hành vi hiếp dâm người chuyển giới dưới góc độ pháp luật hình sự việt nam – lý luận và thực tiễn

48 683 1
hành vi hiếp dâm người chuyển giới dưới góc độ pháp luật hình sự việt nam – lý luận và thực tiễn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT (Niên khóa 2011 – 2015) TÊN ĐỀ TÀI HÀNH VI HIẾP DÂM NGƯỜI CHUYỂN GIỚI DƯỚI GÓC ĐỘ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM – LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: TS. PHẠM VĂN BEO BỘ MÔN TƯ PHÁP LÊ THỊ ANH THƯ MSSV: 5115938 Lớp: Tư pháp 2 – K37 Cần Thơ, tháng 12 - 2014 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên người viết xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy cô Khoa Luật trường Đại học Cần Thơ đã tận tụy truyền dạy cho người viết những nguồn kiến thức chuyên ngành cũng như những kiến thức thực tiễn để làm nên luận văn này. Và hơn hết, người viết xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Phạm Văn Beo đã không ngại bỏ ra thời gian quý báu để chỉ dẫn, giúp đỡ và động viên người viết hoàn thành luận văn này. Luận văn hoàn thành còn nhờ sự giúp đỡ tận tình của bạn đề về những lỗ hỏng kiến thức của người viết; những lời động viên, cổ vũ của gia đình và những người luôn sát cánh cùng người viết trong thời gian vừa qua. Với điều kiện thời gian cho phép, khả năng nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế ắt hẳn Luận văn sẽ có không ít những thiếu sót. Nhưng với sự nghiên cứu nghiêm túc, sự đam mê tìm tòi, người viết hy vọng đóng góp ý kiến nhỏ bé của mình vào sự nghiệp phát triển chung của nền khoa học pháp lý nước nhà. Rất mong được sự lượng thứ, chỉ bảo tận tình của quý thầy cô, những người đi trước và những anh chị, độc giả quan tâm đến đề tài này để bài viết được hoàn thiện hơn. Sinh viên thực hiện Lê Thị Anh Thư NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Hành vi hiếp dâm người chuyển giới dưới góc độ pháp luật hình sự Việt Nam – lý luận và thực tiễn MỤC LỤC  Lời mở đầu .................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HIẾP DÂM NGƯỜI CHUYỂN GIỚI ........................................................................................................................ 4 1.1 Khái quát về hành vi hiếp dâm người chuyển giới ............................................. 4 1.1.1 Khái niệm về hành vi hiếp dâm ............................................................. 4 1.1.2 Người chuyển giới ................................................................................. 6 1.1.2.1 Khái niệm người chuyển giới ....................................................... 6 1.1.2.2 Các thông số nghiên cứu của thế giới liên quan về người chuyển giới ............................................................................................................................ 9 1.1.2.3 Sự thừa nhận người chuyển giới trong cộng đồng pháp luật của thế giới .................................................................................................................... 10 1.1.2.4 Sự thể hiện mong muốn sống đúng với giới tính của người chuyển đổi giới tính ở Việt Nam ......................................................................................... 12 1.1.3 Khái niệm về hành vi hiếp dâm người chuyển giới ............................... 12 1.2 Sự ảnh hưởng quan điểm của tâm lý học hành vi và tâm lý học phân tâm đến hành vi hiếp dâm người chuyển giới ....................................................................... 14 1.3 Hậu quả của hành vi hiếp dâm người chuyển giới ............................................ 16 CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN CỦA HÀNH VI HIẾP DÂM NGƯỜI CHUYỂN GIỚI VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ ............................................................................... 18 2.1 Thực tiễn của hành vi hiếp dâm người chuyển giới .......................................... 18 2.1.1 Thực tiễn của hành vi hiếp dâm người chuyển giới ở một số nước trên thế giới .................................................................................................................... 18 2.1.2 Thực tiễn của hành vi hiếp dâm người chuyển giới ở Việt Nam ........... .20 2.2 Xử lý hành vi hiếp dâm người chuyển giới ở Việt Nam ................................... .24 2.3 Nguyên nhân không xác định tội hiếp dâm cho hành vi hiếp dâm người chuyển giới ở Việt Nam .......................................................................................... .27 2.4 Sự cần thiết ghi nhận hành vi hiếp dâm người chuyển giới trong pháp luật hình sự Việt Nam ..................................................................................................... 28 2.5 Nguyên nhân của hành vi hiếp dâm người chuyển giới .................................... 28 2.6 Sự phổ biến của hành vi hiếp dâm người chuyển giới ...................................... 29 2.7 Tính xử lý khả thi .............................................................................................. 30 CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH TỘI HIẾP DÂM NGƯỜI CHUYỂN GIỚI .............. .31 3.1 Định nghĩa ......................................................................................................... .31 3.2 Dấu hiệu pháp lý ................................................................................................ .31 GVHD: TS. Phạm Văn Beo SVTH: Lê Thị Anh Thư Hành vi hiếp dâm người chuyển giới dưới góc độ pháp luật hình sự Việt Nam – lý luận và thực tiễn 3.3 Hình phạt ........................................................................................................... .36 3.3.1 Khung cơ bản ......................................................................................... .37 3.3.2 Khung tăng nặng thứ nhất ...................................................................... .37 3.3.3 Khung tăng nặng thứ hai ........................................................................ .39 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 42 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO GVHD: TS. Phạm Văn Beo SVTH: Lê Thị Anh Thư Hành vi hiếp dâm người chuyển giới dưới góc độ pháp luật hình sự Việt Nam – lý luận và thực tiễn LỜI NÓI ĐẦU  1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng từ năm 1986 đến nay, qua hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước. Chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Cùng với sự phát triển không ngừng về kinh tế, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đời sống nhân dân không những ổn định mà ngày càng nâng cao do có sự tác động tích cực của công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và chính sách mở cửa hội nhập quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa. Bên cạnh những thành tựu đạt được, nền kinh tế thị trường cũng có mặt trái của nó, có ảnh hưởng tiêu cực làm nảy sinh nhiều vấn đề trong đó các vấn đề về dân số, việc làm, tệ nạn xã hội, tình hình tội phạm nói chung và hành vi hiếp dâm người chuyển giới nói riêng. Có thể nói rằng, trong những năm gần đây tình hình phạm tội hiếp dâm người chuyển giới do nhiều nguyên nhân có xu hướng gia tăng, có những vụ đặc biệt nghiêm trọng do hành vi người phạm tội thực hiện vô cùng dã man, tàn ác. Hậu quả gây ra là những tổn hại về tinh thần, sức khỏe không gì bù đắp; nghiêm trọng hơn nữa là dẫn đến cái chết của nạn nhân chuyển giới, để lại gánh nặng cho xã hội, gia đình và gây bất bình trong quần chúng, gây mất trật tự trị an và tại ra tâm lý hoang mang, lo lắng cho quần chúng nhân dân tại địa phương. Việc xem thường pháp luật, xem thường danh dự, nhân phẩm, tính mạng của người khác trong một bộ phận người dân là nguyên nhân phạm tội. Có những vụ án hiếp dâm người chuyển giới gây chấn động dư luận, gây ra những tranh cãi giữa các luật gia. Hiếp dâm người chuyển giới là một trong những loại tội phạm đã và đang ngày càng trở nên phổ biến không những ở nhiều nước trên thế giới mà còn có ở Việt Nam. Đây là loại tội phạm xâm phạm đến quyền được tôn trọng về danh dự, nhân phẩm của con người. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, khi mà cuộc sống ngày hiện đại, các luồng tư tưởng, văn hóa mới du nhập ngày càng nhiều, cùng đó thì số lượng người chuyển giới ở Việt Nam có xu hướng càng tăng, hiếp dâm người chuyển giới trở thành một tệ nạn xã hội có tính chất phổ biến và hậu quả do nó để lại là vô cùng to lớn, không chỉ cho lợi ích của cá nhân mà còn cho sự phát triển của xã hội. Đã đến lúc cần báo động, đồng thời cần có biện pháp phòng chóng kịp thời hành vi nguy hiểm đó nhằm bảo vệ danh dự, nhân phẩm và tính mạng con người. Trước tình hình, diễn biến tội phạm xảy ra khá phức tạp như hiện nay thì việc nghiên cứu về tội phạm nói chung và tội hiếp dâm nói riêng, cụ thể hơn là tội hiếp dâm người chuyển giới đang là vấn đề hết sức cấp bách nhằm tìm ra những nguyên nhân, GVHD: TS. Phạm Văn Beo 1 SVTH: Lê Thị Anh Thư Hành vi hiếp dâm người chuyển giới dưới góc độ pháp luật hình sự Việt Nam – lý luận và thực tiễn điều kiện thực hiện hành vi phạm tội, đưa ra những giải pháp có cơ sở lý luận và thực tiễn, góp phần vào việc nâng cao tính hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội hiếp dâm người chuyển giới nói riêng và tiến tới đẩy lùi tội phạm trong thời gian tới. Để góp phần đấu tranh và phòng chống tội phạm trong tình hình hiện nay cũng như việc áp dụng pháp luật đối với hành vi hiếp dâm người chuyển giới. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, cho nên người viết đã chọn luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Hành vi hiếp dâm người chuyển giới dưới góc độ pháp luật hình sự Việt Nam – lý luận và thực tiễn”. 2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đề tài Trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người thì tội xâm phạm tội xâm phạm tình dục, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người là hành vi nguy hiểm không kém trong xã hội. Tuy nhiên, trong nội dung nghiên cứu của đề tài này sẽ tập trung phân tích sâu các vấn đề liên quan đến hành vi hiếp dâm người chuyển giới và người viết sẽ đưa ra mô hình tội hiếp dâm người chuyển giới với các yếu tố cấu thành, phân tích dấu hiệu pháp lý, trách nhiệm hình sự, hành vi xâm hại đến từng đối tượng cụ thể, khung hình phạt cho mỗi loại tội phạm và người viết cũng đưa ra một số ý kiến cá nhân chủ quan nhằm góp phần chung trong đấu tranh phòng ngừa tội phạm nguy hiểm này. Với sự hạn chế về thời gian, nên trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu từ các tài liệu như: Hiến pháp năm 2013, Bộ luật Hình sự năm 1999, Bộ luật Dân sự năm 2005, Bộ luật Hình sự năm 1985, Nghị định số 88/2008/NĐ-CP, Bản tổng kết 329/HS2 năm 1967, giáo trình, tạp chí chuyên ngành và một số trang thông tin điện tử có liên quan. 3. Mục đích nghiên cứu đề tài Mục đích nghiên cứu của việc nghiên cứu đề tài “Hành vi hiếp dâm người chuyển giới dưới góc độ pháp luật hình sự Việt Nam – lý luận và thực tiễn” là nhằm làm rõ tình hình hành vi hiếp dâm người chuyển giới, tìm ra nguyên nhân và điều kiện, phân tích, đánh giá những yếu tố cấu thành nên tội hiếp dâm người chuyển giới từ đó tìm ra những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự xã hội. 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài Luận văn được xây dựng trên cơ sơ vận dụng những kiến thức đã được tiếp thu và sưu tầm, tổng hợp tài liệu có liên quan đến hành vi hiếp dâm người chuyển giới, kết hợp với xem xét vụ án thực tế để chứng minh và làm rõ vấn đề nghiên cứu. Mặt khác người viết cũng đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu như: - Phương pháp so sánh - Phương pháp phân tích và tổng hợp. GVHD: TS. Phạm Văn Beo 2 SVTH: Lê Thị Anh Thư Hành vi hiếp dâm người chuyển giới dưới góc độ pháp luật hình sự Việt Nam – lý luận và thực tiễn 5. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Những vấn đề chung về hiếp dâm người chuyển giới. - Chương 2: Thực tiễn của hành vi hiếp dâm người chuyển giới và phương pháp xử lý. - Chương 3: Mô hình tội hiếp dâm người chuyển giới. GVHD: TS. Phạm Văn Beo 3 SVTH: Lê Thị Anh Thư Hành vi hiếp dâm người chuyển giới dưới góc độ pháp luật hình sự Việt Nam – lý luận và thực tiễn CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HIẾP DÂM NGƯỜI CHUYỂN GIỚI 1.1 Khái quát về hiếp dâm người chuyển giới 1.1.1 Khái niệm về hành vi hiếp dâm Trong những năm gần đây, chương trình phòng chống tội phạm có nhiều kết quả tích cực, góp phần chủ động trong phòng ngừa và kiềm chế sự gia tăng tội phạm. Tuy nhiên, tình hình tội phạm vẫn diễn ra hết sức phức tạp và nguy hiểm; trong đó, các tội phạm xâm hại sức khỏe, nhân phẩm và danh dự con người gia tăng, nhất là hành vi xâm phạm tình dục và số lượng các phiên tòa xử về tội hiếp dâm tăng lên đáng kể. Cụm từ hành vi hiếp dâm cũng được xuất hiện nhiều hơn trên các tin tức của báo chí. Cụm từ này đã có trong từ điển luật học và giáo trình chuyên ngành nhưng chỉ được người dân biết đến rộng rãi trong những năm gần đây, thông qua các vụ án làm xôn xao dư luận và gây nhiều tranh cãi. Theo giáo trình Luật hình sự Việt Nam thì: “Hiếp dâm là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái ý muốn của họ1”. - Dùng vũ lực là thủ đoạn dùng sức mạnh vật chất đè bẹp sự kháng cự của nạn nhân chống lại sự giao cấu (như xô ngã, vật, giữ, đánh, bóp cổ nạn nhân...) nhằm vô hiệu những chống cự của nạn nhân để dễ dàng thực hiện hành vi giao cấu. Trong thực tiễn, nếu người phạm tội dùng vũ lực làm cho nạn nhân bất tỉnh và thực hiện hành vi giao cấu cho đến khi nạn nhân chết thì người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự thêm về tội giết người. Trong trường hợp đã giết chết nạn nhân nhưng vẫn thực hiện hành vi giao cấu bằng mọi cách thì người phạm tội vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự thêm tội giết người. - De dọa dùng vũ lực là thủ đoạn mà người phạm tội chưa thực hiện hành vi dùng vũ lực nào tác động đến nạn nhân mà thực hiện các hành vi de dọa dùng vũ lực nhằm uy hiếp về mặt tinh thần làm cho nạn nhân bị tê liệt ý chí, không đám chống cự để cho người phạm tội giao cấu với mình (như thủ đoạn dọa giết, dọa gây thương tích, dọa đốt nhà...). - Lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân: tình trạng này có thể có sẵn ở nạn nhân ( nạn nhân bị bệnh động kinh hay bệnh tâm thần) hoặc người thứ ba gây ra , hoặc do người phạm tội tạo ra (người phạm tội cho nạn nhân uống thuốc mê, người Tiến sĩ Phạm Văn Beo, Giáo trình luật Hình Sự Việt Nam, quyển 2, Nxb. Chính Trị Quốc Gia, 2009, tr.148. 1 GVHD: TS. Phạm Văn Beo 4 SVTH: Lê Thị Anh Thư Hành vi hiếp dâm người chuyển giới dưới góc độ pháp luật hình sự Việt Nam – lý luận và thực tiễn phạm tội làm cho nạn nhân bất tỉnh) hoặc do các nguyên nhân khách quan khác (nạn nhân trong tình trạng ốm đau, đang trong tình trạng say rượu...) mà nạn nhân không thể chống lại hành vi giao cấu trái ý muốn của mình. - Thủ đoạn khác là những thủ đoạn giúp cho người phạm tội có thể thực hiện được việc giao cấu với nạn nhân trừ những trường hợp đã phân tích ở trên (như cho nạn nhân uống thuốc kích thích, lợi dụng sự kém hiểu biết của nạn nhân để dụ dỗ nạn nhân cho giao cấu...). Đây là một quy định mở nhằm đáp ứng sự biến dạng của các tội phạm trong công cuộc đổi mới của đất nước. - Giao cấu trái ý muốn của nạn nhân là hành vi giao cấu mà người đó không chấp nhận sự giao cấu, có sự phản kháng lại sự giao cấu (như đạp, xô đẩy, cào, cắn) ; hoặc hành vi giao cấu xảy ra không có ý muốn của của nạn nhân, vì nạn nhân đang trong tình trạng không thể biểu lộ ý chí được2. Để xác định việc giao cấu có trái ý muốn của nạn nhân hay không, chúng ta cần phải xem xét nhiều yếu tố như: mối quan hệ giữa người phạm tội với nạn nhân, thủ đoạn thực hiện tội phạm, hoàn cảnh thực hiện hành vi giao cấu, nhân thân hai bên, ý kiến của những người chung quanh, hậu quả sau giao cấu để lại...3. Theo từ điển tiếng Việt năm 1992, khái niệm giao cấu được hiểu là “sự giao tiếp của bộ phận sinh dục của giống đực với bộ phận sinh dục của giống cái, ở động vật4”. Khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1999, các nhà làm luật xây dựng điều luật hình sự dựa trên cơ sở khái niệm này, vì vậy quan hệ cùng giới không được xem là giao cấu. Nhưng hiểu như vậy là quá hẹp, và những quy định như vậy là không sát với thực tế khi mà việc thực hiện với những bộ phận khác không phải bộ phận sinh dục (quan hệ bằng đường miệng, đường hậu môn, hoặc dùng ngón tay) có hành vi tình dục thâm nhập (tình dục đường hậu môn, đường âm đạo, đường miệng) và hành vi tình dục không thâm nhập (thủ dâm). Giả thiết rằng loại trừ mục đích sinh sản thì giao cấu bằng bộ phận sinh dục cũng đem lại khoái cảm tình dục hay nói cách khác là thỏa mãn dục vọng. Vậy quan hệ tình dục bằng các con đường khác như đã nói ở trên hoàn toàn thỏa mãn điều kiện mang lại khoái cảm một cách bình thường. Nếu xét về khía cạnh sinh học - sinh lý thì quan hệ tình dục bằng đường miệng hay đường hậu môn cũng là hành vi tình dục xâm nhập cùng nhóm với quan hệ tình dục bằng dương vật và âm vật. Các ngành khoa học đã xác định quan hệ tình dục bằng đường khác cũng là một hành vi giao cấu, nó gắn liền với lịch sử loài người và song hành với lịch sử chứ không phải là hiện tượng đơn lẻ, nhất thời. Vậy quy định về chủ thể của tội hiếp dâm chỉ có 2 Luật gia Nguyễn Ngọc Diệp, 550 Thuật ngữ chủ yếu trong pháp luật Hình Sự Việt Nam, Nxb. TPHCM, tr.149. 3 Tiến sĩ Phạm Văn Beo, Giáo trình Hình sự Việt Nam, quyển 2, Nxb. Chính Trị Quốc Gia , 2009, tr.150. 4 Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển ngôn ngữ Việt Nam, 1992, tr.394. GVHD: TS. Phạm Văn Beo 5 SVTH: Lê Thị Anh Thư Hành vi hiếp dâm người chuyển giới dưới góc độ pháp luật hình sự Việt Nam – lý luận và thực tiễn thể là nam giới liệu có đảm bảo điều chỉnh, bảo vệ các quan hệ nhân thân, nhân phẩm, sức khỏe, quyền tự do tình dục. 1.1.2 Người chuyển giới 1.1.2.1 Khái niệm về người chuyển giới Ở Việt Nam, khái niệm người chuyển giới chỉ mới biết đến trong những năm gần đây. Trước kia, người chuyển giới được gộp chung vào nhóm đồng tính hay thế giới thứ ba khi được nhắc đến. Nhưng mà, cùng với sự phát triển của internet và các diễn đàn xã hội những người sống giữa hai thế giới không hoàn toàn hài lòng khi bị xem là người đồng tính. Trên thực tế, người chuyển giới thường trải qua không ít lúng túng trong việc nhận diện giới tính của chính mình cũng như phải đối mặt với những quyết định chuyển đổi, khó khăn liên quan đến việc sử dụng hoocmon phẫu thuật và công khai thể hiện giới tính với mọi người xung quanh. Để tìm hiểu về người chuyển giới đầu tiên phải đề cập đến giới. Giới (gender): được sử dụng không chỉ với con người mà còn sử dụng cho động thực vật khác, chỉ giống đực (masculin) và giống cái (feminine). Ở con người, giới hàm nghĩa biểu hiện về hình thức, thực tế xã hội của nam (male) và nữ (female). Tiếp theo là tính hoặc giới tính (sex): ngoài sự bao hàm giới còn được bổ sung về mặt tâm lý học, ý thức và ý chí tình dục (gọi chung là xu hướng tình dục). Thông thường thì người ta chia giới ra làm hai đối tượng dị tính là nam/đàn ông và nữ/đàn bà. Ngoài ra cần phải đề cập đến khái niệm bản dạng giới (gender identify). Khái niệm bản dạng giới được hiểu là việc một người tự nhận mình mang một giới tính nào (có thể giống hoặc khác giới tính sinh học khi được sinh ra)5. Có thể hiểu đơn giản là nếu một người sinh ra và tự nhận mình mang giới tính giống giới tính sinh học khi được sinh ra, có tình cảm, cảm xúc với người cùng giới tính với mình thì người đó là người đồng tính. Nếu người này có tình cảm với người khác giới thì người đó là người dị tính. Tuy nhiên nếu người nói trên tự nhận mình mang giới tính khác với giới tính sinh học khi họ được sinh ra thì đó là người chuyển giới (transgender) 6. Một điều rất quan trọng và thường được hiểu lầm về người chuyển giới là không nhất thiết phải trải qua phẫu thuật chuyển giới thì mới được xem là người chuyển giới. Người chuyển giới có hai dạng là: người chuyển giới nam sang nữ (male to female) và người chuyển giới nữ sang nam (female to male). Ở góc độ xu hướng tình dục, có thể phân chia thành người Gender identify refer to “one ‘s sense of oneself as male, female, or transgender” (American Psychlogical Association, 2006). When one’s gender odentify and biological sex are not congruent, the individual may identify as transsexual or as another transgender category (cf. Gainor, 2000). Xem: The Guidelines for Psychological with Lesbian, Gay, and Bisexual Clients, adopted by the APA Council of Representatives, February 18-20,2011. The Guidekines are available pn the APA website at http://www.apa.org/pi/lgbt/resources/guidelines.aspx. 6 Trương Hồng Quang, Người chuyển giới tại Việt Nam dưới góc nhìn pháp lý, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 21, tháng 11-2013. 5 GVHD: TS. Phạm Văn Beo 6 SVTH: Lê Thị Anh Thư Hành vi hiếp dâm người chuyển giới dưới góc độ pháp luật hình sự Việt Nam – lý luận và thực tiễn chuyển giới đồng tính (ví dụ người chuyển giới từ nam sang nữ và chỉ yêu nữ giới), người chuyển giới song tính (ví dụ người chuyển giới từ nam sang nữ và có thể yêu cả nam giới và nữ giới) và người chuyển giới dị tính (ví dụ người chuyển giới từ nữ sang nam và chỉ yêu nữ giới). Trong xã hội hiện nay, phần đông mọi người đều có nhận thức sai lầm và không đầy đủ về bản chất của những người chuyển giới: - Thứ nhất, người chuyển giới là những người có giới tính sinh học khác biệt so với những người dị tính bình thường khác. Thực ra khi người chuyển giới được sinh ra với một giới tính sinh học bình thường, hoàn chỉnh (phân biệt rõ rệt là nam giới hay nữ giới) nhưng lại có cảm nhận và mong muốn giới tính của mình giống với giới tính sinh học mà mình đang có. Song song đó, người chuyển giới cũng cần được phân biệt với các trường hợp cần được phẫu thuật xác định giới tính. Những người cần phẫu thuật xác định lại giới tính thường được gọi là người liên giới tính (intersex: ví dụ như vừa có dấu hiệu cơ quan sinh dục của nam nhưng cũng có dấu hiệu của cơ quan sinh dục nữ giới như có buồng trứng, dạ con hay có ngực giống nữ giới/cơ quan sinh dục không rõ là nam hay nữ...). Như vậy, về bản chất, giới tính của những đối tượng này chưa được xác định rõ ràng, cần được phẫu thuật để xác định. Việc xác định loại này phải thông qua việc xét nghiệm nhiễm sắc thể giới tính tại các cơ quan y tế để xác định rõ giới tính, quyền được xác định lại giới tính là một quyền nhân thân được quy định tại điều 36 Bộ luật Dân sự năm 2005 “Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính” nhưng điều này không quy định quyền chuyển đổi giới tính của cá nhân. Trường hợp xác định lại giới tính này khác hoàn toàn so với người chuyển giới. + Để cụ thể hóa quy định tại Điều 36 Bộ luật Dân sự năm 2005, ngày 05-08-2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định 88/2008/ NĐ-CP về xác định lại giới tính, Nhà nước chỉ cho phép những người có nhiễm sắc thể giới tính có thể giống như trường hợp nữ lưỡng giới giả nam hoặc nam lưỡng giới giả nữ hoặc lưỡng giới thật nhưng bộ phận sinh dục chưa được biệt hóa hoàn toàn và không thể xác định chính xác là nam hay nữ, mới được phép xác định lại (Điều 5). Những người đã được y học can thiệp xác định lại giới tính sẽ được cơ quan quản lý hộ tịch xác định lại giới tính cho họ, trong nghị định có quy định những hành vi bị nghiêm cấm: “Thực hiện việc chuyển đổi giới tính đối với những người đã hoàn thiện về giới tính, cấm tiết lộ thông tin về việc xác định lại giới tính của người khác và cấm phân biệt đối xử với người đã xác định lại giới tính”. Nghị định đã đề cập đến việc xác định lại giới tính đối với người có khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa được định hình chính xác. Những người này khác hoàn toàn so với người đồng tính. Hiện nay, phần đông người đồng tính rất không đồng tình GVHD: TS. Phạm Văn Beo 7 SVTH: Lê Thị Anh Thư Hành vi hiếp dâm người chuyển giới dưới góc độ pháp luật hình sự Việt Nam – lý luận và thực tiễn với những quy định trong Nghị định 88/2008 này, vì nó đã khép lại cánh cửa chuyển đổi giới tính để trở về đúng với sự mong muốn giới tính của họ7. Trong Nghị định này chỉ quy định là xác định lại giới tính cho những người khuyết tật về giới hay chưa phân biệt được là nam giới hay nữ giới chứ không phải là chuyển đổi giới tính chỉ những người đã hoàn thiện về giới bởi có thể đó là những trường hợp có sự lệch lạc về tâm lý. + Tuy nhiên, vấn đề mà Nghị định này đưa ra là nằm trong giới hạng quá hẹp, nó mới chỉ dừng lại ở việc xác định lại giới tính chứ không phải thay đổi giới tính, cho phép làm rõ giới tính chứ không phải là xác định lại giới tính vì nếu không mang gen hoặc có cá tính nam giới thì những người nữ cũng không muốn chuyển đổi giới tính làm gì, dù rằng có nhiều ý kiến cho rằng, việc hạn chế xác định lại giới tính xuất phát từ những nguyên nhân tránh bị lạm dụng vì nhu cầu thương mại, hoặc trong thi đấu thể thao, hoặc trốn tránh lệnh truy nã sau khi phạm tội... - Thứ hai, phải phẫu thuật chuyển giới thì mới được xem là người chuyển giới. Quan điểm này không đúng hoàn toàn. Thực ra, chỉ cần một người mong muốn, ý thức được mình phải mang giới tính ngược lại so với giới tính sinh học của họ thì đã được xem như họ là người chuyển giới. Nhưng mà, nếu như pháp luật cho phép phẫu thuật chuyển đổi giới tính (đúng với mong muốn của họ) thì họ phải thực hiện việc phẫu thuật chuyển đổi mới được làm lại giấy tờ tùy thân (ví dụ như chứng minh nhân dân, hộ chiếu, khai sinh, đăng ký hộ tịch...). Như thế, họ mới được gọi với một khái niệm đầy đủ hơn là “người chuyển đổi giới tính” (transsexual). Có thể nhận thấy mặc dù người chuyển giới và chuyển đổi giới tính tồn tại ở mọi xã hội, mọi nơi trên thế giới 8 nhưng những khái niệm này vẫn được hiểu một cách khá nhầm lẫn và bối rối ngay cả khi những người trong cuộc không thể xác định bản dạng giới của bản thân họ. Nhìn tổng quan, “transgender” là một thuật ngữ có nội hàm rất rộng9. - Thứ ba, những trường hợp như nam giới thường hay giả trang hoặc cải trang làm nữ giới hoặc ngược lại là người đồng tính. Quan điểm này cũng chưa hoàn toàn chính xác. Trừ một số người cải trang thành người có giới tính khác để thỏa mãn nhu cầu giải trí thì đa số những người này đều là người chuyển giới. Như đã nêu ở trên, vì họ mong Theo BS Nguyên Thành Như-Trưởng đơn vị Nam khoa, Bệnh viện Bình Dân, TP HCM, Nghị định này thật ra chỉ quy định lại những việc đã thực hiện từ lâu. Bệnh viện Bình Dân đã thực hiện rất nhiều ca điều trị lại giới tính cho các bệnh nhân khuyết tật giới hay chưa xác định được là nam hay nữ, bởi đó là bệnh lý nên không có quy định nào là không cho phép. Nhiều người khác tuy đã xác định rõ là nam hay nữ nhưng họ lại mong muốn sống với giới tính khác và đó là điều hoàn toàn chính đáng, dù hiện nay chưa có cơ sở khoa học chính xác và Nghị định này không cho phép. 8 Stuckey, J, Spirit possession and the golddes Ishtar in ancient Mesopotamia, Matri Focus, 2008, 8(1). 9 Chambers, L, Unprincipled exclusions: Feminist Theory, transgender jurisprufdence, and Kimberly Nixon, Canadian Journal off Woman and the Law, 2007, 19, p.305-334. 7 GVHD: TS. Phạm Văn Beo 8 SVTH: Lê Thị Anh Thư Hành vi hiếp dâm người chuyển giới dưới góc độ pháp luật hình sự Việt Nam – lý luận và thực tiễn muốn thành người có giới tính ngược lại nên họ cải trang như vậy (họ không phẫu thuật chuyển giới vì pháp luật chưa cho phép hoặc không có điều kiện về kinh tế). Hiểu một cách tổng quát hơn về khái niệm người chuyển giới thì “Người chuyển giới là người đồng tính, luôn ám ảnh về giới tính của mình trái với giới tính sinh học khi được sinh ra nên họ đã tìm lại giới tính thật của mình hoặc nhờ sự can thiệp của y học”. 1.1.2.2 Các thông số nghiên cứu của thế giới liên quan về người chuyển giới Nghiên cứu trên thế giới cho thấy tỷ lệ người chuyển giới chiếm từ 0.1% đến 0.5% dân số trên thế giới10. Một điều tra về giám sát hành vi thiểu số trong xã hội ở Massachusetts (Mỹ) cho thấy có khoảng 0.5% người trong độ tuổi từ 18 đến 64 tuổi tự nhận mình là người chuyển giới11. Trong những năm gần đây, các cuộc điều tra dân số tại Mỹ và trên thế giới đã có câu hỏi nhằm xác định bản dạng và xu hướng tình dục. Số liệu ước tính mới nhất cho thấy có khoảng 0.3% dân số Mỹ là người chuyển giới 12. Việc thu thập số liệu gặp nhiều khó khăn do sự kỳ thị của xã hội khiến cho người chuyển giới không thể hoặc công khai giới tính mong muốn của mình. Tại nhiều nước châu Âu số liệu cho thấy tỷ lệ người phẫu thuật từ nam sang nữ cao gấp 2.5 lần đến 6 lần tỷ lệ người chuyển giới từ nữ sang nam13. Điều này có nguyên nhân là do những người chuyển giới từ nữ sang nam ít tìm đến các cơ sở phẫu thuật chuyển đổi giới tính hơn. Các yếu tố văn hóa, xã hội, quan niệm về vai trò giới và tình dục cũng như chi phí tiến hành phẫu thuật chuyển giới tính khiến những số liệu tại các cơ sở y tế không phản ánh đúng thực tế14. Hiện nay ở Việt Nam chưa có một thống kê cụ thể nào về tỷ lệ người chuyển giới trong xã hội. Tại châu Á, năm 2013, Viện quốc gia về hành chính và phát triển của Thái Lan đã tổ chức một cuộc khảo sát của xã hội về sự chấp nhận người chuyển giới, hôn nhân cùng giới15. Nghiên cứu được tiến hành với 1.252 người trên cả nước Thái với trình độ, nghề nghiệp ở các cấp độ khác nhau. Kết quả khảo sát với câu hỏi liệu có nên hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới hay không, thống kê khảo sát cho thấy, có 52,96% người đồng ý và cho rằng tất cả các quyền nên được ghi nhân cho tất cả mọi công dân, có 33,87% người phản đối vì theo quan điểm của họ, việc đó sẽ gây ra những xung đột xã hội. Khi Viện Nghiên cứu Xã Hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE), Phạm Quỳnh Phương, Lê Quang Bình, Mai Thanh Tú, Người chuyển giới ở Việt Nam – Những vấn đề thực tiễn và pháp lý, Hà Nội, 2012, tr.9. 11 Viện iSEE, Phạm Quỳnh Phương, Lê Quang Bình, Mai Thanh Tú, tài liệu đã dẫn, tr.9. 12 Viện iSEE, Phạm Quỳnh Phương, Lê Quang Bình, Mai Thanh Tú, tài liệu đã dẫn, tr.9. 13 Viện iSEE, Phạm Quỳnh Phương, Lê Quang Bình, Mai Thanh Tú, tài liệu đã dẫn, tr.9. 14 Viện iSEE, Phạm Quỳnh Phương, Lê Quang Bình, Mai Thanh Tú, tài liệu đã dẫn, tr.9. 15 Xem: Cuộc bầu chọn dành cho người chuyển giới, nguồn: http://www.matichon.co.th/default.php?newsid=1368761631&gripid&catid=19&subcatid=1904,[truy cập ngày 13-10-2014]. 10 GVHD: TS. Phạm Văn Beo 9 SVTH: Lê Thị Anh Thư Hành vi hiếp dâm người chuyển giới dưới góc độ pháp luật hình sự Việt Nam – lý luận và thực tiễn được hỏi về việc chấp nhận một người bạn đồng nghiệp là người chuyển giới thì có 88,49% người được hỏi chấp nhận, miễn đó là người tốt và không gây ra một thiệt hại nào; có 8,79% người phản đối mạnh mẽ sự hiện diện của người chuyển giới trong môi trường làm việc vì đó là điều bất thường. Khi được hỏi về việc có chấp nhận được một thành viên của gia đình là người chuyển đổi giới tính hay không, có 77,56% người được hỏi trả lời có vì mỗi người không thể chọn cách chúng ta được sinh ra; có 8,7% người hỏi phản đối vì cho rằng nó không được tự nhiên. 1.1.2.3 Sự thừa nhận người chuyển giới trong cộng đồng pháp luật của thế giới Vấn đề phẫu thuật chuyển giới không phải là chuyện xa lạ với nhiều quốc gia trên thế giới, từ Mỹ, Canada, Serbia... ở các nước phương Tây cho đến Thái Lan, Singapore, Philippines, Ấn Độ... ở phương Đông. Ngày 3-10-2012, Argentina vừa cho phép chuyển giới và thay đổi giới tính trên các giấy tờ liên quan. Phần đông các nước cho phép chuyển giới không giới hạn cá nhân chuyển giới bắt buộc phải có bộ phận sinh dục của giới tính mình không mong muốn. Thái Lan được xem là trung tâm chuyển giới số một trên thế giới, vị trí số hai thuộc về đất nước Hồi giáo Iran 16. Cách đây khoảng hai mươi lăm năm về trước, lãnh đạo tối cao – Ayatollah Khomeini đã ban hành luật cho phép chuyển giới và thay đổi giới tính trên các giấy tờ có liên quan. Hiện tại chính phủ Iran chi trả 50% chi phí chuyển giới. Tháng 6-2012, chính quyền tỉnh Alberta (Canada) đã khôi phục chi trả bảo hiểm y tế cho phẫu thuật chuyển giới đã bị ngưng ba năm trước. Tháng 9-2012, một thẩm phán bang Massachusetts (Mỹ) đã phán quyết cho một phạm nhân 63 tuổi phạm tội giết vợ được chuyển giới bằng tiền Chính phủ. Mặc dù chính quyền bang đã kháng cáo nhưng chưa có kết quả. Trang web Cơ quan an ninh xã hội của Mỹ đưa ra cụ thể thủ tục để người đã chuyển giới xin thay đổi giới tính trên hồ sơ an ninh xã hội: ngoài các giấy tờ khai báo nhân thân phải có thư của bác sĩ xác nhận là đã thực hiện phẫu thuật chuyển giới cho người này. Trang web Sở Giao thông tỉnh Ontario (Canada) đăng cụ thể thủ tục để người chuyển giới xin thay đổi giới tính trong giấy phép lái xe, và cũng yêu cầu có thư của bác sĩ để xác nhận là đã phẫu thuật chuyển giới. Xu hướng trên thế giới cho thấy, việc phẫu thuật chuyển đổi giới tính cho người chuyển giới sẽ được thực hiện miễn phí17. Trên thực tế, tại các nước trên thế giới, không có sự phân biệt giữa người chuyển giới và người liên giới tính (người có khuyết Xem:Thanh Mận, Bi kịch của người chuyển giới – Bài 3: Luật có nên xem xét?, nguồn: http://plo.vn/tam-su/bi-kich-cua-nguoi-chuyen-gioi-bai-3-luat-co-nen-xem-xet-356254.html, [truy cập ngày 19-9-2014]. 17 Ví dụ tại Canada có 8/10 tỉnh miễn phí chi phí phẫu thuật chuyển đổi giới tính cho người chuyển giới, nguồn: http://www.macleans.ca/news/nova-scotia-government-to-cover-cost-of-gender-reassignmentsurgeries/, [truy cập ngày 19-9-2014]. 16 GVHD: TS. Phạm Văn Beo 10 SVTH: Lê Thị Anh Thư Hành vi hiếp dâm người chuyển giới dưới góc độ pháp luật hình sự Việt Nam – lý luận và thực tiễn tật bẩm sinh về giới tính) trong việc phẫu thuật về giới tính18. Theo quy trình ở đa số các quốc gia cho phép phẫu thuật chuyển đổi giới tính thì trước khi phẫu thuật phải trải qua kiểm tra cuộc sống thực (Real Life Test) để xem có thực sự phù hợp để tiến hành phẫu thuật chuyển đổi giới tính và có xác nhận của bác sĩ tâm lý. Một điều cần chú ý, không phải là người chuyển giới được công nhận thì sẽ song song đó họ có quyền kết hôn. Ở các quốc gia thừa nhận quyền phẫu thuật của người chuyển giới vẫn chưa cho phép họ kết hôn như những người dị tính. Tuy nhiên, trong năm 2013, một người chuyển đổi giới tính Hồng Kông (từ nam sang nữ) đã nộp đơn kiện lên Tòa án của nước này và Tòa án đã quyết định cho phép người này kết hôn với bạn trai của mình. Trong trường hợp này, mặc dù pháp luật Hồng Kông chưa cho phép người chuyển giới được kết hôn nhưng Tòa án đã tạo ra một ngoại lệ lịch sử tại vùng lãnh thổ này19. Tuy nhiên, ở nhiều quốc gia, người chuyển giới đã phẫu thuật chuyển đổi giới tính những chưa được pháp luật và xã hội thừa nhận nên khó tiếp cận với các dịch vụ y tế, khó kiếm việc làm, bị kỳ thị, phân biệt đối xử, hành hạ, miệt thị...Đôi khi một số người chuyển đổi giới tính (đã phẫu thuật) vì chưa đổi lại giới tính được trong giấy tờ cá nhân nên khó khăn trong các quan hệ dân sự, xã hội hoặc bị xâm hại (bị hiếp dâm hoặc cưỡng dâm) nhưng không được bảo vệ thích đáng. Ở một số quốc gia đã thừa nhận về mặt pháp lý cho những người chuyển giới nhưng cuộc sống của họ hết sức khó khăn. Điều này xuất phát phần lớn từ những định kiến của xã hội. Ngược lại, nhiều người chuyển giới đôi khi cũng hơi thái quá trong việc biểu hiện mong muốn của mình về bản dạng giới của bản thân nên cũng làm xấu hình ảnh của mình trong cộng đồng xã hội. Đến nay có thể thống kê sơ bộ tình hình các quốc gia và vùng lãnh thổ đã thừa nhận và cho phép phẫu thuật chuyển giới đối với người chuyển đổi giới tính như sau: Thụy Điển (1972), Panama (1975), Ý (1982), Hà Lan (1985), Thổ Nhỉ Kỳ (1988), New Zealand (1995), Romania (1996),Trung Quốc (2003), Nam Phi (2003), Nhật (2004), Vương quốc Anh (2004), Tây Ban Nha (2006), Urugoay (2009), Lithuana, Serbia, Bồ Đào Nha (2011), Argentina (2012), Malaysia, Thái Lan, Singapore, Philippines, Ấn Độ, Hồng Kông - Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc (2012) và một số bang, vùng của Úc, Mỹ20... 18 Xem: http://www.ohrc.on.ca/en/gender-identity-and-gender-expression-brochure; Xem những việc mà một người muốn đổi giới tính trên giấy tờ do Chính phủ cấp phải làm tại tỉnh Ontario (Canada) tại: http://www.ontario.ca/government/changing-your-sex-designation-your-birth-registration-and-birthcertificate, [truy cập ngày 19-9-2014]. 19 Trương Hồng Quan, Người chuyển giới tại Việt Nam dưới góc nhìn pháp lý, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 21, tháng 11 năm 2013, tr.35. 20 Xem: ILGA, LGBT world legal wrap up survey, 2006, tr. 7, nguồn: http://www.stonewall.org.uk/documents/world_legal_wrap_up_survey__november2006_1.pdf; Human Rights Watch, Controlling Bodies, Denying Identities, Human Rights Violations againts Trans People in the Netherlands, 2011, p. 59-60. GVHD: TS. Phạm Văn Beo 11 SVTH: Lê Thị Anh Thư Hành vi hiếp dâm người chuyển giới dưới góc độ pháp luật hình sự Việt Nam – lý luận và thực tiễn 1.1.2.4 Sự thể hiện mong muốn sống đúng với giới tính của người chuyển đổi giới tính ở Việt Nam Hiện tại, mong muốn sống đúng với giới tính của người chuyển giới Việt Nam đang ngày càng rõ rệt trong xã hội. Trước đây, cộng đồng LGBT (viết tắt của đồng tính, song tính và chuyển giới) thường sống khép kín, giấu diếm thân phận của mình vì sợ bị kỳ thị hoặc là họ tự kỳ thị bản thân mình thì hiện nay đã có những chuyển biến nhất định. Trong khoảng thời gian từ năm 2011-2013, xã hội đã dần tiếp cận với người chuyển giới một cách rõ ràng hơn vì người chuyển giới đã mạnh dạn hơn. Nhưng pháp luật Việt Nam chưa cho phép phẫu thuật chuyển đổi giới tính (trừ trường hợp người có khuyết tật bẩm sinh về giới) cũng như chưa thừa nhận người chuyển giới nên những người không có khuyết tật về giới tính nhưng đã chuyển giới ở nước ngoài sẽ không được công nhận hoặc người dù đã chuyển đổi giới tính nhưng kiểm tra vẫn không có khiếm khuyết nhiễm sắc thể mà tự ý chuyển đổi giới tính thì những hệ lụy pháp lý liên quan đến chính họ rất phức tạp, nhất là các quy định về hình sự và tố tụng hình sự. Bên cạnh đó, đối với người chuyển giới, họ mong muốn được có một hành phúc, một mái ấm đúng nghĩa cũng là nhu cầu thực tế. Tuy nhiên, người chuyển giới Việt Nam còn đang gặp rào cản chưa được pháp luật công nhận. Chính vì vậy, nhu cầu kết hôn của người chuyển giới mặc dù là chắc chắn ai cũng mong muốn nhưng vẫn chưa được thể hiện rõ, chưa được thống kê định lượng trong các nghiên cứu như những người đồng tính. Ngay cả khi họ đã phẫu thuật chuyển đổi giới tính thì cũng sẽ không được nhận con nuôi vì bản thân hình thể và giấy tờ hộ tịch khác nhau. Nhìn chung, cho đến thời điểm hiện tại, Bộ luật Dân sự năm 2005 và Nghị định số 88/2008/NĐ-CP đã cho thấy những bất cập nhất định trong việc áp dụng đối với người chuyển giới Việt Nam, chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của bản dạng giới trong xã hội hiện nay. Như vậy, pháp luật Việt Nam hiện hành không thừa nhận sự tồn tại của những người có giới tính thiểu số, người chuyển giới (trừ trường hợp người xác định lại giới tính) cũng như mối quan hệ hôn nhân của họ, vì vậy những vấn đề pháp lý phát sinh đang bị bỏ ngỏ do những người chuyển đổi giới tính không thể thay đổi các thông tin cá nhân. 1.1.3 Khái niệm về hành vi hiếp dâm người chuyển giới Trong pháp luật hình sự, người chuyển giới hay người đồng tính nam không được bảo vệ trong tội phạm hiếp dâm do có giới tính là nam trên giấy tờ của họ. Cũng như, khi tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự hay trong quá trình thi hành án hình sự, có một số biện pháp cưỡng chế mà khi thực hiện cần căn cứ vào giới tính của đối tượng để áp dụng khám người, tạm giữ, tạm GVHD: TS. Phạm Văn Beo 12 SVTH: Lê Thị Anh Thư Hành vi hiếp dâm người chuyển giới dưới góc độ pháp luật hình sự Việt Nam – lý luận và thực tiễn giam, thi hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân, cũng không phù hợp nếu áp dụng cứng nhắc theo đúng giới tính trên giấy tờ của họ, dễ dẫn đến nguy hiểm cho người chuyển giới khi họ bị tạm giam hoặc giam giữ hoặc có thể xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm và quyền tự do của những người này. Theo người viết thì con người là vốn quý hàng đầu của xã hội, là đối tượng rất quan trọng được Luật hình sự nói riêng cũng như pháp luật nói chung bảo vệ. Những người chuyển giới khi sinh ra là công dân Việt Nam thì đương nhiên họ phải có quyền của một công dân được ghi nhận tại Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định rằng: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phậm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm21. Song trong một số vấn đề quy định của pháp luật hình sự lại chưa rõ ràng, đôi khi lại chưa quy định đối với trường hợp tội hiếp dâm mà nạn nhân là người chuyển giới. Từ trước tới nay, việc trừng trị tội hiếp dâm luôn được nhà nước chú trọng, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một văn bản nào đưa ra khái niệm về hành vi hiếp dâm người chuyển giới. Để xác định chính sách hình sự và yêu cầu công cuộc đấu tranh phòng, chống các tội phạm; việc đưa ra khái niệm hiếp dâm người chuyển giới là rất cần thiết. Từ những gì đã phân tích ở trên, theo quan điểm của người viết, có thể đưa ra khái niệm về hành vi hiếp dâm người chuyển giới một cách khái quát như sau: Hành vi hiếp dâm người chuyển giới là hành vi dùng vũ lực, de dọa dùng vũ lực đối với nạn nhân hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc dùng thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái ý muốn của họ mà nạn nhân ở đây được hiểu đến là người chuyển giới. 1.2 Sự ảnh hưởng quan điểm của tâm lý học hành vi và tâm lý học phân tâm đến hành vi hiếp dâm người chuyển giới Thuyết của S.Phơrơt (học thuyết S.Phơrơt – cha đẻ của tâm lý học phân tâm và học thuyết của Watson – đại diện cho tâm lý học hành vi có sự chi phối mạnh mẽ) cho rằng cấu trúc hành vi của con người được thúc đẩy bởi các thành tố cơ bản là ý thức – tìm thức – vô thức, dựa trên cơ chế “thỏa mãn và dồn nén”. - Khối vô thức là khối bản năng, trong đó bản năng tình dục giữ vị trí trung tâm. Khối vô thức là thùng năng lượng tâm thần chứa những khát vọng bản năng sôi sục, hoạt động theo nguyên tắc khoái cảm đòi hỏi sự thỏa mãn ngay lập tức những khát vọng bản năng. Vô thức là cái ngấm ngầm điều khiển, điều chỉnh hành vi của con người. 21 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. GVHD: TS. Phạm Văn Beo 13 SVTH: Lê Thị Anh Thư Hành vi hiếp dâm người chuyển giới dưới góc độ pháp luật hình sự Việt Nam – lý luận và thực tiễn - Khối ý thức tương đương với cái tôi. Cái tôi được hình thành do áp lực thực tại ở bên ngoài đến toàn bộ khối bản năng. Nó đảm bảo các chức năng tâm lý như chú ý, trí nhớ... Hoạt động của cái tôi theo nguyên tắc thực tại. Nhiệm vụ của cái tôi là làm cho bản năng thỏa mãn mà không làm tổn hại đến cơ thể, làm giảm sự căng thẳng một cách tốt nhất. - Siêu tôi là tổ chức bên trong bao gồm tất cả phạm trù xã hội, đạo đức, nghệ thuật giáo dục. Siêu tôi hoạt động theo nguyên tắc kiểm duyệt. Cả ba khối này theo nguyên tắc chung là ở trạng thái thăng bằng tương đối (con người lúc ấy ở trạng thái bình thường). Nhưng cả ba khối này luôn luôn xung đột với nhau, sự xung đột này là cơ chế của hoạt động tâm thần. Từ quan niệm được nêu ở trên S.Phơrơt nêu ra cơ chế hoạt động tâm lý của con người. Đó là cơ chế kiểm duyệt, chèn ép, cơ chế biến dạng, cơ chế siêu thăng, cơ chế suy thoái. Con người sống gồm các bản năng. Xu hướng của các bản năng này là luôn vươn lên chiếm đoạt những cái khác (cái tôi và siêu tôi). Nhưng cái bản năng luôn bị sự chèn ép, kiểm duyệt của cái tôi. Vì thế, nó phải biến dạng bằng một hình thức nào đó như bệnh tâm thần, hoặc tìm cách giải tỏa như hành vi phạm tội. Học thuyết phân tâm của S.Phơrơt đã đưa ra giả thuyết về vô thức tiềm thức là những mặt quan trọng trong đời sống tâm lý của con người. Mặt khác, S. Phơrơt còn đưa ra một số cơ chế tâm lý như cơ chế tự vệ, dồn nén, mặc cảm, đồng nhất hóa, các giai đoạn phát triển nhân cách. Từ những quan điểm trên, có thể đánh giá một người có phạm tội hay không, động cơ mục đích phạm tội... Nếu tâm lý học phân tâm lấy điều kiện bên trong làm nguyên tắc quyết định thì tâm lý học hành vi lại lấy điều kiện bên ngoài quyết định cho tâm lý con người. Cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa hành vi do Watson xây dựng nên đã thể hiện rõ ràng điều kiện trên thông qua các nội dung sau: - Tâm lý học hành vi tuyên bố không quan tâm đến việc mô tả, giảng giải các trạng thái tâm lý của ý thức mà chỉ quan tâm đến hành vi của tồn tại người, đối tượng của tâm lý học hành vi là hành vi con người. Hành vi được xem là tổ hợp các phản ứng của cơ thể trước các kích thích của môi trường bên ngoài. - Theo quan điểm của Watson có bốn loại hành vi: hành vi bên ngoài, hành vi bên trong, hành vi tự động minh nhiên và hành vi tự động mặc nhiên. Theo Watson thì mọi việc con người làm kể cả suy nghĩ đều thuộc một trong bốn hành vi này. Nghiên cứu dùng các phương pháp khoa học khách quan, sử dụng phương pháp ghi chép các sự kiện kiểm soát được về quá trình cơ thể, thích nghi với môi trường. - Trong tâm lý học hành vi cổ điển, hành vi của động vật và người bị giản đơn hóa thành những cử động cơ thể. Nhờ những cử động đó với tính cách là nột cơ quan biết GVHD: TS. Phạm Văn Beo 14 SVTH: Lê Thị Anh Thư Hành vi hiếp dâm người chuyển giới dưới góc độ pháp luật hình sự Việt Nam – lý luận và thực tiễn phản ứng hay một hệ thống vật lý thích nghi với mội trường để đảm bảo sự sống còn. Quan sát cũng như giảng giải hành vi đều phải tuân theo công thức S – R. Trong đó S là kích thích, R là phản ứng. Kích thích có thể là một tình huống tổng quát của môi trường hay một điều kiện bên trong nào đó của sinh vật, phản ứng là bất cứ cái gì mà sinh vật làm và nó bao gồm rất nhiều thứ. Từ quan điểm của tâm lý học phân tâm là hành vi phạm tội của một người do những ức chế bên trong cần giải tỏa và quan điểm của tâm lý học hành vi là hành vi phạm tội do sự tác động của yếu tố môi trường. Dựa vào những gì đã phân tích, đứng ở góc độ tâm lý học, hành vi hiếp dâm người chuyển giới cũng chịu ảnh hưởng ít nhiều bởi trạng thái tâm lý, nhìn chung thì trạng thái tâm lý của người thực hiện hành vi này giống với trạng thái tâm lý của người phạm tội hiếp dâm nhưng có một khác biệt cơ bản đó là đối tượng của hành vi này là người chuyển giới, bởi bản năng tình dục đòi hỏi sự thỏa mãn ngay lập tức những khát vọng của bản năng, đến mức độ mà bản thân người thực hiện hành vi có thể không kiểm soát được hành vi, cần phải giải tỏa. Ví dụ: Một người thực hiện hành vi hiếp dâm, đặc biệt đối tượng ở đây lại là người chuyển giới (chuyển giới từ nam sang nữ, đã chuyển đổi luôn cả bộ phận sinh dục), theo quan điểm phân tâm học cổ điển thì đó là do tình dục trong con người rất mạnh mà không được đáp ứng nên dần tích tụ, dồn nén khiến người này luôn mong muốn được thỏa mãn dục vọng. Và hành vi hiếp dâm đã xảy ra khi kẻ đó tình cờ gặp một cô gái tại một quãng đường vắng, tức là theo tâm lý học hành vi, lúc này yếu tố môi trường (dễ dàng thực hiện hành vi) đã thúc đẩy hành vi phạm tội. 1.3 Hậu quả của hành vi hiếp dâm người chuyển giới Hành vi hiếp dâm người chuyển giới bao gồm mọi hình thái ép buộc tình dục bằng những tác động tâm lý (đe dọa, dùng quyền uy), thể chất (dùng sức mạnh với nạn nhân) hay kinh tế (cho tiền hay hứa hẹn, lừa gạt) để thỏa mãn ý muốn tình dục. Đây là hành vi mang tính nguy hiểm cho xã hội, hành vi đó xâm phạm quyền được tôn trọng về tình dục, nhân phẩm, danh dự của người khác và đôi khi nó còn mang lại những hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả do hành vi này để lại rất nặng nề với sức khỏe và đời sống của người chuyển giới, gây ra những khủng hoảng trong tâm trí, đau đớn cả thể xác lẫn tâm hồn, nhiều khi nó còn là nỗi ám ảnh trong suốt cuộc đời của người chuyển giới, về phía gia đình có con em là nạn nhân sẽ rất đau đớn và vô cùng căm phẫn. Nó để lại những ảnh hưởng xấu đến tâm, sinh lý của người chuyển giới về lâu dài, làm tổn thương tinh thần của nạn nhân cũng như gia đình của họ, nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển nhân cách của nạn nhân. Ở khía cạnh xã hội, hành vi này còn tác động xấu đến môi trường xung quanh, nhiều vụ án gây phẫn nộ, gây bức xúc, nhức nhối trong dư GVHD: TS. Phạm Văn Beo 15 SVTH: Lê Thị Anh Thư Hành vi hiếp dâm người chuyển giới dưới góc độ pháp luật hình sự Việt Nam – lý luận và thực tiễn luận. Sau đây là một số hậu quả của hành vi hiếp dâm người chuyển giới gây ra cho nạn nhân: - Hậu quả của hành vi ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của nạn nhân: có thể tức thì và không nghiêm trọng (bầm tím trên da, chảy máu, gây tổn hại sức khỏe cho nạn nhân...) hoặc tiềm ẩn và phát sinh muộn (nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV) hoặc hành vi để lại hậu quả rất nghiêm trọng thậm chí tử vong (tự sát, bị giết). - Hậu quả của hành vi ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của nạn nhân: nạn nhân rất dễ mất lòng tin vào người khác và cuộc sống; coi mình không còn giá trị, giảm súc lòng tự trọng, sống bừa bãi buông thả, dễ quan hệ tình dục với người khác (hay còn gọi là chứng nghiện tình dục; là tình trạng luôn bị thôi thúc, ám ảnh bởi chuyện tình dục) hoặc ngược lại là chán tình dục (những người này bị một rối nhiễu gọi là chứng chán hay ghê sợ tình dục, những người bị chứng ghê sợ tình dục nặng nhất đều tỏ ra rất xấu hổ và căm ghét bản thân tránh quan hệ tình dục với người khác để không có quan hệ tình dục) hoặc họ luôn bị ám ảnh bởi hành vi hiếp dâm đó trong một thời gian dài (luôn tỏ ra sợ hãi mỗi khi có ai đó chạm vào cơ thể của họ, luôn lo lắng đề phòng những người xung quanh) hoặc thậm chí dẫn đến nạn nhân bị tâm thần. GVHD: TS. Phạm Văn Beo 16 SVTH: Lê Thị Anh Thư Hành vi hiếp dâm người chuyển giới dưới góc độ pháp luật hình sự Việt Nam – lý luận và thực tiễn CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN CỦA HÀNH VI HIẾP DÂM NGƯỜI CHUYỂN GIỚI VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ 2.1 Thực tiễn của hành vi hiếp dâm người chuyển giới 2.1.1 Thực tiễn của hành vi hiếp dâm người chuyển giới ở một số nước trên thế giới Các quốc gia Bỉ, Canada, Hà Lan, Nam Phi, Na Uy, Thụy Điển, Tây Ban Nha và năm bang ở Hòa Kỳ đã công nhận hôn nhân đồng giới. Có khoảng 16 quốc gia công nhận những người cùng giới có thể kết hợp dân sự (kết hợp hợp pháp tương tự như hôn nhân để những cặp đồng giới có quyền và nghĩa vụ giống như những cặp khác giới). Các quốc gia này thừa nhận quyền sử dụng giới tính mới của những người đã qua giải phẫu chuyển đổi giới tính. Việc này, đồng nghĩa là những người chuyển đổi giới tính sẽ được pháp luật quốc gia bảo vệ. Theo tìm hiểu của người viết thì trong trường hợp phạm tội hiếp dâm hay tội cưỡng dâm mà nạn nhân là người chuyển đổi giới tính, và người chuyển đổi giới tính đó phải phẫu thuật chuyển đổi hoàn toàn (giới tính và bộ phận sinh dục) thì mới được pháp luật bảo vệ. Ở các quốc gia này, khi đủ yếu tố cấu thành hành vi hiếp dâm thì người phạm tội sẽ bị định danh với tội hiếp dâm. Chẳng hạn như quốc gia Hàn Quốc xử vụ cưỡng bức người chuyển giới đầu tiên. Vào tháng 2-2009, Tòa án Hình sự Hàn Quốc đã xét xử một vụ án cưỡng bức, trong đó nạn nhân của vụ án là một người chuyển giới 58 tuổi. Đây là vụ án cưỡng bức người chuyển giới đầu tiên tại Hàn Quốc được thụ lý và giải quyết. Trước đó, năm 1996, Tòa án Tối cao của nước này đã từng từ chối thụ lý một vụ án tương tự. Nhưng từ năm 2006, Hàn Quốc đã công nhân quyền sử dụng giới tính mới của những người đã trải qua phẫu thuật. Tháng 8-2009, lợi dụng lúc nạn nhân ở nhà một mình, một thanh niên đã đột nhập vào nhà và cưỡng bức nạn nhân để thực hiện hành vi giao cấu. Sau đó, nạn nhân đã nộp đơn khởi kiện. Theo những điều tra của công an và xác nhận của nạn nhân, có thể xem nạn nhân là phụ nữ do sau khi chuyển đổi giới tính từ năm 1974, nạn nhân có quan hệ tình dục bình thường với người yêu. Từ đó, tòa án tuyên phạt bị cáo ba năm tù nhưng được hoãn thi hành án trong bốn năm và phải lao động công ích 120 giờ22. Một vụ án khác, người phạm tội thoát tội nhờ hiếp dâm nhằm người chuyển đổi giới tính nhưng chưa chuyển đổi bộ phận sinh dục. Ngày 1-7-2012, Tòa án Thành phố Orebro của Thụy Điển đã bác bỏ cáo buộc người phạm tội với tội hiếp dâm sau khi phát hiện ra nạn nhân là một người chuyển đổi giới tính, nhưng chưa chuyển đổi bộ phận sinh dục. Bị cáo là một người đàn ông 61 tuổi. Hôm đó, người phạm tội đã theo dõi và 22 Xem: Anh chàng chuyển giới bị hiếp dâm, tòa án đau đầu, nguồn: http://news.zing.vn/Anh-changchuyen-gioi-bi-hiep-dam-toa-an-dau-dau-post91901.html, [truy cập ngày 9-10-2014]. GVHD: TS. Phạm Văn Beo 17 SVTH: Lê Thị Anh Thư Hành vi hiếp dâm người chuyển giới dưới góc độ pháp luật hình sự Việt Nam – lý luận và thực tiễn tấn công nạn nhân khi nạn nhân vừa ra khỏi nhà bạn trai. Hắn vật ngã nạn nhân xuống đất và xé nát quần áo của nạn nhân để thực hiện hành vi giao cấu. Bạn trai của nạn nhân khi thấy vụ tấn công thông qua cửa sổ của căn nhà thì đã vội vàng chạy xuống giải cứu cho nạn nhân và bắt giữ người phạm tội, khi hắn chưa kịp thực hiện hành vi giao cấu với nạn nhân. Theo pháp luật của Thụy Điển thì người này sẽ bị cáo buộc tội hiếp dâm. Tuy nhiên, theo điều tra thì nạn nhân là người chuyển giới, nạn nhân đã sử dụng các loại thuốc chuyển đổi hoomon giới tính nhiều năm để trở thành phụ nữ. Mặc dù vậy, việc nạn nhân còn cơ quan sinh dục chưa chuyển đổi nên cáo buộc người phạm tội với tội danh hiếp dâm đã không thành lập, Tòa án thành phố cho rằng “bị cáo sẽ không bao giờ thực hiện được hành vi hiếp dâm của mình bởi mục đích của hắn là hãm hiếp một phụ nữ”23.Theo Thẩm phán Sjostedt, điều luật hiện hành này đang gây nhiều tranh cãi gay gắt, có những người quan điểm rằng có thể định tội hiếp dâm cho bị cáo, có quan điểm lại đồng tình với phán quyết của tòa án. Ngoài ra, người viết còn tham khảo Bộ luật Hình sự năm 1997 của Liên Bang Úc và một số Bộ luật Hình sự của các bang thuộc Úc, người viết thấy quy định về tội hiếp dâm của Bộ luật này có sự khác biệt rõ so với Điều 111 của Bộ luật Hình sự năm 1999 của nước ta. Cụ thể là: - Điều 268.14 Bộ luật Hình sự năm 1995 của Liên Bang Úc quy định: 1. Một người phạm tội hiếp dâm nếu quan hệ tình dục với người khác mà không có sự đồng ý của nạn nhân; và người đó biết hoặc không cần biết việc không có sự đồng ý của nạn nhân; hành động của người đó là có ý định trước hoặc cố ý. 2. Một người phạm tội hiếp dâm nếu buộc người khác quan hệ tình dục với mình mà không có sự đồng ý của nạn nhân; người đó biết hay không cần biết việc không có sự đồng ý của nạn nhân; và hành động đó là có ý định trước hoặc cố ý. Khoản 3 của điều luật này nêu các trường hợp cụ thể thể hiện sự không đồng ý của nạn nhân. Khoản 4 của điều luật này quy định cụ thể các hình thức quan hệ tình dục (không chỉ đơn giản là hình thức giao cấu mà còn các hình thức quan hệ tình dục khác, kể cả những trường hợp dùng một vật nào đó hoặc một bộ phận cơ thể để quan hệ tình dục với người khác)24. - Điều 38 Bộ luật Hình sự năm 1958 của bang Victoria- Liên Bang Úc quy định: ... 23 Xem: Thoát tội hiếp dâm nhờ “hiếp nhầm” đàn ông, Afamily, nguồn: http://art.rolo.vn/a/chitiet/710360610637815/thoat-toi-cuong-dam-nho-%E2%80%9Chiep-nham%E2%80%9D-dan-ong/ , [truy cập ngày 9-10-2014]. 24 Xem: Criminal Code Act 1995 (Australia), bản đã được sữa đổi, bổ sung ngày 1/07/2013, nguồn: http://www.comlaw.gov.au/Details/C2013C00366, [truy cập ngày 11-10-2014]. GVHD: TS. Phạm Văn Beo 18 SVTH: Lê Thị Anh Thư Hành vi hiếp dâm người chuyển giới dưới góc độ pháp luật hình sự Việt Nam – lý luận và thực tiễn 2. Một người phạm tội hiếp dâm nếu: a. Người đó (đàn ông hoặc phụ nữ) đã quan hệ tình dục một cách cố ý với người khác mà không có sự đồng ý của nạn nhân b. Đang quan hệ tình dục, nhưng không chấm dứt hành động đó khi nạn nhân không đồng ý nữa và người đó nhận thức được nạn nhân không đồng ý hoặc có thể không đồng ý. 3. Một người cũng phạm tội hiếp dâm nếu ông ta (hoặc bà ta) buộc người khác: a. Quan hệ tình dục với mình hoặc người thứ ba, bất chấp nạn nhân đồng ý hay không; b. Đang quan hệ tình dục với mình hoặc người thứ ba, phải tiếp tục quan hệ tình dục, bất chấp nạn nhân không đồng ý nữa25. Các điều luật trên của một số Bộ luật Hình sự tại Úc có một số đặc điểm khá nổi bật: - Về chủ thể của tội hiếp dâm: người thực hiện hành vi phạm tội có thể bất kỳ ai, không phân biệt giới tính là nam giới hay nữ giới. - Về hành vi khách quan: ngoài hành vi giao cấu (sexual intercourse) thì các hành vi quan hệ tình dục (sexual penetration) khác cũng cấu thành tội hiếp dâm. - Về nạn nhân: có thể là bất kỳ ai. Như vậy, có thể hiều mở rộng thêm, nạn nhân có thể là người chuyển giới. Từ những gì đã phân tích, người viết thấy để phù hợp với thực tiễn xã hội hiện nay, thì tội hiếp dâm của Bộ luật Hình sự nước ta nên được sữa đổi, bổ sung theo hướng ghi rõ ràng hơn trong điều luật. Chủ thể thực hiện tội phạm của tội này có thể là người có giới tính nam hoặc giới tính nữ; trong hành vi khách quan của tội phạm, không chỉ xác định mà còn có thể là một số hành vi quan hệ tình dục khác cũng là yếu tố cấu thành tội phạm, và cần mở rộng thêm đối tượng của tội hiếp dâm ( nam giới hoặc người đã chuyển đổi giới tính). 2.1.2 Thực tiễn của hành vi hiếp dâm người chuyển giới ở Việt Nam Trong những năm qua, ở Việt Nam, số người chuyển giới công khai xu hướng tình dục của mình ngày càng gia tăng. Đến nay chưa có nghiên cứu nào về số lượng người chuyển giới ở Việt Nam nhưng theo khảo sát của Isee 26 qua các câu lạc bộ hoặc website Xem: Crimes Act 1958 (bang Vitoria, Australia), bản đã được sữa đổi bổ sung ngày 10/02/2013, nguồn: http://www.austlii.edu.au/au/legis/vic/consol_act/ca195882/s38.html, [truy cập ngày 11/10/2014]. 26 Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (Isee) là một tổ chức nghiên cứu độc lập, hoạt động vì lợi ích của các cộng đồng người thiểu số tại Việt Nam. Các nhóm thiểu số mà Viện chú trọng nghiên cứu: - Người dân tộc thiểu số. - Người thiểu số tình dục: bao gồm cả người đồng tính nam, đồng tính nữ, người lưỡng tính và người chuyển giới. 25 GVHD: TS. Phạm Văn Beo 19 SVTH: Lê Thị Anh Thư Hành vi hiếp dâm người chuyển giới dưới góc độ pháp luật hình sự Việt Nam – lý luận và thực tiễn về giới tính cho thấy có khoảng trên 110.000 người. Tình trạng này đã kéo theo vấn đề xâm phạm tình dục người chuyển giới gia tăng, có tính nguy hiểm cho xã hội cao. Tuy nhiên, Nhà nước chưa chính thức thừa nhận người chuyển giới đã gây ra những khó khăn nhất định trong việc xử lý các hành vi vi phạm phạm luật. Trong Bộ luật Hình sự, không có quy định nào liên quan đến người chuyển giới với tư cách là chủ thể hay nạn nhân của hành vi phạm tội, nhất là các tội xâm phạm tình dục hoặc có liên quan đến hành vi giao cấu như chứa mại dâm, môi giới mại dâm, mua dâm người chưa thành niên...Điều đó đã gây ra những trở ngại trong việc xử lý những hành vi nguy hiểm cho xã hội có liên quan đến người chuyển giới. Như đã nêu ở trên, theo quy định hiện hành của Bộ luật Dân sự năm 2005, người chuyển giới Việt Nam không được phép phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều người Việt Nam đã phát triển hoàn thiện về giới tính (là nam giới hay nữ giới) đã ra nước ngoài để phẫu thuật chuyển từ nam thành nữ hoặc từ nữ thành nam. Những người này, khi về Việt Nam, theo những quy định của pháp luật hiện nay, họ không được phép làm lại các loại giấy tờ cá nhân nên có trường hợp một số người đã được phẫu thuật chuyển giới, mặc dù có hình dạng bên ngoài và cơ quan sinh dục là nữ nhưng nhưng trên giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu, hộ khẩu và giấy khai sinh của họ vẫn ghi là nam và trường hợp ngược lại. Vì vậy, trên thực tế đã xảy ra việc một người phẫu thuật chuyển đổi giới tính từ nam thành nữ bị một người nam giới khác thực hiện hành vi hiếp dâm gây nên những khó khăn trong việc xử lý hình sự. Quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành không khẳng định chỉ có nữ giới mới có thể là nạn nhân của tội hiếp dâm hoặc cưỡng dâm. Như vậy, đối với trường hợp được nêu trên có quan điểm cho rằng, hành vi đó, xâm phạm tình dục phụ nữ nên cấu thành tội hiếp dâm hoặc cưỡng dâm; có quan điểm cho rằng về mặt giấy tờ cá nhân của nạn nhân tại thời điểm bị xâm hại, nạn nhân đang chính thức là nam giới nên hành vi này không thể cấu thành tội hiếp dâm hoặc cưỡng dâm vì hai tội phạm này đối tượng phải là phụ nữ. Người viết ủng hộ quan điểm cho rằng, hành vi giao cấu trái phép với người chuyển đổi giới tính từ nam giới thành nữ giới xét về bản chất giống như hành vi giao cấu trái phép với người phụ nữ; hành vi đó đều xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con người, xâm phạm quyền tự do và bất khả xâm phạm về tình dục của con người nên tùy thuộc vào cách thức thực hiện hành vi phạm tội mà có thể cấu thành tội hiếp dâm hoặc cưỡng dâm. Ngược lại, một số quan điểm khác cho rằng do Bộ luật Hình sự không khẳng định rõ nên nạn nhân hoàn toàn có thể là nam giới. Tuy nhiên, vấn đề gặp phải vướng mắc ở đây là hình thể và giấy tờ của nạn nhân không thống nhất về mặt giới tính. Có thể xem - Người sống với HIV. GVHD: TS. Phạm Văn Beo 20 SVTH: Lê Thị Anh Thư Hành vi hiếp dâm người chuyển giới dưới góc độ pháp luật hình sự Việt Nam – lý luận và thực tiễn xét vấn đề này thông qua vụ án xảy ra năm 2010 nhưng đến nay vẫn còn gây ra nhiều tranh cải làm xôn xao dự luận: “Khuya ngày 7-4-2010, tại thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), Nguyễn Văn Tình cùng một nhóm bạn đi nhậu đêm ở một quán gần biển. Khi đã ngà ngà say, Tình cùng hai người bạn chở nhau trên xe máy về nhà. Đêm Đồng Hới đầu tháng 4-2010 tối đen, tịnh không một bóng người. Nhóm người này vòng vèo trên mấy con đường hóng gió thì phát hiện bên đường có một cô gái đi bộ một mình, mặc chiếc áo ôm sát người trông rất xinh đẹp và gợi cảm, cả ba dừng xe tán tỉnh. Cô gái tỏ ra khó chịu về những lời cợt nhả của nhóm thanh niên này nên đã lớn tiếng đuổi mắng. Trước thái độ cương quyết của cô, Tình và hai người bạn bỏ đi. Bỏ đi được một đoạn, Tình và các bạn nổi lên dục vọng, ba thanh niên quyết định quay xe lại dùng sức mạnh khống chế, bắt cô gái lên xe chở đến bãi đất trống gần nhà rồi thay phiên nhau xâm hại. Thỏa dục vọng, ba người đi về. Uất ức, sáng hôm sau cô gái đã tìm đến công an tố cáo mình bị hiếp dâm, nộp kèm vật chứng là cái bóp tiền mà Tình đánh rơi đêm qua. Sau đó, Công an Thành phố Đồng Hới đã nhanh chóng bắt giữ Tình cùng đồng phạm. Tại cơ quan điều tra, Tình và bạn đều thành khẩn thừa nhận hành vi phạm tội đúng như tố cáo của nạn nhân. Người bị xâm hại thừa nhận mình trước đây là nam. Bốn năm trước, cô đã ra nước ngoài phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Chuyến này cô đi chơi cùng người yêu. Đêm đó cô và người yêu cãi nhau tại khách sạn, cô buồn nên đi ra ngoài dạo mát, không ngờ gặp sự cố. Cô khẳng định mình bây giờ là phụ nữ 100% và cương quyết yêu cầu xử lý hình sự những kẻ đã xâm hại cô. Gặp tình huống phức tạp, cơ quan tố tụng Thành phố Đồng Hới đã chuyển vụ việc lên tỉnh. Ban đầu cả công an lẫn Viện kiểm sát tỉnh đều thống nhất khởi tố các bị can về tội hiếp dâm theo điều 111 của Bộ luật Hình sự. Thế nhưng sau giai đoạn điều tra, trong nội bộ các ngành tố tụng của tỉnh lại có những ý kiến không đồng thuận nên chưa thể ra cáo trạng truy tố... Về vụ việc trên, thẩm phán Phạm Công Hùng (Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân Tối cao tại TP.HCM) lại cho rằng có thể xử lý tình và đồng phạm về tội hiếp dâm mà không cần băn khoăn. Theo ông, chuyện giấy tờ tùy thân là chuyện quản lý hành chính, có thể điều chỉnh sau. Còn trong vụ án, hành vi của ba bị can đã thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của tội hiếp dâm. Về chủ thể, ca ba đều là những người đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự, là nam giới. Cả ba người thực hiện hành vi cưỡng bức giao cấu trái ý muốn với nạn nhân. Trên thực tế, nạn nhân đã trở thành phụ nữ, khách thể của tội hiếp dâm, trường hợp này chỉ là nhầm về khách thể, không ảnh hưởng đến hành vi phạm tội, trong khi hành vi hiếp dâm đã xảy ra. Rõ ràng trong ý chí chủ quan, các bị can xác định nạn nhân là nữ giới nên mới hiếp dâm, và hành vi thay nhau xâm phạm nạn nhân, tức là quyết tâm thực hiện đến cùng hành vi phạm tội và tội phạm đã hoàn thành. GVHD: TS. Phạm Văn Beo 21 SVTH: Lê Thị Anh Thư Hành vi hiếp dâm người chuyển giới dưới góc độ pháp luật hình sự Việt Nam – lý luận và thực tiễn Đồng tình với quan điểm của ông Phạm Công Hùng, kiểm sát viên cao cấp Nguyễn Thanh Sơn (Viện Phúc thẩm III) bổ sung: Lúc thực hiện hành vi xâm hại, ý thức của các bị cáo đã xem nạn nhân là phụ nữ. Một thẩm phán Tòa Hình sự Tòa án nhân dân TP.HCM nói thêm: Nếu muốn chắc chắn, cơ quan tố tụng nên mời phía y tế vào cuộc, xác định xem nạn nhân lúc bị xâm phạm có phải là phụ nữ hay không. Đến nay, các cơ quan tố tụng tỉnh Quảng Bình vẫn đang băn khoăn về đường lối xử lý, bởi tất cả giấy tờ đều thể hiện nận nhân là nam giới. Theo thực tiễn xét xử, nạn nhân của một vụ hiếp dâm phải là nữ. Mặt khác, pháp luật Việt Nam lại chưa công nhận việc tự chuyển đổi giới tính...” Trong vụ án nói trên, một số ý kiến khác lại cho rằng nên xử tội làm nhục người khác (Điều 121 của Bộ luật Hình sự năm 1999), bởi lẽ Tình và các bạn dùng bạo lực quan hệ ngoài ý muốn của nạn nhân là xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của nạn nhân nhưng ý kiến khác lại không đồng tình vì dấu hiệu tội hiếp dâm đã qua rõ ràng27, nếu xử lý họ theo tội làm nhục là rất khập khiểng, gượng ép vì mục đích, động cơ phạm tội của các bị can là thỏa mãn dục vọng chứ không phải nhằm làm nhục nạn nhân. Những tranh cãi về học thuật cho thấy ngay cả Bộ luật Hình sự với những quy định rất chặt chẽ cũng có chỗ chưa rõ ràng, gây ra nhiều cách hiểu, không chỉ đối với bạn đọc thông thường mà còn cả đối với cả giới luật học. Đây là một tình huống mới phát sinh trong thực tiễn đang rất cần có hướng dẫn chính thức bởi pháp luật chưa có quy định rõ ràng để điều chỉnh. Trong khi đó, có thể đây là vụ đầu tiên nhưng cũng không phải là vụ cuối cùng khi mà trong xã hội ta hiện nay có rất nhiều người phẫu thuật chuyển đổi giới tính tự phát ngày càng nhiều28, khả năng xảy ra những vụ việc tương tự như vậy rất là cao. Nếu không nhanh chống có biện pháp giải quyết sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến quyền được bảo vệ của con người đã phẫu thuật chuyển đổi giới tính tại Việt Nam. Xâm hại tình dục người chuyển giới mà không bị tội thì trật tự xã hội sẽ bị đảo lộn. Theo quan điểm của người viết, ở đây chúng ta không nên lấy giấy tờ tùy thân làm căn cứ pháp lý, mà phải xét hành vi phạm tội thực tế của đối tượng. Một vụ án muốn xử lý được phải tôn trọng các tình tiết sự thật, khách quan xẩy ra trong thực tế. Hành vi giao cấu trái phép với người chuyển đổi giới tính từ nam thành nữ xét về bản chất giống như hành vi giao cấu trái phép với những người phụ nữ; đều xâm phạm danh dự, nhân 27 Xem những quan điểm này tại: Vụ hiếp dâm người chuyển đổi giới tính: Xử được!, http://tuvanphapluat.com.vn/home.php?sub_id&id=308, truy cập ngày [27-09-2014]; Luật sư Trương Thanh Tú, Khó quy tội hiếp dâm người chuyển giới, http://luatsutruonganhtu.com/Tu-van-luat/Khoquy-toi-hiep-dam-nguoi-chuyen-gioi/pageid/105/ctl/2/itemid/105240, [truy cập ngày 7-10-2014]. 28 Một vụ việc tiếp tục đượcphát hiện trong thời gian gần đây như: Hồng Anh, Hiếp dâm người chuyển đổi giới tính có bị xử lý?, http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/tu-van/hiep-dam-nguoi-chuyen-doigioi-tinh-co-bi-xu-ly-2234642.html, [truy cập ngày 7-10-2014]. GVHD: TS. Phạm Văn Beo 22 SVTH: Lê Thị Anh Thư Hành vi hiếp dâm người chuyển giới dưới góc độ pháp luật hình sự Việt Nam – lý luận và thực tiễn phẩm của con người, xâm phạm quyền tự do và bất khả xâm phạm về tình dục của con người nên tùy thuộc vào cách thức thực hiện hành vi phạm tội mà có thể cấu thành tội hiếp dâm hoặc tội cưỡng dâm. Tuy nhiên, nếu chúng ta chính thức thừa nhận người chuyển giới và cho phép họ được thay đổi giới tính thì sẽ tránh được những khó khăn và tranh luận không cần thiết khi định tội danh với những hành vi nêu trên29. 2.2 Xử lý hành vi hiếp dâm người chuyển giới ở Việt Nam Ở Việt Nam, vụ án hiếp dâm người chuyển giới đã nhắc ở trên đến nay vẫn chưa xử được, nó vẫn còn được bỏ ngõ trong những năm gần đây. Như những gì người viết đã đề cập đến thì có hai luồng quan điểm cho việc xử lý hành vi hiếp dâm người chuyển giới. Quan điểm thứ nhất là xử theo tội làm nhục người khác (Điều 121 của Bộ luật Hình sự năm 1999) mà không phải tội hiếp dâm vì nạn nhân trong vụ án là nam. Với các cấu thành tội phạm như sau: + Mặt khách thể: tội phạm này xâm phạm danh dự, nhân phẩm của công dân. Trong vụ án thì Tình và đồng bọn đã xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân. + Mặt khách quan: Người phạm tội có mọi hành vi xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm người khác (chửi, xé quần áo, bêu xấu, nhổ nước bọt vào mặt, vẽ bậy, viết bậy...) trước những người xung quanh. Hành vi làm nhục người khác có thể được thực hiện bằng lời nói hoặc hành động, hành vi được xem là xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự; nhân phẩm của người khác còn tùy thuộc vào đối tượng xúc phạm cũng như người phạm tội. Và tội phạm được xem là hoàn thành khi người phạm tội có một trong các hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nói trên một cách nghiêm trọng. Tình và các bạn đã sử dụng bạo lực để quan hệ ngoài ý muốn của nạn nhân là đã xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của nạn nhân. + Mặt chủ quan: là lỗi có ý (trực tiếp hoặc gián tiếp). Người phạm tội biết được việc làm của mình là bêu xấu người khác nhằm thỏa mãn cơn tức giận đối với nạn nhân hoặc đối với người thân của nạn nhân. Người phạm tội mong muốn hoặc để mặc cho hậu quả xấu về danh dự nhân phẩm của nạn nhân xảy ra. Nếu người phạm tội còn có mục đích khác (thỏa mãn dục vọng, chiếm đoạt tài sản...) thì tùy trường hợp mà xét xử theo các tội danh tương ứng. + Mặt chủ thể: người phải có năng lực trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, người từ đủ 16 tuổi trở lên mới có thể chịu trách nhiệm hình sự theo điều luật này thì đây là tội phạm ít nghiêm trọng. Theo hồ sơ của vụ án thì Tình và đồng bọn đủ tuổi để chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. 29 Xem: Thái Thị thùy Dung, Vũ Thị Thúy, Bảo đảm quyền của người đồng tính, người chuyển giới trong tư pháp hình sự, nguồn: http://www.nclp.org.vn/ban_ve_du_an_luat/van-hoa-xa-hoi/bao-111amquyen-cua-nguoi-111ong-tinh-nguoi-chuyen-gioi-trong-tu-phap-hinh-su, [truy cập ngày 28-9-2014]. GVHD: TS. Phạm Văn Beo 23 SVTH: Lê Thị Anh Thư Hành vi hiếp dâm người chuyển giới dưới góc độ pháp luật hình sự Việt Nam – lý luận và thực tiễn Quan điểm thứ hai xử theo tội hiếp dâm (Điều 111 của Bộ luật Hình sự năm 1999 sữa đổi, bổ sung năm 2009). Muốn xác định hành vi hiếp dâm người chuyển đổi giới tính có tội hay không, tội gì trước hết phải căn cứ vào hành vi và các dấu hiệu cấu thành tội hiếp dâm quy định tại Điều 111 của Bộ luật Hình sự năm 1999: + Mặt khách thể: Tội phạm này xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về tình dục của người phụ nữ. Ngoài ra, tội phạm này còn gây khủng hoảng tinh thần của nạn nhân và trong một số trường hợp, còn ảnh hưởng đến sức khỏe của nạn nhân. Một số ý kiến cho rằng nạn nhân trong vụ án trên là “khách thể của tội phạm” là không chính xác. Khách thể của tội hiếp dâm không phải là phụ nữ. Phụ nữ chỉ là đối tượng tác động mà người phạm tội thông qua đó xâm phạm đến nhân phẩm của phụ nữ mà thôi. Về yếu tố chuyển đổi giới tính, trong trường hợp này chỉ là nhầm về khách thể, không ảnh hưởng đến hành vi và tội phạm. Rõ ràng ý nghĩ chủ quan của ba thanh niên coi nạn nhân là nữ nên mới hiếp dâm, sau mới biết đó là người chuyển giới thì họ bị nhầm khách thể. Về sinh lý nạn nhân đã là phụ nữ trong quá trình bị xâm hại nên thỏa mãn điều kiện khách thể nữ giới. Yếu tố giấy tờ tùy thân của nạn nhân trong trường hợp này được nhiều nhà luật gia cho rằng nó chỉ là vấn đề hành chính. + Mặt khách quan: Đây là tội phạm có cấu thành hình thức, tội phạm có kết cấu bởi một trong các dạng hành vi đã được quy định (dùng vũ lực, de dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân, thủ đoạn khác) và giao cấu trái ý muốn với nạn nhân. Theo tình tiết của vụ án thì người phạm tội đã dùng vũ lực khống chế và bắt nạn nhân đến một nơi trống vắng để thực hiện hành vi giao cấu. Căn cứ vào nội dung sự việc trong vụ án này thì ngay từ đầu các bị can đã có ý định hiếp dâm. Theo lời khai nhận của họ thì “thấy bên đường có một cô gái đi bộ một mình, mặc chiếc áo ôm sát người trông rất xinh đẹp và gợi cảm, cả ba dừng xe tán tỉnh rồi nổi dục vọng, quay lại dùng sức mạnh khống chế, bắt cô gái lên xe chở đến bãi đất trống gần nhà và thay phiên nhau xâm hại”. Về phía nạn nhân, cô gái khẳng định mình là phụ nữ 100% và cương quyết yêu cầu xử lý hình sự những kẻ đã xâm hại cô. Chắc chắn lúc bị “hiếp”, cô phải chống cự quyết liệt lắm nên các bị can mới “thay phiên nhau”. Như vậy yếu tố trái với ý muốn của nạn nhân chắc không cần phải bàn nữa. + Mặt chủ quan: Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội nhận thức được hành vi giao cấu của mình là trái ý muốn của nạn nhân hoặc không cần biết là nạn nhân có đồng ý hay không nhưng vẫn mong muốn thực hiện được hành vi giao cấu bằng một trong những thủ đoạn đã nêu trên. Như vậy, người phạm tội có khả năng kiểm soát và điều chỉnh hành vi của mình, nhìn thấy được hậu quả có thể xảy ra và mong muốn hậu quả đó xảy ra. Mục đích của người phạm tội là nhằm thỏa mãn dục vọng hoặc ham muốn nào đó của bản thân. Có thể xác định được là Nguyễn Văn Tình cùng nhóm bạn có ý định hiếp dâm và đã cố ý thực hiện hành vi nhằm thỏa mãn dục GVHD: TS. Phạm Văn Beo 24 SVTH: Lê Thị Anh Thư Hành vi hiếp dâm người chuyển giới dưới góc độ pháp luật hình sự Việt Nam – lý luận và thực tiễn vọng. Mức độ “thỏa mãn dục vọng” tuy không phải là dấu hiệu bắt buộc đối với tội hiếp dâm nhưng có ý nghĩa trong việc xác định các giai đoạn phạm tội. Nếu người phạm tội có ý định và cố ý thực hiện ý định hiếp dâm nhưng vì những lý do khách quan nên không thực hiện được đến cùng ý định ban đầu thì tùy theo giai đoạn “phải dừng lại” mà xác định người phạm tội hiếp dâm ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hay phạm tội chưa đạt. Cần chú ý rằng đối với tội hiếp dâm không phải là tội cấu thành hình thức như người ta vẫn tưởng nên nó vẫn có các giai đoạn phạm tội (chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm đã hoàn thành). Trong vụ án cụ thể này, nếu nạn nhân đã chuyển đổi giới tính nhưng chưa phải là một phụ nữ hoàn thiện, tức không có bộ phận sinh dục của phụ nữ nên các bị can không thực hiện được việc giao hợp thì hành vi phạm tội hiếp dâm của họ ở giai đoạn phạm tội chưa đạt, tức chưa thực hiện hết hành vi khách quan của cấu thành (chưa giao hợp được). Còn nếu nạn nhân đã có bộ phận sinh dục của phụ nữ và các bị can đã thực hiện được việc giao hợp thì tội phạm hiếp dâm đã hoàn thành. + Mặt chủ thể: Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt. Người thực hiện hành vi phạm tội này phải là nam giới. Nữ giới chỉ có thể tham gia trong trường hợp đồng phạm tội hiếp dâm với vai trò người xúi giục, giúp sức hay tổ chức. Dù thế, nam giới từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ có thể chịu trách nhiệm hình sự theo Khoản 2, 3, 4 của Điều 111 Bộ luật Hình sự năm 1999. Người thực hiện hành vi giao cấu với nạn nhân là Nguyễn Văn Tình và các đồng phạm, đã thỏa mãn chủ thể đặc biệt của tội hiếp dâm. Căn cứ theo hồ sơ vụ án thì các bị cáo cũng đủ tuổi để chịu trách nhiệm hình sự. Theo người viết thì trong trường hợp này, việc xác định nạn nhân có phải là phụ nữ 100% hay không chỉ có ý nghĩa xác định mức độ nghiêm trọng của tội phạm do các bị can gây ra chứ không có ý nghĩa xác định tội danh có thành lập tội hiếp dâm hay không thành lập tội hiếp dâm. Vì như đã phân tích, đây là trường hợp “nhầm đối tượng tác động”. Còn việc pháp luật nước ta có công nhận hay không, nạn nhân có được công nhận là phụ nữ hay không không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội hiếp dâm. Theo Điều 111 của Bộ luật Hình sự thì không có cụm từ “trái với ý muốn của phụ nữ” nên chúng ta không cần xem xét xem nạn nhân có phải là nữ hay không. Điều 111 của Bộ luật Hình sự năm 1999 về tội hiếp dâm nói dùng vũ lực giao cấu với nạn nhân trái ý muốn, tức xâm phạm đến quyền tự do tình dục của nạn nhân là phạm tội hiếp dâm. Chúng ta nên hiểu “nạn nhân” ở đây không hẳn bắt buộc là phụ nữ mà có thể là người chuyển đổi giới tính như vụ án cụ thể này. Hiện nay ngoài những bình luận khoa học thì chưa có một văn bản pháp quy chính thức nào giải thích cặn kẽ những trường hợp tương tự nhưng thực tế chúng ta phải vận dụng sao cho hợp lý nhất để phù hợp với sự phát triển của xã hội. GVHD: TS. Phạm Văn Beo 25 SVTH: Lê Thị Anh Thư Hành vi hiếp dâm người chuyển giới dưới góc độ pháp luật hình sự Việt Nam – lý luận và thực tiễn 2.3 Nguyên nhân không xác định tội hiếp dâm cho hành vi hiếp dâm người chuyển giới ở Việt Nam Hiện nay, pháp luật chưa có quy định nào công nhận lại giới tính cho người phẫu thuật chuyển giới (trừ trường hợp do khiếm khuyết tự nhiên có quy định tại Nghị định 88/2008/NĐ-CP) nên chưa đủ căn cứ xác định họ là khách thể của tội hiếp dâm. Với loại tội về xâm hại tình dục thì khách thể trực tiếp (người bị xâm hại) phải là nữ giới( theo quan niệm xử các vụ án thực tiễn). Tuy rằng người chuyển giới đã phẫu thuật chuyển đổi giới tính, ở thời điểm bị xâm hại về mặt sinh học họ là nữ giới, nhưng trên mặt pháp lý về vấn đề hành chính thì họ vẫn mang giới tính ban đầu là nam giới. Vì vậy, cơ quan chức năng khó mà quy tội hiếp dâm (theo Điều 111 của Bộ luật Hình sự năm 1999 sữa đổi, bổ sung năm 2009) đối với người hiếp dâm người chuyển giới. Tương tự với vấn đề hiếp dâm người chuyển giới, vấn đề trẻ em bị một người cùng giới hiếp dâm hoặc thỏa mãn quan hệ tình dục vẫn chưa được pháp luật điều chỉnh. Đây cũng là một vấn đề chưa được quy định rõ ràng ở Việt Nam hiện nay. Trên thực tế, mặc dù các quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 sữa đổi, bổ sung năm 2009 đều chỉ sử dụng khái niệm “người nào” trong các tội về hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em (mọi quan hệ tình dục với trẻ em nữ dưới 13 tuổi (dù trẻ em bị cưỡng bức hay đồng ý) đều cấu thành và vị xử lý về tội “hiếp dâm trẻ em”). Dù thế, khái niệm giao cấu vẫn được hiểu theo nghĩa truyền thống là việc giao hợp giữa hai người khác giới tính. Nhiều trường hợp hiếp dâm trẻ em (hai người cùng giới, ví dụ nam – nam) nhưng đã được chuyển thành “tội dâm ô trẻ em” với khung hình phạt thấp hơn. 2.4 Sự cần thiết ghi nhận hành vi hiếp dâm người chuyển giới trong pháp luật hình sự Việt Nam Ở Việt Nam, hầu như pháp luật không ghi nhận quyền của người chuyển giới (trừ trường hợp xác định lại giới tính quy đinh tại Nghị định số 88/2008/NĐ-CP). Trong Bộ luật Hình sự năm 1999, không có quy định nào liên quan đến người chuyển giới với tư cách là chủ thể hay nạn nhân của hành vi phạm tội, nhất là các tội phạm xâm hại tình dục hoặc có liên quan đến hành vi giao cấu như chứa mại dâm, môi giới mại dâm, mua dâm người chưa thành niên. Chính điều đó đã gây ra những trở ngại trong việc xử lý những hành vi nguy hiểm cho xã hội có liên quan đến người chuyển giới. Tính chất của các vụ hiếp dâm người chuyển giới đã đến mức nghiêm trọng, báo động về sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận dân cư, ảnh hưởng đến trật tự văn hóa – xã hội trong cộng đồng. Trong thời gian qua, việc đấu tranh phòng , chống của các cấp, các ngành tư pháp đối với loại tội phạm này ngày càng được nâng cao song vẫn không tránh khỏi những khó khăn khi thực tiễn áp dụng còn gặp nhiều vướng mắc. Việc hạn chế, thiếu sót trong quy định của pháp luật hình sự cũng như vướng mắc khi áp dụng pháp luật trong thực tiễn đã gây không ít trở ngại cho các cơ quan tư pháp. GVHD: TS. Phạm Văn Beo 26 SVTH: Lê Thị Anh Thư Hành vi hiếp dâm người chuyển giới dưới góc độ pháp luật hình sự Việt Nam – lý luận và thực tiễn Như người viết đã đề cập, pháp luật Việt Nam hiện hành không thừa nhận sự tồn tại của những người chuyển giới và không có quy định nào liên quan về người chuyển giới được ghi nhận trong luật hình sự. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển chung của khoa học, của nhận thức nhân loại, đã đến lúc hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng cần thừa nhận sự tồn tại của những người có giới tính thiểu số. Đặc biệt là nên ghi nhận hành vi hiếp dâm người chuyển giới trong pháp luật hình sự, bởi số vụ hiếp dâm người chuyển giới ngày càng phổ biến. Trong lĩnh vực tư pháp hình sự, việc bảo vệ quyền lợi của những người chuyển giới sẽ góp phần đảm bảo tốt hơn quyền con người nói chung và quyền lợi người chuyển giới nói riêng. 2.5 Nguyên nhân của hành vi hiếp dâm người chuyển giới Qua nghiên cứu về nguyên nhân, điều kiện phát sinh của hành vi hiếp dâm người chuyển giới thì nó có sự tác động qua lại giữa các yếu tố bên trong của con người (yếu tố tâm lý, khí chất con người) với các yếu tố bên ngoài môi trường sống (kinh tế, xã hội, gia đình, trường học) làm phát sinh hành vi trên. Dưới đây là một số nguyên nhân của hành vi hiếp dâm người chuyển giới chủ yếu: - Thứ nhất, do người phạm tội chưa hoặc không ý thức được hành vi của mình là vi phạm pháp luật. - Thứ hai, sự xuống cấp về đạo đức của một số không ít người cũng là nguyên nhân chính, do có những con người có nhận thức xã hội lệch lạc đã để dục tính trong cơ thể lấn át và phát triển đến nổi không thể kiềm chế lại được. Nhiều trường hợp do coi thường pháp luật; coi thường tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người chuyển giới hoặc do dùng chất kích thích như ma túy, rượu bia hoặc do ảnh hưởng của văn hóa phẩm kích động, bạo lực; phim, ảnh khiêu dâm, kích dục trên internet... mà bị kích thích, mất kiểm soát hành vi bản thân dẫn đến hành vi xâm hại tình dục đối với người chuyển giới. - Thứ ba, do ảnh hưởng từ môi trường sống tác động đến hành vi. Người phạm tội có thể chịu ảnh hưởng từ gia đình , bạn bè hoặc mọi người xung quanh dẫn đến những tác động tiêu cực ở tâm lý người phạm tội được hình thành. - Thứ tư, việc thiếu quy định chặt chẽ về người chuyển giới trong luật, chế tài xử phạt nhiều khi chưa tương xứng với hành vi cần xử lý cũng là một nguyên nhân gây nên tình trạng này. Từ những nguyên nhân trên, vấn đề đặt ra là cần có sự quan tâm của toàn xã hội. Các cơ quan chức năng, các đoàn thể tăng cường công tác đấu tranh phòng ngừa, xử lý nghiêm đối với hành vi hiếp dâm người chuyển giới. 2.6 Sự phổ biến của hành vi hiếp dâm người chuyển giới Cùng với sự phát triển không ngừng về kinh tế, giữ vững an ninh chính trị, trật tự ao toàn xã hội. Đời sống người dân được cải thiện và ngày càng nâng cao do sự tác GVHD: TS. Phạm Văn Beo 27 SVTH: Lê Thị Anh Thư Hành vi hiếp dâm người chuyển giới dưới góc độ pháp luật hình sự Việt Nam – lý luận và thực tiễn động của chính sách mở cửa hội nhập quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa. Hội nhập quốc tế là một quá trình phát triển tất yếu, do bản chất xã hội của lao động và quan hệ giữa con người. Sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường cũng là động lực hành đầu thúc đẩy quá trình hội nhập. Hội nhập diễn ra dưới nhiều hình thức, cấp độ và trên nhiều lĩnh vực khác nhau, theo tiến trình từ thấp đến cao. Hội nhập đã trở thành một xu thế lớn của thế giới hiện đại, tác động mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế và đời sống của từng quốc gia. Ngày nay, hội nhập quốc tế là lựa chon chính sách của hầu hết các quốc gia. Bên cạnh đó những ảnh hưởng tích cực, những lợi ích không nhỏ, nhận được từ nền kinh tế thị trường mở cửa cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đang cần được báo động mà nước ta phải đối mặt như: vấn đề việc làm, tệ nạn xã hội, tình hình tội phạm nói chung và hành vi hiếp dâm nói riêng đang diễn biến hết sức phức tạp. Tình hình phạm tội do hành vi hiếp dâm người chuyển giới không được thống kê hay nghiên cứu về một số liệu cụ thể như các tội phạm khác. Nó chỉ được người ta biết đến khi có các vụ án xảy làm xôn xao dư luận và gây ra những tranh cãi trong việc áp dụng pháp luật. Do số lượng người chuyển giới ở nước ta có xu hướng càng ngày càng tăng mà quyền của người chuyển giới thì không được ghi nhận trong pháp luật hiện hành, họ không được bảo vệ trong pháp luật hình sự. Nên có nhiều trường hợp hiếp dâm người chuyển giới xảy ra nhưng họ không đi tố giác, một phần gì họ xấu hổ, một phần gì họ biết mình không được pháp luật thừa nhận. Hiếp dâm người chuyển giới không chỉ phổ biến ở một sô quốc gia trên thế giới mà vẫn còn có phổ biến ở Việt Nam. Nhất là thời kỳ hiện nay; thời kỳ đang có sự du nhập văn hóa mới cac luồng tư tưởng ngày càng nhiều, cùng với số lượng người chuyển giới ở Việt Nam có xu hướng tăng . Hiếp dâm người chuyển giới trở thành một tệ nạn xã hội có tính chất phổ biến và hậu quả của nó để lại là rất to lớn. Đã đến lúc cần có những biện pháp phòng chóng kịp thời hành vi nguy hiểm đó nhằm bảo vệ danh dự, nhân phẩm và tính mạng con người. 2.7 Tính xử lý khả thi Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, thì người chuyển giới không được ghi nhận trong pháp luật hình sự, nên các cơ quan, chức năng luôn gặp khó khăn trong việc xử lý đối với hành vi có liên quan đến người chuyển giới nói chung và hành vi hiếp dâm người chuyển giới nói riêng. Do nhu cầu hoàn thiện về pháp luật để phù hợp với tình hình phát triển của đất nước là một nhu cầu cấp thiết và cần phải thực hiện ngay. Với tình hình phát triển của xã hội Việt Nam thì số lượng người chuyển giới tăng thêm ngày càng nhiều, mà hành vi hiếp dâm người chuyển giới thì hậu quả để lại cho nạn nhân là không hề kém gì các nạn nhân trong tội hiếp dâm. Nhưng Điều 111 Bộ luật Hình sự năm 1999, hành vi đó không phạm vào tội hiếp dâm. Nên việc ghi nhận hành vi hiếp dâm người chuyển giới vào trong pháp luật hình sự có tính khả thi cao trong tình hình phát triển của đất nước hiện nay. GVHD: TS. Phạm Văn Beo 28 SVTH: Lê Thị Anh Thư Hành vi hiếp dâm người chuyển giới dưới góc độ pháp luật hình sự Việt Nam – lý luận và thực tiễn CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH TỘI HIẾP DÂM NGƯỜI CHUYỂN GIỚI Như những gì người viết đã phân tích thì hiếp dâm người chuyển giới đến nay vẫn chưa được giải quyết một cách thỏa đáng, nếu những vụ hiếp dâm người chuyển giới không được xử tội thì nó sẽ hình thành những tiền lệ xấu vì xu hướng chuyển đổi giới tính ngày càng tăng. Xâm hại tình dục người chuyển giới mà không bị tội thì trật tự xã hội sẽ rối loạn và không đảm bảo được quyền bình đẳng của người chuyển giới trước pháp luật. Sau đây là mô hình tội hiếp dâm người chuyển giới dựa trên Điều 111 về tội hiếp dâm của Bộ luật Hình sự năm 1999 sữa đổi, bổ sung năm 2009. Người viết trình bày một cách cô động, xúc tích về khái niệm và nội dung của tội hiếp dâm người chuyển giới. Qua đó, người viết hy vọng có thể giúp hệ thống pháp luật hình sự của nước ta được hoàn thiện hơn. 3.1 Định nghĩa Hiếp dâm người chuyển giới là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của người chuyển giới hoặc thủ đoạn khác giao cấu với người chuyển giới trái ý muốn của họ. 3.2 Dấu hiệu pháp lý Tội phạm là khách thể thống nhất bốn yếu tố không thể tách rời nhau, tội hiếp dâm người chuyển giới cũng không ngoại lệ Chủ thể của tội hiếp dâm người chuyển giới Mặt khách quan Thực hiện Hành vi phạm tội Mặt chủ quan (hành vi phạm tội) Xâm hại Khách thể của tội hiếp dâm người chuyển giới (người phạm tội) (đối tượng bị xâm hại) Chủ thể: Chủ thể của tội phạm là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong luật hình sự và phải thỏa mãn hai điều kiện, điều kiện về năng lực trách nhiệm hình sự và điều kiện về độ tuổi là những dấu hiệu pháp lý bắt buộc của chủ GVHD: TS. Phạm Văn Beo 29 SVTH: Lê Thị Anh Thư Hành vi hiếp dâm người chuyển giới dưới góc độ pháp luật hình sự Việt Nam – lý luận và thực tiễn thể của tội phạm. Vì vậy giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Trường Đại học luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân, 2001 đã định nghĩa: “Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi luật định và đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể”. - Chủ thể của tội phạm này là chủ thể thường, có thể là nam giới hay nữ giới. Nhưng xuất phát từ hướng dẫn của Bản tổng kết 329/HS2 ngày 11/5/1967 của Tòa án nhân dân tối cao về khái niệm giao cấu được hiểu như sau “Giao cấu: chỉ cần có sự cọ sát dương vật vào bộ phận sinh dục người phụ nữ (bộ phận từ môi lớn trở vào) ý thức ấn vào trong không kể sự xâm nhập của dương vật là sau hay cạn, không kể có xuất tinh hay không……” ( từ khi chưa có Bộ luật Hình sự). Từ đó cho đến nay, theo lối mòn tư duy và tiền lệ trước đó nên phần lớn các nhà luật gia mặc nhiên thừa nhận chủ thể của loại tội phạm này là nam giới. Nữ giới chỉ có thể tham gia trong trường hợp đồng phạm với vai trò là người xúi dục, giúp sức hay tổ chức mà không phải là người thực hành. - Khi thực hiện hành vi hiếp dâm người chuyển giới, người phạm tội nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi này nhưng vẫn thực hiện dù có khả năng kiềm chế không thực hiện hành vi phạm tội trên, họ có đủ khả năng để lựa chọn một cách xử sự khác không phải là hiếp dâm người chuyển giới. Bộ luật Hình sự năm 1999 không quy định trực tiếp thế nào là có năng lực trách nhiệm hình sự mà chỉ quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự (Điều 12) và quy định như thế nào là trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự. Như vậy, có thể hiểu người có năng lực trách nhiệm hình sự là người đã đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 1999 và không thuộc trường hợp mất năng lực trách nhệm hình sự theo Điều 14 Bộ luật Hình sự năm 1999. Do đó, việc kiểm tra yếu tố chủ thể của tội phạm trên thực tế đã được đơn giản hóa, người ta áp dụng thường chỉ xác định độ tuổi và các dấu hiệu nếu có nghi ngờ mới phải kiểm tra tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự. - Ngoài việc phải có năng lực trách nhiệm hình sự của chủ thể, tội phạm còn phải đạt tới độ tuổi nhất định theo luật định thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự. + Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định: “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi loại tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng” + Khoản 3 Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định: “tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm GVHD: TS. Phạm Văn Beo 30 SVTH: Lê Thị Anh Thư Hành vi hiếp dâm người chuyển giới dưới góc độ pháp luật hình sự Việt Nam – lý luận và thực tiễn gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình”. - Đối chiếu với quy định của Điều 111 Bộ luật Hình sự năm 1999 ta thấy: Khoản 1 thuộc loại tội phạm nghiêm trọng; Khoản 2 thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng; Khoản 3 thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Do đó, chủ thể của tội hiếp dâm người chuyển giới phải đạt độ tuổi để chịu trách nhiệm hình sự là từ đủ 16 tuổi trở lên. Tuy nhiên, người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ có thể chịu trách nhiệm hình sự theo các Khoản 2, 3, 4 Điều 111 Bộ luật Hình sự năm 1999. Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội phạm là tổng hợp tất cả những biểu hiện của tội phạm diễn ra và tồn tại bên ngoài thế giới khách quan 30. Không phải tất cả các biểu hiện của mặt khách quan đều được phản ánh trong cấu thành tội phạm cơ bản mà chỉ có dấu hiệu hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội là bắt buộc trong mọi cấu thành tội phạm cơ bản (ví dụ: cầm dao, chạy xe). Trong mặt khách quan của tội hiếp dâm người chuyển giới chỉ có dấu hiệu hành vi khách quan là dấu hiệu bắt buộc duy nhất được phản ánh trong cấu thành tội phạm cơ bản của tội phạm này. - Hiếp dâm người chuyển giới là một trường hợp cụ thể của tội hiếp dâm nói chung đã được mô tả cụ thể tại quy định Điều 111 Bộ luật Hình sự. Trên cơ sở Khoản 1 Điều 111 Bộ luật Hình sự năm 1999, hành vi khách quan của tội hiếp dâm người chuyển giới gồm có hai hành vi riêng biệt. Hành vi thứ nhất là hành vi đơn phương đa dạng, nhà làm luật mô tả dưới dạng một số hành vi có tính thay thế lẫn nhau, đó là: hành vi dùng vũ lực, hành vi đe dọa dùng vũ lực, hành vi lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân là người chuyển giới và hành vi dùng thủ đoạn khác. Hành vi thứ hai là hành vi giao cấu trái ý muốn của nạn nhân chuyển giới. + Hành vi thứ nhất: Sử dụng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc sử dụng các thủ đoạn khác như sử dụng thuốc mê, thuốc ngủ, thuốc kích dục…nhằm là tê liệt sự kháng cự của nạn nhân, làm cho nạn nhân sợ hãi, tê liệt về ý chí hoặc không dám kháng cự để người phạm tội thực hiện hành vi giao cấu. + Hành vi thứ hai: Hành vi giao cấu trái ý muốn của nạn nhân là người chuyển giới. Đây là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.  Giao cấu trong tội hiếp dâm người chuyển giới là quan hệ tình dục nhằm thỏa mãn dục vọng của người phạm tội. Mức độ thực hiện hành vi này có thể khác nhau: có thể chỉ mới bắt đầu thực hiện hành vi, cũng có thể đã thỏa mãn về mặt sinh lý của người phạm tội. Đây là tội phạm cụ thể của tội hiếp dâm quy định tại Điều 111 Bộ luật hình sự, tội hiếp dâm người chuyển giới cũng có cấu thành hình thức. Tội phạm được xem là 30 Tiến sĩ Phạm Văn Beo, Giáo trình Hình sự Việt Nam, quyển 1, Nxb. Chính Trị Quốc Gia, 2008, tr.108. GVHD: TS. Phạm Văn Beo 31 SVTH: Lê Thị Anh Thư Hành vi hiếp dâm người chuyển giới dưới góc độ pháp luật hình sự Việt Nam – lý luận và thực tiễn hoàn thành khi can phạm thực hiện một trong số các hành vi khách quan nói trên. Nếu can phạm mới thực hiện được hành vi dùng vũ lực, de dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác nhằm giao cấu trái ý muốn của nạn nhân chuyển giới nhưng chưa thực hiện được hành vi giao cấu thì được coi là phạm tội chưa đạt.  Muốn biết giao cấu có trái ý muốn của nạn nhân hay không thì phải xét đến nhiều yếu tố: hoàn cảnh, sự chống cự của nạn nhân chuyển giới... + Hậu quả nguy hiểm cho xã hội, động cơ mục đích phạm tội... không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm của tội hiếp dâm người chuyển giới nhưng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc quyết định hình phạt vì xét ở một khía cạnh nào đó, mức độ của hậu quả là căn cứ để đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Hơn nữa, trong nhiều trường hợp việc xác định hậu quả của tội phạm còn có ý nghĩa quan trọng trong việc định khung hình phạt trong cấu thành tăng nặng như: làm nạn nhân chết hoặc tự sát, gây tổn hại sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 61% hoặc 61% trở lên ... Mặt chủ quan: Mặt chủ quan của tội phạm là hoạt động tâm lý bên trong của con người phạm tội. Với ý nghĩa của một mặt của thể thống nhất tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm không tồn tại độc lập mà luôn liền với mặt khách quan của tội phạm. Hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội luôn luôn gắn liền với các biểu hiện bên ngoài của tội phạm. Mặt chủ quan của tội phạm bao gồm các nội dung chủ yếu là động cơ (điều thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội), mục đích (điều người phạm tội nhằm đạt đến khi thực hiện hành vi phạm tội) và lỗi (lý trí và ý chí của người phạm tội đối với những biểu hiện bên ngoài của tội phạm). - Trong cấu thành tội phạm của tội hiếp dâm người chuyển giới thì chỉ có lỗi là nội dung bắt buộc. Lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. Người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội bị coi là có lỗi nếu hành vi đó là kết quả của sự lựa chọn của họ trong khi họ có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn và xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội. Lỗi của người phạm tội hiếp dâm người chuyển giới là lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi giao cấu của mình là trái ý muốn của nạn nhân, nguy hiểm cho xã hội, tuy có đủ điều kiện lựa chọn thực hiện hành vi phù hợp với đòi hỏi của xã hội nhưng vẫn thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, thực hiện hành vi giao cấu trái ý muốn của nạn nhân bằng một trong số những thủ đoạn nêu trên (hành vi dùng vũ lực, hành vi đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc dùng thủ đoạn khác). - Khi xác định lỗi của người phạm tội cần chú ý rằng: Trên thực tế, chủ thể của các tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức có thể mong muốn hoặc chấp nhận đặc điểm nhất định mà không phải là đặc điểm hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà tội hiếp GVHD: TS. Phạm Văn Beo 32 SVTH: Lê Thị Anh Thư Hành vi hiếp dâm người chuyển giới dưới góc độ pháp luật hình sự Việt Nam – lý luận và thực tiễn dâm người chuyển giới lại là một tội phạm có cấu thành hình thức nên lỗi của người phạm tội có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp, người phạm tội có thể mong muốn thực hiện hành vi giao cấu trái ý muốn với nạn nhân là người chuyển giới hoặc không quan tâm nạn nhân có phải là người chuyển giới hay không. Cũng do tội hiếp dâm người chuyển giới có cấu thành hình thức nên việc xác định lỗi ở đây không phụ thuộc vào đặc điểm hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Mặt khách thể: Khách thể của tội phạm nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất được một nhóm các quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ và bị một nhóm tội phạm xâm hại31. Theo Luật hình sự Việt Nam, những quan hệ xã hội được coi là khách thể bảo vệ của Luật hình sự là những quan hệ xã hội đã được nêu trong Điều 8 của Bộ luật Hình sự năm 1999 sữa đổi, bổ sung năm 2009. Tội phạm trên thực tế dù rất đa dạng về các mặt chủ thể, chủ quan, khách quan nhưng nếu xâm hại đến các quan hệ xã hội có cùng tính chất sẽ được xếp chung vào một chương trong Bộ luật Hình sự. Thông qua việc xem xét các nhóm khách thể định, chúng ta có thể đánh giá được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội cụ thể khi thực hiện xâm hại đến một trong số các khách thể của nhóm. Việc sắp xếp các chương trong phần các tội phạm dựa theo khách thể loại là hết sức hợp lý và khoa học. Các khách thể bảo vệ của pháp luật hình sự là hệ thống các quan hệ xã hội được nhà nước xác lập và bảo vệ bằng các quy phạm pháp luật hình sự. Việc nhận thức như vậy về khách thể của hành vi phạm tội, về bản chất chính trị xã hội của nó liên quan hữu cơ với khái niệm vật chất về tội phạm. Pháp luật hình sự xác lập bảo vệ các quan hệ đó, góp phần phát triển và củng cố các quan hệ đó bằng cách đấu tranh với các hành vi xâm hại đến các quan hệ xã hội nói trên. Tư tưởng đó được thể hiện một cách nhất quán rõ nét trong pháp luật hình sự của nước ta từ trước đến nay. Tuy nhiên không phải tất cả các quan hệ xã hội tồn tại trong xã hội nước ta đều được pháp luật hình sự xác lập và bảo vệ. Chẳng hạn, các quan hệ xã hội được xác lập giữa con nợ và chủ nợ được pháp luật dân sự bảo vệ, nhưng các quan hệ đó cũng nhận được pháp luật hình sự bảo vệ, có thể trở thành khách thể của tội phạm chỉ trong từng trường hợp sự xâm hại đã được thực hiện đến các quan hệ có tính nguy hiểm cao cho xã hội. Nhóm các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ không phải bất biến mà có sự thay đổi theo sự phát triển của xã hội. - Tội hiếp dâm người chuyển giới xâm hại đến quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ là quyền bất khả xâm phạm về tình dục, danh dự, nhân phẩm của con người mà cụ thể hơn đó là xâm hại tình dục của người chuyển giới. Đồng thời, hành vi hiếp dâm người chuyển giới còn gây khủng hoảng tinh thần của nạn nhân và trong một số trường hợp, còn ảnh hưởng đến sức khỏe của nạn nhân. 31 Tiến sĩ Phạm Văn Beo, Giáo trình Hình sự Việt Nam, quyển 1, Nxb. Chính Trị Quốc Gia, 2008, tr.102 GVHD: TS. Phạm Văn Beo 33 SVTH: Lê Thị Anh Thư Hành vi hiếp dâm người chuyển giới dưới góc độ pháp luật hình sự Việt Nam – lý luận và thực tiễn - Đối tượng tác động của tội hiếp dâm người chuyển giới có đặc điểm bắt buộc về độ tuổi. Nạn nhân của tội này là người chuyển giới từ đủ 16 tuổi trở lên, nạn nhân dưới 16 tuổi là của tội hiếp dâm trẻ em. 3.3 Hình phạt “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội. Hình phạt được quy định trong Bộ luật Hình sự và do tòa án quyết định” (Điều 26 Bộ luật Hình sự năm 1999 sữa đổi, bổ sung năm 2009). Điều 111 đã quy định hai hình phạt nghiên khắc nhất trong hệ thống hình phạt chính của Luật Hình sự là: tù có thời hạn và tù chung thân; bên cạnh đó còn có hình phạt bổ sung áp dụng đối với người thực hiện hành vi phạm tội hiếp dâm người chuyển giới. - Hình phạt tù có thời hạn: Tù có thời hạn cũng là một hình phạt chính rất nghiêm khắc trong Luật Hình sự. Tù có thời hạn buộc người kết án phải cách ly khỏi xã hội trong một thời gian nhất định đề học tập, lao động, cải tạo. Đây là loại hình phạt mà người bị kết án bị hạn chế tự do trong một thời gian nhất định tại trại giam và phải tuân theo các nội quy, quy chế trại giam. Hình phạt này không chỉ nhằm mục đích trừng trị mà còn cách ly người bị kết án ra khỏi xã hội, ngăn chặn việc họ tiếp tục phạm tội mới. Vì thế, hình phạt tù thường được áp dụng đối với hầu hết các tội phạm trong đó có tội hiếp dâm người chuyển giới. - Tù chung thân: tù chung thân là một hình phạt rất nặng, có thể nói chỉ sau hình phạt tử hình. Về bản chất thì hình phạt tù chung thân cũng có nhiều điểm tương đồng với hình phạt tù có thời hạn: người bị kết án cũng bị giam tại các trại giam, cách ly với xã hội bên ngoài, bị buộc phải cải tạo theo quy chế và học tập, lao động, rèn luyện riêng áp dụng cho các phạm nhân bị giam giữ tại các trại giam. Nhưng hình phạt tù chung thân có mức độ nghiêm khắc hơn rất nhiều, thể hiện ở chỗ thời gian người bị kết án bị giam là không thời hạn, bị giam trong trại giam suốt đời. Do nghiêm khắc như vậy nên hình phạt tù chung thân được áp dụng đối với người phạm tội hiếp dâm khi tính chất, mức độ của hành vi phạm tội mà họ đã gây ra cho xã hội là rất cao, không thể chỉ phạt tù có thời hạn nhưng cũng chưa tới mức phải áp dụng hình phạt tử hình . - Hình phạt bổ sung: Hình phạt bổ sung được áp dụng đối với người phạm tội với ý nghĩa nhằm tăng cường hiệu lực cũng như hiệu quả của hình phạt chính đã được áp dụng đối với người phạm tội. Mục đích chủ yếu của hình phạt bổ sung nhằm phòng ngừa người bị kết án phạm tội mới. + Khoản 5 Điều 111 Bộ luật Hình sự năm 1999 dành riêng để quy định hình phạt bổ sung đối với người phạm tội hiếp dâm quy định tại điều này như sau: “Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định GVHD: TS. Phạm Văn Beo 34 SVTH: Lê Thị Anh Thư Hành vi hiếp dâm người chuyển giới dưới góc độ pháp luật hình sự Việt Nam – lý luận và thực tiễn từ một năm đến năm năm”. Hình phạt bổ sung này được áp dụng khi thấy cần thiết phải loại bỏ môi trường và điều kiện thuận lợi mà người đó bị kết án có thể lại phạm tội, tức là loại trừ khả năng họ có thể lợi dụng chức vụ, nghề nghiệp hoặc công việc nhất định để có hành vi hiếp dâm người chuyển giới. + Đây là một điểm mới so với quy định về tội hiếp dâm ở Bộ luật Hình sự năm 1985, nhằm tăng tính hiệu quả của hình phạt đối với người phạm tội, ngăn ngừa việc họ phạm tội lại. + Xuất phát từ mục đích của hình phạt bổ sung để ngăn ngừa, triệt tiêu môi trường phạm tội để người bị kết án không có cơ hội tái phạm nên thời điểm áp dụng hình phạt bổ sung sẽ là kể từ ngày mãn hạn chấp hành hình phạt tù hoặc ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu được hưởng án treo. Khoản 5 Điều 111 Bộ luật Hình sự quy định thời hạn cấm đảm nhiệm chức vụ, nghề nghiệp hoặc công việc nhất định là “từ một năm đến năm năm”, tòa án sẽ quyết định thời hạn cụ thể trong từng trường hợp cụ thể.  Đối với trường hợp nạn nhân từ đủ 18 tuổi trở lên: Điều 111 Bộ luật Hình sự quy định 3 khung hình phạt. 3.3.1 Khung cơ bản Hiếp dâm người từ đủ 18 tuổi trở lên (Khoản 1 Điều 111) bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. Trong trường hợp này chỉ có một người hiếp một người mà nạn nhân đã từ đủ 18 tuổi trở lên và không có các tình tiết quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 111 Bộ luật Hình sự. Ngoài ra, với tội này Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định, phải có đơn yêu cầu của người bị hại thì người phạm tội mới bị khởi tố. Tuy nhiên, trong những trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát vẫn quyết định truy tố người phạm tội. 3.3.2 Khung tăng nặng thứ nhất Bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Phạm tội có tổ chức; + Các dấu hiệu của phạm tội có tổ chức được quy định tại Khoản 3 Điều 20 Bộ luật Hình sự. Phạm tội có tổ chức là trường hợp nhiều người cố ý cùng bàn bạc, cấu kết chặt chẽ với nhau, vạch ra kế hoạch để thực hiện một tội phạm, dưới sự điều khiển thống nhất của người cầm đầu. Đối với tội này có tổ chức thì không nhất thiết tất cả những người tham gia đều phải có hành vi giao cấu với nạn nhân. - Phạm tội đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; Ví dụ, cha ghẻ hiếp dâm con của vợ, bác sĩ hiếp dâm bệnh nhân... (nạn nhân trong các trường hợp này là người chuyển giới). Khi xem xét tình huống cho trường hợp cụ thể, chúng ta cần phải xác định rõ người phạm tội phải vì lợi dụng quan hệ chăm sóc, GVHD: TS. Phạm Văn Beo 35 SVTH: Lê Thị Anh Thư Hành vi hiếp dâm người chuyển giới dưới góc độ pháp luật hình sự Việt Nam – lý luận và thực tiễn giáo dục, chữa bệnh để thực hiện hành vi hiếp dâm. Nếu hành vi hiếp dâm không liên quan đến một trong các quan hệ đó thì không áp dụng tình tiết này. - Nhiều người hiếp dâm một người; + Đây là trường hợp có từ hai người trở lên tiến hành thực hiện hành vi giao cấu với một người. Nếu có nhiều người nhưng chỉ có một người giao cấu, những người còn lại chỉ là đồng phạm giúp sức, tổ chức, xúi dục... thì không áp dụng tình tiết này. Nếu có thể thì áp dụng tình tiết “phạm tội có tổ chức”. - Phạm tội nhiều lần; + Đây là trường hợp người phạm tội giao cấu với cùng một nạn nhân từ hai lần trở lên và trong các lần phạm tội đó chưa có lần nào vị truy cứu trách nhiệm hình sự. - Phạm tội đối với nhiều người; + Đây là trường hợp người phạm tội (có thể có nhiều người cùng phạm tội) hiếp dâm từ hai người trở lên. - Phạm tội có tính chất loạn luân; + Loạn luân thể hiện ở chỗ, giữa người phạm tội và nạn nhân có cùng dòng máu trực hệ (cha với con, ông với cháu, giữa anh với em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha). - Hiếp dâm gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%; + Về bản chất, việc gây ra tỷ lệ thương tật này phải do hành vi hiếp dâm mà ra. Nếu tỷ lệ thương tật là do dùng vũ lực một cách cố ý thì phải truy cứu thêm về tội cố ý gây thương tích. Tuy nhiên, thực tiễn chỉ truy cứu về tội hiếp dâm với tình tình tiết định khung này dù việc gây ra tỷ lệ thương tật là do cố ý hay vô ý. Căn cứ để áp dụng tình tiết tăng nặng này là kết quả giám định thương tật của nạn nhân do Hội đồng giám định pháp y kết luận. - Hiếp dâm thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm; + Đây là trường hợp người phạm tội đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do cố ý chưa được xóa án tích hoặc đã tái phạm chưa được xóa án tích mà còn phạm tội hiếp dâm người chuyển giới. Đối với tội này cũng như với một số tội phạm khác, nếu thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm thì người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nặng hơn trong trường hợp không phải tái phạm nguy hiểm. + Việc quy định phạm tội thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm là một tình tiết tăng nặng là hợp lý bởi lẽ tái phạm nguy hiểm chứng tỏ người phạm tội không chịu phục thiện, khó cải tạo, ngoan cố, lỳ lượm, cũng như thể hiện ý thức coi thường kỷ cương pháp luật, cần phải có thời gian cải tạo dài hơn mới có tác dụng giáo dục và phòng ngừa tội phạm. GVHD: TS. Phạm Văn Beo 36 SVTH: Lê Thị Anh Thư Hành vi hiếp dâm người chuyển giới dưới góc độ pháp luật hình sự Việt Nam – lý luận và thực tiễn 3.3.3 Khung tăng nặng thứ hai Bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau: - Hiếp dâm gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên; + Tương tự và như trường hợp hiếp dâm người chuyển giới gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 61%, trường hợp này nặng hơn (61% trở lên) và người phạm tội phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điểm a Khoản 3 Điều 111 Bộ luật Hình sự. Theo đó khung hình phạt sẽ là tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. - Biết mình nhiễm HIV mà vẫn phạm tội; + Đây là tình tiết thuộc yếu tố chủ quan của tội phạm nên ý thức chủ quan của người phạm tội cần được xác định rõ, vì thế, để áp dụng tình tiết này, chúng ta cần xác định người phạm tội đã biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn còn hiếp dâm người chuyển giới. Nếu người phạm tội không biết mình bị nhiễm HIV và đã hiếp dâm người chuyển giới khiến nạn nhân bị nhiễm HIV thì không áp dụng tình tiết này. Chỉ cần người phạm tội bị nhiễm HIV mà vẫn còn hiếp dâm người chuyển giới, bất kể nạn nhân có bị nhiễm HIV hay không, chúng ta vẫn có thể áp dụng tình tiết này đối với người phạm tội. Tình tiết định khung tăng nặng “biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội” mới được quy định trong Bộ luật Hình sự nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội. Trong Bộ luật Hình sự năm 1999 còn quy định thêm hai tội về lây truyền HIV, đó là tội lây truyền HIV cho người khác (Điều 117) và tội cố ý lây truyền HIV cho người khác (Điều 118), do đó, việc hiểu rõ tình tiết tăng nặng này, phân biệt với hai tội danh trên sẽ giúp cho việc áp dụng trên thực tế đúng đắn hơn. Khác với chủ thể của Tội có ý lây truyền HIV cho người khác là người không bị nhiễm HIV, ở tình tiết tăng nặng “người phạm tội biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội” rõ ràng chủ thể chỉ có thể là người bị nhiễm HIV. Ở Tội lây truyền HIV cho người khác thì chủ thể của tội phạm cũng là người biết mình bị nhiễm HIV nhưng hành vi lây truyền HIV cho người khác lại là cố ý, người phạm tội chú tâm lây truyền HIV sang cho nạn nhân. Điều này khác với ý chí không cố ý lây truyền HIV của người phạm tội ở tình tiết tăng nặng đang xem xét. - Hiếp dâm làm nạn nhân chết; + Nạn nhân trong trường hợp này chết là do bị hiếp dâm và hậu quả chết là nằm ngoài ý thức của người phạm tội, trường hợp hiếp dâm người chuyển giới làm nạn nhân chết là trường hợp nạn nhân do sức yếu đã không chịu nổi sự hãm hiếp của người phạm tội nên bị chết. Có trường hợp nạn nhân do sợ quá mà ngất đi và sau đó bị chết thì cũng thuộc trường hợp hiếp dâm người chuyển giới làm nạn nhân chết. Đây là trường hợp nạn nhân là người chuyển giới chết do bị hiếp dâm, nếu nạn nhân chết vì lý do khác mà GVHD: TS. Phạm Văn Beo 37 SVTH: Lê Thị Anh Thư Hành vi hiếp dâm người chuyển giới dưới góc độ pháp luật hình sự Việt Nam – lý luận và thực tiễn không phải do bị hiếp thì không truy cứu theo tình tiết này mà tùy trường hợp cụ thể người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm người chuyển giới và tội phạm tương ứng với hành vi làm cho nạn nhân bị chết. Nếu người phạm tội vì sợ lộ mà giết nạn nhân hay vẫn cứ giao cấu dù biết rằng nạn nhân sắp chết (để mặc hậu chết người) thì người phạm tội phải bị truy cứu thêm tội giết người. - Hiếp dâm làm nạn nhân tự sát; + Làm nạn nhân tự sát là trường hợp các nạn nhân bị hãm hiếp đã có hành vi tước đoạt tính mạng của mình. Hậu quả này là do nạn nhân cảm thấy quá xấu hổ, tủi nhục vị bị hiếp dâm, tổn hại quá lớn về mặt tinh thần, không chịu nổi nên đã tự sát. Trên thực tế, rất khó có thể xác định được việc nạn nhân tự sát có phải nguyên nhân là do bị hiếp dâm hay không. Có thể là do nguyên nhân khác như thất tình, bị kịch gia đình, trốn nợ... mà nạn nhân đã có ý định tự tử, sau khi bị hiếp dâm lại càng củng cố thêm ý định và đã thực hiện. Do vậy, việc xác định rõ quan hệ nhân quả giữa việc bị hiếp dâm và tự tử là hết sức quan trọng. Trong trường hợp, nếu vị bị hiếp dâm mà nạn nhân tự sát thì không cần xác định nạn nhân có bị chết hay không, người phạm tội vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tình tiết này. Tức là nạn nhân có bị chết hay không không phải là dấu hiệu bắt buộc để xác định tình tiết phạm tội này. Tuy nhiên, nếu nạn nhân tự sát mà bị chết thì người phạm tội sẽ phải chịu mức hình phạt cao hơn trường hợp nạn nhân tự sát mà không chết do hậu quả nguy hiểm cho xã hội cao hơn.  Đối với trường hợp nạn nhân chuyển giới là người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 5 năm đếm 10 năm. Tuy nhiên, nếu phạm tội đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nhưng lại thuộc trường hợp nói tại khung tăng nặng thứ nhất và khung tăng nặng thứ hai thì xét xử theo các khung đó. Việc xác định tuổi của nạn nhân là mang tính khách quan, không phụ thuộc vào thái độ tâm lý của người phạm tội (không cần biết người phạm tội có biết được điều đó hay không). GVHD: TS. Phạm Văn Beo 38 SVTH: Lê Thị Anh Thư Hành vi hiếp dâm người chuyển giới dưới góc độ pháp luật hình sự Việt Nam – lý luận và thực tiễn KẾT LUẬN Từ những nội dung đã nghiên cứu, tác giả rút ra được những kết luận sau: Thứ nhất, cần có hướng dẫn mới về định nghĩa thuật ngữ “giao cấu”, thay đổi nhận thức về định nghĩa thuật ngữ này có ý nghĩa trong việc xác định chủ thể rộng hơn của tội hiếp dâm và hiếp dâm trẻ em. Nó giúp các cơ quan có thẩm quyền xác định đúng tội danh theo luật định, đảm bảo sự hợp pháp của việc định tội. Nhà làm luật cần thiết căn cứ vào thực tiễn để có sự phù hợp và cũng dự phòng nhưng tình huống có thể xảy ra, định nghĩa “giao cấu” cần được mở rộng và khái quát hơn như: “Giao cấu là bất kỳ sự cọ sát trực tiếp nào giữa các bộ phận sinh dục của những người khác nhau. Hành vi này được xem xét ở cả những người khác giới hay đồng giới”. Theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Hình sự Việt Nam thì cấu thành cơ bản của tội hiếp dâm còn đơn giản, chưa chặt chẽ, chưa rõ ràng. Về chủ thể của tội phạm, Điều 111 không quy định chủ thể là nam hay nữ mà quy định “người nào”, như vậy chủ thể của tội hiếp dâm có thể là nam, cũng có thể là nữ. Nhưng trong thực tiễn xét xử và từ khái niệm giao cấu thì người trực tiếp thực hiện hành vi hiếp dâm phải là người có giới tính nam và khi có sự việc người nam giao cấu với người nữ thì mới có thể có hành vi hiếp dâm. Phải quy định lại khái niệm giao cấu, vì thế chủ thể rộng, có thể là nam hoặc nữ thì hành vi khách quan cũng cần thiết được mô tả rộng hơn trong quy định của điều luật như giao cấu trái ý muốn hoặc không có ý muốn của nạn nhân bằng các thủ đoạn như dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân, tình trạng không thể biểu lộ ý chí của nạn nhân, hoặc tạo ra tình trạng không thể tự vệ, không thể biểu lộ ý chí của nạn nhân. Điều này phù hợp với chủ thể phạm tội là nam hoặc nữ, nhất là trong thực tiễn hiện nay đã xuất hiện một vài tình huống mà chủ thể phạm tội là nam hoặc nữ đã tạo ra tình huống không thể tự vệ để giao cấu trái ý muốn với nạn nhân là người chuyển giới mà không bị định tội hiếp dâm. Bổ sung quy định này là phù hợp với thực tiễn và học kinh nghiệm một số nươc có pháp luật tiến bộ trên thế giới. Thứ hai, do nhu cầu hoàn thiện pháp luật để phù hợp với điều kiện phát triển và tình hình xã hội là một nhu cầu cấp thiết và cần thực hiện ngay. Theo quan điểm của người viết nên đưa thêm một tội hiếp dâm người chuyển giới vào Bộ luật hình sự hoặc đưa ra hướng dẫn cụ thể về khách thể của tội hiếp dâm. Với tình hình xã hội Việt Nam hiện tại thì số lượng người chuyển giới ngày càng tăng. Mà hiện nay, trong trường hợp một người dùng vũ lực đe dọa dùng vũ lực để quan hệ tình dục với người cùng giới hoặc người chuyển giới (theo các hình thức quan hệ tình dục đồng tính nam, quan hệ tình dục đồng tính nữ, hoặc quan hệ nam nữ thường gặp) thì danh dự, nhân phẩm, đời sống tinh thần của nạn nhân bị tổn thương không kém gì các nạn nhân trong những GVHD: TS. Phạm Văn Beo 39 SVTH: Lê Thị Anh Thư Hành vi hiếp dâm người chuyển giới dưới góc độ pháp luật hình sự Việt Nam – lý luận và thực tiễn hành vi hiếp dâm. Nhưng theo quy định của Điều 111 Bộ luật Hình sự, hành vi qua hệ đó không phạm vào tội hiếp dâm. Trường hợp này, thường các cơ quan pháp luật chỉ xem là hành vi dâm ô nếu nạn nhân trên 13 tuổi thì không thể truy tố, xét xử được. Trong quá trình nghiên cứu luận văn người viết đã phân tích những quy định của pháp luật một cách đơn giản nhất, tìm hiểu những bất cập của thực tiễn đời sống kèm theo các số liệu chỉ nhằm mang tính chất giúp người đọc dễ dàng nắm bắt vấn đề và hiểu rõ hơn, người viết cũng mong muốn góp một phần nhỏ nghiên cứu của mình vào công trình nghiên cứu pháp luật của nước ta. Từ đó làm cho quá trình áp dụng luật trở nên dễ dàng, rõ ràng, minh bạch hơn, giảm thiểu đi những bất cập khi áp dụng pháp luật trong đời sống xã hội. GVHD: TS. Phạm Văn Beo 40 SVTH: Lê Thị Anh Thư Hành vi hiếp dâm người chuyển giới dưới góc độ pháp luật hình sự Việt Nam – lý luận và thực tiễn DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ***************  Văn bản pháp luật 1. Hiếp pháp năm 2013, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật. 2. Bộ luật Hình sự 1999 sữa đổi, bổ sung năm 2009, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, 2011. 3. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, 2013. 4. Bộ luật Dân sự 2005, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, 2011. 5. Bộ luật Hình sự 1985, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật,1988 (hết hiệu lực). 6. Nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 05/8/2008 của Chính phủ về xác định lại giới tính, theo đó việc xác định lại giới tính chỉ được thực hiện đối với người có khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa được định hình chính xác. 7. Bản tổng kết 329/HS2 ngày 11/5/1967 của Tòa án nhân dân tối cao. Giáo trình, sách, tạp chí tiếng Việt 1. Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Trường Đại học luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, 2001. 2. Nguyễn Ngọc Diệp, 550 Thuật ngữ chủ yếu trong pháp luật Hình Sự Việt Nam, Nxb. TPHCM. 3. Phạm Văn Beo, Giáo trình luật Hình Sự Việt Nam, quyển 2, Nxb. Chính Trị Quốc Gia, 2009. 4. Phạm Quỳnh Phương, Lê Quang Bình, Mai Thanh Tú, Người chuyển giới ở Việt Nam – Những vấn đề thực tiễn và pháp lý, Hà Nội, 2012. 5. Trương Am, Tác động tâm lý trong hoạt động điều tra hình sự, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2001. 6. Trương Hồng Quang, Người chuyển giới tại Việt Nam dưới góc nhìn pháp lý, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 21, tháng 11-2011. 7. Trương Hồng Quang, Tìm hiểu một số vấn đề dưới góc độ pháp lý về đồng tính, song tính và chuyển giới, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, 2013. 8. Từ điển tiếng Việt, Nxb. Trung tâm từ điển ngôn ngữ Việt Nam, 1992. Tài liệu tiếng nước ngoài 1. Chambers, L, Unprincipled exclusions: Feminist Theory, transgender jurisprufdence, and Kimberly Nixon, Canadian Journal off Woman and the Law, 2007, 19. 2. Cf. Gainor , Gender identify refer to “one ‘s sense of oneself as male, female, or transgender” (American Psychlogical Association, 2006). When one’s gender odentify and biological sex are not congruent, the individual may identify as transsexual or as another transgender category , 2000. GVHD: TS. Phạm Văn Beo 41 SVTH: Lê Thị Anh Thư Hành vi hiếp dâm người chuyển giới dưới góc độ pháp luật hình sự Việt Nam – lý luận và thực tiễn 3. Cf. Del, Human Rights Watch, Controlling Bodies, Denying Identities, Human Rights Violations againts Trans People in the Netherlands, 2011. 4. ILGA, LGBT world legal wrap up survey, 2006. 5. Stuckey, J, Spirit possession and the golddes Ishtar in ancient Mesopotamia, Matri Focus, 2008, 8(1). Danh mục các trang thông tin điện tử 1. Autralian Government comlaw, Criminal Code Act 1995 (Australia), bản đã được sữa đổi, bổ sung ngày 1/07/2013, nguồn: http://www.comlaw.gov.au/Details/C2013C00366, [truy cập ngày 11-10-2014]. 2. Autralian Government comlaw, Commonwealth Authorities and Companies Act 1997, bản đã được sữa đổi, bổ sung ngày 13/6/2013, nguồn: http://www.comlaw.gov.au/Details/C2013C00259, [truy cập ngày 11-10-2014]. 3. Luật sư Trương Thanh Tú, Khó quy tội hiếp dâm người chuyển giới, Trương Thanh Tú, http://luatsutruonganhtu.com/Tu-van-luat/Kho-quy-toi-hiep-damnguoi-chuyen-gioi/pageid/105/ctl/2/itemid/105240, truy cập ngày [7-10-2014]. 4. Matichon online, Cuộc bầu chọn dành cho người chuyển giới, nguồn:http://www.matichon.co.th/default.php?newsid=1368761631&gripid&ca tid=19&subcatid=1904, [truy cập ngày 13-10-2014]. 5. Macleans, Ví dụ tại Canada có 8/10 tỉnh miễn phí chi phí phẩu thuật chuyển đổi giới tính cho người chuyển giới, nguồn:http://www.macleans.ca/news/novascotia-government-to-cover-cost-of-gender-reassignment-surgeries/, [truy cập ngày 19-9-2014]. 6. Nghiên cứu lập pháp văn phòng Quốc hội, Bảo đảm quyền của người đồng tính, người chuyển giới trong tư pháp hình sự, Thái Thị thùy Dung, Vũ Thị Thúy, nguồn: http://www.nclp.org.vn/ban_ve_du_an_luat/van-hoa-xa-hoi/bao-111amquyen-cua-nguoi-111ong-tinh-nguoi-chuyen-gioi-trong-tu-phap-hinh-su, [truy cập ngày 28-9-2014]. 7. News zing, Anh chàng chuyển giới bị hiếp dâm, tòa án đau đầu, nguồn: http://news.zing.vn/Anh-chang-chuyen-gioi-bi-hiep-dam-toa-an-dau-daupost91901.html, [truy cập ngày 9-10-2014]. 8. Ontario, Những việc mà một người muốn đổi giới tính trên giấy tờ do Chính phủ cấp phải làm tại tỉnh Ontario (Canada), nguồn: http://www.ontario.ca/government/changing-your-sex-designation-your-birthregistration-and-birth-certificate, [truy cập ngày 19-9-2014]. 9. Pháp luật TPHCM, Bi kịch của người chuyển giới – Bài 3: Luật có nên xem xét?, Thanh mận, nguồn: GVHD: TS. Phạm Văn Beo 42 SVTH: Lê Thị Anh Thư Hành vi hiếp dâm người chuyển giới dưới góc độ pháp luật hình sự Việt Nam – lý luận và thực tiễn http://plo.vn/tam-su/bi-kich-cua-nguoi-chuyen-gioi-bai-3-luat-co-nen-xem-xet356254.html, [truy cập ngày 19-9-2014]. 10. Rolo entertawment, Thoát tội hiếp dâm nhờ “hiếp nhầm” đàn ông, Afamily, nguồn: http://art.rolo.vn/a/chi-tiet/710360610637815/thoat-toi-cuong-dam-nho%E2%80%9Chiep-nham%E2%80%9D-dan-ong/, [truy cập ngày 9-10-2014]. 11. Tư vấn pháp luật, Vụ hiếp dâm người chuyển đổi giới tính: Xử được!,http://tuvanphapluat.com.vn/home.php?sub_id&id=308, [truy cập ngày 27-09-2014]. 12. Vnexpress, Hiếp dâm người chuyển đổi giới tính có bị xử lý?, Hồng Anh, http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/tu-van/hiep-dam-nguoi-chuyen-doi-gioitinh-co-bi-xu-ly-2234642.html, [truy cập ngày 7-10-2014]. 13. Victoria Current Acts, Crimes Act 1958 (bang Vitoria, Australia), bản đã được sữa đổi bổ sung ngày 10/02/2013, nguồn: http://www.austlii.edu.au/au/legis/vic/consol_act/ca195882/s38.html, [truy cập ngày 11/10/2014]. GVHD: TS. Phạm Văn Beo 43 SVTH: Lê Thị Anh Thư [...]... nhìn pháp lý, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 21, tháng 11-2013 5 GVHD: TS Phạm Văn Beo 6 SVTH: Lê Thị Anh Thư Hành vi hiếp dâm người chuyển giới dưới góc độ pháp luật hình sự Vi t Nam – lý luận và thực tiễn chuyển giới đồng tính (ví dụ người chuyển giới từ nam sang nữ và chỉ yêu nữ giới) , người chuyển giới song tính (ví dụ người chuyển giới từ nam sang nữ và có thể yêu cả nam giới và nữ giới) và người. .. dưới góc độ pháp luật hình sự Vi t Nam – lý luận và thực tiễn CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN CỦA HÀNH VI HIẾP DÂM NGƯỜI CHUYỂN GIỚI VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ 2.1 Thực tiễn của hành vi hiếp dâm người chuyển giới 2.1.1 Thực tiễn của hành vi hiếp dâm người chuyển giới ở một số nước trên thế giới Các quốc gia Bỉ, Canada, Hà Lan, Nam Phi, Na Uy, Thụy Điển, Tây Ban Nha và năm bang ở Hòa Kỳ đã công nhận hôn nhân đồng giới Có... Thư Hành vi hiếp dâm người chuyển giới dưới góc độ pháp luật hình sự Vi t Nam – lý luận và thực tiễn Quan điểm thứ hai xử theo tội hiếp dâm (Điều 111 của Bộ luật Hình sự năm 1999 sữa đổi, bổ sung năm 2009) Muốn xác định hành vi hiếp dâm người chuyển đổi giới tính có tội hay không, tội gì trước hết phải căn cứ vào hành vi và các dấu hiệu cấu thành tội hiếp dâm quy định tại Điều 111 của Bộ luật Hình sự. .. quy định của pháp luật hình sự cũng như vướng mắc khi áp dụng pháp luật trong thực tiễn đã gây không ít trở ngại cho các cơ quan tư pháp GVHD: TS Phạm Văn Beo 26 SVTH: Lê Thị Anh Thư Hành vi hiếp dâm người chuyển giới dưới góc độ pháp luật hình sự Vi t Nam – lý luận và thực tiễn Như người vi t đã đề cập, pháp luật Vi t Nam hiện hành không thừa nhận sự tồn tại của những người chuyển giới và không có... nhưng thực tế chúng ta phải vận dụng sao cho hợp lý nhất để phù hợp với sự phát triển của xã hội GVHD: TS Phạm Văn Beo 25 SVTH: Lê Thị Anh Thư Hành vi hiếp dâm người chuyển giới dưới góc độ pháp luật hình sự Vi t Nam – lý luận và thực tiễn 2.3 Nguyên nhân không xác định tội hiếp dâm cho hành vi hiếp dâm người chuyển giới ở Vi t Nam Hiện nay, pháp luật chưa có quy định nào công nhận lại giới tính cho người. .. Lê Thị Anh Thư Hành vi hiếp dâm người chuyển giới dưới góc độ pháp luật hình sự Vi t Nam – lý luận và thực tiễn 1.1.2.4 Sự thể hiện mong muốn sống đúng với giới tính của người chuyển đổi giới tính ở Vi t Nam Hiện tại, mong muốn sống đúng với giới tính của người chuyển giới Vi t Nam đang ngày càng rõ rệt trong xã hội Trước đây, cộng đồng LGBT (vi t tắt của đồng tính, song tính và chuyển giới) thường sống... hành vi phạm tội, trong khi hành vi hiếp dâm đã xảy ra Rõ ràng trong ý chí chủ quan, các bị can xác định nạn nhân là nữ giới nên mới hiếp dâm, và hành vi thay nhau xâm phạm nạn nhân, tức là quyết tâm thực hiện đến cùng hành vi phạm tội và tội phạm đã hoàn thành GVHD: TS Phạm Văn Beo 21 SVTH: Lê Thị Anh Thư Hành vi hiếp dâm người chuyển giới dưới góc độ pháp luật hình sự Vi t Nam – lý luận và thực tiễn. . .Hành vi hiếp dâm người chuyển giới dưới góc độ pháp luật hình sự Vi t Nam – lý luận và thực tiễn thể là nam giới liệu có đảm bảo điều chỉnh, bảo vệ các quan hệ nhân thân, nhân phẩm, sức khỏe, quyền tự do tình dục 1.1.2 Người chuyển giới 1.1.2.1 Khái niệm về người chuyển giới Ở Vi t Nam, khái niệm người chuyển giới chỉ mới biết đến trong những năm gần đây Trước kia, người chuyển giới được... người chuyển giới vào trong pháp luật hình sự có tính khả thi cao trong tình hình phát triển của đất nước hiện nay GVHD: TS Phạm Văn Beo 28 SVTH: Lê Thị Anh Thư Hành vi hiếp dâm người chuyển giới dưới góc độ pháp luật hình sự Vi t Nam – lý luận và thực tiễn CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH TỘI HIẾP DÂM NGƯỜI CHUYỂN GIỚI Như những gì người vi t đã phân tích thì hiếp dâm người chuyển giới đến nay vẫn chưa được giải quyết... là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong luật hình sự và phải thỏa mãn hai điều kiện, điều kiện về năng lực trách nhiệm hình sự và điều kiện về độ tuổi là những dấu hiệu pháp lý bắt buộc của chủ GVHD: TS Phạm Văn Beo 29 SVTH: Lê Thị Anh Thư Hành vi hiếp dâm người chuyển giới dưới góc độ pháp luật hình sự Vi t Nam – lý luận và thực tiễn thể của tội phạm Vì vậy giáo trình Luật ... Hành vi hiếp dâm người chuyển giới góc độ pháp luật hình Vi t Nam – lý luận thực tiễn CHƯƠNG THỰC TIỄN CỦA HÀNH VI HIẾP DÂM NGƯỜI CHUYỂN GIỚI VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ 2.1 Thực tiễn hành vi hiếp dâm. .. Thực tiễn hành vi hiếp dâm người chuyển giới số nước giới 18 2.1.2 Thực tiễn hành vi hiếp dâm người chuyển giới Vi t Nam 20 2.2 Xử lý hành vi hiếp dâm người chuyển giới Vi t Nam. .. Anh Thư Hành vi hiếp dâm người chuyển giới góc độ pháp luật hình Vi t Nam – lý luận thực tiễn CHƯƠNG MÔ HÌNH TỘI HIẾP DÂM NGƯỜI CHUYỂN GIỚI Như người vi t phân tích hiếp dâm người chuyển giới đến

Ngày đăng: 03/10/2015, 14:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan