Giáo trình thực tập thực hành dược khoa 1 bào chế

43 9.1K 227
Giáo trình thực tập thực hành dược khoa 1 bào chế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA DƢỢC GIÁO TRÌNH THỰC TẬP THỰC HÀNH DƢỢC KHOA 1 BÀO CHẾ Bộ môn bào chế - Năm 2014 Lƣu hành nội bộ NỘI QUY PHÒNG THỰC TẬP BÀO CHẾ 1. Sinh viên có nhiệm vụ thực hiện đầy đủ các bài thực tập theo chƣơng trình của bộ môn. Trƣớc buổi thực tập, sinh viên phải đọc kĩ lý thuyết bài thực tập đó để nắm vững nội dung và cách tiến hành thực nghiệm (Khuyến khích sinh viên đặt câu hỏi cho từng bài học). 2. Sinh viên phải đến phòng thực tập đúng giờ qui định, nếu đến trễ sẽ không đƣợc thực tập buổi đó. Trong giờ thực hành, sinh viên muốn ra ngoài phòng thực tập phải xin phép giảng viên. Sáng Chiều 7h30-10h30 12h50-15h50 3. Sinh viên chỉ đƣợc đi thực tập bù một lần duy nhất và phải có chữ ký xác nhận của giảng viên bộ môn trƣớc khi thực tập bù. Thực tập bù đúng bài qui định. Sinh viên vắng 1 buổi thực tập sẽ không đƣợc thi hết môn. 4. Sinh viên đi thực tập phải mặc áo blouse, đeo bảng tên và tắt chuông điện thoại trƣớc khi vào phòng thực tập. 5. Khi thực hành phải giữ yên lặng, trật tự. Thực hiện thí nghiệm cẩn thận, trung thực và khách quan. 6. Cần tiết kiệm hóa chất thí nghiệm, tránh đổ vỡ dụng cụ hóa chất. Khi đổ vỡ phải báo ngay cho giảng viên để hƣớng dẫn xử lý. Không di chuyển hóa chất dùng chung từ chỗ này sang chỗ khác. Không đƣợc mang hóa chất ra khỏi phòng thực tập. Không thực hiện thí nghiệm ngoài bài thực tập. 7. Sau mỗi buổi thực tập phải rửa dụng cụ, lau dọn ngăn nắp chỗ làm việc, sắp xếp hóa chất đúng qui định và bàn giao dụng cụ hóa chất đầy đủ. 8.Thực hiện đúng quy định phòng cháy, chữa cháy. Sử dụng các hóa chất dễ cháy nổ theo hƣớng dẫn của giảng viên. 9. Kiểm tra các vòi nƣớc, các dụng cụ điện. Tắt tất cả các thiết bị điện trƣớc khi ra về. 10. Sinh viên phải mang theo khăn sạch, kéo, giấy trắng, keo dán, bút aceton khi đi thực tập. MỤC LỤC Bài 1 Kỹ thuật cân 1 Bài 2 Kỹ thuật đo thể tích và sử dụng một số dụng cụ pha chế 9 Bài 3 Kỹ thuật lọc - Kỹ thuật hòa tan 17 Bài 4 Kỹ thuật nghiền tán - Thuốc bột Oresol - Thuốc bột hạ sốt 21 Bài 5 Thuốc cốm trợ tiêu hoá dành cho trẻ em 26 Bài 6 Thuốc mỡ Benzo - sali 28 Bài 7 Thuốc rơ miệng xanh methylen 29 Bài 8 Dung dịch Tarnier 30 Bài 9 Dung dịch Dalibour 33 Bài 10 Dung dịch Glycero-borat 34 Bài 11 Dung dịch Dakin 35 Bài 12 Nhận biết các dạng thuốc 37 BÀI 1 KỸ THUẬT CÂN MỤC TIÊU 1. 2. 3. 4. Nắm được các kỹ thuật cân, kỹ thuật nghiền tán trong phòng thí nghiệm. Nắm nguyên tắc và sử dụng thành thạo cân điện tử và cân Roberval. Trình bày được nguyên tắc cân các dạng hoá chất khác nhau. Hiểu ý nghĩa của việc nghiền tán và thực hiện đúng thao tác nghiền và trộn. 1. KỸ THUẬT CÂN 1.1. Một số khái niệm Cân là một trong những kỹ thuật cơ bản, quan trọng trong pha chế, sản xuất thuốc của Dƣợc sĩ. Mức độ đúng và chính xác trong quá trình cân sẽ ảnh hƣởng đến tính chất sản phẩm tạo thành hoặc kết quả kiểm nghiệm, nếu cân không đúng sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng: - Không hình thành dạng thuốc mong muốn. - Không đảm bảo chất lƣợng thuốc. - Không đảm bảo hàm lƣợng thuốc gây kém hiệu quả trong điều trị hoặc quá liều , không an toàn cho ngƣời sử dụng. Ngành Dƣợc sử dụng hệ thống đo lƣờng theo đơn vị gam (g). Trong bảng 1 trình bày các đơn vị khối lƣợng thƣờng dùng. ĐƠN VỊ 1 kilogam 1 hectogam 1 dekagam 1 gam 1 decigam 1 centigam 1 miligam 1 microgam 1 nanogam 1 picogam Bảng 1.1. Các đơn vị khối lƣợng VIẾT TẮT TÍNH THEO GAM 1 kg 1000 gam 1 hg 100 gam 1 dag 10 gam 1g 1 gam 1 dg 0,1 gam 1 cg 0,01 gam 1 mg 0,001 gam hay (10-3 gam) 1 µg (hay 1 mcg) 0,000 001 gam hay (10-6 gam) 1 ng 0,000 000 001 gam hay (10-9 gam) 1 pg 0,000 000 000 001 gam hay (10-12 gam) BC 1 Khi cân các chất nhỏ hơn 1 mg, các đơn vị khối lƣợng thƣờng đƣợc viết đầy đủ (ví dụ: 1 nanogam thay vì 1 ng; hoặc 3,5 microgam thay vì 3,5 µg) với lý do chữ viết tắt (µ hay n) rất dễ bị nhầm lẫn là chữ “m” khi viết tay. Một số thông số kỹ thuật của cân: - Sức cân, sức tải của cân: là khối lƣợng tối đa cân có thể cân đƣợc chính xác và không làm hƣ hỏng cân. - Độ đúng (accuracy): Khi cân, kết quả thu đƣợc đúng với khối lƣợng thực của mẫu đặt trên đĩa cân. - Độ chính xác (precision): Một cân chính xác đến 0,1 mg là khi cân đi cân lại nhiều lần một mẫu có khối lƣợng nhất định cho những kết quả không sai khác 0,1 mg. - Độ nhạy (sensitivity): một cân nhạy tới 0,1 mg là cân khi đang thăng bằng, nếu thêm bớt một khối lƣợng là 0,1 mg ở đĩa cân thì đã đủ nhận biết sự thay đổi khỏi vị trí thăng bằng. Độ nhạy thƣờng đƣợc nhà sản xuất ghi sẵn trên cân. 1.2. Các kiểu cân dùng trong ngành Dược Cân cơ học (mechanical balances) thƣờng đƣợc sử dụng trong giảng dạy hoặc pha chế dƣợc phòng. Sức cân khoảng 100 – 3000 g, độ nhạy 0,01 – 0,1 g. Các loại cân cơ học gồm: - Cân đòn đơn (single beam balances): kiểu 2 đĩa (equal-arm) hay kiểu 1 đĩa unequal-arm) - Cân đòn kép (compound-lever balances): đại diện là kiểu cân Roberval. - Cân vặn xoắn (torsion balances) BC 2 (1) (2) (3) (4) (5) Hình 1.1. Các loại cân cơ học (1). Cân đòn kiểu 1 đĩa (4). Cân vặn xoắn (2). Cân đòn đơn kiểu 2 đĩa (5). Cân kiểu Roberval (3). Cân đòn kiểu 2 đĩa (cân quang) Cân điện tử (electronic balances) xuất hiện khoảng những năm 1960, có cách sử dụng nhanh chóng và dễ dàng hơn các kiểu cân cổ điển, tuy nhiên giá thành khá cao. Sức cân từ hàng miligam cho đến hàng trăm kilogam, độ nhạy từ 0,001 – 1g. Các loại cân điện tử đƣợc thiết kế khá đa dạng. Nhìn chung, tuỳ theo mục đích sử dụng mà cân sẽ đƣợc lựa chọn dựa trên sức tải tối đa và độ chia nhỏ nhất của cân (độ nhạy). Ví dụ: muốn cân đúng các khối lƣợng bằng hay lớn hơn 50 mg phải dùng cân phân tích có sức tải tối đa 100 – 200 g và có độ nhạy tới 0,1 mg. BC 3 Bảng 1.2. Bảng phân loại cân thƣờng dùng trong pha chế và kiểm nghiệm Loại cân Độ phân chia Sức cân Siêu vi phân tích (Ultramicroanalytical) 0,1 µg 3g Vi phân tích (Microanalytical) 1 µg 3g Bán vi phân tích (Semimicroanalytical) 0,01 mg 30 g Phân tích (Macroanalytical) 0,1 mg 160 g Kỹ thuật (Precision) ≥ 1 mg 160 g – 60 kg Hình 1.2 Cân kỹ thuật điện tử Hình 1.3 Cân phân tích điện tử Hình 1.4 Cân điện tử dùng trong công nghiệp BC 4 1.3. Các vật dụng đi kèm với cân Một số vật dụng thông thƣờng đƣợc sử dụng trong thao tác cân: - Quả cân chuẩn: dùng trong kiểm định cân. - Kẹp gắp quả cân chuẩn - Vật liệu chứa đựng nguyên liệu, hoá chất cần cân: + Giấy cân: giấy thƣờng, giấy cân tráng parafin + Cốc cân có nắp đậy (chén cân) + Thuyền cân bằng thuỷ tinh hay bằng nhựa + Mặt kính đồng hồ + Bao ny lon + Ly, bình nón - Dụng cụ lấy hoá chất: vảy gỗ, vảy mica, spantules bằng thép không gỉ, đũa thuỷ tinh, ống hút, ống đếm giọt… Hình 1.5 Hộp quả cân chuẩn Hình 1.6 Cốc cân (chén cân) BC 5 1.4. Nguyên tắc cân các dạng hoá chất khác nhau - Kiểm tra tên hoá chất, nguyên liệu có đúng nhƣ công thức cần pha chế, định lƣợng. - Nếu cân nhiều chất trong một công thức, cần có nhãn đánh dấu và ghi rõ tên, khối lƣợng chất đã cân để tránh nhầm lẫn. - Khi cầm các chai hoá chất, xoay nhãn vào lòng bàn tay (nếu chai có 1 nhãn), xoay nhãn sang 2 bên (nếu chai có 2 nhãn) - Lấy hoá chất rắn bằng vảy mica, carton… - Lấy hoá chất lỏng bằng đũa thuỷ tinh, hoặc pipette, hoặc becher. - Các hoá chất dễ chảy lỏng (KI, phenol…), chất oxy hoá mạnh (iod), hoặc chất dẻo dính (vaselin, lanolin…) phải cân trên mặt kính đồng hồ. - Các chất bay hơi phải cân trong cốc cân hoặc bình nón nút mài. - Các chất rắn cần nghiền, rây thì phải nghiền, rây trƣớc khi cân. - Thêm, bớt hoá chất nhẹ nhàng. 1.5. Các bước tiến hành đối với cân điện tử 1.5.1. Cân một chất riêng lẻ - Kiểm tra tình trạng cân: vệ sinh, nguồn điện - Mở cân, kiểm tra hiển thị đơn vị khối lƣợng - Lót dĩa cân bằng giấy sạch - Đặt vật liệu đựng mẫu lên giữa đĩa cân. Lƣu ý, vật đựng mẫu phải tƣơng thích với lƣợng mẫu cân đồng thời có khối lƣợng phù hợp với sức tải tối đa của cân. - Chuyển màn hình hiển thị về số 0 bằng cách nhấn nút TARE - Cho chất cần cân lên vật đựng nhẹ nhàng, tránh rơi vãi xuống cân - Kiểm tra cho đúng với khối lƣợng cần cân - Lấy mẫu cân ra khỏi đĩa cân. Vệ sinh cân sau khi cân. 1.5.2. Cân hai hay nhiều chất trong cùng một vật đựng - Kiểm tra tình trạng cân: vệ sinh, nguồn điện - Mở cân, kiểm tra hiển thị đơn vị khối lƣợng - Lót đĩa cân bằng giấy sạch - Đặt vật liệu đựng mẫu lên giữa đĩa cân. Lƣu ý, vật đựng mẫu phải tƣơng thích với lƣợng mẫu cân đồng thời có khối lƣợng phù hợp với sức tải tối đa của cân. - Chuyển màn hình hiển thị về số 0 bằng cách nhấn nút TARE - Cho chất thứ nhất cần cân lên vật đựng nhẹ nhàng, tránh rơi vãi xuống cân - Kiểm tra cho đúng khối lƣợng chất thứ nhất cần cân - Nhấn TARE để màn hình hiển thị số 0 BC 6 - Cho chất thứ hai cần cân lên đĩa cân đang chứa chất thứ nhất nhẹ nhàng, tránh rơi vãi xuống cân - Kiểm tra cho đúng khối lƣợng chất thứ hai cần cân - Lƣu ý, tổng khối lƣợng của vật liệu đựng mẫu và các chất phải phù hợp với sức tải của cân. - Vệ sinh cân sau khi cân. 1.6. Các bước tiến hành đối với cân Roberval bằng phương pháp cân kép 1.6.1. Xác định khối lượng của một chất - Kiểm tra tình trạng cân - Lót giấy trên hai đĩa cân - Đặt vật cần cân vào đĩa cân bên phải - Cho từ từ bì cân vào đĩa cân bên trái cho tới khi cân thăng bằng - Lấy vật ra khỏi đĩa cân, thay vào đó bằng các quả cân theo thứ tự từ lớn đến nhỏ cho tới khi cân thăng bằng nhƣ cũ. - Tổng khối lƣợng quả cân đã dùng là khối lƣợng của vật cần cân - Vệ sinh cân sau khi cân 1.6.2. Cân một chất bất kỳ có khối lượng biết trước - Kiểm tra tình trạng cân - Lót giấy vào 2 đĩa cân - Đặt các quả cân có tổng khối lƣợng bằng vật muốn cân vào đĩa cân bên phải - Cho từ từ bì cân vào đĩa cân bên trái cho tới khi cân thăng bằng - Lấy quả cân ra khỏi đĩa cân, cho chất cần cân từ từ vào đĩa cân bên phải cho tới khi cân thăng bằng trở lại - Khối lƣợng chất cân cân là tổng khối lƣợng các quả cân - Vệ sinh cân sau khi cân. 2. THỰC HÀNH 2.1. Xác định các thông số kỹ thuật của các cân hiện có trong phòng thí nghiệm. 2.2. Viết quy trình thao tác và cân các hoá chất sau đây Vaselin Glycerol Mannitol Lactose Magnesi carbonat 1,5 g 3,2 g 2,4 g 4g 0,2 g và Sáp ong 1,5 g BC 7 3. CÂU HỎI 1. Nêu điều kiện của 1 cân tốt? Các lƣu ý khi sử dụng và bảo quản cân? 2. Một số nguyên tắc cần chú ý khi cân các dạng hoá chất khác nhau? 3. Nêu các bƣớc thao tác cân đối với cân điện tử và cân Roberval? 4. Các thao tác cần chú ý trong kỹ thuật nghiền tán, trộn đều? BẢNG KIỂM KẾT QUẢ HỌC TẬP THAO TÁC CÂN Mục tiêu Lựa chọn cân có sức tải, độ nhạy phù hợp với mục đích cân Lựa chọn vật liệu chứa, vật liệu lấy hóa chất thích hợp với chất cần cân Hiểu rõ các bƣớc tiến hành trên cân Roberval và cân điện tử Kiểm tra tình trạng cân, vệ sinh cân Roberval Chuẩn bị giấy lót cân cho cân Roberval Thao tác thêm bớt quả cân trên cân Roberval Thao tác thêm bớt bì trên cân Roberval Thao tác thêm bớt hóa chất trên cân Roberval Vệ sinh cân Roberval sau khi cân Kiểm tra tình trạng cân, nguồn điện của cân điện tử Thao tác TARE để điều chỉnh cân về 0 trƣớc khi cân hóa chất Thao tác thêm bớt hóa chất trên cân điện tử Vệ sinh cân điện tử sau khi cân BC 8 Đạt/Không đạt BÀI 2 KỸ THUẬT ĐO THỂ TÍCH VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ DỤNG CỤ TRONG PHA CHẾ THUỐC MỤC TIÊU 1. Nhận biết và sử dụng được một số dụng cụ đo lường thể tích thông dụng. 2. Nhận biết và sử dụng được một số dụng cụ pha chế thông dụng 1. CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƢỜNG THỂ TÍCH THÔNG DỤNG Đơn vị đo lƣờng thể tích của các chất lỏng phổ biến nhất là lít. Một lít bằng 1 decimet khối (10-3 m3), tức là bằng thể tích chiếm chỗ của một khối lập phƣơng có chiều dài cạnh là 10 cm. Các đơn vị thể tích thông dụng trong ngành dƣợc đƣợc trình bày trong Bảng 2.1 Bảng 2.1. Các đơn vị thể tích thông dụng Đơn vị Viết tắt Tính theo lít 1 lít 1l 1 lít 1 mililit 1 ml 0,001 lít 1 microlit 1 µl 0,000001 lít 2. DỤNG CỤ ĐO LƢỜNG 2.1. Ống đong (ống lường, éprouvette) Ống đong đƣợc sử dụng để đong các chất lỏng, thƣờng là hình trụ với nhiều dung tích khác nhau: 5, 10, 25, 50, 100, 200, 250, 500, 1000, 2000 ml, ứng với nhiệt độ ghi trên ống (thƣờng ở 20 0C), đƣợc chia vạch từ 0,1 ml trở lên. Một số ống đong có nút để đong các chất lỏng dễ bay hơi. Cách sử dụng - Chọn ống đong có dung tích gần với thể tích muốn lấy. - Đặt ống đong thẳng đứng khi đọc mực chất lỏng, để tầm mắt ngang vạch muốn đọc. + Đối với chất lỏng thấm ƣớt thành bình, đọc vạch thể tích ngang mặt khum lõm của mực chất lỏng. + Đối với chất lỏng không thấm ƣớt thành bình (nhƣ thuỷ ngân) đọc ngang mặt khum lồi. BC 9 + Đối với chất lỏng có màu sậm hoặc đục không thấy đƣợc mặt khum lõm, đọc mặt ngang. 2.2. Ống hút (Pipette) Có nhiều dung tích khác nhau: 0,5; 1; 2; 5; 10; 20; 25 ml. Có 3 loại ống hút: - Ống hút chia vạch: đƣợc chia vạch từ 0,01 – 0,1 ml, đƣợc dùng để lấy thể tích chất lỏng nhỏ và có thế lấy đến phần lẻ. - Ống hút chính xác (ống hút có bầu): đƣợc dùng trong phân tích định lƣợng. Loại ống hút này chỉ lấy một thể tích nhất định. - Ống hút không chia vạch: dùng để lấy giọt, hoặc điều chỉnh thể tích sau cùng trong ống đong, bình định mức, ít sử dụng trong bào chế, sử dụng nhiều trong vi sinh, ký sinh trùng. Cách sử dụng: - Chọn ống hút có dung tích gần với thể tích muốn lấy. Lƣu ý xem ống hút 1 vạch hay 2 vạch, độ chính xác của ống hút, vạch chia nhỏ nhất. - Chọn ống hút theo yêu cầu sử dụng (lấy một thể tích chính xác hay xác định). - Dùng quả bóp cao su gắn với đầu ống hút để hút chất lỏng lên khỏi độ chia tƣơng ứng với thể tích cần lấy, dùng ngón trỏ bịt đầu ống hút để giữ chất lỏng lại, lấy ống hút ra khỏi chất lỏng, loại bỏ phần chất lỏng thừa ở mặt ngoài ống hút, điều chỉnh đến đúng vạch thể tích cần lấy. - Giữ ống hút thẳng đứng và đầu ống hút chạm vào thành bình hứng rồi cho chất lỏng chảy ra. Không bao giờ đƣợc thổi trong ống hút để đuổi giọt cuối cùng trừ ống hút khắc vạch kiểu 4. 2.3. Ống đếm giọt chuẩn định Đầu cuối cùng có hình trụ tròn, đƣờng kính ngoài 3 mm, đƣờng kính trong 0,6 mm cho phép lấy đƣợc 20 giọt nƣớc cân nặng 1 gam ở nhiệt độ 15 0C, sai số cho phép là 10%. Cách sử dụng: - Cầm ống nhỏ giọt cho thẳng đứng. - Cho chảy chậm từng giọt một. 2.4. Buret Là một dạng ống hút có khoá, đƣợc dùng trong phân tích định lƣợng Dung tích thông thƣờng: 5; 10; 20; 25ml, đƣợc chia vạch từ 0,01 – 0,1 ml. Theo DĐVN, chiều dài phần chia độ của ống trụ buret không đƣợc nhỏ hơn 5 lần BC 10 đƣờng kính trong. Các đầu của burette (và cả pipette) phải cấu tạo sao cho hạn chế dòng chảy chất lỏng không quá 0,5 ml/giây. 2.5. Các loại muỗng và ly Đƣợc dùng trong việc phân chia liều các thuốc uống dạng lỏng cho bệnh nhân. Bảng 2.2. Quy định dung tích của các dụng cụ phân chia liều thuốc Tên gọi trong gia dụng dung tích Muỗng súp 15 ml Muỗng tráng miệng 8 ml Muỗng cà phê 5 ml Cốc vại 240 ml Tách uống trà 120 ml Cốc 60 ml Trong phần lớn các trƣờng hợp, các loại ly muỗng gia dụng thƣờng có dung tích lớn hơn trung bình khoảng 25% dung tích lý thuyết nêu trên. Để có đƣợc sự chính xác cao hơn khi phân chia liều thuốc lỏng, nên sử dụng các loại ống đếm giọt có khắc độ chính xác, các muỗng cà phê và các loại dụng cụ đo lƣờng chuẩn định khác. 3. DỤNG CỤ PHA CHẾ 3.1. Bình định mức Thƣờng có dung tích từ 10; 25; 50; 100; 250; 500; 1000 ml. Dung sai thể tích cho phép đối với các bình định mức là dung sai đã đƣợc thừa nhận của tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO): loại A có dung sai ± 1%, loại B có dung sai ± 2% tổng thể tích ở nhiệt độ phòng. Đƣợc dùng để pha các dung dịch chuẩn độ, dung dịch định lƣợng. 3.2. Ly có chân (Cốc có chân, Verre à pied) Đƣợc dùng để hoà tan dƣợc chất hoặc đong thể tích các chất lỏng khó rửa sạch. 3.3. Ly có mỏ (bécher) Thƣờng có dung tích từ 50; 100; 200; 250; 500; 1000; 2000 ml. Vạch khắc trên ly chỉ dùng để ƣớc lƣợng thể tích. Là dụng cụ đƣợc sử dụng nhiều nhất để hoà tan, chứa đựng, đun nấu. BC 11 3.4. Bình cầu (Ballon) Thƣờng có dung tích từ 50; 100; 200; 250; 500; 1000 ml. Đƣợc sử dụng để hoà tan, thực hiện các phản ứng chƣng cất… Có 2 loại: - Bình cầu đáy bằng, cổ ngắn hoặc cổ dài. - Bình cầu đáy tròn, cổ ngắn hoặc cổ dài. 3.5. Bình nón (Erlen) Thƣờng có dung tích từ 10; 20; 50; 100; 200; 250; 500; 1000 ml. Có 2 loại: - Có nút mài - Không có nút mài Đƣợc dùng để chứa dung dịch cần định lƣợng. Còn dùng để hoà tan các hoạt chất dễ bay hơi hoặc thăng hoa (tinh dầu, iod,…) Lưu ý khi sử dụng: Không đƣợc dùng đũa để khuấy mà phải lắc để hoà tan dƣợc chất. 4. VỆ SINH DỤNG CỤ THỦY TINH Độ sạch của dụng cụ thủy tinh đem dùng có ảnh hƣởng rất lớn đến kết quả của một phép thử hoặc định lƣợng. Các dụng cụ thủy tinh nhƣ ly có mỏ, burette, ống hút, bình nón, bình cầu,….đều phải thật sạch, đặc biệt khi dùng để định lƣợng bằng phƣơng pháp vi sinh vật, oxy hóa khử, hoặc khi dùng để lấy một thể tích nhỏ chất lỏng hay dung dịch. Rửa dụng cụ thủy tinh: Sử dụng các dung dịch tẩy rửa thƣờng dùng nhƣ dung dịch acid nitric đun nóng, hỗn hợp acid cromic, dung dịch tẩy rửa tổng hợp hoặc hóa chất tẩy có tính kiềm nhƣ trinatri phosphat,.. sau đó tráng lại bằng nƣớc cất. Các phương pháp làm khô dụng cụ: - Rửa bằng nƣớc nóng và úp ngƣợc lên giá - Thổi khí sạch - Để trong tủ sấy - Dùng khăn mềm, sạch để lau - Làm khô nhanh bằng cách tráng dụng cụ với aceton hoặc cồn để loại bỏ nƣớc dƣ rồi tráng với ether. BC 12 Hình 2.1. Ống đong Hình 2.4. Ống hút chính xác Hình 2.2 Ly có mỏ Hình 2.5. Ống hút chia vạch Hình 2.8. Bình cầu đáy tròn Hình 2.3. Ly có chân Hình 2.6. Buret Hình 2.7. Ống hút Pasteur Hình 2.9. Bình cầu đáy bằng BC 13 Hình 2.10. Cách đọc thể tích Hình 2.11. Thao tác với buret Hình 2.12. Cách sử dụng ống hút Hình 2.13. Thao tác với bình định mức 1. Lắc để hòa tan hay pha loãng 2. Thêm dung môi vừa đủ 3. Lắc lỹ BC 14 Hình 2.14. Một số dụng cụ phân chia liều thuốc lỏng uống Hình 2.15. Bốn kiểu ống hút chia vạch - Kiểu 1: cho phép lấy thể tích từ vạch 0 ở đầu cho đến vạch cuối cùng nằm ở phần bờ vai. - Kiểu 2: cho phép lấy thể tích từ bất kỳ vạch nào cho đến vạch 0 ở đầu nhọn. - Kiểu 3: cho phép lấy thể tích từ vạch 0 ở đầu cho đến vạch cuối cùng nằm ở đầu nhọn. - Kiểu blow out: cho phép lấy thể tích từ bất kỳ vạch nào cho đến vạch 0 ở đầu nhọn, giọt cuối cùng đƣợc phép thổi ra. BC 15 5. BÀI TẬP THỰC HÀNH - Chọn ống đong để lấy: 17 ml nƣớc, 34 ml nƣớc, 85 ml nƣớc. - Chọn ống đong để lấy: 12 ml, 43 ml và 67 ml dung dịch màu tartrazine. - Phân biệt các loại ống hút (pipet) dùng trong bào chế. - Chọn ống hút để lấy:  Chính xác 5 ml dung dịch cho vào bình định mức 100 ml.  4,5 ml dung dịch cho vào bình nón nút mài.  1,8 ml dung dịch cho vào ly có chân.  1 ml dung dịch cho vào ly có mỏ 100 ml.  20 giọt cho vào ly có mỏ 100 ml. 6. CÂU HỎI 1. Đặc điểm và công dụng chính của các dụng cụ đo lƣờng và pha chế? 2. Phân biệt công dụng của ống hút chia vạch và ống hút chính xác? 3. Giải thích các ký hiệu ghi trên một ống hút. BẢNG KIỂM KẾT QUẢ HỌC TẬP THAO TÁC ĐO LƢỜNG THỂ TÍCH Mục tiêu Phân biệt dụng cụ đo lƣờng thể tích và dụng cụ pha chế Nhận biết các dụng cụ đo lƣờng thể tích Nhận biết các dụng cụ pha chế Nhận biết và sử dụng ống đong Lựa chọn pipet phù hợp với yêu cầu thể tích cần đo lƣờng Nhận biết và sử dụng pipet khắc vạch, pipet chính xác Nhận biết và sử dụng bình định mức Nhận biết và sử dụng buret BC 16 Đạt/Không đạt Bài 3 KỸ THUẬT HÕA TAN - KỸ THUẬT LỌC MỤC TIÊU 1. Xếp đúng 3 kiểu lọc giấy: lọc không xếp nếp, lọc xếp nếp, lọc xếp rãnh chữ V. 2. Nêu được công dụng của từng kiểu lọc giấy. 3. Biết thực hiện đúng thao tác lọc, thao tác hòa tan. 1. KỸ THUẬT HÕA TAN 1.1. Định nghĩa Dung dịch thuốc là những chế phẩm lỏng, trong suốt, đƣợc điều chế bằng cách hòa tan một hoặc nhiều dƣợc chất trong một dung môi hoặc hỗn hợp dung môi. 1.2. Các phương pháp hòa tan thông thường Khi dƣợc chất dễ tan hoặc trƣờng hợp chất ít tan nhƣng lƣợng dung môi lớn để hòa tan, không cần thêm các chất phụ hoặc dung môi khác để tăng độ tan vẫn có thể điều chế đƣợc dung dịch. Dƣợc chất dễ tan, có thể đƣợc hòa tan ở nhiệt độ thƣờng. Các chất ít tan trong dung môi hoặc dung môi có độ nhớt cao có thể đun nóng để hòa tan nhanh hơn. Các chất khó tan thƣờng đƣợc hòa tan trƣớc rồi mới đến các chất dễ tan. Các chất dễ bay hơi hoặc có mùi kích ứng thƣờng đƣợc hòa tan sau cùng (trừ tinh dầu, bromoform). 1.3. Các phương pháp hòa tan đặc biệt Có 4 phƣơng pháp hòa tan đặc biệt để làm tăng độ tan của chất khó tan: - Dùng hỗn hợp dung môi: hỗn hợp dung môi cần có thành phần và tỉ lệ thích hợp để có khả năng hòa tan dƣợc chất. Với các chất khó tan trong nƣớc, hỗn hợp dung môi thƣờng dùng là ethanol, glycerin, propylenglycol,... - Dùng chất phụ tạo dẫn chất dễ tan: dẫn chất tạo ra phải giữ nguyên tác dụng dƣợc lý của dƣợc chất. Ví dụ: dung dịch Tarnier. - Dùng chất trung gian thân nƣớc: do đặc điểm cấu tạo phân tử vừa thân nƣớc vừa có ái lực với các chất sơ nƣớc. Ví dụ: dùng natri benzoat để hòa tan cafein. - Dùng chất diện hoạt làm tăng độ hòa tan: với nồng độ trên nồng độ micell tới hạn, các chất diện hoạt sẽ tập hợp thành các micell, hấp phụ các chất khó tan vào bên trong. Ví dụ: dùng Tween 80 hòa tan tinh dầu vào nƣớc. Khi điều chế dung dịch các chất keo, các chất cao phân tử cần phải có thời gian để các chất này tiếp xúc với nƣớc. Cần để yên cho đến khi hút nƣớc trƣơng nở hoàn toàn mới thực hiện tiếp giai đoạn hòa tan. BC 17 1.4. Các giai đoạn tiến hành điều chế - Cân đong dƣợc chất và dung môi. - Hòa tan dƣợc chất vào dung môi. - Lọc. - Kiểm nghiệm. Đóng gói thành phẩm. 2. KỸ THUẬT LỌC 2.1. Các kiểu giấy lọc 2.1.1. Kiểu giấy lọc có xếp nếp: thƣờng dùng để loại tủa hoặc tạp chất khỏi dung dịch. Hình 3.1. Cách gấp giấy lọc xếp nếp - Chuẩn bị tờ giấy lọc hình tròn có bán kính thấp hơn thành phễu 0,5-1 cm. - Xếp tờ giấy lọc làm đôi đƣợc nửa vòng tròn. - Xếp theo những đƣờng phân giác chia nửa hình tròn thành 8 hình quạt đều nhau. - Xếp đôi mỗi hình quạt theo một chiều thành 16 hình quạt. Mở ra gấp 2 nếp phụ 2 bên. Trong khi gấp nếp tránh vuốt quá mạnh đầu nhọn của giấy lọc để khi lọc không bị thủng lọc, đồng thời tạo một đỉnh bầu chứ không nhọn. Khi lọc những dung dịch có độ nhớt cao (dầu, siro...) phải dùng giấy lọc thớ thƣa có xếp rãnh hình chữ V. 2.2. Kỹ thuật lọc Giấy lọc khi đặt vào phễu phải thấp hơn hay cao bằng thành phễu. Phải thấm ƣớt giấy lọc hoặc bông gòn bằng dịch lọc. Rót dung dịch theo đũa tựa trên thành lọc, không nên cho chất lỏng chảy thẳng vào đỉnh vì dễ gây thủng lọc, đặc biệt là giấy lọc. BC 18 2.1.2. Kiểu giấy lọc không xếp nếp: thƣờng dùng để lọc lấy tủa. Hình 3.2. Cách xếp giấy lọc không xếp nếp 2.1.3. Kiểu giấy lọc xếp rãnh chữ V: thƣờng dùng để lọc dung dịch có độ nhớt cao Hình 3.3. Cách xếp giấy lọc xếp rãnh chữ V Lọc lại lần thứ hai các dung dịch đã lọc đầu tiên. Nên chọn phễu tƣơng ứng với lƣợng dung dịch cần lọc (thƣờng phễu có dung tích = 1/5 lƣợng dung dịch) 4.THỰC HÀNH 1. Thực hành gấp 3 kiểu giấy lọc 2. Thực hành thao tác hòa tan 2 gam NaCl trong 50 ml nƣớc, sau đó lọc dung dịch qua giấy lọc xếp nếp. BC 19 3 2 1 5 4 7 6 Hình 3.4. Các phễu lọc 1. Phễu cuống ngắn 5. Phễu dùng để sang chiết bột 2. Phễu cuống dài 6. Phễu có rãnh 3. Phễu kim loại dùng để sang chiết chất lỏng 7. Phễu Buchner 4. Phễu cao su Hình 3.5. Thao tác lọc Hình 3.6. Thao tác lắng gạn đơn giản BẢNG KIỂM KẾT QUẢ HỌC TẬP THAO TÁC HOÀ TAN - LỌC Mục tiêu Thao tác hoà tan thông thƣờng Hiểu đƣợc các phƣơng pháp hoà tan đặc biệt Lựa chọn phều lọc, vật liệu lọc phù hợp Lựa chọn đƣợc kiểu xếp giấy lọc phù hợp Thao tác xếp giấy lọc: lọc không xếp nếp, lọc xếp nếp, lọc chữ V Thao tác lọc BC 20 Đạt/Không đạt BÀI 4 KỸ THUẬT NGHIỀN TÁN - TRỘN ĐỀU THUỐC BỘT ORESOL - THUỐC BỘT HẠ SỐT MỤC TIÊU 1. Nắm vững thao tác nghiền tán - trộn đều 2. Hiểu rõ nguyên tắc trộn bột kép 3. Ứng dụng điều chế thuốc bột Oresol - thuốc bột hạ sốt 1. KỸ THUẬT NGHIỀN TÁN - TRỘN ĐỀU 1.1. Định nghĩa Nghiền, tán dƣợc chất và tá dƣợc là 1 trong những giai đoạn quan trọng và cơ bản đầu tiên để bào chế các dạng thuốc, nhất là các dạng thuốc rắn và bán rắn nhƣ thuốc bột, thuốc viên, thuốc mỡ, hỗn dịch,… Nghiền tán là làm giảm kích thƣớc tiểu phân của dƣợc chất rắn nhằm: - Giúp cho việc hoà tan đƣợc dễ dàng. - Giúp cho việc trộn bột dễ đồng nhất. Trộn là một kỹ thuật cơ bản nhằm làm cho nhiều chất rắn, nhão, lỏng phối hợp với nhau thật đồng nhất. Để có thể trộn đƣợc các hỗn hợp 1 cách tốt nhất, cần chú ý: độ mịn, tỷ trọng và tỷ lệ của các thành phần. 1.2. Các dụng cụ dùng trong phòng thí nghiệm Ở phòng thí nghiệm, cối chày là dụng cụ đƣợc dùng chủ yếu để nghiền tán và trộn các chất rắn, đôi khi cối chày còn đƣợc dùng để nghiền hoà tan các chất khó tan. Có nhiều loại cối với hình dạng khác nhau (sâu, nông), có nắp hay không có nắp. Chế tạo bằng các vật liệu chắc, cứng, chịu đƣợc lực mài mòn, không bị bong lóc khi sử dụng nhƣ sành sứ, thuỷ tinh, kim loại, đá mã não… Khi chọn cối chày phải chọn cối chày có dung tích và bản chất phù hợp với chất cần đƣợc nghiền, chẳng hạn nhƣ: sứ (nghiền tán các chất rắn khô giòn thông thƣờng), thuỷ tinh (nghiền tán các chất có tính oxy hoá, ăn mòn, dễ hấp phụ gây bẩn…), sắt, đồng, thép không gỉ (chất rắn là động vật, thực vật hoặc khoáng vật), đá mã não (cần có độ mịn cao); nghiền chất kích ứng niêm mạc hô hấp, chất độc phải dùng cối có nắp đậy. Trong phòng thí nghiệm, thƣờng dùng cối có dung tích 100, 250, 500, 1000 ml. BC 21 2.3. Thao tác nghiền, trộn đều Khi nghiền, cho chày di chuyển trong lòng cối, có thể bắt đầu từ tâm của đáy cối rồi lan rộng ra thành cối hoặc từ thành cối đi vào đáy cối, đồng thời phải tạo một lực mạnh lên khối bột. Thao tác trộn đƣợc thực hiện tƣơng tự nhƣ nghiền nhƣng không cần tác động lực mạnh lên khối bột. Khi trộn bột phải lƣu ý đến nguyên tắc trộn đồng lƣợng, nghĩa là lƣợng bột thêm vào tƣơng đƣơng lƣợng bột có sẵn trong cối. Hình 1.7. Đƣờng đi của chày trong cối Các chú ý trong thao tác nghiền và trộn đều: - Đặt cối lên mặt bàn phẳng vững chắc - Cho dƣợc chất, tá dƣợc vào cối theo đúng nguyên tắc - Ngồi ngay ngắn đúng tƣ thế, 1 tay giữ chặt cối, tay kia cầm chày chắc chắn thực hiện thao tác nghiền, trộn đến khi đạt yêu cầu - Kỹ thuật trộn đều đƣợc thực hiện theo nguyên tắc:  Tránh tƣơng kỵ xảy ra  Tránh hao hụt  Nặng trƣớc, nhẹ sau  Đồng lƣợng Lƣợng bột sau khi trộn đều có khối lƣợng trên 20 g có thể rây lại. 2. THUỐC BỘT ORESOL 2.1. Công thức thuốc bột Oresol Công thức Natri clorid 3,5 g Kali clorid 1,5 g Natri citrat dihydrat 2,9 g Tartrazin 0,1 g Glucose khan 20 g 2.2. Điều chế BC 22 Mỗi 2 sinh viên điều chế thành phẩm theo công thức trên - Cân các chất trên giấy cân có ghi rõ tên và khối lƣợng chất cần cân. - Tiệt trùng cối chày. - Nghiền glucose khan, vét ra giấy. Nghiền natri clorid, vét ra giấy. Nghiền natri citrat dihydrat, vét ra giấy. - Nghiền kali clorid. - Thêm natri citrat dihydrat, trộn đều. Thêm màu tartrazin, trộn đều. - Thêm natri clorid, trộn đều. - Thêm dần glucose vào cho đến hết theo nguyên tắc đồng lƣợng. Trộn đều. - Đóng gói, dán nhãn. 2.3. Tính chất chế phẩm Bột trắng hay hơi ngà, khô rời không vón cục. 2.4. Bảo quản - dán nhãn Bảo quản trong bao bì kín. Thành phẩm uống. 2.5. Công dụng Bù điện giải trong điều trị tiêu chảy. BẢNG KIỂM KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI THUỐC BỘT ORESOL Mục tiêu Đạt/Không đạt Lựa chon cối chày Tiệt trùng cối chày Cân đúng hóa chất, đúng khối lƣợng Thao tác nghiền các chất theo đúng thứ tự Trộn đều các chất theo nguyên tắc đồng lƣợng Đóng gói thuốc bột Dán nhãn BC 23 3. THUỐC BỘT HẠ SỐT 3.1. Công thức Công thức cho một gói: Paracetamol 0,15 g Acid citric 0,2 g Mannitol 1,0 g Aspartam 0,1 g Màu sunset yellow 0,01 g Bột hƣơng cam 0,01 g Saccharose vđ 2 g 3.2. Điều chế Mỗi 2 sinh viên điều chế 10 gói thành phẩm theo công thức trên - Cân các chất trên giấy cân có ghi rõ tên và khối lƣợng chất cần cân. - Tiệt trùng cối chày. - Nghiền mannitol, vét ra giấy. Nghiền saccharose, vét ra giấy. - Nghiền acid citric, vét ra giấy. - Nghiền paracetamol, thêm aspartam vào trộn đều. - Thêm tiếp acid citric và màu sunset yellow, trộn đều. - Thêm tiếp saccharose, trộn đều. - Thêm tiếp mannitol, trộn đều. - Cuối cùng thêm bột hƣơng cam, trộn đều. - Đóng gói ngay, dán nhãn. 3.3. Tính chất chế phẩm Bột mịn, màu cam, khô tơi không vón cục. 3.4. Bảo quản - dán nhãn Bảo quản trong bao bì kín, tránh ẩm. Thành phẩm uống. 3.5. Công dụng Giảm đau, hạ sốt dành cho trẻ em BC 24 BẢNG KIỂM KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI THUỐC BỘT HẠ SỐT Mục tiêu Tính toán công thức cho 10 gói thuốc bột Đạt/Không đạt Lựa chọn cối chày Tiệt trùng cối chày Cân đúng hóa chất, đúng khối lƣợng Thao tác nghiền các chất theo thứ tự Trộn các chất theo nguyên tắc đồng lƣợng Phân liều thuốc bột Đóng gói thuốc bột Ghi nhãn BC 25 BÀI 5 CỐM TRỢ TIÊU HÓA DÙNG CHO TRẺ EM MỤC TIÊU 1. Nắm vững phương pháp xát hạt ướt trong điều chế thuốc cốm 2. Thực hành các thao tác để điều chế thuốc cốm và thuốc cốm sủi bọt 1. CÔNG THỨC Gồm 2 phần: 1.1. Cốm natri bicarbonat Natri bicarbonat 4,8 g Đƣờng saccharose xay mịn 30 g Cồn PVP 5% vđ 1.2. Cốm acid citric Acid citric 4g Lactose 30 g Tartrazine 0.1 g Cồn PVP 5% vđ 2. ĐIỀU CHẾ - 2 sinh viên điều chế cốm natri bicarbonat - 2 sinh viên điều chế cốm acid citric - 4 sinh viên trộn 2 cốm để hoàn tất thành phẩm 2.1. Điều chế cốm natri bicarbonat - Cân các chất trên giấy cân có ghi rõ tên và khối lƣợng chất cần cân. - Tiệt trùng cối chày - Nghiền mịn saccharose. - Nghiền mịn natri bicarbonat. - Trộn natri bicarbonat với đƣờng saccharose theo nguyên tắc trộn bột kép. - Làm ẩm hỗn hợp bột với lƣợng vừa đủ cồn PVP 5%. - Xát qua rây 2 mm. Sấy tự nhiên 15 phút. Đem sấy cốm trong tủ sấy ở nhiệt độ 50 °C (có thể rây qua rây 0,5 mm để loại bỏ những hạt vụn nát). 2.2. Điều chế cốm acid citric - Cân các chất trên giấy cân có ghi rõ tên và khối lƣợng chất cần cân. - Tiệt trùng cối chày BC 26 - Nghiền mịn acid citric. - Trộn đều acid citric với màu tartrazine. - Trộn hỗn hợp trên với lactose theo nguyên tắc trộn bột kép. - Tiến hành tƣơng tự nhƣ đối với cốm natri bicarbonat. 2.3. Trộn đều nhẹ nhàng 2 cốm. Đóng vào lọ. Dán nhãn. 3. BẢO QUẢN - NHÃN Bảo quản thuốc cốm trong chai lọ kín, chống ẩm. Nhãn thành phẩm uống thuốc thƣờng. 4. CÔNG DỤNG Giúp tiêu hóa sữa, giảm đầy hơi ở trẻ em. BẢNG KIỂM KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI THUỐC CỐM Mục tiêu Hiểu vai trò cốm natri bicarbonat và cốm citrat Đạt/Không đạt Cân đúng hóa chất, đúng khối lƣợng Thao tác tiệt trùng cối chày Nghiền mịn natri bicarbonat Trộn natri bicarbonat với saccharose theo nguyên tắc đồng lƣợng Làm ẩm hỗn hợp cốm bicarbonat với lƣợng vừa đủ cồn PVP 5% Xát cốm bicarbonat qua rây 2 mm Sấy tự nhiên cốm bicarbonat 15 phút Sấy cốm bicarbonat trong tủ sấy ở nhiệt độ 500C Nghiền mịn acid citric Trộn acid citric với lactose theo nguyên tắc đồng lƣợng Làm ẩm hỗn hợp cốm citric với lƣợng vừa đủ cồn PVP 5% Xát cốm citric qua rây 2 mm Sấy tự nhiên cốm bicarbonat 15 phút Sấy cốm citric trong tủ sấy ở nhiệt độ 500C Trộn đều nhẹ nhàng 2 cốm trong túi nilon Đóng vào lọ, dán nhãn BC 27 BÀI 6 THUỐC MỠ BENZO – SALI MỤC TIÊU 1. Biết sử dụng cối chày để điều chế thuốc mỡ. 2. Điều chế được một thuốc mỡ đơn giản. 1. CÔNG THỨC Acid salicylic 5g Acid benzoic 10 g Vaselin vđ 100 g 2. ĐIỀU CHẾ Mỗi sinh viên điều chế 20 g thành phẩm - Cân acid salicylic, acid benzoic trên giấy cân có ghi rõ tên và khối lƣợng chất cần cân. Cân vaselin trên mặt kính đồng hồ. - Tiệt trùng cối chày. - Nghiền mịn acid benzoic, vét ra giấy. - Nghiền mịn acid salicylic. Cho acid benzoic vào trộn đều theo nguyên tắc đồng lƣợng. - Thêm dần vaselin theo nguyên tắc đồng lƣợng, trộn đều đồng nhất. - Đóng lọ, dán nhãn. 3. TÍNH CHẤT CHẾ PHẨM Thuốc mỡ trắng đục, mềm. 4. CÔNG DỤNG Sát khuẩn, trị nấm. BẢNG KIỂM KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI THUỐC MỠ Mục tiêu Tính toán công thức cho 20 g Lựa chọn cối chày Tiệt trùng cối chày Cân vaselin trên mặt kính đồng hồ Nghiền các chất theo thứ tự: acid benzoic -> acid salicylic Trộn các chất theo nguyên tắc động lƣợng Đóng lọ, dán nhãn BC 28 Đạt/Không đạt BÀI 7 THUỐC RƠ MIỆNG XANH METHYLEN MỤC TIÊU Pha chế dung dịch có dược chất dễ gây bẩn trong dung môi có độ nhớt cao. 1. CÔNG THỨC Xanh methylen 0,6 g Glycerin 30 g Nƣớc cất vđ 2. ĐIỀU CHẾ Mỗi 2 SV điều chế thành phẩm theo công thức trên - Tiệt trùng cối chày thủy tinh. - Cân glycerin trong cốc có mỏ 50 ml. - Cân cẩn thận xanh methylen trên giấy láng hay mặt kính đồng hồ (vì dễ làm bẩn) cho vào cối thủy tinh, nhỏ vài giọt nƣớc cho vừa ƣớt, nghiền. - Thêm một ít glycerin, nghiền kỹ cho có một hỗn hợp đều lúc đầu. - Thêm từ từ glycerin còn lại, hòa tan đến hết. - Trình bày trong lọ miệng rộng. Dán nhãn. 3. TÍNH CHẤT CHẾ PHẨM Dung dịch sánh, màu xanh đậm, vị ngọt. 4. BẢO QUẢN Bảo quản kín, nơi mát 5. CÔNG DỤNG Sát trùng bên trong miệng (trên nƣớu răng, niêm mạc miệng). BẢNG KIỂM KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI THUỐC RƠ MIỆNG Mục tiêu Đạt/Không đạt Lựa chọn cối chày Tiệt trùng cối chày Cân xanh methylen trên mặt kính đồng hồ Cân glycerin trong cốc có mỏ Nghiền xanh methylen với lƣợng nƣớc vừa đủ Thêm từ từ glycerin, khuấy kỹ để đƣợc hỗn hợp đồng nhất Đóng lọ, dán nhãn. BC 29 BÀI 8 DUNG DỊCH TARNIER (Dung dịch Iod loãng 0,15%) MỤC TIÊU 1. Đánh giá được khả năng hòa tan đặc biệt của Iod. 2. Pha chế được dung dịch dùng ngoài có hoạt chất độc ít tan trong dung môi. 1. CÔNG THỨC Iod 0,15 g KI ? Nƣớc cất vđ 100 ml. 2. THỰC HÀNH Cách bố trí thí nghiệm trong bài thực tập - 8 SV thực hiện 4 thí nghiệm (2 SV thực hiện 1 trong 4 thí nghiệm). - Thảo luận đƣa ra nhận xét. - Chọn thí nghiệm iod tan hoàn toàn. - 2 SV pha chế 100 ml thành phẩm dung dịch Tarnier theo thí nghiệm đã đƣợc chọn. Thí nghiệm 1: Công thức: Iod 0,15 g Nƣớc cất vđ 100 ml - Tiệt trùng cối chày. - Nghiền iod trong cối thủy tinh và cân trên mặt kính, cho iod vào bình nón nút mài, thêm khoảng 40 ml nƣớc, lắc thật kỹ. - Thêm tiếp khoảng 20 ml nƣớc, lắc thật kỹ. - Nhận xét sự hòa tan. Thí nghiệm 2: Công thức: BC 30 Iod 0,15 g Kali iodid 0,15 g Nƣớc cất vđ 100 ml - Xử lý cối chày và iod tƣơng tự thí nghiệm 1. - Hòa tan kali iodid với 4 ml nƣớc cất trong bình nón nút mài, cho iod vào bình nón, lắc kỹ hòa tan iod. Thêm khoảng 56 ml nƣớc, tiếp tục lắc kỹ. - Nhận xét sự hòa tan. Thí nghiệm 3: Công thức: Iod 0,15 g Kali iodid 0,3 g Nƣớc cất vđ 100 ml - Xử lý cối chày và iod tƣơng tự thí nghiệm 1. - Cân KI trên mặt kính đồng hồ. - Hòa tan KI với 60 ml nƣớc cất trong bình nón nút mài, cho iod vào bình nón trên, lắc kỹ. - Nhận xét sự hòa tan. Thí nghiệm 4: Công thức: Iod 0,15 g Kali iodid 0,3 g Nƣớc cất vđ 100 ml - Xử lý cối chày và iod tƣơng tự thí nghiệm 1. - Hòa tan kali iodid với 4 ml nƣớc cất trong bình nón nút mài, cho iod vào bình nón trên, lắc kỹ. Thêm khoảng 56 ml nƣớc, lắc đều. - Nhận xét sự hòa tan. 3. ĐIỀU CHẾ Sau khi thực hiện 4 thí nghiệm, SV sẽ so sánh sự hòa tan của iod và chọn 1 thí nghiệm để điều chế thành phẩm dung dịch Tarnier. Để điều chế thành phẩm, sau khi thực hiện đến giai đoạn iod tan hoàn toàn, pha loãng, chuyển dung dịch trong bình nón qua ống đong, tráng bình nón và bổ sung nƣớc cất vừa đủ thể tích. Khuấy đều, lọc qua bông vào chai thành phẩm. Dán nhãn. 4. TÍNH CHẤT CHẾ PHẨM Dung dịch trong suốt, màu nâu, mùi đặc trƣng của iod. 5. BẢO QUẢN Trong chai lọ thủy tinh màu nâu, nơi mát. BC 31 6. CÔNG DỤNG Dùng sát trùng trong phụ khoa. BẢNG KIỂM KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI DUNG DỊCH TARNIER Mục tiêu So sánh và chọn đúng công thức pha chế dung dịch Tarnier Nghiền iod trong cối thủy tinh Cân iod trên mặt kính đồng hồ Iod tan hoàn toàn Dung dịch chế phẩm: trong suốt, màu nâu, màu đặc trƣng của iod Đóng dung dịch trong chai màu nâu, dán nhãn BC 32 Đạt/Không đạt BÀI 9 DUNG DỊCH DALIBOUR MỤC TIÊU Pha chế dung dịch có dược chất hòa tan dung môi tạo dung dịch bão hòa.. 1. CÔNG THỨC Đồng sulfat 0,25 g Kẽm sulfat 0,3 g Dung dịch acid picric 0,1% 1 ml Cồn long não 10% 1 ml Nƣớc cất vđ 100 ml 2. ĐIỀU CHẾ - Mỗi 2 sinh viên điều chế thành phẩm theo công thức trên Cân đồng sulfat và kẽm sulfat đúng khối lƣợng theo công thức. Hòa tan đồng sulfat và kẽm sulfat trong khoảng 95 ml nƣớc cất. Cho 1 ml dung dịch acid picric 0,1% vào, khuấy đều. Cho từ từ từng giọt cồn long não 10% vào hỗn hợp trên, vừa cho vừa khuấy đều. Thêm nƣớc cất vừa đủ 100 ml. Lọc qua giấy lọc xếp nếp. Đóng chai, dán nhãn. 3. TÍNH CHẤT CHẾ PHẨM Dung dịch có màu vàng, trong suốt. 4. BẢO QUẢN Bảo quản trong chai kín, để nơi khô mát, tránh ánh sáng. 5. CÔNG DỤNG Sát trùng ngoài da, dùng rửa và đắp trong trƣờng hợp chàm và nấm. BẢNG KIỂM KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI DUNG DỊCH DALIBOUR Mục tiêu Đạt/Không đạt Cân đồng sulfat và kẽm sulfat đúng khối lƣợng Hòa tan đồng sulfat và kẽm sulfat trong khoảng 95 ml nƣớc cất Cho 1 ml dung dịch acid 0,1% vào, khuấy đều Hòa tan cồn long não 10% vào hỗn hợp trên Bổ sung nƣớc cất vừa đủ 100 ml Lọc qua giấy lọc xếp nếp Đóng chai, dán nhãn BC 33 BÀI 10 THUỐC RƠ MIỆNG GLYCEROBORAT MỤC TIÊU Pha chế dung dịch có dược chất hòa tan trong dung môi có độ nhớt cao. 1. CÔNG THỨC Natri borat 5g Glycerin 60 g Natri hydrocarbonat 3g 2. ĐIỀU CHẾ Mỗi 2 sinh viên điều chế thành phẩm theo công thức trên. - Tiệt trùng cối chày. Nghiền natri borat trong cối sứ và cân khối lƣợng theo công thức. Nghiền natri hydrocarbonat trong cối sứ và cân khối lƣợng theo công thức. Cân glycerin vào cốc có mỏ 250 ml. Cho từ từ natri borat vào cốc có mỏ chứa glycerin đồng thời khuấy nhẹ đều cho đến khi hòa tan hết natri borat. Cho từ từ nati hydrocarbonat vào cốc có mỏ chứa glycerin đồng thời khuấy đều cho đến khi hòa tan hết natri hydrocarbonat, phản ứng sẽ sinh bọt khí. Đóng chai, dán nhãn. 3. TÍNH CHẤT CHẾ PHẨM Dung dịch sánh, trong, vị ngọt. 4. BẢO QUẢN Bảo quản kín, nơi mát. 5. CÔNG DỤNG Sát trùng bên trong miệng, dùng trị nấm miệng, lƣỡi bị đẹn. Các bƣớc tiến hành Lựa chọn cối chày Tiệt trùng cối chày Nghiền natri borat, cân đúng khối lƣợng Nghiền natri hydrocarbonat, cân đúng khối lƣợng Cân glycerin trong cốc có mỏ Hòa tan natri borat vào glycerin Hòa tan natri hydrocarbonat vào hỗn hợp trên Đóng chai, dán nhãn BC 34 Đạt/Không đạt BÀI 11 DUNG DỊCH DAKIN MỤC TIÊU 1. Sử dụng cối chày để nghiền hòa tan và lắng gạn. 2.Sử dụng thành thạo buret, pipet ch nh xác trong định lượng. 1. CÔNG THỨC Công thức 1 dung dịch hypoclorid Clorur vôi khô dƣợc dụng 1g Natri carbonat kết tinh 3g Nƣớc cất 100 ml Công thức 2 dung dịch Dakin Dung dịch hypoclorid tƣơng ứng 0,5 g clo hoạt tính Natri hydrocarbonat 1,5 g Dung dịch KMnO4 0,1% vđ Nƣớc cất vđ 100 ml 2. THỰC HÀNH Cách bố trí thí nghiệm trong bàn thực tập - 2 SV pha chế dung dịch hypoclorid theo công thức 1. - SV gộp chung dung dịch hypoclorid, trộn đều. Định lƣợng clo hoạt tính trong dung dịch hypoclorid. - 2 SV tính toán và pha chế 100 ml dung dịch Dakin theo công thức 2. 2.1. Pha chế công thức 1 - Tiệt trùng cối chày. - Cân clorur vôi trên mặt kính đồng hồ. - Cho clorur vôi vào cối, thêm khoảng 5 ml nƣớc cất, nghiền mịn. Thêm khoảng 30 ml, khuấy đều, để lắng và gạn vào ly thủy tinh một. - Cho vào cối khoảng 30 ml nƣớc, khuấy đều, để lắng và gạn vào ly thủy tinh số một. - Cân natri carbonat trên giấy cân - Hòa tan natri carbonat với khoảng 35 ml nƣớc trong ly thủy tinh số 2. - Cho ly số 2 vào ly số 1, khuấy đều để lắng, lọc qua giấy lọc có xếp nếp. Lƣu ý: Sử dụng nƣớc cất không có CO2. BC 35 2.2. Định lượng clo hoạt tính trong dung dịch hypoclorid Cho lần lƣợt vào bình nón 20 ml nƣớc cất, chính xác 2 ml dung dịch kali iodid 10%, 10 ml dung dịch acid acetic 30%, lắc đều. Thêm chính xác 2 ml dung dịch hypoclorid, lắc đều. Định lƣợng iod tự do bằng dung dịch natri thiosulfat 0,02 N đến gần mất màu nâu, thêm vài giọt hồ tinh bột, tiếp tục định lƣợng đến mất màu xanh. Clo hoạt tính (g/l) = n x 0,3546 n: số ml dung dịch natri thiosulfat 2.3. Điều chế dung dịch Dakin theo công thức 2 - Tính lƣợng dung dịch hypoclorid tƣơng ứng 0,5 g clo hoạt tính. - Hòa tan natri hydrocarbonat và dung dịch hypoclorid vào khoảng 40 ml nƣớc cất không có CO2. - Thêm dung dịch KMnO4 đến khi dung dịch có màu hồng. Thêm nƣớc cất vừa đủ 100 ml, khuấy đều. - Lọc, đóng chai, dán nhãn. 3. TÍNH CHẤT CỦA CHẾ PHẨM Dung dịch trong, màu hồng, mùi clo. 4. CÔNG DỤNG Sát trùng vết thƣơng sâu, rộng, khử mùi hôi của vết thƣơng. BẢNG KIỂM KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI DUNG DỊCH DAKIN Mục tiêu Tiệt trùng cối chày Cân đúng hóa chất, đúng khối lƣợng Cân clorua vôi trên mặt kính đồng hồ Nghiền mịn clorua vôi với khoảng 5 ml nƣớc cất Lắng và gạn dung dịch clorua vôi 2 lần, mỗi lần khoảng 30 ml nƣớc cất không CO2 Hòa tan natri carbonat với 35 ml nƣớc cất không CO2 Phối hợp dung dịch clorua vôi với dung dịch natri carbonat, khuấy đều, để lắng và lọc qua giấy lọc xếp nếp Định lƣợng clo hoạt tính trong dung dịch hypoclorid Tính lƣợng dung dịch hypoclorid tƣơng ứng 0,5 g clo hoạt tính Hòa tan dung dịch natri hypocarbonat và dung dịch hypoclorid vào khoảng 40 ml nƣớc cất không CO2 Thêm dung dịch KMnO4 đến khi dung dịch có màu hồng Bổ sung thêm nƣớc cất vừa đủ 100 ml trong ống đong Lọc chế phẩm bằng giấy lọc xếp nếp Đóng chai, dán nhãn BC 36 Đạt/Không đạt BÀI 12 NHẬN BIẾT CÁC DẠNG THUỐC MỤC TIÊU 1. Nhận biết và gọi đúng tên các dạng thuốc. 2. Thuyết minh được về dạng thuốc trong khoảng 150 từ. DẠNG THUỐC Dạng thuốc (dạng bào chế) là sản phẩm cuối cùng của quá trình bào chế, trong đó dƣợc chất đƣợc pha chế và trình bày dƣới dạng thích hợp để đảm bảo an toàn hiệu quả, thuận tiện cho ngƣời dùng, dễ bảo quản và giá thành hợp lý. CÁC DẠNG THUỐC (Dosage Forms, Les formes pharmaceutiques) Các dạng thuốc căn bản thƣờng gặp: - Siro - Thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền - Thuốc nhỏ mắt, thuốc rửa mắt, thuốc nhỏ tai,... - Cao thuốc, cồn thuốc - Thuốc mỡ, kem,… - Thuốc đạn, thuốc trứng - Thuốc bột, thuốc cốm - Viên nén (viên nén đƣợc sử dụng bằng cách nuốt nguyên viên, đặt dƣới lƣỡi, viên ngậm, phân tán/hòa tan trong nƣớc, viên nén sủi bọt, viên nén phụ khoa) - Viên bao (viên bao đƣờng, viên bao phim, viên bao tan trong ruột,…) - Viên nang: viên nang cứng, viên nang mềm, viên nang tan trong ruột… - Thuốc khí dung (thuốc sol khí, thuốc phun mù) - Thuốc dán - Thuốc hít THỰC HÀNH Mỗi nhóm thực tập thực hiện một bài báo cáo. Nội dung bài báo cáo nhƣ sau: - Mƣời dạng thuốc (không trùng lắp). - Mỗi dạng thuốc đƣợc trình bày trong báo cáo bao gồm: + Hình ảnh hoặc hiện vật nhƣ hộp thuốc, vỉ thuốc có tên thuốc. + Tên gọi dạng thuốc bao gồm tên tiếng Việt, khuyến khích viết thêm tiếng Latin, tiếng Anh, tiếng Pháp. + Định nghĩa dạng thuốc + Ƣu - nhƣợc điểm của dạng thuốc BC 37 + Phƣơng pháp bào chế cơ bản của dạng thuốc + Cách sử dụng của dạng thuốc Lưu ý: Thuyết minh về dạng thuốc khoảng 150 từ. Hình thức trình bày Báo cáo phải đƣợc trình bày trên giấy A4, đóng bìa, ghi rõ các nội dung sau: - Trang bìa: chữ in chân phƣơng, tránh trang trí hình không liên quan, in trên giấy dày (không dùng giấy thơm hay có vân), không nên đóng khung, không đóng lò xo. Nội dung bao gồm: + Tiêu đề + Nhóm thực tập + Ngày thực tập (tính theo thứ trong tuần) + Bàn thực tập - Trang phụ bìa + Danh sách các SV thực hiện. - Nội dung thuyết minh về các dạng thuốc: + Có thể dùng một trong hai loại phông chữ: VNI-Times hoặc Times New Roman. Nội dung chi tiết: cỡ 12 hoặc 13, kiểu thƣờng. + Định trang ột mặt, hƣớng đứng. - Khổ giấy: Giấ - Canh lề Trên: 3,5 cm (1,38”) Dƣới: 3 cm (1,18”) Trái: 3,5 cm (1,38”) Phải: 2 cm (0,79”) - Nếu bảng nằm ngang thì đầu bảng là lề trái của trang. + Cách hàng - Cách 1,5 hàng đối với tiêu đề cấp 1, tiêu đề cấp 2… và các đoạn văn. - Cách 1 hàng đối với chú thích, tiêu đề hình hay bảng. - Cách 1,5 hàng và không thụt vào khi sang đoạn văn mới. + Canh trang - Canh trái: tiêu đề cấp 1, tiêu đề cấp 2… - Canh đều: đoạn văn. BC 38 - Canh giữa: trang bìa, trang bìa phụ, bảng, hình (biểu đồ, đồ thị, cấu trúc, ảnh, phác họa) và sơ đồ. + Bảng, hình và biểu thức - Tiêu đề bảng đặt trên bảng. - Tiêu đề hình và sơ đồ đặt dƣới hình và sơ đồ. - Tài liệu tham khảo Quy định nộp báo cáo + Thời hạn nộp báo cáo: đầu giờ thực tập của buổi cuối cùng (thực tập ngày nào trong tuần thì nộp ngày đó), không nhận các báo cáo trễ thời gian. + Nộp trực tiếp cho giảng viên hƣớng dẫn thực tập. Tài liệu tham khảo và đọc thêm 1. Dƣợc điển Việt Nam 2. Kỹ thuật bào chế và sinh dƣợc học các dạng thuốc BC 39 [...]... dụng trong ngành dƣợc đƣợc trình bày trong Bảng 2 .1 Bảng 2 .1 Các đơn vị thể tích thông dụng Đơn vị Viết tắt Tính theo lít 1 lít 1l 1 lít 1 mililit 1 ml 0,0 01 lít 1 microlit 1 µl 0,0000 01 lít 2 DỤNG CỤ ĐO LƢỜNG 2 .1 Ống đong (ống lường, éprouvette) Ống đong đƣợc sử dụng để đong các chất lỏng, thƣờng là hình trụ với nhiều dung tích khác nhau: 5, 10 , 25, 50, 10 0, 200, 250, 500, 10 00, 2000 ml, ứng với nhiệt... loãng 0 ,15 %) MỤC TIÊU 1 Đánh giá được khả năng hòa tan đặc biệt của Iod 2 Pha chế được dung dịch dùng ngoài có hoạt chất độc ít tan trong dung môi 1 CÔNG THỨC Iod 0 ,15 g KI ? Nƣớc cất vđ 10 0 ml 2 THỰC HÀNH Cách bố trí thí nghiệm trong bài thực tập - 8 SV thực hiện 4 thí nghiệm (2 SV thực hiện 1 trong 4 thí nghiệm) - Thảo luận đƣa ra nhận xét - Chọn thí nghiệm iod tan hoàn toàn - 2 SV pha chế 10 0 ml thành... TIÊU 1 Nắm vững phương pháp xát hạt ướt trong điều chế thuốc cốm 2 Thực hành các thao tác để điều chế thuốc cốm và thuốc cốm sủi bọt 1 CÔNG THỨC Gồm 2 phần: 1. 1 Cốm natri bicarbonat Natri bicarbonat 4,8 g Đƣờng saccharose xay mịn 30 g Cồn PVP 5% vđ 1. 2 Cốm acid citric Acid citric 4g Lactose 30 g Tartrazine 0 .1 g Cồn PVP 5% vđ 2 ĐIỀU CHẾ - 2 sinh viên điều chế cốm natri bicarbonat - 2 sinh viên điều chế. .. phép thổi ra BC 15 5 BÀI TẬP THỰC HÀNH - Chọn ống đong để lấy: 17 ml nƣớc, 34 ml nƣớc, 85 ml nƣớc - Chọn ống đong để lấy: 12 ml, 43 ml và 67 ml dung dịch màu tartrazine - Phân biệt các loại ống hút (pipet) dùng trong bào chế - Chọn ống hút để lấy:  Chính xác 5 ml dung dịch cho vào bình định mức 10 0 ml  4,5 ml dung dịch cho vào bình nón nút mài  1, 8 ml dung dịch cho vào ly có chân  1 ml dung dịch... dịch đã lọc đầu tiên Nên chọn phễu tƣơng ứng với lƣợng dung dịch cần lọc (thƣờng phễu có dung tích = 1/ 5 lƣợng dung dịch) 4.THỰC HÀNH 1 Thực hành gấp 3 kiểu giấy lọc 2 Thực hành thao tác hòa tan 2 gam NaCl trong 50 ml nƣớc, sau đó lọc dung dịch qua giấy lọc xếp nếp BC 19 3 2 1 5 4 7 6 Hình 3.4 Các phễu lọc 1 Phễu cuống ngắn 5 Phễu dùng để sang chiết bột 2 Phễu cuống dài 6 Phễu có rãnh 3 Phễu kim loại dùng... đều các chất theo nguyên tắc đồng lƣợng Đóng gói thuốc bột Dán nhãn BC 23 3 THUỐC BỘT HẠ SỐT 3 .1 Công thức Công thức cho một gói: Paracetamol 0 ,15 g Acid citric 0,2 g Mannitol 1, 0 g Aspartam 0 ,1 g Màu sunset yellow 0, 01 g Bột hƣơng cam 0, 01 g Saccharose vđ 2 g 3.2 Điều chế Mỗi 2 sinh viên điều chế 10 gói thành phẩm theo công thức trên - Cân các chất trên giấy cân có ghi rõ tên và khối lƣợng chất cần... tan 3 ĐIỀU CHẾ Sau khi thực hiện 4 thí nghiệm, SV sẽ so sánh sự hòa tan của iod và chọn 1 thí nghiệm để điều chế thành phẩm dung dịch Tarnier Để điều chế thành phẩm, sau khi thực hiện đến giai đoạn iod tan hoàn toàn, pha loãng, chuyển dung dịch trong bình nón qua ống đong, tráng bình nón và bổ sung nƣớc cất vừa đủ thể tích Khuấy đều, lọc qua bông vào chai thành phẩm Dán nhãn 4 TÍNH CHẤT CHẾ PHẨM Dung... nƣớc dƣ rồi tráng với ether BC 12 Hình 2 .1 Ống đong Hình 2.4 Ống hút chính xác Hình 2.2 Ly có mỏ Hình 2.5 Ống hút chia vạch Hình 2.8 Bình cầu đáy tròn Hình 2.3 Ly có chân Hình 2.6 Buret Hình 2.7 Ống hút Pasteur Hình 2.9 Bình cầu đáy bằng BC 13 Hình 2 .10 Cách đọc thể tích Hình 2 .11 Thao tác với buret Hình 2 .12 Cách sử dụng ống hút Hình 2 .13 Thao tác với bình định mức 1 Lắc để hòa tan hay pha loãng 2... Trộn đều nhẹ nhàng 2 cốm trong túi nilon Đóng vào lọ, dán nhãn BC 27 BÀI 6 THUỐC MỠ BENZO – SALI MỤC TIÊU 1 Biết sử dụng cối chày để điều chế thuốc mỡ 2 Điều chế được một thuốc mỡ đơn giản 1 CÔNG THỨC Acid salicylic 5g Acid benzoic 10 g Vaselin vđ 10 0 g 2 ĐIỀU CHẾ Mỗi sinh viên điều chế 20 g thành phẩm - Cân acid salicylic, acid benzoic trên giấy cân có ghi rõ tên và khối lƣợng chất cần cân Cân vaselin... cân là tổng khối lƣợng các quả cân - Vệ sinh cân sau khi cân 2 THỰC HÀNH 2 .1 Xác định các thông số kỹ thuật của các cân hiện có trong phòng thí nghiệm 2.2 Viết quy trình thao tác và cân các hoá chất sau đây Vaselin Glycerol Mannitol Lactose Magnesi carbonat 1, 5 g 3,2 g 2,4 g 4g 0,2 g và Sáp ong 1, 5 g BC 7 3 CÂU HỎI 1 Nêu điều kiện của 1 cân tốt? Các lƣu ý khi sử dụng và bảo quản cân? 2 Một số nguyên ... PHÒNG THỰC TẬP BÀO CHẾ Sinh viên có nhiệm vụ thực đầy đủ thực tập theo chƣơng trình môn Trƣớc buổi thực tập, sinh viên phải đọc kĩ lý thuyết thực tập để nắm vững nội dung cách tiến hành thực nghiệm... hg 10 0 gam dag 10 gam 1g gam dg 0 ,1 gam cg 0, 01 gam mg 0,0 01 gam hay (10 -3 gam) µg (hay mcg) 0,000 0 01 gam hay (10 -6 gam) ng 0,000 000 0 01 gam hay (10 -9 gam) pg 0,000 000 000 0 01 gam hay (10 -12 ... phòng thực tập qui định, đến trễ không đƣợc thực tập buổi Trong thực hành, sinh viên muốn phòng thực tập phải xin phép giảng viên Sáng Chiều 7h30 -10 h30 12 h50 -15 h50 Sinh viên đƣợc thực tập bù

Ngày đăng: 05/10/2015, 16:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan