ngôn từ nhân vật trong số đỏ của vũ trọng phụng

92 1.1K 10
ngôn từ nhân vật trong số đỏ của vũ trọng phụng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN THÁI THỊ KIỀU LAN MSSV:6116183 NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Ngữ Văn . Cán bộ hướng dẫn: ThS. Chim Văn Bé Cần Thơ, 2014 GVHD: Chim Văn Bé 1 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích, yêu cầu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I. QUAN ĐIỂM CỦA MỘT SỐ TÁC GIẢ VỀ LÝ THUYẾT HỘI THOẠI VÀ LÝ THUYẾT HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ A. Về lý thuyết hội thoại I. Quan điểm của Nguyễn Đức Dân 1. Về khái niệm hội thoại 2. Về cấu trúc hội thoại 3. Về nguyên lý hội thoại II. Quan điểm của Đỗ Hữu Châu 1. Về khái niệm hội thoại 2. Về vận động hội thoại 2.1. Sự trao lời 2.2. Sự trao đáp 2.3. Sự tương tác 3. Về quy tắc hội thoại III. Quan điểm của Chim Văn Bé 1. Về hội thoại 1.1. Về khái niệm hội thoại 1.2. Về cấu trúc của hội thoại GVHD: Chim Văn Bé 2 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG 1.3. Về nguyên tắc cộng tác hội thoại 2. Về độc thoại nội tâm 3. Hệ quy chiếu trong việc đánh giá ngôn từ nhân vật B. Về lý thuyết hành động ngôn từ I. Quan điểm của Đỗ Hữu Châu 1. Các hành vi ngôn ngữ 1.1. Hành vi tạo lời 1.2. Hành vi mượn lời 1.3. Hành vi ở lời 2. Điều kiện sử dụng hành vi ở lời 3. Hành vi ở lời gián tiếp II. Quan điểm của Chim Văn Bé 1. Hành động tạo lời 2. Hành động trong lời 3. Hành động qua lời C. Một số nhận xét ban đầu về quan niệm của các tác giả 1. Về lý thuyết hội thoại 2. Về lý thuyết hành động ngôn từ 3. Về độc thoại nội tâm CHƯƠNG II. NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG I. Sơ lượt về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Vũ Trọng Phụng 1. Cuộc đời 2. Sự nghiệp sáng tác II. Tiểu thuyết Số đỏ III. Phân tích ngôn từ nhân vật trong tiểu thuyết Số đỏ 1. Ngôn từ đối thoại 1.1. Ngôn từ đối thoại của nhân vật Xuân Tóc Đỏ GVHD: Chim Văn Bé 3 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG 1.2. Ngôn từ đối thoại của một số nhân vật khác 2. Độc thoại nội tâm 2.1 . Ngôn từ độc thoại của nhân vật Xuân Tóc Đỏ 2.2 . Ngôn từ độc thoại của một số nhân vật khác 3. Nhận xét chung PHẦN KẾT LUẬN GVHD: Chim Văn Bé 4 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn học giai đoạn năm 1930 - 1945 là một trong những giai đoạn phát triển mạnh mẽ, có nhiều thành tựu đáng chú ý. Để đạt được thành tựu này đã có sự đóng góp không nhỏ của các nhà văn, trong đó có Vũ Trọng Phụng. Nhằm hiểu rõ hơn về phong cách, đặc điểm sáng tác của nhà văn cũng như đề tài, chủ đề mà tác giả muốn hướng đến. Bên cạnh đó, chúng ta có thể biết được đặc điểm khái quát của văn học ở giai đoạn này. Đồng thời, ta có thể phát hiện ra bản chất của con người và cuộc sống của giai đoạn trước qua cách sử dụng ngôn từ của nhân vật và một số khía cạnh khác. Khi đọc hay nghiên cứu bất kỳ một tác phẩm văn học nào cũng vậy, để hiểu được nội dung và ý nghĩa mà tác phẩm muốn gởi đến, một trong những điều quan tâm trước tiên của người đọc là tìm hiểu về nhân vật xoay quanh đề tài và chủ đề được nói đến. Thông qua ngôn ngữ của nhân vật, chúng ta có thể nắm bắt được tính cách, cũng như đặc điểm của mỗi nhân vật trong tác phẩm. Từ đó thấy được nội dung, ý nghĩa của tác phẩm và cả tư tưởng trong tác phẩm của tác giả. Đồng thời, với đề tài này có thể giúp tôi rèn luyện được khả năng nắm bắt, phân tích nhân vật và tác phẩm. Chính những lý do trên đã khiến tôi say mê, tìm tòi nghiên cứu đề tài. Vì thế, tôi nghĩ đây cũng là một đề tài đáng được quan tâm khai khác, tìm hiểu ở nhiều khía cạnh, để thấy được những cái hay, và những cống hiến tích cực của tác giả. Cũng như không để bó xót những đóng góp mà nhà văn đã đem đến cho cuộc đời, cho con người và xã hội. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Về lý thuyết hội thoại và lý thuyết hành động ngôn từ Ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm văn học là một vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu ở nước ngoài cũng như trong nước quan tâm đến. Tuy có nhiều nghiên cứu về vấn đề này, nhưng hầu hết các bài nghiên cứu chỉ chạm tới một hay một số khía cạnh nào đó, chứ chưa thật sự hoàn chỉnh. Một số tác giả nước ngoài trong lĩnh vực ngôn ngữ có nghiên cứu hoặc vô tình nhắc đến trong một số đề tài nghiên cứu khác như, về lý thuyết hội thoại có Sacks GVHD: Chim Văn Bé 5 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG và Schegloff, J.Austin, H.P.Grice… hay ở lý thuyết hành động ngôn từ có J.Austin, Searle… Ở Việt Nam cũng có nhiều tác giả tiếp thu các công trình nghiên cứu ở nước ngoài và có nghiên cứu thêm, như Nguyễn Đức Dân, Đỗ Hữu Châu, Chim Văn Bé… Trong Ngữ dụng học của Nguyễn Đức Dân, ông đã chạm đến hai vấn đề là hội thoại và hành vi ngôn ngữ. Đỗ Hữu Châu cũng vậy, trong Đại cương ngôn ngữ học cũng bàn đến lý thuyết hội thoại và hành vi ngôn ngữ. Ở nghiên cứu của hai tác giả này đã giải quyết được một số vấn đề của hội thoại và hành vi ngôn ngữ. Mặc dù, cũng có rất nhiều chỗ bị trùng lập và thiếu sót. Tuy nhiên, với hai công trình này, đã giúp chúng ta có thể hiều được một cách khái quát về hội thoại cũng như về hành vi ngôn ngữ. Bên cạnh đó, chúng có thể làm cơ sở cho các nghiên cứu sau được đầy đủ và hoàn thiện hơn. Trong Ngôn ngữ văn chương Việt Nam của Chim Văn Bé, ông đã thật sự chạm đến những vấn đề lớn của ngôn ngữ truyện, trong đó có ngôn từ kể chuyện và ngôn từ nhân vật. Với phạm vi nghiên cứu của đề tài này tôi chỉ tìm hiểu về ngôn từ nhân vật. Trong nghiên cứu của ông, ngôn từ nhân vật bao gồm ngôn từ hội thoại và ngôn từ độc thoại. Trên cở sở của lý thuyết hội thoại và lý thuyết hành động ngôn từ ông đã chỉ ra đặc điểm của hai loại ngôn từ này. Đồng thời chỉ ra những chức năng của chúng. Qua những công trình nghiên cứu trên phần nào cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của ngôn từ nhân vật trong một tác phẩm. Dựa trên lý thuyết và cơ sở của những công trình nghiên cứu này giúp chúng ta có thể khảo sát nội dung của mỗi tác phẩm tốt hơn. 2.2. Về ngôn ngữ nghệ thuật của Số đỏ Vũ Trọng Phụng là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. Ông đã có nhiều đóng góp tích cực cho văn xuôi theo khuynh hướng hiện thực phê phán. Chính vì vậy mà tác phẩm của ông luôn được nhiều người chú ý đến và tìm hiểu. Số đỏ là một trong những tác phẩm xuất sắc của GVHD: Chim Văn Bé 6 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG ông, vì thế nó cũng không nằm ngoài sự quan tâm và nghiên cứu của các tác giả. Tuy nhiên hầu hết những bài nghiên cứu này đa phần nghiên về xem xét mặt nội dung của tác phẩm, ít khi quan tâm đến vấn đề ngôn từ được sử dụng trong tác phẩm. Một vài bài nghiên cứu đã bàn về vấn ngôn từ nghệ thuật trong tiểu thuyết Số đỏ như Những lớp sóng ngôn từ trong Số đỏ của Đỗ Đức Hiểu in trong Số đỏ tác phẩm và dư luận đã chỉ ra đặc điểm ngôn từ sử dụng trong tác phẩm, đó là ngôn từ thành thị. Theo ông: “Số đỏ theo tôi hiểu, là một hiện tượng ngôn từ hết sức độc đáo, đánh dấu thời đại.” Ông cho rằng: “Tóm lại, là một hiện tượng ngôn từ. Số đỏ là một hiện thực vật liệu, một hiện tượng ngôn từ. Số đỏ là một hiện thực vật thể, một hiện thực ngôn ngữ học, một hiện thực sống động, với những ý hướng xung đột nhau, đối thoại với nhau, một liên kết văn bản mang nhiều lớp nghĩa.” Đồng thời , ông đã chỉ ra những từ ngữ sử dụng quen thuộc của một số nhân vật để thấy được đặc điểm xã hội trong bối cảnh lúc bấy giờ. Tuy có nhiều nghiên cứu và nhận xét về Số đỏ, nhưng phần lớn các tác giả đều chú ý mặt nội dung của tác phẩm, như: Tiểu thuyết Số đỏ và tài nghệ của Vũ Trọng Phụng của Nguyễn Đăng Mạnh, Đánh giá lại Số đỏ của Phan Cự Đệ, hay một số nghiên cứu về văn học giai đoạn 1900 – 1945 cũng nhắc bàn đến Số đỏ của Vũ Trọng Phụng… Chính vì vậy mà, việc tìm hiểu ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm Số đỏ nên được nghiên cứu và tìm hiểu nhiều hơn. 3. Mục đích, yêu cầu Ngôn từ nhân vật trong truyện của Vũ Trọng Phụng là một đề tài hay, bổ ích. Nó không chỉ góp phần cung cấp thêm những kiến thức về tác giả cũng như tác phẩm, mà còn làm tăng thêm khả năng phân tích tác phẩm. Để nắm vững tính cách nhân vật, phân tích được những trạng thái tâm lý phát hiện ra được những cái độc đáo của nhân vật, cái hay của tác phẩm và giải quyết được những vấn đề đặt ra trong tác phẩm nói riêng, hiểu chính xác và cảm nhận sâu sắc, tinh tế hơn về tác phẩm nói chung. Nhờ đó chúng ta có thể hiểu được cá tính, đặc điểm của con người ở thời đại này. Đồng thời thấy được những công lao, cống hiến của tác giả đối với con người, với xã hội và cả với nền văn học của nước nhà. 4. Phạm vi nghiên cứu GVHD: Chim Văn Bé 7 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG Nội dung nghiên cứu ở đề tài này chủ yếu xoay quanh ngôn ngữ của nhân vật trong tác phẩm Số đỏ. Tập trung vào hai vấn đề chính là ngôn ngữ hội thoại và độc thoại nội tâm của nhân vật. Từ đó hiểu được tính cách của nhân vật trong tác phẩm. Thông qua đó, chúng ta sẽ có cảm nhận sâu sắc hơn vể con người ở thời đại này. Đồng thời, tìm ra được nội dung và ý nghĩa của tác phẩm mà tác giả muốn phản ánh, gởi đến. 5. Phương pháp nghiên cứu Để biết được tính cách, hiểu được nhân vật cũng như nắm bắt được nội dung của tác phẩm nhanh chóng và dễ dàng khi tiếp xúc với bất kỳ một tác phẩm nào, đầu tiên chúng tôi lần lượt tìm hiểu, khảo sát tác phẩm, sau đó triển khai làm sáng tỏ vấn đề với những phương pháp sau: Phương pháp so sánh: Đối chiếu các sự kiện ngôn ngữ hay ngôn từ để phát hiện ra những điểm tương đồng và dị biệt, qua đó nhận thức sâu sắc hơn về đặc trưng, bản chất của sự kiện ngôn ngữ trong tác phẩm. Phương pháp phân tích: Từ những lượt lời, cuộc thoại và những câu, những đoạn độc thoại nội tâm đã khảo sát, tiến hành chia tách sự kiện ngôn ngữ hay ngôn từ mang tính chất toàn thể này ra các thành tố thuộc nhiều cấp độ, đồng thời xem xét mối quan hệ nhiều mặt giữa các thành tố. Qua đó phát hiện ra chức năng, giá trị của các thành tố trong sự kiện ngôn ngữ hay ngôn từ để tiến hành lý giải, làm sáng tỏ nội dung của tác phẩm. Phương pháp tổng hợp: Sau khi phân tích các đặc điểm, ý nghĩa của các câu, các đoạn hội thoại, độc thoại chúng tôi tiến hành gắn kết, hợp nhất nội dung của các đoạn thoại để tìm ra đặc trưng, bản chất hay đó chính là ý nghĩa của tác phẩm, nội dung mà tác giả muốn gởi đến. GVHD: Chim Văn Bé 8 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I. QUAN ĐIỂM CỦA MỘT SỐ TÁC GIẢ VỀ LÝ THUYẾT HỘI THOẠI VÀ LÝ THUYẾT HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ A. VỀ LÝ THUYẾT HỘI THOẠI Khi xem xét ngôn từ nhân vật, ngoài việc phân tích những đoạn độc thoại, không thể nào không chú ý đến những cuộc thoại giữa các nhân vật. Vì thế, việc tìm hiểu về lý thuyết hội thoại là điều cần thiết trước khi tiếp xúc với bất kì một tác phẩm nào. Một số tác giả như Nguyễn Đức Dân, Đỗ Hữu Châu, Chim Văn Bé… đã có những đóng góp quan trọng ở phương diện này. Chính vì vậy, trong luận văn này chúng tôi sẽ lần lượt điểm qua các công trình nghiên cứu của các tác giả trên. I. Quan điểm của Nguyễn Đức Dân 1. Về khái niệm hội thoại Trong Ngữ dụng học, khi đề cập đến hội thoại Nguyễn Đức Dân đã cho rằng: “Trong giao tiếp hai chiều, bên này nói bên kia nghe và phản hồi trở lại. Lúc đó vai trò của hai bên thay đổi: Bên nghe trở thành bên nói và bên nói trở thành bên nghe. Đó là hội thoại” [4, tr. 76]. Ông còn cho rằng mục đích cuối cùng của hội thoại là tạo ra được tiếng nói chung giữa hai người đối thoại hội. Theo Nguyễn Đức Dân, đặc điểm khái của một cuộc thoại bao gồm đặc điểm nội tại và đặc điểm bên ngoài. Đặc điểm nội tại bao gồm: sự tương tác qua lại, sự liên kết, tính mục đích. Đặc điểm bên ngoài: số lượng người tham dự, quan hệ giữa những người tham dự, chu cảnh. 2. Về cấu trúc hội thoại Cấu trúc hội thoại được Nguyễn Đức Dân trình bày trong phần Lý thuyết hội thoại in trong Ngữ dụng học, bao gồm: Lượt lời, mở thoại, cặp thoại, lượt lời ưa dùng, lời chêm xen, sự liên kết các phát ngôn, hành vi ngữ dụng và những nghi thức. Trong đó, lượt lời được ông định nghĩa và giải thích rất rõ: “Đơn vị cơ bản của hội thoại là lượt lời. Đó là một lần nói xong của một người trong khi những người khác không nói, để rồi đến lượt một người tiếp theo nói. Sẽ không thành lượt lời nếu GVHD: Chim Văn Bé 9 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG nhiều người cùng nói một lúc.” [4, tr. 92] Ông chỉ ra trường hợp ngoại lệ là khi một đám đông đứng trước một cá nhân trong một hội thoại xung tụng, thề nguyền trong các lễ nghi tôn giáo, đồng thanh hô, hò. Theo ông, mỗi lượt lời được xây dựng trên cơ sở những lượt lời trước đó. Vậy là có sự luân phiên lời, luân phiên nói năng trong hội thoại. Đó là một nguyên lí hội thoại. Nguyễn Đức Dân cũng đưa ra khái niệm mở thoại, theo ông: “Có những lời nói được dùng trong một lúc nào đó để người khác cảm nhận được sẽ có một hoặc một chuỗi những lời nói tiếp theo. Lời nói đó là mở thoại” [4, tr. 92]. Ông cho rằng, mở thoại chưa bước vào cuộc thoại, bởi nó chưa thực sự có nội dung mệnh đề. Nói đúng hơn, những ý nghĩa câu chữ của lời mở thoại không vì mục đích chủ yếu mà người nói muốn biểu hiện, mà nó chỉ là lời thăm dò, tạo không khí thuận lợi khi bước vào cuộc thoại. Đó chỉ là một thủ tục hình thức nên nó không ngang tầm quan trọng như những lượt lời tiếp theo. Vì lời mở thoại đóng vai trò thứ yếu trong giao tiếp có khi người ta có thể bỏ qua, không đáp lại lời mở thoại mà đi ngay vào chủ đề - vấn đề chính của cuộc thoại. Nguyễn Đức Dân giải thích: Trong hội thoại, mỗi phát ngôn đều có quan hệ trực tiếp đến những phát ngôn đi trước hoặc nó định hướng cho những phát ngôn tiếp theo sau. Vậy đã gây ra hành vi ngôn ngữ. “Các hành vi ngôn ngữ không đứng biệt lặp, hành vi này kéo theo hành vi kia, lượt lời này kéo theo lượt lời kia. Vì thế hình thành khái niệm “cặp thoại” [4, tr. 96]. Đồng thời, các cặp thoại không phải được nói ra một cách ngẫu nhiên, tùy tiện. Chúng được tổ chức, thực hiện theo một quy cách chặt chẽ, tuân theo những quy tắc chi phối hội thoại, lượt lời thứ nhất có chức năng định hướng cho lượt lời thứ hai, hai mệnh đề có quan hệ mật thiết với nhau. Bên cạnh đó, ông còn nhắc đến sự im lặng, cho rằng nó cũng có những ý nghĩa nhất định. Với lượt đầu là câu mệnh lệnh, sự im lặng sẽ biểu hiện thái độ không đồng ý thực hiện. 3. Về nguyên lý hội thoại GVHD: Chim Văn Bé 10 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG Ở nguyên lý cộng tác hội thoại, Nguyễn Đức Dân đã theo quan niệm của H.P.Grice cho rằng: Nguyên lý cộng tác gồm một nguyên lý khái quát bao trùm và bốn tiểu nguyên lý hay bốn phương châm. Nguyên lý cộng tác: Hãy làm cho phần đóng góp của mình ở giai đoạn mà cuộc thoại được xem xét đúng như mục đích hay phương hướng mà cuộc thoại đòi hỏi và mình đã chấp nhận tham gia. Phương châm lượng: Hãy làm cho phần đóng góp của mình có lượng tin đúng như nó được đòi hỏi cho mục đích của cuộc thoại. Đừng đóng góp lượng tin của mình nhiều hơn điều mà nó được đòi hỏi. Phương châm chất: Đừng nói điều mà mình tin là sai. Đừng nói điều mà mình không có bằng chứng chính xác. Phương châm quan hệ: Hãy đóng góp những điều có liên quan. Phương châm cách thức: Hãy nói cho rõ ràng, đặc biệt là:  Tránh tối nghĩa.  Tránh mơ hồ.  Ngắn gọn.  Có mạch lạc. Sự cố tình quy phạm các phương châm hội thoại. Đó là một chiến thuật giao tiếp: Lúc đó, người ta đã dùng công cụ ngôn ngữ để thể hiện điều mình muốn nói, tức hàm ý, hoặc để tác động và cũng có thể để gây mơ hồ [4, tr. 130]. II. Quan điểm của Đỗ Hữu Châu 1. Về khái niệm hội thoại Trong Đại cương ngôn ngữ học, khi đề cập đến “Lý thuyết hội thoại” Đỗ Hữu Châu đã đưa ra khái niệm: “Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ, nó cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác” [3, tr. 201]. GVHD: Chim Văn Bé 11 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG Ông chỉ ra sự khác nhau của các cuộc thoại về: Đặc điểm thoại trường, số lượng người tham gia, cương vị và tư cách của những người tham gia hội thoại và tính có hình thức hay không có hình thức của các cuộc thoại. 2. Về vận động của hội thoại Đỗ Hữu Châu cho rằng, trong bất cứ cuộc hội thoại nào cũng có ba vận động chủ yếu: 2.1. Sự trao lời Theo Đỗ Hữu Châu, chuỗi đơn vị ngôn ngữ được một nhân vật hội thoại nói ra, kể từ lúc bắt đầu đến lúc chấm dứt để cho nhân vật hội thoại kia nói chuỗi của mình là một lượt lời. Ký hiệu Sp để chỉ người tham gia vào hội thoại, Sp1 là vai nói, Sp2 là vai nghe. Sp1, Sp2, Spn là các đối tác hội thoại. Ông cho rằng, trao lời là vận động mà Sp1 nói lượt lời của mình ra và hướng lượt lời của mình về phía Sp2 nhằm làm cho Sp2 nhận biết được rằng lượt lời được nói ra đó dành cho Sp2. Trong một song thoại, vấn đề xác định Sp2 không đặt ra bởi vì chỉ có một người nói và một người nghe. Nhưng đối với những cuộc đa thoại thì vận động trao lời có khi hướng vào toàn thể người nghe trong cuộc hội thoại, nhưng cũng có khi chỉ nhằm vào một (hoặc một số) người trong toàn bộ người nghe. Trong trường hợp này, lượt lời của Sp1 phải có những dấu hiệu để báo cho những người nghe đương trường biết ai là người đích thực của lượt lời đó. 2.2. Sự trao đáp Theo Đỗ Hữu Châu, cũng như sự trao lời, sự hồi đáp có thể thực hiện bằng các yếu tố phi lời và bằng lời, thường thường thì hai yếu tố này đồng hành với nhau. Ông cho rằng, tất cả các hành vi ngôn ngữ đều đòi hỏi sự hồi đáp. Sự hồi đáp có thể bằng các hành vi ngôn ngữ tương thích với hành vi dẫn nhập lập thành cặp như hỏi/ trả lời, chào/ chào, cầu khiến/ nhận lời hoặc từ chối, cám ơn/ đáp lời, xin lỗi/ đáp lời mà sau này sẽ được gọi là cặp kế cận, mà cũng có thể được thực hiện bằng những hành vi bất kì, nhưng không tương thích với hành vi dẫn nhập. Ngay cả những hành vi tự thân không đòi hỏi sự hồi đáp như hành vi cảm thán hay khảo nghiệm vẫn cần được hồi đáp [3, tr. 208]. GVHD: Chim Văn Bé 12 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG Tất nhiên có những diễn ngôn mà người nghe không thể hồi đáp được như những diễn ngôn viết, những diễn ngôn trong những cuộc hội thoại mà người nghe không đương diện hoặc những cuộc hội thoại miệng trong đó người nghe không có quyền hồi đáp nếu không được phép như lời tuyên án của quan tòa. Tuy nhiên đây là nói sự hồi đáp trực tiếp, đương trường. Trong chiều sâu, những diễn ngôn trên vẫn phải tính đến khả năng cũng như cách thức hồi đáp có thể của người tiếp nhận. Nói khác đi khi nói ra những diễn ngôn này, người nói vẫn phải dự tính đến sự hồi đáp của người tiếp nhận để nói ra sao cho không thể phản bác được nếu người tiếp nhận muốn phản bác [3, tr. 209]. 2.3. Sự tương tác Đỗ Hữu Châu cho rằng, trong hội thoại, các nhân vật hội thoại ảnh hưởng lẫn nhau, tác động qua lại với nhau làm biến đổi lẫn nhau. Trước cuộc hội thoại giữa các nhân vật có sự khác biệt, đối lặp, thậm chí trái ngược về các mặt (hiểu biết, tâm lý, tình cảm, ý muốn). Không có sự khác biệt này thì giao tiếp bằng thừa. Trong hội thoại và qua hội thoại những khác biệt này giảm đi hoặc mở rộng ra, căng lên có khi thành xung đột [3, tr. 209]. Ông cho rằng, trong hội thoại, nhân vật hội thoại cũng là nhân vật tương tác. Họ tác động lẫn nhau về mọi phương diện, đối với ngữ dụng học quan trọng nhất là tác động đến lời nói của nhau. Liên tương tác trong hội thoại trước hết là liên tương tác giữa các lượt lời của Sp1 và Sp2… Như thế, lượt lời vừa là cái chịu tác động vừa là phương diện mà Sp1, Sp2 sử dụng để gây ra tác động đối với lời nói và qua lời nói mà tác động đến tâm lý, sinh lý, vật lý của nhau [3, tr. 209]. 3. Về quy tắc hội thoại Đỗ Hữu Châu đã tán thành và dẫn lại các quy tắc hội thoại của C.K. Orecchioni. Theo ông, một cuộc thoại được điều hành bởi các quy tắc sau: Quy tắc điều hành luân phiên lượt lời, quy tắc điều hành nội dung của hội thoại, quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân – phép lịch sự. III. Quan điểm của Chim Văn Bé Trong Ngôn ngữ văn chương Việt Nam khi bàn đến ngôn từ nhân vật, Chim Văn Bé đã cho rằng: Trong truyện, ngôn từ nhân vật được xem là ngôn ngữ trực tiếp. GVHD: Chim Văn Bé 13 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG Theo ông, ngôn từ nhân vật được thể hiện qua hình thức hội thoại và độc thoại nội tâm. 1. Về hội thoại 1.1. Về khái niệm hội thoại Theo Chim Văn Bé, “hội thoại là một quá trình tương tác trực tiếp bằng lời giữa những người đang tham gia vào hoạt động giao tiếp, diễn ra trong một hội trường (không gian, thời gian) cụ thể, xoay quanh đề tài và chủ đề nào đó” [1, tr. 26]. Đồng thời ông còn cho rằng, sản phẩm hoàn chỉnh của một quá trình hội thoại là ngôn bản hội thoại, còn đơn vị cơ sở của ngôn bản hội thoại là đoạn ngôn hay đoạn thoại. 1.2. Về cấu trúc của hội thoại Cấu trúc hội thoại được Chim Văn Bé xem xét ở hai phương diện tĩnh và động. Ông cho rằng ở phương diện động, hội thoại diễn ra như một quá trình vận động. Ở phương diện tĩnh, hội thoại được xem xét như là sản phẩm ngôn từ đã được tạo tác. Trong Ngôn ngữ văn chương Việt Nam, ông đã xem xét cả hai phương diện của cấu trúc hội thoại thể hiện qua đoạn thoại. 1.2.1. Mở thoại Mở thoại của một cuộc hội thoại theo quan niệm của Chim Văn Bé là “hành động nói ra lượt lời nhằm mục đích đưa đẩy, dẫn dắt vào cuộc thoại” [1, tr. 27]. Ngoài ra ông còn dẫn ra ví dụ cho cách mở thoại gián tiếp như là chào, hỏi thăm sức khỏe và mở thoại trực tiếp bằng cách đề nghị đối tác trao đổi ý kiến về đề tài nào đó. Ông chỉ ra lượt lời thực hiện chức năng mở thoại gọi là lời mở thoại. Lời mở thoại có thể là toàn bộ hay một bộ phận nào đó trong lượt lời được nói ra. 1.2.2. Trao lời Chim Văn Bé cho rằng, trao lời là “hành động nói ra và hướng lượt lời của mình đến đối tác”[1, tr. 27]. Ông chỉ ra mỗi lượt lời là một phát ngôn, có thể tương đương với một từ, một câu hay một chuỗi câu dài, và xác định sản phẩm của hành động trao lời là lời trao. 1.2.3. Đáp lời GVHD: Chim Văn Bé 14 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG Đáp lời theo quan niệm của Chim Văn Bé là “hành động nói ra lượt lời của mình nhằm hồi đáp lại hành động trao lời của đối tác. Sản phẩm của hành động đáp lời là lời đáp” [1, tr. 127]. 1.2.4. Xen lời Xen lời là hành động ngắt lời, nói chen vào khi đối tác chưa kết thúc lượt lời. Kết quả của hành động xen lời là lời xen [1, tr. 129]. 1.2.5. Kết thoại Khi xem xét về cấu trúc của cuộc thoại, Chim Văn Bé cho rằng kết thoại là hành “động kết thúc cuộc thoại”[1, tr. 129]. Theo ông chúng ta có thể kết thúc cuộc thoại bằng cách thông báo trực tiếp, hay bằng lời chào, lời hẹn. Lời kết thoại có thể xuất hiện thành một cặp hô - ứng với nhau. Đó là trường hợp cả hai đối tác đều bất đồng ý kết thúc cuộc trò chuyện. Tuy nhiên, trong truyện, do ý đồ nghệ thuật của nhà văn chi phối, những đoạn thoại có lời mở thoại và lời kết thoại xuất hiện không nhiều, thường gặp là các cặp trao – đáp. Những lời trao đó xuất hiện không ngẫu nhiên, mà gắn liền với ý đồ nghệ thuật nào đó của nhà văn. Ông còn chỉ ra sản phẩm của hành động kết thoại là lời kết thoại. 1.3. Về nguyên tắc cộng tác hội thoại Theo ông, trong quá trình tham gia giao tiếp, để đạt mục đích, người nói phải tuân thủ một số nguyên tắc. Đó là nguyên tắc điều hành sự luân phiên lượt lời, nguyên tắc điều hành nội dung giao tiếp, nguyên tắc về phép lịch sự. Chim Văn Bé đã dẫn ra nguyên tắc cộng tác hội thoại của Grice, để đảm bảo nguyên tắc này, người nói phải tuân thủ một số tiểu nguyên tắc, được chia thành bốn phạm trù, mỗi phạm trù có “siêu phương châm” phương châm và các tiểu phương châm: Phương châm về lượng: Hãy làm cho phần đóng góp của bạn có lượng thông tin như được đòi hỏi đối với mục đích của phần thoại đang diễn ra trong cuộc trao đáp. Không làm cho phần đóng góp của bạn có lượng thông tin nhiều hơn lượng thông tin được đòi hỏi. Phương châm về chất: GVHD: Chim Văn Bé 15 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG Siêu phương châm: Cố gắng làm cho sự đóng góp của bạn là chân thực. Phương châm quan hệ: Quan yếu. Phương châm cách thức: Siêu phương châm: dễ hiểu. Cụ thể:  Tránh tối nghĩa.  Tránh mơ hồ.  Ngắn gọn.  Có trật tự. 2. Về độc thoại nội tâm Trong Ngôn ngữ văn chương Việt Nam, Chim Văn Bé cho rằng: “Độc thoại nội tâm là lời nói thầm hay suy nghĩ thầm kín của nhân vật, gắn liền với tình huống cụ thể” [1;tr.137]. Theo ông, độc thoại nội tâm trực tiếp phản ánh quá trình tâm lý diễn ra bên trong nhân vật trước những tác động bên ngoài nào đó. Ông giải thích: “Thật ra, độc thoại nội tâm cũng là một hình thức đối thoại: đối thoại nội tâm. Đó là khi nhân vật phân thân, đối thoại với chính mình, để tìm ra lời giải đáp cho một sự kiện nào đó có liên quan đến nhân vật” [1, tr. 138]. 3. Hệ quy chiếu trong việc đánh giá ngôn từ nhân vật Khác với những tác giả khác, Chim Văn Bé đã chỉ ra được tính chất và tầm quan trọng của ngôn từ nhân vật trong truyện. Ông cho rằng: Trong truyện, nhân vật là phương tiện khái quát nghệ thuật của nhà văn. Thông qua cuộc đời, số phận của nhân vật, nhà văn nêu lên những vấn đề nào đó về con người, xã hội, lịch sử. Là lời của nhân vật, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm có tầm quan trọng đặc biệt trong việc khái quát nghệ thuật của nhà văn. Chính vì thế, cần phải xác lập một hệ quy chiếu thích hợp đối với việc tiếp cận, xem xét, đánh giá ngôn từ nhân vật. Theo quan điểm của Chim Văn Bé, hệ quy chiếu đó là ba chức năng nghệ thuật chủ yếu của ngôn từ nhân vật: Chức năng thể hiện đời sống tâm lý và quá trình vận động, chuyển biến tính cách của nhân vật. Chức năng thể hiện chủ đề tác phẩm. Chức năng tạo kịch tính cho xung đột trong truyện. GVHD: Chim Văn Bé 16 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG B. VỀ LÝ THUYẾT HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ Như Chim Văn Bé đã nói: “Ngôn ngữ hội thoại của nhân vật bao giờ cũng phản ánh hành động ngôn từ mà nhân vật thực hiện trong quá trình nói năng [1, tr. 133]. Thât vậy, khi chúng ta nói ra một điều gì đó là đã vô tình thực hiện hành động tạo lời, kèm theo đó người nói có thể thực hiện hành động trong lời, cũng có thể là hành động qua lời, muốn tác động đến người nghe. Hành động ngôn từ đã được nghiên cứu và đúc kết thành lý thuyết hành động ngôn từ, và đã được một số nhà nghiên cứu ở nước ta tiếp thu và trình bày như sau: I. Quan điểm của Đỗ Hữu Châu 1. Các hành vi ngôn ngữ Trong Đại cương ngôn ngữ học, Đỗ Hữu Châu đồng tình với quan niệm của Austin, ông cũng cho rằng có ba loại hành động ngôn ngữ lớn khi chúng ta nói năng là hành vi tạo lời, hành vi mượn lời và hành vi ờ lời. 1.1. Hành vi tạo lời Theo Đỗ Hữu Châu, hành vi tạo lời là “hành vi sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ như ngữ âm, từ, các yếu tố kết hợp từ thành câu… để tạo ra một phát ngôn về hình thức và nội dung” [3, tr. 88]. 1.2. Hành vi mượn lời Ông cho rằng, hành vi mượn lời là “những hành vi “mượn” phương tiện ngôn ngữ, nói cho đúng hơn là mượn các phát ngôn để gây ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào đó ở người nghe, người nhận hoặc ở chính người nói” [3, tr. 88]. 1.3. Hành vi ở lời Đỗ Hữu Châu giải thích, hành vi ở lời là “những hành vi người nói thực hiện ngay khi nói năng. Hiệu quả của chúng là những hiệu quả thuộc ngôn ngữ, có nghĩa là chúng gây ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nhận” [3, tr. 89]. 2. Điều kiện sử dụng các hành vi ở lời Theo Đỗ Hữu Châu, điều kiện sử dụng hành vi ở lời là những điều kiện mà một hành vi ở lời phải đáp ứng để nó có thể diễn ra thích hợp với ngữ cảnh của sự phát GVHD: Chim Văn Bé 17 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG ngôn ra nó. Ông đã đồng tình và dẫn ra các điều kiện sử hành vi ở lời theo Austin và Searle như sau: Austin xem điều kiện sử dụng hành vi ở lời là những điều kiện may mắn. Nhưng đối với John R. Searle thì ông cho rằng, mỗi hành vi ở lời đòi hỏi phải có một hệ những điều kiện còn gọi là quy tắc để cho việc thực hiện nó đạt hiệu quả đúng với đích của nó. Mỗi điều kiện là một điều kiện cần còn toàn bộ hệ điều kiện là điều kiện đủ. Có tất cả bốn điều kiện, đó là điều kiện nội dung mệnh đề, điều kiện chuẩn bị, điều kiện chân thành và điều kiện căn bản. 3. Hành vi ở lời gián tiếp Theo Đỗ Hữu Châu, những điều trên đây là viết về các hành vi ngôn ngữ (hành vi ở lời) chân thực, nghĩa là các hành vi ngôn ngữ được thực hiện đúng với mục đích ở lời, đúng với điều kiện sử dụng của chúng [3, tr. 145]. Có thể nói hiệu lực ở lời gián tiếp là cái thêm vào cho hiệu lực ở lời trực tiếp. Muốn nhận biết được hiệu lực ở lời gián tiếp thì người nghe trước hết phải nhận biết hiệu lực ở lời của hành vi trực tiếp. Và bởi vì tất cả các hành vi ở lời hành vi nào cũng được dùng gián tiếp cho nên muốn sử dụng và nhận biết được các hành vi ở lời gián tiếp thì phải biết tất cả biểu thức ngữ vi và hiệu lực ở lời của tất cả các hành vi ở lời. Nhận biết được hành vi ở lời gián tiếp là kết quả của hoạt động suy ý từ hành vi trực tiếp nghe được [3, tr. 149]. Một số điều để sử dụng và nhận biết được các hành vi ở lời gián tiếp: Hành vi ngôn ngữ gián tiếp lệ thuộc rất mạnh vào ngữ cảnh. Hành vi ngôn ngữ có một hoặc một số biểu thức ngữ vi đặc trưng cho nó. Một phát ngôn trực tiếp có thể thể hiện một số hành vi gián tiếp. Cùng “một phát ngôn có thể tiềm tàng nhiều hành động ngoài lời” không có nghĩa là không có dấu hiệu phân biệt hành vi ở lời trực tiếp và hành vi ở lời gián tiếp, không có nghĩa là không có giới hạn nào cho các hành vi gián tiếp do một hành vi trực tiếp thực hiện trong cùng một phát ngôn trực tiếp [3, tr. 151]. III. Quan điểm của Chim Văn Bé Chim Văn Bé cho rằng, ngôn ngữ nhân vật bao giờ cũng phản ánh hành động ngôn từ mà nhân vật thực hiện trong quá trình nói năng [1, tr. 133]. GVHD: Chim Văn Bé 18 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG Ngoài ra ông còn dẫn ra cách phân loại hành động ngôn từ của J. L. Austin bao gồm ba phương diện: 1. Hành động tạo lời Hành động tạo lời là hành động sử dụng các phương tiện ngữ âm, từ vựng để tạo ra câu/ phát ngôn với một nội dung ngữ nghĩa và chiếu vật ít nhiều xác định [1, tr. 134]. 2. Hành động trong lời Hành động trao lời là hành động được người nói thực hiện bằng lời nói ra và khi nói ra điều gì đó. Chẳng hạn như chúc mừng, cám ơn, mời, hứa, van xin, ra lệnh, kết tội, đánh cược, phản bác, đề nghị, gợi ý… Hành động trong lời là hành động có chủ định, mang tính quy ước và tính định chế, mặc dù những quy ước và định chế về việc sử dụng hành động trong lời là bất thành văn, và được mọi người trong một cộng đồng ngôn ngữ tuân thủ không tự giác [1, tr. 134]. Mỗi hành động trong lời có thể tạo ra những động tác nào đó đối với người nghe và cả chính người nói. Khi ra lệnh cho ai thực hiện một công việc nào đó, thì người ra lệnh có trách nhiệm về mệnh lệnh đã ra, và người nghe tức thì được gán cho nghõa vụ phải thực hiện nội dung mệnh lệnh. Hứa điều gì đó với ai, thì người hứa đã tự nhận trách nhiệm thực hiện lời hứa, và người nghe trở thành người được thừa hưởng điều người nói đã hứa. Nói lời cám ơn ai đó, thì người nói đã tự nhận mình là người chịu ơn, còn người nghe trở thành người ban ơn. Bị kết tội, người nghe trở thành kẻ có tội, nếu anh ta chấp nhận lời kết tội hay có thể phản bác, bào chữa… Như vậy, tác động mà hành động trong lời gây ra thể hiện ở chổ nó làm thay đổi tư cách của người nghe hay người nói so với trước đó. Tác động mà hành động trong lời tạo ra được trong thực tế theo ý định của người nói là hiệu lực trong lời, thuộc ngôn ngữ [1, tr. 134]. 3. Hành động qua lời Hành động qua lời là hành động mà người nói thực hiện thông qua hành động trong lời, nhằm gây ra những hiệu quả nào đó đối với xúc cảm, suy nghĩ và hành động của người nghe, của chính người nói hay người khác một cách có chủ định, có mục đích. GVHD: Chim Văn Bé 19 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG Hành động qua lời có chủ định, có mục đích như hành động trong lời, nhưng không có quy ước và định chế của xã hội. Mỗi hành động qua lời có khả năng – chứ không tất yếu – tạo ra hiệu quả nào đó đối với xúc cảm, suy nghĩ hay hành động của người nghe, người nói hay người khác. Hiệu quả mà hành động qua lời gây ra trong thực tế là hiệu lực qua lời. Điều đó có nghĩa là không phải hành động qua lời nào cũng gây ra hiệu lực qua lời như ý định chủ quan của người nói. Những phản ứng không đúng với ý định của người nói không phải là hiệu lực qua lời, hay nói đúng hơn là phản hiệu lực [1, tr. 134]. C. MỘT SỐ NHẬN XÉT BAN ĐẦU VỀ QUAN NIỆM CỦA CÁC TÁC GIẢ 1. Về lý thuyết hội thoại Theo quan niệm của Nguyễn Đức Dân, ông cho rằng: “Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ, nó cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động khác”. Như vậy, với quan điểm này của Nguyễn Đức Dân đã cho chúng ta thấy rằng ông xem hội thoại như là “sản phẩm” của quá trình giao tiếp. Bên cạnh đó, ông còn cho rằng: mục đích cuối cùng của hội thoại là đi đến sự thống nhất về ý kiến hay nội dung giao tiếp giữa các đối tác. “Người ta cốt thông báo điều gì đó cho người nghe, miễn là tạo được tiếng nói chung giữa hai người đối thoại.” Nhưng hội thoại lại là sự tương tác qua lại giữa các đối tượng giao tiếp, kết quả cuối cùng có thể đi đến thỏa thuận, thống nhất về nội dung hay vấn đề nào đó, trong một số trường hợp kết quả cuối cùng của cuộc thoại lại không như ý muốn, đó là tranh cãi, bất hòa, mỗi bên giữ một lập trường, một quan điểm riêng. Ngược lại Đỗ Hữu Châu lại cho rằng: “Trong giao tiếp hai chiều, bên này nói, bên kia nghe và phản hồi trở lại, lúc đó vai trò của hai bên thay đổi, bên nghe trở thành bên nói và bên nói trở thành bên nghe”. Điều đó có nghĩa là ông đang nói đến tính chất luân phiên của lượt lời. Từ đó có thể suy ra ở đây Đỗ Hữu Châu coi hội thoại như là một “quá trình”. Hoàn toàn khác với cách nhìn của Nguyễn Đức Dân và Đỗ Hữu Châu, Chim Văn Bé đã xem xét hội thoại từ quá trình đi đến sản phẩm. Nhưng ở đây nó là một quá trình tương tác trực tiếp bằng lời giữa những người tham gia vào hoạt động GVHD: Chim Văn Bé 20 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG giao tiếp , diễn ra trong một thoại trường (không gian, thời gian) cụ thể, xoay quanh đề tài, chủ đề nào đó. Qua các định nghĩa của các tác giả về hội thoại, ta thấy định nghĩa của Chim Văn Bé có phần hoàn chỉnh, đầy đủ và hợp lý hơn. Nó đáp ứng những điều kiện cần thiết của hội thoại. Đồng thời phát biểu rõ ràng, không mơ hồ. 1.1. Về đặc điểm hội thoại Khi xét về đặc điểm của một cuộc thoại, Nguyễn Đức Dân đặc biệt chú ý đến hai đặc điểm nội tại và bên ngoài như đã trình bày. Trái lại, Đỗ Hữu Châu lại thấy đặc điểm của một cuộc hội thoại lại bao gồm thoại trường (không gian, thời gian), số lượng người tham gia, cương vị và tư cách của những người tham gia, tính hình thức hay không hình thức của cuộc thoại. Nhưng suy cho cùng, đặc điểm khái quát của một cuộc thoại bao gồm ba yếu tố cơ bản: số lượng người tham gia, nội dung hay mục đích của cuộc thoại và thoại trường. Như sự phân chia của Nguyễn Đức Dân trong đặc điểm nội tại thì cách phân chia này không cần thiết cho lắm. Bởi, sự tương tác qua lại giữa các đối tác giao tiếp là một điều tất yếu trong cuộc thoại do sự trao – đáp trong quá trình hội thoại tạo nên, chính sự tương tác này sẽ tạo ra sự liên kết giữa các lượt lời vì nội dung của lời đáp kế tiếp dựa trên nội dung của lời đáp phía trước. Về quan hệ giữa những người tham dự, nó chỉ là yếu tố phụ. Nếu những đối tác đã có trước quan hệ cá nhân thì cử chỉ hay những yếu tố ngôn ngữ giữa những đối tác có phần gần gũi, tự nhiên hơn so với cuộc thoại mà giữa các đối tác là những người không quen biết. Nhìn chung, sự tương tác qua lại giữa các đối tác hay sự liên kết giữa các lượt lời đó không phải là đặc điểm của một cuộc thoại. Cương vị và tư cách của những người tham gia cũng quan trọng. Chỉ một người giữ cương vị nói còn người kia nghe, cuộc thoại sẽ trở nên đơn điệu, đôi lúc không duy trì được lâu dài. Do đó vai nói và vai nghe phải luân phiên thay đổi thì cuộc thoại mới có sự trao – đáp và diễn ra sự tương tác. Chính điều đó sẽ làm nên sự sinh động và thành công của cuộc thoại. Tuy nhiên sự vắng mặt hay có mặt của vai nghe trong cuộc thoại là một đặc thù riêng. Muốn làm nên một cuộc thoại ít nhất phải có hai đối tượng giao tiếp, nếu chỉ có một người sẽ không tạo nên sự đối – đáp, tương GVHD: Chim Văn Bé 21 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG tác qua lại giữa họ thì đó không phải là hội thoại. Những trường hợp vắng mặt vai nghe trong cuộc thoại là dạng đặc biệt của hội thoại. Bởi nó chỉ xuất hiện trong những trường hợp phải như thế. Chẳng hạn, phát thanh, truyền hình là hình thức hội thoại mà người nghe vắng mặt. Thật ra, khi nhắc đến thoại trường hay chu cảnh của cuộc thoại là chúng ta đã gián tiếp nói đến tính hình thức hay không hình thức của cuộc thoại. Chẳng hạn, khi một cuộc thoại được diễn ra trong một không gian trang trọng, rõ ràng cho thấy đó là một cuộc thoại mang tính hình thức hay ngược lại một cuộc cuộc trao đổi, trò chuyện diễn ra tại nhà hay một gốc phố, con đường nào đó bất chợt lại là một cuộc hội thoại không hình thức, nó không được chuẩn bị chu đáo, trang trọng. Tính hình thức hay không có hình thức của một cuộc thoại cũng có thể được thể hiện gián tiếp thông qua thoại trường của cuộc thoại. Tuy không chỉ ra đặc điểm của một cuộc thoại là như thế nào, nhưng qua khái niệm hội thoại của Chim Văn Bé, ta có thể thấy được ba yếu tố chính trong một cuộc thoại là người tham dự, thoại trường và nội dung của cuộc thoại. Sự xác định hợp lý này đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng ta khi tiếp xúc với một tác phẩm trước tiên cần phải nắm bắt những điều gì. 1.2. Về cấu trúc hội thoại Trong cấu trúc hội thoại mà Nguyễn Đức Dân trình bày, ta thấy cách phân loại này có phần chưa hợp lý. Theo ông, cấu trúc hội thoại gồm có: Lượt lời, mở thoại, cặp thoại, cặp thoại – lượt lời ưa dùng, cặp thoại – lời chêm xen, sự liên kết các phát ngôn, hành vi ngữ dụng, những nghi thức. Với cách phân loại này rõ ràng ta thấy chúng không cùng một tiêu chí phân loại. Lượt lời, cặp thoại, cặp thoại – lượt lời ưa dùng, cặp thoại – lời chêm xen là sản phẩm. Trong khi đó mở thoại và sự liên kết các phát ngôn lại thuộc về quá trình. Còn hành vi ngữ dụng và nghi thức lại thuộc về một khía cạnh khác. Nguyễn Đức Dân cho rằng, cấu trúc khái quát của một cuộc thoại sẽ là: “Mở thoại – Thân thoại – Kết thoại” [3;tr.85]. Nhưng sau quá trình trình bày các yếu tố này không hỗ trợ cho quan điểm trên. Nếu như có mở thoại sẽ có thân thoại và kết thoại, những ở đây chỉ có mở thoại. GVHD: Chim Văn Bé 22 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG Ngược lại, đối với Đỗ Hữu Châu thì lại cho rằng, sự trao lời, sự đáp lời, sự tương tác đó chính là vận động của hội thoại. Nếu nhìn từ gốc độ này, ta thấy Đỗ Hữu Châu xem hội thoại như là một quá trình, có sự trao lời, sẽ có sự đáp lời và quá trình này sẽ tạo ra sự tương tác. Vì thế, hai yếu tố này thuộc về quá trình của sự vận động hội thoại. Tuy nhiên, sự tương tác lại là kết quả của sự trao lời và đáp lời. Do đó nó không thuộc phương diện này. Như vậy, cách phân loại này của Đỗ Hữu Châu có phần không tương thích. Mặc dù vậy, thông qua cách phân chia này có thể giúp chúng ta hiểu thêm về hội thoại và đặc điểm của nó. Theo Chim Văn Bé cấu trúc của hội thoại bao gồm: Mở thoại, Trao lời, Đáp lời Xen lời, kết thoại. Trong đó, sản phẩm của mở thoại là lời mở thoại, trao lời là lời trao, đáp lời là lời đáp, xen lời là lời xen, kết thoại là lời kết thoại. Ông đã đi từ quá trình đến sản phẩm. Nó tạo thành quá trình quá trình vận động. Vì thế những yếu tố đó phù hợp, triển khai đúng với lý thuyết mà ông đưa ra. Nếu nhìn vào bề ngoài của cấu trúc này có vẽ không được hợp lý, bởi chỉ có mở thoại, kết thoại, mà không có thân thoại. Nhưng xét ba thành phần trao lời, đáp lời, xen lời rõ ràng ta thấy rằng chúng thuộc bộ phận nội dung của thân thoại mà tác giả muốn triển khai. Phân loại là một điều không dễ dàng nó chỉ hợp lý trên một phương diện nào đó. Khi ta xét chúng, hoặc nhìn ở tiêu chí khác thì có thể chúng không hợp lý. Vì thế, chúng ta không thể đòi hỏi tất cả phải đúng. Nhìn chung mỗi cách phân loại đều tương đối chứ không thể tuyệt đối được. 1.3. Về quy tắc hội thoại Có thể nói hai yếu tố chính trong quy tắc hội thoại mà Nguyễn Đức Dân đưa ra là nguyên lý hội thoại của H.P. Grice và nguyên lý lịch sự. Nguyên lý cộng tác hội thoại đã đề cập đến bốn phương châm: Phương châm lượng, phương châm chất, phương châm quan hệ, phương châm cách thức. Với những phương châm trên dường như ta thấy chúng có phần chồng lấn lên nhau. Chẳng hạn, khi ta thực hiện phương châm về lượng (“Hãy làm cho phần đóng góp của bạn có lượng thông tin như được đòi hỏi đối với mục đích của phần thoại đang diễn ra trong cuộc trao đáp.” “Không làm cho phần đóng góp của bạn có lượng thông tin nhiều hơn lượng thông tin được đòi hỏi”). Trong khi đó, phương châm quan hệ đòi hỏi nội dung của GVHD: Chim Văn Bé 23 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG cuộc thoại phải có trọng tâm, phải liên hệ mật thiết với đề tài, chủ đề của cuộc thoại. Chính vì vậy, khi người nói vi phạm một trong những phương châm trên thì cũng có thể vi phạm cả phương châm khác. Nhưng dù sau những phương châm này cũng đã đóng góp tích cực cho việc xem xét ý nghĩa ngôn từ của nhân vật giao tiếp, cũng như ảnh hưởng sâu sắc đến người nói trước khi quyết định nói ra một điều gì đó. Trong nguyên lý lịch sự mà Nguyễn Đức Dân đề cập đến, ông chú trọng đến sự khéo léo, tế nhị trong giao tiếp. Điều đó được ông thể hiện qua ý nghĩa của câu châm ngôn: “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Ngoài ra Nguyễn Đức Dân còn đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề thể diện trong giao tiếp. Tránh xúc phạm đến thể diện của người khác, nếu có thể tránh được thì biết làm giảm nhẹ mức độ của hành vi phương hại đến thể diện đó. Không tự đề cao mình, biết khiêm tốn, biết tự kiềm chế. Dùng hệ thống đại từ, các từ xưng hô. Tránh nói trống không. Dùng các từ tình thái để giảm mức độ. Dùng hành vi ngôn ngữ gián tiếp thay cho hành vi tại lời. Dùng hành vi ngữ dụng thể hiện luật tâm lý “phủ lớp ngọt lên viên thuốc đắng”. Dùng phương thức mở thoại bằng phương thức nghịch nhân quả. Dùng phương thức nói bóng gió xa xôi… Lịch sự trong giao tiếp cũng là một yếu tố quan trọng để dẫn đến sự thành công của một cuộc thoại. Thái độ tôn trọng hay không tôn trọng đối tác, đối tượng giao tiếp cũng như chính bản thân người nói sẽ được bộc lộ thông qua biểu hiện của lịch sự. Đồng thời nó còn biểu hiện sự quan tâm của người nói đến người nghe. Người nói chú ý, xem trọng cảm nhận, suy nghĩ của người nghe thì từ ngữ họ dùng sẽ được lựa chọn, chú trọng hơn, tránh sự xúc phạm đến danh dự, thể diện của người khác, chọn những từ ngữ giảm nhẹ mức phương hại đến thể diện…Đôi khi một lời khen cũng thể hiện sự quan tâm. Bởi vì người nói có tìm hiểu, lắng nghe, quan tâm đến đối tác mới dẫn đến sự đồng tình, khen ngợi, tán thưởng. Dù lời khen đó không thật, chỉ xua nịn thì nõ cũng phải trãi qua quá trình tìm hiểu mới có được lời khen ngợi. Đỗ Hữu Châu tán thành ba quy tắc hội thoại mà C.K. Orecchioni đã chia: Quy tắc điều hành sự luân phiên lượt lời. Những quy tắc chi phối cấu trúc của hội thoại. Những quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân trong hội thoại. GVHD: Chim Văn Bé 24 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG Sáu nguyên tắc mà Đỗ Hữu Châu dẫn ra của Sacks trong quy tắc điều hành sự luân phiên lượt lời có phần mâu thuẫn nhau. Chẳng hạn ở nguyên tắc thứ hai “mỗi lần chỉ có một người nói”, nhưng ở nguyên tắc thứ tư lại phát biểu “vị trí ở đó nhiều người cùng nói một lúc là thường gặp”. Điều này cho thấy hai nguyên tắc này dường như có vẽ mâu thuẫn nhau. Trường hợp nhiều người cùng nói một lúc thuộc về trường hợp ngoại lệ, nó là một dạng khác, không phải là một cuộc thoại theo một logic thông thường. Chẳng hạn, khi cãi nhau người này sẽ bất chấp người kia có nghe hay không vẫn cứ nói, mạnh ai nấy nói. Hoặc ở nguyên tắc thứ ba và thứ năm cũng vậy. Nguyên tắc thứ có nội dung là “lượt lời mỗi người thường thay đổi về độ dài do đó cần có những biện pháp để nhận biết khi nào thì một lượt lời chấm dứt.” Ngược lại, nguyên tắc thứ năm lại là “thông thường lượt lời của đối tác này chuyển tiếp cho đối tác kia diễn ra không bị ngắt quảng quá dài, cũng không bị dẫm đạp lên nhau.” Giữa hai nguyên tắc hơi mơ hồ và không có ranh giới rõ ràng. Nếu như lượt lời của đối tác này chuyển cho đối tác kia không bị ngắt quảng, cũng không bị dẫm đạp lên nhau, cho thấy sự chuyển giao giữa các lượt lời của các đối tác đã có dấu hiệu nhận biết, chuyển tiếp cho người kia. Thông thường người giữ vai nói trước khi kết thúc lượt lời của mình, chuyển lại lượt lời cho người kia thì nội dung của lượt lời đó thường mở ra yêu cầu, đề nghị về nội dung gì đó để người nghe có thể đáp lại. Hoặc dù khi lượt lời này có nội dung kết thúc vấn đề đó đi chăng nữa thì dựa vào nội dung của nó người nghe cũng có thể biết được mà mở ra một vấn đề mới cho cuộc thoại. Có lẽ hai nguyên tắc này không cần thiết cho lắm. Ngoài ra ở nguyên tắc thứ sáu đã nói đến “trật tự (nói trước, nói sau), quy tắc này dường như đã bị chồng lấn lên quy tắc cộng tác hội thoại ở phương châm cách thức (hãy bói có trật tự). Theo Đỗ Hữu Châu, quy tắc điều hành nội dung hội thoại không chỉ bao gồm nguyên tắc cộng tác hội thoại mà còn có cả nguyên tắc quan yếu. Ngay tên gọi của nguyên tắc cũng phản ánh được tính chất đó. “Quan yếu” trong trường hợp này yêu cầu người nói nói những nội dung phải đáp ứng, phải xứng đáng với sự chú ý của người nghe. Thật ra, khi người nói thực hiện phương châm quan hệ là đã thực hiện quy tắc quan yếu. Như đã biết nội dung của phương châm quan hệ là “đóng góp GVHD: Chim Văn Bé 25 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG những điều có liên quan”. Điều đó đồng nghĩa với việc người nói nói những điều có liên quan đến những vấn đề chính, quan trọng của cuộc thoại. Do đó, nguyên tắc quan yếu mà Đỗ Hữu Châu đưa vào quy tắc điều hành nội dung hội thoại có vẽ hơi bị trùng lập và thừa đi. Quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân trong hội thoại hay chính là phép lịch sự mà Đỗ Hữu Châu trình bày và trích dẫn cũng tiếp thu từ quan điểm của R. Lakoff, của G.N. Leech và của P. Brown và S.Levinsion. Ông cũng cho rằng, lịch sự là một nguyên tắc quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến thành công của cuộc thoại. 2. Về lý thuyết hành động ngôn từ Nhìn chung, hầu hết các tác giả đều tiếp thu lý thuyết hành động ngôn từ từ J.L.Austin. Vì thế ở nội dung này có sự tương đồng về nội dung trình bày giữa các tác giả. Theo Austin, có ba loại hành động xảy ra khi thực hiện một phát ngôn: hành động tạo lời, hành động tại lời và hành động qua lời. Việc nghiên cứu ra ba loại hành động ngôn từ này đã góp phần tích cực vào việc xem xét ý nghĩa ngôn từ. Chẳng hạn, qua hành động tạo lời ta có thể biết được tính cách của người nói, bởi vì “hành động tạo lời là hành động sử dụng các phương tiện ngữ âm, từ vựng để tạo ra câu, phát ngôn có nội dung ngữ nghĩa và chiếu vật ít nhiều xác định” [1, tr. 134]. Do đó, thông qua cách lựa chọn, sử dụng từ ngũ của người nói ta có thể biết được nghề nghiệp, trình độ, tính cách và một số vấn đề khác của họ. Hoặc giả, qua hành động qua lời ta có thể biết được mục đích, ý định của người nói đối với người nghe. Điều này đóng góp đáng kể vào vệc xem xét ngôn từ của nhân vật. Từ đó có thể biết được thái độ tình cảm của các nhân vật qua hiệu qur tác động của lời nói của nhân vật này đối với nhân vật kia. Đồng thời chính điều này giúp cho người đọc có thể nắm bắt được tính cách từng nhân vật, hơn thế nữa là nội dung, ý nghĩa của tác phẩm, cũng như những vấn đề mà tác giả đã đặt ra và gởi đến. Đồng thời với những điều kiện sử dụng hành động tại lời của Searle: Điều kiện nôi dung mệnh đề, Điều kiện chuẩn bị, Điều kiện chân thành, Điều kiện căn bản cũng là một phương diện quan trọng góp phần làm cho việc nghiên cứu lời nói hay ngôn từ nhân vật thêm dễ dàng hơn. Thông qua những đáp ứng hay những vi phạm GVHD: Chim Văn Bé 26 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG những điều kiện này, ta có thể biết được nhiều vấn đề quan trọng. Chẳng hạn, đối với điều kiện nội dung mệnh đề ta có thể biết được nội dung của cuộc thoại đó, qua đó biết được chủ ý hay muc đích của đối tượng. Hoặc là thông qua điều kiện chuẩn bị ta có thể biết được năng lực, ý định, lợi ích hay vị trí của người nói và người nghe. Từ đó xác định được mối quan hệ giữa chúng và nắm bắt chính xác tác phẩm hơn. Điều kiện chân thành thể hiện trạng thái tâm lý mong muốn người nghe thực hiện nội dung hành động đó. Vì thế, nếu như khi ta bắt gặp lời nói của nhân vật vi phạm điều kiện này, ta cũng có thể biết được tính cách giả dối của nhân vật hay một ý định gì đó khác của nhân vật muốn nhấn mạnh hoặc là điều tác giả đang mỉa mai. Đối với điều kiện căn bản thì đó lại liên quan đến trách nhiệm và sự ràng buộc giữa người nói và người nghe. Từ đó ta có thể xác định được vai trò và vị trí của những bên đối thoại. 3. Về độc thoại nội tâm Độc thoại nội tâm là một yếu tố quan trọng khi phân tích ngôn từ nhân vật. Qua lời độc thoại chúng ta có thể biết rõ hơn về tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật. Từ đó có thể đoán biết được diễn biến tâm lý và tính cách của mỗi nhân vật. Như Chim Văn Bé đã nói: “Độc thoại nội tâm trực tiếp phản ánh quá trình tâm lý diễn ra bên trong nhân vật trước những tác động bên ngoài nào đó”. Tuy ngắn gọn, nhưng dễ hiểu, ông đã đưa ra một số tình huống để nhận diện rất thường gặp của độc thoại. Ông cho rằng, lời độc thoại nội tâm cũng có thể được xen vào lời kể chuyện, cũng có thể được người kể báo trước bằng câu trần thuật… Với quan điểm “độc thoại nội tâm là một hình thức đối thoại: đối thoại nội tâm” cho thấy sự tiến bộ của ông trong việc xem xét ngôn từ ở nhiều gốc độ. Chính điều này đã giúp ích cho việc tìm hiểu ngôn từ độc thoại của nhân vật được nhìn ở nhiều khía cạnh và sâu sắc hơn.  Nhìn chung ở các tác giả điều có hướng tiếp cận riêng. Ở các tác giả khác như Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân… đã tiếp thu và nghiên cứu những công trình nghiên cứu về hội thoại và hành động ngôn từ của những nhà nghiên cứu ở nước ngoài theo hướng vận dụng trực tiếp vào tiếng Việt, và đưa ra những ngữ liệu có sẵn GVHD: Chim Văn Bé 27 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG của nước ngoài hoặc do tự tác giả đó đưa ra ví dụ. Vì thế, một số vấn đề sẽ không được phù hợp với ngôn ngữ tiếng Việt. Ở tác giả Chim Văn Bé, ta thấy hướng tiếp cận của ông cũng là tiếp thu những công trình nghiên cứu trước đó, nhưng hướng nghiên cứu có phần khác với các tác giả khác, đó là vận dụng ngữ liệu từ trong văn bản, tác phẩm văn học. Chính vì vậy mà những bài nghiên cứu của ông có phần khác hơn những tác giả khác. Đồng thời nó cũng thiết thực và chính xác hơn. GVHD: Chim Văn Bé 28 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG CHƯƠNG II. NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG I. Sơ lượt về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Vũ Trọng Phụng 1. Cuộc đời Vũ Trọng Phụng quê gốc ở Bần Yên Nhân, làng Hảo, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Vũ Trọng Phụng sinh ngày 20-10-1912 tại Hà Nội, ông thân sinh là Vũ Văn Lân làm thợ điện ở xưởng sửa ô tô Ch. Boillot. Ông mất khi cậu Tý (Vũ Trọng Phụng tuổi Tý) mới được bảy tháng. Bà thân sinh Vũ Trọng Phụng là Phạm Thị Khách, một bà mẹ rất hiền từ. Bà quê ở làng Vẽ, phủ Hoài Đức, nay thuộc thành phố Hà Nội. Góa chồng từ năm hai mươi bốn tuổi, bà ở dậy nuôi dưỡng mẹ chồng và nuôi con ăn học bằng nghề thâu vá thuê. Gia đình có lúc ở phố Hàng Gai, nhưng chủ yếu là ở phố Hàng Bạc. Vũ Trọng Phụng từ nhỏ đã tỏ ra có năng khiếu nghệ thuật: giỏi vẽ, biết đánh đàn nguyệt, soạn bài hát cải lương, cũng thích làm thơ. Học hết bậc tiểu học ở Hàng Vôi, ông thi vào trường Sư phạm (sơ cấp) nhưng không trúng tuyển, đành phải đi kiếm việc làm ở các sở tư – lúc đó ông mới mười lăm, mười sáu tuổi. Thoạt đầu ông làm thư ký cho nhà hàng Gôđa, về sau xin được chân đánh máy chữ cho nhà in Viễn Đông (IDEO), tất cả được hơn hai năm. Người ta nói ông hai lần bị mất việc vì “tội” ham viết truyện, đánh máy chữ bản thảo trong giờ làm việc. Nhưng lý do chính có lẽ vì cuộc khủng hoảng kinh tế lớn 1929 – 1933 đã dẫn đến việc sa thải công nhân viên chức (đặc biệt là các sở tư) của bọn thực dân, tư bản. Từ đó Vũ Trọng Phụng chỉ chuyên tâm viết văn, làm báo cho đến lúc mất. Vũ Trọng Phụng viết cho rất nhiều tờ báo xuất bản từ khoảng 1930 đến 1939: Hà Thành Ngọ Báo, Nhật Tân, Hải Phòng tần báo, Tân thiếu niên, Công dân, Tiểu thuyết thứ bảy, Hà Nội báo, Tương lai, Tiểu thyết thứ năm, Sông Hương, Đông Dương tạp chí, Thời vụ, Tao đàn tạp chí… Và viết đủ thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự, kịch nói, xã luận chính trị, thời đàm, bút chiến, phỏng vấn, phê bình văn học… Ngoài ra ông còn dịch một vài tác phẩm của Vichtor Huygo. GVHD: Chim Văn Bé 29 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG Ông thường dùng hai bút danh Vũ Trọng Phụng và Thiên Hư. Trong đời sống vật chất, Vũ Trọng Phụng gặp nhiều chuyện không may, luôn luôn ở trong tình trạng túng quẫn. Đã thế ông lại bị lao nặng. Trong nghề văn, ông nổi danh rất nhanh chóng. Khi Cạm bẫy người (1933), Kỹ nghệ lấy Tây (1934) ra đời, người ta gọi ông là “ông vua phóng sự đất Bắc”. Khi Giông tố, Số đỏ xuất hiện, dư luận càng xôn xao hơn. Ngòi bút của ông sắc sảo một cách gai góc, và phức tạp nên khi ông còn sống cũng như sau khi ông qua đời, người ta luôn luôn bàn tán, tranh luận về ông. Ông thuộc loại nhà văn được nhiều người chú ý, nhưng ít được hiểu rõ, hiểu đúng. Đầu năm 1938, Vũ Trọng Phụng lấy vợ là Vữ Mỵ Lương thuộc một gia đình buôn bán nghèo xã Nhân Mục, thôn Giáp Nhất nay thuộc xã Nhân Chính, thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội. Do đời sống nghèo khổ, do bệnh lao càng phát triển, lại phải lao động quá sức, ông mất này 13-10-1939 tại căn nhà số 73 phố Cầu Mới, Ngã Tư Sở, nơi ông về ở những tháng cuối đời. Năm ấy Vũ Trọng Phụng mới 27 tuổi. Ông để lại bà, mẹ, vợ - ba người đàn bà góa và một con gái vừa đầy năm. 2. Sự nghiệp sáng tác Cuộc đời và hoạt động văn học của Vũ Trọng Phụng tuy ngắn ngủi, song đã để lại dấu ấn khó phai trong đời sống văn học Việt Nam trước cách mạng. Vũ Trọng Phụng đã có những đóng góp to lớn cho và quan trọng cho văn xuôi Việt Nam hiện đại, và là một cây bút sắc sảo, tài năng, thành công trong nhiều thể loại như: Phóng sự Cạm bẫy người (1933), Kỹ nghệ lấy Tây (1934), Dân biểu và dân biếu (1935), Cơm thấy cơm cô (1936), Vẽ nhọ bôi hề (1936), Lục xì (1937), Một huyện ăn tết (1938). Tiểu thuyết Dứt tình (1934), giông tố (1936), Số đỏ (1936), Vỡ đê (1936), Làm đĩ (1936), Lấy nhau vì tình (1937), Qúy phái (đăng dở dang trên Đông Dương tạp chí, 1937), Trúng số độc đắc (1938), Người tù được tha (Truyện vừa – di cảo). Truyện ngắn GVHD: Chim Văn Bé 30 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG Chống nạn lên đường (1931), Một cái chết, Bà lão lòa (1931), Con người điêu trá (1932), Quyền làm bố, Cuộc vui ít có, Hai hộp xì gà, Sư cụ triết lý (1935), Mơ ngày tết, Lỡ lời, Bộ răng vàng, Hồ sê líu hồ tíu sê sàng (1936), Cái ghen đàn ông, Lòng tự ái, Đi săn khỉ, Người có quyền, Máu mê, Tự do, Lấy vợ xấu, Một con chó hay chim chuột (1937), Từ lý thuyết đến thực hành, Một đồng bạc Đời là một cuộc chiến đấu (1939), Đoạn tuyệt, Ăn mừng, Bắt vích, Gương tống tiền (di cảo – không rõ thời điểm sáng tác). Kịch Không một tiếng vang (1931), Tài tử (1934), Cái chết bí mật của người trúng số độc đắc, Hội nghị đùa chả (1938), Phân bua (1939), Tết cụ cố (di cảo). Dịch Giết mẹ (dịch vỡ kịch Lurèce Borgia của Victor Huygo) xuất bản 1936. II. Tiểu thuyết Số đỏ Tiểu thuyết Số đỏ được đăng ở Hà Nội báo từ số 40 ngày 7-10 – 1936 và in thành sách lần đầu năm 1938. Truyện dài 20 chương, nhân vật chính của Số đỏ là Xuân, thường gọi là Xuân Tóc Đỏ. Là một đứa trẻ mồ côi, sống bằng đủ loại nghề trèo me, trèo sấu, thổi kèn, quảng cáo thuốc lậu, nhặt bóng ở sân quần vợt. Mọi sự việc được bắt đầu khi bà Phó Đoan đến chơi tại sân quần, nơi Xuân Tóc Đỏ làm việc. Khi Xuân Tóc Đỏ xem trộm cô đầm thay đồ bị cảnh sát bắt và được bà Phó Đoan bảo lãnh ra, gởi vào tiệm Âu hóa làm việc thì cuộc đời của hắn thay đổi từ đây. Xuân bắt đầu gia nhập vào xã hội thượng lưu, ngày càng có vị trí quan trọng trong gia đình cụ cố Hồng vì đã có công cứu sống và gây nên cái chết cụ cố Tổ. Được Văn Minh xóa bỏ đi lý lịch trước kia, rồi đăng ký đi tranh giải quần vợt nhân dịp vua Xiêm đến Bắc Kì và từ đó hắn trở thành một người có công với đất nước, vì Tổ Quốc mà chịu thua. Cuối cùng hắn nhận được huân chương Bắc đẩu bội tinh và trở thành con rể cụ cố Hồng. III. Phân tích ngôn từ nhân vật trong tác phẩm Số đỏ Để hiểu rõ hơn về nhân vật cũng như chuyển biến tâm lý, tính cách của nhân vật nói riêng, nắm bắt dễ dàng chính xác nội dung tác phẩm nói chung, khi hướng nghiên cứu nghiên về khía cạnh ngôn ngữ thì chúng ta không thể nào quên xem xét, GVHD: Chim Văn Bé 31 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG phân tích ngôn từ nhân vật ở hai phương diện đối thoại và độc thoại nội tâm. Chính vì vậy mà ở bài nghiên cứu này, chúng tôi lần lượt điểm qua một số cuộc thoại cũng như một số đoạn độc thoại nội tâm của một vài nhân vật trong tác phẩm. 1. Ngôn từ đối thoại 1.1. Ngôn từ đối thoại của nhân vật Xuân Tóc Đỏ Cuộc thoại số 1: Đây là cuộc trò chuyện giữa Xuân Tóc Đỏ và cô hàng mía, khi hắn muốn gạ gẫm cô hàng mía, hắn ta nói: (a) - “... Cứ ỡm ờ mãi (b) - Xin một tị! Một tị tỉ tì ti thôi! (c) - Khỉ lắm nữa! (d) - Lẳng lơ thì cũng chẳng mòn... (e) - Thật đấy. Chính chuyên cũng chẳng sơn son để thờ? Nhưng này! Duyên kia ai đợi mà chờ? Tình kia ai tưởng mà tơ tưởng tình? Hàng ế bỏ mẹ ra thế này, mua chẳng mua giúp lại chỉ được cái bộ ếm…” ........ Xuân Tóc Đỏ lại cười hí hí như ngựa rồi ngồi xuống… (f) - Nói đùa đấy, chứ đây mà chả cần đấy thì đấy cần đếch gì đây? Thôi đi làm bộ vừa vừa chứ… Bán một xu nào. (g) - Ứ! Ứ! Đưa tiền ngay ra đây xem! Rút ở túi quần sau cái mùi soa, cởi một nút buộc như một cái tai lợn, Xuân Tóc Đỏ đập đồng hào xuống thềm gạch xi măng đánh keng một cái rất oanh liệt. Trong khi chị hàng mía cầm một tấm để dóc vỏ thì Xuân lải nhải tự cổ động cho mình: (h) - Năm hào còn hai đấy! Tối hôm qua mất ba hào. Thết bạn cẩn thận… Hai hào vé đi tuần trong Hý viện rồi lại bát phở tái nạm. Chơi thế mới chanh chứ? Công tử bột thì cũng chúa đến thế là cùng... Ấy ăn tiêu rộng như thế mới chết! Đây bảo đấy về cho đây phải lo thì khỏi ăn chơi, thì đấy mãi chả nghe! (i) - Bỏ hộ vào túi quần… Thọc tay vào!” Trong lượt lời (a), khi Xuân Tóc Đỏ muốn mở lời trò chuyện với cô hàng mía thì hắn cứ “ỡm ờ” mãi cho thấy sự bất thường cho điều sắp nói ra phía sau của hắn ta. GVHD: Chim Văn Bé 32 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG Thật ra, khi mở đầu một cuộc thoại hay một câu chuyện gì đó, đặc biệt là những điều tế nhị, khó nói thì rất khó để mở lời. Đồng thời qua thái độ, cử chỉ này cho thấy rằng Xuân Tóc Đỏ cũng còn giữ được sự ngại ngùng. Ngoài ra sự ỡm ờ còn thể hiện được sự chuẩn bị của hắn trước những điều mình muốn nói, bởi Xuân Tóc Đỏ biết rõ cô này rất khó tính. Vì thế hắn phải lựa lời mà nói để có thể chinh phục được cô. Trong lượt lời (b), với cách nói mơ hồ như thế cho thấy hành động trong lời của Xuân Tóc Đỏ là yêu cầu. Với cách nói mơ hồ, rõ ràng là có yêu cầu nhưng lại không có nội dung yêu cầu, bề ngoài tuy có vẽ khó hiểu, nhưng bên trong lại vô cùng rõ ý định của hắn ta. Đó chính là một cách tỏ tình có vẽ kín đáo nhưng rất thẳng thường. Lời trêu ghẹo đồng thời lại là lời tỏ tình thể hiện cái hay cái độc đáo trong lời nói của Xuân. Từ đó cho thấy tài lém lỉnh, gian manh của hắn. Không dùng một từ nào khác mà là “xin” cũng là một ý đồ hết sức lợi hại trong chinh phục phụ nữ của Xuân, bởi “xin” có hành động trong lời là van nài, nó vừa thể hiện lòng thành, vừa thể hiện sự mong muốn. Đồng thời “xin” còn thể hiện sự ủy thác, nhờ cậy của người nói đối với người nghe thực hiện một điều gì đó trong tương lai một cách tự giác. Vì thế, người nghe rất khó từ chối, họ bị ép vào hoàn cảnh phải nhận lời nhiều hơn là từ chối. Điều này thể hiện sự tinh quái của hắn ta. Đáp lời Xuân Tóc Đỏ, cô hàng mía trả lời một cách chìu mến: “Khỉ lắm nữa!” từ đó cho thấy hành động trong lời của cô ta là mắng Xuân Tóc và hành động qua lời ở đây là cố tình thông báo rằng cô đã hiểu được ý định của Xuân, biết được Xuân đang trêu đùa, tán tỉnh cô. Trong lượt lời (d), có hành động trong lời là phê phán, mỉa mai cô hàng mía. “Lẳng lơ” là một thói xấu của người phụ nữ. “Mòn” là sự hao hụt một điều gì đó, nhưng với cách nói mỉa mai của Xuân thì sự tổn thất dường như không còn nữa. Điều này không chỉ thể hiện sự khinh khi của Xuân Tóc Đỏ trước những giá trị truyền thống của dân tộc mà lộ rõ ý định châm chọc, trêu ghẹo cho thấy hắn ta, từ đó cho thấy hắn là một người không đúng đắn. Lượt lời (e) của Xuân Tóc Đỏ có hành động qua lời là khuyên cô hàng mía nên chấp nhận lời đề nghị của hắn. Bởi, dù có tốt đến mấy, đức hạnh đến mấy cũng không có kết quả gì “Chính chuyên cũng chẳng sơn son để thờ”, từ đó có thể thấy hành động trong lời của Xuân Tóc Đỏ là khẳng định, hắn muốn nhấn mạnh đến việc GVHD: Chim Văn Bé 33 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG làm của cô hàng mía là vô ích. Đồng thời, biểu lộ thái độ mỉa mai, tỏ ra hiểu rõ cái nỗi lòng của cô, Xuân Tóc Đỏ vừa nâng lòng thành ý chân trọng cô ta vừa hạ thấp, làm giảm sự mong đợi của cô. Do đó, hắn cố mỉa mai, châm chọc làm tăng sự thất vọng của cô hàng mía, cho rằng không ai để ý, ngóng trông, đừng nên chờ đợi, mơ tưởng mà phí công. Câu nói của Xuân Tóc Đỏ có hành động trong lời là khẳng định tình yêu của hắn luôn luôn hướng về cô hàng mía. Trong lượt lời (f), Xuân Tóc Đỏ đã nói với cô hàng mía: “Làm bộ vừa vừa chứ”, lượt lời trên có hành động trong lời là mỉa mai, qua đó tỏ ra hiểu được lòng của cô hàng mía, cho rằng cô ta đã thích hắn nhưng giấu giếm, làm ra vẽ không quan tâm, không cần Và rồi khi cô hàng mía bảo Xuân Tóc Đỏ trả tiền hắn rút ra hai hào (g), hắn đã nói với cô ta rằng: Ở lượt lời (h), ta thấy Xuân Tóc Đỏ đã nói nhiều hơn nội dung của cuộc trò chuyện cho thấy sự bất thường. Tuy nhiên, theo dõi diễn biến của câu chuyện, thì đó lại là điều vô cùng hợp lý. Không phải tự nhiên mà Xuân Tóc Đỏ lại cố tình giải thích cho cô hàng mía hiểu lý do chỉ còn có hai hào. Điều này cho thấy sự lo lắng của hắn trước cảm nhận của cô ta, sợ bị hiểu lầm, sợ cô chê nghèo, không tiền, vì thế phải giải thích không phải chỉ có bấy nhiêu đó. Trong lượt lời (h), Xuân Tóc Đỏ đã nói với cô hàng mía: “Đây bảo đấy về cho đây phải lo thì khỏi ăn chơi, thì đấy mãi chả nghe!”, hành động trong lời của lượt lời mà Xuân Tóc Đỏ muốn thực hiện là lời mời, hành động qua lời là muốn cô hàng mía về làm vợ hắn. Do đó, hắn cố ý nói với cô rằng nếu như có vợ, hắn sẽ chăm lo cho vợ, không ăn chơi, tiêu sài như thế nữa thì sẽ có dư, không phun phí nữa. Một trong những điều quan trọng để chiếm lấy tình cảm của người khác là lòng thành, Xuân Tóc Đỏ đã làm được điều đó. Có thể nói Xuân Tóc Đỏ là một kẻ rất giỏi trong việc chim phụ nữ và vô cùng ma lanh. Có thể nói, Xuân Tóc Đỏ là một kẻ rất “dê xòm”. Có lẽ là không còn một từ nào khác để nói đúng bản tính này của hắn. Trong cuộc đối thoại của hắn với cô hàng mía, khi nhờ cô cất tiền vào túi dùm Xuân Tóc Đỏ đã nói: “Bỏ hộ vào túi quần… Thọc tay vào!”. Câu nói của Xuân Tóc Đỏ trong lượt lời (i) có hành động trong lời GVHD: Chim Văn Bé 34 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG là yêu cầu cô hàng mía bỏ hộ tiền vào túi quần dùm Xuân Tóc Đỏ. Từ đó cho thấy, đối với một người lịch sự nếu có nhờ người khác cất tiền vào túi hộ thì cũng chỉ nói bỏ hộ vào túi, nhưng ở đây Xuân Tóc Đỏ lại rất nhấn mạnh là bỏ vào “túi quần”. Đồng thời bảo cô phải “thọc tay vào”, điều này cho thấy ý định xấu của Xuân Tóc Đỏ, đó chính là để cô hàng mía va chạm, đụng vào người của hắn. Cuộc thoại số 2: Trong đoạn đối thoại giữa Xuân Tóc Đỏ và lão thầy bói, sự đồng tình của hắn khi lão thầy bói nói cho hắn ta biết đầu năm đến giờ phát sao đào hoa: (a) – “Phải biết! Rồi khẽ nói với ông thầy: (b) - Ngay như con bé bán mía này thì cũng “nước nôi” đến nơi chứ có không đâu! Cụ đoán đáng đồng tiền lắm. Tuy nói một cách ngắn gọn, nhưng trong lượt lời (a) có hành động trong lời đó là “khẳng định”. Khẳng định tính chân thật cho những điều mà hắn nói. Tiếp theo lượt lời thứ nhất, Xuân Tóc Đỏ đã bổ sung hoàn chỉnh cho nội dung mà hắn muốn nói, cũng như bộc lộ rõ ý định của mình, hắn nói tiếp: “…nước nôi đến nơi chứ không có không đâu” trong lời đáp của Xuân Tóc Đỏ còn cho thấy được hắn là một người rất khoe khoang, hắn muốn nhấn mạnh với lão thầy bói mối quan hệ thân mật, không bình thường của hắn và cô hàng mía, qua đó để khẳng định hắn là một người rất đào hoa, phong lưu. Cuộc thoại số 3: Đây là lời đáp Xuân Tóc Đỏ khi bà Phó Đoan đánh giá xấu về Tuyết và khi bà ta nói những lời khơi gợi tình cảm của của Xuân Tóc Đỏ: “…Nghe đến đây chợt nhớ đến mọi sự lôi thôi lúc nãy, chợt nhớ đến bà Phó Đoan đương góa chồng, Xuân Tóc Đỏ ấp úng nói: (a) - Thưa bà, bà cho phép cho, nếu bà không trinh tuyết với hai ông chồng như thế thì… bẩm… tôi cũng mạn phép mà… phải lòng bà rồi! Bà Phó Đoan tủm tỉm cười mắng: (b) – Ê! Ê! Rõ đồ ê trệ chửa! Rồi bà lên xe, bảo tài xế phóng nước đại. GVHD: Chim Văn Bé 35 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG Bà đi trốn ái tình. Xuân Tóc Đỏ phải từ giã cảnh Bồng Lai, cuốc bộ về hiệu Âu hóa.” Câu nói của Xuân Tóc Đỏ trong lượt lời (a) có hành động trong lời là bày tỏ thái độ tình cảm của hắn đối với bà Phó Đoan, và có hành động qua lời là tán tỉnh, chêu ghẹo bà Phó. Ta thấy, trong lời nói của Xuân Tóc Đỏ rất bạo dạn, không che giấu hay nói vòng vo mà nói trực tiếp cho bà Phó Đoan biết hắn đã phải lòng bà mà không chút ngại ngùng. Có thể nói Xuân Tóc Đỏ không chỉ là một kẻ đào hoa bình thường mà rất là ghê gớm. Đối với hắn, không phải chỉ có những cô gái trẻ đẹp như cô hàng mía hoặc Tuyết thì mới gạ gẫm. Mà cái tính đó của hắn có thể bộc phát bất cứ lúc nào. Ngay cả người đàn bà đáng tuổi mẹ hắn, đã qua hai đời chồng Xuân Tóc Đỏ cũng có tình ý với bà ta. Cuộc thoại số 4: Khi nghe lời đề nghị của Tuyết, Xuân Tóc Đỏ vẫn còn nghi ngờ, không biết là đùa hay thật, vẫn chưa chắc chắn. Vì thế hắn nói những lời khích tướng làm cho Tuyết phải tự ái mà khẳng định lại lời đề nghị, hắn sẽ có lý do chính đáng để mà khám xét Tuyết. Thật là một tuyệt chiêu. Cuộc thoại dưới đây diễn ra khi Tuyết đề nghị lần thứ hai cho Xuân Tóc Đỏ kiểm tra lời nói của cô là sự thật, không dùng vú cao su: (a) - “Tôi cho phép ông khám mà xem! Tinh quái, Xuân Tóc Đỏ khoanh tay sau lưng: (b) - Thời buổi này, biết sao được! giả dối hết thẩy! Yêu cũng giả dối, tân thời cũng tân thời giả dối, hủ lậu cũng hủ lậu giả dối! (c) - Thì ông cứ thử khám xem tôi có… giả dối không này!” Lượt lời (b) có hành động trong lời là phủ định những lời Tuyết nói là trái sự thật. Nhưng qua câu nói ấy, Xuân Tóc Đỏ muốn thực hiện hành động qua lời ở đây là khêu khích Tuyết. Có thể nói mồm mép của Xuân Tóc Đỏ thật không ai so bì được. Để Tuyết xa vào cái bẫy này hắn đã cố tình trình bày, dẫn ra ví dụ đủ thứ cái giả dối của xã hội để Tuyết phải đề nghị một lần nữa. Từ đó có thể thấy, những lời bóng gió, xa xôi của Xuân Tóc Đỏ thật độc đáo. Không phải hắn không tin điều Tuyết nói là sự thật, mà thực ra với cách nói như vậy thì đằng sau đó lại có một GVHD: Chim Văn Bé 36 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG dụng ý khác. Đó chính là sự thách thức Tuyết, bằng cách làm ra vẽ không tin khiến Tuyết phải bực tức mà buộc hắn kiểm tra. Cuộc thoại số 5: Sau khi đánh bại được tình địch của mình, Xuân Tóc Đỏ càng có dịp ra oai hơn với cô bạn gái của mình, được Tuyết thưởng và khen ngợi, Xuân nói: (a) - Thế thì đáng hôn anh một nghìn cái để thưởng mới được! (b) - Anh… bây giờ… chỉ muốn làm hại một đời em một cách thật sự mà thôi!” Sau lời đề nghị của Tuyết trong lượt lời (a), Xuân Tóc Đỏ đã thực hiện ngay hành động trong lời (b) là bày tỏ lòng mong muốn làm hại một đời con gái của Tuyết. Qua hành động này ta thấy Xuân Tóc Đỏ càng ngày càng mạnh dạng hơn, liều lĩnh hơn. Hắn ta không còn đợi Tuyết đề nghị hay yêu cầu nữa mà trở nên chủ động hơn để chiếm lấy Tuyết. Chính nhờ câu hội thoại này mà chúng ta có thể phần nào thấy được tính cách điểu giả của hắn cũng như tính cách của hắn ta. Có thể nói, tính cách bay bướm của Xuân càng ngày càng tăng lên, nhất là khi được lão thầy bói đoán hắn đang phát số đào hoa, vì thế hắn càng làm quá đáng hơn nữa, nói những lời càng lúc càng lả lơi, lộ liễu hơn. Cuộc thoại số 6: Đây là cuộc thoại diễn ra khi Xuân Tóc Đỏ tình cờ xem bói: (a) - Ngày sinh tháng đẻ, nói ra. (b) - Hai mươi nhăm tuổi đấy, bố ạ! Tháng mười, ngày rằm, giờ gà lên chuồng. Sau khi được lão thầy bói đoán rằng sau này danh phận của hắn cũng to cơ thì Xuân Tóc Đỏ liền hỏi: (c) - Được! Thế bao giờ! (d) - Từ năm nay trở đi đã mở vận đấy. (e) - Chưa thấy gì cả. (f) - Cuối năm sẽ thấy. Sau một hồi trò chuyện Xuân Tóc Đỏ lại hỏi tiếp: (g) - Sau nàu có giàu không? Hay chỉ có danh giá hão? Nói vòng vo cả một lúc, Xuân Tóc Đỏ cũng không quên hỏi: (h) - Cụ trông mặt tôi mai sau có phất được không? GVHD: Chim Văn Bé 37 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG Đáp lời của Xuân Tóc Đỏ về việc tương lai của hắn, lão thầy bói nói: (i) - Khá lắm! Hậu vận khá lắm! Chỉ tiếc cái tóc không được đen. (k) - Mẹ kiếp! Chứ xưa nay có mua mũ bao giờ mà tóc chả đỏ!” Lời nói của Xuân Tóc Đỏ trong lượt lời (b), đã dự báo phần nào được vận mệnh, cuộc đời của hắn. Hai mươi nhăm tuổi là con số tương đối ổn định, chuẩn trạc, thuở thiếu thời, gian nan cực khổ đã qua. Trong suy nghĩ của mọi người thì ngày rằm là ngày trăng tròn nhất, sáng nhất, do đó những người sinh vào ngày này thường thông minh. Đặc biệt là sự giải thích rõ “giờ gà lên chuồng”, hé lộ số phận sung sướng, hưởng thụ của hắn, bởi giờ gà lên chuồng là giờ sắp đi ngủ, hoàn thành xong một ngày lao động vất vả của chúng. Hành động trong lời (c) là chấp nhận kèm theo đó là thắc mắc. Thắc mắc không biết bao giờ vận may sẽ đến. Sau lời khẳng định của lão thầy bói (d), Xuân Tóc Đỏ đã đáp lại ngay lời khẳng định của ông, ta thấy (e) có hành động trong lời là hỏi tại sao vẫn chưa thấy gì cả, nhưng đằng sau hành động trong lời này là sự thắc mắc kèm theo sự ngóng trông của Xuân Tóc Đỏ muốn biết chính xác là khi nào. Hành động trong lời (g) cũng vẫn là thắc mắc về chuyện tương lai giàu sang của hắn. Qua những hành động thắc mắc của Xuân Tóc Đỏ cho thấy hắn ta là một người ham danh vọng, phu quý. Chỉ mới nghe lời đoán hậu vận sau này sẽ khá một chút là liền hỏi dồn cái chuyện này. Ta thấy nội dung của cuộc trò chuyện giữa lão thầy bói và Xuân Tóc Đỏ không nằm ngoài việc khác, mà nó luôn luôn xoay quanh vấn đề giàu – nghèo sau này của Xuân Tóc Đỏ, bởi những câu hỏi đảo đi đảo lại của hắn đã làm cho cuộc thoại có nội dung như thế. Trong (k) trước sự tiếc nuối của lão thầy bói, Xuân Tóc Đỏ liền mắng chữi cái số phận của nó để giải thích cho nguyên nhân này. Từ hành động trong lời là mắng chữi của Xuân Tóc Đỏ cho thấy được bản chất của hắn, dù danh phận có tốt hơn, nhưng nguồn gốc, lai lịch của một kẻ bụi đời, ma cà bông cũng không thể tiêu biến. Bản chất thì sẽ không bao giờ thay đổi và che giấu được. “Cái răng cái tóc là gốc con người”. Nhưng ở đây ông thầy bói chỉ tiếc có một điều là tóc của Xuân không được đen. Qua hành động (k), cho thấy Xuân Tóc Đỏ là một người có nguồn gốc, bản tính không phải ta cũng không phải tây. Đồng thời, GVHD: Chim Văn Bé 38 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG những ngôn ngữ được Xuân Tóc Đỏ dùng nghe có vẽ gian hồ như là “mẹ kiếp”, “nước mẹ gì”, “tình bỏ mẹ” đã bộc lộ được bản tính lưu manh, điểu giả của hắn. Cuộc thoại số 7: Đây là cuộc trò chuyện giữa Xuân và lão thầy bói, có sự xen lời của một đứa bé khi gọi Xuân Tóc Đỏ lại sân quần: (a) - Kìa anh Xuân! Không vào đi? Tiểu thư đã đến đấy! Không có người anh không vào đi à? (b) - Tiểu thư à? (c) - Phải, con Văn Minh có cái thằng chồng ta đặt tên là Cà Kêu ấy mà! Cả con mẹ Phó Đoan cũng đến xem, lại đòi chơi nữa! Xuân Tóc Đỏ đứng lên, dặn ông thầy: (d) - Cứ viết đi, rồi chiều hay mai tôi lấy, cụ nhé! Nhớ hộ là tiền rồi. Nào, vào ken cờ ban với mỹ nhân cho nó hoa đào một thể?” Lượt lời (a) của đứa bé có hành động trong lời là hỏi, nhưng kèm theo đó là yêu cầu Xuân mau đến sân quần. Xuân Tóc Đỏ đã hỏi lại câu nói của cậu bé, qua đó để khẳng định lại tính đúng đắn của sự tình (b). Hành động trong lời của lượt lời (d) là khẳng định và hành động qua lời mà Xuân Tóc Đỏ muốn thực hiện là nhắc nhở lão thầy bói rằng mình đã trả tiền rồi. Qua đó có thể thấy Xuân Tóc Đỏ là người rất coi trọng tiền bạc, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào tiền cũng trên hết. Cuộc thoại số 8: Sau khi nghe bà TYPN hỏi vì lẽ nào mà Xuân Tóc Đỏ không năng đến tiệm Âu hóa nữa, có phải vì Tuyết không, Xuân Tóc Đỏ đã nói: (a) – “Sao thiên hạ cứ hay nói nhảm thế? Tôi với Tuyết cũng chỉ giao thiệp cao thượng như tôi với bạn đây thôi chứ nào có tình ý gì! (b) - Ấy thế mà ai cũng bảo kia chứ? (c) - Sao nữa? (d) - Người ta lại đồn rằng cụ Hồng muốn gả Tuyết cho bạn nữa! (e) - Cái ấy mà thật thì chí nguy! Không biết rồi từ chối thế nào cho lịch sự được đấy!” GVHD: Chim Văn Bé 39 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG Ta thấy hành động trong lời ở lượt lời (a) là phản bác, đáp lại lượt lời này bà TYPN đã nói khêu khích, làm cho Xuân Tóc Đỏ phải tò mò (b). Đúng như vậy, Xuân Tóc Đỏ đã tò mò và hỏi tiếp sự tình của bà TYPN nói (c). Hành động qua lời ở lượt lời (d) mà bà TYPN muốn thực hiện là thăm dò thái độ của Xuân Tóc Đỏ trước quan hệ của hắn và Tuyết. Đáp lại hành động thông báo này là hành động sợ hãi trước việc phải lấy Tuyết làm vợ. Qua cuộc trò chuyện giữa Xuân Tóc Đỏ và bà TYPN cho thấy hắn ta là một người tinh quái, đến nỗi quá giả dối. Ta thấy rằng, Xuân Tóc Đỏ luôn muốn chim được Tuyết, muốn được nhiều người biết đến mối quan hệ giữa hắn với Tuyết càng ngày càng thân thiết. Nhưng trái lại hắn tỏ ra rất hoảng sợ “cái ấy mà thật thì chí nguy!”, điều này thể hiện sự giả tạo của hắn ta, rất khoái chí nhưng lại tỏ ra rất sợ sệt. Những lời đáp của Xuân Tóc Đỏ tỏ ra là một người trong sạch, bị người khác hiểu nhầm và đưa vào chỗ bí. Nhưng thật ra, lời nói của hắn ta là gián tiếp thừa nhận điều đó. Đồng thời còn cố ý nói như thế để đề cao bản thân, muốn nói với mọi người hắn là một người không quan tâm đến sự giàu có của Tuyết, và để khẳng định mình là một người tử tế, không quan tâm đến sắc đẹp. Làm ra vẽ là một người rất khổ tâm, không biết từ chối ra làm sao. Từ điều này cho thấy Xuân Tóc Đỏ là một kẻ không chỉ giả dối, mà còn quá gian xảo. Những thói xấu của Xuân Tóc Đỏ có thể nói là tổng hợp của mọi cái xấu, là kẻ đào hoa lại hám danh lợi và gian xảo, nay lại thêm hóng hách, ngạo mạn. Trước những lời mách lẽo của bà TYPN Xuân Tóc Đỏ đã chỉ trách lại rằng: “Ghê nhỉ! Ấy là tôi mà họ dám nói thế, còn những kẻ khác thì không biết bị đến thế nào nữa? Tôi là ai, đã có anh Văn Minh, bà Phó Đoan, ông phán dây thép, anh đốc tờ Trực Ngôn, và bạn nữa, hiểu rõ cái học thức của tôi. Mà những lời nói xấu vu oan ấy chả của cái thằng Victor Ban ấy thì còn của ai nữa!” [6;tr.139]. Trong lượt lời này, ta thấy hành động trong lời của Xuân Tóc Đỏ là sự ngạc nhiên trước sự nhận xét của người khác chính bản tính và nguồn gốc xấu, tệ hại của hắn. Điều này chứng minh hành động qua lời của hắn ta là khoe khoang. Vì thế, điều này càng bộc lộ được cái tính hóng hách của hắn hơn. Xuân Tóc Đỏ đã nói sai, nói trái ngược lại với sự thật về vị trí, địa vị của hắn. Là một kẻ lang thang, bụi đời, vô học mà lại tỏ ra là một người đầy quyền lực, được nhiều người tôn kính, không thể bị xúc phạm GVHD: Chim Văn Bé 40 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG được, thì thật là một điều nực cười. Vũ Trọng Phụng đã mỉa mai thật sâu độc đối với những hạn người này, là kẻ thấp cổ bé họng trong xã hội nhưng lại coi trời bằng vung. Đặc biệt khi hắn ta nói: “…đã có anh Văn Minh, bà Phó Đoan, anh đốc tờ Trực Ngôn và bạn nữa hiểu rõ cái học thức của tôi” thể hiện sự xảo trá của hắn. Thực vậy, tất cả những người này đều biết rõ học thức của hắn. Vũ Trọng Phụng đã sử dụng từ ngữ thật “đắt”, bởi “cái học thức” chỉ dành tặng cho những người tài giỏi, uyên bác, nhưng lại sử dụng cho một kẻ lưu manh, vô học điều này đã làm cho sự mỉa mai của tác giả đạt tới đỉnh cao. Cuộc thoại số 9: Cuộc thoại này diễn ra khi bà TYPN thông báo cho Xuân Tóc Đỏ biết về thái độ của những người trong gia đình cụ cố Hồng đối với hắn: (a) - Này bạn ạ, tôi xin mách điều này thì bạn giữ kín nhé? Cụ Hồng bà kêu rằng nếu gặp mặt bạn bất cứ ở đâu thì cũng phải nhổ vào mặt bạn, tát vào mặt bạn đấy. (b) - Tôi? Phỉ nhổ vào mặt tôi? Tát tôi? Tôi là một người đã cứu sống lão già to nhất nhà ấy, đã làm cho hiệu Âu hóa thịnh vương như thế? Sự đời thế thì… nói bạn bỏ lỗi, chứ… mẹ kiếp thật! (c) - Ấy chết! Xin bạn đừng nóng nẩy thế! (d) - Thế thì tôi phải lại ngay nhà bà ấy để bà ấy nhổ vào mặt tôi mới được!” Lượt lời (a) có hành động trong lời là ngạc nhiên và bực tức của Xuân Tóc Đỏ trước sự đối xử của gia đình cụ cố Hồng đối với hắn. Sau lời đáp (c) của bà TYPN Xuân Tóc Đỏ lại càng tỏ thái độ tức tối hơn thể hiện trong lượt lời (d) và hành động trong lời của lượt lời này chính là sự khêu khích sự tát tay của cụ Hồng bà. Không phải ngạc nhiên trước những điều mà bà TYPN nói mà Xuân Tóc Đỏ lặp lại những điều bà nói: “Tôi? Phỉ nhổ vào mặt tôi? Tát tôi?”. Sự lặp lại, câu hỏi lại này của Xuân còn thể hiện sự phẩn nộ, tức tối của hắn trước những công lao mà hắn đã làm cho đại gia đình này. Đồng thời với lời chữi “… mẹ kiếp thật!” bộc lộ được sự bực tức cực điểm của hắn. Bên cạnh đó, nó còn bộc lộ bản chất lưu manh, bụi đời, vô học của hắn ta. Lời đề nghị của Xuân Tóc Đỏ “tôi phải lại ngay nhà bà ấy để bà ấy nhổ vào mặt tôi mới được” thể hiện sự khêu khích của hắn ta, bởi Xuân GVHD: Chim Văn Bé 41 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG Tóc Đỏ biết chắc họ sẽ không dám tát vào mặt hắn. Từ đó có thể thấy, hành động qua lời mà Xuân Tóc Đỏ muốn thực hiện ở đây là vừa thách thức vừa hăm dọa hành động của cụ Hồng bà cũng như cố tình răn đe những kẻ khác. Cuộc thoại số 10: Sau cuộc trò chuyện với bà TYPN, Xuân đã biết được thái độ và suy nghĩ của những người trong gia đình cụ cố Hồng, do đó khi nói chuyện với cụ cố Hồng và vợ chồng Văn Minh, Xuân Tóc Đỏ đã bộc lộ sự bực tức của hắn: (a) - Từ độ tôi không lại giúp được thì cửa hàng vẫn đông khách chứ? (b) - Vâng, ấy có nhiều bà, nhiều cô hỏi thăm quan anh luôn. (c) - Hỏi thăm làm gì? Tôi thì danh giá quái gì! Hạ lưu! Ma cà bông! Nhặt banh quần, không đứng đắn, chỉ đáng nhổ vào mặt! Ấy chết! Ai lại dám nói thế? Sao quan đốc lại nói thế? Có điều gì mà quan đốc có vẽ không vui thế? Hay nhà này có ai sơ suất điều gì? (d) - Tôi chỉ muốn có người nhổ vào mặt, tát vào mặt! Không biết làm sao cụ đành dịu giọng: (e) - Mời quan đốc ngồi chơi! Nào nhà này có ai sơ suất lỡ lời gì đâu? Xuân Tóc Đỏ đi đi lại lại, giận dữ nói: (f) - Tôi mà nỗi giận thì có người chết! Tôi xấu thì cũng chả ai đẹp!. Trong đoạn thoại trên, lời của Xuân Tóc Đỏ là các phát ngôn (a), (c), (d), và (f). Trong (a), hành động trong lời là hỏi thăm về việc buôn bán của cửa hiệu, nhưng hành động qua lời chính là mỉa mai vợ chồng ông Văn Minh của Xuân Tóc Đỏ. Trước thái độ dịu nhẹ của Văn Minh vợ trong lượt lời (b) Xuân Tóc Đỏ lại càng vênh váo hơn (c). Lượt lời (c) có hành động trong lời là bực tức, phẩn nộ trước sự vong ơn bội nghĩa của gia đình cụ cố Hồng đối với hắn kết hợp với hành động mong muốn được tát tay của Xuân Tóc Đỏ ở lượt lời (c), qua đó Xuân Tóc Đỏ muốn thực hiện hành động qua lời là trách móc và răn đe gia đình họ. Thật ra, lời chữi chính mình chính là lời chữi gia đình cụ cố Hồng. Đồng thời còn cho thấy hắn còn là một kẻ liều mạng, một khi bị ép tới đường cùng sẽ bất chấp tất cả, thể hiện qua hành động hăm dọa, cảnh cáo của Xuân Tóc Đỏ trong lượt lời (f). GVHD: Chim Văn Bé 42 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG Khi ông Văn Minh hỏi về mối quan hệ giữa Xuân Tóc Đỏ và Tuyết , Xuân Tóc Đỏ nói: - “Thưa ông, tôi có lỗi lắm, tôi xin lỗi ông. Tuyết yêu tôi, tôi cũng yêu Tuyết, nếu bây giờ ông chia rẽ chúng tôi, thì ông giết chúng tôi, vì chúng tôi đã chót với nhau rồi.” Ở câu thứ nhất, hành động trong lời là xin lỗi, qua đó, Xuân Tóc Đỏ muốn thực hiện hành động tiếc nuối trước sự việc đã xảy ra. Ở câu thứ hai, hành động trong lời của Xuân Tóc Đỏ là khẳng định tình yêu của hắn và Tuyết và gián tiếp thừa nhận việc làm xấu xa của hắn ta là làm hại một đời con gái của Tuyết thể hiện qua câu nói mơ hồ “…vì chúng tôi đã chót với nhau rồi” tuy ngắn gọn nhưng hàm chứa nhiều ẩn nghĩa. Trong khi tất cả mọi người đang bàn tán đến quan hệ của Tuyết và hắn, họ đang phân vân đến sự hư hỏng của cô thì Xuân Tóc Đỏ lại nói một câu mơ hồ như thế, chẳng khác nào đã thừa nhận hắn đã làm hại một đời con gái của Tuyết. Nếu như họ không muốn xấu mặt, mang tai tiếng thì hãy chấp nhận gả Tuyết cho hắn. Điều này cho thấy Xuân Tóc Đỏ càng ngày càng bạo gan, tinh quái và thông minh hơn trước. Hắn đã biết chủ động hơn, biết vận dụng thời thế để tiến thân. Cuộc thoại số 11: Đây là cuộc thoại diễn ra tại nhà bà Phó Đoan, khi hai thầy cảnh binh xông vào phòng bà tưởng nhầm bà ta bị hiếp dâm: (a) - “Đây là thầy Min Đơ, cảnh binh hạng tư, chiến công bội tinh, giải nhất Hà Nôi – Đồ Sơn, giải nhì Hà Nội – Hà Đông, một cái tương lai của cảnh sát giới!... Còn đây, ông Min Toa, cúp Bou Landry, Mélia Jaune, sự vẽ vang của sở Cẩm Hà Nội, cái hi vọng của Đông Dương! Hai thầy cảnh binh cùng “giới thiệu” Xuân Tóc Đỏ với bà Phó: (b) - Đây me sừ Xuân, giáo sư ten nít, cái hy vọng của Bắc Kỳ! (c) - Đây là bà Phán, một phụ nữ thủ tiết với hai đời chồng, một bậc mẹ hiền, có công với làng thể thao!” Lượt lời (a) và (c) là những phát ngôn của Xuân Tóc Đỏ, cả hai lượt lời này đều có hành động trong lời là giới thiệu, nhưng chỉ khác đối tượng giới thiệu, trong lượt GVHD: Chim Văn Bé 43 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG lời (a) đối tượng là hai thầy cảnh binh, trong lượt lời (c) đối tượng là bà Phó Đoan. Từ đó có thể thấy hành động qua lời mà Xuân Tóc Đỏ muốn thực hiện ở đây chính là thổi phồng danh tiếng, tên tuổi của hắn. Có thể nói cái mưu kế của Xuân Tóc Đỏ thật lợi hại, hắn giới thiệu địa vị danh không chỉ tự đánh bóng cái danh tiếng của mình mà còn biết lợi dụng cái vị trí có giá trị nặng ký của kẻ khác để thổi tiếng tăm của mình lên. Với cách giới thiệu tên tuổi lẫn nhau như thế này có tác dụng làm cho mọi người ngỡ rằng hắn rất nổi tiếng nên những vị viên chức này mới biết đến và kính nể khen ngợi như thế.  Qua tất cả những tính cách của Xuân Tóc Đỏ ta thấy sự thành công của hắn không còn là ngẫu nhiên, may mắn nữa mà có sự chủ động, biết vận dụng những may mắn của mình. Cũng như Nguyễn Đăng Mạnh đã nói: “Thực ra nếu thằng Xuân không dâm thì làm sao lọt được vào “mắt xanh” bà Phó Đoan? Nếu nó không thạo nghề quảng cáo thuốc lậu, không có tính thông minh theo lối con vẹt, và có chất liều lĩnh của kẻ vô học, thì làm sao nó thành công ở tiệm may Âu hóa và được đề bạc làm đốc tờ để chữa bệnh cho cụ Tổ? Nếu nó không có tài đánh banh quần thì làm sao có thể được phong làm giáo sư quần vợt cho bà Phó Đoan và Văn Minh vợ?... Nhưng đấy chưa phải là cái may lớn nhất của thằng Xuân và cũng là cái quy luật xã hội lớn nhất. Quy luật lớn nhất ở đây là: thằng Xuân với những đặc điểm, tính cách trên, tất cả được khai thác bởi nhu cầu bất nhân, bất hiếu, dâm ô, bịp bợm của xã hội giàu sang mà thối nát kia. Nhưng cái số đỏ của thằng Xuân không chỉ dừng ở mức ấy, cũng như cái xã hội của những Phó Đoan, Văn Minh, cố Hồng, không chỉ có nhu cầu lên tới cái vị trí ấy. Người nắm số mệnh của thằng Xuân và đồng thời cũng lệ thuộc luôn vào số mệnh của nó là vợ chồng Văn Minh. Vợ chồng nhà cải cách xã hội này có phát tài đến thế nào nhờ vào mồm mép quảng cáo của tên lưu manh cũng không bao giờ thực sự muốn kết nạp nó vào đẳng cấp thượng lưu, nếu nó không gây ra tai tiếng cho cô Tuyết. Cái đòn bẫy dẫn đến bước nhảy vọt thứ hai của me sừ Xuân tới tột đỉnh là ở chỗ đấy. Chung quy vẫn là những sự ngẫu nhiên may mắn đi song hành một cách “hài hòa” với cái quy luật xã hội mà ta đã nói trên. GVHD: Chim Văn Bé 44 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG Tuy nhiên nếu theo dõi sát quá trình diễn biến tâm lý của thằng Xuân, sẽ thấy nó càng này càng chủ động hơn, nghĩa là càng ngày càng có ý thức hơn trong cuộc khai thác những may mắn của số phận nó.” [5;tr.293] Thật vậy, những lời nhận xét của Nguyễn Đăng Mạnh vô cùng hợp lý. Có thể nói, tâm lý, tính cách của Xuân Tóc Đỏ luôn có có sự động và chuyển biến rõ rệt. Tuy xuất thân là một tên lưu manh những rất ngốc nghếch. Xuân Tóc Đỏ không biết gì đến cuộc sống xã hội thượng lưu, nhưng sau khi tiếp xúc với những hạn người dam ô như bà Phó Đoan, phóng khoáng, tân tiến như Tuyết, kỳ lạ như Phán mọc sừng, nhẫn tâm và tham lam như cụ cố Hồng và Văn Minh… thì ta thấy Xuân đã làm quen được với lối sống này và bắt đầu bắt nhịp được nó, gia nhập vào đó. Từ đó có thể thấy chính sự ảnh hưởng, xâm nhập của lối sống phương Tây đã làm cho con người trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ trở nên ích kỷ, và buôn thả hơn. Mỗi công dân là một phần tử của xã hội, góp phần xây dựng xã hội, nhưng họ lại trở nên tệ hại như vậy. Vi vậy, những giá trị tốt đẹp của dân tộc, cũng bị đánh mất thay vào đó là những suy thoái đạo đức càng ngày càng trầm trọng hơn. 1.2. Ngôn từ đối thoại của một số nhân vật khác 1.2.1.Ngôn từ đối thoại của cụ cố Hồng Cuộc thoại số 1: Cuộc thoại này được diễn ra khi cụ cố Hồng đến tìm Văn Minh bàn về việc tìm bác sĩ chữa bệnh cho cụ cố Tổ và tình cờ gặp bà Phó Đoan cũng ở đấy, bà ta đã sửng sốt hỏi: (a) - “Thưa cụ, cụ tổ nhà đau ra làm sao? Cụ Hồng lại ho khạc một hồi lâu, rồi mới thủng thỉnh đáp: (b) - Nặng lắm! Bà tính: đã hơn tám mươi tuổi mà còn sống mãi.” Vợ Văn Minh giảu mỏ nói: (c) - Sống như vậy thật là trái lẽ tạo hóa. Cụ Hồng phân trần: (d) - Nên tôi mong cho cụ tôi về đi, là vì cụ tôi chết sớm ngày nào hay ngày ấy chứ sống mà ăn không được, ngủ không được lúc nào cũng kêu rên, nằm đâu thì phóng uế ra đấy, thì sống mà làm gì! Vã lại nếu ngộ nhỡ tôi lại chết trước cụ tôi thì GVHD: Chim Văn Bé 45 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG có phải nhà sẽ mắc phải tiếng vô phúc không? Nếu cụ tôi chết trước thì mới có người trông nom cho, thiên hạ mới vì tôi mà đi đưa đông, thì đám ma mới được linh đình trọng thể. Bà Phó Đoan cười như trong rạp hát mà rằng: (e) - Như vậy thì còn mời đốc tờ làm gì? (f) - À, phải mời chứ? Thà cụ tôi chết vì đốc tờ còn hơn không thuốc men mà chết. Mời đốc tờ thì cũng chỉ để cho bệnh nhân chết, chứ có để chữa cho bệnh nhân sống đâu mà lo. Văn Minh dõng dạc nói: (g) - Như vậy thì không cần những vị bác sĩ có danh tiếng cho lắm. Ông bố thêm: (h) - Chính thế. Ta chỉ cần một ông đốc tờ lang băm mà thôi. Toa thử xem trong đám bạn hữu cũ có anh nào mèng nhất, ít khách nhất không? Trước lời hỏi thăm sức khỏe của bà Phó Đoan về bệnh tình của cụ cố Tổ trong lượt lời (a), cụ cố Hồng đã thông báo cho bà Phó Đoan biết về bệnh trạng của cụ Tổ, kèm theo đó là thái độ phàn nàn cha mình sống dai (b). Qua hành động trong lời đó, ta thấy cụ cố Hồng mong muốn cho cha mình mau chết sớm. Sự xen lời của bà Văn Minh trong lượt lời (c), với hành động trong lời là chỉ trích, cụ cố Hồng đã phân tích rõ cái nguyên nhân mong muốn cụ cố Tổ mau chết cho bà Phó Đoan biết trong (d). Trong câu thứ nhất của lượt lời (d) có hành động trong lời là than phiền trước những sinh lý xấu của một người bệnh như cha của mình. Trong câu thứ hai đó là hành động biện minh của cụ cố Hồng trước sự mong muốn đó như vậy mới hợp lẽ thường. Đặc biệt là câu thứ ba trong lượt lời (d) đã bộc lộ được hết những ý định của cụ cố Hồng, đó là được nhiều người đi đưa đám và được nhiều người biết đến sự linh đình trọng thể của đám ma. Qua hành động này ta thấy cụ cố Hồng là một người rất ham sĩ diện và là một kẻ rất khoe khoang. Trong lượt lời (e), bà Phó Đoan đã thắc mắc không hiểu vì sao cụ cố Hồng lại muốn tìm bác sĩ chữa bệnh cho cụ cố Tổ, đáp lại lời bà Phó Đoan, cụ cố Hồng đã khẳng định rất mạnh mẽ “phải mời chứ”, nhưng mời với một mưu đồ rất đáng sợ. Đó chính là âm mưu hại chết cha mình bằng y học (f). GVHD: Chim Văn Bé 46 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG Trong đoạn đối thoại trên, ta thấy nó luôn chứa sự tính toán, tham vọng của những người trong gia đình cụ cố Tổ, đặc biệt là cụ cố Hồng. Đó chính là một mưu đồ rất ghê ghớm của một kẻ muốn chiếm đoạt tài sản, nhưng lại muốn được nhiều người khen ngợi. Xem ra cũng rất hợp lý, bởi đối với một nhà có gia sản lớn như cụ cố Hồng mà lại để cha mất vì không có thuốc men, chữa chạy của bác sĩ sẽ bị mọi người đánh giá là người con bất hiếu. Nhưng nếu mời bác sĩ giỏi thì cụ Tổ khỏi bệnh, lúc ấy sẽ không được chia tài sản. Do đó, chúng ta có thể hiểu vì sao cụ có Hồng lại mời một ông thầy thuốc lang băm về chữa cho ông cụ mau chết là vậy. Điều này cho thấy sự bất hiếu của con cái, chỉ biết tiền của, tài sản mà tìm nhiều kế sách để có thể hại chết cha của mình. Từ đó cho thấy đồng tiền đã chi phối mạnh mẽ cá tính con người, nó có thể điều khiển họ làm những việc trái với lẽ phải, trái với luân thường đạo lý, không còn biết đến cội nguồn, hay sự hiếu thảo gì cả. Cuộc thoại số 2: Trong đoạn đối thoại khác giữa cụ cố Hồng và vợ Văn Minh, khi họ bàn về kế hoạch để cụ cố Tổ mau chết đã bộc lộ cho cái tính nhẫn tâm, ác độc của cụ: Cụ Hồng nhăn mặt mà rằng: (a) - Ác một nỗi cụ tôi không đau ốm bệnh gì! Vợ Văn Minh lễ phép thưa lên: (b) - Thưa ba, nếu vậy thì rất đáng lo. Nhỡ ra cụ đau tim thật mà ta lại mời nhầm một ông thầy chuyên chữa bệnh tim, hay cụ đau dạ dày mà lại mời đúng một ông chuyên các bệnh về dạ dày, thì chí nguy! Hành động trong lời ở lượt lời (a) của cụ cố Hồng là lo lắng, thất vọng trước sự khỏe mạnh của cụ cố Tổ, hành động này cho thấy cụ cố Hồng rất muốn cha mình chết. Phát ngôn trên cho thấy cụ cố Hồng là một người con mất hết nhân tính, không biết thế nào là công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, sống ích kỷ chỉ biết đến cái lợi của bản thân. Điều này cho thấy sự nhẫn tâm của người con, đặc biệt là đối với một ông lão gần 50 tuổi như cụ cố Hồng thì cũng đã già, không còn sống được bao lâu, vậy mà cũng tranh giành gia tài. Điều đó, chứng tỏ sự tham tiền của con người, mù mắt trước mọi đạo lý. Suy nghĩ thấu đáo của Văn Minh vợ trong lượt lời (b) cho thấy bà ta là một người con, người cháu bất hiếu, không ngăn cản cha GVHD: Chim Văn Bé 47 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG chồng lại mà còn hùa theo làm việc xấu. Hành động trong lời ở lượt lời (b) là sự lo lắng của bà Văn Minh cho kế hoạch giết hại cụ cố Tổ một cách khoa học của y thuật. Từ đó có thể thấy chính đức tính xấu của bậc bề trên đã không dạy bảo được con mình nên người mà còn tập hư chúng và những kẻ lớp sau lại càng thủ đoạn hơn cả lớp trước. Cuộc thoại số 3: Bên cạnh đó, cụ cố Hồng còn là người tỏ ra rất hiểu biết và quyền hành trong nhà. Khi ông ta nói chuyện với vợ việc bố của mình thì lúc nào cũng cho rằng: “Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi!” nhưng thật ra thì chẳng biết gì cả, điều này được thể hiện phần nào qua cuộc đối thoại giữa vợ chồng cụ cố Hồng: Cụ bà nói: (a) - Ông ạ, tuy vậy tôi cũng cứ cho mời cụ lang. Cụ Hồng lại nhăn mặt lần thứ mười mà khẽ gắt cũng lần mười mà rằng: (b) - Biết rồi! Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi! Đã hiểu cái tính ấy, cụ bà cứ thản nhiên nói tiếp: (c) - Ấy thế rồi… ta cứ lo toan trước việc ma chay đi mà thôi! (d) - Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi![6;tr.64] Đến đây thì cụ bà không nói gì nữa, ngồi trầm ngâm nghĩ ngợi, làm cho cụ ông phải hỏi ngay: (e) - “Thế sao nữa, hở bà?”. Câu nói của cụ Hồng bà có hành động trong lời là khẳng định việc nhất định bà sẽ cho mời thầy lang đến chữa bệnh cho cụ Tổ (a). Đáp lại lời bà là một câu nói bất hủ của cụ Hồng “Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi!”, một câu trả lời cho mọi câu hỏi. Hành động trong lời (b) là hiểu biết tất cả những gì người khác sắp nói, hiểu biết tất cả những gì đã xảy ra. Qua hành động này cho thấy cụ cố Hồng là một người rất gia trưởng, luôn luôn tỏ ra mình có vị trí cao hơn người khác. Với suy nghĩ của bà cụ Hồng trong lượt lời (c), cho thấy hành động qua lời ở đây là không tin bệnh tình của cụ cố Tổ có thể hết, do đó phải tính dần việc ma chay là vừa. Khi nghe vợ mình bàn việc ma chay, trong lòng cụ rất hứng thú, sốt sắn, mà bà cụ Hồng lại không nói nữa thì lão ta rất tò mò, liền hỏi ngay, điều này được thể GVHD: Chim Văn Bé 48 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG hiện trong lượt lời (e) của cụ Hồng. Bản chất thật sự của con người sẽ bị lộ tẩy khi bị đánh vào nhược điểm, điều mà họ quan tâm nhất. Vũ Trọng Phụng đã rất hay trong xây dựng những lời đối thoại này, chũng không chỉ tạo ra tiếng cười châm biếm mà xem ra còn mỉa mai sự ngu dốt của những kẻ tỏ ra trưởng giả rất nặng nề. Cuộc thoại số 4: Thật vậy, khi con người bị đồng tiền chi phối thì mất cả hết đạo lý, tình cảm. Ngay cả cha mẹ hay con cái cũng vậy, đoạn đối thoại dưới đây đã bộc lộ được cái tính ấy của cụ cố Hồng: (a) - “Bà đã biết chưa? Bà đã biết chàng rể út của tôi chưa? Tôi chỉ còn lo rằng xưa kia con Tuyết chưa bậy bạ cho đủ dùng với nó? Cụ bà vẫn còn ngây thơ hỏi như một người không hợp thời chính hiệu: (b) - Thế nàng dâu của ông được hay thua? Thằng con rể út của ông được hay thua? Cụ cố Hồng bĩu môi mà rằng: (c) - Thua! Nhưng mà có năm bảy thứ thua! Nó đã thua một cách đắc thắng! Một cách kinh điển! Thưa bà, xin bà làm ơn mắng tôi nữa đi! Con rể út của bà, bà có hiểu không, bây giờ nghiễm nhiên là một bậc vĩ nhân, một vị anh hùng cứu quốc. Câu nói của cụ Hồng có hành động trong lời là lo lắng cho việc Tuyết chưa bậy bạ đủ với Xuân Tóc Đỏ để hắn ta có thể cưới Tuyết. Qua đó có thể thấy, cụ cố Hồng là một người cha vô cùng tệ hại, đã không biết cách làm một người con, giờ cũng chẳng biết cách làm một người cha cho phải đạo. Đối với lão ta, địa vị, tiền tài là trên hết, bất chấp sĩ diện của bản thân, có thể tân bốc, xua nịn bất cứ ai, điều đó được thể hiện qua lượt lời (c).  Qua những đoạn trích trên ta thấy cụ cố Hồng là một người hết sức nhẫn tâm, đầy mưu mô và tham vọng. Có thể bán rẻ sĩ diện của mình, sẵn sàng chịu thiệt trước những kẻ có danh tiếng, địa vị để có thể lấy lòng được họ. Tât cả những điều đó cho thấy con người này rất xứng đáng là một tấm gương xấu tiêu biểu. Vũ Trọng Phụng đã nói lên tiếng nói vô cùng gay gắt trước sự suy đồi đạo đức của con người. Trong sự mỉa mai vô cùng sâu sắc của ông đó là sự trăn trở trước sự việc đau lòng đó. Bản GVHD: Chim Văn Bé 49 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG tính lương thiện và những điều tốt đẹp đều biến mất thay vào đó là mọi sự tính toán, tàn nhẫn và vụ lợi. 1.2.2. Ngôn từ đối thoại của Văn Minh Cụ cố Tổ bệnh đã lâu nhưng vẫn chưa chết, do đó gia đình cụ cố Hồng đã tính kế làm cho cụ mau chết sớm, Văn Minh cũng là một đứa cháu tích cực trong công cuộc này, nó được thể hiện qua phát ngôn sau: - “Moa có một thằng bạn hiện đã mở phòng khám bệnh độ hai năm nay, cũng về nước cùng một chuyến tàu với moa. Số người chết vì hắn cũng khá nhiều. Một anh chàng lên đinh râu phải chữa bằng thuốc Mán cẩn thận. Thật là một ông lang băm có danh vọng.” Câu thứ nhất của lượt lời trên có hành động trong lời là giới thiệu cho mọi người biết rằng ông có quen một người bạn làm thầy thuốc và cũng có một chút danh tiếng. Câu thứ hai trong lượt lời này là dẫn chứng ra tài chữa bệnh dễ chết người của người thầy thuốc đó. Hành động trong lời trong câu cuối cùng của lượt lời đó, chính là khen ngợi tài chữa trị của người bạn ông. Qua những hành động trong lời của phát ngôn này cho thấy nếu như cụ Tổ được người bạn của ông Văn Minh chữa bệnh chắc chắn sẽ không còn đường sống. Từ đó cho thấy sự độc ác, nhẫn tâm và vô cùng bất hiếu của một đứa cháu đối với người ông của mình. Cuộc thoại số 1: Đoạn thoại dưới đây được diễn ra khi Xuân Tóc Đỏ xin thuốc đền bia về chữa bệnh cho cụ cố Tổ, và vô tình cái bệnh ấy được chữa khỏi, cụ Tổ tỉnh dậy, ngơ ngác hỏi: (a) - “Ô hay? Cái gì mà cười nói vui vẽ thế này? Tôi thức hay tôi ngủ mê thế này? Văn Minh lúc ấy đã tống khứ hai vị danh sư khỏi nhà rồi, liền ngồi xuống bên giường mà rằng: (b) - Thưa ông, ấy là con cháu vui mừng vì ông khỏi bệnh đấy ạ!” Câu hỏi của cụ cố Tổ về việc gì mà cả nhà lại cười vui vẽ thế trong lượt lời (a) cho thấy được sự vui vẽ của gia đình cụ cố Hồng. Xét diễn biến của toàn câu chuyện, chúng ta sự vui mừng này không phải như cụ cố Tổ nghĩ, mà đằng sau đó là GVHD: Chim Văn Bé 50 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG một nguyên nhân khác. Đầu tiên, ta thấy mọi người trong gia đình cụ cố Hồng ai ai cũng mong muốn cụ Tổ chết, nhưng vì lý do tại sao khi thấy cụ cố Tổ tỉnh lại vui mừng. Thật ra, trong suy nghĩ của họ, chắc chắn thuốc thánh ở đền bia mà Xuân Tóc Đỏ đem về sẽ làm cho cụ chết ngay, vì thực chất thuốc này chỉ là nước bẩn mà thôi. Thứ hai là họ đã yên lòng rằng vì đã tìm được một người thầy thuốc danh tiếng như Xuân Tóc Đỏ, một sinh viên trường thuốc như lời giới thiệu của Văn Minh. Do đó, tất cả những người trong gia đình cụ cố Hồng cười nói vui vẽ là chuyện đương nhiên và khi cụ cố Tổ bất chợt tỉnh dậy là đều ngoài dự tính của họ. Vì thế, cụ Tổ đã vô tình trông thấy cảnh tượng vui vẽ đó. Đáp lại câu hỏi của cụ cố Tổ, ông Văn Minh đã giải thích vì sự vui mừng của gia đình khi cụ khỏi bệnh là việc do hoàn cảnh đưa đẩy thôi. Cuộc thoại số 2: Cuộc nói chuyện giữa bà cụ Hồng và ông Văn Minh đã bộc lộ được bản chất giả dối của ông ta, mặc dù người đó là mẹ của mình. (a) - Này, hình như ông Xuân cũng đúng đắn và tử tế lắm thì phải. Không biết là bà mẹ đương giương một cai cạm, ông con liền tiếp: (b) - Cái ấy thì đã đành! Đấy mà xem! Nếu không có ông ta chữa chạy cho thì có phải ông nhà chết rồi không? Việc ấy mình phải coi là một cái ơn to thì mình mới là người lịch sự. Vả lại nhờ có ông ấy trông nom giúp mà cái của hiệu thợ may được thịnh vượng thế đấy, mẹ ạ. (c) - Nhưng con thử xem ông Xuân có đứng đắn tử tế không? (d)- Điều ấy thì như hai với hai là bốn rồi, còn phải dò xét gì nữa! Trong (a) có hành động trong lời là hỏi, qua đó bà cụ Hồng muốn thực hiện hành động qua lời là thăm dò ý kiến của Văn Minh đối với Xuân Tóc Đỏ. Đáp lời người mẹ, Văn Minh đã tỏ thái độ của mình cho bà mẹ biết bằng cách khen ngợi, tân bốc cái tài của Xuân Tóc Đỏ (b). Lời yêu cầu của bà cụ Hồng có hành động trong lời là không tin tưởng lắm, do đó bà bảo Văn Minh kiểm tra lại xem Xuân có thực là người đúng đắn, tử tế không. Hành động khẳng định của Văn Minh chính là sự bảo đảm của hắn ta đối với câu hỏi của người mẹ. Văn Minh là người hiểu rất rõ về thân thế cũng như tính cách của Xuân Tóc Đỏ. Rõ ràng là một kẻ lưu manh, mồ côi từ GVHD: Chim Văn Bé 51 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG nhỏ,chuyên lừa bịp để kiếm sống, vậy mà ông Văn Minh lại khẳng định rất chắc chắn với mẹ của mình là Xuân là một người có ơn rất lớn với gia đình, và đương nhiên là một người tử tế, không cần phải dò xét. Qua cuộc đối thoại giữa Văn Minh và bà cụ Hồng cho thấy ông ta cũng là một kẻ lừa gạt không hơn không kém Xuân Tóc Đỏ. Cuộc thoại số 3: Đây là cuộc đối thoại giữa vợ chồng Văn Minh, sau khi bà cụ Hồng đến dò hỏi về Xuân Tóc Đỏ: (a) –“ Mình đã biết sự gì xảy ra chưa? Vợ tròn đôi mắt, sợ hãi hỏi: (b) - Cái gì thế? Chết? Cái gì? Chồng lắc đầu thất vọng rồi thở dài: (c) - Chúng ta không thể nào dung được cái thằng Xuân ở nhà chúng ta một phút nào nữa! Thật là khốn nạn.” Câu hỏi cũng là câu mở thoại của ông Văn Minh trong (a) có hành động trong lời là thông báo cho sự việc sắp nói ra mang tính chất nghiêm trọng. Đáp lại lời của chồng, bà Văn Minh hỏi lại một cách gấp gáp, qua đó thấy được sự hồi hộp và lo lắng của bà (b). Trong (c) ta thấy hành động trong lời của Văn Minh rất rõ ràng đó là xua đuổi Xuân Tóc Đỏ ra khỏi tiệm của mình, kết hợp với hành động chữi rủa của ông Văn Minh với Xuân Tóc Đỏ, ta thấy ông ta là một kẻ sống hai mặt, vừa mới khẳng định rất chắc chắn với và cụ Hồng, nhưng khi nói chuyện với vợ mình thì chữi rủa Xuân Tóc Đỏ vô cùng thậm tệ. Hai lời nói, hai lý lẽ vô cùng mâu thuẫn, trái ngược nhau. Từ đó cho thấy ông ta không những là một kẻ điểu giả mà còn rất mưu mô, tính toán. Có thể nói cái tính coi trọng danh tiếng, sĩ diện, giả danh đạo đức là cái gen di truyền trong nhà của cụ cố Hồng. Ngoài việc sắp xếp, lên kế hoạch để cụ cố Tổ được chết trong sự khoa học của y thuật thì việc gả chồng cho em gái út là cô Tuyết cũng rất khoa học. Sợ bị mất danh tiếng của một gia đình danh giá, ông Văn Minh đã cố công bày ra những việc để nâng cao danh tiếng của Xuân Tóc Đỏ nhằm mục đích môn đăng hộ đối với gia đình ông và để không bị người khác chê cười. Phát GVHD: Chim Văn Bé 52 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG ngôn sau đây phần nào chứng minh cho điều đó, nó được diễn ra khi ông Văn Minh khi thuyết phục Xuân cưới Tuyết: - “Cái đó không hề gì! Tôi cứu chữa, nghĩa là tôi muốn cho anh danh giá. Tôi bảo anh đi là đi khai tên ở Tổng cục làm tài tử quần vợt để nay mai anh tranh đấu lấy cái quán quân Bắc Kỳ với những nhân vật thượng lưu khác. Tôi muốn em gái tôi mà lấy anh thì lấy một nhà thể thao, chứ anh không nên là một thằng nhặt banh quần.” Phát ngôn trên có hành động trong lời là chỉ dẫn cho Xuân Tóc Đỏ có một cái nghề danh giá, từ đó ta thấy hành động qua lời mà ông Văn Minh muốn thực hiện là không muốn bị mất mặt vì có một người em rể có địa vị thấp hèn. Gắn kết các cuộc hội thoại của ông Văn minh lại với nhau, ta thấy không phải tự nhiên mà ông ta lại đối xử tốt với Xuân Tóc Đỏ như vậy, mà chỉ vì muốn che đậy cái tội xấu của ông, đã tân bốc, đào tạo ra một kẻ ma lanh để giờ đây hắn gạ gẫm em gái mình, để che giấu điều này buộc ông ta phải làm cho những điều mình nói phải trở thành sự thật, và để không mất mặt với sự trông cậy của bà cụ Hồng, và cũng có thể hưởng được chút lợi lộc từ Xuân Tóc Đỏ. Cuộc thoại số 4: Thật ra, Văn Minh là một kẻ rất thủ đoạn không thua kém sự ma lanh của Xuân Tóc Đỏ. Đây là cuộc thoại giữa Văn Minh và Xuân Tóc Đỏ được diễn ra khi ông ta ép Xuân lấy Tuyết: (a) - “Cái đó thì việc quái gì! Làm gì có nghề hèn, chỉ có người hèn thôi. Tôi có óc bình dân, tôi rất ao ước có một người em rể bình dân như anh. Vả lại Tuyết nó cũng có vốn riêng đấy, lấy nó thì không lo sinh kế vất vả nữa, chỉ chuyên tâm về vấn đề thể thao cho nước nhà suốt đời mà thôi.” Xuân vẫn chối đây đẩy: (b) - Thôi con chả dám nhận. Xin ông nghĩ lại cho con nhờ. Văn Minh cáu tiết cực điểm, phải lên giọng dọa nạt: (c) - Thưa ông, đó là một vấn đề lương tâm! Ông đã làm cho một con nhà tử tế đã mang tiếng hư hỏng, tôi xin cứu chữa lại cái điều ấy. Nếu không thì không xong với tôi cho mà xem.” GVHD: Chim Văn Bé 53 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG Trong (a) có hành động trong lời là dụ dỗ Xuân Tóc Đỏ lấy Tuyết, Văn Minh đã đưa ra những điều tốt đẹp để tỏ thành ý và gợi lòng tham của Xuân. Không đơn thuần mà ông Văn Minh lại nói ra việc gia sản của Tuyết, điều này chứng tỏ dụng ý đánh vào lòng tham của Xuân để hắn xiêu lòng. Sau khi chiêu này không thành công, không có hiệu quả đối với Xuân, Văn Minh đã sử dụng chiêu cứng rắn hơn, không còn mềm dẻo nữa, mà hâm dọa Xuân, đó cũng chính là hành động trong lời của lượt lời (c). Tuy vậy nhưng ông ta vẫn là người biết sợ, biết suy nghĩ đến cục diện của đất nước, điều này được thể qua lời ông ta nói với Xuân Tóc Đỏ khi Xuân đang thi đấu với quần vợt nước Xiêm: “Thua đi! Nhường đi! Được thì chết! Chiến tranh!”. Hành động yêu cầu này của Văn Minh, cho thấy ông ta là một kẻ nhút nhác và ham danh lợi. Không phải vì yêu nước mà Văn Minh hành động như thế, mà vì chịu thua còn có lợi với hắn hơn là được chiến thắng, bởi lúc ấy họ sẽ tở thành một người biết hy sinh cho đất nước mà chịu thiệt thòi. Hơn thế nữa ta còn thấy ông ta còn là một kẻ vô cùng nịn nọt, chuyên dựa hơi kẻ khác để được tiếng thơm. Đây là phát ngôn của Văn Minh trước công chúng khi giải thích việc Xuân Tóc Đỏ đánh ten nít thua nước Xiêm: “Xuân thua không phải bởi vô tài! Chắc thiên hạ đã mục kích thấy rõ. Vậy xin thiên hạ bình tĩnh nghe tại sao người của tôi lại phải thua.” Hành động trong lời của phát ngôn trên là giải thích và trấn an tâm trạng của mọi người trước việc Xuân Tóc Đỏ thua cuộc. Nhưng qua hành động trên, ông Văn Minh muốn thực hiện hành động qua lời là cố tình nói với mọi người rằng Xuân Tóc Đỏ là người phụ thuộc vào ông ấy, là người rất thân thiết của ông, để họ biết được tầm quan trọng và địa vị của ông ta. Có thể nói dụng ý của Văn Minh thật lợi hại, có thể nghĩ ra cách giới thiệu tiếng tăm của mình một cách gián tiếp mà lại rất có hiệu quả. Bề ngoài của con người không chỉ nói lên đời sống của người đó như thế nào mà qua đó chúng ta còn có thể biết được bản chất xã hội lúc đó. Bên cạnh đó, ta có thể biết được quan điểm, cái nhìn của con người trong xã hội lúc bấy giờ. Cách ăn mặc GVHD: Chim Văn Bé 54 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG là một yếu tố quan trọng, nó phản ánh được sự tiến bộ hay suy thoái của xã hội. Xu hướng thẩm mĩ ở mỗi thời đại đều có nét riêng, đôi lúc càng kỳ lạ thì lại cho rằng càng đẹp, càng tiến bộ. Lời đối thoại giữa người thanh niên và người thợ đã cho thấy được sự tha hóa về lối sống theo phong cách Tây của người Việt Nam trong xã hội lúc bấy giờ. Cuộc thoại số 5: Cuộc thoại này diễn ra tại tiệm Âu hóa khi người thanh niên cắt nghĩa cho người thợ biết tên của tiệm thời trang này: Thiếu niên lại gắt mắng rầm rĩ: (a) - Con khỉ, tam giác là… là cái thẹo! Mà cái thẹo thì chữ A. Người thợ lại cãi: (b) - Thưa ông lúc nãy ông bảo cái thẹo là chữ U. (c) - Im đi, đồ ngu! Cái thẹo lộn xuôi mới là chữ U, còn cái thẹo chổng ngược thì chính là chữ A. Thợ thuyền gì mà không hiểu một tí mĩ thuật gì cả! Nghe đây này: Trước nhất anh đóng cho tôi cái thẹo lộn ngược rồi đến cái thẹo lộn xuôi. Thế là A, U tức là âu. Rồi thì đến cái miếng gỗ vuông có hai lỗ thủng là chữ H, rồi đến miếng gỗ tròn thủng giữa là chữ O, rồi đến cái thẹo lộn ngược là chữ A, tức là hóa, nghĩa là của hiệu Âu hóa! Có thế thôi mà phải dặn đi dặn lại mãi, thợ với thuyền, ngu như lợn.” Vũ Trọng Phụng đã sắp xếp rất hay, khi cho người thanh niên là người đối thoại, phát biểu về cái “gu” thẩm mĩ trong xã hội mà ông đang sống. Thanh niên là tương lai của đất nước, người gánh vác, xây dựng đất nước thì cách nhìn nhận của họ về lối sống, cái đẹp là như thế nào là rất quan trọng, bởi nó có thể làm đất nước ngày càng văn minh, tiến bộ hơn hay là càng ngày càng suy thoái hơn. Trong đoạn đối thoại ta thấy sự liên tưởng của người thanh niên vô cùng độc đáo “tam giác là… là cái thẹo”, có lẽ với một người bình thường họ sẽ không bao giờ suy nghĩ tới hoặc có thể thấy được giữa tam giác và cái thẹo lại có sự tương đồng. Lại còn cái thẹo lộn xuôi và cái thẹo lộn ngược, miếng gỗ vuông có hai lỗ thủng, miếng gỗ tròn thủng giữa… phải chẳng nghệ thuật càng phức tạp thì càng đạt tới đỉnh cao, đó mới chính là thẩm mĩ. Từ những điều này chúng ta có thể phần nào thấy được sự xâm GVHD: Chim Văn Bé 55 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG nhiễm của lối sống phương Tây vào Việt Nam, bản chất đơn giản thuần tý, dân giả không còn nữa mà thay vào đó là sự cầu kì càng khó hiểu, càng ít người hiểu thì càng tốt.  Qua những cuộc nói chuyện giữa Văn Minh và các nhân vật khác, có thể thấy ông ta không chỉ là một người con, người cháu bất hiếu mà còn là một kẻ lừa bịp, một tên cơ hội để có thể có được lợi ích. 1.2.3. Ngôn từ đối thoại của bà Phó Đoan Cuộc thoại số 1: Đây là cuộc thoại giữa bà Phó Đoan và Xuân Tóc Đỏ diễn ra tại nhà bà, khi bà ta bảo lãnh Xuân từ sở cẩm về: Ông thầy cắp ô, chiếu, trap đi khỏi, thì bà Phó Đoan hỏi Xuân: (a) - “Anh này, anh có biết tôi làm gì cho anh không? Hốt hoảng lúng túng mất vài phút, Xuân mới nói: (b) - Dạ, bẩm bà lớn, nếu không có bà lớn thì chúng tôi phải giam tại bóp. (c) - Ừ, anh cũng biết ơn đấy. (d) - Bẩm, cái ơn ấy thì chả đời nào con quên được. (e) - Anh đừng xưng con với tôi! Tôi là người văn minh, không phân biệt giai cấp, không chia rẽ sang hèn. (f) - Bẩm vâng.” (g) - Thế anh còn bố mẹ không? (h) - Bẩm, tôi bồ coi cả bố lẫn mẹ từ sớm. (i) - Tội nghiệp! Thế anh đã có vợ con gì chưa? (j) - Bẩm chưa… (k) - Tội nghiệp! Thế là tốt lắm! Bây giờ thời buổi khó khăn, cũng không nên vợ con làm gì vội. Thế anh có biết tôi gọi anh đến đây làm gì không? (n) - Tôi thì vốn người nhân đức, hay thương người. Mà anh thì cũng đáng thương, đương làm ăn mà bỗng mất việc thế ắt là khổ. Sao anh dại thế? Vẫn biết vào tuổi trẻ trung thì thường tinh nghịch như anh nhưng mà phải xem người ta có ưng thuận thì hãy… Thế chứ? GVHD: Chim Văn Bé 56 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG (m) - Bẩm con có hiểu gì đâu. Tự nhiên người ta đánh con , người ta đuổi con, người ta áp chế… …… Trước vẽ mặt thật thà của Xuân, bà hơi buồn, nghĩ dễ thường nó bị đuổi oan… Bà đã hơi cáu… Nhưng một ý nghĩ thoáng chạy qua óc bà. (l) - Anh lên gác này chờ tôi tắm một lát rồi tôi sẽ nói chuyện tại sao tôi bảo anh về đây. ……. Như thường! Tắm xong, bà ra, phán một cách uể oải: (o) - Thôi cho anh về! Tôi định đến mai thì sẽ mượn anh. Ngày mai anh sẽ đến hiệu Âu hóa tìm cô Văn Minh thì tôi sẽ nói giúp. Thế nào rồi thì anh cũng khỏi thất nghiệp. (p) - Bẩm… (t) - Thôi, anh không phải là người thông minh! Anh về đi! Mai sẽ biết. Phải nhớ: hiệu Âu hóa, tiệm may phụ nữ.” Trong mẩu thoại trên, lời của bà Phó Đoan là các phát ngôn (a), (c), (e), (g), (i), (k), (n), (l), (o), (t). Hành động trong lời ở lượt lời (a) của bà Phó Đoan là hỏi Xuân Tóc Đỏ rằng bà ta đã làm gì cho Xuân không. Qua hành động hỏi này, bà Phó Đoan muốn thực hiện hành động qua lời là nhắc nhở cái ơn mà bà ta đã làm cho Xuân, nếu không có bà tương lai của Xuân sẽ trở nên mù mịt, bị tù tội, để anh ta có thể biết được tầm quan trọng của sự việc, nhằm thấy được cái ơn lớn lao của mình. Trước hành động biết ơn của Xuân Tóc Đỏ (b), bà Phó Đoan cảm thấy hài lòng về điều đó. Khi Xuân Tóc Đỏ khẳng định sẽ chẳng bao giờ con quên được cái ơn đó (d), bà Phó Đoan đã phản bác lại với cách xưng hô của Xuân Tóc Đỏ, bà không chấp nhận Xuân Tóc Đỏ xưng với bà bằng “con”, với lời giải thích bởi lý do là người văn minh nên dân chủ thế thôi. Điều đáng ngạc nhiên là một người đàn bà có tuổi đáng lý ra có thể làm được mẹ của Xuân nhưng lại gọi Xuân Tóc Đỏ là “anh” thì thật là kỳ lạ. Nếu xét kỹ câu nói của bà Phó rõ ta thấy, hành động trong lời của lượt lời (e) là nói móc, có ý mắng đối với những kẻ bề tôi nhưng bên trong thì lại là GVHD: Chim Văn Bé 57 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG một ý định khác. Đó là giảm khoảng cách, khoảng cách tuổi tác, khoảng cách giai cấp, tăng sự thân mật, đồng thời biểu hiện khóe léo thái độ tình cảm, đó là hành động qua lời mà bà Phó Đoan muốn thực hiện. Hành động hỏi thăm về gia cảnh của Xuân Tóc Đỏ (g) của bà Phó Đoan còn có một dụng ý khác đó là thăm dò chuyện hôn nhân của hắn, đố cũng chính là hành động qua lời mà bà muốn thực hiện. Khi nghe Xuân Tóc Đỏ phủ nhận chưa có vợ (j), bà Phó Đoan đã an ủi, động viên cho số phận của Xuân (k). Thật ra, điều quan tâm nhất của bà phó Đoan là Xuân đã có vợ con chưa, câu nói “Thế là tốt lắm!” trong lượt lời (k) đã bộc lộ điều đó. Có lẽ, câu nói này không chỉ nói cho Xuân nghe mà bà còn nói với chính bà. Không phải là sự khen ngợi, hay tán đồng mà bà nói như vậy. Mà ở đây, đó chính là sự hài lòng, vui sướng khi biết Xuân vẫn chưa có vợ con gì cả. Không thể nói thẳng ra ý định của mình một cách lộ liễu, bởi tính sĩ diện luôn muốn được mọi người công nhận bà là một người phụ nữ thủ tiết, luôn luôn chung thủy với hai người chồng đã mất của mình, bà Phó Đoan tìm hiểu Xuân Tóc Đỏ bằng cách thăm dò cách xử sự của hắn (m). Trong (m), hành động trong lời là chỉ trích việc làm ngu ngốc của Xuân Tóc Đỏ, qua đó bà Phó Đoan muốn thực hiện hành động qua lời là mở lời, lời thông báo ngầm về sự đồng ý, ưng thuận của bà cho Xuân biết. Trước sự chối cã vô cùng quyết liệt của Xuân Tóc Đỏ (m), thì cuộc thâm dò của bà Phó Đoan đã vô tác dụng, để Xuân lộ bản tính củ hắn bà Phó đã dùng đến cách khác. Hành động trong lời (l) là thông báo, bà Phó Đoan cố tình thông báo cho Xuân biết là mình sẽ đi tắm. Qua hành động thông báo này, bà ta muốn cho Xuân Tóc Đỏ cơ hội để thực hiện cái hành đồng bất chính của hắn đối với bà giống như hắn đã làm với cô đầm. Thật đáng tiếc khi Xuân không dám “hó hé” gì cả. Điều đó đã làm cho bà Phó Đoan vô cùng thất vọng vì sự giả dối chân chất của hắn (o). Trước hành động chân chính của Xuân Tóc Đỏ, hắn đã không xem trộm bà Phó Đoan tắm, như bà đã mong đợi, nên bà đã chuyển sang kế hoạch khác, điều này được thể hiện trong đoạn đối thoại sau: Câu thứ nhất trong lượt lời (o) có hành động trong lời là xua đuổi Xuân Tóc Đỏ về của bà Phó Đoan. Trong câu thứ hai, bà Phó Đoan đã nói dịu nhẹ lại với hành động trong lời là nhờ Xuân đến tiệm may Âu hóa, nhưng thật ra hành động qua lại GVHD: Chim Văn Bé 58 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG mà bà muốn thực hiện là ban cho Xuân một công việc. Và với hành động khẳng định trong câu cuối cùng của lượt lời này mà Phó Đoan muốn để cho Xuân Tóc Đỏ an tâm mà đi về, vì chắc chắn là sẽ có việc làm. Thật ra, xét toàn bộ diễn biến câu chuyện, ta thấy bà Phó Đoan không hề muốn nói đến chuyện giới thiệu Xuân vào tiệm Âu hóa làm việc, nhưng vì không còn lý do gì nữa để nói ra được ý định của mình khi Xuân luôn phản bác lại những lời buộc tội của bà. Cũng như Nguyễn Đức Dân đã nói mục đích của hội thoại là “tạo ra tiếng nói chung giữa hai người đối thoại”, nhưng ở đây Xuân không hiểu được nỗi chờ đợi của bà Phó Đoan, do đó bà đành phải nói như vậy. Điều bất mãn đó được bà Phó Đoan thể hiện qua hành động mắng: “Anh không phải là người thông minh” trong lượt lời (t), qua đó bà muốn thực hiện hành động qua lời là trách móc Xuân sao không hiểu được ý muốn của bà. Cuộc thoại số 2: Đoạn đối thoại này được diễn ra khi Xuân Tóc Đỏ làm tình với bà Phó Đoan trong nhà bà: (a) - “Ôi giời ơi! Người ta giết tôi! Người ta cưỡng bức tôi! Bên ngoài lúc ấy có tiếng kêu: Em chã! Em chã! Rồi thấy hình như cậu Phước chạy huỳnh huỵch xuống thang. Bà Phó Đoan ngững kêu để nói: (b) - Cậu ấy xuống tìm vú em để vòi đáy chứ quái gì! Rồi bà lại kêu tiếp cho sự chống cự quyết liệt khỏi gián đoạn: (c) - Người ta giết tôi! Ối làng nước ơi! Thế này có khổ tôi không? Ai cứu tôi với!” Lượt lời (a) có hành động trong lời là kêu cứu, nhưng hành động qua lời lại là lời giải tỏ tâm trạng vui sướng của bà ta. Bởi, nếu thật sự là một người phụ nữ đức hạnh, chân chính khi bị xúc phạm thân xác chắc hẵn phải gào thét, kêu cứu càng lúc càng mãnh liệt, nhưng ở đây ta thấy tiếng kêu rên của bà Phó Đoan càng ngày càng khẽ dần. Đặc biệt qua lời đáp của bà với Xuân khi nghe tiếng chạy huỳnh huỵch ngoài cầu thang, bà ngừng kêu để thực hiện việc giải thích cho Xuân biết là cậu Phước chỉ kiếm vú em thôi, chứ chẳng có việc gì (b). Qua hành động giải thích này, bà Phó Đoan muốn thực hiện hành đọng qua lời là cổ động cho Xuân cứ tiếp tục, GVHD: Chim Văn Bé 59 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG không có gì phải sợ. Từ những điều này, ta thấy bà Phó Đoan thật xứng đáng là một người có tính dâm đãng vào loại bậc nhất. Bộ mặt thật của bà bị lộ khi Xuân lạnh lùng với bà. Những lời chữi bới của bà Phó Đoan đối với Xuân Tóc Đỏ khi hắn sắp lấy Tuyết:  “À! Đồ khốn nạn! Đồ Sở Khanh! Đồ bạc tình lang! Làm hại cả một đời người ta rồi thì bây giờ giở mặt phỏng! Này, con này chẳng phải tay vừa đâu! Liệu thần xác! Xét những lời nói, những cuộc trò chuyện của bà Phó Đoan từ trước đến giờ ta thấy bà luôn che giấu những ý định của mình bằng những lời nói hoa mĩ, vòng vo, chẳng bao giờ lại nói một cách trực tiếp, rõ ràng. Nhưng lần này bà không chỉ thừa nhận việc làm xấu từ trước đến nay của bà “làm hại cả một đời người ta”. Lời nói này của bà có ý mắng Xuân đã phá hoại sự thủ tiết của mình với hai người chồng, lừa lộc tình cảm của bà. Đồng thời những lời mắng chữi này của bà còn bộc lộ bản chất hung hăng, xấu tính của bà ta.  Vũ Trọng Phụng đã xây dựng một nhân vật vô cùng điển hình cho loại phụ nữ có địa vị có tiền của nhưng lại vô cùng dâm ô. Đặc biệt là sự giả dối của họ trong khi mình rất tệ hại mà lại luôn muốn được mọi người xem là tấm gương tốt cho tất cả phụ nữ. Có kẽ không phải đơn thuần mà tác giả lại phơi bày những bản chất xấu của người phụ nữ, mà thật ra đó chính là sự lo lắng của ông. Để mọi người có thể nhìn thấy, và xem xét lại cách sống của mình thì không còn cách nào khác là phơi bày ra tất cả để họ tự nhận xét những điều đúng và những cái sai. 1.2.4. Ngôn từ đối thoại của Phán mọc sừng Cuộc thoại số 1: Đây là đoạn đối thoại giữa Phán mọc sừng và Xuân Tóc Đỏ khi ông ta đề nghị Xuân lúc nào gặp ông cũng phải kêu ông bằng người chồng mọc sừng: Xuân Tóc Đỏ bắt tay xong, ưỡn ngực lên cất giọng lanh lãnh nói to: (a) - Thưa ngài, ngài là một người chồng mọc sừng! (b) - Hay lắm! Xin đa tạ… Cảm ơn vạn bội. Ông phán mọc sừng cảm ơn tha thiết như ông ta, lần này là lần đầu, được có người đến mách cái tin sét đánh là vợ ông ngủ với giai. Nhưng đó là tại ông quen GVHD: Chim Văn Bé 60 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG mồm đi mà thôi, chứ không phải là ông cảm động, vì ông kéo ngay ghế ngồi trước mặt Xuân và nói: (c) - Ấy lần sau quan bác cứ dõng dạc thế cho. Tôi nói lần sau nghĩa là lần nào bác thấy cả mặt tôi lẫn vợ tôi, nhất là trước mặt cụ Hồng hay cụ Tổ càng hay lắm! Xuân ngẫm nghĩ rồi nói: (d) - Ai lại nói thế trước mặt bác gái hay cụ Hồng hay cụ Tổ! (e) - Phải thế chứ! Không thì tôi thuê quan bác chục bạc làm gì? Xuân lo lắng hồi lâu, lại hỏi: (f) - Hay là tôi trả lại quan bác số tiền ấy vậy nhé? Ông Phán đứng phắt dậy như bị một cái lò xo đẩy lên, kêu thất thanh: (g) - Giời ơi! Thế thì tôi chết mất! Thế thì tôi phải đến tự tử …” Trước hành động chê bai Phán mọc sừng là một người chồng mọc sừng trong lượt lời (a), Phán mọc sừng đã đáp lại bằng hành động cám ơn rất nhiệt tình, kèm theo đó là sự thích thú, khoái chí (b). Hài lòng với việc mình đã yêu cầu Xuân Tóc Đỏ làm rất tốt, Phán mọc sừng đã yêu cầu Xuân phải thực hiện như vậy trong các lần gặp sau. Trong (c) có hành động trong lời là yêu cầu Xuân Tóc Đỏ cứ gặp ông ta là gọi bằng người chồng mọc sừng, trước sự từ chối (d) của Xuân Tóc Đỏ, Phán mọc sừng phẫn nộ trước lời đáp của Xuân (e). Với lời đề nghị trả lại tiền trong lượt lời (f) của Xuân Tóc Đỏ, Phán mọc sừng đã có hành động vô cùng tức giận. Qua đoạn đối thoại giữa Phán mọc sừng và Xuân Tóc Đỏ ta thấy hành động của ông Phán thật kỳ lạ, nhưng xem xét kĩ nó không kỳ lạ một chút nào. Thứ nhất, ta thấy đối với những nhà giàu sang, coi trọng danh dự như cụ cố Tổ thì chắc hẳn nghe tin cháu gái ngoại tình, bôi nhọa danh dự của gia đình như vậy thì sẽ là một cú sốc rất lớn, vì thế Phán mọc sừng muốn Xuân Tóc Đỏ phao tin đồn này dùm hắn để có thể thấu đến tai của cụ Hồng và cụ Tổ. Thứ hai là cả gia đình ai ai cũng muốn cụ Tổ mau chết sớm để được chia gia tài, do đó nếu cụ Tổ biết chuyện này cụ sẽ tức tử mà chết, lúc đó ý định của ông cũng như tất cả mọi người trong nhà đều thành công. Từ đó ta thấy Phán mọc sừng là một người vô cùng mưu mô và rất bất hiếu và bất nghĩa. Ông coi chuyện hôn nhân như là trò đùa, coi rẻ công ơn của ông bà cha mẹ. Qua đó. Chúng ta có thể thấy được sự châm biếm, mỉa mai của tác giả đối với con người của GVHD: Chim Văn Bé 61 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG thời đại bấy giờ. Những thói xấu, và lối sống của phương Tây, sống cá nhân. Theo kiểu tư bản, quan trọng tiền tài, địa vị do đó dần mất đi tình cảm bạn bè, gia đình kể cả tình cảm vợ chồng. Đồng thời đó cũng chính là lời cảnh báo của Vũ Trọng Phụng với con người, kêu gọi mọi người thức tỉnh, xây dựng đất nước văn minh theo đúng nghĩa của nó. Cuộc thoại số 2: Cuộc thoại này được diễn ra trong bối cảnh khi Phán mọc sừng đến bắt ghen vợ mình với nhân ngãi đang ngoại tình: Người nhân tình lúc ấy đã mặc quần áo, khôn ngoan mà hỏi dịu: (a) - Kính chào ngài! Bẩm thế ra ngài là người chồng? (b) - Tôi không là người chồng thì tôi còn là con chó gì nữa?” Người nhân tình lại cúi đầu kính cẩn có ý công kích ông Phán về mục xã giao: (c) – Chúng tôi rất hân hạnh…Bẩm ngài, ngài là người thượng lưu, trước sau tôi vẫn giữ thái độ với ngài, thưa ngài! Ông Phán hổ thẹn cãi: (d) - Thưa ngài, dù tôi là người mọc sừng thì tôi cũng vẫn là thượng lưu tri thức chứ? (e) - Vâng, ấy ngài cứ dịu dàng thế cho! Vì nếu mọc sừng thì không phải lần này là lần đầu, vậy ngài nổi nóng cũng vô ích, chỉ tổ thiên hạ cười cả đôi chúng ta mà thôi. Thưa ngài, quả thật hôm nay tôi vẫn kính trọng vợ ngài! Để Phán mọc sừng rối chí, và phải câm nín trước sự việc xảy ra, người nhân tình tiếp tục đưa ra những lý lẽ thuyết phục khác để tiếp nối cho cuộc tranh cãi này. (f) - “Bẩm ngài, chính tôi mới là người mọc sừng! Ông Phán sửng sốt: (g) - Ồ! Ồ! Có thể như thế được chăng? (h) - Bẩm chính thế! Vợ ngài bảo với tôi là chưa có chồng và vẫn nhận tôi là chồng! Bây giờ tôi mới nhận được cái tin sét đánh đau đớn là người đàn bà ấy đã có chồng! Thật quả nhiên ngài lại đây định bắt tang chúng tôi ngài đừng có chối! Bây giờ tôi mới biết tôi cũng là một người chồng mọc sừng, thì ngài bảo sao? Ai phải đền ai? Ai thiệt hại? GVHD: Chim Văn Bé 62 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG Sợ quá, ông Phán giẫy đây đẩy: (i) - Tôi không biết! Tôi không lôi thôi! Ông Xuân, xin ông làm chứng cho tôi rằng tôi là người chồng mọc sừng…” Trước lời lẽ khôn ngoan của người nhân tình “kính chào ngài” kết hợp với hành động hỏi ngu ngơ, giả tạo của hắn ta giống như không biết Phán mọc sừng là chồng của cô Hoàng Hôn (a), Phán mọc sừng đã đáp lại bằng lời lẽ tức giận, nhưng trong đó có hành động trong lời là khẳng định tính chân thật của sự việc (b). Ta thấy trong câu trả lời của Phán mọc sừng có hành động chữi cái tên dâm phu kia nhưng lại nói những lời có tác dụng hạ thấp bản thân mình, so sánh mình ngang hàng với súc vật. Thì thật là một kẻ ngu xuẩn mà tỏ ra thông minh, trí thức. Lý lẽ của người nhân tình thật sắc bén, trong lượt lời (c) có hành động trong lời là tôn trọng, kính cẩn Phán mọc sừng, qua hành động đó, ông ta muốn thực hiện hành động dụ dỗ, đánh tâm lý vào những kẻ tỏ ra thượng lưu như Phán mọc sừng để ông ta có thái độ nhã nhặn với mình. Đáp lời của người nhân tình, Phán mọc sừng đã phủ nhận điều đó, dựa trên lời khen ngợi của người nhân tình (d). Trong lượt lời này, rõ ràng ta thấy, đối với một kẻ có tội, một kẻ đã gây ra tổn thất, đua khổ cho mình nhưng ông ta lại xưng hô một cách kính trọng “thưa ngài”. Đồng thời với những lời nói khích tướng chọc tức của người nhân tình (e), mà Phán mọc sừng lại cảm thấy rất có lý. Điều này cho thấy ông ta là một kẻ rất vô dụng, ngay cả bản tính mạnh mẽ, sĩ diện của một người đàn ông trước sự ngoại tình của vợ mình cũng không có. Trái lại, lại bị bất bẻ ngược lại. Trong (f) Người nhân tính muốn thực hiện hành động trong lời là khẳng định chính mình mới là người chồng mọc sừng để phản bác lại cái điều mà ông Phán luôn luôn khẳng định ông là người chồng mọc sừng. Câu trả lời, đồng thời cũng chính là câu hỏi với hành động ngạc nhiên của ông Phán (g). Đáp lời Phán mọc sừng người nhân tình đã phân tích rất cận kẽ. Câu thứ nhất trong lượt lời (g) người nhân tính đã khẳng định tính chính xác của sự việc, sang câu thứ hai ông ta đã thực hiện hành động trong lời là phủ nhận tội trạng của mình bằng cách đỗ hết trách nhiệm cho cô Hoàng Hôn. Trong những câu tiếp theo của lượt lời này người nhân ngãi đã công kích, hỏi ngược lại Phán mọc sừng ai mới là người bị thiệt hại, điều này cho thấy hắn ta là một người rất lý lẽ và ghê gớm. GVHD: Chim Văn Bé 63 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG Trước những lý lẽ giả tạo, những lời biện hộ giả ngây giả ngô (g), trong khi bản thân lại có đủ cơ sỏ để cho kẻ nhân tình kia một bài học mà Phán mọc sừng lại tỏ ra sệt sệt (h). Điều này cho thấy ông ta là một kẻ rất nhu nhược. Đã vậy còn lo lắng đến nỗi tìm đến Xuân Tóc Đỏ để có người làm chứng cho mình thật sự là một người chồng bị mọc sừng. Với địa vị là một người chồng có bằng chứng hẳn hoi lại sợ và phải chứng minh để nhân tình của vợ mình hiểu và thông cảm.  Qua lời một số cuộc trò chuyện giữa Phán mọc sừng và Xuân Tóc Đỏ, hay nhân tình của vợ mình, cho thấy Phán mọc sừng là một người rất tham vọng, ham tiền mà bán rẻ, coi thường tình cảm vợ chồng. Bên cạnh đó ông ta còn là một kẻ ngu dốt mà tỏ ra thượng lưu. Những điều này là những điều cảnh báo của Vũ Trọng Phụng trước sự suy thoái đạo đức của xã hội. Đồng thời tiếng cười châm biếm kia cũng tiếng nấc nghẹn ngào, đau lòng của một nhà văn đầy suy nghĩ. 1.2.5. Ngôn từ đối thoại của cô Hoàng Hôn Cuộc thoại số 1: Chỉ qua vài câu nói, cô Hoàng Hôn (vợ Phán mọc sừng) đã lộ nguyên hành là người vợ hư thân mất nết. Chẳng hạn, trong đoạn đối thoại giữa cô Hoàng Hôn và nhân tình, khi ông ta muốn cô Hoàng Hôn li dị chồng, và trở thành vợ chính thức của mình thì cô Hoàng Hôn đã đáp: (a) - “Không, thưa ông ạ. Tôi chỉ muốn mình là người yêu của tôi thôi! Mình là chồng tôi nữa? Mình là chồng tôi? Thế thì mình lại mọc sừng mất! Chẳng thà cứ để hắn mọc sừng hộ mình có hơn không? (b) - Chết! Chết! Đàn bà gì lại có thứ đàn bà có những tư tưởng đến thế! (c) - Sao? Làm sao? Chỉ có đàn ông là không bao giờ có những tư tưởng đến thế mà thôi! Chứ đàn bà, đời bây giờ, ai cũng nghĩ như thế cả! Có chồng thôi mà không có nhân tình? Thế là hèn, là xấu, là không có đức hạnh gì cả, không có thông minh nhan sắc gì cả, nên không có ma nào nó thêm chim! Nếu tôi không có nhân tình thì bạn hữu tôi sẽ khing bỉ tôi, tôi còn sống với đời sao được? Có ăn có chợi mới gọi là trâu chứ? Thế mà tôi giữ trinh tiết với mình, không có ai là nhân tình thứ hai nữa, thì mình nên cho là hạnh phúc rồi.” GVHD: Chim Văn Bé 64 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG Trong lượt lời (a) ta thấy phát ngôn này của cô Hoàng Hôn có những hành động trong lời sau: Ở câu thứ nhất hành động trong lời là khẳng định sẽ không bao giờ có chuyện người nhân tình của cô sẽ trở thành chồng cô. Ở câu thứ hai có hành động trong lời là mong muốn người nhân tình của mình chỉ là người yêu thôi. Ở câu cuối cùng là lời đề nghị hãy để Phán mọc sừng mọc sừng thay họ. Từ phát ngôn trên cho thấy, tư tưởng của cô Hoàng Hôn tân tiến đến mức có vẽ lạ lùng, bởi suy nghĩ này chỉ thường gặp với những người đàn ông sống sa đọa, không chung thủy với vợ mà ham mê sắc đẹp. Nhưng điều này ta lại gặp ở cô, thì rõ ràng nó rất đặc biệt. Người nhân tình của cô có ý định chung sống với cô thật tình, trong khi cô chỉ coi đó chỉ là sự giải trí. Thậm chí, việc làm này chỉ đề mọi người không coi thường cô là không có khí phách, là tầm thường nên không có tình nhân bên ngoài. Những điều đó để chứng minh với bạn bè rằng mình có nhan sắc, nên dù khi có chồng vẫn được người để ý. Đồng thời, qua đó cô còn muốn khẳng định với mọi người cô đã là người tân tiến, vì thế có thể xem những việc này là việc bình thường, đó cũng chính là hành động qua lời mà cô muốn thực hiện. Trước lời nhận xét của người nhân tình trong lượt lời (b), cô Hoàng Hôn dã đáp lại lời của ông ta với hành động là chỉ trích rất mãnh liệt (c). Hành động qua lời mà cô muốn thực hiện ở đây là khuyên người nhân tình của mình hãy an phận và cảm thấy hạnh phúc vì điều đó, đừng nên đòi hỏi, yêu cầu gì nữa. Phát ngôn này cho thấy cô tân tiến hơn mức tân tiến của xã hội. Bên cạnh đó, ta thấy cô ta còn là một người vợ trắc nết, không thương yêu, hay nghĩ cho chồng mình tý nào cả. “Chẳng thà cứ để hắn mọc sừng hộ mình có hơn không?”. Qua hành động này cho thấy cô là một người ích kỷ, cá nhân, chỉ biết sống cho riêng mình, không biết trước sau, chẳng nghĩ đến tình nghĩa vợ chồng và là một người bạc tình. Đồng thời là người coi nhẹ tình cảm, coi tình cảm vợ chồng, kể cả với nhân tình mà cô yêu thương cũng chỉ là giả dối. Thực chất chỉ là để thỏa mãn sự hiếu thắng và sĩ diện của bản thân, muốn chứng minh khả năng và nhan sắc của bản thân mà thôi.  Qua cuộc thoại trên, ta thấy rằng nếu như bà Phó Đoan là một người đàn bà dâm ô, dâm đãng thì vợ Phán Mọc Sừng – cô Hoàng Hôn lại là một người phụ nữ rất trắc nết, không giữ tiết hạnh, hơn cả bà Phó Đoan. Bởi bà Phó Đoan không còn chồng, GVHD: Chim Văn Bé 65 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG nhưng chồng cô ta thì vẫn còn sờ sờ ra đó mà cô vẫn ngoại tình với người khác. Hơn thế nữa, cô còn tự hào khi mình vẫn còn chung thủy với nhân ngĩa của mình mà chưa ngoại tình với người thứ hai, thứ ba…Qua những lời đáp của cô ta với người tình của mình, có thể thấy cô là một người phụ nữ tân tiến đến mức hư thân, mất nết. Không còn biết đâu là đạo lý vợ chồng, đâu là sĩ diện, phẩm giá của người phụ nữ, đặc biệt là trách nhiệm của người phụ nữ đã có chồng. 1.2.6. Ngôn từ đối thoại của Tuyết Cuộc thoại số 1: Cuộc đối thoại dưới đây đã phần nào bộc lộ được tính cách con người của Tuyết trong việc chứng minh với Xuân Tóc Đỏ cô không sử dụng vú cao su. (a) - “Những cái gì thế ông? (b) - À, những vú cao su đấy… Để cho phụ nữ tân tiến văn minh Âu hóa. (c) - Thế à! Để tôi mách chị em bạn tôi mới được. Tôi có nhiều bạn gái mới lắm. Như thế là đắt khách cho hiệu Âu hóa của ông đấy nhé? Xuân nói nữa nạc nữa mở: (d) - Chứ còn cô thì không cần dùng. Tuyết bĩu môi và ưỡn ngực ra: (e) - Cần gì nữa? Vú tôi thế này lại không nở nang chán ra hay sao? Mấy cô gái mới chả có cái ngực như tôi được! Mà thật đấy chứ không bằng cao su đâu nhé?” Chừng như sợ mình chỉ nói thế chưa đủ là văn minh tân tiến, Tuyết lại bảo: (f) - Tôi cho phép ông khám mà xem! Có lẽ không phải bất cứ người phụ nữ nào cũng có thể nói một cách tự nhiên khi nói về những chuyện tế nhị, nhưng Tuyết lại làm được việc đó rất dễ dàng đến nỗi vô cùng bình thường. Câu hỏi của Tuyết trong (a) không chỉ là lời lời mở đầu cho cuộc thoại mà qua đó ta còn thấy sự tò mò của Tuyết. Trước lời đáp của Xuân Tóc Đỏ (b), đó là vú cao su, cô đã đáp lời Xuân Tóc Đỏ một cách rất tự nhiên, ta thấy hành động qua lời trong lượt lời này là hứa sẽ giới thiệu cho bạn bè của cô biết. Khi Xuân Tóc Đỏ thực hiện hành động hỏi cô về việc có sử dụng chúng hay không (d), Tuyết đã đáp lại với hành động là khẳng định chắc chắn là không cần (e), sợ rằng Xuân Tóc Đỏ không GVHD: Chim Văn Bé 66 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG tin lời mình nói cô đã chứng minh lời mình nói bằn hành động đề nghị Xuân Tóc Đỏ khám mà xem (f). Qua đoạn đối thoại này cho thấy Tuyết là một cô gái quá tân thời. Tân thời đến mức đánh mất phẩm giá bản thân, kể cả những giá trị truyền thống là đức hạnh của người phụ nữ cũng không còn. Nếu khi xưa người phụ nữ phải khuê môn bất xuất, nam nữ thọ thọ bất tương thân thì những yêu cầu của Tuyết đối với Xuân Tóc Đỏ vô cùng táo bạo. Chỉ với lần gặp đầu tiên, chỉ vài câu trò chuyện Tuyết đã dễ dàng cho Xuân khám xét ngực của mình. Mà điều đó không phải là cưỡng ép mà là tự nguyện, không phải đề nghị từ Xuân mà từ Tuyết. Nếu là những người con trai không đủ năng lực để làm nên sự nghiệp, công danh để thể hiện khí phách nam nhi của mình thì họ có thể sẽ làm những điều xấu trái với quy luật tốt đẹp của xã hội để khẳng định bản thân. Nhưng với người phụ nữ thì không cần phải vậy, bởi người phụ nữ không cần phải chứng minh sự thành công của mình, hay gánh vác gì cả. Điều họ phải làm là những đức hạnh của người phụ nữ, mang tai tiếng là một điều rất quan trọng, có thể ảnh hưởng cả một cuộc đời của họ. Cuộc thoại số 2: Đây là đoạn đối thoại khác của Tuyết và Xuân Tóc Đỏ khi Tuyết đề nghị Xuân làm hại một đời của mình: (a) - Tôi phải làm gì? (b) - Phải giả vờ chim tôi…, chúng ta giả vờ chim nhau, mê nhau… Cho hắn bỏ tôi, mình hiểu chưa? Ta giả vờ với nhau mà! Tôi cần mang tiếng hư hỏng lắm mới được. (c) - Thế sao nữa ạ? (d) - Anh thì anh cũng phải mang tiếng là làm hại một đời mới xong! (e) - Nếu em hứa là sau này đừng làm anh mọc sừng là anh xin làm hại một đời em thật sự, chứ không còn “mang tiếng” gì nữa. (f) - Anh đốc, anh nói thật đấy chứ? (g) - Xin lấy danh dự ra mà hại một đời em! GVHD: Chim Văn Bé 67 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG (h) - Cảm ơn! Yêu lắm! Qúy lắm! À, thế nhưng mà anh cần xin nghỉ việc mới được. Thế muốn làm hạ một đời con gái tử tế đứng đắn thì mất mấy ngày?Hở mình? Trong đoạn đối thoại trên lượt lời của Tuyết là phát ngôn (b), (d), (f), và (h). Trong (a) khi Xuân Tóc Đỏ hỏi Tuyết mình phải làm gì cho Tuyết thì Tuyết đã trả lời một câu gây sự ngạc nhiên rất lớn. Đó là yêu cầu Xuân phải tán tỉnh Tuyết và đặc biệt là làm cho cô hư hỏng lắm mới đươc (b). Khi Xuân vẫn chưa hiểu lắm lời đề nghị của Tuyết, Tuyết đã chỉ dẫn cho Xuân một hành động mà không phải bát kỳ cô gái nào cũng làm được, đó là làm hại một đời cô (d). Quả thật, Tuyết đúng là một cô gái “tân tiến” đến nỗi kỳ lạ, bởi lẽ không ai lại muốn mình hư hỏng nếu không vì bất mãn muốn buôn xuôi cuộc đời hay gặp biến cố đau lòng gì đó mà trở thành như vậy. Tuyết thì lại khác, cô rất muốn được hư hỏng và rất muốn được nhiều người biết mình đã hư hỏng. Điều nghiêm trọng là không phải ăn chơi trụy lạc bình thường mà là cần Xuân làm hại cả một đời con gái của mình mới được. Điều đó chẳng khác nào đã phá tan danh dự của một người con gái, cả tương lai, cuộc đời của mình, nhưng Tuyết rất thản nhiên đề nghị Xuân làm như vậy và rất vui mừng khi Xuân chấp nhận. Cuộc thoại số 3: Khi Tuyết và Xuân Tóc Đỏ vào thuê phòng tình cờ Tuyết đã bắt gặp chị của mình cũng ở phòng bên cạnh, Xuân Tóc Đỏ đã khen cô Hoàng Hôn thật là một người tân tiến, Tuyết đã phản ứng: Thấy Xuân khen chị mình, Tuyết hóa ra ghen mà rằng: (a) - Còn tôi dễ thường… Xuân hôn Tuyết một cái rất kêu, rồi khẽ nói: (b) - Tuyết cũng đáng quý trọng như thế! Được thể, Tuyết lên mặt, bĩu môi nói: (c) - Nhà tôi là nhà sang trọng, văn minh, mấy chị em phải giống nhau như đúc, nếu không thì còn ra thể thống gì nữa?” ……. Xuân lại phóng tay kên ngực Tuyết nhưng lần này lại bị cự tuyệt: (d) - Một lần thôi chứ? Đã biết không là bằng cao su rồi thì thôi chứ? GVHD: Chim Văn Bé 68 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG (e) - Chúng ta yêu nhau một tấm ái tình cao thượng… Đôi ta yêu nhau bằng thứ linh hồn trong sạch… Mãi cho đến khi Xuân Tóc Đỏ muốn xin cái “ân huệ cuối cùng” thì Tuyết đứng lên giận dữ: (f) - Im! Để yên! Không bao giờ tôi cho mình cái ân huệ cuối cùng! Mình không phải là người lịch sự! Tôi không dại dột như những cô gái ngây thơ đâu! Ít ra tôi cũng là một trang bán xử nữ! Xuân Tóc Đỏ ngây người ra không hiểu. Tuyết nói nốt: (g) - Nghĩa là demi vierge! Nghĩa là còn tân một nữa! Xuân ngây ngô hỏi lại: (h) - Còn một nữa cái tân thôi? Còn một nữa chữ trinh thôi? (i) - Chứ lại gì? Chứ khi nào lại mất tân hẳn được! Chứ khi nào lại để cho ngày nhị hỉ thấy lợn cắt tai được!” Rõ ràng ta thấy hành động trong lời của lượt lời (a) là trách móc Xuân sao không thấy được sự tân tiến của Tuyết. Đáng lý khi bi người tình phát hiện chị mình ngoại tình, Tuyết sẽ thấy xấu hổ. Nhưng cô không thấy như vậy, mà ngược lại cô còn khăng định với người yêu mình rằng cô còn hơn thế nữa. Điều này cho thấy Tuyết là một người hay ganh tỵ với người khác, do đó càng muốn chứng tỏ sự hơn người của mình thì càng lại càng hư hỏng hơn, tệ hơn, càng cho kết qur ngược lại. Trong lượt lời (c), ta thấy lời khẳng định của Tuyết về sư hư hỏng di truyền của anh chị em mình, cho thấy Tuyết đã không còn biết đến sự ngại ngùng của một người con gái. Tuyết luôn luôn muốn biến mình trở thành người tân thời, muốn mọi người biết cô đã tân tiến theo thời đại nhưng cô không phải là người ngu ngốc đánh mất cả chữ tân. Vì thế cô chỉ để cho Xuân kiểm tra một lần mà thôi. Đồng thời cô luôn luôn khẳng định với Xuân rằng mình chỉ đánh mất một nữa chữ “trinh” chứ không đánh mất hoàn toàn. Hành động từ chối của Tuyết (d), cho thấy Tuyết cũng không quá đến nỗi đánh mất cả trinh tuyết. Khi Xuân đòi cái ân huệ cuối cùng, Tuyết đã khẳng định lại một lần nũa rất chắn chắn sẽ không bao giờ có chuyện đó xảy ra. Thật ra, trong lượt lời GVHD: Chim Văn Bé 69 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG (f) Tuyết muốn thực hiện hành động trong lời là chứng minh với Xuân Tuyết là một người tân tiến nhưng rất thông minh. Trong phát ngôn (h) và (i) Tuyết đã giãi bày cho Xuân biết ý định của mình, qua đó để Xuân có thể nghe lời cô nói. Qua phát ngôn của Tuyết khi hỏi về gia đình của Xuân Tóc Đỏ ta thấy cô là một cô gái vô lễ, vô học và vô đạo đưc: “Cứ một điều ấy cũng đủ cho anh đáng mặt lấy tôi làm vợ đấy! Tôi lấy anh thì tôi không có mẹ chồng! Sướng chưa! Bồ côi sớm như anh thế là tốt số lắm!” Hành động vui mừng của Tuyết trong phát ngôn trên khi Xuân Tóc Đỏ mồ côi cả cha lẫn mẹ, chỉ bấy nhiêu lời đó thôi ta đã thấy được Tuyết là một cô gái vô học. Mồ côi là một điều bất hạnh lớn, bởi cha mẹ chỉ có một, không gì có thể thay thế được. Cha mẹ là nền tảng, là chỗ dựa vững chắc để giúp con trưởng thành tốt nhất, ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành nhân cách và cuộc đời của con. Nhưng Tuyết lại không thấy được sự mất mát đó, không buồn vì điều đó mà lại reo to vui mừng. Cô tân thời đến mức đánh mất đạo lý, truyền thống của dân tộc, đó là hiếu thảo, biết ơn, kính trọng ông bà, cha mẹ. Cuộc thoại số 4: Đây là đoạn thoại giữa Xuân Tóc Đỏ và Tuyết khi Xuân hỏi về lý do tại sao Tuyết lại bảo Xuân làm hại một đời mình: (a) - Tuyết ơi, em có biết vì sao anh đem lòng yêu em không? (b) - Em thực thà cho nên anh yêu em chứ gì? (c) - Là vì em dại dột lắm, lại định nhờ anh làm cái việc hại một người con gái con nhà tử tế. Sao em quá tin anh đến thế? (d) -Tại em thực thà! Đấy anh xem, có phải em đã cho anh khám mà biết rằng em không giả dối không thèm dùng vú cao su! Trước câu hỏi của Xuân (a), Tuyết đã đáp lại một cách tự tin là vì cô thật thà nên Xuân yêu cô. Khi Xuân đã giải thích cái lý do mà Xuân yêu cô (c), Tuyết vẫn cho rằng là vì cô thật thà nên mới như vậy. Qua hành động đó, Tuyết muốn thực hiện hành động qua lời là nói cho Xuân biết về sự chân thật của cô. Lời nói của Tuyết cho thấy cô ta là một người rất tự nhiên, không biết gì đến một chút ngại ngùng, hay GVHD: Chim Văn Bé 70 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG e thẹn của một người con gái. Tự khen và đánh giá bản thân của mình là tốt thì thật là một người quá đổi tự tin đến mức không còn mắc cỡ. Có thể nói, tìm hiểu về Tuyết, đặc biệt là tính cách cũng là việc khó đánh giá. Cô tự cho mình là một người phụ nữ tân thời, vừa là người thật thà. Tân thời là biểu hiện của một tính cách mạnh mẽ, thiên về điều xấu, bởi điều này chứng minh người đó luôn luôn theo đuổi thời đại, ít khi cố định. Ngược lại “thật thà” là một điều tốt, mang một nét gì đó chân quê. Do đó ta thấy lời tự nhận xét về bản thân của mình là người thực thà của Tuyết đã tạo cho người đọc một tiếng cười đầy sự châm biếm. Lời đề nghị của Tuyết là để chứng minh bản thân mình không phải là một cô gái tân tiến, khẳng định bản thân, để khoe khoang bản thân sự tiến bộ của mình cho Xuân biết. Nhưng điều cô đề nghị Xuân Tóc Đỏ lại là một việc quá không bình thường nhưng nguyên nhân của hành động này lại là sự thật thà, thì rõ ràng không thật thà chút nào cả mà ngược lại chứng minh Tuyết cũng là một người giả dối, gian trá.  Với những suy nghĩ phóng khoáng của Tuyết cũng như những phát ngôn và cách nói chuyện của Tuyết cho thấy cô là một cô gái rất tân thời, bị ảnh hưởng quá nhiều bởi lối sống tự do của phương Tây xâm nhập. Do đó cô đã đánh mất đi nét đẹp dịu dàng, nết na của một người con gái. Đồng thời cũng đánh mất đi đạo đức con người, nhất là tình cảm thiêng liêng của gia đình. 1.2.7. Ngôn từ đối thoại của ông TYPN Cuộc thoại số 1: Trong cuộc đối thoại giữa bà khách và những người trong tiệm may Âu hóa, đặc biệt là nhà mỹ thuật – ông Típ Phơ Nờ cũng đóng góp nhiều ý kiến. Chỉ qua một vài câu nói, nhà mỹ thuật đã bộc lộ được bản chất của một nhà mỹ thuật tân tiến: (a) - Mặc bộ này thì khó coi lắm! Lúc ấy nhà mỹ thuật và nhà làm báo cũng đến nghe ngóng. Ông nhà báo nói ngay: (b) - Dễ coi lắm, thưa bà! Nếu bà mặc bộ này thì không còn một người đàn ông nào lại không chạy theo bà như chạy theo những cô gái ngay thơ! Nhà mỹ thuật thêm: (c) - Chinh phục! Tôi phải đặt tên là Chinh phục!” GVHD: Chim Văn Bé 71 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG Bà khách lại nói: (d) - Quần với áo mà đến thế thì chả còn… che đậy gì được mấy tí. Nhà mỹ thuật lại cãi: (e) - Thưa bà, những nguyên tắc về y phục đã thay đổi. Chúng tôi mà có chế ra kiểu này cũng là vì theo cái quan niệm y phục của các nhà thợ may lớn ở phương Tây. Quần áo để tô điểm, để làm tăng sắc đẹp, chứ không phải để che đậy. Bao giờ…bao giờ mà y phục tiến bộ đến cực điểm, đi đến chỗ tận thiện tận mĩ thì nghĩa là y phục phải không còn… che đậy cái gì của người đàn bà nữa!... Bà khách gật gù: (f) - Phải! Phải đấy! Dễ phải đến thế thì mới có công hiệu. (g) - … Phải lắm! (h) - … Vâng, tôi xin vâng! Tôi xin Âu hóa theo văn minh, ăn vận theo tiến bộ!...” Trong lượt lời (a) của bà khách, roc ràng có hành động trong lời là phê phán bộ y phục là khó coi, qua đó bà muốn thực hiện hành động qua lời là e ngại khi mặc bộ y phục này. Từ đó cho thấy bà khách vẫn là một người phụ nữ đoan trang. Với những lời khen nợi của tay nà báo trong lượt lời (b), nhà mỹ thuật đã xen lời vào ca tụng thêm cho bộ y phục của mình (c). Nhưng với hành động đánh giá không tốt về bộ y phục của bà khách (d), nhà mỹ thuật đã thực hiện ngay hành động giải thích rất tích cực (e), qua hành động này ta thấy rõ ràng nhà mỹ thuật đã đánh đòn tâm lý vào sự khó khăn mà bà đang gặp phải, người khách đã bị cuốn vào lối ăn mặc tân thời không phù hợp này. Như vậy, dưới con mắt thẩm mĩ của một nhà mỹ thuật ông TYPN cảm thấy y phục như thế không những đẹp mà còn hợp thời, tân tiến và được nhiều người chú ý. Nếu như quan niệm của bà khách là mặc quần áo là để che đậy, là kín đáo thì quan niệm của một nhà nghệ thuật lại hoàn toàn trái ngược lại. Trong lượt lời (e), với hành động trong lời là giải thích về nghệ thuật, nhà mỹ thuật muốn thực hiện hành động qua lời là chứng minh nét đẹp của sáng tạo của ông. Thiện – mĩ là cái tốt đẹp, hoàn hảo, bản thân cái thiện đã chứng minh được sự giản dị, tốt lành, nhưng ở đây nhà mĩ thuật lại cho rằng “y phục phải không còn…che đậy cái gì của người đàn bà nữa!”. Hai lý lẽ này vô cùng trái ngược nhau, nhưng lại được tác GVHD: Chim Văn Bé 72 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG giả so sánh là cơ sở hỗ trợ nhau đã làm bật lên được sự mỉa mai, khinh bỉ hết sức sâu sắc. Cuộc thoại số 2: Đặc biệt là qua đoạn giữa nhà mỹ thuật cho Xuân Tóc Đỏ khi ông ta dạy cho Xuân biết tên của những bộ y phục, không những cho thấy quan điểm nghệ thuật của ông ta mà còn biết được phong cách của con người Việt Nam trong xã hội lúc bấy giờ. Đồng thời còn gián tiếp nói lên lối sống của họ: (a) - “Hở cánh tay và hở cổ là Dậy thì! Anh đọc thật to lên nào! Xuân nhắc lại như một con vẹt học một bài học thuộc lòng: (b) - Hở cánh tay, hở cổ là Dậy th! Hở cánh tay. Hỏ cổ là Dậy thì! Nhà mỹ thuật gật gù hài lòng và lôi Xuân ra một manđơcanh khác: (c) - Hở đến nách và hở nửa vú là Ngây thơ!” Đoạn thoại trên, phát ngôn của ông TYPN là (a) và (c), cả hai lượt lời này đề có hành động qua lời là dạy cho Xuân Tóc Đỏ biết tên của những bộ y phục. Nhưng trong lượt lời (a), hành động qua lời này là bộ y phục ít hở han hơn trong lượt lời (b). Có thể nói, nhà mỹ thuật – hay ông Típ Phờ Nờ kí danh là TYPN là người phát biểu cho phong cách ăn mặc của con người trong xã hội nữa tây nữa ta như lúc bây giờ. Một lối sống chạy theo tân thời, chạy theo cái đẹp nhưng thật ra không biết như thế nào là đẹp. Đồng thời điều này còn cho thấy sự bất chấp thủ đoạn, lừa bịp của những kẻ kinh doanh theo lối tư bản, chỉ biết đến lợi ích cá nhân không quan tâm đến lợi ích cộng đồng và sự đồi bại của xã hội. Vũ Trọng Phụng thật tinh tế khi để một người am hiểu về nghệ thuật để đánh giá về nghệ thuật, cái đẹp, điều đó đã làm cho sự mỉa mai của tác giả mạnh mẽ hơn, mang lại tiếng cười châm biếm nặng nề hơn. Qua đó nhầm nhắc nhở mọi người biết rằng cách ăn mặc như thế là nhố nhăn. Đồng thời, cảnh báo đến mọi người, một khi con người sống trong xã hội này sẽ dễ dàng bị cám dỗ, đồng hóa. Vì thế nên thức tỉnh và đừng nên đánh mất bản thân, cũng như những giá trị tốt đẹp của dân tộc. Cuộc thoại số 3: GVHD: Chim Văn Bé 73 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG Những phát ngôn liên tiếp sau đây của ông TYPN khi trông thấy vợ mình ăn mặc tân thời ông đã phản ứng: (a) - “Ôi! Phong hóa suy đồi! (b) - … Thật không thể tha thứ được! (c) - … Có phải thế không, anh? Vợ tôi? Chính vợ tôi? Chính vợ tôi mà lại ăn mặc tân thời như thế này? Hở Giời? Quần trắng nữa ư? Hở giời? Đường ngôi lệch, bôi môi hình quả tim ư? Hở giời? Đồ đĩ! Đồn khốn nạn! Đồ…” (d) - …Câm đi, đồ ngu! Khi người ta cổ động đàn bà thì phải biết là cũng có năm bảy thứ đàn bà! Khi người ta nói phụ nữ là nói vợ con, chị em người khác, chứ không phải vợ con, chị em của ta! Mợ đã hiểu chưa? Người khác thì được mà mợ, mợ vợ tôi, thì mợ không thể tân thời như người khác được!” (e) - Đối với tôi ấy à?... Đàn bà cứ nhốt trong buồng. Mợ đã hiểu ra chưa? (f) - Rõ đồ khốn! Tưởng bở! Đòi nay mốt này, mai mốt khác để làm túi cơm giá áo à? Đã ăn hại chồng mà lại bắt chồng nay sắm cái này, mai sắm cái khác để làm cho chồng phải khổ sở rồi không kiếm ra tiền để diện thì “đi khách” lấy tiền! Đừng có học đòi! Đừng có lãng mạn!” Hành động trong lời ở lượt lời (a) là than thở trước cách ăn mặc tân thời của vợ mình. Lời khẳng định của ông TYPN trong lượt lời (b) cho thấy sự quả quyết của ông ta trước việc này. Những câu hỏi lại trong lượt lời (c), và những câu chữi rủa của ông ta trong lượt lời này, ông ta muốn thực hienj hành động qua lời là tức giận để vợ mình biết. Qua hai đoạn thoại ta thấy sự mâu thuẫn trong lời nói và suy nghĩ của ông TYPN. Thứ nhất là hô hào cho chị em phụ nữ ăn măc tân thời, phải đổi mới. Thứ hai là cấm vợ ăn mặc tân thời. Hai lý lẽ này thật là trái ngược. Nhưng xét nguyên nhân của sự tình thì rất hợp lý. Thật ra, nhìn từ gốc độ của một nhà kinh doanh, mục đích là tăng thêm vốn, kiếm thật nhiều tiền thì ta thấy suy nghĩ của ông Típ Phờ Nờ - nhà mĩ thuật Đông Dương không có gì lạ. Bất cứ nhà kinh doanh nào cũng muốn hàng hóa của mình được tiêu thụ và nổi tiếng, nhà mĩ thuật cũng vậy luôn muốn y phục của mình được người người mặc và biết tới cũng như sẽ có được nhiều tiên từ sản phẩm của mình, do đó ông luôn hô hào mọi người để họ có thể theo xu hướng GVHD: Chim Văn Bé 74 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG ăn mặc này. Nhưng ở bất cứ người chồng nào cũng vậy, họ luôn muốn vợ mình đoan trang, biết giữ gìn phẩm giá, mà điều dễ nhìn thấy nhất đó là cách ăn mặc. Vì vậy, sự tức giận kêu giời của nhà mĩ thuật là có sơ sở. Điều này cho thấy bản chất xấu xa của xã hội đã ảnh hưởng đến bản tính con người Việt Nam bấy giờ, sống theo lối sống tư bản, phương Tây, quan trọng đồng tiền và dễ bị sa ngã. Lượt lời (d) có hành động trong lời là giải thích và qua đó ông TYPN muốn thực hiện hành động qua lời là cấm cản vợ mình mặc đồ tân thời. Từ đó cho thấy ông Tip Phờ Nờ là một người rất ích kỷ, mặc kệ xã hội như thế nào miễn là có lợi như cho mình, ai bị mang tiếng xấu, hư hỏng như thế nào ông cũng oan oan cái miệng đó là điều tốt đẹp nhưng với vợ con, chị em của mình thì không được như vậy. Điều này cho thấy bản chất tư bản càng ngày càng ảnh hưởng sâu sắc đến con người Việt Nam. Trong lượt lời (e), ông TYPN đã thực hiện hành động trong lời là mong muốn vợ mình đoan trang, giản dị. Trong lượt lời (f), thì ta thấy ông đã không kiềm chế được sự tức giận của mình và đã thực hiện hành động chữi bới vợ mình rất nặng nề. Qua lời cãi này ta thấy được sự quan tâm, sự ích kỷ của người chồng. Ông không muốn vợ mình ăn mặc tân thời, hở hang để mọi người trong thấy và đánh giá. Bắt vợ phải ăn mặc kín đáo, nho nhã để xứng đáng là vợ của một nhà thiết kế. Có thể nói, đây không còn là suy nghĩ riêng của riêng ông mà còn là suy nghĩ ching của mọi người chồng yêu thương vợ. Đồng thời qua lời mắng vợ của ông ta, ta thấy ông là một rất cổ hủ theo lối xưa “ Đàn bà cứ nhốt trong buồng.” Chẳng khác nào quan niệm phong kiến “khuê môn bất xuất”.  Từ các đoạn thoại trên ta thấy rằng, cùng một con người, nhưng lại có hai suy nghĩ, hai cách nói khác nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau. Một mặt kêu gọi mọi người hãy đổi mới, ăn mặc tân thời. Một khác lại kịch liệt phản đối, cấm cản không cho vợ con, chị em mình ăn mặc như thế mà phải luôn luôn ăn bận kín đáo, cổ xưa, không theo mốt này mốt khác. Từ đó cho thấy ông Típ Phờ Nờ là một người mang tính cá nhân, theo lối tư bản phương Tây. Đồng thời là một kẻ hai mặt, lừa bịp và vô cùng giả tạo để thu lợi từ kẻ khác mà bất chấp mọi hậu quả. 1.2.8. Ngôn từ đối thoại của sư phụ Tăng Phú GVHD: Chim Văn Bé 75 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG Cuộc thoại số 1: Đây là cuộc thoại giữa Sư phụ Tăng phú và Xuân Tóc Đỏ khi ông ta đề nghị Xuân tham gia vào báo “Gõ mõ”: (a) - “Ông hỏi gì? Mời ông ngồi! (b) - Bần tăng xin phép… Thưa ngài, bần tăng đã cam chịu khổ hạnh, vất vả đến nỗi bần tăng lại còn làm chủ nhiệm một tờ báo nữa, tờ báo Gõ mõ… A Di Đà Phật!” (c) - Báo gõ mõ à? Sao không dạy người ta đi hát cô đầu có được không? Sư ông đỏ mặt, ấp úng: (d) - Bẩm ngài đi hát cô đầu cũng chỉ là di dưỡng tinh thần, vì đó thuộc kinh nhạc trong Tứ thư Ngũ kinh của đức Khổng. Tăng ni chúng tôi mà có đi hát thì cũng không bao giờ phạm đến sắc giới vì chúng tôi chỉ hát chay thôi chứ không khi nào ngủ lại cả đêm ở nhà chị em. Vả lại… đến pháp luật của chính phủ bảo hộ cũng bênh vực cho sư đi hát nữa là! Đấy ngài xem, anh chủ cái báo ấy dám công kích sư đi hát mà bần tăng kiện tại tòa cho phải thua hộc máu mồm ra đấy!” (e) - À, à! Thế kia à? Ghê nhỉ? (f) - Âý nói thế để ngài rõ bần tăng có nhiều thế lực. Những quan đại thần như các vị toàn quyền, thống sứ, đốc lý cũng là ân nhân của báo Gõ mõ… của bần tăng. Ở tòa báo có đầy đủ chân dung to tướng của các vị… Ồ, Phật giáo là cao thâm huyền bí lắm.” Khi Xuân tóc Đỏ hỏi lão sư phụ cần gì và mời lão ta ngồi (a), trươc hành động này người sư phụ đã thực hiện hành động trong lời là giới thiệu việc làm và vị trí của mình trong tờ báo gõ mõ (b). Qua đó ông ta muốn thực hiện hành động qua lời đó là khoe khoang tên tuổi của mình với Xuân. Qua phát ngôn (b), ta có thế thấy được sự nhố nhăn, tồi bại của xã hội lúc bấy giờ. Ngay cả tín ngưỡng, nơi đặt lòng tin của con người là một điều thiêng liêng cũng trở nên giả dối, dụ lợi thì không thể tin được. Trước câu hỏi mỉa mai của Xuân Tóc Đỏ (c), Sư phụ Tăng Phú đã thục hiện hành động trong lời là giải thích (d), nhưng không phải giải thích một cách bình thường như những nhà tu hành chân chính, mà là gián tiếp thừa nhận việc làm tệ hại GVHD: Chim Văn Bé 76 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG của mình, là hát cô đầu. Trong suy nghĩ của mọi người thì tăng, sư là những người rất tử tế, nghiêm chỉnh, bởi họ đại diện cho Phật Pháp, truyền bá tín ngưỡng, khuyên bảo con người sống giản dị, thoát khỏi u uất để cuộc sống thanh thản hơn, tốt đẹp hơn. Nhưng ở đây vị sư này chẳng những khoe khoang mà còn rất không đúng đắn, đàng hoàng. Một trong những điều cấm kị lớn nhất của tăng ni là tham gia quá nhiều vào cuộc sống trần tục, đặc biệt là sắc giới, nhưng sư phụ Tăng Phú lại tham gia đủ mọi thói hư tật xấu đó. Bên cạnh đó, trong những phát ngôn của sư phụ Tăng phú bộc lộ ra là một người vô đạo, thốt ra những lời giống như của một kẻ lưu manh. Là người chỉ biết phô trương thân thế, không quan chú ý đến lời ăn tiếng nói của bản thân. Lượt lời (f) có hành động trong lời là hỏi và giới thiệu về thế lực của bản thân của mình cho Xuân Tóc Đỏ biết. Qua đó ông ta muốn thực hiện hành động qua lời là khoe khoang, phếch trương thân thế của mình. Là một nhà sư, nhưng lại rất quan tâm đến địa vị và thế lực. Điều này cho thấy xã hội sẽ rất náo loạn, xô bồ. Bởi ngay những người vốn sống giản dị, xa lánh trần tục cũng tranh giành dữ dội như thế thì người dân bình thường lại càng cạnh tranh mạnh mẽ hơn. Trách nhiệm của Phật pháp là khuyên bảo con người thông suốt, làm tăng niềm tin nơi họ, bởi không thâm tâm con người không có gì chân thật, cao cả và vững chắc như những đức tin kia, nhưng đến tăng, sư cũng quảng cáo thuốc lậu để gạt người thì chẳng những cuộc sống vật chất của họ không chỉ tối tăm mà ngay cả đời sống tinh thần cũng trở nên đen tối, giả dối.  Qua những cuộc thoại cũng như những lời đối thoại của vị sư tăng, ta thấy được bản chất chung của con người khi sống trong xã hội mà những thói hư tật xấu của tư bản phương Tây đang xâm nhập mạnh mẽ. Con người trở nên ham danh lợi, tiền bạc, địa vị và lừa bịp nhau bằng tất cả thủ đoạn. Những giá trị thiêng liêng như lòng tin của con người cũng bị bán rẻ bởi đồng tiền “Ấy ngài chớ giả rẻ nhà chùa mà phải tội.” Những đạo lý, truyền thống tốt đẹp của con người bị đảo lộn cả, họ mang danh tiếng của chù chuyền ra mà trả giá thì chẳng còn gì để mà gìn giữ được. Vũ Trọng Phụng đã gián tiếp định nghĩa cho từ “tội” thật độc đáo. “Tội” ở đây là phải trả tiền nhiều hơn, nếu trả giá sẽ phải tội. Trong khi đó, nhà chùa là nơi rộng mở, tự GVHD: Chim Văn Bé 77 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG nguyện cúng bái, đáp lễ, không được đòi hỏi ở tín đồ hay người dân điều gì cả. Tác giả đã xây dựng nên hai lý lẽ vô cũng mâu thuẫn. Chính điều này đã làm cho sự châm biếm, mỉa mai cả ông sâu cay hơn. 1.2.9. Ngôn từ đối thoại của ông Cẩm và những người trong sở ty cảnh sát Cuộc thoại số 1: Có thể nói, cuộc trò chuyện giữa thầy viên quản và thầy minđơ đã phần nào bộc lộ được bản chất của những kẻ nắm quyền, có trách nhiệm quản lý đất nước: (a) - Thầy có tiếc cái thời buổi ngày xưa , cách đây mười năm không? (b) - Tiếc lắm, mười năm trước đây, dân ta còn ngu.” (c) - Ngày nay dân ta văn minh mất rồi, rõ thảm hại! Thầy phải biết là xưa kia, xã hội tin những du côn, nặc nô, tin những người bất lịch sự, chỗ nào cũng phóng uế, cũng đánh nhau. Hồi ấy, có khi bốn người cùng ngồi một xe! Họ chữi nhau hàng nữa giờ, đánh nhau vỡ đầu, nhà của của họ thì rác rưỡi , nước cống, nước rãnh thì tung tóe, ngập lụt… Chó của họ cũng chạy ra ngoài đường nhông nhông… Xe đi đèn, hay không đèn là nhan nhản. Bây giờ mọi sự đã thay đổi cả. Cái thời tốt đẹp của các cụ nhà ta không còn nữa! Thật là tai hại! Than ôi! ……. Thầy lính vẫn hậm hực: (g) - “Thôi, thế thì tôi còn cách li dị vợ tôi mà thôi! (h) - Chết nỗi! Tại sao thế? (i) - Tôi đã dặn nó thỉnh thoảng phải bảo trẻ nhỏ ra ném sấu ngoài phố, không thì để nhà của cho rõ bẩn thỉu, cống rảnh cho rõ ngập lụt cho thầy minđơ thỉnh thoảng biên phạt, thì tôi mới có dịp phạt lại vợ thầy ấy, thế mà nó cứ để con cái tôi ngoan như bụt, nhà cửa sạch như lau, như chùi! Con khốn nạn, con ác phụ!” Trước câu hỏi của thầy viên quản (a) về sự tiếc nuối của thời buổi tốt đẹp của ngày xưa, thầy minđơ đã trả lời với hành động và thái độ rất buồn và rất tiếc (b). Lời phân tích của thầy viên quản trong lượt lời (c), kết hợp với hành động trong lời là than thở đã làm tăng sự mâu thuẫn và nghịch lý của câu chuyện. Bỏi, nỗi buồn này của thầy minđơ có vẽ hơi lạ, bởi nó không phù hợp với nghĩa vụ, trách nhiệm của một người cảnh sát phải làm. Nếu với một người viên chức thương dân thương GVHD: Chim Văn Bé 78 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG nước thì người dân ngày càng tiến bộ sẽ là điều đáng mừng với họ, nhưng ở đây không chỉ thầy minđơ mà toàn bộ người trong sở cẩm cũng có nỗi buồn chung như vậy là vì họ chỉ biết lợi cho bản thân chứ không vì cái chung của đất nước. Nhưng xét nguyên nhân của sự tình này thì điều này hợp lý. Để đạt được dự toán năm nghìn đồng thì các thầy cảnh sát phải xử phạt dân nhiều hơn, nhưng họ không thể xử phạt được nếu người dân không vi phạm gì cả. Một khi dân chúng trở nên văn minh, hiểu biết nhiều hơn hoặc ngược lại trở nên ranh ma hơn, ý thức sẽ cao hơn thì hành động chu đáo, tinh vi hơn. Vì thế các thầy cảnh sát rất khó để tìm thấy những lỗi sai để xử phạt họ như là chữi nhau, đánh nhau, nhà cửa rác rưỡi, cống rảnh tung tóe, ngập lụt, chó chạy ra ngoài đường, quên bắt đèn xe…Từ thiếu niên cho đến trẻ em, bọn con ních cũng càng ngày càng văn minh hơn, hiểu luật hơn. Vì thế họ rất ít khi vị phạm điều gì. Điều đó dẫn đến hệ quả là người dân không bị phạt thì sở cẩm không thu nhập được một số tiền lớn. Do đó họ đành phải bày ra kế tự mình chủ động vi phạm để xử phạt lẫn nhau cho đủ nộp số tiền năm nghìn. Lượt lời (g) có hành động trong lời là khẳng định rất chắc chắn rằng việc sẽ li dị vợ của thầy minđơ. Với một lý do rất nghịch lý là vợ cứ để nhà cửa sạch sẽ, con cái ngoan ngoãn không quậy phá để thầy mintoa phạt vợ mình và mình cũng sẽ không ngại khi cứ phạt vợ người ta mãi (i). Thật là một nỗi khổ lớn lao.  Qua những đoạn thoại này, ta thấy được sự ngu dốt nhưng cũng đầy giả tâm của những kẻ nắm giữ quyền hành. Họ dễ dàng bị gạt bơi những lời tân bốc, xua nịn. Đồng thời luôn chứng tỏ mình rất oai phong, nhưng thật ra luôn lép vế trước những kẻ có tiền và có địa vị. Chẳng hạn, trong lời giới thiệu qua lại của Xuân Tóc Đỏ và hai thầy cảnh sát ta thấy được sự kính nể của họ trước một thằng lưu manh như là Xuân. Chi tiết này cho thấy sự đã kích của tác giả rất lớn đối với những kẻ thống trị, nắm quyền. Vũ Trọng Phụng không chỉ bày tỏ sự thương hại cho những suy nghĩ và hành động ngu dốt của họ mà còn chỉ ra bản chất xấu của giai cấp thống trị. Đó là xử phạt, thu thuế bừa bãi và luôn trọng sĩ diện, tỏ ra quyền cao chức trọng với người khác. 2. Độc thoại nội tâm 2.1. Ngôn từ độc thoại của nhân vật Xuân Tóc Đỏ GVHD: Chim Văn Bé 79 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG Trước những lời nói và động tác của cậu Phước, con giời con Phật của bà Phó Đoan, Xuân cảm thấy rất khó chịu, nói trong lòng: “Mẹ kiếp! Chứ con với chả cái!” Một tên lưu manh, đã từng làm rất nhiều nghề để sinh sống, va chạm nhiều với cuộc đời, gặp nhiều loại người, nhưng Xuân Tóc Đỏ cảm thấy rất chướng mắt với lời nói của cậu Phước, hở chút là “Em chã”. Lớn rồi nhưng lại leo lên lưng người đàn bà cưỡi ngựa, miệng kêu: “Nhong! Nhong! Nhong!”. Từ đó có thể thấy, suy nghĩ trong lòng của Xuân cho rằng cậu ta là một người thật đáng kinh sợ, không bình thường. Từ “con” mang ý nghĩa thiên về một người ngây thơ, nhỏ nhoi, đáng yêu. Nhưng qua lời nói thầm trong lòng của Xuân ta thấy từ “con” ở đây có nghĩa khác, và với nghĩa xấu, đó là người không ra gì. Khi Xuân Tóc Đỏ lần đầu tiên tìm đến tiệm may Âu hóa, Xuân ngỡ ngàng khi đọc những dòng chữ trước cửa tiệm, và khi nghe người thợ chữi người thiếu niên, Xuân Tóc Đỏ , hỗ thẹn và nghĩ nói thầm trong lòng: “Mẹ kiếp, chứ lại chữ với chã nghĩa!” vừa thẹn, vừa bất bình với chỗ bị mắng gián tiếp là “ngu như lợn” lời chữi thầm của Xuân Tóc Đỏ không chỉ thể hiện hắn tuy lưu manh nhưng vẫn còn là một kẻ ngốc nghếch. Đồng thời còn cho thấy lúc ban đầu, khi vào làm ở tiệm Âu hóa Xuân Tóc Đỏ vẫn còn là một kẻ biết sợ. Điều này thể hiện qua của chỉ ngơ ngác, sự suy nghĩ về những chữ mà hắn đọc không ra và cho là khó hiểu trên cửa tiệm. Oử một mình trong cửa tiệm, vừa đói vừa phải học tên các bộ y phục Xuân Tóc Đỏ tự hỏi thầm: “Thế này thì nước mẹ gì?” lời này không chỉ bộc lộ sự bực tức vì sự không ngó ngàng, quan tâm của những người trong của tiệm đối với hắn. Tất cả mọi người đều về và đi ăn cơm, không ai quan tâm đến hắn cũng cần phải ăn, do đó sự bực tức cả hắn là đương nhiên. Nhưng lời tư hỏi của hắn không chỉ thể hiện sự bực tức, cho rằng không nhầm gì, mà còn bộc lộ được bản chất lưu manh của một tên bụi đời, hay nói, chữi những câu thề, tục.:“Chả nước mẹ gì cả!” Qua lời độc thoại của Xuân Tóc Đỏ ta thấy sự bực bội của hắn trước sự phức tạp của nhiều tên gọi quần áo. Lời tự hỏi và tự trả lời của hắn thể hiện hắn là một kẻ học vẹt rất giỏi, rất thông minh trong những việc lừa gạt, làm những việc xấu. Nhưng dù thế nào thì bản chất của một kẻ côn đồ vẫn không thể giấu được, điều này thể hiện qua lời nói thầm của Xuân khi phải học thuộc tên y phục: “Mẹ kiếp! Quần với chả GVHD: Chim Văn Bé 80 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG áo! – Cái này là cái gì? À Lời hứa!... Thắt đáy, nở ngực, nở đít… Phải phải! Thắt đáy nở ngực, nở đít là Lời hứa! Hở ngực hở tay, hở đùi là Chinh phục! Hở ngực, hở đùi là Chinh phục! Hở nách và hở nữa vú là Ngây thơ! Thật nghịch lý, Xuân Tóc Đỏ luôn sợ mình bị mọc sừng, nhưng lại mong muốn tất cả mọi người đều bị mọc sừng. Hắn vui vẽ nghĩ thầm: “Vạn tuế những người chồng mọc sừng! Ước gì ai cũng mọc sừng!”. Có thể nói Xuân Tóc Đỏ không chỉ là một kẻ tham lam mà hắn còn là một người ích chỉ biết lợi cho bản thân. Số tiền ít ỏi “năm đồng” cũng đủ để chứng minh Xuân Tóc Đỏ là một người dễ dàng thay đổi bản thân để có được đồng tiền, coi tiền là trên hết. Chỉ cần “năm đồng” thì cũng đủ để hắn không cần quan tâm đến trật tự của xã hội nữa, mặc nó có náo loạn, tồi tệ thế nào. 2.2. Ngôn từ độc thoại của một số nhân vật khác 2.2.1. Ngôn từ độc thoại của Văn Minh Trong lời độc thoại nôi tâm của Văn Minh đã bộc lộ phần nào tâm lý và tính cách của ông, trước việc hư hỏng của cô em gái: “Ôi, giữ cái trách nhiệm rắc hạt giống văn minh cũng khó khăn nặng nhọc lắm thay!” Bởi vì là người mang trọng trách, chủ trương Âu hóa, cải cách xã hội, do đó ông Văn Minh không thể làm gì được mà trong tình thế tiến thoái lưỡng nan. Một bên là người chủ trương cải cách, một bên là em, nhưng trước trường hợp hư hỏng của em mình ông văn minh không thể kết tội Tuyết được. Bởi lẽ nếu ông ta kết tội Tuyết vì tội suy nghĩa tân thời mà lầm những việc mọi người coi là hư hỏng thì ông không thể kêu gọi mọi người nghe theo vận động cải cách của mình. Đồng nghĩa với việc tiệm may Âu hóa của ông sẽ mất khách và thiệt hại về tài chính. Nhưng ông cũng không thể bênh vực cô em gái này, vì chứng cứ đã rành rành ra đó, và tất cả mọi người đều biết cả. Do đó, ông cũng không thể bênh vực cho cô được. Lời than thầm của ông, cho thấy ông ta cũng thật đáng thương. Vì danh tiếng và lợi ích mà phải thiệt thòi như vậy, xứng đáng là một nhà chủ trương Âu hóa theo lối tư bản phương Tây. Suy nghĩ phân vân của ông Văn Minh trước sự việc không biết Xuân Tóc Đỏ có muốn cưới em gái mình không, ông đã nghĩ thầm: “Hay là thằng này nó không muốn lấy em mình? Hay chúng nó chưa có điều gì với nhau mà chỉ bị thiên hạ đồn GVHD: Chim Văn Bé 81 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG nhảm mà thôi?”. Từ suy nghĩ này ta có thể thấy, lúc ban đầu ông Văn Minh có quy với Xuân bao nhiêu, kiểm soát và điều khiển Xuân bao nhiêu thì bây giờ cái quyền hành ấy dường như càng ngày càng giảm xuống bấy nhiêu. Ông không còn nắm bắt được suy nghĩ và điều khiển Xuân như trước nữa. Điều này ta có thể thấy qua sự đoán mò, phân vân của ông trước việc định gả Tuyết cho Xuân. Ta thấy ở đây Vũ Trọng Phụng đã tạo tiếng cười sâu cay với con người. Khi sự thành thực được bộc lộ thì lại bị coi là gian trá, một khi giả dối thì lại được tin tưởng và trọng vọng rất nhiều. Tác giả đã tạo ra sự nghịch lý, ngược đời ở đây để làm nổi bật lên bản chất lừa bịp của xã hội đương thời là vậy. Trước sự chân thực của Xuân Tóc Đỏ, hắn thực sự không dám lấy Tuyết, sự chân thực ít ỏi này của hắn cũng bị ông Văn Minh hiểu nhầm là có ý đồ sâu xa hơn. “Quái cho cái thằng này! Cần gì phải xoay ngay mình như thế. Phần gia tài của em mình như thế thì nó chẳng phải vội cũng đã đủ là đào được mỏ chứ sao? Nó lại muốn bắt em mình phải cam đoan điều ấy nữa thì đểu cáng thật!” Với suy nghĩ này của ông ta, sự tính toán, mưu mô mang tính chất đại trà, do dó nên họ luôn luôn nghĩ ai cũng vậy. 2.2.2. Ngôn từ độc thoại của Tuyết Với sự im lặng của Xuân Tóc Đỏ khi Tuyết cố tình giải thích mình đã khỏi ghẻ từ lâu rồi, cô đã nghĩ thầm: “À, dễ người ta làm bộ vì người ta là sinh viên trường thuốc.”. Lời giải thích của Tuyết cho thấy cô rất sợ Xuân hiểu lầm, sẽ chê bai mình. Từ tiền giả định trên có thể thấy lời nghĩ thầm này của Tuyết thể hiện sự tức giận của Tuyết khi Xuân không có phản ứng gì trước lời nói của cô. Từ điều này cho thấy Xuân Tóc Đỏ đã có một vị trí rất quan trọng trong lòng của Tuyết, vì thế cô mới giải thích và suy nghĩ như vậy. Đồng thời cho thấy Tuyết cũng là một người rất sĩ diện, bởi trước thái độ của Xuân như vậy cô cảm thấy mất mặt, do đó mới có suy nghĩ như vậy để tự an ủi bản thân mình. 3. Nhận xét chung Qua một số cuộc thoại và những đoạn độc thoại nội tâm của các nhân vật, chúng ta có thể thấy được tài năng và cống hiến to lớn của Vũ Trọng Phụng trong văn xuôi Việt Nam. Ngôn từ nghệ thuật được ông sử dụng trong tác phẩm hết sức phong phú, nhưng lại vô cùng gần gũi, đồng thời cũng phản ánh đúng thực tại của bối cảnh xã GVHD: Chim Văn Bé 82 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG hội lúc bấy giờ. Cách sử dụng ngôn từ của ông cho từng nhân vật đã bộc lộ được cá tính của mỗi nhân vật. Qua đó ta có thể nắm bắt được diễn biến tâm lý tính cách của nhân vật, và cả đề tài chủ đề của tác phẩm. Có thể nói Số đỏ là một kiệt tác xuất sắc của Vũ Trọng Phụng, nó không chỉ nổi bật về nội dung phản ánh mà còn tiêu biểu cho lối sử dụng ngôn ngữ độc đáo của tác giả, như Đỗ Đức Hiểu nhận xét: Số đỏ là một hiện tượng ngôn từ hết sức độc đáo , đánh dấu thời đại.” GVHD: Chim Văn Bé 83 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG PHẦN KẾT LUẬN Ngôn ngữ nhân vật là một yếu tố quan trọng góp phần to lớn trong việc tìm hiểu tác phẩm. Thật vậy, thông qua những cuộc đối thoại giữa các nhân vật kết hợp với các đoạn độc thoại nội tâm đã cho chúng ta thấy được những tính cách của các nhân vật được biểu hiện trong lời nói hay là suy nghĩ. Chẳng hạn, đối với nhân vật trung tâm của tác phẩm là Xuân Tóc Đỏ lúc đầu rất là ngây ngô, sợ sệt khi ta thấy hắn xưng hô với bà Phó Đoan “bà lớn – con” nhưng càng về sau thì lại trở nên hóng hách và lều lĩnh hơn. Cũng là người mà mình đã chịu ơn, người đã có công đưa cuộc đời của hắn càng ngày càng danh giá hơn nhưng cử chỉ, hành động và lời nói khác hơn “tôi – bà”. Là một kẻ vô học, một tên lưu manh vậy mà khi nói chuyện với công chúng lại xưng là “ta với mi” tỏ ra là một người có giá trị, quyền hành to lớn. Đồng thời thông qua những cuộc đối thoại của Xuân Tóc Đỏ và những nhân vật khác đã bộc lộ được những tính cách xấu xa của hắn, đào hoa, gian trá, hám tiền, hám danh hám lợi lại còn càng ngày càng hóng hách. Hóng hách là một tính cách phát triển, vận động dần trong quá trình thâm nhập vào xã hội thượng lưu của Xuân Tóc Đỏ. Từ đó cho thấy chính những nhố nhắn của xã hội này đã ảnh hưởng sâu sắc, đã di dưỡng tính tình của Xuân Tóc Đỏ càng ngày càng xấu xa hơn, bịp bợm hơn, sống ích kỷ hơn. Bên cạnh đó với những nhân vật khác, thống qua những cuộc thoại của họ ta thấy được bản chất xấu xa của những con người sống trong xã hội thượng lưu lúc bấy giờ. Họ đã có công rất lớn trong quá trình Âu hóa, cải cách xã hội chính là đảo lộn những giá trị đạo đức. Đồng thời là tấm gương tiêu biểu để những kẻ khác có thể học theo và gia nhập nhanh chóng. Tình thân là một mối quan hệ rất thiêng liêng, nhưng qua những lời mong mỏi, tìm cách để cụ cố Tổ mau chóng chết của cụ cố Hồng, ông Văn Minh… ta thấy những giá trị truyền thống cơ bản nhất của con người Việt Nam cũng đánh mất. Họ không còn biết đến công ơn nuôi dưỡng, sinh thành của cha mẹ mà chỉ biết tiền, nghĩ đến cái lợi của bản thân. Có thể nói, đây chính là một trong những đặc điểm, bản chất quan trọng của lối sống tư bản phương Tây đã xâm nhập và ảnh hưởng mạnh mẽ tới xã hội nước ta. Không chỉ những kẻ cô học, những tên lưu manh mà ngay cả những nhà chức trách đến những đức tin là tôn giáo cũng bị ảnh hưởng rất nghiệm trọng. Ta thấy trong tác GVHD: Chim Văn Bé 84 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG phẩm họ không còn là nạn nhân bị ảnh hưởng nữa mà là người chủ trương, truyền bá những điều tòi bại này. Là một vị sư tăng nhưng lại tham gia vào giới báo chí, mà nơi đó lại rất không phù hợp với nhiệm vụ, chức trách của một vị sư tăng. Không chỉ vậy lại kêu gọi mọi người tham gia, ủng hộ báo Gõ mõ để cạnh tranh thì rõ ràng ta thấy bản chất tôn giáo, tín ngưỡng cho những giá trị thiêng liêng dường như không còn nữa. Thay vào những giá trị tốt đẹp là sự gian xảo, bịp bợm, giả nhân giả nghĩa, bạc tình, vong ơn giữa con người với nhau. Vũ Trọng Phụng đã lên án sâu sắc cả một xã hôi tư sản ở tất cả các vị trí, một xã hội lố bịt thông qua cách xây dựng những nhân vật mang tính cách điển hình như Xuân Tóc Đỏ chẳng hạn. Qua đó ta có thể thấy được sự chán ghét, bất bình của tác giả trước xã hội này bằng những sự châm biếm, mỉa mai qua những tình huống gây cười của tác phẩm. Chính nhờ những đoạn đối thoại và độc thoại nội tâm đã bộc lộ hết sức rõ nét cá tính của từng nhân vật. Xâu chuỗi hết tất cả những đoạn độc thoại, đối thoại này chúng ta có thể thấy được nội dung của tác phẩm một cách dễ dàng và chính xác nhưng cũng không kém phần độc đáo. Từ đó chúng ta , có thể thấy được cái hay và cái sắc sảo của Vũ Trọng Phụng trong Số đỏ nói riêng và văn chương nói chung. GVHD: Chim Văn Bé 85 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 4 2. Lịch sử vấn đề ....................................................................................................... 4 3. Mục đích, yêu cầu ................................................................................................. 6 4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 6 5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 7 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I. QUAN ĐIỂM CỦA MỘT SỐ TÁC GIẢ VỀ LÝ THUYẾT HỘI THOẠI VÀ LÝ THUYẾT HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ A. Về lý thuyết hội thoại ............................................................................................ 8 I. Quan điểm của Nguyễn Đức Dân .......................................................................... 8 1. Về khái niệm hội thoại ......................................................................................... 8 2. Cấu trúc hội thoại .................................................................................................. 8 3. Nguyên lý hội thoại ............................................................................................... 9 II. Quan điểm của Đỗ Hữu Châu.............................................................................. 10 1. Về khái niệm hội thoại ........................................................................................ 10 2. Về vận động hội thoại ......................................................................................... 11 2.1. Sự trao lời......................................................................................................... 11 2.2. Sự trao đáp ....................................................................................................... 11 2.3. Sự tương tác ..................................................................................................... 12 3. Về quy tắc hội thoại ............................................................................................ 12 III. Quan điểm của Chim Văn Bé ........................................................................... 12 1. Về hội thoại ........................................................................................................ 13 1.1. Về khái niệm hội thoại ..................................................................................... 13 1.2. Về cấu trúc của hội thoại .................................................................................. 13 1.2.1. Mở thoại ........................................................................................................ 13 1.2.2. Trao lời .......................................................................................................... 13 1.2.3. Đáp lời........................................................................................................... 13 1.2.4. Xen lời........................................................................................................... 14 GVHD: Chim Văn Bé 86 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG 1.2.5. Kết thoại ........................................................................................................ 14 1.3. Về nguyên tắc cộng tác hội thoại ...................................................................... 14 2. Độc thoại nội tâm ................................................................................................ 15 3. Hệ quy chiếu trong việc đánh giá ngôn từ nhân vật ............................................. 15 B. Về lý thuyết hành động ngôn từ .......................................................................... 16 I. Quan điểm của Đỗ Hữu Châu.............................................................................. 16 1. Các hành vi ngôn ngữ ......................................................................................... 16 1.1. Hành vi tạo lời .................................................................................................. 16 1.2. Hành vi mượn lời ............................................................................................. 16 1.3. Hành vi ở lời .................................................................................................... 16 2. Điều kiện sử dụng hành vi ở lời........................................................................... 16 3. Hành vi ở lời gián tiếp ......................................................................................... 17 II. Quan điểm của Chim Văn Bé .............................................................................. 17 1. Hành động tạo lời ................................................................................................ 18 2. Hành động trong lời ............................................................................................ 18 3. Hành động qua lời ............................................................................................... 18 C. Một số nhận xét ban đầu về quan niệm của các tác giả ........................................ 19 1. Về lý thuyết hội thoại .......................................................................................... 19 2. Về lý thuyết hành động ngôn từ .......................................................................... 25 3. Về độc thoại nội tâm .......................................................................................... 26 CHƯƠNG II. NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG I. Sơ lượt về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Vũ Trọng Phụng .......................... 28 1. Cuộc đời ............................................................................................................. 28 2. Sự nghiệp sáng tác .............................................................................................. 29 3. Tiểu thuyết Số đỏ ................................................................................................ 30 II. Phân tích ngôn từ nhân vật trong tác phẩm Số đỏ ................................................ 30 1. Ngôn từ đối thoại ................................................................................................ 31 1.1. Ngôn từ đối thoại của nhân vật Xuân Tóc Đỏ ................................................... 31 1.2. Ngôn từ đối thoại của một số nhân vật khác ..................................................... 44 GVHD: Chim Văn Bé 87 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG 2. Độc thoại nội tâm ................................................................................................ 78 2.1. Ngôn từ độc thoại của nhân vật Xuân Tóc Đỏ .................................................. 78 2.2. Ngôn từ độc thoại của một số nhân vật khác ..................................................... 80 3. Nhận xét chung ................................................................................................... 81 PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................. 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO GVHD: Chim Văn Bé 88 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chim Văn Bé (2013), Ngôn ngữ văn chương Việt Nam, Trường Đại học Cần Thơ 2. Chim Văn Bé (2012), Ngữ pháp học chức năng, NXB Giáo dục Việt Nam. 3. Đỗ Hữu Châu (2002), Đại cương ngôn ngữ học, NXB Giáo dục. 4. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học (tập1), NXB Giáo dục. 5. Nguyễn Đăng Mạnh (2005), Những bài giảng về tác giả văn học Việt Nam hiện đại, NXB Đại học Sư phạm. 6. Nguyễn Đăng Mạnh (2003), Tinh tuyển văn học Việt Nam (Tập 7 – Quyển 1) Văn học giai đoạn 1900 – 1945, NXB Khoa học xã hội. 7. Nguyễn Thiện Giáp (2010), 777 Khái niệm Ngôn ngữ học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 8. Nhiều tác giả (2002), Vũ Trong Phụng: Số Đỏ tác phẩm và dư luận, NXB Văn học, Hà Nội 9. Phan Cự Đệ (chủ biên) (2004), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, NXB Giáo dục. 10. Phan Cự Đệ (1997), Văn học Việt Nam giai đoạn 1900 – 1945, NXB Giáo dục. 11. Trần Mạnh Thường (2008), Các tác giả văn chương Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin (Tập 2). 12. Vũ Trọng Phụng (2005), Số đỏ, NXB Văn học. GVHD: Chim Văn Bé 89 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... GVHD: Chim Văn Bé 90 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG ......................................................................................................... GVHD: Chim Văn Bé 91 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... GVHD: Chim Văn Bé 92 SV: Thái Thị Kiều Lan [...]... liệu từ trong văn bản, tác phẩm văn học Chính vì vậy mà những bài nghiên cứu của ông có phần khác hơn những tác giả khác Đồng thời nó cũng thiết thực và chính xác hơn GVHD: Chim Văn Bé 28 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG CHƯƠNG II NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG I Sơ lượt về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Vũ Trọng Phụng 1 Cuộc đời Vũ Trọng Phụng. .. SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG phân tích ngôn từ nhân vật ở hai phương diện đối thoại và độc thoại nội tâm Chính vì vậy mà ở bài nghiên cứu này, chúng tôi lần lượt điểm qua một số cuộc thoại cũng như một số đoạn độc thoại nội tâm của một vài nhân vật trong tác phẩm 1 Ngôn từ đối thoại 1.1 Ngôn từ đối thoại của nhân vật Xuân Tóc Đỏ Cuộc thoại số 1: Đây là cuộc trò... thuật chủ yếu của ngôn từ nhân vật: Chức năng thể hiện đời sống tâm lý và quá trình vận động, chuyển biến tính cách của nhân vật Chức năng thể hiện chủ đề tác phẩm Chức năng tạo kịch tính cho xung đột trong truyện GVHD: Chim Văn Bé 16 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG B VỀ LÝ THUYẾT HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ Như Chim Văn Bé đã nói: Ngôn ngữ hội thoại của nhân vật bao giờ... bình văn học… Ngoài ra ông còn dịch một vài tác phẩm của Vichtor Huygo GVHD: Chim Văn Bé 29 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG Ông thường dùng hai bút danh Vũ Trọng Phụng và Thiên Hư Trong đời sống vật chất, Vũ Trọng Phụng gặp nhiều chuyện không may, luôn luôn ở trong tình trạng túng quẫn Đã thế ông lại bị lao nặng Trong nghề văn, ông nổi danh rất nhanh chóng Khi Cạm... Văn Bé 35 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG Bà đi trốn ái tình Xuân Tóc Đỏ phải từ giã cảnh Bồng Lai, cuốc bộ về hiệu Âu hóa.” Câu nói của Xuân Tóc Đỏ trong lượt lời (a) có hành động trong lời là bày tỏ thái độ tình cảm của hắn đối với bà Phó Đoan, và có hành động qua lời là tán tỉnh, chêu ghẹo bà Phó Ta thấy, trong lời nói của Xuân Tóc Đỏ rất bạo dạn, không che giấu... phản ánh hành động ngôn từ mà nhân vật thực hiện trong quá trình nói năng [1, tr 133] GVHD: Chim Văn Bé 18 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG Ngoài ra ông còn dẫn ra cách phân loại hành động ngôn từ của J L Austin bao gồm ba phương diện: 1 Hành động tạo lời Hành động tạo lời là hành động sử dụng các phương tiện ngữ âm, từ vựng để tạo ra câu/ phát ngôn với một nội dung... sử dụng từ ngũ của người nói ta có thể biết được nghề nghiệp, trình độ, tính cách và một số vấn đề khác của họ Hoặc giả, qua hành động qua lời ta có thể biết được mục đích, ý định của người nói đối với người nghe Điều này đóng góp đáng kể vào vệc xem xét ngôn từ của nhân vật Từ đó có thể biết được thái độ tình cảm của các nhân vật qua hiệu qur tác động của lời nói của nhân vật này đối với nhân vật kia... tâm Đó là khi nhân vật phân thân, đối thoại với chính mình, để tìm ra lời giải đáp cho một sự kiện nào đó có liên quan đến nhân vật [1, tr 138] 3 Hệ quy chiếu trong việc đánh giá ngôn từ nhân vật Khác với những tác giả khác, Chim Văn Bé đã chỉ ra được tính chất và tầm quan trọng của ngôn từ nhân vật trong truyện Ông cho rằng: Trong truyện, nhân vật là phương tiện khái quát nghệ thuật của nhà văn Thông... Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG Tất nhiên có những diễn ngôn mà người nghe không thể hồi đáp được như những diễn ngôn viết, những diễn ngôn trong những cuộc hội thoại mà người nghe không đương diện hoặc những cuộc hội thoại miệng trong đó người nghe không có quyền hồi đáp nếu không được phép như lời tuyên án của quan tòa Tuy nhiên đây là nói sự hồi đáp trực tiếp, đương trường Trong. .. và hành động ngôn từ của những nhà nghiên cứu ở nước ngoài theo hướng vận dụng trực tiếp vào tiếng Việt, và đưa ra những ngữ liệu có sẵn GVHD: Chim Văn Bé 27 SV: Thái Thị Kiều Lan NGÔN TỪ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG của nước ngoài hoặc do tự tác giả đó đưa ra ví dụ Vì thế, một số vấn đề sẽ không được phù hợp với ngôn ngữ tiếng Việt Ở tác giả Chim Văn Bé, ta thấy hướng tiếp cận của ông cũng

Ngày đăng: 04/10/2015, 22:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan