trường từ vựng màu sắc trong ca từ trịnh công sơn

110 1.4K 3
trường từ vựng màu sắc trong ca từ trịnh công sơn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN -------------- NGUYỄN MINH MẪN Mssv: 6116189 TRƢỜNG TỪ VỰNG MÀU SẮC TRONG CA TỪ TRỊNH CÔNG SƠN Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Ngữ văn Cán bộ hƣớng dẫn: NGUYỄN THỊ THU THỦY Cần Thơ, 2014 1 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN -------------- NGUYỄN MINH MẪN Mssv: 6116189 TRƢỜNG TỪ VỰNG MÀU SẮC TRONG CA TỪ TRỊNH CÔNG SƠN Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Ngữ văn Cán bộ hƣớng dẫn: NGUYỄN THỊ THU THỦY Cần Thơ, 2014 2 ĐỀ CƢƠNG PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phƣơng pháp nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Trƣờng từ vựng và trƣờng từ vựng màu sắc 1.1.1. Trường từ vựng 1.1.1.1. Về từ vựng 1.1.1.2. Về trường từ vựng 1.1.2. Phân loại trường từ vựng 1.1.2.1. Trường từ vựng trực tuyến 1.1.2.1.1. Trường biểu vật 1.1.2.1.2.Trường biểu niệm 1.1.2.2. Trường từ vựng tuyến tính 1.1.2.3. Trường từ vựng liên tưởng 1.1.3. Khái niệm trường từ vựng màu sắc 3 1.1.4. Phân loại trường từ vựng màu sắc 1.2. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và ca từ trong ca khúc Trịnh Công Sơn 1.2.1. Nhạc sĩ, thi sĩ Trịnh Công Sơn 1.2.1.1. Đôi nét về cuộc đời Trịnh Công Sơn 1.2.1.2. Đôi nét về sự nghiệp sáng tác 1.2.1.3. Những ca khúc tiêu biểu làm nên tên tuổi nhạc Trịnh 1.2.2. Vài nét về ca từ Trịnh Công Sơn CHƢƠNG 2: TRƢỜNG TỪ VỰNG MÀU SẮC TRONG CA TỪ TRỊNH CÔNG SƠN 2.1. Tổng quan về từ chỉ màu sắc trong ca từ Trịnh Công Sơn 2.2. Giá trị ngữ nghĩa của từ chỉ màu sắc trong ca từ Trịnh Công Sơn 2.2.1. Nghệ thuật sử dụng từ chỉ màu xanh 2.2.2. Nghệ thuật sử dụng từ chỉ màu hồng 2.2.3. Nghệ thuật sử dụng từ chỉ màu vàng 2.2.4. Nghệ thuật sử dụng từ chỉ màu trắng 2.2.5. Nghệ thuật sử dụng mốt số từ chỉ màu sắc khác 2.3. Tiểu kết PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Con ngƣời đƣợc sinh ra, sống và chết đi, chẳng có gì thay đổi từ ngàn đời nay. Đó là cái quy luật đau đớn mà ai cũng biết của cuộc đời. Điều quan trọng là ta để lại gì cho mai sau, và sẽ là gì trong đôi mắt của thế giới mai sau. Đó không nên chỉ là sự tiếc thƣơng của đôi ba ngƣời thân thuộc, không nên chỉ là đôi lời nhận xét trên trang sổ kính viếng, cũng không nên là cái tiếng xấu muôn đời vì đôi vết nhơ nào đó. Đối với cuộc đời nói chung và trong văn học nói riêng, việc nhà văn để lại dấu ấn của mình trên những trang viết, trên bảng niên biểu lịch sử văn học là chuyện “xưa nay thường tình”. Nhƣng chuyện một nhạc sĩ, mà nói đúng hơn là một nghệ sĩ không biết vô tình hay hữu ý để lại dấu ấn của mình trên nền văn học bằng những sáng tác âm nhạc, thì không phải là dễ gặp. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là một ngƣời nhƣ thế. Ca từ trong ca khúc của ông quả thật là thơ, cả về phần hồn lẫn phần xác. Một lối thơ rất Trịnh Công Sơn, và một cảm xúc cũng rất Trịnh Công Sơn. Tác giả Nguyễn Thị Minh Châu viết: “Trịnh Công Sơn ông là ai? Giới văn nghệ sĩ thân ái gọi ông là: Người ca thơ (Văn Cao), Người tình lãng du của nhiều thế hệ (Hoàng Phủ Ngọc Tường), Thiền sư du ca (Đỗ Minh Tuấn), Ông hoàng tình ca (Nguyễn Trọng Tạo), Thi sĩ của âm nhạc, hay Nhạc sĩ của thi ca…. Còn ông trả lời theo cách riêng của mình: Tôi chỉ là tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo…”[16; Tr.136] Chẳng phải vô cớ nhiều nhà thơ đã gọi Trịnh Công Sơn là thi sĩ. Ca từ trong nhiều bài hát của ông là những vẫn thơ đẹp mĩ miều. Trịnh Công Sơn sinh ra và lớn lên ở giai đoạn có nhiều biến động lớn trong lịch sữ dân tộc và nhân loại. Là tầng lớp tri thức trẻ chịu nhiều sự tác động của các nền văn hóa phƣơng Tây đặc biệt là Pháp. Là lớp ngƣời có những nhìn nhận khá sâu sắc về hoàn cảnh dân tộc hiện thời. Những luận đề trên là lý do hoàn toàn hợp lý, giải thích cho những suy tƣ, trăn trở về con ngƣời trong sáng tác của Trịnh Công Sơn. Là nền móng ban đầu tạo nên những bứt phá trong nhận thức của chàng nhạc sĩ trẻ tài hoa Trịnh Công Sơn, đem đến cho 5 đời những ca khúc phản chiến đậm tính nhân văn, những bản tình ca đậm chất triết lý cuộc đời. Vào thời điểm đầu thế kỉ XX, đã có những tên tuổi lớn, phủ bóng khắp làng nhạc Việt nhƣ Phạm Duy, Văn Cao, Đặng Thế Sơn,… Nhƣng Trịnh Công Sơn xuất hiện và đã tìm cho mình đƣợc chỗ đứng trong lòng khán giả trong cũng nhƣ ngoài nƣớc. Nét mới, đặc sắc của nhạc Trịnh Công Sơn không sang trọng nhƣ nhạc Văn Cao, không đa dạng nhƣ Phạm Duy mà là một bức tranh siêu thực, đầy chiêm nghiệm về thân phận và tình yêu. Nhạc Trịnh Công Sơn là “một cuộc hôn phối kì diệu” giữa dấu nhạc và ca từ. Phần ca từ hay đến não nùng khi hát lên nhƣng không phải lúc nào cũng có thể hiểu hết những chữ trong ấy, mỗi chữ, mỗi từ, mỗi câu đều có những giá trị đặc biệt mà khi kết hợp chúng lại với nhau, chất thơ, ý thơ lại toát lên một nét đẹp đặc thù của Trịnh Công Sơn, bảng lảng, mơ hồ, khó định nhƣng chắc chắn ai cũng nhận thấy là đẹp, là mê hoặc. Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát từng nói: “ Trịnh Công Sơn viết dễ như lấy chữ từ trong túi ra”. Nhƣng sao lại mƣợt mà đến nhƣ thế? Một điều vô cùng đặc biệt, từ nhỏ Trịnh Công Sơn đã theo học những trƣờng thuộc Pháp, Tiếng Việt là một môn vô cùng xa xỉ trong những ngôi trƣờng nhƣ thế. Vậy mà một điều chắc chắn rằng trƣớc, và sau Trịnh Công Sơn ta sẽ khó tìm đƣợc một nhạc sĩ thứ hai có vốn từ vựng tiếng Việt phong phú và tuyệt vời đến nhƣ thế. Điều đáng nói ở đây là cách sử dụng vốn từ của Trịnh có thể xem đã đạt đến độ tinh tế và sâu sắc. Sẽ là quá khập khiễng nếu ta so sánh với bậc thầy ngôn ngữ dân tộc Nguyễn Du, song cũng chẳng phải là ngoa khi xếp Trịnh Công Sơn vào một nhạc sĩ bậc thầy. Ở thế kỉ XXI, nhạc Trịnh Công Sơn vẫn có một chỗ đứng vững vàng trong lòng ngƣời hâm mộ. Trịnh Công Sơn đã trở thành một trong những tên tuổi lớn. Những dấu ấn của Trịnh Công Sơn trong âm nhạc nói riêng cũng nhƣ trong văn hóa nghệ thuật nói chung là không thể phủ nhận đƣợc. Nhạc Trịnh đã trở thành một thƣơng hiệu của ngƣời Việt Nam. Đó cũng là phần nào lý do những đề tài, chuyên luận nghiên cứu về Trịnh Công Sơn, về ca từ của ông xuất hiện ngày càng dày đặc. Những nét đẹp của ca từ trong ca khúc Trịnh Công 6 Sơn là rất nhiều và vẫn là đề tài hấp dẫn để chúng ta tìm hiểu. Đặc biệt là phạm trù từ vựng ngữ nghĩa. Với những đóng góp đáng quý của ông vào kho tàng ngôn ngữ dân tộc, việc nghiên cứu về trƣờng từ vựng ngữ nghĩa trong ca từ của nhạc Trịnh Công Sơn, là một sự tất yếu của dòng chảy ngôn ngữ học. Riêng đề tài Trường từ vựng màu sắc trong ca từ Trịnh Công Sơn là một nghiên cứu hoàn toàn mới, chƣa thấy xuất hiện trong thời gian gần đây. Nhận thấy sức hấp dẫn cũng nhƣ sự mới mẻ của đề tài, ngƣời viết muốn thử sức mình, muốn đóng góp phần nào những tìm hiểu nhỏ của mình về trƣờng từ vựng màu sắc trong ca từ của Trịnh Công Sơn, để có thể thỏa niềm đam mê sâu sắc với nhạc Trịnh Công Sơn. Bên cạnh đó chúng tôi cũng muốn tôn vinh những cống hiến của Trịnh Công Sơn đối với từ vựng ngôn ngữ dân tộc; gửi đến tác giả lòng ái mộ cũng nhƣ sự kính trọng của thế hệ chúng tôi đối với một nghệ sĩ tài hoa có phần “bạc mệnh”; thể hiện phần nào những suy nghĩ, cảm nhận của thế hệ trẻ đối với những sáng tác đáng giá của Trịnh Công Sơn và tìm chút sự đồng điệu từ bạn đọc. 2. Lịch sử vấn đề Nhắc đến từ vựng ngữ nghĩa học chúng ta không thể bỏ qua công lao của hai nhà ngôn ngữ học lừng lẫy ngƣời Đức J. Trier và L. Weisgerber, hai nhà tiên phong đƣa ra nhƣng định nghĩa ban đầu về trƣờng từ vựng. Tiếp đó còn phải kể đến những cái tên có đóng góp cho trƣờng từ vựng ngữ nghĩa nhƣ, G. Ipsen, J. Trier. Những đóng góp của các nhà ngôn ngữ học này đã làm cho sự xuất hiện của trƣờng từ vựng vào những năm 20-30 của thế kỉ XX trở nên phong phú và đa dạng hơn về hƣớng tiếp cận. Ở Việt Nam, ngƣời có những công trình tiếp thu, hƣởng ứng đầu tiên nhất, có lẽ phải kể đến giáo sƣ Đỗ Hữu Châu với “Trường từ vựng và hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa” ra đời năm 1973. Ở những công trình sau đó của mình, Đỗ Hữu Châu đi vào phân loại trƣờng từ vựng trong tiếng Việt. Theo đó các khái niệm, trường biểu vật, trường biểu niệm, trường tuyến tính, và trường liên tưởng lần lƣợt ra đời. Các công trình của Đỗ Hữu Châu là những bƣớc đệm, tạo đà cho việc nghiên cứu trƣờng từ vựng ở Việt Nam phát triển, đồng thời 7 cũng mang vai trò tiên phong, đúng hƣớng để các nghiên cứu khác học hỏi, lấy đó làm tài liệu nghiên cứu. Tiếp sau đó có những công trình tiếp thu khác nhƣ Từ vựng học tiếng Việt của Nguyễn Thiện Giáp, Ngữ nghĩa học của Lê Quang Thiêm và một số công trình khác. Bên cạnh đó còn có sự xuất hiện của một số luận án, đề tài về trƣờng từ vựng nhƣ: Luận án Phó Tiến Sĩ Trường từ vựng bộ phận cơ thể người, bảo vệ năm 1988 của Nguyễn Đức Tồn. Luận án Phó Tiến Sĩ Đặc điểm trường từ vựng ngữ nghĩa tên gọi động vật ra đời năm 1996 của Nguyễn Thúy Khanh. Luận văn Thạc sĩ Cấu trúc ngữ nghĩa của vị từ thuộc trường “thực vật. Do Đinh Thị Oanh bảo vệ Năm 1999. Ở chƣơng thứ 8 của công trình Tìm hiểu đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt do Nguyễn Đức Tồn xuất bản năm 2002, đã chỉ ra đặc điểm ngữ nghĩa của trƣờng gọi thực vật. Luận văn Thạc sĩ Trường từ vựng tên gọi các loại cây trong ca dao của người Việt bảo vệ năm 2007 của Phan Thị Thúy Hằng. Năm 2008, Lê Thị Thanh Nga bảo vệ luận văn Thạc sĩ Đặc điểm lớp từ ngữ thuộc trường nghĩa chỉ vật dụng - biểu tượng tình yêu trong ca dao tình yêu lứa đôi. Bên cạnh đó còn có một số nghiên cứu, chuyên đề đƣợc in trên một số tạp chí nhƣ: Trường ngữ nghĩa biểu hiện quan niệm về nữ giới trong tục ngữ Việt (Đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 6 (140) - 2007), năm 2007 của tiến sĩ Đỗ Thị Kim Liên. Trường nghĩa ẩm thực trong các bài báo viết về bóng đá (Đăng trên tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 7 (165) - 2009), năm 2009 của tiến sĩ Hoàng Anh và Nguyễn Thị Yến 8 Trường từ vựng chỉ không gian trong tập thơ Lửa thiêng của Huy Cận (Đăng trên tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 1+2 (171+172) – 2010), năm 2010 của tác giả Trần Thị Mai. Ở các công trình trên, lý thuyết trƣờng đƣợc vận dụng vào nghiên cứu với vai trò là cơ sở tập hợp từ để phục vụ cho các mục đích nghiên cứu khác nhau. Nhƣ các công trình của tác giả Nguyễn Đức Tồn, Nguyễn Thúy Khanh, Phan Thị Thúy Hằng, Đỗ Thị Kim Liên tập hợp các trƣờng từ để nghiên cứu về đặc trƣng văn hóa. Tác giả Đinh Thị Oanh nghiên cứu theo hƣớng ngôn ngữ về mặt ngữ nghĩa nhƣng chỉ gói gọn trong phạm vi các vị từ. Tác giả Lê Thị Thanh Nga thì nghiên cứu về mặt đặc điểm của từ ngữ. Tiến sĩ Hoàng Anh và Lê Thị Yến nghiên cứu trƣờng nghĩa ẩm thực trong các bài viết về bóng đá để chỉ ra sự sinh động trong cách sử dụng từ ngữ. Bài viết của tác giả Trần Thị Mai áp dụng lý thuyết trƣờng từ vựng ngữ nghĩa để nghiên cứu về ngôn ngữ thơ. Riêng về từ chỉ màu sắc, cũng có xuất hiện một số công trình nhƣ: Biện Minh Điền với bài viết “Về tính từ chỉ màu sắc trong thơ Nguyễn Khuyến” (Ngôn ngữ số 7- 2000). Bên cạnh đó còn có, “Màu xanh trong thơ Nguyễn Bính”, Nguyễn Thị Thành Thắng (Ngôn ngữ số 11-2001). Trên Ngôn ngữ và Đời sống số 8 năm 2006, Hà Thị Thu Hoài viết “Từ chỉ màu sắc để miêu tả thiên nhiên trong tác phẩm Truyện Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài”. Đinh Trí Dũng- Lê Thu Giang nghiên cứu từ chỉ màu sắc trong thơ Thế Lữ qua bài viết “Thế Lữ - người vẽ tranh ngôn từ thi ca” trên Ngôn ngữ và Đời sống (số 8- 2007). Các công trình trên hầu hết đều dùng lý thuyết trƣờng từ nhƣ là cơ sở để tập hợp, nghiên cứu về một phạm vi ngôn ngữ trong một lĩnh vực nhất định. Dùng từ vựng màu sắc nhƣ một đối tƣợng cụ thể để hiện thực hóa lý thuyết. Riêng Trường từ vựng màu sắc trong ca từ Trinh Công Sơn chƣa từng thấy xuất hiện. 9 Kể từ sau 1975 đã có những bài viết về ca khúc Trịnh Công Sơn ở trong và ngoài nƣớc. Đầu tiên phải kể đến đề tài cao học của một cô gái ngƣời Nhật Yoshii Michiko, với tựa đề đƣợc dịch Những bài hát phản chiến của Trịnh Công Sơn hoàn thành năm 1990 tại Paris, Pháp. Đây là một trong những nghiên cứu bài bản, khoa học gần nhƣ đầu tiên về sáng tác của Trịnh Công Sơn, từ số lƣợng bài hát, các dòng nhạc mà ông sáng tác, đến hoàn cảnh ra đời của từng bài. Những nhận định đầy cảm xúc nhƣng cũng không kém phần khoa học, rất đáng trân trọng. Ở Việt Nam, có dấu ấn hơn cả phải kể đến hai quyển tập hợp những bài viết về ông ngay sau khi nhạc sĩ qua đời không lâu. Đó là Trịnh Công Sơn (1939 – 2001) – Cuộc đời, âm nhạc, thơ, hội họa và suy tưởng của Trịnh Cung và Nguyễn Quốc Thái. Quyển này hai tác giả tập hợp nhiều bài viết của những bạn bè, thân nhân, những bài văn, thơ, một số tác phẩm hội họa của cố nhạc sĩ, rất đáng trân trọng, song có phần chƣa đi sâu vào những ca khúc, ca từ…mà chủ yếu quan tâm đến những thông tin riêng, những hình ảnh về cố nhạc sĩ. Quyển thứ hai cần phải kể đến là tuyển tập Một cõi Trịnh Công Sơn của các tác giả Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Thụy Kha và Đoàn Tử Huyến. Ở quyển này chủ yếu cũng là tập hợp và biên soạn lại những bài viết về Trịnh Công Sơn và nhạc Trịnh. Bên cạnh đó các tác giả cũng giới thiệu trên dƣới 70 ca khúc và viết lại ca từ nhƣ những bài thơ để làm nỗi bật lên chất thơ của nhạc Trịnh Công Sơn. Đây là những việc làm rất hữu ích cho những ngƣời nghiên cứu sau này. Bên cạnh hai quyển trên, ra đời trong khoảng thời gian gần, sau khi nhạc sĩ mất. Còn phải kể đến cuốn Trịnh Công Sơn và cây đàn Lya của Hoàng Tử Bé do nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng, bạn thân của nhạc sĩ từ thuở niên thiếu viết. Bằng nét tài hoa của mình, Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng đƣa ta tới với một Trịnh Công Sơn đời thƣờng gần gủi qua những kí ức. Quyển sách mang tính tạp văn, có lẫn chút hơi thở của kí và tự truyện, mang nhiều ý nghĩ triết lý về một con ngƣời. 10 Sau ba quyển kể trên, cũng không thể không kể đến Trịnh Công Sơn ngôn ngữ và những ám ảnh nghệ thuật, chuyên luận của Bùi Vĩnh Phúc, một trong những nghiên cứu có thể nói là có giá trị chuyên sâu về ngôn ngữ của Trịnh Công Sơn. Chuyên luận nghiên cứu khá chi tiết về những ám ảnh thƣờng xuyên xuất hiện trong nhạc Trịnh, phân tích kỹ lƣỡng và rất có giá trị văn học. Bên cạnh đó tác giả cũng có đƣa thêm một số ca khúc đƣợc viết lại ca từ nhƣ những bài thơ để làm tƣ liệu. Tuy có một số trùng lặp với Một cõi Trịnh Công Sơn nhƣng sắp xếp có phần logic hơn. Đây là quyển đƣợc đánh giá cao về văn học và có giá trị nghiên cứu hơn cả. Cũng có thể kể đến Trịnh Công Sơn người hát rong qua nhiều thế hệ của Trần Thanh Phƣơng và bạn bè của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn Sƣu tầm, đây là tập hợp rất nhiều bài viết của chính Trịnh Công Sơn in trên các tạp chí, các trang báo thời đó và cũng có cả những bài viết về Trịnh Công Sơn nhƣ những quyển đã kể trên. Gần đây, còn có hai quyển mới đƣợc xuất bản đó là Trịnh Công Sơn Ánh nến và Bạn bè của nhiều tác giả do nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành. Ở quyển này chủ yếu tập hợp những bài viết của bạn bè, ngƣời thân hồi tƣởng cũng nhƣ ghi lại những kí ức đáng trân trọng về tác giả, bày tỏ tình cảm với Trịnh Công Sơn. Sau đó là quyển Trịnh Công Sơn, Bob DyLan như trăng và nguyệt của tác giả nƣớc ngoài Jonh C.Schafer xuất bản 2012. Đây là một tài liệu hoàn toàn mới, với những cái nhìn so sánh độc đáo về điểm gặp gỡ kì diệu giữa hai con ngƣời, hai nhạc sĩ lừng danh của hai châu lục, Bob Dylan và Trịnh Công Sơn. Tác giả có những am hiểu khá đầy đủ về ngôn ngữ, về tôn giáo, về phƣơng Đông học và văn hóa tín ngƣỡng… nên có những phân tích rất chi tiết, chỉ ra những điểm gặp gỡ cũng nhƣ những điểm nổi bật riêng của hai nhạc sĩ tài năng. Còn có khá nhiều bài viết, luận văn đại học, nghiên cứu ít quy mô hơn đƣợc in rải rác trên các tạp chí cũng nói khá nhiều về Trịnh Công Sơn. Rõ ràng Trịnh Công Sơn đã và đang là vấn đề nghiên cứu đƣợc rất nhiều ngƣời quan tâm, tìm hiểu. 11 3. Mục đích, yêu cầu nghiên cứu Trịnh Công Sơn nói “Hội họa và âm nhạc là hai người bạn đồng hành trong nghệ thuật... Trong âm thanh có màu sắc và ngược lại, trong màu sắc có âm thanh... Khi bạn nghe một bản nhạc, bạn đắm chìm vào bản nhạc ấy và trong khối lượng âm thanh kia bỗng mở ra cho bạn một không gian đầy màu sắc, lung linh, óng ả mà có thể để bạn chưa bao giờ nhìn thấy...”.[20] Ý kiến trên của Trịnh Công Sơn cho ta thấy sự gắn kết giữa màu sắc và âm nhạc của ông. Khi nghiên cứu đề tài : Trường từ vựng màu sắc trong ca từ Trịnh Công Sơn ngƣời viết xác định những mục đích, yêu cầu sau: Bằng những kiến về ngôn ngữ và văn chƣơng có đƣợc sau 4 năm đại học, ngƣời viết muốn tìm hiểu về lý thuyết trƣờng tự vựng ngữ nghĩa qua đó tìm hiểu từ vựng màu sắc trong âm nhạc của Trịnh Công Sơn, giá trị của chúng trong việc khắc họa những cung bậc cảm xúc, tình yêu, những thân phận con ngƣời trong các ca khúc của cố nhạc sĩ và những nét đặc sắc trong ngôn ngữ của ông. Muốn làm đƣợc nhƣ thế, ngƣời viết phải nắm vững kiến thức về trƣờng từ vựng, tập hợp đƣợc các ca khúc của Trịnh Công Sơn, thống kê một cách trung thực từ vựng màu sắc đã đƣợc sử dụng, khảo sát chúng trên trục tuyến tính, chỉ ra sự liên tƣởng của tác giả trên trục kết hợp, phân tích đƣợc giá trị của chúng trong ca từ Trịnh Công Sơn. Mong mỏi luận văn sẽ có giá trị tham khảo cho các nghiên cứu sâu hơn về Trịnh Công Sơn. Đến với đề tài này còn là lòng ngƣỡng mộ của ngƣời yêu nhạc Trịnh, thích tìm hiểu ngôn ngữ trong ca từ “bảng lảng” của ông. 4. Phạm vi nghiên cứu Trịnh Công Sơn là một trong những tác giả có bộ sƣu tập sáng tác âm nhạc thuộc hàng đồ sộ bậc nhất Việt Nam. Theo một số nguồn ý kiến từ gia đình và tài liệu nghiên cứu đi trƣớc, ông có khoảng trên dƣới 600 ca khúc đã đƣợc sáng tác. Nhƣng hiện chỉ còn tồn tại trên dƣới khoảng 400 ca khúc, có ca khúc chỉ còn tên, cũng không ít ca khúc nhòe chữ không còn nhìn rõ, hoặc thất lạc. 12 Trên cơ sở tiếp thu ý kiến từ những ngƣời đi trƣớc, ở đề tài này phạm vi nghiên cứu bao gồm 140 ca khúc tìm đƣợc, in trong Tuyển tập Những bài ca không năm tháng (nhà xuất bản Âm nhạc xuất bản năm 1998), Một Cõi Trịnh Công Sơn, và Trịnh Công Sơn ngôn ngữ và những ám ảnh nghệ thuật. Dựa trên lý thuyết trƣờng từ vựng đã tìm hiểu, những bài hát nêu trên sẽ là ngữ liệu nghiên cứu về trƣờng từ vựng màu sắc trong ca từ Trịnh Công Sơn (tên tất cả các bài hát đã xem xét đƣợc ghi ở phần phụ lục 1). 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Sau khi tìm đọc các ca khúc của Trịnh Công Sơn, để hoàn thành nghiên cứu ngƣời viết sử dụng kết hợp nhiều phƣơng pháp nhƣ : Phƣơng pháp thống kê, phân loại ngữ liệu: ngƣời viết dùng phƣơng pháp này để tập hợp, khảo sát những từ ngữ thuộc trƣờng từ vựng màu sắc thuộc phạm vi nghiên cứu. Sau đó phân loại trƣờng từ vựng màu sắc theo các phạm trù màu làm cơ sở phân tích. Phƣơng pháp phân tích, chứng minh: ngƣời viết bóc tách các mối quan hệ ngữ nghĩa của từ vựng màu sắc trong ca từ Trịnh Công Sơn trong ngữ cảnh, tìm hiểu mối quan hệ liên tƣởng, phân tích giá trị ngữ nghĩa của chúng. Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu: ở phƣơng pháp này, ngƣời viết bằng kiến thức có đƣợc, dựa trên những điểm giống và khác nhau để so sanh đối chiếu, tìm ra những đặc sắc của ca từ Trịnh Công Sơn. Phƣơng pháp tổng hợp: sau khi phân tích, ngƣời viết dùng phƣơng pháp này để đúc kết những đặc trƣng, giá trị chung của trƣờng từ vựng màu sắc trong ca từ Trịnh Công Sơn. Bên cạnh các phƣơng pháp trên ngƣời viết cũng sử dụng một số phƣơng pháp khác nhƣ phƣơng pháp xã hội học, phƣơng pháp tiểu sử. Trong quá trình thực hiện đề tài, ngƣời viết ý thức đƣợc rằng không có phƣơng pháp nào là tuyệt đối vì vậy trong quá trình vận dụng ngƣời viết đã kết hợp các thế mạnh của mỗi phƣơng pháp để góp phần hoàn thiện đề tài. 13 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Về Trƣờng từ vựng và trƣờng từ vựng màu sắc 1.1.1. Trường từ vựng 1.1.1.1. Từ và từ vựng Nói đến từ vựng ta không thể không nhắc đến từ. Từ theo một cách hiểu nôm na, là đơn vị nhỏ nhất để tạo câu, hay cũng có thể nói từ là một đơn vị để tạo nên các biểu thức trong ngôn ngữ, nhƣ cụm từ, câu, cú… Theo Đỗ Hữu Châu “Các hình vị kết hợp với nhau thành những đơn vị có nghĩa lớn hơn. Những đơn vị này trực tiếp kết hợp với nhau tạo thành các câu nói. Truyền thống ngôn ngữ học gọi đơn vị thứ ba này là từ.”[4; 5] Ông còn nhấn mạnh những đặc điểm của từ, về hình thức ngữ âm và nghĩa, về tính cố định, sẳng có, về tính thực tại và hiển nhiên của chúng. Bên cạnh đó Đỗ Hữu Châu còn định nghĩa từ trong tiếng Việt “Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định bất biến, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, tất cả ứng với một kiểu nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt.”[4; Tr.13] Đỗ Hữu Châu tiến hành phân loại từ thành hai nhóm: Từ đơn và Từ phức, trong đó ông chia từ phức thành Từ láy và Từ ghép. Cách hệ thống nhƣ trên rất hợp lý và bao quát đƣợc các nhân tố của từ, đây là cách phân loại đƣợc sự đồng tình của khá nhiều nhà ngôn ngữ học. Đỗ Hữu Châu nhận định từ có hai chức năng cơ bản: Chức năng biểu nghĩa (biểu thị sự vật hiện tƣợng …) và chức năng tạo câu. Những nghiên cứu của ông tập trung nhiều vào chức năng thứ nhất, nghĩa của từ. Đỗ Hữu Châu trình bày các khái niệm đại khái nhƣ sau: 14 Từ Đơn: Là từ do một từ tố tạo nên, căn cứ vào số lƣợng âm tiết ta có thể chia từ đơn thành từ đơn đơn tiết và tƣ đơn đa tiết. Một số ví dụ cho từ đơn đa tiết nhƣ: ba ba, mãng cầu, đu đủ, nam mô, bồ đài, ba lơn, thằn lằn, măng cục… Còn ví dụ về từ đơn đơn tiết thì chắc không cần phải nêu thêm nữa, vì đa phần từ vựng của chúng ta là từ đơn tiết. “Các từ đơn, đặc biệt là từ đơn đơn âm mang những đặc trưng tiêu biểu về ngữ nghĩa của tiếng Việt, đóng vai trò quan trọng trong cấu tạo từ, vừa là từ tố được dùng để tạo nên từ láy và từ ghép của tiếng Việt.”[3; Tr 46]. Từ Phức: Là từ do hai hoặc hơn hai từ tố tạo nên. Trong từ phức có từ láy và từ ghép. Có những từ ghép ba hoặc bốn từ tố cộng lại, nhƣng từ ghép hai từ tố là cơ sở và tiêu biểu cho từ ghép tiếng Việt. Phân loại từ ghép tiếng Việt dựa theo mối quan hệ ngữ nghĩa ta có các kiểu nhƣ sau: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập, bên trong hai loại này còn có các kiểu nhỏ hơn. Kiểu cấu tạo từ thứ hai trong từ phức, là từ láy. “Từ láy là những từ phức do phương thức láy tác động vào một từ tố cơ sở làm xuất hiện một từ tố phát sinh được gọi là từ tố láy”[3; Tr 60]. Hai từ tố ấy kết hợp lại tạo nên từ láy. Dựa theo phƣơng thức láy ta có từ láy hoàn toàn ví dụ: xanh xanh, đo đỏ, nằng nặng, cao cao,.. và từ láy bộ phận ví dụ: nhẹ nhàng, dịu dàng, dễ dãi, mỉa mai, nhá nhem,.. Dựa theo số lƣợng từ tố ta có thể có các từ láy đôi ví dụ: xanh xanh, dịu dàng, mơ màng,… ; từ láy ba ví dụ: dửng dừng dưng, sạch sành xanh, tất tần tật,… ; từ láy tư ví dụ: quần quần áo áo, bù lu bu loa, trùng trùng điệp điệp, khập kha khập khiểng,….. Còn theo Nguyễn Thiện Giáp “Từ là đơn vị cơ bản của từ vựng và của ngôn ngữ nói chung.”[7; Tr.16]. Ông nhấn mạnh chức năng định danh của từ “Chức năng cơ bản của từ là chức năng định danh… . Vốn là đơn vị định danh từ có thể biến thành yếu tố có chức năng tương tự như hình vị hoặc có thể đảm nhiệm chức năng thông báo vốn là đặc trưng của câu.”[7; Tr.17]. 15 Bên cạnh đó phải kể đến nhận định của Nguyễn Văn Tu “Từ là đơn vị cơ bản chủ yếu có khả năng vận dụng độc lập mang nghĩa từ vựng, nghĩa ngữ pháp. Chúng ta gọi từ là đơn vị trung tâm, vì từ có đầy đủ những tiêu chuẩn của đơn vị ngôn ngữ cơ bản và là đơn vị ngôn ngữ quan trọng nhất.”[16; Tr.35]. Trong ngôn ngữ đồng thời cũng có những đơn vị khác cũng có chức năng tƣơng tự nhƣ từ nhƣng, có cấu tạo không thể đồng nhất với từ, đó là các cụm từ cố định, các cụm từ này đƣợc giới Việt ngữ học gọi là thành ngữ, quán ngữ, hay phƣơng ngôn… . Cụ thể hơn Đỗ Hữu Châu viết “ Đối chiếu với từ phức và cụm từ tự do, có thể nói: ngữ cố định là các cụm từ ( ý nghĩa có tính chất là ý nghĩa của cụm từ, cấu tạo là cấu tạo của cụm từ), nhưng đã cố định hóa, cho nên cũng có tính chất chặt chẽ, sẵn có, bắt buộc, có tính xã hội như từ.”[4; Tr.36]. Chúng ta hiểu nghĩa của cụm từ cố định nhƣ hiểu một cụm từ chính phụ thông thƣờng, nhƣng hình thức của chúng đã đƣợc cố định hóa, khi sử dụng phải dùng đúng nhƣ nó đã có. Vì đã cố định hóa nên bản thân cụm mang tính thành ngữ rất cao và có khi trở thành thành ngữ. Một số ví dụ nhƣ: giàu bà cố, đi guốc trong bụng, chối bây bẫy, hết nước hết cái….. Nguyễn Thiện Giáp cũng giải thích rất rõ ràng về cụm từ cố định, cụ thể nhƣ sau: “Những cụm từ cố định không phải do người ta tùy tiện tạo ra mà đã hình thành trong lịch sử. Chúng là những đơn vị có sẵn như những từ trong ngôn ngữ. Những từ trong cụm từ cố định với mức độ khác nhau mất tính độc lập về nghĩa và tổ hợp thành một kết cấu hoàn chỉnh. Nói chung, ta không nên tùy tiện thay đổi trật tự của những từ hay thêm bớt những từ trong cụm từ cố định.”[16; Tr.180] Ông lý giải “Cụm từ cố định dùng để chỉ một khái niệm thống nhất như một từ, được dùng để đặt câu, cho nên nó là đối tượng của từ vựng học.”[16;Tr.181]. Đó là những nhận định về từ, còn dối với từ vựng, Từ vựng là thuật ngữ để chỉ tập hợp các từ và các đơn vị tương đương với từ trong ngôn ngữ học. Nhƣ đã biết từ vựng là một trong ba bộ phận cấu thành của ngôn ngữ học (từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp). Tuy nhiên bản thân từ vựng lại có phần nhỉnh hơn hai bộ phận còn lại 16 về mặt số lƣợng cũng nhƣ vai trò của mình. Khi ta nói đến một sự kiện ngôn ngữ học là phải đề cập đến thành tố cũng nhƣ giá trị chức năng của sự kiện ấy, từ vựng cũng vậy. Nhƣ đã nói từ vựng đƣợc hợp thành bởi từ và các đơn vị ngang với từ. Về mặt chức năng của từ vựng xét trên cơ sở ngữ pháp chúng là đơn vị của câu và các cấp bậc cao hơn câu.Về mặt ngữ nghĩa, từ vựng bao hàm nghiã biể u vâ ̣t , nghĩa biểu thái , nghĩa biểu niệm , và cả nghĩa hành động ngôn từ . 1.1.1.2. Về trường từ vựng Trƣờng từ vựng là một phạm trù trong lĩnh vực nghiên cứu từ vựng học xuất hiện từ những năm 20 – 30 của thế kỷ XX. Ngƣời có công lao đƣa lý thuyết trƣờng vào ngôn ngữ học là hai nhà ngôn ngữ học ngƣời Đức J. Trier và L. Weisgerber. Có nhiều quan niệm về trƣờng từ khác nhau nhƣng chủ yếu xoay quanh hai khuynh hƣớng: Khuynh hƣớng 1: Đại diện cho khuynh hƣớng này là L.Weisgerber và J. Trier. Chịu ảnh hƣởng của học thuyết Humboldt cho rằng ngôn ngữ là cái phản ánh tinh thần của một dân tộc và tƣ tƣởng của Saussure về tính hệ thống của ngôn ngữ. Hai nhà ngôn ngữ học cho rằng trƣờng từ vựng là phạm vi các khái niệm mà các từ trong ngôn ngữ biểu hiện, ngƣời ta có thể tập hợp các khái niệm thành trƣờng bằng các đơn vị từ vựng của ngôn ngữ từng dân tộc. Tuy nhiên, khái niệm và nghĩa của từ không hoàn toàn đồng nhất. Chính vì vậy, việc tập hợp các khái niệm để lập thành các trƣờng từ vựng của trƣờng phái J. Trier còn nhiều điều bất hợp lý. Khuynh hƣớng 2: Khuynh hƣớng này gồm nhiều quan niệm dựa vào các tiêu chí ngôn ngữ học. Hướng dựa vào ngữ pháp của từ: Theo khuynh hƣớng này, Muller và Porrig tập hợp các từ có đặc điểm ngữ pháp giống nhau, nghĩa là có khả năng kết hợp giống nhau với các từ khác để thành lập trƣờng từ vựng - cú pháp. Ví dụ: 17 Trong tiếng Anh, trƣờng từ vựng - cú pháp gồm các từ có khả năng kết hợp ở phía trƣớc với: the hoặc a, an, hoặc this, that... Trong tiếng Việt, trƣờng từ vựng - cú pháp các từ có khả năng kết hợp ở phía trƣớc với: rất, hơi, khá, khí và ở phía sau với lắm, quá .. Hướng dựa vào hình thái và chứa năng của từ: Dựa vào tiêu chí này, Ipsen đã thành lập trường từ vựng - ngữ pháp. Đây là tập hợp các từ có cùng căn tố, có cùng trƣờng cấu tạo từ: Measure Measured Measurable Measurement Measuredness Measureless Measurelessness Measurability ..... Hướng dựa vào các nét nghĩa phạm trù, các nét nghĩa loại: Theo hƣớng này, ngƣời ta dựa vào các nét nghĩa phạm trù, nét nghĩa loại để lập các trƣờng từ vựng - ngữ nghĩa. Đây là tập hợp các từ có quan hệ về mặt ngữ nghĩa. Ví dụ: Việc lập các trƣờng từ vựng - ngữ nghĩa dựa vào nét nghĩa màu sắc, hoặc mùi vị, thời gian, hoặc phương hướng, hoặc thức ăn, hoặc các phương tiện đi lại trên bộ, dưới nước...... Hướng dựa vào các từ mà khi người nghe liên tưởng tới khi nghe được một từ nào đó: Theo hƣớng này, ngƣời ta lập các trƣờng từ vựng ngữ nghĩa liên tƣởng. Ví dụ: Nghe từ lài, trƣờng liên tƣởng của ngƣời Việt có thể gồm các từ sau đây: hoa, màu trắng, thơm ngát, người trồng hoa, người mà bạn đã có lần gặp khi có mùi hoa lài, kỹ nữ, gái ăn sương,... Nói tóm lại, có nhiều quan niệm về trƣờng từ khác nhau nhƣng chủ yếu xoay quanh các xu hƣớng; dựa vào tập hợp các từ gần nghĩa với nhau về tiêu chí hình thái hình thái và chức năng của từ, với Trường từ vựng – ngữ pháp do G. Ipsen đặt ra, Trường từ vựng – ngữ 18 nghĩa của J. Trier, hoặc hai mối quan hệ Ngữ đoạn (ngang, tuyến tính) và quan hệ Đối vị (dọc, trực tuyến) ta có Trường từ vựng – trực tuyến, Trường từ vựng – tuyến tính. Bên cạnh đó còn có Trường từ vựng – liên tưởng dựa trên quan hệ liên tƣởng, liên hội trong nhận thức. Ở Việt Nam nỗi bật là những công trình của Đỗ Hữu Châu, ông cho rằng “Trường từ vựng ngữ nghĩa là tập hợp các từ và ngữ cố định trong từ vựng của một ngôn ngữ dựa vào sự đồng nhất nào đấy về nghĩa.”[3; Tr.127]. Bên cạnh đó trong quyển Dẫn luận ngôn ngữ học xuất bản 2009 của Vũ Đức Nghiệu và Nguyễn Văn Hiệp định nghĩa: “Trường ngữ nghĩa (còn được gọi là trường từ vựng) là những tiểu hệ thống, những tổ chức của từ vựng, gồm những từ ngữ có quan hệ về nghĩa với nhau một cách có hệ thống.” Nói tóm lại, trƣờng từ vựng (trƣờng nghĩa) là tập hợp các đơn vị từ vựng có quan hệ với nhau dựa trên một tiêu chí nào đó về nghĩa. 1.1.2. Phân loại trường từ vựng Việc phân loại trƣờng từ vựng có nhiều ý kiến, theo quan điểm của Đỗ Hữu Châu có thể dựa vào các mối quan hệ ngang, dọc và liên tƣởng trong ngôn ngữ để tiến hành phân loại trƣờng từ vựng. 1.1.2.1. Trường từ vựng trực tuyến Trƣờng từ vựng trực tuyến hay trƣờng nghĩa dọc là tập hợp các đơn vị từ vựng hoặc tƣơng đƣơng từ có dặc điểm cùng chỉ về một phạm vi sự vật hiện tƣợng nào đó hoặc có cấu trúc biểu niệm giống nhau. Theo đó ta có hai trƣờng tƣơng ứng: trƣờng biểu vật và trƣờng biểu niệm. 1.1.2.1.1. Trường biểu vật Nghĩa biểu vật là một trong những thành phần ý nghĩa từ vựng của từ, tập hợp những từ có điểm chung nhất nào đó về nghĩa biểu vật sẽ tạo thành trƣờng biểu vật. Đỗ Hữu Châu 19 viết “Các từ cùng chỉ những sự vật thuộc một phạm vi sự vật nào đó lập thành một trường biểu vật.”[3; Tr.127] Ví dụ trường từ vựng về con người nói chung ta có thể có: + Tuổi tác: trẻ em, thanh niên, thiếu niên, trung niên, người già, … + Nghề nghiệp: học sinh, công nhân, bác sĩ, nhạc sĩ, …. + Các hoạt động của ngƣời: đi, đứng, chạy, làm việc, ăn,…. + Ngoại hình: cao, thấp, mập, ốm, đẹp, xấu, .. + Tâm lý: vui, buồn, giận, sung sướng, hạnh phúc, … Tấc cả các ví dụ trên đều thuộc trƣờng từ vựng về con ngƣời nói chung. Một đơn vị từ vựng có thể thuộc nhiều trƣờng biểu vật khác nhau do hiện tƣợng nhiều nghĩa của từ. Ví dụ do hiện tƣợng nhiều nghĩa của từ ta có các từ: tay, chân, đầu, thân,…. Các từ này thuộc trƣờng chỉ cơ thể ngƣời, song trong một trƣờng hợp khác: tay áo, chân bàn, đầu kênh, thân cây,… cũng đã thuộc những trƣờng đồ vật, tự nhiên. Tƣơng tự, ví dụ các từ: đứng, ngồi, quỳ, nằm, dựa,.. thuộc trƣờng từ vựng chỉ tƣ thế, điệu bộ con ngƣời, đồng thời lại thuộc trƣờng từ vựng chỉ hoạt động của động vật, ví dụ nhƣ: voi quỳ, gấu ngồi, ngựa đứng,….. Chỉ cần tập hợp các từ cùng chỉ một phạm vi sự vật nào đó ta sẽ có trƣờng nghĩa biểu vật của sự vật ấy. 1.1.2.1.2. Trường biểu niệm Tƣơng tự nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm cũng là một trong những thành phần nghĩa từ vựng của từ. Căn cứ để tập hợp các từ về một trƣờng biểu niệm là nét nghĩa chung hay cấu trúc biểu niệm khái quát. Cũng nhƣ các trƣờng biểu vật, do hiện tƣợng nhiều nghĩa của từ nên có những từ có thể đi vào nhiều trƣờng biểu niệm khác nhau và trƣờng biểu niệm lớn có thể chia thành các trƣờng biểu niệm nhỏ hơn. Mật độ các từ trong mỗi trƣờng nhỏ là khác nhau. Và các từ trong các trƣờng này cũng có thể giao thoa với nhau. Ví dụ: 20 - Trƣờng biểu niệm có nét nghĩa chung về vật thể nhân tạo (dùng để phục vụ sinh hoạt): + Đối tƣợng dùng để đặt: bàn, ghế, giường,.... + Đồ dùng để chứa đựng: tủ, chai, lọ, bình,... + Đồ dùng để mặc: áo, quần, giày, dép, nón,... - Trƣờng biểu niệm có nét nghĩa chung về tính chất tốt hay xấu (có tác động tích cực hay tiêu cực đến đối tƣợng khác): hiền lành, tốt bụng, hung bạo, tàn bạo,... - Trƣờng biểu niệm hoạt động tác động đến sự vật X, làm cho X có tình trạng: * Y động hay tĩnh: + Động hay tĩnh tại chỗ một cách cơ giới: rung, lay, lắc,.. + Y dời chỗ hay dừng lại: đẩy, xô, ném, lao, giật, bẩy, quay,.. + X là thiết bị cơ khí: khởi động, tắt (máy), nổ (nổ máy),... + X là trang thái sinh lí hay tâm lí: Thức, đánh thức, kích thích,... - Trƣờng biểu niệm làm cho X có những biến đổi trong trạng thái Y, trạng thái nằm trong bản thân X: + Tăng hay giảm về kích thƣớc: co, giãn, mở, đóng, xẹp, phình, tăng trọng, giảm,... + Bị phá vỡ hay liền lại: phân, chia, phân tán, liên kết, ghép, kết hợp,... 1.1.2.2. Trường từ vựng tuyến tính Trƣờng tuyến tính hay trƣờng nghĩa ngang là một tập hợp các từ có thể kết hợp với một từ tố gốc tạo nên các câu, cụm, ngữ.. theo trục quan hệ tuyến tính. Đỗ Hữu Châu nói “Để lập nên các trường nghĩa tuyến tính, chúng ta chọn m ột từ làm gốc rồi tìm tất cả những từ có thể kết hợp với nó tạo thành những chuổ i tuyến tính (cụm từ, câu) chấp nhận được trong ngôn ngữ.” [4;Tr.159]. 21 Mục đích chính của việc thành lập các trƣờng tuyến tính, là để ta có thể phát hiện đƣợc những nội dung ngữ nghĩa của các quan hệ cú pháp và tính chất của các quan hệ đó. Một vài ví dụ về trƣờng từ vựng tuyến tính. Trƣờng tuyến tính của từ đi: Đi + nhanh, chậm, chập chững, khập khiểng… Đi + người, sinh viên, heo, bò, voi, trâu, ngựa…. Đi + học, chơi, du lịch, làm, chợ, ăn tiệc… Từ Hồng có thể kết hợp thành má hồng, gót hồng, ngay cả mưa hồng… Các từ trong cùng một trƣờng nghĩa tuyến tính là những từ thƣờng đƣợc kết hợp với nhau theo chuẩn mực có thể chấp nhận đƣợc của một ngôn ngữ. Nói nôm na là những từ cộng đồng có thể hiểu và chấp nhận đƣợc khi chúng đi với nhau. Song cũng phải nói đến những ngoại lệ trong văn chƣơng, do sự sáng tạo của văn nghệ sĩ các từ tố có thể kết hợp với nhau rất đặc biệt để thực hiện ý đồ của tác giả. Ví dụ Trời cao + níu bước sơn khê hay Bàn tay + chăn gió mưa sang….. Là những thí dụ điển hình cho sự kết hợp độc đáo của từ ngữ. Do hiện tƣợng nhiều nghĩa của từ, một từ tố gốc có thể lập thành những trƣờng tuyến tính khác nhau về tính chất phụ thuộc vào nghĩa đƣợc dùng làm gốc. Trƣờng hợp phƣơng ngữ thì trƣờng nghĩa ngang của phƣơng ngữ có thể khác với trƣờng nghĩa ngang của ngôn ngữ toàn dân. Có rất nhiều từ có thể đi với một từ tố gốc, tuy nhiên mức độ khắng khít của những từ đó với từ tố gốc không giống nhau. Sự khác nhau ấy tùy vào mức độ thƣờng xuyên sử dụng hay sự chấp nhận của cộng đồng. Mô ̣t số nhà ngôn ngƣ̃ ho ̣c go ̣i nó là tin ́ h mòn của ngôn ngƣ̃ . Khi lố i mòn ấ y bi ̣phá vỡ , sẽ có vô số điều thú vị xảy ra , đă ̣c biê ̣t là với các tác phẩ m văn chƣơng . Cùng với trƣờng trực tuyến, trƣờng tuyến tính góp phần phát hiện ra tính hệ thống, quan hệ ngữ nghĩa giữa các đơn vị từ vựng. 22 1.1.2.3. Trường từ vựng liên tưởng Một loại trƣờng từ khác với trƣờng trực tuyến và trƣờng tuyến tính là trƣờng từ vựng liên tƣởng. Nhƣ đã đƣợc định danh, trƣờng từ liên tƣởng đƣợc thành lập dựa trên mối quan hệ liên tƣởng, liên hội trong nhận thức con ngƣời về thế giới khả hữu xoay quanh một từ trung tâm làm cốt lõi . Ch.Bally một nhà ngôn ngữ học ngƣời Pháp đã đƣa ra khái niệm trƣờng từ này. Hiểu đơn giản về trƣờng từ vựng liên tƣởng, khi một từ tố đƣợc đƣa ra, dựa trên năng lực liên hội và vốn hiểu biết của từng ngƣời, từ tố ấy sẽ gợi ra một loạt những từ tố khác có mối quan hệ với từ tố ban đầu, từ tố gốc về một hay một vài phƣơng diện nào đó kể cả trong ngôn ngữ học và cả thế giới khách quan. Trƣờng từ vựng liên tƣởng trƣớc hết là tập hợp những từ tố cùng nằm trong các trƣờng trực tuyến, tuyến tính và một số từ tố khác có mối quan hệ nào đó với từ tố gốc kể cả các mối quan hệ ngoài ngôn ngữ nhƣ, dân tộc, thời đại và cả sự liên hội cá nhân… Sức mạnh của trƣờng này hay độ nông sâu về ngữ nghĩa phụ thuộc vào khả năng liên hội cũng nhƣ vốn từ của từng cá nhân riêng biệt. Do sự phụ thuộc quá nhiều vào các yếu tố ngoại ngôn ngữ ( văn hóa, xã hội…) nên trƣờng từ vựng liên tƣởng của từng quốc gia, từng vùng lãnh thổ, từng dân tộc, kể cả từng cá nhân là hoàn toàn khác nhau và có khi đối nghịch với nhau. Đỗ Hữu Châu định nghĩa “ Khi từ ngữ của cả dân tộc hay của một người có sức gợi liên tưởng, như vậy mỗi từ sẽ thành trung tâm của một trường liên tưởng.”[3;Tr.142]. Một số ví dụ về trƣờng liên tƣởng nhƣ từ Quê hương gợi ra các từ nhƣ chùm khế ngọt, cầu tre nhỏ, con sông, đường đi học, con diều, đêm trăng…Hay mục đồng gợi ra đàn chiên, đồi cỏ, tiếng sáo, con diều, lưng trâu….. Trong ngôn ngƣ̃ văn chƣơng nói riêng , trƣờng tƣ̀ vƣṇ g liên tƣởng đóng mô ̣t vai trò vô cùng quan tro ̣ng trong viê ̣c ta ̣o nên chiề u sâu , hay nghĩa bóng của tác phẩm . Nó là công cụ để nhà văn tạo nên nét riêng , nét độc đáo của tác phẩm mình hạ sinh . 23 1.1.3. Khái niệm trường từ vựng màu sắc Trong tiếng Việt, lớp từ chỉ màu sắc chiếm một số lƣợng khiêm tốn nhƣng giữ vai trò quan trọng. Để hiể u khái niê ̣m trƣờng tƣ̀ v ựng màu sắc , điề u trƣớc hế t ta phải hiể u “màu sắ c” là gì. Theo lý thuyế t Phƣơng Tây , thì chỉ có ba màu cơ bản nhấ t tạo nên cấp độ 1 của màu gồm: đỏ, xanh, vàng. Với ba màu này chồng lên nhau ta sẽ có các màu thuộc cấp độ 2 trên bảng màu . Các màu này đƣơ ̣c chia làm hai gam cơ bản : gam nóng và gam lạnh . Sự giao thoa giữa gam nóng và gam lạnh tạo nên gam màu ấm và gam màu mát. Bên cạnh đó ngƣời ta cũng phân loại các màu theo độ đậm nhạt nhƣ: Màu sáng, màu sậm, màu nhạt, màu tươi. Theo vâ ̣t lý ho ̣c , màu sắc là một d ải quang phổ có bƣớc sóng khác nhau theo thƣ́ tƣ ̣ đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Chúng là thƣ́ tƣ ̣ ng ắn dầ n của bƣớc sóng và nh ạt dần về mƣ́c sáng. Về cơ bản đen và trắ ng không phải là màu , màu đen hay màu trắng thực chấ t là tổ hơ ̣p tấ t cả các màu với sắ c đô ̣ khác nhau . Hiểu mô ̣t cách đơn giản , trắ ng hoặc đen là s ắc độ giảm tối đa hoặc tăng tối đa của các màu khi phố i la ̣i . Các màu sắc từ lâu trong nhận thức con ngƣời không chỉ mang nghĩa màu sắc đơn thuần mà còn mang nhiều ý nghĩa tƣợng trƣng khác nhau. Bên cạnh đó trong các nền văn hoa khác nhau, các màu cũng mang những ý nghĩa khác nhau. Ví dụ nhƣ: Màu xanh lá là màu chung của tự nhiên đại diện cho thiên nhiên và hệ sinh thái biểu tƣợng cho sự phát triển, tái sinh, và khả năng sinh sản. Trong các nền văn hóa khác nhau màu xanh lá cũng mang những ý nghĩa khác nhau. Màu xanh lá cây là màu của may mắn trong hầu hết văn hoá phƣơng Tây, nó cũng là màu của thiên đƣờng trong triều nhà Minh. Xanh lá cũng là màu thánh thiện của Hồi Giáo và tại Ireland nó cũng là màu may mắn. Bên cạnh những ý nghĩa tốt lành màu xanh lá cũng mang những ý nghĩa tiêu cực tại một số quốc gia nhƣ Tại Israel, màu xanh lá cây có thể mang ý nghĩa là có tin xấu. Màu hồng là màu thƣờng đƣợc gắn vói nữ giới. Nói tới màu hồng, ngƣời ta sẽ nghĩ ngay tới màu của tình yêu, sự lãng mạn, quan tâm, màu của hạnh phúc và những gì tốt đẹp nhất. Hồng là sự kết hợp của màu đỏ và trắng. Màu hồng mang năng lƣợng nhiệt tình của 24 màu đỏ và sự sâu sắc của màu trắng. Đó là niềm đam mê và sức mạnh của màu đỏ đƣợc làm dịu lại bằng độ tinh khiết, cởi mở và nhẹ nhàng của màu trắng. Tại một số quốc gia màu hồng lại mang nhiều nghĩa khác. Đơn cƣ nhƣ tại Bỉ, màu hồng lại là màu dành cho bé trai. Nhƣng hầu hết trong các nền văn hóa màu hồng mang nghĩa hạnh phúc. Màu vàng trong thế giới tự nhiên, màu vàng là màu của hoa hƣớng dƣơng, lòng đỏ trứng và ong. Trong thế giới con ngƣời, màu vàng biểu tƣợng cho vua chúa, cho sự chiến thắng – huy chƣơng vàng, cúp vàng. Màu vàng cũng là màu của sự hạnh phúc, lạc quan, giác ngộ, sáng tạo và ánh nắng mùa xuân. Tuy vậy đằng sau ý nghĩa tích cực của màu vàng, nó cũng đi kèm với ý nghĩa của sự ích kỷ, hèn nhát, phản bội. Và trong vấn đề sức khoẻ màu vàng có nghĩa là bệnh lý. Trở la ̣i với ngôn ngƣ̃ ho ̣c , “màu sắc” theo Tƣ̀ điể n Tiế ng Viê ̣t do viê ̣n ngôn ngƣ̃ ho ̣c và nhà xuất bản từ điển bách khoa soạn thảo năm 2006: “màu sắc (dt), nói chung về màu . Nghĩa bóng là chỉ tính cách , đặc tính”. Còn theo từ điển Từ ngữ Nam bô ̣ do nhà xuấ t bản khoa khoa ho ̣c xã hô ̣i xuấ t bản năm 2007 “màu sắc” đƣơ ̣c ghi : “Mầ u sắ c hay màu sắc là danh từ chỉ các màu nói chung , chỉ tính chất , đặc thù đặc điể m riêng biê ̣t ”. Hay ta có thể mƣợn định nghĩa của Đào Thản nói về màu sắc “Màu sắc là một thuộc tính của vật thể, tồn tại một cách khách quan trong thế giới vật chất, mà thị giác con người có thể nhận biết được.” [15] Những định nghĩa trên còn khá mơ hồ về nhóm từ chỉ màu sắc. Nhƣ các khái niệm nêu trên thì từ chỉ màu sắc với các nhóm từ chỉ mùi vị, âm thanh, có một vài điểm chung. Chúng đều mang nghĩa chỉ tính chất, đặc thù đặc điểm riêng biệt. Ví dụ: màu sắc và mùi vị đều là các từ chỉ những tính chất, đặc điểm riêng biệt của một sự vật, hiện tƣợng nào đó. Song sự khác nhau nằm ở việc cảm nhận mùi vị thì bằng khứu giác và vị giác còn màu thì ta cảm nhận bằng thị giác. Do sự giống nhau về mặt bản chất khái niệm nên giữ các nhóm từ trên có sự trao đổi qua lại với nhau khi sử dụng để tạo nét đặc sắc riêng biệt. Ví dụ ta nói: món này nhìn ngon quá, hay nghe màu xanh hát trong lời gió cũng hoàn toàn có thể chấp nhận đƣợc. 25 Bên cạnh đó, về mặt đặc điểm hình thức nhƣ khái niệm mà Đào Thản đƣa ra, cái mà ngƣời ta có thể nhận thức đƣợc bằng mắt không chỉ có màu sắc mà còn có hình dáng, kích thƣớc. Những khái niệm về từ chỉ màu sắc còn khá mơ hồ trong ngôn ngữ. Nhìn chung , nghĩa từ điển của từ “ màu sắc” trong ngôn ngƣ̃ ho ̣c không c ần phải bàn thêm. Nói cho cùng nó cũng chỉ là một danh từ với đầy đủ đặc thù nhƣ nh ững danh tƣ̀ khác , chỉ một khái niệm mang tính trừu tƣơ ̣ng trong thế giới khách quan . Về nghiã tƣ̀ vƣṇ g , “màu sắc” đơn thuầ n là để chỉ đ ặc điểm về màu của một sự vật cụ thể , nhâ ̣n biế t đƣơ ̣c bằ ng thi ̣giác . Nhƣng trong văn chƣơng. Truyê ̣n Kiề u có câu : “Gió chiều như giục cơn sầu Vi lô hiu hắ t như màu khẩy trêu.” Hay câu: “Khác màu kẻ quý người thanh Ngẫm ra cho kỹ như hình con buôn.” Hay nhƣ trong Chinh Phu ̣ Ngâm cũng có câu : “Thiế p xin chàng chớ bạc đầ u Thiế p thì giữ mãi lấ y màu trẻ trung.” Điề u đó chƣ́ng t ỏ từ chỉ màu sắc từ lâu đã không còn đơn thuần chỉ là mầu sắc thuần túy. Mà phạm vi nghĩa của nó khi chuyển loại cũng vô cùng phong phú đa dạng . Đơn vi ̣tƣ̀ vƣṇ g chỉ màu sắc hiê ̣n ta ̣i không chỉ là nhƣ̃ng sắ c th ái của một sự vật cụ thể , có thể nhận biế t bằ ng thi ̣giác nƣ̃a , mà nó còn là những sắc thái khác của cuộc sống , kể cả cảm xúc , suy nghĩ, hành động . Quay trở về với Trường từ vựng màu sắ c, hiể u mô ̣t cách nôm na , trƣờng tƣ̀ vƣṇ g màu sắ c là mô ̣t tâ ̣p hơ ̣p nhƣ̃ng đơn vi ̣tƣ̀ vƣṇ g , có liên hệ với nhau một cách nào đó về nghĩa “màu sắc”. Có thể xem “ màu sắc” nhƣ mô ̣t thỏi nam châm làm trung tâm hút mo ̣i sắ c màu của thế giới khách quan về phía mình. 26 1.1.4. Phân loại trường từ vựng màu sắc Dựa vào sƣ ̣ phân loa ̣i chung về trƣờng tƣ̀ vƣṇ g đã trin ̀ h bày trong phầ n lý thuyế t , trƣờng tƣ̀ vƣṇ g về màu sắ c đƣơ ̣c chia thành ba loa ̣i nhƣ sau : - Trƣờng tƣ̀ vƣṇ g trƣc̣ tuyế n màu sắ c . - Trƣờng tƣ̀ vƣṇ g tuyế n tính màu sắ c . - Trƣờng tƣ̀ vƣṇ g liên tƣởng màu sắ c . Trường từ vựng trực tuyế n màu sắ c Trƣờng tƣ̀ vƣṇ g trƣc̣ tuyế n màu sắ c trƣớc hế t phải là tâ ̣p hơ ̣p nhƣ̃ng đơn vi ̣tƣ̀ vƣṇ g chỉ “màu sắc”. Cụ thể nhƣ: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím,…. Trường từ vựng tuyế n tính màu sắ c Trƣờng tƣ̀ vƣṇ g tuy ến tính màu sắ c hay trƣ ờng nghĩa ngang là một tập hợp các từ có thể kết hợp với mô ̣t t ừ tố gốc chỉ màu sắ c nào đó để t ạo nên các câu, cụm, ngữ… theo trục quan hệ tuyến tính. Ví dụ nhƣ : Tƣ̀ xanh có thể đi với các từ Xanh + lơ, lá, da trời, nƣớc biể n , xao, …. …+ Xanh trời, lá,cây, xuân, tuổ i , ….. Xanh + nhạt, vƣ̀a, đâ ̣m, đen,lét …. Trên thƣc̣ tế , trƣờng này vô cùng phong phú và ngày một phát triển nhiều thêm do sự sáng tạo của con ngƣời . Có tác giả viết , “chợt hồ n xanh buố t” hay “đấ t hồ ng nỗi nhớ” . Sƣ ̣ kế t hơ ̣p có vẻ bấ t thƣờng này có chăng cũng là bình thƣờng do sƣ ̣ liên tƣởng của chúng ta . Trường từ vựng liên tưởng màu sắ c Trƣờng từ vựng liên tƣởng màu sắ c trƣ ớc hết là tập hợp những từ tố cùng nằm trong các trƣờng trực tuyến, tuyến tính và một số từ tố khác có mối quan hệ nào đó với từ tố “màu sắ c” kể cả các mối quan hệ ngoài ngôn ngữ nhƣ, dân tộc, thời đại và cả sự liên hội cá nhân. 27 Hiểu đơn giản về trƣờng từ vựng liên tƣởng màu sắ c , khi một tƣ̀ vƣṇ g về màu sắ c đƣợc đƣa ra, dựa trên năng lực liên hội và vốn hiểu biết của từng ngƣời, tƣ̀ vƣṇ g ấy sẽ gợi ra một loạt những từ tố khác có mối quan hệ với từ tố màu sắc ban đ ầu về một hay một vài phƣơng diện nào đó, kể cả trong ngôn ngữ học và cả thế giới khách quan. Ví dụ nhƣ từ Màu tím gơ ̣i ra các tƣ̀ nhƣ sự mộng mơ , nỗi buồ n , tuổ i học trò , Huế … Màu xanh lại gợi ra tuổ i xuân, thiên nhiên, hy vọng, thanh bình…. Bên cạnh sự phân loại nhƣ trên ta cũng có thể phân loại theo cấu tạo. Lấy màu sắc thuần Việt làm những màu cơ bản ta có các kiểu: - Màu cơ bản + Màu cơ bản: ví dụ: đỏ đỏ, nâu đen, xanh đen, nâu đỏ…. - Màu cơ bản + yếu tố phụ: trong đó yếu tố phụ có các loại nhƣ, yếu tố phụ là yếu tố màu vay mượn từ ngôn ngữ khác; yếu tố phụ là những khái niệm sự vật hiện tượng trong tự nhiên, xã hội; yếu tố phụ là từ chỉ sắc thái; yếu tố phụ là những từ không rõ nghĩa. o Màu cơ bản + yếu tố phụ chỉ sự vật hiên tƣợng: Xanh lá mạ, xanh nước biển, xanh công nhân, nâu đất, đỏ gất, trắng phau… o Màu cơ bản + yếu tố phụ vay mƣợn ngôn ngữ khác: Trắng bạch, đỏ hồng, xanh lục, …. o Màu cơ bản + yếu tố phụ chỉ sắc thái: Xanh thẳm, xanh biếc, đỏ chói, vàng rực, trắng đục, xanh lơ …. o Màu cơ bản + yếu tố phụ không rõ nghĩa: xanh xao, đỏ lòm, xanh lè, trắng bong, đen đúa, trắng trẻo…..  Yếu tố phụ trong một vài trƣờng hợp có thể đứng trƣớc hoặc sau màu cơ bản nhƣ: ghi xám, tái xanh, thâm nâu…. 28 1.2. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và ca từ Trịnh Công Sơn 1.2.1. Nhạc sĩ, thi sĩ Trịnh Công Sơn 1.2.1.1. Đôi nét về cuộc đời Trịnh Công Sơn 1.2.1.1.1. Niên biểu Trịnh Công Sơn sinh ngày 28 tháng 2 năm 1939 ở làng Minh Hƣơng, tổng Vĩnh Tri, huyện Hƣơng Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Thuở nhỏ số ng ở Đắc Lắc. Năm 1943 (4 tuổi) từ Đắc Lắc ông theo gia đình chuyển về Huế. Ông học trƣờng tiểu học Nam Giao (nay là Trƣờng An), vào trƣờng Pellerin, sau đó theo học trƣờng Thiên Hựu (Providence). Ông tốt nghiệp tú tài ban Triết tại Chasseloup Laubat, Sài Gòn. Năm 17 tuổi bắt đầu sáng tác với ca khúc Ướt mi đƣợc biết đến đầu tiên năm 1959 do nhà xuất bản An Phú in, qua giọng hát Thanh Thúy. Khi 18 tuổi, ông bị một tai nạn, khi đang tập judo với ngƣời em trai, ông bị thƣơng nặng ở ngực, suýt chết và phải nằm liệt giƣờng gần hai năm tại Huế. Năm 1961 (22 tuổ i ) ông thi và theo học ngành Tâm lý giáo dục trẻ em tại trƣờng Sƣ phạm Quy Nhơn. Sau khi tốt nghiệp ông dạy tại một trƣờng tiểu học ở Bảo Lộc, Lâm Đồng. Từ 1965 đến 1975, là giai đoạn quyết liệt nhất trong hành trình ca khúc Trịnh Công Sơn. Năm 1966, ông cho ra đời tập Ca khúc Trịnh Công Sơn. Bắt đầu mang dấu ấn Phản Chiến. Đến năm 1967, nhạc Trịnh Công Sơn lên đến đỉnh cao của sự phản chiến bằng tập Ca khúc da vàng (1967). Năm sau, ông cho ra tiếp tập Kinh Việt Nam. Từ năm 1970 tới 1972 ông tự ấn hành đƣợc hai tập nhạc phản chiến khác là Ta phải thấy mặt trời và Phụ khúc da vàng. Cũng trong 1972, ông đoạt giải thƣởng Đĩa Vàng ở Nhật Bản với bài “Ngủ đi con” (trong Ca khúc da vàng) qua tiếng hát của ca sĩ Khánh Ly. 29 Trƣớc ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông lên Đài phát thanh Sài Gòn hát bài “Nối vòng tay lớn”, bài hát kêu gọi và nói về ƣớc mơ hòa hợp dân tộc hai miền Nam Bắc mà ông viết từ năm 1968. Sau ngày 30 tháng 04 năm 1975, Trịnh Công Sơn sống ở Huế trong hoàn cảnh khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần, hầu nhƣ không sáng tác đƣợc gì đáng kể. Những năm sau 1975, sau thời gian tập trung lao động, ông làm việc tại Hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh và tạp chí Sóng nhạc. Năm 1979, ông vào ở hẳn Sài Gòn, nhà 47C, đƣờng Phạm Ngọc Thạch (Duy Tân cũ). Từ đầu thập niên 1980, Trịnh Công Sơn bắt đầu sáng tác lại, lúc đầu một số sáng tác ông gửi qua cho Khánh Ly và chỉ phát hành tại hải ngoại. Năm 1997 ông đoạt giải thƣởng lớn của Hội Nhạc Sĩ cho một chuỗi bài hát: “Xin trả nợ người”, “Sóng về đâu”, “Em đi bỏ lại con đường”, “Ta đã thấy gì hôm nay”. Cuối đời, ông bị bệnh gan, thận và tiểu đƣờng. Ông mất tại Thành phố Hồ Chí Minh vì bệnh tiểu đƣờng lúc 12giờ45 ngày 01 tháng 04 năm 2001 (tức ngày 8 tháng 3 năm Tân Tỵ). Năm 2004, Giải thƣởng Âm nhạc hòa bình thế giới đƣợc trao cho ông vì “lý tưởng hòa bình mà ông đã đấu tranh không mệt mỏi cho nhân loại”. 1.2.1.1.2. Sơ lược tiểu sử Trịnh Công Sơn (1939-2001) quê gố c ở Thƣ̀a Thiên Huế , thuở nhỏ số ng chủ yế u ở Huế , sau 1975 chuyể n vào Sài Gòn và sống tại đây đến cuối đời . Ông sinh ra trong một gia đình khá đông anh chị em. Thân sinh ông là cụ Trịnh Xuân Thanh, một doanh nhân yêu nƣớc, vừa kinh doanh vừa tham gia hoạt động chống thực dân Pháp. Thân mẫu là bà Lê Thị Quỳnh, một ngƣời mẹ đảm đang, nhân hậu, có cảm nhận tinh tế và sâu sắc về thi ca và âm nhạc. Trịnh Công Sơn là con trƣởng, sau ông còn bảy 30 ngƣời em, hai trai, năm gái: Trịnh Quang Hà, Trịnh Xuân Tịnh, Trịnh Vĩnh Thúy, Trịnh Vĩnh Tâm, Trịnh Vĩnh Ngân, Trịnh Hoàng Diệu và Trịnh Vĩnh Trinh. Ông tƣ̀ng ho ̣c các trƣờng , tiểu học Nam Giao (nay là Trƣờng An), trƣờng Pellerin, trƣờng Thiên Hựu (Providence), sau đó tốt nghiệp tú tài ban Triết tại Chasseloup Laubat, Sài Gòn. Năm 22 tuổ i ông thi và theo học ngành Tâm lý giáo dục trẻ em tại trƣờng Sƣ phạm Quy Nhơn. Khi Trịnh Công Sơn 16 tuổi (năm 1955), thân phụ qua đời vì tai nạn giao thông. Đó là một tổn thất quá lớn đã trở thành nỗi ám ảnh thƣờng trực đối với ông: “Nỗi ám ảnh ấy chắc hẳn không bắt nguồn từ lớp dày tro bụi của vô thức làm nên từ những cái chết của tổ tiên mà có lẽ từ những năm tù tra tấn chết đi sống lại của ba tôi trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp. Rất nhiều bài hát đầu đời của tôi đã phảng phất cái không khí vắng lặng của sự mất mát. Càng về sau, lúc tiến dần về tuổi trưởng thành, giữa bức xúc của cuộc sống, giữa những năm tháng buồn vui, nỗi ám ảnh ấy đã trở thành lúc nào không hay ngọn nguồn của một nỗi âu lo thường trực về sự vắng bóng con người”.[12; Tr.107] Cha mất sớm, là anh đầu nên nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sớm lo toan nhiều việc trong gia đình và cũng vì thế nên anh đặc biệt yêu kính mẹ. Có rất nhiều tính, nết của anh đƣợc truyền lại từ mẹ nhƣ: thích ăn ngon và thích bày biện món ăn đẹp mắt, thƣơng yêu mọi ngƣời và yêu quý tất cả anh em trong gia đình, quan tâm đến ngƣời khác. Trong khoảng thời gian Trịnh Công Sơn nằm viện điều trị, sau khi bi ̣tay na ̣n trong lúc tập Judo năm 18 tuổ i , mẹ là ngƣời gắn bó với ông nhất, cũng chính mẹ ông đã góp phần đƣa ông đến với âm nhạc, qua một món quà là chiếc máy nghe nhạc để ông khuây khỏa lúc nằm viện. Đối với mẹ, Trịnh Công Sơn có một lòng kính trọng vô bờ bên, ông có lần đã suýt lập gia đình vì mẹ muốn. Bà ra đi để lại một khoảng trống lớn trong tâm hồn tác giả. Ông u hoài hơn, ám ảnh hơn về cái chết và cuộc đời. “Khi một người mất mẹ ở tuổi năm mươi, điều ấy có nghĩa là không còn gì có thể dàn xếp được. Cái sa mạc để lại trong lòng bạn cứ thế mỗi ngày mỗi lan rộng ra và cõi lòng bạn thì tan nát như một cánh đồng xanh tươi vừa trải qua một cơn bão lớn.”.[12; Tr.89] 31 1.2.1.2. Đôi nét về sự nghiệp sáng tác Trịnh Công Sơn đƣợc giới nhạc sĩ biết đến có lẽ đầu tiên nhất qua ca khúc Ướt mi đƣơ ̣c Nxb An Phú in năm 1959. Chă ̣ng đƣờng sáng tác âm nha ̣c của cố nha ̣c si ̃ vì lẽ đó sẽ đƣơ ̣c tính tƣ̀ 1959. Có nhiều tài liệu và chính Tr ịnh Công Sơn cũng tƣ̀ng thƣ̀a nhâ ̣n Ướt mi không phải là ca khúc đầ u tiên tác giả viế t , song cũng chin ́ h t ác giả muốn mọi ngƣời hãy nhớ đế n Ướt mi nhƣ là tác phẩ m đầ u tiên đánh dấ u sƣ ̣ nghiê ̣p sáng tác của Tr ịnh Công Sơn. Về sƣ ̣ nghiê ̣p sáng tác của Trinh ̣ Công Sơn cũng có nhiề u cách phân chia khác nhau , tùy theo tiêu chí chúng t a đă ̣c ra. Nế u phân theo nhƣ̃ng giai đoa ̣n sáng tác tiêu biể u ta có thể chia sƣ ̣ nghiê ̣p sáng tác của Trinh ̣ Công Sơn theo ba giai đoa ̣n . Giai đoa ̣n đầ u vào nghề với các ca khúc n ổi bâ ̣t nhƣ Ướt mi, Diễm xưa, Dấ u chân đi ̣a đàng , … Bắ t đ ầu từ khoảng 1959 đến những năm đầu thập niên 60. Giai đoa ̣n thƣ́ hai là giai đoa ̣n có nhƣ̃ng giằ ng xé lớn trong nô ̣i tâm , nhƣ̃ng suy nghi ̃ về thân phâ ̣n con ngƣời ,về chiế n tranh song song với chúng là đề tài tình yêu , vào khoảng nh ững năm 1967 – 1975, với nhƣ̃ng ca khúc đâ ̣m chấ t phản chiế n trong các tâ ̣p Ca khúc da vàng, Kinh Việt Nam, Phụ khúc da vàng, … Giai đoa ̣n thƣ́ ba cũng là giai đoạn cuối đời của Trịnh Công Sơn tính từ khoảng những năm 1980 trở về sau, đây là giai đoa ̣n sáng tác mang nhiề u dấ u ấ n , nhiề u trăn trở về cuô ̣c đời với các ca khúc tiêu biể u Ta đã thấy gì hôm nay, Em đi bỏ lại con đường, Sóng về đâu, Xin trả nợ người,… Trong cuô ̣c đời nghê ̣ si ̃ của miǹ h , Trịnh Công Sơn đƣơ ̣c biế t bao thế hê ̣ ngƣời Viê ̣t trong và ngoài nƣớc mế n mô ̣ , với vô vàng nhƣ̃ng tác phẩ m âm nha ̣c đâ ̣m chấ t thơ , đâ ̣m chấ t phản chiến để đời . Dƣới đây là mô ̣t số album , tâ ̣p nha ̣c đã đƣơ ̣c xuấ t bản của TCS : 1. Ca Khúc Tri ̣nh Công Sơn, Nxb An Tiêm, 1967. 2. Tình Khúc Trịnh Công Sơn, Nhân Bản , 1967. 3. Ca Khúc Da Vàng, Nhân Bản , 1967. 4. Kinh Viê ̣t Nam, Nxb Nhân Bản , 1968. 5. Ca Khúc Da Vàng 2, Nxb Nhân Bản , 1969. 32 6. Ta Phải Thấ y Mặt Trời, Nxb Nhân Bản , 1969. 7. Như Cánh Vạc Bay, Nxb Nhân Bản , 1972. 8. Cỏ Xót Xa Đưa, Nxb Nhân Bản , 1972. 9. Khói Trời Mênh Mông, Nxb Nhân Bản , 1972. 10. Tự Tình Khúc, Nxb Nhân Bản , 1972. 11. Phụ Khúc Da Vàng, Nxb Nhân Bản , 1972. 12. Lời Đấ t Đá Cũ, Nxb Nhân Bản , 1973. 13. Một Coĩ Đi Về , Nxb Hô ̣i Nha ̣c Si ̃ Thành Phố Hồ Chí Minh , 1989. 14. Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên, Nxb Trẻ , 1991. 15. Cho Con, Nxb Sóng Nha ̣c, 1991. 16. Lời Của Dòng Sông, Nxb Trẻ , 1992. 17. Khói Trời Mênh Mông 2, Nxb Văn Nghê ,̣ 1992. 18. Bên Đời Hiu Quạnh, Nxb Nhân Bản , 1993. 19. Trong Nỗi Đau Tình Cờ, Nxb Nhân Bản , 1993. 20. Thuở Ấy Mưa Hồ ng, Nxb Nhân Bản , 1993. 21. Những Bài Ca Không Năm Tháng Tri ̣nh Công Sơn, Nxb Âm Nhạc, 1995-1998. Ngoài Âm nhạc, tác phẩm của ông còn gồm nhiều thể loại thuộc các lãnh vực nhƣ: Thơ, Văn và Hội Họa. Các tác phẩm thơ, văn đƣơ ̣c đăng nhiề u trên ta ̣p chí Sóng Nha ̣c , riêng các tác phẩm hội họa đa phần dành tặng bạn bè và vẽ chân dung chính tác giả . 1.2.1.3. Những ca khúc tiêu biểu làm nên tên tuổi nhạc Trịnh Công Sơn Nhắ c đế n nhƣ̃ng ca khúc làm nên tên tuổ i Tr ịnh Công Sơn không thể không nhắ c đế n Ướt mi. Qua gio ̣ng hát Thanh Thúy ngay khi đƣơ ̣c chào đời trên sân khấ u tƣ́c đƣơ ̣c đón nhân mô ̣t cách nồ ng nhiê ̣t vì mô ̣t lẽ , nó không giống , không tƣơng tƣ ̣ , không mang mô ̣t chút dƣ vi ̣nào của nhƣ̃ng ca khúc cùng thời đang 33 , Ướt mi ngay lâ ̣p là hot, là đỉnh cao . Hình ảnh mô ̣t ngƣời con gái đi về giƣ̃a đêm mƣa , giƣ̃a nƣớc mắ t heo hắ t , da diế t đế n ngâ ̣p ngƣ̀ng tƣ̀ng nhịp tim ngƣời nghe . Gieo vào lòng ngƣời nghe mô ̣t nỗi xót thƣơng đế n xeo sắ c . Mô ̣t vài ca khúc khác mang âm hƣởng tình ca buồ n thƣơng nhƣng nhe ̣ nhàng mác và đƣợc nhiều ngƣời biết đến không thể không kể , man , đó là Diễm xưa, Biể n nhớ , Em còn nhớ hay em đã quên, Tuổ i đá buồ n … Mỗi bài hát gầ n nhƣ gắ n với hin ̀ h bóng mô ̣t ngƣời con gái đã đi qua đời tác giả , dù ít dù nhiều cũng để lại đôi vết chân trên nền cát tâm hồn nhạy cảm của Trịnh Công Sơn . Nhắ c đế n nha ̣c Trịnh cũng không thể không kể đến những ca khúc từng gây tranh cãi một thời gian dài , nhƣ̃ng ca khúc làm tên tuổ i Trinh ̣ Công Sơn đƣơ ̣c ba ̣n bè quố c tế biế t đến nhƣ là một Bob.Dylan của Việt Nam . Đó là nhƣ̃ng Đại bác ru đêm , là Huyề n thoại me ,̣ là Hát cho những xác người , là Người con gái Viê ̣t Nam da vàng , là Giọt nước mắt cho quê hương, … Nhƣ̃ng tiế ng go ̣i tha thiế t của mô ̣t trái tim nồ ng hâ ̣u không phải chỉ là yêu nƣớc mà là yêu đồng loại , không bênh vƣ ̣ c mô ̣t phía nào mà quyế t liê ̣t đấ u tranh cho hòa bình , cho ma ̣ng số ng con ngƣời , cho nhƣ̃ng bà me ̣ mấ t con , nhƣ̃ng gia đin ̀ h tan tát , cho “ngƣời con gái Viê ̣t Nam da vàng” . Bên ca ̣nh nhƣ̃ng bài hát kể trên là mô ̣t số lƣơ ̣ng không it́ n hƣ̃ng bài hát khác nhƣ nhƣ̃ng lời thầ m thì với cuô ̣c đời , với chính mình . Nhƣ̃ng Tôi ơi đừng tuyê ̣t vọng , Một cõi đi về , Cát bụi, Đêm thấ y ta là thác đổ , Đóa hoa vô thường ,…Và rấ t nhiề u nhƣ̃ng bài khác là nhƣ̃ng lời thì thầ m ấ y . Là một nhạc sĩ , mô ̣t con ngƣời bin ̀ h thƣờng , yêu đời , yêu ngƣời ông cũng có nhƣ̃ng bài hát thành danh về tình yêu nhƣ bao nhạc sĩ khác . Đó là Nắ ng thủy tinh , Yêu dấ u tan theo, Tình xa, Tưởng rằ ng đã quên, Tình sầu,… và rấ t nhiề u nhƣ̃ng bài thành danh khác xin đƣơ ̣c sơ lƣơ ̣c. Ông cũng nỗi tiế ng với hàng loa ̣t bài hát về quê hƣơng , đấ t nƣớc nhƣ , Huế Sài Gòn Hà Nội, Đoản khúc thu Hà Nội , Nhớ mùa thu Hà Nội , … Bên ca ̣nh đó Trinh ̣ Công Sơn cũng viế t nha ̣c thiế u nhi , nhạc phong trào thanh niên nhƣ Nố i vòng tay lớn , Em là hoa hồ ng nhỏ . 34 Thâ ̣t không phải dễ tim ̀ mô ̣t nha ̣c si ̃ có số lƣơ ̣ng bài hát lớn vào loa ̣i nhấ t nhì , lại thành công và đƣợc hâm mộ nhƣ Tr ịnh Công Sơn. 1.2.2. Vài nét về đặc điểm ca từ Trịnh Công Sơn Nhạc Trịnh Công Sơn có một phần ca từ rất thơ, điều đó đã không còn ai tranh luận nữa trong những năm gần đây. Vấn đề ở chỗ ca từ ấy thơ nhƣ thế nào? Ca từ của Trịnh Công Sơn đáp ứng gần nhƣ đầy đủ các tính chất của một tác phẩm trữ tình chính hiệu. Từ tính tạo hình, biểu cảm đến biểu trƣng đa nghĩa, và sự hòa phối các mặt nhƣ vần, âm, đến thanh điệu, mạch cảm xúc. Trong Trịnh Công Sơn ta rất thƣờng hay bắt gặp những cách nói lạ hóa, phá vỡ lối mòn ngôn ngữ, sáng tạo ra những hình ảnh đặc trƣng gây dấu ấn mạnh mẽ. Một vài ví dụ nhƣ trong ca khúc Mƣa hồng Trịnh Công Sơn viết, “Trời ươm nắng cho mây hồng”, một lối nghĩ xƣa nay chỉ có ông nghĩ ra. Một lần khác ông viết, “Lùa nắng cho buồn vào tóc em” (Nắng thủy tinh). Nếu Xuân diệu chỉ muốn “tắt nắng đi”, thì ở đây Trịnh Công Sơn lùa đƣợc cả nắng đến nơi mình muốn. Có những ca khúc ông dùng những chữ rất đặc biệt, dễ nhầm nhƣ: “Làm sao em nhớ những vết chim di” (Diễm xƣa). Ở đây ông sử dụng chữ Di chứ không phải là ĐI. Di là di trong di trú, loài chim di trú chứ không phải đi trong đi đứng. Hay trong ca khúc Một cõi đi về ông viết “Con tinh yêu thương vô tình chợt gọi”. Để giải thích cho chữ tinh ấy Trịnh Công Sơn giảng giải: Các cô gái nhỏ, xinh đẹp và nghịch ngợm ở Huế thƣờng hay bị gia đình, ngƣời thân mắng yêu là “đồ yêu tinh”, và cái “con yêu tinh” nhỏ nhắn đó đã đi vào ca khúc Một cõi đi về nhƣ thế. Hay: “Em hồn nhiên, rồi em sẽ bình minh” (Tôi ơi đừng tuyệt vòng), em sẽ nhƣ ánh bình minh chăng. Bình minh là ánh sáng, là ngày mới, và cũng là tƣơng lai. Em cứ hồn nhiên rồi em sẽ tỏa sáng, sẽ bƣớc qua nỗi buồn, bƣớc đến với tƣơng lai. Hay trong hai ca khúc Tình xót xa vừa và Ru ta ngâm ngùi Trịnh Công Sơn vừa treo, vừa phơi tình mình. Riêng ở câu “Phơi tình cho nắng khô mau” có một điều gì đó hơi nghịch lý. Lẽ thƣờng phải là “phơi nắng cho tình khô mau” chứ không phải nhƣ thế, nhƣng đây là thơ thì điều ấy chỉ thêm phần thú vị cho câu thơ. 35 “Xin đứng yên trong chiều Phơi tình cho nắng khô mau Xin đứng yên trong chiều Treo tình trên chiếc đinh không.” Tình xót xa vừa. Và: “Môi nào hãy còn thơm Cho ta phơi cuộc tình.” Ru ta ngâm ngùi. Hay từ hồ như trong ca khúc đêm thấy ta là thác đổ cũng là một nét độc đáo của Trịnh Công Sơn. “Nhiều khi thấy trăm nghìn nấm mộ Tôi nghĩ quanh đây hồ như.” Đêm thấy ta là thác đổ. Từ hồ như mang nét nghĩa là mơ hồ là mông lung không thực, quanh đây có điều gì đó hồ nhƣ, có điều gì đó mông lung, không thực chăng. Hay trong ca khúc Nhớ mùa thu Hà Nội “Màu sương thương nhớ Bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời.” Giữa màu sƣơng mờ ảo, hình ảnh bầy sâm cầm nhỏ chỉ còn là mơ hồ là vỗ cánh mặt trời. Một từ rất quan trọng giữa vỗ cánh và mặt trời đã bị màu sƣơng che lấp. Thật ra ở đây, vốn dĩ không cần đến bất cứ từ nào chỉ động tác gì đó của bầy sâm cầm. Dƣới màu sƣơng kia, chỉ mơ hồ ta thấy bầy sâm cầm vỗ cánh, và hình ảnh mặt trời, ngoài ra không có một hình ảnh gì khác. Có nhiều cách giải thích nhƣ bầy sâm cầm vỗ cánh bay về phía mặt trời, hay bay dƣới mặt trời. Đó là điều không cần thiết. Mầu sƣơng chỉ thƣơng nhớ bầy sâm cầm vỗ cánh làm chập chờn màn sƣơng trên Hồ Tây và hình ảnh mặt trời rọi xuống sau màn sƣơng để vàng lay mặt nƣớc. Chỉ nhƣ thế là quá đủ cho câu thơ đầy ý. 36 Trong ca từ của Trịnh Công Sơn, các hình ảnh biểu trƣng đa nghĩa đƣợc sử dụng một cách dày đặc, cùng với các biện pháp tu từ nhƣ so sánh, ẩn dụ, hoán dụ… Chúng là công cụ để hiện thực hóa việc tạo hình cho các hình ảnh trong ca từ Trịnh Công Sơn. Hình ảnh nhân hóa là hình ảnh thƣờng gặp trong ca từ Trịnh Công Sơn, với ca khúc Biển nhớ, biển ngay lập tức đƣợc gắn với trạng thái tâm lí của con ngƣời Biển nhớ tên em gọi về. Hay trong Đóa hoa vô thƣờng có câu “Sen buồn một mình, em buồn đến trọn mối tình”. Bỏ qua nét nghĩa tƣợng trƣng, sen là một loài hoa vô tri vô giác, lại đƣợc gắn với một từ mang tâm trạng con ngƣời Buồn. Hay trong Bống không là bồng, hình ảnh đƣợc nhân hóa khá rõ ràng “Bống nhảy lên bờ bống đi chơi phố/ Nắng vàng ủng hộ cho bống căn nhà”. Cả Bống nhảy lên bờ và Nắng vàng đều có thể gọi là những dị tƣợng, không thể giải thích đƣợc theo nghĩa đen trong ca khúc này. Bên cạnh nhân hóa, ẩn dụ là biện pháp tu từ đƣợc Trịnh Công Sơn dùng thƣờng xuyên. Không những thế, ẩn dụ của Trịnh Công Sơn còn có phần siêu thực. Trong ca khúc Bống bồng ơi hình ảnh Bống là hình ảnh ẩn dụ để chỉ em. Còn nắng vàng, gió vàng cũng là hình ảnh ẩn dụ để chỉ em. “Nắng vàng em đi đâu mà vội Mà vội nắng vàng nắng vàng ơi Mà vội nắng vàng nắng vàng ơi Em đi đâu mà vội Bống lòng suối thảnh thơi Em đi đâu mà vội Bống đùa bống đùa chơi Em đi đâu mà vội mà vội Bống này bống nhỏ nhoi Ngày bống mẹ bồng Nhẹ quá tơ tằm Lay nhẹ bồng bông 37 Lay nhẹ đóa hồng nhung Nắng vàng em đi đâu mà vội Mà vội bống bồng bống bồng ơi Mà vội gió vàng gió vàng ơi Em đi đâu mà vội Bống hồng bống hồng lay Em đi đâu mà vội Sương mù tóc mẹ trôi Em đi đâu mà vội mà vội Bống này bống là ai.” Bống bồng ơi. Hình ảnh gót hồng trong Đóa hoa vô thƣờng là một hình ảnh hoán dụ, không ai đọc gót hồng mà nghĩ đến một chiếc gót màu hồng, đó là hoán dụ cho một ngƣời phụ nữ. Song song với hai phƣơng thức trên là biện pháp nghệ thuật đƣợc Trịnh Công Sơn ƣu ái nhất, so sánh. Những hình ảnh so sánh xuất hiện dày đặc trong ca từ Trịnh Công Sơn, có khi so sánh chiếm gần hết không gian chữ nghĩa của ca khúc. Thử trích một đoạn trong ca khúc Tình sầu: “Tình yêu như vết cháy Trên da thịt người Tình xa như trời, Tình gần như khói mây, Tình trầm như bóng cây, Tình reo vui như nắng, Tình buồn làm cơn say... Cuộc tình lên cao vút Như chim mỏi cánh rồi, 38 Như chim xa lìa bầy, Như chim xa lìa trời, Như chim bỏ đường bay...” Tình sầu. Một ví dụ điển hình khác cho so sánh trong Trịnh Công Sơn đó là ca khúc Tự tình khúc, xin trích một đoạn nhỏ: “Tôi như trẻ nhỏ ngôi bên hiên nhà Chờ nghe thế kỷ tàn phai Tôi như trẻ nhỏ tìm nơi nương tựa Mà sao vẫn cứ lạc loài. Tôi như là người lạc trong đô thị Một hôm đi về biển khơi Tôi như là người một hôm quay lại Vì nghe sa mạc nối dài.” Tự tình khúc. Ngôn ngữ nghệ thuật là đôi cánh giúp ca từ của Trịnh Công Sơn vƣợt qua cả âm nhạc để trở thành thơ, thành một tác phẩm văn học. Trên đây chỉ điểm qua những điểm tiêu biểu trong ngôn ngữ của Trịnh Công Sơn, khái quát phần nào những nét đẹp trong ngôn từ của ca khúc Trịnh Công Sơn. 39 CHƢƠNG 2 TRƢỜNG TỪ VỰNG MÀU SẮC TRONG CA TỪ TRÌNH CÔNG SƠN 2.1. Tổng quan từ chỉ màu sắc đƣợc sử dụng trong ca từ Trịnh Công Sơn Bảng thố ng kê STT 1 TƢ̀ VƢ̣NG MÀU CƠ BẢN THƢỜNG ĐƢỢC SƢ̉ DỤNG MÀU SỐ LẦN % XANH HỒNG 61 29.8% 56 27.3% VÀNG TRẮNG 52 25.4% 7 3.4% 3 1.5% 6 NÂU ĐỎ 3 1.5% 7 TÍM 2 1.0% 8 XÁM 1 0.5% 9 ĐEN 1 0.5% 21 9.3% 205 100% 2 3 4 5 KHÁC ̉ TÔNG 10 Tổ ng số 140 bài hát đƣợc xem xét , từ chỉ màu sắc xuất hiện đều đặn trong ca từ của Trịnh Công Sơn. Nhƣ đã biết ông không chỉ là một nhạc sĩ, thi sĩ mà còn là một họa sĩ, nên việc một họa sĩ đem những ngôn từ màu sắc làm chất liệu cho những ca khúc khúc của mình là dễ hiểu. Từ vựng màu sắc trong ca từ của Trịnh Công Sơn có những đặc điểm nhất định của chúng. Đó là những đặc điểm về cấu tạo của cụm từ chỉ màu sắc, từ loại và cách sử dụng màu sắc trong một ca khúc của ông. Ở những cụm từ có từ vựng chỉ màu sắc, chủ yếu Trịnh Công Sơn sử dụng theo hai kiểu chính trên trục tuyến tính: 40 - Thứ nhất là dùng từ chỉ SỰ VẬT/ HIỆN TƢỢNG (…)+ từ chỉ MÀU SẮC (…), ví dụ nhƣ: Nắng vàng, bạn bè xanh, tiêng hát xanh xao, má hồng, nụ xuân xanh, da thịt vàng, nụ hồng (quá), nắng (có) hồng (bằng đôi môi em)…. - Thứ hai là dùng từ chỉ MÀU SẮC (…)+ từ chỉ SỰ VẬT/ HIỆN TƢỢNG (đƣợc màu biểu thị) ví dụ nhƣ: Hồng má môi em, hồng sóng xa, vàng phai, hồng (đi nhé) chân về giữa ngọ…. Cụ thể ở các màu sắc đƣợc Trịnh Công Sơn kết hợp theo trục tuyến tính nhƣ sau: Xanh + trời, cây, lá, mùa, tóc, tuổi, em, tay, mắt, hồn, bạn bè, cỏ, ngày thu, me, giấc mộng…. Hồng + má, môi, nụ, sen, em, nắng, mây, mưa, máu, mai, phố, nến, …. Vàng + nắng, áo, hoa, thu, tuổi, gió, trăng, quê hườn, da, thịt,… Trắng + mây, chim, tóc, hoa, áo,… Về từ loại đa phần các từ vựng màu sắc xuất hiện trong ca khúc của Trịnh là những tính từ, cũng có sự xuất hiện với tần số thấp ở dạng danh từ nhƣ màu nắng, màu mắt, màu hồng, mầu da, vàng phai, nụ hồng quá…. Vài lần từ chỉ màu sắc là động từ nhƣ hồng đi nhé môi cười giữa ngọ, vàng phai sẽ nhớ em một mùa... Trịnh Công Sơn thƣờng hay gán một đặc tính màu sắc cho một sự vật mà ngƣời ta thậm chí chƣa mơ thấy, điển hình nhƣ Tiếng hát xanh xao, Bạn bè xanh. Bên cạnh đó ông còn dùng từ vựng màu sắc để tƣợng trƣng, biểu trƣng cho con ngƣời, hay cho một ý niệm. Từ chỉ màu sắc trong ca từ Trịnh Công Sơn không xuất hiện một cách đơn lẽ mà chúng thƣờng đi cùng nhau trong một ca khúc để khắc họa trọn vẹn những hình ảnh của ca khúc. Ví dụ điển hình cho sự kết hợp ấy là hình ảnh hoa vàng trên nền tím trong bài Nhìn những mùa thu đi. Hay cặp vàng – hồng trong Vàng phai trƣớc ngõ. 2.2. Giá trị ngữ nghĩa của từ chỉ màu sắc trong ca từ Trịnh Công Sơn Có tác giả viết: “Nhờ con mắt thi sĩ – họa sĩ, Trịnh Công Sơn đã nắm bắt được những gam màu lạ lùng: màu mắt em lung linh nắng thủy tinh vàng, màu áo trắng trong 41 ánh sao băng, màu chiều tím loang vỉa hè và vàng chiều ngơ ngác giăng lên nhịp cầu, màu thành phố mắt đêm đèn vàng và cả màu xanh xao của tiếng hát trong một buổi chiều.”[16; Tr.147]. Những gam màu, cách dùng màu ấy cũng có những nét nghệ thuật riêng của nó. 2.2.1. Nghệ thuật sử dụng từ chỉ màu xanh Thống kê: - Có những bạn bè xanh nhƣ ngƣời bê ̣nh . (Bay đi thầm lặng) - Bên trời xanh mãi những nụ mầm mới . (Bốn mùa thay lá) - Cúi xuống vùng non xanh mát, và cao tiếng hát cho đêm ƣu phiền tan . (Cúi xuống thật gần) - Đƣờng xanh hoa muố i bay rì rào . (Có một dòng sông đã qua đời) - Mô ̣t ngày mô ̣t ngày đã qua rồ i , tƣ̀ng vùng tƣ̀ng vùng lá xanh. (Còn thấy mặt ngƣời) - Chào những cây xanh nụ h ồng. (Chỉ có ta trong một đời) - Ngƣời ra đi có đôi dòng lê ,̣ cỏ xanh rì, cỏ mƣớt chân đi. (Có nghe đời nghiêng) - Anh nằ m xuố ng…anh nhớ không anh , vƣờn cỏ còn xanh. (Cho một ngƣời vừa nằm xuống) - Em xin tuổ i nào , còn tuổi nào cho nhau , trời xanh trong mắ t em xâu . (Còn tuổi nào cho em) - Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao. (Diễm xƣa) - Chơ ̣t hồ n xanh buố t cho min ̀ h xót xa . (Diễm xƣa) - Ngƣời tìm về đồ ng xanh nhƣng đồ ng đã bỏ không . (Du mục) - Mùa xanh lá loài sâu ngũ quên trong tóc chiều . (Dấu chân địa đàng) - Tóc xanh đen vầ ng trán thơ . (Dấu chân địa đàng) - Chờ mùa mƣa tới…ngày vui em với đấ t kia xanh tƣơi nhƣ cỏ cây . (Đời cho ta thế) - Nhớ đèn đƣờng tƣ̀ng đêm heo hắ t , sáng cho em vòm lá me xanh. (Em còn nhơ hay em đã quên) 42 - Em ra đi nơi này vẫn thế , lá vẫn xanh trên con đƣờng nhỏ . (Em còn nhơ hay em đã quên) - Ngủ đi em, tay xanh ngà ngọc . (Em hãy ngủ đi) - Muố n nói đôi câu giƣ̃a chố n thƣơng đau chim xanh bạc đầ u. (Giọt lệ thiên thu) - Cây xanh bạc đầ u vô ̣i vàng theo tôi . (Giọt lệ thiên thu) - Em đƣ́ng lên mùa xuân vƣ̀a mở , nụ xuân xanh, cành thênh thang . (Gọi tên bốn mùa) - Ngày thu xanh yếu làn da. (Góp lá mùa xuân) - Còn em xanh mƣớt hồng nhan. (Góp lá mùa xuân) - Tôi thấ y mầu xanh hát trong lời gió . (Hôm nay tôi nghe) - Em mƣớt xanh nhƣ ngo ̣c ngà mà tôi đâu có hay . (Hoa xuân ca) - Hai mƣơi năm giấ c mô ̣ng xanh hồng quá. (Hai mƣơi mùa nắng lạ) - Hãy cứ vui nhƣ mọi ngày , bên trời còn nắ ng lá trời còn xanh. (Hãy cứ vui nhƣ mọi ngày) - Nhƣ̃ng hàng cây xanh đón em áo lô ̣ng . (Khói trời mênh mông) - Vùng tuổi xanh thoảng bay nhƣ gió. (Khói trời mênh mông) - Ta về nơi đ ây bỗng im tiế ng đô ̣ng , đã về trên sông nhƣ̃ng cánh bèo xanh. (Khói trời mênh mông) - Ngƣời tim ̀ về biể n xanh, ngƣời tim về biể n xanh. (Lời của dòng sông) - Ôi tiế ng hát xanh xao của mô ̣t buổ i chiề u . (Lời buồn thánh) - Nghe tiế ng hát xanh xao của một buổ i chiề u . (Lời buồn thánh) - Ngoài kia lá nhƣ vẫn xanh. (Mƣa hồng) - Vòng tay đã xanh xao nhiề u . (Mƣa hồng) - Hàng cây lá xanh gầ n với nhau . (Mƣa hồng) - Nhƣ̃ng con mắ t biế c cỏ non , xanh cây trái điạ đàng . (Những con mắt trần gian) - Mùa cốm xanh về , thơm bàn tay nhỏ . (Nhớ mùa thu Hà Nội) - Biể n xanh sông gấ m nố i tro ̣n mô ̣t vòng tƣ̉ sinh . (Nối vòng tay lớn) - Nơi em về ngày vui không em , nơi em về trời xanh không em? (Nhƣ cánh vạc bay) 43 - Tôi con chim thanh biǹ h , mơ đƣơ ̣c số ng hồ n nhiên , nhƣ hoa trên đồ ng xanh. (Nhƣ chim ƣu phiền) - Thôi về đi, đƣờng trầ n đâu có gì , tóc xanh mấ y mùa . (Phôi pha) - Bao nhiêu sen xanh sen hồng với dòng sông . (Rơi lệ ru ngƣời) - Tóc nào hãy còn xanh cho anh chút hồ n nhiên . (Ru ta ngậm ngùi) - Tƣ̀ khi trăng là nguyê ̣t , vƣờn xƣa lá xanh tƣơi. (Từ khi trăng là nguyệt) - Tình nhƣ lá bỗng vàng bỗng xanh. (Tạ ơn) - Nhìn lại mình đời đã xanh rêu. (Tình xa) - Ru trên ngàn năm , trên mùa xanh lá. (Ru em từng ngón xuân nồng) - Mùa xanh lá vội rue m miệt mài. (Ru em từng ngón xuân nồng) - Rƣ̀ng xanh bao nhiêu lá . (Rừng xanh xanh mãi) - Cây xanh bao nhiêu tuổ i . (Rừng xanh xanh mãi) - Rƣ̀ng xanh rƣ̀ng xanh. (Rừng xanh xanh mãi) - Rƣ̀ng xanh bao nhiêu gió . (Rừng xanh xanh mãi) - Rƣ̀ng xanh rƣ̀ng xanh. (Rừng xanh xanh mãi) - Tuổ i thơ xanh mãi. (Rừng xanh xanh mãi) - Rừng ơi xanh hoài. (Rừng xanh xanh mãi) - Tấm lòng em nhƣ l á kia haỹ còn xanh. (Vẫn có em bên đời) - Thèm tuổi hồn nhiên ngồi nhìn trời xanh. (Vẫn nhớ cuộc đời) - Nhƣ̃ng tâm hồ n lá xanh tƣơi biế t ơn đời nhƣ̃ng tin vui . (Tình yêu tìm thấy) - Thuở hồ ng hoang đã thấ y , đã xanh ngời liêu trai . (Xin mặt trời ngủ yên) Màu xanh đƣợc sử dụng khá dày đặc trong ca từ của Trịnh Công Sơn, từ những hình ảnh mang vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật nhƣ: cây xanh, lá xanh, đường xanh, mùa xanh, me xanh, cho đến những hình ảnh độc đáo thuộc về con ngƣời nhƣ: hồn xanh buốt, bàn tay xanh xao, vòng tay xanh xao, đời xanh, tiếng hát xanh và cả bạn bè xanh. Tất cả những hình ảnh của thiên nhiên, cảnh vật hay con ngƣời đều đƣợc Trịnh Công Sơn tinh tế gắn vào từ vựng màu sắc. Màu xanh trong ca từ Trịnh Công Sơn trƣớc hết là màu của tự nhiên. 44 Một lần trong ca khúc Nhƣ cánh vạc bay màu xanh của bầu trời xuất hiện trong một câu hỏi tu từ: “Nơi em về ngày vui không em Nơi em về trời xanh không em? Ta nghe nghìn giọt lệ Rớt xuống hồ nước long lanh.” Nhƣ cánh vạc bay. Nhƣ cánh vạc bay là một ca khúc đƣợc Trịnh Công Sơn viết vào khoảng 1964. Ca khúc là sự xót xa trong tình yêu, hình ảnh con vạc bay vút lên bầu trời xanh là hình ảnh về sự ra đi của ngƣời yêu. Từ chỉ màu sắc ở đây là hình ảnh trời xanh, xuất hiện trong một câu hỏi không cần trả lời. Vì tự bản thân câu hỏi này, cũng nhƣ câu kế trƣớc đã là một giãi bày, là cái cớ để trách móc nhƣng không nói ra. Nơi em về ngày vui không em? Còn tôi nơi đây….. Nơi em về trời xanh không em? Còn tôi nơi đây….. Còn tôi nơi đây tác giả không nói, không thốt lên mà dấu đi cho riêng mình. Để nghe nghìn giọt lệ rơi trong hồ nước long lanh của tâm hồn. Hình ảnh trời xanh xét trong mối quan hệ văn cảnh là hợp lý với cánh vạc vút lên trời cao. Song nó còn là hình ảnh của hạnh phúc, của niềm vui nay đã tan vỡ. Nơi em về có hạnh phúc không em? Những câu hỏi có vẽ hờn trách, nhƣng lại là sự chúc phúc, sự bao dung của một trái tim nồng đƣợm yêu thƣơng. Cũng là hình ảnh trời xanh nhƣ ở ca khúc này lại một hình ảnh tƣơi sáng cho niềm tin, niềm hi vọng và sự lạc quan yêu đời trƣớc tuần hoàn của thời gian. Đó là hình ảnh bầu trời xuất hiện ở câu kết trong ca khúc Bốn mùa thay lá. “Bốn mùa thay lá thay hoa thay mãi đời ta Bên trời xanh mãi những nụ mầm mới Để lại trong cõi thiên thu hình dáng nụ cười.” Bốn mùa thay lá. Bốn mùa nối tiếp nhau, sự sống cũng nối tiếp nhau xoay quanh vòng thời gian ấy. Những mầm móng của sự sống sinh sôi nảy nở. Hình ảnh Bên trời xanh mãi những nụ mầm 45 mới là hình ảnh tái sinh, thể hiện cho sức sống mãnh liệt của tự nhiên. Là niềm tin, về sự sinh sôi, niềm tin vào sự hồi sinh của cuộc sống. Những hình ảnh trong ca khúc còn có tính triết lý về cuộc đời, sông đổ ra biển, mƣa rồi sẽ nắng, đêm rồi sẽ sang ngày. Cứ nhƣ thế vòng thời gian sẽ không ngừng nghỉ nối tiếp nhau. Thời gian trong ca khúc này là thời gian tuần hoàn, lặp đi lặp lại. Từ vựng màu sắc thiên nhiên đƣợc tác giả dùng để nói lên sự tuần hoàn của tự nhiên, là hình ảnh biểu trƣng cho sức sống, cho niềm tin vào ngày mai. Cũng là bầu trời xanh ấy lần này Trịnh Công Sơn yêu đời đến lạ trong ca khúc Hãy cứ vui nhƣ mọi ngày: “Hãy cứ vui chơi cuộc đời Hãy cứ vui như mọi ngày Bên trời còn nắng, lá trời còn xanh Phố còn người đông rồi quên, rồi quên.” Hãy cứ vui nhƣ mọi ngày. Lá trời còn xanh là một lời khẳng định, một sự chắc chắn về niềm tin vào cuộc sống. Màu xanh tƣơi sáng của lá trong câu thơ trên nhƣ tƣợng trƣng cho sự trẻ trung, giàu sức sống. Là hình ảnh động viên, khuyến khích con ngƣời hãy cứ vui sống, hãy cứ sống hết mình vì cuộc đời vẫn đẹp tƣơi, nắng vẫn hồng, lá vẫn xanh. Hình ảnh thiên nhiên tƣơi sáng của lá trời còn xanh khoác lên cho câu thơ vẻ tƣơi non, yêu đời, yêu cuộc sống đến thèm khát. Từ vựng màu sắc mang trong mình sứ điệp truyền tải sự yêu đời đến với ngƣời đọc. Hình ảnh bầu trời là một nét đẹp về không gian nghệ thuật trong ca khúc của Trịnh Công Sơn. Đó là “trời còn in dấu chim xa nguồn” trong Khói trời mênh mông, là “trời mưa trời mưa không dứt” trong Lời buồn thánh. Còn là “bầu trời mênh mông” trong Ra đông giữa ngọ, là hình ảnh “trời chợt nắng” trong ca khúc Vƣờn xƣa, những không gian khác nhau của trời. Trong đó có bầu trời xanh, bầu trời đƣợc kết hợp với màu xanh của lá, của mây. Những hình ảnh trời xanh ấy tạo nên không gian của niềm tin, của hi vong trong ca khúc của Trịnh Công Sơn. 46 Trong một lần khác, để chỉ nỗi nhớ của mình, Trịnh Công Sơn cũng sử dụng lại từ chỉ màu xanh nhƣng lần này là “nhớ đèn đường từng đêm heo hắt, sáng cho em vòm lá me xanh”. Kỉ niệm ùa về trong ca khúc Em còn nhớ hay em đã quên, một ca khúc viết về Sài Gòn và bóng dáng một cô gái hàng xóm của tác giả. Trong ca khúc hình ảnh ngọn đèn đƣờng heo hắt sáng bên vòm lá me xanh trội lên ngay ở đầu ca khúc. Sáng cho em vòm lá me xanh. Vòm lá là cả một khung trời đầy lá, một mái vòm bằng lá me. Từ chỉ màu xanh của lá me, xanh của hạnh phúc và hi vọng trở thành màu nền cho buổi đêm thao thức dƣới ánh đèn đƣờng. Không biết từ bao giờ hàng me xanh đã gắn với phố phƣờng Việt Nam, màu xanh ấy đã trở thành kỉ niệm chung của nhiều lớp thanh niên. Trong một ca khúc, ca khúc Thành phố tình yêu và nỗi nhớ, nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn có đôi câu “Có từ bao giờ, hàng me xanh ngắt, mà nay đứng đó, cho em làm thơ”. Hàng me xanh đã trở thành đặc trƣng của đƣờng phố Sài Gòn. Tƣơng tự nhƣ thế, màu xanh ở vòm lá me - xanh cũng xuất hiện và gắn liền với nỗi nhớ trong câu hát của Trịnh Công Sơn em ra đi nơi này vẫn thế, lá vẫn xanh trên con đường nhỏ. Hàng me vẫn đó, vẫn xanh ngắt nhƣng em thì không còn nữa. Nghe man mác nhƣ nỗi lòng của Kim Trọng khi trở lại chốn cũ mà Thúy Kiều đã khuất xa: “Trước sau nào thấy bóng người Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.” Là câu thơ của Thôi Hộ thời Đƣờng “Nhân diện bất tri hà xứ khứ/ Đào hoa y cựu tiếu đông phong”, ngƣời xƣa không còn thấy nữa nhƣng hoa đào vẫn nhƣ cũ vẫn cƣời trƣớc gió đông. Là hình ảnh của ngƣời ra đi, và cái trêu ngƣơi của tự nhiên cho ngƣời ở lại. Nhắc đến từ chỉ màu xanh trong ca khúc Trịnh Công Sơn, ta không thể nào quên đƣợc màu xanh cốm trong Nhớ mùa thu Hà Nội: “Mùa cốm xanh về Thơm bàn tay nhỏ Cốm sữa vỉa hè Thơm bước chân qua.” Nhớ mùa thu Hà Nội. 47 Bài hát viết về nỗi nhớ Hà Nội ra đời vào khoảng 1984. Những hình ảnh đặc trƣng của thu Hà Nội cứ ùa về trong ca khúc. Đó là màu xanh của cốm làng Vòng mà hƣơng thơm khó phai trong kí ức. Nhớ câu “Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì/ Tương bần hung Láng còn gì ngon hơn”. Những thứ quà ngon của Hà Nội và cốm làng Vòng đứng đầu trong số ấy. Từng gánh cốm trên vai các mẹ, các chị tỏa ra các con phố cứ mỗi khi thu về. Màu cốm xanh không chỉ là màu xanh của nếp non, mà còn là màu của lá sen già xanh ngắt dùng để gói “một thứ quà của lúa non” ấy. Mùi hƣơng thoang thoảng hòa quyện giữa mùa cốm sữa, mùi lá sen và mùi của cả sợi rơm để buộc những gói cốm. Thơm nức từng bƣớc chân qua vĩa hè, không cần phải mời chào nhƣng thực khách luôn ghé thăm. Những thực khách đầu tiên luôn là những thực khách trẻ con và háo hức hơn cả. Những bàn tay em nhỏ cứ thế bóc sợi rơm khô ra, hít một hơi cốm tỏa ra trong cái gói lá sen nhỏ ấy, chụm ba ngon tay lại bóc từng mớ cốm cho vào miệng. Từ những hình ảnh bóc cốm hồn nhiên ấy Trịnh Công Sơn cho ta câu hát “thơm bàn tay nhỏ”. Màu xanh dƣợc dùng một cách tinh tế để tả nét đặc trƣng của thu Hà Nội, vẽ lại hình ảnh của quá khứ qua những kí ức ùa về. Một lần khác Trịnh Công Sơn có một sự kết hợp thật độc đáo với màu xanh: “Tôi thấ y màu xanh hát trong lời gió Và thấy bình minh thắp trên ngọn lá” Hôm nay tôi nghe. Màu xanh hát trong lời gió ở đây là một hình ảnh mang đầy tính nghệ thuật với cách ẩn dụ và nhân hóa tinh tế. Màu xanh là màu của lá, màu xanh ấy lại đƣợc nhân hóa với tiếng hát. Ngay chính tiếng hát đã là một hình ảnh ẩn dụ cho tiếng lá rơi xào xạc hoặc cũng có thể là tiếng lá trên cành, rung rinh trƣớc gió. Một cách trùng phức các biện pháp tu từ để cho ra một hình ảnh tinh tế. Màu xanh ở câu thơ trên còn mang nghĩa liên tƣởng để miêu tả sự hạnh phúc đang reo vui. Qua các ca khúc của Trịnh Công Sơn ta thấy rõ ràng khi miêu tả sự yêu đời của mình ông ƣu ái cho màu xanh hơn cả. Có lẽ vì xƣa nay màu xanh vẫn luôn là màu của sự sống, màu của hi vọng. Nhƣng màu xanh trong ca từ của ông không chỉ thể hiện bấy nhiêu ấy. 48 Trong ca khúc Giọt lệ thiên thu có những câu: “Đứng giữa thiên nhiên Thân ta nặng nặng Thân chim nhẹ nhàng Muốn nói đôi câu Giữa chốn thương đau Chim xanh bạc đầu Cây xanh bạc đầu Vội vàng theo tôi.” Giọt lệ thiên thu. Bài hát là sự đối sánh giữa các sự vật trong thế giới khách quan nhƣ vui - buồn, sống - chết, vui tƣơi – ngậm ngùi, sau đó là nhƣng suy tƣ về cuộc sống con ngƣời. Hình ảnh Chim xanh bạc đầu và Cây xanh bạc đầu là hai hình ảnh mang nhiều yếu tố lạ hóa, độc đáo. Bạc đầu thƣờng chỉ gắn với con ngƣời, nay đƣợc gắn cho loài chim chóc và cây cối. Hình ảnh chim xanh, và cây xanh là hai hình ảnh mang tính biểu trƣng cho cuộc sống. Với chim xanh là hình ảnh trẻ trung, bay nhảy, sôi nổi với cuộc đời là con ngƣời. Còn cây xanh là hình ảnh tràn đầy nhựa sống nhƣng cố định, chậm rãi, lặng lẽ là tự nhiên. Hình ảnh bạc đầu là ý niệm về cái già úa theo thời gian, tƣợng trƣng cho phía bên kia triền dốc cuộc đời. Nghĩ một lối khác bạc đầu cũng gợi cho ta sự chung thủy, hết lòng. Tóm lại, qua hai hình ảnh, Trịnh Công Sơn cho ta một kết luận, dẫu sống thế nào trong cõi đời, cõi tạm này, có sôi nổi, có lặng thầm, thì con ngƣời hay tự nhiên cũng phải đi về cõi vĩnh hằng, phải già úa, phải “vội vàng theo tôi”. Trịnh Công Sơn đau đớn về điều đó ,vì thế giọt lệ mới rơi vào thiên thu. Màu xanh trở thành màu của sự chiêm nghiệm, màu của triết lý về cuộc đời. Trịnh Công Sơn là một ngƣời yêu tự nhiên, hình ảnh tự nhiên xuất hiện dày đặc trong các ca khúc của ông. Ông dùng những hình ảnh của thiên nhiên, cảnh vật nhƣ chất liệu để xây cất nên những hình tƣợng nghệ thuật của mình. Trong những hình ảnh ấy, có hình ảnh của nhân vật trữ tình. Trong thơ Trịnh Công Sơn, ông rất hay dùng tự nhiên để gọi tên cho 49 em và tôi. Từ chỉ màu xanh trong một lần đƣợc Trịnh Công Sơn gắn với hình ảnh sen để nói về những ngƣời phụ nữ. “Nếu thật hôm nào tôi phải đi Tôi phai đi ôi bao nhiêu điều chưa nói cùng Với bình minh hay đêm khuya và từng trưa nắng Bao nhiêu sen xanh, sen hồng Với dòng sông, hay anh em và những phố phường Chắc lòng rất khó bình an.” Rơi lệ ru ngƣời. Nguyễn Du trong Đoạn Trƣờng Tân Thanh có câu: “Nào người phượng chạ loan chung/ Nào người tích lục tham hồng là ai”. Chữ lục và hồng để chỉ những ngƣời phụ nữ. Trong ca khúc Rơi lệ ru ngƣời, Trịnh Công Sơn cũng dùng những chữ sen xanh, sen hồng để chỉ những thiếu nữ xinh đẹp, trẻ trung. Hãy nói đôi chút về cái chết, con ngƣời chúng ta ai cũng sợ cái chết. Các vị hoàng đế xƣa từ thủa mới lên ngôi đã xây lăng tẩm cho mình, ngƣời ta sợ cái chết, tránh nói về cái chết, chuẩn bị cho cái chết. Ngƣời ta tin rằng một khi lỡ nói về cái chết đó sẽ là nói gở, sẽ gặp vạ miệng. Nhƣng Trịnh Công Sơn thì cứ vô tƣ nói về cái chết, cõi chết trong ca khúc của ông song song với cõi sống. Cái chết trong nhạc Trịnh Công Sơn rất tự nhiên xuất hiện, ông viết “Thí dụ bây giờ tôi phải đi/ Phải chia tay cùng đời sống này”, cái chết đƣợc thốt lên thật nhẹ nhàng. Ông thƣờng hay lấy hình ảnh của tự nhiên để lột tả cái chết. Trong một ca khúc Trịnh Công Sơn viết: “Người ra đi có đôi dòng lệ Cỏ xanh rì, cỏ mướt chân đi.” Có nghe đời nghiêng. Đọc hai câu thơ thấy nhẹ nhàng một cách lạ thƣờng, thấy không có chút vấn vƣơng nào trong cõi lòng. Thế mà đau, mà sâu sắc vô cùng. Ngƣời ra đi (chết) mà chỉ đƣợc đôi dòng lệ, cỏ trên nấm mồ mọc đến xanh rì, êm chân đi mà chẳng thấy ngƣời viếng. Màu xanh 50 là màu tƣợng trƣng cho sự sống, cho hi vọng nay lại gắn với nấm mồ, với cõi chết. Màu xanh rì là màu của cỏ rậm rạp, lại càng giàu sự sống.Vì một nỗi màu xanh cũng là màu thuộc gam lạnh, âm tính. Từ vựng màu sắc đƣợc dùng để lột tả sự ra đi, cái chết hết sức tinh tế. Ta nghe man mát nhƣ câu thơ của Nguyễn Gia Thiều trong Cung Oán Ngâm Khúc “Trăm năm còn có gì đâu/ Chẳng qua một nắm cỏ khâu xanh rì”. Cái cỏ xanh rì ấy từ lâu đã là màu của cõi chết, là màu của nấm mộ. Trịnh Công Sơn đã dùng lại hình ảnh ấy một cách nhẹ nhàng để lột tả cái chết, lột tả hình ảnh ngƣời nằm xuống. Trong ca khúc Cho ngƣời nằm xuồng màu sắc cảnh vật/ thiên nhiên cũng xuất hiện. Đó là màu của vƣờn cỏ xanh, dẫu ngƣời có nằm xuống thì tự nhiên vẫn tuần hoàn. Trịnh Công Sơn đã nhận ra điều ấy. “Anh nằ m xuố ng…anh nhớ không anh , vườn cỏ còn xanh, mặt trời còn lên , khi bóng anh như cánh chim chìm xuố ng .”. Trịnh Công Sơn gợi lên cho ta một suy nghĩ về thời gian ngắn ngủi của con ngƣời trong dòng thời gian thiên thu vô tận của tự nhiên. Từ vựng màu sắc một lần nữa đƣợc dùng để lột tả sự ra đi, cái chết. Lại là hình ảnh cỏ xanh trên nắm mộ, hình ảnh của sự ra đi. Trịnh Công Sơn ghi lại một hình ảnh thiên nhiên nhƣ sau: “Người tìm về biển xanh Người tìm về biển xanh Nói thầm về đời mình Ăn năn dấu rêu phong.” Lời của dòng sông. Hình ảnh biển xanh đƣợc dùng với ý nghĩa tƣợng trƣng nhƣ là chốn quay về, chốn kết thúc của dòng sông cuộc đời. Là nơi để con ngƣời nhìn nhận lại đời mình, ăn năn trƣớc thời gian đã trôi qua trong cuộc đời. Biển ở đây không phải là biển rộng, biển bao la mà là hình ảnh biển xanh chất chứa sự dịu mát, sự thanh bình. Là nơi bình yên đáng để quay về, để hòa mình tan đi. Qua hình ảnh của biển xanh, của sự êm đềm, thanh thản cái chết đƣợc ông nhắc đến rất nhẹ nhàng. Trên tất cả, vẻ đẹp của tự nhiên phải gắn với hình ảnh con ngƣời, vì con ngƣời là chủ thể của vạn vật. Từ chỉ màu xanh trong ca từ của Trịnh Công Sơn cũng đƣợc kết hợp với những hình ảnh vô cùng độc đáo để miêu tả con ngƣời trong vẻ đẹp với tự nhiên. Màu xanh 51 trong ca khúc của ông rất hay gắn với hình ảnh của em – ngƣời yêu, ngƣời tình. Một ca khúc gần nhƣ ai cũng ít nhiều một lần đã nghe của Trịnh Công Sơn, đó là ca khúc gắn liền với tên tuổi Khánh Ly, ca khúc Diễm xƣa, có câu: “Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao ……. Trên bước chân em âm thầm lá đổ Chợt hồn xanh buốt cho mình xót xa.” Diễm xƣa. Ca khúc là lời tâm sự về một cuộc tình không thành với bóng dáng ngƣời con gái tên Diễm, ra đời vào khoảng năm 1960. Giữa làn mƣa bay trong khúc hát, hình ảnh con ngƣời xuất hiện một cách ẩn khuất: chỉ là tay, là mắt, là bước chân. Trong ấy hình ảnh đôi mắt nổi bật hơn cả với sự kết hợp của từ chỉ màu sắc. Mắt xanh xao, đôi mắt đƣợc gắn với màu xanh xao một màu nhợt nhạt, yếu ớt, mong manh. Sự yếu ớt đầy trong đôi mắt xanh xao kéo theo cái yếu ớt, xanh buốt của tâm hồn. Trịnh Công Sơn viết “chợt hồn xanh buốt”, cái bất chợt xanh buốt ấy là gì? Nỗi buồn không tên của Trịnh Công Sơn đƣợc từ vựng màu sắc miêu tả một cách hết sức tinh tế, xanh buốt cả tâm hồn. Màu xanh là màu của sự sống trong tự nhiên nhƣng màu xanh xao lại là màu của sự nhợt nhạt, yếu ớt, của bệnh tật. Còn Xanh buốt là một màu xanh đậm, lạnh giá, từ buốt còn đƣợc dùng nhiều cho đau buốt. Màu xanh buốt ở đây cũng phần nào cũng mang ý nghĩa thể hiện cho sự đau đớn của tâm hồn khi em ra đi. Cái xanh buốt ấy còn dẫn ta đến nỗi xót xa về một hoài niệm, hoài niệm về Diễm. Bên cạnh từ chỉ màu xanh của bệnh tật, Trịnh Công Sơn còn dùng màu xanh để miêu tả vẻ đẹp của em nhƣ : “Ngủ đi em, tay xanh ngà ngọc .” (Em hãy ngủ đi), “Em mướt xanh như ngọc ngà mà tôi đâu có hay .” (Hoa xuân ca). Ông dùng cùng một màu xanh so sánh với ngà ngọc để nói về vẻ đẹp của em. Màu xanh ngà ngọc là màu của châu báo, màu của sự quý giá đẹp đẽ. Và ở đây em cũng nhƣ thế. Cái mƣớt xanh của em còn ẩn khuất ý niệm sự trẻ trung, giàu sức sống của em. 52 Cụ thể hơn, từ chỉ màu xanh trong ca từ của Trịnh Công Sơn gắn với em còn đƣợc dùng để tả tuổi trẻ, tuổi thanh xuân, nhƣ trong ca khúc Ru ta ngậm ngùi ông viết: “Tóc nào hãy còn xanh cho anh chút hồn nhiên .”. Màu xanh của tóc là màu của tuổi trẻ, tuổi hồn nhiên, mơ mộng. Và ở đây Trịnh Công Sơn thèm thuồn sự hồn nhiên của thời tuổi trẻ ấy. Từ chỉ màu xanh còn đƣợc Trịnh Công Sơn dùng để miêu tả nỗi buồn của con ngƣời, có đôi lần Trịnh Công Sơn viết. “Chiề u chủ nhật buồ n Nằm trong căn gác đìu hiu Ôi tiế ng hát xanh xao của một buổi chiều Trời mưa trời mưa không dứt Ô hay mình vẫn cô liêu. Chiề u chủ nhật buồ n Nằm trong căn gác đìu hiu Nghe tiế ng hát xanh xao của một buổ i chiề u Bạn bè rời xa chăn chiếu Bơ vơ còn đến bao giờ.” Lời buồn thánh. Bài hát mang âm hƣởng Thiên Chúa Giáo đƣợc ông sáng tác vào những tháng ngày sống ở Blao - Bảo lộc. Những câu hát nhƣ những câu kinh cầu cất lên giữa sự hoang vu. Nghe câu hát thật lạ, tiếng hát xanh xao tiếng hát là âm thanh, ta phải cảm nhận bằng thính giác. Nhƣng lại đƣợc kết hợp với một từ vựng màu sắc, là hình ảnh thị giác, song ta vẫn cảm nhận đƣợc những gì Trịnh Công Sơn muốn giãi bày qua sự kết hợp nhƣ trái chiều ấy. Sự kết hợp nhƣ thế lại buột ta phải cảm nhận câu hát bằng cả thính giác lẫn thị giác, gợi lên những suy nghĩ sâu sắc hơn, về sự cô đơn, bơ vơ giữa một buổi chiều chủ nhật mƣa rơi tầm tả. Màu xanh xao ở đây là đặc trƣng cho vẽ mong manh, yếu ớt, nhợt nhạt của bệnh tật. Tiếng hát kết hợp với màu xanh xao tạo nên một tầng nghĩa sâu hơn. Đây là một tiếng hát đau buồn, bơ vơ, mong manh, có chút bi quan cất lên giữa một buổi chiều chủ nhật điều hiu, 53 cô quạnh. Xanh xao là sắc thái của tiếng hát chứ không còn là màu. Một điều thú vị nữa là nguồn gốc của tiếng hát mà tác giả nghe đƣợc. Nó không bắt nguồn từ con ngƣời mà tiếng hát là tiếng hát xanh xao của một buổi chiều. Chiều hát ƣ? Không đó chỉ là sự cảm nhận của một thi sĩ, chỉ là một buổi chiều chủ nhật mƣa ngâu. Nỗi nhớ bạn bè, nỗi cô đơn ùa về khi tác giả một mình trong căn gác trống tại Bảo Lộc. Dùng màu xanh xao cho làn mƣa và liên tƣởng đó là tiếng hát của một buổi chiều. Thật là đặc biêt. Hay có một cách khác để hiểu, đây là tiếng thánh ca buồn bã, vang vọng xa xôi của một mái nhà thờ nào đó trong buổi lễ chiều Chủ Nhật mà giữa sự cô đơn Trịnh Công Sơn đã nghe đƣợc. Đó cũng là một cách lý giải. Buổi chiều là một nét đẹp về thời gian nghệ thuật trong ca từ Trịnh Công Sơn. Từ những buổi chiều phai, chiều nay, chiều tím và ở đây là chiều chủ nhật….Trịnh Công Sơn bày tỏ tâm trạng của mình một cách nhẹ nhàng đầy thi vị. Trong một ca khúc khác, ca khúc Bay đi thầm lặng từ chỉ màu sắc đƣợc sử dụng ở chi tiết “Có những bạn bè xanh như người bê ̣nh ”. Với cách dùng cũng nhƣ sự kết hợp rất đặc biệt Trịnh Công Sơn ghi sâu hình ảnh những bạn bè xanh vào tâm khảm ngƣời nghe. Những bạn bè xanh ở đây là sự kết hợp giữa đặc trƣng của tự nhiên với một hình ảnh xã hội. Ta vẫn hay nói, trời xanh, cây xanh, lá xanh, mây xanh,…nhƣng bạn bè xanh thì chỉ có Trịnh Công Sơn nói. Những bạn bè xanh gợi lên cho ta nhiều suy nghĩ khi tác giả đem so sánh với “người bệnh”. Màu xanh của bệnh tật, yếu đuối thiếu sức sống. Hiểu một cách khác có lẽ màu xanh này không phải chỉ màu của bạn bè đơn thuần, mà chỉ mối quan hệ bạn bè cách trở, xa xôi. Sợi dây tình bạn trở nên mong manh, yếu ớt gần với màu xanh của bệnh tật. Tại sao Trịnh Công Sơn lại nói về tình bạn nhƣ thế? Vì một lẽ “Có chén rượu chờ trong quán đêm đêm”, hình ảnh của sự trống vắng, thiếu bạn bè trong cuộc vui. Lại thấy đâu đấy hơi thở bài thơ Khóc Bạn của Nguyễn Khuyến: “Rượu ngon không có bạn hiền/ không mua không phải không tiền không mua”. Đây cũng là hình ảnh buồn về sự thiếu vắng tri âm, tri kỉ. Môt cách tình cờ trong câu hát của mình, Trịnh Công Sơn gợi lại cho ta điều ấy. Việc sử dụng từ chỉ màu xanh trong ca khúc của Trịnh Công Sơn là một nét đẹp của nghệ thuật dùng từ. Từ chỉ màu xanh đƣợc dùng một cách tinh tế để miêu tả từ tự nhiên, 54 cảnh vật cho đến con ngƣời. Từ chỉ màu xanh trong ca từ của Trịnh Công Sơn trƣớc hết là màu xanh của thiên nhiên với niềm tin, hy vọng và sự yêu đời, sau đó nó là màu xanh của sự chiêm nghiệm về cuộc đời và cuối cùng là màu của tâm trạng con ngƣời trƣớc những nỗi buồn, nỗi cô đơn, và cái chết. Trịnh Công Sơn đã vận dụng sự kết hợp một cách đa dạng và tinh tế của màu xanh để làm nguyên liệu tuyệt vời cho ca khúc của mình. 2.2.2. Nghệ thuật sử dụng từ chỉ màu hồng Thống kê: - - - - - - Em đi đâu mà vô ̣i bóng hồng bóng hồng ơi. (Bống bồng ơi) Đƣờng phố buồn mọi ngƣời đi vắng , trong kinh đô tiêu điề u dấ u ngƣạ hồng. (Có những con đƣờng) Đƣờng máu hồng đƣờng rất tình một đƣờng rất tình. (Có những con đƣờng) Nhƣ̃ng ngày ngồ i rủ tóc âm u… ..nhƣ̃ng mai hồng ngồ i nhớ thiên thu . (Cỏ xót xa đƣa) Mây qua mây qua môi em hồng nhạt. (Chìm dƣới cơn mƣa) Mây qua mây qua môi em hồng vƣ̀a. (Chìm dƣới cơn mƣa) Mô ̣t đời bỏ ngỏ đêm hồng. (Dấu chân địa đàng) Ngƣời phu quét lá bên đƣờng , quét cả nắng hồng, quét hạ buồn tênh . (Góp là mùa xuân) Đời vẽ tôi tên mục đồng , rồ i vẽ thêm con ngƣạ hồng. (Chỉ có ta trong đời) Trời đấ t kia có hay ta về , mô ̣t phố hồng mô ̣t phố hƣ không . (Có nghe đời nghiêng) Sen hồng mô ̣t nu ̣ em ngồi một thuở mô ̣t thuở yêu nhau . (Đóa hoa vô thƣờng) Sen hồng mô ̣t đô ̣. (Đóa hoa vô thƣờng) Em hồng mô ̣t thuở xuân xanh. (Đóa hoa vô thƣờng) Mô ̣t thời yêu dấ u đã qua , gót hồng em muố n quay về . (Đóa hoa vô thƣờng) Tƣ̀ đó hoa là em, mô ̣t sớm kia rấ t hồng nở hế t trong hoàng hôn . (Đóa hoa vô thƣờng) Bởi vì thu tôi ở la ̣i , hồng má môi em hồng sóng xa. (Đoản khúc thu Hà Nội) Có điều gì gần nhƣ niềm tuyệt vọng , môi em hồng nhƣ lá hƣ không. (Gần nhƣ niềm tuyệt vọng) Lời me ̣ ru đêm vắ ng ngón tay hồng. (Lời mẹ ru) Con ngủ giấ c hồng. (Lời mẹ ru) Mô ̣t cuô ̣c tình nhỏ bé bên đôi môi hồng đào. (Môi hồng đào) Mƣa sáng…,mƣa đêm…mƣa mai tƣ̀ng sơ ̣i tóc mây mây hồng. (Mƣa mùa hạ) Còn gì đâu những môi xƣa hồng. (Khói trời mênh mông) 55 - - - - - Có còn trong em những cây nến hồng. (Khói trời mênh mông) Trời ƣơm nắ ng cho mây hồng. (Mƣa hồng) Thằ ng bé xinh xinh ra đòng giƣ̃a ngo ̣ , miê ̣ng môi hồng đỏ nhƣ đóa hoa vông . (Ra dồng giữa ngọ) Mê man trời hồng vƣơ ̣t lên đồ i non . (Ra dồng giữa ngọ) Tan trong trời hồng làm giọt mƣa trong . (Ra dồng giữa ngọ) Nắ ng có hồng bằ ng đôi môi em . (Nhƣ cánh vạc bay) Nhìn cỏ cây ráng pha màu hồng, nhìn lại em áo lụa thinh không . (Níu tay nghìn trùng) Nhân gian về tro ̣ nhiề u nơi , bâng khuâng vì nhƣ̃ng đôi môi rấ t hồng. (Ở trọ) Bao nhiêu sen xanh sen hồng với dòng sông . (Rơi lệ ru ngƣời) Khi sen hồng mới nở nu ̣ đời ôi thơm quá . (Ru tình) Ru em gót sen hồng ru bay tà áo rô ̣ng . (Ru tình) Ngoài phố đêm đông , đôi môi em là đố m lƣ̉a hồng. (Ru đời đi nhé) Ru mai ngàn năm , vƣ̀a má em hồng. (Ru em từng ngón xuân nồng) Đời trần gian có môi hồng có mắt nhìn . (Từng ngày qua) Tƣ̀ng phiế n mây hồng em mang trên vai. (Tuổi đá buồn) Còn gì đâu những đóa hoa hồng, vì trái tim tội lỗi lƣu vong . (Tƣởng rằng đã quên) Nụ hồng quá nghe ra ngâ ̣m ngùi . (Vàng phai trƣớc ngõ) Hồng đi nhé chân về giƣ̃a ngo ̣ . (Vàng phai trƣớc ngõ) Đƣờng xanh quá môi em ngại hồng, hồng đi nhé xin hồng với nụ. (Vàng phai trƣớc ngõ) Nhuô ̣m hồng hạt mầm trót vay. (Phúc âm buồn) Giọng ngƣời buồn tênh cơn đau nung hồng. (Vẫn nhớ cuộc đời) Hay tôi làm mƣc̣ hồng chờ em giƣ̃a trang thƣ . (Vì tôi cần thấy em yêu đời) Cho em vào mô ̣t mùa , có màu sắc hồng thôi. (Vì tôi cần thấy em yêu đời) Ngƣạ hồng đã mỏi vó chế t trê n đồ i quê hƣơng . (Xin mặt trời ngủ yên) Chỉ sau màu xanh, màu hồng chiếm vị trí quan trọng thứ nhì trong trƣờng từ vựng màu sắc của Trịnh Công Sơn. Ông gắn màu hồng đầy sắc ấy với những hình ảnh về con ngƣời và tự nhiên. Khác với màu xanh chủ yếu đƣợc dùng để miêu tả thiên nhiên thì màu hồng lại đƣợc sử dụng một cách dày đặc để tả con ngƣời, trong đó chủ yếu là hình ảnh về em, về ngƣời yêu, về những ngƣời phụ nữ đẹp. 56 Trong một lần ở ca khúc Nhƣ cánh vạc bay Trịnh Công Sơn vào bài bằng hai câu hỏi không cần trả lời. “Nắng có hồng bằng đôi môi em Mưa có buồn bằng đôi mắt em.” Nhƣ cánh vạc bay. Nói đôi chút về ca khúc, hình ảnh cánh vạc bay là hình ảnh về một thiếu nữ Huế với dáng ngƣời gầy, cao và rất đẹp đã rời cố đô và định cƣ tại Ottawa mà một lần tình cờ Trịnh Công Sơn đã gặp lại. Từ dáng ngƣời gầy, cao của cô gái Huế ấy Trịnh Công Sơn đã liên tƣởng đến hình ảnh con vạc và sự ra đi của cô là hình ảnh cánh vạc bay. Từ chỉ màu sắc của em ở đây lại đƣợc phát họa cho đôi môi. Rõ ràng ở đây màu hồng không phải là màu đặc trƣng của nắng, không phải là ƣu thế của nắng. Màu hồng xƣa nay vẫn ƣu ái cho ngƣời phụ nữ, đặc biệt là những ngƣời phụ nữ đẹp. Ta vẫn thƣờng nghe má hồng, gót hồng, hồng nhan. Câu hỏi trên thật ra là một lời khen, một sự tôn vinh đầy ngụ ý và tinh tế cho đôi môi hồng, cho ngƣời phụ nữ tuyệt sắc. Màu hồng trở thành màu chung của nắng và đôi môi, có khác nhau chăng chỉ là về mức độ đậm nhạt của màu. Màu nắng vốn không hồng hào đƣợc nhƣ đôi môi ấy và vì không thể đẹp bằng nên mới có cảnh “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”. Ở một câu sau nắng cũng đã phải hờn ghen với đôi môi em “Nắng có còn hờn ghen môi em”. Hình ảnh đôi môi hồng không phải là hiếm gặp trong Trịnh Công Sơn. Những môi hồng đào, môi hồng nhạt, môi hồng vứa, môi hồng đỏ,… thƣờng xuyên xuất hiện và cũng thƣờng xuyên mang nghĩa biểu trƣng cho nhân vật em trong sáng tác của Trịnh Công Sơn. Mỗi một màu hồng của môi là một sắc độ khác nhau: khi thì đôi môi hồng đào quyến rũ, đôi môi hồng nhạt, hồng vừa nhẹ nhàng, khi thì đôi môi hồng đỏ rực cháy nhƣ đóa hoa Vông. Tại sao trong ca khúc Chìm dƣới cơn mƣa Trịnh Công Sơn lại viết: “Chìm dưới cơn mưa một ngàn năm trước Mây qua mây qua môi em hồng nhạt Chìm dưới con mưa một ngàn năm nữa Mây qua mây qua môi em hồng vừa.” 57 Chìm dƣới cơn mƣa. Hình ảnh cơn mƣa theo một cách nghĩ nào đó là sự va vấp với cuộc đời của em. Một ngàn năm trƣớc là chỉ về quá khứ, một ngàn năm nữa là hƣớng về tƣơng lai. Hình ảnh mây qua đƣợc lặp đi lặp lại là sự chuyển động của thời gian từ quá khứ đến tƣơng lai, hay một cách khác mây qua cũng là hình ảnh cơn mƣa đã tạnh, những thăng trầm của cuộc đời qua đi. Hồng nhạt rồi đến hồng vừa là chỉ sắc độ tăng dần của màu môi và cũng đồng thời chỉ sự già dặn thay đổi theo thời gian, theo sự thăng trầm của cuộc sống. Từ chỉ màu sắc ở đây sử dụng rất tinh tế, màu hồng trở thành màu của sự trải nghiệm cuộc sống, màu của nhận thức về cuộc sống. Từ vừa là một nét đặc sắc khác của Trịnh Công Sơn. Hồng vừa tạo cho ta cảm giác đầy đủ nhƣng không choáng ngợp và cũng không nhạt nhẽo. Một từ rất đắc để miêu tả con ngƣời đã đủ độ dày dặn với cuộc đời. Chỉ riêng về từ chỉ màu hồng của môi Trịnh Công Sơn đã có khá nhiều sắc độ. Trong ca khúc Ru đời đi nhé tác giả viết “Ngoài phố đêm đông , đôi môi em là đố m lửa h ồng.” Giữa đƣờng phố mùa đông lạnh giá, Trịnh Công Sơn so sánh đôi môi của ngƣời yêu nhƣ đốm lửa hồng, đốm lửa sƣởi ấm đêm đông, sƣởi ấm trái tim lạnh giá của nhân vật tôi. Hình ảnh so sánh đôi môi em là ánh lửa hồng không đơn thuần chỉ vẻ đẹp của ngƣời phụ nữ mà còn chỉ sự ấp áp của tình yêu. Đôi môi hồng trở thành biểu tƣợng của tình yêu. Một sự so sánh khác không kém phần độc đáo đƣợc Trịnh Công Sơn dùng trong ca khúc Gần nhƣ niềm tuyệt vọng, ông viết: “Có điều gì gần như niềm tuyệt vọng Môi em hồng như lá hư không” Gần nhƣ niềm tuyệt vọng. Điều làm cho sự so sánh ở đây trở nên độc đáo là hình ảnh chiếc lá hư không đƣợc dùng để so sánh với môi hồng. Chiếc lá hư không là chiếc lá nhƣ thế nào? Hình ảnh chiếc lá hƣ không có phải chăng là chủ thể của hành động “Rơi rất gần và rơi xuống trong tôi” ở câu thơ trƣớc. Nếu thật là nhƣ thế, hình ảnh lá hƣ không là chiếc lá tàn úa xơ xác, mất đi phần thịt lá chỉ còn gân lá, rơi giữa khoảng không vô tận trong con phố hoang tàn. Một cách hiểu 58 khác, chiếc lá hƣ không là chiếc lá có phần không thực, là chiếc lá không tồn tại trong thế giới khách quan. Màu hồng của đôi môi đƣợc so sánh với hình ảnh chiếc lá hƣ không nhằm tô đậm sự không thực, không tồn tại trong thế giới thực tại. Đồng thời nói lên sự hư không của tình yêu. Màu hồng không chỉ gắn với môi, mà trong ca từ của Trịnh Công Sơn nó còn gắn với má. Trong ca khúc Đoản khúc thu Hà Nội ông viết: “Bởi vì thu tôi ở lại/ Hồng má môi em hồng sóng xa”. Hà Nội vào thu đẹp đến mê hoặc. Với tiếc trời thu Hà Nội những đôi má thiếu nữ cứ hây hây đỏ, hồng hào một cách tự nhiên. Và hình ảnh đẹp về ngƣời con gái Hà Nội với má, môi hồng giữa trời thu đã đi vào ca khúc của Trịnh Công Sơn một cách nhƣ thế. Hình ảnh hồng sóng xa là hình ảnh của mặt nƣớc Hồ Tây dƣới ánh nắng phản chiếu nhè nhẹ cho ta cảm giác nhƣ sóng nƣớc màu hồng. Từ chỉ màu sắc ở đây thực chất là màu sắc tƣợng trƣng cho niềm hạnh phúc, một trang hồng trong kí ức của Trịnh Công Sơn về Hà Nội. Trong ca khúc Đóa hoa vô thƣờng, cuộc vui nào rồi cũng tàn, gặp gỡ rồi cũng phải ly biệt, vì thế cho nên. “Một thời yêu dấu đã qua Gót hồng em muốn quay về.” Đóa hoa vô thường. Từ vựng màu sắc lần này lại đƣợc dùng để tả một chi tiết khác của em, đôi gót. Màu hồng xuất hiện, kết hợp với một bộ phận cơ thể của em, gót hồng, hay gót sen hồng. Đây là những từ để chỉ đôi bàn chân đẹp, đôi chân đẹp, ngƣời phụ nữ đẹp, là đại diện cho chính em. Hình ảnh này gợi lại cho ta khoảnh khắc Thúy Kiều vườn khuya băng lối đến với Kim Trọng: “Nhà lan thanh vắng một mình, Ngẫm cơ hội ngộ đã đành hôm nay Thì trân thức thức sẵn bày Gót sen thoăn thoắt dạo ngay mái tường.” 59 Truyện Kiều Hình ảnh gót sen là một điển tích xƣa về nàng Phan Thị xinh đẹp. Nguyễn Du đã tinh tế liên tƣởng để nói về Thúy Kiều xƣa khi băng lối đến với Kim Trọng. Nguyễn Gia Thiều trong Cung oán ngâm khúc cũng có viết “Thôi cười nọ lại nhăn mày liễu, /Ghẹo hoa kia lại diễu gót sen./ Thân này uốn éo vì duyên,/ Cũng cam một tiếng thuyền quyên với đời.” cũng là để chỉ ngƣời con gái đẹp. Ở thời thơ mới Vũ Hoàng Chƣơng cũng học hỏi thi nhân xƣa: “Gót sen êm dìu dịu bước như ru/ Lời suối êm nhè nhẹ cất như ru/ Gọi trao buồn thoảng sầu vô cớ/ Không thi sĩ cũng nghe lòng rộng mở.” (Mùa thu đã về). Đến với Trịnh Công Sơn, gót sen ấy đã trở nên thực hơn bao giờ hết, gót sen hồng, một vẻ đẹp nhƣ từ xƣa đến nay vẫn nhƣ thế về nàng thơ. Bên cạnh hình ảnh màu hồng của những ngƣời phụ nữ, ta cũng bắt gặp màu hồng ấy với một đứa trẻ, trong ca khúc Ra đồng giữa ngọ ông viết: “ Thằng bé xinh xinh ra đồng giữa ngọ Miệng môi hồng đỏ như đóa hoa vông Hoa vông mùa hè lập loè thinh không Hoa vông chào mừng mùa hè thênh thang” Ra đồng giữa ngọ. Đây là những hình ảnh về con ngƣời nhỏ bé và khát khao hòa nhập cõi đời. Trƣớc tiên xin đƣợc nói về loài hoa Vông, hay chính xác phải là hoa Vông kê. Hoa Vông là một loài hoa có màu đỏ, hình dạng nhƣ mào gà, mọc thành chùm ở ngọn cành, nối tiếp nhau nở từ dƣới lên trên. Một chùm hoa Vông thƣờng cho ta hình ảnh liên tƣởng đến một bó đuốc đang cháy rực. Màu đỏ của hoa vông là màu đỏ rực, đỏ đến lập lòe thinh không. Trịnh Công Sơn dùng hình ảnh miệng môi hồng đỏ của đứa bé để so sanh với màu đỏ của hoa vông. Đó là hình ảnh rực cháy đam mê, cuồng nhiệt, cháy bỏng. Là màu của máu, của sinh lực. Màu đỏ còn là màu của sự may mắn, hay gắn với trẻ nhỏ qua bao lì xì ngày tết. Hình ảnh miệng môi hồng đỏ của đứa bé là hình ảnh cho nhiệt huyết hòa nhập với đời, hòa nhập với trời để là con diều bay lên cao. 60 Cũng trong ca khúc Ra đồng giữa ngọ ông viết: “ Thằng bé xinh xinh ra đồng giữa ngọ Mặt kia lồ lộ mang ý yêu tinh Yêu tinh cùng diều cùng diều bay quanh Vươn tay chào mừng từng loài chim quen Mê man trời hồng vượt đồi lên non Lên cao mịt mùng …… Thằng bé xinh xinh ra đồng giữa ngọ Ngờ đâu hội ngộ tan giữa hư không Tan trong trời hồng làm giọt mưa trong Tan trong cuộc đời làm lời ru trong Tan trong nụ cười mời gọi yêu thương Tan trong cội nguồn Thằng bé xinh xinh ra đồng giữa ngọ Ngờ đâu hội ngộ tan giữa hư không.” Ra đồng giữa ngọ. Từ chỉ màu sắc còn đƣợc sử dụng trong việc miêu tả trực tiếp bầu trời với hai hành động khác nhau của con ngƣời nhỏ bé là mê man trời hồng và tan trong trời hồng. Trời hồng ở đây là hình ảnh tƣợng trƣng cho cuộc đời, cuộc sống, đứa bé là hình ảnh đại diện cho con ngƣời, có tốt, có xấu bay vào cuộc đời, vƣợt qua những khó khăn để hòa nhập trọn vẹn vào cuộc sống và làm mƣa cho đời. Từ vựng màu sắc góp phần vào việc miêu tả hành động của con ngƣời ở cõi thế. Màu hồng gắn với hình ảnh con ngƣời trong nhạc Trịnh hầu hết là gắn với những ngƣời phụ nữ đẹp, gắn với ngƣời yêu và ngƣời tình của tác giả, là màu của tình yêu, của hạnh phúc, là màu của cuộc sống của nhiệt huyết. 61 Màu hồng trong ca từ của Trịnh Công Sơn hay màu sắc nói chung không chỉ gắn với những bộ phận của con ngƣời mà đôi khi còn là sự tƣợng trƣng, là đại diện cho con ngƣời qua những hình ảnh của tự nhiên. Trong Đóa hoa vô thƣờng ông viết: “Sen hồng một nụ Em ngồi một thuở Một thuở yêu nhau Có vui cùng sầu Từ rạng đông cao Đến đêm ngọt ngào Sen hồng một độ Em hồng một thuở xuân xanh.” Đóa hoa vô thƣờng. Màu sen hồng đƣợc dùng để so sánh với em, sen hồng một nụ - em ngồi một thuở, Sen hồng một độ - em hồng một thuở. Em nhƣ là sen và sen nhƣ là em. Sen là loài hoa mang nét đẹp trong sáng, gắn liền với văn hóa Việt, gắn liền với phật giáo, cũng đồng thời mang hơi hƣớng thiền định, thoát tục. Màu hồng gắn với sen chỉ làm rõ sắc thái của sen. Nhƣng màu hồng gắn với em lại là một nét độc đáo, em hồng là chỉ vẻ đẹp của ngƣời phụ nữ. Em hồng một thuở xuân xanh là để tôn vinh vẻ đẹp của em thời trẻ trung, nhan sắc. Nhƣng những câu thơ trên cũng mang nét dự báo về sự tàn lụi một cách tinh tế. Sen hồng một độ, và em hồng một thuở. Sen cũng chỉ hồng một khoảng thời gian nhất định và em cũng thế độ xuân sắc của em cũng chỉ có hạn. Hai hình ảnh nhắc nhớ cho chúng ta về sự hữu hạn của thời gian, về vòng vô thƣờng của tạo hóa. Một phần không thể thiếu của từ chỉ màu hồng trong ca từ Trịnh Công Sơn là từ chỉ màu hồng của thiên nhiên, cảnh vật. Trịnh Công Sơn có thể gắn màu hồng cho nhiều vật thể tự nhiên vô cùng độc đáo, từ mưa hồng, sương hồng, cho đến mây hồng, nắng hồng. Những màu rất đẹp và rất Trịnh Công Sơn. 62 Một hình ảnh thiên nhiên đẹp trong sáng tác của Trịnh Công Sơn gợi cho ta sự lạc quan yêu đời của ông đó là hình ảnh Mưa hồng. Phải bằng một con mắt chan chứa tình yêu với cuộc sống mới thấy đƣợc cái đẹp ẩn khuất trong mƣa. Sao lại gọi là mƣa hồng? Mƣa hồng ở đây là một cơn mƣa rào mùa hạ, những cơn mƣa rất hay bắt gặp ở Sài Gòn “Nhớ Sài Gòn mưa rồi chợt nắng”. Cơn mƣa ào tới khi trời vẫn nắng nhè nhẹ, ánh nắng phản chiếu lên những hạt mƣa bay lất phất tạo nên một màu hồng cực kì đẹp. Thật ra không chỉ màu hồng đƣợc tạo ra trong những cơn mƣa nhƣ thế mà là cả bảy màu tƣơng tự nhƣ cầu vồng. Nhƣng vì hạt mƣa nặng hơn so với hơi nƣớc khi tạo ra cầu vồng nên chỉ màu đậm nhất dễ nhìn nhất đƣợc nhận thấy. Đó là màu đỏ, dƣới màn mƣa màu đỏ cũng bị mờ đi và ta có mƣa hồng. Mƣa hồng cũng mang ý niệm cho cơn mƣa của hạnh phúc, cơn mƣa của hồng ân trong Thiên chúa giáo. Mƣa của ân huệ và hạnh phúc. “Trời ươm nắng cho mây hồng”. Xƣa nay ngƣời ta vẫn hay ƣơm cây giống, ƣơm cá giống nhƣng ƣơm nắng thì chỉ có thể là Trịnh Công Sơn. Trong thơ ông không một lối mòn ngôn ngữ nào đƣợc tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Mọi thứ đều có thể xảy ra, đầy sự bất ngờ và mê hoặc. Ươm nắng để ủ hồng cho mây, hình ảnh đẹp đến lạ kì. Có phải chăng đám mây hồng ấy là “Từng phiến mây hồng em mang trên vai”. Nếu là nhƣ thế thì lại càng hấp dẫn, càng quyến rũ, càng đẹp. Từ chỉ màu sắc đƣợc sử dụng một cách tinh tế và hiệu quả để khắc họa vẻ đẹp của mây, của em, và của tự nhiên. Từ một hình ảnh, một hiện tƣợng tự nhiên qua cách cảm, cách nghĩ và lối diễn đạt của mình, Trịnh Công Sơn biến nó trở thành một chất thơ độc đáo làm điểm nhấn trong ca khúc. Hình ảnh ươm nắng cho mây hồng thật ra là bầu trời đang chuyển mƣa, hình ảnh ánh nắng bị khuất lấp bởi những cụm mấy xám, nhỏ và nhạt màu. Dầu bị khuất nhƣng ánh sáng vẫn len lỏi, và bị giữ lại bên trong đám mây tạo ra một hình ảnh rất đặc biệt trong câu hát của Trịnh Công Sơn. Hình ảnh cũng mang nét thoáng buồn vì nét đẹp của mây hồng qua rất nhanh và sau đó sẽ là làn mƣa buồn bã kéo đến. Gợi cho ta sự suy nghĩ về tình yêu đến và đi cũng nhƣ nỗi buồn ẩn khuất sau vẻ đẹp. Một hình ảnh thiên nhiên cực kì nên thơ trong trong Đóa hoa vô thƣờng của Trịnh Công Sơn mà ta không thể bỏ qua đó là hình ảnh sương hồng: 63 Toàn bộ bài hát nhƣ vòng vô thƣờng của một kiếp nhân sinh. Ta tìm em, ta vƣợt qua khó khăn trở ngại tìm thấy em, ta hạnh phúc với em, rồi ta mất em, ta đau đớn tuyệt vọng. Ở đoạn đầu khi đi tìm em, từ chỉ màu sắc xuất hiện với hình ảnh: “Tìm em xa gần Đất trời rộn ràng Tìm trong sương hồng Trong chiều bạc mệnh Trăng tàn nguyệt tận Thưa từng tuyệt vọng Đâu em.” Đóa hoa vô thƣờng. Đó là khoảnh khắc đi tìm em, là niềm tin tuyệt đối sẽ tìm đƣợc em. Tìm từ xa đến gần, từ trời đến đất, từ ngày đến đêm không ngừng nghỉ và mệt mỏi. Màu hồng xuất hiện để tả một buổi sớm mai, sƣơng chƣa tan, mà màu nắng vừa mới nhú tạo nên một cảnh sương hồng lãng mạn trong khoảnh khắc ta đi tìm em. Đồng thời sƣơng hồng của buổi ban mai cũng để đối sánh với buổi chiều muộn và theo cùng dòng chảy thời gian với đêm tối ở câu sau. Màu hồng cũng là màu tƣợng trƣng của niềm tin và hi vọng tìm thấy em, tìm thấy tình yêu của tôi. Ngoài những hình ảnh về con ngƣời, tự nhiên, cảnh vật hình ảnh động vât cũng thƣờng hay xuất hiện trong ca từ của Trịnh Công Sơn. Một hình ảnh tiêu biểu về động vật đƣợc Trịnh Công Sơn gắn với từ chỉ màu sắc, đó là hình ảnh ngựa hồng. Trong ca khúc Có những con đƣờng ông viết: “Đường phố buồ n mọi người đi vắ ng / Trong kinh đô tiêu điề u dấ u ngựa hồng.”. Hay trong ca khúc Xin mặt trời ngủ yên: “Ngựa hồng đã mỏi vó chế t trên đồ i quê hương .”. Và trong ca khúc Chỉ có ta trong đời: “Đời vẽ tôi tên mục đồng , rồ i vẽ thêm con ngựa hồng.”. Hình ảnh ngựa hồng trong sáng tác của Trịnh Công Sơn ta rất hay gặp. Trƣớc hết hãy nói đôi chút về ngựa. Ngựa là con vật thông minh, khôn ngoan sống gần ngƣời và đƣợc con ngƣời yêu quý trong đời sống vất vả mà còn kề vai sát cánh cùng con ngƣời xông pha nơi trận mạc. Ngựa đã đi vào văn học dân gian trong lịch sử và văn hoá 64 nghệ thuật. Xuất phát từ chính đặc điểm tự nhiên của loài ngựa mà hình tƣợng con ngựa luôn hiện diện với vẻ đẹp trong cách nhìn của con ngƣời, phản ánh qua lăng kính văn hóa. Ngựa có dáng vẻ đẹp đẽ, mạnh mẽ, sung mãn mà thanh nhã, hiền lành, ngựa có đức tính trung thành với con ngƣời. Ngựa đƣợc coi là con vật có tình nghĩa. Ngựa trong nhạc Trịnh Công Sơn, là con ngựa nghệ sĩ, không phải là ngựa chiến hay ngựa hoang, nó là con ngựa hồng rất đặc biệt, vì chuyên chở số phận lang thang của ngƣời nghệ sĩ. Ngƣời ta hình dung cuộc đời Trịnh Công Sơn qua hình ảnh ẩn dụ của những con ngựa hiền lành, nhỏ nhoi yếu đuối, nghệ sĩ và đẹp cho đến tận giây phút cuối cùng của cuộc đời. Không có gì khác biệt giữa cuộc đời ông với thân phận của ngựa hồng. Ngựa hồng là con ngựa có màu lông đen pha với đỏ đậm, là biểu tƣợng của sự lãng mạn trong văn học. Hình ảnh con ngựa hồng trong ca từ của Trịnh Công Sơn là hình ảnh của cuộc sống, của nhiệt huyết. Mục đồng và ngựa hồng là sự rong chơi, phiêu lãng của cuộc đời nghệ sĩ. Hình ảnh ngựa hồng chết trên đồi quê hương là hình ảnh của cái chết cô đơn lẻ loi nhƣng vẫn tuyệt đẹp vô cùng dù có đôi chút chạnh lòng hay thƣơng cảm. Đó cũng chẳng phải là cái chết của con ngựa xông pha trận mạc binh đao khói lửa, cũng chẳng phải là cái chết ốm đau bệnh tật già nua. Nó gần nhƣ là một sự yên nghỉ, thảnh thơi, tự nguyện sau những tháng năm “buông vó” miệt mài phiêu linh. Đón nhận cái chết với tâm thế thản nhiên, nhƣ là phải thế, nên thế. Giống nhƣ là một sự lựa chọn chủ động, vừa mạnh mẽ vừa yếu đuối vì thiết tha luyến tiếc với cuộc đời sau những phai tàn của cuộc rong chơi đầy ý nghĩa. Không ai thấy đƣợc sự đau đớn giãy giụa của nó cả. Kinh đô xƣa đã đón từng đoàn dài kỵ binh nay tiêu điều dấu ngựa hồng là hình ảnh cho sự bại trận. Trịnh Công Sơn là một ngƣời có những suy nghĩ sâu sắc, những hình ảnh gắn với màu hồng trong thơ ông cũng thế, chúng mang rất nhiều ý nghĩa không thể bỏ qua. Trong ca khúc Phúc âm buồn Trịnh Công Sơn ghi: “Người còn đó nhưng lời nói rơi về chân đồi Người còn đó nhưng trong tim máu tuôn ra ngoài Nhuộm đất này nhuộm cho hồng hạt mầm trót vay.” Phúc âm buồn. 65 Từ chỉ màu sắc đƣợc sử dụng trong hình ảnh nhuộm hồng hạt mầm bằng máu. Đây là một hình ảnh mạng lại cho ta nhiều cảm xúc, là một cuộc trao đổi mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Ngƣời đã vay hạt mầm, một hạt giống ý niệm, nay ngƣời dùng máu từ con tim để nhuộm hồng cho hạt giống ấy. Ca khúc nói về cái chết một cách tinh tế, ta chỉ cảm nhận đƣợc gián tiếp về cái chết. Hạt mầm ở đây là một hạt giống cho sự đấu tranh, cho một lý tƣởng nào đó mà con ngƣời không tiếc máu hồng để đấu tranh cho cái hạt mầm ấy. Trịnh Công Sơn đặt tên ca khúc là Phúc âm buồn, nhan đề còn gợi cho ta nhiều điều về cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá, là ý niệm tử vì đạo, dùng máu đào để gieo mầm cho tƣơng lai. Và ở đây hạt mầm ấy đã nảy nở với máu nhuộm hạt mầm trót vay. Từ vựng màu sắc góp phần khắc họa sứ mệnh của con ngƣời trong nhân thế, màu hồng là màu của máu đồng thời ở đây cũng trở thành màu của niềm tin. Màu hồng đƣợc Trịnh Công Sơn sử dụng một cách rất đa dạng, khi kết hợp với con ngƣời, khi thì kết hợp với tự nhiên nhƣng chƣa bao giờ mất đi vẻ đẹp của nó. Màu hồng xƣa nay luôn là màu tƣợng trƣng cho vẻ đẹp, cho nét đẹp của ngƣời phụ nữ. Trong Ca từ của Trịnh Công Sơn màu hồng không chỉ tƣợng trựng cho những vẻ đẹp nhƣ thế mà còn là hình ảnh của cuộc sống, của niềm hạnh phúc và của cả những suy nghĩ về cuộc đời. 2.2.3. Nghệ thuật sử dụng từ chỉ màu vàng Thống kê: - - - Thành phố mắt đêm đèn vàng, hồ n lẻ nghiên vai go ̣i buồ n . (Ngày mai em đi) Thành phố mắt đêm đèn vàng, nƣ̉a bóng xuân qua ngâ ̣p ngƣ̀ng . (Ngày mai em đi) Nắ ng vàng em đi đâu mà vô ̣i , mà vội nắng vàng nắ ng vàng ơi, mà vội nắng vàng nắ ng vàng ơi. (Bống bồng ơi) Nắ ng vàng em đi đâu mà vô ̣i , mà vội gió vàng gió vàng ơi. (Bống bồng ơi) Ngƣời phu quét lá bên đƣờng , quét cả nắng vàng, quét cả mùa thu . (Góp lá mùa xuân) Hoàng hôn áo vàng rƣc̣ rỡ. (Hôm nay tôi nghe) Tuổ i nào vàng úa nhìn lá chiều nay . (Còn tuổi nào cho em) Mô ̣t đƣờng cong queo , nắ ng vàng đô ̣t ngô ̣t. (Cũng sẽ chìm trôi) Hầ m trú tang hoang ôi da thiṭ vàng. (Đại bác ru đêm) Đa ̣i bác đêm đêm tƣơng la ̣i rụng vàng. (Đại bác ru đêm) 66 - - - - - Đa ̣i bác đêm đêm ru da thịt vàng. (Đại bác ru đêm) Tiế ng nha ̣c hân hoan , trăng vàng khai hô ̣i, mô ̣t đóa hoa quỳnh . (Đóa hoa vô thƣờng) Giƣ̃a phố nhà có nắ ng vàng lạc trên lối đi . (Em còn nhớ hay em đã quên) Có mặt đƣờng vàng hoa nhƣ gấ m . (Em còn nhớ hay em đã quên) Có nhiều khi bên gối tôi nằm , nghiêng sang em tôi thấ y nắ ng vàng. (Gần nhƣ niềm tuyệt vọng) Em đế n bên đời , hoa vàng mô ̣t đóa, mô ̣t thoáng hƣơng bay , bên trời phố ha ̣. (Hoa vàng mấy độ) Em đế n bên đời hoa vàng rƣc̣ rỡ. (Hoa vàng mấy độ) Đƣờng trần em đi , hoa vàng mấ y đô .̣ (Hoa vàng mấy độ) Ngƣời con gái Viê ̣t Nam da vàng (đƣợc dùng 5 lần). (Ngƣời con gái Việt Nam da vàng) Hồ nƣớc long lanh ngàn cánh vàng. (Ngƣời về bỗng nhớ) Ngày xƣa sao lá thu không vàng. (Nắng thủy tinh) Em qua công viên mắ t em ngây tròn , lung linh nắ ng thủy tinh vàng. (Nắng thủy tinh) Nghe tên mình vào quên lañ g , nghe tháng ngày chế t trong thu vàng. (Nhìn những mùa thu đi) Trong nắ ng vàng chiề u nay , anh nghe buồ n min ̀ h trên ấ y . (Nhìn những mùa thu đi) Hà nội mùa thu cây cơm nguội vàng. (Nhớ mùa thu Hà Nội) Hồ tây chiề u thu , mă ̣t nƣớc vàng lay. (Nhớ mùa thu Hà Nội) Đóa hoa vàng mong manh cuố i trời . (Nhƣ một lời chia tay) Ngƣời đƣ́ng chờ gió đồ ng vi vu , vạt nắng vàng nhắ c lời thiên thu . (Sóng về đâu) Mây bay khắ p xƣ́ trăng mờ cõi xa , vàng phai nhè nhẹ chiều hôm cửa nhà . (Tiến thoái lƣỡng nan) Tình nhƣ lá bỗng vàng bỗng xanh. (Tạ ơn) Để lại đây thành phố không hồn… ..thành phố vẫn nắng vàng vẫn mƣ a. quê hƣơng vàng son. (Tạ ơn) Nắ ng vàng ở đâu bống ngủ nơi nào. (Thuở bống là ngƣời) Vì vàng phai xƣa tƣ̀ng mấ y đô .̣ (Vàng phai trƣớc ngõ) Nhớ gì mà nắ ng vàng cánh rừng . (Vẫn có em bên đời) Sài gòn mùa xuân cỏ thoảng lá vàng bay. (Thành phố mùa xuân) Kết hoa vàng cho lô ̣ng lẫy đời . (Thành phố mùa xuân) 67 Màu vàng trong ca từ của Trịnh Công Sơn là một màu rất đặc biệt, nó đƣợc ông sử dụng một cách rất linh hoạt, gắn với nhiều hình ảnh khác nhau, từ thiên nhiên cảnh vật cho đến con ngƣời. Hình ảnh thiên nhiên, cảnh vật hay con ngƣời mang sắc vàng có nhiều ý nghĩa khác nhau. Từ những trạng thái nhớ, buồn, lạc quan yêu đời cho đến những suy tƣ trăn trở, chiêm nghiệm về cuộc sống. Tất cả chúng đều có thể ẩn khuất phía sau màu vàng trong ca từ của Trịnh Công Sơn. Một điều dễ thấy trong ca khúc của Trịnh Công Sơn là màu vàng thƣờng đi với nắng. Ông có nắng vàng ơi, nắng vàng ở đâu, nắng vàng phai, nắng vàng nghèo, nắng vàng đột ngột, nắng vàng lạc trên lối đi, nắng vàng nhắc lời thiên thu. Những buổi nắng vàng của Trịnh Công Sơn đầy ẩn ý. Nhƣ đối với nắng vàng ơi ông viết: “Nắ ng vàng em đi đâu mà vội, mà vội nắ ng vàng nắ ng vàng ơi, mà vội nắ ng vàng nắ ng vàng ơi.” Hay “Nắ ng vàng em đi đâu mà vội….mà vội gió vàng gió vàng ơi, em đi đâu mà vội bóng hồng bóng hồng ơi.”. Em chính là nắng vàng, là gió vàng, cũng là bóng hồng. Những hình ảnh ấy cùng biểu trƣng cho em, bóng hồng là vẻ đẹp của em, gió vàng là sự phiêu lƣu của em và nắng vàng là tính cách của em. Trƣờng từ vựng màu sắc đƣợc sử dụng ở những trƣờng hợp trên rất thú vị và độc đáo. Nắng vàng và gió vàng là những hình ảnh mang ý nghĩa tƣợng trƣng cho tính cách phụ nữ, nhƣ sự thất thƣờng của thời tiết chăng. Hay ta nên hiểu một cách khác có vẻ bám sát với câu chữ hơn. Vì trời nắng vàng, nên em mới phải vội đi để tránh nắng. Những bƣớc vội vã của em dƣới làn nắng, gió, hòa hợp vào nhau. Ta nhìn nhƣ nắng vàng, gió dƣới nắng cũng vàng và em đi cùng gió và nắng cũng vàng theo. Đây là một cách nghĩ rất Trịnh Công Sơn. Đến với Trịnh Công Sơn ta còn bắt gặp một ánh nắng vàng khác cũng khá đặc biệt, nắng vàng nghèo. Với cách dùng cũng nhƣ sự kết hợp đặc biệt, Trịnh Công Sơn ghi xâu hình ảnh nắng vàng nghèo vào tâm khảm ngƣời nghe. Nghèo là một phạm trù gắn với con ngƣời, với xã hội. Ở đây lại đƣợc gắn với một hình ảnh thiên nhiên, tạo nên sự kết hợp lạ hóa, nhiều tầng nghĩa. Ngƣời ta hay nói, “người nghèo”, “cuộc sống nghèo khó”, “nhà nghèo”,…. Nhƣng nắng vàng nghèo thì chỉ có Trịnh Công Sơn nói. Và ở đây nắng vàng nghèo lại gợi cho ta một tầng nghĩa sâu sắc hơn về sự ít ỏi của ánh nắng yếu ớt. Nắng vàng 68 nghèo còn là để hòa phối với những hình ảnh ở trƣớc và sau trong ca khúc, hòa phối với có tiếng thở dài, có nỗi bùi ngùi, có chút lệ nhòa, có mắt thật chiều, tối thật đều,…tất cả hòa phối với nhau tạo nên một mạch buồn về nghĩa và chùng xuống về thanh điệu. Bên cạnh đó cái nghèo của nắng còn chịu sự chi phối của buổi chiều muộn. Không thể có nắng đầy ắp trong một không gian “tối thật đều” đƣợc. Cùng là ánh nắng yếu ớt nhƣ thế nhƣng một lần khác Trịnh Công Sơn lại viết: “Em còn nhớ hay em đã quên Khi chiều xuống bến sông nước lên Én nô đùa giữa phố nhà Có nắng vàng lạc trên lối đi” Em còn nhớ hay em đã quên. Tại sao nắng vàng lại lạc trên lối đi? Đây là một hình ảnh rất độc đáo, khung cảnh của khúc hát là một buổi chiều mùa xuân với én bay đầy khắp phố. Khi chiều đến, mặt trời từ từ lặn xuống, khuất sau những dãy phố, những hàng cây. Ánh nắng chiều xuân không còn chan hòa và trọn vẹn nữa vì đã bị khuất đi bởi phố và nhà. Từng mảng ánh sáng rời rạc, chiếu xuống lòng đƣờng cho ta hình ảnh nắng vàng lạc trên lối đi. Một ánh nắng héo hắt, yếu ớt, gần nhƣ bơ vơ giữa con phố. Một hình ảnh hoàn hảo để tả buổi chiều muộn, tả sự cô đơn, nỗi nhớ ngƣời yêu. Một lần khác cũng để tả buổi chiều với nắng Trịnh Công Sơn lại nhẹ nhàng viết trong ca khúc Nhìn những mùa thu đi: “Trong nắng vàng chiều nay Anh nghe buồn mình trên ấy Chiều cuối trời nhiều mây Đơn côi bàn tay quên lối Đưa em về nắng vương nhè nhẹ.” Nhìn những mùa thu đi 69 Ca khúc đƣợc sáng tác vào khoảng 1963, thuở Trịnh Công Sơn còn sinh viên. Hình ảnh mùa thu đi là hình ảnh về một thiếu nữ Huế tên Thu qua lại trên con đƣờng trƣớc ngõ nhà ông. Hình ảnh cái nắng vàng cuối ngày gợi lên ngay lập tức cho tác giả là nỗi buồn. Đây gần nhƣ là một trong những lần hiếm hoi Trịnh Công Sơn dùng từ anh để giãi bày tâm sự. Hình ảnh nắng vàng cuối ngày gợi gì cho Trịnh Công Sơn đến nỗi buồn? Buồn là vì anh phải “đưa em về” dƣới ánh nắng “vương nhè nhẹ”. Trong cách diễn đạt của Trịnh Công Sơn ta nên chú ý chữ “mình”. Mình ở đây chính là Trịnh Công Sơn? Chắc chắn rồi. Nhƣng mình cũng là từ để chỉ chung, nhƣ chúng mình. Vì thế cho nên cái buồn mà Trịnh Công Sơn nghe đƣợc ở nắng vàng là nỗi buồn chung, nỗi buồn về sự chia li, tiễn đƣa của cả hai bên. Một cách rất tinh tế để gột tả tâm trạng của Trịnh Công Sơn. Nghe câu hát về sự chia li và hình ảnh nắng lại gợi nhắc cho ta về mấy câu thơ nổi tiếng của Thâm Tâm trong Tống Biệt Hành. Cũng là sự tiễn đƣa, li biệt, cũng là bóng chiều và Thâm Tâm viết: “Đưa người, ta không đưa qua sông Sao có tiếng sóng ở trong lòng? Bóng chiều không thắm, không vàng vọt Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?” Tống biệt hành. Để thể hiện những suy tƣ của mình Trịnh Công Sơn cũng dùng ánh nắng vàng nhƣng rất lắng đọng. Trong ca khúc Tôi ơi đừng tuyệt vọng, dẫu rằng là lời tự động viên, tự an ủi bản thân, tự khích lệ mình yêu đời yêu cuộc sống. Nhƣng những hình ảnh bi thƣơng lại ngập tràn làm cho không khi cả bài hát lắng đọng, man mác buồn. Từ chỉ màu sắc đƣợc dùng đi cùng với nắng và đang phai dần, tàn lụi dần, cho ta một chiêm nghiệm của Trịnh Công Sơn về cuộc đời. “Đừng tuyệt vọng tôi ơi đừng tuyệt vọng Nắng vàng phai như một nỗi đời riêng.” Tôi ơi đừng tuyệt vọng. Trịnh Công Sơn đã nhận ra một chân lý ở đời, “nắng vàng phai như một nỗi đời riêng”. Nắng phai là chuyện bình thƣờng của cuộc đời. Mặt trời mọc, rồi lặn, nắng lên rồi 70 tắt. Đó là quy luật không thể hay đổi của tự nhiên. Nhƣng ở đây nắng chỉ mới phai thôi, từ “phai” nhấn mạnh về sắc độ vàng của nắng đang yếu dần. Nắng vẫn chƣa tắt. Liên tƣởng đến cuộc đời riêng của mỗi ngƣời chúng ta, ai cũng sinh ra, “ai cũng một thời trẻ trung”, rồi cũng phải đối mặt với cái vàng phai của cuộc đời mình. Ngƣời ta già cỗi rồi chết đi, đó cũng là quy luật không thể thay đổi của cuộc đời nhƣ cái nắng vàng phai ấy. Nắng vàng phai cũng là hình ảnh của buổi chiều tà về cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, buổi chiều của tự nhiên và buổi chiều của cuộc đời con ngƣời. Một màu vàng của nắng khác mà ta không thể không nhắc đến trong các ca khúc của Trịnh Công Sơn. Một câu thơ rất nổi tiếng vì hình ảnh quyến rũ của nó, và trở thành tựa đề cho một ca khúc. Đó là câu hát“Em qua công viên mắt em ngây tròn, lung linh nắng thủy tinh vàng”. Hình ảnh của em giờ lại quay về với đôi mắt. Đôi mắt ngây tròn là đôi mắt đẹp, thơ ngây, có nét tinh khôi và có chút gì đó vô tƣ, hồn nhiên. Đôi mắt ấy đi qua công viên giữa một không gian đầy nắng, cái nắng tinh khôi, nắng mới lên trong “Cỏ cây chợt lên màu nắng”. Đôi mắt thơ ngây hòa chung vào cái nắng tinh khôi. Hai nét đẹp trong sáng nhất hòa vào nhau tạo nên hình ảnh “Lung linh nắng thủy tinh vàng”. Nắng thủy tinh là màu nắng ẩn trong đôi mắt ngây tròn của em. Câu hát còn gợi cho ta cái nắng tinh khôi mới lên mà Hàn Mặc Tử đã đôi lần nhắc “Sao anh không về chơi thôn Vĩ/ Nhìn nắng hàng cao nắng mới lên.” (Đây thôn Vĩ Dạ) hay “Trong làn nắng ửng khói mơ tan/ Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.” (Mùa xuân chín). Nhƣng câu thơ của chàng thi sĩ họ Hàn và gã nhạc sĩ họ Trịnh có nét gì đó gần gủi về cái nắng mới lên, nghe ra rất “ý vị và nên thơ”. Ngoài hình ảnh nắng hay đi với màu vàng, trong ca từ của Trịnh Công Sơn màu hoa vàng cũng thƣờng xuyên đƣợc bắt gặp. Trong một ca khúc Trịnh Công Sơn viết: “Đóa hoa vàng mỏng manh cuối trời Như một lời chia tay.” Nhƣ một lời chia tay. 71 Trịnh Công Sơn dùng hình ảnh đóa hoa vàng mỏng manh cuối trời nói về giây phút con ngƣời ta sắp phải ra đi, nói về cái ranh giới giữa sống và chết. Đóa hoa vàng mỏng manh chỉ mang nghĩa tƣợng trƣng cho sự tàn lụi sắp đến, cho cái sự sống đang bên bờ vực của cái chết, cho những suy nghĩ của ông về cõi thế. Màu vàng của hoa đã mang một nỗi cô quạnh khó tả, là hình ảnh ghi dấu ấn sâu sắc về cái chết cận kề. Tất cả mọi thứ nhƣ một lời chia tay với cuộc đời. Hình ảnh thiên nhiên với màu hoa vàng mỏng manh cuối trời gợi lên cho ta sự bơ vơ, cái chết và sự chiêm nghiệm về cuộc sống tạm bợ của kiếp ngƣời ở cõi thế. Cõi thế chỉ là cõi tạm con ngƣời sống ở đời này cũng chỉ là kiếp tạm bợ để tìm đƣờng vào cõi vĩnh hằng. Màu hoa vàng trong ca khúc của Trịnh Công Sơn không chỉ là sự mong manh yếu đuối mà ồng còn gắn hình ảnh hoa vàng với em. “Em đến bên đời Hoa vàng một đóa Một thoáng hương bay Bên trời phố hạ Nào ai có hay Ta gặp tình cờ Như là cơn gió Em còn cứ mãi, bay đi. Em đến bên đời Hoa vàng rực rỡ Nào dễ chóng phai Trong lòng nỗi nhớ Ngày tháng trôi qua Cơn đau mịt mù.” Hoa vàng một đóa. 72 Hình ảnh một đóa hoa vàng không đơn thuần chỉ là một bông hoa màu vàng nữa, mà chính là em. Ngày em đến trên cuộc đời này cũng là lúc đóa hoa vàng ấy xuất hiện. Từ chỉ màu sắc đƣợc sử dụng để chỉ sự tƣơi thắm của một đóa hoa, tƣợng trƣng cho một nhân vật trữ tình. Nhƣng đóa hoa vàng ấy đã nhanh chóng trở thành nỗi nhớ vì một lẽ “Ta gặp tình cờ, như là cơn gió, em còn cứ mãi, bay đi”. Thế là em đã không tồn tại nữa, em trở thành kí ức. Nhƣng khi em đến thì “Hoa vàng rực rỡ, nào dễ chóng phai, trong lòng nỗi nhớ”. Đóa hoa vàng ban đầu không còn chỉ là vàng nữa mà nó rực rỡ, ngan ngát hƣơng. Màu vàng rực rỡ là màu vàng với sắc độ đậm nhất, là hình ảnh của sự hân hoan, phấn khích khi em đến, tình yêu của tôi đến. Đi kèm với sự rực rỡ của hoa là sự rực rỡ của em. Vì ngay từ đầu đóa hoa vàng đã là em, ngƣời tình. Màu vàng trở thành mối liên kết giữa hoa và rực rỡ, sắc độ của màu vàng đƣợc tô đậm hơn với tính từ rực rỡ, đồng thời nhấn mạnh thêm hình ảnh về em trong câu thơ trên. Hình ảnh hoa vàng một lần khác còn đƣợc Trịnh Công Sơn so sánh rất đẹp: “Em còn nhớ hay em đã quên Nhớ Sài Gòn những chiều lộng gió Lá hát như mưa suốt con đường đi Có mặt đường vàng hoa như gấm Có không gian màu áo bay lên.” Em còn nhớ hay em đã quên. Đó là con đƣờng vàng hoa như gấm, còn một cách hiểu khác là hoa vàng nhƣ gấm. Thay vì gọi hoa vàng nhƣ gấm, Trịnh Công Sơn lại gọi vàng hoa nhƣ gấm. Một cách hoán vị nhằm nhấn mạnh sắc độ của hoa. Một con đƣờng với hoa vàng, đều, đậm sắc giữa một buổi chiều lộng gió và lá hát như mưa. Gấm là một loại vải thêu hoa với màu sắc sặc sỡ và cực kì bắt mắt. Màu vàng của hoa đƣợc so sánh với gấm. Thật ra hình ảnh hoa vàng ở trong câu hát không phải là hoa mà là sự phản chiếu của ánh nắng mặt trời qua tán cây tao nên nhƣng đốm vàng trên con đƣờng em đi. Phủ màu vàng nhƣ gấm ấy khắp khung chiều để làm nổi bật màu áo bay lên giữa chiều lộng gió. Nhà thơ Huy Cận đã có lần sử dụng, trong bài thơ Đi giữa đƣờng thơm ông viết: “Đất thêu nắng, bóng tre rồi bóng phượng/ Lần lượt 73 buông màn nhẹ vướng chân lâu” hay “Chân bên chân, hồn bên hồn, yên lặng/ Người cùng tôi đi giữa đường rải nắng”. Đó là hình ảnh đất đƣợc thêu bằng nắng và con đƣờng rải nắng. Trong câu hát của Trịnh Công Sơn từ chỉ màu sắc còn là Màu áo. Màu áo là hình ảnh nhẹ nhàng về em, em đi qua giữa khung chiều, dƣới chân em là những ánh nắng lạc lối trên con đƣờng vàng hoa nhƣ gấm. Hình ảnh em là một nét chấm phá về con ngƣời giữa một bức tranh của cảnh vật và thiên nhiên đầy màu sắc. Trịnh Công Sơn nhắc đi nhắc lại câu hỏi tu từ “Em còn nhớ hay em đã quên” để sau đó là sự giãi bày, một loạt những hình ảnh, những thời điểm khác nhau của Sài Gòn ùa về. Phải là một ngƣời có cảm nhận tinh tế về Sài Gòn mới ghi lại đƣợc những hình ảnh thân thuộc đến nhƣ thế. Bên cạnh những hoa vàng, nắng vàng, màu vàng trong ca khúc của Trịnh Công Sơn còn gắn với nhiều hình ảnh đặc biệt khác nhƣ đèn vàng, da thịt vàng, tương lai rụng vàng, thu vàng… Trong văn học, sẽ không là hấp dẫn, tình tứ, tinh tế nữa khi ta nhớ mà lại nói thẳng là nhớ, nhƣ Quang Dũng nhớ Tây Tiến mà đâu có thốt lên lần nào từ nhớ. Mỗi nhà thơ, nhà văn có một cách thể hiện nỗi nhớ riêng. Trịnh Công Sơn có những cách nhớ riêng của mình, với màu vàng anh thể hiện, nỗi nhớ ấy. Đó là ca khúc Biển nhớ. Màu vàng xuất hiện trong ca khúc rất tinh tế nhƣ một điểm nhấn, lặp lại hai lần cùng một hình ảnh: “Ngày mai em đi Thành phố mắt đêm đèn vàng Hồn lẻ nghiêng vai gọi buồn Nghe ngoài biển động buồn hơn.” Và “Ngày mai em đi Thành phố mắt đêm đèn vàng Nửa bóng xuân qua ngập ngừng 74 Nghe trời gió lộng mà thương.” Biển nhớ. “Thành phố mắt đêm đèn vàng”, “Thành phố mắt đêm đèn vàng” nghe sao mà não nuột, hiu hắt đến se lòng. Ở hai câu thơ này, trƣớc hết tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật để hoán vị các từ, và rút ngắn gọn lại. Đọc dễ hiểu có lẽ phải là đèn vàng của thành phố như đôi mắt vàng vọt trong đêm, đôi mắt chờ đợi ngƣời yêu đến vàng vọt nhƣ ánh đèn đƣờng. Trịnh Công Sơn chỉ chọn ba từ để miêu tả nỗi nhớ của một ngƣời nhƣng lại cực kì đắc. “Thành phố”, “mắt đêm” và “đèn vàng”. Đèn vàng là đôi mắt của thành phố, và đôi mắt vàng xƣa nay luôn là đôi mắt của bệnh tật, yếu ớt. Nói một chút về đôi mắt, đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, do vậy hình ảnh về đôi mắt vàng ta có thể hiểu đây là sự héo úa của cả tâm hồn khi phải chờ đợi tình yêu. Cũng chỉ vì một nỗi “Ngày mai em đi” nên đêm nay mới “Thành phố mắt đêm đèn vàng”. Thành phố là chủ thể của trạng thái nhớ, nhƣng trạng thái này đã đƣợc lƣợc bỏ. Đèn vàng của thành phố là hình ảnh của đôi mắt đêm, đôi mắt nhớ ngƣời yêu. Nhƣ vậy thành phố đƣợc dùng làm hình ảnh thế thân cho Trịnh Công Sơn, ánh đèn vàng thì đƣợc dùng để so sánh với đôi mắt đêm ấy. Sự trùng phức của những biện pháp nghệ thuật cho ta một hình ảnh đẹp và rất độc đáo. Ta cũng bắt gặp hình ảnh đèn đƣờng đƣợc Trịnh Công Sơn sử dụng trong câu hát “Nhớ đèn đường từng đêm heo hắt, sáng cho em vòm lá me xanh”. Một điều thú vị là thời gian ở ca khúc Biễn nhớ là ở thì tƣơng lai chứ không phải là quá khứ hay hiện tại. Là ngày mai em mới phải đi, và nhƣ vậy, hôm nay em vẫn ở đây, vẫn còn đó chƣa đi đâu cả thì làm sao phải nhớ? Thật ra đây mới là giây phút chứa đựng nhiều cảm xúc nhất. Ở giây phút mà ta biết ngày mai đây, chỉ một đêm nữa thôi rồi em sẽ ra đi mà không thể làm khác đƣợc, thì bất cứ một kẻ si tình nào cũng phải nao lòng, héo hắt cả đêm đấy thôi. Trịnh Công Sơn mƣợn cái ngày mai nhƣ cái nguyên do, cái thế giới để con tim mình giãi bày nỗi giằng xé hiện tại, nỗi lòng của kẻ sắp chia xa. Hay trong Nhớ mùa thu Hà Nội, nỗi nhớ về hàng cây cơm nguội trên đƣờng Phan Chu Trinh, Lý Thƣờng Kiệt hay nỗi nhớ về mặt nƣớc Hồ Tây cũng đƣợc gắn với màu vàng: 75 “Hà Nội mùa thu Cây cơm nguội vàng …… Hồ Tây chiều thu Mặt nước vàng lay” Nhớ mùa thu Hà Nội. Đó là màu vàng khi thay lá của những hàng Cây cơm nguội phủ bóng trên đƣờng Lý Thƣờng Kiệt, Phan Chu Trinh ở Hà Nội. Màu vàng lay, một màu vàng sống động của sóng. Khi ánh mặt trời phản chiếu lên Hồ Tây những con sóng ấp đầy nắng lay nhẹ trên mặt hồ tạo nên cái vàng lay tuyệt đẹp. Đây là những nét đặc thù của mùa thu trên đất thủ đô, Hà Nội. Đó là nỗi nhớ đến da diết của Trịnh Công Sơn đối với thủ đô, những nét đẹp đậm hồn dân tộc, là tình yêu nồng cháy đối với một người, để nhớ mọi người. Hình ảnh mùa thu là một nét đẹp thời gian nghệ thuật trong ca khúc của Trịnh Công Sơn. Mùa thu có sức hút mãnh liệt hơn hết đối với Trịnh Công Sơn, ông giật mình với mùa thu trong Chiếc lá thu phai, “Mùa xuân quá vội/ Mười năm tắm gội/ Giật mình ôi chiếc lá thu phai”. Ông buồn thƣơng, tang tóc với mùa thu trong Nhìn những mùa thu đi, “Nhìn những mùa thu đi/ Em nghe sầu lên trong nắng”, “Nhìn những lần thu đi/ Tay trơn buồn ôm nuối tiếc”. Ông cũng xao xuyến với mùa thu trong Đoản khúc thu Hà Nội, “Xôn xao con đường xôn xáo lá/ Nhòa phố mong manh nhòe phố mưa/ Chợt nắng long lanh chợt nắng thưa” và Nhớ mùa thu Hà Nội. Màu sắc khá đặc trựng của mùa thu, màu vàng đƣợc Trịnh Công Sơn sử dụng khá nhiều lần từ thu vàng, cho đến lá vàng, cây cơm nguội vàng, nắng vàng…. Mùa thu của Trịnh Công Sơn khắc họa đầy đủ những cung bậc của cảm xúc, chi phối các hình ảnh trong ca khúc, toát lên chất tƣợng trƣng, sự triết lý. Mùa thu trong Trịnh Công Sơn cũng là nơi để ta cảm nhận vẻ đẹp của tự nhiên, của giao mùa điển hình nhƣ các ca khúc viết về thu Hà Nội. Không ai có thể phụ nhận đƣợc những vẻ đẹp tinh tế mà Trịnh Công Sơn đã vẽ nên cho thu Hà Nội để tạo cho Hà Nội những bài tình khúc bất hủ từ những hình ảnh quen thuộc nhƣ cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ, đến những kĩ niệm khó quên về mùa cốm thơm nức từng bƣớc chân. 76 Đó là sắc thu Hà Nội, Còn trong ca khúc Thành phố mùa xuân, là sắc xuân giữa Sài Gòn, màu sắc của tự nhiên vẫn luôn hiện hữu. “Sài Gòn mùa xuân còn thoảng lá vàng bay Có mùa thu nào đang ở lại Mặt đường bình yên nằm ngoan như con suối Kết hoa vàng cho lộng lẫy đời.” Thành phố mùa xuân. Hình ảnh lá vàng bay giữa Sài Gòn mùa xuân nhƣ là chút hoài niệm về mùa thu, về quá khứ. Chút tàn úa còn sót lại đằng sau sự tái sinh, sau sức sống mới của mùa xuân. Nếu lá vàng là đại diện cho mùa thu, cho quá khứ, thì hình ảnh kết hoa vàng lại là đại diện cho mùa xuân, cho hiện tại. Hoa vàng ở đây đƣợc gắn với mùa xuân vì đâu đấy giữa những con phố Sài Gòn là chợ hoa tết, với những hoa mai, hoa cúc, hoa vạn thọ,… Những loài hoa mang sắc vàng rất hay gặp ở miền Nam vào diệp đón xuân sang. Cả một phố hoa, một Sài Gòn hoa thì cái lộng lẫy đời có chắng cũng là lẽ thƣờng tình phải nhìn thấy. Hoa vàng và lá vàng trong đoạn thơ trên là hai sắc độ tƣơi sáng của thiên nhiên trong lòng thành phố sang xuân. Là màu tiêu biểu cho dịp tết đến xuân về, cho niềm hạnh phúc. Hoa vàng còn cho ta cảm giác nóng ấm, đoàn tụ của mùa xuân, mùa sum họp. Không chỉ có nắng, hoa, lá mà Trịnh Công Sơn còn gắn màu vàng cho ánh hoàng hôn. “Tôi thấy chiều không nói lời lặng lẽ Và thấy hoàng hôn áo vàng rực rỡ.” Hôm nay tôi. Ở hình ảnh hoàng hôn áo vàng rực rỡ Trịnh Công Sơn lại đem ta đến một nét đẹp tự nhiên, với hình ảnh so sanh ánh hoàng hôn rực rỡ với màu áo vàng. Màu hoàng hôn rực rỡ nhƣ màu áo vàng chói lóa của các bậc vua chúa, phủ kín cả khung chiều, kết thúc một ngày. Màu vàng rực rỡ là màu đậm sắc nhất trong các màu vàng, là màu của cái ánh sáng của niềm tin và tƣơng lai. Bình minh thắp trên ngọn lá – hoàng hôn áo vàng rực rỡ, bắt đầu là 77 mặt trời mọc phía sau rặng cây và kết thúc là ánh chiều tà đều xảy ra trong nhƣng hình ảnh tƣơng xứng, tin tƣởng vào cuộc đời, niềm hạnh phúc của cuộc sống. Màu vàng trong ca khúc của Trịnh Công Sơn có rất nhiều ý nghĩa và ở lần này ông viết: “Nhìn những mùa thu đi Em nghe sầu lên trong nắng Và lá rụng ngoài song Nghe tên mình vào quên lãng Nghe tháng ngày chết trong thu vàng.” Nhìn nhƣng mùa thu đi. Đây là lời hát trong ca khúc Nhìn những mùa thu đi, với nỗi buồn miên man về thời gian, về tình yêu. Từ xƣa, hình ảnh mùa thu đã bị gán cho mình một nỗi buồn cô quạnh, vì lá héo, vì cây trơ cành, và vì mùa thu là mùa ra chiến trận. Nên nỗi buồn cứ ám ảnh mãi. Vì lẽ ấy, một cách để lột tả tâm trạng là dùng thu, dùng hình ảnh của mùa thu. Nên những màu sắc thiên nhiên trong thu cũng mang nỗi buồn, nỗi ám ảnh về cái chết. Thu vàng trở thành hình ảnh biểu trƣng cho cái chết, cho điểm kết thúc của ngày tháng. Nỗi buồn là mạch cảm xúc của cả bài thơ, với mạch lá rụng, sầu lên, quên lãng và chết trong thu vàng. Tác giả nhìn những mùa thu đi chứ không nhìn những mùa thu qua, từ “đi” tạo cho ta cái cảm giác mất mác. Ở đây còn cho ta thấy tƣ tƣởng về thời gian không tuần hoàn, một đi không trở lại hay bắt gặp trong thơ mới mà điển hình là Xuân Diệu có đôi câu: “Tiếc làm chi khi xuân vẫn tuần hoàn/ Mà tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”. Thu vàng là hình ảnh của sự tàn lụi, cái chết. Mùa thu cuốn tháng ngày, cuộc đời, tuổi xuân, vạn vật vào trong sự tàn lụi ấy. Và mùa thu cũng nuốt cả tình yêu mơ mộng của đôi lứa yêu nhau để đến thu này thì mộng nhạt phai. Màu vàng trong thu vàng là sắc thái đặc hữu của mùa thu tƣợng trƣng cho sự tàn úa, đồng thời màu vàng cũng mang nghĩa là màu giả dối, là mầm mống hủy diệt tình yêu. Cứ từng thu sang, nỗi buồn lại đầy thêm một chút, cái chết lại gần thêm một chút. Không biết có cá nhân hóa hay không, nhƣng ngƣời viết bỗng cảm thấy có nét gì đó gặp gỡ với “Từ đấy thu rồi, thu lại thu” hay “Mà từng thu chết từng thu chết”. Nỗi buồn đau cứ xâm chiếm dần, 78 xâm chiếm dần. Một lần nữa từ vựng màu sắc lại đƣợc dùng để miêu tả cho sự ra đi, cho cái chết. Màu vàng trong một vài lần đƣợc Trịnh Công Sơn dùng để miêu tả một cách trực tiếp những hình ảnh ghê rợn của chiến tranh. Trong một ca khúc hình ảnh con ngƣời hiện lên một cách đau thƣơng tang tóc, đầy căm phẫn, nhƣng lại mặn mà một tình yêu quê hƣơng, đồng lúa chín. Đó là hình ảnh ngƣời con gái trong ca khúc Ngƣời con gái Việt Nam da vàng. Hình ảnh màu da vàng lặp đi lặp lại trong ca khúc, mang đến cho ta một cảm xúc khó tả. Da vàng là màu da đặc trƣng của châu Á, là màu da dân tộc, là ngôi sao trên màu cờ tổ quốc. Da vàng và máu đỏ. Đây là hình ảnh mang ý nghĩa tƣợng trƣng cho dân tộc, cho đồng loại, cho toàn thể ngƣời Việt Nam. Một tình yêu quê hƣơng, yêu hòa bình trọn ven, căm thù chiến tranh, căm ghét bạo lực cực độ qua hình ảnh Người con gái Việt Nam da vàng giữa vòng xoay yêu và ghét. Một hình ảnh khác có liên quan đôi chút với màu da vàng trong ca khúc này là ca khúc Đại bác ru đêm. Nhƣng ở đây hình ảnh con ngƣời chỉ còn là những mảnh vụn, những phần rời rạc với chỉ da và thịt đƣợc nhìn thấy. “Từng chuyến bay đêm con thơ giật mình Hầm trú tan hoang, ôi da thịt vàng.” Đại bác ru đêm. Một hình ảnh có phần ghê rợn nhƣng chân thật, ngập tràn cảm xúc về con ngƣời, những mảnh vụn, thịt, da…ôi! Cùng với cái tan hoang của hầm trú là cái cửa nhà Việt Nam cháy đỏ cuối thôn, cái tương lai rụng vàng sau tiếng đại bác, xót xa hơn nữa là hình ảnh “Trẻ con chưa lơn để thấy quê hương”. Chƣa lớn, hay chƣa kịp lớn, chƣa kịp sống để trƣởng thành thì đã “Hầm trú tan hoang ôi da thịt vàng”. Từ vựng màu sắc đƣợc sử dụng kết hợp với thán từ, bật lên sự thảng thốt, đầy xúc cảm về hình ảnh trẻ em vô tội dƣới làn bom của nhữƣng chiếc phi cơ. Màu vàng trong ca khúc của Trịnh Công Sơn có nhiều sắc độ, mỗi sắc độ của vàng đƣợc gắn với những hình ảnh khác nhau từ cảnh vật, thiên nhiên cho đến con ngƣời. Những 79 màu vàng ấy giúp Trịnh Công Sơn bộc bạch những suy nghĩ của mình về tự nhiên, con ngƣời, những cung bậc cảm xúc từ buồn vui nhớ nhung cho đến sự chiêm nghiệm. Qua màu vàng có vẻ nhƣ đơn sắc trong suy nghĩ Trịnh Công Sơn cho ta một màu vàng đa sắc hơn trong cuộc sống. 2.2.4. Nghệ thuật sử dụng từ chỉ màu trắng Thống kê: - Gọi bờ cát trắng đêm khuya. (Biển nhớ) Đƣờng rất mừng một đƣờng rất mừng đƣờng bay đầy một đàn chim trắng. (Có những con đƣờng) Con mắ t còn la ̣i nhìn mây trắng bay. (Con mắt còn lại) Vì em nhƣ chim trắng giƣ̃ trố ng đồ ng bƣớc ra . (Em đến từ nghìn xƣa) Chơ ̣t mô ̣t chiề u tóc trắng nhƣ vôi, lá úa trên cao rụng đầy . (Một cõi đi về) Em đi qua cầ u có gió bay theo thổ i bùng khăn tang , trắng giƣ̃a khung chiề u . (Em đi trong chiều) Gọi nắng , cho cơn mƣa chiề u nhiề u hoa trắng bay. (Hạ trắng) Ngƣời về soi bóng miǹ h giƣ̃a tƣờng trắng lạnh căm . (Ru ta ngậm ngùi) Thƣơng ai màu áo trắng, trông nhƣ ánh sao băng . (Thƣơng một ngƣời) Về thôi nhé cổ ng chào cuố i sân , hờ hƣ̉ng thế loài hoa trắng hồng. (Vƣờn xƣa) Màu trắng xƣa nay là màu của tang tóc, chết chóc. Bên cạnh đó màu trắng cũng đôi khi là màu của sự tinh khiết, nguyên khôi. Màu trắng trong tự nhiên có nhiều sắc độ khác nhau, trắng trong, trắng hồng, trắng đục, trắng bạch… Trong ca từ của Trịnh Công Sơn màu trắng cũng mang những sắc độ và ý nghĩa nhƣ thế. Ca khúc Cát bụi màu trắng đƣợc gắn với hình ảnh con ngƣời: “Bao nhiêu năm làm kiếp con người Chợt một chiều tóc trắng như vôi Lá úa trên cao rụng đầy Cho trăm năm vào chết một ngày.” Cát bụi. Đó là màu trắng nhƣ vôi của tóc, là màu trắng ở cấp độ màu sắc cao nhất. Bên cạnh đó là hình ảnh của lá úa rụng đầy, hình ảnh của sự sống bị xâm lấn bởi cái chết. Cả bài hát 80 là chiêm nghiệm về kiếp sống của một con ngƣời, trƣớc hay sau, sớm hay muộn, sống cho trăm năm rồi một ngày kia cũng đi về với cát bụi. Cả bài hát là một vòng nhân sinh: hạt bụi hóa ra ta, ta lớn lên, ta rong chơi với cuộc đời, rồi một ngày kia tóc trắng như vôi ta lại về làm cát bụi. Hình ảnh tóc trắng nhƣ vôi là hình ảnh đặc trƣng để chị sự già úa. Bài hát mang hơi hƣớng Thiên Chúa Giáo khá đậm nét với hình ảnh con ngƣời đƣợc tạo ra từ cát bụi. Trong sách Sáng Thế, cuốn đầu tiên trong kinh thánh Tân Ƣớc của Thiên Chúa Giáo con ngƣời đƣợc đức Chúa tạo ra vào ngày thứ sáu trong tuần sau khi đã tạo ra trời đất, cỏ cây, tinh tú, và muôn loài. Thiên Chúa dùng đất nặn ra con ngƣời theo hình ảnh Ngài, thổi sinh khí vào lỗ mũi và con ngƣời đƣợc sinh ra. Khi chết đi con ngƣời mất hết sinh khí và trờ về với hình hài là bụi đất ban đầu. Hình ảnh trăm năm là một nét đẹp khác về thời gian trong các ca khúc của Tịnh Công Sơn. Cũng tƣơng tự nhƣ thiên thu, hình ảnh ngàn năm hay trăm năm cũng là hình ảnh ƣớc lệ, có chút gì đó nuối tiếc về cái gấp gáp, cái nhanh của vòng tuần hoàn tự nhiên. Trịnh Công Sơn thấy mình nhỏ bé ở trong ấy. Ngoài ca khúc Cát bụi, hình ảnh trăm năm, ngàn năm xuất hiện nhiều trong các ca khúc nhƣ: Còn có bao ngày, Em đến từ nghìn xƣa, Gần nhƣ niềm tuyệt vọng, Em đi bỏ lại con đƣờng… Những hình ảnh về thời gian ƣớc lệ này luôn mang một sự tiếc nuối, u sầu vô bờ bên đối với Trịnh Công Sơn. Trong ca khúc Em đi bỏ lại con đƣờng ông viết “Bỏ trăm năm sao ngàn năm nưa / Bỏ mặt tôi là tôi là ai” hay trong ca khúc Một cõi đi về hình ảnh trăm năm cũng mang nhiều ẩn ý “Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt / Rọi suốt trăm năm mội cõi đi về”. Hình ảnh một kiếp con ngƣời, một trăm năm, đi đi, lại lại, dƣới nhật nguyệt rồi cũng “cho trăm năm vào chết một ngày”. Hình ảnh bờ cát trắng đêm khuya trong ca khúc Biển nhớ, là một trong những hình ảnh mang nỗi buồn nhẹ nhàng nhƣng sâu lắng, não nuột của sự tan vỡ trong tình yêu. Màu trắng lại đƣợc gắn với tự nhiên để góp phần khắc họa điều đó. “Ngày mai em đi Biể n nhớ tên em gọi về Gọi hồn liễu rũ lê thê Gọi bờ cát trắng đêm khuya.” 81 Biển nhớ. Phạm trù thời gian đƣợc mở đầu cho câu hát, nhƣ là cái cớ, cái nguyên do để Trịnh Công Sơn giãi bày tâm sự. Những hình ảnh của hồn liễu rũ,của bờ cát trắng sau tiếng gọi của biển nhớ đều là những hình ảnh tƣợng trƣng cho nỗi buồn, cho sự cô liêu. Biển đƣợc nhân hóa với nỗi nhớ của con ngƣời. Sử dụng nhân hóa cho Hồn liễu rũ và miêu tả trực tiếp bờ cát trắng, tính tạo hình của thơ đƣợc thể hiện khá rõ. Tại sao Trịnh Công Sơn lại dùng từ gọi. Lại nhân hóa hình ảnh biển thêm một lần nữa. Biển……gọi….gọi…..gọi, tiếng gọi ở đây là một cách nói lạ hóa cho tiếng sóng vỗ vào bờ cát trắng với bóng liễu rũ nhƣ hồn ai đang héo úa. Màu trắng đƣợc dùng với tƣ cách tính từ chỉ màu sắc của cát. Đồng thời màu trắng cũng tƣợng trƣng cho sự tan tác, chia li. Có một sự bất hợp lý ở câu hát của Trịnh Công Sơn ở ngay hình ảnh cát trắng đêm khuya. Giữ đêm khuya mà ta nhìn thấy cát trắng có gì đó bất thƣờng. Cát trắng hay bọt biển trắng xóa trên bờ cát thì hợp lý hơn. Đây cũng là một nét nghĩ. Từ vựng màu sắc đã gợi lên sự tan vỡ trong tình yêu của Trịnh Công Sơn. Hình ảnh màu trắng trong Trịnh Công Sơn không chỉ gắn với con ngƣời, thiên nhiên mà con gắn với vật thể nhân tạo. Trong ca khúc Ru ta ngâm ngùi ông viết: “Đời sao im vắng Như đồng lúa gặt xong Như rừng núi bỏ hoang Người về soi bóng mình Giữa tường trắng lạnh căm.” Ru ta ngâm ngùi. Không gian yên ắng bắt đầu khúc hát bằng hình ảnh so sánh sự im lặng của cuộc đời với cánh đồng sau vụ mùa và rừng núi hoang tàn. Cuộc đời trong ca từ của Trịnh Công Sơn từng rất sôi động, đa thanh, đa sắc nhƣ cánh đồng trong vụ mùa, nhƣ rừng núi mùa xuân với ngập tràn thanh sắc. Ông đã từng nghe đƣợc tiếng gió tự tình, tiếng muôn trùng, tiếng khóc cƣời của cuộc sống. Nay mọi thứ lại trở nên yên ắng một cách lạ thƣờng. Sự tĩnh lặng ấy dẫn Trịnh Công Sơn đối mặt với chính mình. Ông soi bóng mình và nhìn thấy trên bƣớc tƣờng trắng lặng căm nhƣ đầy chết chóc ấy một hình dáng con ngƣời. Ông thấy chính mình, 82 nhìn lại cuộc đời của mình. Chiếc bóng đen trên bức tƣờng trắng ấy nó không hồn, không cảm xúc và cũng không phải con ngƣời, không phải là sống. Và ông thèm cuộc sống, thèm khát bè bạn, ông sợ phải đối mặt với chính mình, với sự cô độc. Hình ảnh bức tƣờng trắng là một hình ảnh hoàn hảo để cho Trịnh Công Sơn nhìn lại mình, nhìn lại cuộc đời. Một lần khác Trịnh Công Sơn lại dùng màu trắng để vẽ một khung chiều tang tóc. “Em đi qua cầu Có gió bay theo Thổi bùng khăn tang Trắng giữa khung chiều.” Em đi trong chiều. Nói khiếm nhã một chút, Trịnh Công Sơn cho ta hình ảnh một đám đƣa tang trên cầu. Màu trắng giữa khung chiều là màu khăn tang đội đầu của từng ngƣời, từng ngƣời một bị gió xóc tung lên. Những chiếc khăn tang nhƣ bùng lên trƣớc gió, làm cho hình ảnh cái chết ngập cả khung chiều. Hình ảnh em lại xuất hiên giữa đám đƣa tang ấy mang lại cho ta một hình ảnh đau đớn hơn về sự chia li, tiễn biệt “một người nằm xuống” và “một người nơi đây”. Trịnh Công Sơn dùng màu trắng lần này không chút cầu kì hoa lệ nhƣng lại đầy cảm xúc. Màu trắng trong ca khúc của Trịnh hầu nhƣ đều gắn liền với cái chết hoặc sự chia ly, tiễn biệt. Màu trắng là màu buồn nhất, chua xót nhất trong ca từ của ông. 2.2.5. Nghệ thuật sử dụng một số từ vựng màu sắc khác Thống kê: - Ngày mây xám chiề u nay về đây treo lƣ̃ng lờ . (Dấu chân địa đàng) Đầu sân hoa tím sầ u đông, bèo mang hoa tím về sông. (Góp lá mùa xuân) Màu da em đã nâu hồng, chân nhô ̣m phố phƣờng . (Góp lá mùa xuân) Cƣ̉a nhà Viê ̣t Nam cháy đỏ cuố i thôn. (Đại bác ru đêm) Cũng xin bạc đầ u gọi mãi tên nhau . (Hạ trắng) Trong tƣ̀ng gio ̣ng nói có màu tàn phai. (Nhƣ tiếng thở dài) Ngày ta yêu em màu lá thanh xuân. (Ngƣời về bỗng nhớ) Cỏ cây chợt lên màu nắng. (Nắng thủy tinh) 83 - Gió heo may đã về , chiề u tím loang vĩa hè. (Nhìn những mùa thu đi) Cây bàng lá đỏ. (Nhớ mùa thu Hà Nội) Mái ngói thâm nâu. (Nhớ mùa thu Hà Nội) Màu sương thƣớng nhớ . (Nhớ mùa thu Hà Nội) Nắ ng có hờn ghen môi em , mƣa có còn buồ n trong mắ t trong. (Nhƣ cánh vạc bay) Vế t lăn vế t lăn trầm, hằ n trên phiế m đá nâu thêm ƣu phiề n . (Vết lăn trầm) Trong ca khúc của mình Trịnh Công Sơn sử dụng rất nhiều màu. Điển hình là trong ca khúc Nhớ mùa thu Hà Nội có rất nhiều màu sắc, những màu đặc trƣng của mùa thu Hà Nội đƣợc tác giả ghi lại. “Hà Nội mùa thu Cây cơm nguội vàng Cây bàng lá đỏ Nằm kề bên nhau Phố xưa nhà cổ Mái ngói thâm nâu. …. Màu sương thương nhớ Bầy sâm cầm nhỏ Vỗ cánh mặt trời.” Nhớ mùa thu Hà Nội. Từ chỉ màu sắc lần lƣợc xuất hiện trong ca khúc. Đó là màu vàng của những hàng cây cây cơm nguội phủ bóng trên đƣờng Lý Thƣờng Kiệt, Phan Chu Trinh ở Hà Nội. Màu đỏ của lá bàng già cội trên phố Phùng Hƣng, màu thâm nâu của mái ngói ở phố cổ. Màu vàng lay của sóng khi ánh mặt trời phản chiếu lên Hồ Tây. Là màu xanh của cốm làng Vòng mà hƣơng thơm khó phai trong kí ức. Còn là màu sương thương nhớ những buổi sớm mai. Những hình ảnh đầy màu sắc, đầy những nét đặc thù của mùa thu trên đất thủ đô, Hà Nội. Đó là nỗi nhớ đến da diết của Trịnh Công Sơn đối với thủ đô, những nét đẹp đậm hồn dân tộc, là tình yêu nồng cháy đối với một người, để nhớ mọi người. Hầu hết các màu đƣợc sử 84 dụng ở dạng tính từ, riêng “màu sương” là danh từ, và cũng là một nét độc đáo bởi nó là chủ thể của trạng thái nhớ, màu sương thương nhớ. Đây là lần duy nhất Trịnh Công Sơn sử dụng cùng lúc nhiều từ chỉ màu sắc trong một ca khúc của mình. Từ vàng, đỏ, nâu đến xanh rồi lại vàng lay. Nhớ mùa thu Hà Nội đã trở thành một trong những bài hát kinh điển viết về Hà Nội đƣợc nhiều ngƣời hâm mộ. Tác giả đã vẽ lại hết những cung bậc của mùa thu Hà Nội trên nền âm nhạc. Từ vựng màu sắc góp phần tô thắm bức tranh về mùa thu trong nỗi nhớ ấy của Trịnh Công Sơn, cũng nhƣ của những con ngƣời yêu Hà Nội khác. Màu sắc và mùi vị là hai chi tiết tiên phong để Trịnh Công Sơn tả về nét thu Hà Nội. Nét thu quyến rũ đến lạ thƣờng, ta nhƣ thấy, nhƣ nếm trải cảm giác thu Hà Nội qua từng màu, từng mùi, từng hình ảnh hiện về. Một bài hát tuyệt vời của Trịnh Công Sơn. Trịnh Công Sơn là một ngƣời con sứ Huế, và một màu rất Huế cũng xuất hiện trong ca khúc của ông. “Gió heo mây đã về Chiều tím loang vĩa hè Và gió hôn tóc thề Rồi mùa thu bay đi.” Nhìn những mùa thu đi. Hình ảnh chiều tím loang vĩa hè có vẻ mơ hồ, khó hiểu, nhƣng lại rất đẹp. Có thể hiểu đây là màu tím của không gian trong khung chiều mùa thu ở một góc phố nào đó, Huế chăng? Với ánh nắng nhè nhẹ lẫn khuất sau những góc phố. Màu tím loang vĩa hè là màu của hoàng hôn đang xuống trên những con đƣờng, ánh nắng cuối ngày không đủ sức chói chang nên chỉ có thể loang theo từng vệt nắng còn sót lại. Với con mắt họa sĩ của mình Trịnh Công Sơn cho ta hình ảnh chiều tím. Nhƣng nếu ta nghĩ thoáng đi, màu tím là màu học trò thì Chiều tím loang vĩa hè là hình ảnh nữ sinh tan trƣờng, tràn ra những con phố, gây nao núng cho một tâm hồn nghệ sĩ. Xét trong sự hòa phối với những chi tiết trƣớc ta sẽ hiểu đƣợc điều ấy. Đó là những hình ảnh, tuổi hai mươi sầu dâng mắt biếc, và mái tóc thề trong gió. Sự buồn bã ở đây đƣợc ẩn chứa ở hình ảnh “Rồi mùa thu bay đi”, hình ảnh thu ra đi 85 cũng là hình ảnh cho sự ra đi của em. Hình ảnh chiều tím loang vĩa hè gợi cho ta một hình ảnh rất buồn, nhắc nhớ đến Hữu Loan với “Màu tím hoa sim/ Tím cả chiều hoang biền biệt.” Màu tím từ lâu là màu của sự mơ mộng màu của học trò, của phụ nữ Huế, màu chính trong ngũ sắc pháp lam Huế, là biểu hiện sự thuỷ chung nhƣng lãng mạn, bâng quơ và có chút nhớ nhung nhƣng cũng rất buồn bã. Chiều tím góp phần khắc họa, miêu tả không gian, tạo khung nền cho tác giả bộc bạch tâm sự, là một cách phá vỡ lối mòn ngôn ngữ để tạo dấu ấn riêng cho tác phẩm, cho phong cách của mình. 2.3. Tiểu kết Tổ ng số 140 bài hát đƣợc xem xét , từ chỉ màu sắc xuất hiện đều đặn trong ca từ của Trịnh Công Sơn. Nhƣ đã biết ông không chỉ là một nhạc sĩ, thi sĩ mà còn là một họa sĩ, nên việc một họa sĩ đem những ngôn từ màu sắc làm chất liệu cho những ca khúc khúc của mình là dễ hiểu. Từ vựng màu sắc trong ca từ của Trịnh Công Sơn đƣợc kết hợp bằng nhiều cách, ẩn chứa những giá trị khác nhau trong việc khắc họa những cung bậc cảm xúc của tác giả. Trong những cách kết hợp ấy, nổi lên là sự gắn kết giữa từ vựng màu sắc với hình ảnh của thiên nhiên, cảnh vật và hình ảnh con ngƣời. Những hình ảnh màu sắc của thiên nhiên, cảnh vật trong ca khúc của Trịnh Công Sơn là thiên nhiên, cảnh vật của tâm trạng, là hình ảnh thiên nhiên mang nỗi buồn, nỗi nhớ, của chính tác giả. Không những thế từ vựng màu sắc kết hợp với hình ảnh thiên nhiên, cảnh vật trong ca khúc của ông còn là những ý nghĩ về cuộc đời, từ sự lạc quan yêu đời cho đến những chiêm nghiệm về cuộc sống và cả cái chết. Bên cạnh đó màu sắc cảnh vật, thiên nhiên trong sáng tác của ông còn là lớp vỏ ẩn chứa hình ảnh nhân vật trữ tình với những nỗi niềm riêng trong ấy. Cảnh vật và thiên nhiên trong ca từ của Trịnh Công Sơn là những hình ảnh mang nhiều tâm trạng. Chất chứa nhiều niềm vui sự lạc quan yêu đời cho đến nỗi buồn, nỗi nhớ. Từ vựng màu sắc góp phần chuyên chở những nỗi niềm, tâm trạng ấy vào trong ca khúc của Trịnh Công Sơn. Trong 205 lần xuất hiện của từ vựng màu sắc qua 140 ca khúc đƣợc khảo 86 sát, hình ảnh cảnh vật và thiên nhiên tâm trạng xuất hiện đến 90 lần. Điều đó cho ta thấy tầm quan trọng của những hình ảnh màu sắc thiên nhiên tâm trạng trong ca từ của ông. Ca từ trong ca khúc Trịnh Công Sơn mang đậm tính triết lý, đậm những chiêm nghiệm của ông về tình yêu về cuộc đời con ngƣời. Nhƣ các bài Ở trọ, Đóa hoa vô thường, Cát bụi, Một cõi đi về…. Đó là những suy nghĩ sâu sắc về sự tạm bợ của con ngƣời ở trần gian, sự chiêm nghiệm về vòng tuần hoàn của thời gian. Trƣờng từ vựng màu sắc cũng góp phần vào việc hiện thực hóa những chiêm nghiệm ấy của Trịnh Công Sơn. Trịnh Công Sơn là một ngƣời có cảm nhận tinh tế, suy nghĩ sâu sắc về cuộc đời. Trong ca khúc của mình ông dùng chính những hình ảnh của cảnh vật hay tự nhiên với nhƣng sắc thái đặc trƣng của chúng để lột tả những chiêm nghiệm về cuộc sống. Trịnh Công Sơn là một ngƣời yêu tự nhiên, hình ảnh tự nhiên xuất hiện dày đặc trong các ca khúc của ông. Ông dùng những hình ảnh của thiên nhiên, cảnh vật nhƣ chất liệu để xây cất nên nhƣng hình tƣợng nghệ thuật của mình. Trong những hình ảnh ấy, có hình ảnh của nhân vật trữ tình. Trong thơ Trịnh Công Sơn, ông rất hay dùng tự nhiên để gọi tên cho em và tôi. Nhƣ nắng vàng ơi em đi đâu mà vội mà vội nắng vàng ơi. Từ vựng màu sắc góp phần cho những tên gọi ấy thêm sinh động trong những khúc hát của Trịnh Công Sơn. Hình ảnh con ngƣời chiếm một phần khá quan trong trong các ca khúc của Trịnh Công Sơn. Con ngƣời là chủ thể của vạn vật. Hình ảnh con ngƣời của Trịnh Công Sơn thƣờng chỉ là những mảnh ghép, ừ những mảnh da thịt vàng trong Đại bác ru đêm đến những mắt, môi, má của ngƣời yêu, rồi bàn tay đƣa nôi của mẹ. Những mảnh ghép ấy lại đƣợc Trịnh Công Sơn kết hợp với những màu sắc đặc biệt của nó, làm nổi bật những hình ảnh của con ngƣời. Từ vựng màu sắc của con ngƣời qua 140 ca khúc đƣợc khảo xát xuất hiện 60 lần, không là quá nhiều so với 205 lần từ vựng màu sắc xuất hiện nhƣng cũng không phải là thiếu để vẽ nên hình ảnh con ngƣời. Hình ảnh con ngƣời với từ vựng màu sắc chủ yếu xoay quanh hai chủ thể, con ngƣời nói chung và ngƣời yêu nói riêng. Hình ảnh con ngƣời nói chung ở đây có thể là con ngƣời ở nghĩa rộng, là ngƣời con gái, ngƣời phụ nữ, có thể là ngƣời mẹ, ngƣời chị cũng có thể là một em bé, một xác ngƣời. Từ vựng màu sắc góp phần miêu tả hình ảnh con ngƣời nhỏ bé, hình ảnh con ngƣời lạc lõng 87 giữa cõi thế, và hình ảnh tan tóc của con ngƣời giữa vòng nhân sinh trong ca từ của Trịnh Công Sơn. Phạm trù thứ hai về hình ảnh con ngƣời trong ca từ của Trịnh Công Sơn là ngƣời yêu – ngƣời tình, là em. Em trong nhạc Trịnh cũng rất đặc biệt, em chỉ là những ý niệm mơ hồ, chỉ là môi hồng, là mắt biếc, là vay gầy guộc nhỏ, em chƣa bao giờ trọn vẹn hình hài. Và những ý niệm về em đƣợc gắn màu sắc nhằm vẽ thêm nét đẹp về sự mong manh, tinh tế của em – ngƣời yêu, ngƣời tình của tôi. Em trong ca khúc của Trịnh Công Sơn dƣờng nhƣ chƣa bao giờ có một hình hài cụ thể và trọn vẹn. Có chăng đó chỉ là mấy nét phác thảo, bảng lảng, mơ hồ về một ngƣời phụ nữ. Đó có khi là một đôi môi hồng nhạt, khi hồng vừa, cũng có khi là tay xanh ngà ngọc, mi cong cỏ mượt, lắm lúc lại là dài tay em mấy thuở mắt xanh xao. Em trong Trịnh Công Sơn chỉ là một hình ảnh, là một ý niệm mơ hồ, góp phần làm nổi bật cái tôi của nhân vật trữ tình. Màu sắc đƣợc dùng để tả những nét chấm phá mơ hồ bảng lảng về em, để vẽ những hình ảnh liên quan, tƣợng trƣng cho em, ngƣời tôi yêu, ngƣời phụ tôi, ngƣời dấu mặt. Về màu sắc, nhìn nhận một cách khái quát xanh, hồng, vàng là ba màu ƣa thích của Trịnh. Lấn sang hội họa một ít, ta thấy Trịnh Công Sơn sử dụng đầy đủ cả hai gam màu nóng, lạnh. Màu xanh là màu đứng đầu trong gam lạnh, đối nghịch với nó là màu vàng, một gam màu nóng tiêu biểu. Riêng màu hồng không nằm trong lớp màu bậc 2 gồm đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím mà là lớp màu bậc 3 do sự pha trộn giữa hai màu bậc trên. Màu hồng có thể là màu nóng, cũng có thể là màu lạnh tùy vào mức độ pha trộn giữa hai màu gốc. Có thể xếp màu hồng vào nhóm màu trung tính hay màu mát. Các ca khúc của Trịnh Công Sơn rất ít khi dùng những màu thuộc gam tối nhƣ đen, xám, nâu (chỉ xuất hiện một lần). Màu đen khi xuất hiện cũng chỉ là yếu tố phụ “Tóc xanh đen vầng trán thơ”. Còn màu nâu đƣợc dùng để miêu tả nét đẹp phố cổ chứ không phải tả nỗi buồn. Chỉ có màu xám có vẻ hơi buồn một tí “Ngày mây xám về đây treo lững lờ”. Có rất nhiều những hình ảnh buồn, u ám trong ca từ của ông nhƣng những từ chỉ màu đặc trƣng cho buồn và u ám lại rất ít đƣợc ông sử dụng. Vì hầu hết trong những ca khúc của mình ông vẫn còn đặt hi vọng vào niềm vui và cuộc đời. Bên cạnh những màu trong các màu cơ bản Trịnh Công Sơn còn có 88 những màu riêng nhƣ màu tàn phai, màu sương, màu lá thanh xuân và cả màu nắng, màu áo. Nói chung từ chỉ màu sắc trong nhạc Trịnh chủ yếu là những gam màu tƣơi sáng, là nắng vàng, là mây hồng, là những cây xanh nụ hồng, cây bàng lá đỏ song bên cạnh đó cũng không ít lần xuất hiện của những mây xám, mái ngói thâm nâu, của những chiều tím loang vĩa hè, của tóc xanh đen. Trong nhạc Trịnh Công Sơn không phải lúc nào những gam màu tƣơi sáng cũng thể hiện những hình ảnh, tâm thái vui tƣơi, và ngƣợc lại ở những gam màu u uất cũng thế. 89 PHẦN KẾT LUẬN Trịnh Công Sơn trƣớc hết là một nhạc sĩ tài hoa, sự nghiệp sáng tác trên dƣới 45 năm với gần 600 ca khúc ở nhiều thể loại, thành danh với nhiều tác phẩm, đƣợc vô vàn sự kính trọng và ái mộ của khán giả trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế. Ông là một tên tuổi có lẽ không cần phải đánh bóng thêm nữa vì độ sáng đã quá lấp lánh trên bầu trời âm nhạc. Thứ đến, không biết là vô tình hay hữu ý nhƣng những ca từ trong các ca khúc của Trịnh Công Sơn đã trở thành những bài thơ hay, những tác phẩm văn học đích thực. Ông bệ vệ trở thành một nhà thơ với số lƣợng tác phẩm khổng lồ. Hiển nhiên tác phẩm của Trịnh Công Sơn trở thành đề tài nghiên cứu hấp dẫn đối với văn học và ngôn ngữ học. Đến với ca từ trong các ca khúc của Trịnh Công Sơn ta nhƣ lạc vào một thế giới kì lạ của ngôn ngữ. Đôi khi rất siêu thực, mơ hồ, khó tả nhƣng cũng có lúc chân thực, gần gủi, dễ nắm bắt. Ca từ trong các ca khúc của ông có một sự hấp đẫn đến lạ kì, từ những sự kết hợp hết sức bất ngờ của từ vựng, lạ hóa, bỏ lững đến những biện pháp nghệ thuật, ẩn dụ, so sánh đƣợc sử dụng một cách tinh tế. Ông tạo cho tác phẩm của mình những vẻ đẹp riêng biệt từ ngôn ngữ, cho đến thời gian, không gian nghệ thuật mà với một nghiên cứu nhỏ nhƣ đề tài này là không thể đủ sức để bao quát chúng. Qua tìm hiểu chúng tôi thấy rằng: Từ vựng màu sắc xuất hiện 205 lần trên 140 ca khúc đƣợc khảo sát. Trong đó từ vựng có quan hệ với các màu xanh, hồng, vàng chiếm tỉ lệ cao nhất lần lƣợt là 29.8%, 27.3%, 25.4%. Các từ vựng có quan hệ với hai màu Đen, Xám chiếm tỉ lệ thấp nhất cùng có 0.5%. Chỉ riêng từ vựng, mà phạm vi nhỏ bé hơn nữa là từ vựng chỉ màu sắc trong Ca từ của Trịnh Công Sơn đã là một “Khói trời mênh mông” để ngƣời viết thỏa sức tìm hiểu. Đến với trƣờng từ vựng màu sắc trong ca từ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, ta thấy một thế giới cũng đầy đủ sắc màu nhƣng lại mang nhiều tâm trạng, nỗi niềm. Các từ vựng màu sắc trong ca từ của ông không đơn thuần mang nghĩa là màu, là sắc thái trong tự nhiên mà chúng đƣợc sử dụng một cách tinh tế với nhiều ý nghĩa khác nhau. Ông có thể buồn, vui, đau khổ, sung sƣớng với các sắc thái của cuộc sống qua màu. Tổ ng số 140 bài hát đƣợc xem xét , màu sắc xuất hiện đều đặn trong ca từ của Trịnh Công Sơn. Nhƣ đã biết ông không chỉ là một nhạc sĩ, thi sĩ mà còn là một họa sĩ, nên việc một họa sĩ đem những ngôn từ màu sắc làm chất liệu cho những ca khúc khúc của mình cũng không có gì là lạ lẫm. 90 Trong đó, màu sắc của tình yêu đƣợc Trịnh Công Sơn dày công sáng tạo hơn cả. Ông gắn màu cho cả nỗi nhớ, cho cả hình ảnh của ngƣời yêu, cho nỗi tâm trạng của chính mình. Mỗi màu có một ý nghĩ riêng, khi màu kết hợp với một phạm trù của tình yêu chúng lại càng đậm sắc. Trong ca từ của Trịnh Công Sơn màu sắc đƣợc gắn với những hình ảnh tự nhiên ở hai thái cực gần nhƣ đối nhau. Tƣơi sáng và u tối. Mỗi hình ảnh tự nhiên hay cảnh vật lại là những nguyên liệu để Trịnh Công Sơn tạo tác các hình ảnh nghệ thuật cũng nhƣ trạng thái cảm xúc của mình. Từ màu sắc của cảnh vật thiên nhiên ông vẽ lên nhân vật trữ tình, tô đậm những nhớ nhung, buồn bã, đến sự tin yêu vào cuộc đời. Những màu sắc đƣợc kết hợp với những hình ảnh thuộc về tự nhiên là một cách quen thuộc, thông thƣờng trong văn học. Nhƣng ở Trịnh Công Sơn chúng đƣợc kết hợp khá thú vị, và phải công nhận là đẹp với những Mưa hồng, Nắng vàng phai, Hạ trắng… Qua khảo sát tự vựng màu sắc cảnh vật thiên nhiên xuất hiện 145 lần với nhiều phạm trù đƣợc miêu tả. Màu của tự nhiên qua con mắt của Trịnh Công Sơn luôn gắn với một nỗi niềm tâm trạng nào đấy, tuy có hơi mơ hồ bảng lãng. Trƣờng từ vựng màu sắc trong ca từ của Trịnh Công Sơn còn đƣợc dùng để khắc họa những chiêm nghiệm của ông về cõi thế, để ông miêu tả con ngƣời, cuộc sống con ngƣời một cách sống động hơn trong cái cõi thế ấy. Qua khảo sát từ vựng màu sắc của đƣợc găn với con ngƣời xuất hiện 60 lần với hình ảnh của ngƣời yêu nhƣ môi, má, tóc, mắt,…là 45 lần. cho ta thấy ngoài việc mến mộ và ƣu ái những hình ảnh tự nhiên thì trong ca từ Trịnh Công Sơn con ngƣời cũng dóng vái trò vô cùng quan trong, là chủ thể cho tự nhiên ấy. Từ chỉ màu sắc chỉ là một phần nhỏ trong những nét đặc sắc về từ vựng trong ca từ Trịnh Công Sơn. Không chỉ có màu sắc đƣợc ông sử dụng một cách tính tế mà cả lớp phụ từ cũng đƣợc sử dụng rất điêu luyện. Cần phải có sự nghiến cứu rộng hơn về lớp từ vựng để có thể thấy nhiều hơn những nét đẹp trong nghệ thuật ca từ Trịnh Công Sơn. Dựa trên lý thuyết về trƣờng từ, các kiểu quan hệ của từ vựng luận văn cố gắn đi vào lý giải phần nào những nét nghĩa của màu sắc đƣợc sử dụng trong ca từ Trịnh Công Sơn. Nghiên cứu chỉ dừng lại trong khả năng cho phép, ngƣời viết còn nhiều hạn hẹp về ngôn ngữ học, sự trải nghiệm trong cuộc sống chƣa nhiều. Ca từ Trịnh Công Sơn là một vấn đề cần nhiều hơn nửa những kiến thức chuyên môn và sự trải đời để đi xâu vào tìm hiểu. 91 Ngƣời viết với khả năng có hạn đƣợc tích lũy trên và sau giảng đƣờng đại học, cùng với niềm say mê âm nhạc Trịnh Công Sơn đã cố gắn hết sức để khắc họa lại phần nào những vẻ đẹp mĩ miều trong đề tài Trường từ vựng màu sắc trong ca từ Trịnh Công Sơn. HẾT. 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 1. Đỗ Hữu Châu (1998) Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 2. Đỗ Hữu Châu (2001) Đại cương ngôn ngữ học (tập 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 3. Đỗ Hữu Châu (2006) Giáo trình từ vựng học tiếng việt, Nxb Đh Sƣ phạm. 4. Đỗ Hữu Châu (1981) Từ vựng Ngữ nghĩa TIẾNG VIỆT, Nxb Giáo dục. 5. Trịnh Cung – Trịnh Quốc Thái (2001) Trịnh Công Sơn 1939-2001: Cuộc Đời, Âm Nhạc, Thơ, Hội Họa & Suy Tưởng, Nxb Văn nghệ TP.HCM. 6. Đinh Văn Đức (1986) Ngữ pháp tiếng Việt (từ loại), Nxb ĐH & THCN, Hà Nội. 7. Nguyễn Thiện Giáp (2009) Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục. 8. Jonh C. Schafer (2012) Trịnh Công Sơn - Bob Dylan như Trăng và Nguyệt, Nxb Trẻ. 9. Trần Trọng Kim (1952) Việt Nam văn phạm, Nxb Sài Gòn, Sài Gòn. 10. Hồ Lê (1976) Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại, NXB KHXH. 11. Bùi Vĩnh Phúc (2013) Trịnh Công Sơn - Ngôn Ngữ và Những Ám Ảnh Nghệ Thuật, Nxb Trẻ. 12. Trần Thanh Phƣơng & những bạn bè của nhạc sĩ Trinh Công Sơn sƣu tầm (2004) Trịnh công Sơn Người Hát Rong Qua Nhiều Thế Hệ, Nxb Trẻ. 13. F. de Saussure (2005) Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 14. Nguyễn Trọng Tạo – Nguyễn Thụy Kha – Đoàn Tử Huyết, Một Cõi Trịnh Công Sơn, Nxb Thuận Hóa Trung Tâm Văn Hóa Đông Tây. 15. Đào Thản (Tạp chí Ngôn ngữ, số 2, 1993) Hệ thống từ ngữ chỉ màu sắc của tiếng Việt trong sự liên hệ với mấy điều phổ quát. 16. Hoàng Tá Thích (2007) Như những dòng sông (tản mạn về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn), Nxb Văn nghệ. 93 17. Lê Quang Thiêm (2008) Ngữ nghĩa học, Nxb Giáo dục. 18. Nguyễn Văn Tu (1968) Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại, NXB Giáo dục. 19. Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng (2004) Trịnh Công Sơn và Cây Đàn Lya của Hoàng Tử Bé, Nxb Trẻ. 20. Nhiều tác giả (2011) Trịnh Công Sơn Ánh Nến và Bạn Bè, Nxb Hội Nhà Văn. 21. Tạp chí Sóng Nhạc. Và một số tài liệu khác. 94 PHỤ LỤC 1 – TÊN BÀI HÁT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 BAY ĐI THẦM LẶNG BÊN ĐỜI HIU QUẠNH BIỄN NHỚ BIẾT ĐÂU NGUỒNG CỘI BỐN MÙ A THAY LÁ BỐNG BỒNG ƠI BỐNG KHÔNG LÀ BỐNG CA DAO ME ̣ CÁT BỤI CHỈ CÓ TA TRONG MỘT ĐỜI CHIẾC LÁ THU PHAI CHÌM DƢỚI CƠN MƢA CHO ĐỜI CHÚT ƠN CHO NGƢỜI NẰM XUỐNG CHƢA MẤT NIỀM TIN CHUYÊN ̣ ĐÓA QUỲNH HƢƠNG CÓ MỘT DÒNG SÔNG ĐÃ QUA ĐỜI CÓ MỘT NGÀY NHƢ THẾ CÓ NGHE ĐỜI NGHIÊNG CÓ NHỮNG CON ĐƢỜNG CỎ XÓT XA ĐƢA CÒN AI VỚI AI CÒN CÓ BAO NGÀY CON MẮT CÒN LẠI CÒN THẤY MẶT NGƢỜI CÒN TUỔI NÀO CHO EM CÚI XUỐNG THẬT GẦN CŨNG SẺ CHÌM TRÔI CUỐI CÙ NG CHO MỘT TÌNH YÊU ĐẠI BÁC RU ĐÊM DẤU CHÂN ĐIẠ ĐÀNG ĐỂ GIÓ CUỐN ĐI ĐÊM THẤY TA LÀ THÁ T ĐỔ DIỄM XƢA ĐÓA HOA VÔ THƢỜNG ĐOẢN KHÚ C THU HÀ NỘI ĐỜI CHO TA THẾ 95 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 ĐỜI GỌI EM BIẾT BAO LẦN DU MỤC EM CÒN NHỚ HAY EM ĐÃ QUÊN EM ĐÃ CHO TÔI BẦU TRỜI EM ĐẾN TƢ̀ NGHÌN XƢA EM ĐI BỎ LẠI CON ĐƢỜNG EM ĐI TRONG CHIỀU EM HÃ Y NGỦ ĐI GẦN NHƢ NIỀM TUYÊT ̣ VỌNG ' GIỌT LỆ THIÊN THIU GIỌT NƢỚC MẮT CHO QUÊ HƢƠNG GỌI TÊN BỐN MÙA GÓP LÁ MÙA XUÂN HẠ TRẮNG HAI MƢƠI MÙ A NẮNG LẠ HẢY CƢ́ VUI NHƢ MỌI NGÀ Y HẢY KHÓC ĐI EM HẢY YÊU NHAU ĐI HOA VÀNG MẤY ĐỘ HOA XUÂN CA HÔM NAY TÔI NGHE HUẾ SÀI GÒN HÀ NỘI HUYỀN THỌAI ME ̣ KHÓI TRỜI MÊNH MÔNG LẶNG LẼ NƠI NÀ Y LỜI BUỒN THÁNH LỜI CỦA DÒNG SÔNG LỜI ME ̣ RU LỜI THIÊN THU GỌI MÔI HỒNG ĐÀO MỖI NGÀ Y TÔI CHỌN MỘT NIỀM VUI MỘT CÕ I ĐI VỀ MỘT LẦN THOÁNG CÓ MỘT NGÀ Y NHƢ MỌI NGÀ Y MƢA HỒNG MƢA MÙ A HẠ NẮNG THỦY TINH NÀY EM CÓ NHỚ NGẪU NHIÊN 96 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 NGÀY NAY KHÔNG CÒN BÉ NGHE NHƢ̃ NG TÀN PHAI NGHE TIẾNG MUÔN TRÙ NG NGỤ NGÔN MÙA ĐÔNG NGƢỜI CON GÁI VIÊT ̣ NAM DA VÀNG NGƢỜI VỀ BỖNG NHỚ NGUYÊ ̣T CA NHÌN NHỮNG MÙA THU ĐI NHỚ MÙ A THU HÀ NỘI NHƢ CÁNH VẠC BAY NHƢ CHIM ƢU PHIỀN NHƢ MỘT LỜI CHIA TAY NHƢ MỘT VẾT THƢƠNG NHƢ TIẾNG THỞ DÀI NHƢ̃ NG CON MẮT TRẦN GIAN NIU TAY NGHÌN TRÙ NG NỐI VÒNG TAY LỚN Ở TRỌ PHÔI PHA PHÚC ÂM BUỒN QUỲNH HƢƠNG RA ĐỒNG GIƢ̃ A NGỌ RƠI LÊ ̣ RU NGƢỜI RỒI NHƢ ĐÁ NGÂY NGÔ RU ĐỜI ĐÃ MẤT RU ĐỜI ĐI NHÉ RU EM RU EM TƢ̀NG NGÓN XUÂN NỒNG RU TA NGẬM NGÙ I RU TÌNH RƢ̀NG XANH XANH MÃ I RƢ̀NG XƢA ĐÃ KHÉ P SÓNG VỀ ĐÂU TẠ ƠN THÀNH PHỐ MÙA XUÂN THUỞ BỐNG LÀ NGƢỜI THƢƠNG MỘT NGƢỜI TIẾN THOÁI LƢỠ NG NAN TÌNH KHÚC Ơ-BAI 97 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 TÌNH NHỚ TÌNH SẦU TÌNH XA TÌNH XÓT XA VỪA TÌNH YÊU TÌM THẤY TÔI ĐANG LẮNG NGHE TÔI ƠI ĐƢ̀NG TUYÊ ̣T VỌNG TÔI RU EM NGỦ TRONG NỖI ĐAU TÌNH CỜ TƢ̣ TÌNH KHÚ C TƢ̀NG NGÀ Y QUA TUỔI ĐÁ BUỒN TUỔI ĐỜI MÊNH MÔNG TƢỞNG RẰNG ĐÃ QUÊN ƢỚT MI VẪN CÓ EM BÊN ĐỜI VẪN NHỚ CUỘC ĐỜI VÀNG PHAI TRƢỚC NGÕ VẾT LĂN TRẦM VÌ TÔI CẦN THẤY EM YÊU ĐỜI VƢỜN XƢA XA DẤU MẶT TRỜI XIN MẶT TRỜI NGỦ YÊN XIN TRẢ NỢ NGƢỜI YÊU DẤU TAN HEO 98 PHỤ LỤC 2 – TỪ CHỈ MÀU SẮC TRONG CA TỪ TRỊNH CÔNG SƠN 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 Có những bạn bè xanh nhƣ ngƣời bê ̣nh . (Bay đi thầm lặng) Bên trời xanh mãi những nụ mầm mới . (Bốn mùa thay lá) Cúi xuống vùng non xanh mát, và cao tiếng hát cho đêm ƣu phiền tan . (Cuối xuống thật gần) Đƣờng xanh hoa muố i bay rì rào . (Có một dòng sông đã qua đời) Mô ̣t ngày mô ̣t ngày đã qua rồ i , tƣ̀ng vùng tƣ̀ng vùng lá xanh. (Còn thấy mặt ngƣời) Chào những cây xanh nụ hồng . (Chỉ có ta trong một đời) Ngƣời ra đi có đôi dòng lê ̣, cỏ xanh rì, cỏ mƣớt chân đi. (Có nghe đời nghiêng) Anh nằ m xuố ng…anh nhớ không anh , vƣờn cỏ còn xanh. (Cho một ngƣời vừa nằm xuống) Em xin tuổ i nào , còn tuổi nào cho nhau , trời xanh trong mắ t em xâu . (Còn tuổi nào cho em) Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao. (Diểm xƣa) Chơ ̣t hồ n xanh buố t cho mình xót xa . (Diểm xƣa) Ngƣời tim ̀ về đồ ng xanh nhƣng đồ ng đã bỏ không . (Du mục) Mùa xanh lá loài sâu ngũ quên trong tóc chiều . (Dấu chân địa đàng) Tóc xanh đen vầ ng trán thơ . (Dấu chân địa đàng) Chờ mùa mƣa tới…ngày vui em với đấ t kia xanh tƣơi nhƣ cỏ cây. (Đời cho ta thế) Nhớ đèn đƣờng tƣ̀ng đêm heo hắ t , sáng cho em vòm lá me xanh. (Em còn nhớ hay em đã quên) Em ra đi nơi này vẫn thế , lá vẫn xanh trên con đƣờng nhỏ . (Em còn nhớ hay em đã quên) Ngủ đi em, tay xanh ngà ngọc. (Em hãy ngủ đi) Muố n nói đôi câu giƣ̃a chố n thƣơng đau chim xanh bạc đầ u . (Giọt lệ thiên thu) Cây xanh bạc đầ u vô ̣i vàng theo tôi . (Giọt lệ thiên thu) Em đƣ́ng lên mùa xuân vƣ̀a mở , nụ xuân xanh, cành thênh thang . (Gọi tên bốn mùa) Ngày thu xanh yếu làn da. (Góp lá mùa xuân) Còn em xanh mƣớt hồng nhan. (Góp lá mùa xuân) Tôi thấ y mầu xanh hát trong lời gió . (Hôm nay tôi nghe) Em mƣớt xanh nhƣ ngo ̣c ngà mà tôi đâu có hay . (Hoa xuân ca) Hai mƣơi năm giấ c mô ̣ng xanh hồng quá . (Hai mƣơi mùa nắng lạ) Hãy cứ vui nhƣ mọi ngày , bên trời còn nắ ng lá trời còn xanh. (Hãy cứ vui nhƣ mọi ngày) 99 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 Nhƣ̃ng hàng cây xanh đón em áo lô ̣ng . (Khói trời mênh mông) Vùng tuổi xanh thoảng bay nhƣ gió . (Khói trời mênh mông) Ta về nơi đây bỗng im tiế ng đô ̣ng , đã về trên sông nhƣ̃ng cánh bèo xanh. (Khói trời mênh mông) Ngƣời tìm về biể n xanh, ngƣời tim về biể n xanh. (Lời của dòng sông) Ôi tiế ng hát xanh xao của mô ̣t buổ i chi ều. (Lời buồn thánh) Nghe tiế ng hát xanh xao của một buổ i chiề u . (Lời buồn thánh) Ngoài kia lá nhƣ vẫn xanh. (Mƣa hồng) Vòng tay đã xanh xao nhiề u . (Mƣa hồng) Hàng cây lá xanh gầ n với nhau . (Mƣa hồng) Nhƣ̃ng con mắ t biế c cỏ non , xanh cây trái điạ đàng . (Những con mắt trần gian) Mùa cốm xanh về , thơm bàn tay nhỏ . (Nhớ mùa thu Hà Nội) Biể n xanh sông gấ m nố i tro ̣n mô ̣t vòng tƣ̉ sinh . (Nối vòng tay lớn) Nơi em về ngày vui không em , nơi em về trời xanh không em? (Nhƣ cánh vạc bay) Tôi con chim thanh biǹ h , mơ đƣơ ̣c số ng hồ n nhiên , nhƣ hoa trên đồ ng xanh. (Nhƣ chim ƣu phiền) Thôi về đi, đƣờng trầ n đâu có gì , tóc xanh mấ y mùa. (Phôi pha) Bao nhiêu sen xanh sen hồng với dòng sông . (Rơi lệ ru ngƣời) Tóc nào hãy còn xanh cho anh chút hồ n nhiên . (Ru ta ngậm ngùi) Tƣ̀ khi trăng là nguyê ̣t , vƣờn xƣa lá xanh tƣơi. (Từ khi trăng là nguyệt) Tình nhƣ lá bỗng vàng bỗng xanh. (Tạ ơn) Nhìn lại mình đời đã xanh rêu. (Tình xa) Ru trên ngàn năm , trên mùa xanh lá. (Ru em từng ngón xuân nồng) Mùa xanh lá vội rue m miệt mài . (Ru em từng ngón xuân nồng) Rƣ̀ng xanh bao nhiêu lá . (Rừng xanh xanh mãi) Cây xanh bao nhiêu tuổ i . (Rừng xanh xanh mãi) Rƣ̀ng xanh rƣ̀ng xanh. (Rừng xanh xanh mãi) Rƣ̀ng xanh bao nhiêu gió . (Rừng xanh xanh mãi) Rƣ̀ng xanh rƣ̀ng xanh. (Rừng xanh xanh mãi) Tuổ i thơ xanh mãi. (Rừng xanh xanh mãi) Rƣ̀ng ơi xanh hoài. (Rừng xanh xanh mãi) Tấ m lòng em nhƣ lá kia haỹ còn xanh. (Vẫn có em bên đời) Thèm tuổi hồn nhiên ngồi nhìn trời xanh. (Vẫn nhớ cuộc đời) Nhƣ̃ng tâm hồ n lá xanh tƣơi biế t ơn đời nhƣ̃ng tin vui . (Tình yêu tìm thấy) Thuở hồ ng hoang đã thấ y , đã xanh ngời liêu trai . (Xin mặt trời ngủ yên) 100 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 Em đi đâu mà vô ̣i bóng hồng bóng hồng ơi. (Bống bồng ơi) Đƣờng phố buồn mọi ngƣời đi vắng , trong kinh đô tiêu điề u dấ u ngƣạ hồng. (Có những con đƣờng) Đƣờng máu hồng đƣờng rất tình một đƣờng rất tình. (Có những con đƣờng) Nhƣ̃ng ngày ngồ i rủ tóc âm u… ..nhƣ̃ng mai hồng ngồ i nhớ thiên t hu. (Cỏ xót xa đƣa) Mây qua mây qua môi em hồng nhạt. (Chìm dƣới cơn mƣa) Mây qua mây qua môi em hồng vƣ̀a. (Chìm dƣới cơn mƣa) Mô ̣t đời bỏ ngỏ đêm hồng. (Dấu chân địa đàng) Ngƣời phu quét lá bên đƣờng , quét cả nắng hồng, quét hạ buồn tênh . (Góp là mùa xuân) Đời vẽ tôi tên mục đồng , rồ i vẽ thêm con ngƣạ hồng. (Chỉ có ta trong đời) Trời đấ t kia có hay ta về , mô ̣t phố hồng mô ̣t phố hƣ không. (Có nghe đời nghiêng) Sen hồng mô ̣t nu ̣ em ngồi một thuở mô ̣t thuở yêu nhau . (Đóa hoa vô thƣờng) Sen hồng mô ̣t đô ̣. (Đóa hoa vô thƣờng) Em hồng mô ̣t thuở xuân xanh . (Đóa hoa vô thƣờng) Mô ̣t thời yêu dấ u đã qua , gót hồng em muố n quay về . (Đóa hoa vô thƣờng) Tƣ̀ đó hoa là em, mô ̣t sớm kia rấ t hồng nở hế t trong hoàng hôn . (Đóa hoa vô thƣờng) Bởi vì thu tôi ở la ̣i , hồng má môi em hồng sóng xa. (Đoản khúc thu Hà Nội) Có điều gì gần nhƣ niềm tuyệt vọng , môi em hồng nhƣ lá hƣ không. (Gần nhƣ niềm tuyệt vọng) Lời me ̣ ru đêm vắ ng ngón tay hồng. (Lời mẹ ru) Con ngủ giấ c hồng. (Lời mẹ ru) Mô ̣t cuô ̣c tiǹ h nhỏ bé bên đôi môi hồng đào. (Môi hồng đào) Mƣa sáng…,mƣa đêm…mƣa mai tƣ̀ng sơ ̣i tóc mây mây hồng. (Mƣa mùa hạ) Còn gì đâu những môi xƣa hồng. (Khói trời mênh mông) Có còn trong em những cây nến hồng. (Khói trời mênh mông) Trời ƣơm nắ ng cho mây hồng. (Mƣa hồng) Thằ ng bé xinh xinh ra đòng giƣ̃a ngo ̣ , miê ̣ng môi hồng đỏ nhƣ đóa hoa vông. (Ra dồng giữa ngọ) Mê man trời hồng vƣơ ̣t lên đồ i non . (Ra dồng giữa ngọ) Tan trong trời hồng làm giọt mƣa trong . (Ra dồng giữa ngọ) Nắ ng có hồng bằ ng đôi môi em . (Nhƣ cánh vạc bay) 101 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 Nhìn cỏ cây ráng pha màu hồng, nhìn lại em áo lụa thinh không . (Níu tay nghìn trùng) Nhân gian về tro ̣ nhiề u nơi , bâng khuâng vì nhƣ̃ng đôi môi rấ t hồng. (Ở trọ) Bao nhiêu sen xanh sen hồng với dòng sông . (Rơi lệ ru ngƣời) Khi sen hồng mới nở nu ̣ đời ôi thơm quá . (Ru tình) Ru em gót sen hồng ru bay tà áo rô ̣ng . (Ru tình) Ngoài phố đêm đông , đôi môi em là đố m lƣ̉a hồng. (Ru đời đi nhé) Ru mai ngàn năm , vƣ̀a má em hồng. (Ru em từng ngón xuân nồng) Đời trần gian có môi hồng có mắt nhìn . (Từng ngày qua) Tƣ̀ng phiế n mây hồng em mang trên vai. (Tuổi đá buồn) Còn gì đâu những đóa hoa hồng, vì trái tim tội lỗi lƣu vong . (Tƣởng rằng đã quên) Nụ hồng quá nghe ra ngâ ̣m ngùi . (Vàng phai trƣớc ngõ) Hồng đi nhé chân về giƣ̃a ngo ̣ . (Vàng phai trƣớc ngõ) Đƣờng xanh quá môi em ngại hồng, hồng đi nhé xin hồng với nụ. (Vàng phai trƣớc ngõ) Nhuô ̣m hồng hạt mầm trót vay. (Phúc âm buồn) Giọng ngƣời buồn tênh cơn đau nung hồng. (Vẫn nhớ cuộc đời) Hay tôi làm mƣc̣ hồng chờ em giƣ̃a trang thƣ . (Vì tôi cần thấy em yêu đời) Cho em vào mô ̣t mùa , có màu sắc hồng thôi. (Vì tôi cần thấy em yêu đời) Ngƣạ hồng đã mỏi vó chế t trên đồ i quê hƣơng . (Xin mặt trời ngủ yên) Thành phố mắt đêm đèn vàng, hồ n lẻ nghiên vai go ̣i buồ n . (Ngày mai em đi) Thành phố mắt đêm đèn vàng, nƣ̉a bóng xuân qua ngâ ̣p ngƣ̀ng . (Ngày mai em đi) Nắ ng vàng em đi đâu mà vô ̣i , mà vội nắng vàng nắ ng vàng ơi, mà vội nắng vàng nắ ng vàng ơi. (Bống bồng ơi) Nắ ng vàng em đi đâu mà vô ̣i , mà vội gió vàng gió vàng ơi. (Bống bồng ơi) Ngƣời phu quét lá bên đƣờng , quét cả nắng vàng, quét cả mùa thu. (Góp lá mùa xuân) Hoàng hôn áo vàng rƣc̣ rỡ. (Hôm nay tôi nghe) Tuổ i nào vàng úa nhìn lá chiều nay . (Còn tuổi nào cho em) Mô ̣t đƣờng cong queo , nắ ng vàng đô ̣t ngô ̣t. (Cũng sẽ chìm trôi) Hầ m trú tang hoang ôi da thiṭ vàng. (Đại bác ru đêm) Đa ̣i bác đêm đêm tƣơng la ̣i ru ̣ng vàng. (Đại bác ru đêm) Đa ̣i bác đêm đêm ru da thiṭ vàng. (Đại bác ru đêm) Tiế ng nha ̣c hân hoan , trăng vàng khai hô ̣i, mô ̣t đóa hoa quỳnh . (Đóa hoa vô thƣờng) 102 119 Giƣ̃a phố nhà có nắ ng vàng lạc trên lối đi . (Em còn nhớ hay em đã quên) 120 Có mặt đƣờng vàng hoa nhƣ gấ m . (Em còn nhớ hay em đã quên) 121 Có nhiều khi bên gối tôi nằm , nghiêng sang em tôi thấ y nắ ng vàng. (Gần nhƣ niềm tuyệt vọng) 122 Em đế n bên đời , hoa vàng mô ̣t đóa, mô ̣t thoáng hƣơng bay , bên trời phố hạ. (Hoa vàng mấy độ) 123 Em đế n bên đời hoa vàng rƣc̣ rỡ. (Hoa vàng mấy độ) 124 Đƣờng trần em đi , hoa vàng mấ y đô .̣ (Hoa vàng mấy độ) 125 Ngƣời con gái Viê ̣t Nam da vàng (đƣợc dùng 5 lần). (Ngƣời con gái Việt Nam da vàng) 126 Hồ nƣớc long lanh ngàn cánh vàng. (Ngƣời về bỗng nhớ) 127 Ngày xƣa sao lá thu không vàng. (Nắng thủy tinh) 128 Em qua công viên mắ t em ngây tròn , lung linh nắ ng thủy tinh vàng. (Nắng thủy tinh) 129 Nghe tên miǹ h vào quên lañ g , nghe tháng ngày chế t trong thu vàng. (Nhìn những mùa thu đi) 130 Trong nắ ng vàng chiề u nay , anh nghe buồ n mình trên ấ y . (Nhìn những mùa thu đi) 131 Hà nội mùa thu cây cơm nguội vàng. (Nhớ mùa thu Hà Nội) 132 Hồ tây chiề u thu , mă ̣t nƣớc vàng lay. (Nhớ mùa thu Hà Nội) 133 Đóa hoa vàng mong manh cuố i trời . (Nhƣ một lời chia tay) 134 Ngƣời đƣ́ng chờ gió đồ ng vi vu , vạt nắng vàng nhắ c lời thiên thu . (Sóng về đâu) 135 Mây bay khắ p xƣ́ trăng mờ cõi xa , vàng phai nhè nhe ̣ chiề u hôm cƣ̉a nhà . (Tiến thoái lƣỡng nan) 136 Tình nhƣ lá bỗng vàng bỗng xanh. (Tạ ơn) 137 Để la ̣i đây thành phố không hồ n… ..thành phố vẫn nắng vàng vẫn mƣa . quê hƣơng vàng son. (Tạ ơn) 138 Nắ ng vàng ở đâu bống ngủ nơi nào . (Thuở bống là ngƣời) 139 Vì vàng phai xƣa tƣ̀ng mấ y đô ̣. (Vàng phai trƣớc ngõ) 140 Nhớ gì mà nắ ng vàng cánh rừng . (Vẫn có em bên đời) 141 Sài gòn mùa xuân cỏ thoảng lá vàng bay. (Thành phố mùa xuân) 142 Kế t hoa vàng cho lô ̣ng lẫy đời . (Thành phố mùa xuân) 143 Gọi bờ cát trắng đêm khuya. (Biển nhớ) 144 Đƣờng rất mừng một đƣờng rất mừng đƣờng bay đầy một đàn chim trắng. (Có những con đƣờng) 145 Con mắ t còn la ̣i nhiǹ mây trắng bay. (Con mắt còn lại) 146 Vì em nhƣ chim trắng giƣ̃ trố ng đồ ng bƣớc ra . (Em đến từ nghìn xƣa) 147 Chơ ̣t mô ̣t chiề u tóc trắng nhƣ vôi, lá úa trên cao rụng đầy . (Một cõi đi về) 148 Em đi qua cầ u có gió bay theo thổ i bùng khăn tang , trắng giƣ̃a khung 103 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 chiề u . (Em đi trong chiều) Gọi nắng , cho cơn mƣa chiề u nhiề u hoa trắng bay. (Hạ trắng) Ngƣời về soi bóng miǹ h giƣ̃a tƣờng trắng lạnh căm . (Ru ta ngậm ngùi) Thƣơng ai màu áo trắng, trông nhƣ ánh sao băng . (Thƣơng một ngƣời) Về thôi nhé cổ ng chào cuố i sân , hờ hƣ̉ng thế loài hoa trắng hồng. (Vƣờn xƣa) Ngày mây xám chiề u nay về đây treo lƣ̃ng lờ . (Dấu chân địa đàng) Đầu sân hoa tím sầ u đông, bèo mang hoa tím về sông. (Góp lá mùa xuân) Màu da em đã nâu hồng, chân nhô ̣m phố phƣờng . (Góp lá mùa xuân) Cƣ̉a nhà Viê ̣t Nam cháy đỏ cuố i thôn. (Đại bác ru đêm) Cũng xin bạc đầ u go ̣i maĩ tên nhau . (Hạ trắng) Trong tƣ̀ng gio ̣ng nói có màu tàn phai. (Nhƣ tiếng thở dài) Ngày ta yêu em màu lá thanh xuân. (Ngƣời về bỗng nhớ) Cỏ cây chợt lên màu nắng. (Nắng thủy tinh) Gió heo may đã về , chiề u tím loang viã hè . (Nhìn những mùa thu đi) Cây bàng lá đỏ. (Nhớ mùa thu Hà Nội) Mái gói thâm nâu. (Nhớ mùa thu Hà Nội) Màu sương thƣớng nhớ . (Nhớ mùa thu Hà Nội) Nắ ng có hờn ghen môi em , mƣa có còn buồ n trong mắ t trong. (Nhƣ cánh vạc bay) Vế t lăn vế t lăn trầm , hằ n trên phiế m đá nâu thêm ƣu phiề n . (Vết lăn trầm). HẾT. 104 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 5 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 5 2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................... 7 3. Mục đích, yêu cầu nghiên cứu ........................................................................ 12 4. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 12 5. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................ 13 PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................. 14 CHƢƠNG 1.......................................................................................................... 14 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG................................................................................ 14 1.1. Về Trƣờng từ vựng và trƣờng từ vựng màu sắc .................................... 14 1.1.1. Trường từ vựng ................................................................................ 14 1.1.1.1. Từ và từ vựng ................................................................................. 14 1.1.1.2. Về trường từ vựng .......................................................................... 17 1.1.2. Phân loại trường từ vựng .................................................................... 19 1.1.2.1. Trường từ vựng trực tuyến ............................................................. 19 1.1.2.1.2. Trường biểu niệm..................................................................... 20 1.1.2.2. Trường từ vựng tuyến tính ............................................................. 21 1.1.2.3. Trường từ vựng liên tưởng ............................................................. 23 1.1.3. Khái niệm trường từ vựng màu sắc .................................................... 24 1.1.4. Phân loại trường từ vựng màu sắc ..................................................... 27 1.2. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và ca từ Trịnh Công Sơn ................................ 29 1.2.1. Nhạc sĩ, thi sĩ Trịnh Công Sơn ........................................................ 29 1.2.1.1. Đôi nét về cuộc đời Trịnh Công Sơn .............................................. 29 1.2.1.1.1. Niên biểu .................................................................................. 29 105 1.2.1.1.2. Sơ lược tiể u sử ......................................................................... 30 1.2.1.2. Đôi nét về sự nghiệp sáng tác ........................................................ 32 1.2.1.3. Những ca khúc tiêu biểu làm nên tên tuổi nhạc Trịnh Công Sơn .. 33 1.2.2. Vài nét về đặc điểm ca từ Trịnh Công Sơn ........................................ 35 CHƢƠNG 2.......................................................................................................... 40 TRƢỜNG TỪ VỰNG MÀU SẮC TRONG CA TỪ TRÌNH CÔNG SƠN.... 40 2.1. Tổng quan từ chỉ màu sắc đƣợc sử dụng trong ca từ Trịnh Công Sơn 40 2.2. Giá trị ngữ nghĩa của từ chỉ màu sắc trong ca từ Trịnh Công Sơn ..... 41 2.2.1. Nghệ thuật sử dụng từ chỉ màu xanh................................................. 42 2.2.2. Nghệ thuật sử dụng từ chỉ màu hồng ................................................. 55 2.2.3. Nghệ thuật sử dụng từ chỉ màu vàng ................................................. 66 2.2.4. Nghệ thuật sử dụng từ chỉ màu trắng ................................................ 80 2.2.5. Nghệ thuật sử dụng một số từ vựng màu sắc khác ............................ 83 2.3. Tiểu kết ...................................................................................................... 86 PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................. 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH ....................................................................... 93 PHỤ LỤC 1 – TÊN BÀI HÁT ............................................................................... 95 PHỤ LỤC 2 – TỪ CHỈ MÀU SẮC TRONG CA TỪ TRỊNH CÔNG SƠN...... 99 106 NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ….……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….…… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………… 107 NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………….……………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………….…………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ……………………… 108 109 110 [...]... thấy sự gắn kết giữa màu sắc và âm nhạc của ông Khi nghiên cứu đề tài : Trường từ vựng màu sắc trong ca từ Trịnh Công Sơn ngƣời viết xác định những mục đích, yêu cầu sau: Bằng những kiến về ngôn ngữ và văn chƣơng có đƣợc sau 4 năm đại học, ngƣời viết muốn tìm hiểu về lý thuyết trƣờng tự vựng ngữ nghĩa qua đó tìm hiểu từ vựng màu sắc trong âm nhạc của Trịnh Công Sơn, giá trị của chúng trong việc khắc họa... liệu: ngƣời viết dùng phƣơng pháp này để tập hợp, khảo sát những từ ngữ thuộc trƣờng từ vựng màu sắc thuộc phạm vi nghiên cứu Sau đó phân loại trƣờng từ vựng màu sắc theo các phạm trù màu làm cơ sở phân tích Phƣơng pháp phân tích, chứng minh: ngƣời viết bóc tách các mối quan hệ ngữ nghĩa của từ vựng màu sắc trong ca từ Trịnh Công Sơn trong ngữ cảnh, tìm hiểu mối quan hệ liên tƣởng, phân tích giá trị... ấy, từ vựng cũng vậy Nhƣ đã nói từ vựng đƣợc hợp thành bởi từ và các đơn vị ngang với từ Về mặt chức năng của từ vựng xét trên cơ sở ngữ pháp chúng là đơn vị của câu và các cấp bậc cao hơn câu.Về mặt ngữ nghĩa, từ vựng bao hàm nghiã biể u vâ ̣t , nghĩa biểu thái , nghĩa biểu niệm , và cả nghĩa hành động ngôn từ 1.1.1.2 Về trường từ vựng Trƣờng từ vựng là một phạm trù trong lĩnh vực nghiên cứu từ vựng. .. năm 1998), Một Cõi Trịnh Công Sơn, và Trịnh Công Sơn ngôn ngữ và những ám ảnh nghệ thuật Dựa trên lý thuyết trƣờng từ vựng đã tìm hiểu, những bài hát nêu trên sẽ là ngữ liệu nghiên cứu về trƣờng từ vựng màu sắc trong ca từ Trịnh Công Sơn (tên tất cả các bài hát đã xem xét đƣợc ghi ở phần phụ lục 1) 5 Phƣơng pháp nghiên cứu Sau khi tìm đọc các ca khúc của Trịnh Công Sơn, để hoàn thành nghiên cứu ngƣời... tuyến) ta có Trường từ vựng – trực tuyến, Trường từ vựng – tuyến tính Bên cạnh đó còn có Trường từ vựng – liên tưởng dựa trên quan hệ liên tƣởng, liên hội trong nhận thức Ở Việt Nam nỗi bật là những công trình của Đỗ Hữu Châu, ông cho rằng Trường từ vựng ngữ nghĩa là tập hợp các từ và ngữ cố định trong từ vựng của một ngôn ngữ dựa vào sự đồng nhất nào đấy về nghĩa.”[3; Tr.127] Bên cạnh đó trong quyển... về từ đơn đơn tiết thì chắc không cần phải nêu thêm nữa, vì đa phần từ vựng của chúng ta là từ đơn tiết “Các từ đơn, đặc biệt là từ đơn đơn âm mang những đặc trưng tiêu biểu về ngữ nghĩa của tiếng Việt, đóng vai trò quan trọng trong cấu tạo từ, vừa là từ tố được dùng để tạo nên từ láy và từ ghép của tiếng Việt.”[3; Tr 46] Từ Phức: Là từ do hai hoặc hơn hai từ tố tạo nên Trong từ phức có từ láy và từ. .. ngƣời trong các ca khúc của cố nhạc sĩ và những nét đặc sắc trong ngôn ngữ của ông Muốn làm đƣợc nhƣ thế, ngƣời viết phải nắm vững kiến thức về trƣờng từ vựng, tập hợp đƣợc các ca khúc của Trịnh Công Sơn, thống kê một cách trung thực từ vựng màu sắc đã đƣợc sử dụng, khảo sát chúng trên trục tuyến tính, chỉ ra sự liên tƣởng của tác giả trên trục kết hợp, phân tích đƣợc giá trị của chúng trong ca từ Trịnh. .. tuyệt đối vì vậy trong quá trình vận dụng ngƣời viết đã kết hợp các thế mạnh của mỗi phƣơng pháp để góp phần hoàn thiện đề tài 13 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Về Trƣờng từ vựng và trƣờng từ vựng màu sắc 1.1.1 Trường từ vựng 1.1.1.1 Từ và từ vựng Nói đến từ vựng ta không thể không nhắc đến từ Từ theo một cách hiểu nôm na, là đơn vị nhỏ nhất để tạo câu, hay cũng có thể nói từ là một đơn... nhƣ: ghi xám, tái xanh, thâm nâu… 28 1.2 Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và ca từ Trịnh Công Sơn 1.2.1 Nhạc sĩ, thi sĩ Trịnh Công Sơn 1.2.1.1 Đôi nét về cuộc đời Trịnh Công Sơn 1.2.1.1.1 Niên biểu Trịnh Công Sơn sinh ngày 28 tháng 2 năm 1939 ở làng Minh Hƣơng, tổng Vĩnh Tri, huyện Hƣơng Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế Thuở nhỏ số ng ở Đắc Lắc Năm 1943 (4 tuổi) từ Đắc Lắc ông theo gia đình chuyển về Huế Ông học... một từ, được dùng để đặt câu, cho nên nó là đối tượng của từ vựng học.”[16;Tr.181] Đó là những nhận định về từ, còn dối với từ vựng, Từ vựng là thuật ngữ để chỉ tập hợp các từ và các đơn vị tương đương với từ trong ngôn ngữ học Nhƣ đã biết từ vựng là một trong ba bộ phận cấu thành của ngôn ngữ học (từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp) Tuy nhiên bản thân từ vựng lại có phần nhỉnh hơn hai bộ phận còn lại 16 về mặt

Ngày đăng: 04/10/2015, 22:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan