một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự

73 1.3K 11
một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ----------  ---------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT KHÓA 37 (2011 - 2015) Đề tài: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CẤP, TỐNG ĐẠT, THÔNG BÁO VĂN BẢN TỐ TỤNG DÂN SỰ Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Trương Thanh Hùng Dương Hiếu Nghiệm MSCB: 001716 MSSV: 5117412 Cần Thơ, 11/2014 LỜI CẢM ƠN Để kết thúc chương trình đào tạo cử nhân luật em cũng như các bạn phải hoàn thành luận văn tốt nghiệp theo quy định của trường. Nhân dịp này em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy, Cô thuộc Khoa Luật, Đại học Cần Thơ đã truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm và giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường. Đặc biệt, em xin cảm ơn Thầy Trương Thanh Hùng đã tạo điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Đồng thời em cũng gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy, Cô và Cán bộ công tác tại Khoa Phát Triển Nông Thôn, Đại học Cần Thơ đã tạo cho em cũng như các bạn có một môi trường học tập thật tốt. Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy, Cô cố vấn đã tận tình giúp đỡ, giải đáp những vướng mắc, tháo gỡ những khó khăn mà em còn mắc phải trong quá trình học tập và bước đầu nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp tại trường. Em cũng xin gửi lời cám ơn tới ban cán sự, ban chấp hành cũng như các bạn lớp Luật Tư pháp K37 ở Hòa an đã bên cạnh và giúp đỡ em vượt qua những khó khăn trong suốt quãng thời gian ngồi trên ghế giảng đường. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ……………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… NHẬN XÉT CỦA THẦY CÔ TRONG HỘI ĐỒNG ……………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… MỤC LỤC  Trang LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài …………………………………………………………………….. 1 2. Phạm vi nghiên cứu ………………………………………………………………….. 1 3. Mục đích nghiên cứu ………………………………………………………………… 2 4. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………. 2 5. Bố cục đề tài ………………………………………………………………………….. 2 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẤP, TỐNG ĐẠT, THÔNG BÁO VĂN BẢN TỐ TỤNG DÂN SỰ 1.1 Nhận thức chung về văn bản tố tụng dân sự ……………………………………... 3 1.1.1 Khái niệm văn bản tố tụng dân sự …………………………………………….. 3 1.1.2 Các loại văn bản tố tụng dân sự phải được cấp, tống đạt, thông báo ……….. 4 1.1.2.1 Bản án, quyết định của tòa án …………………………………………….. 4 1.1.2.2 Đơn khởi kiện, đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị ……………………. 6 1.1.2.3 Giấy báo, giấy triệu tập, giấy mời trong tố tụng dân sự …………………... 7 1.1.2.4 Biên lai thu tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí và các chi phí khác……………………………………………………………………….. 9 1.2 Khái niệm về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự …………..…... 10 1.2.1 Khái niệm cấp văn bản tố tụng dân sự ………………………………………. 10 1.2.2 Khái niệm tống đạt văn bản tố tụng dân sự ………………………………….. 11 1.2.3 Khái niệm thông báo văn bản tố tụng dân sự ………………………………... 12 1.3 Đặc điểm và ý nghĩa của việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự 13 1.3.1 Đặc điểm của việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự ……….. 14 1.3.1.1 Là nghĩa vụ của cơ quan ban hành ra văn bản tố tụng dân sự …………... 14 1.3.1.2 Đa số các văn bản được cấp, tống đạt, thông báo là của Tòa án và Cơ quan thi hành án ………………………………………………………………. 15 1.3.1.3 Hoạt động mang tính quyền lực ……………………………………………15 1.3.2 Ý nghĩa của việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự …………. 16 1.3.2.1 Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự ……………………… 16 1.3.2.2 Có ý nghĩa lớn đến việc giải quyết vụ việc dân sự ………………………... 17 1.3.2.3 Đảm bảo quá trình giải quyết vụ việc dân sự diễn ra công khai, minh bạch và dân chủ ……………………………………………………………….. 18 1.4 Lược sử phát triển của chế định cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự …………………………………………………………………………… 18 1.4.1 Trước khi có Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 ……………………………… 19 1.4.2 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 …………………………………………….. 21 CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CẤP, TỐNG ĐẠT, THÔNG BÁO VĂN BẢN TỐ TỤNG DÂN SỰ 2.1 Chủ thể của việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự ……………. 22 2.1.1 Các cơ quan có nghĩa vụ và những người có trách nhiệm cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự …………………………………………………... 22 2.1.1.1 Các cơ quan có nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự 22 2.1.1.2 Những người có trách nhiệm thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự …………………………………………………………… 25 2.1.2 Những người có quyền được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự …………………………………………………………………………… 28 2.1.2.1 Đương sự ………………………………………………………………… 28 2.1.2.2 Những người tham gia tố tụng khác ……………………………………… 30 2.2 Trình tự thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự ……………. 32 2.2.1 Phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự …………….. 32 2.2.1.1 Phương thứ trực tiếp, qua bưu điện hoặc qua người thứ ba được ủy quyền…………………………………………………………………….. 33 2.2.1.2 Phương thức niêm yết công khai …………………………………………. 35 2.2.1.3 Phương thức thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng …………… 36 2.2.2 Thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự …………………… 37 2.2.2.1 Thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự trực tiếp ………. 37 2.2.2.2 Thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự niêm yết công khai …………………………………………………………………………… 40 2.2.2.3 Thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng ………………………………………… 42 2.2.3 Cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài …….. 43 2.2.3.1 Thực hiện tương trợ tư pháp ……………………………………………… 44 2.2.3.2 Không thực hiện tương trợ tư pháp ………………………………………. 49 2.2.4 Tính hợp lệ của việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự …….. 49 2.3 Xử lý vi phạm của việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự ……. 50 CHƯƠNG 3 BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN TRONG CHẾ ĐỊNH CẤP, TỐNG ĐẠT, THÔNG BÁO VĂN BẢN TỐ TỤNG DÂN SỰ 3.1 Phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự ………………... 53 3.1.1 Bất cập và kiến nghị hoàn thiện về phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự trực tiếp, qua bưu điện hoặc qua người thứ ba ủy quyền …………………………………………………………………………………. 53 3.1.1.1 Bất cập ……………………………………………………………………. 53 3.1.1.2 Kiến nghị hoàn thiện ……………………………………………………… 55 3.1.2 Bất cập và kiến nghị hoàn thiện về phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự niêm yết công khai ……………………………………… 56 3.1.2.1 Bất cập ……………………………………………………………………. 57 3.1.2.2 Kiến nghị hoàn thiện ……………………………………………………… 57 3.1.3 Bất cập và kiến nghị hoàn thiện về phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng ……… 58 3.1.3.1 Bất cập ……………………………………………………………………. 58 3.1.3.2 Kiến nghị hoàn thiện ……………………………………………………… 58 3.2 Thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự ……………………… 59 3.2.1 Bất cập và kiến nghị hoàn thiện về thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự trực tiếp …………………………………………………………. 59 3.2.1.1 Bất cập ……………………………………………………………………. 59 3.2.1.2 Kiến nghị hoàn thiện ……………………………………………………… 60 3.2.2 Bất cập và kiến nghị hoàn thiện về thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự niêm yết công khai ……………………………………………… 60 3.2.2.1 Bất cập ……………………………………………………………………. 60 3.2.2.2 Kiến nghị hoàn thiện ……………………………………………………… 61 KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………. 63 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước, trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật trong đó có Bộ luật tố tụng dân sự. Nhằm thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng về thủ tục giải quyết các tranh chấp trong các lĩnh vực dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình. Bộ luật tố tụng dân sự có thể hiểu là một tổng thể các quy trình, thủ tục, công đoạn có mối quan hệ chặt chẽ, liên tiếp với nhau để thông qua đó các chủ thể tiến hành tố tụng áp dụng pháp luật, đưa ra các biện pháp cần thiết để giải quyết tranh chấp một cách khách quan, công bằng, đúng pháp luật. Chế định cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự là một trong những quy trình, thủ tục, công đoạn đó. Những quy định trong chế định này nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ tố tụng. Thông qua việc “chuyển giao” văn bản tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng cho đương sự, cá nhân, cơ quan và tổ chức có liên quan trong quá trình tố tụng, để họ nhận được hoặc biết được các quyền và nghĩa vụ mà thực hiện đúng. Do đó, cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự là một công việc hết sức quan trọng trong quá trình tố tụng. Không chỉ bởi là một cơ chế để đảm bảo quyền và nghĩa vụ cho các chủ thể tham gia tố tụng. Mà còn vì, là một trong những quy trình, thủ tục, công đoạn không thể thiếu trong quá trình tố tụng, nếu không được đảm bảo thực hiện tốt, sẽ ảnh hưởng đến quy trình, thủ tục, công đoạn liền kế với nó. Dẫn tới các tranh chấp không được đảm bảo giải quyết, ảnh hưởng đến chủ trương và đường lối của Đảng đã được thể chế hóa. Chính vì lẽ đó, các nhà làm luật Việt Nam đã xây dựng chế định cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng trong Bộ luật tố tụng dân sự, bằng các quy định khá đầy đủ, rõ ràng và chặt chẽ. Tuy nhiên, qua thời gian áp dụng cùng với sự phát triển của nền kinh tế và xã hội từ năm 2005 đến nay, trên thực tế chế định đã bộc lộ ra những thiếu sót, bất cập nhất định. Cần có giải pháp khắc phục để chế định cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự được thêm hoàn thiện. Để có những nhìn nhận đầy đủ và rõ ràng về chế định cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự trong quy định của pháp luật, cũng như trong thực tiễn áp dụng, người viết chọn đề tài “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự” cho bài nghiên cứu trong chương trình đào tạo cử nhân luật. 2. Phạm vi nghiên cứu Xác định cụ thể các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự và đồng thời thông qua thực tiễn áp dụng những quy định đó trong việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng để giải quyết vụ việc theo đúng quy định của pháp luật. Qua đó, người viết mong muốn nâng cao hiệu quả của việc GVHD: Trương Thanh Hùng 1 SVTH: Dương Hiếu Nghiệm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự, cũng như góp phần hoàn thiện các quy định của chế định cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự. 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài phân tích những khái niệm cơ bản có liên quan để làm rõ việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự và tầm quan trọng của nó. Trên cơ sở phân tích những quy định của pháp luật và thông qua thực tiễn áp dụng người viết đưa ra những đề xuất nhằm góp phần làm thêm hoàn thiện các quy định của pháp luật về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự. Từ đó, đảm bảo việc giải quyết vụ việc dân sự nhanh chóng, kịp thời và tiết kiệm đồng thời bảo vệ được quyền và lợi ích của đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan. 4. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên cơ sở kiến thức đã học trong trường người viết vận dụng, thu thập và tổng hợp tài liệu có liên quan để chứng minh làm rõ vấn đề. Mặc khác khi thực hiện luận văn này còn áp dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như: Dựa trên lý luận chủ nghĩa Mác-Lenin, phương pháp phân tích luật viết, phân tích, tổng hợp. 5. Bố cục đề tài Ngoài phần lý do chọn đề tài, phạm vi nghiên cứu, mục đích nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo. Thì đề tài gồm có ba chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự. Trong chương này tác giả đưa ra một số khái niệm có liên quan, lược sử phát triển của chế định cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự. Đưa ra một số vấn đề lý luận về đặc điểm, ý nghĩa cũng như những loại văn bản tố tụng dân sự nào được cấp, tống đạt, thông báo. Đồng thời trả lời câu hỏi thế nào là cấp, thế nào là tống đạt, thế nào là thông báo văn bản tố tụng dân sự. Chương 2: Quy định của pháp luật về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự. Trong chương này người viết phân tích những quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 và các văn bản có liên quan quy định về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự. Đồng thời qua thực tiễn áp dụng người viết tìm hiểu những bất cập, thiếu sót trong công tác áp dụng và quy định của pháp luật. Chương 3: Bất cập và kiến nghị hoàn thiện trong chế định cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự. Trong chương này người viết phân tích những bất cập, thiếu sót bộc lộ qua thực tiễn áp dụng, từ đó người viết mạnh dạn đề xuất những giải pháp khắc phục nhằm hoàn thiện những quy định của pháp luật về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự. GVHD: Trương Thanh Hùng 2 SVTH: Dương Hiếu Nghiệm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẤP, TỐNG ĐẠT, THÔNG BÁO VĂN BẢN TỐ TỤNG DÂN SỰ Sự phát triển của các quan hệ xã hội trong đời sống dân sự của nền kinh tế hội nhập ngày càng phong phú, đa dạng là động lực mạnh mẽ dẫn đến nhu cầu thiết lập các quan hệ tố tụng dân sự. Cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự là một quan hệ tố tụng dân sự có nhu cầu được thiết lập và đã được pháp luật tố tụng dân sự quy định. Để tìm hiểu về quan hệ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự, ở chương này tác giả sẽ giới thiệu một số vấn đề lý luận về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự. Vấn đề đặt ra ở đây là: Văn bản tố tụng dân sự là gì; Cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự là như thế nào, cũng như đặc điểm, ý nghĩa và sự phát triển của quan hệ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự. 1.1 Nhận thức chung về văn bản tố tụng dân sự Văn bản tố tụng dân sự là một phạm trù rộng lớn với nhiều nội dung khác nhau, để tìm hiểu hết các nội dung của phạm trù này là một công việc khó. Để phù hợp với nội dung đề tài đã lựa chọn, tác giả xin đặt tên đề mục là nhận thức chung về văn bản tố tụng dân sự. Trong phần này tác giới thiệu về khái niệm văn bản tố tụng dân sự và các loại văn bản tố tụng dân sự được cấp, tống đạt, thông báo. 1.1.1 Khái niệm văn bản tố tụng dân sự Theo nghĩa rộng, văn bản được hiểu là vật mang tin được ghi bằng ký hiệu hay bằng ngôn ngữ, để ghi nhận và truyền đạt thông tin từ chủ thể này đến chủ thể khác1. Theo cách hiểu này thì tác phẩm văn học hoặc khoa học kỹ thuật, giấy tờ khẩu hiệu, băng ghi âm, bản vẽ, câu đối, bia đá… đều được gọi là văn bản. Theo nghĩa hẹp, văn bản được hiểu là các tài liệu, giấy tờ, hồ sơ được hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội2. Theo cách hiểu này thì các loại giấy tờ dùng để quản lý và điều hành hoạt động của cơ quan tổ chức như nghị quyết, thông tư, quyết định, bản án, giấy mời, giấy báo, giấy triệu tập, biên lai thu tiền… đều được gọi là văn bản. Trong bài viết này, tác giả đề cập đến khái niệm văn bản được hiểu theo nghĩa hẹp. 1 Huỳnh Bá Học, khái quát chung về văn bản, http://www.slideshare.net/huynhbahoc/khi-qut-chung-v-vn-bn, [ngày truy cập 10-08-2014]. 2 Huỳnh Bá Học, khái quát chung về văn bản, http://www.slideshare.net/huynhbahoc/khi-qut-chung-v-vn-bn, [ngày truy cập 10-08-2014]. GVHD: Trương Thanh Hùng 3 SVTH: Dương Hiếu Nghiệm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự Theo từ điển Hán - Việt của Đào Duy Anh: “tố tụng” là việc thưa kiện, “tố tụng pháp lý” là việc pháp luật quy định về cách tố tụng3. Hiểu một cách đơn giản hơn tố tụng là việc thưa kiện tại Tòa án. Tố tụng được vận dụng vào lĩnh vực pháp luật để đặt tên cho ngành luật và được hiểu là thủ tục pháp luật quy định để giải quyết các vụ án, vụ kiện ở Tòa án. Ở Việt Nam hiện nay, trong hoạt động pháp luật chúng ta thường hay nói đến các lĩnh vực tố tụng như: Tố tụng hình sự, tố tụng hành chính và tố tụng dân sự. Tố tụng dân sự là trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự tại Tòa án và trình tự, thủ tục thi hành án dân sự. Hoạt động tố tụng dân sự thực hiện bởi hai loại chủ thể khác nhau, đó là người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng. Nếu thiếu một trong hai loại chủ thể nói trên thì sẽ không hình thành quan hệ tố tụng dân sự. Pháp luật tố tụng dân sự chia người tham gia tố tụng làm hai nhóm: Đương sự trong vụ án dân sự và người tham gia tố tụng khác. Như vậy, văn bản tố tụng dân sự là các tài liệu, giấy tờ, hồ sơ hình thành trong quá trình tố tụng dân sự. Hay nói cách khác, văn bản tố tụng dân sự là các tài liệu, giấy tờ, hồ sơ hình thành trong các trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc dân sự tại Tòa án và thi hành án dân sự. Theo khái niệm này, thì bản án, quyết định của Tòa án, giấy mời, biên lai thu tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, giấy triệu tập, giấy báo… trong tố tụng dân sự điều là văn bản tố tụng dân sự. 1.1.2 Các loại văn bản tố tụng dân sự phải được cấp, tống đạt, thông báo Trong quá trình tố tụng dân sự cơ quan tiến hành tố tụng ban hành ra nhiều loại văn bản tố tụng dân sự. Vấn đề đặt ra, văn bản tố tụng dân sự nào được cấp, tống đạt, thông báo. Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành thì bản án, quyết định của Tòa án, đơn khởi kiện, đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị, giấy báo, giấy triệu tập, giấy mời, biên lai thu tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí, các chi phí khác và các văn bản khác là các văn bản tố tụng dân sự được cấp, tống đạt, thông báo. 1.1.2.1 Bản án, quyết định của tòa án - Bản án Bản án là một văn bản tố tụng quan trọng, thể hiện quan điểm và phán quyết của Tòa án đối với đơn kiện của nguyên đơn. Nói cách khác, bản án do Tòa án tuyên thể hiện kết quả của vụ kiện, theo đó xác định có chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn hay không, tại sao. Do chế độ xét xử ở nước ta chia làm hai cấp, xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm nên bản án cũng có hai loại: Bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm. 3 Bộ tư pháp – trang thông tin phổ biến về giáo dục pháp luật, đặc sản tuyên truyền pháp luật – chủ đề về pháp luật tố tụng dân sự, http://www.moj.gov.vn/pbgdpl/AnPham/Lists/TapSan/View_Detail.aspx?ItemID=74, [ngày truy cập 10-08-2014]. GVHD: Trương Thanh Hùng 4 SVTH: Dương Hiếu Nghiệm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự Nhìn chung hai loại bản án này là cơ bản giống nhau: Hai bản án do Tòa án tuyên nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Có ba phần, phần mở đầu, phần nội dung và phần quyết định; Riêng ở bản án phúc thẩm phần nội dung có thêm phần kháng cáo và phần kháng nghị. Bản án sơ thẩm sau khi tuyên xong không được sửa chữa, bổ sung, trừ trường hợp phát hiện lỗi rõ ràng về chính tả, về số liệu do nhằm lẫn hoặc tính toán sai. Việc sửa chữa, bổ sung phải thông báo ngay cho người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc sửa chữa, bổ sung, đồng thời thông báo cho cơ quan, tổ chức khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp4. Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày kết thúc phiên tòa, các đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện được Tòa án cấp bản án. Kể từ ngày tuyên án trong thời hạn mười ngày, Tòa án phải gửi bản án cho các đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp5. Kể từ ngày ra bản án phúc thẩm trong thời hạn mười lăm ngày, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi bản án phúc thẩm cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm, Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan Thi hành án dân sự có thẩm quyền, người đã kháng cáo, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị hoặc người đại diện hợp pháp của họ. Trường hợp Tòa phúc thẩm là Tòa án nhân tối cao thời hạn này có thể dài hơn nhưng không quá hai mươi ngày6. - Quyết định của tòa án Quyết định là việc công bố hay công nhận một vấn đề đối với tổ chức hay cá nhân nào đó có tính thực thi bắt buộc. Trong tố tụng dân sự, Tòa án đưa ra quyết định nhằm đưa ra giải quyết, công bố, công nhận, quyết định một việc nào đó của mình. Ví dụ: + Vụ việc dân sự đã thụ lý mà không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án đã thụ lý thì Tòa án ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa án có thẩm quyền. Quyết định này phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp, đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan7. + Ở giai đoạn hòa giải chuẩn bị xét xử nếu hai bên hòa giải thành, sau bảy ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Trong thời hạn 4 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, Điều 240, khoản 1. 5 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, Điều 241. 6 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, Điều 281. 7 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, Điều 37, khoản 1. GVHD: Trương Thanh Hùng 5 SVTH: Dương Hiếu Nghiệm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự năm ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp8. + Khi việc hòa giải vụ án không đạt được kết quả và không có căn cứ để tạm đình chỉ hoặc đình chỉ để giải quyết vụ án thì Tòa án phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có thẩm quyền ra quyết định này. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được gửi cho các đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp ngay sau khi ra quyết định9. 1.1.2.2 Đơn khởi kiện, đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị - Đơn khởi kiện Đơn khởi kiện là hình thức biểu đạt yêu cầu của người khởi kiện đến Tòa án nhằm giải quyết các tranh chấp dân sự. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện phải làm đơn khởi kiện10. Đơn khởi kiện phải thể hiện rõ nội dung vụ việc và những yêu cầu của người khởi kiện đối với Tòa án. Đơn khởi kiện là cơ sở pháp lý quan trọng để Tòa án xem xét, quyết định thụ lý vụ án. Vụ án dân sự chủ yếu phát sinh do cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện quyền khởi kiện của mình bằng việc nộp đơn khởi kiện tại Tòa án. Nội dung đơn khởi kiện phải trình bày những vấn đề cơ bản theo quy định tại khoản 2 điều 164 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 như sau: “Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện; Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện; Tên, địa chỉ của người khởi kiện; Tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích được bảo vệ, nếu có; Tên, địa chỉ của người bị kiện; Tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nếu có; Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có.” Đơn khởi kiện phải làm theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/NQ/HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ hai thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm của Bộ luật tố tụng dân sự được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật tố tụng dân sự. - Đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị Để bảo đảm việc giải quyết các vụ án dân sự được đúng đắn, bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, pháp luật quy định cho các chủ thể như đương sự, người đại diện của đương sự và Viện kiểm sát có quyền yêu cầu Tòa án cấp trên xét xử lại vụ án dân sự thông qua đơn kháng cáo và quyết định kháng nghị. 8 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, Điều 187, khoản 1. 9 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, Điều 195, khoản 2. 10 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, Điều 164, khoản 1. GVHD: Trương Thanh Hùng 6 SVTH: Dương Hiếu Nghiệm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự Đơn kháng cáo là hình thức biểu đạt quyền của đương sự và các chủ thể khác theo quy định của pháp luật trong việc chống lại bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật yêu cầu Tòa án cấp trên xét xử lại vụ án dân sự. Đơn kháng cáo, về nội dung phải có các nội dung chính theo quy định tại khoản 1 Điều 244 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 như sau: “Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo; Tên, địa chỉ của người kháng cáo; Kháng cáo phần nào của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật; Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo; Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.” Đơn kháng cáo phải làm theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị quyết số 06/2012 NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ ba thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm của Bộ luật tố tụng dân sự được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật tố tụng dân sự. Quyết định kháng nghị là hình thức biểu đạt quyền của Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật nhằm phản đối bản án, quyết định sơ thẩm, đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét lại vụ án. Nội dung của quyết định kháng nghị cơ bản phải có nội dung chính theo quy định tại khoản 1 Điều 251 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011 như sau: “Ngày, tháng, năm ra quyết định kháng nghị và số của quyết định kháng nghị; Tên của Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị; Kháng nghị phần nào của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật; Lý do của việc kháng nghị và yêu cầu của Viện kiểm sát; Họ, tên của người ký quyết định kháng nghị và đóng dấu của Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị.” Việc thông báo kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự và việc kiểm sát hoạt động tố tụng của Viện kiểm sát. Sau khi chấp nhận đơn kháng cáo hợp lệ, Tòa án phải thông báo ngay bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và đương sự có liên quan đến kháng cáo biết về việc kháng cáo11. Tuy nhiên, Tòa án không phải thông báo cho người đã kháng cáo. Viện kiểm sát sau khi ra quyết định kháng nghị phải gửi ngay quyết định kháng nghị cho đương sự có liên quan đến kháng nghị12. 1.1.2.3 Giấy báo, giấy triệu tập, giấy mời trong tố tụng dân sự - Giấy báo trong tố tụng dân sự Giấy báo là một loại giấy tờ dùng để thông báo một sự việc cụ thể. Trong tố tụng dân sự, cơ quan tiến hành tố tụng sử dụng giấy báo để cấp và thông báo trong các trường hợp sau: 11 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, Điều 249, khoản 1. 12 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, Điều 253, khoản 1. GVHD: Trương Thanh Hùng 7 SVTH: Dương Hiếu Nghiệm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự Thứ nhất, sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải cấp giấy báo nhận đơn khởi kiện cho người khởi kiện. Nếu Tòa án nhận đơn khởi kiện qua đường bưu điện, thì Tòa án phải gửi giấy báo nhận đơn khởi kiện để thông báo cho người khởi kiện biết 13. Thứ hai, sau khi nhận đơn kháng cáo do người kháng cáo nộp trực tiếp, Tòa án cấp sơ thẩm phải cấp ngay giấy báo nhận đơn kháng cáo cho người kháng cáo. Nếu Tòa án cấp sơ thẩm nhận đơn kháng cáo qua đường bưu điện hoặc do Tòa án cấp phúc thẩm chuyển đến, thì Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi ngay giấy báo nhận đơn kháng cáo để thông báo cho người kháng cáo biết14. Việc Tòa án dùng giấy báo để cấp và thông báo cho người khởi kiện và người kháng cáo, nhằm mục đích cho họ biết Tòa án đã nhận được đơn và sẽ xem xét giải quyết. Đồng thời đảm bảo quyền lợi của họ, cũng như bảo đảm giải quyết vụ việc thuận lợi hơn trong quá trình tố tụng về sau. Nội dung, hình thức giấy báo nhận đơn khởi kiện và giấy báo nhận đơn kháng cáo do Tòa án cấp hoặc thông báo cho người nộp đơn khởi kiện và đơn kháng cáo, phải đảm bảo theo mẫu số 02. Ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 3 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ hai thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi bổ sung theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều Bộ luật tố tụng dân sự. Và Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐTP ngày 3 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ ba thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi bổ sung theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều Bộ luật tố tụng dân sự. - Giấy triệu tập trong tố tụng dân sự Giấy triệu tập là văn bản tố tụng dân sự của cơ quan tiến hành tố tụng dân sự ban hành để gửi cho các đối tượng cần thiết trong quá trình tố tụng. Việc gửi giấy triệu tập ở đây mang tính chất áp đặt. Buộc các đối tượng được gửi giấy triệu tập phải nhận được và thực hiện. Các đối tượng được gửi giấy triệu tập là đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch. Đối với từng đối tượng sẽ có các loại giấy triệu tập với từng mục đích khác 13 Nghị quết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 3 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ hai thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi bổ sung theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều Bộ luật tố tụng dân sự, điều 7, khoản 2. 14 Nghị quết số 06/2012/NQ-HĐTP ngày 3 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ ba thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi bổ sung theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều Bộ luật tố tụng dân sự, Điều 3, khoản 4. GVHD: Trương Thanh Hùng 8 SVTH: Dương Hiếu Nghiệm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự nhau. Đối với đương sự, cơ quan tiến hành tố tụng gửi giấy triệu tập để tham gia phiên tòa hay giấy triệu tập để lấy lời khai. Đối với người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người đại diện, cơ quan tiến hành tố tụng gửi giấy triệu tập để tham gia phiên tòa. Người làm chứng, cơ quan tiến hành tố tụng gửi giấy triệu tập tham gia phiên tòa để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án. Người giám định, cơ quan tiến hành tố tụng gửi giấy triệu tập tham gia phiên tòa để làm rõ những vấn đề liên quan đến việc giám định và kết luận giám định. Người phiên dịch, cơ quan tiến hành tố tụng gửi giấy triệu tập tham gia phiên tòa để thực hiện công việc phiên dịch. - Giấy mời trong tố tụng dân sự Giấy mời là văn bản tố tụng dân sự của cơ quan tiến hành tố tụng dân sự ban hành để gửi cho các đối tượng cần thiết trong quá trình tố tụng. Việc gửi giấy mời ở đây không mang tính chất áp đặt, nhưng các đối tượng được gửi giấy mời phải có nghĩa vụ thực hiện. Các đối tượng được gửi giấy mời trong quá trình tố tụng dân sự là Hội thẩm nhân dân và Kiểm sát viên. Cơ quan tiến hành tố tụng gửi giấy mời Hội thẩm nhân dân tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án dân sự. Trong những trường hợp cần thiết cơ quan tiến hành tố tụng gửi giấy mời Kiểm sát viên tham gia phiên tòa. 1.1.2.4 Biên lai thu tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí và các chi phí khác Vì mỗi vụ việc dân sự được giải quyết theo nguyên tắc đảm bảo chế độ hai cấp xét xử nên án phí, tạm ứng án phí, lệ phí, tạm ứng lệ phí cũng được thu theo hai loại: Án phí, tạm ứng án phí, lệ phí, tạm ứng lệ phí sơ thẩm và án phí, tạm ứng án phí, lệ phí, tạm ứng lệ phí phúc thẩm. Đi kèm với đó là các loại chi phí và tạm ứng chi phí khác nếu có như: Chi phí giám định, tạm ứng chi phí giám định, chi phí định giá, tạm ứng chi phí định giá và các chi phí tố tụng như chi phí cho người làm chứng, chi phí cho người phiên dịch, chi phí cho luật sư. Biên lai thu tiền án phí, tạm ứng án phí, lệ phí, tạm ứng lệ phí, các chi phí và tạm ứng các chi phí nêu trên là kết quả của việc đương sự nộp một khoản tiền vào cơ quan có thẩm quyền theo luật định, khi đương sự khởi kiện hoặc yêu cầu tòa án xem xét lại việc giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm. Nội dung biên lai thu tiền tạm ứng án phí, lệ phí được thực hiện theo mẫu số C29THA trong phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 91/2010/TT/ BTC ngày 17 tháng 9 năm 2010 của Bộ tài chính hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thi hành án. Biên lai thu tiền tạm ứng án phí, lệ phí gồm có bốn liên: Liên thứ nhất nền màu trắng, chữ màu đen được lưu tại cuốn; Liên thứ hai nền màu trắng, chữ màu xanh được lưu trong hồ sơ kế toán; Liên thứ ba nền màu trắng, chữ màu tím được lưu trong hồ sơ của chấp hành viên; GVHD: Trương Thanh Hùng 9 SVTH: Dương Hiếu Nghiệm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự Liên thứ tư nền màu trắng, chữ màu đỏ cấp cho đương sự15. Biên lai thu tiền án phí, tạm ứng án phí, lệ phí, tạm ứng lệ phí, các chi phí và các tạm ứng chi phí tố tụng khác có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động tố tụng dân sự, nó là phương tiện để các cơ quan có thẩm quyền thu tiền của các bên đương sự nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan, đây cũng là bằng chứng thể hiện sự chấp hành các quy định pháp luật của người nộp tiền trên thực tế. Ngoài các văn bản tố tụng dân sự được cấp, tống đạt, thông báo là: Bản án, quyết định của Tòa án, đơn khởi kiện, đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị, giấy báo, giấy triệu tập, giấy mời, biên lai thu tiền tạm ứng án phí, biên lai thu tiền tạm ứng lệ phí, biên lai thu tiền án phí, biên lai thu tiền lệ phí, biên lai thu tiền các chi phi khác đã được nêu ở trên. Thì trong quá trình tố tụng dân sự cơ quan tiến hành tố tụng còn cấp, tống đạt, thông báo các loại văn bản tố tụng dân sự khác theo quy định của pháp luật. 1.2 Khái niệm về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự Trong tố tụng dân sự việc chuyển giao, báo cho cá nhân, cơ quan tổ chức liên quan đến vụ việc dân sự như đương sự, người làm chứng, người giám định… các văn bản tố tụng về vụ việc dân sự đang được giải quyết là rất cần thiết để họ biết được mà thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình. Tùy theo nội dung văn bản và yêu cầu thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của những người đó mà cơ quan tiến hành tố tụng tiến hành chuyển giao văn bản hoặc báo cho họ biết nội dung văn bản tố tụng dưới những hình thức nhất định như cấp, tống đạt hoặc thông báo nội dung của nó. 1.2.1 Khái niệm cấp văn bản tố tụng dân sự Trong hoạt động tố tụng dân sự với rất nhiều hoạt động khác nhau, các hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và hoạt động của người tham gia tố tụng. Cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện việc thụ lý đơn khởi kiện, tiến hành hòa giải, chuẩn bị xét xử, thu tiền tạm ứng án phí, lệ phí, ra quyết định cuối cùng… Còn người tham gia tố tụng trong quá trình tố tụng họ cũng tham gia các hoạt động tương ứng với quyền và nghĩa vụ của mình trong các hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng. Trong đó, có một số hoạt động người tham gia tố tụng có nhu cầu sử dụng văn bản tố tụng dân sự. Khi đó nhằm đảm bảo hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng được diễn ra tốt cũng đồng thời đảm bảo được quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ cấp cho người tham gia tố tụng những văn bản tố tụng dân sự cần thiết. Cấp văn bản tố tụng dân sự là hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng giao cho cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan đến vụ việc dân sự văn bản tố tụng để họ sử dụng. Mục đích, nhu cầu sử dụng những văn bản tố tụng của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên 15 Quyết định số 2797/QĐ-TCTHA của Tổng cục thi hành án dân sự về việc ban hành quy trình in phát hành quản lý sử dụng biên lai thu tiền thi hành án, Điều 6. GVHD: Trương Thanh Hùng 10 SVTH: Dương Hiếu Nghiệm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự quan là khác nhau. Cụ thể, trong một số trường hợp: Trường hợp đương sự, cơ quan, tổ chức có liên quan cần kháng cáo bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án, họ cần biết nội dung chính sát của bản án, quyết định của Tòa án, để làm cơ sở cho việc kháng cáo. Để đảm bảo cho quyền được kháng cáo của mình, đương sự, cá nhân, cơ quan tổ chức có liên quan cần được cấp bản án, quyết định của Tòa án chưa có hiệu lực pháp luật; Trường hợp khi đương sự đóng tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí đương sự được cấp một biên lai thu tiền tạm ứng án phí, lệ phí để làm cơ sở cho việc thanh toán tiền án phí, lệ phí sau này. 1.2.2 Khái niệm tống đạt văn bản tố tụng dân sự Để làm rõ khái niệm về tống đạt văn bản tố tụng dân sự, tác giả xin viện dẫn một số khái niệm tống đạt trong một số lĩnh vực khác nhau. Trước tiên, theo từ điển luật học Nhà xuất bản tư pháp năm 2006 thì “tống đạt” là việc chuyển văn bản, giấy tờ đến tay người nhận16. Theo nghĩa pháp lý “tống đạt” là việc chuyển đến đương sự giấy tờ cần thiết của cơ quan Tư pháp. Tiếp đến, dưới góc độ pháp luật tố tụng hình sự, tống đạt là việc cơ quan tiến hành tố tụng (cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) giao các tài liệu, giấy tờ: Bản kết luận điều tra, bản cáo trạng, lệnh tạm giam, quyết định khởi tố, giấy triệu tập, quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án cho bị can, bị cáo, người bị hại. Việc tống đạt được tiến hành theo thủ tục luật định, đảm bảo cho những người liên quan nhận được tài liệu đúng thời hạn, đồng thời việc tống đạt phải do người có thẩm quyền thực hiện bằng các phương thức do luật định. Tống đạt văn bản tố tụng được xem là nghĩa vụ của cơ quan tiến hành tố tụng và chính các cơ quan có thẩm quyền này ban hành ra các văn bản tố tụng đó. Sau cùng là tống đạt của cơ quan Thừa phát lại là việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc cơ quan Thi hành án, là việc Thừa phát lại trên cơ sở ủy quyền bằng văn bản (thông qua hình thức hợp đồng) của các cơ quan này tiến hành chuyển một số văn bản, giấy tờ của Tòa án, cơ quan Thi hành án dân sự đến các đương sự trong một phạm vi thời hạn nhất định, theo quy định của pháp luật và hưởng một khoản thù lao do cơ quan này chi trả. Theo khoản 3 Điều 2 Nghị định 135/2013/NĐ-CP Nghị định sửa đổi, bổ sung tên gọi một số điều của Nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức hoạt động Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh: Tống đạt là việc thông báo, giao nhận văn bản của Tòa án và cơ quan Thi hành án dân sự do Thừa phát lại thực hiện theo quy định của pháp luật17. 16 Vũ Hoài Nam, Sở Tư pháp Hà Nội – Văn phòng Thừa phát lại Hà Nội, Tìm hiểu việc thực hiện chức năng tống đạt của Thừa phát lại hiện nay, http://thuaphatlaihanoi.com/tim-hieu-viec-thuc-hien-chuc-nang-tong-dat-cuathua-phat-lai-hien-nay/#.VBbLpyN-Ktk, [ngày truy cập 15-08-2014]. 17 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18/10/2013 Nghị định sửa đổi, bổ sung tên gọi một số điều của Nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức hoạt động Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, Điều 2, khoản 3. GVHD: Trương Thanh Hùng 11 SVTH: Dương Hiếu Nghiệm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự Từ các khái niệm về tống đạt trong các lĩnh vực khác nhau nêu trên, ta có thể hiểu một cách khái quát về tống đạt, là công việc chuyển giao tài liệu giấy tờ của cơ quan nào đó cho cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan có tính chất bắt buộc. Và trong lĩnh vực tố tụng dân sự, tống đạt văn bản tố tụng dân sự cũng được hiểu gần giống như vậy. Vậy, tống đạt văn bản tố tụng dân sự là hoạt động tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng giao cho cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan đến vụ việc dân sự văn bản tố tụng buộc họ phải nhận được. Tống đạt văn bản được xem là nghĩa vụ của cơ quan tiến hành tố tụng cũng là cơ quan có thẩm quyền ban hành ra văn bản tố tụng đó, người nhận được tống đạt văn bản tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng phải có trách nhiệm tuân theo bắt buộc. Ví dụ: Ông N là bị đơn trong vụ án dân sự, được Tòa án tống đạt giấy triệu tập tham gia phiên tòa vào ngày 09 tháng 10 năm 2014. Trong trường hợp này Tòa án là cơ quan tiến hành tố tụng ban hành ra giấy triệu tập Ông N và có nghĩa vụ tống đạt cho N, Ông N có nghĩa vụ bắt buộc phải tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập vào ngày 09 tháng 10 năm 2014. 1.2.3 Khái niệm thông báo văn bản tố tụng dân sự Trong đời sống xã hội có rất nhiều việc cần phải trao đổi thông tin qua lại, thông báo cũng là một trong những công cụ trao đổi thông tin qua lại hiệu quả giữa các chủ thể. Thông báo, có thể là thông về một quyết định của một cơ quan nào đó, thông báo về một công việc cần phải làm của một đơn vị đối với nhân viên của mình, cũng có thể là một thông báo họp lớp hàng năm… Thông báo là một nhu cầu rất cần thiết trong các lĩnh vực đời sống xã hội và trong tố tụng dân sự cũng vậy, thông báo là một công việc quan trọng trong quá trình tố tụng giữa cơ quan tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng. Cụ thể, là công việc thông báo văn bản tố tụng dân sự. Thông báo văn bản tố tụng dân sự là hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng báo cho cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan đến vụ việc dân sự biết về những vấn đề liên quan đến họ. Thông báo văn bản tố tụng dân sự góp phần lớn vào việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan, cũng như đảm bảo cho họ thực hiện đúng nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Đồng thời cũng bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự của cơ quan tiến hành tố tụng nhanh chóng, kịp thời theo đúng thời gian quy định. Cụ thể, một vài ví dụ về văn bản tố tụng dân sự được thông báo: Quyết định công nhận sự thỏa thuận, quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định kháng nghị, thông báo nộp tiền tạm ứng án phí, thông báo về yêu cầu trình bày lý do kháng cáo quá hạn, thông báo về yêu cầu sửa đổi và bổ sung đơn kháng cáo quá hạn. Thông báo văn bản tố tụng dân sự là công việc của cơ quan tiến hành tố tụng nhằm mục đích báo cho cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan biết đến những vấn đề có liên quan đến họ trong quá trình tố tụng. Không mang tính chất “bắt buộc” cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan phải thực hiện khi nhận được văn bản tố tụng dân sự từ việc tống đạt của cơ quan tiến hành tố tụng. Và cũng là điểm khác biệt cơ bản với việc cấp văn bản tố tụng dân sự của GVHD: Trương Thanh Hùng 12 SVTH: Dương Hiếu Nghiệm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự cơ quan tiến hành tố tụng. Ở cấp văn bản tố tụng dân sự, là việc cơ quan tiến hành tố tụng cấp văn bản tố tụng dân sự cho cá nhân, cơ quan tổ chức có liên quan để đáp ứng nhu cầu sử dụng của họ. Pháp luật tố tụng dân sự hiện hành chưa quy định rõ thế nào cấp văn bản tố tụng dân sự, tống đạt văn bản tố tụng dân sự và thông báo văn bản tố tụng dân sự cũng như văn bản tố tụng dân sự nào được cấp, văn bản tố tụng dân sự nào được tống đạt và văn bản tố tụng dân sự nào được thông báo. Ở bài viết này, tác giả đã đưa ra thế nào là cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự trên đây, từ các khái niệm cấp, tống đạt, thông báo nêu trên tác giả cũng xin đưa ra những văn bản tố tụng dân sự nào sẽ được cơ quan tiến hành tố tụng cấp, được tống đạt và thông báo. Thứ nhất, các văn bản tố tụng dân sự được cấp: Biên lai thu tiền tạm ứng án phí, biên lai thu tiền tạm ứng lệ phí, biên bản giao nộp chứng cứ, bản án, quyết định của Tòa án. Thứ hai, các văn bản tố tụng dân sự được tống đạt: Giấy triệu tập đương sự, giấy triệu tập người đại diện, giấy triệu người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, giấy triệu tập người làm chứng, giấy triệu tập người giám định, giấy triệu tập người phiên dịch, quyết định trưng cầu giám định, quyết định giám định bổ sung, quyết định giám định lại, quyết định ủy thác thu thập chứng cứ, bản án, quyết định của Tòa án. Thứ ba, các văn bản tố tụng dân sự được thông báo: Quyết định chuyển hồ sơ vụ việc; Quyết định tách vụ án; Quyết định nhập vụ án; Quyết định định giá tài sản đang tranh chấp; Thông báo kết quả việc ủy thác thu thập chứng cứ; Quyết định áp dụng biện pháp niêm phong, thu giữ, chụp ảnh, ghi âm, ghi hình, phục chế, khám nghiệm, lập biên bản và các biện pháp khác; Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; Thông báo không chấp nhận yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; Biên bản trả lại đơn khởi kiện; Quyết định trả lại đơn khởi kiện; Quyết định giải quyết khiếu nại kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện; Thông báo không thụ lý vụ án; Thông báo nộp tiền tạm ứng án phí; Thông báo thụ lý vụ án; Thông báo về phiên hòa giải; Biên bản hòa giải; Quyết định công nhận sự thỏa thuận; Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án; Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án; Quyết định đưa vụ án ra xét xử; Quyết định dẫn giải người làm chứng; Quyết định hoãn phiên tòa; Thông báo ngày, giờ và địa điểm tuyên án; Thông báo sửa chữa, bổ sung bản án; 1.3 Đặc điểm và ý nghĩa của việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự Bất kỳ một sự vật, hiện tượng hay một phạm trù nào đó tồn tại trong đời sống xã hội điều có vai trò, đặc điểm, mục đích, ý nghĩa của nó. Và phạm trù cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự cũng vậy, nhưng để phù hợp với nội dung đề tài đã lựa chọn tác giả sẽ nói đến đặc điểm và ý nghĩa của phạm trù này. GVHD: Trương Thanh Hùng 13 SVTH: Dương Hiếu Nghiệm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự 1.3.1 Đặc điểm của việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự Cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự là một chế định của Bộ luật tố tụng dân sự trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Nên ngoài việc mang những đặc điểm của pháp luật Việt Nam và ngành luật tố tụng dân sự nói chung, chế định cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự còn có những đặc điểm riêng của nó. Và ở đây, để làm rõ chế định này cũng như phù hợp với nội dung, tính chất của đề tài, tác giả chỉ đề cập đến những đặc điểm riêng của chế định này. Cụ thể, những đặc điểm riêng mà tác giả đề cập đến ở đây là: Là nghĩa vụ của cơ quan ban hành văn bản tố tụng dân sự; Đa số các văn bản được cấp, tống đạt, thông báo là của Tòa án và cơ quan Thi hành án; Hoạt động mang tính quyền lực. 1.3.1.1 Là nghĩa vụ của cơ quan ban hành ra văn bản tố tụng dân sự Chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự là các cá nhân, tổ chức tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Căn cứ vào Điều 1 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, thì chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự bao gồm: Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan Thi hành án, đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch và người liên quan18. Vậy Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan Thi hành án là các chủ thể trong số chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự là yếu tố cấu thành cơ bản của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Tùy theo vai trò, mục đích tham gia pháp luật tố tụng dân sự, mà pháp luật quy định quyền và song với đó là các nghĩa vụ pháp lý nhất định. Trong quá trình tố tụng dân sự các cơ quan tiến hành tố tụng là Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan Thi hành án đã ban hành ra nhiều văn bản với vai trò, chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Trong số đó có một số loại văn bản được cấp, tống đạt, thông báo cho đương sự, những người tham gia tố tụng khác, cá nhân, cơ quan và tổ chức có liên quan. Việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự này do Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan Thi hành án thực hiện và đây được xem là nghĩa vụ của các cơ quan này19. Việc quy định nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự cho các cơ quan này, nhằm đảm bảo giải quyết các vụ việc dân sự một cách đúng đắn, đảm bảo thời gian tố tụng dân sự theo luật định cùng với đó là đảm bảo sự công bằng trong việc giải quyết. Đồng thời cũng thể hiện vai trò chủ đạo của mình trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự. Đây cũng là sự đảm bảo các quyền cho các đương sự, những người tham gia tố tụng khác và cá nhân, cơ quan tổ chức có liên quan. 18 Trường đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2005, tr. 32. 19 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011, Điều 146. GVHD: Trương Thanh Hùng 14 SVTH: Dương Hiếu Nghiệm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự 1.3.1.2 Đa số các văn bản được cấp, tống đạt, thông báo là của Tòa án và cơ quan Thi hành án Để đảm bảo được sự hoạt động và vận hành nhịp nhàng, cũng như bảo đảm chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong quá trình tố tụng. Cơ quan tiến hành tố tụng dân sự đã sử dụng công cụ là văn bản tố tụng dân sự, các văn bản này như là: Bản án, quyết định của Tòa án, giấy mời, giấy báo, giấy triệu tập… Đó là các văn bản thể hiện các nội dung trong quá trình tố tụng nó được cấp, tống đạt, thông báo cho các đương sự, những người tham gia tố tụng khác, cá nhân, cơ quan và tổ chức có liên quan. Các văn bản phải đảm bảo thể thức, nội dung, ban hành theo luật định. Theo quy định tại Điều 147 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 thì các văn bản được cấp, tống đạt, thông báo chủ yếu là do Tòa án và cơ quan Thi hành án ban hành, cụ thể: “Bản án, quyết định của Tòa án; Đơn khởi kiện, đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị; Giấy báo, giấy triệu tập, giấy mời trong tố tụng dân sự; Biên lai thu tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí và các chi phí khác. Các văn bản tố tụng khác mà pháp luật có quy định.” Trong quá trình tố tụng dân sự mỗi cơ quan tiến hành tố tụng với vai trò, nhiệm vụ quan trọng khác nhau. Như Viện kiểm sát giám sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình tố tụng, nên những loại văn bản của cơ quan này rất ít được cấp, tống đạt, thông báo.Trong khi đó cơ quan Thi hành án với việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu luật pháp luật. Một công việc liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của đương sự, cá nhân, cơ quan và tổ chức có liên quan, nên việc ban hành ra văn bản tố tụng và tiến hành cấp, tống đạt, thông báo cho họ là công việc hết sức cần thiết nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng cho họ. Còn Tòa án đóng vai trò cầu nối trung gian, cơ quan tiến hành giải quyết và đưa ra quyết định cuối cùng trong quá trình tố tụng dân sự (bản án hay quyết định của Tòa án). Để làm tốt vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của mình Tòa án đã tìm hiểu và tiếp cận vụ việc một cách xuyên suốt, chiếm phần lớn thời gian trong quá trình tố tụng. Do đó, phần lớn văn bản tố tụng dân sự được cấp, tống đạt, thông báo là do Tòa án và cơ quan Thi hành án ban hành. 1.3.1.3 Hoạt động mang tính quyền lực Hoạt động cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự của cơ quan tiến hành tố tụng được thực hiện theo các quy định của pháp luật. Cụ thể, cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 tại chương X, gồm mười một điều, từ Điều 146 đến Điều 156, ở phần thứ nhất những quy định chung. Hoạt động cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự của cơ quan tiến hành tố tụng còn được đảm bảo thực hiện bởi quyền lực nhà nước. Khi những người có quyền, nghĩa vụ thực công việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự mà không thực hiện đúng, cố tình làm sai lệch theo những quy định của pháp luật, GVHD: Trương Thanh Hùng 15 SVTH: Dương Hiếu Nghiệm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự thì sẽ chịu sự ràng buộc từ những chế tài theo quy định. Những người có nghĩa vụ thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự không làm đúng trách nhiệm của mình thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật20. Người có nghĩa vụ thi hành các văn bản tố tụng dân sự đã được cấp, tống đạt, thông báo hợp lệ phải nghiêm chỉnh thi hành. Trường hợp không thi hành hoặc thi hành không đúng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật21. Bên cạnh đó các văn bản tố tụng dân sự được cấp, tống đạt, thông báo do Tòa án, Viện Kiểm sát và cơ quan Thi hành án ban hành như bản án, giấy mời, biên lai thu tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, giấy triệu tập…mà Tòa án, Viện Kiểm sát và cơ quan Thi hành án là cơ quan mang quyền lực nhà nước - cơ quan thực hành pháp luật. Nên hoạt động cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự là hoạt động mang tính quyền lực. 1.3.2 Ý nghĩa của việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự Pháp luật là công cụ pháp lý để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong đời sống xã hội, bảo đảm cho xã hội ổn định và phát triển. Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước được đưa vào đời sống một phần là nhờ vào các quy định của pháp luật. Đảng và Nhà nước ta chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế, phát huy dân chủ, tăng cường kỷ cương, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa làm cho dân giàu, nước mạnh thì pháp luật càng có ý nghĩa quan trọng. Cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự là một chế định của một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trước hết việc cấp, tống đạt thông báo văn bản tố tụng dân sự có ý nghĩa rất lớn đối với việc bảo đảm và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Tiếp đến có ý nghĩa rất lớn đến việc giải quyết vụ việc dân sự. Cuối cùng là đảm bảo cho việc giải quyết vụ việc dân sự diễn ra công khai, minh bạch và dân chủ. 1.3.2.1 Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ là một trong những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự: “Mỗi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, trước Tòa án không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp. Mọi cơ quan, tổ chức điều bình đẳng không phụ thuộc vào hình thức tổ chức, hình thức sở hữu và những vấn đề khác. Các đương sự đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự. Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các 20 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, Điều 148, khoản 2. 21 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, Điều 150, khoản 2. GVHD: Trương Thanh Hùng 16 SVTH: Dương Hiếu Nghiệm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự quyền và nghĩa vụ của mình”22. Nguyên tắc này tiếp tục được ghi nhận tại Điều 58 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 theo đó: Đương sự có quyền và nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng, đương sự được nhận thông báo hợp lệ để thực hiện các nghĩa vụ của mình, được cấp, trích lục bản án, quyết định của Tòa án. Thêm nữa là tại khoản 2 điều 60 quy định về quyền và nghĩa vụ của bị đơn: “Bị đơn có quyền được Tòa án thông báo về việc bị khởi kiện”. Các quy định này còn được cụ thể hóa ở Điều 146 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan Thi hành án có nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự. Khi tham gia tố tụng dân sự các đương sự cần được biết các quyền và nghĩa vụ của mình để hoàn thành tốt trách nhiệm cũng như thực hiện đúng các quyền, nghĩa vụ của mình. Việc các đương sự được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự, qua đó các đương sự nhận hoặc biết được các nội dung quyền và nghĩa vụ để đảm bảo thực hiện đúng. Các quy định này còn được đảm bảo thực hiện bởi các quy định từ Điều 147 đến Điều 156 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, quy định về các văn bản được cấp, tống đạt, thông báo, nghĩa vụ, trình tự, thủ tục… cấp, tống đạt, thông báo. Các quy định này thể hiện sự bảo đảm quyền, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước cơ quan tiến hành tố tụng cũng như là trước pháp luật. 1.3.2.2 Có ý nghĩa lớn đến việc giải quyết vụ việc dân sự Thời hạn chuẩn bị xét xử được tính từ ngày Tòa án thụ lý vụ án đến ngày Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Thời hạn chuẩn bị xét xử là khoảng thời gian cần thiết để Tòa án tiến hành thiết lập hồ sơ vụ án, xác minh, thu thập chứng cứ, hòa giải vụ án và xem xét đưa vụ án ra xét xử. Đây là công việc bắt buộc trước khi đưa vụ án ra xét xử và cần phải có thời gian nhất định. Tùy theo tính chất của từng loại vụ án mà thời gian chuẩn bị xét xử được quy định khác nhau. Những tranh chấp về dân sự theo quy định tại Điều 25 và những tranh chấp về hôn nhân và gia đình theo quy định tại Điều 27 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 thì thời hạn chuẩn bị xét xử là bốn tháng. Trong trường hợp vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án có thể gia hạn thời gian chuẩn bị xét xử nhưng không quá hai tháng. Đối với những tranh chấp về kinh doanh, thương mại theo quy định tại Điều 29 và những tranh chấp về lao động theo quy định tại Điều 31 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 thì thời hạn chuẩn bị xét xử là hai tháng. Trong trường hợp vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án có thể gia hạn thời gian chuẩn bị xét xử nhưng không quá một tháng. Kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử trong thời hạn một tháng, Tòa án phải mở phiên tòa đưa vụ án ra xét xử trường hợp có lý do chính đáng 22 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, Điều 8. GVHD: Trương Thanh Hùng 17 SVTH: Dương Hiếu Nghiệm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự thời hạn này là hai tháng23. Thời hạn giải quyết các tranh chấp về kinh doanh, thương mại và các tranh chấp về lao động được quy định ngắn hơn là do yêu cầu phải giải quyết các tranh chấp đó một cách nhanh chóng và kịp thời. Việc quy định thời gian giải quyết vụ việc dân sự như vậy là cần thiết và hợp lý. Nếu một công việc nào đó trong quá trình tố tụng gặp vướng mắc vì lý do khách quan hay chủ quan nào đó, thì không đảm bảo được thời gian tố tụng sẽ ảnh hưởng lớn đến việc giải quyết vụ việc dân sự theo đúng những quy định của pháp luật. Việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự của cơ quan tiến hành tố tụng được thực hiện tốt theo đúng trình tự, thủ tục, thời gian quy định. Đồng nghĩa với việc các văn bản tố tụng dân sự sẽ được cấp, tống đạt thông báo tới đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan để họ thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của mình nhằm đảm bảo thời gian giải quyết vụ việc dân sự theo đúng quy định của pháp luật. Nếu việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự của cơ quan tiến hành tố tụng không được diễn ra tốt, không đúng trình tự, thủ tục, thời gian quy định dẫn tới thời gian giải quyết vụ việc dân sự không đúng theo quy định của pháp luật. Sự ảnh hưởng tới thời gian giải quyết vụ việc dân sự là sự ảnh hưởng rất lớn tới việc giải quyết vụ việc dân sự. 1.3.2.3 Đảm bảo quá trình giải quyết vụ việc dân sự diễn ra công khai, minh bạch và dân chủ Tính minh bạch, công khai, dân chủ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự được thể hiện ở thủ tục tố tụng, tức là những quy định liên quan đến quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Các quy định trong phần cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự đã góp phần tạo nên tính minh bạch, công khai, dân chủ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Trong chế định này, việc thông báo về việc thụ lý vụ án của Tòa án, thông báo về phiên hòa giải, cấp, trích lục bản án, quyết định của Tòa án… Cơ quan tiến hành tố tụng đã công khai các văn bản tố tụng nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ của đương sự, đảm bảo việc giải quyết vụ việc dân sự nhanh chóng và kịp thời. Đồng thời cũng tạo điều kiện cho người được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự có thời gian chuẩn bị, để tham gia phiên giải quyết vụ việc dân sự. Thêm nữa là, tạo điều kiện cho người tham gia tố tụng giám sát hoạt động tố tụng, nhằm tạo nên tính minh bạch, dân chủ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. 1.4 Lược sử phát triển của chế định cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự Do lịch sử phát triển của pháp luật Việt Nam nói chung, ngành luật tố tụng dân sự Việt Nam nói riêng. Nên trong bài viết này, phần lược sử phát triển của chế định cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự tác giả sử dụng mốc thời gian là năm 2004. Vì đây là năm bước ngoặc, năm mà Bộ luật tố tụng dân sự đầu tiên của Việt Nam ra đời, 23 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, Điều 179. GVHD: Trương Thanh Hùng 18 SVTH: Dương Hiếu Nghiệm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự đánh dấu sự phát triển của ngành luật tố tụng dân sự Việt Nam, từng bước hội nhập với xu thế phát triển của các nước trên thế giới. 1.4.1 Trước khi có Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 Trước thời kỳ Pháp thuộc, do nền kinh tế phong kiến lạc hậu, kém phát triển nên pháp luật cũng chưa phát triển, pháp luật chịu ảnh hưởng sâu sắc của nho giáo Trung Hoa. Trong các văn bản pháp luật được ban hành chưa có sự phân biệt rõ các lĩnh vực về hành chính, dân sự, hình sự và tố tụng. Dưới thời kỳ Pháp thuộc, Pháp chia nước ta ra làm ba kỳ và áp dụng các Bộ luật khác nhau để giải quyết các vụ việc dân sự. Ở Bắc kỳ và Trung kỳ, các Tòa án Việt Nam áp dụng Bộ luật dân sự, thương sự tố tụng Bắc kỳ công bố ngày 2 tháng 12 năm 1971 và Bộ luật dân sự, thương sự tố tụng Trung kỳ năm 1942. Ở Nam kỳ, các Tòa án áp dụng Bộ luật tố tụng dân sự Pháp năm 1806 và Bộ luật dân sự tố tụng Nam kỳ năm 1910. Nhìn chung các văn bản pháp luật này đã quy định tương đối đầy đủ, cụ thể các vấn đề về tố tụng dân sự. Tuy nhiên chúng chịu ảnh hưởng của Bộ luật tố tụng dân sự Pháp năm 1806, do đó thủ tục tố tụng còn mang nặng tư tưởng phong kiến lạc hậu. Nên các văn bản pháp luật tố tụng dân sự ở giai đoạn này, vẫn chưa ghi nhận chế định cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng. Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra trang sử mới trong lịch sử phát triển của dân tộc, lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Từ ngày đầu thành lập, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật mới. Trong đó, có nhiều văn bản chứa đựng các quy phạm pháp luật tố tụng dân sự như: Sắc lệnh số 46 ngày 10 tháng 10 năm 1945 quy định về các tổ chức đoàn thể luật sư, Sắc lệnh số 47 ngày 10 tháng 10 năm 1945 cho phép áp dụng luật lệ cũ nhưng không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể cộng hòa, Sắc lệnh số 85 ngày 22 tháng 05 năm 1950 về cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng… Nhìn chung những quy định về tố tụng dân sự trong giai đoạn này vẫn còn rời rạc, chưa đề cập đến chế định cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự. Nhưng đây là tiền đề cho việc xây dựng hệ thống pháp luật tố tụng dân sự ở Việt Nam. Năm 1954, kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta kết thúc thắng lợi, miền Bắc hoàn toàn giải phóng nhưng miền Nam vẫn đặt dưới ách thống trị của đế quốc Mỹ cho tới năm 1975. Ở miền Nam chính quyền bù nhìn Sài Gòn vẫn áp dụng văn bản pháp luật cũ thời kỳ Pháp thuộc. Ở miền Bắc Nhà nước ta đã ban hành một loạt văn bản pháp luật tố tụng dân sự mới như: Thông tư số 614/DS1 ngày 24 tháng 04 năm 1963 hướng dẫn một số thủ tục cho Tòa án địa phương, Thông tư số 1/UB ngày 03 tháng 03 năm 1969 hướng dẫn việc viết bản án sơ thẩm, phúc thẩm dân sự, hình sự, Thông tư số 06/TATC ngày 25 tháng 02 năm 1974 hướng dẫn về công tác điều tra trong tố tụng dân sự… Đặc biệt tới GVHD: Trương Thanh Hùng 19 SVTH: Dương Hiếu Nghiệm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự đây, “năm 1977 thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự được quy định tại Thông tư số 53/TATC ngày 23 tháng 6 năm 1977 của Tòa án nhân dân tối cao”24. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI khởi xướng, tăng cường sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của công dân, ngày 29 tháng 11 năm 1989 Hội đồng Nhà nước đã thông qua Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự. Pháp lệnh này gồm mười lăm chương và tám mươi tám điều. Pháp lệnh này đã ghi nhận các quy định về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự, gồm bốn điều nằm ở các chương. Cụ thể, quy định tại các điều: Điều 44 thủ tục hòa giải, nằm trong chương IX - hòa giải, đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án, đưa vụ án ra xét xử; Điều 57 cấp trích lục, bản sao bản án hoặc quyết định của Tòa án, nằm trong chương X - phiên tòa sơ thẩm; Điều 61 thông báo việc kháng cáo, kháng nghị, thời hạn gửi hồ sơ cho Tòa án cấp phúc thẩm, nằm trong chương XI - thủ tục phúc thẩm; Điều 73 thời hạn kháng nghị, thông báo việc kháng nghị, nằm trong chương XII - thủ tục giám đốc thẩm. Sau Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự đến năm 1994, cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự được ghi nhận trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế ngày 16 tháng 3 năm 1994. Cụ thể được quy định tại các điều: Điều 40 gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử, nằm tại chương VII - chuẩn bị xét xử; Điều 57 cấp trích lục bản sao bản án hoặc quyết định, nằm tại chương IX - phiên tòa sơ thẩm; Điều 63 thông báo việc kháng cáo, kháng nghị, nằm tại chương X - thủ tục phúc thẩm; Điều 76 kháng nghị và thông báo việc kháng nghị, nằm tại chương XI - thủ tục giám đốc thẩm. Tiếp đến năm 1996, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động ngày 11 tháng 04 năm 1996, đã quy định các điều về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự như sau: Điều 42 gửi quyết định của Tòa án, trong chương VII - chuẩn bị xét xử; Điều 58 cấp trích lục, bản sao bản án quyết định, trong chương IX - phiên tòa sơ thẩm; Điều 62 thông báo việc kháng cáo, kháng nghị, trong chương X - thủ tục phúc thẩm; Điều 75 thời hạn kháng nghị, thông báo việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, trong chương XI thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Nhìn chung các quy định trên đã cơ bản ghi nhận các quy định về cấp tống đạt thông báo văn bản tố tụng dân sự. Nhưng các quy định còn tản mạn, rời rạc và vẫn chưa quy định được cụ thể trình tự, thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự, làm cho việc giải quyết các vụ việc dân sự gặp không ít khó khăn trong giai đoạn này. Các quy định trên cũng là tiền đề cho việc phát triển chế định cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự về sau. 24 Trường đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2005, tr. 193. GVHD: Trương Thanh Hùng 20 SVTH: Dương Hiếu Nghiệm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự 1.4.2 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương khóa VIII khẳng định tiếp tục cải cách cách tư pháp, trong đó chú trọng cải cách thủ tục tố tụng25. Công cuộc cải cách tư pháp nước ta có thực hiện thành công hay không phụ thuộc một phần rất lớn vào công cuộc cải cách thủ tục tố tụng. Để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước, thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp, bổ sung những thiếu sót trong thủ tục tố tụng dân sự, kinh tế, lao động, khắc phục sự tản mạn, trùng lấp, thiếu đồng bộ trong các quy trình của pháp luật tố tụng dân dự trước đây, đồng thời tạo điều kiện cho Tòa án giải quyết các vụ việc dân sự nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật. Ngày 15 tháng 06 năm 2004, Quốc hội khóa XI đã thông qua Bộ luật tố tụng dân sự đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại kỳ họp thứ năm, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2005. Bộ luật tố tụng dân sự gồm bốn trăm mười tám điều được cơ cấu làm chín phần, ba mươi sáu chương. Chế định cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự nằm ở chương X trong phần thứ nhất những quy định chung, gồm mười một điều (từ Điều 146 đến Điều 156). Quy định nghĩa vụ, các văn bản tố tụng, người thực hiện, các phương thức, tính hợp lệ, thông báo kết quả cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng. Quy định về thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng bao gồm: Thủ tục trực tiếp, thủ tục trực tiếp cho cá nhân, thủ tục trực tiếp cho cơ quan và tổ chức, thủ tục niêm yết công khai, thủ tục thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có Bộ luật tố tụng dân sự và cũng lần đầu tiên một chế định về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự được quy định khá đầy đủ và chi tiết như vậy. Đây là một bước ngoặc phát triển của thủ tục tố tụng dân sự Việt Nam, tạo điều kiện cho Tòa án giải quyết vụ việc dân sự được nhanh chóng, dễ dàng. Đồng thời cũng tạo điều kiện cho những người tham gia tố tụng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo đúng quy định của pháp luật. Chúng ta đã biết quá trình hình thành và phát triển của chế định cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự cũng như thế nào là cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự, đặc điểm, ý nghĩa của nó và văn bản tố tụng dân sự nào được cấp, tống đạt, thông báo. Qua đó chúng ta đã có một cách nhìn khái quát về chế định này để hiểu và nhận dạng được nó. Nhưng để hiểu thêm toàn diện về chế định này cần có một cách nhìn khác, đó là cách nhìn dưới góc độ quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng. Và đây, qua những vấn đề cơ bản đặt dưới góc độ lý luận chung là tiền đề cho việc tìm hiểu chế định này dưới sự quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng. 25 Đảng cộng sản Việt Nam, văn kiện đại hội lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997, tr.56. GVHD: Trương Thanh Hùng 21 SVTH: Dương Hiếu Nghiệm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CẤP, TỐNG ĐẠT, THÔNG BÁO VĂN BẢN TỐ TỤNG DÂN SỰ Việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự là một công việc quan trọng góp phần giải quyết vụ việc dân sự đúng pháp luật nhằm thể hiện tính công bằng, dân chủ, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của các bên và bảo vệ chế độ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 đã quy định riêng một chương (chương X) về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự. Trong phần này pháp luật quy định về chủ thể, trình tự và thủ tục, hậu quả pháp lý của việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự. 2.1 Chủ thể của việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự Chủ thể của việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự là yếu tố cấu thành cơ bản của quan hệ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự. Chủ thể của việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức tham gia vào quá trình tố tụng dân sự. Xét vào mục đích tham gia tố tụng, địa vị pháp lý và đặc biệt theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành thì các chủ thể của việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự có thể chia các chủ thể thành: Các cơ quan có nghĩa vụ, những người có trách nhiệm cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự và những người có quyền được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự. Pháp luật đã quy định cho họ có các quyền và nghĩa vụ pháp lý phù hợp để thực hiện tốt mục đích tố tụng dân sự của mình. 2.1.1 Các cơ quan có nghĩa vụ và những người có trách nhiệm cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự 2.1.1.1 Các cơ quan có nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự Việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự có ý nghĩa về nhiều mặt. Trước hết, có ý nghĩa rất lớn đối với việc bảo đảm quyền, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Qua việc nhận được hoặc biết được nội dung các văn bản tố tụng mà các đương sự biết và thực hiện được các quyền và nghĩa vụ tố tụng của họ, nhờ đó có thể bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp trước cơ quan tiến hành tố tụng. Có ý nghĩa rất lớn đối với việc giải quyết vụ việc dân sự. Ngoài ra còn đảm bảo giải quyết vụ việc dân sự được diễn ra công khai, minh bạch và dân chủ. Để phát huy được ý nghĩa nhiều mặt của việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự. Pháp luật tố tụng dân sự quy định nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng thuộc về Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan Thi hành án. Cụ thể, theo quy định tại Điều 146 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011: “Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan Thi hành án có nghĩa vụ GVHD: Trương Thanh Hùng 22 SVTH: Dương Hiếu Nghiệm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cho đương sự, những người tham gia tố tụng khác và cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của Bộ luật này”. - Tòa án Tòa án là cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện quyền lực Nhà nước trong việc giải quyết vụ việc dân sự. Theo Điều 2 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 thì Tòa án được tổ chức theo đơn vị hành chính lãnh thổ, bao gồm ba cấp là Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện. Trong giai đoạn từ năm 2004 trở về trước Tòa án gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết các vụ việc dân sự, do các quy định của pháp luật còn tản mạn, nằm ở các thời kỳ khác nhau. Trong đó có các quy định về nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự của Tòa án. Đến khi Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2005 thì việc giải quyết các vụ việc dân sự của Tòa có nhiều tiến triển và gặp nhiều thuận lợi. Từ năm 2005 đến năm 2010 Tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý 214.174 vụ việc, đã giải quyết 194.358 vụ việc, đạt một tỷ lệ khá cao 90,7 % 26. Một phần là nhờ Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã quy định cụ thể Tòa án là một trong số các chủ thể có nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự cho đương sự, những người tham gia tố tụng khác, cá nhân, cơ quan và tổ chức có liên quan. Tòa án có nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo những loại văn bản tố tụng tố tụng dân sự nhất định, theo phương thức, trình tự và thủ tục theo quy định của pháp luật. Các văn bản tố tụng mà Tòa án có nghĩa vụ cấp, tống đạt thông báo ở đây có thể là: Bản án, quyết định của Tòa án, các loại giấy mời, giấy báo, giấy triệu tập, đơn khởi kiện… Nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo các văn bản này của Tòa án được thực hiện bằng các phương thức như: Cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp, qua bưu điện hoặc qua người thứ ba được ủy quyền; Niêm yết công khai; Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đi kèm với các phương thức là các trình tự thủ tục được quy định cụ thể. - Viện kiểm sát Viện kiểm sát là cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện quyền lực Nhà nước trong việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các hoạt động tố tụng dân sự. Để Viện kiểm sát thực hiện tốt chức năng của mình đối với hoạt động giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự, thì hệ thống Viện kiểm sát cũng được tổ chức theo đơn vị hành chính lãnh thổ như tổ chức hệ thống Tòa án. Theo đó, hệ thống tổ chức Viện kiểm sát gồm có: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự (theo Điều 30, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002). Để kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng dân sự, Viện 26 Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân trong tiến trình cải cách tư pháp đến 2020, http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/2185103/lsvapt/9074648, [ngày truy cập 26-08-2014]. GVHD: Trương Thanh Hùng 23 SVTH: Dương Hiếu Nghiệm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự kiểm sát đã thực hiện những công việc cụ thể trong những giai đoạn nhất định với quyền và nghĩa vụ khác nhau theo quy định của pháp luật. Và ở đây, việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự được quy định là nghĩa vụ của Viện kiểm sát. Những loại văn bản tố tụng mà Viện kiểm sát có nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo có thể là: Quyết định kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, quyết định kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, thông báo kiểm sát viên tham gia phiên tòa hoặc phiên hợp… Nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của Viện kiểm sát cũng được thực hiện theo phương thức, trình tự và thủ tục luật định. - Cơ quan Thi hành án Cơ quan Thi hành án dân sự là chủ thể tiến hành tố tụng thực hiện quyền lực nhà nước trong việc tổ chức thi hành các bản án, quyết định về dân sự nhằm khôi phục hoặc bảo vệ trên thực tế quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Theo pháp luật hiện hành thì ở Việt Nam hệ thống cơ quan Thi hành án dân sự được tổ chức theo đơn vị hành chính lãnh thổ, bao gồm cơ quan Thi hành án dân sự cấp tỉnh, cơ quan Thi hành án dân sự cấp huyện và cơ quan Thi hành án quân khu (theo Điều 13 Luật thi hành án dân sự). Nhằm đảm bảo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong hoạt động tố tụng, pháp luật quy định cơ quan Thi hành án dân sự có nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng. Các văn bản tố tụng mà cơ quan Thi hành án có thể cấp, tống đạt, thông báo có thể là: Biên lai thu tiền tạm ứng án phí, biên lai thu tiền tạm ứng lệ phí, quyết định thi hành án, giấy báo, giấy triệu tập của cơ quan Thi hành án… Nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của cơ quan Thi hành án được thực hiện theo phương thức, trình tự, thủ tục luật định. Theo quan điểm của tác giả trong bài viết này, ngoài các cơ quan có nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự nêu trên, thì tổ chức Thừa phát lại cũng có nghĩa vụ này. Bởi vì, xã hội hóa hoạt động tư pháp, trong đó có hoạt động của ngành Tòa án và Thi hành án dân sự là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Điều này đã được thể hiện trong Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02 tháng 06 năm 2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Vấn đề xã hội hóa ngành Tòa án và Thi hành án dân sự đã được cụ thể hóa bằng việc thực hiện thí điểm mô hình Thừa phát lại ở một số địa phương trong cả nước. Công việc chính của tổ chức Thừa phát lại là thực hiện việc tống đạt một số loại văn bản tố tụng của Tòa án và cơ quan Thi hành án dân sự các cấp theo sự thỏa thuận, có thể là bằng hình thức hợp đồng, trên địa bàn cấp tỉnh nơi đặt văn phòng Thừa phát lại. Theo Thông tư liên tịch số 09/2014/TTLT-BTP-TANDTCVKSNDTC-BTC ngày 28 tháng 02 năm 2014 hướng dẫn thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết số 36/2012/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội. Thì Thừa phát lại được tống đạt những văn bản tố tụng sau: Giấy báo, giấy triệu tập, giấy mời, quyết định đưa vụ án ra xét xử, bản án, quyết định xét xử trong trường hợp GVHD: Trương Thanh Hùng 24 SVTH: Dương Hiếu Nghiệm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự vắng mặt đương sự của Tòa án, các quyết định về thi hành án, giấy báo, giấy triệu tập của cơ quan Thi hành án dân sự (trừ các văn bản tố tụng của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân tối cao). Trong trường hợp cần thiết Tòa án và cơ quan Thi hành án có thể thỏa thuận với văn phòng Thừa phát lại để tống đạt các văn bản, giấy tờ khác27. Như vậy, ở những địa phương có văn phòng Thừa phát lại, nghĩa vụ cấp, tống đạt thông báo văn bản tố tụng dân sự của Tòa án và cơ quan Thi hành án sẽ được chuyển giao một phần cho tổ chức Thừa phát lại. Hay nói cách khác, ở đây tổ chức Thừa phát lại gián tiếp có nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự cho đương sự, những người tham gia tố tụng khác, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan. Hay nói một cách tổng quát hơn tổ chức Thừa phát lại cũng có nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự. 2.1.1.2 Những người có trách nhiệm thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự Bên cạnh quy định nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự thuộc về Tòa án, Viện kiểm sát và cơ quan Thi hành án dân sự, pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành cũng quy định những người có trách nhiệm thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự là: Người tiến hành tố tụng, người của cơ quan ban hành văn bản tố tụng, Ủy ban nhân cấp xã, cơ quan và tổ chức, đương sự, người đại diện của đương sự hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, nhân viên bưu điện và những người khác. Cụ thể, theo quy định tại khoản 1 Điều 148 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011: “Việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự do những người sau đây thực hiện: Người tiến hành tố tụng, người của cơ quan ban hành văn bản tố tụng được giao nhiệm vụ cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng; Ủy ban nhân cấp xã nơi người tham gia tố tụng dân sự cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người tham gia tố tụng dân sự làm việc khi Tòa án yêu cầu; Đương sự, người đại diện của đương sự hoặc người bảo vệ quyền lợi ích của đương sự trong những trường hợp do Bộ luật này quy định; Nhân viên bưu điện; Những người khác mà pháp luật có quy định.” - Người tiến hành tố tụng và người của cơ quan ban hành văn bản tố tụng Người tiến hành tố tụng là người nhân danh Nhà nước, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việc giải quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân sự hoặc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình tố tụng dân sự. Theo khoản 2 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, thì thành phần những người tiến hành tố tụng gồm có: Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án, Viện trưởng Viện 27 Thông tư liên tịch số 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC ngày 28 tháng 02 năm 2014 hướng dẫn thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết số 36/2012/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội, Điều 3. GVHD: Trương Thanh Hùng 25 SVTH: Dương Hiếu Nghiệm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự kiểm sát, Kiểm sát viên. Như vậy, những người này trong quá trình tố tụng có trách nhiệm cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng trong những trường hợp khác nhau. Đối với Thư ký Tòa án, đây là một trong những công việc, trách nhiệm thường xuyên trong quá trình tố tụng khi được Chánh án giao. Trong những trường hợp cần thiết thì Chánh án với vai trò là Thẩm phán hay Thẩm phán thực hiện công việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tố tụng cũng như việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự đạt hiệu quả cao nhất. Viện trưởng hay Kiểm sát viên sẽ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự do cơ quan mình ban hành. Hiện nay theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành, không quy định Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự và Chấp hành viên là người tiến hành tố tụng. Cụ thể, theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, thì không quy định Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự và Chấp hành viên là người tiến hành tố tụng dân sự. Tuy nhiên, về bản chất thì những hoạt động của những chủ thể này gắn liền với hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước cũng như gắn liền với hoạt động tố tụng dân sự, thông qua việc thi hành các bản án, quyết định về dân sự. Do vậy, Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự và Chấp hành viên là người tiến hành tố tụng dân sự. Và ở đây, Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự và Chấp hành viên là người tiến hành tố tụng dân sự thì cũng có trách nhiệm cấp, tống đạt, thông báo những loại văn bản tố tụng do cơ quan mình ban hành. Ngoài những người tiến hành tố tụng có trách nhiệm cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự được nêu ở trên, còn có những người được giao trách nhiệm cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự của các cơ quan ban hành văn bản tố tụng. Các cơ quan ban hành văn bản tố tụng dân sự bao gồm: Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan Thi hành án. Những người được giao trách nhiệm ở đây là các nhân viên văn phòng của các cơ quan này. - Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan và tổ chức Ủy ban nhân dân cấp xã là cơ quan hành chính Nhà Nước của hệ thống hành chính Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đây là cơ quan thực thi pháp luật. Là cơ quan có trách nhiệm cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự. Việc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người tham gia tố tụng dân sự cư trú, cơ quan và tổ chức nơi người tham gia tố tụng dân sự làm việc thực hiện trách nhiệm cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của mình là khi có sự yêu cầu của Tòa án. Tòa án có yêu cầu khi việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự trực tiếp không được hoặc qua bưu điện không có kết quả. Trách nhiệm cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người tham gia tố tụng dân sự cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người tham gia tố tụng dân sự làm việc, đây cũng là một trong số nguyên tắc cơ bản của pháp luật luật tố tụng GVHD: Trương Thanh Hùng 26 SVTH: Dương Hiếu Nghiệm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự dân sự Việt Nam hiện hành. Được ghi nhận tại khoản 2, Điều 22 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011: “Trong trường hợp Tòa án chuyển giao trực tiếp không được hoặc qua đường bưu điện không có kết quả thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người tham gia tố tụng dân sự cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người tham gia tố tụng dân sự làm việc có trách nhiệm chuyển giao bản án, quyết định, giấy triệu tập, giấy mời và các giấy tờ của Tòa án có liên quan đến người tham gia tố tụng dân sự khi có yêu cầu của Tòa án và phải thông báo kết quả việc chuyển giao đó cho Tòa án biết”. Tuy nhiên, trên thực tế việc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người tham gia tố tụng dân sự cư trú vẫn chưa thực hiện đúng trách nhiệm cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự của mình theo quy định của pháp luật, thiếu sự phối hợp giữa Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người tham gia tố tụng dân sự cư trú với cơ quan tiến hành tố tụng dân sự. Làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của người tham gia tố tụng dân sự nói riêng và ảnh hưởng đến quá trình tố tụng dân sự. - Đương sự, người đại diện hoặc người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự Đương sự trong vụ việc dân sự là chủ thể của quan hệ pháp luật nội dung, tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc cơ quan, tổ chức tham gia bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách trong một số trường hợp được pháp luật quy định. Đương sự trong vụ việc dân sự bao gồm: Đương sự trong vụ án dân sự và đương sự trong việc dân sự. Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự là người thay mặt đương sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng của họ do được pháp luật quy định, được Tòa án chỉ định hoặc ủy quyền tham gia tố tụng. Còn người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người tham gia tố tụng do đương sự nhờ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ và được Tòa án chấp nhận khi có đủ điều kiện do pháp luật quy định. Bên cạnh các quyền của mình được quy định trong pháp luật tố tụng dân sự, song với đó đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền lợi và ích và hợp pháp của đương sự còn có nghĩa và là trách nhiệm cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự. Khi vụ việc có mặt người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, Tòa án giao trực tiếp văn bản tố tụng dân sự cho họ cấp, tống đạt, thông báo lại cho đương sự, khi đó Tòa án lập biên bản yêu cầu họ thực hiện đúng trách nhiệm và nghĩa vụ của mình. - Nhân viên bưu điện và những người khác Nhân viên bưu điện bên cạnh những trách nhiệm thường nhật của mình, còn có trách nhiệm cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự. Trách nhiệm cấp, tống đạt, GVHD: Trương Thanh Hùng 27 SVTH: Dương Hiếu Nghiệm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự thông báo văn bản tố tụng dân sự của nhân viên bưu điện phát sinh khi Tòa án dùng phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự qua đường bưu điện. Những người khác có trách nhiệm cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự có thể là: Tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản, khóm, buôn, phum, sóc (sau đây gọi chung là tổ trưởng tổ dân phố), Ủy ban nhân dân cấp xã, công an xã, phường thị trấn nơi người được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự cư trú. Những người này có trách nhiệm cấp, tống đạt, thông báo trong trường hợp người được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự không có người thân thích có đủ năng lực hành vi dân sự cùng cư trú hoặc có nhưng họ không chịu nhận hộ văn bản tố tụng; Ban giám thị trại giam, trại tạm giam, trong trường hợp đương sự, người làm chứng đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang thi hành hình phạt tù. 2.1.2 Những người có quyền được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành đã quy định các cơ quan có nghĩa vụ và những người có trách nhiệm thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự, đồng thời cũng quy định những người có quyền được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự. Cũng theo quy định tại Điều 146 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 thì những người có quyền được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự là: “đương sự, những người tham gia tố tụng khác, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan” 2.1.2.1 Đương sự Khái niệm và phân loại đương sự trong vụ việc dân sự đã được đề cập ở mục 2.1.1.2 những người có trách nhiệm cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự. Theo đó, đương sự trong vụ án dân sự bao gồm: Nguyên đơn trong vụ án dân sự, bị đơn trong vụ án dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự. Còn đương sự trong việc dân sự bao gồm: Người yêu cầu trong việc dân sự, người bị yêu cầu trong việc dân sự và người có liên quan trong việc dân sự. Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm nên đã khởi kiện hoặc được tổ chức, cá nhân khác khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ (theo khoản 2, Điều 56 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011). Đối với chủ thể khởi kiện ngược lại đối với người đã khởi kiện mình trước đó cùng trong một vụ án thì họ vẫn được xác định là bị đơn trong vụ án đó. Nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện mà bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu kiện ngược lại thì nguyên đơn sẽ trở thành bị đơn và bị đơn sẽ trở thành nguyên đơn. Trong một số trường hợp đặc biệt thì nguyên đơn có thể là cơ quan, tổ chức đã khởi kiện theo quy định của pháp luật để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách. GVHD: Trương Thanh Hùng 28 SVTH: Dương Hiếu Nghiệm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự Bị đơn trong vụ án dân sự là người buộc phải tham gia tố tụng dân sự do bị nguyên đơn hoặc bị tổ chức, cá nhân khác khởi kiện theo quy định của pháp luật vì cho rằng họ đã xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, xâm phạm lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước hoặc có tranh chấp với nguyên đơn. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tham gia tố tụng dân sự sau khi vụ án đã phát sinh giữa nguyên đơn và bị đơn, do có quyền lợi nghĩa vụ liên quan tới vụ án dân sự mà Tòa án đang giải quyết. Hay theo khoản 4 Điều 56 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2004 thì “người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan”. Người yêu cầu trong việc dân sự là người tham gia tố tụng dân sự có yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự do họ là chủ thể của quan hệ pháp luật nội dung hoặc có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự theo quy định của pháp luật. Người bị yêu cầu trong việc dân sự là người bị buộc phải tham gia tố tụng dân sự do yêu cầu giải quyết việc dân sự trước Tòa án. Người có liên quan trong việc dân sự là người tham gia tố tụng vào việc dân sự đã phát sinh do có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tới việc dân sự mà Tòa án đang giải quyết. Việc tham gia tố tụng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự có thể do họ chủ động hoặc do yêu cầu của đương sự khác hoặc theo yêu cầu của Tòa án. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự được xác định theo Điều 57 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011. Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành đã ghi nhận khá đầy đủ nghĩa vụ của đương sự và đồng thời cũng đã ghi nhận các quyền của đương sự khi tham gia tố tụng. Điều 146 bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 ghi nhận đương sự có quyền được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự. Đây là một trong số những quyền cơ bản của đương sự khi tham gia tố tụng. Như vậy, đương sự là một trong các chủ thể có quyền được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự hay là một trong số các chủ thể của việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự. Tuy nhiên, việc đảm bảo quyền được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự cho đương sự trong quá trình tố tụng vẫn chưa thực hiện tốt. Dẫn tới vi phạm về quyền được cấp, tống đạt thông báo văn bản tố tụng dân sự của đương sự theo quy định của pháp luật làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ việc dân sự không đúng theo quy định của pháp luật. Việc chưa bảo đảm thực hiện tốt quyền được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự của đương sự là do: Quy định phương thức và trình tự, thủ tục cấp, tống đạt thông báo văn bản tố tụng dân sự còn gặp vướng mắc; Các cơ quan có trách GVHD: Trương Thanh Hùng 29 SVTH: Dương Hiếu Nghiệm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự nhiệm, những người có nghĩa vụ thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự thực hiện chưa tốt trách nhiệm và nghĩa vụ của mình; Bên cạnh đó cũng một số trường hợp tự đương sự cố tình hay vô tình làm ảnh hưởng đến quyền được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự của mình. 2.1.2.2 Những người tham gia tố tụng khác Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành quy định những người tham gia tố tụng khác bao gồm: Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người đại diện. Cụ thể được ghi nhận tại mục thứ 2 – những người tham gia tố tụng gồm mười sáu điều (từ Điều 63 đến Điều 78), trong chương VI – người tham gia tố tụng. Khái niệm về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đã được đề cập ở mục 2.1.1.2 những người có trách nhiệm cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự. Theo khoản 2 Điều 63 Bộ luật tố dân sự Việt Nam năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự bao gồm: Các luật gia, bào chữa viên nhân, những người am hiểu về pháp luật và họ phải là công dân Việt Nam. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, tham gia tố tụng dân sự khi có yêu cầu của đương sự và được Tòa án chấp nhận, khi được sự chỉ định của Tòa án. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp không thay mặt đương sự trước Tòa án để thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng của họ mà chỉ tham gia để trợ giúp đương sự về mặt pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Và chính vì thế, để tạo điều kiện thuận lợi cho công việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được cấp, tống đạt, thông báo những văn bản tố tụng dân sự cần thiết. Để làm rõ các tình tiết trong vụ việc dân sự, cơ quan tiến hành tố tụng dân sự phải xem xét các tài liệu, giấy tờ chứa đựng các thông tin về vụ việc, lời khai của người biết được các tình tiết của vụ việc dân sự. Những người biết được các tình tiết của vụ việc dân sự sẽ trở thành người làm chứng khi đương sự hoặc Tòa án yêu cầu họ tham gia tố tụng. Như vậy, người làm chứng là người tham gia tố tụng theo yêu cầu của đương sự hoặc Tòa án để làm rõ các tình tiết vụ việc dân sự do họ biết được các tình tiết đó. Theo Điều 65 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, thì “người mất năng lực hành vi dân sự không thể là người làm chứng”. Để công việc làm rõ các tình tiết trong vụ việc dân sự được diễn ra nhanh chóng dễ dàng, cũng như bảo đảm được quyền và nghĩa vụ của người làm chứng trong quá trình tố tụng, người làm chứng sẽ được cơ quan tiến hành tố tụng cấp, tống đạt, thông những văn bản tố tụng dân sự cần thiết. Trong một số vụ việc dân sự để làm rõ các tình tiết của vụ việc, Tòa án cần phải có sự hỗ trợ của các nhà chuyên môn. Trong những trường hợp này, Tòa án phải trưng GVHD: Trương Thanh Hùng 30 SVTH: Dương Hiếu Nghiệm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự cầu ý kiến những nhà chuyên môn theo quy định của pháp luật về các lĩnh vực có có đối tượng cần giám định để xem xét, kết luận về những vấn đề chuyên môn có liên quan đến đối tượng cần giám định. Những nhà chuyên môn này hay còn gọi là người giám định. Theo Điều 67 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, thì “người giám định là người có kiến thức, có kinh nghiệm cần thiết theo quy định của pháp luật về lĩnh vực có đối tượng cần giám định được các bên đương sự thỏa thuận lựa chọn hoặc được Tòa án trưng cầu để giám định đối tượng đó theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự”. Việc tham gia tố tụng dân sự của người giám định có ý nghĩa quan trọng đối với việc giải quyết vụ việc dân sự. Tuy nhiên, người giám định chỉ có quyền kết luận những vấn đề chuyên môn liên quan đến các tình tiết của vụ việc dân sự nhưng không được kết luận về những vấn đề mang tính pháp lý của vụ việc dân sự. Để kết luận giám định thật sự có ý nghĩa trong việc xác định sự thật khách quan để giải quyết vụ việc dân sự theo đúng công lý, lẽ phải và đúng quy định của pháp luật, người giám định sẽ được cơ quan tiến hành tố tụng cấp, tống đạt, thông báo những văn bản tố tụng dân sự cần thiết. Theo quy định tại Điều 20 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 về nguyên tắc tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự thì: “Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự là tiếng Việt, người tham gia tố tụng dân sự có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, trong trường hợp này phải có người phiên dịch”. Người phiên dịch là người tham gia tố tụng được các bên đương sự thỏa thuận lựa chọn và được Tòa án chấp nhận hoặc được Tòa án yêu cầu để dịch từ ngôn ngữ khác ra tiếng Việt và ngược lại trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt (theo quy định tại Điều 69 bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011). Để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của người phiên dịch cũng như đảm bảo việc giải quyết vụ việc dân sự được diễn ra thuận lợi. Trong những trường hợp cần thiết cơ quan tiến hành tố tụng sẽ cấp, tống đạt, thông báo những văn bản tố tụng dân sự tương ứng. Để bảo đảm quyền tham gia tố tụng dân sự của đương sự là một vấn đề căn bản trong tố tụng dân sự. Dựa trên quyền tự định đoạt được pháp luật quy định, đương sự có năng lực hành vi tố tụng dân sự họ có thể tự mình thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng được pháp luật quy định hoặc ủy quyền cho người khác nếu xét thấy cần thiết. Pháp luật cũng dự liệu trước những người có thể thay mặt đương sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự trong những trường hợp đương sự là pháp nhân hoặc là cá nhân không có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Việc trao quyền quyết định cho Tòa án chỉ định người thay mặt đương sự tham gia tố tụng trước Tòa án trong một số trường hợp đặc biệt. Những chủ thể này thay mặt đương sự trước Tòa án để thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự được gọi là người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự. Khái niệm về người đại diện của đương sự đã được đề cập ở mục 2.1.1.2 những người GVHD: Trương Thanh Hùng 31 SVTH: Dương Hiếu Nghiệm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự có trách nhiệm cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự. Theo khoản 1 Điều 73 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, thì người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Người đại diện theo pháp luật là người đương nhiên được thay mặt đương sự tham gia tố tụng do được pháp luật quy định dựa trên tiêu chí họ là người đại diện của đương sự trong quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Người đại diện theo ủy quyền là người thay mặt đương sự tham gia tố tụng do đương sự hoặc người đại diện theo pháp luật ủy quyền tham gia tố tụng. Ngoài người đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền, trong pháp luật tố tụng dân sự còn quy định thêm người đại diện theo chỉ định. Cụ thể, theo quy định tại Điều 76 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 thì: “Trong khi tiến hành tố tụng dân sự, nếu có đương sự là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà không có người đại diện hoặc người đại diện theo pháp luật của họ thuộc các trường hợp không được làm đại diện theo quy định của pháp luật, thì Tòa án chỉ định người đại diện để tham gia tố tụng tại Tòa án”. Để quyền và nghĩa vụ của người đại diện của đương sự cũng như quyền và nghĩa vụ của đương sự được đảm bảo, người đại diện của đương sự sẽ được cơ quan tiến hành tố tụng cấp, tống đạt, thông báo những văn bản tố tụng dân sự cần thiết. Ngoài đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, người đại diện, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch có quyền được cấp, tống đạt, thông báo văn bản bản tố tụng dân sự. Thì còn có cá nhân, cơ quan và tổ chức có liên quan đến vụ việc dân sự có quyền được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự. 2.2 Trình tự thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự Quy trình cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự là một quy trình vô cùng quan trọng trong việc giải quyết vụ việc dân sự. Nếu việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự không đúng theo quy trình hay nói cách khác là không đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật thì sẽ không được coi là hợp lệ. Khi không hợp lệ thì ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ, hiệu quả và chất lượng giải quyết vụ việc. Và chính vì thế, tác giả sẽ làm rõ về trình tự, thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành. Để làm rõ được vấn đề trên, tác giả xin làm rõ một số vấn đề cơ bản như: Phương thức, thủ tục, tính hợp lệ của việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự và việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài. 2.2.1 Phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự Để tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tố tụng, cũng như để phù hợp với từng trường hợp cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự, pháp luật tố tụng dân sự hiện hành quy định nhiều phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự khác GVHD: Trương Thanh Hùng 32 SVTH: Dương Hiếu Nghiệm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự nhau. Cụ thể, theo quy định tại Điều 149 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành thì có ba phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự: Phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự trực tiếp, qua bưu điện hoặc qua người thứ ba được ủy quyền; Phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự niêm yết công khai; Phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng. Việc lựa chọn phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự phù hợp hay không của cơ quan tiến hành tố tụng là một công việc quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự. 2.2.1.1 Phương thức trực tiếp, qua bưu điện hoặc qua người thứ ba được ủy quyền Phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự trực tiếp, qua bưu điện hoặc qua người thứ ba được ủy quyền. Trong đó phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự trực tiếp bao gồm hai hình thức: Hình thức cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp cho cá nhân và hình thức cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp cho cơ quan, tổ chức. Đây là phương phương thức đầu tiên được xem xét đến khi cơ quan tiến hành tố tụng giao cho người có trách nhiệm thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự cho đương sự, người tham gia tố tụng khác và cá nhân, cơ quan và tổ chức có liên quan. Khi được giao trách nhiệm cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự, họ xem xét đến những vấn đề cụ thể như: Loại văn bản tố tụng cần được cấp, tống đạt, thông báo là gì; Tính quan trọng, cấp thiết của văn bản tố tụng đó; Thời hạn cho đối tượng nhận văn bản tố tụng thực hiện nội dung yêu cầu; Đối tượng được nhận văn bản tố tụng ở đâu; Ý thức chấp hành, thực hiện của đối tượng khi nhận văn bản tố tụng như thế nào. Để áp dụng phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự trực tiếp, qua bưu điện hay qua người thứ ba được ủy quyền theo quy định của pháp luật cho phù hợp. Tuy nhiên, phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự qua người thứ ba được ủy quyền, pháp luật tố tụng dân sự hiện hành vẫn chưa quy định rõ ràng về trình tự thủ tục mà chỉ quy định hình thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự qua trung gian. Cụ thể, chỉ quy định hình thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự qua người thân thích, qua tổ trưởng tổ dân phố, qua Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã. Việc quy định như vậy đã gây nhiều khó khăn cho người có trách nhiệm cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự, cũng như ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của người có quyền được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự. Có thể dẫn tới vi phạm quy định của pháp luật về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự. Không chỉ phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự qua người thứ ba được ủy quyền chưa được pháp luật tố tụng dân sự hiện hành quy định rõ ràng về trình tự, thủ tục. Mà còn phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự qua bưu điện pháp luật tố tụng dân sự cũng chưa quy định rõ ràng về trình tự, thủ tục. Nên GVHD: Trương Thanh Hùng 33 SVTH: Dương Hiếu Nghiệm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự việc áp dụng phương thức này vẫn đang còn gập nhiều khó khăn. Hiện nay phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự qua bưu điện gồm hai hình thức: Cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự thường và cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự chuyển phát nhanh. Trong mỗi hình thức được chia ra hai cách thức là báo kết quả và không báo kết quả. Tuy nhiên, các văn bản thể hiện việc chuyển giao giữa cơ quan tiến hành tố tụng và bưu điện do bưu điện lập sẵn áp dụng cho mọi đối tượng, không có phần nội dung để cơ quan tiến hành tố tụng có thể ghi số hiệu, ngày, tháng ban hành văn bản tố tụng cũng như ghi thời gian triệu tập, mời đương sự, người tham gia tố tụng khác và cũng không có mục nhân viên bưu điện phải giao tận tay cho đối tượng được cấp, tống đạt, thông báo. Hơn nữa, công việc của bưu điện trong việc nhận, chuyển và giao thư được thực hiện qua nhiều giai đoạn với nhiều nhân viên thực hiện, nên nhân viên giao tận tay cho đối tượng được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng có thể không phải là nhân viên nhận văn bản từ cơ quan tiến hành tố tụng ban đầu. Chính vì vậy, các văn bản tố tụng dân sự chỉ chuyển đến địa chỉ mà cơ quan tiến hành tố tụng đã xác định trên bao thư còn việc người có tên trên bao thư ký nhận hay không, không được nhân viên bưu điện quan tâm. Và ta có thể đơn cử xét một trường hợp như sau: Sáng ngày 17 tháng 04 năm 2007, phiên xét xử phúc thẩm lần ba vụ tai nạn giao thông thảm khốc do Phạm Hồng Quân gây ra trên đường cao tốc Láng – Hòa Lạc hồi cuối năm 2001, làm chết hai nữ sinh Phạm Phương Linh và Phạm Anh Thư trường trung học cơ sở Lương Thế Vinh, đã được mở tại Tòa án Nhân nhân tối cao. Tuy nhiên, một trong hai đại diện gia đình nạn nhân là bà Nguyễn Phương Dung mẹ của Phạm phương Linh đã vắng mặt tại tòa với lý do bà Dung không nhận được giấy triệu tập bà đến dự phiên tòa do chính bà đồng đệ đơn kháng cáo. Về vấn đề này, Hội đồng xét xử khẳng định đã chuyển giấy triệu tập cho bà dung qua đường bưu điện và được phía bưu điện xác nhận. Còn đại diện gia đình nạn nhân còn lại là ông Phạm Công Hoan cho biết, giấy triệu tập của ông được bưu điện gửi qua khe cửa rơi vào đúng “máng ăn” của con chó nhà ông và tờ giấy triệu tập đã bị chó gặm nham nhở 28. Ở đây, việc tống đạt giấy triệu tập của Tòa án qua đường bưu điện chưa được thực hiện một cách hiệu quả do nhân viên bưu điện thực hiện chưa tốt công việc, còn xem nhẹ trách nhiệm của mình. Khi nhân viên bưu điện đến địa chỉ nhà ông Hoan đại diện gia đình nạn nhân thực hiện công việc của mình là giao thư, hay nói cách khác là người có trách nhiệm tống đạt giấy triệu tập của Tòa án cho ông Hoan theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 148 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011. Khi đó 28 Hồng Vân, Tạm dừng phiên tòa vì gia đình bị hại chưa nhận được giấy triệu tập, Báo điện tử Hà Nội mới, 2007, http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Phap-luat/126777/t7841%3Bm-d7915%3Bng-phien-toa-vi-m7897%3Bt-gia273%3Binh-b7883%3B-h7841%3Bi-ch432%3Ba-nh7853%3Bn-273%3B432%3B7907%3Bc-gi7845%3Bytri7879%3Bu-t7853%3Bp, [ngày truy cập 10-09-2014]. GVHD: Trương Thanh Hùng 34 SVTH: Dương Hiếu Nghiệm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự nhân viên bưu điện này chỉ đưa giấy triệu tập vào khe cửa nhà ông Hoan, ông Hoan không hay và tất nhiên nhân viên bưu điện không hề đưa cho ông biên bản giao nhận giấy để ký xác nhận. Đến khi ông hay thì giấy triệu tập của Tòa án gửi tới đã bị chó gặm nham nhở. Rõ ràng ở đây, nhân viên bưu điện không hề quan tâm ai sẽ là người nhận được giấy triệu tập cũng như việc ký xác nhận, nhân viên bưu điện chỉ chuyển đến địa chỉ ghi trên bì thư là hoàn thành công việc hay trách nhiệm của mình. Nhân viên bưu điện thực hiện không tốt công việc, xem nhẹ trách nhiệm của mình là do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng ở đây, một phần là do phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự qua đường bưu điện chưa có quy định rõ ràng về trình tự, thủ tục. Cho nên, rất nhiều trường hợp đối tượng khác nhận thay, nhưng nhân viên bưu điện không ghi rõ đối tượng nhận là ai, quan hệ như thế nào với đối tượng được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự. Điều này dẫn tới việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự của cơ quan tiến hành tố tụng không hiệu quả, vi phạm quy định của pháp luật về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự. Khi nhân viên bưu điện vi phạm quy định về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự, vấn đề đặt ra ở đây là xác định trách nhiệm theo quy định của pháp luật có khả thi hay không. 2.2.1.2 Phương thức niêm yết công khai Phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự niêm yết công khai, đây là phương thức tiếp đến được xem xét khi cơ quan tiến hành tố tụng giao cho người có trách nhiệm thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự cho đương sự, người tham gia tố tụng khác và cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan. Theo quy định tại khoản 1 Điều 154 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, thì phương thức này được áp dụng khi “không rõ tung tích của người được cấp, tống đạt, thông báo hoặc không thể thực hiện được việc cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp”. Như vậy, điều kiện để áp dụng phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng niêm yết công khai là khi không rõ tung tích của người được cấp, tống đạt, thông báo và khi không thực hiện được phương thức cấp, tống đạt hoặc thông báo trực tiếp. Tuy nhiên, việc quy định điều kiện áp dụng của phương thức này đã gây không ít khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng khi quyết định áp dụng phương thức. Bởi khi nào là không thực hiện được phương thức cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng trực tiếp, cơ quan tiến hành tố tụng vẫn chưa xác định được điều này. Vì hiện nay pháp luật tố tụng dân sự hiện hành vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể. Điều này đã làm cho cơ quan tiến hành tố tụng hiểu sai về quy định hoặc áp dụng không đúng quy định này. Vậy nên cần sớm có văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này, để cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng đúng đắn quy định này của pháp luật nhằm phát huy tối đa vai trò và ý nghĩa của nó. GVHD: Trương Thanh Hùng 35 SVTH: Dương Hiếu Nghiệm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự 2.2.1.3 Phương thức thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng Đây là phương thức sau cùng được xem xét đến khi cơ quan tiến hành tố tụng giao cho người có trách nhiệm thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự cho đương sự, người tham gia tố tụng khác và cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan. Theo quy định tại khoản 1 Điều 155 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 thì phương thức này được áp dụng “khi pháp luật có quy định hoặc có căn cứ xác định là việc niêm yết công khai không bảo đảm cho người được cấp, tống đạt, thông báo nhận được thông tin về văn bản cần được cấp, tống đạt hoặc thông báo. Việc thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng có thể được thực hiện nếu có yêu cầu của các đương sự khác. Lệ phí thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng do đương sự có yêu cầu thông báo phải chịu”. Như vậy, ta có thể hiểu các trường hợp phải thực hiện phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng bao gồm: Khi pháp luật có quy định; Khi có căn cứ xác định việc niêm yết công khai không bảo đảm cho người được cấp, tống đạt, thông báo nhận được thông tin từ văn bản cần được cấp, tống đạt hoặc thông báo; Có thể thực hiện nếu có yêu cầu của đương sự khác. Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành đã quy định trình tự thủ tục tiến hành đối với phương thức này một cách cụ thể, nhưng trên thực tế có rất ít cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng. Bởi vì, theo quy định tại khoản 1 Điều 155 nêu trên thì đương sự phải chịu chi phí đăng trên phương tiện thông tin đại chúng khi họ là người yêu cầu. Trong trường hợp họ không yêu cầu mà khi pháp luật có quy định, trong trường hợp có căn cứ xác định việc niêm yết công khai không bảo đảm cho người được cấp, tống đạt, thông báo nhận được thông tin từ văn bản cần được cấp, tống đạt hoặc thông báo thì đương sự không phải chịu chi phí đăng trên phương tiện thông tin đại chúng. Vậy, trong trường hợp này thì cơ quan tiến hành tố tụng có phải chịu chi phí đăng trên phương tiện thông tin đại chúng hay không, nếu phải chịu thì cơ quan tiến hành tố tụng phải quyết toán vào đâu, hiện nay vẫn chưa có hướng dẫn. Thêm nữa là, trong một số trường hợp người được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự vắng mặt do bỏ địa phương hay cố tình lẩn tránh nên việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng trực tiếp sẽ không đạt hiệu quả. Việc niêm yết công khai văn bản tố tụng cũng sẽ không có cơ sở để người được cấp, tống đạt, thông báo biết được thông tin về văn bản tố tụng cần được cấp, tống đạt, thông báo. Điều này làm cho việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự kéo dài, có thể dẫn tới vi phạm thời hạn chuẩn bị xét xử. Chính vì lẽ đó, trên thực tế cơ quan tiến hành tố tụng chỉ dừng lại ở mức niêm yết công khai, việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng chỉ được thực hiện khi đương sự có yêu cầu. Vì vậy, cần phải có GVHD: Trương Thanh Hùng 36 SVTH: Dương Hiếu Nghiệm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự hướng dẫn cụ thể hay sửa đổi quy định theo hướng cụ thể hơn, để đảm bảo việc áp dụng quy định một cách sâu rộng trên thực tế. 2.2.2 Thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự Để cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng một cách thuận lợi các phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự. Pháp luật tố tụng dân sự hiện hành cũng đã quy định thủ tục đối với từng phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự. Cụ thể là: Thủ tục cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp, bao gồm thủ tục trực tiếp cho cá nhân và trực tiếp cho cơ quan, tổ chức; Thủ tục niêm yết công khai; Thủ tục thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng. Lần lược được quy định tại các Điều: 151, 152, 153, 154, 155 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011. 2.2.2.1 Thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự trực tiếp Theo quy định tại Điều 151 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 quy định chung về thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự trực tiếp. Đã xác định trách nhiệm và nghĩa vụ của người thực hiện thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự trực tiếp là “phải trực tiếp chuyển giao cho người được cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng có liên quan”. Đồng thời cũng quy định rõ nghĩa vụ của người được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng qua thủ tục trực tiếp là “phải ký nhận vào biên bản hoặc sổ giao nhận văn bản tố tụng”. Bên cạnh đó cũng quy định thời điểm nào để tính thời hạn tố tụng đối với người được cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng bằng thủ tục trực tiếp. Cụ thể, “thời điểm để tính thời hạn tố tụng là ngày họ được cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng”. Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành cũng đã phân định thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng trực tiếp thành hai đối tượng: Cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng trực tiếp cho cá nhân và cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng trực tiếp cho cơ quan, tổ chức. - Thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng trực tiếp cho cá nhân Theo quy định tại Điều 152 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 thì thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản văn bản tố tụng trực tiếp cho cá nhân được thực hiện như sau: Cá nhân được cấp, tống đạt, thông báo thì văn bản tố tụng phải được giao trực tiếp cho họ. Trong trường hợp người được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng vắng mặt, thì văn bản tố tụng có thể được giao cho người thân thích đủ năng lực hành vi dân sự cùng cư trú với họ ký nhận và yêu cầu người này giao lại tận tay cho người được cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng. Ngày ký nhận của người thân thích cùng cư trú được coi là ngày được cấp, tống đạt hoặc thông báo. Trong trường hợp người được cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng không có người thân thích cùng cư trú có đủ năng lực hành vi dân sự hoặc có nhưng họ không chịu nhận hộ văn bản tố tụng. Thì GVHD: Trương Thanh Hùng 37 SVTH: Dương Hiếu Nghiệm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự người có trách nhiệm thực hiện việc cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng, họ có thể chuyển giao văn bản tố tụng cho tổ trưởng tổ dân phố, Ủy ban Nhân dân, công an cấp xã nơi người được cấp, tống đạt hoặc thông báo cư trú. Yêu cầu những người này cam kết giao lại tận tay cho người được cấp, tống đạt hoặc thông báo. Trong trường hợp việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng qua người khác, thì người thực hiện việc cấp, tống đạt hoặc thông báo phải lập biên bản với các nội dung như sau: Người được cấp, tống đạt hoặc thông báo vắng mặt; Văn bản tố tụng được giao cho ai; Lý do; Ngày, giờ giao; Quan hệ giữa họ với nhau; Cam kết giao lại tận tay ngay cho người được cấp, tống đạt hoặc thông báo. Biên bản phải có chữ ký của người nhận chuyển văn bản tố tụng, người thực hiện việc cấp, tống đạt hoặc thông báo và người chứng kiến. Trong trường hợp người được cấp, tống đạt hoặc thông báo chuyển đến địa chỉ mới thì phải cấp, tống đạt hoặc thông báo theo địa chỉ mới của họ. Trong trường hợp người được cấp, tống đạt hoặc thông báo vắng mặt mà không rõ thời điểm trở về hoặc không rõ địa chỉ, thì người thực hiện việc cấp, tống đạt hoặc thông báo phải lập biên bản về việc không thực hiện được việc cấp, tống đạt hoặc thông báo. Biên bản phải có chữ ký của người cung cấp thông tin. Trong trường hợp người được cấp, tống đạt hoặc thông báo từ chối nhận văn bản tố tụng thì người thực hiện việc cấp, tống đạt hoặc thông báo phải lập biên bản. Biên bản phải thể hiện rõ nội dung lý do từ chối nhận văn bản tố tụng, phải có xác nhận của tổ trưởng tổ dân phố, Ủy ban nhân dân và công an cấp xã. - Thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng trực tiếp cho cơ quan và tổ chức Theo quy định tại Điều 153 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 thì thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng trực tiếp cho cơ quan, tổ chức được thực hiện như sau: Trường hợp người được cấp, tống đạt, thông báo là cơ quan, tổ chức thì văn bản tố tụng phải được giao trực tiếp cho người đại diện theo pháp luật hoặc người nhận văn bản của cơ quan tổ chức đó và phải được những người này ký nhận. Trong trường hợp cơ quan, tổ chức được cấp, tống đạt hoặc thông báo có người đại diện tham gia tố tụng hoặc cử người đại diện nhận văn bản tố tụng thì những người này ký nhận văn bản tố tụng đó. Ngày ký nhận là ngày được cấp, tống đạt hoặc thông báo. Thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự trực tiếp cho cá nhân đã được quy định khá đầy đủ và cụ thể, nhưng trong quá trình áp dụng cơ quan tiến hành tố tụng còn gặp phải vướng mắt và khó khăn, làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ việc dân sự. Trong thủ tục được trình bày ở trên, khi người được cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng vắng mặt thì văn bản tố tụng được giao lại cho người thân thích có đủ năng lực hành vi dân sự cùng cư trú với họ. Vấn đề đặt ra ở đây, ai là người thân thích với họ trong trường hợp này, người giúp việc có được coi là người thân thích hay không. GVHD: Trương Thanh Hùng 38 SVTH: Dương Hiếu Nghiệm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự Hiện nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này, nên các cơ quan tiến hành tố tụng còn có những quan điểm khác nhau trong quá trình tố tụng: Thứ nhất, có quan điểm cho rằng, người giúp việc là người cùng cư trú, gắn bó mật thiết trong cuộc sống hàng ngày với người được cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng nên được xem là người thân thích. Thứ hai, cũng có quan điểm, người giúp việc không phải là người thân thích với người được cấp, tống đạt hoặc thông báo bởi vì người giúp việc cùng cư trú nhưng không có quan hệ bà con thân thuộc với họ. Theo quan điểm cá nhân của tác giả, thì người giúp việc không phải là người thân thích với người được cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng. Bởi vì, ta có thể áp dụng tương tự Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất những quy định chung của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật tố tụng dân sự. Cụ thể tại khoản 2 Điều 13 Nghị quyết này quy định về người thân thích của đương sự bao gồm: “Chồng, vợ, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của đương sự; Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của đương sự; Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, của đương sự; Là cháu ruột của đương sự, mà đương sự là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột”29. Trong số các người được liệt kê ở trên là người thân thích của đương sự, không có người giúp việc. Như vậy, ta áp dụng tương tự pháp luật trong trường hợp này sẽ dễ dàng biết được ai là người thân thích của người được cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng dân sự. Việc áp dụng như vậy là theo đúng logic, có khoa học và hợp lý khi hai chế định này cùng nằm trong một bộ luật và có sự tương đồng. Ngoài vấn đề đặt ra ở trên đây, trên thực tế cơ quan tiến hành tố tụng còn gặp khó khăn khi áp dụng thủ tục cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng trực tiếp cho cá nhân. Bởi vì thiếu sự phối hợp của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cư trú. Hiện nay, ở hầu hết các địa phương cán bộ của Ủy ban nhân dân cấp xã không trực tiếp thực hiện công việc cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng mà giao lại cho nhân viên hợp đồng làm công tác liên lạc cho Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện30. Phần lớn những người này do am hiểu về quy định của pháp luật còn hạn chế. Nên không tránh khỏi những sai sót, không tuân thủ quy định của pháp luật trong quá trình cấp, tống đạt hoặc thông báo. Những sai sót về thủ tục mà họ thường 29 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất những quy định chung của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật tố tụng dân sự, Điều 13, khoản 2. 30 Phạm Thái Quý, Vi phạm trong tống đạt văn bản tố tụng, Báo điện tử Đại biểu nhân dân, 2010, http://www.daibieunhandan.vn/ONA_BDT/NewsPrint.aspx?newsId=104509, [ngày truy cập 11-09-2014]. GVHD: Trương Thanh Hùng 39 SVTH: Dương Hiếu Nghiệm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự mắc phải như: Không trực tiếp giao cho người được cấp, tống đạt hoặc thông báo mà gửi người khác đưa giúp nên văn bản thường bị thất lạc, giao trực tiếp nhưng không lập biên bản giao nhận, hay có lập biên bản giao nhận nhưng lại giao luôn cho người được cấp, tống đạt hoặc thông báo. Điều này đã gây ra không ít khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng. Ta xét trong trường hợp: Theo quy định tại Điều 199 và Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, Tòa án xét xử vắng mặt bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan hoặc đình chỉ giải quyết vụ án đối với nguyên đơn khi họ đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt. Do đó, khi xét xử vắng mặt hoặc đình chỉ giải quyết vụ án với lý do đơn sự triệu tập hợp lệ đến lần hai mà vẫn vắng mặt, thì hồ sơ vụ việc phải có tài liệu chứng minh về việc triệu tập hợp lệ. Trong trường hợp này, nếu đương sự vắng mặt đến lần thứ hai thì Tòa án thường yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã giao giấy triệu tập cho đương sự, lấy đó để làm căn cứ xét xử vắng mặt hoặc đình chỉ giải quyết vụ án. Thậm chí thấy đương sự vắng mặt lần thứ hai là vội xét xử vắng mặt hoặc đình chỉ giải quyết vụ án, trong khi chưa có căn cứ để kết luận là đã tống đạt giấy triệu tập hợp lệ. Việc Tòa án làm như vậy, theo quan điểm của tác giả là thiếu chặt chẽ, quá sơ sài về thủ tục pháp lý. Nếu sau khi bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật hoặc khi xét xử phúc thẩm mà đương sự có khiếu nại cho rằng họ chưa được cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng có liên quan liên quan thì cơ quan tiến hành tố tụng không thể chứng minh là đã cấp, tống đạt hoặc thông báo hợp lệ. Trong trường hợp này, hậu quả tất yếu là cấp phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm sẽ hủy án sơ thẩm vì đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Do đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Ủy ban nhân dân cấp xã với cơ quan tiến hành tố tụng trong việc trong việc thực hiện thủ tục cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng trực tiếp cho cá nhân. 2.2.2.2 Thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự niêm yết công khai Tại khoản 2 Điều 154 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 quy định về thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng niêm yết công khai. Theo đó, “việc niêm yết công khai văn bản tố tụng do Tòa án trực tiếp hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được cấp, tống đạt hoặc thông báo”. Việc niêm trên đây được tiến hành theo thủ tục như sau: Niêm yết bản chính tại trụ sở Tòa án, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng. Niêm yết bản sao tại nơi cư trú hoặc cư trú cuối cùng của người được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng. Khi niêm yết phải lập biên bản về việc thực hiện thủ tục niêm yết công khai, biên bản phải thể hiện rõ ngày, tháng, năm niêm yết. Thời gian niêm yết công khai văn bản tố tụng là mười lăm ngày, kể từ ngày niêm yết. GVHD: Trương Thanh Hùng 40 SVTH: Dương Hiếu Nghiệm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự Khi tiến hành niêm yết công khai văn bản tố tụng dân sự theo trình tự thủ tục trên thì cần phải lập biên bản về việc thực hiện thủ tục này. Bao giờ việc lập biên bản cũng phải có chữ ký của người lập và một người khác, người khác ở đây có thể là người chứng kiến, người nhận hoặc là một ai khác. Vấn đề đặt ra ở đây là, khi tiến hành niêm yết văn bản tố tụng tại trụ sở của Tòa án thì có cần lập biên bản hay không, nếu có lập biên bản thì ai sẽ tham gia ký vào biên bản. Hiện nay các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn còn những ý kiến trái chiều nhau về vấn đề này: Thứ nhất, có ý kiến cho rằng khi niêm yết công khai văn bản tố tụng tại Tòa án thì người thực hiện việc niêm yết cần phải lập biên bản và mời những người làm việc tại Tòa án ký vào, những người này có thể là bảo vệ hoặc là nhân viên văn phòng. Thứ hai, cũng có ý kiến cho rằng khi niêm yết công khai văn bản tố tụng tại Tòa án thì người thực hiện việc niêm yết không cần phải lập biên bản, vì nếu có lập biên bản thì cũng là hình thức. Theo quan điểm cá nhân của tác giả thì đồng tình với quan điểm thứ hai, là không cần lập biên bản khi tiến hành niêm yết công khai văn bản tố tụng tại Tòa án. Bởi vì, văn bản tố tụng dân sự được niêm yết với cơ quan tiến hành tố tụng là Tòa án là một bộ phận không tách rời nếu có lập biên bản thì chỉ mang tính chất là hình thức. Vậy nên, khi tiến hành thủ tục niêm yết công khai văn bản tố tụng tại Tòa án không cần lập biên bản là hợp lý, để giảm bớt đi những thủ tục gồm gà tạo thuận lợi cho quá trình tố tụng. Đây là thủ tiến hành cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự niêm yết công khai với đối tượng là cá nhân. Còn đối với thủ tục tiến hành niêm yết công khai văn bản tố tụng dân sự cho đối tượng cơ quan, tổ chức chưa được Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành quy định. Điều này đã gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, cũng như ảnh hưởng đến quyền lợi của đối tượng là cơ quan, tổ chức khi tham gia tố tụng. Ta xét, trong một số trường hợp trong quá trình tố tụng, khi cơ quan tiến hành tố tụng cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự cho đối tượng là cơ quan, tổ chức theo phương thức trực tiếp, qua bưu điện hoặc qua người thứ ba được ủy quyền không được. Bởi vì trên thực tế, trụ sở của cơ quan tổ chức hoặc chi nhánh của cơ quan, tổ chức không phải lúc nào cũng cố định mà thường thay đổi. Bên cạnh đó, một số tổ chức ngưng hoạt động nhưng không làm thủ tục tuyên bố phá sản hay giải thể. Còn có trường hợp một số tổ chức thuê trụ sở, sau khi ngưng hoạt động thì không rõ chủ sở hữu, người đứng đầu các tổ chức ở đâu. Trong khi đó theo quy định tại khoản 1 Điều 150 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 thì “việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự được thực hiện theo quy định của Bộ luật này thì được coi là hợp lệ”. Như vậy, sau khi thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự theo phương thức trực tiếp, qua bưu điện hoặc qua người thứ ba được ủy quyền cho cơ quan, tổ chức không có kết quả, cơ quan tiến hành tố tụng xác định thủ tục cấp, tống đạt, GVHD: Trương Thanh Hùng 41 SVTH: Dương Hiếu Nghiệm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự thông báo văn bản tố tụng dân sự đã hoàn thành và hợp lệ. Thế thì, việc không tiến hành thủ tục niêm yết công khai văn bản tố tụng dân sự cho cơ quan, tổ chức sẽ gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của chính cơ quan tổ chức đó vì họ không biết cơ quan tiến hành tố tụng đang giải quyết vụ việc liên quan đến quyền và nghĩa vụ của họ. Vậy khi không thực hiện được thủ tục cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp, qua bưu điện, qua người thứ ba được ủy quyền thì cần phải thực hiện tiếp thủ tục niêm yết công khai văn bản tố tụng để đảm bảo quyền và lợi ích cho cơ quan, tổ chức. Nhưng Bộ luật tố tụng dân sự hiện không quy định về trình tự thủ tục tiến hành, nên gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng trong việc áp dụng. Do đó cần phải bổ sung quy định về thủ tục tiến hành phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự niêm yết công khai đối với đối tượng là cơ quan, tổ chức. 2.2.2.3 Thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng Theo quy định tại khoản 2 Điều 155 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 thì thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng được tiến hành như sau: “Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng phải được đăng trên báo hàng ngày của trung ương trong ba số liên tiếp và phát sóng trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình của trung ương trong ba ngày liên tiếp”. Việc quy định trình tự thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng như vậy là khá đầy đủ và cụ thể. Nhưng trên thực tế hiện nay, trong một số trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng còn gặp khó khăn trong việc có nên áp dụng thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng hay không. Ta có thể xét trong trường hợp, hiện nay có rất nhiều vụ án hôn nhân và gia đình, do bất đồng quan điểm trong cuộc sống dẫn tới mâu thuẫn hay vì một lý do nào khác một bên vợ hoặc chồng đã bỏ đi nơi khác. Vì không sống chung đã lâu nên muốn ly hôn với người vợ hoặc chồng đã bỏ đi để kết hôn với người khác hoặc vì nguyên nhân khác, người chồng hoặc vợ đã làm thủ tục tuyên bố mất tích người vợ hoặc chồng đã bỏ đi. Sau khi có quyết định tuyên bố vợ hoặc chồng mất tích, người còn lại làm thủ tục yêu cầu ly hôn với người mất tích. Sau khi thụ lý, Tòa án đã tiến hành cấp, tống đạt hoặc thông báo trực tiếp, qua bưu điện, qua người thứ ba được ủy quyền cũng như niêm yết công khai các văn bản tố tụng cho vợ hoặc chồng mất tích nhưng không thực hiện được. Tiếp sau đó, các Tòa án còn có quan điểm trái chiều nhau về việc có nên tiếp tục thực hiện thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng hay không: Quan điểm thứ nhất, Tòa án tiến hành đưa vụ án ra xét xử mà không thực hiện thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự thông báo trên phương tiện thông tin GVHD: Trương Thanh Hùng 42 SVTH: Dương Hiếu Nghiệm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự đại chúng, bởi vì khi tiến hành thủ tuyên bố mất tích, đã làm thủ tục thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng mà không có kết quả nên không cần áp dụng lại. Quan điểm thứ hai, quyết định tuyên bố một người mất tích là được tiến hành theo thủ tục việc dân sự, còn việc một người khởi kiện yêu cầu ly hôn với người mất tích được tiến hành giải quyết theo thủ tục vụ án hôn nhân và gia đình. Chính vì vậy, cần phải tiếp tục thực hiện thủ tục cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng dân sự trên phương tiện thông tin đại chúng. Theo quan điểm của tác giả, đồng ý với quan điểm thứ hai vì quan điểm thứ hai là hoàn toàn có căn cứ. Bởi lẽ, căn cứ vào quy định tại khoản 2 Điều 78 Bộ luật dân sự năm 2005 thì “trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn”. Khi Tòa án thụ lý yêu cầu xin ly hôn với người mất tích thì Tòa án tiến hành giải quyết theo thủ tục vụ án hôn nhân và gia đình. Còn trước đó, Tòa án tuyên bố một người mất tích được tiến hành theo thủ tục giải quyết việc dân sự, hai thủ tục này là hoàn toàn khác biệt nhau. Như vậy, khi Tòa án thụ lý giải quyết yêu cầu này, phải tuân thủ trình tự thủ tục giải quyết vụ án hôn nhân gia đình, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người vợ hoặc chồng bị tuyên bố mất tích. Trong đó có thủ tục cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng. Thêm nữa là, thủ tục cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng không loại trừ áp dụng đối với bất kỳ vụ án nào. 2.2.3 Cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài Khi giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, thì công việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự gặp không ít khó khăn do sự cách biệt về địa lý, khác nhau về chế độ chính trị và pháp luật cũng có quy định khác nhau. Để khắc phục vấn đề trên trong quá trình tố tụng, Luật tương trợ tư pháp cũng như tại Thông tư liên tịch số 15/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 15 tháng 09 năm 2011 hướng dẫn áp dụng một số quy định về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của Luật tương trợ tư pháp. Đã quy định trình tự thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài mà những nước đó có ký kết điều ước quốc tế hoặc áp dụng nguyên tắc có đi có lại với Việt Nam. Như vậy, để làm rõ vấn đề ta xét trong hai trường hợp: Trình tự, thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài có ký kết điều ước quốc tế hoặc áp dụng nguyên tắc có đi có lại (thực hiện tương trợ tư pháp); Trình tự, thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài không có ký kết điều ước quốc tế và không áp dụng nguyên tắc có đi có lại (không thực hiện được tương trợ tư pháp). GVHD: Trương Thanh Hùng 43 SVTH: Dương Hiếu Nghiệm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự 2.2.3.1 Thực hiện tương trợ tư pháp Theo khoản 1 Điều 6 Luật tương trợ tư pháp thì “ủy thác tư pháp là yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền nước ngoài về thực hiện một số hoạt động tương trợ tư pháp theo quy định pháp luật nước có liên quan hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên”. Như vậy, tương trợ tư pháp là công việc được thực hiện trên cơ sở yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thông qua ủy thác tư pháp. Cũng theo quy định của Luật tương trợ tư pháp tại Điều 10 xác định phạm vi tương trợ tư pháp về dân sự, trong đó có cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng. Trong quá trình tố tụng giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, cơ quan tiến hành tố tụng cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng có yếu tố nước ngoài thông qua tương trợ tư pháp. Khi đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật tương trợ tư pháp thì việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài phải được lập thành văn bản dưới hình thức ủy thác tư pháp về dân sự. Văn bản này có trong hồ sơ ủy thác tư pháp. Việc gửi hồ sơ ủy thác tư pháp để cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài được thực hiện theo trình tự thủ tục sau: - Đối tượng được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự là công dân Việt Nam hồ sơ ủy thác tư pháp được gửi theo tình tự: Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền, Bộ tư pháp, Bộ ngoại giao, cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, công dân Việt Nam. - Đối tượng được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự là công dân nước ngoài hồ sơ ủy thác tư pháp được gửi theo trình tự: Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền, Bộ tư pháp, Bộ ngoại giao, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, cơ quan tư pháp của nước ngoài, công dân nước ngoài. + Trình tự, thủ tục nhận và gửi hồ sơ ủy thác tư pháp để cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự tại Bộ tư pháp (Điều 12 Thông tư liên tịch số 15/TTLT-BTPBNG-TANDTC). Trong thời hạn mười ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do cơ quan tiến hành tố tụng gửi đến, Bộ tư pháp vào sổ hồ sơ ủy thác tư pháp về dân sự phần ủy thác tư pháp đi. Nếu hồ sơ hợp lệ thì chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền nước ngoài hoặc bộ ngoại giao theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước đó là thành viên. Nhưng nếu giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp về vấn đề này, chưa có thỏa thuận hoặc chưa có tiền lệ áp dụng nguyên tắc có đi có lại thì chuyển hồ sơ cho Bộ ngoại giao để xem xét, quyết định áp dụng nguyên tắc có đi có lại. Việc áp dụng nguyên tắc có đi có lại này được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch số 15/TTLT-BTP-BNG-TANDTC như sau: GVHD: Trương Thanh Hùng 44 SVTH: Dương Hiếu Nghiệm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự Cơ quan tiến hành tố tụng cần có công văn gửi Bộ tư pháp đề nghị áp dụng nguyên tắc có đi có lại kèm theo hồ sơ; Trong thời hạn mười ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ tư pháp gửi công văn kèm hồ sơ đề nghị Bộ ngoại giao xem xét, quyết định việc đề nghị cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài áp dụng nguyên tắc có đi có lại; Trong thời hạn mười ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ. Nếu Bộ ngoại giao quyết định đề nghị cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài áp dụng nguyên tắc có đi có lại, thì Bộ ngoại giao gửi hồ sơ ủy thác tư pháp về dân sự cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài kèm theo Công hàm của Bộ ngoại giao đề nghị cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài áp dụng nguyên tắc có đi có lại. Trong Công hàm cần đề nghị cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài có văn bản trả lời chính thức về việc áp dụng nguyên tắc có đi có lại với Việt Nam. Đối với trường hợp cần thiết phải lấy ý kiến của Bộ tư pháp và Tòa án nhân dân tối cao về việc áp dụng nguyên tắc có đi có lại thì thời hạn này không quá hai mươi ngày. Nếu quyết định không đề nghị cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài áp dụng nguyên tắc có đi có lại, thì Bộ ngoại giao gửi trả lại hồ sơ cho Bộ tư pháp và nêu rõ lý do; Trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài gửi hồ sơ đề nghị áp dụng nguyên tắc có đi có lại cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài; Trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được trả lời chính thức của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài gửi văn bản thông báo về Bộ ngoại giao. Trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Bộ ngoại giao có trách nhiệm thông báo về việc này cho Bộ tư pháp và Tòa án nhân dân tối cao biết và phối hợp; Trường hợp cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài được yêu cầu tương trợ tư pháp đồng ý áp dụng nguyên tắc có đi có lại với những điều kiện kèm theo, thì Bộ ngoại giao xem xét, quyết định trên cơ sở tham khảo ý kiến với Bộ tư pháp và Tòa án nhân dân tối cao. Nếu hồ sơ không hợp lệ thì Bộ tư pháp trả lại hồ sơ và nêu rõ lý do. + Trình tự, thủ tục nhận, gửi hồ sơ ủy thác tư pháp để cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng tại Bộ ngoại giao và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (Điều 13 và Điều 17 Thông tư liên tịch số 15/TTLT-BTP-BNG-TANDTC). Trường hợp Bộ ngoại giao thực hiện ủy thác tư pháp để cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cho công dân Việt Nam ở nước ngoài hoặc theo quy định của điều ước quốc tế liên quan thì thời hạn chuyển hồ sơ cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài là năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ do Bộ tư pháp chuyển đến. Trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cho công dân Việt Nam ở nước ngoài hoặc chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài. GVHD: Trương Thanh Hùng 45 SVTH: Dương Hiếu Nghiệm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tiến hành cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cho công dân Việt Nam ở nước ngoài. Nếu trong trường hợp người được cấp, tống đạt, thông báo đã nhận văn bản ủy thác hoặc người được cấp, tống đạt, thông báo vắng mặt tại địa chỉ nhưng có người thân thích có đủ năng lực hành vi dân sự ký nhận thay và cam kết giao lại tận tay cho người đó, thì cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài lập biên bản về việc đã thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo. Trường hợp người được cấp, tống đạt, thông báo đã chuyển đến địa chỉ mới, khác với địa chỉ đã yêu cầu ủy thác tư pháp thì cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cần cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng đến địa chỉ mới. Trường hợp tên, địa chỉ hoặc thông tin cá nhân của người được cấp, tống đạt, thông báo không đúng, hoặc đã chuyển đến địa chỉ mới nhưng không rõ địa chỉ mới, hoặc vắng mặt tại địa chỉ mà không rõ thời điểm trở về thì cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài lập biên bản về việc không thực hiện được việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng và nêu rõ lý do. Trường hợp người được cấp, tống đạt, thông báo từ chối nhận văn bản tố tụng thì người thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo phải lập biên bản về việc từ chối nhận văn bản tố tụng trong đó nêu rõ lý do của việc từ chối, có chữ ký của người được cấp, tống đạt hoặc thông báo, trong trường hợp người đó không ký vào biên bản thì cần có chữ ký của người làm chứng về việc người đó từ chối nhận văn bản tố tụng. Trường hợp đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết mà vẫn không thể thực hiện được việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở của mình. Sau thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày niêm yết, nếu người được cấp, tống đạt, thông báo không đến nhận văn bản tố tụng thì cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài lập biên bản về việc đã thực hiện thủ tục niêm yết công khai và kết quả của việc niêm yết. Theo quy định tại Điều 16 thông tư liên tịch này, ngoài việc phải tuân theo trình tự, thủ tục nêu trên thì còn phải tuân theo trình tự và thủ tục cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng quy định tại “Bộ luật tố tụng dân sự, các quy định khác của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và không trái với pháp luật của nước sở tại”. Đối với trường hợp thực hiện ủy thác tư pháp để cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng theo nguyên tắc có đi có lại thì trình tự và thủ tục thực hiện tại Bộ ngoại giao và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch này, như đã trình bày ở trên. + Xử lý kết quả ủy thác tư pháp của việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự tại Bộ ngoại giao và cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài (Điều 14 Thông tư liên tịch số 15/TTLT-BTP-BNG-TANDTC). Trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thông báo kết quả thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, hai cơ quan này phải gửi về Bộ ngoại giao GVHD: Trương Thanh Hùng 46 SVTH: Dương Hiếu Nghiệm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự kết quả cũng như tài liệu, chứng cứ kèm theo. Trong thời hạn tối đa là ba tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan có thẩm quyền trong nước mà cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài không thể thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cho công dân Việt Nam ở nước ngoài hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không có thông báo về kết quả thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo hoặc không trả lời đề nghị của Việt Nam về việc áp dụng nguyên tắc có đi có lại, thì cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm thông báo về Bộ ngoại giao. Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật tương trợ tư pháp, thì trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thông báo kết quả thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài gửi về, Bộ ngoại giao chuyển văn bản đó cho Bộ tư pháp để chuyển cho cơ quan tiến hành tố tụng đã yêu cầu cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự. + Xử lý kết quả ủy thác tư pháp của việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự tại cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền (Điều 15 Thông tư liên tịch số 15/TTLT-BTP-BNG-TANDTC). Đối với xử lý kết quả ủy thác tư pháp của việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài: Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền nhận được văn bản thông báo không thực hiện được việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng do tên, địa chỉ hoặc thông tin cá nhân của người được cấp, tống đạt, thông báo không đúng hoặc đã chuyển đến địa chỉ mới nhưng không rõ địa chỉ mới hay vắng mặt tại địa chỉ mà không rõ thời điểm trở về. Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền tiếp tục tiến hành ủy thác tư pháp để cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng nếu xác minh được đúng tên, địa chỉ, thông tin cá nhân chính xác của người được cấp, tống đạt, thông báo ở nước ngoài. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền đã tiến hành mọi biện pháp nhưng vẫn không xác định được địa chỉ của người được cấp, tống đạt, thông báo ở nước ngoài. Thì cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền giải thích để đương sự yêu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú theo quy định tại Chương XX và Chương XXII của Bộ luật tố tụng dân sự; Còn trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền nhận được văn bản thông báo đã cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng trực tiếp, qua người thân. Hay nhận được thông báo không thực hiện được việc cấp, tống đạt, thông báo do người được cấp, tống đạt, thông báo từ chối nhận văn bản tố tụng. Cũng như trong trường hợp nhận được thông báo việc thực hiện niêm yết công khai văn bản tố tụng tại cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài. Thì cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền tiếp tục giải quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Đối với xử lý kết quả ủy thác tư pháp của việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự cho công dân nước ngoài đang cư trú ở nước ngoài: Trường hợp cơ quan tiến GVHD: Trương Thanh Hùng 47 SVTH: Dương Hiếu Nghiệm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự hành tố tụng có thẩm quyền nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thông báo về việc tên, địa chỉ, thông tin cá nhân của người được cấp, tống đạt, thông báo không đúng, họ đã chuyển đến địa chỉ mới nhưng không rõ địa chỉ mới, hay họ vắng mặt tại địa chỉ mà không rõ thời điểm trở về. Thì cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền tiếp tục tiến hành cấp, tống đạt, thông báo lần thứ hai nếu xác minh được đúng địa chỉ, tên và thông tin cá nhân chính xác của họ; Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thông báo về việc người được cấp, tống đạt, thông báo đã nhận được văn bản tố tụng hoặc họ từ chối nhận văn bản tố tụng. Thì cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền tiến hành giải quyết vụ việc theo thủ tục chung; Trường hợp vụ việc dân sự không thể thực hiện được việc ủy thác tư pháp về việc cấp, tống đạt, thông báo do Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế hoặc không áp dụng được nguyên tắc có đi có lại. Thì cơ quan tiến hành tố tụng đã thụ lý vụ việc tiến hành thủ tục niêm yết công khai văn bản tố tụng tại trụ sở, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được cấp, tống đạt, thông báo trong thời hạn sáu tháng và đăng trên báo hàng ngày của trung ương trong ba số liên tiếp và phát sóng trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình của trung ương (kênh sóng dành cho người nước ngoài) ba lần trong ba ngày liên tiếp. Nếu hết thời hạn này mà không có tin tức của họ thì cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự theo thủ tục chung. Xử lý kết quả ủy thác tư pháp trong trường hợp tống đạt bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm: Trường hợp Tòa án ủy thác tư pháp để tống đạt bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm cho đương sự đang cư trú ở nước ngoài mà trong thời hạn ba tháng kể từ ngày tống đạt bản án, quyết định cho người cần tống đạt hoặc thời hạn sáu tháng kể từ ngày niêm yết bản án, quyết định tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc kể từ ngày gửi hồ sơ ủy thác tư pháp cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thực hiện ủy thác tư pháp mà Tòa án không nhận được kháng cáo của đương sự ở nước ngoài, và trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị không có người khác kháng cáo, Viện kiểm sát không kháng nghị. Thì bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có hiệu lực pháp luật và Tòa án không phải tiếp tục tiến hành ủy thác tư pháp để tống đạt bản án, quyết định của mình. Xử lý kết quả ủy thác tư pháp của việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự trong trường hợp không nhận được và nhận được thông báo kết quả cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng: Sau sáu tháng kể từ ngày Bộ tư pháp gửi hồ sơ hợp lệ lần thứ hai cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hoặc Bộ ngoại giao mà không nhận được thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp thì cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền yêu cầu sẽ căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ đã thu nhập được để giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật. Trường hợp nhận được thông báo kết quả thực hiện cấp, GVHD: Trương Thanh Hùng 48 SVTH: Dương Hiếu Nghiệm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự tống đạt, thông báo văn bản tố tụng, thì cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền căn cứ vào tài liệu, chứng cứ để giải quyết vụ việc nếu xét thấy tài liệu, chứng cứ đã đúng và đủ theo nội dung yêu cầu. Trường hợp tài liệu, chứng cứ chưa đúng hoặc chưa đủ theo nội dung đã yêu cầu thì cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền tiếp tục ủy thác tư pháp để cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng theo thủ tục chung. 2.2.3.2 Không thực hiện tương trợ tư pháp Trong trường hợp không thể cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài qua việc thực hiện tương trợ tư pháp. Bởi vì, do Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế, không áp dụng được nguyên tắc có đi có lại được. Khi đó cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền vẫn lập hồ sơ ủy thác tư pháp và thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự như sau: Niêm yết công khai văn bản tố tụng tại trụ sở của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được cấp, tống đạt, thông báo trong thời hạn sáu tháng; Đăng trên báo hàng ngày của trung ương trong ba số liên tiếp và phát sóng trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình của trung ương (kênh sóng dành cho người nước ngoài) ba lần trong ba ngày liên tiếp. Khi thực hiện đúng theo trình tự, thủ tục này thì việc cấp, tống đạt thông báo văn bản tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài trong trường hợp này thì mới được coi là hợp lệ. 2.2.4 Tính hợp lệ của việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự Với trình tự thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự cho đương sự, người tham gia tố tụng khác, cá nhân, cơ quan và tổ chức có liên quan như trên thì khi nào được coi là cấp, tống đạt, thông báo hợp lệ. Theo quy định tại khoản 1 Điều 150 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011 thì “việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng được thực hiện theo quy định của Bộ luật này thì được coi là hợp lệ”. Như vậy, việc cấp, tống đạt, thông báo báo văn bản tố tụng được coi là hợp lệ khi thực hiện đúng theo các quy định về cơ quan có nghĩa vụ và những người có trách nhiệm cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng. Cũng như thực hiện đúng quy định về phương thức và trình tự, thủ tục cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng dân sự. Việc quy định như thế nào là cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự hợp lệ của pháp luật tố tụng dân sự, đã thể hiện được từng bước hoàn thiện của pháp luật tố tụng dân sự dân sự Việt Nam. Cũng đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Đây là quy định giúp cơ quan tiến hành tố tụng xác định hoàn thành “một phương thức” cấp, tống đạt, thông báo, văn bản tố tụng hay hoàn thành “thủ tục” cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cho đương sự, người tham gia tố tụng khác, cá nhân, cơ quan và tổ chức có liên quan. Để cơ quan tiến hành tố tụng tiếp tục thực hiện phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng kế tiếp hay tiếp tục thực hiện “thủ tục” tiếp theo trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Hay nói một cách GVHD: Trương Thanh Hùng 49 SVTH: Dương Hiếu Nghiệm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự tổng quát hơn quy định này giúp cơ quan tiến hành tố tụng xác định đã hoàn thành một “công việc”, là cơ sở để thực hiện “công việc” tiếp theo trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Nhưng trên thực tế khi cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng quy định này còn tâm lý “phập phồng, lo lắng”. Bởi vì, việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự được coi là hợp lệ khi thực hiện đúng theo những quy định của Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành về cơ quan có nghĩa vụ, người có trách nhiệm, phương thức, trình tự và thủ tục thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự. Nhưng những quy định này còn bất cập, vướng mắc trong quá trình áp dụng như đã trình bày ở các phần trên. Dẫn tới việc cơ quan tiến hành tố tụng không thể chứng minh được việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng theo đúng quy định khi có kháng cáo hoặc kháng nghị. Thêm nữa là những cơ quan tiến hành tố tụng còn có những cách hiểu khác nhau về những quy định này, nên việc áp dụng cũng sẽ khác nhau, khi đó cách hiểu nào là đúng và việc áp dụng nào được coi là hợp lệ. Nếu trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hiểu sai những quy định về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dẫn đến việc áp dụng sai. Khi đó cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 150 này, coi việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cho đương sự, người tham gia tố tụng khác, cá nhân, cơ quan và tổ chức có liên quan là hợp lệ. Việc áp dụng khoản 1 Điều 150 trong trường hợp này, có làm khó cho cơ quan tiến hành tố tụng và những người thực hiện công việc này hay không. Theo quan điểm cá nhân của tác giả ở bài viết này, thì việc áp dụng như vậy là rõ ràng đã làm khó cho cơ quan tiến hành tố tụng và những người thực hiện công việc này. Bởi lẽ, ngay từ đầu cơ quan tiến hành tố tụng đã hiểu sai về những quy định này của pháp luật, việc hiểu sai của cơ quan tiến hành tố tụng là vì những quy định này chưa thật sự rõ ràng, chớ không vì do lỗi chủ quan của cơ quan tiến hành tố tụng. Điều này đã làm cho cơ quan tiến hành tố tụng cũng như những người thực hiện công việc này, vi phạm quy định về tính hợp lệ của việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự. Khi đó, những người thực hiện công việc này lại phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật. Như vậy, quy định về tính hợp lệ của việc cấp, tống đạt thông báo văn bản tố tụng dân sự vẫn chưa phát huy hết vai trò và ý nghĩa của nó trong quá trình áp dụng, làm ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ việc dân sự. 2.3 Xử lý vi phạm của việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự Để đảm bảo đảm việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tố tụng dân sự theo đúng quy định, cũng như để phát huy hiệu quả của chế định này. Pháp luật tố tụng dân sự đã xác định trách nhiệm pháp lý của những người có nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng và những người có nghĩa vụ thi hành các văn bản tố tụng đó. Theo quy định tại khoản 2 Điều 148 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 thì “người có nghĩa vụ thực hiện việc cấp, tống đạt hoặc thông báo mà GVHD: Trương Thanh Hùng 50 SVTH: Dương Hiếu Nghiệm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự không làm đúng trách nhiệm của mình thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”. Còn theo quy định tại khoản 2 Điều 150, xác định trách nhiệm pháp lý của những người đã được cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng thì “người có nghĩa vụ thi hành các văn bản tố tụng đã được cấp, tống đạt hoặc thông báo hợp lệ phải nghiêm chỉnh thi hành; Trong trường hợp không thi hành hoặc thi hành không đúng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật”. Như vậy, người có nghĩa vụ thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng mà không cấp, tống đạt, thông báo hoặc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng không đúng theo trình tự và thủ tục quy định, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp người có nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Còn người có nghĩa vụ thi hành các văn bản tố tụng đã được cấp, tống đạt, thông báo nếu không thi hành hoặc thi hành không đúng thì cũng bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy theo tính, mức độ vi phạm. Và phải bồi thường thiệt hại nếu gây ra thiệt hại. Thế nhưng để xử lý vi phạm của người có nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự cũng như người thi hành các văn bản này còn gặp nhiều khó khăn. Đơn cử ta xét trường hợp cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự qua đường bưu điện, khi nhân viên bưu điện làm không đúng trách nhiệm của mình như đã trình bày ở mục 2.2.1.1 phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự trực tiếp, qua bưu điện hoặc qua người thứ ba được ủy quyền. Khi đó, theo quy định tại điểm d khoản 1 điều 148 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, thì nhân viên bưu điện là người có nghĩa vụ thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự. Nhưng để xử lý hành vi, vi phạm của nhân viên bưu điện là một chuyện khó khăn vì giữa cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền và ngành bưu điện hiện chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể. Việc người có nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng và người thi hành văn bản tố tụng đó vi phạm đã cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án, ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ việc dân sự theo đúng quy định của pháp luật. Hiện nay, trong hệ thống pháp luật Việt Nam “vẫn chưa có văn bản quy phạm pháp luật có hệ thống về việc xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án mà chỉ mới có một số quy định về việc xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự”31. Việc quy định xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự này, trong đó có xử lý hành vi vi phạm của người có nghĩa vụ 31 Tòa án nhân dân tối cao, Tờ trình về dự án pháp lệnh xử lý các hành vi cản trở hoạt độn tố tụng của Tòa án nhân dân. GVHD: Trương Thanh Hùng 51 SVTH: Dương Hiếu Nghiệm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự và người thi hành văn bản tố tụng. Nhưng chỉ mới dừng lại ở mức độ quy định là khi có hành vi vi phạm tùy theo tính chất, mức độ mà phải chịu kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự và nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại. Điều này dẫn tới việc áp dụng quy định này vào xử lý hành vi vi phạm của người có nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng và người thi hành văn bản tố tụng được cấp, tống đạt, thông báo còn là một khoảng cách. Khi hành vi vi phạm xảy ra và tiến hành xử lý, việc xác định được hành vi đó là loại hành vi vi phạm nào, mức độ và tính chất ra sao để áp dụng hình thức xử lý kỷ luật hay hình thức xử phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự là một điều khó. Càng khó hơn khi xác định mức độ xử lý trong hình thức xử lý được áp dụng. Như vậy, theo quan điểm cá nhân của tác giả ở bài viết này, thì việc quy định về xử lý vi phạm của người có nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự và người thi hành văn bản này vẫn chưa mang tính áp dụng cao. Chỉ mang tính chất dự trù cho việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật xử lý các hành vi vi phạm có liên quan khi được ban hành sau này. Cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự đã được quy định thành một chương trong Bộ luật tố tụng dân sự, bao gồm các quy định về chủ thể, về phương thức, trình tự, thủ tục, và trách nhiệm pháp lý. Đã góp phần không nhỏ vào quá trình giải quyết vụ việc dân sự thêm thuận lợi. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng đã bộc lộ ra những vướng mắc, thiếu sót và nổi bật hơn hết là những bất cập, thiếu sót về phương thức, trình tự, thủ tục cần được tháo gỡ, để cho chế định cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự thêm hoàn thiện và áp dụng một cách sâu rộng. GVHD: Trương Thanh Hùng 52 SVTH: Dương Hiếu Nghiệm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự CHƯƠNG 3 BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN TRONG CHẾ ĐỊNH CẤP, TỐNG ĐẠT, THÔNG BÁO VĂN BẢN TỐ TỤNG DÂN SỰ Qua tìm hiểu về những quy định của pháp luật cũng như qua thực tiễn áp dụng của chế định cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự. Chế định này đã bộc lộ những bất cập nhất định về phương thức và trình tự, thủ tục, đặt ra một nhu cầu cấp thiết là cần phải có giải pháp hoàn thiện. Đây cũng là nội dung chính được trình bày ở chương này và dưới đây tác giả đi vào những bất cập cụ thể, đồng thời cũng đưa ra những giả pháp hoàn thiện tương ứng. 3.1 Phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự Như ta đã tìm hiểu phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự được pháp luật tố tụng dân sự quy định cụ thể, rõ ràng thành ba phương thức: Thứ nhất, phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự trực tiếp, qua bưu điện hoặc qua người thứ ba ủy quyền; Thứ hai, phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự niêm yết công khai; Thứ ba, phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng. Nhưng qua thực tiễn áp dụng những phương thức này đã bọc lộ những thiếu sót, bất cập ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Chính vì lý do đó cần sớm có hướng giải quyết cụ thể đối với từng phương thức để khắc phục những thiếu sót, bất cập. 3.1.1 Bất cập và kiến nghị hoàn thiện về phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự trực tiếp, qua bưu điện hoặc qua người thứ ba ủy quyền 3.1.1.1 Bất cập Phương thức này được ghi nhận tại khoản 1 Điều 149 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011. Là phương thức đầu tiên được xem xét đến khi cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện công việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự cho đương sự, người tham gia tố tụng khác, cá nhân, cơ quan và tổ chức có liên quan. Đối với phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự trực tiếp bao gồm hai hình thức: hình thức cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp cho cá nhân và hình thức cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp cho cơ quan, tổ chức. Còn cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự qua bưu điện hiện nay cũng gồm hai hình thức: Hình thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự thường và hình thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự chuyển phát nhanh. Nhưng trong quá trình áp dụng đã bộc lộ ra những bất cập, thiếu sót gây ra những khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng. Khi cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện công việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cho đương sự, người tham gia tố tụng khác, cá nhân, cơ quan và tổ chức có GVHD: Trương Thanh Hùng 53 SVTH: Dương Hiếu Nghiệm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự liên quan bằng phương thức cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp thì pháp luật có quy định trình tự, thủ tục tiến hành từ Điều 151 đến Điều 153 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011. Nhưng khi cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng phương thức cấp, tống đạt, thông báo qua người thứ ba được ủy quyền hoặc phương thức qua đường bưu điện thì pháp luật tố tụng dân sự hiện hành chưa quy định về trình tự, thủ tục tiến hành. Cũng như chưa có văn bản hướng dẫn của cơ quan chức năng có thẩm quyền về vấn đề này. Ở đây phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự qua người thứ ba được ủy quyền chỉ quy định hình thức cấp, tống đạt, thông báo qua người thân thích, qua tổ trưởng tổ dân phố, qua Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã. Còn khi áp dụng phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự qua bưu điện thì các văn bản thể hiện việc chuyển giao giữa cơ quan tiến hành tố tụng và bưu điện do bưu điện lập sẵn áp dụng cho mọi đối tượng, không có phần nội dung để cơ quan tiến hành tố tụng có thể ghi số hiệu, ngày, tháng ban hành văn bản tố tụng cũng như ghi thời gian triệu tập, mời đương sự, người tham gia tố tụng khác và cũng không có mục nhân viên bưu điện phải giao tận tay cho đối tượng được cấp, tống đạt, thông báo. Cùng với đó là công việc của bưu điện trong việc nhận, chuyển và giao thư được thực hiện qua nhiều giai đoạn với nhiều nhân viên thực hiện, nên nhân viên giao tận tay cho đối tượng được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng có thể không phải là nhân viên nhận văn bản từ cơ quan tiến hành tố tụng ban đầu. Vì lẽ đó nên các văn bản tố tụng dân sự chỉ chuyển đến địa chỉ mà cơ quan tiến hành tố tụng đã xác định trên bao thư còn việc người có tên trên bao thư ký nhận hay không, không được nhân viên bưu điện quan tâm. Như trường hợp ta đã xét phiên xét xử phúc thẩm lần ba vụ tai nạn giao thông thảm khốc do Phạm Hồng Quân gây ra trên đường cao tốc Láng – Hòa Lạc ở mục 2.2.1.1 Phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự trực tiếp, qua bưu điện hoặc qua người thứ ba được ủy quyền. Khi nhân viên bưu điện đến địa chỉ nhà ông Hoan đại diện gia đình nạn nhân thực hiện công việc tống đạt giấy triệu tập của Tòa án cho ông. Thì nhân viên bưu điện này chỉ đưa giấy triệu tập vào khe cửa nhà ông Hoan, ông Hoan không hay và tất nhiên nhân viên bưu điện không hề đưa cho ông biên bản giao nhận giấy để ký xác nhận. Đến khi ông hay thì giấy triệu tập của Tòa án gửi tới đã bị chó gặm nham nhở. Rõ ràng ở đây, nhân viên bưu điện không hề quan tâm ai sẽ là người nhận được giấy triệu tập cũng như việc ký xác nhận, nhân viên bưu điện chỉ chuyển đến địa chỉ ghi trên bì thư là hoàn thành công việc hay trách nhiệm của mình. Qua thực tiễn áp dụng phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự qua người thứ ba được ủy quyền và qua bưu điện đã bộc lộ nên những thiếu sót nhất định. Điều này làm cho công việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng đã phát huy không hết hiệu quả, vai trò của mình trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, cần phải có giải pháp hoàn thiện để sớm khắc phục vấn đề này. GVHD: Trương Thanh Hùng 54 SVTH: Dương Hiếu Nghiệm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự Theo quan điểm của tác giả trong bài viết này thì việc quy định “cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp, qua bưu điện hoặc qua người thứ ba được ủy quyền” tại khoản 1 Điều 149 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 thành một phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự là không hợp lý. Bởi lẽ, phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự qua bưu điện và qua người thứ ba được ủy quyền, không được trực tiếp cơ quan tiến hành tố tụng tiến hành mà chỉ được thực hiện qua người thứ ba. Cụ thể, đối với phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự qua bưu điện được thực hiên bởi nhân viên bưu điện. Còn đối với phương thức cấp, tông đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự qua người thứ ba được ủy quyền được thực hiện bởi người thân thích, tổ trưởng tổ dân phố, Ủy ban nhân dân cấp xã và công an cấp xã. Có thể nói, hai phương thức này điều là phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự qua trung gian. Trong khi đó hai phương thức này pháp luật tố tụng dân sự hiện hành vẫn chưa quy định trình tự, thủ tục tiến hành như đã trình bày ở trên. Như vậy, sẽ hợp lý hơn nếu tách quy định trên ra thành hai phương thức là cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự trực tiếp và cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự qua trung gian. 3.1.1.2 Kiến nghị hoàn thiện Để thêm hoàn thiện cũng như khắc phục sự thiếu sót và bất cập trên, theo quan điểm cá nhân của tác giả trong bài viết này thì nên sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 149 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 thành hai phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự. Cụ thể như sau: “Điều 149 Các phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng Việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng được thực hiện bằng các phương thức sau đây: 1. Cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp; 2. Cấp, tống đạt, thông báo qua trung gian gồm: Người thân thích, tổ trưởng tổ dân phố, Ủy ban nhân dân cấp xã, công an cấp xã và qua bưu điện; 3. Niêm yết công khai; 4. Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.” Bên cạnh đó Tòa án nhân dân tối cao, Bộ thông tin và truyền thông cần ban hành văn bản liên tịch về việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự qua đường bưu điện. Theo đó văn bản cần phải thể hiện các nội dung chính sau đây: Thứ nhất, cần hướng dẫn mẫu văn bản chuyển giao văn bản giữa Tòa án với nhân viên bưu điện; Thứ hai, hướng dẫn mẫu văn bản chuyển giao văn bản giữa nhân viên bưu điện với người cần được cấp, tống đạt hoặc thông báo; GVHD: Trương Thanh Hùng 55 SVTH: Dương Hiếu Nghiệm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự Thứ ba, hướng dẫn rõ trường hợp nhân viên bưu điện chuyển giao văn bản tố tụng trực tiếp cho người được cấp, tống đạt hoặc thông báo, qua người thân thích, qua chính quyền địa phương cũng như trường hợp không thực hiện được việc cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng. Cùng với đó Tòa án nhân dân tối cáo, Bộ tư pháp cần ban hành văn liên tịch về việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng. Theo đó văn bản phải thể hiện các nội dung chính sau đây: Thứ nhất, hướng dẫn rõ ràng hơn về trình tự, thủ tục cấp, tống đạt văn bản tố tụng dân sự qua trung gian; Thứ hai, quy định rõ trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã, công an cấp xã, tổ trưởng tổ dân phố trong việc thực hiện thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng qua trung gian; Thứ ba, quy định về chế độ bồi dưỡng của những người thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng qua trung gian để kích thích họ hực hiện tốt công việc. 3.1.2 Bất cập và kiến nghị hoàn thiện về phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự niêm yết công khai 3.1.2.1 Bất cập Phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự niêm yết công khai được áp dụng khi “không rõ tung tích của người được cấp, tống đạt, thông báo hoặc không thể thực hiện được việc cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp”. Việc quy định điều kiện áp dụng phương thức này đã gây không ít khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng khi áp dụng phương thức. Khó khăn không nằm ở việc xác định khi nào là không rõ tung tích của người cần được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng mà khó khăn nằm ở việc xác định khi nào là không thể thực hiện được phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự trực tiếp. Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành thì việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự không thể thực hiện được khi “người được cấp, tống đạt, thông báo vắng mặt mà không rõ thời điểm trở về hoặc không rõ địa chỉ”. Nhưng qua thực tiễn áp dụng ta thấy trong trường hợp người được cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng không có người thân thích cùng cư trú có đủ năng lực hành vi dân sự hoặc có nhưng họ không chịu nhận hộ văn bản tố tụng. Thì người có trách nhiệm thực hiện việc cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng, họ có thể chuyển giao văn bản tố tụng cho tổ trưởng tổ dân phố, Ủy ban nhân dân cấp xã, công an cấp xã nơi người được cấp, tống đạt hoặc thông báo cư trú. Yêu cầu những người này cam kết giao lại tận tay cho người được cấp, tống đạt hoặc thông báo. Những người này “phải thông báo ngay kết quả việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cho Tòa án hoặc cơ quan GVHD: Trương Thanh Hùng 56 SVTH: Dương Hiếu Nghiệm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự ban hành văn bản tố tụng đó” 32. Nhưng, những người thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của Ủy ban nhân dân cấp xã, công an cấp xã hay tổ trưởng tổ dân phố, thường những người này am hiểu về các quy định cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự còn hạn chế. Do đó, khi họ thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng còn sai sót và thực hiện không đúng theo quy định của pháp luật. Những sai sót họ thường mắt phải là: Không trực tiếp giao cho người được cấp, tống đạt hoặc thông báo mà gửi người khác đưa giúp nên văn bản thường bị thất lạc, giao trực tiếp nhưng không lập biên bản giao nhận, hay có lập biên bản giao nhận nhưng lại giao luôn cho người được cấp, tống đạt hoặc thông báo. Và đặc biệt hơn hết khi đó, đa số các trường hợp họ không thông báo lại kết quả việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự cho Tòa án hoặc cơ quan ban hành văn bản tố tụng đó. Điều này đã gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng trong việc xác định có thực hiện được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự trực tiếp hay không. Để có thể áp dụng phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự niêm yết công khai. Như vậy sớm cần có giải pháp hoàn thiện để để cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng phương thức này một cách thật hiệu quả và thuân lợi hơn. 3.1.2.2 Kiến nghị hoàn thiện Để hoàn thiện quy định về phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự niêm yết công khai, mà cụ thể ở đây là qua thực tiễn áp dụng đã bộc lộ ra bất cập về điều kiện áp dụng phương thức cần có giải pháp hoàn thiện. Như vậy, để hoàn thiện quy định về điều kiện áp dụng phương thức này, theo quan điểm cá nhân của tác giả thì giữa Tòa án nhân dân tối cao và Bộ tư pháp cần có văn bản liên tịch có nội dung về vấn đề này. Như đã trình bày ở mục 3.1.1.2 Kiến nghị hoàn thiện, để hoàn thiện phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự trực tiếp, qua bưu điện hoặc qua ngươi thứ ba được ủy quyền thì tác giả cũng có kiến nghị hoàn thiện là giữa Tòa án nhân dân tối cao và Bộ tư pháp đã có văn bản liên tịch. Tiếp theo văn bản liên tịch đó ở phần này, tác giả xin bổ sung thêm một nội dung để hoàn thiện phương thức cấp tống đạt thông báo văn bản tố tụng dân sự niêm yết công khai: Thứ tư, những người thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự của Ủy ban nhân dân cấp xã, công an xã, tổ trưởng tổ dân phố phải thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và quy định của văn bản này. 32 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, Điều 156. GVHD: Trương Thanh Hùng 57 SVTH: Dương Hiếu Nghiệm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự 3.1.3 Bất cập và kiến nghị hoàn thiện về phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng 3.1.3.1 Bất cập Điều kiện để áp dụng phương thức cấp, tống đạt, thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng là khi pháp luật có quy định, khi có căn cứ xác định việc niêm yết công khai không bảo đảm cho người được cấp, tống đạt, thông báo nhận được thông tin từ văn bản cần được cấp, tống đạt hoặc thông báo và có thể thực hiện nếu có yêu cầu của đương sự khác. Nhưng qua thực tế áp dụng có rất ít cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng phương thức này và chỉ dừng lại ở phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự niêm yết công khai. Bởi “lệ phí đăng trên phương tiện thông tin đại chúng do đương sự có yêu cầu thông báo phải chịu”. Còn nếu trong trường hợp họ không yêu cầu mà khi pháp luật có quy định, trong trường hợp có căn cứ xác định việc niêm yết công khai không bảo đảm cho người được cấp, tống đạt, thông báo nhận được thông tin từ văn bản cần được cấp, tống đạt hoặc thông báo thì đương sự không phải chịu chi phí đăng trên phương tiện thông tin đại chúng. Vậy, trong trường hợp này thì cơ quan tiến hành tố tụng có phải chịu chi phí đăng trên phương tiện thông tin đại chúng hay không, nếu phải chịu thì cơ quan tiến hành tố tụng phải quyết toán vào đâu. Cùng với đó, trong một số trường hợp “người được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự vắng mặt do bỏ địa phương hay cố tình lẩn tránh” nên việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng trực tiếp sẽ không đạt hiệu quả. Việc niêm yết công khai văn bản tố tụng cũng sẽ không có cơ sở để người được cấp, tống đạt, thông báo biết được thông tin về văn bản tố tụng cần được cấp, tống đạt, thông báo. Điều này làm cho việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự kéo dài, có thể dẫn tới vi phạm thời hạn chuẩn bị xét xử. Do đó, chúng ta cần sửa đổi quy định về điều kiện áp dụng phương thức này cũng như quy định một số văn bản chỉ nên dừng lại ở việc cấp, tống đạt, thông báo không được ở các phương thức trước. 3.1.3.2 Kiến nghị hoàn thiện Để phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng được thêm hoàn thiện và áp dụng sâu rộng vào trong thực tế. Theo quan điểm cá nhân của tác giả thì có một số kiến nghị hoàn thiện sau: Thứ nhất, quy định về các văn bản tố tụng dân sự chỉ nên dừng lại phương thức cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp, qua trung gian và phương thức niêm yết công khai văn bản tố tụng dân sự. Cụ thể, sửa đổi, bổ sung Điều 147 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 như sau: “Điều 147 Các văn bản tố tụng phải được cấp, tống đạt hoặc thông báo 1. Bản án, quyết định của Tòa án. 2. Đơn khởi kiện, đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị. GVHD: Trương Thanh Hùng 58 SVTH: Dương Hiếu Nghiệm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự 3. Giấy báo, giấy triệu tập, giấy mời trong tố tụng dân sự. 4. Biên lai thu tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí và các chi phí khác. 5. Các văn bản tố tụng khác mà pháp luật có quy định. 6. Đối với các văn bản về hoạt động thu thập tài liệu, chứng cứ của Tòa án thì không áp dụng thủ tục thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.” Thứ hai, sửa đổi, bổ sung quy định về điều kiện áp dụng phương thức tại khoản 1 Điều 155 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 như sau: “1. Việc thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng chỉ được thực hiện khi pháp luật có quy định hoặc có yêu cầu của đương sự. Lệ phí thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng do đương sự có yêu cầu thông báo phải chịu.” 3.2 Thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự Quy định của pháp luật về thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự là một trong những quy định quan trọng. Cũng là một trong những cơ sở để người có trách nhiệm thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự áp dụng vào trong thực tiễn cấp, tống đạt, thông báo. Việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự của những người có trách nhiệm có thuận lợi, hiệu hiệu quả hay không phụ thuộc nhiều vào những quy định về thủ tục này. Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng những quy quy định về thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự trực tiếp và niêm yết công khai còn bộc lộ ra những bất cập, thiếu sót ảnh hưởng đến việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự của người có trách nhiệm. Đồng thời ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của người có quyền được cấp, tống đạt, thông báo, cũng như ảnh hưởng đến quá trình tố tụng dân sự. Như vậy, cần có hướng khắc phục những bất cập, thiếu sót để thêm hoàn thiện quy định về thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự trực tiếp và niêm yết công khai. 3.2.1 Bất cập và kiến nghị hoàn thiện về thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự trực tiếp 3.2.1.1 Bất cập Thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự trực tiếp cho đối tượng là cá nhân và cơ quan, tổ chức đã được quy định từ Điều 151 tới Điều 153 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 khá cụ thể. Nhưng qua thực tiễn áp dụng cơ quan tiến hành tố tụng còn gặp phải vướng mắc, khó khăn. Khi người được cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng vắng mặt thì văn bản tố tụng được giao lại cho người thân thích có đủ năng lực hành vi dân sự cùng cư trú với họ. Như vậy, ai là người thân thích với họ trong trường hợp này, hiện nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn về vấn đề này. Điều này đã gây ra khó khăn cho cơ quan tiến hành tố GVHD: Trương Thanh Hùng 59 SVTH: Dương Hiếu Nghiệm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự tụng cũng như người thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng trong việc xác định. Trên thực tế, thường người được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng có những người cùng chung sống như: chồng hoặc vợ, cha, mẹ, anh, chị, em, ông, bà, người giúp việc… Và người giúp việc có phải là người thân thích với người được cấp, tống đạt thông báo văn bản tố tụng hay không. Hiện nay, có hai luồng quan điểm khác nhau về vấn đề này: Thứ nhất, người giúp việc là người cùng cư trú, gắn bó mật thiết trong cuộc sống hàng ngày với người được cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng nên được xem là người thân thích. Thứ hai, người giúp việc không phải là người thân thích với người được cấp, tống đạt hoặc thông báo bởi vì người giúp việc cùng cư trú nhưng nhưng không có quan hệ bà con thân thuộc với họ. Theo quan điểm cá nhân của tác giả, thì người giúp việc không phải là người thân thích với người được cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng. Bởi vì theo tác giả ta có thể áp dụng quy định về người thân thích với đương sự vào trong trường hợp này để xác định người thân thích với người được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng. Cụ thể người thân thích với người được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng là: “chồng, vợ, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của đương sự; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của đương sự; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, của đương sự; là cháu ruột của đương sự, mà đương sự là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột”. 3.2.1.2 Kiến nghị hoàn thiện Để thêm hoàn thiện và giải quyết vướng mắc trên theo quan điểm cá nhân của tác giả, thì cần quy định đối tượng nào là người thân thích với người cần được cấp, tống đạt, thông báo. Cụ thể, ta có thể bổ sung vào nghị quyết Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất những quy định chung của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật tố tụng dân sự với nội dung như sau: “Người thân thích với người được cấp, tống, đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự được xác định giống như trường hợp người thân thích của đương sự.” 3.2.2 Bất cập và kiến nghị hoàn thiện về thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự niêm yết công khai 3.2.2.1 Bất cập Thủ tục niêm yết công khai văn bản tố tụng dân sự được quy định tại khoản 2 Điều 154 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, nhưng chỉ mới quy định trình tự thủ tục niêm yết công khai văn bản tố tụng dân sự cho đối tượng là cá GVHD: Trương Thanh Hùng 60 SVTH: Dương Hiếu Nghiệm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự nhân. Còn đối tượng là cơ quan, tổ chức vẫn chưa được quy định, điều này đã gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, cũng như ảnh hưởng đến quyền lợi cơ quan, tổ chức khi tham gia tố tụng. Cụ thể, một số trường hợp trong quá trình tố tụng, khi cơ quan tiến hành tố tụng cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự cho đối tượng là cơ quan, tổ chức theo phương thức trực tiếp, qua bưu điện hoặc qua người thứ ba được ủy quyền không được. Khi đó theo quy định tại khoản 1 Điều 150 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 thì “việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự được thực hiện theo quy định của Bộ luật này thì được coi là hợp lệ”. Như vậy, sau khi thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự theo phương thức trực tiếp, qua bưu điện hoặc qua người thứ ba được ủy quyền cho cơ quan, tổ chức không có kết quả, cơ quan tiến hành tố tụng xác định thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự đã hoàn thành và hợp lệ. Thế thì, việc không tiến hành thủ tục niêm yết công khai văn bản tố tụng dân sự cho cơ quan, tổ chức sẽ gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của chính cơ quan tổ chức đó vì họ không biết cơ quan tiến hành tố tụng đang giải quyết vụ việc liên quan đến quyền và nghĩa vụ của họ. Vây, khi không thực hiện được thủ tục cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp, qua bưu điện, qua người thứ ba được ủy quyền thì cần phải thực hiện tiếp thủ tục niêm yết công khai văn bản tố tụng để đảm bảo quyền và lợi ích cho cơ quan, tổ chức. Nhưng Bộ luật tố tụng dân sự hiện không quy định về trình tự thủ tục tiến hành, nên gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng trong việc áp dụng. Do đó, chúng ta cần phải bổ sung quy định về thủ tục tiến hành phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự niêm yết công khai đối với đối tượng là cơ quan và tổ chức. 3.2.2.2 Kiến nghị hoàn thiện Để thêm hoàn thiện thủ tục cấp, tống đạt, thông báo niêm yết công khai văn bản tố tụng dân sự, với quan điểm cá nhân của tác giả cần bổ sung quy định về thủ tục tiến hành niêm yết công khai văn bản tố tụng cho đối tượng là cơ quan và tổ chức. Cụ thể sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 154 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 như sau: “2. Việc niêm yết công khai văn bản tố do Tòa án trực tiếp hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được cấp, tống đạt, thông báo hay Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có trụ sở hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của cơ quan tổ chức được cấp, tống đạt, thông báo được thực hiện theo thủ tục sau đây: a) Niêm yết bản chính tại trụ sở của Tòa án, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được cấp, tống đạt, thông báo hay Ủy ban nhân dân GVHD: Trương Thanh Hùng 61 SVTH: Dương Hiếu Nghiệm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự cấp xã nơi có trụ sở hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của cơ quan tổ chức được cấp, tống đạt, thông báo; b) Niêm yết bản sao tại nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được cấp, tống đạt, thông báo hay Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có trụ sở hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của cơ quan tổ chức được cấp, tống đạt, thông báo; c) Lập biên bản về việc thực hiện thủ tục niêm yết công khai, trong đó ghi rõ ngày, tháng, năm niêm yết.” Qua những quy định của pháp luật, cũng như thực tiễn áp dụng của chế định cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự, tác giả đã đưa ra, phân tích những bất cập, thiếu sót cốt lõi và kiến nghị hoàn thiện những thiếu sót, bất cập đó. Nhằm góp phần thêm hoàn thiện chế định cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự, để quá trình tố tụng dân sự được thêm thuận lợi. Tạo điều kiện tốt nhất để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, cá nhân, cơ quan và tổ chức có liên quan trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Cũng đồng thời qua đó tạo điều kiện thuận lợi hơn để phát huy tối đa hiệu quả và vai trò của chế định cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự. GVHD: Trương Thanh Hùng 62 SVTH: Dương Hiếu Nghiệm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự KẾT LUẬN Quan hệ dân sự luôn tồn tại trong đời sống xã hội, chủ thể của các mối quan hệ này tương tác với nhau và ảnh hưởng với nhau về quyền và nghĩa vụ. Quyền của chủ thể này có thể là nghĩa vụ của chủ thể khác và ngược lại. Do đó, các mối quan hệ phát sinh mâu thuẫn là tất yếu. Khi đó, nhu cầu giải quyết mâu thuẫn này được đặt ra và việc giải quyết mâu thuẫn này bằng thủ tục tố tụng dân sự là một cách cần thiết và có hiệu quả. Cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự là một chế định trong thủ tục tố tụng dân sự, được ghi nhận thành một chương (Chương X- Cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng) trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011. Khi giải quyết mâu thuẫn bằng thủ tục tố tụng dân sự hay nói cách khác là quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Thì những quy định về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự đã góp phần đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của đương sự, cá nhân, cơ quan và tổ chức có liên quan. Song với đó là một trong những cơ sở để họ thực hiện nghĩa vụ của mình. Đồng thời, là phương tiện cho quá trình giải quyết vụ việc được diễn ra nhanh chóng, kịp thời, tạo điều kiện cho giải quyết vụ việc đạt hiệu quả cao nhất. Những quy định về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng trong “Chương X” Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, là lần đầu tiên chế định này được quy định một cách tổng hợp, khá đầy đủ và chi tiết. Tuy nhiên, những quy định về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự vẫn chưa thật sự hoàn thiện, vẫn chưa phát huy hết vai trò và ý nghĩa của nó trong thực tế áp dụng và bộc lộ ra những bất cập, thiếu sót nhất định: Thứ nhất, pháp luật tố tụng dân sự vẫn chưa quy định rõ thế nào là cấp, thế nào là tống đạt, thế nào là thông báo văn bản tố tụng dân sự. Cũng như văn bản tố tụng dân sự nào được cấp, được tống đạt, được thông báo. Thứ hai, những quy định về phương thức và thủ tục cấp, tống đạt, thông báo còn thiếu sót và bất cập: Về vấn đề, chưa quy định trình tự, thủ tục tiến hành cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự qua người thứ ba được ủy quyền và qua bưu điện; Thiếu sự phối hợp của Ủy ban nhân cấp xã, công an cấp xã và tổ trưởng tổ dân phố trong việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng; Tiếp đến là điều kiện áp dụng của phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng; Tiếp đến nữa là xác định ai là người thân thích với người được cấp, tống đạt, thông báo văn văn bản tố tụng dân sự; Sau cùng là vấn đề, chưa quy định thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự niêm yết công khai cho đối tượng là cơ quan và tổ chức. Tóm lại ,nhìn chung cấp, tông đạt, thông báo văn bản tố tụng khá đầy đủ và rõ ràng, nhưng để phát huy hết vai trò và ý nghĩa của chế định cấp, tống đạt, thông báo văn GVHD: Trương Thanh Hùng 63 SVTH: Dương Hiếu Nghiệm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự bản tố tụng dân sự. Cũng như khắc phục những bất cập, thiếu sót qua thực tiễn áp dụng, để chế định cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự thêm hoàn thiện. Cần nhanh chóng có những văn bản hướng dẫn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự, cũng như sửa đổi, bổ sung một số quy định của chế định cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự. Có như vậy, chế định cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự mới được áp dụng một cách sâu và rộng trong thực tế GVHD: Trương Thanh Hùng 64 SVTH: Dương Hiếu Nghiệm DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO  Danh mục văn bản quy phạm pháp luật 1. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) 2. Bộ luật dân sự năm 2005 3. Luật tổ chức Tòa án nhân năm 2002 4. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 5. Luật tương trợ tư pháp năm 2007 6. Luật Thi hành án dân sự năm 2008 7. Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02 tháng 06 năm 2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 8. Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất những quy định chung của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật tố tụng dân sự 9. Nghị quyết số 05/NQ/HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 của hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ hai thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm của bộ luật tố tụng dân sự được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật tố tụng dân sự 10. Nghị quyết số 06/2012 NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 của hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ ba thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm của Bộ luật tố tụng dân sự được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật tố tụng dân sự 11. Nghị định số 135/2013/NĐ-CP Nghị định sửa đổi, bổ sung tên gọi một số điều của Nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức hoạt động Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh 12. Thông tư liên tịch số 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC ngày 28 tháng 02 năm 2014 hướng dẫn thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết số 36/2012/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội 13. Thông tư liên tịch số 15/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 15 tháng 09 năm 2011 hướng dẫn áp dụng một số quy định về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của Luật tương trợ tư pháp 14. Thông tư số 91/2010/TT/ BTC ngày 17 tháng 9 năm 2010 của Bộ tài chính hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thi hành án 15. Quyết định số 2797/QĐ-TCTHA của Tổng cục thi hành án dân sự về việc ban hành quy trình in phát hành quản lý sử dụng biên lai thu tiền thi hành án  Danh mục sách, báo, tạp chí 16. Trường đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2005  Danh mục trang thông tin điện tử 17. Bộ tư pháp – trang thông tin phổ biến về giáo dục pháp luật, đặc sản tuyên truyền pháp luật – chủ đề về pháp luật tố tụng dân sự, http://www.moj.gov.vn/pbgdpl/AnPham/Lists/TapSan/View_Detail.aspx?ItemID=74, [ngày truy cập 10-08-2014] 18. Huỳnh Bá Học, khái quát chung về văn bản, http://www.slideshare.net/huynhbahoc/khi-qut-chung-v-vn-bn, [ngày truy cập 10-082014] 19. Hồng Vân, Tạm dừng phiên tòa vì gia đình bị hại chưa nhận được giấy triệu tập, Báo điện tử Hà Nội mới, 2007, http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Phapluat/126777/t7841%3Bm-d7915%3Bng-phien-toa-vi-m7897%3Bt-gia-273%3Binhb7883%3B-h7841%3Bi-ch432%3Ba-nh7853%3Bn-273%3B432%3B7907%3Bcgi7845%3By-tri7879%3Bu-t7853%3Bp, [ngày truy cập 10-09-2014] 20. Phạm Thái Quý, Vi phạm trong tống đạt văn bản tố tụng, Báo điện tử Đại biểu nhân dân, 2010, http://www.daibieunhandan.vn/ONA_BDT/NewsPrint.aspx?newsId=104509, truy cập 11-09-2014] [ngày 21. Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân trong tiến trình cải cách tư pháp đến 2020, http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/2185103/lsvapt/9074648, [ngày truy cập 26-08-2014] 22. Vũ Hoài Nam, Sở Tư pháp Hà Nội – Văn phòng Thừa phát lại Hà Nội, Tìm hiểu việc thực hiện chức năng tống đạt của Thừa phát lại hiện nay, http://thuaphatlaihanoi.com/tim-hieu-viec-thuc-hien-chuc-nang-tong-dat-cua-thuaphat-lai-hien-nay/#.VBbLpyN-Ktk, [ngày truy cập 15-08-2014]  Danh mục tài liệu tham khảo khác 23. Đảng cộng sản Việt Nam, văn kiện đại hội lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997 24. Tòa án nhân dân tối cao, Tờ trình về dự án pháp lệnh xử lý các hành vi cản trở hoạt độn tố tụng của Tòa án nhân dân [...]... sự có quyền được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự Đây là một trong số những quyền cơ bản của đương sự khi tham gia tố tụng Như vậy, đương sự là một trong các chủ thể có quyền được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự hay là một trong số các chủ thể của việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự Tuy nhiên, việc đảm bảo quyền được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố. .. tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 đã quy định riêng một chương (chương X) về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự Trong phần này pháp luật quy định về chủ thể, trình tự và thủ tục, hậu quả pháp lý của việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự 2.1 Chủ thể của việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự Chủ thể của việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố. .. thông báo văn bản tố tụng dân sự cơ quan tiến hành tố tụng Ở cấp văn bản tố tụng dân sự, là việc cơ quan tiến hành tố tụng cấp văn bản tố tụng dân sự cho cá nhân, cơ quan tổ chức có liên quan để đáp ứng nhu cầu sử dụng của họ Pháp luật tố tụng dân sự hiện hành chưa quy định rõ thế nào cấp văn bản tố tụng dân sự, tống đạt văn bản tố tụng dân sự và thông báo văn bản tố tụng dân sự cũng như văn bản tố tụng. .. tụng dân sự nào được cấp, văn bản tố tụng dân sự nào được tống đạt và văn bản tố tụng dân sự nào được thông báo Ở bài viết này, tác giả đã đưa ra thế nào là cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự trên đây, từ các khái niệm cấp, tống đạt, thông báo nêu trên tác giả cũng xin đưa ra những văn bản tố tụng dân sự nào sẽ được cơ quan tiến hành tố tụng cấp, được tống đạt và thông báo Thứ nhất, các văn. .. Hiếu Nghiệm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CẤP, TỐNG ĐẠT, THÔNG BÁO VĂN BẢN TỐ TỤNG DÂN SỰ Việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự là một công việc quan trọng góp phần giải quyết vụ việc dân sự đúng pháp luật nhằm thể hiện tính công bằng, dân chủ, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của các bên và bảo vệ... vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự 2.1.1.2 Những người có trách nhiệm thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự Bên cạnh quy định nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự thuộc về Tòa án, Viện kiểm sát và cơ quan Thi hành án dân sự, pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành cũng quy định những người có trách nhiệm thực hiện việc cấp, tống đạt, thông. .. tụng dân sự là yếu tố cấu thành cơ bản của quan hệ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự Chủ thể của việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức tham gia vào quá trình tố tụng dân sự Xét vào mục đích tham gia tố tụng, địa vị pháp lý và đặc biệt theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành thì các chủ thể của việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản. .. trình tố tụng Do đó, phần lớn văn bản tố tụng dân sự được cấp, tống đạt, thông báo là do Tòa án và cơ quan Thi hành án ban hành 1.3.1.3 Hoạt động mang tính quyền lực Hoạt động cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự của cơ quan tiến hành tố tụng được thực hiện theo các quy định của pháp luật Cụ thể, cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự năm... nhiệm cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự 2.1.1.1 Các cơ quan có nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự Việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự có ý nghĩa về nhiều mặt Trước hết, có ý nghĩa rất lớn đối với việc bảo đảm quyền, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Qua việc nhận được hoặc biết được nội dung các văn bản tố tụng mà các đương sự biết và thực. .. quá trình tố tụng dân sự cơ quan tiến hành tố tụng còn cấp, tống đạt, thông báo các loại văn bản tố tụng dân sự khác theo quy định của pháp luật 1.2 Khái niệm về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự Trong tố tụng dân sự việc chuyển giao, báo cho cá nhân, cơ quan tổ chức liên quan đến vụ việc dân sự như đương sự, người làm chứng, người giám định… các văn bản tố tụng về vụ việc dân sự đang được

Ngày đăng: 03/10/2015, 23:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan