GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG với BIẾN đổi KHÍ hậu tại VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG

8 626 4
GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG với BIẾN đổi KHÍ hậu tại VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Diễn đàn Bảo tồn Đồng bằng sông Cửu Long GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GS. TSKH Lê Huy Bá, ThS Thái Vũ Bình Viện KHCN và Quản lý Môi trường ĐH Công nghiệp TP.HCM I. Đặt vấn đề Biến đổi khí hậu là hiện tượng trái đất nóng dần lên do hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ ở các đại dương tăng dần lên, làm tan băng ở các vùng cực đới, dẫn tới khí hậu của trái đất biến đổi, hạn hán bão lũ xảy ra ngày một tăng, nước biển ngày một dâng cao. Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Khí tượng Thủy văn trong vòng 50 năm (1950 - 2000) nhiệt độ trung bình tăng 0,70C. Quan trắc tại trạm hải văn Vũng Tàu, trong vòng 25 năm (1982 đến 2007) cho thấy mực nước biển trung bình 18 năm (1990 – 2007) cao hơn mực nước biển trung bình 18 năm (1982 – 1999) là 34,4 mm. Tính trung bình mỗi năm gia tăng 5mm. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong ba đồng bằng dễ tổn thương nhất trên trái đất do biến đổi khí hậu, những diễn biến thời tiết ngày càng xấu đi đã và đang tác động ngày càng nặng nề lên khu vực này. Đối với ĐBSCL, biến đổi khí hậu làm cho mực nước biển dâng, hạn hán, lũ lụt xảy ra với tần suất ngày càng lớn hơn. Những yếu tố đó sẽ làm gia tăng ngập lụt, xâm nhập mặn, lan tràn chua phèn… và dẫn tới những hệ lụy khác. Khắc phục những vấn đề này chính là giải quyết được một phần rất lớn ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với ĐBSCL. II. Nội dung • Dự báo những tác động của biến đổi khí hậu lên Đồng bằng sông Cửu Long 1.1. Tài nguyên đất ĐBSCL là nơi có cao trình mặt đất tương đối thấp, nhiều nơi cao trình chỉ khoảng 20 – 30 cm. Chính vì vậy, mức độ tác động của biến đổi khí hậu lên khu vực này là rất lớn. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khi đưa ra kịch bản biến đổi khí hậu tại ĐBSCL cho thấy: nếu nước biển dâng cao thêm 1m thì khoảng 70% diện tích đất ở ĐBSCL bị xâm nhập mặn, mất khoảng hai triệu ha đất trồng lúa. Nhiều địa phương sẽ bị chìm trong nước. Cụ thể, Bến Tre mất 1.131km2 (hơn 50% diện tích), Long An mất 2.169km2 (gần 50%), Trà Vinh mất 1.021km2 (gần 46%), Sóc Trăng mất 1.425km2 (gần 44%), Vĩnh Long mất 606 km2 (gần 40%)… Theo kịch bản này, thời gian ngập úng ở ĐBSCL có thể kéo dài từ 4 đến 5 tháng, 38% diện tích đồng bằng bị nhấn chìm, 90% diện tích đồng bằng có thể bị nhiễm mặn. Đất ĐBSCL rất dễ bị nhiễm mặn, nhiễm phèn. Tại các khu vực như: Tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, Bán đảo Cà Mau diện tích đất nhiễm phèn chiếm một phần rất 1 Website: www.mdc-forum.org và www.panda.org/greatermekong Diễn đàn Bảo tồn Đồng bằng sông Cửu Long đáng kể. Mực nước biển dâng đưa mặn vào sông ngòi, đồng ruộng. Mức độ mặn hóa của đất tăng lên, phèn tầng mặt giảm do quá trình nước ém phèn xuống tầng sâu. Khi mực nước trên kênh mương, đồng ruộng giảm xuống, tình trạng khô hạn bắt đầu thì quá trình mặn hóa và đặc biệt là phèn hóa bốc lên tầng mặt rất mạnh mẽ. Quá trình mặn hóa và phèn hóa có khi cùng tồn tại có khi chống nhau tạo ra loại đất vừa có tính mặn vừa có tính phèn. Tình trạng này làm cho đất bị chua hóa và mất khả năng canh tác. Với đất phù sa trung tính sông Tiền, sông Hậu, đất xám trên cồn phù sa cổ vốn đã bị thoái hóa do quá lạm dụng phân vô cơ, thì nay hiện tượng khô hạn, rửa trôi do mưa tăng làm tình trạng thoái hóa đất càng trở nên trầm trọng. Nước biển dâng khiến diện tích bị xâm thực mặn tăng. Nhiệt độ nóng lên làm quá trình bay hơi diễn ra mạnh hơn, đất bị mất nước trở nên khô cằn, các quá trình chuyển hóa trong đất khó xảy ra. Nghiêm trọng hơn có rất nhìêu dự án sẽ xây đập chặn dòng sông MêKông trên thương nguồn làm cho nước ở thượng nguồn đổ về hạ du ngày càng ít hơn, nhất là trong mùa nắng, làm cho nước mặn xâm nhập ngày càng sâu hơn vào trong nội đồng. Nhiệt độ tăng làm các hợp chất chứa nhôm trong đất (pyrite và jarosite) sẽ phóng thích các ion nhôm. Các ion này sẽ gây độc cho cây. Đất bị phèn hóa nhanh chóng. Với đất mặn ven biển khu vực ĐBSCL - nơi phân bố của hai dạng chính đó là đất phèn tiềm tàng và đất rừng ngập mặn. Đây là khu vực chịu tác động mạnh mẽ của BĐKH. Diện tích đất bị nhiễm phèn dạng tiềm tàng khá lớn, và khi khô hạn nguy cơ chuyển hóa thành đất phèn hoạt động luôn hiện hữu. Nhiệt độ tăng, thủy triều thay đổi tác động mạnh vào hệ thống sinh thái rừng ngập mặn ven biển. Không phải tất cả các chủng loại của hệ sinh thái đều thành công trong việc tự điều chỉnh để thích ứng với những biến động của môi trường sống mà chỉ có thành phần chủng loại của hệ thay đổi. Mực nước biển dâng cùng với cường độ của bão tố, thay đổi thành phần của trầm tích, độ mặn và mức độ ô nhiễm của nước sẽ đe dọa đến sự suy thoái và sống còn của rừng ngập mặn cũng như các loài sinh vật rất đa dạng trong đó. Xu hướng biến đổi của khí hậu khiến nước biển dâng, độ mặn nước biển trong rừng ngập mặn sẽ có thể vượt quá 25%. Những biến đổi đó đã làm mất đi rất nhiều loài sinh vật, làm thay đổi mạnh mẽ hệ sinh thái rừng ngập mặn. 1.2. Tài nguyên nước ĐBSCL sẽ là vùng bị ảnh hưởng mạnh nhất, nước biển dâng cao hơn sẽ làm cho nhiều vùng đồng bằng nước ngọt hiện nay trở thành vùng nước lợ, làm thay đổi chế độ thủy văn dòng chảy và gây áp lực đến 90% diện tích ngập nước. Vì theo dự báo, trong vài chục năm tới, ĐBSCL nước biển sẽ dâng cao làm ngập lụt phần lớn ĐBSCL vốn đã bị ngập lụt hàng năm, dẫn đến mất nhiều đất nông nghiệp. Sẽ có từ 15.000 – 20.000 km2 đất thấp ven biển bị ngập hoàn toàn. Lưu lượng nước sông Mêkông giảm từ 2 – 24% trong mùa khô, tăng từ 715% vào mùa lũ. Hạn hán sẽ xuất hiện nhiều hơn. Nước lũ sẽ cao hơn tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long, TP Cần Thơ, Hậu Giang, thời gian ngập lũ tại đây sẽ kéo dài hơn hiện nay. Việc tiêu thoát nước mùa mưa lũ cũng khó khăn. Suy giảm tài nguyên nước sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, nghề cá. Quá trình xâm nhập mặn vào nội đồng sẽ sâu hơn, tập trung tại các tỉnh ven biển gồm Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Long An và nước ngọt sẽ khan hiếm. 1.3. Hệ sinh thái 2 Website: www.mdc-forum.org và www.panda.org/greatermekong Diễn đàn Bảo tồn Đồng bằng sông Cửu Long Sự tăng lên của nhiệt độ tác động đến các hệ sinh thái tự nhiên, làm dịch chuyển các ranh giới nhiệt của các hệ sinh thái lục địa và hệ sinh thái biển, làm thay đổi cơ cấu các loài thực vật và động vật ở một số vùng. Chế độ nhiệt xích đạo sẽ lan rộng lên ĐBSCL (nơi có vĩ độ từ 9 – 100). Nước mặn sẽ xâm nhập sâu vào nội địa, giết chết nhiều loài động, thực vật nước ngọt của hệ sinh thái thủy sinh và ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt cho sinh hoạt cũng như hệ thống canh tác, cơ cấu cây trồng của nhiều vùng. Các hệ sinh thái địa cầu sẽ phải đối mặt với hai mối đe dọa: sự gia tăng CO2 khí quyển trên toàn cầu và những biến động khí hậu vùng liên quan. Sự thích nghi không tốt với BĐKH đã khiến đa dạng sinh học suy giảm nghiêm trọng. Hệ sinh thái biển cũng sẽ bị tổn thương do BĐKH. Các rạn san hô là hệ rừng nhiệt đới của biển, nơi sinh sống của nhiều loài hải sản quan trọng và nhiều loài sinh vật biển khác, là lá chắn chống xói mòn bờ biển và bảo vệ rừng ngập mặn, sẽ bị suy thoái do nhiệt độ nước biển tăng, đồng thời mưa nhiều làm cho nước ven biển bị ô nhiễm phù sa và có thể cả các hoá chất nông nghiệp từ cửa sông đổ ra. Tóm lại, các biến động của hệ sinh thái có thể đưa đến một sự thoái hóa về tính đa dạng của chủng loại sinh vật của vùng đất liền ĐBSCL và biển ven bờ của 8 tỉnh Bắc và Nam sông Hậu. 1.4. Kinh tế - xã hội: Khi đánh giá một cách tổng thể, kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL sẽ chịu sự tác động trên các mặt: - Biến động trong sản xuất: Nếu không có giống mới chịu được mặn, kinh tế đồng ruộng lúa và kinh tế vườn sẽ giảm sút; kinh tế biển sẽ tăng trưởng nhanh nhưng chưa chắc sẽ bù đắp lại hai sự sụt giảm trên, đầu tư trong lĩnh vực công thương nghiệp càng khó thu hút hơn, - Xây dựng kết cấu hạ tầng đã tốn kém càng tốn kém hơn - Biến động về phân bố dân cư, đô thị và các trung tâm, cơ sở kinh tế sẽ diễn ra sự dịch chuyển trong nội vùng và ra ngoài vùng ĐBSCL. Những biến động về môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội nêu trên sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của ĐBSCL nếu không kịp thời có sự ứng phó thích hợp. *) Cuộc sống của hàng chục triệu người dân sẽ gặp nhiều xáo trộn lớn *) Vai trò vựa lúa của cả nước, nguồn đóng góp quan trọng cho tổng kim ngạch xuất khẩu và ngân sách nhà nước mà ĐBSCL đang đảm nhiệm sẽ chịu thách thức nghiêm trọng. *) Nhiều khía cạnh về an ninh quốc phòng sẽ được đặt ra, trước tiên là an ninh lương thực cho cả nước. Đứng trước tình hình đó, nhiều ý tưởng nhằm thích ứng và giảm thiểu tác động của BĐKH tới ĐBSCL đã được hình thành. 2. Một số giải pháp thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long 2.1. Xây dựng hệ thống hồ điều hòa giữ nước ngọt, chống mặn mùa khô, giảm ngập mùa lũ ở ĐBSCL Theo Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam, tổng lượng dòng chảy bình quân hàng năm từ thượng nguồn vào ĐBSCL theo dòng chính sông Tiền và sông Hậu là 408 tỷ m3. Mùa mưa tình trạng lũ lụt ở ĐBSCL ngày càng nghiêm trọng. Còn vào mùa khô, tình trạng thiếu nước ngọt diễn ra, nước trong các dòng sông cạn kệt, kết hợp sự dâng cao của thủy triều đã làm 3 Website: www.mdc-forum.org và www.panda.org/greatermekong Diễn đàn Bảo tồn Đồng bằng sông Cửu Long diện tích nhiễm mặn, nhiễm phèn tăng lên. Tài nguyên nước ĐBSCL có sự mâu thuẫn cực đoan: mùa mưa quá thừa thải còn mùa khô lại quá thiếu nước. Vì vậy, những giải pháp trước mắt cần tập trung chú trọng giải quyết những vấn đề này. Những năm gần đây, ở ĐBSCL tuy hạn hán xảy ra nghiêm trọng nhưng diện tích gieo trồng lúa vẫn tăng đó là nhờ các hồ chứa thủy điện lớn trên lưu vực sông Mê Kông đã phát huy tác dụng. Các nước đầu nguồn Mê Kông đang thi nhau xây dựng hồ đập. Vậy một câu hỏi đặt ra: tại sao chúng ta không xây dựng những hồ chứa nước ngay trên lãnh thổ nước ta. Nhờ các hồ này, ĐBSCL có thể chủ động trong giải quyết những vấn đề rất quan trọng như điều tiết nước trong mùa lũ, ngăn mặn, cung cấp nước ngọt, rửa mặn, ém phèn,… Dựa trên ý tưởng đó, kết hợp những cơ sở thực tiễn khác, xin đề xuất một số giải pháp như sau: 2.1.1. Xây các cống ngăn mặn trên các cửa sông chính Các hệ thống cống ngăn mặn thiết kế có cửa đóng mở tự động hay bán tự động nhưng phải kết hợp giao thông thủy. Hệ thống cống đóng mở trên các kênh tiêu nước để giữ nước ngọt trong kênh, đặc biệt là những tháng cuối mùa mưa để sử dụng trong mùa khô. Có thể thấy, đây là một việc hoàn toàn có thể thực hiện được và thực sự cần thiết. Hệ thống cống ngăn mặn sẽ ngăn cản sự xâm thực mặn trên các sông chính. Cùng với đó, việc tích nước trong các kênh tiêu, cung cấp nguồn nước ngọt tưới trong mùa khô, ngăn cản quá trình bốc mặn, phèn lên tầng mặt. Chủ trương cuối mùa mưa ngăn nước, giữ nước trong kênh càng lâu càng tốt. Lượng nước tích trữ có thể sử dụng để điều hòa dòng chảy ngăn cản xâm nhập mặn. 2.1.2. Xây dựng các hồ chứa nước lớn cho các tiểu vùng của ĐBSCL Các hồ nước sẽ làm nhiệm vụ tích nước quá dư thừa trong mùa mưa để sử dụng trong mùa khô. Vừa cung cấp nước ngọt, vừa đẩy mặn, rửa phèn. Đồng thời, vừa là hồ sinh thái cho một số vùng trọng điểm. Cùng với nhiệm vụ tích trữ nước, các hồ chứa có thể được sử dụng kết hợp với du lịch sinh thái và phát triển nguồn lợi thủy sản, điều hóa không khí cho vùng. Một số địa điểm có thể tiến hành xây dựng các hồ chứa nước như: (hình 1) +) Khu vực Nam Thái Sơn – Tỉnh Kiên Giang +) Khu vực Bình Sơn – Tỉnh Kiên Giang +) Khu vực nằm trung đoạn giữa kênh T8 và kênh T5 +) Khu vực kênh Bà Bèo – Tỉnh Tiền Giang +) Khu vực Rừng U Minh cũ +) Khu vực Mỏ Vẹt – Long An 4 Website: www.mdc-forum.org và www.panda.org/greatermekong Diễn đàn Bảo tồn Đồng bằng sông Cửu Long Cao 2,5m (Kích thước: sâu 4m × rộng 500m × dài 800m × cao 2,5m) Rộng 500m Sâu 4m Mặt đất Dài 800m Hình 2: Sơ đồ mô phỏng mặt cắt hồ chứa Trên các hồ điều hòa cần thiết kế các đập tràn ở độ cao đập là 2,0m. Xung quanh hồ kết hợp với đê bao và trồng cây ven bờ. Giữa lòng hồ để lại một số mô đất cao để ngăn sóng lớn, nền đất được xử lý chống thấm bằng sét kết hợp với tro. Hồ thiết kế có hệ thống kênh dẫn tưới tiêu. 2.1.3. Khuyến khích các hộ nông dân tạo các ao, đầm Các ao, đầm do các hộ nông dân tự tạo nên xây dựng đủ lớn trữ nước tự tưới cho mạng lưới vườn của họ cho tới hết mùa khô, kết hợp nuôi cá, tôm càng xanh, cua, … 2.2. Theo dõi liên tục diễn biến đất mặn, ngọt, phèn Diện tích đất nhiễm mặn, phèn, cũng như chưa bị tác động sẽ phản ánh mức độ tác động của biến đổi khí hậu. Đồng thời, nó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều tiết nguồn nước cũng như xây dựng hệ thống tưới, tiêu. Việc xây dựng các dự án kiểm soát mặn; chuyển đổi thời vụ thích hợp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng (sử dụng các loại cây trồng có khả năng chịu hạn) để tránh thời kỳ thiếu nước ngọt và xâm nhập mặn được xem là giải pháp cấp bách. 2.3. Giải quyết tranh chấp đất tôm - lúa Nên tiến hành quy hoạch cụ thể vùng sinh thái nuôi tôm và vùng sinh thái trồng lúa, chấm dứt tình trạng tranh chấp tôm – lúa (mặn – ngọt) trên một cánh đồng. 2.4. Giữ lớp nước ngọt trên mặt ruộng Trên các diện tích đất phèn nếu khí hậu khô nóng, hạn thì phèn hóa rất mạnh. Chính vì vậy, nếu là đất trồng lúa, rừng tràm trên than bùn phèn thì cố gắng giữ nước mặt trên 10cm, giữ nước càng lâu càng tốt. Nếu không thể thì cần giữ nước ngập tầng jarosite. 5 Website: www.mdc-forum.org và www.panda.org/greatermekong Diễn đàn Bảo tồn Đồng bằng sông Cửu Long 2.5. Theo dõi hệ sinh thái một số lưu vực, vùng trọng điểm Bảo tồn để phát triển và phát triển để bảo tồn là giải pháp rất cần quan tâm. Sự đa dạng sinh học với nguồn tài nguyên sinh vật giàu có, hệ thống rừng đặc dụng không chỉ góp phần rất lớn trong việc cân bằng hệ sinh thái, giảm nhẹ thiên tai mà còn là nền tảng phát triển ĐBSCL. Có thể phỏng đoán tương lai, nhiều vùng bảo tồn đất ngập nước như Tràm Chim, U Minh Thượng, Láng Sen, Trà Sư, Hà Tiên, Vồ Dơi, Bãi Bồi, Lung Ngọc Hoàng có thể bị đe dọa, ảnh hưởng, yếu tố bền vững sẽ mong manh hơn. Chính vì vậy, việc theo dõi diễn thế các hệ sinh thái đặc thù là rất cần thiết. Một số khu vực trọng điểm cần đặc biệt quan tâm như: - Vùng diện tích đất phèn Tứ giác long xuyên - Vùng diện tích đất phèn Đồng tháp mười (Tràm chim) - Vùng sinh thái đất mặn ven biển Bạc Liêu, Tiền Giang, Cà Mau - Vùng sinh thái rừng ngập mặn ven biển - Vùng sinh thái đất Phù sa sông Tiền, sông Hậu - Hệ sinh thái trên các đảo nhỏ cũng rất dễ bị tổn thương. Chính vì vậy cần đặc biệt chú ý theo dõi và bảo vệ hệ sinh thái. Kết hợp du lịch sinh thái biển đảo + rừng ngập mặn + sông nước để vừa sử dụng vừa kết hợp theo dõi và bảo vệ. 2.6. Theo dõi lở, xói bồi, đổi dòng Lưu lượng, tốc độ dòng, hướng dòng chảy là những yếu tố rất quan trọng trong điều tiết nước. Những năm gần đây, trong các dòng chảy đã và đang có những biến động rất lớn, ảnh hưởng tới quá trình xói lở, bồi tụ tại các con sông. Độ ngập vào mùa lũ cũng có dấu hiệu sâu hơn và thời gian ngập cũng kéo dài hơn. Bồi lở bờ sông, cồn bãi hoạt động mạnh hơn. Chính vì vậy, để tích cực phòng ngừa, giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nhất thiết phải tiến hành theo dõi chặt chẽ hiện tượng xói lở, bồi tụ, đổi dòng của các dòng sông, đặc biệt là tại các con sông lớn trong khu vực. Hệ sinh thái bãi triều và rừng ngập mặn chịu các tác động sẽ thể hiện vai trò “đệm” giảm sóng, phòng hộ và giữ đất. Khi nước biển dâng lên, chế độ triều sẽ thay đổi khiến dòng hải lưu sát bờ biển sẽ thay đổi, gió và bão sẽ mạnh hơn và đổi chiều. Tất cả các yếu tố này sẽ tác dụng lên đường bờ rất mạnh và rất khác. Tình trạng xói lở đường bờ sẽ mạnh hơn. Tình hình bồi lắng ở các cửa sông sẽ thay đổi. Ranh giới các tiểu vùng bị dịch chuyển. Chính vì vậy, cần giám sát thật cẩn thận đường bờ biển, thay thế những kè đá (bờ biển cứng) bằng cây rừng ngập mặn (bờ mềm). 2.7. Phòng chống bão tố ĐBSCL trước đây là nơi rất ít hứng chịu bão. Thế nhưng trong thập kỷ vừa qua, vào năm 1997 đã hứng chịu tác động của cơn bão Linda và năm 2006 đã bị đuôi bão Durian quét qua. Nhiều nghiên cứu gần đây tìm mối tương quan giữa việc bão ở Tây Thái Bình Dương có xu hướng xảy ra thường xuyên hơn sau tháng 10 dương lịch và đi về hướng đường xích đạo, với nhiệt độ nước biển bề mặt tăng, đường đẳng trị nhiệt độ 200C (izo team) bị thay đổi, kết quả là dòng hải lưu bị thay đổi bởi BĐKH. Sự tàn phá mà đuôi cơn bão Durian đã gây ra ở ĐBSCL sẽ còn lớn lao hơn và khắc nghiệt hơn nhiều nếu mực nước biển dâng lên so với hiện nay. Chính vì vây, trước mắt rất cần tập trung vào công tác phòng chống bão trong khu vực này. 6 Website: www.mdc-forum.org và www.panda.org/greatermekong Diễn đàn Bảo tồn Đồng bằng sông Cửu Long 2.8. Thích ứng với biến đổi khí hậu “Nguyên tắc của các nhà môi trường học là không chống lại thiên nhiên, mà biết cách né tránh tác hại thiên nhiên, lợi dụng tác động có lợi, kể cả không thuận lợi, để chung sống với tự nhiên một cách hòa bình…” (trích của GS.TSKH Lê Huy Bá). Đây là lời phát triển đã được tôi thể hiện trong rất nhiều tài liệu ngay từ năm 1990. Tinh thần đó cũng được thể hiện qua cách đối xử với BĐKH. Trong nông nghiệp: sự thích ứng nhằm hướng tới một nền nông nghiệp bền vững. Đối với trồng lúa, cần quản lý phân bón hữu cơ và vô cơ vào đất, giảm sử dụng nước, tăng cường luân canh với các loại cây trồng khác,…Bên cạnh đó, với kinh nghiệm thực tiễn về việc quy hoạch nguồn nước tại khu vực sông Đồng Nai, Sài Gòn, Vàm Cỏ, tôi cho rằng hiện tại cấu trúc và quy hoạch sử dụng đất đai cho nông nghiệp chưa mang tính thích ứng với BĐKH. Cần phải sửa chữa ngay cho hoàn chỉnh. Nhà nước cần cam đoan bỏ hẳn những cung cách làm việc như hiện nay để giải quyết vấn đề một cách dứt khoát hơn. +) Cần quy hoạc lại sử dụng đất đai theo hướng thích ứng BĐKH. Trên cơ sở tính toán và đưa ra các kịch bản chấp nhận được, chúng ta phải quy hoạch lại đất nông nghiệp. - Vùng bị ngập mặn mới, sẽ phải quy hoach tăng cường nuôi tôm sú hay nuôi thủy sản nước lợ - Vùng có nguy cơ ngập lụt mùa mưa thì phải có kế hoạch bố trí mùa vụ né tránh lũ, lụt và tiểu mạn - Tăng cường trồng cây xanh, thảm phủ cho những nơi xói mòn, xói lở, trượt đất +) Thích ứng BĐKH trong nông nghiệp có nghĩa là tạo một nền nông nghiệp bền vững khi thời tiết khí hậu thay đổi đến cực đoan, sau khi đã chọn được “kịch bản tin cậy” trong số kịch bản mà các nhà khoa học tính toán, thông qua, cần tiến hành: - Chọn giống cây, con mới thích nghi điều kiện mới dù có khắc nghiệt hơn - Chuẩn bị phương án phòng trừ sâu bệnh biến thành dịch do BĐKH - Lựa chọn thời vụ gieo trồng thích hợp để tránh dị thường thời tiết - Xây dựng hồ điều hòa trữ nước ngọt, giảm lũ mùa mưa, chống hạn, mặn xâm nhập mùa khô. - Xây dựng phương án thủy sản nuôi trồng và thủy sản đánh bắt phù hợp “kịch bản được lựa chọn” - Quy hoạch hệ thống thủy lợi, thủy nông nội đồng để khoanh vùng trồng cây ưa ngọt, cây chịu lợ, mặn và phục vụ nuôi trồng thủy sản - Quy hoạch lại vùng dân cư phòng tránh ngập mặn và sự cố bão lụt do BĐKH. Mạnh dạn di dời để dân bảo đảm an toàn. Trong xã hội: BĐKH đã và sẽ tác động mạnh đến hình thái kinh tế xã hội, đến sức khỏe cộng đồng. Vì vậy, về mảng này rất nhiều việc cần phải làm - Thông tin tuyên truyền cho cộng đồng hiểu, và quan trọng hơn, đánh giá đúng tai họa cả BĐKH. Cố gắng tạo cho cộng đồng tự tin, không quá hoảng sợ, không chủ quan, không hành động sai lầm. - Quy hoach vùng dân cư, trong đê, ngoài đê (nếu có đắp đê), cụm tuyến dân cư tránh ngập hay chung sống với ngập. - Mạnh dạn di chuyển dân ở những vùng có nguy cơ cao đến vùng có nguy cơ thấp, an toàn. - Tập huấn cho cộng đồng các phương án phòng tránh thiên tai về sơ cứu người bị nạn. 7 Website: www.mdc-forum.org và www.panda.org/greatermekong Diễn đàn Bảo tồn Đồng bằng sông Cửu Long - Quy hoạch lại phương thức sản xuất nông nghiệp hay nông ngư hoặc lâm ngư vùng ngập mặn mới hình thành. - Chuẩn bị phương án đối phó dịch bệnh do môi trường thay đổi khi khô sang ngập, ẩm hay nhiệt độ không khí tăng, giảm đột ngột, mà nguồn gốc sâu xa là do BĐKH - Nước mặn xâm nhiễm trên mặt và cả tầng nước dưới đất. Do vậy quy hoạch tìm kiếm nguồn nước, bảo vệ nguồn nước ngọt bề mặt và nước dưới đất có tính chất sống còn cho các cụm, khu tuyến, điểm dân cư. 2.9. Hợp tác quốc tế: Để thích ứng với BĐKH, nước ta cần liên kết chặt chẽ với Ủy hội Sông Mê Kông với nguyên tắc công bằng về nước và láng giềng thân thiện, liên kết với các quốc gia Mailaysia, Philippin, Inđônêxia, Brunei bảo vệ vùng biển và hải đảo. 3. Tổ chức thống nhất chặt chẽ chỉ đạo vùng ĐBSCL Liên kết chặt chẽ 13 tỉnh trong vùng ĐBSCL là yếu tố mang tính sống còn. Vì vậy phải thiết lập: - Quản lý theo lưu vực sông (Bắc và Nam sông Hậu) - Xây dựng chiến lược chung cho cả vùng - Xây dựng và củng cố một ban quản lý phát triển đủ mạnh, đủ quyền lực, có kinh phí hoạt động đủ lớn để thực hiện các dự án chung cho toàn vùng ĐBSCL - Xây dựng và thực hiện các dự án chung cho cả vùng như: + Dự án thích ứng và ứng phó với biến đổi khí hậu cho vùng + Dự án về hệ sinh thái đất, nước + Dự án về cây trồng, gia cầm và thủy sản + Dự án hồ điều hòa - Tăng cường hệ thống giao thông thủy III. Kết luận Biến đổi khí hậu đang ngày càng có những ảnh hưởng mạnh mẽ tới ĐBSCL, nơi có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất cả nước. Sự dâng lên của nước biển, gia tăng hạn hán, xâm thực mặn, phèn hóa đang biểu hiện ngày càng rõ rệt. Và chưa có khuynh hướng dừng lại. Chính vì vậy đây là lúc cấp thiết phải xây dựng các giải pháp nhằm giảm thiểu, khắc phục những tác động này tại ĐBSCL. 8 Website: www.mdc-forum.org và www.panda.org/greatermekong ... thích ứng ứng phó với biến đổi khí hậu cho vùng + Dự án hệ sinh thái đất, nước + Dự án trồng, gia cầm thủy sản + Dự án hồ điều hòa - Tăng cường hệ thống giao thông thủy III Kết luận Biến đổi khí hậu. .. với Chính vây, trước mắt cần tập trung vào công tác phòng chống bão khu vực Website: www.mdc-forum.org www.panda.org/greatermekong Diễn đàn Bảo tồn Đồng sông Cửu Long 2.8 Thích ứng với biến đổi. .. ứng giảm thiểu tác động BĐKH tới ĐBSCL hình thành Một số giải pháp thích ứng giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu Đồng sông Cửu Long 2.1 Xây dựng hệ thống hồ điều hòa giữ nước ngọt, chống mặn mùa

Ngày đăng: 06/10/2015, 10:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan