ảnh hưởng của gốc ghép mướp và bầu địa phương đến sinh trưởng, năng suất khổ qua vụ hè thu 2012

61 1.7K 2
ảnh hưởng của gốc ghép mướp và bầu địa phương đến sinh trưởng, năng suất khổ qua vụ hè thu 2012

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG PHẠM THỊ KIM TƯỜNG ẢNH HƯỞNG CỦA GỐC GHÉP MƯỚP VÀ BẦU ĐỊA PHƯƠNG ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT KHỔ QUA VỤ HÈ THU 2012 Luận văn tốt nghiệp Ngành: NÔNG HỌC Cần Thơ, 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG Luận văn tốt nghiệp Ngành: NÔNG HỌC Tên đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA GỐC GHÉP MƯỚP VÀ BẦU ĐỊA PHƯƠNG ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT KHỔ QUA VỤ HÈ THU 2012 Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. Trần Thị Ba ThS. Võ Thị Bích Thủy Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Kim Tường MSSV: 3108393 Lớp: Nông học K36 Cần Thơ, 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG CÂY TRỒNG -oOo- Chứng nhận đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA GỐC GHÉP MƯỚP VÀ BẦU ĐỊA PHƯƠNG ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT KHỔ QUA VỤ HÈ THU 2012 Do sinh viên: Phạm Thị Kim Tường thực hiện Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghệp. Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013 Cán bộ hướng dẫn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào trước đây. Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2013 Tác giả luận văn Phạm Thị Kim Tường iii TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NHIỆP -oOoHội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Nông học với đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA GỐC GHÉP MƯỚP VÀ BẦU ĐỊA PHƯƠNG ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT KHỔ QUA VỤ HÈ THU 2012 Do sinh viên: Phạm Thị Kim Tường thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng, Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp……………………………………… ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. Luận văn tốt nghiệp được đánh giá ở mức:……………….………………………….. Cần Thơ, ngày…tháng… năm 2013 Thành viên Hội đồng Thành viên 1 ………………………. Thành viên 2 ……………………….. Thành viên 3 ………………………… DUYỆT KHOA Trưởng khoa Nông nghiệp & SHƯD iv TIỂU SỬ CÁ NHÂN I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC Giới tính: Nữ Họ và tên: Phạm Thị Kim Tường Dân tộc: Kinh Ngày, tháng, năm sinh: 13/04/1992 Nơi sinh: huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp Con ông: Phạm Võ Tòng Sinh năm: 1954 Con bà: Nguyễn Thị Nam Sinh năm: 1955 Quê quán: ấp An Lợi A, xã Định Yên, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP 1. Tiểu học Thời gian đào tạo: 1998 đến năm 2003 Trường: Tiểu học Định Yên 1 Địa chỉ: xã Định Yên, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp 2. Trung học cơ sở Thời gian đào tạo: 2003 đến năm 2007 Trường: Trung học cơ sở Định Yên Địa chỉ: xã Định Yên, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp 3. Trung học phổ thông Thời gian đào tạo: 2007 đến năm 2010 Trường: Trung học phổ thông Lấp Vò 1 Địa chỉ: Quốc lộ 80, thị trấn Lấp Vò, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp 4. Đại học Thời gian đào tạo: 2010 đến năm 2013 Trường: Đại học Cần Thơ Địa chỉ: Ninh Kiều – Cần Thơ Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2013 Phạm Thị Kim Tường v LỜI CẢM TẠ Kính dâng! Cha mẹ suốt đời tận tụy vì tương lai sự nghiệp của con. Cùng tất cả anh chị, đã hết lòng thương yêu, chăm sóc và an ủi động viên, để tôi có thêm lòng tin sức mạnh vững bước trên đường tương lai. Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô Trần Thị Ba và cô Võ Thị Bích Thủy đã quan tâm, động viên, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Thành kính biết ơn Thầy Võ Văn Sơn, cô Trần Thị Thanh Thủy cố vấn học tập lớp Nông học K36, quý thầy cô, cán bộ thuộc Bộ môn Di truyền giống cây trồng, cùng tất cả quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ đã tận tâm giảng dạy và đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Chân thành cảm ơn Anh Phan Ngọc Nhí cao học Trồng trọt K18 đã hướng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến quan trọng về nội dung lẫn hình thức để tôi hoàn thành tốt luận văn này. Chị Thanh, các bạn Chơn, Nhung, Thảo, Tân, Phương, Hớn, Dung... cùng toàn thể các bạn trong nhà lưới rau và tập thể lớp Nông học K36 đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện thí nghiệm và hoàn chỉnh bài luận văn. Thân gửi về! Những người thân và bạn bè tôi lời chúc sức khỏe và thành công trong cuộc sống! Phạm Thị Kim Tường vi PHẠM THỊ KIM TƯỜNG, 2013 “Ảnh hưởng của gốc ghép mướp và bầu địa phương đến sinh trưởng, năng suất khổ qua vụ Hè Thu 2012”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Nông học, khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Trần Thị Ba, ThS. Võ Thị Bích Thủy. TÓM LƯỢC Đề tài được thực hiện tại Trại thực nghiệm khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Đại học Cần Thơ (ĐHCT) vụ Hè Thu 2012 nhằm mục tiêu tìm ra gốc ghép thích hợp cho khổ qua sinh trưởng tốt và đạt năng suất cao. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 3 nghiệm thức với 4 lần lặp lại. Các nghiệm thức gồm: (1) Khổ qua không ghép-đối chứng, (2) Khổ qua ghép gốc bầu địa phương và (3) Khổ qua ghép gốc mướp. Diện tích thí nghiệm là 180 m2. Kết quả thí nghiệm cho thấy tỉ lệ sống của khổ qua ghép gốc mướp và khổ qua không ghép-đối chứng rất cao (100%); khổ qua ghép gốc bầu địa phương có tỉ lệ sống 7,14%. Khổ qua ghép gốc mướp và không ghép-đối chứng có sức sinh trưởng và cho năng suất tốt hơn khổ qua ghép gốc bầu địa phương. Tại thời điểm kết thúc thu hoạch (KTTH), khổ qua ghép gốc mướp có chiều dài thân chính (445,23 cm) và số lá (61,21 lá/cây), khổ qua không ghép có chiều dài thân chính (444,45 cm) và số lá (54,93 lá/cây) cao hơn khổ qua ghép gốc bầu địa phương (295,92 cm và 37,94 lá/cây). Năng suất thương phẩm của khổ qua ghép gốc mướp và khổ qua không ghép-đối chứng đạt 21,45-23,27 tấn/ha, cao gấp 3,39 lần khổ qua ghép gốc bầu địa phương. vii MỤC LỤC Nội dung Trang Tóm lược...........................................................................................vii Mục lục..............................................................................................xiii Danh sách bảng..................................................................................x Danh sách hình........................ ..........................................................xi . Danh sách từ viết tắt...........................................................................xii MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .......................................................................... 2 1.1 Đặc điểm chung của khổ qua ................................................................................... 2 1.1.1 Nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng ....................................................................... 2 1.1.2 Tình hình sản xuất khổ qua ............................................................................... 2 1.1.3 Đặc tính thực vật ............................................................................................... 2 1.1.4 Điều kiện sinh trưởng ........................................................................................ 3 1.1.5 Kỹ thuật canh tác .............................................................................................. 4 1.1.6 Sâu bệnh hại chính trên khổ qua ........................................................................ 5 1.2 Khái quát về gốc ghép ............................................................................................. 6 1.2.1 Bầu địa phương ................................................................................................. 6 1.2.2 Mướp ................................................................................................................ 7 1.3 Khái quát về ghép trên dưa bầu bí ............................................................................ 8 1.3.1 Tầm quan trọng của việc ghép ........................................................................... 8 1.3.2 Cơ chế hình thành cây ghép .............................................................................. 8 1.3.3 Ưu điểm và hạn chế của cây ghép ..................................................................... 9 1.3.4 Yêu cầu của giống làm gốc ghép ....................................................................... 9 1.3.5 Mối quan hệ giữa gốc ghép và ngọn ghép........................................................ 10 1.3.6 Một số nghiên cứu về ghép trên dưa bầu bí .................................................... 10 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP................................................... 12 2.1 Phương tiện ........................................................................................................... 12 2.1.1 Thời gian và địa điểm...................................................................................... 12 2.1.2 Tình hình khí tượng thủy văn .......................................................................... 12 2.1.3 Vật liệu thí nghiệm.......................................................................................... 12 2.2 Phương pháp .......................................................................................................... 13 2.2.1 Bố trí thí nghiệm ............................................................................................. 13 2.2.2 Kỹ thuật canh tác ............................................................................................ 14 2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi.............................................................................................. 16 2.2.4 Phân tích số liệu ............................................................................................. 17 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................. 18 viii 3.1 Ghi nhận tổng quát ................................................................................................ 18 3.2 Tỉ lệ sống sau khi ghép .......................................................................................... 19 3.3 Đặc điểm sinh trưởng ............................................................................................. 19 3.3.1 Chiều dài thân chính ....................................................................................... 19 3.3.2 Số lá trên thân chính ........................................................................................ 20 3.3.3 Đường kính gốc, ngọn ghép ............................................................................ 21 3.3.4 Tỉ lệ sống sau khi trồng ................................................................................... 23 3.3.5 Kích thước trái ................................................................................................ 24 3.4 Thành phần năng suất và năng suất ............................................................................ 25 3.4.1 Trọng lượng trung bình trái ............................................................................. 25 3.4.2 Số trái trên cây và số trái thương phẩm trên cây .............................................. 25 3.4.3 Trọng lượng trái trên cây và trọng lượng trái thương phẩm trên cây ................ 26 3.4.4 Trọng lượng toàn cây và tỉ lệ trọng lượng trái trên trọng lượng toàn cây.......... 27 3.4.5 Năng suất tổng và năng suất thương phẩm....................................................... 28 3.5 Độ cứng và độ Brix trái........................................................................................ 29 CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................... 30 4.1 Kết luận ................................................................................................................. 30 4.2 Đề nghị .................................................................................................................. 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 31 PHỤ CHƯƠNG ix DANH SÁCH BẢNG Bảng Tựa bảng Trang 2.1 Loại, lượng và thời kỳ bón phân cho khổ qua 16 3.1 Tỉ lệ sống 10 ngày sau khi ghép của khổ qua ghép gốc và không ghép 19 3.2 Chiều dài thân chính của khổ qua ghép gốc và không ghép ở các giai đoạn khảo sát 20 3.3 Số lá trên thân chính của khổ qua ghép gốc và không ghép ở các giai đoạn khảo sát 21 3.4 Đường kính gốc ghép của khổ qua ghép gốc và không ghép ở các giai đoạn khảo sát 22 3.5 Đường kính ngọn ghép của khổ qua ghép gốc và không ghép ở các giai đoạn khảo sát 23 3.6 Tỉ số đường kính gốc ghép và ngọn ghép của khổ qua ghép gốc và không ghép ở các giai đoạn khảo sát 23 3.7 Tỉ lệ sống sau trồng (%) của khổ qua ghép gốc và không ghép ở các giai đoạn khảo sát 24 3.8 Chiều dài (cm), đường kính (cm) và trọng lượng trung bình trái (g) của khổ qua ghép gốc và không ghép 24 3.9 Trọng lượng toàn cây (kg/cây) và trọng lượng trai trên trọng lượng toàn cây (%) của khổ qua ghép gốc và không ghép 28 3.10 Độ cứng (kgf/cm2) và độ Brix (%) của trái khổ qua ghép gốc và không ghép 29 x DANH SÁCH HÌNH Hình Tên hình Trang 2.1 Tình hình khí hậu tại thành phố Cần Thơ tháng 5-8/2012 (Đài khí tượng thủy văn thành phố Cần Thơ, 2012) 13 2.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm “Ảnh hưởng của gốc ghép mướp và bầu địa phương đến sinh trưởng, năng suất khổ qua, vụ Hè Thu 2012” 14 3.1 Sự sinh trưởng của khổ qua ghép gốc và không ghép 12 NSKT 18 3.2 Hiện tượng rễ ngọn khổ qua đâm xuống đất làm gốc ghép bầu địa phương bị chết 18 3.3 Số trái trên cây (trái/cây) và số trái thương phẩm trên cây (trái/cây) của khổ qua ghép gốc và không ghép 26 3.4 Trọng lượng trái trên cây (kg/cây), trọng lượng trái thương phẩm trên cây (kg/cây) của khổ qua ghép gốc và không ghép 27 3.5 Năng suất (tấn/ha) và tỉ lệ (%) năng suất thương phẩm trên năng suất tổng của khổ qua ghép gốc và không ghép 28 xi DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ĐHCT NN & SHƯD NSKGh NSKT KTTH Đại học Cần Thơ Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng Ngày sau khi ghép Ngày sau khi trồng Kết thúc thu hoạch xii MỞ ĐẦU Sử dụng gốc ghép trên cây ăn trái và rau ăn trái là một trong những kỹ thuật canh tác phổ biến hiện nay ở nhiều quốc gia trên thế giới có nền nông nghiệp phát triển, thông qua việc sử dụng khả năng chống chịu tốt của gốc ghép để giúp bảo vệ cây trồng trước những điều kiện bất lợi của môi trường. Kỹ thuật này đã được áp dụng thành công và mang lại hiệu quả cao trong việc kháng một số mầm bệnh trong đất trên các đối tượng cây trồng như: cam, quýt, cà chua, dưa hấu, dưa leo… Ở nước ta trong những năm gần đây, vấn đề nghiên cứu và ứng dụng gốc ghép trong sản xuất rau phát triển khá mạnh mẽ đồng thời đã đạt được nhiều thành công khi đưa dưa hấu ghép vào thực tế sản xuất. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu về khổ qua ghép chưa nhiều. Trong khi điều kiện canh tác nhiều vụ trên một nền đất đã dẫn đến vấn đề các mầm bệnh lưu tồn trong đất ngày càng gia tăng với đặc tính rất khó phòng trị, gây thiệt hại nặng nề đến năng suất khổ qua. Chính vì vậy, đề tài “Ảnh hưởng của gốc ghép mướp và bầu địa phương đến sinh trưởng, năng suất khổ qua vụ Hè Thu 2012” được thực hiện nhằm mục tiêu tìm ra gốc ghép thích hợp để cây khổ qua sinh trưởng tốt, cho năng suất cao và tạo nền tảng cho những nghiên cứu tìm gốc ghép kháng bệnh tốt trên khổ qua. 1 CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1 Đặc điểm chung của khổ qua 1.1.1 Nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng Khổ qua hay còn gọi là Mướp đắng, Lương qua, Mướp mủ có tên khoa học là Momordica charantia L, thuộc họ dưa bầu bí-Cucurbitaceae. Theo Võ Văn Chi (2005), thì khổ qua có nguồn gốc từ châu Phi. Được thuần hóa vào Ấn Độ và các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Hiện nay, cây khổ qua được trồng rộng rãi và canh tác quanh năm ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001). Khổ qua là rau ăn trái có giá trị dinh dưỡng cao, giàu chất sắt (Fe) và các vitamin. Trong khổ qua có chất Momordicin tạo nên vị đắng (Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường, 2007). Trái và lá khổ qua có vị đắng, tính lạnh. Hạt có vị đắng, hơi ngọt, tính ấm, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, bổ thận, lợi tiểu (Đỗ Huy Bích và ctv., 2004). 1.1.2 Tình hình sản xuất khổ qua * Trên thế giới Khổ qua từ lâu được trồng rộng rãi ở Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á (Davis, 1998). Hiện nay, khổ qua có mặt ở hầu hết các nước nhiệt đới từ châu Á, châu Phi và cả châu Mĩ (Đỗ Huy Bích và ctv., 2004). Sản lượng khổ qua đạt được của một số nước châu Á như: Sri Lanka 19,266 tấn/năm (1987), Philipines 18,000 tấn/năm (1992), Trung Quốc 35,000 tấn/năm (1993), Thái Lan 17,749 tấn/năm (1994) và Malaysia 19,000 tấn/năm (1994) (Lim, 1998). Theo Narinder (2013), gần 340,000 ha khổ qua được trồng hàng năm ở châu Á với năng suất trung bình 20-30 tấn/ha. * Ở Việt Nam Khổ qua được trồng khắp nơi từ Bắc đến Nam trong các nương rẫy và vườn gia đình nhưng ở phía Nam trồng nhiều hơn (Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường, 2007). Theo Đỗ Huy Bích và ctv. (2004), khổ qua trồng ở Việt Nam gồm nhiều giống, cây được trồng ở hầu hết các tỉnh từ đồng bằng đến trung du và miền núi. Một số vùng cao và lạnh như Sa Pa (Lào Cai), Phó Bảng (Hà Giang),… không thấy trồng khổ qua. 1.1.3 Đặc tính thực vật * Rễ: Bộ rễ của khổ qua gồm nhiều rễ nhỏ, phân bố chủ yếu ở tầng đất mặt sâu 30 cm (Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường, 2007). Rễ chính ăn sâu từ 0,9 m đến hơn 2 m. Khổ qua có khả năng chịu hạn tốt do bộ rễ phát triển mạnh, nếu 2 ẩm độ quá cao và mạch nước ngầm cao sẽ ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng của cả bộ rễ. Hệ rễ có khả năng hút nước ở tầng đất sâu, có khả năng chịu hạn nên chúng có thể sinh trưởng ở vùng bán sa mạc và vùng thảo nguyên (Tạ Thu Cúc, 2005). * Thân: Khổ qua là cây rau ăn trái hằng niên, thân leo bằng tua cuốn đơn, mảnh, thân có cạnh. Thân có thể vươn dài đến 5 m và có trường hợp dài hơn thế nữa (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001). Tuy nhiên, với điều kiện thời tiết thuận lợi và để cây sinh trưởng tự nhiên không áp dụng kỹ thuật bấm ngọn thì thân khổ qua có thể vươn dài 8-10 m. Thời kỳ cây con (1-2 đến 4-5 lá thật) khổ qua phát triển chậm, đốt ngắn, thân mảnh. Thời kỳ ra hoa là lúc thân phát triển mạnh nhất, tốc độ sinh trưởng nhanh, lóng dài. Đến lúc cây già thì độ dài thân đạt tối đa. Trên thân, mỗi nách lá mọc ra tua cuốn không phân nhánh (Tạ Thu Cúc, 2005). * Lá: Lá đơn mọc so le, phiến lá chia 5-7 thùy, dài 5-10 cm, rộng 4-8 cm, hình trứng, mép có khía răng cưa, gốc lá hình tim, đầu thùy nhọn hoặc hơi tù, gân lá có lông ngắn (Đỗ Huy Bích và ctv., 2004). Mặt dưới lá màu nhạt hơn mặt trên, trên gân lá có lông ngắn (Đường Hồng Dật, 2002). Lá là cơ quan thực hiện quá trình quang hợp, biến đổi chất vô cơ dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời thành chất hữu cơ cung cấp cho các hoạt động của cây, giúp cây trồng tồn tại và phát triển. Số lá nhiều hay ít ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây, giúp cây cho năng suất và phẩm chất trái cao (Phạm Thị Minh Tâm, 2000). * Hoa: Khổ qua có hoa đơn tính đồng chu, hoa mọc đơn độc từ nách lá, màu vàng. Hoa đực nhỏ và có cuống ngắn. Hoa cái có bầu noãn phía dưới, cuống dài. Khổ qua thụ phấn chủ yếu là nhờ côn trùng (Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường, 2007). Chúng ta có thể tiến hành thụ phấn bổ sung cho khổ qua (trung bình 1 hoa đực/2-3 hoa cái), cần tỉa bỏ số hoa đực cần thiết (nhỏ, sâu bệnh...) để tập trung dinh dưỡng nuôi trái vì tỉ lệ hoa đực cao hơn rất nhiều so với số hoa cái (Tạ Thu Cúc, 2005). * Trái và hạt: Trái khổ qua có hình thoi dài và đầu thuôn nhọn, dài 10-20 cm, rộng 3-5 cm, mặt ngoài có nhiều u lồi sần sùi không bằng nhau (Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường, 2007). Trái chưa chín có màu vàng xanh, khi chín màu vàng hồng. Hạt khổ qua dẹt và có màng đỏ bao quanh (Đỗ Huy Bích và ctv., 2004). Số hạt/trái: 12-18 (trái nhỏ), 35-40 (trái trung bình và lớn) (Narinder, 2013). 1.1.4 Điều kiện sinh trưởng * Nhiệt độ và ánh sáng: Theo Tạ Thu Cúc (2005) khổ qua là loại cây ưa khí hậu ấm áp, có thể chịu nóng nhưng không chịu lạnh và sương giá. Cây sinh trưởng tốt ở 23-30ºC. Ở nhiệt độ thấp dưới 10ºC thì sự sinh trưởng và phát triển của cây sẽ 3 bị trở ngại dẫn đến ngừng hoạt động. Nhiệt độ cao hơn sẽ làm cây ngừng sinh trưởng và nếu kéo dài ở nhiệt độ 35-40ºC cây sẽ chết. Nếu nhiệt độ ban ngày là 2530ºC và nhiệt độ ban đêm 16-18ºC trong thời gian sinh trưởng thì hoa cái sẽ xuất hiện sớm. Khổ qua là cây cần ánh sáng ngày ngắn để phát triển. Cây thích hợp cho sự sinh trưởng và phát dục ở độ dài chiếu sáng 10-12 giờ/ngày. Vì thuộc họ bầu bí nên cây khổ qua yêu cầu cường độ ánh sáng mạnh, trong điều kiện ánh sáng yếu, âm u, mưa phùn cây sinh trưởng kém, ra hoa, trái chậm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm. Lượng mưa hàng năm từ dưới 2000 mm đến 2400 mm thích hợp cho việc trồng khổ qua (Đỗ Huy Bích và ctv., 2004). * Nước và đất: Do đặc tính rễ ăn sâu, rễ chính dài và phân nhánh nhiều nên cây chịu hạn có khả năng chịu hạn khá, chịu ngập úng yếu (Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường, 2007). Chính vì có khối lượng thân lá lớn, thời gian ra hoa, trái kéo dài, năng suất trên đơn vị diện tích cao nên trong những thời kỳ sinh trưởng quan trọng cần phải cung cấp đủ nước. Khổ qua có thể trồng trên nhiều loại đất nhưng sinh trưởng thuận lợi nhất trên đất giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt (Trần Khắc Thi và Trần Ngọc Hùng, 2002). Độ pH thích hợp cho đất trồng khổ qua là 6,06,7 (Narinder, 2013). * Dinh dưỡng: Theo Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường (2007) thì cây khổ qua cần lượng chất dinh dưỡng khá nhiều. Cần bón cân đối các chất dinh dưỡng đa lượng đạm (N), lân (P) và kali (K). Đạm và lân giúp cây tăng trưởng thân lá, nhiều trái còn kali giúp cây cứng cáp, tăng sức chống chịu sâu bệnh và tăng chất lượng trái. Không những thế, khổ qua cũng cần đầy đủ các chất trung và vi lượng để cây phát triển cân đối, góp phần tăng năng suất và chất lượng trái. 1.1.5 Kỹ thuật canh tác * Mùa vụ: Khổ qua có thể trồng được quanh năm, nhưng tốt nhất là vụ Đông Xuân, gieo hạt từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau. Gieo vụ Hè Thu (tháng 4-5) cũng cho năng suất cao nhưng rất dễ bị sâu bệnh, nhất là ruồi đục trái (Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường, 2007). * Làm đất: Cây khổ qua thích hợp đất thịt nhẹ hoặc cát pha, có thể thoát nước tốt. Đất cần cày bừa kỹ, để ải, lên liếp cao 20-25 cm, rộng 1-1,2 m. Dùng màng nilon phủ luống để giữ ẩm, hạn chế cỏ dại và sâu bệnh (Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường, 2007). Trước khi trãi màng phủ cần thực hiện bón phân lót và cho nước ướt đều mặt liếp (Trần Thị Ba, 2010). * Làm giàn: Canh tác cây khổ qua cần làm giàn để cây có thể phát triển tốt và cho trái thương phẩm, nên làm giàn cây hoặc giàn lưới khi cây bắt đầu bò. Cây 4 làm giàn có chiều dài lớn hơn 2 m, có thể làm giàn hình vuông hay hình chữ nhân (X) (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001). * Khoảng cách trồng: Do đặc tính thân bò sum xuê nên mỗi liếp khổ qua chỉ nên trồng theo 1 hàng, khoảng cách cây cách cây trên hàng thích hợp là 0,4-0,5 m tương ứng với mật độ 15.000-20.000 cây/1000 m2 (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001). Còn theo Wendy Morgan và David Midmore (2002), khoảng cách giữa các cây là 50 cm đến 1 m và 2-3 m giữa các hàng, mật độ cây trồng tối ưu thay đổi theo giống, từ 6.500-11.000 cây/ha hoặc tối đa 20.000 cây/ha. * Tưới nước: Theo Phạm Hồng Cúc và ctv, (2001) cần cung cấp đủ nước cho cây khổ qua phát triển, nhất là vào mùa khô. Hạn chế tưới phun lên cây trong giai đoạn ra hoa. Theo Liao và Lin (1994), cây khổ qua không chịu được ngập úng, tối đa trong 4 ngày. * Tỉa cành, bấm ngọn: Tùy theo đặc tính giống trồng mà có hình thức tỉa, bấm ngọn thích hợp. Thường thì tỉa bỏ 2-3 nhánh đầu tạo sự thông thoáng gốc ở cây ra nhánh sớm từ nách lá đầu tiên, nếu giống ra nhánh từ nách lá thứ 4 trở lên thì không cần tỉa. Một số nơi có tập quán ngắt bỏ ngọn thân chính khi cây có 5-7 lá, chừa 3 nhánh mọc mạnh và để trái trên dây nhánh (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001). *Thu hoạch: Khổ qua cho thu hoạch nhiều lần, lần đầu vào khoảng 40-45 ngày sau khi gieo. Trung bình 3-4 ngày thu 1 lần, tổng cộng thu 10 -15 lứa trong 40-50 ngày tùy vào mùa vụ và mức độ thâm canh. Năng suất cả vụ 15-20 tấn/ha trong 3,0 -3,5 tháng trồng (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001). 1.1.6 Sâu bệnh hại chính trên khổ qua * Sâu - Bù lạch (bọ trĩ) có tên khoa học Thrips palmi Kamy thuộc bộ Thysanoptera. Bù lạch có cơ thể nhỏ khoảng 1 mm, màu vàng hơi nâu, hai mắt đen. Bù lạch đẻ trứng trong mô lá, cả ấu trùng và thành trùng đều sống ở mặt dưới lá khó nhìn thấy. Chúng chích nhựa cây để ăn, đôi khi còn cạp cả mô hoặc lá cây. Bù lạch gây hại làm lá quăn queo, biến dạng và cong xuống phía dưới. Đọt non bị chùn lại và không phát triển. Bù lạch còn là vector truyền bệnh khảm do virut làm vàng và xoăn lá ảnh hưởng lớn đến năng suất (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004). Bù lạch có tính kháng thuốc rất cao nên: tiến hành phun thuốc thường xuyên khoảng 710 ngày/lần phun thuốc và cần thường xuyên thay đổi thuốc để có hiệu quả tốt hơn. - Ruồi đục trái (Bactrocera cucurbitae) có hình dạng và kích thước giống như ruồi đục trái cây nhưng chỉ gây hại trên các cây họ dưa bầu bí. Khác với ruồi 5 đục trái cây là phần ngực có vạch vàng ở chính giữa, cánh trước có một vệt màu đậm dọc gân ngang ở gần cuối cánh (Trần Thị Ba, Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004). Ấu trùng là dòi màu trắng ngà, đục thành đường hầm ngoằn ngoèo bên trong làm trái đèo đẹt, thối vàng và rụng sớm (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001; Trần Văn Hòa và ctv., 2000). Nên thu gom tiêu hủy những trái bị bệnh, phơi đất, cho ngập nước để tiêu diệt nhộng tồn lưu trong đất. Tiến hành dùng bao nilon bao bọc những trái non (vừa mới được thụ phấn), trái đã thụ phấn nhằm cách ly không cho ruồi đục được (Trần Thị Ba, 1999). * Bệnh - Bệnh héo xanh (héo rũ) do nấm Fusarium oxysporum gây nên. Khi cây còn nhỏ bị héo như mất nước, chết khô từ đọt, nhổ lên thấy gốc bị thối đen. Trên cây đã lớn biểu hiện bệnh đầu tiên là cây sinh trưởng kém, sau đó lá biến vàng từ gốc trở lên, cây bị héo từng nhánh cuối cùng héo cả cây và chết khô, cắt ngang thân gần gốc thấy mạch dẫn bên trong bị thâm đen (Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường, 2007). - Bệnh đốm phấn, sương mai do nấm Pscudoperonospora cubensis. Lúc mới xuất hiện, ở mặt trên lá có vết bệnh màu xanh nhạt sau đó chuyển sang màu vàng nâu và đốm bệnh có hình dạng góc cạnh. Bên dưới vết bệnh có lớp tơ nấm từ màu trắng chuyển sang màu vàng tím. Bệnh nặng làm vàng lá, cây phát triển chậm, trái nhỏ kém chất lượng. Bệnh phát triển trong điều kiện ẩm độ cao (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001). 1.2 Khái quát về gốc ghép 1.2.1 Bầu địa phương Bầu địa phương (bottle gourd), thuộc họ dưa bầu bí (cucurbiteae). Cây bầu có nguồn gốc từ Châu Phi, Ấn Độ. Ngày nay, bầu được trồng rộng rãi ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới. Trái non là bộ phận để sử dụng, thường luộc, xào, nấu canh, kho... Tỉ lệ dinh dưỡng trong trái bầu thấp thơn các loại cây trong cùng họ, nhưng thịt trái non ngọt, có tác dụng giải nhiệt, trừ độc, có thể trị được bệnh đái tháo, mụn lỡ. Hoa bầu còn được dùng để chữa bệnh trong Đông y (Trần Thị Ba và ctv., 1999). Bầu là loại rau ăn trái hằng niên, thân leo, có nhiều tua cuốn phân nhánh. Thân lá phát triển rất mạnh, sinh nhánh nhiều nên trong quá trình trồng người ta phải tiến hành bấm đọt và làm giàn. Bộ rễ rất phát triển, ăn lan rộng, có khả năng ra rễ bất định ở đốt thân. Lá hình phiến tròn gắn trên cọng dài, gân lá có hình chân vịt. Hoa bầu thuộc hoa đơn tính đồng chu, hoa to 5 cánh có màu trắng. Hoa cái có bầu 6 noãn rất phát triển và sau này sẽ phát triển thành trái khi được thụ phấn và gặp điều kiện thuận lợi. Hoa đực có cuốn dài. Hoa thụ phấn nhờ gió và côn trùng. Trái có hình trụ dài 40-60 cm có khi dài hơn, vỏ màu xanh có điểm những đốm trắng, khi già vỏ trái hóa gỗ. Bên trong chứa nhiều hạt, hạt già có màu nâu nhạt, có lông tơ trắng. Bầu ưa nhiệt độ cao 20-30ºC, ánh sáng mạnh nên thích hợp trồng trong vụ Hè Thu (Trần Thị Ba, 1999). Nhìn chung, cây bầu thường rất dễ trồng và cho năng suất cao nếu gặp điều kiện thuận lợi. Giống Bầu Sao địa phương được sử dụng rộng rãi làm gốc ghép để chống lại bệnh héo rũ trên cây dưa hấu (Phạm Hồng Cúc, 2002). Bên cạnh đó, bầu Nhật còn lá giống chuyên dùng làm gốc ghép của Nhật và đã được thương mại hóa do công ty Kurume cung cấp. Đây là loại gốc ghép có tiềm năng khá cao có thể kháng được bệnh do nấm Fusarium oxysporum, dễ đậu trái, năng suất cao hơn dưa trồng không ghép mà vẫn giữ nguyên chất lượng (Trần Thị Ba, 2010). 1.2.2 Mướp Theo Nguyễn Xuân Giao (2012), Mướp có tên khoa học Luffa cylindrical L. Có nguồn gốc từ Châu Phi, Châu Á. Ngày nay được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Mướp là loại rau ăn trái thân leo, có nhiều tua cuốn phân nhánh mạnh. Thân mảnh có cạnh, màu xanh lục. Rễ chùm rất phát triển, ăn rộng và gần mặt đất. Lá to, mọc so le, chia thùy hình tim hoặc hình mác, phiến lá có lông nhám, xung quanh mép có răng cưa. Hoa mướp thuộc hoa đơn tính đồng chu. Các hoa đực mọc thành từng chùm dạng chùy. Hoa cái mọc riêng lẻ, cánh hoa rộng màu vàng tươi, có bầu noãn. Trái hình trụ thuôn, dài khoảng 30-50 cm, rộng 5-8 cm, vỏ mướp có màu xanh lục nhạt bên trên có gân đen chạy dọc theo chiều dài của trái, khi già chuyển sang màu nâu. Trái mướp có nhiều hạt bên trong. Hạt có dạng trứng dài, màu nâu, dài khoảng 8-9 mm, mép có khía hơi. Khi trái chín vỏ ngoài hạt và chất nhày tróc ra hết còn lại bao khối khô xơ cứng, khi thấm nước thì phồng to lên và mềm nhũng. Người dân có thể dùng xơ mướp để rửa chén và miếng kỳ mình khi tắm rất sạch. Thời gian từ khi gieo hạt đến thu hoạch từ 80-100 ngày tùy theo mỗi giống. Thời gian thu hoạch thường kéo dài 2-3 tháng, năng suất đạt 40-50 tấn/ha. Mướp là cây rau của mùa hè, ưa khí hậu nóng ẩm, ánh sáng nhiều khả năng chịu hạn tốt. Mướp trồng được trên nhiều loại đất, nhiều mùn, giữ ẩm nhưng thoát nước. Do diện tích thân lá lớn nên cây mướp sử dụng nhiều nước và nhiều chất dinh dưỡng. Nhu cầu đạm, lân, kali nói chung đều cao. Đặc biệt là đạm, nếu thiếu cây sẽ sinh trưởng kém hẳn, trái ít và nhỏ, năng suất giảm rõ rệt. Tuy nhiên, nhiều đạm quá 7 cây phát triển thân lá mạnh cũng ít trái. Ảnh hưởng của chất vi lượng không lớn đối với loại cây này (Nguyễn Mạnh Trinh và Phạm Anh Cường, 2007). 1.3 Khái quát về ghép trên dưa bầu bí 1.3.1 Tầm quan trọng của việc ghép Theo Phạm Văn Côn (2007), ghép cây là một phương pháp nhân giống vô tính được thực hiện bằng cách đem một phần của cây giống (cành, ngọn ghép) gắn sang một cây khác (gốc ghép) thông qua việc áp sát các mô phân sinh để tạo nên một cây mới giữ những đặc tính của cây giống ban đầu và những đặc tính chống chịu quý của gốc ghép. Ghép cành trên cây ăn trái là một phương pháp đem cành hay mầm nhánh cây mẹ có nhiều ưu điểm như phẩm chất tốt, năng suất cao… gắn sang một gốc cây khác để tạo thành một cá thể mới thống nhất. Ưu điểm của phương pháp này là lợi dụng đặc tính tốt của gốc ghép chịu đựng được điều kiện môi trường bất lợi như hạn, úng, sâu bệnh (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2012). Theo Trần Thị Ba (2010), việc ghép trên họ bầu bí dưa có mục đích chính là tăng khả năng kháng bệnh trong đất do nấm Fusarium oxysporum. Gốc ghép có khả năng chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh (hạn, úng, sâu bệnh), điều tiết sự sinh trưởng của cây. Gốc ghép càng khỏe, càng thích nghi với đất đai của địa phương thì cây ghép sinh trưởng càng tốt, sản lượng càng cao. Sử dụng ngọn ghép cây con của giống tiêu chuẩn có năng suất cao, phẩm chất tốt sẽ đảm bảo được năng suất (Phạm Văn Côn, 2007). 1.3.2 Cơ chế hình thành cây ghép Khi cắt ngang thân cây ta được một tiết diện gồm hai phần chính gồm mô gỗ bên trong và vỏ phía ngoài, giữa hai phần này là tượng tầng. Tượng tầng chính là mô phân sinh bên (ngang) bao gồm nhiều tế bào có khả năng phân chia nhanh, đồng thời những tế bào này có vách mỏng chứa đầy dịch (đây là nguyên nhân tại sao khi cắt ngang thân cây thường có nhựa chảy ra, số lượng nhưạ ít hay nhiều phụ thuộc vào đặc tính giống cũng như độ tuổi của cây trồng). Khi ghép cây tức là áp sát phần tượng tầng của gốc ghép và ngọn ghép với nhau thì trước tiên những tế bào tổn thương của hai mặt cắt sẽ hình thành lớp ngăn cách màu nâu. Sau đó những tế bào nhu mô (có vách mỏng) dưới lớp ngăn cách ấy sẽ phân chia rất nhanh hình thành mô liên hợp giữa ngọn ghép và gốc ghép, đồng thời lớp ngăn cách dần dần biến mất. Các tế bào mới hình thành giữa gốc ghép và ngọn ghép liên hệ với nhau bằng những đường ống nối qua vách tế bào, chất nguyên sinh đồng hóa lẫn nhau. Do đó chất dinh dưỡng từ gốc ghép có thể chuyển 8 lên ngọn ghép và ngược lại những dưỡng chất từ ngọn ghép cũng có thể chuyển về cho gốc ghép (sự vận chuyển qua lại). Nếu những tế bào mới của ngọn ghép được hình thành ở vị trí trùng với mạch dẫn của gốc ghép thì sẽ phân hóa mô tế bào mạch dẫn, cứ như thế sẽ làm cho mô tế bào của gốc ghép và ngọn ghép có mối liên quan tương ứng sẽ hình thành một cơ thể sống cộng sinh (Phạm Văn Côn, 2007). Ngọn ghép và gốc ghép có kết hợp chặt chẽ hay không là do sức tiếp hợp và mối liên hệ của chúng quyết định. Cành ghép và gốc ghép hình thành lớp tiếp hợp càng chặt chẽ, chất dinh dưỡng càng đầy đủ thì sự tiếp hợp càng được cũng cố, sự trao đổi giữa chất dinh dưỡng vô cơ của gốc ghép và chất dinh dưỡng hữu cơ của ngọn ghép càng dễ dàng. Vì thế trong khi ghép cần lưu ý làm cho ngọn ghép áp sát vào gốc ghép để cho phần tượng tầng ngọn ghép tương ứng với phần tượng tầng của gốc ghép thì kết quả mới được đảm bảo (Nguyễn Duy Minh, 2009). Ngoài ra thao tác khi ghép phải thực hiện trong thời gian nhất định, nhanh chóng để đảm bảo khả năng sống tốt của cây ghép (Phạm Văn Côn, 2007). 1.3.3 Ưu điểm và hạn chế của cây ghép Theo Trần Thế Tục (1998), cây ghép có những ưu điểm: Cây ghép sinh trưởng phát triển tốt, giữ được đặc tính di truyền của giống, tăng cường khả năng chống chịu của cây với điều kiện ngoại cảnh bên ngoài như khô hạn, rét, sâu bệnh… Ngoài ra việc ghép cây còn mang lại nhiều lợi ích khác như: cây sinh trưởng tốt, tăng cường sức sống cho cây cũng như khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường, giúp cây có khả năng kháng lại các tác nhân gây bệnh trong đất, góp phần tăng năng suất cây trồng trong cùng một điều kiện canh tác. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm trên cây ghép vẫn còn có mặt hạn chế: Việc ghép cây sẽ tốn nhiều thời gian và công lao động hơn, khó áp dụng phổ biến (Trần Thị Ba và ctv., 1999). Thời gian sinh trưởng của cây ghép chậm so với cây gieo bằng hạt vì cây ghép cần thời gian phục hồi vết ghép. 1.3.4 Yêu cầu của giống làm gốc ghép Ghép là lấy cành hay mầm nhánh của cây mẹ có nhiều ưu điểm: phẩm chất tốt, năng suất cao gắn sang một loại cây khác để tạo thành một cá thể thống nhất (Nguyễn Bảo Vệ, Lê Thanh Phong, 2012). Theo Trần Thế Tục (1998), giống làm gốc ghép phải đạt được những điều kiện: sinh trưởng khỏe, có khả năng thích ứng cao với điều kiện địa phương; phải có độ đồng đều và không có sự phân ly tính trạng giữa các thế hệ con cái sau này; có khả năng chống chịu với sâu bệnh, điều kiện ngoại cảnh bất lợi; sinh trưởng nhanh, được trồng phổ biến, dễ gây giống; có sự tương thích tiếp hợp cao với ngọn ghép để thúc đẩy nhau sinh trưởng tốt. 9 1.3.5 Mối quan hệ giữa gốc ghép và ngọn ghép Theo Phạm Văn Côn (2007), sự kết hợp chặt chẽ giữa gốc và ngọn ghép là do sự tiếp hợp và mối liên hệ dẫn truyền của chúng quyết định, gốc và ngọn hình thành lớp tiếp hợp càng chặt chẽ và chất dinh dưỡng càng đầy đủ thì sự kết hợp càng được cũng cố kéo theo gốc và ngọn dễ dàng trao đổi dinh dưỡng. Mối quan hệ giữa gốc và ngọn ghép được thể hiện ở sức tiếp hợp của nó. Thường thì sức tiếp hợp này được đánh giá qua tỉ số tiếp hợp T (Phạm Văn Côn, 2007): Đường kính gốc ghép T= Đường kính ngọn ghép Trong đó, nếu T=1 thì cây ghép sinh trưởng, phát triển bình thường là do thế sinh trưởng của gốc ghép tương đương với ngọn ghép. Nếu T>1, cây ghép có hiện tượng chân voi (gốc lớn hơn thân), cây ghép sinh trưởng vẫn bình thường, tuy nhiên T càng gần 1 càng tốt, T càng xa 1, thế sinh trưởng của ngọn ghép yếu hơn gốc ghép, biểu hiện là cây ghép có dấu hiệu hơi cằn cõi, chậm lớn, lá hơi vàng, phần gốc ghép vỏ nứt nhiều hơn cành ghép. Nếu T= 2 cm trên thân chính). - Đường kính gốc ghép (cm): Dùng thước kẹp đo ngang ở cổ rễ dưới lá tử diệp vào các giai đoạn 10, 30, 50, 70 NSKT và KTTH. - Đường kính ngọn ghép (cm): Dùng thước kẹp đo ở trên chỗ tiếp xúc giữa gốc và ngọn ghép vào các giai đoạn 10, 30, 50, 70 NSKT và kết thúc thu hoạch. - Tỉ số đường kính gốc ghép và ngọn ghép: Tính số đường kính gốc/ngọn. - Tỉ lệ sống sau khi trồng (%): Tính số cây bị chết vào các giai đoạn 30, 40, 50 NSKT và KTTH. - Kích thước trái (chiều dài và đường kính trái) (cm): Dùng thước kẹp đo chiều dài và đường kính lớn nhất của trái lúc thu hoạch rộ (31 NSKT), rồi lấy giá trị trung bình. * Chỉ tiêu về thành phần năng suất và năng suất - Trọng lượng trung bình trái (g): Cân trọng lượng trái của 10 cây mẫu ở mỗi lô rồi tính giá trị trung bình. 16 - Số trái trên cây (trái/cây): Đếm toàn bộ trái trên cây (thương phẩm và không thương phẩm) ở tất cả các lần thu hoạch, quy ra tỉ lệ (%) trái thương phẩm trên tổng số trái trên cây. Trái thương phẩm là trái suôn, không bị dị tật, sâu, bệnh. - Trọng lượng trái/cây (kg/cây): Cân toàn bộ trái trên cây (thương phẩm và không thương phẩm) ở tất cả các lần thu hoạch, quy ra tỉ lệ (%) trọng lượng trái thương phẩm trên tổng trọng lượng trái trên cây. - Trọng lượng toàn cây (kg/cây): Cân toàn bộ cây (rễ, thân, lá, trái) trên từng lô khi kết thúc thu hoạch, quy ra tỉ lệ (%) trọng lượng trái trên trọng lượng toàn cây. - Năng suất tổng(tấn/ha): Tổng trọng lượng trái thu được ở tất cả các lần thu hoạch, quy ra năng suất trên 1 hecta. - Năng suất thương phẩm (tấn/ha): Tổng trọng lượng trái thương phẩm ở tất cả các lần thu hoạch, quy ra năng suất trên 1 hecta. * Độ cứng và độ Brix trái (3 trái/lô) - Độ cứng trái (kgf/cm2): Được xác định bằng máy đo độ cứng SATO (FRUIT PRESSURE TEASTER, FT327). Đo ở vị trí đầu trái, giữa trái và cuối trái, sau đó tính trung bình để có trị số chung của trái. - Độ Brix trái (%): Được xác định bằng Brix kế, nghiền phần ăn được của trái để lấy dịch nhỏ lên Brix kế sau đó đọc kết quả hiện trên máy đo. 2.2.4 Xử lý số liệu Nhập số liệu bằng Microsoft Excel và dùng chương trình SPSS 16.0 để phân tích thống kê số liệu thí nghiệm. 17 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Ghi nhận tổng quát Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 5-8/2012. Cây khổ qua sinh trưởng khá tốt, trổ hoa đạt 50% giai đoạn 19 NSKT, thu hoạch lần đầu 24 NSKT ở nghiệm thức khổ qua không ghép và khổ qua ghép gốc mướp và khổ qua ghép gốc bầu địa phương 30 NSKT. Kết thúc thu hoạch (KTTH) lúc 79 NSKT và thu hoạch khổ qua 24 lần (trung bình 3 ngày/lần). Thời tiết tương đối thuận lợi trong suốt thời gian thí nghiệm. Trong thời gian canh tác có xuất hiện bệnh đốm lá và bệnh sương mai nhưng chỉ với tỉ lệ thấp nên không gây thiệt hại đáng kể. Sâu gây hại chủ yếu là ruồi đục trái, phòng trị bằng biện pháp bao trái bằng túi nilon. Nghiệm thức ghép gốc bầu địa phương có hiện tượng rễ của ngọn khổ qua đâm xuống đất làm cho gốc ghép chết, cây sinh trưởng chậm, năng suất thấp và chết dần ở giai đoạn 30 NSKT. (a) (b) (c) Hình 3.1 Sinh trưởng khổ qua ghép gốc và không ghép 12 NSKT, (a) Khổ qua không ghép, (b) Khổ qua ghép gốc bầu địa phương, (c) Khổ qua ghép gốc mướp Hình 3.2 Hiện tượng rễ ngọn khổ qua đâm xuống đất làm gốc ghép bầu địa phương chết 18 3.2 Tỉ lệ sống sau khi ghép Tỉ lệ sống sau ghép (4-10 NSKGh) của khổ qua rất cao đạt 100% (ghép bầu địa phương) và ghép mướp 98% (Bảng 3.1). Kết quả cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Trương Thái Chơn (2013), tỉ lệ sống sau ghép của khổ qua ghép gốc bí đỏ và bình bát dây trên 70%. Bên cạnh khả năng chống chịu sâu bệnh và khả năng tương thích ngọn ghép thì tỉ lệ sống sau ghép cũng là một tiêu chí quan trọng trong việc lựa chọn gốc ghép sau này. Bảng 3.1 Tỉ lệ sống (%) của khổ qua ở giai đoạn 10 ngày sau khi ghép Nghiệm thức Tỉ lệ sống sau khi ghép (%) Ghép bầu địa phương 100 Ghép mướp 98 3.3 Đặc điểm sinh trưởng 3.3.1 Chiều dài thân chính Chiều dài thân chính của khổ qua ở các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê (Bảng 3.2). Nhìn chung, chiều dài thân chính ở nghiệm thức khổ qua không ghép-đối chứng và khổ qua ghép gốc mướp luôn cao hơn nghiệm thức ghép bầu địa phương. Giai đoạn 15 NSKT, chiều dài thân chính khổ qua không ghép-đối chứng (107,63 cm), khổ qua ghép gốc mướp (104,70 cm) tương đương nhau và dài hơn khổ qua ghép gốc bầu địa phương (48,05 cm). Ở giai đoạn 30 NSKT chiều dài than chính nghiệm thức không ghép-đối chứng (202.70 cm), ghép gốc mướp (281,20 cm) tương đương nhau và dài hơn nghiệm thức ghép gốc bầu địa phương (148,85 cm). Chiều dài thân chính giai đoạn 45 NSKT của khổ qua không ghép-đối chứng (361,70 cm), khổ qua ghép gốc mướp (370,02 cm) tương đương nhau và dài hơn khổ qua ghép gốc bầu địa phương (297,45 cm). Tương tự ở giai đoạn 79 NSKT (KTTH) chiều dài thân chính của nghiệm thức ghép gốc bầu địa phương (295,92 cm) vẫn thấp hơn nghiệm thức khổ qua không ghép-đối chứng và ghép mướp (444,48-445,23 cm, tương ứng). Chiều dài thân chính có liên quan đến khả năng sinh trưởng của cây và phụ thuộc vào gốc ghép. Nghiên cứu của Trương Thái Chơn (2013), cũng cho rằng chiều dài thân chính của khổ qua bị ảnh hưởng bởi gốc ghép. Như vậy, bên cạnh đặc tính của từng giống, yếu tố kỹ thuật canh tác, điều kiện đất đai và khí hậu thì gốc ghép cũng có ảnh hưởng đến chiều dài thân chính của cây trồng. 19 Bảng 3.2 Chiều dài thân chính (cm) của khổ qua ghép gốc và không ghép ở các giai đoạn khảo sát Ngày sau khi trồng Nghiệm thức 15 30 45 79 (KTTH) Không ghép 361,70 a 444,48 a 107,36 a 202,70 a Ghép bầu địa phương 48,05 b 148,85 b 297,45 b 295,92 b Ghép mướp 104,70 a 281,20 a 370,02 a 445,23 a Mức ý nghĩa ** ** ** * CV. (%) 6,8 4,14 2,83 4,75 Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phân tích thống kê; *: Khác biệt ở mức ý nghĩa 5%; **: Khác biệt ở mức ý nghĩa 1%. Tốc độ tăng trưởng chiều dài thân chính khổ qua của các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê, trừ giai đoạn 45-79 NSKT (Phụ bảng 1.1). Ở giai đoạn đầu 15-30 NSKT tốc độ tăng trưởng nhanh nhất ở hai nghiệm thức khổ khổ qua không ghép-đối chứng và khổ qua ghép gốc mướp dao động từ 12,36-11,75 cm/ngày cao hơn khổ qua ghép gốc bầu địa phương (6,39 cm/ngày). Bước sang giai đoạn 30-45 NSKT thì chiều dài cây bắt đầu tăng trưởng chậm lại và gần như không tăng trưởng thêm nữa vào giai đoạn 45-79 NSKT (thời kỳ thu hoạch rộ). Sở dĩ giai đoạn đầu (15-30 NSKT) tốc độ tăng trưởng thân chính nhanh nhất là do cây đang thời kỳ sinh trưởng mạnh hoàn thiện cơ thể chuẩn bị cho sinh sản (ra hoa, kết trái). Đến giai đoạn 30-45 NSKT (thời kỳ thu hoạch rộ) cây sinh trưởng có phần chậm lại vì đây là thời kỳ cây ra hoa, kết trái rất mạnh, có sự cạnh tranh giữa sinh trưởng và sinh sản (cây chủ yếu tập chung chất dinh dưỡng để nuôi trái nên cây không tăng trưởng mạnh). Tương tự, cho đến giai đoạn 45-79 NSKT thì cây đã đạt chiều cao tối đa nên hầu như cây không tăng trưởng thêm nữa về chiều dài. 3.3.2 Số lá trên thân chính Tương tự chiều dài thân chính, số lá trên thân chính khổ qua ở các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê (Bảng 3.3). Số lá trên thân chính của nghiệm thức không ghép-đối chứng (14,58 lá/cây) và ghép gốc mướp (15,18 lá/cây) luôn cao hơn nghiệm thức ghép gốc bầu địa phương (7,34 lá/cây) (15 NSKT). Giai đoạn 30 NSKT, số lá trên thân chính của nghiệm thức khổ qua không ghép-đối chứng (32,98 lá/cây), và khổ qua ghép gốc mướp (34,75 lá/cây) tương đương nhau và cao hơn nghiệm thức khổ qua ghép gốc bầu địa phương (20,87 lá/cây). Số lá trên thân chính ở giai đoạn 45 NSKT của khổ qua không ghép-đối chứng (43,25 lá/cây), khổ qua ghép gốc mướp (48,50 lá/cây) tương đương nhau và cao hơn khổ qua ghep gốc bầu đia phương (31,01 lá/cây). Giai đoạn 79 NSKT, số lá trên thân chính của nghiệm thức ghép gốc bầu địa phương (37,94 lá) vẫn thấp hơn hai nghiệm thức không ghép-đối chứng (54,93 lá/cây) và ghép gốc mướp (61,21). 20 Điều này có thể ảnh hưởng đến năng suất khổ qua. Theo Trần Thị Ba và ctv. (1999), cũng đã nhận định, số lá trên thân chính nhiều hay ít, rất có ý nghĩa quan trọng trong quá trình quang hợp và tạo vật chất nuôi trái. Bảng 3.3 Số lá trên thân chính (lá) của khổ qua ghép gốc và không ghép ở các giai đoạn khảo sát Nghiệm thức Không ghép Ghép bầu địa phương Ghép mướp Mức ý nghĩa CV. (%) 15 14,58 a 7,34 b 15,18 a ** 2,86 Ngày sau khi trồng 30 45 43,25 a 32,98 a 31,01 b 20,87 b 34,75 a 48,50 a ** * 8,9 11,57 79 (KTTH) 54,93 a 37,94 b 61,21 a * 9,17 Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phân tích thống kê; *: Khác biệt ở mức ý nghĩa 5%; **: Khác biệt ở mức ý nghĩa 1%. 3.3.3 Đường kính gốc, ngọn ghép * Đường kính gốc ghép Đường kính gốc ghép của khổ qua ở các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê (Bảng 3.4). Qua các giai đoạn sinh trưởng thì nghiệm thức không ghép-đối chứng có đường kính gốc cao nhất (dao động 0,38-1,81 cm), thấp nhất là nghiệm thức ghép gốc mướp (0,41-1,28 cm). Giai đoạn 70 NSKT (KTTH), nghiệm thức không ghép-đối chứng có đường kính gốc cao nhất (1,81 cm) và thấp nhất là nghiệm thức ghép mướp (1,28 cm). Sự tăng trưởng đường kính gốc ảnh hưởng bởi gốc ghép, so với cây khổ qua không ghép thì cây khổ qua ghép gốc tăng trưởng chậm hơn. Theo nhận định của Trần Khắc Thi (1999), thì cây hấp thụ chủ yếu qua rễ, cây có đường kính gốc lớn thì có thể hút nước và chất dinh dưỡng tốt hơn để nuôi các cơ quan bên trên, góp phần tăng năng suất, đặc biệt đối với cây họ bầu bí là loại cây có nhu cầu nước rất lớn cho sự phát triển trái. Tương tự, Trần Quang Vũ (2010) cũng cho rằng, trên khổ qua thì cây có đường kính gốc lớn hơn thì sinh trưởng tốt, thân lá phát triển nhiều. 21 Bảng 3.4 Đường kính gốc ghép (cm) của khổ qua ghép gốc và không ghép ở các giai đoạn khảo sát Nghiệm thức Không ghép Ghép bầu địa phương Ghép mướp Mức ý nghĩa CV.(%) Ngày sau khi trồng 30 50 1,09 a 1,61 a 0,79 a 1,00 b 0,67 b 1,08 b ** ** 16,18 11,20 10 0,38 b 0,63 a 0,41 b ** 0,00 70 1,81 a 1,41 b 1,28 b ** 7,66 Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phân tích thống kê; **: Khác biệt ở mức ý nghĩa 1% * Đường kính ngọn ghép Đường kính ngọn ghép của các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở giai đoạn đầu từ 10-30 NSKT (Bảng 3.5), nghiệm thức ghép gốc bầu địa phương (từ 0,35-0,93 cm) thấp hơn nghiệm thức ghép gốc mướp dao động từ 0,43-1,41 cm. Bước sang giai đoạn từ 50 NSKT trở về sau cho tới thời kỳ kết thúc thu hoạch thì cả hai nghiệm thức đều có đường kính ngọn khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê, dao động từ 1,5-2,17 (cm) (Bảng 3.5). Sự khác biệt đường kính ngọn ghép ở giai đoạn đầu (10-30 NSKT) có thể là do gốc ghép sinh trưởng chưa thật sự ổn định, vết ghép còn mới chưa hoàn toàn tiếp hợp được ngọn và gốc ghép, sự trao đổi chất dinh dưỡng từ gốc lên ngọn chưa tốt. Chính vì thế trong khi ghép ta cần chú ý làm cho ngọn ghép và gốc ghép áp sát vào nhau trong một thời gian nhất định cho gốc ghép và ngọn ghép thành một cơ thể sống cộng sinh. Đường kính ngọn ghép khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê (giai đoạn 50-70 NSKT), có thể gốc ghép không ảnh hưởng đến đường kính ngọn ghép. Quan điểm trên cũng được Phạm Văn Côn (2007) nhận định gốc ghép không làm thay đổi đặc tính di truyền của ngọn ghép. Bảng 3.5 Đường kính ngọn ghép (cm) của khổ qua ghép gốc và không ghép ở các giai đoạn khảo sát Nghiệm thức Không ghép Ghép bầu địa phương Ghép mướp Mức ý nghĩa CV.(%) 10 0,35 b 0,43 a ** 0,00 Ngày sau khi trồng 50 0,93 b 1,50 1,41 a 1,70 ** ns 9,72 7,40 30 70 2,17 1,81 ns 7,44 Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phân tích thống kê; ns: Khác biệt không ý nghĩa; **: Khác biệt ở múc ý nghĩa 1%; -: Không lấy chỉ tiêu 22 * Tỉ số đường kính gốc ghép và ngọn ghép Tương tự như đường kính ngọn ghép, ở giai đoạn từ 10 NSKT, tỉ số đường kính gốc ghép và ngọn ghép của khổ qua khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê (Bảng 3.6). Tỉ số tiếp hợp của ghép bầu địa phương (0,62-1,83), T>1 có hiện tượng gốc ghép lớn hơn ngọn nhưng chưa đủ để xảy ra hiện tượng chân voi. Nhìn chung, tỉ số tiếp hợp của ghép gốc mướp (0,62-0,97) khá ổn định hơn và không có sự biến đổi lớn, cây không có sự khác biệt lớn giữa đường kính gốc và ngọn. Điều này phù hợp với mối quan hệ giữa gốc ghép và ngọn ghép theo Phạm Văn Côn (2007) là chỉ số T càng gần 1 thì thế sinh trưởng của gốc ghép và ngọn ghép càng tương đương nhau và phát triển bình thường. Bảng 3.6 Tỉ số đường kính gốc ghép và ngọn ghép của khổ qua ghép gốc và không ghép ở các thời điểm khảo sát Nghiệm thức Không ghép Ghép bầu địa phương Ghép mướp Mức ý nghĩa CV.(%) Ngày sau khi trồng 30 50 0,85 0,92 0,71 0,64 ns ns 8,21 6,39 10 1,83 a 0,97 b * 6,78 70 0,62 0,62 ns 5,10 Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phân tích thống kê; ns: Khác biệt không ý nghĩa ,*: Khác biệt ở mức ý nghĩa 5%; -: Không lấy chỉ tiêu Sự tương thích của hai loại gốc ghép bầu địa phương và mướp được thể hiện. Ở nghiệm thức khổ qua ghép bầu địa phương có hiện tượng ngọn khổ qua đâm rễ xuống, làm nứt gốc và gốc ghép bị chết, cây sống bằng rễ ngọn. Ở giai đoạn 30 NSKT thì khổ qua ghép bầu địa phương chết chỉ còn 28,79% và đến kết thúc thu hoạch thì chỉ còn được 1,79% trong tổng số cây trồng ra đồng. 3.3.4 Tỉ lệ sống sau khi trồng Tỉ lệ sống của khổ qua sau khi trồng khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở các giai đoạn khảo sát (Bảng 3.7). Nghiệm thức ghép gốc bầu địa phương luôn có tỉ lệ sống thấp nhất và giảm dần từ 53,57 xuống còn 7,14. Còn ở hai nghiệm thức khổ qua không ghép-đối chứng và ghép gốc mướp có tỉ lệ sống rất cao đạt 100% cho tới kết thúc vụ. Điều này chứng tỏ sự tương thích giữa gốc và ngọn ghép tốt thì cây sinh trưởng càng mạnh, cành lá khỏe, tuổi thọ sống lâu. Tỉ lệ sống sau trồng là một trong những tiêu chí quan trọng trong chọn làm gốc ghép cho cây đưa vào sản xuất thực tế. 23 Bảng 3.7 Tỉ lệ sống sau khi trồng (%) của khổ qua ghép gốc và không ghép ở các giai đoạn khảo sát Nghiệm thức Không ghép Ghép bầu địa phương Ghép mướp Mức ý nghĩa CV.(%) 30 100,00 a 53,57 b 100,00 a ** 11,62 Ngày sau khi trồng 40 50 100,00 a 100,00 a 23,21 b 21,24 b 100,00 a 100,00 a ** ** 14,58 12,70 79 100,00 a 7,14 b 100,00 a ** 8,45 Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt phân tích thống kê; **: Khác biệt ở mức ý nghĩa 1% 3.3.5 Kích thước trái Chiều dài trái khổ qua ở các nghiệm thức khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê, dao động từ 17,69-19,36 cm. Như vậy, chiều dài trái khổ qua không bị ảnh hưởng bởi gốc ghép mà do đặc tính giống quy định. Nghiên cứu của Triệu Thị Cẩm Tú (2012) cũng cho rằng chiều dài trái do đặc tính giống quy định, giống khác nhau thì chiều dài trái khác nhau. Tương tự chiều dài trái, đường kính trái khổ qua ở các nghiệm thức khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê, dao động từ 5,10-5,26 cm. Như vậy gốc ghép không làm ảnh hưởng đến đường kính trái khổ qua, có thể đường kính trái do đặc tính giống quy định. Kết quả tương tự cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Minh (2012), đường kính trái do yếu tố giống quy định, giống khác nhau thì sẽ có đường kính trái khác nhau. Như vậy, kích thước trái tùy thuộc vào giống khổ qua chứ không chịu sự tác động bởi gốc ghép. Kết quả tương tự cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Thanh (2012) và Trương Thái Chơn (2013). Có thể đây là loại rau ăn trái non nên tuổi thu hoạch khá sớm, cùng độ tuổi trái và cùng cở trái nên chưa có sự khác lớn về chỉ tiêu kích thước trái giữa các nghiệm thức. Bảng 3.8 Chiều dài (cm), đường kính (cm) và trọng lượng trung bình trái (g) của khổ qua ghép và không ghép Chiều dài Đường kính trái Trọng lượng Nghiệm thức (cm) (cm) trung bình trái (g) Không ghép 19,36 5,24 173,84 Ghép bầu địa phương 17,69 5,10 148,96 Ghép mướp 19,15 5,26 165,7 Mức ý nghĩa ns ns ns CV. (%) 4,6 2,5 7,84 ns: Khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích thống kê 24 3.4 Thành phần năng suất và năng suất 3.4.1 Trọng lượng trung bình trái Tương tự chỉ tiêu về kích thước trái, trọng lượng trung bình trái khổ qua ở các nghiệm thức khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê (Bảng 3.8), dao động từ 148,96-173,86 g. Trọng lượng trung bình trái không bị ảnh huongr bởi gốc ghép. Kết quả tương tự cũng được tìm thấy trong nghiên cứu trên dưa leo của Phan Ngọc Nhí (2013). 3.4.2 Số trái trên cây và số trái thương phẩm trên cây Số trái trên cây và số trái thương phẩm trên cây khổ qua ở các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê (Hình 3.3 và Phụ bảng 1.2). Nghiệm thức khổ qua không ghép và khổ qua ghép gốc mướp có số trái/cây (27,57 và 24,45 trái/cây, tương ứng) cao hơn nghiệm thức khổ qua ghép gốc bầu địa phương (8,07 trái/cây). Kết quả tương tự đối với số trái thương phẩm/cây của khổ qua ghép gốc bầu địa phương (5,27 trái/cây) thấp hơn khổ qua không ghép và ghép gốc mướp có số trái thương phẩm trên cây (dao động từ 15,68-15,84 trái/cây). Như vậy, gốc ghép có ảnh hưởng đến số trái và số trái thương phẩm trên cây. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào từng loại gốc ghép mà hiệu quả của chúng mang lại khác nhau. Sự sinh trưởng, phát triển, năng suất, phẩm chất, chống chịu, tuổi thọ của cây ghép chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ gốc ghép. Từng loại cây trồng, từng biểu hiện sinh thái mà gốc ghép thể hiện vai trò khác nhau, đó chính là khả năng tương thích của gốc ghép và ngọn ghép (Trần Thế Tục, 1998). 25 40 Số trái trên cây Số trái (trái/cây) 30 Số trái thương phẩm trên cây 27,57a 24,45a 20 15,84a 15,68a 8,08b 10 5,27b 0 Không ghép Ghép gốc bầu địa phương Ghép gốc mướp Nghiệm thức Hình 3.3 Số trái trên cây (trái/cây), số trái thương phẩm trên cây (trái/cây) của khổ qua ghép gốc và không ghép 3.4.3 Trọng lượng trái trên cây và trọng lượng trái thương phẩm trên cây Trọng lượng trái và trọng lượng trái thương phẩm trên cây của khổ qua ở các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê (Hình 3.4 và Phụ bảng 1.3). Trọng lượng trái và trọng lượng trái thương phẩm trên cây ở nghiệm thức không ghép-đối chứng (3,29 và 2,49 kg/cây, tương ứng) và ghép gốc mướp (3,00 và 2,30 kg/cây, tương ứng) tương đương nhau, cao hơn nghiệm thức ghép gốc bầu địa phương (0,92 và 0,67 kg/cây, tương ứng). Điều này cho thấy trọng lượng trái và trọng lượng trái thương phẩm trên cây có ảnh hưởng bởi gốc ghép. Kết quả này phù hợp với tổng số trái trên cây và trọng lượng trung bình trái. 26 Trọng lượng (kg/cây) 5 Trọng lượng trái trên cây 3.75 Trọng lượng trái thương phẩm trên cây 3,29a 3,00a 2,49a 2,30b 2.5 0,92b 1.25 0,67b 0 Không ghép Ghép gốc bầu địa phương Ghép gốc mướp Nghiệm thức Hình 3.4 Trọng lượng trái trên cây (kg/cây), trong lượng trái thương phẩm trên cây (kg/cây) của khổ qua ghép gốc và không ghép 3.4.4 Trọng lượng toàn cây và tỉ lệ trọng lượng trái trên trọng lượng toàn cây Trọng lượng toàn cây và tỉ lệ trọng lượng trái trên trọng lượng toàn cây của khổ qua ở các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê (Bảng 3.9). Nghiệm thức khổ qua không ghép và khổ qua ghép gốc mướp cho trọng lượng toàn cây lần lượt là 3,79 và 3,27 g/cây và tỉ lệ trọng lượng trái trên trọng lượng toàn cây (84,50 và 82,25%) cao hơn nghiệm thức khổ qua ghép trên gốc bầu địa phương 1,25 kg/cây và tỉ lệ trọng lượng trái trên trọng lượng toàn cây là 65,50%. Như vậy, gốc ghép có ảnh hưởng đến trọng lượng toàn cây và tỉ lệ trọng lượng trái trên trọng lượng toàn cây của khổ qua. 27 Bảng 3.9 Trọng lượng toàn cây (kg/cây) và trọng lượng trái trên trọng lượng toàn cây (%) của khổ qua ghép gốc và không ghép Nghiệm thức Không ghép Ghép bầu địa phương Ghép mướp Mức ý nghĩa CV. (%) Trọng lượng toàn cây (kg/cây) Trọng lượng trai/trọng lượng toàn cây (%) 3,79 a 1,25 b 3,27 a ** 12,82 84,50 a 65,50 b 82,25 a * 9,82 Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phân tích thống kê; *: Khác biệt ở mức ý nghĩ 5%; **: Khác biệt ở mức ý nghĩa 1% 3.4.5 Năng suất tổng và năng suất thương phẩm Năng suất khổ qua ở các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê (Hình 3.5 và Phụ bảng1.4). Nghiệm thức khổ qua không ghép-đối chứng và khổ qua ghép trên gốc mướp cho năng suất tổng (lần lượt lá 30,77 và 27,93 tấn/ha) và năng suất thương phẩm (23,27 và 21,45 tấn/ha) cao hơn nghiệm thức khổ qua ghép trên gốc bầu địa phương (với năng suất tổng là 8,58 tấn/ha và năng suất thương phẩm 6,86 tấn/ha). Như vậy gốc ghép có ảnh hưởng đến năng suất khổ qua. Tuy nhiên, không phải loại gốc ghép nào cũng mang lại hiệu quả tốt như nhau. Điều vày phù hợp với các chỉ tiêu sinh trưởng và thành phần năng suất của khổ qua. 40 Năng suất tổng Năng suất tổng (tấn/ha) 30,77a Năng suất thương phẩm 27,93a 30 23,27a 20 21,45a 76% 79% 8,58b 10 6,86b 80% 0 Không ghép Ghép gốc bầu địa phương Ghép gốc mướp Nghiệm thức Hình 3.5 Năng suất (tấn/ha), tỉ lệ năng suất thương phẩm/năng suất tổng (%) của khổ qua ghép gốc và không ghép 28 3.5 Độ cứng và độ Brix trái Độ cứng trái khổ qua của các nghiệm thức khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê, dao động từ 308,42-291,47 kgf/cm2. Điều này được giải thích do đặc tính của khổ qua là rau ăn trái non, thu hoạch cùng tuổi trái nên độ cứng của trái khổ qua không ảnh hương bởi gốc ghép. Tương tự độ cứng trái, độ Brix trái khổ qua của các nghiệm thức khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê, dao động từ 2,48-2,14%. Điều này được giải thích tương tự như độ cứng trái. Bảng 3.10 Độ cứng (kgf/cm2) và độ Brix (%) của trái khổ qua ghép gốc và không ghép Nghiệm thức Không ghép Ghép bầu địa phương Ghép mướp Mức ý nghĩa CV. (%) Độ cứng (kgf/cm2) 292,53 291,47 308,42 ns 9,13 ns: Khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích thống kê 29 Độ Brix (%) 2,48 2,14 2,15 ns 6,58 CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1 Kết luận Về sinh trưởng, nghiệm thức khổ qua không ghép-đối chứng và ghép gốc mướp cho sinh trưởng về chiều dài thân chính (444,45 và 445,25 cm) tốt hơn ghép gốc bầu địa phương (295,92 cm): Chiều dài thân chính của khổ qua không ghép (444,45 cm) dài hơn khổ qua ghép gốc bầu địa phương (295,92 cm). Số lá trên thân chính của khổ qua không ghép-đối chứng (54,93 lá/cây), khổ qua ghép gốc mướp (61,21 lá/cây) nhiều hơn khổ qua ghép gốc bầu địa phương (37,94 lá/cây). Về năng suất, khổ qua không ghép-đối chứng (30,77 tấn/ha) và ghép gốc mướp (27,93 tấn/ha) cho năng suất cao hơn gấp 3,18-3,58 lần so với ghép bầu địa phương (8,57 tấn/ha). 4.2 Đề nghị Trồng khổ qua trong vụ Hè Thu, có thể không cần ghép gốc. Nên nghiên cứu thêm khả năng chống chịu bệnh lưu tồn trong đất của cây khổ qua ghép trên gốc mướp. 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO Davis (1998), “Specialty and minor crops handbook”. Division of Agriculture and Natural Resources - University of California. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vĩ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập và Trần Toàn (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Đường Hồng Dật (2002), “Sổ tay người trồng rau tập 2”. Nhà xuất bản Hà Nội. Hồ Phương Quyên (2008), “Ảnh hưởng của các loại gốc ghép lên sự sinh trưởng, năng suất và phẩm chất trái dưa hấu Thành Long tại Thành phố Cần Thơ”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Nông học, Đại học Cần Thơ. Lê Ngọc Hớn (2013), “Khảo sát ảnh hưởng của gốc ghép bầu Nhật, bầu địa phương đến sinh trưởng và năng suất dưa leo, Xuân Hè 2012”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Trồng trọt, Đại học Cần Thơ. Lê Thị Thúy Kiều (2012), “Khảo sát sinh trưởng và phát trienr của dưa lê Kim Cô Nương ghép trồng trong chậu”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Nông học, Đại học Cần Thơ. Lê Văn Mắc (2002), “Điều tra hiện trạng canh tác dưa hấu tại tỉnh Bạc Liêu và khảo sát một số đặc tính nông học, phản ứng của các gốc ghép đối với bệnh héo rũ dưa hấu do nấm Fusarium oxysporum vụ Đông Xuân 2006-2007 tại khoa NN & SHƯD”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Nông học, Đại học Cần Thơ. Liao, C, T, and C, H, Lin (1994), “Effect of flooding stress on photosynthetic activities of Momordica charantia”. Plant Physiology & Biochemistry 32(4): 479-485. Lim, T, K, (1998), “Loofahs, gourds, melons and snake beans”. The New Rural Industries, Ed,: K, W, Hyde, Canberra, Rural Industries Research and Development Corporation: 212-218 Narinder Dhillon (2013), “Bitter Gourd: Germplasm evaluation & breeding technology”. Seed Cluster Conference 2013, AVRDC – The World Vegetable Center. Nguyễn Bảo Vệ, Lê Thanh Phong (2012), “Giáo trình Cây ăn trái”. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. Nguyễn Duy Minh (2009), “Cẩm nang kỹ thuật Nhân Giống cây-Gieo hạt, chiết giâm, ghép cành tập 2”. Nxb Nông nghiệp Hà Nội Nguyễn Mạnh Chinh, Phạm Anh Cường (2007),”Trồng-chăm sóc & phòng trừ sâu bệnh Rau ăn quả”. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Nguyễn Hoàng Minh (2012), “Khảo sát ảnh hưởng và phân bón lên năng suất khổ qua tại quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ, vụ Xuân Hè 2012”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Nông học, Đại học Cần Thơ. 31 Nguyễn Thanh Thức (2011), “Bước đầu khảo sát sự tương thích của bảy loại bầu bí dưa ghép trên gốc bình bát dây Hè Thu 2010”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Trồng trọt, Đại học cần Thơ. Nguyễn Xuân Giao (2012), “Kỹ thuật sản xuất rau sạch - rau an toàn theo tiêu chuẩn VIETGAP”. Nhà xuất bản Khoa học Tự Nhiên và Công nghệ, Hà Nội. Nguyễn Văn Huỳnh, Lê Thị Sen (2011), “Côn trùng gây hại cây trồng”. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Phan Ngọc Nhí (2013), “Ảnh hưởng của các loại gốc ghép họ dưa bầu bí đến năng suất và khả năng kháng bệnh héo rũ do nấm Fuarium oxysporum trên dưa leo”. Luận văn Thạc sỹ Khoa học cây trồng, Đại học Cần Thơ. Phạm Hồng Cúc, Trần Văn Hai và Trần Thị Ba (2001), “Kỹ thuật trồng rau”. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Phạm Thị Minh Tâm (2000), “So sánh sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của 10 giống dưa leo”.Tập san khoa học kỹ thuật lâm nghiệp, Số 1/2000.Nhà xuất bản Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. Phạm Trung Hiếu (2008), “So sánh sự sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của 3 giống dưa lê ghép vụ Xuân hè 2008”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Trồng trọt, Trường Đại học Cần Thơ. Phạm Văn Côn (2007), “Kỹ thuật ghép cây Rau – Hoa – Quả”. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Sandra Habicht (2010), “Bitter gourd health benefits”, AVRDC – The World Vegetabal Center, www.avrdc.org Tạ Thu Cúc (2005), “Giáo trình kỹ thuật trồng rau”. Nhà xuất bản Hà Nội. Trần Khắc Thi (1999), “Kỹ thuật trồng rau sạch”. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Trần Khắc Thi và Nguyễn Công Hoan (2005), “Kỹ thuật trồng Rau sạch, rau an toàn và chế biến rau xuất khẩu”. Nhà xuất bản Thanh Hóa. Trần Khắc Thi và Trần Ngọc Hùng (2002), “Kỹ thuật trồng rau sạch (rau an toàn)”. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Trần Khắc Thi và Trần Ngọc Hùng (2005), “Ứng dụng công nghệ trong sản xuất rau”. Nhà xuất bản Lao động Hà Nội. Trần Quang Vũ (2010), “Ảnh hưởng của 3 mức độ đạm lên năng suất khổ qua TN166 tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh, vụ Đông Xuân 2009-2010”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Trồng trọt, Đại học Cần Thơ. Trần Thế Tục (1998), “Giáo trình cây ăn quả”. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. Trần Thị Ba (2010), “Kỹ thuật sản xuất rau sạch”. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. Trần Thị Ba, Trần Thị Kim Ba và Phạm Hồng Cúc (1999), “Giáo trình trồng rau”. Tủ sách Trường Đại học Cần Thơ. Trương Thái Chơn (2013), “Khảo sát ảnh hưởng gốc ghép bí đỏ và bình bát dây lên sinh trưởng, năng suất khổ qua, Hè thu 2012”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Trồng trọt, Đại học Cần Thơ. 32 Triệu Thị Cẩm Tú (2012), “Ảnh hưởng của giống và phân bón lên sự sinh trưởng, năng suất khổ qua tại thành phố Cần Thơ, Thu đông 2012”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Nông học, Đại học Cần Thơ. Võ Duy Hoàng (2012), “Bước đầu khảo sát sự sinh trưởng của dưa lê Kim Cô Nương thu trái non ghép trên gốc bình bát dây và gốc bầu”. luận tốt nghiệp Đại học, Đại học Cần Thơ. Võ Văn Chi (2003), “Từ điển thực vật thông dụng”. Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật. Wendy Morgan and David Midmore (2002), “Bitter Melon in Australia - A report for the Rural Industries Research and Development Corporation”. Plant Sciences Group Central Queensland University Rockhampton Qld 4702. 33 PHỤ CHƯƠNG 1 SỐ LIỆU THỐNG KÊ Phụ bảng 1.1 Tốc độ tăng trưởng chiều dài thân chính (cm/ngày) của khổ qua ghép gốc và không ghép ở các thời điểm khảo sát Nghiệm thức Ngày sau khi trồng 15-30 30-45 45-79 Không ghép 12,36 a 4,60 b 2,14 Ghép bầu địa phương 6,39 b 10,09 b 5,20 Ghép mướp 11,75 a 5,02 a 1,18 Mức ý nghĩa ** ** ns CV. (%) 8,26 14,94 41,02 Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phân tích thống kê; ns: Khác biệt không ý ngĩa; **: Khác biệt ở mức ý nghĩa 1% Phụ bảng 1.2 Số trái trên cây (trái/cây) và số trái thương phẩm trên cây của khổ qua ghép gốc và không ghép Tổng số trái/cây Tổng số trái thương phẩm/cây Nghiệm thức (trái/cây) (trái/cây) Không ghép 27,57 a 15,84 a Ghép bầu địa phương 8,08 b 5,27 b Ghép mướp 24,45 a 15,68 a Mức ý nghĩa ** ** CV. (%) 9,2 12,63 Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phân tích thống kê: **: Khác biệt ở mức ý nghĩa 1% Phụ bảng 1.3 Thành phần năng suất của khổ qua ghép gốc và không ghép Trọng lượng thương phẩm/cây Nghiệm thức Trọng lượng trái/cây (kg) (kg) Không ghép 3,29 a 2,49 a Ghép bầu địa phương 0,92 b 0,67 b Ghép mướp 3,00 a 2,30 a Mức ý nghĩa ** ** CV. (%) 8,63 15,55 Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phân tích thống kê; *: Khác biệt ở mức ý nghĩa 5%; **: Khác biệt ở mức ý nghĩa 1% Phụ bảng 1.4 Năng suất tổng, năng suất thương phẩm (tấn/ha) của khổ qua ghép gốc và không ghép Năng suất Tỷ lệ năng suất Năng suất thương phẩm Nghiệm thức tổng thương phẩm/năng (tấn/ha) (tấn/ha) suất tổng (%) Không ghép 30,77 a 23,27 a 76 Ghép bầu địa phương 8,58 b 6,86 b 80 Ghép mướp 27,93 a 21,45 a 79 Mức ý nghĩa ** ** ns CV. (%) 8,67 9,8 Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phân tích thống kê; ns: Khác biệt không ý nghĩa; **: Khác biệt ở mức ý nghĩa 1% 34 PHỤ CHƯƠNG 2 CÁC BẢNG PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI (ANOVA) Phụ bảng 2.1 Chiều dài thân chính (cm) của khổ qua ghép gốc và không ghép ở 15 NSKT Tổng bình Trung bình Nguồn biến động Độ tự do F phương bình phương Nghiệm thức 2 7577,127 3788,563 32,884** Lặp lại 3 19,906 6,635 0,058ns Sai số 6 691,251 115,208 Tổng cộng 12 8288,284 CV. (%)=6,8 ns: Khác biệt không ý nghĩa ; **: Khác biệt ở mức ý nghĩa 1% Phụ bảng 2.2 Chiều dài thân chính (cm) của khổ qua ghép gốc và không ghép ở 30 NSKT Tổng bình Trung bình Nguồn biến động Độ tự do F phương bình phương Nghiệm thức 2 54869,552 27434,776 279,058** Lặp lại 3 439,529 146,510 1,49ns Sai số 6 589,873 98,312 Tổng cộng 12 742776,134 CV. (%)= 4,14 ns: Khác biệt không ý nghĩa;, **: Khác biệt ở mức ý nghĩa 1% Phụ bảng 2.3 Chiều dài thân chính (cm) của khổ qua ghép gốc và không ghép ở 45 NSKT Tổng bình Trung bình Nguồn biến động Độ tự do F phương bình phương Nghiệm thức 2 9498,052 4749,026 50,230** Lặp lại 3 1184,880 394,960 4,177 ns Sai số 6 472,725 94,545 Tổng cộng 12 1337047,816 CV. (%)=2,83 ns: Khác biệt không ý nghĩa ; **: Khác biệt ở mức ý nghĩa 1% Phụ bảng 2.4 Chiều dài thân chính (cm) của khổ qua ghép gốc và không ghép ở 79 NSKT (KTTH) Tổng bình Trung bình Nguồn biến động Độ tự do F phương bình phương Nghiệm thức 2 14787,881 7393,94 20,992* Lặp lại 3 419,010 139,670 0,397ns Sai số 6 1056,682 352,227 Tổng cộng 12 1674635,681 CV. (%)=4,75 ns: Khác biệt không ý nghĩa; *: Khác biệt ở mức ý nghĩa 5% 35 Phụ bảng 2.5 Tốc độ tăng trưởng chiều dài thân chính (cm) của khổ qua ghép gốc và không ghép ở 15-30 NSKT Tổng bình Trung bình Nguồn biến động Độ tự do F phương bình phương Nghiệm thức 2 86,663 43,331 61,403** 3 Lặp lại 0,590 0,197 0,279ns Sai số 6 4,234 0,706 Tổng cộng 12 1332,227 CV. (%)=8,26 ns: Khác biệt không ý nghĩa; **: Khác biệt ở mức ý nghĩa 1% Phụ bảng 2.6 Tốc độ tăng trưởng chiều dài thân chính (cm) của khổ qua ghép gốc và không ghép ở 30-45 NSKT Tổng bình Trung bình Nguồn biến động Độ tự do F phương bình phương Nghiệm thức 2 49,693 24,846 23,675** 3 Lặp lại 0,871 0,290 0,277ns Sai số 5 5,247 1,049 Tổng cộng 11 536,377 CV. (%)=14,94 ns: Khác biệt không ý nghĩa; *: Khác biệt ở mức ý nghĩa 5% Phụ bảng 2.7 Số lá trên thân chính (lá) của khổ qua ghép gốc và không ghép ở 15 NSKT Tổng bình Trung bình Nguồn biến động Độ tự do F phương bình phương Nghiệm thức 2 150,932 75,466 351,273** Lặp lại 3 2,722 0,907 4,223ns Sai số 6 1,289 0,215 Tổng cộng 12 1993,621 CV. (%)=2,86 ns: Khác biệt không ý nghĩa ; **: Khác biệt ở mức ý nghĩa 1% Phụ bảng 2.8 Số lá trên thân chính (lá) của khổ qua ghép gốc và không ghép ở 30 NSKT Tổng bình Trung bình Nguồn biến động Độ tự do F phương bình phương Nghiệm thức 2 456,586 228,293 33,029 ** Lặp lại 3 7,237 2,412 0,349 ns Sai số 5 41,471 6,912 Tổng cộng 11 10973,680 CV. (%)=8,9 ns: Khác biệt không ý nghĩa ; **: Khác biệt ở mức ý nghĩa 1% 36 Phụ bảng 2.9 Số lá trên thân chính (lá) của khổ qua ghép gốc và không ghép ở 45 NSKT Tổng bình Trung bình Nguồn biến động Độ tự do F phương bình phương Nghiệm thức 2 497,312 248,656 11,098* Lặp lại 3 89,216 29,739 1,327 ns Sai số 5 112,032 22,406 Tổng cộng 11 20001,322 CV. (%)=11,57 ns: Khác biệt không ý nghĩa ; *: Khác biệt ở mức ý nghĩa 5% Phụ bảng 2.10 Số lá trên thân chính (lá) của khổ qua ghép gốc và không ghép ở 79 NSKT (KTTH) Tổng bình Trung bình Nguồn biến động Độ tự do F phương bình phương Nghiệm thức 2 619,489 309,744 13,963* Lặp lại 3 32,111 10,704 0,482 ns Sai số 5 88,736 22,184 Tổng cộng 11 30274,880 CV. (%)=9,17 ns: Khác biệt không ý nghĩa, *: Khác biệt ở mức ý nghĩa 5% Phụ bảng 2.11Đường kính gốc ghép (cm) của khổ qua ghép gốc và không ghép ở 10 NSKT Tổng bình Trung bình Nguồn biến động Độ tự do F phương bình phương Nghiệm thức 2 0,152 0,076 153,067** 3 Lặp lại 0,003 0,001 2,341ns Sai số 6 0,003 0,000 Tổng cộng 12 2,857 CV. (%)=0,00 ns: Khác biệt không ý nghĩa ;, **: Khác biệt ở mức ý nghĩa 1% Phụ bảng 2.12 Đường kính gốc ghép (cm) của khổ qua ghép gốc và không ghép ở 30 NSKT Tổng bình Trung bình Nguồn biến động Độ tự do F phương bình phương Nghiệm thức 2 0,380 0,190 10,213* 3 Lặp lại 0,005 0,002 0,094ns Sai số 6 0,112 0,019 Tổng cộng 12 9,218 CV. (%)=16,18 ns: Khác biệt không ý nghĩa; *:Khác biệt ở mức ý nghĩa 5% 37 Phụ bảng 2.13 Đường kính gốc ghép (cm) của khổ qua ghép gốc và không ghép ở 50 NSKT Tổng bình Trung bình Nguồn biến động Độ tự do F phương bình phương Nghiệm thức 2 0,888 0,444 23,340** 3 Lặp lại 0,028 0,009 0,498ns Sai số 6 0,114 0,019 Tổng cộng 12 19,211 CV. (%)=11,2 ns: Khác biệt không ý nghĩa ; **: Khác biệt ở mức ý nghĩa 1% Phụ bảng 2.14 Đường kính gốc ghép (cm) của khổ qua ghép gốc và không ghép ở 70 NSKT Tổng bình Trung bình Nguồn biến động Độ tự do F phương bình phương Nghiệm thức 2 0,586 0,293 22,151* 3 Lặp lại 0,041 0,014 1,021ns Sai số 3 0,040 0,013 Tổng cộng 9 21,571 CV. (%)=7,66 ns: Khác biệt không ý nghĩa ; *: Khác biệt ở mức ý nghĩa 5% Phụ bảng 2.15 Đường kính ngọn ghép (cm) của khổ qua ghép gốc và không ghép ở 10 NSKT Tổng bình Trung bình Nguồn biến động Độ tự do F phương bình phương Nghiệm thức 1 0,014 0,014 64,222** 6 ns Sai số 0,001 0,000 Tổng cộng 7 0,016 CV. (%)=0,00 ns: Khác biệt không ý nghĩa; **: Khác biệt ở mức ý nghĩa 1% Phụ bảng 2.1.16 Đường kính ngọn ghép (cm) của khổ qua ghép gốc và không ghép ở 30 NSKT Tổng bình Trung bình Nguồn biến động Độ tự do F phương bình phương Nghiệm thức 1 0,461 0,461 35,652** 6 ns Sai số 0,078 0,013 Tổng cộng 0,538 7 CV. (%)=9,72 ns: Khác biệt không ý nghĩa; **: Khác biệt ở mức ý nghĩa 1% 38 Phụ bảng 2.17 Tỉ số đường kính gốc ghép và ngọn ghép của khổ qua ghép gốc và không ghép ở 10 NSKT Tổng bình Trung bình Nguồn biến động Độ tự do F phương bình phương 1,454 1,454 Nghiệm thức 1 166,195** 6 Sai số 0,052 0,009 Tổng cộng 7 1,506 CV.(%)=6,78 **: Khác biệt ở mức ý nghĩa 1% Phụ bảng 2.18 Tỉ lệ sống sau khi trồng của khổ qua ghép gốc và không ghépở 30 NSKT Tổng bình Trung bình Nguồn biến động Độ tự do F phương bình phương Nghiệm thức 2 5748,653 2874,327 29,810** 3 Lặp lại 289,265 96,422 1,000ns Sai số 6 578,531 96,422 Tổng cộng 12 92346,776 CV. (%)=11,62 ns: Khác biệt không ý nghĩa; **: Khác biệt mức ý nghĩa 1% Phụ bảng 2.19 Tỉ lệ sống sau khi trồng của khổ qua ghép gốcd và không ghép ở 40 NSKT Nguồn biến động Nghiệm thức Lặp lại Sai số Tổng cộng CV. (%)=14,58 Độ tự do 2 3 6 12 Tổng bình phương 15724,544 352,823 705,646 83213,286 Trung bình bình phương 7862,272 117,608 117,608 F 66,852** 1,000ns ns: Khác biệt không ý nghĩa; **: Khác biệt mức ý nghĩa 1% Phụ bảng 2.20 Tỉ lệ sống sau khi trồng của khổ qua ghép gốc và không ghép ở 50 NSKT Tổng bình Trung bình Nguồn biến động Độ tự do F phương bình phương Nghiệm thức 2 18784,653 9392,327 112,341** 3 Lặp lại 250,816 83,605 1,000ns Sai số 6 501,633 83,605 Tổng cộng 12 81785,429 CV. (%)=12,70 ns: Khác biệt không ý nghĩa ; **: Khác biệt ở mức ý nghĩa 1% 39 Phụ bảng 2.21 Tỉ lệ sống sau khi trồng của khổ qua ghép gốc và không ghép ở 79 NSKT Tổng bình Trung bình Nguồn biến động Độ tự do F phương bình phương Nghiệm thức 2 22993,374 11496,687 337,958** 3 Lặp lại 102,054 34,018 1,000ns Sai số 6 204,109 34,018 Tổng cộng 12 80510,224 CV. (%)=8,45 ns: Khác biệt không ý nghĩa ;, **: Khác biệt ở mức ý nghĩa 1% Phụ bảng 2.22 Tổng số trái trên cây (trái/cây) của khổ qua ghép gốc và không ghép Tổng bình Trung bình Nguồn biến động Độ tự do F phương bình phương Nghiệm thức 2 877,69 438,85 129,35** Lặp lại 3 44,99 15,00 4,42ns Sai số 6 20,36 3,39 Tổng cộng 12 5757,05 CV. (%)=9,2 ns: Khác biệt không ý nghĩa ; **: Khác biệt ở mức ý nghĩa 1% Phụ bảng 2.23 Tổng số trái thương phẩm trên cây (trái/cây) của khổ qua ghép gốc và không ghép Tổng bình Trung bình Nguồn biến động Độ tự do F phương bình phương Nghiệm thức 2 293,49 146,75 61,17** Lặp lại 3 32,69 10,90 4,54ns Sai số 6 14,39 2,40 Tổng cộng 12 2145,25 CV. (%)=12,63 ns: Khác biệt không ý nghĩa ;, **: Khác biệt ở mức ý nghĩa 1% Phụ bảng 2.24 Trọng lượng trái trên cây (kg) của khổ qua ghép gốc và không ghép Tổng bình Trung bình Nguồn biến động Độ tự do F phương bình phương Nghiệm thức 2 11,521 5,760 49,757** Lặp lại 3 0,441 0,147 1,269ns Sai số 6 0,695 0,116 Tổng cộng 12 74,946 CV. (%)=8,63 ns: Khác biệt không ý nghĩa ; **: Khác biệt ở mức ý nghĩa 1% 40 Phụ bảng 2.25 Trọng lượng trái thương phẩm trên cây (kg) của khổ qua ghép gốc và không ghép Tổng bình Trung bình Nguồn biến động Độ tự do F phương bình phương Nghiệm thức 2 7,05 3,53 44,44** Lặp lại 3 0,11 0,034 0,45ns Sai số 6 0,48 0,08 Tổng cộng 12 48,71 CV. (%)=15,55 ns: Khác biệt không ý nghĩa ; **: Khác biệt ở mức ý nghĩa 1% Phụ bảng 2.26 Trọng lượng toàn cây (kg) của khổ qua ghép gốc và không ghép Tổng bình Trung bình Nguồn biến động Độ tự do F phương bình phương Nghiệm thức 2 14,312 7,156 57,017** 3 0,466 0,155 1,237ns Lặp lại Sai số 6 0,753 0,126 Tổng cộng 12 107,440 CV. (%)=12,82 ns: Khác biệt không ý nghĩa ; **: Khác biệt ở mức ý nghĩa 1% Phụ bảng 2.27 Trọng lượng trái trên trọng lượng toàn cây (%) của khổ qua ghép gốc và không ghép Tổng bình Trung bình Nguồn biến động Độ tự do F phương bình phương Nghiệm thức 2 862,167 431,083 7,465* 3 Lặp lại 128,250 42,750 0,740ns Sai số 346,500 57,750 6 Tổng cộng 12 73257,000 CV. (%)=9,82 ns: Khác biệt không ý nghĩa ; *: Khác biệt ở mức ý nghĩa 5% Phụ bảng 2.28 Năng suất tổng (tấn/ha) của khổ qua ghép gốc và không ghép Tổng bình Trung bình Nguồn biến động Độ tự do F phương bình phương Nghiệm thức 2 1131,35 565,68 155,46** Lặp lại 3 62,13 20,71 5,69ns Sai số 6 21,83 3,64 Tổng cộng 12 7109,43 CV. (%)=8,67 ns: Khác biệt không ý nghĩa , **: Khác biệt ở mức ý nghĩa 1% 41 Phụ bảng 2.29 Năng suất thương phẩm (tấn/ha) của khổ qua ghép gốc và không ghép Tổng bình Trung bình Nguồn biến động Độ tự do F phương bình phương Nghiệm thức 2 647,65 323,77 114,05** Lặp lại 3 33,40 11,13 3,92ns Sai số 6 17,03 2,84 Tổng cộng 12 4244,28 CV. (%)=9,8 ns: Khác biệt không ý nghĩa , **: Khác biệt ở mức ý nghĩa 1% 42 PHỤ CHƯƠNG 3 BẢNG SỐ LIỆU THÔ Phụ bảng 3.1 Chiều dài thân chính (cm) của khổ qua ghép gốc và không ghép ở các giai đoạn khảo sát STT Nghiệm thức Lặp lại 1 1 2 Ngày sau khi trồng 15 30 45 79 (KTTH) 1 100,14 299,21 359,95 394,43 1 2 98,71 280,29 353,00 434,43 3 1 3 111,43 304,36 366,86 448,86 4 1 4 119,14 286,93 367,00 460,00 5 2 1 49,92 141,00 300 300,00 6 2 2 44,86 133,33 277,67 - 7 2 3 52,43 162,40 313,00 - 8 2 4 45,00 138,67 - - 9 3 1 97,68 274,14 354,99 450,71 10 3 2 96,21 280,43 362,50 427,00 11 3 3 114,79 278,29 394,50 395,92 12 3 4 111,14 291,93 368,07 429,36 (1): Khổ qua không ghép-đối chứng; (2): Khổ qua ghép gốc bầu địa phương; (3): Khổ qua ghép gốc mướp; : cây chết Phụ bảng 3.2 Số lá trên thân chính (lá) của khổ qua ghép gốc và không ghép ở các giai đoạn khảo sát Nghiệm thức Lặp lại 1 1 2 STT Ngày sau khi trồng 15 30 45 79 (KTTH) 1 13,00 32,79 41,57 52,36 1 2 13,86 32,36 44,07 55 3 1 3 14,50 32,64 44,93 54,36 4 1 4 14,57 34,14 42,43 58,00 5 2 1 7,00 26,00 33,00 38,00 6 2 2 7,36 17,79 20,80 - 7 2 3 7,93 20,70 39,60 40,67 8 2 4 7,21 19,00 - - 9 3 1 15,50 32,57 46,23 68,00 10 3 2 15,93 34,79 48,07 54,29 11 3 3 17,31 35,36 51,14 63,15 12 3 4 17,14 36,29 48,57 59,43 (1): Khổ qua không ghép-đối chứng; (2): Khổ qua ghép gốc bầu địa phương; (3): Khổ qua ghép gốc mướp; : cây chết 43 Phụ bảng 3.3 Đường kính gốc ghép (cm) của khổ qua ghép gốc và không ghép ở các giai đoạn khảo sát Ngày sau khi trồng STT Nghiệm thức Lặp lại 1 1 1 10 30 50 70 0,40 1,01 1,62 1,77 1,62 1,60 2 1 2 0,36 1,18 3 1 3 0,37 1,03 1,62 1,9 4 1 4 0,39 1,16 1,59 1,87 1,29 1,35 5 2 1 0,68 0,88 6 2 2 0,59 0,83 0,99 - 7 2 3 0,61 0,89 0,79 - 8 2 4 0,65 0,85 0,92 - 9 3 1 0,42 0,6 1,01 1,08 1,1 1,37 10 3 2 0,41 0,61 11 3 3 0,42 0,7 1,12 1,45 12 3 4 0,39 0,78 1,10 1,13 (1): Khổ qua không ghép-đối chứng; (2): Khổ qua ghép gốc bầu địa phương; (3): Khổ qua ghép gốc mướp; : Cây chết Phụ bảng 3.4 Đường kính ngọn ghép (cm) của khổ qua ghép gốc và không ghép ở các giai đoạn khảo sát Ngày sau khi trồng STT Nghiệm thức Lặp lại 1 1 1 - - - - 2 1 2 - - - - 3 1 3 - - - - 4 1 4 - - - - 5 2 1 0,36 0,89 1,70 2,17 6 2 2 0,34 0,75 1,43 - 7 2 3 0,36 1,13 1,44 - 8 2 4 0,33 0,96 1,43 - 9 3 1 0,44 1,42 1,56 1,80 10 3 2 0,41 1,45 1,72 2,23 11 3 3 0,44 1,40 1,80 2,29 12 3 4 0,44 1,38 1,72 1,71 10 30 50 70 (1): Khổ qua không ghép-đối chứng; (2): Khổ qua ghép gốc bầu địa phương; (3): Khổ qua ghép gốc mướp 44 Phụ bảng 3.5 Tỉ số đường kính gốc ghép và ngọn của khổ qua ghép gốc và không ghép ở các giai đoạn khảo sát Ngày sau khi trồng STT Nghiệm thức Lặp lại 10 30 50 70 1 1 1 - - - - 2 1 2 - - - - 3 1 3 - - - - 4 1 4 - - - - 5 2 1 1,89 0,99 1,70 6 2 2 1,74 1,11 0,69 - 7 2 3 1,69 1,49 0,55 - 8 2 4 1,97 0,86 0,64 - 9 3 1 0,95 0,63 0,65 0,58 10 3 2 1,00 0,68 0,64 0,61 11 3 3 0,95 0,71 0,62 0,63 12 3 4 9,98 0,18 0,69 0,66 0,62 (1): Khổ qua không ghép; (2): Khổ qua ghép gốc bầu địa phương; (3): Khổ qua ghép gốc mướp Phụ bảng 3.6 Tỉ lệ sống 10 ngày sau khi ghép (%) của khổ qua ghép gốc sau khi ghép STT Nghiệm thức Tỉ lệ sống sau khi ghép (%) 1 1 100,00 2 2 100,00 3 3 98,00 Số liệu trung bình (1): Khổ qua không ghép; (2): Khổ qua ghép gốc bầu địa phương; (3): Khổ qua ghép gốc mướp. 45 Bảng 3.7 Tỉ lệ sống sau trồng của khổ qua ghép gốc và không ghép ở các giai đoạn khảo sát Ngày sau khi trồng STT Nghiệm thức Lặp lại 1 1 2 30 40 50 79 (KTTH) 1 100,00 100,00 100,00 100,00 1 2 100,00 100,00 100,00 100,00 3 1 3 100,00 100,00 100,00 100,00 4 1 4 100,00 100,00 100,00 100,00 5 2 1 35,71 7,14 7,14 7,14 6 2 2 64,29 42,85 42,85 21,42 7 2 3 71,43 35,71 35,71 - 8 2 4 42,85 7,14 - - 9 3 1 100,00 100,00 100,00 100,00 10 3 2 100,00 100,00 100,00 100,00 11 3 3 100,00 100,00 100,00 100,00 12 3 4 100,00 100,00 100,00 100,00 (1): Khổ qua không ghép; (2): Khổ qua ghép gốc bầu địa phương; (3): Khổ qua ghép gốc mướp; -: Cây chêt Phụ bảng 3.8 Chiều dài trái (cm), đường kính trái (cm), trọng lượng trung bình trái (g) của khổ qua ghép gốc và không ghép STT Nghiệm thức Lặp lại Chiều dài trái (cm) Đường kính trái (cm) Trọng lượng trung bình trái (g) 1 1 1 19,48 5,36 178,65 2 1 2 19,66 5,29 180,19 3 1 3 19,61 5,26 172,09 4 1 4 18,67 5,04 164,50 5 2 1 18,67 5,11 155,33 6 2 2 17,55 5,25 148,50 7 2 3 18,68 5,17 156,33 8 2 4 15,87 4,85 115,67 9 3 1 19,01 5,19 161,40 10 3 2 19,06 5,30 167,33 11 3 3 18,84 5,19 160,59 12 3 4 19,69 5,35 173,46 (1): Khổ qua không ghép-đối chứng; (2): Khổ qua ghép gốc bầu địa phương; (3): Khổ qua ghép gốc mướp. 46 Phụ bảng 3.9 Thành phần năng suất của khổ qua ghép gốc và không ghép Tổng số trái thương phẩm/cây (trái) Trọng lượng trái/cây (kg) Trọng lượng trái thương phẩm/cây (kg) Trọng lượng toàn cây (kg) STT Nghiệm thức Lặp lại Tổng số trái/cây (trái) 1 1 1 27,00 13,79 3,37 2,65 4,12 2 1 2 27,43 14,86 3,26 2,39 3,73 3 1 3 30,07 19,21 3,64 2,79 4,27 4 1 4 25,79 15,50 2,88 2,14 3,38 5 2 1 9,00 6,29 1,14 0,92 1,44 6 2 2 9,57 5,79 1,01 0,80 1,36 7 2 3 10,14 6,71 1,18 0,94 1,52 8 2 4 3,57 2,29 0,34 0,28 0,69 9 3 1 21,64 13,29 2,89 2,14 3,31 10 3 2 23,64 15,93 2,86 2,35 3,42 11 3 3 28,79 19,00 2,29 2,44 3,05 12 3 4 23,71 14,50 2,83 2,26 3,33 1): Khổ qua không ghép-đối chứng; (2): Khổ qua ghép gốc bầu địa phương; (3): Khổ qua ghép gốc mướp Phụ bảng 3.10 Năng suất tổng (tấn/ha) và năng suất thương phẩm (tấn/ha) của khổ qua ghép gốc và không ghép STT Nghiệm thức Lặp lại Năng suất tổng (tấn/ha) Năng suất thương phẩm (tấn/ha) 1 1 1 31,49 24,72 2 1 2 30,39 22,26 3 1 3 33,95 26,06 4 1 4 26,87 20,02 5 2 1 10,68 8,55 6 2 2 9,45 7,50 7 2 3 11,04 8,75 8 2 4 3,13 2,62 9 3 1 25,15 20,01 10 3 2 26,72 21,92 11 3 3 30,67 22,77 12 3 4 26,41 21,11 (1): Khổ qua không ghép-đối chứng; (2): Khổ qua ghép gốc bầu địa phương; (3): Khổ qua ghép gốc mướp 47 Phụ bảng 3.11 Độ cứng và độ Brix trái khổ qua ghép gốc và không ghép STT Nghiệm thức Lặp lại Độ cứng (kgf/cm2 ) Độ Brix (%) 1 1 1 273,67 2,43 2 1 2 302,67 2,20 3 1 3 291,67 2,73 4 1 4 302,00 2,57 5 2 1 - - 6 2 2 - - 7 2 3 295,00 2,40 8 2 4 - - 9 3 1 340,00 1,80 10 3 2 294,00 1,93 11 3 3 316,33 2,43 12 3 4 283,33 2,43 (1): Khổ qua không ghép; (2): Khổ qua ghép gốc bầu địa phương; (3): Khổ qua ghép gốc mướp Phụ bảng 3.11 Độ cứng và độ Brix trái khổ qua ghép gốc và không ghép STT Nghiệm thức Lặp lại Độ cứng (kgf/cm2 ) Độ Brix (%) 1 1 1 273,67 2,43 2 1 2 302,67 2,20 3 1 3 291,67 2,73 4 1 4 302,00 2,57 5 2 1 - - 6 2 2 - - 7 2 3 295,00 2,40 8 2 4 - - 9 3 1 340,00 1,80 10 3 2 294,00 1,93 11 3 3 316,33 2,43 12 3 4 283,33 2,43 (1): Khổ qua không ghép; (2): Khổ qua ghép gốc bầu địa phương; (3): Khổ qua ghép gốc mướp; +: Không lấy chỉ tiêu 48 [...]... 1/ Khổ qua không ghép- đối chứng; 2/ Khổ qua ghép gốc bầu địa phương; 3/ Khổ qua ghép gốc mướp Hình 2.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm Ảnh hưởng của gốc ghép mướp và bầu địa phương đến sinh trưởng, năng suất khổ qua vụ Hè Thu 2012 13 2.2.2 Kỹ thu t canh tác * Chuẩn bị cây con ghép: - Gốc ghép Hạt giống bầu địa phương được ngâm 2 giờ trong nước ấm (45ºC-50ºC) gói hạt trong khăn ẩm và đem ủ đèn 2 ngày đến. .. thức ghép gốc bầu địa phương có hiện tượng rễ của ngọn khổ qua đâm xuống đất làm cho gốc ghép chết, cây sinh trưởng chậm, năng suất thấp và chết dần ở giai đoạn 30 NSKT (a) (b) (c) Hình 3.1 Sinh trưởng khổ qua ghép gốc và không ghép 12 NSKT, (a) Khổ qua không ghép, (b) Khổ qua ghép gốc bầu địa phương, (c) Khổ qua ghép gốc mướp Hình 3.2 Hiện tượng rễ ngọn khổ qua đâm xuống đất làm gốc ghép bầu địa phương. .. cây (%) của khổ qua ghép gốc và không ghép 28 3.10 Độ cứng (kgf/cm2) và độ Brix (%) của trái khổ qua ghép gốc và không ghép 29 x DANH SÁCH HÌNH Hình Tên hình Trang 2.1 Tình hình khí hậu tại thành phố Cần Thơ tháng 5-8 /2012 (Đài khí tượng thủy văn thành phố Cần Thơ, 2012) 13 2.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm Ảnh hưởng của gốc ghép mướp và bầu địa phương đến sinh trưởng, năng suất khổ qua, vụ Hè Thu 2012 14... lượng và thời kỳ bón phân cho khổ qua 16 3.1 Tỉ lệ sống 10 ngày sau khi ghép của khổ qua ghép gốc và không ghép 19 3.2 Chiều dài thân chính của khổ qua ghép gốc và không ghép ở các giai đoạn khảo sát 20 3.3 Số lá trên thân chính của khổ qua ghép gốc và không ghép ở các giai đoạn khảo sát 21 3.4 Đường kính gốc ghép của khổ qua ghép gốc và không ghép ở các giai đoạn khảo sát 22 3.5 Đường kính ngọn ghép của. .. thức ghép gốc bầu địa phương (148,85 cm) Chiều dài thân chính giai đoạn 45 NSKT của khổ qua không ghép- đối chứng (361,70 cm), khổ qua ghép gốc mướp (370,02 cm) tương đương nhau và dài hơn khổ qua ghép gốc bầu địa phương (297,45 cm) Tương tự ở giai đoạn 79 NSKT (KTTH) chiều dài thân chính của nghiệm thức ghép gốc bầu địa phương (295,92 cm) vẫn thấp hơn nghiệm thức khổ qua không ghép- đối chứng và ghép mướp. .. hấu ghép vào thực tế sản xuất Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu về khổ qua ghép chưa nhiều Trong khi điều kiện canh tác nhiều vụ trên một nền đất đã dẫn đến vấn đề các mầm bệnh lưu tồn trong đất ngày càng gia tăng với đặc tính rất khó phòng trị, gây thiệt hại nặng nề đến năng suất khổ qua Chính vì vậy, đề tài Ảnh hưởng của gốc ghép mướp và bầu địa phương đến sinh trưởng, năng suất khổ qua vụ Hè Thu 2012 ... khổ qua ghép gốc và không ghép ở các giai đoạn khảo sát 23 3.6 Tỉ số đường kính gốc ghép và ngọn ghép của khổ qua ghép gốc và không ghép ở các giai đoạn khảo sát 23 3.7 Tỉ lệ sống sau trồng (%) của khổ qua ghép gốc và không ghép ở các giai đoạn khảo sát 24 3.8 Chiều dài (cm), đường kính (cm) và trọng lượng trung bình trái (g) của khổ qua ghép gốc và không ghép 24 3.9 Trọng lượng toàn cây (kg/cây) và. .. NSKT của khổ qua không ghép- đối chứng (43,25 lá/cây), khổ qua ghép gốc mướp (48,50 lá/cây) tương đương nhau và cao hơn khổ qua ghep gốc bầu đia phương (31,01 lá/cây) Giai đoạn 79 NSKT, số lá trên thân chính của nghiệm thức ghép gốc bầu địa phương (37,94 lá) vẫn thấp hơn hai nghiệm thức không ghép- đối chứng (54,93 lá/cây) và ghép gốc mướp (61,21) 20 Điều này có thể ảnh hưởng đến năng suất khổ qua Theo... quan đến khả năng sinh trưởng của cây và phụ thu c vào gốc ghép Nghiên cứu của Trương Thái Chơn (2013), cũng cho rằng chiều dài thân chính của khổ qua bị ảnh hưởng bởi gốc ghép Như vậy, bên cạnh đặc tính của từng giống, yếu tố kỹ thu t canh tác, điều kiện đất đai và khí hậu thì gốc ghép cũng có ảnh hưởng đến chiều dài thân chính của cây trồng 19 Bảng 3.2 Chiều dài thân chính (cm) của khổ qua ghép gốc. .. 3.1 Sự sinh trưởng của khổ qua ghép gốc và không ghép 12 NSKT 18 3.2 Hiện tượng rễ ngọn khổ qua đâm xuống đất làm gốc ghép bầu địa phương bị chết 18 3.3 Số trái trên cây (trái/cây) và số trái thương phẩm trên cây (trái/cây) của khổ qua ghép gốc và không ghép 26 3.4 Trọng lượng trái trên cây (kg/cây), trọng lượng trái thương phẩm trên cây (kg/cây) của khổ qua ghép gốc và không ghép 27 3.5 Năng suất (tấn/ha)

Ngày đăng: 04/10/2015, 12:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan