ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá casi lên sự sinh trưởng và năng suất của hai giống lúa hananomai và akita trồng trong chậu vụ đông xuân 20122013

59 973 0
ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá casi lên sự sinh trưởng và năng suất của hai giống lúa hananomai và akita trồng trong chậu vụ đông xuân 20122013

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG -oOo- TRẦN HOÀNG BÍCH TRÂM ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ PHÂN BÓN LÁ CaSi LÊN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA HAI GIỐNG LÚA HANANOMAI VÀ AKITA TRỒNG TRONG CHẬU VỤ ĐÔNG XUÂN 2012-2013 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG Cần Thơ - 2013 i TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG -oOo- TRẦN HOÀNG BÍCH TRÂM ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ PHÂN BÓN LÁ CaSi LÊN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA HAI GIỐNG LÚA HANANOMAI VÀ AKITA TRỒNG TRONG CHẬU VỤ ĐÔNG XUÂN 2012-2013 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ts. NGUYỄN THÀNH HỐI Cần Thơ - 2013 ii TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG ……    …… Luận văn Kỹ sư ngành Khoa học cây trồng với đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ PHÂN BÓN LÁ CaSi LÊN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA HAI GIỐNG LÚA HANANOMAI VÀ AKITA TRỒNG TRONG CHẬU VỤ ĐÔNG XUÂN 2012-2013 Do sinh viên Trần Hoàng Bích Trâm thực hiện Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét. Cần Thơ, ngày .......... tháng ......... năm 2013 Cán bộ hướng dẫn Ts. Nguyễn Thành Hối i TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG ……    …… Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn với đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ PHÂN BÓN LÁ CaSi LÊN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA HAI GIỐNG LÚA HANANOMAI VÀ AKITA TRỒNG TRONG CHẬU VỤ ĐÔNG XUÂN 2012-2013 Do sinh viên Trần Hoàng Bích Trâm thực hiện và bảo vệ trước hội đồng Ngày ...... tháng............năm 2013. Luận văn đã được hội đồng chấp thuận và đánh giá ở mức:..................... Ý kiến hội đồng:............................................................................................. ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... Cần Thơ, ngày ........ tháng ........ năm 2013 Thành viên hội đồng ................................... ...................................... ....................................... DUYỆT KHOA Trưởng khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam kết đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây. Tác giả luận văn (Ký tên) Trần Hoàng Bích Trâm iii LÝ LỊCH CÁ NHÂN Sinh viên: Trần Hoàng Bích Trâm Sinh ngày: 30 tháng 10 năm 1992 Nơi sinh: Thạnh Hòa, Phụng Hiệp, Cần Thơ. Con Ông: Trần Văn Ánh và Bà: Nguyễn Thị Mười Quá trình học tập: Từ năm 1998-2003: học trường tiểu học A Chi Lăng. Từ năm 2003-2007: học trường trung học cơ sở Cao Bá Quát. Từ năm 2007-2010: học trường trung học phổ thông Nguyễn Bỉnh Khiêm. Vào trường Đại học Cần Thơ năm 2010, theo chuyên ngành Khoa học cây trồng, khóa 36. Tốt nghiệp Kỹ sư Nông Nghiệp chuyên ngành Khoa học cây trồng năm 2013. iv LỜI CẢM TẠ Chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Thành Hối và cô Phan Thị Thanh Thủy những người đã hết lòng hướng dẫn, tạo điều kiện và đóng góp những ý kiến xác thực góp phần hoàn chỉnh luận văn. Chân thành biết ơn sâu sắc đến cố vấn học tập thầy Lê Vĩnh Thúc và cô Võ Thị Bích Thủy người đã dẫn dắt tôi trong suốt thời gian học tại trường. Đồng thời, gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong thời gian ở trường. Thân gửi đến anh Mai Vũ Duy, các bạn Gọn, Linh, Luyến, Nho, Đông, Thanh Tâm, Loan, Phú, Trường Giang, Kol Gian đã cùng và gắn bó với tôi đến khi hoàn thành thí nghiệm. Chân thành cảm ơn tất cả các bạn lớp Khoa học cây trồng K36 đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Cuối cùng, chúng tôi xin cảm ơn cha, mẹ, gia đình đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho chúng tôi được học tập và luôn động viên tinh thần giúp chúng tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! v MỤC LỤC Trang Lời cam đoan .............................................................................................. iii Lý lịch cá nhân ............................................................................................ iv Lời cảm tạ ................................................................................................... v Mục lục ....................................................................................................... vi Danh sách hình............................................................................................ viii Danh sách bảng ........................................................................................... ix Tóm lược .................................................................................................... x Mở đầu ...................................................................................................... 1 Chương 1: Lược khảo tài liệu ................................................................... 2 1.1 Các giai đoạn sinh trưởng và đặc điểm thực vật của cây lúa .................. 2 1.1.1 Đặc điểm thực vật của cây lúa ............................................................ 2 1.1.2 Phân loại nhóm lúa ............................................................................. 5 1.1.3 Các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa................................................. 6 1.2 Các yếu tố cấu thành năng suất .............................................................. 7 1.2.1 Số bông trên đơn vị diện tích .............................................................. 7 1.2.2 Số hạt trên bông.................................................................................. 7 1.2.3 Tỷ lệ hạt chắc ..................................................................................... 8 1.2.4 Trọng lượng hạt .................................................................................. 9 1.2.5 Chỉ số thu hoạch (HI) ......................................................................... 9 1.3 Sự đổ ngã trên lúa.................................................................................. 9 1.3.1 Các dạng đổ ngã trên lúa .................................................................... 10 1.3.2 Vị trí đổ ngã ....................................................................................... 10 1.3.3 Nguyên nhân dẫn đến đổ ngã lúa ........................................................ 10 1.4 Vai trò của CaO và SiO2 trong phân bón lá CaSi (CaSi) ............................. 11 1.4.1 Vai trò của CaO .................................................................................. 11 1.4.2 Vai trò của SiO2.................................................................................. 13 1.4.3 Những nghiên cứu phân bón lá CaSi (CaSi) ........................................ 15 Chương 2: Phương tiện và phương pháp ................................................ 16 2.1 Phương tiện thí nghiệm ......................................................................... 16 2.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm ....................................................... 16 2.1.2 Vật liệu thí nghiệm ............................................................................. 16 2.2 Phương pháp ......................................................................................... 18 2.2.1 Bố trí thí nghiệm ................................................................................ 18 2.2.2 Kỹ thuật canh tác ................................................................................ 18 vi 2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi ................................................................................. 19 2.2.4 Phân tích kết quả ................................................................................ 21 Chương 3: Kết quả và thảo luận .............................................................. 22 3.1 Nhận xét tổng quan ............................................................................... 22 3.2 Chỉ tiêu nông học cây lúa .................................................................................. 22 3.2.1 Chiều cao cây ..................................................................................... 22 3.2.2 Số chồi/chậu của hai giống lúa ........................................................... 24 3.3 Độ cứng của các lóng lúa....................................................................... 25 3.3.1 Độ cứng lóng 1 ................................................................................... 26 3.3.2 Độ cứng lóng 2 ................................................................................... 27 3.3.3 Độ cứng lóng 3 ................................................................................... 27 3.3.4 Độ cứng lóng 4 ................................................................................... 28 3.4 Các thành phần của năng suất và năng suất ................................................... 30 3.4.1 Trọng lượng 1000 hạt ......................................................................... 30 3.4.2 Số hạt trên bông (hạt/bông) ................................................................ 30 3.4.3 Số bông trên chậu (bông/chậu) ........................................................... 31 3.4.4 Tỷ lệ hạt chắc (%) .............................................................................. 31 3.4.5 Năng suất thực tế ................................................................................ 31 3.4.6 Chỉ số thu hoạch (HI) ......................................................................... 31 Chương 4: Kết luận và đề nghị ................................................................. 33 4.1 Kết luận ................................................................................................. 33 4.2 Đề nghị.................................................................................................. 33 Tài liệu tham khảo .................................................................................... 34 Phụ chương ................................................................................................ 40 vii DANH SÁCH HÌNH Hình 1.1 1.2 1.3 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 3.1 3.2 3.3 Tên hình Trang Cấu tạo một đơn vị tăng trưởng của cây lúa Hình thái cổ lá, tai lá và thìa lá Hình thái và cấu tạo một hoa lúa Chậu dùng để trồng lúa trong thí nghiệm Cân điện tử (A), máy đo ẩm độ (B) Sản phẩm phân bón lá CaSi của công ty Hợp Trí Sơ đồ bố trí thí nghiệm Đo độ cứng lúa Cây lúa ở giai đoạn 20 ngày sau gieo (a); lúa ở giai đoạn thu hoạch (b) trong vụ Đông Xuân 2012 - 2013 Độ cứng lóng 1 giữa hai giống Akita và Hananomai ở thời điểm thu hoạch trồng trong chậu, vụ Đông Xuân 2012 – 2013 Độ cứng lóng 1 giữa các nồng độ xử lý CaSi ở thời điểm thu hoạch trồng trong chậu, vụ Đông Xuân 2012 – 2013 3 4 5 16 17 17 18 20 22 viii 26 26 DANH SÁCH BẢNG Bảng 1.1 1.2 2 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 3.6 3.7 Tên bảng Phân loại rễ lúa bằng mắt Những đặc điểm của ba nhóm lúa Đặc điểm khí hậu thành phố Cần Thơ năm 2012-2013 Chiều cao cây lúa theo các nồng độ phun CaSi ở những thời điểm sinh trưởng khác nhau của hai giống lúa Hananomai và Akita trồng trong chậu, vụ Đông Xuân 2012 – 2013 Số chồi (chồi/chậu) cây lúa theo các nồng độ phun CaSi ở các thời điểm sinh trưởng trong vụ Đông Xuân 2012 – 2013 Độ cứng (N) lóng 2 của hai giống Hananomai và Akita theo các nồng độ CaSi ở thời điểm thu hoạch vụ Đông Xuân 2012 – 2013 Độ cứng (N) lóng 3 của hai giống Hananomai và Akita theo các nồng độ CaSi ở thời điểm thu hoạch vụ Đông Xuân 2012 – 2013 Độ cứng (N) lóng 4 của hai giống Hananomai và Akita theo các nồng độ CaSi ở thời điểm thu hoạch vụ Đông Xuân 2012 – 2013 Các thành phần năng suất ở thời điểm thu hoạch Năng suất thực tế và chỉ số thu hoạch (HI) ở thời điểm thu hoạch của hai giống Akita và Hananomai theo các nồng độ phun CaSi trồng trong chậu, vụ Đông Xuân 2012 – 2013 ix Trang 2 6 16 23 25 27 27 29 30 32 Trần Hoàng Bích Trâm, 2013. Đề tài: “Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá CaSi lên sinh trưởng và năng suất hai giống lúa Hananomai và Akita trồng trong chậu vụ Đông Xuân 2012-2013”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Khoa học cây trồng, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ, 38 trang. Cán bộ hướng dẫn: Ts. Nguyễn Thành Hối. TÓM LƯỢC Đề tài: “Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá CaSi lên sinh trưởng và năng suất hai giống lúa Hananomai và Akita trồng trong chậu vụ Đông Xuân 2012 - 2013” được thực hiện nhằm tìm được nồng độ phân bón lá CaSi (CaSi) thích hợp đến sinh trưởng và năng suất lúa để hạn chế vấn đề đổ ngã và tăng năng suất. Thí nghiệm được thực hiện tại nhà lưới Bộ môn Khoa học cây trồng, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ. Thí nghiệm được thực hiện trong chậu, bố trí theo thể thức thừa số hoàn toàn ngẫu nhiên hai nhân tố, với nhân tố thứ nhất là hai giống lúa (Hananomai và Akita); nhân tố thứ hai là 4 nồng độ CaSi (đối chứng không phun CaSi (0 ml/l CaSi), phun CaSi ở nồng độ 2 ml/l, phun CaSi ở nồng độ 4 ml/l, phun CaSi ở nồng độ 10 ml/l). Mỗi nghiệm thức có 4 lần lặp lại, hợp chất CaSi được xử lý bằng cách phun qua lá ở hai thời điểm 15 và 55 ngày sau khi gieo. Kết quả cho thấy phun CaSi không ảnh hưởng đến chiều cao, số chồi, số hạt trên bông, số bông trên chậu, tỉ lệ hạt chắc, năng suất thực tế và chỉ số thu hoạch của cây lúa nhưng có tác dụng làm tăng độ cứng của hai giống lúa Hananomai và Akita. Trong đó, nồng độ CaSi với liều lượng 2 ml/l có hiệu quả cao làm gia tăng độ cứng lóng 2, lóng 3 và lóng 4 giống Akita, khi xử lý CaSi ở nồng độ 4 ml/l hiệu quả cao làm tăng độ cứng lóng 2, lóng 3 và lóng 4 giống Hananomai. Từ khóa: Hananomai, Kinu, CaSi x MỞ ĐẦU Cây lúa là một trong những cây lương thực mang ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối với cuộc sống con người và an ninh lương thực của quốc gia, thế giới; theo Marathi et al. (2012), cây lúa cung cấp lương thực cho một nửa dân số thế giới. Việt Nam từ một nước phải nhập khẩu lương thực nhưng hiện nay đã có bước phát triển mạnh mẽ để trở thành cường quốc xuất khẩu gạo trong thời gian ngắn. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đóng vai trò chủ lực trong việc xuất khẩu gạo, chiếm hơn 54% sản lượng lúa của cả nước (Tổng Cục Thống kê, 2012). Tuy nhiên, theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch ở đồng bằng sông Cửu Long khoảng 14%, chỉ riêng khâu thu hoạch tổn thất từ 3% - 5% do thu hoạch bằng thủ công, lúa bị đổ ngã trong mưa bão (Vũ Anh Pháp, 2013). Đổ ngã thường gây ra thất thoát lớn về năng suất, gây khó khăn cho việc thu hoạch, làm giảm lợi nhuận của nông dân do chi phí thu hoạch tăng (Phan Phi Hùng, 2010). Hơn nữa, đổ ngã trong giai đoạn chín làm giảm chất lượng hạt hoặc giảm hương vị (Setter et al., 1997). Đổ ngã cho đến nay vẫn là thách thức lớn cho canh tác lúa, chưa có biện pháp hữu hiệu để làm giảm thiệt hại, mà phải kết hợp nhiều biện pháp mới có thể hạn chế (Vũ Anh Pháp, 2013). Có nhiều biện pháp làm hạn chế đổ ngã: sử dụng giống kháng đổ ngã, có biện pháp canh tác hợp lý, bón phân cân đối. Ngoài ra có nhiều thí nghiệm nghiên cứu việc sử dụng phân bón lá CaSi làm cứng chắc vách tế bào làm giảm đổ ngã trên lúa như: Trần Thị Thu Em (2011), Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2011), Trần Thị Tuyết Phủ (2011) và Nguyễn Thành Hối (2012) kết quả đều gia tăng độ cứng cây lúa ở nồng độ 2ml/l và 10ml/l CaSi. Hiện nay, các giống lúa Nhật được nhiều công ty bao tiêu sản phẩm ngay từ đầu vụ, giá lúa cao, có hiệu quả kinh tế, nên đã được sản xuất nhiều. Tuy nhiên qua nhiều vụ sản xuất cho thấy các giống lúa Nhật hầu hết yếu cây, dễ đổ ngã (Hoshikawa và Wang, 1990), gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Do đó, đề tài: ”Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá CaSi lên sự sinh trưởng và năng suất của hai giống lúa Hananomai và Akita trồng trong chậu vụ Đông Xuân 2012 – 2013” được thực hiện nhằm mục tiêu tìm ra nồng độ phân bón lá CaSi lên sinh trưởng và năng suất lúa. 1 Chương 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1 Đặc điểm thực vật của cây lúa và các giai đoạn sinh trưởng 1.1.1 Đặc điểm thực vật của cây lúa 1.1.1.1 Rễ lúa Hệ thống rễ của thực vật là cơ quan quan trọng cung cấp nước và chất dinh dưỡng cho cây trồng (Fageria, 2010). Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) rễ giúp cây bám chặt vào đất, cho nên bộ rễ khỏe mạnh thì cây lúa mới tốt được. Theo Chang et al. (1965), rễ lúa có nhiều rễ con và lông hút. Rễ mầm được phân nhánh ít, chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn sau khi hạt lúa nảy mầm có nhiệm vụ hút nước cung cấp cho phôi hạt phát triển và sẽ chết sau 15 ngày đầu (cây mạ non có 3 – 4 lá). Rễ bất định mọc từ các đốt trên thân lúa và được phân nhánh tự do. Hướng phát triển của các rễ bất định ảnh hưởng đến sự phân bố không gian của hệ thống rễ trong đất, qua đó ảnh hưởng đến năng suất và khả năng chống đổ ngã của cây (Abe và Morita, 1994). Trong điều kiện bình thường rễ non có màu trắng sữa, rễ già chuyển sang màu vàng, nâu nhạt rồi nâu đậm, tuy nhiên phần chóp rễ vẫn còn màu trắng. Sự phát triển của bộ rễ tốt hay xấu tùy vào loại đất, điều kiện nước ruộng, tình trạng dinh dưỡng của cây và giống lúa. Những giống lúa chịu hạn giỏi thường có bộ rễ phát triển mạnh ăn sâu và rộng, tận dụng được lượng nước hiếm hôi trong đất (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Bảng 1.1 Phân loại rễ lúa bằng mắt (Yosida, 1981) Nhóm Thông tin rễ con (%) Chiều dài trung bình (cm) Tuổi của rễ (ngày) Không 5–7 30 >14 1.1.1.2 Thân lúa Lúa là loại cỏ hàng năm với thân tròn rỗng, có nhiều mắt và lóng nối tiếp nhau (Moldenhauer và Slaton, 2004) và được ôm chặt bởi bẹ lá. Các lóng bên dưới ngắn nên rất sát nhau, khoảng 5 – 6 lóng trên cùng vươn dài nhanh chóng khi lúa chưa có đòng (tượng bông, tượng khối sơ khởi), đặc biệt trên những 2 giống lúa nổi địa phương có khả năng vươn lóng rất nhanh để kịp ngoi khỏi mặt nước (có khi 10 cm/ngày) và các lóng thì dài 30 – 40 cm nên thân lúa đo được khi nước rút cạn có khi đến 5 m (biến động từ 2 – 5 m). Mỗi chồi phát triển duy nhất trên một thân, vì vậy khi cung cấp đầy đủ các điều kiện cho sinh trưởng và phát triển các mầm chồi này sẽ phát triển thành chồi hoàn thiện cấp 1, từ đó có thể sẽ hình thành chồi cấp 2 rồi chồi cấp 3. Một thân chính có thể xuất hiện 5 – 6 chồi. Chồi có nguồn gốc từ thân chính thường sản xuất bông lớn và cho chất lượng gạo cao hơn so với bông có nguồn gốc từ chồi nách trên thân (Dunand và Saichuk, 1994). Cây lúa có lóng ngắn, thành dày, bẹ lá ôm sát thân thì thân lúa cứng chắc, khó đổ ngã và ngược lại (Wu et al., 2011). Nếu đất ruộng có nhiều nước, sạ cấy dầy, thiếu ánh sáng, bón nhiều phân đạm thì lóng có khuynh hướng vươn dài và mềm yếu làm cây dễ đổ ngã. Lúa bị đổ ngã thì sự hút dinh dưỡng và quang hợp bị trở ngại, sự vận chuyển các chất bị cản trở, hô hấp mạnh làm tiêu hao chất dự trữ đưa đến hạt lép nhiều, năng suất giảm. Sự đổ ngã càng sớm, lúa bị thiệt hại càng nhiều và năng suất càng giảm (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Hình 1.1 Cấu tạo một đơn vị tăng trưởng của cây lúa (Nguyễn Ngọc Đệ , 2008) 1.1.1.3 Lá lúa Phiến lá phẳng dẹp, không cuống nối với các bẹ lá với cổ lá; lá có hình lưỡi liềm, mặt trên phiến lá có nhiều lông; cổ lá có tai lá và thìa lá (Moldenhauer và Slaton, 2004). Phiến lá lúa được chống đỡ bởi các bẹ lá quấn chặt vào thân, nếu không có cơ chế này lá lúa sẽ nằm phẳng trên mặt đất (Dunand và Saichuk, 1994) Chức năng quan trọng nhất của lá là quang hợp, làm nhiệm vụ tổng hợp và cung cấp chất dinh dưỡng cho hạt, rễ và các bộ phận khác của cây. Một lá 3 lúa hoàn chỉnh gồm: bẹ lá, bản lá, tai lá, thìa lá và cổ lá. Tuy nhiên cũng có giống không có tai lá và thìa lá. Các giống chín sớm có khoảng trung bình 10 – 18 lá, các giống dài ngày có nhiều lá hơn, có giống cảm quang mạnh có số lá ổn định ở các thời vụ gieo cấy khác nhau. Bẹ lá cuộn tròn ôm chặt lấy thân giúp cho cứng cây, chống đổ ngã. (Trương Đích, 2000). Theo Jenning et al. (1979), lá lúa thẳng đứng sau khi tượng gié là đặc tính quan trọng nhất để đạt được năng suất cao. Lá thẳng đứng cho phép ánh sáng xâm nhập và phân bố đều trong ruộng lúa và tăng khả năng quang hợp cho cây, lá ngắn thường đứng hơn lá dài và phân bố đều hơn trong tán lá. Bẹ lá và thân Phiến lá Thìa lá Cổ lá Tai lá Thìa lá Bẹ lá Tai lá Hình 1.2 Hình thái cổ lá, tai lá và thìa lá (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008) 1.1.1.4 Bông lúa Bông lúa được sinh ra trên các lóng trên cùng của thân, mức độ mà các bông và một phần các lóng trên cùng mở rộng ra ngoài các bẹ lá cờ xác định sự nhô ra của bông lúa. Các giống khác nhau về mức độ nhô ra của bông lúa (Chang et al., 1965). Bông lúa là loại phát hoa chùm gồm cột trục chính mang nhiều nhánh gié. Hoa lúa được mang bởi một cuống hoa ngắn mọc ra từ nhánh gié. Bông lúa thoát ra khỏi bẹ của lá cờ là do tác động vươn dài của các lóng trên cùng. Bông lúa có nhiều dạng: bông thẳng trục bông không cong, bông cong đầu và bông cong tròn. Tùy theo vị trí giữa gié cấp 1 và trục bông cón có thể phân biệt ra các loại hình: bông cụm, bông hơi xòe và bông rất xòe (Đinh Thế Lộc, 2006). Bông lúa dài, ngắn tùy giống và điều kiện bên ngoài. Nhánh bông và số hạt nhiều hay ít tùy giống và điều kiện trồng trọt. Sự phân bố hạt trên bông lúa dày hay thưa tùy các giống khác nhau (Vũ Hữu Quý, 1974). Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) khi bông lúa chưa trổ còn nằm trong bẹ lá ta gọi là đòng lúa. Từ lúc hình thành đòng lúa đến khi trổ bông kéo dài từ 17 – 4 35 ngày, trung bình là 30 ngày. Thời gian trổ dài hay ngắn tùy theo giống, điều kiện môi trường và độ đồng đều trong ruộng. Nếu quá trình phân hóa đòng gặp trở ngại thì bông lúa sẽ ít hạt, hạt nhỏ, nhiều hoa bị thoái hóa. 1.1.1.5 Hoa lúa Hạt lúa khi chưa thụ phấn, thụ tinh thì gọi là hoa lúa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Hoa lúa là hoa lưỡng tính tự thụ (hầu hết), cấu tạo gồm vỏ với trấu lớn (dưới) và trấu nhỏ (trên), một vòi nhụy cái chẻ đôi thành 2 nướm và 6 nhị đực mang bao phấn. Tình trạng thiếu nước ở giai đoạn nở hoa gây ra tỉ lệ cao hoa lúa bị vô sinh, làm giảm năng suất hạt (Ekanayake et al., 1989). Theo Buehring (2008), sự nở hoa thường xảy ra từ buổi sáng đến trước buổi trưa, hoa lúa tung phấn ngay trước khi thời gian hoa nở, hoa tung phấn chậm hoặc dừng lại khi thời tiết nhiều mây, mưa hoặc mát mẻ. Hình 1.3 Hình thái và cấu tạo một hoa lúa(Nguyễn Ngọc Đệ, 2008) 1.1.2 Phân loại nhóm lúa Cây lúa thuộc loại Hòa thảo (Graminae), tộc Oryzae, loài Oryza. Trong đó, Oryza sativa L. là tên của lúa trồng phổ biến nhất hiện nay (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Nhóm lúa Japonica có thời gian sinh trưởng ngắn tới trung bình (90 – 114 ngày). Thấp cây, số bông trên đơn vị diện tích cao, tỉ lệ hạt chắc cao, trọng lượng 1.000 hạt lớn và cho năng suất trung bình từ 3,2 – 9,0 tấn/ha. Hầu hết các giống lúa Japonica đều có chất lượng gạo cao: tỉ lệ xay xát, gạo nguyên cao, hạt gạo trắng, ít bạc bụng và hàm lượng amylose thấp (Phạm Quang Duy et al., 2008). 5 Bảng 1.2 Những đặc điểm của ba nhóm lúa (Barker et al., 1985) Đặc tính Chồi Chiều cao Quang chu kỳ Nhiệt độ lạnh Sự suy nhược Dạng hạt Kết cấu hạt Nhóm lúa Japonica Nở bụi thấp Trung bình Không nhạy cảm Chống chịu Không dễ Ngắn và tròn Nhám Indica Nở bụi mạnh Cao Nhạy cảm Nhạy cảm Dễ Dài, trung bình Không nhám Javanica Nở bụi thấp Cao Không nhạy cảm Chống chịu Không dễ To và dầy Nhám vừa 1.1.3 Các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa Theo Yoshida (1981), sự phát triển của cây lúa chia làm ba giai đoạn chính: giai đoạn sinh dưỡng, giai đoạn sinh sản, và giai đoạn chín. 1.1.3.1 Giai đoạn sinh dưỡng Theo Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI), giai đoạn tăng trưởng bắt đầu từ khi hạt nẩy mầm và kết thúc khi cây lúa bắt đầu phân hóa đòng. Số ngày trong giai đoạn này thay đổi tùy theo các giống khác nhau. Ngoài ra, nhiệt độ thấp hoặc dài ngày có thể làm tăng thời gian của giai đoạn sinh dưỡng. Giai đoạn này, cây phát triển về thân lá, chiều cao tăng dần và ra nhiều chồi mới (nở bụi). Cây ra lá ngày càng nhiều và kích thước lá ngày càng lớn giúp cây lúa nhận được nhiều ánh sáng mặt trời để quang hợp, hấp thu dinh dưỡng, gia tăng chiều cao, nở bụi và chuẩn bị cho các giai đoạn sau. Sự đâm chồi có thể bắt đầu từ khi thân chính phát triển lá thứ 5 – 6 trong điều kiện đầy đủ dinh dưỡng, ánh sáng và thời tiết thuận lợi. Đối với một số giống lúa cực ngắn ngày, thì thời gian sinh trưởng này, giai đoạn đẻ nhánh tối đa và đầu giai đoạn sinh sản có thể chồng chéo lên nhau (Moldenhauer và Slaton, 2004). 1.1.3.2 Giai đoạn sinh sản Giai đoạn sinh sản bắt đầu từ sự kéo dài của thân và đến hết giai đoạn thụ phấn, giai đoạn này thường kéo dài khoảng 30 ngày, tùy theo từng loại giống. Ở giai đoạn này, số lượng hạt trên bông có ảnh hưởng đến năng suất. Giai đoạn sinh sản xảy ra khi bông lúa phát triển và thoát ra khỏi các bẹ lá. Khi đó, bẹ lá cờ bắt đầu phình ra. Sau đó, khoảng 10 – 20% của bông xuất hiện từ trung tâm bẹ lá, hạt chín khoảng 30 ngày sau khi nhóm (Buehring, 2008). 6 1.1.3.3 Giai đoạn chín Theo Yoshida (1981), trước trổ gié, một lượng tinh bột và đường tích lũy trong thân và bẹ lá. Carbohirate tích lũy này được vận chuyển vào hạt lúc chín. Hạt sẽ đạt chiều dài tối đa trong 12 ngày, chiều rộng tối đa của nó trong 2 ngày, độ dày tối đa trong 28 ngày và trọng lượng khô của nó trong 35 ngày (Buehring, 2008). Sự hóa già của lá bắt đầu từ những lá thấp lên trên khi cây trưởng thành. Ở giai đoạn sớm của sự chín, hạt màu lục chúng chuyển sang vàng khi trưởng thành. Cơ cấu của hạt thay đổi từ trạng thái sữa, sáp sang chắc cứng. Giai đoạn chín bắt đầu từ lúc trổ bông đến lúc thu hoạch. Giai đoạn này trung bình khoảng 30 ngày đối với hầu hết các giống lúa ở vùng nhiệt đới (Grist et al., 1986). Tuy nhiên, nếu đất ruộng có nhiều nước, thiếu lân, thừa đạm, trời mưa ẩm, ít nắng trong thời gian này thì gian đoạn chín sẽ kéo dài hơn và ngược lại (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). 1.2 Các yếu tố cấu thành năng suất Năng suất lúa được tạo thành bởi 4 yếu tố: số bông trên đơn vị diện tích, số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc và khối lượng 1.000 hạt (Nguyễn Đình Giao et al., 1997). Các yếu tố này có mối quan hệ hữu cơ rất chặt chẽ. Trong phạm vi giới hạn, bốn thành phần năng suất này đạt được cân bằng tối hảo thì năng suất lúa sẽ tối đa. Tuy nhiên vượt trên mức cân bằng này, nếu một trong bốn thành phần này tăng lên nữa, sẽ ảnh hưởng xấu đến các thành phần còn lại, làm năng suất giảm (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Năng suất lý thuyết = Số bông trên đơn vị diện tích x số hạt trên bông x tỷ lệ hạt chắc x trọng lượng hạt. Do đó, muốn đạt được năng suất cao cần nắm vững các yếu tố ảnh hưởng đến từng thành phần trong từng điều kiện nhất định, để có thể tác động các biện pháp tích cực nhằm phát huy đầy đủ và tốt nhất các thành phần năng suất. 1.2.1 Số bông trên đơn vị diện tích Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), số bông trên đơn vị điện tích được quyết định vào giai đoạn sinh trưởng lúc đầu của cây lúa nhưng chủ yếu là giai đoạn cấy khi đến khoảng 10 ngày trước khi có chồi tối đa. Số bông trên đơn vị diện tích tùy thuộc vào mật độ sạ cấy và khả năng nở bụi của cây lúa. Trong điều kiện mật độ gieo cao làm tăng số bông trên đơn vị diện tích ở mức vừa phải, nếu tăng mật độ gieo lên quá cao sẽ gây ra hiện tượng lốp đổ, sâu bệnh dễ bộc phát và số hạt trên bông sẽ giảm đi rõ rệt (Yoshida, 1981). Mật độ sạ cấy và 7 khả năng nở bụi của lúa tùy theo giống lúa, điều kiện đất đai, thời tiết, lượng phân bón, nhất là phân đạm và chế độ nước. 1.2.2 Số hạt trên bông Theo Tian et al. (2006), số hạt trên bông là một trong những thành phần quan trọng nhất đối với năng suất lúa. Số hoa lúa trên chồi cấp 1 và cấp 2 xác định số lượng hạt trên mỗi bông lúa. Số hạt trên bông được quyết định từ lúc tượng cổ bông đến 5 ngày trước khi trổ, nhưng quan trọng nhất là thời kỳ phân hóa hoa và giảm nhiễm tích cực (Nguyễn ngọc Đệ, 2008). Số hạt trên bông tùy thuộc vào số gié, hoa phân hóa, hoa thoái hóa. Số gié và hoa phân hóa được quyết định trong thời kỳ đầu của quá trình làm đòng, trong vòng 7 – 10 ngày. Số hoa phân hóa nhiều phụ thuộc vào sinh trưởng của cây lúa và điều kiện ngoại cảnh (Yoshida, 1981). Ngoài ra, số hạt trên bông bị ảnh hưởng từ khi bông lúa bắt đầu xuất hiện thông qua điều kiện thời tiết, dinh dưỡng và tình trạng của giống (Beighley, 2010). Do đó, để tăng số hạt trên bông cần chọn giống tốt có bông to, nở bụi sớm; bón phân đón đòng để tăng số hoa phân hóa và bón phân nuôi đòng (18 – 20 ngày trước trổ); bảo vệ lúa khỏi sâu bệnh tấn công và chọn thời vụ thích hợp để lúa phân hóa đòng lúc thời tiết thuận lợi, không mưa bão (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). 1.2.3 Tỷ lệ hạt chắc Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), tỷ lệ hạt chắc tùy thuộc vào số hoa trên bông, đặc tính sinh lý của cây lúa và chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện ngoại cảnh. Tỷ lệ hạt chắc được quyết định ở thời kỳ trước và sau trổ bông của bông lúa, thời kỳ quyết định trực tiếp là giãm nhiểm, trổ bông và chín sữa (Yoshida, 1981). Ngoài ra, theo Zamani et al. (2007), tỉ lệ hạt chắc còn bị ảnh hưởng bởi góc của lá cờ, thời gian vào hạt, chiều rộng và chiều dài của hạt. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ hạt chắc do nhiều yếu tố quyết định: Do điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi, ảnh hưởng của chăm sóc không hợp lý, đất đai, phân bón, sâu bệnh hại và một phần do đặc tính giống. Để nâng cao số hạt chắc trên bông cần phải cấy đúng thời vụ, nhằm đảm bảo điều kiện ngoại cảnh thuận lợi vào thời kỳ hình thành hạt chắc, tránh hạn hán, ngập úng, rét, sâu bệnh, cấy đúng mật độ, không được bón quá nhiều đạm, tăng cường bón kali đặc biệt vào giai đoạn cuối (Trương Đích, 1999). 8 1.2.4 Trọng lượng hạt Theo Ntanos và Koutroubas (2002), trọng lượng hạt là một thành phần quan trọng trong sản lượng hạt. Nó được xác định bởi khả năng quang hợp của lá cung cấp đồng hóa trong thời gian chín và khả năng phát triển hạt để tích lũy các chất. Trọng lượng hạt được quyết định ngay từ thời kỳ phân hóa hoa đến khi chín nhưng quan trọng nhất là thời kỳ giãm nhiễm tích cực và vào chắc rộ. Trọng lượng hạt tùy thuộc vào cỡ hạt và độ mẩy của hạt lúa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Tuy nhiên, theo Chen et al. (1994), sự phát triển của hạt lúa bị giới hạn bởi thể tích của nơi chứa (vỏ trấu). Ngoài ra, trọng lượng hạt chịu tác động mạnh của điều kiện môi trường (Nguyễn Đình Giao et al., 1997). 1.2.5 Chỉ số thu hoạch (HI) Chỉ số thu hoạch (HI) đã trở thành một đặc tính được sử dụng trong chương trình nhân giống cây trồng và đánh giá phản ứng với kỹ thuật canh tác. Chỉ số thu hoạch là tỷ lệ giữa trọng lượng hạt và tổng trọng lượng chất khô (Sinha et al., 1982). Chỉ số thu hoạch (HI) là thước đo sự thành công của quá trình đồng hóa quang hợp (Li et al., 2012). Trên thực tế nếu năng suất hạt dao động trong phạm vi 3 – 10 tấn/ha, năng suất sinh học (bao gồm năng suất lá và năng suất hạt) 10 – 20 tấn/ha thì hệ số kinh tế biến động trong phạm vi 0,3 – 0,5. Tùy theo các vùng trồng lúa khác nhau, ở vĩ độ khác nhau (càng đi gần về xích đạo hệ số k càng giảm) mà hệ số k cũng khác nhau. Ở Việt Nam, các giống lúa cao cây, năng suất hạt khô thấp nên hệ số k = 0,25 – 3,0; các giống mới thấp cây, lá đứng, năng suất hạt khô cao nên k = 0,4 – 0,4 (Đinh Thế Lộc, 2006). Chỉ số thu hoạch cao hay thấp do 3 yếu tố quyết định: khả năng tích lũy tinh bột trong bẹ, lá, thân; khả năng vận chuyển chất tích lũy từ thân, bẹ, lá về bông, hạt; khả năng tiếp thu các chất dinh dưỡng của bông, hạt (Nguyễn Đình Giao et al., 1997). 1.3 Sự đổ ngã trên lúa Theo Phan Phi Hùng (2010), đổ ngã thường gây ra những thất thoát lớn cả về năng suất lẫn chất lượng hạt. Khi lúa bị đổ ngã, chồng chất lên nhau gây ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, hạn chế sự phát triển, lúa bị chìm trong nước thường bị hư thối, bị nấm bệnh tấn công và nẩy mầm khi chưa thu hoạch và làm giảm giá trị thương mại. Theo Dowling et al. (1998), năng suất lúa sẽ giảm nếu không có biện pháp hạn chế đổ ngã. Mặt khác, đổ ngã gây không ít khó khăn cho thu hoạch (Kono, 1995). 9 1.3.1 Các dạng đổ ngã trên lúa Theo Nguyễn Minh Chơn (2007), đổ ngã được phân thành 2 nhóm: đổ ngã ở rễ hoặc trên bề mặt đất và đổ ngã do nứt gãy các lóng thân trên. Trong dạng nứt gãy rạ có 3 dạng như sau: Dạng thân gãy gấp khúc: ngay vị trí ngã gãy của thân cây lúa gập lại; Dạng gãy tét thân: cây lúa bị gãy và tét theo chiều dọc của lóng thân; Dạng gãy tách rời: lóng thân chỗ vị trí gãy của lúa có một bên bị nứt rời ra. 1.3.2 Vị trí đổ ngã Theo Nguyễn Minh Chơn (2007), lóng thân phía dưới thường bị nứt gãy, điều này cũng phụ thuộc nhiều vào tình trạng canh tác. Vị trí đổ ngã thường xuất hiện ở vị trí lóng thứ 4 và thứ 5 trên cây lúa và không tìm thấy trường hợp nứt gãy lóng thân dẫn đến đổ ngã ở lóng 1 và lóng 2 (Lưu Thế Hùng, 2010). 1.3.3 Các nguyên nhân dẫn đến đổ ngã lúa 1.3.3.1 Đặc tính thực vật của cây lúa Chiều cao cây lúa: Theo Nguyễn Minh Chơn (2007), giống kháng đổ ngã có những đặc điểm như thân thấp, cứng và lá đứng. Các giống lúa cải tiến thường có thân thấp nên kháng đổ ngã tốt hơn, đây là đặc điểm có thể cho năng suất cao. Vì vậy, cây càng cao thì càng dễ đổ ngã, cần tránh dùng các giống cao cây trong mùa mưa (Vergara, 1991). Dạng hình lóng thân của cây lúa: Theo Hoshikawa và Wang (1990), khi so sánh tính dẹt của lóng thứ 3 và thứ 4 của hai giống lúa Sasanishiki và Koshihikari thì những cây lúa dễ đổ ngã có thân dẹt hơn những cây không đổ ngã. Chiều dài lóng thân cây lúa: Theo Fallah (2012), chiều cao cây, chiều dài của các lóng bên dưới, tổng số chiều dài của 3 phiến lá trên có ảnh hưởng đến sự đổ ngã của cây lúa. Lúa dễ đổ ngã thường có chiều dài lóng thân bên dưới và chiều dài cả thân dài hơn so với những cây không đổ ngã. Như vậy, lóng phía dưới càng dài có thể là nguyên nhân quan trọng dẫn đến đổ ngã (Nguyễn Minh Chơn, 2007). Bẹ lá của cây lúa: Theo Yoshida (1981), bẹ lá góp phần rất ít cho sự quang hợp nhưng nó cho thấy chức năng quan trọng khác. Cây lúa bắt đầu vươn lóng khi tượng khối sơ khởi, thân vẫn còn nhỏ, dài khoảng 1 cm và bẹ lá làm nhiệm vụ giúp cây phát triển bình thường. Ngay sau khi sự phát triển của 10 lóng đã hoàn thành thì bẹ lá vẫn góp phần vào độ cứng của thân khoảng 30 – 60%. Như vậy, bẹ lá có chức năng chống đỡ cơ học cho toàn cây lúa. Bẹ lá ôm sát thân thì cây lúa đứng vững khó đổ ngã (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Theo Zhang (2010), khả năng chống lại sự đổ ngã và những thành phần hóa học chứa trong thân và bẹ lá được phân tích cho thấy tổng lượng Kali (K) và Silic (Si) có sự khác biệt so với những giống lúa không có tính kháng đổ ngã. 1.3.3.2 Ảnh hưởng của thời tiết Cường độ ánh sáng: thời kỳ lúa trổ nếu thiếu ánh sáng sự thụ phấn, thụ tinh bị trở ngại làm tăng số hạt lép, giảm số hạt chắc và hạt phát triển không đầy đủ, đồng thời cây có khuynh hướng vươn lóng dễ đổ ngã (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Gió và mưa: Theo Vergara (1991), trời nhiều mây làm cây mọc cao hơn, dễ đổ ngã. Gió càng mạnh cây càng dễ ngã. 1.3.3.3 Kỹ thuật canh tác Mật độ gieo sạ: Nếu sạ quá dày làm cho cây lúa vươn lóng cao cạnh tranh ánh sáng thì dễ đổ ngã (Võ Tòng Xuân và Hà Triều Hiệp, 1998). Lượng phân bón: Theo Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài (2003), đạm là chất tạo hình của cây lúa, thành phần chủ yếu của protein và chất diệp lục làm cho lá xanh tốt gia tăng số chồi và kích thước thân lá. Do vậy, nếu thừa đạm cây lúa phát triển thân lá quá mức làm mô non mềm và dễ đổ ngã. Ngoài đạm, cho thấy bón thêm kali cũng làm tăng khả năng chống chịu một số bệnh đốm lá, bệnh thối thân và bệnh do vi khuẩn. Cây thiếu kali có số bông và chiều cao cây bình thường, lá vẫn xanh nhưng mềm rũ, yếu ớt dễ ngã. Năm 1999 – 2000, người ta thử nghiệm bón thêm kali trên đất nghèo kali trên lúa có tác dụng làm tăng năng suất và giảm đổ ngã (Huỳnh Khắc Bằng, 2010). Theo Isa (2010), phát hiện silic có trong bẹ lá, phần ngoài của thân lúa và gân chính phiến lá, cho thấy silic được phân phối đến các mô để duy trì độ cứng để hạn chế đổ ngã hơn là thụ động phát triển trong mô. 1.4 Vai trò của CaO và SiO 2 trong phân bón lá CaSi (CaSi) 1.4.1 Vai trò của CaO Theo Đỗ Thị Thanh Ren (1999), nồng độ Ca của bề mặt trái đất khoảng 3,64% và thay đổi tùy theo loại đất, đất cát có hàm lượng Ca rất thấp. Hàm lượng Ca tổng số trong các loại đất thay đổi trong khoảng 0,1 – 0,15% CaO (Lê Văn Khoa et al., 2000). Ngoài ra, CaO còn là một trong những loại phân 11 chứa Calcium (Ca) nhằm cung cấp Ca cho cây trồng cho những vùng đất cát do đất cát có hàm lượng Ca thấp. Theo Hodges (2010), Calcium là chất khó rửa trôi từ đất, mặt dù mức độ có thể khá thấp trong đất bề mặt cát, những phương pháp bón vôi chứa một lượng lớn calcium, vì vậy rất ít xảy ra trường hợp thiếu Ca. Theo Nguyễn Bảo vệ và Nguyễn Huy Tài (2003), một dưỡng chất khoáng cần thiết cho cây trồng khi thỏa mãn 3 điều kiện sau: Cây trồng không thể hoàn tất chu kì sinh trưởng khi không có sự tham gia của nguyên tố khoáng đó; Chức năng của nguyên tố khoáng đó trong cây không thể thay thế được bằng một nguyên tố khoáng nào khác; Nguyên tố khoáng đó phải tham gia trực tiếp vào quá trình biến dưỡng của cây. Theo định nghĩa trên cho thấy, những nguyên tố khoáng nào được hấp thụ chỉ nhằm làm giảm ảnh hưởng gây độc của nguyên tố khoáng khác, hay có một vài chức năng ít chuyên biệt không cần thiết, thì có thể coi như là nguyên tố khoáng có lợi. Canxi là nguyên tố hội đủ 3 tiêu chuẩn của một dưỡng chất thiết yếu cho cây được đề nghị bởi Arnon và Stout vào năm 1993 (Jones, 2003). Canxi được gọi là nguyên tố kiềm hoặc là cation cơ bản làm gia tăng pH trong đất, pH tăng lên khi được bón canxi, đặc biệt là canxi dạng bột. Canxi di chuyển trong đất theo cách trực di theo dung dịch đất và được cây hấp thu dưới dạng Ca2+ (Đỗ Thị Thanh Ren, 2004). Theo Tisdale và Nelson (1975), Canxi cũng cần thiết cho việc hình thành hệ thống rễ giúp cây hấp thu dưỡng chất và sinh trưởng tốt hơn. Canxi là dưỡng chất trung lượng nên cây trồng cần nhiều để làm vững chắc vách tế bào. Do đó, thiếu canxi cây yếu ớt, dễ đổ ngã, dễ bị sâu bệnh tấn công, trái hay bị nứt; khi thiếu trầm trọng đọt lá non biến dạng, quăn queo rồi chết khô. Ngoài ra, canxi còn giúp cây trồng giải độc, tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của nắng nóng, mặn và phèn (Lương Văn Thanh, 2002). Theo Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài (2003), ở cây lúa, canxi có vai trò quan trọng trọng thành phần calcium peptase, một thành phần rất quan trọng của vách tế bào duy trì hoạt động của màng sinh học. Nói chung, canxi trong cây có vai trò giúp ổn định vách tế bào, theo Greg (2011), nồng độ Canxi không đủ dẫn đến sự suy thoái của các vách tế bào, vách tế bào bị thủng làm cho tế bào bị vỡ. Vách tế bào có nhiều vị trí giữ canxi, nên khả năng vận chuyển canxi qua màng tế bào ở khu vực này bị giới hạn, dẫn đến canxi hiện diện với một tỉ lệ cao ở vách tế bào và mô cây. Theo Caldwell và Haug 12 (1981), Ca2+ giúp ổn định màng tế bào bằng cách nối góc phosphate với các nhóm Carboxylate của phospholipic và protein. Sự phát triển của ống phấn phụ thuộc vào nồng độ canxi hiện diện trong môi trường sinh trưởng, sinh trưởng ống phấn có tính hóa hướng động, được kiểm soát bởi chênh lệch nồng độ canxi ở ngoại bào (Mascarenhas và Machlis, 1964). Có rất nhiều nghiên cứu về lợi ích của Canxi như: Theo Kurtyka et al. (2007), nghiên cứu ảnh hưởng của các nồng độ Canxi (0,1, 1 và 10 mmol/l) và Cadmium (0,1 mmol/l) về tăng trưởng và tích lũy Cadmium, canxi, kali và natri lên sự phát triển của các cơ quan (rễ, các lóng sơ khởi, lá mầm) trong 4 ngày tuổi của ngô được trồng phương pháp thủy canh, có kết luận rằng tác động tích cực của nồng độ Canxi cao nhất (10 mmol/l) lên sự phát triển trong sự hiện diện cao nhất của Cadmium và việc duy trì sự tập trung cao của kali ở rễ. Theo Nguyễn Thị Tường Vân (2011), bón CaO liều lượng 0,5 tấn/ha cho hiệu quả cao lên hàm lượng Ca trong gạo (tăng 18,6%), độ cứng cây (tăng 16.7%) và năng suất cao nhất so với các nghiệm thức (0, 1 và 2 tấn/ha). Theo Phan Phi Hùng (2010), xử lý Ca không làm giảm chiều cao cây nhưng có tác dụng trong việc gia tăng độ cứng, độ dày và đường kính lóng thân một cách hiệu quả so với đối chứng trên hai giống lúa Hananomai và Koshihikari. 1.4.2 Vai trò của SiO 2 Silic là một chất khoáng chiếm khoảng 28% bề mặt vỏ trái đất, là một chất đứng hàng thứ hai trong đất sau Oxi. Khối lượng đất có 50 – 70% SiO2, và tất cả rễ thực vật trong đất đều có chứa Si trong mô (Yamamoto et al., 2012). Theo Nguyễn Bảo Vệ (2010), khoáng sét có trong đất cấu tạo chủ yếu là silic và nhôm. Trung bình nồng độ của silic có trong dung dịch đất từ 7 – 80 mg/lít SiO2 tùy theo loại đất. Theo Heckman (2012), Silicon hoặc Si là nguyên tố còn được sử dụng dưới dạng SiO2, với các hợp chất như: CaSiO3, Mg SiO3, hoặc K2SiO3…. Silic không được coi là dưỡng chất thiết yếu của thực vật, nhưng nó được đánh giá là dưỡng chất có ảnh hưởng tốt cho mía (Saccharum spp.) và cho lúa (Oryza sativa L.) (Ma et al., 2002, Ma et al., 2007). Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), cây lúa hấp thu silic nhiều hơn bất kỳ chất dinh dưỡng nào (từ 890 – 1018 kg/ha/vụ). Trong cây silic tập trung chủ yếu trong thân lá (khoảng 60%), một phần trên bông (khoảng 20%). Cây lúa phát triển không có silicate trong nước sẽ trở nên cằn cỗi và năng suất hạt suy giảm thật sự, ngoài ra thiếu hụt silicate trên lúa là giảm sự chịu đựng từ nguồn bệnh và có khuynh hướng sống tạm thời, phát triển kém (Ishibashi, 1936). Nhiều nghiên cứu cho thấy silic 13 giúp cây loại bỏ khả năng bị ngộ độc manga, sắt và nhôm vì silic giúp cây phân phối các nguyên tố kim loại này một cách hợp lý. Bên cạnh đó, silic còn giúp loại bỏ sự mất cân đối dinh dưỡng có hại giữa kẽm và lân trong cây làm cho cây khỏe hơn (Huỳnh Khắc Bằng, 2010; Ma et al., 1990). Theo Ishibashi (1936), sự thiếu hụt silic trên lúa sẽ làm cho cây lúa dễ cảm nhiễm với nguồn bệnh, làm cho cây lúa có khuynh hướng sống tạm, từ đó phát triển kém và dễ dàng đổ ngã. Theo Raven (2003) lớp gel – silicate bên ngoài của vách tế bào ở các tế bào trong lá, thân, và vỏ trái tạo thành lớp cutin – silic dày gấp đôi bình thường. Nhờ vào lớp cutin – silic giúp tăng tính chống chịu và tính cứng của tế bào. Vì vậy, làm tăng tính kháng của cây lúa đối với côn trùng và các loại nấm gây hại. Qua đó, làm tăng khả năng quang hợp và làm giảm sự thoát hơi nước của cây trồng (Epstein, 1994, 1999; Ma và Takahashi, 2002; Ma, 2003). Ngoài ra, theo Idris et al. (1975), silic tăng thêm đáng kể độ cứng của thân cây lúa và sự gia tăng này cao hơn rõ rệt ở liều thấp hơn của nitơ. Các giống các nhau có phản ứng khác nhau. Theo Yoshida et al. (1969), trong quá trình sinh trưởng và phát triển, khi cây lúa hút nhiều silic thì sẽ làm lá lúa thẳng đứng. Do đó, rất có lợi cho quá trình quang hợp. Tóm lại đạm thì làm cho lá rũ xuống còn silic thì làm lá lúa thẳng đứng, nếu góc lúa thẳng đứng từ 40 – 70o thì tổng số quang hợp tăng 36%, góp phần làm tăng năng suất. Trong việc chịu hạn và mặn, silic giúp cây hạn chế thoát hơi nước, duy trì nước trong lá ở mức cao, ổn định nhờ tạo thành lớp biểu bì kép silica – cutic (sừng cứng). Cây thiếu hụt silic có xu hướng héo úa và trở nên dể đổ ngã. Trong giai đoạn sinh sản có tới 67% silic được hấp thu để làm tăng số chồi và tăng năng suất. Tóm lại, theo Takahashi (1979), cung cấp silic cho cây lúa ở ngưỡng thích hợp nhằm giúp cho lá lúa thẳng đứng và giảm hiện tượng cong xuống của lá lúa, gia tăng độ cứng cây, tăng khả năng quang hợp nhất là trong vụ Hè Thu, giảm moment cong vào giai đoạn trổ - chín, tăng khả năng kháng bệnh cho cây lúa là một phần của việc hạn chế đổ ngã, gia tăng năng suất cây trồng. Nghiên cứu của Janislampi (2012) trên cây (bắp, lúa mì, đậu nành, và lúa) được tiến hành theo 3 phương pháp: (1) trồng theo phương pháp thủy canh và trong điều kiện thiếu muối, (2) silic trong đất thấp – thấp hơn mức trung bình và gây khô hạn dần dần, (3) silic trong đất thấp – thấp hơn mức trung bình và gây khô hạn đột ngột. Silic được đưa vào ở cả 2 dạng Na2SiO3 và CaSiO3. Cả 2 dạng Silic đều giúp cây gia tăng khả năng chống chịu được với khô hạn và thiếu muối, nhưng tác dụng còn khác nhau. Silic làm tăng khối 14 lượng khô của bắp lên 18%, tăng hiệu quả sử dụng nước lên 36%. Ở kỹ thuật gây khô hạn đột ngột, silic làm tăng khối lượng khô của lúa mì lên 17%. Theo Fallah (2012), nghiên cứu ảnh hưởng của Silic lên tính đỗ ngã của lúa được trồng trong dung dịch thủy canh, với phân đạm (40 và 80 ppm), và silic (0,5 và 100 ppm) thấy được tác dụng của Silic lên tính cứng của thân và làm giảm nguy cơ đổ ngã của lúa. Theo kết quả nghiên cứu của Lê Trường An (2010) đã xử lý (phun qua lá) hai chế phẩm Silicon thương mại có chứa hàm lượng Si dạng nano OrymaxSL (10% SiO2) và SilysolMS (25% SiO2) trên giống OM2514. Kết quả chế phẩm OrymaxSL liều lượng 4 ml/L đạt hiệu quả cao nhất so cới các nghiệm thức còn lại (1 ml/L, 2 ml/L và 6 ml/L) và SilysolMS liều lượng 2 g/L có khác biệt vượt trội hơn so với các nghiệm thức xử lý trong thí nghiệm, kết quả không làm gia tăng chiều cao cây, tăng độ cứng thân lúa và tăng năng suất hạt. 1.4.3 Những nghiên cứu phân bón lá CaSi (CaSi) Theo Nguyễn Thành Hối (2012), thí nghiệm được thực hiện trên 2 giống lúa OM4900 thì nồng độ CaSi ở nghiệm thức xử lý 10 ml/l CaSi có hiệu quả cao, giống MTL392 cho kết quả cao khi xử lý ở nồng độ 2 ml/l CaSi. CaSi không có ảnh hưởng đến chiều cao cây nhưng có tác dụng làm tăng độ cứng thân và năng suất. 15 Chương 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1 Phương tiện thí nghiệm 2.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm Thí nghiệm được thực hiện từ 11 – 2012 đến 2 – 2013 (vụ Đông Xuân) được thực hiện tại nhà lưới Bộ môn Khoa học Cây Trồng, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại Học Cần Thơ. Khí hậu: Theo trung tâm dự báo khí tượng thủy văn thành phố Cần Thơ, trong thời gian làm thí nghiệm thì nhiệt độ trung bình dao động từ 26,2 – 28,3oC (Bảng 2.1). Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), đây là nhiệt độ lý tưởng cho việc phát triển của cây lúa. Riêng chỉ có lượng mưa là thấp chỉ có tháng 10 là được 200,6 mm còn tháng 11, 12 và tháng 1 là rất thấp. Tuy nhiên do việc thí nghiệm được tiến hành trong chậu nên có thể chủ động được nước tưới, vì vậy mà không ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm. Bảng 2 Đặc điểm khí hậu thành phố Cần Thơ năm 2012-2013 (Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn thành phố Cần Thơ, 2013) Số giờ nắng Lượng mưa Thời gian Nhiệt độ (oC) Độ ẩm (%) (giờ) (mm) Tháng 10 27,6 200,8 200,6 84 Tháng 11 28,3 210,7 15,8 81 Tháng 12 27,9 244,9 16,0 78 Tháng 1 26,2 209,6 15,1 78 2.1.2 Vật liệu thí nghiệm 2.1.2.1 Thiết bị thí nghiệm Chậu thí nghiệm: có đường kính mặt 30 cm, chiều cao 35 cm, cân và cho vào mỗi chậu thí nghiệm 5 kg đất khô, cột đất trong chậu cao khoảng 20 cm. Đất được ngâm và giữ ẩm 3 – 5 ngày trước khi sạ. . 30 35 cm Hình 2.1 Chậu dùng để trồng lúa trong thí nghiệm 16 Các thiết bị và dụng cụ khác: dụng cụ đo độ cứng thân, tủ sấy (Sibata SPN 600), cân điện tử (Sartoius CP 3202 g sai số 0,01 g), máy đo độ ẩm, thước đo, bao giấy, bình phun thuốc,… A B Hình 2.2 Cân điện tử (A), máy đo ẩm độ (B) 2.1.2.2 Hóa chất Phân bón lá CaSi (CaSi) của công ty Hợp Trí Hình 2.3 Sản phẩm phân bón lá CaSi của công ty Hợp Trí Thành phần gồm: CaO 20% (200g/lít), SiO2 5% (50g/lít), phụ gia vừa đủ một lít. Phân bón: Urea (chứa 46% N), kali clorua (chứa 60% K2O), super lân Long Thành (chứa 16% P2O5). Các loại nông dược gồm: Thuốc trừ nấm bệnh (Tilt Super 300EC), thuốc trừ đạo ôn (Filia 525 SE), thuốc trừ bệnh cháy bìa lá lúa (Avalon 8WP), … 2.1.2.3 Giống lúa Sử dụng giống lúa thuộc nhóm giống Japonica cao sản ngắn ngày: - Giống Hananomai có thời gian sinh trưởng 90 – 95 ngày, năng suất đạt 5,5 – 6,0 tấn/ha. 17 - Giống Akita có thời gian sinh trưởng 83 – 85 ngày, năng suất đạt 5,5 – 6,0 tấn/ha. Đặc tính của giống lúa Nhật: Thân rạ yếu dễ đổ ngã; hơi nhiễm rầy, chống chịu khá các loại bệnh; bông lúa khá dai khi suốt; mẫn cảm với các loại thuốc cỏ hậu nẩy mầm (Công ty TNHH AGIMEX-KITOKU, 2008 trích dẫn bởi Phan Phi Hùng, 2010). 2.2 Phương pháp 2.2.1 Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên thừa số hai nhân tố, nhân tố thứ nhất là hai giống lúa (Akita và Hananomai), nhân tố thứ hai là bốn nồng độ phân bón lá CaSi (CaSi) (0 – 2 – 4 - 10 ml/l) phun vào hai thời điểm 15 và 55 ngày sau gieo với bốn lần lặp lại. Thí nghiệm được bố trí như sau: H.4 H.10 A.0 A.10 A.10 H.4 A.0 H.4 A.4 A.10 H.2 A.2 H.0 A.4 H.10 H.0 A.4 H.0 H.2 H.2 H.10 A.2 A.4 H.10 A.2 H.0 H.4 A.0 H.2 A.0 A.10 A.2 Hình 2.4 Sơ đồ bố trí thí nghiệm Ghi chú: H: giống lúa Hananomai A: giống lúa Akita Số 0: nồng độ phân bón lá CaSi 0 ml/L Số 2: nồng độ phân bón lá CaSi 2 ml/L Số 4: nồng độ phân bón lá CaSi 4 ml/L Số 10: nồng độ phân bón lá CaSi 10 ml/L 2.2.2 Kỹ thuật canh tác Chuẩn bị đất: cân đất 5 kg/chậu. Chuẩn bị giống: ngâm hạt giống trong 24 giờ, đem ủ trong 36 giờ cho ra rễ mầm dài từ 2 – 3 mm rồi đem gieo với mật độ 5 cây/chậu. Bón phân: theo khuyến cáo thì phân bón chia ra làm 4 lần bón với công thức phân: 100N – 60 P2O5 – 30 K2O kg/ha (2 triệu kg đất khô). Bón lót: 100% P2O5. 18 Bón thúc 1: 25% N + 50% K2O, lúc 10 ngày sau gieo. Bón thúc 2: 50% N, lúc 20 ngày sau gieo. Bón nuôi đồng: 25% N + 50% K2O, lúc 40 ngày sau gieo. Phun CaSi vào các giai đoạn 15 và 55 ngày sau khi gieo. Chăm sóc, bón phân, phun thuốc như nhau. 2.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi Chiều cao cây (cm): Tính từ gốc sát mặt đất đến chóp lá cao nhất (hoặc chóp bông lúc thu hoạch). Số chồi/chậu: Đếm toàn bộ số chồi có từ 2 lá thật (cao khoảng 2 - 4 cm) của 5 cây trong từng chậu. Bốn thành phần năng suất lúa: + Số bông/chậu (chồi hữu hiệu/chậu) (P): ghi nhận bằng cách đếm tổng số bông trong 1 chậu vào thời điểm thu hoạch. + Số hạt/bông: ghi nhận bằng cách đếm tổng số hạt (chắc và lép) của từng chậu chia cho tổng số bông của chậu đó Số hạt/bông = [tổng số hạt/chậu]/[tổng số bông/chậu] + Trọng lượng 1.000 hạt (g): tách chọn hạt chắc và hạt lép riêng với nhau, cân tất cả hạt chắc (W) sau đó tiến hành đếm 1.000 hạt chắc rồi đem cân (cân điện tử) trọng lượng của 1.000 hạt chắc này (w), sau đó xác định ẩm độ hạt lúc cân bằng máy đọc ẩm độ (Riceter M411) rồi quy đổi ra trọng lượng 1.000 hạt chắc ở ẩm độ 14% (w14%) theo công thức wx(100-H%) W14% = -----------------86 Trong đó: W14%: trọng lượng hạt ở ẩm độ 14% w: trọng lượng lúc cân H%: ẩm độ hạt lúc cân + Số hạt chắc/bông: Số hạt chắc/bông = (1.000*W14%)/(w14%*P) + Tỉ lệ hạt chắc: 19 Số hạt chắc/chậu % hạt chắc = --------------------------- x 100 Tổng số hạt/chậu + Năng suất thực tế (g/chậu) ở ẩm độ 14%: tính trên từng chậu. Tiến hành gặt, ra hạt chắc, cân hạt chắc, đo độ ẩm của hạt, quy đổi về trọng lượng hạt chắc ở ẩm độ 14% + Chỉ số thu hoạch HI (Harvest Index): Trọng lượng hạt chắc trên chậu/tổng trọng lượng cả cây trên chậu lúc thu hoạch. + Công thức tính trọng lượng rơm, lép ở ẩm độ 14% (w14% rơm, w14% lép): wx(100-A%) w14% rơm,lép = -------------------86 Trong đó: w: trọng lượng cân lúc thu hoạch A% = trọng lượng cân lúc thu hoạch - trọng lượng cân ở ẩm độ 0% + Độ cứng các lóng thân lúa: độ cứng của lóng 1, 2, 3 của cây lúa đo ở thời điểm thu hoạch (Nguyễn Minh Chơn, 2007). Được xác định như sau: Bước 1: Chọn ngẫu nhiên 3 cây/nghiệm thức: điều kiện chọn là cây phát triển bình thường, không bị sâu hại. Bước 2: Gác cây lúa còn nguyên bẹ lá lên giá đỡ. Khoảng cách từ điểm gác cây đến mặt đất là 60 cm, chiều cao dây treo vuông góc với mặt đất là 45 cm, chiều cao vật treo là 10 cm và khoảng cách giữa hai điểm trên giá đỡ cây lúa là 10 cm. Bước 3: Treo vật lên cây lúa sau đó từ từ tăng trọng lượng bằng cách thêm cát vào đến khi cây lúa vừa bị gãy thì ngưng lại. Độ cứng của cây lúa được tính bằng cách cân toàn bộ trọng lượng chứa cát và dây treo của vật treo ở thời điểm cây lúa vừa gãy, 1kg vật treo có lực tương đương 10 Newton (1kg = 10 N). 20 Hình 2.5 Đo độ cứng lúa 2.2.4 Phân tích kết quả Các chỉ tiêu theo dõi được nhập và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2003 và phần mềm thống kê SPSS 16.0, dùng phép thử Duncan để so sánh sự khác biệt giữa các nghiệm thức ở mức ý nghĩa 5% và 1%. 21 Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Nhận xét tổng quan Thí nghiệm được thực hiện trong vụ Đông Xuân từ tháng 11 năm 2012 đến tháng 02 năm 2013. Các điều kiện về nước, dinh dưỡng giữa các nghiệm thức là đồng đều với nhau. Thời tiết thuận lợi cho sự nảy mầm, sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Trong quá trình thực hiện thí nghiệm có xuất hiện một số sâu, bệnh hại như: sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đạo ôn, cháy bìa lá, đều ở mức độ nhẹ do thường xuyên theo dõi và phòng trừ kịp thời nên không làm ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm. b Hình 3.1 Cây lúa ở giai đoạn 20 ngày sau khi gieo (a); lúa ở giai đoạn thu hoạch (b) trong vụ Đông Xuân 2012 - 2013 3.2 Chỉ tiêu nông học cây lúa 3.2.1 Chiều cao cây Bảng 3.1 cho thấy không có sự khác biệt về chiều cao giữa nồng độ CaSi, nhưng lại khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai giống lúa Hananomai và Akita. Thời điểm 10 ngày sau khi gieo (NSKG) chiều cao của hai giống lúa Hananomai và Akita có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%, chiều cao của giống Hananomai là 26,1 cm cao hơn nhiều so với chiều cao của giống Akita là 19,1 cm. Thời gian sinh trưởng đối với giống Hananomai là 93 – 95 ngày còn đối với Akita là 83 – 85 ngày, đây là hai giống có đặc tính thân rạ 22 yếu, dễ đổ ngã (Cty TNHH Angimex-Kitoku, 2008). Đây là giống lúa có thời gian sinh trưởng vừa vì vậy thời điểm vươn lóng khi cây tượng khối sơ khởi. Đây là thời kỳ có ý nghĩa quan trọng, chăm sóc cho cây lúa tốt tạo điều kiện cho các giai đoạn sinh trưởng sau này. Giai đoạn 20 NSKG, chiều cao giống lúa Hananomai (44,1 cm) cao hơn giống lúa Akita (35,4 cm) và có khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% (Bảng 3.1). Các nồng độ CaSi khác nhau không có khác biệt thống kê, chiều cao của hai giống lúa dao động từ 31,4 – 46,2 cm. Ở giai đoạn này lúa đã sử dụng dinh dưỡng từ bên ngoài cung cấp cho quá trình sinh trưởng của mình. Bảng 3.1 Chiều cao cây lúa theo các nồng độ phun CaSi ở những thời điểm sinh trưởng khác nhau của 2 giống lúa Hananomai và Akita trồng trong chậu, vụ Đông Xuân 2012 - 2013 Ngày sau gieo Nhân tố 10 20 30 40 50 60 70 Thu hoạch Giống (A) Akita 19,1b 35,4b 58,4b 77,1b 85,8b 90,7b 92,9b 82,5b Hananomai 26,1a 44,1a 65,6a 84,6a 95,3a 101,8a 104,5a 96,1a Nồng độ CaSi (B) (ml/lít) 0 21,7 38,4 60,4 79,8 91,2 96,5 100,4 89,2 2 22,2 39,9 63,0 82,4 88,9 94,2 96,8 90,1 4 22,8 40,8 62,7 81,2 91,5 96,8 98,2 89,5 10 23,7 39,9 62,0 80,0 90,6 97,5 99,4 88,4 F(A) ** ** ** ** ** ** ** ** F(B) ns ns ns ns ns ns ns ns F(A*B) ns ns ns ns ns ns ns ns CV (%) 12,02 8,37 6,31 4,3 3,72 4,24 4,01 3,74 Ghi chú: Trong cùng một cột, các số trung bình có cùng chữ theo sau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua kiểm định Duncan; **: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%, ns: khác biệt không ý nghĩa thống kê. Ở thời điểm 30 NSKG, chiều cao trung bình của giống lúa Hananomai (65,6 cm) cao hơn chiều cao trung bình của giống Akita (58,4 cm) là 7,2 cm , khác biệt thống kê mức ý nghĩa 1%. Qua Bảng 3.1 cho thấy giai đoạn 40 ngày lúa đã sinh trưởng đầy đủ về thân lá, chiều cao hai giống lúa tăng nhanh, giống Hananomai là 84,6 cm cao hơn giống Akita là 77,1 cm ở mức ý nghĩa 1%. Khi lúa ở giai đoạn này, cây lúa đã hoàn thiện về chiều cao, thể hiện rõ đặc tính của giống. 23 Giai đoạn 50 NSKG, đây là giai đoạn lúa làm đòng, vì vậy chiều cao tăng lên chậm hơn so với các giai đoạn trước. Chiều cao giữa các nghiệm thức xử lý CaSi không có khác biệt, chỉ có sự khác biệt qua phân tích thống kê mức ý nghĩa 1% về chiều cao giữa hai giống lúa. Giống Hananomai có chiều cao trung bình (95,3 cm) cao hơn chiều cao trung bình giống Akita (85,8 cm). Ở giai đoạn 60 NSKG, nồng độ CaSi không có ảnh hưởng tới chiều cao của hai giống. Lúa vẫn tăng trưởng bình thường không có sự khác biệt về chiều cao cây giữa nghiệm thức đối chứng không xử lý và nghiệm thức có xử lý. Chiều cao cây trung bình ở giống Hananomai là 101,8 cm và chiều cao cây ở giống Akita là 90,7 cm, khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Đến giai đoạn 70 NSKG, cây bắt đầu tăng trưởng chậm lại, qua Bảng 3.1 cho thấy chiều cao trung bình giữa hai giống có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 1%, chiều cao trung bình của giống Hananomai là 104,5 cm cao hơn so với chiều cao trung bình giống Akita là 92,9 cm. Đến thời điểm thu hoạch, chiều cao cây lúa của giống Hananomai (96,1 cm) vẫn cao hơn chiều cao trung bình của giống Akita (82,5 cm) khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Như vậy, việc xử lý CaSi ở nồng độ khác nhau không ảnh hưởng đến chiều cao cây, chỉ có sự khác biệt chiều cao trung bình giữa hai giống, giống Hananomai cao hơn giống Akita. 3.2.2 Số chồi/chậu của hai giống lúa Qua Bảng 3.2 nhận thấy, số chồi/chậu của hai giống Hananomai và Akita ở giai đoạn 30 NSKG không có sự khác biệt thống kê, số chồi/chậu của hai giống Akita (10,3 chồi/chậu) và Hananomai (9,9 chồi/chậu). Giữa các nghiệm thức xử lý CaSi cũng không có sự khác biệt thống kê. Giai đoạn 40 NSKG, số chồi của giống Hananomai không có sự khác biệt với giống Akita. Số chồi/chậu của việc xử lý các nồng độ CaSi không có sự khác biệt, dao động từ 10 – 15 chồi/chậu. Đây là giai đoạn có số chồi tăng nhanh. Thời điểm 50 NSKG, số chồi của các nghiệm thức xử lý CaSi không có sự khác biệt thống kê, giữa hai giống lúa cũng không có sự khác biệt, trung bình có khoảng 13,4 – 13,5 chồi trên chậu. Qua kết quả Bảng 3.2 nhận thấy ở giai đoạn 60 NSKG, số chồi không tăng nữa mà bắt đầu giảm xuống thấp hơn so với 50 NSKG khá rõ rệt, do lúc 24 này lúa đã chuyển sang giai đoạn sinh sản hình thành số bông nên chồi vô hiệu giảm dần, số chồi của giống Hananomai và giống Akita không có sự khác biệt. Bảng 3.2 Số chồi (chồi/chậu) cây lúa theo các nồng độ phun CaSi ở các thời điểm sinh trưởng trong vụ Đông Xuân 2012 – 2013 Ngày sau gieo Nhân tố 30 40 50 60 70 Giống (A) Akita 10,3 12,4 13,4 12,7 12,7 Hananomai 9,9 12,4 13,5 12,9 12,6 Nồng độ CaSi (B) (ml/lít) 0 8,9 11,5 12,9 12,3 12,0 2 11,1 13,1 12,9 12,8 12,6 4 10,3 12,6 13,9 13,4 12,6 10 10,1 12,5 14,4 12,9 13,4 F(A) ns ns ns ns ns F(B) ns ns ns ns ns F(A*B) ns ns ns ns ns CV (%) 19,37 21,77 13,27 12,02 13,08 Ghi chú: Trong cùng một cột, các số trung bình có cùng chữ theo sau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua kiểm định Duncan; ns: khác biệt không ý nghĩa thống kê. Đến giai đoạn 70 NSKG, số chồi/chậu tương đương với số chồi/chậu ở giai đoạn 60 NSKG. Số chồi/chậu của hai giống lúa Akita và Hananomai dao động từ 12,7 – 12,6 chồi/chậu. Số chồi/chậu giữa hai giống lúa và các nồng độ xử lý CaSi không có khác biệt thống kê. Tóm lại, khi xử lý CaSi ở các nồng độ khác nhau không làm tăng thêm số chồi của hai giống lúa. 3.3 Độ cứng của các lóng lúa Qua các kết quả ghi nhận được, nhận thấy độ cứng các lóng giữa các nghiệm thức xử lý CaSi có sự khác biệt ý nghĩa thống kê, khi xử lý CaSi đều cho độ cứng tăng đáng kể so với nghiệm thức đối chứng. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thành Hối (2012), CaSi các tác dụng làm tăng độ cứng thân và năng suất trên hai giống OM4900 và MTL392. Tương tự, theo kết quả nghiên cứu của Lưu Thế Hùng (2010), khi xử lý CaSi cũng làm tăng độ cứng lóng thân so với đối chứng trên giống lúa Hananomai. 25 3.3.1 Độ cứng lóng 1 Qua Hình 3.2 cho thấy, giữa hai giống có sự khác biệt về độ cứng lóng 1, giống Hananomai có độ cứng lóng 1 là 0,7 N cao hơn giống Akita là 0,5 N, khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%. 0.8 0,7 a 0.7 0.6 Độ cứng (N) 0,5 b 0.5 0.4 0.3 0.2 0.1 0 Akita Hananomai Hình 3.2 Độ cứng lóng 1 giữa hai giống Akita và Hananomai ở thời điểm thu hoạch trồng trong chậu, vụ Đông Xuân 2012 – 2013 Xử lý CaSi ở các nồng độ khác nhau không làm ảnh hưởng đến độ cứng lóng 1, độ cứng lóng 1 ở các nồng độ khác nhau dao động từ 0,32 – 0,75 N. 0.7 0,63 0.6 0,56 0,56 0,52 Độ cứng (N) 0.5 0.4 0.3 0.2 0.1 0 Nồng độ CaSi 0 ml/l 2 ml/l 4 ml/l 10 ml/l Hình 3.3 Độ cứng lóng 1 giữa các nồng độ xử lý CaSi ở thời điểm thu hoạch trồng trong chậu, vụ Đông Xuân 2012 – 2013 26 3.3.2 Độ cứng lóng 2 Độ cứng lóng thứ 2 qua kết quả Bảng 3.4 nhận thấy giữa hai giống lúa Akita và Hananomai có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Cụ thể, độ cứng lóng thân 2 của giống Hananomai (1,19 N) cao hơn giống Akita (1,06 N). Các nồng độ xử lý CaSi có khác biệt ở mức ý nghĩa 1%, nồng độ xử lý CaSi 4 ml/l cho kết quả cao nhất (1,34 N), các nồng độ CaSi còn lại có hiệu quả tương đương nhau dao động từ 0,99 – 1,11 N. Bảng 3.3 Độ cứng (N) lóng 2 của hai giống Akita và Hananomai theo các nồng độ CaSi ở thời điểm thu hoạch vụ Đông Xuân 2012-2013 Giống (A) Trung bình Nồng độ CaSi (B) (ml/l) Akita Hananomai 0 0,83c 1,15b 0,99b 2 1,24a 0,87c 1,05b 4 1,03b 1,65a 1,34a 10 1,12ab 1,09b 1,11b Trung bình 1,06b 1,19a F(A) ** F(B) ** F(A*B) ** CV (%) 9,4 Ghi chú: Các số trung bình có cùng chữ theo sau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua kiểm định Duncan; **: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%, ns: khác biệt không ý nghĩa thống kê. Sự tương tác giữa nồng độ CaSi và giống có ảnh hưởng đến độ cứng lóng 2 được trình bày trong Bảng 3.4. Cụ thể, đối với giống Akita, khi xử lý CaSi ở nồng độ 2 ml/l (1,24 N) cho kết quả cao nhất, không khác biệt ý nghĩa thống kê với nồng độ 10 ml/l (1,12 N). Ở giống Hananomai cho kết quả cao nhất là 1,65 N cao hơn so với xử lý nồng độ 2 ml/l (0,87 N) là 1,9 lần khi xử lý ở nồng độ 4 ml/l. Lóng 1 và lóng 2 là những lóng không nằm trong vị trí các lóng bị gãy, nhưng đây là các lóng dài nhất của lúa chúng quyết định chiều cao của cây. Như vậy tăng độ cứng lóng 1 và lóng 2 làm giảm momen cong và hạn chế đổ ngã trên lúa (Nguyễn Minh Chơn, 2007). 3.3.3 Độ cứng lóng 3 Qua kết quả trình bày Bảng 3.5 thấy rằng giữa hai giống lúa có sự khác biệt nhau về độ cứng lóng 3, giống Hananomai có độ cứng lóng 3 là 1,79 N cao hơn độ cứng lóng 3 của giống Akita là 1,49 N, khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%. 27 Bảng 3.4 Độ cứng (N) lóng 3 của hai giống Akita và Hananomai theo các nồng độ CaSi ở thời điểm thu hoạch vụ Đông Xuân 2012-2013 Giống (A) Trung bình Nồng độ CaSi (B) (ml/l) Akita Hananomai 0 0,80c 1,45b 1,12c 2 2,11a 0,44b 1,78ab 4 1,48b 2,81a 2,14a 10 1,57b 1,47b 1,52bc Trung bình 1,49b 1,79a F(A) * F(B) ** F(A*B) ** CV (%) 16,3 Ghi chú: Các số trung bình có cùng chữ theo sau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua kiểm định Duncan; **: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%, *: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%, ns: khác biệt không ý nghĩa thống kê. Các nồng độ xử lý CaSi có khác biệt so với không xử lý CaSi ở mức ý nghĩa 1%. Trong đó, nồng độ 4 ml/l cho kết quả cao nhất (2,14 N) gấp 1,9 lần so với nghiệm thức đối chứng. Giữa hai nồng độ 2 ml/l và 4 ml/l không có khác biệt về mặt ý nghĩa thống kê. Kết quả Bảng 3.5 cho thấy có sự ảnh hưởng tương tác giữa các nồng độ CaSi và hai giống lúa ở mức ý nghĩa 1%, nồng độ có tác dụng cao nhất trên giống Akita là nồng độ 2 ml/l cho độ cứng là 2,11 N, các nồng độ 4 ml/l và 10 ml/l có hiệu quả cao hơn so với đối chứng . Đối với giống Hananomai khi xử lý CaSi ở nồng độ 4 ml/l cho kết quả cao nhất so với các nồng độ khác. Theo Epstein và Bloom (2003), Ca và Si đều có tác dụng làm vững chắc tế bào. Những lóng 3 và lóng 4 là các lóng dễ gãy. Vì vậy, khi tăng độ cứng lóng 3 và lóng 4 sẽ hạn chế sự đỗ ngã mức thấp nhất. Nhìn chung, độ cứng cao nhất là ở nghiệm thức 2 ml/l đối với giống Akita và 4 ml/l đối với giống Hananomai. 3.3.4 Độ cứng lóng 4 Qua Bảng 3.6 thể hiện độ cứng lóng 4 ở hai giống lúa có sự khác biệt với mức ý nghĩa thống kê 5% giữa các nồng độ CaSi, Giống Hananomai có độ cứng lóng 4 là 3,48 N cao hơn độ cứng lóng 4 của giống Akita là 3,28 N. Cho nên lóng 4 có thể coi là lóng quan trọng trong việc gia tăng độ cứng để hạn chế đổ ngã, vì vậy khi sử dụng CaSi thì sẽ làm tăng vách tế bào giúp cây lúa cứng chắc hơn. 28 Các nồng độ xử lý CaSi đều ảnh hưởng đến độ cứng lóng 4 của hai giống lúa, độ cứng lóng 4 ở các nồng độ xử lý cho độ cứng cao dao động từ 3,49 – 3,73 N, tương đương nhau và có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% so với đối chứng. Bảng 3.5 Độ cứng (N) lóng 4 của hai giống Akita và Hananomai theo các nồng độ CaSi ở thời điểm thu hoạch vụ Đông Xuân 2012-2013 Giống (A) Trung bình Nồng độ CaSi (B) (ml/l) Akita Hananomai 0 2,58c 2,61d 2,59b 2 3,69a 3,72b 3,71a 4 3,32b 4,13a 3,73a 10 3,54ab 3,45c 3,49a Trung bình 3,28b 3,48a F(A) * F(B) * F(A*B) * CV (%) 6,8 Ghi chú: Các số trung bình có cùng chữ theo sau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua kiểm định Duncan; *: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Giữa các nồng độ xử lý CaSi và hai giống lúa có ảnh hưởng tương tác, ở mức ý nghĩa 5%. Đối với giống Akita, nghiệm thức xử lý cho độ cứng lóng 4 cao nhất ở nồng độ 2 ml/l (3,69 N), không khác biệt với nghiệm thức xử lý CaSi nồng độ 10 ml/l (3,54 N), có sự khác biệt thống kê mức ý nghĩa 5% so với các nồng độ xử lý CaSi còn lại và cho độ cứng thấp nhất ở đối chứng (2,58 N). Giống Hananomai, nồng độ xử lý 4 ml/l có hiệu quả cao nhất (4,13 N) so với khi xử lý CaSi ở các nồng độ khác, cho độ cứng lóng 4 thấp nhất là nghiệm thức đối chứng (2,61 N). Theo Phạm Phước Nhẫn et al. (2012) cho rằng khi phun Si2+ sẽ cải thiện đường kính lóng và độ dày của thành lóng, có thể là một trong yếu tố hiệu quả góp phần vào độ cứng thân lúa mà có thể ngăn chặn đổ ngã. Bên cạnh đó, Lara et al. (2004), cho rằng Ca có vai trò củng cố hay làm cho vách tế bào cứng chắc hơn. Lóng 4 có độ cứng càng lớn thì cây lúa sẽ chống chịu tốt hơn và ít đổ ngã hơn. Tóm lại, khi xử lý CaSi ở các nồng độ 2 ml/l và 4 ml/l lần lược trên hai giống Akita va Hananomai làm tăng độ cứng ở lóng 4 cao nhất. 29 3.4 Các thành phần của năng suất và năng suất 3.4.1 Trọng lượng 1.000 hạt Qua Bảng 3.7 thể hiện trọng lượng 1.000 hạt có sự khác biệt thống kê ở mức 5% giữa các giống lúa, giống Akita đạt 24,0 g cao hơn giống Hananomai (23,0 g) là 1,0 g. Các nồng độ phun CaSi khác nhau cũng ảnh hưởng đến trọng lượng 1.000 hạt ở mức thống kê có ý nghĩa 5%, trọng lượng 1.000 hạt được xử lý ở các nồng độ đều cao hơn so với đối chứng. Nồng độ phun CaSi ở nồng độ 2ml/l có trọng lượng 1.000 hạt cao nhất (24,72%) có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 5% so với đối chứng (21,5%). Giữa các nồng độ có hiệu quả cao khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê. Theo Nguyễn Văn Bo et al. (2011), trọng lượng hạt lúa tăng 14% khi Ca2+ bổ sung được áp dụng đúng lúc hạt vào chắc. Theo Mauad et al. (2003) cho rằng Si cải thiện độ dày lớp biểu bì của tế bào và nó cũng cải thiện góc lá làm cho lá đứng hơn, có thể làm tăng 10% trong quang hợp của tán lá, góp phần làm tăng năng suất. Bảng 3.6 Các thành phần năng suất ở thời điểm thu hoạch Nhân tố Các thành phần năng suất Trọng lượng Số hạt/bông Số bông/chậu 1.000 hạt (g) (hạt) (bông) Giống (A) Akita 24,0a 75,4 11,9 Hananomai 23,0b 73,2 11,0 Nồng độ CaSi (B) (ml/lít) 0 21,5b 71,3 11,1 2 24,72a 76,3 11,1 4 23,78ab 71,2 11,9 10 23,76ab 75,4 11,8 F(A) * ns ns F(B) * ns ns F(A*B) ns ns ns CV (%) 7,0 7,9 13,3 Tỷ lệ hạt chắc (%) 91,0a 88,1b 91,6 89,2 90,2 87,1 * ns ns 4,4 Ghi chú: Trong cùng một cột, các số trung bình có cùng chữ theo sau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua kiểm định Duncan; *:khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%, ns: khác biệt không ý nghĩa thống kê. 3.4.2 Số hạt trên bông (hạt/bông) Qua kết quả Bảng 3.7, số hạt/bông của hai giống lúa Akita Và Hananomai dao động từ 68,5 – 89,6 hạt, không có sự khác biệt thống kê giữa hai giống lúa và nồng độ CaSi không làm gia tăng số hạt trên bông. Số hạt trên 30 bông được quyết định từ lúc tượng cổ bông đến 5 ngày trước khi trổ, quan trọng nhất là thời kỳ phân hóa hoa và giảm nhiễm tích cực. Vào giai đoạn này, số hạt trên bông ảnh hưởng thuận với năng suất lúa. Sau giai đoạn này, số hạt trên bông có thể bị thoái hóa có ảnh hưởng âm đến năng suất. 3.4.3 Số bông trên chậu (bông/chậu) Qua Bảng 3.7 cho thấy số bông trên chậu tại thời điểm thu hoạch giữa hai giống lúa và ở các nồng độ CaSi không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê so với đối chứng. Số bông/chậu giữa hai giống lúa dao động từ 10 – 15 bông. Qua đó cho thấy, CaSi không ảnh hưởng đến số bông/chậu, không làm tăng số bông trên đơn vị diện tích. Kết quả này cũng tương tự với nghiên cứu của Phạm Phước Nhẫn et al. (2012) Si không ảnh hưởng đến số bông trên chậu. 3.4.4 Tỉ lệ hạt chắc (%) Kết quả Bảng 3.7 cho thấy tỉ lệ hạt chắc giữa hai giống lúa Akita và Hananomai khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Trong đó, tỉ lệ hạt chắc của giống Akita là 91,0% cao hơn giống Hananomai là 88,1%. Ngoài ra, giữa các mức nồng độ CaSi được xử lý khác biệt không ý nghĩa so với đối chứng không phun, tỉ lệ hạt chắc giữa các nồng độ dao động từ 80,0 – 93,02%. Tóm lại, khi xử lý CaSi ở các nồng độ khác nhau không làm ảnh hưởng đến số hạt/bông, số bông/chậu. Ở nồng độ 2ml/l CaSi có hiệu quả làm tăng trọng lượng 1.000 hạt. Tỷ lệ hạt chắc và trọng lượng 1.000 hạt của giống Akita cao hơn giống Hananomai. 3.4.5 Năng suất thực tế Qua Bảng 3.8, khi xử lý CaSi ở các nồng độ khác nhau không làm ảnh hưởng đến năng suất thực tế và giữa hai giống lúa không có sự khác biệt. Năng suất thực tế của hai giống lúa dao động từ (18,06 – 25,37 g). Ngoài ra, khả năng cho năng suất lúa phụ thuộc nhiều vào các thành phần năng suất, thành phần năng suất càng gia tăng thì năng suất càng cao. Theo Nguyễn Đình Giao et al. (1997), muốn tăng năng suất không chỉ tác động riêng lẽ từng yếu tố mà phải tác động tổng hợp và các thành phần năng suất. 3.4.6 Chỉ số thu hoạch (HI) Qua Bảng 3.8 cho thấy chỉ số HI của giống lúa Akita (0,48) cao hơn giống Hananomai (0,43) là 0,05 khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Giữa các nồng độ phun CaSi không có khác biệt thống kê, dao động từ 0,4 – 0,48. 31 Các giống lúa khác nhau có chỉ số HI khác nhau, bên cạnh đó, chỉ số HI càng cao thì năng suất thực tế càng cao, điều này tương tự với kết quả thí nghiệm. Bảng 3. Năng suất thực tế và chỉ số thu hoạch (HI) ở thời điểm thu hoạch của hai giống Akita và Hananomai theo các nồng độ phun CaSi trồng trong chậu, vụ Đông Xuân 2012 – 2013 Nhân tố Các thành phần năng suất Năng suất thực tế (g) Chỉ số thu hoạch (HI) Giống (A) Akita Hananomai Nồng độ CaSi (B) (ml/lít) 0 2 4 10 F(A) F(B) F(A*B) CV (%) 20,84 20,37 0,48a 0,43b 20,91 19,95 20,87 20,68 ns ns ns 13,2 0,47 0,46 0,46 0,44 * ns ns 7,0 Ghi chú: Trong cùng một cột, các số trung bình có cùng chữ theo sau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua kiểm định Duncan; ns: khác biệt không ý nghĩa thống kê, *: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%. 32 CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1 Kết luận - Khi xử lý CaSi ở các nồng độ khác nhau không làm ảnh hưởng đến số chồi, số hạt/bông, số bông /chậu, tỉ lệ hạt chắc, năng suất thực tế và chỉ số thu hoạch của hai giống lúa. - Nồng độ 2 ml/l làm tăng độ cứng lóng 2, lóng 3 và lóng 4 đối với giống Akita. Nồng độ 4 ml/l làm tăng độ cứng lóng 2, lóng 3 và lóng 4 đối với giống Hananomai. 4.2 Đề nghị - Nên xử lý CaSi ở điều kiện ngoài đồng trên nhiều giống lúa và các nồng độ khác, thí nghiệm ở những vụ khác để so sánh hiệu quả của thí nghiệm. 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO Abe Jun and Shigenori Morita, 1994. Growth direction of nodal roots in rice: its variation and contribution to root system formation. Plant anf soil, vol 165: 333 – 337. Barker Randolph, Robert W. Herdt and Beth Rose, 1985. The rice economy of Asia, Vol 2. IRRI, Philippines. Beighley Donn H., 2010. Growth and production of rice. Soils, plant growth and crop production – Vol II. Eolss Publishers Company Limited, eden House, 2 St. Aldates Courtyard, oxford, OX1 1BN. Buehring Nathan, 2008. Rice growth and development. In: Mississippi’s rice growers guide. Mississippi State University. United States. Caldwell, C.R. and Haug, A., 1981. Temperature dependence of the barley root plasma membrane-bound Ca2+ and Mg2+-dependent ATPase, Physiol Plant 53, 117124. Chang Te-Tzu, Eliseo A. Bardenas and Arnulfo C. Del Rosario, 1965. The morphology and varietal characteristics of the rice plant. The International rice research institute. Los Banos, Laguna, Philippines. Chen, C.L., Li, C.C., Sung, J.M., 1994. Carbohydrate metabolism enzymes in CO2-enriched developing rice grains of cultivar varying in grain size. Physiol. Plant. 90, 79–85. Dowling, N.G., S.M., Greenfield and K.S., Fischer, 1998. Sustainability of rice in the Global food system. Int. Rice Res. Inst – 404 pp. Dunand Richard T. and Johnny Saichuk, 1994. Rice Growth and Development chapter 4. Rice Production Handbook, Cooperative Extension Service. University of Arkansas. United States. Đỗ Thị Thanh Ren, 1999. Giáo trình phì nhiêu đất và phân bón. Khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Đại Học Cần Thơ. Đỗ Thị Thanh Ren, 2004. Lưu huỳnh, Canxi và Magiê. Giáo trình phì nhiêu đất và phân bón. Khoa Khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Đại Học Cần Thơ. Đinh Thế Lộc, 2006. Giáo trình kỹ thuật trồng lúa. Nhà xuất bản Hà Nội. Ekanayake, I.J., De Datta, S.K. and Steponkus, P.L., 1989. Spikelet sterility and flowering response of rice to water stress at anthesis. Annals of Botany,63(2), 257-264. Epstein. E and Bloom. A.J., 2003. Mineral Nutrition of plants : Principles and Perspectives, Second Edition, John Wiley & Sons, New York. Fageria A, N.K., 2010. Root growth of upland rice genotypes as influenced by nitrogen fertilization. In Proceedings of the 19th World Congress of Soil Science: 34 Soil solutions for a changing world, Brisbane, Australia. pp. 120 – 122. International Union of Soil Sciences (IUSS), c/o Institut für Bodenforschung, Universität für Bodenkultur. Fallah A., 2012. Silicon effect on lodging parameters of rice plants under hydroponic culture. International Journal of AgriScience Vol. 2.(7): 630 – 634. Grist, D.H., J. Wiley and Sons, 1986. Rice. 6th Edition, Incorporated. Heckman, J.R., 2012. Specialist in soilnfertility. The soil profile Vol. 20: 1 – 12. Hodges, S.C., 2010. Soil fertility basics. Soil Science Extension. North Carol-ina State University. Hoshikawa K. and S. Wang, 1990. General observation on lodged rice culm. In Studies on the lodging of rice plants. Japan journal crop Sci. 59 (4): 809-814. Huỳnh Khắc Bằng, 2010. Ảnh hưởng của Prohexadione Calcium, Calcium Chloride và Natri Silicate lên tính chống chịu đỗ ngã của giống lúa IR50404. Luận văn tốt nghiệp Đại học ngành Nông Học. Trường Đại Học Cần Thơ. Cần Thơ. Idris Md., M.M. Hossain, F.A. Choudhury, 1975. The effect of silicon on lodging of rice in presence of added nitrogen. Plant and Soil 43(3): 691-695. Isa, M., Bai, S., Yokoyama, T., Ma, J. F., Ishibashi, Y., Yuasa, T., and IwayaInoue, M., 2010. Silicon enhances growth independent of silica deposition in a lowsilica rice mutant, lsi1. Plant and Soil, 331(1-2), 361-375. Isibashi, H., J. Science, 1936. Soil manure, Japan, 10: 244. Janislampi Kaerlek W., 2012. Effect of silicon on plant growth and drought stress tolerance. In: All Graduate These and Dissertations. Utah State University. Page 1360. Jennings P.R, W.R. Coffman and H.E. Kaoffman, 1979. Rice improvement, IRRI, Philippines. Jianfeng Ma and Eiichi Takahashi, 1989. Effect of silicon on the growth and phosphorus uptake of rice. In: Plant and Soil 126, 115-119 (1990),. Kluwer Academic Publishers, printed in the Netherlands. Jones B.J.Jr, 2003. Plant Mineral nutrition. Agronomic Handbook – Management of Crop, Soils and Their Fertility. CRC press, Washington, D.C. USA, pp. 291 – 334. Kono, M., 1995. Physiological Aspects of Lodging. In: Science of the rice plant. Volume two. Physiology. Food and Agriculture Policy Research Center 1993 Tokyo. ISBN: 4-450-93015-X. Pages: 971-982. Lara, L., P. and M. Vendrell, (2004), Modification in cell wall composition after cold storage of calcium-treated strawbery fruit. Postharvest Biology and technology. 34: 331-339. Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Cự, Lê Đức, Trần Khắc Hiệp và Trần Cẩm Vân, 2000. Đất và môi trường. Nhà xuất bản Giáo Dục 35 Lê Trường An, 2010. Ảnh hưởng của các hợp chất Silicate và Calcium lên độ cứng và năng suất giống lúa OM2514 trong vụ hè thu tại phường 8, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Luận văn kỹ sư trồng trọt, Khoa Nông ngiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ. Cần Thơ. Li, X., Yan, W., Agrama, H., Jia, L., Jackson, A., Moldenhauer, K., and Wu, D., 2012. Unraveling the complex trait of harvest index with association mapping in rice (Oryza sativa L.). PloS one, 7(1), e29350. Lương Văn Thanh, 2002. Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp quản lý nước hợp lý nhằm cải tạo, sử dụng đất phèn trồng lúa vùng Đồng Tháp Mười. Luận án thủy nông – cải tạo đất. Viện Khoa Học Thủy Lợi Miền Nam. Lưu Thế Hùng, 2010. Ảnh hưởng của Calcium (Ca) lên chiều cao và độ cứng của giống lúa Hananomai. Luận văn kỹ sư Trồng Trọt. Trường Đại học Cần Thơ. Cần Thơ. Ma, J.F., and E. Takahashi, 2002. Soil, Fertilizer, and Plant Silicon Research in Japan. Amsterdam: Elsevier. Ma, J.F., Yamaji, N., Mitani, N., Tamai, K., Konishi, S., Fujiwara, T., Katsuhara, M., and Yano, M., 2007. An efflux transporter of silicon in rice. Nature 448: 209 – 212. Marathi B., Guleria S., Mohapatra T., Parsad R., Mariappan N., Kurungara V.K., 2012. QTL analysis of novel genomic regions associated with yield and yield related traits in new plant type based recombinant inbred lines of rice (Oryza sativa L.). BMC Plant Biol. 12, 137. Mascarenhas J.P and L. Machlis, 1964. Chemotropic response of the pollen of Antirrhinum majus to calcium. Plant Physiol. 39:70-77. Mauad, M., C.A.C. Crusciol, H. G.Filho and J. C. Corrêa. 2003. Nitrogen and siliconfertilization of upland rice. Scientia Agricola, 60(4): 761-765. Ntanos, D.A., Koutroubas, S.D., 2002. Dry matter and N accumulation and translocation for Indica and Japonica rice under Mediterranean condi-tions. Field Crops Res. 74, 93 – 101. Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2003. Dưỡng chất khoáng đa lượng. Giáo trình dinh dưỡng khoáng cây trồng. Trường Đại học Cần Thơ. Nguyễn Đình Giao, Nguyễn Thiện Huyên, Nguyễn Hữu Tề và hà Công Vương, 1997. Giáo trình cây lương thực (tập 1 – Cây lúa). Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà nội. Hà Nội Nguyễn Minh Chơn, 2007. Hạn chế đổ ngã cho cây lúa. Kỹ yếu hội thảo khoa học phát triển bền vững vùng ĐBSCL sau khi hội nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO): 342-350. Trường Đại học Cần Thơ. Cần Thơ, 2007. Nguyễn Như Hà, 2006. Giáo trình phân bón cho cây lúa. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. Nguyễn Ngọc Đệ, 2008. Giáo trình cây lúa, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 36 Nguyễn Thị Thu Nga, 2010. Ảnh hưởng của Prohexadione Calcium và Calcium lên tính đổ ngã của giống lúa Koshihikari ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang trong vụ Đông Xuân 2009 – 2010. Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Nông học, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại Học Cần Thơ. Cần Thơ. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, 2011. Ảnh hưởng nồng độ Calcium Silicate lên sinh trưởng và năng suất của hai giống lúa MTL162 và MTL547 trồng trong chậu vụ thu đông. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành trồng trọt, thư viện khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại Học Cần Thơ. Cần Thơ Nguyễn Thị Tường Vân, 2011. Ảnh hưởng của calcium lên hàm lượng calcium trong gạo, độ cứng cây, sinh trưởng và năng suất lúa OM2514. Luận văn Thạc sĩ ngành Trồng Trọt, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ. Cần Thơ Nguyễn Thành Hối, 2012. Ảnh hưởng của nồng độ Calcium silicate (Casi) đến sinh trưởng và năng suất hai giống lúa OM4900 và MTL392. Kỷ yếu Hội Nghị Khoa Học “Phát triển Nông Nghiệp bền vững” – ĐHCT, 2012, Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Nguyễn Văn Bo, Nguyễn Thanh Tường, Nguyễn Bảo Vệ và Ngô Ngọc Hưng, 2011. Ảnh hưởng của canxi đến khả năng sản sinh proline và sinh trưởng của cây lúa trên đất nhiễm mặn. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 2011: 18 (b) 203 – 211. Phan Phi Hùng, 2010. Ảnh hưởng của Calcium và Prohexadione-Ca lên tính đổ ngã của hai giống lúa Hananomai và Koshihikari tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Luận văn Thạc sĩ khoa học Nông nghiệp, Khoa Nông ngiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ. Cần Thơ. Phạm Phước Nhẫn, Nguyễn Tiến Đông, Hồ Thanh Nhàn và Nguyễn Thị Mai Chi, 2012. Effects of OryMax and Siliysol on Growth and Yield of MTL560 Rice SL MS. 19 (5): Hoshikawa K. and S. Wang. 1990. General observation on lodged rice culms. In studies on the lodging of rice plant. Japan Journal crop Sci, 59(4): 809-814. Phạm Quang Duy, Nguyễn Thị Thanh Thủy và Nguyễn Văn Khởi, 2008. Kết quả đánh giá đặc tính sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của tập đoàn giống lúa Japonica ôn đới. Tạp chí Khoa học và công nghệ nông nghiệp Việt Nam. Nhà xuất bản viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Kurtyka R., E. Małkowski, A. Kita and W. Karcz, 2007. Effect of Calcium and Cadmium on Growth and Accumulation of Cadmium, Calcium, Potassium and Sodium in Maize Seedlings. Polish J. of Environ. Stud. Vol. 17, No. 1 (2008): 51-56. Sinha, S.K., Bhargava, S.C., and Goel, A., 1982. Energy as the basis of harvest index. The Journal of Agricultural Science, 99(1): 237-238. Setter T.L., S. Peng, G.J. Dkirk, S.S. Virmani, M.J. Kropff and K.G. Cassman, 1994. Physiological considerations and hybrid rice. Page: 39 – 62. Setter TL, Laureles EV, Marazedo AM, 1997. Lodging reduces yield of rice by self-shading and reduction in canopy photosynthesis. Field Crops Res. 49:95-106. Takahashi, N., 1979. Studies on physiological roles of growth regulators in gramineous plants. Ann Rept. Special Studies Agri. Forest. Fish. No.20.(J). 37 Tian, F., Zhu, Z., Zhang, B., Tan, L., Fu, Y., Wang, X., and Sun, C.Q., 2006. Fine mapping of a quantitative trait locus for grain number per panicle from wild rice (Oryza rufipogon Griff.). Theoretical and Applied Genetics, 113(4), 619-629 Tisdale S.L., W.L. Nelson, 1975. Soil fertility and fertilizer, third adition, 1975. Trương Đích, 1999. Một số vấn đề trên cây lúa. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. Trương Đích, 2000. Kỹ thuật trồng các giống lúa mới, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội. Trần Thị Thu Em, 2011. Ảnh hưởng nồng độ Calcium Silicate lên sinh trưởng và năng suất của hai giống lúa OM4900 và MTL392 trồng trong chậu vụ thu đông. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành trồng trọt. Trường Đại Học Cần Thơ. Cần Thơ. Tổng cục Thống kê, 2012. NXB Thống Kê, Hà Nội. Vergara, B. S., 1991. Trồng lúa, Viện nghiên cứu lúa quốc tế. Võ Tòng Xuân và Hà Triều Hiệp, 1998. Trồng lúa. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Vũ Anh Pháp, 2013. Đánh giá khả năng chống chịu đổ ngã của một số giống lúa cao sản triển vọng, tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Phần B: Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ Sinh học, số 25 (2013): 67-74. Vũ Hữu Quý, Nguyễn Chí Thuộc, Trịnh Đình Toàn và Nguyễn Thị Hoàng Phương, 1974. Giáo trình Trồng trọt, trang 120 – 124. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. Wu Li – Li, Zhong – Li Liu, Jun – Min Wang, Cong – Yi Zhou and Kun – Ming Chen, 2011. Morphological, anatomical, and physiological characteristics involved in development of the large culm trait in rice. Australian Journal of Crop Science. 5(11): 1356 – 1363 (2011). Yamamoto T., A.Nakamura, H. Iwai, T. Ishii, J.F Ma, R. Yokoyama, K. Nishitani, S. Satoh and J. Furukawa, 2012. Effect of silicon deficiency on secondary cell wall synthesis in rice leaf. Journal of Plant Reasearch, 125: 771 – 779. Yoshida, S., S.A. Navasero, and K. Kitagishi, 1962. Histochemistry of silicon in rice plant, III, The presence of cuticle – silica double layer in the epidermal tissue, Soil Sci. Plant Nutr. 8:1-5. Yoshida, S., 1981. Fundamental of rice crop science. International rice research institute. Los Banos, Laguna, Philippines. Yoshinaga, S., 2005. Improved Lodging Resistance in Rice (Oryza sativa L.) Cultivated by Submerged Direct Seeding Using a Newly Developed Hill Seeder. Department of Paddy Farming, National Agriculture Research Center for Tohoku Region (Daisen, Akita 012-0104, Japan). JARQ 39 (3), 147-152 (2005). Zamani M.M, M. Esfahany, R. Honarnejad, M. Alahgholipour, 2007. Relationship between grain filling rate, grain filling duration, yield components and other physiological traits in rice (Oryza sativa L.). JWSS - Isfahan University of Technology. 2007; 10 (4) :213-225. 38 Zhang Feng-zhuan, JIN Zheng-xun, MA Guo-hui, 2010. Dynamic changes of lodging resistance and chemical component contents in culm and sheaths of Japonica rice during grain filling. 24(3): 264-270. Trang Web Công ty TNHH Hóa Nông Hợp Trí. Phân bón lá Hợp Trí Casi. http://www.hoptri.com/vi/san-pham-va-dich-vu/nong-nghiep/dinh-duong-caytrong/item/259-phan-bon-la-hop-tri-casi,, accessed on 12 – 09 – 2013. Greg Patterson, 2011. Calcium Nutrition in Plants. http://www.docstoc.com/ docs/92974145/Calcium-Nutrition-in-Plants, accessed on 10 – 09 – 2013. IRRI. http://www.knowledgebank.irri.org/bmp/early-vegetative-phase, acces-sed on 10 – 09 – 2013. Moldenhauer, K. and N. Slaton, 2004. 1–Rice Growth and Development. http://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=stages%20of%20growth%20and%20d evelopment%20of%20rice%20pdf&source=web&cd=1&cad=rja&ved=0CDsQFjAA &url=http%3A%2F%2Fbaegrisk.ddns.uark.edu%2Ftest%2FBooks%2FPDF%2Fcha pter1sl3.pdf&ei=cDcLUrLFNaeeiAe744DgAw&usg=AFQjCNFYDKrOanXAGHu1 BsKdSttEVciYuQ, accessed on 14 – 08 – 2013. Nguyễn Bảo Vệ, 2010. Vai trò của chất silic trong canh tác lúa. http://chorachgia.vn/tintuc/detail/index/id/0e462f80-2f80-1e46-bd02-4c895d61d9f/al ias/Vai-tro-cua-chat-silic-trong-canh-tac-lua. accessed on 19 – 08 – 2013. 39 PHỤ CHƯƠNG 1. Bảng ANOVA chiều cao (cm) 10 ngày sau gieo của 2 giống lúa Hananomai và Akita Nguồn biến động Giống Nồng độ Giống * nồng độ Sai số Tổng CV (%) Tổng bình phương Độ tự do 385,031 18,903 46,235 177,271 627,439 1 3 3 24 31 Trung bình bình phương 385,031 6,301 15,412 7,386 F tính P 52,128 0,853 2,087 0,000 0,479 0,129 12,02 2. Bảng ANOVA chiều cao (cm) 20 ngày sau gieo của 2 giống lúa Hananomai và Akita Nguồn biến động Giống Nồng độ Giống * nồng độ Sai số Tổng CV (%) Tổng bình phương Độ tự do 616,005 24,377 10,490 265,451 916,323 1 3 3 24 31 Trung bình bình phương 616,005 8,126 3,497 11,060 F tính P 55,694 0,735 0,316 0,000 0,542 0,814 8,37 3. Bảng ANOVA chiều cao (cm) 30 ngày sau gieo của 2 giống lúa Hananomai và Akita Nguồn biến động Giống Nồng độ Giống * nồng độ Sai số Tổng CV (%) Tổng bình phương Độ tự do 415,729 30,562 32,266 367,810 846,367 1 3 3 24 31 Trung bình bình phương 415,729 10,187 10,755 15,325 6,31 40 F tính P 27,127 0,665 0,702 0,000 0,582 0,560 4. Bảng ANOVA chiều cao (cm) 40 ngày sau gieo của 2 giống lúa Hananomai và Akita Nguồn biến động Giống Nồng độ Giống * nồng độ Sai số Tổng CV (%) Tổng bình phương Độ tự do 444,169 34,894 51,222 289,984 820,269 1 3 3 24 31 Trung bình bình phương 444,169 11,631 17,074 12,083 F tính P 36,761 0,963 1,413 0,000 0,426 0,263 4,3 5. Bảng ANOVA chiều cao (cm) 50 ngày sau gieo của 2 giống lúa Hananomai và Akita Nguồn biến động Giống Nồng độ Giống * nồng độ Sai số Tổng CV (%) Tổng bình phương Độ tự do 728,570 33,019 19,047 272,751 1053,387 1 3 3 24 31 Trung bình bình phương 728,570 11,006 6,349 11,365 F tính P 64,109 0,968 0,559 0,000 0,424 0,647 3,72 6. Bảng ANOVA chiều cao (cm) 60 ngày sau gieo của 2 giống lúa Hananomai và Akita Nguồn biến động Giống Nồng độ Giống * nồng độ Sai số Tổng CV (%) Tổng bình phương Độ tự do 998,151 47,321 13,395 400,039 1458,906 1 3 3 24 31 Trung bình bình phương 998,151 15,774 4,465 16,668 4,24 41 F tính P 59,883 0,946 0,268 0,000 0,434 0,848 7. Bảng ANOVA chiều cao (cm) 70 ngày sau gieo của 2 giống lúa Hananomai và Akita Nguồn biến động Tổng bình phương Độ tự do Trung bình bình phương Giống Nồng độ Giống * nồng độ Sai số 1066,527 57,941 31,865 376,544 1 3 3 24 1066,527 19,314 10,622 15,689 Tổng 1532,877 31 CV (%) F tính P 67,978 1,231 0,677 0,000 0,320 0,575 4,01 8. Bảng ANOVA chiều cao (cm) lúc thu hoạch của 2 giống lúa Hananomai và Akita Nguồn biến động Tổng bình phương Độ tự do Giống Nồng độ Giống * nồng độ Sai số Tổng 1460,972 11,426 5,657 267,484 1745,539 1 3 3 24 31 CV (%) Trung bình bình phương F tính P 1460,972 131,085 3,809 0,342 1,886 0,169 11,145 0,000 0,795 0,916 3,74 9. Bảng ANOVA số chồi 30 ngày sau gieo của 2 giống lúa Hananomai và Akita Nguồn biến động Giống Nồng độ Giống * nồng độ Sai số Tổng CV (%) Tổng bình phương Độ tự do 1,531 20,594 46,844 91,750 160,719 1 3 3 24 31 Trung bình bình phương 1,531 6,865 15,615 3,823 19,37 42 F tính P 0,401 1,796 4,084 0,533 0,175 0,018 10. Bảng ANOVA số chồi 40 ngày sau gieo của 2 giống lúa Hananomai và Akita Tổng bình phương Độ tự do Trung bình bình phương Sai số 0,000 11,125 16,750 176,000 1 3 3 24 0,000 3,708 5,583 7,333 Tổng 203,875 31 Nguồn biến động Giống Nồng độ Giống * nồng độ CV (%) F tính P 0,000 0,506 0,761 1,000 0,682 0,527 21,77 11. Bảng ANOVA số chồi 50 ngày sau gieo của 2 giống lúa Hananomai và Akita Nguồn biến động Giống Nồng độ Giống * nồng độ Sai số Tổng CV (%) Tổng bình phương Độ tự do 0,125 13,500 3,375 77,000 94,000 1 3 3 24 31 Trung bình bình phương 0,125 4,500 1,125 3,208 F tính P 0,039 1,403 0,351 0,845 0,266 0,789 13,27 12. Bảng ANOVA số chồi 60 ngày sau gieo của 2 giống lúa Hananomai và Akita Nguồn biến động Giống Nồng độ Giống * nồng độ Sai số Tổng CV (%) Tổng bình phương Độ tự do 0,500 5,125 2,250 57,000 64,875 1 3 3 24 31 Trung bình bình phương 0,500 1,708 0,750 2,375 12,02 43 F tính P 0,211 0,719 0,316 0,650 0,550 0,814 13. Bảng ANOVA số chồi 70 ngày sau gieo của 2 giống lúa Hananomai và Akita Nguồn biến động Giống Nồng độ Giống * nồng độ Sai số Tổng CV (%) Tổng bình phương Độ tự do 0,031 7,594 7,884 65,750 81,219 1 3 3 24 31 Trung bình bình phương 0,031 2,531 2,615 2,740 F tính P 0,011 0,924 0,954 0,916 0,444 0,430 13,08 14. Bảng ANOVA số chồi lúc thu hoạch của 2 giống lúa Hananomai và Akita Nguồn biến động Giống Nồng độ Giống * nồng độ Sai số Tổng CV (%) Tổng bình phương Độ tự do 7,031 3,884 8,884 56,250 75,969 1 3 3 24 31 Trung bình bình phương 7,031 1,281 2,984 2,344 F tính P 3,000 0,547 1,258 0,096 0,655 0,311 13,35 15. Bảng ANOVA độ cứng lóng thứ nhất Nguồnbiến động Tổng bình phương Độ tự do Giống Nồng độ Giống * nồng độ Sai số Tổng 0,427 0,046 0,024 0,207 0,750 1 3 3 24 31 CV (%) Trung bình bình phương F tính P 0,472 54,704 0,015 1,795 0,008 0,942 0,009 0,000 0,175 0,436 15,6 16. Bảng ANOVA độ cứng lóng thứ hai Nguồn biến động Giống Nồng độ Giống * nồng độ Sai số Tổng CV (%) Tổng bình phương Độ tự do 0,141 0,547 1,107 0,270 2,067 1 3 3 24 31 Trung bình bình phương 9,4 44 F tính P 0,141 12,547 0,182 16,194 0,369 32,757 0,011 0,002 0,000 0,000 17. Bảng ANOVA độ cứng lóng thứ ba Nguồn biến động Tổng bình phương Độ tự do Giống Nồng độ Giống * nồng độ Sai số Tổng 0,732 4,429 4,545 2,365 12,071 1 3 3 24 31 CV (%) Trung bình bình phương F tính P 0,732 7,427 1,476 14,978 1,515 15,373 0,099 0,012 0,000 0,000 16,3 18. Bảng ANOVA độ cứng lóng thứ tư Nguồn biến động Giống Nồng độ Giống * nồng độ Sai số Tổng CV (%) Tổng bình phương Độ tự do 0,297 6,912 1,035 1,269 9,512 1 3 3 24 31 Trung bình bình phương 0,297 2,304 0,345 0,053 F tính P 5,625 43,588 6,524 0,026 0,000 0,002 6,8 19. Bảng ANOVA số bông/chậu Nguồn biến động Giống Nồng độ Giống * nồng độ Sai số Tổng CV (%) Tổng bình phương Độ tự do 7,031 3,844 8,844 56,250 75,969 1 3 3 24 31 Trung bình bình phương 7,031 1,281 2,948 2,344 F tính P 3,000 0,547 1,258 0,096 0,655 0,311 F tính P 1,166 3,341 2,522 0,291 0,066 0,082 13,3 20. Bảng ANOVA số hạt/bông Nguồn biến động Giống Nồng độ Giống * nồng độ Sai số Tổng CV (%) Tổng bình phương Độ tự do 40,500 348,125 262,750 833,500 1484,875 1 3 3 24 31 Trung bình bình phương 40,500 116,042 87,583 34,729 7,9 45 21. Bảng ANOVA về trọng lượng 1000 hạt Nguồn biến động Tổng bình phương Độ tự do Giống Nồng độ Giống * nồng độ Sai số Tổng 8,632 36,828 19,131 63,669 128,260 1 3 3 24 31 CV (%) Trung bình bình phương 8,623 12,276 6,377 2,653 F tính P 3,254 4,627 2,404 0,054 0,011 0,092 7,0 22. Bảng ANOVA về tỉ lệ hạt chắc Nguồn biến động Tổng bình phương Độ tự do Giống Nồng độ Giống * nồng độ Sai số Tổng 66,644 87,038 88,084 374,949 616,715 1 3 3 24 31 CV (%) Trung bình bình phương 66,644 29,013 29,361 15,623 F tính P 4,266 1,857 1,879 0,050 0,164 0,160 4,4 23. Bảng ANOVA về thành phần năng suất thực tế Nguồn biến động Giống Nồng độ Giống * nồng độ Sai số Tổng CV (%) Tổng bình phương Độ tự do 1,777 4,747 27,035 178,354 211,913 1 3 3 24 31 Trung bình bình phương 1,777 1,582 9,012 7,431 F tính P 0,239 0,213 1,213 0,629 0,886 0,327 F tính P 22,321 0,418 0,266 0,000 0,741 0,849 13,2 24. Bảng ANOVA về chỉ số thu hoạch HI Nguồn biến động Tổng bình phương Độ tự do Giống Nồng độ Giống * nồng độ Sai số Tổng 0,017 0,001 0,001 0,018 0,037 1 3 3 24 31 46 Trung bình bình phương 0,017 0,000 0,000 0,001 CV (%) 7,0 47 [...]... thu hoạch Năng suất thực tế và chỉ số thu hoạch (HI) ở thời điểm thu hoạch của hai giống Akita và Hananomai theo các nồng độ phun CaSi trồng trong chậu, vụ Đông Xuân 2012 – 2013 ix Trang 2 6 16 23 25 27 27 29 30 32 Trần Hoàng Bích Trâm, 2013 Đề tài: Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá CaSi lên sinh trưởng và năng suất hai giống lúa Hananomai và Akita trồng trong chậu vụ Đông Xuân 2012-2013” Luận văn tốt... Khoa học cây trồng, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ, 38 trang Cán bộ hướng dẫn: Ts Nguyễn Thành Hối TÓM LƯỢC Đề tài: Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá CaSi lên sinh trưởng và năng suất hai giống lúa Hananomai và Akita trồng trong chậu vụ Đông Xuân 2012 - 2013” được thực hiện nhằm tìm được nồng độ phân bón lá CaSi (CaSi) thích hợp đến sinh trưởng và năng suất lúa để hạn... 2 của hai giống Hananomai và Akita theo các nồng độ CaSi ở thời điểm thu hoạch vụ Đông Xuân 2012 – 2013 Độ cứng (N) lóng 3 của hai giống Hananomai và Akita theo các nồng độ CaSi ở thời điểm thu hoạch vụ Đông Xuân 2012 – 2013 Độ cứng (N) lóng 4 của hai giống Hananomai và Akita theo các nồng độ CaSi ở thời điểm thu hoạch vụ Đông Xuân 2012 – 2013 Các thành phần năng suất ở thời điểm thu hoạch Năng suất. .. ngay từ đầu vụ, giá lúa cao, có hiệu quả kinh tế, nên đã được sản xuất nhiều Tuy nhiên qua nhiều vụ sản xuất cho thấy các giống lúa Nhật hầu hết yếu cây, dễ đổ ngã (Hoshikawa và Wang, 1990), gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm Do đó, đề tài: Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá CaSi lên sự sinh trưởng và năng suất của hai giống lúa Hananomai và Akita trồng trong chậu vụ Đông Xuân 2012 –... Ghi chú: H: giống lúa Hananomai A: giống lúa Akita Số 0: nồng độ phân bón lá CaSi 0 ml/L Số 2: nồng độ phân bón lá CaSi 2 ml/L Số 4: nồng độ phân bón lá CaSi 4 ml/L Số 10: nồng độ phân bón lá CaSi 10 ml/L 2.2.2 Kỹ thuật canh tác Chuẩn bị đất: cân đất 5 kg /chậu Chuẩn bị giống: ngâm hạt giống trong 24 giờ, đem ủ trong 36 giờ cho ra rễ mầm dài từ 2 – 3 mm rồi đem gieo với mật độ 5 cây /chậu Bón phân: theo... Tên bảng Phân loại rễ lúa bằng mắt Những đặc điểm của ba nhóm lúa Đặc điểm khí hậu thành phố Cần Thơ năm 2012-2013 Chiều cao cây lúa theo các nồng độ phun CaSi ở những thời điểm sinh trưởng khác nhau của hai giống lúa Hananomai và Akita trồng trong chậu, vụ Đông Xuân 2012 – 2013 Số chồi (chồi /chậu) cây lúa theo các nồng độ phun CaSi ở các thời điểm sinh trưởng trong vụ Đông Xuân 2012 – 2013 Độ cứng... lúa của giống Hananomai (96,1 cm) vẫn cao hơn chiều cao trung bình của giống Akita (82,5 cm) khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% Như vậy, việc xử lý CaSi ở nồng độ khác nhau không ảnh hưởng đến chiều cao cây, chỉ có sự khác biệt chiều cao trung bình giữa hai giống, giống Hananomai cao hơn giống Akita 3.2.2 Số chồi /chậu của hai giống lúa Qua Bảng 3.2 nhận thấy, số chồi /chậu của hai giống Hananomai và. .. lá Bẹ lá và thân Phiến lá Thìa lá Cổ lá Tai lá Thìa lá Bẹ lá Tai lá Hình 1.2 Hình thái cổ lá, tai lá và thìa lá (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008) 1.1.1.4 Bông lúa Bông lúa được sinh ra trên các lóng trên cùng của thân, mức độ mà các bông và một phần các lóng trên cùng mở rộng ra ngoài các bẹ lá cờ xác định sự nhô ra của bông lúa Các giống khác nhau về mức độ nhô ra của bông lúa (Chang et al., 1965) Bông lúa là... cây, tăng độ cứng thân lúa và tăng năng suất hạt 1.4.3 Những nghiên cứu phân bón lá CaSi (CaSi) Theo Nguyễn Thành Hối (2012), thí nghiệm được thực hiện trên 2 giống lúa OM4900 thì nồng độ CaSi ở nghiệm thức xử lý 10 ml/l CaSi có hiệu quả cao, giống MTL392 cho kết quả cao khi xử lý ở nồng độ 2 ml/l CaSi CaSi không có ảnh hưởng đến chiều cao cây nhưng có tác dụng làm tăng độ cứng thân và năng suất 15 Chương... Hananomai và Akita ở giai đoạn 30 NSKG không có sự khác biệt thống kê, số chồi /chậu của hai giống Akita (10,3 chồi /chậu) và Hananomai (9,9 chồi /chậu) Giữa các nghiệm thức xử lý CaSi cũng không có sự khác biệt thống kê Giai đoạn 40 NSKG, số chồi của giống Hananomai không có sự khác biệt với giống Akita Số chồi /chậu của việc xử lý các nồng độ CaSi không có sự khác biệt, dao động từ 10 – 15 chồi /chậu Đây

Ngày đăng: 04/10/2015, 22:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan