BÀI THU HOẠCH CHUYẾN THỰC tế CHUYÊN môn tây NGUYÊN MIỀN TRUNG (20 trang)

20 4.2K 17
BÀI THU HOẠCH CHUYẾN THỰC tế CHUYÊN môn tây NGUYÊN  MIỀN TRUNG (20 trang)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA LỊCH SỬ  BÀI THU HOẠCH CHUYẾN THỰC TẾ CHUYÊN MÔN TÂY NGUYÊN- MIỀN TRUNG SVTH: Hắc Thị Thanh Thìn MSSV: 34602082 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 7- 2011 Lời mở đầu Ngoài các học phần được học trên lớp thì vào năm thứ 3 trên giảng đường đại học, em được học một học phần mà qua học phần này nó để lại cho em nhiều ấn tượng và kỉ niệm mà có lẽ em không thể nào quên được trong 4 năm học đại học. Đó là học phần thực tế chuyên môn, thông qua học phần này em hiểu biết thêm nhiều vấn đề hơn và bổ sung thêm nhiều tri thức mà trước đây em bị rỗng. Nhất là em biết được nhiều phong tục của những người đồng bào. Cũng qua chuyến đi thực tế này em tích lũy thêm nhiều kiến thức hơn để sau này mạnh dạn hơn khi trình bày trước học trò của mình. Trong đợt thực tế chuyên môn Tây Nguyên- Miền Trung này trường tập trung vào 2 tỉnh tiêu biểu là Đắk Lắk và Nha Trang. Khi đến Đắk Lắk đoàn tham quan chủ yếu các địa điểm sau: nhà mồ của các đồng bào ở Tây Nguyên, ngôi nhà sàn cổ, Buôn Đôn, mộ vua voi, bào tàng văn hóa các dân tộc Tây Nguyên, bảo tàng cách mạng ở Buôn Mê Thuột, nhà đày Buôn Mê Thuột, biệt điện Bảo Đại, hồ Lắk, buôn Jun tham quan nhà dài của đồng bào và giao lưu với đồng bào thưởng thức các đặc sản của Tây Nguyên như: nghe cồng chiêng, các điệu múa, ăn thịt heo nướng và đặc biệt là uống rượu cần. Đến Nha Trang đoàn tham quan tháp bà Ponaga và tắm biển Nha Trang. Trang 2 Sau khi rời thành phố đoàn đi liền mấy tiếng đồng hồ mới tới thành phố Buôn Mê Thuột-Đắk Lắk. Đắk Lắk là tỉnh có dân số trên 1,7 triệu người (2010) với 41 dân tộc anh em cùng sinh sống. Là tỉnh có tiềm năng lớn, phong phú, đa dạng về hoạt động và phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, di tích lịch sử. Là tỉnh có nền kinh tế nông nghiệp với nghành trồng trọt và chăn nuôi có nguồn sản phẩm khá lớn về số lượng, phong phú về chủng loại. Bên cạnh đó, Đắk Lắk còn có thế mạnh về lĩnh vực du lịch nhờ thiên nhiên ưu đãi với nhiều thác cao và hùng vĩ, nhiều hồ lớn… Đắk Lắk tự hào là một trong những chiếc nôi sản sinh ra không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyênđược UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Điểm đầu tiên mà đoàn ghé tham quan trên đường đi tới Bản Đôn là khu nhà mồ của các dân tộc ở Đắk Lắk Nhà mồ Khi bước vào khu nhà mồ thì hình ảnh của các nhà mồ không giống như những nhà mồ của người Việt. Những nhà mồ nó như những cái chòi. Theo sự trình bày của người hướng dẫn thì em được biết, các dân tộc Êđê, M’nông, J’rai không có phong tục thờ cúng tổ tiên. Khi người thân qua đời, họ làm một cái chòi trên mộ để che mưa nắng thể hiện sự thương tiếc người đã mất. Phía đầu mộ có một ống nứa để hàng ngày người thân ra bỏ cơm vào ống cho “ma” ăn. Sau 3 năm người ta dựng nhà mồ và làm lễ bỏ mã. Lễ bỏ mã được coi là một lễ lớn của dân bản. Tục bỏ nhà mồ theo quan niệm sau sự kiện này thì người sống hết trách nhiệm trông nom, thờ cúng cho người quá cố và được giải thoát mọi giàng buộc, nếu còn trẻ có thể lấy vợ (hoặc chồng) khác, còn người quá cố sẽ được đầu thai sang kiếp khác… Nhà mồ ở Đắk Lắk quy định làm theo hướng ĐôngTây. Biểu tượng nhà mồ là hai mảnh trăng lưỡi liềm ở hai đầu mái, thành ván được trang trí hoa văn, bốn góc rào dựng cột Gưng Kut, cột Klao xanh đỏ tạc tượng chim Trang 3 Grứ, ngà voi để trang trí. Hai đầu mộ được nối dây da trâu là đường lên trời cùa linh hồn người chết. Các dân tộc hiện nay ở Đắk Lắk còn theo chế độ mẫu hệ nên khi chúng ta bước vào khu nhà mồ, chúng ta thấy ngôi mộ nào mà ở trước có hình tượng của 4 con chim thì ta biết ngay rằng người phụ nữ quá cố dưới ngôi mộ này có quyền lực rất lớn trong gia đình. Hình ảnh 4 con chim đứng trước mộ là thể hiện quyền lực của người phụ nữ khi họ còn sống. Ở những ngôi mộ nào mà chúng ta bắt gặp có gắn những đôi ngà voi phía trước thì chúng ta biết rằng những người nằm dưới mộ họ thuộc những gia đình có truyền thồng săn bắt và thuần dưỡng voi rừng. Thông qua tham quan khu nhà mồ thì em hiểu biết thêm nhiều một số tục lệ, lễ hội và tín ngưỡng của các dân tộc ở Tây Nguyên. Và biết rằng họ tin rằng có kiếp sau và người chết cũng có thế giới riêng của họ giống như khi còn sống. Rời khu nhà mồ đoàn tiếp tục tham quan Buôn Đôn:ngôi nhà sàn cổ- ngôi nhà của người được mệnh danh là vua voi, cầu treo và mộ vua voi Buôn Đôn hay còn gọi là Bản Đôn Buôn Đôn tự hào là “cái nôi” về săn bắt thuần dưỡng voi rừng ở Đông Nam Á. với huyền thoại về Vua Voi Khun Yu Nốp, người đã bắt được và thuần dưỡng hơn 170 con voi rừng, trong đó có một con bạch tượng tặng vua Xiêm và Vua Voi chính là danh hiệu vua Xiêm ban cho ông. Thiên nhiên ban tặng cho Đắk Lắk dòng Sêrêpôk hùng vĩ mà lãng mạn. Sông Sêrêpôk ở Buôn Đôn có nhiều bãi bồi nối với nhau như một quần đảo, trên đó mọc lên những cây si cành trải dài như những cánh tay nối từ bờ này đến bờ kia, tựa như khu rừng trên mặt sông. Nói đến Bản Đôn là phải nói đến voi, bởi nơi đây chính là quê hương của những người săn bắt và thuần dưỡng voi rừng Việt Nam. Ở Việt Nam duy nhất chỉ có ở đây voi trở thành phương tiện sinh sống và là con vật nuôi hiền lành trong gia đình và cũng nơi đây mới có ngày hội truyền thống đua voi hàng năm. Trang 4 Nhà sàn cổ Đây chính là ngôi nhà gỗ của Khun yu nốb, người thợ săn voi huyền thọai nổi tiếng ở Bản Đôn. Người được mệnh danh là vua voi ở Bản Đôn. Ngôi nhà được khởi công xây dựng vào ngày 7/12/1883 tại xã Krông Na huyện Buôn Đôn. Ngôi nhà được làm theo kiến trúc nhà sàn của dân tộc Lào. Hiện tại ngôi nhà đã có đến trên 100 năm tuổi, được làm hoàn toàn bằng các lọai gỗ tốt như Hương, Cà chít...đặc biệt nhất là ngay cả mái ngói cũng được đẽo gọt công phu từng viên bằng tay từ gỗ Cà Chít. Nó có đặc tính là vào mùa mưa thì gỗ ở phần mái khít lại không cho nước vào nhà còn vào mùa hè thì gổ ở phần mái nở ra làm cho gió lộng vào cho ta cảm giác mát mẻ khi ở trong ngôi nhà sàn này. Đồ nghề săn Voi ở nhà cổ Bản Đôn Trong nhà còn lưu giữ rất nhiều kỉ vật về cuộc đời và đồ nghề săn bắt voi của vị vua voi Bản Đôn và những người kế tục. Nơi đây còn lưu giữ chiếc mâm đồng hơn 200 năm của vua săn voi Khunjunob. Hiện tại Nhà sàn cổ ở Bản Đôn là một điểm Trang 5 tham quan du lịch quan trọng trong quần thể du lịch Bản Đôn. Nhà trước kia có ba gian, sau này bị sập một gian đến giờ thì giữ nguyên hiện trạng hai gian. Ở đây còn lưu lại nhiều bài thuốc của ông A Ma Công, khi tới tham quan ngôi nhà sàn này chúng ta có thể mua nhiều thuốc hay về làm quà cho người thân. Nhà sàn cổ được xem là một di sản văn hóa độc đáo, tạo nên sự đa dạng về bản sắc văn hóa dân tộc mang nét đặc thù riêng của Buôn Đôn. Hiện nhà sàn gỗ này đã bị hư hỏng nhiều chổ ( nhất là phần mái ). Phần sàn gỗ sau bếp đã mục nát ẩm thấp, chưa được thay thế lại. Cầu treo Buôn Đôn Cầu treo buôn Đôn là một cây cầu treo thô sơ bằng vật liệu tre nứa để phục vụ nhu cầu du lịch và cũng là tên một địa danh du lịch nổi tiếng của Bản Đôn. Đây là một cây cầu du lịch được làm bằng vật liệu tre, nứa, song, mây có gia cố thêm cáp sắt. Cầu được bắt trên một cây gừa cổ thụ khổng lồ hàng trăm năm tuổi, mọc ven bờ sông Serepôk đoạn chảy qua Bản Đôn và trùm qua một đảo nhỏ giữa dòng Serepok. Tán cây bao trùm một diện tích tới trên một ha đất với nhiều gốc do các đoạn rễ phụ tạo thành nên trông rất lạ mắt. Cây cầu dài chừng 1 km, với nhiều phân đoạn gắn kết hài hòa với một hệ thống sàn nghỉ, nhà hàng gia công bằng gỗ cũng hoàn toàn nằm trên cây. Khi đến đây, chúng ta có thể đi trên cầu để hưởng cái cảm giác lắc lư theo nhịp chân hoặc nghỉ trên các sàn gỗ lơ lửng trên cây giữa dòng sông. Và chúng ta có thể mua về những đặc sản ở đây về làm quà cho người thân ví dụ như chiếc nhẫn có lồng cái đuôi voi- người dân ở đây quan niệm vật đó sẽ đem lại may mắn cho người đeo Trang 6 nó.Và chúng ta sẽ thử cảm giác cưỡi voi như thế nào. Cảm giác thật là tuyệt phải không? Mộ Vua Voi Đây là khu lăng mộ của gia đình vua voi Khun Yu Nốp, một nhân vật lịch sử đã trở thành một huyền thoại của vùng Bản Đôn nổi tiếng về truyền thống săn bắt và thuần dưỡng voi rừng. Vua Voi, hay Khun Yu Nốb, là danh hiệu vua Xiêm (Thái Lan) ban cho, người dân gốc được coi như người khai sinh ra Bản Đôn với nghề săn bắt thuần dưỡng voi. Trong đời ông đã bắt được và thuần dưỡng hơn 170 con voi rừng, trong đó có một con bạch tượng tặng vua Xiêm, danh hiệu Khun Yu Nốb tức vua voi chính là do vua Xiêm ban tặng. Ở Bản Đôn hiện còn hai di tích về ông còn rất nguyên vẹn là nhà sàn cổ và mộ vua voi. Khu mộ gồm 2 lăng mộ xây gạch, lăng mộ của vua voi N'Thu K'Nul do R'leo K'Nul, người kế tục sự nghiệp, cho xây dựng. Mộ có kiến trúc M'nông và Lào với mô típ hình khối đơn giản trên có trang trí hình búp sen ở bốn góc và đỉnh mộ. Mộ của R'leo K'Nul, ở ngay bên cạnh, được xây dựng rất đẹp theo mô típ hình chóp nhọn của dân tộc Campuchia; mộ do do chính vua Bảo Đại cho người sưu tầm kiểu dáng và xây dựng để cảm tạ về con voi trắng mà vua voi tặng cho ông và công xây dựng đội tượng binh. Do hai ngôi mộ liền kề nhau và kết hợp hài hòa như một nên chính là lý do vì sao người ta hay nhầm tưởng đây là một ngôi mộ duy nhất và mộ R' Leo mới là mộ vua voi Khun Yu Nốb. Trang 7 Khu lăng mộ vua voi nằm trong quần thể nghĩa địa của buôn Yang Lành với những ngôi mộ được trang trí bằng tượng nhà mồ, một nét rất đặc trưng của văn hoá Tây Nguyên. Hiện tại mộ vua voi ở Bản Đôn là một điểm tham quan du lịch quan trọng trong quần thể du lịch Bản Đôn. Rời Buôn Đôn, đoàn tiếp tục tham quan các khu di tích lịch sử như: bảo tàng văn hóa các dân tộc Tây Nguyên, Bảo tàng thành phố Buôn Mê Thuột, và nhà đày Buôn Mê Thuột. Bảo tàng văn hóa các dân tộc Tây Nguyên được đặt tại tòa nhà Biệt điện Bảo Đại, một di tích lịch sử của Đắk Lắk Khu nhà trước đây là biệt điện của vua Bảo Đại lúc đương vị. Tòa nhà được xây dựng lại như hiện tại vào năm 1940 với kiến trúc rất đẹp mang đậm dấu ấn phong cách nhà dài truyền thống của người dân tộc Ê Đê bản địa, mái ngói, sàn gỗ. Xung quanh có cả một rừng cây cổ thụ bao bọc, rất đa dạng về chủng loại; đáng chú ý nhất là có 2 cây long não trồng đối xứng ở 2 bên đường vào có dáng rất đẹp và hiếm thấy, đây có thể là một trong những cây long não to nhất ở Việt Nam. Sau năm 1975 một phần tòa nhà được sử dụng làm nhà khách,một phần làm bảo tàng văn hóa các dân tộc Tây nguyên. Khi đoàn tới đây tham quan thì bảo tàng đang trong tình trạng sữa chữa, người ta đã cất các hiện vật không cho tham quan nên đoàn chỉ tham quan ở ngoài mà thôi. Bảo tàng cách mạng ở Đắk Lắk Lúc tới đây bảo tàng đang trong tình trạng sữa chữa nên chỉ tham quan sa bàn thành phố Buôn Mê Thuột và xem phim về chiến dịch Tây Nguyên- trận Buôn Mê Thuột trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 Trang 8 Nhà đày Buôn Ma Thuột Nhà đày Buôn Ma Thuột được chính quyền Thực dân Pháp cho xây dựng bắt đầu từ năm 1900 khi Buôn Ma Thuột còn là một nơi rừng thiêng nước độc để giam giữ các chiến sĩ cách mạng. Nơi đây từng là nơi giam giữ những chiến sĩ cộng sản ưu tú như: Hồ Tùng Mậu, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Chí Thanh, Tố Hữu…. Đến năm 1930 thì hoàn chỉnh như bây giờ và là một trong những nhà tù tàn bạo nhất của chính quyền Thực dân Pháp tại Việt Nam. Nhà đày Buôn Ma Thuột được xây dựng với qui mô kiên cố,tường cao dày bao bọc xung quanh. Nhà đày chia ra 6 lao, mỗi lao giam giữ mỗi loại tù nặng nhẹ khác nhau. Nhà đày Buôn Mê Thuột được nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia và là một điểm tham quan của thành phố Buôn Ma Thuột. Bước vào bên trong nhà đày căn phòng đầu tiên bắt gặp đó là căn phòng trưng bày. Tham quan phòng trưng bày này em hiểu hơn về toàn bộ nhà đày với chế độ cai trị khắc nghiệt và tàn bạo và chứng tích tội ác của bọn thực dân Pháp. Khi tham quan những dãy sà lim dùng để giam giữ những chiến sĩ cách mạng thì chúng ta thấy trong đó có hai ống tre, 1 ống dùng đựng nước, 1 ống để người tù đi vệ sinh, điểm độc ác ở đây là các ống tre này 1 tuần mới thay 1 lần. Chính vì vậy lượng nước dùng của các người tù rất ít, họ phải sử dụng chính nước tiểu của mình. Vì vậy mà các người tù ở đây họ mắc rất nhiều căn bệnh, đặc biệt là căn bệnh sốt rét đái ra máu. Khi đã mắc căn bệnh này thì từ 3-4h là người tù có thể chết. Vì vậy có thể hôm nay thấy người đồng chí đang rất khỏe mạnh nhưng hôm sau họ đã nằm chết ngay chính vũng máu của mình. Phía ngoài các sà lim là diễn lại cảnh phơi nắng. Khi đặt chân vào đây thì cứ 1 tuần người tù được ra sân phơi nắng một lần 15 phút và để dập tắt ý chí muốn bỏ trốn của Trang 9 người tù, thực dân Pháp cùn vào chân người tù 1 tảng đá nặng 70-80kg. Khi được đưa vào đây giam giữ người tù được phát một bộ đồ dài không dài, ngắn không ngắn và 1 cái chăn rất mỏng. Vào mùa lạnh thì nó không đủ ấm. Và đó cũng là lí do mà vì sao thực dân pháp xây dựng các sà lim này cao và có nhiều của sổ. Vì trước đây nơi đây là rừng và cứ khi mùa lạnh về thì gió ùa vào cùng các côn trùng bay vào. Vào thời Mĩ người dân lên đây sinh sống rất nhiều không giống như 80 năm về trước. Chúng lo sợ các tù nhân móc nối với bên ngoài nên chúng cho xây dựng các phòng giam rất kiên cố. Ngoài ra ở đây bọn Mỹ còn cho xây dựng 2 ngôi nhà, 1 ngôi đình quốc thái dân an và 1 nhà nguyện. Lí do mà chúng xây dựng lên 1 ngôi nhà này là nằm trong chính sách mị dân của đế quốc Mĩ. Vì lúc đầu nó bị người dân lên án chế độ tàn khốc trong ngôi nhà đày này. Và sau khi xây song chúng nói với bên ngoài rằng trong này các người tù vẫn được sinh hoạt tôn giáo và ăn uống đầy đủ để khỏa đi lời đồn bên ngoài. Và một lí do nữa là vào cuối tuần chúng mở cửa các nhà giam tập thể cho người tù đi sinh hoạt tôn giáo và chúng cài mật thám ở đây để các đồng chí nào sơ hở trao đổi thông tin thì chúng bắt về đàn áp rất dã man. Thời Pháp ở nhà đày Buôn Mê Thuột giam giữ tổng cộng khoảng 4000 tù nhân, tỉnh có số lượng tù nhân nhiều nhất là Nghệ An khoảng 700 người. Thời Mĩ không còn tài liệu ghi lại vì đã bị chúng tiêu hủy. Tham quan nhà đày Buôn Mê Thuột, tới đây em được nghe, được thấy, được biết thêm nhiều điều về truyền thống đấu tranh oanh liệt của các chiến sĩ cách mạng, dù trong hoàn cảnh khó khăn như thế nào họ vẫn vượt qua. Nhà đày Buôn Mê Thuột là chứng tích về tội ác của bọn đế quốc thực dân. Hồ Lắk là một hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất tỉnh Đăk Lăk. Xung quanh hồ có những dãy núi lớn được bao phủ bởi các cánh rừng nguyên sinh. Buôn Jun, một buôn làng nổi tiếng của người M'Nông, nằm cạnh hồ này. Xung quanh hồ còn có những kiến trúc lịch sử như biệt điện của hoàng đế Bảo Đại, nhà dài của người M'Nông. Theo truyền thuyết hồ lắk được tạo ra bởi anh hùng lắk liêng người dân tộc M'Nông Bên Hồ Lắk có buôn Jun và buôn M'Liêng, những buôn làng tiêu biểu của dân tộc M'Nông, hai buôn này được tổ chức thành một điểm du lịch quan trọng ở Đăk Lăk như Trang 10 những buôn bảo tồn, giới thiệu văn hóa dân tộc bản địa Tây nguyên. Ở đây còn lưu giữ được rất nhiều những ngôi nhà dài truyền thống với mái lợp cỏ tranh vách thưng liếp nứa và một đàn voi hơn 10 con. Đến đây không chỉ tham quan hồ Lắk mà còn thưởng thức những nét văn hóa Tây Nguyên như cưỡi voi hoặc dùng thuyền độc mộc đi dạo trên hồ hoặc vượt qua hồ. Biệt điện của hoàng đế Bảo Đại Để đến tham quan khu biệt điện của Bảo Đại chúng ta men theo con đường xoắn ốc với những rừng thông và bóng cây Kơnia cổ thụ quanh năm xanh ngát là tới Biệt Điện Bảo Đại. Biệt Điện Bảo Đại (người dân địa phương xưa kia còn gọi là Dinh Bảo Đại) nằm trong quần thể di tích danh thắng Hồ Lăk tọa lạc trên ngọn đồi cao 200m so với mặt nước hồ Lăk . Đây là nơi vua Bảo Đại thường đến ngắm cảnh, săn bắn, nghỉ ngơi mỗi khi có dịp lên ĐắkLăk Ngôi nhà nằm trên đỉnh đồi cao có góc nhìn rất đẹp bao quát gần như trọn mặt nước của hồ Lắk , nó được đích thân Nam Phương Hoàng hậu chịu trách nhiệm quản lý việc đầu tư xây dựng. Buôn Jun – nhà dài của người M’nông Vào tham quan buôn Jun chúng ta được cưỡi voi dưới dòng sông Sênêpôk, tham quan nhà dài của người M’nông và ở đây có những gian hàng bán các đặc sản, quà lưu niệm để chúng ta mua về làm quà cho người thân. Khi đi đến tham quan buôn làng và nhà dài của đồng bào thì em hiểu biết thêm nhiều phong tục của những người đồng bào nơi đây, ví dụ như: Ở đây người đồng bào còn theo chế độ mẫu hệ, người phụ nữ có quyền hạn trong gia đình. Khi chúng ta đến buôn làng, tham quan khu nhà dài thì điều đầu tiên chúng ta thấy đó là ở trước nhà có 2 chiếc cầu thang, chia ra 2 bên: 1 bên đực và 1 bên cái. Chiếc cầu thang cái thì trên đó có khắc đôi bầu sữa của người mẹ, trên đôi bầu sữa đó Trang 11 là hình trăng khuyết và chiếc mui thuyền. Mỗi vật trang trí trên đó đều có ý nghĩa riêng của nó. Đôi bầu sữa mẹ nó tượng trưng cho sự thủy chung của người phụ nữ. Vầng trăng khuyết có ý nghĩa là nói lên một ngày mai tươi sáng, còn chiếc mui thuyền là để tưởng nhớ tới ông bà tổ tiên vì ngày xưa kia ông bà tổ tiên chúng ta nhờ chiếc mui thuyền này vượt dòng sông Sênêpôk. Chiếc mui thuyền là một điểm đặc trưng của người đồng bào để tưởng nhớ tới ông bà tổ tiên. Khi đi đến tham quan ngôi nhà dài thì chúng ta phải đi trên chiếc cầu thang cái, vì chiếc cầu thang cái chỉ dành riêng cho những người phụ nữ trong gia đình và những người khách như chúng ta. Còn những người đàn ông trong gia đình chỉ được đi chiếc cầu thang đực, không được phép đi chiếc cầu thang cái. Và khi chúng ta bước lên những bậc thang của chiếc cầu thang cái thì buộc 2 tay của chúng ta phải chạm vào đôi bầu sữa. Nếu chúng ta không chạm vào đôi bầu sữa mà người chủ nhà nhìn thấy được thì họ sẽ không tiếp mình. Vì họ quan niệm chúng ta không tôn trọng người mẹ kính yêu của chúng ta. Và khi chúng ta bước vào nhà chúng ta đi như thế nào thì khi ra về chúng ta phải đi như vậy. Tức là khi đi xuống chúng ta phải đi thụt lùi. Khi chúng ta bước vào ngôi nhà dài của người đồng bào thì điều đầu tiên chúng ta thấy được là 1 chiếc bếp lửa khoảng 1m nằm giữa nhà. Và đặc biệt chiếc bếp lửa này họ không dùng để sinh hoạt hằng ngày, họ chỉ dùng vào những ngày hội của gia đình. Bên phía bên tay phải chúng ta bắt gặp 1 chiếc ghế có chiều dài từ đầu phòng khách tới cuối phòng khách. Chiếc ghế này do 7 ngừơi con trai lực lưỡng vào rừng kiếm 1 cái cây không có dây leo không có ổ kiến nào trên cây. Sau đó họ làm lễ hạ cây. Sau khi hạ cây đem về buôn làng thì họ làm thêm 1 lễ nữa gọi là lễ nhập buôn. Chiếc ghế này chỉ dành riêng cho những nghệ nhân đánh cồng chiêng và những vị khách ngồi. Và cũng trong ngôi nhà chúng ta bắt gặp 1 cái trống, cái trống này người ta cũng chia ra 1 bên đực và 1 bên cái. Bên đực người ta bịt bằng da con trâu đực còn bên cái người ta bịt bằng da con trâu cái. Ví dụ trong buôn làng hôm nay có chuyện buồn thì người ta đánh vào mặt da con trâu đựt, còn trong buôn làng có chuyện vui thì họ đánh vào mặt da con trâu cái. Trang 12 Bên phía tay trái chúng ta bắt gặp 1 chiếc ghế rất là uy quyền, chiếc ghế này chỉ dành riêng cho ngừơi phụ nữ có uy quyền trong gia đình mới được ngồi trên chiếc ghế này. Nếu như ai không biết mà ngồi trên chiếc ghế này thì người chủ sẽ bắt mình phạt. Khi chúng ta đến tham quan buôn làng quan sát những ngôi nhà dài của đồng bào thì chúng ta có thể biết ngôi nhà đó có bao nhiêu người con gái. Vì ở đây khi họ sinh con gái họ sẽ làm cho con một cái phòng có 1 cửa sổ. Ngôi nhà nào càng dài, nhiều cửa sổ thì nhà đó có nhiều người con gái. Còn người con trai thì ban ngày đi làm nương rẫy tối về sinh hoạt ở phòng khách. Đến tuổi trưởng thành thì bị các cô gái bắt về làm chồng. Và điều đặc biệt thú vị ở đây là thông qua nhựng cánh cửa sổ đó chúng ta có thể biết được cô nào có chồng cô nào chưa chồng. Nều cánh cửa sổ mở thì cô gái đó đã có chồng còn cánh cửa đóng thì cô gái đó chưa có chồng. Mặc dù theo chế độ mẫu hệ nhưng các chàng trai ở đây vẫn có quyền tỏ tình với người con gái mà mình thích. Ở đây người đồng bào có tục nối dây, đó là khi chẳng may người vợ mất sớm thì người chồng có quyền lấy người em vợ hay cháu vợ. Lúc này xác người chết vẫn còn nằm trong nhà và tất cả họ hàng tập trung tại đây làm lễ, và người chết sẽ vui vẻ chứ không đau buồn vì họ cho rằng nếu lấy người ngoài dòng tộc thì tất cả của cài của anh chị mình làm ra sẽ bị người khác hưởng. Sau đó họ đem cái xác đi chôn và hằng ngày đem cơm ra cho “con ma” ăn, sau 3 năm thì họ làm lễ bỏ mã. Đêm cuối cùng ở ĐắkLăk đoàn trường đi giao lưu với buôn làng. Có lẽ buổi giao lưu này không ai trong đoàn là không nhớ. Bởi vì đây có lẽ là lần đầu tiên được tham dự một buổi giao lưu như thế này. Mở đầu cho buổi giao lưu trưởng làng đốt một đống lửa rất là to. Sau đó thì được thưởng thức tiếng cồng chiêng ngan vang bập bùng bên ánh lửa và điệu múa truyền thống của người đồng bào. Không những được nghe được thưởng thức những tiếng cồng chiêng, những điệu múa mà còn được thưởng thức món heo đồng bào nướng và uống rượu cần. Sau đó cùng với các chàng trai cô gái trong buôn nhảy múa xung quanh bếp lửa. Ở giữa sân làng có một cây nêu bên dưới đặt hai chế rượu cần. Hai chế rượu này cũng chia ra 1 bên đực và 1 bên cái, bên đực giành cho người đàn ông, bên cái giành Trang 13 cho người đàn bà. Những nghệ nhân đánh cồng chiêng là những già làng. Theo lời của trưởng làng thì đánh cồng chiêng rất khó khi có tâm thực sự và có kinh nghiệm thì mới đánh được. Buổi giao lưu tối đó để lại trong em nhiều cảm xúc, vui cũng có buồn cũng có. Vui vì được giao lưu biết thêm những lễ hội của người đồng bào, lần đầu tiên tận mắt chứng kiến thưởng thức những bản nhạc cồng chiêng, những điệu múa. Buồn vì không biết khi nào mới có dịp trở lại nơi đây. Cuộc vui nào rồi cũng sẽ tàn thôi. Sau đêm đó đoàn trường rời thành phố Buôn Mê Thuột tới thành phố Nha Trang thuộc tỉnh Khánh Hòa tham quan tháp bà Tháp Bà PoNagar hay Tháp Bà là ngôi đền nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ, nằm bên cạnh ở cửa sông Cái (sông Nha Trang) tại Nha Trang Cách đây 1200 năm mục đích ngày xưa của người Chăm xây dựng tháp là nơi thờ tự các vị thần Hindu giáo hay Balamon có ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ. Nhìn phía trước quần thể tháp có các trụ cột đây là công trình kiến trúc Manapa là một trong những công trình còn lại ở Việt Nam hiện nay. Mặc dù ở Việt Nam có rất nhiều ngôi đình tháp Chăm nhưng kiến trúc như thế này không có nơi nào có. Tổng thể kiến trúc của Po Nagar gồm 3 tầng, đi từ dưới lên trên. Tầng thấp: Ngang mặt đất bằng là ngôi tháp cổng mà nay không còn nữa. Từ đấy có những bậc thang bằng đá dẫn lên tầng giữa. Tầng giữa: Nơi đây hiện chỉ còn hai dãy cột chính bằng gạch hình bát giác, mỗi bên 5 cột. Ở hai bên các dãy cột lớn có 12 cột nhỏ và thấp hơn . Dựa vào cấu trúc này người ta cho rằng đây vốn Trang 14 là một tòa nhà rộng lớn có mái ngói, là nơi để khách hành hương nghỉ giải lao và sắm sửa lễ vật trước khi lên dâng cúng ở các điện bên trên. Từ tầng giữa này, lại có một dãy bậc thang bằng gạch dốc hơn dẫn lên tầng trên cùng. Tầng trên cùng: Là nơi các tháp được xây dựng, ngay trước mặt ngôi tháp chính. Những bậc thang này từ lâu đã không hề được sử dụng. Dựa vào kiến trúc cũng như kết cấu của nó người ta nghiên cứu và cho rằng, ngày xưa những trụ này nó được liên kết với nhau để chống đỡ cho một hệ thống mái vòm ở phía bên trên. Đây là một hệ thống mái vòm được làm bằng gỗ, chính vì được làm bằng gỗ nên nó không được còn tồn tại tới ngày nay. Về chức năng ngôi đền này được coi là ngôi nhà tịnh tâm, nơi hành lễ. Dãy cột bình đài phía trước cụm tháp Vào những ngày lễ lớn người Chăm tập trung tại đây và họ chuẩn bị một số lễ vật cần thiết và sau đó họ sẽ tổ chức một buổi lễ ở đó. Sau khi làm lễ xong thì họ sẽ dâng lễ theo lối đi ở giữa, theo lối đi này họ đi lên trên. Hiện nay lối bậc thang đó bị ngăn lại không cho sử dụng nữa bởi vì nó dốc và quá nguy hiểm. ngày nay chúng ta tới tháp bà thì đi lối đi mới di chuyển dễ dàng hơn. Nói đền cách thức phương pháp xây dựng tháp thì ngày nay có rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đã nghiên cứu về vấn đề này nhưng chưa một ai đưa ra ý kiến chính xác về cách xây dựng tháp và chất liệu để tạo ra những viên gạch nung này. Họ chỉ đưa ra một số giả thiết, giả định, chứng minh. Những viên gạch của người Chăm ngày xưa họ là ra để xây dựng tháp nó có đặc tính nhẹ, xốp và không thấm nước. Những viên gạch ở đây có niên đại 1000 năm tuổi. Chính vì nó không thấm nước nên cho dù nó trải qua hơn 1000 năm vẫn không có hiện tượng rêu mốc xẩy ra. Trang 15 Năm 1998 người Việt chúng ta tiến hành trùng tu nhưng chì sau hơn 10 năm gạch của người Việt chúng ta bị ố màu và có hiện tượng rêu bám. Đó là sự khác biệt rất lớn mà cho tới ngày nay chúng ta chưa giải thích được. Còn về chất liệu kết dính thì có nhiều giả thiết khác hơn như nhựa cây, mật mía đường, sáp ong, mật ong, gạo nếp… Mặc dù đưa ra nhiều giả thiết nhưng khi tiến hành thí nghiệm thì không thành công. Một số nhà nghiên cứu thì họ sử dụng phương pháp mài gạch. Họ lấy 2 viên gạch của người Chăm mài vào nhau thì giữa hai viên gạch đó sẽ tạo ra một lớp gạch mịn. sau đó họ lấy hai viên gạch đó nhúng vào nước để khô thì tự động nó sẽ dính chặt vào nhau. Nhưng đó chỉ là một giả thiết vì nếu muốn xây một khối đá to như vậy thì không thể sử dụng phương pháp này. Cho tới ngày nay không có một nhà khoa học nào biết được người Chăm xưa sử dụng chất gì để tạo ra những tháp này, chưa ai chứng minh được, họ chỉ mới đưa ra những giả thiết. Quần thể tháp ở đây bao gồm 4 ngôi đền tháp, 3 ngôi ở trước và 1 ngôi ở sau. Trước đó có hai ngôi đền nhỏ nữa nhưng nó đã bị đổ vào khoảng thế kỉ XX. Ngôi đền tháp lớn nhất đó là ngôi đền tháp chính thờ vị thần Pônaga- cũng là tên cho quần thể tháp này. Pônaga theo tiếng của người Chăm dịch là vị thần của xứ sở hay còn gọi là người mẹ xứ sở của vương quốc Chăm. Theo truyền thuyết của người Chăm kể lại thì đây là một người mẹ, một vị thần được tạo ra từ áng mây và bọt biển và bay về đây. Bà dạy cho con cháu người Chăm xưa cách trồng trọt, chăn nuôi. Ngày 23/3 âm lịch bà thăng thiên về trời, để tưởng nhớ công lao này người Chăm xây dựng ngôi đền thờ này để thờ bà và lấy ngày 23/3 âm lịch để tổ chức lễ hội tưởng nhớ công lao to lớn này. Lễ hội được diễn ra hằng năm được tổ chức từ ngày 20-23/3 âm lịch được coi là lễ hội lớn nhất ở Nam Trung Bộ thuộc tỉnh Khánh Hòa nói riêng. Vào lễ hội này có rất đông người Chăm ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình thuận tập hợp về đây cùng đông đảo người Kinh. Vì sao lại có người Kinh ở đây thì như chúng ta biết vào thế kỉ 17 năm 1653 người Việt ở ngoài bắc theo chân Chúa Nguyễn vào đây sinh sống với người Chăm. Người Việt theo văn hóa phật giáo và ở ngoài Bắc có tín ngưỡng thờ mẫu, thì khi vào đây họ thấy ở đây cũng thờ mẫu giống với tín ngưỡng của chúng ta. Thờ mẫu của chúng ta khác với thờ mẫu của người Chăm, chúng ta theo văn hóa phật giáo, còn người Chăm Trang 16 theo văn hóa Hindu. Chính vì vậy chúng ta cho ra đời một truyền thuyết mới- truyền thuyết về bà Thiên Y A Na, thờ bà Thiên Y A Na thánh mẫu. Cho nên ngày nay đối với người dân ở thành phố Nha Trang thì đây là ngôi đền thờ bà Thiên Y A Na. Vào những ngày lễ lớn thì người Chăm tập hợp về đây và theo họ thì đây là ngôi đền thờ bà Pônaga. Vì vậy chúng ta cần hiểu rằng ở ngôi đền này tồn tại song song hai tôn giáo với nhau, vừa đạo Hindu vừa đạo Phật và hai người mẹ đó là bà Pônaga và bà Thiên Y A Na. Sau lưng ngôi đền tháp chính có tấm bia ghi lại truyền thuyết về bà thiên Y A Na. Theo bia kí của người Chăm thì ngôi đền tháp chính đó được xây dựng năm 774 khoảng thế kỉ 8, đó là một ngôi đền được xây dựng đơn sơ bằng gỗ, nhỏ, nhưng đặc biệt bên trong người ta thờ một bức tượng bằng vàng. Vào thế kỉ thứ 10 xảy ra cuộc chiến tranh giữa bộ tộc người Chăm với bộ tộc người Campuchia. Họ đã đến đây phá ngôi đền và cướp đi pho tượng bằng vàng. Vào năm 965 cho trùng tu và xây dựng một ngôi đền và họ thờ một tượng bằng đá thay thế cho tượng bằng vàng. Bức tượng này vẫn còn thờ cho đến ngày nay. Trong ngôi đền tháp chính có bức tượng rất lớn đó là bức tượng của bà Pônaga. Nó được tạc năm 965. Hai bên có hai tượng nhỏ đó là hai bức tượng của hai người con của bà Thiên Y A Na. Công chúa Quý và hoàng tử Trí, người Việt đưa vào thờ sau này còn trước đó thì không có. Thần Po Nagar hay theo cách gọi của người Việt là Thánh Mẫu Thiên Y A Na Ngôi đền tháp chính có quy mô kiến trúc đồ sộ. Chúng ta quan sát phía trên có những phù điêu như tu sĩ cầu nguyện, những hình ảnh lá, cây mang ý nghĩa là trang trí cho những ngôi đền này. Xung quanh hệ thống tháp này không có hệ thống cửa khác ngoài hệ thống cửa chính. Hệ thống cửa chính này luôn mở và hướng cửa luôn nằm ở Trang 17 hướng Đông. Vì theo tín ngưỡng Hindu thì phía Đông là nơi xuất phát của những vị thần linh, vì vậy ngôi đền này luôn mở cửa để đón ánh ban mai và mang lại điều tốt lành cho ngôi đền của họ. Xung quanh không có hệ thống thoát hơi. Người Chăm họ không thắp hương nhưng khi người Việt vào thì họ thắp hương, đó là một sự khác biệt mà chúng ta thấy rất rõ. Ngôi đền tháp trung tâm thờ vị thần Siva, vì theo người Chăm thì quần thể tháp mà cái nào nằm ở trung tâm thì thờ vị thần tối cao nhất là vị thần Siva. Ngôi đền tháp trung tâm có phần mái rất mới, nó mới được trùng tu gần đúng 1 năm. Trước đó đây là ngôi đền xuống cấp trầm trọng nhất so với các ngôi đền ở đây, đặt biệt là phần mái đã bị bào mòn. So với các ngôi đền khác thì riêng ngôi đền này họ không thờ tượng của thần Siva mà họ thờ biểu tượng của ông là Linga và Yoni. Nó là biểu tượng của tín ngưỡng phồn thực, nó mang ý nghĩa sinh sôi nảy nở duy trì nòi giống. Theo quan niệm của người Chăm thì khi họ đến đây làm lễ thì nước thiên nhiên không thể thiếu trong buổi lễ của họ. Họ lấy nước mưa, nước giếng, hay nước suối họ rót lên bộ này, nước sau khi chảy qua hai bộ phận âm dương này họ hứng và uống. Họ tin rằng như vậy sẽ mang lại may mắn cho họ. Người Việt thì thắp hương nên khi thắp hương họ thường đặt tay lên các Linga và cầu nguyện, sau đó họ xoa lên đó và lên đầu. Họ tin rằng như vậy sẽ mang lại may mắn. Ngôi đền tháp trung tâm được xây dựng thế kỉ 11-12. Bên cạnh đền tháp chính, tháp trung tâm còn có 1 tháp nhỏ cao khoảng 7m10, được xây dựng vào thế kỉ 13, trong tháp thờ vị thần Ganesa mình người đầu voi con của vị thần Siva, vị thần tượng trung cho chiến tranh và sức mạnh. Ở đây người ta cũng đặt một bộ Linga và Yoni nhỏ và đơn giản hơn. Phía sau quần thể tháp là một phòng trưng bày, ở đây trưng bày rất nhiều hình ảnh của tháp bà ngày xưa được chụp vào năm 1908 và năm 1935-1936 bởi những chuyên gia người Pháp. Vào đó chúng ta sẽ hình dung được quân thể của tháp bà cách đây 100 năm nó như thế nào trước khi được trùng tu và bảo quản. Và ở đây cũng trưng bày một số hình tượng các vị thần của đạo Hindu, bức tượng của vị thần Sakida, bức tượng của bà Pônaga là bức tượng được phục chế, 1 phiên bản hoàn toàn giống với phiên bản chính bên trong ngôi đền tháp chính. Trang 18 Kết luận Sau chuyến đi thực tế này đã để lại trong em nhiều điều hay và thú vị, qua đó em biết thêm nhiều điều mà trong sách vở cũng không ghi lại đó là những kiến thức thực tiễn rất bổ ích. Nó sẽ là nguồn kiến thức phong phú và sinh động để sau này em làm tài liệu học tập và giảng dạy. Qua một thời gian ở ĐắkLắk đi tham quan một số nơi và giao lưu với các đồng bào nơi đây em biết thêm nhiều điều như một số phong tục tập quán, một số lễ hội như: lễ hội đua voi, lễ hội bỏ mã, lễ hội cồng chiêng….của các đồng bào nơi đây. Các đồng bào nơi đây không có phong tục thờ cúng tổ tiên, khi người thân qua đời họ làm một cái chòi trên mộ để che nưa che nắng, phía đầu mộ có một ống nứa để hàng ngày người thân ra bỏ cơm vào ống cho “ ma” ăn. Sau 3 năm thì người ta làm lễ bỏ mã. Và đặc biệt là các đồng bào ở đây họ tin vào kiếp sau. Khi tham quan Buôn Đôn thì được tham quan ngôi nhà sàn cổ đã hơn 100 tuổi, nơi đây còn lưu lại nhiều vật dụng xưa kia dùng để săn bắt và thuần dưỡng voi rừng. Qua đó em thấy được người đồng bào nơi đây họ rất có tài và có sức khỏe và trí tuệ. Họ đã thuần dưỡng được con voi hung dữ thành một chú voi hiền lành phục vụ cho sinh hoạt trong gia đình. Được tận hưởng cảm giác lắc lư khi đi trên chiếc cầu treo nơi đây, khi vừa bước chân lên em có cảm giác rất sợ nhưng đi một lúc cũng thấy thích và vui. Tham quan bảo tàng cách mạng tỉnh với sa bàn trận đánh Buôn Mê Thuột nó để lại cho em nhiều ấn tượng. Khi bước vào căn phòng phía trên thì chiếu phim về trận đánh ở dưới sa bàn thì nó diễn tả lại Buôn Mê Thuột lúc bấy giờ. Nếu sau này dạy về cuộc tổng tiến công và nổi dậy 1975 về trận Buôn Mê Thuột mà cho các em học sinh được trực tiếp xem thì tiết học đó chắc các em sẽ ghi nhớ lâu bài học. Lần đầu tiên đến nơi đây em được nghe đánh cồng chiêng, được tham gia nhảy múa bên đống lửa và thưởng thức rượu cần cùng thịt heo nướng. Khi tham quan Tháp Bà em hiểu thêm nhiều điều như Tháp Bà nơi tồn tại song song hai tôn giáo với nhau vừa đạo Hinđu vừa đạo Phật và hai người mệ đó là Ponaga và Thiên Y A Na. Ngày 23/3 Âm lịch hằng năm nơi diễn ra lễ hội lớn tưởng nhớ công ơn bà Ponaga. Trang 19 Qua học phần này em được biết thêm nhiều kiến thức hơn về Tây Nguyên về tháp Bà, hiểu nó sâu hơn. Và chắc có lẽ nếu không có học phần này thì chắc em cũng không có dịp để biết thêm về vùng đất này. Vùng đất của những thác nước hùng vĩ, cao nguyên bạc ngàn, huyền thoại về tình đất tình người được chắc lọc tinh túy tạo nên những bản trường ca hùng tráng. ĐắkLắk và các tỉnh Tây Nguyên tự hào với “ không gian văn hóa cồng chiêng” được UNESCO công nhận là “kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại”. Thông qua học phần này em tích lũy được nhiều kiến thức và chắc chắn đó là những kiến thức rất bổ ích, nó sẽ là tài liệu cho em học tập và giảng dạy sau này. Trang 20 [...]...những buôn bảo tồn, giới thiệu văn hóa dân tộc bản địa Tây nguyên Ở đây còn lưu giữ được rất nhiều những ngôi nhà dài truyền thống với mái lợp cỏ tranh vách thưng liếp nứa và một đàn voi hơn 10 con Đến đây không chỉ tham quan hồ Lắk mà còn thưởng thức những nét văn hóa Tây Nguyên như cưỡi voi hoặc dùng thuyền độc mộc đi dạo trên hồ hoặc vượt qua hồ Biệt điện của hoàng đế Bảo Đại... này em được biết thêm nhiều kiến thức hơn về Tây Nguyên về tháp Bà, hiểu nó sâu hơn Và chắc có lẽ nếu không có học phần này thì chắc em cũng không có dịp để biết thêm về vùng đất này Vùng đất của những thác nước hùng vĩ, cao nguyên bạc ngàn, huyền thoại về tình đất tình người được chắc lọc tinh túy tạo nên những bản trường ca hùng tráng ĐắkLắk và các tỉnh Tây Nguyên tự hào với “ không gian văn hóa cồng... để tổ chức lễ hội tưởng nhớ công lao to lớn này Lễ hội được diễn ra hằng năm được tổ chức từ ngày 20-23/3 âm lịch được coi là lễ hội lớn nhất ở Nam Trung Bộ thu c tỉnh Khánh Hòa nói riêng Vào lễ hội này có rất đông người Chăm ở các tỉnh Ninh Thu n, Bình thu n tập hợp về đây cùng đông đảo người Kinh Vì sao lại có người Kinh ở đây thì như chúng ta biết vào thế kỉ 17 năm 1653 người Việt ở ngoài bắc theo... cách mạng tỉnh với sa bàn trận đánh Buôn Mê Thu t nó để lại cho em nhiều ấn tượng Khi bước vào căn phòng phía trên thì chiếu phim về trận đánh ở dưới sa bàn thì nó diễn tả lại Buôn Mê Thu t lúc bấy giờ Nếu sau này dạy về cuộc tổng tiến công và nổi dậy 1975 về trận Buôn Mê Thu t mà cho các em học sinh được trực tiếp xem thì tiết học đó chắc các em sẽ ghi nhớ lâu bài học Lần đầu tiên đến nơi đây em được... hình trăng khuyết và chiếc mui thuyền Mỗi vật trang trí trên đó đều có ý nghĩa riêng của nó Đôi bầu sữa mẹ nó tượng trưng cho sự thủy chung của người phụ nữ Vầng trăng khuyết có ý nghĩa là nói lên một ngày mai tươi sáng, còn chiếc mui thuyền là để tưởng nhớ tới ông bà tổ tiên vì ngày xưa kia ông bà tổ tiên chúng ta nhờ chiếc mui thuyền này vượt dòng sông Sênêpôk Chiếc mui thuyền là một điểm đặc trưng... nguyện, sau đó họ xoa lên đó và lên đầu Họ tin rằng như vậy sẽ mang lại may mắn Ngôi đền tháp trung tâm được xây dựng thế kỉ 11-12 Bên cạnh đền tháp chính, tháp trung tâm còn có 1 tháp nhỏ cao khoảng 7m10, được xây dựng vào thế kỉ 13, trong tháp thờ vị thần Ganesa mình người đầu voi con của vị thần Siva, vị thần tượng trung cho chiến tranh và sức mạnh Ở đây người ta cũng đặt một bộ Linga và Yoni nhỏ và đơn... tượng được phục chế, 1 phiên bản hoàn toàn giống với phiên bản chính bên trong ngôi đền tháp chính Trang 18 Kết luận Sau chuyến đi thực tế này đã để lại trong em nhiều điều hay và thú vị, qua đó em biết thêm nhiều điều mà trong sách vở cũng không ghi lại đó là những kiến thức thực tiễn rất bổ ích Nó sẽ là nguồn kiến thức phong phú và sinh động để sau này em làm tài liệu học tập và giảng dạy Qua một thời... khi nào mới có dịp trở lại nơi đây Cuộc vui nào rồi cũng sẽ tàn thôi Sau đêm đó đoàn trường rời thành phố Buôn Mê Thu t tới thành phố Nha Trang thu c tỉnh Khánh Hòa tham quan tháp bà Tháp Bà PoNagar hay Tháp Bà là ngôi đền nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ, nằm bên cạnh ở cửa sông Cái (sông Nha Trang) tại Nha Trang Cách đây 1200 năm mục đích ngày xưa của người Chăm xây dựng tháp là nơi thờ tự các vị thần... họ không thắp hương nhưng khi người Việt vào thì họ thắp hương, đó là một sự khác biệt mà chúng ta thấy rất rõ Ngôi đền tháp trung tâm thờ vị thần Siva, vì theo người Chăm thì quần thể tháp mà cái nào nằm ở trung tâm thì thờ vị thần tối cao nhất là vị thần Siva Ngôi đền tháp trung tâm có phần mái rất mới, nó mới được trùng tu gần đúng 1 năm Trước đó đây là ngôi đền xuống cấp trầm trọng nhất so với... kiếp sau Khi tham quan Buôn Đôn thì được tham quan ngôi nhà sàn cổ đã hơn 100 tuổi, nơi đây còn lưu lại nhiều vật dụng xưa kia dùng để săn bắt và thu n dưỡng voi rừng Qua đó em thấy được người đồng bào nơi đây họ rất có tài và có sức khỏe và trí tuệ Họ đã thu n dưỡng được con voi hung dữ thành một chú voi hiền lành phục vụ cho sinh hoạt trong gia đình Được tận hưởng cảm giác lắc lư khi đi trên chiếc ... trò Trong đợt thực tế chuyên môn Tây Nguyên- Miền Trung trường tập trung vào tỉnh tiêu biểu Đắk Lắk Nha Trang Khi đến Đắk Lắk đoàn tham quan chủ yếu địa điểm sau: nhà mồ đồng bào Tây Nguyên, nhà... Thu t xem phim chiến dịch Tây Nguyên- trận Buôn Mê Thu t tổng tiến công dậy mùa xuân 1975 Trang Nhà đày Buôn Ma Thu t Nhà đày Buôn Ma Thu t quyền Thực dân Pháp cho xây dựng năm 1900 Buôn Ma Thu t... phần thực tế chuyên môn, thông qua học phần em hiểu biết thêm nhiều vấn đề bổ sung thêm nhiều tri thức mà trước em bị rỗng Nhất em biết nhiều phong tục người đồng bào Cũng qua chuyến thực tế em

Ngày đăng: 02/10/2015, 18:26

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Cầu treo Buôn Đôn

  • Mộ Vua Voi

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan