pháp luật về quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ việt nam

91 2.4K 19
pháp luật về quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT -------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT KHÓA 37 NIÊN KHÓA 2011 - 2015 Đề tài: PHÁP LUẬT VỀ QUÁ CẢNH HÀNG HÓA QUA LÃNH THỔ VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Mai Hân Bộ môn Luật Thương mại Sinh viên thực hiện: Trần Thùy Trang MSSV: 5115768 Lớp: Luật Thương mại 1 – K37 Cần Thơ, năm 2014 LỜI CẢM ƠN -------- Lời đầu tiên, người viết xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến Thạc sỹ Nguyễn Mai Hân. Dưới sự hướng dẫn tận tình, cung cấp những kinh nghiệm cũng như kiến thức quý báo của Cô đã giúp tôi hoàn thành tốt Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật của mình. Người viết cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giảng dạy, làm việc tại Khoa Luật đã truyền đạt những kiến thức quý báo và giúp đỡ trong bốn năm (2011 2015) học tập, rèn luyện tại trường Đại học Cần Thơ. Đồng thời cảm ơn các bạn sinh viên Khóa 37, đặc biệt là các bạn sinh viên làm cùng nhóm chuyên ngành Luật Thương mại do Cô Nguyễn Mai Hân hướng dẫn, đã trao đổi, góp ý và chia sẻ những kiến thức bổ ích trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài. Cuối cùng, người viết cảm ơn gia đình, bạn bè luôn động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để người viết học tập, rèn luyện và nghiên cứu trong suốt bốn năm tại Trường Đại học Cần Thơ. Người viết Trần Thùy Trang NHẬN XÉT CỦA THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG ---------- ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………… MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI NÓI ĐẦU ...........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 1 3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 1 4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 2 5. Bố cục của đề tài ........................................................................................................ 2 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUÁ CẢNH HÀNG HÓA QUA LÃNH THỔ VIỆT NAM ..........................................................................................4 1.1 Các khái niệm cơ bản về quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam.......... 4 1.1.1 Khái niệm hoạt động quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam ....4 1.1.1.1 Khái niệm quá cảnh hàng hóa ........................................................4 1.1.1.2 Khái niệm tuyến đường quá cảnh ...................................................5 1.1.1.3 Khái niệm tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam ..........................................................................................................5 1.1.2 Khái niệm dịch vụ quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt nam ...............7 1.1.3 Phân biệt dịch vụ quá cảnh và dịch vụ logistics.......................................8 1.2 Đặc điểm, vai trò của quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam ............. 11 1.2.1 Đặc điểm của quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam ....................11 1.2.2 Vai trò của quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam ........................12 1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam ............................................................................................................................ 14 1.3.1 Quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam trước năm 2005 ...............14 1.3.2 Quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam sau năm 2005 đến nay ...15 1.4 Quan hệ của Việt Nam với một số nước trong quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ…....................................................................................................................... ...16 CHƯƠNG 2. NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUÁ CẢNH HÀNG HÓA QUA LÃNH THỔ VIỆT NAM ....................................................................19 2.1 Những nguyên tắc cơ bản khi quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam .. .................................................................................................................................... 19 2.1.1 Hàng hóa quá cảnh phải làm thủ tục thông quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan, vận chuyển đúng tuyến đường, qua cửa khẩu theo quy định ....................................................................................................................19 2.1.2 Hàng hóa quá cảnh và phương tiện vận tải được thông quan sau khi đã làm thủ tục hải quan .........................................................................................20 2.1.3 Thủ tục hải quan phải được thực hiện công khai, nhanh chóng, thuận tiện và theo quy định pháp luật ........................................................................21 2.2 Chủ thể tham gia và nội dung về quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam .................................................................................................................................... 21 2.2.1 Chủ thể tham gia quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam .............21 2.2.1.1 Chủ sở hữu hàng hóa tham gia quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam ........................................................................................................21 2.2.1.2 Tổ chức trung gian thực hiện dịch vụ quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam ................................................................................................................23 2.2.1.3 Cơ quan quản lý về quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam ...23 2.2.2 Nội dung quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam ...........................24 2.3 Tuyến đường hóa cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam ............................ 25 2.3.1 Quá cảnh qua các cửa khẩu quốc tế và theo những tuyến đường quy đinh .................................................................................................................................... 25 2.3.2 Quá cảnh theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên ................26 2.4 Hàng hóa được phép quá cảnh và thời gian hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam ..................................................................................................................... 27 2.4.1 Hàng hóa được phép quá cảnh sang lãnh thổ Việt Nam .....................27 2.4.1.1 Hàng hóa không thuộc diện cấm kinh doanh, nhập khẩu, xuất khẩu và vũ khí đạn dược theo quy định pháp luật ......................................27 2.4.1.2 Hàng hóa quá cảnh thuộc diện cấm kinh doanh, nhập khẩu, xuất khẩu và vũ khí, đạn dược theo quy định pháp luật .....................................27 2.4.2 Thời gian hàng hóa được phép quá cảnh sang lãnh thổ Việt Nam ......28 2.5 Hợp đồng dịch vụ quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam.................... 28 2.5.1 Hình thức, chủ thể và đối tượng của hợp đồng dịch vụ quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam ..............................................................................28 2.5.2 Nội dung của hợp đồng dịch vụ quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam .......32 2.6 Quy trình, thủ tục, biện pháp xử lý vi phạm trong quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam ........................................................................................................... 32 2.6.1 Quy trình, cách thức thực hiện thủ tục hải quan quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam ......................................................................................32 2.6.1.1 Trình tự, cánh thức thực hiện thủ tục hải quan đối với quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam .................................................................32 2.6.1.2 Cơ quan thực hiện, thời hạn thực hiện thủ tục hải quan đối với quá cảnh đối với quá cảnh ...................................................................................33 2.6.2 Xử lý vi phạm trong quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam .........34 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUÁ CẢNH HÀNG HÓA QUA LÃNH THỔ VIỆT NAM VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY................................................36 3.1 Thực trạng quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam .................................. 36 3.1.1 Tìm năng phát triển dịch vụ quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam ................................................................................................................36 3.1.2 Thực trạng quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam ...................37 3.2 Một số khó khăn, bất cặp khi quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam .. .................................................................................................................................... 40 3.2.1 Khó khăn, bất cập về thủ tục thông quan và cơ chế kiểm soát hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ ......................................................................................40 3.2.1.1 Thủ tục hải quan hiện nay ...............................................................40 3.2.1.2 Về cơ chế kiểm soát hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ ..................41 3.2.2 Khó khăn, bất cặp về tuyến đường quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ hiện nay .............................................................................................................43 3.2.3 Một số khó khăn, bất cập khác................................................................44 3.3 Một số đề xuất hoàn thiện pháp luật quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập của nước ta hiện nay ................................................ 45 3.3.1 Về thủ tục thông quan và cơ chế kiểm soát hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam .............................................................................................46 3.3.2 Quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các bên khi quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam ..............................................................................47 KẾT LUẬN ..............................................................................................................50 PHỤ LỤC Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quá trình mua bán, trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia trên thế giới đã xuất hiện rất lâu. Từ đấy, hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa ra đời, theo đó, một trong những vấn đề quan trọng được đặt ra cho nhiều quốc gia trên thế giới chính là việc lựa chọn những tuyến đường thuận lợi nhanh chóng nhằm tạo sự thuận tiện, tiết kiệm chi phí và đem lại hiệu quả cao nhất để hàng hóa đến được quốc gia nhập khẩu và ngược lại. Việt Nam với lợi thế vừa là một nước lục địa vừa là một nước hải dương nên được xem như là hậu cần của Đông Nam Á. Nhờ địa hình địa thế đó mà hàng hóa Việt Nam, dù nhập khẩu vào để tiêu thụ trong nước hay để xuất khẩu ra các nước trong khu vực đều không cần phải quá cảnh qua các nước láng giềng. Ngược lại, hàng hóa của vùng Đông Bắc Thái Lan, Lào, Campuchia và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) xuất khẩu sang những nước khác đều có nhu cầu phải quá cảnh và tạm thời lưu kho trên lãnh thổ Việt Nam. Nắm được ưu thế đó, Việt Nam đã có những chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như ban hành những quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hoạt động thương mại vận chuyển hàng hóa quá cảnh của thương nhân Việt Nam. Bên cạnh đó, còn đảm bảo sự an toàn, quản lý chặt chẽ hơn đối với quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam cũng như liên kết kinh tế khu vực phát triển hơn nữa. Từ những phân tích trên và thực tiễn về quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam người viết chọn đề tài: “Pháp luật về quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam” làm đề tài tốt nghiệp cử nhân Luật của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Người viết chọn đề tài: “Pháp luật về quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam” trước tiên tìm hiểu và nghiên cứu những quy định pháp luật của Nhà nước ta về quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam. Từ đó đánh giá các quy định dựa trên thực tiễn một số nơi áp dụng, tìm hiểu những khó khăn, bất cập phát sinh thường gặp đối với quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quá cảnh hàng hóa. Trên cơ sở đó, rút ra những đề xuất, phương hướng, giải pháp trong dịch vụ thương mại nói chung, trong vấn đề quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam nói riêng. 3. Phạm vi nghiên cứu Hoạt động quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ bao gồm: quá cảnh hàng hóa, dịch vụ quá cảnh hàng hóa và các thủ tục hải quan tại cửa khẩu khi quá cảnh hàng hóa Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam qua lãnh thổ1. Do phạm vi tương đối rộng, bao quát nhiều vấn đề và khía cạnh, hạn chế về điều kiện cũng như thời gian nghiên cứu nên người viết chỉ tập trung nghiên cứu: Quy định về quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam, cụ thể là quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quá cảnh hàng quá, các loại hàng hóa quá cảnh và các thủ tục hải quan khi quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam. Bên cạnh đó, người viết thu thập các số liệu cũng như thực trạng về quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam của một số địa phương, từ đó đưa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật trong quá cảnh hàng hóa Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài người viết sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp. Trong đó phương pháp được sử dụng chủ yếu là: phương pháp luận đánh giá tổng thể các vấn đề; phương pháp phân tích luật viết; phương pháp so sánh để đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành, phương pháp thu thập và phân tích số liệu thực tế. Từ đó rút ra kết luận về vấn đề góp phần hoàn thiện các quy định cũng như pháp luật nói chung. 5. Bố cục của đề tài Lời mở đầu Chương 1. Những vấn đề chung về quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam Trong chương này người viết tập chung làm rõ và phân biệt các khái niệm liên quan đến quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam. Bên cạnh đó người viết sẽ khái quát lịch sử hình thành và phát triển của quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam và quan hệ của Việt Nam với một số quốc gia trong quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ. Chương 2. Những quy định của pháp luật về quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam Trong chương này người viết sẽ trình bày các nguyên tắc cơ bản trong quá cảnh hàng hóa, các quy định của pháp luật về chủ thể tham gia cũng như quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khi quá cảnh hàng hóa. Các quy định về trình tự, thủ tục hải quan khi quá cảnh hàng hóa. Chương 3. Thực trạng quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam và định hướng hoàn thiện pháp luật trong bối cảnh hội nhập của nước ta 1 Quá cảnh hàng hóa; Dịch vụ quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ do Luật Thương mại năm 2005 điều chỉnh. Còn các thủ tục hải quan do Luật Hải quan năm 2001(sửa đổi, bổ sung 2005) điều chỉnh. Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam Chương này người viết tập trung đánh giá các quy định của pháp luật hiện nay, trình bày thực trạng cũng như những bất cập trong thực tiễn, từ đó tìm ra những nguyên nhân, đề xuất và giải pháp pháp luật khi quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam. Kết luận Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUÁ CẢNH HÀNG HÓA QUA LÃNH THỔ VIỆT NAM 1.1 Các khái niệm cơ bản về quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam 1.1.1 Khái niệm hoạt động quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam 1.1.1.1 Khái niệm quá cảnh hàng hóa Trong điều kiện hội nhập kinh tế thị trường, việc giao lưu hàng hóa quốc tế diễn ra ngày càng nhộn nhịp. Trong khi đó, có nhiều quốc gia có chung đường biên giới với nhau. Vì vậy, việc vận chuyển hàng hóa từ quốc gia này sang quốc gia khác đòi hỏi phải đi qua lãnh thổ của một nước thứ ba là điều không thể tránh khỏi. Quá cảnh hàng hóa là một thuật ngữ kinh tế, có nhiều cách giải thích khác nhau về thuật ngữ này. Trong từ điển Hán - Nôm thì “quá có nghĩa là đi qua, đi ngang qua còn cảnh có nghĩa là bờ cõi đất đai”. Vậy quá cảnh hàng hóa ở đây có nghĩa là hàng hóa đi ngang qua (mà không vào) một nước, một vùng lãnh thổ có chủ quyền nào đó. Một ý kiến khác, lại cho rằng quá cảnh hàng hóa là một động từ chỉ sự vận chuyển, di chuyển hàng hóa đi qua lãnh thổ của một hay nhiều nước để tới một nước khác, trên cơ sở hiệp định đã kí giữa các nước có liên quan. Theo Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Quá cảnh hàng hóa là việc vận chuyển hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nam, kể cả việc trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, thay đổi phương thức vận tải hoặc các công việc khác được thực hiện trong thời gian quá cảnh”2. Từ các phân tích trên, có thể hiểu một cách đơn giản rằng: quá cảnh là việc vận chuyển hàng hóa thuộc quyền sở hữu của chủ thể nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nam đến một nước thứ ba hoặc trở về nước đó bao gồm nhiều hoạt động khác nhau trong thời gian quá cảnh. Ví dụ: Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng có chung đường biên giới với nhau, nếu Lào muốn vận chuyển hàng hóa sang nước khác, mà việc vận chuyển hàng hóa này cần nhanh chóng thì phải qua lãnh thổ Việt Nam (chủ yếu là các tỉnh miền Trung Việt Nam) để đến được nước xuất khẩu, thì Lào phải quá cảnh qua một trong những tuyến đường mà Việt Nam đã quy định. 2 Điều 241, Luật Thương mại năm 2005 Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam 1.1.1.2 Khái niệm tuyến đường quá cảnh Các văn bản quy phạm pháp luật nước ta cũng như các tài liệu nghiên cứu về quá cảnh chưa đưa ra một khái niệm cụ thể nào về “Tuyến đường quá cảnh”. Tại Khoản 1 Điều 234 Luật Thương mại năm 2005 chỉ đưa ra quy định hàng hóa phải quá cảnh như thế nào:“hàng hóa chỉ được quá cảnh qua các cửa khẩu quốc tế và theo những tuyến đường nhất định trên lãnh thổ Việt Nam”. Dựa vào đặc điểm của quá cảnh và các quy định hiện hành ta thấy một hàng hóa muốn quá cảnh trước tiên phải qua cửa khẩu của nước cho phép quá cảnh và làm các thủ tục hải quan nhất định, đồng thời trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa phải đi đúng tuyến đường mà nước quá cảnh quy định. Tuyến đường này “tiếp trục” với cửa khẩu và nơi lưu kho hàng hóa quá cảnh. Ví dụ: Hàng hóa của Lào muốn quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam trước khi xuất khẩu đi nước thứ ba, thì sau khi làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu hàng hóa sẽ được vận chuyển từ cửa khẩu đến nơi lưu kho hàng hóa qua tuyến đường nối số 9. Vậy tuyến đường nối số 9 này được xem là tuyến đường quá cảnh. Từ những phân tích trên ta có thể đưa ra khái niệm tuyến đường quá cảnh như sau: Tuyến đường quá cảnh là những tuyến đường tiếp trục tại các cửa khẩu được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định và cho phép vận chuyển hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam. 1.1.1.3 Khái niệm tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam - Khái niệm tạm nhập hàng hóa, tái xuất hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam: Trong quá trình kinh doanh thương mại, do những nhu cầu khác nhau của người sử dụng mà các thương nhân nhận ra rằng hàng hóa khi sản xuất ra không dừng lại ở việc chỉ tiêu thụ trong nước hoặc một không gian địa lí nhất định, hàng hóa phải theo nhu cầu của người sử dụng tức là hàng hóa có thể có mặt ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới. Vì vậy các thương nhân đã xuất khẩu hàng hóa ra khỏi quốc gia của họ để đến những quốc gia khác. Từ đó hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu ra đời. Song không phải quốc gia nào cũng có nhu cầu xuất, nhập khẩu, một số lý do như: cản trở thuế quan của từng quốc gia hay khoảng cách địa lý nên họ không thể xuất, nhập khẩu trực tiếp đến nước đó mà phải thông qua nước thứ ba, từ đó hoạt động tạm nhập, tái xuất ra đời. Cụ thể tại Khoản 1 Điều 29 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hóa được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi lãnh thổ Việt Nam”. Trước tiên, ta cần phân biệt hai khái niệm tạm nhập, tái xuất và quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam. Điểm chung nhất của tạm nhập, tái xuất và quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ là hàng hóa xuất, nhập khẩu đều qua lãnh thổ Việt Nam mà không tiêu thụ trong nước3 và hàng hóa chỉ tạm thời ở trên lãnh thổ Việt Nam, sau đó được đưa đến nước cần nhập hoặc xuất khẩu. Tuy nhiên, tạm nhập, tái xuất chủ yếu là nhập các mặt hàng, sau đó có thể gia công hay sửa chữa để xuất khẩu đến nước cần nhập khẩu và được làm thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hóa. Chủ thể kinh doanh phải trả số tiền hàng cho nước xuất khẩu, sau đó được nhận tiền hàng từ nước nhập khẩu và tiền hoa hồng trên lô hàng đó. - Chuyển khẩu hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam: Ngược lại với hoạt động tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu là hoạt động mua bán hàng từ một quốc gia để bán sang một quốc gia khác mà không cần làm thủ tục nhập hoặc xuất khẩu hàng hóa. Cụ thể tại Khoản 1 Điều 30 Luật Thương mại 2005 quy định: “chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng hóa từ một nước vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài vùng lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam”. Như vậy, khác với tạm nhập, tái xuất, hàng hóa của chuyển khẩu được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có thể qua cửa khẩu hoặc không qua cửa khẩu4 Việt Nam. Và ở đây, chủ thể kinh doanh chuyển khẩu của Việt Nam ký kết hợp đồng mua hàng hóa với thương nhân nước xuất khẩu, ký hợp đồng bán hàng hóa với nước nhập khẩu. Vì vậy, chuyển khẩu là việc mua bán hàng hóa giữa ba chủ thể: nước xuất khẩu – nước chuyển khẩu – nước nhập khẩu, do đó hàng hóa chuyển khẩu không giống như hàng hóa quá cảnh “chỉ đi qua” mà có sự mua bán. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thương nhân Việt Nam sẽ thuê các thương nhân kinh doanh dịch vụ quá cảnh hàng hóa làm dịch vụ quá cảnh hàng hóa đến nước nhập khẩu. Ví dụ: Trung Quốc xuất khẩu qua Lào mặt hàng thực phẩm. Muốn qua được Lào bằng con đường ngắn nhất, Trung quốc đi qua cửa khẩu Hữu Nghị của Việt Nam. Tại đây, thương nhân Việt Nam sẽ ký kết mua bán lô hàng thực phẩm trên với Trung Quốc và hợp đồng mua bán với thương nhân Lào và không cần làm thủ 3 Trường một số trường hợp được Bộ trưởng Bộ Công thương cho phép tiêu thụ, Xem thêm Khoản 6, Điều 40, Nghị định 187/2013/NĐ-CP. 4 Xem thêm Khoản 2, Điều 30, Luật Thương mại năm 2005 Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam tục nhập khẩu, xuất khẩu như hoạt động tạm nhập tái xuất mà chỉ cần làm một số thủ tục hải quan cần thiết khác. Chuyển khẩu là một trong những hoạt động đặc thù trong buôn bán hàng hóa quốc tế. Vì để hoạt động của các thương nhân diễn ra nhanh chóng nên khi chuyển khẩu hàng hóa, thương nhân có thể không cần chuyển qua cửa khẩu của Việt Nam mà có thể chuyển thẳng từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu. Tuy nhiên, khi hàng hóa xuất khẩu cần nơi lưu kho hoặc trung chuyển trước khi nhập khẩu qua nước khác thì không cần làm thủ tục hải quan tại Việt Nam. Ưu điểm của hoạt động này tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân buôn bán hàng hóa quốc tế, rút ngắn thời gian xuất khẩu hàng hóa vì thương nhân không cần làm nhiều thủ tục hải quan về nhập khẩu và xuất khẩu, song để có được ưu điểm này thương nhân phải phụ thuộc vào con đường vận chuyển hàng hóa. 1.1.2 Khái niệm dịch vụ quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt nam Ra đời cùng với hoạt động quá cảnh hàng hóa là dịch vụ quá cảnh hàng hóa. Dịch vụ này xuất hiện nhằm giúp các thương nhân nước ngoài vận chuyển hàng hóa khi quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam. Cụ thể tại Điều 249, Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Dịch vụ quá cảnh hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân thực hiện việc quá cảnh cho hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nam để hưởng thù lao”. Bên làm dịch vụ quá cảnh theo quy định này phải là thương nhân kinh doanh dịch vụ quá cảnh hàng hóa, tức là phải hội tụ đủ điều kiện theo quy định pháp luật, cụ thể tổ chức phải thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách thường xuyên và có đăng ký kinh doanh5. Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác6. Ngoài những yêu cầu cần thiết trên bên thuê dịch vụ quá cảnh tức là chủ sở hữu hàng hóa, thương nhân nước ngoài phải có nhu cầu vận chuyển hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam. Dịch vụ quá cảnh hàng hóa ra đời không lâu nhưng nó đã chứng tỏ được vai trò của mình. Điều đó thể hiện ở việc hàng loạt doanh nghiệp quá cảnh Việt Nam hình thành như công ty VRTS- công ty cổ phần dịch vụ vận tải đường sắt. Công ty này đã làm thủ tục cho nhiều lô hàng, quá cảnh hàng qua nhiều cửa khẩu của Lào 5 6 Khoản 1, Điều 6, Luật Thương mại năm 2005 Khoản 1, Điều 3, Luật Thương mại năm 2005 Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam và Trung Quốc, ngoài ra còn có dịch vụ quá cảnh của công ty OCEAN TRANSPORT LOGISTICS, công ty trách nhiệm hữu hạn NIPPON EXPRESS VIET NAM LTD, công ty cổ phần container Việt Nam. 1.1.3 Phân biệt dịch vụ quá cảnh và dịch vụ logistics Trong thời kì kinh tế mở cửa, hoạt động thương mại phát triển mạnh mẽ đa dạng và đan xen lẫn nhau. Một thương nhân thực hiện chuỗi hoạt động từ quá trình tạo ra hàng hóa, đóng gói, vận chuyển, xuất khẩu, làm thủ tục hải quan… Không còn phù hợp nữa do thương nhân sẽ chịu gánh nặng tài chính lớn, năng lực, trình độ chuyên môn, thời gian, cũng như chi phí phát sinh…Từ đó các thương nhân có nhu cầu sử dụng những dịch vụ khác nhau liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa đến người mua. Song song với sự hình thành, phát triển của kinh tế thị trường, hoạt động giao nhận hàng hóa ngày càng khẳng định vai trò cũng như vị trí của mình. Hoạt động này không dừng lại ở việc thực hiện mục đích ban đầu nó đặt ra, mà ngày càng phát triển phong phú hơn với nhiều hoạt động khác nhau trong quá trình giao nhận hàng hóa từ người sản xuất đến người mua. Thấy được tầm quan trọng đó, Luật Thương mại năm 2005 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ hợp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 06 năm 2005 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2006 thay thế cho luật thương mại năm 1997 gọi dịch vụ này là dịch vụ logistics. Cụ thể tại Điều 233 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hóa hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”. Hiểu một cách đơn giản hoạt động logistics là hoạt động thương mại trong đó thương nhân phải thực hiện một hoặc nhiều công đoạn khác nhau từ nhận hàng đến giao hàng và các dịch vụ khác có liên quan. Về phương diện kinh tế, dịch vụ quá cảnh và dịch vụ logistics ra đời là do nhu cầu tất yếu của nền kinh tế thị trường, nó mang nhiều đặc điểm giống nhau, đều hướng tới lợi nhuận của nhà cung cấp dịch vụ nói chung và xúc tiến quá trình giao nhận hàng hóa nói riêng. Tuy nhiên, mỗi loại dịch vụ lại mang đặc điểm đặc trưng riêng biệt do hoạt động, tính chất cũng như những yếu tố khác. Như người viết đã trình bày dịch vụ logistics là chuỗi công việc mà thương nhân tổ chức hoặc thực hiện một hoặc nhiều công đoạn khác nhau từ việc giao nhận Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam hàng hóa đến lưu kho, lưu bãi…..Ngược lại thương nhân tổ chức thực hiện dịch vụ quá cảnh hàng hóa chỉ thực hiện công việc liên quan đến việc vận chuyển, di dời hàng hóa trong thời gian hàng hóa quá cảnh. Trong quá trình tổ chức thực hiện dịch vụ logistics thương nhân có thể thực hiện việc vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên, nếu hoạt động này thực hiện theo điều kiện đặc biệt có nghĩa là tuân thủ về mặt khách hàng mà thương nhân tổ chức thực hiện dịch vụ hướng tới thì dịch vụ quá cảnh sẽ trở thành một công đoạn của dịch vụ logistics. - Chủ thể thực hiện dịch vụ: Thương nhân thực hiện dịch vụ logistics có thể là thương nhân nước ngoài, thương nhân trong nước chỉ cần có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định của pháp luật. Đối với thương nhân kinh doanh dịnh vụ logistics trong nước thì phải đáp ứng yêu cầu là doanh nghiệp có đăng kí kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt nam, có đủ phương tiện, thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật và có đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu 7. Đối với thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics ngoài việc đáp ứng yêu cầu về phương tiện, thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật và đáp ứng yêu cầu như thương nhân trong nước thì chỉ thực hiện dịch vụ logistics khi tuân theo những yêu cầu sau: kinh doanh dịch vụ bốc dỡ hàng hoá thì chỉ được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%; Kinh doanh dịch vụ kho bãi thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%, hạn chế này chấm dứt vào năm 2014, kinh doanh dịch vụ đại lý vận tải thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%, được thành lập công ty liên doanh không hạn chế tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài kể từ năm 2014, trường hợp kinh doanh dịch vụ bổ trợ khác thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%, hạn chế này là 51% kể từ năm 2010 và chấm dứt hạn chế vào năm 20148. Thương nhân thực hiện dịch vụ quá cảnh phải là thương nhân Việt Nam. Tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam phải thuê thương nhân Việt Nam kinh doanh dịch vụ quá cảnh thực hiện9. Tuy nhiên, tổ chức, cá nhân nước ngoài có thể tự mình thực hiện quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam, thuê thương nhân nước ngoài thực hiện quá cảnh sang lãnh thổ Việt 7 Khoản 1, Khoản 2, Điều 5 Nghị Định 140/2007 NĐ/CP Khoản 3, Điều 5 Nghị Định 140/2007 NĐ/CP 9 Khoản 3, Điều 242 Luật Thương mại năm 2005 8 Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam Nam được thực hiện theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phải tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam về xuất cảnh, nhập cảnh và giao thông vận tải10. Tuy cả hai dịch vụ đều có chủ thể nước ngoài tham gia, song hoạt động của dịch vụ quá cảnh hàng hóa lại quy định khá khắc khe với việc tổ chức, cá nhân nước ngoài tự mình thực hiện dịch vụ, do đó dịch vụ này sẽ do các thương nhân kinh doanh dịch vụ quá cảnh Việt Nam thực hiện. - Đối tượng khách hàng: Dịch vụ logistics có thể hướng tới mọi khách hàng từ những thương nhân trong nước, nước ngoài…đến những người không phải là thương nhân, chỉ cần họ có nhu cầu thực hiện một trong những công việc trong chuỗi công việc của thương nhân tổ chức dịch vụ logistics. Ngược lại, dịch vụ quá cảnh chỉ có một chủ thể để hướng đến đó là tổ chức, cá nhân nước ngoài có nhu cầu vận chuyển, trung chuyển, chuyển tải, lưu kho hàng hóa… - Không gian hoạt động: Dịch vụ logistics có không gian hoạt động rộng lớn do đặc điểm của công việc là gồm nhiều công đoạn khác nhau. Không gian ở đây là phương diện địa lí để dịch vụ này có thể hoạt động ở trong nước cũng như nước ngoài. Ví dụ: Khi nhận thực hiện tổ chức dịch vụ logistics doanh nghiệp sẽ thực hiện một chuỗi hoạt động đi từ giai đoạn nhận hàng hóa đến làm thủ tục hải quan. Công việc nhận hàng hóa được nhận ở cửa khẩu trong nước, làm thủ tục Hải quan để vận chuyển hàng hóa sang quốc gia khác thì dịch vụ này lại thực hiện ở nước ngoài. Dịch vụ quá cảnh hàng hóa chỉ hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam. Khi thương nhân vận chuyển hàng hóa hoặc trung chuyển, lưu kho, chia tách lô hàng, thay đổi phương thức vận tải thì công việc này diễn ra theo tuyến đường mà pháp luật Việt Nam cho phép. Cụ thể hơn là tuyến đường từ cửa khẩu làm thủ tục quá cảnh đến nơi hàng hóa được làm thủ tục ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. - Thời gian hoạt động: Đặc điểm về thời gian của dịch vụ logistics do công việc của dịch vụ đó quyết định. Cụ thể nếu người làm dịch vụ logistics chỉ làm một công việc trong chuỗi công việc của dịch vụ thì thời gian để hoàn thành công việc ngắn, ngược lại nếu làm nhiều công việc trong chuỗi công việc của dịch vụ thì thời gian theo đó cũng 10 Khoản 4, Điều 242 Luật Thương mại năm 2005 Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam cần nhiều hơn. Do đó nhà làm luật không quy định thời gian mà thương nhân tổ chức thực hiện dịch vụ logistics phải hoàn thành công việc. Do quá cảnh hàng hóa mang yếu tố đặc thù của giao nhận hàng hóa quốc tế, yếu tố về kinh tế, chính trị của nhiều nước nên nhà làm luật phải giới hạn thời gian. Tại Khoản 1, Điều 246 Luật Thương mại năm 2005 quy định thời gian quá cảnh hàng hóa tối đa là 30 ngày, đây cũng chính là thời gian tối đa cho thương nhân thực hiện dịch vụ quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên nhà làm Luật cũng quy định rằng “ Đối với hàng hóa lưu kho tại Việt Nam hoặc bị hư hỏng, tổn thất trong thời gian quá cảnh cần phải có thêm thời gian để lưu kho, khắc phục hư hỏng, tổn thất, thì thời gian quá cảnh gia hạn tương ứng với thời gian cần thiết để thực hiện công việc đó và phải được cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục quá cảnh chấp thuận11. Vậy có nghĩa rằng thời gian để thực hiện dịch vụ quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam cũng được kéo dài theo thời gian hàng hóa quá cảnh nếu hàng hóa đó bị hư hỏng, tổn thất trong quá trình quá cảnh. 1.2 Đặc điểm, vai trò của quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam 1.2.1 Đặc điểm của quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam Thứ nhất, quá cảnh hàng hóa là một hoạt động thương mại mang yếu tố nước ngoài. Theo Điều 758, Bộ luật Dân sự 2005 để xác định một quan hệ có yếu tố nước ngoài thỏa mãn một trong những điều kiện sau: một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài12. Trong khi đó “quá cảnh hàng hóa là việc vận chuyển hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nam”13,vì vậy nếu xét về chủ thể và đối tượng (hàng hóa quá cảnh) đủ điều kiện để kết luận rằng quá cảnh hàng hóa là một hoạt động thương mại có yếu tố nước ngoài theo Điều 758 Bộ luật dân sự năm 2005. Thứ hai, chủ thể của quan hệ dịch vụ gồm bên làm dịch vụ quá cảnh và khách hàng. Người làm dịch vụ phải là thương nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ vận tải, kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định của Luật Thương mại năm 2005. Khách hàng là người có nhu cầu quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam, có thể là thương nhân hoặc không là thương nhân. 11 Khoản 2 Điều 246 Luật Thương mại 2005 Điều 758 Bộ Luật dân sự 2005 13 Điều 241 Luật Thương mại 2005 12 Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam Thứ ba, xét về tính chất, quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam là một hoạt động dịch vụ, theo đó thương nhân làm dịch vụ quá cảnh sẽ nhận thù lao và các khoản hợp lý khác từ việc trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng thay đổi phương thức vận tải vv... Thứ tư, mọi hàng hóa điều có thể quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam. Khác với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu trong một số trường hợp vẫn cho phép nhập khẩu, xuất khẩu, tuy nhiên xét về tính chất thì hàng hóa quá cảnh dường như “dễ dàng” hơn hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Vì theo nguyên tắc hàng hóa quá cảnh chỉ lưu kho ở Việt Nam thời gian ngắn, sau đó sẽ xuất qua nước thứ ba, còn hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yếu tố quyết định đến chính sách về sản xuất, tiêu thụ hàng hóa nên cần “khắt khe” hơn. Cụ thể tại Điều 40 Nghị định 187 /2013 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại năm 2005 về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài quy định “Các loại hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài, trừ các loại vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, hàng hóa có độ nguy hiểm cao và hàng hóa thuộc danh mục cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, được quá cảnh lãnh thổ Việt Nam”. Từ quy định trên có thể thấy rằng, nhà nước hạn chế quá cảnh đối với một số hàng hóa như vũ khí, đạn dược và hàng hóa thuộc danh mục cấm kinh doanh….Tuy nhiên, tại khoản 2, Điều 40 của nghị định này thì “hàng hóa là vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ và hàng hóa có độ nguy hiểm cao chỉ được quá cảnh lãnh thổ Việt Nam sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép” và tại khoản 3 của Điều 40 cũng quy định “hàng hóa là vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ và hàng hóa có độ nguy hiểm cao chỉ được quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép”. Mặc dù nhà nước có hạn chế quá cảnh đối với một số mặt hàng nhưng nếu được sự cho phép của cơ quan nhà nước thì những hàng hóa này vẫn có thể quá cảnh sang lãnh thổ Việt Nam. 1.2.2 Vai trò của quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam Thứ nhất, là cầu nối để hợp tác, giao lưu, phát triển thương mại, chính trị giữa các quốc gia: Chính trị và kinh tế có mối quan hệ mật thiết với nhau, nếu hoạt động quá cảnh nói chung và hoạt động quá cảnh hàng hóa nói riêng diễn ra tốt thì tình hình chính trị giữa các quốc gia cũng được gắn bó thân thiết hơn và ngược lại. Cụ thể khi tình hình chính trị giữa Ukraine và Nga bất ổn thì Ukraine đã sẵn sàng áp Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam đặt các lệnh trừng phạt đối với mọi con đường quá cảnh của Nga qua lãnh thổ nước này. Như người viết đã trình bày, trong điều kiện kinh tế hội nhập như hiện nay việc giao lưu kinh tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ vì vậy việc vận chuyển hàng hóa từ quốc gia này sang quốc gia khác là điều tất yếu, nhất là những quốc gia có chung đường biên giới, vì vậy quá cảnh hàng hóa ra đời trực tiếp là cầu nối giữa các quốc gia nói chung và kinh tế nói riêng, vì quá cảnh là việc vận chuyển hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nam nên nó tạo ra nhiều cơ hội hợp tác giữa quốc gia xuất khẩu, quốc gia nhập khẩu cũng như quốc gia trung gian là Việt nam. Đồng thời quá cảnh hàng hóa tạo ra việc trao đổi, giao lưu hàng hóa giữa nhiều quốc gia với nhau, góp phần thúc đẩy kinh tế giữa các quốc gia cùng phát triển Thứ hai, mở rộng đối tác thương mại, dịch vụ cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quá cảnh: quá cảnh hàng hóa ra đời không những mang lại lợi ích cho các quốc gia xuất khẩu, nhập khẩu nói chung, khách hàng là chủ sở hữu hàng hóa có nhu cầu quá cảnh nói riêng mà còn mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hóa quá cảnh của Việt Nam, tạo ra cơ hội hợp tác giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quá cảnh và khách hàng thuộc nhiều quốc gia trên thế giới, từ đó góp phần mở rộng đối tác hợp tác của Việt Nam trên trường quốc tế, cũng như mở rộng ngành nghề hợp tác của Việt Nam. Thứ ba, rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa giữa các quốc gia: Do quá cảnh chỉ đi qua con đường tiếp trục tại cửa khẩu của quốc gia Việt Nam nên nó là con đường ngắn nhất để đi từ quốc gia xuất khẩu đến quốc gia nhập khẩu hàng hóa. Hay nói một cách đơn giản, con đường quá cảnh chính là con đường tắt mà thương nhân là chủ sở hữu hàng hóa lựa chọn để rút ngắn quãng đường vận chuyển hàng, thời gian vận chuyển cũng như các chi phí phát sinh. Ví dụ: Để vận chuyển hàng hóa từ Campuchia sang Trung Quốc thương nhân Campuchia sẽ phải đi từ Campuchia qua Lào sau đó đến Trung Quốc mất khoảng hai tháng vận chuyển hàng hóa, đồng thời mất cả chi phí vận chyển do thời gian vận chuyển kéo dài và cả thời gian duy trì chất lượng hàng hóa khi sang nước nhập khẩu. Tuy nhiên, nếu thương nhân Campuchia đi từ cửa khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc thì quãng đường để đưa hàng hóa xuất khẩu sẽ ngắn hơn do đó thời gian quá cảnh cũng sẽ rút ngắn hơn. Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam Thứ tư, xét ở góc độ của quốc gia quá cảnh hàng hóa góp phần thúc đẩy sự phát triển hoạt động thương mại vận chuyển hàng hóa quá cảnh của thương nhân Việt Nam, đảm bảo sự an toàn, quản lí chặt chẽ hơn đối với quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam của cơ quan quản lý. Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nhà nước quản lý phải giải quyết nhiều vấn đề về hành trình vận tải, để giải quyết vấn đề này một cách có hiệu quả không thể thiếu vai trò của quá cảnh hàng hóa , vì quá cảnh hàng hóa cho phép nhà quản lí kiểm soát và ra quyết định chính xác về vấn đề trên để giảm tối đa phí phát sinh đảm bảo hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. 1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam 1.3.1 Quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam trước năm 2005 Sau khi thống nhất đất nước, kinh tế nước ta đi theo con đường cơ chế hóa tập trung14, các hoạt động giao thương bị hạn chế một cách đặc biệt, cho đến khi đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI năm 1986 của Đảng Cộng sản Việt Nam - Đại hội hoạch định đường lối đổi mới kinh tế nước ta từ nước có nền kinh tế bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ đó đã tạo ra bước ngoặt trong giao thương hàng hóa quốc tế. Năm 1995 với việc bình thường hóa quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ là bước ngoặc quan trọng đối với giao thương mua bán hàng hóa giữa Việt Nam và các nước15 Luật Thương mại năm 1997 của nước ta được Quốc hội thông qua tại kỳ hợp thứ 11 Quốc hội khóa IX tháng 5 năm 1997 và có hiệu lực từ ngày 01-01-1997 đã bổ sung thống nhất, cụ thể hóa các quy định trước đây đồng thời đánh dấu một bước phát triển trong lĩnh vực hoạt động thương mại16. Tuy nhiên, bên cạnh những gì đã đạt được thì Luật Thương mại năm 1997 đã bộc lộ và tồn tại không ít hạn chế, nhiều quy định của pháp luật vẫn chưa tạo ra cơ sở pháp lý cho việc phát triển nền kinh tế thị trường, chưa thực hiện được các chính sách về đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Vấn đề giao thương hàng hóa giữa các quốc gia phải được đặt lên hàng đầu, cũng như việc vận 14 Sau thống nhất đất nước năm 1975 Việt Nam theo cơ chế kinh tế hóa tập chung, quan liêu, bao cấp. Cơ chế này duy trì đến 1986 thì được thay thế cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như hiện nay. 15 Ngày 3/2/1994, Tổng thống Mĩ Bill Clinton tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại với Việt Nam. Sau đó, ngày 11/7/1995, hai nước đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Xem thêm, Quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ- Việt Nam: http://vi.wikipedia.org/wiki/Quan_h%E1%BB%87_ngo%E1%BA%A1i_giao_Hoa_K%E1%BB%B3_%E2% 80%93_Vi%E1%BB%87t_Nam [truy cập ngày 17/10/2014] 16 Trước Luật Thương mại năm 1997, điều chỉnh về hoạt động thương mại được Bộ luật Dân sự 1995 và Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989. Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam chuyển, quá cảnh hàng hóa từ quốc gia này sang quốc gia khác. Song vấn đề này vẫn chưa được đề cập đến trong giai đoạn này. Các hoạt động này chủ yếu chỉ được điều chỉnh bằng các văn bản có giá trị pháp lý thấp không đầy đủ và đồng bộ, chủ yếu là vận chuyển hàng, tiền mua hàng, vận tải, bảo hiểm. Do suốt một thời gian dài kinh tế Việt Nam vận hành theo cơ chế hóa tập trung nên hoạt động xuất nhập khẩu còn non yếu. Do vậy, khái niệm về quá cảnh chưa được tồn tại trong các văn bản pháp luật Việt Nam trong một khoản thời gian dài. Có chăng, chỉ tồn tại dưới dạng một văn bản dưới luật. Cụ thể vào ngày 31 tháng 7 năm 1991 Bộ Thương nghiệp (nay là Bộ Công thương) đã ra quy định số 4795-TN-XNK về kinh doanh dịch vụ thủ tục hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam, đất nước lúc này đã có sự thông thương hàng hóa với nước ngoài. Cũng trong thời kỳ này Viêt Nam đã ký nhiều hiệp định với nước ngoài về việc quá cảnh hàng hóa như Hiệp định quá cảnh hàng hóa giữa Việt Nam - Lào vào ngày 23 tháng 4 năm 1994, hiệp định quá cảnh Việt Nam - Trung Quốc ngày 4 tháng 9 năm 1994, nhưng năm 1997 khi ban hành Luật thương mại lại không đưa vấn đề này vào luật mà được điều chỉnh bởi các văn bản pháp quy (dưới luật), đến năm 2005 khi Luật Thương mại năm 2005 thay thế thì vấn đề quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ được đề cập. 1.3.2 Quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam sau năm 2005 đến nay Trải qua gần 20 năm từ ngày đại hội VI của Đảng được tổ chức (tháng 12/1986) hàng hóa giữa Việt Nam với các nước giao thương ngày càng nhiều, Luật Thương mại năm 2005 đã bổ sung, kế thừa các quy định của Luật Thương mại năm 1997 đã quy định rộng hoạt động xuất nhập khẩu, theo nhu cầu cũng như quan hệ kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới, hàng hóa xuất, nhập khẩu giữa các quốc gia với nước ta không ngừng tăng lên, do khoảng cách địa lý và nhu cầu rút ngắn việc vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu hoạt động quá cảnh hàng hóa đã đáp ứng và đạt nhiều kết quả. Năm 2007, Việt Nam chính thức là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới WTO, đây được xem là cơ hội và thách thức đối với nước ta17. Sự xuất hiện của các thương nhân thực hiện các hoạt động quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam ngày càng nhiều lên, do đó đòi hỏi phải có một hệ thống các quy tắc pháp lý phù hợp để xác định địa vị pháp lý của các thương nhân, và các hành vi thương mại của họ. Cụ thể, các Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của 17 Xem thêm: Tóm tắt quá trình Việt Nam gia nhập WTO, Bộ Tài chính: http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/1371620/1371622/1371629?pers_id=21056035&item_id= 45926281&p_details=1 [truy cập ngày 18/10/2014] Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài. Hướng dẫn Luật Thương mại năm 2005 đã xác định các nguyên tắc cũng như hoạt động quá cảnh hàng hóa. Tuy nhiên, Nghị định này còn một số vướng mắc như: thủ tục hải quan còn chồng chéo, các tuyến đường quá cảnh bị hạn chế, việc xác định các mặt hàng được quá cảnh chưa rõ ràng, khắc phục tình trạng trên Chính phủ ban hành Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 (có hiệu lực từ ngày 20 tháng 02 năm 2014) đã bổ sung, khắc phục và hoàn chỉnh các vấn đề trên, bên cạnh đó Thông tư 04/2014/TT-BCT (có hiệu lực ngày 20/02/2014) hướng dẫn chi tiết các quy định của Nghị định 187/2013 và Thông tư 15/2014/TT-BGTVT (có hiệu lực ngày 01/08/2014) quy định cụ thể các tuyến đường quá cảnh hàng hóa. Các văn bản này đã tạo khung pháp lý thuận lợi cho hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế nói chung và quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ nói riêng. 1.4 Quan hệ của Việt Nam với một số nước trong quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam là nước có nhiều ưu điểm về địa hình, sở hữu đặc điểm vừa là nước lục địa, vừa là nước hải dương nên tạo nhiều thuận lợi trong giao thương kinh tế khu vực. Nhờ vào địa hình đó mà hàng hóa Việt Nam dù nhập khẩu vào để tiêu thụ trong nước hay xuất khẩu sang các nước trong khu vực đều không cần phải quá cảnh hàng hóa. Tuy nhiên hàng hóa ở vùng đông bắc Thái Lan, Lào, Campuchia, và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) xuất khẩu sang những nước khác đều có thể phải quá cảnh, lưu kho tạm thời trên lãnh thổ Việt Nam. Vì vậy quan hệ về quá cảnh giữa Việt Nam với các nước này hết sức cần thiết, do đó Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định quá cảnh với hầu hết các nước này. Cụ thể: - Quan hệ giữa Việt Nam- Lào: Quan hệ Việt Nam - Lào còn được biết đến với tên thông dụng là quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào. Mối quan hệ này không ngừng được thiết lập trong nhiều năm qua thông qua các hiệp định trong các lĩnh vực văn hóa, kinh tế. Từ những năm đầu khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa kinh tế thì giữa hai quốc gia đã ký kết hiệp định quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ năm 199418. Hiệp định đã xác định dựa trên mong muốn củng cố và mở rộng hơn nữa mối quan hệ hợp tác của hai quốc gia. Từ đó, nhiều tuyến đường quá cảnh giữa Việt Nam - Lào được hình thành. Với hơn tám tuyến đường quá cảnh, hàng 18 Xem Hiệp định Quá cảnh hàng hóa giữ Chính phủ nước CXHXCN Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào năm 1994 Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam hóa quá cảnh của Lào qua lãnh thổ của Việt Nam không ngừng tăng lên. Đưa kim ngạch xuất khẩu của Lào tăng nhanh. Tạo bước phát triển mới cho nền kinh tế Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Vào ngày 23 tháng 7 năm 2013 Bộ trưởng Lào đã đưa ra những khó khăn, khi quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam để đến Thái Lan. Ngay sau khi Bộ trưởng Lào trình bày khó khăn Bộ giao thông vận tải Việt Nam đã yêu cầu các Vụ hợp tác quốc tế sớm làm thủ tục báo cáo các cơ quan có thẩm quyền thống nhất đưa ra tuyến quốc lộ 8 và 12 vào Hiệp định, tạo thuận lợi vận chuyển người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng Mê Công mở rộng (gọi tắt là Hiệp định GMS – CBTA)19. - Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc: Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam cũng là một trong những đối tác thương mại quan trọng của Trung Quốc trong khối ASEAN. Lượng hàng hóa lớn từ Trung Quốc qua Việt Nam chiếm vị trí quan trọng do hai quốc gia có cùng đường biên giới dài hơn 2200Km. Không chỉ nhập khẩu hàng hóa lớn qua thị trường Việt Nam và ngược lại, mà vấn đề về quá cảnh hàng hóa giữa hai nước cũng phát triển, Hiệp định về quá cảnh hàng hóa của hai nước được ký kết vào năm 1994 đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá cảnh hàng hóa. Việc quá cảnh hàng hóa Trung Quốc vào Việt Nam chủ yếu qua các nước ASEAN, làm rút ngắn tuyến đường xuất khẩu hàng hóa đi các nước. - Quan hệ Việt Nam - Campuchia: Việt Nam - Campuchia là hai quốc gia gần gũi về địa lí với hơn 1000 km biên giới đường bộ và nhiều cửa khẩu thuận lợi cho việc buôn bán giữa các quốc gia trong khu vực nói chung và hai quốc gia nói riêng. Do đó có sự gần gũi về mặt địa lí nên giữa hai quốc gia có nhiều nét tương đồng về văn hóa, xã hội, vì vậy hoạt động ngoại giao giữa Việt Nam - Campuchia đã được hình thành từ rất sớm (chính thức thiết lập 1967). Ngày 7 tháng 9 năm 2000 Việt Nam - Campuchia chính thức kí hiệp định quá cảnh hàng hóa dựa trên mong muốn củng cố, mở rộng hơn nữa mối quan hệ hợp tác kinh tế thương mại, góp phần phát triển kinh tế của mỗi nước trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi. Trải qua gần 15 năm thực hiện hiệp định, quan hệ kinh tế hai nước nói chung và quan hệ quá 19 Thời báo kinh tế Sài Gòn Online, Tạo điều kiện để hàng hóa đi qua từ Lào: http://www.thesaigontimes.vn/99861/Tao-dieu-kien-de-hang-hoa-di-qua-tu-Lao.html [truy cập ngày 18/10/2014] Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam cảnh nói riêng không ngừng được thắt chặt, củng cố như mục tiêu hai nước đã đặt ra ngay từ đầu. - Quan hệ Việt Nam - Thái Lan: Tuy hai quốc gia cùng nằm trong khu vực địa lí nhưng giữa Việt Nam - Thái Lan không sở hữu nhiều lợi thế về địa lí như các nước láng giềng Lào, Trung quốc, Campuchia, cũng chưa từng cùng nhau ký hiệp định về quá cảnh nào, song nhu cầu về việc quá cảnh hàng hóa từ vùng đông bắc Thái Lan đã đẩy mạnh việc hợp tác về quá cảnh giữa hai quốc gia. Ngày 12 tháng 09 năm 2009 Lào - Việt Nam đã khai trương hệ thống vận tải quá cảnh Lào - Thái Lan- Việt Nam. Hệ thống vận tải này là giai đoạn tiếp theo của kế hoạch “ một cửa, một điểm dừng” trên biên giới dọc theo hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC) đã tạo điều kiện thuận lợi cho các xe tải chạy trên lộ trình Việt Nam - Thái Lan dọc theo EWEC ( từ Đà Nẵng, Việt Nam qua Savannakhet, Lào tới Thái Lan)20. Con đường này không những tạo điều kiện giao thương hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Thái Lan mà còn là con đường quá cảnh qua Việt Nam khi Thái Lan cần quá cảnh hàng hóa sang nước thứ ba. 20 VietNam Xexport, Lào – Việt Nam: Khai trương hệ thống vận tải quá cảnh Lào – Thái Lan – Việt Nam: http://vietnamexport.com/lao-viet-nam-khai-truong-he-thong-van-tai-qua-canh-lao-thai-lan-vietnam/vn254014.html [truy cập ngày 20/10/2014] Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam CHƯƠNG 2 NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUÁ CẢNH HÀNG HÓA QUA LÃNH THỔ VIỆT NAM 2.1 Những nguyên tắc cơ bản khi quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam Quá cảnh hàng hóa có vai trò quan trọng bởi nó là một trong những nhân tố tạo nên sự hợp tác quốc tế về kinh tế nói chung và về hàng hóa nói riêng. Vì vậy hoạt động này luôn ẩn chứa sự phức tạp bởi tính liên quan, cho dù là trực tiếp hay gián tiếp tới lợi ích của nhà nước. Do đó pháp luật đã can thiệp một cách mạnh mẽ vào hoạt động này bằng cách đưa ra những quy định mang tính chất yêu cầu mọi chủ thể tham gia vào hoạt động quá cảnh phải tuân thủ theo. Các quy định này tập chung thành những nguyên tắc sau: 2.1.1 Hàng hóa quá cảnh phải làm thủ tục thông quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan, vận chuyển đúng tuyến đường, qua cửa khẩu theo quy định Mục đích chủ yếu của hoạt động quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam là vận chuyển hàng hóa qua nước ta để đến nước thứ ba, vì vậy vấn đề mà Cơ quan Hải quan quan tâm là hàng hóa quá cảnh này có phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam không. Hàng loạt thủ tục từ việc thông quan, kiểm tra, giám sát việc làm thủ tục, vận chuyển sẽ đảm bảo rằng hàng hóa khi quá cảnh sang lãnh thổ Việt Nam không phải là hàng hóa cấm xuất, nhập khẩu hay vi phạm quy định của pháp luật quốc tế cũng như quy định của pháp luật Việt Nam. Thông quan chính là hoạt động của Cơ quan Hải quan cho phép hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải được xuất cảnh, nhập cảnh21. Theo đó Cơ quan Hải quan sẽ ra quyết định về việc hàng hóa này được quá cảnh sang lãnh thổ Việt Nam khi tuân thủ những yêu cầu về hàng hóa quá cảnh mà Việt Nam quy định. Theo quy định của pháp luật thì hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam phải chịu sự giám sát của Cơ quan Hải quan Việt Nam trong toàn bộ thời gian quá cảnh22. Đồng thời hàng hóa quá cảnh phải chịu sự giám sát của Cơ quan Hải quan khi lưu chuyển trên lãnh thổ Việt Nam theo cửa khẩu, tuyến đường quá cảnh, lượng hàng hóa xuất ra phải bằng lượng hàng hóa nhập vào23. Quy định này nhằm đảm bảo nguyên tắc quản lí hải quan về hàng hóa như: niêm phong, số lượng, chủng loại…cũng như về nguyên đai, nguyên kiện khi hàng hóa nhập khẩu vào nước thứ 21 Khoản 11, Điều 4 Luật Hải quan năm 2001, sửa đổi, bổ sung năm 2005 Điều 254 Luật Thương mại 2005 23 Khoản 4, Điều 40 Nghị định 187/2013 NĐ/CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 22 Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam ba. Trong quá trình quá cảnh hàng hóa, phải tuân thủ đúng những tuyến đường mà pháp luật Việt Nam quy định, cũng như cửa khẩu làm thủ tục hải quan. Khi Cơ quan Hải quan nghi ngờ hàng hóa quá cảnh có dấu hiệu vi phạm hàng hóa cấm, không đúng điều kiện của hàng hóa quá cảnh thì Cơ quan Hải quan sẽ tiến hành kiểm tra để tránh trường hợp vi phạm pháp luật. Nội dung của hoạt động kiểm tra này nhằm đảm bảo hàng hóa kê khai trong hồ sơ hải quan khi quá cảnh phải đúng như: tên, số lượng, trọng lượng, trọng tải, xuất xứ thực tế của hàng hóa. Nguyên tắc này không chỉ bảo đảm rằng hàng hóa quá cảnh sang lãnh thổ Việt Nam để đến nước thứ ba không vi phạm pháp luật quốc tế, mà nó còn là giai đoạn để chống hàng hóa lậu nhập khẩu vào nước thứ ba. Sự kiểm tra giám sát của toàn bộ nguyên tắc này đòi hỏi phải có sự kết hợp từ cơ quan quản lí nhà nước cũng như chủ sở hữu hàng hóa. Nếu hàng hóa không thể qua giai đoạn kiểm tra, giám sát này thì không thể làm thủ tục để nhập khẩu qua nước thứ ba. Nguyên tắc này thể hiện sự quản lí chặt chẽ của Đảng và Nhà nước ta trong việc quản lý kinh tế nói chung cũng như quá cảnh nói riêng. 2.1.2 Hàng hóa quá cảnh và phương tiện vận tải được thông quan sau khi đã làm thủ tục hải quan Sau khi chủ sở hữu hàng hóa hoặc tổ chức làm dịch vụ quá cảnh tuân thủ những quy định của cơ quan hải quan thì chủ thể này tiến hành làm thủ tục hải quan để vận chuyển hàng hóa sang nước thứ ba, thủ tục hải quan này là tất cả các hoạt động tác nghiệp mà bên liên quan và cơ quan Hải quan phải thực hiện24. Các hoạt động tác nghiệp đó bao gồm công việc của chủ sở hữu hàng hóa hoặc của người làm dịch vụ quá cảnh (sau đây gọi là chủ sở hữu hàng hóa) và Cơ quan Hải quan. Đối vớí chủ sở hữu hàng hóa, phải kê khai hàng hóa quá cảnh, nộp hồ sơ xin quá cảnh, đóng phí quá cảnh… Đối với Cơ quan Hải quan thì tiếp nhận bản kê khai, niêm phong, xác nhận tình trạng hàng hóa và một số hoạt động khác. Sau khi Cơ quan Hải quan và chủ sở hữu hàng hóa đều thực hiện hết các công đoạn trong quá trình làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật Việt Nam thì Cơ quan Hải quan sẽ cho phép hàng hóa đã kiểm tra, giám sát này cũng như phương tiện vận tải chuyên chở được thông quan. Quy tắc này nhằm đảm bảo khi hàng hóa cũng như phương tiện vận tải chuyên chở đã tuân thủ quy định pháp luật thì được phép quá cảnh sang lãnh thổ Việt Nam. Nguyên tắc này là những ràng buộc của Nhà nước Việt Nam đối với chủ sở hữu 24 Công ước Kyoto năm 1999. Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam hàng hóa, nếu chủ sở hữu hàng hóa vi phạm những điều kiện về hàng hóa quá cảnh cũng như phương tiện vận tải và các hoạt động khác trong quá trình làm thủ tục hải quan thì sẽ bị xử lý bằng các thủ tục hành chính và không được phép thông quan để nhập khẩu hàng hóa sang nước thứ ba. 2.1.3 Thủ tục hải quan phải được thực hiện công khai, nhanh chóng, thuận tiện và theo quy định pháp luật Thương nhân thực hiện quá cảnh chú trọng nhiều đến mặt thời gian, nó không chỉ yêu cầu quá trình vận chuyển hàng hóa diễn ra nhanh chóng mà quá trình làm thủ tục hải quan cũng phải tiết kiệm thời gian. Để đáp ứng nhu cầu đó của chủ sở hữu hàng hóa, Cơ quan Nhà nước nói chung, Tổng cục Hải quan nói riêng đã xây dựng nguyên tắc hoạt động rằng khi tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục Hải quan phải thực nhanh chóng nhằm tiết kiệm thời gian cho quá trình quá cảnh. Đi kèm với việc thủ tục hải quan phải nhanh chóng, đòi hỏi khi thực hiện phải công khai, minh bạch tránh tình trạng mập mờ, ảnh hưởng tới “bộ mặt” của Cơ quan Nhà nước trong quan lí hải quan. Chủ sở hữu hàng hóa khi thực hiện thủ tục hải quan được cơ quan này hướng dẫn sao cho hoạt động được diễn ra nhanh chóng mà còn phải thuận tiện tránh tình trạng thủ tục “rườm rà” bất tiện cho người làm thủ tục. Thủ tục hải quan là nghĩa vụ của bất cứ người nào tham gia vào các hoạt động hải quan, khi thực hiện thủ tục hải quan yêu cầu đặt ra là phải tuân thủ pháp luật một cách tuyệt đối không chỉ với người làm thủ tục mà còn cả với Cơ quan Nhà nước. Quy định này đặt ra đảm bảo khi thực hiện thủ tục mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân đều phải tuân thủ pháp luật một cách tuyệt đối, nhà nước bảo vệ lợi ích cho các bên khi thực hiện thủ tục đồng thời quy định những nguyên tắc có tính bắt buộc phải tuân theo đối với các chủ thể trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan. 2.2 Chủ thể tham gia và nội dung về quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam 2.2.1 Chủ thể tham gia quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam 2.2.1.1 Chủ sở hữu hàng hóa tham gia quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam Theo quy định tại Điều 241 Luật Thương mại năm 2005 thì: “chủ sở hữu hàng hóa chính là tổ chức cá nhân nước ngoài”. Như vậy có thể thấy rằng, Luật Thương mại năm 2005 chia chủ sở hữu ra làm hai loại đó là tổ chức và cá nhân: tổ chức là nhiều người cùng tham gia hoạt động theo một mục tiêu chung và tổ chức này phải Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam thành lập một cách hợp pháp, cá nhân là một con người cụ thể, có năng lực đầy đủ. Theo pháp luật Việt Nam thì cá nhân là người đủ 18 tuổi trở lên25, và khi cá nhân là chủ thể tham gia hoạt động quá cảnh này còn phải đáp ứng yêu cầu là người không thuộc diện cấm kinh doanh. Tuy nhiên, trong trường hợp này ta cần xác định pháp luật áp dụng cho các chủ thể có yếu tố nước ngoài, theo quy định nếu hợp đồng (hợp đồng quá cảnh trong quá cảnh hàng hóa) thỏa mãn một trong các yếu tố được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 200526 thì luật áp dụng đối với chủ thể được quy định như sau: Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch; Người nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự tại Việt Nam như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác 27. Nếu tổ chức thì: Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân đó được thành lập, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này; Trong trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân được xác định theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam28. Hàng hóa thuộc chủ sở hữu của tổ chức cá nhân nước ngoài này mới có thể quá cảnh sang lãnh thổ Việt Nam. Quyền sở hữu ở đây bao gồm cả ba quyền là: chiếm hữu, sử dụng và định đoạt29. Nếu Việt Nam không có thỏa thuận hay ký kết nào khác về chủ thể của việc sở hữu hàng hóa này thì chủ thể nước ngoài này phải tuân thủ theo pháp luật Việt Nam. Như vậy vấn đề đặt ra là hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam có trụ sở ở nước ngoài, muốn vận chuyển sang nước thứ ba, tuy nhiên trong quá trình vận chuyển đó phải đi qua lãnh thổ Việt Nam thì không được Luật hiện hành gọi là “quá cảnh” mà là hàng hóa xuất khẩu. Bởi vì, pháp luật Việt Nam chỉ hướng tới quốc tịch30 của chủ sở hữu mà không đặt vấn đề ở nơi xuất khẩu hàng hóa. Chủ sở hữu hàng hóa còn có thể gọi là khách hàng, những người có nhu cầu sử dụng dịch 25 Điều 18, Bộ luật Dân sự năm 2005. Theo Điều 758, Bộ luật Dân sự năm 2005 thì một quan hệ được xem là có yếu tố nước ngoài khi: - Có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; - Là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài; - Tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài. 27 Điều 761, Bộ luật Dân sự năm 2005. 28 Điều 765, Bộ luật Dân sự năm 2005. 29 Đoạn 1, Điều 164, Bộ luật Dân sự năm 2005. 30 Xem thêm Điều 241, Luật Thương mại năm 2005. 26 Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam vụ quá cảnh hàng hóa, chủ sở hữu ở đây có thể là người vận chuyển hàng hóa quá cảnh hoặc là người có nhu cầu sử dụng dịch vụ quá cảnh. 2.2.1.2 Tổ chức trung gian thực hiện dịch vụ quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam Tổ chức trung gian thực hiện dịch vụ quá cảnh hàng hóa có thể gọi là nhà cung cấp dịch vụ. Theo đó nhà cung cấp dịch vụ này là thương nhân có đăng ký kinh doanh và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp các ngành nghề sau: giao nhận, vận tải được làm dịch vụ vận chuyển hàng hóa cho chủ hàng nước ngoài quá cảnh lãnh thổ Việt Nam31, ngoài ra thương nhân còn thỏa mãn các yếu tố sau: đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (dưới đây gọi tắt là thương nhân): Trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh32. Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của thương nhân; Đối với thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam: Các thương nhân, công ty, chi nhánh khi tiến hành hoạt động thương mại thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP này, ngoài việc thực hiện các quy định tại Nghị định này, còn thực hiện theo các quy định khác của pháp luật có liên quan, các cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và lộ trình do Bộ Công Thương công bố. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện, khi xuất khẩu, nhập khẩu, ngoài việc thực hiện quy định của Nghị định này, thương nhân phải thực hiện quy định của pháp luật về điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đó33. 2.2.1.3 Cơ quan quản lý về quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, hệ thống pháp luật nói chung, các đạo luật, pháp lệnh hải quan nói riêng ra đời. Tuy nhiên, nó không có khả năng thực thi nếu không có những con người cụ thể đảm bảo thi hành. Nhận thức được điều đó Nhà nước đã thiết lập đội ngũ hải quan dựa trên sự công bằng, bảo đảm lợi ích cho cho người vận chuyển cũng như hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh. Theo quy định về cơ cấu tổ chức hải quan thì hệ thống hải quan bao gồm: Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, Chi cục Hải 31 Điều 39, Nghị định 187/2013/NĐ-CP Khoản 1, Điều 40, Nghị định 187/2013/NĐ-CP 33 Điều 3, Nghị định 187/2013/NĐ-CP 32 Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam quan, Đội kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương34. Trong hoạt động quá cảnh cơ quan này có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải để chống hành vi buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới, thực hiện các biện pháp về quản lí đối với hoạt động quá cảnh… Hải quan Việt Nam35 có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hoá, phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu 36. Riêng trong lĩnh vực quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam, cơ quan hải quan có vai trò rất quan trọng, bởi lẽ hàng hóa quá cảnh chỉ vận chuyển qua lãnh thổ Việt Nam nên việc kiểm tra hàng hóa thuộc danh mục cấm chưa có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền… Việc xác định và chỉ dẫn đúng tuyến đường quá cảnh của cơ quan hải quan giúp hàng hóa đến cửa khẩu nhanh chóng. 2.2.2 Nội dung quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam Theo Điều 241 Luật Thương mại 2005 thì nội dung của quá cảnh hàng hóa rất đa dạng bao gồm các công viêc như: - Vận chuyển, trung chuyển, chuyển tải hàng hóa: Hiểu một cách đơn giản nhất vận chuyển, trung chuyển, chuyển tải hàng hóa là hoạt động chuyển hàng hóa từ kho của người gởi tới cảng, bến tàu, bến xe, cảng, sân bay…hoặc các địa điểm giao hàng khác tùy theo thỏa thuận giữa người vận chuyển, trung chuyển, chuyển tải với người thực hiện dịch vụ quá cảnh. Việc vận chuyển này được thực hiện bằng nhiều phương tiện khác nhau, tùy theo loại hàng hóa cũng như nhu cầu của người thuê vận chuyển. - Lưu kho, chia tách lô hàng thay đổi phương thức vận tải: là việc hàng hóa khi được chuyển lên phương tiện vận tải để quá cảnh sang lãnh thổ Việt Nam cần có nhu cầu bảo quản tại khu vực trung chuyển của cảng hoặc trên tuyến đường quá cảnh một thời gian nhất định thì được lưu kho. Khi hàng hóa muốn được phân chia lại từ số lô hàng ban đầu, thay đổi phương tiện vận tải từ hình thức này sang hình thức khác để tiếp tục vận chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam thì đó cũng là một trong những giai đoạn của quá cảnh hàng hóa. 34 Điều 13, Luật Hải quan năm 2001, sửa đổi, bổ sung năm 2005 Hải quan Việt Nam hiện nay được Bộ Tài chính quản lý. 36 Điều 11, Luật Hải quan năm 2001, sửa đổi, bổ sung năm 2005 35 Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam - Làm các thủ tục khác trong thời gian quá cảnh: Trong thời gian quá cảnh người thực hiện quá cảnh phải thực hiện nhiều thủ tục ví dụ như làm các thủ tục Hải quan, thủ tục gởi giữ hàng hóa tại kho, và các thủ tục cần thiết khác… Đế hàng hóa được quá cảnh một cách thuận lợi cũng như việc giám sát, quản lý hải quan được thực hiện có hiệu quả. Vì vậy công việc làm thủ tục này rất quan trọng trong quá trình quá cảnh hàng hóa. 2.3 Tuyến đường hóa cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam 2.3.1 Quá cảnh qua các cửa khẩu quốc tế và theo những tuyến đường quy đinh Theo Điều 243 Luật Thương mại 2005 và Điều 42 Luât Hải quan 2001 được sửa đổi bổ sung ngày 16 tháng 5 năm 2005 quy định hàng hóa chỉ được quá cảnh qua cửa khẩu quốc tế và đúng những tuyến đường cho phép. Theo đó hàng hóa nước ngoài muốn quá cảnh sang lãnh thổ Việt Nam phải đi đúng tuyến đường và cửa khẩu mà Bộ giao thông vận tải và Tổng cục Hải quan quy định. Dựa theo từng điều ước quốc tế song phương Việt Nam kí kết với các nước láng giềng mà Bộ giao thông vận tải quy định từng cặp cửa khẩu. Điều 7 Thông tư 27/2014/TT/ BCT ngày 4 tháng 9 năm 2014 quy định về quá cảnh hàng hóa của vương quốc Campuchia qua lãnh thổ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định hàng hóa quá cảnh được phép qua 10 cặp cửa khẩu quốc tế và 10 tuyến đường nối. Trong đó 10 cặp của khẩu quốc tế bao gồm: Vĩnh Xương (tỉnh An Giang) - Ca om Samno (tỉnh Kandanl); Thường Phước (tỉnh Đồng Tháp) – Cốc Rô Ca( tỉnh Prey Veng); Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh) – Ba Vét (tỉnh Svay Riêng); Xa Mát (tỉnh Tây Ninh) – Towrsrrapeng Phơ long ( tỉnh Kong Pong Chàm); Lệ Thanh (tỉnh Gia Lai) – O Da Đao (tỉnh Ratanakiri); Hoa Lư (tỉnh Bình Phước) – Tơrapeng Sre (tỉnh Kara Chê); Tịnh Biên (tỉnh An Giang) – Phơ-nông Đơn (tỉnh Takeo); Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang) – Bontia Chawk Crây (tỉnh Prêy Veng); Bình Hiệp (tỉnh Long An) – Pray Vor (tỉnh Svay Riêng) Việc quá cảnh giữa Việc Nam và Lào được thực hiện theo Điều 6 Thông tư số 22/2009/TT/BCT ngày 4 tháng 8 năm 2009 quy định về quá cảnh hàng hóa của nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào qua lãnh thổ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm 6 cặp cửa khẩu bao gồm Lao Bảo (tỉnh Quảng Trị) – Đen Sa Vằn (tỉnh Sa Va Na Khét); Cầu Treo (tỉnh Hà Tỉnh) – Nạm Phao (tỉnh Bo Ly Khăm Xay); Na Mèo (tỉnh Thanh Hóa) – Nạm Xôi (tỉnh Hủa Phăn); Tây Trang (tỉnh Điện Biên) – Pang Hốc (tỉnh Phong Xa Lỳ); Nặm Cắn (tỉnh Nghệ An) – Nặm Cắn (tỉnh Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam Xiêng Khoảng);Cha Lo (tỉnh Quảng Bình) – Na Phàu (tỉnh Khăm Muộn); Bờ Y (tỉnh Kon Tum) – Phu Cưa (tỉnh Ăt Ta Pư). Theo thông tư 15/2014/TT/BGTVT hướng dẫn về tuyến đường quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam thì Việt Nam và Trung quốc có 4 cửa khẩu để quá cảnh hàng hóa bao gồm: Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) - , Hữu Nghị (Lạng Sơn), Tà Lùng (Cao Bằng) và cuối cùng là cửa khẩu Lào Cai (Lào Cai) 2.3.2 Quá cảnh theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên Ngoài những tuyến đường quá cảnh mà Việt Nam tham gia kí kết song phương với các nước thì việc quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam còn được thực hiện theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Cụ thể khi quá cảnh hàng hóa bằng đường hàng không thì Việt Nam phải thực hiện theo những quy định của điều ước quốc tế về hàng không mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên37. Cho tới thời điểm năm 2014 Việt Nam đã kí kết với nhiều nước về quá cảnh hàng hóa bằng đường hàng không, ví dụ như: Công ước hàng không dân dụng quốc tế năm 1981, Hiệp định vận chuyển hàng không dân dụng giữa chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ Cộng hòa Indonesia năm 1991, Hiệp định vận chuyển hàng không dân dụng giữa chính phủ cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ vua Sultan Va Vang Dipertuan của nước BruNei Durussalam năm 1991… Sau khi tiến hành mở cửa và hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam bắt đầu ký kết hiệp ước song phương38 và đa phương39 với các nước trong lĩnh vực thương mại trong đó có các hiệp định liên quan đến quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quá cảnh sang lãnh thổ Việt Nam. Trong đó phải kể đến các điều ước như: Công ước Vacxava năm 1929 về thống nhất một số nguyên tắc đến vận chuyển hàng không quốc tế40, Hiệp định khung Asean về tạo điều kiện thuận lợi cho quá cảnh hàng hóa, Hiệp định Hải quan ASEAN, Hiệp định các nước tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng về tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải hàng hóa và người qua biên giới…Bên cạnh việc kí kết các Hiệp ước, hiệp định, Việt Nam đã và đang xây dựng nhiều con đường xuyên quốc gia phục vụ cho hoạt động quá cảnh. Trong đó có dự án đường xuyên Á (Asean Hightway). Đây là con đường bộ đối 37 Điều 244, Luật Thương mại 2005 Hiệp ước song phương là hiệp ước được ký kết giữ hai quốc gia, vùng lãnh thổ thỏa thuận các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa… 39 Hiệp ước đa phương có thể chỉ bất kỳ mối quan hệ nào có hơn hai nước trở lên tham gia. 40 Công ước này được nghị định thư Hague năm 1955 sửa đổi công ước để thống nhất một số quy tắc liên quan đến chuyên chở quốc tế bằng đường không – Vacxava năm 1929. 38 Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam ngoại phục vụ cho giao lưu hàng hóa quốc tế có tổng chiều dài 2678 km trong đó có 8 tuyến phục vụ cho việc đối ngoại41. 2.4 Hàng hóa được phép quá cảnh và thời gian hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam 2.4.1 Hàng hóa được phép quá cảnh sang lãnh thổ Việt Nam 2.4.1.1 Hàng hóa không thuộc diện cấm kinh doanh, nhập khẩu, xuất khẩu và vũ khí đạn dược theo quy định pháp luật Mọi hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài đều được quá cảnh sang lãnh thổ Việt Nam khi làm đầy đủ thủ tục mà pháp luật Việt Nam quy định tại các cửa khẩu nhập và xuất trừ các loại vũ khí, đạn dược, vật liệu cháy nổ, hàng hóa có độ nguy hiểm cao và hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, tạm dừng xuất khẩu được quá cảnh sang lãnh thổ Việt Nam42. Danh mục hàng hóa này được Chính phủ quy định43. 2.4.1.2 Hàng hóa quá cảnh thuộc diện cấm kinh doanh, nhập khẩu, xuất khẩu và vũ khí, đạn dược theo quy định pháp luật Về nguyên tắc những hàng hóa thuộc danh mục cấm kinh doanh đạn dược, vũ khí không được xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt thì các loại hàng hóa này vẫn được nhập khẩu, xuất khẩu và quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam, ví dụ: trong một số trường hợp đặc biệt nhằm phục vụ cho Quốc phòng, Y tế, cứu chữa bệnh, thí nghiệm… Nhà nước sẽ quyết định nhập các loại thuốc nổ, thuốc cấm như Heroin… Những hàng hóa thuộc diện không được phép quá cảnh sang lãnh thổ Việt Nam theo khoản 1 Điều 40 Nghị định 187/2013/NĐ-CP. Nếu được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền thì vẫn được phép quá cảnh sang lãnh thổ Việt Nam cụ thể: - Hàng hóa là vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ và hàng hóa có độ nguy hiểm cao thì được quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam sau khi được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ. - Hàng hóa thuộc diện doanh mục cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu theo giấy phép được phép quá cảnh sang lãnh thổ Việt Nam sau khi được sự cho phép của Bộ trưởng Bộ Công thương. 41 Xem thêm đường Xuyên Á: http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C6%B0%E1%BB%9Dng_Xuy%C3%AAn_%C3%81 [truy cập ngày 21/10/2014] 42 Khoản 1, Điều 40 Nghị định 187/2013/NĐ-CP 43 Xem Phụ lục Nghị định 187/2013/NĐ-CP Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam Như vậy có thể thấy rằng tất cả các loại hàng hóa đều “có thể” quá cảnh sang lãnh thổ Việt Nam cho dù đó là hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh xuất nhập khẩu hay vũ khí đạn dược, hàng hóa có độ nguy hiểm cao nếu được sự cho phép của cá nhân có thẩm quyền. 2.4.2 Thời gian hàng hóa được phép quá cảnh sang lãnh thổ Việt Nam Luật Thương mại năm 2005 quy định thời gian quá cảnh sang lãnh thổ Việt Nam là 30 ngày kể từ ngày hoàn thành tất cả các thủ tục tại cơ quan Hải quan Việt Nam, trừ trường hợp hàng hóa bị hư hỏng, lưu kho, bị tổn thất trong quá trình quá cảnh thì được quá cảnh tương ứng với thời gian cần thiết để tu sửa lại. Nếu hàng hóa quá cảnh theo giấy phép của Bộ trưởng bộ Thương mại thì phải được Bộ trưởng bộ Thương mại cho phép44. Có nhiều ý kiến cho rằng nên kéo dài thời gian quá cảnh hàng hóa từ 30 ngày lên 45 ngày do hàng hóa quá cảnh mang tính chất là hàng hóa xuất nhập khẩu nên cần thời gian dài để kiểm tra, giám sát cũng như làm các thủ tục Hải quan. Tác giả lại cho rằng thời gian quá cảnh cần rút ngắn hoặc giữ nguyên 30 ngày như pháp luật hiện hành là đúng bởi hàng hóa tuy mang tính chất là hàng hóa quốc tế song đã được cơ quan hải quan kiểm tra tại cửa khẩu đầu tiên của Việt Nam, đồng thời mục đích của hoạt động quá cảnh là rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa nếu kéo dài thì không đáp ứng được mục đích của hoạt động quá cảnh. 2.5 Hợp đồng dịch vụ quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam 2.5.1 Hình thức, chủ thể và đối tượng của hợp đồng dịch vụ quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam Điều 251 Luật Thương mại năm 2005 quy định : Hợp đồng quá cảnh hàng hóa phải được lập thành văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lí tương đương. Giống như trong mua bán hàng hóa, quan hệ dịch vụ trong quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam cũng là quan hệ hợp đồng và được thực hiện dưới hình thức pháp lý là hợp đồng dịch vụ. Hợp đồng dịch vụ chính là sự thỏa thuận của các bên, theo đó một bên có nghĩa vụ thực hiện một hoặc một số dịch vụ liên quan đến quá trình vận chuyển, trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng cũng như các công việc khác trong thời gian quá cảnh sang lãnh thổ Việt Nam và bên còn lại có nghĩa vụ thanh toán thù lao cho bên thực hiện dịch vụ. Với tính chất là một hợp đồng dịch vụ, hợp đồng vận chuyển hàng hóa quá cảnh là một hợp đồng song vụ, hợp đồng ưng thuận và mang tính chất đền bù. 44 Điều 246, Luật Thương mại năm 2005 Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam Chủ thể của hợp đồng dịch vụ, theo quy định của Luật thương mại năm 2005 là nhà cung ứng dịch vụ và khách hàng. Trong đó bên làm dịch vụ (nhà cung cấp dịch vụ) phải có tư cách pháp nhân, bên còn lại không bắt buộc phải là thương nhân, vì vậy họ có thể là thương nhân hoặc không là thương nhân. Theo đó trong hợp đồng các chủ thể này có các quyền và nghĩa vụ sau đây: * Quyền của bên thuê dịch vụ quá cảnh: - Thứ nhất, yêu cầu bên cung ứng dịch vụ quá cảnh tiếp nhận hàng hóa tại cửa khẩu nhập theo thời gian đã thỏa thuận. Khi giao kết hợp đồng, các bên (bên thuê và bên cung ứng dịch vụ) sẽ thỏa thuận địa điểm nhận hàng quá cảnh. Tuy nhiên, hàng hóa trước khi tới cửa khẩu thì trách nhiệm vẫn thuộc về bên thuê dịch vụ, chỉ khi hàng hóa được đưa tới cửa khẩu thì bên thuê có quyền yêu cầu bên cung ứng phải có nghĩa vụ tiếp nhận hàng hóa quá cảnh. Mặc dù vậy, nhưng thời gian giao hàng phải do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng, và bên thuê dịch vụ phải giao hàng đúng thời gian trên và bên cung ứng phải tiếp nhận hàng hóa đúng thời gian đã thỏa thuận. - Thứ hai, yêu cầu bên cung ứng dịch vụ quá cảnh thông báo kịp thời về tình trạng của hàng hóa quá cảnh trong thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam và thực hiện các thủ tục cần thiết để hạn chế những tổn thất, hư hỏng đối với hàng hóa quá cảnh trong thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam. Điều này có nghĩa là, khi cần thiết bên thuê dịch vụ sẽ yêu cầu bên cung ứng dịch vụ cung cấp kịp thời về tình trạng hàng hóa, đặc biệt các mặt hàng dễ bị tác động như: hóa chất, thực phẩm, các linh kiện vi mạch điện tử… Thông báo kịp thời khi phát hiện hay có chỉ dẫn của bên thuê dịch vụ quá cảnh về tình trạng hàng hóa có thể bị tác động ngoại lực, thực phẩm có biểu hiện biến chất, không còn nguyên vẹn hoặc mất tính năng của hàng hóa, thì bên cung ứng dịch vụ phải thông báo cho bên thuê về tình trạng, đồng thời có những biện pháp khẩn cấp như: tách riêng lô hàng, tiến hàng đông lạnh… để ngăn chặn tình trạng hư hỏng tổn thất của hàng hóa. Tuy nhiên, nếu lỗi do sản phẩm mà chỉ dẫn thuộc về lỗi của bên thuê dịch vụ thì bên cung ứng sẽ tiến hành các biện pháp hạn chế các tổn thất và bên thuê dịch vụ phải trả lại khoản tiền hợp lý cho việc hạn chế tổn thất hàng hóa đó cho bên cung ứng dịch vụ hàng hóa. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ quá cảnh và bên cung ứng dịch vụ quá cảnh được quy định như sau45: * Nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ quá cảnh: 45 Điều 252, Điều 253 Luật Thương mại năm 2005 Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam - Thứ nhất, đưa hàng hóa đến cửa khẩu nhập của Việt Nam theo đúng thời gian đã thỏa thuận. Nghĩa vụ này giúp bên cung ứng dịch vụ quá cảnh hàng hóa thuận tiện cho việc làm thủ tục quá cảnh, và cũng bảo đảm việc hàng hóa di chuyển đến cửa khẩu đúng thời gian thỏa thuận, bởi hàng hóa khi chưa làm thủ tục quá cảnh hàng hóa thì hàng hóa vẫn do bên thuê dịch vụ quá cảnh kiểm soát và lưu thông trên lãnh thổ nước xuất khẩu. - Thứ hai, cung cấp đầy đủ cho bên cung ứng dịch vụ quá cảnh các thông tin cần thiết về hàng hóa; cung cấp đầy đủ các chứng từ cần thiết để bên cung ứng dịch vụ quá cảnh làm thủ tục nhập khẩu, vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu. Như đã phân tích trên việc cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết, và các chứng từ làm thủ tục hải quan cho hàng hóa, giúp cho bên cung ứng dịch vụ khi vận chuyển hàng hóa quá cảnh trong trường hợp cần thiết sẽ xử lý hàng hóa khi gặp sự cố về kỹ thuật, bảo quản hàng hóa theo chỉ dẫn và thuận lợi cho việc làm các thủ tục, khi không cung cấp đầy đủ các chứng từ về hàng hóa thì sẽ không đảm bảo hàng hóa xuất khẩu kịp thời. Ngoài ra việc này còn đảm bảo khi có xảy ra tranh chấp giữa hai bên thì việc cung cấp những thông tin cần thiết hàng hóa và việc xử lý hàng hóa có căn cứ để giải quyết những tranh chấp. - Thứ ba, thanh toán thù lao quá cảnh và các chi khác hợp lý khác cho bên cung ứng dịch vụ quá cảnh. Cung ứng dịch vụ quá cảnh hàng là một ngành kinh doanh dịch vụ. Về nguyên tắc bên cung ứng dịch vụ thực hiện các nghiệp vụ nhằm cung ứng cho khách hàng và được nhận thù lao, hoa hồng. Thanh toán thù lao là khoản tiền hai bên thỏa thuận trong hợp đồng khi bên cung ứng dịch vụ hoàn thành việc quá cảnh hàng hóa, còn các khoản hợp lý khác như: tiền xử lý hàng hóa khi bên thuê dịch vụ yêu cầu, các khoản tiền phát sinh trong quá trình bảo quản hàng hóa do bên thuê dịch vụ quá cảnh không đưa ra chỉ dẫn khiến hàng hóa không thể nguyên vẹn trước khi đến nước nhập khẩu. * Quyền của bên cung ứng dịch vụ: - Thứ nhất, yêu cầu bên thuê dịch vụ quá cảnh đưa hàng hóa đến của khẩu nhập Việt Nam theo đúng thời gian đã thỏa thuận. Ngược lại với bên thuê dịch vụ quá cảnh hàng hóa, bên cung ứng dịch vụ quá cảnh có quyền yêu cầu bên thuê đưa hàng hóa quá cảnh đến cửa khẩu với thời gian đã thỏa thuận. Điều này còn là căn Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam cứ để bên cung ứng dịch vụ yêu cầu bên thuê dịch vụ phải bồi thường thiệt hại do hàng hóa đến đúng thời gian quy định46. - Thứ hai, yêu cầu bên thuê dịch vụ quá cảnh cung cấp đầy đủ dịch vụ thông tin, chứng từ cần thiết để làm thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam. Yêu cầu cung cấp thông tin và các chứng từ cần thiết không chỉ giúp bên cung ứng dịch vụ thực hiện nhanh chóng các thủ tục hải quan mà còn có các về các vấn đề liên quan đến hàng hóa như: chất lượng, số lượng… thì bên cung ứng có những căn cứ khi xảy ra tranh chấp. - Thứ ba, được nhận thù lao quá cảnh và các chi phí hợp lí. Sau khi hoàn thành các thủ tục quá cảnh hàng hóa, thì bên cung ứng dịch vụ yêu cầu bên thuê dịch vụ quá cảnh trả thù lao và các chi phí hợp lý khác liên quan đến quá cảnh hàng hóa. Tùy thỏa thuận của hai bên, có thể sau khi hoàn thành thủ tục hải quan hoặc sau khi hàng hóa được làm thủ tục xuất khẩu cho nước nhập khẩu bên cung ứng dịch vụ quá cảnh được nhận thù lao, và trong quá trình vận chuyển hàng hóa nếu xảy ra sự cố và bên cung ứng dịch vụ quá cảnh đã thực hiện việc khắc phục thì yêu cầu bên thuê dịch vụ quá cảnh chi trả các khoản hợp lý đó cho bên cung ứng dịch vụ quá cảnh. * Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ: - Thứ nhất, tiếp nhận hàng hóa tại cửa khẩu nhập theo thời gian đã thỏa thuận. Trong trường hợp này bên cung ứng dịch vụ phải tiếp nhận hàng hóa đúng thời gian đã thỏa thuận trong hợp đồng, khi tiếp nhận hàng hóa bao gồm: nhận và kiểm đếm số lượng, mẫu mã và các chứng từ có liên quan đến hàng hóa quá cảnh. Trong quá trình tiếp nhận hàng hóa nếu xảy ra các vấn đề như: hàng hóa có nguy cơ không bảo đảm chất lượng khi quá cảnh thì bên cung ứng dịch vụ quá cảnh phải kịp thời thông báo cho bên thuê dịch vụ quá cảnh và có những biện pháp khắc phục sơ bộ trước khi làm thủ tục quá cảnh. - Thứ hai, làm thủ tục nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Đây là phần nghĩa vụ cũng như nghiệp vụ của bên cung ứng dịch vụ quá cảnh, khi giao nhận hàng thì bên cung ứng dịch vụ tiến hành làm thủ tục nhập khẩu hàng quá cảnh và làm thủ tục xuất khẩu đúng thời gian thỏa thuận trong hợp đồng, do tính đặc thù của lĩnh vực này, bên cung ứng dịch vụ phải làm các thủ tục hải quan trên những thông tin và chứng từ mà bên thuê dịch vụ quá cảnh đã cung cấp. 46 Mức phạt vi phạm trong thương mại hiện nay là không 8% giá trị phần nghĩa vụ của hợp đồng., xem Điều 301, Luật Thương mại năm 2005 Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam - Thứ ba, chịu trách nhiệm đối với hàng hóa quá cảnh trong thời gian quá cảnh trên lãnh thổ Việt Nam. Ngoại trừ các chỉ dẫn của bên thuê dịch vụ quá cảnh hàng hóa, bên cung ứng dịch vụ phải chịu trách nhiệm về hàng hóa quá cảnh như: bảo quản, vận chuyển đúng quy trình, nếu xảy ra mất mát, hư hỏng thì bên cung ứng dịch vụ phải chịu trách nhiệm về tổn thất cho bên thuê dịch vụ quá cảnh. Đối tượng của hợp đồng quá cảnh hàng hóa, Bộ luật Dân sự năm 2005 xác định đối tượng của hợp đồng dịch vụ phải là công việc có thể thực hiện được, không bị pháp luật cấm đồng thời không được trái với đạo đức xã hội. Theo đó pháp luật thương mại của các nước và Việt Nam đều quy định đối tượng của hợp đồng quá cảnh là “các hoạt động dịch vụ vận chuyển hàng hóa quá cảnh và làm thủ tục Hải quan”. Về hình thức hợp đồng quá cảnh hàng hóa, pháp luật thương mại đã có quy định rất rộng về các hình thức này. Ngoài việc lập thành văn bản, Theo Khoản 1 Điều 74, Luật Thương mại năm 2005, hình thức hợp đồng có thể được thể hiện bằng lời nói, điện báo, talex, fax, thư điện tử và các hình thức thông tin khác. 2.5.2 Nội dung của hợp đồng dịch vụ quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam Luật Thương mại năm 2005 không quy định cụ thể các nội dung chủ yếu của hợp đồng quá cảnh hàng hóa , nhưng với tính chất là hợp đồng dịch vụ thì hợp đồng quá cảnh hàng hóa có các điều khoản sau đây: + Nội dung công việc mà khách hàng ủy nhiệm cho bên làm dịch vụ + Các yêu cầu cụ thể đối với dịch vụ + Thù lao dịch vụ và các chi phí liên quan đến việc thực hiện dịch vụ quá cảnh hàng hóa, nghĩa vụ thanh toán thù lao và các chi phí dịch vụ + Thời gian, địa điểm thực hiện dịch vụ + Giới hạn trách nhiệm và các trường hợp miễn trách nhiệm đối với người làm dịch vụ Ngoài ra tùy vào từng trường hợp cụ thể các bên có thể thỏa thuận và ghi nhận trong hợp đồng những điều khoản tùy nghi khác. 2.6 Quy trình, thủ tục, biện pháp xử lý vi phạm trong quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam 2.5.1 Quy trình, cách thức thực hiện thủ tục hải quan quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam 2.5.1.1 Trình tự, cánh thức thực hiện thủ tục hải quan đối với quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam - Trình tự thực hiện thủ tục Hải quan là các bước mà tổ chức, cá nhân, cơ quan Hải quan phải tiến hành khi làm thủ tục Hải quan. Trong đó chủ yếu chia làm hai nhóm với trình tự thực hiện thủ tục đối với cá nhân, tổ chức và của cơ quan Hải quan. + Đối với cá nhân, tổ chức: Khoản 1 Điều 16 Luật Hải quan năm 2001 quy định khi tiến hành thủ tục hải quan, người làm hải quan tiến hành: Bước 1: Kê khai hàng hóa quá cảnh và nợp hồ sơ về việc xin quá cảnh cho cơ quan Hải quan theo quy định pháp luật tại trụ sở cơ quan Hải Quan. Nếu hàng hóa có lưu kho ngoài cửa khẩu hoặc trong đất liền thuộc lãnh thổ Việt Nam thì phải xin phép Bộ Thương mại47 . Bước 2: Đưa hàng hóa phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định cho việc kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải. Bước 3: Nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác cho cơ quan nhà nước. + Đối với cơ quan Hải quan: Khoản 2 Điều 16 Luật Hải quan năm 2001 quy định trình tự của cơ quan Hải quan trong quá trình cá nhân, tổ chức làm thủ tục quá cảnh. Bước 1: Cơ quan Hải quan tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra điều kiện, tờ khai hải quan hàng hóa quá cảnh, niêm phong hàng hóa, xác nhận tình trạng hàng hóa trên bản kê khai hàng hóa và tờ khai hải quan. Đồng thời giao hàng hóa cho người vận chuyển phương tiện vận tải chuyển đến cửa khẩu cơ quan Hải quan nơi hàng hóa xuất cảnh. Trường hợp hàng hóa không thuộc diện niêm phong thì người khai Hải quan, công chức Hải quan phải bảo đảm hàng hóa quá cảnh nguyên đai, nguyên kiện từ cửa khẩu nhập hàng hóa đến cửa khẩu cuối cùng nơi hàng hoá làm thủ tục xuất cảnh. Bước 2: Cơ quan hải quan tại cửa khẩu hàng hóa xuất cảnh, tiếp nhận tờ khai do cơ quan Hải quan nơi cửa khẩu nhập hàng hóa đưa đến, đồng thời kiểm tra tình trạng hàng hóa để đối chiếu với tờ khai cũng như tình trạng nguyên vẹn của hàng hóa. Bước 3: Sau khi hàng hóa được kiểm tra hợp lệ phù hợp với quy định và đã được cơ quan thu thuế, các khoản thu khác thì cơ quan Hải quan tiến hành thủ tục cho hàng hóa xuất cảnh. Trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng, hàng hóa bị thay đổi niêm phong thì người vận chuyển hàng hóa, cơ quan Hải quan áp dụng các biện pháp để ngăn chặn tổn thất và báo cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết. 47 Điều 19, Nghị định 154/2005/NĐ/CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam - Cách thức thực hiện: Được thực hiện tại Cơ quan Hải quan của cửa khẩu đầu tiên và cửa khẩu cuối cùng. 2.5.1.2 Cơ quan thực hiện, thời hạn thực hiện thủ tục hải quan đối với quá cảnh - Cơ quan thực hiện: khi cá nhân, tổ chức thực hiện thủ tục quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam hoặc trong quá trình thực hiện cần cơ quan hướng dẫn làm thủ tục quá cảnh thì cơ quan Hải quan các cấp sẽ tiến hành thực hiện bao gồm: + Tổng cục Hải quan + Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương + Chi cục Hải quan cửa khẩu, đội kiểm soát hải quan và đơn vị tương đương. - Thời hạn giải quyết: Được thực hiện theo Điều 19 Luật Hải quan năm 2001 sửa đổi, bổ sung 2005 + Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi người khai Hải quan nộp, xuất trình hồ sơ Hải quan, đúng quy định của pháp luật. + Thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải: tính từ thời điểm người khai hải quan đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu về làm thủ tục Hải quan theo quy định. Chậm nhất là 08 giờ làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thức kiểm tra thực tế một phần hàng hóa theo xác suất và chậm nhất là 02 ngày làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thức kiểm tra toàn bộ hàng hóa, trong trường hợp này thời hạn có thể được gia hạn nhưng không quá 08 giờ làm việc. 2.6.2 Xử lý vi phạm trong quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam Điều 79 Luật Hải quan năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2005) quy định: Người nào vi phạm các quy định của pháp luật hải quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Riêng đối với công chức hải quan nếu có hành vi cản trở hoạt động quá cảnh hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan thì tùy theo tính chất mà bị xử lý kỷ luật. Nghị định 127/2013/NĐ - CP và Thông tư 190/2013/TT - BTC hướng dẫn Nghị định 127/2013 về các hình thức xử lý vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả được quy định như sau: Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam + Vi phạm về thời hạn làm thủ tục hải quan, nộp hồ sơ thuế: cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 50.000.000 đồng tùy các hành vi cụ thể. Biện pháp khắc phục hậu quả: Đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam48; + Vi phạm về chính sách quản lý hàng hóa quá cảnh, phương tiện vận tải quá cảnh phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi quá cảnh phương tiện vận tải không đúng với nội dung xin giấy phép của cơ quan có thẩm quyền49; + Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với hành vi quá cảnh phương tiện vận tải thuộc diện phải có giấy phép mà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền50; + Vi phạm quy định về khai Hải quan: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 40.000.000 đồng51; + Vi phạm quy định về kiểm tra hải quan, kiểm soát hải quan, thanh tra thuế, giám sát hải quan: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 60.000.000 đồng52. Ngoài việc áp dụng hình thức xử lý vi phạm hành chính là phạt tiền, các chủ thể còn bị áp dụng các hình thức xử lý khác tùy theo mức độ vi phạm và nội dung vi phạm. Tuy nhiên, theo Luật Hải quan năm 2014 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2015) thì vấn đề xử lý vi phạm pháp luật hải quan nói chung trong lĩnh vực quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ nói riêng không quy định về khen thưởng và xử lý vi phạm. Điều này dẫn đến, khi ban hành các văn bản hướng dẫn Luật Hải quan năm 2014 các cơ quan (Chính phủ, các Bộ có liên quan) sẽ rất khó xác định cơ sở vi phạm pháp luật để ban hành hướng dẫn việc xử phạt so với Luật Hải quan năm 200153. Như vậy, Luật Hải quan năm 2014 điều chỉnh vấn đề này theo quy định về thẩm quyền và mức xử phạt trong Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Ngược lại, Nghị định 127/2013/NĐ-CP, Thông tư 190/2013/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 127/2013 về các hình thức xử lý vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực hải quan sẽ hướng dẫn Luật Hải quan năm 2001( sửa đổi, bổ sung 2005) về việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. 48 Điều 6, Nghị định 127/2013/NĐ-CP Điều 14, Nghị định 127/2013/NĐ-CP 50 Điều 14, Nghị định 127/2013/NĐ-CP 51 Điều 7, Điều 14, Điều 14, Nghị định 127/2013/NĐ-CP 52 Xem thêm Điều 10, Điều 11, Điều 12, Nghị định 127/2013/NĐ-CP 53 Xem thêm Chương VII, Khen thưởng và xử lý vi phạm, Luật Hải quan năm 2001, sửa đổi, bổ sung năm 2005 49 Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG QUÁ CẢNH HÀNG HÓA QUA LÃNH THỔ VIỆT NAM VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY 3.1 Thực trạng quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam 3.1.1 Tiềm năng phát triển dịch vụ quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam Tiềm năng phát triển dịch vụ quá cảnh hàng hóa ở Việt Nam là rất lớn. Trong kinh doanh dịch vụ quá cảnh doanh nghiệp Việt Nam có nhiều lợi thế hơn so với các doanh nghiệp nước ngoài. Thứ nhất, về hệ thống kho bãi các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang chiếm phần lớn hệ thống kho bãi phục vụ cho ngành quá cảnh hàng hóa (hầu hết các doanh nghiệp nước ngoài khi tự thực hiện việc quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam đều phải thuê kho bãi hoặc liên kết với các doanh nghiệp trong nước). Thứ hai, các doanh nghiệp trong nước nhạy bén nắm được thị trường, tâm tư của khách hàng, vị trí địa lí, thời tiết, văn hóa của người bản địa hơn là các chủ sở hữu hàng hóa tự mình quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Viêt Nam. Người Việt Nam thông minh, nhanh nhạy nên dễ dàng nắm bắt các công việc cần phải làm để phục vụ cho dịch vụ quá cảnh hàng hóa. Khi Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện thuân lợi cho các doanh nghiệp trong nước kinh doanh dịch vụ quá cảnh hàng hóa. Thứ ba, về các tuyến đường quá cảnh trên bộ: Việt Nam có biên giới đất liền với Trung Quốc (1.281 km), Lào (2.130 km), Campuchia (1.228 km) và bờ biển dài 3.444 km tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ, biển Đông và vịnh Thái Lan. Đây là một thế mạnh khi nước ta tiến hành giao thương xuất, nhập khẩu và quá cảnh hàng hóa. Hiện nay, Việt Nam có 22 cửa khẩu giáp với ba quốc gia trên, trong đó có nhiều cửa khẩu lớn như: Móng Cái (Quảng Ninh), Hữu Nghị (Lạng Sơn), Cha Lo (Quảng Bình)…54 Do đó, ngoài hoạt động xuất, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa qua các cửa khẩu Việt Nam diễn ra nhộn nhịp, tạo “cầu nối” phát triển thương mại giữa các quốc gia với Việt Nam, chính sách pháp luật nước ta hiện nay trong lĩnh vực quá cảnh là mở rộng các tuyến đường và thời gian quá cảnh, ví dụ như: Thông tư số 27/2014/TT-BCT của Bộ Công thương, quy định về quá cảnh hàng hóa của Vương quốc Campuchia qua lãnh thổ nước Cộng 54 Xem thêm Phụ lục tuyến đường vận chuyển hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam, Thông tư 15/2014/TTBGTVT. Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã mở rộng 10 tuyến đường quá cảnh (so với trước đây được quá cảnh qua 8 cửa khẩu)55. Thứ tư, về tuyến đường quá cảnh trên biển và trên không: Là quốc gia biển, Việt Nam hiện có 49 cảng biển, với sản lượng hàng hóa khai thác thông qua các cảng không ngừng gia tăng, từ 181 triệu tấn (năm 2007) lên 286 triệu tấn (2011) và năm 2013 là trên 300 triệu tấn. Cả nước hiện có trên 60 hãng tàu biển, sản lượng cotainer tăng nhanh bình quân khoảng 10%/năm. Năm 2012 sản lượng container đạt trên 8 triệu container hàng hóa. Với hơn 51 hãng hàng không hoạt động tại Việt Nam sản lượng hàng hóa hàng không vận chuyển đạt trên 290.000 tấn trong năm56. 3.1.2 Thực trạng quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam Hiện nay, đối với các loại hình kinh doanh xuất nhập khẩu đa dạng như: Kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, quá cảnh hàng hóa…, doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa đến cửa khẩu xuất hoặc địa điểm làm thủ tục hải quan theo tuyến đường đã đăng ký với cơ quan Hải quan. Quá trình vận chuyển này, hàng hóa vẫn đang chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan, và cơ quan Hải quan thực hiện giám sát hải quan gián tiếp bằng các biện pháp nghiệp vụ như niêm phong, kẹp chì, thậm chí là giám sát sự di chuyển bằng định vị vệ tinh. Tuy nhiên, Luật Hải quan hiện hành lại chưa quy định tuyến đường để vận chuyển hàng hóa này là địa bàn hoạt động hải quan. Do vậy, đã gây khó khăn cho cơ quan Hải quan khi thực hiện nhiệm vụ. Cụ thể thẩm quyền sẽ “chồng lấn” với địa bàn hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ của các lực lượng khác như: Quản lý thị trường, Bộ đội Biên phòng, Công an… Trên thực tế, cơ quan Hải quan cũng chỉ cần giám sát hàng hóa đang vận chuyển và cơ sở pháp lý để xử lý vi phạm nếu có xảy ra gian lận. Bên cạnh đó, đối với vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam như vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền về thăm dò, khai thác, quản lý, bảo tồn tài nguyên và các hoạt động khác vì mục đích kinh tế, khi xảy ra vấn đề về gian lận hàng hóa quá cảnh thì cơ quan Hải quan có thẩm quyền xử lý hay không? Thực tiễn đang diễn ra tại một số địa điểm trên vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam như địa điểm khai thác dầu khí, một số địa điểm khác trên biển có tiến hành việc xuất khẩu dầu thô… thì cơ quan Hải quan thực hiện thẩm quyền của mình. Tuy vậy, các quy định về vấn đề 55 Xem Điều 6, Thông tư 08/2009/TT-BCT (hết hiệu lực), quy định về quá cảnh hàng hoá của Vương quốc Campuchia qua lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 56 TS Phan Ánh Hà (2014), Giải pháp cho hoạt động logictic, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 214 năm 2014 Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam này vẫn chưa được quy định chặt chẽ, dẫn đến chỉ một “địa phương” cơ quan Hải quan tự áp dụng theo các nguyên tắc, chứ quy định cụ thể thì vẫn chưa có 57. Luật Hải quan 2014 (có hiệu lực ngày 01/01/2015) đã khắc phục thực trạng này58. Điều này sẽ phù hợp với quy định thẩm quyền của hải quan trên các vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam là bảo đảm đồng bộ, thống nhất với Luật Biển Việt Nam và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Đây cũng là quy định kế thừa Luật Hải quan hiện hành, phù hợp với thực tiễn quản lý về hải quan. Luật Hải quan năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2005) chưa quy định cơ quan Hải quan thực hiện việc truy đuổi, bắt giữ hàng hóa buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới từ trong địa bàn hoạt động hải quan ra ngoài địa bàn nên khi đối tượng chạy ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan Hải quan phải phối hợp với cơ quan chức năng, có nhiều trường hợp do sự việc diễn biến nhanh chóng, không kịp tổ chức phối hợp nên mất cơ hội bắt giữ và xử lý đối với hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Điều này đã được Luật Hải Quan năm 2014 điều chỉnh và khắc phục. Tuy nhiên, Khoản 1, Điều 89 Luật Hải quan chưa đề cập đến chức danh Đội trưởng đội kiểm soát chống buôn lậu. Điểm e, Khoản 1, Điều 123 Luật Xử phạt vi phạm hành chính lại quy định về thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục chính, bao gồm cả Đội trưởng đội kiểm soát chống buôn lậu. Vì vậy, khi Chính phủ ban hành nghị định hướng dẫn luật mới (Luật Hải quan năm 2014) để thống nhất thẩm quyền vấn đề này. Về thủ tục, theo Thông tư số 15/2014/TT-BGTVT ngày 13/5/2014 (có hiệu lực từ ngày 1/8/2014) của Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn về tuyến đường quá cảnh, vận tải quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam, tuy nhiên trên thực tế có một số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quá cảnh hàng hóa đang gặp khó khăn, vướng mắc. Theo phản ánh của công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Bình Dương, doanh nghiệp đang khai thác, kinh doanh kho CFS59 này đang cung cấp dịch vụ 57 Cơ sở pháp lý để tăng cường hiệu quả chống buôn lậu http://www.dngcustoms.gov.vn/haiquandng/Modules/ASPNETVN.PORTAL.Modules.CMS/Pages/Print.asp x?itemid=5918 [truy cập ngày 16/10/2014] 58 Xem thêm Khoản 2, Điều, Luật Hải quan năm 2014 59 Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính thì CFS: Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu sản phẩm, hàng hoá ghi trong CFS để chứng nhận rằng sản phẩm, hàng hoá đó được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu. CFS do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu sản phẩm, hàng hoá ghi trong CFS để chứng nhận rằng sản phẩm, hàng hoá đó được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu. Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam gom hàng lẽ để đóng chung container xuất khẩu, trong đó một sản phẩm là hàng từ Campuchia quá cảnh từ cửa khẩu Mộc Bài và Xa Mát (Tây Ninh) về cửa khẩu xuất là cảng Tổng hợp Bình Dương do Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Tổng hợp Bình Dương quản lý. Hiện nay, kho CFS Areco cung cấp dịch vụ gom hàng lẻ vào kho CFS từ nhiều khách hàng, trong đó có khách hàng kí hợp đồng vận chuyển hàng hóa quá cảnh của nhiều nhà máy tại Campuchia để đưa hàng hóa từ Campuchia quá cảnh qua Việt Nam. Tuyến đường quá cảnh từ cửa khẩu Mộc Bài, Xa Mát về kho CFS Areco để đóng ghép chung container xuất khẩu. Trong 6 tháng đầu năm 2014, kho CFS Areco đã vận chuyển được hơn 5.000 m3 hàng quá cảnh từ Campuchia đóng ghép chung container để xuất khẩu và dự kiến trong 6 tháng cuối năm số lượng sẽ tăng thêm khoảng 15.000 m3 hàng quá cảnh từ Campuchia và sẽ tiếp tục tăng mạnh vào các năm tiếp theo do có nhiều nhà máy của khách hàng mà kho CFS Areco đang cung cấp dịch vụ đã đi vào hoạt động tại Campuchia. Tuy nhiên, khi thực hiện Thông tư 15/2014, việc vận chuyển hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam phải thực hiện theo các tuyến đường và cặp cửa khẩu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo thông tư này, nên kho CFS Areco sẽ gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh kho CFS do tuyến đường từ cửa khẩu Mộc Bài và Xa Mát về cửa khẩu cảng Tổng hợp Bình Dương không được quy định tại Thông tư 15/2014. Bên cạnh đó, thủ tục hải quan đối với hàng hóa chuyển cảng, quá cảnh, trung chuyển cũng được quy định chi tiết tại Công văn số 6918/TCHQ-GSQL ngày 27-52014 của Tổng cục Hải quan “tuyến đường và cửa khẩu đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa quá cảnh, hàng nhập khẩu chuyển cảng, hàng xuất khẩu chuyển cửa khẩu thực hiện theo quy định hiện hành. Trước đây, công tác quản lý đối với hàng quá cảnh từ Campuchia đưa vào kho CFS để đóng chung container xuất khẩu tại cửa khẩu cảng Tổng hợp Bình Dương do Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Tổng hợp Bình Dương quản lý vẫn đảm bảo và chưa phát hiện trường hợp sai phạm nào. Bên cạnh đó, cảng Tổng hợp Bình Dương thuộc danh mục phân loại cảng biển Việt Nam theo Quyết định số 16/2008/QĐ-TTg ngày 28-1-2008 của Thủ tướng Chính phủ, và Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Tổng hợp Bình Dương được giao nhiệm vụ giải quyết các thủ tục hải quan đối với phương tiện XNC và hàng hóa XNK, trong đó có kho CFS Areco của Công ty Cổ phần thương mại và Dịch vụ Du lịch Bình Dương. Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam Thông tư 15/2014/TT-BGTVT không quy định tuyến đường vận chuyển quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam đi qua cửa khẩu cảng Tổng hợp Bình Dương sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của kho CFS Areco nói riêng cũng như các kho CFS khác có thực hiện dịch vụ gom hàng hóa chờ đóng ghép chung container với các lô hàng xuất khẩu tại cảng tổng hợp Bình Dương. Về lâu dài ảnh hưởng đến việc phát triển của cửa khẩu cảng Tổng hợp Bình Dương60. 3.2 Một số khó khăn, bất cập khi quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam 3.2.1 Khó khăn, bất cập về thủ tục thông quan và cơ chế kiểm soát hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ Đất nước ngày càng phát triển thì các hoạt động dịch vụ nói chung và dịch vụ quá cảnh nói riêng phải được quan tâm đầu tư, vì đây là hoạt động gắn với xúc tiến xuất, nhập khẩu, giao thương hàng hóa của khu vực và thế giới. Nó tác động làm tăng hoặc giảm GDP của một quốc gia. Để hoạt động này đạt hiệu quả ngoài việc đầu tư về cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông vận tải thì các thủ tục pháp lý hành chính hải quan cũng cần được chú trọng. Tuy nhiên pháp luật Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập trong những vấn đề trên. 3.2.1.1 Về thủ tục hải quan hiện nay - Thứ nhất: Mức độ khả năng giải quyết nhanh gọn về thủ tục hải quan là một trong những yếu tố làm thúc đẩy quá trình xuất, nhập khẩu của các quốc gia, là tiêu chí để đánh giá sự quan tâm của một quốc gia đối với dịch vụ hàng hóa xuất, nhập khẩu và quá cảnh. Bên cạnh những gì mà pháp luật hải quan Việt Nam thực hiện được trong quá trình quản lí của mình, thì ở nhiều góc độ khác pháp luật hải quan Việt Nam vẫn còn chưa thống nhất với Công ước quốc tế Kyoto61 mà Việt Nam đã kí kết về các quy định hải quan, phần lớn liên quan nhiều đến thủ tục hải quan. Chưa tạo điều kiện thuận lợi cho người làm thủ tục hải quan về địa điểm và thời gian làm thủ tục hải quan. Người làm thủ tục hải quan vì lí do chủ quan hoặc khách quan không thể làm thủ tục hải quan trong giờ hành chính hoặc mang hàng hóa tới cửa khẩu như quy định, do hiện nay chưa có cơ chế làm việc ngoài giờ hành chính và ngoài trụ sở của cơ quan Hải quan. Điều 17 Luật Hải quan năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2005) quy định việc làm thủ tục hải quan phải tại trụ sở Chi cục 60 Gỡ vướng hàng quá cảnh qua cảng Tổng hợp Bình Dương: http://www.baohaiquan.vn/pages/go-vuong-hang-qua-canh-qua-cang-tong-hop-binh-duong.aspx [truy cập ngày 16/10/2014] 61 Công ước Kyoto năm 1973 được sửa đổi tháng 6 năm 1999, với tên gọi là Công ước Kyoto sửa đổi Việt Nam chính thức gia nhập Nghị định thư sửa đổi Công ước Kyoto vào ngày 08/01/2008 và Công ước đã có hiệu lực với Việt Nam vào ngày 08/04/2008 Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam Hải quan cửa khẩu và trụ sở Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu. Luật Hải quan hiện hành cũng không quy định cơ chế làm thủ tục hải quan ngoài trụ sở hải quan, mà chỉ quy định cơ chế kiểm tra hàng hóa quá cảnh ngoài trụ sở hải quan do đó gây khó khăn cho những người làm thủ tục hải quan. Theo quy định tại công ước Kyoto sửa đổi quy định: hải quan có thể chấp nhận thực hiện các chức năng đối với thủ tục hải quan và thông lệ hải quan ngoài giờ hành chính và bên ngoài trụ sở hải quan. Quy định này tạo thuận lợi cho người làm thủ tục hải quan khi người làm thủ tục hải quan có nhu cầu làm thủ tục ngoài giờ hành chính do yêu cầu của việc vận chuyển hàng hóa phải nhanh chống để bắt kịp phương tiện vận tải của nước nhập khẩu. Quy định này cũng làm giảm việc “ứ động” hồ sơ hải quan và tạo thuận lợi cho hoạt động kiểm tra hải quan62. Như vậy, so với công ước Kyoto, thủ tục hải quan Việt Nam hiện nay còn hạn chế và chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho người làm thủ tục hải quan. - Thứ hai, khi làm thủ tục hải quan người làm thủ tục phải nộp nhiều loại giấy tờ không cần thiết. Khi tiến hành làm thủ tục hải quan người làm thủ tục phải nộp bản sao và nộp quá nhiều lần một loại giấy tờ cho các cơ quan chỉ với một lô hàng. Ví dụ: như phải nộp hóa đơn thương mại, chứng từ chỉ xuất xứ hàng hóa cho cơ quan hải quan tại cửa khẩu đầu tiên và cửa khẩu cuối cùng, cũng như cho cơ quan hải quan kiểm tra…Từ đó số lượng chứng từ mà người làm thủ tục hải quan phải nộp là rất lớn gây tốn kém cho người làm thủ tục. Nếu hàng hóa qua cảnh đã được kiểm tra và đã nộp đầy đủ giấy tờ hợp lệ thì thiết nghĩ không cần phải nộp ở những cơ quan còn lại. - Thứ ba, cơ chế thông quan chưa hợp lí. Mục đích của việc thông quan là thẩm định tính chính xác, trung thực nội dung các chứng từ mà chủ hàng hóa, người được ủy quyền của chủ hàng hóa, tổ chức, cá nhân ( sau đây gọi là người làm thủ tục hải quan) nộp cho cơ quan Hải quan. Tuy nhiên, trên thực tế chưa đem lại hiệu quả do cơ chế kiểm tra này còn thiếu tính “minh bạch”. Nó thể hiện ở việc hàng hóa quá cảnh qua nhiều khâu kiểm tra “chồng chéo” mà không có cơ chế xác định trách nhiệm của khâu kiểm tra trước đó, khi xảy ra sai sót, chỉ có người làm thủ tục hải quan chịu trách nhiệm và cơ quan kiểm tra ở đây không phải chịu trách nhiệm gì. Trong quá trình kiểm tra hải quan, việc kiểm tra không giới hạn thời gian kiểm tra dẫn đến việc “nhũng nhiễu”, làm khó cho người làm thủ tục hải quan. 3.2.1.2 Về cơ chế kiểm soát hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ 62 Theo quy định tại chuẩn mực 3.23 Công ước Kyoto sửa đổi Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam - Thứ nhất, để đảm bảo tình trạng của hàng hóa, phương tiện vận tải hàng hóa quá cảnh phù hợp với yêu cầu của pháp luật Việt Nam đồng thời nhằm bảo đảm hàng hóa quá cảnh còn trong tình trạng “nguyên đai, nguyên kiện”, cơ quan Hải quan tiến hành kiểm tra giám sát các loại hàng hóa, phương tiện quá cảnh trong suốt thời gian quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, cơ chế để tổ chức giám sát của cơ quan Hải quan chưa thực sự hợp lý. Tại Điều 26 Luật Hải quan năm 2001( sửa đổi bổ sung năm 2005) chỉ quy định về các hình thức giám sát hàng hóa và phương tiện vận tải cũng như thời gian giám sát của cơ quan hải quan, nhưng chưa đề cập đến trách nhiệm của người kiểm tra hải quan. Để giải quyết bất cập này tại Điều 39 Luật hải quan năm 2014 đã quy định trách nhiệm của cơ quan hải quan trong hoạt động giám sát của mình. Do đó, Luật Hải quan năm 2014 đã giải quyết bất cập và vướng mắc này. Mặt khác, do hàng hóa quá cảnh ngày càng nhiều, khối lượng hàng hóa được lưu giữ tại kho cũng như lượng hàng hóa ra vào các cửa khẩu, khu vực cảng rất lớn nên phương thức giám sát như quy định hiện tại không còn phù hợp nữa. Trong khi các chủ thể kinh doanh hoạt động dịch vụ quá cảnh hàng hóa như kinh doanh kho bãi, doanh nghiệp vận chuyển, doanh nghiệp làm thủ tục hải quan…chưa được quy định trách nhiệm giám sát đối với loại hàng hóa này. Quy định tại Điều 41 Luật Hải quan 2014 cũng đã nêu rõ trách nhiệm đối với các chủ thể kinh doanh cảng, kho, bãi…Quy định này giới hạn rõ trách nhiệm của các chủ thể kinh doanh các hình thức trên, đáp ứng được nhu cầu hiện tại của cơ quan hải quan trong việc xử lí các hoạt đông vi phạm của các chủ thể kinh doanh. Như đã trình bày, hiện nay hàng hóa quá cảnh ngày một nhiều, tuy nhiên cơ quan hải quan chỉ được giám sát hàng hóa dưới hai hình thức: là niêm phong hải quan hoặc bằng phương tiện kỹ thuật khác và giám sát trực tiếp do công chức hải quan thực hiện. Tuy nhiên, hai hình thức giám sát này không quy định rõ ràng dưới hình thức giám sát thứ nhất thì niêm phong hải quan hoặc phương tiện kỹ thuật khác, vậy phương tiện kỹ thuật khác ở đây là phương tiện gì?. Do không quy định rõ ràng nên khi tiến hành giám sát hải quan cơ quan hải quan còn gặp nhiều vướng mắc đồng thời tạo nên sự “lạm quyền, nhũng nhiễu” của cán bộ hải quan trong khi tiến hành nhiệm vụ giám sát của mình. Lý do khách quan hoặc chủ quan người làm thủ tục hải quan không kê khai chính xác hàng hóa quá cảnh thì Cơ quan hải quan không thể tiến hành phương pháp giám sát hồ sơ, chứng từ hải quan liên quan đến hàng hóa cũng như phương tiện vận tải được do nó không nằm trong những cách thức giám sát của cơ quan hải quan được luật cho phép thực hiện. Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam Bên cạnh quy định các phương thức giám sát của cơ quan hải quan thì thời gian giám sát hải quan chưa phù hợp. Theo Điểm c Khoản 2 Điều 26 Luật Hải Quan 2001 (sửa đổi bổ sung năm 2005) quy định thời gian giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh là: “từ khi hàng hóa, phương tiện vận tải quá cảnh tới địa bàn hoạt động của cơ quan hải quan đến khi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam ”. Pháp luật hải quan chưa quy định thời gian cụ thể cho việc giám sát này mà chỉ đưa ra khoảng thời gian từ địa bàn hoạt động của cơ quan hải quan đến khi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Do không quy định thời gian cụ thể nên cơ quan hải quan có thể tiến hành các hoạt động giám sát của mình bất kì thời gian nào trong suốt quá trình quá cảnh của chủ sở hữu hàng hóa. Quy định này tạo ra “tiêu cực” đối với chủ sở hữu hàng hóa không vi phạm. Bởi vì cơ quan hải quan có thể tiến hành kiểm tra nhiều lần, bằng hình thức trực tiếp gây ảnh hưởng tới thời gian quá cảnh cũng như chất lượng hàng hóa sau nhiều lần kiểm tra. 3.2.2 Khó khăn, bất cập về tuyến đường quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ hiện nay - Hệ thống giao thông: nước ta hiện nay gồm 17.000 km đường nhựa, 3.200 km đường sắt, 41.000 km đường thủy, 126 cảng biển và 135 sân bay63. Tuy nhiên chất lượng hệ thống này không đồng bộ và đạt tiêu chuẩn, cũng như chưa đảm bảo về mặt kỹ thuật. Giao thông đóng gớp vai trò không nhỏ trong quá cảnh hàng hóa. Do vậy khi những tuyến đường này không đạt chất lượng dẫn đến việc vận chuyển hàng hóa không đáp ứng được yêu cầu của bên thuê dịch vụ quá cảnh. Vận tải đường bộ Việt Nam có hiệu suất thấp: Trong bối cảnh thị trường dịch vụ vận tải sẽ mở rộng và cạnh tranh gay gắt khi Việt Nam gia nhập WTO, thì yêu cầu đặt ra là giao thông vận tải Việt Nam phải phát triển một cách đồng bộ để cạnh tranh với các nước trong khu vực về việc vận chuyển hàng hóa, nếu giao thông vận tải Việt Nam không phát triển thì rất có thể hàng hóa quá cảnh quốc tế sẽ được quá cảnh sang quốc gia khác trong khu vực mà không phải là Việt Nam. Theo thông tư 15/2014/TT - BGTVT hướng dẫn về tuyến đường vận chuyển quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam thì các tuyến đường quá cảnh tập trung nhiều ở các tỉnh miền Trung của Việt Nam, có thể nói rằng miền Trung chính là trung tâm trung chuyển hàng hóa lớn cho vùng Đông Nam Á đưa lên phía Đông Á, Bắc Á. Tuy nhiên, việc vận chuyển này gặp nhiều khó khăn do cơ sở hạ tầng giao thông như hệ thống đường bộ, cầu, cũng như đường hầm, cảng biển, cảng hàng không, nhà ga 63 Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW, Trung tân thông tin tư liệu (2011), “ Phát triển dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu trong giai đoạn hậu- WTO”. Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam đường sắt... Không đảm bảo chất lượng. Mặc dù trong nhiều năm qua, chính sách phát triển hệ thống đường bộ của Việt Nam đang có những đầu tư cải thiện, nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng nhu cầu vận tải. Cụ thể, là thiếu những tuyến đường ở các vùng kinh tế và các đầu mối giao thông, mặt khác lưu thông và chất lượng bề mặt đường không tốt, thiếu hoặc hư hỏng các thiết bị đường bộ, gây khó khăn trong việc phương tiện vận tải quá cảnh đi lại. Khả năng bảo trì và phát triển đường bộ còn thấp. Bên cạnh đó công tác tổ chức vận tải không được chú trọng cũng là một trong những nguyên nhân làm cho tuyến đường vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ không đạt chất lượng. - Vận tải đường sắt: Trong những tuyến đường mà Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam cho phép quá cảnh thì vận tải đường sắt chiếm một phần quan trọng. Tuy nhiên khi lựa chọn tuyến đường để vận chuyển hàng hóa quá cảnh người vận chuyển gần như ít đi những tuyến đường này, phần lớn là do tình hình đường sắt Việt Nam xuống cấp “trầm trọng” đe dọa đến an toàn của người vận chuyển. Nguyên nhân để đường sắt Việt Nam xuống cấp nhanh chóng như vậy là do thiếu trình độ kỹ thuật, thiếu quan tâm cũng như kinh nghiệm trong xây dựng. - Đường hàng không: Hiện nay không đủ phương tiện chở hàng ( máy bay) cho việc vận chuyển hàng hóa quá cảnh vào lúc cao điểm. Một số sân bay quốc tế như: Sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng vẫn chưa có nhà ga hàng hóa, khu vực hoạt động cho các dịch vụ quá cảnh. 3.2.3 Một số khó khăn, bất cập khác Qua gần 28 năm thực hiện chính sách đổi mới đất nước, đất nước ta ngày càng đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, từ một nền kinh tế bao cấp, trì trệ do sự cấm vận của Mỹ, đời sống kinh tế hết sức khó khăn thì nay đất nước ta vươn ra khỏi tình trạng khủng hoảng, kinh tế tăng trưởng nhanh, vật chất ngày càng được đổi mới… Bên cạnh đó Việt Nam cũng tham gia nhiều tổ chức thương mại thế giới như:ASEAN (năm 1995), ASEM (năm 1996), APEC (năm 1998) và WTO (năm 2006) nâng cao vị trí của Việt Nam đối với thế giới. Có được những thành tựu trên là sự phấn đấu không ngừng của Đảng, Nhà nước và toàn dân, tập trung các ngành kinh tế như: xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa quốc tế và quá cảnh. Trước đây quá cảnh là khái niệm khá mới trong hoạt động thương mại Việt Nam, tuy nhiên những năm gần đây khi hàng hóa thế giới không ngừng được xuất nhập khẩu, thì khái niệm này không còn xa lạ đối với Thế giới cũng như Việt Nam. Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam Hoạt động đặc thù của quá cảnh hàng hóa là vận chuyển hàng hóa, lưu kho, lưu bãi và làm thủ tục Hải quan… Tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh dịch vụ quá cảnh còn chưa khai thác hết “tiềm năng” của các hoạt động trên. Với ngành quá cảnh hàng hóa, hội nhập tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia vào thị trường quốc tế, nhưng cũng tạo áp lực không ngừng cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này, bởi muốn được “tồn tại” các doanh nghiệp phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn về vật chất cũng như đội ngũ thực hiện dịch vụ theo tiêu chuẩn quá cảnh của các nước trong khu vực nói chung và các nước có nhu cầu quá cảnh nói riêng. Thương nhân Việt Nam chưa nhận định đúng đắn về các hoạt động trong dịch vụ quá cảnh hàng hóa, phần lớn các doanh nghiệp cho rằng dịch vụ quá cảnh chỉ đơn thuần là việc vận chuyển hàng hóa, lưu kho và làm các thủ tục hải quan mà không đặt nặng những hoạt động khác như hoạt động trung chuyển, chuyển tải hàng hóa quá cảnh độc lập. Chưa thấy hết ý nghĩa của quá cảnh hàng hóa là đảm bảo cho việc vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu được rút ngắn về không gian và thời gian, đảm bảo chất lượng hàng hóa, chi phí vận chuyển… Do đó, chưa có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng cũng như nguồn lợi nên các doanh nghiệp cũng như các ngành cũng chưa chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực. Cụ thể các chương trình đào tạo chưa đưa các hoạt động này trở thành một chuyên ngành để giảng dạy mà chủ yếu chỉ là học phần về dịch vụ vận chuyển và nghiệp vụ khai báo hải quan trong hoạt động xuất, nhập khẩu. Hệ thống kho lưu hàng hóa và kho vận hàng hóa của Việt Nam còn sơ khai. Cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quá cảnh chưa chú trọng tới vấn đề này. Phần lớn quỹ đất để xây dựng kho bãi đều thuộc quyền sở hữu của các doanh nghiệp kinh doanh kho bãi của Việt Nam, trong khi các doanh nghiệp nước ngoài đều phải thuê kho bãi của Việt Nam. Dưới áp lực của khách hàng về chất lượng, quy mô của kho bãi một số doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư đáng kể, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng từ đó làm cho hoạt động quá cảnh hàng hóa của Việt Nam vẫn chưa được khách hàng đề cao. 3.3 Một số đề xuất hoàn thiện pháp luật quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập của nước ta hiện nay Hội nhập kinh tế thế giới là một bước phát triển quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ta hiện nay. Nó không chỉ góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển mà còn là động lực để Việt Nam vươn lên trở thành Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam quốc gia phát triển trên trường quốc tế. Muốn làm được điều ấy trong thời kì hội nhập kinh tế này, đòi hỏi việc giao thương hàng hóa cũng như ngành xuất, nhập khẩu phải vươn lên. Hoàn thiện pháp luật về quá cảnh hàng hóa là một việc quan trọng trong công cuộc đưa Việt Nam phát triển. Để phát triển tốt ngành dịch vụ quá cảnh hàng hóa thì chính sách pháp luật hết sức quan trọng. 3.3.1 Về thủ tục thông quan và cơ chế kiểm soát hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam Để thủ tục hải quan cụ thể là thủ tục kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải quá cảnh ngày càng nhanh chóng, thuận tiện, có hiệu quả đảm bảo tính nhất quán, hợp lý thì bên cạnh việc thực thi các quy định về Luật Hải quan, Nhà nước cần nghiên cứu, ban hành một số chính sách để giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình áp dụng luật. Quá cảnh hàng hóa trong pháp luật Việt nam được Luật Thương mại năm 2005 điều chỉnh. Tuy nhiên vấn đề này pháp luật Việt Nam không chú trọng nhiều ( chỉ với 12 Điều, từ Điều 241 đến Điều 253 trong Luật Thương mại năm 2005 và một nghị định hướng dẫn chi tiết64). Do đó pháp luật Việt Nam cần tiếp tục triển khai chi tiết để thực hiện, ra các văn bản hướng dẫn thực hiện các điều luật đã quy định. Giải thích và cụ thể hóa các nội dung như khái niệm tuyến đường quá cảnh, hợp đồng quá cảnh, giới hạn trách nhiệm của bên kinh doanh dịch vụ quá cảnh hàng hóa… để thuận tiện cho người áp dụng pháp luật cũng như người thực thi pháp luật. Nghị định 187/2013/NĐ-CP quy định chi tiết về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lí mua, bán, gia công, quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam đã ban hành nhưng chưa đáp ứng được khó khăn của người kinh doanh dịch vụ quá cảnh hàng hóa cũng như chủ sở hữu hàng hóa. Ví dụ: Luật thương mại hiện hành cho phép thương nhân nước ngoài được phép tự mình quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam theo điều ước quốc tế nhưng chưa có một quy định cụ thể nào dành riêng cho chủ thể thực hiện việc quá cảnh này. Bên cạnh đó trách nhiệm của bên thực hiện dịch vụ quá cảnh hàng hóa không được luật thương mại nhắc đến. Nếu có phát sinh sảy ra phải căn cứ theo quy định của các văn bản pháp luật khác để thực hiện do đó gây khó khăn cho người thực thi pháp luật. 64 Nghị định 183/2013/NĐ-CP, thay thế Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài. Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam Ngoài Luật thương mại năm 2005 điều chỉnh về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam thì Luật Hải quan năm 2001 (sửa đổi, bổ xung năm 2005) cũng điều chỉnh vấn đề này thông qua các quy định về thủ tục hải quan. Tuy nhiên, các quy định này vẫn chưa được hoàn thiện. Luật Hải quan năm 2014 được Quốc hội thông qua tháng 6 năm 2014 là một bước phát triển mới về cơ sở pháp lý để ngành hải quan thực hiện tốt nhiệm vụ trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng, góp phần bảo vệ lợi ích chủ quyền và an ninh quốc gia. Tại khoản 1 điều 24 của Luật quy định chung thống nhất về hồ sơ hải quan theo đó: chỉ có tờ khai hải quan là chứng từ bắt buộc phải có khi làm thủ tục hải quan, so với trước kia phải nộp ba loại giấy tờ, đối với các chứng từ khác thuộc hồ sơ hải quan giao Bộ Tài chính quy định cụ thể trường hợp phải nộp hoặc xuất trình phù hợp với quy định của pháp luật liên quan. Đối với trường hợp áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, khoản 3 Điều 24 Luật hải quan quy định cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua hệ thống thông tin tích hợp (người khai hải quan không phải nộp chứng từ này). Về thời hạn cơ quan hải quan làm thủ tục hải quan: tại Điều 23 của Luật đã quy định rõ công chức hải quan kiểm tra hồ sơ chậm nhất 2 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan; thời gian kiểm tra thực tế hàng hoá là 8 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hoá cho cơ quan hải quan (Luật hiện hành là 02 ngày làm việc); trường hợp cần thiết phải gia hạn thì thời gian gia hạn tối đa không quá 2 ngày. Khoản 4 Điều 23 Luật hải quan cũng quy định rõ Cơ quan hải quan thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vào ngày lễ, ngày nghỉ và ngoài giờ làm việc để bảo đảm kịp thời việc xếp dỡ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, việc xuất cảnh, nhập cảnh của hành khách, phương tiện vận tải hoặc trên cơ sở đề nghị của người khai hải quan và phù hợp với điều kiện thực tế của địa bàn hoạt động hải quan. Tuy nhiên, hiện nay các qui định của Luật Hải quan năm 2014 chưa được ban hành65. Để thủ tục quá cảnh hàng hóa cụ thể là thủ tục thông quan ngày càng có hiệu quả thì Chính phủ cần nghiên cứu, ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể các quy định của Luật hải quan năm 2014 có hiệu lực sắp tới66. 65 Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Tổng cục Hải quan) cho biết, hiện dự thảo 3 Nghị định và 1 Quyết định để hướng dẫn Luật Hải quan 2014 đã được Bộ Tài chính gửi xin ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp trước khi trình Chính phủ vào ngày 15-10. 66 Tổng cục Hải quan dự kiến xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn, gồm: 4 Nghị định, 1 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 12 Thông tư. Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam 3.3.2 Quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các bên khi quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam - Thứ nhất, Luật Hải quan năm 2014 (có hiệu lực này 1/1/2015) quy định về các quyền nghĩa vụ của các chủ thể như: bên thuê dịch vụ quá cảnh, cơ quan làm thủ tục hải quan và bên cung ứng dịch vụ quá cảnh hàng hóa tương đối rõ ràng. Tuy vậy, Luật Hải quan năm 2014 có một số vướng mắc về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quá trình quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam: Về xử lý kết quả kiểm tra sau thông quan, Điều 82 luật quy định: “Kết thúc kiểm tra sau thông quan, người ký ban hành quyết định kiểm tra ký ban hành kết luận kiểm tra gửi người khai hải quan; quyết định xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền quyết định xử lý theo quy định của pháp luật; trường hợp phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì xử lý theo quy định của pháp luật”. Với quy định trên, việc xử lý kết quả kiểm tra sau thông quan chỉ thực hiện với người khai hải quan, công chức hải quan có liên quan đến việc giải quyết thông quan hàng hóa có trách nhiệm như thế nào? Vì vậy nên quy định cụ thể hơn khi phát hiện lỗi thuộc người khai hải quan và lỗi thuộc công chức hải quan. Bởi, không thể cho rằng, công chức hải quan vô can khi hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện sau khi kiểm tra sau thông quan. Về trách nhiệm của cơ quan hải quan trong việc tổ chức thu thuế và các khoản thu khác được quy định tại Điều 84 Luật Hải quan năm 2014 như sau: “1. Tổng cục Hải quan tổ chức thực hiện thống nhất việc thu thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; việc áp dụng các biện pháp để bảo đảm thu đúng, thu đủ thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí và lệ phí theo pháp luật có liên quan. 2. Cơ quan hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá theo chức năng và thẩm quyền được phân cấp kiểm tra việc kê khai, tính thuế; thực hiện miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, ấn định thuế của người khai hải quan; thu thuế và quản lý việc nộp thuế”. Câu hỏi được đặt ra là, với thẩm quyền nói trên cơ quan hải quan, công chức hải quan chịu trách nhiệm như thế nào khi việc gian lận thuế bị phát hiện? Trong thực tế, khi phát hiện việc áp sai mã HS dẫn đến bị truy thu thuế chỉ có doanh nghiệp kinh doanh quá cảnh hàng hóa chịu trách nhiệm. Và với những quyết định truy thu hàng chục, thậm chí tới hàng trăm tỉ đồng, doanh nghiệp bị truy thu chắc chắn sẽ rất khó khăn. Vì vậy, cần quy định bổ xung khoản 3 Điều này (Điều 84, Luật Hải quan năm 2014) như sau: “3. Chịu trách Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam nhiệm trước pháp luật về việc xác định số thuế và các khoản thu khác phải nộp đã thông báo cho người khai hải quan”. - Thứ hai, Luật Thương mại năm 2005 quy định nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ quá cảnh hàng hóa phải trả các thù lao quá cảnh và chi phí hợp lý khác cho bên cung ứng dịch vụ quá cảnh hàng hóa67. Theo đó các khoản thù lao bao gồm các chi phí làm thủ tục và chi phí vận chuyển, lưu kho hàng hóa quá cảnh. Bên cạnh đó còn có các chi phí phát sinh hợp lý khác. Nhưng các văn bản hướng dẫn chưa đề cập vấn đề này, vì vậy khi xảy ra tranh chấp sẽ khó khăn khi xác định đâu là các khoản chi phí hợp lý khác? Bên cạnh đó cần quy định rõ đâu là trách nhiệm đối hàng hóa quá cảnh trong thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam và thực hiện công việc cần thiết để hạn chế tổn thất hàng hóa…68 theo đó các văn bản hướng dẫn nên quy định cụ thể như sau: Thanh toán các khoản chi phí hợp lý bao gồm: 1. Chi phí bảo quản hàng hóa theo chỉ dẫn của bên thuê dịch vụ quá cảnh hàng hóa; 2. Chi phí xử lý hàng hóa tổn thất do lỗi bên thuê quá cảnh trong quá trình cung cấp thông tin hàng hóa cho bên thuê dịch vụ quá cảnh; 3. Các chi phí trên phải có chứng từ, biên nhận về việc xử lý và bảo quản hàng hóa quá cảnh. 67 68 Điểm d, Khoản 2, Điều 252, Luật Thương mại năm 2005 Xem thêm Điểm c, Điểm d, Khoản 2, Điều 253, Luật Thương mại năm 2005 Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam KẾT LUẬN Quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ trở thành một loại hình cung ứng dịch vụ quan trọng trong xuất, nhập khẩu cũng như hợp tác và phát triển thương mại giữa các quốc gia với nhau. Tầm quan trọng của quá cảnh hàng hóa còn thể hiện chính sách kinh tế Việt Nam khi nước ta gia nhập tổ chức thương mại kinh tế thế giới (WTO). Để trở nên phù hợp với các điều kiện kinh tế và sự phát triển công nghệ hiện nay, Luật Hải quan năm 2014 có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2015 sắp tới sẽ tạo thuận lợi về các bước thủ tục cũng như tạo điều kiện cho hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam đến nước nhập khẩu nhanh chóng. Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng, các quy định pháp luật hiện hành của nước ta hiện nay chưa phát huy hiệu quả trong quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ. Các quy định của Luật Thương mại năm 2005 và Luật Hải quan năm hiện hành về quyền, nghĩa vụ của các chủ thể vẫn còn vướng mắc, các quy định tuyến đường quá cảnh chưa hiện đại hóa, vấn đề lưu kho hàng hóa cảnh… Cùng với các Hiệp định về quá cảnh hàng hóa với các nước trong khu vực như Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Vương quốc Campuchia, Việt Nam đã tham gia các Hiệp định đa phương đã cơ bản xác định vấn đề giao thương hàng hóa quá cảnh giữa các quốc gia với nhau. Trong quá trình vận hành các quy định vào thực tế cần bổ sung, hoàn thiện một số vấn đề về quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam như sau: Thứ nhất, quy định cụ thể hơn về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hợp đồng quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ. Quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan thực hiện quá cảnh hàng hóa. Thứ hai, hiện đại hóa các thủ tục quá cảnh hàng hóa, các bãi lưu kho hàng hóa. Xây dựng các tuyến đường quá cảnh phù hợp với các nước trong khu vực, đặc biệt phục vụ tốt trong quá trình quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam. Thứ ba, bổ sung các quy định trong nước phù hợp với các Hiệp định, điều ước quốc tế mà nước ta đã tham gia. Mở rộng quan hệ kinh tế khu vực và thế giới về giao thương, lưu thông hàng hóa, tạo bước tiến thuận lợi khi nước ta hòa nhập nền kinh tế thế giới. Mong rằng, những đề xuất trên góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật nói chung, các quy định về quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ nói riêng góp phần giải quyết các vấn đề liên quan đến quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO --------- Các văn kiện của Đảng: 1. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986;  Các văn bản quy phạm pháp luật: 2. Bộ luật Dân sự năm 1995 (hết hiệu lực); 3. Bộ luật Dân sự năm 2005; 4. Luật Thương mại năm 1997 (hết hiệu lực); 5. Luật Hải quan năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2005); 6. Luật Thương mại năm 2005; 7. Luật Hải quan năm 2014 (có hiệu từ ngày 1/1/2015); 8. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 (hết hiệu lực); 9. Nghị định 154/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 12 năm 2005 Quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan; 10. Nghị định 12/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 23 tháng 01 năm 2006 Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài (hết hiệu lực); 11. Nghị định 140/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05 tháng 9 năm 2007 Quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc; 12. Nghị định 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 20 tháng 11 năm 2013 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài; 13. Nghị định 127/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/10/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan; 14. Thông tư 08/2009/TT-BCT của Bộ Công thương ngày 15 tháng 5 năm 2009 quy định về quá cảnh hàng hoá của Vương quốc Campuchia qua lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (hết hiệu lực); 15. Thông tư 22/2009/TT-BCT của Bộ Công thương ngày 04 tháng 8 năm 2014 Quy định về quá cảnh hàng hóa của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào qua lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; 16. Thông tư 190/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định chi tiết thi hành Nghị định số 127/2013/TT-BTC ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan; 17. Thông tư 15/2014/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải ngày 13/5/2014 (có hiệu lực từ ngày 1/8/2014) của Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn về tuyến đường quá cảnh, vận tải quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; 18. Thông tư 27/2014/TT-BCT của Bộ Công thương ngày 04 tháng 09 năm 2014 về quá cảnh hàng hóa của Vương quốc Campuchia qua nước Việt Nam; 19. Thông tư 04/2014/TT-BCT của Bộ Công thương ngày 27 tháng 01 năm 2014 quy định chi tiết một số điều của Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài; 20. Quyết định 16/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28 tháng 01 năm 2008 về công bố danh mục phân loại cảng biển Việt Nam ; 21. Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg ngày 10 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu.  Các văn bản khác: 22. Công văn số 6918/TCHQ-GSQL ngày 27-5-2014 của Tổng cục Hải quan về tuyến đường và cửa khẩu đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa quá cảnh, hàng nhập khẩu chuyển cảng, hàng xuất khẩu chuyển cửa khẩu; 23. Quy định số 4795-TN-XNK về kinh doanh dịch vụ thủ tục hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam.  Các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; Các hiệp định giữa Việt Nam: 24. Hiệp định quá cảnh hàng hóa giữa Việt Nam- Lào vào ngày 23 tháng 4 năm 1994; 25. Hiệp định quá cảnh hàng hóa Việt Nam- Trung Quốc ngày 4 tháng 9 năm 1994; 26. Việt Nam - Campuchia chính thức kí hiệp định quá cảnh hàng hóa ngày 7 tháng 9 năm 2000; 27. Công ước Vacxava năm 1929 về thống nhất một số nguyên tắc đến vận chuyển hàng không quốc tế; 28. Hague năm 1955 sửa đổi công ước để thống nhất một số quy tắc liên quan đến chuyên chở quốc tế bằng đường không – Vacxava năm 1929; 29. Công ước Kyoto năm 1999; 30. Công ước Kyoto năm 1973 sửa đổi được sửa đổi Công ước Kyoto năm 1999;  Sách, báo, tạp chí: 31. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW, Trung tâm thông tin tư liệu (2011), “ Phát triển dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu trong giai đoạn hậu- WTO”; 32. Dương Kim Thế Nguyên, Giáo trình Luật Thương mại 1, Nxb Đại học Cần Thơ năm 2006; 33. TS Phan Ánh Hà, Giải pháp cho hoạt động Logistics, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 214 năm 2014. 34. Phan Trung Hiền, Để hoàn thành tốt Luận văn ngành Luật, Nxb Chính trị quốc gia, năm 2010.  Trang thông tin điện tử: 35. Quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ- Việt Nam: http://vi.wikipedia.org/wiki/Quan_h%E1%BB%87_ngo%E1%BA%A1i_giao_Hoa_ K%E1%BB%B3_%E2%80%93_Vi%E1%BB%87t_Nam [truy cập ngày 17/10/2014]; 36. Cơ sở pháp lý để tăng cường hiệu quả chống buôn lậu http://www.dngcustoms.gov.vn/haiquandng/Modules/ASPNETVN.PORTAL.Modu les.CMS/Pages/Print.aspx?itemid=5918 [truy cập ngày 16/10/2014]; 37. Thời báo kinh tế Sài Gòn Online, Tạo điều kiện để hàng hóa đi qua từ Lào: http://www.thesaigontimes.vn/99861/Tao-dieu-kien-de-hang-hoa-di-qua-tuLao.html [truy cập ngày 18/10/2014]; 38. VietNam Xexport, Lào – Việt Nam: Khai trương hệ thống vận tải quá cảnh Lào – Thái Lan – Việt Nam: http://vietnamexport.com/lao-viet-nam-khai-truong-he-thong-van-tai-qua-canh-laothai-lan-viet-nam/vn254014.html [truy cập ngày 20/10/2014]; 39. Gỡ vướng hàng quá cảnh qua cảng Tổng hợp Bình Dương: http://www.baohaiquan.vn/pages/go-vuong-hang-qua-canh-qua-cang-tong-hopbinh-duong.aspx [truy cập ngày 16/10/2014]; 40. Đường Xuyên Á: http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C6%B0%E1%BB%9Dng_Xuy%C3%AAn_ %C3%81 [truy cập ngày 21/10/2014]; 41. Tóm tắt quá trình Việt Nam gia nhập WTO, Bộ Tài chính: http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/1371620/1371622/1371629?pers _id=21056035&item_id=45926281&p_details=1 [truy cập ngày 18/10/2014]. PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC TUYẾN ĐƯỜNG VẬN CHUYỂN QUÁ CẢNH HÀNG HÓA QUA LÃNH THỔ VIỆT NAM (Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BGTVT ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) STT Cửa khẩu nhập hoặc xuất Lộ trình Cửa khẩu xuất hoặc nhập QL18-QL10-QL1-QL217 Na Mèo (Thanh Hóa) QL18-QL10-QL1-QL7 Nậm Cắn (Nghệ An) QL18-QL10-QL1-QL8 Cầu Treo (Hà Tĩnh) QL18-QL10-QL1-QL12A Cha Lo (Quảng Bình) QL18-QL10-QL1-QL9 Lao Bảo (Quảng Trị) QL18-QL10-QL1-QL14B-QL14- Bờ Y (Kon Tum) QL40 1 QL18-QL10-QL1-QL22A Mộc Bài (Tây Ninh) QL18-QL10-QL1-QL91 Tịnh Biên (An Giang) QL18-QL10-QL1-QL80 Hà Tiên (Kiên Giang) QL18-QL10-QL1-QL22AQL22B Xa Mát (Tây Ninh) QL18-QL10-QL1-QL14B-QL14- Lệ Thanh (Gia Lai) Móng Cái (Quảng Ninh) QL19 QL18-QL10-QL1-QL14B-QL14- Hoa Lư (Bình Phước) QL13 QL18-QL10-QL1-QL14B-QL14- Bu Prăng (Đắk Nông) QL14C QL18-QL10-QL1-QL91 Vĩnh Xương (An Giang) QL18-QL10-QL1-QL30 Dinh Bà (Đồng Tháp) QL18-QL10-QL1-QL30-TL841 Thường Tháp) Phước (Đồng QL18-QL10-QL1- Đường đô thị- Na Mèo (Thanh Hóa) Đường Hồ Chí Minh-QL217 QL18-QL10-QL1- Đường đô thị- Nậm Cắn (Nghệ An) Đường Hồ Chí Minh-QL7 QL18-QL10-QL1- Đường đô thị-Cầu Treo (Hà Tĩnh) Đường Hồ Chí Minh-QL8 QL18-QL10-QL1-Đường đô thị- Cha Lo (Quảng Bình) Đường Hồ Chí Minh-QL12A QL18-QL10-QL5 2 Cảng biển (Hải Phòng) Hữu Nghị (Lạng QL1-QL217 Na Mèo (Thanh Hóa) Sơn) QL1-Đường đô thị-Đường Hồ Chí Na Mèo (Thanh Hóa) Minh -QL217 QL1-QL7 Nậm Cắn (Nghệ An) QL1-Đường đô thị-Đường Hồ Chí Nậm Cắn (Nghệ An) Minh -QL7 QL1-QL8 Cầu Treo (Hà Tĩnh) QL1-Đường đô thị-Đường Hồ Chí Cầu Treo (Hà Tĩnh) Minh -QL8 QL1-QL12A Cha Lo (Quảng Bình) QL1-Đường đô thị-Đường Hồ Chí Cha Lo (Quảng Bình) Minh -QL12A QL1-Đường cao tốc Hà Nội-Hải Cảng biển (Hải Phòng) Phòng QL1-QL10-QL5 Cảng biển (Hải Phòng) QL1-Đường đô thị-Đường Hồ Chí Lao Bảo (Quảng Trị) Minh -QL9 3 QL1-QL14B-QL14-QL40 Bờ Y (Kon Tum) QL1-QL22A Mộc Bài (Tây Ninh) QL1-QL91 Tịnh Biên (An Giang) QL1-QL80 Hà Tiên (Kiên Giang) QL1-QL22A-QL22B Xa Mát (Tây Ninh) QL1-QL14B-QL14-QL19 Lệ Thanh (Gia Lai) QL1-QL14B-QL14-QL13 Hoa Lư (Bình Phước) QL1-QL14B-QL14-QL14C Bu Prăng (Đắk Nông) QL1-QL91 Vĩnh Xương (An Giang) QL1-QL30 Dinh Bà (Đồng Tháp) QL1-QL30-TL841 Thường Tháp) Tà Lùng (Cao QL3-QL1-QL217 Phước (Đồng Na Mèo (Thanh Hóa) Bằng) QL3-Đường Hồ Chí Minh - Na Mèo (Thanh Hóa) QL217 QL3-QL1-QL7 Nậm Cắn (Nghệ An) QL3-Đường Hồ Chí Minh -QL7 Nậm Cắn (Nghệ An) QL3-QL1-QL8 Cầu Treo (Hà Tĩnh) QL3-Đường Hồ Chí Minh -QL8 Cầu Treo (Hà Tĩnh) QL3-QL1-QL12A Cha Lo (Quảng Bình) QL3-Đường Hồ Chí Minh - Cha Lo (Quảng Bình) QL12A QL3-QL1-QL9 Lao Bảo (Quảng Trị) QL3-Đường Hồ Chí Minh -QL9 Lao Bảo (Quảng Trị) QL3-QL1-Đường cao tốc Hà Nội- Cảng biển (Hải Phòng) Hải Phòng QL3-QL1-QL10-QL5 Cảng biển (Hải Phòng) QL3-QL1-QL14B-QL14-QL40 Bờ Y (Kon Tum) QL3-QL1-QL22A Mộc Bài (Tây Ninh) QL3-QL1-QL91 Tịnh Biên (An Giang) QL3-QL1-QL80 Hà Tiên (Kiên Giang) QL3-QL1-QL22A-QL22B Xa Mát (Tây Ninh) QL3-QL1-QL14B-QL14-QL19 Lệ Thanh (Gia Lai) QL3-QL1-QL14B-QL14-QL13 Hoa Lư (Bình Phước) QL3-QL1-QL14B-QL14-QL14C Bu Prăng (Đăk Nông) 4 QL3-QL1-QL91 Vĩnh Xương (An Giang) QL3-QL1-QL30 Dinh Bà (Đồng Tháp) QL3-QL1-QL30-TL841 Thường Tháp) Phước (Đồng Lào Cai (Lào Đường cao tốc Lào Cai-Hà Nội- Na Mèo (Thanh Hóa) Cai) QL1-QL217 Đường cao tốc Lào Cai-Hà Nội- Na Mèo (Thanh Hóa) Đường Hồ Chí Minh -QL217 Đường cao tốc Lào Cai-Hà Nội- Nậm Cắn (Nghệ An) QL1-QL7 Đường cao tốc Lào Cai-Hà Nội-Nậm Cắn (Nghệ An) Đường Hồ Chí Minh -QL7 Đường cao tốc Lào Cai-Hà Nội- Cầu Treo (Hà Tĩnh) QL1-QL8 Đường cao tốc Lào Cai-Hà Nội- Cầu Treo (Hà Tĩnh) Đường Hồ Chí Minh -QL8 Đường cao tốc Lào Cai-Hà Nội- Cha Lo (Quảng Bình) QL1-QL12A Đường cao tốc Lào Cai-Hà Nội- Cha Lo (Quảng Bình) Đường Hồ Chí Minh -QL12A Đường cao tốc Lào Cai-Hà Nội- Lao Bảo (Quảng Trị) QL1-QL9 Đường cao tốc Lào Cai-Hà Nội- Lao Bảo (Quảng Trị) Đường Hồ Chí Minh -QL9 Đường cao tốc Lào Cai-Hà Nội- Bờ Y (Kon Tum) QL1-QL14-QL40 Đường cao tốc Lào Cai-Hà Nội- Mộc Bài (Tây Ninh) QL1-QL22A Đường cao tốc Lào Cai-Hà Nội- Tịnh Biên (An Giang) QL1-QL91 Đường cao tốc Lào Cai-Hà Nội- Hà Tiên (Kiên Giang) QL1-QL80 Đường cao tốc Lào Cai-Hà Nội- Xa Mát (Tây Ninh) QL1-QL22A-QL22B Đường cao tốc Lào Cai-Hà Nội- Lệ Thanh (Gia Lai) QL1-QL14-QL19 Đường cao tốc Lào Cai-Hà Nội- Hoa Lư (Bình Phước) QL1-QL14B-QL14-QL13 Đường cao tốc Lào Cai-Hà Nội- Bu Prăng (Đăk Nông) QL1-QL14-QL14C Đường cao tốc Lào Cai-Hà Nội- Vĩnh Xương (An Giang) QL1-QL91 Đường cao tốc Lào Cai-Hà Nội- Dinh Bà (Đồng Tháp) QL1-QL30 Đường cao tốc Lào Cai-Hà Nội- Thường QL1-QL30-TL841 Tháp) Phước Đường cao tốc Lào Cai-Hà Nội- Cảng (Hải Phòng) Đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng (Đồng QL70-QL2-QL3-Hà Phòng Nội-Hải Cảng biển (Hải Phòng) QL279-QL12-QL4D-QL70 Lào Cai (Lào Cai) QL279-QL6-QL1 Hữu Nghị (Lạng Sơn) QL279-QL6-QL1-QL18 Tây Trang (Điện 5 QL279-QL3 Biên) QL279-QL6-QL1-QL10-QL5 Móng Cái (Quảng Ninh) Tà Lùng (Cao Bằng) Cảng biển (Hải Phòng) QL279-QL6-Đường Cao tốc Hà Cảng biển (Hải Phòng) Nội-Hải Phòng QL217-QL1-QL10-QL18 Móng Cái (Quảng Ninh) QL217-QL1 Hữu Nghị (Lạng Sơn) QL217-Đường Hồ Chí Minh- Hữu Nghị (Lạng Sơn) Đường đô thị-QL1 QL217-QL1-QL3 Tà Lùng (Cao Bằng) QL217-Đường Hồ Chí Minh-QL3 Tà Lùng (Cao Bằng) 6 QL217-QL1-Đường Bắc Ninh- Lào Cai (Lào Cai) Na Mèo (Thanh Nội Bài-Đường cao tốc Hà NộiHóa) Lào Cai QL217-Đường Hồ Chí Minh- Lào Cai (Lào Cai) Đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai QL217-QL1-QL10-QL5 Cảng biển (Hải Phòng) QL217-QL1-Đường Nghi Sơn- Cảng Nghi Sơn (Thanh Bãi Trành Hóa) QL217-QL1-Đường đô thị Cảng biển Thanh Hóa (Thanh Hóa) QL7-QL1-QL10-QL18 Móng Cái (Quảng Ninh) QL7-QL1 Hữu Nghị (Lạng Sơn) QL7-Đường Hồ Chí Minh-Đường Hữu Nghị (Lạng Sơn) đô thị-QL1 7 Nậm Cắn (Nghệ QL7-QL1-QL3 An) QL7-Đường Hồ Chí Minh-QL3 Tà Lùng (Cao Bằng) Tà Lùng (Cao Bằng) QL7-QL1-Đường Bắc Ninh-Nội Lào Cai (Lào Cai) Bài-Đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai QL7-Đường Hồ Chí Minh-Đường Lào Cai (Lào Cai) cao tốc Hà Nội-Lào Cai QL7- QL1-Đường Nghi Sơn-Bãi Cảng Nghi Sơn (Thanh Trành Hóa) QL7- QL1-QL12C Cảng Vũng Tĩnh) Áng (Hà QL1 -QL12A-QL15-QL7 Cảng Dung Quất (Quảng Ngãi) QL7-QL1-QL10-QL5 Cảng biển (Hải Phòng) QL7-QL1A-TL536-QL46 Cảng Cửa Lò (Nghệ An) QL8-QL1-QL10-QL18 Móng Cái (Quảng Ninh) QL8- QL1 Hữu Nghị (Lạng Sơn) QL8-Đường Hồ Chí Minh-Đường Hữu Nghị (Lạng Sơn) đô thị-QL1 8 QL8- QL1-QL3 Tà Lùng (Cao Bằng) QL8-Đường Hồ Chí Minh-QL3 Tà Lùng (Cao Bằng) QL8-QL1-Đường Bắc Ninh-Nội Lào Cai (Lào Cai) Bài-Đường cao tốc Hà Nội-Lào Cầu Treo (Hà Cai Tĩnh) QL8-Đường Hồ Chí Minh-Đường Lào Cai (Lào Cai) cao tốc Hà Nội-Lào Cai QL8-QL1-QL12C Cảng Vũng Tĩnh) QL8-QL1-QL10-QL5 Cảng biển (Hải Phòng) QL8- Đường Hồ Chí Minh- Cảng Vũng QL12C Tĩnh) QL8A-QL1A-TL536-QL46 Áng Áng (Hà (Hà Cảng Cửa Lò (Nghệ An) QL12A - Đường Hồ Chí Minh- Móng Cái (Quảng Ninh) QL1-QL10-QL18 QL12A - Đường Hồ Chí Minh- Hữu Nghị (Lạng Sơn) QL1 9 Cha Lo (Quảng QL12A-Đường Hồ Chí Minh- Hữu Nghị (Lạng Sơn) Bình) Đường đô thị-QL1 QL12A- Đường Hồ Chí Minh- Tà Lùng (Cao Bằng) QL1-QL3 QL12A-Đường Hồ Chí Minh- Tà Lùng (Cao Bằng) QL3 QL12A-QL1-Đường Hồ Chí Lào Cai (Lào Cai) Minh-QL1-Đường Bắc Ninh-Nội Bài - Đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai QL12A-Đường Hồ Chí Minh- Lào Cai (Lào Cai) QL1-Đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai QL12AQL12C Đường HCM-QL1- Cảng Vũng Tĩnh) Áng (Hà QL12-QL1 Cảng Hòn La (Quảng Bình) QL12-QL1 Cảng Gianh (Quảng Bình) QL12A-QL1-QL10-QL5 Cảng biển (Hải Phòng) QL1-Đường QL12A Hồ Chí Minh- Cảng Dung Quất (Quảng Ngãi) 10 Lao Bảo (Quảng QL9-QL1-QL10-QL18 Trị) QL9-QL1 Móng Cái (Quảng Ninh) Hữu Nghị (Lạng Sơn) QL9-Đường Hồ Chí Minh-Đường Hữu Nghị (Lạng Sơn) đô thị-QL1 QL9-QL1-QL3 Tà Lùng (Cao Bằng) QL9-Đường Hồ Chí Minh-QL3 Tà Lùng (Cao Bằng) QL9-QL1-Đường Bắc Ninh-Nội Lào Cai (Lào Cai) Bài-Đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai QL9-Đường Hồ Chí Minh-Đường Lào Cai (Lào Cai) cao tốc Hà Nội-Lào Cai QL1-QL9 Cảng Dung Quất (Quảng Ngãi) QL9-QL1-Đường đô thị Cảng biển Đà Nẵng (Đà Nẵng) QL9-QL1-QL10-QL5 Cảng biển (Hải Phòng) QL9- QL1-QL14B-QL14-QL27- Mộc Bài (Tây Ninh) QL20-QL22A QL40-QL14-QL14B-QL1-QL10- Móng Cái (Quảng Ninh) 11 Bờ Y (Kon Tum) QL18 QL40-QL14-QL1 Hữu Nghị (Lạng Sơn) QL40-QL14-QL14B-QL1-QL3 Tà Lùng (Cao Bằng) QL40-QL14-QL14B-QL1-Đường Lào Cai (Lào Cai) Bắc Ninh-Nội Bài-Đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai QL40-QL14-QL19-Đường đô thị Cảng biển Quy Nhơn (Bình Định) QL40-QL14-QL19 Lệ Thanh (Gia Lai) QL40-QL14-QL13 Hoa Lư (Bình Phước) QL40-QL14-QL27-QL20-QL22A Mộc Bài (Tây Ninh) QL 40-QL14-QL13-QL1- Đường Cảng biển (TP. Hồ Chí đô thị Minh) QL 40-QL14-QL13-QL1 Tân Sơn Nhất (TP. Hồ Chí Minh) QL 40-QL14-QL1-QL51- Đường Cảng biển (Bà Rịa - Vũng đô thị Tàu) QL1-QL24 Cảng Dung Quất (Quảng Ngãi) QL 40-QL14-QL14B-QL1- Cảng biển Đà Nẵng (Đà Đường đô thị Nẵng) 12 13 QL19-QL14-QL1-QL10-QL18 Móng Cái (Quảng Ninh) QL19-QL14-QL1 Hữu Nghị (Lạng Sơn) QL19-QL14-QL1-QL3 Tà Lùng (Cao Bằng) Lệ Thanh (Gia QL19-QL14-QL1 -Đường Bắc Lào Cai (Lào Cai) Ninh-Nội Bài-Đường cao tốc Hà Lai) Nội-Lào Cai QL19-Đường đô thị Cảng biển Quy Nhơn (Bình Định) QL19-QL14-QL40 Bờ Y (Kon Tum) Bu Prăng (Đắc QL14C-QL14-QL1-QL10-QL18 Móng Cái (Quảng Ninh) Nông) QL14C-QL14-QL1 Hữu Nghị (Lạng Sơn) QL14C-QL14-QL1-QL3 Tà Lùng (Cao Bằng) QL14C-QL14-QL1-Đường Bắc Lào Cai (Lào Cai) Ninh-Nội Bài-Đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai QL14C-QL14-QL40 Bờ Y (Kon Tum) QL14C-QL14-QL19-Đường thị đô Cảng biển Quy Nhơn (Bình Định) QL14C-QL14-QL13-QL1-Đường Cảng biển (TP. Hồ Chí đô thị Minh) QL14C-QL14-QL13-QL1-QL51- Cảng biển (Bà Rịa - Vũng Đường đô thị Tàu) QL14C-QL14-QL13-QL1 Tân Sơn Nhất (TP. Hồ Chí Minh) QL13-QL14-QL14B-QL1-QL10- Móng Cái (Quảng Ninh) QL18 14 QL13-QL14-QL14B-QL1 Hữu Nghị (Lạng Sơn) QL13-QL14-QL14B-QL1-QL3 Tà Lùng (Cao Bằng) QL13-QL14-QL14B-QL1-Đường Lào Cai (Lào Cai) Bắc Ninh-Nội Bài-Đường cao tốc Hoa Lư (Bình Hà Nội-Lào Cai Phước) QL13-QL1-Đường đô thị Cảng biển (TP. Hồ Chí Minh) QL13-QL1-QL51-Đường đô thị Cảng biển (Bà Rịa - Vũng Tàu) QL13-QL1-Đường đô thị Tân Sơn Nhất (TP. Hồ Chí Minh) QL13-QL14-QL40 Bờ Y (Kon Tum) QL22A-QL1-QL10-QL18 Móng Cái (Quảng Ninh) QL22A-QL1 Hữu Nghị (Lạng Sơn) QL22A-QL1-QL3 Tà Lùng (Cao Bằng) QL22A-QL1-Đường Bắc Ninh- Lào Cai (Lào Cai) Nội Bài-Đường cao tốc Hà NộiLào Cai 15 Mộc Bài (Tây Ninh) QL22A-QL1-Đường đô thị Cảng biển (TP. Hồ Chí Minh) QL22A-QL1-QL51-Đường đô thị Cảng biển (Bà Rịa - Vũng Tàu) QL22A-QL1 Tân Sơn Nhất (TP. Hồ Chí Minh) QL22A-QL20-QL27-QL14-QL40 Bờ Y (Kon Tum) QL22A-QL20-QL27-QL14-QL1- Lao Bảo (Quảng Trị) QL9 16 Móng Cái (Quảng Ninh) Xa Mát (Tây QL22B-QL22A-QL1-QL10Ninh) QL18 QL22B-QL22A-QL1 Hữu Nghị (Lạng Sơn) QL22B-QL22A-QL1-QL3 Tà Lùng (Cao Bằng) QL22B-QL22A-QL1-Đường Bắc Lào Cai (Lào Cai) Ninh-Nội Bài-Đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai 17 QL22B-QL22A-QL1-Đường thị đô Cảng biển (TP. Hồ Chí Minh) QL22B-QL22A-QL1-QL51Đường đô thị Cảng biển (Bà Rịa - Vũng Tàu) QL22B-QL22A-QL1 Tân Sơn Nhất (TP. Hồ Chí Minh) TL841-QL30-QL1-QL10-QL18 Móng Cái (Quảng Ninh) TL841-QL30-QL1 Hữu Nghị (Lạng Sơn) TL841-QL30-QL1-QL3 Tà Lùng (Cao Bằng) Thường Phước TL841-QL30-QL1-Đường Bắc Lào Cai (Lào Cai) (Đồng Tháp) Ninh-Nội Bài-Đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai TL841-QL30-QL1-Đường đô thị Cảng biển (TP. Hồ Chí Minh) 18 QL91-QL1-QL10-QL18 Móng Cái (Quảng Ninh) QL91-QL1 Hữu Nghị (Lạng Sơn) QL91-QL1-QL3 Tà Lùng (Cao Bằng) Tịnh Biên (An QL91-QL1-Đường Bắc Ninh-Nội Lào Cai (Lào Cai) Giang) Bài-Đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai QL91-QL1-Đường đô thị Cảng biển (TP. Hồ Chí Minh) QL91-QL1-QL10-QL18 Móng Cái (Quảng Ninh) QL91-QL1 Hữu Nghị (Lạng Sơn) QL91-QL1-QL3 Tà Lùng (Cao Bằng) Vĩnh Xương (An 19 QL91-QL1-Đường Bắc Ninh-Nội Lào Cai (Lào Cai) Giang) Bài-Đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai QL91-QL1-Đường đô thị Cảng biển (TP. Hồ Chí Minh) 20 QL80-QL1-QL10-QL18 Móng Cái (Quảng Ninh) QL80-QL1 Hữu Nghị (Lạng Sơn) QL80-QL1-QL3 Tà Lùng (Cao Bằng) Hà Tiên (Kiên QL80-QL1-Đường Bắc Ninh-Nội Lào Cai (Lào Cai) Giang) Bài-Đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai QL80-QL1-Đường đô thị 21 Cảng biển (TP. Hồ Chí Minh) Ga Đồng Đăng Tuyến đường sắt Lạng Sơn-Hà Na Mèo (Thanh Hóa) (Lạng Sơn) Nội-Ga Hà Nội-QL1-QL217 Tuyến đường sắt Lạng Sơn-Hà Na Mèo (Thanh Hóa) Nội-Ga Hà Nội- QL1-Đường Hồ Chí Minh-QL217 Tuyến đường sắt Lạng Sơn-Hà Nậm Cắn (Nghệ An) Nội-Ga Hà Nội-QL1-QL7 Tuyến đường sắt Lạng Sơn-Hà Nậm Cắn (Nghệ An) Nội-Ga Hà Nội-QL1-Đường Hồ Chí Minh-QL7 Tuyến đường sắt Lạng Sơn-Hà Cầu Treo (Hà Tĩnh) Nội-Ga Hà Nội-QL1-QL8 Tuyến đường sắt Lạng Sơn-Hà Cầu Treo (Hà Tĩnh) Nội-Ga Hà Nội-QL1-Đường Hồ Chí Minh-QL8 Tuyến đường sắt Lạng Sơn-Hà Cha Lo (Quảng Bình) Nội-Ga Hà Nội-QL1-QL12A Tuyến đường sắt Lạng Sơn-Hà Cha Lo (Quảng Bình) Nội-Ga Hà Nội-QL1-Đường Hồ Chí Minh-QL12A Tuyến đường sắt Lạng Sơn-Hà Cảng biển (Hải Phòng) Nội-Ga Hà Nội-QL1-Đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng Tuyến đường sắt Lạng Sơn-Hà Cảng biển (Hải Phòng) Nội-Ga Hà Nội-Ga Hải Phòng Tuyến đường sắt Lạng Sơn-Hà Lao Bảo (Quảng Trị) Nội-Ga Hà Nội-QL1-Đường Hồ Chí Minh-QL9 Tuyến đường sắt Lạng Sơn-Hà Bờ Y (Kon Tum) Nội-Ga Hà Nội-QL1-QL14-QL40 Tuyến đường sắt Lạng Sơn-Hà Mộc Bài (Tây Ninh) Nội-Ga Hà Nội-QL1-QL22A Tuyến đường sắt Lạng Sơn-Hà Tịnh Biên (An Giang) Nội-Ga Hà Nội-QL1-QL91 Tuyến đường sắt Lạng Sơn-Hà Hà Tiên (Kiên Giang) Nội-Ga Hà Nội-QL1-QL80 Tuyến đường sắt Lạng Sơn-Hà Xa Mát (Tây Ninh) Nội-Ga Hà Nội-QL1-QL22AQL22B Tuyến đường sắt Lạng Sơn-Hà Lệ Thanh (Gia Lai) Nội-Ga Hà Nội-QL1-QL14-QL19 Tuyến đường sắt Lạng Sơn-Hà Hoa Lư (Bình Phước) Nội-Ga Hà Nội-QL1-QL14BQL14-QL13 Tuyến đường sắt Lạng Sơn-Hà Bu Prăng (Đắk Nông) Nội-Ga Hà Nội-QL1-QL14QL14C Tuyến đường sắt Lạng Sơn-Hà Vĩnh Xương (An Giang) Nội-Ga Hà Nội-QL1-QL91 Tuyến đường sắt Lạng Sơn-Hà Dinh Bà (Đồng Tháp) Nội-Ga Hà Nội-QL1-QL30 Tuyến đường sắt Lạng Sơn-Hà Thường Nội-Ga Hà Nội-QL1-QL30- Tháp) TL841 Phước (Đồng Tuyến đường sắt Lạng Sơn-Hà Na Mèo (Thanh Hóa) Nội-Ga Yên Viên- QL1-QL217 Tuyến đường sắt Lạng Sơn-Hà Na Mèo (Thanh Hóa) Nội-Ga Yên Viên- QL1-Đường Hồ Chí Minh-QL217 Tuyến đường sắt Lạng Sơn-Hà Nậm Cắn (Nghệ An) Nội-Ga Yên Viên- QL1-QL7 Tuyến đường sắt Lạng Sơn-Hà Nậm Cắn (Nghệ An) Nội-Ga Yên Viên- QL1-Đường Hồ Chí Minh-QL7 Tuyến đường sắt Lạng Sơn-Hà Cầu Treo (Hà Tĩnh) Nội-Ga Yên Viên- QL1-QL8 Tuyến đường sắt Lạng Sơn-Hà Cầu Treo (Hà Tĩnh) Nội-Ga Yên Viên-QL1-Đường Hồ Chí Minh-QL8 Tuyến đường sắt Lạng Sơn-Hà Cha Lo (Quảng Bình) Nội-Ga Yên Viên-QL1-QL12A Tuyến đường sắt Lạng Sơn-Hà Cha Lo (Quảng Bình) Nội-Ga Yên Viên-QL1-Đường Hồ Chí Minh-QL12A Tuyến đường sắt Lạng Sơn-Hà Cảng biển (Hải Phòng) Nội-Ga Yên Viên-QL1-Đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng Tuyến đường sắt Lạng Sơn-Hà Lao Bảo (Quảng Trị) Nội-Ga Yên Viên-QL1-Đường Hồ Chí Minh-QL9 Tuyến đường sắt Lạng Sơn-Hà Bờ Y (Kon Tum) Nội-Ga Yên Viên-QL1-QL14QL40 Tuyến đường sắt Lạng Sơn-Hà Mộc Bài (Tây Ninh) Nội-Ga Yên Viên-QL1-QL22A Tuyến đường sắt Lạng Sơn-Hà Tịnh Biên (An Giang) Nội-Ga Yên Viên- QL1-QL91 Tuyến đường sắt Lạng Sơn-Hà Hà Tiên (Kiên Giang) Nội-Ga Yên Viên- QL1-QL80 Tuyến đường sắt Lạng Sơn-Hà Xa Mát (Tây Ninh) Nội-Ga Yên Viên- QL1-QL22AQL22B Tuyến đường sắt Lạng Sơn-Hà Lệ Thanh (Gia Lai) Nội-Ga Yên Viên-QL1-QL14QL19 Tuyến đường sắt Lạng Sơn-Hà Hoa Lư (Bình Phước) Nội-Ga Yên Viên- QL1-QL14BQL14-QL13 Tuyến đường sắt Lạng Sơn-Hà Bu Prăng (Đắk Nông) Nội-Ga Yên Viên- QL1-QL14QL14C Tuyến đường sắt Lạng Sơn-Hà Vĩnh Xương (An Giang) Nội-Ga Yên Viên- QL1-QL91 Tuyến đường sắt Lạng Sơn-Hà Dinh Bà (Đồng Tháp) Nội-Ga Hà Nội-QL1-QL30 Tuyến đường sắt Lạng Sơn-Hà Thường Nội-Ga Yên Viên- QL1-QL30- Tháp) Phước (Đồng TL841 22 Ga Lào Cai (Lào Tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội- Na Mèo (Thanh Hóa) Cai) Ga Hà Nội (ga Yên Viên)-QL1QL217 Tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội- Na Mèo (Thanh Hóa) Ga Hà Nội (ga Yên Viên) Đường Hồ Chí Minh-QL217 Tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội- Nậm Cắn (Nghệ An) Ga Hà Nội (ga Yên Viên) - QL1QL7 Tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội- Nậm Cắn (Nghệ An) Ga Hà Nội (ga Yên Viên) Đường Hồ Chí Minh-QL7 Tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội- Cầu Treo (Hà Tĩnh) Ga Hà Nội (ga Yên Viên) - QL1QL8 Tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội- Cầu Treo (Hà Tĩnh) Ga Hà Nội (ga Yên Viên) Đường Hồ Chí Minh-QL8 Tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội- Cha Lo (Quảng Bình) Ga Hà Nội (ga Yên Viên) - QL1QL12A Tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội- Cha Lo (Quảng Bình) Ga Hà Nội (ga Yên Viên) Đường Hồ Chí Minh-QL12A Tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội- Lao Bảo (Quảng Trị) Ga Hà Nội (ga Yên Viên) - QL1QL9 Tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội- Lao Bảo (Quảng Trị) Ga Hà Nội (ga Yên Viên) Đường Hồ Chí Minh-QL9 Tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội Bờ Y (Kon Tum) - Ga Hà Nội (ga Yên Viên) -QL1QL14-QL40 Tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội- Mộc Bài (Tây Ninh) Ga Hà Nội (ga Yên Viên) - QL1QL22A Tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội- Tịnh Biên (An Giang) Ga Hà Nội (ga Yên Viên) - QL1QL91 Tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội- Hà Tiên (Kiên Giang) Ga Hà Nội (ga Yên Viên) - QL1QL80 Tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội- Xa Mát (Tây Ninh) Ga Hà Nội (ga Yên Viên) - QL1QL22A-QL22B Tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội- Lệ Thanh (Gia Lai) Ga Hà Nội (ga Yên Viên) - QL1QL14-QL19 Tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội- Hoa Lư (Bình Phước) Ga Hà Nội (ga Yên Viên) - QL1QL14B-QL14-QL13 Tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội- Bu Prăng (Đắk Nông) Ga Hà Nội (ga Yên Viên) - QL1QL14-QL14C Tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội- Vĩnh Xương (An Giang) Ga Hà Nội (ga Yên Viên) - QL1QL91 Tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội- Dinh Bà (Đồng Tháp) Ga Hà Nội (ga Yên Viên) - QL1QL30 Tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội- Thường Ga Hà Nội (ga Yên Viên) - QL1- Tháp) QL30-TL841 Phước (Đồng Tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội- Cảng biển (Hải Phòng) Ga Hà Nội (ga Yên Viên)- Ga Hải Phòng Tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội- Cảng biển (Hải Phòng) Ga Hà Nội (ga Yên Viên) Đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng Ghi chú: QL - viết tắt của từ “Quốc lộ”; TL - viết tắt của từ “Tỉnh lộ”. PHỤ LỤC 2 PHỤ LỤC IA MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP QUÁ CẢNH HÀNG HÓA (Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2014/TT-BCT ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương) ………., ngày năm 20 …… tháng ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP QUÁ CẢNH HÀNG HÓA Kính gửi: Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) 1. Chủ hàng: (ghi rõ tên, địa chỉ, điện thoại, fax, e-mail) Đề nghị Bộ Công Thương cấp giấy phép quá cảnh hàng hóa theo các nội dung sau đây: 1. Hàng hóa quá cảnh: STT Tên hàng Đơn vị tính Số lượng Trị giá Bao bì và ký mã hiệu Ghi chú 1 ………… ………… ………… ………… ……………… ………… 2 ………… ………… ………… ………… ……………… ………… 2. Cửa khẩu nhập hàng: 3. Cửa khẩu xuất hàng: 3. Tuyến đường vận chuyển: 4. Phương tiện vận chuyển: 5. Thời gian dự kiến quá cảnh: (Từ ngày …… tháng …… năm …… đến ngày …… tháng …… năm ……) II. Người chuyên chở: (Nếu chủ hàng tự vận chuyển thì ghi "tự vận chuyển". Nếu ký hợp đồngvận chuyển với doanh nghiệp Việt Nam hoặc doanh nghiệp nước thứ 3 thì ghi rõ tên, địa chỉ, điện thoại và số fax, e-mail của doanh nghiệp vận chuyển). III. Địa chỉ nhận giấy phép (của chủ hàng): ……………………………………………………………………………………… ……… ……………………………………………………………………………………… ……… Kèm theo Đơn này là Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quá cảnh (trong trường hợp chủ hàng ký hợp đồng vận chuyển với doanh nghiệp Việt Nam hoặc doanh nghiệp nước thứ 3 được nêu ở mục II Phụ lục này). Người đại diện theo pháp luật của thương nhân, chủ hàng (ký tên và đóng dấu) * Lưu ý: - Mẫu này dùng cho hàng hóa quá cảnh quy định tại Khoản 1, Khoản 3, Khoản 4 Điều 3 của Thông tư. - Nếu văn bản có từ 02 tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai. PHỤ LỤC IB MẪU GIẤY PHÉP QUÁ CẢNH HÀNG HÓA (Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2014/TT-BCT ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương) BỘ CÔNG THƯƠNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số:………../BCT-XNK Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 20... V/v cho phép quá cảnh hàng hóa Kính gửi: ……………… (chủ hàng hóa quá cảnh Campuchia) - Căn cứ Thông tư số ..../2014/TT-BCT ngày ... tháng ... năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quá cảnh hàng hóa của Vương quốc Campuchia qua lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; - Xét Đơn đề nghị cho phép quá cảnh hàng hóa của .... (ghi rõ tên, địa chỉ chủ hàng quá cảnh Campuchia) .... và văn bản đề nghị của Bộ Thương mại Vương quốc Campuchia ngày ... tháng ... năm..., Bộ Công Thương cho phép ………. (chủ hàng quá cảnh Campuchia) ………. quá cảnh hàng hóa theo các quy định sau đây: 1. Hàng quá cảnh: STT Tên hàng Đơn vị tính Số lượng Trị giá Bao bì và ký mã hiệu Ghi chú 1 ………… ………… ………… ………… ………… ………… 2 ………… ………… ………… ………… ………… ………… 2. Cửa khẩu nhập hàng: 3. Cửa khẩu xuất hàng: 4. Phương tiện vận chuyển: 5. Văn bản này có hiệu lực đến ngày ... tháng … năm 20 ... BỘ CÔNG THƯƠNG Nơi nhận: - Như trên; - Tổng cục Hải quan; - Lưu: VT, XNK. * Lưu ý: Mẫu này dùng cho hàng hóa quá cảnh quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 3 của Thông tư. PHỤ LỤC IIA MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP QUÁ CẢNH HÀNG HÓA (Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2014/TT-BCT ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương) ………., ngày tháng năm 20 …….. ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP QUÁ CẢNH HÀNG HÓA Kính gửi: Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực thành phố Hồ Chí Minh 1. Chủ hàng: (ghi rõ tên, địa chỉ, điện thoại, fax, e-mail) Đề nghị Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy phép quá cảnh hàng hóa theo các nội dung sau đây: 1. Hàng hóa quá cảnh: STT Tên hàng Đơn vị tính Số lượng Trị giá Bao bì và ký mã hiệu Ghi chú 1 ………… ………… ………… ………… ………… ………… 2 ………… ………… ………… ………… ………… ………… 2. Cửa khẩu nhập hàng: 3. Cửa khẩu xuất hàng: 4. Tuyến đường vận chuyển: 5. Phương tiện vận chuyển: 6. Thời gian dự kiến quá cảnh: II. Người chuyên chở: (Nếu chủ hàng tự vận chuyển thì ghi "tự vận chuyển". Nếu ký hợp đồngvận chuyển với doanh nghiệp Việt Nam hoặc doanh nghiệp nước thứ 3 thì ghi rõ tên, địa chỉ, điện thoại và số fax, e-mail của doanh nghiệp vận chuyển). III. Địa chỉ nhận giấy phép (của chủ hàng): ……………………………………………………………………………………… ……… ……………………………………………………………………………………… ……… Kèm theo Đơn này là Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quá cảnh (trong trường hợp chủ hàng kýhợp đồng vận chuyển với doanh nghiệp Việt Nam hoặc doanh nghiệp nước thứ 3 được nêu ở mục II Phụ lục này). Người đại diện theo pháp luật của thương nhân, chủ hàng (ký tên và đóng dấu) * Lưu ý: - Mẫu này dùng cho hàng hóa quá cảnh quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Thông tư. - Nếu văn bản có từ 02 tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai. PHỤ LỤC IIB MẪU GIẤY PHÉP QUÁ CẢNH HÀNG HÓA (Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2014/TT-BCT ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương) BỘ CÔNG THƯƠNG CỤC XUẤT NHẬP KHẨU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLXNKKV Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TP. HỒ CHÍ MINH --------------- ------Số: ………/……….-GPQC V/v cho phép quá cảnh hàng Thành phố Hồ Chí Minh, ngày ... tháng ... năm 20... hóa Kính gửi: ………………….. (Chủ hàng hóa quá cảnh Campuchia) - Căn cứ Thông tư số ..../2014/TT-BCT ngày ... tháng ... năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quá cảnh hàng hóa của Vương quốc Campuchia qua lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; - Xét Đơn đề nghị cho phép quá cảnh hàng hóa của .... (ghi rõ tên, địa chỉ chủ hàng quá cảnh Campuchia)…… Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực thành phố Hồ Chí Minh cho phép ……… (chủ hàng quá cảnh Campuchia)……… quá cảnh hàng hóa theo các quy định sau đây: 1. Hàng hóa quá cảnh: STT Tên hàng Đơn vị tính Số lượng Trị giá Bao bì và ký mã hiệu Ghi chú 1 ………… ………… ………… ………… ………… ………… 2 ………… ………… ………… ………… ………… ………… 2. Cửa khẩu nhập hàng: 3. Cửa khẩu xuất hàng: 4. Phương tiện vận chuyển: 5. Văn bản này có hiệu lực đến ngày ... tháng .. năm 20 ... PHÒNG QUẢN LÝ XUẤT NHẬP KHẨU Nơi nhận: KHU VỰC TP. HỒ CHÍ MINH - Như trên; - Tổng cục Hải quan; - Bộ trưởng Bộ Công Thương; - Cục Xuất nhập khẩu; - Lưu: VT. * Lưu ý: Mẫu này dùng cho hàng hóa quá cảnh quy định tại Khoản 2, Điều 3 của Thông tư. PHỤ LỤC IIIA MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN GIẤY PHÉP QUÁ CẢNH HÀNG HÓA (Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2014/TT-BCT ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương) …………….., ngày ... tháng ... năm 20 ... ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN GIẤY PHÉP QUÁ CẢNH HÀNG HÓA Kính gửi: Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực thành phố Hồ Chí Minh 1. Chủ hàng (ghi rõ tên, địa chỉ, điện thoại, fax): Đề nghị Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực thành phố Hồ Chí Minh gia hạn Giấy phép quá cảnh hàng hóa số …………. do Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực thành phố Hồ Chí Minh cấpngày ... tháng ... năm 20... 2. Lý do đề nghị gia hạn: ……………………………………………………………………………………… ……… ……………………………………………………………………………………… ……… 3. Thời gian dự kiến xin gia hạn: (Đến ngày ... tháng ... năm 20...) 4. Địa chỉ nhận văn bản trả lời (của chủ hàng): ……………………………………………………………………………………… ……… ……………………………………………………………………………………… ……… ……………………………………………………………………………………… ……… Kèm theo Đơn này là bản sao Giấy phép quá cảnh hàng hóa số .... do Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày ... tháng ... năm 20... Người đại diện theo pháp luật của thương nhân, chủ hàng (ký tên và đóng dấu) * Lưu ý: - Mẫu này dùng cho hàng hóa quá cảnh quy định tại Khoản 2, Điều 3 của Thông tư. - Nếu văn bản có từ 02 tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai. PHỤ LỤC IIIB MẪU VĂN BẢN TRẢ LỜI ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN GIẤY PHÉP QUÁ CẢNH HÀNG HÓA (Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2014/TT-BCT ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương) BỘ CÔNG THƯƠNG CỤC XUẤT NHẬP KHẨU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLXNKKV Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TP. HỒ CHÍ MINH --------------- ------Số: ………/……….-GPQC V/v gia hạn cho phép quá cảnh hàng hóa Thành phố Hồ Chí Minh, ngày ... tháng ... năm 20... Kính gửi: ………………….. (Chủ hàng hóa quá cảnh Campuchia) - Căn cứ Thông tư số ..../2014/TT-BCT ngày ... tháng ... năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quá cảnh hàng hóa của Vương quốc Campuchia qua lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; - Xét Đơn đề nghị cho phép quá cảnh hàng hóa của .... (ghi rõ tên, địa chỉ chủ hàng quá cảnh Campuchia)…… Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực thành phố Hồ Chí Minh đồng ý gia hạn Giấy phép quá cảnh hàng hóa số ……………. do Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực thành phố Hồ Chí Minhcấp ngày ... tháng ... năm 20...cho (chủ hàng quá cảnh Campuchia). Thời gian gia hạn: đến hết ngày ... tháng .. năm 20 ... Hết thời hạn trên, giấy phép đã cấp không còn hiệu lực. Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực thành phố Hồ Chí Minh thông báo để ... (chủ hàng quá cảnh Campuchia) biết và thực hiện./. PHÒNG QUẢN LÝ XUẤT NHẬP KHẨU Nơi nhận: KHU VỰC TP. HỒ CHÍ MINH - Như trên; - Tổng cục Hải quan; - Bộ trưởng Bộ Công Thương; - Cục Xuất nhập khẩu; - Lưu: VT. * Lưu ý: Mẫu này dùng cho trường hợp đồng ý gia hạn giấy phép quá cảnh hàng hóa đã cấp theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Thông tư. PHỤ LỤC IIIC MẪU VĂN BẢN TRẢ LỜI ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN GIẤY PHÉP QUÁ CẢNH HÀNG HÓA (Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2014/TT-BCT ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương) BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CỤC XUẤT NHẬP KHẨU Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHÒNG QLXNKKV --------------- TP. HỒ CHÍ MINH ------Số: ………/……….-GPQC Thành phố Hồ Chí Minh, ngày ... tháng ... năm 20... V/v gia hạn giấy phép quá cảnh hàng hóa Kính gửi: ………………….. (Chủ hàng hóa quá cảnh Campuchia) - Căn cứ Thông tư số ..../2014/TT-BCT ngày ... tháng ... năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quá cảnh hàng hóa của Vương quốc Campuchia qua lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; - Xét Đơn đề nghị cho phép quá cảnh hàng hóa của .... (ghi rõ tên, địa chỉ chủ hàng quá cảnh Campuchia)…… Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực thành phố Hồ Chí Minh đồng ý gia hạn Giấy phép quá cảnh hàng hóa số ……………. do Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực thành phố Hồ Chí Minhcấp ngày ... tháng ... năm 20...cho (chủ hàng quá cảnh Campuchia). Lý do không đồng ý gia hạn: ……………………………………………………………………………………… ……… ……………………………………………………………………………………… ……… Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực thành phố Hồ Chí Minh thông báo để ... (chủ hàng quá cảnh Campuchia) biết và thực hiện./. Nơi nhận: PHÒNG QUẢN LÝ XUẤT NHẬP KHẨU - Như trên; KHU VỰC TP. HỒ CHÍ MINH - Tổng cục Hải quan; - Bộ trưởng Bộ Công Thương; - Cục Xuất nhập khẩu; - Lưu: VT. * Lưu ý: Mẫu này dùng cho trường hợp đồng ý gia hạn giấy phép quá cảnh hàng hóa đã cấp theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Thông tư. PHỤ LỤC IVA MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN GLẤY PHÉP QUÁ CẢNH HÀNG HÓA (Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2014/TT-BCTngày 04 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương) …………….., ngày ... tháng ... năm 20 ... ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN GIẤY PHÉP QUÁ CẢNH HÀNG HÓA Kính gửi: Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) 1. Chủ hàng (ghi rõ tên, địa chỉ, điện thoại, fax): Đề nghị Bộ Công Thương gia hạn Giấy phép quá cảnh hàng hóa số ………. do Bộ Công Thương cấpngày ... tháng ... năm 20... 2. Lý do đề nghị gia hạn: ……………………………………………………………………………………… ……… ……………………………………………………………………………………… ……… 3. Thời gian dự kiến xin gia hạn: (Đến ngày ... tháng ... năm 20...) 4. Địa chỉ nhận văn bản trả lời (của chủ hàng): ……………………………………………………………………………………… ……… ……………………………………………………………………………………… ……… ……………………………………………………………………………………… ……… Kèm theo Đơn này là bản sao Giấy phép quá cảnh hàng hóa số ... do Bộ Công Thương cấp ngày ... tháng ... năm 20... và văn bản đề nghị gia hạn giấy phép quá cảnh hàng hóa của Bộ Thương mại Vương quốc Campuchia (bản chính). Người đại diện theo pháp luật của thương nhân, chủ hàng (ký tên và đóng dấu) * Lưu ý: - Mẫu này dùng cho hàng hóa quá cảnh quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 3 của Thông tư. - Nếu văn bản có từ 02 tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai. PHỤ LỤC IVB MẪU VĂN BẢN TRẢ LỜI ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN GIẤY PHÉP QUÁ CẢNH HÀNG HÓA (Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2014/TT-BCT ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương) BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------Số: ………../BCT-XNK Hà Nội, ngày … tháng … năm 20… V/v gia hạn giấy phép quá cảnh hàng hóa Kính gửi: ………………… (Chủ hàng hóa quá cảnh Campuchia) - Căn cứ Thông tư số ..../2014/TT-BCT ngày ... tháng ... năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quá cảnh hàng hóa của Vương quốc Campuchia qua lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; - Xét Đơn đề nghị gia hạn giấy phép quá cảnh hàng hóa của .... (ghi rõ tên, địa chỉ chủ hàng quá cảnh Campuchia) .... và văn bản đề nghị của Bộ Thương mại Vương quốc Campuchia ngày ... tháng ... năm..., Bộ Công Thương đồng ý gia hạn Giấy phép quá cảnh hàng hóa số ……… do Bộ Công Thương cấpngày ... tháng ... năm 20...cho (chủ hàng quá cảnh Campuchia). Thời gian gia hạn: đến hết ngày ... tháng … năm 20 ... Hết thời hạn trên, giấy phép đã cấp không còn hiệu lực. Bộ Công Thương thông báo để ... (chủ hàng quá cảnh Campuchia) biết và thực hiện./. BỘ CÔNG THƯƠNG Nơi nhận: - Như trên; - Tổng cục Hải quan; - Lưu: VT, XNK. * Lưu ý: Mẫu này dùng cho trường hợp đồng ý gia hạn giấy phép quá cảnh hàng hóa đã cấp quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 3 của Thông tư. PHỤ LỤC IVC MẪU VĂN BẢN TRẢ LỜI ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN GIẤY PHÉP QUÁ CẢNH HÀNG HÓA (Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2014/TT-BCT ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương) BỘ CÔNG THƯƠNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------Số: ………../BCT-XNK Hà Nội, ngày … tháng … năm 20… V/v gia hạn giấy phép quá cảnh hàng hóa Kính gửi: ………… (Chủ hàng hóa quá cảnh Campuchia) - Căn cứ Thông tư số ..../2014/TT-BCT ngày ... tháng ... năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quá cảnh hàng hóa của Vương quốc Campuchia qua lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; - Xét Đơn đề nghị gia hạn giấy phép quá cảnh hàng hóa của .... (ghi rõ tên, địa chỉ chủ hàng quá cảnh Campuchia) .... và văn bản đề nghị của Bộ Thương mại Vương quốc Campuchia ngày ... tháng ... năm..., Bộ Công Thương không đồng ý gia hạn Giấy phép quá cảnh hàng hóa số …………. do Bộ Công Thương cấp ngày ... tháng ... năm 20...cho (chủ hàng quá cảnh Campuchia). Lý do không đồng ý gia hạn: ……………………………………………………………………………………… ……… ……………………………………………………………………………………… ……… Bộ Công Thương thông báo để ... (chủ hàng quá cảnh Campuchia) biết và thực hiện./. BỘ CÔNG THƯƠNG Nơi nhận: - Như trên; - Tổng cục Hải quan; - Lưu: VT, XNK. * Lưu ý: Mẫu này dùng cho trường hợp đồng ý gia hạn giấy phép quá cảnh hàng hóa đã cấp quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 3 của Thông tư. PHỤ LỤC V (Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2014/TT-BCT ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương) …………., ngày ... tháng ... năm 20 ... ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP TIÊU THỤ HÀNG HÓA QUÁ CẢNH Kính gửi: Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Chủ hàng: (ghi rõ tên, địa chỉ, điện thoại, fax) Đề nghị Bộ Công Thương cho phép tiêu thụ hàng hóa quá cảnh theo các nội dung sau đây: 1. Giấy phép quá cảnh hàng hóa số ……… do Bộ Công Thương cấp ngày ... tháng ... năm 20... (nếu là hàng quá cảnh theo giấy phép). 2. Tờ khai hải quan số……… ngày ... tháng ... năm 20... 3. Miêu tả chi tiết: STT Tên hàng Đơn vị tính Số lượng Trị giá Bao bì và ký mã hiệu Ghi chú 1 ………… ………… ………… ………… …………………… ………… 2 ………… ………… ………… ………… …………………… ………… 4. Lý do đề nghị cho phép tiêu thụ tại Việt Nam: (nêu rõ lý do cụ thể và nội dung chứng minhtrường hợp bất khả kháng) ……………………………………………………………………………………… ……… ……………………………………………………………………………………… ……… 5. Thời gian tiêu thụ (dự kiến): (Từ ngày ... tháng ... năm 20... đến ngày ... tháng ... năm 20...) 6. Địa chỉ nhận văn bản trả lời (của chủ hàng): ……………………………………………………………………………………… ……… ……………………………………………………………………………………… ……… ……………………………………………………………………………………… ……… Kèm theo Đơn này là bản sao Giấy phép quá cảnh hàng hóa (nếu là hàng hóa quá cảnh theo giấy phép) và tài liệu chứng minh trường hợp bất khả kháng đối với hàng hóa quá cảnh đề nghị cho phép tiêu thụ tại Việt Nam. Người đại diện theo pháp luật của thương nhân, chủ hàng (ký tên và đóng dấu) * Lưu ý: - Nếu văn bản có từ 02 tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai. MẪU SỐ 03: HỢP ĐỒNG HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ QUÁ CẢNH Số......../QC Hôm nay, ngày....tháng...năm... tại.................., gồm có: Bên A (doanh nghiệp Trung Quốc): (ghi đầy đủ, tên quốc tế, tên điện tín) - Địa chỉ: (ghi theo địa chỉ bưu điện)........................................................................ - Tel........... Telex.................................................................................................. Fax..................................................................................................................... - Tài khoản ngoại tệ số:.......................................tại Ngân hàng............................... (ghi cả tên và địa chỉ). - Do ông (bà): (nếu không phải là Giám đốc thì phải có giấy uỷ quyền của Giám đốc, và phải thêm câu "theo giấy uỷ quyền số.... ngày......"). Bên B: (doanh nghiệp Việt Nam): (ghi tên đầy đủ, tên quốc tế, tên điện tín). - Địa chỉ (ghi theo địa chỉ bưu điện).......................................................................... - Tel............................. Telex................................................................................. FAX..................................................................................................................... - Tài khoản ngoại tệ số:........................................................................................... tại Ngân hàng (ghi cả tên và địa chỉ) - Do ông (bà): (nếu không phải là giám đốc thì phải có giấy uỷ quyền của giám dốc, và phải thêm câu "theo giấy uỷ quyền số...... ngày.............". Đã thoả thuận ký hợp đồng vận chuyển hàng hoá quá cảnh theo các điều khoản sau đây: Điều 1: Hàng hoá Bên A uỷ quyền bên B tiếp nhận hàng nhập khẩu từ.............. (nước thứ ba) tại cửa khẩu.................................... và thuê bên B vận chuyển số hàng này từ cửa khẩu.............. quá cảnh lãnh thổ Việt Nam tới cửa khẩu...................... hàng hoá gồm những loại sau đây: Tên hàng Đơn vị tính Số lượng Trị giá tấn 5.000 11.600.000,00 USD chiếc 4.000 2.000.000,00 USD Ví dụ: - Nguyên liệu công nghiệp - Máy điều hoà nhiệt độ Tổng giá trị: 13.600.000,00 USD Điều 2: Cửa khẩu nhập hàng:..................................... Cửa khẩu bên B giao hàng cho bên A:..................... Điều 3: Tuyến đường vận chuyển: ........................................................................................................... Điều 4: Phương tiện vận chuyển:.............................................................................................................. Điều 5: Trách nhiệm của mỗi bên: 1- Trách nhiệm của bên A: 1.1- Mua hàng và đưa hàng đến cửa khẩu ............... (Việt Nam). Bao bì phải phù hợp với tính chất hàng hoá và phù hợp với điều kiện vận chuyển bằng ô tô, tàu hoả trên lãnh thổ Việt Nam. 1.2- Cung cấp cho bên B đầy đủ thông tin về hàng hoá về thời gian hàng tới cửa khẩu Việt Nam, phương tiện vận chuyển hàng. 1.3- Gửi cho bên B các chứng từ dưới đây để bên B làm các thủ tục liên quan đến việc nhận hàng tại cửa khẩu nhập, thủ tục vận chuyển hàng, thủ tục giao hàng tại cửa khẩu xuất. + Hợp đồng mua bán hàng hoá ngoại thương ký với khách hàng ở nước thứ ba hoặc tín dụng thư (L/C). + Vận tải đơn (bản coppy). + Hoá đơn thương mại - invoice do doanh nghiệp bán hàng nước thứ ba lập đòi tiền bên A (bản copy). + Phiếu đóng gói hàng hoá - Packing list (bản chính) 1.4- Thanh toán cho bên B (theo nguyên tắc thực chi - thực thanh hoặc khoán trọn gói) các khoản chi phí liên quan đến việc dỡ hàng, kiểm đến, giám định (số lượng, chất lượng) lưu kho - bãi, sửa chữa hàng hoá, bao bì, tái chế, đóng gói hàng đổ vỡ, khiếu nại đòi bồi thường, vận chuyển từ ................. (cửa khẩu nhập hàng) tới...... ...................... (cửa khẩu giao hàng). 1.5- Thanh toán cho bên B tiền công vận chuyển hàng hoá quá cảnh (theo số tuyệt đối hoặc theo % giá trị lô hàng). 2- Trách nhiệm của bên B: 2.1- Làm các thủ tục phù hợp với luật pháp Việt Nam để tiếp nhận hàng tại ................... (cửa khẩu nhập hàng) và vận chuyển hàng qua lãnh thổ Việt Nam để giao cho bên A tại ...................... (cửa khẩu giao hàng), bao gồm các việc như đã nêu tại điểm 1.4 Điều 5. 2.2- Đảm bảo an toàn cho hàng hoá từ khi đến.................... (cửa khẩu nhập hàng) cho đến khi giao tại....................... (cửa khẩu giao hàng). 2.3- Làm mọi thủ tục cần thiết nhằm hạn chế tổn thất hàng hoá, gửi cho bên A các chứng từ liên quan đến việc khiếu nại đòi bồi thường (nếu có). 2.4- Giúp bên A làm thủ tục phù hợp với luật pháp Việt Nam cho người và phương tiện của bên A nhập cảnh và hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam để chuẩn bị tiếp nhận hàng. Điều 6: Điều khoản thanh toán - Khi hàng đến................(cửa khẩu nhập hàng) bên A phải ứng trước cho bên B ....% số tiền chi phí nêu tại điểm 1.4 Điều 5, và trả trước cho bên B ...% số tiền công nêu tại điểm 1.5 Điều 5. - Số tiền còn lại sẽ được thanh toán trước khi xếp hàng lên phương tiện của bên A tại ..............(cửa khẩu giao hàng). - Loại tiền dùng để thanh toán:.......................... - Phương thức thanh toán:................... (theo hướng dẫn của ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Điều 7: Giải quyết tranh chấp: Mọi tranh chấp sẽ được giải quyết theo hình thức thương lượng, hoà giải giữa bên A và bên B. Trường hợp hai bên không tự hoà giải được, việc tranh chấp sẽ được đưa ra xét xử tại trung tâm trọng tài quốc tế bên cạnh Phòng thương mại và công nghiệp Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều 8: Điều khoản chung: Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã ghi trong Hợp đồng này, trên cơ sở bình đằng, cùng có lợi. Mọi phát sinh trong quá trình thực hiện sẽ được thoả thuận bằng các văn bản bổ sung và các văn bản bổ sung này là một bộ phận không thể tách rời hợp đồng chính. Hợp đồng này được lập thành 04 bản, 02 bản bằng tiếng Lào, 02 bản bằng tiếng Việt Nam, cả 4 bản đều có giá trị pháp lý như nhau. ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B [...]... cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục quá cảnh chấp thuận11 Vậy có nghĩa rằng thời gian để thực hiện dịch vụ quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam cũng được kéo dài theo thời gian hàng hóa quá cảnh nếu hàng hóa đó bị hư hỏng, tổn thất trong quá trình quá cảnh 1.2 Đặc điểm, vai trò của quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam 1.2.1 Đặc điểm của quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam Thứ nhất, quá cảnh hàng. .. quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam CHƯƠNG 2 NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUÁ CẢNH HÀNG HÓA QUA LÃNH THỔ VIỆT NAM 2.1 Những nguyên tắc cơ bản khi quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam Quá cảnh hàng hóa có vai trò quan trọng bởi nó là một trong những nhân tố tạo nên sự hợp tác quốc tế về kinh tế nói chung và về hàng hóa nói riêng Vì vậy hoạt động này luôn ẩn chứa sự phức tạp bởi tính liên quan, cho... vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi lãnh thổ Việt Nam Trước tiên, ta cần phân biệt hai khái niệm tạm nhập, tái xuất và quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam Điểm chung nhất của tạm nhập, tái xuất và quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ là hàng hóa xuất, nhập khẩu đều qua lãnh thổ Việt Nam mà không tiêu thụ trong nước3 và hàng hóa chỉ tạm thời ở trên lãnh thổ Việt Nam, sau đó... trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan 2.2 Chủ thể tham gia và nội dung về quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam 2.2.1 Chủ thể tham gia quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam 2.2.1.1 Chủ sở hữu hàng hóa tham gia quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam Theo quy định tại Điều 241 Luật Thương mại năm 2005 thì: “chủ sở hữu hàng hóa chính là tổ chức cá nhân nước ngoài” Như vậy có thể thấy rằng, Luật. .. liên quan đến chuyên chở quốc tế bằng đường không – Vacxava năm 1929 38 Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam ngoại phục vụ cho giao lưu hàng hóa quốc tế có tổng chiều dài 2678 km trong đó có 8 tuyến phục vụ cho việc đối ngoại41 2.4 Hàng hóa được phép quá cảnh và thời gian hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam 2.4.1 Hàng hóa được phép quá cảnh sang lãnh thổ Việt Nam 2.4.1.1 Hàng hóa không... của hoạt động quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam là vận chuyển hàng hóa qua nước ta để đến nước thứ ba, vì vậy vấn đề mà Cơ quan Hải quan quan tâm là hàng hóa quá cảnh này có phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam không Hàng loạt thủ tục từ việc thông quan, kiểm tra, giám sát việc làm thủ tục, vận chuyển sẽ đảm bảo rằng hàng hóa khi quá cảnh sang lãnh thổ Việt Nam không phải là hàng hóa cấm xuất,... thì hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam phải chịu sự giám sát của Cơ quan Hải quan Việt Nam trong toàn bộ thời gian quá cảnh2 2 Đồng thời hàng hóa quá cảnh phải chịu sự giám sát của Cơ quan Hải quan khi lưu chuyển trên lãnh thổ Việt Nam theo cửa khẩu, tuyến đường quá cảnh, lượng hàng hóa xuất ra phải bằng lượng hàng hóa nhập vào23 Quy định này nhằm đảm bảo nguyên tắc quản lí hải quan về hàng hóa. .. của pháp luật quốc tế cũng như quy định của pháp luật Việt Nam Thông quan chính là hoạt động của Cơ quan Hải quan cho phép hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải được xuất cảnh, nhập cảnh2 1 Theo đó Cơ quan Hải quan sẽ ra quyết định về việc hàng hóa này được quá cảnh sang lãnh thổ Việt Nam khi tuân thủ những yêu cầu về hàng hóa quá cảnh mà Việt Nam quy định Theo quy định của pháp luật. .. tiên của Việt Nam, đồng thời mục đích của hoạt động quá cảnh là rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa nếu kéo dài thì không đáp ứng được mục đích của hoạt động quá cảnh 2.5 Hợp đồng dịch vụ quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam 2.5.1 Hình thức, chủ thể và đối tượng của hợp đồng dịch vụ quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam Điều 251 Luật Thương mại năm 2005 quy định : Hợp đồng quá cảnh hàng hóa phải.. .Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam 1.1.1.2 Khái niệm tuyến đường quá cảnh Các văn bản quy phạm pháp luật nước ta cũng như các tài liệu nghiên cứu về quá cảnh chưa đưa ra một khái niệm cụ thể nào về “Tuyến đường quá cảnh Tại Khoản 1 Điều 234 Luật Thương mại năm 2005 chỉ đưa ra quy định hàng hóa phải quá cảnh như thế nào: hàng hóa chỉ được quá cảnh qua các cửa khẩu quốc ... xuất giải pháp pháp luật cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam Kết luận Pháp luật cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam CHƯƠNG NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUÁ CẢNH HÀNG HÓA QUA LÃNH THỔ VIỆT NAM 1.1 Các... hải quan cảnh hàng hóa Chương Thực trạng cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam định hướng hoàn thiện pháp luật bối cảnh hội nhập nước ta Quá cảnh hàng hóa; Dịch vụ cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Luật. .. thổ Việt Nam 11 1.2.2 Vai trò cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam 12 1.3 Lịch sử hình thành phát triển cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam 14 1.3.1 Quá cảnh hàng hóa qua lãnh

Ngày đăng: 03/10/2015, 05:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan