lai tạo và tuyển chọn giống lúa ngắn ngày có khả năng chịu mặn cao từ tổ hợp lai ctus1 x ctus8

68 351 0
lai tạo và tuyển chọn giống lúa ngắn ngày có khả năng chịu mặn cao từ tổ hợp lai ctus1 x ctus8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG NGUYỄN PHƯỢNG HẰNG LAI TẠO VÀ TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA NGẮN NGÀY CÓ KHẢ NĂNG CHỊU MẶN CAO TỪ TỔ HỢP LAI CTUS1 x CTUS8 Luận văn tốt nghiệp Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ GIỐNG CÂY TRỒNG Cần Thơ, 12/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG Luận văn tốt nghiệp Chuyên ngành: Công Nghệ Giống Cây Trồng LAI TẠO VÀ TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA NGẮN NGÀY CÓ KHẢ NĂNG CHỊU MẶN CAO TỪ TỔ HỢP LAI CTUS1 x CTUS8 Giáo viên hướng dẫn: PGs. Ts. VÕ CÔNG THÀNH Sinh viên thực hiện: NGUYỄN PHƯỢNG HẰNG MSSV: 3108338 LỚP: TT10Z1A1 Cần Thơ, 12/2013 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN DI TRUYỀN – GIỐNG NÔNG NGHIỆP Luận văn tốt nghiệp Kỹ sƣ ngành Khoa học cây trồng – Chuyên ngành Công nghệ giống cây trồng với đề tài: LAI TẠO VÀ TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA NGẮN NGÀY CÓ KHẢ NĂNG CHỊU MẶN CAO TỪ TỔ HỢP LAI CTUS1 x CTUS8 Do sinh viên Nguyễn Phƣợng Hằng thực hiện. Kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp. Cần Thơ, ngày….tháng…năm 2013 Cán bộ hƣớng dẫn PGs.Ts. Võ Công Thành i TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN DI TRUYỀN – GIỐNG NÔNG NGHIỆP Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt Kỹ sƣ ngành Khoa học cây trồng – Chuyên ngành Công nghệ giống cây trồng với đề tài: LAI TẠO VÀ TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA NGẮN NGÀY CÓ KHẢ NĂNG CHỊU MẶN CAO TỪ TỔ HỢP LAI CTUS1 x CTUS8 Do sinh viên Nguyễn Phƣợng Hằng thực hiện và bảo vệ trƣớc Hội Đồng. Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp ……………………………………… ……………………………………………………………………………………....... ………………………………………………………………………………………... Luận văn tốt nghiệp đƣợc đánh giá ………………………………………………….. Cần Thơ, ngày …tháng…..năm 2013 Hội đồng …………….... ………………….. …………………. DUYỆT KHOA Trƣởng Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng ………………………………………….. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trƣớc đây. Tác giả luận văn Nguyễn Phƣợng Hằng iii QUÁ TRÌNH HỌC TẬP  LÝ LỊCH SƠ LƢỢC Họ và tên: Nguyễn Phƣợng Hằng Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 06/07/1991 Dân tộc: Kinh Nơi sinh: xã Hòa Tân, huyện Châu Thành, Tỉnh Đồng Tháp Cha: Nguyễn Văn Cừ Mẹ: Trƣơng Thị Tƣ Địa chỉ thƣờng trú: 201, ấp Hòa Hƣng, xã Hòa Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp Điện thoại: 01699699051 Email: hang108338@student.ctu.edu.vn QUÁ TRÌNH HỌC TẬP *Tiểu học: Thời gian đào tạo: 1997 – 2002 Trƣờng: Tiểu học Hòa Tân 1 Địa chỉ: xã Hòa Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. *Trung học cơ sở: Thời gian đào tạo: 2002 – 2006 Trƣờng: Trung học cơ sở Hòa Tân Địa chỉ: xã Hòa Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. *Trung học phổ thông: Thời gian đào tạo: 2006 – 2009 Trƣờng: Trung học phổ thông Châu Thành 1 Địa chỉ: xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Ngày….,tháng….,năm 2013 Ngƣời khai Nguyễn Phƣợng Hằng iv LỜI CẢM TẠ Kính dâng Cha, mẹ hai đấng sinh thành đã cho con hình hài và hơi thở. Bà nội, mẹ hết lòng yêu thƣơng, dạy dỗ và nuôi nấng con khôn lớn, nên ngƣời. Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGs.Ts. Võ Công Thành ngƣời thầy đáng kính đã tận tình hƣớng dẫn, gợi ý và cho tôi những lời khuyên vô cùng bổ ích trong việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Xin chân thành cảm ơn Tập thể cán bộ, nghiên cứu viên của phòng thí nghiệm “Di truyền – Chọn giống và Ứng Dụng Công Nghệ Sinh học, Bộ môn Di Truyền – Giống Nông Nghiệp: Ts Quan Thị Ái Liên, Ths. Trần Thị Phƣơng Thảo, Ths. Nguyễn Thị Ngọc Hân, Ks Lê Trung Hiếu, Ks Nguyễn Ngọc Cẩm, Ktv Đái Phƣơng Mai, Ktv Đặng Thị Ngọc Nhiên, Ktv Nguyễn Thành Tâm, Ktv Võ Quang Trung, đã nhiệt tình chỉ dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện thí nghiệm của luận văn này. Các bạn Thảo, Châu, Dƣơng, Trúc, Tuyến, Mi, Hƣơng, Trinh, Thoảng, Xuyên,… và các bạn sinh viên K36, 37 thân yêu đã nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình làm thí nghiệm. v NGUYỄN PHƢỢNG HẰNG, 2013. “Lai tạo và tuyển chọn giống lúa ngắn ngày có khả năng chịu mặn cao từ tổ hợp lai CTUS1 x CTUS8”. Luận văn tốt nghiệp Kỹ sƣ Khoa học cây trồng – Chuyên ngành Công nghệ giống cây trồng, trƣờng Đại học Cần Thơ. Cán bộ hƣớng dẫn PGs.Ts. Võ Công Thành, Ts. Quan Thị Ái Liên. TÓM LƢỢC Biến đổi khí hậu, sự xâm nhập mặn của biển, mô hình nuôi tôm không còn hiệu quả, mô hình lúa tôm đang trên đà phát triển. Vấn đề quan trọng là phải tạo ra được giống lúa có khả năng chịu mặn cao hơn và thời gian sinh trưởng ngắn để đáp ứng với điều kiện mô hình lúa tôm của người dân. Bằng phương pháp lai đơn giữa 2 dòng đột biến có khả năng chịu mặn cao; đánh giá các chỉ tiêu nông học, phẩm chất; ứng dụng kỹ thuật điện di SDS-PAGE; đánh giá khả năng chịu mặn IRRI, 1997. Kết quả thế hệ F3 chọn lọc được 4 dòng thơm nhẹ, thời gian sinh trưởng dưới 120 ngày, chiều cao cây dưới 150 cm: THL20-10-1; THL20-10-6; THL20-10-9; THL20-10-12, ở thế hệ F2 tất cả đều có hàm lượng amylose thấp (18,03%) mang đặc tính của dòng mẹ CTUS1, đã cải thiện được độ cứng cơm của dòng cha CTUS8; hàm lượng protein 6,12% cao hơn dòng mẹ và có khả năng chống chịu mặn 12‰. Điều này có thể khẳng định nhận định của Singh (2006): không thể nâng cao khả năng chịu mặn bằng phương pháp lai tạo thông qua các dòng đột biến. vi MỤC LỤC Đề mục Trang Lời cam đoan .......................................................................................................... iii Quá trình học tập ..................................................................................................... iv Lời cảm tạ ................................................................................................................. v Tóm lƣợt .................................................................................................................. vi Mục lục ................................................................................................................... vii Danh sách hình ......................................................................................................... x Danh sách bảng ....................................................................................................... xi Danh sách các từ viết tắt ........................................................................................ xii MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU .................................................................. 2 1.1 TỔNG QUAN VỀ CÂY LÚA ...................................................................... 2 1.1.1 Phân loại ............................................................................................... 2 1.1.2 Đặc điểm thực vật học của cây lúa....................................................... 2 1.2 LÚA MÙA ĐỘT BIẾN ................................................................................. 4 1.2.1 Phân nhóm lúa mùa .............................................................................. 4 1.2.2 Một số ứng dụng của đột biến vào công tác chọn giống cây trồng ..... 4 1.3 PHƢƠNG PHÁP CẢI THIỆN GIỐNG LÚA............................................... 5 1.3.1 Lai tạo................................................................................................... 5 1.3.2 Chọn lọc các cá thể hoặc chọn lọc dòng thuần .................................... 6 1.4 ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC CỦA CÂY LÚA.................................................. 6 1.4.1 Thời gian sinh trƣởng ........................................................................... 6 1.4.2 Chiều cao cây ....................................................................................... 7 1.4.3 Số hạt chắc/bông .................................................................................. 7 1.4.4 Trong lƣợng 1.000 hạt .......................................................................... 8 1.5 KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI ĐIỀU KIỆN MẶN CỦA CÂY LÚA....... 8 1.5.1 Ảnh hƣởng bất lợi của mặn đôi với cây lúa ......................................... 8 1.5.2 Tính chống chịu mặn của cây lúa......................................................... 9 1.5.3 Di truyền tính chống chịu mặn ........................................................... 11 1.6 MỘT SỐ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHẨM CHẤT HẠT GẠO .................... 12 vii 1.6.1 Hàm lƣợng Amylose .......................................................................... 12 1.6.2 Hàm lƣợng Protein ............................................................................. 13 1.6.3 Nhiệt trở hồ ........................................................................................ 13 1.6.4 Độ bền thể gel .................................................................................... 14 1.6.5 Mùi thơm ............................................................................................ 15 1.7 CHIỀU DÀI VÀ HÌNH DẠNG HẠT GẠO ............................................... 15 1.8 KỸ THUẬT ĐIỆN DI SDS-PAGE ............................................................ 16 CHƢƠNG 2. PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP .......................................... 18 2.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM ...................................................................... 18 2.2 PHƢƠNG TIỆN .......................................................................................... 18 2.2.1 Vật liệu nghiên cứu ............................................................................ 18 2.2.2 Thiết bị hóa chất ................................................................................. 18 2.3 PHƢƠNG PHÁP ......................................................................................... 19 2.3.1 Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................... 19 2.3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể ......................................................... 19 2.3.2.1 Phương pháp lai tạo ............................................................... 19 2.3.2.2 Phương pháp điện di protein tổng số ..................................... 20 2.3.2.3 Phương pháp xác định hàm lượng protein ............................ 22 2.3.2.4 Phương pháp xác định hàm lượng Amylose .......................... 23 2.3.2.5 Phương pháp xác định cấp nhiệt trở hồ ................................. 24 2.3.2.6 Phương pháp xác định độ bền thể gel .................................... 25 2.3.2.7 Trắc nghiệm tính thơm KOH 1,7% (IRRI, 1988) ................... 26 2.3.2.8 Phương pháp đánh giá chịu mặn giai đoạn mạ (IRRI, 1997) 26 2.3.2.9 Phương pháp lấy chỉ tiêu nông học, thành phần năng suất .. 27 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 28 3.1 ĐẶC ĐIỂM CÂY CHA MẸ BAN ĐẦU .................................................... 28 3.2 THẾ HỆ F1 ................................................................................................. 28 3.3 THẾ HỆ F2 ................................................................................................. 29 3.3.1 Chỉ tiêu nông học và thành phần năng suất ....................................... 29 3.3.2 Đánh giá khả năng chống chịu mặn các dòng thế hệ F2 .................... 31 3.3.3 Kết quả phân tích các chỉ tiêu phẩm chất 7 dòng lai ƣu tú thế hệ F2 35 3.3.3.1 Chiều dài, rộng hạt ................................................................ 35 3.3.3.2 Màu sắc hạt ............................................................................ 36 viii 3.3.3.3 Hàm lượng protein ................................................................. 37 3.3.3.4 Hàm lượng Amylose ............................................................... 38 3.3.3.5 Kết quả điện di protein tổng của các hạt F3 ......................... 38 3.3.3.6 Độ bền thể gel ........................................................................ 40 3.3.3.7 Nhiệt trở hồ ............................................................................ 41 3.4 THẾ HỆ F3 ................................................................................................. 42 3.4.1 Chỉ tiêu nông học của các dòng lai thế hệ F3 .................................... 42 3.4.1.1 Chỉ tiêu nông học của các dòng lai sau khi thử thơm............ 43 3.4.1.2 Chiều dài, rộng hạt ................................................................ 46 3.4.1.3 Màu sắc hạt ............................................................................ 47 CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 49 4.1 KẾT LUẬN ................................................................................................. 49 4.2 ĐỀ NGHỊ .................................................................................................... 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 50 ix DANH SÁCH HÌNH Tên hình Tựa Trang Hình 3.1 Hạt lai F1 ............................................................................................... 28 Hình 3.2 Kết quả đánh giá khả năng chịu mặn các dòng thế hệ F2 ở 12‰ ......... 33 Hình 3.3 Kết quả đánh giá khả năng chịu mặn các dòng thế hệ F2 ở 12‰ ......... 33 Hình 3.4 Chiều dài và rộng hạt gạo thế hệ F2...................................................... 35 Hình 3.5 Màu sắc hạt gạo thế hệ F2 ..................................................................... 37 Hình 3.6 Phổ điện di protein tổng số hạt F3 ........................................................ 39 Hình 3.7 Phổ điện di protein tổng số hạt F3 ........................................................ 39 Hình 3.8 Độ bền thể gel ....................................................................................... 41 Hình 3.9 Nhiệt trở hồ của thế hệ F2 ..................................................................... 42 Hình 3.10 Chiều dài và rộng hạt gạo thế hệ F3...................................................... 46 Hình 3.11 Màu sắc hạt gạo thế hệ F3 ..................................................................... 48 x DANH SÁCH BẢNG Tên bảng Tựa Trang Bảng 1.1 Phân nhóm lúa theo hàm lƣợng amylose (IRRI, 1998) ........................ 12 Bảng 1.2 Phân loại theo số đo chiều dài hạt gạo (Tiêu chuẩn Việt Nam, 2001) . 16 Bảng 1.3 Phân loại theo tỉ số chiều dài/rộng hạt (Tiêu chuẩn Việt Nam, 2001) . 16 Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu nông học và phẩm chất của cây cha mẹ ban đầu ......... 18 Bảng 2.2 Công thức pha dung dịch tạo gel .......................................................... 21 Bảng 2.3 Hệ thống đánh giá chuẩn hàm lƣợng Amylose cho lúa (IRRI, 1988) .. 24 Bảng 2.4 Bảng phân cấp độ trở hồ (IRRI, 1979) ................................................. 24 Bảng 2.5 Đánh giá độ trở hồ theo thang điểm của IRRI (1979) .......................... 25 Bảng 2.6 Phân cấp độ bền thể gel theo thang đánh giá của IRRI (1996) ............ 26 Bảng 2.7 Tiêu chuẩn đánh giá chống chịu mặn (IRRI, 1997) ............................. 27 Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu nông học của cây F1 .................................................... 29 Bảng 3.2 Một số chỉ tiêu nông học của 18 dòng thế hệ F2 .................................. 31 Bảng 3.3 Sự thay đổi nồng độ mặn chỉ số EC và pH ở 12‰, 14‰ (trung bình 3 khay) ................................................................................................. 32 Bảng 3.4 Đánh giá khả năng chịu mặn 18 dòng thế hệ F2 và cha mẹ so với đối chứng ở 12‰, 14‰.......................................................................................... 34 Bảng 3.5 Chiều dài, rộng hạt gạo của 7 dòng lai ƣu tú ........................................ 36 Bảng 3.6 Màu sắc hạt thế hệ F2 ........................................................................... 36 Bảng 3.7 Hàm lƣợng protein ở hạt F3 của 7 dòng lai ƣu tú ................................. 37 Bảng 3.8 Hàm lƣợng Amylose ở hạt F3 của 7 dòng lai ƣu tú ............................. 38 Bảng 3.9 Độ bền thể gel của 7 dòng lai ƣu tú thế hệ F2 ...................................... 40 Bảng 3.10 Nhiệt trở hồ của hạt F3 ......................................................................... 41 Bảng 3.11 Kết quả thử thơm ở thế hệ F3 ............................................................... 43 Bảng 3.12 Một số chỉ tiêu nông học thế hệ F3 ...................................................... 44 Bảng 3.13 Chiều dài và rộng hạt của các dòng thế hệ F3 so với cha mẹ ............... 47 Bảng 3.14 Màu sắc hạt gạo thế hệ F3 .................................................................... 48 xi DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT CC Chống chịu CCTB Chống chịu trung bình CK Chuẩn kháng CN Chuẩn nhiễm CTUS1 Lúa sỏi đột biến CTUS8 Nàng quớt biển đột biến ĐB Đột biến ĐBSCL Đồng bằng sông cửu long dS m-1 Deci Siemens trên mỗi mét EC Độ dẫn điện IRRI Viện nghiêm cứu lúa gạo quốc tế IRRI Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế mS cm-1 Mili Siemens trên mỗi centi mét N Nhiễm RN Rất nhiễm THL Tổ hợp lai xii MỞ ĐẦU Hiện nay vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đang chịu ảnh hưởng rất nặng bởi các tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là sự xâm nhập mặn của biển làm tăng diện tích nhiễm mặn. Theo Viện Khoa học Thủy Lợi Miền Nam (2011), những tháng đầu năm 2011 nước mặn đã xâm nhập sâu vào đất liền ở ĐBSCL từ 40-45 km với độ mặn hơn 4‰ và đã làm hại đến nhiều diện tích lúa của vùng. Bên cạnh đó mô hình nuôi trồng tôm trong vài năm gần đây, tôm chết do bị ngộ độc nên đã không còn hiệu quả. Sự thay thế của mô hình lúa-tôm cho mô hình tôm truyền thống đem lại hiệu quả cao. Vấn đề ở đây là mặn xâm nhập vào từ tháng 12 đến tháng 5, nông dân đã tranh thủ lấy nước mặn để nuôi tôm; từ tháng 6 đến tháng 12 rửa mặn bằng nước mưa để trồng lúa, tuy nhiên độ mặn trong đất vẫn còn do quá trình nuôi tôm lấy nước mặn. Vì vậy, việc chọn giống lúa chống chịu mặn cao ở giai đoạn mạ và ngắn ngày ( 740C Theo P.R. Coffman and H.E.Kauffman. (1979) cho rằng nhiệt trở hồ có thể liên hệ một phần với hàm lượng amylose của tinh bột, nhiệt đông hồ thấp không liên hệ chặt với hàm lượng amylose thấp hay trung bình. Tuy nhiên, nó là yếu tố quyết định phẩm chất hạt gạo khi đã nấu. Sự liên hệ hạn chế này rất quan trọng vì trong một số trường hợp nó cho phép các nhà chọn giống dùng cách thử nghiệm nhiệt trở hồ đơn giản để ước lượng hàm lượng amylose của tinh bột mà nếu đo trực tiếp thì rất khó. Gạo có nhiệt trở hồ cao cần nhiều nước và thời gian để nấu hơn là gạo có nhiệt trở hồ thấp hay trung bình. Nhiệt trở hồ phụ thuộc vào nhiệt độ không khí. Nhiệt độ không khí cao sau khi trổ làm tăng nhiệt trở hồ (phẩm chất hạt giảm) và nhiệt độ không khí thấp làm giảm nhiệt trở hồ (Jennings et al., 1979). Tính di truyền của nhiệt trở hồ chưa được phân tích rõ. Theo Jennings et al., (1979) thì nhiệt trở hồ được điều khiển bởi một hoặc hai gen. Nhiệt trở hồ đo bằng phản ứng kiềm hóa hạt gạo, ngâm hạt gạo đã cạo sạch vỏ cám và bỏ phôi trong dung dịch KOH (1,7%) trong 23 giờ ở nhiệt độ phòng (Little et al., 1958). Nhiệt trở hồ trung bình là tiêu chuẩn cần thiết trong chương trình lai tạo giống cải tiến (P.R.Coffman and H.E.Kauffman, 1979). 1.6.4 Độ bền thể gel Độ bền thể gel là giá trị đo lường đặc tính chảy của hồ (10 mg) trong 20 ml KOH 0,2 N và được thể hiện bằng chiều dài hồ nguội đặc theo chiều ngang, tính bằng mm trong ống nghiệm 13 x 100 mm. Nó được chia làm ba loại theo chiều dài thể gel (Cagampang và ctv., 1980). - 25-40 mm: cứng cơm - 41-60 mm: trung bình - 61-100 mm: mềm cơm Theo kết quả nghiên cứu của Jennings và ctv. (1979) thì lúa có hàm lượng amylose thấp dưới 24% thường có thể gel mềm. Các giống có hàm lượng amylose cao như nhau có thể khác nhau về độ bền thể gel. Độ bền thể gel đo lường xu hướng cứng cơm khi để nguội, trong nhóm có cùng hàm lượng amylose, các giống có độ bền thể gel mềm thì được ưa thích hơn vì mềm cơm (Jennings et al., 1979). 14 Hiện nay vẫn chưa có ý kiến thống nhất về qui luật di truyền độ bền thể gel. Chang và Li (1981) thì cho rằng nó do gen điều khiển, trong đó gen cứng trội hơn gen mềm. Tang và ctv., (1991) lại cho rằng độ bền thể gel do gen đơn điều khiển và có nhiều gen phụ bổ sung. Tuy nhiên môi trường cũng góp phần ảnh hưởng không nhỏ đến độ bền thể gel. Nó biến động rất lớn giữa hai vụ Đông-Xuân và Hè-Thu và giữa các vùng canh tác khác nhau (Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2000). 1.6.5 Mùi thơm Mùi thơm của được xác định là do chất 2-acetyl-pyrroline tìm thấy trong thành phần dầu dễ bay hơi của cơm (Buttery và ctv., 1983), gây ra do một loại hóa chất có khả năng khuếch tán trong không khí, đó là este-acetone-aldehyde (Lê Doãn Biên và Nguyễn Bá Trinh, 1981). Theo Vương Đình Tuấn (2001) thì 2-acetylpyrroline cũng hiện diện trong lúa thường nhưng với hàm lượng thấp hơn 15 lần so với lúa thơm và tính thơm của hạt gạo không chỉ do một hợp chất này tạo nên mà do sự phối hợp của trên 100 hợp chất bay hơi khác trong nội nhũ như hydrocacbons, alcohols, aldehydes, acid, phenols, pydrydine 2-acetyl-pyrroline,… (Lorieux và ctv., 1996). Ảnh hưởng của môi trường đến tính trạng mùi thơm cũng được ghi nhận, nhưng cơ chế cho đến nay vẫn chưa biết rõ. Ví dụ, các giống đặc sản của Việt Nam như Tám Xoan, Tám Thơm, Nàng Hương, Nàng Thơm Chợ Đào… chỉ cho mùi thơm ở những vùng đất nhất định, nếu gieo trồng ở những vùng đất khác thì không có mùi thơm hoặc thơm nhẹ. Có thể chúng phụ thuộc vào mùa vụ gieo trồng, loại đất và độ phì của đất (Vương Đình Tuấn, 2001). Về mặt di truyền của tính trạng mùi thơm rất phức tạp. Có nhiều ý kiến khác nhau về gen mã hóa tính trạng mùi thơm. Kadam và Panntakar (1938) cho rằng tính trạng mùi thơm do một gen trội điều khiển. Theo Dhulappnavar (1969) ghi nhận là 2 gen thơm trội tương tác với nhau theo nguyên tắc bổ sung. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng chỉ một gen lặn mã hóa mùi thơm. Theo Berner và ctv. (1986) lại cho rằng tính trạng mùi thơm được kiểm soát bởi một gen lặn. Nhưng theo Đỗ Khắc Thịnh (1994) thì cho rằng nó do hai hay ba gen lặn kiểm soát. 1.7 CHIỀU DÀI VÀ HÌNH DẠNG HẠT GẠO Nhu cầu về chất lượng gạo trên thị trường thế giới là rất khác nhau. Chiều dài hạt gạo là một thông số quan trọng để phân loại gạo xuất khẩu và phụ thuộc rất lớn vào thị hiếu tiêu dùng của từng quốc gia. Ví dụ, thị trường Nhật yêu cầu gạo hạt tròn, hàm lượng amylose thấp, cơm dẻo, nhưng thị trường Thái Lan thì thích gạo hạt dài, hàm lượng amylose trung bình, cơm mềm nhưng không dính. Với yêu cầu 15 gạo hạt dài thì chiều dài hạt gạo trên thị trường thế giới phải lớn hơn 7 mm (Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2000). Bảng 1.2 Phân loại theo số đo chiều dài hạt gạo (Tiêu chuẩn Việt Nam, 2001) STT Dạng hạt Chiều dài (mm) Thang điểm >7,5 1 1 Rất dài 2 Dài 6,61 – 7,5 3 3 Trung Bình 5,51 – 6,6 5 4 Ngắn 3 1 2 Trung bình 2,1-3 3 3 Hơi tròn 1,1-2 5 4 Tròn hạt trung bình>hạt ngắn>hạt rất ngắn. 1.8 KỸ THUẬT ĐIỆN DI SDS-PAGE Phương pháp điện di protein SDS-PAGE (Sodium Dedecyl SulfatePolyAcrylamide Gel) được Laemmli (1970) phát hiện từ sự hiệu chỉnh bằng cách thêm 0,1% SDS (chất tẩy mang điện tích âm) vào hệ PAGE của Omstein-Davis (1964) nhằm xác định trọng lượng phân tử các loại protein trong phổ điện di (Davis.E.Garfin, 1995). Phương pháp điện di protein được xem như là một công cụ mạnh trong việc ứng dụng các thành phần protein của sinh vật (cây trồng, vật nuôi, thủy sản cũng như trên sinh vật). Ngoài ra, phương pháp này còn được áp dụng trong y học để phát hiện nhanh bệnh SIDA (Steve K.Alexander, 2001). Protein dự trữ được sử dụng như là các dấu hiệu di truyền để tìm hiểu về protein mong muốn. Để biết rõ đặc điểm dấu di truyền cần phải hiểu rõ tính đa hình protein dự trữ bên trong loài, ảnh hưởng của môi trường, kiểm soát di truyền, tính phức tạp của phân tử và mối quan hệ protein dự trữ giữa các loài khác nhau. Dựa trên phân tích trọng lượng phân tử khác nhau của protein dự trữ mà người ta đánh 16 giá được tính đa hình. Do vạch protein trong phổ điện di là kết quả của một chuỗi phức tạp mức độ phân tử nên không có một vạch protein nào có thể xuất hiện hai lần (Phạm Văn Phượng, 2001). 17 CHƢƠNG 2 PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP 2.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM Thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 5/2012 đến tháng 12/2013. Địa điểm: Thí nghiệm được tiến hành tại Nhà lưới và Phòng thí nghiệm Chọn giống cây trồng và Ứng Dụng Công Nghệ Sinh học, Bộ môn Di Truyền– Giống Nông Nghiệp, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại học Cần Thơ. 2.2 PHƢƠNG TIỆN 2.2.1 Vật liệu nghiên cứu Dòng làm mẹ: Lúa Sỏi Đột Biến (CTUS1). Dòng làm cha: Nàng Quớt Biển Đột Biến (CTUS8). Hai giống: IR28 (chuẩn nhiễm) và Đốc Phụng (chuẩn kháng). Đặc tính nông học và chỉ tiêu phẩm chất các giống/dòng cha, mẹ được trình bày ở Bảng 2.1. Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu nông học và phẩm chất của cây cha mẹ ban đầu Tên giống/dòng TGST Cao Cây (ngày) (cm) CTUS1 124 CTUS8 128 Đặc tính giống Amylose Protein (%) (%) 125-130 Sỏi đột biến, chịu mặn 10‰ 18,55 5,98 130-160 Nàng quớt biển đột biến, chịu mặn 12‰ 23,12 7,23 2.2.2 Thiết bị, hóa chất Dụng cụ thí nghiệm: water bath, pipet, ống nghiệm 13 x 100 mm, bình định mức 100 ml, máy li tâm,… Dụng cụ lai: kéo, giấy bóng mờ, kẹp… Hóa chất: NaCl, HCl, NaOH 1N, Ethanol 95%, Iod, KOH, Na2CO3, CuSO4, Tris, acrylamide, bis acrylamide, 2-mercapto ethanol (2-ME), TEMED, amonium persulfat (AP), sodium dodecyl sulfat (SDS), ethanol, phenol phatalein, amylose chuẩn… 18 2.3 PHƢƠNG PHÁP 2.3.1 Phƣơng pháp nghiên cứu Bước 1: Nhận dòng cha mẹ, tiến hành trồng cha mẹ. Bước 2: Tiến hành lai theo phương pháp lai đơn. Bước 3: Trồng thế hệ F1 (khoảng 10 hạt F1). Bước 4: Trồng thế hệ F2, theo dõi sự phân ly của các cá thể. Thu chọn các cá thể ưu tú theo hướng chỉ tiêu nông học thời gian sinh trưởng và chiều cao cây. Bước 5: Đánh giá khả năng chịu mặn của các dòng ưu tú chọn được (thế hệ F2) ở nồng độ 12‰, 14‰, 16‰, 18‰. Điện di protein tổng số thế hệ F2. Bước 6: Trồng cây F3 (trong nhà lưới). Thu hạt F4, đánh giá chỉ tiêu nông học, phẩm chất. Đánh giá khả năng chịu mặn các dòng ưu tú chọn được ở lần thử mặn của thế hệ F2. 2.3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể 2.3.2.1 Phương pháp lai tạo Chuẩn bị cây cha mẹ: những cây cha mẹ được trồng trong chậu và trồng ba lần, mỗi lần cách nhau 10-14 ngày để đủ đảm bảo trổ hoa cùng lúc. Khử nhị đực là tiến hành lấy nhị đực ra khỏi cây lúa, những cây được khử đực thường dùng làm mẹ (quá trình khử đực thường được tiến hành vào buổi chiều mát). Kỹ thuật đơn giản nhất và hiệu quả nhất là cắt vỏ trấu và rút bỏ nhị đực bằng kẹp nhỏ. Chọn bông phải trổ khỏi bẹ khoảng 50-60%, cẩn thận tách bông được chọn ra khỏi bông xung quanh để dễ làm, tách bông được chọn ra khỏi bẹ lá đừng làm gảy lá cờ. Dùng kéo cắt bỏ tất cả hoa đã nở từ chóp bông (nhị đực đã phơi ra) và hoa còn non ở cuối bông, là những hoa mà nhị đực bên trong chưa nhô lên tới nữa bề cao của trấu. Dùng kéo cắt xuyên vỏ trấu, bỏ đi từ 1/3 đến 1/2 vỏ trấu để lộ ra những túi phấn. Không nên cắt quá thấp kẻo làm tổn thương nướm nhụy cái, nếu cắt quá cao sẽ khó khử nhị đực và phấn đem thụ sẽ khó rơi xuống nướm nhụy cái. Loại bỏ nhị đực: gấp lần lượt từng bao phấn ra ngoài (6 bao phấn) phải thật cẩn thận để không thiệt hại đến nướm nhụy. 19 Ghi ký hiệu trên bao: dùng bao bằng giấy bóng mờ, chi tiết cần ghi: ngày khử đực, tên người lai, tên tổ hợp lai. Bao bông lúa: khi cả bông lúa đã được khử, bao cả bông lúa bằng giấy bóng mờ. Xếp túm phần miệng bao lại và kẹp chổ đó vào gần cổ bông để giữ bông cho chặc. * Phương pháp thụ phấn Kiểm tra lại những bông đã khử đực xem còn xót lại túi phấn nào không. Lấy những bông cho phấn: dự kiến đủ thời gian để lấy những bông cho phấn trước khi nở hoa (tùy thuộc vào thời tiết). Lấy phấn của cây cha và lần lượt gấp cho vào các bông đã khử đực sau đó bao giấy bóng mờ lại. Bảo vệ các chậu lúa tránh mưa gió nhưng phải được hưởng ánh sáng đầy đủ. Ngừa chuột, chim và những dịch hại khác. 2.3.2.2 Phương pháp điện di protein tổng số Được tiến hành theo phương pháp điện di protein SDS-PAGE (Sodium Doecyl sulfate Polyacrylamide Gel Electrophoresis) (Bộ Nông nghiệp Nhật Bản, 1980). * Bước 1: Chuẩn bị dung dịch - Dung dịch ly trích: Kit L (Tris HCl 0,05 M (pH= 8) + SDS 0,02% + Ure 5 M) và 2-Mercaptoethanol (2-ME) 1%. - Dung dịch làm gel A: Tris HCl 3 M (pH= 8,5), SDS 0,4%. - Dung dịch làm gel B: Tris HCl (pH= 6,5), SDS 0,4%. - Dung dịch làm gel C: Acrylamide 29,2%, bis Acrylamide 0,8% thêm nước cất đến 100 ml. - Dung dịch điệm điện di: Tris HCl 0,025%, Glycine 0,192 M và SDS 0,125%. - Thuốc nhộm: 0,225 M CBBR–250 trong Methanol 0,225 M, acid acetic, nước cất theo tỉ lệ 44 : 0,6 : 50 * Bước 2: Ly trích mẫu - Lấy 3 mg bột nội nhũ (không có phần phôi) nghiền mịn cho vào ống 1,5 ml. - Thêm 100 µl dung dịch ly trích. - Lắc ít nhất trong 3 giờ hoặc để qua đêm. - Ly tâm 14.000 vòng/phút trong 3 phút. 20 * Bước 3: Làm gel - Tùy theo chiều dài, rộng và độ dày của khuông làm gel mà thể tích mỗi gel thay đổi. Sau khi tính được thể tích và phần trăm gel cần có, tra bảng tương giữa lượng và phần gel để xác định thành phần các dung dịch. - Làm gel phân tách 12% Polyacrylmide và gel cô mẫu 5% Polyacrylamide theo quy trình của Sambrook (1989). - Làm gel phân tách 12% Polyacrylamide - Lắp kính bộ gel, trộn dung dịch A, C + nước trong cốc nhỏ, thêm AP, TEMED và khuấy đều, cho vào bộ gel. - Thêm 2 giọt nước trên bề mặt dung dịch gel, để yên trong 30-60 phút gel sẽ đông. - Làm gel cô mẫu 5% Polyacrylamide - Loại bỏ lớp nước trên bề mặt gel phân tách, trộn dung dịch B, C + nước trong cốc nhỏ. Thêm AP, TEMED và khuấy đều, cho vào bộ gel. - Cài răng lược giữa hai tấm kính của gel để tạo giếng, thêm 1 giọt nước, để yên trong 30-60 phút, lấy răng lược ra, lắp vào khung điện di, cho dung dịch điện di vào ngập các giếng gel. Bảng 2.2 Công thức pha dung dịch tạo gel Hóa chất (1gel) Gel phân tách 12% (ml) Gel cô mẫu 5% (ml) Nước cất 1,6 0,68 30% Acrylamide 2,0 0,17 1,5 Tris HCl (pH= 8,8) 1,3 - 1M Tris HCl (pH= 6,8) - 0,13 10% SDS 1,1 0,03 10% Amonium Persulfate 0,05 0,01 TEMED 0,002 0,001 * Bước 4: Tiến hành điện di - Bơm 10 µl dung dịch ly trích mẫu/giếng. - Chạy điện di với hiệu điện thế 20 V ở gel cô mẫu và 40 V ở gel phân tách. * Bước 5: Nhuộm gel - Gel được nhuộm trong 2 giờ bằng dung dịch nhuộm Coomasie 0,2% Brilliant Blue R250. 21 - Rửa gel trong dung dịch acid acetic : methanol : nước theo tỉ lệ 20 : 0,5 : 75, hoặc rửa trong microwave trong 30 phút. * Bước 6: Đọc kết quả, Scan và bảo quản mẫu gel. 2.3.2.3 Phương pháp xác định hàm lượng protein Tiến hành theo phương pháp Lowry O.H. (1951). * Bước 1: Chuẩn bị dung dịch ly trích - Dung dịch NaOH 0,1 N. - Dung dịch A (Na2CO3 2% +Na-K-tatrate 0,05% + NaOH 0,1 N). - Dung dịch B (CuSO4 0,1%). - Dung dịch C (A : B = 45 : 5). - Dung dịch Folin 1 N * Bước 2: Chuẩn bị mẫu - Cân 10 mg bột gạo +1 ml NaOH 0,1 N. - Lắc ít nhất 2 giờ hay để qua đêm. * Bước 3: Pha loãng mẫu và đo - Ly tâm mẫu 14.000 vòng/phút trong 3 phút. - Hút 100 µl mẫu + 1000 µl nước cất + 5 ml dung dịch C. Đối với mẫu blank, thay dung dịch ly trích bằng 100 µl NaOH 0,1 N. - Trộn đều và để yên trong 10 phút. - Thêm 50 µl Folin 1 N, trộn đều và để yên trong 30 phút. - Lắc đều mẫu, sau đó cho vào cuvette và đo ở bước sóng 580 nm. * Bước 4: Dựng đường chuẩn và tính kết quả - Pha dung dịch gốc Bovine serum albumin (BSA). - Đường chuẩn có dạng: Y = aX + b Trong đó Y: Độ hấp thụ OD. X: Lượng protein có trong mẫu đem đo. - Hàm lượng protein được tính theo công thức: %Protein = X  100 m 22 m= 10  (100  H %) trọng lượng thực của mẫu. 100  14 H% là độ ẩm của mẫu. 2.3.2.4 Phương pháp xác định hàm lượng Amylose Tiến hành theo phương pháp Cagampang and Rodriguez (1980). * Bước 1: Chuẩn bị dung dịch - Ethanol 95%. - HCL 30%. - NaOH 1 N. - Dung dịch Iod (0,2% I2 và 2% KI). * Bước 2: Chuẩn bị mẫu - Cân 50 mg bột gạo đã được nghiền mịn, cho vào ống 50 ml. - Thêm 0,5 ml ethanol 95%, lắc nhẹ cho tan đều. - Thêm 9,5 ml NaOH 1 N. - Để qua đêm ở nhiệt độ phòng. * Bước 3: Pha loãng và đo mẫu. - Rút 100 µl dịch trích cho vào bình định mức 25 ml (đối với mẫu thử thay dịch trích bằng 100 µl NaOH 1 N). - Thêm nước cất khoảng 1/2 bình, lắc đều. - Thêm nước cất đến vạch định mức. - Chuyển sang ống 50 ml, lắc đều và để yên trong 30 phút. - Lắc đều trước khi cho vào cuvette. Đo độ hấp thụ ở bước sóng 580 nm. * Bước 4: Dựng đường chuẩn và tính kết quả - Đường chuẩn có dạng: Y = aX +b Trong đó Y: Độ hấp thụ OD X: Lượng Amylose có trong mẫu đem đo (mg/ml). - Tính hàm lượng Amylose theo công thức: % Amylose = X  100 0,5 23 Đánh giá hàm lượng Amylose theo thang đánh giá của IRRI (1988) được trình bày như ở bảng 2.3. Bảng 2.3 Hệ thống đánh giá chuẩn hàm lƣợng Amylose cho lúa (IRRI, 1988) STT Phân nhóm Amylose (%) Cấp độ 1 Nếp 1-2 Rất thấp 2 Lúa dẻo cơm 8-20 Thấp 3 Lúa mềm cơm 21-25 Trung bình 4 Lúa cứng cơm >25 Cao 2.3.2.5 Phương pháp xác định cấp nhiệt trở hồ - Tiến hành theo phương pháp của IRRI (1979). - Chuẩn bị hai mẫu cho mỗi giống/dòng được thử. Mỗi mẫu lấy sáu hạt gạo, cạo sạch lớp cám, chọn hạt không bị nứt, để vào dĩa Petri. - Thêm 10 ml KOH 1,7% vào mỗi dĩa. - Đậy dĩa Petri, để yên khoảng 23 giờ nhiệt độ phòng. - Đánh giá độ lan rộng và độ trong suốt của hạt gạo theo thang điểm của IRRI (1979) được trình bày ở Bảng 2.4. Bảng 2.4 Bảng phân cấp độ trở hồ (IRRI, 1979) CẤP Độ lan rộng 1 Hạt gạo còn nguyên. 2 Hạt gạo phòng lên. 3 Hạt gạo phòng lên; viền còn nguyên hay rõ nét. 4 Hạt gạo phòng lên; viền còn nguyên và nở rộng. 5 Hạt gạo rã ra; viền hoàn toàn nở rộng. 6 Hạt gạo tan ra hòa chung với viền. 7 Hạt gạo tan hoàn toàn và quyện vào nhau. 24 - Cấp trung bình sẽ được tính theo công thức: Cấp độ trở hồ = x n i N Trong đó: xi : cấp độ trở hồ. n: số hạt có cấp độ trở hồ xi N: số hạt thử nghiệm. - Cấp độ trở hồ được đánh giá theo thang điểm của IRRI (1979) (Bảng 2.5) Bảng 2.5 Đánh giá độ trở hồ theo thang điểm của IRRI (1979) CẤP Độ trở hồ 1-3 Cao 4-5 Trung bình 6-7 Thấp 2.3.2.6 Phương pháp xác định độ bền thể gel Theo phương pháp của Tang et al., (1991). Bước 1: Chuẩn bị mẫu - Tách vỏ trấu và đo ẩm độ hạt gạo. - Nghiền mịn và cân mẫu (100 mg với ẩm độ 12%). Bước 2: Hòa tan mẫu - Thêm 0,2 ml ethanol 95% có chứa 0,025% thymol blue. - Thêm 0,2 ml KOH 0,2 N. Sau đó khuấy đều bằng máy Vortex. - Đậy nắp kỹ và đun trong nồi cách thủy (nhiệt độ là 1000C) khoảng 5 phút. - Lấy ra, để yên trong 5 phút và sau đó làm lạnh trong nồi nước đá 10 phút. Bước 3: Đọc và ghi kết quả - Để ống nghiệm nằm ngang trên bề mặt bằng phẳng, để gel chạy từ từ, sau một giờ tiến hành đo chiều dài thể gel (từ đáy đến mí trên của thể gel). - Đánh giá độ bền thể gel theo thang điểm của IRRI (1996) như được trình bày ở Bảng 2.6. 25 Bảng 2.6 Phân cấp độ bền thể gel theo thang đánh giá của IRRI (1996) CẤP Chiều dài thể gel (mm) Loại độ bền thể gel 1 80-100 Rất mềm 3 61-80 Mềm 5 41-60 Trung bình 7 35-40 Cứng 9 25%. Qua kết quả ở Bảng 3.8 cho thấy có 2 THL20-10 (18,03%) và THL20-17 (16,57%) có hàm lượng amylose cùng nhóm với CTUS1 (mẹ) (18,55%) và được phân nhóm thấp theo thang đánh giá hàm lượng amylose của IRRI (1978). Có 4 tổ hợp lai THL20-3 (22,66%), THL20-5 (22,09%), THL20-15 (20,35%) và THL20-16 (23,22%) đều thuộc nhóm amylose trung bình và cùng nhóm với CTUS8 (cha) (23,12%). THL20-2 (25,28%) có hàm lượng amylose cao nhất và cao hơn so với dòng cha, mẹ. Điều này cho thấy các dòng lai ở thế hệ F2 có sự phân ly về tính trạng phẩm chất so với dòng cha, mẹ. 3.3.3.5 Kết quả điện di protein tổng của các hạt F3 Các hạt F3 của 7 dòng lai ưu tú sau khi chạy phẩm chất được tiến hành chạy điện di protein tổng để đánh giá lại hàm lượng amylose, protein của 4 dòng THL202 (25,28%), THL20-3 (23,66%), THL20-5 (23,09%), THL20-17 (16,57%) với cha mẹ và kiểm tra độ thuần. Mỗi cá thể chạy 4 hạt. Dòng được đánh giá là thuần khi mức độ ăn màu của các band protein tương đối đồng đều nhau ở các giếng trong cùng một dòng. 38 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Waxy 60KDa Proglutelin 57KDa α- Glutelin 37-39 KDa Globulin 26KDa Β-Glutelin 22-23KDa Prolamin 16KDa Hình 3.6 Phổ điện di protein tổng số hạt F3 (Giếng 1: CTUS1; Giếng 2: CTUS8; Giếng 3-6: THL20-2; Giếng 7-10: THL20-3) Qua kết quả điện di Hình 3.6 cho thấy mức độ ăn màu của các band protein ở THL20-2 tương đối đồng đều nhau, đều này chứng tỏ dòng THL20-2 tương đối thuần. Đồng thời, các band Waxy 60KDa ăn màu đậm hơn giếng 2 CTUS8 đều này cho thấy hàm lượng amylose của THL20-2 cao hơn CTUS8. Đối với THL20-3 thì các band Waxy 60KDa ăn màu tương đương với CTUS8, bên cạnh đó mức độ ăn màu ở các band protein vẫn chưa đồng đều, điều này chứng tỏ THL20-3 vẫn chưa thuần, cần tiếp tục nhân lên và làm thuần. Phổ điện di này cho kết quả rất phù hợp với kết quả phân tích amylose và protein của dòng THL20-2 và dòng THL20-3. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Waxy 60 KDa Proglutelin 57KDa α- Glutelin 37-39 KDa Globulin 26KDa Β-Glutelin 22-23KDa Prolamin 16KDa Hình 3.7 Phổ điện di protein tổng số hạt F1 (Giếng 1: CTUS1; Giếng 2: CTUS8; Giếng 3-6: THL20-5; Giếng 7-10: THL20-17) 39 Tương tự Hình 3.6 ta thấy THL20-5 ở band Waxy 60KDa có mức độ ăn màu tương đương với CTUS8, THL20-17 thì ở band Waxy 60KDa có mức độ ăn màu nhạt hơn CTUS8 và hơi đậm hơn CTUS1. Còn ở các band protein thì mức độ ăn màu của THL20-5 vẫn chưa đồng đều, ở THL20-17 thì tương đối đồng đều. Từ kết quả điện di trên cho thấy kết quả phân tích amylose và protein phù hợp nhau. Kết luận, qua 2 phổ điện di Hình 3.6 và Hình 3.7 ta chọn được 2 dòng tương đối thuần là THL20-2 và THL20-17, trong đó THL20-17 có hàm lượng amylose thấp. 3.3.3.6 Độ bền thể gel Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), độ bền thể gel cứng liên hệ chặt với tính cứng cơm và thường thấy rõ ở những giống có hàm lượng amylose cao. Kết quả ở Bảng 3.9 cho thấy độ bền thể gel của 7 dòng lai ưu tú có sự phân hóa rõ rệt. Đối chiếu với kết quả hàm lượng amylose, ta thấy phù hợp với nhận định của Vương Đình Tuấn (2001) hàm lượng amylose và độ bền thể gel có liên quan chặt chẽ với nhau. Gạo có thể gel mềm thường tương ứng với hàm lượng amylose thấp, gạo mềm cơm hơn. Dựa vào Bảng 3.9 ta thấy THL20-17 có chiều dài thể gel (95 mm) và THL20-10 (86,7 mm) so với dòng mẹ CTUS1 (85 mm) thì dài hơn và ngắn hơn so với CTUS8 (56,7 mm), điều này suy ra 2 dòng này mềm cơm hơn dòng mẹ và dòng cha của chúng. THL20-2 với chiều dài thể gel là 40 mm được đánh giá là cứng cơm hơn so với dòng cha CTUS8 (56,7 mm). Bảng 3.9 Độ bền thể gel của 7 dòng lai ƣu tú thế hệ F2 STT Nghiệm thức Chiều dài Phân cấp Đánh Giá 1 CTUS1 (mẹ) 85,0 1 Rất mềm 2 CTUS8 (cha) 56,7 5 Trung Bình 3 THL20-2 40,0 7 Cứng 4 THL20-3 45 5 Trung bình 5 THL20-5 45 5 Trung bình 6 THL20-10 86,7 1 Rất mềm 7 THL20-15 50,0 5 Trung bình 8 THL20-16 55,0 5 Trung bình 9 THL20-17 95,0 1 Rất mềm 40 THL20-17 CTUS1 THL20-16 Hình 3.8 Độ bền thể gel 3.3.3.7 Nhiệt trở hồ Nhiệt trở hồ là một tính trạng biểu thị nhiệt độ cần thiết để gạo hóa thành cơm và không hoàn nguyên (Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2000). Nhiệt trở hồ thấp không liên hệ chặt với lượng amylose cao, thấp hay trung bình. Qua kết quả phân tích nhiệt trở hồ ở bảng 3.10 ta thấy, tất cả 7 dòng lai ở thế hệ F2 đều có nhiệt trở hồ thuộc phân nhóm thấp cùng phân nhóm với dòng mẹ CTUS1. Còn nhiệt trở hồ của dòng cha CTUS8 lại thuộc phân nhóm cao. Điều này cho thấy tất cả các dòng lai đều có đặc tính nhiệt trở hồ giống với dòng mẹ CTUS1. Bảng 3.10 Nhiệt trở hồ của hạt F3 STT Tên giống/dòng Cấp đánh giá Phân nhóm 1 CTUS1 (mẹ) 6 Thấp 2 CTUS8 (cha) 2 Cao 3 THL20-2 7 Thấp 4 THL20-3 7 Thấp 5 THL20-5 7 Thấp 6 THL20-10 6 Thấp 7 THL20-15 6 Thấp 8 THL20-16 7 Thấp 9 THL20-17 6 Thấp 41 THL20-15 CTUS1 CTUS8 THL20-17 N Hình 3.9 Nhiệt trở hồ của thế hệ F2 3.4 THẾ HỆ F3 3.4.1 Chỉ tiêu nông học của các dòng lai thế hệ F3 Qua quá trình đánh giá các chỉ tiêu nông học, phẩm chất và khả năng chống chịu mặn của các dòng thế hệ F2 chọn được các dòng ưu tú mong muốn. Tiến hành trồng trong nhà lưới và tiếp tục theo dõi sự phân ly về chỉ tiêu nông học, ghi nhận, đánh giá, kết hợp thử thơm để chọn các cá thể có những đặc tính mong muốn. Qua kết quả đánh giá tính thơm bằng phương pháp cảm quan ở Bảng 3.11 cho thấy, CTUS8 (cha) không thơm nên tính trạng mùi thơm được di truyền từ mẹ CTUS1 sang con lai. Kết quả tuyển chọn được 22 dòng có đặc tính từ thơm nhẹ cho đến thơm ở Bảng 3.11. 42 Bảng 3.11 Kết quả thử thơm ở thế hệ F3 Tên giống/dòng Tính Thơm Tên giống/dòng Tính Thơm 1 THL20-2-8 Thơm nhẹ 12 THL20-10-12 (12‰)* Thơm nhẹ 2 THL20-2-9 Thơm nhẹ 13 THL20-15-5 Thơm nhẹ 3 THL20-3-1 Thơm 14 THL20-15-7 Thơm nhẹ 4 THL20-3-2 Thơm 15 THL20-15-8 (14‰)* Thơm nhẹ 5 THL20-3-8 Thơm nhẹ 16 THL20-16-7 Thơm nhẹ 6 THL20-3-9 (12‰)* Thơm nhẹ 17 THL20-16-9 Thơm nhẹ 7 THL20-3-10 (12‰)* Thơm nhẹ 18 THL20-17-1 Thơm nhẹ 8 THL20-5-4 Thơm nhẹ 19 THL20-17-5 Thơm nhẹ 9 THL20-10-1 Thơm nhẹ 20 THL20-17-8 Thơm nhẹ 10 THL20-10-6 Thơm 21 CTUS1 (mẹ) Thơm 11 THL20-10-9 Thơm nhẹ 22 CTUS8 (cha) Không thơm STT STT (*) Những dòng được thử mặn ở thế hệ F2 3.4.1.1 Chỉ tiêu nông học của các dòng lai sau khi thử thơm Thời gian sinh trưởng do đặc tính giống qui định, phần nào chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh: thời tiết, mùa vụ, chế độ nước, liều lượng phân bón và độ phì của đất (Nguyễn Ngọc Đệ, 1998). Theo Nguyễn Đình Giao và ctv. (1997), các giống có thời gian sinh trưởng dinh dưỡng bị hạn chế, còn những giống có thời gian sinh trưởng quá dài cũng không cho năng suất cao vì sự dinh dưỡng dư có thể gây đỗ ngã. 43 Bảng 3.12 Một số chỉ tiêu nông học thế hệ F3 STT Tên giống/dòng TGST (ngày) CC (cm) B/B (bông) DB (cm) C/B (hạt) TLHC (%) TL 1000 hạt (g) 1 THL20-2-8 109 130 8 27 92 65,84 22,38 2 THL20-2-9 109 147 13 32 150 80,33 29,07 3 THL20-3-1 107 117 15 30 107 75,40 30,11 4 THL20-3-2 110 125 14 30,5 129 74,91 27,62 5 THL20-3-8 115 128 11 27 80 78,17 26,01 6 THL20-3-9 (12‰)* 116 111 6 26 108 60,10 24,08 7 THL20-3-10 (12‰)* 117 90 15 25 114 56,13 21,32 8 THL20-5-4 107 151 14 32,5 108 62,79 29,74 9 THL20-10-1 107 152 19 31 140 69,01 26,08 10 THL20-10-6 111 155 13 28,5 115 79,85 25,75 11 THL20-10-9 115 142 10 25,5 80 80,25 24,50 12 THL20-10-12 (12‰)* 116 161 9 28 168 67,58 22,00 13 THL20-15-5 106 101 8 28 83 62,79 27,52 14 THL20-15-7 117 114 8 29 80 52.08 29,10 15 THL20-15-8 (14‰)* 117 125 15 29,5 152 73,28 27,69 16 THL20-16-7 116 114 17 26,5 85 79,85 24,07 17 THL20-16-9 116 113 20 28,5 97 63,06 26,17 18 THL20-17-1 101 145 26 30 87 70,42 29,81 19 THL20-17-5 101 154,5 11 29 106 72,39 29,69 20 THL20-17-8 105 154 5 30,5 125 76,31 33,15 21 CTUS1 (mẹ) 107 128 13 28,5 139 74,05 28,45 22 CTUS8 (cha) 117 155 23 28,5 149 71,84 25,66 (*) Những dòng được thử mặn ở thế hệ F2 (TGST: thời gian sinh trưởng; CC: chiều cao cây; B/B: số bông trên bụi; DB: chiều dài bông; TL1000 hạt: trọng lượng 1000 hạt; C/B: số hạt chắc trên bông; TLHC: tỷ lệ hạt chắc trên bông) Theo Bảng 3.12 thời gian sinh trưởng của các dòng thơm F3 có sự biến thiên từ 105-117 ngày tương đương với thời gian sinh trưởng của dòng cha CTUS8 (117 44 ngày) và dòng mẹ CTUS1 (107 ngày). Nhìn chung, ở thế hệ F3 thì tính trạng thời gian sinh trưởng đã dần ổn định. Chiều cao cây là yếu tố quan trọng đối với giống lúa, quyết định phần lớn số lượng đỗ ngã và góp phần tăng năng suất (Shouichi Yoshida, 1981). Qua bảng 3.11 ta thấy chiều cao của các dòng vẫn chưa có được sự đồng nhất, biến thiên từ 90-161 cm. Chiều cao cây thấp nhất ở THL20-3-10 (12‰) là 90 cm, còn chiều cao cây cao nhất là 161 cm của THL20-10-12 (12‰). Cần tiếp tục theo dõi chiều cao cây ở các thế hệ tiếp theo. Kết quả Bảng 3.12 cho thấy các dòng thế hệ F3 biến thiên từ 5-26 bông/bụi, dòng có số bông/bụi nhiều nhất là THL20-17-1 với 26 bông/bụi nhiều hơn số bông trên bụi của dòng cha (23 bông/bụi) và dòng mẹ (13 bông/bụi). Hai dòng có số bông/bụi ít nhất là THL20-3-9 (12‰) (6 bông/bụi) và THL20-17-8 (5 bông/bụi). Theo Nguyễn Đình Giao và ctv. (1997) thì trong bốn yếu tố tạo năng suất thì số bông/buội là yếu tố quyết định nhất và sớm nhất. Kết quả chiều dài bông của các dòng lai thế hệ F3 được trình bày qua Bảng 3.12 cho thấy chiều dài bông biến thiên từ 25-31 cm, dòng có chiều dài bông dài nhất là dòng THL20-10-1 (31 cm), dòng có chiều dài bông ngắn nhất là dòng THL20-3-10 (12‰) (25 cm). So với 2 dòng cha, mẹ thì chiều dài bông của các dòng lai phần lớn dài hơn dòng mẹ CTUS1 (28,5 cm) và dòng cha CTUS8 (28,5 cm). Kết quả số hạt chắc/bông của các dòng lai thế hệ F3 được trình bày qua Bảng 3.12 cho thấy số hạt chắc/bông biến thiên từ 80-168 hạt chắc/bông, dòng có số hạt chắc/bông cao nhất là dòng THL20-10-12 (12‰) (168 hạt chắc/bông). Dòng có số hạt chắc/bông thấp nhất với 80 hạt chắc/bông là 2 dòng THL20-3-8 và THL20-109. So với cha mẹ thì phần lớn các dòng lai đều coa số hạt chắc/bông tương đương với số hạt chắc/bông của dòng cha CTUS8 (149 hạt chắc/bông) và dòng mẹ CTUS1 (139 hạt chắc/bông). Tỷ lệ hạt chắc của các dòng lai thế hệ F3 được trình bày qua Bảng 3.12 ta thấy, tỷ lệ hạt chắc biến thiên từ 52,08-80,33%. Dòng có tỷ lệ hạt chắc cao nhất là dòng THL20-2-9 (80,33%) và dòng có tỷ lệ hạt chắc thấp nhất là dòng THL20-15-7 (52,08%). So với các dòng cha CTUS8 (71,84%) và dòng mẹ CTUS1 (74,05%) thì các dòng lai có tỷ lệ hạt chắc tương đối bằng nhau. Trọng lượng 1000 hạt của các dòng lúa lai thế hệ F3, qua Bảng 3.12 ta thấy, trọng lượng 1000 hạt của các dòng biến thiên từ 21,32-33,15 g. Dòng có trọng lượng 1000 hạt cao nhất là THL20-17-8 (33,15 g) và dòng có trọng lượng 1000 hạt thấp nhất là THL20-3-10 (12‰) (21,32 g). Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), phần lớn 45 các giống lúa, trọng lượng 1000 hạt thường biến thiên tập trung trong khoảng 20-30 g. 3.4.1.2 Chiều dài, rộng hạt THL20-5-4 THL20-10-9 THL20-15-17 THL20-10-12 Hình 3.10 Chiều dài, và rộng hạt gạo thế hệ F3 Theo Bảng 3.13 ta thấy, các dòng lai có dài hạt gạo biến thiên từ 6,9-8,1 mm, dòng có dài hạt lớn nhất là THL20-15-7 với 8,1 mm cao hơn dài hạt của cha CTUS8 (7,3 mm) nhưng thấp hơn dài hạt của mẹ CTUS1 (8,3 mm). Dòng có dài hạt thấp nhất với 6,9 mm là dòng THL20-10-1 (12‰). Nhìn chung tất cả đều có tỉ lệ dài/rộng lớn hơn 3 và đều thuộc dạng hạt thon dài theo bảng phân loại tỉ số dài/rộng hạt (Tiêu chuẩn Việt Nam, 2001). 46 Bảng 3.13 Chiều dài và rộng hạt của các dòng thế hệ F3 so với cha mẹ STT Tên giống/dòng Dài hạt (mm) Rộng hạt (mm) Tỉ lệ dài/ rộng Dạng hạt 1 THL20-2-8 7,2 2,0 3,60 Thon dài 2 THL20-2-9 7,1 2,0 3,55 Thon dài 3 THL20-3-1 7,2 2,1 3,43 Thon dài 4 THL20-3-2 7,2 2,1 3,43 Thon dài 5 THL20-3-8 7,8 2,1 3,71 Thon dài 6 THL20-3-9 (12‰)* 7,0 2,0 3,50 Thon dài 7 THL20-3-10 (12‰)* 7,3 2,1 3,48 Thon dài 8 THL20-5-4 7,8 2,1 3,71 Thon dài 9 THL20-10-1 7,3 2,1 3,48 Thon dài 10 THL20-10-6 7,2 2,0 3,60 Thon dài 11 THL20-10-9 7,1 1,9 3,74 Thon dài 12 THL20-10-12 (12‰)* 6,9 1,9 3,63 Thon dài 13 THL20-15-5 7,7 2,1 3,67 Thon dài 14 THL20-15-7 8,1 2,1 3,86 Thon dài 15 THL20-15-8 (14‰)* 7,3 2,1 3,48 Thon dài 16 THL20-16-7 7,4 2,1 3,52 Thon dài 17 THL20-16-9 7,7 2,2 3,50 Thon dài 18 THL20-17-1 7,1 2,0 3,55 Thon dài 19 THL20-17-5 7,4 2,2 3,36 Thon dài 20 THL20-17-8 7,4 2,2 3,36 Thon dài 21 CTUS1 (mẹ) 8,2 1,9 4,31 Thon dài 22 CTUS8 (cha) 7,3 2,1 3,47 Thon dài (*) Những dòng được thử mặn ở thế hệ F2 3.4.1.3 Màu sắc hạt Qua Bảng 3.14 cho thấy, màu sắc hạt ở thế hệ F3 có sự thay đổi so với thế hệ F2. Cụ thể ở dòng THL20-3 ở thế hệ F2 thì biểu hiện màu trắng đến thế hệ F3 thì có sự phân chia và có xuất hiện màu đỏ ở THL20-3-9 (12‰). Tương tự ở THL20-15 và THL20-17 ở thế hệ F2 thì biểu hiện màu đỏ nhưng sang thế hệ F3 đã có sự xuất 47 hiện màu hạt trắng ở THL20-15-5, THL20-17-5 và THL20-17-8. Còn các dòng còn lại nhìn chung đã có sự ổn định về màu sắc hạt. Bảng 3.14 Màu sắc hạt gạo thế hệ F3 STT Tên giống/dòng Màu sắc hạt STT Tên giống/dòng Màu sắc hạt 1 THL20-2-8 Đỏ 12 THL20-10-12 (12‰)* Đỏ 2 THL20-2-9 Đỏ 13 THL20-15-5 Trắng 3 THL20-3-1 Trắng 14 THL20-15-7 Đỏ 4 THL20-3-2 Trắng 15 THL20-15-8 (14‰)* Đỏ 5 THL20-3-8 Trắng 16 THL20-16-7 Đỏ 6 THL20-3-9 (12‰)* Đỏ 17 THL20-16-9 Đỏ 7 THL20-3-10 (12‰)* Trắng 18 THL20-17-1 Đỏ 8 THL20-5-4 Trắng 19 THL20-17-5 Trắng 9 THL20-10-1 Đỏ 20 THL20-17-8 Trắng 10 THL20-10-6 Đỏ 21 CTUS1 (mẹ) Đỏ 11 THL20-10-9 Đỏ 22 CTUS8 (cha) Đỏ (*) Những dòng được thử mặn ở thế hệ F2 A B E C F D G Hình 3.11 Màu sắc hạt thế hệ F3 (A: THL20-3-9; B THL20-15-5; C: THL20-16-7; D: THL20-17-8; E: THL20-3-2; F: THL20-10-12; G: THL20-5-4) 48 CHƢƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1 KẾT LUẬN Qua lai tạo và chọn lọc giữa hai dòng đột biến có khả năng chịu mặn cao đến thế hệ F3 chọn lọc được 4 dòng thơm nhẹ, thời gian sinh trưởng dưới 120 ngày: THL20-10-1; THL20-10-6; THL20-10-9; THL20-10-12, ở thế hệ F2 tất cả đều có khả năng chống chịu mặn 12‰ sau 13 ngày thử ở giai đoạn mạ bằng với dòng cha CTUS8, hàm lượng amylose thấp (18,03%) mang đặc tính của dòng mẹ CTUS1, đã cải thiện được độ cứng cơm so với dòng cha CTUS8; hàm lượng protein 6,12% cao hơn dòng mẹ. 4.2 ĐỀ NGHỊ Tiếp tục đánh giá khả năng chống chịu mặn 3 dòng THL20-3; THL20-10; THL20-15 ở thế hệ F3 và các thế hệ sau. Đánh giá khả năng kháng rầy của các dòng ở thế hệ sau. 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2000. Một số vấn đề cần biết về gạo xuất khẩu. Viện lúa ĐBSCL. Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2000. Một số vấn đề cần thiết về gạo xuất khẩu, NXB Nông Nghiệp TP.HCM. Bùi Chí Bửu, 1998. Sản xuất giống lúa có phẩm chất gạo tốt ở ĐBSCL. Hội thảo chuyên đề vàng lá gân xanh trên cam quýt và lúa gạo phẩm chất tốt. Cần Thơ, 5-1998. Trang 33-38. Bùi Chí Bửu, Lê Cẩm Loan, Nguyễn Duy Bảy và Nguyễn Văn Tạo, 1992. Thu thập và đánh giá quỹ gen lúa ở ĐBSCL. Tạp chí KHKTNN và QLKT 357. Trang 90. Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài và Nguyễn Văn Tó, 2006. Phương pháp chọn giống cây trồng. NXB Lao Động Hà Nội. Trang 24-25. Đặng Thế Dân, 2005. Tìm dây liên kết các protein với tính chống chịu mặn của các giống lúa trồng ven biển vùng ĐBSCL. Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Trồng trọt. Trường Đại học Cần Thơ. Đỗ Khắc Thịnh, 1994. Một số kết quả nghiêm cứu di truyền tính thơm. Tạp chí KHKTNN và QLKT 387. Trang 5. Jenning, P.R, W.R. Coffman and H.E.Kaoffman, 1979. Cải tiến giống lúa. Viện nghiêm cứu lúa quốc tế. Lê Doãn Biên và Nguyễn Bá Trinh, 1981. Nâng cao chất lượng nông sản. NXB Nông nghiệp Hà Nội. Trang 201. Lê Thị Dự, 2000. Nghiêm cứu và khai thác nguồn vật liệu khởi đầu trong công tác chọn tạo giống lúa cho vùng thâm canh ở ĐBSCL. Luận án Tiến sĩ khoa học Nông nghiệp. Viện KHKTNN Việt Nam, Hà Nội. Lê Văn Căn, 1978. Giáo trình Nông hóa. Nhà xuất bản Vụ đào tạo, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Nguyễn Đình Giao, Nguyễn Thiện Huyên, Nguyễn Hữu Tề và Hà Công Vượng, 1997. Giáo trình cây lúa. NXB Nông nghiệp Hà Nội, 102 trang. Nguyễn Hữu Đống, Đào Thanh Bằng, Lâm Quang Dụ, Phan Đức Trực (1997). Đột biến: cơ sở lý luận và ứng dụng. NXB Nông Nghiệp Hà Nội, Trang 23. 50 Nguyễn Ngọc Đệ, 1998. Giáo trình cây lúa. Trường Đại học Cần Thơ. Tủ sách Đại học Cần Thơ. 164 trang. Nguyễn Ngọc Đệ, 2008. Giáo trình cây lúa. Tủ sách Đại học Cần Thơ. 243 trang. Nguyễn Phước Đằng, 2010. Bài giảng Chọn giống cây trồng, Tài liệu giảng dạy Bộ môn di truyền giống nông nghiệp ĐHCT. Nguyễn Phước Tuyên, 1997. Tính ổn định phẩm chất gạo trong điều kiện canh tác và thu hoạch khác nhau tại Đồng Tháp. Luận án Thạc sĩ Nông Nghiệp. Trường Đại học Cần Thơ. Nguyễn Thạch Cân, 1997. Phân tích một vài tính trạng lien quan đến tính chống chịu sự thiếu lân của 6 giống lúa. Luận án Thạc sĩ Nông học. Trường Đại học Cần Thơ. Nguyễn Thị Trâm, 2001. Chọn giống lúa lai. NXB Nông Nghiệp. Trang 64-67. Nguyễn Văn Bo, 2010. Ảnh hưởng của Calcium lên sinh trưởng và dinh dưỡng của cây lúa trên đất nhiễm mặn. Luận văn Thạc sĩ Khoa học nông nghiệp. Phạm Thị Phấn, 1999. Tuyển chọn giống lúa ngắn ngày cho vùng canh tác lúa tôm và thuần lúa ở vùng nhiễm mặn ven biển Sóc Trăng và Bạc Liêu. Luận án Thạc sĩ Khoa học Nông học. Trường Đại học Cần Thơ. Phạm Văn Phượng, 2001. Khả năng ứng dụng kỹ thuật điện di protein SDS-PAGE. Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn. 6: trang 371-372. Phạm Văn Ro (2001). Chọn tạo giống bằng phương pháp gây đột biến. Trong Nguyễn Văn Luật. Cây lúa Việt Nam thế kỷ 20. NXB Nông Nghiệp. Phan Thị Bích Trâm, 2007. Bài giảng Sinh hóa B. Khoa Nông Nghiệp và SHUD, Đại học Cần Thơ. Võ Tòng Xuân, 1979. Cải thiện giống lúa. Trường Đại học Cần Thơ. 176 trang. Vương Đình Tuấn, 2001. Một số đặc điểm hóa học, di truyền và công nghệ sinh học của lúa thơm. Tài liệu tham khảo lớp tập huấn chọn tạo giống lúa. Viện lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trang 25-42. Yosida, S., 1972. Cơ sở khoa học cây lúa. Viện nghiêm cứu lúa quốc tế (IRRI) trường Đại học Cần Thơ. (biên dịch bởi Trần Minh Thành, 1981). Trang 197. 51 Tiếng Anh Akabar, M, T. Yabuno, 1974. Breeding for saline-resistant varieties of rice. II. Comparative performance of some rice varieties to salinity during early developing stages. Jap. J. Breed. 25: 176-181. Akbar, M, 1975. Water and choloride absorption in rice seedings. J. Agric. Res. 13(1). pp 341-348. Akbar, M., T. Yubano and S. Nakao, 1972. Breeding for Saline-resitant Varieties of Rice: I. Variability for Salt Tolerance among Some Rice Varieties. Japan. J. Breed. Vol.22. No.5. pp 277-284. Akita, 1989. Improving yield potencial in tropical rice. Progress in irrigated Rice Research. IRRI. Philippines. pp 41-73. Akita, S, 1986. Physiological bases of differential response to salinity in rice cultivars. Paper presented in Project Design Workshop for Developing a Collaborative Research Program for the Improvement of Rice Yields in Problem Soils. IRRI, Los Banos, Philippines. Berner, D.K and B.J. Hoff, 1986. Inheritance of scent in American long grain rice. Crop Sci 26: pp 876-878. Bollich, C.N., J.N Rutger, and B.D. Webb, 1992. Development in rice research in United States. Int. Rice Comm. Newslt. 41: pp 32-34. Cagampang, G.B. and F.M. Rodriguez, 1980. Method of analysis for screening crops of appropriate qualities. Institute of Pland breeding. University of the Philippine and Los Banos. P8-9. Chang T.T and B.Somrith, 1979. Genetic studies on grain quality of rice, Chemical aspects of rice grain quality. pp 50-52. Chang, T.M.and W.Y.Li, 1981. Inheritance of amylose content and gel consistency in rice, Bot. Bull. Acad. Sinica. 22:30-47. Davis. B, 1964. Ann. A.Y. Acad. Sci., 121:404. Dhulappanavar, C.V and S.W. Mensikai, 1969. Inheritance of scent in rice. Karnakata University.pp 129. Gain, P., M. A. Mannan, P. S. Pal, M. M. Hossain and S. Parvin, 2004. Effect of Salinity on Some Yield Attributes of Rice, Pakistan Journal of Biological Sciences 7 (5). pp 760-762. Gomez. K.A and S.K. DE Delta, 1975. Influence of environment on protein content of rice. Agronomy Journal. P6-565-568. 52 Grattan, S.R., R., L. Zeng, M.C. Shannon and S.R Roberts, 2002. Rice is more sensitive to salinity than previously thought. Califonia Agriculture. Volume 56. Number 6. pp 189-195. Gregrio, GB and D. Senadhira, 1993. Genetic analysis of salinity tolerance in rice. Theor. Appl.Gen. 86: 333-338. Javed, A. S and M. F. A. Khan, 1975. Effect of sodium chloride and sodium sulphate on IRRI rice, J. Agric. Res. 13. pp 705-710. Jennings, P.R., W.R. Coffman and H.E. Kauffman, 1979. Rice improverment. IRRI. Philippines. pp 31-35. Juliano, B.O, 1972. The rice caryopsis and its composition. In rice chemistry and technology. Edited by D.E. Houston. American Assoc Cereal Chemistry. New York. pp 16-17. Kadam,B.S and Panntakar, 1938. Inheritance of aroma in rice Chron. Bot. IV, 6.pp 496-497. Kailiamani, S. and M.K. Sundaram, 1987. Genetic analysis in rice (Oriza sativa L.). Madras agricultural jounal 74(8): 369-372.. Laemmli U. K. 1970. Cleavage of stretural protein during the assembly of the head of bacteriophage T4. Nature. 227, protein 680-686. Lowry, O.H., Rosebrough, N.J, Farr. A.L., and Randall .R.J, 1951. J.Biol. Chem 193:265. Martinez, V. and A. Lauchli. 1993. Effect of Ca2+ on the salt stress response of barley roots as observed by in vivo 31P-nuclear magnetic resonance and in vitri analysis. Planta, 1909. pp 519-524. Mass, E. V. and G. J. Hoffman, 1977. Crop salt tolerance-current assessment, J. Irrig. Drainage Div. ASCE, 103 Proc. Pap. 12993. Pearson, G. A., A. D. Ayers and D. L. Eberhard, 1966. Relative salt tolerance of rice during germination and early seedling development. Soil Sci. 102. pp 151-156. Sambrook. J, Fritsch .E.F and Maniatis. T, 1989. Molecular cloning: a laboratory manual. 2. ed., 3. vol., Cold Spring Harbor Laboratory Press, New York, 253p. Saneoka, H., C. Nagasaka, D. T. Hahn, W. Yang, G. S. Premachandra, R. J. Joly, D. P. Schactman and R. Munns, 1992. Sodium accumulation in leaves of 53 Triticum species that different in salt tolerance. Aust. J. Plant Phyiol., 24. pp 61-68. Saxena, M. T and U. K. Pandey,1981. Physiological studies on salt tolerance of tenric varieties growth and yield aspect. Indian. J. Plant Physiol., 24. pp 6168. Shalhevet, J, 1995. Root and shoot growth responses to salinity in maize and soybean. Agron. J. 87. pp 512-516. Sormith, B, 1979. Genetic studies on the grain quality. IRRI. Los Banos, Philippine. pp 49-58. Tagawa, T. and N. Ishizaka, 1965. Physiological studies on the tolerance of rice plants to salinity.7. Osmotic adaptability of rice plants to hypertonic saline media, In Japanese, English summary. Proc. Crop Sci. Soc. Jpn. 33. pp 214220. Tang, S.X., G.S. Khush and B.O. Juliano, 1991. Genetic of gel consitnecy in rice (Oryza sativa L.). Indica. J. Genet. 70: 69-78. Volmar, K. M., Y. HU and H. Steppuhn, 1997. Physicological responses of plants to salinity : Areview. Canadian journal of plant science. pp 19-27. Yamagata, H., T. Sugimoto, K. Tanaka and Z. Kasai, 1982. Biosynthsis of storage protein. Plant Cell Physiol 27 (1). pp 135-145. Yeo, AR, TJ Flower, 1984. Mechanism of salinity resistance in rice and their roles as physiological criteria in plant breeding. In: Salinity tolerance in plants. Wiley Interscience, New York, pp 151-170. Zelensky, G. L, 1999. Rice on saline soils of Russia, Cahiers Options mediterraneennes. vol. 40. pp 109-113. 54 [...]... Lai tạo và tuyển chọn giống lúa ngắn ngày có khả năng chịu mặn cao từ tổ hợp lai CTUS1 X CTUS8 nhằm kết hợp 2 dòng đột biến có khả năng chịu mặn để tạo ra giống lúa ngắn ngày có khả năng chịu mặn cao 1 CHƢƠNG 1 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1 TỔNG QUAN VỀ CÂY LÚA 1.1.1 Phân loại Cây lúa là cây hằng niên, thuộc họ Gramineae (họ hòa thảo), tộc Oryzeae, chi Oryza và có tổng số nhiễm sắc thể là 2n = 24 Oryza có. .. 2 và đôi khi có cả bậc 3 Bông lúa có nhiều dạng: bông túm hoặc x e, hạt thưa hoặc dày, cổ hở hoặc kín, tùy thuộc vào giống và điều kiện môi trường Khi lúa chưa trổ, bông lúa còn gọi là đòng lúa Từ lúc hình thành đòng lúa đến khi trổ bông kéo dài từ 17-35 ngày, trung bình là 30 ngày Khi lá cờ xuất hiện thì đòng dài nhanh hơn, thời gian trổ tùy giống lúa, lúa ngắn ngày trung bình từ 5-7 ngày, giống lúa. .. hình lúa- tôm cho mô hình tôm truyền thống đem lại hiệu quả cao Vấn đề ở đây là mặn x m nhập vào từ tháng 12 đến tháng 5, nông dân đã tranh thủ lấy nước mặn để nuôi tôm; từ tháng 6 đến tháng 12 rửa mặn bằng nước mưa để trồng lúa, tuy nhiên độ mặn trong đất vẫn còn do quá trình nuôi tôm lấy nước mặn Vì vậy, việc chọn giống lúa chống chịu mặn cao ở giai đoạn mạ và ngắn ngày (

Ngày đăng: 04/10/2015, 12:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan