tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành

98 472 4
tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT ---- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHÓA 36 (2010- 2014) TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA CHUYÊN NGÀNH Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Lâm Bá Khánh Toàn Lê Thanh Ngàn Bộ môn: Luật Hành Chính MSSV: 5106163 Lớp: Luật Hành Chính Cần Thơ, 11/2013 LỜI CÁM ƠN Qua bốn năm học tập và rèn luyện dưới mái trường Đại Học Cần Thơ, hôm nay em đã hoàn thành xong Luận văn tốt nghiệp của mình. Trong quá trình học tập và nghiên cứu em đã nhận được sự yêu thương, chỉ dạy tận tình của quý thầy cô, sự sẽ chia, giúp đỡ của các bạn đã giúp em ngày càng trưởng thành hơn, bồi dưỡng những kiến thức cần thiết làm hành trang bước vào đời. Mặc dù đã có nhiều cố gắn nhưng do thời gian có hạn và hiểu biết của bản than có giới hạn nên Luận văn tốt nghiệp khó tránh khỏi những thiếu sót. Do đó, rất mong quý thầy cô, anh chị và các bạn đóng góp đề luận văn được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn quý thầy cô khoa Luật đặc biệt là quý thầy cô Bộ môn Luật hành chính trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt cho em những kiến thức quý báo trong suốt những năm Đại học để em tự tin bước tiếp. em xin gửi lời cám ơn chân thành đến thầy Lâm Bá Khánh Toàn đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành luận văn này. Em xin kính chúc quý thầy cô luôn dồi dào sức khoẻ, công tác tốt. Xin chân thành cám ơn SVTH: Lê Thanh Ngàn NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ Cần Thơ, ngày tháng Giảng viên năm 2013 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ Cần Thơ, ngày tháng năm 2013 Giảng viên MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU ...............................................................................................................................1 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH TRA ................................... 3 1.1 Khái quát chung về thanh tra ...............................................................................................3 1.1.1 Khái niệm thanh tra.............................................................................................................. 3 1.1.2 Vai trò, đặc điểm của thanh tra ...........................................................................................5 1.1.3 Hình thức, công cụ, phương pháp thanh tra ..................................................................... 8 1.2 Lược sử về thanh tra............................................................................................................... 9 1.3 Cơ quan thanh tra nhà nước ................................................................................................. 14 1.3.1 Tổ chức của Thanh tra hành chính................................................................................... 14 1.3.2 Tổ chức của Thanh tra chuyên ngành ............................................................................... 17 1.4 Hoạt động của thanh tra Nhà nước......................................................................................17 1.4.1 Hoạt động của Thanh tra hành chính................................................................................ 18 1.4.2 Hoạt động của Thanh tra chuyên ngành ........................................................................... 24 Chương 2. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA CHUYÊN NGÀNH .......................................................................................................................... 26 2.1 Thanh tra chuyên ngành ........................................................................................................ 26 2.1.1 Khái niệm, đặc điểm thanh tra chuyên ngành ................................................................... 26 2.1.2 Thanh tra Bộ .......................................................................................................................... 26 2.1.3 Thanh tra Sở .......................................................................................................................... 27 2.1.4 Tổ chức của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành .............................28 2.1.5 Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra chuyên ngành .......................................................... 29 2.2 Thanh tra viên.......................................................................................................................... 34 2.2.1 Khát quát chung về thanh tra viên ......................................................................................34 2.2.2 Tiêu chuẩn ngạch thanh tra viên.........................................................................................35 2.2.3 Tiêu chuẩn chánh thanh tra................................................................................................. 43 2.2.4 Trách nhiệm thanh tra viên, Đạo đức thanh tra................................................................46 2.2.5 Bổ nhiệm, miễn nhiệm thanh tra viên................................................................................. 47 2.2.6 Cộng tác viên thanh tra......................................................................................................... 49 2.3 Hoạt động của thanh tra chuyên ngành............................................................................... 49 2.3.1 Khái quát chung về hoạt động của thanh tra chuyên ngành ........................................... 49 2.3.2 Nguyên tắc trong hoạt động thanh tra chuyên ngành ......................................................54 2.3.3 Hoạt động thanh tra chuyên ngành ................................................................................... 54 2.3.4 Quy trình thanh tra ............................................................................................................... 56 2.3.5 Quy trình thanh tra lại .......................................................................................................... 62 2.3.6 Báo cáo kết quả thanh tra lại, kết luận thanh tra lại, công khai kết luận thanh tra................................................................................................................................................................. 64 Chương 3. THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẲM HOÀN THIỆN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA CHUYÊN NGÀNH ........................................ 66 3.1 Về tổ chức của Thanh tra chuyên ngành ............................................................................. 66 3.1.1 Thực trạng về tổ chức ........................................................................................................... 66 3.1.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện vê tổ chức của thanh tra chuyên ngành................ 66 3.2 Những vấn đề cần hoàn thiện trong hoạt động của thanh tra chuyên ngành................ 67 3.2.1 Thực trạng về hoạt động của thanh tra chuyên ngành.....................................................67 3.2.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của thanh tra chuyên ngành...........................................................................................................................................................71 PHẦN KẾT LUẬN ...........................................................................................................................73 Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng đề xướng và lãnh đạo, đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Cùng với những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, Đảng và Nhà nước ta đang hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế Xã hội chủ nghĩa với nguyên tắc quản lý xã hội theo pháp luật. Cùng với cơ quan bảo vệ pháp luật, ngành Thanh tra nói chung và đặt biệt là Thanh tra chuyên ngành có vai trò quan trọng trong bộ máy nhà nước và là công cụ hữu hiệu góp phần quan trọng trong công cuộc đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện những sơ hở, sai phạm trong công tác quản lý. Về vị trí của thanh tra đã được chủ tịch Hồ Chí Minh nói trong huấn thị 1960 về công tác thanh tra, Người nói:” Thanh tra là tai mắt của Đảng và Chính phủ. Tai mắt có sáng suốt thì người mới sáng suốt”. Tổ chức thanh tra ngày càng được phát triển và hoàn thiện nhưng vẫn còn tồn tại những bất cập, chưa phát huy hết vai trò của thanh tra, mặt dù có sự nổ lực lớn của cơ quan Thanh tra trong việc phòng chống tham nhũng, ngăn ngừa, phát hiên, xủ lý những hành vi vi phạm pháp luật, nhưng vẫn còn những hành vi vi phạm chưa phát hiện và xủ lý kịp thời, pháp luật bị coi nhẹ, trật tự kỷ cương xã hội bị xâm phạm, tệ nạn tham những xảy ra ở tất cả các nghành, các lĩnh vưc, tham ô hối lộ ngày càng tăng và tinh vi hơn trước. Do đó cần hoàn thiện hơn nữa về tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra. Để đáp ứng yêu cầu trên, Luật Thanh tra 2010 ra đời, đánh dấu bước phát triển mới của cơ quan thanh tra, đặt biệt là cơ quan Thanh tra chuyên ngành. Tổ chức va hoạt động của cơ quan Thanh tra có những thay đổi nhất định, đặt biệt là cơ quan thanh tra chuyên ngành. Để hiểu biết hơn về tổ chức cũng như hoạt động của cơ quan thanh tra chuyên ngành, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài: “Tổ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành” làm luận văn tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu về tổ chức cũng như hoạt động của thanh tra chuyên ngành, từ đó tìm ra những hạn chế cũng như nguyên nhân và đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện về tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành. 3. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp so sánh, phân tích, đối chiếu, thống kê để làm rõ nội dung của đề tài, cũng như những vấn đề còn bất cập GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 1 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành trên thực tế về tổ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành, đồng thời tác giả cũng đũa ra những đóng góp tuy còn hạn chế những đó là những trãi nghiệm của tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. 4. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ luận văn, tác giả nghiên cứu những vấn đề cơ bản về thanh tra chuyên ngành như khái quát chung về thanh tra nhà nước, vai trò, đặc điểm cùa thanh tra, thanh tra viên, tổ chức vả hoạt động của thanh tra chuyên ngảnh. Đặc biệt tác giả chủ yếu nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành từ đó tìm ra những hạn chế và đề xuất những ý kiến để thanh tra chuyên ngành ngày càng hoàn thiện hơn. 5. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được bố cục thành 3 chương như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về thanh tra Chương 2: Tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành Chương 3: Thực trạng và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện về tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 2 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH TRA 1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THANH TRA 1.1.1 Khái niệm thanh tra Nhà nước xuất hiện với vai trò là chủ thể quản lý xã hội, duy trì trật tự xã hội, để công tác quản lý được hiệu quả, Nhà nước cần thường xuyên thanh tra, kiểm tra để phát hiện những sai phạm trong quá trình quản lý, cũng như là phát hiện, xử lý ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật. Như vậy, thanh tra luôn gắn liền với hoạt động quản lý Nhà nước, là công cụ hữu hiệu để nhà nước quản lý, duy trì trật tự xả hội. Theo Từ điển tiếng Việt, "Thanh tra là kiểm soát, xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, cơ quan, xí nghiệp"; Theo Từ điển Luật học, thanh tra "là sự tác động của chủ thể đến đối tượng đã và đang thực hiện thẩm quyền được giao nhằm đạt được mục đích nhất định". Còn trong tiếng La tinh, thanh tra có nghĩa là "nhìn vào bên trong", chỉ một sự kiểm tra, xem xét từ bên ngoài đối với hoạt động của một đối tượng nhất định1 Thanh tra bao hàm trong đó nghĩa kiểm soát nhằm xem xét và phát hiện, ngăn chặn những gì trái với quy định của pháp luật. Ngoài ra, thanh tra còn được hiểu là sự xem xét, kiểm soát, kiểm tra thường xuyên, định kỳ nhằm rút ra những nhận xét, kết luận cần thiết để kiến nghị với các cơ quan nhà nước nhằm khắc phục những nhược điểm, phát huy ưu điểm, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước. Thanh tra nhà nước2 là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. Thanh tra hành chính3 là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Thanh tra chuyên ngành4 là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó. 1 Lâm Bá Khánh Toàn, Võ Nguyễn Nam Trung, Tài liệu hướng dẫn học tập môn Pháp luật Thanh Tra 2 , 3, 4 Theo Khoản 1, Điều 3 Luật thanh tra năm 2010 GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 3 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành  Phân biệt thanh tra, giám sát và kiểm tra Thanh tra, giám sát, kiểm tra thường gắn liền với nhau, có những điểm chung nhất định nhưng vẫn có những điểm khác biệt. Phân biệt thanh tra và kiểm tra Với tư cách là một hoạt động độc lập, kiểm tra có nhiều điểm khác biệt với thanh tra: Một là về chủ thể tiến hành: Giữa kiểm tra và thanh tra có một mảng giao thoa về chủ thể, đó là Nhà nước. Nhà nước tiến hành cả hoạt động thanh tra và kiểm tra. Tuy nhiên, chủ thể của kiểm tra rộng hơn của thanh tra rất nhiều. Trong khi chủ thể tiến hành thanh tra phải là Nhà nước, thì chủ thể tiến hành kiểm tra có thể là Nhà nước hoặc có thể là chủ thể phi nhà nước, chẳng hạn như hoạt động kiểm tra của một tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội (Đảng, Công đoàn, Mặt trận, Đoàn thanh niên...), hay như hoạt động kiểm tra trong nội bộ một doanh nghiệp. Hai là về mục đích thực hiện: Mục đích của thanh tra bao giờ cũng rộng hơn, sâu hơn đối với các hoạt động kiểm tra. Đặc biệt, đối với các cuộc thanh tra để giải quyết khiếu nại, tố cáo thì sự khác biệt về mục đích, ý nghĩa giữa hoạt động thanh tra và kiểm tra càng rõ hơn nhiều, bởi: thông thường khiếu nại, tố cáo phản ánh sự bức xúc, bất bình của nhân dân trước những việc mà nhân dân cho là quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm cho nên mục đích của hoạt động thanh tra không còn chỉ là xem xét, đánh giá một cách bình thường nữa. Ba là về phương pháp tiến hành: Với mục đích rõ ràng hơn, rộng hơn, khi tiến hành thanh tra, Đoàn thanh tra cũng áp dụng những biện pháp nghiệp vụ sâu hơn, đi vào thực chất đến tận cùng của vấn đề như: xác minh, thu thập chứng cứ, đối thoại, chất vấn, giám định... Đặc biệt, quá trình thanh tra các Đoàn thanh tra còn có thể áp dụng những biện pháp cần thiết để phục vụ thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra để tác động lên đối tượng bị quản lý. Bốn là về trình độ nghiệp vụ: Hoạt động thanh tra đòi hỏi thanh tra viên phải có nghiệp vụ giỏi, am hiểu về kinh tế - xã hội, có khả năng chuyên sâu vào lĩnh vực thanh tra hướng đến. Do nội dung hoạt động kiểm tra ít phức tạp hơn thanh tra và chủ thể của kiểm tra bao gồm lực lượng rộng lớn có tính quần chúng phổ biến nên nói chung, trình độ nghiệp vụ kiểm tra không nhất thiết đòi hỏi như nghiệp vụ thanh tra. GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 4 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành Năm là về phạm vi hoạt động: Phạm vi hoạt động kiểm tra thường theo bề rộng, diễn ra liên tục, ở khắp nơi với nhiều hình thức phong phú, mang tính quần chúng. Phạm vi hoạt động thanh tra thường hẹp hơn hoạt động kiểm tra. Sáu là về thời gian tiến hành: Trong hoạt động thanh tra thường có nhiều vấn đề phải xác minh, đối chiếu rất công phu, nhiều mối quan hệ cần được làm rõ, cho nên phải sử dụng thời gian nhiều hơn so với kiểm tra Thanh tra và kiểm tra tuy có sự phân biệt nhưng chỉ là tương đối. Khi tiến hành cuộc thanh tra, thường phải tiến hành nhiều thao tác nghiệp vụ đó thực chất là kiểm tra. Ngược lại, đôi khi tiến hành kiểm tra để làm rõ vụ việc, lại lựa chọn được nội dung thanh tra. Kiểm tra và thanh tra là hai khái niệm khác nhau nhưng có liên hệ qua lại, gắn bó. Do vậy, khi nói đến một khái niệm người ta thường nhắc đến cả cặp với tên gọi là thanh tra, kiểm tra hay kiểm tra, thanh tra.  Phân biệt thanh tra và giám sát Giám sát theo nghĩa chung nhất là “theo dõi, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ”5. Ở góc độ pháp lý, với tính chất là một biện pháp bảo đảm pháp chế trong hoạt động quản lý nhà nước, giám sát được xác định là hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước đối với hệ thống cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan xét xử và cơ quan kiểm sát. Bên cạnh đó, các chủ thể khác như công dân, tổ chức và toàn xã hội cũng tham gia vào hoạt động giám sát quá trình hoạt động của bộ máy nhà nước. Đối tượng của hoạt động giám sát là các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương cũng như cán bộ, công chức và viên chức. Nội dung giám sát là tính hợp hiến, hợp pháp trong việc ban hành văn bản và trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. Còn hoạt động kiểm tra thường được hiểu là việc các cơ quan nhà nước thực hiện quá trình xem xét, kiểm tra hoạt động của các cơ quan, đơn vị trực thuộc hoặc chính cơ quan của mình nhằm phát hiện những sai phạm, yếu kém từ đó đưa ra các biện pháp giải quyết. 1.1.2 Vai trò và đặc điểm của thanh tra 1.1.2.1 Vai trò của thanh tra Thanh tra là nội dung không thể thiếu của quản lý nhà nước, là giai đoạn cuối cùng trong quy trình quản lý, có vai trò kiểm định, đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước. Thông qua thanh tra để có các kiến nghị, giải pháp khắc phục những thiếu sót, yếu kém, cũng 5 Đại từ điển tiếng Việt, NXB văn hoá thông tin 1998 GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 5 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành như đề xuất những biện pháp đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý và sửa đổi cơ chế, chính sách nhằm quản lý tốt hơn, hiệu quả hơn. Chính vì vậy, trong hoạt động quản lý nhà nước cần phải có thanh tra và thanh tra phải phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước. Vai trò này được thể hiện ở các điểm sau: - Thứ nhất, thanh tra là phương thức bảo đảm trật tự, kỷ cương trong quản lý, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. - Thứ hai, việc thanh tra còn nhằm mở rộng và bảo đảm cho quyền dân chủ của nhân dân được thực thi một cách nghiêm minh. - Thứ ba, vai trò quan trọng nữa của thanh tra là nhằm tham mưu cho các cấp chính quyền trong giải quyết khiếu nại hành chính, nhất là trong việc thực hiện nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc các cấp, các ngành trong việc tiếp công dân, nhận các khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo và thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo. Theo quy định tại Điều 2 Luật Thanh tra năm 2010 thì mục đích của hoạt động thanh tra là: “phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.’’. Như vậy, hoạt động thanh tra là nhằm điều chỉnh cách thức, phương pháp quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước, với ý nghĩa là bảo vệ mục đích của quản lý nhà nước, tạo điều kiện cho công dân thực hiện tốt các quyền của mình trên thực tế. 1.1.2.2 Đặc điểm của thanh tra Thanh tra là một hoạt động trong quá trình quản lý nhà nước và giúp quá trình này được khép kín. Từ các hoạt động ban hành và tổ chức thực hiện quyết định quản lý được gắn bó chặt chẽ hơn, từ việc đánh giá việc thực hiện các chủ trương, chính sách, đến việc đề xuất các biện pháp hoàn thiện chủ trương, chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý của chủ thể. Đó là quy trình, quy luật tất yếu trong bất cứ hoạt động quản lý của Nhà nước nào. Có thể thấy, hoạt động thanh tra mang những đặc điểm sau: Tính quyền lực nhà nước - Thực hiện quyền lực của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý. Tính quyền lực nhà nước của hoạt động thanh tra gắn bó chặt chẽ với tính quyền uy - phục tùng. Thanh tra GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 6 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành được nhà nước sử dụng như một công cụ có hiệu quả trong quá trình quản lý, bởi theo Lênin, thanh tra mà thiếu quyền lực là thanh tra suông. Tính quyền lực nhà nước của hoạt động thanh tra được thể hiện ở những mặt sau đây: - Ra các quyết định bắt buộc thực hiện đối với các đối tượng bị thanh tra về những vấn đề đã bị thanh tra phát hiện và xử lý; - Yêu cầu cấp có thẩm quyền giải quyết đề nghị của thanh tra; yêu cầu truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với những người vi phạm pháp luật; - Trong những trường hợp cần thiết, trực tiếp áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước. - Ngoài ra, tính quyền lực nhà nước của thanh tra còn được cụ thể hoá ở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng tổ chức thanh tra; phương thức tiến hành thanh tra; xử lý kết quả thanh tra; trong mối quan hệ giữa cơ quan thanh tra với đối tượng thanh tra cũng như trong sự phối hợp giữa các tổ chức thanh tra nhà nước theo cấp hành chính và theo ngành, lĩnh vực. Tính khách quan - Bản chất của thanh tra là xem xét, đánh giá một cách khách quan việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch của các cơ quan, tổ chức và cá nhân nhằm đưa ra kết luận đúng, sai, đánh giá ưu, khuyết điểm, phòng ngừa và xử lý vi phạm. Vì thế, hoạt động thanh tra phải mang tính khách quan. Tính khách quan của hoạt động thanh tra được biểu hiện ở chỗ mọi hoạt động thanh tra đều phải dựa trên các quy định pháp luật và phải tuyệt đối tuân thủ pháp luật. Nếu như hoạt động thanh tra mà không dựa trên cơ sở pháp luật thì nó sẽ mất đi tính công minh, ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước. Tính độc lập tương đối - Tính độc lập tương đối là đặc điểm vốn có, gắn liền với bản chất của thanh tra. Khác với hoạt động kiểm tra, thường do chính các cơ quan quản lý nhà nước tự tiến hành trong nội bộ, hoạt động thanh tra thường được tiến hành bởi một cơ quan chuyên trách. Vì vậy, khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, ngoài việc đảm bảo sự phối kết hợp nhịp nhàng với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước, hoạt động thanh tra còn có tính độc lập tương đối trong quá trình thực thi nhiệm vụ. GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 7 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành - Có thể thấy, tính độc lập của thanh tra chỉ là tương đối. Vì hoạt động thanh tra ngoài việc căn cứ vào pháp luật, chính sách hiện hành còn xuất phát từ thực tế cuộc sống, vào tính hợp lý của sự vật, hiện tượng trong quá trình phát triển. Thanh tra luôn gắn với quản lý nhà nước - Điểm chung của hoạt động quản lý nhà nước và thanh tra là nhân danh quyền lực nhà nước thực hiện sự tác động lên các đối tượng quản lý. Hơn nữa, với tư cách là một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước, thanh tra gắn liền với hoạt động quản lý nhà nước. Như vậy, quản lý nhà nước và thanh tra có mối quan hệ mật thiết với nhau. - Thanh tra chỉ xuất hiện khi có nhà nước và ở đâu có quản lý nhà nước thì ở đó có thanh tra.Trong mối quan hệ này, quản lý nhà nước giữ vai trò chủ đạo, chi phối hoạt động của thanh tra. Hơn nữa, hoạt động chấp hành của quản lý nhà nước thường bao hàm cả sự điều hành, cho nên trong quá trình chấp hành các văn bản pháp luật đòi hỏi phải có sự kiểm tra nghiêm ngặt của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, xét về mặt cơ cấu, chức năng của quản lý thì thanh thanh tra chỉ là phương tiện, công cụ để quản lý nhà nước. - Ngoài ra, với tư cách là một khâu trong chu trình quản lý, thanh tra bị ràng buộc, chế ước bởi quản lý nhưng đồng thời lại tác động trở lại, góp phần điều chỉnh cách thức, phương pháp quản lý của chủ thể quản lý. Nhờ có thanh tra mà mục đích của quản lý được đảm bảo. 1.1.3 Hình thức, công cụ và phương pháp thanh tra 1.1.3.1 Hình thức thanh tra Hình thức thanh tra là những biểu hiện bên ngoài của hoạt động thanh tra. Phụ thuộc vào các cách phân loại khác nhau hay các căn cứ phân loại khác nhau mà có nhiều hình thức thanh tra khác nhau. - Căn cứ vào phạm vi, quy mô của cuộc thanh tra có: Thanh tra diện rộng, thanh tra diện hẹp. - Căn cứ vào chương trình thanh tra có: Thanh tra theo kế hoạch; thanh tra thường xuyên, thanh tra đột xuất.6 - Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của hoạt động thanh tra có: Thanh tra kinh tế - xã hội; thanh tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; thanh tra công vụ.7 6 Điều 37 Luật Thanh tra 2010 Lâm Bá Khánh Toàn, Võ Nguyễn Nam Trung, Tài liệu hướng dẫn học tập môn Pháp luật Thanh Tra 7 GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 8 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành 1.1.3.2 Công cụ thanh tra Những phương tiện mà chủ thể thanh tra sử dụng để thực hiện hoạt động thanh tra chính là công cụ thanh tra và nếu thiếu những công cụ này thì hoạt động thanh tra không thể thực hiện được. Các loại công cụ thanh tra được sử dụng bao gồm: Văn bản pháp luật là công cụ rất quan trọng của hoạt động thanh tra, do đây chính là cơ sở pháp lý để thực hiện hoạt động thanh tra. Nếu không có văn bản pháp luật thì không thể thực hiện hoạt động thanh tra; không thể đưa ra được kết luận đúng sai về vụ việc. Kế hoạch thanh tra8 - những chương trình hành động cụ thể của cơ quan, người có thẩm quyền thanh tra đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt, thông qua - vừa là nhiệm vụ vừa mang tính chất định hướng cho hoạt động của chủ thể thanh tra. Hồ sơ, tài liệu về vụ việc giúp cho chủ thể thanh tra hiểu được nội dung, bản chất của vụ việc để từ đó đưa ra những kết luận và quyết định hoặc đề nghị biện pháp xử lý thích hợp. Chủ thể thanh tra cần thu thập đầy đủ hồ sơ, tài liệu về vụ việc bằng cách: yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp; đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp; trực tiếp khảo sát, nghiên cứu;… Quá trình thanh tra cần được ghi thành biên bản hoặc ra những văn bản nhất định để bảo đảm giá trị pháp lý của hoạt động thanh tra đã thực hiện. 1.1.3.3 Phương pháp thanh tra Phương pháp thanh tra là cách thức, biện pháp mà cơ quan, người có thẩm quyền thanh tra sử dụng để thực hiện hoạt động thanh tra nhằm đạt được mục đích đề ra. Việc sử dụng các phương pháp này để thực hiện hoạt động thanh tra tuỳ thuộc vào đặc điểm, tính chất của vụ việc, của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng của thanh tra. Bên cạnh đó, còn tuỳ thuộc vào chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan, người có thẩm quyền thực hiện hoạt động thanh tra. Trong quá trình thanh tra, các phương pháp chủ yếu sau đây thường sử dụng: Thu thập và nghiên cứu thông tin, hồ sơ, tài liệu và các giấy tờ liên quan; Nghiên cứu, so sánh, thống kê các dữ liệu ; Thu thập ý kiến từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức; Tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn; Thuyết phục đối tượng thanh tra tích cực hợp tác với chủ thể thanh tra; 9 Khoản 3, Điều 5 Luật thanh tra năm 2010 GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 9 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành Chất vấn đối tượng thanh tra; Xử lý kịp thời, đúng pháp luật những hành vi gây cản trở đến hoạt động thanh tra 1.2 Lược sử về thanh tra  Trước năm 1945 Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, trải qua hơn nghìn năm Bắc thuộc cũng như sau đó các triều đại phong kiến kế tiếp nhau, mặc dù chưa có cơ quan với tên gọi “ thanh tra”, nhưng chức năng thanh tra thì đã hình thành. Để kiểm tra các hoạt động của quan lại và can gián nhà vua, ngay từ thời nhà Lý đã có chức quan “Ngự sử đại phu” đặt ra dưới triều Lý Thái Tổ hoặc “Gián nghị đại phu”, “Tả hữu gián nghị đại phu”. Sang đời nhà Trần bắt đầu đặt Ngự sử đài là cơ quan làm nhiệm vụ: “đàn hặc các quan, nói bàn về chính sự hiện thời. Phàm các quan làm trái phép, chính sự hiện thời còn thiếu sót đều được xét hoặc trình bày, cùng là xét bàn thành tích của các nha môn, đề lĩnh, phủ doãn, thừa ty và xét hỏi các vụ kiện về người quyền quý ở kinh ức hiếp, về người cai quản hà lạm...; có các chức như Thị Ngự sử, Giám sát Ngự sử, Ngự sử trung tán. Đến thời Lê đặt thêm các chức Trung thừa, Phó Trung thừa, Chủ bạ, Đô ngự sử, Phó Đô ngự sử, Thiêm Đô ngự sử. Lê Thái Tổ cũng theo chế độ nhà Trần, đặt Ngự sử đài giữ việc xem xét, chấn chỉnh kỷ cương trong triều, gọi là “ngôn quan”. Sang đời Nguyễn, thời vua Gia Long, năm 1804 đặt ra các chức quan phụ trách công tác giám sát tối cao là Đô ngự sử và Phó Đô ngự sử phụ trách ngự sử đài. Đến vua Minh Mạng đổi tên Ngự sử đài thành Đô sát viện nhưng về cơ bản nhiệm vụ cũng là can gián nhà vua, chất vấn quan lại không phân biệt chức vị cao hay thấp về thực thi nhiệm vụ chấp hành pháp luật, đối xử với nhân dân nhằm giữ gìn kỉ cương phép nước. Quyền hành của Đô sát viện rất lớn, người đứng đầu phải có hàm nhị phẩm, tương đương với chức thượng thư.  Từ năm 1945 đến 1990 Để phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hiện tượng quan liêu, tha hóa ngay trong bộ máy Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 64/SL ngày 23 tháng 11 năm 1945 thành lập Ban Thanh tra đặc biệt " có uỷ nhiệm là đi giám sát tất cả các công việc và các nhân viên của các Uỷ ban nhân dân và các cơ quan của Chính phủ”. Sắc lệnh là cơ sở pháp lý cho hoạt động của Ban Thanh tra, đồng thời cũng là một trong những văn kiện pháp lý đầu tiên đặt nền móng cho việc xây dựng hệ thống luật pháp về thanh tra. Tổ chức thanh tra được xác định là một bộ phận cần thiết có tầm quan trọng đặc biệt và không thể thiếu trong công tác quản lý GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 10 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành điều hành của Chính phủ. Thẩm quyền Ban thanh tra đặc biệt rất lớn, có toàn quyền nhận các đơn khiếu nại của nhân dân; Điều tra, hỏi chứng, xem xét các tài liệu giấy tờ của các Uỷ ban nhân dân hoặc các cơ quan của Chính phủ cần thiết cho công việc giám sát; Đình chức, bắt giam bất cứ nhân viên nào trong Uỷ ban nhân dân hay của Chính phủ đã phạm lỗi trước khi mang ra Hội đồng Chính phủ hay Toà án đặc biệt xét xử; Tịch biên hoặc niêm phong những tang vật và dùng mọi cách điều tra để lập một hồ sơ mang một phạm nhân ra Toà án đặc biệt. Đặc biệt, Ban thanh tra có thể truy tố cả các việc đã xảy ra trước ngày ban bố sắc lệnh này, có quyền đề nghị lên Chính phủ những điều cần sửa đổi trong các cơ quan. Bên cạnh Ban thanh tra đặc biệt nói trên, Sắc lệnh số 57-SL ngày 3/5/1946 về tổ chức bộ máy của các Bộ đã quy định trong mỗi Bộ: “có một Văn phòng, các Nha và có thể có một cơ quan thanh tra và ban cố vấn”. Các tổ chức thanh tra này kiểm tra việc chấp hành và điều hành trong phạm vi Bộ mình. Cuối năm 1949, tại phiên họp toàn thể, Hội đồng Chính phủ ra quyết nghị giải thể Ban Thanh tra đặc biệt và thành lập Ban thanh tra Chính phủ. Nhiệm vụ của Ban Thanh tra Chính phủ lúc này là: xem xét sự thi hành chính sách, chủ trương của Chính phủ; xem xét các ủy viên Ủy ban kháng chiến hành chính và viên chức về phương diện liêm khiết; thanh tra sự khiếu nại của nhân dân. Ngày 28/3/1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Sắc lệnh số 261-SL quy định thành lập Ban Thanh tra Trung ương của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà với mục đích: để đảm bảo chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách và mệnh lệnh của Chính phủ, để giữ gìn pháp luật và bảo hộ tài sản của nhà nước . Sắc lệnh nêu rõ nhiệm vụ của Ban Thanh tra Trung ương của Chính phủ: Thanh tra công tác các Bộ, các cơ quan hành chính và chuyên môn các cấp, các doanh nghiệp của nhà nước; thanh tra việc thực hiện hiện kế hoạch nhà nước, việc sử dụng, bảo quản tài sản nhà nước, chống phá hoại, tham ô và lãng phí. Như vậy chức năng, nhiệm vụ đã có sự thay đổi căn bản, trọng tâm là hướng hoạt động thanh tra vào việc thanh tra nhiệm vụ, kế hoạch nhà nước. Vị trí của Ban Thanh tra Trung ương cũng tương đương với một Bộ, gián tiếp thông qua quy định tại Điều 5: “Tổng Thanh tra được hưởng mọi quyền lợi như Bộ trưởng. Tổng Thanh tra phó được hưởng mọi quyền lợi như Thứ trưởng”. Sắc lệnh 261 cũng quy định về việc thành lập Ban thanh tra ở các Bộ cần thiết và các khu, thành phố, tỉnh sẽ do Nghị định của Thủ tướng Chính phủ quy định sau. GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 11 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành Ngày 26/7/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 18/LCT công bố Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ . Tại Điều 3 của Luật này quy định Ủy ban thanh tra của Chính phủ là cơ quan ngang Bộ. Như vậy Ban Thanh tra Trung ương của Chính phủ được đổi tên thành Ủy ban thanh tra của Chính phủ. Trên cơ sở Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ, ngày 29/09/1961, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 136/CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của cơ quan này. Ủy ban Thanh tra của Chính phủ có trách nhiệm giữ gìn kỷ luật Nhà nước bảo đảm chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Sang năm 1965, do Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại trên tòan miền Bắc nên Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 93/NQUBTVQH ngày 6/11/1965 phê chuẩn việc giải thể Uỷ ban thanh tra Chính phủ. Qua một số năm, thực tế cho thấy do sự thiếu vắng công tác chỉ đạo nghiệp vụ thanh tra đã dẫn đến sự bất cập như : các ngành, các cấp không bao quát hết toàn bộ quá trình tổ chức, triển khai thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách; các cơ quan chuyên môn không đáp ứng yêu cầu tham mưu cho lãnh đạo trong việc chỉ đạo quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội. Mặt khác, tình trạng buông lỏng quản lý làm phát sinh nhiều tiêu cực; tình hình khiếu nại, tố cáo gia tăng. Đứng trước thực tế trên, ngày 11/8/1969, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Quốc hội ra Nghị quyết số 786/NQ-TVQH thành lập Uỷ ban Thanh tra của Chính phủ. Ngày 31/8/1970, để kiện toàn tổ chức, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 165/CP qui định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ủy ban thanh tra của Chính phủ. Nghị định quy định: Uỷ ban Thanh tra của Chính phủ là cơ quan của Hội đồng Chính phủ có trách nhiệm thanh tra việc thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ, pháp luật của nhà nước, kế hoạch và ngân sách của nhà nước nhằm tăng cường kỷ luật, nâng cao tinh thần trách nhiệm, cải tiến tổ chức và lề lối làm việc trong bộ máy nhà nước từ Trung ương đến cơ sở. Ngày 03/01/1977 Chính phủ ban hành Nghị định số 01 quy định tổ chức và hoạt động của Ủy ban Thanh tra Chính phủ gồm 3 chương, nêu rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban Thanh tra Chính phủ và thanh tra các ngành, các cấp. Trong Nghị định quy định rõ nhiệm vụ của Ủy ban Thanh tra là hướng dẫn, đôn đốc thủ trưởng các ngành các cấp làm đúng trách nhiệm của mình trong việc xét, giải quyết các đơn, thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân; đồng thời tự mình xét, giải quyết các đơn thư khiếu tố. Nghị định số 01/CP của Chính phủ là văn bản có tính pháp lý để ngành thanh tra mở rộng tổ chức trong cả nước, xác định việc xây dựng hệ thống Ủy ban Thanh tra cấp huyện và tương đương; hình thành một GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 12 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành hệ thống tổ chức bao gồm các cơ quan thanh tra chuyên trách của Nhà nước ở các cấp, các ngành và tổ chức thanh tra nhân dân tại các cơ sở. Ngày 15/02/1984, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị quyết số 26/HÐBT về việc tăng cường tổ chức thanh tra và nâng cao hiệu quả thanh tra. Ủy ban Thanh tra Chính phủ được đổi tên thành Uỷ ban Thanh tra Nhà nước trung ương. Về chức năng, nhiệm vụ về cơ bản vẫn thực hiện theo Điều lệ tổ chức và hoạt động thanh tra của Ủy ban Thanh tra của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 01 ngày 03/01/1977. Về tổ chức thanh tra được quy định như sau: “Hệ thống thanh tra các cấp gồm Ủy ban Thanh tra Nhà nước trung ương (sau đổi tên thành Ủy ban Thanh tra Nhà nước theo Nghị định số 77 ngày 7/3/1985); Ủy ban thanh tra Nhà nước cấp tỉnh, thành phố, huyện, quận và tương đương (sau đổi tên thành Uỷ ban Thanh tra tỉnh, thành phố đặc khu trực thuộc Trung ương và Ban thanh tra quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh theo Nghị định số 77 ngày 7/3/1985); Ban thanh tra nhân dân cấp cơ sở. Đó là một hệ thống được quản lý và chỉ đạo tập trung, thống nhất từ Trung ương đến cơ sở”. Nghị quyết 26 của Hội đồng Bộ trưởng đã nhấn mạnh một lần nữa vị trí, vai trò của hoạt động thanh tra trong quản lý Nhà nước. Trên cơ sở đó Uỷ ban thanh tra Nhà nước cùng Bộ Tư pháp đã nghiên cứu soạn thảo pháp lệnh về công tác thanh tra.  Từ 1990 đến 2004 Ngày 01/4/1990, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước công bố ban hành Pháp lệnh Thanh tra (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/6//1990). Là một văn bản pháp lý có giá trị cao nhất từ trước đến thời điểm bấy giờ, Pháp lệnh đã thể chế hóa đầy đủ quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về tổ chức và hoạt động của thanh tra. Điều 1 Pháp lệnh Thanh tra 1990 ghi nhận ngay mục đích của thanh tra là “nhằm phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lý các vi phạm, góp phần thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân” cho thấy Đảng và Nhà nước tiếp tục đánh giá cao vai trò của công tác thanh tra. Trên cơ sở Pháp lệnh Thanh tra 1990, một loạt các văn bản pháp lý khác được ban hành để làm cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra. Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 244 ngày 30/6/1990 quy định rõ hơn về tổ chức của cơ quan thanh tra Nhà nước bao gồm: Vụ Thanh tra kinh tế 1, Vụ Thanh tra kinh tế 2; Vụ Thanh tra nội chính – văn xã; Vụ Thanh tra xét khiếu tố; Vụ Tổng hợp – pháp chế; Vụ Tổ chức cán bộ; Văn phòng và các đơn vị trực thuộc là : Trường Cán bộ thanh tra; Tạp chí Thanh tra. Ngày 18/6/1991, Hội GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 13 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định 191 Quy chế thanh tra viên và việc sử dụng cộng tác viên thanh tra . Thanh tra viên được phân làm 3 cấp theo thứ tự từ thấp đến cao: Thanh tra viên cấp 1 do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố hoặc do Bộ trưởng bổ nhiệm; Thanh tra viên cấp II do Tổng thanh tra Nhà nước bổ nhiệm; Thanh tra viên cấp III do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm. Sau này theo Nghị định số 25/Chính phủ ngày 23/5/1993 của Chính phủ các chức danh Thanh tra viên được đổi thành Thanh tra viên, Thanh tra viên chính, Thanh tra viên cao cấp. Trong Pháp lệnh thanh tra 1990 chưa đề cập đến tổ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành. Loại hình tổ chức này, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao cho Chính phủ quy định chi tiết về tổ chức hoạt động của thanh tra chuyên ngành ở một lĩnh vực cụ thể. Ví dụ như Chính phủ quy định chi tiết tổ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành Y tế, giáo dục…Chính vì nằm rải rác trong nhiều văn bản pháp lý khác nhau dẫn đến không có quy định thống nhất về loại hình thanh tra này. Bên cạnh đó, Pháp lệnh còn quy định rõ để phân biệt giữa: hệ thống Thanh tra Nhà nước và các tổ chức thanh tra nhân dân được hình thành ở các cơ quan, đơn vị sản xuất, kinh doanh, hành chính sự nghiệp ở các xã phường, thị trấn . Về hoạt động của Thanh tra Nhà nước tập trung vào hai lĩnh vực chính là: • Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch Nhà nước của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân và các cá nhân có trách nhiệm. • Xét, giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân theo thẩm quyền. Luật Khiếu nại, tố cáo 1998 đã xác định lại thẩm quyền của thanh tra Nhà nước trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo để phù hợp hơn với thực tiễn cũng như vai trò của cơ quan thanh tra trong hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước. Luật Khiếu nại, tố cáo 1998 không quy định các cơ quan thanh tra là một cấp trực tiếp giải quyết khiếu nại mà thông qua cơ chế ủy quyền của thủ trưởng cơ quan cùng cấp. Khi tổ chức thanh tra được ủy quyền giải quyết thì quyết định giải quyết cũng được coi như quyết định của thủ trưởng cơ quan cùng cấp và không bị xem xét lại bởi chính thủ trưởng đã ủy quyền. Cùng với hai lĩnh vực thanh tra và xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo, Pháp lệnh chống tham nhũng được thông qua ngày 26/2/1998 và sửa đổi bổ sung năm 2000 đã quy định Thanh tra Nhà nước các cấp đóng vai trò đầu mối trong việc kiểm tra, đôn đốc, theo dõi việc phòng ngừa và phát hiện, xử lý những hành vi tham nhũng. Trong quá trình thanh tra, thủ trưởng cơ quan thanh tra Nhà nước có quyền đình chỉ công tác của người có hành vi tham nhũng; niêm GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 14 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành phong tài liệu; kê biên tài sản của cơ quan, tổ chức đã được xác định có liên quan đến tham nhũng; có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý kỷ luật người có hành vi tham nhũng và thu hồi tài sản đã bị chiếm đoạt. Với những quy định trên, ta thấy Thanh tra Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động phòng, chống tham nhũng. Phòng, chống tham nhũng đã trở thành một trong hoạt động chính của Thanh tra Nhà nước. Như vậy, với hệ thống văn bản pháp lý trên đã tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển trong tổ chức và hoạt động của thanh tra. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả tiến bộ, chúng ta thấy tổ chức bộ máy của hệ thống thanh tra còn cồng kềnh, dàn trải; chức năng, nhiệm vụ chưa rõ ràng, chồng chéo; việc thực hiện quyền hạn của các tổ chức thanh tra còn gặp nhiều khó khăn. Về cơ bản hệ thống thanh tra được xây dựng và hoạt động ở tất cả các bộ, các ngành, các cấp từ trung ương đên địa phương. Với đặc điểm tổ chức theo cách thức “song trùng trực thuộc” chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của hai cơ quan: cơ quan thanh tra cấp trên và cơ quan quản lý cùng cấp. Quyền hạn thanh tra được tăng thêm nhưng nhìn chung chủ yếu vẫn là kiến nghị. Những đòi hỏi này cũng dẫn đến yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thanh tra.  Từ 2004 đến nay Giai đoạn từ 2004 đến nay được đánh dấu bằng hai văn bản pháp lý đặc biệt quan trọng, đó là Luật Thanh tra năm 2004 và Luật Thanh tra năm 2010 (có hiệu lực 01/7/2011). Năm 2004 Luật Thanh tra được ban hành đã đánh dấu một giai đoạn phát triển mới về tổ chức và hoạt động của thanh tra nhà nước nói chung và thanh tra hành chính nói riêng, với những nét mới nổi bật như: Mục đích, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Thanh tra nhà nước được quy định cụ thể và đầy đủ hơn với mục đích thanh tra là “phát hiện những sở hở trong có chế quản lý, chính sách pháp luật để kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục…”. Lần đầu tiên Luật đã ghi nhận một nhiệm vụ mới của Thanh tra nhà nước là phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng bên cạnh nhiệm vụ thanh tra và nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo. Luật thanh tra 2004 đánh dấu bước phát triển mới của ngành thanh tra nhưng trong quá trình hoạt động vẫn còn nhiều hạn chế, Để khắc phục những hạn chế, bất cập trên, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan thanh tra, ngày 15/11/2010, Quốc hội đã thông qua Luật Thanh tra 2010. Luật Thanh tra năm 2010 đã góp phần hoàn thiện về tổ chức và hoạt động cua cơ quan thanh tra, khắn phục những hạn chế của Luật thanh tra 2004, nhiều quy định các biện pháp bảo GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 15 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành đảm thi hành yêu cầu, kiến nghị, kết luận, quyết định xử lý về thanh tra. Điều 41 quy định về việc xử lý hành vi không thực hiện yêu cầu, kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra được quy định có thể áp dụng các biện pháp chế tài xử phạt như: xử lý vi phạm hành chính; xử lý kỷ luật; truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Tóm lại, Thanh tra nhà nước mà tiền thân của nó là “Ban Thanh tra đặc biệt không chỉ với chức năng thanh tra mà còn kiêm cả chức năng của cơ quan kiểm sát, điều tra (Sắc lệnh 64/SL ngày 23/11/1945) đến chức năng thanh tra nhà nước như ngày nay là quá trình không ngừng hoàn thiện đặc biệt là về tổ chức và hoạt động của mình. Trải qua các giai đoạn phát triển từ thanh tra phục vụ công cuộc kháng chiến, kiến quốc (1945 - 1954); Thanh tra phục vụ sự nghiệp xây dựng CNXH ở miền bắc, góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1955 - 1975) và thanh tra Việt Nam thời kỳ thống nhất đi lên chủ nghĩa xá hội (1975 đến nay), mỗi một giai đoạn phát triển được đánh dấu bằng sự ra đời và hoàn thiện các văn bản pháp luật về thanh tra từ các văn bản sắc lệnh, chỉ thị, thông tư, nghị định đến văn bản Luật.9 1.3 Cơ quan Thanh tra Nhà nước - Cơ quan thanh tra Nhà nước được chia thành hai loại: Thanh tra hành chính được tổ chức theo đơn vị hành chính (Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện); Thanh tra ngành, lĩnh vực được tổ chức ở những cơ quan theo ngành, lĩnh vực chuyên môn (Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, Thanh tra sở). 1.3.1 Tổ chức của Thanh tra hành chính Cơ quan thanh tra theo cấp hành chính bao gồm: - Thanh tra Chính phủ - Thanh tra Tỉnh - Thanh tra Huyện Tổ chức của Thanh tra Chính phủ Thanh tra Chính phủ là cơ quan của Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham 9 Lâm Bá Khánh Toàn, Võ Nguyễn Nam Trung, Tài liệu hướng dẫn học tập môn Pháp luật Thanh Tra GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 16 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành nhũng trong phạm vi cả nước; thực hiện hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Thanh tra Chính phủ có Tổng Thanh tra Chính phủ, các Phó Tổng Thanh tra Chính phủ và Thanh tra viên. Tổng Thanh tra Chính phủ là thành viên Chính phủ, là người đứng đầu ngành thanh tra. Tổng Thanh tra Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Phó Tổng Thanh tra Chính phủ giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Tổng Thanh tra Chính phủ10 Tổ chức của Thanh tra Chính phủ được quy định bao gồm: 1. Vụ Thanh tra khối kinh tế ngành (gọi tắt là Vụ I). 2. Vụ Thanh tra khối nội chính và kinh tế tổng hợp (gọi tắt là Vụ II). 3. Vụ Thanh tra khối văn hóa, xã hội (gọi tắt là Vụ III). 4. Vụ Giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra. 5. Vụ Tiếp dân và Xử lý đơn thư. 6. Vụ Pháp chế. 7. Vụ Tổ chức Cán bộ. 8. Vụ Hợp tác Quốc tế. 9. Vụ Kế hoạch, Tài chính và Tổng hợp. 10. Văn phòng (có Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh). 11. Cục Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Thanh tra khu vực 1 (gọi tắt là Cục I). 12. Cục Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Thanh tra khu vực 2 (gọi tắt là Cục II). 13. Cục Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Thanh tra khu vực 3 (gọi tắt là Cục III). 14. Cục Chống tham nhũng (gọi tắt là Cục IV). 15. Viện Khoa học Thanh tra. 16. Trường Cán bộ Thanh tra. 17. Báo Thanh tra. 18. Tạp chí Thanh tra. 10 Theo Điều 14, Luật thanh tra năm 2010 GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 17 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành 19. Trung tâm Thông tin. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cụ thể của các vụ, cục, đơn vị do Tổng Thanh tra Chính phủ quy định.11 Tổ chức của Thanh tra Tỉnh Thanh tra tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Thanh tra tỉnh có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên. Chánh Thanh tra tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ. Phó Chánh Thanh tra tỉnh giúp Chánh Thanh tra tỉnh thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra tỉnh.  Thanh tra tỉnh chịu sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.12 Tổ chức của Thanh tra Huyện Thanh tra huyện là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Thanh tra huyện có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên. Chánh Thanh tra huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh. Phó Chánh Thanh tra huyện giúp Chánh Thanh tra huyện thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra huyện. Thanh tra huyện chịu sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra tỉnh.13 1.3.2 Tổ chức của thanh tra chuyên ngành Cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực bao gồm: - Thanh tra Bộ 11 Điều 3, Nghị Định số 83/2012/NĐ-CP Điều 20, Luật Thanh Tra năm 2010 13 Điều 26, Luật Thanh Tra năm 2010 12 GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 18 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành Thanh tra Bộ là cơ quan của bộ, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của bộ; tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực của bộ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Thanh tra Bộ có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên - Thanh tra Sở Thanh tra sở là cơ quan của sở, giúp Giám đốc sở tiến hành thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Thanh tra sở được thành lập ở những sở thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc theo quy định của pháp luật. Thanh tra Sở có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên - Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Việc giao chức năng thanh tra tra chuyên ngành cho cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực do Chính Phủ quy định theo dề nghị của tổng Thanh tra chính phủ sau khi thống nhất với Bộ trưởng - Tổng cục và tương đương, Cục thuộc Bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành - Cục thuộc Tổng cục và tương đương được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành - Chi cục thuộc Sở, Chi cục thuộc Cục và tương đương được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành 1.4 Hoạt động của thanh tra Nhà nước Hoạt động thanh tra nhà nước bao gồm: Hoạt động của thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. 1.4.1 Hoạt động của thanh tra hành chính Thẩm quyền ra quyết định thanh tra hành chính Hoạt động thanh tra chỉ được thực hiện khi có quyết định thanh tra. Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện quyết định thanh tra. Khi xét thấy cần thiết, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra. GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 19 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành Đoàn thanh tra có Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên và các thành viên khác.14  Thẩm quyền ra quyết định thanh tra hành chính theo kế hoạch Căn cứ kế hoạch thanh tra, Tổng Thanh tra Chính phủ, Chánh Thanh tra các cấp, các ngành ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra. Đối với vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị; căn cứ kế hoạch thanh tra, Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn Thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra. Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cấp, nhiều ngành; căn cứ kế hoạch thanh tra, Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra liên ngành để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.15  Thẩm quyền ra quyết định thanh tra hành chính đột xuất Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật; theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp giao. Khi cần thiết, Tổng Thanh tra Chính phủ, Chánh Thanh tra các cấp, các ngành ra quyết định thanh tra đột xuất, thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra và gửi quyết định thanh tra đột xuất đến Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp để báo cáo. Đối với vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị thì Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định thanh tra đột xuất, thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra. Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cấp, nhiều ngành thì Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định thanh tra đột xuất và thành lập Đoàn thanh tra liên ngành để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.16 Quyết định thanh tra hành chính Quyết định thanh tra hành chính là cơ sờ để tiến hành cuộc thanh tra, tất cả cuộc thanh tra điề phải có quyết định thanh tra. 14 Điều 43, Luật Thanh Tra năm 2010 Điều 19, Nghị Định số 86/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẩn thi hành Luật thanh tra năm 2010( Sau đây gọi tắc là Nghị Định 86/2011/NĐ-CP) 16 Điều 20, Nghị Định số 86/2011/NĐ-CP 15 GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 20 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành Quyết định thanh tra bao gồm các nội dung sau đây: Căn cứ pháp lý để thanh tra; Phạm vi, đối tượng, nội dung, nhiệm vụ thanh tra; Thời hạn thanh tra; Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên và các thành viên khác của Đoàn thanh tra. Chậm nhất là 05 ngày, kể từ ngày ký quyết định thanh tra, quyết định thanh tra phải được gửi cho đối tượng thanh tra, trừ trường hợp thanh tra đột xuất. Quyết định thanh tra phải được công bố chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày ký quyết định thanh tra. Việc công bố quyết định thanh tra phải được lập biên bản17  Công bố quyết định thanh tra hành chính Sau khi có quyết định thanh tra hành chính thì phải công bố quyết định thanh tra hành chính. Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ký quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm công bố quyết định thanh tra với đối tượng thanh tra. Khi công bố quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải nêu rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn thanh tra, thời hạn thanh tra, quyền và trách nhiệm của đối tượng thanh tra, dự kiến kế hoạch làm việc của Đoàn thanh tra với đối tượng thanh tra và những nội dung khác liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra. Trưởng đoàn thanh tra yêu cầu Thủ trưởng cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là đối tượng thanh tra báo cáo về những nội dung theo đề cương đã yêu cầu. Việc công bố quyết định thanh tra phải được lập thành biên bản. Biên bản phải có chữ ký của Trưởng đoàn thanh tra và Thủ trưởng cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là đối tượng thanh tra.18 Thời hạn thanh tra hành chính Thời hạn thực hiện một cuộc thanh tra được quy định như sau: Cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành không quá 60 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 90 ngày. Đối với cuộc thanh tra đặc biệt phức tạp, liên 17 18 Điều 44, Luật Thanh Tra năm 2010 Điều 26, Nghị Định số 86/2011/NĐ-CP GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 21 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài, nhưng không quá 150 ngày; Cuộc thanh tra do Thanh tra tỉnh, Thanh tra bộ tiến hành không quá 45 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dái, nhưng không quá 70 ngày; Cuộc thanh tra do Thanh tra huyện, Thanh tra sở tiến hành không quá 30 ngày; ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài, nhưng không quá 45 ngày. Thời hạn của cuộc thanh tra được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra. Việc kéo dài thời hạn thanh tra do người ra quyết định thanh tra quyết định.19 Đoàn thanh tra hành chính Khi tiến hành cuộc thanh tra phải thành lập Đoàn thanh tra để tiến hành hoạt động thanh tra, tuỳ theo nhiệm vụ mà thành lập Đoàn thanh tra. Đoàn thanh tra hành chính được thành lập để tiến hành cuộc thanh tra theo phạm vi, đối tượng, nội dung, nhiệm vụ, thời hạn ghi trong quyết định thanh tra. Đoàn thanh tra hành chính có Trưởng đoàn thanh tra, các thành viên Đoàn thanh tra; trường hợp cần thiết có Phó Trưởng đoàn Thanh tra. Đoàn thanh tra liên ngành gồm đại diện những cơ quan liên quan; Trưởng đoàn thanh tra là đại diện cơ quan chủ trì tiến hành thanh tra. Trưởng đoàn thanh tra có các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 46 của Luật Thanh tra; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người ra quyết định thanh tra, người quản lý trực tiếp về việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra được giao. Trong quá trình tiến hành thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra được sử dụng dấu của cơ quan chủ trì tiến hành thanh tra khi ban hành những văn bản để áp dụng các biện pháp thực hiện quyền thanh tra. Thanh tra Chính phủ hướng dẫn việc Trưởng đoàn thanh tra được sử dụng dấu của cơ quan chủ trì tiến hành thanh tra.20  Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra hành chính Trong quá trình thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: 19 20 Điều 44, Luật Thanh Tra năm 2010 Điều 21, Nghị Định số 86/2011/NĐ-CP GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 22 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành Tổ chức, chỉ đạo các thành viên Đoàn thanh tra thực hiện đúng nội dung quyết định thanh tra; Kiến nghị với người ra quyết định thanh tra áp dụng biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra quy định tại Điều 48 của Luật Thanh Tra 2010 để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao; Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; khi cần thiết có thể tiến hành kiểm kê tài sản liên quan đến nội dung thanh tra của đối tượng thanh tra; Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu đó; Yêu cầu người có thẩm quyền tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép sử dụng trái pháp luật khi xét thấy cần ngăn chặn ngay việc vi phạm pháp luật hoặc để xác minh tình tiết làm chứng cứ cho việc kết luận, xử lý; Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài khoản phong tỏa tài khoản đó để phục vụ việc thanh tra khi có căn cứ cho rằng đối tượng thanh tra có hành vi tẩu tán tài sản; Quyết định niêm phong tài liệu của đối tượng thanh tra khi có căn cứ cho rằng có vi phạm pháp luật; Tạm đình chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ việc làm khi xét thấy việc làm đó gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; Kiến nghị người có thẩm quyền tạm đình chỉ việc thi hành quyết định kỷ luật, thuyên chuyển công tác, cho nghỉ hưu đối với người đang cộng tác với cơ quan thanh tra nhà nước hoặc đang là đối tượng thanh tra nếu xét thấy việc thi hành quyết định đó gây trở ngại cho việc thanh tra; Báo cáo với người ra quyết định thanh tra về kết quả thanh tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của báo cáo đó. Khi xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp quy định trên thì Trưởng đoàn thanh tra phải quyết định hoặc kiến nghị hủy bỏ ngay việc áp dụng biện pháp đó.21  Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Đoàn thanh tra hành chính 21 Điều 46 Luật Thanh tra năm 2010 GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 23 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn thanh tra. Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu đó. Kiến nghị Trưởng đoàn thanh tra áp dụng biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra quy định tại Điều 46 của Luật này để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao. Kiến nghị việc xử lý về vấn đề khác liên quan đến nội dung thanh tra. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với Trưởng đoàn thanh tra, chịu trách nhiệm trước Trưởng đoàn thanh tra và trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan của nội dung đã báo cáo.22 Xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra Trước khi tiến hành cuộc thanh tra Đoàn thanh tra phải xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra và phải được người có thẩm quyền phê duyệt. Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm chủ trì xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra. Kế hoạch tiến hành thanh tra gồm các nội dung: mục đích, yêu cầu; phạm vi, nội dung, đối tượng, thời kỳ, thời hạn thanh tra; phương pháp tiến hành thanh tra, tiến độ thực hiện, chế độ thông tin báo cáo, việc sử dụng phương tiện, thiết bị, kinh phí và những điều kiện vật chất cần thiết khác phục vụ hoạt động của Đoàn thanh tra; việc tổ chức thực hiện kế hoạch tiến hành thanh tra. Trưởng đoàn thanh tra trình người ra quyết định thanh tra phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra. Thời gian xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra do người ra quyết định thanh tra quyết định, nhưng không quá 05 ngày kể từ ngày ký quyết định thanh tra. Trường hợp thanh tra đột xuất thì thời hạn không quá 03 ngày.23 Báo cáo kết quả thanh tra hành chính Sau khi kết thúc cuộc thanh tra, phải báo cáo kết quả thanh tra. Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải có văn bản báo cáo kết quả thanh tra và gửi tới người ra quyết định thanh tra. Trường hợp 22 23 Điều 47 Luật Thanh tra năm 2010 Điều 22, Nghị Định số 86/2011/NĐ-CP GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 24 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành người ra quyết định thanh tra là Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước thì báo cáo kết quả thanh tra còn phải được gửi cho Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp. Báo cáo kết quả thanh tra phải có các nội dung sau đây: Kết luận cụ thể về từng nội dung đã tiến hành thanh tra; Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật; Ý kiến khác nhau giữa thành viên Đoàn thanh tra với Trưởng đoàn thanh tra về nội dung báo cáo kết quả thanh tra; Biện pháp xử lý đã được áp dụng và kiến nghị biện pháp xử lý. Trường hợp phát hiện có hành vi tham nhũng thì trong báo cáo kết quả thanh tra phải nêu rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để xảy ra hành vi tham nhũng theo các mức độ sau đây: Yếu kém về năng lực quản lý; Thiếu trách nhiệm trong quản lý; Bao che cho người có hành vi tham nhũng. Báo cáo kết quả thanh tra phải nêu rõ quy định của pháp luật làm căn cứ để xác định tính chất, mức độ vi phạm, kiến nghị biện pháp xử lý.  đoàn thanh tra tổ chức họp Đoàn thanh tra để thảo luận về dự thảo báo cáo kết quả thanh tra; trường hợp các thành viên Đoàn thanh tra có ý kiến khác nhau thì Trưởng đoàn thanh tra xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Kết luận thanh tra hành chính Sau khi kết thúc cuộc thanh tra hành chính thì phải ó kết luận thanh tra. Đây là văn bản quan trọng trong việc tiến hành xử lý những hành vi vi phạm. Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra phải ra văn bản kết luận thanh tra và gửi tới Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp, cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên, đối tượng thanh tra. Trường hợp Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước là người ra quyết định thanh tra thì kết luận thanh tra còn phải được gửi cho Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp. Kết luận thanh tra phải có các nội dung sau đây: GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 25 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành Đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra thuộc nội dung thanh tra; Kết luận về nội dung thanh tra; Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật; Biện pháp xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị biện pháp xử lý. Trong quá trình ra văn bản kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra có quyền yêu cầu Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra báo cáo; yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình để làm rõ thêm vấn đề cần thiết phục vụ cho việc ra kết luận thanh tra.24 Luật Thanh tra năm 2010 đã góp phần tạo lập khung pháp lý quan trọng trong việc hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra nhà nước. Quy định cụ thề về chức năng, vị trí của thanh tra nhà nước, cung như hoàn thiện về tổ chức của cơ quan thanh tra, đặt biệt là về hoạt động của ngành tthanh tra ngày càng linh động hơn để đáp ứng yêu cấu quản lý hiện nay. 1.4.2 Hoạt động của thanh tra chuyên ngành Hoạt đọng thanh tra chuyên ngành về cơ bản giống với hoạt động thanh tra hành chính nhưng vẫn có những điêm khác biệt. Hoạt động thanh tra thường được tiến hành qua 3 giai đoạn sau:  Chuẩn bị thanh tra - Khảo sát, nắm tình hình để quyết định thanh tra. Trước khi ra quyết định thanh tra, trong trường hợp cần thiết người ra quyết định thanh tra căn cứ vào yêu cầu của cuộc thanh tra để quyết định việc khảo sát, nắm tình hình đối với là đối tượng thanh tra. - Ra quyết định thanh tra  Tổ chức thực hiện thanh tra - Công bố quyết định thanh tra Công bố quyết định thanh tra là nội dung đầu tiên trong việc tổ chức thanh tra. Quyết định thanh tra phải được công bố chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày ký quyết định thanh tra. - Thu thập, kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra 24 Điều 50 Luật Thanh tra năm 2010 GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 26 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành Chủ thể thực hiện hoạt động thanh tra có quyền yêu cầu đối tượng thanh tra hoặc các cá nhân, cơ quan tổ chức khác cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến nội dung thanh tra. Việc cung cấp hồ sơ, tài liệu được lập thành biên bản giao nhận giữa Đoàn thanh tra và đối tượng thanh tra.Việc quản lý, khai thác, sử dụng thông tin, tài liệu thu thập theo đúng quy định của pháp luật về thanh tra. Trong khi tiến hành thanh tra, nếu phát hiện có sai phạm thì chủ thể tiến hành hoạt động thanh tra phải tiến hành lập biên bản với đối tượng thanh tra để xác định rõ nội dung, tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, nguyên nhân dẫn đến vi phạm. Đối với Đoàn thanh tra thì hằng ngày trong quá trình thanh tra phải ghi nhật ký thanh tra có chữ ký xác nhận của Trưởng đoàn thanh tra . Nhật ký Đoàn thanh tra là sổ ghi chép những hoạt động của Đoàn thanh tra, những nội dung có liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra diễn ra trong ngày, từ khi có quyết định thanh tra đến khi bàn giao hồ sơ thanh tra cho cơ quan có thẩm quyền.  Kết thúc thanh tra - Báo cáo kết quả thanh tra Sau khi kết thúc việc thanh tra, chủ thể thực hiện thanh tra cần tiến hành việc ra văn bản Báo cáo kết quả thanh tra. Đây là căn cứ để người ra quyết định thanh tra ban hành kết luật thanh tra. Vì vậy báo cáo thanh tra phải bám sát nội dung, kế hoạch tiến hành thanh tra, nêu rõ những nhận xét, đánh giá về từng nội dung đã tiến hành thanh tra; chỉ rõ những vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm đối với những vi phạm; đưa ra những kiến nghị biện pháp xử lý vi phạm; nêu rõ các quy định pháp luật làm căn cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật, tính chất, mức độ vi phạm, kiến nghị biện pháp xử lý vi phạm. - Đưa ra kết luận thanh tra Chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra phải ra văn bản kết luận thanh tra . - Thực hiện kết luận thanh tra Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết luận thanh tra hoặc nhận được kết luận thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp hoặc Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra. GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 27 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA CHUYÊN NGÀNH 2.1 Thanh tra chuyên ngành 2.1.1 Khái niệm, đặc điểm thanh tra chuyên ngành Khái niệm - Thanh tra chuyên ngành25 là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó Đặc điểm - Thanh tra chuyên ngành thực tế vẩn là một phần của thanh tra Nhà nước, do đó vẫn mang những đặc điểm của thanh tra Nhà nước như: tính quyền lực Nhà nước, tính khách quan, tính độc lập tương đối, thanh tra luôn gắn với quản lý Nhà nước. Bên cạnh đó, thanh tra chuyên ngành vẫn mang những đặc điểm riêng của mình. 25 Theo Khoản 1, Điều 3 Luật thanh tra năm 2010 GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 28 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành - Thanh trra chuyên ngành thường là hoạt động thanh tra hướng ra ngoài bộ máy, ra ngoài xã hội nhằm đảm bảo trật tự, kỷ cương, pháp luật phục vú yêu cầu quản lý Nhà nước theo ngành, lĩnh vực. - Thanh tra chuyên ngành có thể tổ chức thành đoàn thanh tra hoặc có thể tiến hành thanh tra chuyên ngành độc lập được thực hiện bởi thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành độc lập. - Thanh tra chuyên ngành được tiến hàn thường xuyên, nếu phát hiện có vi phạm thì xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. - Hoạt động của thanh tra chuyên ngành thường gắn liền với ngành, lĩnh vực cụ thể. 2.1.2 Tổ chức của thanh tra Bộ Thanh tra Bộ là cơ quan của Bộ, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ; tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực của Bộ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Thanh tra Bộ có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên. Chánh Thanh tra bộ do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ. Phó Chánh Thanh tra Bộ giúp Chánh Thanh tra Bộ thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra Bộ. Thanh tra Bộ chịu sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.26 Ngoài ra, theo điều 9 Nghị Định 86/2011/NĐ-CP Thanh tra Bộ có Chánh thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, các Thanh Tra viên và công chức khác. Chánh Thanh tra Bộ do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng thanh tra Chính phủ. Phó Chánh Thanh tra Bộ do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh thanh tra Bộ. Phó Chánh Thanh tra Bộ phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác 26 Điều 17 luật Thanh tra năm năm 2010 GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 29 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành và chịu trách nhiệm trước pháp luật cũng như trước Chánh Thanh tra Bộ về việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Thanh tra bộ có các phòng nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ được giao Thanh tra Bộ có con dấu và tài khoàn riêng 2.1.3 Tổ chức của thanh tra Sở Thanh tra Sở là cơ quan của sở, giúp Giám đốc Sở tiến hành thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Thanh tra Sở được thành lập ở những Sở thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc theo quy định của pháp luật. Thanh tra Sở có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên. Chánh Thanh tra Sở do Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra Tỉnh. Phó Chánh Thanh tra Sở giúp Chánh Thanh tra Sở thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra Sở. Thanh tra Sở chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc Sở; chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra và hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra Tỉnh, về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ. Theo điều 15 Nghị Định 86/2011/NĐ-CP Thanh tra Sở có Chánh thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, các Thanh Tra viên và công chức khác. Chánh Thanh tra Sở do giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh Phó Chánh Thanh tra Sở do Giám đốc sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh thanh tra Sở. Phó Chánh Thanh tra Sở phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác và chịu ttrách nhiệm trước pháp luật cũng như trước Chánh Thanh tra Sở về việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Thanh tra Sở có con dấu và tài khoàn riêng. 2.1.4 Tổ chức của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 30 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành Việc giao chức năng thanh tra tra chuyên ngành cho cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực do Chính Phủ quy định theo dề nghị của tổng Thanh tra Chính phủ sau khi thống nhất với Bộ trưởng27.  Tổng cục và tương đương, Cục thuộc Bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành28 Bộ Công Thương: Cục Quản lý thị trường, Cục Hóa chất, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp. Bộ Giao thông vận tải: Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam. Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Tổng cục Thống kê. Bộ Khoa học và Công nghệ: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Cục An toàn bức xạ và Hạt nhân. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Tổng cục Dạy nghề, Cục Quản lý Lao động ngoài nước. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tổng cục Thủy lợi; Tổng cục Lâm nghiệp; Tổng cục Thủy sản; Cục Thú y; Cục Bảo vệ thực vật; Cục Trồng trọt; Cục Chăn nuôi; Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn; Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối. Bộ Ngoại giao: Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài. Bộ Nội vụ: Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Ban Tôn giáo Chính phủ. Bộ Tài nguyên và Môi trường: Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, Tổng cục Môi trường, Tổng cục Quản lý đất đai. Bộ Tài chính: Tổng cục Thuế; Tổng cục Hải quan; Kho bạc Nhà nước; Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; Tổng cục Dự trữ Nhà nước; Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm. Bộ Thông tin và Truyền thông: Cục Tần số vô tuyến điện; Cục Viễn thông; Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử; Cục Báo chí; Cục Xuất bản. 27 28 Điều 29 Luật thanh tra năm 2010 Điều 6 Nghị Định số 07/2012/NĐ/CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành ( Sau đây gọi tắc là Nghị Định 07/2012/NĐ-CP) GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 31 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành Bộ Y tế: Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; Cục Quản lý dược; Cục Quản lý khám, chữa bệnh; Cục Quản lý môi trường y tế; Cục Y tế dự phòng; Cục An toàn vệ sinh thực phẩm.  Cục thuộc Tổng cục và tương đương được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành29 Cục Dự trữ Nhà nước khu vực. Cục Hải quan. Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Cục Thuế. Cục Thống kê.  Chi cục thuộc Sở, Chi cục thuộc Cục và tương đương được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành30 Cảng vụ Hàng không, Cảng vụ Hàng hải, Cảng vụ Đường thủy nội địa thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam. Chi cục Thuế. Trung tâm Tần số khu vực. Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thuộc Sở Y tế. Chi cục về bảo vệ thực vật, thú y, thủy sản, quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, thủy lợi, đê điều, lâm nghiệp, phát triển nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn  Bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành31 Bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành được thành lập tại cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành theo quyết định của người có thẩm quyền. 2.1.5 Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra chuyên ngành 2.1.5.1 Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra Bộ 29 30 31 Điều 7 Nghị Định 07/2012/NĐ-CP Điều 8 Nghị Định 07/2012/NĐ-CP Điều 9 Nghị Định 07/2012/NĐ-CP GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 32 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành  Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra Bộ  Trong quản lý nhà nước về thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, Thanh tra Bộ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Bộ trưởng phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của Thanh tra Bộ; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ; Hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ, Thanh tra Sở; hướng dẫn, kiểm tra cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thực hiện quy định của pháp luật về thanh tra; Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Bộ trưởng, Thanh tra Bộ.  Trong hoạt động thanh tra, Thanh tra Bộ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ; thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng quyết định thành lập; Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành, lĩnh vực do Bộ phụ trách; Thanh tra vụ việc khác do Bộ trưởng giao; Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với vụ việc thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ khi cần thiết.  Giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 33 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành  Giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.32  Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ  Chánh Thanh tra bộ có nhiệm vụ sau đây: Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của bộ; lãnh đạo Thanh tra bộ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; Chủ trì xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của bộ; phối hợp với Chánh Thanh tra tỉnh giải quyết việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.  Chánh Thanh tra bộ có quyền hạn sau đây: Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về quyết định của mình; Quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Bộ trưởng giao; Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ tiến hành thanh tra trong phạm vi quản lý của cơ quan đó khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ không đồng ý thì có quyền ra quyết định thanh tra, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về quyết định của mình; Kiến nghị Bộ trưởng tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sai trái về thanh tra của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của bộ; Kiến nghị Bộ trưởng giải quyết vấn đề liên quan đến công tác thanh tra; trường hợp kiến nghị đó không được chấp nhận thì báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ; 32 Điều 18 Luật Thanh tra năm 2010 GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 34 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra; Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; Kiến nghị Bộ trưởng xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của Bộ trưởng có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra; yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra.33 2.1.5.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra Sở  Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở  Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Giám đốc Sở phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của Thanh tra Sở; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Sở.  Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Sở.  Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Sở.  Thanh tra vụ việc khác do Giám đốc Sở giao.  Hướng dẫn, kiểm tra cơ quan, đơn vị thuộc sở thực hiện quy định của pháp luật về thanh tra.  Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Sở báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý của Sở.  Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Giám đốc Sở, Thanh tra Sở. 33 Điều 19 Luật Thanh tra năm 2010 GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 35 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành  Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Sở đối với vụ việc thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở khi cần thiết.  Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.  Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.34  Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Sở  Chánh Thanh tra Sở có nhiệm vụ sau đây: Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý của Sở; lãnh đạo Thanh tra Sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật thanh tra 2010 và các quy định khác của pháp luật có liên quan; Xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trong phạm vi được phân cấp quản lý nhà nước của Sở.  Chánh Thanh tra Sở có quyền hạn sau đây: Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở về quyết định của mình; Quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Sở kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Giám đốc Sở giao; Yêu cầu thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Sở tiến hành thanh tra trong phạm vi trách nhiệm của cơ quan đó khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở không đồng ý thì có quyền ra quyết định thanh tra, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở về quyết định của mình; Kiến nghị Giám đốc Sở tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sai trái về thanh tra của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của Sở; Kiến nghị Giám đốc sở giải quyết vấn đề về công tác thanh tra, trường hợp kiến nghị đó không được chấp nhận thì báo cáo Chánh Thanh tra Tỉnh hoặc Chánh Thanh tra Bộ; 34 Điều 24 Luật Thanh tra năm 2010 GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 36 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra; Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; Kiến nghị Giám đốc Sở xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của Giám đốc sở có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra.35 2.1.5.3 Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành  Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục và tương đương, Cục thuộc Bộ, Cục thuộc Tổng cục và tương đương, Chi cục thuộc Sở, Chi cục thuộc Cục và tương đương được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành  Tổng cục và tương đương (sau đây gọi chung là Tổng cục); Cục thuộc Bộ; Chi cục thuộc Sở có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: Xây dựng kế hoạch thanh tra gửi Thanh tra bộ, Thanh tra sở tổng hợp trình Bộ trưởng, Giám đốc sở phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó; Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực; Thanh tra những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở giao; Thanh tra những vụ việc khác do Bộ trưởng, Giám đốc sở giao; Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của mình; Tổng hợp, báo cáo kết quả thanh tra chuyên ngành với Thanh tra bộ, Thanh tra sở.  Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục thuộc Tổng cục và tương đương, Chi cục thuộc Cục và tương đương được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; Cục trưởng thuộc Tổng cục và tương đương, Chi cục trưởng thuộc Cục và tương đương; chế độ thông tin, báo cáo, hoạt động thanh tra chuyên ngành của Cục thuộc Tổng cục và tương đương, Chi cục 35 Điều 25 Luật Thanh tra năm 2010 GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 37 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành thuộc Cục và tương đương được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quy định cụ thể.36  Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục trưởng và tương đương, Cục trưởng thuộc Bộ, Chi cục trưởng thuộc Sở được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Tổng cục trưởng và tương đương (sau đây gọi chung là Tổng cục trưởng); Cục trưởng thuộc Bộ; Chi cục trưởng thuộc Sở được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:  Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra chuyên ngành được giao.  Quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của Bộ trưởng, Chánh Thanh tra bộ, Giám đốc sở, Chánh Thanh tra sở; phân công công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.  Kiến nghị người có thẩm quyền xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trong phạm vi quản lý của cơ quan mình.  Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra.  Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.37  Tiêu chuẩn của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành  Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành là công chức thuộc biên chế của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành (sau đây gọi là công chức thanh tra chuyên ngành) có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của ngạch công chức đang giữ và các tiêu chuẩn cụ thể sau đây: Am hiểu pháp luật, có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành; Có nghiệp vụ thanh tra; Có ít nhất 01 năm làm công tác chuyên môn trong lĩnh vực được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành (không kể thời gian tập sự). 36 37 Điều 10 Nghị Định 07/2010/NĐ-CP Điều 11 Nghị Định 07/2010/NĐ-CP GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 38 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành  Tiêu chuẩn cụ thể của công chức thanh tra chuyên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành.38 2.2 Thanh tra viên 2.2.1 Khái quát chung về thanh tra viên Thanh tra viên là công chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra. Thanh tra viên được cấp trang phục, thẻ thanh tra. Thanh tra viên phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao39 Trong khái niệm trên thì có 2 đối tượng được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên: Thanh tra viên là công chức, người được tuyển dụng bổ nhiệm vào ngạch, chức danh, chức vụ theo quy định của luật cán bộ công chức và phải có các tiêu chuẩn chung quy định của Luật thanh tra. Thanh tra viên là sỹ quan Quân đội nhân dân, sỹ quan Công an nhân dân, đây là quy định mới so với luật Thanh tra năm 2004 Theo Điều 33 Luật thanh tra 2010 thì thanh tra viên có 3 ngạch: Thanh tra viên Thanh tra viên chính Thanh tra viên cao cấp. 2.2.2 Tiêu chuẩn ngạch thanh tra viên 2.2.2.1 Tiêu chuẩn ngạch thanh tra viên là công chức Công chức phải đáp ứng các tiêu chuẩn thì mới được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên.  Tiêu chuẩn ngạch thanh tra viên Thanh tra viên trước hết phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung tại khoản 1 điều 32 Luật thanh tra 2010 là: 38 39 Điều 10 Nghị Định 07/2010/NĐ-CP Điều 31 Luật thanh tra 2010 GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 39 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan; Tốt nghiệp đại học, có kiến thức quản lý nhà nước và am hiểu pháp luật; đối với Thanh tra viên chuyên ngành còn phải có kiến thức chuyên môn về chuyên ngành đó; Có văn bằng hoặc chứng chỉ về nghiệp vụ thanh tra; Có ít nhất 02 năm làm công tác thanh tra (không kể thời gian tập sự), trừ trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác từ 05 năm trở lên chuyển sang cơ quan thanh tra nhà nước. Ngoài đáp ứng các tiêu chuẩn chung thanh tra viên là công chức phải đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại điều 6, Nghị Định 97/2011/NĐ-CP:  Chức trách: Thanh tra viên là công chức chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan thanh tra nhà nước, thực hiện quyết định thanh tra và các nhiệm vụ khác của cơ quan thanh tra nhà nước. Thanh tra viên được giao chủ trì thanh tra các vụ việc có quy mô và tính chất phức tạp trung bình; khi tiến hành thanh tra phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp về nhiệm vụ được giao.  Nhiệm vụ: Tham gia xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các vụ việc thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng được giao; Trực tiếp thực hiện hoặc tổ chức việc phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tiến hành thu thập chứng cứ, hồ sơ có liên quan đến vụ việc thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng được giao; Lập biên bản, viết báo cáo kết quả thanh tra, làm rõ từng nội dung đã thanh tra, xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm; kiến nghị biện pháp giải quyết; Tổ chức rút kinh nghiệm việc thực hiện các cuộc thanh tra được giao; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước giao.  Năng lực: Am hiểu chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để vận dụng vào hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng; GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 40 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành Nắm được nguyên tắc, chế độ, chính sách, quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội; Am hiểu tình hình kinh tế - xã hội; Nắm được quy trình nghiệp vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; có khả năng thực hiện nhiệm vụ được giao; Có khả năng phân tích, tổng hợp, đánh giá tình hình hoạt động quản lý ở cấp cơ sở.  Yêu cầu trình độ, thâm niên công tác: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với chuyên môn thuộc ngành, lĩnh vực đang công tác; Có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch thanh tra viên; Có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên; Có văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B trở lên thuộc 01 trong 05 thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức. Đối với công chức công tác tại các địa phương ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo có sử dụng tiếng dân tộc thiểu số phục vụ trực tiếp cho công tác thì được thay thế chứng chỉ ngoại ngữ bằng chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc Thủ trưởng cơ quan thanh tra nơi công chức đó công tác xác nhận; Sử dụng thành thạo tin học văn phòng hoặc có chứng chỉ tin học văn phòng; Có thời gian ít nhất 02 năm làm công tác thanh tra (không kể thời gian tập sự, thử việc). Trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan Quân đội nhân dân, sỹ quan Công an nhân dân công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác chuyển sang cơ quan thanh tra nhà nước thì phải có thời gian ít nhất 05 năm giữ ngạch công chức, viên chức, cấp hàm tương đương ngạch thanh tra viên.  Tiêu chuẩn ngạch thanh tra viên chính Theo điều 7 Nghị Định 97/2011/NĐ-CP thì thanh tra viên chính phải đáp ứng các yêu cầu  Chức trách: GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 41 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành Thanh tra viên chính là công chức chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan thanh tra nhà nước, thực hiện quyết định thanh tra và các nhiệm vụ khác của cơ quan thanh tra nhà nước. Thanh tra viên chính được giao chủ trì hoặc tham gia thanh tra các vụ việc có quy mô rộng, tình tiết phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực; khi tiến hành thanh tra phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp về nhiệm vụ được giao.  Nhiệm vụ: Chủ trì hoặc tham gia xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các vụ việc thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng được giao; Trực tiếp thực hiện hoặc tổ chức việc phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tiến hành thu thập chứng cứ, hồ sơ có liên quan đến vụ việc thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng được giao; Xây dựng báo cáo kết quả thanh tra, kết luận thanh tra, làm rõ từng nội dung đã thanh tra; xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm; kiến nghị biện pháp giải quyết để chấn chỉnh hoạt động quản lý trong phạm vi ngành hoặc địa phương; Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện các cuộc thanh tra được giao; Tham gia xây dựng các quy trình nghiệp vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng; trực tiếp hoặc tham gia bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho thanh tra viên; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước giao.  Năng lực: Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước và quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội, đề xuất và tổ chức thực hiện có hiệu quả các cuộc thanh tra được giao; Nắm vững nguyên tắc, chế độ, chính sách, quy định của Nhà nước trong quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội; Am hiểu sâu tình hình kinh tế - xã hội; Có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành theo lĩnh vực được phân công; có khả năng đảm nhận trách nhiệm là trưởng đoàn, phó trưởng đoàn thanh tra; tổ chức điều hành hướng dẫn thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra thực hiện nhiệm vụ thanh tra được giao; GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 42 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành Có năng lực phân tích, đánh giá những vấn đề thuộc phạm vi quản lý của ngành, lĩnh vực, địa phương.  Yêu cầu trình độ, thâm niên công tác: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với chuyên môn thuộc ngành, lĩnh vực đang công tác; Có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch thanh tra viên chính; Có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính; Có văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B trở lên thuộc 01 trong 05 thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức. Đối với công chức công tác tại các địa phương ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo có sử dụng tiếng dân tộc thiểu số phục vụ trực tiếp cho công tác thì được thay thế chứng chỉ ngoại ngữ bằng chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc thủ trưởng cơ quan thanh tra nơi công chức đó công tác xác nhận; Sử dụng thành thạo tin học văn phòng hoặc có chứng chỉ tin học văn phòng; Có thời gian công tác ở ngạch thanh tra viên và tương đương tối thiểu là 09 năm, trừ trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan Quân đội nhân dân, sỹ quan Công an nhân dân công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác và đang giữ ngạch công chức, viên chức, cấp hàm tương đương ngạch thanh tra viên chính chuyển sang cơ quan thanh tra nhà nước.  Tiêu chuẩn ngạch thanh tra viên cao cấp Ngoài đáp ứng các tiêu chuẩn chung về thanh tra viên, ngạch thanh tra viên cao cấp phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo điều 9 Nghị Định 97/2011/NĐ-CP  Chức trách: Thanh tra viên cao cấp là công chức chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan Thanh tra Chính phủ, Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thực hiện quyết định thanh tra và các nhiệm vụ khác của cơ quan thanh tra nhà nước. Thanh tra viên cao cấp được giao trực tiếp chủ trì thanh tra các vụ việc có quy mô lớn, tình tiết rất phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực; khi tiến hành thanh tra phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp về nhiệm vụ được giao.  Nhiệm vụ: GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 43 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành Chủ trì xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các vụ việc thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng được giao; Trực tiếp thực hiện hoặc tổ chức việc phối hợp với các cơ quan, đơn vị hữu quan tiến hành thu thập chứng cứ, hồ sơ có liên quan đến vụ việc thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng được giao; Xây dựng báo cáo kết quả thanh tra, kết luận thanh tra, làm rõ từng nội dung đã thanh tra; xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm; kiến nghị biện pháp giải quyết để chấn chỉnh hoạt động quản lý đối với các ngành, lĩnh vực hoặc các địa phương; Chủ trì hoặc tham gia tổng kết, đánh giá các cuộc thanh tra có quy mô lớn, phức tạp, cuộc thanh tra diện rộng được giao; Chủ trì, tham gia xây dựng các quy trình nghiệp vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho thanh tra viên, thanh tra viên chính; Trong quá trình thanh tra, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 47 và Điều 54 Luật Thanh tra; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước giao.  Năng lực: Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong từng thời kỳ, từng ngành, từng lĩnh vực; Am hiểu sâu tình hình kinh tế - xã hội trong nước và trên thế giới; nắm vững các nguyên tắc, chế độ, chính sách, quy định của Nhà nước trong quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội; Có kiến thức sâu, rộng về chuyên môn nhiều ngành, lĩnh vực; có khả năng đảm nhận trách nhiệm trưởng đoàn, phó trưởng đoàn thanh tra các vụ việc có quy mô lớn, tình tiết rất phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực; có khả năng tổ chức, điều hành thanh tra viên chính thực hiện nhiệm vụ thanh tra được giao; Chủ trì việc tổng kết, nghiên cứu lý luận về công tác thanh tra; tham gia xây dựng các văn bản pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; Tham gia xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu chuyên môn nghiệp vụ để đào tạo, bồi dưỡng cho thanh tra viên, thanh tra viên chính, cán bộ quản lý của các tổ chức thanh tra; GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 44 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành Có năng lực phân tích, khái quát, tổng hợp những vấn đề thuộc phạm vi quản lý của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực.  Yêu cầu trình độ, thâm niên công tác: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với chuyên môn thuộc ngành, lĩnh vực đang công tác; Có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch thanh tra viên cao cấp; Có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp; Có trình độ cao cấp lý luận chính trị; Có văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ trình độ C trở lên thuộc 01 trong 05 thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức; Sử dụng thành thạo tin học văn phòng hoặc có chứng chỉ tin học văn phòng; Có thời gian công tác ở ngạch thanh tra viên chính và tương đương tối thiểu là 06 năm, trừ trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan Quân đội nhân dân, sỹ quan Công an nhân dân công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác và đang giữ ngạch công chức, viên chức, cấp hàm tương đương ngạch thanh tra viên cao cấp chuyển sang cơ quan thanh tra nhà nước. 2.2.2.2 Tiêu chuẩn ngạch thanh tra viên là sĩ quan quân đội nhân dân, sĩ quan công an nhân dân  Tiêu chuẩn Thanh tra viên là sĩ quan quân đội nhân dân, sĩ quan công an nhân dân Ngoài tiêu chuẩn chung tại khoản 1 điều 32 Luật thanh tra 2010 thì Tiêu chuẩn ngạch thanh tra viên là sĩ quan quân đội nhân dân, sĩ quan công an nhân dân phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo Điều 3 Quyết Định số 09/2010/QĐ-TTg  Chức trách: Thanh tra viên có trách nhiệm tham mưu giúp thủ trưởng đơn vị thực hiện một số lĩnh vực công tác thanh tra, chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện các nội dung thanh tra có quy mô, độ phức tạp trung bình.  Nhiệm vụ: Nghiên cứu, tổng hợp, thu nhập, xử lý thông tin ban đầu, xây dựng cơ sở dữ liệu về công tác thanh tra; GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 45 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành Đề xuất và tham mưu tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác thanh tra định kỳ của đơn vị Công an cấp huyện, phòng và tương đương. Xây dựng kế hoạch thanh tra, tổ chức thực hiện quyết định thanh tra về thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành; giúp thủ trưởng đơn vị xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng; trực tiếp thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ, lập hồ sơ thanh tra, thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân theo quy định; Báo cáo kết quả các nội dung thanh tra, kiến nghị các biện pháp giải quyết; Tham gia nghiên cứu xây dựng văn bản chỉ đạo công tác thanh tra thuộc lĩnh vực được giao; Tham mưu cho Thủ trưởng đơn vị phụ trách kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra; Thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 40 và Điều 50 Luật Thanh tra.  Năng lực: Có kiến thức lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên để vận dụng vào công tác thanh tra; Có kiến thức nghiệp vụ cơ bản về công tác công an; Có kiến thức cơ bản về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội; Am hiểu tình hình kinh tế, xã hội; Có khả năng nghiên cứu, phân tích tổng hợp tình hình trong lĩnh vực được giao, xây dựng văn bản chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác thanh tra trong phạm vi đơn vị cơ sở.  Trình độ và điều kiện khác: Nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học ngành công an hoặc đại học ngành khác trở lên đã được bồi dưỡng nghiệp vụ công an, có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch Thanh tra viên; Chính trị: Trung cấp lý luận chính trị hoặc tương đương; Quản lý nhà nước: Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên; Ngoại ngữ: Trình độ B trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức). Tiêu chuẩn này không bắt buộc đối với sỹ quan nghe, nói được một trong các tiếng dân tộc thiểu số tại địa bàn công tác; GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 46 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành Tin học: Trình độ tin học văn phòng; Đã qua công tác trong ngành công an từ hai năm trở lên, trong đó có ít nhất một năm làm công tác thanh tra.  Tiêu chuẩn Thanh tra viên chính là sĩ quan quan đội nhân dân, sĩ quan công an nhân dân Ngoài đáp ứng các tiêu chuẩn chung, ngạch thanh tra viên chính là sĩ quan quân đội nhân dân, sĩ quan công an nhân dân phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo Điều 4 Quyết Định số 09/2010/QĐ-TTg  Chức trách: Thanh tra viên chính có trách nhiệm tham mưu trực tiếp giúp thủ trưởng đơn vị về một số lĩnh vực hoặc một số công việc có tính chất quan trọng trong công tác thanh tra, chịu trách nhiệm trực tiếp tổ chức cuộc thanh tra có quy mô rộng, tình tiết phức tạp liên quan nhiều lĩnh vực, nhiều đơn vị, địa phương trong và ngoài ngành công an.  Nhiệm vụ: Nghiên cứu, đề xuất những vấn đề về tổ chức và hoạt động thanh tra, biện pháp chỉ đạo công tác thanh tra thuộc thẩm quyền của Công an cấp tỉnh, Cục và tương đương trở lên; Xây dựng kế hoạch thanh tra, tổ chức thực hiện quyết định thanh tra về thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành; giúp thủ trưởng đơn vị xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân theo quy định; Lập hồ sơ và tiến hành xác minh, kết luận rõ nội dung thanh tra, kiến nghị các biện pháp giải quyết; Kiểm tra kết quả thanh tra do Thanh tra viên thực hiện theo phân công của lãnh đạo khi tham gia Đoàn Thanh tra; Xây dựng văn bản chỉ đạo công tác thanh tra, biên soạn tài liệu và hướng dẫn, phổ biến nghiệp vụ công tác thanh tra cho Thanh tra viên và công tác viên thanh tra trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao; Thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 40 và Điều 50 Luật Thanh tra.  Năng lực: Có kiến thức lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh một cách hệ thống, nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên; GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 47 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành Nắm vững biện pháp nghiệp vụ cơ bản công an và công tác thanh tra; Có kiến thức cơ bản về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội; Am hiểu sâu tình hình kinh tế, xã hội; Có năng lực nghiên cứu, tổng hợp, xây dựng văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, sơ kết, tổng kết công tác thanh tra.  Trình độ và điều kiện khác: Nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học ngành công an hoặc đại học ngành khác trở lên đã được bồi dưỡng nghiệp vụ công an, có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ Thanh tra viên chính; Chính trị: Trung cấp lý luận chính trị hoặc tương đương; Quản lý nhà nước: Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình Chuyên viên chính; Ngoại ngữ: Trình độ B trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức). Tiêu chuẩn này không bắt buộc đối với sỹ quan nghe, nói được một trong các tiếng dân tộc thiểu số tại địa bàn công tác; Tin học: Trình độ tin học văn phòng; Đã qua công tác trong ngành công an từ mười một năm trở lên, trong đó có ít nhất một năm làm công tác thanh tra. Nếu đã được bổ nhiệm Thanh tra viên phải được chín năm trở lên.  Tiêu chuẩn Thanh tra viên cao cấp là sĩ quan quân đội nhân dân, sĩ quan công an nhân dân Ngạch thanh tra viên cao cấp là sĩ quan quân đội nhân dân, sĩ quan công an nhân dân phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo Điều 5 Quyết Định số 09/2010/QĐ-TTg  Chức trách: Thanh tra viên cao cấp có trách nhiệm tham mưu giúp thủ trưởng đơn vị chủ trì các cuộc thanh tra có nhiều tình tiết phức tạp liên quan nhiều lĩnh vực, nhiều đơn vị, địa phương trong và ngoài ngành công an.  Nhiệm vụ: Chủ trì nghiên cứu, đề xuất chương trình công tác, những vấn đề về tổ chức và hoạt động thanh tra, biện pháp chỉ đạo công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng trong lực lượng Công an nhân dân và tổ chức thực hiện; GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 48 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành Tổ chức công tác kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị, địa phương thực hiện quyết định thanh tra và pháp luật về công tác thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng; xử lý đơn thư, tiếp công dân theo quy định; Xây dựng kế hoạch thanh tra và tổ chức thực hiện các cuộc thanh tra; xác minh, kết luận khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng; Trực tiếp chỉ đạo, phối hợp các đơn vị chức năng để thu thập tài liệu, xác minh, kết luận rõ các nội dung thanh tra, kiến nghị các biện pháp giải quyết; Kiểm tra kết quả thanh tra do Thanh tra viên, Thanh tra viên chính thực hiện theo phân công của lãnh đạo khi tham gia Đoàn thanh tra; Chủ trì nghiên cứu đề tài khoa học cấp cơ sở trở lên, tổng kết chuyên đề, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực công tác thanh tra Công an nhân dân; Chủ trì biên soạn tài liệu giảng dạy và tổ chức bồi dưỡng, phổ biến nghiệp vụ công tác thanh tra cho Thanh tra viên, Thanh tra viên chính và cộng tác viên thanh tra; Thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 40 và Điều 50 Luật Thanh tra.  Năng lực: Có kiến thức lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh một cách có hệ thống, nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; Có kiến thức quản lý nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh, quốc phòng, đối ngoại; Am hiểu sâu rộng tình hình kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế; Có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ, nắm vững nguyên tắc, biện pháp nghiệp vụ công an và công tác thanh tra; Có năng lực nghiên cứu khoa học, tổng kết chuyên đề diện rộng thuộc lĩnh vực được giao, đề xuất những vấn đề chiến lược về công tác thanh tra, có khả năng phân tích, khái quát, tổng hợp tình hình hoạt động của nhiều lĩnh vực, đề xuất, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác thanh tra điều hành hoạt động của Thanh tra viên, Thanh tra viên chính, cộng tác viên thanh tra.  Trình độ và điều kiện khác: Nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học ngành công an hoặc đại học ngành khác trở lên đã được bồi dưỡng nghiệp vụ công an, có chứng chỉ bồi dưỡng ngạch Thanh tra viên cao cấp; GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 49 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành Chính trị: Cao cấp lý luận chính trị; Quản lý nhà nước: Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình Chuyên viên cao cấp; Ngoại ngữ: Trình độ C trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức); Tin học: Trình độ tin học văn phòng; Đã có đề án, công trình nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên về công tác công an hoặc công tác thanh tra; Đã qua công tác trong ngành công an từ mười bảy năm trở lên, trong đó có ít nhất một năm làm công tác thanh tra. Nếu đã được bổ nhiệm Thanh tra viên chính phải được sáu năm trở lên. 2.2.3 Tiêu chuẩn chánh thanh tra 2.2.3.1 Tiêu chuần chánh thanh tra Bộ Ngoài đáp ứng các tiêu chuẩn chung về phẩm chất, năng lực, hiểu biết trình độ thì chánh thanh tra Bộ phải đáp ứng các tiêu chuẩn:  Theo điều 3 thông tư 09/2011/TT-TTCP thì chánh thanh tra Bộ phải có phẩm chất  Yêu nước, có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với đường lối, quan điểm chính trị của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kiên định với đường lối đổi mới, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tập tụy phục vụ nhân dân.  Làm việc với tinh thần trách nhiệm, hiệu quả cao; cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư; không cơ hội, không tham nhũng, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng và các biểu hiện tiêu cực; thực hành tiết kiệm chống lãng phí.  Có ý thức tổ chức kỷ luật; trung thực, khách quan, quyết toán và dám chịu trách nhiệm; có tinh thần tự phê bình và phê bình.  Đoàn kết, dân chủ với đồng nghiệp, gương mẫu về đạo đức, lối sống; gắn bó mật thiết với nhân dân, được tập thể công chức, thanh tra viên nơi công tác và nhân dân nơi cư trú tín nhiệm.  Theo điều 4 thông tư 09/2011/TT-TTCP thì chánh thanh tra Bộ phải có năng lực GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 50 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành  Có năng lực tham mưu, tổ chức, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.  Có khả năng nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, hoạch định chiến lược quản lý vĩ mô và đề xuất các giải pháp có hiệu quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực Bộ phụ trách.  Có khả năng làm Trưởng các Đoàn thanh tra có quy mô lớn, diện rộng, nhiều tình tiết phức tạp.  Có năng lực điều hành; có khả năng quy tụ, đoàn kết công chức, thanh tra viên phát huy sức mạnh tập thể và phối hợp tốt với các cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ được giao.  Theo điều 5 thông tư 09/2011/TT-TTCP thì chánh thanh tra Bộ phải có hiểu biết  Nắm vững các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và phương hướng nhiệm vụ của ngành Thanh tra.  Nắm vững kiến thức pháp luật và nghiệp vụ công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; có kinh nghiệm tổ chức, quản lý, điều hành.  Am hiểu các lĩnh vực thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ và các lĩnh vực chuyên ngành khác có liên quan, tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của đất nước, khu vực và thế giới.  Theo điều 6 thông tư 09/2011/TT-TTCP thì chánh thanh tra Bộ phải có trình độ Đạt tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ ngạch thanh tra viên chính hoặc tương đương trở lên. Tốt nghiệp đại học trở lên, phù hợp với công tác thanh tra. Tốt nghiệp Lý luận chính trị cao cấp hoặc tương đương. Tốt nghiệp quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp. Sử dụng được một ngoại ngữ thông dụng ở trình độ C và tương đương trở lên. Sử dụng thành thạo máy tính và các trang thiết bị văn phòng phục vụ cho công tác.  Theo điều 7 thông tư 09/2011/TT-TTCP thì chánh thanh tra Bộ phải cần có các điều kiện khác: GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 51 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành Đã qua thực tiễn công tác lãnh đạo, quản lý từ cấp Phó Chánh thanh tra Bộ và tương đương trở lên; có 05 năm trở lên công tác trong ngành thanh tra hoặc làm công tác quản lý nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ. Cán bộ, công chức được bổ nhiệm lần đầu giữ chức vụ Chánh Thanh tra Bộ không quá 55 tuổi đối với nam và không quá 50 tuổi đối với nữ; Không trong thời gian bị thi hành kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên. Cán bộ, công chức được bổ nhiệm giữ chức Chánh Thanh tra Bộ thì phải được quy hoạch vào chức danh bổ nhiệm hoặc tương đương. Có hồ sơ, lý lịch cá nhân đầy đủ, rõ ràng không vi phạm Quy định số 57-QĐ/TW ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Bộ Chính trị về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng, được cơ quan có thẩm quyền xác nhận. 2.2.4.2 Tiêu chuẩn chánh thanh tra Sở Ngoài đáp ứng các tiêu chuẩn chung về thanh tra viên, Chánh thanh tra Sở cón phải đáp ứng các tiêu chuẩn do Ủy ban nhân dân tỉnh của từng địa phương quy định cụ thể dựa trên những quy định của pháp luật về thanh tra, như vậy mỗi địa phương sẽ có những quy định cụ thể khác nhau. Tuy nhiên thông qua đây ta có thể rút ra một số tiêu chuẩn chung cho chánh thanh tra Sở như sau:  Về phẩm chất chánh thanh tra sở cần có các tiêu chuẩn như sau Yêu nước, có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với đường lối, quan điểm chính trị của Đảng, nhà nước. Làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực khách quan, công tâm, quyết đoán và giám chịu trách nhiệm, có tinh thần phê bình và tự phê bình. Đoàn kết, dân chủ, gương mẩu về đạo đức và lối sống, gắn bó mật thiết với nhân dân, đựơc tập thể công chức nơi công tác và nhân dân tín nhiệm.  Về năng lực chánh thanh tra sở Có năng lực tham mưu, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố các, phòng chống tham nhũng. Có khả năng xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền, đề xuất các giải pháp có hiệu quả về công tác thanh tra. Có khả năng làm trưởng các đoàn thanh tra có quy mô vừa, tình tiết ít phức tạp. GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 52 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành Có năng lực điều hành, có khả năng quy tụ, đoản kết cán bộ công chức, phát huy sức mạnh tập thể và phối hợp tốt với các tổ chức cà nhân có liên quan thực hiện nhiệm vụ được giao.  Hiểu biết Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, phương hướng, nhiệm vụ của ngành thanh tra. Nắm vững kiến thức pháp luật và nghiệp vụ công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; có kinh nghiệm tổ chức, quản lý, điều hành. Am hiểu các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, tổng hợp chuyên ngành và tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của ngành, địa phương, đất nước.  Trình độ Đạt tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ ngạch Thanh tra viên hoặc tương đương trở lên, có kinh nghiệm tổ chức quản lý, điều hành. Tốt nghiệp đại học trở lên, có chuyên ngành phù hợp với công tác thanh tra. Có trình độ Trung cấp lý luận chính trị hoặc tương đương trở lên. Đã qua bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên trở lên. Sử dụng một ngoại ngữ thông dụng trình độ B trở lên. Sử dụng thành thạo vi tính và các trang thiết bị văn phòng phục vụ công tác.  Các điều kiện khác Đã qua thực tiễn công tác lãnh đạo, quản lý từ cấp Phó Chánh Thanh sở và tương đương trở lên hoặc có thời gian công tác trong ngành thanh tra từ 5 năm trở lên. Cán bộ, công chức được bổ nhiệm lần đầu giữ chức vụ Chánh Thanh tra sở không quá 55 tuổi đối với nam và không quá 50 tuổi đối với nữ. Tại thời điểm bổ nhiệm, không trong thời gian bị thi hành kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên. Có hồ sơ, lý lịch cá nhân rõ ràng. Có đủ sức khoẻ để công tác. 2.2.4 Trách nhiệm thanh tra viên, đạo đức thanh tra Trách nhiệm thanh tra viên GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 53 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành Thanh tra viên phải gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật, không ngừng phấn đấu rèn luyện để đáp ứng tiêu chuẩn theo yêu cầu; có lối sống lành mạnh và tôn trọng các quy tắc sinh hoạt công cộng; có trách nhiệm học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra. Trong quá trình thanh tra, thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra phải thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn thanh tra; phải tuân thủ các quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được giao; thanh tra viên còn phải chịu trách nhiệm trưc người ra quyết định thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp về việc thực hiện nhiệm vụ được giao Đạo đức thanh tra Cán bộ đảng viên, công chức, viên chức thuộc ngành thanh tra có trách nhiệm phấn đấu, rèn luyện thường xuyên theo năm chuẩn mực đạo đức theo quyết định số 1821-QĐ/BCS ngày 30/12/2011 : Có lập trường, quan điểm cách mạng vững vàng, chấp hành ngiêm chỉnh đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, luôn nêu cao trách nhiệm, tận tụy với công việc được giao, phấn đấu vượt qua mọi khó khăn gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ tốt nhất. Có phong cách, phương pháp làm việc khoa học, đổi mới, sâu, sát công việc, coi trọng nguyên tắc kỷ cương, phân tích xử lý vấn đề khách quan, công tâm, có lý, có tình, có tính thuyết phục cao. Có tinh thần học tập cầu tiến, nghiên cứu, tiếp cận cái mới, không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ, năng lực cá nhân về mọi mặt, coi trọng thực tiển, lấy thực tiển làm thước đo đánh giá công việc. Có ý thúc rèn luyện,tu dưỡng phẩm chất đạo đức cá nhân trong áng, lành mạnh, nói đi đôi với làm, hành động có văn hóa, gương mẫu, tiêu biểu trong lối sống sinh hoạt cá nhân, có tinh thần xây dựng và đoàn kết, thống nhất trong nội bộ, tích cực đấu tranh bài trừ tệ tham những lãng phí, quan liêu, không lợi dụng chức vụ để vụ lợi. Có tấm lòng vì dân, thương dân, gần gủi, tôn trọng nhân dân, biết chia sẽ thong cảm với nhân dân khi xử lý công việc, biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến đúng đắng của nhân dân, hoạt động ví lợi ích của đất nước, của nhân dân, thường xuyên sinh hoạt với nhân dân nơi cư trú đúng quy định của nhà nước. 2.2.5 Bổ nhiệm, miễn nhiệm thanh tra viên GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 54 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành  Bổ nhiệm thanh tra viên  Việc bổ nhiệm các ngạch thanh tra phải bảo đảm các nguyên tắc sau: Người được bổ nhiệm có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch thanh tra thì được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra. Việc bổ nhiệm phải đúng thẩm quyền, trình tự thủ tục quy định và phù hợp với nhu cầu vị trí công tác.  Công chức được xem xét, bổ nhiệm vào các ngạch thanh tra trong các trường hợp sau: Công chức giữ các ngạch chuyên viên và tương đương, chuyên viên chính và tương đương, chuyên viên cao cấp và tương đương đang công tác trong các cơ quan thanh tra nhà nước có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyển sang các ngạnh thanh tra tương ứng; Công chức trúng tuyển kỳ thi ngạch thanh tra viên lên thanh tra viên chính hoặc kỳ thi nâng ngạch thanh tra viên chính lên thanh tra viên cao cấp.  Sỹ quan Quân đội nhân dân, sỹ quan Công an nhân dân công tác ở các cơ quan Thanh tra Quốc phòng, Thanh tra Công an có đủ điều kiện, tiêu chuẩn của ngạch thanh tra theo quy định thì được xem xét, bổ nhiệm vào các ngạch thanh tra tương ứng theo điều kiện, tiêu chuẩn và nhu cầu vị trí công tác.40  Thẩm quyền bổ nhiệm thanh tra viên Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, bổ nhiệm các ngạch thanh tra viên, thanh tra viên chính. Bộ trưởng Bộ Nội vụ xem xét, bổ nhiệm công chức vào ngạch thanh tra viên cao cấp; Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, bổ nhiệm sỹ quan Công an nhân dân, sỹ quan Quân đội nhân dân vào ngạch thanh tra viên cao cấp. Quyết định bổ nhiệm Thanh tra viên cao cấp thuộc Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải gửi cho Thanh tra Chính phủ để theo dõi, tổng hợp.41  Miễn nhiệm thanh tra viên  Miễn nhiệm đối với thanh tra viên một trong các trường hợp sau: 40 41 Khoản 1, Điều 10 Nghị Định 97/2011/NĐ-CP Điều 11 Nghị Định 97/2011/NĐ-CP GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 55 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành Do điều động, luân chuyển sang cơ quan, tổ chức, đơn vị khác không phải là cơ quan thanh tra nhà nước; Khi chuyển đổi vị trí việc làm và theo quy định của pháp luật cán bộ, công chức phải chuyển sang ngạch công chức, viên chức khác để phù hợp với vị trí việc làm mới; Tự nguyện xin thôi không làm việc ở các cơ quan thanh tra nhà nước và đã được cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định cho thôi việc; Có quyết định thôi việc hoặc bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc theo quy định của pháp luật; Bị tước danh hiệu Công an nhân dân hoặc tước quân hàm sỹ quan Quân đội nhân dân; Bị Tòa án kết tội bằng bản án có hiệu lực pháp luật; Vì lý do khác theo quy định của pháp luật.  Cấp có thẩm quyền bổ nhiệm ngạch thanh tra nào thì có thẩm quyền miễn nhiệm đối với ngạch thanh tra đó.  Trình tự, thủ tục miễn nhiệm thanh tra viên như sau: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đề nghị bằng văn bản; Cơ quan, đơn vị, bộ phận, người được giao phụ trách công tác tổ chức cán bộ, theo phân cấp quản lý cán bộ dự thảo quyết định miễn nhiệm và thu thập các tài liệu liên quan, trình cấp có thẩm quyền ra quyết định miễn nhiệm; Thông báo quyết định miễn nhiệm, thu hồi thẻ thanh tra và các trang thiết bị khác phục vụ cho công tác thanh tra. 2.2.6 Cộng tác viên thanh tra Cộng tác viên thanh tra là người được cơ quan thanh tra nhà nước trưng tập tham gia Đoàn thanh tra. Cộng tác viên thanh tra là người không thuộc biên chế của các cơ quan thanh tra nhà nước.42 Tiêu chuẩn cộng tác viên thanh tra - Cộng tác viên thanh tra là công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan, có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ thanh tra của cơ quan trưng tập.43 42 43 Điều 21 Nghị Định 97/2011/NĐ-CP Điều 22 Nghị Định 97/2011/NĐ-CP GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 56 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành Nhiệm vụ, quyền hạn của cộng tác viên thanh tra Cộng tác viên thanh tra khi tham gia Đoàn thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Đoàn thanh tra theo quy định tại Điều 24 Nghị Định 97/2011, cụ thể như sau Cộng tác viên có nhiệm vụ quyền hạn giống như thành viên của đoàn thanh tra được quy định cụ thể tại Điều 47 Luật thanh tra năm 2010 Cộng tác viên có nhiệm vụ quyển hạn giống như thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành khi tiến hành thanh tra theo đoàn thanh tra được quy định tại điều 54 Luật thanh tra năm 2010 2.3 HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA CHUYÊN NGÀNH 2.3.1 Khái quát chung về hoạt động của thanh tra chuyên ngành 2.3.1.1 Sự cần thiết khách quan của hoạt động thanh tra chuyên ngành Thanh tra là chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước - Thanh tra là phạm trù gắn liền với hoạt động quản lý nhà nước. Thanh tra chỉ xuất hiện, tồn tại và phát triển trong xã hội có Nhà nước, hoạt động thanh tra bắt nguồn từ tính chất và chức năng hoạt động của quản lý nhà nước, nhà nước không thể quản lý điều hành mọi hoạt động kinh tế xã hội nếu thiếu thanh tra và kiểm tra. - Nhà nước thực hiện quản lý kinh tế xã hội thông qua việc đề ra hệ thống luật lệ, các chính sách, chế độ quản lý để điều chỉnh các quan hệ và cưởng chế pháp nhân, thể nhân trong xã hội phải tuân thủ. - Thanh tra là nội dung không thể thiếu trong quản lý nhà nước, là một giai đoạn của chu trình quản lý, có vai trò kiểm định, đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước. qua thanh tra, giúp cho các cơ quan nhà nước tăng cường được các hiệu lực của các quyết định quản lý, thấy được các thiếu sót, yếu kém, những điểm chưa phù hợp, thiếu đồng bộ trong hệ thống luật lệ, các chính sách chế độ ban hành đúng sai, việc thực hiện các chính sách , nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, các đơn vị lực lượng vũ trang và cá nhân tốt hay xấu, mức độ vi phạm nguyên nhân, từ đó kiến nghị nhằm phát huy nhân tố tích cực, khắc phục kịp thời những sơ hở, yếu kém, đề xuấ biện pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm quản lý tốt hơn và có hiệu quả hơn. - Quá trình hình thành và phát triển của tổ chức thanh tra nhà nước gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của bộ máy hành chính nhà nước. tuỳ theo yêu cầu của mổi giai GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 57 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành đoạn phát triển kinh tế xã hội, nhiệm vụ của tổ chức thanh tra nhà nước củng có sự thay đổi nhất định. Thanh tra là phương thức đảm bảo trật tự kỷ cương trong quản lý, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. - Với chức năng giám sát hoạt động của các đối tượng bị quản lý, bao gồm giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật, chức trách, nhiệm vụ của cơ quan hành chính nhà nước và công chức nhà nước, việc chấp hành chính sách pháp luật của các tổ chức, cá nhân và các đối tượng chịu sự quản lý của nhà nước,thanh traco1 thể kịp thơi phát hiện những sai phạm và có biện pháp xử lý. - Với chức năng, nhiệm vụ xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo dối với các quyết định hoặc hành vi hành chính của cán bộ, công chức nhà nước trong việc thực hiện chính sách pháp luật, chức trách, nhiệm vụ được giao, kết luận và xử lý kịp thời những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, thanh tra góp phần đảm bảo trật tự kỷ cương trong quản lý, làm trong sạch bộ máy nhà nước. - Việc phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi sai phạm cùa cá nhân, cơ quan có trách nhiệm, tổ chức là đối tượng bị quản lý sẽ đảm bảo trật tự kỷ cương pháp luật trong hoạt động quản lý. Mặt khác, việc tìm ra những sơ hở, yếu kém trong công tác quản lý, phát hiện những chủ trương, chính sách chưa phù hợp với yêu cầu thực tế khách quan, từ đó có biện pháp sửa đổi, bổ sung, khác phục kịp thời những yếu kém trong quản lý nhà nước. Thanh tra là một phương thức góp phần đảm bảo quyền dân chủ của nhân dân - Các tổ chức Thanh tra nhà nước tạo điều kiện để nhân dân thực hiện quyển dân chủ của mình thong qua việc tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Qua việc xem xét, kết luận kiến nghị giải quyết khiếu nại, tố cáo, Thanh tra giúp đảng và nhà nước kịp thời phát hiện những hành vi vi phạm cảu các cán bộ, công chức, laoi5 trừ những biếu hiện quan liêu, cửa quyền, mất dân chủ, thiếu công ban8ng2, xa ròi lợi ích cùa nhân dân, từ đó có biện pháp xữ lý khắc phục, vừa góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Với ý nghĩa đó, thanh tra không chỉ là chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước mà còn là phương thức quan trọng để đảm bảo quyền dân chủ của nhân dân. 2.3.1.2 Mục đích của hoạt động thanh tra Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 58 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 2.3.1.3 Đặc điểm của hoạt động thanh tra Thứ nhất, là hoạt động thanh tra do các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực tiến hành, như Bộ, Sở, Thanh tra bộ, Thanh tra sở, cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành (Tổng cục, Cục thuộc bộ, Chi cục thuộc sở). Thứ hai, đối tượng thanh tra chuyên ngành là mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự điều chỉnh của pháp luật chuyên ngành. Thứ ba, nội dung của thanh tra chuyên ngành là xem xét, đánh giá việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn, kỹ thuật, qui tắc quản lý của ngành, lĩnh vực. Khi xem xét, các cơ quan tiến hành có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm Hoạt động thanh tra là hoạt động tổng hợp và đa dạng gắn với mọi hoạt động kinh tế, xã hội, giải quyết khiếu nại tố cáo phòng chống tham nhũng. Thanh tra là loại hình hoạt động thường phải đấu tranh với nhũng vi phạm trong việc chấp hành pháp luật, hoạt động quản lý nhà nước. Tồ chức và cá nhân dược thanh tra vừa là đối tượng thanh tra, vùa là chủ thể quản lý. 2.3.1.5 Yếu tố tác động đến hoạt động thanh tra Cơ quan thanh tra phải có những giải pháp đồng bộ, toàn diện trong tổ chức thực hiện cũng như tiến hàn hoạt động thanh tra; đồng thời phải khắc phục kịp thời các khó khăn, vướng mắc đang đặt ra trong công tác thanh tra; xác định rõ những yếu tố tác động và ảnh hướng trực tiếp tới kết quả hoạt động thanh tra để có giải pháp phát huy yếu tố tích cực, hạn chế yếu tố tiêu cực. Nghiên cứu thực tiễn hoạt đông thanh tra và các quy định pháp luật thì có những yếu tố cơ bản sau đây tác động tới chất lượng, hiệu quả hoạt động thanh tra: Yếu tố khách quan - Cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh tra Để tiến hành hoạt động thanh tra, các cơ quan thanh tra phải căn cứ vào những trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, đồng thời căn cứ vào yêu cầu công tác quản lý, các quy định pháp luật khác để đưa ra những kiến nghị hoặc xử lý các hành vi vi phạm. Hoat động thanh tra có tính chất khá đặc thù, riêng biệt. Khi cơ quan thanh tra đưa ra các kiến nghị đổi mới về cơ chế, chính sách để điều chỉnh các hoạt động kinh tế xã hội, lúc đó tính hành chính được thể GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 59 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành hiện, ngược lại khi áp dụng chế tài pháp luật để xử lý vi phạm phát hiện qua thanh tra thì tính tư pháp lại thể hiện rõ nét hơn. Chính vì sự đặc thù này của hoạt động thanh tra đặt ra đòi hỏi các quy định pháp luật về thanh tra phải có sự phù hợp, chặt chẽ và đầy đủ. Trên thực tế, chúng ta thấy rằng, hệ thống các quy định pháp luật về thanh tra thời gian gần đây ngày càng được đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, song cũng chính là nhằm bảo đảm tính đặc thù của công tác thanh tra. Như vậy, cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh tra hay những quy định pháp luật về thanh tra nói riêng và pháp luật nói chung đóng vai trò quan trọng và là yếu tố tác động trực tiếp, có ảnh hướng lớn tới chất lượng, hiệu quả hoạt động thanh tra. - Sự phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động thanh tra Để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, pháp luật hiện hành đã xác định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan tới hoạt động này, trong đó có nhiều quy định về việc phối hợp trong hoạt động thanh tra giữa các chủ thể đó, nhất là trong giai đoạn xử lý kết luận thanh tra hoặc xử lý các vụ vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra – quy định như vậy xuất phát từ đặc thù của công tác thanh. Việc phối hợp cũng được thể hiện trong nhiều giai đoạn của hoạt động thanh tra, từ khi chuẩn bị thanh tra cho tới khi kết thúc và xử lý kết quả thanh tra. - Dư luận xã hội Công luận và dư luận xã hội đã và đang phát huy vai trò quan trọng vào quá trình quản lý và phát triển đất nước. Các phương tiện truyền thông cùng với dư luận xã hội đã và đang trở thành một những lực lượng xung kích trong việc phát hiện những cái mới, những cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến và cả việc tấn công vào những tệ nạn của đời sống xã hội. Sự khen chê của công luận và dư luận xã hội có một sức mạnh không nhỏ tác động vào tâm tư, suy nghĩ, hành động của từng cá nhân. Nếu công luận và dư luận xã hội phản ánh đúng đắn và bình luận một cách khách quan, không thiên vị sẽ là điều hết sức thuận lợi cho cơ quan thanh tra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Ngược lại, nếu công luận và dư luận xã hội phản ánh các tình tiết, sự việc một cách phiến diện, chủ quan thì khi tiến hành thanh tra cơ quan thanh tra phải chịu một áp lực không nhỏ từ công luận và dư luận xã hội. Trong trường hợp như vậy rất có thể dẫn tới việc ra những quyết định, xử lý theo dư luận và công luận xã hội, làm mất đi tính khách quan của hoạt động thanh tra và do vậy làm giảm hiệu lực, hiệu quả của công tác này. - Tiêu cực xã hội Hiện nay, những tiêu cực xã hội đã và đang tấn công vào hệ thống cơ quan nhà nước, trong đó có các cơ quan quan thực thi pháp luật, gây ra những tác hại không nhỏ, giảm sút GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 60 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành lòng tin của nhân dân vào đội ngũ cán bộ công chức. Trong hoạt động thanh tra không phải là không có những cán bộ đã bị xử lý vi phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Nếu tiêu cực xã hội xảy ra, nhất là tệ hối lộ và nhận hối lộ, thì hoạt động thanh tra sẽ không thể chính xác, khách quan và công bằng. Khi đó, các quyết định được ban hành chỉ là hình thức, sáo rỗng để biện minh cho một nội dung đã được biết trước và bị làm sai lệch. Nếu tác hại của nạn hối lộ và tiêu cực là rất nghiêm trọng trong xã hội thì nó cũng không loại trừ đối với hoạt động thanh tra. Vì thế, chúng ta cần phải có các giải pháp cụ thể để phòng chống các tác hại này, nhất là việc xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra trong sạch, vững mạnh, liêm khiết, có lương tâm và đạo đức nghề nghiệp. Ngoài tiêu cực xã hội, các mối quan hệ gia đình, bạn bè, họ hàng, làng xóm... cũng có thể ánh hưởng tới kết quả hoạt động thanh tra trong trường hợp người tiến hành thanh tra là người thân thích. Các yêu tố mang tính chủ quan - Việc tổ chức thực hiện hoạt động thanh tra Ngoài các yếu tố nêu trên còn co những yếu tố khác cũng tác động không nhỏ tới kết quả hoạt động thanh tra – đó là các yếu tố chủ quan từ phía những người tiến hành hoạt động thanh tra. Hoạt động thanh tra phụ thuộc nhiều vào việc tổ chức thực hiện – đó là việc chuẩn bị thanh tra; phương pháp tiến hành một cuộc thanh tra; việc áp dụng các trình tự, thủ tục... và quyền hạn của đoàn thanh tra, thanh tra viên. Để việc thanh tra bảo đảm đúng mục đích, nội dung, thời hạn thanh tra thì quá trình chuẩn bị phải xây dựng được kế hoạch thanh tra phù hợp. Đối với thành viên đoàn thanh tra cần phải lựa chọn được những người có năng lực trình độ, thích hợp với nhiệm vụ được phân công. Đối với phương pháp thanh tra phải thể hiện được phương thức làm việc của Đoàn thanh tra (nội dung nào làm việc trực tiếp với đối tượng, nội dung nào yêu cầu đối tượng báo cáo bằng văn bản, xác định nội dung cần kiểm tra, xác minh trực tiếp, cách thức thu thập thông tin tài liệu và cách thực tiến hành kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu ), chương trình làm việc cụ thể và những công việc khác có liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra…bảo đảm tránh gây xáo trộn hoặc ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra. - Công tác chỉ đạo đối với hoạt động thanh tra Chỉ đạo hoạt động của Đoàn thanh tra là nhiệm vụ được thực hiện thường xuyên trong các cơ quan thanh tra nhà nước, thuộc trách nhiệm trực tiếp của người ra quyết định thanh tra. Việc chỉ đạo hoạt động của Đoàn thanh tra là một trong những yếu tố quan trọng nhất, quyết định hiệu lực, hiệu quả của một cuộc thanh tra. GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 61 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành - Ý thức và năng lực, trình độ của cán bộ tham gia hoạt động thanh tra Trình độ nhận thức, ý thức chính trị của cán bộ làm công tác thanh tra có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hình thành lập trường tư tưởng của Thanh tra viên. Bởi vì, lập trường tư tưởng vững vàng sẽ là tiền đề vững chắc bảo đảm cho hoạt động thanh tra đúng với đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Vai trò ý thức chính trị của Thanh tra viên đặc biệt quan trọng khi phải áp dụng pháp luật trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay với những mặt trái của nó. Ý thức chính trị của Thanh tra viên không chỉ là nhân tố đảm bảo các quy phạm pháp luật được áp dụng đúng đắn và chính xác mà còn giúp cho Thanh tra viên có được bản lĩnh để xử lý các tình huống trong thực tiễn một cách nhanh chống, kịp thời và sáng tạo. Ngoài ý thức, đạo đức nghề nghiệp, năng lực trình độ của người tiến hành thanh tra cũng đóng vai trò quan trọng và ảnh hướng không nhỏ tới kết quả hoạt động thanh tra. Chính vì vậy, pháp luật đòi hỏi người được bổ nhiệm Thanh tra viên phải có những điều kiện, tiêu chuẩn nhất định. Thanh tra viên phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan; tốt nghiệp đại học, có kiến thức quản lý nhà nước và am hiểu pháp luật; có văn bằng hoặc chứng chỉ về nghiệp vụ thanh tra và có ít nhất 02 năm làm công tác thanh tra; đối với Thanh tra viên chuyên ngành còn phải có kiến thức chuyên môn về chuyên ngành đó. Sự am hiểu về đời sống xã hội, kinh nghiệm sống của mỗi cá nhân cũng là yếu tố giúp cho Thanh tra viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và do đó nó có ảnh hướng nhất định tới việc thưc hiện nhiệm vụ của Thanh tra viên. 2.3.2 Nguyên tắc trong hoạt động thanh tra chuyên ngành 2.3.2.1 Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thanh tra Nguyên tắc trong hoạt động thanh tra là những tư tưởng chủ đạo, những tiêu chuẩn hành động mà các cơ quan nhà nước, các tổ chức, công dân cũng như đối tượng của thanh tra phải tuân theo trong quá trình thanh tra. Các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra chỉ đạo và chi phối các mối quan hệ trong thanh tra nhằm đảm bảođảm bảo cho hoạt động thanh tra đạt được mục đích đề ra. Các nguyên tắc hoạt động thanh tra: - Tuân theo pháp luật, đảm bảo chính xác, khách quan trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời. GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 62 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành - Không trùng lập về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra, không làm cản trở hoạt động bình thưởng của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.44 2.3.2.2 Vai trò, đặc điểm của các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra Các nguyên tắc trong hoạt dộng thanh tra chi phối toàn bộ quá trình ra quyết định thanh tra, thực hiện cuộc thanh tra, kết thúc thanh tra. Các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra góp phần đảm bảo quá trình thanh tra tuân thủ pháp luật, phat huy dân chủ và pháp chế xã hội chủ nghĩa. Các nguyên tác trong hoạt động thanh tra có tính ổn định cao. 2.3.3 Hoạt động của thanh tra chuyên ngành 2.3.3.1 Thẩm quyền ra quyết định thanh tra chuyên ngành Theo khoản 1 Điều 51 luật thanh tra 2010, thì người có thẩm quyền ra quyết định thanh tra là Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện quyết định thanh tra. Khi xét thấy cần thiết, Bộ trưởng, Giám đốc sở ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra. 2.3.3.2 Quyền hạn của trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Theo khoản 1 điều 52 Luật thanh tra 2010 Trong quá trình thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: Tổ chức, chỉ đạo các thành viên Đoàn thanh tra thực hiện đúng nội dung quyết định thanh tra; Kiến nghị với người ra quyết định thanh tra áp dụng biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra quy định tại Điều 55 của Luật này để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao; Yêu cầu đối tượng thanh tra xuất trình giấy phép, đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề và cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; Lập biên bản về việc vi phạm của đối tượng thanh tra; Kiểm kê tài sản liên quan đến nội dung thanh tra của đối tượng thanh tra; 44 Điều 7, Luật thanh tra năm 2010 GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 63 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu đó; Yêu cầu người có thẩm quyền tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép sử dụng trái pháp luật khi xét thấy cần ngăn chặn ngay việc vi phạm pháp luật hoặc để xác minh tình tiết làm chứng cứ cho việc kết luận, xử lý; Quyết định niêm phong tài liệu của đối tượng thanh tra khi có căn cứ cho rằng có vi phạm pháp luật; Tạm đình chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ việc làm khi xét thấy việc làm đó gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; Kiến nghị người có thẩm quyền tạm đình chỉ việc thi hành quyết định kỷ luật, thuyên chuyển công tác, cho nghỉ hưu đối với người đang cộng tác với cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc đang là đối tượng thanh tra nếu xét thấy việc thi hành quyết định đó gây trở ngại cho việc thanh tra; Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài khoản phong tỏa tài khoản đó để phục vụ việc thanh tra khi có căn cứ cho rằng đối tượng thanh tra có hành vi tẩu tán tài sản; Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; Báo cáo với người ra quyết định thanh tra về kết quả thanh tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của báo cáo đó 2.3.3.3 Hoạt động thanh tra chuyên ngành độc lập Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập theo sự phân công của Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Trong trường hợp phân công Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập thì Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành phải xác định rõ phạm vi, nhiệm vụ, thời hạn tiến hành thanh tra. Khi tiến hành thanh tra độc lập thì Thanh tra viên phải xuất trình thẻ thanh tra; người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành phải xuất trình thẻ công chức.45 2.3.4 Quy trình thanh tra 45 Khoàn 2, Điều 51 Luật thanh tra 2010 GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 64 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành 2.3.4.1 Chuẩn bị thanh tra  Khảo sát, nắm tình hình để quyết định thanh tra - Trước khi ra quyết định thanh tra, trong trường hợp cần thiết người ra quyết định thanh tra căn cứ vào yêu cầu của cuộc thanh tra để quyết định việc khảo sát, nắm tình hình đối với là đối tượng thanh tra về một số nội dung như sau: - Mô hình tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra; - Hệ thống các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động của đối tượng thanh tra; các thông tin liên quan đến tình hình hoạt động, việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra của các cơ quan chức năng và hoạt động tự kiểm tra, kiểm soát của đối tượng thanh tra; các thông tin liên quan đến các mối quan hệ chủ yếu gắn với tổ chức, hoạt động của đối tượng thanh tra và các thông tin liên quan đến những nội dung dự kiến thanh tra; - Nhận định những vấn đề nổi cộm, có dấu hiệu sai phạm, đề xuất những nội dung cần thanh tra và cách thức tổ chức thực hiện.  Ra quyết định thanh tra Đây là cơ sở pháp lý để tiến hành cuộc thanh tra. Theo điều 38 luật thanh tra 2010 thì việc ra quyết định thanh tra phải có một trong các can cứ sao: - Kế hoạch thanh tra; - Theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước; - Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; - Yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng Theo điều 52 Luật thanh tra 2010 thì quyết định thanh tra bao gồm các nội dung sao đây: - Căn cứ pháp lý để thanh tra; - Phạm vi, đối tượng, nội dung, nhiệm vụ thanh tra; - Thời hạn thanh tra; - Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên và các thành viên khác của Đoàn thanh tra GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 65 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành Chậm nhất là 5 ngày kể từ ngày ký quyết định thanh tra, quyết định thanh tra phải gửi cho đối tượng thanh tra, trừ trưởng hợp thanh tra dột xuất.46 Xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra - Hoạt động thanh tra cần phải lập kế hoạch chi tiết rỏ rang để góp phần quan trọng vào việc thực hiện có hiệu quả thanh tra, đồng thời là cơ sở đê người ra quyết định thanh tra theo giỏi, kiểm tra tiến độ thực hiện công việc - Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra của Đoàn thanh tra. Kế hoạch tiến hành thanh tra gồm: mục đích, yêu cầu, phạm vi, nội dung, đối tượng, thời kỳ, thời hạn thanh tra; phương pháp tiến hành thanh tra, tiến độ thực hiện, chế độ thông tin, báo cáo, phương tiện, thiết bị, kinh phí và những điều kiện vật chất cần thiết khác phục vụ hoạt động của Đoàn thanh tra; tổ chức thực hiện kế hoạch tiến hành thanh tra. - Trưởng đoàn thanh tra trình người ra quyết định thanh tra phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra. - Thời gian xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra do người ra quyết định thanh tra quyết định, nhưng không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định thanh tra. Trường hợp thanh tra đột xuất thì thời gian không quá 03 ngày làm việc.  Thời hạn thanh tra của Đoàn thanh tra chuyên ngành - Thời hạn thực hiện một cuộc thanh tra chuyên ngành được quy định như sau: + Cuộc thanh tra chuyên ngành do Thanh tra bộ, Tổng cục, Cục thuộc Bộ tiến hành không quá 45 ngày; trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày; + Cuộc thanh tra chuyên ngành do Thanh tra sở, Chi cục thuộc Sở tiến hành không quá 30 ngày; trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày. - Thời hạn của cuộc thanh tra được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra. - Việc kéo dài thời hạn thanh tra do người ra quyết định thanh tra chuyên ngành quyết định 47  Xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo Chủ thể thực hiện hoạt động thanh tra phải xây dựng được đề cương để yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo và làm căn cứ định hướng cho quá trình nghiên cứu tài liệu, thu thập 46 47 Khoàn 2 Điều 44, Luật thanh tra năm 2010 Điều 16 Nghị Định 07/2012/NĐ-CP GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 66 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành thông tin từ đối tượng thanh tra và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan; tránh tình trạng lan man, không tập trung vào những nội dung chính. Đề cương có thể bao gồm những nội dung như: - Những kết quả đã đạt được; - Những vấn đề còn chưa đạt được (những hạn chế, bất cập); - Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập; - Những vấn đề liên quan đến đơn, thư khiếu nại, tố cáo hoặc kiến nghị của công dân, cơ quan, tổ chức  Thông báo việc công bố quyết định thanh tra chuyên ngành Trước khi công bố quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra thông báo việc công bố quyết định thanh tra đến đối tượng thanh tra; trường hợp cần thiết, chuẩn bị để người ra quyết định thanh tra thông báo bằng văn bản đến đối tượng thanh tra. Thông báo phải nêu rõ thời gian, địa điểm, thành phần tham dự.48 Bên cạnh đó, để thực hiện có hiệu quả việc thanh tra, chủ thể thanh tra cần được chuẩn bị chu đáo các điều kiện cần thiết khác như: Phương tiện đi lại; Kinh phí phục vụ thanh tra; Văn phòng phẩm; Các loại công văn, giấy tờ liên quan đến thủ tục hành chính… 2.3.4.2 Tiến hành thanh tra  Công bố quyết định thanh tra chuyên ngành - Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ký quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm công bố quyết định thanh tra với đối tượng thanh tra. - Khi công bố quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải nêu rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn thanh tra, thời hạn thanh tra, quyền và trách nhiệm của đối tượng thanh tra, dự kiến kế hoạch làm việc của Đoàn thanh tra với đối tượng thanh tra và những nội dung khác liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra. - Việc công bố quyết định thanh tra phải lập thành biên bản. Biên bản phải có chữ ký của Trưởng đoàn thanh tra và Thủ trưởng cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là đối tượng thanh tra.49 Công bố quyết định thanh tra có mục đích rất quan trọng nhằm: - Khẳng định tính hợp pháp của chủ thể thực hiện hoạt động thanh tra; 48 49 Điều 21 Nghị Định 07/2012/NĐ-CP Điều 22 Nghị Định 07/2012/NĐ-CP GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 67 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành - Thống nhất giữa chủ thể thực hiện hoạt động thanh tra với đối tượng thanh tra về quan điểm nhận thức, mục đích, yêu cầu và nội dung của cuộc thanh tra; - Xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của chủ thể thực hiện hoạt động thanh tra và của đối tượng thanh tra; - Xác lập chương trình và mối quan hệ công tác giữa chủ thể thực hiện hoạt động thanh tra và đối tượng thanh tra.  Thu thập thông tin tài liệu, đánh giá việc chấp hành chính sách, pháp luật - Thành viên Đoàn thanh tra có trách nhiệm thu thập, nghiên cứu, phân tích thông tin, tài liệu, chứng cứ; đánh giá việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra liên quan đến nội dung thanh tra được phân công. - Thành viên Đoàn thanh tra phải báo cáo về tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao theo yêu cầu của Trưởng đoàn thanh tra; trường hợp phát hiện những vấn đề vượt quá thẩm quyền cần phải xử lý ngay thì kịp thời báo cáo Trưởng đoàn thanh tra xem xét, quyết định. - Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm xem xét, xử lý kịp thời kiến nghị của thành viên Đoàn thanh tra; trường hợp vượt quá thẩm quyền thì báo cáo ngay người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định.50 Báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành - Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm báo cáo người ra quyết định thanh tra về tiến độ thực hiện nhiệm vụ của Đoàn thanh tra theo kế hoạch tiến hành thanh tra hoặc theo yêu cầu đột xuất của người ra quyết định thanh tra. - Tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra phải được báo cáo bằng văn bản, gồm các nội dung: tiến độ thực hiện nhiệm vụ; nội dung đã hoàn thành; nội dung đang tiến hành; công việc thực hiện trong thời gian tới; kiến nghị, đề xuất (nếu có). Trong khi tiến hành thanh tra, nếu phát hiện có sai phạm thì chủ thể tiến hành hoạt động thanh tra phải tiến hành lập biên bản với đối tượng thanh tra để xác định rõ nội dung, tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, nguyên nhân dẫn đến vi phạm. Đối với Đoàn thanh tra thì hằng ngày trong quá trình thanh tra phải ghi nhật ký thanh tra có chữ ký xác nhận của Trưởng đoàn thanh tra . Nhật ký Đoàn thanh tra là sổ ghi chép những hoạt động của Đoàn thanh tra, những 50 Điều 23 Nghị Định 07/2012/NĐ-CP GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 68 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành nội dung có liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra diễn ra trong ngày, từ khi có quyết định thanh tra đến khi bàn giao hồ sơ thanh tra cho cơ quan có thẩm quyền. 2.3.4.3 Kết thúc thanh tra  Báo cáo kết quả thanh tra chuyên ngành Sau khi kết thúc việc thanh tra, chủ thể thực hiện thanh tra cần tiến hành việc ra văn bản Báo cáo kết quả thanh tra. Đây là căn cứ để người ra quyết định thanh tra ban hành kết luật thanh tra. Vì vậy báo cáo thanh tra phải bám sát nội dung, kế hoạch tiến hành thanh tra, nêu rõ những nhận xét, đánh giá về từng nội dung đã tiến hành thanh tra; chỉ rõ những vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm đối với những vi phạm; đưa ra những kiến nghị biện pháp xử lý vi phạm; nêu rõ các quy định pháp luật làm căn cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật, tính chất, mức độ vi phạm, kiến nghị biện pháp xử lý vi phạm Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải có văn bản báo cáo kết quả thanh tra, trừ trường hợp nội dung kết luận thanh tra phải chờ kết luận về chuyên môn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Báo cáo kết quả thanh tra chuyên ngành phải có các nội dung sau đây: - Khái quát về đối tượng thanh tra; - Kết quả kiểm tra, xác minh về từng nội dung thanh tra; - Đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, việc chấp hành các quy định về tiêu chuẩn, chuyên môn - kỹ thuật của đối tượng thanh tra; - Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã được áp dụng trong quá trình tiến hành thanh tra; kiến nghị các biện pháp xử lý hành vi vi phạm pháp luật; kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua thanh tra (nếu có); - Ý kiến khác nhau giữa thành viên Đoàn thanh tra (nếu có).51  Xây dựng kết luận thanh tra chuyên ngành nhau và từ đó thấy rõ được bản chất của các sự kiện. Đồng thời, cũng phải xem xét diễn biến Người ra quyết định thanh tra chỉ đạo Trưởng đoàn thanh tra dự thảo kết luận thanh tra. Trường hợp cần thiết, người ra quyết định thanh tra yêu cầu đối tượng thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra báo cáo, giải trình để làm rõ thêm nội dung thanh tra. 51 Điều 25 Nghị Định 07/2012/NĐ-CP GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 69 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành Trước khi kết luận chính thức, nếu thấy cần thiết thì người ra quyết định thanh tra lấy ý kiến của cơ quan chuyên môn hoặc gửi dự thảo kết luận thanh tra cho đối tượng thanh tra. Việc giải trình của đối tượng thanh tra được thực hiện bằng văn bản và có các tài liệu chứng minh kèm theo.  Kết luận thanh tra chuyên ngành Căn cứ báo cáo kết quả thanh tra, nội dung giải trình của đối tượng thanh tra (nếu có), chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra phải ra văn bản kết luận thanh tra; trừ trường hợp nội dung kết luận thanh tra phải chờ kết luận về chuyên môn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Kết luận thanh tra phải có các nội dung sau đây: - Kết quả kiểm tra, xác minh về từng nội dung thanh tra; - Kết luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật, tiêu chuẩn, chuyên môn - kỹ thuật, nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra thuộc nội dung thanh tra; xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm (nếu có); - Kiến nghị các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật; kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua thanh tra (nếu có). Trong quá trình ra văn bản kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra có quyền yêu cầu Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra báo cáo, yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình để làm rõ thêm những vấn đề cần thiết phục cho việc ra kết luận thanh tra. Người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm tổ chức việc công bố kết luận thanh tra. Trường hợp cần thiết có thể ủy quyền cho Trưởng đoàn thanh tra công bố kết luận thanh tra. Việc công bố kết luận thanh tra được lập thành biên bản. Việc gửi kết luận thanh tra được thực hiện như sau: - Đối với cuộc thanh tra do Thanh tra bộ tiến hành thì kết luận thanh tra phải gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tổng Thanh tra Chính phủ, đối tượng thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của đối tượng thanh tra (nếu có) và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; - Đối với cuộc thanh tra do Tổng cục, Cục thuộc Bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành tiến hành thì kết luận thanh tra phải gửi Thanh tra bộ, đối tượng thanh GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 70 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của đối tượng thanh tra (nếu có) và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; - Đối với cuộc thanh tra do Thanh tra sở tiến hành thì kết luận thanh tra phải gửi Giám đốc sở, đối tượng thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của đối tượng thanh tra (nếu có) và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; - Đối với cuộc thanh tra do Chi cục thuộc Sở được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành tiến hành thì kết luận thanh tra phải gửi Thanh tra sở, đối tượng thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của đối tượng thanh tra (nếu có) và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Kết luận thanh tra chuyên ngành được lưu hồ sơ thanh tra52  Công bố kết luận thanh tra - Kết luận thanh tra phải được công khai, trừ những nội dung trong kết luận thanh tra thuộc bí mật nhà nước. - Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký kết luận thanh tra, người ra kết luận thanh tra có trách nhiệm thực hiện việc công khai kết luận thanh tra. Các hình thức công bố kết luận thanh tra - Công bố tại cuộc hợp với thành phần gồm nguồi ra quyết định thanh tra hoặc người được uỷ quyền, đại diện Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra, cơ quan tổ chức, cá nhân có liên quan. - Ngoài ra, có thể lựa chọn các hình thức như: thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, đưa lên Trang thông tin điện tử của cơ quan thanh tra, niêm yết kết luận thanh tra tại trụ sở làm việc của cơ quan tổ chức, cá nhân. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký kết luận thanh tra người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm cung cấp kết luận thanh tra cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện kết luận thanh tra. - Căn cứ vào phạm vi trách nhiệm thực hiện kết luận thanh tra, người ra quyết định thanhtra cung cấp một phần hay toàn bộ kết luận thanh tra cho cơ quan tổ chức, cá nhân có liên quan. 2.3.5 Quy trình thanh tra lại 52 Điều 27 Nghị Định 07/2012/NĐ-CP GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 71 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành 2.3.5.1 Thẩm quyền thanh tra lại Thanh tra lại là việc xem xét đánh giá, xủ lý kết luận thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong quá trình thanh tra, kết luật thanh tra. Tổng thanh tra Chính phủ quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Bộ trưởng kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi Chính phủ giao, quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân kết luận nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Chánh thanh tra Bộ thanh tra lại vụ việc đã được Thủ trưởng cơ quan được giaothu7c5 hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh kết luận thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được bộ trưởng giao. Chánh thanh tra tỉnh quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Giám đốc sở kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao, quyết định thanh tra lại vụ viêc đã được Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp huyện, Chánh thanh tra sở, Chánh thanh tra sở, chánh thanh tra huyện kết luận nhưng có dấu hiệu vi phạm. Chánh thanh tra sở quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở kết luận nhưng pháp hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được giám đốc sở giao.53 2.3.5.2 Căn cứ thanh tra lại Theo điều 48 Nghị Định 86/2011/NĐ-CP Việc thanh tra lại được thực hiện khi có các căn cứ sao đây: - Có vi phạm nghiên trọng về trỉnh tự, thủ tục trong tiến hành thanh tra - Có sai lầm trong việc áp dụng khi tiến hành thanh tra. - Nội dung kết luật thanh tra không phù hợp với những chứng cứ thu thập được trong quá trình thanh tra. - Người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, Thanh viên, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ việc hoặc cố ý kết luận trái pháp luật. - Có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng của đối tượng thanh tra chưa được pháy hiện dầy đủ thanh tra. 53 Điều 47 Nghị Định 86/2011/NĐ-CP GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 72 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành 2.3.5.3 Quyết định thanh tra lại Quyết định thanh tra bao gồm các nội dung sau đây: - Căn cứ pháp lý để thanh tra; - Phạm vi, đối tượng, nội dung, nhiệm vụ thanh tra; - Thời hạn thanh tra; - Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên và các thành viên khác của Đoàn thanh tra. Quyết định thanh tra phải được công bố cho đối tượng thanh tra ngay khi tiến hành thanh tra. Chậm nhất là 05, kể từ ngày ký quyết định, người có thẩm quyển thanh tra lại phải gửi quyết định thanh tra lại cho người đã ký kết luận thanh tra, đối tượng thanh tra lại. Quyết định thanh tra lại phải được công bố chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày ký và phải được Đoàn thanh tra lập biên bản. 2.3.5.4 Thời hiệu thanh tra lại, Thời hạn thanh tra lại - Thời hiệu thanh tra lại là 02 năm, kể từ ngày ký kết luận thanh tra - Thời hạn thanh tra lại được thực hiện theo điều 45 Luật thanh tra 2010 cụ thể như sau: - Cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành không quá 60 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 90 ngày. Đối với cuộc thanh tra đặc biệt phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài, nhưng không quá 150 ngày; - Cuộc thanh tra do Thanh tra tỉnh, Thanh tra bộ tiến hành không quá 45 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dái, nhưng không quá 70 ngày; - Cuộc thanh tra do Thanh tra huyện, Thanh tra sở tiến hành không quá 30 ngày; ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài, nhưng không quá 45 ngày. Thời hạn của cuộc thanh tra được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra. 2.3.6 Báo cáo kết quả thanh tra lại, kết luận thanh tra lại, công khai kết luận thanh tra lại Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải có văn bản báo cáo kết quả thanh tra và gửi tới người ra quyết định thanh tra. Trường hợp GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 73 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành người ra quyết định thanh tra là Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước thì báo cáo kết quả thanh tra còn phải được gửi cho Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp. Báo cáo kết quả thanh tra phải có các nội dung sau đây: - Kết luận cụ thể về từng nội dung đã tiến hành thanh tra; - Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật; - Ý kiến khác nhau giữa thành viên Đoàn thanh tra với Trưởng đoàn thanh tra về nội dung báo cáo kết quả thanh tra; - Biện pháp xử lý đã được áp dụng và kiến nghị biện pháp xử lý. Trường hợp phát hiện có hành vi tham nhũng thì trong báo cáo kết quả thanh tra phải nêu rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để xảy ra hành vi tham nhũng theo các mức độ sau đây: - Yếu kém về năng lực quản lý; - Thiếu trách nhiệm trong quản lý; - Bao che cho người có hành vi tham nhũng. Báo cáo kết quả thanh tra phải nêu rõ quy định của pháp luật làm căn cứ để xác định tính chất, mức độ vi phạm, kiến nghị biện pháp xử lý Việc công bố kết luận thanh tra lại gống như công bố kết luận thanh tra lần đầu.54 54 Điều 52 Nghị Định 86/2011/NĐ-CP GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 74 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 75 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành Chương 3. THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOẢN THIỆN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA CHUYÊN NGÀNH Luật thanh tra năm 2010 đánh dấu sự thay đổi lớn trong tổ chức và hoạt động của thanh tra Nhà nước mà đặt biệt là thanh tra chuyên ngành, góp phẩn hoàn thiện về tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành, phát huy hơn nữa vai trò của ngành thanh tra trong hoạt động quản lý Nhà nước. Tuy nhiên, qua thực tiễn hoạt động vẫn còn những điểm cần hoàn thiện để phát huy hơn nữa vai trò của thanh tra trong tình hình mới hiện nay. 3.1 Về tổ chức của thanh tra chuyên ngành  Về tổ chức, theo Luật Thanh tra 2010, chủ thể có thẩm quyền thanh tra chuyên ngành không chỉ gồm thanh tra bộ, thanh tra sở. Theo Điều 29 Luật Thanh tra năm 2010, Chính phủ quy định việc giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành cho các cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực theo đề nghị của Tổng Thanh tra Chính phủ sau khi thống nhất với bộ trưởng. Trong quá trình xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành, đã có những quan điểm khác nhau, đặc biệt là về các tiêu chí xác định tổng cục, cục, chi cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Mặc dù Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 9/2/2012 đã quy định các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành nhưng trên phương diện lý thuyết thì cơ sở khoa học để xác định được các cơ quan này vẫn còn là vấn đề chưa được làm rõ, chưa đưa ra được bộ tiêu chí để làm căn cứ cho Tổng Thanh tra và các bộ trưởng thống nhất đề xuất Chính phủ quy định cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.  Mặt khác, theo Điều 9 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 9/02/2012 của Chính phủ thì cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành sẽ thành lập bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành. Việc thực hiện quy định này cho thấy vấn đề thẩm quyền thành lập, tên gọi, nhiệm vụ, thẩm quyền của bộ phận tham mưu, việc bố trí cán bộ, công chức và chế độ đối với cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận này như thế nào cũng chưa được giải quyết một cách triệt để. Ngoài ra, việc thực hiện Luật Thanh tra năm 2010 cũng đang gặp nhiều vướng mắc liên quan đến việc quản lý, sử dụng đội ngũ thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành cần được tháo gỡ, ví dụ như thẩm quyền của thanh tra viên, công chức, thanh tra chuyên ngành, việc bố trí, sắp xếp lại các đội ngũ thanh tra viên hiện tại đã được bổ nhiệm vào ngạch, chế độ đào tạo, bồi dưỡng cho thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành…. GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 76 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành  Về cán bộ, công chức trong ngành thanh tra. Thanh tra là công cụ quản lý của Nhà nước, đề hoạt động thanh tra có hiệu quả thì cán bộ, công chức trong ngành thanh tra phải đáp ứng về trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ. chất lượng cán bộ, công chức trong ngành thanh tra ngày càng tăng những vẵn còn nhiều hạn chế. Sự chênh lệnh giữa các cán bộ, công chức trong ngành thanh tra, nhiều cán bộ công chức chưa đáp ứng yêu cầu, tinh thần trách nhiệm chưa cao, cộng tác viên thanh tra là những người có trình độ về chuyên môn nhưng lại yếu về nghiệp vụ thnah tra. Bên cạnh những Thanh tra viên với phẩm chất chính trị và đạo đức tốt thực hiện đúng chức trách của mình thì vẫn có nhũng thanh tra viên có hành vi tiêu cực, hoặc không nghiêm khắc hoặc bao che cho đối tượng. Một số ích có hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà cho đối tượng thanh tra. Vì vậy, cần xây dựng đội ngũ cán bộ công chức chuyên nghiêp, phải đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ , phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất tốt, cộng tác viên thanh tra phải được huấn luyện về nghiệp vụ thanh tra để phát huy hơn nữa vai trò của thanh tra trong việc phòng ngừa phát hiện, ngăn chặn, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật, phòng chống tham những. 3.2 Những vấn đề cần hoàn thiện trong hoạt động của thanh tra chuyên ngành  Thứ nhất, cần có những hướng dẫn cụ thể hơn về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các Cục thuộc Tổng cục, Chi cục thuộc Cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Theo quy định tại Khoản 2, Điều 10, Nghị Định 07/2012/NĐ/CP “nhiệm vụ, quyền hạn của Cục thuộc Tổng cục và tương đương, Chi cục thuộc Cục và tương đương được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; Cục trưởng thuộc Tổng cục và tương đương, Chi cục trưởng thuộc Cục và tương đương; chế độ thông tin, báo cáo, hoạt động thanh tra chuyên ngành của Cục thuộc Tổng cục và tương đương, Chi cục thuộc Cục và tương đương được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quy định cụ thể”. Việc trao thẩm quyền quy định cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có điểm hợp lý, bởi lẽ đây là những cơ quan quản lý nhà nước theo ngành và lĩnh vực có quy mô nhỏ. Tuy nhiên, việc trao thẩm quyền quy định cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quy định cũng có thể dẫn đến tình trạng mỗi bộ quy định theo một cách khác nhau dẫn đến tình trạng thiếu sự thống nhất trong việc tổ chức thực hiện hoạt động thanh tra chuyên ngành. Vì vậy, nếu không muốn quy định quá chi tiết, khi trao quyền cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Cục thuộc Tổng cục và tương đương, Chi cục thuộc Cục và tương đương, Nghị Định 07/2012/NĐ/CP cần nêu rõ yêu cầu phải căn cứ GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 77 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành vào các quy định về hoạt động thanh tra chuyên ngành theo Nghị định này để đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động thanh tra chuyên ngành.  Thứ hai, cần nghiên cứu kỹ lưỡng về tiêu chuẩn của người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, nếu cần thiết có thể có sự điều chỉnh cho phù hợp. Điều 12, Nghị Định 07/2012/NĐ/CP quy định về tiêu chuẩn của người thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành cụ thể như sau: Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành là công chức thuộc biên chế của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành (sau đây gọi là công chức thanh tra chuyên ngành) có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của ngạch công chức đang giữ và các tiêu chuẩn cụ thể sau đây: - Am hiểu pháp luật, có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành; - Có nghiệp vụ thanh tra; - Có ít nhất 01 năm làm công tác chuyên môn trong lĩnh vực được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành (không kể thời gian tập sự). Tiêu chuẩn cụ thể của công chức thanh tra chuyên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành. Việc quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành xuất phát từ bản chất và đặc điểm của hoạt động thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra, kiểm tra thường xuyên, liên tục đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật chuyên ngành. Việc thanh tra, kiểm tra chỉ mang lại hiệu quả khi bản thân người tiến hành hoạt động thanh tra phải là người hiểu rõ và thấu đáo nhất những quy định của pháp luật thanh tra chuyên ngành. Do đó, chức năng thanh tra chuyên ngành được giao cho chính các cơ quan quản lý nhà nước theo ngành lĩnh vực và nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành cụ thể được giao cho chính những công chức làm việc trong các cơ quan quản lý theo ngành, lĩnh vực đó. Với cách đặt vấn đề như vậy, có thể hiểu bất cứ công chức nào làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực đều có thể thực hiện hoạt động thanh tra chuyên ngành thuộc lĩnh vực quản lý của cơ quan mình. Việc đặt ra các điều kiện đối với người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành phần nào đã hạn chế sự tham gia của công GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 78 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành chức thuộc cơ quan quản lý theo ngành, lĩnh vực tham gia vào hoạt động thanh tra chuyên ngành.  Thứ ba, cần quy định rõ hơn về vấn đề thanh tra lại trong hoạt động thanh tra chuyên ngành, thanh tra lại chỉ áp dụng đối với Đoàn thanh tra chuyên ngành hay có thể áp dụng cả với hoạt động thanh tra độc lập của Thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành độc lập. Nghị định 86/NĐ-CP/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra năm 2010 quy định về những căn cứ thanh tra lại tại Điều 48 như sau: Việc thanh tra lại được thực hiện khi có một trong những căn cứ sau đây: - Có vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục trong tiến hành thanh tra. - Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật khi kết luận thanh tra. - Nội dung kết luận thanh tra không phù hợp với những chứng cứ thu thập được trong quá trình tiến hành thanh tra. - Người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, Thanh tra viên, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ việc hoặc cố ý kết luận trái pháp luật. - Có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng của đối tượng thanh tra chưa được phát hiện đầy đủ qua thanh tra. Vi phạm của Thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành cũng có thể là một căn cứ để tiến hành thanh tra lại. Như vậy, hoạt động thanh tra độc lập của Thanh tra viên chuyên ngành hoặc công chức thanh tra chuyên ngành cũng có thể là đối tượng của việc thanh tra lại. Tuy nhiên, cả Nghị định 86 cũng như Nghị định 07 đều không đề cập đến việc thanh tra lại được áp dụng cho loại hình thanh tra nào. Các quy định dường như ngầm định việc thanh tra lại chỉ áp dụng đối với Đoàn thanh tra. 3.3 Về công khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra Công khai, minh bạch là nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nuớc, là phương thức tăng cường khả năng giám sát của tổ chức, cá nhân đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước, trong đó có các cơ quan thanh tra. Công khai, minh bạch giúp cơ quan nhà nước và đội ngũ công chức thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ của mình, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần phòng, chống các hành vi tham nhũng. Do vậy, tăng cường công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 79 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành của các cơ quan thanh tra nhà nước có ý nghĩa thiết thực và quan trọng. Mặc dù vậy, việc công khai, minh bạch về thanh tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo thời gian qua vẫn còn những điểm hạn chế. Để khăc phục vấn đề này, qua đó phát huy hơn nữa vai trò của công khai, minh bạch trong các lĩnh vực đã nêu, chúng tôi cho rằng trước mắt cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy định pháp luật trong các lĩnh vực này nhằm tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ, đầy đủ cho việc công khai, minh bạch. Cụ thể như sau:  Về chương trình, kế hoạch thanh tra Việc xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra có ý nghĩa hết sức quan trọng, không chỉ giúp các cơ quan thanh tra nhà nước thực hiện hiệu quả hoạt động mà còn góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Mặc dù Luật thanh tra và các văn bản hiện hành xác định chương trình, kế hoạch thanh tra được xây dựng căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ công tác của cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp; yêu cầu công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và hướng dẫn của cơ quan thanh tra cấp trên. Tuy nhiên, thực tế các cơ quan thanh tra nhà nước khi xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra thường thiếu thông tin liên quan đến tình hình tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp, các cơ quan là đối tượng thanh tra. Các cơ quan thanh tra chưa có bộ phận chuyên trách để nắm tình hình hoạt động của đối tượng thanh tra. Do vậy, nhiều lúc, nhiều nơi việc xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra còn mang tính chủ quan, dẫn tới khi triển khai chương trình, kế hoạch thanh tra nhiều khi việc ra quyết định thanh tra chưa sát với tình hình thực tế và hiệu quả thanh tra chưa thật sự phục vụ tốt việc phát hiện sai phạm, trấn chỉnh công tác quản lý và đề xuất hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật v.v...thậm chí, vẫn còn những cuộc thanh tra chồng chéo về đối tượng, làm giảm hiệu quả hoạt động thanh tra. Một vấn đề khác là theo quy định hiện hành về danh mục các tài liệu mật trong công tác thanh tra thì chương trình kế hoạch chưa công bố hoặc không công bố là tài liệu mật, vì vậy dễ dẫn tới tình trạng tuỳ tiện trong quá trình áp dụng. Một số nơi đã lợi dụng quy định này để bao che cho các hành vi vi phạm của doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức khác là đối tượng thanh tra, gây mất lòng tin của nhân dân vào các cơ quan nhà nước. Từ các vấn đã nêu, chúng tôi cho rằng, thời gian tới chúng ta cần xem xét sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật có liên quan nhằm tạo điều kiện cho các cơ quan thanh tra xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra phù hợp hơn với tình hình thực tế. Cụ thể là cần có những quy định chặt chẽ để đảm bảo cho cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên có thể hướng dẫn, chỉ đạo cơ quan thanh tra cấp dưới trong quá trình xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, tiến hành thanh tra, tránh việc lợi dụng chương trình, kế hoạch thanh tra để không tiến hành thanh tra, buông lỏng quản lý và bao che cho cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật. Ngoài ra, để công khai, minh bạch GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 80 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành hơn nữa chương trình, kế hoạch thanh tra, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện cần phải nghiên cứu để có quy định cụ thể về việc công khai chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm để nguời dân, cơ quan, tổ chức và nhất là các cơ quan báo chí có thêm thông tin giám sát hoạt động này của các cơ quan thanh tra nhà nước.  Về công bố quyết định thanh tra. Theo quy định của pháp luật, quyết định thanh tra phải được công bố chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày ra quyết định thanh tra. Trên thực tế việc công bố quyết định thanh tra thường được thực hiện tại nơi được thanh tra, thành phần tham dự buổi công bố quyết định thanh tra chủ yếu là thành viên Đoàn thanh tra và đối tượng thanh tra. Người dân, cơ quan, tổ chức và nhất là các cơ quan báo chí khó có thể tiếp cận và biết về nội dung quyết định. Do đó, cơ quan, tổ chức và cá nhân có thông tin liên quan đến nội dung thanh tra không thể chủ động phối hợp với Đoàn thanh tra để cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho hoạt động thanh tra. Vì vậy, các cơ quan có liên quan cần tiếp tục nghiên cứu để đề xuất với cấp có thẩm quyền hoàn thiện quy định pháp luật về công bố quyết định thanh tra theo hướng tạo điều kiện hơn nữa cho các cơ quan báo chí tham gia buổi công bố quyết định, đại diện người lao động, tổ chức công đoàn... của cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra, qua đó một mặt phát huy vai trò của báo chí, cơ quan tổ chức khác và người dân trong việc hỗ trợ công tác thanh tra, mặt khác là nhằm tăng cường việc giám sát hoạt động đối với hoạt động của Đoàn thanh tra.  Tăng cường công khai, minh bạch trong quá trình thanh tra Hoạt động của các cơ quan thanh tra được thể hiện chủ yếu qua công tác thanh tra, nhất là kết quả các cuộc thanh tra, trong khi đó kết quả thanh tra lại phụ thuộc nhiều vào Người ra quyết định thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra và thành viên Đoàn thanh tra. Nội dung thanh tra được thể hiện qua các nhiệm vụ cụ thể được giao cho Trưởng Đoàn thanh tra và thành viên khác của Đoàn thanh tra và trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ đó luôn làm phát sinh các quan hệ của Đoàn thanh tra. Các quan hệ này có thể chia làm 2 loại là quan hệ trong nội bộ Đoàn thanh tra và giữa Đoàn thanh tra với cơ quan, tổ chức, cá nhân bên ngoài. Quan hệ bên trong bao gồm các mối quan hệ như: quan hệ chỉ đạo giữa Người ra quyết định thanh tra với Trưởng Đoàn thanh tra; quan hệ giữa trưởng Đoàn thanh tra với các thành viên khác của Đoàn thanh tra; quan hệ giữa các thành viên đoàn thanh tra với nhau. Quan hệ bên ngoài là quan hệ giữa Người ra quyết định thanh tra và Trưởng Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra với đối tượng thanh tra, với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan tới cuộc thanh tra và đây chính là các mối quan hệ quan trọng, có thể làm tác động tới quyền, lợi ích của các cơ quan, tổ chức, cá GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 81 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành nhân được pháp luật quy định. Ngoài ra, theo quy định tại Quyết định số 588/2004/QĐ-BCA của Bộ trưởng Bộ Công an về danh mục bí mật nhà nước thì “Thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra trong quá trình thanh tra khi chưa có kết luận chính thức” là tài liệu mật. Quy định như vậy nhằm đảm bảo cho hoạt động của Đoàn thanh tra không chịu sức ép từ dư luận xã hội cũng như đảm bảo tính chủ động của các cơ quan thanh tra nói chung và Đoàn thanh tra nói riêng. Tuy nhiên, việc xác định độ mật của các thông tin, tài liệu như đã nêu cũng có những điểm hạn chế, bởi vì quy định như vậy có thể dẫn đến sự khép kín thông tin trong nội bộ Đoàn thanh tra, thậm chí có thể tạo khe hở cho việc lợi dụng, làm nảy sinh tiêu cực trong hoạt động thanh tra. Do đó, chúng tôi cho rằng cần bổ sung quy định để vừa đảm bảo cho hoạt động thanh tra được đúng pháp luật, song lại hạn chế được việc can thiệp trái pháp luật tới hoạt động thanh tra. Để thực hiện được yêu cầu này thì trước hết phải rà soát các quy định hiện hành nhằm tăng cường công khai, minh bạch về trình tự, thủ tục thanh tra, trên cơ sở đó xác định rõ những thông tin, tài liệu liên quan đến cuộc thanh tra có thể được công khai nhằm tạo sự ủng hộ từ phía xã hội (người dân, báo chí) đối với công tác thanh tra, đồng thời quy định cụ thể các thông tin, tài liệu không được phép công khai trong quá trình đang tiến hành thanh tra (những thông tin có thể tác động hoặc gây ảnh hưởng đến kết quả thanh tra hoặc những thông tin không có lợi cho hoạt động của Đoàn thanh tra)…cũng như những thông tin, tài liệu chỉ được công khai khi được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền.  Quy định đầy đủ việc công khai kết luận thanh tra Theo quy định của pháp luật hiện nay thì kết luận thanh tra phải được công khai. Đây là một trong những quy định tiến bộ của pháp luật về thanh tra và trên thực tế nó đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác thanh tra thời gian qua. Các kết luận thanh tra được công khai dưới hình thức gửi kết luận cho đối tượng thanh tra hoặc công bố kết luận thanh tra tại nơi được thanh tra. Tuy nhiên, việc công khai các kết luận thanh tra là vấn đề cần phải được xem xét và đổi mới, vì hình thức công khai và việc tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, ca nhân tiếp cận còn bó buộc. Để phát huy được mục đích của việc công khai kết luận thanh tra, đảm bảo cho việc công khai kết được thuận lợi và đúng tinh thần pháp luật thì cần phải xác định rõ hơn hình thức công khai, trong đó có hình thức là bắt buộc, có hình thức do cấp có thẩm quyền quyết định cho phù hợp điều kiện hoàn cảnh đặc thù, qua đó tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhất là các cơ quan báo chí có thể tiếp cận kết luận thanh tra và giám sát việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của các cơ quan thanh tra nhà nước, góp phần phát huy hiệu lực, hiệu quả kết quả các cuộc thanh tra. GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 82 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành  Hoàn thiện quy định về công khai xử lý kết luận thanh tra Về lý thuyết, hoạt động của Đoàn thanh tra kết thúc trên thực tế khi có báo cáo kết quả thanh tra và người ra quyết định thanh tra ký kết luận thanh tra. Tuy nhiên, Nghị định số 41/2008/NĐ-CP và các quy định hướng dẫn thi hành Luật thanh tra cũng có những quy định về việc Trưởng Đoàn thanh tra giúp người ra quyết định thanh tra dự thảo kết luận thanh tra và những vấn đề khác sau khi kết thúc thanh tra thực tế. Tuy nhiên, việc xử lý kết luận thanh tra về cơ bản lại do thủ trưởng cơ quan quản lý quyết định và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác tổ chức thực hiện. Qua nghiên cứu thực tế cho thấy, hệ thống các quy định về xử lý kết luận thanh tra theo pháp luật hiện hành còn những điểm chưa rõ, làm cho nhiều kết luận, kiến nghị của các cơ quan thanh tra chậm được thực hiện, không ít trường hợp sau thời gian khác lâu song không có ý kiến xử lý của thủ trưởng cơ quan quản lý hoặc kết luận, kiến nghị sau thanh tra không được cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực thi nghiêm chỉnh. Để khác phục vấn đề này cần phải quy định rõ hơn việc xem xét, xử lý kết luận thanh tra của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc tổ chức thực hiện kết luận, kiến nghị sau thanh tra. Chúng tôi cho rằng cũng cần phải tính đến việc xác định và giao cho một cơ quan đầu mối theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của cơ quan thanh tra và xử lý của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước - qua đó một mặt tạo điều kiện thực hiện công khai quyết định xử lý sau thanh tra, mặt khác là để tăng cường việc đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện của người có trách nhiệm, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, gó phần nâng cao hiệu quả công tác thanh tra. Ngoài ra, để nâng cao tính minh bạch đối với hoạt động thanh tra, chúng ta cũng cần tiếp tục nghiên cứu cụ thể hoá các quy định về thẩm quyền của người ra quyết định thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra và thành viên khác của Đoàn thanh tra trong quá trình thành tra như: việc thực hiện quyền niêm phong tài liệu, quyền kiểm kê tài sản hay việc sử dụng con dấu của cơ quan thanh tra trong quá trình thanh tra v.v...đồng thời công khai các quy định này nhằm tạo điều kiện cho những người làm công tác thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có thể tiếp cận để thực hiện, góp phần nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả của công tác. 3.4 Về năng lực tổ chức điều hành của Trưởng đoàn thanh tra trong các cuộc thanh tra kinh tế - xã hội - Quy chế hoạt động Đoàn thanh tra quy định một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra là tổ chức việc xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra trình người ra GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 83 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành quyết định thanh tra phê duyệt và tổ chức, chỉ đạo các thành viên trong Đoàn thanh tra thực hiện đúng nội dung, phạm vi, thời hạn ghi trong quyết định thanh tra. Như vậy có thể thấy, Trưởng đoàn thanh tra không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch thanh tra mà quá trình thanh tra cũng như kết quả của mỗi cuộc thanh tra đều phụ thuộc vào năng lực tổ chức điều hành của người Trưởng đoàn. Tiêu chuẩn của Trưởng đoàn thanh tra đã được quy định cụ thể trong Quy chế hoạt động Đoàn thanh tra. Dựa trên những tiêu chí đó mà người ra quyết định thanh tra có thể lựa chọn một cán bộ có đủ tiêu chuẩn theo quy định làm Trưởng đoàn thanh tra. Trên cơ sở đó, người được lựa chọn làm Trưởng đoàn thanh tra sẽ có điều kiện phát huy năng lực tổ chức điều hành của mình trong quá trình thanh tra. Trước hết, năng lực tổ chức điều hành của Trưởng đoàn thanh tra thể hiện ở việc làm tốt công tác chính trị tư tưởng cho các thành viên trong đoàn. Bởi lẽ để quá trình thanh tra được thuận lợi và đạt kết quả tốt thì việc đầu tiên là cần tạo ra sự thống nhất về nhận thức, ý nghĩa, mục đích trong nội bộ đoàn. Đây là yêu cầu quan trọng và phải được tiến hành trong suốt cuộc thanh tra, đồng thời cũng là một trong những căn cứ để đánh giá năng lực tổ chức điều hành của Trưởng đoàn thanh tra. Theo đó, để làm được điều này, Trưởng đoàn thanh tra cần tổ chức thảo luận dân chủ trong nội bộ đoàn để mọi thành viên quán triệt, đồng thời luôn chú ý uốn nắn những việc làm chưa đúng của các thành viên, hoặc kịp thời giải quyết những vấn đề nảy sinh vướng mắc trong quá trình thanh tra, các yếu tố này có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả của hoạt động thanh tra. Khả năng quy tụ của Trưởng đoàn thanh tra đối với các thành viên tham gia hoạt động của Đoàn thanh tra cũng là yếu tố không thể thiếu và cũng rất quan trọng. Người được giao nhiệm vụ Trưởng đoàn thanh tra trước hết phải là người nắm bắt được tâm lý cũng như hiểu rõ năng lực, trình độ chuyên môn… của thành viên trong đoàn và có giải pháp, chỉ đạo điều hành hợp lý thì mới có thể khơi dậy tính chủ động, tính tự giác trong công việc của mỗi thành viên và tạo điều kiện để họ phát huy hết khả năng của mình trong công việc. Trên thực tế đây là vấn đề hết sức phức tạp, đòi hỏi người có trách nhiệm chỉ đạo điều hành hoạt động của Đoàn thanh tra phải có đủ kinh nghiệm, bản lĩnh, nghệ thuật lãnh đạo, giao tiếp trong công việc. GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 84 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành Bên cạnh đó, Trưởng đoàn thanh tra phải thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ và thực thi chế độ thủ trưởng trong Đoàn thanh tra. Trên cơ sở bàn bạc, thảo luận dân chủ trong Đoàn thanh tra, Trưởng đoàn quyết định và chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của đoàn. Trưởng đoàn thanh tra với vai trò người quản lý, chỉ đạo, điều hành phải tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ và thực thi chế độ thủ trưởng trong Đoàn thanh tra. Trưởng đoàn thanh tra có vai trò quyết định trong cuộc thanh tra. Vì thế, quyền và trách nhiệm phải tập trung ở Trưởng đoàn. Trưởng đoàn phải biết sử dụng quyền đúng pháp luật, đồng thời luôn phải tự xác định trách nhiệm cao nhất trước pháp luật, trước tập thể Đoàn thanh tra về toàn bộ kết quả của cuộc thanh tra kinh tế xã hội. Trong quản lý điều hành, Trưởng đoàn phải biết làm công tác lãnh đạo, phải là người biết bao quát và điều khiển công việc của tập thể để đạt mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ của Đoàn thanh tra. Thực chất của lãnh đạo là tìm hiểu mối tương quan giữa các cá nhân trong đoàn và động viên, thúc đẩy họ hoàn thành nhiệm vụ với chất lượng cao và kịp thời, khẩn trương. Trưởng đoàn phải quyết đoán đúng và dám chịu trách nhiệm về mọi quyết định của mình. Trưởng đoàn thanh tra phải chịu trách nhiệm chỉ đạo chung nên phải có tầm nhìn bao quát để thấy rõ được diễn biến các hoạt động thanh tra đối với kế hoạch chung của cuộc thanh tra nhưng phải biết nắm lấy những nội dung trọng tâm để tập trung chỉ đạo, thúc đẩy tiến độ chung. Tuy nhiên, cuộc thanh tra diễn biến thường phức tạp, có thể nảy sinh những vấn đề mới chưa dự kiến được; cho nên trong chỉ đạo, Trưởng đoàn không được cứng nhắc mà phải biết bám sát thực tế, từ thực tế hoạt động của đoàn mà xử lý tình huống linh hoạt để điều chỉnh kịp thời, chính xác. Vì vậy, Trưởng đoàn thanh tra phải nắm chắc kế hoạch thanh tra và các vấn đề trọng tâm, nhưng đồng thời phải linh hoạt trong chỉ đạo trước những diễn biến của tình hình. Mỗi Đoàn thanh tra đều có nhiều thành viên, mỗi người có trình độ nhận thức, phong cách làm việc khác nhau và mỗi người sẽ được phân công nhiệm vụ cụ thể khác nhau. Để chỉ đạo Đoàn thanh tra hoạt động theo mục tiêu chung trước hết đòi hỏi Trưởng đoàn phải là hạt nhân đoàn kết trong nội bộ đoàn, thực hiện dân chủ, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của các thành viên, đồng thời đấu tranh thẳng thắn nhằm duy trì kỷ luật trong đoàn. Được như vậy mới tạo ra sự tín nhiệm, tin cậy của các thành viên trong đoàn, đảm bảo uy tín của đoàn. GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 85 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành Nhiều cuộc thanh tra đề cập đến nhiều nội dung phức tạp và có liên quan đến nhiều cơ quan khác nhau. Do vậy, cần tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của các cơ quan có liên quan để tạo điều kiện cho cuộc thanh tra được tiến hành thuận lợi. Để làm được điều này, Trưởng đoàn phải phát huy tốt vai trò là hạt nhân đoàn kết thống nhất trong nội bộ Đoàn thanh tra, tạo sự đồng tình ủng hộ của các cơ quan có liên quan. Ngoài ra, Trưởng đoàn thanh tra phải tăng cường công tác kiểm tra đối với các thành viên, xem xét diễn biến của sự việc trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể, nhận định đánh giá, kết luận một vấn đề trên tinh thần khách quan, đúng đắn. Trưởng đoàn thanh tra với nhiệm vụ chính là chỉ đạo, quản lý, điều hành Đoàn thanh tra thực hiện quyết định thanh tra và kế hoạch thanh tra đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nên đương nhiên Trưởng đoàn thanh tra phải kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ được phân công của mỗi nhóm công tác, mỗi thành viên của Đoàn thanh tra. Để xét duyệt các báo cáo kết quả thanh tra của mỗi thành viên trong đoàn, Trưởng đoàn không chỉ nghe báo cáo mà còn phải trực tiếp đọc, nghiên cứu, đối chiếu các tài liệu, số liệu, chứng cứ… mà thành viên đã báo cáo; khi cần thiết có thể trực tiếp gặp đối tượng, nhân chứng để khẳng định tính chính xác của các báo cáo kết quả. Khi nhận định, đánh giá, kết luận một vấn đề, sự việc, Trưởng đoàn thanh tra phải đặt nó trong tổng thể tình hình để thấy rõ mối quan hệ tác động lẫncủa sự việc đó trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Có như vậy mới nhận định, đánh giá đúng những thành tích, những tồn tại, tính chất, mức độ sai phạm và nguyên nhân của nó. Từ đó mới đưa ra được sự đánh giá khách quan, trung thực và kiến nghị xử lý đúng đắn, khả thi. 3.5 Kết luận thanh tra và bảo đảm thực hiện kết luận thanh tra Trong thời gian qua, tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị thanh tra còn nhiều bất cập, hạn chế; việc thực hiện các kiến nghị về thu hồi tài sản vi phạm mới chỉ thực hiện được một phần rất nhỏ, việc kiểm điểm, xử lý hành chính đối với những đối tượng liên quan đến các sai phạm trong nhiều trường hợp nặng về hình thức, mức độ kỷ luật chưa tương xứng với hành vi vi phạm. GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 86 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành Trên thực tế, việc bắt buộc các đối tượng liên quan thực hiện đầy đủ các kết luận, kiến nghị thanh tra là rất khó, bởi vì sau khi có kết luận thanh tra việc thi hành kết luận thanh tra chủ yếu phụ thuộc vào thủ trưởng cơ quan quản lý và ý thức chấp hành của đối tượng thanh tra. Theo thống kê kết quả rà soát của các đoàn thanh tra liên ngành của Trung ương các năm gần đây cho thấy, tại nhiều địa phương số vụ việc đã có kết luận, quyết định giải quyết sau thanh tra song không được thực hiện hoặc chậm được triển khai, tổ chức thực hiện là rất lớn, cá biệt có những địa phương còn tồn đọng tới hàng trăm vụ việc một năm, có không ít các địa phương có những vụ việc tồn đọng nhiều năm không được triển khai thực hiện. Hiện tượng đùn đẩy, né chánh, ngại va chạm của thủ trưởng một số cấp, ngành và ở một số địa phương khi thực hiện các kết luận, kiến nghị thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo vẫn diễn ra... Điều này gây nhiều bức xúc trong quần chúng nhân dân, cá biệt đã có nơi việc này là nguyên nhân dẫn đến việc công dân tập trung đông người, kéo đi khiếu kiện kéo dài gây mất trật tự trị an nơi tiếp công dân của Trung ương và địa phương, ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh chính trị, trật tự xã hội. Việc thực hiện các quy định của pháp luật thanh tra về hiệu quả thực hiện các kết luận, kiến nghị của Đoàn thanh tra đối với Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong việc đình chỉ việc thi hành, ra quyết định hủy bỏ các quyết định sai trái đã ban hành; xử lý trách nhiệm đối với những người có hành vi vi phạm hiện nay đang là vấn đề vướng mắc nhất khi nói đến việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra Có thể nói, những quy định về công khai kết luật thanh tra, các biện pháp bảo đảm thực hiện kết luận thanh tra là điểm đổi mới đáng ghi nhận của Luật Thanh tra 2010, đây là cơ sở pháp lý quan trọng để nâng cao hiệu quả thực hiện kết luận thanh tra trên thực tế. Tuy nhiên, để các quy định này thực sự phát huy hiệu quả và đảm bảo tính khả thi chúng ta vẫn cần những quy định rõ ràng, cụ thể hơn nữa. Nội dung về cung cấp kết luận thanh tra là vấn đề phức tạp và nhạy cảm, cần quy định cụ thể, chi tiết hơn về các hình thức công khai, đối tượng, nội dung công khai và trình tự, thủ tục công khai, sao cho các thông tin cần thiết được chuyển đến cho các đối tượng có nhu cầu phục vụ việc giám sát, kiểm tra, đồng thời những thông tin thuộc về bí mật nhà nước bảo đảm không bị tiết lộ. GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 87 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành Ngoài ra, những quy định về xử lý hành vi không thực hiện yêu cầu, kết luận, quyết định xử lý về thanh tra trong Luật còn chung chung, khó thực hiện trên thực tế. Cần cụ thể hoá các hình thức xử lý, chế tài áp dụng để đảm bảo tính khả thi trong quá trình áp dụng Luật. PHẦN KẾT LUẬN GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 88 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành Sự ra đời của Thanh tra nói chung và của Thanh tra chuyên ngành nói riêng trong hoạt động quản lý nhà nước là một tất yếu khách quan. Thanh tra chuyên ngành trong hoạt động quản lý nhà nước có ý nghĩa hết sức quan trọng là công cụ hữu hiệu trong việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện những sơ hở trong cơ chế, chính sách pháp luật, để kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục, phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Những quy định của pháp luật hiện hành đã góp phần không nhỏ trong việc tạo cơ sở pháp lý về tổ chức và họat động của thanh tra chuyên ngành đặt biệt là Luật thanh tra 2010. Giúp cho thanh tra chuyên ngành ngày càng hoàn thiện về tổ chức, phát huy được tính tích cực khi hoạt động, góp phần phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thởi những hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, thực tiễn nhiều quy định của phát luật đã không còn phù hợp làm ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động thanh tra chuyên ngành. Vì vậy, cẩn hoàn thiện vể mặt tố chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành, cũng như là pháp luật về thanh tra chuyên ngành, để thanh tra chuyên ngành phát huy được vai trò của mình trong thời kỳ mới. Trong phần nghiên cứu của mình, tác giả đã trình bày những nội dung cơ bản về thanh tra Nhà nước như khái quát chung về thanh tra, vai trò, đặc điểm cùa thanh tra, thanh tra viên, tổ chức vả hoạt động của thanh tra chuyên ngảnh. Trong đó, tác giả chủ yếu nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành trong hoạt động quản lý Nhà nước từ đó tìm ra những hạn chế và đề xuất những ý kiến để thanh tra chuyên ngành ngày càng hoàn thiện hơn về pháp luật cũng như về tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành. Hi vọng, những giải pháp mà tác giả đưa ra phần nào giúp ích cho quá trình hoàn thiện về pháp luật, cung như là tổ chức của thanh tra chuyên ngành trong hoạt động quản lý của Nhà nước hiện nay. GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 89 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO  Danh mục văn bản quy phạm pháp luật Luật thanh tra năm 2004. Luật cán bộ công chức năm 2008. Luật thanh tra năm 2010. Nghị Định số 05/2011/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ quy định phòng chống tham nhũng trong ngành thanh tra. Nghị Định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh tra năm 2010. Nghị Định số 97/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra. Nghị Định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành. Nghị Định số 83/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của thanh tra Chính Phủ. Quyết định số 09/2010/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn các ngạch thanh tra viên công an nhân dân. Quyết định số 2151/2006/QĐ-TTCP ngày 10 tháng 11 năm 2006 của thanh tra Chính phủ ban hành quy chế hoạt động của đoàn thanh tra. Quyết định số 2861/2008/QĐ-TTCP ngày 22 tháng 12 năm 2008 của tổng thanh tra chính phủ ban hành quy chế giám sát hoạt động của đoàn thanh tra. Quyết định số 108/2010/QĐ-BTC Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cục thuế trực thuộc Tổng cục thuế. Quyết định số 1014/2010/QĐ-BTC Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Thanh tra Tổng cục hải quan. Quyết định số 26/2010/QĐ-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2012 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận quyết định ban hành tiêu chuẩn chánh thanh tra sở, ban ngành thuộc Uỷ ban nhân dân. GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 90 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành  Danh mục sách, báo, tạp chí Tạp chí thanh tra. Lâm Bá Khánh Toàn, Võ Nguyễn Nam Trung Tài liệu hướng dẫn học tập môn Pháp luật thanh tra.  Danh mục trang thông tin điện tử Bàn về một số điểm mới của hoạt động của thanh tra chuyên ngành, Thanh tra bộ khoa học và công nghệ. http://www.khcnpy.gov.vn. Đặc điểm của Pháp luật về thanh tra, http://thanhtra.edu.vn/category/detail/78-dacdiem-cua-phap-luat-ve-thanh-tra.html . Nguyễn Uyên Minh, Vụ Pháp chế và cải cách tư pháp Văn phòng trung ương Đảng, phân biệt thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, http://thanhtra.edu.vn/category/detail/314-phan-biet-thanh-tra-hanh-chinh-va-thanh-trachuyen-nganh.html. Nguyễn Thị Bích Hường, Vụ Pháp chế-Thanh tra Chính Phủ, Về vai trò của cơ quan thanh tra Nhà nước trong việc phòng chống tham nhũng, Tạp chí thanh tra, http://thanhtra.edu.vn Nguyễn Thị Hương Tuyền, Bàn về tính độc lập của thanh tra, http://thanhtra.edu.vn/category/detail/191-ban-ve-tinh-doc-lap-cua-thanh-tra.html. Nguyễn Tuấn Khanh, Tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành trước yêu cầu của phân cấp quản lý và chuyên nghiệp hoá đội ngũ công chức, , Viện Khoa học Thanh tra http://www.giri.ac.vn/to-chuc-va-hoat-dong-thanh-tra-chuyen-nganh-truoc-yeu-caucua-phan-cap-quan-ly-va-chuyen-nghiep-hoa-doi-ngu-cong-chuc_t104c2714n1625tn.aspx. Phân biệt thanh tra, kiểm tra và giám sát, http://danluat.thuvienphapluat.vn. Trần Văn long, Vai trò, đặc điểm các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra. http://thanhtra.edu.vn/category/detail/186-dac-diem,-vai-tro-cua-cac-nguyen-tac-tronghoat-dong-thanh-tra.html. Văn Tiến Mai, Một số vướng mắt trong việc thực hiện luật thanh tra 2010 và giải pháp khắc phục, http://www.giri.ac.vn/mot-so-vuong-mac-trong-thuc-hien-luat-thanh-tranam-2010-va-giai-phap-khac-phuc_t104c2714n70tn.aspx.. GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 91 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành Văn Tiến Mai, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tổng hợp – TTCP, Một số vấn đề trong quy định của pháp luật về hoạt động thanh tra chuyên ngành cần tiếp tục được nghiên cứu, điều chỉnh. http://www.thanhtravietnam.vn/vi- VN/News/diendanthanhtra/2013/02/28594.aspx. Võ Văn Phước, Phó Chánh Thanh tra tỉnh Đồng Nai, Bàn về năng lực tổ chức điều hành của Trưởng đoàn thanh tra trong các cuộc thanh tra kinh tế - xã hội, http://www.thanhtravietnam.vn/vi-VN/News/diendanthanhtra/2011/11/19502.aspx http://luanvan.net.vn/luan-van/luan-van-hoan-thien-phap-luat-ve-thanh-tra-chuyennganh-trong-quan-ly-hanh-chinh-nha-nuoc-o-viet-nam-hien-nay-32319/.  Danh mục các tài liệu khác Quyết định số 1821-QĐ-BSC ngày 30 tháng 12 năm 2011 về việc ban hành quy định chuẩn mực đạo đức, đảng viên của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức ngành thanh tra. Quy định số 57-QĐ/TW ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Bộ Chính trị về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng. GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 92 SVTH: Lê Thanh Ngàn [...]... nhiệm tổ chức chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 27 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA CHUYÊN NGÀNH 2.1 Thanh tra chuyên ngành 2.1.1 Khái niệm, đặc điểm thanh tra chuyên ngành Khái niệm - Thanh tra chuyên ngành2 5 là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, ... - Tổng cục và tương đương, Cục thuộc Bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành - Cục thuộc Tổng cục và tương đương được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành - Chi cục thuộc Sở, Chi cục thuộc Cục và tương đương được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành 1.4 Hoạt động của thanh tra Nhà nước Hoạt động thanh tra nhà nước bao gồm: Hoạt động của thanh tra hành chính và thanh. .. viên, Thanh tra viên chính, Thanh tra viên cao cấp Trong Pháp lệnh thanh tra 1990 chưa đề cập đến tổ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành Loại hình tổ chức này, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao cho Chính phủ quy định chi tiết về tổ chức hoạt động của thanh tra chuyên ngành ở một lĩnh vực cụ thể Ví dụ như Chính phủ quy định chi tiết tổ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành Y tế, giáo dục…Chính... Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành nhũng trong phạm vi cả nước; thực hiện hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật Thanh tra Chính phủ có Tổng Thanh tra Chính phủ, các Phó Tổng Thanh tra Chính phủ và Thanh tra viên Tổng Thanh tra Chính phủ là thành viên Chính phủ, là người đứng đầu ngành thanh tra Tổng Thanh. .. thanh tra GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 19 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành Đoàn thanh tra có Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên và các thành viên khác.14  Thẩm quyền ra quyết định thanh tra hành chính theo kế hoạch Căn cứ kế hoạch thanh tra, Tổng Thanh tra Chính phủ, Chánh Thanh tra các cấp, các ngành ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra. .. thức thanh tra khác nhau - Căn cứ vào phạm vi, quy mô của cuộc thanh tra có: Thanh tra diện rộng, thanh tra diện hẹp - Căn cứ vào chương trình thanh tra có: Thanh tra theo kế hoạch; thanh tra thường xuyên, thanh tra đột xuất.6 - Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của hoạt động thanh tra có: Thanh tra kinh tế - xã hội; thanh tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; thanh tra công vụ.7 6 Điều 37 Luật Thanh tra. .. Lâm Bá Khánh Toàn Trang 12 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành hệ thống tổ chức bao gồm các cơ quan thanh tra chuyên trách của Nhà nước ở các cấp, các ngành và tổ chức thanh tra nhân dân tại các cơ sở Ngày 15/02/1984, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị quyết số 26/HÐBT về việc tăng cường tổ chức thanh tra và nâng cao hiệu quả thanh tra Ủy ban Thanh tra Chính phủ được... Luật.9 1.3 Cơ quan Thanh tra Nhà nước - Cơ quan thanh tra Nhà nước được chia thành hai loại: Thanh tra hành chính được tổ chức theo đơn vị hành chính (Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện); Thanh tra ngành, lĩnh vực được tổ chức ở những cơ quan theo ngành, lĩnh vực chuyên môn (Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, Thanh tra sở) 1.3.1 Tổ chức của Thanh tra hành chính Cơ quan thanh tra theo cấp hành... luận thanh tra. 24 Luật Thanh tra năm 2010 đã góp phần tạo lập khung pháp lý quan trọng trong việc hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra nhà nước Quy định cụ thề về chức năng, vị trí của thanh tra nhà nước, cung như hoàn thiện về tổ chức của cơ quan thanh tra, đặt biệt là về hoạt động của ngành tthanh tra ngày càng linh động hơn để đáp ứng yêu cấu quản lý hiện nay 1.4.2 Hoạt động của. .. học tập môn Pháp luật Thanh Tra 7 GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn Trang 8 SVTH: Lê Thanh Ngàn Đề tài: Tồ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành 1.1.3.2 Công cụ thanh tra Những phương tiện mà chủ thể thanh tra sử dụng để thực hiện hoạt động thanh tra chính là công cụ thanh tra và nếu thiếu những công cụ này thì hoạt động thanh tra không thể thực hiện được Các loại công cụ thanh tra được sử dụng bao gồm:

Ngày đăng: 05/10/2015, 10:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan