tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trong luật hình sự việt nam

54 442 3
tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trong luật hình sự việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tộiphạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN *** LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NIÊN KHÓA: 2011-2015 TỘI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Sinh viên thực hiện: Trần Thị Huỳnh Nhƣ MSSV: 5117336 Lớp Luật Tƣ pháp - HG1165A1 Giảng viên hƣớng dẫn: Nguyễn Văn Tròn Hậu Giang, 7/2014 GVHD: Nguyễn Văn Tròn 0 SVTH: Trần Thị Huỳnh Như Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam Nhận xét của Giảng viên hƣớng dẫn ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. GVHD: Nguyễn Văn Tròn 1 SVTH: Trần Thị Huỳnh Như Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam Nhận xét của Hội đồng phản biện ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. GVHD: Nguyễn Văn Tròn 2 SVTH: Trần Thị Huỳnh Như Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 5 1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................... 5 2. Mục đích, đối tƣợng nghiên cứu đề tài ......................................................................... 6 3. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.......................................................................................... 6 4. Phạm vi nghiên cứu đề tài ............................................................................................ 6 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................ 6 6. Kết cấu của đề tài ......................................................................................................... 7 CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ............................................................................................... 8 1.1 Khái quát chung về Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp ................................... 8 1.1.1 Những khái niệm pháp lý liên quan ......................................................................... 8 1.1.1.1 Khái niệm quyền sở hữu ....................................................................................... 8 1.1.1.2 Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp .................................................................. 8 1.1.1.3 Khái niệm nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý...................................................................... 9 1.1.2 Khái niệm Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp .............................................. 9 1.1.3 Đặc điểm của Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp....................................... 11 1.1.4 Phương thức, thủ đoạn phạm Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp ............... 12 1.1.5 Nguyên nhân, điều kiện phạm Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp ............... 12 1.2 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp ............................................................................................................................ 14 1.2.1 Giai đoạn trước năm 1999 .................................................................................... 14 1.2.2 Giai đoạn từ năm 1999 đến nay............................................................................. 16 1.2.2.1 Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trong Bộ luật hình sự năm 1999 ........ 16 1.2.2.2 Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trong Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 .................................................................................................... 17 1.2.2.3 Những điểm tiến bộ của Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp sau lần sửa đổi Bộ luật hình sự năm 1999 vào năm 2009........................................................................ 18 CHƢƠNG 2. TỘI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP QUY ĐỊNH TRONG LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH ....................................................................... 20 2.1 Dấu hiệu pháp lý của Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp .............................. 20 2.1.1 Khách thể của Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp ....................................... 20 2.1.2 Khách quan của Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp .................................... 22 2.1.3 Mặt chủ quan của Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp ................................ 23 2.1.4 Mặt chủ thể của Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp .................................... 24 2.2 Hình phạt đối với Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp .................................... 25 GVHD: Nguyễn Văn Tròn 3 SVTH: Trần Thị Huỳnh Như Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam 2.2.1 Tội xâm phạm quyền sỡ hữu công nghiệp theo Khoản 1 Điều 171 ......................... 25 2.2.2 Tội xâm phạm quyền sỡ hữu công nghiệp theo Khoản 2 Điều 171 ......................... 26 2.2.3 Hình phạt bổ sung ................................................................................................. 30 2.3 Phân biệt Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với các tội phạm khác .............. 31 2.3.1 Phân biệt Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan (Điều 170a Bộ luật hình sự) .......................................................... 31 2.3.1.1 Dấu hiệu pháp lý ............................................................................................... 31 2.3.1.2 Khung hình phạt ................................................................................................ 32 2.3.2 Phân biệt Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 156 Bộ luật hình sự) .............................................................................. 33 2.3.2.1 Dấu hiệu pháp lý ............................................................................................... 33 2.3.2.2 Khung hình phạt ................................................................................................ 35 CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÉT XỬ TỘI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ................................................. 37 3.1 Thực tiễn xét xử Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp ...................................... 37 3.1.1 Tình hình xét xử Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trong những năm qua . 37 3.1.2 Một số vụ án điển hình .......................................................................................... 41 3.2 Những khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình xét xử tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp ............................................................................................................................ 42 3.2.1 Quy định pháp luật về xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp còn gây nhầm lẫn, không còn phù hợp ......................................................................................................... 42 3.2.1.1 Quy định pháp luật còn gây nhầm lẫn ................................................................. 42 3.2.1.2 Quy định pháp luật không còn phù hợp .............................................................. 44 3.2.2 Quy định về truy cứu trách nhiệm hình sự còn thiếu sót chủ thể ............................ 45 3.2.3 Chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc đại diện của người bị hại . 45 3.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao và hoàn thiện hơn công tác xét xử tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp .............................................................................................. 46 3.3.1 Thay đổi quy định pháp luật .................................................................................. 46 3.3.1.1 Thay đổi quy định pháp luật để tránh gây nhầm lẫn ............................................ 46 3.3.1.2 Thay đổi quy định pháp luật để phù hợp hơn ...................................................... 46 3.3.2 Thiết lập trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân ................................................... 48 3.3.3 Sửa đổi, bổ sung Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự ................................................ 49 GVHD: Nguyễn Văn Tròn 4 SVTH: Trần Thị Huỳnh Như Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, xu thế toàn cầu hóa (quốc tế hóa) đã trở thành một xu thế khách quan, tất yếu lôi cuốn ngày càng nhiều nƣớc tham gia, trong đó có cả Việt Nam. Đáng chú ý là việc gia nhập Tổ chức thƣơng mại quốc tế (WTO), mọi đời sống kinh tế - xã hội đất nƣớc ta đang có những bƣớc tiến đáng kể đặc biệt là trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ vì đây là lĩnh vực phát triển rất năng động, nhạy cảm, mang tính chất đặc thù và có ý nghĩa sâu sắc. Chính vì thế, việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu công nghiệp (một trong những nội dung cơ bản của quyền sở hữu trí tuệ) là một yêu cầu rất quan trọng và góp phần thúc đẩy nền kinh tế - xã hội của nƣớc ta phát triển một cách lành mạnh, hạn chế những yếu tố tiêu cực có thể nảy sinh trong quá trình toàn cầu hóa. Hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung, quyền sở hữu công nghiệp nói riêng ở nƣớc ta đƣợc bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ XX nhƣng so với các nƣớc trên thế giới nhƣ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Hà Lan thì chúng ta vẫn đi sau các nƣớc này cả một chặng đƣờng dài (ở các nƣớc này vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã đƣợc điều chỉnh bằng pháp luật từ hàng trăm năm nay). Mặc dù thời gian gần đây, nƣớc ta đã có nhiều cố gắng trong việc ban hành các văn bản pháp luật để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung, quyền sở hữu công nghiệp nói riêng (chẳng hạn nhƣ việc cho ra đời Luật sở hữu tri tuệ năm 2005, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1999 đƣợc Quốc hội thông qua ngày 19/6/2009) nhƣng pháp luật vẫn còn thiếu tính đồng bộ, chồng chéo nên dẫn tới việc thực thi và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Hiện tƣợng vi phạm quyền sở hữu công nghiệp hiện nay đang diễn ra rất phổ biến, dƣới nhiều hình thức khác nhau mà chƣa có cách nào ngăn chặn hiệu quả. Về phía chủ thể, các đối tƣợng cần đƣợc bảo hộ phần lớn chƣa nhận thức đƣợc tầm quan trọng của quyền sở hữu công nghiệp và việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nên có phần lơ là , mất cảnh giác trong việc bảo vệ quyền lợi của chính mình. Bên cạnh đó, nƣớc ta đã tham gia, ký kết nhiều hiệp ƣớc đa phƣơng, song phƣơng về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nhƣ: Công ƣớc Paris năm 1883 về sở hữu công nghiệp, Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thƣơng mại của quyền sở hữu trí tuệ năm 1994 (Hiệp định TRIPS), Thỏa ƣớc năm 1891 về dăng ký nhãn hiệu hàng hóa, Hiệp định về hợp tác bằng sáng chế (PTC) năm 1970, Hiệp định Việt Nam – Thụy Sĩ về sở hữu trí tuệ ngày 7/7/1999, Thỏa thuận hợp tác giữa Việt Nam – Nhật Bản về triển khai dự án IICA tài trợ cho lĩnh vực quản lý sở hữu công nghiệp tại Việt Nam ngày 01/02/1999;… Ngoài ra nƣớc ta còn gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực nhƣ Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO). ASEAN,…nên việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp cần đƣợc quan tâm một cách thiết thực và đúng mức hơn nữa. Chính và những lý do trên nên việc nghiên cứu đề tài: Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trong luật hình sự Việt Nam là việc làm cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật nƣớc ta về sở hữu trí tuệ, đấu tranh, phòng chống có hiệu quả các hành vi xâm phạmtội phạm xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nhằm mực tiêu bảo vệ GVHD: Nguyễn Văn Tròn 5 SVTH: Trần Thị Huỳnh Như Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam tốt hơn các đối tƣợng của quyền sở hữu công nghiệp và đƣa đất nƣớc ta hòa nhập nhanh vào công cuộc hội nhập quốc tế. 2. Mục đích, đối tƣợng nghiên cứu đề tài Mục đích của đề tài là làm sáng tỏ về mặt lý luận những nội dung cơ bản của quyền sở hữu công nghiệp, những quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, việc xử lý tội phạm xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trong thực tiễn từ đó tìm ra những bất cập và đƣa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện hơn quá trình xét xử tội phạm và công tác đấu tranh phòng chống tội phạm xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp ở nƣớc ta. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Với mục đích nghiên cứu vừa nêu trên, việc nghiên cứu đề tài đã đặt ra các nhiệm vụ sau: Thứ nhất, từ những nghiên cứu, phân tích về sự hình thành và phát triển của các quy định pháp luật nói chung, của luật hình sự nói riêng, Nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, nguyên nhân, điều kiện phạm tội. Bên cạnh đó, đề tài còn nêu lên những dấu hiệu pháp lý của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, phân biệt tội phạm này với một số tội phạm khác. Đề tài tập trung vào việc làm sáng tỏ khái niệm pháp lý và những nội dung cơ bản của tội phạm này theo luật hình sự Việt Nam hiện hành. Thứ hai, chỉ ra thực trạng tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp ở nƣớc ta hiện nay nhằm giải thích cho việc cần thiết phải hoàn thiện về mặt pháp luật nhằm nâng cao công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm này. 4. Phạm vi nghiên cứu đề tài Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo luật hình sự Việt Nam hiện hành, đồng thời cũng có đề cặp đến một quy phạm của luật chuyên biệt về sở hữu trí tuệ nhằm hỗ trợ cho việc giải quyết nhiệm vụ và đối tƣợng mà đề tài đã đặt ra. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Xuất phát từ cơ sở lý luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và phép biện chứng duy vật của phƣơng pháp luận Mác-Lênin. Xuất phát từ tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và đƣờng lối chỉ đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam về xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm sở hữu trí tuệ nói chung và tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nói riêng . Đồng thời dựa vào những văn bản pháp luật và những giải thích có tính thống nhất về đƣờng lối xét xử của các cơ quan bảo vệ pháp luật liên quan đến tội phạm này, những số liệu thống kê thực tế của ngành Tòa án, Cục sở hữu trí tuệ,…đề tài sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ: phân tích, tổng hợp, thống kê, lịch sử, so sánh,… để làm sáng tỏ các vấn đề tƣơng ứng đƣợc đƣa ra nghiên cứu. GVHD: Nguyễn Văn Tròn 6 SVTH: Trần Thị Huỳnh Như Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo thì luận văn đƣợc bố cục thành ba chƣơng: Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận chung về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Chƣơng 2: Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp quy định trong luật hình sự hiện hành. Chƣơng 3: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác xét xử tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. GVHD: Nguyễn Văn Tròn 7 SVTH: Trần Thị Huỳnh Như Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP 1.1 Khái quát chung về Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp 1.1.1 Những khái niệm pháp lý liên quan 1.1.1.1 Khái niệm quyền sở hữu Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền định đoạt và quyền sử dụng. Theo nghĩa rộng, “quyền sở hữu” là một phạm trù pháp lý phản ánh các quan hệ sở hữu trong một chế độ sở hữu nhất định, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh những quan hệ về sở hữu trong xã hội. Các quy phạm pháp luật về sở hữu xác lập, quy định và bảo vệ các quyền lợi của các chủ sở hữu trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản. Theo nghĩa hẹp, quyền sở hữu đƣợc hiểu là mức độ xử sự mà pháp luật cho phép một chủ thể đƣợc thực hiện các quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt trong những điều kiện nhất định. Theo nghĩa này, có thể nói quyền sở hữu chính là những quyền năng dân sự chủ quan của từng loại chủ sở hữu nhất định đối với một tài sản cụ thể, đƣợc xuất hiện trên cơ sở nội dung của quy phạm pháp luật về sở hữu. Đây là một thành tựu lập pháp to lớn của ngƣời La Mã nói riêng và của cả nhân loại nói chung. Tuy nhiên cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật thì một nền kinh tế tri thức đƣợc ra đời và phát triển, khái niệm về “quyền sở hữu” của ngƣời La Mã lúc bấy giờ đã dần trở nên chật hẹp. Bên cạnh tài sản hữu hình hay tài sản vật chất ngày một tăng lên, trong xã hội ngày nay đã xuất hiện và phát triển thêm một loại tài sản mới với những điểm khác biệt cơ bản - tài sản vô hình hay tài sản trí tuệ nên việc xác lập và bảo vệ quyền của chủ sở hữu đối với các loại tài sản này cũng là một vấn đề cần thiết phải đặt ra. 1.1.1.2 Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp Có thể hiểu sở hữu trí tuệ là một khái niệm pháp lý chỉ sự bảo hộ của Nhà nƣớc đối với các thành quả lao động sáng tạo. Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả, quyền sở hữu công nghiệpquyền đối với giống cây trồng. Quyền sở hữu công nghiệpquyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thƣơng mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữuquyền chống cạnh tranh không lành mạnh. 1 Đối tƣợng của quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam là: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thƣơng mại và chỉ dẫn địa lý. 2 Có thể hiểu quyền sở hữu công nghiệp là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh và bảo vệ các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tạo ra và áp dụng các sáng chế, giải 1 2 Luật sở hữu trí tuệ 2005, Điều 4, Khoản 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005, Điều 3, Khoản 2 GVHD: Nguyễn Văn Tròn 8 SVTH: Trần Thị Huỳnh Như Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích hợp, tên thƣơng mại, bí quyết kinh doanh và bảo vệ quyền lợi của cá nhân, tổ chức đã tạo ra. . Ngoài ra, chúng ta cũng có thể hiểu rằng quyền sở hữu công nghiệpquyền dân sự của cá nhân hay pháp nhân là chủ thể của quyền sở hữu công nghiệp, dùng để chỉ quyền hợp pháp đối với các sáng tạo nhƣ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích hợp, tên thƣơng mại và bí quyết kinh doanh. và quyền ngăn chặn những hành vi xâm phạm hoặc cạnh tranh không lành mạnh đối với các quyền của những ngƣời sáng tạo ra hoặc ngƣời sử dụng hợp pháp các đối tƣợng đó. Từ đó, ta có thể hiểu một cách chung nhất: Quyền sở hữu công nghiệp là tổng thể các quyền sở hữu, quyền sử dụng của cá nhân, pháp nhân đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp. Hay nói cách khác, quyền sở hữu công nghiệp là tổng thể các quyền trên cơ sở pháp luật mà nhà nước dành cho các cá nhân, pháp nhân sự độc quyền trong một thời hạn nhất định nhằm khai thác các đối tượng sở hữu công nghiệp và ngăn ngừa người thứ ba khai thác các đối tượng sở hữu công nghiệp một cách bất hợp pháp. Trong luật hình sự Việt Nam hiện hành, đối tƣợng của quyền sở hữu công nghiệp đƣợc luật hình sự bảo vệ bao gồm: nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý. 1.1.1.3 Khái niệm nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó. Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lƣợng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu. Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tƣơng tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tƣơng tự nhau hoặc có liên quan với nhau. Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu đƣợc ngƣời tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.3 Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phƣơng, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. 4 1.1.2 Khái niệm Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp Tại Điều 171 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 có quy định: “Ngƣời nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ 3 4 Luật sở hữu trí tuệ, Điều 4, Khoản 16, 17, 18, 19, 20 Luật sở hữu trí tuệ 2005, Điều 4, Khoản 22 GVHD: Nguyễn Văn Tròn 9 SVTH: Trần Thị Huỳnh Như Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam dẫn địa lý đang đƣợc bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thƣơng mại, thì bị phạt tiền từ năm mƣơi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm.” Từ việc phân tích quy định của Luật sở hữu trí tuệ về quyền sở hữu công nghiệp, đối tƣợng của quyền sở hữu công nghiệp và quy định của Bộ luật hình sự hiện hành thì ta có thể hiểu: Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện, xâm phạm quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam. Những hành vi đƣợc xem là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là: Các hành vi sau đây đƣợc thực hiện mà không đƣợc phép của chủ sở hữu nhãn hiệu - Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu đƣợc bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó; - Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu đƣợc bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tƣơng tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ; - Sử dụng dấu hiệu tƣơng tự với nhãn hiệu đƣợc bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tƣơng tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ; - Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tƣơng tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dƣới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tƣơng tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tƣợng sai lệch về mối quan hệ giữa ngƣời sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng. 5 Những hành vi đƣợc xem là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý đƣợc bảo hộ là: - Sử dụng chỉ dẫn địa lý đƣợc bảo hộ cho sản phẩm mặc dù có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý, nhƣng sản phẩm đó không đáp ứng các tiêu chuẩn về tính chất, chất lƣợng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý; - Sử dụng chỉ dẫn địa lý đƣợc bảo hộ cho sản phẩm tƣơng tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý nhằm mục đích lợi dụng danh tiếng, uy tín của chỉ dẫn địa lý; 5 Luật sở hữu trí tuệ 2005, Điều 129, Khoản 1 GVHD: Nguyễn Văn Tròn 10 SVTH: Trần Thị Huỳnh Như Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam - Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tƣơng tự với chỉ dẫn địa lý đƣợc bảo hộ cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó làm cho ngƣời tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó; - Sử dụng chỉ dẫn địa lý đƣợc bảo hộ đối với rƣợu vang, rƣợu mạnh cho rƣợu vang, rƣợu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý tƣơng ứng với chỉ dẫn địa lý đó, kể cả trƣờng hợp có nêu chỉ dẫn về nguồn gốc xuất xứ thật của hàng hoá hoặc chỉ dẫn địa lý đƣợc sử dụng dƣới dạng dịch nghĩa, phiên âm hoặc đƣợc sử dụng kèm theo các từ loại, kiểu, dạng, phỏng theo hoặc những từ tƣơng tự nhƣ vậy. 6 1.1.3 Đặc điểm của Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp - Tội phạm xâm phạm quyền sở hữu công nghiệptội phạm có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Tức là hành vi gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể đến các quan hệ xã hội đang đƣợc luật hình sự bảo vệ, cụ thể ở đây là xâm phạm quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang đƣợc bảo hộ tại Việt Nam. Hành vi gây nguy hiểm cho xã hội của tội phạm xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đƣợc quy định tại Điều 171 Bộ luật hình sự năm 1999 sủa đổi, bổ sung năm 2009. - Chủ thể của tội phạm xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp phải là ngƣời có năng lực trách nhiệm hình sự. Vì chủ thể của tội phạm là ngƣời thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, tuy nhiên không phải ai thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đều là chủ thể của tội phạm mà chỉ có những ngƣời thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà có năng lực trách nhiệm hình sự mới đƣợc xem là chủ thể của tội phạm xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. - Ngƣời thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp phải là ngƣời có lỗi. Lỗi bao gồm cả lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý. Bởi vì tội phạm là hành vi có lỗi, tính lỗi là thuộc tính cơ bản của tội phạm, là cơ sở để buộc ngƣời phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và hậu quả của hành vi đó gây ra, chính vì thế nên ngƣời thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp phải là ngƣời có lỗi thì dựa vào tính lỗi của ngƣời phạm tội ta mới có cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ngƣời có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và hậu quả của hành vi đó gây ra. - Ngoài những đặc điểm trên, tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp còn có những đặc điểm riêng: + Tội phạm có hành vi xâm phạm quyền sở hữu nhƣng quyền sở hữu ở đây là quyền sở hữu công nghiệp (quyền sở hữu trí tuệ) chứ không phải là quyền sở hữu tài sản. + Tội phạm có hành vi chiếm giữ trái phép quyền sở hữu (quyền sở hữu công nghiệp) hoặc sử dụng bất hợp pháp (không đƣợc sự đồng ý của chủ sở hữu, sử dụng trong trƣờng hợp pháp luật cấm sử dụng) đối với các đối tƣợng sở hữu công nghiệp bao gồm nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang đƣợc bảo hộ tại Việt Nam. 6 Luật sở hữu trí tuệ 2005, Điều 129, Khoản 3 GVHD: Nguyễn Văn Tròn 11 SVTH: Trần Thị Huỳnh Như Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam + Hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thƣờng là hàng giả về hình thức nhƣ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý,.. còn về chất lƣợng hàng hóa vẫn đƣợc đảm bảo nhƣ thật. 1.1.4 Phương thức, thủ đoạn phạm Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp Việc sản xuất hàng hóa xâm phạm đến quyền sở hữu công nghiệp hiện nay loại tội phạm này có những phƣơng thức, thủ đoạn phạm tội khá tinh vi và phức tạp, chẳng hạn nhƣ: - Nhập khẩu những hàng hóa, sản phẩm xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý với giá thành thấp từ nƣớc ngoài vào Việt Nam qua các đƣờng mòn biên giới; lợi dụng chính sáh phân luồng hàng hóa, không khai báo hải quan, đi qua cửa khẩu… sau đó tiêu thụ tại thị trƣờng trong nƣớc hoặc xuất khẩu tiếp sang nƣớc ngoài nhằm thu lợi. Hàng hóa, xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý là những nhãn hiệu nổi tiếng trong và ngoài nƣớc đang đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa chuộng. Những hàng hóa, sản phẩm nhập khẩu này thƣờng đƣợc sản xuất với kỹ thuật cao, rất khó phân biệt. - Ngƣời có hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn đại lý còn có thể trực tiếp sản xuất hoặc đặt hàng từ những cơ sở sản xuất hàng hóa để tạo ra những sản phẩm, hàng hóa xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý. Những hàng hóa, sản phẩm này thƣờng sử dụng những nhãn hiệu đã đƣợc đăng ký nhƣng không đƣợc chủ sở hữu quyền đồng ý hoặc sử dụng chỉ dẫn địa lý không đúng với nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm sau đó tiêu thụ trong nƣớc bằng các hoạt động bán, chào hàng hoặc thuê ngƣời bán, chào hàng,… Hàng hóa thƣờng đƣợc sản xuất thủ công, chất lƣợng kém, kỹ thuật thấp hơn, dễ phát hiện. Bên cạnh đó, trên thị trƣờng còn các loại hàng nhái nhãn mác, cải biên nhãn hiệu, mô phỏng kiểu dáng... 1.1.5 Nguyên nhân, điều kiện phạm Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng vi phạm quyền sở hữu công nghiệp ngày một gia tăng. Thứ nhất, hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp luôn tạo ra các sản phẩm với “siêu lợi nhuận” nên rất có sức hút, lôi kéo đƣợc nhiều đối tƣợng tham gia, kể cả những ngƣời lao động thuần túy, trên nhiều địa bàn và nhiều lĩnh vực khác nhau. Thứ hai, trong quá trình hội nhập, ngoài những tác động tích cực góp phần làm nên những kết quả đáng kể trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, còn phát sinh những yếu tố tiêu cực xâm nhập vào nền kinh tế nhiều thành phần với tính cạnh tranh cao và diễn biến phức tạp của nƣớc ta. Các mặt hàng nội địa tuy đa dạng, phong phú và có cải tiến nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu cho ngƣời tiêu dùng, nhất là trong điều kiện thu nhập bình quân thấp, giá hàng hoá sản phẩm phục vụ sinh hoạt cao tạo nên sự bất cân đối. Vì vậy, nhiều ngƣời tiêu dùng ƣa lựa chọn những sản phẩm giả nhƣng mẫu mã, kiểu dáng công nghiệp “nhƣ thật” mà lại có giá bán thấp. Lợi dụng tình 12 GVHD: Nguyễn Văn Tròn SVTH: Trần Thị Huỳnh Như Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam trạng này, không ít doanh nghiệp thiếu ý thức tôn trọng pháp luật, thiếu sự tôn trọng ngƣời tiêu dùng, vì mục tiêu lợi nhuận sẵn sàng làm giả, làm nhái những sản phẩm đƣợc bảo hộ có uy tín, chất lƣợng, kiểu dáng để gây nhầm lẫn đối với ngƣời tiêu dùng. Vì vậy, việc sao chụp, mô phỏng, làm nhái các sản phẩm của nhau để giành giật thị trƣờng trở thành hiện tƣợng phổ biến. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tồn tại và ngày càng mở rộng quy mô hoạt động. Thứ ba, phần lớn các chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chƣa thực sự chú ý đến việc bảo vệ quyền lợi của mình, chƣa có ý thức cao trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, chỉ dẫn địa lý trong khi trình độ và hiểu biết về tác hại của xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sức khoẻ, lợi ích của cộng đồng còn rất hạn chế. Hiện nay rất ít doanh nghiệp có bộ phận chuyên chăm lo về quyền sở hữu công nghiệp, hầu nhƣ chƣa có doanh nghiệp nào có chiến lƣợc về quyền sở hữu công nghiệp, coi vấn đề quyền sở hữu công nghiệp là bộ phận trong chiến lƣợc phát triển của mình. Tài sản của quyền sở hữu công nghiệp chƣa trở thành đối tƣợng quản lý nhƣ quản lý tài sản thông thƣờng. Trong thời gian qua, các doanh nghiệp đã chú trọng vào việc xây dựng thƣơng hiệu, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi, chất lƣợng hàng hóa nhƣng lại quên mất khâu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, chỉ dẫn địa lý của mình ở những khu vực thị trƣờng đã và sẽ phát triển. Nhiều doanh nghiệp chƣa có ý thức trong việc phát hiện và ngăn ngừa việc làm giả các sản phẩm của mình, chƣa chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, kiểm soát. Có những doanh nghiệp do sợ bị ảnh hƣởng đến doanh số và mức tiêu thụ sản phẩm, không dám công khai về sản phẩm bị làm giả. Có những sản phẩm làm giả tinh vi đến mức chính doanh nghiệp sản xuất cũng không phát hiện đƣợc, đến khi biết, tuy có một số biện pháp khắc phục nhƣng không đáng kể, coi nhƣ “chấp nhận sống chung với hàng giả”. Thứ tư, các quy định về sở hữu trí tuệ nói chung cũng nhƣ quyền sở hữu công nghiệp nói riêng và hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ nói chung cũng nhƣ quyền sở hữu công nghiệp nói riêng còn chƣa tập trung, mà rải rác trong quá nhiều văn bản, nhƣ: Hiến pháp năm 2013, Bộ luật Dân sự, luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009), Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003… và trong nhiều văn bản hƣớng dẫn, thi hành các luật, pháp lệnh nêu trên. Trong khi đó, những quy định về quyền sở hữu công nghiệp và hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp lại chƣa thật đầy đủ, chƣa đồng bộ, đặc biệt là những quy định về các biện pháp và chế tài xử lý mới chủ yếu dừng ở các hình thức xử lý hành chính, chƣa phù hợp với tình hình thực tế, chƣa đủ sức răn đe đối tƣợng vi phạm. Chế tài về hình sự chỉ đƣợc áp dụng với cá nhân, trong khi nhóm tội về quyền sở hữu công GVHD: Nguyễn Văn Tròn 13 SVTH: Trần Thị Huỳnh Như Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam nghiệp chủ yếu là do tổ chức thực hiện, vì vậy, không thể truy cứu trách nhiệm hình sự với pháp nhân đƣợc. Thứ năm, trên thực tế, tổ chức và hoạt động của các cơ quan có trách nhiệm đấu tranh với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn thiếu đồng bộ và chồng chéo, nhiều tầng nấc xử lý khiến hiệu lực thực thi bị phân tán, phức tạp. Hiện có tới 6 loại cơ quan (Thanh tra khoa học, Thanh tra Thông tin và Truyền thông, Quản lý thị trƣờng, Hải quan, Công an, Ủy ban nhân dân các cấp) 7 cùng có thẩm quyền xử phạt vi phạm. Theo thông lệ ở các nƣớc trên thế giới thì tòa án phải đóng vai trò rất quan trọng trong việc xử lý các vi phạm về sở hữu trí tuệ nói chung cũng nhƣ quyền sở hữu công nghiệp nói riêng, nhƣng ở Việt Nam thì ngƣợc lại, vai trò của tòa án rất mờ nhạt so với các cơ quan hành chính. Mỗi nămtới hàng nghìn vụ vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đƣợc xử lý bởi các cơ quan hành chính, nhƣng số vụ đƣợc đƣa ra xét xử tại tòa án lại quá ít. Chƣa kể, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của phần lớn đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ pháp luật còn hạn chế, đặc biệt là trong các lĩnh vực liên quan đến sở hữu trí tuệ, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, công nghệ máy tính… 1.2 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp 1.2.1 Giai đoạn trước năm 1999 Các quy định liên quan đến tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đã bắt đầu đƣợc đề cặp khi Việt Nam gia nhập Công ƣớc Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trên nguyên tắc đối xử bình đẳng; Thỏa ƣớc Madrid năm 1891 về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa và Hiệp ƣớc hợp tác Patent (PCT) – nhằm tạo điều kiện thuậ lợi cho công dân trong việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và sáng chế. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở nƣớc ta mở đầu bằng việc Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) ban hành Điều lệ về sang kiến cải tiến kỹ thuật – hợp lý hóa sản xuất và sáng chế (ban hành kèm theo Nghị định số 31/CP ngày 23-01-1981). Thời gian đầu các hành vi vi phạm sở hữu công nghiệp đƣợc xử lý bằng các biện pháp hành chính với sự tham gia của các cơ quan nhƣ: quản lý thị trƣờng, cảnh sát kinh tế, hải quan, thanh tra chuyên ngành. Tuy nhiên các cơ quan này đã gặp hạn chế về thẩm quyền, do không có thẩm quyền đáp ứng các quyền của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành, không có thẩm quyền xác định mức thiệt hại mà chủ sở hữu công nghiệp hợp pháp phải gánh chịu. Khắc phục những nhƣợc điểm đó, ngày 27/6/1985, Bộ luật hình sự năm 1985 ra đời, theo đó các tội phạm kinh tế bao gồm: tội làm hang giả, buôn bán hàng giả đƣợc quy định tƣơng đối rõ ràng, nhƣng về cơ bản chính sách hình sự với loại tội phạm này vẫn mang những đặc điểm nhƣ trƣớc khi pháp điển hóa về hình sự và Bộ luật này chƣa đƣa ra định nghĩa pháp lý của khái niệm hàng giả. Hƣớng dẫn thực hiện, Điều 3, Nghị định số 140-HĐBT ngày 25/4/1991 đã đƣa ra 7 Nghị định 99/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, Điều 15 GVHD: Nguyễn Văn Tròn 14 SVTH: Trần Thị Huỳnh Như Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam khái niệm “hàng giả”, và tại Điều 4 của Nghị định đã đƣa ra dấu hiệu đƣợc coi là hàng giả trong đó có: “1. Sản phẩm, hàng hóa (kể cả hàng nhập khẩu) có nhãn sản phẩm giả mạo hoặc nhãn của một cơ sở sản xuất khác mà không đƣợc chủ nhãn đồng ý; 2. Sản phẩm, hàng hóa mang nhãn hiệu hàng hóa giống hệt hoặc tƣơng tự có khả năng làm cho ngƣời tiêu dùng nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa của cơ sở sản xuất, buôn bán khác đã dăng ký với cơ quan bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (Cục sang chế) hoặc đã đƣợc bảo hộ theo Điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam tham gia. 3. Sản phẩm, hàng hóa mang nhãn không đúng với nhãn sản phẩm đã đăng ký với cơ quan tiêu chuẩn đo lƣờng chất lƣợng.” Bên cạnh đó, Thông tƣ liên bộ số 1254-TTLB ngày 8-11-1991 của Ủy ban Khoa học Nông nghiệp, Bộ thƣơng mại và du lich Hƣớng dẫn thi hành Nghị định số 140-HĐBT ngày 25/4/1991của Hội đồng Bộ trƣởng về việc kiểm tra, xử lý việc sản xuất, buôn bán hàng giả tại mục I về xác định hàng giả, khoản 1.1 về định nghĩa và dấu hiệu của hàng giả, điểm a có đề cặp: “Sản xuất và sử dụng nhãn giả và bao bì mang nhãn giả hoặc sử dụng nhãn của ngƣời khác, của cơ sở sản xuất khác mà không đƣợc phép của chủ nhãn ( bao gồm nhãn sản phẩm, nhãn hiệu hàng hóa và dấu hiệu phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam)” Điều đó thể hiện luật hình sự Việt Nam lúc bấy giờ tuy chƣa có một điều luật cụ thể nào quy định về quyền sở hữu công nghiệp nhƣng đã chú trọng đến việc bảo hộ các đối tƣợng của quyền sở hữu công nghiệp đặc biệt là nhãn hiệu hàng hóa thông qua việc quy định tội phạm làm hàng giả, buôn bán hàng giả. Tuy nhiên, việc xử lý hình sự về tội làm hàng giả, buôn bán hàng giả vẫn gặp nhiều vƣớng mắc, chủ yếu là do quy định về hàng giả vẫn còn gặp nhiều vƣớng mắc, quy định về hàng giả tại Nghị định vẫn còn xa rời thực tế. Ngày 21/12/1999, Bộ luật hình sự mới đƣợc ra đời đã phân biệt tội sản xuất hàng hóa với các tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, đã sử dụng các khái niệm hậu quả nghiêm trọng, hậu quả rất nghiêm trọng, hậu quả đặc biệt nghiêm trọng tuy chƣa đƣa ra định nghĩa pháp lý của các khái niệm này. Bộ luật hình sự năm 1999 cũng đã đƣa ra một số dấu hiệu định tội bắt buộc của một số cấu thành tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp về nhân thân ngƣời phạm tội, đó là dấu hiệu tái phạm hành chính và tái phạm hình sự. nhìn chung những quy định về hình phạt đối với các tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp ít nghiêm khắc so với các loại tội phạm kinh tế khác. Đối với các tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đã có quy định các hình phạt bổ sung. GVHD: Nguyễn Văn Tròn 15 SVTH: Trần Thị Huỳnh Như Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam 1.2.2 Giai đoạn từ năm 1999 đến nay 1.2.2.1 Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trong Bộ luật hình sự năm 1999 Tại Bộ luật hình sự năm 1999 Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đƣợc quy định nhƣ sau: “1. Ngƣời nào vì mục đích kinh doanh mà chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi, xuất xứ hàng hoá hoặc các đối tƣợng sở hữu công nghiệp khác đang đƣợc bảo hộ tại Việt Nam gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chƣa đƣợc xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ hai mƣơi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội nhiều lần; c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. 3. Ngƣời phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mƣời triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.” Đối tƣợng của quyền sở hữu công nghiệp đƣợc luật hình sự bảo vệ bao gồm: sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi, xuất xứ hàng hoá hoặc các đối tƣợng sở hữu công nghiệp khác đang đƣợc bảo hộ tại Việt Nam. Ngƣời phạm tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với mục đích kinh doanh mà chiếm đoạt, sử dụng bất hợp các đối tƣợng của quyền sở hữu công nghiệp đang đƣợc Bộ luật hình sự năm 1999 bảo vệ mà gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chƣa đƣợc xoá án tích mà còn vi phạm; phạm tội có tổ chức hoặc phạm tội nhiều lần hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì tội phạm đƣợc cấu thành và ngƣời phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đã thỏa điều kiện về các mặt khách thể, chủ quan, chủ thể. Khung hình phạt đối với tội phạm xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là bị phạt tiền từ hai mƣơi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm. Khi có các tình tiết nhƣ phạm tội có tổ chức, phạm tội nhiều lần, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì khung hình phạt sẽ tăng nặng hơn đối với ngƣời phạm tội là bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Bên cạnh hình phạt chính GVHD: Nguyễn Văn Tròn 16 SVTH: Trần Thị Huỳnh Như Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam ngƣời phạm tội còn có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung nhƣ phạt tiền từ mƣời triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. Việc quy định tội xâm phạm quyền sở hữu công ngiệp trong bộ luật hình sự năm 1999 đã đánh dấu một bƣớc ngoặt trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, đặc biệt là trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp sẽ đƣợc bảo vệ hơn. 1.2.2.2 Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trong Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 Với nền kinh tế ngày càng phát triển, xã hội ngày càng thay đổi, tình hình tội phạm cũng dần thay đổi nên đòi hỏi Bộ luật hình sự năm 1999 cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp tình hình thực tế. Vì thế ngày 19 tháng 6 năm 2009 Quốc hội đã tiến hành thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1999, trong đó Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp quy định tại Điều 171 Bộ luật hình sự năm 1999 đƣợc sửa đổi, bổ sung vào năm 2009 với nội dung nhƣ sau: “1. Ngƣời nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang đƣợc bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thƣơng mại, thì bị phạt tiền từ năm mƣơi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ bốn trăm triệu đồng đến một tỷ đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội nhiều lần. 3. Ngƣời phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai mƣơi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.” Đối tƣợng của quyền sở hữu công nghiệp đƣợc luật hình sự hiện hành bảo vệ là nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đang đƣợc bảo hộ tại Việt Nam. Ngƣời phạm tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với các đối tƣợng của quyền sở hữu công nghiệp đang đƣợc luật hình sự hiện hành bảo vệ với lỗi cố ý và với quy mô thƣơng mại thì đã cấu thành tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. (Ở đây chúng ta không bàn đến các mặt khánh thể, chủ quan, chủ thể và xem nhƣ các mặt này đã thỏa). Khung hình phạt cũng đƣợc thay đổi nhƣ sau: khi ngƣời phạm tội với lỗi cố ý và với quy mô thƣơng mại thì khung hình phạt là phạt tiền từ năm mƣơi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm. Khi ngƣời phạm tội phạm tội với các tình tiết nhƣ có tổ chức, phạm tội nhiều lần thì khung hình phạt sẽ tăng nặng hơn đó là phạt tiền từ bốn GVHD: Nguyễn Văn Tròn 17 SVTH: Trần Thị Huỳnh Như Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam trăm triệu đồng đến một tỷ đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Bên cạnh hình phạt chính, ngƣời phạm tội còn có thể bị phạt bổ sung nhƣ phạt tiền từ hai mƣơi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. 1.2.2.3 Những điểm tiến bộ của Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp sau lần sửa đổi Bộ luật hình sự năm 1999 vào năm 2009 “- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã sửa đổi cấu thành của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 171 ) nhằm góp phần đáp ứng yêu cầu của các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên, nhất là các hiệp định của Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO) và Hiệp định thƣơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ. Điểm khác biệt so với quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 thể hiện ở chỗ: Thứ nhất, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã thu hẹp phạm vi xử lý về hình sự đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Đối với lĩnh vực này chủ yếu áp dụng các biện pháp pháp luật dân sự và hành chính để giải quyết. Cụ thể: - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự quy định chỉ xử lý về hình sự đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với quy mô thƣơng mại. - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự quy định chỉ xử lý về hình sự đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến hai đối tƣợng sở hữu công nghiệp là nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý. Luật đã phi hình sự hoá hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với các sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp hoặc các đối tƣợng sở hữu công nghiệp khác. Thứ hai, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã điều chỉnh nâng mức phạt tiền đối với tội phạm này.”8 Từ những điểm khác biệt của Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đƣợc quy định ở Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 với Bộ luật hình sự năm 1999 đƣợc thể hiện tại đề cƣơng giới thiệu Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1999 ta có thể thấy đƣợc những điểm tiến bộ sau lần sửa đổi bổ sung - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã thu hẹp phạm vi xử lý về hình sự đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, quy định chỉ xử lý về hình sự đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với quy mô thƣơng mại và chỉ xử lý đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến hai đối tƣợng sở hữu công nghiệp là 8 Bộ Tƣ pháp – trang thông tin điện tử về phổ biến giáo dục pháp luật, Đề cương giới thiệu Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự, http://moj.gov.vn/pbgdpl/Lists/DeCuongVanBan/View_Detail.aspx?ItemId=13 , [ngày truy cập 1207-2014] GVHD: Nguyễn Văn Tròn 18 SVTH: Trần Thị Huỳnh Như Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý.Với thay đổi đó thì đối với tội phạm xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp ta có thể xử lý ngay lần đầu tiên phạm tội. Chỉ cần tội phạm cố ý xâm phạm các đối tƣợng của quyền sở hữu công nghiệp với quy mô thƣơng mại thì đã phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong khi đó tại Bộ luật hình sự năm 1999 thì tội phạm chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi xâm phạm các đối tƣợng của quyền sở hữu công nghiệp vì mục đích kinh doanh và phải gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chƣa đƣợc xoá án tích mà còn vi phạm. Với quy định này trong trƣờng hợp ngƣời phạm tội không gây hậu quả nghiêm trọng hoặc không bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc không bị kết án về tội này thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Quy định tại Điều 171 Bộ luật hình sự năm 1999 đòi hỏi phải có hành vi vi phạm trƣớc đó không quá lâu, tức là không thể xử lý hình sự đƣợc ngay lần đầu tiên phạm tội, cho dù là có tổ chức hay quy mô lớn. Trong khi đó, hậu quả nghiêm trọng, trong nhiều trƣờng hợp là những thiệt hại về tài sản của chủ sở hữu công nghiệp hợp pháp, lại không dễ chứng minh. - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã điều chỉnh nâng mức phạt tiền đối với tội phạm này. Đối với mức phạt tiền ở khung hình phạt chính tại Bộ luật hình sự năm 1999 thì mức phạt tiền cao nhất là đến hai trăm triệu đồng, tại Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì mức phạt tiền cao nhất là đến năm trăm triệu đồng. Đối với mức phạt tiền ở khung hình phạt bổ sung tại Bộ luật hình sự năm 1999 thì mức phạt tiền cao nhất là đến một trăm triệu đồng, tại Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì mức phạt tiền cao nhất là đến hai trăm triệu đồng. Với việc nâng mức phạt tiền đối với tội phạm này trong lần sủa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 2009 một phần đáp ứng đƣợc yêu cầu của nền kinh tế đất nƣơc ngày càng phát triển, một phần thể hiện sự răng đe, tính nghiêm khắc của Bộ luật hình sự. Bên cạnh đó cũng nâng cao sự bảo vệ của Nhà nƣớc đối với quyền sở hữu công nghiệp nói riêng cũng nhƣ lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung. GVHD: Nguyễn Văn Tròn 19 SVTH: Trần Thị Huỳnh Như Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam CHƢƠNG 2. TỘI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP QUY ĐỊNH TRONG LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH Chƣơng này đi sâu vào phân tích những quy định của pháp luật về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Chẳng hạn nhƣ phân tích về mặt khách quan, mặt khách thể, mặt chủ quan, mặt chủ thể của tội phạm. Bên cạnh việc phân tích quy định của pháp luật, chƣơng này còn so sánh giữa Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan, giữa Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với Tội sản xuất, buôn bán hàng giả. Điều 171 Bộ luật hình sự năm 1999 đƣợc sửa đổi, bổ sung vào năm 2009 với nội dung nhƣ sau: “1. Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ bốn trăm triệu đồng đến một tỷ đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội nhiều lần. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.” 2.1 Dấu hiệu pháp lý của Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp 2.1.1 Khách thể của Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp Khách thể của tội phạm là hệ thống các quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại, trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hƣởng đến lợi ích và sự tồn tại của giai cấp thống trị đƣợc Nhà nƣớc (đại diện cho giai cấp thống trị) bảo vệ bằng các quy phạm pháp luật hình sự. 9 Dựa vào mức độ khái quát, khách thể của tội phạm đƣợc phân loại thành: khách thể chung, khách thể loại và khách thể trực tiếp. Khách thể chung của tội phạm là tổng hợp các quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại và đƣợc luật hình sự bảo vệ.10 Bất cứ hành vi phạm tội nào, trong đó có tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, cũng đều xâm hại đến khách thể chung. Khách thể chung theo luật hình sự Việt Nam là các quan hệ xã hội đã đƣợc xác định tại Điều 1 và Khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự 1999. Đó là: độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc; chế độ xã hội chủ nghĩa; quyền làm chủ của nhân dân; quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc; chế độ chính trị, chế 9 Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam phần chung, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, trang 164 Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam phần chung, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, trang 166 10 GVHD: Nguyễn Văn Tròn 20 SVTH: Trần Thị Huỳnh Như Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam độ kinh tế; nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; lợi ích của nhà nƣớc; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức; tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân; trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. Khách thể loại của tội phạm là nhóm quan hệ xã hội cùng tính chất đƣợc một nhóm các quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ và bị một nhóm tội phạm xâm hại. 11 Trong Bộ luật Hình sự hiện hành, các tội phạm đƣợc sắp xếp theo khách thể loại, nghĩa là các tội phạm xâm hại đến cùng một khách thể loại thì đƣợc xếp vào cùng một chƣơng. Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo điều 171 Bộ luật Hình sự hiện hành đƣợc xếp vào chƣơng XVI “Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế”. Nhƣ vậy, khách thể loại của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là trật tự quản lý kinh tế của nhà nước. Trật tự quản lý kinh tế này đƣợc hiểu là tổng thể các quy trình, thủ tục, nội dung, phạm vi, địa vị pháp lý của chủ thể khi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, lƣu thông hàng hóa, sản phẩm cũng nhƣ sử dụng các nguồn tài nguyên để tạo ra lợi nhuận. Khách thể trực tiếp của tội phạm là một hoặc một số quan hệ xã hội cụ thể bị hành vi phạm tội cụ thể xâm hại. 12 Tội phạm cụ thể xâm hại đến khách thể trực tiếp khi nó gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ xã hội là khách thể trực tiếp này. Thông qua việc gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại này mà tội phạm cụ thể đồng thời cũng xâm hại đến khách thể loại và khách thể chung. Nhìn chung, một tội phạm có thể xâm hại đến nhiều quan hệ xã hội khác nhau, nhƣng trong các quan hệ xã hội bị xâm hại đó chỉ có một quan hệ xã hội là khách thể trực tiếp mà thôi. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp xâm phạm đến chế độ quản lý nhà nƣớc về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Bên cạnh đó, do các đối tƣợng sở hữu công nghiệp có giá trị thƣơng mại cao, việc sử dụng chúng trong hoạt động kinh doanh thƣờng tạo ra một giá trị vật chất vô cùng to lớn, nên hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp cũng đồng thời xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của ngƣời khác. Tuy nhiên, trong hai quan hệ xã hội bị xâm hại trên, chế độ quản lý nhà nƣớc về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là quan hệ luôn bị gây thiệt hại bởi hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, và chính quan hệ này mới phản ánh một cách chính xác và đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Vì vậy, chế độ quản lý nhà nước về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là khách thể trực tiếp của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Đối tƣợng tác động của tội phạm là bộ phận hợp thành của khách thể của tội phạm mà chỉ có thông qua việc tác động đến nó tội phạm mới có thể xâm hại đƣợc đến các quan hệ xã hội đƣợc luật hình sự bảo vệ. 13 Đối tƣợng tác động của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 171 Bộ luật hình sự hiện hành) là nhãn hiệu hàng hóa và chỉ dẫn địa lý. Vậy hành vi phạm tội xâm phạm chế độ quản lý nhà nƣớc về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, gây rối loạn trật tự quản lý việc đăng ký quyền sở hữu công nghiệp, xâm phạm đến 11 Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam phần chung, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, trang 166 Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam phần chung, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, trang 167 13 Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam phần chung, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, trang 170,171 12 GVHD: Nguyễn Văn Tròn 21 SVTH: Trần Thị Huỳnh Như Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tƣợng sở hữu công nghiệp của cá nhân, pháp nhân đƣợc pháp luật quy định và bảo vệ. 2.1.2 Khách quan của Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp Mặt khách quan của tội phạm là tổng hợp tất cả những biểu hiện của tội phạm diễn ra và tồn tại bên ngoài thế giới khách quan bao gồm hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, công cụ, phƣơng tiện, thủ đoạn, hoàn cảnh, địa điểm phạm tội. 14 Mặt khách quan của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có các dấu hiệu sau: - Về hành vi, có một trong các hành vi sau: Có hành vi chiếm đoạt (chiếm giữ trái pháp luật) quyền sở hữu (quyền sở hữu trí tuệ) hoặc sử dụng bất hợp pháp (không đƣợc sự đồng ý của chủ sở hữu, sử dụng trong trƣờng hợp pháp luật cấm sử dụng) đối với các đối tƣợng sở hữu công nghiệp bao gồm: nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang đƣợc bảo hộ tại Việt Nam. Hành vi chiếm đoạt ở đây đƣợc hiểu là chuyển dịch một cách bất hợp pháp quyền sở hữu các đối tƣợng nêu trên từ của ngƣời khác thành của mình đồng thời làm cho chủ sở hữu của các đối tƣợng nêu trên mất đi khả năng thực tế thể hiện quyền chủ sở hữu đối với các đối tƣợng bị chiếm đoạt. Việc chiếm đoạt đƣợc thực hiện với nhiều hình thức khác nhau để chiếm đoạt. Sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tƣơng tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của ngƣời khác nhƣ sử dụng các loại nhãn, mác hàng hóa có kiểu dáng nhƣ loại hàng hóa đã đƣợc Nhà nƣớc bảo hộ. Có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp giống với hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả, là hàng hóa sản xuất ra có kiểu dáng, nhãn mác tƣơng tự nhƣ hàng hóa đã đƣợc Nhà nƣớc bảo hộ. Tuy nhiên, giữa chúng chỉ có một điểm khác là chất lƣợng của loại hàng hóa này có thể tƣơng đƣơng với hàng hóa đƣợc bảo hộ (giá trị sử dụng có thể bằng hoặc thấp hơn loại hàng hóa đã đƣợc bảo hộ) còn hàng giả thì cả về chất lƣợng sản phẩm và cả về hình thức bao gói, nhãn mác,… Ví dụ: dùng bột làm thuốc tân dƣợc. Hàng giả không chỉ không có giá trị sử dụng, thậm chí khi sử dụng có loại còn có thể gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng cho ngƣời tiêu dùng. Chỉ dẫn địa lý là thông tin về nguồn gốc địa lý của hàng hóa đƣợc thể hiện trên hàng hóa, bao bì hàng hóa hay giấy tờ giao dịch liên quan tới việc mua bán hàng hóa ở dạng một từ ngữ, dấu hiệu, biểu tƣợng hoặc hình ảnh một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, địa phƣơng nhằm chỉ dẫn hàng hóa đó có nguồn gốc từ quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phƣơng nào gắn liền với đặc trƣng về chất lƣợng, uy tín, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của sản phẩm này. Quyền chỉ dẫn địa lý do cơ quan quản lý Nhà nƣớc thể hiện. Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý nhằm chỉ dẫn xuất xứ, nguồn gốc của sản phẩm thuộc về tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. 14 Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam phần chung, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, trang 175 GVHD: Nguyễn Văn Tròn 22 SVTH: Trần Thị Huỳnh Như Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam - Về các dấu hiệu khác: Hành vi nêu trên phải đạt tới quy mô thƣơng mại thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự . Đây là dấu hiệu cơ bản của tội này. Cần lƣu ý rằng các đối tƣợng của quyền sở hữu công nghiệp bị xâm hại nêu trên phải là các đối tƣợng đƣợc Nhà nƣớc bảo hộ, tức là đã đƣợc cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Tội phạm hoàn thành khi có các hành vi chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang đƣợc bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thƣơng mại mà không cần gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính hay bị kết án về hành vi này. 15 2.1.3 Mặt chủ quan của Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp Mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của tội phạm. Đó là những biểu hiện về mặt tâm lý của ngƣời phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội bao gồm lỗi, động cơ và mục đích phạm tội. Lỗi là thái độ tâm lý bên trong của ngƣời phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra đƣợc biểu hiện dƣới hình thức lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý. 16 Đối với tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, lỗi của ngƣời phạm tội là lỗi cố ý. Nghĩa là về lý trí, ngƣời phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trƣớc đƣợc hậu quả của hành vi đó; và về ý chí, ngƣời phạm tội mong muốn cho hậu quả xảy ra, hoặc tuy không mong muốn nhƣng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Khi định tội danh đối với tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, cần chứng minh đƣợc rằng ngƣời thực hiện hành vi chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp các đối tƣợng sở hữu công nghiệp đang đƣợc bảo hộ tại Việt Nam nhận thức rõ rằng hành vi đó của mình là nguy hiểm cho xã hội, vì nhắm đến lợi ích của mình trong hoạt động kinh doanh mà họ mong muốn, hoặc để mặc hậu quả nguy hiểm của hành vi của mình mà họ đã thấy trƣớc xảy ra cho xã hội. Động cơ phạm tội đƣợc hiểu là động lực bên trong thúc đẩy ngƣời phạm tội thực hiện hành vi phạm tội (có thể hiểu là nguyên nhân tinh thần của tội phạm). 17 Đối với tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp động cơ phạm tội thƣờng là vụ lợi. Mục đích phạm tội là điểm cuối cùng mà ngƣời phạm tội đặt ra cho hành vi phạm tội phải đạt tới (kết quả mà kẻ phạm tội mong muốn đạt đƣợc).18 Đối với tội “xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp”, pháp luật quy định chỉ cấu thành tội phạm khi ngƣời phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội vì mục đích “kinh doanh”. Kinh doanh, theo nghĩa hẹp, đƣợc hiểu là mọi hoạt động tổ chức mua bán để thu lời, tức là hoạt động xảy ra trong quá trình lƣu thông, phân phối sản phẩm. Theo nghĩa rộng, kinh doanh là một hoạt động nhằm mục đích thu lợi nhuận, bao gồm cả trong quá trình tổ chức sản xuất, lƣu thông và phân phối sản phẩm. Mục đích “kinh doanh” ở đây cần phải đƣợc hiểu theo nghĩa rộng, tức là mục đích thu lợi nhuận cho hoạt 15 Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam Quyển 2 (phần các tội phạm), Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012, trang 315 16 Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam phần chung, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, trang 210 17 Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam phần chung Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, trang 222 18 Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam phần chung, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, trang 224 GVHD: Nguyễn Văn Tròn 23 SVTH: Trần Thị Huỳnh Như Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam động tổ chức sản xuất, lƣu thông và phân phối sản phẩm. “Mục đích phạm tội”, mà cụ thể ở đây là mục đích “kinh doanh”, là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Đây là trƣờng hợp mà hành vi khách quan không phản ánh đƣợc mục đích phạm tội. Bản thân hành vi chiếm đoạt, sử dụng các đối tƣợng sở hữu công nghiệp nhƣ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang đƣợc bảo hộ tại Việt Nam cùng với các dấu hiệu khách quan khác chƣa đủ nguy hiểm đáng kể cho xã hội, chỉ khi đặt nó trong mối quan hệ với mục đích phạm tội là “kinh doanh” thì tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội tăng lên, hành vi trở nên nguy hiểm đáng kể cho xã hội và bị coi là tội phạm. Vì vậy, trong quá trình định tội danh, chủ thể định tội phải chứng minh đƣợc hành vi chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp các đối tƣợng sở hữu công nghiệp đang đƣợc bảo hộ tại Việt Nam đƣợc thực hiện vì mục đích kinh doanh của ngƣời phạm tội: thu lợi nhuận trong quá trình tổ chức sản xuất, lƣu thông, phân phối sản phẩm. 2.1.4 Mặt chủ thể của Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp Chủ thể của tội phạm trƣớc hết là con ngƣời và con ngƣời đó phải có năng lực trách nhiệm hình sự. Cụm từ “năng lực trách nhiệm hình sự” đã bao hàm ngƣời đó phải đạt tuổi chịu trách nhiệm hình sự. 19 Chủ thể của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đƣợc hiểu là ngƣời đã thực hiện hành vi xâm phạm đến các đối tƣợng sở hữu công nghiệp đang đƣợc bảo hộ tại Việt Nam bị coi là tội phạm, có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định. Luật hình sự nƣớc ta không quy định rõ thế nào là ngƣời có năng lực trách nhiệm hình sự, mà ngƣợc lại, quy định về những trƣờng hợp đƣợc coi là không có năng lực trách nhiệm hình sự. Theo đó, ngƣời không có năng lực trách nhiệm hình sự là ngƣời khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. 20 Tuy nhiên, năng lực trách nhiệm hình sự đƣợc hiểu là khả năng nhận thức đƣợc tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi và khả năng điều khiển đƣợc hành vi ấy (tức là khả năng kiềm chế việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội và có khả năng lựa chọn một xử sự khác không nguy hiểm cho xã hội). Một ngƣời đƣợc coi là có năng lực trách nhiệm hình sự phải thỏa mãn đầy đủ hai điều kiện: Một ngƣời đạt tới độ tuổi nhất định thì có khả năng nhận thức đầy đủ về tính chất pháp lý của hành vi của mình và có đầy đủ khả năng điều khiển đƣợc hành vi phù hợp với đòi hỏi của xã hội. Một ngƣời ở độ tuổi trên chỉ coi là có năng lực trách nhiệm hình sự nếu không mắc những bệnh làm mất hoặc hạn chế khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình. Nhƣ vậy: Ngƣời có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam là ngƣời đã đạt độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự và không thuộc trƣờng hợp ở trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự. Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có mức cao nhất của khung hình phạt là ba năm tù, vì vậy đây là loại tội ít nghiêm trọng. Theo quy định của pháp luật, ngƣời từ đủ 14 tuổi trở lên nhƣng chƣa đủ 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng. Do đó, tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với tội này là từ đủ 16 tuổi trở lên. 19 20 Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam phần chung, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, trang 193 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009, Điều 13, Khoản 3 GVHD: Nguyễn Văn Tròn 24 SVTH: Trần Thị Huỳnh Như Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam Tóm lại, chủ thể của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là ngƣời có năng lực trách nhiệm hình sự, từ đủ 16 tuổi trở lên và đã thực hiện hành vi chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp các đối tƣợng sở hữu công nghiệp nhƣ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang đƣợc bảo hộ tại Việt Nam bị coi là tội phạm. 2.2 Hình phạt đối với Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp Mức hình phạt của tội này đƣợc chia thành hai khung hình phạt chính, bên cạnh đó còn có hình phạt bổ sung, cụ thể nhƣ sau: 2.2.1 Tội xâm phạm quyền sỡ hữu công nghiệp theo Khoản 1 Điều 171 Khoản 1 Điều 171 Bộ luật hình sự hiện hành quy định: “Ngƣời nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang đƣợc bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thƣơng mại, thì bị phạt tiền từ năm mƣơi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm.” Tại khoản 1 Điều 2 Thông tƣ liên tịch số 01/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTCBCA-BTP Hƣớng dẫn việc truy cứu Trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm Quyền sở hữu trí tuệ có quy định: “Ngƣời nào vì mục đích kinh doanh mà cố ý thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có đối tƣợng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu quy định tại khoản 2 Điều 213 của Luật Sở hữu trí tuệ và thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây thì bị coi là "gây hậu quả nghiêm trọng" và bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp" theo khoản 1 Điều 171 của Bộ luật Hình sự: a) Đã thu đƣợc lợi nhuận từ 10.000.000 đồng đến dƣới 50.000.000 đồng; b) Gây thiệt hại về vật chất cho chủ sở hữu nhãn hiệu từ 50.000.000 đồng đến dƣới 150.000.000 đồng; c) Hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dƣới 150.000.000 đồng.” Hiện nay pháp luật nƣớc ta chƣa có khái niệm về cụm từ “quy mô thƣơng mại” tuy nhiên, dựa vào Thông tƣ liên tịch số 01/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP Hƣớng dẫn việc truy cứu Trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm Quyền sở hữu trí tuệ có thể thể coi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với quy mô thƣơng mại nếu hành vi xâm phậm quyền sở hữu công nghiệp nhằm mục đích kinh doanh và thuộc một trong các trƣờng hợp sau: hàng hóa vi phạmsố lƣợng lớn là hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dƣới 150.000.000 đồng hoặc đã thu đƣợc lợi nhuận từ 10.000.000 đồng đến dƣới 50.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng về vật chất cho chủ sở hữu nhãn hiệu từ 50.000.000 đồng đến dƣới 150.000.000 đồng. GVHD: Nguyễn Văn Tròn 25 SVTH: Trần Thị Huỳnh Như Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam Nhƣ vậy, khi một ngƣời có hành vi cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nhằm mục đích kinh doanh và thuộc một trong các trƣờng hợp sau: hàng hóa vi phạm có số lƣợng lớn là hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000đồng đến dƣới 150.000.000 đồng hoặc đã thu đƣợc lợi nhuận từ 10.000.000 đồng đến dƣới 50.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng về vật chất cho chủ sở hữu nhãn hiệu từ 50.000.000 đồng đến dƣới 150.000.000 đồng đối với nhãn hiệu hàng hóa hoặc chỉ dẫn địa lý đang đƣợc bảo hộ tại Việt Nam thì hình phạt đối với ngƣời đó là bị phạt tiền từ năm mƣơi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm. 2.2.2 Tội xâm phạm quyền sỡ hữu công nghiệp theo Khoản 2 Điều 171 Khoản 2 Điều 171 Bộ luật hình sự hiện hành quy định: “Phạm tội thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ bốn trăm triệu đồng đến một tỷ đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm: - Có tổ chức; - Phạm tội nhiều lần.” * Phạm tội có tổ chức Tại Khoản 3 Điều 20 Bộ luật hình sự hiện hành có quy định: Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạmsự câu kết chặt chẽ giữa những ngƣời cùng thực hiện tội phạm. Đồng phạm là trƣờng hợp có hai ngƣời trở lên cùng cố ý thực hiện một tội phạm (Khoản 1 Điều 20 Bộ luật hình sự hiện hành). Nhƣ vậy, phạm tội có tổ chức là một hình thức đồng phạm là trƣờng hợp nhiều ngƣời cố ý cùng bàn bạc, cấu kết chặt chẽ với nhau, vạch ra kế hoạch để thực hiện một tội phạm, có sự phân công, sắp đặt vai trò của những ngƣời tham gia trong đó mỗi ngƣời thực hiện một hoặc một số hành vi và phải chịu sự điều khiển của ngƣời cầm đầu. Theo quy định tại khoản 2 Điều 20 thì, ngƣời tổ chức, ngƣời thực hành, ngƣời xúi giục, ngƣời giúp sức đều là những ngƣời đồng phạm. Người tổ chức là ngƣời chủ mƣu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Chỉ trong trƣờng hợp phạm tội có tổ chức mới có ngƣời tổ chức. Ngƣời tổ chức có thể có những hành vi nhƣ: khởi xƣớng việc tội phạm; vạch kế hoạch thực hiện tội phạm cũng nhƣ kế hoạch che giấu tội phạm; rủ rê, lôi kéo ngƣời khác cùng thực hiện tội phạm; phân công trách nhiệm cho những ngƣời đồng phạm khác để thống nhất thực hiện tội phạm; điều khiển hành động của những ngƣời đồng phạm; đôn đốc, thúc đẩy ngƣời đồng phạm khác thực hiện tội phạm... Người thực hành là ngƣời trực tiếp thực hiện tội phạm. Trực tiếp thực hiện tội phạm là trực tiếp có hành vi thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm nhƣ: trực tiếp cầm dao chém nạn nhân, cầm súng bắn nạn nhân, trực tiếp chiếm đoạt tài sản, trực tiếp nhận hối lộ v.v... GVHD: Nguyễn Văn Tròn 26 SVTH: Trần Thị Huỳnh Như Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam Ngƣời thực hành là ngƣời có vai trò quyết định việc thực hiện tội phạm, vì họ là ngƣời trực tiếp thực hiên tội phạm. Dù là đồng phạm giản đơn hay phạm tội có tổ chức thì bao giờ cũng có ngƣời thực hành. Nếu không có ngƣời thực hành thì tội phạm chỉ dừng lại ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, mục đích tội phạm không đƣợc thực hiện; hậu quả vật chất của tội phạm chƣa xảy ra và trách nhiệm hình sự đối với những ngƣời đồng phạm khác sẽ đƣợc xem xét theo quy định tại Điều 17 Bộ luật hình sự ( chỉ chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự ). Trách nhiệm hình sự của những ngƣời đồng phạm khác rõ ràng phụ thuộc vào hành vi của của ngƣời thực hành. Người xúi giục là ngƣời kính động, dụ dỗ, thúc đẩy ngƣời khác thực hiện tội phạm. Hành vi kích động, dụ dỗ, thúc đẩy ngƣời khác thực hiện tội phạm chỉ đƣợc coi là ngƣời đồng phạm trong vụ án có tổ chức, khi hành vi xúi giục có liên quan trực tiếp đến toàn bộ hoạt động tội phạm của những ngƣời đồng phạm khác và ngƣời thực hiện tội phạm trƣớc khi bị xúi giục chƣa có ý định tội phạm, vì có ngƣời khác xúi giục nên họ mới nảy sinh ý định tội phạm. Ngƣời xúi giục là ngƣời phạm tội giấu mặt, dân gian thƣờng gọi là kẻ "ném đã giấu tay". Tuy nhiên, nếu xúi giục trẻ em dƣới 14 tuổi, ngƣời không có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện tội phạm, thì hành vi xúi giục đƣợc coi là hành vi thực hành thông qua hành vi của ngƣời không chịu trách nhiệm hình sự. Trong trƣờng hợp này, ngƣời không phải chịu trách nhiệm hình sự trở thành công cụ để ngƣời xúi giục thực hiện tội phạm. Nếu xúi dục trẻ em từ 14 tuổi đến dƣới 18 tuổi tội phạm thì ngƣời xúi giục còn phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự "xúi giục ngƣời chƣa thành niên phạm tội" (điểm n khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự). Trong trƣờng hợp ngƣời xúi giục lại là ngƣời tố chức và cùng thực hiện tội phạm, thì họ trở thành ngƣời tổ chức và nếu xúi giục ngƣời chƣa thành niên tội phạm thì họ còn phải chịu tình tiết tăng nặng" xúi giục ngƣời chƣa thành niên tội phạm". Hành vi xúi giục phải cụ thể, tức là ngƣời xúi giục phải nhằm vào tội phạm cụ thể và ngƣời phạm tội cụ thể nếu chỉ có lời nói có tính chất thông báo hoặc gợi ý chung chung thì không phải là ngƣời xúi giục và không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi tội phạm của ngƣời thực hiện tội phạm. Người giúp sức là ngƣời tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. Trong một vụ án có đồng phạm, vai trò của ngƣời giúp sức cũng rất quan trọng, nếu không có ngƣời giúp sức thì ngƣời thực hiện tội phạm sẽ gặp khó khăn. Ngƣời giúp sức có thể giúp bằng lời khuyên, lời chỉ dẫn; cung cấp phƣơng tiện tội phạm hoặc khắc phục những trở ngại cho việc thực hiện tội phạm; hứa che giấu ngƣời phạm tội, phƣơng tiện, xoá dấu vết, hứa tiêu thụ tài sản do tội phạm mà có... Hành vi tạo những điều kiện về tinh thần thƣờng đƣợc biểu hiện nhƣ: Hứa hẹn sẽ che giấu hoặc hứa ban phát cho ngƣời phạm tội một lợi ích tinh thần nào đó nhƣ: hứa gả con, hứa đề bạt, thăng cấp, tăng lƣơng cho ngƣời phạm tội, bày vẽ cho ngƣời phạm tội cách thức thực hiện tội phạm nhƣ: nói cho ngƣời phạm tội biết chủ nhà thƣờng vắng nhà vào giờ nào để đến trộm GVHD: Nguyễn Văn Tròn 27 SVTH: Trần Thị Huỳnh Như Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam cắp, nói cho ngƣời phạm tội biết ngƣời bị hại hay đi về đƣờng nào để ngƣời phạm tội phục đánh... Hành vi tạo điều kiện vật chất cho việc thực hiện tội phạm là hành vi cung cấp phƣơng tiện tội phạm nhƣ: cung cấp dao, súng, côn gỗ, xe máy, xe ô tô... để ngƣời phạm tội thực hiện tội phạm. Dù tạo điều kiện tinh thần hay vật chất cho việc thực hiện tội phạm thì hành vi đó cũng chỉ tạo điều kiện dễ dàng cho việc thực hiện tội phạm chứ ngƣời giúp sức không trực tiếp thực hiện tội phạm. Hành vi tạo điều kiện cho việc thực hiện tội phạm cuả ngƣời giúp sức cũng có thể là hành vi của ngƣời tổ chức, nhƣng khác với ngừơi tổ chức, ngƣời giúp sức không phải là ngƣời chủ mƣu. cầm đầu, chỉ huy mà chỉ có vai trò thứ yếu trong vụ án đồng phạm. Nếu các tình tiết khác nhƣ nhau thì ngƣời giúp sức bao giờ cũng đƣợc áp dụng hình phạt nhẹ hơn những ngƣời đồng phạm khác. Trong Điều 171 của Bộ luật hình sự hiện hành trƣờng hợp phạm tội có tổ chức là một trong những tình tiết định khung. Có thể hiểu tội phạm có tổ chức đƣợc quy định tại Điều 171 Bộ luật hình sự hiện hành là có nhiều ngƣời cùng cố ý bàn bạc, có sự cấu kết chặt chẽ với nhau, cùng nhau vạch ra kế hoạch để thực hiện tội phạm xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang đƣợc bảo hộ tại Việt Nam, có sự phân công, sắp đặt vai trò của những ngƣời tham gia thực hiện tội phạm, mỗi ngƣời tham gia sẽ thực hiện một hoặc một số hành vi đƣợc sự phân công của ngƣời cầm đầu và phải chịu sự điều khiển của ngƣời cầm đầu. Khi thực hiện tội phạm có tổ chức thì có một hoặc nhiều hoặc tất cả những ngƣời sau: ngƣời tổ chức, ngƣời thực hành, ngƣời xúi giục, ngƣời giúp sức. Khi thực hiện tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trong trƣờng hợp tội phạm có tổ chức thì ngƣời phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung hình phạt có tình tiết “phạm tội có tổ chức” (Điểm a khoản 2 Điều 171 Bộ luật hình sự) và khi quyết định hình phạt Toà án không đƣợc áp dụng tình tiết tăng nặng “phạm tội có tổ chức” đối với ngƣời phạm tội nữa. * Phạm tội nhiều lần Phạm tội nhiều lần là ngƣời phạm tội đã thực hiện từ hai hành vi phạm tội trở lên, tác động đến cùng một đối tƣợng hoặc nhiều đối tƣợng khác nhau, xâm phạm đến cùng một khách thể trực tiếp, mà mỗi hành vi ấy đã có đủ các yếu tố cấu thành một tội phạm độc lập, và đƣợc quy định tại cùng một điều luật trong phần riêng BLHS. Khi xét xử, các hành vi đó chƣa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và ngƣời phạm tội vẫn chƣa bị xét xử hoặc bị xử lý bằng các hình thức khác (đình chỉ vụ án, đình chỉ điều tra...). Nếu điều luật có quy định về giá trị tài sản hoặc thiệt hại về tài sản thì ngƣời phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tổng giá trị tài sản của các lần phạm tội cộng lại. GVHD: Nguyễn Văn Tròn 28 SVTH: Trần Thị Huỳnh Như Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam Tình tiết phạm tội nhiều lần đƣợc quy định trong Điều 171 cũng là một trong những tình tiết định khung của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Với tình tiết này trong tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp chúng ta có thể hiểu rằng một ngƣời thực hiện từ hai hành vi phạm tội trở lên, tác động đến cùng một đối tƣợng là nhãn hiệu đang đƣợc bảo hộ tại Việt Nam hoặc cùng một đối tƣợng là chỉ dẫn địa lý đang đƣợc bảo hộ tại Việt Nam hoặc cùng tác động đến nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang đƣợc bảo hộ tại Việt Nam; xâm phạm đến cùng một khách thể trực tiếp là chế độ quản lý nhà nƣớc về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và mỗi hành vi phạm tội đều đủ các yếu tố cấu thành tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đƣợc quy định tại Điều 171 Bộ luật hình sự hiện hành. Khi xét xử, các hành vi phạm tội mà ngƣời đó đã làm vẫn chƣa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử lý bằng các hình thức khác nhƣ đình chỉ vụ án, đình chỉ điều tra. Bên cạnh đó tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 2 Thông tƣ liên tịch số 01/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP Hƣớng dẫn việc truy cứu Trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm Quyền sở hữu trí tuệ cũng có quy định: “Người nào vì mục đích kinh doanh mà cố ý thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu quy định tại khoản 2 Điều 213 của Luật Sở hữu trí tuệ và thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị coi là "gây hậu quả rất nghiêm trọng" và bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp" theo Khoản 2 Điều 171 của Bộ luật Hình sự: a) Đã thu được lợi nhuận từ 50.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng; b) Gây thiệt hại về vật chất cho chủ sở hữu nhãn hiệu từ 150.000.000 đồng đến dưới 450.000.000 đồng; c) Hàng hóa vi phạm có giá trị từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. Người nào vì mục đích kinh doanh mà cố ý thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu quy định tại khoản 2 Điều 213 của Luật Sở hữu trí tuệ và thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị coi là "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" và bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp" theo Khoản 2 Điều 171 của Bộ luật Hình sự: a) Đã thu được lợi nhuận từ 150.000.000 đồng trở lên; b) Gây thiệt hại về vật chất cho chủ sở hữu nhãn hiệu từ 450.000.000 đồng trở lên; c) Hàng hóa vi phạm có giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên.” Vậy khi một ngƣời thực hiện tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có tổ chức hoặc phạm tội nhiều lần hoặc phạm tội thuộc trƣờng hợp quy định tại Khoản 2, GVHD: Nguyễn Văn Tròn 29 SVTH: Trần Thị Huỳnh Như Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam Khoản 3 Điều 2 Thông tƣ liên tịch số 01/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP Hƣớng dẫn việc truy cứu Trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm Quyền sở hữu trí tuệ thì hình phạt áp dụng cho ngƣời phạm tội là bị phạt tiền từ bốn trăm triệu đồng đến một tỷ đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 2.2.3 Hình phạt bổ sung “Ngƣời phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai mƣơi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.” Bên cạnh hình phạt chính, tội phạm xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp còn có thể chịu hình phạt bổ sung. Hình phạt bổ sung có thể là hình phạt tiền nhƣ: phạt tiền từ hai mƣơi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng. “Phạt tiền là hình phạt tƣớc của ngƣời bị kết án một khoản tiền nhất định sung quỹ Nhà nƣớc. Về bản chất, hình phạt tiền tƣớc ở ngƣời bị kết án một số quyền về vật chất, tác động đến kinh tế (tài sản), thông qua đó mang lại hiệu quả của hình phạt.”21 Tuy nhiên, nếu hình phạt chính áp dụng cho tội phạm xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là hình phạt tiền thì không thể áp dụng hình phạt bổ sung là hình phạt tiền vì không thể vừa áp dụng hình phạt tiền làm hình phạt chính vừa áp dụng làm hình phạt bổ sung. Ngoài hình phạt bổ sung là hình phạt tiền, Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp còn có hình phạt bổ sung là cấm đảm hiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định là hình phạt bổ sung, đƣợc áp dụng nhằm tƣớc của ngƣời bị kết án quyền đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc nói trên trong một thời gian nhất định khi xét thấy nếu để ngƣời bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó thì có thể gây nguy hại cho xã hội. Nội dụng của hình phạt này thể hiện ở việc hạn chế quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, công việc của ngƣời bị kết án. Sự hạn chế này thể hiện ở chỗ: - Bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định. Điều 277 BLHS 1999 quy định ngƣời có chức vụ là : “ngƣời do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hƣởng lƣơng hoặc không hƣởng lƣơng, đƣợc giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ”. Tòa án có thể cấm ngƣời bị kết án không đƣợc đảm nhiệm một hoặc nhiều chức vụ nhất định. Chức vụ bị cấm ở đây phải là chức vụ do tòa án xác định trong bản án mà không phải là mọi loại chức vụ. - Bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. Nghề nghiệp ở đây là chỉ loại công việc hằng ngày của con ngƣời để tìm kiếm lợi ích vật chất; có tính thƣờng xuyên, ổn định trong thời gian; có thể phải đƣợc đào tạo qua trƣờng lớp hoặc tự bản thân học hỏi. Trong khi đó công việc là chỉ đến những việc làm không ổn định, có tính chất nhất thời, thời vụ. Tùy từng trƣờng hợp mà Tòa án cấm ngƣời phạm tội hành nghề hoặc làm công việc nhất định khi xét thấy 21 Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam phần chung, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, trang 353 GVHD: Nguyễn Văn Tròn 30 SVTH: Trần Thị Huỳnh Như Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam nếu để họ hành nghề đó, làm công việc đó thì có thể gây nguy hại cho xã hội. Khi tuyên áp dụng hình phạt bổ sung này thì Tòa án phải tuyên rõ là cấm hành nghề nào, cấm làm công việc gì. Chỉ áp dụng hình phạt bổ sung này khi có đủ các điều kiện: - Tòa án xét thấy nếu để ngƣời bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó, thì có thể gây nguy hại cho xã hội. (Điều 36 Bộ luật hình sự hiện hành) - Chỉ áp dụng kèm với hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn hoặc ngƣời bị kết án tù nhƣng cho hƣởng án treo. Không áp dụng kèm với hình phạt chung thân, tử hình, trục xuất (hình phạt chính). - Chỉ áp dụng hình phạt này nếu tại chế tài của điều luật mà ngƣời bị kết phạm phải có quy định loại hình phạt này. 2.3 Phân biệt Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với các tội phạm khác 2.3.1 Phân biệt Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan (Điều 170a Bộ luật hình sự) 2.3.1.1 Dấu hiệu pháp lý Quyền tác giả cùng với quyền sở hữu công nghiệp là bộ phận hợp thành quyền sở hữu trí tuệ. Chúng có một số điểm tƣơng đồng nhƣ cùng là tài sản vô hình, phi vật chất, là thành quả của lao động sáng tạo, là sản phẩm trí tuệ của con ngƣời, bị giới hạn về thời gian bảo hộ và mang tính lãnh thổ tuyệt đối. Tuy nhiên, quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp có một số khác biệt cơ bản: - Thứ nhất, phần lớn các quyền sở hữu công nghiệp chỉ phát sinh trên cơ sở văn bằng bảo hộ do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cấp, trong khi đó, quyền tác giả phát sinh một cách tự động, chỉ cần tác phẩm đƣợc thể hiện dƣới hình thức vật chất nhất định, không cần phải đăng kí hay công bố, cũng không cần phải quan tâm đến giá trị nghệ thuật của nó. - Thứ hai, bảo hộ quyền tác giả là bảo hộ hình thức sáng tạo chứa đựng nội dung sáng tạo, chứ không bảo hộ nội dung sáng tạo. Tác phẩm đƣợc bảo hộ phải mang tính nguyên gốc về hình thức thể hiện. Ngƣợc lại, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp chính là bảo hộ nội dung sáng tạo. - Thứ ba, trong lĩnh vực quyền tác giả, pháp luật nghiêng về bảo hộ quyền của ngƣời sáng tạo tác phẩm hơn là chủ sở hữu tác phẩm. Ngƣợc lại, trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp pháp luật lại nghiêng về bảo hộ quyền của chủ sở hữu công nghiệp hơn là của tác giả đối tƣợng sở hữu công nghiệp. Chính vì những điểm khác biệt đó nên dấu hiệu pháp lý của tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan cũng có những điểm khác biệt so với dấu hiệu pháp lý của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. GVHD: Nguyễn Văn Tròn 31 SVTH: Trần Thị Huỳnh Như Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam - Khách thể của tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan: xâm phạm quyền tài sản của chủ thể của quyền tác giả, quyền liên quan đƣợc pháp luật bảo vệ. Theo quy định của Bộ luật dân sự nội dung quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Đối tƣợng của tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan là mọi sản phẩm trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình. 22 Trong khi đó khách thể của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệpxâm phạm chế độ quản lý nhà nƣớc về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, gây rối loạn trật tự quản lý việc đăng ký quyền sở hữu công nghiệp, xâm phạm đến quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tƣợng sở hữu công nghiệp của cá nhân, pháp nhân đƣợc pháp luật quy định và bảo vệ. Đối tƣợng của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý. - Mặt khách quan của tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan: đƣợc thể hiện ở các hành vi sao chép tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình; phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình không đƣợc phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan. Hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan chỉ cấu thành tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan nếu có quy mô thƣơng mại. Có thể coi là với quy mô thƣơng mại nếu hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan nhằm mục đích kinh doanh thuộc một trong các trƣờng hợp sau: hàng hóa vi phạmsố lƣợng lớn là hàng hóa vi phạm có giá trị từ năm mƣơi triệu đồng trở lên; gây thiệt hại nghiêm trọng về vật chất cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ năm mƣơi triệu đồng trở lên; thu lợi bất chính từ ba mƣơi triệu đồng trở lên. Mặt khách quan của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đƣợc thể hiện ở các hành vi chiếm đoạt (chiếm giữ trái pháp luật) quyền sở hữu (quyền sở hữu trí tuệ) hoặc sử dụng bất hợp pháp (không đƣợc sự đồng ý của chủ sở hữu, sử dụng trong trƣờng hợp pháp luật cấm sử dụng) đối với các đối tƣợng sở hữu công nghiệp bao gồm: nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang đƣợc bảo hộ tại Việt Nam Giống nhƣ tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan có: - Mặt chủ quan của tội phạm: tội phạm đƣợc thực hiện với lỗi cố ý. Động cơ phạm tội vì vụ lợi. - Chủ thể của tội phạm là bất kỳ ngƣời nào từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự. 2.3.1.2 Khung hình phạt Giống với tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan cũng có hai khung hình phạt chính: - Khung 1: ngƣời phạm tội có thể bị phạt tiền từ năm mƣơi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm. 22 Cao Thị Oanh, Giáo trình luật hình sự Việt Nam-Phần các tội phạm, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, 2010, trang 92 GVHD: Nguyễn Văn Tròn 32 SVTH: Trần Thị Huỳnh Như Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam - Khung 2: phạm tội thuộc một trong các trƣờng hợp: có tổ chức, phạm tội nhiều lần thì bị phạt tiền từ bốn trăm triệu đồng đến một tỷ đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Bên cạnh hình phạt chính còn có hình phạt bổ sung: ngƣời phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai mƣơi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. 2.3.2 Phân biệt Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 156 Bộ luật hình sự) 2.3.2.1 Dấu hiệu pháp lý Chủ thể đƣợc các điều 156 và điều 171 Bộ luật hình sự bảo vệ: Đối với điều 156 - tội sản xuất buôn bán hàng giả thì tội phạm xâm phạm đến tính trung thực, sự hoạt động đúng đắn của các chủ thể sản xuất kinh doanh, đồng thời xâm phạm đến lợi ích của ngƣời tiêu dùng. Nhƣ vậy, điều luật này hƣớng tới bảo vệ các chủ thể có hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp và đặc biệt là hƣớng tới bảo vệ quyền lợi của ngƣời tiêu dùng.Còn theo điều 171 thì chủ thể đƣợc điều luật này hƣớng tới bảo vệ trƣớc tiên là các chủ sở hữu hợp pháp các đối tƣợng sở hữu công nghiệp (thƣờng là nhà sản xuất kinh doanh). - Khách thể của tội sản xuất, buôn bán hàng giả: Tội phạm xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế, xâm phạm đến sự vận hành bình thƣờng của nền sản xuất hàng hóa, xâm phạm đến chính sách quản lý thị trƣờng và xâm phạm đến lợi ích của ngƣời tiêu dùng. Ngƣời phạm tội có thể sản xuất, buôn bán các loại hàng giả (trừ các loại hàng giả thuộc phạm vi quy định của Điều 157 và Điều 158 của Bộ luật hình sự). Trong khoa học pháp lý có thể dựa vào các tiêu chí khác nhau của hàng hóa giả mà có cách phân loại khác nhau. Nếu dựa vào dấu hiệu nội dung và hình thức thì có thể phân biệt nhƣ sau: + Hàng giả về nội dung (giả về chất lƣợng hàng hóa). Đây là loại hàng hóa mà về nhãn mác, bao bì,… là thật nhƣng chất lƣợng hàng hóa không đúng nhƣ chất lƣợng đã đăng ký tại cơ quan đo lƣờng chất lƣợng cũng nhƣ đã đƣợc ghi trên nhãn hiệu bao bì của loại hàng hóa đó. + Hàng giả cả về nội dung và hình thức. Loại hàng hóa này vừa mang nhãn hiệu, kiểu dáng, bao bì,…giả vừa có chất lƣợng, giá trị sử dụng thấp hơn chất lƣợng hàng hóa thật. GVHD: Nguyễn Văn Tròn 33 SVTH: Trần Thị Huỳnh Như Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam Các loại hàng giả về nội dung và giả cả về nội dung và hình thức đều đƣợc coi là hàng giả và đều có thể định tội theo Điều 156.23 + Hàng giả về hình thức, đây là loại hàng hóa giả về nhãn mác, kiểu dáng, màu sắc,…chỉ dẫn địa lý của loại hàng hóa còn nội dung (chất lƣợng) hàng hóa vẫn đƣợc đảm bảo nhƣ hàng thật. Nhƣ vậy cho thấy lợi ích của ngƣời tiêu dùng tuy có bị xâm hại nhƣng không phải chủ yếu. Bản chất hành vi sản xuất các loại hàng hóa này xâm phạm đến quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu hàng hóa hoặc chỉ dẫn địa lý đang đƣợc bảo hộ tại Việt Nam. 24 Cho nên trong trƣờng hợp này khi xem xét để định tội ngƣời ta sẽ xét xử theo tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đƣợc quy định tại Điều 171 Bộ luật hình sự chứ không xét xử theo tội sản xuất, buôn bán hàng giả Điều 156 Bộ luật hình sự. - Mặt khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả: bao gồm hai loại hành vi là hành vi sản xất hàng giả và hành vi buôn bán hàng giả. + Hành vi sản xuất hàng giả: là hành vi tạo ra các loại hàng giả (trừ các loại hàng giả thuộc phạm vi quy định của Điều 157 và Điều 158 của Bộ luật hình sự). Ngƣời phạm tội có thể tham gia vào toàn bộ quá trình làm hàng giả hoặc chỉ là tham gia vào một công đoạn nào đó của quá trình làm ra hàng giả nhƣ chỉ lắp ráp các bộ phận hoặc đóng gói hoặc dán nhãn hiệu để tạo ra hàng giả. + Hành vi buôn bán hàng giả: là hành vi mua đi bán lại loại hàng hóa biết rõ là giả nhằm thu lợi bất chính. Hành vi buôn bán có thể là buôn bán hàng giả đã thành phẩm hoặc buôn bán những bộ phận, những chi tiết giả. Các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả chỉ coi là tội phạm khi hàng giả tƣơng đƣơng với số lƣợng hàng thật có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hàng chính hay đã bị kết án mà chƣa đƣợc xóa án tích về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các Điều 153, 154, 155, 157, 158, 159 và 161 Bộ luật hình sự.25 Trong khi đó mặt khách quan của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là: Có hành vi chiếm đoạt (chiếm giữ trái pháp luật) quyền sở hữu (quyền sở hữu trí tuệ) hoặc sử dụng bất hợp pháp (không đƣợc sự đồng ý của chủ sở hữu, sử dụng trong trƣờng hợp pháp luật cấm sử dụng) đối với các đối tƣợng sở hữu công nghiệp bao gồm: nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang đƣợc bảo hộ tại Việt Nam. Hành vi nêu trên phải đạt tới quy mô thƣơng mại thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự . 23 Cao Thị Oanh, Giáo trình luật hình sự Việt Nam-Phần các tội phạm, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, 2010, trang 80 24 Cao Thị Oanh, Giáo trình luật hình sự Việt Nam-Phần các tội phạm, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, 2010, trang 80 25 Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Nhà xuất bản công an nhân dân, 2003, trang 431 GVHD: Nguyễn Văn Tròn 34 SVTH: Trần Thị Huỳnh Như Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam - Mặt chủ quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả: lỗi của ngƣời phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp, ngƣời phạm tội biết rõ hành vi của sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả là nguy hiểm cho xã hội nhƣng vẫn mong muốn thực hiện hành vi đó.26 Đối với tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì lỗi của ngƣời phạm tội là lỗi cố ý (bao gồm cả cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp) nghĩa là về lý trí, ngƣời phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trƣớc đƣợc hậu quả của hành vi đó; và về ý chí, ngƣời phạm tội mong muốn cho hậu quả xảy ra, hoặc tuy không mong muốn nhƣng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. - Chủ thể: mặt chủ thể của tội sản xuất, buôn bán hàng giả và tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là là bất kỳ ngƣời nào từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự. 2.3.2.2 Khung hình phạt Tội sản xuất buôn bán hàng giả có ba khung hình phạt chính: khung cơ bản có mức hình phạt tù từ 6 tháng đến năm năm. Khung tăng nặng thứ nhất có mức hình phạt tù từ ba năm đến mƣời năm đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung tăng nặng sau: + Có tổ chức; + Có tính chất chuyên nghiệp; + Tái phạm nguy hiểm; + Lợi dụng chức vụ quyền hạn; + Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; + Hàng giả tƣơng đƣơng với số lƣợng của hàng thật có giá trị từ 150 triệu đồng đến dƣới năm trăm triệu đồng; + Thu lợi bất chính lớn; + Gây hậu quả rất nghiêm trọng. Khung tăng nặng thứ hai có mức hình phạt tù từ bảy năm đến mƣời lăm năm đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung tăng nặng sau: + Hàng giả tƣơng đƣơng với số lƣợng của hàng thật có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên; + Thu lợi bất chính rất lớn hoặc đặc biệt lớn; + Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Bên cạnh hình phạt chính ngƣời phạm tội còn có thể chịu hình phạt bổ sung nhƣ: phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc là công việc nhất định từ một năm đến năm năm. 26 Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Nhà xuất bản công an nhân dân, 2003, trang 431 GVHD: Nguyễn Văn Tròn 35 SVTH: Trần Thị Huỳnh Như Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam Đối với tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì chỉ có hai khung hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Khung hình phạt chính có mức cao nhất của khung hình phạt là ba năm tù. Hình phạt bổ sung có mức phạt tiền cao nhất là hai trăm triệu đồng. Đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả thì có đến ba khung hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Khung hình phạt chính có mức cao nhất của khung hình phạt là mƣời lăm năm tù. Hình phạt bổ sung có mức phạt tiền cao nhất là 50 triệu đồng, bên cạnh đó ngƣời phạm tội còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản (hình phạt này ở tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp không có). Từ đó cho thấy tội sản xuất buôn bán hàng giả có mức độ nghiêm trọng cao hơn so với tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. GVHD: Nguyễn Văn Tròn 36 SVTH: Trần Thị Huỳnh Như Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÉT XỬ TỘI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP Chƣơng này nêu lên tình hình giải quyết các vụ án về Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, đồng thời đƣa ra một số vụ án điển hình về Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Bên cạnh đó chƣơng này cũng nêu lên những khó khăn trong quá trình giải quyết vụ án và đề xuất hƣớng hoàn thiện. 3.1 Thực tiễn xét xử Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp 3.1.1 Tình hình xét xử Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trong những năm qua Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, việc giải quyết các vụ án tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ từ năm 2000 đến năm 2005 (giai đoạn trƣớc khi có Luật Sở hữu trí tuệ) của toàn ngành Tòa án nhƣ sau: thụ lý 93 vụ án, đã giải quyết 61 vụ án, trong đó: đình chỉ, tạm đình chỉ là 16 vụ án; hòa giải thành 12 vụ án; đƣa ra xét xử 33 vụ án (bao gồm 11 vụ án tranh chấp quyền tác giả và quyền liên quan, 22 vụ án tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp). Kể từ khi Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực thi hành (từ ngày 01-7-2006) thì tình hình giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án cũng không có sự chuyển biến đáng kể, theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao từ 01-7-2006 cho đến ngày 22-6-2009 thì toàn ngành Tòa án chỉ thụ lý đƣợc 108 vụ án tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ (trong đó chiếm đa số là tranh chấp về quyền tác giả với 90 vụ; tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp chiếm 10 vụ; tranh chấp về hợp đồng sử dụng tác phẩm chiếm 5 vụ; tranh chấp về hợp đồng chuyển giao công nghệ chiếm 3 vụ). Nếu chỉ tính riêng đối với Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội thì từ ngày 01-7-2006 đến nay, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội mới chỉ thụ lý giải quyết có 7 vụ án, nhƣng thực chất chỉ là 5 vụ án, vì có 2 vụ án phải xét xử xử phúc thẩm lần 2.27 Số liệu thống kê (chƣa đầy đủ) về kết quả xử lý vi phạm quyền sở hữu của các cơ quan có thẩm quyền trong những năm gần đây: - Cơ quan Thanh tra chuyên ngành khoa học và công nghệ Năm 2006-2008, Cơ quan thanh tra khoa học và công nghệ đã tiến hành thanh tra 3.574 cơ sở, phát hiện và xử lý 459 vụ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, đã xử phạt cảnh cáo 152 cơ sở, phạt tiền 307 cơ sở với số tiền 1.847.988.200 đồng, buộc tiêu hủy, loại bỏ yếu tố vi phạm ra khỏi nhiều loại sản phẩm, hàng hóa. Năm 2009, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã tiến hành thanh tra 61 vụ, xử lý 38 vụ xâm phạm về nhãn hiệu, 02 vụ xâm phạm về kiểu dáng và 05 vụ xâm phạm giải pháp 27 Nguyễn Văn Tiến – Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thực tiễn giải quyết các vụ án tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án nhân dân GVHD: Nguyễn Văn Tròn 37 SVTH: Trần Thị Huỳnh Như Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam hữu ích, đã xử phạt cảnh cáo 01 vụ, phạt tiền 45 vụ với tổng số tiền phạt 697.356.000 đồng và xử lý 156.426 sản phẩm xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Theo số liệu tổng hợp đƣợc từ 55 báo cáo của Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh/thành phố năm 2009, các Sở Khoa học và Công nghệ đã tiến hành thanh tra 7453 cơ sở, đã xử lý 1.012 cơ sở vi phạm hành chính bằng các hình thức: cảnh cáo 146 cơ sở, phạt tiền 866 cơ sở với số tiền 3.175.469.500 đồng, tịch thu, xử lý và tiêu hủy nhiều tang vật vi phạm hành chính. Năm 2012, Thanh tra Khoa học và Công nghệ đã tiến hành thanh tra 69 cơ sở, đã phát hiện và xử phạt 36 trƣờng hợp có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với số tiền 859 triệu đồng. Thanh tra Khoa học và Công nghệ đã buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên 25.703 sản phẩm, buộc tiêu hủy và tịch thu tiêu hủy 7.462 sản phẩm chứa đựng các dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật. Riêng Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ tiến hành 38 cuộc thanh tra trong lĩnh vực này, đã phát hiện và xử lý 20 trƣờng hợp vi phạm với tổng số tiền phạt lên tới 831 triệu đồng và đã thực thu cho ngân sách. Thanh tra Bộ đã phối hợp với Cục Quản lý thị trƣờng xử lý 01 trƣờng hợp và với lực lƣợng cảnh sát điều tra xử lý 36 trƣờng hợp. - Cơ quan Quản lý thị trƣờng Năm 2008, Cơ quan Quản lý thị trƣờng đã thụ lý 2.697 vụ (415 vụ xâm phạm kiểu dáng công nghiệp, 2.268 vụ xâm phạm nhãn hiệu, 7 vụ xâm phạm chỉ dẫn địa lý, 3 vụ xâm phạm tên thƣơng mại, 4 vụ cạnh tranh không lành mạnh), trong đó xử lý 2.506 vụ (389 vụ xâm phạm kiểu dáng công nghiệp, 2.105 vụ xâm phạm nhãn hiệu, 6 vụ xâm phạm chỉ dẫn địa lý, 2 vụ xâm phạm tên thƣơng mại, 4 vụ cạnh tranh không lành mạnh) với tổng số tiền phạt lên tới hơn 7.000.000.000 đồng (Báo cáo tổng quan tình hình thực thi quyền sở hữu trí tuệ năm 2008 của Cục Sở hữu Trí tuệ). Năm 2009, Cơ quan Quản lý thị trƣờng phối hợp chặt chẽ với các lực lƣợng chức năng nhƣ Công an, Y tế… đã tập trung kiểm tra các cơ sở sản xuất, chế biến, đóng gói, các đầu mối kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa quy mô lớn, nhiều vụ bị phát hiện tại Hải Phòng, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Tại thành phố Hồ Chí Minh, lực lƣợng quản lý thị trƣờng đã xử lý 201 vụ xâm phạm nhãn hiệu với số tiền phạt gần 2,7 tỷ đồng. Đồng Nai, Cà Mau, Hải Dƣơng cũng là những địa phƣơng có số vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý khá cao, chủ yếu liên quan đến nhãn hiệu (tại Cà Mau, lực lƣợng quản lý thị trƣờng đã xử lý 186 vụ xâm phạm nhãn hiệu với số tiền phạt trên 704 triệu đồng; tại Đồng Nai, lực lƣợng quản lý thị trƣờng đã thụ lý 106 vụ xâm phạm nhãn hiệu, xử lý 76 vụ với số tiền phạt hơn 191 triệu đồng…) (Báo cáo tổng quan tình hình thực thi quyền sở hữu trí tuệ năm 2009 của Cục Sở hữu Trí tuệ). GVHD: Nguyễn Văn Tròn 38 SVTH: Trần Thị Huỳnh Như Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam Năm 2012, Cơ quan quản lý thị trƣờng các địa phƣơng và trung ƣơng đã tiến hành xử lý 9556 vụ việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có 61 vụ xâm phạm quyền tác giả/quyền liên quan, 8999 vụ giả mạo nhãn hiệu, 67 vụ xâm phạm quyền nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thƣơng mại, kiểu dáng công nghiệp, 422 vụ sử dụng tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả mạo và 07 vụ vi phạm giống cây trồng. Tổng số tiền xử phạt 5,8 tỷ đồng, giá trị hàng hóa vi phạm bị phát hiện và xử lý là 3,8 tỷ đồng. - Cơ quan Hải quan Năm 2006-2008, Cơ quan Hải quan đã tiếp nhận và xử lý trên 53 đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu, đơn gia hạn kiểm tra, giám sát có liên quan đến sở hữu trí tuệ. Cơ quan Hải quan đã ra thông báo tạm thời dừng làm thủ tục hải quan và xử lý 31 trƣờng hợp, trong đó hầu hết là các trƣờng hợp đƣợc xác định là có giả mạo về sở hữu trí tuệ (điện thoại và linh kiện điện thoại di động, thuốc lá điếu, linh kiện máy tính, túi xách…). Cơ quan Hải quan đã xử phạt vi phạm hành chính với số tiền khoảng 1,3 tỷ đồng (Theo báo cáo kết 03 năm thực hiện Chƣơng trình hành động 168). Năm 2009, Cơ quan Hải quan tập trung nhiều vào công tác chống hàng giả, đã xử lý nhiều vụ xâm phạm nhãn hiệu, tịch thu và tiêu hủy số lƣợng lớn hàng giả, số tiền phạt hành chính gần 2 tỷ đồng. Tổng Cục Hải quan đã tham gia với hải quan các nƣớc trong khu vực (Thái Lan, Cambodia, Lào, Myanmar, Indonesia, Trung Quốc) triển khai chuyên án Storm (2009-2011) do Tổ chức Y tế Thế giới kết hợp với Interpol chủ trì với mục đích là đấu tranh với các hành vi sản xuất, mua bán và vận chuyển các loại thuốc giả trong khu vực. Lực lƣợng hải quan đã tổ chức một số cuộc gặp gỡ với đại diện một số doanh nghiệp (Puma, Tyco…) để thảo luận xây dựng những biện pháp phối hợp đấu tranh chống hàng giả. Năm 2012, Cơ quan Hải quan cũng đã tiếp nhận và xử lý gần 100 yêu cầu của các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ đề nghị kiểm tra, giám sát tại biên giới. Tính đến thời điểm năm 2012 ngành hải quan có tất cả 106 đơn yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới với khoảng gần 300 nhãn hiệu hàng hóa các loại. Cơ quan Hải quan đã xử lý 101 vụ, xử phạt với số tiền khoảng 300 triệu đồng, đồng thời đã tịch thu xử lý hàng chục ngàn sản phẩm vi phạm các loại (nhƣ: rƣợu, thuốc lá, mỹ phẩm, quần áo, điện thoại di động… xâm phạm các nhãn hiệu đang đƣợc bảo hộ tại Việt Nam). - Cơ quan Công an Năm 2006-2009, Cơ quan cảnh sát điều tra về trật tự và quản lý kinh tế chức vụ thuộc Bộ Công an đã phát hiện và bắt giữ 76 vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt đối với mặt hàng thực phẩm, quần áo, mỹ phẩm, thuốc tân dƣợc, và chỉ đạo Cảnh sát điều GVHD: Nguyễn Văn Tròn 39 SVTH: Trần Thị Huỳnh Như Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam tra tội phạm kinh tế địa phƣơng tập trung đấu tranh các đối tƣợng chuyên sản xuất hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, lực lƣợng cảnh sát còn phối hợp với các cơ quan thực thi kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính đối với các cơ sở xâm phạm kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, bản quyền phần mềm, tiêu hủy hàng hóa xâm phạm (Theo báo cáo kết 3 năm thực hiện Chƣơng trình hành động 168). Lực lƣợng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ đã điều tra phát hiện và bắt giữ 156 vụ và khởi tố nhiều đối tƣợng có các hành vi sản xuất buôn bán các hàng hóa giả mạo sở hữu trí tuệ nhƣ: thực phẩm, quần áo, mỹ phẩm, tân dƣợc, rƣợu, linh kiện. Điển hình là vụ triệt phá đƣờng dây buôn bán thuốc giả Viagra và Cialis từ Trung Quốc vào Việt Nam, với tang vật thu giữ là 13.600 viên thuốc giả, đã khởi tố 02 đối tƣợng; vụ thu giữ 85 tấn phân NPK giả do Công ty Tân Trƣờng Sinh (Hoài Đức, Hà Nội) sản xuất, vụ việc đã đƣợc khởi tố và tiếp tục điều tra các đối tƣợng liên quan. Theo báo cáo của Cục Cảnh sát kinh tế (Bộ Công an), riêng năm 2012, lực lƣợng cảnh sát kinh tế của 44 tỉnh/thành phố đã phát hiện 276 vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, sản xuất buôn bán hàng giả, trong đó đã khởi tố 66 vụ, 74 bị can (có 26 vụ xâm phạm nhãn hiệu), phạt tiền hơn 2,4 tỷ đồng. So với năm 2011, số vụ phát hiện đã tăng 107 vụ, số vụ khởi tố tăng 48 vụ (năm 2011, lực lƣợng cảnh sát kinh tế đã phát hiện 169 vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, sản xuất, buôn bán hàng giả, 214 đối tƣợng, trong đó đã khởi tố 18 vụ, 30 bị can).28 Theo số liệu thống kê của tòa án nhân dân tối cao thì từ năm 2000 đến năm 2005 toàn ngành Tòa án đã đƣa ra xét xử 22 vụ án tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp. Giai đoạn từ 01-07-2006 đến ngày 22-6-2009 thì toàn ngành Tòa án chỉ thụ lý đƣợc 10 vụ tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp. Năm 2011 18 vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, sản xuất, buôn bán hàng giả bị khởi tố (trong đó có cả tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp). Năm 2012 số vụ vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, sản xuất, buôn bán hàng giả bị khởi tố tăng hơn năm trƣớc với số vụ bị khởi tố là 66 vụ. 28 Văn phòng luậtPhạm và liên doanh, Số liệu xử lý vi phạm quyền sở hữu công nghiệp của các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam trong những năm gần đây, , http://www.pham.com.vn/vi/su-kien-binh-luan/tin-tuc-su-kien/so-lieuxu-ly-vi-pham-quyen-so-huu-cong-nghiep-cua-cac-co-quan-co-tham-quyen-viet-nam-trong-nhung-nam-gan-day889.aspx, [ngày truy cập 16-06-2014] GVHD: Nguyễn Văn Tròn 40 SVTH: Trần Thị Huỳnh Như Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam 3.1.2 Một số vụ án điển hình “Bị phạt 50 triệu đồng vì xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp Ngày 21/2/2014, TAND TP Hồ Chí Minh mở phiên tòa xét xử thẩm vụ Phùng Quốc Quyền (42 tuổi, ngụ quận 11, TP Hồ Chí Minh) về tội “xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp”. Kết thúc phiên tòa, HĐXX đã áp dụng hình thức phạt tiền, phạt bị cáo Quyền 50 triệu đồng sung công quỹ nhà nƣớc. Theo cáo trạng, ngày 11/1/2013, Công an quận 11 kiểm tra hành chính cửa hàng kinh doanh mua bán thiết bị vệ sinh Hữu Thành tại số 175 Tạ Uyên, quận 11 do Phùng Quốc Quyền làm chủ. Qua kiểm tra, CQĐT phát hiện nơi đây chứa 2.498 sản phẩm phụ kiện, thiết bị vòi nƣớc giả nhãn hiệu “L, INAX”. Ngoài ra, dữ liệu lƣu trữ trong máy tính của Quyền còn thể hiện trƣớc đó cửa hàng này đã bán ra thị trƣờng 95 sản phẩm thiết bị nhãn hiệu “L, INAX”, trị giá 71 triệu đồng. Theo giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa thì nhãn hiệu “L, INAX” đã đƣợc công nhận bảo hộ tại VN. Đến cuối tháng 3/2013, đại diện sở hữu nhãn hiệu “L, INAX” của Công ty TNHH Lixil Inax VN có công văn yêu cầu xử lý đối với Quyền về hành vi giả nhãn hiệu trên.”29 “May nhái quần ADIDAS, bị phạt 50 triệu đồng (PLO) - Sáng 19-3/2014, TAND quận Tân Bình (TP.HCM) đã phạt bị cáo Dƣơng Quốc Tiến 50 triệu đồng về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Tòa còn tuyên tịch thu gần 16.000 cái quần Adidas nhái. Tại tòa, bị cáo Tiến khai rằng bị cáo sống bằng nghề may gia công quần áo. Đầu năm 2011, một ngƣời đàn ông tên Thịnh đến đặt bị cáo hàng quần may theo mẫu quần Adidas với giá 20.000 đồng/cái. Do ham lợi nhuận, đồng thời muốn tạo công ăn việc làm cho gia đình, lại không ý thức đƣợc việc mình làm là trái pháp luật nên bị cáo đã nhận lời may. Trên đƣờng giao chuyến hàng đầu tiên, thợ của bị cáo đã bị công an bắt quả tang. Đại diện Công ty Adidas Việt Nam xác định hành vi của bị cáo chƣa gây thiệt hại cụ thể. Tuy nhiên, công ty này vẫn có đơn yêu cầu khởi tố (theo quy định tại khoản 1 Điều 105 Bộ luật TTHS, đối với loại tội phạm xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo khoản 1 điều 171 của Bộ luật hình sự thì chỉ đƣợc khởi tố theo yêu cầu của ngƣời bị hại). Bị cáo Tiến bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 171 BLHS, với mức án cao nhất là cải tạo không giam giữ đến hai năm. 29 A.Huy, Bị phạt 50 triệu đồng vì xâm phạm quyền sỡ hữu công nghiệp, Báo CAND online, 2014, http://www.cand.com.vn/vi-VN/bandoc/2014/2/223287.cand [ngày truy cập 24-06-2014] GVHD: Nguyễn Văn Tròn 41 SVTH: Trần Thị Huỳnh Như Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam Tòa xét thấy bị cáo phạm tội lần đầu, thành khẩn khai báo, hành vi của bị cáo chƣa gây thiệt hại và chƣa thu lợi nên đã áp dụng biện pháp phạt tiền là hình phạt chính.”30 Từ hai ví dụ nêu trên cũng phần nào thể hiện đƣợc tình hình xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở nƣớc ta ngày càng phức tạp. Sản phẩm bị xâm phạm ngày càng đa dạng từ những sản phẩm cao cấp nhƣ rƣợu vang, nƣớc hoa,… đến những sản phẩm thông dụng thông thƣờng nhƣ quần áo, thiết bị vệ sinh,… Chính vì sự phức tạp của tình hình xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đã tạo ra những khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình xét xử tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. 3.2 Những khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình xét xử tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp 3.2.1 Quy định pháp luật về xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp còn gây nhầm lẫn, không còn phù hợp 3.2.1.1 Quy định pháp luật còn gây nhầm lẫn Về quy định tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và các tội về sản xuất, buôn bán hàng giả(Điều 156: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả; Điều 157: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lƣơng thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; Điều 158: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng trong chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi). Các quy định pháp luật hình sự hiện hành chƣa làm rõ đƣợc sự khác biệt giữa tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệptội sản xuất và buôn bán hàng giả, chƣa thể hiện rõ đƣợc sự khác biệt giữa hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với hàng hóa giả. Tại Thông tƣ liên tịch 10/2000/TTLT-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT về Hƣớng dẫn thực hiện Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tƣớng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả có quy định: Hàng hóa có một trong các dấu hiệu sau đây được coi là hàng giả: 1- Hàng giả chất lượng hoặc công dụng 1.1- Hàng hóa không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng không đúng như bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó. 1.2- Hàng hóa đưa thêm tạp chất, chất phụ gia không được phép sử dụng làm thay đổi chất lượng; không có hoặc có ít dược chất, có chứa dược chất khác với tên dược chất ghi trên nhãn hoặc bao bì; không có hoặc không đủ hoạt chất, chất hữu hiệu không đủ gây nên công dụng; có hoạt chất, chất hữu hiệu khác với tên hoạt chất, chất hữu hiệu ghi trên bao bì. 30 Lệ Trinh, Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, May nhái quần ADIDAS, bị phạt 50 triệu đồng, http://plo.vn/toa- an/may-nhai-quan-adidas-bi-phat-50-trieu-dong-454954.html, [ngày truy cập 25-06-2014] GVHD: Nguyễn Văn Tròn 42 SVTH: Trần Thị Huỳnh Như Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam 1.3- Hàng hóa không đủ thành phần nguyên liệu hoặc bị thay thế bằng những nguyên liệu, phụ tùng khác không đảm bảo chất lượng so vớI tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa đã công bố, gây hậu quả xấu đối với sản xuất, sức khoẻ người, động vật, thực vật hoặc môi sinh, môi trường. 1.4- Hàng hóa thuộc danh mục Tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng mà không thực hiện gây hậu quả xấu đối với sản xuất, sức khoẻ người, động vật, thực vật hoặc môi sinh, môi trường. 1.5- Hàng hóa chưa được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn mà sử dụng giấy chứng nhận hoặc dấu phù hợp tiêu chuẩn (đối với danh mục hàng hóa bắt buộc). 2- Giả về nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa: 2.1- Hàng hóa có nhãn hiệu hàng hóa trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa của người khác đang được bảo hộ cho cùng loại hàng hóa kể cả nhãn hiệu hàng hóa đang được bảo hộ theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, mà không được phép của chủ nhãn hiệu. 2.2- Hàng hóa có dấu hiệu hoặc có bao bì mang dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ hoặc với tên gọi xuất xứ hàng hóa được bảo hộ 2.3- Hàng hóa, bộ phận của hàng hóa có hình dáng bên ngoài trùng với kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ mà không được phép của chủ kiểu dáng công nghiệp. 2.4- Hàng hóa có dấu hiệu giả mạo về chỉ dẫn nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa gây hiểu sai lệch về nguồn gốc, nơi sản xuất, nơi đóng gói, lắp ráp hàng hóa. 3- Giả về nhãn hàng hóa 3.1- Hàng hóa có nhãn hàng hóa giống hệt hoặc tương tự với nhãn hàng hóa của cơ sở khác đã công bố 3.2- Những chi tiêu ghi trên nhãn hàng hóa không phù hợp với chất lượng hàng hóa nhằm lừa dối người tiêu dùng 3.3- Nội dung ghi trên nhãn bị cạo, tẩy xóa, sửa đổi, ghi không đúng thời hạn sử dụng để lừa dối khách hàng Nhƣ vậy, theo quy định của Thông tƣ liên tịch 10/2000/TTLT-BTM-BTC-BCABKHCNMT về Hƣớng dẫn thực hiện Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tƣớng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả thì khi so sánh giữa hàng giả về nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa quy định tại Thông tƣ liên tịch 10/2000/TTLT-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT với hàng hóa sản xuất bởi hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý; thì không có một tiêu chí cụ thể, một ranh giới rõ ràng nào để phân biệt giữa hàng giả về nhãn hiệu hàng hóa, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa với hàng hóa vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý. Nếu hiểu đối tƣợng tác động của các tội buôn bán, sản xuất hàng giả bao gồm cả loại hàng giả về nhãn hiệu hàng hóa, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa nói trên thì hậu GVHD: Nguyễn Văn Tròn 43 SVTH: Trần Thị Huỳnh Như Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam quả là: một hành vi sản xuất hàng giả về nhãn hiệu hàng hóa, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa có thể đƣợc định tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, cũng có thể đƣợc định tội sản xuất buôn bán hàng giả. Điều này vô hình trung đã vô hiệu hóa hiệu lực của điều luật 171 Bộ luật Hình sự 1999 “Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp” – điều luậtsự ra đời của nó đƣợc xem nhƣ một bƣớc tiến vƣợt bậc của Bộ luật Hình sự 1999 so với Bộ luật Hình sự 1985. 3.2.1.2 Quy định pháp luật không còn phù hợp Thông tƣ liên tịch số 01/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP Hƣớng dẫn việc truy cứu Trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm Quyền sở hữu trí tuệ có hƣớng dẫn về việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tại Điều 2 của thông tƣ. Với câu từ trong thông tƣ: “Ngƣời nào vì mục đích kinh doanh mà cố ý thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có đối tƣợng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu quy định tại khoản 2 Điều 213 của Luật Sở hữu trí tuệ và thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây thì bị coi là "gây hậu quả nghiêm trọng"và bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp" theo khoản 1 Điều 171 của Bộ luật Hình sự”,31 “Ngƣời nào vì mục đích kinh doanh mà cố ý thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có đối tƣợng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu quy định tại khoản 2 Điều 213 của Luật Sở hữu trí tuệ và thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây thì bị coi là "gây hậu quả rất nghiêm trọng" và bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp" theo khoản 2 Điều 171 của Bộ luật Hình sự”,32 “Ngƣời nào vì mục đích kinh doanh mà cố ý thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có đối tƣợng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu quy định tại khoản 2 Điều 213 của Luật Sở hữu trí tuệ và thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây thì bị coi là "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" và bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp" theo khoản 2 Điều 171 của Bộ luật Hình sự”,33 cho thấy thông tƣ hƣớng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đƣợc quy định tại Điều 171 Bộ luật hình sự năm 1999, pháp luật hình sự hiện hành lại là Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009. Điều 171 Bộ luật hình sự năm 1999 với Điều 171 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 rất khác nhau. Đối với tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đƣợc quy định tại Điều 171 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 thì vẫn chƣa có văn bản nào hƣớng 31 Khoản 1, Điều 2, Thông tƣ liên tịch số 01/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP Hƣớng dẫn việc truy cứu Trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm Quyền sở hữu trí tuệ 32 Khoản 2, Điều 2, Thông tƣ liên tịch số 01/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP Hƣớng dẫn việc truy cứu Trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm Quyền sở hữu trí tuệ 33 Thông tƣ liên tịch số 01/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP Hƣớng dẫn việc truy cứu Trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm Quyền sở hữu trí tuệ, Điều 2, Khoản 3 GVHD: Nguyễn Văn Tròn 44 SVTH: Trần Thị Huỳnh Như Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam dẫn, chƣa có văn bản nào định nghĩa hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với “quy mô thƣơng mại” tại điều này. 3.2.2 Quy định về truy cứu trách nhiệm hình sự còn thiếu sót chủ thể Bộ luật hình sự chỉ cho phép các cơ quan tiến hành tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân vi phạm pháp luật hình sự mà chƣa quy định đối với pháp nhân. Trong khi đó, chủ thể thực hiện các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thƣờng do các doanh nghiệp có tƣ cách pháp nhân thực hiện nên trong quá trình giải quyết vụ án, các cơ quan tiến hành tố tụng gặp rất nhiều khó khăn, mặc dù các pháp nhân đó có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm đƣợc quy định tại Điều 171 Bộ luật hình sự hiện hành nhƣng pháp nhân – doanh nghiệp đó vẫn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì chỉ cá nhân mới phải chịu trách nhiệm hình sự, do vậy pháp nhân phạm tội thì ngƣời đại diện của pháp nhân là ngƣời sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, nếu một pháp nhân phạm tội thì có thể có nhiều thành viên của pháp nhân đó cùng ngƣời đại diện thực hiện hành vi phạm tội nhƣng chỉ có ngƣời đại diện pháp nhân mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Chính vì thế dễ xảy ra tình trạng bỏ lọt tội phạm, không đảm bảo hoàn toàn tính thực thi của Điều 171 của Bộ luật hình sự hiện hành. 3.2.3 Chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc đại diện của người bị hại Khoản 1, Điều 105, BLTTHS năm 2003 quy định: “Những vụ án về các tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật Hình sự năm 1999 thì chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất”. Nhƣ vậy, các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tuy đã đủ các yếu tố cấu thành tội phạm nhƣng chỉ bị khởi tố khi có yêu cầu của ngƣời bị hại - chủ sở hữu đối tƣợng sở hữu công nghiệp. Lợi dụng quy định này, các đối tƣợng thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp khi bị phát hiện thì sử dụng thủ đoạn thỏa thuận, mua chuộc các chủ sở hữu đối tƣợng sở hữu công nghiệp để họ không yêu cầu khởi tố vụ án. Điều này đã tạo ra tâm lý ức chế cho các cán bộ đã tiến hành phát hiện, điều tra, khám phá các hành vi trên, đồng thời không đảm bảo tính răn đe của pháp luật. Ngoài ra, trong thực tế có nhiều trƣờng hợp không thể xử lý hình sự các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với các nhãn hiệu nổi tiếng do các chủ các nhãn hiệu này không có văn phòng đại diện ở Việt Nam, khó khăn trong việc liên lạc với chủ sở hữu hợp pháp của các nhãn hiệu này. GVHD: Nguyễn Văn Tròn 45 SVTH: Trần Thị Huỳnh Như Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam 3.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao và hoàn thiện hơn công tác xét xử tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích những khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình xét xử tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp ở trên, ngƣời viết đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao và hoàn thiện hơn công tác xét xử tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trong thời gian tới. 3.3.1 Thay đổi quy định pháp luật 3.3.1.1 Thay đổi quy định pháp luật để tránh gây nhầm lẫn Các cơ quan chức năng cần thống nhất để đƣa ra quy định giải quyết việc trùng lẫn giữa phạm vi điều chỉnh của Điều 156: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả; Điều 157: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lƣơng thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; Điều 158: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng trong chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi với Điều 171 đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu. Cần phải phân định rạch ròi hai tội danh vì hai tội danh này rất khác nhau về thủ tục tố tụng và mức hình phạt. Về thủ tục tố tụng, nếu xác định ngƣời phạm tội thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, về nguyên tắc, cơ quan chức năng có quyền tiến hành khởi tố vụ án hình sự ngay sau khi phát hiện ra hành vi phạm tội và yêu cầu chủ sở hữu đối tƣợng sở hữu công nghiệp tham gia tố tụng với tƣ cách là ngƣời bị hại. Còn nếu xác định ngừơi phạm tội đã thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, theo Khoản 1 Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự, các cơ quan chức năng chỉ có thể khởi tố vụ án khi có yêu cầu từ phía chủ sở hữu đối tƣợng sở hữu công nghiệp. Về mức hình phạt, nếu ngƣời phạm tội bị xử lý theo các tội sản xuất và buôn bán hàng giả, mức hình phạt cao nhất là tử hình (khoản 4 Điều 157- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lƣơng thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh); trong khi đó nếu bị xử lý theo tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, mức hình phạt cao nhất chỉ là 3 năm tù giam. 3.3.1.2 Thay đổi quy định pháp luật để phù hợp hơn Cần thay đổi, bổ sung Thông tƣ liên tịch số 01/2008/TTLT-TANDTCVKSNDTC-BCA-BTP Hƣớng dẫn việc truy cứu Trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm Quyền sở hữu trí tuệ hoặc ban hành một thông tƣ mới quy định rõ hơn về việc hƣớng dẫn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đƣợc quy định tại Điều 171 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009. Cần có một văn bản pháp luật đƣa ra khái niệm cụ thể về hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với “quy mô thƣơng mại” đƣợc quy định tại Điều 171 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009. “Hiện nay khái niệm này chƣa đƣợc quy định trong Bộ luật Hình sự, vì vậy, một số chuyên gia đề nghị đƣa khái niệm này vào và giải thích rõ ràng để dễ thực hiện. Khái niệm xâm phạm với “quy mô thƣơng mại” là một khái niệm đƣợc TRIPs và HĐTM sử dụng. GVHD: Nguyễn Văn Tròn 46 SVTH: Trần Thị Huỳnh Như Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam “Quy mô thƣơng mại” (commercial scale) là cụm từ đƣợc Điều 61 của TRIPs sử dụng. “Quy mô thƣơng mại” có thể đƣợc hiểu theo nhiều cách khác nhau và đƣợc diễn giải bởi các quốc gia để bao gồm các hành vi khác nhau. Nhìn chung xâm phạm với “quy mô thƣơng mại” nên đƣợc hiểu là: a)các hành vi đƣợc thực hiện một các có chủ ý nhằm mục đích sinh lợi, không kể giá trị của vi phạm; b)hoặc những hành vi tuy không nhằm mục tiêu sinh lợi nhƣng gây ảnh hưởng lớn đến quyền khai thác tài sản trí tuệ của chủ thể quyền.”34 Hiện nay, theo thông tƣ liên tịch số 01/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTCBCA-BTP Hƣớng dẫn việc truy cứu Trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm Quyền sở hữu trí tuệ thì chúng ta có thể hiểu hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với “quy mô thƣơng mại” đƣợc thể hiện dựa trên thiệt hại vật chất cho chủ thể bị vi phạm hoặc giá trị hàng hoá vi phạm nhƣ sau: Người nào vì mục đích kinh doanh mà cố ý thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu quy định tại khoản 2 Điều 213 của Luật Sở hữu trí tuệ và thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị coi là "gây hậu quả nghiêm trọng" và bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp" theo khoản 1 Điều 171 của Bộ luật Hình sự: a) Đã thu được lợi nhuận từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; b) Gây thiệt hại về vật chất cho chủ sở hữu nhãn hiệu từ 50.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng; c) Hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng. 2.2. Người nào vì mục đích kinh doanh mà cố ý thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu quy định tại khoản 2 Điều 213 của Luật Sở hữu trí tuệ và thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị coi là "gây hậu quả rất nghiêm trọng" và bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp" theo khoản 2 Điều 171 của Bộ luật Hình sự: a) Đã thu được lợi nhuận từ 50.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng; b) Gây thiệt hại về vật chất cho chủ sở hữu nhãn hiệu từ 150.000.000 đồng đến dưới 450.000.000 đồng; c) Hàng hóa vi phạm có giá trị từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 34 Nguyễn Viết Thịnh, Đoàn luật sƣ Thành phố Hà Nội – Công ty luật Minh Khuê, Một số quan điểm khác nhau liên quan đến tội phạm về quyền sở hữu trí tuệ, http://luatminhkhue.vn/bi-mat/mot-so-quan-diem-khac-nhau-lien-quanden-toi-pham-ve-quyen-so-huu-tri-tue.aspx, [ngày truy cập 09-11-2014] GVHD: Nguyễn Văn Tròn 47 SVTH: Trần Thị Huỳnh Như Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam 2.3. Người nào vì mục đích kinh doanh mà cố ý thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu quy định tại khoản 2 Điều 213 của Luật Sở hữu trí tuệ và thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị coi là "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" và bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp" theo khoản 2 Điều 171 của Bộ luật Hình sự: a) Đã thu được lợi nhuận từ 150.000.000 đồng trở lên; b) Gây thiệt hại về vật chất cho chủ sở hữu nhãn hiệu từ 450.000.000 đồng trở lên; c) Hàng hóa vi phạm có giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên. Tuy nhiên dựa vào quy định hiện hành và quan điểm của ông Nguyễn Viết Thịnh ở trên ngƣời viết đƣa ra khái niệm hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với quy mô thƣơng mại nhƣ sau: Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với quy mô thƣơng mại là các hành vi đƣợc quy định tại Khoản 1, Khoản 3 Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ đƣợc thực hiện một các có chủ ý nhằm mục đích sinh lợi tức là đã thu đƣợc lợi nhuận từ 10.000.000 đồng trở lên, không kể giá trị của vi phạm; hoặc những hành vi tuy không nhằm mục tiêu sinh lợi nhƣng gây ảnh hưởng lớn đến quyền khai thác tài sản trí tuệ của chủ thể quyền tức là gây thiệt hại về vật chất cho chủ sở hữu quyền từ 50.000.000 đồng trở lên, hoặc hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên. 3.3.2 Thiết lập trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân Thiết lập chế định trách nhiệm hình sự của pháp nhân nhằm xử lý về mặt hình sự các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay. Theo quy định tại Điều 84 Bộ luật dân sự năm 2005 thì pháp nhân là một tổ chức đáp ứng đƣợc các điều kiện: - Đƣợc thành lập hợp pháp - Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ - Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm với tài sản đó - Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập Nhƣ vậy, khi đƣợc pháp luật công nhận là một pháp nhân thì khi tham gia các quan hệ pháp luật pháp nhân luôn nhân danh chính mình nên khi thực hiện các quan hệ pháp luật xâm phạm đến quyền sở hữu công nghiệp thì pháp nhân cũng nhân danh chính mình để thực hiện. Chính vì vậy nên khi truy cứu trách nhiệm hình sự phải truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân đối với những hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nhƣ vậy mới không bỏ lọt tội phạm. Nếu không thiết lập trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân khi có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trong các quan hệ pháp luật do pháp nhân nhân danh mình thực hiện thì không có một chủ thể nào đứng ra chịu trách nhiệm hình sự. Mặc dù pháp nhân không thể chịu các chế GVHD: Nguyễn Văn Tròn 48 SVTH: Trần Thị Huỳnh Như Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam tài nhƣ tử hình, giam giữ hoặc các hình phạt tƣớc hoặc hạn chế quyền tự do thân thể nhƣng pháp nhân có thể chịu chế tài là hình phạt tiền vì pháp nhân có tài sản độc lập. Bên cạnh đó khi thiết lập trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân không chỉ có ý nghĩa đối với việc thực thi tốt các quy định của Điều 171 mà còn có mở rộng phạm vi xử lý đối với các tội phạm về môi trƣờng, tội phạm sử dụng công nghệ cao, 3.3.3 Sửa đổi, bổ sung Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự Sửa đổi Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự theo hƣớng cho phép các cơ quan tiến hành tố tụng có thể khởi tố các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp mà không cần phải có yêu cầu của ngƣời bị hại. Qua đó, tránh đƣợc tình trạng tạo ra tâm lý ức chế cho các cán bộ đã tiến hành phát hiện, điều tra, khám phá các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, đảm bảo đƣợc tính răn đe của pháp luật, bảo vệ lợi ích chính đáng của chủ sở hữu đối tƣợng sở hữu công nghiệp và của ngƣời tiêu dùng. GVHD: Nguyễn Văn Tròn 49 SVTH: Trần Thị Huỳnh Như Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam KẾT LUẬN Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp lần đầu tiên đƣợc quy định tại Bộ luật hình sự năm 1999 đã đánh dấu sự tiến bộ của pháp luật hình sự nƣớc ta. Qua lần sửa đổi, bổ sung năm 2009 cũng đã tạo nên một bƣớc tiến vƣợt bậc về trình độ và kỹ thuật lập pháp của nƣớc ta. Bằng chứng là sau lần sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã tạo nên những điểm tiến bộ hơn trong việc xử lý tội phạm xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nhƣ: thu hẹp phạm vi xử lý hình sự đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, chỉ xử lý về hình sự đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với quy mô thƣơng mại và chỉ xử lý đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với hai đối tƣợng sở hữu công nghiệp là nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý. Bên cạnh đó, tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp cũng có những đặc điểm riêng biệt để phân biệt với các tội phạm khác nhƣ tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan; tội sản xuất, buôn bán hàng giả,… cả về dấu hiệu pháp lý cũng nhƣ khung hình phạt. Thông qua quá trình nghiên cứu về đề tài tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trong luật hình sự Việt Nam thì ngƣời viết thấy rằng tuy việc quy định tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp vào Bộ luật hình sự đã đánh dấu đƣợc sự tiến bộ của nền pháp luật hình sự nƣớc ta, qua lần sửa đổi, bổ sung năm 2009 lại một lần nữa tạo nên một bƣớc tiến vƣợt bậc trong nền lập pháp hình sự của nƣớc ta nhƣng tình hình xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp ở nƣớc ta hiện nay vẫn ngày càng phức tạp và tạo nên những khó khăn, vƣớng mắc trong qua trình giải quyết và xử lý tội phạm. Những khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình xử lý, giải quyết tội phạm xuất phát từ những quy định về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trong luật hình sự hiện hành vẫn còn nhiều thiếu sót: quy định pháp luật còn gây nhầm lẫn, một số quy định pháp luật hiện nay vẫn không còn phù hợp, quy định về chủ thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự còn thiếu sót, mặc dù có tội phạm xảy ra nhƣng nếu không có sự yêu cầu của ngƣời bị hại hoặc ngƣời đại diện hợp pháp của ngƣời bị hại thì tội phạm vẫn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong lần nghiên cứu này ngƣời viết có đƣa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn quy định của pháp luật về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, góp phần giải quyết những khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình giải quyết và xử lý tội phạm. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nƣớc ta cần có chính sách thúc đẩy hơn nữa công tác đấu tranh phòng, chống tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp khi nền kinh tế nƣớc ta hiện nay đang phát triển nhanh. GVHD: Nguyễn Văn Tròn 50 SVTH: Trần Thị Huỳnh Như Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO *Văn bản quy phạm pháp luật Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Bộ luật dân sự 2005, Nhà xuất bản chính trị quốc gia – Sự thật Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, Nhà xuất bản chính trị quốc gia – Sự thật Nghị định số 140-HĐBT ngày 25-04-1991 của Hội đồng Bộ trƣởng quy định về kiểm tra, xử lý việc sản xuất, buôn bán hàng giả Thông tƣ liên tịch số 01/2008/ TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 29-02-2008 của Tòa án nhân dân tối cao-Viện kiểm sát nhân dân tối cao-Bộ Công an-Bộ Tƣ pháp Hƣớng dẫn việc truy cứu Trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm Quyền sở hữu trí tuệ Thông tƣ liên bộ số 1254-TTLB ngày 8-11-1991 của Ủy ban Khoa học Nhà nƣớc, Bộ thƣơng mại và Du lịch hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 140-HĐBT ngày 25-041991 của Hội đồng Bộ trƣởng quy định về kiểm tra, xử lý việc sản xuất, buôn bán hàng giả *Sách, báo, tạp chí Hệ thống các quy định pháp luật về hình sự, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 1998 Vũ Mạnh Thông – Th.S Luật Đoàn Tấn Minh, Bình luận Bộ luật hình sự (đã được sữa đôỉ bổ sung năm 2009 có hiệu lực từ 01-01-2010), Nhà xuất bản Lao động-xã hội, 2010 Cao Thị Oanh, Giáo trình luật hình sự Việt Nam-Phần các tội phạm, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, 2010 Phạm Văn Beo, Giáo trình luật hình sự Việt Nam quyển 2 (phần các tội phạm), Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 2012 Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam phần chung, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009 Uông Chu Lƣu, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 2008 GVHD: Nguyễn Văn Tròn 51 SVTH: Trần Thị Huỳnh Như Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam *Báo mạng A.Huy, Bị phạt 50 triệu đồng vì xâm phạm quyền sỡ hữu công nghiệp, Báo CAND online, 2014, http://www.cand.com.vn/vi-VN/bandoc/2014/2/223287.cand [ngày truy cập 24-062014] Ngọc Thúy, Xâm hại sỡ hữu công nghiệp: DN ít đề nghị xử lý, Báo Công Thương, 2013, http://baocongthuong.com.vn/quan-ly-thi-truong/45163/xam-hai-so-huu-congnghiep-dn-it-de-nghi-xu-ly.htm#.U6qJDJR_u48, [ngày truy cập 25-06-2014] V.C.M., Lãnh án treo vì xâm phạm sỡ hữu công nghiệp, Báo Tuổi trẻ online, 2008, http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Phap-luat/239855/lanh-an-treo-vi-xam-pham-sohuu-cong-nghiep.html, [ngày truy cập 24-06-2014] *Trang thông tin điện tử Bộ Tƣ pháp – trang thông tin điện tử về phổ biến giáo dục pháp luật, Đề cương giới thiệu Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự, http://moj.gov.vn/pbgdpl/Lists/DeCuongVanBan/View_Detail.aspx?ItemId=13, [ngày truy cập 12-07-2014] Bộ phận tranh tụng-Công ty luật Minh khuê, Tội xâm phạm quyền sỡ hữu công nghiệp theo Luật hình sự, http://luatminhkhue.vn/toi-pham/toi-xam-pham-quyen-so-huu-cong-nghiep- theo-luat-hinh-su.aspx, [ngày truy cập 16-06-2014] Nguyễn Đình Nhựt-Khoa NV CSPC TPKT, Trƣờng Đại học Cảnh sát nhân dân, Phân tích Điều 171 Bộ luật hình sự: Tội xâm phạm quyền sỡ hữu công nghiệp, http://www.pup.edu.vn/vi/Dien-dan-phap-luat/Phan-tich-%C3%90ieu-171-Bo-luathinh-su--Toi-xam-pham-quyen-so-huu-cong-nghiep--410, [ngày truy cập 16-042014] Bảo vệ pháp luật – cơ quan của viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: Thiếu phối hợp sẽ khó thành công, http://baobaovephapluat.vn/bao-ve-nguoi-tieu-dung/hang-that-hanggia/201403/chong-hang-gia-xam-pham-quyen-so-huu-tri-tue-thieu-phoi-hop-sekho-thanh-cong-2314408/, [ngày truy cập 16-06-2014] GVHD: Nguyễn Văn Tròn 52 SVTH: Trần Thị Huỳnh Như Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam Lê Thanh Hải, Cổng thông tin Khoa học và Công nghệ-Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hải Dƣơng, Tình hình xử lý xâm phạm quyền sỡ hữu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2008-2009, http://www.haiduongdost.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id =7436:tinh-hinh-x-ly-xam-phm-quyn-s-hu-cong-nghip-tren-a-ban-tnh-hi-dng-giaion-2008-2012&catid=482:hot-ng-tc-l-cl, [ngày truy cập 25-06-2014] Lệ Trinh, Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, May nhái quần ADIDAS, bị phạt 50 triệu đồng, http://plo.vn/toa-an/may-nhai-quan-adidas-bi-phat-50-trieu-dong- 454954.html, [ngày truy cập 25-06-2014] Nguyễn Viết Thịnh-Vụ Pháp Luật-VPCP, Trang tin điện tử Xây dựng pháp luật, Một số quan điểm khác nhau liên quan đến tội phạm về quyền sỡ hữu công nghiệp, http://xaydungphapluat.chinhphu.vn/portal/page/portal/xaydungphapluat/tinchitiet?t itle=Th%C3%B4ng+tin+chuy%C3%AAn+%C4%91%E1%BB%81&viewMode=de tail&perspectiveId=602&articleId=10001998, [ngày truy cập 25-06-2014] Văn phòng luậtPhạm và liên doanh, Số liệu xử lý vi phạm quyền sở hữu công nghiệp của các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam trong những năm gần đây, , http://www.pham.com.vn/vi/su-kien-binh-luan/tin-tuc-su-kien/so-lieu-xu-ly-vipham-quyen-so-huu-cong-nghiep-cua-cac-co-quan-co-tham-quyen-viet-nam-trongnhung-nam-gan-day-889.aspx, [ngày truy cập 16-06-2014] GVHD: Nguyễn Văn Tròn 53 SVTH: Trần Thị Huỳnh Như

Ngày đăng: 03/10/2015, 15:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan