Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam 2001 2010 và những giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư

120 496 0
Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam 2001 2010 và những giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI MỞ ĐẦU Thực tế cho thấy rằng sự phát triển của một quốc gia gắm liền với thu hút đầu tư từ nước ngoài. Cho nên đến nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được xem như là chìa khó của sự tăng trưởng kinh tế của một nước chính bởi vì vai trò của nó có tác động rất lớn đến nền kinh tế như góp phần tăng nguồn vốn đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu, chuyển giao công nghệ, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, giúp một quốc gia hội nhập với nền kinh tế thế giới. Viêt Nam cũng không phải là ngoại lệ, nền kinh tế của nước ta ngày càng phát triển là bởi vì chúng ta tăng cường thu hút đầu tư với những chính sách ưu đãi, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt của nó, bên cạnh những đóng góp của FDI thì nó cũng mang những tiêu cực ảnh hưởng đến cuộc sống của người lao động như những dự án FDI có vốn thấp gây ô nhiễm môi trường, chất lượng hàng hoá không đảm bảo, bên cạnh đó lại có những dự án đầu tư vào bất động sản, sân golf dẫn đến vấn đề bất cập trong đền bù giải toả.... Như vậy làm thế nào để nâng cao việc sử dụng đầu tư trực tiếp hiệu quả và thu hút được nhiều hơn nữa các dự án FDI vào Viêt Nam. Để làm rõ vấn đề thu hút đầu tư và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, nhóm chúng tôi đã nghiên cứu và phân tích vấn đề với đề tài “Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam và những giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư”. 1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI CHƢƠNG 1: NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI 1.1. Lý luận chung về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài: 1.1.1. Khái niệm: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI = Foreign Direct Investment – trước đây được Lê - nin gọi là xuất khẩu tư bản hoạt động) là một loại hình đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư bỏ vốn để xây dựng, hoặc mua phần lớn, thậm chí toàn bộ hay từng phần cơ sở kinh doanh ở nước ngoài để trở thành chủ sở hữu toàn bộ hay từng phần cơ sở đó và trực tiếp quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm về hoạt động của đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư. Về thực chất, FDI là một loại hình di chuyển tư bản giữa các quốc gia, trong đó người chủ sở hữu đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn đầu tư. Mục đích của đầu tư trực tiếp là lợi nhuận trên cơ sở nhà đầu tư trực tiếp quản lý điều hành các hoạt động sản xuất – kinh doanh. Theo Luật Đầu tư 2005, đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng cách loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để tiến hành các hoạt động đầu tư và nhà đầu tư phải tham gia quản lý hoạt động đầu tư. 1.1.2. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài: Nhà đầu tư không phải là chủ thể của nước nhận vốn đầu tư. Chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp lượng vốn tối thiểu hay tối đa do luật pháp nước chủ nhà quy định. Ví dụ Việt Nam trước đây quy định mức tối thiểu là 30% vốn pháp định của dự án, Mỹ là 10%, thậm chí Nam Tư chỉ quy định có 5%, còn một số nước là 20 – 25%; ở Hàn Quốc, mức góp vốn của phía nước ngoài được quy định tối đa là 49% vốn pháp định. Nhà đầu tư có quyền tham gia quản lý trực tiếp dự án đầu tư với mức độ tùy theo tỷ lệ góp vốn. Hành vi thực hiện FDI có thể khác nhau như: đầu tư thành lập doanh nghiệp mới, mở rộng các doanh nghiệp FDI sẵn có, cho vay dài hạn kèm các điều kiện kiểm soát… 2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Kết quả sản xuất kinh doanh của dự án đầu tư hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường, khả năng kinh doanh của nhà đầu tư và được phân chia cho các chủ đầu tư theo tỷ lệ góp vốn. Như vậy FDI thực chất là một kênh đầu tư nước ngoài (không dẫn đến các khoản nợ nước ngoài của Chính phủ) thuộc nhóm đầu tư tư nhân, được thực hiện thông qua việc bỏ vốn tài chính hoặc phi tài chính lập doanh nghiệp mới hoặc mua lại một doanh nghiệp đang hoạt động. Đặc điểm quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài là nhà đầu tư vừa là chủ sở hữu, vừa là người sử dụng vốn đầu tư nên tính tực chủ của các nhà đầu tư cao và tính khả thi của dự án lớn. Ngày nay đầu tư trực tiếp nước ngoài có những biểu hiện mới như sau: Vốn đầu tư chảy giữa các nước phát triển OECD tương đối nhiều. Dòng vốn chảy trong nội bộ khu vực do những ưu thế về khoảng cách địa lý và điều kiện tự nhiên tương đồng. 1.1.3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài: Buôn bán cung ứng (Counter Trade): là hình thức đơn giản nhất của FDI, chỉ áp dụng đối với những nước có chính sách hạn chế nhập khẩu và hạn chế đầu tư chặt chẽ. Ở nước ta hình thức này chỉ được áp dụng trướng khi có Luật đầu tư nước ngoài 1987 và đến nay hầu như không còn nữa. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại nước chủ nhà, tự quản lý, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Là hình thức được nhiều nhà đầu tư FDI ưa thích, nhất là các công ty xuyên quốc gia. Liên doanh (Joint – Venture): là hình thức thành lập một doanh nghiệp giữa một hoặc một số bên nước ngoài với một hoặc một số bên của nước chủ nhà để đầu tư, kinh doanh tại nước chủ nhà; có thành lập pháp nhân mới độc lập về tài sản và tư cách pháp nhân. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BT. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Business Cooperation Contract – BCC): là hình thức đầu tư theo đó bên nước ngoài và bên chủ nhà cam kết thực hiện các nghĩa vụ và được hưởng quyền lợi tương xứng ghi trong một hợp đồng hợp tác kinh doanh; không thành lập pháp nhân mới, các hoạt động đầu tư được quản lý trực tiếp bởi một ban điều hành hợp doanh trong khuôn khổ tổ chức của doanh nghiệp trong nước. 3 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Hợp đồng “xây dựng – kinh doanh – chuyển giao” (BOT): là hình thức hợp đồng được ký kết giữa chủ nhà đầu tư và các cơ quan Nhà nước (của nước sở tại) có thẩm quyền, để xây dựng một công trình, trong đó nhà đầu tư bỏ cốn kinh doanh và khai thác công trình trong một thời gian nhất định – đủ để thu hồi vốn và có lợi nhuận thỏa đáng; sau đó chuyển giao công trình cho nước chủ nhà mà không đòi hỏi bất cứ một khoản tiền nào. Hợp đồng xây dựng chuyển giao kinh doanh (BTO) và hợp đồng xây dựng chuyển giao (BT): được hình thành tương tự như hợp đồng BOT nhưng có điểm khác là: đối với hợp đồng BTO sau khi xây dựng xong công trình nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao lại cho nước chủ nhà và được chinh phủ nước chủ nhà dành cho quyền kinh doanh công trình đó hoặc công trình khác trong một thời gian đủ để hoàn lại toàn bộ vốn đầu tư và có lợi nhuận thoả đáng về công trình đã xây dựng và chuyển giao; đối với hợp đồng BT, sau khi xây dựng xong công trình nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao lại cho nước chủ nhà và được chính phủ nước chủ nhà thanh toán bằng tiền hoặc bằng tài sản nào đó tương xứng với vốn đầu tư đã bỏ ra và một tỉ lệ lợi nhuận hợp lí. Mua lại toàn bộ hoặc từng phần xí nghiệp đang hoạt động. Mua cổ phiếu để thôn tính hoặc sáp nhập. 1.1.4. Vai trò và hậu quả của đầu tư trực tiếp nước ngoài:  Đối với nước đi đầu tư: Vai trò: FDI giúp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, công nghệ và thiết bị, tăng cường bành trướng sức mạnh kinh tế và vai trò ảnh hưởng trên thế giới. Có khả năng kiểm soát hoạt động sử dụng vốn đầu tư và có thể đưa ra những quyết định có lợi nhất cho họ; đồng thời hoạt động đầu tư này còn giúp các nhà đầu tư có thể phân tán rủi ro tình hình kinh tế, chính trị trong nước bất ổn. FDI giúp các công ty giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm do khai thác được nguồn lao động và nguyên liệu với giá rẻ và gần thị trường tiêu thụ giúp nhà đầu tư giảm được chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản lưu trữ hàng hóa. Từ đó tăng khả năng cạnh tranh của họ trên thị trường thế giới. FDI tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước do nhà đầu tư có cơ sở kinh doanh, sản xuất nằm ngay “trong lòng” chính các nước thực thi chính sách bảo hộ mậu dịch. 4 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Giúp thay đổi cơ cấu nền kinh tế trong nước theo hướng hiệu quả hơn, thích nghi với sự phân công lao động quốc tế mới: các công ty trong nước chỉ cần tập trung vào sản xuất các sản phẩm cao cấp, các thiết bị, các khâu kỹ thuật đòi hỏi cao…, còn những mặt hàng cần nhiều lao động, kỹ thuật vừa và thấp để các chi nhánh của mình ở nước ngoài sản xuất. Vì cơ chế quản lý hoạt động đầu tư ở mỗi nước khác nhau, đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp cho họ có thể thực hiện “chuyển giá” (nâng giá tài sản và công nghệ góp vào liên doanh làm tăng tỉ lệ góp vốn vì thế mà thu nhập tăng; tính giá nguyên liệu, phụ tùng nhập khẩu từ công ty mẹ vào nước nhận đầu tư cao hơn giá thực tế; tính giá bán cho các công ty trong cùng một tập đoàn hệ thống thấp hơn giá thực tế để tránh thuế cao) để tránh mức thuế cao nhằm tối ưu hóa lợi nhuận. Thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp, các nhà đầu tư nước ngoài tham dự vào quá trình giám sát và đóng góp vào việc thực thi các chính sách mở cửa của nền kinh tế theo các cam kết thương mại và đầu tư song phương và đa phương của nước chủ nhà. Hậu quả: Các công ty đầu tư vốn ra bên ngoài nhiều khiến thất nghiệp trong nước gia tăng, tăng trưởng kinh tế trong nước có thể bị ảnh hưởng. FDI có nhiều rủi ro hơn đầu tư trong nước, nhất là các rủi ro về chính trị, nếu đầu tư vào môi trường bất ổn về kinh tế và chính trị, chủ đầu tư nước ngoài dễ bị mất vốn, do đó các doanh nghiệp thường đầu tư phân tác ở nhiều nước để hạn chế rủi ro.  Đối với nước nhận đầu tư: Vai trò: FDI làm tăng lượng tiền và tài sản trong nền kinh tế nước tiếp nhận do đó tạo khả năng thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, khai thác hiệu quả các nguồn lực phát triển, đặc biệt là các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân lực, thị trường. Ta có thể dễ dàng nhận thấy những tác động như sau: FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế có lợi cho nền kinh tế theo hướng mở, hội nhập kinh tế quốc tế. Tiếp thu công nghê và bí quyết quản lý. 5 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm bằng những khoản chi phí lớn. Tham gia mạng lướng toàn cầu, mở rộng quan hệ quốc tế. Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn đầu tư của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao động khu vực. Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng lướng sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu. Tăng số lượng việc làm do xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuê nhiều lao động địa phương. Thu nhập một bộ phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế địa phương. Đối với nhiều nước đang phát triển hoặc nhiều địa phương, thuế do các xí nghiệp có cốn FDI nộp là nguồn thu ngân sách quan trọng. FDI tác động tích cực đến lĩnh vực giáo dục, đào tạo và tâm lý của người lao động trong nước, nhất là làm thay đổi tác phong, thói quen làm việc của lao động ở các nước nông nghiệp. Sự cạnh tranh, ganh đua giữa các nhà đầu tư có vốn trong nước và nước ngoài tạo động lực kích thích sự đổi mới và hoàn thiện trong các doanh nghiệp  nhân tố quan trọng đưa nền kinh tế phát triển với tốc độ cao. Hậu quả: Nếu không có 1 chiến lược để quy hoạch đầu tư tốt và có khoa học, dễ dẫn đến đầu tư tràn lan, khai thác tài nguyên bừa bãi, hủy hoại môi trường. Cũng chính vì hiện tượng này mà các nước tư bản phát triển hiện kiểm soát rất gay gắt những dự án gây ô nhiễm môi trường, từ đó tạo ra một xu thế mới khi mà các nhà tư bản nước ngoài đã và đang chuyển gia những công nghệ độc hại sang các nước kém phát triển. Như vậy, nếu không thẩm định tốt, rất dễ dẫn đến tiếp nhận những kỹ thuật công nghệ lạc hậu, trở thành bãi rác công nghiệp của các nước công nghiệp, đây cũng là vấn đề mà chính Việt Nam ta đang mắc phải và cần có định hướng giải quyết. Nếu không có 1 chiến lược để quy hoạch đầu tư tốt và có khoa học, dễ dẫn đến đầu tư tràn lan, khai thác tài nguyên bừa bãi, hủy hoại môi trường. Cũng chính vì hiện tượng này mà các nước tư bản phát triển hiện kiểm soát rất gay gắt những dự 6 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI án gây ô nhiễm môi trường, từ đó tạo ra một xu thế mới khi mà các nhà tư bản nước ngoài đã và đang chuyển gia những công nghệ độc hại sang các nước kém phát triển. Như vậy, nếu không thẩm định tốt, rất dễ dẫn đến tiếp nhận những kỹ thuật công nghệ lạc hậu, trở thành bãi rác công nghiệp của các nước công nghiệp, đây cũng là vấn đề mà chính Việt Nam ta đang mắc phải và cần có định hướng giải quyết. Các doanh nghiệp của các chủ đầu tư trong nước bị cạnh tranh, dễ dẫn đến phá sản, về lâu dài có thể làm giảm tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư nội địa, khiến cho nước nhận đầu tư ngày càng lệ thuộc vào nguồn vốn FDI. Nếu không có trình độ quản lý tốt dễ bị thua thiệt trong việc chuyển giá nội bộ trong các công ty nước ngoài trốn thuế, thiệt hại ngân sách. Có thể làm thâm hụt các cán cân thanh toán khi các doanh nghiệp FDI đi vào hoạt động do lượng tiền ngoại tệ mất đi dưới dạng lợi nhuận của các doanh nghiệp FDI chuyển ra hoặc lượng nguyên, nhiên, vật liệu, hàng nhập khẩu phục vụ sản xuất và các chi phí khác lớn hơn FDI được chuyển vào. Dễ đi đến tăng khoảng các phát triển giữa các vùng, miền trong nước, phân hóa giàu nghèo và phân hóa tầng lớp sâu sắc trong xã hội. 1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn FDI: Chu kỳ sản phẩm Đối với hầu hết các doanh nghiệp tham gia kinh doanh quốc tế thì chu kì sống của các sản phẩm này bao gồm 3 giai đoạn chủ yếu là: giai đoan sản phẩm mới; giai đoạn sản phẩm chín muồi; giai đoạn sản phẩm chuẩn hóa. Khi sản xuất một sản phẩm đạt tới giai đoạn chuẩn hóa trong chu kỳ phát triển của mình cũng là lúc thị trường sản phẩm này có rất nhiều nhà cung cấp. Ở giai đoạn này, sản phẩm ít được cải tiến, nên cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dẫn tới quyết định giảm giá và do đó dẫn tới quyết định cắt giảm chi phí sản xuất. Đây là lý do để các nhà cung cấp chuyển sản xuất sản phẩm sang những nước cho phép chi phí sản xuất thấp hơn. Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia Sự phát triển không đồng đều về trình độ của lực lượng sản xuất làm cho chi phí hàng hóa giữa các nước không giống nhau. Ngoài ra điều kiện giữa các nước không giống nhau, chênh lệch về giá cả hàng hóa sức lao động, tài nguyên, vốn, khoa học kỹ thuật, vị trí địa lý, … 7 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Tỷ suất lợi nhuận ở các nước có công nghiệp có xu hướng giảm dần và hiện tượng “thừa tương đối tư bản” trong nước cần tìm nơi có nhiều lợi nhuận hơn so với đầu tư trong nước để đầu tư. Những công ty đa quốc gia thường có lợi thế lớn về vốn và công nghệ đầu tư ra các nước sẵn có nguồn nguyên liệu, giá nhân công rẻ và thường là thị trường tiêu thụ tiềm năng. Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một biện pháp để tránh xung đột thương mại song phương. Ví dụ, Nhật Bản hay bị Mỹ và các nước Tây Âu phàn nàn do Nhật Bản có thặng dư thương mại còn các nước kia bị thâm hụt thương mại trong quan hệ song phương. Đối phó, Nhật Bản đã tăng cường đầu tư trực tiếp vào các thị trường đó. Họ sản xuất và bán ô tô, máy tính ngay tại Mỹ và châu Âu, để giảm xuất khẩu các sản phẩm này từ Nhật Bản sang. Họ còn đầu tư trực tiếp vào các nước thứ ba, và từ đó xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ và châu Âu. Khai thác chuyên gia và công nghệ Không phải FDI chỉ đi theo hướng từ nước phát triển hơn sang nước kém phát triển hơn. Chiều ngược lại thậm chí còn mạnh mẽ hơn nữa. Nhật Bản là nước tích cực đầu tư trực tiếp vào Mỹ để khai thác đội ngũ chuyên gia ở Mỹ. Ví dụ, các công ty ô tô của Nhật Bản đã mở các bộ phận thiết kế xe ở Mỹ để sử dụng các chuyên gia người Mỹ. Các công ty máy tính của Nhật Bản cũng vậy. Không chỉ Nhật Bản đầu tư vào Mỹ, các nước công nghiệp phát triển khác cũng có chính sách tương tự. Trung Quốc gần đây đẩy mạnh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, trong đó có đầu tư vào Mỹ. Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên Để có nguồn nguyên liệu thô, nhiều công ty đa quốc gia tìm cách đầu tư vào những nước có nguồn tài nguyên phong phú. Làn sóng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn đầu tiên của Nhật Bản vào thập niên 1950 là vì mục đích này. FDI của Trung Quốc hiện nay cũng có mục đích tương tự. Xu hướng toàn cầu hóa của nền kinh tế Đây là nguyên nhân quan trọng vì nó làm cho hợp tác phân công lao động khu vực và quốc tế ngày càng sâu sắc, từ đó các nước phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm khai thác có hiệu quả những lợi thế của mình. 8 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Hiện nay nhu cầu về vốn của thế giới rất lớn, trong khi khả năng tự thỏa mãn ở từng nước, từng khu vực có giới hạn làm cho gia tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các nước chậm và đang phát triển đang rất cần vốn để thực hiện quá trình công nghiệp hóa, đầu tư vào cơ sở hạ tầng; các nước SNG và Đông Âu cần vốn để khôi phục nền kinh tế sau những hậu quả từ những sụp đổ về kinh tế - chính trị - xã hội. Tránh rủi ro chính trị Do tình hình bất ổn định và an ninh quốc gia mà các nhà đầu tư muốn chuyển vốn ra nước ngoài nhằm bảo toàn vốn, tránh rủi ro khi có sự cố về chính trị xảy ra trong nước. 1.1.6. Xu hướng FDI: Xu hướng chung của đầu tư quốc tế ngày nay là sự đan xen nhau giữa các xu hướng trên. Tuy nhiên, xu hướng đầu tư lẫn nhau giữa các nước đang phát triển ngày càng gia tăng. Xu hướng này phản ánh tốc độ hòa nhập nhanh của các nước đang phát triển vào quá trình toàn cầu hóa. Điểm nổi bật là xu hướng tự do hóa đầu tư ngày càng mạnh giữa các nước, khu vực và thế giới. Các qui chế về FDI của các nước thay đổi nhanh trong thập kỷ qua từ bảo hộ đến hạn chế, kiểm soát và chuyển sang tự do hóa FDI trong phạm vi từng nhóm nước, khu vực. Đầu tư quốc tế trải qua nhiều xu hướng phát triển.  Các hình thức đầu tư quốc tế như: đầu tư truyển thống (các nước phát triển đầu tư vào các nước đang phát triển hoặc đầu tư có tính một chiều); đầu tư lẫn nhau giữa các nước phát triển. Xu hướng chung của đầu tư quốc tế ngày nay là sự đan xen nhau giữa các xu hướng trên. Tuy nhiên, xu hướng đầu tư lẫn nhau giữa các nước đang phát triển ngày càng gia tăng. Xu hướng này phản ánh tốc độ hòa nhập nhanh của các nước đang phát triển vào quá trình toàn cầu hóa. Điểm nổi bật là xu hướng tự do hóa đầu tư ngày càng mạnh giữa các nước, khu vực và thế giới. Các qui chế về FDI của các nước thay đổi nhanh trong thập kỷ qua từ bảo hộ đến hạn chế, kiểm soát và chuyển sang tự do hóa FDI trong phạm vi từng nhóm nước, khu vực.  Xu hướng đầu tư theo hình thức sáp nhập và mua lại giữa các quốc gia (M&A) - Hình thức chủ yếu của đầu tư trực tiếp nước ngoài: Hình thức M&A diễn ra phổ biến trong các TNCs lớn ở các ngành công nghiệp ôtô, dược phẩm, viễn thông và tài chính. Tuy nhiên trong vài năm gần đây, hoạt động mua bán và sáp nhập quốc tế giảm khá mạnh. Nguyên nhân của sự suy 9 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI giảm mạnh hoạt động M&A là vì các công ty xuyên quốc gia TNCs (Transnational Corporations) không muốn mạo hiểm đầu tư ra bên ngoài trong giai đoạn kinh tế vừa mới phục hồi sau khủng hoảng, thay vào đó, họ tập trung nguồn vốn để cải tổ hoạt động các công ty và doanh nghiệp trong nước. Chưa kể đến việc lợi nhuận kinh doanh của các TNCs bị suy giảm do khối lượng mua bán giảm sút, cũng làm hạn chế xu hướng đầu tư. Mặt khác chi phí kinh tế tăng và khả năng tiếp cận tín dụng giảm làm cho các công ty khó có khả năng tiếp cận được với nguồn tài chính bên ngoài để đầu tư cho các dự án mới (bao gồm cả các dự án sáp nhập và mua lại M&A và các dự án môi trường xanh greenfield). Đây được coi là tác động của "đổ vỡ tín dụng và khủng hoảng tài chính" (financial crisis and credit crunch). Theo Báo cáo tổng quan triển vọng đầu tư thế giới WIPS (World Investment Prospects Survey) các nền kinh tế mới nổi nhờ có tiềm lực tài chính tốt, tỷ lệ giới trẻ cao sẽ hỗ trợ tăng trưởng lâu dài nên càng thu hút giới đầu tư quốc tế và các công ty xuyên quốc gia TNCs. Trong số 5 địa điểm thu hút FDI lớn nhất thế giới, thì các nền kinh tế mới nổi chiếm tới 4, đó là Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Nga. Biểu đồ: Dự đoán dòng vốn FDI trong giai đoạn 2010 – 2012 Theo quốc gia: 10 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Theo khu vực: Lĩnh vực đầu tư có nhiều thay đổi sơ với trước. Nếu trước đây các nhà đầu tư nước ngoài thường hướng vào các lĩnh vực truyền thống, vào các ngành sử dụng lao động nhằm khai thác nguồn lao động rẻ và nguồn nguyên liệu dồi dào, thì nay họ hướng vào lĩnh vực dịch vụ như thương mại, tài chính, … hay các ngành có hàm lượng vốn và kỹ thuật cao như điện tử, viễn thông, … Còn khi đầu tư vào các nước chậm phát triển, họ tường hướng vào các dự án vừa và nhỏ trong các lĩnh vực thu hồi vốn nhanh, ít rủi ro; các lĩnh vực nơi mà nước chủ nhà dành nhiều ưu đãi; lĩnh vực có thị trường tiêu thụ lớn; lĩnh vực sử dụng nhiều lao động và khai thác tài nguyên chiến lược như than, sắt, dầu mỏ, … cũng được chú ý ở các quốc gia này. Và như thế, Đông Á và Đông Nam Á trở thành khu vực cực kỳ hấp dẫn đầu tư nước ngoài vì đây là vùng có nền kinh tế được đánh giá là phát triển năng động nhất thế giới trong những năm gần đây. 1.2. Kinh nghiệm thu hút vốn của các nƣớc và những bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam: 1.2.1. Trung Quốc: 1.2.1.1. Đôi nét về Trung Quốc: Là một quốc gia châu Á, đông dân nhất thế giới cung cấp nguồn lao động dồi dào, giá rẻ. Và sau 30 năm tiến hành cải tổ, nền kinh tế Trung Quốc đã có những bước tăng trưởng vượt bậc. Với con số tăng trưởng bình quân hằng năm gần 10% từ năm 1979 đến nay, Trung Quốc đã gây ra nhiều tiếng vang cũng như cảnh báo về một sự trỗi dậy của một siêu cường có khả năng làm thay đổi trật tự thế giới. 11 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Biểu đồ: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Trung Quốc Nguồn: Ủy ban phân tích kinh tế Trung Quốc Trong khi nền kinh tế thế giới bị suy thoái mà Trung Quốc vẫn tăng trưởng 8.4% trong năm 2009. Giới chuyên môn thường chỉ ra hai yếu tố chính cho quá trình tăng trưởng của Trung Quốc là sự gia tăng của năng suất tổng thể và đầu tư. Từ năm 2007, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng ngoạn mục, vượt Đức giành vị trí thứ 3 trên thế giới. 1.2.1.2. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc:  Thành công: Trung Quốc được coi là quốc gia thành công trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đặc biệt, trong những năm gần đây với lượng FDI tiếp nhận trung bình mỗi năm khoảng gần 50 tỷ USD, TQ đã trở thành nước thu hút FDI nhiều nhất Châu Á và là một trong 5 nước thu hút được nhiều FDI nhất thế giới. 12 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Một bước tăng nữa trong FDI đi trước và đi kèm với sự gia nhập của Trung Quốc với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng 12/2001, TQ đã công bố một số bản danh sách mới về các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài bắt đầu tăng mạnh sau năm 2001. Vốn FDI đạt kỷ lục 92,4 tỷ $ trong năm 2008, không bao gồm đầu tư tài chính. FDI đã giảm dần trong nửa đầu năm 2009, nhưng bây giờ bắt đầu hồi phục. Trung Quốc đã được hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn làm địa điểm đầu tư lý tưởng, một thị trường đầy triển vọng với những lợi thế chủ yếu sau: cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện mà chi phí lại rẻ, trình độ văn hoá của đội ngũ nhân công cao, chi phí lao động thấp, cơ chế chính sách thông thoáng, cởi mở, có các ngành công nghiệp hỗ trợ.  Hạn chế: Thu hút được lượng vốn FDI khổng lồ, ngoài những tác động tích cực thì việc này cũng mang lại những tác động không tốt đến nền kinh tế. Khiến cho nền kinh tế nước này tăng nhiệt quá nhanh. Đồng nhân dân tệ lên giá so với đô la Mỹ ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu. Ngoài ra, giá nhân công Trung Quốc đang gia tăng nhanh chóng, do chính sách của chính phủ Trung Quốc đang có xu hướng nâng cao mức sống của người dân. Khiến nước này bị giảm điểm hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Sự bành trướng thế lực đặc biệt trong khía cạnh kinh tế cũng khiến các nhà đầu tư “ngại” đầu tư vào Trung Quốc, vì không muốn bị lệ thuộc vào nước này quá nhiều. Họ tìm kiếm những cơ hội ở những điểm đầu tư mới. 1.2.1.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: Chính sách phát triển ngành sản xuất: Trong từng giai đoạn, Chính Phủ Trung Quốc ban hành những quy định hướng dẫn đầu tư đối với thương nhân nước ngoài và danh mục hướng dẫn về ngành sản xuất để thu hút FDI. Chính sách phát triển vùng lãnh thổ: Chính phủ Trung Quốc chủ yếu thông qua các biện pháp như thành lập khu kinh tế đặc biệt, khu phát triển khoa học kỹ thuật và mở cửa các thành phố ven biển, tạo điều kiện thuận lợi và tập trung thu hút FDI vào đó. Từ năm 1999, trọng điểm chiến lược phát triển kinh tế từng bước chuyển về phía tây. Chính phủ Trung Quốc đã đề ra chính sách nâng đỡ và hỗ trợ các tỉnh 13 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Miền Tây Trung Quốc. Đồng thời tích cực hướng dẫn thương nhân nước ngoài đầu tư vào địa phương này bằng các biện pháp: Ban hành “dạnh mục ngành sản xuất ưu thế của miền Trung và Miền tây Trung Quốc kêu gọi thương nhân nước ngoài đầu tư” Chính phủ gia tăng một cách thích đáng nguồn vốn tín dụng trong nước, các khỏan vay chính phủ nước ngoài và các khoản vay ưu đãi của các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế nhằm sử dụng chủ yếu vào xây dựngc các công trình hạ tầng, công trình bảo vệ môi trường trọng điểm của miền trung và miền tây. Đối với những hạng mục trong danh mục khuyến khích đầu tư nước ngoài, nếu đầu tư vào miền trung và miền tây Trung Quốc, sau khi hết thời hạn được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp thì tiếp tục được giảm 15% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm tiếp theo. Khuyến khích thương nhân nước ngoài đã đầu tư vào khu vực miền Đông Trung Quốc tái đầu tư vào khu vực miền tây và miền Trung. Cho phép các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các thành phố ven biển nhận khoán quản lý kinh doanh các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các xí nghiệp Trung Quốc tại các tỉnh miền tây và miền Trung. Cho phép các tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc tỉnh và khu vực tự trị của miền tây và miền trung lựa chọn thành lập khu phát triển cấp nhà nước Nhà nước ưu tiên lựa chọn một số hạng mục về nông nghiệp, giao thông, năng lượng, nguyên vật liệu để bảo vệ đầu tư nước ngoài vào các tình miền tây và miền Trung. Đồng thời tăng cường sự hỗi trợ của chính phủ về vốn và các biện pháp khác đối với các hạng mục trên. Chính sách chi viện về tài chính đối với các xí nghiệp đầu tư nước ngoài. Xí nghiệp đầu tư tại Trung Quốc có nhu cầu về vốn căn cứ theo quy định của pháp luật được vay vốn của các ngân hàng tại Trung Quốc. Thời hạn, lãi suất và phí vay về cơ bản áp dụng như các xí nghiệp của Trung Quốc Xí nghiệp nước ngoài khi muốn vay vốn tại Trung Quốc được các ngân hàng thương mại của Trung Quốc bảo lãnh. Các khoản tiền vốn ngoại tệ của các đơn vị này có thể dùng để thế chấp vay vốn. Cho phép xí nghiệp nước ngoài đầu tư dùng tài sản của họ ở hải ngoại để thế chấp vay vốn tại các chi nhánh ngân hàng Trung Quốc ở nước ngoài. 14 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Các xí nghiệp nước ngoài ở Trung Quốc nếu có đủ tiêu chuẩn được xin phép phát hành cổ phiếu. Căn cứ theo nguyên tắc chủ động và thoả đáng, Chính phủ Trung Quốc cung cấp sự đảm bảo về rủi ro chính trị, bảo hiểm về thực hiện hợp đồng, bảo hiểm về bảo lãnh đối với những hạng mục đầu tư trọng điểm trong các lĩnh vực năng lượng , giao thông mà chính phủ khuyến khích đầu tư. Ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài Trung Quốc ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài như: như Luật xí nghiệp chung vốn kinh doanh giữa Trung Quốc với nước ngoài của nươc Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Điều lệ chi tiết thi hành Luật Xí nghiệp chung vốn kinh doanh giữa Trung Quốc với nước ngoài: Luật xí nghiệp do nước ngoài đầu tư, các quy định và ưu đãi về thuế, ưu đãi về vay vốn đầu tư, về quyền sử dụng đất…. Tóm lại, trong những năm qua, TQ đã thu hút được một khối lượng lớn vốn FDI trên thế giới ( mặc dù có giảm sút sau khủng hoảng tài chính tiền tệ, nay đã bắt đầu phục hồi trở lại và gia tăng). Có thể nói, FDI cùng với các luồng vốn khác đã thực sự đóng vai trò mở đường cho sự phát triển kinh tế ở TQ trong những thập kỷ qua, góp phần tích cực thúc đẩy quá trình CNH-HĐH ở TQ. So sánh với Việt Nam, TQ có nhiều điểm tương đồng cơ bản về điều kiện phát triển và sự lựa chọn những mô hình kinh tế chuyển đổi. Hơn nữa, Việt Nam đã chậm hơn so với TQ gần 10 năm trong việc thu hút FDI. Vì vậy việc xem xét, học tập kinh nghiệm thu hút FDI phục vụ quá trình HĐH ở TQ sẽ rất bổ ích đối với nước ta. 1.2.2. Ấn Độ: 1.2.2.1. Đôi nét về Ấn Độ: Cộng hòa Ấn Độ là một quốc gia thuộc vùng Nam Á, Ấn Độ xếp hàng thứ bảy trên thế giới và đứng thứ nhất châu Á với một tổng diện tích 3,3 triệu km2 và mức dân số hơn 936 triệu người. Đất nước này sở hữu sự giàu có và đa dạng về văn hóa, con người, ngôn ngữ, các điều kiện khí hậu, địa lý và các nguồn tài nguyên khoáng sản. Nền kinh tế Ấn Độ đã và đang phát triển rất ngoạn mục, hiện được đánh giá là nước có tiềm năng phát triển ổn định, bền vững. 15 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Nguồn: Trading Economics; Cục thống kê trung ương Ấn Độ Theo The Australian, Ấn Độ có khả năng sẽ vượt qua Trung Quốc để trở thành nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong vòng 12 tháng tới, GDP của Trung Quốc có khả năng tăng trưởng từ 8,3 - 8,8% trong năm tới, trong khi Ấn Độ có thể đạt mức tăng trưởng GDP 9% trong năm tài khóa từ 4/2011 3/2012. 1.2.2.2. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Ấn Độ:  Thành công: Với tốc độ phát triển kinh tế khá cao, đặc biệt là sự vực dậy nhanh chóng trong cơn khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2009, Ấn Độ đã trở thành điểm đến “lý tưởng” của các nhà đầu tư nước ngoài. Mặt khác, với thuận lợi về nguồn tài nguyên và lực lượng lao động dồi dào, có trình độ cao, dòng chảy vốn đầu tư FDI vào nước này ngày càng mạnh. Biểu đồ: Nguồn vốn đầu tƣ FDI vào Ấn Độ Nguồn: Cục thống kê trung ương Ấn Độ 16 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Có thể nhận thấy, vốn đầu tư FDI vào Ấn Độ gia tăng mạnh mẽ trong năm 2009 và 2010. Trong nhiều năm liên tiếp Ấn Độ luôn nằm trong top các nước hấp dẫn đầu tư nhất thế giới, trong năm 2008 đứng ở vị trí số 2, giảm một bậc trong năm tiếp theo, và trong năm 2010, được dự báo sẽ vượt Trung Quốc để giữ vị trí số 1. Số liệu theo nhiều năm cho thấy, ngành dịch vụ là ngành thu hút FDI nhiều nhất, chiếm 21% trên tổng nguồn vốn FDI tích lũy từ năm 2006 đến năm 2010. Nguồn vốn FDI từ các công ty đa quốc gia đổ vào Ấn Độ liên tục và ngày càng tăng. Tính đến năm 2005, hơn 100 trong số 500 công ty lớn nhất thế giới đã có mặt tại Ấn Độ, trong khi con số này ở Trung Quốc là 33 công ty. Theo thống kê của Liên đoàn các phòng công nghiệp và thương mại của Ấn Độ (FICCI), 70% các công ty đầu tư vào Ấn Độ làm ăn có lãi và con số này đang không ngừng tăng lên.  Hạn chế: Thị trường bất động sản Ấn Độ đang có những bước phát triển mới, tuy nhiên ở lĩnh vực bất động sản, các nhà đầu tư nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn về thủ tục và gặp rào cản trong chính sách đầu tư của nước này. Hiện những nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào phân khúc nhà ở tại Ấn Độ sẽ phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định về vốn cũng như về diện tích đầu tư tối thiểu. Trong thời buổi thị trường bất động sản thế giới đang đối mặt với khó khăn như hiện nay, những quy định này có thể là rào cản vô hình làm chậm tốc độ phục hồi của thị trường Ấn Độ. Nội tệ tăng giá: Việc thu hút một lượng tiền đầu tư nước ngoài quá lớn sẽ làm mất cân đối giữa ngoại tệ và nội tệ. Lượng tiền đầu tư nước ngoài lớn khiến đồng rupee tăng giá, thu hẹp xuất khẩu, làm hàng ngàn vạn người thất nghiệp. Tháng 4.2007, ngành dệt may với 25 triệu nhân công giảm 36.000 cơ hội việc làm. Có người kêu gọi chính phủ để thị trường điều chỉnh đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ý kiến khác lại yêu cầu chính phủ cảnh giác đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ngoài ra, việc quản lý sẽ trở nên khó khăn, phức tạp hơn, hiện tại Chính phủ Ấn Độ còn đau đầu vì được xem là thiên đường trốn thuế. Cá lớn nuốt cá bé: Ấn Độ hiện là thị trường tiêu dùng lớn thứ 21 thế giới, đến 2025 có thể đứng thứ năm. Năm 2006, doanh thu ngành bán lẻ đạt 300 tỉ USD. Năm 2012, dự tính quy mô sẽ tăng lên 550 tỉ USD. Ngành bán lẻ tăng trưởng thu hút các tập đoàn lớn của thế giới như Marks & Spencer, Tesco và Reliance Fresh nhảy vào cạnh tranh khốc liệt, khiến các tiểu thương giãy giụa tìm đất sống. 1.2.2.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: Duy trì tốc độ phát triển cao và bền vững 17 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Theo trưởng ban cố vấn kinh tế hãng Eastern Service ngày 13/10/2010 nói: “Trong khi kinh tế nhiều nước trên thế giới vẫn đang ì ạch vượt dốc để ra khỏi đáy vực, nhưng kinh tế Ấn Độ có bước phát triển ngoạn mục, tốc độ tăng trưởng cao vững chắc. Đây là nguyên nhân chủ yếu các nhà đầu tư nước ngoài đổ vốn vào Ấn Độ. Ấn Độ là nước có sức hấp dẫn FDI lớn nhất.” Do vậy, để gây ấn tượng và thu hút nhà đầu tư nước ngoài VN cần duy trì tốc độ phát triển kinh tế ổn định và ở mức cao. Đòi hỏi, các ngành kinh tế có sự phối hợp phát triển và quan trọng hơn hết là tận dụng hiệu quả nguồn vốn FDI để phát triển kinh tế trong nước. Chính sách đầu tư thông thoáng Triển vọng phát triển kinh tế sáng sủa, cộng với chính sách nới lỏng cho các nhà đầu tư nước ngoài mà Chính phủ vừa ban hàng cuối năm 2009, Ấn Độ đã thu hút được các nhà đầu tư đổ tiền vào nước này. Bên cạnh đó, Ấn Độ luôn theo sát sự tác động của chính sách đầu tư từ đó có sự điều chỉnh, bổ sung kịp thời và phù hợp với tình hình mới. Chính phủ Ấn Độ đang được xem xét dỡ bỏ những quy định hạn chế và bó buộc đối với những nhà thầu xây dựng và nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản ở Ấn Độ trong thời gian tới. Theo Báo Financial Times ngày 9-8, cho biết, lĩnh vực đầu tư vào chứng khoán cũng đang được xem xét để xóa bỏ những hạn chế hiện tại. Chính phủ Ấn Độ có thể nới lỏng luật cho phép các nhà đầu tư nhỏ, các cá nhân nước ngoài được đầu tư vào thị trường cổ phiếu nước này Đơn giản hóa thủ tục Đơn giản hóa thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cao nhất có thể cho nhà đầu tư. Cho đến nay, Ấn Độ là nước duy nhất tiến hành các thủ tục phê chuẩn vốn đầu tư tự động không thông qua giấy phép do Chính phủ trực tiếp phê chuẩn, ngoại trừ một số dự án đặc biệt. Đơn xin đầu tư được gửi lên Ban thư ký hỗ trợ Công nghiệp (SIA) hoặc thông qua các cơ sở ngoại giáo Ấn Độ. Chính phủ Ấn Độ cũng đạt hộp thư để tiếp nhận đơn xin đầu tư thông qua mạng Internet, đồng thời qua mạng Internet cung cấp cho các nhà ĐTNN những hiểu biết về chính sách và thủ tục đầu tư tại Ấn Độ. Ưu tiên phát triển khu vực kinh tế tư nhân Chính sách kinh tế mới của Ấn Độ, giảm thiểu vai trò của công nghiệp quốc doanh từ 17 ngành xuống còn 8 ngành; khuyến khích đầu tư tư nhân vào các ngành sản xuất; ban hành các luật chống độc quyền và cho phép tư bản được di chuyển tự do, tư bản nước ngoài có thể làm chủ 51% vốn đầu tư. Điều này đã thúc đẩy khu vực 18 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tư nhân phát triển nhanh chóng. Đây là một đặc điểm rất khác của ấn Độ so với các nước đang phát triển khác trong khu vực châu á. Với những đánh giá khoa học về lợi thế cạnh tranh, Ấn Độ chọn hướng đi khác biệt đối với những nước có khả năng thu hút lớn về đầu tư FDI, đặc biệt là Trung Quốc. Vốn có nhiều lợi thế về lao động dồi dào và rẻ, Ân Độ không chọn tài nguyên hay lao động giản đơn mà sử dụng tri thức là điểm thu hút. Chính phủ nước này, có sự chuẩn bị và đầu tư đúng mức cho việc xây dựng và phát triển lực lượng lao động trí thức trẻ. Có chiến lược trong thu hút đầu tư, không tiến hành một cách tự phát, Ấn Độ chọn dịch vụ làm thế mạnh để phát triển kinh tế. Ấn Độ tập trung vào công nghệ thông tin, dịch vụ văn phòng, tài chính ngân hàng, nghiên cứu và chế tác dược phẩm – những lĩnh vực mũi nhọn Ngoài ra, Ấn Độ còn ban hành các chính sách khác khuyến khích chuyển giao công nghệ. Trong đó, có những khuyến khích về thuế VAT và thuế doanh thu, thuế nhập khẩu đối với các ngành công nghệ phần mềm điện tử. Trong những năm 2000 - 2007, những khuyến khích đặc biệt của Chính phủ đều thuộc về các ngành năng lượng, viễn thông, phần mềm, hydrocacbon, R&D và xuất khẩu. 1.2.3. Thái Lan: 1.2.3.1. Đôi nét về Thái Lan: Thái Lan là một quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam Á, đứng thứ 50 về diện tích với 513.000 km2 và dân số đạt khoảng 65 triệu người, đông thứ 21 trên thế giới. Hiện nay,Thái Lan là một trong những nền kinh tế lớn của khu vực Đông Nam Á, đứng thứ 2 sau Indonesia. Tổng sản phẩm quốc nội năm 2009 đạt 262 tỉ đôla Mỹ. Biểu đồ: Tốc độ tăng trƣởng GDP của Thái Lan Nguồn: Worrld bank Database group and UNCTAD 19 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Khởi đầu từ một nước phát triển nông nghiệp là chủ yếu, nhờ tận dụng được nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao động dồi dào và rẻ, thực hiện chính sách mở cửa kinh tế và phát triển mạnh theo hướng phục vụ xuất khẩu, đặc biệt là chính sách thu hút FDI thích hợp và hiệu quả, Thái Lan đã trở thành một nước công nghiệp mới. 1.2.3.2. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thái Lan:  Thành công: Chính sách thu hút đầu tư của Thái Lan có nhiều tác động tích cực và tỏ ra khá hiệu quả. Lượng vốn đầu tư FDI đổ vào nước này khá lớn đóng góp một phần quan trọng đối với việc phát triển nền kinh tế cả nước. Khởi đầu từ một nước phát triển nông nghiệp là chủ yếu, nhờ tận dụng được nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao động dồi dào và rẻ, thực hiện chính sách mở cửa kinh tế và phát triển mạnh theo hướng phục vụ xuất khẩu, đặc biệt là chính sách thu hút FDI thích hợp và hiệu quả, Thái Lan đã trở thành một nước công nghiệp mới trong giai đoạn trước năm 1997. Nguồn: Ngân hàng Thailand và kho bạc nhà nước Mỹ (Bank Of Thailand, and US Treasury). Tổng vốn FDI vào Thái Lan năm 2007 đạt 1.833 nghìn tỷ USD, tăng 30%, mức tăng khá cao sau một khoảng thời gian dài. Năm 2008, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nguồn vốn FDI giảm 10% vào mức 1.6 nghìn tỷ USD. Và sau mức sụt giảm nghiêm trọng luồng vốn FDI vào năm 2009, năm 2010 đã có những kết quả khả quan hơn. 9 tháng đầu năm 2010, dự án đăng ký đầu tư FDI tăng 20 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 44,7% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, về giá trị thì lại có sự sụt giảm nhẹ 2,69%, vào khoảng 286.10 triệu bạc  Hạn chế: Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, tình hình chính trị tại thái Lan liên tục bất ổn, khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài “chùn bước” khi muốn đầu tư vào Thái Lan.Đây chính là ưu thế vượt trội của Việt Nam so với Thái Lan và hầu hết các môi trường đầu tư hấp dẫn khác trên thế giới. Tổ chức tư vấn Rủi ro Kinh tế và Chính trị ( PERC) tại Hồng Kông xếp Việt Nam ở vị trí thứ Nhất về khía cạnh ổn định chính trị và xã hội sau sự kiện 11 tháng Chín. So với các nước ASEAN khác như In-đônê-xi-a, Mã-lai-xi-a, Phi-líp-pin, và Trung quốc, Việt nam có ít các vấn đề liên quan đến tôn giáo và mâu thuẫn sắc tộc hơn. 1.2.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: Thái Lan không ngần ngại trong việc từng bước sửa đổi, thu hút đầu tư, xóa bỏ nghi ngại của giới đầu tư về cuộc khủng hoảng ở đất nước mình và bước vào giai đoạn hồi phục. Cụ thể như sau: Cải thiện môi trường pháp lý cho hoạt động đầu tư bằng việc đơn giản hóa thủ tục, quy trình đầu tư, công khai các kế hoạch phát triển kinh tế. Giảm thuế, ưu đãi tài chính- tiền tệ, dịch vụ : miễn thuế thu nhập doanh nghiệp từ 3 đến 8 năm, miễn thuế nhập khẩu 90% đối với nguyên liệu, 50% đối với máy móc mà Thái Lan chưa sản xuất được... Các dự án FDI trong nông nghiệp được miễn giảm đến 50% thuế nhập khẩu đối với các loại máy móc, thiết bị để thực hiện dự án mà được cơ quan quản lý đầu tư công nhận là thuộc loại thiết bị được khuyến khích đầu tư. Riêng đối với các dự án đầu tư vào các lĩnh vực đặc biệt khó khăn và có sản phẩm xuất khẩu, được miến hoàn toàn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 5 năm. Có các chính sách ưu đãi về dịch vụ như: giảm giá thuê nhà đất, văn phòng, cước viễn thông, vận tải...Giá dịch vụ ở Thái Lan thuộc loại hấp dẫn nhất với việc thu hút FDI. Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng: hệ thống đường bộ, đường sắt, hệ thống sân bay, bến cảng, khu công nghiệp, kho bãi hiện đại, thuận lợi cho phát triển kinh tế và du lịch. Nước này cũng xây dựng thành công hệ thống viễn thông, bưu điện, mạng internet thông suốt cả nước phục vụ cho hoạt động kinh doanh quốc tế. 21 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao: Thái Lan rất coi trọng đầu tư cho giáo dục vì một trong những tiêu chí để các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm là thị trường lao động ở nước sở tại, tại Thái Lan có tới 21% sinh viên tốt nghiệp đại học các ngành toán, máy tính. Phát triển công nghiệp Để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, chính phủ Thái Lan đã có những chính sách nhằm giảm thiểu chi phí đầu vào như nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu, cước viễn thông quốc tế, giá thuê đất chi phí lưu thông hàng hoá, nới lỏng chính sách thuế thu nhập của người nước ngoài. Hơn thế nữa, trong chính sách công nghiệp phục vụ thu hút FDI, Chính phủ Thái Lan rất chú ý phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ. Thái Lan đã thành lập ủy ban hỗ trợ về vấn đề này và cùng với các tổ chức chuyên môn lo phát triển, xây dựng, hình thành những mối liên kết công nghiệp hỗ trợ trong nước. Hiện Thái Lan có tới 19 ngành công nghiệp phụ trợ ở ba cấp: lắp ráp, cung cấp thiết bị – phụ tùng – linh kiện và dịch vụ. 22 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM. 2.1. Thực trạng chính sách thu hút FDI của Chính phủ vào Việt Nam trong thời gian qua: Chính sách ưu đãi: 2.1.1. 2.1.1.1. Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp: (Áp dụng theo Luật Đầu tư và Nghị định số 24/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 02 năm 2007 quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp) Đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư: Nhà đầu tư có dự án thuộc đối tượng hưởng ưu đãi được hưởng thuế suất ưu đãi, thời hạn hưởng thuế suất ưu đãi, thời gian miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế. Các loại thuế suất ưu đãi bao gồm 10%, 15% và 20% phụ thuộc vào lĩnh vực và địa bàn dự án Thời gian áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi đối với các dự án đầu tư mới: Thời gian miễn thuế từ 2 năm đến 4 năm tuỳ thuộc vào lĩnh vực và địa bàn dự án Thời gian giảm thuế từ 2 năm đến 9 năm tuỳ thuộc vào lĩnh vực và địa bàn dự án Thời gian áp dụng mức thuế suất không quá 15 năm 23 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Những ưu đãi cụ thể áp dụng cho cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư: THUẾ SUẤT THỜI GIAN ÁP DỤNG ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI THUỘC Địa bàn có Lĩnh Lĩnh điều kiện Địa bàn có điều vực đặc vực ưu KT-XH kiện KT-XH khó biệt ưu đãi đặc biệt khăn đãi khó khăn Danh Danh Vùng 1 Vùng 2 mục A mục B  10% 15 năm 10% 15 năm 15% 12 năm  20% 10 năm  20% 10 năm    2.1.1.2. Ưu đãi về thuế sử dụng đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và tiền thuê mặt nước: (Áp dụng theo quy định tai Nghị định số 142/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 11 năm 2005 về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước) Đối tượng được miễn, giảm tiền thuê đất: Kể từ ngày xây dựng hoàn thành đưa dự án vào hoạt động, thời gian miễn giảm tiền thuê đất được quy định cụ thể như sau: THỜI GIAN ĐỐI TƯỢNG MIỄN GIẢM Danh mục B và cơ sở sản xuất kinh doanh mới của tổ chức kinh tế thực hiện di dời theo quy hoạch, di dời do ô nhiễm 03 năm môi trường. Danh mục A hoặc Vùng 2 07 năm Vùng 1 hoặc Danh mục B thực hiện trên địa bàn Vùng 2 11 năm Danh mục B thực hiện trên địa bàn Vùng 1 15 năm 24 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Những ưu đãi áp dụng cho cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư, cơ sở kinh doanh di chuyển địa điểm: ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI THỜI GIAN MIỄN THUÊ GIẢM THUẾ Mức thuế giảm Thời gian Cơ sở sản xuất mới thành lập từ dự án đầu 02 năm tư và cơ sở kinh doanh di chuyển địa điểm ra khỏi đô thị theo quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt 50% 02 năm Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án 02 năm đầu tư thuộc Danh mục B 50% 3 năm Lập dự án mới và di chuyển địa điểm 02 năm thuộcVùng 2 50% 06 năm Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án 03 năm đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục B và thực hiện tại địa bàn thuộc Vùng 2 50% 07 năm Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án 04 năm đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục A hoặc thực hiện tại địa bàn thuộcVùng 1 50% 09 năm Đối với cơ sở kinh doanh đang hoạt động có đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất thì được miễn, giảm thuế cho phần thu nhập tăng thêm do đầu tư này mang lại 25 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI THỜI GIAN MIỄN THUÊ GIẢM THUẾ Mức thuế giảm Thời gian Cơ sở kinh doanh đang hoạt động có đầu 01 năm tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất 50% 02 năm Dự án thuộc Danh mục Ahoặc dự án thực 02 năm hiện trên địa bàn Vùng 1 50% 3 năm Dự án thuộc Danh mục Bvà thực hiện 03 năm trên địa bànVùng 2 50% 05 năm Dự án thuộc Danh mục Avà thực hiện 03 năm trên địa bànVùng 2 50% 07 năm Danh mục B và thực hiện trên địa 04 năm bàn Vùng 1 hoặcDanh mục A và thực hiện trên địa bàn Vùng 1 50% 07 2.1.2. 2.1.2.1. ăm Về chính sách hỗ trợ: Hỗ trợ chuyển giao công nghệ: Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên chuyển giao công nghệ, bao gồm cả việc góp vốn bằng công nghệ để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và pháp luật về chuyển giao công nghệ. Giá trị của công nghệ dùng để góp vốn hoặc giá trị của công nghệ được chuyển giao do các bên thoả thuận và được quy định tại hợp đồng chuyển giao công nghệ. Chính phủ khuyến khích việc chuyển giao vào Việt Nam công nghệ tiên tiến, công nghệ nguồn và công nghệ để tạo ra sản phẩm mới, nâng cao năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, tài nguyên thiên nhiên; khuyến khích việc đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực quản lý và sử dụng công nghệ. 26 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã đầu tư vào nghiên cứu và triển khai, chuyển giao công nghệ. Quyền và nghĩa vụ của các bên chuyển giao công nghệ, quy trình và thủ tục chuyển giao công nghệ thực hiện theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ. 2.1.2.2. Hỗ trợ đào tạo: Chính phủ khuyến khích và hỗ trợ nhà đầu tư lập quỹ hỗ trợ đào tạo từ nguồn vốn góp và tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài như sau: Quỹ hỗ trợ đào tạo được thành lập không vì mục đích lợi nhuận; được miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế; Chi phí đào tạo của tổ chức kinh tế được tính vào chi phí hợp lý làm căn cứ xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Chính phủ hỗ trợ từ nguồn ngân sách cho việc đào tạo lao động trong các tổ chức kinh tế thông qua chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực. Chính phủ có kế hoạch, chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. 2.1.2.3. Hỗ trợ đầu tư phát triển và dịch vụ đầu tư: Chính phủ hỗ trợ đầu tư phát triển đối với dự án đáp ứng các điều kiện sau: Dự án thuộc ngành, lĩnh vực quan trọng trong chương trình kinh tế lớn có tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững nhưng không được ngân sách nhà nước cấp phát và không được ngân hàng thương mại cho vay theo điều kiện thông thường vì có yếu tố rủi ro Phù hợp với quy định của pháp luật Phù hợp với quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Việc hỗ trợ tín dụng đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước Chính phủ khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân không phân biệt thành phần kinh tế thực hiện các dịch vụ hỗ trợ đầu tư sau: Tư vấn đầu tư, tư vấn quản lý 27 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Tư vấn về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ Dạy nghề, đào tạo kỹ thuật và kỹ năng quản lý Cung cấp thông tin về thị trường, thông tin khoa học - kỹ thuật, công nghệ và các thông tin kinh tế, xã hội mà nhà đầu tư yêu cầu Tiếp thị, xúc tiến đầu tư và thương mại Thành lập, tham gia các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật Thành lập các trung tâm thiết kế, thử nghiệm để hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa 2.1.2.4. Hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao: Chính phủ khuyến khích và có chính sách ưu đãi các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ngoài hàng rào khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao. Căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) lập kế hoạch đầu tư và tổ chức xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ngoài hàng rào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cân đối nguồn ngân sách địa phương để hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ngoài hàng rào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế. 2.1.2.5. Hỗ trợ đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng trong hàng rào khu công nghiệp, khu chế xuất: Thủ tướng Chính phủ quy định điều kiện, nguyên tắc, hạn mức và hạng mục công trình được hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho một số địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để cùng nhà đầu tư đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào khu công nghiệp và khu chế xuất. 28 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cân đối nguồn ngân sách địa phương để hỗ trợ nhà đầu tư đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào khu công nghiệp, khu chế xuất. 2.1.2.6. Hỗ trợ đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu kinh tế, khu công nghệ cao: Chính phủ dành nguồn vốn đầu tư từ ngân sách để hỗ trợ đối với các trường hợp sau: Đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ngoài các khu chức năng và các công trình dịch vụ công cộng quan trọng trong khu kinh tế Bồi thường giải phóng mặt bằng trong các khu chức năng và tái định cư, tái định canh cho các hộ gia đình bị thu hồi đất Đầu tư công trình xử lý nước thải và chất thải tập trung của các khu chức năng Chính phủ khuyến khích và có chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội khu kinh tế Thủ tướng Chính phủ quyết định phương thức huy động các nguồn vốn khác để đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội khu kinh tế Việc hỗ trợ đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao thực hiện theo quy định của pháp luật về khu công nghệ cao 2.2. Thực trạng hoạt động đầu tƣ thu hút vốn FDI của Việt Nam giai đoạn 2007 – 10 tháng đầu năm 2010: Tổng quan tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài qua các năm: (theo 2.2.1. dự án, vốn đăng ký, vốn thực hiện …) 2.2.1.1. Thành công:  Về cấp phép đầu tư: 29 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM (Chỉ tính các dự án còn hiệu lực tính tới ngày 20/10/2010) Chuyên ngành CN chế biến,chế tạo KD bất động sản Dvụ lưu trú và ăn uống Xây dựng SX, pp điện, khí, nước, đ.hòa Thông tin và truyền thong Nghệ thuật và giải trí Vận tải kho bãi Nông,lâm nghiệp;thủy sản Khai khoáng Bán buôn,bán lẻ;sửa chữa Tài chính,n.hàng,bảo hiểm Y tế và trợ giúp XH HĐ chuyên môn, KHCN Dịch vụ khác Giáo dục và đào tạo Hành chính và dvụ hỗ trợ Cấp nước;xử lý chất thải Tổng số Số dự án 7,128 340 294 644 63 626 121 297 481 68 436 73 71 919 105 132 98 24 11,920 Tổng vốn đầu tư đăng ký (Triệu USD) 93,812.59 43,260.91 15,990.05 10,409.35 4,857.84 4,726.95 3,460.00 3,185.73 3,074.69 2,939.85 1,536.53 1,321.48 891.73 687.32 642.24 379.13 183.52 68.77 191,428.68 Vốn điều lệ (Triệu USD) 31,331.49 10,805.49 3,076.86 3,552.86 1,110.21 2,930.91 1,013.71 998.80 1,495.70 2,347.14 770.68 1,171.71 212.00 335.05 148.73 117.16 94.94 39.46 61,552.90 Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư Tính đến hết tháng 10 năm 2010, qua gần 23 năm thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài, trừ các dự án đã hết thời hạn hoạt động và giải thể trước thời hạn, Việt Nam có đến hơn 11.920 dự án FDI được cấp phép đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký khoảng trên 191 tỷ USD (kể cả vốn tăng thêm). Qua từng giai đoạn, quy mô vốn đầu tư đã tăng dần, điều này cho thấy tác động tích cực của khuôn khổ pháp lý đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam; cũng như sự trưởng thành về mọi mặt của doanh nghiệp nhà nước tham gia vào hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Một điều dễ nhận thấy nữa là dòng vốn FDI vào Việt Nam trong vài năm trở lại đây không chỉ thay đổi về lượng (vốn đầu tư) mà cả về chất (chiều sâu đầu tư) thông qua sự có mặt của các tập đoàn nổi tiếng trong lĩnh vực điện tử, như: Intel, Compal, Foxconn, Samsung... Đặc biệt trong năm 2008 còn xuất hiện dự án của các tập đoàn lớn, như Good Choi (Hoa Kỳ), Berjaya (Ma-lai-xi-a) v.v.. Điều này cho 30 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI thấy, sau một thời gian nghiên cứu thị trường Việt Nam các tập đoàn nước ngoài đã quyết định đầu tư quy mô lớn, xem Việt Nam như một mắt xích trong chuỗi sản xuất toàn cầu. Các dự án lớn nói trên sẽ kéo theo nhiều nhà sản xuất và cung cấp sản phẩm phụ trợ phục vụ sản xuất.  Tình hình cấp mới và tăng vốn đầu tư: Cùng với việc thu hút các dự án đầu tư mới, nhiều dự án sau khi hoạt động có hiệu quả đã mở rộng quy mô sản xuất kinh – kinh doanh, tăng thêm vốn đầu tư, nhất là từ năm 2001 trở lại đây. Tính đến hết tháng 10 năm 2010 đã có khoảng 4.900 dự án tăng vốn đầu tư với tổng vốn tăng thêm hơn 30,5 tỷ USD. Vốn tăng thêm và cả vốn đăng ký mới đều chủ yếu tập trung vào các dự án thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp, kinh doanh bất động sản, dịch vụ ăn uống. Trong năm 2009 và 10 tháng đầu năm 2010, tổng vốn đăng ký tăng thêm của ngành công nghiệp chế tạo tương ứng là 14,59% và 75,43% so với tổng vốn tăng thêm. Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư 31 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI GIAI ĐOẠN 2007 – 10T/2010 Đơn vị tính: Triệu USD Năm So sánh Vốn thực So cùng Vốn đăng So cùng vốn thực Số dự án Vốn đăng So cùng hiện kỳ (%) ký kỳ (%) hiện và cấp mới ký cấp mới kỳ (%) vốn đk Số dự án Vốn tăng So cùng tăng vốn thêm kỳ (%) 2007 8,030 - 21,347 - 37.62 1,544 18,718 - 420 2,629 - 2008 11,500 143.21 71,726 336.00 16.03 1,557 66,500 355.27 397 5,226 198.78 2009 10,000 86.96 21,482 39.95 46.55 839 16,345 24.58 215 5,137 98.29 10T/2010 9,000 112.50 12,792 67.59 70.36 759 11,590 82.50 210 1,203 24.66 Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư 32 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Năm 2007: Với việc coi khu vực kinh tế có vốn ĐTNN là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế, đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP, sau 20 năm thu hút đầu tư (19882007), VN đã gặt hái được những thành công ngoài mong đợi. Đặc biệt cùng với việc gia nhập WTO và thực hiện các cam kết quốc tế, VN đã chứng kiến một "làn sóng đầu tư thứ hai" hết sức mạnh mẽ trong suốt hai năm 2006 và 2007 mà đỉnh cao là năm 2007 với tổng vốn thực hiện đã đạt hơn 8 tỷ USD (trong đó dầu khí đạt 2,89 tỷ USD), vượt 4 tỷ USD so với báo cáo ban đầu (4,6 tỷ USD). Tổng vốn đăng ký đạt 21,3 tỷ USD vượt 1 tỷ USD so với báo cáo ban đầu (20,3 tỷ USD). Như vậy luỹ kế tình hình ĐTNN từ 1988 đến hết năm 2007, tính đến hết năm 2007, cả nước có 8.684 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 85,05 tỷ USD, vốn thực hiện (của các dự án còn hoạt động) đạt gần 30 tỷ USD (nếu tính cả các dự án đã hết hiệu lực thì tổng vốn thực hiện đạt hơn 43 tỷ USD). Năm 2008: Mặc dù ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới khiến nền kinh tế nước ta gặp phải nhiều bất ổn, như chỉ số giá tiêu dùng cao, môi trường kinh doanh kém thuận lợi so với năm trước... năm 2008 vẫn đi qua với kết quả “ngoạn mục” về thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của cả nước, tổng vốn đăng ký đạt 71,72 tỷ USD, tăng đến 236% so với năm 2007 và đạt mức kỷ lục từ trước tới nay. Trong đó, tổng vốn đầu tư cấp mới đạt 66,5 tỷ với 1.557 dự án, tăng 255,27% so với năm 2007; số dự án xin cấp phép mở rộng sản xuất cũng khá cao với 397 dự án đạt tổng số vốn là 5,2 tỷ USD, tăng 98,78% so với năm 2007. Điều này khẳng định, Việt Nam vẫn là điểm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, một phần là so môi trường đầu tư – kinh doanh tại Việt Nam liên tục được cải thiện tạo sự tin tưởng cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả khả quan vẫn luôn tồn tài những hạn chế rất rất cần khắc phục đó là: công tác kiểm tra, giám sát quy hoạch chưa được quan tâm đúng mức nên xảy ra tình trạng một số địa phương cấp mới một loạt dự án sử dụng nhiều đất (như sân gôn, khu công nghiệp, khu đô thị, khu vui chơi giải trí), tình trạng ô nhiễm không khí, nguồn nước, rác thải tại một số khu công nghiệp - khu chế xuất đến mức rất nghiêm trọng, ảnh hưởng tới môi trường sinh thái; thiếu lao động có tay nghề cao, việc chuyển dịch cơ cấu lao động trong khu vực nông nghiệp nông thôn còn chậm, điều kiện làm việc và sinh hoạt của người lao động còn hạn 33 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI chế, nhất là tình trạng đình công kéo dài không được giải quyết triệt để cũng ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường đầu tư - kinh doanh. Năm 2009: Khủng hoảng tài chính Mỹ và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động đến đầu tư quốc tế trên những khía cạnh chính sau: các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh chuyển lợi nhuận về nước; vốn tài trợ của công ty mẹ ở bản quốc cho các công ty con ở nước nhận đầu tư giảm sút nghiêm trọng. Các nước phát triển thay vì đầu tư ra nước ngoài, đã quay lại để ngăn chặn suy giảm kinh tế trong nước tạo ra làn sóng bảo hộ nền kinh tế trong nước nhằm ứng phó với khủng hoảng trong ngắn hạn. Điều này gây bất lợi cho thu hút đầu tư quốc tế. Đối với nước ta trong năm 2009, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 10 tỷ USD, bằng 87% so với năm 2008. Cả nước có 839 dự án mới được cấp giấy phép đầu tư với tổng vốn đăng ký 16,34 tỷ USD. Tuy chỉ bằng 24,6% so với năm 2008 nhưng đây là cũng là con số khá cao trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay. Cũng trong năm 2009, có 215 dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 5,13 tỷ USD, bằng 98,3% so với năm 2008. Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong năm 2009, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 21,48 tỷ USD, bằng 30% so với năm 2008. 10 tháng đầu năm 2010: Tổng cục Thống kê cho biết, thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến 20/10/2010 đạt 12,8 tỷ USD, bằng 67,6% cùng kỳ năm 2009. Như vậy qua con số trên có thể thấy thu hút trực tiếp đầu tư nước ngoài khó có thể đạt chỉ tiêu so với cùng kỳ năm ngoài khi mà chỉ còn 2 tháng nữa là hết năm. Cụ thể, trong 10 tháng đầu năm vốn đăng ký của 759 dự án được cấp phép mới đạt 11,6 tỷ USD (giảm 19,1% về số dự án và giảm 27,5% về số vốn so với cùng kỳ năm trước); vốn đăng ký bổ sung của 210 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước với 1,2 tỷ USD. Cả nước có 48 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài cấp phép mới từ đầu năm đến nay, trong đó Bà Rịa-Vũng Tàu có số vốn đăng ký lớn nhất với 2251,3 triệu USD, chiếm 19,4% tổng vốn đăng ký; tiếp đến là Quảng Ninh 2148 triệu USD, chiếm 18,5%; thành phố Hồ Chí Minh 1721,8 triệu USD, chiếm 14,9%... 34 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI  Tình hình thu hút FDI phân theo quy mô vốn: Qua các thời kỳ, quy mô dự án đầu tư nước ngoài có sự biến động không ngừng. Quy mô vốn đầu tư bình quân của một dự án ĐTNN tăng dần qua các giai đoạn, tuy có “trầm lắng” trong những giai đoạn kinh tế khó khăn. Trong thời kỳ 2001-2005 quy mô vốn đăng ký giảm xuống 3,4 triệu USD/dự án. Điều này cho thấy đa phần các dự án cấp mới trong giai đoạn 2001-2005 thuộc dự án có quy mô vừa và nhỏ. Biểu đồ: QUY MÔ DỰ ÁN TRUNG BÌNH TÍNH TRÊN MỘT DỰ ÁN Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoạch và đầu tư Trong 2 năm 2006 và 2007, số dự án có quy mô lớn đã tăng lên so với thời kỳ trước. Năm 2008: Quy mô vốn bình quân đầu tư của một dự án đạt 55,7 triệu USD/dự án thể hiện số lượng dự án có quy mô vốn lớn tăng hơn nhiều so với năm 2007 (gấp 3.8 lần). Điều này thể hiện sự tin tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài đối với môi trường đầu tư nước ta hiện nay. Đây là kết quả đáng khích lệ đối với các nhà hoạch định chính sách FDI. Năm 2009 :Vốn đăng ký mới giảm mạnh trong khi vốn tăng thêm vẫn đạt mức khá cao. Quy mô dự án trung bình cũng giảm mạnh so với năm 2008. Số dự án có quy mô vốn trên 1 tỉ USD đã giảm 50% ( chỉ còn 5 dự án), quy mô dự án cũng giảm, bằng 1/3 so với năm 2008. Điều này phản ánh sự thận trọng hơn của các nhà đầu tư khi quyết định đăng kí đầu tư. 35 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Năm 2010 có sự cải thiện khá rõ nét về quy mô vốn đăng kí cũng như tình hình giải ngân vốn. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, giải ngân vốn FDI đạt khoảng 900 triệu USD trong tháng 4, nâng tổng số vốn FDI giải ngân trong 4 tháng đầu năm 2010 lên 3,4 tỷ USD, tăng tới 36% so với cùng kỳ năm 2009.  Tình hình thu hút FDI phân theo hình thức đầu tư: Nhiều năm qua, Việt Nam luôn được xem là một trong số ít địa chỉ đầu tư tốt nhất thế giới. Thực tế cũng đã cho thấy sức cạnh tranh thu hút đầu tư của Việt Nam vượt trội nhiều nền kinh tế khác và thành tích thu hút dự án cũng như nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam ít nước sánh được. Nhìn chung, nguồn vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong những năm qua chủ yếu dưới các hình thức: 100% vốn nước ngoài; liên doanh; hợp đồng hợp tác kinh doanh; đầu tư theo BOT,BT,BTO; đầu tư phát triển kinh doanh; góp vốn, mua cổ phần và sáp nhập mua lại công ty… ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM THEO HÌNH THỨC Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/09/2010 Hình thức đầu tư Số dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký (USD) 100% vốn nước ngoài Liên doanh Hợp đồng hợp tác KD Công ty cổ phần Hợp đồng BOT,BT,BTO Công ty mẹ con Tổng số 9,345 2,186 222 194 11 1 11,959 119,230,363,044 59,079,699,675 5,043,319,145 4,771,109,850 3,598,809,913 98,008,000 191,821,309,627 Vốn điều lệ (USD) 37,915,947,267 16,781,398,385 4,561,556,804 1,392,321,170 903,095,869 82,958,000 61,637,277,495 Tỷ trọng theo dự án (%) 78% 18.3% 1.8% 1.6% 0.3% 100% Nguồn:Bộ kế hoạch và đầu tư_cục đầu tư nước ngoài Trong giai đoạn mới, kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007 đến nay, thì cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư cũng không có nhiều thay đổi. 36 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Biểu đồ: FDI phân theo hình thức đầu tƣ Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư_cục đầu tư nước ngoài Dòng vốn FDI đầu tư vào nước ta chiếm đa số là dưới hình thức 100% vốn nước ngoài và liên doanh. Riêng năm 2009 và 2010 thì hình thức đầu tư dưới dạng cổ phần có xu hướng ngày càng tăng( năm 2009 là 6 dự án nhưng mới 9 tháng đầu năm 2010, con số này đã tăng lên tới 14 dự án). Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động để sản xuất hàng xuất khẩu như dệt may, giày dép, hàng tiêu dùng, công nghệ chế biến... Đối với hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài, nhà đầu tư được chủ động hơn trong lựa chọn địa điểm thực hiện dự án, điều hành sản xuất-kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp thực chất là các chi nhánh, các công ty con trong mạng lưới toàn cầu của các công ty đã quốc gia, nên có nhiều thuận lợi trong tiếp cận thị trường thế giới. Tuy nhiên, vì toàn bộ quá trình kinh doanh do nhà đầu tư nước ngoài chi phối nên cần có qui định ngăn ngừa họ không trung thực trong báo cáo tài chính, gian lận thương mại, cạnh tranh không lành mạnh, chèn ép các doanh nghiệp trong nước... Hình thức liên doanh chủ yếu ở các lĩnh vực kinh tế quan trọng như dầu khí, sản xuất xi măng, sắt thép, hoá chất, lắp ráp ô tô, xe máy, điện tử...Các liên doanh đã góp phần vực dậy nhiều ngành công nghiệp Việt Nam (bị suy thoái do thiếu vốn, thiếu vật tư, công nghệ lạc hậu, mất thị trường...), cung cấp nhiều sản phẩm quan trọng cho nền kinh tế mà trước đây vẫn phải nhập khẩu. Đội ngũ cán bộ 37 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI quản lý, cán bộ kỹ thuật của Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp liên doanh đã trưởng thành nhanh chóng về mọi mặt, tiếp thu được công nghệ mới, kiến thức và kinh nghiệm quản lí của nước ngoài. Tuy nhiên vẫn còn hiện tượng một số đối tác nước ngoài trong liên doanh đã khai vống các chi phí đầu tư, nâng giá thiết bị, máy móc góp vốn và nguyên liệu đầu vào, hạ giá đầu tư thông qua chuyển giá với công ty mẹ để thu lợi nhuận từ bên ngoài mà bên phía Việt Nam không có khả năng kiểm soát được. Trong các hình thức đầu tư, hình thức BOT và Hợp đồng hợp tác kinh doanh (HĐHTKD) rất khiêm tốn cả về số dự án lẫn vốn đầu tư. Đầu tư FDI theo hình thức 100% vốn nước ngoài và liên doanh đóng góp quan trọng đối với sự phát triển kinh tế nước ta.Sau đây là bảng liệt kê 20 doanh nghiệp liên doanh có đóng góp nhiều nhất cho Việt Nam: Bảng xếp hạng Top 10 doanh nghiệp liên doanh, FDI lớn nhất Việt Nam BXH Tên doanh nghiệp G10 1 CÔNG TY HONDA VIỆT NAM 2 CÔNG TY LIÊN DOANH ĐIỀU HÀNH CỬU LONG 3 CÔNG TY TNHH CANON VIỆT NAM 4 CÔNG TY DẦU KHÍ VIỆT NHẬT 5 CÔNG TY DẦU THỰC VẬT CÁI LÂN CÔNG TY LIÊN DOANH NHÀ MÁY BIA VIỆT NAM 6 7 CÔNG TY LD UNILEVER VIỆT NAM 8 CÔNG TY Ô TÔ TOYOTA VIỆT NAM 9 CÔNG TY TNHH YAMAHA MOTOR VIỆT NAM 10 CÔNG TY CONOCO PHILLIPS VIETNAM Nguồn: http://www.doanhnghiep1000ty.com Trong top 10 doanh nghiệp liên doanh, FDI lớn nhất thuộc về Công ty Honda Việt Nam. Honda Việt Nam cũng là doanh nghiệp FDI duy nhất có tên trong bảng xếp hạng Top 20 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Tính đến nay Honda Việt Nam đã đầu tư trên 400 triệu USD xây dựng 3 nhà máy gồm 2 nhà máy sản xuất xe máy 38 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và 1 nhà máy lắp ráp ô tô. Công suất 2 nhà máy sản xuất xe máy là 1,5 triệu xe\năm và nhà máy lắp ráp ô tô là 10.000 xe/năm. 2.2.1.2. Hạn chế: Dưới tác động của nhiều yếu tố, lượng dự án và vốn đầu tư FDI trong những năm gần đây có xu hướng giảm. Trong 3 năm, từ 2008 đến 2010, số vốn FDI và số lượng dự án đầu tư nước ngoài giảm liên tục. Biểu đồ thu hút vốn FDI ba năm gần đây Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoạch và đầu tư Ai cũng hiểu vốn FDI đăng ký chỉ là những con số ảo bởi mới chỉ dừng lại ở cam kết của nhà đầu tư, câu chuyện thật nằm ở phần giải ngân. Nhưng vốn FDI giải ngân thực hiện dự án ở VN vẫn là những con số ước tính, bởi chế độ báo cáo hiện nay không được tuân thủ chặt chẽ. Khoảng cách giữa vốn FDI đăng ký và vốn thực hiện cũng ngày càng xa: Giai đoạn 2006-2010: tổng vốn đăng ký là 147,6 tỉ USD, vốn thực hiện 44,6 tỉ USD, nghĩa là còn 103 tỉ USD vốn chưa triển khai. Giai đoạn 2010-2015: VN dự báo mỗi năm thu hút 30 tỉ USD vốn đăng ký, 15 tỉ USD vốn thực hiện. Dự báo đến năm 2015, tổng vốn đăng ký sẽ đạt 350 tỉ USD, nhưng vốn thực hiện chỉ là 145 tỉ USD. Như vậy chênh lệch giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện sẽ là 205 tỉ USD, gấp đôi giai đoạn trước đó 39 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Không chỉ chạy đuổi theo vốn đăng ký do áp lực chỉ tiêu, cơ quan quản lý nhà nước cũng đang đuối với vốn giải ngân thực hiện dự án. Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Đỗ Nhất Hoàng cho hay ông đã nhiều lần “toát mồ hôi” vì phải báo cáo Thủ tướng tình hình giải ngân trong khi các địa phương không gửi báo cáo về. Ở các địa phương, tình hình cũng không khác mấy khi sở kế hoạch - đầu tư yêu cầu nhưng doanh nghiệp không báo cáo. Vì thế các bản báo cáo đều phần nào chưa chính xác do ước lượng khá nhiều thông tin. Những khiếm khuyết trong việc thống kê khiến cơ quan quản lý khó xác định thật sự bao nhiêu vốn FDI vào VN mỗi năm. Bằng chứng là năm 2009, Cục Đầu tư nước ngoài đã phải điều chỉnh số vốn FDI đăng ký của năm 2008 thêm đến 7 tỉ USD, từ 64 tỉ lên 71 tỉ USD. Nhà đầu tư nước ngoài thường đăng ký số vốn đầu tư cực lớn, đồng nghĩa với việc họ được giao diện tích đất khổng lồ. Trong khi đó, nhà quản lý không thể kiểm soát số vốn kia được chuyển vào VN theo lộ trình như thế nào. Với đa số dự án, sau khi có được giấy phép trong tay nhà đầu tư mới đi huy động vốn. Gặp thời điểm khó khăn, huy động vốn chật vật, dự án chậm tiến độ là “chuyện cả làng”. Như đã phân tích, phần lớn vốn FDI vào nước ta theo hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài, và liên doanh. Ngoài những tác động tích cực, các hình thức đầu tư này cũng có những mặt hạn chế. Với việc các nhà đầu tư bỏ vốn và đứng ra quản lý tổ chức, về phía Việt Nam sẽ khó tiếp thu kinh nghiệm quản lý và công nghệ nước ngoài đê nâng cao trình độ cán bộ quản lý, cán bộ kĩ thuật ở các doanh nghiệp trong nước. Mặt khác, một số ngành Việt Nam hiện nay còn hạn chế đầu tư, đặc biệt đối với hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài. Đơn cử, trong ngành dịch vụ bưu chính viễn thông, đối với Dự án đầu tư cung ứng dịch vụ chuyển phát, phải đến ngày 11/1/2012, nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập liên doanh với nhà đầu tư trong nước với tỷ lệ vốn góp nước ngoài trên 51% hoặc thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài. Hiện nay, còn một số ngành nhà nước vẫn “độc quyền” hạn chế đầu tư nước ngoài hoặc không cho phép đầu tư 100% vốn nước ngoài. Đơn cử là ngành điện vẫn theo Cơ chế độc quyền “tự nhiên” gói cả 3 khâu: phát điện, truyền tải và phân phối. Với quy định này, không chỉ sẽ hạn chế nguồn vốn đầu tư vào sự phát triển của toàn ngành điện mà còn gây ra những hiệu ứng không tốt đối với các doanh nghiệp nhà 40 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI nước, như sự ì ạch, không cạnh tranh dẫn đến chất lượng sản phẩm và dịch vụ không cao. 2.2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng:  Yếu tố thuận lợi: Môi trường đầu tư của Việt Nam ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Chính phủ Việt Nam rất ưu ái, tạo nhiều điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài. Chính phủ trong nỗ lực chỉ đạo, điều hành, của các cơ quan quản lý hoạt động FDI từ Trung ương đến địa phương trong việc tạo môi trường đầu tư - kinh doanh hấp dẫn, cởi mở, minh bạch và thông thoáng, phù hợp với cam kết quốc tế về giảm thiểu các khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó còn là sự tích cực, chủ động trong thu hút và quản lý FDI bằng nhiều biện pháp theo hướng đơn giản thủ tục hành chính, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư đã được cấp phép nhanh chóng đi vào hoạt động kinh doanh hiệu quả, phát huy tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp. Việt Nam đứng ở vị trí thứ 12 trong xếp hạng chung Chỉ số niềm tin FDI, được báo cáo của A.T. Kearney xếp ở vị trí thứ 93 về mức độ thông thoáng của môi trường kinh doanh (Ease of Doing Business Ranking). Trong số các nước ÐôngNam Á lọt vào Top 25 của xếp hạng Chỉ số niềm tin FDI 2010, Việt Nam đứng trên In-đô-nê-xi-a (vị trí 21), Ma-lai-xi-a (vị trí 20), và Xin-ga-po (vị trí 24). Lợi thế so sánh Việt Nam có điều kiện tự nhiên và trí địa lý đặc biệt thuận lợi. Nằm ở vị trí trung tâm của vùng Đông Nam Á. Các tuyến đường hàng không và hàng hải trên thế giới đều rất gần Việt Nam, tạo điều kiện cho giao thương buôn bán với các nước trong khu vực và trên thế giới. Mặt khác, về số dân lớn và đang tăng nhanh (Việt Nam là nước đông dân thứ 13 trên thế giới với 86 triệu dân và 65% dân số ở độ tuổi dưới 35); khả năng sản xuất hàng tiêu dùng và tiềm lực tiêu dùng của người dân; Việt Nam có nguồn tài nguyên vô cùng đa dạng và đứng thứ 7 trong số 15 quốc gia giầu tài nguyên nhất thế giới khác... Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, Việt Nam là một trong những nước có tiềm năng lớn về tăng trưởng kinh doanh và tăng trưởng tiêu dùng. Mới đây, Tập đoàn tài chính đầu tư Goldman Sachs (Hoa Kỳ) đã xếp Việt Nam nằm trong nhóm 11 nước (N-11) có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong năm 2010, mở ra 41 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI những cơ hội cho các nhà đầu tư và là địa chỉ đầu tư tốt cho các nhà đầu tư thế giới trong các năm tiếp theo, Khả năng tài chính của các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng tăng. Các doanh nghiệp đã nhìn nhận môi trường kinh doanh tốt hơn rất nhiều so với những năm trước đây. Sự quan tâm, tin tưởng ngày càng nhiều của các tập đoàn đa quốc gia như:. Dòng vốn FDI vào Việt Nam trong vài năm trở lại đây không chỉ thay đổi về lượng (vốn đầu tư) mà cả về chất (chiều sâu đầu tư) thông qua sự có mặt của các tập đoàn nổi tiếng trong lĩnh vực điện tử, như: Intel, Compal, Foxconn, Samsung, Panasonic, Honhai, Piaggio...  Yếu tố bất lợi: Việt Nam là một nước đang phát triển, mà nếu xét thêm một số chỉ tiêu thì còn ở mức kém phát triển. Ít hấp dẫn các nhà đầu tư, đặc biệt đối với nguồn vốn cực lớn. Ngoài ra, những ngành đầu tư về công nghệ, kỹ thuật cao bị hạn chế ở Việt Nam. Nhà nước còn thiếu kinh nghiệm trong quản lý dự án, thiếu tính chủ động và tầm nhìn dài hạn. Nguồn lao động tuy lớn nhưng hầu hết là lao động phổ thông, thiếu lao động trình độ cao đặc biệt là trong quản lý và kỹ thuật cao. Vốn đầu tư chảy vào ồ ạt nhưng hiệu quả vốn chưa cao, do trình độ quản lý và khả năng khai thác vốn đầu tư của nước ta còn hạn chế. Điều này, cũng gây sự kém tin tưởng đối với nhà đầu tư vào Việt Nam. Cơ sở hạ tầng của nước ta kém phát triển, đặc biệt là hệ thông giao thông. Muốn phát triển cơ sở hạ tầng thì cũng cần một lượng vốn lớn mà sẽ rất khó khăn nếu chỉ huy động nguồn vốn trong nước. Thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này đủ để thực hiện thay đổi toàn diện bộ mặt cũng còn là thách thức rất lớn. Năm 2008, cơ sở hạ tầng Việt Nam được Diễn đàn kinh tế thế giới xếp ở hạng 94 trên tổng số 133 quốc gia.Đến năm 2009, chất lượng cơ sở hạ tầng tổng quan, toàn diện bị đánh giá ở mức 111/133 nước. Khâu thủ tục, hành chính của nước ta còn nhiều bất cập, nhưng lại chậm thay đổi điều này gây trở ngại và làm “nản lòng” nhà đầu tư. 42 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Tình hình đầu tư FDI vào Việt Nam theo các tỉnh, thành phố: 2.2.2. 2.2.2.1. Thành công:  Tổng quan: Nguồn vốn FDI đã có mặt ở 64 tỉnh thành của Việt Nam. Các tỉnh phía Nam thu hút được khoảng 73% số dự án được cấp phép và 60% tổng vốn đăng ký, trong khi đó các tỉnh phía Bắc chiếm 19,4 % trên số dự án được cấp phép và 26,4% vốn đăng ký. 43 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI DỰ ÁN CÒN HIỆU LỰC QUA CÁC NĂM THEO VÙNG Đơn vị tính: Triệu USD Vùng Đồng bằng sông Hồng Trung du và miền núi phía Bắc Bắc Trung Bộ & Duyên hải miền Trung Tây nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long Dầu khí Tổng Năm 2007 Vốn Số dự đầu tư án đăng ký 2,183 24,430 Năm 2008 Vốn Số dự đầu tư án đăng ký 2,478 32,241 Năm 2009 Vốn Số dự đầu tư án đăng ký 3,230 37,763 10T/2010 So sánh tổng vốn đầu tư đăng ký Vốn 2008 so 2009 so 10T/2010 so Số dự đầu tư với 2007 với 2008 với 10T/2009 án đăng ký (%) (%) (%) 3,165 37,954 131.97 117.13 239 1,489 274 1,642 371 2,030 315 2,036 110.28 123.63 517 8,837 585 42,823 820 51,736 695 52,349 484.59 120.81 112 5,265 437 44,083 129 6,178 706 72,551 164 7,344 1,490 89,663 138 7,033 789 86,551 161.56 164.58 211.051 123.59 332 3,638 422 7,642 580 8150 531 9,195 210.56 106.65 36 8,684 2,142 85,057 39 2,158 66 9,803 149,775 12,575 3,597 194,429 43 11,920 2,554 191,429 100.75 176.09 166.68 129.81 Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư 44 100.00 109.57 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Biểu đồ: Vốn đầu tƣ FDI phân theo vùng Ta có thể thấy rõ ràng một hiện tượng xuyên suốt liên tục qua các năm là vốn đầu tư cũng như số dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài luôn tập trung vào 2 khu vực là đồng bằng sông Hồng và khu vực Đông Nam Bộ - 2 khu vực đã có sẵn những lợi thế về cơ sở hạ tầng, các ngành công nghiệp, dịch vụ phụ trợ, … , trong đó Đông Nam Bộ là khu vực được coi là nóng nhất về lượng vốn đầu tư đăng ký với sự tập trung của nhiều địa phương được đánh giá là có tốc độ phát triển nhanh của Việt Nam là Tp HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Ở với các vùng miền khác lượng vốn đầu tư thấp hẳn so với 2 khu vực trên, đây là một sự so sánh đáng kể và cần được khắc phục nếu không muốn có sự phân biệt quá rộng trong phát triển kinh tế tính trên tổng thể một quốc gia. Tuy nhiên, đi ngược lại sự đông đúc về vốn và dự án đầu tư ở 2 khu vực đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ thì tốc độ tăng vốn đầu tư FDI tại đây lại có xu hướng giảm xuống qua các năm. Còn ở những khu vực khác lại có tốc độ tăng mạnh và dần dần đang nóng lên: đó là khu vực Tây nguyên, hay miền Trung Bộ. Đây là 2 khu vực được đánh giá là rất tiềm năng và đang được các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài quan tâm, chú ý. 45 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI DỰ ÁN CÒN HIỆU LỰC QUA CÁC NĂM THEO ĐỊA PHƢƠNG Đơn vị tính: Triệu USD Tỉnh/ Thành phố TP Hồ Chí Minh Bà Rịa – Vũng Tàu Hà Nội Đồng Nai Bình Dương Ninh Thuận Phú Yên Thanh Hóa Quãng Nam Dầu khí Tỉnh khác Tổng Năm 2007 Vốn Số dự đầu tư án đăng ký 2,339 17,014 159 6,111 1,011 12,665 917 11,666 1,581 8,516 15 151 38 1,946 32 755 53 519 36 2,142 2,503 23,572 8,684 85,057 Năm 2008 Vốn Số dự đầu tư án đăng ký 2,834 26,267 161 15,557 1308 17,549 960 13,529 1,720 9,629 19 9,968 40 6,321 35 6,963 54 523 39 2,158 2,633 41,311 9,803 149,775 Năm 2009 Vốn Số dự đầu tư án đăng ký 3,683 30,981 296 25,700 1,803 22,307 1,121 17,838 1,970 13,925 22 10,056 52 8,061 47 7,040 75 5,190 66 3,597 3,440 49,734 12,575 194,429 10T/2010 So sánh tổng vốn đầu tư đăng ký Vốn 2008 so 2009 so 10T/2010 so Số dự đầu tư với 2007 với 2008 với 10T/2009 án đăng ký (%) (%) (%) 3,467 29,112 154.38 117.95 107.25 243 26,094 254.57 165.20 110.78 1,897 20,248 135.56 127.11 104.30 1,040 16,341 115.97 131.85 100.55 2,018 13,773 113.07 144.62 103.24 25 10,089 6,610.32 100.88 100.93 48 8,131 324.82 127.53 127.49 39 7,064 922.25 101.11 100.97 73 5,053 100.77 992.35 103.44 43 2,554 100.75 166.68 100.00 3,027 52,970 175.25 120.39 119.84 11,920 191,429 176.09 129.81 109.57 Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư 46 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Biểu đồ: DỰ ÁN CÒN HIỆU LỰC QUA CÁC NĂM THEO ĐỊA PHƢƠNG Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư  Tình hình vốn đầu tư tại một số vùng kinh tế trọng điểm: Thành phố Hồ Chí Minh:  Thành phố Hồ Chí Minh nổi bật với các thế mạnh là có các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh phát triển, thị trường có mức tăng trưởng cao, hệ thống ngân hàng-tài chính phát triển, môi trường kinh doanh đa dạng, có nhiều doanh nghiệp cùng quốc gia tham gia thị trường…Do đó thành phố Hồ Chí Minh được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao về triển vọng đầu tư và nó hiển nhiên trở thành vùng trọng điểm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam với lượng dự án và tổng vốn đầu tư đổ vào hằng năm luôn đứng đầu danh sách tỉnh thành có vốn FDI cao nhất và liên tục tăng cao qua các năm (tổng vốn đầu tư đạt 17 tỷ USD với 2.339 dự án năm 2007; đến năm 2008 con số này đạt đến 26,3 tỷ USD với 2834 dự án; năm 2009 tổng vốn đầu tư đạt gần 31 tỷ USDvới 3.683 dự án còn hiệu lực; và chỉ trong 10 tháng đầu năm 2010 tổng số dự án đầu tư còn hiệu lực đã hơn 39 tỷ USD với 3.467 dự án còn hiệu lực) Có thể nói, nguồn vốn FDI đã tạo cú hích mạnh mẽ cho kinh tế thành phố phát triển: tiếp thu những công nghệ, kỹ thuật hiện đại; kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp tiên tiến và giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm nghìn lao động; các phương thức hoạt động của doanh nghiệp FDI đã tạo sự canh tranh ngay ở thị trường trong nước, thúc đẩy doanh nghiệp trong nước đổi mới công nghệ, nâng cao 47 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI chất lượng sản phẩm và áp dụng các phương thức quản lý tiên tiến. Sự năng động của nguồn vốn FDI đã giúp cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố diễn ra với tốc độ nhanh hơn; góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu cũng như đóng góp tích cực vào việc đào tạo nguồn nhân lực, giải quyết thất nghiệp...  Tuy nhiên, thành phố vẫn còn những hạn chế trong việc thu hút vốn FDI như cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn yếu và thiếu đồng bộ, chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng. Ngoài ra, một số thủ tục cấp phép đầu tư các dự án FDI còn bất cập. Cùng với việc coi trọng thu hút vốn FDI, thành phố cũng đang chú trọng đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp kỹ thuật cao, các ngành sản xuất có hàm lượng chất xám và tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao; các ngành sản xuất thân thiện với môi trường... Hà Nội:  Với những thế mạnh về cơ sở hạ tầng được đầu tư hơn, các dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh, hệ thống tài chính ngân hàng, sức phát triển của thị trường, dân trí cao và đặc biệt với lợi thế về chính trị so với các tỉnh thành trong cả nước, Thành phố Hà Nội cũng là một trong những điểm thu hút đầu tư nước nổi trội của Việt Nam. Đặc biệt sau khi mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội đang đứng trước cơ hội lớn trong thu hút đầu tư, thương mại và du lịch. Và Hà Nội vẫn đứng vị trí thứ 3 về sức hút đầu tư nước ngoài so với các tỉnh thành trong cả nước sau thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa – Vũng Tàu. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 10 năm 2010, thành phố Hà Nội còn 1.897 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đạt 20,2 tỷ USD, bằng 104,3% cùng kỳ năm 2009 và chiếm 10,58% so với tổng vốn đầu tư của các dự án còn hiệu lực trên cả nước.  Tuy nhiên, cũng như thành phố Hồ Chí Minh, vấn đề thu hút vốn đầu tư nước ngoài vẫn tồn tại nhiều bất cập và gặp phải một số khó khăn. Trước hết là sự phát triển yếu kém và thiếu đồng bộ của hệ thống cơ sở hạ tầng của nền kinh tế. Thứ hai là nguồn nhân lực tuy dồi dào nhưng thiếu đào tạo để có thể tham gia ngay vào hệ thống sản xuất công nghiệp hiện đại. Thứ ba là vấn đề ô nhiễm môi trường của các dự án đầu tư nước ngoài đã gây nhiều bức xúc trong xã hội. Đặc biệt, trong thời gian gần đây đã xuất hiện sự mất cân đối trong cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài, lượng vốn tập trung nhiều vào lĩnh vực dịch vụ, nhất là các 48 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI dự án đầu tư kinh doanh bất động sản, các dự án đầu từ vào lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp vốn là một trong những lĩnh vực nước ta có nhiều lợi thế lại có quá ít. Bà Rịa – Vũng Tàu: Liên tục trong nhiều năm qua, Bà Rịa - Vũng Tàu là địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư. Đến hết năm 2008 đạt 15 tỷ USD, năm 2009 mặc dù bị ảnh huởng nhiều do khủng hoảng kinh tế nhưng Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn thu hút hơn 6,7 tỷ USD. Trong 10 tháng đầu năm 2010, tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 2 dự án du lịch, đó là Trung tâm hội nghị triển lãm du lịch quốc tế Dragon Sea - Vũng Tàu và Khu du lịch nghỉ dưỡng Cantavil - Long Hải có tổng vốn đăng ký hơn 922 triệu USD. Tính tới thời điểm cuối tháng 10 năm 2010, Bà Rịa - Vũng Tàu đã vượt kế hoạch thu hút vốn FDI (1,975 tỷ USD) cả năm 2010. Bên cạnh lĩnh vực du lịch, xây dựng và kinh doanh bất động sản, xây dựng khu nghỉ dưỡng vốn chiếm ưu thế về số dự án thì các lĩnh vực công nghiệp cũng thu hút nhiều nhà đầu tư nhờ lợi thế về cảng biển và hạ tầng kỹ thuật. Nhiều dự án cảng đang được đẩy nhanh tiến độ thực hiện như Cảng container Cái Mép thượng - Tân cảng Sài Gòn, Cảng đạm và dịch vụ dầu khí tổng hợp... Đồng Nai và Bình Dƣơng: Với ưu thế chi phí sử dụng cơ sở hạ tầng và nhân công chi phí thấp, gần nguồn nguyên liệu rẻ, Bình Dương và Đồng Nai đang được đánh giá là 2 môi trường có sức hút FDI cao của Việt Nam. Hơn thế nữa, hai môi trường còn được đánh giá là có thủ tục hành chính thuận lợi. Yếu tố về thủ tục hành chính thuận lợi này thật sự đã tạo cho Bình Dương và Đồng Nai sức cạnh tranh rất lớn trong việc thu hút FDI trong thời gian gần đây. Đồng Nai nổi bật với các đặc điểm chi phí nhân công thấp, tự chủ chính sách FDI, và gần nguồn nguyên liệu rẻ. Trong khi đó, Bình Dương vẫn được đánh giá là địa phương có thủ tục hành chính thuận lợi nhất. Bên cạnh đó, Bình Dương còn được đánh giá là địa phương có thủ tục KCN-KCX tiện lợi, thủ tục kinh doanh thuận lợi, chính sách quản lí kinh tế công bằng và tham nhũng không nghiêm trọng. Trong 2 năm trở lại đây, Bình Dương và Đồng Nai luôn là 2 địa phương nằm trong top 5 địa phương có vốn đầu tư nước ngoài đổ vào cao nhất cả nước sau TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu và TP Hà Nội. Trong tiếp nhận dự án đầu tư 2 tỉnh này kêu gọi các tập đoàn kinh tế lớn có tiềm năng về công nghệ, thị trường và vốn đầu tư, khuyến khích đầu tư các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, các sản phẩm có hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng 49 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI cao như: Công nghiệp cơ khí, sản xuất máy móc thiết bị điện tử, CNTT, viễn thông... Đồng thời đẩy mạnh thu hút các dự án trong lĩnh vực tài chính và dịch vụ, các dự án về phát triển cơ sở hạ tầng... Bên cạnh đó cả 2 tỉnh này đều chú trọng đến tính thân thiện môi trường của các dự án đầu tư. Chỉ trong 5 năm qua (2005-2010), thu hút FDI của Bình Dương phát triển đáng kinh ngạc, đã có thêm 846 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 7,3 tỷ USD đổ vào tỉnh. Kết quả này đã nâng nguồn FDI trên địa bàn tỉnh hiện nay lên 1.966 dự án với tổng vốn đăng ký gần 13,5 tỷ USD. Theo đánh giá của UBND tỉnh, không chỉ tăng về lượng, thu hút FDI thời gian qua còn đa dạng về cơ cấu ngành nghề và công nghệ ngày càng hiện đại. Đầu tư vào Bình Dương có đến hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với môi trường đầu tư hấp dẫn, Bình Dương không chỉ làm hài lòng DN mà còn được nhiều chính khách đánh giá cao. Đồng bằng sông Cửu Long: Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long là khu vực thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngay từ khi Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành vào cuối năm 1987. Tính đến nay, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có 530 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 9,2 tỉ USD. Riêng 7 tháng đầu năm 2010, có 51 dự án FDI mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư, với tổng vốn đầu tư đăng ký mới đạt vốn FDI đăng ký đạt 1,49 tỉ USD. Trong điều kiện nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng, dòng vốn FDI dịch chuyển đang bị thu hep lại, việc đạt được kết quả cao nêu trên là tín hiệu đáng mừng cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long. So với 8 khu vực khác trong cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long xếp thứ 3 về số dự án (đứng sau khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng) về số dự án được cấp phép nhưng lại đứng vị trí thứ năm (trước các khu vực Đông Bắc, Tây Nguyên và Tây Bắc) về tổng vốn đăng ký. Vốn FDI trên địa bàn vùng ĐBSCL tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 419 dự án, tổng vốn đăng ký là 5,18 tỉ USD, chiếm 79,1% về số dự án và 56,3% về vốn đăng ký. Kết quả này phù hợp với định hướng thu hút FDI của ta vào khu vực này. Nhìn chung, các dự án FDI tại Vùng đồng bằng sông Cửu Long triển khai thực hiện và hoạt động khá thuận lợi, vốn đầu tư thực hiện khá. Riêng năm 2009, theo số liệu báo cáo của các địa phương, vốn thực hiện của Vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt hơn 2,7 tỉ USD, chiếm 35% tổng vốn đăng ký. 50 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Mặc dù vốn ĐTNN đã có xu hướng gia tăng trong giai đoạn này nhưng tiềm năng và nhu cầu thu hút FDI còn rất lớn. Đây là vựa lúa lớn của cả nước, là vùng có tiềm năng phát triển nông nghiệp và công nghiệp chế biến, nuôi trồng thuỷ sản, nhưng chưa thu hút được nhiều vốn FDI, đặc biệt trong lĩnh vực chế biến bảo quản nông, thuỷ sản sau thu hoạch nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩn nông thuỷ sản xuất khẩu. 2.2.2.2. Hạn chế: Mặc dù các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nay đã có mặt tại tất cả 64 tỉnh thành của Việt nam, FDI chính vẫn tập trung vào các khu vực kinh tế trọng điểm ở phía Nam như TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình dương, Bà Rịa-Vũng Tàu và một số trọng điểm ở phía Bắc như Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh... Các địa phương “khát vốn” để phát triển nhưng lại không thu hút được đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các tỉnh Tây nguyên, Đồng bằng Sông Cửu Long, một số tỉnh Bắc trung bộ…Như vậy, tạo ra sự mất cân đối nghiêm trọng. Nơi thì gần như quá tải với dự án FDI nơi lại thiếu thốn nghiêm trọng. Việc lượng vốn ào ạt vào những khu vực trung tâm, vượt quá khả năng khai thác vốn, dẫn đến việc sử dụng vốn không hiệu quả. Nhiều dự án bị rút vốn và tiến độ giải ngân chậm, ảnh hưởng đến “chất lượng” khai thác vồn FDI của cả nước. Ngoài ra, chính sách thu hút đầu tư FDI của chính phủ vào các địa phương đang “khát vốn” không hiệu quả. Không cho nhà đầu tư thấy được tiềm năng thật sự của các khu vực này. Chưa có sự định hướng và chủ động kêu gọi đầu tư vào các khu vực còn khó khăn. Ngoài ra, đầu tư vào cơ sở hạ tầng trên diện rộng vẫn chưa được chú trọng, đây cũng là yếu tố cản trở nhà đầu tư đến với các vùng kinh tế xa trung tâm, cơ sở hạ tầng, giao thông kém … Sự phân bổ nguồn lực lao động tại các địa phương có sự chênh lệch khá lớn, đặc biệt đối với lao động có trình độ cao, hầu như tập trung về các thành phố, trung tâm kinh tế. Nhà đầu tư không thể “rót” vốn vào những nơi không đủ nguồn lực lao động. Chưa có sự phân hóa rõ rệt đối với những địa phương vốn dĩ có những điều kiện khác nhau. Đặc biệt đối với các khu công nghiệp, thường là khu công nghiệp “đa năng”, đều kêu gọi các dự án đầu tư tương tự nhau. Trước kia mỗi tỉnh có một vài khu công nghiệp, nay có tỉnh có 4-5 khu công nghiệp, hàng chục cụm công 51 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI nghiệp. Với con số ấy cả vùng sẽ có 40-50 khu, hàng trăm cụm công nghiệp, nhưng cách làm, chiến lược thu hút đầu tư, dự án kêu gọi đầu tư thì cũng giống như nhau. Trên bình diện tổng thể, đó là sự lãng phí nguồn lực từ vốn đầu tư cho đến lao động. Tạo ra những nhóm lao động giản đơn, giống như nhau và thiếu hụt lao động cũng giống như nhau ở tất cả các tỉnh.. Trong kinh tế có một quy luật hết sức quan trọng là hiệu quả kinh tế theo quy mô. Nếu không có những khác biệt quan trọng về công nghệ hay phân khúc thị trường thì quy mô nhỏ luôn kém sức cạnh tranh và rất dễ bị tổn thương khi yếu tố bảo hộ mất đi. Thu hút đầu tư nhiều nhà máy như nhau ở 13 tỉnh, thành phố thì không dễ có nhà máy có quy mô lớn, và đó cũng chỉ là những nhà đầu tư nhỏ, ít vốn, không có công nghệ tốt. Có thể có một số kết quả nào đó trong ngắn hạn về thành tích đầu tư, giải quyết công ăn việc làm nhưng về dài hạn nó cản trở tăng trưởng, thậm chí gây khủng hoảng dây chuyền khi phải đối mặt với khó khăn khủng hoảng từ bên ngoài, và cả bên trong khi doanh nghiệp phải cạnh tranh và tái cấu trúc. 2.2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng:  Yếu tố thuận lợi: Môi trường đầu tư tại những vùng kinh tế trọng điểm khá hấp dẫn nhà đầu tư. Chính sách thu hút đầu tư tạo nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư Thủ tục, hành chính đã có nhiều thay đổi, đơn giản, thoải mái hơn, sự quan tâm của các cấp chính quyền. Tạo môi trường đầu tư thân thiện và thông thoáng. Thuận lợi về vị trí địa lý, giao thông vận tải thuận lợi, liên kết với những vùng khác dễ dàng. Gần vùng nguyên liệu, gần khu dân cư giảm được chi phí vận chuyển và phân phối. Ngoài ra, lãnh đạo các vùng này, khá chủ động trong việc mời nhà đầu tư cũng như nhanh chóng “chớp” lấy cơ hội cho địa phương. Chính sách quy hoạch, đô thị hóa của cả nước tập trung dân cư và có sự quy hoạch đất đai các khu công nghiệp, khu chế xuất…tại các vùng kinh tế trọng điểm và đang từng bước mở rộng sang những địa phương khác. Sự đầu tư của nhà nước vào cơ sở hạ tầng, có sự tập trung và ưu tiên phát triển tại những vùng kinh tế trọng điểm. Tạo đà phát triển trong cả nước. 52 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Dân cư tập trung đông, tạo ra nguồn lao động dồi dào, là điểm hấp dẫn các nhà đầu tư.  Yếu tố bất lợi: Nhà nước chưa có sự quan tâm đúng mực đối với từng địa phương. Do chưa có sự quan tâm và phân tích, nên chưa phát hiện được những tiềm năng phát triển của những vùng trước nay vẫn được cho là kém phát triển, không có điều kiện … Một số vùng có tiềm năng, nhưng cơ sở hạ tầng lại kém phát triển, ảnh hưởng đến hệ thống giao thông, liên lạc… Dân cư tập trung về các thành phố, trung tâm kinh tế dẫn đến thiếu lao động tại các vùng kinh tế nhỏ lẻ. Do nhận thức của người dân, luôn muốn sống và làm việc tại những vùng kinh tế phát triển. Sự liên kết giữa các vùng còn hạn chế, thiếu sự tương tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa các địa phương. Do vậy, hoạt động của từng địa phương đặc biệt đối với những vùng kém và đang phát triển còn khá đơn lẻ. Tâm lý của nhà đầu tư, chỉ muốn chảy vốn vào những nơi đã có nền tảng và cơ hội phát triển lớn trước mắt. Những vùng nhỏ lẻ, rất ít hấp dẫn các nhà đầu tư. Và điều này, càng khiến cho sự phân hóa và chênh lệnh giữa các vùng cao hơn nữa. 2.2.3. Tình hình thu hút vốn đầu tư phân theo ngành: Theo báo cáo của cục đầu tư nước ngoài, bộ kế hoạch và đầu tư, 20 năm thu hút đầu tư FDI tính đến năm 2007, cơ cấu vốn đầu tư được chia làm 3 nhóm ngành: Công nghiệp – xây dựng, dịch vụ và nông – lâm – ngư nghiệp. Trong đó, nhóm ngành công nghiệp – xây dựng chiếm ưu thế trong việc thu hút đầu tư FDI 53 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Trong giai đoạn 2007 – 10 tháng đầu năm 2010, thì cơ cấu này đã có sự thay đổi. Việt Nam gia nhập WTO tạo nhiều thuận lợi cho nhà đầu tư trong các lĩnh vực cùng với những thay đổi của thời kỳ mới. Cơ cấu vốn đầu tư FDI đã có sự chuyển dịch mạnh sang các ngành dịch vụ. Biểu đồ: Vốn FDI phân theo ngành đầu tƣ Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ kê hoạch và đầu tư 54 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Có thể nhận thấy, dòng vốn FDI chảy vào các ngành kinh tế có sự chênh lệch khá lớn giữa công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và nông lâm ngư nghiệp. Trong đó, ngành nông – lâm – ngư nghiệp thu hút vốn đầu tư khá hạn chế, ít hơn rất nhiều so với những ngành còn lại. Mặt khác, cũng có sự chuyển dịch mạnh về nguồn vốn đầu tư FDI vào ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, trong 2 năm 2008 và năm 2009. Đã có sự đổi ngôi về vốn đầu tư FDI giữa 2 lĩnh vực này. Cho thấy, xu hướng dịch vụ ở Việt Nam đã và đang tiến sang một thời kỳ mới. 2.2.3.1. Công nghiệp – xây dựng 2.2.3.1.1 Thành công  Tổng quan: Tính đến hết năm 2007, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có tỷ trọng lớn nhất với 5.745 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký hơn 50 tỷ USD, chiếm 66,8% về số dự án, 61% tổng vốn đăng ký và 68,5% vốn thực hiện. Theo Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, đến hết năm 2007 ĐVT: Triệu USD FDI Số dự án TVĐT Cả nước Công nghiệp Tỷ trọng 9,803 6,303 64% 149,775 87,800 58,6% Những số liệu trên cho thấy FDI vào công nghiệp chiếm hơn một nửa số dự án FDI của cả nước. Điều này có ý nghĩa rất lớn là chúng ta đã thu hút được phần lớn FDI vào khu vực sản xuất công nghiệp, phù hợp với mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài phục vụ chiến lược công nghiệp, hoá hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên đến năm 2009, khu vực này chỉ còn chiếm 22% tổng vốn đầu tư do có sự dịch chuyển sang lĩnh vực dịch vụ. 55 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 56 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Dự án đầu tƣ vào công nghiệp qua các năm: Đơn vị: Triệu USD Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 10 tháng năm 2010 TVĐT Số dự án/Số lượt TVĐT % tăng giảm TVĐT so với năm trước 980 9485,2 572 32620 243% 473 3094.3 - 90,5% 502 4326 39,8% 328 2052,7 220 3454,4 69,7% 149 859.4 - 75% 164 931.6 8,4% Số dự án/Số lượt CẤP MỚI TĂNG VỐN Số dự án/Số lượt TVĐT % tăng giảm TVĐT so với năm trước Số dự án/Số lượt TVĐT % tăng giảm TVĐT so với năm trước Nguồn : Bộ kế hoạch & đầu tư 57 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Thống kê theo số dự án, vốn đầu tƣ và vốn thực hiện phân theo ngành giai đoạn 1988 đến 2007 Số dự án Vốn đầu tư (USD) 38 3,861,511,815 5,148,473,303 CN nhẹ 2,542 13,268,720,908 3,639,419,314 CN nặng 2,404 23,976,819,332 7,049,365,865 CN thực phẩm 310 3,621,835,550 2,058,406,260 Xây dựng 451 5,301,060,927 2,146,923,027 5,745 50,029,948,532 20,042,587,769 Nhóm ngành CN dầu khí Tổng số Vốn thực hiện (USD) Nguồn : Bộ kế hoạch & đầu tư Nếu theo số dự án thì ngành công nghiệp nhẹ đứng đầu với 2,542 dự án, chiếm 44,2% tổng số dự án FDI toàn ngành công nghiệp, ở đây, các dự án tập trung chủ yếu vào lĩnh vực Dệt - may và Da - giầy do thu hút nguồn lao động rẻ, máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ không đòi hỏi quá hiện đại mà chỉ ở mức trung bình tiên tiến, vốn đầu tư cho một dự án không đòi hỏi quá lớn. Tiếp đến là ngành công nghiệp nặng, với 2,404 dự án chiếm 41,8% tổng số dự án FDI toàn ngành công nghiệp, đầu tư váo công nghiệp nặng đòi hỏi vốn lớn, dây chuyền công nghệ hiện đại và đòi hỏi cán bộ quản lý cũng như công nhân kỹ thuật phải đạt một trình độ nhất định. Ngành công nghiệp thực phẩm với 310 dự án (chiếm 5,4%), tập trung chủ yếu vào lĩnh vực Rượu - Bia - Nước giải khát. Cuối cùng là ngành Dầu khí, mặc dù hạn chế về đối tác đầu tư cũng như số dự án, nhưng đây là ngành có tỷ lệ vốn đầu tư đăng ký trên vốn đầu tư thực hiện cao nhất: 75% và cũng là ngành có tỷ lệ vốn đăng ký bình quân cho một dự án cao nhất. Đây cũng là ngành có tỷ lệ đóng góp vào GDP và mức thu nhập bình quân của người lao động cao nhất nước. 58 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI  Tình hình vốn FDI theo từng ngành: Ngành xây dựng Ngành xây dựng bao gồm xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, công trình kỹ thuật cơ sở hạ tầng…các dự án FDI nói riêng và các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nói chung, đã khiến cho ngành xây dựng Việt Nam từng bước hội nhập sâu với khu vực và thế giới. Nguồn vốn FDI vào ngành xây dựng có nhiều biến động, đặc biệt sụt giảm mạnh trong năm 2009. Tuy nhiên, đến những tháng đầu năm 2010 đã có sự tăng mạnh trở lại. Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoạch và đầu tư Trong quá trình hội nhập, ngành xây dựng đã đạt được nhiều tiến bộ và đóng góp có hiệu quả vào tăng trưởng kinh tế của đất nước. Hội nhập về công nghệ được thực hiện tương đối nhanh và đạt nhiều thành tích. Nhiều công trình quy mô lớn như công trình giao thông, dầu khí, thuỷ điện, nhiệt điện, xi măng, khách sạn, nhà ở… được xây dựng với tiến độ nhanh. Nhiều loại vật liệu và kết cấu hiện đại được sử dụng thành công như xi măng cường độ cao, hợp kim nhôm, móng cọc nhồi, dàn không gian, kết cấu dây văng, bê tông dự ứng lực… Các nhà tư vấn và nhà thầu trong nước dần dần đã được chuyển giao các công nghệ mới từ các dự án FDI và nhanh chóng nắm được các công nghệ này để áp dụng vào các dự án đầu tư trong nước hoặc tham gia đấu thầu quốc tế ở Lào và Campuchia. Các tiến bộ công nghệ thể hiện rõ rệt nhất trong xây dựng cầu, nhà máy thuỷ điện và nhiệt điện, tuyến 59 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI truyền tải điện, nhà máy xi măng, dàn khoan dầu khí và nhà cao tầng… Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật về vật liệu, thiết kế và thi công đã dần dần được đổi mới và bổ sung để phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn thông dụng quốc tế. Công tác đo đạc khảo sát, thiết kế đã sử dụng nhiều thiết bị hiện đại. Công nghệ thông tin được áp dụng rộng rãi trong đầu tư xây dựng. Ngành công nghiệp dầu khí Công nghiệp dầu khí bao gồm hoạt động tìm kíêm, thăm dò và khai thác dầu khí; hoạt động chế biến dầu khí và hoạt động dịch vụ dầu khí. Dầu khí Việt Nam là một trong những lĩnh vực đầu tư nước ngoài sôi động: Nhiều tập đoàn dầu khí lớn đang có kế hoạch đầu tư và mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) ký với các nhà thầu nước ngoài, hai tập đoàn dầu khí lớn nhất đã và đang hoạt động tại Việt Nam là ConocoPhillips và BP. Tập đoàn dầ ỏ . BP là nhà thầu điều hành dự án khí Nam Côn Sơn, có tổng vốn đầu tư 1,3 tỉ Đôla, và nắm 35% cổ phần khai thác tại lô 6.1 của dự án này. Lô 6.1 hiện có công suất khai thác là 3 tỉ mét khối khí/năm. BP, PetroVietnam, Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) và Bộ Công nghiệp (MOI) đã ký một biên bản hợp tác để phát triển một trung tâm điện lực tại Nhơn Trạch sử dụng khí khai thác từ lô 5.2 và 5.3. Trung tâm điện lực Nhơn Trạch dự kiến sẽ tiêu thụ 2,5 tỉ mét khối khí/năm và có công suất là 2.640 MW. Bên cạnh việc khai thác các mỏ khí và xây dựng nhà máy điện, BP cũng làm việc với các đối tác Việt Nam về khả năng đầu tư vào việc sản xuất khí hóa lỏng (LPG), một phân khúc thị trường rất có tiềm năng đối với chiến lược kinh doanh của công ty tại Việt Nam. Tuy nhiên . ConocoPhillips đầu tư khoảng 115 triệu Đôla để phát triển lô 15.1 bao gồm các mỏ dầu Sư Tử Đen, Sư Tử Trắng, Sư Tử Vàng và Sư Tử Nâu Tập đoàn dầu mỏ Mỹ ConocoPhillips cho biết sẽ chi trả một khoản tiền lên tới 8 tỉ đô la Mỹ cho 50% số cổ phần của dự án khí đốt vỉa than (CSG) hợp tác với 60 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tập đoàn Origin Energy của Úc. Công ty này đang hướng tới mục tiêu xây dựng hai cơ sở sản xuất LNG với năng suất mỗi cơ sở lên tới 3,5 triệu tấn và có thể sẽ bắt đầu kinh doanh vào năm 2014. Hoạt động thăm dò: Đến nay, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã ký trên 76 hợp đồng dầu khí (trong đó 53 hợp đồng đang có hiệu lực) với các tập đoàn và công ty dầu khí quốc tế dưới nhiều hình thức hợp tác khác nhau như: Hợp đồng phân chia sản phẩm (PSC), Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC), Hợp đồng điều hành chung (JOC), Liên doanh (JV)… với tổng vốn đầu tư trên 10 tỷ USD. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã tiến hành khảo sát trên 400 nghìn km tuyến địa chấn 2D, gần 60 nghìn km2 địa chấn 3D, thực hiện hơn 990 giếng khoan tìm kiếm-thăm dò, thẩm lượng và khai thác với tổng số mét khoan tổng cộng trên 2,3 triệu mét. Hoạt động khai thác: Tính đến hết năm 2009, PetroVietnam đã khai thác được trên 250 triệu tấn dầu thô trên 50 tỷ m3 khí. Năm 2009, đã khai thác được gần 16 triệu tấn dầu thô và 8 tỷ m3 khí. Ngành dệt may Hiện nay, doanh nghiệp FDI đầu tư vào sản xuất, xuất khẩu may mặc tại Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp của Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc. Trong hơn 2.000 doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam, số lượng doanh nghiệp FDI chiếm gần một nửa. Xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam vào những thị trường này cũng đang gia tăng vì nhiều nhà đầu tư cũng là những nhà thương mại, nhập khẩu hàng để bán tại thị trường của nước họ và có thể xuất khẩu sang một nước thứ 3. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, tính đến 2008 trong những năm qua đã có 534 dự án có vốn đầu tư nước ngoài từ 28 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam với tổng vốn đăng kí là 3,215 tỷ USD. Số dự án của các nước đầu tư vào Việt Nam chủ yếu là ngành may, sau đó là ngành dệt, cuối cùng là phụ liệu. Điều này cũng dễ hiểu bởi Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm may mặc, nên các nước tập trung đầu tư vào ngành này. Còn ngành phụ liệu, xu hướng ở Việt Nam chủ yếu là nhập khẩu nguyên vật liệu cho ngành dệt may (trên 80%) nên các nhà đầu tư chưa tập trung mạnh vào lĩnh vực này vì lợi nhuận không cao bằng ngành may. Thật vậy, bước vào năm 2007, năm đầu tiên Việt Nam thực hiện các cam kết WTO, hoạt động đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may của Việt Nam đã có những chuyển động tích cực. Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) cho biết, các dự án 61 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI dệt may lớn đã thu hút được sự quan tâm đầu tư từ phía các đối tác nước ngoài ngay từ đầu năm 2007, cụ thể: Tập đoàn Pamatex Berhad (Malaysia) đã quyết định đầu tư hơn 100 triệu USD vào Khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam), Công ty Daewon (Hàn Quốc) đầu tư xây dựng một nhà máy may xuất khẩu trị giá 8 triệu USD tại Khu công nghiệp Hòa Khánh (Đà Nẵng). Những tín hiệu này cho thấy ngành dệt may nội địa đang hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy vậy, việc xuất hiện một “làn sóng” đầu tư mới vào ngành dệt may cũng đang đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam thách thức không nhỏ, nhất là nỗi lo thiếu lao động. Việc có thêm nhiều doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực may mặc tại Việt Nam càng làm tăng áp lực cạnh tranh thu hút lao động So với nhiều lĩnh vực đầu tư khác, dệt may không mang lại nhiều lợi ích cho đất nước, bởi phần lớn hàng dệt may sản xuất tại Việt Nam là hàng gia công, giá trị thực mang lại thấp. Việc nhiều doanh nghiệp FDI ở lĩnh vực may mặc, da giày tại Việt Nam khai thua lỗ nhiều năm liền để né thuế rất đáng lo ngại. Theo thống kê của ngành thuế TPHCM, có rất nhiều doanh nghiệp FDI khai lỗ trong nhiều năm nhưng hoạt động sản xuất vẫn được duy trì, thậm chí vẫn được mở rộng. Đây là một bất công lớn cho các doanh nghiệp trong nước, vì doanh nghiệp FDI còn được hưởng nhiều chính sách ưu đãi trong đầu tư. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Đây là một trong những ngành thu hút FDI lớn nhất của Việt Nam. Với sự đầu tư này, đã góp phần tạo việc làm cho lao động phổ thông trong nước. Ngoài ra, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo phát triển cũng kéo theo sự lớn mạnh của các ngành có liên quan. Như nông lâm, thủy sản do cung cấp một lượng lớn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. 62 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Tình hình nguồn vốn và dự án FDI vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Năm Số dự án cấp mới Vốn đăng ký Lượt dự án cấp mới (triệu tăng vốn USD) Vốn đăng ký tăng thêm (triệu USD) Vốn đăng ký mới và tăng thêm (triệu USD) 2008 764 35,042.84 296 3,896.28 38,939.12 2009 245 2,220.0 131 749.3 2,969.2 2009 so với 2008 32% 6.33% 44.25% 19.2% 7.62% 10T/ 2009 34 5,490.9 3 186.1 1,677.0 10T/2010 299 3,157.7 152 907.1 4,064.8 879,4% 57.5% 5066.6% 487.4% 242.3% 10T/ 2010 so với 10T/2009 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoạch và đầu tư Trong năm 2009, vốn FDI vào ngành này có sự sụt giảm mạnh. Mà nguyên nhân được cho là do tác động của khủng hoảng kinh tế, cầu trên thị trường thế giới giảm mạnh khiến các kế hoạch đầu tư vào nguồn cung buộc phải giảm. Tuy nhiên, bước sang năm 2010 với những khởi sắc của nền kinh tế thế giới, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam lại hấp dẫn các nhà đầu tư. Số liệu cho thấy, 10 tháng đầu năm 2010 vốn FDI vào ngành này đã tăng rất nhiều so với cùng kỳ năm trước. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo phát triển cùng với sự đầu tư về vốn và công nghệ của nước ngoài đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu trong nước phát triển. Đơn cử, sản phẩm xuất khẩu ngành chế biến thực phẩm thủy sản, chế biển gỗ…của Việt Nam chiếm lĩnh thị trường lớn trên thế giới đặc biệt là Mỹ, EU và Nhật Bản. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp điện tử với các đối tác nước ngoài là các tập đoàn các công ty đa quốc gia có uy tín và có tiếng trên thế giới như: Sony, Matsushita, Toshiba, JVC, Fujtsu, Philips, Samsung, LG... đã đưa vào Việt Nam các dây chuyền công nghệ hiện đại vớ công suất thiết kế cao. 2.2.3.1.2 Hạn chế: Những năm vừa qua, thu hút vốn FDI riêng vào khu vực kinh tế công nghiệp – xây dựng, đã mang lại nhiều thay đổi tích cực cho ngành. Tuy nhiên, về phía Việt 63 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Nam cũng còn nhiều hạn chế, khiến cho các nhà đầu tư vốn FDI “chùn tay” và việc khai thác vốn cũng tỏ ra chưa được hiệu quả. Trước hết, có thể kể đến tình trạng thiếu năng lượng, nguyên liệu trong nước. Có thể nói, năng lượng và nguyên nhiên liệu đóng vai trò “xương sống” đối với ngành công nghiệp. Nhưng hiện nay, nguồn năng lượng điện, khí đốt…hiện tại trong nước bị thiếu hụt, ảnh hưởng đến công suất hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, nguyên nhiên liệu trong nước cũng đáp ứng chưa xứng tầm với tốc độ phát triển của ngành. Nhiều ngành phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài. Khiến cho nguồn nguyên liệu không ổn định, và giá thành tăng cao. Nguồn lực lao động là yếu tố quan trọng không kém, tuy nhiên, lao động trình độ cao của nước ta còn khá hạn chế. Đặc biệt trong ngành kỹ thuật công nghệ cao, đơn cử, tập đoàn Intel đã không thể hoạt động hết công suất và tăng vốn như dự tính vì thiếu lao động đặc thù của ngành. Bên cạnh đó, ngành dệt may, da giày cũng khốn đốn vì thiếu lao động. Mặt khác, giá lao động có xu hướng gia tăng, làm giảm sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Nhà nước còn thiếu định hướng đối với nguồn vốn FDI vào ngành công nghiệp. Một số ngành thì quá tải với lượng vốn khổng lồ, không tận dụng hết, trong khi đó, những ngành cần vốn đầu tư để phát triển lại ít được quan tâm. Đơn cử, ngành công nghiệp phụ trợ đóng vai trò quan trọng và liên quan mật thiết với những ngành công nghiệp khác như công nghiệp chế biến, chế tạo…lại ít được quan tâm đầu tư. Gây khó khăn về vấn đề nguyên liệu cho ngành dệt may, da giày… Đầu tư nước ngoài tập trung chủ yếu vào các KCN ở những địa phương có điều kiện thuận lợi (TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Hà Nội...), tuy có góp phần làm cho các vùng kinh tế trọng điểm có tốc độ tăng trưởng cao, tạo động lực lôi kéo các vùng khác phát triển, nhưng cũng làm cho chênh lệch kinh tế - xã hội giữa các vùng ngày càng lớn.  Các yếu tố ảnh hưởng: Yếu tố thuận lợi: Nền kinh tế thế giới đang kì vọng thoát khỏi cơn khủng hoảng, sẽ tăng trưởng tốt hơn trong . Tốc độ tăng trưởng GDP cao trong một thời gian dài so với một số nước trong khu vực. Cộng đồng doanh nghiệp có cái nhìn lạc quan hơn về môi trường kinh doanh năm 2010 và các năm tiếp theo, với niềm tin kinh tế sẽ phục 64 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI hồi. Việt Nam được các tập đoàn xuyên quốc gia đánh giá như là một trong 15 điểm đến hấp dẫn cho đầu tư . Môi trường pháp lí của nước ta ngày càng hoàn thiện hơn và phù hợp với khu vực và thế giới.Các văn bản hướng dẫn thực thi Luật Đầu tư và luật Doanh nghiệp đang được tiến hành rà soát và sẽ được sữa đổi. Tình hình kinh tế chính trị ổn định, vị thế quốc tế của Việt Nam đang được nâng cao cùng với hoạt động kinh tế đối ngoại tích cực trong thời gian gần đây của lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước ta sẽ tiếp tục củng cố lòng tin và làm gia tăng mối quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Vị thế của nước ta trên thế giới tiếp tục nâng cao, nhất là sau khi trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) và được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR). Việt Nam đã xây dựng được mối quan hệ và hoạt động thương mại quốc tế trở nên thông thoáng, dễ dàng. Các bộ ngành địa phương đang tích cực triển khai các giải pháp để tiếp tục nâng cao hiệu quả của đầu tư nước ngoài theo nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 7/4/2009 của Chính phủ.Những sửa đổi này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. Yếu tố bất lợi: Điều kiện cơ sở vật chất hạ tầng của Việt Nam còn yếu và chưa được đầu tư đúng mực: Đường xá, giao thông vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vận chuyển với khối lượng lớn và tốc độ nhanh chóng. Phương tiện vận chuyển vẫn còn khá “thô sơ” so với các nước khác, chưa tạo được lòng tin với các nhà đầu tư khi sử dụng dịch vụ vận chuyển trong nước. Hệ thống điện nước không đảm bảo được tính liên tục, xuyên suốt cho hoạt động của các doanh nghiệp. Các khu công nghiệp, khu chế xuất vẫn chưa thực sự là nơi hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài mặc dù ưu đãi đưa ra cho các nhà đầu tư rất nhiều vì: giá thuê còn cao; xa khu trung tâm, điều kiện giao thông vận chuyển bị hạn chế, thiếu hụt nguồn lao động trầm trọng đặc biệt là nguồn lao động có tay nghề, chuyên môn và trình độ kỹ thuật, đội ngũ quản lý KCN và KCX vẫn chưa được chuyên nghiệp và chưa qua đào tạo, tuyển chọn kỹ lưỡng,… 65 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Còn nhiều bất cập và yếu kém trong khâu kiểm tra, thẩm định tính hiệu quả và tính an toàn cũng như tính thân thiện môi trường của các dự án đầu tư. Chưa có một chiến lược thu hút đầu tư chặt chẽ và hiệu quả, dẫn đến mất kiểm soát đối với các dự án đầu tư, điều này rất dễ đẩy ta đi chệch ra khỏi các mục tiêu kinh tế lúc đầu đã đặt ra. 2.2.3.2 Dịch vụ 2.2.3.2.1 Thành công  Tổng quan Từ khi thi hành luật đầu tư nước ngoài (1987), nước ta đã có nhiều động thái tích cực thu hút FDI vào ngành dịch vụ theo xu hướng của thế giới. Hoạt động kinh doanh dịch vụ trong nước được tạo điều kiện thuận lợi để phát triển, cơ chế chính sách được cải cách thông thoáng hơn. Một số ngành dịch vụ trước đây bị cấm hoặc hạn chế đầu tư FDI từng bước đã thay đổi và mở rộng đầu tư. Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ kế hoạch và đầu tư Hai mươi năm thực hiện thu hút đầu tư FDI, nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy hiệu quả sử dụng vốn của ngành dịch vụ. Vốn đăng ký đầu tư chưa được khai thác thực hiện hiệu quả. Tuy nhiên ngành tài chính – ngân hàng có hiệu suất rất cao xấp xỉ 91%, mặc dù lượng FDI đổ vào hoạt động tài chính – ngân hàng chỉ khoảng 840 triệu USD. 66 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Từ sau khi gia nhập WTO, dòng vốn đầu tư FDI đổ vào VN ngày càng nhiều. Cùng với việc thực hiện lộ trình cam kết thương mại dịch vụ trong WTO, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh thu hút ĐTNN, phát triển các ngành dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất và xuất khẩu. Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ kế hoạch và đầu tư Năm 2008 có sự gia tăng mạnh mẽ về nguồn vốn gấp hơn 3 lần năm 2007. Tuy nhiên, dòng chảy này bị “hẹp” lại trong năm sau, trong xu thế chung của thế giới, lần đầu tiên trong 4 năm liên tục, dòng vốn FDI thế giới giảm do ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Bước sang năm 2010, nền kinh tế đang phục hồi, nhưng dòng vốn FDI vào ngành dịch vụ vẫn chưa có sự khởi sắc mạnh mẽ. Biểu đồ: Số dự án cấp mới và lƣợt dự án tăng thêm Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoạch và đầu tư 67 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Năm 2007 , FDI vào ngành dịch vụ chiếm 47,7% tổng vốn đăng ký của cả nước trong đó tập trung chủ yếu vào kinh doanh bất động sản, bao gồm: xây dựng căn hộ, văn phòng, phát triển khu đô thị mới, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (42% tổng vốn đầu tư nước ngoài trong khu vực dịch vụ), du lịch-khách sạn (24%), giao thông vận tải-bưu điện (18%). Chỉ tính riêng năm 2007, số liệu thống kê của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cho thấy: ngành du lịch Việt Nam đã thu hút 47 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký lên đến trên 1,86 tỷ USD, tăng 19,57% so với năm 2006. Năm 2008, dịch vụ Bất động sản được quan tâm đầu tư nhiều nhất. Dự án xây dựng văn phòng, căn hộ giảm 0,9% nhưng lại tăng 3,32% về vốn đăng ký. Điều này cho thấy quy mô vốn của các dự án bất động sản (BĐS) tăng đáng kể. Đặc biệt năm 2008, cơ cấu ngành có sự thay đổi mạnh: 18% tổng vốn đăng ký vào dầu khí, 32% vào công nghiệp nặng, 3% vào công nghiệp nhẹ nhưng có tới 24% vào BĐS. Bên cạnh đó, dịch vụ nhà hàng – khách sạn cũng được chú ý đầu tư. Năm 2009, dịch vụ lưu trú và ăn uống vẫn là lĩnh vực thu hút sự quan tâm lớn nhất của các nhà đầu tư nước ngoài với 8,8 tỷ USD vốn cấp mới và tăng thêm. Trong đó, có 32 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư là 4,9 tỷ USD và 8 dự án tăng vốn với số vốn tăng thêm là 3,8 tỷ USD. Kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 7,6 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm với những dự án có quy mô lớn được cấp phép.  Tình hình FDI phân theo nhóm ngành Giao thông vận tải, bƣu chính viễn thông, logistic Bảng: Tình hình dự án và vốn đầu tƣ FDI trong lĩnh vực giao thông vận tải, bƣu chính viễn thông, logistics, 68 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Lượt dự án tăng vốn Vốn tăng thêm ( Triệu USD) TVĐT ( Triệu USD) Số dự án cấp mới Vốn cấp mới ( Triệu USD) Năm 2007 26 571.79 4 43.48 615.27 Năm 2008 151 2944.69 21 118.53 3063.22 Năm 2009 89 177.43 22 100.26 277.69 10Tháng Năm 2009 60 109.34 18 53.44 162.78 10Tháng Năm 2010 56 854.76 10 55.88 910.63 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoạch và đầu tư Giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng đóng vai trò quan trọng đối với đất nước nói chung và công cuộc phát triển kinh tế nói riêng.Thủ tướng cho phép Bộ Giao thông Vận tải chỉ định thầu tư vấn lập dự án đầu tư cho các dự án đường vành đai 3 và 4 ở Thành phố Hồ Chí Minh, đường cao tốc Quảng Ngãi-Quy Nhơn, Nha TrangPhan Thiết, Dầu Giây-Liên Khương. Ngoài ra, Thủ tướng cũng đồng thời cho phép lập ngay dự án đầu tư để đẩy nhanh tiến độ thi công 3 dự án đường cao tốc Ninh Bình-Nghi Sơn, Nghi Sơn-Bãi Vọt và Dầu Giây-Phan Thiết và kêu gọi đầu tư nước ngoài thời kỳ 2006-2010. Quyết định trên của Thủ tướng Chính phủ được coi là bước đi quan trọng khơi nguồn cho luồng vốn nước ngoài chảy mạnh vào lĩnh vực đang khan vốn này Dịch vụ Logistics có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nên lợi thế cạnh tranh cho các quốc gia. Logistics là một ngành dịch vụ đầy tiềm năng ở Việt Nam, với tốc độ phát triển trung bình 20%/năm. Hầu hết các tập đoàn logistics lớn trên thế giới đã có mặt tại Việt Nam. Năm 2009, Ngân hàng Thế giới đã xếp Việt Nam đứng hạng 53 thế giới và hạng 5 trong khu vực ASEAN về hiệu quả hoạt động logistics. Vốn FDI vào lĩnh vực này, đặc biệt là hệ thông kho bãi, cảng biển…đã có ý nghĩa quan trọng đưa ngành dịch vụ logistics Việt Nam bước sang giai đoạn mới. Những 69 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI dự án lớn trong ngành dịch vụ này, có thể kể đến Dự án xây dựng Cảng Cái Mép tại Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút được 165 triệu USD (năm 2007) Từ sau khi gia nhập WTO, theo lộ trình cam kết dịch vụ bưu chính viễn thông đã được mở rộng đầu tư. Với sự gia nhập thị trường của các “đại gia” nước ngoài, khiến cho thị trường bưu chính viễn thông trong nước tăng tính cạnh tranh, các doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước sau một thời gian giữ thế “độc quyền”, nhờ vậy mà người tiêu dùng được hưởng những dịch vụ tốt nhất. Trong năm 2009, dự án Liên doanh Gtel Mobile của Công ty Viễn thông di động toàn cầu Gtel Mobile là liên doanh giữa Tổng công ty Viễn thông toàn cầu GTel (Bộ Công an) và tập đoàn Vimpel - Com của Nga, với tổng vốn 1,8 tỷ USD. Kể từ ngày 11-1-2012, nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập liên doanh với nhà đầu tư trong nước với tỉ lệ vốn góp nước ngoài trên 51% hoặc thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài. Với sự mở rộng và thông thoáng môi trường đầu tư, trong những năm tiếp theo, nguồn vốn FDI vào lĩnh vực dịch vụ này sẽ tiếp tục gia tăng. Nhà hàng – khách sạn Trong những năm gần đây chúng ta hay nhắc đến ngành du lịch một ngành kinh tế độc lập có đóng góp đáng kể vào ngành kinh tế quốc dân. Cùng với sự phát triển của du lịch, các dịch vụ đi cùng cũng phát triển nhanh chóng. Đặc biệt, dịch vụ lưu trú và ăn uống trở thành tâm điểm đầu tư. 70 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Biểu đồ: Tổng vốn đầu tƣ FDI vào lĩnh vực nhà hàng – khách sạn. Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoạch và đầu tư Với nguồn vốn đầu tư lớn và tốc độ gia tăng cao, lĩnh vực dịch vụ nhà hàng – khách sạn đã và đang từng bước thay đổi diện mạo, bước sang thời kỳ phát triển mới. Ngày nay, tại các trung tâm thành phố, hoặc tại các địa điểm du lịch nhiều khu nhà hàng, khách sạn sang trọng, tiện nghi theo tiêu thuẩn quốc tế. Góp phần đem lại cho Việt Nam một sinh khí mới và đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, doanh nhân công tác… Tính từ năm 2007, nhiều dự án xây dựng nhà hàng – khách sạn với vốn đầu tư vài trăm triệu USD đến vài tỷ USD, thật sự đã mang lại cho Việt Nam những cơ hội phát triển mới trong ngành dịch vụ này. Năm 2007, tập đoàn Gamuda của Malaysia đầu tư 1 tỷ USD xây dựng khách sạn, trung tâm hội nghị, văn phòng - căn hộ cao cấp. Tập đoàn Rivier của Nhật Bản cũng đầu tư xây dựng khách sạn 5 sao với vốn đầu tư trên 500 triệu USD tại Hà Nội. Năm 2008 và năm 2009, được xem là “thắng lợi” trong thu hút FDI vào lĩnh vực dịch vụ nhà hàng khách sạn, có số vốn đầu tư thuộc hàng cao nhất nước. Năm 2008, có thể kể đến dự án khu du lịch Hồ Tràm vốn đăng ký 4,2 tỷ USD thuộc Tập 71 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đoàn Asian Coast Development Ltd (Canada) được cấp phép vào tháng 5, nằm tại xã Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, với tiêu chuẩn 5 sao, rộng 169 ha. Dự án khu khách sạn, giải trí Good Choice, dự án này gồm khách sạn 5 sao, vui chơi giải trí, các khu dịch vụ hội nghị, ẩm thực, triển lãm và y tế tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Chủ đầu tư là tập đoàn Good Choice của Mỹ, với vốn đăng ký cho dự án 1,299 tỷ USD. Năm 2009, có sự gia tăng mạnh mẽ về vốn đầu tư FDI vào lĩnh vực này, tổng vốn đầu tư tăng gần 3 lần so với năm 2008, những dự án có số vốn đầu tư cực lớn được cấp phép và thực hiện. Dịch vụ nhà hàng – khách sạn trở thành lĩnh vực thu hút FDI lớn nhất trong năm. Những dự án lớn của lĩnh vực này, có thể kể đến: Dự án khu du lịch sinh thái bãi biển Rồng do hai Công ty TANO Capital, LLC và Global C&D, INC (Hoa Kỳ) làm chủ đầu tư. Vốn điều lệ của dự án này chỉ có 100 triệu USD, bằng1/41,5 lần vốn đăng ký (4,15 tỷ USD). Dự án đầu tư xây dựng vườn thú hoang dã Safari và khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Châu do Công ty cổ phần đầu tư vườn thú hoang dã và khu nghỉ dưỡng Bình Châu - Việt Nam (Hồng Kông) làm chủ đầu tư. Dự án có tổng số vốn đầu tư là 500 triệu USD; vốn điều lệ 75 triệu USD, gần bằng 1/6 tổng vốn đăng ký Bất động sản Thu hút lượng lớn vốn đầu tư FDI,năm 2008, FDI vào bất động sản đã chiếm 15% tổng số vốn FDI của cả nước. Từ đầu năm đến nay, lĩnh vực này cũng thu hút 5,9 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm, chiếm gần 29% tổng vốn đăng ký. Có thể thấy, mấy năm gần đây bất động sản là lĩnh vực được khá nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, kể cả mấy tháng đầu năm 2010 thì các dự án có số vốn đăng ký lớn vẫn rơi vào bất động sản. Điều đó cho thấy lĩnh vực bất động sản rất hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài và vẫn đang là thế mạnh của Việt Nam. Hiện tại, TP. HCM vẫn là địa điểm thu hút đầu tư vào lĩnh vực bất động sản lớn nhất cả nước. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, từ đầu năm đến nay, Thành phố đã cấp phép cho 233 dự án FDI, với vốn đăng ký 1,3 tỷ USD; so với cùng kỳ năm 2009, dù ít hơn 3 dự 72 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI án, nhưng số vốn lại tăng (năm 2009, đạt 781 triệu USD). Riêng tháng 8/2010, Thành phố đã cấp phép mới cho 33 dự án, với tổng vốn 230 triệu USD. Biểu đồ: Tổng vốn FDI vào dịch vụ bất động sản Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoạch và đầu tư Năm 2008, được đánh giá là năm thu hút FDI vào ngành dịch vụ bất động sản lớn nhất. Tổng vốn đầu tư và dự án đều gia tăng đáng kể. Một số dự án lớn trong năm như: Dự án bất động sản New City, dự án này do một nhà đầu tư từ Brunei, công ty New City Properties, thực hiện với số vốn 4,34 tỷ USD tại tỉnh Phú Yên. Tổ hợp nghỉ dưỡng Starbay, thuộc công ty Starbay thuộc British Virgin Islands. Tổng vốn đầu tư là 1,6 tỷ USD Năm 2009, ngành dịch vụ bất động sản vẫn thu hút đầu tư FDI mạnh mẽ. Trong 10 dự án có sô vốn đầu tư FDI lớn nhất cả nước thì có đến 6 dự án thuộc lĩnh vực dịch vụ bất động sản. Một số dự án lớn như: − Dự án thành phố mới Nhơn Trạch Berjaya do Công ty Berjaya Land Berhad‟s - Công ty con của tập đoàn Berjaya (Malaysia), làm chủ đầu tư. Dự án được xây dựng trên diện tích khoảng 600 hécta tại trung tâm thành phố Nhơn Trạch. Đây là dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài lớn tại Đồng Nai với tổng vốn 2 tỷ USD. Vốn điều lệ của dự án này là 400 triệu USD, bằng 1/5 vốn đăng ký. 73 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI − Dự án nhà ở xã hội, nhà ở thương mại tỉnh Bình Dương do Công ty TNHH thiết kế và xây dựng Phú Thăng Long, liên danh của Smart Dragon Development LTD (Samoa) và Tuster Development LTD (Seychelles) làm chủ đầu tư. Công ty Phú Thăng Long sẽ xây dựng 90.000 căn hộ cho người có thu nhập trung bình và thấp tại Bình Dương. Vốn điều lệ của dự án là 10 triệu USD, bằng 1/170 lần vốn đăng ký (1,7 tỷ USD). − Dự án thành phố sáng tạo Nam Tuy Hòa do Công ty TNHH một thành viên Galileo Investment Group (Hoa Kỳ) làm chủ đầu tư, tổng diện tích khoảng 1.347,8 ha thuộc thành phố Tuy Hòa và một phần huyện Đông Hòa và Tây Hòa. Dự án bao gồm khu trung tâm thành phố có diện tích khoảng 394 ha; khu công viên văn hóa giải trí diện tích khoảng 753,8 ha; khu du lịch Vực Phun diện tích khoảng 200 ha. Vốn điều lệ dự án là 350 triệu USD, chưa bằng 1/4 vốn đăng ký (1,68 tỷ USD). − Dự án khu đô thị mới Tóc Tiên do Công ty TNHH Phát triển đô thị Charm (Hàn Quốc) làm chủ đầu tư. Mục tiêu dự án là đầu tư, xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu đô thị tại Bà Rịa - Vũng Tàu.Vốn điều lệ của dự án này là 150 triệu USD, bằng 1/4 vốn đăng ký (600 triệu USD). − Dự án khu phức hợp 9A2 (Khu đô thị mới Nam Tp.HCM) do Công ty TNHH Việt Liên LUKS (British Virgin Islands) làm chủ đầu tư, có tổng diện tích 19,4 ha. Vốn điều lệ của dự án là 79 triệu USD, tương đương hơn 1/4 vốn đăng ký (trên 294 triệu USD). − Dự án khu đô thị Phú Hội do Công ty TNHH Khu đô thị Phú Hội, liên danh của Công ty Cổ phần Licogi 16 (góp 70% vốn bằng quyền sử dụng đất) và Vinaland Eastern Limited (22,5%), Vinaland Heritage Limited (7,5%) làm chủ đầu tư. Tổng diện tích đất 839.900 m2. Vốn điều lệ của dự án là 985 tỷ đồng, tương đương 56 triệu USD, hơn 1/4 vốn đăng ký của dự án (205,7 triệu USD). Nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã làm nóng thị trường bất động sản trong nước. Bên cạnh đó, diện mạo đất nước có nhiều thay đổi nhờ có các dự án bất động sản lớn trong thời gian vừa qua. 74 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Với sự phát triển nhanh chóng của khu vực kinh doanh dịch vụ bất động sản đã tạo bước đệm, nâng đỡ những ngành kinh tế khác phát triển. Trong đó, có thể kể đến công nghiệp xây dựng, sản xuất mua bán vật liệu xây dựng…tạo việc làm cho nhóm lao động có trình độ thấp. Y tế Trong những năm gần đây, lĩnh vực dịch vụ y tế cũng thu hút được sự quan tâm đầu tư của nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Trong đó, bao gồm cả khu vực khám chữa bệnh và dược phẩm. Bảng: Tình hình dự án và vốn FDI vào lĩnh vực dịch vụ y tế và trợ giúp xã hội. Vốn đăng ký cấp Số lượt Số dự án mới dự án cấp mới tăng vốn (triệu USD) Vốn đăng Vốn đăng ký tăng ký cấp mới thêm và tăng thêm (triệu (triệu USD) USD) Năm 2008 8 423.34 2 3.60 426.94 Năm 2009 6 7.4 1 0.9 8.3 10 T Năm 2009 3 3.2 1 0.9 4.1 10T Năm 2010 4 1.3 1 2.6 3.9 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoạch và đầu tư. Theo lộ trình mở cửa của thành viên WTO, Việt Nam đã có nhiều chính sách mở cửa, ưu đãi về thuế…tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư vào Việt Nam nói chung và dịch vụ y tế nói riêng. Với sự gia tăng về nguồn vốn, dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe cả nước đã có nhiều cải tiến.Theo Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) trong vòng hai năm kể từ năm 2008, tổng số bệnh viện tư nhân trên cả nước đã tăng lên đáng kể, góp phần giảm tải cho các bệnh viện công. 75 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Mặc dù, vốn đầu tư FDI vào y tế còn khiêm tốn, song Bộ Y tế vẫn nhận định rằng trong những năm tới, số bệnh viện tư nhân và bệnh viện có vốn FDI sẽ tăng mạnh khi một loạt chính sách ưu đãi đầu tư vào lĩnh vực khám chữa bệnh được triển khai, nhiều rào cản trong hoạt động y tế tư nhân được tháo gỡ khi áp dụng chính sách ưu đãi đặc biệt về thuế. Giáo dục Đào tạo đội ngũ trí thức là yêu cầu tiên quyết của mỗi quốc gia, ngành giáo dục Việt Nam có được sự quan tâm và chú trọng phát triển của nhà nước. Trong những năm vừa qua, với sự ra đời và gia tăng về số lượng, chất lượng của các trường quốc tế có vốn đầu tư nước ngoài, đã tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên Việt Nam tiếp cận nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Môi trường giáo dục quốc tế cũng tạo cho học sinh, sinh viên Việt Nam sự năng động, học tập theo phương pháp chuẩn quốc tế. Với những nổ lực và cải tiến không ngừng về chất lượng, hầu hết các trường có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo được lòng tin và thu hút đông đảo lượng học sinh, sinh viên theo học. Và đây cũng là yếu tố quan trọng để hấp dẫn các nhà đầu tư, đầu tư vốn FDI vào lĩnh vực này tại Việt Nam. Bảng: Tình hình dự án và vốn đầu tƣ FDI vào lĩnh vực giáo dục. Vốn đăng ký tăng thêm (triệu USD) Vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm (triệu USD) Số dự án cấp mới Vốn đăng ký cấp mới (triệu USD) Số lượt dự án tăng vốn Năm 2008 15 86.99 2 11.65 98.64 Năm 2009 8 5.2 3 23.7 28.9 10 Tháng Năm 2009 20 108.2 3 7.5 115.7 10 Tháng Năm 2010 5 105.8 1 6.5 112.3 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoach và đầu tư. 76 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Đối với các trường ĐH, CĐ có vốn đầu tư nước ngoài, có ý nghĩa quan trọng. Đội ngũ sinh viên được đào tạo trong điều kiện tốt và môi trường quốc tế, giúp sinh viên phát huy được khả năng của mình. Đóng góp vào lực lượng lao động trí thức và chất lượng cao của cả nước.Theo Bộ GD-ĐT, hiện có 5 trường ĐH, CĐ có vốn đầu tư nước ngoài đã và đang hoạt động tại Việt Nam, gồm: Trường ĐH RMIT tổng vốn đầu tư 44,1 triệu USD; Trường ĐH Anh quốc tại Việt Nam (vốn đầu tư 15,481 triệu USD) đang gửi hồ sơ đăng ký mở ngành để có thể tuyển sinh trong năm 2010; Trường cao đẳng quốc tế Kent đào tạo cấp bằng Diploma và Advanced Diploma (vốn đầu tư 1 triệu USD); Trường Cao đẳng quốc tế Cetana PSB Intellis đã được UBND TP Hồ Chí Minh cấp giấy chứng nhận đầu tư và hiện đang trong giai đoạn chuẩn bị các điều kiện để được Bộ GD-ĐT cho phép thành lập trường và được phép hoạt động (vốn đầu tư 2,8 triệu USD). Dự án Trường ĐH American Pacific University - APU mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về chủ trương thành lập trường (vốn đầu tư 21 triệu USD). Dịch vụ tài chính ngân hàng Thị trường tài chính – ngân hàng Việt Nam trong những năm gần đây đã có nhiều thay đổi, hoạt động tài chính diễn ra liên tục, phục vụ nhu cầu giao dịch tài chính trong và ngoài nước ngày càng tốt hơn. Dịch vụ tài chinh – ngân hàng có sự đóng góp tích cực của nguồn vốn đầu tư FDI. Mặt khác, nó còn tạo ra động lực cạnh tranh và cải tiến dịch vụ của các ngân hàng Việt Nam ngày càng tốt hơn. Hiện nay, các ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, đóng vai trò quan trọng đối với thị trường tài chính – ngân hàng, bổ sung nguồn vốn lớn cho nhu cầu của thị trường. Ngoài ra, với hệ thống hoạt động rộng khắp, mang tính toàn cầu, việc đặt chi nhánh và hoạt động tại Việt Nam giúp gắn kết thị trường tài chính – ngân hàng Việt Nam với thế giới, đáp ứng những dịch vụ tốt nhất cho các đối tác lớn. Có thể kể đến các ngân hàng vốn 100% đầu tư nước ngoài như Hong Leong Việt Nam, HSBC (Việt Nam), Ngân hàng Citibank Việt Nam, ANZ Việt Nam,… ngoài ra còn có một số ngân hàng Nhật 77 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI như Mitsubishi Tokyo, Sumitomo-Mitsui, Mizuho đang hoạt động hiệu quả và dịch vụ ngày càng mở rộng. Không chỉ các ngân hàng, các công ty bảo hiểm nước ngoài cũng gia nhập lĩnh vực dịch vụ tài chính. Điển hình, sau 7 năm hoạt động, Prudential đã nhanh chóng trở thành tập đoàn bảo hiểm- đầu tư-tài chính lớn tại Việt Nam. Cho đến nay Prudential Việt Nam không chỉ là công ty có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên được phép hoạt động trong lĩnh vực tài chính với sự ra đời của Công ty Quản lý Quỹ đầu tư (PruFMC) vào năm 2005, mà còn là định chế tài chính nước ngoài đầu tiên bước vào thị trường tín dụng Việt Nam khi được Chính phủ cấp phép thành lập Công ty tài chính Prudential Việt Nam (PruFC) vào cuối năm 2006. Lượng vốn khổng lồ chảy vào sẽ kích thích nền kinh tế vọt lên nhanh chóng. Xu thế kết hợp cả đầu tư trực tiếp và gián tiếp sẽ được nhiều nhà đầu tư nước ngoài áp dụng. Đầu tư trực tiếp để chủ động tìm hiểu, nắm bắt thị trường, còn đầu tư gián tiếp để mở rộng hoạt động, đa dạng kinh doanh, danh mục đầu tư. Đầu tư trực tiếp sẽ có ý nghĩa mở đường cho đầu tư gián tiếp. Bảo hiểm Theo số liệu mới nhất được công bố từ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, Prudential hiện vẫn được đánh giá là đang dẫn đầu trên thị trường bảo hiểm nhân thọ với thị phần chiếm 41,6% tính theo doanh thu phí bảo hiểm, đứng thứ hai là Bảo Việt Nhân thọ với 36,5%, tiếp theo là Manulife với 10,58% thị phần. Các doanh nghiệp còn lại gồm AIA, Daiichi, ACE và Prévoir chiếm thị phần lần lượt là 6,1%, 4,36%, 0,61% và 0,2%. Với việc hoạt động hiệu quả, có lợi nhuận cao của các công ty bảo hiểm, hàng năm chính các công ty này cũng đóng góp một khoản thuế thu nhập lớn cho nhà nước. Báo cáo chính thức của Vietnam Report do công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam và báo Vietnamnet ghi nhận: công ty Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam nằm trong Top 10 của danh sách 1.000 doanh nghiệp đóng góp 78 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI thuế thu nhập doanh nghiệp cao nhất Việt Nam. Prudential Việt Nam cũng là doanh nghiệp bảo hiểm duy nhất, đồng thời là 1 trong 2 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) lọt vào Top 10. Công ty BHNT Prudential Việt Nam được thành lập năm 1999. Trong suốt quá trình hoạt động tới nay, công ty đã nộp vào ngân sách nhà nước tổng cộng 1.523 tỷ. Riêng năm 2009, công ty đạt doanh thu 6.805 tỷ đồng, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 203 tỷ đồng. Từ năm 2007, năm đầu tiên thực hiện các cam kết gia nhập WTO, cho đến nay các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh đã được mở rộng phạm vi hoạt động đối xử quốc gia như các doanh nghiệp bảo hiểm của Việt Nam. Với sự gia nhập thị trường của các công ty bảo hiểm nước ngoài, dịch vụ bảo hiểm tại Việt Nam được mở rộng, dịch vụ ngày càng phong phú, khai thác trên cả bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ. Dịch vụ bảo hiểm là có sự thừa kế và học hỏi lẫn nhau, nhờ sự đa dạng và cải tiến nhiều trong dịch vụ bảo hiểm của các công ty bảo hiểm nước ngoài, mà các công ty bảo hiểm Việt Nam cũng nhờ vậy mà nâng cao chất lượng và đa dạng dịch vụ bảo hiểm của mình, nâng cao khả năng cạnh tranh. Dịch vụ phân phối Từ trước và sau khi trở thành thành viên chính thức của WTO, Việt Nam đã tích cực hơn trong công tác chuẩn bị cho việc mở cửa thị trường phân phối bán lẻ đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã được tiến hành tương đối hoàn chỉnh trên tất cả các mặt. Thị trường bán lẻ Việt Nam đang ngày càng hấp dẫn và sôi động nhờ tiến trình mở cửa và sự gia nhập thị trường của các “đại gia” nước ngoài. Bộ Công Thương cho biết, tính đến tháng 8/2010 có 4 DN nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực phân phối, bán lẻ tại Việt Nam, bao gồm: Metro, Big C, Lotte, Parkson với tổng số điểm bán lẻ là 23. Tuy vẫn là một con số khiêm tốn nhưng đã thực sự mang lại cho thị trường tiêu dùng Việt Nam luồn sinh khí mới. 79 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 2.2.3.2.2 Hạn chế Chưa có sự quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng hợp lý dẫn đến nhiều điểm bất cập đối với nhiều ngành, trong đó ảnh hưởng nhiều nhất là dịch vụ giao thông, vận tải, logistics, bất động sản… làm kiềm hãm sự phát triển của những ngành có liên quan. − Dự án đầu tư vào lĩnh vực nhà hàng khách sạn thường có vị trí tại các khu du lịch, bãi biển hoặc các thành phố lớn. Hiện nay, nhà nước chưa có kế hoạch khai thác các khu du lịch một cách hợp lý. Đơn cử, nhiều dự án xây dựng khách sạn, resort có nguồn vốn lớn FDI nhưng lại phá hủy vẻ đẹp tự nhiên, hoang sơ của biển, quần thể thiên nhiên làm mất đi giá trị du lịch. Điều này, nguyên nhân chính là do nhà nước chưa có sự đánh giá dự án một cách hiệu quả. − Từ trước đến nay, chúng ta mới chỉ có định hướng thu hút FDI mà chưa xây dựng một quy hoạch, chiến lược thu hút FDI có gắn với các loại quy hoạch khác như quy hoạch vùng, quy hoạch ngành... Việc phân cấp đầu tư mạnh trong điều kiện thiếu các quy hoạch cũng như chưa chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý đã dẫn đến tình trạng ồ ạt triển khai một loạt các dự án không hiệu gây lãng phí vốn đầu tư, khiến cơ cấu kinh tế có nguy cơ bị lệch − Thời gian qua đã tồn tại một số dự án không đi đúng với chủ trương thu hút đầu tư của Việt Nam, và nó đã phá vỡ quy hoạch chung. Điều đó cũng cho thấy chính sách quy hoạch của nước ta chưa có sự đồng bộ và hiệu quả. Nhiều dự án thực hiện nhưng không có hiệu quả, hoặc bị rút vốn đầu tư công trình còn giang dỡ hoặc trở thanh dự án qui hoạch treo, khiến người dân không thể “an cư lạc nghiệp” Thiếu định hướng nguồn vốn FDI, dẫn đến tình trạng mất cân đối giữa các ngành dịch vụ. − Nhà nước vẫn còn khá mờ nhạt trong việc lên kế hoạch kêu gọi đầu tư FDI trong lĩnh vực logistics vào những nút thắt. Trong khi, ngành vận tải chủ chốt trong logistics Việt Nam thiếu cảng nước sâu cho tàu lớn vào, hệ thống kho bãi cũng chưa 80 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đáp ứng được yêu cầu quốc tế. Điều này góp phần làm cho dịch vụ logistics Việt Nam chưa phát triển xứng tầm với tiềm năng vốn có. − Vốn đầu tư vào dịch vụ y tế còn khá khiêm tốn, trong khi lĩnh vực này rất cần nguồn vốn đầu tư. Dịch vụ y tế hiện tại đang quá tải, thực trạng giá dược phẩm tăng cao do phải dựa vào nguồn dược phẩm nhập khẩu. Huy động nguồn vốn trong nước và chính phủ, vẫn không đủ đáp ưng được nhu cầu đổi mới và phát triển của lĩnh vực dịch vụ này. Thêm vào đó, chính phủ lại chưa chú trọng vào việc thu hút FDI vào dịch vụ y tế. Nguồn vốn ít khiến cho quá trình đổi mới trong ngành còn diễn biến chậm và chưa đáp ứng được nhu cầu dịch vụ trong nước. −Việc thu hút vốn đầu tư FDI vào giáo dục là điều cần thiết, tuy nhiên, nguồn vốn FDI vào lĩnh vực này rất khiêm tốn. Sau hơn chục năm (từ 1998-2009), 121 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 253,49 triệu USD, quy mô vốn trung bình trên một dự án khoảng 1,3 triệu USD. Đơn cử, về giáo dục bậc đại học, trong khi các quốc gia ASEAN đều có hệ thống giáo dục phát triển, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào giáo dục đại học thì Việt Nam lại gần như chậm chân ở lĩnh vực này cao đẳng hơn 10 năm qua chỉ có được 3 trường đã đi vao hoạt động, trong năm 2010 đã có thêm 2 dự án nhưng vẫn còn là con số quá nhỏ bé so với nhu cầu của cả nước. −Trong khi đó, lượng vốn vào dịch vụ bất động sản lại tăng quá nhanh và chiếm tỷ trọng quá lớn. Theo Phó Viện trưởng Võ Trí Thành, tập trung vốn FDI vào lĩnh vực này có thể gây rủi ro về bất ổn kinh tế vĩ mô vì những biến động của thị trường bất động sản liên quan trực tiếp đến luồng tiền FDI vào nước ta, có thể ảnh hưởng đến cán cân thanh toán tổng thể. Khâu quản lý của nhà nước còn nhiều bất cập − Các cơ quan chức năng trong khi quá tập trung vào khâu cấp phép đầu tư, thì lại buông lỏng khâu quản lý sau cấp phép. Đơn cử, trong lịch vực giáo dục nhiều trường quốc tế vốn đầu tư nước ngoài nhưng không đảm bảo đúng chất lượng và tiêu chuẩn quốc tế. Chỉ có mác “quốc tế” nhưng chất lượng đạo tạo lại tầm tầm. 81 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Khiến nhiều phụ huynh học sinh dở khóc dở cười khi cho con theo học tại các trường kiểu này. − Một số dự án bất động sản có vốn FDI, nhất là các dự án xây dựng căn hộ và văn phòng cho thuê, sau khi hoàn thành phần móng, nhà đầu tư nước ngoài tiến hành bán sản phẩm, thực chất là huy động vốn đầu tư trong nước. Hình thức này gây ra tình trạng thu hút vốn của các doanh nghiệp trong nước, gây khó khăn cho việc phát triển của khu vực kinh tế trong nước. − Khâu quản lý không chặt chẻ, các siêu thị, điểm bán lẻ của các “đại gia” phân phối nước ngoài mở tràn lan. Cụ thể, hệ thống Big C cũng đã có 9 siêu thị trên toàn quốc. Có tình trạng này là do việc quản lý cấp phép đầu tư cho các DN bán lẻ nước ngoài đang bị buông lỏng Nhà nước còn khá mờ nhạt trong việc xem xét ảnh hưởng của hoạt động của các doanh nghiệp FDI đến các doanh nghiệp Việt Nam trong cùng ngành. − Cho đến nay, hầu hết những nhà hàng – khách sạn cao cấp đều do nguồn vốn từ nước ngoài vô hình chung các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh ngành dịch vụ này chỉ có được khúc thị trường bình dân. Khi muốn bước ra khúc thị trường cao hơn, sẽ vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt. − Các tổ chức tài chính như công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty tài chính, ngân hàng nước ngoài còn ra sức thâu tóm và mua lại các tổ chức tài chính Việt Nam. Không đợi đến khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn lĩnh vực ngân hàng, nhiều ngân hàng nước ngoài đã tham gia vào thị trường tài chính Việt Nam thông qua việc góp vốn vào các ngân hàng nội địa, thông qua các ngân hàng nội để tiến sâu hơn và vững chắc hơn vào thị trường Việt Nam. − Nhằm thu hút doanh nghiệp bán lẻ đầu tư vào địa phương mình có những tỉnh còn đưa ra nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp bán lẻ FDI. Những doanh nghiệp này còn được hưởng những ưu đãi về thuế như thuế doanh nghiệp, thuế nhập khẩu nguyên liệu xây dựng siêu thị mới…Điều này cộng với vốn của doanh nghiệp FDI 82 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI lớn nên chấp nhận chịu lỗ từ 5-7 năm để chiếm lĩnh thị trường nhờ đó thu hút được một lượng khách hàng lớn. Doanh thu trung bình một ngày của Big C lên đến 7-8 tỷ đồng, trong khi có những điểm bán lẻ của Saigon Co.op doanh thu chỉ 300-400 triệu đồng/ngày  Các yếu tố ảnh hƣởng Yếu tố thuận lợi Việt Nam đã và đang từng bước thực hiện những cam kết của thành viên WTO, mở cửa và có những chính sách đầu tư thông thoáng, phù hợp với tình hình mới. Những hạn mục bị hạn chế đầu tư trước kia, nay theo lộ trình cam kết đã được xóa bỏ và khuyến khích đầu tư. Cơ hội được mở rộng đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Về phía nhà nước, cũng có nhiều chính sách kêu gọi, khuyến khích đầu tư nước ngoài, đặc biệt là FDI. Các nhà đầu tư được hưởng nhiều ưu đãi và có sự hỗ trợ tích cực trong hoạt động đầu tư và kinh doanh. Về vị trí địa lý, Việt Nam nằm ở vị trí thuận lợi cho hoạt động lưu thông quốc tế, ba mặt giáp biển, đường biển kéo dài từ bắc xuống nam. Do vậy, Việt Nam là một trong những nút thắt giao thông quốc tế quan trọng. Đầu tư vào lĩnh vực giao thông, vận tải, logistics ở Việt Nam mang lại nhiều lợi ích cho cả nhà đầu tư và cả Việt Nam. Việt Nam vốn có tiềm năng lớn về du lịch với những “công trình thiên nhiên” được thế giới công nhận và những điểm đến tham quan, nghĩ mát lý tưởng với khí hậu ôn hòa. Khi nghành du lịch phát triển những dịch vụ đi kèm phát triển là điều tất yếu. Dịch vụ lưu trú và ăn uống ở Việt Nam đã từng bước phát triển va thu hút đầu tư của nước ngoài cùng với sự phát triển của ngành du lịch. Đời sống tinh thần, và thu nhập người dân trong nước cũng gia tăng, nhu cầu về những sản phẩm dịch vụ cũng gia tăng. Tạo cơ hội phát triển mạnh cho nhiều ngành như kinh doanh bất động sản, dịch vụ nhà hàng khách sạn, bảo hiểm… 83 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Thị trường bất động sản Việt Nam vừa mới chuyển mình, bước vào giai đoạn phát triển mới, tốc độ phát triển nhanh tạo ra cơ hội đầu tư vào lĩnh vực bất động sản ở Việt Nam là rất lớn. Nền kinh tế Việt Nam có tốc độ phát triển nhanh, các hoạt động của các lĩnh vực kinh tế ngày càng phát triển. Nhu cầu về dịch vụ tài chính trở thành một nhu cầu tất yếu. Mặt khác, khi hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam diễn ra thuận lợi, hoạt động giao dịch về nội, ngoại tệ không thể tách rời ngân hàng. Tạo cơ hội cho các tổ chức tài chính nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Nền kinh tế từng bước phát triển, nhiều thị trường dịch vụ vừa mới chuyển mình phát triển, mở ra cơ hội khai thác đối với các nhà đầu tư. Trong đó, có thể kế đến thị trường bất động sản và bảo hiểm Việt Nam. Đây là những thị trường về dịch vụ còn tiềm năng khai thác rất lớn. Yếu tố bất lợi − Chính sách qui hoạch của ta thiếu đồng bộ, thiếu minh bạch và thiếu thống nhất từ trên xuống dưới gây ra những khó khăn trong việc cấp đất cho các dự án đầu tư. − Do các ngành dịch vụ trong nước còn khá yếu nên nhà nước ta vẫn còn một số chính sách nhằm bảo hộ cho các doanh nghiệp trong nước, đây cũng là một yếu tố dẫn tới tâm lý nghi ngại cho các nhà đầu tư đồng thời cũng gây ra sức ỳ cho ngành dịch vụ trong nước. − Bản thân nguồn nhân lực nói chung và nguồn lực chuyên cho lĩnh vực dịch vụ nói riêng của chúng ta cũng có nhiều yếu kém, đặc biệt là bộ phận quản lý. Chính lý do này buộc một nhà đầu tư nếu muốn đầu tư vào phải thuê quản lý từ nước ngoài, hoặc phải chi một khoản phí khá lớn để đào tạo một đội ngũ lao động cũng như quản lý chuyên nghiệp để phục vụ cho dự án. Chính khoản phí này làm các nhà đầu tư phải e dè, suy xét khi quyết định đầu tư vào Việt Nam. 84 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 2.2.3.3. Nông – lâm – ngƣ nghiệp 2.2.3.3.1 Thành công Thực tế cho thấy, từ năm 2007 tính đến 10 tháng năm 2010, số dự án cấp mới và tăng vốn thuộc lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp đã liên tục sụt giảm. Tốc độ sụt giảm ngày càng có xu hướng tăng nhanh hơn. Cụ thể từ năm 2007 đến 2008, tổng vốn đầu tư của những dự án được cấp mới trong lĩnh vực này giảm 12.09%, mức giảm này tiếp tục tăng lên đến 75.25% vào năm 2009 và 86.30% tính đến thời điểm 10 tháng năm 2010. Đối với những dự án có vốn tăng thêm, giai đoạn từ năm 2007 đến 2009 số vốn tăng thêm cũng liên tục giảm sút mạnh. Tuy nhiên tính đến 10 tháng năm 2010, đà iảm cũng đã có xu hướng chậm lại. Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ kế hoạch và đầu tư Ngành nông nghiệp chỉ đứng thứ 9 trong danh mục thu hút FDI và đang có xu hướng giảm dần. Năm 2001, lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp chiếm khoảng 8% 85 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI trong tổng cơ cấu đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam. Tuy nhiên đến năm 2009, lĩnh vực này chỉ còn 1%. Thống kê của Cục Đầu tư Nước ngoài cho thấy, trong tổng số vốn đăng ký đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam 8 tháng đầu năm 2010 khoảng hơn 11,5 tỷ USD thì đầu tư vào nhóm nông, lâm, thủy sản chỉ có chiếm 1,2 %, với 10 dự án. Hiện nay, cả nước có 8 dự án trồng rừng của doanh nghiệp FDI với tổng vốn đầu tư là 286 triệu USD. Tổng số tiền nộp ngân sách trong n hững năm qua của tất cả các dự án này là 24,6 tỷ đồng. Đa số dự án chưa có sản lượng thu hoạch do mới được giao đất từ 2 đến 3 năm 86 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI BẢNG THỐNG KÊ TÌNH HÌNH CÁC DỰ ÁN FDI TRONG LĨNH VỰC NÔNG-LÂM-NGƯ NGHIỆP CÓ VỐN CẤP MỚI VÀ TĂNG THÊM QUA CÁC NĂM Đơn vị tính tổng vốn đầu tư: Triệu USD Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 10 tháng năm 2010 % tăng Số dự Số dự án/Số TVĐT án/Số lượt giảm TVĐT TVĐT so lượt với năm % tăng Số dự án/Số TVĐT lượt trước CẤP MỚI TĂNG VỐN % tăng giảm Số dự TVĐT so án/Số với năm lượt giảm TVĐT TVĐT so với năm trước trước 80 286.78 45 252.1 -12.09% 16 62.4 -75.25% 10 8.55 -86.30% 50 176.4 84.7 -51.98% 8 22.5 -73.44% 6 7 -68.89% 33 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ kế hoạch và đầu tư 87 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Tuy nguồn vốn FDI vào lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp còn hạn chế, nhưng với nguồn vốn FDI vào ngành trong những năm qua, cũng đã phần nào tác động tích cực đến sự thay đổi và đi lên của ngành. Có thể rút ra những thành công sau: Thứ nhất, các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp đã góp phần bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển trong lĩnh vực này, tạo thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Việc đầu tư quá nóng vào các lĩnh vực khác đã đến thời điểm bão hòa và đã bắt đầu bộc lộ những mặt trái của nó. Vì thế đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp cũng dần được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm. Tuần lễ đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam 2010 được tổ chức vào tháng 11 sắp tới đây sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp cùng với các nhà xúc tiến tìm kiếm đầu tư từ nước ngoài. Thứ hai, hoạt động của các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này đã bước đầu thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông-lâm-ngư nghiệp, góp phần đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao giá trị hàng nông sản xuất khẩu và tiếp thu một số công nghệ mới như PAB No 4- FDI-v.doc2. Thứ ba, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp đã góp phần tạo thêm nhiều việc làm mới, nâng cao thu nhập cho dân cư các địa phương, cải thiện đời sống kinh tế -xã hội của nhiều vùng nông nghiệp và nông thôn. Thứ tư, Chính phủ đã xây dựng được nhiều chương trình hỗ trợ đặc biệt để thu hút đầu tư vào lĩnh vực này, cụ thể là Nghị định 61/2010/NĐ-CP về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Chính phủ Việt Nam sẽ hỗ trợ về miễn giảm thuế đất đai, chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường, tư vấn dự án, cước phí vận tải… cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Qua chính sách này cơ hội thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp trong thời gian tới được mở rộng hơn. 88 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Thứ năm, Tình hình đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp có khả năng phát triển trong thời gian tới. Sự kiện gần đây là 20 doanh nghiệp Hàn Quốc sang Việt Nam tìm hiểu về chính sách, môi trường đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Các lĩnh vực được quan tâm là chế biến nông sản và cung cấp các loại máy móc phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Dấu hiệu này cho thấy sự chuyển biến tích cực trong việc đầu tư vào nông nghiệp trong thời gian tới. Ngoài ra, sự hình thành và phát triển của ngành nhiên liệu sinh học đang làm thay đổi kết cấu thị trường sắn Việt Nam theo hướng có lợi cho nông nghiệp và nông thôn. Cơ hội kêu gọi đầu tư vào những dòng sản phẩm chuyên biệt trong nông nghiệp được các doanh nghiệp quan tâm. Cụ thể ệt để sản xuất nhà máy liên hợp sản xuất ethanol, phân bón, thức ăn gia súc tại Ninh Thuận với tổng mức đầu tư của dự án là 950 tỷ. Công trình sẽ được khởi công xây dựng trong năm 2011 và sẽ đi vào hoạt động, dự kiến sớm nhất vào cuối 2012, đầu 2013. 2.2.3.3.2 Hạn chế Nguồn: UNCTAD, FDI/TNC database www.unctad.org 89 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Trong khi xu thế FDI vào khu vực nông nghiệp của cả thế giới đang ngày một tăng, thì ở Việt Nam lại đang xảy ra điều ngược lại. Nếu như lượng giải ngân FDI trung bình trong khu vực nông – lâm – ngư nghiệp của Việt Nam trong 20 năm, từ 1988 đến 2007 là khoảng 100 triệu USD/năm, thì con số này giảm xuống còn 62 triệu trong giai đoạn 2002-2004 và chỉ còn 51 triệu trong giai đoạn 2005-2007. Tỷ trọng của FDI trong khu vực nông – lâm – ngư nghiệp cũng giảm một cách tương ứng. Điều đáng lo ngại không chỉ ở chỗ dòng FDI vào nông - lâm - ngư nghiệp ở Việt Nam đi ngược lại xu thế chung của thế giới, và do vậy khó tận dụng được cơ hội thị trường và lợi thế của Việt Nam, mà còn là sự không tương thích giữa tầm quan trọng của khu vực nông nghiệp trong nền kinh tế nước ta. Trong khi nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tới hơn 50% lực lượng lao động, đóng góp khoảng 20% cho GDP và chiếm khoảng 23% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước thì tỷ trọng đầu tư cho khu vực này lại giảm gần một nửa, từ 13,8% vào năm 2000 xuống chỉ còn 7,1% vào năm 2008, chủ yếu do sự suy giảm của đầu tư nhà nước. Vốn đăng ký FDI chỉ tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, xây dựng, lĩnh vực nông nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ và ngày càng có xu hướng giảm, nhất là trong 3 năm gần đây. Trong 10 năm (từ 1998 - 2008), FDI trong nông nghiệp chỉ chiếm 10,7% tổng số dự án FDI của cả nước với 966 dự án. Quy mô của các dự án này cũng chỉ bằng 1/10 mức trung bình của các dự án khác. Công tác tổ chức triển khai chậm, nhiều doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu tư thăm dò thị trường tiêu thụ cũng như lựa chọn công nghệ thích hợp vào Việt Nam, một số doanh nghiệp khác lại không tiến hành giải ngân được do khâu giải phóng mặt bằng chậm và thủ tục hành chính quá rườm rà phức tạp. Chiến lược, định hướng thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này chưa được xác định rõ ràng. Chưa có cơ chế chọn lựa đề xuất các dự án FDI ưu tiên trong ngành, mong muốn của ngành chưa thể hiện thành chính sách ưu đãi. Chưa có 90 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI cơ quan của ngành theo dõi và giúp đỡ giải quyết vướng mắc trong quá trình xúc tiến và thực hiện các dự án FDI. Chưa có cơ chế phối hợp ngành - địa phương. Thủ tục còn nhiều bất cập, theo sự phản ảnh của các nhà đầu tư thì riêng việc cấp đất đã có tới 15 - 20 thủ tục. Nhiều nhà đầu tư muốn có đất phải thương lượng với dân trong khi các cơ quan quản lý có trách nhiệm lại thờ ơ, sợ chịu trách nhiệm nên đùn đẩy cho nhau, dẫn đến kéo dài thời gian triển khai dự án. Nhiều dự án thực hiện giải ngân vốn chậm cũng có nguyên nhân từ thủ tục đất đai phiền hà, sách nhiễu. Dự án đầu tư hoạt động kém hiệu quả: Thực tế cho thấy có tới 30% số dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn bị giải thể trước thời hạn so với bình quân chung của cả nước là 20%, đặc biệt là các dự án cấp trước năm 1992. Khá nhiều dự án FDI đang rơi vào tình trạng thua lỗ hoặc triển khai ì ạch. Theo thông tin tại báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội ngày 23/10, các công ty nước ngoài thuê đất trồng rừng trong suốt 15 năm qua chỉ thu được hơn 24 tỷ đồng tiền thuế. Một số dự án trồng rừng nguyên liệu, chế biến nông sản đạt hiệu quả thấp. Trong khi đó lại có khá nhiều dự án tác động nghiêm trọng đến cảnh quan, môi trường tự nhiên.... Xúc tiến đầu tư chưa tốt: Mặc dù Nhà nước tiếp tục khuyến khích các DN đầu tư vào NN-NT nhưng do những hạn chế trong các giải pháp xúc tiến thương mại, chưa quan tâm đầy đủ trong việc giao đất, giải phóng mặt bằng sản xuất cũng như quản lý hợp đồng đầu tư giữa các hộ nông dân... nên rất khó tạo sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài đối với nông-lâm-ngư nghiệp của Việt Nam. Doanh nghiệp đầu tư FDI chủ yếu là vừa và nhỏ: kết quả điều tra của Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) cũng cho thấy, phần lớn các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông-lâm nghiệp có mức vốn thấp, dưới 2 triệu USD, thậm chí có một số doanh nghiệp có mức vốn dưới 500.000 USD như Công ty TNHH Shin Wall của Hàn Quốc đóng tại 91 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI huyện Phúc Thọ (thuộc tỉnh Hà Tây cũ), vốn đăng ký kinh doanh chỉ có 160.000 USD  Các yếu tố ảnh hƣởng Yếu tố thuận lợi Là một đất nước có nền kinh tế nông nghiệp lâu đời. Đội ngũ lao động trong ngành có thâm niên và có nhiều kinh nghiệm. Bên cạnh đó, người nông dân sống yêu nghề và gắn bó với nghề. Về điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển nông – lâm – ngư nghiệp. Diện tích trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn, diện tích rừng cũng khá lớn cùng với những điều kiện về khí hậu thuận lợi cho việc trồng trọt, nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, với 3 mặt giáp biển, Việt Nam có vùng đánh bắt thủy sản thuộc loại lớn so với các nước. Tạo ra lợi thế so sánh về nguyên liệu và điều kiện nuôi trồng. Nhà nước cũng có nhiều ưu đãi đối với lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp. Về thuế, cấp phép diện tích đất…nhà đầu tư có nhiều thuận lợi hơn. Yếu tố bất lợi Nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam còn mang nặng tính chất sản xuất nhỏ, tự cung, tự cấp, đầu tư phân tán, thiếu tính chuyên môn. Việt Nam có rất ít các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp mang lại hiệu quả cao. Tỷ lệ DN nông nghiệp hoạt động có lãi tương đối thấp, trong khi số DN bị thua lỗ khá lớn, chiếm tới gần 1/3 trong tổng số DN ngoài quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Bên cạnh đó, 70% số DN loại này lựa chọn loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn mà thực chất là quản lý theo kiểu gia đình. Điều đó cho thấy họ ít có tham 92 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vọng về mở rộng quy mô, tăng trưởng mạnh hay áp dụng các phương thức quản lý tiến bộ. Theo điều tra tại 2 tỉnh có phong trào phát triển DN khu vực NN-NT khá mạnh ở miền Bắc là Vĩnh Phúc và Hà Tây (cũ), mỗi DN tư nhân có từ 21 - 44 công nhân, vốn đầu tư bình quân 700 - 900 triệu đồng. Đặc biệt, khi khảo sát loại hình hộ kinh doanh, nhóm nghiên cứu của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển NN NT thấy 30% số hộ kinh doanh có quy mô bằng hoặc lớn hơn DN nhưng không muốn đăng ký thành lập DN là do năng lực quản lý yếu, thiếu thông tin, sợ thủ tục hành chính rườm rà... Hoạt động sản xuất NLN nói chung và thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này gặp nhiều rủi ro hơn các lĩnh vực khác do chịu ảnh hưởng bởi thời tiết, khí hậu, thiếu đảm bảo về điều kiện hạ tầng, đất đai và nguồn nhân lực. Cơ sở hạ tầng và tay nghề ở khu vực nông thôn chưa đủ để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Rủi ro khi đầu tư vào nông nghiệp và khu vực nông thôn cao. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn chưa đủ năng lực để chủ động kêu gọi FDI theo ý đồ phát triển sản phẩm và thị trường của riêng mình. Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này còn nhiều bất cập, chưa thật sự hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Chính sách đất đai, thuế và các chế độ ưu đãi đầu tư trong nông nghiệp và các vùng nông thôn chưa rõ và chưa thống nhất. 2.2.3.4. Tác động của nguồn vốn FDI đối với nền kinh tế xã hội  Mặt tích cực − Đóng góp vào tăng trưởng GDP và đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Vốn FDI hiện nay chiếm khoảng 25% tổng đầu tư toàn xã hội, đóng góp gần 20% GDP. 93 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI − FDI bổ sung cho nguồn vốn trong nước và là động lực thúc đẩy quá trình luân chuyển vốn vào Việt Nam, vì khi bỏ vốn đầu tư vào Việt Nam, các chủ đầu tư luôn tìm kiếm những giải pháp mới về quản lý công nghệ sử dụng sao cho hiệu quả đầu tư đạt mức cao nhất. Vì vậy tăng cơ hội tiếp nhận vốn và công nghệ mới cho các doanh nghiệp Việt Nam. − Thúc đẩy quá trình sử dụng vốn nội địa linh hoạt và có hiệu quả hơn. Vì trong quá trình tiếp nhận vốn FDI, và triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh ở Việt Nam, sự năng động của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ kéo theo những ngành sản xuất trong nước và vận tải nội địa hoạt động mạnh hơn nhằm đáp ứng yêu cầu của hoạt động trong nước. − Tiếp thu, chuyển giao công nghệ. Thông qua các dự án đầu tư FDI, nhiều công nghệ mới, hiện đại đã được đưa vào sử dụng ở nước ta trong các ngành tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí, bưu chính viễn thông, sản xuất vi mạch điện tử, sản xuất máy tính, hoá chất, sản xuất ô tô, thiết kế phần mềm... FDI còn kích thích các doanh nghiệp nội địa phải đầu tư đổi mới công nghệ để tạo được những sản phẩm có khả năng cạnh tranh với sản phẩm của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài trên thị trường nội địa và xuất khẩu. − Nâng cao năng lực sản xuất và kim ngạch xuất khẩu . Cùng với tốc độ tăng trưởng trong tổng kim ngạch xuất khấu Việt Nam xu hướng này tăng dần qua các năm, các doanh nghiệp FDI đóng góp ngày càng lớn hơn trong tổng kim ngạch xuất khẩu tại Việt Nam − Giải quyết việc làm ổn định – trực tiếp lẫn gián tiếp – cho hàng trăm ngàn người lao động; góp phần đào tạo nguồn nhân lực thích nghi với điều kiện làm việc trong các xí nghiệp công nghiệp ở trình độ cao. − Tạo ra công ăn việc làm và cải thiện nguồn nhân lực, góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường lao động. 94 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI − Đóng góp vào nguồn thu ngân sách và các cân đối vĩ mô . Bên cạnh đó, FDI đã góp phần quan trọng vào việc tăng thặng dư của tài khoản vốn, góp phần cải thiện cán cân thanh toán nói chung. − Tạo động lực để hoàn thiện các chính sách pháp luật, bộ máy quản lý hành chính do yêu cầu cao về môi trường đầu tư của các nhà đầu tư khi vào nước ta.  Mặt tiêu cực − Sự xuất hiện của dòng vốn FDI tạo áp lực cạnh tranh lớn đối với doanh nghiệp trong nước. Một bộ phận doanh nghiệp Việt Nam không có lợi và có thể bị phá sản do khu vực FDI yêu cầu thực hiện chính sách tự do hóa thương mại, đối xử bình đẳng giữa họ với các doanh nghiệp trong nước, ta không đủ sức cạnh tranh với nhà đầu tư nước ngoài mạnh hơn về vốn và kỹ thuật… − Cơ cấu nền kinh tế mất cân đối do mục đích cao nhất của các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài là lợi nhuận; nên đối với các lĩnh vực, ngành, dự án có tỷ suất lợi nhuận cao thì được đặc biệt quan tâm, còn những dự án, lĩnh vực dù rất cần thiết cho dân sinh mà không mang đến lợi nhuận thỏa đáng cho họ thì không, hoặc rất khó để thu hút được FDI. − Các nhà sản xuất trong nước khó có khả năng tiếp cận với công nghệ cao vì luật quyền sở hữu trí tuệ và độc quyền công nghệ. − Do sự tập trung của các nhà đầu tư FDI ở các tỉnh, thành phố…, đưa đến thực trạng là địa phương có trình độ phát triển cao thì thu hút được FDI nhiều, do đó tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt quá tốc độ tăng trưởng trung bình của cả nước; trong khi những vùng có trình độ phát triển kém thì có ít dự án FDI nên tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn thấp. Nếu không kịp thời điều chỉnh thì sự chênh lệch về trình độ phát triển ngày càng gia tăng cũng như khoảng cách trong chênh lệch thu nhập ngày càng lớn. − Môi trường sinh thái có thể bị ô nhiễm do những nhà máy công nghiệp chưa xử lý tốt các loại chất thải, tiếng ồn và các yếu tố độc hại, và nếu ta không có quy hoạch đầu tư tốt sẽ dẫn đến tình trạng đầu tư tràn lan, khai thác tài nguyên bừa bãi. 95 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Chưa kể đến đó là sự du nhập công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường, hàng hóa kém sức cạnh tranh. Theo đánh giá chung, công nghệ được sử dụng trong các doanh nghiệp FDI thường cao hơn mặt bằng công nghệ cùng ngành tại Việt Nam, nhưng thuộc loại lạc hậu so với thế giới; tuy không thể đánh giá “Việt Nam là nước chứa rác thải của thế giới” nhưng nó báo động về những sơ hở trong cơ cấu quản lý của nước ta. − Hoạt động đầu tư FDI dẫn tới dự pha trộn về văn hoá; bản sắc dân tộc có thể bị mai một. − Các công ty nước ngoài trốn thuế gây thiệt hại ngân sách nhà nước nếu ta không có trình độ quản lý tốt. − Thâm hụt các cân thanh toán có thể tăng nếu các doanh nghiệp FDI chuyển lợi nhụân về nước hay lượng nguyên nhiên liệu, hàng hóa nhập khẩu phục vụ sản xuất và các chi phí khác lớn hơn số vốn được FDI chuyển vào. − Xuất hiện nguy cơ rửa tiền. Theo cảnh báo của WB thì Việt Nam sẽ bị các tổ chức rửa tiền quốc tế chọn làm mục tiêu vì hệ thống thanh tra, giám sát, hệ thống kế toán và tìm hiểu khách hàng ở nước ta còn kém phát triển, mức độ sử dụng tiền mặt và các luồng chuyển tiền không chính thức còn cao − FDI ảnh hưởng tới đa dạng sinh thái. Bên cạnh những đóng góp quan trọng cho ngành Du lịch Việt Nam thì sự đầu tư quá lớn và liên tục gia tăng trong những năm gần đây đã đặt môi trường tự nhiên Việt Nam trước những thách thức lớn. Nguy cơ ảnh hưởng xấu đến đa dạng sinh học, tài nguyên nước, thuỷ sản, khí hậu và gia tăng ô nhiễm các lưu vực sông. Các khu công nghiệp mở rộng làm diện tích rừng bị thu hẹp, cuộc sống, nơi cư trú của các động vật hoang dã, thực vật đã bị xáo trộn, phá hủy. Trong khi đó, vấn đề bảo vệ tốt môi trường vẫn đang là thách thức lớn đối với Việt Nam hiện nay. 96 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM 3.1 Giải pháp chung 3.1.1 Giải pháp đối với chính sách thu hút FDI của Chính phủ Tuy ở thời điểm hiện tại, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính cuối năm 2008 đầu năm 2009 đã dần qua, nhưng không thể phủ nhận rằng, Việt Nam đã phải chịu những tác động không nhỏ trong giai đoạn này. Đặc biệt là việc giảm sút vốn FDI vào Việt Nam. Bên cạnh đó, vẫn còn những căn bệnh tồn tại trong nền kinh tế nước ta khiến cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài gặp nhiều khó khăn. Do đó, cần thiết phải tiến hành cơ cấu lại các chính sách thu hút vốn đầu tư để từ đó phát triển xây dựng nền kinh tế nước nhà hoàn thiện hơn. Qua quá trình nghiên cứu đề tài, nhóm nghiên cứu xin đưa ra một số giải pháp kiến nghị đối với chính sách của Chính phủ trong thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam như sau: Xác định lại vị trí của FDI Chiến lược cơ cấu lại nền kinh tế Việt Nam sẽ được thực hiện trong bối cảnh nước ta trở thành nước thu nhập trung bình, phấn đấu để trở thành nước thu nhập trung bình cao và tiến tới giàu có. Để phát triển từ nước thu nhập trung bình lên giàu có, cần 3 sự chuyển đổi: từ tích lũy sang sáng tạo, từ đa dạng hóa sang chuyên môn hóa, từ có kỹ năng sang kỹ năng tiên tiến (theo WB trong cuốn “Đông Á phục hưng” xuất bản năm 2007). FDI vào Việt Nam phải phù hợp với bối cảnh này, phục vụ cho mục tiêu này. FDI với vai trò là bộ phận tiên tiến hàng đầu trong nền kinh tế hiện nay hoàn toàn có thể và cần góp phần thúc đẩy ba sự chuyển đổi đó. Chúng ta cũng cần có FDI nhiều hơn, chất lượng hơn, và cần mạnh dạn dành cho FDI vị trí cao hơn trong một số lĩnh vực nhằm sớm đạt mục tiêu trên. Trong bối cảnh nguồn FDI bị khan hiếm đi do cuộc khủng hoảng toàn cầu, chính sách thu hút FDI càng phải đảm bảo không những hấp dẫn mà còn thực sự cạnh tranh so với các nước khác. Những đột phá trong chính sách thu hút FDI phải được áp dụng trong những 97 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI trường hợp cần thiết, như ta đã từng làm với dự án của Intel trước đây, cả khi quyết định chấp thuận dự án cũng như trong quá trình triển khai thực hiện. Hƣớng vào mục tiêu phát triển Chính sách thu hút FDI cần hướng vào mục tiêu phát triển ở Việt Nam những lĩnh vực kinh doanh mới, hiện đại, phù hợp với nhu cầu của thị trường quốc tế, có tính cạnh tranh và khả năng kết nối cao với mạng kinh doanh toàn cầu. Cần tập trung cao vào những lĩnh vực chọn lọc, không tràn lan, và cương quyết khước từ những dự án có thể gây tổn hại lâu dài cho nền kinh tế về khai thác nguồn lực con người, tài nguyên, bảo vệ môi trường và vị thế trên thị trường. Khi đưa ra các lĩnh vực chọn lọc này, một mặt ta cần dựa trên chiến lược cơ cấu lại nền kinh tế của mình, mặt khác cần linh hoạt sẵn sàng chớp những thời cơ mới do thị trường bên ngoài và nhà đầu tư mang lại, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu và các nước đối tác chính sẽ cơ cấu lại và chuyển động mạnh sau khủng hoảng. Cũng rất cần quan tâm tự mình chuẩn bị các nguồn lực bên trong, đặc biệt là nhân lực và hạ tầng, xây dựng và phát triển các cơ sở cần thiết để tạo điều kiện và hỗ trợ cho sự hình thành và phát triển các lĩnh vực chúng ta muốn kéo FDI vào. Phù hợp và hỗ trợ quy hoạch phát triển mới các vùng kinh tế Chính sách thu hút FDI cần phù hợp và hỗ trợ cho quy hoạch phát triển mới các vùng kinh tế của Việt Nam. Một quy hoạch tổng thể, có tầm nhìn xa về phát triển các vùng, gắn kết với quy hoạch phát triển các ngành, có tính toán đầy đủ các yếu tố dân cư, vị trí địa lý trong nước và trong khu vực, môi trường tự nhiên (kể cả trong mối đe dọa biến đổi khí hậu), bối cảnh mới của cạnh tranh và hội nhập quốc tế… là cần thiết để đảm bảo sự phát triển hiệu quả, công bằng và bền vững ở Việt Nam. Quy hoạch này cũng là cơ sở để các nhà đầu tư chọn lựa vị trí tiến hành dự án của họ, sẽ chỉ điều chỉnh khi có những lợi ích mới, to lớn hơn cho toàn bộ nền kinh tế xuất hiện và không thể bị hy sinh cho lợi ích của bất cứ nhà đầu tư riêng lẻ hoặc địa phương nào. Xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch phát triển cho các vùng kinh tế 98 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI của Việt Nam cho giai đoạn tới rất cần tính toán để tận dụng và nâng cao vị thế của Việt Nam ở Đông Dương, trong Tiểu vùng Mekong mở rộng, trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN sẽ hình thành vào năm 2015, trong công thức “Trung Quốc cộng 1”, trong liên kết “ASEAN cộng 3” cũng như trong các cam kết thương mại tự do giữa Việt Nam hoặc giữa ASEAN với các đối tác khác. Hài hòa, bổ trợ cho chiến lƣợc phát triển các doanh nghiệp Chính sách thu hút FDI cần hài hòa và bổ trợ cho chiến lược phát triển các doanh nghiệp trong nước, nhằm tranh thủ tối đa tác động lan tỏa tích cực của FDI, đặc biệt trong việc chuyển giao công nghệ, tạo liên kết với các doanh nghiệp Việt Nam, hình thành các cluster trong nước, trong khu vực, nâng cấp các doanh nghiệp công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ của Việt Nam, đưa các doanh nghiệp Việt Nam vào cùng tham gia các chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu ở những khâu tạo nhiều giá trị gia tăng hơn… Khuôn khổ chính sách thu hút FDI cần chú trọng những biện pháp thực tế để xóa “khoảng trống” đang tồn tại, khuyến khích sự hợp tác, nâng cao khả năng hỗ trợ cho nhau trong quan hệ giữa FDI và doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước. Mặt khác, khuôn khổ chính sách này cũng cần ngăn chặn sự liên kết bất chính để lũng đoạn thị trường và không để FDI chèn lấn các doanh nghiệp trong nước. Một môi trường kinh doanh bằng phẳng, không phân biệt đối xử như luật pháp và các cam kết quốc tế của nước ta đòi hỏi rất cần được hình thành thực sự, để đảm bảo có đội ngũ doanh nghiệp đủ mạnh đặng phục vụ công cuộc phát triển của đất nước trong giai đoạn tới. Có các chính sách riêng biệt thu hút các nhà đầu tƣ chiến lƣợc Cần thiết kế các chính sách cụ thể riêng biệt để thu hút các nhà đầu tư chiến lược từ các nước đối tác lớn, các công ty đa quốc gia, có tiềm năng lớn về công nghệ và thị trường, những đối tượng thực sự có khả năng đóng góp cho chúng ta đạt được những mục tiêu, yêu cầu nêu trên. Mặt khác cũng cần có những quy định rõ ràng về pháp lý để ngăn chặn những luồng đầu tư không mong muốn. Đây cần được 99 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI coi là một định hướng quan trọng trong chiến lược cơ cấu và chính sách kinh tế đối ngoại mới, đòi hỏi có sự tự tin, có cách làm mạnh dạn, khôn ngoan, sẵn sàng vượt khỏi các khuôn khổ chính sách bình thường để tạo bước ngoặt cần thiết trong thu hút FDI. Thực hiện điều này đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng các đối tượng bên ngoài, nhận diện lợi ích thực thụ của mỗi bên để đánh giá, so sánh, chọn lựa và có cách đối xử thông minh, phù hợp thậm chí với từng đối tượng. Cũng cần có sự thống nhất về nhận thức và phối hợp hành động tốt giữa các cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan trong khi thực hiện chủ trương này. Các cấp tham gia quyết định và thực hiện các dự án FDI, đặc biệt ở các địa phương, rất cần được nâng cao trình độ và năng lực thẩm định, giám sát và làm việc với các đối tượng FDI đặc biệt này. Thực hiện cải cách Chính sách thu hút FDI không thể không đi liền với những cải cách mạnh dạn cần thiết nhằm thực hiện chiến lược cơ cấu lại nền kinh tế nước nhà. Hệ thống luật pháp, nền hành chính, các dịch vụ công cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường, tương thích với các chuẩn mực quốc tế được thừa nhận rộng rãi và các cam kết quốc tế của chúng ta. Luật pháp, chính sách và các quy hoạch phải đảm bảo tính minh bạch, nhất quán, tiên liệu được, và phải được thực thi nghiêm túc theo tinh thần thượng tôn pháp luật. Cải cách trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, thương mại, doanh nghiệp phải được thúc đẩy, dứt khoát và triệt để hơn, nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho đầu tư và phát triển của doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế nói chung. Trên hết, chúng ta cần đổi mới tư duy, nhận thức lại yêu cầu và định hướng phát triển nền kinh tế nước nhà trên cơ sở bối cảnh mới của đất nước và thế giới dưới tác động và nhân cơ hội của cuộc khủng hoảng đang diễn ra, để có quyết tâm cao cải cách và tái cơ cấu nền kinh tế. Chính sách hƣớng đến hoàn thiện môi trƣờng pháp lý − Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và triển khai có hiệu quả các đạo luật mới như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, sửa đổi Luật Thuế, Luật 100 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Ngân hàng, Bảo hiểm, Sở hữu trí tuệ, Hải quan… Ban hành các văn bản hướng dẫn còn thiếu, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất và minh bạch của hệ thống pháp lý về đầu tư- kinh doanh, nhất là các văn bản liên quan trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp (về quyền sử dụng đất, về huy động vốn, về lao động, về thuế, đặc biệt là cách tính thuế và thu thuế). − Rà soát, điều chỉnh các cam kết về mở cửa thị trường cho các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ theo đúng các cam kết của WTO. Công khai các văn bản pháp quy của các Bộ, ngành có liên quan về điều kiện đầu tư hoặc hành nghề của các doanh nghiệp nói chung để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các cam kết của Nhà nước ta. Đồng thời, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành các văn bản về quản lý đầu tư nước ngoài trên địa bàn theo hướng minh bạch, rõ ràng về đầu mối, thời gian, đầu mục hồ sơ… − Tập trung thực hiện các công việc theo nội dung công văn số 2513/BKHĐTNN của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ký ngày 13/4/2007 về tăng cường quản lý hoạt động ĐTNN trong tình hình mới. − Ban hành Thông tư hướng dẫn một số nội dung chưa rõ ràng, cụ thể tại NĐ số 108/2006/ NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư. − Tiếp tục huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước, trong đó có việc ban hành quy chế khuyến khích tư nhân, đầu tư nâng cấp các công trình giao thông, cảng biển, dịch vụ viễn thông, cung cấp điện nước, phấn đấu không để xảy ra tình trạng thiếu điện cho hoạt động sản xuất kinh doanh. − Điều chỉnh quy hoạch các ngành cho phù hợp với các thỏa thuận và cam kết quốc tế trong quá trình hội nhập. Đặc biệt chú trọng công tác dự báo nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch (quy hoạch phát triển ngành, sản phẩm, địa bàn...). Xoá bỏ quy định về việc yêu cầu các dự án đầu tư phải phù hợp với quy hoạch sản phẩm. 101 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI − Tiếp tục tập trung hoàn thiện cơ chế „liên thông-một cửa‟ ở các cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư và quản lý đầu tư. Tăng cường năng lực quản lý ĐTNN của các cơ quan chức năng và cơ chế phối hợp, giám sát và kiểm tra hoạt động đầu tư; giải quyết kịp thời các thủ tục về đất đai, thuế, xuất nhập khẩu, hải quan,... nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động ĐTNN, qua đó tăng thêm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam. − Thực hiện từng bước minh bạch hoá chính sách, thủ tục đầu tư; công khai hoá các bước của quá trình cấp Giấy chứng nhận đầu tư lên mạng. 3.1.2 Giải pháp về quản lý nhà nƣớc trong hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài Tập trung vào việc giảm khoảng cách giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện: Phối hợp hỗ trợ, thúc đẩy nhanh việc giải ngân vốn đăng ký của các dự án. Xây dựng, củng cố hệ thống quản lý thông tin đầu tư nước ngoài, kết nối các đầu mối quản lý đầu tư tại địa phương để đảm bảo tốt chính sách hậu kiểm. 3.1.3 Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực Đẩy nhanh việc triển khai kế hoạch tổng thể về đào tạo nhằm nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 40% vào năm 2010 thơng qua: Tăng cường mạnh mẽ công tác đào tạo, nhất là đào tạo nghề với sự tham gia của các tổ chức trong nước và nước ngoài nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu lao động kỹ thuật cao của nhà đầu tư. Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác xúc tiến nói riêng và quản lý đầu tư nói chung. Vận động và phối hợp với các tổ chức quốc tế hỗ trợ mở các lớp đào tạo về xúc tiến và quản lý đầu tư nước ngoài. Nâng cấp, mở rộng hệ thống các trường đào tạo nghề ngang tầm khu vực và thế giới, điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 102 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Nâng cao hiểu biết pháp luật về lao động cho người lao động và sử dụng lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đảm bảo chính sách, pháp luật về lao động, tiền lương được thực hiện nghiêm túc. 3.1.4 Giải pháp về xúc tiến đầu tƣ Đổi mới công tác vận động xúc tiến đầu tư trên cơ sở đa dạng hoá các phương thức xúc tiến đầu tư theo các hướng sau: Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư nói riêng và quản lý đầu tư nói chung. Vận động và phối hợp với các tổ chức quốc tế hỗ trợ mở các lớp đào tạo về xúc tiến và quản lý đầu tư nước ngoài. Thành lập các bộ phận xúc tiến đầu tư tại các địa bàn trọng điểm. Nâng cấp trang thông tin website giới thiệu về đầu tư nước ngoài. Trang web cần được thiết kế khoa học bằng tiếng Anh, tiếng Hoa và tiếng Nhật. Biên soạn lại các tài liệu giới thiệu về đầu tư nước ngoài như guidebook, in tờ gấp giới thiệu về cơ quan quản lý đầu tư, cập nhật các thông tin về chinh sách, pháp luật liên quan đến đầu tư nước ngoài. Làm đĩa VCD hoặc CD ROM để giới thiệu về môi trường đầu tư. Tăng cường phối hợp trong xúc tiến đầu tư giữa trung ương và địa phương. Nhanh chóng ban hành Quy chế phối hợp và triển khai các bộ phận xúc tiến đầu tư ở một số địa bàn trọng điểm. Đổi mới phương thức xúc tiến đầu tư, chuyển mạnh sang hình thức vận động đầu tư theo dự án và đối tác trọng điểm, tiếp cận và vận động các công ty, tập đoàn lớn có thực lực về tài chính- công nghệ cao đầu tư vào Việt Nam. Triển khai thành lập bộ phận xúc tiến đầu tư tại một số địa bàn trọng điểm. Thực hiện tốt Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia giai đoạn 2007-2010 để đảm bảo kinh phí cho vận động thu hút vốn FDI nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Việt Nam, kết hợp chặt chẽ các chuyến công tác của lãnh đạo cấp cao Đảng và Nhà nước với các hoạt động xúc tiến đầu tư-thương mại-du lịch. Nâng cấp 103 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI trang thông tin điện tử về đầu tư nước ngoài bằng một số ngôn ngữ đáp ứng nhu cầu của số đông nhà đầu tư. Tăng cường các đoàn vận động đầu tư theo phương thức làm việc trực tiếp với các tập đoàn lớn, tại các địa bàn trọng điểm. Chủ động tiếp cận và hỗ trợ các nhà đầu tư tiềm năng có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam. 3.1.5 Giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng: Tăng cường công tác quy hoạch, thực thi các quy hoạch cũng như thu hút đầu tư vào các công trình giao thông, năng lượng. Tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; ưu tiên các lĩnh vực cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường (xử lý chất thải rắn, nước thải.v.v.), ... Tập trung chỉ đạo, giải quyết tốt việc cung cấp điện. Khuyến khích sản xuất, sử dụng điện từ và các năng lượng mới: gió, thủy triều, mặt trời. Mở rộng hình thức cho thuê cảng biển, mở rộng đối tượng cho phép đầu tư dịch vụ cảng biển, đặc biệt dịch vụ hậu cần (logistic) để tăng cường năng lực cạnh tranh của hệ thống cảng biển Việt Nam. Đẩy mạnh đầu tư vào các lĩnh vực (văn hóa-y tế-giáo dục, bưu chính-viễn thông, hàng hải, hàng không) đã cam kết khi gia nhập WTO. Xem xét việc ban hành một số giải pháp mở cửa sớm hơn mức độ cam kết đối với một số lĩnh vực dịch vụ mà nước ta có nhu cầu. 3.1.6 Giải pháp về vốn đầu tƣ FDI theo địa phƣơng Chính phủ cần ra khoảng cách biệt ngày càng lớn giữa các khu vực duyên hải và khu vực nội địa, cũng như sự chênh lệch về kinh tế giữa nông thôn và thành thị, và đã cố gắng khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào các khu vực trung tâm và các vùng sâu, vùng xa của Việt Nam. Các hình thức ưu đãi đặc biệt như được miễn thuế và miễn trong thời gian dài hơn, miễn thuế nhập khẩu đối với các nguyên liệu thô, giảm tiền thuê đất, đã được áp dụng để thu hút đầu tư nước ngoài vào các vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn 104 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Chú trọng vào phát triển cơ sở hạ tầng tại những vùng có tiềm năng phát triển. Xây dựng hệ thông cầu, đường, thông tin liên lạc…để hỗ trợ và thu hút các nhà đầu tư. Mỗi vùng có điều kiện về tự nhiên, kinh tế - xã hội có những sự khác biệt và tương đồng riêng, cần có sự liên kết giữa các vùng thuận tiện về địa lý để phát huy thế mạnh và hạn chế nhược điểm của từng vùng. Ngoài ra, mỗi vùng sẽ có những tiềm năng phát triển trong những ngành kinh tế khác nhau. Nhà nước cần sớm nhận diện và định hướng phát triển cho sự chuyên hóa. Và giữa các ngành này thì có sự liên quan và hỗ trợ nhau phát triển. Nhu cầu liên kết trong đầu tư và phát triển càng trở nên quan trong hơn bao giờ hết, nhất là trong điều kiện phải cạnh tranh để duy trì được sự tăng trưởng cao và phát triển bền vững Chính phủ Việt Nam đẩy nhanh việc triển khai kế hoạch tổng thể về đào tạo nhằm nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo, đáp ứng nhu cầu cả về số lượng và chất lượng lao động cho xã hội. Tránh sự quá tải về lao động tại một số vùng kinh tế trọng điểm mà lại thiếu lao động tại những vùng kinh tế mới và vùng có tiềm năng. 3.2 Giải pháp riêng cho từng ngành 3.2.1 Công nghiệp – xây dựng 3.2.1.1. Kiến nghị đối với nhà nƣớc Hoàn thiện danh mục dự án kêu gọi đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. − Các Bộ, ngành, địa phương chủ động xây dựng và công bố danh mục dự án kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài của ngành, địa phương mình sau khi thống nhất với Bộ kế hoạch và đầu tư. − Các Bộ, ngành xây dựng và điều chỉnh quy hoạch ngành và các sản phẩm chủ yếu phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 105 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nƣớc − Thu hút đầu tư, áp dụng những chính sách ưu đãi để lấp đầy các khu công nghiệp, khu chế xuất đã được thành lập và khai thác các vùng kinh tế trọng điểm mới. − Giảm nhẹ các thủ tục hành chính − Nên quy hoạch và xây dựng các khu công nghiệp tập trung cho các vùng kinh tế trọng điểm (gần trung tâm giao dịch buôn bán, đường xá giao thông thuận lợi, gần vùng cung cấp nguyên, nhiên liệu...) để tạo sức đột phá, các địa bàn khác cần đầu tư có chọn lọc tránh dàn trải và bất hợp lý − Thực hiện các biện pháp thúc đẩy giải ngân; không cấp phép cho các dự án công nghệ lạc hậu, dự án tác động xấu đến môi trường; thẩm tra kỹ các dự án sử dụng nhiều đất, giao đất có điều kiện theo tiến độ dự án; cân nhắc về tỷ suất đầu tư/diện tích đất, kể cả đất khu công nghiệp. Tiến hành rà soát các dự án đã cấp giấy chứng nhận đầu tư trên địa bàn cả nước để có hướng xử lý đối với từng loại dự án. − Đối với các dự án đang triển khai thực hiện , các Bộ , các ngành và uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tích cực hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn , nhất là trong khâu đền bù , giải phóng mặt bằng để nhanh chóng hoàn thành xây dựng cơ bản , đưa doanh nghiệp vào sản xuất kinh doanh. Đối với các dự án chưa triển khai , song xét thấy vẫn có khả năng thực hiện , cần thúc đẩy việc triển khai trong một khoảng thời gian nhất định và giải quyết các vướng mắc , kể cả việc điều chỉnh mục tiêu và quy mô hoạt động của dự án Công tác cán bộ đào tạo Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp, công chức nhà nước, và công nhân kỹ thuật có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, 106 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI phương pháp hoạt động kinh tế đối ngoại, trình độ ngoại ngữ và tay nghề kỹ thuật cao, đủ khả năng để đáp ứng tốt yêu cầu thu hút và quản lý hoạt động của đầu tư trực tiếp nước ngoài . Đẩy mạnh xúc tiến đầu tƣ − Các ngành đặc biệt khuyến khích đầu tư gồm công nghệ thông tin, điện tử, vi điện tử, công nghệ sinh học…; chú trọng công nghệ nguồn từ các nước công nghiệp phát triển như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản; hết sức coi trọng thu hút FDI gắn với nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ. − Công nghiệp phụ trợ: Khuyến khích thu hút FDI vào ngành công nghiệp phụ trợ nhằm giảm chi phí đầu vào về nguyên-phụ liệu của các ngành công nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm sản xuất trong nước. Để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, cần tạo điều kiện để các dự án sản xuất lắp ráp các sản phẩm công nghiệp nhanh chóng mở rộng quy mô và thị trường tiêu thụ. − Cùng với các chính sách linh hoạt về vấn đề chuyển giao công nghệ trong ngàng Công nghiệp, cần phải có các chế độ ưu đãi phù hợp đối với các cán bộ nghiên cứu khoa học 3.2.1.2. Giải pháp cho các khu công nghiệp Quy hoạch tổng thể các khu và hoạt động sản xuất cho mỗi khu một cách hợp lý. Ban quản lý các khu công nghiệp tham gia cùng các ngành chức năng xây dựng quy hoạch tổng thể các khu và hoạt động sản xuất của khu một cách hợp lý. Phát triển cơ sở hạ tầng khu công nghiệp. − Trước mắt cần tập trung các nguồn lực đẩy nhanh tốc độ xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng bên trong các khu công nghiệp hiện có 107 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI − Ban quản lý khu công nghiệp cần theo dõi chặt chẽ quá trình và chất lượng xây dựng các công trình kết cấu cơ sở hạ tầng đồng thời sớm có tiêu chuẩn, quy phạm xây dựng đối với các công trình cơ sở hạ tầng khu công nghiệp − Cần có chính sách khuyến khích đặc biệt (về giá cả, dịch vụ, thuế) đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài. Đầu tư phát triển mới hệ thống cơ sở hạ tầng ở các khu công nghiệp. Đẩy mạnh công tác xúc tiến vận động đầu tƣ. − Sớm thành lập Website về khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh trên mạng Internet nhằm tăng cường khả năng vận động khuyến khích đầu tư và đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về hoạt động của các khu công nghiệp − Cần khuyến khích mạnh mẽ ĐTNN vào các ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu và công nghệ cao, công nghiệp cơ khí, điện tử, năng lượng, những ngành ta có thế mạnh về nguyên liệu (như lĩnh vực Dầu khí) và lao động (như lĩnh vực Dệt-may, Da-Giầy,...) 3.2.2. Dịch vụ 3.2.2.1. Giao thông vận tải, bƣu chính viễn thông, logistics Cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải giữ vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế xã hội của cả nước nói chung và hoạt động thu hút FDI nói riêng. Do vậy, thu hút FDI vào lĩnh vực này, không chỉ giúp ngành phát triển lớn mạnh mà còn có ý nghĩa đối với những ngành kinh tế khác. Trong lĩnh vực giao thông vận tải, cần chú trọng đến các tuyến đường thông với cửa ngõ quốc tế. Có sự đánh giá và chỉ ra những tuyến đường cần được xây dựng để mời gọi nguồn vốn đầu tư nước ngoài. 108 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Những công trình giao thông đóng vai trò liên kết giữa các vùng, cần được quan tâm. Đặc biệt, đối với những dự án về cầu, đường nối những vùng đất tiềm năng về kinh tế như vùng ĐBSCL, Tây nguyên…khi giao thông vào các vùng này trở nên dễ dàng, thì việc thu hút FDI vào các ngành kinh tế của vùng dễ dàng hơn. Đối với logistics, thế mạnh của Việt Nam là hoạt động giao nhân đường biển. Cần thu hút FDI vào các hoạt động trong chuỗi, đặc biệt chú ý đến hệ thống kho bãi. Ngoài ra, cũng cần thu hút FDI vào hoạt động logistics thông qua đường hàng không, Việt Nam cũng có tiềm năng và đang được từng bước khai thác. Hoạt động bưu chính viễn thông, mới được mở cửa thông thoáng trong những năm gần đây. Hoạt động dịch vụ còn chưa phong phú, cần gắn kết hệ thống thông tin Việt Nam với thế giới. Khuyến khích đầu tư cung cấp những thiết bị hiện đại, công nghệ cao, phù hợp với tiến trình công nghệ của thế giới. Về phía nhà nước, cần thực hiện chính sách quy hoạch hợp lý về giao thông vận tải, hệ thống kho bãi, cầu cảng…tránh trùng lặp và rối loạn. Về cảng, những tuyến đường giao thông quan trọng không nên đặt gần các khu dân cư. Việc quy hoạch cần được đặt trên góc nhìn tổng thể, cân đối và hợp lý là điều kiện cần thiết. Giữa các ngành có sự quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau. Muốn thu hút hoạt động đầu tư vào lĩnh vực logistics cần xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc. Có những biện pháp hạn chế tham nhũng, xử lý các vụ vi phạm xây dựng niềm tin đối với nhà đầu tư. Thông qua việc sử dụng nguồn vốn vào đúng mục đích và có sự quản lý chặt chẻ. 3.2.2.2. Nhà hàng – khách sạn: Hầu hết các nhà hàng, khách sạn nước ngoài tầm cỡ đều tập trung ở các thành phố lớn và địa điểm du lịch nổi tiếng. Trong thời gian tới, cần hướng các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư dịch vụ này tại các vùng kinh tế mới nổi, các khu đô thị mới…giảm bớt nhịp độ và tình trạng cạnh tranh dữ dội tại các địa điểm trung tâm. 109 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Cũng nên khuyến khích đầu tư vào những dự án nhà hàng- khách sạn quy mô nhỏ, nhưng dưới dạng chuỗi. Đặt ở nhiều địa phương và có sự liên kết hỗ trợ cho nhau. Vừa giúp phát triển các ngành kinh tế có liên quan tại địa phương, vừa giảm được lượng khách đổ dồn vào khu trung tâm. Với những khu du lịch còn chưa được khai thác, một số bãi biển đẹp của Việt Nam vẫn chưa được đầu tư đúng mức như ở Ninh Thuận, Côn Đảo…nhà nước cần có sự đinh hướng và kêu gọi đầu tư để cung cấp dịch vụ và xây dựng nơi này thành địa điểm du lịch mới. 3.2.2.3. Bất động sản Trong thời gian tới, trước hết, nhà nước cần có chính sách và bản đồ quy hoạch hợp lý. Bảo đảm rằng, chính sách quy hoạch này phù hợp với định hướng phát triển của ngành và phải có sự nhất quán, phù hợp với những ngành kinh tế khác có liên quan, đặc biệt đối với ngành xây dựng, dịch vụ nhà hàng, khách sạn… Cần sớm hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về bất động sản bảo đảm đồng bộ, thống nhất, xây dựng hoàn chỉnh khung pháp lý để dễ dàng chuyển bất động sản thành vốn đầu tư; tạo hệ thống đăng ký bất động sản thống nhất; công khai hoá hoạt động kinh doanh bất động sản. Khi nền kinh tế đòi hỏi phải tái cơ cấu, phải phát triển nhiều ngành sản xuất khác thì việc thu hút FDI vào bất động sản cần phải tính toán kỹ lưỡng. Việc kêu gọi đầu tư FDI cũng hết sức cẩn trọng, không phải mục tiêu là thu hút càng nhiều vốn càng tốt mà phải hợp lý, và dự án có tính khả thi, sẽ đóng góp tích cực cho nền kinh tế, xã hội đất nước trong tương lai. Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý đất đai, nâng cao trình độ và đạo đức của cán bộ quản lý, lập lại kỷ luật, kỷ cương trong quản lý đất đai, nâng cao trách nhiệm của cán bộ quản lý. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải yêu cầu các địa phương gửi báo cáo, từ đó tiến hành rà soát các dự án bất động sản đã được cấp phép, nếu dự án nào 110 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI phát triển đúng hướng thì vẫn khuyến khích đầu tư còn dự án nào được thành lập với mục đích chiếm đất hay huy động vốn thì sẽ phải chấn chỉnh lại. Cần có sự kiểm soát về nguồn vốn đầu tư, tránh sự mất cân đối trong đầu tư giữa các ngành. Nhà nước cần phải có sự đánh giá và theo sát tiến độ giải ngân của dự án, kịp thời đưa ra những biện pháp hoặc hỗ trợ các nhà đầu tư nếu gặp khó khăn trong việc giải ngân. Tạo cơ chế thuận lợi để chuyển được nguồn vốn đầu tư tiềm ẩn trong bất động sản thành vốn đầu tư phát triển bất động sản. 3.2.2.4. Y tế Dịch vụ khám chữa bệnh trong nước đang cần nâng cấp và đổi mới. Nguồn vốn FDI trong tương lai cần chú trọng vào dịch vụ này. Đầu tư thêm những thiết bị, kỹ thuật, công nghệ mới… đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh trong nước. Trong dài hạn, Việt Nam có thể trở thành trung tâm y tế tiến tiến của khu vực. Đầu tư vào đội ngũ y, bác sỹ, cán bộ quản lý y tế…đây là nút thắt quan trọng giúp dịch vụ y tế Việt Nam bước lên một tầm cao mới. Và cũng là cơ sở để thu hút nguồn vốn FDI vào lĩnh vực này. Ngành dược ở Việt Nam có nhiều tiềm năng nhưng chưa được khai thác hiệu quả. Trong thời gian qua, chưa thu hút được nguồn vốn FDI, nguồn vốn trong nước còn hạn chế chưa có sự đầu tư, nghiên cứu và cải tiến cho ngành. Thời gian tới là lúc cần hướng nguồn vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực này. Không chỉ góp phần đáp ứng nhu cầu trong nước mà có thể là một lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu tiềm năng. Ngoài ra, Bộ Y tế cần đề xuất một loạt các lĩnh vực cần được đầu tư về dược phẩm, bao gồm công nghệ hóa dược, sản xuất nguyên liệu thuốc, sản xuất vaccine, sinh phẩm y tế; kiểm nghiệm thuốc; bao bì, trang thiết công nghiệp dược; chiết xuất dược liệu và thuốc dược liệu; dịch vụ bảo quản và chuỗi bán lẻ thuốc…Tiếp tục phát triển công nghệ bào chế thuốc để đạt được trị giá thuốc sản xuất theo kế hoạch và kỳ vọng của Bộ Y tế đạt 70% vào năm 2015 và 80% vào năm 2020. Trong đó, 111 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đảm bảo thuốc có nguồn gốc từ dược liệu và thuốc đông y chiếm 30% vào năm 2015 và 40% năm 2020. 3.2.2.5. Giáo dục Đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục đã được khuyến khích, quy định khung khổ cho các hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài, thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài, mở văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam… Nhà đầu tư nước ngoài được thành lập mới hoặc liên kết thành lập cơ sở đào tạo ở tất cả các cấp học, từ mầm non đến đào tạo đại học, dạy nghề…trong đó, đặc biệt chú trọng giáo dục bậc đại học, và dạy nghề vì đây là lực lượng lao động trẻ, bổ sung cho đội ngũ cán bộ quản lý và lao động trình độ cao trong tương lai Những lĩnh vực đào tạo được khuyến khích đầu tư là công nghệ thông tin, viễn thông, cơ điện tử, cơ khí chính xác, thương mại điện tử, bảo vệ môi trường, nông nghiệp, du lịch, năng lượng. Khuyến khích đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý và nhà giáo có trình độ cao. Để khắc phục những bất cập về thủ tục thành lập trường đại học, cao đẳng có vốn ĐTNN, Bộ KHĐT đang đề xuất Chính phủ ban hành quy định mới về quy trình, điều kiện thành lập trường cao đẳng, ĐH có vốn nước ngoài, khắc phục những bất cập trong quy định hiện hành; đổi mới quy trình, thủ tục về quản lý đất đai. 3.2.2.6. Tài chính – ngân hàng Cần thành lập Cơ quan giám sát các dịch vụ tài chính trực thuộc chính phủ. Cơ quan này có chức năng tiếp nhận báo cáo hoạt động, kiểm tra xử phạt các hoạt động KDBH, chứng khoán, cho thuê tài chính, đầu tư tài chính, ngân hàng, tín dụng. Việc kiểm soát liên ngành sẽ không cho phép tạo kẽ hở dấu rủi ro khiếm khuyết của ngành này đến khi phát hiện ra sẽ kéo theo sự ảnh hưởng của ngành khác như ngân 112 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI hàng cho vay quá nhiều vào chứng khoán và bất động sản làm tăng trưởng bong bóng của 2 ngành này đến khi bất động sản đóng băng, chứng khoán giảm giá ảnh hưởng đến sự suy sụp của ngân hàng, bảo hiểm và các dịch vụ tài chính khác. Để thực hiện được những mục tiêu trên, cần hoàn thiện khung pháp lý, thể chế mà cơ bản là hoàn thiện Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn; Tạo cơ chế để các cơ quan quản lý có tính độc lập; Tăng nguồn cung cho thị trường chứng khoán, nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước và phát huy vai trò các Hiệp hội ngành nghề chứng khoán, vai trò tư vấn độc lập, phản biện chính sách từ các tổ chức... 3.2.2.7. Bảo hiểm Có hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu triển khai phát triển sản phẩm bảo hiểm, quản lý giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm,. Hoàn thiện từng bước luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn phù hợp với cam kết WTO, phù hợp với chuẩn mực quốc tế quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Hình thành bộ máy quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm đủ mạnh để thực hiện việc hậu kiểm đạt kết quả cao. Cần sắp xếp lại bộ máy tổ chức Vụ Quản lý Bảo hiểm – Bộ Tài chính, nâng cấp thành Cục Quản lý Bảo hiểm. Trong đó, có bộ phận Thanh tra Bảo hiểm có quyền ra quyết định xử phạt những vi phạm trong hoạt động KDBH, bộ phận nghiên cứu định hướng phát triển thị trường bảo hiểm trong từng giai đoạn làm cơ sở cấp phép thành lập DNBH và ban hành các văn bản pháp quy. Các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam cần có sự hợp tác hơn nữa. Thị trường tất yếu phải có sự cạnh tranh. Cạnh tranh không phải là để chia rẽ, phân hóa các DNBH mà trong cạnh tranh sẽ tạo tiền đề để các DNBH tiến tới hợp tác song 113 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI phương, đa phương thậm chí tiến tới việc mua bán, hợp nhất, sáp nhập DNBH để tạo nên một sức mạnh cạnh tranh tốt hơn. 3.2.2.8. Dịch vụ phân phối Qua theo dõi xu hướng phát triển của DN bán lẻ, kết hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong những năm tới, định hướng phát triển thương mại Việt Nam và trao đổi tiếp xúc với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài, cần có những định hướng sau: Đối với hệ thống bán hàng theo thẻ (mô hình Metro), mô hình này gắn với việc đầu tư các cửa hàng lớn, xa khu tập trung dân cư, việc đầu tư phải gắn liền với đất và xây dựng hạ tầng, tức là phải lâu dài mới đạt được hiệu quả. Do đó, các DN nước ngoài với lợi thế và tiềm năng kinh tế sẵn có sẽ tiếp tục đầu tư theo mô hình này tại Việt Nam; Đối với siêu thị (Big C, Lotte), mô hình này thường đặt gần khu dân cư, gắn với việc sử dụng các hạ tầng thương mại được xây dựng sẵn. Trong tương lai, các DN phân phối nước ngoài sẽ phát triển mạnh mô hình này; Đối với khu thương mại, gắn với kinh doanh nhiều dịch vụ, mô hình này được phát triển mạnh trên thế giới và cũng đang có một số tập đoàn lớn có ý định vào Việt Nam thuê đất để đầu tư theo mô hình này, nhưng việc tìm kiếm đất đai phù hợp với nhu cầu là rất khó khăn; Đối với chuỗi nhượng quyền cửa hàng tiện lợi, mô hình này rất phù hợp với tập quán buôn bán quốc tế và đã xuất hiện ở nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, các DN nước ngoài cũng sẽ cùng với các DN trong nước phát triển mô hình này trong tương lai. Cần có chính sách thu hút FDI thích hợp vào lĩnh vực dịch vụ phân phối. Điều này, thể hiện qua sự định hướng rõ ràng có chiến lược theo từng giai đoạn của nhà nước. Bên cạnh đó là sự hỗ trợ về thủ tục pháp lý, và giải quyết những vấn đề vướn mắt cho doanh nghiệp nước ngoài, tránh tình trạng hiểu không đúng và thực hiện sai quy định. 114 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Cần xây dựng hệ thống các quy định về thủ tục và kiểm tra đối với những hoạt động về sau của doanh nghiệp như mở rộng quy mô, tăng vốn, sản phẩm phân phối, địa điểm mới…Đặc biệt, đối với việc cấp phép mở điểm bán lẻ thứ 2 phải tuân thủ việc kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT). Theo đó việc cấp phép thêm điểm bán lẻ mới các nhà bán lẻ FDI phải tuân thủ 3 tiêu chí về: quy mô địa lý, số lượng nhà cung cấp dịch vụ đang hiện diện trên địa bàn, sự ổn định của thị trường đối với các cơ sở bán lẻ thứ hai trở đi. Bộ Công thương cần nhanh chóng hoàn thiện quy hoạch hệ thống bán lẻ trong cả nước, trước mắt nên nhanh chóng có quy hoạch tại các tỉnh, thành phố từ cấp III trở lên; Nhanh chóng có những hướng dẫn cụ thể về ENT ở cấp quốc gia chứ không thực hiện ở cấp địa phương; Việc lấy mặt bằng xây dựng các điểm siêu thị mới không nên giao đất như hiện nay mà phải công khai đấu giá quyền sử dụng đất để tạo sự bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài 3.2.3 Nông – lâm – ngƣ nghiệp Thu hút FDI cần bảo đảm những vấn đề sau: Đảm bảo phù hợp với quy hoạch và cơ cấu kinh tế ngành, vùng, lãnh thổ, quy hoạch vùng nguyên liệu Tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng đất Sử dụng có hiệu quả nguyên liệu địa phương và tạo thêm công ăn việc làm cho nông dân Có tính khả thi cao, nhất là về địa điểm thực hiện, thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp nguyên liệu Kết hợp các dự án có quy mô tương đối lớn, có tác động quan trọng đến nền kinh tế với nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng với các dự án có quy mô vừa ở các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn để đảm bảo cơ cấu kinh tế vùng, ngành 115 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Các ngành hàng/sản phẩm cần thu hút đầu tư nước ngoài: Ngành trồng trọt và chế biến nông sản Ngành chăn nuôi và chế biến các sản phẩm chăn nuôi Ngành trồng rừng - chế biến gỗ 3.2.3.1. Nhóm giải pháp đối với Chính phủ Nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển của từng ngành/sản phẩm theo hướng gắn kết với mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển đặt ra trong Kế hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn . Căn cứ các quy hoạch nói trên, các ngành, địa phương cần xây dựng các Danh mục dự án ưu tiên gọi vốn đầu tư nước ngoài với các thông tin cụ thể về mục tiêu, địa điểm, công suất và đối tác Việt Nam để làm cơ sở cho việc tổ chức các chương trình vận động đầu tư. Hoàn thiện cơ chế, chính sách về khuyến khích đầu tư nước ngoài, gồm: Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư Chính sách phát triển thị trường vốn và tín dụng đầu tư, Chính sách thương mại và thị trường, Chính sách đất đai, Chính sách phát triển nguồn nguyên liệu Chính sách phát triển hạ tầng nông nghiệp và nông thôn Chính sách phát triển nguồn nhân lực Chính phủ cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài, nâng cao tính tiên liệu, minh bạch, đơn giản hoá thủ tục cấp phép, quản lý hoạt động đầu tư, cải thiện cơ sở hạ tầng nông nghịêp, nông thôn. Sử dụng hợp lý các nguồn vốn khác để khuyến khích dòng chảy FDI. 3.2.3.2. Nhóm giải pháp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Xây dựng chiến lược thu hút, sử dụng FDI trong nông nghiệp. Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích về ưu đãi hỗ trợ đầu tư, phát triển thị trường, chính sách đất đai, phát triển vùng nguyên liệu, phát triển nguồn nhân lực. Thực hiện hiệu quả công tác quản lý, sử dụng FDI. Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác vận động, xúc tiến đầu tư nước ngoài theo hướng: 116 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Coi việc hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để triển khai có hiệu quả các dự án đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy phép đầu tư là biện pháp tốt nhất để xây dựng hình ảnh, nâng cao sự hiểu biết của nhà đầu tư nước ngoài về sức hấp dẫn và cạnh tranh của đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp ở Việt Nam Nhanh chóng xây dựng kế hoạch và chương trình vận động đầu tư cụ thể ở trong nước và ngoài nước, tập trung vào các các ngành /dự án và đối tác đầu tư trọng điểm cần thu hút đầu tư nước ngoài Bố trí đủ ngân sách cho hoạt động xúc tiến đầu tư như một khoản chi riêng thuộc kinh phí ngân sách chi thường xuyên hàng năm của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem xét xây dựng Quỹ xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực này trên cơ sở ngân sách Nhà nước cấp (trích từ nguồn thu của khu vực đầu tư nước ngoài), kết hợp với huy động đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp Triển khai nghiên cứu tiềm năng đầu tư của các nước /vùng lãnh thổ đầu tư vào lĩnh vực này để có chính sách, cơ chế vận động thích hợp Đổi mới và nâng cao chất lượng các ấn phẩm tuyên truyền đầu tư nước ngoài nói chung và đầu tư trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp nói riêng (bao gồm Sách hướng dẫn đầu tư, Danh mục dự án gọi vốn đầu tư nước ngoài....) nhằm tạo sức hấp dẫn ban đầu của nhà đầu tư nước ngoài. 3.2.3.3. Nhóm giải pháp thuộc các hiệp hội ngành hàng Tham mưu cho Bộ, địa phương về xây dựng quy hoạch vùng và cơ cấu sản phẩm, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực hoạt động, tăng cường vai trò trong giải quyết tranh chấp thương mại. Lưu ý, những giải pháp này cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và cần đặt trong tổng thể chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn nói chung. Tuy nhiên, trong thời gian trước mắt, cần thực hiện ngay các bước tiếp theo dưới đây: • Rà soát và hoàn thiện quy hoạch từng ngành/sản phẩm • Hoàn thiện danh mục và tóm tắt dự án gọi vốn đầu tư nước ngoài 117 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI • Bố trí ngân sách cho hoạt động xúc tiến đầu tư • Nghiên cứu tiềm năng đầu tư của các nước /vùng lãnh thổ • Tổ chức các chương trình vận động đầu tư ở nước ngoài • Soạn thảo các tài liệu, ấn phẩm tuyên truyền đầu tư trong lĩnh vực nông-lâmngư nghiệp 3.2.3.4. Nhóm giải pháp đối với các doanh nghiệp Nâng cao năng lực hoạt động của doanh nghiệp, tích cực tham gia chương trình xúc tiến đầu tư của ngành, chú trọng xây dựng và quảng bá thương hiệu Thực hiện tổ chức hai mô hình cơ bản là trang trại mở rộng và hợp tác xã. Trang trại mở rộng chính là những hộ gia đình được mở rộng và phát triển diện tích đất đai, đầu tư thiết bị công nghệ hiện đại Đối với các gia đình nhỏ hơn, nên tham gia vào các hợp tác xã, tổ hợp tác, nghiệp đoàn... Những tổ chức như vậy sẽ tập hợp được sức mạnh về vốn, thông tin, khoa học kỹ thuật, lao động..., dần dần trở thành những tổ chức kinh tế đủ sức cạnh tranh trên thị trường 118 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI KẾT LUẬN Như vậy, nguồn vốn đầu tư trực tiếp có tác động rất rớn đối với nền kinh tế Việt Nam, FDI đóng góp một phần đáng kể vào tất cả các ngành của việt Nam giúp cho kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng và trở thành một nền kinh tế năng động hơn. Bên cạnh đó , cũng theo đánh giá, việc thu hút FDI của Viêt Nam chưa thực sự hiệu quả gây hậu quả tiêu cực đến môi trường, nguy cơ khủng hoảng, mất cân đối trong nền kinh tế. Nhìn lại chặng đường đã qua, FDI vẫn đóng vai trò quan trọng với công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế. Tuy nhiên, vai trò của FDI chỉ thực sự quan trọng nếu được sử dụng có hiệu quả cao và tạo được sự phát triển bền vững. Do đó, vấn đề đặt ra hiện nay là, cần tiếp tục có các giải pháp, chính sách, định hướng cụ thể để xoá bỏ những rào cản, tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, sử dụng FDI một cách có chọn lọc, khuyến khích đầu tư vào những ngành nền kinh tế thực sự cần và không gây tác hại nhằm đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững trong dài hạn. 119 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. NXB Khoa học-Kỹ thuật: Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam – TS. Lê Xuân Bá. 2. NXB Giáo dục: Giáo trình kinh tế quốc tế – Chủ biên Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thị Thúy Hồng 3. Kỹ thuật đầu tư trực tiếp nước ngoài – GS.TS Võ Thanh Thu 4. NXB ĐHQG TP.HCM: Kinh tế đối ngoại Việt Nam – PGS.TS. Nguyễn Văn Trình 5. NXB Lao động xã hội: Đầu tư quốc tế và chuyển giao công nghệ tại Việt Nam Website: Tổng cục thống kê : http://www.gso.gov.vn/ Cục đầu tư nước ngoài: http://fia.mpi.gov.vn Bộ kế hoạch đầu tư: http://www.mpi.gov.vn Sở kế hoạch đầu tư TP. HCM http://www.dpi.hochiminhcity.gov.vn/ Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội http://www.hapi.gov.vn/ Sở kế hoạch đầu tư Bình Dương http://www.binhduong.gov.vn http://vneconomy.vn http://www.fdiworldental.org/ http://www.vietpartners.com http://www.fdi.net/ http://www.economywatch.com http://www.hanoimoi.com.vn http://vietbao.vn 120 [...]... nghệ cao thực hiện theo quy định của pháp luật về khu công nghệ cao 2.2 Thực trạng hoạt động đầu tƣ thu hút vốn FDI của Việt Nam giai đoạn 2007 – 10 tháng đầu năm 2010: Tổng quan tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài qua các năm: (theo 2.2.1 dự án, vốn đăng ký, vốn thực hiện …) 2.2.1.1 Thành công:  Về cấp phép đầu tư: 29 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM (Chỉ... một trong số ít địa chỉ đầu tư tốt nhất thế giới Thực tế cũng đã cho thấy sức cạnh tranh thu hút đầu tư của Việt Nam vượt trội nhiều nền kinh tế khác và thành tích thu hút dự án cũng như nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam ít nước sánh được Nhìn chung, nguồn vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong những năm qua chủ yếu dưới các hình thức: 100% vốn nước ngoài; liên doanh; hợp đồng... và dịch vụ 22 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM 2.1 Thực trạng chính sách thu hút FDI của Chính phủ vào Việt Nam trong thời gian qua: Chính sách ưu đãi: 2.1.1 2.1.1.1 Ưu đãi về thu thu nhập doanh nghiệp: (Áp dụng theo Luật Đầu tư và Nghị định số 24/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 02 năm 2007 quy định chi tiết thi hành Luật Thu thu. .. năm 2010, tổng vốn đăng ký tăng thêm của ngành công nghiệp chế tạo tư ng ứng là 14,59% và 75,43% so với tổng vốn tăng thêm Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư 31 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI GIAI ĐOẠN 2007 – 10T /2010 Đơn vị tính: Triệu USD Năm So sánh Vốn thực So cùng Vốn đăng So cùng vốn thực Số dự án Vốn đăng So cùng hiện kỳ (%) ký kỳ (%) hiện và cấp... dồi dào và rẻ, thực hiện chính sách mở cửa kinh tế và phát triển mạnh theo hướng phục vụ xuất khẩu, đặc biệt là chính sách thu hút FDI thích hợp và hiệu quả, Thái Lan đã trở thành một nước công nghiệp mới 1.2.3.2 Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thái Lan:  Thành công: Chính sách thu hút đầu tư của Thái Lan có nhiều tác động tích cực và tỏ ra khá hiệu quả Lượng vốn đầu tư FDI đổ vào nước này... động tích cực của khuôn khổ pháp lý đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam; cũng như sự trưởng thành về mọi mặt của doanh nghiệp nhà nước tham gia vào hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài Một điều dễ nhận thấy nữa là dòng vốn FDI vào Việt Nam trong vài năm trở lại đây không chỉ thay đổi về lượng (vốn đầu tư) mà cả về chất (chiều sâu đầu tư) thông qua sự có mặt của... tục được giảm 15% thu thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm tiếp theo Khuyến khích thương nhân nước ngoài đã đầu tư vào khu vực miền Đông Trung Quốc tái đầu tư vào khu vực miền tây và miền Trung Cho phép các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các thành phố ven biển nhận khoán quản lý kinh doanh các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các xí nghiệp Trung Quốc tại các tỉnh miền tây và miền Trung Cho... 61,552.90 Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư Tính đến hết tháng 10 năm 2010, qua gần 23 năm thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài, trừ các dự án đã hết thời hạn hoạt động và giải thể trước thời hạn, Việt Nam có đến hơn 11.920 dự án FDI được cấp phép đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký khoảng trên 191 tỷ USD (kể cả vốn tăng thêm) Qua từng giai đoạn, quy mô vốn đầu tư đã tăng dần, điều... định của pháp luật Phù hợp với quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên Việc hỗ trợ tín dụng đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước Chính phủ khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân không phân biệt thành phần kinh tế thực hiện các dịch vụ hỗ trợ đầu tư sau: Tư vấn đầu tư, tư vấn quản lý 27 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Tư vấn về... nhiều nhất Châu Á và là một trong 5 nước thu hút được nhiều FDI nhất thế giới 12 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Một bước tăng nữa trong FDI đi trước và đi kèm với sự gia nhập của Trung Quốc với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng 12 /2001, TQ đã công bố một số bản danh sách mới về các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài bắt đầu tăng mạnh sau năm 2001 Vốn FDI đạt kỷ lục ... hoạt động đầu tư nhà đầu tư phải tham gia quản lý hoạt động đầu tư 1.1.2 Đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài: Nhà đầu tư chủ thể nước nhận vốn đầu tư Chủ đầu tư nước phải đóng góp lượng vốn tối... đầu tư trực tiếp nước nhà đầu tư vừa chủ sở hữu, vừa người sử dụng vốn đầu tư nên tính tực chủ nhà đầu tư cao tính khả thi dự án lớn Ngày đầu tư trực tiếp nước có biểu sau: Vốn đầu tư chảy nước. .. giới Thực tế cho thấy sức cạnh tranh thu hút đầu tư Việt Nam vượt trội nhiều kinh tế khác thành tích thu hút dự án nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước (FDI) Việt Nam nước sánh Nhìn chung, nguồn vốn đầu

Ngày đăng: 02/10/2015, 11:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan