xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật việt nam

75 856 4
xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHÓA 37 XỬ LÝ TÀI SẢN CẦM CỐ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền Bộ môn Tư pháp Phạm Thị Hồng Mai MSSV: 5115994 Lớp: LK1165A2 Cần Thơ, tháng 10 năm 2014 Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên người viết xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô Khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ đã tận tình truyền đạt những nền tảng kiến thức quý báu góp phần để người viết hoàn thành luận văn này. Và hơn hết, người viết xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô – Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ người viết trong suốt quá trình làm luận văn. Bên cạnh đó, người viết cũng xin cảm ơn các tác giả của những bài viết, giáo trình, sách, báo, tạp chí chuyên ngành mà người viết đã sử dụng làm tài liệu trong quá trình nghiên cứu. Luận văn là công trình nghiên cứu với sự tìm tòi và phân tích của cá nhân người viết cùng sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn. Tuy nhiên với điều kiện và thời gian cho phép, khả năng nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên sẽ không tránh khỏi những thiếu xót trong quá trình lập luận cũng như phân tích. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu, chỉ bảo tận tình của quý thầy cô để người viết có thể hoàn thiện hơn luận văn tốt nghiệp của mình. Người viết xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày ...tháng….. năm 2014 Sinh viên thực hiện Phạm Thị Hồng Mai GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm…….. GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm…….. GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu đề tài .................................................................................... 2 3. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................. 2 4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 2 5. Bố cục nghiên cứu ................................................................................................... 2 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CẦM CỐ TÀI SẢN VÀ XỬ LÝ TÀI SẢN CẦM CỐ ................................................................................................................... 3 1.1. Lược sử phát triển về xử lý tài sản cầm cố khi có Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 đến nay .................................................................................................. 3 1.1.1. Từ khi có Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 đến trước khi có Bộ luật Dân sự năm 1995........................................................................................................ 3 1.1.2. Từ khi có Bộ luật Dân sự 1995 đến trước khi có Bộ luật Dân sự năm 2005 ... 5 1.1.3. Từ khi có Bộ luật Dân sự năm 2005 đến nay .................................................. 8 1.2. Khái niệm và đặc điểm về cầm cố tài sản .......................................................... 9 1.2.1. Khái niệm cầm cố tài sản ................................................................................. 9 1.1.2. Đặc điểm cầm cố tài sản .................................................................................. 11 1.3. Khái niệm về xử lý tài sản cầm cố ...................................................................... 14 1.3.1. Định nghĩa về xử lý tài sản cầm cố ................................................................. 14 1.3.2. Đặc điểm của việc xử lý tài sản cầm cố .......................................................... 15 1.4. So sánh xử lý tài sản cầm cố với việc xử lý tài sản thế chấp ............................ 16 1.5. Nguyên tắc xử lý tài sản cầm cố .......................................................................... 18 1.6. Sự cần thiết của các quy định pháp luật điều chỉnh về việc xử lý tài sản cầm cố ........................................................................................................................... 20 GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN CẦM CỐ ........ 22 2.1. Các trường hợp xử lý tài sản cầm cố .................................................................. 22 2.1.1. Tài sản bảo đảm được xử lý khi nghĩa vụ được bảo đảm đã đến hạn ............. 22 2.1.2. Tài sản được xử lý trước thời hạn khi bên bảo đảm vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoăc theo quy định của pháp luật .................................................... 23 2.1.3. Tài sản bảo đảm được xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác .......... 24 2.1.4. Tài sản bảo đảm được xử lý khi bên bảo đảm bị phá sản ............................... 25 2.2. Phương thức xử lý tài sản cầm cố ....................................................................... 28 2.2.1. Bên nhận cầm cố bán tài sản cầm cố............................................................... 28 2.2.2. Bên nhận cầm cố nhận chính tài sản cầm cố ................................................... 29 2.2.3. Bán đấu giá tài sản cầm cố .............................................................................. 31 2.3. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khi tiến hành xử lý tài sản cầm cố .......... 33 2.3.1. Quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố ................................................................. 33 2.3.2. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố ........................................................ 35 2.3.3. Quyền và nghĩa vụ của người xử lý tài sản cầm cố không phải là bên nhận cầm cố ......................................................................................................... 37 2.4. Chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản cầm cố sau khi xử lý .............................................................................................................................. 39 2.5. Xác định thứ tự ưu tiên thanh toán sau khi xử lý tài sản................................. 40 CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN VÀ GIẢI PHÁP VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN CẦM CỐ .......... 43 3.1. Thực tiễn về giao dịch cầm cố hiện nay và vấn đề xử lý tài sản cầm cố ......... 43 3.1.1. Tình hình chung về giao dịch cầm cố ............................................................. 43 3.1.2. Thực tiễn vế hoạt động xử lý tài sản cầm cố ................................................... 44 3.2. Những vướng mắc và giải pháp trong việc xử lý tài sản cầm cố ..................... 46 3.2.1. Thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản cầm cố ......................................... 46 3.2.2. Khai thác tính năng công dụng tài sản cầm cố trong thời gian chờ xử lý ....... 49 3.2.3. Xử lý tài sản cầm cố là bất động sản ............................................................... 50 3.2.4. Tài sản cầm cố không thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố ........................... 51 3.2.5. Bán đấu giá tài sản cầm cố .............................................................................. 52 3.2.6. Thu giữ tài sản cầm cố để xử lý ...................................................................... 57 GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam 3.2.7. Chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cầm cố .................................... 59 3.2.8. Một số vướng mắc và giải pháp khác ............................................................. 61 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 64 GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm qua, khi cả nước bước sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhu cầu có vốn để kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân trở nên phổ biến. Việc tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, cũng đồng thời kéo theo đó là các giao dịch về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, đặc biệt là biện pháp cầm cố tài sản ngày càng được nhiều người sử dụng trong cuộc sống. Vàng, giấy tờ có giá trị, các loại phương tiện cơ giới giao thông, các loại máy móc trong doanh nghiệp, dây chuyền sản xuất là những tài sản thường được dùng để cầm cố tại các tổ chức tín dụng và cửa hàng cầm đồ. Do nhiều yếu tố của nến kinh tế thị trường có nhiều doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức thu lợi nhuận, nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp, các nhân, tổ chức bị thua lỗ, không đủ khả năng trả các khoản nợ đến hạn, dẫn đến việc xử lý tài sản cầm cố để thực hiện cho nghĩa vụ được bảo đảm hay các tranh chấp liên quan đến việc xử lý tài sản cầm cố. Vì thế, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch bảo đảm khi vấn đề xử lý tài sản cầm cố được đặt ra, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc xử lý tài sản bảo đảm nói chung và xử lý tài sản cầm cố nói riêng. Các quy định này giúp cho các chủ thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình khi tiến hành xử lý tài sản cầm cố một cách đầy đủ và chính xác đúng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đó thì hoạt động xử lý tài sản cầm cố trên thực tế còn rất nhiều khó khăn, vướng mắc nhất định, lợi ích của các bên trong giao dịch có thể bị ảnh hưởng khi xử lý tài sản cầm cố. Về thứ tự ưu tiên thanh toán của bên nhận cầm cố khi bên cầm cố dùng một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ khác nhau, trong khi đó quy định của pháp luật hiện hành thì biện pháp cầm cố không cần phải đăng ký giao dịch chỉ trừ trường hợp cầm cố tàu bay. Mặc khác pháp luật lại quy định thứ tự ưu tiên thanh toán sẽ dựa vào việc đăng ký giao dịch bảo đảm, bên có đăng ký giao dịch bảo đảm có quyền ưu tiên thanh toán cao hơn bên không đăng ký. Ngoài ra theo quy định của pháp luật thì tài sản cầm cố có thể là động sản hoặc bất động sản, tuy nhiên đối với xử lý tài sản thế chấp là bất động sản thì pháp luật có quy định, còn trong cầm cố tài sản thì pháp luật lại không đề cập gì về việc xử lý tài sản cầm cố là bất động sản. Hay trong quá trình chờ xử lý tài sản cầm cố bên nhận cầm cố có quyền sử dụng, khai thác công dụng tài sản bảo đảm tuy nhiên việc khai thác không GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 1 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam khả quan vì lợi ích thu được không thuộc về bên nhận cầm cố.… Đó là các quy định về việc xử lý tài sản cầm cố thiếu sự thống nhất, và không phù hợp với thực tế. Từ những phân tích trên, người viết nhận thấy rằng với quy định của pháp luật hiện hành thì việc xử lý tài sản cầm cố còn nhiều khó khăn. Chính vì vậy, người viết chọn đề tài “Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam” để làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu Làm sáng tỏ những quy định của pháp luật về việc xử lý tài sản cầm cố, đồng thời tìm ra những bất cập, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn hoạt động xử lý tài sản cầm cố. Từ đó, đưa ra những ý kiến đóng góp để khắc phục những bất cập, trở ngại về việc xử lý tài sản cầm cố để đảm bảo quyền lợi của các bên khi tham gia vào giao dịch cầm cố. Thêm vào đó đề tài luận văn này sẽ giúp cho bên nhận cầm cố và bên cầm cố biết rõ về quyền và nghĩa vụ của mình trong việc xử lý tài sản cầm cố. 3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài này sẽ tập trung nghiên cứu chỉ giới hạn trong phạm vi xử lý tài sản cầm cố. Trước hết, người viết tìm hiểu về những vấn đề chung về việc xử lý tài sản cầm cố, tiếp đến là những quy định của pháp luật về đề tài này. Cuối cùng, người viết tập trung làm rõ thực tiễn về việc xử lý tài sản cầm cố hiện nay, một số vướng mắc và giải pháp. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện luận văn người viết đã dựa vào chủ nghĩa MácLênin làm nền tảng cho phương pháp luận. Ngoài ra người viết còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu để thực hiện luận văn như phương pháp tổng hợp, liệt kê, so sánh, phân tích luật viết và phương pháp nghiên cứu thực tế, sử dụng tài liệu sách báo có liên quan và các trang thông tin điện tử chính thống để tìm kiếm tài liệu. 5. Kết cấu đề tài Trong luận văn này, người viết trình bày theo bố cục gồm 3 chương cụ thể như sau: Chương 1. Khái quát chung về cầm cố tài sản và xử lý tài sản cầm cố. Chương 2. Quy định của pháp luật về xử lý tài sản cầm cố. Chương 3. Thực tiễn và giải pháp về việc xử lý tài sản cầm cố. GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 2 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CẦM CỐ TÀI SẢN VÀ XỬ LÝ TÀI SẢN CẦM CỐ 1.1. Lược sử phát triển về xử lý tài sản cầm cố khi có Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 đến nay Có thể thấy, trong các giao dịch dân sự quyền và nghĩa vụ của các bên đóng vai trò quan trọng trong một giao dịch. Cho nên, việc đảm bảo các bên thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của các bên là điều hết sức cần thiết, nó góp phần hạn chế những tranh chấp có thể xảy ra trong quá trình thực hiện các giao dịch dân sự. Nếu bên có nghĩa vụ cố ý không thực hiên nghĩa vụ của mình đối với bên có quyền, làm cho bên có quyền gặp phải những tổn thất về vật chất. Để giúp bên có quyền bảo đảm được quyền lợi của mình trong giao dịch dân sự, pháp luật quy định cho các bên thỏa thuận các biện pháp bảo đảm và cho phép bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm khi nghĩa vụ được bảo đảm đến hạn mà bên có nghĩa vụ không thưc hiện. Vì vậy, pháp luật điều chỉnh vấn đề này đã được ban hành và hoàn thiện qua các thời kỳ. 1.1.1. Từ khi có Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 đến trước khi có Bộ luật Dân sự năm 1995  Quy định trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, các giao dịch tự nguyện, tự chịu trách nhiệm giữa các chủ thể bình đẳng về quyền, nghĩa vụ pháp lý hầu như không tồn tại, ở nước ta thời kỳ này không có pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm. Tình trạng nói trên kéo dài cho đến khi nước ta bước đầu vào giai đoạn đầu của quá trình đổi mới nền kinh tế, với việc ban hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989. Lần đầu tiên các biện pháp bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng kinh tế đã được ghi nhận bao gồm: thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, bảo lãnh tài sản.1 Các bên ký kết hợp đồng kinh tế có quyền thỏa thuận áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng: thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, bảo lãnh tài sản theo quy 1 Nguyễn Quang Hương Trà, Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Bàn về khái niệm giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật Việt Nam – nhìn từ g óc độ đối tượng của hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm – http://moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2769 [truy cập ngày 20/7/2014]. GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 3 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam định của pháp luật 2. Nghĩa là, khi một bên đòi hỏi và bên kia chấp nhận thì một trong các biện pháp này mới được áp dụng. Trường hợp một bên đòi hỏi mà bên kia không có điều kiện để chấp nhận hoặc không chấp nhận, thì quan hệ hợp đồng kinh tế đó có thể không hình thành. Còn trường hợp cả hai bên đều thấy không cần thiết phải áp dụng biện pháp bảo đảm hợp đồng thì các bên có quyền không áp dụng. Việc áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng kinh tế không phụ thuộc vào thành phần kinh tế của mỗi bên, mà chủ yếu là do yêu cầu và sự thỏa thuận của các bên. Việc xử lý tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh khi có vi phạm hợp đồng kinh tế được thực hiện cùng với việc giải quyết tranh chấp hợp đồng tại cơ quan trọng tài kinh tế có thẩm quyền.3 Nghĩa là, chỉ cần có hành vi vi phạm nghĩa vụ do các bên đã thỏa thuận xảy ra trong hợp đồng thì tài sản cầm cố sẽ bị xử lý đồng thời với việc giải quyết tranh chấp hợp đồng.  Quy định trong Pháp lệnh hợp đồng Dân sự năm 1991 Sau khi Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 ra đời, đến năm 1991 Pháp lệnh hợp đồng Dân sự cũng được ban hành nhằm điều chỉnh các vấn đề có liên quan trong các giao dịch dân sự. Có thể nói đặc điểm lớn nhất trong cách tiếp cận về giao dịch bảo đảm của pháp luật thời kỳ này là sự quy định riêng về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong hợp đồng kinh tế và biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong hợp đồng dân sự trên nền quan điểm pháp lý phân biệt giữa hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự. Theo đó, hai văn bản quy phạm pháp luật phục vụ trực tiếp cho việc xây dựng và điều tiết sự vận hành của các quan hệ trong thị trường là Pháp lệnh hợp đồng dân sự và Pháp lệnh hợp đồng kinh tế đều quy định về biện pháp thi hành nghĩa vụ. Tuy nhiên theo Pháp lệnh hợp đồng Dân sự năm 1991 tài sản dùng để cầm cố là những tài sản do các bên thỏa thuận trừ nhà ở, công trình xây dựng khác, cây trồng lâu năm.4 Theo quy định của pháp luật tài sản cầm cố sẽ bị xử lý khi bên cầm cố tài sản không thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bên nhận cầm cố hoặc có sự vi phạm nghĩa vụ trong quá trình thực hiện hợp đồng dân sự. Có thể thấy tài sản bảo đảm sẽ bị xử lý khi bên cầm cố không thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận cầm cố khi đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ hoặc tài sản bảo đảm sẽ bị xử lý khi chính bên cầm cố đã hành 2 Điều 5, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế của Hội đồng Nhà nước ngày 25 tháng 9 năm 1989. Điều 3, Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng số 17/HĐBT ngày 16/1/1990 quy định chi tiết thi hành pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989. 4 Điều 35, Mục 2, Chương 3, Pháp lệnh của Hội đồng Nhà nước số 52-LCT/HD9NN8 ngày 07/05/1991 về hợp đồng dân sự. 3 GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 4 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam động không đúng theo những điều khoản do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, và tài sản cầm cố sẽ được xử lý theo “phương thức do các bên thỏa thuận hoặc được bán đấu giá theo quyết định của Tòa án, khi có yêu cầu của một trong các bên” 5. Có thể thấy rằng, pháp lệnh cho phép các bên tự do thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản cầm cố. Điều đó có nghĩa rằng tài sản có thể được bán theo thủ tục thông thường hoặc được giao hẳn cho chủ nợ nhận tài sản cầm cố để trừ nợ chứ không nhất thiết phải đem bán đấu giá 6. Khi tài sản cầm cố bị xử lý bên nhận cầm cố sẽ được ưu tiên thanh toán từ số tiền bán tài sản cầm cố. Nếu tiền bán tài sản cầm cố không đủ để thanh toán, thì bên cầm cố phải bảo đảm phần còn lại bằng các tài sản khác 7. Từ quy định của pháp luật cho thấy bên nhận cầm cố sẽ là đối tượng ưu tiên thanh tóan đầu tiên nhất khi tài sản cầm cố được xử lý, và một điều chắc chắn rằng bên nhận cầm cố sẽ nhận được đầy đủ các khoản nợ từ bên cầm cố đối với mình dù tài sản cầm cố không đủ thanhh toán các nghĩa vụ của bên cầm cố. Hay nói cách khác, nghĩa vụ đó sẽ được thực hiện cho đến khi nào bên cầm cố hoàn thành xong các nghĩa vụ của mình đối với bên nhận cầm cố mới thôi, nghĩa vụ đó không chỉ được bảo đảm bằng tài sản cầm cố mà còn được bảo đảm bằng các tài sản khác thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố trong trường hợp tài sản cầm cố không đủ thanh toán cho bên nhận cầm cố. 1.1.2. Từ khi có Bộ luật Dân sự năm 1995 đến trước khi có Bộ luật Dân sự năm 2005 Với sự ra đời của Bộ luật Dân sự năm 1995, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đã được quy định đầy đủ hơn, bao gồm các quy định chung về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và các quy định cụ thể về từng biện pháp như cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký quỹ, bảo lãnh, phạt vi phạm. Đây có thể xem là một bước tiến mới của pháp luật nước ta trong cách tiếp cận về giao dịch bảo đảm. Theo quy định của pháp luật “khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên cầm cố tài sản không thực hiện hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng thỏa thuận, thì tài sản 5 Điều 39, Mục 2, Chương 3, Pháp lệnh của Hội đồng Nhà nước số 52-LCT/HD9NN8 ngày 07/05/1991 về hợp đồng dân sự. 6 Nguyễn Ngọc Điện, Một số suy nghĩ về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong luật dân sự Việt Nam, Nhà xuất bản trẻ TP.Hồ Chí Minh năm 1999, tr 196. 7 Điều 39, Mục 2, Chương 3, Pháp lệnh của Hội đồng Nhà nước số 52-LCT/HD9NN8 ngày 07/05/1991 về hợp đồng dân sự. GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 5 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam cầm cố sẽ được xử lý theo phương thức do các bên đã thỏa thuận hoặc được bán đấu giá để thực hiện nghĩa vụ”.8 Về nguyên tắc, việc xử lý tài sản cầm cố không khác gì so với Pháp lệnh hợp đồng Dân sự năm 1991, cách thức xử lý tài sản cầm cố dựa trên sự thỏa thuận của các bên. Khác với quy định trong Pháp lệnh hợp đồng Dân sự năm 1991 bên cạnh việc xử lý tài sản cầm cố dựa trên sự thỏa thuận của các bên, pháp luật còn cho phép bên nhận cầm cố có quyền yêu cầu bán đấu giá tài sản cầm cố để thực hiện nghĩa vụ đã đến hạn thực hiện mà bên cầm cố không thực hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Với quy định trên xem ra có điểm tiến bộ hơn so với quy định trong Pháp lệnh hợp đồng Dân sự năm 1991. Khi bên nhận cầm cố muốn xử lý tài sản cầm cố thì có thể tiến hàn bán đấu giá tài sản đó mà không cần phải có sự thông qua theo quyết định của Tòa án mới tiến hành bán đấu giá theo pháp luật đã quy định. Mặt khác, chủ thể yêu cầu bán đấu giá tài sản cầm cố để xử lý theo quy định của Pháp lệnh hợp đồng dân sự năm 1991 thì cả hai chủ thể đều có quyền này, đều này nghĩa là bên cầm cố và bên nhận cầm cố đều có quyền yêu cầu bán đấu giá tài sản cầm cố thông qua quyết định của Tòa án để xử lý khi nghĩa vụ đến hạn mà bên cầm cố không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Quy định của pháp luật cho phép việc bên cầm cố có quyền yêu cầu bán tài sản cầm cố. Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 1995 thì chỉ có bên nhận tài sản cầm cố mới có quyền này, quy định này phù hợp với thực tế hơn vì khi bên cầm cố không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đối với bên nhận cầm cố, điều hiển nhiên là bên cầm cố sẽ không yêu cầu bán tài sản cầm cố vì không ai muốn tài sản đang thuộc quyền sở hữu của mình phải đem ra xử lý. Do đó, khi Bộ luật Dân sự năm 1995 chỉ quy định là bên nhận cầm cố đươc quyền yêu cầu xử ký tài sản cầm cố là phù hợp với thực tế. Tuy nhiên, việc để Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 có hiệu lực thi hành song song với Bộ luật Dân sự năm 1995 đã làm cho tình trạng cùng tồn tại các quy định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong pháp luật dân sự và pháp luật kinh tế vẫn tiếp tục được duy trì cho dù các quy định về vấn đề này trong nhiều trường hợp thể hiện nhiều quan điểm và nội dung pháp lý không thống nhất. Bên cạnh đó, trong lĩnh vực tài chính ngân hành, để thi hành các quy định của Bộ luật Dân sự 1995 về bảo 8 Điều 329, Bộ luật Dân sự 1995. GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 6 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam đảm thực hiện nghĩa vụ trong quan hệ tín dụng, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh riêng 9. Quy chế cầm cố, thế chấp tài sản và bảo lãnh vay vốn ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định Số 217/QĐ-NH1 ngày 17/8/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã quy định về việc xử lý tài sản cầm cố như sau: Trường hợp đến hạn trả nợ mà bên cầm cố không trả được nợ thì bên nhận cầm cố tài sản sẽ xử lý tài sản cầm cố theo các phương pháp thỏa thuận trong hợp đồng như: gán nợ cho bên nhận cầm cố tài sản đó; tự bán đấu giá hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền đấu giá. Như vậy, thay vì quy định thống nhất các giao dịch bảo đảm, pháp luật thời kỳ này lại phân chia các biện pháp bảo đảm thực hiện theo từng lĩnh vực áp dụng, đó là bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong lĩnh vực kinh tế, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong lĩnh vực tính dụng ngân hàng. Thực tế cho thấy, sự thiếu nhất quán trong quan điểm và cách tiếp cận của pháp luật thời kỳ này về giao dịch bảo đảm đã dẫn đến nhiều khó khăn trong việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn. Khi Nghị định 165/1999/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 19/11/1999 quy định về giao dịch bảo đảm, về việc xử lý tài sản bảo đảm được bổ sung về nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm 10. Bên nhận cầm cố có quyền trực tiếp hoặc ủy quyền cho người thứ ba xử lý tài sản trong các trừơng hợp đã được pháp luật quy định tài sản được xử lý, trừ trường hợp các bên thỏa thuận bên cầm cố thực hiện xử lý; Tài sản bảo đảm được xử lý theo phương thức do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; trong trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật cũng không có quy định, thì bên nhận cầm cố có quyền yêu cầu bán đấu giá tài sản bảo đảm; Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thực hiện các biện pháp cần thiết để xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật. 9 Nguyễn Quang Hương Trà, Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Bàn về khái niệm giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật Việt Nam – nhìn từ góc độ đối tượng của hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm – http://moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2769 [truy cập ngày 20/7/2014]. 10 Điều 23, Chương 3, Nghị định 165/1999/ NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/11/1999 quy định về giao dịch bảo đảm. GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 7 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam 1.1.3 Từ khi có Bộ luật Dân sự năm 2005 cho đến nay Nhìn chung, về quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 và Nghị định 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, thì việc xử lý tài sản cầm cố không nhiều điểm khác biệt về các trường hợp tài sản bị xử lý, phương thức, thời hạn xử lý tài sản bảo đảm so với Bộ luật Dân sự năm 1995 và Nghị định 165/1999/NĐ-CP ban hành ngày 19/11/1999 của Chính phủ quy định về giao dịch bảo đảm. Theo quy định của Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm và Nghị định 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sumg một số điều Nghị định 163/2006/NĐ-CP, thì việc xử lý tài sản bảo đảm là tài sản cầm cố được quy định như sau: Trong trừơng hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản cầm cố thì thì tài sản được bán đấu giá theo quy định của pháp luật 11. Riêng đối với tài sản bảo đảm là động sản mà không có thỏa thuận về phương thức xử lý thì tài sản bảo đảm được bán đấu giá, nếu tài sản đó có thể xác định được giá cụ thể; rõ ràng trên thị trường thì người xử lý tài sản được bán theo giá thị trường mà không phải qua thủ tục bán đấu giá, đồng thời phải thông báo cho bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm biết 12. Trong trường hợp tài sản cầm cố là trái phiếu, cổ phiếu hối phiếu, giấy tờ có giá khác và thẻ tiết kiệm thì việc xử lý tài sản cầm cố được thực hiện theo quy định của pháp luật về trái phiếu, cổ phiếu, hối phiếu, giấy tờ có giá khác và thẻ tiết kiệm. Đối với vận đơn thì bên nhận cầm cố có quyền xuất trình vận đơn theo thủ tục được pháp luật quy định để thực hiện quyền chiếm hữu đối với hàng hóa ghi trên vận đơn đó. Việc xử lý hàng hóa ghi trên vận đơn được thực hiện giống như trường hợp xử lý tài sản bảo đảm là động sản. Trong trường hợp các bên tham gia giao dịch có sự thỏa thuận thì tuân theo thỏa thuận đó, có thể bán tài sản cầm cố; bên nhận cầm cố nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên cầm cố; và các phương thức khác mà các bên thỏa thuận. 11 12 Điều 58, Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm. Điều 65, Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm. GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 8 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam 1.2. Khái niệm và đặc điểm cầm cố tài sản 1.2.1. Khái niệm về cầm cố tài sản Thực hiện nghĩa vụ dân sự là việc mà theo quy định của pháp luật thì bên có nghĩa vụ phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của bên có quyền. Việc thực hiện nghĩa vụ phải dựa trên cơ sở tự nguyện của bên có nghĩa vụ. Tuy nhiên trên thực tế trong các giao dịch dân sự không phải bất cứ chủ thể có nghĩa vụ nào cũng đều tự nguyện thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình. Pháp luật quy định nếu bên có nghĩa vụ không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm với bên có quyền yêu cầu, nếu gây thiệt hại phải bồi thường. Như vậy, suy cho cùng các nghĩa vụ làm hoặc không làm một việc hoặc chuyển quyền đối với tài sản đều được chuyển thành nghĩa vụ trả tiền. Nghĩa vụ trả tiền được bảo đảm thực hiện bằng toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của bên có nghĩa vụ. Trong trường hợp người có nghĩa vụ có một tài sản bảo đảm mà có nhiều chủ nợ thì ai sẽ là người được ưu tiên. Nếu các chủ nợ đều đến cùng một lúc và khối tài sản của người mắc nợ không đủ để thanh tóan tất cả các món nợ thì các món nợ đó sẽ được giải quyết như thế nào. Như vậy các chủ nợ có khả năng sẽ không thu hồi được nợ của mình. Hơn nữa về nguyên tắc, việc mắc nợ sẽ không làm hạn chế quyền định đoạt tài sản của người mắc nợ. Dó đó, nếu người này chủ động chuyển nhượng tài sản của mình cho người khác trước khi nợ đến hạn thì khả năng các chủ nợ không thu hồi được nợ sẽ tăng lên. Từ thực tiễn trên ta có thể thấy rõ, mặc dù pháp luật có quy định cụ thể, rõ ràng quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự, nhưng không phải lúc nào quyền lợi của các chủ thể có quyền cũng được đảm bảo thi hành một cách nghiêm chỉnh. Và trong trường hợp này, sự thiệt thòi của chủ thể có quyền là điều dễ dàng xảy ra nếu như các bên không thỏa thuận xác lập một biện pháp ngăn chặn cụ thể nào. Để khắc phục tình trang trên, pháp luật cho phép các bên thỏa thuận đặt ra các biện pháp bảo đảm cho việc thưc hiện nghĩa vụ dân sự cũng như bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự. Tuy nhiên, các biện pháp mà các bên thỏa thuận phải được pháp luật cho phép. GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 9 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam Như vậy, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là các biện pháp do pháp luật quy định hoặc do các bên tham gia quan hệ nghĩa vụ thỏa thuận xác lập, nhằm thúc đẩy người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ của mình vì lợi ích của bên có quyền. Đồng thời tạo điều kiện cho người có quyền trực tiếp thực hiện các quyền của mình trong trường hợp người có nghĩa vụ không hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình, bằng cách dựa vào luật hoặc sự thỏa thuận giữa các bên để sáp nhập thêm vào nghĩa vụ chính một nghĩa vụ bổ sung. Căn cứ vào tính chất của quan hệ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được chia thành hai loại, đó là biện pháp bảo đảm đối vật và biện pháp bảo đảm đối nhân. Từ thực tiễn hiện nay có thể thấy các biện pháp bảo đảm đối vật được lựa chọn sử dụng nhiều hơn hết. Bên có quyền có thể thỏa thuận với bên có nghĩa vụ về biện pháp thực hiện nghĩa vụ một cách chủ động bằng việc thiết lập quyền trên một tài sản cụ thể của bên có nghĩa vụ. Và như vậy, chủ thể có quyền vừa được bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, vừa có thể chủ động trong việc thực hiện quyền của mình, tránh được sự tranh giành của các chủ thể có quyền khác có cùng người bảo đảm. Hiện nay, các biện pháp bảo đảm đối vật được quy định chính thức trong Bộ luật Dân sự năm 2005 bao gồm: cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký cược và ký quỹ. Trong đó cầm cố tài sản là biện pháp bảo đảm được sử dụng phổ biến hiện nay. Theo quy định tại điều 326 của Bộ luật Dân sự năm 2005 thì “ Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.” Xét ở góc độ ngữ nghĩa, cầm cố là một động từ, nghĩa là giao động sản cho người khác để làm tin vay tiền. Hay nói cách khác, ở góc độ này cầm cố chỉ là hoạt động cho vay tiền giữa các chủ thể với nhau khi có tài sản để bảo đảm. Như vậy, từ quy định trên ta có thể thấy cầm cố tài sản là việc bên cầm cố dùng chính tài sản của mình để cầm cố nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bên nhận cầm cố và tài sản đó được phép giao dịch. Cầm cố tài sản là một loại quan hệ dân sự, là hợp đồng dân sự hình thành từ sự thỏa thuận giữa bên cầm cố và bên nhận cầm cố. Được hình thành để bảo đảm cho quan hệ nghĩa vụ chính được thực hiện. Nghĩa vụ trong quan hệ cầm cố là nghĩa vụ phụ mang tính chất bổ sung cho nghĩa vụ chính, vì là nghĩa vụ phụ được đặt bên cạnh nghĩa vụ chính, là biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ chính được thực hiện tránh trường hợp vi phạm nghĩa vụ của bên cầm cố. Ví dụ, X vay tiền của Y một số tiền là 4 triệu đồng, hai bên giao kết hợp đồng cầm cố tài sản, X giao cho Y chiếc nhẫn 2 chỉ vàng 9999. Trong ví dụ trên, quan hệ nghĩa vụ chính là “vay tiền”, còn chuyển giao tài sản cho Y giữ là quan hệ phụ đảm GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 10 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam bảo cho nghĩa vụ trả tiền của X. Trong cầm cố tài sản, tài sản dùng để cầm cố phải thuộc sở hữu của bên nhận cầm cố. Trong trường hợp không cho phép bên cầm cố mượn, thuê hay dùng tài sản của người khác làm vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho mình. Đồng thời, tài sản cầm cố phải được chuyển giao cho bên nhận cầm cố. 1.2.2 Đặc điểm cầm cố tài sản Được hình thành từ rất lâu, vẫn còn tồn tại và phát triển cho đến ngày nay. Bên cạnh, các biện pháp bảo đảm khác thì cầm cố tài sản cũng đã đáp ứng nhu cầu và đem lại lợi ích cho các bên tham gia giao dịch cầm cố. Cầm cố tài sản là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, được pháp luật ở từng thời kỳ điều chỉnh và ngày càng hoàn thiện. Vì thế, biện pháp cầm cố tài sản có những đặc điểm chung như các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ khác, còn có những đặc điểm đặc trưng riêng của biện pháp cầm cố tài sản. Hợp đồng cầm cố là hợp đồng thực tại, nên nó chỉ phát sinh hiệu lực từ thời điểm chuyển giao tài sản cầm cố. Cho nên trong hợp đồng cầm cố phải diễn ra việc chuyển giao tài sản từ bên cầm cố sang bên nhận cầm cố, nếu chưa có sự chuyển giao tài sản thì hợp đồng cầm cố chưa phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Vì thế, quan hệ cầm cố đòi hỏi phải có sự chuyển giao tài sản cầm cố từ bên cầm cố sang bên nhận cầm cố trong thời hạn của hợp đồng cầm cố, luật không dự liệu bất kỳ trường hợp nào mà các bên có thể thỏa thuận để bên cầm cố giữ tài sản cầm cố hoặc giao tài sản cho người thứ ba. Và việc chuyển giao tài sản cũng là tiêu chí được dùng để phân biệt giữa biện pháp cầm cố và thế chấp tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005. Khi tài sản được chuyển giao, bên nhận cầm cố sẽ giữ tài sản đó hoặc ủy quyền cho người thứ ba giữ tài sản; trong trường hợp ủy quyền cho người thứ ba thì bên nhận tài sản cầm cố vẫn phải chịu trách nhiệm chính trước bên cầm cố về những thiệt hại gây ra cho tài sản cầm cố. Tài sản dùng để cầm cố không còn bị bó buộc như trước nữa, theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 1995 tài sản dùng để cầm cố chỉ là động sản. Thêm vào đó trong Bộ luật này thì tài sản cầm cố có đăng ký quyền sở hữu thì các bên có thể thỏa thuận để bên cầm cố vẫn giữ tài sản cầm cố, cho nên tiêu chí để phân biệt giữa cầm cố và thế chấp dựa theo tiêu chí tài sản bảo đảm là động sản hay bất động sản “Cầm cố tài sản là việc bên có nghĩa vụ giao tài sản là động sản thuộc sở hữu của mình cho bên có quyền để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự; nếu tài sản cầm cố có đăng ký quyền sở hữu, thì các bên có thể thỏa thuận bên nhận cầm cố giữ tài sản cầm cố hoặc giao GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 11 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam cho người thứ ba giữ” . Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 thì không còn hạn chế tài sản dùng để cầm cố nữa hiện nay thì tài sản trong biện pháp cầm cố có thể là động sản hay bất động sản. Tuy nhiên đối với tài sản là bất động sản thì việc cầm cố vẫn chưa được đề cập đến trong các văn bản chuyên ngành, hạn chế quyền cầm cố bất động sản của người sở hữu các quyền này. Theo điều 90, Luật nhà ở năm 2005 quy định về quyền của người sở hữu nhà ở thì chỉ đề cập đến quyền thế chấp nhà ở, đây là một quy định không hợp lý khi đẩy quyền sở hữu nhà ở ra ngoài phạm vi các tài sản có thể sử dụng để cầm cố. Luật đất đai năm 2003 tại điều 106 quy định quyền của người sử dụng đất cũng không nhắc đến quyền cầm cố quyền sử dụng đất. Đồng thời, Bộ luật Dân sự năm 2005 tại Chương XXX không thấy quy định về cầm cố quyền sử dụng đất mà chỉ nói về thế chấp quyền quyền sở dụng đất mà thôi. Ngoài ra, đối với tài sản cầm cố là tài sản hình thành trong tương lai, hiện nay đây vẫn còn là vấn đề đang tranh cãi. Nhiều quan điểm cho rằng, do tài sản hình thành trong tương lai nên không thể cầm cố tài sản hình thành trong tương lai. Tuy nhiên theo quan điểm của người viết, do Nghị định 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ về giao dịch bảo đảm và Nghị định 11/2012/NĐ-CP về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định rõ: “ Tài sản bảo đảm là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai mà pháp luật không cấm giao dịch”. Vốn là một trong các biện pháp bảo đảm, do đó tài sản cầm cố hoàn toàn có thể là tài sản hình thành trong tương lai. Quyền yêu cầu của bên nhận cầm cố chỉ phát sinh khi nghĩa vụ chính không được thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Phạm vi bảo đảm do các bên thỏa thuận, trường hơp các bên không có thỏa thuận thì xem như nghĩa vụ chính được bảo đảm toàn bộ. Xuất phát từ nguyên tắc tự do hợp đồng, các bên tự thỏa thuận về phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, biện pháp cầm cố tài sản buộc bên cầm cố phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền, nếu không trả tiền thì bên nhận cầm cố sẽ xử lý tài sản cầm cố. Đối với một số biện pháp bảo đảm chỉ có hiệu lực khi đi đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật như thế chấp quyền sử dụng đất, thế chấp tàu bay,.. Riêng biện pháp cầm cố tài sản việc đăng ký hợp đồng cầm cố không còn được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005 như là một trong những điều kiện để hợp đồng cầm cố có giá trị, cũng như theo quy định của của Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm cũng không đề cập đến việc đăng ký hợp đồng cầm cố, trừ khi các bên có nhu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm, cũng có nghĩa là nó nằm trong trường hợp không bắt buộc đăng ký. Chỉ khi hợp đồng cầm GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 12 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam cố có đối tượng là tàu bay thì bắt buộc phải đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của Nghị định 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm các trường hợp bắt buộc đăng ký gồm: thế chấp quyền sử dụng đất; thế chấp rừng sản xuất là rừng trồng; cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay; thế chấp tàu biển; các trường hợp khác, nếu pháp luật có quy định. Khi đó trình tự thủ tục cầm cố tàu bay được thực hiện theo quy định của Nghị định này và cơ quan đăng ký cho trường hợp này là Cục Hàng không Việt Nam thuộc Bộ giao thông vận tải. Biện pháp cầm cố ngày càng được nhiều người áp dụng để phục vụ cho nhu cầu của xã hội, cho nên đã dịch vụ cầm đồ đã xuất hiện. Quan hệ cầm đồ là một hình thức phát triển của quan hệ cầm cố mang tính chất chuyên nghiệp dưới dạng là một dịch vụ kinh doanh tiền tệ có biện pháp bảo đảm là cầm cố; được gọi là cầm đồ. Bên nhận cầm cố phải là chủ thể có đăng ký kinh doanh dịch vụ cầm đồ, phải tuân theo các quy định của pháp luật về lãi suất cho vay, bảo quản và xử lý tài sản cầm đồ. Ngoài các đặc điểm đặc trưng ở trên biện pháp cầm cố còn có những đặc điểm chung với các biệp pháp bảo đảm khác. Như cầm cố tài sản là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, nên biện pháp cầm cố tài sản cũng được phát sinh từ sự thỏa thuận của các bên trên nguyên tắc bình đẳng, thỏa thuận và tự nguyện. Tức là trong hệ thống pháp luật hiện hành không có bất cứ quy phạm nào quy định áp dụng biện pháp cầm cố tài sản” là điều kiện bắt buộc để thực hiện cho một giao dịch dân sự nào. Là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nên trong quan hệ cầm cố, nghĩa vụ cầm cố là nghĩa vụ phụ mang tính chất bổ sung cho nghĩa vụ chính. Vì là nghĩa vụ phụ đặt bên cạnh những vụ chính, là biện pháp nhằm bảo đảm cho nghĩa vụ chính được thực hiện tránh tình trạng vi phạm nghĩa vụ của nhằm mục đích nâng cao trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ. Cho nên quyền của người có quyền trong nghĩa vụ bổ sung chỉ phat sinh khi nghĩa vụ chính không được thực hiện hay thực hiện không đầy đủ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Cũng như các biện pháp bảo đảm khác phạm vi bảo đảm trong cầm cố tài sản có thể một phần hoặc toàn bộ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật; nếu các bên trong giao dịch không có thoả thuận và pháp luật không có quy định thì nghĩa vụ bảo đảm coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả tiền lãi và bồi thường thiệt hại. GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 13 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam 1.3. Khái niệm về xử lý tài sản cầm cố 1.3.1. Định nghĩa về xử lý tài sản cầm cố Trong xã hội hiện nay, việc xác lập các quan hệ nghĩa vụ dân sự giữa các chủ thể, khả năng thực hiện nghĩa vụ dân sự của người có nghĩa vụ các và việc bảo đảm thi hành các nghĩa vụ đã được xác lập trong các mối quan hệ đó, đã trở thành một vấn đề mang tính rộng rãi và phổ biến trong đời sống hằng ngày. Cho nên pháp luật về bảo đảm nghĩa vụ được xây đựng không ngoài mục đích bảo đảm cho khả năng thực hiện nghĩa vụ của các chủ thể tham gia hợp đồng tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, hạn chế các rủi ro có thể xảy ra khi bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình. Các quy định của pháp luật về các biện pháp bảo đảm dân sự tạo điều kiện cho bên có quyền chủ động hơn trong việc thu hồi lại những lợi ích vật chất mà họ đã thực hiện trong quá trình tiến hành các giao dịch bảo đảm khi nghĩa vụ đến hạn thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền đã đến hạn thực hiện. Bằng việc bên nhận bảo đảm được pháp luật cho phép xử lý tài sản bảo đảm khi bên có nghĩa vụ không thực hoặc thực hiện không nghĩa vụ khi nghĩa vụ được bảo đảm đến hạn thực hiện, hoặc do các bên thỏa thuận tài sản bảo đảm sẽ được xử lý trong một số trường hợp cụ thể, hoặc theo quy định của pháp luật nhằm giúp bên có quyền thu hồi được nợ. Cũng giống như những biện pháp bảo đảm nghĩa vụ khác, pháp cầm cố tài sản chỉ mang tính chất bảo đảm thực hiện, cho nên bên cầm cố thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của mình thì không cần áp dụng biện pháp bảo đảm, hay nói chính xác hơn trong trường hợp này quyền yêu cầu xử lý tài sản cầm cố hay hành vi thực hiện quyền của bên nhận cầm cố không có căn cứ phát sinh. Cho nên thông thường, trong quan hệ cầm cố tài sản, bên cầm cố tự giác thực hiện nghĩa vụ của mình một cách có thiện chí và trên tinh thần hợp tác thì sau khi thực hiện nghĩa vụ trả tiền xong, quan hệ bảo đảm coi như đương nhiên chấm dứt. Bên nhận cầm cố chỉ có quyền xử lý tài sản cầm cố khi bên cầm cố không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với bên nhận cầm cố hoặc do bên cầm cố và bên nhận cầm cố thỏa thuận tài sản bảo đảm sẽ được xử lý trong một số trường hợp cụ thể. Các quy định của pháp luật về xử lý tài sản cầm cố góp phần bảo vệ quyền lợi của bên nhận cầm cố cũng như bên cầm cố trong việc xử lý tài sản cầm cố. Xử lý tài sản cầm cố trong hợp đồng cầm cố là việc người xử lý tài sản tiến hành các hoạt động xử lý tài sản cầm cố theo các phương thức do các bên trong hợp đồng cầm cố thỏa thuận như bán tài sản cầm cố, bên nhận cầm cố nhận chính tài sản GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 14 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam cầm cố hoặc theo quy định của pháp luật thì tài sản cầm cố sẽ được bán đấu giá. Khi bên cầm cố không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ được bảo đảm đối với bên nhận cầm cố, nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bên nhận cầm cố. 1.3.2. Đặc điểm xử lý tài sản cầm cố Để có thể bảo đảm cho quyền lợi của các bên khi tham gia giao dịch bảo đảm, pháp luật cũng đã từng bước hoàn thiện những quy định về việc xử lý tài sản bảo đảm nói chung và xử lý tài sản cầm cố nói riêng để tạo ra một hành lang pháp lý vững vàng giúp cho quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch được bảo vệ. Cho nên việc xử lý tài sản cầm cố có những đặc điểm của xử lý tài sản bảo đảm. Thứ nhất, bên cầm cố thực hiện nghĩa vụ của mình một cách đầy đủ đối với bên nhận cầm cố khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm thì việc xử lý tài sản cầm cố sẽ không được đặt ra. Tài sản cầm cố sẽ được xử lý chỉ khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm nhưng bên cầm cố không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ được bảo đảm đối với bên nhận cầm cố theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng cầm cố, hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng bên cầm cố vi phạm nghĩa vụ theo bên thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật bên thì bên cầm cố phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn mà bên bảo đảm lại không thực hiện được, hoặc tài sản cầm cố sẽ phải được xử lý để bên cầm cố thực hiện nghĩa vụ khác. Thứ hai, về phương thức xử lý tài sản cầm cố trong hợp đồng cầm cố thì tài sản cầm cố có thể được tiến hành theo sự thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật. Nếu tài sản cầm cố được xử lý theo thỏa thuận của các bên thì tài sản cầm cố có thể bên nhận cầm cố sẽ trực tiếp bán tài sản cầm cố, hoặc sẽ nhận chính tài sản cầm cố để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên cầm cố, hoặc thỏa thuận tài sản cầm cố sẽ được bán đấu giá hay một phương thức khác do các bên thỏa thuận. Nếu các bên không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản cầm cố thì tài sản cầm cố sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật, tài sản sẽ được bán đấu giá. Hợp đồng bán đấu giá sẽ được ký kết giữa bên nhận cầm cố và tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp. Thứ ba, bên cầm cố có thể được phép dùng một tài sản bảo đảm để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ của mình và ngược lại bên cầm cố cũng có thể dùng nhiều tài sản để bảo đảm cho nghĩa vụ trong một quan hệ cầm cố. Lúc này bên nhận cầm cố sẽ được chọn tài sản cụ thể để xử lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận là sẽ xử lý tài sản GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 15 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam nào trước tài sản nào sau trong trường hợp có nhiều tài sản cầm cố. Đồng thời, khi tài sản cầm cố có nhiều vật thì bên nhận cầm cố chỉ được xử lý số tài sản cần thiết tương ứng với phần giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm; nếu xử lý quá số tài sản cần thiết và gây ra thiệt hại cho bên cầm cố thì bên nhận cầm cố sẽ phải bồi thường 13. Ví dụ, trong một quan hệ cầm cố có nhiều tài sản bảo đảm như: xe hơi, xe máy, điện thoại, máy tính,… thì bên nhận cầm cố chỉ được chọn các tài sản để xử lý nhưng không được vượt quá số nợ cần thanh toán Thứ tư, bên tiến hành xử lý tài sản cầm cố có thể là bên nhận cầm cố trực tiếp xử lý tài sản để thu hồi nợ trong trường hợp bên nhận cầm cố đứng ra bán tài sản bảo đảm hoặc nhận chính tài sản bảo đảm, hoặc người được bên nhận cầm cố ủy quyền, hoặc do các bên thỏa thuận chọn ra một chủ thể khác tiến hành xử lý tài sản cầm cố. Thứ năm, tiền bán tài sản cầm cố dùng để thanh toán nghĩa vụ cho bên nhận cầm cố sau khi đã trừ chi phí bảo quản, bán tài sản và các chi phí cần thiết cho việc xử lý tài sản cầm cố; nếu trường hợp nghĩa vụ được bao đảm là một khoản vay thì thanh toán cho bên nhận cầm cố theo thứ tự nợ gốc, lãi, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại nếu có; khi tiền bán tài sản cầm cố còn thừa phải trả lại cho bên cầm cố, còn nếu tiền bán tài sản cầm cố không đủ để thanh toán thì bên cầm cố phải trả tiếp số tiền còn thiếu 14. Cuối cùng, việc xử lý tài sản cầm cố góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên nhận cầm cố, giúp bên này thu hồi được nợ khi tham gia vào giao dịch bảo đảm một khi bên cầm cố không thực hiện nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận trước đó đối với bên nhận cầm cố. Khi tài sản cầm cố được xử lý thì bên nhận cầm cố sẽ là đối tượng được ưu tiên thanh toán, trong trường hợp có nhiều bên cùng nhận bảo đảm thì việc thanh toán sẽ được thanh toán theo thứ tự xác lập đăng ký giao dịch bảo đảm. 1.4. So sánh xử lý tài sản cầm cố với việc xử lý tài sản thế chấp  Giống nhau Cầm cố tài sản và thế chấp tài sản đều là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, được phát sinh từ thỏa thuận của các bên trên nguyên tắc bình đẳng, thỏa thuận và tự nguyện. Hợp đồng được xác lập nhằm mục đích nâng cao trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với nhau của các bên tham gia quan hệ. Nên việc xử lý tài sản bảo đảm trong 13 14 Điều 337, BLDS năm 2005. Điều 338, BLDS năm 2005. GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 16 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam hai trường hợp cầm cố và thế chấp cũng có nhiều điểm chung với nhau trong việc xử lý tài sản. Việc xử lý tài sản bảo đảm trong hai biện pháp này chỉ phát sinh khi nghĩa vụ chính không được chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ. Có thể nói một cách cụ thể hơn là quyền yêu cầu xử lý tài sản của bên nhận bảo đảm trong quan hệ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự chỉ phát sinh khi có hành vi vi phạm của bên có nghĩa vụ mà hành vi đó đã được các bên của quan hệ dự liệu trước và được ghi nhận, hay khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên bảo đảm không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Việc xử lý tài sản góp phần bảo vệ lợi ích hợp pháp của bên nhận bảo đảm khi người có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên cầm cố tài sản và thế chấp tài sản là biện pháp bảo đảm, chỉ mang tính chất bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho nên khi chủ thể có nghĩa vụ thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của mình thì không cần phải áp dụng biện pháp bảo đảm, trong trường hợp này việc xử lý tài sản bảo đảm không xảy ra. Ngoài ra đó với phương thức xử lý tài sản bảo đảm, nguyên tắc của việc xử lý tài sản của biện pháp cầm cố và thế chấp đều giống nhau. Đó là các bên trong quan hệ bảo đảm có thể tự thỏa thuận với nhau các cách thức xử lý tài sản bảo đảm như bán, nhận chính tài sản, bán đấu giá.. tùy theo sự thỏa thuận mà theo đó tài sản bảo đảm sẽ được xử lý. Đối với nguyên tắc thì tất cả các biện pháp bảo đảm đều phải áp dụng nói chung, cầm cố tài sản và thế chấp tài sản nói riêng, khi xử lý thì việc xử lý phải được thực hiện theo thỏa thuận không có thỏa thuận thì tài sản đó được bán đấu giá theo quy định của pháp luật; việc xử lý đó phải thực hiện một cách khách quan, công khai, minh bạch, bảo vệ quyền lợi của cách bên, đồng thời việc xử lý tài sản bảo đảm trong cầm cố và thế chấp không phải là hoạt động kinh doanh tài sản của bên nhận bảo đảm mà là hoạt động thu hồi nợ.  Khác nhau Việc xử lý tài tài bảo đảm trong biện pháp cầm cố và thế chấp, đều góp phần bảo vệ lợi ích hợp pháp của bên nhận bảo đảm và cũng có nhiều điểm chung trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm. Tuy nhiên bên cạnh những điểm giống nhau thì xử lý tài sản trong biện pháp cầm cố tài sản và thế chấp tài sản cũng có những điểm khác nhau, bởi những quy định của pháp luật về hai biện pháp cầm cố tài sản và thế chấp tài sản có sự khác nhau nên dẫn đến việc áp dụng biện pháp xử lý tài sản bảo đảm khi bên bảo GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 17 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam đảm không thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm đến hạn và trong các trường hợp khác trong hai biện pháp cũng khác nhau một vài chỗ. Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 thì không căn cứ vào việc tài sản dùng để bảo đảm là bất động sản hay động sản để phân biệt biện pháp cầm cố tài sản hay thế chấp tài sản mà căn cứ vào việc có chuyển giao tài sản bảo đảm hay không. Cầm cố tài sản là việc bên nhận bảo đảm sẽ được bên bảo đảm chuyển giao tài sản cho mình giữ, còn đối với biện pháp thế chấp thì bên bảo đảm vẫn được giữ tài sản thế chấp. Cho nên trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm thì bên nhận cầm cố có thể xử lý tài sản nhanh hơn, khi bên cầm cố không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, còn đối với bên nhận thế chấp không thể xử lý tài sản ngay mà phải yêu cầu bên thế chấp giao tài sản bảo đảm ra để bên nhận thế chấp tiến hành xử lý tài sản và nếu bên thế chấp không chịu giao tài sản bảo đảm để xử lý thì bên thế chấp phải kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết, nên quá trình xử lý tài sản thế chấp có thể diễn ra dài hơn việc xử lý tài sản cầm cố. 1.5. Nguyên tắc xử lý tài sản cầm cố Trong giao dịch dân sự nói chung thì nguyên tắc tự do thỏa thuận được xem là nguyên tắc chủ đạo giúp các bên tham gia giao dịch bày tỏ được ý chí của mình. Xét về bản chất thì hoạt động cầm cố tài sản cũng là một dạng của giao dịch dân sự nên các quy định về việc xử lý tài sản cầm cố cũng dựa trên sự thỏa thuận của các bên. Trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thỏa thuận các bên và cả trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản cũng được thực hiện theo sự thỏa thuận của bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm. Trong cả hai trường hợp thì các bên tham gia vào giao dịch đều có quyền thỏa thuận với nhau về việc xử lý tài sản cầm cố, thỏa thuận của các bên về việc xử lý tài sản cầm cố có thể thiết lập tại thời điểm giao kết hợp đồng cầm cố hoặc thỏa thuận có thể thiết lập tại thời điểm xử lý tài sản. Các bên có thể thỏa thuận tất cả các vấn đề về việc xử lý tài sản từ việc chọn chủ thể tiến hành xử lý, phương thức xử lý, giá bán tài sản, thời gian,..Pháp luật bảo đảm nghĩa vụ đưa ra hai hình thức xử lý tài sản để tạo điều kiện thuận lợi cho bên nhận cầm cố và bên cầm cố có thể thỏa thuận áp dụng. Hoặc là bán tài sản cầm cố hoặc là bên nhận cầm cố nhận chính tài sản cố để hay thế cho nghĩa vụ được bảo đảm. Ngoài ra các bên vẫn có thể lựa chọn hình thức khác theo thỏa thuận của các bên. GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 18 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam Nếu như các bên không có sự thỏa thuận về việc xử lý tài sản trong trường hợp mà tài sản đó đảm bảo cho việc thực hiện một nghĩa vụ và trong trong trường hợp tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ mà các bên không thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được. Thì lúc này để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên thì tài sản bảo đảm sẽ được bán đấu giá theo quy định của pháp luật. Khi tiến hành việc xử lý tài sản cầm cố các bên phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Trong các nguyên tắc đó thì nguyên tắc khách quan, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền, lợi ích của các bên tham gia giao dịch là một trong những nguyên tắc giúp bảo vệ quyền lợi của các bên khi tiến hành xử lý tài sản. Việc xử lý tài sản cầm cố trước tiên dựa vào thỏa thuận của các bên, nếu không có thỏa thuận thì được xử lý theo phương thức bán đấu giá. Đồng thời việc xử lý tài sản cầm cố không chịu sự tác động của bất kỳ chủ thể nào làm ảnh hưởng đến quá trình xử lý, việc xử lý tài sản cầm cố được thông báo về ngày giờ, địa điểm xử lý tài sản…, đảm bảo quyền và lợi ích cho các bên tham gia vào giao dịch bảo đảm, và giúp cho các chủ thể có quyền và lợi ích liên quan biết được tình trạng tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm. Việc xử lý tài sản cầm cố dựa vào sự thỏa thuận của các bên tham gia giao dịch nên người tiến hành xử lý tài sản cầm cố cũng do các bên tham gia giao dịch bảo đảm thỏa thuận lựa chọn.Và nếu các bên không có thỏa thuận về người xử lý tài sản bảo đảm thì người xử lý tài sản cầm cố sẽ là bên bên nhận bảo đảm xử lý, hoặc do một người khác được bên nhận bảo đảm ủy quyền để xử lý tài sản bảo đảm. Người xử lý tài sản căn cứ vào nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng tiến hành xử lý tài sản bảo đảm mà không cần văn bản ủy quyền xử lý tài sản của bên bảo đảm. Việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ không phải là hoạt động kinh doanh tài sản của bên nhận bảo đảm. Về nguyên tắc khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên bảo đảm không thực hiện nghĩa vụ hoặc có thực hiện nhưng không đúng nghĩa vụ được thỏa thuận thì bên nhận bảo đảm mới được quyền xử lý tài sản để thu hồi nợ. Không phải lúc nào bên nhận bảo đảm thấy việc xử lý tài sản bảo đảm là thích hợp và đem lại lợi nhuận cho mình thì đem tài sản ra xử lý, mà việc xử lý phải tuân theo thỏa thuận của các bên và theo quy định của pháp luật chứ không phải dựa vào ý chí chủ quan của bên nhận bảo đảm. Từ quy định của pháp luật ta có thể thấy được lợi ích mà bên nhận bảo đảm có được chính do những hoạt động trong quá trình tham gia các giao dịch bảo đảm mang lại, nói cách khác lợi ích mà bên nhận bảo đảm có được chính từ việc họ thực hiện các nghĩa vụ của mình đối với bên bảo đảm và lợi nhuận này không xuất phát từ việc xử lý tài sản bảo đảm. Việc xử lý tài sản bảo đảm chỉ nhằm mục đích giúp GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 19 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam cho bên nhận bảo đảm thu hồi tài sản nợ khi bên bảo đảm không thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm. 1.6. Sự cần thiết của các quy định pháp luật điều chỉnh về việc xử lý tài sản cầm cố Trong mối quan hệ dân sự, đa số quyền của chủ thể này chính là nghĩa vụ tương ứng của chủ thể còn lại, các chủ thể tham gia vào giao dịch dân sự đều muốn quyền lợi của mình được bảo đảm. Theo đó, pháp luật đã từng bước được hoàn thiện, trong đó những quy định về xử lý tài sản cầm cố để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch bảo đảm. Thứ nhất, đối với bên nhận cầm cố việc xử lý tài sản giúp cho bên này thu hồi nợ một khi nghĩa vụ được bảo đảm đã đến hạn thực hiện nhưng bên cầm cố không thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận cầm cố hoặc có thực hiện không đúng nghĩa vụ. Và khi giao kết giao dịch bảo đảm nếu bên cầm cố bị phá sản thì bên nhận cầm cố sẽ là đối tượng được ưu tiên thanh toán từng khối tài sản bỏa đảm đó. Bên nhận cầm cố tài sản được cùng với bên cầm cố thỏa thuận về giá trị tài sản cầm cố hoặc cùng với bên thế chấp chọn ra một tổ chức có chức năng định giá tài sản cầm cố, được người tiến hành xử lý tài sản thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố, được thanh toán các chi phí khi tiến hành khai thác tính năng công dụng của tài sản cầm cố trong thời gia chờ xử lý tài sản cầm cố, nếu tiền bán tài sản còn thiếu thì bên cầm cố phải trả tiếp phần còn thiếu. Thứ hai, đối với bên cầm cố để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên này khi tài sản cầm cố được tiến hành xử lý, pháp luật đã quy định cho chủ thể này một số quyền cụ thể: được quyền nhận lại tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố để bảo đảm cho nghĩa vụ của mình đối với bên nhận cầm cố, nếu như trước thời đểm tiến hành xử lý tài sản bảo đảm mà bên cầm cố thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với bên nhận cầm cố và thanh toán các chi phí phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bên nhận cầm cố (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác về thời điểm được nhận lại tài sản bảo đảm trước khi xử lý), được quyền cùng với bên nhận cầm cố thỏa thuận giá trị tài sản cầm cố hoặc cùng với bên nhận cầm cố chọn ra một tổ chức định giá tài sản cấm cố, được bên nhận cầm cố thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố, được thanh toán giá trị chênh lệnh khi tài sản bảo đảm được xử lý trong trường hợp giá trị của tài sản cầm cố sau khi xử lý lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm. Và được quyền dùng hoa GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 20 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam lợi, lợi tức phát sinh từ việc bên nhận cầm cố tiến hành khai thác tài sản cầm cố trong thời gian chờ xử lý để trừ vào nghĩa vụ được bảo đảm đối với bên nhận cầm cố. Thứ ba, đối với xã hội quy định của pháp luật về việc xử lý tài sản cầm cố đóng vai trò quan trọng trong việc làm hài hòa các giao dịch cầm cố tài sản, góp phần làm hạn chế các tranh chấp có thể xảy ra trong quá trình xử lý tài sản. Bảo vệ quyền lợi của các bên, đề cao trách nhiệm của người có nghĩa vụ, tạo nhiều điều kiện thuận lợi để tham gia vào các giao dịch bảo đảm, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế. GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 21 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN CẦM CỐ 2.1. Các trường hợp xử lý tài sản cầm cố Trong mối quan hệ giao dịch cầm cố, không phải lúc nào bên cầm cố cũng thực hiện đúng các cam kết của mình đối với bên nhận cầm cố. Một khi bên cầm cố đã nhận được các lợi ích từ bên nhận cầm cố, thì quyền lợi của bên nhận cầm cố có nhận được hay không phụ thuộc rất nhiều vào hành vi thực hiện nghĩa vụ của bên cầm cố. Nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra đối với bên nhận cầm cố khi họ tham gia vào các giao dịch cầm cố tài sản khi mà bên cầm cố không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ khi nghĩa vụ được bảo đảm đã đến hạn thực hiện, pháp luật đã quy định cho bên nhận cầm cố có được quyền xử lý tài sản cầm cố trong một số trường hợp cụ thể nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên nhận cầm cố khi tham gia vào giao dịch cầm cố mà cụ thể là việc xử lý tài sản cầm cố. 2.1.1. Tài sản bảo đảm được xử lý khi nghĩa vụ được bảo đảm đã đến hạn Đây là trường hợp xử lý khi bên cầm cố không vi phạm nghĩa vụ trong quá trình thực hiện hợp đồng hoặc có hành vi vi phạm nhưng chưa đến mức phải hủy hay chấm dứt hợp đồng. Theo quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì bên nhận cầm cố có được quyền chủ động xử lý tài sản cầm cố khi “đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên cầm cố không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng” 15. Với quy định này thì ta cần làm rõ các vấn đề sau: Nghĩa vụ được bảo đảm đến hạn thực hiện được xác định như thế nào. Việc xác định thời hạn thực hiện nghĩa vụ có thể hình dung là thời điểm nhất định mà bên cầm cố phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm với bên nhận cầm cố, thời hạn này do hai bên thỏa thuận. Ta có thể hình dung việc không thực hiện nghĩa vụ khi đến hạn qua: Ví dụ 1: Ông A vay của ông B số tiền 100 triệu đồng với lãi suất là 8%/năm thời hạn kết thúc hợp đồng vay là ngày 15/3/2015. Và ông B đã dùng tài sản của mình 15 Khoản 1, điều 56 Nghị định 163/2006/NĐ-CP, ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm. GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 22 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam bảo đảm cho khoản vay là mười lượng vàng 9999 . Như vậy thời điểm được xem là đến hạn thực hiện nghĩa vụ là ngày 15/3/2015. Khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên cầm cố không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đối với bên nhận cầm cố. Vậy bên nhận cầm cố sẽ có quyền yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm khi nghĩa vụ được bảo đảm đã đến hạn trong hai trường hợp: Thứ nhất, không thực hiện nghĩa vụ có thể hiểu là khi nghĩa vụ được bảo đảm đã đến hạn phải thực hiện mà bên có nghĩa vụ không thực hiện theo cam kết. Việc không thực hiện nghĩa vụ này phải do bên có nghĩa vụ bày tỏ ý chí là sẽ không thực hiện hay nói cách khác là bên cầm cố tuyên bố không thực hiện nghĩa vụ như thỏa thuận trước đó trong hợp đồng. Ngay cả khi bên nhận cầm cố yêu cầu bên cầm cố trả nợ khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên cầm cố cũng không có hành động gì về việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm thì bên nhận cầm cố vẫn có thể tiến hành xử lý tài sản cầm cố để thu hồi nợ. Ta có thể hình dung việc không thực hiện nghĩa vụ khi đến hạn thực hiện của bên cầm cố như sau: Ví dụ 2, trở lại ví dụ 1 vừa nêu, đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ trả tiền vay của ông A, ông B yêu cầu ông A thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho mình. Nhưng ông A tuyên bố mình không còn khả năng để thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm nữa, lúc này thì bên nhận cầm cố có thể tiến hành xử lý tài sản cầm cố để thu hồi nợ. Thứ hai, khi đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên bảo đảm thực hiện không đúng nghĩa vụ là việc bên bảo đảm có tiến hành thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm nhưng chỉ thực hiện có một phần nghĩa vụ và bên nhận cầm cố bày ý chí không chấp nhận việc thực hiện nghĩa vụ đó. Ví dụ 3, lấy lại ví dụ 1, các bên trong giao dịch cầm cố đã thỏa thuận về việc trả tiền vay phải được trả trong một lần duy nhất. Nhưng ông A đã không thực hiện đúng điều khoản đã thỏa thuận, ông A chỉ tiến hành trả số tiền vay là 40 triệu đồng, chứ không phải là 100 triệu đồng và bên nhận cầm cố không chấp nhận việc trả tiền này. Lúc này bên nhận cầm cố được quyền xử lý tài sản cầm cố. 2.1.2. Tài sản bảo đảm được xử lý trước thời hạn khi bên bảo đảm vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật Quyền yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm của bên nhận bảo đảm không phải lúc nào cũng chỉ được thực hiện khi bên bảo đảm không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ khi đến hạn. Có những trường hợp việc xử lý tài sản có thể xảy ra trước thời GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 23 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam hạn, khi mà “bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật”16. Trường hợp bên bảo đảm vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận được hiểu là trong quá trình thực hiện hợp đồng, bên bảo đảm vi phạm các thỏa thuận trong hợp đồng, mà sự vi phạm đó là điều kiện để bên nhận bảo đảm có quyền chấm đứt hợp đồng bảo đảm trước thời hạn mà hai bên đã thỏa thuận để bảo toàn cho số vốn cho vay. Bên nhận bảo đảm yêu cầu bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn, nếu bên bảo đảm không thực hiện thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản trong trường hợp này. Ví dụ 4, lấy lại ví dụ 1, ông A thỏa thuận với ông B là mỗi tháng sẽ giao tiền lãi suất cho ông B là điều kiện bắt buộc nếu không hợp đồng sẽ chấm đứt. Nhưng sau đó 4 tháng A vẫn không trả tiền lãi cho B, sợ A không chịu trả tiền cho mình B đã buộc A phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền vay ngay vì A đã vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận của hai bên trước đó. Nhưng ông A không thực hiện nghĩa vụ trả tiền vay, trong trường hợp này ông B được quyền xử lý tài sản bảo đảm mặc dù chưa đến hạn thực hiện nghĩa vụ trả tiền vay. Bên cạnh quy định tài sản bảo đảm được xử lý trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn khi bên bảo đảm vi phạm nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận, thì việc xử lý tài sản trước thời hạn cũng có thể xảy ra khi bên bảo đảm vi phạm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. 2.1.3. Tài sản bảo đảm được xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác Theo quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì một tài sản có thể được dùng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ dân sự. Các nghĩa vụ thì có thời gian xác lập và thực hiện có thể khác nhau nên khi một nghĩa vụ đến hạn thực hiện mà các nghĩa vụ khác chưa đến hạn thực hiện là việc có thể xảy ra. Trong trường hợp này thì tài sản bảo đảm phải được xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Điều này dễ thấy khi một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự. Trong trường hợp này nếu không có thỏa thuận của các bên cùng nhận bảo thì mặc dù chỉ một nghĩa vụ đến hạn nhưng các nghĩa vụ khác đều được xem là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý tài sản. Đây cũng được 16 Khoản 2, điều 56 Nghị định 163/2006/NĐ-CP, ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm. GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 24 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam xem là một trong những biện pháp nhằm hạn chế tình trạng lẩn tránh việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của bên bảo đảm. Tài sản dùng để cầm cố ngoài việc bảo đảm cho nghĩa vụ của bên cầm cố đối với bên nhận cầm cố, nó còn có thể được bên cầm cố dùng để bảo đảm cho việc thực hiện nhiều nghĩa vụ khác nữa. Như vậy khi một trong các nghĩa vụ có cùng tài sản bảo đảm đến hạn thực hiện hoặc rơi vào cách trường hợp buộc phải xử lý trước thời hạn, thì tài sản sẽ được xử lý. Ví dụ 5, dựa vào tình huống của ví dụ 1, sau khi vay lần thứ nhất là 100 triệu đồng thời hạn kết thúc hợp đồng là 15/3/2015, A lại tiếp tục vay của B với số tiền là 50 triệu đồng thời hạn kết thúc hợp đồng là 29/4/2015. A tiếp tục vay thêm 40 triệu với thời hạn kết thúc là 24/5/2015. Trong trường hợp khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ của khoản vay thứ nhất mà A không thực hiện được nghĩa vụ được bảo đảm, thì B sẽ xử lý tài sản cầm cố để thu hồi nợ. Như vậy, tài sản dùng để bảo đảm buộc phải xử lý khi chưa đến hạn thực hiện nghĩa vụ của hai khoản vay còn lại. Như ta biết, nguyên tắc thỏa thuận chi phối hầu như trong các quy phạm của pháp luật dân sự, cả các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, vì nguyên tắc này giúp cho các bên có thể mở rộng phạm vi của hợp đồng phù hợp với ý muốn của họ.Cho nên bên cạnh các quy định của pháp luật về một số trường hợp cụ thể tài sản bảo đảm sẽ được xử lý, pháp luật còn cho phép các bên tự do thỏa thuận trường hợp khác, do các bên giả định xây dựng nên. Nếu như trường hợp giả định đó xảy ra trên thực tế thì tài sản bảo đảm sẽ bị xử lý 17. Quy định này không chỉ thể hiện bản chất của luật dân sự chính là luôn tôn trọng sự thỏa thuận ý chí của các bên khi tham giao các giao dịch dân sự, bên cạnh đó nó còn nói lên tính mềm dẻo của pháp luật là không phải lúc nào cũng bắt buộc các bên trong quan hệ dân sự phải thực hiện theo một hướng nhất định do pháp luật quy định sẵn. Pháp luật cho phép các bên tự do thỏa thuận bất cứ điều khoản nào trong giao dịch mà không phạm vào những điều pháp luật cấm, không trái đạo đức xã hội. 2.1.4. Tài sản bảo đảm được xử lý khi bên bảo đảm bị phá sản Trong các giao dịch dân sự nói chung bao giờ cũng chứa đựng những rủi ro mà các bên không thể lường trước được, có thể xuất phát từ nguyên nhân khách quan hoặc xuất phát từ chính nguyên nhân nội tại của các chủ thể khi tham gia vào giao dịch dân 17 Khoản 4, điều 56, Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm. GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 25 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam sự,..Các nguyên nhân trên có thể dẫn đến hậu quả xấu như việc dẫn đến tình trạng phá sản của một trong các bên khi tham gia vào giao dịch bảo đảm, nếu bên cầm cố lâm vào trường hợp phá sản, thì chính lúc này quyền và lợi ích hợp pháp của bên nhận cầm cố sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến khả năng không thu hồi được tài sản nợ. Chính vì lẽ đó pháp luật đã cho phép bên nhận cầm cố có quyền xử lý tài sản bảo đảm khi bên cầm cố bị phá sản trong hai trường hợp.  Xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp bên bảo đảm là bên có nghĩa vụ bị phá sản. Trong quá trình thực hiện giao dịch có bảo đảm khi bên cầm cố lâm vào tình trạng phá sản thì tài sản cầm cố sẽ được xử lý để thực hiện nghĩa vụ cho bên nhận cầm cố, theo các quy định của pháp luật về phá sản và pháp luật về giao dịch bảo đảm. Trong trường hợp pháp luật về phá sản có quy định khác với pháp luật về giao dịch bảo đảm thì sẽ ưu tiên áp dụng pháp luật về phá sản. “Trong quá trình thực hiện giao dịch bảo đảm, một khi bên cầm cố bị phá sản thì tài sản cầm cố sẽ được xử lý để thực hiện nghĩa vụ của bên cầm cố đối với bên nhận cầm cố” 18. Các khoản nợ được bảo đảm thực hiện bằng tài sản cầm cố được xác lập giữa bên cầm cố và bên nhận cầm cố trước khi Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì bên nhận cầm cố được ưu tiên thanh toán bằng chính tài sản cầm cố đó. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 3, điều 27 của Luật phá sản 2004 và khoản 2.3, điều 1, mục II của Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ngày 28/04/2005, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, nguyên tắc chung là tạm đình chỉ xử lý tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Thẩm phán chỉ cho phép xử lý tài sản bảo đảm nếu việc xử lý tài sản bảo đảm không ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của bên cầm cố và việc xử lý tài sản là cần thiết và có lý do chính đáng cho việc xử lý tài sản bảo đảm. Như vậy có thể thấy khi nghĩa vụ được bảo đảm đến hạn thực hiện, việc tài sản bảo đảm có được xử lý không là do Thẩm phán quyết định trên cơ sở xem xét mức độ ảnh hưởng của việc xử lý đối với quá trình phục hồi hoạt động của doanh nghiệp. Khi xử lý các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản cầm cố trong trường hợp Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục thanh lý đối với bên cầm cố (doanh nghiệp) các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản cầm cố được xác lập trước khi Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản sẽ được ưu tiên thanh toán bằng tài sản đó; nếu như giá trị 18 Khoản 1, điều 57, Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm. GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 26 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam của tài sản cầm cố không đủ để thanh toán số nợ cho bên nhận cầm cố thì phần nợ còn lại sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của bên cầm cố. Trong trường hợp này, bên nhận cầm cố sẽ ở vị trí ngang hàng với các chủ nợ không có bảo đảm khác. Nếu như giá trị tài sản cầm cố lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì phần dư còn lại sẽ được dùng vào việc thanh toán các khoản nợ khác khi doanh nghiệp bị phá sản.  Xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp bên bảo đảm là người thứ ba cầm cố tài sản bị phá sản Khi các bên tiến hành thực hiện giao dịch bảo đảm và các giao dịch này được người thứ ba dùng tài sản thuộc sở hữu của mình đứng ra cầm cố để bảo đảm cho nghĩa vụ được bảo đảm của bên được bảo đảm đối với bên nhận bảo đảm. Đặt trường hợp các chủ thể đều thực hiện đúng các cam kết của mình thì sẽ không phát sinh những tranh chấp do quyền lợi của các bên khi tham gia vào giao dịch bảo đảm không bị ảnh hưởng. Giả sử trường hợp ngược lại, một khi nghĩa vụ được bảo đảm đến hạn mà bên được bảo đảm không thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bên nhận bảo đảm như đã thỏa thuận và chính lúc này bên bảo đảm lại lâm vào tình trạng bị phá sản. Và điều hiển nhiên là bên nhận bảo đảm sẽ rất khó khăn trong việc thu hồi nợ. Chính vì vậy, pháp luật cho phép bên nhận bảo đảm (bên nhận cầm cố) được quyền xử lý tài sản cầm cố khi bên bảo đảm là người thứ ba bị phá sản. Thứ nhất, nếu nghĩa vụ được bảo đảm đã đến hạn thực hiện nhưng bên được bảo đảm không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm và lúc này bên bảo đảm lại bị rơi vào thế bị phá sản thì tài sản của bên bảo đảm dùng để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên được bảo đảm sẽ bị xử lý. Tài sản của bên bảo đảm khi được xử lý thì bên nhận bảo đảm sẽ là đối tượng được ưu tiên thanh toán, và nếu tài sản bảo đảm không đủ thanh toán số nợ cho bên nhận bảo đảm thì phần nợ còn lại sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của bên bảo đảm. Thứ hai, nếu nghĩa vụ được bảo đảm chưa đến hạn thực hiện và bên bảo đảm lại lâm vào tình trạng phá sản thì lúc này việc xử lý tài sản bảo đảm sẽ phụ thuộc thỏa thuận của các bên trong giao dịch bảo đảm. Nếu các bên hoàn toàn không có sự thỏa thuận nào về việc xử lý tài sản bảo đảm thì tài sản bảo đảm sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật về phá sản, để cho bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Nghĩa là, khi bên bảo đảm lâm vào tình trạng phá sản thì tài sản nợ có bảo đảm sẽ được ưu tiên GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 27 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam để thanh toán cho bên nhận bảo đảm trước khi Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, nếu giá trị tài sản cầm cố không đủ để thanh toán số nợ của bên nhận bảo đảm thì phần nợ còn lại sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của bên bảo đảm. Nếu giá trị của tài sản bảo đảm sau khi thanh toán sồ nợ cho bên nhận bảo đảm mà còn dư lại thì bên bảo đảm có quyền nhận lại để thực hiện nghĩa vụ khác (nếu có) đối với các chủ thể khác có quyền. 2.2. Phương thức xử lý tài sản cầm cố Phương thức xử lý tài sản bảo đảm được hiểu là các cách thức mà các bên tham gia giao dịch bảo đảm lựa chọn áp dụng cho việc xử lý tài sản bảo đảm. Bênh cạnh một số phương thức xử lý tài sản do pháp luật quy đề ra các bên có thể thỏa thuận lựa chọn áp dụng, không chỉ vậy pháp luật còn cho phép các bên có thể tự đưa ra phương thức xử lý khác. Nếu trong trường hợp các bên không có sự thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm thì việc xử lý tài sản sẽ theo quy định của pháp luật. 2.2.1. Bên nhận cầm cố bán tài sản cầm cố Bán tài sản cầm cố là một trong những cách thức mà các bên trong giao dịch cầm cố thỏa thuận, là việc mà bên nhận cầm cố tiến hành bán tài sản cầm cố của bên cầm cố khi bên này đã rơi vào các trường hợp tài sản bảo đảm sẽ bị xử lý. Đây có thể được xem là phương thức xử lý tài sản cầm cố được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Bởi vì theo quy định thì tài sản cầm cố do bên nhận cầm cố giữ cho nên khi tiến hành xử lý tài sản bảo đảm, thì việc bên nhận cầm cố bán tài sản bảo đảm sẽ dễ dàng hơn không mất nhiều thời gian và chi phí. Việc bán tài sản cầm cố giúp cho bên nhận cầm cố thu hồi lại tài sản nợ nhanh hơn khi bên cầm cố đã không thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm đối với bên nhận cầm cố khi nghĩa vụ được bảo đảm đã đến hạn phải thực hiện, hoặc do bên cầm cố thực hiện không đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng đối với bên nhận cầm cố. Khi các bên đã thỏa thuận về việc bán tài sản không qua phương thức bán đấu giá tài sản thì việc bán tài sản bảo đảm được thực hiện theo các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 và các quy định của pháp luật về việc bán tài sản bảo đảm không qua đấu giá . Trong trường hợp bên cầm cố và bên nhận cầm cố có thỏa thuận về việc bán tài sản cầm cố không qua bán đấu giá và không có thỏa thuận khác về việc xác định giá bán tài sản thì việc định giá bán tài sản bảo đảm được thực hiện như sau: Khi tiến hành xử lý tài sản cầm cố thì các bên thỏa thuận với nhau về giá bán tài sản cầm cố bằng văn bản. Nếu các bên tham gia giao dịch không thỏa thuận với GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 28 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam nhau được giá bán tài sản bảo đảm, trong thời hạn mười lăm (15) ngày kể ngày không thỏa thuận được giá bán tài sản thì bên cầm cố được quyền chỉ định cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá để xác định giá bán tài sản. Sau thời hạn mười lăm (15) ngày, nếu bên cầm cố vẫn không chỉ định cơ quan tổ chức có chức năng thẩm định giá thì lúc này bên nhận cầm cố sẽ được quyền chỉ định cơ quan tổ chức thẩm định giá bán tài sản. Khi đó đối với các chi phí thuê cơ, quan tổ chức thẩm định giá bán sẽ được tính vào chi phí xử lý tài sản bảo đảm19 . Nhưng không phải lúc cũng có thể bán được tài sản cầm cố, trong trường hợp tài sản cầm cố không được bán theo định giá của cơ quan, tổ chức thẩm định giá thì bên nhận cầm cố được quyền hạ giá bán tài sản trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày không bán được tài sản. Bên nhận cầm cố phải thông báo cho bên cầm cố biết việc hạ giá bán tài sản. Việc hạ giá bán tài sản được thực hiện liên tục ba (03) lần nhưng mỗi lần hạ giá bán tài sản thì không được vượt quá mười phần trăm (10%) giá đã định và mỗi lần hạ giá bán phải cách nhau ít nhất là ba mươi (30) ngày đối với tài sản cầm cố là bất động sản và là mười lăm (15) ngày khi tài sản bảo đảm là động sản. Tuy nhiên vẫn không bán được tài sản cầm cố sau ba (03) lần liên tục hạ giá bán thì bên nhận cầm cố nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho nghĩa vụ được bảo đảm theo quy định của pháp luật về việc bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm. Lúc này giá trị của tài sản cầm cố sẽ là mức giá của lần hạ giá cuối cùng, trừ trường hợp các bên trong giao dịch có thỏa thuận khác 20. Sau khi có kết quả bán tài sản thì chủ sở hữu tài sản và bên có quyền xử lý tài sản bảo đảm có trách nhiệm thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật để chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua tài sản bảo đảm 21. 2.2.2. Bên nhận cầm cố nhận chính tài sản cầm cố Cũng là một trong những phương thức được sử dụng phổ biến khi việc xử lý tài sản bảo đảm của các giao dịch bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nói chung và cầm cố tài sản nói riêng. Các bên trong giao dịch cầm cố có thể thỏa thuận trong trường hợp xử lý tài sản cầm cố, lúc này bên nhận cầm cố sẽ nhận chính tài sản cầm cố thay 19 Điểm a, khoản 1, Điều 10, Thông tư liên tịch 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN ngày 06/6/2014 hướng dẫn một số vấn đề xử lý tài sản bảo đảm. 20 Điểm b, khoản 1, Điều 10, Thông tư liên tịch 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN ngày 06/6/2014 hướng dẫn một số vấn đề xử lý tài sản bảo đảm. 21 Điểm 2, khoản 17 Điều 1, Nghị định 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính phủ về sửu đổi, bổ sung một số điều Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm. GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 29 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam thế cho nghĩa vụ được bảo đảm mà bên cầm cố phải thực hiện đối với bên nhận cầm cố. Đây chính là cam kết chuyển nhượng chính thức tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố của bên cầm cố. Trong trường hợp này các bên thỏa thuận về việc nhận tài sản cầm cố để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên cầm cố thì việc thực hiện nhận chính tài sản cầm cố được thực hiện như sau 22: Thứ nhất, các bên thỏa thuận thỏa thuận với nhau về giá bán tài sản cầm cố nếu không thỏa thuận được thì thông qua tổ chức có chức năng thẩm định giá tài sản để xác định giá trị tài sản cầm cố. Cơ quan, tổ chức thẩm định giá bán có thể do bên cầm cố chỉ định nếu trong thời hạn mười lăm (15) ngày kể từ khi các bên không thỏa thuận được giá tài sản, sau mười lăm (15) ngày mà bên cầm cố không chỉ định được cơ quan, tổ chức thẩm định giá bán thì lúc ngày bên nhận cầm cố sẽ được quyền quyết định cơ quan, tổ chức thẩm định giá bán tài sản cầm cố 23. Thứ hai, nếu tài sản cầm cố theo quy định pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì sau khi xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận cầm cố có trách nhiệm nộp hồ sơ chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy định của pháp luật. Hợp đồng bảo đảm hoặc văn bản thỏa thuận khác về việc nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho nghĩa vụ được bảo đảm được dùng để thay thế cho hợp đồng, giấy tờ, tài liệu chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm 24. Thứ ba, đối với tài sản bảo đảm không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy định của pháp luật, sau khi xử lý tài sản bảo đảm xong, bên nhận cầm cố có quyền sở hữu đối với tài sản đó theo quy định tại khoản 1 Điều 439, Bộ luật Dân sự năm 2005. Hợp đồng bảo đảm hợp pháp và biên bản xử lý tài sản bảo đảm là giấy tờ chứng minh việc xác lập quyền sở hữu tài sản cầm cố của bên nhận cầm cố 25. Các bên thỏa thuận việc bên nhận cầm cố sẽ nhận tài sản cầm cố thay cho việc bên cầm cố thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm đối với bên nhận bảo đảm là một lựa chọn rất có lợi cho bên nhận cầm cố bởi vì tại thời điểm ký điều khoản này thì việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản cầm cố đã được quyết định cho dù việc chuyển quyền sở hữu này phụ thuộc vào việc bên cầm cố có vi phạm hay không vi phạm nghĩa 22 Khoản 18, Đ iều 1, Nghị định 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính phủ về sửu đổi, bổ sung một số điều Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm. 23 Khoản 1, Điều 11, Thông tư liên tịch 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN ngày 06/6/2014 hướng dẫn một số vấn đề xử lý tài sản bảo đảm. 24 Khoản 2, Điều 11, Thông tư liên tịch 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN ngày 06/6/2014 hướng dẫn một số vấn đề xử lý tài sản bảo đảm. 25 Khoản 3, Điều 11, Thông tư liên tịch 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN ngày 06/6/2014 hướng dẫn một số vấn đề xử lý tài sản bảo đảm. GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 30 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam vụ được bảo đảm. Nếu bên cầm cố vi phạm nghĩa vụ được bảo đảm thì bên nhận cầm cố sẽ có thể thu lại nợ một cách nhanh chóng vì bên nhận cầm cố sẽ có quyền sở hữu với tài sản bảo đảm ngay.  Phương thức khác do các bên thỏa thuận Theo quy định của pháp luật ngoài các phương thức xử lý tài sản cầm cố do pháp luật đề ra mà các bên có thể lựa chọn áp dụng để xử lý tài sản cầm cố. Pháp luật còn cho phép các bên trong giao dịch bảo đảm còn có thể thỏa thuận những phương thức thỏa thuận khác, khác với các phương thức do pháp luật quy định phù hợp với điều kiện của các bên nhưng sự thỏa thuận đó không phạm vào các điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức của xã hội. 2.2.3. Bán đấu giá tài sản cầm cố Tài sản cầm cố sẽ được tiến hành bán đấu giá trong trường hợp các bên trong hợp đồng không có sự thỏa về phương thức xử lý tài sản cầm cố, hoặc các bên thỏa thuận phương thức xử lý khi tài sản cầm cố là bán đấu giá tài sản khi bên cầm cố không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình đối với bên nhận cầm cố theo hợp đồng. Khi tài sản cầm cố được bán đấu giá, bên nhận cầm cố sẽ được ưu tiên thanh toán từ số tiền bán tài sản cầm cố sau khi trừ các chi phí về bảo quản, chi phí cho việc tổ chức bán đấu giá. Cũng theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản, tài sản bảo đảm sẽ được tiến hành bán đấu giá khi quy định tài sản phải được bán đấu giá 26. Người có tài sản bán đấu giá là “chủ sở hữu tài sản, người được chủ sở hữu ủy quyền bán tài sản, người có trách nhiệm chuyền giao tài sản để bán đấu giá tài sản hoặc cá nhân, tổ chức có quyền bán đấu giá tài sản của người khác theo quy định của pháp luật”27. Và “người có tài sản bán đấu giá có quyền lựa chọn tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp, hình thức bán đấu giá quy định tại Nghị định về bán đấu giá tài sản để bán đấu giá tài sản”28. Trong giao dịch cầm cố khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận cầm cố thì tài sản cầm cố sẽ được xử lý, và khi giao kết giao dịch bảo đảm bên nhận cầm cố sẽ bán đấu giá tài sản cầm cố. Cùng với các quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản, đối với tài sản cầm cố thì hợp đồng bán đấu giá được ký kết giữa người có quyền xử lý tài sản cầm cố 26 Điểm c, khoàn 2, điều 1, Nghị định 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản. Khoản 6, điều 2, Nghị định 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản. 28 Điều 22, Nghị định 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản. 27 GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 31 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam (bên nhận cầm cố) với tổ chức bán đấu giá với tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp để tiến hành bán đấu giá. Điều này có nghĩa là việc ký kết hợp đồng bán đấu giá tài sản cầm cố và lựa chọn tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp sẽ do bên nhận cầm cố quyết định. Tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp có thể là Trung tâm bán dịch dụ bán đấu giá tài sản hoặc doanh nghiệp bán đấu giá tài sản, doanh nghiệp hoạt động đa nghề có kinh doanh dịch cụ bán đấu giá tài sản. Khi ký kết hợp đồng bán đấu giá tài sản, bên nhận cầm cố có trách nhiệm cung cấp cho tổ chức bán đấu giá tài sản giấy chứng nhận hợp pháp hoặc giấy tờ khác chứng minh quyền được bán tài sản cầm cố của mình theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các bằng chứng đó. Khi bán đấu giá thành công, người mua được tài sản bán đấu giá tài sản sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sở dụng tài sản cho ngưới mua tài sản được bán đấu giá. Thời hạn cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản đã bán đấu giá được thực hiện theo quy định của pháp luật đối với loại tài sản đó. Căn cứ vào văn bản xác nhận kết quả bán đấu giá, cơ quan có thẩm quyền cấp giấu chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản tài sản cầm cố cho người mua được tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về tài sản đó. Về nguyên tắc, theo Điều 336 Bộ luật Dân sự năm 2005 và Điều 58 Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, nếu các bên không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm thì bắt buộc phải áp dụng phương thức bán đấu giá tài sản. Tuy nhiên, ở một số điều luật lại cho thấy ngoài bán đấu giá tài sản là bắt buộc khi các bên không thỏa thuận phương thức xử lý, thì đối với tài sản là động sản trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về phương thức xử lý mà tài sản đó có thể xác định được giá cụ thể, rõ ràng trên thị trường thì người xử lý tài sản được quyền bán theo giá thị trường không phải qua thủ tục bán đấu giá, đồng thời thông báo cho bên bảo và các bên cùng nhận bảo đảm khác (nếu có) 29. Đối với tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm thì việc xử lý tài sản bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật về giấy tờ có giá và thẻ tiết kiệm, nếu bên nhận bảo đảm đồng thời là người có nghĩa vụ thanh toán thì bên nhận bảo đảm được bù trừ khoản tiền đó 30. 29 30 Điều 65, Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm. Khoản 3, Điều 67, Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm. GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 32 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam Khi tiến hành bán tài sản cầm cố, các chi phí về bảo quản tài sản, các chi phí khác có liên quan đến việc xử lý tài sản sẽ được trừ vào số tiền bán tài sản cầm cố. Nếu nghĩa vụ được bảo đảm là một khoản vay thì số tiền bán tài sản cầm cố sẽ được thanh toán cho bên nhậncầm cố theo thứ tự nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại nếu có. Sau khi tiến hành bán tài sản cầm cố, nến số tiền bán tài sản cầm cố sau khi đã thanh toán xong cho bên nhận cầm cố mà còn dư thì bêm cầm cố sẽ được nhận lại số tiền dư đó sau khi bán tài sản, nếu số tiền bán tài ản sau khi đã trừ đi phần nghĩa vụ được bảo đảm mà còn thiếu thì phần nghĩa vụ còn lại được xem như là nghĩa vụ không có bảo đảm. Và khi đó việc thực hiện phần nghĩa vụ còn lại nhưng không có tài sản bảo đảm phụ thuộc rất nhiều vào thiện chí của bên cầm cố, nếu bên nhận cầm cố muốn bên cầm cố thực hiện nghĩa vụ còn lại đối với mình phải yêu cầu hoặc khởi kiện ra Tòa án. 2.3. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khi tiến hành xử lý tài sản cầm cố Có thể nói, quyền và nghĩa vụ của các bên đóng vai trò quan trọng trong giao dịch. Hầu hết trong các giao dịch dân sự quyền của chủ thể này là nghĩa vụ của chủ thể kia vì thế việc tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của chủ thể này sẽ giúp cho quyền lợi của chủ thể kia được bảo đảm và ngược lại. Trong việc xử lý tài sản cầm cố cũng vậy, khi các chủ thể trong quan hệ xử lý tài sản bảo đảm thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình sẽ giúp cho việc bảo đảm lợi ích hợp pháp của chính mình và những chủ thể khác trong giao dịch 2.3.1. Quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố  Quyền của bên cầm cố Thứ nhất, bên cầm cố sẽ có quyền nhận lại tài sản đã cầm cố cho bên nhận cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bên nhận thế chấp, nếu như trước thời điểm xử lý tài sản do hai bên thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thời điểm xử lý tài sản cầm cố thì đối với tài sản cầm cố là động sản không được trước bảy ngày hoặc mười lăm ngày đối với bất động sản, kể từ ngày thông báo về việc xử lý tài sản sản bảo đảm. Mà bên cầm cố thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với bên nhận cầm cố và thanh toán các chi phí phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ với bên nhận cầm cố. Trừ các trường hợp pháp luật quy định khác về thời điểm được nhận tài sản bảo đảm trước khi xử lý31 . 31 Điều 71, Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm. GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 33 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam Thứ hai, bên cầm cố sẽ được quyền dùng số tiền có được từ việc bên nhận cầm cố đã tiến hành khai thác tài sản bảo đảm trong thời gian chờ xử lý tài sản này để thanh toán cho bên nhận cầm cố sau khi trừ đi các chi phí liên quan đến việc khai thác tài sản bảo đảm. Thứ ba, bên cầm cố được quyền cùng với bên nhận cầm cố thỏa thuận về giá trị của tài sản cầm cố hoặc cùng với bên nhận cầm cố thỏa thuận chọn ra một tổ chức chuyên nghiệp có chức năng thẩm định giá trị tài sản làm cơ sở xác định giá trị tài sản bảo đảm. Sau khi tài sản bảo đảm được xử lý, bên cầm cố sẽ nhận được số từ việc xử lý tài sản trên nếu số tiền bán tài sản dư ra sau khi đã thanh toán nợ cho bên nhận cầm cố và các chi phí khác liên quan đến việc xử lý. Thứ tư, trong trường hợp bên cầm cố đã dùng nhiều tài sản để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bên nhận cầm cố. Bên cầm cố sẽ nhận được tiền bồi thường thiệt hại từ bên nhận cầm cố, nếu như bên nhận cầm cố xử lý quá số tài sản cần thiết tương ứng với phần giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm và gây thiệt hại cho bên cầm cố. Thứ năm, bên cầm cố sẽ được quyền nhận lại tài sản bảo đảm nếu trước thời điểm xử lý tài sản mà bên nhận cầm cố thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với bên nhận cầm cố và thanh toán các chi phí phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ, trừ tường hợp pháp luật có quy định về thời điểm được nhận lại tài sản cầm cố trước khi xử lý 32. Thứ sáu, bên cầm cố sẽ được giải phóng toàn bộ nghĩa vụ bảo đảm của mình đối với bên nhận cầm cố khi tài sản cầm cố được xử lý. Cuối cùng, bên cầm cố được quyền yêu cầu bên nhận cầm cố xóa đăng ký giao dịch bảo đảm sau khi tài sản cầm cố được xử lý hoặc bên cầm cố đã thực hiện xong nghĩa vụ được bảo đảm cho bên nhận cầm cố. Bên cầm cố cũng có thể tự mình gừi đơn yêu cầu xóa đăng ký giao dịch cầm cố như trong trường hợp này phải có văn bản đồng ý của bên nhận cầm cố về việc xóa đăng ký cầm cố.  Nghĩa vụ của bên cầm cố Thứ nhất, bên cầm cố có nghĩa vụ phối hợp với người tiến hành xử lý tài sản, không có những hành vi cản trở việc xử lý tài sản cầm cố. Và bên cầm cố phải chịu chi phí bán tài sản và các chi phí khác liên quan đến việc xử lý tài sản cầm cố. 32 Điều 71, Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm. GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 34 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam Thứ hai, khi tài sản cầm cố được xử lý bên cầm cố có nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu, quyền sở dụng tài sản bảo đảm cho bên nhận cầm cố trong trường hợp bên nhận cầm cố nhận chính tài sản cầm cố thay thế cho nghĩa vụ được bảo đảm của bên cầm cố đối với bên nhận cầm cố, hoặc chuyển giao quyền sở hữu, quyền sửu dụng cho một chủ thể khác nhận được tài sản cầm cố thông qua một cách hợp pháp. Thứ ba, bên cầm cố phải thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản, gìn giữ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Đồng thời thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm đối với bên nhận cầm cố, nếu nghĩa vụ được bảo đảm là khoản vay thì thanh toán cho bên nhận cầm cố theo thứ tự nợ gốc, lãi, tiền phạt, tiền bồi thường nếu có; nếu số tiền bán tài sản cầm cố không đủ để thanh toán thì bên cầm cố phải trả tiếp phần còn thiếu. 2.3.2. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố  Quyền của bên nhận cầm cố Thứ nhất, bên nhận cầm cố được quyền nhận được các thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm từ người tiến hành xử lý tài sản bảo đảm khi tài sản được được xử lý mà người tiến hành việc xử lý không phải do bên nhận cầm cố thực hiện. Việc nhận thông báo này giúp cho bên nhận cầm cố nắm rõ về tình hình tài sản và còn bảo vệ lợi ích của mình khi tài sản bảo đảm được xử lý. Thứ hai, bên nhận cầm cố sẽ được quyền khai thác, sử dụng tài sản hoặc cho phép bên ủy quyền cho người thứ ba khai thác, sử dụng tài sản trong thời gian chờ xử lý tài sản bảo đảm. Bên nhận cầm cố sẽ được thanh toán các chi phí cần thiết cho việc khai thác, sử dụng tài sản từ hoa lợi, lợi tức của việc khai thác tài sản trong thời gian chờ xử lý tài sản bảo đảm. Thứ ba, bên nhận cầm cố sẽ được bên cầm cố thanh toán nghĩa vụ được bảo đảm đối với mình sau khi tài sản cầm cố được xử lý, hoặc bên nhận cầm cố sẽ được quyền nhận chính tài sản cầm cố thay cho nghĩa vụ được bảo đảm của bên cầm cố trong trường hợp các bên thỏa thuận về việc xử lý tài sản bằng cách bên cầm cố sẽ nhận chính tài sản cầm cố. Nếu số tiền có được từ việc xử lý tài sản không đủ để thanh toán cho nghĩa vụ được bảo đảm thì bên nhận cầm cố sẽ được quyền yêu cấu bên cầm cố trả tiếp phần còn thiếu. Thứ tư, cũng giống như bên cầm cố khi tài sản bảo đảm được xử lý, bên nhận cầm cố cũng được quyền cùng bên cầm cố thỏa thuận về giá trị của tài sản bảo đảm, hoặc cùng với bên cầm cố thỏa thuận để chọn ra một tổ chức chuyên nghiệp có chức GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 35 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam năng thẩm định giá trị của tài sản để làm cơ sở cho việc xác định giá của tài sản cầm cố. Thứ năm, trong trường hợp bên cầm cố dùng nhiều tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận cầm cố. Khi tiến hành xử lý tài sản cầm cố thì bên nhận cầm cố được quyền lựa chọn tài sản cụ thể để xử lý. Và đối với trường hợp tài sản cầm cố là vận đơn thì khi xử lý tài sản bảo đảm bên cầm cố quyền xuất trình vận đơn theo thủ tục được pháp luật quy định để thực hiện quyền chiếm hữu đối với hàng hóa ghi trên vận đơn đó. Trong trường hợp người giữ hàng hóa không chuyển giao hàng hóa theo vận đơn cho bên nhận bảo đảm mà gây thiệt hại thì bên nhận bảo đảm sẽ được bồi thường. Thứ sáu, khi tiến hành xóa đăng ký giao dịch cầm cố bên nhận cầm cố có thể ủy quyền cho bên thứ ba thay mình tiến hành xóa đăng ký giao dịch.  Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố Thứ nhất, bên nhận cầm cố có nghĩa vụ khai thác đúng tính năng và công dụng của chính tài sản bảo đảm trong thời gian chờ xử lý tài sản bảo đảm. Việc cho phép hoặc ủy quyền khai thác, phương thức khai thác và việc xử lý hoa lợi, lợi tức thu được phải được lập thành văn bản, và hoa lợi, lợi tức thu được phải được hoạch toán riêng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác 33. Thứ hai, khi người xử lý tài sản cầm cố tiến hành xử lý tài sản cầm cố thì bên nhận cầm cố có nghĩa vụ phải giao tài sản cầm cố cho người tiến hành xử lý tài sản cầm cố trong trường hợp bên nhận cầm cố không phải là người xử lý tài sản cầm cố. Thứ ba, trong trường hợp tài sản cầm cố gồm nhiều vật thì bên nhận cầm cố chỉ được xử lý số tài sản cần thiết tương ứng với giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm; nếu xử lý quá số tài sản cần thiết và gây ra thiệt hại cho bên cầm cố thì bên nhận cầm cố phải bồi thường. Thứ tư, bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố cho bên cầm cố trong trường hợp bên cầm cố đã thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm cho bên nhận cầm cố trong thời hạn chờ xử lý tài sản cầm cố. 33 Điểm 3, khoản 19, điều 1 Nghị định 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính phủ về sửu đổi, bổ sung một số điều Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm. GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 36 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam Thứ năm, bên nhận cầm cố có nghĩa vụ xóa đăng ký giao dịch bảo đảm sau khi tài sản cầm cố được xử lý hoặc bên nhận cầm cố đã thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm đối với bên nhận thế chấp. Không phải lúc nào bên nhận cầm cố đều giữ tài sản cầm cố, tài sản cầm cố có thể được bên nhận cầm cố trực tiếp giữ tài sản bảo đảm hoặc ủy quyền cho người thứ ba giữ tài sản cầm cố. Khi tài sản bảo đảm được tiến hành xử lý thì người giữ tài sản cầm cố có những quyền và nghĩa vụ như sau: Người giữ tài sản cầm cố có quyền được người người tiến hành xử lý tài sản bảo đảm thông báo về việc giao tài sản. Nội dung thông báo được nêu rõ lý do, thời gian thực hiện việc thu giữ tài sản cầm cố, quyền và nghĩa vụ của ngưới tiến hành xử lý, người đang nắm giữ tài sản; Người giữ tài sản cầm cố có trách nhiệm phải phối hợp với người xử lý tài sản cầm cố khi người này thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm; Người giữ tài sản cầm cố có thể phải chịu những chi phí hợp lý, cần thiết khi người xử lý tài sản cầm cố tiến hành thu giữ tài sản. Trong trường hợp người giữ tài sản không giao tài sản để xử lý hoặc có hành vi cản trở việc thu giữ cách hợp pháp tài sản cầm cố mà gây thiệt hại cho bên nhận cầm cố thì phải bồi thường. Ngoài những quy định của pháp luật về quyền lợi và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố thì bên nhận cầm cố còn có thể có được những quyền lợi và nghĩa vụ của người tiến hành xử lý tài sản khi bên nhận cầm cố đồng thời là người tiến hành xử lý tài sản cầm cố. 2.3.3. Quyền và nghĩa vụ của người xử lý tài sản cầm cố không phải là bên nhận cầm cố  Quyền của của người xử lý tài sản cầm cố Thứ nhất, người tiến hành xử lý tài sản cầm cố có quyền quyết định thời hạn xử lý tài sản nếu như các bên tham giam giao dịch không có thỏa thuận, và thời hạn xử lý tài sản cầm cố do người tiến hành xử lý quyết định không được sớm hơn bảy ngày đối với tài sản cầm cố là động sản hay mười lăm ngày đối với bất động sản kể từ ngày thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm 34. Tuy nhiên đối với tài sản bảo đảm có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị, giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm, vận đơn thì người xử lý tài sản có quyền xử lý ngay, đồng thời phải thông báo cho bên nhận bảo đảm biết về việc xử lý tài sản đó 35. 34 35 Điều 62 Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm. Điều 61 Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm. GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 37 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam Thứ hai, người tiến hành xử lý tài sản cầm cố có quyền áp dụng các biện pháp thu giữ tài sản hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết nếu hết thời hạn ấn định trong thông báo về yêu cầu giao tài sản để xử lý mà bên giữ tài sản không giao tài sản để tiến hành xử lý 36. Thứ ba, người tiến hành xử lý tài sản bảo đảm được quyền yêu cầu Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và cơ quan Công an nơi tiến hành thu giữ tài sản, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật về giữ gìn an ninh, trật tự, bảo đảm cho người xử lý tài sản thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm, trong trường hợp bên giữ tài sản bảo đảm trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm có dấu hiệu chống đối, cản trở, gây mất an ninh nơi công cộng hoặc cáo hành vi vi phạm pháp luật khác khác 37. Cuối cùng, người tiến hành xử lý tài sản sẽ nhận được chi phí cho việc xử lý tài sản cầm cố từ số tiền bán tài sản cầm cố sau khi tài sản được xử lý.  Nghĩa vụ của người tiến hành xử lý tài sản cầm cố Thứ nhất, nghĩa vụ thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố. Trước khi tiến hành xử lý tài sản cầm cố người xử lý tài sản phải có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản cho bên nhận cầm cố hoặc các bên nhận bảo đảm (trong trường hợp một tài sản dùng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ) theo địa chỉ được lưu giữ tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm. Khi thực hiện việc thu giữ tài sản người xử lý tài sản phải thông báo trước cho người giữ tài sản về việc áp dụng biện pháp giữ tài sản, văn bản thông báo phải nêu rõ lý do, thời gian thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm, quyền và nghĩa vụ của các bên. Và nếu trong trường hợp tài sản phải được xử lý ngay thì người xử lý phải thông báo đồng thời cho các bên nhận bảo đảm biết. Văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm có nội dung chủ yếu sau: lý do xử lý tài sản, nghĩa vụ được bảo đảm, mô tả tài sản, phương thức, thời gian, địa điểm xử lý tài sản bảo đảm 38. Trong trường hợp người tiến hành xử lý tài sản không thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm mà gây thiệt hại cho bên các bên nhận bảo đảm đã đăng ký giao dịch bảo đảm thì phải bồi thường thiệt hại. Khi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm 36 Khoản 1, điều 63 Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm. Khoản 5, điều 63 Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm. 38 Khoản 3, điều 61, Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dich bảo đảm. 37 GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 38 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam người xử lý tài sản không được áp dụng các biện pháp vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm 39. Thứ hai, tiến hành thanh toán số tiền thu được từ việc xử lý tài sản cầm cố theo thứ tự ưu tiên. Khi tài sản cầm cố bị xử lý thì bên nhận cầm cố là đối tượng được ưu tiên thanh toán nợ. Trong trường hợp tài sản bảo đảm dùng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ thì việc thanh toán các nghĩa vụ được bảo đảm của bên cầm cố đối với các bên cùng nhận bảo đảm được xác định theo quy định của pháp luật. 2.4. Chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản cầm cố sau khi xử lý Khi bên bảo đảm không thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm đối với bên nhận bảo đảm thì việc bán tài sản bảo đảm cho người thứ ba hoặc bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế nghĩa vụ cho bên bảo đảm là một trong những cách thức mà bên nhận bảo đảm thường hay sử dụng nhằm mục đích thu hồi nợ một cách nhanh chóng. Theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm, tại Điều 70 Nghị định 163/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm có quy định về việc chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm “ Người mua tài sản bảo đảm, người nhận chính tài sản bảo đảm thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm đối với mình có quyền sở hữu tài sản đó. Thời điểm chuyển quyền sở hữu được xác định theo quy định tại Điều 439 Bộ luật Dân sự”. Theo đó thời điểm chuyển giao quyền sở hữu được xác định theo quy định của pháp luật dân sự là “thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với tài sản mua bán sẽ được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm tài sản được chuyển giao, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”40. Trong trường hợp tài sản bảo đảm chưa được chuyển giao cho bên nhận tài sản mà có phát sinh hoa lợi, lợi tức thì các hoa lợi, lợi tức đó thuộc về bên bảo đảm. Đối với tài sản cầm cố mà có đăng ký quyền sở hữu thì thời điểm chuyển quyền sở hữu pháp luật có quy định “ đối với tài sản mà pháp luật có quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì quyền sở hữu được chuyển giao cho bên mua từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu đó với tài sản đó”41, thì người nhận chuyển 39 Điểm b, khoàn 2, điều 63, Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dich bảo đảm. Khoàn 1, Điều 439, BLDS năm 2005. 41 Khoản 2, Điều 439, BLDS năm 2005. 40 GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 39 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đó được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đối với tài sản. Thủ tục chuyển giao quyền sở hữu, quyền sở dụng đối với tài sản cầm cố được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản. Trong trường hợp pháp luật quy định việc chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản phải có sự đồng ý bằng văn bản của chủ sở hữu, hợp đồng mua bán tài sản giữa chủ sở hữu tài sản hoặc người phải thi hành án với người mua tài sản về việc xử lý tài sản bảo đảm thì hợp đồng cầm cố tài sản được dùng để thay thế cho các loại giấy tờ khác 42. Còn đối với tài sản cầm cố không thuộc đối tượng phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy định của pháp luật thì bên mua, bên nhận chính tài sản cầm cố được quyền sở hữu tài sản theo quy định tại khoản 1, Điều 439, Bộ luật Dân sự năm 2005. Lúc này hợp đồng cầm cố và biên bản xử lý tài sản bảo đảm là giấy tờ chứng minh việc xác lập quyền sở hữu tài sản của bên mua, bên nhận bảo đảm 43. Khi tài sản bảo đảm được bán cho bên thứ ba, thì bên có quyền xử lý tài sản bảo đảm và chủ sở hữu tài sản đó có trách nhiệm cùng nhau phối hợp với cơ quan có chức năng thực hiện chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho bên mua tài sản sau khi có kết quả bán tài sản 44. Nếu việc bán tài sản được thực hiện thông qua hình thức bán đấu giá thì văn bản bán đấu giá được dùng làm căn cứ để chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa đấu giá mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu và người bán hàng và người tổ chức bán đấu giá có nghĩa vụ làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho người mua tài sản. Chi phí làm thủ tục chuyển quyền sở hữu được trừ vào tiền bán tài sản, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Còn đối với trường hợp, bên nhận cầm cố nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho nghĩa vụ của bên cầm cố thì phải xuất trình văn bản chứng minh quyền được xử lý tài sản bảo đảm và kết quả xử lý tài sãn bảo đảm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm.45 42 Khoản 2, Điều 70, Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dich bảo đảm. Điều 12, Thông tư liên tịch 16-TTLT-BTNMT-NHNN ngày 06/6/2014 hướng dẫn một số vấn đề xử lý tài sản bảo đảm. 44 Điểm 2, khoản 17, Nghị định 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính phủ về sửu đổi, bổ sung một số điều Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm. 45 Khoản 18, Điều 1, Nghị định 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính phủ về sửu đổi, bổ sung một số điều Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm. 43 GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 40 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam 2.5. Xác định thứ tự ưu tiên thanh toán sau khi xử lý tài sản cầm cố Khi giao kết giao dịch bảo đảm nghĩa vụ dân sự, bên cầm cố bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bên nhận cầm cố bằng việc dùng tài sản thuộc sở hữu của mình giao cho bên nhận cầm cố giữ. Cầm cố tài sản là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ giúp cho bên nhận cầm cố có thể thu lại nợ của mình khi bên nhận cầm cố không thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm, cho nên khi tài sản cầm cố được xử lý tài cầm cố được xử lý thì bên nhận cầm cố là đối tượng được ưu tiên thanh toán từ chính số tiền bán tài sản cầm cố 46. Như ta biết, giá trị của một tài sản cầm cố dùng để bảo đảm thực hiện cho nhiều nghĩa vụ không phải lúc nào cũng lớn hơn tổng giá các nghĩa vụ được bảo đảm mà có thể bằng hoặc nhỏ hơn. Cho nên trong trường hợp tiền thu được từ việc xử lý tài sản cầm cố không đủ để thanh toán cho nhiều nghĩa vụ được bảo đảm khi bên cầm cố dùng một tài sản đảm bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán được xác định như sau: Trong trường hợp tài sản cầm cố được bên cầm cố dùng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ với các bên nhận bảo đảm khác nhau thì thứ tự ưu tiên thanh toán sẽ được xác định theo thứ tự các bên nhận bảo đảm đi đăng ký giao dịch bảo đảm. Giao dịch nào được đăng ký trước thì sẽ được ưu tiên thanh toán trước các giao dịch còn lại khi tài sản cầm cố được xử lý. Ngoài ra trong trường hợp tài sản cầm cố được bên cầm cố dùng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ với các bên nhận bảo đảm khác nhau mà trong đó có các giao dịch bảo đảm đã được đăng ký và những giao dịch chưa đăng ký theo quy định của pháp luật. Khi đó tài sản cầm cố được xử lý thì những giao dịch nào đăng ký giao dịch trước sẽ được ưu tiên thanh toán trước, còn những giao dịch chưa đăng ký sẽ được thanh toán sau. Trong trường hợp tài sản cầm cố được bên cầm cố dùng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ với các bên nhận bảo đảm khác nhau, và trong đó các giao dịch bảo đảm vẫn chưa có đăng ký giao dịch theo quy định của pháp luật thì tài sản cầm cố sau khi được xử lý sẽ được ưu tiên thanh toán theo thứ tự thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm. Giao dịch bảo đảm nào được xác lập trước sẽ được ưu tiên thanh toán trước. Trường hợp bên cầm cố dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm cho nghĩa vụ của mình đối với bên nhận cầm cố và giao dịch này đã được đăng ký 46 Điều 336, BLDS năm 2005. GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 41 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam theo quy định của pháp luật, bên cầm cố còn dùng chính tài sản để bảo lãnh cho một nghĩa vụ khác thì khi tài sản cầm cố được xử lý bên nhận cầm cố sẽ được ưu tiên thanh toán trước bên nhận bão lãnh. Khi các bên cùng nhận bảo đảm bằng một tài sản có quyền thỏa thuận với nhau về việc thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán cho nhau. Tuy nhiên để đảm bảo công bằng cho các bên nhận bảo đảm thì bên thế quyền ưu tiên thanh toán chỉ được ưu tiên thanh toán trong phạm vi được bảo đảm của bên mà mình thế quyền. Đồng thời với số tiền thu được từ việc xử lý tài sản sẽ được thanh toán cho nghĩa vụ được bảo đảm theo thứ tự, sau khi trừ đi các chi phí liên quan đến việc xử lý tài sản như sau: nợ gốc, lãi, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại nếu có. Nếu sau khi thanh toán xong mà tiền bán tài sản cầm cố còn dư thì trả lại cho bên cầm cố, nếu tiền bán tài sản thiếu thì bên cầm cố phải có nghĩa vụ trả tiếp phần còn lại. GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 42 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam CHƯƠNG 3 THỰC TIỄN VÀ GIẢI PHÁP VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN CẦM CỐ Hai chương đầu, người viết đã đi từ khái quát chung cho đến từng vấn đề cụ thể, về những quy định của pháp luật trong việc xử lý tài sản cầm cố. Qua đó cho thấy pháp luật đã từng bước hoàn thiện các quy định về việc xử lý tài sản bảo đảm nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của các bên. Tuy nhiên, trên thực tế thì hoạt động xử lý tài sản bảo đảm cho thấy còn khá nhiều những bất cập, những khó khăn, vướng mắc mà nguyên nhân cơ bản bắt nguồn từ chính sách pháp luật không cụ thể rõ ràng, không phù hợp và thiếu thống nhất, thậm chí ở một góc độ nào đó thì quyền và lợi ích của các bên vẫn chưa được đảm bảo. Vì vậy, ở chương 3 này người viết sẽ tập trung phân tích làm sáng tỏ những vấn đề đó. 3.1. Thực tiễn về giao dịch cầm cố hiện nay và vấn đề xử lý tài sản cầm cố 3.1.1. Tình hình chung về giao dịch cầm cố Tài sản bảo đảm được coi như là phao cứu sinh đối với bên nhận bảo đảm, vì ít nhất bên nhận bảo đảm có thể thu hồi được vốn khi bên bảo đảm không thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm đối với mình. Đặc biệt đối với biện pháp bảo đảm bằng cầm cố tài sản thì bên nhận cầm cố càng an tâm hơn về việc thu hồi được nợ của mình khi bên cầm cố không thực hiện nghĩa vụ vì tài sản bảo đảm do họ nắm giữ. Chính vì thế hiện nay biện pháp cầm cố được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống. Ngày càng có nhiều cửa hàng cầm đồ xuất hiện tại các thành phố lớn và cả ở nông thôn. Cầm cố tài sản là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ phổ biến hiện nay và có ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội lẫn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Giúp cho bên cầm cố có được một khoản tiền một cách nhanh chóng dễ dàng hơn, dùng vào mục đích riêng, giúp bên cầm cố giải quyết được khó khăn trước mắt tạo điều kiện để thực hiện công việc mua bán của mình. Đồng thời bên nhận cầm cố cũng sẽ được thanh toán tiền lãi với mức lãi suất mà hai bên đã thỏa thuận và nếu được bên cầm cố đồng ý thì bên nhận cầm cố còn có thể khai thác công dụng của tài sản cầm cố. Bên cạnh những lợi ích thì hoạt động cầm cố tài sản cũng có những hạn chế nhất định. Hiện nay có rất nhiều nơi lợi dụng việc kinh doanh cửa hàng cầm đồ để tiêu GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 43 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam thụ những tài sản trái pháp luật như tài sản trộm cắp như điện thoại di động, xe gắn máy, laptop,...Hoạt động cầm đố biến dạng, trá hình gây bất ổn trong lĩnh vực an ninh trật tự. Nhiều thanh nhiên, học sinh, sinh viên đưa giấy chứng minh nhân dân, có một số bọn xấu đã lợi dụng điểm này của khách hàng để trục lợi. Cũng có một số người cầm đồ sau khi vay tiền đã bỏ trốn, bỏ lại các giấy tờ cầm cố. Bởi những giấy tờ như giấy chứng minh nhân dân có thể xin cấp lại khá dễ dàng. Vì vậy, người nhận cầm cố đã tìm mọi cách để buộc họ phải trả lại số tiền đã vay như đe dọa nhờ các đối tượng có tiền án để cưỡng đoạt tài sản để trừ vào số tiền đã vay. “Tuấn Anh là sinh viên đại học do mê cờ bạc, lô đề không thể bỏ được. Biết Tuấn Anh là con nhà khá giả nên bọn cho vay nặng lãi dụ dỗ ngon ngọt, nên Tuấn Anh vay 5 triệu đồng với lãi suất là 100 ngàn/ngày chỉ bằng thẻ sinh viên. Nhưng họ không ngờ rằng, chỉ trong thời gian ngắn, mức lãi suất nâng lên gấp đôi. Tiền gốc, tiền lãi thành tiền gốc lâu dần thành khoản lãi kếch xù. Như trường hợp của Tuấn Anh lúc đầu số nợ có 30 triệu, để có tiền trả nợ đã về quê nói dối bố mẹ là mượn xe của bạn đi chơi rồi bị mất, cần 30 triệu để mua xe trả bạn. Lần đầu gia đình không nghi ngờ, nhưng lần sau là tiền trả nợ môn học, bố mẹ không cho Tuấn Anh ở lì nhà, không lên trường. Thấy vậy bố mẹ mới lên trường tìm hiểu thì mới hay chuyện Tuấn Anh nợ cả trăm triệu đồng, chủ nợ xiết nợ, sợ quá nên trốn về quê.”47 3.1.2. Thực tiễn về hoạt động xử lý tài sản cầm cố Bên nhận cầm cố sẽ có quyền xử lý tài sản cầm cố khi nghĩa vụ được bảo đảm không được thực hiện khi đã đến hạn. Tuy nhiên cũng có trường hợp bên nhận cầm cố không thể xử lý tài sản bảo đảm khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên cầm cố không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, hoặc khi bên nhận cầm cố xử lý tài sản bảo đảm xong thì bên cầm cố không chấp nhận, đòi bên nhận cầm cố phải bồi thường thiệt hại. Chủ yếu là do bên nhận cầm cố không thực hiện đầy đủ các thủ tục liên quan đến cầm cố tài sản, và không xử lý tài sản cầm cố đúng theo quy định của pháp luật như hoạt động cầm đồ tại các cửa hàng kinh doanh dịch vụ cầm đồ. Ngoài ra, một nguyên nhân khác dẫn đến việc bên nhận cầm cố không xử lý được tài sản bảo đảm, khi xử lý tài sản thì không được ưu tiên thanh toán từ số tiền bán tài sản cầm cố là do pháp luật quy định về việc xử lý tài sản cầm cố chưa đầy đủ và còn nhiều 47 Theo xã luận, Sinh viên hãy tỉnh táo với bẫy cho vay nặng lãi, http://ictdream.Uit.edu.vn/tin-tuc-su-kien/124sinh-vien-hay-tinh-tao-voi-bay-cho-vay-nang-lai.html [truy cập ngày 20/10/20014]. GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 44 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam bất cập trong các quy định. Điển hình là pháp luật không quy định về việc xử lý tài sản cầm cố là bất động sản, khi biện pháp cầm cố đất được sử dụng phổ biến ở nông thôn. “Chị Mai cần tiền nên chị mang số nữ trang đến cửa hành dịch vụ cầm đồ Vĩnh Hưng (Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh) của bà Thúy để cầm. Bà Thúy chủ cửa hiệu cầm đồ, viết biên lai kiêm hợp đồng cầm cố tài sản (theo mẫu in sẵn) với nội dụng chị Mai cầm một chiếc lắc và hai chiếc nhẫn vàng 18K để vay 1.600.000 đồng trong thời hạn một tháng; hai bên thỏa thuận miệng lãi suất là 3%/tháng.Cuối biên lai ghi chú: “Đúng hạn phải đến lấy và trả lãi.vKhách hàng đi xa phải thông báo. Nếu không, cửa hàng dịch vụ sẽ thanh lý để thu hồi vốn, khách hàng không được khiếu nại.” Ngày 28/7/2010, tức là 3 tháng sau, chị Mai mới đến chuộc lại tài sản. Lúc này bà Thúy cho biết là đã bán toàn bộ số nữ trang do chị đã quá hạn cho người khác. Bởi lẽ từ trước tới nay, nếu khách hàng vi phạm thời hạn, chủ dịch vụ cầm đồ có quyền bán tài sản mà không cần phải hỏi ý kiến của bên cầm đồ. “ Tôi từng bán rất nhiều tài sản cầm cố để quá hạn mà có thấy ai thắc mắc, kiện cáo gì đâu”. Bà Thúy bộc bạch. Thế nhưng chị Mai lại khác, ấm ức vì bị thiệt hại nên chị làm đơn kiện bà Thúy để đòi lại tài sản. Vụ việc đã được Tòa quận 3 thụ lý giải quyết. Tại Tòa án chị Mai khai số nữ trang chị cầm trọng lượng là 14 chỉ vàng 18K, trị giá gần 7,5 triệu đồng. Ngoài ra còn có một chiếc nhẫn Ú mặt đỏ năm chỉ vàng 96% nhưng vì chị không đọc kỹ biên lai nên không phát hiện bà Thúy ghi thiếu. Lỗi này một phần do chị nên chị chỉ yêu cầu bà Thủy trả lại một chiếc lắc và hai nhẫn vàng 18K đã ghi trong hợp đồng. Bị đơn bà Thúy cho rằng số vàng chị Mai cầm trọng lượng bao nhiêu bà không biết. Do chị Mai trễ hạn quá lâu nên bà đã bán số nữ trang cho ông An (không rõ địa chỉ) với giá 1,7 triệu đồng. Sau khi bán chừng 4-5 ngày thì chị Mai đến xin chuộc lại. Bà Thúy cho rằng mình không có lỗi gì trong việc bán tài sản cầm cố theo thỏa thuận bên nhận cầm cố có quyền bán tài sản nếu quá hạn mà không chuộc. Tòa án nhận định, hợp đồng cầm cố giữa hai bên không tuân thủ quy định tại Điều 327 Bộ luật Dân sự năm 2005, không ghi rõ chất lượng, giá trị tài sản. Khi thanh lý tài sản bà Thúy không tuân thủ theo đúng hướng dẫn của Bộ thương mại tại thông tư số 13/1999/TT-BTM ngày 19/5/1999 ( việc bán hàng hóa, bán tài sản cầm cố có giá trị trên 500.000 đồng phải thực hiện bằng bán đấu giá công khai theo pháp luật). Do hai bên cùng có lỗi nên Hội đồng xét xử đã buộc mỗi bên chịu thiệt hại về phần lỗi của GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 45 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam mình. Chị Mai phải thanh toán cho bà Thúy số tiền 1,6 triệu đồng tiền vay và 96.000 đồng tiền lãi suất như hai bên đã thỏa thuận. Gần 6 triệu đồng còn lại, mỗi người chịu một phần hai thiệt hại. Như vậy, bà Thúy phải trả lại cho chị Mai số tiền chênh lệnh còn lại.”48 3.2. Những vướng mắc và giải pháp trong việc xử lý tài sản cầm cố Xử lý tài sản bảo đảm là hệ quả pháp lý của hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của bên bảo đảm. Kết quả xử lý tài sản bảo đảm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các bên trong giao dịch bảo đảm và các chủ thể khác có lợi ích liên quan …Do quá trình xử lý tài sản bảo đảm rất dễ xảy ra các tranh chấp, bất đồng về lợi ích giữa các bên liên quan đến tài sản bảo đảm nên cần phải thiết lập một hệ thống pháp luật về giao dịch bảo đảm, trong đó có quy định về xử lý tài sản bảo đảm thực sự đồng bộ, hoàn thiện. Trong thời gian qua, pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm đã góp tạo lập một môi trường pháp lý an toàn, thuận lợi cho quá trình xử lý tài sản bảo đảm, giúp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, các quy định của pháp luật hiện hành vẫn chưa thực sự đáp ứng đầy đủ nhu cầu điều chỉnh của thực tiễn xử lý tài sản bảo đảm, cụ thể như sau: 3.2.1. Thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản cầm cố Với sự ra đời của Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm và Nghị định 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm, để pháp điển hóa những quy định về giao dịch bảo đảm trong đó có vấn đề xử lý tài sản bảo đảm còn chưa cụ thể và thiếu cơ chế bảo đảm thi hành trong thực tiễn của Bộ luật Dân sự năm 2005. Tuy nhiên, tính đến nay vẫn còn một số vướng mắc: thứ tự ưu tiên thanh toán sau khi tài sản cầm cố trong trường hợp bên cầm cố dùng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện cho nhiều nghĩa vụ dân sự, hay sự thỏa thuận thế quyền thanh toán của các bên nhận bảo đảm. Theo khoản 2, Điều 325 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định cách xác định thứ tự ưu tiên thanh toán được trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự, điều này nhằm tạo diều kiện thuận lợi khi xử lý tài sản bảo đảm trong các giao dịch bảo đảm có chung một tài sản bảo đảm, nhưng trên 48 Theo thư viện luận văn: Tiểu luận tìm hiểu ba vụ việc tranh chấp về tài sản cầm cố, http://doc.edu.vn/tailieu/tieu -luan-tim-hieu-3-vu-viec-tranh-chap-ve-tai-san-cam-co-38288/, [truy cập ngày 3/9/2014]. GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 46 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam thực tế lại phát sinh vướng mắc đối với trường hợp này. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp giữa các chủ thể có quyền, lợi ích liên quan đến tài sản bảo đảm. Khác với Bộ luật Dân sự 1995 trước đây, theo Bộ luật Dân sự năm 2005 thì biện pháp bảo đảm bằng cầm cố tài sản mà bên nhận tài sản cầm cố giữ tài sản không cần phải thực thực đăng ký giao dịch bảo đảm trừ những loại tài sản bắt buộc phải đăng ký. Với quy định này, giao dịch cầm cố tài sản tự nó có hiệu lực pháp lý ràng buộc bên cầm cố, bên nhận cầm cố theo các quy định trong hợp đồng và pháp luật cầm cố. Tuy nhiên thứ tự ưu tiên thanh toán của các bên nhận bảo đảm trong đó có bên nhận cầm cố khi xử lý tài sản bảo đảm lại dựa vào thứ tự đăng ký giao dịch bảo đảm. Nếu như trong các giao dịch có chung tài sản bảo đảm mà có đăng ký giao dịch bảo đảm, trong khi đó biện pháp cầm cố không có đăng ký hoặc được đăng ký chậm hơn, thì mặc dù bên nhận cầm cố giữ tài sản cầm cố và giao dịch này được giao kết trước các giao dịch khác, cũng sẽ không được hưởng ưu tiên về thứ tự thanh toán như các biện pháp bảo đảm khác đã đăng ký. Trên thực tế khi bên nhận cầm cố nhận cầm cố-giữ các tài sản cầm cố, đặc biệt là các tài sản có đặc tính thanh toán cao như vàng, bạc, đá quý, thẻ tiết kiệm, trái phiếu,.. đều không thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm. Có thực tế này trước hết là do pháp luật không yêu cầu phải đăng ký và thông lệ, thực tiễn các chủ thể nhận bảo đảm là các cá nhân, cơ sở cầm đồ nhỏ lẽ vì vậy việc đăng ký giao dịch bảo đảm đối với các chủ thể này còn khá xa lạ.Ngoài ra, còn một vài nguyên do khác dẫn đến việc không đăng ký giao dịch bảo đảm của bên nhận cầm cố, như họ nghĩ rằng sẽ không có rủi ro gì xảy ra bởi vì họ là người đang nắm giữ tài sản cầm cố, có thể xử lý nhanh chóng tài sản cầm cố, ưu tiên thanh toán nợ trước các chủ nợ khác; một khi đã nắm giữ được các tài sản này thì việc làm các thủ tục đăng ký thì dường như không cần thiết, không hợp lý và nếu thực hiện việc đăng ký giao địch bảo đảm sẽ làm mất nhiều thời gian, dẫn đến bên cầm cố sẽ khó tiếp cận vốn vay một cách nhanh chóng, kịp thời để đáp ứng nhu cầu của họ; và việc thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm lại còn làm tăng chi phí, khối lượng công việc cho bên nhận cầm cố. Sẽ không có rủi ro nào xảy ra đối với Ngân hàng cũng như bên nhận cầm cố nếu tài sản cầm cố chỉ được dùng để bảo đảm cho một nghĩa vụ cho một bên nhận cầm cố duy nhất. Từ khi Bộ luật Dân sự năm 2005 được ban hành, với việc cho phép một tài sản được dùng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ, nhiều chủ nợ (bên nhận bảo đảm) có thể ảnh hưởng và khả năng gây ra rủi ro rất lớn. GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 47 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam Vì thế, cuối cùng đa phần các bên trong giao dịch cầm cố thường chọn biện pháp là không đăng ký giao dịch bảo đảm. Để khắc phục, hạn chế những rủi ro có thể xảy ra đối với bên nhận cầm cố khi xử lý tài sản bảo đảm trong trương hợp bên cầm cố dùng một tài sản để bảo đảm cho việc thực hiện nhiều nghĩa vụ, và để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận nhanh chóng nguồn vốn tín dụng, sử dụng vốn hiệu quả, về lâu dài. Cho nên, pháp luật nên có quy định định cụ thể, đầy đủ và đảm bảo lợi ích hợp pháp của bên nhận cầm cố về việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán khi tiến hành xử lý tài sản cầm cố. Có quan điểm cho rằng, trong hợp đồng cầm cố bên nhận cầm cố nên quy định thành bên cầm giữ tài sản trong hợp đồng song vụ theo Điều 416, Bộ luật Dân sự năm 2005 để từ đó bên nhận cầm cố có thể được ưu tiên thanh toán so với các chủ thể nhận bảo đảm khác. Lí do được đưa ra là vì trong hợp đồng cầm cố tài sản có nêu rõ quyền và nghĩa vụ của các bên nên hợp đồng cầm cố là hợp đồng song vụ, vì vậy khi áp dụng quy định tại Điều 416 là rất hợp lý. Tuy nhiên nếu áp dụng điều này thì lúc này bên nhận cầm cố không còn là bên nhận bảo đảm mà là bên cầm giữ tài sản, trong khi đó tư cách chủ thể trong quan hệ xử lý tài sản bảo đảm này là giữa bên nhận bảo đảm ở biện pháp cầm cố so với các bên nhận bảo đảm ở các biện pháp khác. Đồng thời nếu áp dụng Điều 416 đối với việc thanh toán tài sản bảo đảm không hợp lý nếu như các giao dịch bảo đảm khác được giao kết trước biện pháp cầm cố mà lại được thanh toán trước các giao dịch bảo đảm còn lại trong trường hợp một tài sản dùng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ dân sự, thì quyền lợi hợp pháp của các bên khác lại không được bảo đảm. Cho nên, trên cơ sở quy định của pháp luật, các xung đột về quyền, lợi ích liên quan đến việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm và đơn giản thủ tục khi thực hiện giao dịch cầm cố, đồng thời tránh các rủi ro trong hoạt động bảo đảm nghĩa vụ. Đặc biệt khi có giao dịch cầm cố trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự với nhiều biện pháp bảo đảm, mà trong đó có giao dịch bảo đảm được đăng ký và các giao dịch bảo đảm không được đăng ký thì người viết thiết nghĩa pháp luật nên công nhận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng cầm cố tài sản, tức là thời điểm bên cầm cố chuyển giao tài sản bảo đảm cho bên nhận cầm cố có giá trị pháp lý như thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm, bởi vì lúc này bên nhận cầm cố đang nắm giữ tài sản bảo đảm. GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 48 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam 3.2.2. Khai thác tính năng công dụng tài sản cầm cố trong thời gian chờ xử lý Theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm thì bên nhận bảo đảm, bên bảo đảm hoặc người thứ ba sẽ có thể khai thác tài sản bảo đảm trong khi chờ xử lý tài sản: “Trong thời gian chờ xử lý tài sản bảo đảm bên nhận bảo đảm sẽ được quyền khai thác, sử dụng tài sản hoặc cho phép bên bảo đảm hoặc ủy quyền cho người thứ ba khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm theo đúng tính năng và công dụng của tài sản”49. Mặc dù bên nhận cầm cố được phép khai thác hay sử dụng tài sản trong thời gian chờ xử lý, nhưng quy định này trên thực tế không mang tính khả thi. Vì việc khác thác, sử dụng tài sản cầm cố không đem lại nhiều lợi ích cho bên nhận cầm cố, khi bên cầm cố tiến hành khai thác tài sản thì những lợi nhuận thu từ việc khai thác này sau khai trừ đi các chi phí cần thiết cho việc khai thác được hoạch toán riêng thì số tiền còn lại được dùng để thanh toán phần nghĩa vụ được bảo đảm của bên cầm cố. Có thể thấy rằng khi tiến hành khai thác tài sản bảo đảm trong thời gian chờ xử lý thì bên nhận cầm cố không nhận được lợi ích nào khác từ việc được pháp luật cho phép thanh toán lại chi phí khi tiến hành khai thác tài sản bảo đảm. Ngoài ra, đôi khi việc khai thác tài sản bảo đảm còn gây tổn thất cho bên nhận cầm cố, ví dụ như đối với những tài sản cầm cố có thể hao mòn khi sử dụng chẳng hạn như xe máy, vàng… khi khai thác sử dụng thì giá trị của tài sản sẽ bị giảm sút, lúc này thì giá trị của tài sản khi được xử lý cũng theo đó mà giảm đi dẫn đến khả năng thu hồi lại tiền vốn có thể bị ảnh hưởng, hay bên nhận cầm cố chỉ khai thác tài sản bảo đảm trong một khoản thời gian thì phải tiến hành xử lý tài sản trong khi đó chưa thu được lợi ích nào hết hay bên nhận cầm cố khai thác tài sản bằng việc cho thuê tài sản cầm cố như xe máy, xe hơi chẳng hạn trong một tháng mà chỉ mới được nửa tháng thì tiến hành xử lý tài sản rồi hoặc trong lúc khai thác xảy ra sự cố đối với tài sản bảo đảm thì sẽ được giải quyết như thế nào. Trước những vấn đề như thế pháp luật nên có những quy định về việc khai thác tính năng công dụng tài sản bảo đảm trong thời gian chờ xử lý như quy định một thời gian cụ thể về việc khai thác tài sản bảo đảm để bên nhận cầm cố có thể tiến hành khai thác các giá trị của tài sản một cách tối ưu trong trường hợp các bên không có thoản thuận về thời gian chờ xử lý tài sản bảo đảm. Ngoài việc được thanh toán các chi phí cần thiết cho việc khai thác tài sản bảo đảm khi bên nhận cầm cố tiến hành khai 49 Điều 64 , Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dich bảo đảm. GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 49 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam thác, sử dụng tài sản thì pháp luật nên quy định cho bên nhận cầm cố được quyền hưởng một phần lợi ích từ việc khai thác tài sản bảo đảm mang lại. Và pháp luật cũng nên quy định trong quá trình khai thác tài sản bảo đảm mà xảy ra sự cố đối với tài sản bảo đảm thì sẽ phải được giải quyết như thế nào để có thể đảm bảo lợi ích hợp pháp của các bên trong giao dịch bảo đảm. 3.2.3. Xử lý tài sản cầm cố là bất động sản Hiện nay tại các vùng nông thôn thì hoạt động cầm cố bất động sản (cố đất) diễn ra khác phổ biến và phát triển khá nhanh, biện pháp cầm cố quyền sử dụng đất đã được hình thành từ rất lâu đời và vẫn tồn tại phát triển cho tới ngày nay. Ngoài việc cầm cố quyền sử dụng đất thì trên thực tế hiện nay nhà ở cũng là một loại tài sản có giá trị cao nên cũng có trường hợp dùng nhà ở để cầm cố. Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 thì cầm cố tài sản và thế chấp tài sản được phân biệt với nhau qua tiêu chí chuyển giao tài sản, bao gồm cả động sản và bất động sản. Từ đó có thể thấy được pháp luật dân sự và các quy định về giao dịch bảo đảm cho phép dùng bất động sản để làm tài sản bảo đảm trong giao dịch cầm cố. Tuy nhiên bên cạnh đó, pháp luật về bảo đảm nghịa vụ và luật dân sự lại không có quy định về vấn đề xử lý tài sản cầm cố là bất động sản khi bên cầm cố không thực hiện nghĩa vụ của mình khi đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận cầm cố. Trong khi, đó đó với biện pháp thế chấp bất động sản thì việc xử lý tài sản lại được quy định cụ thể trong Bộ luật Dân sự, các văn bản quy định về giao dịch bảo đảm, Luật đất đai. Việc xử lý tài sản cầm cố là bất động sản sẽ không phải là vấn đề quan trọng nếu như bên cầm cố thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với bên nhận cầm cố. Tuy nhiên trên thực tế thì những người cầm cố thường là những người thuộc diện nghèo khó muốn cố đất để tạo điều kiện làm ăn, nên không ít trường hợp họ không thực hiện được nghĩa vụ của mình đối với bên nhận cầm cố, khi đó bên nhận cầm cố sẽ khó xử lý được tài sản bảo đảm vì pháp luật không có quy định nào về việc xử lý tài sản cầm cố là bất động sản và nếu bên nhận cầm cố mà đi kiện thì phần lớn Tòa án tuyên bố hợp đồng cầm cố đất là vô hiệu mà phải là hợp đồng thế chấp tài sản mới đúng. Hoặc ngoài việc cầm cố đất, bên cầm cố còn đem đất đã cầm cố đi thế chấp cho ngân hàng hay cá nhân khác thì khi xảy ra tranh chấp hay bên cầm cố phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm đối với bên nhận thế chấp khi nghĩa vụ được bảo đảm đối với bên nhận cầm cố đến hạn thực hiện, chắc chắn quyền lợi của bên nhận cầm cố sẽ bị ảnh hưởng, lúc này theo quy định của pháp luật thì bên thế chấp có quyền ưu tiên thanh toán cao hơn bên nhận cầm cố. GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 50 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam “Vào năm 2006 bà Nguyễn Thị Lan cư trứ tại ấp An Hòa, Xã Chánh An, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh long cố 2 công đất trồng lúa cho bà Nguyễn Thị Chính cũng cùng nơi cư trứ với bà Lan với giá là 2 lượng vàng 24K. Hai bên thỏa thuận sau ba năm thì bà Lan phải chuộc lại đất và trả lại cho bà Chính là 2 lượng vàng 24K. Hợp đồng đã được hai bên đem xác nhận ở ấp. Tuy nhiên sau 3 năm, đến hạn bà Lan chuộc lại đất thì bà Lan lại không chịu thực hiện, và viện lý do là không có đủ tiền để chuộc lại, rồi nói bà Chính canh tác tiếp tục đến khi nào bà có đủ tiền rồi sẽ chuộc lại. Bà Chính thì không muốn canh tác nữa, nhưng không có cách nào để buộc bà Lan trả lại cho mình số vàng khi cố đất và cũng không thể xử lý được tài sản cố đất bởi vì pháp luật không có quy định về việc xử lý tài sản cầm cố là bất động sản nên bà Chính đành tiếp tục canh tác chờ đến ngày bà Lan chuộc lại đất mà thôi.”50 Ngày nay cố đất phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các vùng nông thôn, là giao dịch được cộng đồng công nhận, đồng thời pháp luật cũng không cấm người dan cố đất. Cho nên việc quy định về cố đất và xử lý tài sản cầm cố là bất động sản rất cần thiết góp phần bảo vệ lợi ích hợp pháp của bên nhận cầm cố. Theo người viết thì pháp luật nên đưa ra những quy định về giao dịch cầm cố bất động sản như hình thức,, nội dung của hợp đồng cầm cố và quy định về việc xử lý tài sản bảo đảm, việc xử lý sẽ được tiến hành như thế nào, bên nhận cầm cố và bên cầm cố có quyền và nghĩa vụ gì khi xử lý tài sản bảo đảm, để các bên trong giao dịch có thể áp dụng để xử lý tài sản bảo đảm, bảo quyền và lợi ích của các bên. 3.2.4. Tài sản cầm cố không thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố Đối với trường hợp tài sản cầm cố không thuộc quyền sở hữu của chính chủ của bên cầm cố. Chủ yếu xảy ra phổ biến ở các cửa hàng cầm đồ. Tại cửa hàng cầm đồ, thường bị một số phần tử xấu lợi dụng để tiêu thụ tài sản bất chính bởi nhiều lý do như trộm, cướp, lừa gạt. “Nguyên đơn: Anh Nguyễn Ngọc Vinh, trú tại thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Bị đơn: Anh Lê Minh Hiếu, chủ cửa hàng cầm đồ, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. 50 Đỗ Thông, Chuyện về nhưng nông dân cầm cố đất ở ĐBSCL (Kỳ 2), http://www.thanhnien.com.vn/news1/pages/200733/205318.aspx [truy cập ngày 20/10/2014]. GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 51 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam Ngày 13/7/2010, anh Hiếu nhận cầm cố chiếc điện thoại I-phone 3G 8GB Black do anh Dũng với số tiền là 8 triệu trong thời hạn 10 ngày với lãi suất là 25 ngàn/ngày. Anh Hiếu không nghi ngờ gì về chiếc điện thoại, trong hợp đồng ghi rõ nếu anh Dũng không chuộc lại điện thoại đúng thời hạn thì anh Hiếu được quyền bán đện thoại cho người khác để thu hồi nợ. Sau đó đến hạn anh Dũng không trở lại chuộc điện thoại, người nhà cho biết anh Dũng vào Nam lập nghiệp. Ngày 25/7/2010 anh Vinh qua chơi nhà anh Hiếu và phát hiện ra chiếc điện thoại của mình bị mất vào tháng trước và có đầy đủ giấy tờ chứng minh. Theo đó anh Vinh yêu cầu anh Hiếu trả lại điện thoại nhưng anh Hiếu không đồng ý. Ngày 30/7/2010 anh Vinh đề đơn kiện lên Tòa án huyện Trấn Yên yêu cầu anh Hiếu trả lại điện thoại.”51 Ở trường hợp bên nhận cầm cố nhận tài sản cầm cố không thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố, về nguyên tắc pháp luật bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu tài sản, nhưng nếu như bên nhận cầm cố ngay tình, thì cần được bảo vệ một cách hợp lý, hài hòa trong mối quan hệ với quyền của chủ sở hữu tài sản. Để bảo vệ lợi ích của bên nhận cầm cố hạn chế tình trạng trên thì nên có quy định xử phạt đối với những trường hợp quy phạm về cầm cố không đúng theo pháp luật, để hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra cho các bên tham gia giao dịch cầm cố. 3.2.5. Bán đấu giá tài sản cầm cố Quy định của pháp luật cho phép bên nhận cầm cố có thể bán tài sản cầm cố thông qua bán đấu giá khi các bên thỏa thuận với nhau, hoặc nếu các bên không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản cầm cố thì tài sản bảo đảm sẽ được bán đấu giá, tuy nhiên để có thể bán được tài sản này phải trải qua rất nhiều giai đoạn và thủ tục phức tạp. Trong khi đó bên nhận cầm cố lại không có chức năng bán đấu giá và hầu như cũng không chuyển sang tổ chức bán đấu giá tài sản được nếu không được chấp nhận. Thực tiễn cho thấy, hoạt động xử lý tài sản bảo đảm rất cần sự hỗ trợ từ chính các quy định và sự hoạt động chuyên nghiệp của các tổ chức đấu giá và tổ chức thẩm định giá bán tài sản. Tuy nhiên, trong bối cảnh nước ta hiện nay, hoạt động định giá chưa mang tính phổ biến và chuyên nghiệp nên việc xác định giá bán tài sản bảo đảm gặp khó khăn, thậm chí phát sinh nhiều trang chấp, ảnh hưởng đến tiến độ xử lý tài sản bảo đảm. 51 Theo thư viện luận văn: Tiểu luận tìm hiểu ba vụ việc tranh chấp về tài sản cầm cố, http://doc.edu.vn/tailieu/tieu -luan-tim-hieu-3-vu-viec-tranh-chap-ve-tai-san-cam-co-38288/, [truy cập ngày 3/9/2014]. GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 52 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam  Trường hợp bán đấu giá tài sản thi hành án không thành Trong trường hợp tài sản cầm cố được bán đấu giá thông qua phán quyết của Tòa án nhưng tài sản bảo đảm lại bán đấu giá không thành. Theo quy định tại điều 104 Luật thi hành án Dân sự năm 2008 “Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày bán đấu giá không thành mà đương sự không yêu cầu định giá lại thì chấp hành viên ra quyết định giảm giá tài sản để tiếp tục bán đấu giá. Mỗi lần giảm giá không quá mười phần trăm giá đã định. Trường hợp giá đã giảm thấp hơn chi phí cưỡng chế mà người được thi hành án không nhận tài sản thì tài sản được trả lại cho người phải thi hành án”. Có thể thấy nếu việc bán đấu giá không thành thì bên nhận cầm cố rất khó khăn trong việc xử lý tài sản để thu hồi nợ, và nếu việc bán đấu giá thành công nhưng phải qua nhiều lần bán đấu giá thì khả năng thu hồi đủ số nợ của bên nhận cầm cố sẽ bị ảnh hưởng, bởi lẽ nếu tài sản bị giảm giá thấp đi đến mức độ nào đó thì giá trị của tài sản sau khi xử lý sẽ không đủ để thanh toán cho phần nghĩa vụ được bảo đảm của bên cầm cố đối với bên nhận cầm cố. Đồng thời bên cầm cố cũng phải chịu tổn thất vì giá trị của tài sản bảo đảm sẽ bị giảm đi không đủ để thanh toán cho bên nhận cầm cố, mặc dù có thể giá trị của tài sản trên thực tế đủ thanh toán cho nghĩa vụ được bảo đảm hoặc có thể còn dư ra một khoản tiền. Ngoài ra,có thể thấy việc thực hiện theo quy định tại Điều 104 Luật thi hành án dân sự năm 2008 về việc xử lý tài sản bán đấu giá không thành không hạn chế số lần định giá lại tài sản, điều này làm cho việc thi hành án trở nên kéo dài, làm chậm tiến độ, kết quả của công tác thi hành án dân sự. Trong trường hợp bên nhận cầm cố nhận tài sản bảo đảm để thay thế cho nghĩa vụ được bảo đảm của bên cầm cố đối với bên nhận cầm cố khi tài sản cầm cố bán đấu giá không thành. Nhưng trên thực tế bên nhận cầm cố không thể thực hiện được quyền này bởi vì trong Luật thi hành án Dân sự năm 2008 quy định “Trường hợp có nhiều người được thi hành án thì người nhận tài sản phải được sự đồng ý của những người được thi hành án khác và phải thanh toán lại cho những người được thi hành án khác số tiền tương ứng tỷ lệ giá trị mà họ được hưởng”52. Như vậy, nếu tài sản bảo đảm được bán đấu giá không thành và trường hợp những người được thi hành án khác không đồng ý việc dùng tài sản để thay thế cho nghĩa vụ được bảo đảm đối với bên nhận cầm cố thì việc thu hồi nợ của bên nhận cầm cố sẽ rơi vào bế tắc. Và trong trường hợp, các bên thỏa thuận áp dụng xử lý tài sản bảo đảm bằng phương pháp bán đấu giá thì việc giao lại tài sản bán đấu giá cho bên bảo đảm khi bán đấu giá không thành là điều không lý. Bởi lẽ mục đích của việc xử lý tài sản bảo đảm 52 Điều 100, Luật thi hành án dân sự năm 2008. GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 53 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam là giúp bên nhận bảo đảm thu hồi nợ, và thế mạnh của bên nhận cầm cố là việc nắm giữ tài sản vậy mà khi bán đấu giá không thành và bên cầm cố không cho bên nhận cầm cố nhận chính tài sản bảo đảm hoặc bên nhận cầm cố không chịu nhận tài sản cầm cố thì tài sản cầm cố lại được giao cho bên cầm cố giữ. Mặt khác, nếu tài sản bảo đảm có giá trị lớn hơn so với nghĩa vụ được bảo đảm, về nguyên tắc, bên được thi hành án sẽ phải trả lại số tiền chênh lệnh so với nghĩa vụ cho bên phải thi hành án, trong trường hợp này, nếu bên được thi hành án không có khả năng thanh toán phần chênh lệnh cho bên phải thi hành án thì sẽ phải giải quyết như thế nào. Vì thế để góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bên nhận bảo đảm và hạn chế số vụ án tồn đọng lại ở các Cơ quan thi hành án và khoản tiền mà người được thi hành án phải được nhận. Theo quan điểm của người viết khi việc bán đấu giá tài sản bảo đảm không thành công thì pháp luật nên quy định số lần giảm giá cụ thể để tránh ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên cả bên nhận cầm cố và bên cầm cố trong việc xử lý tài sản bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm: Trong thời hạn 10 ngày kể từ này bán đấu giá không thành mà đương sự không yêu cầu định giá lại thì chấp hành viên ra quyết định giảm giá tài sản để tiếp tục bán đấu giá. Mỗi lần giảm giá không quá mười phần trăm giá đã định. Sau ba lần giảm giá mà vẫn bán đấu giá không thành thì tài sản bán đấu giá được xử lý như sau: Trong trường hợp nếu việc bán đấu giá không thành mà bên nhận cầm cố muốn nhận tài sản bảo đảm để thay cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm của bên cầm cố đối với bên nhận cầm cố, lúc này Chấp hành viên thông báo cho bên bảo đảm biết. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày người phải thi hành án nhận được thông báo về việc bên được thi hành án đồng ý nhận tài sản bảo đảm, nếu người phải thi hành án không nộp đủ số tiền thi hành án và chi phí thi hành án để lấy lại tài sản bảo đảm thì Chấp hành viên sẽ giao tài sản bảo đảm cho người được thi hành án. Khi bên nhận cầm cố nhận chính tài sản cầm cố thì giá trị tài sản nên dựa vào giá trị lần cuối cùng giảm giá tài sản bảo đảm, nếu giá trị của tài sản này lớn hơn phần nghĩa vụ được bảo đảm và sau khi đã trừ đi các chi phí khác có liên quan thì bên cầm cố sẽ thanh toán phần giá trị tài sản còn lại. Như vậy sẽ đảm bảo được lợi ích hợp pháp cho bên cầm cố và bên nhận cầm cố khi bán đấu giá tài sản bảo đảm không thành. Còn đối với trường hợp bên được thi hành án không chịu nhận tài sản bảo đảm để bù trừ vào nghĩa vụ khi việc bán đấu giá tài sản không thành. Và bên phải thi hành án cũng không chịu trả số tiền thi hành án, thì Chấp hành viên sẽ giảm giá tài sản nếu sau 3 lần giảm giá trước đó mà giá trị tài sản cao hơn giá trị nghĩa vụ phải thi hành GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 54 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam án để tiếp tục bán đấu giá, nếu tài sản đã giảm giá thấp hơn chi phí cưỡng chế mà vẫn không ai mua thì tài sản được thi hành án được trả lại cho người có quyền giữ tài sản trước lúc bán đấu giá.  Bán đấu giá tài sản hình thành trong tương lai Một trong các phương thức xử lý tài sản bảo đảm là bán đấu giá tài sản. Tuy nhiên tài sản ở đây là tài sản hình thành trong tương lai, một loại tài sản được pháp luật cho phép dùng làm tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, như chưa được phổ biến lắm vào thời điểm hiện tại và các quy định về loại tài sản này cũng chưa đầy đủ. Thực tiễn cho thấy, từ hoạt động định giá để xử lý tài sản hình thành trong tương lai đã rất cần đến sự hỗ trợ từ chính các quy định và hoạt động chuyên nghiệp của tổ chức định giá bán tài sản. Tuy nhiên trong bối cảnh nước ta hiện nay hoạt động định giá chưa mang tính phổ biến và chuyên nghiệp nên việc xác định giá bán tài sản gặp nhiều khó khăn, thậm chí phát sinh nhiều tranh chấp, ảnh hưởng đến tiến độ xử lý tài sản bảo đảm. Theo quy định tại Điều 456 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì: “Tài sản có thể được đem bán đấu giá theo ý muốn của chủ sở hữu hoặc pháp luật có quy định”. Tài sản được bán đấu giá là một loại tài sản thông thường trong giao dịch dân sự, nó chỉ bị hạn chế khi bị cấm giao dịch hoặc phải tuân theo những quy chế đặc biệt. Ở đây tài sản hình thành trong tương lai cũng là một loại tài sản thông thường nên có thể được bán đấu giá. Tài sản hình trong tương lai là tài sản được hình thành từ vốn vay; tài sản đã hình thành và thuộc đối tượng phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm thì tài sản đó mới được đăng ký theo quy định của pháp luật; tài sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập hợp pháp tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm. Với đặc thù như vậy, thì cần phải có một quy chế pháp lý riêng trong đấu giá để bảo đảm cho tài sản hình thành trong tương lai trở thành đối tượng đấu giá đúng nghĩa, hạn chế rủi ro pháp lý và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Về nguyên tắc, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định tài sản hình thành trong tương lai có thể là đối tượng của giao dịch bảo đảm. Pháp luật về bán đấu giá cũng không cấm đưa tài sản hình thành trong tương lair a bán đấu giá. Nhưng pháp luật hiện hành thì các quy định về bán đấu giá chỉ phù hợp với bán đấu giá tài sản hiện có, còn đối với tài sản hình thành trong tương lai thì không đề cập đến. Do quy định không được cụ thể, Loại tài sản này rất khó để trở thành đối tượng đấu giá khi có quá nhiều rủi ro pháp lý, cũng như những bất cập trong việc xác định tài sản bán, người bán tài GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 55 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam sản, hợp đồng bán đấu giá,…Quyền lợi của bên mua được tài sản bán đấu giá và trách nhiệm của bên bán tài sản chưa có quy định cụ thể trong trường hợp bán đấu giá tài sản chưa được hình thành hoặc được hình thành rồi mà đang đăng ký quyền sở hữu. Vì vậy để thẩm định giá và bán đấu giá tài sản hình thành trong tương lai được thực hiện một cách dễ dàng như các tài sản thông thường khác và bảo vệ lợi ích hợp pháp của các bên trong giao dịch liên quan đến tài sản hình thành trong tương lai, ngoài những quy định chung được nêu trong Bộ luật Dân sự năm 2005 thì cần có những quy định riêng, cụ thể về tài sản hình thành trong tương lai, và việc xử lý tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai. Đồng thời, Luật bán đấu giá nên bổ sung thêm các nguyên tắc đấu giá mà đối tượng bán đấu giá ở đây là tài sản hình thành trong tương lai như tài sản hình thành trong tương lai phải thỏa điều kiện nào để được tham gia bán đấu giá. Ngoài những quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản làm cho việc bán đấu giá gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng lợi ích của bên bảo đảm, thì còn do sự cố ý làm sai các quy định của pháp luật về vấn đề bán đấu giá. “Bà Phạm Thị Hồng (chủ doanh nghiệp tư nhân Hồng Hưng, địa chỉ 357, Phan Đình Phùng, phường 2, TP.Đà Lạt, Lâm Đồng) nhiều lần gửi đơn cầu cứu đến Báo CATPHCM và các cơ quan chức năng phản ánh về việc: cơ quan thi hành án dân sự Đà Lạt, Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản Lâm Đồng trong quá trình định giá, kê biên, bán đấu giá tài sản của bà Hồng đã cố tình làm trái các quy định của pháp luật gây thiệt hại lớn cho bà Hồng. Cụ thể, theo bà Hồng toàn bộ khối tài sản trên đất và diện tích đất là 4.000m2 chỉ được định giá và bán đấu giá với 37 tỷ đồng, trong khi giá trị trên thực tế cả trăm tỷ đồng và người đấu giá trúng khối tài sản đó là người thân thích với một số người lãnh đạo trong các cơ quan bảo vệ pháp luật tại địa phương. Sở dĩ khối tài sản của bà Hồng bị đem bán đấu giá là do trước đó bà Hồng cầm cố khối tài sản trên cho chị L.T.T và vay bà Nguyễn Thị M một số tiền lớn. Bà Hồng trở thành bị đơn trong vụ kiện đòi nợ, Bị Tòa án tuyên bố phải trả lại tiền cho chị L.T.T và bà Nguyễn Thị M và khoản nợ của các người khác, thông báo cho bà Hồng, cùng người được thi hành án biết nhưng cơ quan thi hành án không thông báo. Khối tài sản của bà được Cục thi hành án Đà Lạt áp dụng Quyết định số 45/2007/QĐ-UBND đã hết hiệu lực để định giá tài sản của bà Hồng, việc định giá này phải được thông báo cho bà Hồng và người được thi hành án biết nhưng cơ quant hi GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 56 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam hành án lại không thông báo. Sau đó cơ quan thi hành án Đà Lạt lập biên bản về việc không có người đăng ký bán đấu giá tài sản để lấy cớ giảm 10% khối tài sản của bà Hồng, trong khi đó pháp luật quy định chỉ được phép giảm 10% giá trị tài sản đem bán đấu giá mỗi lần tổ chức bán đấu giá không thành. Quyết định thành lập Hội đồng định giá tài sản ngày 30/12/2008 không đủ thành phần chấp hành viên nhưng sau đó vẫn được hợp thức hóa. Tiếp đó, Hội đồng bán đấu giá mở phiên bán đấu giá tài sản chỉ với ba người tham gia đấu giá gồm ông L.P.T và hai người khác, do hai người đó tham gia cho có lệ nên khi giá khởi điểm được xứng lên hai khách hàng đó im lặng, ông L.P.T đấu giá nhỉnh hơn hai 20 triệu và mua được tài sản. Sau khi khởi kiện vụ việc trên tại cơ quan chức năng mà không được phản hồi bà Hồng đã tìm hiểu và biết được người trúng dấu giá tài sản đó là người thi của một số người lãnh đạo cơ quan pháp luật của địa phương.”53. 3.2.6. Thu giữ tài sản cầm cố để xử lý Theo quy định của pháp luật thì tài sản cầm cố sẽ do bên nhận cầm cố nắm giữ nên việc thu giữ tài sản cầm cố để xử lý là điều không cần thiết trong trường hợp này. Tuy nhiên trong một số trường hợp thì việc thu giữ tài sản cầm cố cũng gặp khó khăn dẫn đến việc xử lý tài sản sẽ bị ảnh hưởng. Như sau khi nhận tài sản cầm cố bên nhận cầm cố lại giao cho bên thứ ba giữ tài sản này, hoặc bên cầm cố không muốn giao tài sản để xử lý vì tài sản cầm cố được dùng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ khác mà bên cầm cố lại không được ưu tiên thanh toán từ số tiền xử lý tài sản. Theo quy định tại khoản 5, Điều 63, Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm quy định “Trong quá trình tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, nếu bên giữ tài sản bảo đảm có dấu hiệu chống đối, cản trở, gây mất an ninh, trật tự nơi công cộng hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác thì người xử lý tài sản bảo đảm có quyền yêu cầu Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và cơ quan Công an nơi tiền hành thu giữ tài sản bảo đảm, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để giữ gìn an ninh, trật tự, bảo đảm cho người xử lý tài sản thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm”54. Từ những quy định của pháp luật có thể thấy việc yêu cầu sự hỗ trợ của cơ quan có thẩm quyền trong việc thu giữ tài sản bảo đảm khi bên nhận cầm cố hoặc người thứ ba đang giữ tài sản cầm cố không chịu giao tài sản cầm cố để tiến hành xử lý chủ yếu được thực hiện thông qua con đường hành chính.Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ tư pháp BC-BTP 53 Báo công an, Bí ẩn từ một vụ bán đấu giá tài sản, http://www.congan.com.vn/?mod=detnews&catid=702&id=58361 [truy cập ngày 10/10/2014]. 54 Khoản 5, Điều 63, Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dich bảo đảm. GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 57 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam tháng 06 năm 2011 về báo cáo tổng kết vướng mắc trong thực tiễn thi hành Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm “ thực tiễn hơn 4 năm thi hành Nghị định số 163/2006/NĐ-CP cho thấy, quy định này của Nghị định vẫn chưa phát huy hết hiệu quả trên thực tế”. Thực tế khi nhận được văn bản đề nghị phối hợp, hỗ trợ thu giữ và xử lý tài sản bảo đảm của người có quyền, cơ quan chính quyền địa phương và cơ quan công an chưa coi đây là trách nhiệm, nhiệm vụ của mình, thậm chí tránh né 55. Khi không thu giữ được tài sản bảo đảm để có thể tiến hành xử lý tài sản thì chỉ còn có cách là kiện ra Toàn án để giải quyết. Mặc dù theo quy định của pháp luật thì người giữ tài sản bảo đảm có nhiệm vụ phối hợp với người xử lý tài sản trong quá trình thu giữ tài sản. Thế nhưng khi bên nắm giữ không có thiện chí phối hợp bàn giao tài sản thì không có cách nào thu giữ được tài sản để xử lý. Thấy được tầm quan trong của việc thu giữ tài sản bảo đảm Sở Tư pháp Hà Nội ký Công văn số 1192/STP-BTTP ngày 28/5/2013 gửi Công an thành phố Hà Nội đề nghị chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, công an các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn tăng cường phối hợp, hỗ trợ các tổ chức tín dụng trong việc bàn giao, thu giữ, bảo vệ và xử lý tài sản bảo đảm. Nhưng công văn trên chỉ có phạm vi áp dụng cục bộ không có giá trị áp dụng đồng bộ vì lẽ đó nhiều địa phương, sự phối hợp với các cơ quan trong việc xử lý tài sản bảo đảm còn khá mờ nhạt. Người tiến hành xử lý tài sản vẫn gặp khó khăn trong việc yêu cầu bên đang nắm giữ tài sản bảo đảm giao tài sản bảo đảm để xử lý, do sự thiếu rõ ràng trong quy định của pháp luật về quyền hạn và trách nhiệm Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn và cơ quan Công an làm cho người xử lý tài sản khó yêu cầu cơ quan này hỗ trợ trong khi thực hiện thu giữ tài sản khi bên đang nắm giữ tài sản bảo đảm không chịu giao tài sản để xử lý. Do đó, nên quy định cụ thể hơn về quyền và trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và cơ quan Công an trong việc hỗ trợ việc thu giữ tài sản của người xử lý tài sản khi bên giữ tài sản bảo đảm có hành vi chống đối, cản trở, gây mất an ninh trật tự hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác trong cả quá trình thu giữ tài sản, ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể vấn đề này. 55 Nguyễn Văn Phương , Khó khăn từ xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ xấu, http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2013/07/27/kh-khan-tu-xu-ly-tai-san-bao-dam-de-thu-hoi-no-xau/ [ truy cập ngày 20/10/2014]. GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 58 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam 3.2.7. Chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cầm cố Việc chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm từ bên bảo đảm sang người mua, người nhận chính tài sản bảo đảm được xem là khâu cuối cùng, đồng thời là kết quả của quá trình xử lý tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, mặc dù pháp luật cho phép bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp bên bảo đảm không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận của các bên, nhưng khi tiến hành xử lý tài sản bảo đảm và chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm vẫn phụ thuộc rất nhiều vào thiện ý của bên bảo đảm khi việc chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng phải được đăng ký như bên bảo đảm bỏ trốn hoặc không chịu ký văn bản chuyển quyền sở hữu cho bên mua, bên nhận tài sản bảo đảm. Để hạn chế những rủi ro nhưng trên pháp luật cũng có những quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho bên mua, và bên nhận tài sản bảo đảm trong việc chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng tại khoản 2, Điều 70 Nghị định 163/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm: “ Thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản. Trong trường hợp pháp luật quy định việc chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản phải có sự đồng ý bằng văn bản của chủ sở hữu, hợp đồng mua bán tài sản giữa chủ sở hữu tài sản hoặc người phải thi hành án với người mua tài sản về việc xử lý tài sản bảo đảm thì hợp đồng cầm cố tài sản, hợp đồng thế chấp tài sản được dùng để thay thế cho các loại giấy tờ này.” Tuy nhiên, các loại hợp đồng cầm cố hiện nay vẫn còn gặp nhiều vấn đề về hình thức, trình tự thủ tục khi xác lập, quyền và nghĩa vụ của các bên,...như tại các tiệm cầm đồ thì ít khi lập thành hợp đồng cầm cố mà chỉ viết biên lai. Do kiến thức pháp luật của người dân còn hạn chế, làm hợp đồng một cách đơn giản không đúng quy định của pháp luật hoặc do bên nhận cầm cố cố tình muốn trục lợi. Cho nên việc căn cứ vào các hợp đồng để thực hiện việc chuyển quyền sở hữu chưa hợp lý lắm. Vì thế khi phát sinh xử lý tài sản các hợp đồng như thế sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của bên mua tài sản, bên nhận tài sản bảo đảm. Vì vậy, cần phải có một quy định khác thay vì căn cứ vào hợp đồng cầm cố, có thể là sau khi có kết quả bán tài sản, chủ sở hữu tài sản bảo đảm và bên có quyền xử lý tài sản bảo đảm có trách nhiệm thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật để chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng cho bên mua tài sản, bên nhận chính tài sản bảo GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 59 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam đảm để thay thế cho nghĩa vụ của bên bảo đảm. Nếu chủ sở hữu cố tình lẩn tránh việc thực hiện nghĩa vụ này thì theo yêu cầu của bên mua tài sản, bên nhận tài sản cơ quan chức năng tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký thường trú của bên chủ sở hữu xác nhận tình trạng của tài sản bảo đảm sau đó bên có quyền xử lý tài sản đó tiếp tục thực hiện chuyển quyền sở hữ, quyền sử dụng cho người nua lại tài sản, người nhận chính tài sản bảo đảm.  Trường hợp giao tài sản bán đấu giá Người mua được tài sản bán đấu giá sẽ được quyền nhận tài sản bán đấu giá khi đã hoàn thành xong việc trả tiền mua tài sản đó. Thế nhưng việc nhận tài sản này lại có một vướng mắc khi bên phải thi hành án hoặc bên giữ tài sản không giao tài sản mà cố tình chiếm dụng lại tài sản thì: “Tài sản đã được giao trên thực tế cho người được nhận tài sản và người đó đã ký nhận vào biên bản giao, nhận tài sản nhưng sau đó bị đương sự chiếm lại thì cơ quan thi hành án dân sự không có trách nhiệm giao lại tài sản cho người được nhận tài sản. Người đã nhận tài sản có quyền yêu cầu Uỷ ban nhân dân hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết.”. Như vậy, trong trường hợp này người mua tài sản bán đấu giá dễ bị thiệt thòi vì cơ quan thi hành án chỉ có trách nhiệm giao tài sản mà không bảo đảm giải quyết trong trường hợp tài sản bị chiếm lại hay nói cách khác là không bảo đảm quyền sử dụng hay chiếm hữu của bên mua tài sản bảo đảm. Mặc dù có quy định người mua tài sản bán đấu giá có quyền yêu cầu Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền giải quyết nhưng chưa cụ thể làm phải làm như thế nào và vô tình tạo cơ hội cho bên phải thi hành án lơi dụng để trục lợi vì người mua tài sản phải làm thủ tục yêu cầu rồi phải chờ được giải quyết, mất nhiều thời gian. Đây là một bất cập từ quy định giới hạn trách nhiệm của cơ quan thi hành án là chỉ cần bàn giao tài sản. Theo quan điểm của người viết thì nên giao quyền giải quyết trong trường hợp bên phải thi hành án chiếm lại tài sản đấu giá cho cơ quan thi hành án vì cơ quan thi hành án đã thực hiện việc thi hành án đến giao đoạn chuyển giao tài sản thì phải bảo đảm quyền cho bên mua tài sản đồng thời với quy định này sẽ làm cho bên mua tài sản an tâm hơn. 3.2.8. Một số vướng mắc và giải pháp khác  Xử lý tài sản cầm cố trong trường hợp bên cầm cố tài sản phá sản. Theo quy định tại Điều 54, Nghị định 163/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm thì việc xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp bên bảo đảm bị phá sản tuân theo quy định của nghị định này và pháp luật về phá sản. Những quy GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 60 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam định của pháp luật về phá sản đối với việc xử lý tài sản bảo đảm còn nhiều bất cập làm cho quá trình xử lý tài sản bảo đảm thường bị mất nhiều thời gian và bế tắc. Trong quá trình thực hiện giao dịch bảo đảm, một khi bên cầm cố bị phá sản thì tài sản cầm cố sẽ được xử lý để thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm đối với bên nhận bảo đảm các khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản cầm cố được xác lập giữa bên cầm cố và bên nhận cầm cố trước khi Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì bên nhận cầm cố được ưu tiên thanh toán bằng chính tài sản cầm cố đó. Tuy nhiên theo quy định tại khoản 3, Điều 27 Luật phá sản năm 2004 và khoản 2.3, Điều 1, mục II của Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phá Tòa án Nhân dân tối cao ngày 28/4/2005, kề từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, nguyên tắc chung là tạm đình chỉ xử lý tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, Thẩm phá chỉ cho phép xử lý tài sản bảo đảm trong những trường hợp nhất định nếu việc xử lý tài sản bảo đảm không ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của bên cầm cố và việc xử lý tài sản là cần thiết và có lý do chính đáng cho việc xử lý tài sản bảo đảm. Như vậy giải quyết xử lý tài sản bảo đảm chung với quy trình phá sản của doanh nghiệp sẽ làm cho tài sản bảo đảm khó có thể xử lý được một cách nhanh chóng mà phải mất nhiều thời gian, có những trường hợp bế tắc khó giải quyết. Theo quan điểm của người viết để giúp cho bên nhận cầm cố có thể thu hồi nợ một cách nhanh chóng trong trường hợp bên cầm cố rơi vào tình trạng phá sản mà Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Thiết nghĩ cần có một quy định về việc xác định rõ những tài sản mà doanh nghiệp đem tham gia giao dịch bảo đảm và những tài sản bảo đảm đó sẽ được xử lý theo phương thức riêng để đẩy nhanh quá trình xử lý thanh lý, xử lý tài sản giúp cho bên có quyền nhanh chóng thu hồi được nợ.  Khi tài sản cầm cố bị xử lý là tài sản của người thứ ba Nhận tài sản bảo đảm của bên thứ ba là việc bên nhận cầm cố nhận tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên thứ ba để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ trả tiền vay của bên vay với bên nhận cầm cố. Hợp đồng bảo đảm được ký kết trong trường hợp này là hợp đồng bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba. Mối quan hệ của hợp đồng này có sự tham gia của ba bên: bên nhận cầm cố là bên nhận bảo đảm và bên có quyền trong quan hệ cho vay; chủ sở hữu tài sản là bên bảo đảm hay bên thứ ba mang tài sản của mình để đảm bảo trả nợ cho người khác đối với bên nhận bảo đảm; cuối cùng là bên được bảo đảm. Tuy nhiên, thời gian vừa qua khi bên được bảo đảm không trả được nợ theo thỏa thuận bên nhận bảo đảm tiến hành xử lý tài sản bảo đảm GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 61 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam của bên bảo đảm để thu hồi vốn, thì bên bảo đảm lại khởi kiện ra Toàn án tuyên bố hợp đồng bảo đảm vô hiệu. Trên thực tế, khi giải quyết các loại tranh chấp này, một số Tòa án tuyên bố hợp đồng bảo đảm của bên thứ ba vô hiệu với lý do chủ yếu cho răng đây là mối quan hệ ba bên nên các bên phải ký hợp đồng bảo lãnh, chứ không phải là hợp đồng cầm cố. Mặc dù pháp luật cho phép việc bên thứ ba cầm cố tài sản của mình để đảm bảo cho nghĩa vụ của người khác. Theo quan điểm của người viết việc tuyên bố hợp đồng cầm cố của bên thứ ba là vô hiệu không phù hợp với quy định của pháp luật. Thứ nhất, theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm thì cho phép bên cầm cố tài sản là bên thứ ba để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên được bảo đảm đối với bên nhận bảo đảm. Thứ hai lúc đầu khi ký kết hợp đồng cầm cố, bên cầm cố tự nguyện dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên được bảo đảm. Thứ ba, các phán quyết của Toán án làm cho các khoản vay có đảm bảo trở thành khoản cho vay không có bảo đảm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của bên nhận bảo đảm. Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên trong giao dịch cầm cố của bên thứ ba, thì khi giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc cấm cố tài sản của người thứ ba nói riêng và hợp đồng bảo đảm bầng tài sản của người thứ ba nói chung cần hiểu và đưa ra các quyết định giải quyết tranh chấp theo đúng các quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.  Xử lý tài sản cầm cố thông qua khởi kiện ra Tòa án Không phải lúc nào việc xử lý tài sản cũng được diễn ra thuận lợi, cũng có những trường hợp để có thể xử lý được tài sản bảo đảm bên nhận cầm cố phải khởi kiện ra Tòa án để thu hồi nợ là giải pháp cuối cùng được lựa chọn khi không thể tự mình thu hồi nợ được. Tuy nhiên việc khởi kiện ra Tòa án gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Thủ tục tố tụng có thể kéo dài, thông thường giải quyết xong một vụ kiện về nợ phải mất đến hai năm. Nếu bị đơn bỏ trốn mà bên nhận cầm cố không kiếm được hoặc bên cầm cố cố tình trì quản thì vụ kiện có thể kéo dài hơn nữa. Sau khi bản án, quyết định có hiệu lực thì phải chờ đợi kết quả cưỡng chế của cơ quan thi hành án, hoặc bên phải thi hành án cố tình đẩy giá bán tài sản lên cao hơn giá thị trường để gây khó khăn cho quá trình thi hành án đối với việc xác định giá khởi điểm của tài sản thi hành án. Thời gian xử lý tài sản bảo đảm có thể bị kéo dài thêm vài tháng do thủ tục phát mại, đấu giá, kèm theo đó chi phí đấu giá cũng tăng,...Do mất nhều thời gian giải quyết nên dễ dẫn đến rủi ro giá trị của tài sản bảo đảm có thể giảm sút, không đủ để thanh toán cho nghĩa vụ của bên bảo đảm đối với bên nhận bảo đảm, thì bên có nghĩa vụ phải tiếp GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 62 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam tục thực hiện phần nghĩa vụ còn lại. Thế nhưng trong trường hợp khi mà bên bảo đảm không thể thực hiện được nghĩa vụ dẫn đến việc xử lý tài sản để thu hồi nợ thì việc yêu cầu họ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ còn lại là một điều vô cùng khó. Vì thế để đảm bảo cho quyền lợi hợp pháp của các bên khi khởi kiện ra Tòa án, và để có thể xử lý tài sản bảo đảm một cách nhanh chóng không bị mất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Thì pháp luật nên quy định riêng đối với việc xử lý tài sản bảo đảm, sẽ áp dụng những thủ tục rút gọn hơn từ quá trình thụ lý đơn đến thi hành án. Một khi đã đủ các giấy tờ chứng minh cho việc giao kết hợp đồng bảo đảm và chứng minh được bên nhận cầm cố có quyền xử lý đối với tài sản bảo đảm, Tòa án chỉ cần xem xét và xác minh, sau đó ra quyết định tiến hành xử lý tài sản cầm cố. Tóm lại, xử lý tài sản bảo đảm luôn nhận được sự quan tâm thích đáng của nhà làm luật. Để chứng minh cho nhận định trên chính là một loạt quy định về xử lý tài sản bảo đảm mà đặc biệt là xử lý tài sản cầm cố luôn được ưu tiên ghi nhận trong các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trong từng thời kỳ. Trên thực tế, hiệu quả của vấn đề xử lý tài sản bảo đảm có ảnh hưởng mang tính quyết định đến vị trí, vai trò của giao dịch bảo đảm trong đời sống. Nói cách khác chỉ khi nào xây dựng được một hệ thống pháp luật một cách khoa học, cơ chế đồng bộ và có tính khả thi cao trong hoạt động xử lý tài sản bảo đảm thì lúc đó chúng ta mới giảm thiểu được các tranh chấp trong giao dịch và bảo vệ lợi ích hợp pháp của các bên trong giao dịch, một biện pháp được nhiều người sử dụng. GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 63 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam KẾT LUẬN Nhằm mục tiêu hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản cầm cố, tạo điều kiện cho các chủ thể trong quan hệ cầm cố thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình, tránh những tranh chấp trong quá trình xử lý tài sản cầm cố. Qua nghiên cứu đề tài người viết nghiên cứu được những vấn đề sau: Thứ nhất, vấn đề xử lý tài sản cầm cố được đặt ra khi rơi vào các trường hợp xử lý tài sản do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Tuy nhiên, không phải đến thời điểm đó là bên có quyền được xử lý tài sản cầm cố để thu hồi nợ. Việc xử lý tài sản cầm cố này còn phụ thuộc vào thỏa thuận giữa các bên về thời điểm xử lý tài sản cầm cố trong giao dịch hoặc theo quy định của pháp luật. Thứ hai, việc xử lý tài sản cầm cố cũng giống như xử lý tài sản bảo đảm cũng có hai phương thức xử lý. Một là xử lý theo quy định của pháp luật thông qua bán đấu giá tài sản cầm cố khi các bên không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm. Hai là, xử lý theo thỏa thuận của các bên trong giao dịch. Đối với trường hợp thứ hai thì có hai cách thức xử lý tài sản cầm cố được sử dụng phổ biến hiện nay là bên nhận cầm cố trực tiếp bán tài sản cầm cố, bên nhận cầm cố nhận chính tài sản cầm cố để thay thế cho nghĩa vụ được bảo đảm. Thứ ba, những khó khăn, vướng mắc trong việc xử lý tài sản cầm cố, từ đó đưa ra những giải pháp để góp phần hoàn thiện những bất cập đó. Như việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản cầm cố, việc khai thác tài sản cầm cố trong thời gian chờ xử lý tài sản, xử lý tài sản cầm cố là bất động sản, xử lý tài sản cầm cố không thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố, xử lý tài sản cầm cố thông qua bán đấu giá và một số vấn đề khác liên quan đến xử lý tài sản cầm cố. Từ đó người viết nhận thấy rằng vấn đề xử lý tài sản cầm cố rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của các bên và tạo điều kiện thuận lợi để giao dịch cầm cố phát triển. Về cơ bản pháp luật quy định về việc xử lý tài sản cầm cố đã đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức trong việc xử lý tài sản cầm cố. Tuy nhiên những quy định của pháp luật vẫn còn tồn tại những khó khăn, vướng mắc trong việc xử lý tài sản cầm cố, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho quyền lợi của các bên bị ảnh hưởng. Để xử lý tài sản được thực hiện một cách thông thoáng, cần phải tìm ra những bất cập của quy định pháp luật, bổ sung những quy định mới phù hợp với thực tiễn, đồng thời ban hành các GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 64 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam văn bản hướng dẫn, giải thích cụ thể nhằm đảm bảo sự thống nhất trong cách hiểu cũng như áp dụng các quy định về xử lý tài sản cầm cố. Từ đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp các bên trong giao dịch, người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong việc xử lý tài sản cầm cố, phòng ngừa những hành vi vi phạm pháp luật. GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 65 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Viêt Nam DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO  Danh mục văn bản quy phạm pháp luật 1. Bộ luật Dân sự năm 1995. 2. Bộ luật Dân sự năm 2005. 3. Luật phá sản năm 2004. 4. Luật thi hành án dân sự 2008. 5. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989. 6. Pháp lệnh hợp đồng dân sự 1991. 7. Nghị định 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm. 8. Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm. 9. Nghị định 17/2010/ NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản. 10. Nghị định 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm. 11. Nghị định 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định 163/2006 NĐ-CP về giao dịch bảo đảm. 12. Nghị định 125/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toàn án Nhân dân tối cao số 03/2005/NQ-HĐTP ngày 28/4/2005 hướng dẫn một số quy định của Luật phá sản 2004. 13. Nghị quyết 03/2005/NQ-HĐTP ngày 28/4/2005 của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của luât phá sản. 14. Quyết định 217/QĐ-NH1 ngày 17/8/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về việc ban hành quy chế thế chấp, cầm cố tài sản và bảo lãnh vốn vay ngân hàng. 15. Thông tư liên tịch 16/2014/ TTLT-BTP-BTNMT-NHNN ngày 06/6/2014 hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm.  Danh mục sách, báo, tạp chí GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Viêt Nam 1. Bộ Tư Pháp, BC/BTP tháng 6 năm 2011, Báo cáo Tổng kết vướng mắc trong thực hiện thi hành Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm. 2. Đoàn Thị Phương Diệp, Giáo trình bảo đảm nghĩa vụ, Trường Đại học Cần Thơ. 3. Nguyễn Ngọc Điện, Một số suy nghĩ về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong luật dân sự Việt Nam, Nhà xuất bản trẻ TP. Hồ Chí Minh, năm 1999. 4. Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận khoa học về Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong luật Dân sự Việt Nam, Nhà xuất bản trẻ, năm 2001. 5. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền, Tài liệu hướng dẫn môn học Bảo đảm nghĩa vụ, năm 2013.  Danh mục các trang thông tin điện tử 1. Báo công an, Bí ẩn từ một vụ bán đấu giá tài sản, http://www.congan.com.vn/?mod=detnews&catid=702&id=58361 [truy cập ngày 10/10/2014]. 2. Báo pháp luật Việt Nam điện tử, Phải sửa luật hệ thống tài sản bảo đảm, http://phapluatvn.vn/tuphap/xaydungpl/201210/Phai-sua-luat-he-thong-tai-sanbao-dam-2071847/ [truy cập ngày 26/7/2014]. 3. Bộ Tư Pháp, Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của các tổ chức tín dụng-Nhìn từ góc độ các quy định của pháp luật hiện hành về xử lý tài sản bảo đảm, http://moj.gov.vn/ct/tintuc/lists/nghin%20cu%20trao%20i/viewdetail.aspx?Item ID=2769 [truy cập ngày 26/7/2014]. 4. Cafeluat.com, Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, http://luathoc.cafeluat.com/showthread.php/104515-Bai-03-Cac-bien-phap-baodam-thuc-hien-nghia-vu [truy cập ngày 2/8/2014]. 5. Công ty luật Đại Việt, Văn phòng công chứng Đại Việt, Cảnh báo rủi ro trong giao dịch bảo đảm, http://luatdaiviet.vn/xem-tin-tuc/canh-bao-rui-ro-tronggiao-dich-bao-dam [truy cập 4/8/2014]. 6. Công ty luật số 5-Quốc gia, Kinh doanh dịch vụ cầm đồ, http://www.luatsuvietnam.vn/vi/t-vn-khac-hang-mainmenu-47/48-hi-ap/101kinh-doanh-dich-vu-cam-do.html [truy cập ngày 15/8/2014]. 7. Dương Công Chiến, Thời báo Ngân hàng, 3 nút thắt khi xử lý tài sản bảo đảm, http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/3-nut-that-khi-xu-ly-tai-san-bao-dam2012113011234817ca34.chn [truy cập ngày 10/8/2014]. GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Viêt Nam 8. Đỗ Thông, Chuyện về những nông dân cầm cố đất ở ĐBSCL (Kỳ 2), http://www.thanhnien.com.vn/news1/pagé/200733/205318.aspx [truy cập ngày 20/10/2014]. 9. Hà Tâm, Báo đầu tư, Xử lý nợ xấu bằng tài sản bảo đảm, http://baodautu.vn/news/vn/ngan-hang/xu-ly-no-xau-bang-tai-san-bao-dam.html [truy cập ngày 3/8/2014]. 10. Nguyễn Hoài, VnEconomy, Khó như xử lý tài sản bảo đảm, http://www.bldif.com.vn/vn/info/c17-a92/Tai-chinh/Kho-nhu-xu-ly-tai-sanbao-dam,html [truy cập ngày 5/8/2014]. 11. Nguyễn Hồng Hải, Thông tư pháp luật dân sự, Một số ý kiến về bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành và một số đề xuất, http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2012/11/07/mot-so-y-kien-ve-dau-gia-taisan-theo-quy-dinh-cua-phap-luat-viet-nam-hien-hanh-va-mot-so-de-xuat/ [truy cập ngày 7/8/2014]. 12. Nguyễn Văn Mạnh, Cafeluat.com, Một số vấn đề về giao dịch bảo đảm theo pháp luật Việt Nam hiện hành, http://luathoc.cafe.com/showtheard.php/105166Mot-so-van-de-ve-giao-dich-bao-dam-theo-phap-luat-viet-nam-hien-hanh [truy cập ngày 12/8/2014]. 13. Nguyễn Văn Phương, Khó khăn từ xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ xấu, http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2013/07/27/kh-kho-khan-tu-xu-ly-tai-sanbao-dam-de-thu-hoi-no-xau/ [truy cập ngày 20/10/2014]. 14. Nguyễn Quang Hương Trà, Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Bàn về khái niệm giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật Việt Nam – nhìn từ giác độ đối tượng của hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm – http://moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2769 [truy cập ngày 20/7/2014]. 15. Theo thư viện luận văn: Tiểu luận tìm hiểu ba vụ việc tranh chấp về tài sản cầm cố, http://doc.edu.vn/tai-lieu/tieu -luan-tim-hieu-3-vu-viec-tranh-chap-ve-taisan-cam-co-38288/, [truy cập ngày 3/9/2014]. 16. Theo xã luận, Sinh viên hãy tỉnh táo với bẫy cho vay nặng lãii, http://ictdream.Uit.edu.vn/tin-tuc-su-kien/124-sinh-vien-hay-tinh-tao-voi-baycho-vay-nang-lai.html [truy cập ngày 20/10/2014]. GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền SVTH: Phạm Thị Hồng Mai [...]... Xử lý tài sản cầm cố trong hợp đồng cầm cố là việc người xử lý tài sản tiến hành các hoạt động xử lý tài sản cầm cố theo các phương thức do các bên trong hợp đồng cầm cố thỏa thuận như bán tài sản cầm cố, bên nhận cầm cố nhận chính tài sản GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 14 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam cầm cố hoặc theo quy định của pháp luật thì tài sản cầm cố. .. phải được xử lý để bên cầm cố thực hiện nghĩa vụ khác Thứ hai, về phương thức xử lý tài sản cầm cố trong hợp đồng cầm cố thì tài sản cầm cố có thể được tiến hành theo sự thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật Nếu tài sản cầm cố được xử lý theo thỏa thuận của các bên thì tài sản cầm cố có thể bên nhận cầm cố sẽ trực tiếp bán tài sản cầm cố, hoặc sẽ nhận chính tài sản cầm cố để thay... thức xử lý tài sản bảo đảm thì việc xử lý tài sản sẽ theo quy định của pháp luật 2.2.1 Bên nhận cầm cố bán tài sản cầm cố Bán tài sản cầm cố là một trong những cách thức mà các bên trong giao dịch cầm cố thỏa thuận, là việc mà bên nhận cầm cố tiến hành bán tài sản cầm cố của bên cầm cố khi bên này đã rơi vào các trường hợp tài sản bảo đảm sẽ bị xử lý Đây có thể được xem là phương thức xử lý tài sản cầm. .. nhận cầm cố chỉ có quyền xử lý tài sản cầm cố khi bên cầm cố không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với bên nhận cầm cố hoặc do bên cầm cố và bên nhận cầm cố thỏa thuận tài sản bảo đảm sẽ được xử lý trong một số trường hợp cụ thể Các quy định của pháp luật về xử lý tài sản cầm cố góp phần bảo vệ quyền lợi của bên nhận cầm cố cũng như bên cầm cố trong việc xử lý tài sản cầm cố. .. Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN CẦM CỐ 2.1 Các trường hợp xử lý tài sản cầm cố Trong mối quan hệ giao dịch cầm cố, không phải lúc nào bên cầm cố cũng thực hiện đúng các cam kết của mình đối với bên nhận cầm cố Một khi bên cầm cố đã nhận được các lợi ích từ bên nhận cầm cố, thì quyền lợi của bên nhận cầm cố có nhận được hay... xử lý tài sản cầm cố, thỏa thuận của các bên về việc xử lý tài sản cầm cố có thể thiết lập tại thời điểm giao kết hợp đồng cầm cố hoặc thỏa thuận có thể thiết lập tại thời điểm xử lý tài sản Các bên có thể thỏa thuận tất cả các vấn đề về việc xử lý tài sản từ việc chọn chủ thể tiến hành xử lý, phương thức xử lý, giá bán tài sản, thời gian, Pháp luật bảo đảm nghĩa vụ đưa ra hai hình thức xử lý tài sản. .. Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam cầm cố sẽ được xử lý theo phương thức do các bên đã thỏa thuận hoặc được bán đấu giá để thực hiện nghĩa vụ”.8 Về nguyên tắc, việc xử lý tài sản cầm cố không khác gì so với Pháp lệnh hợp đồng Dân sự năm 1991, cách thức xử lý tài sản cầm cố dựa trên sự thỏa thuận của các bên Khác với quy định trong Pháp lệnh hợp đồng Dân sự năm 1991 bên cạnh việc xử lý tài. .. cố thỏa thuận về giá trị tài sản cầm cố hoặc cùng với bên thế chấp chọn ra một tổ chức có chức năng định giá tài sản cầm cố, được người tiến hành xử lý tài sản thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố, được thanh toán các chi phí khi tiến hành khai thác tính năng công dụng của tài sản cầm cố trong thời gia chờ xử lý tài sản cầm cố, nếu tiền bán tài sản còn thiếu thì bên cầm cố phải trả tiếp phần còn... trình xử lý tài sản bảo đảm Tuy nhiên bên cạnh những điểm giống nhau thì xử lý tài sản trong biện pháp cầm cố tài sản và thế chấp tài sản cũng có những điểm khác nhau, bởi những quy định của pháp luật về hai biện pháp cầm cố tài sản và thế chấp tài sản có sự khác nhau nên dẫn đến việc áp dụng biện pháp xử lý tài sản bảo đảm khi bên bảo GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 17 SVTH: Phạm Thị Hồng Mai Xử lý tài. .. Hồng Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam cho người thứ ba giữ” Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 thì không còn hạn chế tài sản dùng để cầm cố nữa hiện nay thì tài sản trong biện pháp cầm cố có thể là động sản hay bất động sản Tuy nhiên đối với tài sản là bất động sản thì việc cầm cố vẫn chưa được đề cập đến trong các văn bản chuyên ngành, hạn chế quyền cầm cố bất động sản của người ... Các quy định pháp luật xử lý tài sản cầm cố góp phần bảo vệ quyền lợi bên nhận cầm cố bên cầm cố việc xử lý tài sản cầm cố Xử lý tài sản cầm cố hợp đồng cầm cố việc người xử lý tài sản tiến hành... người xử lý tài sản cầm cố tiến hành xử lý tài sản cầm cố bên nhận cầm cố có nghĩa vụ phải giao tài sản cầm cố cho người tiến hành xử lý tài sản cầm cố trường hợp bên nhận cầm cố người xử lý tài sản. .. Mai Xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật Việt Nam CHƯƠNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN CẦM CỐ 2.1 Các trường hợp xử lý tài sản cầm cố Trong mối quan hệ giao dịch cầm cố, lúc bên cầm cố

Ngày đăng: 03/10/2015, 11:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan