục vụ cho quá trình giải quyết vụ án. Tiếp sau khi thu thập là bảo quản vật chứng, bảo quản vật chứng là áp dụng các biện pháp khác nhau nhằm mục đích bảo vệ giá trị chứng minh, giá trị sử dụng của vật chứng khi thu thập được trong suốt thời gian diễn ra quá trình giải quyết vụ án. Cuối cùng là xử lý vật chứng, xử lý vật chứng là định đoạt số phận pháp lý của vật chứng khi thu thập được nhằm tước đoạt công cụ, phương tiện phạm tội của người phạm tội, khôi phục lại các quyền sở hữu và quản lý hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân có tài sản bị người phạm tội xâm hại, đồng thời nhằm giảm nhẹ gánh nặng trách nhiệm bảo quản vật chứng. Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng là những hoạt động tố tụng tuy khác nhau nhưng về cách thức thực hiện nhưng cũng đều cùng chung mục đích hướng đến là giúp cho quá trình giải quyết vụ án được diễn ra nhanh chóng, chính xác, khách quan, toàn diện, không bỏ lọt tôi phạm, không GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 62 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự làm oan người vô tội, bảo vệ kịp thời các quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân. Vì vậy, việc nghiên cứu và tìm hiểu các quy định về thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Hiện nay, vấn đề thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự vẫn còn một số tồn tại nhất định, quá trình giải quyết vụ án còn để xảy ra những sai phạm, thiếu sót trong việc thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng, từ đó dẫn đến quá trình giải quyết vụ án còn gặp nhiều khó khăn, đạt hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân dẫn đến những sai phạm, thiếu sót trong việc thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng xuất phát từ phía nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Nguyên nhân khách quan là do các quy định của BLTTHS 2003 về việc thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng vẫn còn một số tồn tại, thiếu sót, chưa được quy định, hướng dẫn cụ thể và chặt chẽ. Nguyên nhân chủ quan là do sai phạm, thiếu sót của các cơ quan, người tiến hành tố tụng trong việc áp dụng pháp luật về thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng. Nhằm khắc phục những tồn tại nêu trên, những quy định của pháp luật về thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng cần phải được sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn kịp thời. Bên cạnh đó, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng cần nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm khi tiến hành các hoạt động thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng. Làm tốt những giải pháp vừa nêu không chỉ góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật mà còn giúp khắc phục, hạn chế những tồn tại trong quá trình thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng, giúp cho quá trình giải quyết vụ án được thực hiện có hiệu quả. Trên đây là kết quả nghiên cứu, tìm hiểu ban đầu của người viết vấn đề thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự. Do điều kiện nghiên cứu còn nhiều hạn chế, kiến thức và kinh nghiệm bản thân còn yếu kém trong việc tìm hiểu và nghiên cứu. Vì vậy, đề tài sẽ khó tránh khỏi những sai lầm, thiếu sót nhất định. Do đó, người viết rất mong nhận được sự chỉ dẫn, phê bình và đóng góp ý kiến của quý Thầy, Cô để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn./. GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 63 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO  Văn bản quy phạm pháp luật 1. Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). 2. Bộ luật tố tụng hình sự 1988. 3. Bộ luật tố tụng hình sự 2003. 4. Luật thi hành án dân sự 2008. 5. Nghị định của Chính phủ số 18/2002/NĐ-CP ngày 18 tháng 2 năm 2002 ban hành Quy chế quản lý kho vật chứng. 6. Thông tư liên tịch số 06/1998/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTC-BTP ngày 24 tháng 8 năm 1998 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn một số vấn đề về thu thập, bảo quản và xử lý tài sản là vật chứng, tài sản bị kê biên trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.  Sách 1. Bộ Tư pháp - Viện khoa học pháp lý, Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự 2003, Nxb Tư pháp - Hà Nội, 2005. 2. Đỗ Văn Đương, Chứng cứ và chứng minh trong vụ án hình sự, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2006. 3. Nguyễn Văn Cừ, Chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2005. 4. Nguyễn Như Ý, Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 1998. 5. Trần Quang Tiệp, Chế định chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, 2009.  Giáo trình 1. Mạc Giáng Châu, Nguyễn Chí Hiếu, Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam học phần 1,2, Khoa Luật, Đại học Cần Thơ, 2010. 2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, 2007. GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự 3. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình khoa học điều tra hình sự, NXB Công an nhân dân, 2004. 4. Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật, Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001. 5. Phạm Văn Beo, Giáo trình luật hình sự Việt Nam phần chung, Nxb Chính trị quốc gia, 2009.  Tạp chí 1. Đặng Văn Qúy, Bàn về khái niệm vật chứng trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, Tạp chí Tòa án nhân dân số 2, kỳ 2 tháng 1/2010. 2. Hoàng Thị Minh Sơn, Hoàn thiện các quy định về thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong tố tụng hình sự, Tạp chí Luật học số 7/2008. 3. Nguyễn Văn Trượng, Một số vướng mắc khi xử lý vật chứng trong vụ án hình sự, Tạp chí Tòa án nhân dân số 22, kỳ 2 tháng 11/2009. 4. Nguyễn Văn Hào, Nên sửa đổi bổ sung Điều 76 BLTTHS 2003, Tạp chí Tòa án nhân dân số 12, tháng 6/2006. 5. Nguyễn Đức Mai, Về việc áp dụng các Điều 41, 42 Bộ luật hình sự và Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự, Tạp chí tòa án nhân dân số 15, tháng 8/ 2005. 6. Nguyễn Mạnh Hà, Bảo quản và xử lý vật chứng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003, Tạp chí Tòa án nhân dân số 2, tháng 1/ 2005. 7. Phạm Việt Hương, Thẩm quyền của Viện kiểm sát trong việc xử lý vật chứng, Tạp chí Kiểm sát số 7, tháng 4/2009. 8. Phạm Minh Tuyên, Những vướng mắc khi áp dụng Điều 75 Bộ luật tố tụng hình sự 2003, Tạp chí Tòa án nhân dân số 19, tháng 10/ 2004. 9. Quách Thành Vinh, Một số trường hợp xử lý vật chứng chưa có căn cứ viện dẫn, Tạp chí Tòa án nhân dân số 4, kỳ 2 tháng 2/2010. 10. Trần Thanh Thủy, Những khó khăn vướng mắc khi xử lý các tội phạm được quy định tại Điều 232 của Bộ luật Hình sự, Tạp chí Kiểm sát số 7, tháng 4 năm 2009.  Trang thông tin điện tử 1. Báo mới, Phá án từ đôi dép, Bùi Giàu, http://www.baomoi.com/Pha-an-tudoi-dep/104/4956512.epi, [truy cập ngày 27/3/2013]. GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự 2. Dương Thanh Biểu, Chuyên đề khám nghiệm hiện trường http://duongthanhbieu.bsm.vn/ArticleDetail.aspx?ID=9059&CatID=1601&L ang=VI, [truy cập ngày 30/3/2013]. 3. Phụ nữ today, Giết, hiếp kinh hoàng ở miền tây, Lạc Vinh, http://phunutoday.vn/xa-hoi/ky-an/201302/Vu-an-giet-hiep-kinh-hoang-omien-tay-2210930/, [truy cập ngày 29/03/2013]. 4. Pháp luật thành phố, Bất cập trong xử lý vật chứng vụ án, Hoàng Yến, http://phapluattp.vn/20111103110835366p0c1063/ke-ho-lam-roi-vatchung.htm, [truy cập ngày 15/3/2013]. 5. Pháp luật thành phố, Tòa quên xử lý vật chứng bị Viện kiển sát kiến nghị, http://phapluattp.vn/20111020114326241p0c1063/toa-quen-xu-ly-vatchung-bi-vks-kien-nghi.htm, [truy cập ngày 4/4/2013]. 6. Pháp lý, Lộc Ninh – Bình Phước sai phạm của các cơ quan tố tụng dẫn đến oan sai cho bị cáo, Thanh Phùng, http://phaply.net.vn/ben-khung-cua-tuphap/ho-so-vu-an/loc-ninh-%E2%80%93-binh-phuoc-sai-pham-cua-cac-coquan-to-tung-dan-den-oan-sai-cho-bi-cao.html, [truy cập ngày 28 – 4 2013]. 7. Tòa án nhân dân tối cao, Bàn về quy định xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự, Đặng Văn Qúy http://www.toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754 190&p_cateid=1751909&item_id=11192111&article_details=1, [truy cập 29/2/2013]. 8. Tổng cục thi hành án dân sự, Tổng kết, đánh giá 10 năm thực hiện và một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung Nghị định số 18/2002/NĐ-CP ngày 18/02/2002 Chính phủ về quản lý kho vật chứng của http://moj.gov.vn/TongCucThiHanhAn/News/Lists/ThongTinChung/View_ Detail.aspx?ItemID=125, [ truy cập ngày 4/4/2013]. 9. Trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát, Hoàn thiện quy định về vật chứng theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, Thái Chí Bình, http://tks.edu.vn/portal/detail/5953_66__Hoan-thien-quy-dinh-ve-vat-chungtheo-phap-luat-to-tung-hinh-su-Viet-Nam.html, [truy cập ngày 25/2/2013]. 10. Tạp chí Kiểm sát, Một số vướng mắc trong việc áp dụng Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 và những kiến nghị sửa đổi, Phạm Minh Tuyên, GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự http://tapchikiemsat.org.vn/?mod=viewtopic&parent_id=88&id=623, cập ngày 17/3/2013]. [truy 11. Tuổi trẻ, Mang tiền vật chứng gửi tiết kiệm để chia chác, Minh Quang, http://tuoitre.vn/chinh-tri-xa-hoi/494121/mang-tien-vat-chung-gui-tiet-kiemde-chia-chac.html, [truy cập ngày 4/4/2013]. 12. Tòa án nhân dân tối cao, Một số vấn đề về sử dụng chứng cứ trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam ,Phương Dung, http://toaan.gov.vn/portal/pls/portal/tandtc.article_portlet.print_preview?p_p age_url=http%3A%2F%2Ftoaan.gov.vn%2Fportal%2Fpage%2Fportal%2Ft andtc%2FBaiviet&p_itemid=13269221&p_siteid=60&p_cateid=1751909&p _language=us, [truy cập ngày 26/2/2013]. 13. Tòa án nhân dân tối cáo, Quyết định giám đốc thẩm số 04/2009/HS-GĐT, http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/545500/3377352, ngày 1/4/2013]. [truy cập 14. Tòa án nhân dân tối cao, quyết định giám đốc thẩm số 02/2007/HS-GĐT, http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/545500/3377352, [truy cập ngày 1/4/2013 ]. 15. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội nghị khảo sát thực tiễn thi hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, http://www.vksndtc.gov.vn/tintuc/2692.aspx, [truy cập ngày 18/3/2013].  Tài liệu khác 1. Công văn số 2052/TCTHADS-NV2 của Tổng cục thi hành án dân sự ngày 26 tháng 9 năm 2012 về việc tổng kết Bộ luật tố tụng hình sự 2003 2. Phạm Thị Kim Hằng, Thu thập chứng cứ trong tố tụng hình sự, Khóa luận tốt nghiệp niên khóa 1999 – 2004, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, 2004. 3. Trần Thị Huyền, Vật chứng trong tố tụng hình sự, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật niên khóa 2005 – 2009, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, 2009. 4. Thái Chí Bình, Vật chứng trong tố tụng hình sự, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, 2010. GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự 5. Võ Thanh Hường, Nguồn của chứng cứ trong tố tụng hình sự, Luận văn cử nhân luật niên khóa 1997 – 2002, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, 2002. GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu SVTH: Đoàn Thanh Bình [...]... việc thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự Đây là những tiền đề quan trọng góp phần làm cơ sở cho việc nghiên cứu tiếp các chương 2 và 3 của luận văn GVHD: ThS Mạc Giáng Châu 23 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự CHƯƠNG 2 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ THU THẬP, BẢO QUẢN VÀ XỬ LÝ... Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự Tóm lại, trên cơ sở tìm hiểu một số vấn đề cơ bản về định nghĩa, thu c tính, phân loại chứng cứ; định nghĩa, đặc điểm, phân loại vật chứng đã góp phần làm rõ mối quan hệ giữa vật chứng và chứng cứ, vị trí, vai trò, ý nghĩa của vật chứng và một số nguyên tắc trong việc thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng Qua đó cho... này trong thời gian xử lý vụ án hình sự Bảo quản vật chứng tại kho vật chứng Biện pháp bảo quản này được áp dụng đối với những vật chứng được đưa về cơ quan tiến hành tố tụng Vật chứng được bảo quản tại kho vật chứng là những vật chứng được đưa về cơ quan tiến hành tố tụng trừ những vật đã được giao cho cơ quan thụ lý vụ án quản lý, vật đã được chuyển giao cho cơ quan chuyên trách để bảo quản, vật thu c... tội 2.2 Bảo quản vật chứng 2.2.1 Biện pháp bảo quản vật chứng Bảo quản vật chứng là việc tiến hành các biện pháp khác nhau theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự nhằm đảm bảo tính nguyên vẹn và giá trị chứng minh của vật chứng như khi thu thập được nhằm phục vụ cho việc giải quyết vụ án hình sự Vật chứng thu thập được trong vụ án hình sự rất đa dạng và phong phú, tùy theo từng loại vật chứng mà... cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng cần lưu ý tới đặc điểm này của vật chứng để kịp thời có những biện pháp thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng cho phù hợp 7 Nguyễn Như Ý, Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa – Thông tin, 1998, tr.1803 GVHD: ThS Mạc Giáng Châu 12 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự Vật chứng có chứa đựng... sở vật chất phù hợp giúp cho việc bảo quản vật chứng được hiệu quả cao nhất Bảo quản vật chứng tại nơi có vật chứng (bảo quản vật chứng tại chỗ) Biện pháp này áp dụng đối với những vật chứng không thể đưa về cơ quan tiến hành tố tụng Đối với vật chứng không thể đưa về cơ quan tiến hành tố tụng để bảo quản thì cơ quan tiến hành tố tụng giao vật chứng đó cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp đồ vật, ... đảm bảo nguyên tắc thu thập kịp thời, đầy đủ vật chứng là một nhân tố góp phần đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hình sự được thu n lợi, chính xác, khách quan, toàn diện và đầy đủ GVHD: ThS Mạc Giáng Châu 21 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự Vật chứng phải được thu thập theo những trình tự, thủ tục nhất định do Bộ luật tố tụng hình sự. .. SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự giúp cho việc thu thập, kiểm tra đánh giá, bảo quản, sử dụng và xử lý chứng cứ đạt hiệu quả trong quá trình giải quyết vụ án 1.1.2 Khái niệm vật chứng 1.1.2.1 Định nghĩa vật chứng Quá trình thực hiện tội phạm là một quá trình vật chất xảy ra trong thế giới khách quan và được thế giới khách quan phản... trị chứng minh dẫn đến có thể gây khó khăn cho quá trình giải quyết vụ án Vì vậy, pháp luật tố tụng hình sự quy định vật chứng cũng phải được bảo quản ngay sau thu thập nhằm đảm bảo giá trị chứng minh Hơn nữa, khi vụ án kết thúc vấn đề xử lý vật chứng cũng được pháp luật tố tụng hình sự quy định Như vậy, đối với vật chứng vấn đề thu thập, bảo quản và xử lý đều chịu sự điều chỉnh của quy định Bộ luật tố. .. Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự tiết rút ra từ vật chứng có giá trị chứng minh trong quá trình giải quyết vụ án thì đòi hỏi vật chứng phải được thu thập theo những trình tự, thủ tục nhất định do Bộ luật tố tụng hình sự quy định BLTTHS 2003 không có điều luật quy định cụ thể vật chứng phải được thu thập theo những trình tự, thủ tục như thế nào Tùy vào từng

Ngày đăng: 06/10/2015, 13:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan