MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG GIẤY TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TÂN MAI.doc

69 598 0
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG GIẤY TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TÂN MAI.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG GIẤY TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TÂN MAI

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, đặc biệt khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO (World Trade Organization), điều này đã mở ra nhiều cơ hội và cũng đem lại không ít khó khăn thách thức với doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai nói riêng Vì thế để tồn tại và phát triển trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt hiện nay, các doanh nghiệp cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh cho mình Hiện nay, các doanh nghiệp đang xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược phù hợp để giành được các lợi thế cạnh tranh và vững bước đi lên Tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi nhằm thúc đẩy lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp mình.

Qua thời gian tiếp xúc với thực tiễn hoạt động của Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai và với những kiến thức được học tại trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TPHCM Em nhận thấy việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết Xuất phát từ những lý do trên và được sự cho phép của

Ban Lãnh Đạo công ty, em quyết định chọn đề tài: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG GIẤY TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TÂN MAI” làm đề tài nghiên cứu.

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu cơ sở lý luận về vấn đề cạnh tranh trong nền kinh tế hàng hoá theo cơ chế thị trường.

- Nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng cạnh tranh mặt hàng giấy tại Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai trên thị trường nội địa.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng giấy tại Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai trên thị trường Việt Nam.

Trang 2

3 Phương pháp nghiên cứu.

Đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: • Phương pháp quan sát

• Phương pháp thống kê • Phương pháp so sánh • Phương pháp phân tích • Phương pháp suy luận

4 Đối tượng nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm Giấy của Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai và những nhân tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh sản phẩm giấy của công ty.

5 Phạm vi nghiên cứu.

Qua thời gian được tiếp xúc và làm việc tại bộ phận kinh doanh của Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai đã cho tôi một cái nhìn mới về tác phong kinh doanh chuyên nghiệp trong nền kinh tế thị trường, vai trò của từng thành viên, từng mắc xích tạo nên sự thành công của Công ty từ đó giúp tôi trong việc định hướng đề tài cho phù hợp với tình hình Công ty và năng lực của bản thân.

6 Kết cấu đề tài

Đề tài nghiên cứu được kết cấu gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận về cạnh tranh

Chương 2: Thực trang cạnh tranh mặt hàng giấy của Công ty Cổ Phần Tập Đoàn

Tân mai trên thị trường nội địa

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng giấy trên

thị trường nội đại tại Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai.

Trang 3

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH

1.1 Khái niệm cạnh tranh.

Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI (6/1986), nền kinh tế Việt Nam chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, thì vấn đề cạnh tranh đã bắt đầu xuất hiện Đặc biệt hơn khi nước ta chính thức là thành viên của tổ chức thương mại lớn nhất thế giới WTO (từ ngày 07/11/2006) vai trò cạnh tranh càng rõ nét hơn và thể hiện trên mọi lĩnh vực.

- Trong kinh tế chính trị học thì cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể trong nền sản xuất hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ, hoặc tiêu dùng hàng hóa để từ đó thu được nhiều lợi ích cho mình Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những người sản xuất với người tiêu dùng với nhau (người sản xuất muốn bán đắt, người tiêu dùng muốn mua rẻ); giữa người tiêu dùng với nhau để mua được hàng rẻ hơn; giữa những người sản xuất để có điều kiện tốt trong sản xuất và tiêu thụ

Theo từ điển Bách khoa Việt Nam (tập1) Cạnh tranh trong kinh doanh là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường bị chi phối bởi quan hệ cung cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ hàng hóa thị trường có lợi nhất.(1)

Các tác giả trong cuốn Các vấn đề pháp lý về thể chế và chính sách cạnh tranh kiểm soát độc quyền kinh doanh, thuộc sự án VIE97/016 thì cho rằng “Cạnh tranh có thể được hiểu là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành một nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường để đạt được một mục tiêu kinh doanh cụ thể, ví dụ như: lợi nhuận, doanh số hoặc thị phần”

Theo Ủy ban cạnh tranh công nghiệp của Tổng thống Mỹ thì “Cạnh tranh đối với một quốc gia là mức độ mà ở đó, dưới các điều kiện thị trường tự do và công bằng, có thể sản xuất các mặt hàng và dịch vụ đáp ứng được các đòi hỏi của thị trường quốc tế, đồng thời duy trì và mở rộng được thu nhập thực tế của người dân nước đó”

(1) Từ Điển Bách Khoa ,NXB: Từ Tiển Bách Khoa – tập 1, năm 1995

Trang 4

Tại diễn đàn Liên hợp quốc trong báo cáo về cạnh toàn cầu năm 2003 thì định nghĩa: Cạnh tranh với một quốc gia là “Là khả năng của nước đó đạt được những thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt được các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao được xác định bằng các thay đổi của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tính trên đầu người theo thời gian

Như vậy, có thể nói cạnh tranh đã hình thành và bao trùm lên mọi lĩnh vực của xã hội từ tầm vi mô cho đến vĩ mô, điều này chỉ khác nhau ở chỗ mục tiêu đạt được đặt ra ở chỗ quy mô doanh nghiệp hay ở quốc gia mà thôi Do đó, cạnh tranh là một hiện tượng phổ biến trên thị trường, nó tồn tại khách quan cùng vớ sự tồn tại và phát triển của nền kinh tề hàng hóa theo cơ chế thị trường Trong khi đối với một doanh nghiệp mục tiêu chủ yếu là tồn tại và tìm kiếm lợi nhuận trên cơ sở cạnh tranh quốc gia hay quốc tế, còn đối với một quốc gia là mục tiêu nâng cao mức sống là phúc lợi cho nhân dân vv

1.2 Tính tất yếu của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường:

Trong nền kinh tế thị trường luôn diễn ra những cơ hội kinh doanh chung nhưng đồng thời phải đương đầu với các thách thức cạnh tranh Trong môi trường ấy không chỉ riêng mình doanh nghiệp kinh doanh mà còn rất nhiều các đối thủ và các thế lực khác cũng tìm mọi cánh để kịp thời khai thác cơ hội, giành giật lấy những điều kiện sản xuất, kinh doanh thuận lợi về phía mình khi cơ hội đó đến Điều này luôn xảy ra và cộng với áp lực phải đạt được những mục tiêu đề ra đã làm cho doanh nghiệp tự dấn thânvào cạnh tranh Từ đó doanh nghiệp mới có sức mạnh để tăng cường vị thế , nâng cao khả năng cạnh tranh, làm chủ được thị trường để khẳng định mình trong cơn lốc của sự cạnh tranh, sự loại bỏ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp

Cho nên, cạnh tranh là một quy luật tất yếu trong 03 quy luật (quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh) chi phối, điều tiết nền kinh tế thị trường Vì thế, các doanh nghiệp, các quốc gia muốn tồn tại và phát triển ở hiện tại cũng như trong tương lai thì phải tiến hành cạnh tranh, cạnh tranh đã trở thành xu thế, nếu đi ngược lại xu thế đó doanh nghiệp sẽ mất lợi thế trong hoạt động kinh doanh của

Trang 5

mình, dễ đưa đến hậu quả thua cuộc, kể cả sự bỏ mất các thị trường chiến lược đưa đến nguy cơ phá sản.

1.3 Phân loại các loại hình cạnh tranh.

Tùy theo căn cứ mà ta có một số phân loại về cạnh tranh như sau:

Căn cứ vào phạm vi cạnh tranh

- Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp - Cạnh tranh giữa các ngành

- Cạnh tranh giữa các quốc gia

Căn cứ vào tính chất của cạnh tranh

- Cạnh tranh hoàn hảo

- Cạnh tranh không hoàn hảo

- Cạnh tranh về dịch vụ hỗ trợ (phân phối, chiêu thị, cổ động)

1.4 Năng lực cạnh tranh giữa hàng hóa trong cơ chế thị trường 1.4.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh.

Đối với một doanh nghiệp bất kỳ khi kinh doanh trên thị trường đều phải trả lời các câu hỏi: Ai là người tạo ra thị trường ? và thị trường cần ai ? Khi doanh nghiệp huy động được tất cả các nguồn lực của mình để đáp ứng được cái mà thị trường cần nhiều hơn các đối thủ cạnh tranh nghĩa là doanh nghiệp đã có khả năng cạnh tranh trên thị trường Trong nền kinh tế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, thì năng lực cạnh tranh là một khái niệm quan trọng để chỉ khả năng tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế hay doanh nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước Hiện

Trang 6

nay có rất nhiều khái niệm về năng lực cạnh tranh nhưng dưới đây là một khái niệm cơ bản: “Năng lực cạnh tranh có thể hiểu là khả năng chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ các sản phẩm cùng loại hay sản phẩm thay thế” Theo quan điểm quản trị chiến lược của Michael Porter.(2)

Khái niệm về năng lực cạnh tranh của hàng hóa được xem xét thông qua lợi thế so sánh về chi phí sản xuất và năng suất của doanh nghiệp này so với doanh nghiệp khác, của quốc gia này so với quốc gia khác Với tư cách tiếp cận của mỗi quốc gia dù lớn hay nhỏ khả năng cạnh tranh của hàng hóa được quyết định bởi yếu tố sau: - Yếu tố liên quan đến nguyên, nhiên liệu.

- Yếu tố khoa học kỹ thuật - Giá thành sản phẩm - Chất lượng sản phẩm - Năng suất lao động.

Tóm lại, Khả năng cạnh tranh của sản phẩm là khả năng tạo nên sản phẩm đó để khi đưa ra thị trường nó có thể chiếm ưu thế hơn so với các sản phẩm khác (có khả năng cạnh tranh) hoặc bị các sản phẩm cùng loại khác đánh gục từ đó hàng hóa không tiêu thụ được (sản phẩm không có khả năng cạnh tranh hay khả năng cạnh tranh kém), một sản phẩm được tạo ra khi đưa ra thị trường mà nó đáp ứng được đủ các đặc tính, công dụng,… sẵn có và được nhiều người tiêu dùng có nhu cầu.

1.4.2 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa.

Có thể thấy hàng hóa gắn liền với các hoạt động của doanh nghiệp và uy tín của mỗi quốc gia, như khi mà hàng hóa được thị trường chấp nhận tức là hàng hóa đó tồn tại trên thị trường từ đó nó sẽ giúp cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, nếu hàng hóa không được thị trường chấp nhận tức là hàng hóa đó đã bị bão hòa trên thị trường hay thị trường đã phế thải vì thế mà hoạt động của doanh nghiệp gặp khó khăn.

Đối với các quốc gia, hàng hóa sẽ tạo uy tín cho quốc gia đó trên thị trường, cụ thể khi nói đến xuất khẩu gạo thì người ta nghĩ ngay đến Thái Lan, Việt Nam,… còn nói đến cà phê là Braxin, dầu mỏ là Irắc,… Vì vậy, muốn tạo được khả năng cạnh

(2).Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết Michael Porter – Dương Ngọc Dũng, NXB Tổng hợp TPHCM.

Trang 7

tranh sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường thì buộc chúng ta phải nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm nhằm:

+ Giúp doanh nghiệp tồn tại và đứng vững trên thị trường + Giúp cho doanh nghiệp thực hiện mục tiêu phát triển.

+ Giúp quốc gia tạo dựng môi trường kinh tế chung ổn định và công bằng

1.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hóa: 1.4.3.1 Các nhân tố bên ngoài:

a Môi trường vĩ mô: Là những yếu tố bên ngoài tổ chức, các nhân tố tác

động một cách gián tiếp vào hoạt động của tổ chức Hoạt động kinh doanh chịu sự chi phối của yếu tố thuộc môi trường vĩ mô

b Các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà Nước:

Các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước bao gồm: chính sách thương mại, chính sách đầu tư phát triển, chính sách tài chính, chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách sách thuế ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn chiến lược kinh doanh do đó ảnh hưởng đến chiến lược sản phẩm, đến việc đầu tư của doanh nghiệp và quá trình kinh doanh phát triển sản phẩm từ đó ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của sản phẩm

c Các biện pháp hỗ trợ của Nhà nước theo đúng tập quán thương mại thế giới (Trong khuôn khổ cho phép của WTO mà Việt Nam là thành viên chính thức)

Là bao gồm tất cả các chính sách, pháp luật,… mà Nhà nước sử sụng để giúp cho doanh nghiệp phát triển, tồn tại, đặc biệt giúp các doanh nghiệp đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài Cụ thể như Nhà nước trợ cấp cho doanh về vốn và định hướng cho doanh nghiệp trong xúc tiến xuất khẩu sản phẩm Có thể nói biện pháp hỗ trợ của Nhà nước tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay ở thế giới vì thế buộc các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm để từng bước tham gia hội nhập

b Các đối thủ cạnh tranh:

Các đối thủ cạnh tranh là yếu tố tác động trực tiếp khả năng cạnh tranh của sản

phẩm doanh nghiệp Các đối thủ cạnh tranh, kể cả các đối thủ tiềm ẩn luôn tìm mọi

Trang 8

cách, đề ra mọi phương pháp đối phó và cạnh tranh với nhau làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm sút Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào mối tương quan giữa các yếu tố như: số lượng chủ thể tham gia cạnh tranh, mức độ tăng trưởng của ngành, cơ cấu chi phí cố định, mức độ đa dạng hóa sản phẩm Hơn nữa, phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ giúp cho các doanh nghiệp đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ và tăng thị phần, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

* Khách hàng

Khách hàng là đối tượng được phục vụ và là nhân tố tạo nên thị trường Một khi nhu cầu của khách hàng về loại sản phẩm thay đổi, hay hành vi mua sắm thay đổi mà doanh nghiệp vẫn không thay đổi theo thì khả năng mất đi khách hàng là rất lớn Do đó doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ khách hàng của mình nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của họ, tạo dựng uy tín trên thị trường

* Nhà cung ứng.

Là những cá nhân hoặc tổ chức cung cấp các nguồn lực (có thể là sản phẩm, dịch vụ, nguyên, nhiên, vật liệu và nguồn nhân lực) cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp, sự tăng giá hay khan hiếm các nguồn lực này trên thị trường có thể ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động củng cố và mở rộng thị trường của doanh nghiệp.

Các nhà cung ứng đảm bảo nguồn lực cần thiết cho doanh nghiệp trong việc sản xuất kinh doanh sản phẩm Các nhà quản trị cần phải nắm bắt được khả năng của nhà cung ứng cả về chất lẫn về lượng sự thiếu hụt hay chậm trễ về lượng cung ứng, sự không bảo đảm về chất lượng đầu vào hoặc sự tăng giá từ phía nhà cung ứng cũng gây khó khăn cho các hoạt động tiếp thị bởi vì điều đó có thể gây tác hại đến khả năng thỏa mãn khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp và chắc chắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu từ thị trường vì khách hàng chuyển sang tiêu dùng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh

1.4.3.2 Các nhân tố bên trong: a Nguồn lực con người:

Nguồn lực con người (hay lực lượng lao động) được hiểu như là tất cả những

Trang 9

làm việc gì, giữ vị trí hay cương vị nào trong doanh nghiệp Nguồn lực con người được chia thành các cấp: các quản trị viên cấp cao, quản trị viên cấp trung và đội

ngũ công nhân Các quản trị viên là người đứng đầu doanh nghiệp nếu có tầm nhìn

xa, xác định đúng hướng đi cho doanh nghiệp về sản phẩm khi đưa ra thị trường, lựa chọn các công cụ cạnh tranh, chiến lược cạnh tranh phù hợp với doanh nghiệp thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ thắng được đối thủ

b Nguồn lực vật chất: Cơ sở vật chất của doanh nghiệp được thể hiện ở:

- Trình độ kỹ thuật – công nghệ hiện đại tiên tiến của doanh nghiệp: Có khả

năng tạo ra sản phẩm chất lượng tốt, năng suất cao phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

- Quy mô và năng lực sản xuất: Nếu một doanh nghiệp có quy mô và năng lực sản

xuất lớn sẽ có lợi thế nhiều so với các doanh nghiệp có quy mô năng lực sản xuất nhỏ vì quy mô năng lực sản xuất lớn sẽ tạo ra sản phẩm với khối lượng lớn, nhờ đó mà nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm Khi sản phẩm đã phù hợp với đông đảo người tiêu dùng thì khối lượng sản phẩm lớn sẽ cho phép doanh nghiệp chiếm lĩnh hoặc giữ vững thị trường trên nhiều khu vực khác nhau, tránh sự xâm nhập của các đối thủ cạnh tranh Do doanh nghiệp có quy mô năng lực sản xuất lớn sẽ có nhiều cơ hội để tiếp xúc khách hàng.

- Nguồn cung cấp vật tư nguyên liệu: Nếu là một doanh nghiệp có nguồn cung cấp

vật tư nguyên liệu đáng tin cậy thì doanh nghiệp sẽ kiểm soát được chất lượng và chi phí tốt do đó sẽ tạo tiền đề trong cạnh tranh.

- Vị trí địa lý: Việc lựa chọn mặt bằng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là rất

quan trọng, vị trí của doanh nghiệp phải đảm bảo được nguồn điện, nước đầy đủ cho sản xuất Vị trí này còn có thể tác động đến yếu tố chi phí đất đai, nhà cửa, lao động, chi phí vận chuyển Các bộ phận chi phí này đều tham gia cấu thành sản phẩm Mặt khác, vị trí địa lý cũng ảnh hưởng tới các giao dịch của đối tác.

c Nguồn lực tài chính:

Khả năng tài chính khẳng định sức mạnh của doanh nghiệp trên thị trường Khả năng tài chính được hiểu là quy mô tài chính của doanh nghiệp, tình hình hoạt động, chỉ tiêu tài chính hàng năm như hệ số thu hồi vốn, khả năng thanh toán,… Nếu như

Trang 10

một doanh nghiệp có tình trạng tài chính tốt, khả năng huy động vốn lớn, sẽ cho phép doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ và thiết bị máy móc, đầu tư vào việc bồi dưỡng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đồng thời khả năng hợp tác đầu tư về liên doanh liên kết Tình hình sử dụng vốn cũng sẽ quyết định chi phí về vốn của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.

Như vậy, các nhân tố bên trong ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

1.5 Các công cụ nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa 1.5.1 Nâng cao khả năng cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm.

Chất lượng sản phẩm là công cụ cạnh tranh quan trọng của các doanh nghiệp

trong nền kinh tế thị trường Người tiêu dùng chủ yếu quan tâm đến chất lượng khi lựa chọn một sản phẩm nào đó, họ sẵn sàng trả giá cao hơn để mua những sản phẩm có chất lượng tốt hơn Chất lượng sản phẩm càng cao thì mức độ thoả mãn nhu cầu càng tăng và sản lượng tiêu thụ tăng Do đó, khả năng cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp càng tăng lên, đồng thời chất lượng sản phẩm sẽ nâng cao uy tín cho doanh nghiệp trên thị trường Để sản phẩm của công ty luôn là sự lựa chọn cho khách hàng ở hiện tại và trong tương lai thì nâng cao chất lượng sản phẩm là điều cần thiết Vì thế, doanh nghiệp chỉ lo nâng cao chất lượng sản phẩm mà không tính đến nhu cầu mới của khách hàng thì chẳng bao giờ vượt qua được những mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra cho hoạt động kinh doanh Do đó, cần tạo ra năng lực cạnh tranh bằng cách cải tiến tính năng hình dáng sản phẩm yếu tố đầu tiên tác động đến tâm lý người tiêu dùng

1.5.2 Nâng cao khả năng cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm

Giá cả là số tiền mà khách hàng phải bỏ ra để có được sản phẩm Giá cả sản phẩm là một trong những yếu tố cơ bản quyết định sự lựa chọn của người mua Từ lâu, nó đã trở thành một biến số mà các doanh nghiệp cũng như các quốc gia làm chiến thuật phục vụ cho mục đích kinh doanh (tăng doanh số, thị phần, tối đa hóa lợi nhuận và đảm bảo sự tồn tại của doanh nghiệp) Nhiều doanh nghiệp thành công trong việc chiếm lĩnh thị trường nhờ sử dụng khéo léo, tài tình chiến thuật giá cả Việc định giá cho sản phẩm phụ thuộc vào lượng cầu đối với sản phẩm và chi phí

Trang 11

để sản xuất ra sản phẩm đó Nếu giá cả vượt quá lượng giá trị thì người tiêu dùng sẽ không mua sản phẩm và ngược lại.

1.5.3 Nâng cao khả năng cạnh tranh trên cơ sở chiến lược, chiến thuật và các chiêu thức khác để tiêu thụ sản phẩm:

Đối với mỗi doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường, sản xuất tốt chỉ mới là điều kiện cần chứ chưa đủ để khẳng định khả năng tồn tại và phát triển của mình, mà còn phải biết tổ chức các kênh phân phối, đó là những hoạt động khác nhau của doanh nghiệp nhằm đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng mà Doanh nghiệp đang muốn hướng đến Mỗi Doanh Nghiệp đều phải xác định những phương án phân phối để hướng tới thị trường Trong phân phối hàng hóa vấn đề vận tải, kho bãi, lưu kho, nhập và xuất hàng cũng cần được chú ý Và có thể nói rằng nhiệm vụ chung của phân phối là cung cấp đúng mặt hàng, đúng nơi, đúng lúc và chi phí thấp nhất Thông thường sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ thông qua các các phương thức

phân phối như sau:

- Phân phối sản phẩm rộng khắp

- Phân phối sản phẩm chọn lọc

- Phân phối sản phẩm tập trung vào thị trường mục tiêu và truyền thống

1.5.4 Nâng cao năng lực cạnh tranh bằng dịch vụ bán hàng (chiêu thị, cổ động)

Là các hoạt động bao gồm quảng cáo, khuyến mãi, chào hàng và tuyên truyền nhằm cung cấp những thông tin có sức thuyết phục và mục đích kích thích các khách hàng mục tiêu mua sản phẩm của doanh nghiệp Hoạt động chiêu thị, cổ động phải làm cho khách hàng “Biết, Hiểu, Thích, Chuộng, Tin, Mua” Trong thực tế hoạt động kinh doanh, dịch vụ hỗ trợ sản phẩm đang trở thành chiến trường chính giành giật ưu thế cạnh tranh.

1.5.5.Các công cụ nâng cao khả năng cạnh tranh khác:

* Hình ảnh Doanh nghiệp:

Hình ảnh doanh nghiệp là cách nhận thức tổng quát về doanh nghiệp của công chúng Tạo một hình ảnh tốt đẹp và sâu sắc trong nhận thức giúp họ đánh giá

Trang 12

cao về sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp hơn các đối thủ cạnh tranh Một hình ảnh có tính đặc trưng nhất định, phải truyền đạt những thông tin độc đáo, nêu lên

những nét chính của sản phẩm, phải có sức truyền cảm đi sâu vào tâm trí của người mua.

* Nâng cao khả năng cạnh tranh theo phương thức bán sĩ, số lượng lớn thông qua hợp đồng kinh tế (HĐKT):

Đây là công cụ đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp vận dụng phương thức bán hàng theo đơn đặt hàng, phương thức này đòi hỏi phải có hợp đồng kinh tế mà nó quy định các điều khoản về tính kinh tế kỹ thuật, buộc bên mua và bên bán tuân thủ Bên mua có trách nhiệm hoàn trả số tiền theo đúng hợp đồng kinh tế Bên bán có trách nhiệm giao hàng đúng số lượng, chất lượng mà đặc biệt đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật bên mua yêu cầu, với nhiệm vụ là người bán, doanh nghiệp cần đáp ứng đủ yêu cầu trên Do đó, tuân thủ tiêu chí của hợp đồng kinh tế là công cụ đắc lực cho doanh nghiệp cũng như cho mỗi quốc gia.

Trang 13

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CẠNH TRANH MẶT HÀNG GIẤY CỦA CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN TÂN MAI TRÊN THỊ

TRƯỜNG NỘI ĐỊA.

2.1 Thực trạng thị trường ngành giấy Việt Nam trong những năm qua.

Hiện nay với hơn 89 triệu dân, thì tiềm năng thị trường giấy Việt Nam rất cao Nền kinh tế của Việt Nam đang phát triển với tốc độ hơn 8% /năm, thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện thì nhu cầu về giấy cũng tăng mạnh, tiêu dùng giấy trên đầu người của Việt Nam mới chỉ 22.8 kg/người, thấp hơn rất nhiều so với bình quân thế giới Đây là điểm thuận lợi để các doanh nghiệp ngành giấy nâng cao năng lực sản xuất, đầu tư đổi mới máy móc thiết bị để đáp ứng nhu cầu trong nước

Bảng 2.1 : Bảng nhu cầu tiêu thụ giấy của Việt Nam so với khu vực Châu Á

89.571.130 66.404.688 242.968.342 4.701.069 Tiêu thụ giấy

Nguồn: RISI (tạp chí công nghiệp giấy)

Tuy nhiên những tháng đầu năm 2008, ngành giấy đã gặp không ít khó khăn: giá nguyên nhiên liệu đầu vào (than, điện, bột giấy, hóa chất) tăng cao, giá giấy nhập khẩu tăng kỷ luật… Nhưng các doanh nghiệp giấy trong nước, đi đầu là Tổng công ty Giấy Việt Nam, Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai đã phải thực hiện việc kềm chế giá bán trong suốt nửa đầu năm dù giá bán giấy sản xuất trong nước thấp hơn giấy nhập khẩu 2-3 triệu đồng/tấn.

Mặt khác, cũng ở thời điểm đó, ngành giấy đã chủ động đề nghị giảm thuế nhập khẩu giấy in viết và giấy in báo có xuất xứ từ các nước ASEAN xuống 5% để hỗ trợ người tiêu dùng.

Trong khi lượng giấy sản xuất trong nước không ngừng sụt giảm thì giấy nhập khẩu lại tăng mạnh, nhất là giấy in báo Tỷ lệ giấy in báo nhập khẩu so với giấy sản xuất trong nước từ tháng 7 đến tháng 12/2008

Bảng 2.2: Tỷ lệ giấy in báo nhập năm 2008

Trang 14

Nhu cầu năm

Trước tình hình này hầu hết các dự án đầu tư sản xuất bột giấy và giấy đã tuyên bố dừng, mà không cho biết thời gian khởi động lại, Sản xuất kinh doanh đã khó khăn, áp lực xã hội về vấn đề môi trường càng khiến các doanh nghiệp sản xuất giấy lao đao Nhiều nhà máy bị xử lý vì vấn đề xả thải không đạt tiêu chuẩn và phải tạm dừng đóng cửa Khó khăn chung mà các doanh nghiệp đang gặp phải hiện nay là tồn đọng nguyên liệu nhập giá cao, vay vốn ở thời điểm lãi suất cao.

Nhập khẩu giấy in báo tháng 1/2009 là 6.650 tấn Sản xuất giấy in viết tháng 1/2009 là 14.000 tấn Nhập khẩu loại này lên tới 10.321 tấn.

Bảng 2.3: So sánh giá giấy nội và giấy nhập

Giá bán các loại giấy in viết hiện nay của Tổng Công ty Giấy Việt Nam đã thấp hơn giá thành sản phẩm mà vẫn khó tiêu thụ Với tình hình như hiện nay, dự kiến năm 2009 sản xuất giấy trong nước vẫn tiếp tục gặp khó khăn, giấy nhập khẩu sẽ lấn át giấy sản xuất trong nước

2.1.1 Tổng quan về Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai

Trang 15

Tên tiếng Anh: Tan Mai Group Joint Stock Company (TM.G)

Địa chỉ: Khu phố1, phường Thống Nhất, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

- Công ty Giấy Tân Mai ban đầu là một công ty do chính phủ Việt Nam cộng hòa

và Parson & Whitemore cùng góp vốn đầu tư, được thành lập vào ngày 14/10/1958 với tên gọi là “Công ty kỹ nghệ giấy Việt Nam” (COGIVINA)

- Ngày 15/12/2005 thành lập công ty Cổ Phần Giấy Tân Mai

Ngày 1/1/2006 Công ty Giấy Tân Mai chính thức hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần Với tên gọi là Công ty CP Giấy Tân Mai

- Ngày 10/ 10/ 2008: Tại văn phòng Công ty CP Giấy Tân Mai đã tiến hành Đại Hội đồng cổ đông hợp nhất Công ty CP Giấy Tân Mai và Công ty CP Giấy Đồng Nai, với tên gọi mới là Công ty CP Tập Đoàn Tân Mai.

- Ngày 01/01/2009: Chính thức mang tên Công ty Cổ phần Tập Đoàn Tân Mai

Ngoài ra Công ty có Các chi nhánh, đơn vị trực thuộc, văn phòng đại diện có mặt rộng khắp trên các tĩnh thành

+ Hoat động kinh doanh chính ở một số lĩnh vực:

- Sản xuất và kinh doanh các loại giấy

GVHD ThS: Phan Thị Mỹ Hạnh Trang 15SVTH Lê Thị Bích Loan

Hình1: Công ty CP Tập Đoàn Tân Mai

Phó.TGĐ Lâm Sinh

NM GiấyNM Giấy

Trang 16

- Trồng rừng nguyên liệu, sản xuất cây giống, khảo sát và thiết kế lâm sinh - Dịch vụ tư vấn kỹ thuật về giấy và lâm sinh.

- Kinh doanh địa ốc và dịch vụ du lịch sinh thái

- Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với qui định của pháp luật

+ Nhiệm vụ:

- Sản xuất các loại giấy tiêu dùng cho nội địa, góp phần phát triển ngành giấy trong nước.

- Tạo công ăn việc làm ổn định cho các bộ công nhân viên, không ngừng tăng thu nhập bình quân, nâng cao nghiệp vụ tay nghề cho cán bộ công nhân viên.

Trang 18

Nhận xét: Mô hình tổ chức áp dụng theo mô hình kiểu Trực tuyến – Chức năng với

2 cấp quản lý là cấp công ty và cấp phân xưởng

Công ty gồm một Tổng Giám Đốc và sáu Phó Tổng Giám Đốc có quyền hạn và trách nhiệm với các lĩnh vực và phòng ban trực thuộc Các phòng ban chức năng bao gồm: một Trưởng phòng, một Phó phòng và một số nhân viên dưới quyền

2.1.3 Sản phẩm và năng lực sản xuất của công ty 2.1.3.1 Sản phẩm chính của công ty.

Sản phẩm chính của công ty: giấy in báo, giấy in thông dụng, giấy in cao cấp, giấy in màu, giấy photocopy, giấy bao gói xi măng, giấy bao bì carton và giấy lót kính Trong đó giấy in báo là mặt hàng chiến lược chiếm ưu thế trên thị trường trong nước, tỉ lệ 50 – 60% tổng sản lượng của công ty

Sản phẩm được sản xuất dưới hai dạng: cuộn và ram

Dạng cuộn có khổ cuộn: 420mm, 650mm, 700mm, 790mm, 840mm, 860mm,

1060mm, 1300mm; Đường kính cuộn: 100 ± 1 cm; Đóng gói theo tiêu chuẩn của Tân Mai, lõi cuộn được sản xuất bằng nguyên liệu ngoại nhập đạt tiêu chuẩn Châu Âu.

 Dạng ram có kích thước: A0, A1, A2, A3, A4 hay theo yêu cầu của khách hàng.

Trang 19

Ngoài ra Tân Mai còn mở rộng loại giấy phục vụ cho văn phòng như: giấy in, photocopy: 80ISO, 82ISO, 90ISO, 95ISO với các định lượng 58g/m2, 60g/m2,

* Máy Giấy Số 1 (sản xuất giấy in, Photocopy, giấy viết cao cấp)

 Tốc độ: 250 m /phút

 Công suất thiết kế: 30 tấn/ ngày

* Máy Giấy Số 2 • Tốc độ: 250m/phút

• Công suất thiết kế 30 tấn/ngày • 1998: Nâng sản lượng lên 10.000

• Công suất thiết kế: 120 tấn/ngày • 1999:Nâng sản lượng lên 45.000

tấn/năm

Trang 20

* Máy Giấy Số 4 (sản xuất giấy in và

• Công suất thiết kế: 360 tấn/ngày • Công suất thiết kế: 130 tấn/ngày • 1995:Nâng cấp từ TMP lên

* Phân Xưởng DIP (sản xuất giấy

tái chế)

• Công suất thiết kế: 70 tấn/ngày • 2002: Đưa vào hoạt động

* Phân Xưởng OCC (sản xuất bột

từ giấy Carton cũ)

• Công suất thiết kế: 100 tấn/ngày • 2003: Đưa vào hoạt động

Trang 21

2.1.3.3 Công ty đã đạt được nhiều giải thưởng và danh hiệu

+ Hàng Việt Nam chất lượng cao 1997-2010.

+ Sao Vàng đất Việt năm 2003-2004-2006-2008-2009 + Cúp vàng thương hiệu Viêt 2006-2007.

+ Doanh nghiệp Uy tín - Chất lượng năm 2005-2006-2007-2008 + Sản phẩm hội nhập - Dịch vụ hội nhậpWTO năm 2007, 2008.

+ Giải thưởng “Thương hiệu hàng đầu Việt Nam top 100 và Giải thưởng doanh nhân tiêu biêu năm 2008”.

2.2 Thực trạng hoạt động sản xuất và tiêu thụ giấy tại Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai

Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai

(Nguồn: Phòng Kế toán Tài chính)Nhận xét: Mặc dù ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng tổng

doanh thu của công ty tăng lên hơn 280 tỷ đồng, lợi nhuận tăng hơn 53 tỷ đồng so với năm 2007 Lãi trên cổ phiếu đạt 1.849 đồng, tăng 1.515 đồng so vơi năm 2007 Đời sống của cán bộ công nhân viên được cải thiện, thu nhập bình quân/người đạt hơn 3,8 triệu đồng, tăng hơn 1,4 triệu, tương ứng tăng 60,1%.

Trang 22

Nhìn vào bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CP Tập Đoàn Tân Mai qua hai năm ta thấy:

- Tổng doanh thu năm 2008 đạt 1434 tỷ đồng, tăng 24,37% so với năm 2007, tương ứng tăng hơn 280 tỷ đồng.

- Doanh thu thuần đạt 1335 tỷ đồng, tăng 21,16% so với năm 2007

- Giá vốn hàng bán năm 2008 là 1150 tỷ đồng, tăng hơn 167 tỷ so với 2007, tương ứng tăng 17,08%

Doanh thu thuần tăng, giá vốn hàng bán cũng tăng nhưng tốc độ tăng giá vốn hàng bán nhỏ hơn tốc độ tăng doanh thu thuần, nên làm cho lợi nhuận gộp năm 2008 đạt hơn 185,8 tỷ đồng, tăng 54,43% so với 2007.

- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2008 đạt hơn 64,5 tỷ đồng, tăng 575,24% tương ứng tăng hơn 53,3 tỷ đồng so với năm 2007

- Năm 2008, lãi cơ bản trên cổ phiếu đạt 1.849 đồng tăng 448,6% so với năm 2007.

2.2.1 Tình hình thực hiện chỉ tiêu hoạt động của Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai (2007 – 2008)

Sản lượng sản xuất biểu hiện qui mô sản xuất và khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường của công ty.

Tận dụng thuận lợi khách quan và phát huy nội lực, Công ty Cổ Phần tập đoàn Tân Mai đã thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh với kết quả đạt được như sau:

Bảng 2.5: Kết quả sản xuất – tiêu thụ Giấy tại công ty (2007-2008)

Trang 23

(Nguồn: Phòng kinh doanh)

Trong năm 2008, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng giá trị tổng sản lượng toàn công ty vẫn đạt hơn 884 tỷ đồng, tăng hơn 137 tỷ, tương ứng tăng 18,37% so với năm 2007 và vượt kế hoạch đề ra là 9,67% Điều này chứng tỏ công ty có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

- Tổng sản lượng sản xuất giấy các loại của Tân Mai năm 2008 đạt 102,31% so với kế hoạch đề ra và tăng 8,22% so với cùng kỳ

- Tổng sản lượng sản phẩm tiêu thụ giấy các loại đạt 101,09% so với kế hoạch và tăng 4,96% so với cùng kỳ

Riêng giấy in báo, năm 2008, tổng tiêu thụ đã đạt 115.178 tấn tăng 107,44% so với năm 2007 (đã đạt 107.200 tấn) Trong đó công ty sản xuất được 55.226 tấn tăng 109,86% so với năm 2007.

Từ Quý I/2008 đến Quý III/2008, thị trường giấy in báo liên tục tăng trưởng cao và đỉnh điểm là từ tháng 04 – 07/2008, nguyên nhân là do giá giấy in báo ở khu vực ASEAN và thế giới liên lục tăng cao đã làm cho nhiều nhà in, nhà xuất bản đều than “khan hiếm giấy in báo”

Bảng 2.6: Tổng hợp tăng trưởng tiêu thụ giấy in báo năm 2008

Trang 24

Quý IQuý IIQuý IIIQuý IVCả năm

Sản xuất tại Tân Mai 112.92% 109.49% 115.30% 100.19% 108.43%

(Nguồn: Vietpaper.com.vn)

Sản xuất giấy in báo đã tăng trưởng liên tục trong 03 quý đầu năm 2008 và đã đạt cao nhất trong Quý III/2008 (Kể từ 01/07/2008, Tân Mai đã tăng cường sản xuất từ 2,2 – 2,7 ngàn tấn nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng) Tuy nhiên, trong Quý IV/2008 tình hình đã thay đổi nhanh và mạnh nên đã làm cho tiêu thụ giấy in báo sản xuất trong nước hầu như không thay đổi so với Quý IV/2007.

Việc hợp tác sản xuất kinh doanh với công ty Cổ Phần giấy Đồng Nai tham gia vào thị trường của công ty làm tăng gần 1.000 tấn giấy in báo Góp phần giảm áp lực cầu và chuyên môn hóa các nhà máy giấy, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Biểu đồ : Kết cấu tiêu thụ theo khách hàng tại Công ty Cổ Phần tập đoàn Tân

Ngành dệt mayCông ty + Doanh nghiệp + Cơ sởKhách hàng nhỏ lẻNội bộ

(Nguồn: Phòng Kinh Doanh)

Khách hàng của Tân Mai có thể chia thành 3 nhóm chính như sau:

Nhóm 1: Có khoảng hơn 100 khách hàng chủ yếu là các đơn vị báo chí, nhà

in, nhà xuất bản và các công ty may mặc (chiếm khoảng 60% - 65% sản

Trang 25

lượng tiêu thụ của công ty) Sản phẩm tiêu thụ chính là sản phẩm giấy in báo IB 58 -67.

Nhóm 2: Các đơn vị thương mại hoặc gia công lại (chiếm khoảng 25%- 30%

sản lượng tiêu thụ) Sản phẩm tiêu thụ chính ở thị trường này là giấy ISO 82-86 và giấy ISO 90-95.

Nhóm 3: là các khách hàng nhỏ lẻ, khách hàng tiêu dùng mua hàng hóa của

công ty tại các siêu thị như: Metro, Big C và các đơn vị nhỏ lẻ khác (chiếm khoảng 3% - 5% Sản lượng tiêu thụ) Sản phẩm tiêu thụ chính ở đây chủ yếu là giấy ram văn phòng, tập vở và các sản phẩm khác.

2.2.2 Thực trạng về khả năng cạnh tranh mặt hàng giấy trên thị trường nội địa tại Công ty Cổ Phần tập Đoàn Tân Mai

a Về sản phẩm.

Công ty đã tiến hành khảo sát đối với những khách hàng lớn khắp khu vực cả nước với nhóm giấy in báo Các chỉ tiêu chất lượng về độ dày, định lượng, tỉ lệ sót lõi, hư hỏng khách hàng nhận xét như sau: 11,13% ý kiến nhận định giấy bị đứt khi in (năm 2007: 25,7%); 11,54% chưa chấp nhận độ chồng màu của giấy (năm 2007: 15,8%) Tuy nhiên có đến 12,9% ý kiến đánh giá độ trắng không ổn định (năm 2007: 5%); đặc biệt là độ láng và bị bụi có đến 35,48% không hài lòng (năm 2007: 9,53%).

Không có ý kiến đánh giá về độ dày và độ trắng của giấy in, viết, photocopy (so với năm 2007 lần lượt là 14,3%; 7,1%; 11,12%) Có tới 33,32% không hài lòng về sản phẩm giấy bị thủng lỗ và có đốm bóng.

+ Tân Mai là doanh nghiệp đã kinh doanh và phát triển khá lâu đời trong ngành công nghiệp giấy đặc biệt là lĩnh vực giấy in báo Một thực tế rõ ràng là đối với sản phẩm giấy in báo, Tân Mai không có đối thủ cạnh tranh trong nước Hiện nay sản phẩm giấy in báo của Tân Mai đã được nhiều khách hàng sử dụng rộng rãi Với tính năng, chất lượng tốt, hậu mãi và thực hiện dịch vụ sau bán hàng chu đáo, nhanh chóng Đây cũng là lý do khiến ngày càng nhiều khách hàng chọn giấy in báo Tân Mai thay thế giấy in báo nhập khẩu Lợi thế cạnh tranh từ dòng sản phẩm này là do Tân Mai chủ động được nguồn nguyên liệu nên lượng cung ứng giấy ổn định và kịp

Trang 26

thời nên giấy in báo của công ty có khả năng cạnh tranh rất tốt so với giấy nhập ngoại

+ Đối với giấy in, viết thì chất lượng luôn được khách hàng đánh giá là sản phẩm chất lượng hiện nay Tuy nhiên nguyên liệu để sản xuất dòng sản phẩm này phải nhập khẩu nên không thể kiểm soát được đầu dẫn đến lượng cung ứng, giá cả không ổn định nên khả năng cạnh tranh chưa cao.

+ Đối với dòng sản phẩm giấy ram văn phòng: Chất lượng giấy ram văn phòng của Tân Mai ngày càng được nâng cao Tuy nhiên, công ty chưa chú trọng nhiều đến mẫu mã bao bì sản phẩm nên chưa gây ấn tượng đối với người tiêu dùng Hiện nay, dòng sản phẩm này được đánh giá là có chất lượng cao có khả năng cạnh tranh tốt so với sản phẩm giấy nhập từ Thái Lan, Indo (Double A, Paper One…) Tuy nhiên, một khuyết điểm của nhóm sản phẩm này mà công ty cần phải khắc phục là: Giấy thường bị cong khi in, photo và dễ bị kẹt trong thiết bị in đặc biệt là rất khó để in hay photo hai mặt

b Về giá

Dựa vào giá thành của nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất ra một tấn thành phẩm và dựa vào giá cả trên thị trường mà Tân Mai đưa ra những chính sách giá phù hợp đảm bảo lợi nhuận cho công ty Tùy vào những nhóm sản phẩm, khách hàng và khối lượng khách hàng đặt mua mà công ty đưa ra các mức chiết khấu thích hợp Có hai loại chiết khấu hiện công ty đang áp dụng là:

+ Chiết khấu thương mại + Chiết khấu thanh toán

Trang 27

 Đối với nhóm giấy ram văn phòng

Bảng 2.7: Giá bán sản phẩm giấy ram văn phòng (500tờ /ram) tại Công ty CP tập đoàn Tân Mai

Giá bán áp dụng theo số lượng ram /1 lần mua(đ/ram)

Loại giấy <100 ram>=100<500>=500<1000>=1000 ram>= 2000 ram

Nhận xét: Trước đây, đối với dòng sản phẩm giấy có độ trăng từ 90-95 ISO công ty

không áp dụng mức chiết khấu Nhưng hiện nay, do tình hình tiêu thụ chậm do giấy nhập tràn lan trên thị trường nên công ty đã đề ra các mức chiết khấu để tăng lượng tiêu thụ Tuy nhiên giá giấy trắng tại Tân Mai vẫn cao hơn giấy Bãi Bằng, còn so với giấy nhập ngoại thì giá của Tân Mai có thấp hơn nhưng chất lượng thì lại không tốt bằng qua đó khả năng cạnh tranh của nhóm sản phẩm nay còn kém

 Đối với mặt hàng giấy in báo

Bảng 2.8: Mức chiết khấu đối với mặt hàng Giấy in báo

(Nguồn: Phòng kinh doanh)

Lượng tiêu thụ Từ 0- 50 tấn 50- 100 tấn 100 – 200 tấn 200 – 300 tấn

Nhận xét: Hiện nay giá giấy in báo (IB) Tân Mai có cao hơn giấy ngoại nhưng Giấy

in báo Tân Mai vẫn có khả năng cạnh tranh tốt hơn Vì lượng giấy nhập còn hạn chế và thời gian đặt hàng thường kéo dài không đáp ứng kịp thời nhu cầu trong nước.

Trang 28

c Về chiến lược phân phối

Với đặc thù doanh nghiệp phát triển ngành hàng tiêu thụ công nghiệp Tân Mai đã áp dụng hình thức phân phối trực tiếp và một số ít qua hệ thống đại lý, nhà phân phối Với tổng lượng khách hàng mua sỉ và lẻ lên đến 200, được phân cấp chăm sóc qua mạng lưới phân phối của công ty, được kiểm soát đánh giá mức độ thỏa mãn qua hệ thống quản trị chất lượng ISO 9001:2000 Công ty đã có những bước tiến nhất định nhằm đồng hành với lợi ích của khách hàng

Với hệ thống phân phối sản phẩm rộng khắp, sản phẩm giấy Tân Mai đã có mặt trên thị trường toàn quốc và trở thành nhãn hiệu thân thuộc đối với khách hàng trên mọi miền đất nước, sẵn sàng đáp ứng và làm thỏa mãn yêu cầu của khách hàng với

phương châm “Cung cấp khách hàng sản phẩm tốt nhất với giá cạnh tranh” đang

là mục tiêu phát triển của giấy Tân Mai

Tuy nhiên hiện nay hệ thống phân phối giấy trắng của công ty còn khá ít, chủ yếu là qua các cửa hàng giới thiệu sản phẩm và hệ thống siêu thị lớn như: Metro, Big C Trong khi đó các đối thủ giấy ngoại nhập như: Double A, Paper One … lại có hệ thống phân phối rộng khắp Nên các văn phòng và các cửa hàng hiện đang sử dụng giấy ngoại rất nhiều Mặc dù chất lượng và giá của Tân Mai tương đương với các đối thủ nhưng các sản phẩm giấy văn phòng của Tân Mai lại ít được người tiêu dùng biết đến.

d Về chiến lược chiêu thị cổ động.

Do công ty sản xuất hàng công nghiệp nên chỉ những khách hàng công nghiệp như: các nhà in, các cơ sở sản xuất có liên quan cùng hoạt động trong ngành giấy có nhu cầu mua hàng mới cần biết đến công ty Công ty có tham gia các chương trình như: tham gia hội sách, tham gia tài trợ tập cho học sinh vùng sâu vùng xa, tham gia tài trợ học sinh nghèo vượt khó, quảng cáo trên các tạp chí chuyên ngành, tham gia bình chọn thương hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao.

Còn đối với người tiêu dùng là khách hàng nhỏ lẻ thì công ty chỉ phân phối sản phẩm tại hệ thống siêu thị Metro, Big C

Trang 29

Nhìn chung hình thức chiêu thị của công ty trong ngành công nghiệp là phù hợp vì khách hàng chủ yếu của công ty là khách hàng công nghiệp Tuy nhiên khi quy mô sản xuất ngày càng mở rộng cũng như có sự đa dạng các mặt hàng thì công ty cần phải có những chiến lược chiêu thị, quảng cáo rộng rãi hơn để có thể xây dựng hình ảnh thương hiệu ngày càng lớn mạnh hơn trên thị trương nội địa và quốc tế

2.3 Đánh giá khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)Biểu đồ : Doanh số của Công ty CP Tập Đoàn Tân Mai

Trang 30

Nhận xét:

Doanh số năm 2006 của công ty đạt 744 tỷ đồng, doanh số năm 2007 tăng 48,79% so với năm 2006 đạt 1.107 tỷ đồng, doanh số năm 2008 đạt 1.341tỷ

đồng tăng 21,14% so với năm 2007 Như vậy, doanh số công ty tăng trưởng qua các năm chứng tỏ công ty đang trên đà phát triển, hoạt động sản xuất của công ty ngày càng có hiệu quả

Thị phần

- Tổng thị phần của Công Ty CP Tập Đoàn Tân Mai năm 2008 là 4,69%, giảm so với năm 2007 là 5,87% và năm 2006 là 6,36% Nguyên nhân là do tổng nhu cầu sử dụng giấy cả nước không ngừng tăng cao: năm 2008 tăng 24% so với 2007 và tăng 43% so với năm 2006 Trong khi đó, lượng tăng tiêu thụ giấy các loại của Tân Mai từ năm 2006 đến năm 2008 là không đáng kể, bình quân ở mức 120.000 tấn/năm.

Bảng 2.10: Thị phần giấy Tân Mai năm 2006 – 2007 – 2008

ĐV: TấnNăm 2006Năm2007Năm 2008

Tổng nhu cầu sử dung giấy các loại cả nước 1554578 1800726 2232900

(Nguồn: Phòng Kinh Doanh)

Trang 31

Biểuđồ : Thị phần giấy Tân Mai (2006-2007-2008)

Tổng nhu cầu sử dụng giấy các loại cả nướcTổng lượng tiêu thụ giấy Tân Mai

 Thị phần giấy in báo

- Thị phần giấy in báo năm 2008 chiếm 51,23% giảm 21,62% so với thị phần năm 2006 là 72,85% Giấy in báo là sản phẩm chủ lực của Tân Mai vì công ty là nhà sản xuất giấy in báo duy nhất của cả nước Đây là lợi thế của công ty, vì trong nước đối với mặt hàng này công ty độc quyền, chỉ cạnh tranh với giấy nhập Do đó công ty cần đầu tư máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, tận dụng phát huy tối đa lợi thế này để tăng doanh thu cho mình

Nguồn nguyên liệu và bột tự sản xuất ở nhà máy (bột CTMP và DIP), làm cho chu trình sản xuất giấy in báo khép kín từ nguồn nguyên liệu đến sản phẩm giấy in báo Nên giá thành của công ty luôn ổn định, nguồn cung không bị biến động nhiều Đây là lợi thế giúp công ty cạnh tranh được với nguồn giấy ngoại

Bảng 2.11: Thị phần giấy in báo Tân Mai năm 2006 – 2007 – 2008 (Nguồn: Phòng kinh doanh)

ĐV: TấnNăm 2006Năm2007 Năm 2008

Trang 32

Tổng lượng tiêu thụ giấy in báo Tân Mai 69.936 51.081 58.399

Tổng thị phần giấy in báo Tân Mai 72,85% 46,53% 51,23%

- Tồng lượng tiêu thụ giấy in viết của Tân Mai năm 2008 đạt 66.979 tấn, chiếm 16,54%, giảm 6,25% so với năm 2007 là 22,79% Nguyên nhân là do nguồn giấy nhập khẩu dồi dào, chất lượng cao mà giá cả thì rất cạnh tranh nên một số khách hàng đã chuyển hướng sang dùng giấy ngoại Do vậy trong thời gian tới, công ty cần có những biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã để lấy lại thị trường và nắm bắt được cơ hội hiện nay về mặt hàng này.

Bảng 2.12: Thị phần giấy in viết Tân Mai năm 2006 – 2007 – 2008

ĐV: TấnNăm 2006Năm2007 Năm 2008Nhu cầu giấy in viết cả nước 235.785 271.812 405.000

Tổng lượng tiêu thụ giấy in viết Tân Mai 46.837 61.936 66.979

Tổng thị phần giấy in viết Tân Mai 19,86% 22,79% 16,54%

(Nguồn: Phòng thị trường)

Trang 33

Nhu cầu giấy in viết cả nước Tổng lượng tiêu thụ giấy in viết Tân Mai

2.3.2 Vốn, vòng quay vốn, mức sinh lời trên đồng vốn Bảng 2.13: Cơ cấu nguồn vốn

Năm 2008 công ty đã huy động được 1050 tỷ đồng trong đó vốn chủ sở hữu là 357 tỷ, chiếm 34% còn vốn lưu động là 693 tỷ, chiếm 66% Từ đây ta thấy vốn chủ sở hữu còn yếu, công ty hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn vốn bên ngoài Trong năm 2008 công ty bỏ ra 1 tỷ đồng đầu tư sản xuất kinh doanh thì thu về được 2,07 tỷ Mặc

Trang 34

khác bỏ ra 1 đồng vốn kinh doanh thì thu được 0,095 đồng lợi nhuận Như vậy có thể khẳng định công ty sử dụng vốn có hiệu quả

2.3.3 Chi phí và tỷ suất chi phí lưu thông

Bảng 2.14: Chi phí và tỷ suất chi phí lưu thông năm 2006 - 2007- 2008

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)

1368

Tỷ suất chi phí lưu thông (%) = x 100 = 95,4% (2008) 1434

Tổng chi phí toàn công ty năm 2008 tăng 226 tỷ đồng, tương ứng tăng 19,79% so với năm 2007 và vượt kế hoạch đề ra là 15,28% Chi phí tăng chủ yếu là do ban lãnh đạo công ty đã đặt trọng tâm nội địa hóa nguyên liệu sản xuất làm tiêu chí hàng đầu cho kế hoach hoạt động của mình; Tại lâm sinh công ty đã đầu tư hơn 35 tỷ đồng cho việc nghiên cứu giống cây mới và trồng rừng, vượt kế hoạch đề ra là 99,12% và tăng 285,64% so với năm 2007 Ngoài ra năm 2008, công ty còn trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi hơn 15 tỷ đồng và công ty còn đấu thầu mua lại một số máy móc thiết bị tại Canada.

Mặc dù năm 2008, tỷ suất chi phí lưu thông thấp hơn 2007 nhưng công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh cũng như điều hành sản xuất được đánh giá là có hiệu

Ngày đăng: 25/09/2012, 16:56

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.2: Tỷ lệ giấy in báo nhập năm 2008 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG GIẤY TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TÂN MAI.doc

Bảng 2.2.

Tỷ lệ giấy in báo nhập năm 2008 Xem tại trang 13 của tài liệu.
Trước tình hình này hầu hết các dự án đầu tư sản xuất bột giấy và giấy đã tuyên bố dừng, mà không cho biết thời gian khởi động lại, Sản xuất kinh doanh đã khó khăn,  áp lực xã hội về vấn đề môi trường càng khiến các doanh nghiệp sản xuất giấy lao  đao - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG GIẤY TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TÂN MAI.doc

r.

ước tình hình này hầu hết các dự án đầu tư sản xuất bột giấy và giấy đã tuyên bố dừng, mà không cho biết thời gian khởi động lại, Sản xuất kinh doanh đã khó khăn, áp lực xã hội về vấn đề môi trường càng khiến các doanh nghiệp sản xuất giấy lao đao Xem tại trang 14 của tài liệu.
Hình 2: Logo của Côngty CP tập đoàn TânMai - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG GIẤY TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TÂN MAI.doc

Hình 2.

Logo của Côngty CP tập đoàn TânMai Xem tại trang 15 của tài liệu.
Hình 3: Bộ máy tổ chức Côngty Cổ Phần TậpĐoànTânMai - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG GIẤY TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TÂN MAI.doc

Hình 3.

Bộ máy tổ chức Côngty Cổ Phần TậpĐoànTânMai Xem tại trang 17 của tài liệu.
Nhận xét: Mô hình tổ chức áp dụng theo mô hình kiểu Trực tuyến – Chức năng với 2 cấp quản lý là cấp công ty và cấp phân xưởng . - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG GIẤY TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TÂN MAI.doc

h.

ận xét: Mô hình tổ chức áp dụng theo mô hình kiểu Trực tuyến – Chức năng với 2 cấp quản lý là cấp công ty và cấp phân xưởng Xem tại trang 18 của tài liệu.
2.1.3 Sản phẩm và năng lực sản xuất của công ty.    2.1.3.1 Sản phẩm chính của công ty. - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG GIẤY TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TÂN MAI.doc

2.1.3.

Sản phẩm và năng lực sản xuất của công ty. 2.1.3.1 Sản phẩm chính của công ty Xem tại trang 18 của tài liệu.
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Côngty Cổ Phần TậpĐoànTânMai (2007- 2008 )                                                                                         - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG GIẤY TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TÂN MAI.doc

Bảng 2.4.

Kết quả hoạt động kinh doanh của Côngty Cổ Phần TậpĐoànTânMai (2007- 2008 ) Xem tại trang 21 của tài liệu.
Bảng 2.6: Tổng hợp tăng trưởng tiêuthụ giấy in báo năm 2008 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG GIẤY TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TÂN MAI.doc

Bảng 2.6.

Tổng hợp tăng trưởng tiêuthụ giấy in báo năm 2008 Xem tại trang 23 của tài liệu.
Nhìn chung hình thức chiêu thị của công ty trong ngành công nghiệp là phù hợp vì khách hàng chủ yếu của công ty là khách hàng công nghiệp - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG GIẤY TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TÂN MAI.doc

h.

ìn chung hình thức chiêu thị của công ty trong ngành công nghiệp là phù hợp vì khách hàng chủ yếu của công ty là khách hàng công nghiệp Xem tại trang 29 của tài liệu.
Bảng 2.9: Doanhsố của Côngty CPTậpĐoànTânMai - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG GIẤY TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TÂN MAI.doc

Bảng 2.9.

Doanhsố của Côngty CPTậpĐoànTânMai Xem tại trang 29 của tài liệu.
Bảng 2.11: Thị phần giấy in báo TânMai năm 2006 – 2007 – 2008                                                                                        (Nguồn: Phòng kinh doanh) - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG GIẤY TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TÂN MAI.doc

Bảng 2.11.

Thị phần giấy in báo TânMai năm 2006 – 2007 – 2008 (Nguồn: Phòng kinh doanh) Xem tại trang 31 của tài liệu.
BIỂU ĐỒ THỊ PHẦN GIẤY IN BÁO TÂN MAI (2006-2007-2008) - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG GIẤY TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TÂN MAI.doc

2006.

2007-2008) Xem tại trang 32 của tài liệu.
Bảng 2.17 Giá giấy in viết TânMai so với giá giấy ngoại - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG GIẤY TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TÂN MAI.doc

Bảng 2.17.

Giá giấy in viết TânMai so với giá giấy ngoại Xem tại trang 41 của tài liệu.
Bảng 2.18: Bảng so sánh sức mạnh tương đối của TânMai và đối thủ Chỉ tiêu đánh giá - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG GIẤY TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TÂN MAI.doc

Bảng 2.18.

Bảng so sánh sức mạnh tương đối của TânMai và đối thủ Chỉ tiêu đánh giá Xem tại trang 42 của tài liệu.
Bảng 2.19: Nguồn lực tài chính năm 2007-2008 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG GIẤY TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TÂN MAI.doc

Bảng 2.19.

Nguồn lực tài chính năm 2007-2008 Xem tại trang 45 của tài liệu.
2. Mô hình cổ phần dễ thu hút nguồn vốn phục vụ đầu tư. - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG GIẤY TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TÂN MAI.doc

2..

Mô hình cổ phần dễ thu hút nguồn vốn phục vụ đầu tư Xem tại trang 50 của tài liệu.
Bảng 3. 1: Dự báo nhu cầu giấy tại Việt Nam từ nay tới 2015 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG GIẤY TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TÂN MAI.doc

Bảng 3..

1: Dự báo nhu cầu giấy tại Việt Nam từ nay tới 2015 Xem tại trang 55 của tài liệu.
D báo nhu cu Gi y tai V it Nam t nay ti 2015 ớTấn - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG GIẤY TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TÂN MAI.doc

b.

áo nhu cu Gi y tai V it Nam t nay ti 2015 ớTấn Xem tại trang 55 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan