giáo trình xã hội học đại cương

187 3.3K 5
giáo trình xã hội học đại cương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

giáo trình xã hội học đại cươnggiáo trình xã hội học đại cươnggiáo trình xã hội học đại cươnggiáo trình xã hội học đại cươnggiáo trình xã hội học đại cươnggiáo trình xã hội học đại cươnggiáo trình xã hội học đại cươnggiáo trình xã hội học đại cươnggiáo trình xã hội học đại cươnggiáo trình xã hội học đại cươnggiáo trình xã hội học đại cươnggiáo trình xã hội học đại cươnggiáo trình xã hội học đại cươnggiáo trình xã hội học đại cươnggiáo trình xã hội học đại cươnggiáo trình xã hội học đại cươnggiáo trình xã hội học đại cươnggiáo trình xã hội học đại cươnggiáo trình xã hội học đại cươnggiáo trình xã hội học đại cươnggiáo trình xã hội học đại cươnggiáo trình xã hội học đại cươnggiáo trình xã hội học đại cươnggiáo trình xã hội học đại cươnggiáo trình xã hội học đại cươnggiáo trình xã hội học đại cương

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ Khoa Khoa học Xã hội & Nhân văn Bộ môn Xã hội học Bài giảng môn học: Xã hội học đại cương Mã số môn học: XH 028 CBGD: Trần Thị Phụng Hà, Dr. Năm 2014 Tà i l i ệ u X H H ở T T h ọ c li ệ u , Đ H C T Tên tài liệu Danh mục thư viện Bruce J.Cohen, Terri L.Orbuch, 1995, Xã hội học nhập môn, Nguyễn Minh Hòa dịch, NXB. Giáo dục, 220 tr. 301 C678 Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh, 2001. Phương pháp nghiên cứu xã hội học. NXB Đại học quốc gia Hà Nội. BM. XHH Kathy S. Stolley, 2005. The basics of Sociology. Greenwood Press. Bm.XHH Nguyễn Sinh Huy, 2008. Xã hội học đại cương. NXB Đại học Quốc gia Hà nội. Bm.XHH Phạm Tất Dong và Lê Ngọc Hùng (Chủ biên), 2008. Xã hội học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Bm. XHH John J.Macionis, Xã hội học, 2004, Trần Nhựt Tân hiệu đính, NXB. Thống kê, 778 tr. 301 M152 Nguyên tác: Sociology, 1987, NXB. Prentice Hall, Toronto, Canada Lương Văn Úc, 2009, Giáo trình Xã hội học, NXB. Đại học Kinh tế Quốc dân, 294 tr. 301.01 U500 Ngọ Văn Nhân, 2007, Tập bài giảng Xã hội học, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB. Công an Nhân dân, 363 tr. 301 Nh121 Nguyễn Sinh Huy, 2008, Xã hội học đại cương, NXB. Đại học Quốc gia Hà nội, 156 tr. Bm.XHH Phạm Tất Dong và Lê Ngọc Hùng (Chủ biên), 2008, Xã hội học, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội, 326 tr. Bm.XHH Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh, Phương pháp nghiên cứu xã hội học, 2001, NXB. Đại học quốc gia Hà Nội, 435 tr. 301.07 Qu605 Richard T. Schaefer, 2003, Xã hội học (8th edd.), Huỳnh Văn Thanh dịch, NXB. Thống kê, 759 tr. 301 S294 Richard T. Schaefer, 2005, Sociology, Mc Graw Hill, New York, 630 page. 301 S294 Tạ Minh (Chủ biên), Trần Tuấn Phát, 2001, Nhập môn xã hội học, NXB. Thành phố Hồ Chí Minh, 192 tr. 301 M312 Trần Thị Kim Xuyến (Chủ biên), Nguyễn Thị Hồng Xoan, Nhập môn xã hội học, 2002, NXB. Đại học quốc gia Hà Nội, 354 tr. 301 X527 Vũ Quang Hà (Chủ biên), Nguyễn Thị Hồng Xoan, Xã hội học đại cương, 2003, NXB. Đại học quốc gia Hà Nội, 565 tr. 301 H100 Warren Kidd, Mark Kirby, John Barter, Tanya Hope, Alison Kirton, Nick Madry, Paul Manning, Karen Triggs, and Francine Koubel, 2006, Những bài giảng về xã hội học, Nguyễn Kiên Trường dịch, NXB. Thống kê, 839 tr. 301 Nh556 Wikipedia: http://vi.wikipedia.org/wiki/X%C3%A3_h%E1%BB%99i_h%E1%BB%8Dc ĐH Nông Nghiệp http://luathoc.cafeluat.com/showthread.php/59258-Bai-giang-Xa-hoi-hoc-dai-cuong-Tap-the-tacgia-DH-Nong-Nghiep Diễn đàn ĐH Luật: http://luathoc.cafeluat.com/forumdisplay.php/20-Nhap-mon-xa-hoi-hoc Tailieu.VN: http://tailieu.vn/tim-kiem/tai-lieu/x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20h%E1%BB%8Dc.html Tập bài giảng này được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, dùng làm tài liệu cho SV học tập. SV có thể sử dụng tập tài liệu này phối hợp với nguồn tài liệu gốc để tham khảo. Để hoàn chỉnh tập tài liệu, giáo viên sẽ bổ sung vào tập bài giảng nhiều câu hỏi, bài tập trong và ngoài lớp học. Vì vậy, tập bài giảng này được xem như bản thảo, chỉ lưu hành nội bộ cho SV theo học môn XHH đại cương ở trường ĐHCT Đ ề c ư ơ n g c h i t i ế t mô n h ọ c 1. Thông tin môn học 1.1 Tên môn học: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG (Sociology) 1.2 Mã môn học: XH028 1.3 Bộ môn/Khoa quản lý: Bộ môn Xã hội học, Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn 1.4 Nhóm môn học: đại cương 1.5 Tính chất môn học: bắt buộc 1.6 Bố trí giảng dạy: năm thứ 1 và 2 1.7 Số tiết giảng dạy: Tổng số: 30 Lý thuyết: 30 Thực hành: bài tập nhóm 1.8 Tổng số chương: 9 2. Mục tiêu môn học Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về xã hội học: lịch sử hình thành và phát triển của xã hội học, đối tượng chức năng của xã hội học, các khái niệm, và phạm trù xã hội học, xã hội học chuyên ngành và các phương pháp nghiên cứu xã hội học. Sinh viên nắm vững các khái niệm cơ bản, những luận điểm cơ bản của các lối tiếp cận xã hội học nhận thức, Sinh viên có thể vận dụng lý thuyết để lí giải một số hiện tượng, sự kiện xã hội Sinh viên có thể chọn một vấn đề xã hội để phân tích, đánh giá và đưa ra ý kiến cá nhân về vấn đề đã chọn. 3. Nội dung giảng dạy Chương 1: Giới thiệu môn học - Biết được hoàn cảnh lịch sử cho ra đời của môn học; một số đóng góp của các nhà Mục tiêu sáng tạo ra XHH - Biết được đối tượng nghiên cứu của XHH, ý nghĩa của nghiên cứu XHH Nội dung - Khái quát sự hình thành và phát triển XHH Đối tượng nghiên cứu XHH Tài liệu - Phan Trọng Ngọ 1997. Xã hội học đại cương, NXB Chính trị quốc gia. - Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng 2001. Xã hội học. NXB ĐHQG Hà nội. Trang 5-94; Tạ Minh, Lê Văn Bửu, Trần Tuấn Phát. 2003. Nhập môn xã hội học. Nhà xuất bản Thống kê. Trang 9-34 i - Trần Thị Kim Xuyến, Nguyễn Thị Hồng Xoan. 2002. Nhập môn xã hội học. Nhà xuất bản Thống kê. Trang 9-22, 38-64, 125-132 - Thanh Lê. 2000. Xã hội học đại cương. Nhà xuất bản đại học quốc gia Tp Hồ Chí Minh. Trang 9-38 - Thanh Lê. 2004. Những khái niệm cơ bản của xã hội học. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. Trang 39-57 Chương 2: Cơ cấu xã hội Mục tiêu Khái niệm một số thuật ngữ XHH, các phạm trù quan trọng của XHH Nội dung Xã hội và tổ chức xã hội Cơ cấu xã hội Tài liệu - Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng 2001. Xã hội học. NXB ĐHQG Hà nội. Trang 129241 Ngọ Văn Nhân, 2007, Tập bài giảng Xã hội học, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB. Công an Nhân dân. Trang 49-84 Vũ Minh Tâm và các tác giả. 2001. Xã hội học. Nhà xuất bản giáo dục. Trang 87124 Tạ Minh, Lê Văn Bửu, Trần Tuấn Phát. 2003. Nhập môn xã hội học. Nhà xuất bản Thống kê. Trang 35-48 Thanh Lê. 2000. Xã hội học đại cương. Nhà xuất bản đại học quốc gia Tp Hồ Chí Minh. Trang 105-134 Nguyễn Đình Tấn. 2003. Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội. Nhà xuất bản lý luận chính trị. Trang 37-67; 87-124; 175-205 Chương 3 - Hành động xã hội và tương tác xã hội Chương 4 - Tổ chức xã hội và thiết chế xã hội Chương 5 - Văn hóa và lối sống Chương 6 - Xã hội hóa Chương 7 - Biến đổi xã hội Chương 8: Xã hội học chuyên đề - Tống Văn Chung. 2001. Xã hội học nông thôn. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội. Trang 113-179; 336-399 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu XHH Mục tiêu Nắm vững các phương pháp, kỹ thuật nghiên cứu 1 vấn đề xã hội để có thể tự triển khai nghiên cứu (xây dựng đề cương, lập kế hoạch, xử lý số liệu..., viết báo cáo khoa học) Nội dung Khoa học và nghiên cứu khoa học Phương pháp khoa học Vấn đề nghiên cứu khoa học Thu thập tài liệu Thu thập thông tin bằng phương pháp phỏng vấn Xây dựng bảng hỏi Chọn mẫu ii Tài liệu - Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng 2001. Xã hội học. NXB ĐHQG Hà nội. Trang 95129 Ngọ Văn Nhân, 2007, Tập bài giảng Xã hội học, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB. Công an Nhân dân. Trang 83-132 Trần Thị Kim Xuyến, Nguyễn Thị Hồng Xoan. 2002. Nhập môn xã hội học. Nhà xuất bản Thống kê. Trang 279-348 iii N ộ i d un g Tài liệu XHH ở TT học liệu, ĐHCT ........................................................................................ 2 Đề cương chi tiết môn học......................................................................................................... i 1. Thông tin môn học ........................................................................................................... i 2. Mục tiêu môn học ............................................................................................................. i 3. Nội dung giảng dạy .......................................................................................................... i Chương 1: Tổng quan về xã hội học ........................................................................................ 1 1.1 KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC ........................... 1 1.1.1 Bối cảnh Kinh tế xã hội và nhu cầu thực tiễn ........................................................ 1 1.1.2 Bối cảnh Chính trị xã hội và tư tưởng.................................................................... 2 1.1.3 Bối cảnh về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội ................................................ 3 1.2 KHÁI NIỆM XÃ HỘI HỌC ........................................................................................ 4 1.3 ĐÓNG GÓP CỦA CÁC NHÀ SÁNG LẬP RA XÃ HỘI HỌC .................................... 5 1.3.1 Auguste Comte (1798-1857) ................................................................................. 5 1.3.2 Herbert Spencer (1820 - 1903) .............................................................................10 1.3.3 Karl Marx (1818 - 1883) ......................................................................................15 1.3.4 Emile Durkheim (1858 - 1917) ............................................................................18 1.3.5 Max Weber (1864 - 1920) ....................................................................................21 1.3.6 Các lý thuyết xã hội học chủ yếu ..........................................................................26 1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA XÃ HỘI HỌC ....................................................28 1.4.1 Đặc điểm của tri thức xã hội học ..........................................................................29 1.4.2 Đối tượng nghiên cứu của xã hội học ...................................................................31 1.5 MỐI QUAN HỆ XÃ HỘI HỌC VỚI CÁC KHOA HỌC KHÁC ................................32 1.5.1 Xã hội học và triết học .........................................................................................32 1.5.2 Xã hội học và tâm lý ............................................................................................33 1.5.3 Xã hội học và kinh tế học .....................................................................................33 1.5.4 Xã hội học và nhân chủng học .............................................................................34 1.6 CHỨC NĂNG CỦA XÃ HỘI HỌC ............................................................................34 1.6.1 Chức năng nhận thức: ..........................................................................................34 1.6.3 Chức năng tư tưởng. ............................................................................................35 1.7 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI HỌC Ở VIỆT NAM ...............................................35 Chương 2: Cơ cấu xã hội ........................................................................................................37 2.1 KHÁI NIỆM CƠ CẤU XÃ HỘI .................................................................................37 2.1.1 Khái niệm cơ cấu xã hội.......................................................................................37 2.1.2 Các phân hệ cơ cấu xã hội cơ bản.........................................................................37 2.1.3 Ý nghĩa của việc nghiên cứu cơ cấu xã hội ...........................................................40 2.2 VỊ THẾ XÃ HỘI VÀ VAI TRÒ XÃ HỘI ...................................................................41 2.2.1 Vị thế xã hội ........................................................................................................41 2.2.2 Vai trò xã hội .......................................................................................................42 2.2.3 Quan hệ giữa vị thế xã hội và vai trò xã hội .........................................................44 2.3 BẤT BÌNH ĐẲNG XÃ HỘI .......................................................................................44 iv 2.3.1 Bình đẳng xã hội ................................................................................................. 44 2.3.2 Bất bình đẳng xã hội............................................................................................ 45 2.4 PHÂN TẦNG XÃ HỘI .............................................................................................. 47 2.4.1 Khái niệm: .......................................................................................................... 47 2.4.2 Các hệ thống phân tầng xã hội ............................................................................. 48 2.4.3 Một số lý thuyết về bất bình đẳng xã hội và phân tầng xã hội .............................. 49 2.5 CƠ ĐỘNG XÃ HỘI ................................................................................................... 58 2.5.1 Khái niệm ........................................................................................................... 58 2.5.2 Phân loại cơ động xã hội ..................................................................................... 58 2.5.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ động xã hội ..................................................... 59 Chương 3: Hành động xã hội và tương tác xã hội ................................................................. 63 3.1 HÀNH ĐỘNG XÃ HỘI ............................................................................................. 63 3.1.1 Khái niệm hành động xã hội: ............................................................................... 63 3.1.2 Thành phần của hành động xã hội ....................................................................... 64 3.1.3 Kết quả hành động và hậu quả không chủ định .................................................... 65 3.1.4 Phân loại hành động xã hội.................................................................................. 65 3.2 TƯƠNG TÁC XÃ HỘI .............................................................................................. 66 3.2.1 Khái niệm tương tác xã hội.................................................................................. 66 3.2.2 Đặc điểm của tương tác xã hội............................................................................. 67 3.2.3 Phân loại tương tác xã hội ................................................................................... 67 3.2.4 Một số lí thuyết xã hội học và tương tác xã hội.................................................... 67 3.3 QUAN HỆ XÃ HỘI ................................................................................................... 69 3.3.1 Khái niệm quan hệ xã hội .................................................................................... 69 3.3.2 Chủ thể quan hệ xã hội ........................................................................................ 69 3.3.3 Phân loại quan hệ xã hội...................................................................................... 69 Chương 4: Tổ chức xã hội và thiết chế xã hội ....................................................................... 71 4.1 NHÓM XÃ HỘI......................................................................................................... 71 4.1.1 Khái niệm ........................................................................................................... 71 4.1.2 Những đặc trưng cơ bản của nhóm ...................................................................... 71 4.1.3 Phân loại nhóm ................................................................................................... 72 4.2 CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI ............................................................................................. 73 4.2.1 Khái niệm: .......................................................................................................... 73 4.2.2 Đặc trưng của cộng đồng xã hội .......................................................................... 74 4.2.3 Phân loại cộng đồng xã hội.................................................................................. 74 4.2.4 Phạm vi nghiên cứu cộng đồng xã hội của xã hội học .......................................... 74 4.3 TỔ CHỨC XÃ HỘI ................................................................................................... 75 4.3.1 Khái niệm ........................................................................................................... 75 4.3.2 Phân loại ............................................................................................................. 76 4.3.3 Một số dạng của tổ chức xã hội ........................................................................... 77 4.4 THIẾT CHẾ XÃ HỘI................................................................................................. 79 4.4.1 Khái niệm ........................................................................................................... 79 4.4.2 Đặc điểm của thiết chế xã hội .............................................................................. 80 4.4.3 Chức năng của thiết chế xã hội ............................................................................ 80 v 4.4.4 Các loại thiết chế xã hội cơ bản: ...........................................................................81 4.4.5 Một số quan niệm về thiết chế xã hội: ..................................................................81 Chương 5: Văn hóa và lối sống ...............................................................................................83 5.1 KHÁI NIỆM VĂN HOÁ ............................................................................................83 5.2 LOẠI HÌNH VĂN HOÁ .............................................................................................84 5.2.1 Văn hoá vật chất (văn hoá vật thể) .......................................................................84 5.2.2 Văn hoá tinh thần (văn hoá phi vật thể) ................................................................84 5.3 CƠ CẤU VĂN HOÁ ..................................................................................................85 5.3.1 Chân lý ................................................................................................................85 5.3.2 Giá trị ..................................................................................................................85 5.3.3 Mục tiêu ..............................................................................................................86 5.3.4 Chuẩn mực ..........................................................................................................87 5.3.5 Biểu tượng ...........................................................................................................88 5.3.6 Ngôn ngữ .............................................................................................................89 5.4 CHỨC NĂNG CỦA VĂN HOÁ.................................................................................89 5.5 LỐI SỐNG VÀ VIỆC XÂY DỰNG LỐI SỐNG CÓ VĂN HOÁ................................89 5.5.1 Khái niệm lối sống ...............................................................................................89 5.5.2 Phân loại lối sống.................................................................................................90 5.5.3 Những vấn đề nghiên cứu chủ yếu về lối sống: ....................................................91 5.5.4 Những phương thức hình thành lối sống có văn hoá: ............................................91 Chương 6: Xã hội hóa .............................................................................................................95 6.1 KHÁI NIỆM ...............................................................................................................95 6.2 CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH XÃ HỘI HOÁ ...............................................96 6.2.1 Phân đoạn quá trình xã hội hóa của G.Mead ( Nhà xã hội học người Mỹ) ............96 6.2.2 Phân đoạn quá trình xã hội hóa của G. Andreeva ( nhà xã hội học người Nga) .....97 6.3 MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI HOÁ ...................................................................................98 6.3.1 Môi trường gia đình .............................................................................................99 6.3.2 Môi trường trường học .......................................................................................101 6.3.3 Các nhóm thành viên: ........................................................................................102 6.3.4 Thông tin đại chúng ...........................................................................................102 Chương 7: Biến đổi xã hội ....................................................................................................105 7.1 KHÁI NIỆM BIẾN ĐỔI XÃ HỘI .............................................................................105 7.1.1 Khái niệm ..........................................................................................................105 7.1.2 Đặc điểm của biến đổi xã hội .............................................................................106 7.1.3 Biến đổi xã hội và các khái niệm liên quan.........................................................107 7.2 CÁC QUAN ĐIỂM VỀ BIẾN ĐỔI XÃ HỘI ............................................................108 7.2.1 Cách tiếp cận theo chu kỳ ..................................................................................108 7.2.2 Quan điểm tiến hóa ............................................................................................108 7.2.3 Quan điểm xung đột ...........................................................................................109 7.2.4 Những quan điểm hiện đại về biến đổi xã hội .....................................................110 7.3 NHỮNG NHÂN TỐ VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA SỰ BIẾN ĐỔI XÃ HỘI .......................113 7.3.1 Những nhân tố bên trong....................................................................................113 7.3.2 Những nhân tố bên ngoài của sự biến đổi ...........................................................116 vi 7.3.3 Điều kiện biến đổi xã hội................................................................................... 117 Chương 8 : Xã hội học chuyên ngành .................................................................................. 119 8.1 XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN ............................................................................... 119 8.1.1 Khái niệm nông thôn ......................................................................................... 120 8.1.2 Đặc trưng của nông thôn ................................................................................... 120 8.1.3 Nội dung nghiên cứu của xã hội học nông thôn: ................................................ 121 8.2 XÃ HỘI HỌC ĐÔ THỊ ............................................................................................ 129 8.2.1 Khái niệm đô thị................................................................................................ 130 8.2.2 Đặc trưng của đô thị .......................................................................................... 131 8.2.3 Cấu trúc của đô thị ............................................................................................ 131 8.2.4 Sự hình thành và phát triển của đô thị ................................................................ 132 8.2.5 Nội dung chủ yếu của xã hội học đô thị ............................................................. 133 8.2.6 Quá trình đô thị hóa ở Việt nam ........................................................................ 136 8.3 XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNH ........................................................................................ 138 8.3.1 Khái niệm gia đình ............................................................................................ 138 8.3.2 Nội dung nghiên cứu của xã hội học gia đình: ................................................... 138 Chương 9: Phương pháp nghiên cứu xã hội học ................................................................. 143 9.1 KHOA HỌC VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ........................................................ 143 9.1.1 Khoa học ........................................................................................................... 143 9.1.2 Nghiên cứu khoa học (NCKH) .......................................................................... 143 9.2 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ...................................................................... 143 9.3 PHƯƠNG PHÁP KHOA HỌC ................................................................................ 144 9.3.1 Thế nào là “khái niệm” ...................................................................................... 144 9.3.2 Phán đoán ......................................................................................................... 144 9.3.3 Suy luận ............................................................................................................ 144 9.3.4 Cấu trúc của phương pháp luận nghiên cứu khoa học ........................................ 145 9.3.5 Phương pháp khoa học ...................................................................................... 146 9.4 VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC .................................................................... 146 9.4.1 “Vấn đề” nghiên cứu khoa học .......................................................................... 146 9.4.2 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu ...................................................................... 147 9.4.3 Đặt câu hỏi NC.................................................................................................. 148 9.4.4 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu ........................................................................ 149 9.4.5 Cách đặt giả thuyết ............................................................................................ 150 9.5 THU THẬP TÀI LIỆU............................................................................................. 151 9.5.1 Tài liệu .............................................................................................................. 151 9.5.2 Phân loại tài liệu nghiên cứu ............................................................................. 151 9.5.3 Nguồn thu thập tài liệu ...................................................................................... 152 9.6 THU THẬP THÔNG TIN BĂNG PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN......................... 152 9.6.1 Phân loại phỏng vấn .......................................................................................... 152 9.7 XÂY DỰNG BẢNG HỎI ........................................................................................ 158 9.7.1 Cấu trúc ............................................................................................................ 158 9.7.2 Một số loại câu hỏi ............................................................................................ 159 9.7.3 Yêu cầu đối với các câu hỏi trong bảng hỏi ....................................................... 162 vii 9.8 CHỌN MẪU ............................................................................................................163 9.8.1 Nghiên cứu trường hợp (case study) ...................................................................163 9.8.2 Nghiên cứu chọn mẫu ........................................................................................163 9.9 QUI CÁCH TRÌNH BÀY BÁO CÁO KHOA HỌC..................................................167 9.9.1 Cách trình bày phần đầu bài báo cáo ..................................................................167 9.9.2 Cách trình bày phần chính ..................................................................................167 9.9.3 Cách trích dẫn và ghi tài liệu tham khảo .............................................................171 9.9.4 Cách ghi tài liệu tham khảo ................................................................................172 9.10 TRÌNH BÀY BÁO CÁO KHOA HỌC..................................................................173 Tài liệu tham khảo ................................................................................................................175 viii C h ư ơ ng 1: T ổ ng q u a n v ề x ã h ộ i h ọ c 1.1 KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC Xã hội học xuất hiện ở châu Âu thế kỷ XIX với tư cách là một tất yếu lịch sử xã hội. Tính tất yếu đó thể hiện ở nhu cầu và sự phát triển chín muồi các điều kiện và tiền đề biến đổi và nhận thức đời sống xã hội. Các biến động to lớn trong đời sống kinh tế, chính trị và xã hội châu Âu vào thế kỷ XVIII và nhất là thế kỷ XIX đã đặt ra những nhu cầu thực tiễn mới đối với nhận thức xã hội. Bắt đầu từ thế kỷ 18, đời sống xã hội ở các nước Châu Âu trở nên hết sức phức tạp. Cuộc cách mạng công nghiệp 1750 đã đưa đến những đảo lộn ghê gớm. Chủ nghĩa tư bản đã tạo ra những đô thị công nghiệp khổng lồ gây nên những làn sóng chuyển dịch dân cư lớn, kèm theo đó là những mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn tôn giáo căng thẳng, các quan hệ xã hội ngày càng thêm đa dạng và phức tạp. Xã hội rơi vào trạng thái biến động không ngừng: chiến tranh, khủng hoảng kinh tế, xung đột chính trị, suy thoái đạo đức, phân hoá giàu nghèo, bùng nổ dân số, tan rã hàng loạt các thiết chế cổ truyền,... Trước tình hình như thế, xã hội nảy sinh một yêu cầu cấp thiết là cần phải có một ngành khoa học nào đó đóng vai trò tương tự như một bác sĩ luôn luôn theo dõi cơ thể sống - xã hội tiến tới giải phẫu các mặt, các lĩnh vực khác nhau trên bề mặt cắt của nó từ tầm vĩ mô đến vi mô, kể cả khi xã hội đó thăng bằng cũng như khi mất thăng bằng để chỉ ra trạng thái thật của xã hội đó, phát hiện ra những vấn đề xã hội (social problems), dự báo khuynh hướng phát triển của xã hội, và chỉ ra những giải pháp có tính khả thi. 1.1.1 Bối cảnh Kinh tế xã hội và nhu cầu thực tiễn Vào thế kỷ 19, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và nền sản xuất cơ khí ở Châu Âu đã tạo ra những biến đổi mạnh mẽ. Trước hết, trong lĩnh vực kinh tế, các cuộc cách mạng công nghiệp đã đánh dấu bước chuyển biến của xã hội Phương Tây từ một hệ thống xã hội nông nghiệp truyền thống sang một hệ thống xã hội công nghiệp hiện đại; kiểu sản xuất phong kiến bị sụp đổ trước sức mạnh của thương mại và công nghệ; lao động thủ công được thay thế bằng lao động máy móc; hệ thống tổ chức kinh tế truyền thống được thay thế bằng các tổ chức kinh tế của xã hội hiện đại... Các cuộc cách mạng thương mại và công nghệ cuối thế kỷ 19 đã làm lay chuyển tận gốc trật tự kinh tế cũ tồn tại và phát triển hàng trăm năm trước đó. Hình thái kinh tế xã hội kiểu phong kiến bị sụp đổ từng mảng lớn trước sự bành trướng của thương mại và công nghiệp. Sự tác động của tự do hóa thương mại, tự do hóa sản xuất và đặc biệt là tự do hóa lao động; hệ thống tổ chức quản lý kinh tế theo kiểu truyền thống đã bị thay thế bằng cách tổ chức xã hội hiện đại. Do vậy, thị trường đã được mở rộng, hàng loạt nhà máy, xưởng và tập đoàn kinh tế đã ra đời thu hút nhiều lao động từ nông thôn ra thành thị làm Chương 1: Tổng quan về Xã hội học 1 thuê. Của cải, đất đai, tư bản không còn tập trung trong tay tầng lớp phong kiến mà rơi vào tay giai cấp tư sản. Biến đổi kinh tế kéo theo những biến đổi về xã hội: nông dân bị đuổi ra khỏi ruộng đất trở thành người bán sức lao động, di cư hàng loạt vào trong các thành phố tìm kiếm việc làm và bị thu hút vào các nhà máy, công xưởng tư bản; của cải ngày càng được tập trung vào trong tay giai cấp tư sản; quá trình đô thị hoá diễn ra ngày càng nhanh chóng, số lượng các thành phố tăng lên, qui mô của các thành phố được mở rộng; vai trò của các tổ chức tôn giáo trở nên mờ nhạt; cơ cấu của gia đình, hệ thống các giá trị văn hoá truyền thống có sự biến đổi; luật pháp ngày càng quan tâm đến việc điều tiết các quan hệ kinh tế; các thiết chế xã hội và tổ chức hành chính cũng dần thay đổi theo hướng thị dân hoá và công dân hoá... Sự xuất hiện và phát triển hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phá vỡ trật tự xã hội phong kiến gây những xáo trộn và biến đổi trong đời sống kinh tế xã hội của các tầng lớp, giai cấp và các nhóm xã hội. Từ đó nảy sinh nhu cầu thực tiễn phải lập lại trật tự, ổn định xã hội và nhu cầu nhận thức để giải quyết những vấn đề mới mẻ nảy sinh từ cuộc sống đang biến động đó. Trong bối cảnh đó, Xã hội học đã ra đời để đáp ứng nhu cầu nhận thức các biến đổi xã hội và lập lại trật tự xã hội. 1.1.2 Bối cảnh Chính trị xã hội và tư tưởng Các cuộc cách mạng tư sản (đặc biệt là cuộc cách mang tư sản Pháp) đã tạo ra sự biến đổi lớn, đánh dấu sự ra đời của một chế độ xã hội mới. Tác động của các cuộc cách mạng này một mặt tạo ra những kết quả tích cực trong sự phát triển của xã hội, mặt khác nó cũng để lại những hậu quả tiêu cực đối với xã hội. Nhưng chính những tác động tiêu cực lại là những nhân tố thu hút sự chú ý của các nhà xã hội học, làm nảy sinh nhu cầu nghiên cứu sự hỗn độn, vô trật tự của xã hội lúc bấy giờ và ước vọng vãn hồi trật tự cho xã hội, tìm kiếm nền tảng trật tự mới trong các xã hội đã bị đảo lộn. Các nhà xã hội học đã ra sức miêu tả, tìm hiểu các quá trình, hiện tượng xã hội để phản ánh và giải thích đầy đủ những biến động chính trị xã hội diễn ra quanh họ, đồng thời chỉ ra con đường và biện pháp để lập lại trật tự và duy trì sự tiến bộ xã hội. Do đó các cuộc cách mạng tư sản là nhân tố gần nhất đối với việc phát sinh các lý thuyết xã hội học. Cuộc đại cách mạng Pháp năm 1789, làm biến đổi chính trị, xã hội quan trọng góp phần làm thay đổi căn bản thể chế chính trị, trật tự xã hội và các thiết chế xã hội châu Âu thế kỷ XVIII. Cuộc cách mạng này đã không chỉ mở đầu cho thời kỳ tan rã chế độ phong kiến, nhà nước quân chủ mà còn thay thế trật tự cũ đó bằng một trật tự chính trị xã hội mới là nhà nước tư sản. Công xã Paris năm 1871 - Mâu thuẫn sâu sắc về lợi ích giữa các tầng lớp xã hội và nhất là giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản đã lên đến đỉnh điểm làm bùng nổ cuộc cách 2 CBGD: Trần Thị Phụng Hà mạng vô sản đầu tiên trên thế giới vào cuối thế kỷ 19; và sau này là cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Những biến đổi chính trị, xã hội ở châu Âu đã đặt ra câu hỏi lý luận cơ bản của xã hội học. Đó là vấn đề làm thế nào phát hiện và sử dụng các quy luật tổ chức xã hội để góp phần tạo ra trật tự và tiến bộ xã hội. 1.1.3 Bối cảnh về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội Thế kỷ 18, 19 nhân loại đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc của các khoa học tự nhiên. Chính sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và đặc biệt là phương pháp luận nghiên cứu khoa học cũng là nhân tố quan trọng cho sự ra đời của xã hội học. Lần đầu tiên trong lịch sử khoa học nhân loại, thế giới hiện thực được xem như là một thể thống nhất có trật tự, có qui luật và vì vậy có thể hiểu được, giải thích được bằng các khái niệm, phạm trù và phương pháp nghiên cứu khoa học. Các khoa học tự nhiên (sinh học, hoá học, vật lý học), đặc biệt là ba phát kiến vĩ đại: thuyết tiến hoá, thuyết tế bào, định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, là cơ sở cho sự ra đời và phát triển của nhiều ngành khoa học khác, trong đó có xã hội học. Trong thời kì đầu phát triển của xã hội học, nhiều quá trình và qui luật của tự nhiên đã được áp dụng trong nghiên cứu các vấn đề xã hội. Nguời ta mong muốn có một môn xã hội học hiện đại theo sau các thành công của vật lý học và sinh học. Bên cạnh sự phát triển của khoa học tự nhiên, các khoa học xã hội cũng có bước phát triển đáng kể như kinh tế chính trị, pháp luật, sử học…Tuy nhiên, triết học xã hội lại có sự lạc hậu tương đối. Lối tư duy máy móc, phiến diện, siêu hình, xa rời thực tiễn sinh động của cuộc sống vẫn còn khá phổ biến, làm cho các nhà khoa học lúng túng khi nhìn nhận các vấn đề xã hội. Để có một cái nhìn mới về xã hội, nghiên cứu các hiện tượng – quá trình xã hội một cách khoa học, xã hội học đã tách khỏi triết học, trở thành một ngành khoa học cụ thể, dựa trên những thành tựu của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Tiền đề lý luận và phương pháp luận làm nảy sinh xã hội học bắt nguồn từ những tư tưởng khoa học và văn hóa thời đại Phục Hưng thế kỷ 18 (thời kỳ Khai sáng). Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và đặc biệt là phương pháp luận nghiên cứu khoa học cũng là nhân tố quan trọng cho sự ra đời xã hội học. Các cuộc cách mạng khoa học diễn ra ở thế kỷ 16, 17 và đặc biệt là thế kỷ 18 đã làm thay đổi căn bản thế giới quan và phương pháp luận khoa học. Các nhà triết học, các nhà khoa học xã hội thế kỷ 18 và thế kỷ 19 khát khao nghiên cứu các hiện tượng, quá trình xã hội để phát hiện ra các quy luật tự nhiên của tổ chức xã hội, đặc biệt là "các quy luật của sự phát triển, tiến bộ xã hội". Chương 1: Tổng quan về Xã hội học 3 1.2 KHÁI NIỆM XÃ HỘI HỌC Về thuật ngữ: Xã hội học (Sociology) có gốc ghép từ chữ La tinh socius hay societas có nghĩa là xã hội với chữ Hi lạp ology hay logos có nghĩa là học thuyết hay nghiên cứu. Như vậy xã hội học được hiểu là học thuyết về xã hội hay nghiên cứu về xã hội. Về mặt lịch sử: August Comte- người Pháp là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ xã hội học vào năm 1838. Ông chủ trương áp dụng mô hình phương pháp luận của khoa học tự nhiên và chủ nghĩa thực chứng vào nghiên cứu các qui luật của sự biến đổi xã hội Từ khi xuất hiện đến nay xã hội học trải qua nhiều giai đoạn phát triển ở nhiều quốc gia khác nhau và có nhiều định nghĩa khác nhau về xã hội học. Các định nghĩa này có thể khái quát thành ba xu hướng như sau: a. Định nghĩa xã hội học là khoa học về hệ thống xã hội Ví dụ định nghĩa xã hội học của V. Đôbơrianốp (Viện Xã hội học Liên xô): “Xã hội học Marx - Lenin là khoa học nghiên cứu những quá trình và hiện tượng xã hội xét theo quan điểm tác động lẫn nhau một cách có qui luật giữa các lĩnh vực hoặc các mặt cơ bản của xã hội”. Xu hướng này bị phê phán là chỉ tập trung vào cái xã hội mà quên mất con người, chỉ tập trung vào cái khái quát mà quên cái cụ thể, nhấn mạnh cái toàn bộ bỏ qua cái bộ phận… tương tự như người ta chỉ “thấy rừng mà không thấy cây”. b. Định nghĩa xã hội học là khoa học nghiên cứu về hành động xã hội Ví dụ định nghĩa xã hội học của J.H.Phichtơ (Loyola Univeristy-Mỹ): “Xã hội học là công cuộc nghiên cứu một cách khoa học những con người trong mối tương quan với những người khác”. Xu hướng này cũng bị phê phán là quá nhấn mạnh đến con người mà quên cái xã hội, tập trung vào cái cụ thể mà quên cái khái quát, chỉ chú ý đến cái bộ phận mà bỏ qua cái tổng thể… tương tự như người ta chỉ “thấy cây mà không thấy rừng”. c. Khuynh hướng kết hợp định nghĩa xã hội học như là khoa học về hệ thống xã hội và về hành động xã hội Ví dụ định nghĩa xã hội học của V.A. Jađốp (Viện hàn lâm Khoa học xã hội Liên Xô): “Xã hội học là khoa học về sự hình thành, phát triển và sự vận hành của các cộng đồng xã hội, các tổ chức và các quá trình xã hội với tư cách là các hình thức tồn tại của chúng, là khoa học về các quan hệ xã hội với tính cách là các cơ chế liên hệ và tác động qua lại giữa các cộng đồng, giữa các cá nhân và các cộng đồng, là khoa học về tính qui luật của các hành động xã hội và các hành vi của chúng”. Hay định nghĩa của Trần Thị Kim Xuyến (2002): “Xã hội học là khoa học về qui luật phát triển của các hệ thống xã hội có tính chất tổng thể (toàn xã hội) cũng như bộ phận. 4 CBGD: Trần Thị Phụng Hà Xã hội học nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa các hiện tượng xã hội khác nhau và nghiên cứu những qui luật phổ biến trong hành động xã hội của con người”. Đây là xu hướng định nghĩa xã hội học được nhiều người tán đồng. Tuy nhiên nó cũng bị phê phán là như vậy thì xã hội học là một môn khoa học có đối tượng nghiên cứu không rõ ràng và quá rộng. Trên thực tế, đặc điểm khách thể nghiên cứu của xã hội học chứa đựng nhiều cặp phạm trù có tính chất “nước đôi” (Phạm Tất Dong et al., 2001): con người – xã hội, vi mô – vĩ mô, khái quát – cụ thể, chất – lượng…Điều này gây khó khăn cho những người bắt đầu tìm hiểu và nghiên cứu xã hội học nhưng cũng chính nó tạo nên sự lý thú của môn khoa học này. Trên cơ sở phân tích các định nghĩa khác nhau về xã hội học, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa chung nhất về xã hội học như sau: xã hội học là khoa học nghiên cứu qui luật của sự nảy sinh, biến đổi và phát triển mối quan hệ giữa con người và xã hội. Xã hội học là môn khoa học nghiên cứu về XH loài người và hành vi xã hội. XHH nghiên cứu những qui luật chung của sự tồn tại, hoạt động và phát triển của XH, các tương tác xã hội, ảnh hưởng của mối quan hệ xã hội đến thái độ hành vi con người trong các nhóm, tổ chức xã hội. 1.3 ĐÓNG GÓP CỦA CÁC NHÀ SÁNG LẬP RA XÃ HỘI HỌC 1.3.1 Auguste Comte (1798-1857) August Comte là nhà lý thuyết xã hội, nhà thực chứng luận người Pháp. August Comte sinh năm 1798 trong một gia đình Giatô giáo và theo xu hướng quân chủ, nhưng ông trở thành một người có tư tưởng tự do và cách mạng rất sớm. Năm 1814, ông học trường Bách khoa. Năm 1817 làm thư ký cho Saint Simon. Comte là người sáng lập ra “chủ nghĩa thực chứng”. Năm 1826, ông bắt đầu giảng giáo trình triết học thực chứng. Comte chịu ảnh hưởng của triết học Ánh sáng và chứng kiến các biến động chính trị xã hội, các cuộc cách mạng công nghiệp và xung đột giữa khoa học và tôn giáo ỏ Pháp. Comte là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ “xã hội học” vào năm 1838. Công trình cơ bản của August Comte là “Triết học thực chứng” (1830 – 1842) và “Hệ thống chính trị học thực chứng” (1851 – 1854). Đóng góp chủ yếu của Comte là về phương pháp luận xã hội học, quan niệm về cơ cấu của xã hội học, và về biến đổi xã hội Chương 1: Tổng quan về Xã hội học 5 Về phương pháp luận xã hội học Trong bối cảnh có nhiều biến đổi lớn lao về chính trị, kinh tế xã hội, August Comte cho rằng xã hội học phải có nhiệm vụ góp phần tổ chức lại xã hội và lập lại trật tự xã hội dựa vào các qui luật tổ chức và biến đổi xã hội do xã hội học nghiên cứu, phát hiện được. Theo Comte, xã hội học phải hướng tới việc tìm ra các qui luật khái quát phản ánh mối quan hệ căn bản nhất của sự vật, hiện tượng của xã hội bằng phương pháp luận của chủ nghĩa thực chứng giống như các khoa học tự nhiên (vật lý học, sinh học). Vì vậy, Comte còn gọi xã hội học là vật lý học xã hội (Social Physics) Comte đề ra yêu cầu phải sử dụng phương pháp thực chứng trong nghiên cứu xã hội học. Phương pháp thực chứng bao gồm việc thu thập và xử lý thông tin, kiểm tra giả thuyết, xây dựng lý thuyết, so sánh và tổng hợp cứ liệu. Phương pháp thực chứng được Comte phân loại thành các nhóm sau đây: 6 - Quan sát: Để giải thích các hiện tượng xã hội cần phải quan sát các sự kiện xã hội, thu thập các bằng chứng xã hội. Muốn vậy, người quan sát phải tự giải phóng tư tưởng, thoát khỏi sự ràng buộc của chủ nghĩa giáo điều. Comte không chỉ ra các bước, các thủ tục hay qui trình cụ thể để tiến hành quan sát, nhưng ông đề ra một số qui tắc cho đến nay vẫn có giá trị và cần thiết phải áp dụng trong nghiên cứu. Ví dụ qui tắc quan sát phải có mục đích, phải gắn với lý luận, phải tuân theo qui luật của hiện tượng. - Thực nghiệm: Comte thừa nhận rằng khó có thể và thậm chí không thể tiến hành thực nghiệm trong phòng thí nghiêm đối với các một hệ thống xã hội. Nhưng hoàn toàn có thể tiến hành thực nghiệm tự nhiên vào bất kỳ lúc nào, khi trong quá trình xảy ra hiện tượng xã hội, nhà xã hội học chủ định can thiệp, tác động vào hiện tượng nghiên cứu. Như vậy, trong xã hội học, phương pháp thực nghiệm được hiểu là tạo ra những điều kiện nhân tạo, những tình huống có thể quan sát được để xem xét ảnh hưởng của chúng tới những hiện tượng, sự kiện xã hội khác. Nghiên cứu các trường hợp "không bình thường" để hiểu các sự kiện "bình thường". - So sánh: Theo Comte, đây là phương pháp rất quan trọng đối với xã hội học. Cũng như so sánh trong sinh vật học, việc so sánh xã hội hiện tại với xã hội trong quá khứ hay so sánh các hình thức, các dạng, các loại xã hội với nhau để phát hiện ra sự giống và khác nhau giữa các xã hội đó. Trên cơ sở các thông tin thu được, có thể khái quát các đặc điểm chung, các thuộc tính cơ bản của xã hội. - Phương pháp phân tích lịch sử: Lúc đầu Auguste Comte coi phương pháp phân tích lịch sử là một dạng của phương pháp so sánh: so sánh xã hội hiện tại với xã hội quá khứ, nhưng sau đó Comte chỉ ra tầm quan trọng đặc biệt của CBGD: Trần Thị Phụng Hà phương pháp này. Phương pháp phân tích lịch sử được hiểu là việc quan sát tỉ mỉ, kỹ lưỡng sự vận động lịch sử của các xã hội, các sự kiện, các hiện tượng xã hội để chỉ ra xu hướng, tiến trình biến đổi xã hội. Như vậy về phương pháp luận nghiên cứu, Comte chưa chỉ ra đầy đủ, chính xác theo tiêu chuẩn khoa học ngày nay về các đặc điểm, thủ tục, các qui tắc cụ thể của các phương pháp nghiên cứu xã hội học. Mặc dù vậy, quan điểm phương pháp luận của Comte là rất quan trọng và có ý nghĩa đặt nền móng cho xã hội học trong bối cảnh lý luận và phương pháp khoa học xã hội đầu thế kỷ 19. Comte đã mở đầu cho một thời kỳ xây dựng và phát triển một khoa học mới mẻ là xã hội học. Quan niệm về cơ cấu của xã hội học Auguste Comte chịu ảnh hưởng của các khoa học tự nhiên như vật lý học và sinh học không chỉ về phương pháp nghiên cứu và còn về quan niệm cơ cấu của xã hội học. Điều này thể hiện rất rõ qua cách Comte phân chia và gọi tên các bộ phận cấu thành xã hội học. Theo Auguste Comte, xã hội học còn gọi là vật lý học xã hội (Social Physics), hợp thành từ hai bộ phận chính là Tĩnh học xã hội (Social Statics) và Động học xã hội (Social Dynamics) - Tĩnh học xã hội (Social Statics): là bộ phận xã hội học nghiên cứu về trật tự xã hội, cơ cấu xã hội, các thành phần và các mối liên hệ của chúng (Gia đình, nhà nước...). Đầu tiên Comte nghiên cứu các cá nhân với tư cách là một đơn vị xã hội cơ bản. Sau đó quan điểm xã hội học của ông thay đổi. Theo ông, đơn vị xã hội cơ bản nhất, sơ đẳng nhất trong tất cả các đơn vị xã hội là gia đình. Khi nghiên cứu về gia đình, Comte chủ yếu nghiên cứu cơ cấu gia đình, sự phân công lao động nam nữ trong gia đình và quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. - Động học xã hội (Social Dynamics): Đó là lĩnh vực nghiên cứu các qui luật biến đổi xã hội trong quá trình lịch sử xã hội. Comte đặc biệt quan tâm đến bộ phận xã hội học này. Trên cơ sở tìm hiểu sự vận động và biến đổi của xã hội, Comte đưa ra qui luật biến đổi và phát triển của xã hội. Lúc đầu, Comte nghiên cứu các cá nhân với tư cách là những thành phần hay đơn vị cấu thành của cơ cấu xã hội. Comte xem cá nhân với tư cách là một tập hợp, một hệ thống gồm: - Các năng lực và nhu cầu đã có sẵn bên trong cá nhân; Các nhu cầu, năng lực được tiếp thu từ bên ngoài qua quá trình cá nhân tham gia vào xã hội. Sau đó, quan niệm xã hội của Comte thay đổi, ông cho rằng cá nhân không phải là "đơn vị xã hội đích thực". Comte coi nghiên cứu về cá nhân là nghiên cứu thuộc về lĩnh vực sinh vật học, khác hẳn với nghiên cứu xã hội học chủ yếu phân tích các "đơn vị xã hội". Chương 1: Tổng quan về Xã hội học 7 Đơn vị xã hội cơ bản nhất, sơ đẳng nhất có mặt trong tất cả các đơn vị xã hội khác là gia đình. Điều thực sự có ý nghĩa về lý luận xã hội học là quan niệm của Comte về cơ cấu xã hội. Cơ cấu xã hội bao giờ cũng được tạo nên từ các cơ cấu xã hội khác đơn giản hơn, gọi là tiểu cơ cấu xã hội. Do đó, hiểu cơ cấu xã hội có nghĩa là nắm bắt được các đặc điểm, các thuộc tính và các mối liên hệ của các tiểu cơ cấu xã hội. Cơ cấu xã hội phát triển theo con đường tiến hóa từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Sự phát triển của xã hội biểu hiện ở mức độ phân hóa, đa dạng hóa và chuyên môn hóa chức năng, cũng như mức độ liên kết giữa các tiểu cơ cấu xã hội. Comte đặt vấn đề nghiên cứu xem làm thế nào duy trì được mối liên kết giữa các bộ phận (các tiểu cơ cấu xã hội) khi mức độ phân hóa chức năng ngày một tăng lên trong xã hội. Comte đưa ra cách giải quyết nhấn mạnh tới vai trò của nhà nước và yếu tố văn hóa, tinh thần xã hội. - - Vai trò của nhà nước: Comte cho rằng ngoài sự phụ thuộc lẫn nhau, sự tập trung quyền lực vào tay nhà nước cho phép điều hòa, phối hợp và liên kết các bộ phận của hệ thống xã hội đảm bảo chống lại sức ép của sự phân hóa và phân rã xã hội. Vai trò của văn hóa, tinh thần: Ngoài hành động "vật chất" của nhà nước, yếu tố trí tuệ và đạo đức, thiện chí và thiện cảm của các thành viên xã hội, đóng vai trò là nhân tố duy trì sự liên kết, trật tự xã hội. Về qui luật phát triển của xã hội. Theo Auguste Comte, xã hội luôn luôn vận động và phát triển chứ không ở trạng thái đứng im. Nguyên nhân của quá trình vận động và phát triển của xã hội, theo Auguste Comte, là do quan điểm, tư tưởng, ý chí của con người. Đây là quan điểm vừa thể hiện sự tiến bộ vừa có mặt hạn chế. Trên cơ sở quan điểm này, Auguste Comte đưa ra qui luật ba giai đoạn về tri thức để giải thích sự phát triển của các hệ thống tư tưởng và cơ cấu xã hội. Theo Auguste Comte, lịch sử loài người phát triển theo ba giai đoạn: thần học, siêu hình, và thực chứng. - Giai đoạn thần học (từ khi loài người xuất hiện đến trước thế kỷ 18) Giai đoạn này tri thức loài người còn nông cạn. Hệ tư tưởng chính của loài người là đề cao niềm tin tưởng rằng các lực lượng siêu nhiên là cội nguồn của mọi sự vật. Thế giới xã hội là do thượng đế sáng tạo ra. Con người hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên, và bất lực trước sức mạnh của nó. - Giai đoạn siêu hình (Thế kỷ 13 - 19): Nhận thức của con người ở giai đoạn này đã phát triển hơn trước. Tuy nhiên trong khi giải thích các hiện tượng tự nhiên và xã hội, con người tin vào các lực lượng trừu tượng như "tự nhiên", việc xem xét các sự vật hiện tượng vẫn dựa trên quan điểm siêu hình, máy móc, và giáo điều. - Giai đoạn thực chứng (Từ thế kỷ 19 trở đi): Giai đoạn của sức mạnh khoa học, tri thức khoa học và trí tuệ của con người đủ sức mạnh để phân tích, chế ngự tự nhiên 8 CBGD: Trần Thị Phụng Hà và xây dựng các trật tự xã hội hợp lý. Con người đã dựa vào các tri thức khoa học để giải thích thế giới. Theo quy luật ba giai đoạn, mỗi giai đoạn trước là điều kiện phát triển của mỗi giai đoạn sau. Ví dụ, nếu không có hệ thống dòng họ thì khó có thể phát triển các hệ thống tiếp theo như hệ thống chính trị, luật pháp, quân đội và hệ thống xã hội công nghiệp hiện đại. Lịch sử tiến hóa xã hội diễn ra theo con đường tích lũy, tiến hóa (các tư tưởng mới, các hệ thống cơ cấu mới được xây dựng, được bổ sung vào cái cũ); ví dụ, trong xã hội hiện đại, dòng họ không mất đi, cũng như các tư tưởng thần bí, siêu tự nhiên không hoàn toàn bị biến mất. Dựa vào qui luật ba giai đoạn, Auguste Comte cho rằng việc xã hội học ra đời ở giai đoạn cuối của quá trình tiến hóa là một tất yếu lịch sử, và xã hội học là khoa học đứng trên tất cả các khoa học khác. Auguste Comte giải thích điều này là vì rằng giới vô cơ đơn giản hơn giới hữu cơ nên tư tưởng hiểu biết về giới tự nhiên vô cơ sớm đạt tới giai đoạn thực chứng. Cụ thể là, đạt tới trình độ thực chứng trước tiên là thiên văn học, sau đến vật lý học, rồi hóa học. Sau các khoa học này là các khoa học về giới hữu cơ như sinh vật học, sinh lý học. Xã hội học ra đời ở giai đoạn cuối của quá trình tiến hóa, giai đoạn thực chứng và đó là khoa học phức tạp nhất, phải dựa trên nền tảng của các khoa học khác. Vì ra đời muộn nên XHH ngay lập tức đã phải là một khoa học thực chứng và chiếm vị trí cao nhất trong hệ thống thứ bậc các khoa học. Đóng góp của Auguste Comte Đóng góp xã hội học của Auguste Comte có thể khái quát như sau: Thứ nhất: Comte là người đầu tiên chỉ ra nhu cầu và bản chất của một khoa học về các qui luật tổ chức xã hội mà ông gọi là xã hội học. Theo Auguste Comte, xã hội học có nhiệm vụ đáp ứng được nhu cầu nhận thức, nhu cầu giải thích những biến đổi xã hội, và góp phần vào việc lập lại trật tự ổn định xã hội. Thứ hai: Comte đưa ra bản chất của xã hội học là sử dụng các phương pháp khoa học để xây dựng lý thuyết và kiểm chứng giả thuyết. Quan điểm như vậy của Comte về chủ nghĩa thực chứng khác hẳn với quan niệm của một số nhà nghiên cứu thế kỷ XIX và thế kỷ XX (những nhà nghiên cứu này thường đồng nhất khái niệm thực chứng với khái niệm "kinh nghiệm chủ nghĩa" hay với việc thu thập số liệu một cách đơn thuần, không có lý thuyết, thiếu lý luận). Thứ ba: Mặc dù quan niệm của Comte về phương pháp luận, về cơ cấu của xã hội học và về qui luật ba giai đoạn còn sơ lược, nhưng Comte đã chỉ ra các nhiệm vụ và vấn đề cơ bản của xã hội học. Auguste Comte Chương 1: Tổng quan về Xã hội học 9 The French philosopher Auguste Comte (1798–1857)—often called the “father of sociology”— first used the term “sociology” in 1838 to refer to the scientific study of society. He believed that all societies develop and progress through the following stages: religious, metaphysical, and scientific. Comte argued that society needs scientificknowledge based on facts and evidence to solve its problems—not speculation and superstition, which characterize the religious and metaphysical stages of social development. Comte viewed the science of sociology as consisting of two branches: dynamics, or the study of the processes by which societies change; and statics, or the study of the processes by which societies endure. He also envisioned sociologists as eventually developing a base of scientific social knowledge that would guide society into positive directions. 1.3.2 Herbert Spencer (1820 - 1903) “Xã hội như là cơ thể sống”. Herbert Spencer, nhà triết học, nhà xã hội học người Anh, sinh ở Derby, Anh năm 1820 và mất năm 1903. Spencer hầu như không theo học ở trường lớp chính qui mà chủ yểu học tập ở nhà dước sự dạy bảo của cha và người thân trong gia đình. Tuy vậy Spencer có kiến thức vững chắc về toán học, khoa học tự nhiên và quan tâm nghiên cứu khoa học xã hội. Spencer thực sự chú ý tới xã hội học từ năm 1873. Sinh thời các nghiên cứu của Spencer không chỉ nổi tiếng trong giới khoa học hàn lâm mà còn trong đông đảo bạn đọc. Bối cảnh chính trị, kinh tế xã hội cùng với môi trường khoa học Anh đã có ảnh hưởng nhất định đến xã hội học Spencer. Spencer đã nhìn thấy một số khía cạnh tích cực của chủ nghĩa tư bản như tính hiệu quả, môi trường tự do cạnh tranh và tự do buôn bán. Bị ảnh hưởng của nhà sinh vật học Charles Darwin (1809 - 1882), Spencer đã đưa ra quan điểm tiến hóa xã hội. Spencer giải thích rằng chỉ các cá nhân nào, hệ thống xã hội nào có khả năng thích nghi nhất với môi trường xung quanh mới có thể tồn tại được trong cuộc đấu tranh sinh tồn. Spencer cũng cho rằng xã hội học phải hướng tới tìm ra các qui luật và nguyên lý chung, cơ bản để giải thích hiện thực xã hội. Các tác phẩm cơ bản của Spencer là Tĩnh học xã hội (Social Statics), Nghiên cứu xã hội học (the Study of Sociology), Các nguyên lý của xã hội học ( Principles of Sociology), Xã hội học mô tả ( Descriptive Sociology). Quan niệm về xã hội học của Spencer 10 CBGD: Trần Thị Phụng Hà “Xã hội như là cơ thể sống” Theo Spencer xã hội được hiểu như là các cơ thể siêu hữu cơ. Xã hội học là khoa học về các qui luật và các nguyên lý tổ chức của xã hội. Tương tự như mọi hiện tượng tự nhiên, xã hội vận động và phát triển theo qui luật. Xã hội học có nhiệm vụ phát hiện ra qui luật, nguyên lý của cấu trúc của xã hội và của quá trình xã hội. Xã hội học không nên sa đà vào phân tích những đặc thù lịch sử của xã hội mà nên tập trung vào việc tìm kiếm những thuộc tính, đặc điểm chung, phổ biến, phổ quát, và những mối liên hệ nhân quả giữa các sự vật hiện tượng xã hội. Xã hội là một cơ thể có nhiều bộ phận hợp thành, mỗi bộ phận đảm nhiệm những chức năng xã hội nhất định nhằm duy trì sự sống của cơ thế đó. Giữa chúng luôn luôn tồn tại mối liên hệ, gắn kết qua lại với nhau. Với quan điểm nhìn nhận xã hội như vậy, Spencer là nhà XHH theo trường phái cơ cấu - chức năng. Tương tự như cơ thể sống, xã hội có hàng loạt các nhu cầu cho sự phát triển và tồn tại đòi hỏi phải xuất hiện các cơ quan hoạt động theo nguyên tắc chuyên môn hoá để đáp ứng các nhu cầu của cơ thể xã hội. Theo ông, xã hội chỉ có phát triển lành mạnh khi các cơ quan chức năng của xã hội đó đảm bảo thoả mãn các nhu cầu của xã hội. Đây là tư tưởng chức năng luận đầu tiên trong XHH, là nền tảng hình thành nên xu hướng chức năng luận và cách tiếp cận hệ thống trong xã hội học. So sánh cơ thể sống với xã hội, Spencer chỉ ra những đặc điểm giống và khác nhau rất quan trọng giữa chúng. Đặc điểm khác nhau là xã hội gồm các bộ phận có khả năng ý thức và tích cực tác động lẫn nhau một cách gián tiếp thông qua ngôn ngữ, ký hiệu. Đặc điểm giống nhau là cả cơ thể sinh học và cơ thể xã hội đều có khả năng sinh tồn và phát triển. Cả hai loại cơ thể này đều tuân theo những qui luật như tăng kích cỡ cơ thể làm tăng tính chất và trình độ chuyên môn hóa chức năng. ...Giống như các cơ thể sống, với tư cách là cơ thể siêu hữu cơ, xã hội liên tục trải qua các giai đoạn tiến hóa, suy thoái, kế tiếp nhau. Cũng như Auguste Comte, Spencer cho rằng có thể vận dụng các nguyên lý và khái niệm của sinh vật học về cơ cấu và chức năng để nghiên cứu cơ thể xã hội (nguyên lý tiến hoá). Theo Spencer, các xã hội loài người phát triển tuân theo qui luật tiến hóa từ xã hội có cơ cấu nhỏ, đơn giản, chuyên môn hóa thấp, không ổn định, dễ phân rã đến xã hội có cơ cấu lớn hơn, phức tạp, chuyên môn hóa cao, liên kết bền vững và ổn định. Một nguyên lý cơ bản nhất của xã hội học là nguyên lý tiến hóa. Theo Spencer, xã hội loài người phát triển tuân theo quy luật tiến hóa từ xã hội có cơ cấu nhỏ, đơn giản, chuyên môn hóa thấp, không ổn định, dễ phân rã đến xã hội có cơ cấu lớn, phức tạp, chuyên môn hóa cao, liên kết bền vững và ổn định. Ngoài nguyên lý tiến hóa xã hội, Spencer đưa ra những nguyên lý khác. Spencer cho rằng quy mô của cơ thể (xã hội) ảnh hưởng tỷ lệ thuận đối với nhu cầu về sự phân hóa dẫn đến hình thành và phát triển các quá trình xã hội. Trong số đó có quá trình điều tiết và kiểm Chương 1: Tổng quan về Xã hội học 11 soát, vận hành và duy trì hoạt động, và quá trình phân chia các nguồn lực giữa các bộ phận cấu thành nên xã hội. Do đó, xã hội học có nhiệm vụ chỉ ra các loại yếu tố hay các biến số tác động tới xu hướng, nhịp độ và bản chất của các quá trình đó. Spencer chia các "tác nhân của hiện tượng xã hội" thành một số loại: - Thứ nhất, là loại biến (tác nhân) chủ quan bên trong của hệ thống xã hội gồm các đặc điểm về trí tuệ, thể lực và các trạng thái xúc cảm; Thứ hai, là các loại biến (tác nhân) bên ngoài thuộc môi trường khách quan như các đặc điểm khí hậu, đất đai, sông ngòi; Thứ ba, là loại biến (tác nhân) "tự sinh", bắt nguồn từ các điều kiện bên trong và bên ngoài như quy mô dân số, mật độ dân số của xã hội và các mối liên hệ giữa các xã hội với nhau. Ba loại biến này rất quan trọng đối với quá trình tiến hóa của xã hội. Tương tự như cơ thể sống, xã hội có hàng loạt các nhu cầu tồn tại đòi hỏi phải xuất hiện các cơ quan hoạt động theo nguyên tắc chuyên môn hóa để đáp ứng các nhu cầu cơ thể xã hội. Spencer cho rằng, xã hội chỉ có thể phát triển lành mạnh khi các cơ quan chức năng của xã hội đó đảm bảo thỏa mãn các nhu cầu của xã hội. Thực chất đây là những tư tưởng chức năng luận đầu tiên trong xã hội học. So sánh cơ thể sống với xã hội (cơ thể siêu - hữu cơ, superorganic bodies) Spencer chỉ ra những điểm giống và khác nhau rất quan trọng giữa chúng; đó là: - Đặc điểm giống nhau: là cả cơ thể sinh học và cơ thể xã hội đều có khả năng sinh tồn và phát triển. Cả hai loại cơ thể này đều tuân theo những quy luật như tăng kích cỡ của cơ thể làm tăng tính chất và trình độ chuyên môn hóa chức năng. Các bộ phận của cơ thể tác động lẫn nhau chặt chẽ đến mức thay đổi ở một bộ phận kéo theo thay đổi ở các bộ phận khác. Mỗi bộ phận là một cơ thể vi mô, một cơ quan, một tế bào. Xã hội là một hệ thống gồm các tiểu xã hội. Giống như các cơ thể sống, với tư cách là cơ thể siêu - hữu cơ, xã hội liên tục trải qua các giai đoạn tiến hóa, suy thoái kế tiếp nhau, tức là tăng trưởng, phân hóa, liên kết, phân rã v.v... nhằm thích nghi với môi trường xung quanh. - Đặc điểm khác nhau: là xã hội gồm các bộ phận có khả năng ý thức và tích cực tác động lẫn nhau một cách gián tiếp, thông qua ngôn ngữ, ký hiệu. Phương pháp nghiên cứu của xã hội học Spencer chỉ ra rằng, khác với khoa học tự nhiên, xã hội học có hàng loạt những vấn đề khó khăn về mặt phương pháp luận. Các khó khăn của xã hội học bắt nguồn từ đặc thù của đối tượng nghiên cứu. Các hiện tượng, quá trình xã hội luôn gắn liền với các cá nhân với tất cả những đặc điểm về động cơ, nhu cầu, tình cảm, trí tuệ, và hành động phức tạp, đa dạng. Điều đó làm cho xã hội học không phải là khoa học chính xác mặc dù đối tượng 12 CBGD: Trần Thị Phụng Hà nghiên cứu của xã hội học là lịch sử tự nhiên và sự tiến hóa của các xã hội. Spencer phân biệt hai loại vấn đề khó khăn khách quan và chủ quan. - Khó khăn khách quan: liên quan tới vấn đề số liệu; rất khó đo lường các trạng thái chủ quan của đối tượng nghiên cứu, tức là các đặc điểm cá nhân, các nhóm xã hội, trong khi các hiện tượng xã hội không ngừng vận động, biến đổi. Bản thân quá trình nghiên cứu cũng rất dễ bị ảnh hưởng bởi trạng thái tình cảm và tâm trạng xã hội; một số vấn đề nghiên cứu này gây chú ý nhiều hơn một số vấn đề kia. Nhà xã hội học lựa chọn một số vấn đề này mà bỏ qua, không nghiên cứu một số vấn đề quan trọng khác. - Khó khăn chủ quan: loại khó khăn này thường liên quan đến người nghiên cứu; Chẳng hạn, tình cảm cá nhân như "thiên vị chính trị", "thiên vị giai cấp", "thiên vị tôn giáo" đều có thể gây ra những khó khăn chủ quan trong nghiên cứu xã hội học. Khó khăn về mặt trí tuệ chủ yếu là vấn đề trình độ tri thức, kỹ năng và tay nghề nghiên cứu của nhà xã hội học; Làm thế nào để xác định trúng vấn đề mà mình nghiên cứu?, Làm thế nào kiểm tra được mức độ khách quan, chính xác và chân thực của phân tích xã hội học? - Những vấn đề như vậy chủ yếu thuộc về năng lực của người nghiên cứu. Việc phân biệt vấn đề khách quan và chủ quan của phương pháp luận nghiên cứu chỉ mang tính ước lệ và tương đối. Điều quan trọng là, Spencer đã nhấn mạnh tính cấp bách và cần thiết của việc nghiên cứu các phương pháp làm khoa học. Các nhà khoa học cần nghiên cứu và tuân thủ các quy tắc, thủ tục, tiêu chuẩn và các kỹ thuật nghiên cứu của xã hội học khi tiến hành nghiên cứu. Herbert Spencer The 19th-century Englishman Herbert Spencer (1820–1903) compared society to a living orgaism with interdependent parts. Change in one part of society causes change in the other parts, so that every part contributes to the stability and survival of society as a whole. If one part of society malfunctions, the other parts must adjust to the crisis and contribute even more to preserve society. Family, education, government, industry, and religion comprise just a few of the parts of the “organism” of society. Spencer suggested that society will correct its own defects through the natural process of “survival of the fittest.” The societal “organism” naturally leans toward homeostasis, or balance and stability. Social problems work themselves out when the government leaves society alone. The “fittest”—the rich, powerful, and successful—enjoy their status because nature has “selected” them to do so. In contrast, nature has doomed the “unfit”—the poor, weak, and—to failure. They must fend for themselves without social assistance if society is to remain healthy and even progress to higher levels. Governmental interference in the “natural” order of society weakens society by wasting the efforts of its leadership in trying to defy the laws of nature. Xã hội học về loại hình xã hội Chương 1: Tổng quan về Xã hội học 13 Spencer cũng sử dụng khái niệm Tĩnh học xã hội và Động học xã hội của Comte, nhưng ông triển khai các khái niệm đó với ý nghĩa giá trị học. Theo Spencer, Tĩnh học xã hội nghiên cứu trạng thái cân bằng của một xã hội hoàn hảo, động học xã hội nghiên cứu quá trình tiến tới sự hoàn hảo của xã hội. Theo ông, sự tiến hoá xã hội tất yếu sẽ đưa xã hội tiến lên từ xã hội thuần nhất, đơn giản đến xã hội đa dạng phức tạp; từ trạng thái bất ổn định không hoàn hảo đến trạng thái cân bằng hoàn hảo. Căn cứ vào các đặc điểm của quá trình điều chỉnh, vận hành và phân phối, tức là các quá trình tiến hóa, Spencer phân các xã hội thành các loại hình sau: - Xã hội quân sự: cơ chế tổ chức, điều chỉnh mang tính tập trung, độc đoán cao độ để phục vụ các mục tiêu quốc phòng và chiến tranh. Hoạt động của các cơ cấu xã hội và các cá nhân bị nhà nước kiểm soát chặt chẽ. Chế độ phân phối diễn ra theo chiều dọc và mang tính tập trung cao. - Xã hội công nghiệp: Cơ chế tổ chức ít tập trung và ít độc đoán để phục vụ các mục tiêu xã hội là sản xuất hàng hoá và dịch vụ. Mức độ kiểm soát của nhà nước và chính quyền đối với các cá nhân và cơ cấu xã hội thấp. Chế độ phân phối diễn ra hai chiều: chiều ngang giữa các tổ chức xã hội với nhau và giữa các cá nhân với nhau, chiều dọc giữa các tổ chức và các cá nhân. Về sự tiến hóa của các loại hình xã hội, theo Spencer xã hội tiến hoá từ: - Xã hội đơn giản (săn bắn, hái lượm) - Xã hội hỗn hợp bậc 1 (xã hội nông nghiệp) - Xã hội hỗn hợp bậc 2 (xã hội nông nghiệp có sự phân công lao động) - Xã hội hỗn hợp bậc 3 (xã hội công nghiệp). Tương ứng với mỗi loại xã hội là tập hợp các đặc trưng của hệ thống điều chỉnh, hệ thống vận hành (gồm các cơ cấu kinh tế, tôn giáo, gia đình, văn hóa nghệ thuật, phong tục và luật pháp) và hệ thống phân phối. Xã hội học về thiết chế xã hội Thiết chế xã hội là khuôn mẫu, kiểu tổ chức xã hội đảm bảo đáp ứng các nhu cầu, yêu cầu chức năng cơ bản của hệ thống xã hội, đồng thời kiểm soát các hoạt động của cá nhân và các nhóm trong xã hội. Spencer cho rằng thiết chế xã hội nào giúp xã hội thích nghi, tồn tại và phát triển được thì thiết chế đó được duy trì và củng cổ, Trong số các thiết chế xã hội, Spencer đặc biệt chú ý đến thiết chế gia đình và dòng họ, thiết chế chính trị, thiết chế tôn giáo và thiết chế kinh tế. 14 CBGD: Trần Thị Phụng Hà Tóm lại, Spencer đã để lại nhiều ý tưởng quan trọng được tiếp tục phát triển trong các lý thuyết xã hội học hiện đại như cách tiếp cận cơ cấu chức năng, mối liên hệ giữa đặc điểm dân số học về qui mô và mật độ dân số, phân bố dân cư và các quá trình xã hội như cạnh tranh và lối sống thành thị, cách tiếp cận hệ thống, lý thuyết tổ chức xã hội, lý thuyết phân tầng xã hội và các nghiên cứu xã hội học về chính trị, tôn giáo và thiết chế xã hội. Đóng góp của Spencer - Thứ nhất, các khái niệm và đặc biệt là nguyên lý xã hội học của Spencer có ý nghĩa rất quan trọng đối với khoa học xã hội học. Chẳng hạn, những phân tích về tác nhân của xã hội và các nguyên lý tiến hóa xã hội, nguyên lý về cơ cấu xã hội đóng vai trò là nền tảng hình thành nên xu hướng chức năng luận trong xã hội học sau này. Phát triển tư tưởng của Spencer, Durkheim, đại diện tiêu biểu cho trường phái chức năng, đã tập trung nghiên cứu các bộ phận, các yếu tố khác nhau của tổ chức xã hội trong việc đáp ứng các nhu cầu tồn tại của cả hệ thống xã hội. - Thứ hai, mặc dù xã hội học của Spencer không tinh vi theo chuẩn mực của thế kỷ 20, nhưng đã để lại nhiều ý tưởng quan trọng được tiếp tục phát triển trong các trường phái, lý thuyết xã hội học hiện đại. Cách tiếp cận cơ cấu của Spencer đã được các nhà xã hội học Durkheim, Parsons, Merton và những người khác kế thừa và phát triển thành trường phái cơ cấu - chức năng luận khá nổi tiếng trong xã hội học. - Thứ ba, cách phân tích của Spencer về mối liên hệ giữa các đặc điểm dân số học như quy mô và mật độ dân số đã mở đầu cho trường phái sinh thái học người (human ecology) và "trường phái Chicago" (Chicago School) phát triển ở thế kỷ 20. Các trường phái này quan tâm đến phân tích ảnh hưởng giữa các quá trình dân số như tăng dân số, phân bố dân cư và các quá trình xã hội như phân hóa, cạnh tranh và lối sống thành thị. Bóng dáng của xã hội học Spencer còn in đậm nét trong cách tiếp cận hệ thống, lý thuyết tổ chức xã hội, lý thuyết phân tầng xã hội và các nghiên cứu xã hội học về chính trị, tôn giáo và thiết chế xã hội. 1.3.3 Karl Marx (1818 - 1883) Karl Marx, nhà triết học và kinh tế học Đức, sinh năm 1818 tại Trier, miền Nam nước Đức và mất năm 1883 tại London. Karl Marx sinh ra trong một gia đình Do Thái, cha làm luật sư. Đầu tiên Marx theo nghề cha, học luật ở Đại học tổng hợp Bonn, sau đó học triết học ở đại học Tổng hợp Berlin. Sau khi tốt nghiệp năm 1841, Karl Marx bắt đầu viết báo và làm chủ bút của tờ Sông Gianh. Năm 1843 Marx lấy Jenny Von Wesphaler và chuyển gia đình tới Paris. Tại đó ông kết bạn với Chương 1: Tổng quan về Xã hội học 15 Friedrich Engels, đang làm quản lý trong một nhà máy. Cả hai người đã trở thành người bạn chiến đấu thân thiết của nhau, cùng viết Tuyên ngôn của Đảng cộng sản và cùng hoàn thiện học thuyết Marx. Hệ thống quan điểm của Marx phản ánh sâu sắc những biến động của thế kỷ 19 với các cuộc cách mạng chính trị, công nghiệp hóa và chủ nghĩa tư bản đang làm tan rã chế độ phong kiến và các trật tự xã hội đã tồn tại hàng ngàn năm trước đó. Cuộc đời của Marx là quá trình kết hợp những hoạt động nghiên cứu khoa học và những hoạt động cách mạng thực tiễn. Với tư cách là nhà khoa học xã hội, Marx đã phân tích sự vận động của xã hội và chủ nghĩa tư bản và chỉ ra qui luật phát triển của lịch sử xã hội loài người. Marx đã để lại những tác phẩm vĩ đại như bộ “Tư bản”, “Bản thảo kinh tế - triết học”, “Gia đình thần thánh”, “Hệ tư tưởng Đức”…. Marx không tự xem mình là nhà xã hội học, nhưng công trình của ông quá rộng lớn để có thể bao hàm phạm vi xã hội học, những công trình của Marx đã từng là một vấn đề chủ yếu trong việc định hình nhiều lý thuyết xã hội học. Các tác phẩm của Marx chứa đựng hệ thống lý luận xã hội học hoàn chỉnh cho phép vận dụng để nghiên cứu bất kỳ xã hội nào. Cùng với Herbert Spencer, Emile Durkheim và Max Weber, Kark Marx là người đặt nền móng phát triển xã hội học hiện đại - Chủ nghĩa duy vật lịch sử: lý luận và phương pháp luận xã hội học Marx Chủ nghĩa duy vật lịch sử được các nhà xã hội học marxit coi là xã hội học đại cương marxit, trong đó thể hiện rõ lý luận xã hội học và phương pháp luận xã hội học của Marx. Chủ nghĩa duy vật lịch sử đòi hỏi việc nghiên cứu xã hội phải phân tích từ góc độ hoạt động vật chất của con người, (từ góc độ cơ sở kinh tế của xã hội). Sự kiện lịch sử đầu tiên và quan trọng nhất là hành động sản xuất ra các phương tiện thỏa mãn nhu cầu vật chất để tồn tại của con người. Sản xuất ra của cải vật chất là hoạt động cơ bản nhất của xã hội loài người. Phép biện chứng đòi hỏi phải xem xét sự vật hiện tượng trong mối liên hệ và tác động qua lại, trong mâu thuẫn và vận động, phát triển không ngừng của lịch sử xã hội. Khi nghiên cứu xã hội, chủ nghĩa duy vật lịch sử xem xét xã hội với tư cách là cơ cấu xã hội (hệ thống xã hội). Xã hội được xem là một chỉnh thể gồm các bộ phận có mối liên hệ qua lại với nhau (giai cấp, thiết chế, chuẩn mực, giá trị, văn hoá..) Trong đó cơ cấu giai cấp được Marx nhấn mạnh. Biến đổi xã hội là thuộc tính vốn có của mọi xã hội vì con người không ngừng làm ra lịch sử trong quá trình hoạt động, nhằm thoả mãn các nhu cầu ngày càng tăng của mình. Sự vận động, biến đổi xã hội tuân theo các qui luật mà con người có thể nhận thức được. Vì vậy con người có thể có khả năng vận dụng các qui luật đã nhận thức được để cải tạo xã hội cho phù hợp lợi ích của mình. 16 CBGD: Trần Thị Phụng Hà Việc vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử với tư cách là cơ sở lý luận và phương pháp luận trong xã hội học đòi hỏi nghiên cứu xã hội học phải tập trung vào phân tích mối quan hệ giữa con người và xã hội. - Quan niệm về bản chất của xã hội và con người: Theo Marx, bản chất của xã hội và của con người bị qui định bởi hoạt động sản xuất ra của cải vật chất. Do đó nghiên cứu xã hội học cần phân tích các cách tổ chức mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người và xã hội trong việc sản xuất ra các phương tiện để sinh tồn và phát triển. Marx cho rằng bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội và rằng con người không ngừng nâng cao các nhu cầu mới. Xã hội học cần vạch ra những cơ chế, điều kiện xã hội cản trở hay thúc đẩy phát triển những năng lực phẩm chất của con người trong quá trình lao động xã hội. Theo Marx, sản xuất của xã hội phụ thuộc vào phân công lao động. Phân công lao động dựa vào hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và do đó sinh ra cơ cấu phân tầng xã hội. Như vậy, về mặt thực tiễn cần phải xóa bỏ thay thế chế độ sở hữu tư nhân bằng sở hữu toàn xã hội. Về mặt lý luận, nghiên cứu xã hội học cần tập trung phân tích cơ cấu xã hội để chỉ ra ai là người có lợi và ai là người bị thiệt trong cách tổ chức xã hội và cơ cấu xã hội hiện có. Bất bình đẳng xã hội phải là một chủ đề nghiên cứu cơ bản của Xã hội học. Ở mọi xã hội, ý thức xã hội bị qui định bởi tồn tại xã hội. Lý luận xã hội học cần tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ cấu vật chất và cơ cấu tinh thần xã hội. - Qui luật phát triển của lịch sử xã hội. Theo Marx, lịch sử phát triển của xã hội loài người là lịch sử thay thế kế tiếp các hình thái kinh tế xã hội mà thực chất là các phương thức sản xuất. Loài người đã và đang trải qua năm phương thức sản xuất tương ứng với 5 hình thái kinh tế xã hội và năm thời đại: Cộng sản nguyên thuỷ, Chiếm hữu nô lệ, Phong kiến, Tư bản chủ nghĩa, và Cộng sản chủ nghĩa. Lịch sử thay thế kế tiếp các phương thức sản xuất tuân theo qui luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Sự phát triển này tuân theo quy luật khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Chủ nghĩa duy vật lịch sử có tầm quan trọng to lớn đối với xã hội học hiện đại, là cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu xã hội học theo nhiều hướng khác nhau: lý luận phê phán, lý luận về mâu thuẫn xã hội, lý luận về hệ thống thế giới, nhà nước, văn hoá, tư tưởng, cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội, biến đổi xã hội, sự ảnh hưởng của các chính sách xã hội…Xã hội học tiến bộ không những giải thích thế giới mà còn góp phần vào cải biến xã hội để xây dựng xã hội công bằng văn minh. Chương 1: Tổng quan về Xã hội học 17 Karl Marx Not everyone has shared Spencer’s vision of societal harmony and stability. Chief among those who disagreed was the German political philosopher and economist Karl Marx (1818–1883), who observed society’s exploitation of the poor by the rich and powerful. Marx argued that Spencer’s healthy societal “organism” was a falsehood. Rather than interdependence and stability, Marx claimed that social conflict, especially class conflict, and competition mark all societies. The class of capitalists that Marx called the bourgeoisie particularly enraged him. Members of the bourgeoisie own the means of production and exploit the class of laborers, called the proletariat, who do not own the means of production. Marx believed that the very natures of the bourgeoisie and the proletariat inescapably lock the two classes in conflict. But he then took his ideas of class conflict one step further: He predicted that the laborers are not selectively “unfit,” but are destined to overthrow the capitalists. Such a class revolution would establish a “class-free” society in which all people work according to their abilities and receive according to their needs. Unlike Spencer, Marx believed that economics, not natural selection, determines the differences between the bourgeoisie and the proletariat. He further claimed that a society’s economic system decides peoples’ norms, values, mores, and religious beliefs, as well as the nature of the society’s political, governmental, and educational systems. Also unlike Spencer, Marx urged people to take an active role in changing society rather than simply trusting it to evolve positively on its own (Zgourides and Zgourides, 2000). 1.3.4 Emile Durkheim (1858 - 1917) XHH là khoa học nghiên cứu về sự kiện xã hội (social facts). Emile Durkheim, nhà xã hội học người Pháp, người đặt nền móng cho chủ nghĩa chức năng và chủ nghĩa cơ cấu. Ông sinh năm 1858 ở Epinal, nước Pháp trong một gia đình Do Thái, mất năm 1917. Năm 1879, ông được nhận vào học tại trường Ecole Normal ở Paris, tại đó ông hoàn thành luận án tiến sĩ "Nghiên cứu về tổ chức của các xã hội tiên tiến". Durkhiem bắt đầu giảng dạy tại trường Đại học Tổng hợp Bordeaux năm 29 tuổi và đã hoàn thành các công trình xã hội học đồ sộ như "Phân công lao động trong xã hội", "Các qui tắc của phương pháp xã hội học", "Tự sát". Năm 1902, Durkheim chuyển sang giảng dạy tại trường Đại học tổng hợp Sorbone, ở đó ông đã viết một trong những tác phẩm xã hội học độc đáo và quan trọng nhất của mình "Những hình thức sơ đẳng của đời sống tôn giáo". Việc Durkhiem đưa vào giảng dạy môn xã hội học trong nhà trường đại học đã mở đầu cho bước tiến quan trọng của xã hội học với tư cách là một khoa học. 18 CBGD: Trần Thị Phụng Hà Xã hội học sử dụng các phương pháp thực chứng (quan sát) để nghiên cứu, giải thích nguyên nhân và chức năng của các sự kiện xã hội. Để hiểu rõ về đối tượng và phương pháp nghiên cứu của xã hội học, cần phải tìm hiểu về bối cảnh ra đời xã hội học của Durkheim. Xã hội nước Pháp thế kỷ thứ XIX trải qua những biến đổi sâu sắc về mặt chính trị, kinh tế, xã hội, khoa học và kỹ thuật; Năm 1871, Công xã Paris bị đàn áp đẫm máu. Công nghiệp hóa nước Pháp diễn ra mạnh mẽ kéo theo sự tích tụ dân cư vào các thành phố lớn, đồng thời xáo trộn, đổ vỡ các quan hệ xã hội và cộng đồng tạo ra tình trạng hỗn loạn mà Durkheim gọi là "vô tổ chức", "vô chính phủ đạo đức". Lối sống cạnh tranh, vị lợi làm căng thẳng mối quan hệ giữa các tầng lớp, các nhóm xã hội và đặc biệt mẫu thuẫn đối kháng giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản trở nên quyết liệt. Xã hội học của Durkheim đã ra đời trong bối cảnh xã hội có nhiều xáo trộn và biến đổi to lớn như vậy. Điều đó phần nào giải thích tại sao Durkheim cho rằng xã hội học có nhiệm vụ hàng đầu là tìm ra các quy luật xã hội để từ đó tạo ra trật tự xã hội trong xã hội hiện đại. Chẳng hạn kế thừa và phát triển mô hình lý luận và phương pháp luận của xã hội học của Comte, Durkheim chủ trương xã hội học phải trở thành khoa học về các quy luật tổ chức xã hội. Durkheim cho rằng, chỉ khi nào xác định đối tượng nghiên cứu của xã hội học như là sự vật thì xã hội học mới thực sự tách ra khỏi triết học, mới thoát khỏi chủ nghĩa giáo điều, kinh viện để trở thành khoa học cụ thể, mới có thể vận dụng các phương pháp khoa học để nghiên cứu xã hội. Xã hội tồn tại bên ngoài cá nhân và có trước cá nhân với nghĩa là cá nhân được sinh ra trong xã hội, và phải tuân thủ các chuẩn mực, phép tắc xã hội. Vì vậy, xã hội học cần phải xem xét hệ thống xã hội, cơ cấu xã hội và các hiện tượng xã hội với tư cách là các sự vật, các bằng chứng, các sự kiện. Xã hội học của Durkheim chủ yếu xoay quanh vấn đề mối quan hệ giữa con người và xã hội. Phản ánh rõ các ý tưởng của Spencer về "cơ thể xã hội", tiến hóa xã hội, chức năng xã hội; tương tự như Spencer, Durkheim cho rằng xã hội biến đổi từ xã hội đơn giản (cơ học) đến xã hội phức tạp (hữu cơ). Durkheim cố gắng trả lời câu hỏi làm thế nào có thể bảo đảm tự do cá nhân mà không làm tăng tính ích kỷ của con người trong khi vẫn tạo ra trật tự xã hội. Durkheim chỉ ra vai trò đoàn kết của xã hội, của phân công lao động trong xã hội đối với việc duy trì trật tự xã hội nói riêng và hệ thống xã hội nói chung. Durkheim phân tích các quá trình vi mô làm nền tảng của trật tự xã hội. Chẳng hạn, ông nghiên cứu các quá trình tương tác trực tiếp, giao tiếp cá nhân và các nghi thức xã hội, và các hình thức sơ đẳng của đời sống tôn giáo để giải thích cách tổ chức và phát triển xã hội. Phương pháp luận nghiên cứu của xã hội học Cũng như Comte, Durkheim cũng dựa theo quan điểm thực chứng, toàn bộ nghiên cứu của ông dựa trên luận điểm 'sự kiện xã hội' (social fact). Chương 1: Tổng quan về Xã hội học 19 - Thứ nhất, Durkheim đề cao quan hệ nhân quả giữa các sự kiện xã hội và coi trong các chứng cứ thống kê thực nghiệm để xác lập quan hệ giữa các sự kiện xã hội đó. Durkheim chỉ ra một số loại qui tắc cần áp dụng trong nghiên cứu xã hội học: - Thứ hai, nhà nghiên cứu xã hội học phải phân biệt được cái chuẩn mực, cái "bình thường" với cái dị biệt, cái "không bình thường" vì mục tiêu sâu xa của xã hội học là tạo dựng và chỉ ra những gì là mẫu mực, tốt lành cho cuộc sống của con người. - Thứ ba, liên quan đến việc phân loại các xã hội để hiểu tiến trình phát triển xã hội. Theo Durkheim, cần phải phân loại xã hội dựa vào bản chất và số lượng các thành phần cấu thành nên xã hội, cũng như căn cứ vào phương thức, cơ chế, hình thức kết hợp các thành phần đó. - Thứ tư, khi giải thích các hiện tượng xã hội cần phân biệt nguyên nhân và hiệu quả, tức là nguyên nhân gây ra hiện tượng với chức năng mà hiện tượng thực hiện. - Thứ năm, qui tắc chứng minh xã hội học. Qui tắc này đòi hỏi phải so sánh hai hay nhiều hơn các xã hội để xem liệu một sự kiện xã hội đã cho trong một xã hội mà không hiện diện trong xã hội khác có gây ra sự khác biệt nào trong các xã hội đó không. Các nguyên tắc xã hội học nêu trên đã được Durkheim vận dụng trong tất cả các công trình nghiên cứu của ông về phân công lao động, về tôn giáo, về hội nhập xã hội... Vì vậy ngày nay, các nhà xã hội học hiện đại tìm thấy ở xã hội học Durkheim những mẫu mực về nghiên cứu xã hội học thực nghiệm. b. Khái niệm cơ bản trong xã hội học Durkheim Ngoài các khái niệm cơ bản là sự kiện xã hội, xã hội học của Durkheim bao gồm một hệ thống các khái niệm cơ bản khác như đoàn kết xã hội, ý thức tập thể, cơ cấu học xã hội (còn gọi là cấu tạo học xã hội), đoàn kết hữu cơ, đoàn kết cơ học, biến đổi xã hội, chức năng xã hội, dị biệt học xã hội (còn gọi là bệnh lý học xã hội), v.v... - Đoàn kết xã hội (social solidarity) Khái niệm đoàn kết xã hội của Durkheim có nội dung gần giống với khái niệm hội nhập xã hội đang sử dụng hiện nay. Ông đã dùng khái niệm đoàn kết xã hội để chỉ các mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, giữa các cá nhân với nhau, giữa cá nhân với nhóm xã hội. Nếu như không có sự đoàn kết xã hội thì các cá nhân riêng lẻ, biệt lập không thể tạo thành xã hội với tư cách là một chỉnh thể. - Đoàn kết cơ học Khái niệm đoàn kết cơ học là kiểu đoàn kết xã hội dựa trên sự thuần nhất, đơn điệu của các giá trị và niềm tin. Các cá nhân gắn bó với nhau vì sự kiềm chế mạnh mẽ từ phía xã hội và vì lòng trung thành của cá nhân đối với truyền thống, tập tục và quan hệ gia đình. 20 CBGD: Trần Thị Phụng Hà Sức mạnh của ý thức tập thể có khả năng chi phối và điều chỉnh suy nghĩ, tình cảm và hành động của các cá nhân. Trong xã hội kiểu cơ học, quyền tự do, tinh thần tự chủ và tính độc lập của các cá nhân rất thấp. Sự khác biệt và tính độc đáo của cá nhân là không quan trọng. Xã hội gắn kết kiểu cơ học thường có quy mô nhỏ, nhưng ý thức cộng đồng cao, các chuẩn mực, luật pháp mang tính chất cưỡng chế. - Đoàn kết hữu cơ Khái niệm đoàn kết hữu cơ là kiểu đoàn kết dựa trên sự phong phú, đa dạng của các mối liên hệ, tương tác giữa các cá nhân và các bộ phận cấu thành nên xã hội. Trong xã hội kiểu hữu cơ, mức độ và tính chất chuyên môn hóa chức năng càng cao thì các bộ phận trong xã hội càng phụ thuộc, gắn bó và đoàn kết chặt chẽ với nhau. Xã hội đoàn kết hữu cơ thường có quy mô lớn, ý thức cộng đồng yếu, nhưng tính độc lập, tự chủ cá nhân được đề cao; Các quan hệ xã hội chủ yếu mang tính chất trao đổi và được luật pháp, khế ước kiểm soát và bảo vệ. Durkheim cho rằng xã hội truyền thống chủ yếu dựa vào đoàn kết cơ học, xã hội hiện đại tồn tại và phát triển trên cơ sở đoàn kết hữu cơ. Sự biến đổi xã hội từ dạng này sang dạng khác bắt nguồn từ những thay đổi có tính quy luật thể hiện qua các sự kiện xã hội vật chất và phi vật chất. Emile Durkheim Despite their differences, Marx, Spencer, and Comte all acknowledged the importance of using science to study society, although none actually used scientific methods. Not until Emile Durkheim (1858–1917) did a person systematically apply scientific methods to sociology as a discipline. A French philosopher and sociologist, Durkheim stressed the importance of studying social facts, or patterns of behavior characteristic of a particular group. The phenomenon of suicide especially interested Durkheim (as noted in the section “Sociological Imagination,” earlier in this chapter). But he did not limit his ideas on the topic to mere speculation. Durkheim formulated his conclusions about the causes of suicide based on the analysis of large amounts of statistical data collected from various European countries. Durkheim certainly advocated the use of systematic observation to study sociological events, but he also recommended that sociologists avoid considering people’s attitudes when explaining society. Sociologists should only consider as objective “evidence” what they themselves can directly observe. In other words, they must not concern themselves with people’s subjective experiences (Zgourides and Zgourides, 2000). 1.3.5 Max Weber (1864 - 1920) Maximilian Carl Emil Weber là nhà kinh tế học, nhà sử học, nhà xã hội học, sinh năm 1864 trong một gia đình đạo Tin lành ở Erfurt thuộc miền đông nam nước Đức. Weber đã tốt nghiệp đại học và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ luật về đề tài liên quan đến “Lịch sử các hãng thương mại trong thời kỳ trung cổ” tại trường đại học tổng hợp Berlin. Năm Chương 1: Tổng quan về Xã hội học 21 1892 ông giảng dạy môn luật tại trường Đại học tổng hợp Berlin. Năm 1894, ông được bổ nhiệm làm giáo sư kinh tế học chính trị tại trường Đaị học tổng hợp Freiburg, sau đó năm 1897 ông làm giáo sư kinh tế học tại trường đại học tổng hợp Heidelburg. Năm 1909, Weber đảm nhận nhiệm vụ chủ bút nhà xuất bản Xã hội học. Các tác phẩm chủ yếu của Weber bao gồm « Tính khách quan trong khoa học xã hội và chính sách công cộng » (1903), « Đạo đức Tinh lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản » (1904), « Kinh tế và xã hội » (1909), « Xã hội học về tôn giáo » (1912), « Tôn giáo Trung Quốc » (1913) và « Tôn giáo Ấn Độ » (1916). Về phương pháp luận xã hội học Max Weber cho rằng xã hội học có sự khác biệt cơ bản với các khoa học tự nhiên trước hết là ở đối tượng nghiên cứu : khoa học tự nhiên có đối tượng nghiên cứu là các sự kiện vật lý của giới tự nhiên, còn xã hội học và các khoa học xã hội khác có đối tượng nghiên cứu là hoạt động xã hội của con người. 22 - Thứ hai, tri thức khoa học tự nhiên là hiểu biết về giới tự nhiên, tức là thế giới bên ngoài. Các hiện tượng tự nhiên có thể được giải thích bằng các qui luật khách quan, chính xác. Trong khi đó, tri thức khoa học xã hội là hiểu biết về xã hội – thế giới chủ quan do con người tạo ra. Vì vậy, cần hiểu được bản chất của hành động « cảm tính » của con người trước khi giải thích các hiện tượng xã hội bên ngoài. - Thứ ba, về phương pháp nghiên cứu, khoa học tự nhiên tập trung vào việc quan sát các sự kiện của giới tự nhiên và tường thuật lại kết quả quan sát. Khoa học xã hội ngoài việc quan sát phải đi sâu lý giải động cơ, quan niệm và thái độ của các cá nhân, đặc biệt cần phải giải thích xem những chuẩn mực văn hóa, hệ giá trị và những hiểu biết của cá nhân ảnh hưởng như thế nào đến hành động của họ. - Weber cho rằng, xã hội học cần tiến tới hình thành những phương pháp kết hợp nghiên cứu được cái chung và cái riêng của hiện tượng xã hội. Trên cơ sở đó ông đã xây dựng một phương pháp luận nổi tiếng là « loại hình lý tưởng » (ideal type). Loại hình lý tưởng là một phương pháp luận nghiên cứu đặc biệt nhằm làm nổi bật những khía cạnh, những đặc điểm và tính chất nhất định thuộc về bản chất của hiện thực lịch sử xã hội. Ở đây, «lý tưởng » có nghĩa là lý luận, ý tưởng, khái niệm khái quát trừu tượng. Đối với Weber, loại hình lý tưởng là công cụ khái niệm không phải để miêu tả mà là để phân tích và nhấn mạnh những đặc trưng chung, cơ bản, quan trọng của hiện tượng, sự kiện lịch sử xã hội. Max Weber đã vận dụng phương pháp loại hình lý tưởng để nghiên cứu và xây dựng lý thuyết về CBGD: Trần Thị Phụng Hà sự phát triển chủ nghĩa tư bản ở Phương Tây, hành động xã hội, bộ máy quan liêu, quyền lực, sự không chế xã hội. Quan niệm của Max Weber về xã hội học - Theo Weber về xã hội học vừa có đặc điểm của khoa học xã hội vừa có đặc điểm của khoa học tự nhiên. Trước hết, Weber cho rằng, xã hội học là khoa học có nhiệm vụ lý giải động cơ, ý nghĩa của hành động xã hội, có nghĩa là, xã hội học không giống như khoa học tự nhiên vì đối tượng nghiên của của nó là hành động xã hội và phương pháp nghiên cứu là giải nghĩa. Tuy nhiên, Weber cũng cho rằng, giống như các khoa học khác, xã hội học tiến tới cách giải thích nhân quả về đường lối và hệ quả của hoạt động xã hội. Như vậy, Weber vừa khẳng định xã hội học là khoa học như khoa học tự nhiên vừa chỉ ra bản sắc của xã hội học với tư cách là khoa học xã hội. - Trong khi nhấn mạnh đồng thời cả việc quan sát bên ngoài và việc nắm bắt, lý giải những hiện tượng bên trong của hành động xã hội, Weber đã phân loại hai loại lý giải : Thứ nhất, lý giải trực tiếp thể hiện trong quá trình nắm bắt nghĩa của hành động qua quan sát trực tiếp những đặc điểm, biểu hiện của nó. Thứ hai, lý giải gián tiếp là giải thích động cơ, ý nghĩa sâu xa của hành động qua việc hình dung ra tình huống, bối cảnh của hành động. - Weber cho rằng xã hội học có nhiệm vụ trả lời những câu hỏi về động cơ, ý nghĩa của hành động xã hội và mục tiêu của xã hội học là đưa ra những khái niệm chung, có tính chất khái quát, trừu tượng về hiện thực lịch sử xã hội. Lý thuyết hành động xã hội - Một trong những khái niệm quan trọng nhất của xã hội học Weber là hành động xã hội. Hành động xã hội với tư cách là đối tượng nghiên cứu của xã hội học được Weber định nghĩa là « hành vi mà chủ thể gắn chó nó một ý nghĩa chủ quan nào đó ». Hành động, kể cả hành động thụ động và không hành động (chờ đợi, không làm gì cả) được gọi là hành động xã hội khi ý nghĩa chủ quan của nó có tính đến hành vi của người khác trong quá khứ, hiện tại hay trong tương lai, ý nghĩa chủ quan đó định hướng hành động. Như vậy không phải hành động nào cũng có tính xã hội. Weber đã chỉ ra một số ví dụ. Thứ nhất, hành động chủ thể nhằm tới các sự vật mà không tính đến hành vi của người khác. Thứ hai, không phải tương tác nào của con người cũng là hành động xã hội. Thứ ba, hành động giống nhau của các cá nhân trong một đám đông. Thứ tư, hành động thuần túy bắt chước hay làm theo người khác cũng không được coi là hành động xã hội. Tuy nhiên cũng là hành động bắt chước nhưng nếu vì đó là mốt và mẫu mực, nếu không theo sẽ bị người khác chê cười thì hành động bắt chước đó trở thành hành động xã hội. Như vậy là rất khó xác định chính xác rõ ràng biên giới của hành động xã hội và hành động « không xã hội ». Chương 1: Tổng quan về Xã hội học 23 - Tóm lại, hành động xã hội được Weber định nghĩa là hành động được chủ thể gắn cho nó một ý nghĩa chủ quan nào đó, là hành động có tính đến hành vi của người khác, và vì thế được hướng tới người khác, trong đường lối trong quá trình của nó. Weber đã phân tích sự thay đổi vai trò và xu hướng của hành động xã hội để chỉ ra điều kiện, tiến trình phát triển của lịch sử xã hội hiện đại Phương Tây. Các nghiên cứu của Weber cho thấy chỉ trong xã hội hiện đại Phương Tây chủ nghĩa duy lý mới phát triển tràn ngập vào các lĩnh vực của đời sống kinh tế, luật pháp, chính trị, văn hóa, tôn giáo, xã hội. Điều đó giải thích phần nào câu hỏi tại sao trước đây chủ nghĩa tư bản hiện đại đã ra đời, phát triển trong xã hội phương tây mà không phải ở nơi khác. Lý thuyết về chủ nghĩa tư bản và về phân tầng xã hội 24 - Là một nhà xã hội học có kiến thức kinh tế sâu rộng, Weber đặc biệt quan tâm tới mối tương tác giữa hiện tượng kinh tế và hiện tượng xã hội, nhất là sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Khác với Marx coi kinh tế là cơ sở vật chất của xã hội. Weber tập trung nghiên cứu tác động cảu các yếu tố xã hội đối với cơ cấu kinh tế và quá trình kinh tế. Weber giải thích sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện đại với tư cách là hệ thống kinh tế trong những công trình nổi tiếng của ông như « Đạo đức Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản » (1904) và « Kinh tế xã hội » (1909). - Weber đã giải quyết một cách hệ thống vấn đề mối quan hệ giữa tôn giáo, kinh tế và xã hội mà trước đó chưa có ai nghiên cứu triệt để. Ông bắt đầu phân tích chủ nghĩa tư bản bằng cách đưa ra các bằng chứng lịch sử quan sát được. Ông nhận thấy hoạt động kinh tế thương mại đã phát triển mạnh mẽ ở những có đạo Tin lành. Phần lớn các chủ doanh nghiệp, các thương gia là những người theo đạo Tin lành có xu hướng duy lý hóa. Ông cho rằng, những lời giáo huấn của đạo Tin lành đã trở thành một hệ giá trị, chuẩn mực đạo đức mới trong lịch sử xã hội phương Tây. Những chuẩn mực này đã chi phối hành động xã hội của con người Phương Tây. Bằng việc phân biệt hai khái niệm chủ nghĩa tư bản truyền thống và chủ nghĩa tư bản hiện đại, Weber đã rút ra kết luận rằng, chính đạo đức Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản có mối tương quan cộng hưởng, tỉ lệ thuận với nhau và đã góp phần hình thành, phát triển xã hội tư bản chủ nghĩa hiện đại ở phương Tây. Mặc dù quan niệm này của Weber bị phê phán là duy tâm chủ nghĩa nhưng nó cũng đã mang lại một cách giải thích mới về mối quan hệ của các yếu tố vật chất và tinh thần, kinh tế và phi kinh tế. - Khi nghiên cứu về cấu trúc xã hội của chủ nghĩa tư bản, Weber cho rằng cấu trúc xã hội và sự phân tầng xã hội nói riêng chịu sự tác động của hai nhóm yếu tố cơ bản là các yếu tố kinh tế (vốn, tư liệu sản xuất, thị trường…) và các yếu tố phi kinh tế (vị thế xã hội, năng lực, cơ may, quyền lực…). Ông đặc biệt nhấn mạnh đến « kỹ năng chiếm lĩnh thị trường » của người lao động như là một yếu tố cơ CBGD: Trần Thị Phụng Hà bản trong việc phân chia giai cấp. Weber cho rằng có hai hình thức phân tầng xã hội về kinh tế. Thứ nhất, sự phân tầng xã hội thành các giai cấp khác nhau về sở hữu tài sản. Thứ hai, sự phân tầng xã hội thành các giai cấp khác nhau về mức độ thu nhập. Hai tháp phân tầng này dan xen, tương tác và chuyển hóa cho nhau. - Như vậy, khi nghiên cứu phân tầng xã hội và chủ nghĩa tư bản hiện đại, Weber đã nói tới vai trò của cả hai yếu tố kinh tế và phi kinh tế trong quá trình hình thành và biến đổi cơ cấu xã hội. - Tóm lại, công lao quan trọng của Weber đối với xã hội học hiện đại là việc đưa ra những quan niệm và cách giải quyết độc đáo đối với những vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu xã hội học. Weber đã xây dựng quan điểm lý luận xã hội học đặc thù của mình trên cơ sở các ý tưởng của sử học, kinh tế học, triết học, luật học và nghiên cứu lịch sử so sánh. Các lý thuyết, khái niệm và phương pháp luận xã hội học Weber đang được tiếp tục tìm hiểu, vận dụng và phát triển trong xã hội học hiện đại. Max Weber The German sociologist Max Weber (1864–1920) disagreed with the “objective evidence only” position of Durkheim. He argued that sociologists must also consider people’s interpretations of events—not just the events themselves. Weber believed that individuals’ behaviors cannot exist apart from their interpretations of the meaning of their own behaviors, and that people tend to act according to these interpretations. Because of the ties between objective behavior and subjective interpretation, Weber believed that sociologists must inquire into people’s thoughts, feelings, and perceptions regarding their own behaviors. Weber recommended that sociologists adopt his method of Verstehen (vûrst e hen), or empathetic understanding. Verstehen allows sociologists to mentally put themselves into “the other person’s shoes” and thus obtain an “interpretive understanding” of the meanings of individuals’ behaviors CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Phân tích tiền đề ra đời của xã hội học. Tại sao nói xã hội học ra đời vào đầu thế kỷ 19 là một tất yếu lịch sử? 2. Phân tích những điều kiện tiền đề của sự ra đời XHH phương tây cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 3. Trình bày tư tưởng XHH của Auguste Comte và Karl Mark. Từ đó rút ra ý nghĩa thực tiễn. 4. Trình bày những quan điểm của Max Weber về hành động xã hội Chương 1: Tổng quan về Xã hội học 25 5. Trình bày những đóng góp vầ XHH của Emile Durkheim từ đó rút phân tích tư tưởng của Durkheim về đoàn kết XH. 6. Tại sao chủ nghĩa duy vật lịch sử của Karl Marx là cơ sở lý luận và phương pháp luận xã hội học? Trình bày những quan điểm cơ bản của Marx về bản chất của xã hội và bản chất của con người. 7. So sánh những điểm giống nhau và khác nhau trong quan niệm của August Comte và Karl Marx về qui luật biến đổi của xã hội. 8. Phân tích những nguyên lý xã hội học của Hertbert Spencer. Spencer có ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển của xã hội học. 9. Phân tích những đóng góp của Emile Durkheim đối với xã hội học. Quan niệm về phương pháp nghiên cứu xã hội học của Durkheim có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội học hiện đại? 1.3.6 Các lý thuyết xã hội học chủ yếu a. Thuyết chức năng (function theory) Các đại biểu chủ yếu của thuyết chức năng hay chức năng – cấu trúc là August Comte (1798 – 1857), Herbert Spencer (1820 -1903), Emile Durkhiem (1858 -1917), Vilfredo Pareto (1938 – 1932) Athur Radcliffe – Brown (1881 – 1955) Talcott Parsons (1902 – 1979), Robert Merton (1910) Peter Blau (1918 -2002) Thuyết chức năng – cấu trúc nhấn mạnh tính liên kết chặt chẽ của các bộ phận cấu thành nên một chỉnh thể mà mỗi bộ phận đều có chức năng nhất định góp phần đảm bảo sự tồn tại của chính thể đó với tư cách là một cấu trúc tương đối ổn định, bền vững. Nguồn gốc lý thuyết của thuyết chức năng là truyền thống khoa học xã hội Pháp coi trọng sự ổn định, trật tự của hệ thống với các bộ phận có quan hệ chức năng hữu cơ với chỉnh thể hệ thống và truyền thống khoa học Anh với thuyết tiến hóa, thuyết kinh tế, thuyết vị lợi, thuyết hữu cơ phát triển mạnh. Hai truyền thống này đã làm nảy sinh những ý tưởng khoa học về xã hội như là một sinh thể hữu cơ đặc biệt với hệ thống gồm các thành phần có những chức năng nhất định tạo thành cấu trúc ổn định. b. Thuyết mâu thuẫn (conflict theory) Các đại biểu chính của thuyết mâu thuẫn là K.Marx, F. Engels, Vilfredo Pareto (1848 1923), Thorstein Velblen (1857 -1929) Georg Simmel (1858 -1918) Gaetano Mosca (1858 -1941), Robert Park (1864 -1944) Robert Michels (1876 -1936), Joseph Schumpeter (1883-1950), Max Horkheimer (1895 -1973), Herbert Marcuse (1898 -1979), Erick Fromm (1900 – 1980), Theodor Adorno (1903-1969), Lewis Coser (1913-), Wright Mills (1916 -1962), Jurgen Habermas (1929-) Ralf Dahrendorf (1929-) Pierre Bourdieu (1930), Randall Collins (1941-)… 26 CBGD: Trần Thị Phụng Hà Tư tưởng chủ đạo của thuyết mâu thuẫn là nhấn mạnh sự mâu thuẫn, xung đột và sự biến đổi xã hội, Sự căng thẳng xã hội, sự phân hóa xã hội cùng với sự mâu thuẫn, cạnh tranh, xung đột, biến đổi xã hội là những chủ đề nghiên cứu cơ bản của các lý thuyết mâu thuẫn trong xã hội học. Luận điểm gốc của thuyết mâu thuẫn cho rằng, do có sự khan hiếm các nguồn lực (đất đai, nguyên vật liệu, tiền tài, địa vị…) và do sự phân công lao động và sự bất bình đẳng trong phân bổ nguồn lực, quyền lực nên quan hệ giữa các cá nhân, các nhóm xã hội luôn nằm trong tình trạng mâu thuẫn, cạnh tranh với nhau vì lợi ích. Để giải quyết mâu thuẫn xã hội, nhiều tác giả thuyết mâu thuẫn chủ trương phê phán và đấu tranh chứ không phải là thỏa hiệp. Trong quá trình giải quyết mâu thuẫn xã hội, hệ các giá trị và các chuẩn mực văn hóa được coi là vũ khí, phương tiện đấu tranh lợi hại. Về phương pháp luận, thuyết mâu thuẫn cho rằng cần phải tập trung vào phân tích động cơ và đặc điểm xã hội của các bên tham gia mâu thuẫn và bản chất của mối quan hệ mâu thuẫn c. Thuyết tương tác biểu trưng (symbolic interaction theory) Các đại biểu chính của thuyết tương tác biểu trưng bao gồm Charles Horton Cooley (1863 – 1929), George Herbert Mead (1863 -1931), Herbert Blumer (1900 – 1987), Erving Goffman (1922 – 1982). Thuyết tương tác biểu trưng cho rằng xã hội được tạo thành từ sự tương tác của vô số các cá nhân, bất kỳ hành vi và cử chỉ nào của con người đều có vô số các ý nghĩa khác nhau, hành vi và hoạt động của con người không những phụ thuộc mà còn thay đổi cùng với các ý nghĩa biểu trưng. Do đó để hiểu được tương tác xã hội giữa các cá nhaanm giữa con người với xã hội, cần phải nghiên cứu tương tác xã hội, cần phải lý giải được ý nghĩa của các biểu hiện của mối tương tác đó. Nguồn gốc của thuyết tương tác biểu trưng là các quan niệm xã hội học của Max Weber, Georg Simel, Robert Park và một số trường phái triết học, sinh vật học và các lý thuyết tâm lý học ý thức, tâm lý học hành vi và tâm lý học xã hội. d. Thuyết lựa chọn duy lý (rational choice theory) Các đại biểu chính của thuyết lựa chọn duy lý là George Hommans (1910 – 1989) và Peter Blau Thuyết lựa chọn duy lý có nguồn gốc lý thuyết từ các tư tưởng triết học, kinh tế học và nhân học thế kỷ 13 - 19. Thuyết lựa chọn duy lý dựa vào tiên dề cho rằng con người luôn hành động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một cách duy lý nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu. Thuật ngữ “lựa chọn” được dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính toán để quyết định sử dụng loại phương tiện hay cách thức tối ưu trong số những điều kiện hay cách thức hiện có để đạt được mục tiêu Chương 1: Tổng quan về Xã hội học 27 trong diều kiện khan hiếm các nguồn lực. Cách hiểu này ban đầu mang nặng ý nghĩa kinh tế học vì nhấn mạnh yếu tố lợi ích vật chất. Nhưng sau này các nhà xã hội học mở rộng phạm vi của mục tiêu bao gồm các yếu tố lợi ích xã hội và tinh thần. Các tác giả của thuyết lựa chọn duy lý coi con người là chủ thể ra quyết định một cách hợp lý trong điều kiện khan hiếm nguồn lực trên có sở xem xét, đánh giá lợi ích kinh tế của từng cách lựa chọn. Thuyết lựa chọn duy lý đòi hỏi phải phân tích hành động lựa chọn của cá nhân trong mối liên hệ với cả hệ thống xã hội của nó, bao gồm các cá nhân khác với những nhu cầu và sự mong đợi của họ, các khả năng lựa chọn và các sản phẩm đầu ra của từng lựa chọn cùng các đặc điểm khác. Do tác động của nhiều yếu tố như vậy mà các hành vi lựa chọn duy lý của các cá nhân có thể tạo ra những sản phẩm phi lý không mong đợi của cả nhóm, tập thể. Thuyết lựa chọn duy lý có hai biến thể: Thứ nhất là thuyết trò chơi (Game theory): nhấn mạnh yếu tố mong đợi hợp lý và các chiến lược hợp lý giải quyết vấn đề mà các bên tham gia phải phân tích, lựa chọn và ra quyết định hành động. Ví dụ nổi tiếng của thuyết trò chơi là “Tình thế lưỡng nan” hay “Song đề phạm nhân”. Ví dụ này như sau: Giả định có hai người bị nghi là cùng tòng phạm một tội và bị hỏi cung từng người một, độc lập với nhau. Nếu cả hai người này đều chối tội thì cả hai được tha bổng. Nếu một người chối tội và một người nhận tội thì người chối tội bị phạt 10 năm tù và người nhận tội bị phạt 2 năm tù. Nếu cả hai cùng nhận tội thì mỗi người bị phạt 5 năm tù. Theo thuyết trò chơi, mỗi người này hành động một cách duy lý là sẽ nhận tội để tránh bị hậu quả nặng nề nhất, tránh bị phạt 10 năm tù. Kết hợp cả hai cách hành động duy lý của từng người một dẫn đến kết cục chung là cả hai cùng nhận tội và mỗi người bị phạt 5 năm tù. Thuyết trò chơi cho thấy, hành động duy lý cá nhân chỉ có thể đem lại kết quả tốt đẹp cho các bên tham gia khi cùng nhất trí những “luật chơi”, ví dụ trao đổi thông tin, hợp tác cùng có lợi, tin cậy lẫn nhau. Thứ hai là thuyết trao đổi (exchange theory): Thuyết trao đổi coi tương tác xã hội như là sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các bên tham gia. Mỗi bên luôn xem xét chi phí bỏ ra và nguồn lợi thu về của từng món hàng, từng dịch vụ trước khi đem chúng ra trao đổi với nhau. 1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA XÃ HỘI HỌC Khách thể của xã hội học là hiện thực xã hội. Hiện thực xã hội cũng là đối tượng của các khoa học xã hội khác như triết học, lịch sử, dân tộc học, tôn giáo, dân số...Xã hội học khác với các khoa học khác ở chỗ, xã hội học nghiên cứu về tính chỉnh thể của các quan hệ trong xã hội, là khoa học nghiên cứu về hệ thống xã hội nói chung. Đồng thời xã hội 28 CBGD: Trần Thị Phụng Hà học cũng nghiên cứu những vấn đề chuyên biệt và cụ thể qua các khái niệm gắn với nhân tố được kiểm nghiệm. 1.4.1 Đặc điểm của tri thức xã hội học a. Tri thức xã hội học vừa mang tính khái quát vừa mang tính cụ thể Đặc trưng cơ bản này của tri thức xã hội học thể hiện ở chỗ: trong khi nghiên cứu những sự vật, hiện tượng, quá trình xã hội, xã hội học luôn hướng tới cái chỉnh thể, cái toàn bộ, cái hệ thống để hiểu biết, nhận thức một một cách khái quát các đặc trưng của quá trình, hiện tượng xã hội. Ví dụ: Một trong những nguyên tắc quan trọng của điều tra xã hội học là nghiên cứu chọn mẫu, tức là nghiên cứu một bộ phận, một phần của một tổng thể xã hội để rút ra những nhận định, kết luận khoa học khái quát chung cho cả tổng thể xã hội đó. Song điểm độc đáo của xã hội học còn là ở chỗ, trong khi nghiên cứu, khảo sát các sự vật hiện tượng, nó còn sử dụng các phương pháp đặc trưng của mình để thu thập những thông tin, chỉ báo, đại lượng cụ thể, sống động. Các tri thức của các khoa học khác đều có đặc điểm "cặp" này nhưng đối với xã hội học nó trở thành một đặc trưng cơ bản. Tri thức xã hội học là kết quả sự khái quát hoá, trừu tượng hoá những gì rút ra từ hiện tượng sinh động của đời sống xã hội để từ đó nhận thức và giải quyết chính các vấn đề cụ thể, sống động trong cuộc sống của con người. b. Tri thức xã hội học vừa có mặt định tính vừa có mặt định lượng Đặc trưng này thể hiện ở chỗ tri thức xã hội học giúp ta nhận thức cả về mặt số lượng, cả về mặt tính chất của hiện tượng, sự kiện xã hội. Ví dụ 1. Nghiên cứu xã hội học không những giúp ta phát hiện thấy trong xã hội có sự phân hoá giàu nghèo mà còn giúp ta đo lường, tính toán được khoảng cách thu nhập, chi tiêu giữa nhóm người giàu và nhóm người nghèo. Đặc trưng "cặp" này của tri thức xã hội học là kết quả của việc sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính trong xã hội học. Ví dụ 2. Điều tra xã hội học áp dụng phương pháp trưng cầu ý kiến để thu thập thông tin định lượng, đồng thời sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu để ghi lại câu chuyện mô tả cuộc đời thực của đối tượng nghiên cứu. Các thông tin thu được có thể xử lý bằng cách mã hoá và tính toán các số trung bình, phần trăm, hệ số tương quan, đồng thời được dùng để phân loại và khắc hoạ thành những kiểu, dạng, loại quan hệ xã hội hay lối sống xã hội. c. Tri thức xã hội học vừa có cấp độ vĩ mô vừa có cấp độ vi mô Đặc trưng "cặp" vĩ mô và vi mô thể hiện ở tính biện chứng trong đối tượng nghiên cứu của xã hội học. Chương 1: Tổng quan về Xã hội học 29 Nhóm xã hội có quy mô lớn đến đâu cũng do các phần tử vi mô là các cá nhân với mối liên hệ giữa các cá nhân hợp thành. Đồng thời mỗi con người luôn luôn là đầu mối của mạng lưới quan hệ xã hội đan xen phức tạp với nhau với tư cách là "tiểu vũ trụ" trong một đại vũ trụ là xã hội, là mối tổng hoà các quan hệ xã hội. Xã hội học nghiên cứu hành động xã hội của cá nhân cũng phải tính đến tác động của nhóm, tính đến vị thế, vai trò của cá nhân đó trong cấu trúc nhóm, tức là nghiên cứu hiện tượng, quá trình xã hội ở cấp vi mô cũng phải xét nó trong bối cảnh xã hội vĩ mô. Ngược lại, khi nghiên cứu những vấn đề vĩ mô, ví dụ như tìm hiểu một xã hội đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhà xã hội học cũng cần phải xét tới nhu cầu, động cơ, năng lực, trình độ chuyên môn của các cá nhân, các nhóm xã hội. Chẳng hạn, khi xã hội học đi vào nghiên cứu cấu trúc nhóm thì những vấn đề thuộc về vị thế, vai trò của người thủ lĩnh, lãnh đạo, quản lý cũng như của từng thành viên trở nên rất quan trọng, không thể bỏ qua. Kết quả là tri thức xã hội học có đặc trưng kép là đem lại sự hiểu biết khoa học về sự vật hiện tượng xã hội ở cả cấp độ vĩ mô và vi mô. d. Tri thức xã hội học vừa có cấp độ lý thuyết vừa có cấp độ thực nghiệm Tương ứng với sự thống nhất của hai bộ phận xã hội học lý thuyết và xã hội học thực nghiệm, tri thức của xã hội học có hai cấp độ lý thuyết và cấp độ thực nghiệm. Thực chất đặc trưng "cặp" như vậy bắt nguồn từ yêu cầu nghiêm ngặt của khoa học là các tri thức lý luận, lý thuyết phải có tính kiểm chứng và phải được kiểm nghiệm qua các bằng chứng khoa học. Do vậy bất kỳ một đơn vị tri thức xã hội học nào, từ phạm trù, khái niệm đến lý thuyết đều mang tính trừu tượng, khái quát cao có thể áp dụng để giải thích, dự báo sự hình thành, biến đổi của một nhóm sự kiện, hiện tượng vừa có tính thực nghiệm để có thể kiểm tra, chứng thực hoặc bác bỏ qua từng trường hợp cụ thể. Chính nhờ đặc trưng "cặp" lý thuyết - thực nghiệm mà tri thức xã hội học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn trong việc giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn. e. Tri thức Xã hội học vừa có cấp độ đại cương vừa có cấp độ chuyên biệt Trên cấp độ đại cương, tri thức xã hội học bao gồm một hệ thống các khái niệm, phạm trù chung, khái quát nhất như khái niệm cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội, biến đổi xã hội, sai lệch xã hội, vị thế xã hội, vai trò xã hội, mạng lưới xã hội, thiết chế xã hội, nhóm xã hội, v.v. Các kiến thức đại cương này là cơ sở để triển khai nghiên cứu xã hội học ở cấp chuyên biệt. Tri thức ở cấp độ chuyên biệt là kết quả của những nghiên cứu chuyên sâu, tập trung vào một số hiện tượng, quá trình trong lĩnh vực cụ thể của đời sống phong phú, đa dạng. Nhờ tính chuyên biệt mà tri thức xã hội học trở nên sinh động và có ý nghĩa thiết thực, quý giá đối với việc nhận thức và chỉ đạo hoạt động xã hội. 30 CBGD: Trần Thị Phụng Hà f. Tri thức xã hội học vừa có cấp độ cơ bản vừa có cấp độ ứng dụng Hệ thống các tri thức xã hội học cơ bản bao gồm các phạm trù, khái niệm, lý thuyết và những phương pháp tiếp cận nghiên cứu cơ bản có thể áp dụng trong các nghiên cứu triển khai và ứng dụng cụ thể. Cấp độ tri thức xã hội học cơ bản cũng bao hàm cả những khái niệm, phạm trù, lý thuyết mới, những phương pháp và kỹ thuật điều tra mới được tìm kiếm, khám phá từ những nghiên cứu trong thực tiễn. Cấp độ tri thức xã hội học ứng dụng chủ yếu bao gồm những tri thức thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm và nhất là nghiên cứu triển khai (R & D) để đưa khoa học vào cuộc sống, để giải quyết những vấn đề cụ thể nảy sinh trong hoạt động thực tiễn của con người. Đặc trưng cặp "cơ bản và ứng dụng" của tri thức xã hội học cho thấy mỗi lý thuyết, phạm trù, khái niệm không những là sản phẩm của nghiên cứu cơ bản mà còn là cơ sở khoa học cho hành động thực tiễn cải tạo, quản lý và kiểm soát các quá trình, hành vi, hoạt động xã hội. Xã hội học với những đặc trưng "cặp" nêu trên đang thu hút sự quan tâm rộng rãi của các nhà nghiên cứu và các nhà thực tiễn, các nhà lãnh đạo quản lý và các nhà hoạch định chính sách. Nhờ vậy xã hội học ngày càng phát triển xứng đáng chiếm vị trí trung tâm liên - ngành của các khoa học xã hội và nhân văn góp phần đắc lực và có hiệu quả vào giải quyết những nhiệm vụ mà sự nghiệp đổi mới đất nước đặt ra. 1.4.2 Đối tượng nghiên cứu của xã hội học Do tính chất "nước đôi" của các tri thức xã hội học mà các quan niệm về đối tượng nghiên cứu của xã hội học không chỉ khác nhau, thậm chí còn trái ngược nhau. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học có sự thay đổi qua các thời kỳ. Thời kỳ trước năm 1960, có hai cách tiếp cận khác nhau: - - Thứ nhất, xã hội học Châu Âu chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của triết học thực chứng và thuyết tiến hoá, nên đối tượng nghiên cứu là tính chỉnh thể của tổ chức xã hội, tính hệ thống của nó trong mối quan hệ chi phối các nhân. Tức là nghiên cứu cấu trúc xã hội hay xã hội học vĩ mô. Ví dụ: Đối với Auguste Comte, xã hội học là khoa học nghiên cứu về các quy luật tổ chức xã hội v.v... Theo Durkheim, đối tượng nghiên cứu của xã hội là “sự kiện xã hội”. Thứ hai, xã hội học Mỹ chịu ảnh hưởng của thuyết hành vi và chủ nghĩa thực dụng. Theo quan điểm của M. Weber, xã hội học là khoa học nghiên cứu về “hành động xã hội”. Đối tượng nghiên cứu là các hành vi cá nhân, các cơ chế hình thành hành vi cá nhân, sự tương tác liên cá nhân, sự hình thành động cơ, các tác nhân hành động của nhóm. Tức là nghiên cứu hành động xã hội hay xã hội học vi mô. Khuynh hướng tiếp cận vi mô: Các nhà xã hội học theo khuynh hướng này cho rằng hành vi hay hành động xã hội của con người là đối tượng nghiên cứu của xã hội học. Chương 1: Tổng quan về Xã hội học 31 - Giai đoạn hiện nay cũng có hai cách tiếp cận về đối tượng nghiên cứu của xã hội học: Một là, tiếp cận đối tượng xã hội học từ hai phía: hành vi xã hội của con người và hệ thống xã hội (cấu trúc xã hội), do có sự xâm nhập lẫn nhau của xã hội học Châu Âu và xã hội học Mỹ. Hai là, tiếp cận theo phương pháp phân tích kinh tế chính trị của Marx, lấy các cơ sở kinh tế và các cộng đồng xã hội làm khái niệm then chốt, hạt nhân để triển khai ra các phạm vi khác. Cách tiếp cận này rất thịnh hành ở các nước Đông Âu và Liên xô trước đây. Tóm lại, đối tượng nghiên cứu của xã hội học là tất cả các quá trình và hiện tượng xã hội, về mức độ biểu hiện, nguyên nhân, động lực và các xu hướng phát triển của chúng. 1.5 MỐI QUAN HỆ XÃ HỘI HỌC VỚI CÁC KHOA HỌC KHÁC Xã hội học có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều ngành khoa học như triết học, toán học, luật học, kinh tế học.v.v… 1.5.1 Xã hội học và triết học Triết học là khoa học nghiên cứu các quy luật chung nhất về sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy. Các vấn đề cơ bản của triết học là: - - - - Vấn đề về bản thể: vật chất và ý thức là gì? Mối quan hệ giữa chúng như thế nào? Vấn đề về chân lý: làm thế nào để xác định được một luận cứ đi từ tiền đề đến kết luận có hiệu lực hay không? Làm thế nào để biết được một phát biểu là đúng hay sai? Ta có thể trả lời những loại câu hỏi nào? Vấn đề về nhận thức: quá trình nhận thức diễn ra thế nào? Chúng ta có thể nhận thức chính xác thế giới khách quan hay không? Thực tại là gì? Chúng ta nhận thức thực tại như thế nào, có nhận thức toàn bộ thực tại hay không? Vấn đề về đạo đức: thế nào là "tốt", thế nào là "xấu" (hoặc thế nào là "giá trị", thế nào là "phi giá trị")? Sự khác biệt giữa tốt và xấu? Hành động như thế nào là đúng? Các giá trị có tính chất tuyệt đối hay tương đối? Thế nào là các quy tắc tự nhiên? Hạnh phúc là gì? Vấn đề về thẩm mỹ: đẹp là gì, xấu là gì? Nghệ thuật là gì? Vậy mối quan hệ giữa triết học và xã hội học là mối quan hệ giữa thế giới quan và khoa học cụ thể. Triết học là thế giới quan, phương pháp luận của việc nghiên cứu, phân tích các sự kiện xã hội trong xã hội học. Ngược lại, các nghiên cứu xã hội đã cung cấp thông tin, dự kiến, các bằng chứng và phát hiện các vấn đề mới giúp cho quá trình khái quát hoá lý luận ngày càng phong phú và chính xác hơn. 32 CBGD: Trần Thị Phụng Hà Cần phải tránh 2 khuynh hướng làm cản trở đến sự phát triển của xã hội học: - Đồng nhất xã hội học với triết học hoặc coi xã hội học là một bộ phận của triết học. Tách rời xã hội học ra khỏi triết học, hay xã hội học biệt lập với triết học. 1.5.2 Xã hội học và tâm lý Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu hoạt động, tinh thần và tư tưởng của con người (cụ thể đó là những cảm xúc, ý chí và hành động). Tâm lý học cũng chú tâm đến sự ảnh hưởng của hoạt động thể chất, trạng thái tâm lý và các yếu tố bên ngoài lên hành vi và tinh thần của con người. Ngành này tập trung vào loài người, tuy một vài khía cạnh của động vật cũng thỉnh thoảng được nghiên cứu. Tâm lý học được định nghĩa một cách rộng rãi như là "khoa nghiên cứu những hành vi và những tiến trình tâm thần của con người". Tâm lý học vừa được nghiên cứu một cách khoa học lẫn phi khoa học. Tâm lý học chủ đạo ngày nay đa phần đặt nền tảng trên thuyết thực chứng, thông qua những phân tích định lượng và sử dụng những phương pháp khoa học để thử và bác bỏ những giả thuyết. Tâm lý học sử dụng và tiếp thu kiến thức thu thập được từ nhiều ngành khoa học khác để hiểu và lý giải hành vi của con người. Nhiệm vụ nghiên cứu của Tâm lý học: - Nghiên cứu bản chất của các hiện tượng tâm lý. Nghiên cứu mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lý đó. Nghiên cứu vai trò, chức năng của tâm lý đối với hoạt động của con người. XHH nghiên cứu con người nhưng là những con người xã hội, những thành tố xã hội của con người, nghiên cứu xem tại sao con người ta lại kết bạn, lại tham gia vào các nhóm, các tổ chức xã hội… XHH và tâm lý học có mối quan hệ mật thiết và khá gần gũi với nhau. Vì vậy trong lịch sử phát triển của XHH đã có lúc TLH bị cự tuỵệt (Durkhem), hoặc được sử dụng nhiều trong nghiên cứu xã hội (Mead). Sự giằng co giữa XHH và TLH đã đưa đến kết quả là sự ra đời của chuyên nghành Tâm lý học xã hội. Trong thực tế ở một số lĩnh vực tâm lý học và xã hội học đều sử dụng các khái niệm, lý thuyết của nhau. Tuy nhiên sự xác định thật rạch ròi ranh giới giữa XHH và TLH là hết sức khó khăn, đặc biệt là giữa TLH xã hội và XHH. 1.5.3 Xã hội học và kinh tế học Kinh tế học là khoa học nghiên cứu quá trình sản xuất, phân phối, tiêu dùng các sản phẩm hành hoá, dịch vụ xã hội. Nghiên cứu kinh tế học nhằm mục đích giải thích cách thức các nền kinh tế vận động và cách tác nhân kinh tế tương tác với nhau. Các nguyên tắc kinh tế được ứng dụng trong đời sống xã hội, trong thương mại, tài chính và hành chính công, Chương 1: Tổng quan về Xã hội học 33 thậm chí là trong ngành tội phạm học, giáo dục, xã hội học, luật học và nhiều ngành khoa học khác. Ngược lại xã hội học nghiên cứu bối cảnh văn hoá, cách thức tổ chức xã hội, quan hệ xã hội của các hiện tượng và quá trình kinh tế. XHH và KTH có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. KTH cũng nghiên cứu những vấn đề như việc làm, thất nghiệp, lạm phát, marketing v.v… Còn trong lĩnh vực này XHH chủ yếu nghiên cứu các mối quan hệ giữa con người trong kinh tế (trong sản xuất, phân phối, lưu thông), nghiên cứu những mô hình tương tác trong quan hệ kinh tế. Một số khái niệm và lý thuyết của kinh tế học đã được vận dụng trong nghiên cứu xã hội học khái niệm thị trường, giá trị, lợi ích, quản lý kinh tế, lý thuyết trao đổi xã hội. Ngược lại một số khái niệm, phương pháp và thành tựu nghiên cứu XHH được các nhà kinh tế học hết sức quan tâm. Sự giao thoa giữa KTH và XHH đã cho ra đời ngành kinh tế học xã hội. 1.5.4 Xã hội học và nhân chủng học Đối tượng của 2 ngành khoa học này có nhiều điểm giống nhau. Cái khác là nhân chủng học thường nghiên cứu về nguồn gốc, đặc trưng văn hoá của xã hội loài người, nghiên cứu các xã hội hiện đại, các xã hội phát triển, và các xã hội công nghiệp. 1.6 CHỨC NĂNG CỦA XÃ HỘI HỌC 1.6.1 Chức năng nhận thức: Chức năng nhận thức của xã hội học thể hiện trên ba điểm cơ bản sau đây : Thứ nhất, xã hội học cung cấp tri thức khoa học về bản chất của hiện thực xã hội và con người. Thứ hai, xã hội học phát hiện các qui luật, tính qui luật và cơ chế nảy sinh vận động và phát triển của các quá trình, hiện tượng xã hội, của mối tác động qua lại giữa con người và xã hội. Thứ ba, xã hội học xây dựng và phát triển hệ thống các phạm trù, khái niệm, lý thuyết và phương pháp luận nghiên cứu xã hội. 1.6.2 Chức năng thực tiễn. Chức năng thực tiễn của xã hội học có mối quan hệ biện chứng với chức năng nhận thức và là một trong những mục tiêu cao cả của xã hội học thể hiện ở sự nỗ lực cải thiện xã hội và cuộc sống của con người. 34 CBGD: Trần Thị Phụng Hà Chức năng thực tiễn của xã hội học thể hiện trước hết ở sự vận dụng các qui luật xã hội học trong hoạt động thực tiễn. Trên cơ sở đó, xã hội học góp phần giải quyết đúng đắn kịp thời những vấn đề nảy sinh trong xã hội. Nghiên cứu xã hội học hướng tới dự báo những vấn đề sẽ xảy ra và đề xuất các kiến nghị, giải pháp để kiểm soát các hiện tượng, quá trình xã hội tiến tới cải tạo được thực trạng xã hội. Trong quá trình thực hiện chức năng thực tiến, các khái niệm, các lý thuyết và các phương pháp nghiên cứu của xã hội học cũng được cọ sát, kiểm chứng để từ đó sửa đổi, phát triển. 1.6.3 Chức năng tư tưởng. Ngoài chức năng nhận thức và chức năng thực tiến chung cho mọi khoa học, cũng như các khoa học xã hội khác, xã hội học có chức năng tư tưởng. Chức năng này thể hiện ở chỗ, xã hội học góp phần trang bị thế giới quan khoa học cho người học, các tri thức xã hội học mang tính giai cấp, hướng tới phục vu cho lợi ích và sự nghiệp của đông đảo quần chúng nhân dân. Đồng thời, xã hội học cũng góp phần hình thành và phát triển phương pháp tư duy khoa học và khả năng suy xét phê phán. 1.7 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI HỌC Ở VIỆT NAM So với các nước Châu âu, Xã hội học ở Việt Nam ra đời muộn hơn. Theo Thanh Lê (2001), sau khi thống nhất đất nước một nhiệm vụ đặc biệt cấp thiết đặt ra cho lĩnh vực thông tin về khoa học xã hội đã được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 4 nhấn mạnh "Mở rộng và nâng cao chất lượng các công tác nghiên cứu trên các lĩnh vực luật học, xã hội học, sử học, khảo cổ học, dân tộc học, ngôn ngữ học, văn học nghệ thuật..." . Có thể coi đây là lần đầu tiên, trong một văn kiện có tính chất cương lĩnh của Đảng cộng sản Việt nam, vai trò của xã hội học đã được xác định. Như vậy, vào những năm 1970, xã hội học chính thức trở thành một môn khoa học được nghiên cứu và sau đó được giảng dạy trong các trường đại học và viện nghiên cứu ở Việt nam. Xã hội học Việt nam phát triển ở hai trung tâm chính là Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ở Hà nội, năm 1977, Ban xã hội học được thành lập do giáo sư Vũ Khiêu làm trưởng ban cùng với khoảng 10 cán bộ trong đó hầu hết chưa được đào tạo trình độ chuyên môn về xã hội học. Năm 1983, Viện xã hội học thuộc Ủy ban khoa học xã hội Việt nam được thành lập . Viện Xã hội học đã thực hiện nhiều nghiên cứu trên cả phương diện lý thuyết và thực nghiệm. Các chương trình nghiên cứu xã hội học được triển khai và kết quả nghiên cứu của nó đã tham gia tích cực vào công cuộc đổi mới đất nước. Cùng với Viện xã hội học, tạp chí Xã hội học, diễn đàn nghiên cứu của giới xã hội học Việt nam cũng được thành lập sau đó. Bên cạnh các viện nghiên cứu, các trường Đại học cũng hình thành các khoa, bộ môn xã hội học với nhiệm vụ đào tạo cán bộ ngành xã hội học và nghiên cứu xã hội học. Khoa Xã Chương 1: Tổng quan về Xã hội học 35 hội học trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia là một trong những khoa đào tạo ngành Xã hội học đầu tiên và lớn nhất của cả nước được hình thành từ bộ môn Xã hội học, tại Trường ĐH Tổng Hợp Hà Nội năm 1976. Đến năm 1991, Khoa Xã hội học Tâm lý học - Trường Đại học Tổng Hợp được thành lập và tuyển sinh khóa đầu tiên vào năm 1992. Cho đến năm 1998: Khoa Xã hội học - Trường ĐHKHXH&NV được thành lập . Từ những năm 1990s trở lại đây một số trường đại học khác cũng thành lập khoa xã hội học như Đại học Công Đoàn, Học Viện báo chí tuyên truyền. Ở thành phố Hồ Chí Minh, Khoa xã hội học, đại học khoa học xã hội nhân văn thành phố Hồ Chí Minh được chính thức thành lập vào năm 1998 từ tổ chức tiền thân là bộ môn xã hội học, khoa triết học đại học tổng hợp thành phố Hồ chí Minh. Từ khi được hình thành và phát triển ở Việt nam, xã hội học đã xác định được vị trí và tầm quan trọng trong các khoa học xã hội. Sự trưởng thành và phát triển của xã hội học ở nước ta đã nói lên bằn những nghiên cứu chuyên sâu. Hiện xã hội học đang có mặt ở trong các cơ sở sản xuất, các viện nghiên cứu, các trường đại học và một số ngành đã vận dụng phương pháp xã hội học vào công tác điều tra, khảo sát, nghiên cứu những vấn đề xã hội. Có thể nói xã hội học ở Việt nam tuy mới được ra đời cách đây hơn ba thập kỷ nhưng nó đã có một vị trí xứng đáng và quan trọng trong khoa học xã hội. Xã hội học đã và đang thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, không chỉ với tư cách là một khoa học lý luận mà còn cả với tư cách là một khoa học ứng dụng 36 CBGD: Trần Thị Phụng Hà Ch ư ơn g 2 : C ơ c ấu x ã h ộ i Chương về cơ cấu xã hội cung cấp cho sinh viên một cái nhìn tổng thể về xã hội với những thành tố quan trọng của nó như vị thế xã hội và vai trò xã hội và những mối liên hệ giữa các thành tố xã hội như bất bình đẳng xã hội, phân tầng xã hội và cơ động xã hội. Từ đó, sinh viên sẽ có khả năng đánh giá những vấn đề đang tồn tại trong xã hội và bước đầu đưa ra những cách có thể giải quyết vấn đề. 2.1 KHÁI NIỆM CƠ CẤU XÃ HỘI 2.1.1 Khái niệm cơ cấu xã hội Xã hội là một tổ chức phức tạp, thể hiện mối liên hệ của các cá nhân, các nhóm và các tổ chức xã hội. Người ta dùng khái niệm cơ cấu xã hội để chỉ cách thức tổ chức của một xã hội trong một giai đoạn nhất định của lịch sử. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về cơ cấu xã hội nhưng tựu chung lại thì đều cho rằng: Cơ cấu xã hội là kết cấu và hình thức tổ chức bên trong của một hệ thống xã hội, là mối liên hệ vững chắc của các thành tố xã hội trong hệ thống xã hội. Nói một cách cụ thể thì cơ cấu xã hội (hệ thống xã hội) bao gồm hai yếu tố: Một là: các thành phần xã hội tạo thành cơ cấu xã hội (giai cấp, dân tộc, các nhóm, thiết chế, vị trí, vai trò...). Hai là: mối liên hệ, chi phối lẫn nhau của các thành tố xã hội (quan hệ xã hội). Cơ cấu xã hội phản ánh những đặc trưng bản chất của xã hội, cho biết phương thức phân công, hợp tác và tổ chức hoạt động của một xã hội trên cơ sở một trình độ phân công lao động, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và các quan hệ xã hội nảy sinh trên cơ sở hệ thống các quan hệ sản xuất xã hội. Trong các xã hội khác nhau có các thành tố xã hội khác nhau. Cách thức hợp tác, liên hệ của các thành tố xã hội cũng theo những phương thức nhất định để thoả mãn nhu cầu của các cá nhân, cũng như của tập thể. Do đó, mỗi xã hội có một cấu trúc riêng. 2.1.2 Các phân hệ cơ cấu xã hội cơ bản Xã hội có tính chất đa cơ cấu. Mỗi cơ cấu được xem như một bộ phận của cơ cấu xã hội nói chung. Trong đó, người ta thường nghiên cứu một số phân hệ của cơ cấu xã hội: a. Cơ cấu giai cấp Trong các xã hội có giai cấp thì cơ cấu giai cấp đóng vai trò quyết định. Nhưng cách hiểu về giai cấp là khác nhau. Trong lịch sử xã hội học, Marx là người đầu tiên xác định khái niệm giai cấp một cách chặt chẽ. Theo ông: “ Giai cấp là những tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thường thì những quan hệ này được Pháp luật quy định và thừa nhận) đối với Chương 2: Cơ cấu xã hội 37 những tư liệu sản xuất; về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội và như vậy là khác nhau về cách hưởng thụ của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người, mà tập đoàn này thì có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định” (V.I.Lenin: Toàn tập, t.39, tr.17-18). Khác với Marx, Weber không sử dụng thuật ngữ giai cấp với nghĩa là nhóm các cá nhân đã phát triển ý thức giai cấp và đã tổ chức nhau lại vì mục đích giai cấp chung. Theo Weber, giai cấp là nhóm người có cơ may sống giống nhau, được xác định bởi vị trí kinh tế trong xã hội, những sản phẩm mà họ sở hữu và những cơ hội đối với thu nhập của họ. Nói theo xã hội học hiện đại, đó là tất cả những gì thuộc về tài sản, của cải. Tuy nhiên, theo Weber, bên cạnh vấn đề về của cải, còn phải kể đến các yếu tố uy tín (địa vị) và quyền lực (đảng phái) đối với sự phân tầng xã hội và biến đổi xã hội. Bên cạnh khái niệm giai cấp của Marx và Weber, còn có một số khái niệm khác về giai cấp do các nhà xã hội học đưa ra. Như theo các tác giả cuốn Nhập môn xã hội hoc (Bilton và những người khác, 1993) thì thuật ngữ giai cấp dùng để chỉ “một nhóm xã hội mà các thành viên có vị trí tương đương nhau trong một cơ cấu bất bình đẳng khách quan về vật chất do một hệ thống những quan hệ kinh tế đặc trưng cho một phương thức sản xuất cụ thể tạo ra”. Hay như Stark, 1995: “Giai cấp là nhóm người chia sẻ một vị trí giống nhau trong hệ thống phân tầng xã hội”. Có thể nói, xã hội phân hoá thành các giai cấp khác nhau, nhưng cách hiểu về các giai cấp lại không giống nhau. Nhìn chung, người ta thường hiểu giai cấp là một nhóm xã hội có vị trí kinh tế, chính trị và xã hội giống nhau nhưng không được quy định chính thức, không được thể chế hoá mà do sự nhận diện theo những chuẩn mực xã hội nhất định như giàu-nghèo, chủ-thợ, bị trịthống trị… Cơ cấu giai cấp là hệ thống các giai cấp, tầng lớp, tập đoàn xã hội và các mối liên hệ giữa chúng. Theo các nhà xã hội học, cơ cấu giai cấp được coi là hạt nhân của cơ cấu xã hội và sự biến đổi của nó tạo nên sự biến đổi của cơ cấu xã hội. Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất được coi trọng khi xem xét cơ cấu giai cấp của xã hội. Tuy nhiên, sự phân chia cơ cấu giai cấp tuỳ thuộc vào mỗi một chế độ xã hội khác nhau, tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và trình độ phân công lao động xã hội. Xã hội học nghiên cứu cơ cấu giai cấp, nhấn mạnh đến việc nghiên cứu những tập đoàn người tạo thành các giai cấp cơ bản, chiếm vị trí quyết định đến sự phát triển và biến đổi của xã hội. Trong đó, quan hệ giai cấp, mâu thuẫn giai cấp, đấu tranh giai cấp được coi là động lực của sự vận động và biến đổi xã hội. b. Cơ cấu học vấn - nghề nghiệp Nghiên cứu cơ cấu học vấn - nghề nghiệp giúp ta hiểu được trình độ học vấn của dân cư, sự phân công lao động và hợp tác lao động trong xã hội ở mỗi thời điểm cụ thể. Trình độ học vấn của xã hội phản ánh trình độ phát triển văn hoá kinh tế và mức độ tiến bộ xã hội của một đất nước, đồng thời, trình độ học vấn còn quyết định tốc độ phát triển của mỗi quốc gia. Sự chênh lệch về trình độ học vấn giữa các tầng lớp dân cư, giữa nam và nữ, giữa khu vực 38 CBGD: Trần Thị Phụng Hà thành thị và nông thôn phản ánh rõ nét thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tạo nên sự khác biệt giữa các loại lao động (lao động chân tay và lao động trí óc)…Vì vậy, cần có những biện pháp để giải quyết, làm giảm sự chênh lệch, tạo điều kiện cho sự phát triển. Nghề nghiệp trong xã hội là hệ quả của sự phân công lao động xã hội. Đặc trưng của phân công lao động xã hội là sự phân công lao động theo ngành nghề. Trong khuôn khổ của nó lại xuất hiện những ngành nghề mới. Cơ cấu nghề nghiệp được hình dung là hệ thống gồm các nhóm người, các tầng lớp khác nhau về ngành nghề. Cơ cấu nghề nghiệp phụ thuộc vào sự phát triển của lực lượng sản xuất và trình độ học vấn của người lao động. Ngoài ra, còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như giới tính, truyền thống ngành nghề của cộng đồng dân cư…Xã hội học nghiên cứu cơ cấu lao động nghề nghiệp nhằm tìm hiểu xu hướng biến đổi của cơ cấu lao động nghề nghiệp, cũng như hậu quả xã hội của sự phân công lao động theo nghề. Hiện nay, tiêu chí học vấn, nghề nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội và trong quá trình phân hoá xã hội. Nhưng ở Việt Nam: sự phân bố, sử dụng lao động kỹ thuật, lao động chuyên môn đang trong tình trạng mất cấn đối và rất lãng phí, số người làm việc trái ngành nghề khá đông, tiềm năng lao động không được phát huy và ngày càng hao hụt vô hình và hữu hình…Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần hoạch định một chính sách xã hội đúng đắn phù hợp với từng ngành, từng nghề, từng vùng lãnh thổ khác nhau để xoá bỏ tình trạng bất hợp lý trong cơ cấu nghề nghiệp. c. Cơ cấu dân số (nhân khẩu) Nghiên cứu cơ cấu dân số nhằm tìm hiểu quá trình tái sản xuất dân cư (sinh sản, tử vong...), mật độ dân số và cơ cấu dân cư, sự biến động của dân cư (di dân), độ tuổi, tỷ lệ giới tính và cấu trúc thế hệ...Thông qua đó, dự báo được quy mô biến đổi và những đặc trưng xu hướng xã hội của dân số, sự tương tác của cơ cấu dân số đến những vấn đề liên quan trực tiếp đến số lượng và chất lượng cuộc sống con người. Ví dụ: Sự phân phối nguồn lao động cho nền kinh tế, kế hoạch xây dựng nhà ở, các vấn đề về phát triển đô thị và nông thôn, bảo vệ phúc lợi xã hội... Sự vận động của cơ cấu dân số phụ thuộc vào hoạt động sản xuất, tính chất của các quan hệ xã hội, các chuẩn mực văn hoá, các định hướng giá trị tâm lý của con người…Sự phát triển dân số không hợp lý sẽ dẫn đến việc hạ thấp năng suất lao động, làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên, dẫn tới đói nghèo... d. Cơ cấu lãnh thổ Cơ cấu lãnh thổ được nhận diện theo từng vùng lãnh thổ, với địa bàn cư trú, bản sắc riêng về truyền thống và di sản văn hoá. Thông thường, cơ cấu lãnh thổ được phân thành hai khu vực cơ bản: thành thị và nông thôn. Bên cạnh đó, còn có thể phân chia theo tiêu chí vùng miền, trong đó, mỗi vùng miền này đều bao chứa cả nông thôn và đô thị. Cơ cấu lãnh thổ Việt Nam bao gồm: - Trung du và miền núi Bắc Bộ. - Đồng bằng sông Hồng. Chương 2: Cơ cấu xã hội 39 - Bắc Trung bộ. - Duyên hải miền Trung. - Tây Nguyên. - Đông Nam Bộ. - Đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu cơ cấu lãnh thổ nhằm mục đích làm rõ sự khác biệt giữa các vùng, miền lãnh thổ về trình độ phát triển sản xuất, kinh tế, văn hoá xã hội, về lối sống, mức sống…Trên cơ sở đó, có thể đề ra những giải pháp phù hợp với đặc điểm của từng vùng, miền, nhằm phát huy lợi thế, tạo thành động lực trong quá trình vận động, biến đổi và phát triển xã hội. e. Cơ cấu dân tộc Cơ cấu dân tộc hình thành chủ yếu trên sự khác biệt các dấu hiệu dân tộc như ngôn ngữ, trang phục, phong tục tập quán, tín ngưỡng, nhà ở...Cơ cấu dân tộc bao gồm cơ cấu quốc gia dân tộc và thành phần dân tộc. Xã hội học nghiên cứu phạm vi lãnh thổ, đời sống kinh tế, ngôn ngữ, đời sống văn hoá, tâm lý của các dân tộc, mối quan hệ giữa các thành phần dân tộc trong một quốc gia dân tộc, quan hệ giữa các quốc gia dân tộc với các thành phần dân tộc. Một xã hội gồm nhiều dân tộc cùng tồn tại và hoạt động theo một hệ thống thiết chế xã hội nhất định. Nhưng do sự phát triển không đồng đều về kinh tế xã hội, văn hoá tư tưởng giữa các dân tộc đã tạo nên sự bất bình đẳng và mâu thuẫn giữa các dân tộc. Mâu thuẫn dân tộc thường bị các thế lực đối lập trong và ngoài nước lợi dụng, kích động và lôi kéo các dân tộc chống đối chính phủ và ly khai làm rối loạn xã hội. Vì vậy, Việt Nam luôn coi trọng vấn đề dân tộc và luôn coi đây là một vấn đề có tính chiến lược trong quá trình phát triển xã hội. 2.1.3 Ý nghĩa của việc nghiên cứu cơ cấu xã hội Xã hội học quan tâm nghiên cứu cơ cấu xã hội vì nó có một ý nghĩa quan trọng. Cụ thể: - “Nghiên cứu cơ cấu xã hội giúp ta nhận thức được các đặc trưng của một xã hội trong từng giai đoạn phát triển lịch sử, qua đó, phân biệt, so sánh sự khác nhau của xã hội này với xã hội khác. - Giúp ta hiểu được các thành phần cơ cấu xã hội, vai trò - chức năng của mỗi thành phần đó trong cơ cấu để đảm bảo tính hệ thống của cơ cấu và nghiên cứu động lực phát triển xã hội. - Thấy được quan hệ tương tác giữa các thành phần của cơ cấu xã hội, hiểu rõ bản chất của các quan hệ đó dưới dạng các quy luật xã hội, từ đó giải thích được hành vi của các cá nhân, các nhóm và toàn bộ xã hội trong những thời gian và không gian cụ thể. - Giúp ta có cái nhìn tổng quát về xã hội, từ đó có thể hoạch định chiến lược, xây dựng mô hình cơ cấu xã hội tối ưu đảm bảo sự vận hành hiệu quả, thực hiện tốt các vai trò xã hội theo chiều hướng tiến bộ. - Nghiên cứu cơ cấu xã hội giúp ta có cơ sở khoa học để vạch ra một chính sách xã hội đúng đắn, nhằm phát huy những nhân tố tích cực, điều chỉnh và khắc phục những hiện tượng lệch 40 CBGD: Trần Thị Phụng Hà chuẩn, những biểu hiện tiêu cực trong hoạt động xã hội”.[Nguyễn Thế Phán, Giáo trình Xã hội học 2002:38] 2.2 VỊ THẾ XÃ HỘI VÀ VAI TRÒ XÃ HỘI 2.2.1 Vị thế xã hội a. Khái niệm Trong xã hội học, khái niệm vị thế thể hiện ở nhiều nghĩa. - Theo Linton, vị thế có nội dung là địa vị và được hiểu là vị trí tương đối của một cá nhân trong bối cảnh xã hội giới hạn nhất định, từ đó có những hy vọng nhất định về vai trò. - Thuật ngữ “đẳng cấp” của Max Weber trong tiếng Đức khi dịch sang tiếng Anh cũng có nghĩa là “vị thế”, dùng để chỉ toàn bộ quyền lợi và nghĩa vụ mà một cá nhân thực hiện. - Trong Xã hội học phân tầng, vị thế của một cá nhân có thể được xác định là một địa vị cao hay thấp trong một hệ thống được sắp xếp theo thứ bậc. Ở nghĩa chung nhất, người ta quan niệm: Vị thế xã hội là một vị trí trong cấu trúc xã hội. Mỗi vị thế quyết định chỗ đứng của một cá nhân hay một nhóm xã hội và phương pháp ứng xử của cá nhân, nhóm xã hội đó đối với xã hội xung quanh. Như vậy, vị thế xã hội là địa vị, thứ bậc của chủ thể xã hội, được hình thành trong cơ cấu tổ chức xã hội, tuỳ thuộc vào sự thẩm định và đánh giá của xã hội đối với vị thế đó. Mỗi vị thế của cá nhân được xác lập qua các tiêu chuẩn mang tính phổ biến trong xã hội như: dòng dõi xuất thân, của cải tài sản, chức vụ, nghề nghiệp, trình độ giáo dục, giới tính, khả năng, quyền lực và quyền uy....Những tiêu chuẩn này biểu lộ thái độ và mức độ tôn trọng hay khinh rẻ của xã hội đối với vị thế của các cá nhân. Ví dụ: công nhân, nông dân, trưởng phòng, giám đốc, người giàu, người nghèo, giáo viên, bác sĩ, kỹ sư…là những vị thế xã hội. Về cơ bản, vị thế xã hội là một hiện tượng nhận thức, trong đó, các cá nhân hoặc nhóm được so sánh với những người khác và nhóm khác về sự khác nhau dựa trên một số đặc điểm hoặc phẩm chất được cho là có ý nghĩa trong xã hội. Từ đó có sự sắp xếp địa vị cho các cá nhân. Mặt khác, sự xếp đặt vị thế còn bắt nguồn từ những quan điểm của những người khác, những quan điểm này được dựa trên một hệ thống giá trị của cộng đồng. Về mặt tâm lý xã hội, người ta thường tin tưởng, tín nhiệm người có vị thế xã hội cao vì họ có ảnh hưởng lớn. Do đó, xu thế chung là ai cũng muốn vươn lên cải thiện vị thế xã hội của mình. Vị thế xã hội phản ánh quyền lực, lợi ích và trách nhiệm của cá nhân khi nắm giữ vị thế tương ứng. Đồng thời, cá nhân sẽ khẳng định vị thế của mình thông qua mối quan hệ với những người khác. Tức là vị thế của cá nhân này chỉ có ý nghĩa xã hội đầy đủ trong quan hệ với các vị thế xã hội khác có liên quan. Ví dụ, vị thế của người giáo viên chỉ có ý nghĩa xã hội đầy đủ trong quan hệ với vị thế xã hội của học sinh – sinh viên. Chương 2: Cơ cấu xã hội 41 b. Phân loại Vị thế thường được phân thành hai nhóm: - Vị thế tự nhiên (có sẵn, được gán cho): là những vị thế mà các cá nhân không cần phải cố gắng, nỗ lực để đạt được mà cá nhân đó được xã hội gán cho. Những vị thế này thường gắn với những thiên chức, những đặc điểm cơ bản mà cá nhân không thể tự kiểm soát được. Ví dụ: Vị thế giới tính, vị thế nguồn gốc xuất thân, vị thế đẳng cấp, vị thế lứa tuổi, vị thế chủng tộc, vị thế thứ bậc trong gia đình và dòng họ.... - Vị thế xã hội (đạt được): là những vị thế phụ thuộc vào những đặc điểm mà trong một chừng mực nhất định, cá nhân có thể tự kiểm soát được. Vị thế xã hội phụ thuộc vào nỗ lực phấn đấu và sự cố gắng vươn lên của bản thân. Ví dụ: Vị thế nghề nghiệp, vị thế trình độ học vấn (học hàm, học vị), vị thế chức vụ xã hội, vị thế phụ thuộc vào mức độ cống hiến cho xã hội.... Trong đời sống, mỗi cá nhân có nhiều vị thế khác nhau, tạo thành một tập hợp các vị thế. Mỗi vị thế có một sự phù hợp với bối cảnh xã hội. Tuy nhiên, trong các vị thế đó, bao giờ cũng có một vị thế chủ chốt, giữ vai trò chủ đạo, chi phối các vị thế khác và trong quá trình tương tác, cá nhân thường hành động căn cứ theo vị thế chủ đạo của mình. Nghiên cứu thực nghiệm có hai cách để tìm ra vị thế. Thứ nhất, là tiền đề khách quan – khi xác lập vị thế, nó chú ý bởi các chuẩn mực xã hội quyết định tới việc đánh giá như thu nhập, nghề nghiệp, trình độ học vấn…Thứ hai là tiền đề chủ quan – quan tâm tới quan niệm của cá nhân về đánh giá, nghĩa là tự đánh giá và đánh giá của người ngoài, các thang đo uy tín…[Siegfried Lamnek]. Như vậy, xã hội học nghiên cứu vị thế nhằm xem xét, trong quá trình vận động của mỗi một cá nhân, họ có sự thăng tiến hay giảm sút vị thế và cá nhân chịu sự chi phối của các vị thế như thế nào. Cá nhân thể hiện vị thế của mình thông qua vai trò xã hội. Tức là, chúng ta chiếm giữ các vị thế xã hội khác nhau, nhưng chúng ta sẽ phải thể hiện vị thế với những quyền hạn và trách nhiệm kèm theo thông qua vai trò xã hội. 2.2.2 Vai trò xã hội a. Khái niệm Thuật ngữ vai trò (role) được các nhà xã hội học vay mượn từ nghệ thuật sân khấu (kịch học) để miêu tả các vai trò xã hội có ảnh hưởng như thế nào trong đời sống xã hội. Giống như các nghệ sĩ trên sân khấu, tất cả chúng ta đều đóng các vai trò trong cuộc sống hàng ngày. Gắn với mỗi vai trò là một kịch bản, nó giúp chúng ta ứng cử như thế nào với những người khác và họ sẽ tương tác trở lại với chúng ta ra sao? Về mặt khái niệm xã hội học: Vai trò xã hội là một tập hợp những chuẩn mực, hành vi, nghĩa vụ và quyền lợi gắn với một vị thế nhất định. 42 CBGD: Trần Thị Phụng Hà Vai trò xã hội được xác định trên cơ sở các vị thế xã hội tương ứng. Để thực hiện những quyền và nghĩa vụ của từng vị thế, cá nhân phải thực hiện những hành động nhất định. Những hành động đó chính là mô hình hành vi được xã hội mong đợi đối với người chiếm giữ một vị thế. Tức là, vai trò xã hội được coi là một mô hình hành vi được xác lập một cách khách quan, căn cứ vào đòi hỏi của xã hội đối với từng vị thế nhất định, để thực hiện những quyền và nghĩa vụ tương ứng với các vị thế đó. Những đòi hỏi, mong đợi của xã hội dành cho vai trò của cá nhân được xác định căn cứ vào chuẩn mực xã hội. Để cá nhân thực hiện tốt vai trò của mình, các đòi hỏi, chuẩn mực do xã hội đặt ra phải rõ ràng. Đồng thời, cá nhân luôn phải học hỏi về các vai trò thông qua quá trình xã hội hoá, tức là học hỏi về những yêu cầu, đòi hỏi mà họ cần phải thực hiện khi họ tiếp nhận một vị thế xã hội nhất định.. b. Thực hiện vai trò Thực hiện vai trò là những hành vi thực tế của một cá nhân đang chiếm giữ một vị thế xã hội. Tức là, khi tiếp nhận một vị thế xã hội nào đó, cá nhân phải thực hiện những yêu cầu, đòi hỏi của xã hội (thể hiện vai trò), nhưng không phải bao giờ những điều mà cá nhân hiểu về vai trò và sự mong đợi của xã hội đối với các vai trò đó cũng phù hợp với nhau. Hơn nữa, cá nhân nhiều khi không thực hiện tất cả những hiểu biết của họ về các đòi hỏi với những vai trò trên thực tế. Vì vậy, tổng hợp tất cả các vai trò mà cá nhân thực hiện sẽ tạo nên nhân cách xã hội của anh ta. Như vậy, bao giờ cũng có độ chệch nhất định giữa việc thực hiện vai trò với sự kỳ vọng của xã hội dành cho vai trò (vai trò mong đợi và vai trò thực sự). Nghĩa là, trong đời sống hiện thực, thường tồn tại một khoảng cách giữa cái mà con người sẽ làm và cái mà họ thực sự làm. Sự chênh lệch lớn chứng tỏ cá nhân không đáp ứng được đòi hỏi của xã hội và khi không thực hiện đúng vai trò xã hội của mình thì thường bị lên án vì không làm tròn bổn phận. Mặc dù cá nhân thực hiện vai trò theo sự đòi hỏi của xã hội nhưng cá nhân sẽ không thực hiện được nếu không có sự hợp tác của nhóm xã hội mà họ tham gia vào. Ví dụ, sẽ không có giáo viên nếu không có sinh viên, sẽ không có người bán hàng nếu không có khách hàng, sẽ không có người vợ nếu không có người chồng…Và trong quá trình tương tác để thực hiện vai trò, quyền của cá nhân này đồng thời lại là nghĩa vụ về vai trò của đối tác. Một cá nhân có nhiều vị thế thì có nhiều vai trò khác nhau. Vì vậy, khi thực hiện vai trò, cá nhân không được nhầm lẫn trong việc thực hiện vai trò phù hợp với vị thế xã hội của mình ở từng thời điểm. Tuy nhiên, khi thực hiện vai trò trên thực tế, cá nhân có thể gặp một số trường hợp sau: - Xung đột vai trò: xảy ra khi cá nhân cùng lúc chiếm giữ hai hay nhiều vị thế. Vì cá nhân tham gia nhiều nhóm xã hội khác nhau, họ phải đáp ứng những mong đợi của các nhóm xã hội đó mà nhiều khi, những trông đợi đó xung đột với nhau về lợi ích. - Căng thẳng vai trò: khi cá nhân thấy những trông đợi của một vai trò không thích hợp với mình. Vì vậy, họ tỏ ra khó khăn trong việc thực hiện vai trò đó, đặc biệt, cá nhân luôn ở trong trạng thái căng thẳng, phải nỗ lực cao để thực hiện vai trò khi vai trò đó được nhiều người có liên quan mong đợi, kỳ vọng, đòi hỏi quá nhiều. Chương 2: Cơ cấu xã hội 43 2.2.3 Quan hệ giữa vị thế xã hội và vai trò xã hội Khái niệm vị thế và vai trò không tách rời nhau trong thực tế. Sự phân biệt hai khái niệm này chỉ ở trong nhận thức khoa học. Như Ralph Linton (1936) nói, chúng ta chiếm giữ các vị thế, nhưng chúng ta đóng các vai trò. Trong đó, vị thế là chỗ đứng của cá nhân trong xã hội. Còn vai trò là khái niệm dùng để chỉ toàn bộ quyền hạn và nghĩa vụ gắn liền với mỗi vị thế. Không thể có vai trò mà không có vị thế và ngược lại. “Vai trò là động lực đưa vị thế vào cuộc sống” (Linton). Vì vậy, cá nhân muốn khẳng định vị thế thì phải thông qua vai trò xã hội tương ứng. 2.3 BẤT BÌNH ĐẲNG XÃ HỘI Trong các xã hội, vấn đề bình đẳng xã hội và bất bình đẳng xã hội luôn được đặt ra không chỉ bởi các nhà khoa học mà cả đối với các chính phủ cũng như đông đảo quần chúng nhân dân. Dưới góc độ xã hội học, vấn đề này được xem xét như sau: 2.3.1 Bình đẳng xã hội Bình đẳng xã hội là sự ngang bằng nhau giữa người với người về một hay nhiều phương diện, xét dưới góc độ xã hội. Nói một cách khác, bình đẳng xã hội là sự thừa nhận và sự thiết lập các điều kiện, các cơ hội và các quyền lợi ngang nhau cho sự tồn tại và phát triển của các cá nhân, các nhóm xã hội. Như vậy, bình đẳng chỉ sự phân chia đều các lợi ích xã hội. Có cơ hội xã hội như nhau thì hưởng thụ như nhau, tạo cơ hội như nhau mà đóng góp khác nhau thì người cao hơn hưởng thụ nhiều hơn. Với ý nghĩa như vậy, trong quan hệ thuộc giới vô sinh, hữu sinh, không phải là con người hoặc trong quan hệ giữa con người với con người không phải trên bình diện xã hội (như so sánh về sức khoẻ, trí tuệ....) thì người ta không dùng thuật ngữ bình đẳng mà dùng thuật ngữ cân bằng hay ngang bằng nhau. Bình đẳng giữa người với người được biểu hiện dưới hai khía cạnh: - Về mặt tự nhiên: Bình đẳng là thuộc tính tự nhiên của con người, với tư cách là con người. Tức là, giữa con người với con người, mặc dù có những năng lực thể chất và tinh thần không hoàn toàn giống nhau, nhưng đều là con người có sự ngang bằng nhau, đều là bậc cao của sự phát triển sinh giới. Bình đẳng trên bình diện tự nhiên được thể hiện qua lý luận và được hiện thực hoá trong các Hiến pháp của nhiều cộng đồng quốc gia. - Về mặt xã hội: Bình đẳng bao hàm sự ngang bằng nhau giữa người với người về một hay nhiều phương diện: kinh tế, chính trị, văn hoá, giai cấp, dân tộc.... Trên phương diện quan hệ giữa người với người, bình đẳng là sự đối xử với người khác như đối xử với chính bản thân mình và khi có sự ngang bằng nhau về mọi phương diện trong xã hội thì 44 CBGD: Trần Thị Phụng Hà lúc đó, loài người đạt đến trình độ bình đẳng hoàn toàn. Đó là sự bình đẳng lý tưởng, mơ ước của con người. Tuy nhiên, từ chỗ coi bình đẳng như là một giá trị tự nhiên đến chỗ thực hiện được sự bình đẳng ấy trong cuộc sống hiện thực phải trải qua quá trình đấu tranh xã hội lâu dài và bao trùm lên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Tức là, trong hầu hết các xã hội, chúng ta vẫn luôn chứng kiến những hiện tượng bất bình đẳng về vai trò mà mỗi người đảm nhiệm, về giới, quyền lực, kinh tế, thu nhập hay uy thế xã hội... Đó chính là sự bất bình đẳng. 2.3.2 Bất bình đẳng xã hội a. Khái niệm Tất cả các xã hội từ trước tới nay đều được đặc trưng bởi sự khác biệt xã hội. Đó là một quá trình mà trong đó, con người tạo nên khoảng cách do cách ứng xử khác nhau bởi các vị thế, vai trò và những đặc điểm khác của họ. Quá trình của sự khác biệt đó chuẩn bị cho bất bình đẳng xã hội, là một điều kiện mà con người có cơ hội không ngang bằng nhau về sử dụng của cải, quyền lực và uy tín. Xã hội học quan niệm: Bất bình đẳng xã hội là sự không ngang bằng nhau về các cơ hội hoặc lợi ích đối với các cá nhân khác nhau trong một nhóm hoặc nhiều nhóm trong xã hội. Ở một số nước, có thể thấy, những phúc lợi xã hội về chăm sóc sức khoẻ, an ninh, giáo dục, việc làm và ảnh hưởng chính trị được phân bố không đều một cách hệ thống. Bất bình đẳng không phải là sự kiện xã hội ngẫu nhiên, tạm thời giữa các cá nhân trong xã hội mà nó có tính ổn định, vững bền qua nhiều thời đại xã hội. Xã hội có bất bình đẳng khi một số nhóm xã hội kiểm soát và khai thác các nhóm xã hội khác. Qua những xã hội khác nhau đã tồn tại những hệ thống bất bình đẳng khác nhau. Những thành viên của mỗi nhóm xã hội sẽ có những đặc điểm chung và luôn coi vị trí bất bình đẳng của họ sẽ được truyền lại cho con cái họ. b. Cơ sở tạo nên bất bình đẳng xã hội Bất bình đẳng được hình thành trong đời sống xã hội, nhất là trong lĩnh vực sản xuất vật chất. Nó gắn liền với sự phân công lao động xã hội. Nền sản xuất xã hội càng phát triển, sự phân công lao động càng đa dạng phức tạp, bất bình đẳng xã hội càng trở nên gay gắt. Nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng xã hội là sự đa dạng và khác nhau giữa các xã hội và nền văn hoá, gắn liền với những đặc điểm của giai cấp xã hội, giới tính, chủng tộc, tôn giáo, lãnh thổ…Tuy nhiên, theo các nhà Xã hội học, dù cho những nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng xã hội có đa dạng và khác nhau thì người ta vẫn có thể quy chúng về 3 nhóm cơ sở chủ yếu: - Những cơ hội trong cuộc sống: là những thuận lợi vật chất có thể cải thiện chất lượng cuộc sống như của cải, tài sản, thu nhập, công việc, lợi ích chăm sóc sức khoẻ hay đảm bảo an ninh xã hội. Trong xã hội, một nhóm người có thể có những cơ hội, trong khi các nhóm khác lại không, mặc dù các thành viên trong nhóm có nhận thức được điều đó hay không. Đây là cơ sở khách quan của bất bình đẳng. Chương 2: Cơ cấu xã hội 45 - Do sự khác nhau về địa vị xã hội: bất bình đẳng về địa vị xã hội do thành viên của các nhóm xã hội tạo nên và thừa nhận chúng. Nó có thể là bất cứ cái gì mà một nhóm xã hội cho là ưu việt và được các nhóm xã hội khác thừa nhận. Tuy nhiên, địa vị xã hội chỉ có thể được giữ vững bởi những nhóm nắm giữ địa vị đó và các nhóm xã hội khác tự giác thừa nhận sự ưu việt đó. - Do sự khác nhau về ảnh hưởng chính trị: Bất bình đẳng do ảnh hưởng chính trị là khả năng của một nhóm xã hội thống trị những nhóm khác hay có ảnh hưởng mạnh mẽ trong việc ra quyết định và thu được lợi từ các quyết định đó. Bất bình đẳng trong ảnh hưởng chính trị có thể được nhìn nhận như là có được từ những ưu thế về vật chất hoặc địa vị xã hội cao. Trên thực tế, bản thân chức vụ chính trị có thể tạo ra cơ sở để đạt được địa vị và những cơ hội trong cuộc sống, đặc biệt đối với các cá nhân có chức vụ chính trị cao. Tóm lại, cấu trúc bất bình đẳng có thể dựa trên một trong ba loại ưu thế đó. Gốc rễ của bất bình đẳng có thể nằm trong mối quan hệ kinh tế, địa vị xã hội, hay trong các mối quan hệ thống trị về chính trị của các giai cấp trong xã hội. c. Một số dạng bất bình đẳng xã hội chủ yếu - Bất bình đẳng giới: là dạng phổ biến nhất. Nó dựa trên sự đánh giá của xã hội về vai trò của hai giới, trong đó, nam giới thường được đề cao và có quyền uy hơn nữ giới. Chính vì vậy, trong mọi công việc, cơ hội của phụ nữ bao giờ cũng kém hơn nam giới. Nữ giới có xu hướng bị phân bố vào những công việc có lương thấp, uy tín thấp. Theo một số nghiên cứu, phụ nữ chỉ kiếm được 63% thu nhập so với nam giới. Số lượng lao động nội trợ khổng lồ vẫn tiếp tục thực hiện bởi phụ nữ, ngay cả khi hai vợ chồng cùng lao động..... Xã hội có bất bình đẳng giới xuất phát từ quan niệm: chỉ có nam giới mới là trụ cột gia đình, nam kiếm tiền, nữ làm nội trợ nên phụ thuộc vào nam giới. Do đó, phụ nữ bị hạn chế nhiều trong quyền lựa chọn công việc, có những công việc dường như chỉ dành cho nam giới. Ví dụ, phụ nữ rất ít khi được bình đẳng với nam giới về quyền lực: các nhà lãnh đạo chính trị luôn là nam giới, thủ lĩnh các dòng họ luôn là nam giới…Trong gia đình, đa số các bà vợ luôn phải đối mặt với nạn bạo hành, đàn ông có quyền chi phối vợ mình, phụ nữ ít có quyền đối với đời sống hôn nhân và tình dục, người vợ luôn phải thể hiện sự tôn kính đối với chồng… - Bất bình đẳng kinh tế: Theo Marx, bất bình đẳng kinh tế tồn tại do sự chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Trong khi đó, Max Weber cho rằng, khả năng chiếm lĩnh thị trường là nhân tố gây ra bất bình đẳng. - Bất bình đẳng theo tuổi: các lớp tuổi khác nhau có các cơ hội khác nhau trong cuộc sống. Sự bất bình đẳng theo tuổi thể hiện rõ nét nhất trong những năm đầu của tuổi thanh niên. - Bất bình đẳng chủng tộc: Tồn tại do quan niệm có những chủng tộc ưu việt hơn, từ đó mà có sự phân biệt chủng tộc giữa các chủng tộc khác nhau. Thậm chí trong cùng một xã hội, các chủng tộc cũng không có cơ hội giống nhau. 46 CBGD: Trần Thị Phụng Hà Ngoài ra, còn có những bất bình đẳng khác như về nơi cư trú, dân tộc....Những dạng bất bình đẳng này thể hiện trong các khu vực của đời sống xã hội như: điều kiện làm việc, sức khoẻ, nhà ở, giáo dục, công lý.....Ví dụ như bất bình đẳng giáo dục ở các nước phát triển: cơ hội về giáo dục cho trẻ em của các giai cấp khác nhau là khác nhau. Các trẻ em giai cấp công nhân ít có cơ may vào các trường chất lượng cao so với con em giai cấp trung lưu và lớp trên; cơ hội về giáo dục cho trẻ em nam cao hơn trẻ em nữ; có sự khác nhau về cơ hội giáo dục cho trẻ em các dân tộc khác nhau; sự phân phối về địa vị, nghề nghiệp và tiền thưởng của người lao động không được quyết định bởi kết quả giáo dục, cùng một thành quả giáo dục như nhau (cùng trình độ, bằng cấp) thì con trai thu nhập cao hơn con gái…. 2.4 PHÂN TẦNG XÃ HỘI 2.4.1 Khái niệm: Trong đời sống xã hội, hầu hết các khía cạnh của con người đều trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến vị trí của họ. Do bản chất của nó, phân tầng xã hộit ra những vấn đề hết sức nghiêm túc về sự phân hoá giàu nghèo, giữa những người có địa vị cao, có nhiều lợi thế với những người có địa vị thấp và nhiều bất lợi trong sự thăng tiến. Nó cũng làm nảy sinh những cuộc đấu tranh giành quyền lực và lợi ích trong lịch sử. Vì vậy, cần phải nghiên cứu về phân tầng xã hội. Trước khi tìm hiểu khái niệm phân tầng xã hội, ta cần làm rõ khái niệm tầng xã hội: - Tầng xã hội là là tập hợp các cá nhân có cùng hoàn cảnh xã hội, được xắp xếp theo trật tự thang bậc nhất định trong hệ thống xã hội. Tức là, tầng xã hội bao gồm một tập hợp người giống nhau về địa vị (vị thế), bao gồm địa vị kinh tế (của cải, tài sản, thu nhập), địa vị xã hội (uy tín), địa vị chính trị (quyền lực). Từ đó mà họ có được những cơ hội thăng tiến, sự phong thưởng và những thứ bậc nhất định trong xã hội. - Phân tầng xã hội là trạng thái phân chia xã hội ra thành các tầng xã hội khác nhau về địa vị kinh tế, địa vị chính trị, uy tín xã hội, cũng như một số khác biệt về trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú, phong cách sinh hoạt, cách ứng xử trong giao tiếp và thị hiếu…. Cũng có thể hiểu phân tầng xã hội là sự xếp hạng một cách ổn định các vị trí trong xã hội, xét từ góc độ quyền lực, uy tín hoặc các đặc quyền đặc lợi không ngang nhau. Tuy nhiên, cũng cần phải biết rằng, khi xã hội học sử dụng thuật ngữ phân tầng xã hội để nói tới trạng thái phân chia xã hội thành các tầng lớp là nhấn mạnh tới yếu tố “tĩnh”, nhưng xã hội luôn biến đổi và trong xã hội, giữa các tầng lớp xã hội không có sự phân biệt rạch ròi mà luôn chuyển hoá cho nhau từ tầng xã hội này sang tầng xã hội khác hoặc trong nội bộ một tầng, tạo nên yếu tố “động” của phân tầng xã hội do tính cơ động xã hội. Vì vậy, phân tầng xã hội vừa có yếu tố “tĩnh” vừa có yếu tố “động”. Sự phân tầng thường được mô tả dưới dạng các tháp phân tầng với những hình dáng khác nhau, tuỳ thuộc vào đặc trưng của mỗi loại xã hội. Có 5 kiểu thường gặp: Chương 2: Cơ cấu xã hội 47 1. Tháp hình nón: phản ánh mức độ bất bình đẳng cao của các xã hội. Ở đó, nhóm người giàu, có quyền lực (đỉnh tháp) chiếm tỷ lệ rất thấp, trong khi đa số nghèo khổ (Đáy tháp) lại chiếm tỷ lệ cao. 2. Tháp hình nón cụt: tầng lớp giàu có tăng lên nhưng tầng lớp nghèo vẫn chiếm đa số. 3. Tháp hình thoi (quả trám): cả hai nhóm giàu và nghèo chiếm tỷ lệ nhỏ, nhóm trung lưu chiếm đa số nằm ở phần thân tháp. Tuy nhiên, khoảng cách giữa hai nhóm đỉnh và đáy tháp còn khá xa. Việt Nam thuộc loại tháp này. 4. Tháp hình trụ: tỷ lệ các nhóm giàu có, trung lưu và nghèo tương đối đồng đều. Tuỳ vào chiều cao của tháp để nói về mức độ bình đẳng xã hội. 5. Tháp hình đĩa bay, thấp dẹt: có thể có hai trạng thái: bình quân nghèo khổ hoặc xã hội lý tưởng, thịnh vượng toàn dân với tuyệt đại bộ phận các thành viên trong xã hội có mức sống trung lưu và khá giả. Phân tầng xã hội là một hiện tượng khách quan, phổ biến và khó có thể tránh khỏi. Nó là kết quả của phân công lao động xã hội và sự bất bình đẳng mang tính cơ cấu của hầu hết mọi chế độ xã hội. Tuy nhiên, ở mỗi chế độ xã hội khác nhau, trong những nền văn hoá khác nhau, trong những thời kỳ lịch sử khác nhau, phân tầng lại có nét đặc thù riêng. Hiện nay, khi nghiên cứu về hiện tượng phân tầng, người ta thường nhắc đến tính hai mặt của hiện tượng này. Đó là phân tầng xã hội hợp thức và phân tầng xã hội không hợp thức. Phân tầng xã hội hợp thức là sự phân tầng dựa trên sự khác biệt một cách tự nhiên về năng lực (thể chất, trí tuệ), về điều kiện, cơ may cũng như sự phân công lao động căn cứ vào năng lực của các cá nhân và các nhóm xã hội. Sự phân tầng này thực chất là sự vận hành xã hội theo nguyên tắc “làm theo năng lực, hưởng theo lao động”. Chính vì vậy đây là sự phân tầng tích cực, cần thiết đối với toàn thể xã hội. Nó tạo động lực thúc đẩy xã hội đi lên, tạo nên chuẩn mực cho sự đánh giá xã hội và sự tự đánh giá của các cá nhân theo đúng vị thế, vai trò của mình.Vì vậy, đây là một xã hội trật tự, ổn định và phát triển. Phân tầng xã hội không hợp thức là sự phân tầng không dựa trên sự khác biệt tự nhiên của các cá nhân, cũng không dựa trên sự khác nhau về tài đức và sự cống hiến của mỗi người cho xã hội mà dựa trên những hành vi bất chính để có quyền lực….Vì vậy, phân tầng xã hội không hợp thức tạo nên sự bất công xã hội, kìm hãm sự phát triển xã hội. Nó là nguyên nhân tích tụ mầm mống của sự bất bình và xung đột xã hội, tạo nên những mâu thuẫn xã hội, thậm chí, có thể tạo nên những đối kháng xã hội làm rối loạn và phá vỡ trật tự xã hội. Do đó, cần kiểm soát, ngăn chặn, đẩy lùi sự ảnh hưởng của phân tầng xã hội không hợp thức. 2.4.2 Các hệ thống phân tầng xã hội Phân tầng xã hội là một hiện tượng gắn liền với bất bình đẳng xã hội nên nó cũng xuất hiện rất sớm trong lịch sử và thể hiện đa dạng trong các xã hội khác nhau, các nền văn hoá khác nhau và ở các giai đoạn lịch sử khác nhau. Dựa vào tính cơ động xã hội và kiểu xã hội, các nhà xã hội học chia thành hai hệ thống phân tầng xã hội điển hình: 48 CBGD: Trần Thị Phụng Hà a. Hệ thống phân tầng trong xã hội đẳng cấp (hệ thống phân tầng đóng) Trong hệ thống này, ranh giới giữa các tầng xã hội hết sức rõ rệt và được duy trì một cách nghiêm ngặt. Địa vị của mỗi người được quy định ngay lúc mới sinh ra bởi nguồn gốc, dòng dõi của cha mẹ mình. Đồng thời, hệ thống này duy trì việc nội giao và cấm các thành viên thuộc các đẳng cấp khác nhau xây dựng hôn nhân với nhau. Như vậy, những thành viên trong cùng đẳng cấp đều có chung một địa vị được gán cho sẵn, chứ không phải địa vị đạt được. Do đó, tính cơ động xã hội thấp. Xã hội điển hình cho hệ thống đóng là xã hội Ấn Độ thời phong kiến, chia các cá nhân trong xã hội thành 4 đẳng cấp: tăng lữ, quý tộc, bình dân và nô lệ. b. Hệ thống phân tầng trong xã hội có giai cấp (hệ thống phân tầng mở) Trong hệ thống mở, ranh giới giữa các tầng xã hội không quá cứng nhắc và cách biệt như trong xã hội đẳng cấp mà mềm dẻo hơn. Địa vị của cá nhân thường phụ thuộc vào nghề nghiệp và thu nhập của họ. Đồng thời, pháp luật đã chính thức huỷ bỏ sự cấm kỵ hôn nhân giữa các tầng xã hội. Trong hệ thống này, tính cơ động xã hội cao, cá nhân thường chiếm giữ những địa vị đạt được (xã hội càng phát triển thì địa vị đạt được càng nổi trội, địa vị gán cho sẽ mờ dần). Cá nhân thay đổi địa vị của mình phụ thuộc vào nỗ lực của bản thân họ. 2.4.3 Một số lý thuyết về bất bình đẳng xã hội và phân tầng xã hội a. Lý thuyết chức năng Phân tầng xã hội là sự sắp xếp các cá nhân vào một hệ thống xã hội trên cơ sở sự phân chia những ngạch bậc và những tiêu chuẩn chung về giá trị địa vị; là kết quả trực tiếp của phân công lao động xã hội và sự phân hoá của các nhóm xã hội khác nhau. Nó gắn liền với những biện pháp mà nhờ đó, sự bất bình đẳng được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ đó hình thành nên những tầng lớp khác nhau trong xã hội. Thuyết này khẳng định, phân tầng xã hội và bất bình đẳng xã hội là những nét thường trực tất yếu và không thể tránh khỏi trong xã hội loài người. Hiện tượng này tồn tại trong quá khứ và sẽ tiếp tục tồn tại như một nét nổi bật trong xã hội hiện tại và tương lai. Những nhà xã hội học theo thuyết chức năng cho rằng, phân tầng xã hội và bất bình đẳng xã hội tồn tại vì nó thực hiện một chức năng cần thiết và tích cực trong xã hội. Sự bất bình đẳng là một di sản mà nhờ vào đó, xã hội đảm bảo những địa vị quan trọng nhất phải do những người có tài năng nhất đảm nhiệm một cách có ý thức. Trên cơ sở đó, dẫn tới sự khác nhau về mặt uy tín, thu nhập, khả năng thăng tiến của các cá nhân trong xã hội và xã hội phải thiết chế hoá một số yếu tố của bất bình đẳng. Tức là, trong một xã hội, có những địa vị khác nhau thực hiện những chức năng nhất định. Mức độ quan trọng của các địa vị là khác nhau tuỳ thuộc vào chức năng của nó. Có những địa vị đặc biệt quan trọng, đòi hỏi phải có những kỹ năng đặc biệt mà chỉ có một số ít người thực hiện Chương 2: Cơ cấu xã hội 49 được. Do vậy, những người thực hiện được địa vị cao là không nhiều, họ phải trải qua một thời kỳ huấn luyện nhất định để có những kỹ năng chuyên môn cần thiết. Từ đó, phải có hệ thống phần thưởng bất bình đẳng gắn với một tổ chức ngạch bậc những địa vị xã hội, tuỳ theo mức độ quan trọng của nó và tương xứng với tài năng, công sức, và chi phí học tập để có kỹ năng cần thiết. Với cách giải thích như vậy, lý thuyết này được coi là lý thuyết hợp thức hoá và bảo vệ sự phân tầng và bất bình đẳng trong xã hội. Đồng thời, thuyết này cũng có những hạn chế nhất định khi chỉ dựa vào tiêu chí giá trị địa vị xã hội, gạt bỏ những yếu tố khác như kinh tế, chính trị trong quá trình phân tầng xã hội. b. Lý thuyết xung đột Với những nhà xã hội học theo thuyết xung đột thì phân tầng xã hội liên quan trực tiếp tới bất bình đẳng giai cấp. Do sự mâu thuẫn, xung đột, tranh giành quyền thống trị giữa các giai cấp mà sinh ra bất bình đẳng và phân tầng xã hội. Tức là, bất bình đẳng và phân tầng xã hội tồn tại do phần lớn đời sống của chúng ta nằm trong những mối quan hệ quyền lực đã được thiết chế hoá và chúng ta bị phụ thuộc trong đó. Những nhóm xã hội được ưu đãi có khả năng giữ một hệ thống các giá trị thống trị để duy trì cơ cấu xã hội có lợi cho họ và là bất bình đẳng với các giai cấp khác. Những người theo thuyết này chủ yếu dựa vào yếu tố chính trị để phân tích về phân tầng xã hội. c. Lý thuyết của Marx về phân tầng xã hội Marx phân tích phân tầng xã hội dưới khía cạnh giai cấp xã hội. Ông cho rằng, phân tầng xã hội là do quyết định của nhân tố kinh tế (quyền sở hữu tư liệu sản xuất thuộc về ai). Do vậy, có thể phân chia các tầng lớp trong xã hội tư bản thành giai cấp tư sản và giai cấp vô sản trên cơ sở mối quan hệ của họ với tư liệu sản xuất. Theo Marx, mối lợi kinh tế, quyền lực chính trị, uy tín xã hội đều bắt nguồn từ cấu trúc giai cấp và đấu tranh giai cấp là động lực thúc đẩy sự phát triển trong xã hội . Đồng thời, đấu tranh giai cấp sẽ tạo ra những điều kiện xoá bỏ giai cấp cũng như các nguyên nhân tạo nên bất bình đẳng và phân tầng xã hội. d. Lý thuyết dung hoà Theo Lenski: Trong xã hội, luôn có những động cơ thôi thúc người ta chiếm giữ các vị trí xã hội, đồng thời, cũng diễn ra các quá trình mâu thuẫn, xung đột và tranh giành quyền thống trị, từ đó sinh ra bất bình đẳng xã hội và phân tầng xã hội. Theo Max Weber, phân tầng xã hội không chỉ dựa vào giá trị địa vị xã hội, cũng như quan hệ kinh tế không phải là yếu tố đầu tiên và chủ yếu để giải thích ( như Marx), đó chỉ là cách giải thích một chiều, trong khi sự vận động, biến đổi xã hội là rất rộng lớn và phức tạp. Từ đó, ông đưa ra nguyên tắc ba chiều về phân tầng xã hội. Bên cạnh việc thừa nhận yếu tố kinh tế, ông cho rằng phân tầng và bất bình đẳng xã hội có thể dựa trên yếu tố quyền lực và uy tín xã hội của các cá nhân. 50 CBGD: Trần Thị Phụng Hà Như vậy, phân tầng xã hội tồn tại bắt nguồn từ 3 yếu tố: địa vị kinh tế (của cải, tài sản), địa vị chính trị (quyền lực) và địa vị xã hội (uy tín). Nhưng trong 3 yếu tố này, mặc dù về lý thuyết, Weber không tuyệt đối hoá yếu tố nào, nhưng qua các lập luận và giải thích thì ông đề cao yếu tố địa vị xã hội và quyền lực chính trị. Ông nhấn mạnh rằng, bất bình đẳng có thể không dựa trên quan hệ kinh tế, nhưng dựa trên uy tín và quyền lực chính trị được huy động qua một đảng. Đồng thời, địa vị và quyền lực chính trị có thể được hình thành từ quyền lực kinh tế nhưng không phải là tất yếu, ngược lại, quyền lực kinh tế có thể có từ quyền lực chính trị và địa vị xã hội. Xét riêng về quyền lực kinh tế, nếu Marx đề cao quyền sở hữu tư liệu sản xuất – là yếu tố chủ yếu hình thành giai cấp và bất bình đẳng trong xã hội tư bản thì Max Weber lại nhấn mạnh đến tầm quan trọng của thị trường (khả năng chiếm lĩnh thị trường của người lao động) và coi đây là nguyên nhân đầu tiên của bất bình đẳng trong chủ nghĩa tư bản. Thị trường kỹ năng gắn liền với cơ may đời sống của người lao động tạo ra hoàn cảnh giai cấp của các nhóm xã hội. Những người có khả năng thị trường tương tự và do đó, có cơ may đời sống tương tự hợp thành giai cấp nhất định. Tóm lại, theo Weber, phân tầng xã hội là một hệ thống xếp hạng cấp bậc các nhóm người vào những vị trí xác định, liên quan đến của cải (tài sản), quyền lực chính trị, uy tín xã hội. Hệ thống này là một cơ cấu bất bình đẳng ổn định bền vững qua các thế hệ. e. Quan điểm của các nhà xã hội học Việt Nam Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích, tổng hợp các quan điểm trên, các nhà xã hội học Việt Nam cũng đưa ra quan điểm riêng của mình và cho rằng trong xã hội, phân tầng xã hội tồn tại là do 2 nguyên nhân chủ yếu: - Do có sự tồn tại một cách tự nhiên, phổ biến của hiện tượng bất bình đẳng về mặt năng lực, thể chất, trí tuệ, điều kiện, cơ may giữa các thành viên trong xã hội. - Do sự phân công lao động xã hội, bao gồm cả sự phân công về lao động nghề nghiệp và sự phân công về những vị thế xã hội chiếm ưu thế. Trên đây là một số quan điểm về phân tầng xã hội. Mỗi quan điểm có một lập luận riêng khi đề cập đến phân tầng xã hội, trong đó có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Ví như thuyết chức năng, lập luận của nó mắc phải tính tư biện, thiếu khách quan trong việc xác định giá trị của các địa vị xã hội, đồng thời, cách giải thích khiến người ta có thái độ bi quan về số ít người tài năng đảm nhiệm các địa vị xã hội quan trọng, từ đó, ngăn cản, huỷ hoại sự phát triển của tài năng xã hội và bênh vực đặc quyền của một số ít người được chu cấp đầy đủ các điều kiện giáo dục để phát triển tài năng. Hay như lập luận của Max Weber khi nhấn mạnh rằng, nguồn gốc của bất bình đẳng là cơ may của thị trường lao động (quan hệ giai cấp được quy về quan hệ thị trường và sự cạnh tranh việc làm giữa các cá nhân và người lao động), ông đã không thấy được sự cách biệt cố hữu trong quan hệ sản xuất giữa ông chủ và người làm thuê, giữa sức sản xuất xã hội rộng lớn với quyền lực sở hữu tư liệu sản xuất xã hội trong tay nhóm người ít ỏi. Từ đó, xoá nhoà ranh giới giai cấp và thủ tiêu đấu tranh giai cấp…..Còn quan điểm của Marx về bất bình đẳng và phân tầng xã hội là quan điểm rõ ràng nhất về bất bình đẳng và căn nguyên cuối cùng Chương 2: Cơ cấu xã hội 51 của nó. Tuy nhiên, khi đánh giá về bất bình đẳng và phân tầng xã hội, chúng ta không nên tuyệt đối hoá một lý thuyết nào đó mà phải biết kết hợp những điểm hợp lý để có thể giải quyết vấn đề này trong các xã hội có giai cấp. Tóm lại, phân tầng xã hội phản ánh bất bình đẳng xã hội và liên hệ mật thiết tới các cơ may, vận hội trong cuộc đời của các cá nhân và nhóm xã hội. Bài đọc thêm: Những khác biệt của Karl Marx và Max Weber trong quan điểm về phân tầng xã hội Theo quan niệm của Marx, cơ sở của sự phân chia giai cấp và sự phân tầng xã hội theo giai cấp là trình độ sản xuất còn thấp. Theo Weber, lĩnh vực kinh tế không còn vai trò quan trọng đối với sự phân chia giai cấp và tầng lớp xã hội trong xã hội tư bản hiện đại. Những quan điểm về phân tầng xã hội – giai cấp 1. Quan điểm của Karl Marx Những lý luận của Marx về hoạt động tổ chức sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội cũng như sự phân công lao động trong xã hội cùng với những phân tích về cấu trúc xã hội đã vạch rõ tính chất giai cấp của xã hội và tính bất bình đẳng trong quan hệ xã hội. Theo quan niệm của Marx, cơ sở của sự phân chia giai cấp và sự phân tầng xã hội theo giai cấp là trình độ sản xuất còn thấp. Quy luật phân công lao động quy định sự phân chia xã hội thành các giai cấp. Marx chỉ ra rằng, chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất sản sinh ra cấu trúc phân tầng xã hội gồm hai tầng bậc chủ yếu:   Giai cấp hay tập đoàn người làm ông chủ, sở hữu tư liệu sản xuất, chiếm vị trí thống trị và bóc lột người khác. Các nhóm hay các giai cấp còn lại trong xã hội không nắm tư liệu sản xuất. Trong cấu trúc xã hội như vậy, quan hệ giữa hai phe nhóm, hai giai cấp này mang tính chất bất bình đẳng sâu sắc về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Đó là mối quan hệ giữa những kẻ áp bức với những người bị áp bức. Marx chỉ rõ, trong xã hội tư bản chủ nghĩa, giai cấp tư sản là giai cấp mà những nhà tư bản hiện đại, những người sở hữu tư liệu sản xuất xã hội và sử dụng lao động làm thuê, kiểm soát lao động và sản phẩm lao động, áp bức và bóc lột giai cấp vô sản. Giai cấp bị thống trị, bị áp bức là giai cấp những công nhân làm thuê hiện đại, vì mất hết tư liệu sản xuất của bản thân nên buộc phải bán sức lao động của mình để kiếm sống. 52 CBGD: Trần Thị Phụng Hà Qua những phân tích về cấu trúc xã hội của Marx, có thể rút ra hai điều quan trọng: Thứ nhất, về mặt lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa cộng sản, cần xóa bỏ và thay thế chế độ sở hữu tư nhân bằng chế độ sở hữu xã hội để xây dựng xã hội phát triển. Thứ hai, về mặt lý luận và thực nghiệm xã hội học cần tập trung phân tích cấu trúc xã hội để chỉ ra ai là người có lợi và ai là người thiệt hại từ cách tổ chức xã hội và cơ cấu xã hội hiện có. Nói cách khác, cấu trúc xã hội, phân tầng xã hội và bất bình đẳng xã hội phải là những chủ đề nghiên cứu cơ bản của xã hội học hiện đại. Đối với một xã hội có sự phân chia giai cấp, Marx khẳng định: “Những tư tưởng thống trị của một thời đại bao giờ cũng là những tư tưởng của giai cấp thống trị” và phục vụ cho giai cấp thống trị. 2. Quan điểm của Max Weber Weber nghiên cứu cấu trúc xã hội của chủ nghĩa tư bản sau Marx hơn nửa thế kỷ. Do vậy, Weber đã ghi nhận được những thay đổi quan trọng trong cơ cấu giai cấp xã hội để phát triển lý thuyết xã hội học về sự phân tầng xã hội. Theo Weber, lĩnh vực kinh tế không còn vai trò quan trọng đối với sự phân chia giai cấp và tầng lớp xã hội trong xã hội tư bản hiện đại. Cấu trúc xã hội nói chung và sự phân tầng xã hội nói riêng chịu tác động của hai nhóm yếu tố cơ bản:   Các yếu tố kinh tế (vốn, tư liệu sản xuất, thị trường…). Các yếu tố phi kinh tế (vị thế xã hội, năng lực, cơ may, quyền lực…) trong quá trình hình thành và biến đổi cấu trúc xã hội và sự phân tầng xã hội. Weber quan niệm giai cấp là một tập hợp người có chung các cơ hội sống trong điều kiện kinh tế thị trường. Cơ hội sống ở đây được hiểu là các cơ may nảy sinh từ việc sản xuất, nắm giữ, sử dụng và mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Thị trường là lĩnh vực mà ở đó hàng hóa, lao động hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra và được trao đổi, thị trường cũng là nơi thể hiện các lợi ích kinh tế và thu nhập. Vì vậy nó có vai trò quan trọng trong việc hình thành và biến đổi tình huống giai cấp. Ông phân biệt hai tình huống giai cấp chính: một là tình huống của những người sở hữu tài sản và sử dụng tài sản đó để thu lợi nhuận; hai là tình huống của những người không có tài sản phải bán sức lao động, tay nghề, dịch vụ lấy tiền công hoặc tiền lương. Từ đó ông xem xã hội cấu thành từ hai nhóm giai cấp tương ứng với hai tình huống giai cấp trên, mỗi giai cấp có nhiều giai tầng khác nhau. Weber cho rằng có hai hình thức phân tầng xã hội về mặt kinh tế:   Sự phân tầng xã hội thành các giai cấp khác nhau về sở hữu tài sản. Ví dụ: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Sự phân tầng xã hội thành các giai cấp khác nhau về mức thu nhập. Ví dụ: giai cấp thượng lưu giàu có và giai cấp hạ lưu nghèo khổ. Hai tháp phân tầng của Weber không hoàn toàn trùng khít nhau mà đan xen lẫn nhau, tương tác và chuyển hóa lẫn nhau. Trong xu thế đó, phân tầng xã hội thành các nhóm thu nhập diễn ra phổ biến trong xã hội hiện đại. Chương 2: Cơ cấu xã hội 53 Sự khác biệt giữa Marx và Weber về quan niệm phân tầng xã hội giai cấp. 1. Về nguồn gốc của giai cấp Theo Karl Marx, quan hệ đối với tư liệu sản xuất (có sở hữu về tư liệu sản xuất hay không) quan hệ đối với quá trình sản xuất (điều khiển trong quá trình đó hay bị điều khiển trong quá trình đó), cũng như quan hệ đối với kết quả sản xuất là những tác động đến việc hình thành giai cấp. Tức là nguồn gốc của giai cấp xuất phát từ các yếu tố kinh tế. Còn theo Weber, các yếu tố về kinh tế không còn là yếu tố có vai trò duy nhất đối với sự phân chia giai cấp và tầng lớp xã hội nữa. Mà sự phân chia giai cấp và tầng lớp xã hội chịu sự tác động của hai yếu tố kinh tế và phi kinh tế. 2. Về khái niệm giai cấp Marx xác định khái niệm giai cấp trong mối liên hệ với phương thức sản xuất và chế độ sở hữu tư liệu sản xuất. Weber quan niệm giai cấp là một tập hợp người có chung các cơ hội trong điều kiện kinh tế thị trường. Trong đó, Weber phân tích rõ cơ hội sống và kinh tế thị trường là gì và vai trò quan trọng của hai yếu tố này trong việc hình thành, biến đổi giai cấp. 3. Về cấu trúc và phân loại giai cấp Cả Marx và Weber đều phân chia thành hai tình huống giai cấp chính. Hai giai cấp này mang tính chất bất bình đẳng sâu sắc về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Trong khi Marx phân tích ngắn gọn rằng đó là mối quan hệ giữa những kẻ áp bức và những người bị áp bức. Và phân biệt thành hai giai cấp là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Weber cũng phân biệt thành hai giai cấp nhưng trong mỗi giai cấp lại có nhiều giai tầng khác nhau. Thứ nhất, giai cấp tư sản gồm tư sản – chủ vốn đầu tư và tư sản – chủ tài sản cho thuê kiếm lời. Cả hai giai tầng này đều thuộc “giai cấp tài sản”. Thứ hai, người bán sức lao động có trình độ chuyên môn và có khả năng làm dịch vụ (người làm dịch vụ và quản lý), người bán sức lao động có chuyên môn, tay nghề (công nhân có tay nghề, công nhân kỹ thuật còn gọi là công nhân cổ trắng), người bán sức lao động thô sơ (công nhân không có tay nghề, còn gọi là công nhân cổ xanh). Cả ba giai tầng này đều thuộc về giai cấp thu nhập, giai cấp làm thuê. Suy cho cùng, cách phân chia này là sự phát triển tư tưởng của Marx. 4. Về sự đa dạng về phân tầng xã hội Marx chỉ ra sự phân tầng xã hội chia thành hai giai cấp là giai cấp thống trị chứa đựng những tư tưởng thống trị của mình. Và giai cấp bị thống trị là những người bị áp bức bóc lột sức lao động và tiền công. Weber cho rằng về mặt kinh tế, có hai hình thức phân tầng xã hội. Thứ nhất, sự phân tầng xã hội thành các giai cấp khác nhau về sở hữu tài sản. Ví dụ: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Thứ hai, 54 CBGD: Trần Thị Phụng Hà sự phân tầng xã hội thành các giai cấp khác nhau về thu nhập. Ví dụ: giai cấp thượng lưu – giàu có và giai cấp hạ lưu – nghèo khó. Ngoài những người thuộc hai loại phân tầng xã hội trên, Weber còn cho rằng có những người mà cuộc sống của họ nhất là về lối sống không phụ thuộc hoàn toàn vào tình huống thị trường mà phụ thuộc vào uy tín, danh vọng và sự đánh giá của xã hội dành cho họ. Ông gọi họ là những người thuộc nhóm Vị thế (status group). Ông cũng cho rằng cả hai loại người có tài sản và không có tài sản đều có thể ở cùng một nhóm vị thế. Đây là phần tầng xã hội – vị thế. Ngoài ra, Weber còn đưa ra hai khái niệm liên quan đến phân tầng giai cấp trong xã hội là khái niệm quyền lực và khái niệm đảng phái. Các khái niệm này hình thành nên một loại phân tầng khác nữa là phân tầng xã hội – đảng phái 5. Về tầm ảnh hưởng xã hội Có một vấn đề chủ chốt trong sự phát triển của xã hội học Đức và thế giới là những lý thuyết của Weber được coi là hấp dẫn hơn những lý thuyết của Marx đối với những nhà xã hội học sau này. Thực chất, có nhiều cách lý giải khác nhau để chứng minh sự hấp dẫn của lý thuyết Weber. Cách phân tích những quan điểm về sự phân tầng xã hội – giai cấp cũng là một trong lý do khiến cho lý thuyết Weber hấp dẫn. Trong những phân tích về phân tầng xã hội giai cấp, Weber đã đưa ra nhiều cách tiếp cận hoàn chỉnh về thế giới xã hội hơn là Marx. Trong những phân tích về phân tầng giai cấp của mình, Marx hoàn toàn bị ám ảnh bởi yếu tố kinh tế - nguồn gốc của phân chia giai cấp. Thì Weber lại quan tâm đến một diện rộng hơn các hiện tượng xã hội. Bằng cách phân chia thành nhiều giai cấp – giai tầng khác nhau với những nhóm người khác nhau. Tính tập trung đa dạng này, dường như đã đem tới nhiều cái để các nhà xã hội học sau này làm việc hơn là mối quan tâm một chiều của Marx. Kết luận Việc Marx nhấn mạnh cấu trúc giai cấp xã hội đã mở ra hướng nghiên cứu xã hội học giai cấp và phân tầng xã hội theo giai cấp. Ví dụ: các nhà xã hội học quan tâm phân tích ảnh hưởng của địa vị xã hội tới hành vi, hoạt động của nhóm hay giai cấp có địa vị tương ứng. Bài đọc thêm TÌNH HÌNH PHÂN TẦNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA Nhìn chung, các cuộc khảo sát về thực trạng phân tầng xã hội ở Việt nam hiện nay cho thấy đang tồn tại phổ biến sự phân tầng xã hội theo mức sống, gắn với nó là sự phân hóa giàu nghèo. Quá Chương 2: Cơ cấu xã hội 55 trình phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo đang diễn ra sâu rộng theo vị trí địa kinh tế, theo thành thị - nông thôn và các vùng miền cũng như trong từng giai tầng xã hội. Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2008 của Tổng cục thống kê cho thấy, kể từ khi Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới, cùng với sự tăng trưởng kinh tế và những nỗ lực xóa đói, giảm nghèo của Đảng, Nhà nước, đời sống nhân dân đã được cải thiện. Mức thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng trên phạm vi cả nước, tăng từ 295 nghìn đồng/tháng (năm 1999) lên 1387 nghìn đồng/tháng (năm 2010) Bảng 1. Thu nhập bình quân đầu người từ 1999-2010 (nghìn đồng) Năm/ khu vực 1999 2002 2004 2006 2008 2010 1 Cả nước 295 356 484 636 995 1387 2 Thành thị 517 622 815 1058 1605 2130 3 225 275 378 506 762 1071 Nông thôn Nguồn: Niên giám thống kê 2009, Nxb Thống kê, 2012. Tuy nhiên, số liệu trên cũng cho thấy có sự chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn. Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng ở khu vực thành thị đạt 2.130 nghìn đồng, trong khi khu vực nông thôn đạt 1.071 nghìn đồng. Chênh lệch thu nhập bình quân 1 người 1 tháng: năm 1999, 2002, 2004, 2006, 2008 của khu vực thành thị so với khu vực nông thôn tương ứng các năm là: 2,30; 2,26; 2,15; 2,09 và 2,10 lần. Mức độ bất bình đẳng ở Việt Nam đang tăng lên, dù là có chậm và được kiềm chế, thể hiện là hệ số Gini đã tăng từ 0,344 năm 2004 lên 0,355 năm 2008. Mức chênh lệch giàu nghèo về mặt thu nhập giữa nhóm 20% gia đình giàu nhất so với nhóm 20% gia đình nghèo nhất ở Việt Nam đã tăng từ mức 4,3 lần năm 1993 lên hơn 8,9 lần năm 2008. Mức độ bất bình đẳng về kinh tế ở thành thị tăng chậm hơn ở nông thôn, nhưng lại cao hơn nông thôn. Cụ thể là: khoảng cách giàu nghèo về thu nhập ở thành thị tăng từ 8 lần (năm 2002) đến 8,3 lần (năm 2008), trong khi đó khoảng cách giàu nghèo ở nông thôn tăng từ 6 lần lên 6,9 lần trong cùng kỳ này. Vùng giàu nhất ở Việt Nam là vùng Đông Nam bộ, nhưng lại có mức bất bình đẳng lớn nhất với khoảng cách giàu nghèo là 8,7 lần (năm 2008). Một trong những vùng nghèo nhất nước là vùng Bắc Trung bộ, nhưng có mức bất bình đẳng thấp nhất là 6,5 lần (năm 2008). Theo số liệu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tại Hà Nội, chênh lệch giữa người có tiền lương cao nhất so với mức trung bình là 42 lần (75,2 triệu đồng/tháng so với mức bình quân 1,8 triệu đồng/tháng). Tại thành phố Hồ Chí Minh, con số chênh lệch còn lên đến 109 lần (240 triệu đồng/ tháng so với 2,2 triệu đồng/tháng). Phân tầng về thu nhập và mức sống cũng diễn ra sâu sắc theo các nhóm nghề nghiệp, việc làm. Nhóm nhân lực có thu nhập được xếp vào loại “đỉnh”, “hot” là các giám đốc điều hành, trưởng đại diện, trưởng phòng, cán bộ phụ trách kinh doanh… đang làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty liên doanh, các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bác sỹ tại một số bệnh viện, phòng khám tư nhân…Nhóm này có thu nhập từ 1000 USD/tháng trở lên. Ngược lại, nhóm có thu nhập thấp là công nhân lao động đang làm việc trong các khu công nghiệp, doanh nghiệp nước ngoài, với khoản thu nhập khoảng 1,2 - 1,4 triệu đồng/tháng. Thu nhập của công nhân tại các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế ngoài nhà nước chỉ khoảng 900 nghìn đồng 1,1 triệu đồng/tháng. Quá trình phân tầng về thu nhập cũng diễn ra mạnh mẽ ngay trong mỗi giai 56 CBGD: Trần Thị Phụng Hà cấp và tầng lớp. Trong giai cấp công nhân, những người có tay nghề cao làm trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, có mức thu nhập trung bình cao hơn 1,5 đến 2 lần so với các khu vực khác. Trong giai cấp nông dân, năm 2006, chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người/tháng khu vực nông thôn vùng Đông Nam Bộ là 740 ngàn đồng, gấp 2,5 lần vùng có mức chi tiêu đời sống thấp nhất là Tây Bắc với 296,3 ngàn đồng. Nhiều nông dân trở nên tỉ phú, thành “ông chủ”, trong khi nhiều người thất nghiệp, mất đất, phải đi làm thuê. Đối với đội ngũ trí thức cũng có tình hình tương tự. Nhiều bác sỹ, kỹ sư, giảng viên đại học…thành đạt có mức sống cao, bên cạnh đó cũng còn nhiều người sống rất chật vật. Trong xã hội, từ cơ cấu “hai giai, một tầng” với mức sống không khác biệt nhiều trong thời kỳ trước đổi mới, giờ đây đã hình thành những nhóm giàu và rất giàu (tỉ phú, triệu phú đô la); nhóm trung lưu khá giả; nhóm nghèo và nhóm đói nghèo. Bên cạnh sự phân tầng về thu nhập là sự phân tầng và bất bình đẳng diễn ra trên các mặt giáo dục, y tế, văn hóa, an sinh xã hội… Chẳng hạn, tỉ lệ hoàn thành giáo dục ở bậc tiểu học trên toàn quốc đạt gần 90%, nhưng ở vùng cao như Tây nguyên chỉ đạt 43%, các tỉnh miền núi phía Bắc là 48%. Trong số 1/3 trẻ em các dân tộc ít người không học hết lớp 5, thì có đến 70% học sinh bỏ học là em gái (6) Tỉ lệ phụ nữ và trẻ em gái tham gia học tập dưới nhiều hình thức đào tạo mới chiếm từ 38% đến 40%. Tỉ lệ phụ nữ có học hàm, học vị còn quá thấp so với nam giới, chỉ chiếm khoảng 5% (7). Nhiều nông dân trẻ, con em nhà nghèo, nhất là những xã nghèo miền núi, vùng dân tộc không có điều kiện để học chữ, học nghề, không có điều kiện để được tiếp cận và thừa hưởng nền giáo dục chất lượng cao, từ đó không thể nâng cao trí lực và vốn xã hội, không thể kiếm được việc làm với mức thu nhập cao. Trong khi đó, cư dân đô thị được tiếp cận nền giáo dục chất lượng cao, được cơ hội tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ y tế, văn hóa, an sinh xã hội tốt hơn, thu nhập cao hơn, do đó mức sống cao hơn, cơ hội thành đạt và phát triển cao hơn. Điều đáng lưu ý là hiện tượng phân tầng xã hội ở Việt Nam hiện nay diễn ra đồng thời theo hai xu hướng: hợp thức và không hợp thức. Bên cạnh xu hướng phân tầng hợp thức là chủ đạo, trong xã hội cũng đang diễn ra xu hướng phân tầng không hợp thức. Đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều những nhóm giàu có nhanh chóng nhờ những thủ đoạn làm ăn phi pháp, bất minh, cơ hội, lợi dụng những kẽ hở và sự chưa hoàn thiện của luật pháp và hệ thống quản lý, sự thoái hóa biến chất, quan liêu, tham nhũng của một bộ phận cán bộ quản lý, có chức, có quyền. Có tình trạng một bộ phận cán bộ, đảng viên, quan chức trong bộ máy nhà nước thông đồng, câu kết với giới làm ăn bất chính, cố tình làm sai lệch chính sách và pháp luật của nhà nước để trục lợi, gây thiệt hại cho lợi ích của nhà nước và công dân. Cũng không ít kẻ nhờ có tiền và những thủ đoạn cơ hội, mua bằng cấp, quyền chức, câu kết với giới quan chức thoái hóa mà trở nên giàu sang, có địa vị. Đây chính là những yếu tố góp phần gây nên và làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng, bất công trong xã hội, làm nhiễu loạn hệ thống giá trị, chuẩn mực xã hội, làm mất lòng tin của nhân dân vào bản chất tốt đẹp của chế độ và định hướng xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam đang theo đuổi. Qua nghiên cứu thực trạng phân tầng xã hội ở Việt Nam cho thấy tồn tại cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Mặt tích cực của phân tầng xã hội là khơi dậy, thúc đẩy tính tích cực, năng động, chủ động, sáng tạo của mỗi cá nhân, nhóm xã hội trong việc phát hiện khai thác các cơ hội để làm giàu chính đáng, vươn lên thành đạt trong các lĩnh vực của đời sống, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường. Những biến đổi trong cơ cấu giai tầng xã hội dưới tác động của phân tầng xã hội có Chương 2: Cơ cấu xã hội 57 tác động tích cực, góp phần kích thích mạnh mẽ sự chuyển đổi mô hình và cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển hợp lý, bền vững, làm tăng tính cơ động xã hội và sự phân công lại lao động xã hội phù hợp với yêu cầu phát triển mới của đất nước. Thông qua phân tầng xã hội mà sàng lọc, tuyển chọn, hình thành được những tầng lớp mới, những nhóm ưu tú, vượt trội, có những phẩm chất và năng lực cần thiết, thích ứng được với sự biến đổi của xã hội. Nhìn chung, sự phân tầng xã hội có xu hướng chuyển mạnh và rõ nét từ trì trệ, khép kín sang cởi mở, năng động, linh hoạt, mềm dẻo nhằm tạo ra các cơ hội và đáp ứng tốt hơn các nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của các cá nhân và các giai tầng xã hội trong nền kinh tế thị trường. Mặt tiêu cực của phân tầng xã hội, nhất là phân tầng bất hợp thức là những hệ lụy, những mặt trái mà nó tác động, ảnh hưởng đến xã hội. Đó là sự phân hóa giàu nghèo, chênh lệch về mức sống, bất bình đẳng xã hội gia tăng, là sự đảo lộn và nhiễu loạn các giá trị xã hội, là sự mất lòng tin của người dân vào chế độ và những người đại diện cho chế độ, dẫn đến những hành vi tiêu cực, bất mãn, phá hoại, làm cho xã hội mất ổn định, những động lực chân chính bị triệt tiêu, làm tăng những yếu tố tiêu cực, rủi ro, cản trở sự phát triển xã hội. Phân tầng xã hội với hai mặt tích cực và tiêu cực nêu trên, vừa là kết quả của sự phát triển kinh tế - xã hội, sự phân công lao động trong cơ chế thị trường, vừa là động lực vừa là lực cản của quá trình đó, tùy thuộc vào năng lực quản trị xã hội của hệ thống quản lý xã hội. Điều đó đòi hỏi phải có những nghiên cứu sâu rộng hơn về phân tầng xã hội, qua đó giúp cơ quan quản lý hiểu rõ hơn xu hướng vận động của cơ cấu xã hội với các giai tầng khác nhau trong nền kinh tế thị trường, từ đó có những chính sách, giải pháp quản trị phù hợp, phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực, bảo đảm sự ổn định và phát triển xã hội bền vững 2.5 CƠ ĐỘNG XÃ HỘI 2.5.1 Khái niệm Cơ động xã hội là sự chuyển đổi vị trí của các cá nhân hay nhóm sang một vị trí xã hội khác nằm trên cùng một tầng hay khác tầng với họ; là sự thể hiện tính linh hoạt của các cá nhân và nhóm xã hội trong kết cấu các tầng xã hội. Như vậy, cơ động xã hội liên quan đến sự thay đổi của một hay nhiều cá thể giữa các đơn vị của một hệ thống tầng lớp xã hội. Vấn đề cơ động xã hội liên quan đến việc các cá nhân giành vị trí, địa vị xã hội, liên quan đến điều kiện ảnh hưởng tới sự biến đổi cơ cấu xã hội. 2.5.2 Phân loại cơ động xã hội a. Cơ động xã hội theo chiều ngang Cơ động theo chiều ngang là sự chuyển đổi vị trí của một người hay một nhóm người sang vị trí xã hội khác có cùng giá trị. Vì vậy, chỉ là sự thay đổi về vai trò xã hội mà không thay đổi vị thế 58 CBGD: Trần Thị Phụng Hà xã hội. Tức là, loại cơ động này chỉ sự vận động của cá nhân giữa các nhóm xã hội tới một vị trí ngang bằng về mặt xã hội (cùng nằm trên một cấp độ xã hội như nhau). Ví dụ: giáo viên trường này chuyển sang làm giáo viên trường khác, trưởng phòng một phòng này chuyển sang làm trưởng phòng một phòng khác, công nhân nhà máy này chuyển sang làm công nhân nhà máy khác….mà không có thay đổi gì về lương và các quyền lợi khác. Tính di động theo chiều ngang rất phổ biến trong xã hội hiện đại, nó liên quan đến sự di chuyển địa lý giữa các khu vực, các thị trấn, các thành phố hoặc các vùng. b. Cơ động xã hội theo chiều dọc Cơ động theo chiều dọc chỉ sự vận động của cá nhân giữa các nhóm xã hội tới một vị trí, địa vị xã hội có giá trị cao hơn hoặc thấp hơn so với vị thế cũ; là sự chuyển đổi vị trí của cá nhân hay nhóm xã hội sang một vị trí xã hội khác, không cùng một tầng với họ. Vì vậy, cơ động xã hội theo chiều dọc nhấn mạnh đến sự vận động về mặt chất lượng của các cá nhân trong các nhóm xã hội, có liên quan đến sự thăng tiến hay giảm sút vị thế xã hội của mỗi người. Ví dụ: Trưởng phòng lên làm giám đốc, bác sĩ trở thành người thất nghiệp, nhà tư sản bị phá sản trở thành người làm thuê, người nghèo trở thành người giàu có do làm ăn phát đạt… Ngoài ra, còn có các loại cơ động xã hội khác như cơ động xã hội thế hệ (cơ động nội thế hệ và cơ động liên thế hệ), cơ động xã hội do cơ cấu, cơ động trao đổi, cơ động được bảo trợ, cơ động tranh tài….Các loại cơ động này kết hợp với nhau, tác động lẫn nhau tạo nên sự biến động, phát triển của xã hội; cũng như thiết lập sự cân bằng của toàn bộ hệ thống xã hội. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, cơ động xã hội chủ yếu nói tới dạng vị thế đạt được, chứ không phải vị thế gán cho. 2.5.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ động xã hội a. Điều kiện kinh tế - xã hội Cơ động xã hội phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội. Nếu một xã hội có tính chất khép kín thì sự vận động của các cá nhân chỉ diễn ra trong phạm vi hẹp. Ngược lại, đối với xã hội có tính chất mở, cơ hội trong cuộc sống nhiều hơn và cá nhân có thể đạt được những địa vị, vị trí xã hội cao hay thấp khác nhau, phụ thuộc vào năng lực của mình. Vì thế, tính cơ động cũng diễn ra nhanh chóng. Trong xã hội phong kiến, xã hội đẳng cấp, những địa vị xã hội được xác định một cách vững chắc (vị thế gán cho) nên khó có thể thay đổi địa vị. Còn trong xã hội công nghiệp có tính chất mở, quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá đã tạo nên xu hướng: lao động chân tay bị giảm đi, thay vào đó là lao động kỹ thuật, chuyên nghiệp hoá với máy móc chuyên dùng. Vì thế, các cá nhân có nhiều cơ hội chuyển sang làm những nghề có kỹ năng hay gia nhập vào những thành phần xã hội có vị trí cao hơn như quản trị, kỹ thuật...(vị thế đạt được). Chương 2: Cơ cấu xã hội 59 b. Trình độ học vấn Trình độ học vấn là yếu tố tác động rất mạnh đến tính cơ động xã hội. Thực tế chỉ ra rằng, những cá nhân có học vấn cao thì năng động hơn những người có học vấn thấp. Nhờ có học vấn cao, người lao động sẽ có khả năng đảm nhận được những công việc có nội dung phong phú, phức tạp hơn và tất nhiên, có thu nhập cao hơn. Do đó, người có học vấn cao có khả năng vươn lên những địa vị xã hội cao, người có học vấn càng thấp thì có xu hướng đảm nhận những địa vị thấp trong xã hội. Trình độ học vấn thúc đẩy cơ động xã hội thông qua giáo dục, tạo cho cá nhân những kỹ năng cần thiết để tham gia cạnh tranh trên thị trường lao động. Nhờ có trình độ học vấn, người lao động có khả năng đảm nhận những công việc đòi hỏi có trình độ chuyên môn cao, có điều kiện được trả lương cao và đạt đến một vị trí xã hội cao hơn. Ngày nay, có nhiều vị trí xã hội, nhiều công việc đòi hỏi phải có học vấn cao. Vì thế, cá nhân nào được đào tạo để có học vấn cao thì dễ có cơ hội đạt được những vị thế xã hội cao. c. Nguồn gốc gia đình Hoàn cảnh của gia đình như nghề nghiệp của bố mẹ, tài sản, sự giáo dục gia đình...có ảnh hưởng lớn đến sự cơ động của cá nhân (cơ hội nghề nghiệp). Nếu cha mẹ một người nào đó có địa càng cao thì người đó càng có điều kiện để thăng tiến và ngược lại. Ở một số nước, sự vận hành xã hội có lợi cho tầng lớp trên hơn là tầng lớp dưới. Như vậy, cơ động xã hội có tính kế thừa gia đình. Những người có cha mẹ ở địa vị xã hội cao, có vô số những điều kiện thuận lợi để nâng đỡ. Ngược lại, những người thuộc tầng lớp xã hội ở địa vị thấp lại thiếu hầu hết những điều kiện để vươn lên. d. Lứa tuổi và giới tính Lứa tuổi và thâm niên nghề nghiệp: cũng có ảnh hưởng nhất định đến tính cơ động xã hội. Trong thực tế, dấu hiệu này gắn liền với trình độ chuyên môn và trình độ học vấn của người lao động, cùng với kinh nghiệm, kiến thức và vị trí của họ. Về mặt giới tính: do sự phân biệt giới tính trong xã hội, nam giới thường được ưu đãi hơn về nghề nghiệp, tiền lương, địa vị xã hội so với nữ giới. Vì vậy, khả năng cơ động xã hội của nam cao hơn so với nữ mặc dù, trong các xã hội hiện đại, có nhiều phụ nữ năng động trong mọi công việc nhưng vẫn còn nhiều sự khác biệt giữa nam và nữ về học vấn, chuyên môn, mức lương, tính chất lao động, vị trí xã hội… e. Nơi cư trú Thực tế cho thấy, những người sống ở đô thị có điều kiện thăng tiến hơn ở nông thôn. Những người ở trung tâm kinh tế, văn hoá, các đầu mối dịch vụ, giao thông, thương mại có tính năng động xã hội cao hơn so với những người sống ở khu vực hẻo lánh. Tức là, những cơ may trong cuộc đời đối với cá nhân sống ở đô thị sẽ nhiều hơn so với cá nhân sống ở nông thôn. Vị trí nơi ở, nơi sinh sống có khả năng lựa chọn công việc và môi trường làm việc khác nhau, ảnh hưởng 60 CBGD: Trần Thị Phụng Hà đến sự thăng tiến của mỗi cá nhân. Như vậy, khu vực mà con người sinh sống cũng ảnh hưởng đến tính cơ động. Ngoài những yếu tố nói trên, còn phải kể đến một số yếu tố khác như: chủng tộc, chế độ dinh dưỡng tuổi thơ, sức khoẻ, tuổi kết hôn, địa vị của người bạn đời, chiều cao, hình thức bề ngoài, trí tuệ và lĩnh vực công danh, sự sắc sảo, ý tưởng, sáng tạo, tế nhị - khéo léo trong giao dịch, ý chí dám mạo hiểm.... Xã hội học coi cơ động xã hội như là một hiện tượng xã hội, có lôgic bên trong và các quy luật phát triển của nó. Cần phải tính đến sự lệ thuộc của cơ động xã hội đối với các điều kiện lịch sử xã hội như: quan hệ sản xuất, phân công lao động xã hội, cơ sở vật chất - kỹ thuật, các yếu tố thiết chế xã hội, hệ thống giáo dục – đào tạo - bồi dưỡng và chính sách sử dụng cán bộ. Tìm hiểu cơ động xã hội cần đặt nó trong từng thế hệ và bối cảnh chung của sự vận động xã hội. Cụ thể : Nghiên cứu cơ động xã hội “hướng tới lối vào” đòi hỏi phân tích xuất xứ của các nhóm xã hội - nghề nghiệp, xem họ đã tận dụng kỹ năng và trình độ nghề nghiệp của thế hệ trước ra sao. Nghiên cứu cơ động xã hội “hướng tới lối ra” cần phải xem xét tuổi trẻ sẽ rơi vào nhóm xã hội nào khi họ rời khỏi những nhóm xã hội cha mẹ. Bên cạnh đó, còn có phạm trù “cơ động xã hội phụ thêm” hoặc “cơ động xã hội thặng dư”, có nghĩa là một người nào đó đã vận động ra khỏi nhóm xã hội xuất thân và nhập vào nhóm xã hội khác. Phạm trù “cơ động xã hội hồi quy” có nghĩa là quá trình cơ động của một người nào đó quay về với nhóm xã hội xuất thân. Hiện nay, quá trình cơ động xã hội trong nội bộ thế hệ chiếm ưu thế. Việc kế nghiệp trong gia đình vẫn là một hiện tượng phổ biến. Nhưng không phải tất cả mọi người đều có cơ hội bình đẳng để leo lên đỉnh cao của vị thế xã hội. Ở hầu khắp các nước trên thế giới, phần lớn cơ động xã hội chỉ là những bước tiến ngắn trong phạm vi một giai cấp, một tầng lớp. Những bước nhảy xa giữa các giai tầng là hãn hữu. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Trình bày phạm trù cơ cấu xã hội. Tại sao trong các phân hệ của cơ cấu, người ta lại cho rằng cơ cấu giai cấp đóng vai trò quyết định? 2. Phân tích mối quan hệ giữa phạm trù vị thế xã hội và vai trò xã hội? Đối với vị thế là sinh viên, anh (chị) cần phải có những vai trò xã hội nào? 3. Phân biệt giữa bình đẳng xã hội và bất bình đẳng xã hội? Trong xã hội hiện đại ngày nay, loài người đã đạt được đến trình độ bình đẳng thật sự chưa? Tại sao? Chương 2: Cơ cấu xã hội 61 4. Trình bày phạm trù bất bình đẳng xã hội? Trong các dạng bất bình đẳng cơ bản, theo anh (chị), dạng bất bình đẳng nào có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đối với các cá nhân? Tại sao? 5. Trình bày phạm trù phân tầng xã hội? Làm rõ mối quan hệ giữa bất bình đẳng xã hội và phân tầng xã hội? 6. Anh (chị) hãy cho biết phân tầng xã hội ở Việt Nam thể hiện chủ yếu dưới tiêu chí nào? Việt Nam đã và đang làm gì để hạn chế sự phân tầng đó? 7. Trong các lý thuyết giải thích về phân tầng xã hội, theo anh (chị), lý thuyết nào có cách giải thích hợp lý nhất? Tại sao? 8. Trình bày phạm trù cơ động xã hội? Trong các nhân tố ảnh hưởng đến tính cơ động xã hội, nhân tố nào có tính quyết định đối với sự cơ động xã hội của cá nhân trong xã hội hiện nay? 62 CBGD: Trần Thị Phụng Hà C h ư ơ ng 3 : H à n h đ ộ n g x ã h ộ i v à tư ơ n g t á c x ã h ộ i Hành động xã hội và tương tác xã hội là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên cơ sở của đời sống xã hội con người bởi nó thiết lập mối quan hệ giữa con người và xã hội. Nội dung chương III- Hành động xã hội và tương tác xã hội giới thiệu các khái niệm: hành động xã hội, tương tác xã hội và quan hệ xã hội; các học thuyết nghiên cứu về các phạm trù cơ bản này của xã hội học cũng như các đặc điểm, các phân loại hành động xã hội, tương tác xã hội và quan hệ xã hội. 3.1 HÀNH ĐỘNG XÃ HỘI 3.1.1 Khái niệm hành động xã hội: Hành động xã hội là một bộ phận cấu thành trong hoạt động sống của cá nhân. Các cá nhân hành động chính là thể hiện hoạt động sống của mình. Hành động xã hội luôm gắn với tính tích cực của các cá nhân, bị quy định bởi hàng loạt các yếu tố như nhu cầu, lợi ích, định hướng giá trị của chủ thể hành động. Do vậy, để tìm hiểu khái niệm hành động xã hội, chúng ta bắt đầu bằng việc tìm hiểu khái niệm hành vi xã hội. a. Hành vi Hành vi là sự biểu hiện của mối liên hệ giữa kích thích và phản ứng. Theo chủ nghĩa hành vi chính thống: các tác nhân quy định phản ứng của con người, do đó, qua các phản ứng cũng có thể hiểu được các tác nhân. Mô hình hành vi: S -----> R, trong đó, S là tác nhân (stimul) và R là phản ứng (reaction). Theo sơ đồ này, hành vi của con người không có sự cân nhắc, tính toán kỹ càng mà chỉ là sự phản ứng đối với kích thích. Tức là, không có sự tham gia của ý thức hay một yếu tố nào khác. Các cá nhân bị hạ xuống thành những cái máy phản ứng.Ví dụ: Bị đánh - chạy đi, được thưởng – vui cười, thấy nóng - rụt tay lại.Vì vậy, trong nhiều trường hợp, người ta còn thống nhất khái niệm hành vi với hành động vật lý - bản năng. Hành vi xã hội là một chỉnh thể thống nhất gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Theo thuyết hành vi mới, giữa các tác nhân và các phản ứng phải có các yếu tố trung gian: hệ thống nhu cầu, hệ thống giá trị và tình huống thực hiện hành vi. Như vậy, các cá nhân sẽ phải suy nghĩ, đối chiếu, cân nhắc trước mỗi tác nhân, chứ không phải là phản ứng một cách máy móc. Do đó, khi nhìn thấy một người cắt tóc mài dao cạo trước mặt chúng ta thì chúng ta không hề chạy trốn, vì hiểu rằng đó không phải là sự đe doạ. Chương 3: Hành động xã hội và tương tác xã hội 63 b. Hành động xã hội Theo triết học, hành động xã hội là một hình thức giải quyết mâu thuẫn và các vấn đề xã hội.Ví dụ: Hành động được tạo ra từ các phong trào xã hội, các tổ chức, đảng phái chính trịTrong xã hội học, khái niệm về hành động xã hội được coi là hoàn chỉnh nhất là định nghĩa của Max Weber. - Hành động xã hội là một hành vi mà chủ thể gán cho một ý nghĩa chủ quan nhất định. Như vậy, hành động bao giờ cũng có động cơ nhất định. Nhưng không phải hành động nào cũng là hành động xã hội (hành động vật lý bản năng, hành động giống nhau của các cá nhân trong một đám đông, hành động bắt chước thuần tuý...). Tuy nhiên, rất khó phân biệt chính xác hành động xã hội và hành động không xã hội vì con người không phải lúc nào cũng hoạt động một cách có ý thức, có ý chí. - Hành động xã hội là một bộ phận cấu thành hoạt động sống của cá nhân. c. Sự khác biệt giữa hành vi xã hội và hành động xã hội - Hành vi xuất phát từ mô hình kích thích - phản ứng. Còn hành động diễn ra theo nguyên tắc phản ứng có suy nghĩ. - Hành vi không có động cơ. Còn hành động luôn được xác định bởi những động cơ đằng sau nó, người ta thực hiện hành động khi muốn một cái gì đó, để đạt một cái gì đó. - Khi hành động, các chủ thể có khả năng giám sát hành động của chính họ một cách có phản ứng. Còn hành vi thì không. - Hành động luôn được quy chiếu theo những giá trị, chuẩn mực của xã hội như đúng – sai, tốt - xấu....Hành vi thì không có tính chuẩn mực. 3.1.2 Thành phần của hành động xã hội Một hành động xã hội được tạo nên bởi hệ thống các thành phần sau: 1. Nhu cầu: Là khởi điểm của hành động xã hội bởi các cá nhân luôn hành động có mục đích và lợi ích cá nhân 2. Động cơ và mục đích của hành động: Mọi hành động đều được các động cơ thúc đẩy, dẫn dắt, tạo ra các định hướng nhất định để đạt mục đích – tức là kết quả đã được hình dung trước. Các động cơ cơ bản không chỉ liên quan đến các nhu cầu vật chất mà bao gồm giá trị, lợi ích, lý tưởng đã được các chủ thể tiếp nhận. 3. Chủ thể hành động: Là các cá nhân, nhóm, cộng đồng. Trong đó, nếu hành động của chủ thể là một cá nhân thì thường có tính duy ý chí cao, tức là tính chủ quan trong nhận định về hòan cảnh cao hơn khi nó được thể hiện với sự có mặt của các cá nhân khác. Khi chủ thể hành động là nhóm, cộng đồng hay cả một xã hội hành động thì hành động xã hội là kết quả do một tập hợp cá nhân tiến hành như míttinh, biểu tình, hội họp, làm việc…. 64 CBGD: Trần Thị Phụng Hà 4. Hoàn cảnh hoặc môi trường hành động: Bao gồm những điều kiện về thời gian, không gian vật chất và tinh thần của hành động. Nó sẽ quyết định hành động sẽ diễn ra vào thời gian nào, địa điểm nào và trong bối cảnh xã hội ra sao? Hoàn cảnh, mối trường hành động tác động rõ đến mức các nhà xã hội học gọi đó là “sự kiềm chế thực tế”. Ví dụ: Một cô dâu mới về nhà chồng, dù rất đói và muốn ăn nhưng vẫn phải ăn vừa phải, chậm chạp nếu như ngồi cùng mâm với bố mẹ chồng. 5. Công cụ, phương tiện hành động: Tùy theo hoàn cảnh của hành động, các chủ thể hành động sẽ lựa chọn phương án sử dụng công cụ, phương tiện tối ưu nhất đối với họ Các thành phần của hành động xã hội không tồn tại một cách độc lập mà có mối liên quan hữu cơ với nhau và có ý nghĩa quan trọng quyết định kết quả của hành động xã hội. 3.1.3 Kết quả hành động và hậu quả không chủ định Hành động xã hội luôn có những động cơ thúc đẩy và ý thức về kết quả có thể xảy ra (có chủ định) nhưng đôi khi, chúng vẫn đem lại những kết quả hành động không theo ý muốn. Có hậu quả không chủ định do chúng ta không phải bao giờ cũng có sự nhận định đầy đủ và chính xác hoàn toàn về môi trường xung quanh. Nhưng không phải mọi kết quả không chủ định đều là những hậu quả xấu và không được mong muốn, nó có thể mang lại kết quả tốt hay những bất ngờ thú vị cho chủ thể. Hậu quả không chủ định liên quan đến sự hiểu biết của chủ thể về sự chủ định đó. Thông thường, cá nhân không phải bao giờ cũng có thể nhận diện đầy đủ và chính xác hoàn toàn về môi trường xung quanh, nơi diễn ra hành động đó. Để giảm bớt hậu quả không chủ định, chúng ta cần tăng cường sự hiểu biết về bản thân, đồng thời chú ý hơn đến hoàn cảnh, điều kiện, môi trường hành động. 3.1.4 Phân loại hành động xã hội a. Theo mức độ ý thức của hành động (Pareto – Italia) - Hành động lôgic: có mục đích được ý thức rõ ràng. - Hành động không lôgic: hành động bản năng, không được ý thức. (Do bản năng, ham muốn, lợi ích thúc đẩy). - Chủ thể nào khi hành động đều có cả hành động lôgic và hành động không lôgic. Nhưng theo Pareto, hành động không lôgic là cốt lõi và là cơ sở của mọi quá trình xã hội. b. Theo động cơ (Max Weber - Đức) - Hành động duy lý – công cụ: thực hiện có cân nhắc, tính toán, lựa chọn công cụ, phương tiện, mục đích sao cho hiệu quả nhất (hành động kinh tế). Chương 3: Hành động xã hội và tương tác xã hội 65 - Hành động duy lý giá trị: được thực hiện vì bản thân hành động (mục đích tự thân). Loại hành động này có thể nhằm vào những mục đích phi lý nhưng lại được thực hiện bằng những công cụ, phương tiện duy lý như hành vi tín ngưỡng. - Hành động duy cảm (xúc cảm): do các trạng thái xúc cảm ahy tình cảm bột phát gây ra, không có sự cân nhắc, xem xét, phân tích. Ví dụ: hành động của một đám đông quá khích, hành động do tức giận gây ra. - Hành động duy lý - truyền thống: tuân thủ theo những thói quen, nghi lễ, phong tục tập quán. Trong đó, Weber coi trọng nhất là hành động duy lý – công cụ. c. Theo định hướng giá trị (Parsons - Mỹ) - Toàn thể - bộ phận: chủ thể tuân thủ theo những quy tắc chung hoặc theo những tình huống đặc thù của hoàn cảnh khi hành động. - Đạt tới – có sẵn: chủ thể hành động có định hướng, liên quan đến những đặc điểm xã hội của các cá nhân khác như nghề nghiệp, học vấn, địa vị, giới tính, tuổi, màu da.... - Cảm xúc – trung lập: thoả mãn các nhu cầu trực tiếp cấp bách hoặc những nhu cầu nào đó xa vời nhưng quan trọng. Ví dụ: SV đang ôn thi thì có người chết đuối: cứu người hay tiếp tục ôn thi? - Đặc thù – phân tán: định hướng đến các đặc thù hay những đặc điểm chung của hoàn cảnh. - Định hướng cá nhân - định hướng nhóm: chủ thể hành động vì lợi ích của bản thân hay có tính đến lợi ích của nhóm. 3.2 TƯƠNG TÁC XÃ HỘI 3.2.1 Khái niệm tương tác xã hội Tương tác xã hội là tác động qua lại giữa cá nhân, nhóm xã hội với tư cách là chủ thể xã hội. Các nhà xã hội học thường nghiên cứu tương tác xã hội ở hai cấp độ: cấp độ vĩ mô và cấp độ vi mô. Nghiên cứu cấp độ vi mô tức là nghiên cứu về những đơn vị tương tác nhỏ nhất, còn nghiên cứu ở cấp độ vĩ mô là nghiên cứu về sự tương tác của các cơ cấu xã hội, hệ thống xã hội hay giữa các thiết chế như gia đình, nhà trường, chính trị, tôn giáo.. Tuy nhiên với tư cách là thành viên của nhóm xã hội, các cá nhân thực hiện tương tác của mình đồng thời trên hai cấp độ vĩ mô và vi mô. Ví dụ: Một ông giáo sư đi giảng dạy cho một trường Đại học khác thì vị giáo sư này 66 CBGD: Trần Thị Phụng Hà vừa thực hiện tương tác ở cấp độ vi mô (cá nhân) vừa thực hiện tương tác ở cấp độ vĩ mô (tổ chức) vì ông là giáo sư và là thành viên của trường Đại học kia. 3.2.2 Đặc điểm của tương tác xã hội - Là hành động xã hội liên tục, ở đây là hành động xã hội cơ sở, tiền đề của tương tác xã hội là sự đáp lại của một chủ thể này với một chủ thể khác trên hai cấp độ: vĩ mô và vi mô. - Vừa là chủ thể, vừa là khách thể trong quá trình tương tác, và đều chịu ảnh hưởng của các giá trị, chuẩn mực xã hội, của những tiểu văn hóa, thậm chí là các phần văn hóa khác nhau. - Trong tương tác, mỗi người đều chịu những lực tương tác khác nhau, có ý nghĩa khác nhau và đều có sự tác động khác nhau. Như vậy, tương tác vừa tạo nên những khuôn dáng mỗi người, vừa tạo nên sự hợp tác và bất hợp tác mỗi người. 3.2.3 Phân loại tương tác xã hội - Nhóm tương tác: những biểu hiện mang tính tích cực, xây dựng - Nhóm tương tác cạnh tranh: Chứa đựng những tương tác mang tính tiêu cực, phá hoại, đối kháng - Hình thức thi đua: Là hình thức trung gian giữa hai dạng trên - Ngoài ra có thể phân loại tương tác xã hội theo cách sau: o Tương tác nhóm – nhóm : Khi hai nhóm trong xã hội cạnh tranh trong hoạt động nhằm một mục đích nào đó. o Tương tác trực tiếp: Khi chủ thể hành động tương tác mặt đối mặt, không thông qua phương tiện trung gian nào. o Tương tác gián tiếp: Khi chủ thể thông qua các phương tiện trung gian như: điện thoại, vi tính, fax,.. để thiết lập và duy trì quá trình tương tác 3.2.4 Một số lí thuyết xã hội học và tương tác xã hội a. Lý thuyết tương tác biểu trưng (còn gọi là lý thuyết hành vi xã hội) Luận điểm trung tâm của lý thuyết tương tác biểu trưng cho rằng vậy các cá nhân trong quá trình tương tác qua lại lẫn nhau không phản ứng đối với các hành động trực tiếp của người khác, mà đọc và lý giải chúng, ở đây mỗi hành động được gắn với một ý nghĩa nào đó, được gọi là biểu tượng.Các biểu tượng có một đặc điểm chung là mang những ý nghĩa nhất định và tẩo sự phản ứng giống nhau ở các cá nhân. Hệ thống các biểu tượng tương tác được chia thành hai loại: không có hàm ý và có hàm ý Chương 3: Hành động xã hội và tương tác xã hội 67 b. Lý thuyết trao đổi về tương tác xã hội Những nguyên tắc tương tác cá nhân là: - Nếu một dạng hành vi được thưởng, hay có lợi thì hành vi đó có xu hướng lặp lại.Hành vi được thưởng, được lợi trong hoàn cảnh nào thì cá nhân sẽ có xu hướng lặp lại trong hoàn cảnh như vậy - Nếu phàn thưởng và mối lợi đủ lớn thì cá nhân sẽ bỏ ra nhiều chi phí vật chất và tinh thần để đạt được nó - Khi các nhu cầu của cá nhân hầu như hoàn toàn thoả mãn thì họ ít cố gắng hơn trong việc thoả mãn chúng. c. Lý thuyết kịch trong tương tác xã hội Luận điểm then chốt trong lý thuyết này là sự kiềm chế biểu cảm, có nghĩa là cá nhân khi xuất hiện trước người khác cố gắng tạo và duy trì một hiệu cảm phù hợp nhất trong một tình huống cụ thể d. Phương pháp dân tộc học về tương tác xã hội Phương pháp này nghiên cứu những quy tắc hiển nhiên điều khiển sự tương tác của người này với người khác.Những quy tắc này được người ta dùng thường xuyên đối với những người biết rõ nhau như những người trong gia đình, bạn bè thân thiết, rộng hơn là những người cùng một nền văn hoá. Tóm lại: Khái niệm xã hội học chỉ ra rằng mỗi hoạt động có mục đích của con người chỉ trở thành hoạt động xã hội khi nó nằm trong một số mối quan hệ giữa các chủ thể hoạt động và thông qua các mối quan hệ đó. Đồng thời, khái niệm đó cũng nói lên rằng mỗi quan hệ đều gắn liền với một hoạt động nhất định. Sự tương tác xã hội tồn tại trong sự tác động qua lại của mỗi hiện tượng, quá trình, hay hệ thống xã hội, nói lên những mối liên hệ và quan hệ trong hiện thực. Nhưng không phải mọi thứ trong hiện thực xã hội đều có thể sử dụng khái niệm này để giải thích. Sự tương tác xã hội chỉ tồn tại trong những điều kiện xã hội đặc thù, các điều kiện đó được thực hiện do sự kết hợp của 3 nhân tố có liên quan với nhau: hoạt động xã hội, chủ thể xã hội, quan hệ xã hội. Về mặt bản thể luận, Sự tương tác xã hội được thể hiện dưới các hoạt động và các quan hệ khác nhau về tính chất và nội dung, dưới dạng các chủ thể khác nhau, các chủ thể này phục tùng các giá trị, các lợi ích và các động cơ khác nhau và hoạt động trong các điều kiện khác nhau.Các tương tác xã hội khác nhau đã hình thành và xuất hiện trong những hệ thống tuơng tác xã hội khác nhau, những hệ thống xã hội khác nhau. Từ những hệ thống tương tác khác nhau, sinh ra hai loại hệ thống xã hội cơ bản: loại hệ thống xã hội thứ nhất không chứa đựng các điều kiện tiên quyết cần thiết cho sự tái sản xuất ra chúng, đó là những phân hệ của hệ thống cơ bản; loại hệ thống xã hội thứ hai chứa đựng mọi điều kiện tiên quyết ấy, tức là các hệ thống tương tác xã hội luôn luôn tự tái sản xuất, hay là các xã hội. Do đó, xã hội là hệ thống tương tác 68 CBGD: Trần Thị Phụng Hà xã hội chứa đựng trong bản thân nó mọi điều kiện tiên quyết cho sự tái sản sinh của nó, cho sự chi phối (sự tự điều chỉnh) và sự tự phát triển của nó. 3.3 QUAN HỆ XÃ HỘI 3.3.1 Khái niệm quan hệ xã hội Xã hội là một hệ thống các quan hệ lẫn nhau giữa người với người. Các quan hệ đó rất phong phú như: quan hệ về chính trị, kinh tế, văn hoá...quan hệ giữa các cá nhân với nhau, quan hệ giữa nhóm người này với nhóm người khác. Các quan hệ này được gọi là quan hệ xã hội. Quan hệ xã hội là các mối quan hệ được xác lập giữa các cộng đồng xã hội, các nhóm, các cá nhân với nhau, với tư cách là chủ thể của hoạt động xã hội, khác biệt nhau bởi vị trí xã hội và chức năng trong đời sống xã hội. Quan hệ xã hội là các quan hệ bền vững, ổn định, lặp lại, có mục đích, có hoạch định, có sự phối hợp hành động của các chủ thể hoạt động xã hội, được hình thành trên cơ sở những tương tác xã hội. 3.3.2 Chủ thể quan hệ xã hội Chủ thể quan hệ xã hội được xét ở hai cấp độ: - Cấp độ vĩ mô: Chủ thể quan hệ xã hội là các nhóm, các tập đoàn hay toàn thể xã hội thể hiện trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. - Cấp độ vi mô: Chủ thể quan hệ xã hội là các cá nhân. Các quan hệ xã hội có thể thể hiện tính hợp tác hoặc sự xung đột. Nó xuất phát từ sự hài lòng hay không hài lòng. Nếu hài lòng về lợi ích thì sẽ dẫn đến quan hệ hợp tác, nếu không thì sẽ là quan hệ xung đột. Quan hệ xã hội còn thể hiện sự khác biệt về địa vị xã hội của các cá nhân và các cộng đồng trong xã hội. Sự khác biệt này bao gồm yếu tố tự nhiên (nằm ngoài sự chủ quan của mình, không thể quyết định mình sinh ra giàu hay nghèo) và yếu tố xã hội (do cá nhân phấn đấu, vươn lên, có thể quyết định được). 3.3.3 Phân loại quan hệ xã hội - Theo vị thế: quan hệ xã hội theo chiều ngang và quan hệ xã hội theo chiều dọc (bình đẳng và bất bình đẳng). - Theo chủ thể: quan hệ xã hội giữa các tập đoàn lớn, giữa các nhóm xã hội nhỏ, giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội và giữa các cá nhân. Chương 3: Hành động xã hội và tương tác xã hội 69 - Theo nội dung: quan hệ tình cảm thuần tuý (quan hệ sơ cấp) và quan hệ xã hội (quan hệ thứ cấp). Quan hệ tình cảm dựa trên những đặc điểm sinh học hoặc tâm lý có sẵn ở các cá nhân như giới tính, vẻ bề ngoài, quan hệ huyết thống, sở thích... Quan hệ xã hội dựa trên những đặc điểm xã hội đạt được của cá nhân như nghề nghiệp, học vấn, địa vị, quyền lực... Nhưng không có nghĩa là quan hệ tình cảm không phải là quan hệ xã hội, mà chủ yếu nó mang ít tính xã hội hơn. Đôi khi, quan hệ tình cảm lại trở thành quan hệ xã hội như trong kinh doanh và ngược lại, chính quan hệ xã hội có thể tạo ra quan hệ tình cảm. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Trình bày định nghĩa hành động xã hội? Phân biệt hành động xã hội và hành vi? 2. Hành động xã hội bao gồm những thành phần cơ bản nào? Các thành phần của hành động xã hội có mối quan hệ với nhau không? 3. Tại sao hành động xã hội luôn có những động cơ thúc đẩy và ý thức về kết quả có thể xảy ra (có chủ định) nhưng đôi khi, chúng vẫn đem lại những kết quả hành động không chủ định? Hãy lấy ví dụ chứng minh? 4. Hãy trình bày khái niệm và các đặc điểm của tương tác xã hội? 5. Trình bày các lý thuyết giải thích về tương tác xã hội? 6. Hãy trình bày khái niệm quan hệ xã hội? Chủ thể quan hệ xã hội thường được xem xét ra sao? 7. Trình bày nội dung phân loại quan hệ xã hội? Lấy ví dụ minh họa cho các loại quan hệ xã hội tương ứng. 70 CBGD: Trần Thị Phụng Hà Ch ư ơ n g 4 : T ổ c h ứ c x ã h ộ i và t h i ế t c hế x ã h ội Những vấn đề được trình bày trong chương 4 sẽ giúp cho sinh viên có sự hiểu biết hơn về sự tồn tại của các nhóm xã hội, cộng đồng xã hội, tổ chức xã hội, thiết chế xã hội và sự ảnh hưởng của chúng đối với các cá nhân cũng như toàn thể xã hội. Đồng thời, với những kiến thức được cung cấp, sinh viên sẽ phân biệt sự khác nhau giữa các phạm trù. 4.1 NHÓM XÃ HỘI 4.1.1 Khái niệm Nhóm xã hội là một phạm trù nghiên cứu quan trọng của xã hội học, bởi vì, các mối quan hệ giữa các cá nhân trong thực tế chính là quan hệ giữa các nhóm xã hội. Hơn nữa, trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta luôn được gắn vào nhóm theo nhiều cách thức đa dạng và trong thực tiễn xã hội, chúng ta tin tưởng vào các quyết định của nhóm hơn là những quyết định cá nhân. [Erich H. Witte/Elisabeth Ardelt:303] Nhóm được định nghĩa như sau:: Nhóm xã hội là một tập hợp người liên hệ với nhau về vị thế, vai trò, những nhu cầu, lợi ích và những định hướng giá trị nhất định. Khi tham gia vào nhóm, cá nhân thiết lập những liên hệ xã hội của mình với các cá nhân khác và với tập thể. Các thành viên trong nhóm tương tác với nhau theo cách, mỗi người đều gây ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng bởi người khác về quan điểm, giá trị, chuẩn mực.... Mỗi cá nhân gắn bó với nhóm thể hiện qua việc tiếp nhận những đặc trưng cơ bản như lợi ích, nhu cầu, chuẩn mực, giá trị....Những đặc trưng của nhóm sẽ giúp cá nhân ý thức được những đặc điểm chung nhất định với những thành viên khác của nhóm, tức là có được cảm giác “chúng ta”. Đây là điểm để phân biệt nhóm này với nhóm khác và là một chỉ báo đặc trưng về sự gắn bó chặt chẽ với một nhóm xã hội nào đó của cá nhân. Do đó, nhóm xã hội luôn có mối liên hệ hữu cơ bên trong, những liên hệ trên cơ sở những lợi ích, đòi hỏi phải cùng cộng tác và chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau. Khi tìm hiểu về nhóm, chúng ta cần phân biệt nhóm xã hội với đám đông. Điểm giống nhau giữa nhóm xã hội và đám đông là, cùng là một tập hợp người nhất định, liên hệ với nhau theo một cách nào đó nhưng đám đông chỉ là một tập hợp người ngẫu nhiên, đơn thuần, không có mối liên hệ nào bên trong. 4.1.2 Những đặc trưng cơ bản của nhóm Đặc trưng cơ bản của nhóm là sự thống nhất về tinh thần, tình cảm, mục đích và phương thức hoạt động của nhóm. Bên cạnh đó, còn có thể kể đến những đặc trưng sau: Chương 4: Tổ chức xã hội và thiết chế xã hội 71 - Tư cách thành viên: tuỳ các nhóm khác nhau mà có quy định khác nhau hoặc các nhóm khác nhau có thể có những quy định giống nhau (như về giới, nghề nghiệp, tuổi tác)... - Địa vị: là vị trí của các thành viên trong nhóm. Trong cơ cấu của đa số các nhóm, thường có thủ lĩnh và các thành viên. - Vai trò: những ứng xử gắn liền với địa vị của mỗi thành viên trong nhóm. - Giá trị, mục tiêu mà nhóm theo đuổi: Liên quan đến lợi ích và sự hoàn thành công việc của nhóm. - Chuẩn mực: những quy tắc ứng xử trong nhóm, bắt buộc mọi thành viên phải tuân theo. - Chế tài: bao gồm khen thưởng (nếu tuân thủ tốt) và sự trừng phạt mang tính cưỡng chế. 4.1.3 Phân loại nhóm Có rất nhiều tiêu chí được sử dụng để phân loại nhóm, thông thường, người ta hay đề cập đến các tiêu chí sau: a. Căn cứ vào số lượng thành viên tham gia Nhóm nhỏ: là một tập hợp ít người. Ví dụ: nhóm gia đình, nhóm bạn bè, lớp học, đội thể thao, đội sản xuất, phòng ban nơi làm việc…. Nhóm lớn: là tập hợp đông người. Ví dụ: nhóm dân tộc, giai cấp, đảng phái chính trị, tổ chức tôn giáo, các tổ chức xã hội…. b. Căn cứ vào tính chất liên kết trong nhóm Nhóm sơ cấp: các thành viên có quan hệ trực diện, gần gũi với nhau theo huyết thống, tình cảm, sở thích. Ví dụ: gia đình, họ hàng, các nhóm theo sở thích như bạn bè, câu lạc bộ…. Nhóm thứ cấp: có số lượng thành viên lớn, quan hệ với nhau một cách gián tiếp bởi các quy định, điều lệ chung do nhóm đặt ra. Ví dụ: các đoàn thể xã hội như Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, Hội phụ nữ, các tập đoàn kinh tế lớn... c. Căn cứ vào hình thức biểu hiện mối liên hệ giữa các thành viên trong nhóm Nhóm chính thức: là nhóm có cơ chế vận hành thông qua luật pháp và các sơ đồ, kế hoạch. Hoạt động của các thành viên và vai trò cá nhân được xác định thông qua những điều lệ và quy tắc nhất định. Nhóm không chính thức: được hình thành từ các quan hệ tự phát, các thành viên của nhóm có thủ lĩnh riêng và quan hệ theo những luật lệ không thành văn nhưng được họ tán đồng, tự nguyện và trung thành.. d. Căn cứ vào cách thức gia nhập nhóm: Nhóm tự nguyện và nhóm áp đặt. Nhóm tự phát và nhóm có tổ chức. 72 CBGD: Trần Thị Phụng Hà Mỗi loại nhóm đều có cơ cấu riêng với những nội dung của nó. Trong đó có sự phân công về chức năng, thứ bậc, mức độ tương tác... Đặc điểm chung của cơ cấu tất cả các nhóm là bao giờ cũng phải có thủ lĩnh, được xác định bởi uy tín của cá nhân đối với nhóm. 4.2 CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI 4.2.1 Khái niệm: Cộng đồng xã hội là một khái niệm hết sức quan trọng trong xã hội học cũng như trong các khoa học xã hội và nhân văn khác. Nghiên cứu phạm trù này không những có thể nhận thức, nghiên cứu xã hội một cách khoa học mà còn góp phần tác động, điều chỉnh và cải biến xã hội đi theo chiều hướng tiến bộ, văn minh. Cộng đồng xã hội có thể hiểu theo một số cách sau: - Cộng đồng xã hội là kiểu tổ chức xã hội, được hình thành trong một quá trình lịch sử lâu đời, dựa trên cơ sở của sự thống nhất - cố kết giữa các cá nhân, nhóm với nhau về mặt lợi ích, quyền lợi, nghĩa vụ, giá trị, chuẩn mực. Cùng sản xuất, sinh hoạt, tồn tại và phát triển trên một phạm vi địa lý – văn hoá nhất định. - “Cộng đồng xã hội là hình thức chung sống trên cơ sở sự gần gũi của các thành viên về mặt cảm xúc, hướng tới sự gắn bó đặc biệt mật thiết được chính họ tìm kiếm và vì thế, được con người cảm thấy có tính cội nguồn. Sự thành lập cộng đồng không xuất phát từ các tính toán lợi ích có tính riêng lẻ và được thoả thuận theo kiểu hợp đồng mà hướng tới một sự thống nhất về tinh thần – tâm linh bao quát hơn và vì thế, thường có ưu thế về giá trị” [Robert Hettlage, Từ điển Xã hội học 2002:98] - Cộng đồng xã hội là tập hợp dân cư sinh sống trên cùng một lãnh thổ, do vậy, họ thường có một ý thức – tình cảm về sự thống nhất trong một địa phương và một khả năng tham gia những hoạt động mang tính tập thể vì quyền lợi của địa phương đó. Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau về cộng đồng nhưng trong đó, đều chứa đựng ba ý nghĩa. Đầu tiên, đó là các “cộng đồng như là một địa vực”, ở đó, sự định cư của một nhóm người bên trong một lãnh thổ được xác định. Đây là cách giải thích gắn với các yếu tố địa lý. Thứ hai, cộng đồng được hiểu như một “mạng lưới các tương quan”. Trong cách hiểu này, các quan hệ cộng đồng có cả các đặc tính xung đột đan xen hoặc thay thế đặc tính cơ bản của nó là tương trợ và đoàn kết. Trong cách sử dụng thứ ba, cộng đồng được coi là một kiểu loại riêng biệt của mối quan hệ xã hội với những tổ chức nhất định như tinh thần cộng đồng, tình cảm cộng đồng, ý thức cộng đồng. [Lê Tiêu La - Nguyễn Đình Tấn, Phân công và hợp tác lao động theo giới…2005:26] Khái niệm cộng đồng có thể góp phần đề cao bản sắc riêng của từng địa phương, đồng thời, cũng có thể tạo ra xu hướng cục bộ, địa phương chủ nghĩa trong đời sống và quản lý xã hội. Chương 4: Tổ chức xã hội và thiết chế xã hội 73 4.2.2 - Đặc trưng của cộng đồng xã hội Cộng đồng xã hội thể hiện mối liên hệ qua lại giữa các cá nhân, được quyết định bởi sự cộng đồng các lợi ích của họ, nhờ sự giống nhau về các điều kiện tồn tại và hoạt động của các cá nhân hợp thành cộng đồng đó, nhờ sự giống nhau giữa họ về quan điểm – tín ngưỡng – các quan niệm về cuộc sống và xã hội nói chung [V.A.Jađốp]. Ví dụ: về Sắc tộc, lý tưởng hay hệ giá trị cơ bản, địa lý, văn hoá, tín ngưỡng, kinh tế.... - Các thành viên trong cộng đồng gắn bó với nhau không phải bằng các luật pháp thành văn mà là sự liên kết các lợi ích, giá trị truyền thống trong cộng đồng như phong tục tập quán, niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng, huyết thống...Mỗi thành viên trong cộng đồng tự nguyện phấn đấu, gìn giữ, phát triển các giá trị chung, gắn bó đoàn kết và hoà đồng với nhau. Đặc trưng này được coi là chất keo kết dính nội tại của cộng đồng xã hội và là điểm cơ bản để phân biệt cộng đồng xã hội và nhóm xã hội, mặc dù trong nhiều trường hợp, cộng đồng xã hội đồng nhất với nhóm xã hội. 4.2.3 Phân loại cộng đồng xã hội - Theo truyền thống, phong tục: Cộng đồng làng xã, Cộng đồng dân tộc. - Theo lãnh thổ (quy mô): Cộng đồng nhóm (địa phương), Cộng đồng quốc gia, Cộng đồng khu vực và Cộng đồng quốc tế. - Theo văn hoá: các cộng đồng văn hoá. - Theo tôn giáo: các cộng đồng tôn giáo. - Theo chủng tộc: cộng đồng chủng tộc... - Theo lợi ích: Cộng đồng kinh tế, Cộng đồng chính trị... Thông thường, cộng đồng xã hội luôn gắn liền với một địa bàn lãnh thổ. Lãnh thổ là yếu tố căn bản gắn kết con người trong một cộng đồng. Cho dù trong một số trường hợp, khái niệm cộng đồng có thể được sử dụng để chỉ những tập hợp người đặc biệt như cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, cộng đồng Pháp ngữ...thì từ cộng đồng, địa phương cũng có thể tìm thấy trong đó. Trong xã hội hiện đại, các cộng đồng lãnh thổ không hề tách biệt nhau, mà thường có sự giao lưu, liên hệ mật thiết và ảnh hưởng qua lại trong khuôn khổ một quốc gia, một khu vực hay trên quy mô toàn cầu. 4.2.4 Phạm vi nghiên cứu cộng đồng xã hội của xã hội học Xã hội học nghiên cứu cộng đồng xã hội nhằm mục tiêu phát triển cộng đồng, giải quyết các vấn đề, qua đó, cộng đồng được tăng cường sức mạnh để tăng trưởng kinh tế cộng đồng và tiến bộ cộng đồng. Thông thường, cộng đồng xã hội được nghiên cứu trên hai phương diện: - 74 Cấu trúc cộng đồng: bao gồm các giá trị, sắc tộc, tín ngưỡng tôn giáo, phong tục tập quán, cơ cấu thành viên, phạm vi hoạt động, mức độ ảnh hưởng đối với xã hội nói chung. CBGD: Trần Thị Phụng Hà - Chức năng của cộng đồng: như quan hệ cộng đồng với các thành viên tham gia, tìm kiếm giải pháp kết hợp tối ưu giữa cộng đồng và cá nhân. 4.2.5 Có thể cụ thể hoá thành những vấn đề sau Nghiên cứu hệ thống giá trị, chuẩn mực, văn hoá, phong tục tập quán và vai trò định hướng, điều chỉnh của chúng đối với hành vi, lối sống và cách ứng xử của mọi thành viên trong cộng đồng. Nghiên cứu nhằm vạch ra những yếu tố tích cực, tiến bộ, những nguồn lực, đặc trưng tiêu biểu phát huy sức mạnh cộng đồng, thúc đẩy cộng đồng phát triển. Đồng thời, chỉ ra những mặt tiêu cực, hạn chế của một số giá trị, chuẩn mực đã trở nên lỗi thời, không còn phù hợp với thực tế đang biến đổi, đang kìm hãm sự phát triển của cộng đồng. Đưa ra những dự báo về xu hướng biến đổi của các giá trị, chỉ ra những giá trị mới đang nảy sinh trong đời sống văn hoá – tinh thần của cộng đồng (như về dân số, kinh tế, môi trường....). Nghiên cứu những nguy cơ, thách thức, thời cơ, vận hội, điều kiện và những biện pháp giải quyết vấn đề liên quan đến đời sống cộng đồng để phát huy sức mạnh, bản sắc cộng đồng và tránh nguy cơ tụt hậu so với các cộng đồng khác. Mục đích là để khắc phục những yếu tố tiêu cực, phát huy những nhân tố tích cực, tăng cường sức mạnh cộng đồng, điều hoà lợi ích, giải quyết các xung đột, làm cho cộng đồng ổn định và phát triển. Ví dụ: Nâng đỡ các nhóm người đặc biệt trong cộng đồng như các đối tượng chính sách, người nghèo, phụ nữ, người khuyết tật, cải tạo những nhóm ngoài lề, lệch chuẩn nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững, lâu dài cho toàn cộng đồng. 4.3 TỔ CHỨC XÃ HỘI 4.3.1 Khái niệm Tổ chức xã hội là một phạm trù cơ bản của xã hội học. Xã hội học coi tổ chức xã hội là một thành tố của cấu trúc xã hội. Khái niệm tổ chức xã hội có thể được hiểu theo nhiều nghĩa: - Nếu coi tổ chức xã hội là một thành tố của cấu trúc xã hội thì tổ chức xã hội là một hệ thống các quan hệ, tập hợp liên kết các cá nhân nào đó để hoạt động xã hội, nhằm đạt được một mục đích nhất định. - Ở giác độ nhóm, tổ chức xã hội là một dạng nhóm thứ cấp khá phổ biến, nhưng không phải nhóm thứ cấp nào cũng là tổ chức xã hội. Một nhóm thứ cấp được coi là tổ chức xã hội khi có 5 dấu hiệu cơ bản sau: o Là nhóm xã hội có mục tiêu, có chủ đích và có ý thức. o Quan hệ quyền lực phải được biểu hiện cụ thể trong cấu trúc của nhóm, các thành viên của nhóm được phân bố trong mạng lưới các quan hệ quyền lực theo thứ bậc trên dướicao thấp; những người có bậc thang quyền lực ở bậc cao hơn có khả năng điều chỉnh hành vi, thái độ của người khác thuộc nấc thang quyền lực thấp hơn. Chương 4: Tổ chức xã hội và thiết chế xã hội 75 o Cùng với hệ thống quyền lực, tổ chức xã hội là một tập hợp các vị thế và vai trò xã hội tương ứng. o Các vai trò của các thành viên tổ chức xã hội được thực hiện theo yêu cầu của tổ chức. Thông qua các quy tắc do tổ chức xã hội đặt ra để điều chỉnh quan hệ giữa các vai trò, nhằm phối hợp việc thực hiện vai trò của các thành viên để hoạt động của tổ chức đi vào nề nếp và ổn định. o Phần lớn các tổ chức xã hội chính thức và công khai hoá các mối quan hệ của tổ chức, các thành viên của tổ chức có thể được biết ở mức độ khác nhau về nội dung của nó. Tổ chức xã hội được xem như là một thể chế xã hội, một phương thức quản lý hay là một thuộc tính của xã hội. Hình thức của tổ chức xã hội luôn thay đổi cùng với những thay đổi khách quan của hoàn cảnh xã hội và sự thay đổi chủ quan của bản thân con người. 4.3.2 Phân loại Tổ chức xã hội có thể được phân loại theo những cách sau: a. Căn cứ vào mức độ hình thức hoá của tổ chức - Tổ chức chính thức (tổ chức hình thức hoá): là tổ chức có các quy tắc tổ chức chặt chẽ và được pháp luật thừa nhận (có thể mang tư cách pháp nhân); có những chức năng rõ rệt, thể hiện ở những nghĩa vụ, những quyền hạn của các thành viên; có những công cụ điều tiết thể hiện thành các chuẩn mực hành vi của mỗi thành viên; có những mối liên hệ theo thứ bậc của các chức vụ cũng như liên hệ chức năng trong tổ chức. - Tổ chức không chính thức: là tổ chức không có quy tắc chặt chẽ, không có sự thừa nhận của pháp luật. Tổ chức không chính thức hình thành một cách tự phát ở bên trong hay bên ngoài tổ chức chính thức.Tổ chức không chính thức có hai loại: o Tổ chức ngoài quy tắc: là loại tổ chức được hình thành một cách tự phát giữa các thành viên của một tổ chức chính thức nhằm thực hiện những nhiệm vụ của tổ chức đó nhưng không theo những quy định chính thức mà có những liên hệ nhiều quy tắc (quan hệ phục tùng) và trong nhiều trường hợp, những liên hệ ngoài quy tắc (do quen biết, do uy tín…) lại có hiệu quả hơn. Hai nhân tố tạo nên mối liên hệ bên trong tổ chức ngoài quy tắc là lợi ích chung và hiệu quả. o Tổ chức tâm lý-xã hội: là loại tổ chức được hình thành một cách tự phát, ở ngoài các tổ chức chính thức, từ những liên hệ cá nhân của những người có chung những nhu cầu nào đó như ăn mặc, giải trí, học tập, văn học - nghệ thuật… b. Căn cứ vào mục tiêu - Tổ chức xã hội “có tổ chức”: bao gồm hai loại nhỏ 76 CBGD: Trần Thị Phụng Hà o Tổ chức quản lý như cơ quan, xí nghiệp…nhằm giải quyết những nhiệm vụ nhất định, mục tiêu của nó được áp đặt cho các thành viên và sự điều tiết bên trong của nó dựa vào những quy tắc quản lý - bị quản lý. o Tổ chức liên kết: tổ chức này liên kết các hiệp hội quần chúng, trong đó, mục tiêu chung trùng hợp với mục tiêu cá nhân ở mức độ nào đó, các tổ chức loại này được điều tiết theo những quy tắc do các thành viên thiết lập (điều lệ). - Tổ chức “không có tổ chức” (tổ chức tự phát): bao gồm: o Tổ chức liên hợp như gia đình, trường phái khoa học, nghệ thuật…với mục tiêu chung trùng hợp với mục tiêu cá nhân, các chức năng điều tiết hình thành một cách tự phát theo những chuẩn mực và giá trị tập thể, ít hoặc không chính thức. o Tổ chức cư trú: được hình thành từ những người, những gia đình ở chung với nhau trên một địa điểm nhằm giải quyết những vấn đề có liên quan với sinh hoạt chung và những liên hệ xóm giềng ổn định. Các loại tổ chức xã hội này có liên quan mật thiết với nhau. Trong thực tế, nhiều trường hợp còn lồng ghép vào nhau để tăng cường và bổ sung lẫn nhau trong hoạt động xã hội, ví dụ như các đoàn thể xã hội trong cơ quan. 4.3.3 Một số dạng của tổ chức xã hội Hệ thống tổ chức xã hội bao gồm nhiều dạng tổ chức xã hội khác nhau, ví dụ như một số dạng sau: a. Hiệp hội tự nguyện Hiệp hội tự nguyện là dạng tổ chức xã hội tương ứng với nhóm không chính thức với 3 đặc điểm chính sau: - Chúng được lập ra vì những lợi ích và nhu cầu của bản thân các thành viên. - Việc gia nhập hiệp hội là hoàn toàn tự nguyện với những tiêu chuẩn không khắt khe. - Các hiệp hội tự nguyện không có mối liên hệ trực tiếp với cơ quan chính quyền các cấp. Tức là, không chịu sự điều hành, chỉ đạo trực tiếp của các cơ quan chính quyền và các cấp chính quyền cũng không can thiệp vào các tổ chức tự nguyện nếu hoạt động của họ nằm trong khuôn khổ của pháp luật. Các hiệp hội tự nguyện không có một cơ cấu chắc chắn hoặc một hệ thống quyền lực cưỡng bức để duy trì hoạt động của mình, mà chỉ dựa vào sự tự nguyện của các thành viên và một hệ thống hành động không bị ràng buộc chặt chẽ. Chính điều này đã thu hút được khá đông thành viên và nguồn kinh phí khá lớn nhờ sự quyên góp, đóng góp, tài trợ. Các hiệp hội tự nguyện ngày càng có xu hướng mở rộng, gắn liền với trình độ phát triển của xã hội. Nó là dạng tổ chức không thể thiếu trong đời sống xã hội, nhằm thoả mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của các cá nhân Chương 4: Tổ chức xã hội và thiết chế xã hội 77 trong xã hội, thoả mãn được một phần nhu cầu tổ chức hoạt động sống của các thành viên trong xã hội, đồng thời vẫn tôn trọng tự do cá nhân của họ. b. Tổ chức biệt lập Tổ chức biệt lập là các tổ chức xã hội được lập ra nhằm đáp ứng và phục vụ cho những lợi ích của Nhà nước, của tôn giáo hay của những cơ quan khác, tức là lợi ích của xã hội nói chung. Tổ chức biệt lập có những đặc điểm sau: - Những thành viên của tổ chức này bị cô lập, tách biệt khỏi xã hội. - Rất nhiều những luật lệ, quy tắc do xã hội và tổ chức biệt lập đặt ra để duy trì trật tự, đồng thời khiến cho các thành viên phải phụ thuộc lẫn nhau. - Tổ chức biệt lập thường có cơ cấu quan hệ phân hoá trên-dưới rất rõ ràng và chặt chẽ. Bản thân các tổ chức biệt lập cũng có thể được chia thành nhiều loại khác nhau. Ví dụ như các tổ chức dành cho những người không thể chăm sóc được bản thân (bệnh viện, nhà dưỡng lão, nhà trẻ mồ côi…); các tổ chức để giam giữ và cách ly những phần tử bị coi là nguy hiểm cho xã hội (nhà tù, trại cải tạo, trại tập trung…); các tổ chức để thực hiện những nhiệm vụ đặc biệt cho xã hội (doanh trại quân sự, tàu chiến, pháo đài…), các tổ chức biệt lập của tôn giáo (nhà dòng, tu viện…). Các tổ chức biệt lập tồn tại do nhu cầu và lợi ích chung của xã hội, vì vậy, chỉ khi nào xã hội không có nhu cầu về sự tồn tại của các tổ chức biệt lập nữa thì chúng mới chuyển hoá hoàn toàn thành các dạng thông thường, hoặc có thể xoá bỏ nó hoàn toàn trong hệ thống tổ chức xã hội. Tuy vậy, hiện nay, ở đa số các quốc gia, tính chất của các tổ chức biệt lập đang có nhiều thay đổi, tính biệt lập hoàn toàn đã giảm đi đáng kể, các thành viên của tổ chức biệt lập được tiếp xúc với thế giới bên ngoài trực tiếp hay gián tiếp như việc chuyển người già về sống cùng cộng đồng, cho phép một số loại tù nhân được sống tại gia đình… c. Bộ máy công chức Bộ máy công chức là một hệ thống thứ bậc quyền lực, nghĩa vụ và trách nhiệm. Hệ thống đó là một tổ chức chính thức có thể sử dụng vào hoạt động để hướng tới những mục đích chuyên biệt. Trong hệ thống công chức, tất cả các vị trí, vai trò của các thành viên đã được sắp xếp theo một chương trình định trước, do vậy, các mục đích chuyên biệt có thể thực hiện được với hiệu quả cao. Bộ máy công chức ra đời, tồn tại và phát triển trong hệ thống tổ chức xã hội, trở thành một loại hình hoạt động hiệu quả hơn các tổ chức khác. Nó sử dụng tối đa khả năng của người lao động và giảm tối thiểu sức ép căng thẳng cũng như sự va chạm trực tiếp giữa các thành viên của tổ chức trong quan hệ lãnh đạo-phục tùng để có thể đạt được mục đích. Nó có thể đặt các thành viên vào những vị trí đa dạng trong bậc thang quyền lực của họ (tương ứng với trình độ tri thức và năng lực thực sự của họ). Bộ máy công chức là một dạng tổ chức xã hội có nhiều ưu thế hơn các dạng tổ chức xã hội khác nhưng nó không phải là hoàn toàn hoàn hảo. Bản thân nó chứa đựng những khiếm khuyết xét cả 78 CBGD: Trần Thị Phụng Hà những yếu tố bên trong và bên ngoài của bộ máy, đặt ra những vấn đề khó giải quyết trong thực tế. Đó là những vấn đề: con người công chức, chủ nghĩa hình thức, mục đích bị thay thế và đạo đức nghề nghiệp…Những vấn đề này tạo nên những “bệnh lý của tổ chức” mà trong hoạt động của bộ máy công chức cần phải đề phòng và khắc phục. 4.4 THIẾT CHẾ XÃ HỘI 4.4.1 Khái niệm Xã hội muốn tồn tại và phát triển thì phải dựa vào thiết chế xã hội để tổ chức, điều chỉnh và kiểm soát các hoạt động xã hội của các cá nhân, các nhóm xã hội và toàn thể xã hội nói chung. Vậy thiết chế xã hội là gì? Thiết chế xã hội là một tập hợp bền vững của các giá trị, chuẩn mực, vị thế, vai trò và nhóm, vận động xung quanh những nhu cầu cơ bản của xã hội. Thiết chế xã hội bao gồm một hệ thống các cách thức, các quy tắc chính thức và phi chính thức, được con người tạo ra để điều chỉnh hành vi, hoạt động của các cá nhân, các nhóm, các tổ chức nhằm đáp ứng những nhu cầu nhất định của xã hội. Xã hội sử dụng thiết chế nhằm quyết định “cái gì phải làm” về lâu dài. Vì vậy, thiết chế xã hội hạn chế sự chuyên quyền, tuỳ tiện của hành động xã hội, chúng tạo cho tồn tại đặc tính hình thể, xếp đặt nó và tạo ra tác động chuẩn mực. Với ý nghĩa đó, thiết chế xã hội được coi là một đoạn của văn hoá đã được khuôn mẫu hoá (J.Fichter). Theo các nhà xã hội học, thiết chế xã hội nảy sinh, tồn tại và phát triển là do nó đáp ứng nhu cầu xã hội. Nhu cầu xã hội là lý do hình thành và là mục đích tồn tại của thiết chế xã hội. Lenski và Lenski (1970) cho rằng, trong mọi xã hội bao giờ cũng có những nhu cầu cơ bản mà việc thoả mãn chúng có ý nghĩa sống còn đối với bản thân xã hội, cụ thể như: nhu cầu giao tiếp giữa các thành viên, nhu cầu sản xuất và sản phẩm dịch vụ, nhu cầu phân phối các sản phẩm và dịch vụ hàng, nhu cầu bảo vệ các thành viên khỏi tác động của thiên nhiên (như thiên tai), bệnh tật và các nguy hiểm khác; nhu cầu thay thế các thành viên (cả tái sinh sản sinh học và thay thế văn hoá thông qua quá trình xã hội hoá); nhu cầu kiểm soát hành vi của các thành viên. Việc thoả mãn các nhu cầu trên tạo thành các thiết chế xã hội cơ bản. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn xảy ra sự nhầm lẫn khi cho rằng thiết chế xã hội là một tổ chức xã hội, bởi vì, mặc dù khái niệm thiết chế xã hội rất trừu tượng, nhưng bản thân thiết chế lại hữu hình tương tự như một tổ chức xã hội hay một nhóm xã hội. Do đó, cần phải phân biệt thiết chế xã hội với tổ chức xã hội. - Tổ chức là một tập hợp người thực hiện những hoạt động nhất định nhằm đạt được mục tiêu xác định. Vì vậy, tổ chức xã hội không phải là thiết chế xã hội mà là chủ thể của những hành động bị thiết chế xã hội điều chỉnh. Tổ chức xã hội không thể hoạt động được nếu thiếu thiết chế xã hội. Chương 4: Tổ chức xã hội và thiết chế xã hội 79 - Tổ chức xã hội gắn liền với thiết chế xã hội giống như những người tham gia cuộc chơi phải tuân thủ luật chơi. Luật chơi ở đây là các quy phạm, giá trị, chuẩn mực chính thức và phi chính thức (tức là thiết chế). 4.4.2 Đặc điểm của thiết chế xã hội - Thiết chế có tính bền vững tương đối và thường biến đổi chậm. Bởi vì thiết chế hình thành trên cơ sở của một hệ thống các giá trị, chuẩn mực lâu đời và khá bền vững. Bởi vậy, khi đã tạo thành khuôn mẫu hành vi trong thiết chế thì nó khó thay đổi (trở thành truyền thống văn hoá). Ví dụ như những quy định trong thiết chế làng xã, thiết chế gia đình, thiết chế văn hoá…. - Mỗi một thiết chế có đối tượng riêng để hướng tới phục vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu xã hội chuyên biệt liên quan tới đối tượng đó. Vì vậy, thiết chế có tính độc lập tương đối, tự nó được cấu trúc ở mức cao và được tổ chức xung quanh một hệ thống giá trị, quy tắc, khuôn mẫu đã được xã hội thừa nhận. Ví dụ, thiết chế thể thao bao gồm hệ thống sân vận động, nhà thi đấu, vận động viên, huấn luyện viên, cổ động viên, bộ máy hành chính….gắn liền với các giá trị và chuẩn mực đối với vai trò của vận động viên (thi đấu trung thực, không sử dụng đophing….), cổ động viên (không có những hành động quá khích, phi thể thao)…. - Các thiết chế có xu hướng phụ thuộc vào nhau. Khi có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức hay khuôn mẫu hành vi của một thiết chế xã hội nào đó thì nó thường kéo theo sự thay đổi của các thiết chế khác. Ví dụ, khi thiết chế chính trị có sự thay đổi về giai cấp cầm quyền thì nó sẽ ảnh hưởng đến các thiết chế khác phụ thuộc vào nó như thiết chế kinh tế, thiết chế pháp luật, thiết chế giáo dục….. - Các thiết chế có xu hướng trở thành tiêu điểm của những vấn đề xã hội chủ yếu. Bất cứ một sự đổ vỡ nào đó của một thiết chế xã hội cũng đều trở thành những vấn đề xã hội nghiêm trọng. Ví dụ: Nạn thất nghiệp (thiết chế kinh tế), tình hình tội phạm gia tăng (thiết chế pháp luật), tỷ lệ ly hôn cao (thiết chế gia đình)... 4.4.3 Chức năng của thiết chế xã hội Sự tồn tại của mọi xã hội, tính ổn định và phát triển của nó sẽ không thể có được nếu không có sự quản lý và kiểm soát xã hội. Thiết chế xã hội thực hiện sự kiểm soát và quản lý để đảm bảo cho cái đáng có và ngăn chặn cái lệch lạc. Vì vậy, bất cứ thiết chế xã hội nào cũng có 2 chức năng cơ bản: - Chức năng quản lý: nhằm khuyến khích, điều chỉnh, điều hoà hành vi của con người cho phù hợp với quy phạm và chuẩn mực của thiết chế. Ví dụ: trong thiết chế gia đình, con cái phải ngoan ngoãn, hiếu thảo, vâng lời bố mẹ…; trong thiết chế giáo dục, học sinh phải đi học đúng giờ, khi thi cử không được sử dụng tài liệu trong khi thi….. - Chức năng kiểm soát: nhằm ngăn chặn, giám sát, thậm chí trừng phạt những hành vi sai lệch so với các chuẩn mực, đòi hỏi của thiết chế hoặc không chịu tuân thủ thiết chế. Ví dụ: vi 80 CBGD: Trần Thị Phụng Hà phạm chế độ một vợ một chồng trong thiết chế gia đình, sử dụng đophing trong khi thi đấu của thiết chế thể thao; gian lận trong thi cử cảu thiết chế giáo dục… Như vậy, thiết chế là công cụ để định hướng, điều chỉnh, điều hoà, quản lý và kiểm soát hành vi xã hội của con người. Nhờ có thiết chế, con người có thể có những hành động phù hợp căn cứ vào chuẩn mực, quy phạm. Đồng thời, nó cũng là công cụ trừng phạt đối với những sai lệch, vi phạm chuẩn mực. Nếu không tuân thủ thiết chế sẽ bị xử phạt theo 2 hình thức: Hình phạt chính thức: các hình phạt của thiết chế pháp luật như cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, từ chung thân và nếu hành vi vi phạm thật sự gây nguy hiểm cho xã hội thì sẽ bị tử hình (loại bỏ cá nhân đó khỏi xã hội).. Hình phạt phi chính thức: các hình phạt của thiết chế đạo đức và dư luận xã hội. Có thể nói, các thiết chế đảm bảo cho cá nhân có những ứng xử xã hội được chấp nhận trong nhiều trạng thái xã hội khác nhau. Sự thừa nhận hay không thừa nhận của xã hội đối với khuôn mẫu ứng xử được phản ánh đến từng cá nhân thông qua hoạt động của thiết chế. Vì vậy, thiết chế mang lại cảm giác yên tâm và an toàn cho các cá nhân tuân thủ nó, vì nó chính là cái mà xã hội cho là đúng, là chuẩn. Thực hiện theo nó, tức là thực hiện theo số đông. Chỉ những người không thực hiện theo thiết chế xã hội mới cảm thấy bất an vì bị xã hội lên án. 4.4.4 Các loại thiết chế xã hội cơ bản: - Thiết chế gia đình: điều hoà hành vi, tình cảm, tình dục và nuôi dạy con cái. - Thiết chế giáo dục: truyền thụ những tri thức khoa học nói chung. - Thiết chế kinh tế: đảm bảo quá trình sản xuất, phân phối lợi ích và các dịch vụ. - Thiết chế chính trị: bảo đảm việc thiết lập và giữ vững quyền lực chính trị. - Thiết chế pháp luật: đảm bảo trật tự, công bằng xã hội và kiểm soát xã hội. - Thiết chế tôn giáo: thoả mãn nhu cầu tâm linh. 4.4.5 Một số quan niệm về thiết chế xã hội: - Theo thuyết chức năng: Thiết chế xã hội rất cần thiết cho việc đảm bảo sự ổn định của xã hội và là cái để hướng dẫn hành động của con người sao cho phù hợp với những chuẩn mực, quy phạm. Vì vậy, do chức năng và tác dụng của thiết chế đối với xã hội nên phải duy trì và bảo vệ thiết chế. Đồng thời, những người theo thuyết này chống lại các cuộc cải cách thiết chế và cho rằng, sự thất bại của các cuộc cải cách thiết chế là một hành vi phản chức năng đối với thiết chế. - Trái lại, những người theo thuyết mâu thuẫn (xung đột) lại có cách nhìn phê phán đối với thiết chế. Họ cho rằng, nếu thiết chế tồn tại nhằm duy trì trật tự thì nó ủng hộ vị thế của những người giàu có, chống lại những người nghèo. Nếu chúng hướng dẫn hành vi con người thì lại hạn chế sự tự do của các cá nhân. Do đó, những thất bại của các thiết chế như là Chương 4: Tổ chức xã hội và thiết chế xã hội 81 kết quả của sự tranh giành quyền lực giữa những người có quyền lợi khác nhau và những cuộc đấu tranh ấy có thể dẫn đến những thay đổi xã hội cần thiết. Trên thực tế, các thiết chế thường có xu hướng trở thành bảo thủ, kém nhạy cảm và phản ứng không kịp trước những biến đổi xã hội. Do vậy, chúng cần luôn được xem xét, chỉnh lý, cải cách hoặc đổi mới sao cho không bị lạc hậu để làm tốt chức năng quản lý và kiểm soát xã hội. BÀI TẬP 1. Phân biệt sự giống và khác nhau giữa nhóm xã hội, cộng đồng xã hội và tổ chức xã hội. 2. Theo anh (chị), “Nhặt được của rơi trả lại người đánh mất” có phải là một quy định của thiết chế xã hội không? Nếu có, nó thuộc phạm vi điều chỉnh của thiết chế xã hội nào? Nếu chúng ta vi phạm chuẩn mực trên, chúng ta có bị lên án, trừng phạt không? Tại sao? CÂU HỎI ÔN TẬP 1.Trình bày phạm trù nhóm xã hội. Tại sao xã hội học lại quan tâm nghiên cứu nhóm xã hội? 2.Trình bày phạm trù cộng đồng xã hội. Người ta nói, cộng đồng xã hội là một “biến thái” của nhóm xã hội, theo anh (chị), điều đó có đúng không? Tại sao? 3. Phân tích phạm trù tổ chức xã hội. Phân biệt giữa tổ chức xã hội và thiết chế xã hội. 4. Phân tích phạm trù thiết chế xã hội. Lấy ví dụ về một thiết chế xã hội cơ bản, trong đó làm rõ những thành phân tham gia vào thiết chế xã hội đó và những quy định của thiết chế đối với các cá nhân, nhóm tham gia vào thiết chế xã hội? 5. Vì sao việc duy trì các thiết chế xã hội lại cần thiết đối với sự tồn tại của nhóm xã hội, cộng đồng xã hội và tổ chức xã hội? 82 CBGD: Trần Thị Phụng Hà C h ươn g 5 : V ăn h ó a v à l ố i s ố n g Văn hoá là cái đánh dấu sự vượt lên những gì là tự nhiên và bản năng của con người. Đó là sản phẩm riêng của xã hội loài người và đối với mỗi cộng đồng xã hội, văn hoá là cái có thể cùng chia sẻ. Còn đối với mỗi cá nhân, văn hoá là do học hỏi mà có – nghĩa là phải tiếp nhận nó bằng con đường xã hội hoá, chứ không phải dựa vào di truyền về mặt sinh học. Chương 5 đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất về văn hoá như khái niệm, cơ cấu của văn hoá, chức năng của nó đối với cá nhân và xã hội và mối liên hệ giữa văn hoá và lối sống. Qua đó, sinh viên sẽ nhận thức được vai trò quan trọng của văn hoá và lối sống, cũng như sự tác động, điều chỉnh của văn hoá đối với các cá nhân trong đời sống xã hội nhằm xây dựng một lối sống có văn hoá. 5.1 KHÁI NIỆM VĂN HOÁ Văn hoá là một khái niệm hết sức đa nghĩa, phức tạp và khó xác định, bởi nó thể hiện trong toàn bộ mọi hoạt động, mọi lĩnh vực của xã hội, của cộng đồng, của mỗi gia đình cho tới từng cá nhân. Thuật ngữ văn hoá là một danh từ có ý nghĩa chuyên môn trong các ngành khoa học xã hội nhưng trong thực tế, nó lại được dùng với những ý nghĩa không chuyên môn. Có người cho rằng: văn hoá là biết cư xử, là hiểu biết, là trình độ học vấn, là những gì mang tính nghệ thuật như hội hoạ, múa, điêu khắc...và các loại hình giải trí khác. Về mặt thuật ngữ, văn hoá bắt nguồn từ tiếng latinh: “Cultus” – Gieo trồng. Nếu là Cultus Agri thì có nghĩa là gieo trồng ruộng đất, còn nếu là Cultus Animi thì có nghĩa là gieo trồng tinh thần hoặc sự giáo dục bồi dưỡng tâm hồn con người và văn hoá được dùng theo nghĩa này. Cụ thể như nhà triết học Anh Thomas Hobbes (1588-1679): “Lao động giành cho đất gọi là sự gieo trồng và sự dạy dỗ trẻ em gọi là gieo trồng tinh thần”. Từ ý nghĩa văn hoá là sự gieo trồng tinh thần mà các nhà khoa học đã đưa ra những khái niệm khác nhau về văn hoá, Ta có thể kể ra một số khái niệm : - Theo dân tộc học: Văn hoá là một tổng thể phức tạp, bao gồm các hiểu biết, niềm tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, thói quen và bất kỳ một năng lực nào khác mà con người thu nhận được với tư cách là một thành viên của xã hội. Văn hoá là toàn bộ cách sống của một dân tộc. Văn hoá là một tập hợp những quan niệm, giá trị, chuẩn mực và những mục tiêu mọi người trong xã hội cùng nhau chia sẻ trong đời sống hoạt động hàng ngày của họ. - Theo triết học: Văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình thực tiễn lịch sử xã hội và đặc trưng cho trình độ đạt được trong sự phát triển lịch sử của xã hội. Điều đó có nghĩa là, những gì không phải là tự nhiên, do con người sáng tạo ra thì là văn hoá, như Marx nói, văn hoá là thế giới tự nhiên thứ hai của con người. - Còn đối với các nhà xã hội học: Văn hoá là sản phẩm của con người, là cách quan niệm về cuộc sống, tổ chức cuộc sống và sống cuộc sống ấy. Như vậy, văn hoá là một khái niệm phức tạp. Trong một số trường hợp, người ta đồng nhất khái niệm văn hoá với khái niệm học vấn. Sự đồng nhất này có khi được biểu hiện trên các văn bản Chương 5: Văn hóa và lối sống 83 có tính pháp quy. Tuy nhiên, có người đạt trình độ học vấn cao nhưng trong lối sống, cách ứng xử, trong quan hệ xã hội vẫn cứ bị coi là thiếu văn hoá. Cũng không thể đồng nhất văn hoá với văn minh. Văn minh là trình độ phát triển đạt đến một mức nhất định của xã hội loài người, có nền văn hoá vật chất và tinh thần với những đặc trưng riêng. Văn minh thường dùng để chỉ trình độ phát triển của nhân loại ở một thời kỳ lịch sử nào đó. Văn minh có 4 nội dung: đô thị, nhà nước, chữ viết và trình độ kỹ thuật. Tóm lại, văn hoá là một trong những mặt cơ bản của đời sống xã hội. Nó bao gồm một hệ thống các giá trị, cơ cấu, kỹ thuật, thể chế, các hệ tư tưởng....được hình thành trong quá trình hoạt động sáng tạo của con người, được bảo tồn và truyền lại cho các thế hệ sau. Vì vậy, văn hoá có chức năng như là một khuôn mẫu chuẩn mực quy định các hành vi xã hội của cá nhân. Mỗi cá nhân, muốn trở thành con người xã hội, muốn hoà nhập vào cộng đồng thì phải tiếp thu, tuân thủ các chuẩn mực của văn hoá. 5.2 LOẠI HÌNH VĂN HOÁ Người ta thường chia văn hoá thành hai loại hình: 5.2.1 Văn hoá vật chất (văn hoá vật thể) Văn hoá vật chất là những sản phẩm do con người sáng tạo ra, bao gồm toàn bộ các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng với tư cách là kết quả lao động sáng tạo của con người. Ví dụ: Các công cụ lao động, công nghệ sản xuất, cơ cấu hạ tầng, các phương tiện giao tiếp, giao thông, nhà cửa, công trình sinh hoạt, nơi làm việc, giải trí, các vật phẩm tiêu dùng….. Văn hoá vật thể được tạo thành từ hai tiền đề: do nhu cầu của con người và các nguyên vật liệu có sẵn từ tự nhiên. Bởi vậy, nó giữ lại dấu vết và bị quy định bởi những đặc điểm hoặc tính chất của các khách thể tự nhiên ban đầu với tư cách là các nguyên vật liệu mà con người đã khai thác và sử dụng. 5.2.2 Văn hoá tinh thần (văn hoá phi vật thể) Văn hoá tinh thần là tổng thể những kinh nghiệm tinh thần của nhân loại; là hoạt động trí óc và các kết quả của nó nhằm đảm bảo sự phát triển của con người với tư cách là một thực thể có văn hoá. Văn hoá tinh thần tồn tại trong các dạng thức: tập quán, chuẩn mực, các khuôn mẫu ứng xử, các giá trị và lý tưởng đạo đức, tôn giáo, thẩm mỹ, xã hội, chính trị, tư tưởng; các ý niệm, các tri thức khoa học khác nhau….Trong mỗi nền văn hoá, các thành tố này biến thành các lĩnh vực hoạt động khác nhau và được thiết chế hoá trong xã hội một cách độc lập như đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, chính trị, khoa học…. Văn hoá phi vật thể bao gồm: những dạng thức của văn hoá dân gian, văn hoá bác học và cung đình, chúng không chỉ được sản sinh trong các xã hội truyền thống mà cả trong xã hội đương đại. 84 CBGD: Trần Thị Phụng Hà Tuy nhiên, việc phân loại văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần chỉ mang tính chất tương đối. Bởi vì, không có thứ văn hoá vật chất nào không hàm chứa cả phần trí tuệ của người làm ra nó (ít nhất là quan niệm thẩm mỹ). Ngược lại, cũng không có thứ văn hoá tinh thần nào không có sẵn một hình thức thể hiện của nó trong đời sống xã hội như ngôn ngữ, cử chỉ, các khuôn mẫu ứng xử…Cả hai loại văn hoá này đều do con người sáng tạo ra nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao trong cuộc sống của mình. Nhưng khi trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống xã hội, thì chúng lại không ngừng tác động trở lại và chi phối cuộc sống của chính những người sản sinh ra chúng và đây cũng là một lý do khiến cho Bộ môn Xã hội học Văn hoá ra đời nó giúp cho con người nắm bắt, điều chỉnh hoặc cải biến các tác động đó sao cho phù hợp với những yêu cầu mới mà xã hội đang đặt ra. 5.3 CƠ CẤU VĂN HOÁ Dưới góc độ xã hội học, cơ cấu văn hoá là những thành tố mà các thành viên của cộng đồng cùng chia xẻ với nhau. Theo Giáo sư Trần Quốc Vượng thì văn hoá có 4 thành tố: chân lý, giá trị, mục tiêu và chuẩn mực. Còn theo các nhà xã hội học văn hoá Việt Nam thì văn hoá có 4 thành tố: giá trị, chuẩn mực, biểu tượng và ngôn ngữ. Ở đây, chúng tôi gộp cả hai quan điểm đó và cho rằng, văn hoá bao gồm 6 thành tố: 5.3.1 Chân lý Có nhiều quan niệm khác nhau về chân lý. Chân lý là tính chính xác, rõ ràng của tư duy hay là những nguyên lý, quan niệm được nhiều người tán thành, thừa nhận. Về mặt khoa học: Chân lý là sự phản ánh đúng đắn thế giới khách quan trong ý thức của con người và nó là tri thức đã được kiểm nghiệm trong thực tế. Như vậy, chân lý là những quan niệm về cái đúng, cái thật. Tuy nhiên, nó là một phạm trù mang tính tương đối. Chân lý hình thành thông qua nhóm người. Qua tiếp xúc, tương tác, hình thành nên những ý kiến cho là đúng, là thật, ngày càng có tính khách quan hơn, gần với hiện thực hơn. Vì vậy, hiện thực khách quan, những sự vật, hiện tượng, những quá trình cụ thể của xã hội là nguồn gốc của chân lý. Đồng thời, do chân lý gắn liền với những điều kiện khách quan lịch sử cụ thể nên khi những điều kiện này thay đổi thì chân lý khách quan cũng thay đổi theo. Chân lý là những xuất phát điểm để cho các thành viên nhìn nhận, đánh giá những hành vi, ứng xử, để cùng nhau chia sẻ trong hoạt động chung. Nhờ vào chân lý mà các thành viên hợp tác được với nhau, phân biệt được cái gì là đúng, cái gì là sai. Từ đó, họ điều chỉnh hành vi trong hoạt động cùng với những người khác. 5.3.2 Giá trị Thuật ngữ giá trị có thể quy vào những mối quan tâm, sở thích, bổn phận, nhu cầu, mong muốn...của định hướng lựa chọn. Do đó, rất khó đưa ra một khái niệm xác định, mô tả đầy đủ phạm vi và tính đa dạng của nữhng hiện tượng giá trị. Tuy nhiên, trong khoa học xã hội, người ta coi Giá trị là cái đáng có, đáng khâm phục, đáng noi theo và ảnh hưởng tới hành vi hoạt động Chương 5: Văn hóa và lối sống 85 của cá nhân, là cái mà những người khác căn cứ để đánh giá các hành vi, khuôn mẫu tác phong của các thành viên trong một nhóm, một xã hội. Hay giá trị là những tiêu chuẩn mà dựa vào đó các đoàn thể xã hội đánh giá, phê phán tầm quan trọng của những con người, những khuôn mẫu, mục đích...trong xã hội và đó có thể là sự đánh giá chung của một giới hoặc của toàn xã hội. Ví dụ: trung thực, dũng cảm, thật thà, nhân hậu, vị tha, chung thuỷ, giá trị về cái đẹp, cái thiện, về sức khoẻ, về tình yêu, địa vị..., cái ác, lừa dối, hèn nhát, ích kỷ.... Giá trị không chỉ là cái tốt đẹp mà còn có cả những cái xấu, tức là nếu nó là cái mà chủ thể quan tâm, thích thú, cho là quan trọng và định hướng cho hành động của mình thì sẽ trở thành giá trị. Giá trị luôn gắn liền với nhận thức và tình cảm của chủ thể. Khi đã nhận thức được, chúng trở thành tiêu chuẩn để lựa chọn, để hướng tới và dùng nó để phán xét. Vì vậy, giá trị luôn chi phối và hướng dẫn hành động của con người. Nhờ vào giá trị mà xã hội có được sự hoạt động ăn khớp và các thành viên của chúng có thể đồng cảm và chia sẻ quan niệm để cùng hoạt động. Các cá nhân đều tiếp nhận giá trị ngay từ khi còn nhỏ, thông qua gia đình, quan hệ xã hội (bạn bè, nhóm xã hội….), các phương tiện thông tin đại chúng và các nguồn khác. Từ đó, nó trở thành một phần nhân cách của cá nhân. Nhưng do nhận thức, điều kiện, môi trường hoàn cảnh sống….mà giữa mọi người thường có những hệ giá trị khác nhau, có thể phù hợp với hệ giá trị chung của toàn xã hội, hoặc mâu thuẫn, xung đột với hệ giá trị của các cá nhân khác, của cả xã hội. Ví dụ: Có người coi sự ổn định của gia đình là quan trọng, nhưng có những thành viên không coi trọng điều này. Vì thế mà có những gia đình chấm dứt sự tồn tại của mình bằng sự ly hôn.... Giá trị cũng luôn luôn thay đổi, tuỳ theo hoàn cảnh. Như có người đang coi trọng sự trung thực, chung thuỷ, ái quốc, tình bạn, tình người....nhưng vì một lý do nào đấy lại quay sang các giá trị như lừa dối, phản bạn, sát nhân, loạn luân... Nhưng nhìn chung, các giá trị mang tính tích cực giúp cá nhân định hướng hoạt động phù hợp với quan niệm của xã hội mà anh ta đang sống. Khi đó, anh ta mới được coi là một con người có văn hoá. Trong một nền văn hoá, giá trị biểu hiện qua những khuôn mẫu tác phong, mô hình hành vi được coi là có giá, đáng trọng và được các thành viên noi theo. Vì vậy, nó có chức năng điều chỉnh các cá nhân để họ có những hành động phù hợp. Từ đó, duy trì được trật tự xã hội. 5.3.3 Mục tiêu Mục tiêu được coi là một trong những yếu tố cơ bản của hành vi và hành động có ý thức của con người. Mục tiêu là sự dự đoán trước kết quả hành động, là cái đích thực tế cần phải hoàn thành. Trong cuộc sống, con người tổ chức mọi hành động của mình xoay quanh những cái đích thực tế. Mục tiêu có hai loại: mục tiêu cá nhân và mục tiêu chung (cộng đồng, xã hội). Mục tiêu chung được tạo thành do sự đồng ý, thống nhất của các mục tiêu cá nhân hay có sự trùng hợp giữa một vài mục tiêu cá nhân của các thành viên trong nhóm với mục tiêu chung. Mục tiêu là một bộ phận của văn hoá và phản ánh văn hoá của một dân tộc. 86 CBGD: Trần Thị Phụng Hà Mục tiêu chịu ảnh hưởng của giá trị. Tuy nhiên, mục tiêu khác với giá trị. Giá trị nhằm vào một cái gì đó nặng về tư tưởng, có hướng dẫn thì mục tiêu nhằm vào một cái gì đó cụ thể mà con người tổ chức hành động. Ví dụ: Trong học tập, khi thi cử, đề ra giá trị trung thực thì mục tiêu sẽ là không sử dụng tài liệu trong khi thi; hay giá trị là muốn có điểm cao thì mục tiêu sẽ là bao nhiêu điểm để phấn đấu. Các tổ chức xã hội tồn tại được là do sự tương tác của các thành viên khi cùng nhau chia sẻ những mục tiêu và giá trị chung. Vì vậy, muốn củng cố tổ chức xã hội thì phải củng cố giá trị và mục tiêu. 5.3.4 Chuẩn mực Chuẩn mực là những quy tắc xã hội của nhóm hay cộng đồng, được mô hình hoá thống nhất giành cho một vị thế xã hội và cho biết phải hành động như thế nào. Như vậy, chuẩn mực là cung cách bắt buộc được mô hình hoá thành hành vi dành cho một vị trí xã hội. Trong đời sống, nó được thể hiện thành những quy tắc, quy định, đòi hỏi của xã hội đối với khuôn mẫu tác phong của cá nhân. Qua chuẩn mực, các thành viên xã hội biết mình được phép làm gì và cần phải xử sự như thế nào cho đúng trong những tình huống xã hội khác nhau. Tuy nhiên, đối với chuẩn mực chung thì không xét đến địa vị xã hội. Với chức năng là điểm tựa cho hành vi, chuẩn mực điều chỉnh toàn bộ lĩnh vực quan hệ của con người, chỉ ra và quy định mỗi người cần phải xử sự như thế nào trong những tình huống cụ thể. Chuẩn mực gồm một số loại sau: - Căn cứ vào mức độ cộng đồng: chuẩn mực của toàn xã hội (chuẩn mực chung), chuẩn mực cuả các hệ thống xã hội nhỏ (chuẩn mực nhóm) và chuẩn mực của từng địa vị xã hội (chuẩn mực riêng). - Căn cứ vào mức độ thiết chế hoá: chuẩn mực được thiết chế hoá và chuẩn mực không được thiết chế hoá. - Căn cứ vào mức độ nghiêm khắc của sự trừng phạt đối với sự vi phạm: lề thói và phép tắc. Trong đó, lề thói là thói quen xã hội từ lâu đã thành nếp, là những tục lệ, quy ước, quy tắc xử sự đối với hành vi của con người trong nhóm, trong xã hội. Còn phép tắc là những quy tắc, lề lối phải tuân theo (luật pháp). Chuẩn mực được sắp đặt trên cơ sở những quan niệm xã hội, giá trị xã hội. Nhưng trong mỗi nền văn hoá, đều có những chuẩn mực riêng của mình. Có những chuẩn mực trong nền văn hoá này được chấp nhận nhưng trong nền văn hoá khác lại bị coi là không được phép......Ví dụ: Trong hôn nhân thời phong kiến ở Việt Nam có chuẩn mực “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”...Hay như Một bộ lạc ở Úc có quy định người đàn ông cao tuổi có quyền lấy nhiều vợ, bao nhiêu cũng được, còn các chàng trai phải đợi đến khi những người cao niên chết đi..... Đặc trưng của chuẩn mực là vừa dựa vào sự tán thành tự nguyện, vừa mang tính bắt buộc thông qua dư luận hoặc các thiết chế ở các mức độ khác nhau. Tức là, thông qua các cơ chế kiểm soát, mỗi xã hội có thể khen thưởng cho những hành vi phù hợp và cũng có thể bắt phạt những hành Chương 5: Văn hóa và lối sống 87 vi sai lệch với chuẩn mực của mình. Ví dụ: Có thể biểu dương một thiếu niên dũng cảm cứu người gặp nạn. Chê cười một anh chàng nào đó tỏ ra thô thiển trong quan hệ với phụ nữ. Thưởng tiền cho học sinh nghèo vượt khó. Phạt tù một người nào đó vì can tội trộm cướp..... Như vậy, việc xử lý hành vi được tiến hành theo hai cách: chính thức và không chính thức. Công việc xử lý hành vi theo cách không chính thức xảy ra thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày, còn những xử lý chính thức chỉ là biện pháp cuối cùng. Tóm lại, chuẩn mực là cơ sở để đánh giá, là hình thức tối cao và hoàn hảo để chọn lựa. Nó là khuôn mẫu văn hoá, được đem so sánh với các hiện tượng hay sự kiện khác đang tồn tại trong một bối cảnh cụ thể. 5.3.5 Biểu tượng Theo Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới, thời đại không có biểu tượng là thời đại chết, xã hội thiếu biểu tượng là xã hội chết. Một nền văn minh không có biểu tượng thì sẽ chết, nó chỉ thuộc về lịch sử. Vì vậy, biểu tượng có một ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội và là một thành tố cơ bản của văn hoá. Có thể nói, mọi hành động của chúng ta đều mang tính biểu tượng, từ cách chúng ta cư xử ở bàn ăn cho đến cách chúng ta mai táng người chết, điều đó làm cho hành vi của con người khác với hành vi không mang tính biểu tượng của các loài động vật khác (Emily A. Schultz). Vậy, biểu tượng là gì? Biểu tượng là một cái gì, ngoài ý nghĩa vốn có của nó, còn hàm chứa một ý nghĩa khác, tức là ngoài nghĩa đen còn có nghĩa bóng. Nói cách khác, biểu tượng chính là cách dùng hình này để tỏ nghĩa nọ, mượn một cái gì đó để tượng trưng cho một cái gì khác. Mặc dù xuất phát từ hiện thực nhưng khi đã trở thành biểu tượng, cái “vật tượng trưng” lại có khả năng dẫn dắt trở lại hiện thực bằng cái nghĩa bóng của nó. Khi sử dụng biểu tượng, không cần có sự trung gian của ngôn ngữ nói hay viết, mọi người đều có thể hiểu được ý nghĩa hay giá trị chứa đựng trong các biểu tượng đó. Ví dụ: khi nói đến hình ảnh chim bồ câu, chúng ta nghĩ đến hoà bình....Chính vì vậy, biểu tượng có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Trong một số trường hợp, biểu tượng chung có tác dụng điều hoà những mâu thuẫn trong nội bộ để đi tới sự thống nhất của nhóm. Biểu tượng là một sản phẩm đặc biệt của xã hội. Khi chưa có biểu tượng, con người sống với thực tại, nhưng khi đã hình thành nên hệ thống biểu tượng thì con người sống đồng thời với hai thế giới: thế giới thực tại và thế giới biểu tượng. Nhờ thế giới thứ hai này mà con người có thể cùng chia sẻ về mặt văn hoá. Mỗi thời đại, mỗi nhóm người có những biểu tượng riêng của mình. Nhưng biểu tượng không nhất thành bất biến. Nó cũng có sự thay đổi nhưng thường chậm hơn so với thực tiễn. Chính vì vậy, nhiều khi trong đời sống xã hội đã có những biến đổi cơ bản và sâu sắc, song các biểu tượng cũ vẫn còn và chúng gây ra những ảnh hưởng nhất định đối với sự phát triển xã hội. Mặt khác, vì 88 CBGD: Trần Thị Phụng Hà văn hoá là thế giới của những biểu tượng, nên chúng ta cũng đảm bảo cho tính kế thừa văn hoá một cách sáng tạo, khi nó làm điểm tựa cho sự xuất phát của những thế hệ mới. 5.3.6 Ngôn ngữ Nếu không có ngôn ngữ thì phần lớn tư tưởng và văn hoá của loài người cũng không thể có được. Ngôn ngữ là công cụ của tư duy, là phương tiện để tiếp nhận và thông đạt những hiểu biết và suy tư, những phán đoán và cảm xúc. Ngôn ngữ chuyên chở mọi điều tinh tế và phức tạp nhất mà con người với tư cách là một sinh vật có văn hoá có thể có được. Trong lịch sử, người ta sử dụng nhiều phương tiện để biểu hiện văn hoá như ngôn ngữ, hội hoạ, điêu khắc, âm nhạc, nhảy múa ...hay như hiện nay, khi điện ảnh và vô tuyến truyền hình có vai trò to lớn trong việc khách thể hoá văn hoá thì ngôn ngữ cũng không mất đi các giá trị vốn có của nó. Ngôn ngữ là thứ biểu tượng quan trọng nhất. Nó tạo nên bản sắc văn hoá của dân tộc và sự đa dạng văn hoá. Vì vậy, sẽ thật là khủng khiếp nếu nhân loại chỉ còn nói một thứ ngôn ngữ như nhau. Sử dụng một ngôn ngữ quốc tế là để tạo thuận lợi cho giao tiếp và công việc, chứ không phải đem nó thay thế hàng ngàn ngôn ngữ khác nhau. Thế giới có hơn 6000 ngôn ngữ khác nhau. Châu Mỹ có 900 (chiếm 15%). Châu Âu và Trung đông 270 (4%). Còn lại khoảng 81% phân bố ở Châu Phi (1900), Châu Á và Châu đại dương. Việt Nam có 54 dân tộc nhưng số ngôn ngữ chắc lớn hơn con số này. 5.4 CHỨC NĂNG CỦA VĂN HOÁ - Văn hoá góp phần hình thành nhân cách con người (luôn hướng tới các giá trị Chân - Thiện Mỹ)…… - Văn hoá tạo ra sự đa dạng về bản sắc trong việc tiếp thu, thích nghi các loại văn hoá khác nhau. - Văn hoá là cơ sở duy trì sự liên kết giữa các cá nhân và duy trì trật tự xã hội. 5.5 LỐI SỐNG VÀ VIỆC XÂY DỰNG LỐI SỐNG CÓ VĂN HOÁ 5.5.1 Khái niệm lối sống Lối sống được định nghĩa như sau: “Lối sống là tổng thể những nét căn bản, đặc trưng cho hoạt động sống của các cá nhân, các nhóm xã hội, các tập đoàn xã hội và các giai cấp, các dân tộc - trong những điều kiện xã hội nhất định về mặt lịch sử, nhằm thể hiện họ về mọi mặt, với tư cách là các thực thể xã hội”. Chương 5: Văn hóa và lối sống 89 Khái niệm lối sống còn dùng để chỉ các khuôn mẫu hành vi, ứng xử của các cá nhân, các nhóm xã hội trong hoàn cảnh, điều kiện sống, tình huống cụ thể. Vì vậy, lối sống bắt nguồn từ văn hoá. Lối sống gắn liền với hoạt động sống hàng ngày của con người, tổng hợp trong đó những quan hệ về kinh tế, văn hoá, tư tưởng, đạo đức…Nội dung thực tế của lối sống là cái mà con người nhìn thấy ở đó ý nghĩa tồn tại của mình. Lối sống phụ thuộc vào thời đại mà người ta đang sống, với các điều kiện vật chất, kinh tế, các quan hệ xã hội, các thói quen, tập quán, tục lệ của thời đại đó. Lối sống vừa mang khía cạnh kinh tế (mức sống); vừa có khía cạnh xã hội - tâm lý (phong cách sống, nếp sống): - Mức sống: là khái niệm biểu hiện về mặt số lượng và chất lượng cuộc sống của cá nhân. Nó phản ánh việc tiêu dùng của cải vật chất, tinh thần và kết quả của sự tiêu dùng ấy. Mức sống có tính động, nó thay đổi theo những điều kiện lịch sử nhất định. Hoặc do sự phấn đấu của con người hay do hoàn cảnh xã hội mang lại (khủng hoảng kinh tế…). Chính vì thế, một người có mức sống cao có thể trở thành một người có mức sống thấp và ngược lại. - Nếp sống (phong cách sống): là những phương thức xử sự, thói quen, chịu ảnh hưởng của những quan điểm, tín ngưỡng, suy nghĩ, phong tục tập quán, hành vi đạo đức nhất định. Như vậy, nói một cách ngắn gọn, nếp sống là những hành vi, cử chỉ của các cá nhân, được thể hiện ra hàng ngày (thường xuyên lặp đi lặp lại) và trở thành thói quen. Ví dụ: Thức dậy đúng giờ, tập thể dục, tích uống trà, cà phê, ăn mặc chỉnh tề....ghiền thuốc lá, đi làm không đúng giờ, ngồi họp hay nói chuyên riêng...tục lệ cưới hỏi, giữ gìn gia phong, thờ cúng ông bà, giúp đỡ người hoạn nạn, lịch sự, lễ phép....Lễ hội... Lối sống đặc trưng cho đời sống vật chất và đời sống tinh thần của con người nhưng trong nhiều trường hợp, không phải đời sống vật chất như thế nào thì lối sống thích ứng như vậy. Ví dụ, có người đời sống khá giả, giàu có những có thói quen keo kiệt, bủn xỉn; ngược lại, có người nghèo khổ những lại có thới quen tiêu pha hoang phí... 5.5.2 Phân loại lối sống Lối sống có nhiều cách để phân loại. Chúng ta có thể phân loại lối sống theo các chỉ tiêu khách quan như: hình thái kinh tế - xã hội, giai cấp, trình độ chuyên môn, lứa tuổi, giới tính, lãnh thổ, dân tộc, việc làm…Việc phân loại lối sống theo các chỉ tiêu khách quan có ý nghĩa rất quan trọng, vì nó giúp cho người lãnh đạo và quản lý có cơ sở để đi sâu phân tích đặc điểm của từng đối tượng, nhóm xã hội….Từ đó, xác định phương thức cụ thể nhằm xây dựng lối sống mới cho phù hợp với sự phát triển của xã hội. 90 CBGD: Trần Thị Phụng Hà 5.5.3 Những vấn đề nghiên cứu chủ yếu về lối sống: - Xã hội học nhận thức lối sống như là một cơ cấu và một phẩm chất nhất định trong hoạt động sống của con người. Vì vậy, không chỉ nghiên cứu những đặc điểm chung về lối sống của các nhóm lớn mà còn làm sáng tỏ lối sống đặc thù của các nhóm nhỏ nhằm vạch ra những khuynh hướng phát triển, con đường cụ thể để xây dựng và hoàn thiện lối sống của các nhóm xã hội. - Phân tích mối liên hệ biện chứng giữa điều kiện tồn tại với hành động của con người trong khi nghiên cứu về lối sống. - Phân tích vai trò chủ thể của các hành động trong quá trình hình thành lối sống. Đặc biệt chú ý đến vai trò của gia đình và tập thể lao động (quá trình xã hội hoá). Khi nghiên cứu về lối sống, người ta cũng rất quan tâm đến việc hình thành lối sống có văn hoá. 5.5.4 Những phương thức hình thành lối sống có văn hoá: a. Xây dựng hệ thống động lực của hành động: Hệ thống động lực của hành động là một trong những điều kiện cơ bản để các cá nhân xây dựng lối sống của mình. Xét về mặt thực chất, nó chính là hệ thống nhu cầu của cá nhân. Nhu cầu là những mong muốn, đòi hỏi của con người đối với môi trường tự nhiên và xã hội để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển cuộc sống. Nó là nhân tố có tính chất nền tảng nhằm tích cực hoá hành động của con người. Nhu cầu có 5 loại chính: nhu cầu sinh học, nhu cầu vật chất, nhu cầu xã hội, nhu cầu tinh thần và các nhu cầu khác. Còn theo Abraham Maslow, nhu cầu có 5 loại: nhu cầu tồn tại (ăn, mặc, ở), nhu cầu an toàn (tính mạng, tài sản), nhu cầu giao tiếp, nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu tự khẳng định. Xây dựng hệ thống động lực của hành động đặt ra yêu cầu, đáp ứng nhu cầu của cá nhân phải căn cứ vào tình hình chung của xã hội. Như vậy mới hướng đến một lối sống lành mạnh. b. Xây dựng hệ thống lợi ích của cá nhân và xã hội: Nếu hệ thống lợi ích được đảm bảo ngày càng tăng thì cá nhân càng có điều kiện xây dựng lối sống có văn hoá và ngược lại. Hệ thống lợi ích bao gồm: lợi ích kinh tế, chính trị, lợi ích xã hội, lợi ích tinh thần, lợi ích sinh thái (môi trường)….lợi ích về chăm sóc sức khoẻ, an sinh xã hội... c. Xây dựng hệ thống điều kiện của hành động: - Điều kiện vật chất - kinh tế: Phải có các chính sách kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế đúng đắn, nhằm kết hợp hài hoà các lợi ích của các chủ thể kinh tế đang hoạt động. - Điều kiện tổ chức: Xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ và giáo dục công dân ý thức chấp hành pháp luật. Tức là, những quy định bắt buộc các cá nhân phải tuân theo…..được thực hiện từ các đơn vị cơ sở, từ đó tạo thành những thói quen tốt trong nếp sống của cá nhân.. Chương 5: Văn hóa và lối sống 91 - Điều kiện tư tưởng: Khi tuyên truyền giá trị, chuẩn mực cho lối sống có văn hoá cần đảm bảo sự thống nhất giữa lời nói và hành động, đồng thời chú ý đến đặc điểm tâm lý của các nhóm xã hội. Có như vậy, mọi người mới nhận thức đúng và hành động đúng, thay đổi lối sống của mình cho phù hợp với lối sống có văn hoá. Công tác này phải được tiến hành thường xuyên và có hiệu quả. Tức là, nói được phải làm được, mới tạo được niềm tin cho các cá nhân… d. Hệ thống giá trị, chuẩn mực của lối sống: Hệ thống giá trị, chuẩn mực của lối sống góp phần thúc đẩy sự phát triển năng lực của các cá nhân và xã hội trên lĩnh vực sản xuất vật chất, cũng như trong việc xây dựng các quan hệ xã hội. Hệ giá trị, chuẩn mực phải được xã hội hoá, để biến những giá trị của nhóm thành giá trị chung của toàn xã hội và những giá trị chung lại đưọc chuyển hoá thành giá trị của nhóm. Từ đó, các thành viên trong nhóm nhận thức và chuyển hoá thành giá trị của mình. Do các giá trị, chuẩn mực có ảnh hưởng đến lối sống nên xã hội luôn định hướng, quy định lối sống của cá nhân và đòi hỏi mọi người thực hiện một cách nghiêm túc. Ví dụ như: - Có lý tưởng cộng sản chủ nghĩa. - Sống, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. - Sống có ý thức, tổ chức, kỷ luật. - Biết phát huy chủ nghĩa nhân đạo, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn. - Kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế cộng sản. - Sống lành mạnh, giản dị, chống mọi tệ nạn xã hội. Ngoài ra còn có: Dân chủ, bình đẳng, công bằng xã hội, trân trọng giữ gìn các di sản văn hoá, ý thức bảo vệ môi trường... e. Hệ thống phương pháp của lối sống - Phương pháp tự quyết định, tự rèn luyện - Phương pháp thuyết phục, giáo dục - Phương pháp kinh tế: Đảm bảo lợi ích về vật chất, kinh tế cho các cá nhân. Đặc biệt trong cơ chế thị trường, đòi hỏi xã hội càng phải quan tâm hơn nữa đến lợi ích kinh tế của các cá nhân (thu nhập). - Phương pháp hành chính, cưỡng chế bằng pháp luật: Nhằm ngăn chặn những hành vi của các cá nhân đi chệch hướng những giá trị, chuẩn mực mà xã hội đã đề ra. - Phương pháp kế hoạch hoá sự phát triển lối sống. Để thực hiện tất cả các phương pháp này là một công việc vô cùng khó khăn. Nhưng xây dựng lối sống có văn hoá cần phải thực hiện. Mỗi nhóm xã hội xây dựng một lối sống khác nhau theo quan điểm, chuẩn mực của họ nhưng tất cả đều nhằm mục đích xây dựng một lối sống đẹp. 92 CBGD: Trần Thị Phụng Hà BÀI TẬP 1. Vì sao văn hoá có tác động điều chỉnh hành vi của con người? 2. Phân tích mối quan hệ giữa văn hoá và lối sống. Lấy ví dụ minh hoạ? 3. Vì sao xã hội luôn quan tâm đến việc xây dựng một lối sống có văn hoá đối với cá nhân cũng như toàn thể xã hội nói chung? CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Trình bày khái niệm văn hoá dưới góc độ xã hội học và phân tích cơ cấu của văn hoá? 2. Phân tích cơ cấu của văn hoá và cho biết, trong các thành tố của văn hoá, thành tố nào quan trọng nhất trong việc hình thành nhân cách của cá nhân? 3. Trình bày khái niệm lối sống và phân tích sự ảnh hưởng của điều kiện tồn tại (môi trường, hoàn cảnh sống) đối với việc hình thành lối sống của cá nhân? 4. Phân tích khái niệm lối sống và cho biết, trong 2 yếu tố tạo nên lối sống (mức sống và nếp sống), yếu tố nào góp phần hình thành nhân cách của cá nhân? Tại sao? Chương 5: Văn hóa và lối sống 93 94 CBGD: Trần Thị Phụng Hà Ch ư ơn g 6 : X ã hội hó a Xã hội như một con tàu, cá nhân phải bước lên con tàu xã hội, mới trở thành người xã hội, nếu không thì cứ phải đứng ở bến tàu. Hình ảnh đơn giản ấy của Sabran, một nhà xã hội học Pháp cho thấy phần nào ý nghĩa của việc xã hội hóa đối với con người. Quá trình xã hội hóa có từ lúc bắt đầu xuất hiện con người, nhưng mãi tới gần đây, sau chiến tranh thế giới thứ hai, xã hội học mới nghiên cứu một cách có hệ thống các quá trình này. 6.1 KHÁI NIỆM Khái niệm xã hội hoá hiện nay được dùng với hai nội dung. Thứ nhất, xã hội hoá chỉ sự tăng cường chú ý quan tâm của xã hội đến những vấn đề, sự kiện cụ thể nào đó của xã hội mà trước đây chỉ có một nhóm, một bộ phận của xã hội quan tâm như xã hội hoá giáo dục, xã hội hoá y tế....(quá trình xã hội hoá các vấn đề, sự kiện xã hội). Thứ hai, xã hội hoá dùng để chỉ quá trình chuyển biến từ chỉnh thể sinh vật với đầy đủ các tiền đề tự nhiên đến một chỉnh thể đại diện của xã hội loài người. Xã hội học quan tâm đến nội dung thứ hai, hay còn gọi là quá trình xã hội hoá cá nhân. Một đứa trẻ sinh ra không mang sẵn bản chất xã hội, chỉ có các phản xạ bẩm sinh. Những hành động của bé lúc sơ sinh chưa có ý thức, trong quá trình phát triển về thể chất, dần dần đứa bé học được cách xử sự từ bố mẹ và những người lớn tuổi. Quá trình hình thành ý thức trong cách ứng xử, đó là quá trình xã hội hoá. Vậy xã hội hoá là gì? Có nhiều cách hiểu khác nhau về xã hội hoá. Căn cứ vào tính chủ động của cá nhân trong quá trình xã hội hoá, ta chia thành hai loại: Loại 1: Cá nhân thu nhận kinh ngiệm từ xã hội và học các chuẩn mực, khuôn mẫu một cách tự nhiên mà không thể chống đối lại được. (cá nhân ít tính chủ động trong quá trình xã hội hoá). Ví dụ: Một đứa trẻ được cha mẹ dạy cho cách ăn uống, tư thế ngồi ăn, cách giao tiếp như khi ai cho cái gì phải xin phép....Nếu không làm đúng lời dạy bảo thì sẽ bị khiển trách. Như vậy, mỗi cá nhân được xã hội mặc cho một chiếc áo văn hoá phù hợp theo cách nhìn của xã hội ở từng nơi, từng thời điểm, từng giai đoạn của cuộc sống và cá nhân không có quyền tự lựa chọn chiếc áo văn hóa đó. Tức là, con người bị giám sát chặt bằng các quy định của xã hội. Loại 2: Cá nhân không chỉ tiếp thu những kinh nghiệm xã hội mà còn tham gia vào quá trình tạo ra các kinh nghiệm xã hội (khẳng định tính tích cực, sáng tạo của cá nhân trong quá trình xã hội hoá). “Bản thân xã hội sản xuất ra con người với tư cách là con người như thế nào thì con người cũng sản xuất ra xã hội như thế” – Karl Marx Qua hai cách giải thích trên, ta thấy, con người có cả hai mặt: vừa thụ động vừa chủ động, sáng tạo và tích cực. Vì vậy, xã hội, một mặt truyền lại cho họ những khuôn mẫu, chuẩn mực trong hành vi, song mặt khác, cũng tạo điều kiện cho họ phát huy được tính chủ động, tích cực trong công cuộc xây dựng xã hội văn minh, lành mạnh. [Nguyễn Thế Phán, Giáo trình Xã hội học 2002:125] Chương 6: Xã hội hóa 95 Từ hai cách hiểu này mà có nhiều khái niệm xã hội hoá khác nhau. - Neil Smelser (Mỹ): Xã hội hoá là quá trình, trong đó các cá nhân học cách thức hành động tương ứng với vai trò của mình để phục vụ tốt cho việc thực hiện các mô hình hành vi tương ứng với hệ thống vai trò mà cá nhân phải đóng trong cuộc đời mình. Ở đây, vai trò cá nhân chỉ giới hạn trong việc tiếp nhận các kinh nghiệm, giá trị, chuẩn mực mà chưa đề cập đến khả năng sáng tạo của cá nhân để xã hội học theo. Trong lịch sử, có những nhân cách lớn tạo ra hàng loạt những chuẩn mực, giá trị.... được thừa nhận trong một quốc gia, thậm chí cả thế giới. - Fichter (Mỹ): Xã hội hoá là một quá trình tương tác giữa người này và người khác, kết quả là một sự chấp nhận những khuôn mẫu hành động và sự thích nghi với những khuôn mẫu. - Andreeva (Nga): Xã hội hoá là quá trình hai mặt. Một mặt, cá nhân tiếp nhận kinh nghiệm xã hội bằng cách thâm nhập vào xã hội, vào hệ thống xã hội; mặt khác, cá nhân tái sản xuất một cách có chủ động các mối quan hệ thông qua việc họ tham gia vào các hoạt động và thâm nhập vào các quan hệ xã hội. - Xã hội hoá là quá trình thích ứng và cọ sát với các giá trị, chuẩn mực và hình mẫu hành vi xã hội mà trong quá trình đó, một thành viên xã hội tiếp nhận và duy trì khả năng hoạt động xã hội [Từ điển Xã hội học, NXB Thế giới 2002:571]. Như vậy, cá nhân trong quá trình xã hội hoá không đơn thuần thu nhận kinh nghiệm xã hội, mà còn chuyển hoá nó thành các giá trị, tâm thế, xu hướng của cá nhân để tham gia tái tạo, tái sản xuất chúng trong xã hội. Mặt thứ nhất của quá trình xã hội hoá là sự thu nhận kinh nghiệm xã hội, thể hiện sự tác động của môi trường tới con người. Mặt thứ hai của quá trình này thể hiện sự tác động của con người trở lại môi trường thông qua hoạt động của mình. Mặc dù có nhiều quan điểm, nhưng các nhà khoa học đều thống nhất ở một điểm. Đó là, xã hội hoá là một quá trình: có bắt đầu, có diễn biến và có kết thúc. Là quá trình mà qua đó, cá nhân học hỏi, lĩnh hội nền văn hoá của xã hội như các khuôn mẫu; là quá trình mà nhờ nó, cá nhân đạt được những đặc trưng xã hội của bản thân, học được cách suy nghĩ và ứng xử phù hợp với vai trò xã hội của mình, hoà nhập vào xã hội. 6.2 CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH XÃ HỘI HOÁ Khi bàn về các giai đoạn của quá trình xã hội hoá, có nhiều quan điểm, nhiều trường phái và họ đều có sự đánh giá khác nhau về tầm quan trọng của từng giai đoạn. Sau đây là phân đoạn của một số tác giả: 6.2.1 Phân đoạn quá trình xã hội hóa của G.Mead ( Nhà xã hội học người Mỹ) Theo Mead, quá trình xã hội hóa trải qua ba giai đoạn chính: - Bắt chước: Đây là giai đoạn mà con người sao chép hành vi của người khác một cách bị động hoặc chủ động 96 CBGD: Trần Thị Phụng Hà - Đóng vai: Đây là giai đoạn mà con người đã nhận thức được những hành vi tưởng ứng với vai trò xã hội nhất định, đặc biệt là các vai trò trong phạm vi quan sát được...Giai đoạn này giúp cho con người hiểu được những suy nghĩ và hành động của người khác khi họ thực hiện vai trò của mình, phân tích và phán xử hành vi của họ để tạo thành kinh nghiệm xã hội cho các nhân mình. - Trò chơi: Giai đoạn này con người cần phải biết được sự đòi hỏi không phải chỉ một cá nhân nào đó mà là của xã hội nói chung. Giai đoạn này đã giúp cho con người thấy rõ được cái tôi chủ động, cái tôi bị động và cái chúng ta, phân biệt rõ mình, người khác và cộng đồng. Đây là cơ sở để con người hòa chung vào cuộc sống cộng đồng. 6.2.2 Phân đoạn quá trình xã hội hóa của G. Andreeva ( nhà xã hội học người Nga) Andreeva đã phân chia quá trình xã hội hóa thành ba giai đoạn là giai đoạn trước lao động, giai đoạn trong lao động và giai đoạn sau lao động - Giai đoạn trước lao động: Bao gồm toàn bộ thời kỳ từ lúc con người được sinh ra cho đến khi họ bắt tay vào lao động. Giai đoạn này gồm hai giai đoạn nhỏ là: o Giai đoạn trẻ thơ là giai đoạn mà đứa trẻ tiếp thu một cách thụ động và máy móc các hành vi và là giai đoạn vui chơi ở nhà hoặc vườn trẻ, nhà mẫu giáo. Giai đoạn này từ lúc trẻ sinh ra đến lúc đi học. o Giai đoạn học hành là giai đoạn đứa trẻ tiếp nhận trí thức và kỹ năng lao động. Vì vậy giai đoạn này đứa trẻ đã có sự tiếp nhận các hành vi một cách có mục đích, có ý thức. Đứa trẻ càng lớn lên thì càng bộc lộ hành vi tiếp nhận có chọn lọc để tự hình thành cho mình năng lực hành vi riêng. - Giai đoạn lao động: Bắt đầu từ khi cá nhân tham gia lao động và kết thúc khi không tham gia lao động (về hưu). Giai đoạn này, cá nhân vừa tiếp thu kinh nghiệm xã hội, vừa tích lũy kinh nghiệm cá nhân, vừa bộc lộ năng lực hành vi trong các hoạt động hàng ngày. Giai đoạn này được đánh giá là vô cùng quan trọng trong quá trình xã hội hóa vì một số lý do sau: o Con người tiếp thu, củng cố, phát triển các tri thức, kinh nghiệm xã hội để nâng cao năng lực hành vi cá nhân. o Lao động đã giúp cho con người hiểu rõ được cái tôi và cái chúng ta để sống hòa đồng vào cộng đồng xã hội. o Lao động là quá trình thể hiện năng lực hành vi cá nhân có ích cho xã hội và tham gia đóng góp, xây dựng xã hội phát triển. o Lao động thể hiện rõ vai trò của cá nhân trong xã hội, là cơ sở để đánh giá và củng cố năng lực hành vi cá nhân. - Giai đoạn sau lao động: Đó là khi cá nhân kết thúc quá trình lao động của mình, về nghỉ hưu. Hiện nay có hai quan niệm trái ngược nhau ở giai đoạn này. Có quan niệm cho rằng khái niệm xã hội hóa hoàn toàn không có ở giai đoạn này vì các chức năng xã hội của nó bị Chương 6: Xã hội hóa 97 thu hẹp lại. Tức là không có chuyện người già tiếp thu kinh nghiệm xã hội, hay thậm chí sản xuất ra nó. Quan niệm thứ hai cho rằng cần phải nhìn nhận một cách tích cực đối với quá trình xã hội hóa ở giai đoạn này, bởi vì xã hội hiện đại ngày nay đã kéo dài tuổi tho của con người và đồng thời cũng tạo ra các điều kiện phát huy tính tích cực xã hội của người già. Nhiều người già đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo các kinh nghiệm xã hội. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khoa học kỹ thuật thay đổi nhanh chóng, thông tin được phổ biến rộng rãi có tính chất quốc tế, đòi hỏi xã hội phải tái tạo các kinh nghiệm xã hội và truyền đạt những kinh nghiệm, những giá trị cho thế hệ trẻ. Tuy còn tồn tại nhiều cách phân đoạn khác nhau dựa trên nhiều căn cứ khác nhau nhưng các nhà xã hội học gần như thống nhất với nhau về ba giai đoạn của quá trình xã hội hoá. - Giai đoạn xã hội hoá ban đầu của trẻ trong gia đình. - Giai đoạn xã hội hoá diễn ra trong nhà trường. - Giai đoạn con người thực sự bước vào đời để đảm nhận vai trò mà hai giai đoạn trước đã được chuẩn bị đầy đủ. Lúc này, cá nhân thực hiện một lúc nhiều vai trò khác nhau trong các nhóm xã hội và trong toàn xã hội: làm chồng, làm vợ hay trở thành cán bộ công chức nhà nước....Chính giai đoạn này, con người có thể tự lập hoàn toàn trong suy nghĩ và hành động, cá nhân phát huy khả năng sáng tạo của mình nhiều nhất, do đó khả năng cống hiến cho xã hội là cao nhất Ranh giới giữa các giai đoạn này không phải lúc nào cũng rõ ràng, mà chỉ mang tính ước lệ. Vì trong thực tế, cá nhân có thể đã đi làm, đã có gia đình nhưng vẫn tiếp tục học tập và có nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh ở cơ quan hay trong quan hệ vợ chồng, họ vẫn tìm đến cha mẹ để tìm một lời khuyên. Như vậy, quá trình xã hội hoá chỉ chấm dứt khi cuộc sống của chúng ta chấm dứt mà thôi. 6.3 MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI HOÁ Là nơi cá nhân có thể thực hiện thuận lợi các tương tác xã hội của mình, nhằm mục đích thu nhận và tái tạo kinh nghiệm xã hội. Dù có bản chất xã hội và tiền đề tự nhiên phù hợp, con người có thể không trở thành một nhân cách hoàn thiện, nếu không được đặt trong môi trường thích hợp. Vì vậy, xã hội hoá nghiên cứu xem với tư cách là điều kiện và các yếu tố cấu thành, cơ cấu và quá trình xã hội, văn hoá, kinh tế và sinh thái có tác dụng bằng cách nào và ở mức độ nào tới sự phát triển nhân cách con người. Môi trường xã hội hoá thể hiện trong nhiều nhóm xã hội. Trong đó, có những nhóm cơ bản sau: 98 CBGD: Trần Thị Phụng Hà 6.3.1 Môi trường gia đình Gia đình không chỉ tái sản xuất ra con người về mặt thể chất mà còn tái sản xuất ra đời sống tình cảm, tâm hồn, văn hóa, tức là xã hội hóa-quá trình biến đứa trẻ từ một sinh vật người thành con người xã hội. Gia đình là môi trường vi mô có vai trò quan trọng nhất trong giai đoạn xã hội hóa ban đầu. Thực tế, hầu hết những đứa trẻ sống không có gia đình, do thiếu sự giáo dục răn dạy cho nên những đứa trẻ dễ bị hư hỏng, vì chúng hấp thu những thói hư tật xấu trong xã hội. Tuy nhiên, không phải những đứa trẻ có gia đình đầy đủ , bố mẹ đều là những đứa trẻ ngoan. Trong mỗi gia đình đều có một tiểu văn hoá, được xây dựng trên nền tảng văn hoá chung, nhưng với những đặc thù riêng của từng gia đình, được quy định bởi nền giáo dục gia đình, truyền thống, lối sống của gia đình mà cá nhân sẽ tiếp nhận những văn hoá không giống nhau. Những quy tắc ứng xử, các giá trị, kinh nghiệm sống... đầu tiên con người tiếp nhận từ chính các thành viên trong gia đình, từ đó, tạo thành những đặc điểm nhân cách khá riêng biệt. Xã hội hóa của gia đình diễn ra suốt cả cuộc đời con người với tư cách là một quá trình liên tục. Gia đình tham gia vào tất cả các giai đoạn xã hội hoá trong chu trình sống của con người. ở giai đoạn nào vai trò của gia đình cũng thể hiện rất rõ - Giai đoạn tuổi ấu thơ - Giai đoạn tuổi mẫu giáo nhi đồng - Lứa tuổi thiếu niên - Lứa tuổi trưởng thành - Giai đoạn chuẩn bị kết hôn và làm cha làm mẹ - Giai đoạn bước sang tuổi già - Giai đoạn cuối cùng của chu trình sống là chuẩn bị đón cái chết Giai đoạn tuổi ấu thơ - Gia đinh là môi trường xã hội hóa đầu tiên của đứa trẻ. - Chỉ sau khi sinh ra không lâu, trẻ sơ sinh đã hướng về thế giới xung quanh và bắt đầu quá trình học hỏi. - Các giác quan của trẻ hoạt động thể hiện ở các cảm giác nghe, nhìn, ăn uống, cảm giác nóng lạnh. - Sự tham gia của các thành viên trong gia đình (mẹ, bố) như cho ăn, tắm rửa, thay tã lót, bế, ru trẻ v.v…và cách thức chăm sóc của họ như giờ giấc ăn, ngủ, tập ăn những thức ăn ngoài sữa mẹ…đã giúp trẻ đào luyện các thói quen. - Ở giai đoạn này gia đình hầu như là môi trường xã hội hóa và tác nhân xã hội hóa duy nhất Giai đoạn tuổi mẫu giáo, nhi đồng Chương 6: Xã hội hóa 99 - Cùng với việc đào luyện các thói quen, trẻ bắt đầu tập đóng các vai trò của người lớn, chúng mô phỏng hoạt động và quan hệ xã hội của người lớn thông qua các trò chơi. Ở giai đoạn này trẻ bắt đầu có những mối quan hệ với xã hội bên ngoài như bạn chơi, bạn học, thầy cô giáo. - Trẻ bắt đầu chịu ảnh hưởng của ti vi, phim ảnh, các phương tiện truyền thông đại chúng...Gia đình có vai trò quan trọng trong việc tổ chức và hướng dẫn các hoạt động của trẻ: chơi với ai, cách chào hỏi, mời ăn, xem sách gì, học trường nào, bao giờ được xem TV và chương trình nào,.. - Gia đình giúp trẻ nhận thức được cái đúng, cái sai, cái được phép và cái không được phép bằng cách khuyến khích, động viên, khen ngợi khi trẻ làm đúng, hoặc ngăn cấm, không bằng lòng khi trẻ làm không đúng, làm cho trẻ có cảm giác tội lỗi và xấu hổ khi vi phạm quy tắc; giúp trẻ hình thành ý thức trách nhiệm thông qua các việc làm cụ thể. Giai đoạn tuổi thiếu niên - Trẻ em tiếp xúc đa dạng với thế giới xung quanh, bước đầu hình thành những giá trị, chuẩn mực, thiết lập quan hệ với những người xung quanh trước hết là với những người trong gia đình, thử sức trong các quan hệ xã hội, tiến tới hình thành nhân cách độc lập - Ở giai đoạn này gia đình giúp đỡ và cung cấp cho các em những kinh nghiệm xã hội trong quan hệ và ứng xử với những người xung quanh, động viên, thông cảm, nâng đỡ các em khi thất bại và nản trí, giúp các em những kiến thức, hiểu biết cần thiét để tự chủ ở giai đoạn dậy thì khi cơ thể có những thay đổi lớn Giai đoạn tuổi trưởng thành - Cá nhân phát triển bản sắc cái tôi, hình thành những kinh nghiệm xã hội ổn định, chuẩn bị bước vào những nhóm làm việc, những tổ chức xã hội hay cộng đồng mới. Ở giai đoạn này, xã hội hóa sơ cấp hầu như đã hoàn thành, nhân cách về cơ bản đã hình thành. - Gia đình giúp cá nhân đã trưởng thành trả lời được 3 câu hỏi: o làm nghề gì để kiếm sống (định hướng nghề nghiệp); o theo lối sống nào (định hướng giá trị); o yêu ai (định hướng hôn nhân) Giai đoạn chuẩn bị kết hôn và làm cha mẹ - Vai trò của người vợ, người chồng, người mẹ, người cha đã được nhận thức từ trong gia đình qua cách ứng xử của cha mẹ đối với nhau. - Gia đinh tạo cho cá nhân động cơ và mong muốn đi tới kết hôn và giúp cho các cá nhân biết cách ứng xử khi họ kết hôn. - Một người trước khi bước vào hôn nhân thường đã quan sát hôn nhân của cha mẹ trong một thời gian dài. 100 CBGD: Trần Thị Phụng Hà - Các vai trò hôn nhân được học hỏi chủ yếu từ các vai trò thể hiện trong hôn nhân của cha mẹ. Mô hình hôn nhân của cha mẹ có vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc xã hội hóa vai trò hôn nhân và làm cha mẹ cho con cái. Giai đoạn bước sang tuổi già - Người trẻ tuổi có thể hình dung được cuộc sống của mình khi bước sang tuổi già sẽ diễn ra như thế nào chính là nhờ quan sát cuộc sống của những người già trong gia đình. Gia đình giúp mỗi người đương đầu được với tuổi già và cái chết. Do biết cuộc sống của người già trong gia đình mà người ta đã biết già đi một cách đẹp đẽ. Giai đoạn cuối cùng của chu trình sống: chuẩn bị đón cái chết - Gia đình cũng đã giúp cho các thành viên của mình đi đến tiếp nhận cái chết một cách thanh thản hơn vì họ đã có dịp chứng kiến cái chết của nhiều người thân khác. Những nghi lễ của các đám tang có ý nghĩa đối với người sống nhiều hơn là đối với người chết. - Gia đình giúp cá nhân khắc phục được tâm trạng buồn rầu, cô đơn vì người ta nói đến người đã mất một cách tự nhiên trong mối quan hệ với những người đang sống làm cho cái tang trở nên bình thường. - Sự thương tiếc và thờ cúng của gia đình đối với những người đã chết khiến cho các cá nhân dễ dàng chấp nhận cái chểt của mình hơn khi họ biết rằng dù có chết đi họ cũng vẫn được sống trong lòng người thân. Tính chất hai chiều của xã hội hóa Xã hội hóa không chỉ cần thiết đối với con cái, đối với trẻ em mà còn cần thiết đối với bố mẹ và người lớn tuổi. Xã hội hóa không chỉ gồm những điều cha mẹ truyền cho con cái mà còn cả những điều con cái mang lại cho cha mẹ mình. Quá trình tương tác giữa cha mẹ và con cái có thể làm thay đổi những chuẩn mực ứng xử, cách thức, phương thức quan hệ do lớp trẻ tiếp cận nhanh chóng hơn với sự đổi mới về văn hóa và hệ thống giá trị, không dừng lại ở tiếp thu những chuẩn mực và giá trị của những thế hệ trước đây. Quá trình xã hội hóa trở lại rất dễ dàng nhận thấy ở những xã hội đang diễn ra những sự biến đổi mạnh mẽ. 6.3.2 Môi trường trường học Vườn trẻ, nhà mẫu giáo là nơi những đứa trẻ vui chơi và học tập. Đây là những hoạt động bước đầu của con người với xã hội. Thông qua hoạt động này, trẻ em đã thu nhận những kiến thức ban đầu về ý thức trách nhiệm và xã hội. Cũng tại đó, qua giao tiếp, chúng dần dần hình thành các mối quan hệ xã hội, hoà nhập vào đời sống xã hội. Chương 6: Xã hội hóa 101 Trong các trường học, hoạt động chủ đạo của cá nhân là học tập, các cá nhân thu nhận những kiến thức khoa học cơ bản về tự nhiên và xã hội, các kiến thức văn hoá chủ yếu làm nền tảng cho cuộc sống sau này. Những kiến thức này, sẽ phục vụ đắc lực cho việc thực hiện vai trò mà cá nhân cần phải đóng trong tương lai. Nhưng dưới sự nhìn nhận của các nhà xã hội học, khi trẻ đến trường, nó không chỉ học các kiến thức mà còn học cả những quy tắc và những cách thức xác định hành vi. Như học cách làm sao có quan hệ tốt hơn với bạn bè, thầy cô giáo, sao cho mọi người đều yêu mến và chấp nhận mình. Vì vậy, trong giai đoạn này, cá nhân thực hiện rất nhiều tương tác và nhiều quan hệ xã hội của họ cũng được thiết lập. 6.3.3 Các nhóm thành viên: Đó là các nhóm mà cá nhân là thành viên. Các nhóm này có ý nghĩa quan trọng trong việc cá nhân thu nhận các kinh nghiệm xã hội theo con đường chính thức và không chính thức, đặc biệt là nhóm bạn bè có chức năng là thỏa mãn nhu cầu giao tiếp, nhu cầu giải trí giữa các cá nhân. Tuy nhiên, trong thực tế, quan hệ giữa các nhóm xã hội cũng là tác nhân quan trọng ảnh hưởng nhiều đến quá trình xã hội hóa Quan hệ bạn bè là quan hệ bình đẳng, cùng vị thế xã hội nên các cá nhân thường dễ dàng chia sẽ thái độ, tâm tư và cảm xúc với nhau. Tác động của nhóm nhiều khi mạnh mẽ tới mức lấn át cả ảnh hưởng của gia đình và nhà trường. Ta nhận thấy điều này trong nhóm bạn thiếu niên – thanh niên (tức giai đoạn dậy thì) vì ở tuổi này, thanh thiếu niên thường dành phần lớn thời gian và tâm trí cho quan hệ bạn bè. Họ cùng nhau tạo nên môi trường văn hóa riêng với những giá trị chuẩn mực và hệ ngôn ngữ riêng, khác với giá trị chuẩn mực của người lớn. Những thành viên trong nhóm, đều mong đợi cá nhân tuân thủ những chuẩn mực, khuôn mẫu của nhóm nếu chừng nào còn muốn là thành viên của nhóm đó. Những chuẩn mực này có thể vượt ra ngoài khuôn mẫu chung của xã hội. Ví dụ: Nhóm buôn lậu, phải tuân thủ quy tắc của nhóm và nếu bị công an bắt thì phải giữ bí mật và không khai ra đồng bọn. Tuân thủ theo quy tắc của nhóm được chấp nhận nhưng luật pháp sẽ trừng trị vì anh ta phạm pháp. 6.3.4 Thông tin đại chúng Bao gồm sách báo, tạp chí, đài, vô tuyến truyền hình và các phương tiện thông tin khác....Các nhân tố này ngày càng có vai trò quan trọng trong quá trình xã hội hoá vì hiện nay, đây là phương tiện cung cấp thông tin chủ yếu của các cá nhân. Qua đó, chúng phổ biến tư tưởng, giá trị và niềm tin mà xã hội mong muốn. Truyền thông tác động tới trẻ ngay trước khi đi học. Ngày nay nhiều trẻ em được tiếp xúc với truyền hình trước khi được đi học và hằng ngày phương tiện truyền thông đại chúng cung cấp cho một số lượng đông đảo các thành viên xã hội những thông tin đa dạng và có tác động lớn đến suy nghĩ cũng như hành vi của họ. Truyền thông mang lại cho con người những kinh nghiệm xã hội,những mẫu văn hóa mang tính tiêu chuẩn dưới cách nhìn phổ biến. Các thành viên của xã 102 CBGD: Trần Thị Phụng Hà hội đều chịu ở mức độ khác nhau do những gì mà các phương tiện truyền thông coi trọng hoặc xem nhẹ, đánh giá tích cực hay tiêu cực. Nó cũng là một kênh quan trọng để phổ biến văn hóa, giúp con người có thể hiểu được những mẫu văn hóa, những nền văn hóa khác. Truyền thông cũng làm cho các thành viên trong một xã hội gắn kết với nhau hơn thông qua những mối quan tâm chung, những giá trị chung đặc biệt là khi có một sự kiện nổi bật như có một thảm họa, một vinh quang mà đội tuyển quốc gia giành được hay một cuộc chiến tranh bùng nổ… Tuy vậy, các phương tiện truyền thông cũng có những vấn đề của nó, các phương tiện này có thể làm méo mó, lệch lạc việc tiếp nhận các giá trị qua các chương trình không lành mạnh do tính thương mại hoá hoặc thiếu thận trọng của nhà lập chương trình truyền tin, dẫn đến việc trẻ em lầm tưởng những gì được in ấn, truyền tải…đều là những thứ được xã hội thừa nhận. Vì thế, một đòi hỏi đặt ra là phải có sự kiểm duyệt có định hướng thông tin đại chúng để loại bỏ những lệch lạc trong nhận thức xã hội của mọi người. Ngoài ra, truyền thông rất ít hoặc không mang tính tương tác,các khán thính giả không thể thảo luận hay bày tỏ thái độ trực tiếp với những người làm ra chương trình truyền thông. Chính vì thế vượt xa rất nhiều những gì mà truyền thông đưa đến như một nguồn giải trí. Vì lý do đó, các vấn đề như quảng cáo, bạo lực, lối sống…trên các phương tiện truyền thông đại chúng thường là chủ đề gây tranh cãi. Mặt khác, nhiều nhà xã hội học cho rằng truyền thông thể hiện ý thức hệ chủ đạo, nó có khuynh hướng thể hiện quyền lợi của phần tử ưu tú. Thông qua thời lượng cũng như cách thức những gì được chuyển tải qua các phương tiện truyền thông, xã hội bị ảnh hưởng bởi những khuôn mẫu giá trị, cũng như quyền lợi của những nhóm thứ yếu bị xem nhẹ vì họ không nắm giữ các phương tiện truyền thông. Như vậy, môi trường xã hội hoá có thể chia thành môi trường chính thức và phi chính thức: cá nhân thu nhận và tái tạo kinh nghiệm xã hội nhằm thực hiện tốt vai trò của mình thông qua con đường giáo dục (chính thức) và toàn bộ sự dạy dỗ của xã hội đến cá nhân (phi chính thức). Có thể nói, xã hội hoá là một khái niệm có tính quyết định trong xã hội học, vì nó quan tâm tới quá trình cá nhân hoà nhập vào xã hội và có được những phẩm chất xã hội mong muốn. Thực chất, đây là quá trình cá nhân dần dần nhập tâm những giá trị và chuẩn mực xã hội đề ra để biến chúng thành giá trị, chuẩn mực của mình. Quá trình xã hội hoá được thực hiện thông qua “cá nhân hoá” các giá trị, chân lý, các quy tắc ứng xử. Vì vậy, xã hội hoá là cần thiết cho sự hình thành cá nhân của con người, để cho con người phát triển chủ thể của xã hội. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Phân tích khái niệm xã hội hóa cá nhân. 2. Trình bày các giai đoạn xã hội hóa. Theo bạn, giai đoạn nào là quan trọng nhất trong quá trình xã hội hóa của con người? 3. Trình bày các môi trường xã hội hóa. Theo bạn, môi trường nào có sự tác động sâu rộng nhất tới sự quá trình xã hội hóa của con người Chương 6: Xã hội hóa 103 104 CBGD: Trần Thị Phụng Hà Ch ư ơn g 7 : B iến đổi x ã hộ i Biến đổi xã hội là một phạm trù cơ bản của xã hội học đại cương nhưng đối tượng của nó xuất hiện không giới hạn trong không gian và thời gian nên biến đổi xã hội không thiếu được trong bất kỳ ngành xã hội học hẹp nào. Chương này giới thiệu khái quát khái niệm biến đổi xã hội như là một quá trình xã hội về những thay đổi trong cơ cấu và hệ thống xã hội. Tiếp theo chương này đưa ra những quan niệm khác nhau về biến đổi xã hội của thuyết tiến hóa, thuyết chức năng, thuyết xung đột và các lý thuyết hiện đại. Chương này cũng đề cập đến các nhân tố và các điều kiện của biến đổi xã hội trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến những nhân tố bên trong và bên ngoài của biến đổi xã hội. 7.1 KHÁI NIỆM BIẾN ĐỔI XÃ HỘI 7.1.1 Khái niệm Cũng như tự nhiên, mọi xã hội không ngừng biến đổi. Sự ổn định của xã hội chỉ là sự ổn định của bề ngoài, còn bất cứ nền văn hóa nào, xã hội nào cũng luôn luôn biến đổi. Sự biến đổi trong xã hội hiện đại ngày càng rõ hơn, nhanh hơn. Có nhiều quan niệm khác nhau về biến đổi xã hội. Theo cách hiểu rộng nhất, biến đổi xã hội được xem là một sự thay đổi so sánh với một tình trạng xã hội hoặc một nếp sống có trước. Nó là một thuật ngữ rộng nhất dùng để gọi bất kỳ quá trình nào được đặc trưng bởi sự kiện là ở thời điểm t1, có trạng thái x1, trong khi ở thời điểm t2…n có trạng thái x2…xn1. Theo nghĩa hẹp hơn, biến đổi xã hội là sự biến đổi về cấu trúc (cơ cấu) của một hệ thống xã hội. Đa số các nhà xã hội học cho rằng, biến đổi xã hội là một quá trình qua đó những khuôn mẫu của các hành vi xã hội, các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội và các hệ thống phân tầng xã hội được thay đổi qua thời gian2. Chịu ảnh hưởng của thuyết tiến hóa, August Comte cho rằng biến đổi xã hội là chắc chắn sẽ xảy ra, sự biến đổi xã hội theo một con đường phát triển và những tiến bộ xã hội tất nhiên hướng tới một xã hội tốt hơn. August Comte tin tưởng rằng thông qua biến đổi xã hội, nhân loại chuyển từ người nguyên thủy dốt nát đến con người được giáo dục, con người được phát triển tiến về con đường tách khỏi sự sắp đặt của thượng đế. Như vậy, xã hội không ngừng vận động và thay đổi. Tuy nhiên mức độ hoặc phạm vi của sự biến đổi không giống nhau từ xã hội này đến xã hội khác. Trong lịch sử phát triển của nhân loại, trong các thời kỳ lịch sử khác nhau, sự biến đổi của xã hội diễn ra nhanh, chậm khác nhau. Căn cứ vào phạm vi ảnh hưởng của biến đổi xã hội người ta chia biến đổi xã hội thành hai cấp độ khác nhau: 1 Xem Endruweid và Trommsdorff (2002): Từ điển xã hội học, NXB Thế giới 2 Xem Pham Tất Dong và Lê Ngọc Hùng (2001) Chương 7: Biến đổi xã hội 105 Biến đổi vĩ mô Đó là những biến đổi diễn ra và xuất hiện trên một phạm vi rộng lớn, diễn ra trong một thời kỳ dài. Sự biến đổi vĩ mô có thể không nhận thấy được vì nó diễn ra quá chậm chạp đối với con người, giống như họ đang trải qua những cuộc sống thường ngày. Ví dụ sự hiện đại hóa, đó là quá trình qua đó các xã hội trở nên khác nhau bên trong nhiều hơn, như sự thay đổi của các thiết chế xã hội đơn giản bằng những thiết chế xã hội phức tạp. Biến đổi vi mô Liên quan đến những biến đổi nhỏ, nhanh được tạo nên những quyết định không thấy hết được, như sự tương tác trong quan hệ của con người trong đời sống hàng ngày. 7.1.2 Đặc điểm của biến đổi xã hội a. Biến đổi xã hội là hiện tượng phổ biến nhưng nó diễn ra không giống nhau giữa các xã hội Mỗi xã hội đều biến đổi thông qua thời gian nhưng do điều kiện khác nhau nên các xã hội biến đổi theo những nhịp độ nhanh chậm khác nhau. G.J Lenski cho rằng tốc độ của sự biến đổi xã hội gia tăng khi nền kỹ thuật của một xã hội phát triển. Do đó, biến đổi xã hội ở các xã hội có nền khoa học kỹ thuật phát triển cao sẽ diễn ra nhanh hơn những xã hội có nền khoa học kỹ thuật kém phát triển. Các yếu tố văn hóa của mỗi xã hội cũng có những nhịp độ thay đổi khác nhau tạo nên “sự lệch pha” trong sự thay đổi hay là những “sự chậm chễ văn hóa” (W.F. Ogburn) trong đó thông thường những hiện tượng văn hóa vật chất thường thay đổi nhanh hơn các hiện tượng văn hóa tinh thần. b. Biến đổi xã hội khác biệt về thời gian và hậu quả. Có những biến đổi xã hội chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn và không có ảnh hưởng lâu dài, nhưng cũng có những biến đổi xã hội diễn ra trong một thời kỳ dài hàng nghìn năm hay vài thế hệ. Ảnh hưởng của biến đổi xã hội cũng khác nhau tùy thuộc vào tính chất, mức độ, phạm vi của sự biến đổi xã hội đó. Hơn nữa biến đổi xã hội có thể tạo nên ảnh hưởng vừa tích cực hoặc vừa không tích cực. Ví dụ như công nghệ tin học một mặt nó tạo ra không ít những nghề mới, đồng thời nó cũng loại bỏ nghề cũ, nó tạo ra khả năng tối đa cho con người tiếp cận với thông tin bên ngoài xã hội và trên thế giới nhưng nó cũng can thiệp vào đời sống riêng tư của con người, cả về lĩnh vực văn hóa – tinh thần và sức khỏe. Do đó người ta có nhiều tranh luận về biến đổi xã hội, có nhiều người ủng hộ nhưng cũng có không ít người phản đổi về hậu quả của biến đổi xã hội. c. Biến đổi xã hội vừa có tính kế hoạch vừa có tính phi kế hoạch Những biến đổi xã hội do con người tạo nên đều xuất phát từ tính tự giác, chủ động của con người, do đó có thể kiểm soát được. Song đồng thời cũng khó kiểm soát ngay chính những biến đổi xã hội do con người tạo ra, điều này thể hiện rõ nhất ở xã hội công nghiệp. Ví dụ công nghiệp phát triển đem lại những sản phẩm mới, đa dạng và năng suất chất lượng cao nhưng nó 106 CBGD: Trần Thị Phụng Hà cũng tạo ra những mặt trái, ảnh hưởng đến cuộc sống như nạn ô nhiễm môi trường, hiện tượng thất nghiệp và các tệ nạn xã hội khác… Mặt khác những biến đổi xã hội do tự nhiên gây ra lại càng khó kiểm soát hơn bởi tính phi kế hoạch của thiên nhiên. Trên phương diện này, con người chỉ có thể học cách để chung sống với thiên nhiên mà thôi. 7.1.3 Biến đổi xã hội và các khái niệm liên quan Sở dĩ có nhiều cách hiểu biết khác nhau về biến đổi xã hội một mặt là do các quan điểm học thuật, cách tiếp cận vấn dề khác nhau, mặt khác cũng bởi là do khái niệm biến đổi xã hội có liên quan gần gũi với một vài khái niệm gần kề nó như biến cố xã hội, tiến bộ xã hội và tiến hóa. a. Biến cố xã hội Biến cố xã hội là những sự kiện xã hội xảy ra có thể đem lại hoặc không đem lại một sự thay đổi nào đó trong đời sống xã hội. Ví dụ một cuộc bầu cử, một cuộc biểu tình, một cuộc đình công hay bãi công, một sự nổi loạn tự phát…đó chính là những sự kiện hay biến cố xã hội. Chúng có thể tác động mạnh mẽ hoặc không tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội, chúng có thể dẫn đến những thay đổi nhưng chỉ là những thay đổi có tính bộ phận của tổng thể xã hội hoặc cũng có thể không dẫn đến những sự thay đổi nào. Còn biến đổi xã hội thì chắc chắn sẽ dẫn đến một sự thay đổi có tính cơ cấu của xã hội, thay đổi đặc trưng của xã hội. b. Tiến bộ xã hội Biến đổi xã hội có thể theo nhiều chiều hướng khác nhau, hoặc là đi lên, hoặc là dậm chân tại chỗ và hoặc là thụt lùi. Biến đổi xã hội chỉ là kết quả của sự tác động của nhiều sự kiện hay biến cố xã hội, dẫn đến thay đổi đặc trưng hay cấu trúc xã hội và bản thân sự biến đổi chưa nói lên giá trị mà chỉ là sự mô phỏng nền văn hóa hay cấu trúc xã hội. Nhưng xã hội lại luôn mong đợi những biến đổi xã hội có lợi ích cho nhiều người, do đó việc đánh giá sự biến đổi xã hội thường là dựa vào những giá trị mà biến đổi đó mang lại. Những biến đổi như vậy được gọi là tiến bộ xã hội. Hay nói cách khác, tiến bộ xã hội là một sự vận động, một sự biến đổi có ý thức theo chiều hướng tích cực và đáng mong đợi của xã hội. c. Tiến hóa xã hội Thuyết tiến hóa ban đầu do Darwin nêu ra trong lĩnh vực sinh học như một học thuyết về sự phát triển của tự nhiên. Thuyết tiến hóa quan niệm sự tiến hóa là một sự vận động đi lên của các giống loài, từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp theo những trình tự tất yếu.Vận dụng thuyết tiến hóa của Darwin, các nhà nghiên cứu xã hội đã cho rằng xã hội cũng như giới sinh vật đều tiến hóa theo một qui luật nhất định đó là chuyển từ cái thuần nhất đơn giản sang cái không thuất nhất phức tạp, thông qua phân hóa để đạt tới sự thống nhất. Trong xã hội học, để thuận tiện cho việc phân tích người ta phân biệt hai hình thức biến đổi lớn: tiến hóa và cách mạng căn cứ vào tốc độ của sự biến đổi xã hội và sự chuyển hóa về chất là từ từ hay nhảy vọt. Gần đây cùng với thuật ngữ tiến hóa xã hội người ta còn dùng thuật ngữ “phát triển” và đây là thuật ngữ thịnh hành nhất trong nhiều khoa học ở nửa cuối thể kỷ XX. Hiện tại có nhiều định Chương 7: Biến đổi xã hội 107 nghĩa khác nhau về phát triển song người ta vẫn tạm lấy nội dung do Liên Hợp Quốc đưa ra cho rằng: “phát triển là một quá trình trong đó toàn thể loài người áp dụng những công cụ hiện đại của khoa học và công nghệ vào những mục tiêu của mình, qua những thời kỳ khác nhau và có tính không thể đảo ngược được của quá trình đó”. 7.2 CÁC QUAN ĐIỂM VỀ BIẾN ĐỔI XÃ HỘI 7.2.1 Cách tiếp cận theo chu kỳ Trong lịch sử nhân loại, sự hiểu biết về chu kỳ của sự biến đổi như sự thay đổi của các mùa, mặt trời lặn và mọc, những sự lặp lại của tự nhiên khác đã dẫn dắt đời sống hàng ngày của con người và ảnh hưởng đến nhận thức của con người về sự biến đổi xã hội. Theo đó lịch sử cũng được cho là lặp lại mãi trong những chu kỳ không kết thúc. Các nhà khoa học và các nhà sử học trước đây nhìn chung phản đối những tư tưởng trên mặc dù một số vay mượn những phép ẩn dụ sinh học cho rằng các xã hội có “những tuổi đời cố hữu” riêng của chúng, và rằng các xã hội có cái được sinh ra trưởng thành và sau đó mất đi. Một số nhà lý thuyết về chu kỳ lặp lại, như nhà sử học tên là Marnold Toynbee giữ một số quan điểm tương tự song ông phản đối “sự không thể tránh được” của sự suy tàn và đề xuất rằng “những nỗ lực được tạo nên bởi con người có thể cho phép văn minh hóa đối với sự sống”. Nhà xã hội học P.Sorokin đưa ra lý thuyết chu kỳ về sự biến đổi với một bước tiến xa hơn, tranh luận rằng sự văn minh hóa được dao động trong ba kiểu của “những trạng thái tâm lý” hoặc rộng hơn: những kiểu hệ tư tưởng, kiểu cảm giác và kiểu lý tưởng. Theo Sorokin, trong tất cả các hệ thống văn hóa, sự biến đổi xuất hiện khi mô hình cụ thể của suy nghĩ nắm được giới hạn logic của nó. 7.2.2 Quan điểm tiến hóa Mô hình tiến hóa kinh điển là mô hình được mượn từ sinh học thịnh hành trong thế kỷ XIX. Rất nhiều nhà xã hội học đã tán thành với lý thuyết phổ biến được gọi là sự tiến hóa theo một hướng xác định3 hay tiến hóa một chiều (sự tiến hóa theo lộ trình dọc, chỉ tiến về phía trước chứ không lùi hoặc đi ngược về phía sau) cho rằng tất cả các hình thức của sự sống- và bằng giải phẫu học, tất cả các xã hội – “tiến hóa” từ những hình thức đơn giản đến phức tạp với mỗi hình thức sau tiến xa hơn hình thức trước của nó. August Comte đã phát hiện ra một chủ đề tương tự. Ông lập luận rằng, tất cả các xã hội không thể tránh được sự trải qua ba giai đoạn mà ông gọi là: Thần học, Siêu hình và Thực chứng, và xã hội Châu Âu đã ở bước cuối cùng, bước cao nhất và là bước kết thúc của sự phát triển nhân loại. Spencer, một người đồng thời với Comte, cũng chịu ảnh hưởng mạnh bởi những học thuyết sinh học về sự tiến hóa. Spencer nhìn sự tồn tại của các tổ chức và các xã hội như là sự liên quan trực tiếp với một môi trường chuyển đổi. Ông so sánh xã hội với một cơ thể sống có những bộ phận 3 Xem Richard T. Schaefer (2003): Xã hội học, NXB Thống kê, tr 732 108 CBGD: Trần Thị Phụng Hà tương quan nhau mà tiến tới trước cho những định mệnh chung. Ông tin rằng các xã hội phương Tây có sự thuận lợi hơn để đến trình độ cao nhất bởi vì họ “đáp ứng tốt hơn” với những điều kiện của thể kỷ XIX hơn những xã hội không thuộc phương Tây. E.Durkheim chủ trương rằng, xã hội tiến bộ từ những dạng tổ chức xã hội đơn giản đến phức tạp. Ông đưa ra hai mô hình của sự đoàn kết xã hội để giải thích về sự biến đổi xã hội. Theo Durkheim, trong các xã hội giản đơn, mối thành viên thực hiện các nhiệm vụ giống nhau, có thể thay thế lẫn nhau và chia sẻ những giá trị, những niềm tin giống nhau. Tính gắn kết hay sự đoàn kết cơ học phù hợp với xã hội hòa nhập. Trải qua thế kỷ XIX, rõ ràng rằng sự công nghiệp hóa, sự tăng trưởng dân số và cạnh tranh đang phá hủy những hình thức truyền thống của sự đoàn kết xã hội. Để tiến tới một hình thức cao hơn: sự đoàn kết hữu cơ, trong đó sự phân công lao động tạo ra những người có cá tính khác nhau, thực hiện những nhiệm vụ riêng biệt, với những vai trò đặc biệt. Những quan điểm tiến hóa mới Quan điểm của các nhà lý thuyết tiến hóa thế kỷ XIX được xem là lý thuyết tiến hóa đơn tuyến tính (unilinear evolutionary theory). Ngày nay các nhà lý thuyết tiến hóa mới không mô tả một hình thức của xã hội như là một sự tuyệt đối, cũng không khẳng định rằng, các xã hội không thể tiến hóa tới một vài thực trạng cao hơn. Họ đưa ra lý thuyết tiến hóa đa tuyến tính (multilinear evolutionary theory) và chủ trương rằng sự thay đổi có thể xảy ra theo nhiều cách và nó không nhất thiết phải dẫn đến cùng một hướng4. 7.2.3 Quan điểm xung đột Quan điểm xung đột chủ trương rằng biến đổi xã hội có ý nghĩa quan trọng bởi nó là cần thiết để sửa chữa các bất công của xã hội. Lý thuyết về biến đổi xã hội của Karl Marx là tiêu biểu cho quan điểm xung đột. Giống như hầu hết các nhà lý thuyết xã hội ở thế kỷ XIX Karl Marx chịu ảnh hưởng lớn của thuyết tiến hóa. Ông đồng ý rằng các xã hội phải chuyển đổi để tồn tại và Karl Marx không nhấn mạnh rằng kinh tế phục vụ như là sự thành lập cho trật tự xã hội. Được xếp vào các nhà lý thuyết theo chủ nghĩa xung đột đối kháng, Marx đã triển khai một lý thuyết tiến hóa về sự biến đổi xã hội. Dựa vào sự thay đổi liên tục trong kỹ thuật mà các xã hội tiến từ đơn giản đến phức tạp. Ở mỗi trạng thái, một xã hội tiềm ẩn những điều kiện tự hủy diệt, và những điều kiện này cuối cùng sẽ dẫn đến sự biến đổi và đưa xã hội vào trạng thái tiếp theo. Karl Marx có cái nhìn về quá trình hiện đại hóa rất khác biệt với những nhà tư tưởng xã hội khác, bởi lẽ Marx nhấn mạng tầm quan trọng của mâu thuẫn xã hội. Đối với Marx, xã hội hiện đại đồng nghĩa với xã hội tư bản, một hệ thống kinh tế được sản sinh do đấu tranh giai cấp vào cuối thời kỳ trung cổ. Giai cấp tư sản nắm giữ hệ thống sản xuất mới do cuộc cách mạng công nghiệp đem lại và đã thành công trong việc thay thế giai cấp quý tộc. 4 Sđ d, Richard T. Schaefer (2003), tr 732. Chương 7: Biến đổi xã hội 109 Marx cũng không phủ nhận rằng sự hình thành tính hiện đại có liên quan đến sự suy tàn của các cộng đồng có quy mô nhỏ, đến sự phân công lao động gia tăng và sự xuất hiện của thế giới quan duy lý. Ông cho rằng, cả ba yếu tố này đều cần thiết cho việc phát triển chủ nghĩa tư bản. Chính chủ nghĩa tư bản đã kéo những người nông dân từ các vùng nông thôn về các đô thị với hệ thống thị trường không ngừng phát triển. Sự chuyên môn hóa là cơ sở cho sự vận hành các xí nghiệp. Tính duy lý thể hiện rõ trong xã hội tư bản. Marx có một cái nhìn về quá trình hiện đại hóa khá lạc quan, ông tin tưởng rằng mâu thuẫn xã hội và cuối cùng chủ nghĩa tư bản sẽ bị lật đổi và thay thể bằng một xã hội công bằng nhân đạo hơn. 7.2.4 Những quan điểm hiện đại về biến đổi xã hội a. Quan điểm tổng hợp Hiện nay hầu hết các nhà xã hội học đồng ý rằng sự tương tác phức tạp của nhiều yếu tố- cả yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài, tạo nên sự biến đổi. Mặc dù trong những hoàn cảnh xã hội và lịch sử nhất định, các yếu tố cụ thể đôi lúc có thể ảnh hưởng nhiều hơn những yếu tố khác. Những yếu tố sau đây được các nhà lý thuyết hiện đại nhắc đến khi nói về biến đổi xã hội. - Môi trường vật chất Bao gồm những biến động lớn như bão lụt, hạn hán, động đất… và những hoạt động của con người- đặc biệt những hoạt động công nghiệp trong hai thế kỷ qua – đã tạo nên sự biến đổi môi trường gây ra mưa axit, làm tăng nhiệt độ khí quyển, hủy hoại rừng, cạn kiệt đất đai. Tất cả những sự kiện đó đều tạo nên biến đổi xã hội và nó tiềm ẩn động lực làm thay đổi môi trường vật chất trong tương lai gần. - Công nghệ Công nghệ là thông tin về cách thức làm sao sử dụng tài nguyên vật chất của môi trường để thỏa mãn nhu cầu và ước muốn của con người5. Đó là sự áp dụng, ứng dụng tri thức trong thực tiễn. Ngay từ khi con người phát minh ra công cụ đầu tiên, công nghệ đã có sức mạnh đối với biến đổi xã hội. Ngày nay, laze, công nghệ gen, công nghệ sinh học, công nghệ tin học và những công nghệ khác có tiềm năng vô cùng to lớn, làm tăng chất lượng cuộc sống của con người. Công nghệ bước vào cuộc sống của chúng ta, nó cũng có khả năng giúp cho những nhóm lãnh đạo sức mạnh để giám sát và quản lý xã hội, kể cả những điều mà chỉ mấy năm trước không thể có và thậm chí không thể quản lý được. - Sức ép dân số Sự thay đổi trong quy mô và mật độ dân số, di dân… cũng là nguyên nhân quan trọng của sự biến đổi. Một trong những xu hướng quan trọng hơn cả là quá trình hiện đại hóa có một sự gia tăng đều đặn dân số toàn cầu qua hai thế kỷ này. Dân số thế giới hiện nay khoảng 6 tỉ người. - Giao lưu văn hóa 5 Sđ d, Richard T. Schaefer (2003), Tr 738 110 CBGD: Trần Thị Phụng Hà Đây cũng là một nguyên nhân quan trọng của biến đổi xã hội. Hiện nay, du lịch thương mại quốc tế, và công nghệ viễn thông toàn cầu đã giới thiệu với thế giới một giấc mơ thường xuyên về những sản phẩm, đồ dùng, tư tưởng và những giá trị Phương Tây – đặc biệt chủ nghĩa tiêu dùng, năng lực cá nhân, và văn hóa đại chúng. Tất nhiên, sự giao lưu văn hóa rất hiếm khi là một quá trình một chiều, và những sản phẩm và những tư tưởng của toàn bộ nền văn hóa thế giới ảnh hưởng đến thực phẩm chúng ta ăn, áo quần chúng ta mặc, âm nhạc chúng ta nghe và hầu hết những khía cạnh khác của văn hóa và xã hội chúng ta đang sống. - Xung đột xã hội Nhân tố này ảnh hưởng cả ở nhịp độ và sự trực tiếp của sự biến đổi xã hội. Bởi vì trong những xung đột, tầng lớp tinh hoa thường kháng cự lại sự biến đổi và đàn áp tầng lớp dưới và những người thiết kế nên sự thay đổi. Khi nhóm không thuộc tầng lớp tinh hoa giành được sự kiểm soát các nguồn lực và sử dụng chúng để vận động dân chúng ủng hộ cho mục tiêu của họ. Và tất cả các quốc gia giờ đây là một bộ phận của một chính sách toàn cầu về chính trị- kinh tế. Sự đấu tranh cho sự phồn vinh, quyền lực và uy tín trong các nhà nước- dân tộc giờ đây đang tạo thành quá trình biến đổi xã hội. b. Những quan điểm toàn cầu Để hiểu được sự biến đổi xã hội hiện đại cần thiết phải xem xét nó trong điều kiện của mỗi dân tộc, mỗi nền văn hóa cụ thể với những tài nguyên, những xu hướng dân số và những xung đột bên trong của chúng. Hầu hết các nhà xã hội học giải thích sự tiếp diễn và biến đổi, và những quan hệ trong các dân tộc giàu và nghèo bằng sự chấp nhận hoặc lý thuyết hiện đại hóa, hoặc lý thuyết hệ thống hóa thế giới. 1. Lý thuyết hiện đại hóa Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi thuyết tiến hóa và thuyết chức năng, thuyết hiện đại hóa công nhận sự phát triển toàn cầu như một quá trình tiến bộ và theo nghĩa tiến hóa6, trong đó khoa học và công nghệ dẫn dắt các xã hội từ những thiết kế xã hội truyền thống, tiền công nghiệp đến những thiết chế xã hội phức tạp. Các nhà xã hội học xác định năm giả thiết chủ yếu tạo thành những trường phái hiện đại sớm nhất, như sau: - Thứ nhất, hiện đại hóa là một quá trình Châu Âu hóa (hoặc Mỹ hóa). Vì các quốc gia Tây Âu và nước Mỹ đã phát triển trước tiên và hầu hết kinh tế và chính trị thuận lợi,ưu việt. Những thiết chế của nó trợ giúp những mô hình cho tất cả các dân tộc khác. - Thứ hai, hiện đại hóa là không thể đảo ngược, khi các nước ở thế giới thứ ba tiến hành hợp tác với phương Tây, họ có thể cản trở nhưng không thể kháng cự sự thúc đẩy quá trình hiện đại hóa chắc chắn sẽ xảy ra. 6 Sđd, Endruweit (2002), tr 208 Chương 7: Biến đổi xã hội 111 - Thứ ba, hiện đại hóa là một quá trình hợp nhất mà thậm chí những nguyên nhân của tất cả các xã hội gần giống nhau. - Thứ tư, hiện đại hóa cũng là quá trình trong đó tất cả những lợi ích lâu dài của hiện đại hóa quan trọng hơn những khó khăn, gian khổ. Ví dụ, các dân tộc đạt được các sản phẩm, giáo dục và sức khỏe tốt hơn, chất lượng của đời sống con người tăng lên. - Thứ năm, hiện đại hóa là cả một quá trình lâu dài, có thể vài thế hệ hoặc thậm chí hàng thế kỷ đối với một số dân tộc. 2. Lý thuyết hệ thống thế giới và lý thuyết phụ thuộc Mặc dù công nhận rằng các dân tộc có sự khác biệt về văn hóa, lý thuyết hệ thống thế giới cùng khẳng định rằng tất cả các dân tộc là một bộ phân của sự phân công lao động rộng lớn và không bình đẳng về quan hệ chính trị mà lợi ích của các nước đang phát triển phải chi phí cho các nước phát triển. Trong hệ thống kinh tế toàn cầu hiện nay, một số nước có thể đứng trong các quốc gia trung tâm (centre) như Mỹ, Canada và Nhật bản, với việc tạo ra các sản phẩm và dịch vụ cho cả việc tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Các quốc gia trung tâm nhập khẩu những nguyên liệu thô và sử dụng lao động rẻ mạt, được cung cấp bởi các quốc gia ngoại biên (periphery) ở Châu Á, Châu Phi, và Nam Mỹ, nơi là đáy của nền kinh tế toàn cầu. Kinh tế thế giới phát triển bởi sự sáp nhập các lãnh thổ mới và đổi mới các kỹ thuật, công nghiệp hóa và thương mại hóa, và những quá trình này tiếp tục thay đổi quan hệ giữa các dân tộc. Tương tự, sự chuyển đổi nền kinh tế và chu kỳ phát triển và sự đình đốn tạo thành những điều kiện cho sự biến đổi xã hội có thể cho phép các dân tộc không trung tâm tiến lên trong hệ thống và là nguyên nhân khiến cho các quốc gia trung tâm đi xuống. Một quan hệ gần gũi với lý thuyết hệ thống thế giới goik là lý thuyết phụ thuộc, lý thuyết này cho rằng các quốc gia đã công nghiệp hóa và các nước ở thế giới thứ ba có những quan hệ phụ thuộc khác nhau. Có ba hình thức phụ thuộc: - Phụ thuộc vào thương mại: Các quốc gia công nghiệp duy trì mãi những mẫu hình thuộc địa bằng cách mua những nguyên liệu thô – cà phê, đường, các khoáng sản- với những giá thấp nhất có thể được, và chế biến chúng ở nước mình rồi bán những sản phẩm cuối cùng đã hoàn thiện cho các nước trên thế giới thứ ba với giá cao gấp nhiều lần nguyên liệu thô. Sự phụ thuộc thương mại này cũng được duy trì bởi các hiệp ước với khả năng linh hoạt trong thương mại của các quốc gia công nghiệp, nhưng không mở rộng cho các quốc gia ở thế giới thứ ba. - Phụ thuộc công nghiệp. Hợp tác đa quốc gia di chuyển các nhà máy đến các nước ngoại biên để có thuận lợi về nhân công rẻ mạt, giành được thị trường địa phương, có được thuận lợi về thuế, hoặc trong một số trường hợp né tránh những vấn đề môi trường và những sự kiểm soát của chính phủ trên đất nước họ. 112 CBGD: Trần Thị Phụng Hà - Những nhà lý thuyết phụ thuộc nói rằng, đa quốc gia là tác nhân của một số ảnh hưởng tác hại khác đối với các quốc gia không trung tâm, bao gồm thu nhập bất bình đẳng, tỉ lệ tử vong cao hơn, các quốc gia chủ nhà và lối sống xa hoa, trác táng cùng với tệ nạn tham nhũng… - Phụ thuộc vào đầu tư. Do sự tự do vay mượn từ quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), ngân hàng thế giới (WB), và những ngân hàng tư nhân, vào đầu năm 90, nợ của thế giới thứ ba đã gần 1,5 nghìn tỉ USD. Để trả lãi số nợ này, các nước thế giới thứ ba đã phải chuyển hơn 50 tỉ USD mỗi năm tới các quốc gia trung tâm. Với các nước như Venezuala và Brazil, số nợ dao động từ 30 đến 130 tỉ USD, điều đó có nghĩa là một nửa ngoại tệ của họ kiếm được được sử dụng cho trả nợ hơn là giúp cho phát triển hoặc thậm chí đáp ứng những nhu cầu cơ bản của người dân nước họ. 7.3 NHỮNG NHÂN TỐ VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA SỰ BIẾN ĐỔI XÃ HỘI 7.3.1 Những nhân tố bên trong a. Những nhân tố đổi mới - Kỹ thuật công nghệ mới Thông thường, một kỹ thuật mới xuất hiện và mất đi khi nó quá lạc hậu. Nhiều phát kiến kỹ thuật đã đưa đến những thay đổi xã hội, văn hóa một cách rộng rãi. Nhờ quá trình vận dụng tiến kỹ thuật và khoa học công nghệ trong sản xuất, trong vận chuyển cũng như trong truyền thông… đã góp phần thúc đẩy quá trình đô thị hóa. Ví dụ, sự phát kiến ra xe hơi trong giao thông, đã giúp cho việc đi lại thuận tiện nhanh chóng, thay đổi cách thức giao tiếp, tạo nên công ăn việc làm, đồng thời cũng gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường xã hội. Trong cuộc sống, kỹ thuật mới góp phần làm thay đổi nhận thức và quan hệ xã hội giữa các cá nhân, như kỹ thuật thông tin đại chúng đóng một vai trò đáng kể trong việc xã hội hóa con người. Alvirl Tofler đã nói đến ba làn sống trong lịch sử phát triển kỹ thuật của nhân loại như sau: - Làn sóng thứ nhất tương ứng với cuộc cách mạng công nghiệp - Làn sóng thứ hai bắt đầu với quá trình công nghiệp hóa. - Làn song thứ ba: được đánh dấu bởi những phát minh ra các kỹ thuật tiên tiến, đặc biệt trong lĩnh vực thông tin và truyền thông. - Các yếu tố kinh tế Nghiên cứu cho thấy, những biến đổi cơ bản ở nhiều xã hội là kết quả của các yếu tố kinh tế, các yếu tố này liên quan tới: - Biến đổi trong các phương pháp, cách thức sản xuất ảnh hưởng đến cách mạng công nghiệp dẫn tới sự thành lập các xí nghiệp, nhà máy rộng lớn, nó cũng đưa đến những sự tăng lên của quá trình đô thị hóa và sự phát triển của các tổ chức công đoàn và những cái đó tác động trở lại sự biến đổi xã hội. - Nhu cầu giáo dục nhiều hơn đối với lực lượng lao động dẫn đến sự giáo dục bắt buộc. Sự tiếp cận nhiều hơn với giáo dục cho cả phụ nữ và nam giới, liên quan đến qui mô gia đình nhỏ Chương 7: Biến đổi xã hội 113 hơn giúp cho sự thiết lập các gia đình hạt nhân như là đơn vị hoạt động chính, với ảnh hưởng quan trọng đến các vai trò của vợ và chồng. - Sự biến đổi trong các phương pháp sản xuất gần đây dẫn đến sự tăng thêm thời gian nghỉ ngơi đối với một số người này và làm tăng thêm sự thất nghiệp đối với một số người khác. - Văn hóa mới Không chỉ có máy móc kỹ thuật làm biến đổi thế giới mà việc hình thành văn hóa mới ( với những niềm tin, giá trị mới…) cũng có thể tạo nên sự biến đổi xã hội. Hơn nữa, rất nhiều nhà xã hội học đã tranh luận rằng sự thay đổi nhanh của kỹ thuật ở các xã hội Phương Tây được thúc đẩy bởi sự chấp thuận của các tư tưởng tiến bộ. Điều này khác với hầu hết các xã hội không trông đợi vào tiến bộ kỹ thuật và thường ngoảnh lưng lại trước khoa học – kỹ thuật, ở Châu Âu thế kỷ XVII – XVIII người ta chấp nhận rộng rãi điều này: sự tiến bộ của tư duy không chỉ là khả năng mà còn là tất yếu. Với sự quan tâm đó, châu Âu đã làm nên những tiến bộ thông qua sự biến đổi xã hội nhanh chóng bởi người châu Âu mong muốn có sự biến đổi. - Những cấu trúc xã hội mới Những hình thức của cấu trúc xã hội cũng có thể là kết quả của sự phát minh sáng tạo. Ở thế kỷ XX, sự tiếp cận với sự biến đổi công nghệ đã được dẫn dắt đáng kể bởi những tổ chức chính thức như là chính phủ, các trường đại học, các đơn vị liên doanh. Thông qua những tổ chức – cơ cấu xã hội này mà kỹ thuật công nghệ mới được xuất hiện và khai triển. Khi xuất hiện những kỹ thuật tiên tiến nó lại tạo ra một số những ngành nghề mới và tương ứng với nó là những cơ cấu xã hội mới, tổ chức xã hội mới. Cấu trúc xã hội đóng vai trò chủ yếu trong sự biến đổi xã hội, và sự biến đổi trong các vai trò và sự tạo thành những vai trò mới thường là những nguyên nhân khác nhau của sự biến đổi xã hội. Ví dụ, quá trình thay đổi vai trò giới đã tác động rất nhiều đến sự biến đổi xã hội. Thực tế cho thấy rằng đa số phụ nữ hiện nay tham gia lực lượng lao động xã hội và có cơ hội lựa chọn nghề nghiệp rộng rãi hơn xưa, kể cả những công việc trước kia là “độc quyền” của nam giới. b. Những xung đột Nhiều sự thay đổi được tạo nên bởi sự xung đột trong các nhóm xã hội khác nhau cảu các xã hội. Đó là những mâu thuẫn trong các giai cấp chủng tộc, các nhóm dân tộc thiểu số và sự khác biệt tôn giáo. Những mâu thuẫn xã hội, theo Marx, xuất phát từ những bất bình đẳng (bất bình đẳng giới, bất bình đẳng giai cấp, …) và việc giải quyết những mâu thuẫn đó sẽ đem đến những biến đổi xã hội, thay đổi những kết cấu xã hội. Như phong trào đấu tranh đòi quyền công dân ở Mỹ những năm 50 – 60 không chỉ thay đổi những rào cản đối với các công dân da đen trong xu thể chủ đạo của xã hội Mỹ mà còn làm thay đổi nhiều khía cạnh khác của xã hội. Hoặc trong một thời gian sớm hơn giai đoạn trên, xung đột trong nhiều nhóm tôn giáo của đạo Tin lành, dường như là cơ sở cho quyết định phân chia nhà thờ với những nhánh tôn giáo khác nhau với những nghi lễ và đội ngũ tín đồ khác nhau. 114 CBGD: Trần Thị Phụng Hà Các phong trào đấu tranh của công nhân, đấu tranh dân quyền và đấu tranh của phụ nữ ở các xã hội trên khắp thế giới là biểu hiện của sự xung đột xã hội. Các phong trào này tạo nên sự biến đổi xã hội trên những phạm vi, mức độ khác nhau. c. Tăng trưởng dân số Phát triển nhanh dân số là một động lực chính đưa đến sự biến đổi xã hội hiện đại. Sự biến đổi căn bản về quy mô dân số có thể gây ra thay đổi sâu sắc về văn hóa, xã hội. Khi dân số một xã hội tăng nhiều hơn, nó đưa lại những vấn đề mới đòi hỏi những mô hình mới của tổ chức xã hội. Ví dụ, khi quy mô dân số nhỏ, có thể cho phép thực hiện hình thức dân chủ trực tiếp (trong đó tất cả các công dân có cơ hội để thưc hiện quyết định). Trong khi hình thức này không thể áp dụng cho một xã hội có quy mô dân số lớn, ở đó đòi hỏi mô hình mới của dân chủ: người đại diện cảu chính phủ thực thi các quyết định của xã hội. Tương tự, các đô thị rộng lớn phải xây dựng rất khác so với những đô thị nhỏ do lượng dân cư của nó quy định, quá trình đô thị hóa cũng góp phần tạo ra những biến đổi xã hội to lớn. Việc gia tăng dân số ngày càng đặt ra nhiều vấn đề đối với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Sự thay đổi trong cơ cấu dân số cũng đòi hỏi sự thích ứng về mặt xã hội, về đời sống tinh thần, tình cảm của người cao tuổi. Tóm lại, sự phát triển dân số hoặc sự giảm sút dân số đều có tác động mạnh đến sự biến đổi xã hội. d. Tư tưởng Tư tưởng, lý luận giữ một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoặc kìm hãm biến đổi xã hội. Học thuyết Marx thừa nhận vai trò quan trọng của tư tưởng, của lý luận trong việc tạo ra các biến chuyển xã hội. Như Marx nói: “vũ khí vật chất của triết học là giai cấp vô sản, cũng giống như vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản là triết học”. Max Weber lại càng nhấn mạnh vai trò của hệ tư tưởng. Ông coi tư tưởng giữ vai trò động cơ trong biến đổi xã hội, đặc biệt là nghiên cứu của ông về tương quan giữa những giá trị luân lý của đạo Tin lành và sự hình thành của chủ nghĩa tư bản. Trong tác phẩm “Đạo đức Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản” Weber nhấn mạnh tính hợp lý trong đạo Tin lành đã góp phần đưa đến sự biến đổi xã hội trong nền kinh tế các nước Châu Âu vào thế kỷ XVIII. Parsons coi nguồn gốc của sự biến đổi xã hội học là do những biến đỏi các giá trị, những khuôn mẫu trong đời sống xã hội. Trong lý thuyết hệ thống xã hội của mình, Parsons coi tiểu hệ thống văn hóa là hệ thống có nhiều thông tin nhất và nó kiểm soát các tiểu hệ thống khác. Các nhà xã hội học đều cho rằng, tư tưởng có thể giúp cho xã hội giữ nguyên trạng thái hoặc có thể kích thích sự biến đỏi xã hội nếu những niềm tin và chuẩn mực xã hội không còn phù hợp với nhu cầu xã hội. e. Tính hiện đại và hiện đại hóa - Tính hiện đại được định nghĩa là những khuôn mẫu, những hình thức của tổ chức xã hội có liên quan đến vấn đề công nghiệp hóa. Dưới góc độ xã hội học, tính hiện đại và một số khái niệm dùng để mô tả những mô hình xã hội mang những đặc trưng của giai đoạn đi liền cuộc cách mạng công nghiệp ở Tây Âu vào cuối thế kỷ XVIII. Chương 7: Biến đổi xã hội 115 - Hiện đại hóa được coi là những biến đổi từ cuộc cách mạng công nghiệp. N. J. Smelser đã gắn quá trình hiện đại hóa với những biến đổi tạo thành những mẫu hình khá phổ biến ở nhiều nước đang hiện đại hóa: o Có sự biến đổi từ việc sử dụng những kỹ thuật thô sơ, truyền thống sang sử dụng kiến thức khoa học và kỹ thuật o Nông nghiệp chuyển từ nông nghiệp tự cung, tự cấp trên những mảnh ruộng nhỏ sang kinh doanh nông nghiệp trên một phạm vi rộng lớn hơn. Điều này có nghĩa là tăng thêm chi phí mùa màng, mua những sản phẩm phi nông nghiệp, và thường thuê người làm công việc nông nghiệp. o Trong công nghiệp có một số chuyển đổi từ việc sử dụng sức người, sức kéo động vật sang sử dụng máy móc. Kéo cày bằng trâu, bò được thay thế bằng máy kéo. o Xã hội chuyển từ gia đình trung tâm ở nông nghiệp và làng xã sang các đô thị, thành phố. o Gia đình chuyển từ gia đình truyền thống mở rộng sang gia đình hiện đại, gia đình hạt nhân để thay đổi cho phù hợp với những đòi hỏi của kinh tế xã hội. o Bất bình đẳng giới giảm bớt phần nào khi người phụ nữ có nhiều có hội tham gia vào các hoạt động xã hội, hoạt động kinh tế… o Tính di động xã hội diễn ra linh hoạt hơn xã hội truyền thống, tạo nên những biến đổi trong phân tầng xã hội. o Quyền lực cộng đồng, làng xã nhường chỗ cho các thiết chế nhà nước. o Nhiều thiết chế giáo dục mới được thiết lập, đáp ững nhu cầu của xã hội công nghiệp. Sau Smelser, một nhà xã hội học khác là Peter Berger đã phát triển và đưa ra bốn đặc điểm khái quát của hiện đại hóa là: o Sự suy tàn của các cộng đồng và các xã hội truyền thống o Sự gia tăng các khả năng lựa chọn của các nhân o Sự phát triển và đa dạng của các loại hình tôn giáo, tín ngưỡng o Con người hướng về tương lai và nhận thức về thời gian ngày càng gia tăng. Những dặc điểm của hiện đại hóa trên đây không phải lúc nào, thời kỳ nào cũng hội đủ. Tùy đặc điểm, điều kiện cảu mỗi xã hội mà quá trình hiện đại hóa có những sắc thái riêng biệt. 7.3.2 Những nhân tố bên ngoài của sự biến đổi Sự tương tác với môi trường bên ngoài là một nguyên nhân cơ bản của sự biến đổi trong các xã hội. Những biến đổi bên trong có thể có hàm chứa nguyên nhân bên ngoài, bởi vì một số nền văn hóa hoặc sự sắp đặt xã hội có thể yếu kém trong việc đứng vững trước sức mạnh bên ngoài hoặc là từ những xã hội khác, hoặc là môi trường vật chất. Do vậy, một số sự biến đổi đã từng có tác 116 CBGD: Trần Thị Phụng Hà dụng phù hợp với những nhu cầu xã hội bên trong có thể phù hợp với những đòi hỏi bên ngoài. Một vài yếu tố bên ngoài tác động đến sự biến đổi xã hội có thể kể ra sau đây: a. Sự truyền bá Chúng ta biết rằng, sự đổi mới là một yếu tố cơ bản của sự biến đổi. Nhưng, những đổi mới, dù trong hình thức của công cụ mới, phong tục mới hoặc tôn giáo mới… phần nhiều được “nhập khẩu” từ những xã hội khác, hơn là sự phát triển độc lập trong một xã hội. Như nhà nhân học xã hội Ralph Linton (1936) viết rằng: “số lượng phát minh, sáng tạo thành công có nguồn gốc bên trong bất kỳ một xã hội nào thường là rất ít”. Nhiều xã hội tiến bộ nhanh bởi vì vay mượn những sự đổi mới từ các xã hội khác. Sự chuyển giao những đổi mới đó được gọi là sự truyền bá. Thông qua sự truyền bá, những thành tựu của văn hóa, khoa học kỹ thuật được chuyển giao cho các xã hội khác nhau. Trong xã hội hiện đại, các nền văn hóa thường xuyên tiếp xúc và trao đổi giữa các dân tộc, các quốc gia, tạo nên sự giao lưu văn hóa giữa các xã hội khác nhau. Quá trình này tác động nhiều hay ít đến sự biến đổi xã hội tùy thuộc vào xã hội đó “mở” hay “khép kín”. b. Sự biến đổi của hệ sinh thái Sự biến đổi trong môi trường tự nhiên thường tạo nên biến đổi xã hội. Khí hậu lạnh quá hay nóng quá, lũ lụt hay hạn hán, động đất… đều đưa đến những biến đổi cuộc sống của con người. Những thay đổi theo chu kỳ trong thiên nhiên làm thay đổi cuộc sống sinh hoạt của con người. Thậm chí trong một vài trường hợp nó đã xóa đi cả một xã hội, cả một nền văn minh, như vào khoảng 1500 TCN, nền văn minh cổ đại Ấn Độ bị nước sông Hằng dâng lên và hủy diệt. Mặt khác, sự phân bố các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng qui định phần lớn lối sống cua con người trên khu vực địa lý nhất định. Ở các xã hội sơ khái, trong khi khai thác thiên nhiên tùy thuộc vào quan niệm của các xã hội về không gian và thời gian. Ngày nay, quá trình công nghiệp hóa dựa trên một quan niệm “chế ngự thiên nhiên” đã đưa đến hiểm họa tàn phá thiên nhiên, ô nhiễm môi trường. Để giải quyết điều này, một số nước phương Tây đã rút ra được bài học về bảo vệ môi trường sinh thái hoặc là xuất khẩu những ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường sang các nước đang phát triển. Tóm lại, cả những yếu tố bên trong và bên ngoài đều tạo ra sự biến đổi xã hội và cả hai là nguyên nhân khiến các xã hội sụp đổ. Sự biến đổi có thể mang ý nghĩa tích tực, tiến bộ nhưng cũng có thể mang ý nghĩa ngược lại. Những người ở Châu Âu thế kỷ XVIII đã có thể đúng trong khi tin tưởng rằng, sự biến đổi là vốn có trong tất cả các xã hội. Dẫu vậy, có thể họ không đúng, khi họ tin tưởng chắc chắn rằng sự biến đổi luôn luôn có ý nghĩa tiến bộ. 7.3.3 Điều kiện biến đổi xã hội Biến đổi xã hội chịu tác động bởi những yếu tố bên trong và bên ngoài, tuy nhiên những yếu tố đó cũng cần có những điều kiện cần để xuất hiện tạo nên biến đổi xã hội. Những điều kiện đó là: a. Thời gian Bất cứ sự biến đổi nào cũng cần có thời gian, đây là một điều kiện quan trọng để có thể diễn ra sự biến đổi. Thời gian tự bản thân nó không tạo ra sự biến đổi, nhưng thời gian cần thiết cho sự Chương 7: Biến đổi xã hội 117 biến đổi mới, thay thế cái đã lạc hậu bằng cái tiến bộ. Đặc biệt những vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa – xã hội, rất cần có thời gian đủ để cho nó tạo nên cái mới thay thế cho cái cũ. b. Hoàn cảnh Sự biến đổi phải đặt trong một hoàn cảnh cụ thể về văn hóa và vật chất. Chỉ có trong một môi trường xã hội nhất định con người mới sống, hoạt động và chịu sự chi phối của hoàn cảnh, tạo nên đặc điểm khác nhau giữa các cá nhân. Ngược lại, con người không chỉ thụ động trước hoàn cảnh mà con người có thể tác động tích cực trở lại làm thay đổi hoàn cảnh. Biến đổi xã hội, vì thể không xảy ra trong chân không, nó phải có môi trường để nó triển khai các yếu tố đem lại sự biến đổi. c. Nhu cầu xã hội. Mỗi xã hội dù là đơn giản hay phức tạp, sơ khai hay hiện đại đều có những nhu cầu của mình về văn hóa, xã hội. Đây là điều kiện quan trọng nhất để có được sự biến đổi trong xã hội. Con người, về bản chất luôn tìm tòi, khám phá, phát hiện cái mới, do vậy nhu cầu xã hội là động lực thúc đẩy mạnh mẽ tư duy sáng tạo. Nói như Marx thì khi cuộc sống có nhu cầu, nó có sự thúc đẩy mạnh hơn các trường đại học. Sự đáp ứng của nhu cầu xã hội thường đi đến sự biến đổi đồng nghĩa với cái mới, cái tiến bộ. Cũng cần thấy rằng, đôi khi có nhu cầu nhưng con người trong một xã hội đáp ứng nhu cầu đó khác nhau. Thậm chí trái ngược nhau, xuất phát từ lợi ích của cá nhân hoặc nhóm xã hội trước một sự biến đổi xã hội. Ví dụ: nhà tư bản công nghiệp không muốn ứng dụng phát minh mới vì làm như vậy sẽ phải thay thế toàn bộ máy móc, trang thiết bị sản xuất. Hoặc vì muốn độc quyền, nhà tư bản không muốn tạo nên một sự thay đổi trong lĩnh vực sản xuất của họ. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Phân tích khái niệm biến đổi xã hội và so sánh biến đổi xã hội với các khái niệm biến cố xã hội, tiến bộ xã hội và tiến hóa. 2. Phân tích đặc điểm của biến đổi xã hội. Tại sao nhiều sự biến đổi xã hội gặp phải sự phản đối của nhiều người? 3. Phân tích những cách tiếp cận chính về biến đổi xã hội. 4. So sánh những quan điểm hiện đại về biến đổi xã hội. 5. Phân tích các nhân tố của sự biến đổi xã hội. Trong các nhân tố đó, nhân tố nào là quan trọng nhất? Vì sao 6. Phân tích những điều kiện của sự biến đổi xã hội. 7. Hãy đưa ra những nhận xét của mình về biến đổi xã hội ở Việt nam từ thời kỳ đổi mới (1986) đến nay 118 CBGD: Trần Thị Phụng Hà C h ư ơ ng 8 : X ã h ộ i h ọ c c h u y ên n g àn h Xã hội học chuyên ngành (chuyên biệt) là bộ phận xã hội học gắn lý luận xã hội học đại cương vào việc nghiên cứu các hiện tượng của lĩnh vực cụ thể, nhất định của đời sống xã hội. Số lượng các môn xã hội học chuyên ngành tăng lên cùng với sự phát triển của xã hội học. Xã hội học ở những nước công nghiệp phát triển có tới 200 môn chuyên ngành7. Trong khuôn khổ của chương trình xã hội học giảng dạy tại trường Đại học Nông nghiệp Hà nội, ở chương này chúng tôi chỉ xin giới thiệu một số chuyên ngành, xã hội học nông thôn, xã hội học đô thị và xã hội học gia đình. 8.1 XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN Xã hội học nông thôn hình thành sớm nhất ở Mỹ vào những năm đầu của thế kỷ XX, trên bối cảnh của xã hội nông thôn bị xáo trộn bởi những biến đổi sâu sắc, đặc biệt là quá trình công nghiệp hóa, cơ khí hóa và đô thị hóa nhanh chóng đã tác động mạnh mẽ dẫn đến nhiều yếu tố xã hội nông thôn bộc lộ ra, trở thành vấn đề quan tâm của các nhà Xã hội học. Với tư cách là một lĩnh vực nghiên cứu của xã hội học, xã hội học nông thôn lấy đối tượng chính là nghiên cứu tổ chức xã hội và các quá trình xã hội, những “quy luật và tính quy luật của xã hội, những biểu hiện, cơ chế và các quan hệ xã hội ở nông thôn” 8. Cụ thể là: Nghiên cứu tính quy luật của xã hội học nông thôn: các quy luật chung, quy luật đặc thù, quy luật chức năng, quy luật vận động lịch sử xã hội nông thôn, quy luật vận động của xã hội nông thôn Nghiên cứu những hiện tượng của xã hội nông thôn, những vấn đề liên quan đến sự tồn tại vận động, phát triển của xã hội nông thôn, mối quan hệ của nông thôn với các lĩnh vực khác Nghiên cứu các chính sách kinh tế xã hội đối với nông thôn, cơ sở, phương pháp luận khoa học xã hội của chiến lược và sách lược cải tạo nông thôn cũ, xây dựng nông thôn mới Về phương pháp, xã hội học nông thôn áp dụng những phương pháp nghiên cứu khác nhau như: Thực nghiệm, lịch sử, đối chiếu so sánh, thống kê, chọn mẫu…..để tìm hiểu về những vấn đề xã hội nông thôn. Có nhiều định nghĩa khác nhau về xã hội học nông thôn đã được đưa ra nhưng định nghĩa chung nhất coi xã hội học nông thôn như là khoa học về xã hội nông thôn, nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện cách thức tổ chức xã hội nông thôn, cơ cấu và chức năng, những mục tiêu và các khuynh hướng phát triển của nó. 7 Xem Phạm Tất Dong và Lê Ngọc Hùng (2001) 8 : Tống Văn Chung – Xã hội học Nông thôn – NXB ĐHQG 2000 Chương 8: Xã hội học chuyên ngành 119 Ở Việt nam, những khảo cứu về xã hội học nông thôn đã xuất hiện thời điểm trước cách mạng Tháng Tám. Năm 1936, một nhà nghiên cứu Pháp có tên là Pierre Gourou đã công bố công trình “Những người nông dân đồng bằng Bắc bộ”. Sau đó, năm 1979, nhà xã hội học Bỉ F.Houtart và L.Lemecier cùng các nhà Xã hội học Việt nam tiến hành khảo sát và công bố trong công trình “Hải Vân – một xã ở Việt nam. Đóng góp của xã hội học vào nghiên cứu thời kỳ quá độ ở Việt nam”. Thập niên 80, Viện xã hội học hình thành và bước đầu có những khảo sát xã hội học về gia đình nông dân ở đồng bằng Bắc Bộ. Trong những năm gần đây, các tạp chí thường xuyên đăng tải các công trình nghiên cứu về nông thôn của nhiều tác giả như: Tô Duy Hợp, Mai Văn Hai, Bùi Quang Dũng, Khuất Thu Hồng, Tương Lai….xoay quanh những chủ đề liên quan đến thực tiễn xã hội Nông thôn đã thể hiện sự chuyển biến phát triển ngày càng nhanh của xã hội học Nông thôn Việt nam. 8.1.1 Khái niệm nông thôn Thuật ngữ “ nông thôn” thường hàm nghĩa những cư dân sống ở các vùng có mật độ thấp nhưng hiện nay việc phân biệt nông thôn với một xã hội khác là đô thị đã có nhiều thay đổi lớn. Trên thực tế, có nhiều cách định nghĩa về “nông thôn”. Tuy nhiên, hiểu một cách chung nhất, khái niệm nông thôn được định nghĩa như sau: Nông thôn là một khu vực lãnh thổ cư trú chủ yếu của những người sản xuất nông nghiệp và những người làm nghề khác có liên quan đến sản xuất nông nghiệp. Như vậy, nông thôn tập trung chủ yếu là những người sản xuất nông nghiệp và liên quan đến nông nghiệp. Ngoài thành phần dân cư lao động nông nghiệp chủ yếu ở nông thôn là nông dân và thợ thủ công thì còn có cả những người lao động ngành nghề khác như giáo viên, bác sỹ, y tá, cựu chiến binh... Đây là định nghĩa dựa trên đặc trưng cơ bản nhất của nông thôn, ngoài ra còn có các định nghĩa dựa trên chức năng chính trị của các nông thôn, qui mô dân số hoặc tổ chức kinh tế xã hội của nông thôn, quan hệ xã hội nông thôn vv… 8.1.2 Đặc trưng của nông thôn Thứ nhất, nông thôn gắn với nghề lao động sản xuất xã hội truyền thống là lao động sản xuất nông nghiệp: Phương tiện sản xuất chủ yếu ở nông thôn là đất đai, số đông dân cư nông thôn sản xuất trên tài nguyên ấy chính là những người nông dân, những người đóng vai trò chủ thể trong nền sản xuất truyền thống của loài người - sản xuất nông nghiệp. Thứ hai, mật độ dân cư thấp và không đều: Tính chất đó thể hiện trong số liệu thống kê cuối năm 2007 thì Thái Bình được coi là tỉnh có mật độ dân cư nông thôn cao nhất là 1208 120 CBGD: Trần Thị Phụng Hà người/km2 9 . Trong khi đó, mật độ dân số đô thị như của TP. Hà nội cùng thời điểm là 3568 người /km2 10; TP.Hồ Chí Minh là 3024 người/km2. Thứ ba là, kết cấu hạ tầng thấp kém. Nhìn chung cơ sở vật chất nông thôn đã đã được cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của dân cư. Hệ thống điện đường trường trạm tại vùng sâu vùng xa vẫn còn thấp kém, ý thức bảo quản của người dân còn thấp.... Thứ tư là nông nghiệp là cơ sở kinh tế chính của nông thôn, sản xuất nhỏ mang tính tự cung tự cấp và các hình thức như hợp tác xã, nông trại. Hiện nay, kinh tế phát triển, các tổ hợp, các xưởng công nghiệp nhỏ và tiểu chủ, tiểu thương đã hình thành và đang phát triển nhanh. Kinh tế nông thôn đang có xu hướng phát triển mạnh kinh tế hộ gia đình. Thứ năm, hệ thống chính trị nông thôn là hệ thống tự quản, chủ yếu là xóm làng, lệ làng với sự tham gia của các thành viên ở bộ máy lãnh đạo xã, ngoài ra còn các hoạt động khác như bầu cử hội họp. Thứ sáu, văn hóa nông thôn: Cơ sở chủ yếu là văn hoa dân gian, có tình truyền miệng. Đơn vị của văn hóa nông thôn là văn hóa làng xã. Đặc trưng của văn hóa nông thôn là các phong tục tập quán và các lễ hội riêng của mỗi làng, mỗi vùng. Lối sống nông thôn và con người nông thôn mang tính đặc trưng: Con người nông thôn chất phát, thật thà và tình cảm, quan hệ xóm làng sâu nặng, trên cơ sở huyết thống, dòng họ. Gia đình nông thôn là gia đình nhiều thế hệ, vai trò người đàn ông được đề cao. 8.1.3 Nội dung nghiên cứu của xã hội học nông thôn: Nông thôn của từng quốc gia đều có những nét đặc thù riêng. Do vậy, nội dung nghiên cứu về nông thôn chúng tôi giới thiệu ở đây là nội dung nghiên cứu về nông thôn của xã hội học Việt nam. Hệ các vấn đề nghiên cứu liên quan đến các quan hệ nội hàm trong xã hội nông thôn như: Cơ cấu xã hội nông thôn, vai trò, vị thế xã hội của nguời dân nông thôn, bất bình đẳng và phân tầng xã hội nông thôn, các thiết chế xã hội nông thôn….. Trong phạm vi nội dung xã hội học nông thôn, chúng tôi lược giới thiệu một số nội dung cơ bản sau đây: 9 10 Nguồn: Tổng cục thống kê 2007 : Nguồn: Tổng cục thống kê 2007 Chương 8: Xã hội học chuyên ngành 121 a. Xã hội học nghiên cứu cơ cấu xã hội nông thôn Cơ cấu xã hội là tổng thể các mối quan hệ xã hội tương đối bền vững, là cách thức tổ chức của xã hội và cho thấy tính tổ chức của nó trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Cơ cấu XH còn là toàn thể các mối liên hệ tương đối ổn định giữa các yếu tố trong hệ thống xã hội. Nói đến cơ cấu XH nông thôn là đề cập đến cách thức tổ chức hệ thống xã hội nông thôn và hệ thống các địa vị, vai trò xã hội của các chủ thể hành động trong xã hội nông thôn là cư dân nông thôn. - Thứ nhất là nghiên cứu cơ cấu giai cấp và phân tầng xã hội ở nông thôn Trong xã hội phong kiến tồn tại giai cấp chủ yếu là địa chủ, nông dân và các tầng lớp trung bần cố nông. Địa chủ là tầng lớp sở hữu ruộng đất chủ yếu ở nông thôn. Giai cấp địa chủ là giai cấp sở hữu ruộng đất chủ yếu, hình thành vào giữa thế kỷ XV, là tầng lớp phần lớn ruộng đất trong nông thôn, trung bình mỗi địa chủ sở hữu khoảng 50 Hecta đất. Địa chủ ở Miền Bắc gắn với chuẩn mực chặt chẽ của cộng đồng làng xã, thường xuất thân là những người thân trong gia đình quan lại, vua chúa. Địa chủ Miền Nam thường xuất thân là những người dân lập nghiệp sớm trên mảnh đất châu thổ sông Mêkông nên tính ảnh hưởng chính trị thấp hơn, mô hình sản xuất đa dạng. Nhìn chung, địa chủ là tầng lớp có tính chất ảnh hưởng chính trị thấp, nhưng lại là một trong những đối tượng chủ yếu tạo ra mâu thuẫn xã hội ở nông thôn do tính chất bóc lột lao động những tầng lớp còn lại của những người địa chủ. Nông dân chủ yếu đi làm thuê cho địa chủ, chiếm tỷ lệ đông đảo nhất, là lực lượng cơ bản tạo dựng nền kinh tế và tinh thần xã hội ở nông thôn. Tầng lớp bần cố nông: Là lực lượng tự túc đi làm thuê, thường xuyên ở tình trạng đói nghèo, mức sống bần hàn, cơ cực. Mô hình cơ cấu giai cấp này đã thay đổi ở Miền Bắc là sau 1954 và Miền Nam sau 1975, chuyển sang mô hình nông dân tập thể. Nhưng sau năm 1986, đất nước ta bước sang thời kỳ mở cửa, đổi mới nền kinh tế thì cơ cấu nông thôn càng có những nét đa dạng hơn. Hiện nay, trong cơ cấu xã hội nông thôn, tầng lớp chiếm đa số vẫn là nông dân, ngoài ra có các tầng lớp xã hội khác như trí thức, thương nhân, công nhân vv…Cùng với xu hướng hiện đại hóa và toàn cầu hoá nền kinh tế, bản thân giai cấp nông dân và các tầng lớp xã hội khác cũng có cả những biến đổi về chất và về lượng. Người nông dân đã tiếp cận với những tri thức mới, cùng với sự phát triển của giáo dục nên vốn văn hóa cũng có sự thay đổi nhất định, áp dụng những công nghệ mới, giống, vốn mới làm cho người nông thôn có nhiều đổi mới về cách suy nghĩ và sáng tạo ra những giá trị xã hội mới. Ví dụ trước đây, người nông dân ngại chọn giống lúa mới vì cho rằng phải đầu tư tốn kém, không áp dụng được kinh nghiệm vốn của họ vào sản xuất, nhưng nay họ mạnh dạn chọn những giống mới năng suất cao, thu lại hiệu quả kinh tế lớn hơn. 122 CBGD: Trần Thị Phụng Hà - Thứ hai: Về sự phân hóa giàu nghèo, phân tầng mức sống ở nông thôn Trong thời kỳ phong kiến, mô hình phân tầng phổ biến nhất ở nông thôn chủ yếu dựa trên tiêu chí nghề nghiệp và vị trí xã hội. Hiện nay, sự phân tầng xã hội ở nông thôn chủ yếu theo tiêu chí kinh tế, trình độ văn hóa, lối sống và vị thế xã hội, trong đó đặc biệt rõ rệt là sự phân tầng về kinh tế- sự phân hóa giàu nghèo. Cùng với quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, sự phân hóa giàu nghèo cũng đang diễn ra ở cả nông thôn và đô thị. Nhóm dân cư đói nghèo vẫn còn khá cao và tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn. Tình trạng phân tầng mức sống đô thị (giàu) - nông thôn (nghèo) vẫn đang có xu hướng gia tăng. Ví dụ về thu nhập, theo số liệu thống kê năm thì thu nhập bình quân năm khu vực thành thị 2006 đạt 1.058.000đ thì cùng thời điểm ở khu vực nông thôn chỉ đạt trung bình là 506.000đ. Năm 2006, chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người/tháng khu vực thành thị đạt 738.000đ gấp 2,06 lần so với khu vực nông thôn là 359.000đ.. Nếu so sánh mức chi tiêu cho đời sống giữa 20% hộ có mức chi tiêu cao nhất với 20% hộ có mức chi tiêu thấp nhất thì hệ số chênh lệch có xu hướng tăng qua các năm: năm 1999 là 4,2 lần; năm 2002 là 4,45 lần; năm 2004 là 4,45 lần và năm 2006 là 4,54 lần.11 Chủ đề phân tầng mức sống ở khu vực nông thôn được nghiên cứu trong sự tương quan so sánh với khu vực đô thị, hoặc so sánh các vùng/miền trong cả nước. Nếu theo chiều từ miền nam ra miền bắc, từ đồng bằng lên miền núi, thì sự phân hóa ở các tỉnh phía nam rõ hơn ngoài bắc, đồng bằng rõ hơn miền núi. Nếu lấy đô thị làm tâm và theo chiều từ đô thị về nông thôn, về tiếp vùng sâu vùng xa, thì sự phân hóa ở đô thị diễn ra mạnh nhất, càng lan tỏa ra các vùng nông thôn xung quanh càng yếu dần, và hầu như còn phẳng lặng ở vùng miền núi. Theo nghiên cứu của giảng viên Lê Văn Toàn – Học viện Quốc gia Hồ Chí Minh năm 200612 thì chênh lệnh giữa vùng có thu nhập bình quân đầu người cao nhất là Đông Nam Bộ, cao gấp 2,9 lần so với vùng có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất là vùng Tây Bắc (năm 2002 con số này là 2,5 lần, năm 2004 là 3,1 lần). Vùng có mức chi tiêu đời sống cao nhất cả nước là Đông Nam Bộ (740.000đ) gấp 2,5 lần vùng có mức chi tiêu đời sống thấp nhất là Tây Bắc (296.300đ) - Thứ ba là cơ cấu lao động nghề nghiệp ở nông thôn Đây là loại cơ cấu quan trọng, cho biết nông thôn có những vị trí xã hội nào dành cho các chủ thể hoạt động lao động, và thuộc về những ngành nghề lao động nào. Trong xã hội cổ truyền, lực lượng lao động ở nông thôn gắn với nghề sản xuất nông nghiệp và kỹ thuật lao động thấp, chủ yếu là lao động chân tay. Các ngành nghề khác phục vụ cho đời sống cũng phát triển nhưng nhìn chung vẫn chỉ nhỏ lẻ, không ổn định. Hiện nay, cơ cấu lao động nghề nghiệp ở nông thôn đang có rất nhiều biến đổi theo hướng 3 xu hướng: a) Xu hướng đa dạng hóa (hỗn hợp) việc làm/nghề nghiệp, tức là người dân tìm kiếm 11 Nguồn: http://www.tapchicongsan.org.vn/details.asp?Object=4&news_ID=30756215 12 Nguồn: http://www.tapchicongsan.org.vn/details.asp?Object=4&news_ID=30756215 Chương 8: Xã hội học chuyên ngành 123 mọi việc làm có thể được để tạo ra các nguồn thu nhập cho gia đình. b) Xu hướng kết hợp giữa các loại việc làm với nhau, tạo thành nhóm nghề liên hoàn hỗ trợ và phát huy hiệu quả lẫn nhau. c) Xu hướng chuyên môn hóa việc làm/nghề nghiệp, tức là đi sâu vào một nghề, yêu cầu có trình độ tay nghề cao hơn, hiệu quả kinh tế mang lại cũng lớn hơn. Nền tảng căn bản của 3 xu hướng trên vẫn là tư tưởng trọng nông nghiệp, lấy nông nghiệp làm gốc của cư dân nông thôn còn tồn tại khá nặng nề13 Ngoài ra, nói đến cơ cấu nông thôn còn phải xét đến cơ cấu dân số, cơ cấu xã hội của các nhóm-cộng đồng, cơ cấu văn hoá vv… Cơ cấu dân số cho ta biết cơ cấu tuổi, giới tính, cơ cấu văn hoá xã hội thể hiện sự khác biệt của các tiểu văn hoá tồn tại ở các dân tộc, các cư dân nông thôn... Những yếu tố này chúng ta sẽ có cơ hội tìm hiểu sâu hơn trong thực tiễn. b. Xã hội học nghiên cứu thiết chế xã hội ở nông thôn: - Thiết chế làng xã ở nông thôn Làng là từ chỉ đơn vị tụ cư nhỏ nhất nhưng hoàn chỉnh nhất của người nông dân Việt. Làng là một cộng đồng xã hội có tính tự quản chặt chẽ, có một khuôn mẫu văn hoá, lối sống và ứng xử của các thành viên phù hợp với khuôn mẫu đó. Quan niệm truyền thống VN cho rằng làng là một gia đình lớn, một xã hội thu nhỏ nên nó có những đặc trưng riêng, hình thành trên nguyên lý cùng cội nguồn và cùng chỗ, là hình thức công xã nông thôn với nsự tự quản chặt chẽ. Làng không phải là một vùng địa lý mà ai muốn đến hay muốn đi khỏi cũng được. Làng là một tụ điểm quần cư lâu đời, tạo nên thứ bậc theo các dòng họ với những khuôn mẫu hành vi mà cư dân phải tuân thủ. Cơ cấu làng thể hiện bao gồm ban quản lý Làng và các Đoàn thể. Ban quản lý làng là những người làm nhiệm vụ quản lý làng, trogn đó người đứng đầu là trưởng thôn hay trưởng bản, trưởng ấp vv…Ban quản lý làng thường gồm những cá nhân có uy tín, có ảnh hưởng được dân bầu ra và được đại diện chính quyền là ông chủ tịch xã công nhận. Họ thực thi song song hai nhiệm vụ, một mặt thực hiện tính chất tự quản của làng, mặt khác thực thi những chỉ thị của chính quyền đến những người dân trong làng. Họ chịu trách nhiệm điều hành các thành viên trong làng, thực thi những nghĩa vụ của các thành viên trong cộng đồng làng xóm. Họ thực thi theo các quy định của làng (hương ước mới). Quy chế dân chủ cơ cở ở xã theo Nghị định số 29 /1998 ngày 11 tháng 9 năm 1998 do Chính phủ ban hành đã coi Ban quản lý làng là đại diện tiêu biểu cho quyền lợi và nghĩa vụ của người dân nông thôn. Các Đoàn thể nông thôn: Đoàn thanh niên, Chi hội cựu chiến binh, Hội phụ lão, Hội nông dân, hội khuyến nông, Hội phụ nữ, hội hưu trí vv… Trong thời kỳ đổi mới, các đoàn hội có vai trò xã hội quan trọng trong hệ thống tổ chức xã hội nông thôn. Các tổ chức thực hiện việc quản lý 13 Nguồn: Nội dung nghiên cứu XHH nông thôn- Website Viện xã hội học Việt nam 124 CBGD: Trần Thị Phụng Hà nhóm, tác động đến nhận thức cũng như tư tưởng của các thành viên. Như tổ chức Đoàn thanh niên hướng các thành viên của nó thực hiện nếp sống lành mạnh, đúng Pháp luật. Hương ước làng biểu hiện rõ nét nhất vai trò của thiết chế làng: Là những quy định riêng của làng với những hoạt động và những hành vi của các thành viên trong làng. Hương ước là hệ thống các luật tục xây dựng trên cơ sở những mối quan hệ giữa các thành viên trong làng với nhau, giữa thành viên trong làng với nhau, giữa thành viên trong làng với nhau, giữa thành viên với cộng đồng, giữa các cộng đồng nhỏ trong làng và cộng đồng làng. Nó không đối lập với luật pháp nhà nước mà tồn tại song song cung luật pháp Nhà nước. Mỗi hương ước đều tập trung vào nội dung quy định sau: Chế độ ruộng đất, quy ước khuyến nông, bảo vệ đất môi trường, quy ước tổ chức xã hội và trách nhiệm của cư dân... với chế độ thưởng phạt được quy định một cách chặt chẽ. Ở làng Tam sơn (Tiên sơn – Hà Bắc cũ) hương ước soạn năm 1911 chỉ rõ vào ngày 23-24-25 hàng năm, cư dân trong làng từ 17 – 49 tuổi phải đi lấp chỗ sạt lở tại 3 ngọn núi Tam Sơn, nơi có miếu thờ Sơn Thần, nếu ai không đi thì 50 tuổi việc lên lão làng bị đình lại. Dư luận xóm làng là công cụ để kiểm soát việc thực hiện hương ước của cư dân trong làng. Ở nông thôn, cá nhân ngay từ khi lọt lòng đã bị cột chặt vào “bầu không khí làng”. Các thành viên của làng sống và cư xử với nhau theo phương châm “sợ tiếng để đời”, “Trăm năm bia đá thì mòn – Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”. Dư luận XH có ảnh hưởng vô cùng lớn. Tóm lại, làng Việt là một thiết chế độc đáo, thực hiện quản lý cư dân bằng hương ước và luật pháp. Với tính chất tự quản chặt chẽ, thiết chế làng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước ta trong thời kỳ đổi mới hiện nay. - Thiết chế dòng họ là một nhóm xã hội không chính thức của những người cùng huyết thống. Với những tông pháp nghiêm ngặt, dòng họ tác động đến hành vi của các cá nhân, tạo nên mô hình quan hệ xã hội dòng họ hết sức chặt chẽ. Một cá nhân trong dòng họ mỗi khi làm một việc gì sai trái thì sẽ bị dòng họ phê phán, thậm chí bị anh em bà con bài trừ, hiếu hỉ họ cũng không đến. - Thiết chế pháp luật ở nông thôn: Thiết chế pháp luật ở nông thôn là chỉ hệ thống pháp luật ở nông thôn bắt buộc cư dân phải tuân thủ nhằm duy trì trật tự xã hội thể hiện bằng các văn bản pháp quy do Nhà nước và Chính phủ ban hành. Thiết chế pháp luật trước hết là hệ thống pháp luật Nhà nước triển khai cho mọi thành viên tuân thủ, thể hiện bằng các văn bản pháp quy, những điều luật được Nhà nước và Chính phủ ban hành. VD: Luật Đất đai, Quy chế dân chủ Nông thôn… c. Xã hội học nghiên cứu về văn hóa nông thôn Văn hoá là sản phẩm của con người hình thành trong một quá trình lịch sử và được tích luỹ qua nhiều thế hệ, mang tính lịch sử và tạo ra văn hoá một bề dày, một chiều sâu. Văn hoá nông Chương 8: Xã hội học chuyên ngành 125 thôn là toàn bộ di sản văn hoá mà con người tích luỹ và tạo dựng thành nền văn hoá chung trong cộng đồng nông thôn. Văn hoá nông thôn là tập hợp những chân lý, giá trị, chuẩn mực, mục tiêu mà mọi người trong xã hội nông thôn cùng nhau chia sẻ trong hoạt động hang ngày của họ.Cộng đồng nông thôn trong quá trình lao động sản xuất nông nghiệp và sinh sống đã hợp nhất với nhau tạo nên một bản sắc văn hoá mang tính thuần nhất mang đậm nét dân gian. Ngoài nền văn hoá Việt nam, tồn tại những nét văn hoá nhóm đặc sắc theo vùng miền như: Văn hoá Tây bắc, văn hoá Tây Nguyên, Văn hoá dân tộc Thái, Văn hoá dân tộc Tày vv... Trong đó, văn hóa vật thể (Văn hoá vật chất ) là những sản phẩm lao động người nông thôn tạo ra nhằm thoả mãn nhu cầu văn hoá của họ. Thể hiện là Đình, đền, chùa, miếu, quy hoạch nhà cửa, điện đường trường trạm, thuỷ lợi, kênh mương, cống làng, điếm canh…. Đình- nơi hội họp của làng. Chùa- nơi đi lễ. Miếu – nơi thờ cúng quỷ thần. Nhà thờ họ- nơi hội họp giỗ chạp của dòng họ. Bàn thờ trong gia đình - thờ cúng gia tiên vv... Văn hoá vật chất còn là cây đa, con đò, ngôi nhà người dân ở, hay con đường làng quanh co...hay chiếc khố, chiếc khăn, chiếc yếm đào...Nhà của người Việt không chia thành những buồng nhỏ như Phương Tây, giữa hai nhà thì ngăn bằng rặng cây (dâm bụt, mùng tơi...), xén thấp để hai bên dễ nói chuyện với nhau, khi cần thì sang thăm nhà nhau. Ở Tây Nguyên, ngôi nhà Rông là nơi hội họp của cả buôn vào những ngày lễ...Hay ở các làng quê, có cổng làng, có luỹ tre, có điếm canh đê hoặc làm ma cho những người chết đuối vv...Như vậy, có thể nói văn hoá vật chất nông thôn vô cùng đa dạng và phong phú, mang đậm nét bản sắc, không thể lẫn vào bất kỳ một nền văn hoá nào khác. Văn hóa phi vật thể (Văn hoá tinh thần) đáp ứng nhu cầu văn hoá, hình thành khuôn mẫu để củng cố hành vi ứng xử, lối sống của các thành viên. Thể hiện là các phong tục tập quán, các loại hình nghệ thuật lễ hội của từng địa phương… Phong tục tập quán nông thôn Việt nam vô cùng đa dạng và phong phú thể hiện ở nhiều lĩnh vực như ma chay, cưới hỏi. Thời Hùng Vương thì khi đám cưới đôi trai gái trao nhau một nắm đất và một gói muối, nắm đất tượng trưng cho lời nguyền gắn bó với đất đai, gói muối tượng trưng cho tình nghĩa đậm đà. Hay một số làng vẫn duy trì phong tục nộp cheo cho làng “Nuôi lợn thì phải vớt bèo- Lấy vợ thì phải nộp cheo cho làng - Lấy vợ mười heo không cheo cũng mất” vv... Trong tục ma chay nông thôn những nét riêng biệt, có tục “cha đưa mẹ đón” (tang cha đi sau, tang mẹ đi giật lùi về phía đầu quan tài), tục áo tang cha thì mặc đằng sống lưng ra, tang mẹ thì mặc sống lưng vô. Hay tục xây dựng nhà mồ ở Tây Nguyên vv...Trong tín ngưỡng tôn giáo cũng đa dạng: Một số vùng nông thôn vẫn duy trì thờ cúng sùng bái tự nhiên như thờ Giàng, thờ Bà Đất Bà Nước của một số dân tộc Phía Bắc. Miền Bắc thì thờ Thổ công, Miền nam thay thổ công bằng Ông Địa, Thần Tài vv...Người Khơmú có tục thờ quả hồ lô vì họ quan niệm thần Hồ lô sinh ra người Khơ mú. Trong nhà người Khơ mú luôn có thờ một quả Hồ lô, không giống người Kinh đặt quả hồ lô trên gác bếp lấy giống. Trong phong tục lễ hội, cũng được coi là lĩnh vực văn hoá truyền thống của nông thôn Việt nam. Lễ hội duy trì những phong tục tập quán như Hội làng, Hội Buôn vv... và cũng là nơi lưu giữ lại những nét văn hoá dân gian cổ truyền. VD: Hội Đền Hùng gắn với Hát xoan, hội Lim gắn với hát quan họ, Hội Chăm ở Sóc Trăng gắn với đua ghe, Hội Đồ Sơn 126 CBGD: Trần Thị Phụng Hà gắn với thi chọi trâu, Hội dân tộc H’mông gắn với ném còn, thổi khèn vv... Có thể nói văn hoá tinh thần cư dân nông thôn vô cùng đa dạng, các em có thể tìm hiểu thêm ở vùng mình đang sống. VH nông thôn được chia làm 6 vùng: o o o o o Vùng VH Tây Bắc. Vùng VH Việt Bắc. Vùng VH châu thổ ĐB Bắc Bộ. Vùng VH Trung bộ. Vùng VH Tây Nguyên. o Vùng VH ĐB Nam Bộ. Mỗi vùng nông thôn trên có những nét văn hoá riêng trong tổng thể nét nổi bật riêng về văn hoá Việt nam. Nói đến văn hoá Tây Nguyên là nói đến văn hoá cồng chiêng và nhà Rông, văn hoá Việt Bắc thì rất đa dạng và phong phú với những nét riêng của cộng đồng dân tộc Thái, Mường, Dao, H’mông... với nét đặc trưng là hát và múa. Múa xoè là múa của người Thái Trắng, múa khèn là của người H’mông, múa lắc mông, múa lượn eo của người Xinhmul và người Khơmú, Múa Xạp là điệu múa phổ biến ở vùng Tây bắc vv... d. Xã hội học nghiên cứu lối sống ở nông thôn: Lối sống là tổng thể những nét căn bản đặc trưng hoạt động sống hàng ngày của các cá nhân, các nhóm và các tập đoàn trong những điều kiện nhất định về mặt lịch sử nhằm thể hiện họ về mọi mặt. Với tư cách là một thực thể xã hội. Nông thôn, một cộng đồng dân cư chiếm hơn 80 % dân số Việt nam, có một lối sống mang tính chất đặc thù: XHH nghiên cứu những điều kiện tự nhiên và xã hội đã tạo nên lối sống cư dân nông thôn: Nông thôn Việt nam gắn với nền Nông nghiệp lâu đời, các ngành nghề khác có nhưng vẫn chưa phát triển mạnh. Điều đó có nghĩa là cư dân nông thôn Việt nam sống trong quan hệ chặt chẽ với tự nhiên. Việc ứng xử với môi trường tự nhiên đã tạo ra hai khả năng: những gì có lợi cho mình thì con người tận dụng và những gì là khó khăn thì phải ra sức ứng phó. Từ những thói quen đó, lối sống nông thôn cũng hình thành, tạo nên một bức tranh rất đa dạng. XHH nghiên cứu những nét đặc trưng của lối sống nông thôn. Lối sống cư dân thích nghi với điều kiện nghèo khó, đề cao tính tiết kiệm. Người dân nông thôn quen với tính tự cung tự cấp, cơ cấu bữa ăn thiên về thực vật: “ăn không rau như đánh nhau không có người gỡ, ăn không rau như nhà giàu chết không kèn trống”... Ngay cả đồ uống cũng chỉ dùng cuốc lủi chưng cất từ gạo ngon quê nhà, hay thuốc lào, hái lá phơi khô rồi cho vào điếu mà hút. Người dân nông thôn sống rất tiết kiệm “có dưa, chừa rau, có cà thì tha gắp mắm, thịt cá là hoa, tương cà là gia bản. Ngày nay, mức sống được cải thiện nhưng đặc tính này vẫn tồn tại trong mỗi người dân nông thôn. Chương 8: Xã hội học chuyên ngành 127 Lối sống đề cao tính cộng đồng tạo thành từ nền sản xuất nông nghiệp và quá trình chống chọi với thiên tai, biểu hiện cụ thể bằng cách sống coi trọng tình nghĩa, coi trọng chữ tâm, chữ tín đạo hiếu nghĩa, thậm chí nhiều lúc hơi cục bộ. Tính cục bộ của lối sống nông thôn thể hiện rõ nhất ở cách sống “Phép vua thua lệ làng”, nhiều khi những hủ tục vẫn cứ tồn tại mặc dầu nó là hình thức không tuân thủ pháp luật. Tục nộp cheo cho làng tại một số vùng quê vẫn duy trì mặc dù nhà nước đã có quy định cấm tục lệ này, hay tục tảo hôn, tục trọng nam khinh nữ, thói quen không coi trọng giờ giấc vv...là cách sống cần phải thay đổi cho cư dân nông thôn. Tính cộng đồng của cư dân nông thôn thể hiện rõ nét, riêng biệt so với đô thị. Người nông thôn dù bận việc đồng áng nhưng vẫn duy trì ăn chung cả nhà, có việc làng việc nước bận mấy cũng phải đi. Những người dân luôn giữ hoà khí với nhau “bán anh em xa mua láng giềng gần”, hay khi đi đâu ngày lễ tết cũng về quê hương lo việc hiếu hỉ.. Người nông thôn coi trọng tình nghĩa, coi trọng chữ tâm chữ tín và đạo hiếu. Nhiều khi cho nhau vay mượn của cải họ cũng chỉ thoả thuận bằng miệng. XHH nghiên cứu tác động lối sống cư dân nông thôn đến xã hội nông thôn. Những đặc trưng trong lối sống cư dân nông thôn đều có những mặt tích cực và những mặt tiêu cực nhất định. Mặt tích cực thể hiện trên một số góc độ như: lối sống tiết kiệm đi liền với tư tưởng sống lành mạnh làm cho con người biết quý trọng giá trị lao động và nâng cao tinh thần trách nhiệm với thế hệ con cháu. Lối sống cộng đồng là sợi dây đoàn kết cộng đồng nông thôn, tạo nên sự chia sẻ giữa người dân với nhau. Người nông thôn quan niệm “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, “ Anh em như thể tay chân, rách lành đùm bọc khó khăn đỡ đần”, “bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” vv...Lối sống đề cao tính hiếu nghĩa, chữ tâm là truyền thống tốt đẹp của người dân VN. Trong các làng xã, truyền thống tôn sư trọng đạo, kính lão đắc thọ thể hiện rõ nét trong mọi biểu hiện của đời sống. Hay một cư dân trong làng xóm có ma chay hiếu hỉ cả làng xúm lại mỗi người giúp một tay. Bên cạnh đó, chính lối sống này cũng thể hiện một số nét tiêu cực sau đây, lối sống tiết kiệm, hà tiện hạn chế những tính toán kinh tế của cư dân nông thôn, ngăn chặn quá trình dịch vụ hoá nền kinh tế nông thôn, chất lượng cuộc sống khó cải thiện vv…Cách tính toán chặt chẽ sẽ khiến người nông thôn trở nên bủn xỉn, hạn chế quan hệ xã hội. Hoặc trong quá trình đổi mới nền kinh tế hiện nay, mức độ tiêu dùng thấp là hố sâu ngăn cản người dân nâng cao chất lượng cuộc sống. Lối sống cục bộ ảnh hưởng đến việc thực thi quản lý nhà nước và tạo nên những mâu thuẫn cục bộ.: Một quốc gia chỉ có thể được coi là văn minh nếu cư dân quốc gia đó sống và làm việc theo luật pháp. Trong quá trình đổi mới nông thôn, nếu cư dân không dung hoà được các mối quan hệ sẽ dẫn đến những cuộc xung đột giữa các cư dân với nhau. 128 CBGD: Trần Thị Phụng Hà Lối sống hoang dã dẫn đến coi thường luật pháp của một số vùng nông thôn vùng sâu vùng xa cũng khá phổ biến. Tóm lại, xã hội hiện đại, bên cạnh những cái mới đang nảy sinh và phát triển, những giá trị truyền thống của xã hội nông thôn VN vẫn được duy trì và củng cố. Vượt qua luỹ tre làng để nghiên cứu các phong tục tập quán, tín ngưỡng, cơ cấu xã hội, văn hoá… trên cơ sở đó hoạch định những chính sách xã hội phù hợp nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn luôn là mục tiêu của các nhà nghiên cứu XHH nói riêng, toàn Đảng toàn dân ta nói chung. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. 2. 3. 4. 5. Anh (chị) hãy phân tích cơ cấu lao động nghề nghiệp trong nông thôn Việt nam hiện nay? Anh (chị) đánh giá vai trò của ngành nông nghiệp ở nông thôn nước ta nhiện nay như thế nào khi sự chuyển đổi lao động nghề nghiệp ở nông thôn hiện đang diễn ra theo xu hướng giảm số lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng số lượng lao động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Anh (chị) hãy trình bày khái niệm nông thôn dưới góc độ xã hội học? Khi nghiên cứu về nông thôn, xã hội học Việt nam quan tâm nghiên cứu những nội dung cơ bản nào? Anh (chị) hãy trình bày khái niệm và những đặc trưng cơ bản của nông thôn? Khi nghiên cứu về nông thôn, xã hội học Việt nam quan tâm nghiên cứu những nội dung cơ bản nào? Anh (chị) hãy trình bày những đặc trưng cơ bản của nông thôn dưới góc độ xã hội học? Theo anh (chị), trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước hiện nay, những đặc trưng đó của nông thôn đang biến đổi như thế nào? Hãy phân tích những nội dung cơ bản của xã hội học nông thôn? Trong thời kỳ Đảng và Nhà nước ta đang đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, theo anh (chị) ban quản lý làng có vai trò như thế nào? 8.2 XÃ HỘI HỌC ĐÔ THỊ Cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, công nghiệp hoá và quá trình đô thị hoá mạnh mẽ đã làm nảy sinh vô số những vấn đề xã hội tiêu cực và phức tạp tại các đô thị và vì vậy đã thu hút sự chú ý của các nhà xã hội học của Phương Tây. Cho đến nửa sau thế kỷ 20, phần lớn cư dân ở các nước phát triển phương Tây đều sống ở đô thị và văn hóa đô thị đang chi phối mọi mặt hoạt động đời sống của họ. Càng về sau này, tầm quan trọng của các đô thị trong xã hội hiện đại càng được nhận thức rõ rệt hơn. Chính điều này đã thúc đẩy các nhà xã hội học đô thị cố gắng mô tả và lý giải nhiều các vấn đề trong cấu trúc và lối sống đô thị. Xã hội học đô thị được xem như là một chuyên ngành nhiều tuổi nhất của xã hội học. Nó ra đời vào đầu thế kỷ 20 gắn liền với quá trình công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa. Từ những năm 1920, Châu Âu và Bắc Mỹ hình thành môn học Xã hội học về đời sống đô thị (sociology of urban life), Chương 8: Xã hội học chuyên ngành 129 hay xã hội học đô thị (urban sociology). Tại các nước phát triển (Anh, Pháp, Đức, Mỹ ) có nhiều trường và viện nghiên cứu, khảo sát, công bố nhiều ấn bản về đề tài xã hội học đô thị. Hội nghị đầu tiên của xã hội học đô thị được nhóm họp lần đầu tiên vào năm 1953 tại Đại học Columbia (Mỹ), với sự tham gia của nhiều nhà xã hội học trên thế giới. Đến năm 1956, một hội thảo khoa học được tổ chức tại Bangkok (Thái Lan) với chủ đề "Vấn đề phát triển đô thị, các nhân tố kinh tế xã hội có ảnh hưởng tới đời sống đô thị các nước Châu Á" đã nói lên tầm quan trọng của xã hội học đô thị trong quá trình phát triển nhanh chóng của xã hội. Ban đầu XHH Đô thị có đối tượng nghiên cứu hết sức rộng, theo A. Boskoff trong cuốn sách “Xã hội học về các vùng đô thị” (1962) hệ vấn đề nghiên cứu của xã hội học đô thị bao gồm: "Gia đình và hôn nhân, giáo dục trẻ em, tội phạm, đặc biệt là tội phạm trẻ em, sự di cư, vấn đề chủng tộc, người gia, sức khoẻ tâm lý, giai cấp xã hội, tôn giáo học vấn và các xu hướng trong các đời sống xã hội-đó là phạm vi các vấn đề xã hội học đô thị nghiên cứu". Điều này cho thấy trong các xã hội đô thị hóa cao, hệ vấn đề của xã hội học đô thị là rất gần gũi với hệ vấn đề chung của xã hội. Chuyên ngành xã hội học đô thị ra đời trong bối cảnh xã hội đang diễn ra sự phân biệt xã hội cổ truyền và sự phát sinh xã hội đô thị hiện đại (một xã hội rộng lớn, không thuần nhất, phát triển và biến đổi với tốc độ chưa từng thấy). Các nhà xã hội học đô thị cố gắng đi sâu vào tìm hiểu bản chất của những sự chuyển đổi này, tìm hiểu cơ cấu của xã hội đô thị, qua đó lý giải cơ sở khoa học và bản chất của đô thị, cộng đồng đô thị và đời sống đô thị. Với sự phát triển của nghiên cứu thực nghiệm, đặc biệt với sự phát triển của xã hội học đô thị Mỹ, đối tượng nghiên cứu được khu biệt hóa cụ thể hơn, rõ hơn. Ngày nay có nhiều định nghĩa khác nhau về xã hội học đô thị nhưng định nghĩa chung nhất coi xã hội học đô thi một là một lĩnh vực nghiên cứu của XHH, nghiên cứu bản chất của cơ cấu và quá trình đô thị hóa, trong đó nêu rõ những ảnh hưởng, tác động qua lại của các quá trình này tới các tổ chức cá nhân và cộng đồng dân cư đô thị nói chung.. 8.2.1 Khái niệm đô thị Các đô thị tồn tại ở khắp các quốc gia song vẫn không có một sự thống nhất hoàn toàn giữa các quốc gia về cách hiểu thế nào là một đô thị.Theo nghĩa chung nhất, đô thị là nơi quần cư của đa số dân cư hoạt động thương nghiệp, công nghiệp hoặc hành chính hay đô thị là vùng lãnh thổ mà cuộc sống của dân cư được tổ chức xung quanh hoạt động phi nông nghiệp. Đây là định nghĩa dựa trên đặc trưng cơ bản nhất của đô thị ngoài ra còn có các định nghĩa dựa trên chức năng chính trị của các đô thị, qui mô dân số hoặc tổ chức kinh tế xã hội của đô thị. Phân loại đô thị chủ yếu dựa vào độ lớn của dân số, ví dụ thành phố 10 triệu dân lớn hơn thành phố 8 triệu dân. 130 CBGD: Trần Thị Phụng Hà 8.2.2 Đặc trưng của đô thị - Thứ nhất: có số dân tương đối đông, mật độ dân số cao và không thuần nhất: ví dụ Bombay: 125,000 người/ dặm vuông. New York: 10 000 người/km214 - Thứ hai: Đa số dân cư hoạt động phi nông nghiệp - Thứ ba: Cơ sở hạ tầng phát triển (hệ thống cấp thoát nước, bệnh viện trường học, đường giao thông) - Thứ tư: Là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của một nước, giữ vai trò chủ đạo đối với các vùng nông thôn xung quanh và toàn xã hội nói chung. - Thứ năm: là môi trường trực tiếp tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển xã hội và cá nhân. Ở Việt nam, theo qui định hiện hành, điểm dân cư được coi là đô thị khi có dân số tối thiểu từ 4000 người trở lên, trong đó ít nhất 65% dân cư phi nông15. 8.2.3 Cấu trúc của đô thị Từ góc độ xã hội học, mọi đô thị đều được cấu tạo từ 2 nhóm thành tố chủ yếu là: - Thành tố không gian vật chất: môi trường không gian hình thể do con người tạo ra: Kiến trúc, qui hoạch, cảnh quan đô thị, cơ sở hạ tầng, và điều kiện khí hậu sinh thái, tự nhiên. - Các thành tố tổ chức - xã hội: Cộng đồng dân cư sinh sống ở đô thị và những thể chế luật lệ hiện hành tại đó. Trên thực tế hai nhóm thành tố này không thể tách rời nhau và được hiểu trong mối quan hệ giữa một bên là môi trường sống, điều kiện sống với một bên là những con người hoạt động trong đó. Các môn khoa học nghiên cứu về đô thị đều nhằm bảo đảm cho sự vận hành và phát triển của các đô thị, bao[ưr đảm sự liên kết tối ưu giữa hai thành tố cấu thành đô thị nói trên. Lịch sử của nhân loại đã chứng minh các đô thi lớn thường đóng vai trò là các trung tâm kinh tế chính trị thương mại của xã hội, các đô thị luôn giữ vai trò đầu tàu trên con đường đi tới văn minh và tiến bộ. Ngày nay quá trình đô thị hóa đang diễn ra một cách mạnh mẽ trong các quốc gia trên thế giới, việc tăng cường hiểu biết về đời sống đô thị có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của đô thị và phát triển của xã hội nói chung. 14 15 Xem tạp chí thường niên quỹ Ford, 2006 Nghị định số 72/2001 của Chính phủ về loại đô thị và phân cấp quản lý đô thị Chương 8: Xã hội học chuyên ngành 131 8.2.4 Sự hình thành và phát triển của đô thị Quá trình hình thành và phát triển đô thị gắn liền với lịch sử phát triển của xã hội loài người. Sự ra đời của đô thị là kết quả của sự phát triển của lực lượng sản xuất, của sự phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc và của sự thay đổi về quan hệ sản xuất. Cho tới nay, người ta cho rằng đô thị phát triển qua ba cuộc cách mạng: a. Cuộc cách mạng đô thị lần thứ nhất Cách mạng đô thị lần thứ nhất diễn ra vào thời kỳ cuối của công xã nguyên thuỷ. Đô thị hình thành gắn với cuộc phân công lao động xã hội lớn lần thứ hai, khi thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp. Thủ công nghiệp trở thành một ngành sản xuất chính tồn tại bên cạnh ngành nông nghiệp. Trong xã hội nông nghiệp truyền thống xuất hiện những nơi tập trung thợ thủ công và các hoạt động sản xuất thủ công nghiệp, trao đổi, buôn bán trên những phạm vi không gian nhất định. Đó là những đô thị đầu tiên được hình thành và phát triển cho tới ngày nay. Đặc điểm của các đô thị thời kỳ này là số lượng đô thị còn ít; dân cư ở đô thị còn thưa thớt; đô thị chỉ thực hiện chức năng là trung tâm hành chính, thương mại, buôn bán. Chưa phải là những trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội. Đô thị phát triển rất chừng mực trong các xã hội chiếm hữu nô lệ và phong kiến. Thành thị trong các xã hội này chủ yếu là những nơi tập trung thợ thủ công, và các đền đài, lăng tẩm của vua chúa hay nói đúng hơn là các thành luỹ bảo vệ giai cấp thống trị. b. Cuộc cách mạng đô thị lần thứ hai Cách mạng đô thị lần thứ hai bắt đầu từ giữa thế kỷ 18, là hệ quả tất yếu của quá trình công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa xuất phát từ Tây Âu (Anh, Pháp) lan dần khắp Châu Âu, sau đó là Bắc Mỹ. Từ thời kỳ này, quá trình đô thị hoá trở thành một hiện tượng xã hội nổi bật trong lịch sử phát triển của nhân loại. Sự phát triển đô thị gắn liền với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, với sự phát triển của nền sản xuất đại cơ khí. Nền công nghiệp quy mô lớn này đã đẩy nhanh quá trình đô thị hoá cùng với sự tích tụ dân cư, phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng. Đô thị do cuộc cách mạng này đem lại phát triển theo hai chiều: Chiều rộng và chiều sâu. Cuộc cách mạng đô thị lần hai bắt đầu bằng việc phát triển theo chiều rộng, từ giữa thế kỷ 18 cho đến những năm 50 của thế kỷ 20. Sự phát triển đô thị theo chiều rộng có dấu hiệu nổi bật là: số lượng đô thị mới ngày càng nhiều, tồn tại dưới nhiều hình thức như thành phố, thị xã, thị trấn, đồng thời số lượng dân cư cũng ngày càng tập trung đông đúc vào các đô thị. Sự phát triển đô thị theo chiều rộng đạt đến một mức độ nhất định thì sẽ chuyển sự phát triển đô thị sang chiều sâu. Sự phát triển đô thị theo chiều sâu bắt đầu từ những năm 50 của thế kỷ 20 cho đến nay. Đô thị phát triển theo chiều sâu, gắn liền với việc nâng cao vai trò của đô thị, cải thiện điều kiện sống của người dân đô thị và sự mở rộng ảnh hưởng của lối sống đô thị. Sự phát triển đô thị theo chiều sâu được tiến hành khi sự phát triển theo chiều rộng đã làm nảy sinh những vấn đề xã hội cần phải giải quyết như nạn ô nhiễm môi trường, sự khan hiếm nhà ở, thất nghiệp, tệ nạn xã hội... Phát triển đô thị theo chiều sâu nhằm tìm lối ra cho những vấn đề trên và cải thiện điều kiện sống của dân cư đô thị, quy hoạch phát triển đô thị theo hướng văn minh, hiện đại. 132 CBGD: Trần Thị Phụng Hà c. Cuộc cách mạng đô thị lần thứ ba Cách mạng đô thị lần thứ ba diễn ra ở các nước thuộc thế giới thứ ba, trong các nước này hiện nay tỷ lệ dân đô thị chiếm khoảng 30% trong toàn bộ dân cư. Đặc điểm cơ bản của cuộc cách mạng đô thị lần thứ ba này là quá trình đô thị hoá diễn ra với tốc độ nhanh, phạm vi rộng ( trên 100 nước); sự tích tụ và gia tăng dân số quá nhanh, trong khi sự phát triển của không gian vật chất hình thể (cơ sở hạ tầng) không tương xứng với sự gia tăng dân số đô thị làm nảy sinh hiện tượng đô thị hoá quá tải . Đây chính là nguyên nhân của một loạt các hiện tượng xã hội như nạn khan hiếm nhà ở, sự phân hoá giàu nghèo, tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường. Hiện nay, nhiều thành phố lớn trên thế giới (thành phố trên 10 triệu dân) đều thuộc về các nước thứ ba như Thượng Hải, Bombay, Cancuta, Rio de Janneiro...Năm 1960 có 19 thành phố trên 4 triệu dân trong đó có 9 thành phố ở các nước thế giới thứ ba, Năm 2000 có 50 thành phố như vậy và cũng có 35 thành phố ở các nước thế giới thứ ba. Dự báo đến năm 2025 sẽ có 114 trên tổng số 135 thành phố trên 4 triệu dân nằm tại các nước thế giới thứ ba. Sự gia tăng dân số trong các thành phố ở các nước thế giới thứ ba cũng nhanh hơn ở các nước phát triển. Từ 1950 đến 1980, các thành phố ở các nước đang phát triển có dân số tăng gấp 4 lần: từ 285 triệu (1950) lên 1, 13 tỉ ( 1985). Trong khi đó các thành phố ở các nước phát triển có dân số tăng gấp 2 lần: từ 450 triệu (1950) lên 840 triệu (1985). Tính trung bình từ 1920 đến 1980 dân cư đô thị ở các nước đang phát triên tăng 10 lần (từ 100 triệu lên 1 tỉ) (Báo cáo thường niên của FORD, 2005) 8.2.5 Nội dung chủ yếu của xã hội học đô thị a. Nghiên cứu quá trình đô thị hoá - Khái niệm đô thị hoá Hiểu theo nghĩa chung nhất: đô thị hoá là quá trình tập trung dân cư ngày càng đông vào đô thị và nâng cao vai trò của thành thị đối với sự phát triển xã hội. Đô thị hoá hiểu theo chiều rộng là sự phát triển của các thành phố với những dấu hiệu đặc trưng là sự tăng số lượng các thành phố và tăng dân cư thành thị. Đô thị hoá hiểu theo chiều sâu là một quá trình KT –XH gồm nhiều mặt mà dấu hiệu đặc trưng là tập trung, tăng cường và phân hoá các hoạt động của thành thị, các cơ cấu không gian mới của thành thị và sự nâng cao vai trò của đô thị, cải thiện đời sống của người dân đô thị cũng như phổ cập rộng rãi lối sống thành thị. - Đặc trưng của quá trình đô thị hoá Về kinh tế, bao gồm quá trình cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng hiện đại hóa, trong đó có những thay đổi trong cơ cấu lao động và những thay đổi về tỉ lệ phát triển kinh tế theo ngành (tăng tỉ Chương 8: Xã hội học chuyên ngành 133 trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng của các ngành nông nghiệp trong cơ cấu và khối lượng GDP). Về xã hội, quá trình đô thị hóa bao gồm trong đó những biến đổi trong phương thức hay hình thức cư trú của nhân loại; những thay đổi lớn trong các quan hệ xã hội, các mô hình hành vi và ứng xử tương ứng với điều kiện sống công nghiệp hóa, đô thị hóa và hiện đại hóa. Quá trình đô thị hóa làm tăng thêm sự đa dạng về xã hội và về văn hóa. Con người trong quá trình đô thị hóa ngày càng cơ động (dễ chuyển dịch theo vùng địa lý theo cơ cấu xã hội, theo địa điểm và tính chất lao động, và những điều kiện văn hoá sinh thái). Về dân số, Đô thị hoá có liên quan chặt chẽ với sự phân bố dân cư ngày càng tập trung trong các khu đô thị. Cơ cấu lứa tuổi, giới thay đổi nhiều, tỉ lệ sinh đẻ giảm thấp, số nhân khẩu bình quân trong gia đình giảm đi. Về sinh thái, trong quá trình đô thị hoá, môi trường có nhiều thay đổi trong phạm vi các thành phố và các vùng lân cận khiến cho cảnh quan thiên nhiên biến đổi nhanh chóng. Xã hội học đô thị nghiên cứu quá trình đô thị hoá nêu rõ những ảnh hưởng tác động qua lại của các quá trình này tới các tổ chức, các cá nhân và các cộng đồng dân cư. Đồng thời chỉ ra xu hướng của quá trình đô thị hoá hiện nay: vai trò của khu vực dịch vụ và hoạt động nghiên cứu khoa học tăng lên. b. Nghiên cứu cơ cấu xã hội và lối sống của cộng đồng dân cư đô thị Cộng đồng dân cư đô thị thường lớn, phức tạp và không thuần nhất về mặt xã hội (có sự khác biệt về thành phần và nguồn gốc dân cư) hoạt động kinh tế chủ yếu dựa trên sản xuất công nghiệp và thương mại. Cơ cấu xã hội đô thị bao gồm các tiểu cơ cấu sau: - Cơ cấu nhân khẩu (dân số) xã hội đô thị Cơ cấu xã hội nghề nghiệp Cơ cấu quản lý hành chính, quyền lực Tổ chức xã hội và các đoàn thể xã hội, các hội, nhóm tự nguyện Cơ cấu mức sống (sự phân tầng xã hội) ở đô thị Cơ cấu văn hóa – lối sống đô thị Cơ cấu quần cư (sự chiếm lĩnh không gian, đất đai) Lối sống đô thị là một chủ đề nghiên cứu lớn trong xã hội học đô thị, nó vừa là một vấn đề lý thuyết, vừa là vấn đề nghiên cứu thực tiễn. Đặc trưng của lối sống đô thị phụ thuộc vào trình độ phát triển, mức độ đô thị hóa của các quốc gia. Do đó có nhiều quan niệm khác nhau về lối sống đô thị. Tuy nhiên có thể chỉ ra một số đặc trưng cơ bản của lối sống đô thị như sau: - Tính cơ động nghề nghiệp xã hội và không gian xã hội cao - Sự phụ thuộc của các hoạt động trong đời sống thường ngày vào các dịch vụ công cộng (trong sự đối lập với tính tự cung tự cấp ở nông thôn). 134 CBGD: Trần Thị Phụng Hà - Phạm vi giao tiếp rộng, với cường độ cao, tính ẩn danh trong giao tiếp, suy giảm các giao tiếp truyền thống, sơ cấp, tăng cường các giao tiếp thứ cấp, theo chức năng, vai trò, theo sở thích… sự khoan dung đối với các khác biệt và các chuẩn mực. - Nhu cầu về văn hóa – giáo dục đa dạng và ngày càng phong phú do nhu cầu về nghề nghiệp và thông tin đòi hỏi. - Việc sử dụng thời gian nhàn rỗi rất đa dạng, góp phần phát triển nhân cách, cá tình tự do cá nhân - Tính tích cực xã hội, ý thức công dân và các hoạt động xã hội của cá nhân được khuyến khích. c. Nghiên cứu vấn đề nhà ở đô thị Xã hội học nghiên cứu vấn đề nhà ở đô thị tập trung nghiên cứu các vấn đề như: - Chính sách nhà ở: là những hoạt động mà các chính phủ tiến hành để cung cấp các dịch vụ nhà ở cho dân cư. Mục tiêu của các chính sách nhà ở của các quốc gia là để trợ giúp người nghèo, cải thiện các điều kiện nhà ở nói chung, tạo điều kiện dễ dàng cho các khả năng chi trả, ổn định sản xuất và hướng tới các mục tiêu xã hội khác. - Những đa dạng và sự biến đổi nhu cầu về nhà ở, - Gia tăng mức sống dân cư, phân tầng xã hội và phân vùng xã hội trong nhà ở - Sự biến đổi của lối sống đô thị và nhà ở - Gia đình đô thị và nhà ở - Tâm lý, nguyện vọng, nhu cầu về nhà ở của dân cư đô thị d. Nghiên cứu vấn đề qui hoạch và phát triển đô thị Qui hoạch đô thị là một công việc phức tạp, mang tính liên ngành và có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới phúc lợi của người dân đô thị. Bản hân các nhà qui hoạch đô thị cũng có khá nhiều quan niệm khác nhau về môn khoa học này. Từ góc độ xã hội học, qui hoạch đô thị cũng được mọi người quan niệm không giống nhau. Qui hoạch đô thị được coi là một quá trình nhằm đề xuất những kiến nghị giúp đỡ những người hữu quan tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề đô thị. Việc tìm hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố của công tác quy hoach với việc cải thiện các vấn đề đô thị chính là cầu nối giữa xã hội học đô thị và quy hoạch đô thị. Có ba loại hình qui hoạch đô thị cơ bản: - Qui hoạch tổng thể và phân vùng đô thị - Qui hoạch đô thị và cải tạo đô thị - Qui hoạch thành phố mới. Quá trình qui hoạch đô thị cần thiết phải có những thông tin tốt nhất về cuộc sống và những đặc điểm kinh tế xã hội của các nhóm dân cư thuộc vùng được qui hoạch. Do đó cần thiết phải tiến Chương 8: Xã hội học chuyên ngành 135 hành các điều tra xã hội học đối với dân cư. Nội dung xã hội học của qui hoạch nằm ở nhiều bộ phận của qui hoạch, ở nhiều bước của quá trình lập qui hoạch. Trong lĩnh vực qui hoạch, xây dựng và quản lý đô thị, các cuộc nghiên cứu, khảo sát xã hội học có khả năng đóng góp cho quá trình này trên các hướng sau đây: - Cung cấp bức tranh mô tả khái quát bối cảnh xã hội hiện thời ở các đô thị - Phân tích những tác động quản lý của các chính sách tới sự phát triển của đô thị - Phát hiện ra những tác động cụ thể của các nhân tố xã hội tới quá trình qui hoạch, xây dựng, cải tạo, quản lý đô thị, phục vụ trực tiếp cho việc giải quyết các nhiệm vụ thực tế. 8.2.6 Quá trình đô thị hóa ở Việt nam Là một nước nghèo trong số các nước đang phát triển, Việt nam không thoát khỏi những đặc trưng có tính qui luật của quá trình đô thị hóa quá tải. Bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa ở nước ta còn có những đặc điểm mang tính đặc thù. Có thể sơ lược quá trình đô thị hóa ở Việt nam như sau: a. Thời kỳ phong kiến (trước 1858) Các thành thị Việt Nam thời kỳ này chủ yếu là các trung tâm hành chính và thương mại, được hình thành trên cơ sở những thành luỹ, lâu đài của vua chúa phong kiến trên những khu vực có điều kiện địa lý tự nhiên thuận lợi cho giao lưu buôn bán, như Thăng Long, Phố hiến, Hội An. Các thành thị phong kiến Việt Nam hình thành và phát triển không bắt nguồn từ phân công lao động xã hội mà là từ việc phân phối lại sản phẩm xã hội cho nhu cầu tiêu dùng của bộ máy cai trị và nhu cầu giao lưu buôn bán. Thời kỳ này các thành thị không có được vai trò và địa vị kinh tế quan trọng đối với nông thôn và toàn xã hội nói chung. Về xã hội quan hệ làng xã chiếm ưu thế tuyệt đối. Các nhân tố cần thiết cho sự phát triển công nghiệp buôn bán và sản xuất hàng hoá nói chung rất yếu ớt. Giai đoạn này quá trình đô thị hoá ở Việt Nam có thể xem là chưa xảy ra. b. Thời kỳ thuộc địa (1858-1954) Dưới thời thực dân Pháp, để tăng cường khai thác tài nguyên, thực dân Pháp đã xây dựng các đường giao thông quan trọng, mở mang các thành phố cũ, xây dựng các thành phố mới và các thương cảng. Thành thị Việt Nam thời kỳ này chủ yếu giữ vai trò là các trung tâm hành chính của bộ máy chính quyền thực dân phong kiến, là trung tâm thương mại phục vụ cho việc khai thác thuộc địa của Pháp. Tuy nhiên, công nghiệp ở các thành phố chưa phát triển để có thể thay đổi tính chất nông nghiệp thuần tuý của xã hội Việt Nam. Địa vị kinh tế xã hội của các thành phố quá yếu để thu hút dân cư từ nông thôn ra thành thị, nhưng đã có sự mở đầu cho quá trình đô thị hoá đất nước. 136 CBGD: Trần Thị Phụng Hà c. Thời kỳ 1955 -1975 Miền Bắc: thời kỳ này quá trình đô thị hoá được tăng cường, mạng lưới các thành phố dần dần được hình thành và phát triển có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển nông thôn và xã hội nói chung. Từ 1965, do ảnh hưởng của chiến tranh các công trình công nghiệp quan trọng và 1 phần dân cư ở thành phố được chuyển về nông thôn tạo ra sự giải tán tạm thời các đô thị. Miền Nam do hoạt động chiến tranh và chính sách của Mỹ- Nguỵ làm hàng triệu nông dân buộc phải dời bỏ làng quê trở thành người tị nạn kéo vào thành phố, tạo ra quá trình đô thị hoá cưỡng bức. Do kết quả của quá trình đô thị hóa cưỡng bức này, dân số đô thị miền Nam tăng từ 15% năm 1960 lên 60% vào đầu năm 1970. Dân số Sài Gòn từ 300 ngàn đã tăng tới 3 triệu người. Ở Đà Nẵng, dân số tăng từ 25 vạn lên 300 ngàn người16. Dòng tị nạn liên tục đổ tràn vào Sài Gòn đã biến nó trở thành một thành phố có mật độ dân số cao nhất thời giới 34 000 người/km2. d. Thời kỳ từ 1975 đến nay Sau chiến tranh, quá trình đô thị hóa dần dần lấy lại được nhịp độ bình thường. Nhiều thành phố mới ra đời, nhiều điểm dân cư nông thôn trước đây, các thị trấn thị tứ trở thành các điểm dân cư đô thị. Mạng lưới đô thị của cả nước hình thành gồm hơn 500 thành phố, thị xã, thị trấn17. Trong hai thập kỷ qua, dưới tác động của công cuộc đổi mới theo hướng kinh tế thị trường và quá trình công nghiệp hóa các đô thị không những phát triển theo bề rộng mà có những biến đổi về chất trong đời sống đô thị và quá trình đô thị hoá (ví dụ sự biến đổi trong cơ cấu lao động nghề nghiệp, của lối sống đô thị trong điều kiện mới, sự thay đổi kiến trúc, qui hoạch, giao thông, đô thị). Quá trình đô thị hóa ở nước ta có xu hướng tăng nhanh hơn thể hiện ở mức độ tập trung dân số và những thay đổi trong tỉ trọng dân số sống trong các khu vực đô thị. Thập kỷ 80, dân số đô thị ở nước ta là 19.7%, thập kỷ 90 là 23.5% , năm 2000 là 25% hiện nay là khoảng 27.5%.18 Chiến lược phát triển kinh tế xã hội với chính sách tiếp tục mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển nền kinh tế thị trường trong vài thập niên tới sẽ còn tác động mạnh mẽ đến quá trình đô thị hóa ở nước ta. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Phân tích khái niệm và đặc trưng cơ bản của đô thị để so sánh đô thị và nông thôn 2. Phân tích lịch sử hình thành và phát triển của đô thị. So sánh quá trình đô thị hóa do cuộc cách mạng đô thị lần thứ hai và lần thứ ba mang lại. 3. Phân tích quá trình đô thị hóa ở Việt nam. Quá trình đô thị hóa ở nước ta có những đặc điểm gì đặc biệt? Trong giai đoạn hiện nay, tình trạng đô thị hóa quá tải có xảy ra ở nước ta không? Tại sao? 4. Phân tích những nội dung nghiên cứu chủ yếu của xã hội học đô thị. 16 Xem Trịnh Duy Luân (2005), tr 77 17 Sđd trang 78 18 Xem Đình Quang (2005), Tổng cục thống kê: số liệu thống kê dân số và lao động, website www.gso.gov.vn Chương 8: Xã hội học chuyên ngành 137 8.3 XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNH 8.3.1 Khái niệm gia đình Gia đình luôn tồn tại và là nơi để đáp ứng những nhu cầu cơ bản cho các thành viên của mình. Vì vậy, gia đình luôn là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, trong đó có xã hội học. Vậy gia đình, dưới con mắt xã hội học, được nhìn nhận như thế nào? Gia đình là một nhóm xã hội được hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống nảy sinh từ quan hệ hôn nhân đó, đồng thời, có thể có một số người được gia đình nuôi dưỡng tuy không có quan hệ máu mủ (quan hệ nhận nuôi con nuôi), cùng chung sống và các thành viên gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi, giữa họ có những ràng buộc có tính pháp lý được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ. Ở Việt Nam, quan hệ hôn nhân là quan hệ nền tảng của đời sống gia đình. Bên cạnh khái niệm gia đình, trong đời sống, chúng ta thường nhắc tới khái niệm hộ gia đình. Vì vậy, cần phân biệt hai khái niệm này. Hộ gia đình được hiểu là một nhóm người cùng chung sống dưới một mái nhà. Hộ có thể là một người, có thể rất nhiều người. Có thể là một tập hợp toàn phụ nữ, nam giới hoặc trẻ em chung sống với nhau do hoàn cảnh nào đó như học tập, lao động sản xuất, do phân phối nhà ở của cơ quan quản lý…Hộ cũng có thể là một gia đình hoặc một vài gia đình. Như vậy, khái niệm gia đình không đồng nhất với hộ gia đình. Hộ có ý nghĩa về mặt thống kê nhân khẩu học, còn gia đình là phạm trù xã hội học. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, mỗi gia đình sống trong một ngôi nhà riêng, tạo thành một hộ riêng. 8.3.2 Nội dung nghiên cứu của xã hội học gia đình: a. Vấn đề hôn nhân: Hôn nhân là quan hệ xã hội mang tính văn hoá, tán đồng cho quan hệ tình dục và sinh sản. Khi cá nhân thực hiện hành động kết hôn là lúc cá nhân đó đạt được vai trò xã hội mới, vai trò của người chồng và vai trò của người vợ, kèm theo đó là những thái độ, bổn phận, mong đợi về hành vi sinh sản. Sau khi kết hôn, cá nhân được xã hội thừa nhận bắt đầu có cuộc sống gia đình. Như vậy, hôn nhân là sự liên kết giữa nam và nữ được xã hội thừa nhận dưới nhiều hình thức như sự phê chuẩn của chính quyền về mặt pháp lý; của gia đình, họ hàng, bạn bè dưới các hình thức nghi lễ theo phong tục tập quán, tôn giáo của địa phương. Một cuộc hôn nhân tốt, một gia đình hạnh phúc không chỉ là điều kiện để mỗi thành viên phát triển tài năng, trí tuệ mà còn là nơi sản sinh ra những công dân tương lai, những tế bào tốt cho xã hội. Theo các nhà xã hội học, hôn nhân có một số dạng cơ bản sau: - 138 Hôn nhân nhóm (hôn nhân quần hôn): đây là dạng hôn nhân tồn tại trong xã hội công xã nguyên thuỷ, trong đó, có từ hai người đàn ông trở lên sống cùng với hai người đàn bà trở lên. CBGD: Trần Thị Phụng Hà - Hôn nhân đa thê (hoặc hôn nhân đa phu): Là kiểu hôn nhân có từ hai người vợ hoặc hai người chồng trở lên. - Hôn nhân một vợ một chồng: là kiểu hôn nhân tiến bộ nhất và được phổ biến rộng rãi ở nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới. Loại hôn nhân này được pháp luật bảo hộ. Có thể nói, hôn nhân là một vấn đề rất phức tạp. Đặc trưng dẫn đến hôn nhân là nam nữ kết hôn tự nguyên, do tình yêu, sự hoà hợp, đồng cảm về tinh thần giữa hai người. Tuy nhiên, trong quá khứ, hôn nhân thường không dựa trên cơ sở tình yêu. Mục đích của hôn nhân được xác định rõ ràng theo quy luật sinh tồn và cha mẹ quyết định việc cưới xin của con cái. Nói chung, hôn nhân từ tình yêu là điều kiện đảm bảo cuộc sống gia đình ổn định, hạnh phúc. Tuy nhiên, việc giao tiếp, lựa chọn bạn đời là công việc hệ trọng, cần có sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè. Đồng thời, nó còn bị chi phối, ràng buộc bởi các yếu tố khách quan như sự quy định về giai cấp, tôn giáo, sắc tộc, đẳng cấp; những hạn chế về hoàn cảnh như môi trường nông thôn, thành phố, nghề nghiệp… b. Các kiểu gia đình: Theo các nghiên cứu xã hội học, gia đình tồn tại dưới các hình thức: - Gia đình mở rộng (gia đình truyền thống): là gia đình có từ ba thế hệ trở lên, sống chung với nhau dưới một mái nhà. Trong kiểu gia đình này, ngoài thế hệ ông bà, cha mẹ, con cái, còn có thành viên họ hàng như cô dì, chú bác…Loại gia đình này khá thịnh hành trong các xã hội nông nghiệp, phong kiến.”Tam đại đồng đường”, “Tứ đại đồng đường” là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá trình độ thuần phong mỹ tục của kiểu gia đình này. - Gia đình hạt nhân (gia đình hiện đại): là kiểu gia đình chỉ có cặp vợ chồng và con cái họ chưa thành niên. Đây là kiểu gia đình ngày càng phổ biến vì nó phù hợp với điều kiện của xã hội công nghiệp hoá. Trong gia đình hạt nhân, còn chia thành gia đình hạt nhân đầy đủ (có cả cha mẹ và con cái) và gia đình không đầy đủ (khuyết mất cha hoặc mẹ do một số nguyên nhân như li hôn, goá bụa…). - Gia đình pha trộn (gia đình ghép): kiểu gia đình này được hình thành trên cơ sở kết hợp các gia đình không đầy đủ trước đó. Thông thường, những gia đình vợ chồng được kết hôn lại, khi cả hai hoặc một trong hai người đã có con cái, đồng thời có thêm con cùng dòng máu sau khi kết hôn. Đây là kiểu gia đình phức tạp, các quan hệ không thuần khiết - bền vững như quan hệ giữa mẹ ghẻ với con chồng, bố dượng với con vợ… - Sống chung như vợ chồng: về phương diện pháp lý, hiện tượng một nam một nữ chung sống với nhau như quan hệ vợ chồng trong thời gian không xác định (thậm chí có con với nhau) không phải là một kiểu gia đình chính thức. Tuy nhiên, đây là hiện tượng thực tế vẫn tồn tại trong xã hội hiện đại. Chương 8: Xã hội học chuyên ngành 139 Hiện tượng này không chỉ có đối với tuổi thanh niên mà còn ở cả nhóm tuổi trưởng thành, thậm chí ở cả nhóm tuổi già. Đây là một hiện tượng xã hội phức tạp và ngày càng có xu hướng phát triển. Tìm kiếm giải pháp cho nó cần phải tính đến nhiều yếu tố khác nhau. Chẳng hạn, cần phân biệt cuộc sống chung của hai ông bà già cô đơn với cuộc sống chung của một đôi nam nữ với tư cách như một cuộc hôn nhân thử. Trong các kiểu gia đình trên thì kiểu gia đình hạt nhân ngày càng có xu hướng phát triển. Có hai nguyên nhân dẫn đến tình trạng này: - Do xu hướng giảm tỷ lệ sinh đẻ dưới tác động của công tác dân số kế hoạch hoá gia đình. - Xu hướng phát triển ngày càng nhiều mô hình gia đình hạt nhân dưới tác động của các chính sách kinh tế - xã hội. Xu hướng này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thanh niên, cũng như tạo điều kiện cho giáo dục gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống…Mặt khác, cũng đặt ra nhiều vấn đề có tính xã hội phức tạp như sự phá vỡ truyền thống gia đình, vấn đề quan hệ giữa cha mẹ ông bà – con cháu, vấn đề điều kiện phụng dưỡng người già. c. Các chức năng cơ bản của gia đình Chức năng của gia đình là phương thức biểu hiện hoạt động sống của gia đình và các thành viên. Gia đình được sinh ra, tồn tại và phát triển với sứ mệnh đảm đương những chức năng đặc biệt mà tự nhiên và xã hội đã trao cho. Gia đình có những chức năng cơ bản sau: - Chức năng tái sản xuất ra con người (tái sinh sản): nhằm thoả mãn nhu cầu tái sản xuất ra con người cho xã hội và thoả mãn nhu cầu có con, tạo niềm vui, hạnh phúc vợ chồng. Trước đây, với quan niệm trời sinh voi sinh cỏ, sinh đẻ là việc riêng của từng gia đình và phó mặc cho khả năng sinh sản tự nhiên, vì thế, chất lượng cuộc sống không được đảm bảo. Hiện nay, cần phải thực hiện kế hoạch hoá gia đình nhằm hạn chế việc sinh đẻ ở mức vừa phải, cho phép (mỗi gia đình chỉ có từ một đến hai con để nuôi dạy con cho tốt). Vì tái sản xuất ra con người không chỉ quan tâm tới số lượng mà còn chú ý tới chất lượng của thế hệ mai sau và thế hệ hiện tại (sức khoẻ của bà mẹ). - Chức năng giáo dục: là một chức năng quan trọng của gia đình mà xã hội (nhà trường, các tổ chức quần chúng…) không thể thay thế được. Gia đình giáo dục cho con cái những tri thức về cuộc sống, mong muốn con cái mình có những phẩm chất phù hợp với định hướng giá trị của xã hội ở từng giai đoạn phát triển nhất định. Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên nhằm hoàn thiện và củng cố nhân cách con người. Gia đình giúp trẻ nắm vững những vai trò xã hội, những chuẩn mực, giá trị theo sự đòi hỏi của xã hội để các cá nhân có thể phát triển một cách toàn diện. Tuy nhiên, việc giáo dục còn tuỳ thuộc vào từng gia đình, vào các vấn đề như hoàn cảnh kinh tế gia đình, trình độ học vấn của bố mẹ, địa bàn cư trú của gia đình, sự định hướng giá trị - nghề nghiệp của gia đình… - Chức năng kinh tế: nhằm duy trì sự ổn định về đời sống vật chất cho các thành viên trong gia đình (sinh sống, ăn ở…). Tuỳ theo trình độ phát triển của xã hội, gia đình có thể trở thành 140 CBGD: Trần Thị Phụng Hà đơn vị kinh tế cơ sở, nó hoạt động chủ động và tự chủ (như ở Việt Nam hiện nay) hoặc gia đình vẫn làm kinh tế, nhưng không hoạt động như một đơn vị độc lập, tự chủ. Dù trong điều kiện nào, gia đình cũng phải đảm bảo các nhu cầu sinh hoạt vật chất và tinh thần của các thành viên được thoả mãn, thong qua đó, gia đình đóng góp vào việc tái sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Đồng thời, gia đình trở thành một đơn vị tiêu dùng quan trọng thúc đẩy sự phát triển của sản xuất và phân phối, giao lưu hàng hoá cho xã hội. - Chức năng thoả mãn nhu cầu tình cảm, tâm lý của các thành viên trong gia đình: đây là chức năng góp phần củng cố độ bền vững của hôn nhân và gia đình. Bởi gia đình cần thoả mãn các nhu cầu tình cảm (kể cả sự hoà hợp về tình dục) giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái. Sau một ngày làm việc mệt nhọc, gia đình là nơi nghỉ ngơi. Tất cả mọi căng thẳng trong quan hệ ở nơi làm việc, va chạm ở ngoài đường, chính gia đình là nơi để họ bình tâm lại, giảm nhẹ sự căng thẳng đó. Nếu không được thoả mãn các nhu cầu tình cảm, các thành viên dễ xích mích, căng thẳng với nhau, nhiều khi dẫn tới xung đột. - Chức năng chăm sóc người già và trẻ em: mặc dù các dịch vụ xã hội về y tế có phát triển thì chức năng này vẫn rất cần thiết cho cuộc sống của các thành viên trong gia đình. Bởi vì, đây không phải chỉ là vấn đề chữa bệnh mà còn là việc chăm sóc, an ủi kịp thời về mặt tâm lý, tình cảm đối với người ốm đau bệnh tật. d. Vấn đề ly hôn Ly hôn là khái niệm dùng để chỉ sự tan vỡ của các quan hệ hôn nhân và gia đình về mặt tình cảm, kinh tế, pháp lý. Trong xã hội hiện nay, ly hôn đang trở thành một hiện tượng xã hội phổ biến. Nó là một trong những nguyên nhân quan trọng làm thay đổi cơ cấu gia đình. Trong các xã hội truyền thống, hôn nhân gắn liền với quyền lợi dòng dõi và kinh tế, người phụ nữ chủ yếu là sinh con, nuôi con và phục vụ gia đình. Ly hôn được coi là một điều xấu về mặt đạo đức và điều cấm về mặt pháp lý, nhất là từ phía người vợ. Còn trong xã hội hiện đại, mối quan hệ hôn nhân chủ yếu dựa trên cơ sở sự tự nguyện của hai bên. Mặt khác, áp lực của quan hệ họ hàng không còn như trước nên việc ly hôn trở nên dễ dàng. Nhiều cặp vợ chồng, sau khi kết hôn, nhận thấy có nhiều bất đồng hoặc không hoà hợp về mặt tình cảm, có thể ly hôn để tìm bạn đời khác. Hơn nữa, thủ tục pháp lý về ly hôn ngày càng đơn giản, cùng góp phần thúc đẩy hiện tượng ly hôn phát triển. Khi đánh giá về vấn đề ly hôn, các nhà xã hội học cho rằng đây là một hiện tượng vừa có ý nghĩa tích cực vừa có ý nghĩa tiêu cực. Ly hôn sẽ là tích cực khi quan hệ gia đình xung đột kéo dài, không thể hàn gắn được, cuộc sống gia đình thực sự là nơi giam cầm của cả hai người thì ly hôn là giải pháp tốt nhất. Nhưng nó sẽ là tiêu cực khi những nguyên nhân ly hôn là giả tạo, không chính đáng như ruồng bỏ vợ (chồng) do suy thoái đạo đức, vô trách nhiệm đối với vợ (chồng) và đối với con cái, ngoại tình… Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều trường hợp ly hôn khó đánh giá là tích cực hay tiêu cực nhưng về mặt pháp lý, ly hôn được thừa nhận khi cả hai bên không thể sống chung với nhau được nữa. Chương 8: Xã hội học chuyên ngành 141 Bởi vì, bất kể nguyên nhân gì, ly hôn là điều không thể tránh khỏi khi quan hệ hôn nhân và gia đình bị tan vỡ, không thể hàn gắn. Ly hôn không chỉ là hiện tượng liên quan đến cá nhân, mà còn là một biểu hiện không bình thường của xã hội, nhất là khi tỷ lệ ly hôn quá cao. Nó chứng tỏ sự suy thoái đạo đức xã hội và để lại di chứng xã hội, đặc biệt là trong vấn đề nuôi dạy con cái và tái kết hôn. Trong những năm gần đây, tỷ lệ ly hôn có sự gia tăng, chủ yếu tập trung vào các cặp vợ chồng trẻ, mới cưới (do những quan niệm sai lầm về hôn nhân và tình yêu nên dễ dãi ly hôn, chủ nghĩa thực dụng và vật chất trong tình yêu, sự nóng vội đi đến hôn nhân, do sự mong đợi, yêu cầu quá cao của một trong hai thành viên trước khi kết hôn dẫn đến thất vọng, vỡ mộng…), các cặp vợ chồng khó có con đầu lòng, tập trung vào nhóm cán bộ công chức và nhóm buôn bán. Muốn hạn chế tỷ lệ ly hôn thì phải có sự tác động về nhiều mặt, có sự tham gia của các lực lượng xã hội như các tổ chức đoàn thể, hội phụ nữ…nhằm xây dựng một quan niệm về hôn nhân và gia đình đúng đắn. Ví dụ như xác định sớm các nguyên nhân, từ đó tác động, hướng dẫn các cặp vợ chồng, nhất là nam nữ thanh niên có sự chuẩn bị tối thiểu về tình cảm, tâm thế làm vợ, làm chồng và làm cha mẹ. Làm thay đổi nếp nghĩ, nếp sinh hoạt và nhu cầu của các thành viên trong gia đình. Đồng thời, phát triển các hoạt động tư vấn hôn nhân với các hình thức đa dạng: tư vấn tình yêu, kết hôn, hoà giải và tư vấn tái kết hôn. Hiện nay, ở nước ta, việc kết hôn là dấu hiệu chủ yếu xác định điểm khởi đầu của gia đình mặc dù tình trạng sống chung của đôi nam nữ ngoài hôn nhân đang trở thành phổ biến, nhất là ở các thành phố lớn. e. Gia đình Việt nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Trong giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá, gia đình Việt Nam đang có những biến đổi, vì thế cần quan tâm nghiên cứu những vấn đề: - Nghiên cứu sự bền vững của các gia đình. - Nghiên cứu sự bình đẳng về giới trong gia đình và sự tham gia của phụ nữ vào các hoạt động xã hội. - Nghiên cứu việc giáo dục con cái trong điều kiện mới. - Nghiên cứu vấn đề kế hoạch hoá gia đình và vấn đề gia tăng dân số. CÂU HỎI ÔN TẬP: 1. Phân tích khái niệm và đặc trưng cơ bản của gia đình . Phân biệt khái niệm gia đình và hộ gia đình. 2. Trình bày những nội dung nghiên cứu chủ yếu của xã hội học gia đình 3. Trình bày các mô hình gia đình cơ bản? Hãy đánh giá xu hướng biến đổi mô hình gia đình ở Việt nam. 142 CBGD: Trần Thị Phụng Hà C h ư ơ ng 9 : P h ư ơ n g p h á p n g h i ên c ứ u x ã h ộ i h ọ c 9.1 KHOA HỌC VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 9.1.1 Khoa học Khoa học bao gồm một hệ thống tri thức về qui luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những qui luật của tự nhiên, xã hội, và tư duy. Hệ thống tri thức này hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội. Phân biệt ra 2 hệ thống tri thức: tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học. - Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt động sống hàng ngày trong mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với thiên nhiên. Quá trình nầy giúp con người hiểu biết về sự vật, về cách quản lý thiên nhiên và hình thành mối quan hệ giữa những con người trong xã hội. Tri thức kinh nghiệm được con người không ngừng sử dụng và phát triển trong hoạt động thực tế. Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm chưa thật sự đi sâu vào bản chất, chưa thấy được hết các thuộc tính của sự vật và mối quan hệ bên trong giữa sự vật và con người. Vì vậy, tri thức kinh nghiệm chỉ phát triển đến một hiểu biết giới hạn nhất định, nhưng tri thức kinh nghiệm là cơ sở cho sự hình thành tri thức khoa học. - Tri thức khoa học: là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống nhờ hoạt động NCKH, các họat động nầy có mục tiêu xác định và sử dụng phương pháp khoa học. Không giống như tri thức kinh nghiệm, tri thức khoa học dựa trên kết quả quan sát, thu thập được qua những thí nghiệm và qua các sự kiện xảy ra ngẫu nhiên trong hoạt động xã hội, trong tự nhiên. Tri thức khoa học được tổ chức trong khuôn khổ các ngành và bộ môn khoa học (discipline) như: triết học, sử học, kinh tế học, toán học, sinh học v.v… 9.1.2 Nghiên cứu khoa học (NCKH) Nghiên cứu khoa học là một họat động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm. Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức… đạt được từ các thí nghiệm NCKH để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn. Con người muốn làm NCKH phải có kiến thức nhất định về lãnh vực nghiên cứu và cái chính là phải rèn luyện cách làm việc tự lực, có phương pháp từ lúc ngồi trên ghế nhà trường. 9.2 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đề tài là một hình thức tổ chức NCKH do một người hoặc một nhóm người thực hiện. Một số hình thức tổ chức nghiên cứu khác không hoàn toàn mang tính chất nghiên cứu khoa học, chẳng hạn như: Chương trình, dự án, đề án. Sự khác biệt giữa các hình thức NCKH nầy như sau: Chương 9: Phương pháp nghiên cứu xã hội học 143 - Đề tài: được thực hiện để trả lời những câu hỏi mang tính học thuật, có thể chưa để ý đến việc ứng dụng trong hoạt động thực tế. - Đề án: là loại văn kiện, được xây dựng để trình cấp quản lý cao hơn, hoặc gởi cho một cơ quan tài trợ để xin thực hiện một công việc nào đó như: thành lập một tổ chức; tài trợ cho một hoạt động xã hội. Sau khi đề án được phê chuẩn, sẽ hình thành những dự án, chương trình, đề tài theo yêu cầu của đề án. - Dự án: được thực hiện nhằm vào mục đích ứng dụng, có xác định cụ thể hiệu quả về kinh tế và xã hội. Dự án có tính ứng dụng cao, có ràng buộc thời gian và nguồn lực. - Chương trình: là một nhóm đề tài hoặc dự án được tập hợp theo một mục đích xác định. Giữa chúng có tính độc lập tương đối cao. Tiến độ thực hiện đề tài, dự án trong chương trình không nhất thiết phải giống nhau, nhưng nội dung của chương trình thì phải đồng bộ. 9.3 PHƯƠNG PHÁP KHOA HỌC 9.3.1 Thế nào là “khái niệm” “Khái niệm” là quá trình nhận thức hay tư duy của con người bắt đầu từ những tri giác hay bằng những quan sát sự vật hiện thực tác động vào giác quan. Như vậy, “khái niệm” có thể hiểu là hình thức tư duy của con người về những thuộc tính, bản chất của sự vật và mối liên hệ của những đặc tính đó với nhau. Người NCKH hình thành các “khái niệm” để tìm hiểu mối quan hệ giữa các khái niệm với nhau, để phân biệt sự vật này với sự vật khác và để đo lường thuộc tính bản chất của sự vật hay hình thành khái niệm nhằm mục đích xây dựng cơ sở lý luận. 9.3.2 Phán đoán Trong nghiên cứu, người ta thường vận dụng các khái niệm để phán đoán hay tiên đoán. Phán đoán là vận dụng các khái niệm để phân biệt, so sánh những đặc tính, bản chất của sự vật và tìm mối liên hệ giữa đặc tính chung và đặc tính riêng của các sự vật đó. 9.3.3 Suy luận Có 2 cách suy luận: suy luận “suy diễn” và suy luận “qui nạp" 144 - Cách suy luận suy diễn: Theo Aristotle, kiến thức đạt được nhờ sự suy luận. Muốn suy luận phải có tiền đề và tiền đề đó đã được chấp nhận. Vì vậy, một tiền đề có mối quan hệ với kết luận rất rõ ràng. Suy luận suy diễn theo Aristotle là suy luận đi từ cái chung tới cái riêng, về mối quan hệ đặc biệt. Thí dụ về suy luận suy diễn của Aristotle: (1) Tiền đề chính: Tất cả sinh viên đi học đều đặn; (2) Tiền đề phụ: Nam là sinh viên; (3) Kết luận: Nam đi học đều đặn. - Suy luận qui nạp: Vào đầu những năm 1600s, Francis Bacon đã đưa ra một phương pháp tiếp cận khác về kiến thức, khác với Aristotle. Ông ta cho rằng, để đạt được kiến thức mới phải CBGD: Trần Thị Phụng Hà đi từ thông tin riêng để đến kết luận chung, phương pháp này gọi là phương pháp qui nạp. Phương pháp nầy cho phép chúng ta dùng những tiền đề riêng, là những kiến thức đã được chấp nhận, như là phương tiện để đạt được kiến thức mới. Thí dụ về suy luận qui nạp: (1) Tiền đề riêng: Nam, Bắc, Đông và Tây tham dự lớp đều đặn; (2) Tiền đề riêng: Nam, Bắc, Đông và Tây đạt được điểm cao; (3) Kết luận: Sinh viên tham dự lớp đều đặn thì đạt được điểm cao Ngày nay, các nhà nghiên cứu đã kết hợp hai phương pháp trên hay còn gọi là “phương pháp khoa học”. Phương pháp khoa học cần phải xác định tiền đề chính (gọi là giả thuyết) và sau đó phân tích các kiến thức có được (nghiên cứu riêng) một cách logic để kết luận giả thuyết. Ví dụ: (1) Tiền đề chính (giả thuyết): Sinh viên tham dự lớp đều đặn thì đạt được điểm cao; (2) Tham dự lớp (nguyên nhân còn nghi ngờ): Nhóm 1: Nam, Bắc, Đông và Tây tham dự lớp đều đặn, nhóm 2: Lan, Anh, Kiều và Vân không tham dự lớp đều đặn; (3) Điểm (ảnh hưởng còn nghi ngờ): Nhóm 1: Nam, Bắc, Đông và Tây đạt được điểm 9 và 10. Nhóm 2: Lan, Anh, Kiều và Vân đạt được điểm 5 và 6; (4) Kết luận: Sinh viên tham dự lớp đều đặn thì đạt được điểm cao so với không tham dự lớp đều đặn (Vì vậy, tiền đề chính hoặc giả thiết được công nhận là đúng) 9.3.4 Cấu trúc của phương pháp luận nghiên cứu khoa học Nghiên cứu khoa học phải sử dụng PPKH: bao gồm chọn phương pháp thích hợp (luận chứng) để chứng minh mối quan hệ giữa các luận cứ và giữa toàn bộ luận cứ với luận đề; cách đặt giả thuyết hay phán đoán sử dụng các luận cứ và phương pháp thu thập thông tin và xử lý thông tin (luận cứ) để xây dựng luận đề. - Luận chứng: Để chứng minh một luận đề, nhà nghiên cứu khoa học phải đưa ra phương pháp để xác định mối liên hệ giữa các luận cứ và giữa luận cứ với luận đề. Luận chứng trả lời câu hỏi “Chứng minh bằng cách nào?”. Trong nghiên cứu khoa học, để chứng minh một luận đề, một giả thuyết hay sự tiên đoán thì nhà nghiên cứu sử dụng luận chứng, chẳng hạn kết hợp các phép suy luận, giữa suy luận suy diễn, suy luận qui nạp và loại suy. Một cách sử dụng luận chứng khác, đó là phương pháp tiếp cận và thu thập thông tin làm luận cứ khoa học, thu thập số liệu thống kê trong thực nghiệm hay trong các loại nghiên cứu điều tra. - Luận cứ: Để chứng minh một luận đề thì nhà khoa học cần đưa ra các bằng chứng hay luận cứ khoa học. Luận cứ bao gồm thu thập các thông tin, tài liệu tham khảo; quan sát và thực nghiệm. Luận cứ trả lời câu hỏi “Chứng minh bằng cái gì?”. Các nhà khoa học sử dụng luận cứ làm cơ sở để chứng minh một luận đề. Có hai loại luận cứ được sử dụng trong nghiên cứu khoa học: Luận cứ lý thuyết: bao gồm các lý thuyết, luận điểm, tiền đề, định lý, định luật, qui luật đã được khoa học chứng minh và xác nhận là đúng. Luận cứ lý thuyết cũng được xem là cơ sở lý luận. Luận cứ thực tiễn: dựa trên cơ sở số liệu thu thập, quan sát và làm thí nghiệm. - Luận đề: Luận đề trả lời câu hỏi “cần chứng minh điều gì?” trong nghiên cứu. Luận đề là một “phán đoán” hay một “giả thuyết” cần được chứng minh. Thí dụ: Lúa được bón quá nhiều phân N sẽ bị đỗ ngã; con cái được nuông chìu thái quá sẽ bị hư. Chương 9: Phương pháp nghiên cứu xã hội học 145 9.3.5 Phương pháp khoa học Những ngành khoa học khác nhau cũng có thể có những PPKH khác nhau. Ngành khoa học tự nhiên như vật lý, hoá học, nông nghiệp sử dụng PPKH thực nghiệm, như tiến hành bố trí thí nghiệm để thu thập số liệu, để giải thích và kết luận. Còn ngành khoa học xã hội như nhân chủng học, kinh tế, lịch sử… sử dụng PPKH thu thập thông tin từ sự quan sát, phỏng vấn hay điều tra. Tuy nhiên, PPKH có những bước chung như: Quan sát sự vật hay hiện tượng, đặt vấn đề và lập giả thuyết, thu thập số liệu và dựa trên số lịệu để rút ra kết luận. Nhưng vẫn có sự khác nhau về quá trình thu thập số liệu, xử lý và phân tích số liệu. Các bước cơ bản trong phương pháp khoa học - Quan sát sự vật, hiện tượng Đặt vấn đề nghiên cứu Đặt giả thuyết hay sự tiên đoán Thu thập thông tin hay số liệu thí nghiệm Kết luận 9.4 VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 9.4.1 “Vấn đề” nghiên cứu khoa học Việc xác định vấn đề nghiên cứu một cách rõ ràng có vai trò rất quan trọng trong quá trình thực hiện nghiên cứu, nó quyết định sự thành công của nghiên cứu xã hội học. Theo Quyết & Thanh (2001), vấn đề nghiên cứu được sử dụng như kim chỉ nam của nghiên cứu. Xác định được vấn đề nghiên cứu giúp cho người nghiên cứu định hướng được nghiên cứu. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu nó cũng có thể được điều chỉnh cho phù hợp với nội dung nghiên cứu. Vấn đề nghiên cứu có thể được xác định dựa vào các yếu tố như sau: 146 - Các tranh luận khoa học: là những tranh cãi của các nhà khoa học về những chủ đề nghiên cứu nào đó. Trên thực tế, đối với mỗi chủ để nghiên cứu, các nhà xã hội học có những cách tiếp cận và lập luận khác nhau. Họ có thể đồng ý hay không đồng ý lẫn nhau. Đây là một căn cứ tốt để người nghiên cứu có thể bày tỏ lập luận của mình về chủ đề nghiên cứu đó, có thể ủng hộ, bác bỏ hay đưa ra lập luận hoặc tranh cãi hoàn toàn mới tùy thuộc vào hướng nghiên cứu của người nghiên cứu - Những lỗ hổng của những nghiên cứu trước đó. Với mỗi chủ đề nghiên cứu, thông thường, có rất nhiều khía cạnh khác nhau. Mặc dù, có thể chủ đề nghiên cứu không có gì mới nhưng chưa chắc đã bao quan hết được các khía cạnh. Việc người nghiên cứu nào đó tìm ra được những khía cạnh hay những mặt mà các nhà nghiên cứu trước đó chưa nghiên cứu sẽ là cơ hội tốt để phát triển nghiên cứu của mình. - Những thành công và thất bại từ các hiện tượng, vấn đề xã hội trong thực tiễn: theo cách này, người nghiên cứu có thể quan sát các hiện tượng thực tiễn trong xã hội, thông qua đó đặt câu hỏi cho các hiện tượng. Ví dụ, trong cùng một địa bàn, có một nhóm dân cư giải CBGD: Trần Thị Phụng Hà quyết tốt vấn đề tệ nạn xã hội, một nhóm khác thì thất bại. Khi đó người nghiên cứu có thể xác định vấn đề nghiên cứu của mình bằng việc đặt câu hỏi tại sao. Các “vấn đề” nghiên cứu khoa học thường được hình thành trong các tình huống sau: - Quá trình nghiên cứu, đọc và thu thập tài liệu nghiên cứu giúp cho nhà khoa học phát hiện hoặc nhận ra các “vấn đề” và đặt ra nhiều câu hỏi cần nghiên cứu (phát triển “vấn đề” rộng hơn để nghiên cứu). Đôi khi người nghiên cứu thấy một điều gì đó chưa rõ trong những nghiên cứu trước và muốn chứng minh lại. Đây là tình huống quan trọng nhất để xác định “vấn đề” nghiên cứu. - Trong các hội nghị chuyên đề, báo cáo khoa học, kỹ thuật, … đôi khi có những bất đồng, tranh cải và tranh luận khoa học đã giúp cho các nhà khoa học nhận thấy được những mặt yếu, mặt hạn chế của “vấn đề” tranh cải và từ đó người nghiên cứu nhận định, phân tích lại và chọn lọc rút ra “vấn đề” cần nghiên cứu. - Trong mối quan hệ giữa con người với con người, con người với tự nhiên, qua hoạt động thực tế lao động sản xuất, yêu cầu kỹ thuật, mối quan hệ trong xã hội, cư xử, … làm cho con người không ngừng tìm tòi, sáng tạo ra những sản phẩm tốt hơn nhằm phục vụ cho nhu cầu đời sống con người trong xã hội. Những hoạt động thực tế này đã đặt ra cho người nghiên cứu các câu hỏi hay người nghiên cứu phát hiện ra các “vấn đề” cần nghiên cứu. - “Vấn đề” nghiên cứu cũng được hình thành qua những thông tin bức xúc, lời nói phàn nàn nghe được qua các cuộc nói chuyện từ những người xung quanh mà chưa giải thích, giải quyết được “vấn đề” nào đó. - Các “vấn đề” hay các câu hỏi nghiên cứu chợt xuất hiện trong suy nghĩ của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu qua tình cờ quan sát các hiện tượng của tự nhiên, các hoạt động xảy ra trong xã hội hàng ngày. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: là bản chất của sự vật hay hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu. - Phạm vi nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu được khảo sát trong trong phạm vi nhất định về mặt thời gian, không gian và lãnh vực nghiên cứu. 9.4.2 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu Khi viết đề cương nghiên cứu, một điều rất quan trọng là làm sao thể hiện được mục tiêu và mục đích nghiên cứu mà không có sự trùng lấp lẫn nhau. Vì vậy, cần thiết để phân biệt sự khác nhau giữa mục đích và mục tiêu. Mục đích: là hướng đến một điều gì hay một công việc nào đó trong nghiên cứu mà người nghiên cứu mong muốn để hoàn thành, nhưng thường thì mục đích khó có thể đo lường hay định lượng. Nói cách khác, mục đích là sự sắp đặt công việc hay điều gì đó được đưa ra trong nghiên cứu. Mục đích trả lời câu hỏi “để làm gì?”, hoặc “để phục vụ cho điều gì?” và mang ý nghĩa thực tiển của nghiên cứu, nhắm đến đối tượng phục vụ sản xuất, nghiên cứu. Chương 9: Phương pháp nghiên cứu xã hội học 147 Mục tiêu: Mục tiêu nghiên cứu là những nội dung nghiên cứu cần đạt được, là cái đích mà nghiên cứu cần làm rõ, là thực hiện điều gì hoặc hoạt động nào đó cụ thể, rõ ràng mà người nghiên cứu sẽ hoàn thành theo kế hoạch đã đặt ra trong nghiên cứu. Mục tiêu có thể đo lường hay định lượng được. Nói cách khác, mục tiêu là nền tảng hoạt động của đề tài và làm cơ sở cho việc đánh giá kế hoạch nghiên cứu đã đưa ra, và là điều mà kết quả phải đạt được. Mục tiêu trả lời câu hỏi “làm cái gì?”. Việc xác định mục tiêu nghiên cứu cần căn cứ vào các vấn đề do chính yêu cầu của công trình nghiên cứu đặt ra. Nói cách khác, nó phụ thuộc vào những vấn đề mà tác giả nghiên cứu muốn làm sáng tỏ. Thông thường mục tiêu nghiên cứu bao gồm mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể. Mục tiêu tổng quát là mục tiêu hướng đến giải quyết vấn đề trung tâm xuyên suốt đề tài. Các mục tiêu cụ thể được phát triển dựa trên mục tiêu tổng quát đó. Việc giải quyết các mục tiêu cụ thể sẽ giúp làm rõ mục tiêu tổng quát. Như vậy, mục tiêu cụ thể là tập hợp các công việc cụ thể được coi như thành phần cấu thành nên mục tiêu tổng quát. Trong một đề tài nghiên cứu, số lượng mục tiêu cụ thể tùy thuộc vào nội dung cũng như tính phức tạp của công trình nghiên cứu đó. Thí dụ: phân biệt giữa mục đích và mục tiêu của đề tài sau đây. Đề tài: “Ảnh hưởng của phân N đến năng suất lúa Hè thu trồng trên đất phù sa ven sông ở Đồng Bằng Sông Cửu Long”. Mục đích của đề tài: Để tăng thu nhập cho người nông dân trồng lúa. Mục tiêu của đề tài: - 9.4.3 Tìm ra được liều lượng bón phân N tối hảo cho lúa Hè thu. Xác định được thời điểm và cách bón phân N thích hợp cho lúa Hè thu. Đặt câu hỏi NC Bằng kinh nghiệm từng trải, nhiều nhà khoa học có tên tuổi đều cho rằng khi tiến hành một cuộc nghiên cứu tốt nhất người nghiên cứu nên trình bày dự định nghiên cứu của mình dưới dạng câu hỏi, gọi là câu hỏi xuất phát điểm, qua đó tác giả sẽ giải thích chính xác vấn đề định làm sáng tỏ. Việc đặt câu hỏi xuất phát điểm giúp các nhà nghiên cứu xác định rõ được phương hướng, hay tìm ra sợi chỉ xuyên suốt toàn bộ quá trình nghiên cứu. Đặt câu hỏi nghiên cứu là công việc rất quan trọng trong phương pháp nghiên cứu, giúp nhà khoa học tập trung vào vấn đề nghiên cứu, xác định tài liệu cần thu thập và phương pháp nghiên cứu khác nhau.). Raymond Boudon, một nhà xã hội học lớn đương đại của Pháp, trong nghiên cứu “bất bình đẳng về cơ hội” đã đặt câu hỏi xuất phát điểm “Liệu bất bình đẳng về giáo dục có xu hướng giảm đi trong xã hội công nghiệp ?”. Sau khi xác định “vấn đề” nghiên cứu, người ta đặt câu hỏi NC, thường câu hỏi nằm trong 3 dạng sau: (1) Câu hỏi thuộc loại thực nghiệm; (2) Câu hỏi thuộc loại quan niệm hay nhận thức; (3) Câu hỏi thuộc loại đánh giá. Việc xây dựng một câu hỏi xuất phát điểm chỉ có giá trị khi câu hỏi đó được đặt ra một cách khoa học. Dưới đây là một số nguyên tắc giúp chúng ta có thể đặt ra được câu hỏi xuất phát điểm một cách đúng chuẩn. 148 CBGD: Trần Thị Phụng Hà Câu hỏi xuất phát điểm đòi hỏi phải được xây dựng một cách rõ ràng, cụ thể, xúc tích. Ví dụ và bình luận về câu hỏi xuất phát điểm không được xây dựng một cách cụ thể, xúc tích, có thẻ thực hiện được. Ví dụ: “Thay đổi do quy hoạch đô thị ảnh hưởng thế nào đến người dân ?” Đây là một dạng câu hỏi quá rộng. Câu hỏi chưa rõ đó là qui hoạch đô thị thay đổi gì hoặc ảnh hưởng đến người dân là ảnh hưởng trong lĩnh vực nào. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. SV trình bày các vấn đề nghiên cứu liên quan đến bản thân, ngành nghề, chương trình đào tạo v.v… mà các thành viên trong nhóm quan tâm và nếu lí do tại sao chọn đề tài nghiên cứu ấy. 2. SV tìm vấn đề NC (tên đề tài NC) trong các lãnh vực chuyên ngành sau: Chăn nuôi thú y, khoa học đất, xây dựng, cơ khí, trồng trọt, luật, cây trồng v.v... 3. Với vấn đề NC và tên đề tài đã chọn, SV hãy đặt câu hỏi NC cho đề tài ấy 4. SV hãy tìm tên đề tài và câu hỏi NC trong các ngành qui hoạch đô thị, Công nghệ giống & cây trồng, luật, sư phạm 9.4.4 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu Sau khi xác định câu hỏi hay “vấn đề” nghiên cứu khoa học, dựa vào những tình huống đặt ra, những cơ sở lý thuyết (tham khảo tài liệu, kiến thức đã có), sự tiên đoán và những dự kiến thực nghiệm sẽ giúp cho người nghiên cứu hình thành một cơ sở lý luận khoa học để xây dựng giả thuyết khoa học. Ý tưởng khoa học nầy còn gọi là sự tiên đoán khoa học hay giả thuyết giúp cho người nghiên cứu có động cơ, hướng đi đúng hay tiếp cận tới mục tiêu cần nghiên cứu. Giả thuyết nghiên cứu là những kết luận hay giả định của người nghiên cứu đối với vấn đề nghiên cứu nhằm xem xét, phân tích, kiểm chứng nó trong toàn bộ quá trình nghiên cứu. Nó là những dự đoán của người nghiên cứu về những cái mà họ hy vọng và chờ đợi từ nghiên cứu. Như vậy, trong một nghiên cứu khoa học, bên cạnh mục tiêu nghiên cứu, giải thuyết nghiên cứu có vai trò định hướng nghiên cứu. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu được coi như là một bước nhận thức sơ bộ về vấn đề nghiên cứu. Khi tiến hành xây dựng giả thuyết nghiên cứu, cần chú ý đến tính khả thi của giả thuyết (có thể kiểm định được hay không). Một nghiên cứu có thể có nhiều giả thuyết nghiên cứu, tuy nhiên, mỗi giả thuyết nghiên cứu thường gắn liền với một mục tiêu nghiên cứu cụ thể. Giả thuyết có thể đi ngược lại những kết luận của các nghiên cứu trước, song, trường hợp này được sử dụng khi người nghiên cứu có đủ bằng chứng để chứng minh. Giả thuyết nghiên cứu phải được khẳng định lại trong kết luận của đề tài nghiên cứu. Sự phù hợp hay không phù hợp của giả thuyết sau khi được kết luận/kiểm chứng đều có ý nghĩa. Chương 9: Phương pháp nghiên cứu xã hội học 149 Căn cứ vào nội dung diễn đạt trong giả thuyết, người ta chia giả thuyết nghiên cứu thành ba loại: Giả thuyết mô tả, giả thuyết giải thích và giả thuyết xu hướng. Giả thuyết mô tả chỉ ra những nét đặc trưng, thực trạng của đối tượng nghiên cứu. Giả thuyết mô tả không cho biết nguyên nhân của các sự kiện, tình huống. Giả thuyết giải thích: chỉ ra nguyên nhân của hiện tượng xã hội. Giả thuyết xu hướng: Chỉ ra xu hướng sẽ diễn ra trong tương lai của vấn đề nghiên cứu) Các đặc tính của giả thuyết: Giả thuyết có những đặc tính sau: - Giả thuyết phải theo một nguyên lý chung và không thay đổi trong suốt quá trình nghiên cứu. Giả thuyết phải phù hợp với điều kiện thực tế và cơ sở lý thuyết. Giả thuyết càng đơn giản càng tốt. Giả thuyết có thể được kiểm nghiệm và mang tính khả thi. Một giả thuyết tốt phải thoả mãn các yêu cầu sau: Phải có tham khảo tài liệu, thu thập thông tin. Phải có mối quan hệ nhân - quả. Có thể thực nghiệm để thu thập số liệu. Cấu trúc có mối quan hệ “nhân-quả”. Một cấu trúc “giả thuyết” tốt phải chứa đựng “mối quan hệ nhân-quả” và thường sử dụng từ ướm thử “có thể”. “Nếu các tầng lớp nhân dân có ý thức cao trong việc tôn trọng pháp luật thì sẽ hạn chế được rất nhiều vụ việc vi phạm pháp luật”. Tuy nhiên, đôi khi giả thuyết đặt ra không thể hiện mối quan hệ ướm thử và không thể thực hiện thí nghiệm để chứng minh. Thí dụ: “tôi chơi vé số, vậy thì tôi sẽ giàu”; “nuôi tôm đầu tư càng nhiều thì càng dễ thành công”; “vay vốn càng nhiều càng thất bại”, “trái cây dùng nhiều thuốc bảo quản thì bán được giá cao” v.v… Cần phân biệt cấu trúc của một “giả thuyết” với một số câu nói khác không phải là giả thuyết. Thí dụ: khi nói: “Đời sống cư dân thay đổi nhiều sau khi đô thị được qui hoạch”, “lúa bón nhiều phân ... thì phát triển tốt” câu này như là một câu kết luận, không phải là câu giả thuyết. - 9.4.5 Cấu trúc “Nếu-vậy thì”: Một cấu trúc khác của giả thuyết “Nếu-vậy thì” cũng thường được sử dụng để đặt giả thuyết như sau: “Nếu” (hệ quả hoặc nguyên nhân) … có liên quan tới (nguyên nhân hoặc hệ quả) …, “Vậy thì” nguyên nhân đó có thể hay ảnh hưởng đến hệ quả. Một số nhà khoa học đặt cấu trúc này như là sự tiên đoán và dựa trên đó để xây dựng thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết. Thí dụ: “Nếu người dân sản xuất theo tiêu chuẩn GAP (Good Agriculture Practice) sản phẩm làm ra mới cạnh tranh được với thị trường thế giới đòi hỏi chất lượng cao”, “Nếu không có chính quyền vững mạnh, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và nhân lực dồi dào không mang lại thịnh vượng cho đất nước” Cách đặt giả thuyết Điều quan trọng trong cách đặt giả thuyết là phải đặt như thế nào để có thể kiểm chứng “đúng” hay “sai” giả thuyết đó. Vì vậy, trong việc xây dựng một giả thuyết cần trả lời các câu hỏi sau: - 150 Giả thuyết nầy có thể tiến hành thực nghiệm được không? Các biến hay các yếu tố nào cần được nghiên cứu? Phương pháp thí nghiệm nào (trong phòng, khảo sát, điều tra, bảng câu hỏi, phỏng vấn …) được sử dụng trong nghiên cứu? CBGD: Trần Thị Phụng Hà - Các chỉ tiêu nào cần đo đạt trong suốt thí nghiệm? Phương pháp xử lý số liệu nào mà người nghiên cứu dùng để bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết? Một giả thuyết hợp lý cần có các đặc điểm chính sau đây: - Giả thuyết đặt ra phải phù hợp và dựa trên quan sát hay cơ sở lý thuyết hiện tại (kiến thức vốn có, nguyên lý, kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu tương tự trước đây, hoặc dựa vào nguồn tài liệu tham khảo), nhưng ý tưởng trong giả thuyết là phần lý thuyết chưa được chấp nhận. - Giả thuyết đặt ra có thể làm sự tiên đoán để thể hiện khả năng đúng hay sai. Thí dụ, một tỷ lệ cao những người hút thuốc lá bị chết do ung thư phổi khi so sánh với những người không hút thuốc lá. Điều này có thể tiên đoán qua kiểm nghiệm. - Giả thuyết đặt ra có thể làm thí nghiệm để thu thập số liệu, để kiểm chứng hay chứng minh giả thuyết (đúng hay sai). - Tóm lại, giả thuyết đặt ra dựa trên sự quan sát, kiến thức vốn có, các nguyên lý, kinh nghiệm trước đây hoặc dựa vào nguồn tài liệu tham khảo, kết quả nghiên cứu tương tự trước đây để phát triển nguyên lý chung hay bằng chứng để giải thích, chứng minh câu hỏi nghiên cứu. Xét về bản chất logic, giả thuyết được đặt ra từ việc xem xét bản chất riêng, chung của sự vật và mối quan hệ của chúng hay gọi là quá trình suy luận. Quá trình suy luận là cơ sở hình thành giả thuyết khoa học. 9.5 THU THẬP TÀI LIỆU 9.5.1 Tài liệu Mục đích thu thập tài liệu: Thu thập và nghiên cứu tài liệu là một công việc quan trọng cần thiết cho bất kỳ hoạt động nghiên cứu khoa học nào. Các nhà nghiên cứu khoa học luôn đọc và tra cứu tài liệu có trước để làm nền tảng cho NCKH. Đây là nguồn kiến thức quí giá được tích lũy qua quá trình nghiên cứu mang tính lịch sử lâu dài. Vì vậy, mục đích của việc thu thập và nghiên cứu tài liệu nhằm: - Giúp cho người nghiên cứu nắm được phương pháp của các nghiên cứu đã thực hiện trước đây. Làm rõ hơn đề tài nghiên cứu của mình. Giúp người nghiên cứu có phương pháp luận hay luận cứ chặt chẻ hơn. Có thêm kiến thức rộng, sâu về lĩnh vực đang nghiên cứu. Tránh trùng lập với các nghiên cứu trước đây, vì vậy đở mất thời gian, công sức và tài chánh. Giúp người nghiên cứu xây dựng luận cứ (bằng chứng) để chứng minh giả thuyết NCKH. 9.5.2 Phân loại tài liệu nghiên cứu Phân loại tài liệu để giúp cho người nghiên cứu chọn lọc, đánh giá và sử dụng tài liệu đúng với lãnh vực chuyên môn hay đối tượng muốn nghiên cứu. Có thể chia ra 2 loại tài liệu: tài sơ cấp (hay tài liệu liệu gốc) và tài liệu thứ cấp. Chương 9: Phương pháp nghiên cứu xã hội học 151 - Tài liệu sơ cấp: Tài liệu sơ cấp là tài liệu mà người nghiên cứu tự thu thập, phỏng vấn trực tiếp, hoặc nguồn tài liệu cơ bản, còn ít hoặc chưa được chú giải. Một số vấn đề nghiên cứu có rất ít tài liệu, vì vậy cần phải điều tra ể tìm và khám phá ra các nguồn tài liệu chưa được biết. Người nghiên cứu cần phải tổ chức, thiết lập phương pháp để ghi chép, thu thập số liệu. - Tài liệu thứ cấp: Loại tài liệu nầy có nguồn gốc từ tài liệu sơ cấp đã được phân tích, giải thích và thảo luận, diễn giải. Các nguồn tài liệu thứ cấp như: Sách giáo khoa, báo chí, bài báo, tập san chuyên đề, tạp chí, biên bản hội nghị, báo cáo khoa học, internet, sách tham khảo, luận văn, luận án, thông tin thống kê, hình ảnh, video, băng cassette, tài liệu-văn thư, bản thảo viết tay … 9.5.3 Nguồn thu thập tài liệu Thông tin thu thập để làm nghiên cứu được tìm thấy từ các nguồn tài liệu sau: - Luận cứ khoa học, định lý, qui luật, định luật, khái niệm… có thể thu thập được từ sách giáo khoa, tài liệu chuyên ngành, sách chuyên khảo... Các số liệu, tài liệu đã công bố được tham khảo từ các bài báo trong tạp chí khoa học, tập san, báo cáo chuyên đề khoa học…. Số liệu thống kê được thu thập từ các Niên Giám Thống Kê: Chi cục thống kê, Tổng cục thống kê, Sở ban ngành Tài liệu lưu trữ, văn kiện, hồ sơ, văn bản về luật, chính sách… thu thập từ các cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội. Thông tin trên truyền hình, truyền thanh, báo chí… mang tính đại chúng cũng được thu thập, và được xử lý để làm luận cứ khoa học chứng minh cho vấn đề khoa học. 9.6 THU THẬP THÔNG TIN BĂNG PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN Nhiều đề tài, chương trình, dự án nghiên cứu trong các lãnh vực sản xuất, thương mại, kinh doanh có liên quan tới nhiều nhóm người như nông dân hoặc người sản xuất, chủ kinh doanh, đại lý, nhà khoa học, người tiêu thụ v.v... Việc thu thập các thông tin, số liệu trong mối quan hệ trên cần thiết phải chọn phương pháp thu thập số liệu cho phù hợp. Trong đó, phương pháp phỏng vấn là một cách được sử dụng chủ yếu để tìm hiểu những lý do và động cơ về quan điểm, thái độ, ý thức, trình độ, toàn bộ sở thích hoặc hành vi của người được phỏng vấn. Phương pháp phỏng vấn được tiến hành, người phỏng vấn thực hiện các cuộc phỏng vấn đối với cá nhân hoặc nhóm người ở nơi làm việc, ở nhà, ngoài ruộng đồng, ngoài đường, siêu thị hay ở một nơi nào đó đã thỏa thuận. Phỏng vấn là một phương pháp thu thập thông tin xã hội học thông qua việc tác động tâm lý xã hội trực tiếp giữa người đi phỏng vấn và người được phỏng vấn trên cơ sở mục tiêu của đề tài nghiên cứu. 9.6.1 Phân loại phỏng vấn Thông thường trong điều tra XHH, căn cứ vào mục tiêu đề tài và dạng thông tin muốn thu thập người ta dùng những công cụ PRA (Participatory Rural Appraisal-đánh giá nông thôn có sự tham 152 CBGD: Trần Thị Phụng Hà gia) trông các cuộc điều tra phỏng vấn. Tài liệu này trình bày những công cụ PRA thường được dùng để thu thập số liệu thông tin liên quan đến xã hội, con người trong các nghiên cứu XHH. - Phỏng vấn bán cấu trúc (SSI Semi structured intervirews) - Xếp hạng giàu nghèo (Wealth ranking) - Sơ đồ venn - Phân tích SWOT (Strong Weak Opportunity Threat) - Phỏng vấn theo bảng hỏi (Household survey-Điều tra nông hộ) Trong quá trình thu thập số liệu, nhóm nghieenc ứu cần linh hoạt sử dụng các công cụ PRA thích hợp một cách sáng tạo, thử nghiệm và điều chỉnh khi cần thiết. Nhóm nghiên cứu cần biết rõ “vấn đề gì cần tìm hiểu?”, “thông tin gì cần thu thập?”, “sử dụng phương pháp gì thì thích hợp?” và “ai sẽ cung cấp thông tin ấy?” Hình ..: Thông tin cần thu thập và kỹ thuật PRA. Source: (Trần Thanh Bé, 2000) a. Phỏng vấn bán cấu trúc (SSI Semi structured intervirews) Là một trong những công cụ quan trọng được dùng trong PRA. Đây là hình thức phỏng vấn có hướng dẫn (được dẫn dắt qua đối thoại với người được phỏng vấn) với chỉ một vài câu hỏi được xác định trước. Phỏng vấn SSI không sử dụng biểu điều tra (tất cả các câu hỏi đều được định sẳn) mà dùng danh mục các câu hỏi chủ chốt, những câu hỏi khác sẽ được hình thành trong quá trình phỏng vấn. Nếu cần, trong khi điều tra nếu thấy có những câu hỏi trong danh mục không phù hợp thì cán bộ điều tra có thể bỏ qua các câu hỏi ấy. Người phỏng vấn dùng chủ yếu là câu hỏi mở và người trả lời tự do trong cách thức trả lời. Việc ghi chép được thực hiện bằng máy ghi âm, việc ghi chép càng đầy đủ càng sát thực thì càng tốt bấy nhiêu. - Các dạng SSI Trong phỏng vấn bán cấu trúc, người được phỏng vấn có thể là cá nhân hoặc nhóm. Cá nhân tham gia phỏng vấn có thể là người địa phương trực tiếp tham gia sản xuất hoặc những người có kiến thức đặc biệt về vấn đề nghiên cứu. - Phỏng vấn cá nhân: Phỏng vấn cá nhân để thu thập các thông tin đại diện. Thông tin thu được trong các cuộc phỏng vấn cá nhân mang tính cách riêng tư và có thể phát hiện những xung đột trong trong nội bộ cộng đồng vì người trả lời cảm thấy họ có thể nói tự do hơn khi không có sự hiện diện của những người láng giềng. Các cuộc phỏng vấn được thực hiện riêng lẻ, những người được phỏng vấn có thể chọn ngẫu nhiên, hay chọn những đối tượng nông dân “có khả năng” cũng cấp những thông tin cần thiết. Những nông dân Chương 9: Phương pháp nghiên cứu xã hội học 153 được chọn phỏng vấn cá nhân có thể là thành viên hội nông dân, hội phụ nữ, nông dân tiên tiến, nông dân nghèo, phụ nữ tiên tiến, người dân lâu năm ở địa phương, người kinh nghiệm, am hiểu tình hình địa phương v.v... Trong các cuộc phỏng vấn cá nhân, cần lưu ý chỉ hỏi người nông dân về kiến thức và hành vi của chính họ chứ không hỏi họ kiến thức và hành vi của người khác. - Phỏng vấn người cung cấp thông tin chủ yếu (Key informant panel - KIP) để tìm hiểu ý kiến của nhiều người khác nhau đối với cùng một vấn đề đang được nghiên cứu. Người được phỏng vấn KIP có kiến thức đặc biệt về một chủ đề riêng biệt nào đó. Ví dụ: “thương lái” về giá nông sản, thị trường tiêu thụ, chuỗi ngành hàng; “giáo viên” về trình độ HS, phương pháp dạy, chương trình sách giáo khoa, thiết bị; “nhà sư” về tín ngưỡng, tập tục của cộng đồng, cán bộ địa phương về chính sách và quản lí. KIP có thể trả lời các câu hỏi về hành vi của người khác, hoạt động của hệ thống, pháp lý, chính sách, môi trường và những chủ đề rộng khác. - Phỏng vấn nhóm Phỏng vấn/thảo luận nhóm tập trung là để thu thập các ý kiến của cùng một nhóm đối tượng đối với cùng chủ đề đang được quan tâm. Phỏng vấn nhóm cung cấp nhiều thông tin trên cùng một vấn đề và các thông tin này được kiểm tra chéo một cách nhanh chóng. Thảo luận nhóm tập trung thường được tiến hành theo một nhóm 5 - 6 đối tượng có cùng đặc trưng nghiên cứu gần giống nhau và đội nghiên cứu gồm 2 người: người hướng dẫn thảo luận và người trợ giúp. Thông thường nếu chọn nhóm thảo luận quá đông thì một số người rụt rè thường hay ngồi yên và không có ý kiến gì. Nhưng nếu một nhóm quá ít thành viên tham gia thì không phản ánh hết được những quan niệm và các mối quan hệ xã hội phức tạp cần biết. Các thành viên tham gia phỏng vấn nói chung nên có đặc trưng không khác nhau đáng kể. Ví dụ, phỏng vấn phụ nữ lớn tuổi cùng với nhóm người mới lập gia đình để đánh giá hiểu biết tránh thai và chất lượng dịch vụ thì người mới lập gia đình có thể sẽ không tham gia tích cực trong quá trình thảo luận. Ý kiến của từng cá nhân trong nhóm có thể thống nhất với nhau, nhưng cũng có thể trái ngược nhau. Người hướng dẫn phỏng vấn nhóm không nêu ra quan điểm của mình mà chỉ gợi ý để các thành viên trong nhóm nêu rõ các ý kiến trái ngược đó để thu không chỉ các quan điểm riêng lẻ mà còn cả những quan điểm tranh luận xung quanh những vấn đề phức tạp tế nhị. Thông qua thảo luận nhóm tập trung nhà nghiên cứu có thể mô tả sâu hơn hiện tượng cần nghiên cứu và những mối quan hệ xã hội phức tạp đằng sau những hiện tượng. - Cách phỏng vấn SSI 154 Chuẩn bị trước 1 danh mục các chủ đề và câu hỏi chủ chốt cần phỏng vấn Nhóm công tác là nhóm nhỏ gồm 2-4 thành viên có chuyên môn khác nhau Phân công một người ghi chép (luân phiên, không cố định suốt thời gian) Thực hiện phỏng vấn một cách không chính thức và xen các câu hỏi với thảo luận Bắt đầu với lời chào hỏi truyền thống và nói rõ mục đích cuộc phỏng vấn Tỏ thái độ tôn trọng và lắng nghe ý kiến trả lời Người phỏng vấn cần có đầu óc cởi mở và khách quan CBGD: Trần Thị Phụng Hà - Không cắt ngang, làm gián đoạn hay xen vào câu hỏi của người khác (để từng thành viên chấm dứt phần hỏi của mình) Cẩn thận dẫn dắt đến những vấn đề nhạy cảm Tránh những câu hỏi ngầm chứa câu trả lời và phán xét các giá trị Tránh những câu hỏi có thể trả lời “có” hoặc “không” Cuộc phỏng vấn cá nhân không kéo dài quá 45’ Cuộc phỏng vấn nhóm không nên kéo dài quá 2g Những lỗi thường gặp của SSI - - Không chăm chú nghe người dân nói - Lặp lại câu hỏi trước đó (đã hỏi và trả lời rồi) - Gợi ý trả lời cho người được phỏng vấn - Hỏi câu mông lung, mơ hồ - Hỏi những vấn đề người dân không quan tâm - Hỏi câu mang nặng tính chính xác định lượng - Không xem xét câu trả lời - Hỏi câu hỏi ngầm chứa câu trả lời - Kéo dài cuộc phỏng vấn - Hỏi tập trung vào 1 số người (thiên lệch) Bỏ qua tất cả những câu trả lời không phù hợp với ý tưởng và quan điểm của người phỏng vấn (định kiến) Xem nặng các câu trả lời có chứa số liệu Ghi chép không hoàn chỉnh b. Xếp hạng giàu nghèo (weath ranking) - Mục đích:Mức độ giàu nghèo luôn tồn tại trong một cộng đồng. Sự khác biệt này có ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất, chiến lược nông hộ, sự tham gia vào các hoạt động XH cũng như quan điểm của người dân. Xếp hạng giàu nghèo có thể giúp nhận ra sự khác biệt giàu nghèo trong một cộng đồng (để xác định nhóm mục tiêu), hiểu rõ về hoàn cảnh sống, phát hiện các chỉ số và tiêu chí về giàu nghèo của địa phương, thiết lập phân loại (tương đối) trong cộng đồng. Những thông tin này có thể dùng làm cơ sở cho việc chọn mẫu điều tra sau này hoặc xác định thành viên của dự án (ai là người nghèo nhất, người được huấn luyện v.v...?) - Công việc: Công việc chủ yếu cho xếp hạng giàu nghèo là chuẩn bị một danh sách các hộ cần xếp hạng; tổ chức cuộc họp với người am hiểu (KIP); KIP là cán bộ ấp/xã, hội đoàn, phụ nữ, cư dân sống lâu năm ở địa phương. Nhóm điều tra tham khảo trước về tiêu chuẩn của xếp hạng nhưng phải dựa trên tiêu chí của người dân địa phương đưa ra. - Các bước tiến hành: - - Chuẩn bị danh sách tất cả các hộ trong cộng đồng kèm số thứ tự, tên chủ hộ, địa bàn, địa chỉ Chương 9: Phương pháp nghiên cứu xã hội học 155 - - - Thảo luận tiêu chí đánh giá với KIP. Tiêu chí xếp hạng thường dựa trên DTđất vườn, thu nhập (ước tính), nhà cửa, dụng cụ trong nhà, cách chi xài, vay nợ v.v... Thảo luận cách thức cho điểm (ví dụ 0-30 điểm: nghèo; 31-60: trung bình; 61-80: khá; 81-100: giàu) Phân nhóm người cung cấp thông tin (KIP) thành 3-4 nhóm, mỗi nhóm nhỏ (2-4 người), mỗi nhóm nhỏ có người điều hành. Người điều hành đọc tên người trong danh sách, các thành viên trong nhóm cho điểm chung vào phiếu. Trong trường hợp các thành viên KIP xếp hạng độc lập, họ cho điểm riêng lẽ theo cá nhân Cuối cùng người điều tra tính giá trị trung bình của các kết quả đanh giá bởi các thành viên. Sau đó dựa vào thang điêmt giàu nghèo để phân loại (Bảng ...) Bảng ...: Bảng xếp hạng cho điểm giàu nghèo (Source: (Trần Thanh Bé, 2000)) Số hiệu A Cá nhân/nhóm B C Điểm TB D Xếp hạng Giàu-nghèo 1 2 3 c. Sơ đồ Venn Có rất nhiều nhà hoạt động và các tổ chức quan trọng trong mỗi cộng đồng, trong số họ là các cơ quan nhà nước, các hội phụ nữ, nông dân, nhà trường, ngân hàng, tổ chức khuyến nông (ngư) v.v... Biểu đồ Venn giúp nhận biết tầm quan trọng và mối liên kết giữa các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng đối với việc xây dựng quyết định và hoạt đọng phát triển. Mục đích: Sơ đồ Venn giúp nhận biết được các hoạt động của các nhóm người và tổ chức khác nhau trong cộng đồng một cách nhanh chóng. Người tham gia: Nhóm điều tra PRA, đại diện những các tổ chức hội đoàn liên quan và cả người dân địa phương. Các bước: - 156 Tham khảo thông tin thứ cấp Xác định các tổ chức cá nhân chủ yếu chịu trách nhiệm trong accs quyết định Vẽ (cắt) các vòng tron tiêu biểu cho mỗi cá nhân hoặc tổ chức, kích cở của vòng tròn chỉ rõ mức độ quan trọng của tổ chức, cá nhân ấy Xác định mức độ quan hệ giữa các tổ chức, cá nhân: sắp xếp các vòng tròn như sau: (1) riêng rẽ: không có quan hệ; (2) tiếp xúc nhau: thông tin được trao đổi; (3) chồng lắp nhau: có hợp tác, quan hệ chặt chẽ. CBGD: Trần Thị Phụng Hà Sơ đồ ... mô tả mối quan hệ và tầm quan trọng của các tổ chức, cá nhân đối với người dân nuôi tôm quản canh ở Cà Mau Ngân hàng UBND Hội nông dân Chủ nợ Khuyến ngư Người dân nuôi tôm quảng canh Người bán con giống Hàng xóm láng giềng Thương lái mua tôm Cty lâm nghiệp Hình ..: Sơ đồ Venn về quan hệ cộng đồng giữa cac tổ chức và người dân nuôi tôm quảng canh d. Phân tích SWOT Swot (Strengths, Weaknesses, Oppotunities, Threats) là một công cụ để giúp cộng đồng xác định những thuận lợi và bất lợi bằng cách phân tích những ảnh hưởng “bên trong” (mặt mạnh, mặt yếu) và những ảnh hưởng “bên ngoài” (cơ hội, rủi ro) tác động đến quá trình phát triển Ai tham gia: cuộc họp đánh giá SWOT bao gồm nhóm PRA, nhóm KIP (đại diện chính quyền địa phương, đại diện các tổ chức hội đoàn, những nông dân địa phương am hiểu về cộng đồng) Các bước: - Giới thiệu và giải thích rõ mục đích cuộc việc phân tích SWOT Vẽ ma trận (hình ..) và giải thích rõ ý nghĩa của từng từ SWOT, lấy vài ví dụ đề giải thích Các thành viên tham gia liệt kê Có thể trình bày lại kết quả phân tích để bổ sung ý kiến đóng góp S: Mặt mạnh O: Cơ hội W: Mặt yếu T: Rủi ro Hình ..: Phân tích SWOT Chương 9: Phương pháp nghiên cứu xã hội học 157 Kết quả phân tích SWOT có thể dược sử dụng cho việc XD kế hoạch, chiến lược phát triển, đánh giá giai đoạn đầu và cuối của dựa án. e. Phỏng vấn theo bảng hỏi Phỏng vấn được tiến hành theo bảng hỏi (questionnaire – phiếu điều tra) được chuẩn bị chu đáo. Các thông tin cần thu thập được liệt kê, sắp xếp trước trong bảng hỏi, người phỏng vấn có vai trò làm rõ các thông tin đó trên cơ sở trao đổi, đặt câu hỏi với người được phỏng vấn. Người phỏng vấn có thể tiếp xúc trực tiếp với người trả lời hoặc phỏng vấn qua điện thoại, gởi bảng hỏi qua email. Phỏng vấn theo bảng hỏi cũng có thể tiến hành phỏng vấn cá nhân hoặc theo nhóm, phỏng vấn một lần hoặc nhiều lần. Sử dụng bảng câu hỏi là phương pháp phổ biến để thu thập các thông tin từ người trả lời các câu hỏi đơn giản. Để thu thập các thông tin chính xác, cần nêu ra các câu hỏi và suy nghĩ về vấn đề muốn nghiên cứu trước khi hoàn thành thiết kế bảng câu hỏi. Thường thì người nghiên cứu có các giả thuyết định lượng với các biến số. Bảng câu hỏi là phương pháp thu thập thông tin được sử dụng tốt nếu: - Vấn đề được xác định rõ (giả thuyết tốt) và không thay đổi trong suốt quá trình nghiên cứu. - Bảng hỏi luôn thể hiện nội dung nghiên cứu. Do vậy, thông qua bảng hỏi người ta có thể hình dung phần nào về nội dung nghiên cứu của đề tài - Tất cả các câu hỏi có câu trả lời được đoán biết trước. - Bảng hỏi có thế mạnh trong thống kê và định lượng. Các câu hỏi có liên quan hầu hết tới các sự kiện, số lượng hoặc đồ vật. - Có nhiều câu hỏi mà một số người trả lời phỏng vấn thích để trả lời một cách ẩn danh. - Thông tin thu được từ người trả lời được ghi lại toàn bộ trong bảng hỏi nên ngoài việc thể hiện nội dung nghiên cứu, bảng hỏi còn có vai trò lưu giữ thông tin Chú ý: khi sử dụng bảng câu hỏi, người nghiên cứu thu thập được những câu trả lời trong bảng thiết kế mà không có những thông tin thêm vào như phương pháp phỏng vấn. Vì vậy việc thiết kế xây dựng bảng câu hỏi cần phải xác định đầy đủ tất cả các câu hỏi trước khi bắt đầu gởi và thu nhận thông tin. Khi thiết kế bảng câu hỏi, phải tôn trọng quyền của người trả lời phỏng vấn. Vì vậy bắt đầu của bảng câu hỏi, nên đặt lời giới thiệu và giải thích cách làm như thế nào cho người trả lời câu hỏi biết. Cũng nên đưa ra thời gian giới hạn để nhận lại bảng câu hỏi, địa chỉ kèm theo phong bì đã được trả cước hoặc tem. Không nên yêu cầu người trả lời ký tên vào bảng câu hỏi. Tuy nhiên, có thể cho ký hiệu trên bao thư để có thể nhận ra có phải là người trả lời phỏng vấn hay không. 9.7 XÂY DỰNG BẢNG HỎI 9.7.1 Cấu trúc Một bảng hỏi gồm 3 phần chính như sau: Phần mở đầu - Phần nội dung và Phần kết luận. 158 CBGD: Trần Thị Phụng Hà Phần mở đầu: Giới thiệu tên bảng hỏi, tên cơ quan tổ chức nghiên cứu và giới thiệu mục đích, yêu cầu, hướng dẫn người được điều tra cách trả lời câu hỏi. Yêu cầu của phần này là ngắn gọn, khoa học, chính xác, tạo được sự tin tưởng, quan tâm, hứng thú của người trả lời, đặc biệt đối với bảng hỏi dùng cho phương pháp trưng cầu ý kiến. Phần nội dung bảng hỏi: Gồm hệ thống các câu hỏi được sắp xếp có chủ ý nhằm thu thập thông tin nghiên cứu. Các câu hỏi có thể được sắp xếp theo nguyên tắc đi từ cái chung đến cái riêng, tổng quát đến cụ thể hoặc từ thái độ chủ quan đến khách quan hoặc theo thứ tự thời gian tùy thuộc vào nội dung nghiên cứu. Phần kết luận: Bao gồm những thông tin về số bảng hỏi, ngày tháng năm và lời cảm ơn. 9.7.2 Một số loại câu hỏi Phương pháp nghiên cứu bằng bảng hỏi chỉ có thể thành công khi người nghiên cứu xây dựng được hệ thống câu hỏi với lượng thông tin đầy đủ về vấn đề nghiên cứu. - Căn cứ vào hình thức câu hỏi ta có câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Câu hỏi đóng: Là loại câu hỏi đã có sẵn phương án trả lời, người được hỏi chỉ việc lựa chọn câu trả lời. Câu hỏi đóng được chia thành 2 loại là câu hỏi đóng đơn giản và câu hỏi đóng phức tạp. Câu hỏi đóng đơn giản: Là loại câu hỏi chỉ có 2 phương án trả lời, người được hỏi chỉ được lựa chọn một trong 2 phương án đó. Không nên đưa ra câu hỏi liên quan đến 2 sự kiện bởi khiến người được hỏi khó lựa chọn phương án và tránh đặt câu hỏi theo hướng phủ định vì dễ gây ra tính đa nghĩa trong câu trả lời. Ví dụ: Hiện nay thu nhập gia đình dựa vào các nguồn nào sau đây: nông nghiệp, phi nông nghiệp, cả hai. Câu hỏi đóng phức tạp: Là loại câu hỏi có nhiều phương án trả lời, các chỉ báo chi tiết hơn. Câu hỏi đóng có ưu điểm dễ trả lời, thuận tiện cho việc xử lý thống kê. Tuy nhiên, cần chú ý các đáp án trả lời của câu hỏi đóng phải đầy đủ để người trả lời có thể xác định được vị trí trả lời của minh trong đó. Ví dụ: Hiện nay thu nhập gia đình dựa vào các nguồn nào sau đây: nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt, đánh bắt), phi nông nghiệp (mua bán, làm thuê, lương, nhận trợ cấp v.v...). Với câu hỏi đóng có hai khả năng loại trừ nhau thì không nên đặt câu hỏi phủ định. Câu hỏi mở: Là loại câu hỏi chưa có phương án trả lời, người được hỏi tự mình đưa ra câu trả lời riêng mà họ cho là phù hợp nhất với nhận thức quan niệm của mình. Ưu điểm của câu hỏi mở là người trả lời không phụ thuộc vào những đáp án chuẩn bị trước. Do vậy, loại câu hỏi này có thể mang lại cho người phỏng vấn những thông tin mới, ngoài dự đoán. Với lợi thế này, câu hỏi mở thường được sử dụng trong các nghiên cứu mới hay trong đó các hiện tượng, quá trình xã hội vẫn chưa được hiểu một cách đầy đủ. Mặc dù vậy, đối với câu hỏi mở, khi sử dụng cũng dễ nhận được những câu trả lời theo những ý hiểu khác nhau nên sẽ khó khăn trong quá trình tổng hợp số liệu. Ví dụ: Đời sống kinh tế của gia đình đã thay đổi như thế nào trong 5 năm qua? Nguyên nhân nào khiến cho giá lúa không ổn định? Chương 9: Phương pháp nghiên cứu xã hội học 159 Kết hợp đóng và mở. Đưa ra một số lựa chọn kết hợp với câu hỏi thêm: Theo bạn đâu là quang cảnh kinh tế xã hội ở Việt nam trong vòng 5 năm tới (đánh X vào 1 ô hoặc nhiều hơn nếu chọn) Kinh tế tăng trưởng Lạm phát giảm Di cư tăng Thu nhập tăng Kiểm soát dân số Giảm đói nghèo Giảm thất nghiệp Giảm ô nhiễm môi trường Khác: ........................................... VD 2: - Mẫu câu hỏi phân theo cấp độ: Là câu hỏi kết hợp phương án trả lời sẵn và cả câu trả lời riêng của người được hỏi. Ví dụ: Ông bà nắm bắt được thông tin kỹ thuật canh tác từ các nguồn nào sau đây? (Số càng cao, nắm bắt thông tin càng nhiều) 0 1 2 3 4 5 Qua kinh nghiệm bản thân Từ những người nông dân khác, bạn bè Tài liệu, CB khuyến nông, khoá học ngắn hạn TV/Radio/Báo Mô hình trình diễn ...... Ví dụ: Đánh số những yếu tố quyết định đến thành công (số càng cao, ảnh hưởng càng nhiều), ví dụ: di truyền, thông minh, gia đình khá giả, quan tâm của giúp đở của người thân, có mối quan hệ tốt, sức khỏe tốt, siêng năng, tận tâm, có năng lực v.v... 160 CBGD: Trần Thị Phụng Hà Mẫu đường thẳng chia độ: Ông bà có đồng ý với những vấn đề sau đây Ông bà trả lời những câu sau đây bằng cách lựa chọn theo 5 thang bậc (na: không ý kiến) 1 Hoàn toàn không đồng ý/không hài lòng/hoàn toàn không tốt - 2 3 Bình thường 4 5 Hoàn toàn đồng ý/Rất hài lòng/Rất tốt Căn cứ vào nội dung, có thể xây dựng được 3 loại câu hỏi là câu hỏi sự kiện, câu hỏi kiểm tra và câu hỏi về quan điểm. Câu hỏi sự kiện: Là câu hỏi về thân thế, nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính, địa vị xã hội, công việc vv... tất cả các sự kiện có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến đối tượng nghiên cứu. Sự kiện là điều gì đó không bị ảnh hưởng bởi quan điểm hoặc ý kiến. Người nghiên cứu có thể nói tới các câu hỏi thực sự trong phỏng vấn hoặc bảng câu hỏi. Bảo đảm không nối kết hai chủ đề trong một câu hỏi, các câu hỏi thường được thiết kế các dạng như sau: Câu hỏi về ý kiến và quan điểm: Khi hỏi về quan điểm, câu hỏi nên được trình bày trong các nguyên tắc sau đây: Chương 9: Phương pháp nghiên cứu xã hội học 161 - Câu hỏi, cách trình bày phải thu hút, lý thú và gây cho người trả lời thoải mái, dễ chịu. Câu hỏi, cách trình bày phải ngắn gọn, đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu. Tránh các mệnh đề phụ thuộc. Các từ như “tất cả”, “luôn luôn”, “không ai” và “không bao giờ” nên tránh sử dụng trong câu ở quá khứ. Khi hình thành sự trình bày và nhìn vào kết quả, nên quan tâm ảnh hưởng sai lệch của câu hỏi. Hầu hết mọi người thích trả lời câu hỏi tích cực hơn tiêu cực (trả lời điều hay, tốt, suông sẻ, … hơn là điều xấu, không tốt). Đặc biệt nếu họ biết hay đọc được suy nghĩ và cách thể hiện chính người nghiên cứu muốn ủng hộ cách trình bày trả lời của họ. Vì vậy, tốt nhất là người phỏng vấn nên chọn lựa cách thể hiện, trình bày câu hỏi theo một cách để vừa phản ánh thể hiện quan điểm tiêu cực và tích cực cho người trả lời câu hỏi (quan điểm trả lời ngang bằng nhau lúc đầu, hay không thiên vị). 9.7.3 Yêu cầu đối với các câu hỏi trong bảng hỏi Để đảm tính hiệu quả của bảng hỏi trong quá trình thu thập thông tin, ngoài việc phải phù hợp với mục tiêu, nội dung nghiên cứu, việc thiết kế câu hỏi trong bảng hỏi phải đảm bảo yêu cầu sau: - Các câu hỏi phải dễ hiểu, phù hợp với trình độ văn hóa của đối tượng được hỏi - Diễn đạt phải rõ ràng, hạn chế sử dụng các từ, cụm từ không xác định như: nhiều, ít, một vài, tương đối, ít khi... Nên sử dụng câu đơn giản, các từ sử dụng thông thường, dễ hiểu. Các câu hỏi không rõ có thể làm cho người trả lời lúng túng, cảm thấy bị bó buộc hay gượng ép để trả lời, như vậy sẽ không đạt được các câu trả lời đúng, chính xác (số liệu sẽ không tin cậy). - Tránh đặt các loại câu hỏi ghép không hợp lý. Ví dụ, bạn có tham gia khóa học xã hội học đại cương và có thích khóa học này không? 1. Có 2. Không - Đảm bảo tính trung lập trong quá trình đặt câu hỏi, không để câu trả lời của người được hỏi bị ảnh hưởng bởi ý tưởng của người hỏi. Ví dụ, không nên đặt câu hỏi: Anh/ chị có ý kiến gì về việc vi phạm quy chế thi xấu xa hiện nay? Như vậy, với câu hỏi này, người đặt câu hỏi đã có hàm ý vi phạm quy chế thi là không tốt. Thực tế, người trả lời có thể có ý kiến khác nhau về vấn đề này. 162 CBGD: Trần Thị Phụng Hà - Tìm cách đặt các câu hỏi để tạo nên sự thoải mái của người được hỏi khi trả lời chúng. Đặc biệt đối với những vấn đề đang bị xã hội lên án, phải làm sao cho người trả lời các câu hỏi không cảm thấy bị buộc tội. Trong trường hợp này, có thể dùng câu dẫn dắt để loại bỏ những băn khoăn của người được hỏi. Ví dụ, thay vì hỏi: Bạn có sử dụng tài liệu khi không được cho phép trong mùa thi vừa qua không? chúng ta có thể hỏi: Trong một số trường hợp, sinh viên vẫn sử dụng tài liệu trong phòng thi khi không được cho phép. Bạn có trong trường hợp đó không? 1. Có 2. Không Sau khi thiết kế xong bảng câu hỏi, nên làm cuộc thử nghiệm trước khi có cuộc điều tra chính thức ngoài thực tế. Tốt nhất nên đưa cho một vài người nào đó điền vào bảng câu hỏi và quan sát người trả lời viết ra hay phản ứng của người trả lời nhanh hay chậm, các hành động, cử chỉ trong khi trả lời như thế nào (thể hiện khó khăn, suy nghĩ như thế nào,…). 9.8 CHỌN MẪU Trong nghiên cứu xã hội học, người nghiên cứu có thể tiến hành thu thập thông tin trên toàn bộ các đơn vị của tổng thể. Tuy nhiên, cách này rất tốn kém về thời gian, nhân lực và kinh phí. Do vậy, các nghiên cứu xã hội học thường được tiến hành trên một phần đại diện các đơn vị của tổng thể. Nghiên cứu được tiến hành theo cách này bao gồm nghiên cứu trường hợp và nghiên cứu chọn mẫu. 9.8.1 Nghiên cứu trường hợp (case study) Đây là dạng nghiên cứu được tiến hành chỉ trên một đơn vị của tổng thể. Đặc biệt đối với những hiện tượng xã hội mới nảy sinh mà chúng ta vẫn còn thiếu hiểu biết về nó (Phạm Tất Dong et al., 2008). Trong nghiên cứu trường hợp cần chú ý lý giải tính đặc thù của đơn vị nghiên cứu. Ví dụ với đề tài "Chuyển dịch sinh kế của người dân nuôi tôm ở huyện Đông Hải, Bạc Liêu" người nghiên cứu cần giải thích tại sao chọn huyện Đông Hải chứ không phải huyện khác. Đông Hải có những đặc điểm: gần biển, chuyển dịch sang tôm công nghiệp nhanh, có nhiều mô hình nuôi tôm trong huyện, sản lượng nhiều, đa dạng sinh kế rõ nét (làm muối, kết hợp chăn nuôi, trồng trọt, mua bán nhỏ v.v...). Mặc khác, do nghiên cứu trường hợp là nghiên cứu mang tính cá biệt nên kết quả nghiên cứu khó thuyết phục khi suy rộng ra toàn tổng thể. Ví dụ như thu nhập, tài sản nông hộ, điều kiện cơ sở hạ tầng, trình độ kỹ thuật, hệ thống canh tác v.v... Với đề tài như trên, những kết luận chỉ được thực hiện đối với địa bàn nghiên cứu mà thôi. 9.8.2 Nghiên cứu chọn mẫu Trước khi tiến hành chọn mẫu, người nghiên cứu cần xác định tổng thể của điều tra. Đó chính là toàn bộ những đơn vị hay phần tử chứa đựng những dấu hiệu, tính chất được xác định bởi khách thể nghiên cứu (Phạm Văn Quyết and Thanh, 2001). Ví dụ, nếu trong nghiên cứu tình hình bỏ học của HS cấp 2 TP Cần Thơ thì đối tượng nghiên cứu là HS cấp 2 ở TP Cần thơ bỏ học. Mẫu là một phần của tổng thể được lựa chọn theo những cách thức nhất định và dung lượng hợp lý (Phạm Văn Quyết and Thanh, 2001). Tuy nhiên cách thức chọn nhất định ở đây là gì? Trong Chương 9: Phương pháp nghiên cứu xã hội học 163 một cuộc điều tra cần chọn bao nhiêu mẫu? Trên thực tế có nhiều cách chọn mẫu, việc lựa chọn cách nào tùy thuộc vào nội dung và mục đích nghiên cứu. Trong phạm vi đề cương bài giảng, chúng tôi giới thiệu hai phương pháp chọn mẫu cơ bản: chọn mẫu ngẫu nhiên và chọn mẫu theo tỷ lệ. a. Chọn mẫu ngẫu nhiên (simple random) Có 2 các chọn mẫu ngẫu nhiên: Chọn mẫu ngẫu nhiên thuần túy và chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống. Mẫu ngẫu nhiên thuần túy là mẫu được lấy một cách ngẫu nhiên trong tổng thể. Ví dụ, trong 100 hộ thuộc đối tượng điều tra thu thập thông tin, lấy ngẫu nhiên 30 hộ. Cách chọn có thể là rút thăm ngẫu nhiên hoặc dùng hàm random trong Microsoft Exel để chọn. Tuy nhiên, để đảm bảo cho việc chọn mẫu có tính ngẫu nhiên thì các đơn vị mẫu phải có khả năng như nhau khi tham gia vào lựa chọn, tức là xác suất được lựa chọn của các đơn vị mẫu là bằng nhau. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên trong thực tế được thể hiện trong hình sau. Hình : Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên b. Chọn mẫu hệ thống (systematic samples) Đôi khi cách chọn đơn vị mẫu ngẫu nhiên không tốt hơn cách chọn mẫu hệ thống. Trong chọn mẫu hệ thống, cỡ mẫu n được chọn (có phương pháp tính xác suất tương tự) từ một quần thể N. Người nghiên cứu xác định khoảng cách giữa các mẫu là (k=N/n). Sau đó, chọn ngẫu nhiên phần tử đầu tiên, các phần tử sau sẽ được lựa chọn cách phần tử trước một khoảng là k. Trước tiên cần sắp xếp thứ tự các đơn vị mẫu (thí dụ theo thứ tự gia tăng). Sau đó chọn điểm đầu tiên bất kỳ có giá trị < 10 (thí dụ chọn 7). Nếu k = 10, số cá thể tiếp theo sẽ cộng thêm là 10. Như vậy các thành viên được chọn sẽ có số thứ tự là 7, 17, 27, 37, 47,… 97. 164 CBGD: Trần Thị Phụng Hà Phương pháp chọn mẫu hệ thống c. Chọn mẫu phân lớp (stratified samples) Chọn mẫu phân lớp được thực hiện khi quần thể mục tiêu được chia thành các nhóm hay phân lớp. Để áp dụng kỹ thuật chọn mẫu phân lớp thì trước tiên người nghiên cứu cần nắm các thông tin và các số liệu nghiên cứu trước đây có liên quan đến cách lấy mẫu phân lớp. Sau đó, người nghiên cứu sẽ xác định cỡ mẫu và chọn ngẫu nhiên các cá thể trong mỗi lớp. Ví dụ: khi nghiên cứu về mức độ giàu nghèo của một vùng nghiên cứu có 4 huyện (4 phân lớp), mỗi huyện có số hộ gia đình khác nhau. Người nghiên cứu muốn thực hiện 200 cuộc phỏng vấn hộ gia đình trong vùng nghiên cứu, như vậy cỡ mẫu của mỗi huyện sẽ được tính theo tỷ lệ phần trăm số hộ trong huyện. Huyện A B C D Số hộ trong huyện 200 150 300 350 1000 Tỷ lệ số hộ trong huyện (%) 20 15 30 35 Cở mẫu phỏng vấn 40 30 60 70 200 Bảng 5.2 Thí dụ về cách chọn mẫu phân lớp Một số nghiên cứu thường được chia lớp trong quần thể mục tiêu gồm: - Phân lớp quần thể mục tiêu là các thành phố, tỉnh, huyện; phân lớp theo vùng sinh thái khác nhau; phân lớp quần thể mục tiêu là các hộ gia đình theo mức độ giàu nghèo, trình độ học vấn v.v... Trong phương pháp chọn mẫu phân lớp, các quần thể phụ là các vùng chia phụ hay các lô được chia trong Hình 5.2 khi đã xác định các yếu tố như loại đất, dạng đời sống thực vật hoặc dạng địa hình, … Các điểm được chọn ngẫu nhiên trong mỗi vùng phụ được thể hiện trong Hình 5.2. Phương pháp chọn mẫu phân lớp d. Chọn mẫu chỉ tiêu (quota sampling) Trong cách chọn mẫu chỉ tiêu, quần thể nghiên cứu được phân nhóm hoặc phân lớp như cách chọn mẫu phân lớp. Các đối tượng nghiên cứu trong mỗi nhóm được lấy mẫu theo tỷ lệ đã biết Chương 9: Phương pháp nghiên cứu xã hội học 165 và sau đó tiến hành phương pháp chọn mẫu không sác xuất. Để thiết lập mẫu chỉ tiêu thì người nghiên cứu cần phải biết ít nhất các số liệu, thông tin trong quần thể mục tiêu để phân chia các chỉ tiêu muốn kiểm soát. Ví dụ: một cuộc phỏng vấn để biết được hoạt động hoặc lý do khách du lịch đến Cần thơ. Dựa trên số liệu nghiên cứu trước đây hoặc số liệu điều tra dân số cho biết lý do khách du lịch tới Cần thơ như sau: 60% với lý do đi nghỉ mát, vui chơi; 20% lý do thăm bạn bè, gia đình; 15% lý do kinh doanh và 5% lý do hội họp. Người nghiên cứu dự tính cỡ mẫu muốn phỏng vấn 500 khách du lịch, và chọn những nơi có nhiều khách du lịch như khách sạn, nơi hội họp, khu vui chơi giải trí,… Như vậy tỷ lệ mẫu để muốn phỏng vấn đạt được cho mỗi lý do (chỉ tiêu) nêu trên sẽ tương ứng tỷ lệ là 300, 100, 75 và 25 khách du lịch. Nếu như chỉ tiêu 300 khách du lịch đến với lý do vui chơi, giải trí được trả lời chưa đủ thì phải tiếp tục phỏng vấn cho tới khi đạt được đủ chỉ tiêu. Thuận lợi của lấy mẫu chỉ tiêu áp dụng trong một vài nghiên cứu là chi phí thực hiện nghiên cứu tương đối rẻ và dễ (do không cần phải thiết lập khung mẫu). Bất lợi của việc chọn mẫu chỉ tiêu là không đại diện toàn bộ quần thể, do lấy mẫu không xác suất như chọn ưu tiên phỏng vấn khách du lịch đến trước, chọn nơi có nhiều khách lui tới, khách ở khách sạn, ... và vì vậy mức độ tin cậy phụ thuộc vào kinh nghiệm hay sự phán đoán của người nghiên cứu và sự nhiệt tình của người trả lời phỏng vấn. Để tăng mức độ tin cậy, người nghiên cứu cần thực hiện cuộc phỏng vấn bước đầu để kiểm tra người trả lời có rơi vào các chỉ tiêu hay không. Chọn mẫu chỉ tiêu ít được áp dụng trong các nghiên cứu phát triển, nhưng đôi khi được sử dụng trong một vài nghiên cứu nhỏ mang các đặc tính quan sát. CÂU HỎI - BÀI TẬP 1. Hãy trình bày các giai đoạn trong một cuộc điều tra xã hội học. Trong các giai đoạn đó, giai đoạn nào mang ý nghĩa quyết định? 2. Tại sao nói giai đoạn chuẩn bị là giai đoạn quyết định thành công của một cuộc điều tra xã hội học? Để tiến hành điều tra xã hội học, cần có những bước chuẩn bị cơ bản nào? 3. Hãy trình bày phương pháp phân tích tài liệu và phương pháp quan sát trong điều tra xã hội học. So sánh ưu điểm và nhược điểm của hai phương pháp này? 4. So sánh phỏng vấn nhóm và phỏng vấn cá nhân 5. Trong thu thập thông tin bằng bảng hỏi, việc thu thập thông qua phỏng vấn và phát vấn có gì giống và khác nhau 6. Hãy trình bày phương pháp chọn mẫu trong điều tra xã hội học. Tại sao trong điều tra xã hội học người ta thường sử dụng nhiều cách chọn mẫu? 166 CBGD: Trần Thị Phụng Hà Bài tập: Hãy xác định một vấn đề nghiên cứu của xã hội học, qua đó, xác định mục tiêu nghiên cứu (bao gồm mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể). Từ mục tiêu nghiên cứu, thao tác hóa khái niệm, xác định các chỉ báo và phương pháp thu thập thông tin. Thông qua các phương pháp thu thập thông tin, chọn lọc các thông tin cần thu thập thông qua bảng hỏi để thiết kế bảng câu hỏi. 9.9 QUI CÁCH TRÌNH BÀY BÁO CÁO KHOA HỌC Phần này trích từ bày báo cáo về Kỹ năng trình bày báo cáo khoa học của dự án P.H.E Đại học An Giang (Hồ Thanh Mỹ Phương et al., 2007) Báo cáo khoa học là kết quả cuối cùng của cả quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học. Báo cáo khoa học phải tuân thủ những qui định chung nhằm tạo sự thống nhất. Báo cáo KH gồm có 3 phần: Phần đầu, phần chính và phần cuối. Phần đầu bao gồm: Trang tựa, lời cảm tạ, phần tóm tắt, mục lục, danh mục các bảng, danh mục các biểu đồ, danh mục các từ viết tắt (nếu có). Phần chính bao gồm các phần: giới thiệu, nghiên cứu lịch sử vấn đề (hay lược khảo tài liệu), giới thiệu địa bàn và phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu, thảo luận kết quả kết luận và kiến nghị. Phần chính của báo cáo khoa học bao giờ cũng theo cấu trúc IMRAD (Introduction, Materials and Methods, Results And Discussion). Phần cuối bao gồm danh mục các tài liệu tham khảo và phụ lục 9.9.1 Cách trình bày phần đầu bài báo cáo - Tên bài báo cáo (Title): Ngắn gọn, thể hiện được nội dung và phạm vi nghiên cứu (không thể hiện kết quả NC). Tựa đề thu hút người đọc, viết đơn giản, không viết chung chung, không dùng những từ dư thừa vd: “Bước đầu tìm hiểu …”, “Nghiên cứu về …”, “Điều tra về … ”. Tựa đề có thể chỉnh sửa sau khi bài viết hoàn thành cho phù hợp với nội dung. - Phần tóm tắt (Abstract): Từ 200-300 từ, gồm các vấn đề sau: - Nghiên cứu vấn đề gì? Vì sau vấn đề này quan trọng? - Bạn tiến hành nghiên cứu như thế nào? - Bạn đã tìm thấy được những gì? - Các kết quả tìm thấy có ý nghĩa gì? 9.9.2 Cách trình bày phần chính Chương 1: Giới thiệu sự cần thiết phải tiến hành bài nghiên cứu. Bao gồm Chương 9: Phương pháp nghiên cứu xã hội học 167 - - - - - - Phần giới thiệu: Viết ngắn gọn, nêu rõ trọng tâm của bài nghiên cứu và những đóng góp về mặt lí thuyết của nó. Bối cảnh của vấn đề nghiên cứu: Phần này giải thích chủ đề nghiên cứu đã được trình bày như thế nào trong lịch sử nghiên cứu. Trích dẫn những tác giả đã từng nghiên cứu trong lĩnh vực này và giả thích tại sao chủ đề nghiên cứu lại quan trọng. Nội dung nghiên cứu: Phần này cần bao quát mọi khía cạnh của câu hỏi nghiên cứu và nội dung chính của đề tài, định nghĩa súc tích và rõ ràng vấn đề mà đề tài sẽ nghiên cứu. Mục đích của bài nghiên cứu Tầm quan trọng của bài nghiên cứu: Nêu rõ ràng tầm quan quan trọng của vấn đề nghiên cứu, những đóng góp của bài nghiên cứu này đối với lịch sử nghiên cứu. Trích dẫn những tác giả đã nêu nhu cầu cần phải tiến hành thêm nhiều bài nghiên cứu trong cùng lãnh vực. Giải thích ai sẽ hưởng lợi ích từ kết quả nghiên cứu, tại sao họ được hưởng lợi ích và hưởng như thế nào. Câu hỏi nghiên cứu phải được viết rõ ràng. Nếu câu hỏi nghiên cứu quá to lớn thì sẽ khó được trả lời, nếu câu hỏi cạn, nhỏ hẹp thì bài nghiên cứu sẽ không có chiều sâu. Phương pháp nghiên cứu (tóm tắt). Mô tả sơ lược phương pháp nghiên cứu và cách phân tích dữ liệu. Các loại hình nghiên cứu thường là - nghiên cứu hoạt động: tìm ra những kỹ năng hoặc phương pháp mới để giải quyết vẫn đề; - nghiên cứu tình huống: nghiên cứu thực trạng hoạt động, tác động môi trường vào một cá nhân, một tổ chức hay cộng đồng nào đó; nghiên cứu tình huống thường sử dụng phương pháp định tính - nghiên cứu mô tả: mô tả một cách có hệ thống và chính xác một tình hướng và lính vực nghiên cứu cụ thể; - nghiên cứu phát triển: là nghiên cứu nhằm khảo sát những thay đôt theo thời gian của một cá nhân hay nhóm người; - nghiên cứu đánh giá: nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến kết quả hay phương pháp được sử dụng trong lĩnh vực nghiên cứu; - nghiên cứu thực nghiệm: là hình thức nghiên cứu các mối quan hệ nhân quả khi so sánh kết quả của một nhóm đối tượng được áp dụng một phương pháp mới với mọt nhóm đối tượng không được áp dụng phương pháp đó. Giả thuyết Những mặt hạn chế; nêu những mặt hạn chế, nhược điểm của bài nghiên cứu. Đó là những yếu tố nằm ngoài sự kiểm soát của người nghiên cứu mà có ảnh hưởng tới dữ liệu hoặc quá trình thu thập dữ liệu Phạm vi nghiên cứu: là giới hạn lính vực nghiên cứu Định nghĩa từ/cụm từ: có thể định nghĩa từ/cụm từ trong phần riêng hay ngay trong bài NC. Cần phải định nghĩa từ/cụm từ vì người đọc có thể không hiểu đúng nghĩa hoặc hiểu nhầm ý nghĩa của từ/cụm từ đa nghĩa. Giải thích tất cả các từ viết tắt bằng cách trong lần đầu tiên sử dụng phải viết nguyên cả cụm từ cùng từ viết tắt trong dấu ngoặt đơn đặt ngay sau đó Bố cục bài nghiên cứu: Trước khi kết thúc chương 1 trình bày chi tiết bố cục của bài nghiên cứu Chương 2: Nghiên cứu cơ sở lí luận (Lược khảo tài liệu) 168 CBGD: Trần Thị Phụng Hà Cơ sở lí luận cung cấp nền tảng cho đề tài nghiên cứu. truuwosc khi viết chương 2 lập danh sách chủ đề quan trọng mà bạn quan tâm và các biến liên quan đến các chủ đề đó. - - - Mô tả dàn ý chương 2 Phải thận trọng trong việc trích dẫn tài liệu vì hầu như các câu trong chương này đều được trích dẫn. Các tài liệu được sử dụng trong chương này phải được nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo. Khi trích dẫn trực tiếp Cách trích dẫn: Khi trích dẫn trực tiếp phải ghi luôn lại tên tác giả, năm và số trang của phần trích. Nếu phần trích dẫn trực tiếp đó ít hơn 40 từ thì phải được đặt vào dấu ngoặt kép. Nếu phần trích dẫn dài hơn 40 từ thì không cần đặt vào ngoặt kép nhưng phải đặt chúng ở dạng khối, tách rời với phần văn bản xung quanh và thụt vào 1 khoảng trắng tính từ lề trái Tất cả tài liệu được trích dẫn trong bài nghiên cứu phải được liệu kê trong danh mục tài liệu tham khảo, và ngược lại. Người ta sử dụng Endnote để lưu trữ, quản lí danh mục tài liệu trích dẫn và tài liệu tham khảo. http://www.vdic.org.vn/data/File/Library/EndNote_Guides_v3.pdf Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Mô tả chi tiết cách chọn mẫu, kích cở mẫu, cách thu thập số liệu, các phương pháp xử lí số liệu - Thông tin về đối tượng tham gia nghiên cứu cần có các yếu tố như; tổng số người tham dự, tuổi tác, tôn giáo, giới tính, địa bàn sinh sống và các thông tin khác có liên quan đến đề tài. - Thu thập dữ liệu đề cập đến một số nội dung như: phương pháp chọn mẫu, kích thước mẫu, thiết bị đo đạc và cách thu thập dữ liệu - Khi chọn kích cở mẫu cần cần nhắc đến các yếu tố liên quan sau: số lượng biến cần quan sát, thời gian cần thiết cho việc thu thập số liệu, kinh phí dành cho công trình, mức độ tin cậy của mẫu, sự đa dạng trong nhóm đối tượng tham gia. Nghiên cứu định lượng (qualitative research) là phương pháp nghiên cứu dựa trên các kỹ thuật thống kê mô tả và suy luận Công cụ đo đạc (tools) là các máy móc, thiết bị, khảo sát điều tra hay các biện pháp kiểm tra được dùng trong việc thu thập và tổng hợp dữ liệu Độ tin cậy (reability) là mức độ mà chỉ số nghiên cứu có thể chấp nhận được khi bỏ qua các sai số phát sinh trong các phép đo Chương 9: Phương pháp nghiên cứu xã hội học 169 Tính đúng đắn (validity) là độ chính xác, sự có nghĩa và khả năng ứng dụng của các kết luận đặc trưng được rút ra từ những kết quả nghiên cứu Phân tích dữ liệu (dat analysis) là quy trình thực hiện thông qua việc phân tích thống kê Thống kê mô tả (Description analysis) là sử dụng công cụ thống kê để hệ thống và mô tả nhóm các điểm hay tập hợp các dữ liệu Thống kê suy luận (Inference) là sử dụng công cụ thống kê để kiểm chứng giả thuyết hay dẫn dắt đến các kết luận. Chương 4: Kết quả nghiên cứu Là chương trình bày các phát hiện của đề tài nghiên cứu. Là chương tóm tắt các dữ liệu được thu thập và các con số thống kê hay số liệu phân tích. Phần kết quả nghiên cứu không bao gồm bất kỳ giải thích nào về dữ liệu hay việc phân tích. - Phân tích số liệu thống kê (suy luận từ các phân tích thống kê) và trình bày bằng bảng số liệu, các hình ảnh thể hiện số liệu thông tin và các phân tích thống kê được thực hiện - Không lập lại các thông tin đã được trình bày trong bảng số liệu - Đặt các bảng số liệu gần với phần mô tả bằng chữ viết về chúng - Các bảng số liệu có thể kéo dài từ trang này qua trang khác nhưng nên lập lại tiêu đề ở đầu trang để người đọc nắm được số liệu dễ dàng mà không cần phải xem lại trang trước - Đặt tên và đánh số các bảng theo đúng trình tự. Nên đánh số chương kèm theo số bảng trong chương. Ví dụ Bảng 3.13 thì 3 là số chương, 13 là số thứ thự của bảng trong bài báo cáo - Đánh số thứ tự liên tục cả bài báo cáo, dùng Caption trong Word để đánh số thứ tự và quản lí các biểu bảng - Bảng số liệu kết hợp với hình ảnh, biểu đồ được dùng để báo cáo kết quả (đặc biệt là kết quả định lượng) rất hiệu quả Chương 5: Thảo luận, kết luận và kiến nghị - Lặp lại câu hỏi nghiên cứu và/hoặc giả thuyết một cách chính xác như đã trình bày ở chương 1 - Nêu kết quả không mong đợi nếu có. Nếu các kết quả không hỗ trợ cho các giả thuyết vừa nêu. Tìm nguyên nhân và các sai lầm trong các giả thuyết ban đầu - Thảo luận cho từng kết quả nghiên cứu ở chương 4 - Tùy theo bố cục của bài và mức độ phức tạp của lãnh vực nghiên cứu mà có thể tách ra thành từng đề mục cho mỗi câu hỏi nghiên cứu - Chỉ ra các câu trả lời đặc trưng của tưng kết quả nghiên cứu hay những điểm đặc sắc có được từ mô hình nghiên cứu - Có thể sắp xếp phần thảo luận một cách hệ thống dựa vào các câu hỏi nghiên cứu hoặc các giả thuyết - Phần kết luận tuân theo trình tự các kết quả nghiên cứu ở chương 4 thì bài báo cáo mới có hệ thống - Nhấn mạnh các điểm độc đáo và quan trọng trong bài báo cáo - Kết luận phải cẩn thận, liên quan đến câu hỏi nghiên cứu - Kết luận phải dựa trên dữ liệu đã có không thể kết luận cho những gì chưa kiểm chứng 170 CBGD: Trần Thị Phụng Hà - Ngay cả những kết luận có vẻ như hiển nhiên những nếu không có bằng chứng thuyết phục để hỗ trợ thì cũng không thể đưa ra kết luận. Hãy dựa trên dữ liệu thu thập được chứ không dựa vào các suy luận cảm tính. 9.9.3 Cách trích dẫn và ghi tài liệu tham khảo - Cách ghi trích dẫn Nguồn tài liệu trích dẫn phải được ghi rõ trong bài nghiên cứu bằng cách trích dẫn họ đối với văn bản tiếng Anh hoặc cả học và tên đối với văn bản tiếng Việt. Ví dụ: Livelihood studies focus on the actions people take when coping with ecological disaster and economic and political adversity (de Bruijn and van Dijk, 1995), on the effects of resettlement (Dekker, 2002), processes of degradation (Bryceson, 1999), social-security mechanisms (Nooteboom, 2003). According to Murray (2002), approaches to livelihood research can be distinguished into 3 groups: the circumspective, the retrospective and the prospective approaches Tương tự: Theo Trần Thị Ba (2000) giống có vai trò quyết định đến năng suất…. Các vi khuẩn gây bệnh có thể xâm nhập vào các hạt rắn …. (Đặng Kim Chi, 2005) - Tại sao phải ghi trích dẫn   Vì đó là ý tưởng của người khác, không phải của chúng ta Nhằm giúp người đọc có thể tìm kiếm được nguồn tài liệu gốc từ danh mục tài liệu tham khảo ở cuối bài nghiên cứu - Đối với những đoạn trích nguyên văn từ 10 câu trở lên nên viết chữ nghiêng và lùi lề vào 1 cm so với những phần khác của báo cáo. Cuối đoạn này, có thể ghi luôn tên của tài liệu đã trích đăng và số trang của phần trích đăng trong tài liệu. - Đối với những câu trích nguyên văn, nên để câu trích đó trong ngoặc kép, chữ in nghiêng và chú thích [số tài liệu; số trang]. Số tài liệu là số thứ tự tài liệu đã được sắp xếp hoàn chỉnh trong phần tài liệu tham khảo của báo cáo. Số trang là nơi mà câu trích đó được in. - Đối với những ý tưởng của tác giả khác nhưng được sử dụng trong báo cáo của mình thì sinh viên cũng cần nói rõ hoặc chú thích cụ thể số tài liệu, số trang nơi tác giả của tài liệu tham khảo trình bày ý tưởng đó. - Đối với những tham khảo thứ cấp sinh viên phải chú thích rõ bằng footnote nguồn trích đăng theo. Ví dụ: Sơ đồ 1.2. Sơ đồ hệ thống du lịch của Leiper, 1990(1). Sơ đồ này là của tác giả Leiper, nhưng do được trích đăng từ tài liệu của tác giả Ví dụ: Chương 9: Phương pháp nghiên cứu xã hội học 171 Nguyễn Thị Hải (không trực tiếp từ sách của Leiper) nên được gọi là tham khảo thứ cấp. Đối với kiểu trích này, cần chú thích cụ thể về nguồn trích theo như mẫu ví dụ. Ví dụ: We adopted Folke et al.’s three clusters of strategies: learning to live with change and uncertainty, nurturing learning and adapting, and creating opportunities for self-organization (Folke et al., 2003; cited in Marschke and Berkes, 2006). Nguồn tài liệu gốc là Folke et al. là tài liệu sơ cấp, Marschke and Berkes, 2006 đã trích dẫn của Folker và tác giả bài viết lại trích dẫn của Marschke and Berkes. - Cách trình bày tài liệu tham khảo Đây là phần rất quan trọng trong báo cáo khoa học. Tại liệu tham khảo đa dạng, phong phú, được trình bày đúng quy cách, rõ nguồn gốc sẽ chứng tỏ sự nghiêm túc của công trình nghiên cứu. Có nhiều cách phân loại tài liệu tham khảo như phân loại theo ngôn ngữ, phân theo loại tài liệu là sách – tạp chí – tài liệu điện tử…. 9.9.4 Cách ghi tài liệu tham khảo - Cách ghi tài liệu sách: Tên tác giả (năm xuất bản), Tên tài liệu, nhà xuất bản, nơi xuất bản. Nếu sách có nhiều tác giả thì sẽ ghi tên tác giả chủ biên. nếu không có người chủ biên thì ghi tên tác giả đầu tiên “và ctv.” (cộng tác viên) Ví dụ: Nguyễn Đình Hòe (2006), Môi trường và phát triển bền vững, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Trần Thuý Anh và ctv. (2005), Ứng xử văn hoá trong du lịch, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. Cross, D. (1992). A Practical Hand book of Language Teaching. Prentice Hall. -Tài liệu là chương trong quyển sách: Tác giả (năm). Tên chương. Tác giả biên tập hay chủ biên. Tên sách. Nhà xuất bản. Nơi xuất bản, trang. Serageldin, I. and C. Grootaert (2000). Defining social capital: An integrating view. In P. Dasgupta and I. Serageldin (eds.), Social capital: A multifaceted perspective. Washington DC: The World Bank, 40-58. - Cách ghi tài liệu dịch: Tên tác giả (năm xuất bản), Tên tài liệu (tài liệu dịch), Nxb, nơi xuất bản, Ví dụ: Robert Laquar, Lê Văn Mạnh dịch (2001), Kinh tế du lịch, Nxb Trẻ, TP. HCM - Cách ghi tài liệu là bài báo: Tên tác giả (năm), Tên bài báo, Tên tạp chí, số, bài được đăng tại trang … (nếu từ trang 51 đến trang 53 thì ghi 51 – 53, còn nếu in tại trang 51 và 63 thì ghi tr 51, 63). Lưu ý rằng chỉ có những bài báo được đăng trên tạp chí hoặc tuần báo thì mới có giá trị là tài liệu tham khảo. 172 CBGD: Trần Thị Phụng Hà Adger, W. N. (1999). Social vulnerability to climate change and extremes in coastal Vietnam. World Development. 27 (2) 249±69. - Cách ghi tài liệu là bài viết được đăng trên tạp chí điện tử: tên tác giả, tên bài báo, địa chỉ đăng bài báo đó. Ví dụ: Trần Mạnh Thường (2005), Thiền – Công cụ trải nghiệm cuộc sống, Thông tin từ website của Tạp chí ORS (http://www.ors.com/nghien) (tức là phải ghi rõ đường link vào phần mà sinh viên đã tham khảo) 7.3. Cách sắp xếp tài liệu tham khảo Sau khi đã ghi đủ thông tin về tài liệu, sinh viên cần sắp xếp tài liệu theo thứ tự Alphabet tên tác giả. Hết phần tài liệu tiếng Việt thì đến phần tài liệu bằng tiếng Anh, tiếng Pháp…. Ngày nay người ta sử dụng nhiều phần mềm khác nhau để quản lí tài liệu, thông tin, trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo. Endnote là phần mềm dễ sử dụng, sinh viên có thể tham khảo tài liệu sử dụng phần mềm này ở http://www.vdic.org.vn/data/File/Library/EndNote_Guides_v3.pdf 9.10 TRÌNH BÀY BÁO CÁO KHOA HỌC Phần này được trích từ blog của Nguyễn Văn Tuấn http://tuanvannguyen.blogspot.com/ về phương pháp nghiên cứu khoa học và trình bày kết quả nghiên cứu ở hội nghị quốc tế. Có những vẫn đề quan tâm khi trình bày báo cáo khoa học, như sau: 1. Tìm hiểu khán giả trong hội nghị là ai để chọn nội dung trình bày cho đúng đối tượng muốn nghe. Nên đi thẳng vào vấn đề, không nên loanh quanh làm mất thì giờ người khác. 2. Xác định “money slide”. Mỗi bài nói chuyện trong hội nghị phải có cái gọi là money slide, tức là slide có dữ liệu quan trọng nhất, dữ liệu định hình cái nghiên cứu của mình. Đó là slide ăn tiền, slide mà khi họ về nhà vẫn còn nhớ đến mình. Tất cả các slides khác phải được soạn để yểm trợ cho cái money slide. 3. Khi soạn slides, nhớ đến qui ước n x n. Mỗi slide (nếu text) chỉ nên có khoảng 5-6 dòng, và mỗi dòng nên giới hạn 5-6 chữ. Điều chỉnh số chữ bằng cách chọn font size thích hợp. Nhớ chọn font không chân! Nhớ chọn màu cho thích hợp. Nếu phòng rộng thì chọn màu nền là xanh đậm và chữ trắng hay vàng; nếu phòng hẹp thì chọn màu nền là màu sáng (trắng) và chữ đậm. Nếu có thể, cố gắng dùng nhiều biểu đồ và hình ảnh thay vì dùng slides bằng chữ. 3. Thực hành. Nên nhớ mỗi slide chỉ có 1 phút là tối đa. Nếu người ta cho 15 phút thì nên có tối đa là 15 slides. Thực hành nói rất quan trọng. Nên làm như sau: Cách hay nhất là soạn (viết ra) toàn bộ bài nói chuyện. Trong bài nói chuyện, soạn luôn câu mở đầu, và những câu quan trọng cho từng slide. Chương 9: Phương pháp nghiên cứu xã hội học 173 Soạn xong, nên học thuộc lòng (nếu được), vì tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ nên học thuộc lòng cho … chắc ăn. Thực hành nói: đứng trước kiếng hay gì đó và thực hành nói, xem có đúng giờ không. Khi đã ok, mời vài đồng nghiệp vào nghe nói và đề nghị họ theo dõi giờ, theo dõi điệu bộ xem có ok không. Không bao giờ chủ quan! Trước ngày trình bày, nên thức sớm và thực hành (trước khi đi ăn sáng!) Ăn sáng xong thì thực hành khó lắm. Ngay trước khi trình bày vào phòng Speaker (trong hội nghị quốc tế có những phòng dành cho speakers), xem lại slides xem có hình ảnh nào "trật đường rầy" hay những câu chữ nào cần thêm/bỏ, và thực hành một lần nữa. Khi đã ok, bỏ slide ra, và nghĩ đến tình huống bị cúp điện và vẫn nói như phây! (Học thuộc lòng rồi, nên chuyện trục trặc kĩ thuật chẳng có vấn đề gì cả). 4. Tập nói. Khi nói, nên nhớ câu đầu là lúc nào cũng cám ơn ban tổ chức và khen thành phố mình đến dự. Chẳng hạn như: Thank you, Mr chairman, for your kind introduction. Thank you the organizing committee for giving me an opportunity to come to this BEAUTIFUL CITY and present my work concerning [tựa đề bài báo cáo]. Vạn sự khởi đầu nan: câu mở đầu rất quan trọng. Nếu câu mở đầu trôi chảy, xác suất cao là bài nói chuyện sẽ suôn sẻ. Nếu thành phố của hội thảo có một sự cố nào đó (như Bangkok bị bão lụt chẳng hạn) em nên nói một câu chia buồn với người ta. Nói được như thế sẽ gây cảm tình ở khán giả ngay! Nếu tự tin khả năng tiếng Anh của mình, có thể nói một câu pha trò để khán giả thức dậy. Dĩ nhiên là nếu chia buồn thì tuyệt đối không được pha trò. Khi chuyển từ slide này sang slide khác, nên dùng nhiều kĩ thuật transition như có đề cập trong workshop. Chẳng hạn như trước khi chuyển sang slide khác, nên nói "In the next slide, I will show .." hoặc "Shown in the next slide is ..." và tay thì đã bấm, xong câu là slide hiện lên ngay. Làm như thế bài nói chuyện sẽ trôi chảy, không đứt đoạn một cách buồn cười. Khi thấy khán giả có người ngủ, nên nói một câu vực họ dậy, như I would like to ask you to pay attention to this figure (nói lớn và nhấn mạnh), hoặc this slide is very important, because ..., hoặc This result is quite remarkable ... Nói bằng giọng nhấn mạnh, chậm nhưng chắc! 5. Câu hỏi. Khi nói xong, nên có một câu mời gọi người ta đặt câu hỏi. Một cách nói đơn giản là: Thank you for your attention. I would be happy to discuss with you about any point that is not clear in my presentation. Không trốn tránh câu hỏi. Trước khi trả lời, cám ơn người đặt câu hỏi (thank you for your interesting question). Nếu câu nào khó quá thì nói sẽ bàn thêm hay hỏi trong khán giả có ai biết thì trả lời hộ. Nếu người hỏi muốn "kiếm chuyện" thì nên bình tĩnh và tỏ ra mình cao hơn họ bằng cách nói rằng "MY VIEW is that .... MY VIEW may not be consistent with yours, but it is consistent with evidence". Nhấn mạnh là MY VIEW bằng cách nói chậm và lên giọng. Nếu còn ngoan cố hỏi nữa, thì nên nói là chúng ta đồng ý là bất đồng ý kiến (we agree to disagree on this point, thank you). Nên nhớ là slide cuối cùng phải có cám ơn (acknowledgements). Cần nói thêm là ở VN tôi thấy người ta ít khi cám ơn ai, làm như tất cả dữ liệu là chỉ do họ khám phá ra! Phải tỏ ra “văn minh” là cám ơn đồng nghiệp và bất cứ ai giúp mình làm được cái nghiên cứu. Ai đó cho tiền đi dự hội nghị, phải cám ơn người ta trong slide một cách trịnh trọng. Chẳng những trong slide mà còn 174 CBGD: Trần Thị Phụng Hà phải nói rõ ràng. Cám ơn ban tổ chức đã cho cơ hội trình bày (ví dụ: I also thank the organizing committee for giving me an opportunity to present my data here in this conference). Tà i li ệu t h a m k h ả o Bryceson, D.F., 1999. Sub-Saharan Africa betwixt and between : rural livelihood practices and policies. Leiden. Afrika Studie Centrum. de Bruijn, M. & H. van Dijk, 1995. Arid ways. Cultural understandings of insecurity in Fulbe society central Mali. Amsterdam Thela publisher. Dekker, M., 2002 Resettlement and livelihhods: Support networks and crisis situations. In Paper presented at CERES Summer School, June 2002. Folke, C., J. Colding & F. Berkes, 2003. Synthesis: building resilience and adaptive capacity in social–ecological systems. In: Berkes, F., J. Colding and C. Folke (Eds.), Navigating social-ecological systems: building resilience for complexity and change. Cambridge University Press, Cambridge, UK, pp. 352-387. Hồ Thanh Mỹ Phương, P.M. Hạnh & T.t.M. Dung, 2007 Kỹ năng trình bày báo cáo khoa học: Trường Đại học An Giang. Dự án P.H.E. Marschke, M.J. & F. Berkes, 2006. Exploring strategies that build livelihood resilience: a case from Cambodia. Ecology and Society 11 (1), 42. Nooteboom, G., 2003. A matter of style: social security and livelihood in upland East Java. Radboud University Nijmegen. Phạm Tất Dong, L.N. Hùng, P.V. Quyết, N.Q.Thanh & H.B.Thịnh, 2001. Xã hội học (in lần thứ 2). NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Phạm Tất Dong, L.N. Hùng, P.V. Quyết, N.Q. Thanh & H.B. Thịnh, 2008. Xã hội học. (In lần thứ 4). Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội. NXB Đại học Quốc gia Hà nội. Phạm Văn Quyết & N.Q. Thanh, 2001. Phương pháp nghiên cứu xã hội học. NXB Đại học quốc gia Hà Nội. Trần Thanh Bé, 2000. PRA - Đánh giá nông thôn có sự tham gia. Đại học Cần Thơ. Trần Thị Kim Xuyến, 2002. Nhập môn xã hội học. NXB Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Zgourides, G.D. & C.S. Zgourides, 2000. Sociology. In: (Eds.). IDG Books Worldwide, Inc. An International Data Group Company, Foster City, CA. Chicago, IL. Indianapolis, IN. New York, NY. Chương 9: Phương pháp nghiên cứu xã hội học 175 [...]... nature Xã hội học về loại hình xã hội Chương 1: Tổng quan về Xã hội học 13 Spencer cũng sử dụng khái niệm Tĩnh học xã hội và Động học xã hội của Comte, nhưng ông triển khai các khái niệm đó với ý nghĩa giá trị học Theo Spencer, Tĩnh học xã hội nghiên cứu trạng thái cân bằng của một xã hội hoàn hảo, động học xã hội nghiên cứu quá trình tiến tới sự hoàn hảo của xã hội Theo ông, sự tiến hoá xã hội tất... cấu học xã hội (còn gọi là cấu tạo học xã hội) , đoàn kết hữu cơ, đoàn kết cơ học, biến đổi xã hội, chức năng xã hội, dị biệt học xã hội (còn gọi là bệnh lý học xã hội) , v.v - Đoàn kết xã hội (social solidarity) Khái niệm đoàn kết xã hội của Durkheim có nội dung gần giống với khái niệm hội nhập xã hội đang sử dụng hiện nay Ông đã dùng khái niệm đoàn kết xã hội để chỉ các mối quan hệ giữa cá nhân và xã. .. nay xã hội học trải qua nhiều giai đoạn phát triển ở nhiều quốc gia khác nhau và có nhiều định nghĩa khác nhau về xã hội học Các định nghĩa này có thể khái quát thành ba xu hướng như sau: a Định nghĩa xã hội học là khoa học về hệ thống xã hội Ví dụ định nghĩa xã hội học của V Đôbơrianốp (Viện Xã hội học Liên xô): Xã hội học Marx - Lenin là khoa học nghiên cứu những quá trình và hiện tượng xã hội xét... độ sở hữu tư nhân bằng sở hữu toàn xã hội Về mặt lý luận, nghiên cứu xã hội học cần tập trung phân tích cơ cấu xã hội để chỉ ra ai là người có lợi và ai là người bị thiệt trong cách tổ chức xã hội và cơ cấu xã hội hiện có Bất bình đẳng xã hội phải là một chủ đề nghiên cứu cơ bản của Xã hội học Ở mọi xã hội, ý thức xã hội bị qui định bởi tồn tại xã hội Lý luận xã hội học cần tập trung nghiên cứu mối quan... các công trình nghiên cứu của ông về phân công lao động, về tôn giáo, về hội nhập xã hội Vì vậy ngày nay, các nhà xã hội học hiện đại tìm thấy ở xã hội học Durkheim những mẫu mực về nghiên cứu xã hội học thực nghiệm b Khái niệm cơ bản trong xã hội học Durkheim Ngoài các khái niệm cơ bản là sự kiện xã hội, xã hội học của Durkheim bao gồm một hệ thống các khái niệm cơ bản khác như đoàn kết xã hội, ý thức... Tĩnh học xã hội (Social Statics), Nghiên cứu xã hội học (the Study of Sociology), Các nguyên lý của xã hội học ( Principles of Sociology), Xã hội học mô tả ( Descriptive Sociology) Quan niệm về xã hội học của Spencer 10 CBGD: Trần Thị Phụng Hà Xã hội như là cơ thể sống” Theo Spencer xã hội được hiểu như là các cơ thể siêu hữu cơ Xã hội học là khoa học về các qui luật và các nguyên lý tổ chức của xã hội. .. sinh ra trong xã hội, và phải tuân thủ các chuẩn mực, phép tắc xã hội Vì vậy, xã hội học cần phải xem xét hệ thống xã hội, cơ cấu xã hội và các hiện tượng xã hội với tư cách là các sự vật, các bằng chứng, các sự kiện Xã hội học của Durkheim chủ yếu xoay quanh vấn đề mối quan hệ giữa con người và xã hội Phản ánh rõ các ý tưởng của Spencer về "cơ thể xã hội" , tiến hóa xã hội, chức năng xã hội; tương tự... của xã hội học của Comte, Durkheim chủ trương xã hội học phải trở thành khoa học về các quy luật tổ chức xã hội Durkheim cho rằng, chỉ khi nào xác định đối tượng nghiên cứu của xã hội học như là sự vật thì xã hội học mới thực sự tách ra khỏi triết học, mới thoát khỏi chủ nghĩa giáo điều, kinh viện để trở thành khoa học cụ thể, mới có thể vận dụng các phương pháp khoa học để nghiên cứu xã hội Xã hội. .. thuyết xã hội học Các tác phẩm của Marx chứa đựng hệ thống lý luận xã hội học hoàn chỉnh cho phép vận dụng để nghiên cứu bất kỳ xã hội nào Cùng với Herbert Spencer, Emile Durkheim và Max Weber, Kark Marx là người đặt nền móng phát triển xã hội học hiện đại - Chủ nghĩa duy vật lịch sử: lý luận và phương pháp luận xã hội học Marx Chủ nghĩa duy vật lịch sử được các nhà xã hội học marxit coi là xã hội học đại. .. học Các nhà triết học, các nhà khoa học xã hội thế kỷ 18 và thế kỷ 19 khát khao nghiên cứu các hiện tượng, quá trình xã hội để phát hiện ra các quy luật tự nhiên của tổ chức xã hội, đặc biệt là "các quy luật của sự phát triển, tiến bộ xã hội" Chương 1: Tổng quan về Xã hội học 3 1.2 KHÁI NIỆM XÃ HỘI HỌC Về thuật ngữ: Xã hội học (Sociology) có gốc ghép từ chữ La tinh socius hay societas có nghĩa là xã ... trường Đại học hình thành khoa, môn xã hội học với nhiệm vụ đào tạo cán ngành xã hội học nghiên cứu xã hội học Khoa Xã Chương 1: Tổng quan Xã hội học 35 hội học trường Đại học khoa học xã hội nhân... quát khái niệm cấu xã hội, phân tầng xã hội, biến đổi xã hội, sai lệch xã hội, vị xã hội, vai trò xã hội, mạng lưới xã hội, thiết chế xã hội, nhóm xã hội, v.v Các kiến thức đại cương sở để triển... hội nhập xã hội Vì ngày nay, nhà xã hội học đại tìm thấy xã hội học Durkheim mẫu mực nghiên cứu xã hội học thực nghiệm b Khái niệm xã hội học Durkheim Ngoài khái niệm kiện xã hội, xã hội học Durkheim

Ngày đăng: 03/10/2015, 14:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan