vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới wto

65 850 2
vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới  wto

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT BỘ MÔN THƯƠNG MẠI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT NIÊN KHÓA 2010 - 2014 Đề tài: VẤN ĐỀ THỰC THI KHUYẾN NGHỊ VÀ PHÁN QUYẾT CỦA CƠ QUAN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI - WTO Giáo viên hướng dẫn Th.S Thạch Huôn Sinh viên thực hiện Ngô Thị Lắm Mssv: 5105874 Lớp: Luật hành chính-K36 Cần Thơ, tháng 11 năm 2013 LỜI CẢM ƠN Thời gian trôi qua thắm thoát đã gần bốn năm tôi học dưới mái trường Đại học Cần Thơ. Cánh cửa Đại học mở ra chào đón tôi như cho tôi một cuộc sống mới, cuộc sống gần như tự lập,cuộc sống xa nhà và xa quê. Giờ đây, cánh cửa Đại học từ từ khép lại lưu giữ những kỷ niệm của thời sinh viên, hành trang mang bên người là những kiến thức và kinh nghiệm sống mà bao năm tháng qua thầy cô đã tận tình chỉ dạy. Để có cuộc sống như ngày hôm nay, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ba mẹ người đã nuôi dạy tôi khôn lớn và luôn động viên tôi mỗi khi khó khăn nhất. Lời cảm ơn đến Thầy cô Khoa luật – Đại học Cần thơ đã truyền đạt kiến thức quý báo đến tôi. Xin cảm ơn đến bạn bè thân yêu đã bên cạnh tôi, chia sẻ những niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống.Và cuối cùng xin cảm ơn đến thầy Thạch Huôn, người đã chỉ dẫn tận tình trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Bằng tất cả lòng thành của mình, tôi xin chúc thầy cô được nhiều sức khỏe và thành công trong cuộc sống. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... WTO DSB DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Tổ chức thương mại thế giới Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO DSU Thỏa thuận về các quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO GATS GATT Hiệp định chung về thương mại dịch vụ Hiệp định chung về thuế quan và thương mại dịch vụ TRIPS Các khía cạnh liên quan đến thương mại quyền sở hữu trí tuệ MFN Nguyên tắc tối huệ quốc SCM Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp Đối kháng ITC Cục thương mại quốc tế của chính phủ Hoa Kỳ DOC ADA Bộ thương mại Hoa Kỳ Hiệp định chống bán phá giá USITC Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ TRIMS Hiệp định về các biện pháp Đầu tư liên quan đến thương mại MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU:……………………………………………………………………..1 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO VÀ THỰC THI QUYẾT ĐỊNH CỦA CƠ QUAN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO……………………………………………...3 1.1. Khái quát chung về cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO………..3 1.1.1. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO…………………..4 1.1.2. Khái quát chung về thủ tục thi hành quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO…………………………………………………………12 1.2. Nội dung thực thi quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp cuả WTO……………………………………………………………………………….19 1.2.1. Việc tuân thủ ngay lập tức và khoảng thời gian hợp lý của việc thi hành khuyến nghị và quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO……19 1.2.2. Sự giám sát của cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO………….20 1.2.3. Áp dụng điều 21.5 của DSU………………………………………..21 1.3. Các biện pháp chế tài được áp dụng trong việc thi hành phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO…………………….23 1.3.1 Bồi thường thương mại……………………………………………...23 1.3.2 Tạm hoãn thi hành các nhượng bộ hoặc nghĩa vụ khác hay còn gọi là “trả đũa thương mại”……………………………………………………………….25 CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ THỰC THI QUYẾT ĐỊNH CỦA CƠ QUAN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC BIỆN PHÁP THI HÀNH CỦA WTO……………………………29 2.1. Một số ví dụ liên quan đến việc thực thi các khuyến nghị và quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO……………………………..29 2.1.1. Hoa Kỳ - cuộc điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm gỗ xẻ mềm nhập khẩu từ Canada (Giải quyết tranh chấp số DS277)…………………….29 2.1.2. Vụ kiện Indonesia – Một số biện pháp nhất định ảnh hưởng đến ngành ô tô………………………………………………………………………..…33 2.1.3. Hoa Kỳ - Các biện pháp chống bán phá giá áp dụng đối với túi nhựa đựng hàng bán lẻ của Thái Lan…………………………………………………….36 2.1.4. EC - Biện pháp chống bán phá giá đối với cá hồi nuôi của Na-uy (Giải quyết tranh chấp số DS337)………………………………………………………..37 2.1.5 Nhận xét từ các vụ kiện trên…………………………………………39 2.2. Những hạn chế trong áp dụng các biện pháp chế tài trong việc thi hành phán quyết của WTO trên thực tế……………………………………...…40 2.2.1. Biện pháp bồi thường thương mại………………………………….40 2.2.2. Biện pháp trả đũa thương mại………………………………………43 2.3. Thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO…………………………………………………………...…45 2.3.1. Thuận lợi……………………………………………………………45 2.3.2. Khó khăn……………………………………………………………47 2.4. Thực trạng pháp luật Việt Nam về việc thực thi các quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO và một số khuyến nghị cho Việt Nam………………………………………………………………………………...48 2.4.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về việc thực thi các quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO………………………………………………48 2.4.2. Một số khuyến nghị cho Việt Nam khi tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO………………………………………………………………..49 2.5. Giải pháp hoàn thiện các biện pháp chế tài trong việc thi hành phán quyết của WTO……………………………………………………………………………….50 KẾT LUẬN:……………………………………………………………………….54 Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tổ chức thương mại thế giới (chữ viết tắt của tiếng Anh là WTO), ra đời vào ngày 01 tháng 01 năm 1995, là tổ chức có quy mô lớn nhất trên thế giới trong lĩnh vực thương mại. Ngày nay, với sự hội nhập kinh tế quốc tế, nhu cầu mở rộng thị trường là không thể thiếu vì thế không khỏi phát sinh những tranh chấp trong quá trình hoạt động thương mại. Để giải quyết những tranh chấp thương mại đó, một cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại ra đời đánh dấu sự phát triển và thành công của WTO. Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đã hoạt động 17 năm nay và “có năng suất hoạt động cao nhất trong tất cả các hệ thống giải quyết tranh chấp quốc tế”1. Theo số liệu của WTO, trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/1995 đến ngày 01/01/2012, 427 vụ tranh chấp đã được chuyển đến cơ quan giải quyết của tổ chức này,2 vượt xa tổng số vụ tranh chấp của GATT 1947. Trong khoảng thời gian 47 năm từ năm 1948 đến 1995, chỉ có 132 báo cáo về giải quyết tranh chấp được ban hành.3 Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO được sử dụng bởi các thành viên phát triển như Hoa Kỳ, Canada hay EU và các thành viên đang phát riển như Thái Lan, Ấn Độ… Do đó, có thể khẳng định rằng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đang giữ vai trò quan trọng trong việc xóa bỏ sự bất bình đẳng và thương mại không công bằng. Việc thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO trong giai đoạn thi hành góp phần quan trọng trong cả quá trình giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, nhiều quốc gia vi phạm luôn tìm cách thực hiện khuyến nghị và phán quyết đó trong khoảng thời gian hợp lý hơn là tuân thủ ngay lập tức. Khoảng thời gian hợp lý là cơ hội duy nhất cho việc thực thi khuyến nghị nhưng đôi khi bên vi phạm đàm phán với bên kia mức bồi thường hay bị trả đũa thương mại khi hết thời gian hợp lý mà chưa thực hiện xong. Mặc dù có những biện pháp mang tư cách cưỡng chế nhưng việc thực thi khuyến nghị và phán quyết trong thời gian hợp lý vẫn chưa thực hiện xong làm cho hiệu quả giải quyết tranh chấp bị giảm.Trong giai đoạn thực thi vẫn còn những lổ hỏng pháp lý cản trở sự vận hành hiệu quả của cơ chế giải quyết 1 Xem: Peter Van Den Bossche, the law and Policy of the World Trade Organization: Text, Cases and Materials, 2nd ed, Cup 2008, 169. 2 WTO website “Chronological list of disputes”, nguồn: htpp://www.wto.ogr/English/tra top-e/dispustatus-e.htm>accessed 29 January 2012. 3 Xem: Peter Van Den Bosche, Sdd. GVHD: Th.S Thạch Huôn 1 SVTH: Ngô Thị Lắm Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO tranh chấp của WTO. Vì vậy, việc tìm ra các lổ hỏng đó là vô cùng quan trọng nhằm đề ra các giải pháp hoàn thiện các biện pháp mang tính cưỡng chế làm cho việc thực thi có hiệu quả hơn. Từ những phân tích trên, người viết chọn đề tài “Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO”. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích mà người viết mong muốn hướng tới trong đề tài này là tìm hiểu việc bên thua kiện áp dụng cách thức trong giai đoạn thực thi khuyến nghị và phán quyết của DSB để từ đó thấy được những hạn chế của các biện pháp thực thi với tư cách là biện pháp cưỡng chế thi hành đối với việc không thực thi phán quyết của DSB. Cuối cùng tìm ra hướng hoàn thiện các biện pháp mang tính cưỡng chế đó nhằm làm cho việc thực thi có hiệu quả hơn. 3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài luận văn là vấn đề có nội dung khá phong phú và tương đối phức tạp, đòi hỏi phải được nghiên cứu sâu và đi vào từng lĩnh vực pháp lý riêng lẽ. Tuy nhiên, đối với đề tài này, người viết tập trung nghiên cứu việc thực thi khuyến nghị và phán quyết của bên thua kiện khi tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ của WTO theo quy định của hiệp định về các quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này người viết áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp nghiên cứu khác nhau như: phân tích luật viết, phương pháp so sánh, thống kê tổng hợp từ thực tiễn hoạt động giải quyết tranh chấp để có cái nhìn toàn diện và khách quan hơn về cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. 5. Kết cấu đề tài Đề tài gồm có 3 phần: - Lời nói đầu - Phần nội dung gồm có hai chương: + Chương 1. Khái quát chung về cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và thực thi quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO + Chương 2. Thực tiễn về vấn đề thực thi quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO và giải pháp hoàn thiện các biện pháp thi hành của WTO - Kết luận GVHD: Th.S Thạch Huôn 2 SVTH: Ngô Thị Lắm Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ VIỆC THỰC THI QUYẾT ĐỊNH CỦA CƠ QUAN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI – WTO 1.1 Khái quát chung về cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO Cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) được đánh giá là một thành tựu của Vòng đàm phán Uruguay năm 1994. Về điều này, học giả Mercurio đã viết: “Sự ra đời của WTO đã định hình lại một cách cơ bản hệ thống thương mại thế giới, không chỉ bởi việc mở rộng phạm vi điều chỉnh là Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) mà có lẽ quan trọng hơn là việc hình thành một hệ thống giải quyết tranh chấp có tính chất bắt buộc dựa trên các quy tắc và thủ tục pháp lí”.4 Khuôn khổ pháp luật quan trọng nhất của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO là Hiệp định về quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp (DSU). Rút kinh nghiệm từ những bất cập trong cơ chế cũ, một số cải tiến căn bản về thủ tục đã được đưa vào cơ chế mới, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao tính chất xét xử của thủ tục này cũng như tăng cường tính ràng buộc của các quyết định giải quyết tranh chấp. Mục tiêu căn bản của cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO là nhằm “đạt được một giải pháp tích cực cho tranh chấp”, và ưu tiên những “giải pháp được các bên tranh chấp cùng chấp thuận và phù hợp với các Hiệp định liên quan”.5 Xét ở mức độ rộng hơn, cơ chế này nhằm cung cấp các thủ tục đa phương giải quyết tranh chấp thay thế cho các hành động đơn phương của các quốc gia thành viên vốn tồn tại nhiều nguy cơ bất công, gây trì trệ và xáo trộn sự vận hành chung của các qui tắc thương mại quốc tế. Cơ chế giải quyết tranh chấp mới đã tỏ rõ ưu thế của mình trong việc giải quyết có hiệu quả các tranh chấp giữa các quốc gia trong khuôn khổ WTO. Hiệu quả này đạt được chủ yếu dựa trên các qui định hết sức chặt chẽ về thủ tục được nêu tại các văn bản (nguồn) khác nhau, cơ chế thông qua quyết định mới (cơ chế đồng thuận phủ 4 Xem: Bryan Mercurio, “Improving Dispute Settle ment in the World Trade Organization: The Dispute Settlement Understanding Review - Making it Work?’ 2004 38(5) J.W.T. 795. ) 5 Điều 3.7 của Thỏa thuận DSU GVHD: Th.S Thạch Huôn 3 SVTH: Ngô Thị Lắm Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO quyết), các cơ quan chuyên môn độc lập với các thời hạn cụ thể. Không phải ngẫu nhiên mà cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO được coi là một trong những thành công cơ bản của Vòng đàm phán Urugoay. 1.1.1 Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO 1.1.1.1 Tham vấn Tham vấn là việc các bên tranh chấp tiến hành đàm phán với nhau để đưa ra một thỏa thuận thống nhất về việc giải quyết tranh chấp đó. Do đó, tham vấn song phương giữa các bên là giai đoạn giải quyết tranh chấp chính thức đầu tiên.6 a. Mục tiêu tham vấn Cuộc tham vấn song phương tạo cho các bên một cơ hội để thảo luận vấn đề và tìm ra một giải pháp thỏa đáng cho các bên mà không phải tranh tụng.7 Chỉ sau khi các cuộc tham vấn bắt buộc đó không đem lại được một giải pháp thỏa đáng cho các bên trong vòng 60 ngày thì bên khiếu kiện có thể đề nghị được xét xử thông qua Ban hội thẩm.8 Thông thường các quốc gia đều cố gắng giải quyết các bất đồng ở giai đoạn tham vấn nhằm hạn chế mức tối đa các thiệt hại về lợi ích cho tất cả các bên đồng thời đảm bảo tính bí mật của các thông tin liên quan đến tranh chấp. b. Cơ sở pháp lý và các yêu cầu đối với đề nghị tham vấn Đề nghị tham vấn đem lại việc chính thức đưa một tranh chấp ra WTO và khởi động quá trình áp dụng các quy định của DSU. Thông thường các cuộc thảo luận không chính thức về vấn đề tranh chấp sẽ diễn ra trước khi có các cuộc tham vấn chính thức trong WTO giữa các quan chức tại thủ đô hoặc các phái đoàn của các thành viên liên quan. Tuy nhiên, ngay cả khi đã diễn ra các cuộc tham vấn trước thì bên khiếu kiện vẫn cần phải tuân theo các trình tự tham vấn quy định trong DSU như là một điều kiện tiên quyết để tiến hành các bước của quy trình tiếp theo trong WTO. Thành viên khiếu kiện đưa ra đề nghị tham vấn với thành viên bị kiện nhưng cũng phải thông báo đề nghị này tới DSB, các Hội đồng và Ủy ban giám sát Hiệp định liên quan. Các thành viên chỉ phải gửi một văn bản thông báo tới Ban Thư ký nêu rõ các Hội đồng và Ủy ban liên quan khác. Sau đó, Ban Thư ký sẽ phân phát các văn bản tới các cơ quan liên quan cụ thể. Đề nghị tham vấn sẽ thông báo cho toàn thể các thành viên của WTO và công chúng về sự khởi đầu của một tranh chấp. 6 Khoản 2 điều 4 của Thỏa thuận DSU Điều 4.5 của Thỏa thuận DSU 8 Điều 4.7 của Thỏa thuận DSU 7 GVHD: Th.S Thạch Huôn 4 SVTH: Ngô Thị Lắm Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO Một đề nghị tham vấn phải được đệ trình bằng văn bản và phải đưa ra các lý do đề nghị. Đề nghị này phải xác định các vấn đề gây tranh cãi và chỉ ra các cơ sở pháp lý của bên khiếu kiện.9 Trong thực tế, các đề nghị tham vấn này rất ngắn gọn: không dài quá một hoặc hai trang nhưng phải đầy đủ, chính xác, bởi vì các đề nghị tham vấn này sẽ là tài liệu chính thức đầu tiên của WTO phát sinh từ một tranh chấp và mỗi tranh chấp sẽ được đánh mã số tài liệu riêng. c. Hệ quả của việc khởi kiện Trước khi khởi động các cuộc tham vấn, thành viên có nghĩa vụ tiến hành đánh giá xem liệu việc khởi kiện theo hệ thống giải quyết tranh chấp có hiệu quả hay không. Mục tiêu của cơ chế giải quyết tranh chấp là bảo đảm một giải pháp tích cực để giải quyết tranh chấp và theo Điều 3.7 của DSU thì các thành viên của WTO có trách nhiệm tự đánh giá trong việc quyết định liệu có hiệu quả hay không khi khởi kiện một vụ kiện Bên bị khiếu kiện (bên được đề nghị tham vấn) có nghĩa vụ chấp thuận xem xét một cách thiện chí đề nghị tham vấn cũng như cố gắng tạo cơ hội để tham vấn .10 Các cuộc tham vấn thường diễn ra trong các phòng kín và nội dung của các cuộc tham vấn này không được tiết lộ cho bất cứ một Ban hội thẩm nào mà sau đó được giao trách nhiệm giải quyết vấn đề. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên bị khiếu kiện phải trả lời đề nghị tham vấn trong vòng 10 ngày và phải bước vào tham vấn với thiện chí trong khoảng thời gian không quá 30 ngày sau ngày nhận được đề nghị tham vấn. Nếu bên bị khiếu kiện không đáp ứng các thời hạn trên, bên khiếu kiện ngay lập tức có thể tiến hành các bước để có thể xét xử giải quyết tranh chấp và đề nghị thành lập một Ban hội thẩm. Nếu bên bị khiếu kiện cam kết tham vấn thì bên khiếu kiện vẫn có thể tiến hành đề nghị thành lập một Ban hội thẩm trong khoảng thời gian sớm nhất là 60 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị tham vấn, với điều kiện là vẫn chưa tìm được một giải pháp thỏa đáng nào trong quá trình tham vấn. Tuy nhiên, bước tham vấn có thể kết thúc sớm hơn nếu các bên cùng cân nhắc thấy rằng các cuộc tham vấn không giải quyết được tranh chấp. d. Bên thứ ba trong các cuộc tham vấn Một thành viên của WTO không phải là bên khiếu kiện cũng không phải là bên bị khiếu kiện có thể quan tâm đến vấn đề mà các bên tranh chấp đang thảo luận trong 9 Điều 4.4 của thỏa thuận DSU Điều 4.2 của thỏa thuận DSU 10 GVHD: Th.S Thạch Huôn 5 SVTH: Ngô Thị Lắm Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO các cuộc tham vấn của họ. Có thể do họ có lợi ích thương mại nên cảm thấy bị ảnh hưởng tương tự do các biện pháp bị kiện hoặc ngược lại. Thành viên quan tâm cũng có thể có mặt tại các buổi thảo luận về bất kỳ một giải pháp thỏa hiệp nào vì thỏa thuận như vậy có thể ảnh hưởng tới quyền lợi của họ. Thành viên quan tâm có thể đề nghị tham dự vào các cuộc tham vấn nếu họ có lợi ích thương mại đáng kể trong vấn đề đang được thảo luận. Đề nghị đó phải được gửi tới các thành viên tham vấn và DSB trong vòng 10 ngày kể từ khi đề nghị tham vấn đầu tiên được gửi tới các thành viên. Thành viên bị kiện cũng phải đồng ý là ý kiến về việc có lợi ích thương mại đáng kể là có căn cứ. Nếu bên bị khiếu kiện không đồng ý về vấn đề này thì thành viên quan tâm không thể có mặt tại các cuộc tham vấn cho dù lợi ích thương mại đáng kể được viện dẫn có chính đáng như thế nào đi nữa. Tuy nhiên, thành viên quan tâm luôn có thể đề nghị tham vấn trực tiếp với bên bị khiếu kiện, và điều này có thể mở ra một quá trình giải quyết tranh chấp riêng mới. Tuy nhiên, các quy định về tham vấn trong WTO cũng bộc lộ một số hạn chế nhất định như: làm thế nào để định lượng hoặc kiểm nghiệm được việc thực hiện nghĩa vụ “tham vấn một cách thông cảm” của bên được yêu cầu tham vấn; trường hợp tham vấn đạt được một thoả thuận thì thông báo về kết quả cần phải chi tiết đến mức nào để các thành viên khác của WTO và cơ quan có thẩm quyền kiểm tra được tính hợp pháp của thoả thuận tham vấn (tránh hiện tượng thoả thuận đạt được đơn thuần chỉ là sự thoả hiệp về lợi ích giữa các bên mà không dựa trên các quy định của WTO và thực tế vi phạm vẫn tồn tại….) 1.1.1.2 Xét xử Thủ tục xét xử là giai đoạn thứ hai sau thủ tục tham vấn của quá trình giải quyết tranh chấp của WTO. Thủ tục xét xử được lập ra khi tham vấn không giải quyết được tranh chấp trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận được tham vấn, nguyên đơn có thể yêu cầu thành lập Ban hội thẩm. Trong trường hợp khẩn cấp, kể cả trong trường hợp liên quan đến hàng hóa dễ hư hỏng, nếu việc tham vấn không giải quyết được tranh chấp trong thời hạn 20 ngày sau ngày nhận được yêu cầu, bên nguyên đơn có thể yêu cầu thành lập ban hội thẩm. Thủ tục xét xử được tiến hành ở hai giai đoạn: Giai đoạn xét xử của Ban hội thẩm và giai đoạn xét xử phúc thẩm. a. Giai đoạn xét xử của Ban hội thẩm Giai đoạn xét xử của Ban hội thẩm được tiến hành qua 6 bước: Bước 1: Trước phiên họp đầu tiên GVHD: Th.S Thạch Huôn 6 SVTH: Ngô Thị Lắm Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO Ban hội thẩm yêu cầu các bên tranh chấp phải gửi văn bản cho Ban hội thẩm trình bày ý kiến của mình đối với vụ tranh chấp và các chứng cứ có liên quan. Ban hội thẩm căn cứ vào điều 7 của DSU đối chiếu với các điều khoản tham chiếu để xem xét kiểm tra, theo tinh thần của điều khoản có liên quan, tên của các hiệp định do các bên tranh chấp trích dẫn, vấn đề được đưa ra DSB bởi (tên của một bên) trong văn bản. Việc xử lý như vậy giúp cho DSB đưa ra được các khuyến nghị hoặc các phán quyết được quy định trong các hiệp định có liên quan điều chỉnh vấn đề đó. Nghĩa là Ban hội thẩm phải xác định toàn bộ các hiệp định điều khoản liên quan tham chiếu trong quá trình xét xử. Bước 2: Các phiên xét xử Ban hội thẩm tổ chức các phiên họp với các bên tranh chấp và bên thứ ba có lợi ích thương mại liên quan, qua đó xác định vấn đề và kết luận vụ việc tranh chấp. Sau khi các bên tranh chấp chuyển cho Ban hội thẩm văn bản đệ trình trong đó trình bày tình tiết vụ kiện và lập luận của mình, ban hội thẩm tiến hành đi vào nội dung cuộc họp đầu tiên với các bên tranh chấp. Cuộc họp này không công khai, chỉ có các bên tranh chấp, và những bên có quan tâm, chỉ có mặt tại buổi họp khi được Ban hội thẩm mời tham dự. Tại phiên họp này, các bên chỉ được trình bày quan điểm của mình đối với vấn đề tranh chấp, chứ không được đưa ra ý kiến phản bác, đối chất. Sau khi bên nguyên đơn trình bày vụ kiện của mình, bên bị đơn trình bày quan điểm của mình. Các bên thứ ba đã có thông báo quan tâm đến vụ tranh chấp cho DSB phải được mời bằng văn bản trình bày quan điểm của mình và bên thứ ba phải có mặt trong suốt phiên làm việc đó. Các bên thứ ba được Ban hội thẩm tổ chức riêng cho mục này chứ không tổ chức cùng lúc với nguyên đơn và bị đơn. Phiên họp thứ hai: Bị đơn và nguyên đơn sẽ đối chất trực tiếp với nhau. Bị đơn có quyền phát biểu ý kiến trước, sau đó tới nguyên đơn. Ban hội thẩm sẽ dành cho họ một thời gian hợp lý để các bên tranh chấp đưa ra các ý kiến phản bác, bảo vệ quan điểm của mình trước Ban hội thẩm cũng như phản bác ý kiến của phía bên kia. Các ý kiến phản bác này phải được gửi tới bằng văn bản cho Ban hội thẩm trước khi cuộc họp đó diễn ra. Nếu bên thứ ba có lợi ích thương mại liên quan đề nghị Ban hội thẩm phải tổ chức buổi họp riêng để nghe họ trình bày những lợi ích thương mại của mình bị xâm GVHD: Th.S Thạch Huôn 7 SVTH: Ngô Thị Lắm Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO hại do việc kiện tụng thì Ban hội thẩm tổ chức một cuộc họp thứ ba với bên thứ ba đó.11 Bước 3: Tham khảo ý kiến của chuyên gia Trong quá trình xét xử, nếu cần thiết Ban hội thẩm có quyền tìm kiếm thông tin và tư vấn kỹ thuật từ bất cứ cá nhân hoặc cơ quan nào mà ban hội thẩm coi là phù hợp. Quyền này được trao cho Ban hội thẩm với điều kiện Ban hội thẩm phải thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền nằm trong phạm vi quyền hạn của một Thành viên đó. 12 Theo đó các nhóm chuyên gia tư vấn được thành lập và đặt dưới sự quản lý của Ban hội thẩm, làm việc theo các thủ tục do Ban hội thẩm đưa ra và chịu trách nhiệm báo cáo lên Ban hội thẩm về công việc của mình. Nhóm chuyên gia tư vấn gồm những người có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực đang xảy ra tranh chấp. Công dân, các quan chức chính phủ của các bên tham gia tranh chấp không được tham gia vào nhóm chuyên gia. Quy định này đảm bảo tính khách quan trong quá trình Ban hội thẩm xét xử khi nhóm chuyên gia tư vấn không phải là chính phủ của công dân của nước tham gia vào tranh chấp. Chính phủ của các bên tranh chấp một phần nào đó sẽ bảo vệ chính công dân của nước mình bằng những lập luận hay những điều luật trong nước của chính nước mình để tư vấn nếu được tham gia tư vấn. Đây cũng là một quy định tạo tính khách quan và mức độ tin cậy đáng kể vào quá trình giải quyết tranh chấp của WTO. Thành viên trong nhóm chuyên gia làm việc theo tư cách cá nhân và không đại diện cho bất kì một chính phủ hay tổ chức nào. Để đảm bảo tính trung lập của chuyên gia tư vấn thì chính phủ hay những tổ chức quốc tế không được chỉ thị cho các chuyên gia này về tiếp cận với các bên cũng như tiềm kiếm những nguồn thông tin cần thiết. Báo cáo của nhóm chuyên gia được đệ trình đến ban hội thẩm trước khi gửi đến các bên tranh chấp. Bản báo cáo cuối cùng của nhóm chuyên gia rà soát chỉ có giá trị tư vấn. Bước 4: Nghị án và quá trình chuẩn bị báo cáo của ban hội thẩm Sau khi các phiên xét xử miệng kết thúc, Ban hội thẩm đi vào nghị án nội bộ, xem xét lại vấn đề và đi đến các kết luận về kết quả của vụ tranh chấp, các lập luận hỗ trợ cho kết quả đó. Ban hội thẩm phải đưa ra một đánh giá khách quan về vấn đề pháp 11 12 Điều 10 của thỏa thuận DSU Khoản 1 điều 13 của Thỏa thuận DSU GVHD: Th.S Thạch Huôn 8 SVTH: Ngô Thị Lắm Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO lý và tình tiết thực tế của vụ án đang tranh chấp để đánh giá mức độ phù hợp của biện pháp gây tranh cãi so với các hiệp định có liên quan do bên nguyên đơn viện dẫn. Thẩm quyền của Ban hội thẩm là áp dụng luật hiện hành của WTO chứ không phải đưa ra luật. Theo quy định tại khoản 2 điều 19 DSU nhấn mạnh rằng:” Ban hội thẩm không được bổ sung hoặc làm giảm quyền và nghĩa vụ nêu trong các hiệp định có liên quan”. Việc nghị án của Ban hội thẩm phải được giữ bí mật và báo cáo của Ban hội thẩm phải được dự thảo với sự vắng mặt của các bên. Báo cáo của Ban hội thẩm chia thành hai phần chính: phần mô tả và phần ý kiến đánh giá, kết luận. Phần mô tả bao gồm lời giới thiệu, các khía cạnh tình tiết thực tế và khiếu kiện của các bên, tóm tắt lập luận và tình tiết pháp lý của các bên và bên thứ ba. Theo khoản 1 điều 15 DSU, ban hội thẩm sẽ gửi dự thảo báo cáo mô tả cho các bên để lấy ý kiến đóng góp. Các bên được mời đóng góp ý kiến vào bản dự thảo mô tả trong vòng hai tuần (theo khung thời gian làm việc trong phụ lục 3 của DSU). Điều này tạo cơ hội cho các bên bảo đảm rằng tất cả các lập luận chủ chốt của họ được phản ánh trong phần mô tả và những sai sót, những điểm không chính xác về nhận thức sẽ được sửa chữa. Phần ý kiến đánh giá, kiến nghị là phần nêu ra trong lập luận của Ban hội thẩm để hỗ trợ cho các kết luận cuối cùng. Việc thảo luận này là một cuộc thảo luận toàn diện về luật áp dụng theo hướng những tình tiết thực tế được Ban hội thẩm xác định trên cơ sở những chứng cứ được trình ra và lập luận của các bên. Các ý kiến cá nhân hội thẩm viên được trình bày trong báo cáo của ban hội thẩm phải không được ghi tên người phát biểu ý kiến đó.13 Sau khi hết thời hạn tiếp nhận ý kiến của các bên tranh chấp về mô tả, báo cáo, Ban hội thẩm sẽ đưa ra một bản báo cáo giữa kì cho các bên. Nếu sau một tuần, các bên không có yêu cầu về việc rà soát lại các phần của báo cáo thì báo cáo sơ bộ này được coi là báo cáo cuối cùng của ban hội thẩm. Báo cáo cuối cùng của ban hội thẩm phải tham chiếu những lập luận do các bên nêu ra trong giai đoạn rà soát giữa kì. Điều này đã trở thành một mục riêng biệt của báo cáo mà trong đó ban hội thẩm thảo luận về mức độ đúng sai của các ý kiến đóng góp của các bên trong giai đoạn rà soát giữa kỳ. Bước 5: Thông qua báo cáo cuối cùng 13 Khoản 3 điều 14 Thỏa thuận DSU GVHD: Th.S Thạch Huôn 9 SVTH: Ngô Thị Lắm Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO Ban hội thẩm phải gửi báo cáo cuối cùng cho các bên tranh chấp trong vòng hai tuần sau khi kết thúc rà soát giữa kỳ. Một khi báo cáo được dịch ra các ngôn ngữ chính thức (Anh, Pháp, Tây Ban Nha) của WTO14 thì báo cáo sẽ được gửi tới các thành viên của WTO và trở thành tài liệu công khai. Các bên tranh chấp có quyền tham gia đầy đủ vào việc DSB xem xét báo cáo của ban hội thẩm, các quan điểm và ý kiến của họ được ghi lại đầy đủ. Đây là dịp các bên tranh chấp trình bày lại vụ việc thẩm tra sự giải thích của Ban hội thẩm liên quan đến các chi tiết thực tế, cũng như các phát hiện và kết luận của Ban hội thẩm. Quy trình thông qua báo cáo của Ban hội thẩm được coi như là một quy trình mang tính chất tự động. Đây là một trong những tiến bộ quan trọng của hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO. Nó nhằm ngăn chặn tình trạng một bên có thể cản trở việc thông qua báo cáo và thi hành phán quyết của ban hội thẩm. Thủ tục thông qua báo cáo tự động bao gồm: trong vòng 60 ngày kể từ ngày chuyển báo cáo cho các thành viên, báo cáo này sẽ được tự động thông qua tại phiên họp của DSB,15 trừ xảy ra hai khả năng: + Một bên tranh chấp chính thức thông báo cho DSB về quyết định kháng cáo của mình. + DSB quyết định trên cơ sở đồng thuận thông qua báo cáo này. Báo cáo của Ban hội thẩm có giá trị khi được DSB thông qua. Báo cáo đã được thông qua này được coi là phán quyết của DSB và có hiệu lực ràng buộc các bên phải thi hành. b. Xét xử phúc thẩm Các bên tranh chấp có thể kháng cáo các vấn đề pháp lí trong báo cáo của ban hội thẩm (yêu cầu phúc thẩm) và những giải thích pháp luật của ban hội thẩm. 16 Trong quá trình làm việc của cơ quan phúc thẩm, các bên tranh chấp và bên thứ ba có quyền đệ trình ý kiến bằng văn bản hoặc trình bày miệng tại phiên họp của cơ quan này. Hoạt động của cơ quan phúc thẩm được giữ bí mật. Việc đưa ra xem xét và báo cáo phải được thực hiện và tham gia của các bên tranh chấp. 14 Xem: General Information on Recruitment in the World Trade Organization, World Trade Organization 15 Khoản 4 điều 16 Thỏa thuận DSU 16 Khoản 6 điều 17 Thỏa thuận DSU GVHD: Th.S Thạch Huôn 10 SVTH: Ngô Thị Lắm Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO Thủ tục phúc thẩm được thực hiện trong vòng 60 ngày kể từ ngày một bên tranh chấp chính thức gửi kháng cáo bằng văn bản tới Cơ quan phúc thẩm. Khoảng thời gian này có thể gia hạn mức tối đa là 90 ngày, khi cơ quan phúc thẩm nhận thấy mình không thể cung cấp kháng cáo trong vòng 60 ngày và cơ quan này đã thông báo bằng văn bản cho DSB về lí do trì hoãn cùng với tham dự ý kiến đệ trình báo cáo. Việc quy định như vậy để tránh bất cứ sự cố trì hoãn quá trình giải quyết trình chấp. Trong quá trình xem xét các kháng cáo chỉ có bên tranh chấp và bên thứ ba đã tham gia vào quá trình của ban hội thẩm mới được tham gia và trình bày ý kiến của mình cũng như tranh luận tại cơ quan phúc thẩm. Quy trình này nhằm hạn chế số lượng chủ thể tham gia vào quá trình tố tụng phúc thẩm cũng như mở rộng phạm vi vụ việc tranh chấp trong quá trình tố tụng phúc thẩm. Thủ tục phúc thẩm sẽ được cơ quan phúc thẩm soạn thảo, với sự tham vấn của chủ tịch DSB và tổng giám đốc WTO, sau đó được thông báo cho các thành viên. Quá trình tố tụng phúc thẩm được giữ kín, các báo cáo của Cơ quan phúc thẩm được soạn thảo, không có mặt của các bên tranh chấp và theo tinh thần thông tin được cung cấp và các tuyên bố được lập: các ý kiến của cá nhân, làm việc tại cơ quan phúc thẩm được trình bày báo cáo của cơ quan phúc thẩm sẽ không được ghi tên các nhân đó. Kết quả của quá trình phúc thẩm có thể là việc giữ nguyên, sửa đổi hoặc hủy bỏ các kết luận pháp lý và phán quyết của Ban hội thẩm. Kết quả kháng cáo được xem xét được thể hiện bằng một báo cáo của cơ quan phúc thẩm. Báo cáo của ban hội thẩm được DSB thông qua và được các bên tranh chấp vô điều kiện, trừ khi DSB quyết định trên cơ sở đồng thuận không qua báo cáo của cơ quan phúc thẩm trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày báo cáo đó được gửi tới các thành viên. Thủ tục thông qua không làm phương hại đến quyền của các thành viên thể hiện quan niệm, của mình trong báo cáo này. 17 Khi đã được DSB thông qua thì bản báo cáo của cơ quan phúc thẩm trở thành phán quyết của DSB và các bên tranh chấp buộc phải thi hành. Không có bên nào có quyền kháng cáo bản báo cáo của cơ quan phúc thẩm và phán quyết cuối cùng của DSB. 1.1.1.3 Thi hành phán quyết: Trong các giai đoạn của quá trình giải quyết tranh chấp thì giai đoạn thi hành nói lên kết quả của các giai đoạn trước.Thủ tục thi hành đề ra nghĩa vụ và quyền lợi của 17 Điều 17 của thỏa thuận DSU GVHD: Th.S Thạch Huôn 11 SVTH: Ngô Thị Lắm Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO các bên tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp. Quyền của bên này tương ứng với nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Một vụ kiện thương mại xảy ra được giải quyết theo trình tự thủ tục của cơ chế giải quyết tranh chấp mà các bên đã thỏa thuận và cơ quan giải quyết tranh chấp dựa vào quy định đó xác định bên thắng và bên thua kiện. Khi đó, bên thua kiện phải thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bên thắng kiện theo phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp. Bên thắng kiện có quyền áp dụng quyền của mình theo quy định cho phép nếu bên thua kiện không thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Theo quy định của hiệp định thỏa thuận những nguyên tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp của DSU thì bên thua kiện phải: Thông báo ý định về việc thi hành khuyến nghị tại buổi họp của DSB triệu tập trong vòng 30 ngày kể từ ngày thông qua báo cáo. Nếu không thực hiện được ngay, bên đó có thể được gia hạn thực hiện trong một khoảng thời gian hợp lý (thời hạn này do DSB quyết định trên cơ sở đề nghị của các bên; hoặc do các bên tranh chấp thỏa thuận trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày thông qua khuyến nghị; hoặc theo phán quyết trọng tài tiến hành trong vòng 90 ngày kể từ ngày thông qua khuyến nghị). Việc thực hiện các khuyến nghị và phán quyết của DSB sẽ do chính DSB giám sát. Bất kì một thành viên nào cũng có thể nêu vấn đề thực hiện khuyến nghị hoặc phán quyết tại DSB vào bất cứ thời điểm nào. Vấn đề này sẽ được đưa vào chương trình nghị sự tại cuộc họp của DSB sau 6 tháng kể từ ngày ấn định khoảng thời gian hợp lý và sẽ nằm trong chương trình nghị sự của DSB cho tới khi vấn đề được giải quyết. Ít nhất là 10 ngày trước mỗi cuộc họp của DSB, thành viên thi hành phải cung cấp cho DSB văn bản báo cáo tình hình tiến triển vụ việc thực hiện các khuyến nghị hoặc phán quyết này. Đối với tranh chấp do một thành viên đang phát triển khởi xướng vụ việc thì DSB sẽ có những biện pháp thích hợp để thực hiện chế độ ưu đãi đối với các thành viên đó. DSB sẽ chú ý hành vi thương mại của biện pháp bị khiếu nại cũng như ảnh hưởng của biện pháp đó đối với nền kinh tế của các nước đang phát triển. 1.1.2 Khái quát chung về thi hành quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp WTO 1.1.2.1 Khái niệm về thi hành và thi hành quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp WTO a) Khái niệm thi hành GVHD: Th.S Thạch Huôn 12 SVTH: Ngô Thị Lắm Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO Cụm từ thi hành xuất hiện nhiều trong các bản án hay văn bản pháp luật và nó luôn gắn liền với một việc cụ thể do cơ quan, tổ chức, cá nhân bắt buộc đối tượng nào đó thực hiện hoặc không thực hiện công việc đó khi vấn đề ban ra được mọi người công nhận. Cụm từ thi hành có thể đi kèm các từ ngữ khác như: thi hành án dân sự, thi hành quyết định. Một điều khoản chính thức được công nhận muốn cho điều khoản ấy trở nên có hiệu lực (được thực hiện trên thực tế) thì phải thi hành việc làm mà điều khoản ấy đưa ra. 18 b) Khái niệm về thi hành quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO Thi hành quyết định cuả cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO hiện nay chỉ có hiệp định thỏa thuận về các quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO (DSU) chứ chưa có hiệp định hay công ước riêng biệt cho vấn đề thi hành quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO. Do vậy, khái niệm thi hành quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp có thể rút ra thông qua khái niệm thi hành án và thi hành án dân sự từ các quan điểm sau:  Thi hành án19 Thi hành án có thể được hiểu là thực hiện bản án, quyết định của Tòa án trên thực tế. Bản án, quyết định của Tòa án được hiểu là là văn bản pháp lý của Tòa án nhân danh Nhà nước tuyên tại phiên tòa, giải quyết về các vấn đề trong vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính. Việc thực hiện bản án, quyết định của Tòa án có hiệu quả, một mặt bảo đảm thực hiện quyền tư pháp của Nhà nước, thể hiện sự tôn trọng của xã hội và công dân đối với phán quyết của cơ quan nhân danh Nhà nước là Tòa án, mặt khác nó là biện pháp hữu hiệu để khôi phục các quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và công dân bị xâm hại. Hiện nay, xung quanh bản chất pháp lý của khái niệm thi hành án, còn có nhiều ý kiến khác nhau: Quan điểm thứ nhất của TS. Phan Hữu Thư cho rằng, thi hành án là một giai đoạn tố tụng: "Bởi nếu tách ra thì sẽ không thực hiện được mục tiêu chung của toàn bộ quá trình tố tụng. Khi chân lý được làm sáng tỏ thể hiện trong bản án, quyết định của Tòa án, thì mới dừng lại ở việc làm rõ đúng hay sai, phải hay trái trên văn bản 18 Trung tâm Từ điển học Viện Ngôn ngữ, Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2000,tr. 209, 510. 19 Htpp://www.kilobook.com GVHD: Th.S Thạch Huôn 13 SVTH: Ngô Thị Lắm Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO giấy tờ. Muốn nó được thực hiện trên thực tế, cần phải chờ ở hiệu quả của công tác thi hành án. Vì vậy, thi hành án là giai đoạn tiếp theo của quá trình xét xử. Ở giai đoạn này, cơ quan thi hành án áp dụng các biện pháp được pháp luật quy định để đưa chân lý trở thành hiện thực trong đời sống thực tế". ThS. Nguyễn Công Bình cũng cho rằng, thi hành án là một giai đoạn tố tụng bởi lẽ: Hoạt động thi hành án gắn liền với quá trình xét xử, tiếp theo quá trình xét xử. Thi hành án là hoạt động bảo vệ pháp luật khác về bản chất với các hoạt động hành chính là tổ chức và quản lý. Thi hành án là nhằm mục đích thực thi các phán quyết của Tòa án, đảm bảo các phán quyết của Tòa án được thi hành và thi hành có hiệu quả trên thực tế. Hoạt động thi hành án này gắn liền với quá trình xét xử, chịu sự chi phối của quá trình xét xử. Quan điểm thứ hai của PGS.TS Võ Khánh Vinh cho rằng, thi hành án là một giai đoạn mang tính hành chính – tư pháp: Không thể đồng nhất hoạt động thi hành án với hoạt động tố tụng, bởi lẽ hoạt động thi hành án có tính chất chính trị, pháp lý, xã hội của nó. Nghiên cứu hoạt động thi hành án hiện nay cần đặt trong vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền.  Thi hành án dân sự: 20 Mặc dù không còn mới mẻ và xuất hiện tương đối phổ biến trong nhiều hình thức văn bản khác nhau, trên nhiều diễn đàn khoa học, tuy nhiên cho đến nay vẫn còn nhiều quan điểm rất khác nhau về khái niệm thi hành án dân sự. Tựu chung lại những ý kiến đó đều thể hiện rõ ở hai quan niệm cơ bản: (1) coi thi hành án dân sự là một giai đoạn của tố tụng dân sự; (2) coi thi hành án dân sự là dạng hoạt động hành chính – tư pháp. Quan niệm thứ nhất cho rằng, thi hành án dân sự là một giai đoạn của tố tụng dân sự, vì có xét xử thì phải có thi hành án, thi hành án dựa trên những cơ sở của công tác xét xử. Xét xử và thi hành án là hai mặt thống nhất của quá trình bảo vệ lợi ích của đương sự. quan điểm này thừa nhận không phải mọi hoạt động trong quá trình thi hành án và quyết định của tòa án đều nằm trong phạm vi điều chỉnh của Bộ luật tố tụng dân sự… nhưng lại cho rằng thi hành án dân sự thực chất là hoạt động tố tụng của tòa án, của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nhằm bảo đảm cho bản án và quyết định của tòa án được thi hành một cách chính xác, kịp thời. 20 Xem: Đặng Thành Vinh, chuyên đề pháp luật thi hành án dân sự, Viện khoa học xét xử Tòa án nhân dân tối cao, số 1- 2009, tr 3. GVHD: Th.S Thạch Huôn 14 SVTH: Ngô Thị Lắm Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO Quan niệm thứ hai lại cho rằng, thi hành án dân sự là dạng hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước. theo quan niệm này thì tố tụng là quá trình tiến hành giải quyết các vụ án theo quy định của pháp luật; quá trình này trải qua nhiều giai đoạn nhưng các giai đoạn có liên quan mật thiết với nhau trong thể thống nhất và xét xử là giai đoạn cuối cùng của quá trình tố tụng cho nên bản án, quyết định của Tòa án là kết quả cuối cùng đánh dấu sự kết thúc của quá trình tố tụng. Từ những khái niệm trên, người viết có thể định nghĩa thi hành quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp WTO như sau: Thi hành quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO là giai đoạn cuối cùng của thủ tục giải quyết tranh chấp theo quy định của WTO bắt buộc bên vi phạm các hiệp định thương mại liên quan tuân thủ khuyến nghị và phán quyết ngay lập tức hoặc trong khoảng thời gian hợp lý. Nếu hết khoảng thời gian hợp lý mà bên vi phạm không thực hiện khuyến nghị và phán quyết của DSB thì buộc phải cưỡng chế thi hành bằng biện pháp bồi thường hoặc trả đũa thương mại nhưng không làm chấm dứt nghĩa vụ của bên vi phạm đối với bên bị thiệt hại khi chưa thực hiện xong khuyến nghị và phán quyết đó. 1.1.2.2 Phân loại cách thực hiện thi hành quyết định Quyết định của DSB trên thực tế chỉ liên quan đến các bên tranh chấp, trong đó bên vi phạm trong việc thi hành quyết định ấy phải thực hiện những hành vi nhất định mà bên vi phạm không mong muốn trước khi đưa ra tranh chấp. Bên vi phạm là bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các cam kết thương mại theo quy định của các hiệp định thương mại trong quá trình hoạt động thương mại gây ảnh hưởng đến lợi ích của phía bên kia. Theo quy định của DSU thì bên vi phạm có thể thi hành quyết định của DSB trong hai cách sau: Thứ nhất, bên thua kiện tuân thủ ngay lập tức của việc thi hành quyết định của DSB đảm bảo lợi ích của các bên. Thứ hai, nếu bên thua kiện không tuân thủ ngay lập tức các khuyến nghị và quyết định của DSB thì WTO cho phép thành viên vi phạm khoảng thời gian hợp lý để thực thi quyết định trong những trường hợp cụ thể do thành viên thực hiện biện pháp vi phạm có thể gặp cản trở do khó khăn về kinh tế hoặc quy trình xây dụng pháp luật trong nước. a. Tuân thủ ngay lập tức quyết định của DSB Quyết định của DSB đưa ra được áp dụng cho các bên tranh chấp và bên thứ ba có ý nghĩa hết sức quan trọng trong mối quan hệ hợp tác thương mại giữa các bên. GVHD: Th.S Thạch Huôn 15 SVTH: Ngô Thị Lắm Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO Quyết định đó dựa trên những lí luận, thực tiễn của vụ tranh chấp và dựa trên các quy định của các hiệp định liên quan tạo ra khuôn khổ áp dụng cho bên vi phạm. Bên vi phạm phải tuân thủ quyết định của DSB và làm nó trở thành có hiệu lực trên thực tế bằng việc thực hiện các khuyến nghị và quyết định đó ngay khi có quyết định của DSB. Tuân thủ có nghĩa là chấp hành và thực hiện. Ngay lập tức là nhanh chóng, không phải đợi thêm thời gian nào nữa cả mà từ khi có quyết định phải thực hiện. Tuân thủ ngay lập tức nghĩa là chấp hành và thực hiện một công việc gì đó kể từ lúc công việc đó được ban ra hay yêu cầu thực hiện đến một khoảng thời gian được ấn định. Tuân thủ ngay lập tức không làm mất nhiều thời gian cho việc thực hiện thi hành khuyến nghị của cơ quan giải quyết tranh chấp WTO và bên chịu thiệt hại cũng được kết quả thỏa đáng từ phía bên vi phạm. Mọi nghĩa vụ mà bên vi phạm chấm dứt đối với bên chịu thiệt hại khi bên vi phạm đã hoàn thành việc thực hiện khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quết tranh chấp WTO đưa ra. b. Một khoảng thời gian hợp lí của việc thi hành quyết định của DSB Khoảng thời gian hợp lý áp dụng trong trường hợp các khuyến nghị và quyết định của DSB không được thành viên vi phạm thực hiện ngay lập tức vì một lí do gì đó. Chẳng hạn: khủng hoảng kinh tế, quy trình xây dựng luật trong nước… Khoảng thời gian hợp lý tạo cho thành viên vi phạm một cơ hội khi việc tuân thủ ngay lập tức không thể thực hiện thay vào đó là yêu cầu cần khoảng thời gian hợp lý để thực hiện xong nghĩa vụ của mình đối với bên tranh chấp còn lại và bên thứ ba. Thời gian hợp lý không nên hiểu là giai đoạn trong đó thành viên liên quan hành động theo các nghĩa vụ của họ trong Hiệp định WTO. Điều này đã được nêu rõ trong các báo cáo của Ban hội thẩm hoặc Cơ quan phúc thẩm đã được thông qua. Không những thế, thời gian hợp lý là một ân hạn cho thành viên liên quan, trong giai đoạn đó thành viên tiếp tục áp dụng các biện pháp không phù hợp với WTO, để sau đó đưa ra các biện pháp này vào tuân thủ. Trong giai đoạn này, thành viên liên quan sẽ không phải đối mặt với các hậu quả được DSU dự kiến trong trường hợp không thực hiện nghĩa vụ. Khái niệm “khoảng thời gian hợp lý” dành cho thành viên thực hiện biện pháp vi phạm được giải thích rõ hơn trong vụ “Canada – bảo vệ bằng sáng chế sản phẩm dược” như sau: “Rõ ràng hơn, một khoảng thời gian hợp lý” sẽ được cấp vô điều kiện. GVHD: Th.S Thạch Huôn 16 SVTH: Ngô Thị Lắm Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO Theo quy định của WTO thì khoảng thời gian hợp lí chỉ được cung cấp cho việc thực hiện quyết định, “nếu việc tuân thủ ngay lập tức các khuyến nghị và quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) là không thể thực hiện được”. Thông thường, các thành viên vi phạm phải thực hiện ngay lập tức các khuyến nghị và quyết định của DSB.Theo đó, “khoảng thời gian hợp lý” là một khoảng thời gian trong trường hợp được ngầm hiểu là không phải là trường hợp thông thường và là trường hợp không thể thực hiện ngay lập tức…”. 21 1.1.2.3 Chủ thể thi hành quyết định Thi hành quyết định là giai đoạn không thể thiếu trong quá trình giải quyết tranh chấp. Giai đoạn này có thể quyết định hiệu quả làm việc cũng như việc đem lại lợi ích công bằng cho các bên tranh chấp. Với việc các báo cáo của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm được DSB thông qua, DSB ra một “khuyến nghị và phán quyết” cho bên thua để bên đó tuân thủ luật lệ của WTO hoặc để tìm kiếm một sự điều chỉnh thỏa mãn các bên. Do vậy, nhiệm vụ đầu tiên của bên “thua kiện” là thông báo cho DSB tại cuộc họp trong vòng 30 ngày sau khi các báo cáo được thông qua về dự định thực hiện các khuyến nghị và phán quyết của DSB. Thông thường tại cùng cuộc họp này, thành viên liên quan 22 công bố khả năng tuân thủ ngay lập tức các khuyến nghị và phán quyết. Nếu việc tuân thủ ngay không thể thực hiện được thì thành viên hữu trách có một “khoảng thời gian hợp lý” để hoàn thành việc tuân thủ. Trên thực tế, các thành viên WTO thường khẳng định rằng họ không thể tuân thủ ngay các khuyến nghị và phán quyết của DSB, do bởi thực tế là các thành viên liên quan đến tranh chấp thường bị yêu cầu sửa đổi luật trong nước của mình để hoàn thành việc thực hiện khuyến nghị và phán quyết vì cần phải có thời gian để sửa đổi luật pháp. Khác với quy định của pháp luật Việt Nam về chủ thể tham gia vào quá trình tranh chấp. Đối tượng tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp của Việt Nam có thể là cá nhân, tổ chức hoặc tập thể. Trong khi đó, các bên tham gia vào tranh chấp tại WTO lại là một quốc gia này với một quốc gia khác chứ không phải là một cá nhân hay tập thể. Có sự khác biệt đó là do WTO là một tổ chức thương mại quốc tế gồm 21 Xem: Phán quyết của trọng tài viên, Canada- patent Protection of Pharmaceutical Products – Arbitration under Article 21.3 (c) of the DSU (WT/DS114/13), para.45 22 Thành viên liên quan là các bên tranh chấp mà các khuyến nghị của ban hội thẩm hoặc cơ quan phúc thẩm nhằm vào GVHD: Th.S Thạch Huôn 17 SVTH: Ngô Thị Lắm Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO nhiều quốc gia gia nhập vào một tổ chức nhằm tìm tiếng nói chung trong hoạt động thương mại còn Việt Nam chỉ là một nước. Quy định pháp luật của mỗi nước tùy thuộc vào những yếu tố khách quan (tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội..) mà có những nét dặc thù riêng. Tổ chức thương mại thế giới hội tụ những quốc gia có những đặc điểm kinh tế văn hóa xã hội khác nhau cùng tham gia vào một hoạt động thương mại cần có một văn bản thống nhất áp dụng chung cho các nước thành viên. Văn bản hay hiệp định liên quan đến tổ chức điều chỉnh vấn đề thương mại là sự đóng góp ý kiến, sự thỏa thuận của các bên tham gia để tìm ra một sự thống nhất. 1.1.2.4 Bản chất của việc thi hành quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp Thi hành quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp là giai đoạn cuối cùng trong thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO. Giai đoạn thi hành có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động của quá trình giải quyết tranh chấp và ý thức chấp hành của bên vi phạm trong tranh chấp. Chủ thể thi hành quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp WTO khi các khuyến nghị và phán quyết được thông qua trên nguyên tắc đồng thuận phủ quyết. Trong quá trình thi hành khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp người viết có thể rút ra bản chất của giai đoạn thi hành quyết định như sau: - Thi hành quyết định được tiến hành theo một trình tự thủ tục chặt chẽ theo quy định của WTO từ khi bắt đầu đến khi kết thúc, trên cơ sở pháp lí đầy đủ, rõ ràng, đảm bảo sự công bằng trong khi thực hiện các biện pháp thi hành phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp nhằm bảo đảm lợi ích của các bên tranh chấp. - Thể hiện ý thức chấp hành của bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ với bên không vi phạm nhằm đảm bảo việc giải quyết tranh chấp có hiệu quả và hướng đến quyền lợi cho các bên trong tranh chấp. Đồng thời tạo ra mối quan hệ hợp tác thương mại lành mạnh, lâu dài cả hai cùng có lợi. - Thi hành quyết định được thực hiện càng nhanh thì hiệu quả giải quyết càng cao. Hạn chế được các tình trạng mâu thuẫn kéo dài ảnh hưởng đến quá trình hợp tác hữu nghị giữa các bên trong kinh doanh thương mại. - Trong quá trình ra quyết định thi hành, cơ quan giải quyết tranh chấp đưa ra khuyến nghị và phán quyết đồng thời giám sát việc thi hành khuyến nghị và phán quyết của mình đối với chủ thể thi hành quyết định đó. GVHD: Th.S Thạch Huôn 18 SVTH: Ngô Thị Lắm Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO - Bên thi hành quyết định có thể thực hiện các khuyến nghị hay phán quyết của DSB một cách ngay lập tức hoặc thực hiện trong “một khoảng thời gian hợp lí”. Đây là một hành lang “mở” nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ của mình phù hợp với tình hình kinh tế cũng như quy định trong nước của thành viên vi phạm. 1.2 Nội dung của việc thực thi quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp WTO 1.2.1 Việc tuân thủ ngay lập tức và “khoảng thời gian hợp lý” của việc thi hành quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO Khi có quyết định của Ban hội thẩm và cơ quan phúc thẩm trong việc giải quyết tranh chấp của WTO liên quan đến sự vi phạm của các thành viên tham gia tranh chấp phải “điều chỉnh biện pháp vi phạm sao cho phù hợp với hiệp định đó”23 nhằm làm cho thành viên thực hiện biện pháp vi phạm sẽ chấm dứt hoặc điều chỉnh biện pháp vi phạm. Những khuyến nghị đó sẽ trở thành “các khuyến nghị và quyết định” của DSB sau khi được thông qua.24 Qua những quy định đó ta thấy rõ hiệu quả giải quyết tranh chấp sẽ được phản ánh bởi “tốc độ” thực hiện các khuyến nghị và quyết định của Ban hội thẩm và cơ quan Phúc thẩm. Đó cũng là lí do vì sao “việc tuân thủ ngay các khuyến nghị và quyết định của DSB là cần thiết trong việc bảo đảm hiệu quả giải quyết tranh chấp hướng tới lợi ích cho các thành viên”. 25 Do vậy, tại cuộc họp của DSB được tổ chức trong vòng 30 ngày sau khi thông qua báo cáo của Ban hội thẩm và cơ quan Phúc thẩm, thành viên vi phạm sẽ thông báo với DSB về ý định thực hiện các quyết định của DSB.26 Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho bên vi phạm chưa đủ khả năng thực hiện quyết định ngay lập tức do những yếu tố khách quan, (khó khăn về kinh tế, quy trình xây dựng luật trong nước) WTO cho phép thành viên vi phạm “khoảng thời gian hợp lý” để thực thi quyết định trong những trường hợp nhất định, khi mà việc thực thi ngay lập tức là không thể thực hiện được. “Khoảng thời gian hợp lý” này có thể do các bên đạt được trong một thỏa thuận hoặc được xác định thông qua quyết định trọng tài (theo thủ tục trọng tài độc lập). Thành viên là bị đơn có ba lựa chọn theo quy định tại điều 21.3 DSB để yêu cầu khoảng thời gian hợp lý để thực hiện các quyết định của DSB. Thứ nhất, khoảng 23 Điều 19.1 Thỏa thuận DSU Simon lester and others, World Trade Law: Text, Materials and Commentary, Hart, Oxford,2008.162 25 Điều 21.1 Thỏa thuận DSU 26 Điều 21.3 Thỏa thuận DSU 24 GVHD: Th.S Thạch Huôn 19 SVTH: Ngô Thị Lắm Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO thời gian đó có thể được chấp thuận bởi DSB nhưng sẽ không dễ dàng nhận được sự đồng thuận,27 trừ khi thành viên đó có thể đưa ra các bằng chứng thuyết phục. Thứ hai, các bên tranh chấp có thể đàm phán với nhau để tìm ra thỏa thuận trong vòng 45 ngày sau ngày thông qua khuyến nghị và phán quyết. Thứ ba, các bên có thể yêu cầu trọng tài quyết định thời gian cho việc thực hiện trong vòng 90 ngày sau ngày thông qua khuyến nghị và phán quyết. Nếu các bên tranh chấp không thỏa thuận được về trọng tài trong vòng 10 ngày sau khi chuyển vấn đề đến trọng tài thì trọng tài viên sẽ được chỉ định bởi Tổng giám đốc WTO trong vòng 10 ngày, kể từ ngày tham vấn với các bên.28 Trong cả ba lựa chọn trên thành viên đó phải đưa ra lý do thực sự thuyết phục để đạt được “khoảng thời gian hợp lí” dài nhất có thể nhằm chuẩn bị và thực hiện có hiệu quả các khuyến nghị và phán quyết. Để có khoảng thời gian hợp lý thay vì tuân thủ ngay lập tức cho việc thi hành khuyến nghị và quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO thì lí do duy nhất bên vi phạm phải đạt được những chứng cứ hay những lí lẽ thật sự thuyết phục đối với cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO. Những chứng cứ hay lí lẽ đó phải thật sự khác quan và phù hợp với tình hình thực tế mà bên vi phạm đưa ra. 1.2.2 Sự giám sát của cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO Mục đích cuối cùng của cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới và các thành viên WTO không phải chỉ đưa ra phán quyết đối với các vụ tranh chấp, mục đích cuối cùng mà DSB hướng đến là các biện pháp vi phạm hiệp định WTO hoặc làm phương hại đến lợi ích của một thành viên khác có chấm dứt hay không. Do đó, việc đề ra một cơ chế giám sát quá trình thực thi phán quyết của DSB là điều cần thiết nhắm đảm bảo hiệu quả hoạt động của một quá trình tố tụng mà DSB đã thực hiện. Theo đó cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO – DSB cũng đồng thời là cơ quan giám sát quá trình thực thi phán quyết đối với các thành viên tranh chấp. Nhằm đảm bảo các quyết định của mình được thực hiện nghiêm túc, DSB cần phải giám sát quá trình đó. Vấn đề thực hiện quyết định có thể được nêu lên bởi bất cứ thành viên WTO nào trong cuộc họp của DSB tại thời điểm cụ thể sau 6 tháng kể từ ngày bắt đầu của “khoảng thời gian hợp lí” và được duy trì tại các cuộc họp của DSB cho đến khi được giải quyết. Hơn nữa, DSU quy định rằng ít nhất 10 ngày trước mỗi 27 Điều 2.4 của DSU quy định rằng: “Khi DSB sử dụng các quy tắc và thủ tục của DSU để đưa ra các quyết định, DSB phải áp dụng nguyên tắc đồng thuận nghịch” 28 Xem: Footnote12 của DSU GVHD: Th.S Thạch Huôn 20 SVTH: Ngô Thị Lắm Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO cuộc họp của DSB, thành viên vi phạm phải cung cấp cho DSB một bản báo cáo về tình trạng của quá trình thực hiện các khuyến nghị và quyết định.29 Tuy nhiên, DSU không yêu cầu thành viên thua kiện phải cung cấp những bản báo cáo thực trạng thi hành quá chi tiết. Quy định như vậy làm cho quá trình thi hành thiếu hiệu quả và không kiểm soát được từng giai đoạn mà bên vi phạm thực hiện đối với bên thiệt hại cũng như biện pháp áp dụng mà bên vi phạm đưa ra. Do đó, nhiều học giải cho rằng: “thành viên thực hiện không bị yêu cầu xác định rõ các thay đổi cụ thể, ví dụ như liệu chăng thành viên đó có xóa bỏ hoặc điều chỉnh biện pháp vi phạm. Các thành viên thậm chí không yêu cầu xác định rõ kế hoạch thực hiện, bên cạnh vấn đề liên quan đến “khoảng thời gian hợp lí”.30 Việc không yêu cầu bên thua kiện cung cấp những bản báo cáo thực trạng thi hành quá chi tiết phần nào cho thấy sự giám sát của của DSU quy định lỏng lẽo dẫn đến hiệu quả của việc tuân thủ phần nào bị suy giảm. Lợi dụng những quy định định lỏng lẽo đó, bên thua kiện thông thường vẫn chủ động tham gia với bên thắng kiện để cho việc đảm bảo tuân thủ đầy đủ nhưng đôi khi những thành viên thiếu nhiệt tình sẽ lựa chọn việc sử dụng “khoảng thời gian hợp lí” để làm chậm trễ quá trình tuân thủ quyết định và lãng quên nghĩa vụ của thành viên đó.31 Tóm lại, quy định về sự giám sát của DSU không nghiêm ngặt, do vậy dẫn đến hiệu quả của việc tuân thủ phần nào bị giảm sút. Để việc thực thi có hiệu quả cao, cơ quan giám sát nên yêu cầu bên thua kiện cung cấp những bản báo cáo thực trạng thi hành càng chi tiết càng tốt. Bên cạnh đó, cơ quan giám sát cũng yêu cầu bên thắng kiện báo cáo kết quả về việc bên thua kiện có thực hiện theo tiến trình, đúng về nội dung và hình thức như đã cam kết. Điều này góp phần làm cho việc thi hành khuyến nghị và phán quyết được rút ngắn và đảm bảo tính nghiêm ngặt của cơ quan giám sát. 1.2.3 Áp dụng điều 21.5 của DSU Khi các biện pháp áp dụng trong tranh chấp ban đầu xác định là vi phạm luật WTO, biện pháp đó cần phải thay thế bằng biện pháp khác, gọi là biện pháp thực thi theo quyết định của DSB. Tuy nhiên, biện pháp được thông qua này có thể cũng vi 29 Điều 21.6 thỏa thuận DSU 30 xem: Simon Lester orther,sdd,163 31 ví dụ, EC trong vụ “EC –Measures concerning Meat and Meat Products (Hormone)” WT/DS26, hay Brazil trong vụ “ Brazil – Export Finaancing Progamme for Aircraft” WT/DS46, đã lợi dụng khoảng thời gian hợp lí” để làm chậm trễ quy trình bằng việc thông báo rằng họ đã sẵn sàng thực thi các khuyến nghị và phán quyết của ban hội thẩm và cơ quan phúc thẩm, mặc dù trên thực tế, họ đã không loại bỏ hay điều chỉnh biện pháp vi phạm. GVHD: Th.S Thạch Huôn 21 SVTH: Ngô Thị Lắm Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO phạm luật WTO. Thông qua báo cáo của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm – thành lập theo điều 21.5 trong vụ Canada – các biện pháp bảo hộ máy bay dân dụng”, biện pháp ban đầu và biện pháp thực thi được phân biệt như sau: “về nguyên tắc, một biện pháp được tiến hành để tuân thủ các khuyến nghị và quyết định” của DSB sẽ không giống với biện pháp là đối tượng của tranh chấp ban đầu. Do đó, về nguyên tắc, sẽ có hai biện pháp tách biệt: biện pháp ban đầu là nguyên nhân tạo ra các khuyến nghị và quyết định của DSB và biện pháp tiến hành để tuân thủ” được hoặc sẽ được thông qua để thực hiện những khuyến nghị và quyết định đó.”32 Nói cách khác bị đơn trong tranh chấp có nghĩa vụ chấm dứt hoặc điều chỉnh biện pháp vi phạm luật WTO bằng việc thông qua biện pháp thực thi phù hợp trước khi kết thúc “khoảng thời gian hợp lí”. Tuy nhiên, học giả Bossche lập luận rằng: “sẽ là bình thường nếu nguyên đơn và bị đơn bất đồng về việc liệu đã có biện pháp thực thi được tiến hành hay liệu biện pháp thực thi phù hợp với quy định của WTO hay không.”33 Để giải quyết vấn đề này điều 21.5 của DSU quy định “khi có sự bất đồng quan điểm về sự tồn tại hay sự phù hợp với hiệp định của các biện pháp được tiến hành để tuân thủ các khuyến nghị và quyết định, tranh chấp đó sẽ được quyết định thông qua việc viện dẫn chiếu đến thủ tục giải quyết tranh chấp này, kể cả có thể dẫn đến Ban hội thẩm ban đầu”. Ban hội thẩm sẽ đưa ra báo cáo trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận được vấn đề trên. Trong một số trường hợp nhất định, khi mà Ban hội thẩm không thể cung cấp bản báo cáo trong thời hạn đó, Ban hội thẩm sẽ thông báo với DSB bằng văn bản về lí do dẫn đến sự chậm trễ, cùng với thời gian dự kiến mà Ban hội thẩm có thể nộp báo cáo.34 Nhìn chung khi Ban hội thẩm thành lập theo điều 21.5 hướng đến việc xem xét sự tuân thủ của các biện pháp được thực hiện bởi bị đơn không chỉ với các khuyến nghị và quyết định của DSB mà còn có những quy định có liên quan của các hiệp định. Ví dụ, Cơ quan phúc thẩm trong vụ “Canada – các biện pháp bảo hộ xuất khẩu máy bay dân dụng” 35 quy định rằng Ban hội thẩm không chỉ bắt buộc phải xem xét liệu chương trình trợ cấp đã được trợ cấp được điều chỉnh lại của Canada có chấm dứt được các khía cạnh vi phạm quy định của WTO hay không mà còn được uỷ thác để 32 Báo cáo của ban hội thẩm, Canada – Measuures Affecting the Export of Civillian Aircraft – Recourse by Brazil to Article 21.5 of the DSU (WT/DS70/AB/RW), paras. 40 – 41 33 Peter Van Den Bossche, sđd, 300 34 Điều 21.5 của thỏa thuận DSU 35 Điều 21.5 Brazil GVHD: Th.S Thạch Huôn 22 SVTH: Ngô Thị Lắm Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO xem xét yêu cầu mới của Brazil rằng biện pháp được điều chỉnh đó không phù hợp với điều 3.1 (a) hiệp định SCM không được xuất hiện trước đó trong tranh chấp ban đầu nhưng Ban hội thẩm thành lập theo điều 21.5 không bị xem xét yêu cầu mới của Brazil.36 1.3 Các biện pháp chế tài được áp dụng trong thi hành phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO Nếu bên thua kiện không tuân theo các khuyến nghị và quyết định có tính chất bắt buộc của DSB trong khoảng thời gian hợp lí, sẽ có hai biện pháp tạm thời có thể được áp dụng: 1) tìm kiếm biện pháp bồi thường; 2) tìm kiếm sự cho phép của DSB để đình chỉ các nhượng bộ thương mại hoặc các nghĩa vụ khác (trả đũa thương mại) có giá trị tương đương. Tuy nhiên, điều 22.1 DSB quy định “việc bồi thường hay tạm hoãn thi hành các nhượng bộ thương mại hoặc những nghĩa vụ nào khác không được là các biện pháp ưu tiên hơn việc thực hiện đầy đủ khuyến nghị để làm cho một biện pháp phù hợp với các hiệp định liên quan”. Các biện pháp bồi thường và trả đũa thương mại chỉ mang tính chất tạm thời nhằm đảm bảo lợi ích của bên bị thiệt hại trong thời gian chờ đợi bên thua thực hiện khuyến nghị. Điều này cũng không có nghĩa là chấm dứt nghĩa vụ của bên vi phạm. 1.3.1 Bồi thường thương mại WTO quy định bên vi phạm trong tranh chấp tuân thủ khuyến nghị và quyết định của DSB trong “khoảng thời gian hợp lí” nếu không thể thi hành ngay lập tức theo quy định. “Khoảng thời gian hợp lí” do các bên tranh chấp đạt được trong một thoả thuận hoặc được xác định theo quyết định của trọng tài (theo thủ tục trọng tài độc lập). Tuy nhiên, nếu bên vi phạm vẫn không tuân thủ khuyến nghị trong “khoảng thời gian hợp lí” thành viên quy phạm theo yêu cầu của bên liên quan, phải tiến hành đàm phán để đưa ra “thoả thuận bồi thường thoả đáng đối với các bên”.37 Trong khuôn khổ WTO, “bồi thường thương mại” chỉ là biện pháp mang tính chất tạm thời, được các bên thoả thuận trên nguyên tắc “tự nguyện, đôi bên cùng có lợi” và đặc biệt phải phù hợp với các hiệp định liên quan. Điều đáng chú ý là ý nghĩa của biện pháp bồi thường trong trường hợp này không nhất thiết phải là các khoản tiền phạt hay khoản đền bù khác giống như các vụ kiện dân sự hay thương mại trong nước. Thay vào đó, thành viên vi phạm sẽ trao cho nguyên đơn những lợi ích thương mại bổ sung, ví dụ cắt 36 37 Peter Van Den Bossche, Sđd, 302 Điều 22.1 thỏa thuận DSU GVHD: Th.S Thạch Huôn 23 SVTH: Ngô Thị Lắm Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO giảm thuế quan áp dụng đối với một số sản phẩm hoặc điều kiện tiếp cận thị trường tốt hơn dành cho một số hàng hoá của nguyên đơn nhưng những lợi ích đó phải tương đương với lợi ích mà thành viên vi phạm huỷ hoại hoặc làm giảm sút thông qua việc tiếp tục áp dụng biện pháp vi phạm và theo đó, biện pháp bồi thường không có giá trị hồi tố.38 Nói cách khác, bị đơn không bồi thường cho nguyên đơn những thiệt hại gây ra bởi biện pháp vi phạm quy định trong WTO của bị đơn mà chỉ bồi thường cho sự vi phạm tiếp sau đó các nghĩa vụ của bị đơn trong WTO. Nói cách khác, biện pháp bồi thường coi là hợp pháp khi thoả mãn được yêu cầu về mọi mặt cả về hình thức, mức độ và phương pháp thực hiện bồi thường. Theo đó, bất kì một thoả thuận hoàn tất về biện pháp bồi thường nào cũng phải phù hợp các nghĩa vụ trong WTO và nguyên tắc tối huệ quốc (MFN) là ví dụ điển hình. Nguyên tắc MFN, theo quy định của WTO có nghĩa là khi mỗi thành viên giảm bớt rào cản thương mại hay mở rộng điều kiện tiếp cận thị trường thì thành viên đó sẽ áp dụng những nhượng bộ đó trong vi phạm hàng hóa hay dịch vụ tương tự cho các đối tác thương mại cho các thành viên đó - không phân biệt giàu hay nghèo, yếu hay mạnh.39 Các bên tranh chấp phải thống nhất về bồi thường và bồi thường đó cũng phải phù hợp với các hiệp định thuộc diện điều của DSU.40 Yêu cầu sau này có thể là một trong những lý do giải thích tại sao các thành viên WTO gần như không bao giờ có thể đề ra được sự bồi thường trong những trường hợp đã đi tới giai đoạn này. Do đó, các thành viên WTO, ngoài bên khởi kiện, cũng có thể có lợi, nếu bồi thường được đưa ra, ví dụ dưới hình thức cắt giảm thuế. Điều này làm cho bồi thường kém hấp dẫn cho cả bên bị kiện, người phải trả giá cao hơn và bên khởi kiện, người không được độc quyền hưởng lợi ích. Những trở ngại này có thể khắc phục ở một chừng mực nào đó nếu các bên lựa chọn một lợi ích thương mại trong một lĩnh vực có quyền lợi xuất khẩu đặc biệt của bên khởi kiện và các thành viên khác có ít lợi ích xuất khẩu trong lĩnh vực hoặc sản phẩm đó. Như vậy, giải pháp bồi thường được áp dụng theo sự thỏa thuận của các bên tranh chấp: nước thua kiện sẽ bù đắp bằng tiền hoặc cam kết nới lỏng thương mại 38 39 Simon lester and orther, sđd, 165 (WTO “understanding the WTO: Principle of the trading system”, nguồn: http://www.wto.org/english/thewto_e/whatis_e/tif_e/fact2_e.htm> truy cập ngày 29/01/2012) 40 Điều 22.1 của DSU GVHD: Th.S Thạch Huôn 24 SVTH: Ngô Thị Lắm Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO trong một số lĩnh vực kinh tế khác. Vấn đề là, WTO lại không đưa ra bất cứ một tiêu chí hoặc chỉ dẫn rõ ràng nào về cách thức xác định mức độ bù đắp. Chẳng hạn thời điểm bắt đầu tính thiệt hại sẽ là khi nào? Nếu phải bắt đầu tính thiệt hại từ khi biện pháp bị kiện được áp dụng, thì sẽ phải giải thích thế nào về việc nước thua kiện sẽ không phải bồi thường cho những thiệt hại đã gây ra nếu nước đó chấm dứt biện pháp sai trái của mình. Sự thiếu rõ ràng này chính là một trong những nguyên nhân khiến cho các cuộc thương lượng về mức độ đền bù thường không đi đến kết quả, và dẫn tới các biện pháp trả đũa. 1.3.2 Tạm hoãn thi hành các nhượng bộ thương mại hoặc nghĩa vụ khác hay còn gọi là “trả đũa thương mại” Biện pháp trả đũa thương mại chỉ có thể được áp dụng khi việc thỏa thuận bồi thường thất bại hoặc không đạt đến một kết quả tích cực cho các bên trong tranh chấp. Xuất phát từ tính “đơn phương” và khả năng được DSB chấp thuận cho phép áp dụng cao (do vấn đề sẽ được quyết định theo nguyên tắc đồng thuận nghịch), trả đũa thương mại được kì vọng là một công cụ quan trọng để giúp các quốc gia thành viên buộc quốc gia vi phạm nhanh chóng thực thi khuyến nghị giải quyết tranh chấp của WTO. Trong trường hợp các bên tranh chấp không đạt được sự thoả thuận bồi thường thoả đáng trong vòng 20 ngày kể từ ngày chấm dứt khoảng thời gian hợp lí được ấn định, bên thắng kiện được quyền yêu cầu DSB cho phép thực hiện biện pháp trả đũa thương mại dưới hình thức tạm hoãn thi hành các nhượng bộ thương mại hoặc các nghĩa vụ khác theo các hiệp định liên quan đối với các bên vi phạm.41 Do cơ chế giải quyết tranh chấp hiện tại của WTO quy định các phán quyết của DSB phải được thông qua trên cơ sở “đồng thuận nghịch”42 việc cho phép thực hiện trả đũa thương mại hầu như chỉ mang tính thủ tục và sẽ luôn được DSB chấp nhận. Khác với bồi thường, biện pháp trả đũa thương mại mang tính “đơn phương” và “phân biệt đối xử”, có nghĩa là không cần sự đồng thuận và chỉ áp dụng cho bên vi phạm. Do vậy, việc chấp thuận áp dụng biện pháp đình chỉ các nhượng bộ thương mại hoặc các nghĩa vụ khác chỉ có thể đạt được trong hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất là có sự đồng thuận tại DSB rằng sẽ không chấp thuận. Trường hợp thứ hai là bị đơn đưa ra vấn đề nêu trên ra cơ quan 41 Điều 22.2 thỏa thuận DSU Trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, quyết định của ban hội thẩm hay cơ quan phúc thẩm chỉ có thể bị ngăn chặn trong trường hợp tất cả các thành viên của WTO đều nhất trí rằng, quyết định đó không phù hợp với nội dung và hình thức phủ quyết tuyệt đối (negative – consensus). Xem: Mai Hồng Quỳ và Trần Việt Dũng, Luật thương mại quốc tế, Nxb, Đại học quốc gia TP. Hồ chí Minh, 2005, tr 300-302. 42 GVHD: Th.S Thạch Huôn 25 SVTH: Ngô Thị Lắm Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO trọng tài. Nói cách khác, các nhượng bộ thương mại và nghĩa vụ khác sẽ không bị đình chỉ trong suốt thời gian cơ quan trọng tài này làm việc. Theo điều 22.6 DSU, cơ quan trọng tài sẽ được vận hành bởi chính Ban hội thẩm đó vẫn đang tồn tại hoặc thành viên cơ quan trọng tài sẽ được chỉ định bởi tổng giám đốc WTO trong vòng 60 ngày sau khi kết thúc khoảng thời gian hợp lí. Quyết định của cơ quan trọng tài là quyết định chung thẩm (sơ thẩm và phúc thẩm) và các bên liên quan không được yêu cầu giải quyết trọng tài lần thứ hai. DSB được thông báo ngay về kết quả phán quyết của trọng tài. Theo yêu cầu, DSB sẽ cho phép đình chỉ các nghĩa vụ nếu yêu cầu đó phù hợp với quyết định của trọng tài, trừ khi DSU đồng thuận bác bỏ yêu cầu đó.43 Biện pháp này chỉ là tạm thời buộc thành viên thua kiện phải loại bỏ hoặc điều chỉnh biện pháp vi phạm luật WTO theo các quyết định của Ban hội thẩm hoặc cơ quan phúc thẩm. Trả đũa thương mại được thực hiện dưới các hình thức sau: - Trả đũa cùng lĩnh vực thực chất là việc bên thắng kiện không phải thực hiện các nhân nhượng thuế quan đối với hàng hoá của bên thua kiện trong cùng lĩnh vực mà bên thắng kiện bị thiệt hại. Theo điều 22.3 DSU quy định rằng bị đơn nên đình chỉ các nhượng bộ hoặc nghĩa vụ khác nằm trong cùng lĩnh vực mà tại đó Ban hội thẩm hay cơ quan Phúc thẩm đã tìm ra sự vi phạm. Do đó, nếu vi phạm liên quan đến GATT, mục tiêu trả đũa sẽ nhằm vào hàng hoá. Nếu liên quan đến GATS hay TRIPS thì các biện pháp trả đũa nên thực hiện trước hết tại các lĩnh vực vi phạm. Ví dụ, GATS chia thương mại dịch vụ thành 12 ngành (dịch vụ giáo dục, dịch vụ thông tin, dịch vụ kinh doanh…), theo đó nguyên đơn nên lựa chọn lĩnh vực giao dịch giáo dục để đình chỉ các nhượng bộ nếu bị đơn trước đó đã vi phạm lĩnh vực này. - Trả đũa chéo là hình thức trả đũa nhằm vào lĩnh vực khác lĩnh vực bị thiệt hại trong trường hợp việc trả đũa cùng lĩnh vực không thể thực hiện được (có thể trả đũa chéo lĩnh vực – khác lĩnh vực nhưng trong cùng phạm vi điều chỉnh của một hiệp định; hoặc trả đũa chéo hiệp định – trả đũa trong một lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh của một hiệp định khác nếu việc trả đũa cùng lĩnh vực và trả đũa chéo lĩnh vực đều không thể thực hiện được). Hình thức trả đũa chéo bao gồm: + Trả đũa khác lĩnh vực trong cùng hiệp định: Nếu bị đơn xét thấy, lựa chọn đầu tiên là không khả thi hoặc không có hiệu quả để đình chỉ nhượng bộ thương mại thì thành viên đó có thể thực hiện đình chỉ các nhượng bộ và nghĩa vụ khác trong cùng 43 Điều 22.2 của thỏa thuận DSU GVHD: Th.S Thạch Huôn 26 SVTH: Ngô Thị Lắm Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO một hiệp định.44 Ví dụ, nếu thành viên vi phạm liên quan đến dịch vụ xây dựng và việc đình chỉ nhượng bộ thương mại tại lĩnh vực này không có lợi ích thì bên thắng kiện có thể hướng đến lĩnh vực khác như dịch vụ giáo dục hay dịch vụ tài chính. + Trả đũa chéo hiệp định: Đây là phương án cuối cùng của biện pháp trả đũa, theo đó điều 22.3 của thỏa thuận DSU cho phép bên thắng kiện có thể rút lại các nhượng bộ hoặc các nghĩa vụ khác nếu bên thắng kiện thấy kiện cho rằng các phương án trả đũa khác lĩnh vực trong cùng hiệp định không có lợi và tình huống thực sự nghiêm trọng. Điều đó có nghĩa rằng nếu biện pháp vi phạm thực hiện bởi bị đơn rơi vào lĩnh vực dịch vụ thông tin và nguyên đơn không cho rằng sẽ là thích hợp nếu đình chỉ các nhượng bộ hoặc các nghĩa vụ khác trong lĩnh vực của GATS, nguyên đơn có thể tìm đến lĩnh vực được điều chỉnh tại các hiệp định khác như lĩnh vực bằng sáng chế quy định tại hiệp định TRIPS hoặc lĩnh vực hàng hoá quy định tại GATT để trả đũa. Thứ tự áp dụng các biện pháp này là đầu tiên bên thắng kiện áp dụng biện pháp trả đũa song hành. Nếu thấy không thể thực hiện được biện pháp trả đũa song hành hoặc không có hiệu quả thì áp dụng biện pháp trả đũa chéo lĩnh vực, và nếu như không áp dụng biện pháp trả đũa chéo lĩnh vực hoặc thấy tình hình nghiêm trọng thì có thể áp dụng biện pháp trả đũa chéo hiệp định. Nếu quốc gia thắng kiện quyết định yêu cầu cho phép thực hiện biện pháp trả đũa nào thì quốc gia này phải tuyên bố lý do cho yêu cầu của mình. Đồng thời phải được chuyển tới DSB cũng như các hội đồng có liên quan của WTO. DSB không cho phép tiến hành trả đũa nếu hiệp định có liên quan của WTO cấm việc trả đũa đó.45 Các hiệp định cấm trả đũa là Hiệp định Nông nghiệp và Hiệp định về những khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó, nếu tiến hành các biện pháp tạm hoãn thi hành các nhượng bộ hoặc các nghĩa vụ khác thì mức độ trả đũa phải tương ứng với mức độ thiệt hại mà bên vi phạm phải gánh chịu.46 Các biện pháp trả đũa không phải là một biện pháp tối ưu, bởi chúng làm cho thương mại bị hạn chế hơn, trong khi đó, mục tiêu của việc giải quyết tranh chấp là ngăn cản những biện pháp phi pháp gây cản trở cho thương mại quốc tế. Như vậy, giải 44 Điều 22.3 của thỏa thuận DSU Khoản 5 điều 22 của thỏa thuận DSU 46 Khoản 4 điều 22 thỏa thuận DSU 45 GVHD: Th.S Thạch Huôn 27 SVTH: Ngô Thị Lắm Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO pháp phải được ưu tiên áp dụng chính là thoả thuận bồi thường: nước thua kiện sẽ bù đắp bằng tiền hoặc cam kết nới lỏng thương mại trong một số lĩnh vực kinh tế khác. GVHD: Th.S Thạch Huôn 28 SVTH: Ngô Thị Lắm Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ THỰC THI QUYẾT ĐỊNH CỦA CƠ QUAN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC BIỆN PHÁP THI HÀNH CỦA WTO 2.1 Một số ví dụ liên quan đến việc thực thi các khuyến nghị và quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO47 2.1.1 Hoa kỳ - Cuộc điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm gỗ xẻ mềm nhập khẩu từ Canada (Giải quyết tranh chấp số DS277) 14/05/2013 Nguyên đơn Canada Bị đơn: Hoa Kỳ Các Các bên thứ ba: Trung Quốc; EC; Nhật Bản; Hàn Quốc Hiệp định SCM: Điều 15.8, 10, 15.1, 15.2, 15.3, 15.4, 15.5, 15.7, Các hiệp định liên quan 22, 32.1; (được đưa ra trong yêu cầu Hiệp định ADA (Điều VI của tham vấn) GATT 1994): Điều 1, 3.1, 3.2, 3.3, 3.4, 3.5, 3.7, 3.8, 12, 18.1; GATT 1994: Điều VI:6 Ngày nhận được yêu cầu 20/12/2002 tham vấn Ngày lưu hành Báo cáo Ban Hội thẩm Ngày lưu hành Báo cáo Ban Hội thẩm theo Điều 21.5 22/3/2004 15/11/2005 Ngày lưu hành Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm theo 13/4/2006 Điều 21.5 47 Phòng thương mại và Công thương Việt Nam GVHD: Th.S Thạch Huôn 29 SVTH: Ngô Thị Lắm Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO Ngày thông báo đạt được thỏa thuận chung 12/10/2006 Bản tóm tắt dưới đây được cập nhật đến ngày 24 tháng 02 năm 2010 Tham vấn Ngày 20/12/2002, Canada yêu cầu tham vấn với Hoa Kỳ liên quan đến: - Cuộc điều tra của ITC đối với sản phẩm gỗ xẻ mềm (softwood lumber) nhập khẩu từ Canada (Điều tra số 701-TA-414 và 731-TA-928 (cuối cùng) và - Mức thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng cuối cùng được đưa ra sau kết luận cuối cùng của ITC (đăng trên Công báo Liên Bang trang 36022-36023, số 99, tập 67, ngày 02/05/2002) rằng một ngành sản xuất của Hoa Kỳ đang có nguy cơ bị thiệt hại đáng kể bởi hàng nhập khẩu gỗ xẻ mềm từ Canada bán phá giá và được trợ cấp (theo kết luận của DOC) Canada khiếu nại Hoa Kỳ vi phạm các Điều VI:6(a) của GATT 1994, Điều 1, 3.1, 3.2, 3.3, 3.4, 3.5, 3.7, 3.8, 12 và 18.1 của Hiệp định ADA và Điều 10, 15.1, 15.2, 15.3, 15.4, 15.5, 15.7, 15.8, 22 và 32.1 của Hiệp định SCM. Giai đoạn Hội thẩm Tham vấn không thành công. Do đó, ngày 03/04/2000, Canada yêu cầu WTO thành lập Ban hội thẩm giải quyết tranh chấp trong vụ việc này. Tại cuộc họp ngày 15/04/2003, DSB đã trì hoãn việc thành lập Ban hội thẩm. Tuy nhiên, sau yêu cầu lần thứ hai của Canada, tại cuộc họp ngày 07/05/2003, DSB đã thành lập Ban hội thẩm. EC, Nhật Bản và sau đó là Hàn Quốc (ngày 16/05/2003) yêu cầu tham gia vào vụ kiện với tư cách bên thứ ba. Ngày 12/06/2003, do hai bên không thể nhất trí được về thành phần Ban Hội thẩm, Canada đã đề nghị Tổng Giám đốc WTO chỉ định thành viên cho Ban Hội thẩm. Ngày 19/06/2003, các thành viên Ban hội thẩm được bổ nhiệm Ngày 19/12/2003, Chủ tịch Ban hội thẩm thông báo với DSB về khả năng không thể hoàn thành công việc trong vòng 6 tháng do có mâu thuẫn về lịch trình làm việc. Ban hội thẩm dự kiến hoàn thành công việc vào tháng 02/2004. Ngày 22/03/2004, Ban Hội thẩm hoàn thành Báo cáo giải quyết tranh chấp và gửi tới tất cả các quốc gia thành viên WTO. Trong đó kết luận rằng, phán quyết cuối cùng về thiệt hại của ITC đã vi phạm các Điều 3.5 và 3.7 của Hiệp định ADA và Điều 15.5 và 15.7 của Hiệp định SCM trong kết luận về khả năng gia tăng đáng kể lượng GVHD: Th.S Thạch Huôn 30 SVTH: Ngô Thị Lắm Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO nhập khẩu và mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu và nguy cơ gây ra thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa của Hoa Kỳ. Do đó, Ban Hội thẩm kết luận biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp mà Hoa Kỳ áp dụng đối với sản phẩm gỗ xẻ mềm nhập khẩu từ Canada là vi phạm các nghĩa vụ của Hoa Kỳ theo những điều khoản nói trên và đề nghị Hoa Kỳ nhanh chóng điều chỉnh các biện pháp này cho phù hợp với các nghĩa vụ của mình. Tại cuộc họp ngày 26/04/2004, DSB đã thông qua Báo cáo của Ban Hội thẩm. Thực thi Ngày 19/05/2004, tại cuộc họp của DSB, Hoa Kỳ thông báo ý định thực thi các khuyến nghị và phán quyết của DSB trên tinh thần tôn trọng các nghĩa vụ trong WTO. Tuy nhiên, Hoa Kỳ cũng yêu cầu một khoảng thời gian hợp lý cần thiết để thực hiện và sẵn sàng tham vấn với Canada về vấn đề này theo đúng quy định tại Điều 21.3(b) của DSU. Ngày 26/07/2004, hai bên thông báo với DSB rằng họ đã tiến hành tham vấn song phương về khoảng thời gian cần thiết để Hoa Kỳ thực thi các khuyến nghị và phán quyết của DSB và khẳng định nếu phải đưa vấn đề ra giải quyết bằng trọng tài thì phán quyết trọng tài (được đưa ra trong thời hạn 45 ngày) sẽ được coi là phán quyết chính thức của trọng tài theo thủ tục giải quyết theo Điều 21.3(c) của DSU. Ngày 01/10/2004, hai bên thông báo với DSB rằng họ đã thống nhất được khoảng thời gian hợp lý cần thiết để Hoa Kỳ thực thi các khuyến nghị và phán quyết của DSB là 9 tháng, tính từ ngày 26/04/2004 đến ngày 16/01/2005. Ngày 25/01/2005, tại cuộc họp của DSB, Hoa Kỳ thông báo đã sửa đổi quyết định áp thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng đối với sản phẩm gỗ xẻ mềm nhập khẩu từ Canada và do đó đã thực thi đầy đủ các khuyến nghị và phán quyết của DSB. Canada cho biết họ đang xem xét các kết quả thực thi của Hoa Kỳ. Rà soát tuân thủ Giai đoạn Hội thẩm theo Điều 21.5 Ngày 14/02/2005, xét thấy các biện pháp Hoa Kỳ đã tiến hành để thực thi các khuyến nghị và phán quyết của DSB lại vi phạm các Hiệp định WTO có liên quan, Canada đề nghị DSB thành lập Ban Hội thẩm tuân thủ theo Điều 21.5 của DSU và cho phép đình chỉ việc thực hiện các nhượng bộ hay các nghĩa vụ khác đối với Hoa Kỳ theo Điều 22.2 của DSU. GVHD: Th.S Thạch Huôn 31 SVTH: Ngô Thị Lắm Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO Ngày 23/02/2005, Canada và Hoa Kỳ gửi tới DSB bản thỏa thuận chung về thủ tục giám sát việc thực hiện các phán quyết và đình chỉ các nghĩa vụ theo Điều 21 và 22 của DSU, theo đó thủ tục trọng tài theo Điều 22.6 tạm ngừng cho đến khi DSB thông qua các khuyến nghị và phán quyết theo thủ tục giám sát tuân thủ quy định tại Điều 21.5. Về các thủ tục theo Điều 22, ngày 23/02/2005, Hoa Kỳ yêu cầu đưa vấn đề ra giải quyết bằng trọng tài theo Điều 22.6 của DSU. Tại cuộc họp ngày 25/02/2005, DSB đồng ý với yêu cầu này của Hoa Kỳ. Về các thủ tục theo Điều 21.5, tại cuộc họp ngày 25/02/2005, DSB đã đồng ý với yêu cầu của Canada đưa vấn đề tới Ban Hội thẩm ban đầu đề xem xét giải quyết. Theo thỏa thuận giữa hai bên, thủ tục giải quyết thông qua trọng tài theo Điều 22.6 sẽ tạm ngừng cho đến khi hoàn thành thủ tục giải quyết thông qua Ban Hội thẩm theo Điều 21.5. Trung Quốc và EC yêu cầu tham gia vào vụ kiện với tư cách bên thứ ba. Ngày 02/03/2005, các thành viên của Ban Hội thẩm theo Điều 21.5 được bổ nhiệm. Ngày 25/05/2005, Chủ tịch Ban Hội thẩm thông báo với DSB rằng Ban Hội thẩm không thể hoàn thành công việc trong vòng 90 ngày do có mâu thuẫn về lịch trình làm việc. Ban Hội thẩm dự kiến sẽ hoàn thành các công việc vào tháng 09/2005. Ngày 15/11/2005, Ban Hội thẩm hoàn thành Báo cáo và gửi tới tất cả các quốc gia thành viên. Trong đó kết luận phán quyết của ITC nhằm thi hành các khuyến nghị của Ban Hội thẩm và DSB trong vụ kiện ban đầu là phù hợp với các quy định của Hiệp định ADA và SCM. Giai đoạn Phúc thẩm theo Điều 21.5 Ngày 13/01/2006, Canada thông báo quyết định kháng cáo lên Cơ quan Phúc thẩm một số vấn đề pháp lý và giải thích pháp luật trong Báo cáo của Ban Hội thẩm theo Điều 21.5. Ngày 10/03/2006, Chủ tịch Cơ quan Phúc thẩm thông báo với DSB rằng họ không thể hoàn thành công việc trong vòng 60 ngày do cần thêm thời gian để hoàn thiện và biên dịch Báo cáo. Cơ quan Phúc thẩm dự kiến hoàn thành công việc trước ngày 13/04/2006. Ngày 13/04/2006, Cơ quan Phúc thẩm ban hành Báo cáo tới tất cả các quốc gia thành viên WTO, trong đó phân tích làm rõ tiêu chuẩn xem xét mà Ban hội thẩm cần GVHD: Th.S Thạch Huôn 32 SVTH: Ngô Thị Lắm Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO tuân thủ khi rà soát nguy cơ gây thiệt hại và kết luận Ban hội thẩm đã vi phạm Điều 11 của DSU vì đã sử dụng mức độ xem xét không phù hợp khi đánh giá Mục 129 trong Quyết định của USITC. Do đó, Cơ quan Phúc thẩm: - Bác bỏ kết luận của Ban Hội thẩm rằng phán quyết của USITC không vi phạm các nghĩa vụ của Hoa Kỳ theo các Điều 3.5 hoặc 3.7 của Hiệp định ADA và Điều 15.5 và 15.7 của Hiệp định SCM - Huỷ bỏ kết luận của Ban Hội thẩm rằng Hoa Kỳ đã thực thi đầy đủ các khuyến nghị và phán quyết của DSB trong vụ kiện ban đầu. Tuy nhiên, Cơ quan Phúc thẩm không thể hoàn thành việc phân tích và xác định xem liệu Mục 129 trong Quyết định của USITC có phù hợp với các nghĩa vụ của Hoa Kỳ theo các Điều 3.5 và 3.7 của Hiệp định ADA, Điều 15.5 và 15.7 của Hiệp định SCM hay không do thiếu các bằng chứng thực tế hợp lý cũng như các thông tin xác đáng từ dữ liệu của Ban Hội thẩm. Ngày 09/05/2006, DSB thông qua Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm và Báo cáo của Ban Hội thẩm đã được điều chỉnh bởi Cơ quan Phúc thẩm. Giai đoạn thực thi: Ngày 12/10/2006, Hoa Kỳ và Canada thông báo với DSB về việc các bên đã thống nhất được giải pháp chung theo Điều 3.6 của DSU cho tất cả các vụ kiện WT/DS236, WT/DS247, WT/DS257, WT/DS264, WT/DS277 và WT/DS311, đó là một Thoả thuận toàn diện về mặt hàng gỗ xẻ mềm giữa Hoa Kỳ và Canada ký ngày 12/09/2006 (và do đó, thủ tục trọng tài theo Điều 22.6 cũng chấm dứt). Ngày 23/02/2007, Hoa Kỳ và Canada thông báo với DSB về một thỏa thuận tiếp theo điều chỉnh thoả thuận ban đầu để tạo điều kiện cho thoả thuận này có hiệu lực. 05/10/2010 2.1.2 Vụ kiện Indonesia — Một số biện pháp nhất định ảnh hưởng đến ngành công nghiệp ô tô Tiêu đề: Indonesia — Ô tô Nguyên đơn: Nhật Bản Bị đơn: Thông Indonesia Các bên thứ ba: Ấn Độ; Hàn Quốc; Hoa Kỳ Các hiệp định được viện dẫn: Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng: (tại yêu cầu tham vấn) GVHD: Th.S Thạch Huôn Điều 1, 3, 3.1(b), 5, 6, 7, 2.3, 28.2; 33 SVTH: Ngô Thị Lắm Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại: Điều 2; GATT 1994: Điều X:3(a), I:1, III:2, III:4, X:1 Yêu cầu tham vấn ngày: 29 tháng 11 năm 1996 Báo cáo của Ban Hội thẩm ngày: 2 tháng 7 năm 1998 Báo cáo của Cơ quan Trọng tài 7 tháng 12 năm 1998 theo Điều 21.3(c) ban hành ngày Tóm tắt cập nhật vụ việc Bản tóm tắt vụ việc cập nhật đến ngày 24 tháng 2 năm 2010 Tham vấn Nguyên đơn là Cộng đồng châu Âu (WT/DS54), Nhật Bản (WT/DS55 và WT/DS64), và Hoa Kỳ (WT/DS59). Ngày 3 tháng 10 năm 1996, EC yêu cầu tham vấn với Indonesia, ngày 4 tháng 10 năm 1996, Hoa Kỳ yêu cầu tham vấn với Indonesia về chương trình ô tô quốc gia của Indonesia. EC cho rằng việc miễn thuế hải quan và thuế xa xỉ phẩm đánh vào hàng nhập khẩu “ô tô quốc gia” và các linh kiện kèm theo của chúng cũng như các biện pháp liên quan vi phạm nghĩa vụ của Indonesia theo Điều I và III của GATT 1994, Điều 2 của Hiệp định TRIMs và Điều 3 của Hiệp định SCM. Nhật Bản tranh luận rằng những biện pháp này đã vi phạm nghĩa vụ của Indonesia theo Điều I:1, III:2, III:4 và X:3(a) của GATT 1994 cũng như Điều 2 và 5.4 của Hiệp định TRMs. Hoa Kỳ tranh luận rằng những những biện pháp này đã vi phạm nghĩa vụ của Indonesia theo Điều I và III của GATT 1994, Điều 2 của Hiệp định TRIMs, Điều 3, 6 và 28 của Hiệp định SCM và Điều 3, 20 và 65 của Hiệp định TRIPS. Ngày 17 tháng 4 năm 1997, Nhật Bản yêu cầu thành lập một Ban Hội Thẩm về đơn kiện trong các vụ WT/DS55 và WT/DS64. Tại cuộc họp của mình ngày 30 tháng 4 năm 1997, DSB đã đã trì hoãn việc thành lập một Ban hội thẩm. Ngày 12 tháng 5 năm 1997, EC yêu cầu thành lập một Ban Hội Thẩm cho vụ kiện WT/DS54. Tại cuộc họp của mình ngày 23 tháng 5 năm 1997, DSB đã trì hoãn việc thành lập một Ban Hội Thẩm. Giai đoạn Hội thẩm và Phúc thẩm Sau đó, trước yêu cầu lần thứ hai về việc thành lập một Ban hội Thẩm cho vụ kiện WT/DS54 của EC và Nhật Bản, DSB đã thành lập một Ban hội thẩm vào cuộc họp của mình ngày 12 tháng 6 năm 1997. Theo Điều 9.1 của DSU, DSB giải quyết vụ GVHD: Th.S Thạch Huôn 34 SVTH: Ngô Thị Lắm Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO kiện WT/DS64. Ấn Độ, Hàn Quốc và Hoa Kỳ trong vai trò là bên thứ ba. DSB quyết định rằng một Ban Hội Thẩm sẽ thẩm tra vụ tranh chấp WT/DS54, WT/DS55 và WT/DS64. Ngày 12 tháng 6 năm 1997, Hoa Kỳ yêu cầu thành lập một Ban hội Thẩm. Tại cuộc họp của mình ngày 25 tháng 6 năm 1997, DSB đã đã trì hoãn việc thành lập một Ban hội thẩm. Sau đó, trước yêu cầu lần thứ hai về việc thành lập một Ban hội Thẩm của Hoa Kỳ, DSB đã thành lập một Ban hội thẩm vào cuộc họp của mình ngày 30 tháng 7 năm 1997. Theo Điều 9.1 của DSU, DSB quyết định rằng một Ban hội Thẩm sẽ thẩm tra vụ tranh chấp hợp nhất giữa WT/DS54, WT/DS55 và WT/DS64. Ấn Độ, Hàn Quốc và Hoa Kỳ trong vai trò là bên thứ ba. Ngày 25 tháng 7 năm 1997, EC và Nhật Bản yêu cầu Tổng giám đốc quyết định về thành phần của Ban hội Thẩm. Ngày 29 tháng 7 năm 1997, Ban hội Thẩm được thành lập. Phán quyết của Ban hội Thẩm được ban hành tới các thành viên vào ngày 2 tháng 7 năm 1998. Ban hội Thẩm kết luận rằng Indonesia đã vi phạm Điều I và II:2 của GATT 1994, Điều 2 của Hiệp định TRIMs và Điều 5(c) của Hiệp định SCM nhưng không vi phạm Điều 28.2 của Hiệp định SCM. Tuy nhiên Ban hội Thẩm kết luận rằng nguyên đơn đã không chứng minh được rằng Indonesia đã vi phạm Điều 3 và 65.5 của Hiệp định TRIPS. Tại cuộc họp của mình ngày 23 tháng 7 năm 1998, DSB phê chuẩn phán quyết của Ban hội Thẩm. Tình hình thực hiện các phán quyết đã được thông qua. Nguyên đơn là Hoa Kỳ, Cộng Đồng Châu Âu và Nhật Bản Indonesia đưa ra ý định của mình nhằm thực hiện theo đề xuất của DSB trong thời gian cho phép theo Điều 21 của DSU. Ngày 8 tháng 10 năm 1998, EC theo điều 21.3 của DSU đã yêu cầu rằng khoảng thời gian thực hiện phán quyết hợp lý phải được xác định theo phán xử mang tính chất bắt buộc. Thẩm phán phán xử rằng khoảng thời gian thực hiện phán quyết hợp lý để Indonesia thi hành theo đề xuất và xét xử của DSB là 12 tháng kể từ ngày thông qua phán quyết của Ban Hội Thẩm, tức là ngày 23 tháng 7 năm 1999. Phán quyết của thẩm phán được ban hành tới các thành viên ngày 7 tháng 12 năm 1998. Theo truyền đạt ngày 15 tháng 7 năm 1999, Indonesia thông báo cho DSB biết rằng nước này đã ban hành một chính sách ô tô mới vào ngày 24 tháng 6 năm 1999 (Chính sách ô tô năm 1999), chính sách này đã thực hiện tốt các đề xuất và xét xử của DSB về vấn đề này. GVHD: Th.S Thạch Huôn 35 SVTH: Ngô Thị Lắm Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO 2.1.3 Hoa Kỳ - Các biện pháp chống bán phá giá áp dụng đối với túi nhựa đựng hàng bán lẻ của Thái Lan Nguyên đơn: Thái Lan Bị đơn: Hoa Kỳ Các bên thứ ba: Achentina; EU; Nhật Bản; Hàn Quốc; Đài Loan Các hiệp định liên quan (được đưa Hiệp định ADA (Điều VI của ra trong yêu cầu tham vấn) GATT 1994):Điều 2.4.2GATT 1994:Điều VI Ngày nhận được yêu cầu tham vấn 26/11/2008 Ngày lưu hành Báo cáo của Ban 22/01/2010 hội thẩm Bản tóm tắt dưới đây được cập nhật đến ngày 21/09/2010 Tham vấn Ngày 26/11/2008, Thái Lan yêu cầu tham vấn với Hoa Kỳ liên quan đến việc sử dụng phương pháp tính thuế chống bán phá giá Zeroing (quy về 0 các biên độ phá giá âm) của Hoa Kỳ trong cuộc điều tra chống bán phá giá đối với túi nhựa đựng hàng bán lẻ nhập khẩu từ Thái lan (Polyethylene Retail Carrier Bags). Cụ thể là việc sử dụng Zeroing để tính toán biên độ phá giá bình quân gia quyền trong Kết luận cuối cùng và sửa đổi kết luận cuối cùng của vụ điều tra nói trên. Thái Lan cho rằng việc sử dụng Zeroing đã tạo ra những biên độ phá giá dương giả tạo (mà nếu không sử dụng sẽ cho kết quả không có phá giá hoặc biên độ phá giá tối thiếu), hoặc thổi phồng biện độ phá giá lên quá cao. Do đó, Thái Lan cho rằng Hoa Kỳ đã vi phạm các nghĩa vụ của nước này theo Điều VI của GATT 1994, và Điều 2.4.2 của Hiệp định ADA. Giai đoạn Hội thẩm Tham vấn không thành công, do đó ngày 09/03/2009, Thái Lan yêu cầu DSB thành lập Ban Hội thẩm giải quyết tranh chấp cho vụ việc này. Tại cuộc họp ngày 20/03/2010, DSB đã thành lập Ban Hội thẩm. Achentina, EC, Nhật Bản, Đài Loan và sau đó là Hàn Quốc yêu cầu tham gia vào vụ kiện với tư cách các bên thứ ba. Đến ngày 20/08/2009, thành phần của Ban hội thẩm được xác định. Ngày 22/01/2010, Ban hội thẩm hoàn thành báo cáo và gửi tới tất cả các thành viên WTO. Trong đó, Ban hội thẩm kết luận việc Hoa Kỳ sử dụng phương pháp Zeroing trong Kết luận cuối cùng, đã sửa đổi, và trong Chỉ thị xác định biên độ phá giá cho các GVHD: Th.S Thạch Huôn 36 SVTH: Ngô Thị Lắm Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO nhà xuất khẩu được điều tra riêng của Thái Lan (các nhà xuất khẩu được xác định biên độ phá giá không dựa trên thông tin sẵn có bất lợi) đã vi phạm câu đầu tiên trong Điều 2.4.2 của Hiệp định ADA. Do đó, Ban Hội thẩm khuyến nghị DSB yêu cầu Hoa Kỳ sửa đổi các biện pháp của mình cho phù hợp với các nghĩa vụ của nước này theo Hiệp định nói trên. Ngày 18/02/2010, DSB đã thông qua Báo cáo của Ban hội thẩm. Thực thi Tại cuộc họp ngày 19/03/2010, Hoa Kỳ thông báo với DSB ý định thực thi các khuyến nghị và phán quyết của DSB trong vụ kiện này nhưng cần một khoảng thời gian hợp lý để thực hiện. Ngày 31/03/2010, Thái Lan và Hoa Kỳ thông báo với DSB rằng họ đã đạt được thỏa thuận về khoản thời gian hợp lý là 6 tháng, hết hạn vào ngày 18/08/2010. Tại cuộc họp DSB ngày 31/08/2010, Hoa Kỳ thông báo đã thực hiện phán quyết và khuyến nghị của DSB. Thái Lan sẽ tiếp tục giám sát việc thực thi khuyến nghị này nhằm đảm bảo đầy đủ lợi ích cho các doanh nghiệp nước này theo phán quyết. 2.1.4 EC - Biện pháp chống bán phá giá đối với cá hồi nuôi của Na-uy (Giải quyết tranh chấp số DS337) 14/05/2013 Nguyên đơn: Na-uy Bị đơn: EC Các bên thứ ba: Canada; Trung Quốc; Hồng Kông,; Nhật Bản; Hàn Quốc; Hoa Kỳ Hiệp định ADA (Điều VI của GATT 1994): Điều 1, Phụ lục I, Phụ lục II, 3, 3.1, 3.2, 3.4, 3.5,3.6, 4.1, 5, 5.1, Các hiệp định liên quan (được 5.2, 5.3, 5.4, 6.2, 6.4,6.5.1, 6.7, 6.8, 6.9, 6.10, 2, 9, 9.1, đưa ra trong yêu cầu tham vấn) 9.2,9.3, 9.4, 12.2, 12.2.2, 2.1, 2.2, 18.1, 2.2.1,2.2.1.1, 2.2.2, 2.6 GATT 1994: Điều VI, VI:1 Ngày nhận được yêu cầu tham 17/03/2006 vấn Ngày lưu hành Báo cáo của Ban 16/11/2007 Hội thẩm Bản tóm tắt dưới đây được cập nhật đến ngày 24 tháng 02 năm 2010 GVHD: Th.S Thạch Huôn 37 SVTH: Ngô Thị Lắm Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO Tham vấn Ngày 17/03/2006, Na-uy yêu cầu tham vấn với EC liên quan đến Quyết định của Hội đồng (EC) số 85/2006 ngày 17/01/2006 áp thuế chống bán phá giá chính thức và thu toàn bộ thuế chống bán phá giá tạm thời đối với cá hồi nuôi (farmed salmon) nhập khẩu từ Na-uy. Na-uy cho rằng biện pháp trên vi phạm các nghĩa vụ của EC theo Điều 1, 2.1, 2.2, 2.2.1, 2.2.1.1, 2.2.2, 3.1, 3.2, 3.4, 3.5, 5.4, 6.2, 6.4, 6.5.1, 6.7, 6.8, 6.9, 6.10, 9.1, 9.2, 9.3, 9.4, 12.2, 12.2.2, 18.1 và Phụ lục I và II của Hiệp định ADA, Điều VI của GATT 1994. Ngày 27/03/2006, Na-uy bổ sung yêu cầu tham vấn ban đầu. Giai đoạn Hội thẩm Tham vấn không thành công, do đó ngày 29/05/2006, Na-uy đã yêu cầu DSB thành lập Ban hội thẩm. Tại cuộc họp ngày 09/06/2006, DSB trì hoãn việc thành lập Ban hội thẩm. Tuy nhiên, Ban hội thẩm đã được thành lập sau đó tại cuộc họp của DSB ngày 22/06/2006. Canada, Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ yêu cầu tham gia vào vụ kiện với tư cách các bên thứ ba. Ngày 27/07/2006, do hai bên không thể thống nhất được về thành phần của Ban hội thẩm, Na-uy đã phải yêu cầu Tổng giám đốc WTO chỉ định thành viên cho Ban hội thẩm. Ngày 02/08/2006, thành phần của Ban hội thẩm đã được xác định. Ngày 02/02/2007, Chủ tịch Ban hội thẩm thông báo với DSB rằng họ không thể hoàn thành công việc trong vòng 6 tháng (kể từ ngày thành lập) theo như quy định do bản chất và phạm vị của vụ việc và thay đổi lịch trình sau khi tham vấn các bên. Ban hội thẩm dự kiến hoàn thành công việc vào tháng 05/2007. Ngày 31/05/2007, cũng với lý do trên, Ban hội thẩm thông báo với DSB rằng họ không thể hoàn thành công việc và lùi thời điểm ban hành Báo cáo sang tháng 09/2007. Tuy nhiên phải đến ngày 16/11/2007, Ban hội thẩm mới hoàn thành Báo cáo và gửi tới tất cả các thành viên WTO. Trong đó Ban Hội thẩm kết luận EC đã vi phạm các Điều 2.2.1.1, 2.2.2, 2.2.2(iii), 3.1, 3.2, 3.4, 3.5, 4.1, 5.4, 6.4, 6.8 và đoạn 3 Phụ lục II, 6.10, 9.2, 9.4(i) và 9.4(ii) của Hiệp định ADA. Về các vấn đề khác, Ban hội thẩm nhận thấy EC không vi phạm và áp dụng “tinh giản tài phán” (không ra phán quyết đối với các vấn đề mà trước đó đã có kết luận cho các vấn đề tương tự nó) đối với các vấn đề này. Tại cuộc họp ngày 15/01/2008, DSB đã thông qua Báo cáo của Ban hội thẩm GVHD: Th.S Thạch Huôn 38 SVTH: Ngô Thị Lắm Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO Thực thi Tại cuộc họp của DSB ngày 08/02/2008, EC thông báo ý định thực thi các phán quyêt và khuyến nghị của DSB nhưng cần một khoảng thời gian hợp lý để thực hiện do tính chất phức tạp của các phán quyết. Do đó, EC sẵn sàng đàm phán về khoảng thời gian đó với Na-uy phù hợp với Điều 21.3(b) của DSU. Ngày 06/05/2008, Na-uy và Ec thông báo với DSB rằng họ đã đạt được thỏa thuận về khoảng thời gian hợp lý để EC thực thi các khuyến nghị và phán quyết của DSB là 10 tháng kể từ ngày báo cáo của Ban Hội thẩm được thông qua. Theo đó, thời gian trên sẽ hết hạn vào ngày 15/11/2008. 2.1.5 Nhận xét từ các vụ kiện trên Các quốc gia có quyền kiện ra cơ quan giải quyết tranh chấp để bảo vệ lợi ích của mình trên thương trường quốc tế nếu thấy lợi ích của mình bị thiệt hại. Để giải quyết vụ tranh chấp tại WTO, cơ quan giải quyết tranh chấp căn cứ vào tình hình vụ việc thực tế phát sinh và những bằng chứng, lý luận do các bên viện dẫn tới các hiệp định có liên quan. Đó là cơ sở để cơ quan giải quyết tranh chấp tìm ra một đáp án chung. Qua các quá trình giải quyết tranh chấp, các vụ việc tranh chấp trên thực tế được giải quyết theo từng giai đoạn từ giai đoạn tham vấn đến giai đoạn thực thi phán quyết của DSB. Tuy nhiên, không phải vụ kiện nào cũng đầy đủ các giai đoạn của quá trình tranh chấp mà còn phụ thuộc vào kết quả tham vấn hay kết luận của ban hội thẩm... Chẳng hạn: Khi vụ tranh chấp đang trong giai đoạn tham vấn, nếu các bên tranh chấp đàm phán với nhau để đưa ra một thỏa thuận thống nhất về việc giải quyết tranh chấp đó thì không cần các giai đoạn tiếp theo sau giai đoạn tham vấn (tham vấn thành công) hay trong giai đoạn xét xử tại Ban hội thẩm (tham vấn không thành công), nếu các bên tranh chấp đồng ý với khuyến nghị và phán quyết của Ban hội thẩm thì giai đoạn xét xử tại cơ quan phúc thẩm không được đặt ra mà tiếp sau đó là giai đoạn thực thi và giám sát quá trình thực thi đó. Từ các vụ kiện được cập nhật, tác giả tìm ra một điểm chung nhất là bên vi phạm thường không tuân thủ ngay lập tức mà lựa chọn khoảng thời gian hợp lí để thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bên bị thiệt hại. Biện pháp bồi thường và trả đũa thương mại ít được áp dụng cũng có nghĩa rằng các bên có ý thức chấp hành các quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO. Theo quy định của DSU, mặc dù bên vi phạm thỏa thuận với bên thiệt hại áp dụng biện pháp bồi thường hay phải bắt buộc bị áp dụng biện pháp trả đũa thương mại không làm chấm dứt nghĩa vụ đối với bên bị thiệt hại và chỉ được áp dụng cho tới khi GVHD: Th.S Thạch Huôn 39 SVTH: Ngô Thị Lắm Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO các biện pháp được coi là không phù hợp với hiệp định có liên quan được loại bỏ, hoặc thành viên phải thực hiện những khuyến nghị hoặc phán quyết đưa ra giải pháp đối với việc triệt tiêu hoặc làm phương hại đến lợi ích, hoặc đã đạt được một giải pháp thỏa đáng cho cả hai bên.48 Vì vậy, bên vi phạm thực hiện khuyến nghị và phán quyết của DSB một cách ngay lập tức hay trong khoảng thời gian hợp lý sẽ không tốn thêm chi phí bồi thường và thiệt hại thương mại nếu biện pháp trả đũa không bị bên thiệt hại áp dụng. 2.2 Những hạn chế trong áp dụng các biện pháp chế tài trong việc thi hành phán quyết của WTO trên thực tế 2.2.1 Biện pháp bồi thường Theo quy định của DSU thì bồi thường chỉ là giải pháp tạm thời mang tính tự nguyện có thể được áp dụng trong thời gian các khuyến nghị và quyết định của DSB chưa được bên vi phạm thực hiện, bởi nó phù hợp với nguyên tắc tự do hóa thương mại mà WTO luôn hướng tới. Tuy nhiên biện pháp bồi thường ít được áp dụng trên thực tế bởi một số lý do xuất phát từ bản chất và yêu cầu của DSU đối với việc áp dụng biện pháp này như sau: 2.2.1.1 Tính tự nguyện của biện pháp bồi thường Theo quy định tại Điều 22.1 của DSU thì việc bồi thường là tự nguyện, nếu được đưa ra thì phải phù hợp với các hiệp định liên quan. Có nghĩa là bên vi phạm sẽ đưa ra đề nghị bồi thường và tiến hành đàm phán với bên thắng kiện để thỏa thuận mức bồi thường thỏa đáng. Không dễ dàng để bên vi phạm tự nguyện đề nghị mức nhượng bộ thương mại nào đó cho hàng hóa xuất khẩu của bên thắng kiện vào thị trường trong nước của họ, họ có thể đơn giản hoãn việc tuân thủ các khuyến nghị lâu hơn mà không phải chịu hậu quả chế tài nào từ các quy định của WTO. Bên cạnh đó, việc đưa ra một nhượng bộ để bù đắp cho vi phạm có thể là không cân xứng xét trong cán cân thương mại và kích cỡ thị trường của các nước liên quan trong vụ tranh chấp. Giả định rằng, Việt Nam là bên thắng kiện và Trung Quốc là bên thua kiện phải đưa ra đề nghị bồi thường, liệu rằng Trung Quốc với số dân gần khoảng 1,4 tỉ dân số có thể xem xét đánh giá đổi một sự xâm nhập nhượng bộ thị trường cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam, trong khi thị trường Việt Nam với 80 triệu dân và mức độ tiêu thụ còn thấp là không đáng kể đối với Trung Quốc? 48 Khoản 8 Điều 22 DSU GVHD: Th.S Thạch Huôn 40 SVTH: Ngô Thị Lắm Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO Bên cạnh đó bồi thường phải mang tính tự nguyện, các quốc gia khi xem xét các biện pháp này sẽ có xu hướng đề nghị mức độ/hình thức bồi thường không thỏa đáng và có lợi hơn cho mình. Nói cách khác, tính tự nguyện trong biện pháp bồi thường theo như cách quy định của DSU không tạo ra được áp lực tích cực để bên vi phạm có thiện chí đưa ra một bồi thường thỏa đáng, mà còn có thể hạn chế áp dụng chính biện pháp này. Ngoài ra, thỏa thuận bồi thường cũng rất khó đạt được do khung thời gian cho phép các bên đàm phán thỏa thuận chỉ bó gọn trong 20 ngày. Khoảng thời gian này, theo nhiều chuyên gia cho rằng là không đủ để các bên tranh chấp có thể xác định được mức độ triệt tiêu và gây phương hại” cũng như chuẩn bị những thông tin cần thiết để đưa ra mức nhượng bộ phù hợp. 2.2.1.2 Tính phù hợp với các hiệp định liên quan Biện pháp bồi thường phải phù hợp với các hiệp định liên quan của WTO cũng là một vấn đề pháp lý gây tranh cãi. Điều đó có nghĩa rằng, bồi thường phải phù hợp với nguyên tắc tối huệ quốc (MFN). Theo đó, nếu một quốc gia thành viên dành cho một quốc gia thành viên khác một sự đối xử ưu đãi nào đó thì quốc gia này cũng sẽ phải dành sự ưu đãi đó cho tất cả các quốc gia thành viên khác.49 Như vậy, một khi quốc gia vi phạm dành ra một nhượng bộ hay ưu đãi để đền bù cho thiệt hại đã gây ra cho quốc gia thắng kiện, cũng có nghĩa rằng các quốc gia khác khi xuất khẩu hàng hóa vào quốc gia vi phạm cũng sẽ nhận được nhượng bộ hay ưu đãi tương tự. Trong ngữ cảnh này, quốc gia thắng kiện có thể nhận ra rằng lợi ích họ nhận được từ thỏa thuận bồi thường không hơn những quốc gia khác trong khi họ là bên trực tiếp chịu tác động bất lợi từ sự vi phạm của quốc gia bồi thường. Vì lý do này, quốc gia thắng kiện trong đàm phán bồi thường sẽ có những xu hướng yêu cầu lợi ích hay mức độ mở cửa thị trường cao hơn so với mức độ triệt tiêu và gây phương hại mà họ gánh chịu. Ngược lại, về phía bên vi phạm, họ cũng không tìm thấy bất kì lợi ích gì từ biện pháp bồi thường, mà thậm chí còn có khả năng gánh chịu những thiệt hại tiềm tàng cho các ngành sản xuất trong nước và khả năng cơ cấu giá cả trên thị trường nội địa bị biến động mạnh do kết quả của biện pháp nhượng bộ mà mình đề xuất. 2.2.1.3 Tính không hồi tố trong biện pháp bồi thường Hiệu lực hồi tố trong biện pháp thi hành của WTO không được quy định trực tiếp trong khuôn khổ DSU cũng như các hiệp định khác của hệ thống thương mại. Tuy nhiên từ thực tiễn của các vụ việc được giải quyết tại WTO có thể thấy biện pháp bồi 49 Hiệp định GATT 1994, Điều 1: GATS. Điều 2:TRIPS GVHD: Th.S Thạch Huôn 41 SVTH: Ngô Thị Lắm Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO thường là một thỏa thuận trong “tương lai”. Ví dụ, trong vụ tranh chấp “Nhật Bản – đồ uống có cồn”50 một trong số ít các vụ kiện mà các bên tranh chấp có thỏa thuận bồi thường) Nhật Bản và EC đã đi đến một thỏa thuận bồi thường. Theo đó Nhật Bản giảm mức thuế đánh lên rượu Whisky và Brandy để đền bù cho khoảng thiệt hại trong khoảng thời gian mà Nhật Bản tạm hoãn thi hành các khuyến nghị của Ban hội thẩm. Tuy nhiên, các thiệt hại xảy ra do chính sách thuế vi phạm của Nhật Bản đối với các sản phẩm đồ uống có cồn nhập khẩu như Whishky và Brandy trong suốt quá trình tranh chấp, khiếu kiện tại WTO cũng như trong khoảng thời gian hợp lý để thi hành không tính trong đề nghị bồi thường. Theo quy định của điều 22.2 của DSU, bên vi phạm phải tiến hành đàm phán với bên thắng kiện khi họ không thể thi hành phán quyết giải quyết tranh chấp trong khoảng thời gian hợp lý được ấn định. Quy định này dẫn đến sự diễn giải rằng, các chính sách nhượng bộ thuế quan được bên vi phạm đề nghị áp dụng chỉ nhằm đền bù thiệt hại trong khoảng thời gian mà nước vi phạm chưa thi hành được phán quyết kể từ khi hết thời hạn hợp lý (mặc dù rõ ràng điều 22.2 của DSU không hề đề cập tới vấn đề thời điểm tính thiệt hại bồi thường). Không áp dụng “hồi tố” trong biện pháp bồi thường là một vấn đề gây tranh cãi. Một số quan điểm51 cho rằng, cách tiếp cận này của WTO vô hình trung đã giúp cho các nước vi phạm không bị áp lực trong việc thực hiện các khuyến nghị giải quyết tranh chấp của WTO (không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ) và gây ảnh hưởng tới lợi ích của quốc gia bị thiệt hại. Có một số trường hợp quốc gia vi phạm cố tình kéo dài tiến trình giải quyết tranh chấp bằng cách khác như “giả vờ rút các biện pháp vi phạm và thay vào một biện pháp khác cũng vi phạm các hiệp định liên quan đó, để buộc bên thắng kiện phải khởi động một tiến trình rà soát tuân thủ hay tái khởi kiện của DSU.52 2.2.2 Biện pháp trả đũa thương mại 50 Xem WTO, Báo cáo cơ quan phúc thẩm – vụ tranh chấp “Nhật Bản – thuế áp dụng lên đồ uống có cồn” WT/DS8/AB/R, thông qua ngày 1/11/1996 51 Tác giả William J. DAVEY cho rằng” … liên quan đến khía cạnh tuân thủ - có hai vấn đề là thời gian và mức độ bồi thường, trả đũa. Hiện tại, bởi các biện pháp thi hành mang tính tương lai, mà đã khuyến khích bên vi phạm hoãn thời giant hi hành như tìm kiếm một thời gian hợp lý cho thi hành lâu hơn và sau đó là buộc bên thắng kiện phải đi đên thủ tục rà soát tuân thủ tại điều 21.5”. Xem: William J. DAVEY, thi hành trong cơ quan giải quyết tranh chấp WTO: các vấn đề và giải pháp, Viện nghiên cứu Kinh tế, Thương mại và công nghệ Mỹ (RIETI), 2005, Chương III, mục A, đoạn 5, tr. 13 52 Điều 21.5 của DSU. GVHD: Th.S Thạch Huôn 42 SVTH: Ngô Thị Lắm Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO Biện pháp trả đũa chỉ có thể áp dụng khi việc thỏa thuận bồi thường thất bại hoặc không đạt được kết quả tích cực cho các bên trong tranh chấp. Trả đũa thương mại xuất phát từ tính đơn phương và khả năng được DSB chấp thuận cho phép áp dụng cao (do vấn đề sẽ được quyết định theo nguyên tắc đồng thuận nghịch), trả đũa thương mại được kì vọng là một công cụ quan trọng để giúp các quốc gia thành viên buộc quốc gia vi phạm phải nhanh chống thực thi khuyến nghị giải quyết tranh chấp của WTO. Theo quy định tại khoản 8 điều 22 của thỏa thuận DSU thì “việc tạm hoãn thi hành các nhượng bộ và các nghĩa vụ khác chỉ là tạm thời và chỉ được áp dụng cho tới khi biện pháp được coi là không phù hợp với hiệp định có liên quan được loại bỏ, hoặc thành viên phải thực hiện những khuyến nghị hoặc phán quyết đưa ra giải pháp đối với việc triệt tiêu hoặc làm phương hại đến lợi ích, hoặc đã đạt được một giải pháp thỏa đáng cho cả hai bên”. Như vậy biện pháp trả đũa thương mại không được ưu tiên áp dụng và nếu có áp dụng thì chỉ tương ứng với mức đo triệt tiêu hoặc gây phương hại mà thôi. Biện pháp này không được khuyến khích thực hiện và có những đặc thù sau: Thứ nhất, trả đũa thương mại đi ngược với nguyên tắc tự do hóa thương mại của WTO, vì áp dụng nguyên tắc này đồng nghĩa với việc nâng cao rào cản thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu từ quốc gia vi phạm. Hơn thế nữa, thuận lợi hơn cho các nhà sản xuất nội địa của quốc gia yêu cầu trả đũa. Cụ thể là, các quốc gia thắng kiện yêu cầu trả đũa thương mại sẽ tạo ra rào cản thương mại cho hàng nhập khẩu từ quốc gia thua kiện để qua đó lợi thế cạnh tranh cho tiêu thụ hàng hóa của nhà sản xuất trong thị trường nội địa, hay cũng có thể cho rằng, chính các nhà sản xuất nội địa này đã gây áp lực đến quốc gia mình để đưa ra yêu cầu trả đũa thay vì đạt được một thỏa thuận bồi thường mà nhờ đó họ sẽ đạt được nhiều lợi ích trong thị trường nội địa khi hàng hóa cạnh tranh trực tiếp từ bên ngoài bị áp dụng thêm các giới hạn thương mại. Trong bối cảnh này, việc trả đũa thương mại vô hình trung làm triệt tiêu các thành quả đàm phán mở của thị trường, tự do hóa thương mại của WTO. Thứ hai, bản thân quốc gia nhỏ/đang phát triển khi thắng kiện không coi trả đũa thương mại là cách hữu hiệu để giải quyết vấn đề tranh chấp với các quốc gia có nền kinh tế mạnh và phát triển hơn. Xuất phát từ sự mất cân bằng trong cán cân thương mại hay do tầm quan trọng của thị trường của nước phát triển, các quốc gia nhỏ/ đang phát triển khi thắng kiện thường cũng không muốn gia tăng căng thẳng với cường quốc kinh tế thương mại (khi mà các quốc gia này chính là thị trường xuất nhập khẩu GVHD: Th.S Thạch Huôn 43 SVTH: Ngô Thị Lắm Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO quan trọng đối với họ). Bởi thực tế, các quốc gia đang phát triển vẫn phải nhập siêu các mặt hàng từ các quốc gia phát triển để sử dụng cho đầu vào của tiêu dùng sản xuất trong nước, do đó việc trả đũa lên các mặt hàng nhập khẩu có thể làm tăng chi phí sản xuất lên một số ngành công nghiệp trong nước và qua đó dẫn đến tăng chỉ số tiêu thụ trên thị trường nội địa. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia nhỏ/đang phát triển chịu ảnh hưởng và phụ thuộc kinh tế - chính trị vào các quốc gia phát triển. Vì vậy, họ ngại áp dụng biện pháp trả đũa thương mại vì ngại rằng sẽ bị cắt giảm nguồn viện trợ phát triển, viện trợ kinh tế hoặc một số hạn chế tiếp cận công nghệ hay hàng nhập khẩu thiết yếu cho quá trình phát triển quốc gia mình. Thứ ba, trả đũa thương mại là “con dao hai lưỡi” gây tổn hại cho chính trị thị trường nội địa của quốc gia yêu cầu áp dụng. Nó có thể loại trừ hoặc gây suy giảm nghiêm trọng các hàng hóa nhập khẩu đặc trưng vào thị trường quốc gia áp dụng. Ví dụ, trong vụ kiện EC – chuối III, Mỹ áp dụng 100% thuế suất lên các sản phẩm từ Anh và Pháp đã dẫn đến kết quả việc giảm 83% lượng hàng nhập khẩu từ Anh và 45% lượng hàng nhập khẩu từ Pháp trong vòng bốn quý sau khi áp dụng thuế.53 Từ kết quả này có thể thấy rằng, việc trả đũa thương mại nói trên đã gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng có nhu cầu trong thị trường nội địa của quốc gia áp dụng (“người tiêu dùng đầu ra”) mà buộc họ mua các hàng hóa này với mức giá cao hơn vì thị trường nội địa không có hoặc không đáp ứng những hàng hóa như thế. Bên cạnh đó, nó cũng tác động tiêu cực đối với những người tiêu dùng sản xuất (“người tiêu dùng đầu vào”), cụ thể là các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực cần nhập khẩu nguồn đầu vào là các sản phẩm nói trên để làm nguyên liệu sản xuất, phải chịu gánh nặng cho chi phí sản xuất của họ và buộc họ phải tăng giá thành các sản phẩm của mình mà vô hình trung làm giảm năng lực cạnh tranh so với các hàng hóa nhập khẩu tương tự khác. Tóm lại, nhìn nhận một cách khách quan, biện pháp trả đũa thương mại chỉ thực sự phát huy hiệu quả trong quá trình tranh chấp giữa hai quốc gia có thị trường tương đương nhau và có mức độ ảnh hưởng kinh tế lẫn nhau. 2.3 Thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. 53 Xem: Lenore Sek, “ trade retaliation: the “Carousel” Approach”. CRS Report RS20715 (5 March 2002), 2-3. at Information, Warfare Site, www.iwar.org.uk/news- archive/crs/9699.pdf.23 Dec.206 GVHD: Th.S Thạch Huôn 44 SVTH: Ngô Thị Lắm Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới do đó vấn đề thực thi cơ chế giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO đối với Việt Nam được áp dụng chung như đối với các thành viên đang phát triển. Có thể nói trong quá trình thực hiện cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đối với Việt Nam nói riêng và đối với các thành viên đang phát triển nói chung sẽ có một số thuận lợi và khó khăn nhất định sau: 2.3.1 Thuận lợi Tuy là một nước đang phát triển nhưng với tư cách thành viên WTO, Việt Nam sẽ có những vị thế bình đẳng hơn so với các thành viên phát triển khác bởi vì DSU là tổng thể các quy định của hệ thống giải quyết tranh chấp thương mại đa phương và mang tính bắt buộc chung đối với mọi thành viên của WTO. Theo đó, các quyết định về giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO được đưa ra trên cơ sở pháp luật chứ không dựa vào thế lực kinh tế. Điều này sẽ mang lại lợi ích cho Thành viên đang phát triển. Dựa vào quy định của DSU trong quá trình giải quyết tranh chấp sẽ giúp cho các nước có nền kinh tế yếu kém có thể có vị thế pháp lí ngang bằng với các nước có nền kinh tế hùng hậu. Vị thế ngang bằng này là cơ sở để có một phán quyết công bằng mà không bị lệ thuộc bởi sự tác động của một tiềm lực kinh tế nào đó trong quá trình giải quyết tranh chấp. DSU quy định những cơ chế đặc biệt dành cho các thành viên đang phát triển trong đó có Việt Nam. DSU thừa nhận điều kiện đặc biệt của các Thành viên này, từ đó dành thêm cho họ ưu đãi về nhiều mặt như các thủ tục bổ sung, hỗ trợ pháp lý,.. Cụ thể là các thành viên đang phát triển có thể chọn thủ tục nhanh hơn, có khung thời hạn dài hơn hoặc yêu cầu trợ giúp pháp lý. Các Thành viên WTO cũng được khuyến khích dành sự quan tâm đặc biệt tới nhóm thành viên còn hạn chế về nhiều mặt này. Việt Nam cũng như các Thành viên đang phát triển được đối xử đặc biệt trong tham vấn. Theo DSU thì các thành viên phải đặc biệt chú ý đến những vấn đề cụ thể và quyền lợi của các thành viên là các nước đang phát triển.54 Nếu đối tượng tham vấn là một biện pháp được áp dụng bởi thành viên đang phát triển thì thời hạn tham vấn có thể được kéo dài.55 Ngoài ra, các thành viên đang phát triển sẽ được đối xử đặc biệt trong giai đoạn xét xử của Ban hội thẩm. Khi một tranh chấp xảy ra giữa một thành viên đang phát 54 55 Khoản 10 điều 4 DSU Khoản 10 điều 12 DSU GVHD: Th.S Thạch Huôn 45 SVTH: Ngô Thị Lắm Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO triển và thành viên phát triển thì Ban hội thẩm căn cứ vào yêu cầu của Thành viên đang phát triển đó, có ít nhất một hội thẩm viên từ một Thành viên đang phát triển.56 Nếu một thành viên đang phát triển là bên bị kiện thì ban hội thẩm phải dành cho Thành viên này đủ thời gian để chuẩn bị và đệ trình lí lẽ bào chữa cho mình.57 Khi một hoặc nhiều bên tranh chấp là Thành viên đang phát triển thì báo cáo của ban hội thẩm phải chỉ ra rõ ràng các điều khoản có liên quan đến chế độ ưu đãi đối với các thành viên là nước đang phát triển thì các điều khoản này là một phần của các hiệp định liên quan mà những hiệp định này được các Thành viên đang phát triển nêu lên trong quá trình giải quyết tranh chấp.58 Trong quá trình thực thi phán quyết, các nước đang phát triển cũng được đối xử đặc biệt. DSU quy định dành sự quan tâm đặc biệt tới các vấn đề ảnh hưởng tới lợi ích của các thành viên đang phát triển.59 Trong khuôn khổ giám sát thực thi, DSB phải căn nhắc có thêm hành động thích hợp ngoài việc giám sát và báo cáo hiện trạng, nếu như một thành viên đang phát triển báo cáo vấn đề này.60 Khi căn nhắc hành động thích hợp trong một vụ kiện của một thành viên đang phát triển, DSB không chỉ xem xét phạm vi thương mại bị ảnh hưởng bởi các biện pháp bị kiện, mà cả tác động của chúng tới nền kinh tế của các thành viên đang phát triển có liên quan .61 Thủ tục rút gọn theo yêu cầu của một thành viên đang phát triển cũng được xem xét. Quyết định ngày 5 tháng 4 năm 1966 quy định: Nếu một thành viên đang phát triển đưa ra khiếu kiện đối với một thành viên phát triển, bên đi kiện có quyền tùy ý viện dẫn thủ tục rút gọn theo quyết định ngày 5/ 4/ 1966, thay vì sử dụng các quy định tại điều 4, 5, 6, 12 của DSU. Các quy định và thủ tục của quyết định năm 1966 có giá trị ưu tiên áp dụng so với các quy định và thủ tục tương ứng trong các Điều 4, 5, 6, 12 của DSU (khoản 12 điều 3 DSU).62 Các thành viên đang phát triển còn được hỗ trợ pháp lý trong quá trình giải quyết tranh chấp. Theo quy định của DSU thì ban thư kí của WTO cung cấp thêm cho các thành viên đang phát triển về tư vấn và hỗ trợ pháp lý. Để thực hiện chức năng này, Ban thư kí yêu cầu cung cấp một chuyên gia pháp lý có năng lực từ dịch vụ hợp tác kỹ thuật của WTO tới bất kì Thành 56 Khoản 10 Điều 8 DSU Khoản 8 Điều 21 DSU 58 Khoản 11 Điều 12 DSU 59 Khoản 2 Điều 21 DSU 60 Khoản 7 Điều 21 DSU 61 Khoản 8 Điều 21 DSU 62 Sổ tay về hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO, ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, NXB chính trị quốc gia Hà Nội 2005. tr. 196 57 GVHD: Th.S Thạch Huôn 46 SVTH: Ngô Thị Lắm Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO viên đang phát triển nào có yêu cầu. Các chuyên gia phải giúp các Thành viên là nước đang phát triển theo cách bảo đảm tính khách quan của ban thư ký.63 Ban thư ký cũng tiến hành các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật đối với các thành viên thông qua tổ chức các khóa đào tạo đặc biệt về hệ thống giải quyết tranh chấp.64 Ngoài ra, trong quá trình giải quyết tranh chấp, các thành viên đang phát triển có thể khắc phục những hạn chế về trình độ của mình bằng việc thuê đại diện từ các nhà tư vấn pháp lý tư nhân hoặc Trung tâm tư vấn luật WTO tại Geneva.65 2.3.2 Khó khăn Việt Nam cũng như các thành viên là quốc gia đang phát triển phải chịu gánh nặng đáng kể với tư cách Thành viên trong việc đáp ứng các yêu cầu cao về nhiều mặt của hệ thống giải quyết tranh chấp WTO. Bên cạnh những thuận lợi Việt Nam còn phải đối mặt với những khó khăn sau:66 - Không đủ nguồn nhân lực và kiến thức chuyên môn để nắm bắt tất cả các quy định của pháp luật và thủ tục pháp lý của WTO, trong khi khối lượng và thông tin kiến thức luật do Ban hội thẩm và cơ quan Phúc thẩm phát triển ngày càng phong phú; - Khó có khả năng cứ một trong quan chức ít ỏi của mình tham gia vào giải quyết tranh chấp trong thời gian dài; - Khó có thể chịu đựng tác hại về kinh tế gây ra bởi biện pháp thương mại trái với quy định của WTO của thành viên khác trong toàn bộ quá trình tố tụng, khi biện pháp đó chưa được rút bỏ. 2.4 Thực trạng pháp luật Việt Nam về việc thực thi các quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO và một số khuyến nghị cho Việt Nam 2.4.1 Thực trạng pháp luật của Việt Nam về thực thi các quyết định của DSB Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có quy định cụ thể điều chỉnh vấn đề thực thi các quyết định của DSB. Điều này thể hiện sự thiếu hụt trong hệ thống pháp luật, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập vào WTO. Thay bằng việc được điều chỉnh bằng văn bản pháp luật cụ thể, nhiều quy định áp dụng cho việc thực thi các 63 Khoản 2 Điều 27 DSU Khoản 3 Điều 27DSU 65 Sổ tay về hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO, ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, NXB chính trị quốc gia Hà Nội 2005. tr.199 66 Sổ tay về hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO, ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, NXB chính trị quốc gia Hà Nội 2005. tr.192 64 GVHD: Th.S Thạch Huôn 47 SVTH: Ngô Thị Lắm Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO khuyến nghị và phán quyết của DSB có thể được gián tiếp tìm thấy tại một số văn bản pháp luật riêng rẽ. Nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam là: Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên sẽ có hiệu lực cao hơn luật trong nước nếu giữa chúng có sự xung đột. Luật WTO, bao gồm DSU, sẽ có hiệu lực ưu tiên áp dụng so với luật của Việt Nam, trong trường hợp có mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật. Việc thực thi quyết định của DSB, có thể hiểu, liên quan đến việc sửa đổi và bổ sung luật nội địa của một nước thành viên. Nói cách khác, những tranh chấp được đưa ra WTO thường bắt nguồn từ những biện pháp được tiến hành dựa trên luật nội địa của bị đơn. Theo đó, nếu một biện pháp bị tuyên là vi phạm nghĩa vụ quy định tại các hiệp định WTO thì thành viên thực hiện biện pháp vi phạm sẽ phải điều chỉnh biện pháp đó sao cho phù hợp với luật của WTO, bằng việc thay đổi hoặc hủy bỏ các quy định pháp luật nội địa có liên quan. Hơn nữa, khi áp dụng biện pháp bồi thường hoặc tạm hoãn thi hành những nhượng bộ thương mại hoặc các nghĩa vụ khác, việc sửa đổi và bổ sung pháp luật nội địa bắt buộc. Khi các bên tranh chấp đạt được sự thỏa thuận về bồi thường, bên thua kiện sẽ phải sửa đổi pháp luật về thuế quan của mình nhằm giảm thuế quan. Tương tự, khi bên thắng kiện tiến hành biện pháp “trả đũa”, bên thắng kiện cần tăng thuế áp dụng đối với một số sản phẩm nhất định, nghĩa là pháp luật về thuế quan sẽ được sửa đổi hoặc thay thế bằng quy định pháp luật mới. Do vậy, thực trạng pháp luật Việt Nam về thực thi quyết định của DSB có thể nhìn nhận và đánh giá thông qua các quy định hiện hành về ban hành, sửa đổi và thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam. Về cơ bản, Điều 84 Hiến pháp 1992 quy định chỉ có Quốc hội mới có quyền xây dựng, ban hành và sửa đổi luật, cho thấy vai trò quan trọng của Quốc hội trong việc thực thi các khuyến nghị và quyết định của DSB. Thêm vào đó, theo quy định luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, quyền sửa đổi các văn bản dưới luật thuộc thẩm quyền của các cơ quan nhà nước hoặc cá nhân có thẩm quyền đã ban hành ra các văn bản dưới luật đó như Chính phủ, các bộ, Thủ tướng chính phủ… Nhìn chung, quy trình để Quốc hội ban hành hay sửa đổi luật là phức tạp. Trên thực tế, trước khi được ghi nhận vào chương trình làm việc của Quốc hội, dự thảo luật cần phải được thẩm tra bởi bộ tư pháp, ủy ban pháp luật của Quốc hội và các cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định của luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. GVHD: Th.S Thạch Huôn 48 SVTH: Ngô Thị Lắm Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO Tương tự như vậy, nghị định của Chính phủ cần phải được thẩm tra thông qua nhiều bước trước khi được thông qua, sửa đổi hay thay thế. Chính vì vậy, các quy định trên có thể được xem như nền tảng pháp lý chung cho việc thực thi các quyết định của DSB tại Việt Nam. Một vài hạn chế trong hệ thống pháp luật Việt Nam trong vấn đề này là: 1) Khó khăn trong việc tìm kiếm các quy định phù hợp vì các quy định này nằm trong các văn bản pháp luật riêng rẽ; 2) thiếu quy trình cụ thể cho việc thực thi các quyết định của DSB. 2.4.2 Một số khuyến nghị cho Việt Nam khi tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO 2.4.2.1 Thực hiện các cam kết WTO nghiêm túc và kịp thời. Các quy định về nghĩa vụ được quy định trong WTO được thực thi rõ ràng bao nhiêu thì các tranh chấp sẽ giảm đi bấy nhiêu. Do đó, điều đầu tiên Việt Nam cần quan tâm chính là thực hiện quyền và nghĩa vụ của các thành viên sao cho phù hợp với quy định của WTO. Ví dụ, Việt Nam có nghĩa vụ điều chỉnh thuế quan theo hướng giảm dần để phù hợp với các cam kết gia nhập WTO bởi các thành viên WTO có thể kiện sự vi phạm. 2.4.2.2 Ban hành văn bản cụ thể điều chỉnh việc thi hành quyết định của DSB Việt Nam nên xây dựng bộ quy định riêng điều chỉnh các vấn đề sau: Thứ nhất, điều chỉnh quy trình của việc thực thi quyết định của DSB trong khoảng thời gian được xác định, ví dụ xác định thời gian dự kiến để điều chỉnh biện pháp vi phạm sao cho phù hợp với quy định của WTO thông qua việc sửa đổi hoặc thay thế một quy định pháp luật. Điều này rất quan trọng vì Việt Nam có thể dựa trên khung thời gian đó để đàm phán với các bên tranh chấp khác hoặc để thuyết phục trọng tài có thể nhận được khoảng thời gian hợp lí đầy đủ cho việc thực thi quyết định của Ban hội thẩm hay cơ quan Phúc thẩm theo quy định tại điều 21.3 DSU trong trường hợp Việt Nam không thể thi hành ngay lập tức. Thứ hai, điều chỉnh các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan đến các quy trình thực thi quyết định của DSB như Chính phủ hoặc các cơ quan nhà nước liên quan hoặc các cá nhân, tổ chức khác. Thứ ba, điều chỉnh những trường hợp nhất định mà Việt Nam nên chậm trễ trong việc thực thi các khuyến nghị và quyết định của DSU hoặc chấp nhận bị trả đũa để bảo vệ các lợi ích cao hơn như bảo vệ môi trường, sức khỏe người tiêu dùng hoặc an ninh quốc gia. Trong thực tế, có một vụ việc điển hình là “EC – các biện pháp đối GVHD: Th.S Thạch Huôn 49 SVTH: Ngô Thị Lắm Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO với thịt và sản phẩm thịt (hóoc- môn)” 143 trong đó EC đã cho rằng hooc môn tăng trưởng sẽ làm hại cho sức khỏe người tiêu dùng, do đó EC cấm nhập khẩu thịt và sản phẩm thịt có sử dụng bất kì loại hóoc môn nào trong 6 lại hóoc môn tăng trưởng từ hoa kỳ. EC đã chấp nhận bị “trả đũa” rất nặng nề, cụ thể là 116,8 triệu Đôla mỹ 11,3 triệu Đôla Canada, thay vì việc tiến hành thực thi các quyết định của Ban hội thẩm và cơ quan Phúc thẩm. Mặc dù nền kinh tế nhỏ hơn nhiều so với EC (nay là EU) nhưng Việt Nam cũng cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề này. 2.4.2.3 Lựa chọn và tham gia các tranh chấp phù hợp được giải quyết bằng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO Các bên tham gia tranh chấp với tư cách là người thứ ba theo điều 10 DSU bao nhiêu thì sự hiểu biết và kinh nghiệm mà Việt Nam có thể thu nhận sẽ nhiều bấy nhiêu. Tuy nhiên Việt Nam nên lựa chọn các vụ kiện phù hợp, theo đó các đối tượng tranh chấp có liên quan nhiều đến Việt Nam, đặc biệt là các vụ kiện của các nước đang phát triển chống lại các nước phát triển về các biện pháp chống bán phá giá hoặc điều kiện tiếp cận thị trường. Qua đó, Việt Nam hiểu rõ hơn không chỉ về quy trình giải quyết tranh chấp mà cả về việc quyết định của DSB sao cho hiệu quả nhất. 2.5 Giải pháp hoàn thiện các biện pháp chế tài trong việc thi hành phán quyết của WTO Các biện pháp thi hành của WTO đề ra được áp dụng đối với bên vi phạm trong vụ tranh chấp thương mại. Tuy nhiên, vấn đề áp dụng các biện pháp đó vào thực tế chưa đạt được hiệu quả cũng như không đạt được mục đích “tuân thủ” mà WTO đề ra cho cơ chế thi hành. Đã có nhiều đề xuất từ các quốc gia thành viên để bổ sung, hoàn thiện các biện pháp thi hành của WTO, phần lớn hướng tới yêu cầu sửa đổi các biện pháp bồi thường và trả đũa thương mại hiệu quả hơn để đảm bảo cho việc thi hành các khuyến nghị của DSB được nhanh chóng và không gây thiệt hại cho cả hai bên tranh chấp. Tuy nhiên các đề xuất của các quốc gia thành viên hoặc quá chú tâm vào điều kiện/ lợi ích đặc thù của mình (không hướng tới mối quan tâm chung của các thành viên WTO), hoặc hướng tới biện pháp quá mạnh và thiếu tính khả thi trên thực tế. Từ thực tế đàm phán của WTO về vấn đề này, có thể thấy rằng, để đảm bảo cho đề xuất sửa đổi, bổ sung các biện pháp thi hành hiệu quả và được chấp nhận bởi các quốc gia, nó phải phù hợp với lợi ích chung mà tất cả các thành viên WTO cùng hướng tới và không phục vụ riêng cho nhóm lợi ích nào. Như vậy, biện pháp thi hành phải được xây dựng trên các tiêu chí cơ bản sau: GVHD: Th.S Thạch Huôn 50 SVTH: Ngô Thị Lắm Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO - Là công cụ tạo ra áp lực đủ để đảm bảo cho các bên vi phạm phải đạt đến việc tuân thủ các khuyến nghị và phán quyết của DSB trong thời gian ngắn nhất; - Đảm bảo được bên vi phạm nhận được sự đáp trả lợi ích cân bằng với mức độ gây thiệt hại mà họ phải gánh chịu do các biện pháp không phù hợp của bên vi phạm gây ra; - Lưu tâm đến lợi ích của bên trong tranh chấp là quốc gia đang phát triển hoặc kém phát triển nhất; - Hạn chế tối đa các ảnh hưởng về kinh tế và chính trị trong áp dụng các biện pháp thi hành giữa các bên tranh chấp là quốc gia phát triển và quốc gia đang phát triển (hoặc quốc gia kém phát triển). Phù hợp với các tiêu chí nói trên, các giải pháp sau đây có thể là hướng hoàn thiện cho các biện pháp thi hành của WTO: Thứ nhất, WTO nên căn nhắc biện pháp bồi thường tiền tệ như một biện pháp bổ sung, để các bên trong tranh chấp thỏa thuận bên cạnh bồi thường thương mại. Xét ở gốc độ về nền kinh tế, để đảm bảo tính hiệu quả, bồi thường tiền tệ cũng vẫn phải là một biện pháp tạm thời và không thể thay thế việc tuân thủ cuối cùng của bên vi phạm. Việc bồi thường nên là bắt buộc và chỉ dành cho bên bị thiệt hại (từ các biện pháp không phù hợp của bên bồi thường). Và cũng cần đảm bảo rằng, việc bồi thường tiền tệ được miễn trừ cho bên vi phạm là quốc gia đang phát triển, hoặc quốc gia kém phát triển trong trường hợp DSB xét thấy việc bồi thường tiền tệ là gánh nặng tài chính lên các quốc gia này trong điều kiện kinh tế khó khăn của họ. Thứ hai, có thể xem xét tính hồi tố cho các biện pháp thi hành của WTO. Vấn đề không hồi tố của các biện pháp thi hành không tạo ra áp lực cho các bên vi phạm để hướng đến việc tuân thủ và thậm chí các bên có thể lợi dụng để kéo dài tiến trình thi hành. Các biện pháp mang bản chất hồi tố nên được cụ thể trong DSU rằng, bất kì biện pháp (bồi thường, bồi thường tiền tệ, hay trả đũa) nếu được áp dụng sẽ có hiệu lực từ thời điểm DSB ra khuyến nghị hay phán quyết cho đến thời điểm khuyến nghị này được tuân thủ. Điều đó có nghĩa, các biện pháp thi hành sẽ được áp dụng tương xứng với khoản thiệt hại được tính từ ngày có kết luận vi phạm hoặc thậm chí sớm hơn của Ban hội thẩm hoặc cơ quan phúc thẩm cho đến khi bên vi phạm tuân thủ thi hành. Áp lực tạo ra từ tính hồi tố của các biện pháp thi hành có thể là cách tốt nhất để đảm bảo các bên vi phạm càng chịu nhiều thiệt hại khi bị bồi thường hay trả đũa từ quốc gia thắng kiện cho đến thời điểm họ thi hành. Bên cạnh đó, hồi tố các khoản thiệt GVHD: Th.S Thạch Huôn 51 SVTH: Ngô Thị Lắm Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO hại được bồi thường hay trả đũa còn là cách để bên vi phạm nhận được lợi ích tương xứng với thiệt hại họ phải gánh chịu trong suốt tiến trình tố tụng thay vì chỉ trong giai đoạn thi hành như khi áp dụng các biện pháp thi hành hiện tại. Tuy nhiên, biện pháp mang tính hồi tố nếu được áp dụng có thể làm thay đổi căn bản cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, vì hiện nay, mục tiêu cơ bản của các biện pháp giải quyết tranh chấp là buộc các quốc gia tháo bỏ các biện pháp trái với Hiệp định WTO, mà không nhằm để trừng phạt các quốc gia vi phạm. Do đó, biện pháp này nên được xem xét trong một chừng mực nhất định, cụ thể là quy định một khoảng thời gian được phép hồi tố nhất định để đảm bảo một áp lực để các bên vi phạm tiến đến thi hành các khuyến nghị, mà không gây thiệt hại đáng kể đến bên vi phạm, nhất là đối với các quốc gia đang phát triển hoặc kém phát triển. Thứ ba, thay đổi danh sách trả đũa sản phẩm theo từng thời kì (trả đũa xoay vòng). Giải pháp này xuất phát từ tiền lệ áp dụng của Mỹ. Cụ thể là, trước bối cảnh EC kéo dài việc tuân thủ thi hành trong vụ kiện EC – Chuối III và EC hooc môn, Nghị viện Mỹ đã ban hành một đạo luật đặt biệt liên quan đến vấn đề này, theo đó quy định rằng, trong trường hợp không tuân thủ, Đại diện thương mại Mỹ (USTR) có quyền rà soát và điều chỉnh danh sách các sản phẩm bị trả đũa sau 120 ngày kể từ ngày đầu tiên áp dụng biện pháp trả đũa và sẽ tiếp tục rà soát – điều chỉnh trong mỗi 180 ngày tiếp theo.67 EC đã yêu cầu tham vấn với Mỹ trước WTO vì cho rằng đạo luật nói trên đã vi phạm tính đa phương hóa của WTO và bao gồm hành động đơn phương xác định lại việc đình chỉ nhượng bộ ngoài phạm vi đình chỉ ban đầu mà DSB cho phép. Lưu tâm đến vấn đề này, đã có 10 quốc gia khác ngoài các bên tranh chấp cũng yêu cầu được tham gia quá trình tham vấn nói trên. Tuy nhiên, cho đến nay, trả đũa xoay vòng vẫn chỉ dừng lại ở giai đoạn tham vấn mà chưa có bất kì phán quyết nào tạo cơ sở chính thức cho biện pháp này.68 Về mặt bản chất, đây là giải pháp hoàn toàn có thể áp dụng trên thực tế bởi lẽ bất kì quy định nào của DSU ngăn cản sử dụng biện pháp này. Mặc dù việc thay đổi danh sách sản phẩm áp dụng biện pháp trả đũa mang tính đơn phương từ bên trả đũa, nhưng khía cạnh tích cực không thể phủ nhận đây là một biện pháp tạo ra áp lực hiệu quả để buộc các bên vi phạm tuân thủ khuyến nghị của DSB nếu không muốn việc trả đũa lan rộng đến các sản phẩm khác trong ngành công nghiệp. Mặt 67 I9 USC bài 2416(b) (2), phần 407 Đạo luật thương mại và phát triển 2000 sửa đổi phần 306 đạo luật thương mại 1974. 68 Mỹ - phần 306 của Đạo luật Thương mại 1974 và sữa đổi theo đó. Yêu cầu tham vấn bởi EC, WT/DS200/1, G/1/386, 13.6/2000 GVHD: Th.S Thạch Huôn 52 SVTH: Ngô Thị Lắm Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO khác, nhìn từ khía cạnh của các nhà sản xuất nội địa của quốc gia vi phạm, việc xoay vòng trả đũa có thể làm cho thiệt hại được phân phối đều ra nhiều sản phẩm, qua đó giảm gánh nặng thiệt hại tác động lên một số sản phẩm nhất định. Và rõ ràng, biện pháp này tạo ra áp lực đủ lớn lên quốc gia vi phạm trước nguy cơ mức độ xâm nhập thị trường được mở rộng dần trong khi trả đũa được áp dụng xoay vòng qua nhiều sản phẩm khác. Bên cạnh đó, một khía cạnh pháp lí khác có thể đảm bảo tính khả thi cho biện pháp này là bên thắng kiện có thể thay đổi trong danh sách các sản phẩm “bị trả đũa” để tạo áp lực thi hành lên bên thua kiện miễn là việc thay đổi như thế vẫn đẩm bảo tuân thủ điều 2.4 của DSU, và trong trường hợp bên thua kiện cho rằng việc thay đổi này sẽ làm cho mức độ tạm hoãn không tương xứng (lớn hơn) với mức độ phải được bồi thường thì họ sẽ phải chứng minh vấn đề này trước trọng tài theo điều 22.6 của DSU. Những phương hướng hoàn thiện biện pháp thực thi và cơ chế thực thi như trên nếu như được đưa vào khuôn khổ DSU, sẽ có thể tạo nên “sức ép kinh tế” mới buộc các quốc gia thua kiện phải có thái độ hợp tác trong việc thực thi quyết định giải quyết tranh chấp của WTO. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các nước nhỏ/đang phát triển như Việt Nam, khi là bên thắng kiện và có cơ chế linh động và hiệu quả để có thể nhanh chóng tiếp tục xúc tiến thương mại với các đối tác thương mại lớn. Việc hoàn thiện cơ chế thực thi phán quyết giải quyết tranh chấp của WTO sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với từng quốc gia thành viên và cả hệ thống thương mại đa phương. GVHD: Th.S Thạch Huôn 53 SVTH: Ngô Thị Lắm Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO KẾT LUẬN Hệ thống giải quyết tranh chấp đóng vai trò quan trọng trong việc làm rõ và thực thi các nghĩa vụ pháp lý được quy định trong các Hiệp định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Việc giải quyết tranh chấp kịp thời và theo một cơ chế chặt chẽ sẽ giúp hạn chế các tác động bất lợi do các tranh chấp gây ra. Hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO là một sự kế thừa và sự hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT, đặc biệt trong Vòng đàm phán Uruguay. Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO ra đời góp phần quan trọng trong việc duy trì sự công bằng trong hoạt động thương mại có quy mô toàn cầu. Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường, hoạt động cung - cầu ngày càng được đáp ứng. Cũng chính vì thế có nhiều cuộc tranh chấp thương mại phát sinh liên quan đến việc vi phạm các nghĩa vụ thương mại được các thành viên WTO tham gia ký kết. Việc giải quyết tranh chấp trở thành nhu cầu thiết yếu điều chỉnh sự ổn định của nền kinh tế thế giới, bảo vệ sự tôn nghiêm của pháp luật thương mại quốc tế. Thực thi khuyến nghị và phán quyết của DSB là một giai đoạn không thể thiếu trong quá trình giải quyết tranh chấp của WTO. Bởi vì hiệu quả của cơ chế giải quyết tranh chấp được phản ánh bởi “tốc độ” thực hiện các khuyến nghị và phán quyết của ban hội thẩm và cơ quan phúc thẩm. Điều này có nghĩa rằng, khi một tranh chấp phát sinh được đưa ra DSB giải quyết theo một trình tự thủ tục từ giai đoạn tham vấn đến giai đoạn thi hành nếu việc tham vấn không thành công. Các biện pháp mang tư cách cưỡng chế có tính ràng buộc thúc đẩy bên vi phạm nhanh chóng thực hiện tròn nghĩa vụ pháp lý như đã cam kết. Mặc dù các biện pháp đó chưa có tính ràng buộc cao vì biện pháp bồi thường theo quy định chỉ mang tính tự nguyện còn biện pháp trả đũa chỉ áp dụng tương xứng với mức triệt tiêu gây phương hại nhưng đã góp phần không nhỏ trong việc tạo sự ổn định nền kinh tế. Việc các bên vi phạm thực hiện khuyến nghị và phán quyết của DSB trong khoảng thời gian hợp lý thay vì tuân thủ ngay lập tức các khuyến nghị và phán quyết đó đã làm cho hiệu quả giải quyết tranh chấp bị suy giảm và làm mất thời gian cho bên chịu thiệt hại. Theo quy định của DSU thì thông thường các bên vi phạm tuân thủ ngay lập tức các khuyến nghị và phán quyết của DSB nhằm đảm bảo việc giải quyết hữu hiệu tranh chấp vì lợi ích của tất cả các thành viên. Tuy nhiên, qua thực tiễn các bên vi phạm thường yêu cầu một khoảng thời gian hợp lý để thực thi khuyến nghị đó. GVHD: Th.S Thạch Huôn 54 SVTH: Ngô Thị Lắm Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế thông qua việc trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới. Vì vậy, việc tìm ra lỗ hỏng pháp lý trong giai đoạn thực thi là thật sự cần thiết để Việt Nam chủ động đối phó với các tranh chấp phát sinh cũng như thực hiện quyết định nghiêm túc và kịp thời. Bên cạnh đó, Việt Nam tận dụng các cơ hội mà cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO mang lại đồng thời tìm ra các giải pháp khắc phục khó khăn về nguồn nhân lực và kiến thức chuyên môn đặc biệt là ban hành các văn bản cụ thể điều chỉnh việc thi hành quyết định của cư quan giải quyết tranh chấp nhằm bảo vệ lợi ích doanh nghiệp nói riêng và lợi ích kinh tế Việt Nam nói chung trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. GVHD: Th.S Thạch Huôn 55 SVTH: Ngô Thị Lắm Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO  Danh mục hiệp định quốc tế 1. Hiệp định GATT 1994 2. Thỏa thuận về các nguyên tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp WTO 3. Phụ lục 2: Quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO (DSU)  Danh mục văn bản quy phạm pháp luật 1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 sửa đổi, bổ sung 2001 2. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008  Danh mục sách, báo, tạp chí 1. Báo cáo cơ quan phúc thẩm – vụ tranh chấp “Nhật Bản – thuế áp dụng lên đồ uống có cồn” WT/DS8/AB/R, thông qua ngày 1/11/1996 2. Bộ công thương, Ủy ban Châu âu, dự án hỗ trợ thương mại đa biên II (Mutrap II), vị trí, vai trò và cơ chế hoạt động của WTO trong hệ thống thương mại đa phương, Nxb Lao động – xã hội , Hà Nội 2007 3. Đặng Thành Vinh, chuyên đề pháp luật thi hành án dân sự, Viện khoa học xét xử tòa án nhân dân tối cao, số 1 – 2009 4. Mai Hồng Quỳ và Trần Việt Dũng, Luật thương mại quốc tế, Nxb, Đại học quốc gia TP. Hồ chí Minh, 2005 5. Trung tâm Từ điển học Viện Ngôn ngữ, Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2000 6. Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng, Tổng cục trưởng. Ngô Quý Việt: Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO và các tranh chấp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại, năm 2007 7. Ths. Dương Minh Hoàng: Vấn đề thực hiện, thi hành khuyến nghị và quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp WTO, Tạp chí Luật học – đặc san số 10, 2012 8. Ths. Trần Việt Dũng – Vũ Trí Đăng: Các biện pháp thực thi phán quyết giải quyết tranh chấp tại tổ chức thương mại thế giới: Một số vấn đề pháp lí, thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện, Viện Nhà nước và pháp luật số 1 (285), 2012 9. William J. DAVEY, thi hành trong cơ quan giải quyết tranh chấp WTO: các vấn đề và giải pháp, Viện nghiên cứu Kinh tế, Thương mại và công nghệ Mỹ (RIETI), 2005 10. Sổ tay về hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO, ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, NXB chính trị quốc gia Hà Nội 2005  Danh mục tài liệu tiếng Anh GVHD: Th.S Thạch Huôn SVTH: Ngô Thị Lắm Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO 1. Bryan Mercurio, “Improving Dispute Settle ment in the World Trade Organization: The Dispute Settlement Understanding Review - Making it Work?’ 2004 38(5) J.W.T. 795 2. Báo cáo của ban hội thẩm, Canada – Measuures Affecting the Export of Civillian Aircraft – Recourse by Brazil to Article 21.5 of the DSU (WT/DS70/AB/RW) 3. General Information on Recruitment in the World Trade Organization, World Trade Organization 4. John H. Jackson, The World Trading System: Law and Policy of International Economic Relations, 2 nd ed., The MIT Press, Massachusetts, 1997 (Hệ thống thương mại thế giới: Luật và chính sách về các quan hệ kinh tế quốc tế), nxb Thanh niên 5. Peter Van Den Bossche, the law and Policy of the World Trade Organization: Text, Cases and Materials, 2nd ed, Cup 2008 6. Phán quyết của trọng tài viên, Canada- patent Protection of Pharmaceutical Products – Arbitration under Article 21.3 (c) of the DSU (WT/DS114/13) 7. Simon lester and others, World Trade Law: Text, Materials and Commentary, Hart, Oxford, 2008  Danh mục trang thông tin điện tử 1. Chinhphu.vn/gov/article/view/173/245/ 2. Lenore Sek, “ trade retaliation: the “Carousel” Approach”. CRS Report RS20715 (5 March 2002), 2-3. at Information, Warfare Site, www.iwar.org.uk/newsarchive/crs/9699.pdf.23 Dec.206 3.Dự án hổ trợ chính sách thương mại và đầu tư Châu Âu, nguồn: htpp//:www.mutrap.org.vn 4. Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam: trungtamwto.vn / into 5. htpp//:www.kilobook.com 6. htpp//: www.wto.org/ English/ tra top – e/ dispu – status – e.htm>accssed 29 Junuary 2012 7. WTO “understanding the WTO: Principle of the trading system”, nguồn: http://www.wto.org/english/thewto_e/whatis_e/tif_e/fact2_e.htm> 29/01/2012) GVHD: Th.S Thạch Huôn truy cập ngày SVTH: Ngô Thị Lắm Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO GVHD: Th.S Thạch Huôn SVTH: Ngô Thị Lắm [...]... Lắm Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO các bên tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp Quyền của bên này tương ứng với nghĩa vụ của bên kia và ngược lại Một vụ kiện thương mại xảy ra được giải quyết theo trình tự thủ tục của cơ chế giải quyết tranh chấp mà các bên đã thỏa thuận và cơ quan giải quyết tranh chấp dựa vào... quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp Thi hành quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp là giai đoạn cuối cùng trong thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO Giai đoạn thi hành có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động của quá trình giải quyết tranh chấp và ý thức chấp hành của bên vi phạm trong tranh chấp Chủ thể thi hành quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp WTO khi các khuyến nghị và. .. của biện pháp đó đối với nền kinh tế của các nước đang phát triển 1.1.2 Khái quát chung về thi hành quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp WTO 1.1.2.1 Khái niệm về thi hành và thi hành quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp WTO a) Khái niệm thi hành GVHD: Th.S Thạch Huôn 12 SVTH: Ngô Thị Lắm Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại. . .Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO quyết) , các cơ quan chuyên môn độc lập với các thời hạn cụ thể Không phải ngẫu nhiên mà cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO được coi là một trong những thành công cơ bản của Vòng đàm phán Urugoay 1.1.1 Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO 1.1.1.1 Tham vấn Tham vấn là... Thị Lắm Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO Theo quy định của WTO thì khoảng thời gian hợp lí chỉ được cung cấp cho việc thực hiện quyết định, “nếu việc tuân thủ ngay lập tức các khuyến nghị và quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) là không thể thực hiện được” Thông thường, các thành viên vi phạm phải thực hiện... các cơ quan liên quan cụ thể Đề nghị tham vấn sẽ thông báo cho toàn thể các thành viên của WTO và công chúng về sự khởi đầu của một tranh chấp 6 Khoản 2 điều 4 của Thỏa thuận DSU Điều 4.5 của Thỏa thuận DSU 8 Điều 4.7 của Thỏa thuận DSU 7 GVHD: Th.S Thạch Huôn 4 SVTH: Ngô Thị Lắm Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO Một đề nghị. .. nước của thành viên vi phạm 1.2 Nội dung của việc thực thi quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp WTO 1.2.1 Việc tuân thủ ngay lập tức và “khoảng thời gian hợp lý” của việc thi hành quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO Khi có quyết định của Ban hội thẩm và cơ quan phúc thẩm trong việc giải quyết tranh chấp của WTO liên quan đến sự vi phạm của các thành viên tham gia tranh chấp. .. rằng họ đã sẵn sàng thực thi các khuyến nghị và phán quyết của ban hội thẩm và cơ quan phúc thẩm, mặc dù trên thực tế, họ đã không loại bỏ hay điều chỉnh biện pháp vi phạm GVHD: Th.S Thạch Huôn 21 SVTH: Ngô Thị Lắm Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO phạm luật WTO Thông qua báo cáo của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm – thành... chức thương mại thế giới - WTO pháp phải được ưu tiên áp dụng chính là thoả thuận bồi thường: nước thua kiện sẽ bù đắp bằng tiền hoặc cam kết nới lỏng thương mại trong một số lĩnh vực kinh tế khác GVHD: Th.S Thạch Huôn 28 SVTH: Ngô Thị Lắm Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ THỰC THI QUYẾT ĐỊNH CỦA... (được thực hiện trên thực tế) thì phải thi hành việc làm mà điều khoản ấy đưa ra 18 b) Khái niệm về thi hành quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO Thi hành quyết định cuả cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO hiện nay chỉ có hiệp định thỏa thuận về các quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO (DSU) chứ chưa có hiệp định hay công ước riêng biệt cho vấn đề thi hành quyết định của cơ ... Thị Lắm Vấn đề thực thi khuyến nghị phán quan giải tranh chấp tổ chức thương mại giới - WTO CHƯƠNG THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ THỰC THI QUYẾT ĐỊNH CỦA CƠ QUAN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO VÀ GIẢI PHÁP... chấp tổ chức thương mại giới - WTO CHƯƠNG KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ VIỆC THỰC THI QUYẾT ĐỊNH CỦA CƠ QUAN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI – WTO 1.1... Thị Lắm Vấn đề thực thi khuyến nghị phán quan giải tranh chấp tổ chức thương mại giới - WTO Một đề nghị tham vấn phải đệ trình văn phải đưa lý đề nghị Đề nghị phải xác định vấn đề gây tranh cãi

Ngày đăng: 04/10/2015, 23:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan