Bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn trong các chính sách an sinh xã hội của đảng và nhà nước ta

65 949 0
Bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn trong các chính sách an sinh xã hội của đảng và nhà nước ta

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cấp thiết của đề tài nghiên cứu: Bảo hiểm xã hội (BHXH) là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước góp phần bảo đảm ổn định đời sống cho người lao động, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ tổ quốc. Thực hiện tốt chính sách BHXH trên nguyên tắc công bằng và tiến bộ xã hội trong hệ thống chính sách xã hội, sẽ là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, là yếu tố quyết định cho sự ổn định và phát triển kinh tế, phát triển xã hội. Xã hội ta là xã hội vì con người; đặt con người vào vị trí trung tâm của phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và lấy việc nâng cao chất lượng cuộc sống con người làm mục tiêu phục vụ. Đảng ta luôn nhấn mạnh phát triển kinh tế phải đi đôi với giải quyết tốt vấn đề xã hội. Từ ngày đầu thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đến nay Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm đến ban hành, bố sung, sửa đổi các chính sách Xã hội trong đó có chính sách BHXH phù hợp với từng thời kỳ. Tuy nhiên, chính sách BHXH hiện hành còn còn có mặt hạn chế. Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội mới chỉ chiếm khoảng 15% lao động xã hội, chủ yếu là cho đối tượng BHXH bắt buộc do Bộ Luật lao động điều chỉnh (lao động trong khu vực Nhà nước và lao động làm việc trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên). Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa lại càng đòi hỏi phải giải quyết tốt những vấn đề xã hội. Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là từng bước mở rộng đối tượng tham gia BHXH cho lao động toàn xã hội và trong tất cả mọi thành phần kinh tế là một chủ trương đúng đắn và có tầm chiến lược. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã nêu rõ: “Khẩn trương mở rộng hệ thống bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội” và “thực hiện các chính sách xã hội bảo đảm an toàn cuộc sống mọi thành viên cộng đồng, bao gồm bảo hiểm xã hội đối với người lao động thuộc các thành phần kinh tế ”. Mặt khác, trước những thành tựu to lớn đạt được sau 15 năm thực hiện công cuộc đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, đất nước đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống nhân dân ngày một cải thiện, nhu cầu BHXH cho mọi người lao động ngày càng trở thành vấn đề bức xúc, khách quan và chính đáng. Vì vậy, nghiên cứu tổ chức thực hiện BHXH đối với người lao động mà trước hết là người lao động trong các hợp tác xã công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (HTX CNTTCN), là đối tượng có quan hệ khác biệt so với quan hệ lao động do Bộ Luật lao động quy định và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo điều lệ BHXH hiện hành là cần thiết và có ý nghĩa thiết thực trong giai đoạn hiện nay. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 2.1. Mục đích: - Nghiên cứu tình hình tổ chức thực hiện BHXH cho người lao động trong các HTX CNTTCN trong thời gian qua. - Xây dựng cơ sở lý luận cho việc tổ chức thực hiện BHXH đối với các HTX CNTTCN trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nêu được những cơ sở lý luận về tổ chức thực hiện BHXH trong khu vực HTX CNTTCN ở Việt Nam. - Khái quát thực trạng tình hình hoạt động BHXH đối với các HTX CNTTCN ở Việt Nam trong thời gian qua. - Đưa ra một số định hướng và giải pháp tổ chức thực hiện BHXH đối với các HTX CNTTCN trong thời gian tới. 3. Tình hình nghiên cứu đề tài: Bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn trong các chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Những năm qua các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội, các nhà khoa học đã có nhiều đề tài nghiên cứu đề xuất chính sách chế độ cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. BHXH Việt Nam từ khi thành lập đến nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu về BHXH trên cả lĩnh vực khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng, đã và đang là cơ sở để đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước hoàn thiện, bổ sung, sửa đổi về chính sách, chế độ và cơ chế quản lý BHXH. Các khoá đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cao cấp của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, nhiều học viên đã có những đề tài nghiên cứu ở từng nội dung khác nhau liên quan đến bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên các đề tài mới chỉ tập trung phân tích sự bất cập của chính sách, chế độ và cơ chế quản lý bảo hiểm xã hội đối với đối tượng hiện đã và đang tham gia BHXH theo quy định hiện hành, chưa nghiên cứu để triển khai tổ chức thực hiện BHXH đối với khu vực kinh tế tập thể, cụ thể là người lao động làm việc trong các HTX phi nông nghiệp, trong đó có các HTX CNTTCN. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: 4.1. Cơ sở lý luận: - Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã hội. - Các văn kiện của Đảng và Nhà nước về chính sách xã hội và chính sách BHXH. - Lý luận xã hội học về chính sách xã hội và chính sách BHXH. - Các công trình nghiên cứu, hội thảo khoa học, giáo trình kinh tế bảo hiểm, tài liệu tổng kết về hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp và số liệu trong niên giám thống kế qua một số năm... - C¸c c«ng tr×nh nghiªn cøu, héi th¶o khoa häc, gi¸o tr×nh kinh tÕ b¶o hiÓm, tµi liÖu tæng kÕt vÒ hîp t¸c x· tiÓu thñ c«ng nghiÖp vµ sè liÖu trong niªn gi¸m thèng kÕ qua mét sè n¨m... 4.2. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng các phương pháp và kỹ thuật điều tra xã hội học kết hợp với phân tích tài liệu và tổng kết thực tiễn. 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu đưa ra một số định hướng và giải pháp tổ chức thực hiện BHXH đối với HTX CNTTCN trong thời gian tới, nhằm đề xuất với các cơ quan quản lý nhà nước về BHXH tham khảo để sớm ban hành chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội đối với khu vực kinh tế tập thể, trước hết là người lao động làm việc trong các HTX CNTTCN. 6. Kết cấu đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận và mục lục danh mục tài liệu tham khảo, đề tài nghiên cứu gồm 3 chương, cụ thể như sau: Chương I: Cơ sở lý luận về tổ chức thực hiện BHXH trong các HTX CNTTCN. Chương II: Thực trạng về hoạt động BHXH đối với các HTX CNTTCN ở Việt Nam trong những năm qua. Chương III: Một số định hướng và giải pháp để tổ chức thực hiện BHXH đối với các HTX CNTTCN ở Việt Nam trong thời gian tới. CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN BHXH TRONG CÁC HTX CNTTCN I. TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM Xà HỘI. 1. Giới thiệu chung về Bảo hiểm xã hội: 1.1. Bảo hiểm xã hội vấn đề quan trọng của chính sách xã hội 1.1.1. Khái niệm chính sách xã hội: Các Mác là người sáng lập ra chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cơ sở lý luận và phương pháp luận cho mọi khoa học xã hội, trong đó có xã hội học. Sự tồn tại xã hội là nhân tố quyết định ý thức xã hội, phương thức sản xuất là yếu tố quyết định sự vận động và phát triển của xã hội nói chung. Xã hội biến đổi theo quy luật từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác. Sự phát triển của xã hội loài người được xem là quá trình lịch sử tự nhiên. Chủ nghĩa duy vật lịch sử đã vạch ra bé khung lý luận cơ bản làm nền tảng cho xã hội học mác xít đi sâu nghiên cứu chính sách xã hội, coi chính sách xã hội là bộ phận không thể tách rời khỏi đối tượng nghiên cứu của nó. Chính sách xã hội là công cụ tác động vào những quan hệ xã hội nhằm giải quyết những vấn đề xã hội đang dặt ra, góp phần thực hiện công bằng, bình đẳng, tiến bộ xã hội và phát triển toàn diện con người. Mét trong những luận điểm trọng tâm trong lý thuyết xã hội học của Mác là con người đóng vai trò vừa là chủ thể của xã hội, vừa là khách thể chịu sự chi phối của xã hội. Nghiên cứu xã hội học về chính sách xã hội là nghiên cứu những nguyên nhân, đặc điểm và tính chất của những khác biệt xã hội nhằm điều chỉnh hoặc làm giảm bớt những hậu quả của chúng, tạo điều kiện tối ưu cho các hoạt động lao động, môi trường lao động và môi trường sống của con người. Chính sách xã hội sẽ nhằm đạt tới những mục tiêu sau: Một là: góp phần giải quyết những hậu quả xã hội có tính lịch sử nh: tàn dư chiến tranh, hậu quả của chủ nghĩa thực dân, tàn dư của phong tục tập quán lạc hậu, bảo thủ... Hai là: Xác định và góp phần giải quyết những vấn đề xã hội nảy sinh do chính tình trạng lạc hậu về kinh tế, văn hoá, xã hội và những hệ quả của ngay sự phát triển tạo ra, làm sao tạo được môi trường tự nhiên và xã hội tốt nhất cho sự phát triển của mỗi người, mỗi nhóm xã hội, bảo đảm cho họ phát huy cao nhất những khả năng sẵn có của mình. Chính sách xã hội chỉ có thể thực hiện được một cách triệt để một khi chế độ công hữu về tư liệu sản xuất phù hợp với trình độ xã hội hoá cao của lực lượng sản xuất giữ địa vị thống trị và nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đề cập một cách tóm tắt, méc mạc:" làm cho mọi người có công ăn việc làm, được Êm no và sống cuộc đời hạnh phóc". Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội Đảng ta nhấn mạnh:" Chính sách xã hội đúng đắn vì hạnh phóc con người là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng CNXH. Phương hướng lớn của chính sách xã hội là phát huy nhân tố con người trên cơ sở bảo đảm công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân, kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội; giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, giữa đáp ứng các nhu cầu trước mắt và chăm lo lợi Ých lâu dài; giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội." Đó là tư tưởng cơ bản có tính chất quyết định đối với mọi chính sách xã hội được hoạch định trong thời gian trước mắt còng nh trong chiến lược lâu dài của Đảng ta. Trong đường lối và chiến lược phát triển kinh tế xã hội, khi đề cập về việc giải quyết tốt các vấn đề xã hội, Nghị quyết IX của Đảng đã nêu :" Thực hiện các chính sách xã hội bảo đảm an toàn cuộc sống mọi thành viên cộng đồng". 1.1.2. Hệ thống các chính sách xã hội: - Hệ thống những chính sách xã hội điều chỉnh quan hệ giữa các cấu thành của cơ cấu xã hội. Hệ thống này được phân chia thành hai nhóm chính là: + Nhóm những chính sách xã hội điều chỉnh cơ cấu xã hội giai cấp. + Chính sách xã hội tác động vào những nhóm xã hội đặc thù. - Hệ thống chính sách xã hội tác động vào các mối quan hệ xã hội trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội. Hệ thống này được phân chia thành một số nhóm sau: + Nhóm các chính sách xã hội tác động điều chỉnh quá trình sản xuất vật chất và tái tạo chính con người. Bao gồm: chính sách dân số, chính sách việc làm, chính sách bảo hộ lao động. + Nhóm chính sách xã hội tác động vào quá trình phân phối và phân phối lại thu nhập. Bao gồm: chính sách tiền lương, chính sách phóc lợi xã hội, chính sách BHXH, chính sách ưu đãi xã hội, chính sách cứu trợ xã hội. + Nhóm chính sách xã hội tác động đến lĩnh vực hoạt động văn hoá tinh thần. Bao gồm: chính sách giáo dục, chính sách khuyến khích phát triển văn hoá, nghệ thuật. 1.1.3. Bảo hiểm xã hội là một bộ phận quan trọng của chính sách xã hội: Nh phần trên đã trình bày, trong hệ thống chính sách xã hội, BHXH thuộc nhóm chính sách xã hội tác động vào quá trình phân phối và phân phối lại thu nhập. BHXH cần cho tất cả mọi người trong mọi giai tầng xã hội bất luận giầu hay nghèo, địa vị xã hội cao hay thấp. Thực tế tai nạn rủi ro không trừ một ai. Do đó đảm bảo sự cân bằng thu nhập cho người lao động khi họ mất hoặc giảm sút khả năng lao động là hết sức cần thiết. Xã hội nào hệ thống BHXH càng tốt thì xã hội càng phát triển ổn định, người lao động càng yên tâm, tha thiết với sản xuất. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa ở nước ta là" Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động". ở từng giai đoạn, từng thời kỳ Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng đến các vấn đề thuộc chính sách xã hội trong đó có BHXH.Trong Hiến pháp được Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thông qua ngày 31/12/1959, tại Điều 32 đã ghi rõ quyền của người lao động được giúp đỡ về vật chất khi già yếu, bệnh tật, hoặc mất sức lao động. Ngày 27/ 12/1961 Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị định số 218/CP ban hành Điều lệ tạm thời về các chế độ BHXH đối với công nhân viên chức Nhà nước. Khi định hướng phát triển các lĩnh vực chủ yếu trong đó có chính sách giải quyết một số vấn đề xã hội, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng ta xác định phải giải quyết tốt việc: “ Thực hiện và hoàn thiện chế độ BHXH, bảo đảm đời sống người nghỉ hưu được ổn định, từng bước được cải thiện. Xây dựng Luật BHXH" [ 20 trang 115]. Trong đường lối và chiến lược phát triển kinh tế xã hội, khi đề cập về việc giải quyết tốt các vấn đề xã hội, Nghị quyết IX của Đảng đã nêu :" Thực hiện các chính sách xã hội bảo đảm an toàn cuộc sống mọi thành viên cộng đồng, bao gồm BHXH đối với người lao động thuộc các thành phần kinh tế,cứu trợ xã hội "[ 22trang 106 ], và trong định hướng cơ chế chính sách và các giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch 5 năm 2001-2005 đã nêu rõ: "Cải cách cơ chế BHXH và bảo đảm xã hội, cải cách và tăng cường chất lượng hệ thống BHXH, cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản cho nhân dân, nhất là cho người nghèo, vùng nghèo. Ban hành Luật BHXH" [ 22 trang 336 ]. Những điều đó cho thấy trong chính sách xã hội, BHXH cho người lao động có một tầm quan trọng đặc biệt, luôn luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta quan tâm. 1.2. Bảo hiểm xã hội và những khái niệm có liên quan. 1.2.1. Khái niệm Bảo hiểm xã hội Đứng trên mỗi góc độ khác nhau, các nhà kinh điển đưa ra một định nghĩa về BHXH khác nhau. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế - ILO- BHXH được hiểu là: "Sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình, thông qua một loạt các biện pháp công cộng (bằng pháp luật, trách nhiệm của Chính phủ) để đối phó với tình trạng khó khăn về kinh tế và xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau, mất khả năng lao động, tuổi già, chết; thêm vào đó, BHXH còn chăm sóc y tế, sức khoẻ và trợ cấp cho các gia đình đông con." Song có thể hiểu một cách khái quát nhất theo Từ điển bách khoa Việt nam thì: "BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dùa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của Nhà nước theo Pháp luật, nhằm đảm bảo an toàn đời sống cho ngưòi lao dộng và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội." Bảo hiểm xã hội cần cho tất cả mọi người trong mọi giai tầng xã hội bất luận giầu hay nghèo, địa vị xã hội cao hay thấp. Do đó đảm bảo sự cân bằng thu nhập cho người lao động khi họ mất hoặc giảm sút khả năng lao động là hết sức cần thiết. Xã hội nào hệ thống BHXH càng tốt thì xã hội càng phát triển ổn định, người lao động càng yên tâm, tha thiết với sản xuất. 1.2.2. Chính sách Bảo hiểm xã hội: Chính sách Bảo hiểm xã hội là những chủ trương, quan điểm, nguyên tắc BHXH để giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến một tầng líp đông đảo người lao động và các vấn đề kích thích phát triển kinh tế của từng thời kỳ. Chính sách BHXH nằm trong hệ thống chính sách xã hội. Trong mỗi giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau, chính sách BHXH được Nhà nước đề ra và thực hiện phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của từng giai đoạn. 1.2.3. Chế độ Bảo hiểm xã hội : Chế độ BHXH là sự cụ thể hoá chính sách BHXH. Bao gồm các chế độ trợ cấp như: chăm sóc y tế, trợ cấp ốm đau, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tuổi già, trợ cấp tai nạn lao động, trợ cấp gia đình, trợ cấp thai sản, trợ cấp tàn tật, trợ cấp mất người nuôi dưỡng. 1.2.4. Trợ cấp BHXH: Trợ cấp BHXH là khoản tiền do cơ quan BHXH trích từ quỹ BHXH để chi trả cho người LĐ đã tham gia BHXH, khi họ bị giảm hay mất nguồn thu nhập do bị suy giảm hoặc mất khả năng lao động, hoặc mất việc làm và hội tụ đủ các điều kiện thụ hưởng chế độ BHXH theo luật định. 1.2.5. Quỹ BHXH: Hiện nay, chưa có định nghĩa thống nhất về quỹ BHXH. Nhưng có thể hiểu quỹ BHXH là tổng số tiền đóng góp của những người tham gia BHXH, của Nhà nước, của các nguồn khác bằng tiền, tạo thành một quỹ tiền tệ tập trung, mang tính xã hội rất cao, được hạch toán độc lập với ngân sách Nhà nước (NSNN) và được quản lý thống nhất theo các chế độ tài chính, kế toán hiện hành của Nhà nước; để chi trả các chế độ BHXH cho những người tham gia BHXH, gia đình họ và chi cho việc quản lý quỹ BHXH. 1.2.6. Tiền đóng BHXH: Tiền đóng BHXH (hay còn gọi là phí BHXH) là khoản tiền của những người tham gia BHXH đóng cho cơ quan quản lý quỹ BHXH để hình thành quỹ BHXH. Việc xác định mức đóng BHXH là một việc rất hệ trọng, nó có ý nghĩa quyết định đối với việc cân bằng thu - chi của quỹ BHXH. Tuy nhiên, việc xác định chính xác mức đóng BHXH không phải dễ dàng và không phải lúc nào cũng làm được, bởi vì nó phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố khác nhau và bản thân các nhân tố này cũng thường xuyên biến động. 2. Những chế độ BHXH chủ yếu: 2.1. Chăm sóc y tế (Bảo hiểm y tế): Người tham gia BHXH khi bị ốm đau, mắc các bệnh tật thông thường hoặc đột xuất sẽ được cơ quan y tế chăm sóc, khám và chữa bệnh mà không phải trả lệ phí khám, chữa bệnh (hoặc chỉ phải trả một phần). Lệ phí này do BHXH trích từ quỹ BHXH (hay quỹ Bảo hiểm y tế) để chi trả cho các cơ quan y tế theo định kỳ hoặc theo từng trường hợp người bệnh cụ thể. 2.2. Chế độ trợ cấp ốm đau: Người tham gia BHXH, nếu có đủ điều kiện quy đinh, khi bị ốm đau phải nghỉ làm việc để khám, chữa bệnh, không có thu nhập trong những ngày này, nên được cơ quan BHXH trả trợ cấp ốm đau để hỗ trợ cho đời sống của họ và gia đình trong những ngày nghỉ ốm không có thu nhập này. Ngoài ra đối với người LĐ khi có con còn nhỏ bị ốm, người mẹ (hoặc bố) cũng được nghỉ theo để chăm sóc con cái bị đau ốm (con ốm, mẹ nghỉ). Những ngày nghỉ này cũng được BHXH trả trợ cấp ốm đau như chính bản thân mình bị ốm. 2.3. Chế độ trợ cấp thất nghiệp: Người lao đông tham gia BHXH, nếu có đủ điều kiện quy đinh, khi bị thất nghiệp (mất việc làm và chưa tìm được việc làm), được BHXH trả một khoản trợ cấp thất nghiệp để ổn định tạm thời cuộc sống của bản thân và gia đình họ trong thời gian thất nghiệp. 2.4. Trợ cấp hưu trí (hay còn gọi là trợ cấp tuổi già): Người lao động khi hết tuổi lao động, có tham gia BHXH và có đủ các điều kiện quy định, sẽ được BHXH trả trợ cấp hưu trí để sống và nghỉ ngơi trong những năm cuối đời. 2.5. Chế độ tử, tuất: gồm hai loại trợ cấp: - Người lao động khi tham gia BHXH, không may bị chết (do ốm đau, tai nạn, già cả...) đều được BHXH trợ cấp một khoản tiền để làm các thủ tục mai táng, chôn cất cho người đã quá cố. Khoản trợ cấp này gọi là “tiền mai táng” được trả cho người đứng ra làm việc này. - Người lao động có tham gia BHXH, không may bị từ trần, thì ngoài trợ cấp khi chết (như đã nêu ở phần trên), những người thân sống dùa vào nguồn thu nhập của người đã chết còn được BHXH trợ cấp một khoản tiền từ quỹ BHXH gọi là trợ cấp mất người nuôi dưỡng (hay trợ cấp tuất, trợ cấp cô nhi, quả phụ). 2.6. Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Người lao động khi tham gia BHXH, trong quá trình lao động, làm việc, sản xuất và kinh doanh, dịch vụ không may bị tai nạn lao động (TNLĐ) không do lỗi của cá nhân người lao động gây ra, hoặc bệnh nghề nghiệp (BNN), sẽ được chữa chạy không phải mất tiền (tiền chữa chạy do người chủ sử dụng lao động trả). Sau đó, nếu sức khoẻ và khả năng lao động bị giảm sút dẫn đến nguồn thu nhập bình thường bị giảm, ảnh hưởng đến cuộc sống lâu dài, sẽ được BHXH trả một khoản trợ cấp, gọi là trợ cấp tai nạn lao động & bệnh nghề nghiệp (TNLĐBNN) nhằm ổn định cuộc sống của họ. 2.7. Trợ cấp tàn tật (trợ cấp mất sức lao động): Người lao động khi tham gia BHXH, có đủ các điều kiện quy định, nhưng chưa đến tuổi về hưu mà sức khoẻ, khả năng lao động bị giảm sút quá nhiều, hoặc không còn khả năng lao động dẫn đến nguồn thu nhập bị giảm hoặc mất, cũng sẽ được BHXH trả một khoản trợ cấp, gọi là trợ cấp tàn tật (hoặc trợ cấp mất sức lao động), để hỗ trợ cho cuộc sống của họ và gia đình. Khoản trợ cấp này có thể trả một lần hoặc trả nhiều lần theo định kỳ(trợ cấp thường xuyên), tuỳ theo mức suy giảm khả năng lao động, mức độ và thời gian đóng góp tiền BHXH của người LĐ và người SDLĐ. 2.8. Trợ cấp thai sản: Người lao động là nữ, tham gia BHXH, nếu có đủ các điều kiện quy định khi có thai, được nghỉ để thăm, khám thai, nghỉ trước và sau khi đẻ một thời gian nhất định. Thời gian nghỉ này sẽ không có thu nhập, nên cũng được BHXH chi trả một khoản trợ cấp, gọi là trợ cấp thai sản. 3. Chính sách, chế độ BHXH của Đảng và Nhà nước ta đối với người lao động trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh Thuật ngữ “Kinh tế ngoài quốc danh” (KTNQD) đã được khẳng định từ rất sớm trong các văn kiện Nghị quyết của Đảng và Nhà nước ta, đã được dùng phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng và niên giám thống kê từ năm 1954 đến nay. Từ năm 1954 - 1985, kinh tế ngoài quốc doanh chủ yếu bao gồm thành phần kinh tế tập thể (các HTX và các tổ hợp tác), thành phần kinh tế tư bản nhà nước (các xí nghiệp công tư hợp doanh), thành phần kinh tế cá thể (các xí nghiệp tư nhân, các hộ gia đình...) Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, kinh tế ngoài quốc doanh đã ngày càng giữ vững được vai trò và vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân, cả trong nhận thức tư tưởng lẫn hoạt động thực tiễn. Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần. Điều này đã được nêu rõ bằng những chủ trương, chính sách và quy định cụ thể trong các văn bản sau: Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị (15/7/1988) về phát triển kinh tế ngoài quốc doanh; Nghị định 221/HĐBT và 222/HĐBT ngày 23/7/1991 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành những quy định cụ thể hoá một số điều trong Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật công ty. Đặc biệt, nhà nước đã ban hành Nghị định số 27/HĐBT và Nghị định 28/HĐBT ngày 9/3/1988 về sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp, xây dựng, vận tải, trong đó có quy định cụ thể việc thực hiện các chính sách lao động và xã hội đối với người lao động làm thuê ở các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Ngày 18/4/1989 Bé Lao động - Thương binh và Xã hội đã ra Thông tư số 09/LĐTBXH-TT hướng dẫn thực hiện các chính sách lao động và xã hội theo tinh thần nghị định số 27 và 28 /HĐBT. Thông tư này có một số nội dung quy định cụ thể việc thực hiện các chế độ BHXH đối với người lao động làm việc ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh như sau: Người lao động làm việc trong các HTX được hưởng các quyền lợi BHXH khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động (TNLĐ), hưu trí hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, chết. Người chủ sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện BHXH cho người lao động. Về các chế độ BHXH gồm có: a. Chế độ đối với người lao động bị ốm đau: Người lao động bị ốm đau được đi khám bệnh và điều trị tại các cơ sở y tế, bệnh viện, được hưởng trợ cấp ốm đau và chi phí khám bệnh, thuốc men và điều trị. Thời gian và mức trợ cấp do người sử dụng lao động và người lao động thoả thuận, nhưng mức trợ cấp ốm đau không thấp hơn 70% mức tiền công thường ngày, thời gian trợ cấp tối đa không quá 12 tháng. b. Chế độ đối với lao động nữ khi có thai và khi sinh: Người lao động nữ khi có thai thì được khám thai, sinh đẻ lần thứ nhất và lần thứ hai được nghỉ làm việc và được hưởng trợ cấp thai sản bằng 100% tiền công, được bồi dưỡng sinh con và mua sắm vật dùng cho con, được nghỉ cho con bú, mỗi ngày1giờ cho đến khi con đủ 12 tháng tuổi. Thời gian và mức bồi dưỡng nói trên do Ban chấp hành công đoàn (nơi có tổ chức Công đoàn), nơi chưa có tổ chức Công đoàn thì đại diện của tập thể lao động và người chủ sử dụng lao động thỏa thuận, nhưng thời gian nghỉ đẻ và mức trợ cấp thai sản không Ýt hơn 2 tháng, mức bồi dưỡng không thấp hơn quy định của Nhà nước đối với công nhân viên chức các xí nghiệp quốc doanh. c. Chế độ đối với ngươì lao động bị TNLĐ hoặc bệnh nghề nghiệp: Người lao động bị TNLĐ hoặc bệnh nghề nghiệp được điều trị tại các cơ sở y tế và bệnh viện của Nhà nước, được trợ cấp bằng 100% tiền công và mọi khoản chi phí trong thời gian điều trị cho đến khi khỏi bệnh. Khi TNLĐ hoặc bệnh nghề nghiệp gây thương tật thì được Hội đồng Giám định y khoa xếp hạng thương tật và được hưởng trợ cấp mất sức lao động (MSLĐ) do thương tật gây nên. Mức trợ cấp phụ thuộc vào hạng thương tật và được trợ cấp thương tật 1 lần theo quy định sau: Hạng thương tật K. hạng Tỷ lệ MSLĐ (%) 5 – 20 Số tháng trợ cấp theo tiền công 1–2 4 3 21 - 40 41 - 60 3-5 6-8 2 1 61 - 80 Trên 80 9 - 11 12 d. Chế độ đối với người lao động bị chết: Người lao động bị chết, thì thân nhân được trợ cấp tiền chi phí về chôn cất, và được trợ cấp vì mất người nuôi dưỡng. Mức trợ cấp và chi phí chôn cất nói trên do Công đoàn (nơi có tổ chức Công đoàn), nơi chưa có tổ chức Công đoàn thì đại diện của tập thể lao động và người chủ sử dụng lao động thoả thuận, nhưng mức chi phí về chôn cất không được thấp hơn mức quy định của Nhà nước đối với công nhân viên chức xí nghiệp quốc doanh. Mức trợ cấp vì mất người nuôi dưỡng không thấp hơn 15 tháng tiền công (nếu chết vì tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp), không thấp hơn 6 tháng tiền công ( nếu chết do ốm đau, hoặc bị tai nạn rủi ro). Thông tư này cũng quy định cách chi trả BHXH nh sau: - Trợ cấp BHXH đối với các trường hợp ốm đau, thai sản, TNLĐ, bệnh nghề nghiệp và trợ cấp cho thân nhân người lao động bị chết trong khi đang làm việc theo hợp đồng lao động thì do người chủ sử dụng lao động chi trả theo chế độ quy định đã nêu ở trên. - Mức BHXH cho các trường hợp MSLĐ, hưu trí, chấm dứt hợp đồng lao động là 10% tiền công (mức bảo hiểm này được tính như sau: Nếu mức tiền công ghi trong hợp đồng lao động đã bao gồm 10% nói trên thì người chủ sử dụng lao động (SDLĐ) có trách nhiệm giữ lại cho người lao động (LĐ), nếu mức tiền công ghi trong hợp đồng lao động chưa bao gồm 10% nói trên thì người SDLĐ phải chi thêm và tổ chức chi trả theo 1 trong 3 phương pháp sau: + Ở những nơi có tổ chức BHXH thì chuyển cho tổ chức BHXH ở đó để thực hiện BHXH cho người lao động. + Gửi vào 1 tài khoản riêng tại Ngân hàng cho từng người lao động nếu được người lao động thoả thuận. + Chi trả trực tiếp hàng tháng cho người lao động, cùng lúc trả tiền công để người lao động tự về BHXH khi nghỉ hưu trí, mất sức hoặc chấm dứt hợp đồng lao động. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN BHXH TRONG CÁC HTX CNTTCN 1. Đặc điểm các hợp tác xã công nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp ở Việt nam. Hợp tác xã là một hình thức biểu hiện của kinh tế tập thể, là sản phẩm tất yếu của quá trình hợp tác. Ngày nay có thể coi HTX là một đơn vị kinh tế, một “tế bào” của nền kinh tế. Đối với nước ta, từ khi đổi mới cải tiến quản lý HTX, thì khái niệm về HTX đã được hiểu rõ ràng hơn. Theo Luật HTX được Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam Khoá IX, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 20/03/1996, (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1997), thì : “Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi Ých chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ”, [6, trang 7]. HTX có thể phân loại theo những tiêu thức khác nhau: + Theo trình độ hợp tác: có các loại sau: - Hợp tác từng khâu, từng việc, từng thời gian. Đây là loại hình hợp tác “lỏng”, không định hình hoặc phi hình thể. - Hợp tác theo hợp đồng dân sự, là loại hình tổ hợp tác, chưa phải là pháp nhân kinh tế. - Hợp tác chặt chẽ, ổn định, lâu dài như một doanh nghiệp (có nơi gọi là doanh nghiệp tập thể), có tư cách pháp nhân, đó là loại hình HTX. + Theo ngành nghề kinh doanh chính của HTX, có các loại sau: HTX Nông nghiệp; HTX Công nghiệp; HTX Tiểu công nghiệp; HTX Thủ công nghiệp; HTX Giao thông vận tải; HTX Xây dựng; HTX Thuỷ sản; HTX Thương mại; HTX Tín dụng (Quỹ tín dụng nhân dân); HTX hỗn hợp.Trong phạm vi của đề tài, chỉ nghiên cứu tổ chức thực hiện BHXH trong các HTX CNTTCN còn các loại HTX khác không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài này. Theo Luật HTX thì HTX có các quyền lợi sau đây: Tự lùa chọn ngành, nghề, lĩnh vực, quy mô sản xuất, kinh doanh, và địa bàn hoạt động; quyết định hình thức và cơ cấu tổ chức sản xuất, kinh doanh; được phép xuất, nhập khẩu, liên doanh, liên kết với các tổ chức và cá nhân ở trong và ngoài nước, thuê khoán lao động theo các quy định của pháp luật Nhà nước; kết nạp xã viên mới, giải quyết việc xã viên xin ra khái HTX, khai trừ xã viên; quyết định việc phân phối thu nhập và xử lý các khoản thua lỗ của HTX theo điều lệ của HTX; quyết định việc khen thưởng, kỷ luật những xã viên vi phạm điều lệ HTX; buộc xã viên bồi thường các khoản thiệt hại đã gây ra cho HTX; được phép vay vốn ngân hàng và huy động các nguồn vốn khác, cho xã viên vay vốn theo quy định của pháp luật; được bảo hộ bí quyết công nghệ, phát minh sáng kiến, mẫu , mã sản phẩm theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, HTX còn có nhiều quyền khác có liên quan theo quy định của pháp luật. Còng theo Luật HTX thì HTX còn có các nghĩa vụ sau: Sản xuất, kinh doanh đúng ngành, nghề, mặt hàng đã đăng ký với Nhà nước; thực hiện đúng chế độ kế toán, thống kê, kiểm toán hiện hành; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; bảo toàn và phát triển vốn hoạt động của HTX, quản lý và sử dụng đất được Nhà nước giao quyền sử dụng theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và các nghĩa vụ khác; bảo vệ môi trường; bảo đảm các quyền lợi của xã viên và thực hiện các cam kết kinh tế đối với xã viên; đóng BHXH cho xã viên theo quy định của pháp luật; chăm lo giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, cung cấp thông tin để mọi xã viên tích cực tham gia xây dựng HTX và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức chính trị - xã hội (được pháp luật công nhận) hoạt động trong HTX. Theo điều lệ mẫu HTX CNTTCN và HTX xây dựng được ban hành kèm theo Nghị định số 44/CP ngày 29/4/1997 thì “HTX CNTTCN là tổ chức kinh tế tự chủ, do những người lao động có nhu cầu lợi Ých chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật, để sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ CNTTCN” [6, trang 235] Đặc điểm cơ bản của các HTX nói chung và HTX CNTTCN nói riêng ảnh hưởng đến hoạt động của BHXH đó là: 1. Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế không phải là một tổ chức xã hội hoặc hành chính, vì vậy HTX trước hết phải tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả trên cơ sở đó thông qua các nguyên tắc cơ bản như tự nguyện, cùng có lợi, dân chủ và bình đẳng mà HTX thực hiện các chức năng xã hội khác, trước hết là đối với các xã viên của mình. Nguyên tắc dân chủ ở đây thể hiện ở chỗ mỗi xã viên một phiếu bầu, không lấy cơ sở vốn góp cổ phần nhiều hay Ýt để quy định phiếu bầu và làm nguyên tắc quản lý. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa HTX (kể cả các HTX cổ phần) với công ty cổ phần, công ty đối vốn khác. 2. Về sở hữu và phân phối trong HTX: Trong HTX có thể có các loại sở hữu đan xen nhau bao gồm sở hữu tập thể và sở hữu cá nhân xã viên (bao gồm sở hữu đối với phần vốn góp cổ phần, vốn cho HTX vay theo cơ chế tín dụng và các quyền lợi khác của xã viên). Chế độ phân phối đối với xã viên thực hiện một phần theo vốn góp cổ phần, một phần theo sức lao động mà người xã viên tham gia làm việc tại HTX và một phần khác theo mức độ xã viên sử dụng dịch vụ của HTX. 3. Hoạt động theo Điều lệ cụ thể của HTX, được xây dựng trên cơ sở Điều lệ mẫu HTX Công nghiệp và Xây dựng, (ban hành kèm theo Nghị định số 44/CP, ngày 29/4/1998). 4. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HTX: HTX được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc cơ bản nhất định: - Tù nguyện, tán thành Điều lệ HTX và xin vào, hoặc xin ra khái HTX. - Thực hiện quản lý dân chủ và bình đẳng giữa các xã viên. - HTX tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của mình, đồng thời cũng tự quyết định việc phân phối thu nhập, đảm bảo HTX và xã viên cùng có lợi. - Chia lãi bảo đảm kết hợp hài hoà lợi Ých của xã viên và sự phát triển của HTX. - Hợp tác và phát triển cộng đồng : Xã viên phải phát huy tinh thần tập thể, nâng cao ý thức hợp tác trong HTX và trong cộng đồng xã hội, hợp tác giữa các HTX ở trong nước với nhau, cũng như hợp tác với các HTX ở nước ngoài theo quy định của pháp luật. 5. Căn cứ vào Luật HTX thì có thể coi các HTX CNTTCN là các doanh nghiệp tập thể, kinh doanh trên lĩnh vực CNTTCN. 6. Thành viên của HTX được gọi là xã viên. Một người có thể là xã viên của nhiều HTX không cùng ngành, nghề, nếu điều lệ HTX không quy định khác. Mét HTX CNTTCN Ýt nhất phải có 9 xã viên, trong đó phải có 2/3 xã viên có nghề chuyên môn phù hợp với ngành, nghề của HTX. 7. Hé gia đình cũng có thể trở thành xã viên HTX. Điều kiện trở thành xã viên HTX là hộ gia đình phải cử người đại diện cho mình có đủ tiêu chuẩn xã viên, làm đơn xin vào HTX và chỉ có quyền lợi và nghĩa vụ như một xã viên khác. 8. Về quyền lợi và nghĩa vô : Quyền lợi và nghĩa vụ của xã viên được ghi rõ trong điều lệ mẫu HTX công nghiệp và xây dựng (ban hành kèm theo Nghị định số 44/CP, ngày 29/4/1998), nhưng ở đây cần lưu ý một số điểm sau : + Về quyền lợi : - Xã viên được ưu tiên làm việc cho HTX và được HTX trả công lao động theo quy định trong Điều lệ của HTX. Thu nhập (tiền công) của xã viên là tuỳ thuộc vào tình hình sản xuất, kinh doanh của các HTX mà họ tham gia và khả năng lao động của họ, nên thường không ổn định. - Xã viên được hưởng lãi chia theo vốn góp, công sức đóng góp của xã viên và theo mức độ sử dụng dịch vụ của HTX. - Được hưởng thụ các phóc lợi xã hội chung của HTX, được HTX thực hiện các cam kết kinh tế; được tham gia BHXH theo quy định của pháp luật. - Được chuyển nhượng vốn góp và các quyền lợi, nghĩa vụ của mình cho người khác nếu người đó có đủ điều kiện và tự nguyện làm đơn xin vào HTX và được Đại hội xã viên chấp thuận. Tuy nhiên, không được phép chuyển nhượng quyền thụ hưởng các chế độ BHXH loại hình bắt buộc. - Được tham gia các HTX khác không cùng ngành, nghề với điều kiện phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo điều lệ của HTX mà mình tham gia. - Được thừa kế tài sản và các quyền lợi (trừ thừa kế hưởng thụ chế độ BHXH bắt buộc), nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và điều lệ HTX. + Về nghĩa vụ : - Góp vốn theo quy định của điều lệ HTX. - Thực hiện các cam kết kinh tế với HTX, chịu trách nhiệm về các khoản nợ; chia sẻ rủi ro thiệt hại, thua lỗ của HTX trong phạm vi phần vốn góp của mình, chịu trách nhiệm bồi hoàn các thiệt hại do mình gây ra theo quy định của điều lệ HTX. - Nép BHXH theo luật định. 9. Hiện tại, các HTX CNTTCN thường là các tổ chức kinh tế của những người lao động nghèo; Ýt vốn, công nghệ sản xuất lạc hậu, thủ công là chủ yếu; máy móc thiết bị chắp vá, già cỗi, cũ kỹ, trình độ và năng lực quản lý có hạn. Do đó, năng suất lao động và hiệu quả kinh tế thấp. 10. Nhiều HTX đông về số lượng xã viên nhưng có quy mô sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nhỏ bé, lại thiếu ổn định, thường xuyên biến động mọi mặt như lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, địa bàn hoạt động, thị trường tiêu thụ không ổn định và nhỏ bé... 11. Trình độ quản lý của các Ban Chủ nhiệm HTX nói chung là yếu. Trình độ tay nghề, nghiệp vụ và năng lực làm việc của đa số xã viên trong các HTX có hạn. Đặc biệt là sự am hiểu về các chế độ chính sách của Nhà nước (trong đó có chính sách, chế độ BHXH) còn bất cập và có mức độ. 12. Hình thức tồn tại của các HTX đa dạng, phong phú và thực hiện ở mọi ngành, mọi nghề như: Các tổ hợp tác, HTX cấp thấp, HTX cấp cao, Liên hiệp HTX, Liên minh các HTX, HTX cổ phần, ... 13. Khi phong trào hợp tác hoá phát triển tốt theo đúng nghĩa của nó thì HTX trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thường rất năng động, linh hoạt trước những thay đổi của thị trường. Đặc biệt là với các nhu cầu nhỏ, lẻ và phục vụ kịp thời cho địa phương, do nó có khả năng nhanh chóng, kịp thời chuyển hướng kinh doanh và mặt hàng chủ yếu, mức tăng giảm lao động dễ dàng. 14. Nói chung nơi làm việc của các HTX CNTTCN có tính ổn định cao và Ýt bị đe dọa mất nơi làm việc. 15. Tổ chức sản xuất kinh doanh và dịch vụ nói chung là gọn nhẹ, tổ chức quản lý linh hoạt. Các quyết định quản lý được thực hiện nhanh, mặc dù tình trạng thiếu tác phong công nghiệp của người xã viên là khá phổ biến, đặc biệt là đối với các HTX chưa chuyển đổi. 2. Cơ sở lý luận về tổ chức thực hiện các chế độ BHXH trong các HTX CNTTCN. 2.1. Cơ sở chủ yếu để tổ chức thực hiện các chế độ BHXH: Điều 140 của Bộ Luật Lao động đã nêu rõ: 1. Nhà nước quy định chính sách về BHXH nhằm từng bước mở rộng và nâng cao việc bảo đảm vật chất, góp phần ổn định đời sống cho người lao động và gia đình trong các trường hợp người lao động ốm đau, thai sản, hết tuổi lao động, chết, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất việc làm, gặp rủi ro và các khó khăn khác. 2. Các loại hình BHXH Bắt buộc hoặc tự nguyện được áp dụng đối với từng loại đối tượng và từng loại doanh nghiệp để bảo đảm cho người lao động được hưởng các chế độ BHXH thích hợp”. Riêng đối với các HTX, việc thực hiện BHXH đã được ghi rõ trong nghĩa vụ thứ 9, Điều 9, Luật HTX được Quốc hội Khoá IX, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 20/3/1996 như sau: “Đóng bảo hiểm xã hội cho xã viên theo quy định của pháp luật”, [6, trang 11]. Người xã viên HTX cũng có nghĩa vụ và quyền lợi tham gia BHXH. Điều 23: Quyền của xã viên ghi: “Tham gia BHXH theo quy định của pháp luật” [6, trang 17] Điều 24. Nghĩa vụ của xã viên ghi: “Tham gia đóng BHXH theo quy định của pháp luật”[6, trang 18] Ngoài ra khi tổ chức thực hiện các chế độ BHXH đối với người lao động cần dùa trên các cơ sở chủ yếu sau đây: + Bản chất của chế độ xã hội, thể chế chính trị, truyền thống và bản sắc dân téc của mỗi nước. + Mục tiêu của sự nghiệp BHXH thực hiện tại mỗi quốc gia; + Chính sách BHXH đối với người lao động của Đảng và Nhà nước; + Tiêu chuẩn tối thiểu về các chế độ BHXH đã được Công ước quốc tế 102 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) quy định từ năm 1952. + Mức độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của cộng đồng nói riêng. + Nhận thức và nhu cầu về BHXH của cộng đồng nói chung và của người LĐ nói riêng. + Điều kiện làm việc, đặc điểm và tính chất của công việc lao động mà người LĐ phải thực hiện thường xuyên. + Khả năng đóng góp tiền BHXH của đa số người lao động trong cộng đồng. + Mức sống trung bình và mức sống tối thiểu của đa số người dân lao động trong cộng đồng. + Xác suất trung bình xẩy ra các hiện tượng rủi ro xã hội, tai nạn lao động, ốm đau.. của người lao động tính trong những khoảng thời gian khác nhau. + Sù tính toán khoa học đối với từng chế độ BHXH dùa trên cơ sở xác định các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến từng chế độ nói riêng và quỹ BHXH nói chung. + Mức hưởng BHXH phải thấp hơn mức chuẩn làm cơ sở để xác định tiền đóng BHXH, đồng thời phải đảm bảo cân bằng thu- chi của quỹ BHXH. Nhưng phải đảm bảo mức sống tối thiểu cho người LĐ và gia đình họ. Quá trình thực hiện cần đảm bảo các yêu cầu như: tính hợp lý; tính thống nhất; tính hệ thống; tính đồng bộ; tính kế thừa. Xác định được mô hình, cơ cấu tổ chức bộ máy, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn. Đảm bảo hệ thống bộ máy phải tinh, gọn. 2.2. Cơ sở lùa chọn các chế độ BHXH thực hiện trong các HTX CNTTCN: Để lùa chọn các chế độ BHXH sẽ thực hiện trong các HTX CNTTCN, trước hết, cần phải căn cứ vào chính sách BHXH và các chế độ BHXH mà Đảng và Nhà nước ta đã ban hành. Sau đó có thể dùa vào các cơ sở chủ yếu sau để điều chỉnh cho phù hợp. Như đã biết, chế độ BHXH là những biểu hiện cụ thể, những phương tiện thực hiện các mục tiêu của chính sách BHXH của một quốc gia nào đó. Chế độ BHXH nêu lên sự bố trí, sắp xếp nhất định về các phương tiện (khả năng tài chính, điều kiện kinh tế - xã hội), phù hợp với những quy luật của từng nước trong các giai đoạn phát triển khác nhau. Một chế độ BHXH thường được xác định bởi các yếu tố sau: Đối tượng được hưởng BHXH; các trường hợp được BHXH; điều kiện hưởng; mức trợ cấp và thời hạn hưởng trợ cấp BHXH. Những yếu tố này lại dùa trên cơ sở những căn cứ sau : - Các nhu cầu tối thiểu và nhu cầu mở rộng của đối tượng được thụ hưởng BHXH. - Các chi phí bắt buộc để có thể trang trải những “rủi ro” xã hội được bảo hiểm. - Mức độ giảm sút thu nhập khi rủi ro xã hội xảy ra. - Khả năng, mức độ và thời hạn đóng góp BHXH. - Khả năng thanh toán của quỹ BHXH. Ngoài ra, còn phải xem xét đến thể chất của con người, điều kiện sống và điều kiện lao động của con người, chức năng tổ chức và trình độ quản lý xã hội của quốc gia. Mét trong những vấn đề để lùa chọn chế độ BHXH trong các HTX TTCN là cơ sở xác định các điều kiện hưởng BHXH của đối tượng tham gia BHXH thuộc khu vực HTX CNTTCN cũng tương tự như với người lao động thuộc khu vực khác. Trong hệ thống các điều kiện có thể nêu một số điều kiện chủ yếu sau : +Điều kiện sinh học; + Mức suy giảm khả năng lao động của người lao động; + Cơ sở kinh tế - xã hội xác định mức hưởng BHXH : ở đây có thể nêu một số nhân tố chính: Khả năng hoặc tiềm lực phát triển kinh tế của đất nước nói chung và của các HTX CNTTCN nói riêng; trình độ quản lý lao động, quản lý kinh doanh của các HTX CNTTCN; các chính sách về dân số, lao động và việc làm được thực hiện tại khu vực này; mức sống của xã viên và các thành viên trong gia đình họ; trình độ nhận thức xã hội của xã viên. . Tuỳ theo từng điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể mà có thể lùa chọn các chế độ BHXH sẽ thực hiện. + Điều kiện tài chính BHXH thuộc khu vực HTX CNTTCN: Trong hệ thống các điều kiện BHXH, điều kiện về tài chính BHXH giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Trong BHXH hiện đại, điều kiện tài chính được coi là điều kiện tiên quyết, làm cơ sở để lùa chọn các chế độ BHXH. Mối quan hệ tài chính trong BHXH thể hiện mối quan hệ nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu BHXH thông qua lượng vật chất nhất định của xã hội. Nhu cầu BHXH rất rộng và phong phú, nhưng khả năng đáp ứng lại phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tài chính. Khả năng tài chính, hay nói cách khác là nguồn tài chính (thường gọi là quỹ BHXH) phải do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH. Sự đóng góp này tạo ra sự ràng buộc giữa nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia BHXH. ở đây, thông qua việc đóng góp, BHXH đã kết gắn và điều hòa các mâu thuẫn về lợi Ých của các bên tham gia BHXH. Tuy nhiên, trong mối quan hệ tài chính BHXH trong các HTX CNTTCN xác định được mức đóng góp của các bên sao cho hợp lý lại là một vấn đề rất phức tạp. + Cơ sở để xác định mức trợ cấp BHXH trong các HTX CNTTCN: Để xác định mức trợ cấp BHXH, phải dùa trên nhiều căn cứ khác nhau. Nhưng cơ sở chung nhất có thể gồm 2 nhóm sau : - Hệ thống các nhu cầu cần thiết trong các trường hợp BHXH. Trong BHXH nói chung và trong khu vực HTX CNTTCN Nói riêng, nhu cầu BHXH được thông qua các biểu hiện cụ thể được lượng hóa. Trước hết, BHXH phải đảm bảo đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu cho người lao động, người xã viên và gia đình họ khi có những phát sinh được BHXH. Những nhu cầu tối thiểu đó là: nhu cầu về dinh dưỡng (ăn), nhu cầu về ở; nhu cầu về đi lại, học hành, giao tiếp xã hội; nhu cầu về hưởng thụ các sản phẩm văn hoá, tinh thần; nhu cầu về chăm sóc y tế, khám chữa bệnh.. Những nhu cầu này, trong từng trường hợp BHXH đối với các HTX CNTTCN cụ thể có thể khác nhau về quy mô, cơ cấu giữa các nhu cầu và cơ cấu trong từng nhu cầu. Để xác định và lượng hóa được những nhu cầu này phải thông qua các cuộc điều tra về mức sống xã viên và các cuộc điều tra chuyên đề khác, không thuộc phạm vi xử lý của đề tài. Từ việc lượng hóa các nhu cầu này, kết hợp với các điều kiện kinh tế xã hội khác mới có thể xác định được lượng vật chất cần thiết phải đáp ứng. Tuy nhiên, không phải toàn bộ các nhu cầu này đều được đáp ứng đầy đủ mà phải mở rộng dần phù hợp với khả năng kinh tế của quốc gia, của cộng đồng, thậm chí của HTX. - Các cơ sở kinh tế xã hội để xác định các mức trợ cấp BHXH trong các HTX CNTTCN. Một số cơ sở dùng làm căn cứ xác định các mức trợ cấp là : . Những chi phí cần thiết để đáp ứng những nhu cầu BHXH trong từng trường hợp cụ thể. Đây là những chi phí cần thiết khách quan . . Mức độ giảm hoặc mất thu nhập do giảm hoặc mất khả năng lao động: Khi các sự kiện “rủi ro” xảy ra mức độ suy giảm khả năng lao động khác nhau dẫn tới việc suy giảm thu nhập khác nhau. Do đó mức trợ cấp BHXH cũng phải căn cứ vào mức độ suy giảm thu nhập để có thể “bù đắp” một cách hợp lý nhất. - Điều kiện lao động và môi trường sống : Điều kiện lao động và môi trường sống có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng lao động của người lao động, người xã viên. Điều kiện lao động và môi trường sống khác nhau thì mức độ tác động tới khả năng lao động khác nhau và do đó điều kiện để xét hưởng cùng một chế độ BHXH cũng phải khác nhau. - Mức thu nhập theo nghề nghiệp của người lao động, người xã viên : Đây cũng là cơ sở quan trọng để xây dựng mức trợ cấp BHXH. Thu nhập của dân cư trong xã hội là số lượng của cải vật chất và dịch vụ mà các thành viên trong XH có thể nhận được nhờ thu nhập của mình dưới hình thức tiền tệ, hiện vật cũng như dưới hình thức các khoản trợ cấp và ưu đãi từ quỹ tiêu dùng XH. Ở nước ta, hình thức thu nhập cơ bản thường đi liền với các hình thức phân phối. Nguyên tắc phân phối theo lao động phát huy tác dụng trong khu vực kinh tế Quốc doanh và tập thể. Trong khu vực quốc doanh và các tổ chức kinh tế thuộc sở hữu Nhà nước, phân phối theo lao động được thực hiên dưới hình thức tiền lương. Còn các doanh nghiệp, các HTX dùa trên cơ sở chế độ sở hữu tập thể về TLSX thì phân phối theo lao động thường được thực hiện dưới hình thức tiền công lao động. Hình thức tiền công lao động là hình thức chủ yếu để trả công lao động cho các xã viên. Đặc điểm của hình thức này là tiền công không ổn định và thường không được xác định (mà nằm trong mét khung dự kiến trước). Xã viên đi làm được chấm công lao động (cho điểm) tương ứng với từng công việc và thời gian lao động cụ thể. Khi công việc kết thúc, cuối mỗi công việc, cuối kỳ hoặc cuối năm, sau khi xác định được tổng giá trị thu nhập của HTX, tổng số công lao động, mới xác định được giá trị ngày công cụ thể mà xã viên đã thực hiện để trả công cho các xã viên. Hàng tháng, xã viên chỉ được HTX cho ứng tạm một phần tiền công để bảo đảm cuộc sống hàng ngày. Phần còn lại sẽ được thanh toán vào cuối kỳ hay cuối năm. Ngoài ra còn được phân phối thu nhập thông qua hình thức chia lợi tức, lợi tức cổ phần... Do đặc điểm và tình hình kinh doanh của HTX, nhiều khi tiền công còn được trả một phần dưới dạng hiện vật. Điều này dẫn đến mức tiền công thường không ổn định và đồng đều theo thời gian. - Mức sống của dân cư : Mức sống của người lao động, người xã viên dù muốn hay không, cũng phải được điều chỉnh một cách khách quan xung quanh mức sống của dân cư trên từng vùng, từng khu vực. - Mức và thời hạn đóng phí BHXH : Nhu cầu BHXH của các trường hợp BHXH là khách quan, nhưng khả năng đáp ứng nhu cầu này lại phụ thuộc vào khả năng kinh tế. Trợ cấp BHXH cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào lượng vật chất (tài chính) có được của quỹ BHXH. Qũy này lại được tạo ra từ sự đóng góp của người lao động của xã viên và của HTX. Để thực hiện được sự tương đương giữa đóng và hưởng BHXH, các mức trợ cấp và thời hạn hưởng trợ cấp BHXH phụ thuộc nhiều vào mức và thời gian đóng phí BHXH của họ. Về nguyên tắc, ai đóng cao hơn và thời hạn đóng lâu hơn sẽ được hưởng trợ cấp cao hơn, dài hơn và ngược lại. Để mức trợ cấp BHXH không thấp hơn một mức nào đó (được gọi là mức chuẩn tối thiểu) thì mức đóng BHXH cũng không thể thấp hơn một mức nào đó tương đương (mức phí tối thiểu). Tuy nhiên, việc đóng và hưởng của từng cá nhân phải phù hợp với việc tạo nguồn quỹ và khả năng chi trả của cả hệ thống, trên cơ sở lấy số đông bù số Ýt và đảm bảo cân bằng thu - chi của quỹ BHXH. Tóm lại, để xác định và lùa chọn các mức trợ cấp BHXH phải dùa trên cơ sở tổng hợp các yêú tố đã nêu trên. Việc xây dựng cụ thể các mức, các thang bảng trợ cấp thuộc về những kỹ thuật nghiệp vụ cụ thể của BHXH. 2.3. Các chế độ BHXH sẽ thực hiện trong khu vực HTX CNTTCN: Căn cứ vào các cơ sở lý luận đã nêu trên, đối với các HTX CN TTCN ở nước ta trong thời gian tới cần thiết và đã có cơ sở pháp lý để thực hiện các chế độ BHXH sau: - Chế độ hưu trí; - Chế độ tử, tuất; - Chế độ ốm đau; - Chế độ thai sản; - Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Đây là những chế độ BHXH thiết yếu, là nhu cầu bức xúc nhất đối với xã viên và người lao động trong các HTX, phù hợp với điều kiện kinh tế, khả năng đóng góp của HTX, của xã viên và của người lao động. 2.4. Về loại hình BHXH: Chỉ nên áp dụng loại hình BHXH bắt buộc đối với các HTX CNTTCN đã chuyển đổi hoặc tuy chưa chuyển đổi nhưng sản xuất ổn định, làm ăn có hiệu quả, đã đăng ký kinh doanh theo Luật HTX. Đối với các HTX chưa qua chuyển đổi,sản xuất còn khó khăn, thu nhập của người lao động thiếu ổn định thì vận động và tạo điều kiện để họ tham gia BHXH dưới hình thức tự nguyện. 3. Vai trò của nhà nước đối với BHXN trong các HTX CNTTCN. Đối với các HTX CNTTCN, Nhà nước thông qua các chức năng của mình để xây dựng, điều tiết và định hướng các hoạt động BHXH trong khuôn khổ của pháp luật. Các chức năng này gồm chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp. Các chức năng trên, thể hiện một quy trình khép kín từ việc xây dựng hệ thống Pháp luật, hoạch định chính sách, bảo hộ về tài chính, xử lý các tranh chấp, điều chỉnh các mối quan hệ trong lĩnh vực BHXH đối với xã hội nói chung và đối với các HTX CNTTCN nói riêng. Chức năng đó thể hiện trên các mặt chủ yếu sau đây: 1. Ban hành các chính sách quy định chế độ BHXH cho khu vực HTX CNTTCN. Thông thường chính sách của BHXH nói chung hay BHXH ở khu vực nào cũng vậy, phải xác định đối tượng, chế độ tham gia (tự nguyện hay bắt buộc) tiếp đến là phạm vi áp dụng các chế độ BHXH (ốm đau, thai sản, tai nạn, y tế, hưu trí...) sau đó là mức độ hình thức đảm bảo vật chất (nguồn và mức đóng góp), chế độ quản lý sử dụng nguồn, hệ thống tổ chức bộ máy. 2. Đối với việc đảm bảo nguồn lực vật chất cho BHXH nói chung và cho BHXH ở khu vực HTX CNTTCN nói riêng thì vai trò quản lý của Nhà nước còn phụ thuộc vào những qui định của chính sách BHXH thuộc khu vực này. Thông thường những qui định có liên quan đến vai trò quản lý gồm có: Nguồn đảm bảo vật chất và chi trả trợ cấp do bên nào đóng góp (hay cung cấp) chủ yếu thì bên đó có vai trò quản lý chủ yếu. Song cho dù phía nào quản lý chủ yếu đi nữa, nhà nước vẫn phải trục tiếp quản lý vì vai trò quản lý chung về chính sách tài chính quốc gia và sự bảo đảm về tư pháp cho những quyền lợi của các bên tham gia BHXH. Ngoài việc quản lý Nhà nước về đảm bảo nguồn lực vật chất cho BHXH ở khu vực HTX CNTTCN, Nhà nước còn có vai trò bảo trợ về mặt tài chính cho quỹ BHXH ở khu vực này. Trên nguyên tắc tài chính và hoạt động BHXH trong cơ chế thị trường cho dù có tuân thủ “ định hướng XHCN ”, quỹ BHXH vẫn phải thực hiện nguyên tắc hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính và không thể không lường hết hay tránh khỏi những rủi ro, những tác động của các yếu tố thiên tai (bão lụt, hỏa hoạn) hay yếu tố xã hội (chiến tranh, khủng hoảng ....). Bản chất của BHXH là sự san xẻ rủi ro cho cộng đồng, chứa đựng tính nhân đạo, nhân văn rất cao, góp phần đảm bảo an toàn, trật tự xã hội. Do đó, Nhà nước có vai trò bảo hộ (bảo trợ) cho quỹ và tạo điều kiện cho chính sách BHXH ở khu vực HTX CNTTCN thực hiện có hiệu quả. Tuy nhiên, sự bảo trợ của Nhà nước được thực hiện bởi việc ban hành cơ chế chính sách để bảo tồn giá trị, phát triển quĩ, bảo trợ cho quỹ giảm thiểu những rủi ro thất thoát chứ không phải là sự bao cấp, chi phí cho các rủi ro ... CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG BHXH ĐỐI VỚI CÁC HTX CNTTCN Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA. I. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG BHXH ĐỐI VỚI CÁC HTX CNTTCN TRONG THỜI GIAN QUA. 1. Vài nét về quá trình đổi mới tổ chức, quản lý trong các HTX CNTTCN: Căn cứ vào sự ra đời các chủ trương, chính sách kinh tế quan trọng của Đảng và Nhà nước ta đối với sự phát triển của các HTX, có thể phân chia quá trình phát triển của các HTX thành các thời kỳ chính như sau: 1.1. Thời kỳ khôi phục kinh tế (1955 - 1960): Sau khi hoà bình được lập lại ở miền Bắc (năm 1954) ngành công nghiệp quốc doanh còn rất nhỏ bé, nên để đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, mở rộng thị trường và cải thiện đời sống nhân dân, Đảng ta đã chú ý phát triển các ngành nghề CNTTCN vốn đã có truyền thống lâu đời ở Việt nam. Nghị quyết Bộ Chính trị (9/1954) đã ghi rõ : “ Đối với CNTTCN phải khôi phục và phát triển những ngành sản xuất hàng hóa cần thiết cho việc ăn, ở, mặc , đi lại và sản xuất của nhân dân” [15, sè 220, 9/1996, trang 56]. Nhờ đó, năm 1955, ngành sản xuất CNTTCN ngoài quốc doanh ở miền Bắc đã có 51.688 cơ sở, sử dụng 128.622 công nhân. Từ đó đến 1956 Nhà nước đã sắp xếp lại các cơ sở trên thành 18 ngành nghề chính và tạo điều kiện giúp đỡ, nên số cơ sở sản xuất đã tăng lên đến 54.985, với 161.241 công nhân (bao gồm 20.736 công nhân làm thuê và 140.505 “công nhân” gia đình không phải thuê mướn [15, sè 220, 9/1996, trang 56]. Đối với khu vực phi nông nghiệp, cuối năm 1958, cả Miền Bắc có khoảng 23 vạn người làm nghề thủ công cá thể. Từ năm 1958 - 1960 , chóng ta thực hiện công cuộc cải tạo XHCN đối với các thành phần kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể, đưa họ vào làm ăn tập thể trong các HTX. Ngành CNTTCN cũng tiến hành công cuộc cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh một cách triệt để và rộng rãi, đến cuối năm 1960 đã đưa khoảng 20 vạn lao động thủ công cá thể vào làm ăn trong 2.760 HTX tiểu, thủ công nghiệp, chiếm 88 % tổng số lao động của ngành TTCN, [ 7, trang 18] 1.2. Thời kỳ kế hoạch hoá tập trung (1961-1985): Sau cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, các HTX CNTTCN đã ra đời và phát triển nhanh chóng. Nhờ vậy, khu vực TTCN đã góp phần cùng với các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh (khoảng 1.010 xí nghiệp) tạo ra sự tăng trưởng về giá trị sản lượng công nghiệp là 36 % ở thời kỳ này.Với đà thắng lợi đó, toàn Đảng, toàn dân ta đã hăng hái bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965). Măc dù đã đạt được những thành tựu trên, nhưng do chủ quan duy ý trí nên việc hợp tác hoá đã phát triển quá nhanh, tạo thành một phong trào lớn để lấy thành tích mà bỏ qua nguyên tắc tự nguyện và không xuất phát từ các yêu cầu khách quan của sự hợp tác nên hầu hết các HTX chỉ hoạt động tốt được thời gian đầu. Sau đó, đã bộc lé những mặt khiếm khuyết phổ biến: Sản xuất chậm phát triển, chủ yếu do kỹ thuật còn lạc hậu, công cụ thô sơ, công nghệ vẫn lạc hậu, thiết bị cũ nát, cơ sở sản xuất bị phân tán, quản lý HTX có nhiều thiếu sót, cán bộ năng lực và trình độ kém, không biết điều hành, nên năng suất rất thấp, chất lượng hàng hóa kém. Để khắc phục tình trạng này, tháng 2/1961 Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 13 (khoá III) bàn về phương hướng củng cố HTX. Sau đó đã tiến hành hai cuộc vận động lớn trong các HTX: Một là: Xây dựng HTX theo tiêu chuẩn 4 tốt:” Đoàn kết tốt; sản xuất tốt; tăng thu nhập xã viên, tích luỹ xây dựng HTX tốt; làm tốt nghĩa vụ với Nhà nước tốt”. Hai là: Cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật trong các HTX. Nhờ vậy, phong trào HTX CNTTCN tiếp tục được củng cố và phát triển cả về mặt số lượng lẫn quy mô sản xuất. Trong những năm từ 1966 - 1976 quy mô chiến tranh, mức độ ác liệt ngày càng tăng, thì quy mô HTX cũng ngày càng lớn, quan hệ sở hữu ngày càng triệt để (tuyệt đại bộ phận tư liệu sản xuất thuộc sở hữu tập thể), người xã viên thực sự được “công nhân hoá - làm công ăn lương”, giống như công nhân trong các xí nghiệp, phân phối bình quân, với cơ chế điều hành theo kiểu tập trung, quan liêu bao cấp đã bộc lé nhiều tiêu cực. Cuộc vận động cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật tuy có đem lại một số tiến bộ, nhưng tình trạng mất dân chủ, vi phạm các nguyên tắc quản lý trong các HTX vẫn ngày càng nhiều hơn và phức tạp, nghiêm trọng hơn. Trước tình hình đó, ngày 9/8/1972 Ban Liên hiệp HTX CNTTCN Trung ương đã phải ra chỉ thị số 180/BCN-CT, nhằm tăng cường quản lý, giữ vững và củng cố quan hệ sản xuất tập thể đối với các HTX CNTTCN trong thời chiến”. Nghị quyết 22 của Trung ương Đảng khóa III, đã chỉ rõ “HTX tiểu, thủ công nghiệp có sự quản lý đúng đắn của Nhà nước, là một thành phần kinh tế XHCN, có vai trò tích cực trong nền kinh tế quốc dân. Cần tăng cường lãnh đạo HTX tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp khắc phục những hiện tượng tiêu cực trong sản xuất và kinh doanh, hướng dẫn, giúp đỡ, củng cố tổ chức, phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề. Nhà nước tích cực giúp đỡ HTX tăng cường và cải tiến trang bị, tổ chức tốt việc cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm”, [19, Sè 30 tháng 1/1974]. Nhờ vậy, trang thiết bị trong ngành CNTTCN có khá hơn. Tính đến 1974, có khoảng 40% HTX được trang bị một vài khâu trong dây chuyền sản xuất, nhất là những cơ sở kim khí rồi đến chế biến gỗ, dệt, sản xuất vật liệu xây dựng, thủy tinh, sành sứ, hóa chất và tập trung ở những thành phố, thị xã lớn. Có nơi đã có hàng chục máy tiện, máy khoan, máy mài, máy cưa, máy chẻ nan, máy cắt tre, máy khuấy sơn mài v.v. Tuy nhiên, nhìn chung, công cụ sản xuất trang bị cho các HTX CNTTCN hầu hết vẫn chủ yếu chỉ là công cụ cầm tay, thô sơ. Máy công cụ đã Ýt, lại kém chính xác, cũ kỹ, lạc hậu. Có những tỉnh cứ 5 HTX cơ, kim khí mới có 1 máy tiện, 6 HTX mới có 1 máy khoan, 9 HTX mới có 1 máy đột dập. Hàng trăm HTX chế biến gỗ mà chỉ có 10 máy xẻ gỗ. Còn trong ngành sản xuất thủy tinh, thì chủ yếu thổi bằng mồm... Do đó, năng suất lao động rất thấp, chất lượng sản phẩm không đồng đều và không ổn định [19, sè 32, tháng 2/1974]. Mặt khác, vốn đầu tư có hạn, quy mô sản xuất nhỏ, chuyên môn hóa sản xuất thấp, có nhiều ngành nghề khác nhau, mặt hàng sản xuất phức tạp, đa dạng và không ổn định, số lượng lại nhỏ nên gặp rất nhiều khó khăn trong kinh doanh. MÆt kh¸c, vèn ®Çu t cã h¹n, quy m« s¶n xuÊt nhá, chuyªn m«n hãa s¶n xuÊt thÊp, cã nhiÒu ngµnh nghÒ kh¸c nhau, mÆt hµng s¶n xuÊt phøc t¹p, ®a d¹ng vµ kh«ng æn ®Þnh, sè lîng l¹i nhá nªn gÆp rÊt nhiÒu khã kh¨n trong kinh doanh. Tính đến năm 1975, toàn miền Bắc chỉ có khoảng 2500 HTX sản xuất CNTTCN và non 2000 tổ sản xuất. Các HTX này làm hầu hết các ngành nghề mà Nhà nước có gia công đặt hàng [19, sè 51, ra ngày 8/2/1975]. - Về tư liệu sản xuất, theo thống kê chưa đầy đủ thì toàn ngành có trên 7 vạn chiếc máy, trong đó có khoảng 8500 cái thực sự gọi là máy. Còn lại hầu hết là chắp vá, máy cũ cải tạo, hoặc lắp ghép nhặt nhạnh từ các bộ phận máy cũ, máy của nhà máy công cụ số 1 Hà nội rất Ýt; hầu hết không có bể mạ, không có hệ thống nhuộm, đánh bóng và sơn kỹ thuật để trang trí sản phẩm. - Về tài sản cố định, tuy chiếm 60% số vốn sản xuất nhưng đại bộ phận là nhà xưởng và kho tàng (chiếm 45%), còn trang thiết bị, công cụ sản xuất chỉ chiếm có 39,7%. Nếu tính cả quỹ không chia trong HTX (phần tích luỹ XHCN) thì số vốn đầu tư vào tài sản cố định tính bình quân cho một xã viên chỉ được trên dưới 400 đồng/ người (tiền năm 1975). - Về quy mô sản xuất : Tính đến năm 1975, toàn ngành CNTTCN Miền Bắc có khoảng 500 HTX lớn, có tính chất xí nghiệp công nghiệp, tương tự với các xí nghiệp quốc doanh - còn phần lớn các HTX tuy có nhiều xã viên nhưng vẫn mang tính chất công trường thủ công. Do đó, tuy có sự hiệp tác nhưng về quy mô và kỹ thuật, công nghệ sản xuất chính vẫn chưa có gì thay đổi lớn. Năng suất lao động vẫn rất thấp, phần giá trị mới chưa tạo ra thêm được bao nhiêu, thậm chí còn chưa bù đắp nổi chi phí về quản lý và chi phối cho các chế độ lao động trong HTX. Nhiều HTX còn kém so với các tổ hợp tác hoặc cá thể. Do đó, tình trạng nợ sản phẩm giao nép cho Nhà nước, nợ Ngân hàng ... khá phổ biến. - Về tổ chức quản lý sản xuất : Về cơ bản, các HTX được tổ chức theo ngành nghề là chủ yếu. Thông thường các HTX CNTTCN gồm 2 mô hình quản lý sau : + Theo mô hình 1 xí nghiệp công nghiệp : Với bộ máy gồm chủ nhiệm và các bộ phận nghiệp vụ: Kế hoạch, kỹ thuật, tài vụ, kế toán - thống kê, lao động - tiền lương, văn phòng ... + Công trường nhận khoán: Chủ nhiệm nhận khoán và giao khoán việc cho các xã viên thực hiện tại nhà hoặc tại cơ sở sản xuất của HTX. Cách này, bộ máy gọn nhẹ hơn. Hệ thống quản lý HTX nói chung và HTX CNTTCN nói riêng đều tổ chức thành hệ thống dọc từ Trung ương xuống cơ sở. ở cơ sở gọi là HTX, từ cấp xã trở lên gọi là Liên hiệp HTX toàn xã, huyện, tỉnh và Trung ương. Nhờ vậy mà việc quản lý chỉ đạo sản xuất trong toàn ngành đã chặt chẽ hơn và ngành đã có những bước tiến triển lớn. Tốc độ phát triển về giá trị tổng sản lượng CNTTCN qua các năm Năm Sản lượng 1964 100% 1969 95,8% 1971 112,9% 1974 135,9% (Nguồn: [19, sè 56, ngày 23/4/1975]). 1975 163% (KH) (Nguån: [19, sè 56, ngµy 23/4/1975]). Tốc độ phát triển GT TSL hàng thủ công xuất khẩu qua các năm Năm Sản lượng 1970 100% 1972 141,8% 1973 148,8% 1974 193,2% (Nguồn: [19, sè 56, ngày 23/4/1975]). 1975 (KH) 298,9% (Nguån: [19, sè 56, ngµy 23/4/1975]). Từ khi đất nước được thống nhất (1976), ngành CNTTCN đã phát triển mạnh mẽ trên phạm vi cả nước, và có nhiều khởi sắc mới. Sau cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh ở miền nam, các HTX CNTTCN được phát triển rộng rãi trên hầu hết các thành phố, thị xã, thị trấn và trong các làng nghề truyền thống ở cả hai miền Nam - Bắc. Nhưng, cũng do nóng vội, chủ quan, duy ý trí nên các HTX, các tổ hợp tác đã phát triển ồ ạt, trên cơ sở áp đặt, cưỡng bức, muốn đưa ngay những người thợ thủ công vào con đường làm ăn tập thể để tiến lên chủ nghĩa xã hội mà bỏ qua các nguyên tắc cơ bản, vốn có của việc hợp tác hoá là tự nguyện, cùng có lợi. Nên chỉ tồn tại được thời gian đầu, sau đó các HTX, các tổ hợp tác dần dần hoạt động kém hiệu quả. Đặc biệt là những năm nửa cuối thập kỷ 80, nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn, nạn lạm phát cao (3 con số). Tình trạng nguyên nhiên vật liệu thiếu thốn, hàng hoá sản xuất ra không bán được, dẫn đến sản xuất ngừng trệ, đời sống xã viên gặp nhiều gây cấn. Nhiều HTX và tổ hợp tác có nguy cơ tán rã, phá sản. Phong trào hợp tác hoá nói chung và trong ngành CNTTCN nói riêng bị phân hoá: - Mét sè HTX và tổ hợp tác vẫn tồn tại nhưng hoạt động cầm chõng; - Mét số còn tồn tại nhưng không hoạt động; - Mét sè HTX trở thành bình phong cho tư nhân nóp bóng; - Mét số thì đã giải thể; - Mét số hoạt động tốt làm ăn có hiệu quả và có triển vọng sáng sủa, đó là các HTX được thành lập trên cơ sở nhu cầu khách quan và đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, quản lý dân chủ. 1.3.Thời kỳ sau đổi mới (từ 1986 đến nay) Theo Báo cáo của Ban chỉ đạo xây dựng Luật HTX ngày 21/6/1995 của UBKH Nhà nước thì năm 1993 chỉ còn 4.000 HTX (bằng 12,4 % so với năm 1988), sè lao động chỉ còn gần 20 vạn (so với 1,2 triệu năm 1988). Sự giảm sút này diễn ra trong tất cả các ngành: Công nghiệp nặng giảm 82,6% về số HTX (năm 1993 so với năm 1985) và 68,8 % về số lao động và 73,2 % về giá trị tổng sản lượng( tính theo giá cố định năm 1989); công nghiệp nhẹ giảm số lượng HTX từ 14.964 HTX (1985) xuống còn 1.620 HTX (1993) Tính đến năm 1994 cả nước chỉ còn 1648 HTX CNTTCN và tổ hợp, [14, sè 2 (25), trang 10]. Sau 15 năm đổi mới và nhất là 5 năm sau Đại hội lần thứ nhất Liên minh HTX Việt Nam, toàn quốc đã có 1438 HTX CNTTCN tồn tại và đang có xu hướng phát triển tốt. Tên tuổi các HTX CNTTCN như Đoàn Kết (Thái Bình), Cơ khí 2/9 (Bắc Giang), Dệt - may Duy Trinh (Quảng Nam), Gốm sứ Thái Dương (Đồng Nai), Mây - tre - lá Ba Nhất (TP Hồ Chí Minh), Thống Nhất (Tiền Giang) ngày càng được biết đến nhiều hơn ở trong nước, thậm chí còn n cả trên thị trường quốc tế (Ba Nhất, Thái Dương). Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Liên minh HTX Việt Nam lần thứ 10 vào cuối năm 1998, các đại biểu đã nhất trí thông qua Dự thảo Báo cáo chính trị của Đại hội lần thứ hai với sáu mục tiêu và năm nhiệm vô chủ yếu sau: + Hàng năm thu hót khoảng 8-10 % sè hộ cá thể và người lao động tham gia vào các loại hình kinh tế hợp tác và HTX, góp phần giải quyết việc làm cho khoảng từ 1-1,2 triệu lao động. + Bình quân hàng năm vận động thành lập mới từ 6-8 % các HTX (khoảng từ 1.200 - 1.400 HTX) thuộc các ngành kinh tế so với tổng số HTX hiện có. + Thu nhập bình quân hàng năm của xã viên và người lao động trong các HTX tăng khoảng từ 5 - 6 %. + Giảm hộ nghèo trong các HTX xuống dưới 10 % vào năm 2003. vµo n¨m 2003. + Hằng năm bồi dưỡng và đào tạo lại từ 8-10% số cán bộ chủ chốt của các HTX. Phấn đấu đến năm 2003, có 100% kế toán trưởng của HTX đạt trình độ từ trung cấp trở lên. + Góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội theo kế hoạch hàng năm mà Quốc hội đã thông qua. Các nhiệm vụ được đặt ra bao gồm việc tuyên truyền, vận động phát triển các loại hình kinh tế hợp tác và HTX theo đúng Luật HTX; tham gia xây dựng và kiến nghị sửa đổi bổ sung chính sách, hoàn thiện khung pháp lý cho sự phát triển của kinh tế hợp tác; hỗ trợ các mặt công nghệ, thị trường, đào tạo cán bé.. . cho các HTX; thực hiện vai trò đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các thành viên, mở rộng quan hệ đối nội và đối ngoại, hợp tác với các bộ, ngành trong cả nước và các tổ chức quốc tế. Các HTX sau khi được thành lập lại, đã được củng cố, chuyển đổi và cải tiến quản lý, thay đổi cơ bản về chất. “Đến nay, cả nước có 15.144 HTX, Liên hiệp HTX, trong đó số HTX đã chuyển đổi là 8.025 (70,5%); số chưa chuyển đổi là 3.353 (29,5%) và số HTX thành lập mới là 3.766. Trong lĩnh vực phi nông nghiệp có 4.291 HTX, số đã chuyển đổi là 2066 (90,2%); số chưa chuyển đổi là 224 (9,8%) và số thành lập mới là 2.001” và “Tính đến cuối năm 2000, các HTX chuyển đổi đã huy động được trên 2.812 tỷ đồng dưới dạng vốn góp cổ phần của xã viên. Một số HTX đã bổ sung vốn góp của xã viên tăng trên 2 lần so với trước hki chuyển đổi. Nhiều HTX đã huy động hoặc trích từ lợi nhuận hàng chục tỷ đồng để đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh như: Liên hiệp HTX thương mại (Thành phố Hồ Chí Minh), HTX Song Long, HTX may Tiến Bộ (Hà Nội), HTX Đại Hiệp, HTX Duy Trinh (Quảng Nam), HTX Đoàn Kết (Thái Bình), HTX gốm sứ Thái Dương (Đồng Nai), HTX Thống Nhất (Tiền Giang)” [ 23 trang7, 8]. 2. Thực trạng về hoạt động BHXH đối với các HTX CNTTCN trong thời gian qua: Nhu cầu được tham gia BHXH của người lao động trong các HTX CN TTCN đã xuất hiện ngay từ khi các HTX mới được thành lập, đó là một nhu cầu chính đáng và khách quan. Nó xuất phát từ thực tiễn sản xuất và kinh doanh trong các HTX CN TTCN cũng thường xuyên xẩy ra các rủi ro xã hội như những ngành sản xuất, kinh doanh khác. Đặc biệt trong các HTX CN TTCN người lao động phải làm việc trên cơ sở công nghệ thô sơ, lạc hậu, chủ yếu là thủ công. Do đó, sức lực hao tổn nhiều, thu nhập nói chung lại thấp. Khi gặp rủi ro xã hội thì thu nhập giảm, hoặc mất thu nhập, sẽ nhanh chóng làm cho người lao động phải sống dưới mức sống tối thiểu. Do đó, nhu cầu được BHXH là rất cần thiết để bảo đảm ổn định cuộc sống cho họ khi gặp rủi ro xã hội và khi về già hoặc chết. Chính sách, chế độ BHXH của Đảng và Nhà nước ta cũng nhằm bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ gặp các rủi ro xã hội : Các chế độ, chính sách BHXH được thực hiện với mọi người lao động, không phân biệt họ thuộc thành phần kinh tế nào. Vì vậy, việc thực hiện BHXH đối với các xã viên và lao động làm việc trong các HTX CN TTCN cũng là để đảm bảo ổn định cuộc sống cho họ trong những lúc gặp rủi ro xã hội, khi tuổi già, góp phần bảo đảm sự công bằng và an sinh xã hội. Một sè HTX đã mạnh dạn làm thử, trước tiên là thực hiện một số phóc lợi xã hội tập thể như xây dựng các nhà trẻ, nhà mẫu giáo, câu lạc bộ, vừa làm Hội trường vừa làm nơi sinh hoạt văn hoá tinh thần ... đã được xã viên phấn khởi, đồng tình ủng hộ và tham gia rất đông. Tuy nhiên, đa số các HTX vẫn lúng túng, chưa có biện pháp tháo gỡ về cơ chế, về chính sách, chế độ. Để khắc phục tình trạng này, ngày 3/8/1970 Chính phủ đã ra nghị quyết số 143/CP nhằm củng cố HTX CNTTCN. Nghị quyết có đoạn viết: " Cần quan tâm đúng mức vấn đề đời sống của thợ thủ công nhằm khuyến khích nhiệt tình lao động của họ trong sản xuất, tăng thêm sự gắn bó của xã viên với HTX. HTX phải phấn đấu để tự giải quyết đời sống cho cán bộ và xã viên mình là chính, nhà nước có giúp đỡ một phần và tạo điều kiện thuận lợi cho HTX tự phấn đấu. Về phần HTX phải trên cơ sở phát triển sản xuất, cải tiến quản lý mà nâng cao thu nhập và qua đó, mở rộng dần chế độ phóc lợi tập thể", [19, sè 63+ 64 ra 9/1973]. Sau một thời gian hoạt động đã có rất nhiều HTX, CNTTCN làm tốt việc thực hiện các chế độ BHXH cho xã viên của mình. Theo báo cáo của 12 tỉnh, tính đến giữa năm 1973, trong sè 1861 HTX TTCN hiện đang hoạt động ở miền Bắc nước ta có: + 1729 HTX đã thực hiện chế độ BHXH ốm đau. + 1300 HTX đã thực hiện chế độ TNLĐ và bệnh nghề nghiệp + 1390 HTX đã thực hiện chế độ thai sản. + 372 HTX đã thực hiện chế độ trợ cấp già yếu, hưu trí + 650 HTX đã thực hiện chế độ trợ cấp đông con + 931 HTX đã thực hiện chế độ nghỉ phép năm. + Ngoài ra, còn xây dựng được 732 nhà trẻ, 301 nhà mẫu giáo, 351 bếp ăn tập thể và 733 nhà câu lạc bộ. Trong các HTX thực hiện các chế độ BHXH ở trên thì có 372 cơ sở HTX (chiếm 20%) thực hiện mức tối đa như các xí nghiệp quốc doanh đang thực hiện theo "Điều lệ tạm thời về BHXH" thực hiện đối với cán bộ công nhân viên chức nhà nước được ban hành theo nghị định 218/CP. ngày 27/12/1961 của Chính phủ. Với tinh thần xây dựng và mở rộng dần các chế độ BHXH và phóc lợi tập thể là một trong những nội dung xây dựng và củng cố phong trào hợp tác hóa trong ngành CNTTCN, đáp ứng nhu cầu bức thiết của xã viên HTX, làm cho xã viên thực sự yên tâm, phấn khởi sản xuất và ngày càng gắn bó với HTX hơn nữa, sau 10 năm (kể từ năm 1964) từng bước thực hiện các chế độ BHXH (tự phát) cho thấy: Do trình độ phát triển không đồng đều giữa các ngành nghề, giữa các HTX, giữa các địa phương; hơn nữa , từ trước đến thời gian đó chúng ta chưa có điều kiện nghiên cứu, hướng dẫn và chỉ đạo việc này trong toàn ngành, nên các chế độ BHXH nói riêng và phóc lợi tập thể nói chung mà các HTX đã vận dụng thực hiện được không thể đồng đều nhau trong các HTX và cũng không tránh khỏi những lệch lạc nhất định. Do đó, để góp phần thúc đẩy sản xuất TTCN phát triển, củng cố HTX đồng thời đáp ứng nguyện vọng tha thiết, chính đáng của đông đảo xã viên HTX CNTTCN; sau một thời gian phối hợp với Bộ Lao động, Bộ Nội vụ, Tổng Công đoàn Việt nam (Nay là Bộ Lao động - thương binh và xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt nam) tổ chức điều tra, nghiên cứu ở nhiều HTX, nhiều địa phương và có sự tham gia ý kiến xây dựng các ngành có liên quan, Liên hiệp xã tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp Trung ương đã cho ban hành “Bản quy định tạm thời” về các chế độ BHXH và phóc lợi tập thể trong các HTX tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp. Với quy định này, nhiều HTX CNTTCN đã tự động thực hiện các chế độ BHXH cho xã viên của mình. Nhưng, chỉ được một thời gian, do cơ sở kinh tế chủ yếu của BHXH là sản xuất và kinh doanh thì lại chưa phát triển, chưa ổn định mà đã thực hiện ồ ạt, tự phát và tràn lan các chế độ BHXH trong các HTX CNTTCN, dẫn đến việc thực hiện BHXH không đồng đều trong các HTX của toàn ngành cả về mức hưởng BHXH lẫn số chế độ BHXH đã áp dụng trong các HTX. Để đảm bảo tính đồng đều, thống nhất và ổn định trong toàn ngành TTCN, ngày 15/11/1982, Ban chủ nhiệm Liên hiệp xã TTCN Trung ương đã ra Quyết định số 292-BCN-LĐ, ban hành “Điều lệ tạm thời về các chế độ BHXH đối với xã viên các HTX và các tổ hợp sản xuất CN TTCN". Nội dung của "Điều lệ" tạm thời này cơ bản giống như"Điều lệ tạm thời về BHXH" thực hiện đối với cán bộ công nhân viên chức Nhà nước, ban hành theo Nghị định 218/CP, ngày 27/12/1961 của Chính phủ. Nhưng việc chi trả các chế độ BHXH đối với xã viên là hoàn toàn do các HTX trích từ thu nhập và quỹ phóc lợi xã hội của mình nép vào quỹ BHXH chung của Liên hiệp xã cấp trên để thực hiện. Như vậy, đến những năm đầu của thập kỷ 80, những người xã viên HTX CNTTCN đã chính thức được thực hiện các chế độ BHXH gần như người cán bộ công nhân viên trong các xí nghiệp quốc doanh. Quyền lợi thô hưởng các chế độ BHXH đã được pháp lý hoá, đánh dấu một bước ngoặt trong tiến hành thực hiện BHXH đối với người lao động trong ngành CN TTCN nước ta. Tuy nhiên, việc thực hiện quyết định 292/BCN-LĐ chỉ được một thời gian ngắn thì đã vấp phải những khó khăn rất lớn trong việc quản lý, tổ chức thực hiện và đặc biệt là nền kinh tế nước ta lúc đó đang gặp rất nhiều khó khăn, xoá bỏ cơ chế bao cấp, nên đến những năm cuối của thập kỷ 80 thì bị chấm dứt. Bước sang thập kỷ 90, mặc dù nhà nước đã ban hành Bộ Luật Lao động (1994) Luât Hợp tác xã (1996), trong đó quy định rõ quyền lợi, và nghĩa vụ tham gia BHXH của mọi người lao động và người chủ sử dụng lao động, mặc dù triển vọng của các HTX CNTTCN sau khi đã chuyển đổi cơ bản về chất là sáng sủa và đã khẳng định được chỗ đứng của mình trong nền kinh tế thị trường, nhiều thành phần kinh tế, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, nhưng cho đến nay việc thực hiện BHXH đối với người lao động trong khu vực HTX nói chung và các HTX CNTTCN nói riêng vẫn chỉ nằm trong giai đoạn đang còn nghiên cứu, thử nghiệm. II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MỘT SÈ MÔ HÌNH BHXH Đà CÓ TRONG CÁC HTX CNTTCN. 1.Thời kỳ trước khi có quyết định 292/BCN-LĐ ngày 15/11/1982. 1.1. Mô hình tổ chức thực hiện. - Chưa có hệ thống tổ chức thống nhất từ Trung ương (Ban Liên hiệp xã Trung ương) xuống các cơ sở HTX. - Các HTX tự tổ chức thực hiện BHXH cho xã viên của HTX mình cùng với việc thực hiện các phóc lợi công cộng trong HTX. - Các chế độ BHXH thực hiện trong các HTX là tuỳ tiện, thông thường vận dụng theo các chế độ BHXH quy định cho cán bộ công nhân viên chức Nhà nước, ban hành theo Nghị định 218/CP ngày 27/12/1961 của Chính phủ nhưng ở mức thấp hơn. Tuỳ theo khả năng kinh tế (quỹ phóc lợi tập thể) của HTX mà thực hiện các chế độ BHXH, có thể thực hiện đủ cả 6 chế độ (ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; mất sức lao động; hưu trí và tử tuất), hoặc chỉ một vài chế độ như ốm đau; thai sản; tai nạn lao động... - Mức hưởng trong từng chế độ BHXH của các HTX cũng khác nhau. - Người xã viên không phải nép BHXH, nguồn chi trả các chế độ BHXH hoàn toàn lấy từ quỹ phóc lợi tập thể của HTX , không có quỹ BHXH riêng. - Không tổ chức theo dõi riêng việc thực hiện BHXH mà chỉ theo dõi chung trong hạch toán quỹ phóc lợi tập thể của HTX. 1.2. Những mặt được. - Mặc dù chưa thực hiện đồng đều ở tất các các HTX CN TTCN nhưng phần nào đã thỏa mãn nguyện vọng của đông đảo các xã viên HTX CN TTCN muốn được hưởng các chế độ BHXH như người công nhân trong các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh. - Người xã viên cảm thấy yên tâm sản xuất, gắn bó với công việc được giao, tích cực sản xuất hơn nữa để làm ra nhiều của cải cho xã hội. - Bù đắp một phần thu nhập cho các xã viên khi gặp rủi ro xã hội như: ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tuổi già và chết dẫn đến bị giảm hoặc mất thu nhập; góp phần ổn định cuộc sống cho xã viên. - Tạo điều kiện gắn bó xã viên với HTX hơn nữa. 1.3. Những mặt chưa được : - Chưa gắn giữa quyền lợi với nghĩa vụ; người lao động, người xã viên không phải trích trực tiếp tiền lương hay tiền công của mình mà sử dụng quỹ chung của HTX để nép BHXH, nhưng vẫn được hưởng các chế độ BHXH. - Lẫn lộn giữa các chế độ BHXH với các chế độ phóc lợi tập thể khác, làm giảm ý nghĩa tác dụng của BHXH. - Thực hiện chưa thống nhất giữa các HTX trong khu vực CN TTCN đã hạn chế tính xã hội của việc thực hiện BHXH. - Còn nhiều HTX CN TTCN chưa thực hiện các chế độ BHXH nên nhiều người xã viên HTX chưa được tham gia BHXH. - Chưa hình thành quỹ BHXH tập trung thống nhất trong toàn ngành nên không có khả năng điều tiết phóc lợi tập thể giữa các HTX trong ngành với nhau. Đồng thời, không có điều kiện để tận dụng sự giúp đỡ của Nhà nước. - Chưa có tổ chức chuyên trách thực hiện BHXH nên việc quản lý còn lỏng lẻo và kém hiệu quả. 2. Thời kỳ từ sau khi có quyết định 292/BCN-LĐ ngày 15/11/1982. 2.1. Mô hình tổ chức thực hiện: - Đã hình thành tổ chức thực hiện BHXH từ Trung ương đến các cơ sở HTX thuộc ngành CN TTCN. Ở Trung ương là Ban BHXH Trung ương, trực thuộc Hội đồng Quản trị HTX Trung ương; ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các huyện, thị, quận.. là các Ban BHXH, trực thuộc các Ban Liên hiệp HTX tỉnh và huyện. Còn ở các HTX có bộ phận ( Ýt nhất một người) theo dõi về việc thực hiện BHXH trong HTX của mình. - Đã hình thành quỹ BHXH thuộc hệ thống HTX CN TTCN và được hạch toán độc lập với ngân sách Nhà nước. - Các chế độ BHXH thực hiện trong các HTX cũng giống nh các chế độ BHXH thực hiện đối với công nhân viên chức Nhà nước trong các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh. Các chế độ BHXH áp dụng trong các HTX CNTTCN đã có sự điều tra, phối hợp nghiên cứu giữa Ban liên hiệp xã Trung ương với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn lao động Việt nam. - Mô hình này đã được thực hiện rộng rãi ở hầu hết các HTX CN TTCN. 2.2. Những mặt được. + Còng giống nh những mặt được của mô hình trước khi có Quyết định 292/BCN-LĐ ngày 15/11/1982 của Ban Liên xã Trung ương, ban hành “Điều lệ BHXH” tạm thời áp dụng cho các xã viên HTX và các tổ hợp sản xuất CN TTCN. + Ngoài ra, mô hình này còn có thêm một số mặt được khác như sau : - Đã tạo ra hệ thống tổ chức quản lý BHXH từ Trung ương tới địa phương. Do đó, việc thực hiện BHXH trong các HTX CN TTCN đã được thống nhất trên phạm vi cả nước và đi vào nề nếp. - Đã tạo ra được qũy BHXH cho khu vực HTX CN TTCN có hạch toán độc lập so với NSNN. - Tạo được một số kinh nghiệm trong việc quản lý và thực hiện BHXH trong khu vực HTX CN TTCN. 2.3. Những mặt chưa được. - Còng giống nh mô hình trước đây, mô hình này mang tính bao cấp của HTX. Người lao động, xã viên chỉ đóng góp một phần nhỏ, nhưng vẫn được hưởng đầy đủ các chế độ BHXH theo quy định của Điều lệ BHXH trong các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh. Điều này, có xu hướng quốc doanh hóa xã viên HTX, trong khi bản chất kinh tế của hai loại hình, hai thành phần kinh tế này khác nhau, đó là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. - Khi thực hiện BHXH đối với cán bộ CNVC khu vực quốc doanh trong thời kỳ bao cấp trước đây, việc xây dựng các chế độ BHXH còn xen lẫn với chính sách người có công nhằm đạt yêu cầu chính trị, mà quên mất cơ sở khoa học của nó là tính toán cân đối qũy BHXH. Ở đây, các HTX CNTTCN cũng vận dụng theo các quy định này mà chưa tính đến điều kiện chủ yếu để thực hiện BHXH là phải dùa trên cơ sở phát triển kinh tế của HTX và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thu - chi quỹ. - Qũy BHXH được hạch toán độc lập, nhưng chưa được sự bảo hộ của Nhà nước. Do đó, khi Nhà nước thực hiện các chính sách cải cách tiền lương (bù giá vào lương), cải cách tiền tệ . . . qũy BHXH không bảo toàn được vốn, bị hao hụt lớn dẫn đến đổ vỡ quỹ, không còn khả năng chi trả, khiến cho việc thực hiện BHXH trong các HTX CN TTCN bị ngừng trệ và thất bại. - Tuy đã có hệ thống tổ chức bộ máy quản lý BHXH từ Trung ương tới cơ sở HTX, nhưng do nặng về tư tưởng bao cấp, nên việc quản lý thu BHXH cho qũy lỏng lẻo, chủ yếu dùa trên cơ sở tự nguyện đóng góp của các HTX là chính, mà chưa có những quy chế để đảm bảo ổn định nguồn thu và chống thất thu tiền BHXH. Mặt khác, trong việc chi trả các chế độ BHXH trong HTX vẫn nặng cơ chế xin - cho tuỳ tiện, dẫn đến quỹ thu được Ýt nhưng chi lại nhiều nên quỹ BHXH ngày càng giảm dần và mất khả năng chi trả. - Chưa có các biện pháp để bảo tồn và tăng trưởng phần qũy tạm thời nhàn rỗi. Do đó, khi nền kinh tế gặp lạm phát cao thì quỹ nhanh chóng bị mất giá trị, mất khả năng chi trả, dẫn đến phải ngừng trệ việc thực hiện các chế độ BHXH trong các HTX CN TTCN. - Xã viên còn chưa thấy rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình trong việc tham gia BHXH. 3. Một số bài học kinh nghiệm. Qua việc thực hiện BHXH trong các HTX CN TTCN trước đây có thể rót ra một số bài học sau đây. 3.1- Bảo hiểm xã hội muốn thực hiện được tốt phải theo đúng các quy luật phát triển khách quan của nó. Không thể chủ quan duy ý trí hoặc áp đặt tuỳ tiện, nôn nóng đáp ứng ngay nhu cầu mong muốn của mọi người, trong khi mọi điều kiện cơ bản để hình thành, ổn định và phát triển nó chưa có hoặc chưa đầy đủ. 3.2 - Bảo hiểm xã hội phải thực hiện trên cơ sở phát triển kinh tế HTX nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung. Đồng thời phải đảm bảo cân bằng thu - chi của quỹ BHXH, gắn chặt quyền lợi với nghĩa vụ, có đóng có hưởng, đóng theo mức nào thì hưởng theo mức đó. 3.3- Quỹ bảo hiểm xã hội phải được Nhà nước bảo hộ và phải nằm trong quỹ BHXH nói chung của toàn quốc. Chỉ có nh vậy mới đảm bảo cho qũy được bảo toàn, ổn định và phát triển. 3.4 - Tổ chức BHXH của các HTX CN TTCN phải nằm trong guồng máy chung của BHXH Việt nam, không thể tách rời để hoạt động độc lập với BHXH Việt nam, vì đặc thù của kinh tế tập thể trong khối CN TTCN ở nước ta nói chung còn nhỏ bé, chưa ổn định và phát triển, đặc biệt là trong thời kỳ đầu khi mới bước vào nền kinh tế thị trường còn gặp rất nhiều khó khăn. 3.5 - Đối với các HTX đã qua chuyển đổi, đã thực hiện đăng ký kinh doanh theo Luật hợp tác xã thì thực hiện loại hình BHXH bắt buộc. Còn đối với các HTX chưa kịp chuyển đổi, sản xuất và kinh doanh chưa ổn định, chưa có hiệu quả kinh tế thì nên củng cố, cải tiến quản lý để giữ cho HTX tồn tại, không nên nóng vội tham gia thực hiện BHXH ngay, trước mắt, có thể tạm thời thực hiện theo loại hình BHXH tự nguyện. Sau một thời gian, sản xuất và kinh doanh phát triển, thực sự có hiệu quả mới, tiến hành tham gia BHXH bắt buộc. CHƯƠNG III MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN BHXH ĐỐI VỚI CÁC HTX CN TTCN Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI I. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN BHXH ĐỐI VỚI CÁC HTX CN TTCN Ở VIỆT NAM. Căn cứ vào các cơ sở lý luận về tổ chức thực hiện chính sách xã hội và thực trạng hoạt động BHXH đối với các HTX CNTTCN trong thời gian qua, một số định hướng và giải pháp nhằm thực hiện BHXH đối với các HTX CNTTCN trong thời gian tới,đó là: 1. Định hướng về đối tượng điều tra, khảo sát thực trạng kinh tế - xã hội trong khu vực HTX CNTTCN ở Việt Nam. Việc điều tra, khảo sát thực trạng kinh tế - xã hội đối với các HTX CNTTCN là nhằm mục đích xác định các số liệu cơ bản về thực trạng của các HTX CNTTCN, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện BHXH trong khu vực này, do đó yêu cầu đối tượng điều tra cần rộng, đủ các loại đối tượng. Có thể thực hiện điều tra các đối tượng sau: 1.1. Các hợp tác xã tiêu biểu mà tên tuổi đã có nhiều người biết đến: như: HTX Đoàn kết (Thái Bình), HTX Cơ khí (Bắc Giang), HTX Dệt - may Duy Trinh (Quảng Nam), HTX Gốm sứ Thái Dương (Đồng Nai), HTX Mây tre lá Ba Nhất (TP Hồ Chí Minh), HTX Thống Nhất (Tiền Giang).. . 1.2. Một sè HTX CNTTCN tiêu biểu, đã qua chuyển đổi ở một số thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và ở một số tỉnh khác. 1.3. Một sè HTX CNTTCN khác chưa qua chuyển đổi nhưng vẫn hoạt động bình thường. 2. Các chế độ BHXH thực hiện trong các HTX CN TTCN. 2.1. Đối với loại hình BHXH bắt buộc Loại hình BHXH bắt buộc có thể áp dụng đối với các HTX có sử dụng từ 10 lao động trở lên. Người sử dụng lao động, người lao động phải đóng BHXH theo tỷ lệ như quy định tại điều 149 của Bộ luật lao động và hưởng các chế độ BHXH như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao đông và bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất. - Đối tượng tham gia BHXH trong các HTX CN TTCN. - Người lao động được các HTX CN TTCN thuê khoán làm việc cho mình theo chế độ hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động giữa HTX với họ từ 3 tháng trở lên. - Xã viên các HTX đang trực tiếp tham gia sản xuất và kinh doanh trong HTX (người có quan hệ góp vốn nhưng không có quan hệ lao động không thuộc đối tượng đóng BHXH). - Mức đóng BHXH : Mức đóng BHXH hàng tháng dùa trên cơ sở mức tiền lương, tiền công hay thu nhâp hàng tháng của người lao đông, người xã viên. Nhưng mức thấp nhất được chọn làm căn cứ đóng BHXH, phải bằng 1,4 lần mức lương tối thiểu hiện hành của Nhà nước đối với loại hình BHXH bắt buộc. (chẳng hạn như trong giai đoạn hiện nay, mức lương tối thiểu của Nhà nước quy định là 210.000 đ/tháng, thì mức được chọn làm căn cứ đề xác định mức đóng BHXH thấp nhất phải là: 210.000 x 1,4 = 294.000 đ/ tháng). Quy định này nhằm đảm bảo cho mức lương thấp nhất của người về hưu bằng mức lương tối thiểu hiện hành của Nhà nước theo từng thời gian cụ thể. Người lao động đóng 5 % tiền lương, tiền công hay thu nhập bình quân hàng tháng của mình (hoặc mức chọn làm căn cứ đóng BHXH thấp nhất đã xác định như trên); HTX (người chủ sử dụng lao động) đóng 15% tổng mức lương, tổng mức tiền công, hay tổng mức thu nhập bình quân của những người lao đông, người xã viên đang làm việc cho họ (hoặc tổng mức chọn làm căn cứ đóng BHXH trên); tổng cộng là 20 % mức tiền lương (tiền công hay mức chọn làm căn cứ đóng BHXH) để thực hiện 5 chế độ. - Phương pháp đóng BHXH : Các đơn vị sử dụng lao động (HTX và các Tổ hợp tác) có thể thực hiện đóng BHXH theo, hàng tháng, hàng quý. Mức đóng là 20% tổng quỹ lương, tiền công hay thu nhập hoặc mức chọn làm căn cứ đóng BHXH. Đến kỳ thu BHXH, người sử dụng lao động khấu trừ 5% tiền lương, tiền công hay thu nhập của người lao động cùng với 15 % quỹ lương hoặc quỹ tiền công để đóng BHXH cho cơ quan BHXH - Tính hưởng BHXH: Cách tính hưởng các chế độ BHXH áp dụng như cách tính được quy đinh tại bản Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính Phủ. 2.2. Đối với loại hình BHXH tự nguyện: Đối với người lao động làm việc trong các HTX CNTTCN không thuộc diện hoặc chưa có điều kiện tham gia BHXH bắt buộc thì có thể tham gia BHXH theo loai hình tự nguyện. Đối với loại hình này, trước mắt chỉ nên thực hiện hai chế độ: Hưu trí và tử tuất. - Về chế độ hưu trí: + Về tuổi nghỉ hưu : Chỉ nên áp dụng theo quy định của Bộ Luật lao động. + Về độ dài thời gian đóng BHXH: Không quy định cứng nhắc như với loại hình BHXH bắt buộc, mà quy định theo những khoảng thời gian nhất định: Dưới 5 năm; từ 5 năm đến dưới 10 năm; từ 10 năm đến dưới 15 năm; từ 15 đến dưới 20 năm; từ 20 năm đến dưới 25 năm; từ 25 năm đến dưới 30 năm; từ 30 năm đến dưới 35 năm và trên 35 năm. + Mức đóng BHXH : Mức đóng BHXH dùa trên cơ sở mức tiền lương, tiền công hay thu nhâp hàng tháng của người lao đông, người xã viên. Có thể chia làm nhiều mức đóng (tất nhiên sẽ có nhiều mức hưởng tương ứng). Mức đóng thấp nhất là 10.000 đ/tháng/người. Sau đó là các mức khác bằng mức tối thiểu cộng thêm bội số lần của 5.000 đ/tháng, người. Nghĩa là, bao gồm các mức đóng sau: 10.000đ; 15.000đ; 20.000 đ; 25.000đ; 30.000đ/ tháng/ người. + Phương pháp đóng BHXH : Các đơn vị sử dụng lao động (HTX và các Tổ hợp tác) có thể thực hiện đóng BHXH theo, hàng tháng, hàng quý hoặc nửa năm, hoặc chỉ đóng một lần tất cả.. + Cách tính mức hưởng BHXH: Mức thụ hưởng BHXH đối với loại hình BHXH tự nguyện có những điểm khác với loại hình BHXH bắt buộc. Ở đây, có thể coi khoản đóng góp BHXH của người lao động như là một khoản tiền tiết kiệm của họ trong quá trình lao động, làm việc có thu nhập để sau này tự nuôi sống mình khi già yếu, về hưu đỡ gánh nặng cho gia đình, con cái và xã hội. Vì vậy, mức hưởng thụ dùa trên nguyên tắc của việc gửi tiền tiết kiệm, tức là: Bằng tổng số tiền đã đóng BHXH cộng thêm các khoản tiền lãi Ýt nhất bằng lãi suất tiền gửi tiền tiết kiệm không kỳ hạn hiện hành của các ngân hàng thương mại được BHXH công bố theo từng thời kỳ nhất định. Do đó mức hưởng BHXH phụ thuộc chủ yếu vào các nhân tố sau: .Tuỳ theo mức chọn đóng BHXH: Đóng ở mức cao thì được hưởng nhiều và ngược lại, đóng ở mức thấp thì hưởng Ýt. . Tuỳ theo độ dài thời gian đóng BHXH: Đóng dài thời gian thì được hưởng nhiều và ngược lại, đóng Ýt thời gian thì hưởng Ýt. . Tuỳ theo cách đóng BHXH: Đóng một lần từ đầu thì sẽ được hưởng nhiều và đóng rải đều theo thời gian lịch thì hưởng Ýt hơn. . Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước: Nếu tốt, thuận lợi, lạm phát thấp, tăng trưởng kinh tế cao thì mức hưởng thực tế sẽ cao hơn và ngược lại. . Lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn của các ngân hàng thương mại trong từng thời kỳ. . Tình hình bảo toàn và tăng trưởng của quỹ BHXH. . Và nhiều yếu tố khác ảnh hưởng trực tiếp đến “dòng tiền “ của quỹ BHXH. Khi đến tuổi về hưu (hoặc hết thời hạn đăng ký tham gia BHXH, người lao động, người xã viên có thể đến BHXH nhận tiền theo định kỳ hàng tháng hoặc nhận một lần (không phải nép thuế thu nhập) để toàn quyền sử dụng cho cuộc đời còn lại của mình. - Chế độ tử tuất. Người lao động, người xã viên tham gia BHXH tự nguyện, bị chết, thì được quỹ BHXH phúng viếng trị giá gấp 10 lần mức đóng tối thiểu (tức là 10 x 10.000đ = 100.000 đ) lấy từ nguồn tăng trưởng quỹ và người được thừa kế hợp pháp sẽ được thanh toán toàn bộ khoản tiền đóng BHXH của người quá cố theo cách tính hưởng nêu trên để chi về khoản mai táng phí, số tiền còn lại được coi như khoản trợ cấp tuất một lần. 3. Định hướng mô hình tổ chức quản lý quỹ BHXH trong các HTX CN TTCN Quỹ được quản lý thống nhất và tập trung tại BHXH Việt nam, được sử dụng để chi trả các chế độ BHXH và chi các hoạt động sự nghiệp BHXH trong khu vực HTX CN TTCN. Mô hình cụ thể quản lý quỹ BHXH trong các HTX CNTTCN có thể thực hiện một trong hai mô hình sau: + Tổ chức hệ thống bộ máy riêng trực thuộc BHXH Việt Nam để thực hiện quản lý BHXH trong các HTX CNTTCN, coi như một hệ thống con của hệ thống bộ máy BHXH Việt Nam hiện hành. + Không tổ chức hệ thống bộ máy quản lý riêng mà giao cho BHXH Việt nam tổ chức thực hiện BHXH trong các HTX CNTTCN coi như các đơn vị sử dụng lao động khác hiện đang tham gia BHXH theo Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ. 4. Các giải pháp đảm bảo cân bằng thu - chi quỹ BHXH thuộc các HTX CNTTCN: Khi quỹ BHXH được thành lập và hạch toán độc lập với ngân sách Nhà nước, thì vấn đề cân bằng tthu- chi quỹ BHXH trở thành vấn đề sống còn quyết định cho sự tồn tại của quỹ BHXH và bảo đảm cho việc duy trì thực hiện các chế độ BHXH đối với người tham gia BHXH thuộc khu vực này. Việc thu- chi không cân bằng của quỹ BHXH trong các HTX CNTTCN thực hiện trong những năn trước đây khiến cho quỹ BHXH bị đổ vỡ, mất khả năng chi trả các chế độ BHXH; dẫn đến việc thực hiện các chế độ chính sách BHXH trong các HTX CNTTCN chỉ được vài năm đã bị phá sản. Để đảm bảo cân bằng thu - chi của quỹ, thì trước tiên cần đảm bảo ổn định nguồn thu. Hơn nữa, nguồn thu phải luôn luôn được phát triển để lớn hơn các khoản phải chi. Sau đó, đến việc xác định mức chi phí của quỹ và cuối cùng là biện pháp quản lý quỹ như thế nào cho tốt. Vì vậy, có thể dùa và ba nhóm giải pháp nhằm thực hiện cân bằng thu - chi quỹ BHXH thuộc các HTX CN TTCN - mét quỹ BHXH thành phần nằm trong quỹ BHXH Việt Nam. 4.1. Các giải pháp nhằm đảm bảo nguồn thu cho quỹ BHXH trong các HTX CNTTCN: + Thực hiện triệt để nguyên tắc có đóng BHXH mới được hưởng BHXH: - Các HTX khi tham gia BHXH cho xã viên hoặc người lao động của mình phải thực hiện nghiêm chỉnh việc đóng BHXH, đóng đủ số và đúng hạn theo quy định của pháp luật (dự kiến 15% mức chọn làm căn cứ đóng BHXH ). HTX còn phải là đầu mối thu tiền đóng BHXH của các xã viên, các người lao động trong các HTX (dự kiến 5% mức chọn làm căn cứ thu BHXH hàng tháng) để nép cho BHXH cùng một lúc với khoản đóng BHXH của HTX. - Người xã viên , người lao động (không phải là xã viên) được HTX CNTTCN thuê khoán làm việc cho mình theo chế độ hợp đồng hoặc thoả ước lao động từ 03 tháng trở lên, cũng phải dành một phần tiền lương, tiền công hay thu nhập hàng tháng của mình ( theo luật định) nép cho quỹ BHXH để tự bảo hiểm cho mình (dự kiến là 5% mức chọn làm căn cứ đóng BHXH cho hai chế độ hưu trí và tử tuất). + Không ngừng mở rộng đối tượng tham gia BHXH - Mở rộng đến mọi người lao động làm việc trong các HTX CNTTCN hiện có và trong tương lai sẽ thành lập mới, các tổ hợp tác thuộc các lĩnh vực ngành nghề khác phi nông nghiệp. + Duy trì và ổn định nguồn thu đối với những HTX khi đã tham gia BHXH, nhà nước cần có chính sách cụ thể quan tâm giúp đỡ họ ổn định và phát triển sản xuất để có thu nhập đóng BHXH (cung cấp thông tin thị trường, tìm kiếm mặt hàng sản xuất mới, hỗ trợ vốn..) + Về lâu dài phải tăng mức nép BHXH: Thực hiện bằng hai cách sau: - Chọn mức căn cứ đóng BHXH ngày càng tăng dùa trên cơ sở mức thu nhập thực tế của các HTX. - Nâng tỷ lệ đóng BHXH so với mức chọn để làm căn cứ đóng BHXH (dự kiến của đề tài: Mức chọn làm căn cứ đóng BHXH tối thiểu phải bằng 1,4 lần mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định đối với loại hình bắt buộc hiện nay). Tuy nhiên, tỷ lệ này chỉ có mức độ không thể nâng quá cao sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại của xã viên và người lao động. 4.2. Các giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí cho quỹ BHXH: + Thực hiện chi đúng đối tượng, chi đúng chế độ BHXH, đúng thời gian, nhanh chóng và thuận tiện theo quy định của pháp luật để khuyến khích nhiều người khác tham gia BHXH, góp phần tạo thêm nguồn thu BHXH. + Mức chi cho các chế độ BHXH phải căn cứ vào mức thu đối với các các chế độ đó để đảm bảo cân bằng thu - chi của quỹ, tránh bị lạm dông. + Tiết kiệm chi phí quản lý. 4.3. Các giải pháp về quản lý quỹ BHXH: + Phải có hành lang pháp lý bảo đảm cho việc thực hiện và quản lý quỹ BHXH trong khu vực này. Trước tiên cần ban hành Nghị định của Chính Phủ bổ sung đối tuợng tham gia BHXH bắt buộc trong các HTX CNTTCN theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính Phủ về việc ban hành Điều lệ BHXH để thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nước. Sau đó, sẽ đưa vào dự thảo Luật BHXH tới đây. + Xây dựng bộ máy quản lý riêng hoặc giao cho hệ thống BHXH Việt nam tổ chức quản lý Quỹ và thực hiện BHXH đối với các HTX CNTTCN; song đều phải được hạch toán, quản lý tập trung thống nhất vào hệ thống BHXH Việt Nam. + Phải quản lý chặt chẽ đến từng đối tượng, từng HTX tham gia BHXH + Xây dựng các quy chế nghiệp vụ thu, chi BHXH một cách chặt chẽ và thực hiện thống nhất trong toàn ngành trên cơ sở quy chế nghiệp vụ của BHXH Việt Nam. Tuân thủ việc lập hệ thống sổ sách, chứng từ thu, chi và các biểu báo cáo thống kê tổng hợp theo chế độ kế toán tài chính và báo cáo định kỳ hiện hành của BHXH Việt Nam và của Nhà nước. + Tuyển dụng và đào tạo đội ngò cán bộ làm công tác BHXH trong các HTX CNTTCN trong sạch, trung thực, nhiệt tình và tinh thông nghiệp vụ. + Tăng cường công tác tuyên truyền, vận dộng các HTX và người lao động tham gia BHXH. + Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Thu - Chi BHXH trong các HTX CNTTCN của BHXH Việt Nam và của các cơ quan hữu quan có thẩm quyền khác của Nhà nước. + Nhà nước cần có chế tài sử phạt nghiêm minh các tổ chức và cá nhân có hành vi vi phạm các quy định pháp luật về BHXH. 5. Các giải pháp bảo tồn và tăng trưởng quỹ BHXH trong các HTX CNTTCN: Có thể sử dụng các giải pháp sau: + Quỹ BHXH phải được Nhà nước bảo hộ. Đây là nhân tố quyết định nhất để bảo tồn và tăng trưởng quỹ BHXH. Đặc biệt trong các trường hợp sau: - Khi nền kinh tế trong nước bị khủng hoảng, lạm phát cao. - Bất khả kháng do thiên tai, địch hoạ, chiến tranh.. - Nhà nước thay đổi các chính sách về tiền lương, thu nhập, tài chính và tiền tệ.. .. + Cần làm tốt việc quản lý, lưu trữ, khai thác hồ sơ của các đối tượng tham gia BHXH để xác định chính xác mức chi BHXH, Mức dự phòng. Trên cơ sở đó xác định chính xác nguồn quỹ nhàn rỗi tạm thời để có kế hoạch sử dụng hợp lý, tránh bị động. + Cần nghiên cứu xác định chiến lược đầu tư toàn diện nguồn quỹ nhàn rỗi này nhằm mục đích tạo ra những tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và trong các HTX CNTTCN nói riêng để đảm bảo ổn định nguồn thu. + Trong đầu tư từ nguồn quỹ nhàn rỗi này phải đảm bảo có lãi và Ýt gặp rủi ro nhất. Đồng thời phải tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc của BHXH: Có lợi, dễ thanh toán, dễ thu hồi vốn và phải có hiệu quả kinh tế - xã hội rõ rệt, độ rủi ro thấp nhất. + Khi cho vay từ nguồn quỹ này phải bảo đảm lãi suất cho vay phải luôn luôn lớn hơn mức trượt giá của thị trường hàng hoá - tiền tệ hiện hành để bảo tồn được quỹ. + Có thể sử dụng một số biện pháp cụ thể nh sau: - Đầu tư mua công trái, tín phiếu kho bạc Nhà nước. - Đầu tư mua cổ phiếu của các doanh nghiệp Nhà nước hoặc các doanh nghiệp khác đang và sẽ làm ăn thực sự có hiệu quả kinh tế. - Cho các ngân hàng thương mại của Việt Nam, các quỹ quốc gia (quỹ hỗ trợ đầu tư, quỹ giải quyết việc làm cho người lao động, quỹ dự trữ quốc gia..) vay với lãi suất thấp nhưng phải đảm bảo cao hơn mức trượt giá trên thị trường hàng hoá - tiền tệ. - Liên doanh, liên kết đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở và kinh doanh bất động sản để bảo tồn và tăng trưởng quỹ. - Cho các HTX CNTTCN có xu hướng phát triển tốt vay để phát triển sản xuất, tạo nguồn đóng BHXH ổn định và ngày càng phát triển. + Nguồn lãi do đầu tư tăng trưởng quỹ được sử dụng cho các việc sau: - Bổ sung lại cho quỹ. - Tiếp tục hoạt động đầu tư sinh lời. II. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CỤ THỂ ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CHẾ ĐỘ BHXH ĐỐI VỚI CÁC HTX CNTTCN Ở VIỆT Nam TRONG THỜI GIAN TỚI. 1. Tổ chức bộ phận nghiên cứu về BHXH tự nguyện. Đây là một loại hình BHXH rất mới mẻ ở Việt Nam, hiện nay chưa thực hiện nên rất cần thiết có bộ phân nghiên cứu về BHXH tự nguyện ở Việt Nam. Bé phận này có nhiệm vô : + Tìm hiểu, nghiên cứu các kinh nghiệm thực hiện BHXH tự nguyện ở nước ngoài, trên cơ sở đó vận dụng những kinh nghiệm thích hợp vào Việt nam. + Nghiên cứu tìm hiểu về lý luận và thực tiễn BHXH tự nguyện. + Sử dụng toán bảo hiểm để tính toán lập ra các bảng tra cụ thể cho từng mức đóng góp, mức hưởng của từng chế độ BHXH theo loại hình BHXH tự nguyện. + Nghiên cứu xác định các mô hình BHXH tự nguyện phù hợp với từng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. + Đưa ra các định hướng và giải pháp để thực hiện BHXH ở nước ta trong thời gian tới. 2. Tổ chức bộ máy quản lý BHXH trong các HTX CNTTCN Để quản lý sự nghiệp BHXH trong các HTX CNTTCN có thể sử dụng một trong hai mô hình sau: 2.1. Mô hình tổ chức bộ máy riêng: 2.1.1 Đặc điểm: Mô hình này có đặc điểm sau: + Tổ chức riêng một hệ thống bộ máy quản lý sự nghiệp BHXH từ Trung ương xuống cơ sở, trực thuộc BHXH Việt Nam, có nhiệm vụ thực hiện sự nghiệp BHXH và quản lý quỹ BHXH trong các HTX CNTTCN trên phạm vi cả nước. - Ở Trung ương - Hội đồng Trung ương Liên minh các HTX Việt Nam thành lập cơ quan BHXH HTX CNTTCN, cơ quan này tương đương về chức năng, nhiệm vụ của BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hiện nay. - Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - Các Hội đồng Liên minh các HTX tỉnh, thành lập cơ quan BHXH HTX CNTTCN tỉnh, cơ quan này tương đương về chức năng, nhiệm vụ của BHXH huyện, quận, thành phố trực thuộc tỉnh hiện nay (đang hoạt động theo quy định tại Nghị định 19/CP, ngày 16/02/1995 của Chính phủ, ”Về việc thành lập BHXH Việt Nam” và Quyết định số 606/TTg, ngày 26/09/1995 của Thủ tướng Chính phủ, “ Về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của BHXH Việt Nam”). Cơ quan này trực thuộc cơ quan BHXH HTX CNTTCN Trung ương; có nhiệm vụ thực hiện BHXH trong các HTX CNTTCN trong tỉnh . + Các cơ quan BHXH HTX CNTTCN có tài khoản chuyên thu BHXH riêng mở tại các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương để thu tiền BHXH của các HTX CNTTCN, sau đó định kỳ nép về tài khoản chuyên thu BHXH của BHXH Việt Nam để quản lý. + Các cơ quan BHXH HTX CNTTCN này có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, nằm trong hệ thống bộ máy của BHXH Việt Nam . 2.1.2.Ưu điểm: Dễ dàng quản lý chặt chẽ, vì có điều kiện đi sâu đi sát từng cơ sở HTX CNTTCN nên nắm chắc được các đối tượng tham gia BHXH. Đồng thời kết hợp được sự thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế này với việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH đến các cơ sở và các làng nghề thuộc khu vực này. 2.1.3. Nhược điểm: Phải tăng thêm bộ máy, nên có thể gây khó khăn, lúng túng lúc đầu. 2.2. Mô hình bộ máy chung: 2.2.1. Đặc điểm: + Không hình thành hệ thống tổ chức bộ máy riêng để quản lý sự nghiệp BHXH trong các HTX CNTTCN. + Việc thực hiện BHXH trong các HTX CNTTCN được thực hiện bình thường như các đơn vị sử dụng lao động khác hiện đang tham gia BHXH thuộc loại hình bắt buộc theo Nghị định 12/CP, ngày 26/01/1995 của Chính phủ. Do đó các HTX CNTTCN hiện đang có trụ sở đóng ở đâu thì đăng ký tham gia BHXH với cơ quan BHXH trên địa bàn đó. Các cơ quan thuộc hệ thống BHXH sẽ có trách nhiệm thực hiện tốt sự nghiệp BHXH trong các HTX CNTTCN. Đối với nhánh BHXH tự nguyện, BHXH Việt Nam sẽ phối hợp với Hội đồng Trung ương Liên minh các HTX bàn bạc để thực hiện quản lý riêng nguồn quỹ này, hoặc có thể giao trực tiếp cho Hội đồng Trung ương Liên minh các HTX Việt Nam thực hiện dưới sự quản lý và giám sát của BHXH Việt Nam . 2.2.2. Ưu điểm: - Bé máy rất gọn nhẹ, cơ quan BHXH chỉ cần bổ sung thêm một số người để theo dõi riêng BHXH thuộc các HTX CNTTCN, nên rất tiết kiệm và hiệu quả. - Có thể thực hiện BHXH ngay sau khi Nhà nước cho phép, mà không cần có giai đoạn chuẩn bị thành lập hệ thhống bộ máy quản lý từ Trung ương tới địa phương. 2.2.3. Nhược điểm: Việc tìm hiểu, nắm chắc các đối tượng và tình hình thực tế sản xuất và kinh doanh của các HTX bước đầu gặp khó khăn. Nhưng có thể khắc phục bằng cách BHXH Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Hội đồng Trung ương Liên minh các HTX Việt Nam, các Hội đồng Liên minh các HTX tỉnh, huyện cùng tiến hành khảo sát và thực hiện BHXH trong khu vực. 3. Những kiến nghị khác Để đảm bảo thực hiện tốt sự nghiệp BHXH ở Việt Nam đề tài còn kiến nghị mét sè vấn đề chung khác như sau: 1. Sớm xây dựng và ban hành Bộ Luật về BHXH ở nước ta làm hành lang pháp lý cơ bản cho việc thực hiện sự nghiệp BHXH. 2. Sớm có chính sách, cơ chế tài chính thích hợp trong việc bảo tồn và tăng trưởng quỹ. 3. Thực hiện đa dạng hoá các loại hình BHXH: + BHXH bắt buộc; + BHXH tự nguyện. 4. Tổ chức công tác đào tạo cán bộ chuyên ngành BHXH ở bậc đại học và trên đại học. 5. Tăng cường cơ sở vật chất và kỹ thuật cho ngành BHXH. Đặc biệt là trang bị rộng rãi hệ thống máy điện toán và các phần mềm quản lý BHXH, thực hiện nối mạng trên toàn hệ thống. 6. Đào tạo và đào tạo lại đội ngò cán bộ, công chức của ngành để nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. KẾT LUẬN Kinh tế hợp tác, là hình thức kinh tế có khả năng rộng lớn thu hót, tập hợp đông đảo các lực lượng lao động, những người sản xuất nhỏ tự nguyện góp vốn, góp công sức. . . cùng nhau tổ chức thành các loại HTX sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để phát triển kinh tế bảo đảm đời sống. Do đó, sự tồn tại và phát triển của các HTX chẳng những là sự cần thiết về kinh tế mà còn có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Cũng chính vì vậy, mà ngay cả ở các nước công nghiệp phát triển, hình thức này cũng vẫn được tồn tại và ngày càng phát triển. Ở Việt Nam, hình thức HTX sẽ còn tồn tại lâu dài trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Do đó, việc thực hiện BHXH trong khu vực HTX CNTTCN là vấn đề bức xúc và cần thiết. + Mét mặt, nó thoả mãn nhu cầu khách quan và chính đáng của những người lao động trong khu vực HTX CN TTCN. + Mặt khác, nó thể hiện bản chất nhân văn sâu sắc của Đảng và Nhà nước ta - mét Nhà nước của dân, do dân và vì dân, tất cả vì con người. + Đồng thời, đối với BHXH Việt Nam, đây cũng chính là một biện pháp cực kỳ quan trọng trong chiến lược phát triển sự nghiệp BHXH, nhằm không ngừng mở rộng đối tượng tham gia BHXH ra khu vực ngoài quốc doanh để đảm bảo nguồn thu cho quỹ ngày càng phát triển không ngừng. Đề tài này nhằm chuẩn bị những cơ sở lý luận về tổ chức thực hiện và xem xét, nghiên cứu thực trạng quá trình hoạt động BHXH trong khu vực các HTX CNTTCN trước đây mà đã bị gián đoạn từ lâu. Trên cơ sở đó nêu ra những giải pháp, những định hướng để thực hiện BHXH cho các HTX CNTCN trong thời gian tới ở Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu, chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong được sự tham gia đóng góp của thày để đề tài được hoàn thiện, góp phần thiết thực đưa đề tài vào ứng dụng trong thực tiễn./. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Quốc Sử - Mét số vấn đề Lịch sử kinh tế Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998. 2. PGS,PTS. Nguyễn Tĩnh Gia (chủ biên) - Xu hướng biến động của nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998. 3. GS,TS. Vò Huy Từ (chủ biên) - Vai trò quản lý Nhà nước đối với các loại hình doanh nghiệp, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998. 4. Học viện Chính trị quốc gia - Dân số và phát triển dân số cho các nhà Quản lý Nhà nước. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 1997. 5. Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Công nghiệp và chiến lược tăng trưởng dùa trên xuất khẩu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997. 6. Luật gia Kim Anh - Luật Hợp tác xã và các văn bản hướng dẫn thi hành, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh, 1998. 7. Trần Đức - Hợp tác xã và thời vàng son của kinh tế gia đình, Nhà xuất bản Tư tưởng- Văn hoá, Hà Nội, 1991. 8. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương- Khu vực kinh tế phi chính quy. Một số kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam trong quá trình chuyển đổi kinh tế, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997. 9. Chu Quang Trứ - Tìm hiểu Làng nghề Thủ công điêu khắc cổ truyền, Nhà xuất bản Thuận hoá, Huế, 1997. 10. Trần Quang Hùng, PTS. Mạc Văn Tiến - Đổi mới chính sách Bảo hiểm xã hội đối với người lao động, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998. 11. PGS,PTS. Bùi Tiến Quý, PTS. Mạc Văn Tiến, PTS Vò Quang Thọ - Mét số vấn đề cơ bản về kinh tế bảo hiểm, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997. 12. Bộ môn Kinh tế học, Khoa Thống kê, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, PGS,PTS. Bùi Huy Thảo - Giáo trình Thống kê bảo hiểm, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 1997. 13. Bộ môn Kinh tế Bảo hiểm, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, PGS,PTS Nguyễn Cao Thường (chủ biên) - Giáo trình Quản trị kinh doanh bảo hiểm, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1998. 14. Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình dương, Số 2 (25), tháng 6/1997. 15.Tạp chí Nghiên cứu kinh tế năm 1996,1997,1998. 16.Tạp chí Kinh tế và dự báo, Số 9, tháng 4/1998. 17. Tổng cục Thống kê - Kết quả Tổng điều tra các cơ sở kinh tế hành chính, sự nghiệp năm 1995, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 1997. 18. Tổng cục Thống kê - Mét số chỉ tiêu chủ yếu về quy mô và hiệu quả của 1,9 triệu cơ sở sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 1997. 19. Báo Tiểu công nghiệp, Thủ công nghiệp, năm 1973,,1974,,1975và năm 1976.. 20. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996. 21. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1991. 22. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà nội ,2001. 23. Tài liệu phục vô sinh hoạt chi bộ, số 01/ TBNB tháng 1 năm 2002. 24. Tổng cục Thống kê - Niên giám thống kê năm 1995, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 1996. 25. Tổng cục Thống kê - Niên giám thống kê năm 1996, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 1997. 26. Tổng cục Thống kê - Niên giám thống kê năm 1997, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 1998. 27. Đặng Đức Đạm - Đổi mới kinh tế Việt Nam, thực trạng và triển vọng, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội 1997. 28. Trần Anh Phương, Quan hệ giữa Ngoại thương với tăng trưởng và phát triển nền kinh tế mở, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà nội, 1997. 29. Hồng Vinh (chủ biên) - Công nghiệp hoá, hiện đại hoá Nông nghiệp, nông thôn. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998. 30. GS,TS. Lương Xuân Quỳ, GS,TS. Nguyễn Thế Nhã - Đổi mới tổ chức và quản lý hợp tác xã trong Nông nghiệp, nông thôn, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 1999. 31. Hồ Chí Minh - Tuyển tập, Tập 1, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, năm 1980. 32. Bộ môn Kinh tế chính trị học, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Kinh tế chính trị Mác- Lê nin, Tập II, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1998. 33. TS. Nguyễn Đình Tấn (chủ biên) - Giáo trình Xã hội học trong quản lý - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2000. [...]... gian úng gúp tin BHXH ca ngi L v ngi SDL 2.8 Tr cp thai sn: Ngi lao ng l n, tham gia BHXH, nu cú cỏc iu kin quy nh khi cú thai, c ngh thm, khỏm thai, ngh trc v sau khi mt thi gian nht nh Thi gian ngh ny s khụng cú thu nhp, nờn cng c BHXH chi tr mt khon tr cp, gi l tr cp thai sn 3 Chớnh sỏch, ch BHXH ca ng v Nh nc ta i vi ngi lao ng trong khu vc kinh t ngoi quc doanh Thut ng Kinh t ngoi quc danh... hp tỏc trong HTX v trong cng ng xó hi, hp tỏc gia cỏc HTX trong nc vi nhau, cng nh hp tỏc vi cỏc HTX nc ngoi theo quy nh ca phỏp lut 5 Cn c vo Lut HTX thỡ cú th coi cỏc HTX CNTTCN l cỏc doanh nghip tp th, kinh doanh trờn lnh vc CNTTCN 6 Thnh viờn ca HTX c gi l xó viờn Mt ngi cú th l xó viờn ca nhiu HTX khụng cựng ngnh, ngh, nu iu l HTX khụng quy nh khỏc Một HTX CNTTCN ít nht phi cú 9 xó viờn, trong. .. cỏc bờn tham gia BHXH Tuy nhiờn, trong mi quan h ti chớnh BHXH trong cỏc HTX CNTTCN xỏc nh c mc úng gúp ca cỏc bờn sao cho hp lý li l mt vn rt phc tp + C s xỏc nh mc tr cp BHXH trong cỏc HTX CNTTCN: xỏc nh mc tr cp BHXH, phi dựa trờn nhiu cn c khỏc nhau Nhng c s chung nht cú th gm 2 nhúm sau : - H thng cỏc nhu cu cn thit trong cỏc trng hp BHXH Trong BHXH núi chung v trong khu vc HTX CNTTCN Núi riờng,... cng l c s quan trng xõy dng mc tr cp BHXH Thu nhp ca dõn c trong xó hi l s lng ca ci vt cht v dch v m cỏc thnh viờn trong XH cú th nhn c nh thu nhp ca mỡnh di hỡnh thc tin t, hin vt cng nh di hỡnh thc cỏc khon tr cp v u ói t qu tiờu dựng XH nc ta, hỡnh thc thu nhp c bn thng i lin vi cỏc hỡnh thc phõn phi Nguyờn tc phõn phi theo lao ng phỏt huy tỏc dng trong khu vc kinh t Quc doanh v tp th Trong khu... ci tin trang b, t chc tt vic cung ng vt t v tiờu th sn phm, [19, Số 30 thỏng 1/1974] Nh vy, trang thit b trong ngnh CNTTCN cú khỏ hn Tớnh n 1974, cú khong 40% HTX c trang b mt vi khõu trong dõy chuyn sn xut, nht l nhng c s kim khớ ri n ch bin g, dt, sn xut vt liu xõy dng, thy tinh, snh s, húa cht v tp trung nhng thnh ph, th xó ln Cú ni ó cú hng chc mỏy tin, mỏy khoan, mỏy mi, mỏy ca, mỏy ch nan, mỏy... thanh toỏn ca qu BHXH Ngoi ra, cũn phi xem xột n th cht ca con ngi, iu kin sng v iu kin lao ng ca con ngi, chc nng t chc v trỡnh qun lý xó hi ca quc gia Một trong nhng vn lựa chn ch BHXH trong cỏc HTX TTCN l c s xỏc nh cỏc iu kin hng BHXH ca i tng tham gia BHXH thuc khu vc HTX CNTTCN cng tng t nh vi ngi lao ng thuc khu vc khỏc Trong h thng cỏc iu kin cú th nờu mt s iu kin ch yu sau : +iu kin sinh. .. hn 70% mc tin cụng thng ngy, thi gian tr cp ti a khụng quỏ 12 thỏng b Ch i vi lao ng n khi cú thai v khi sinh: Ngi lao ng n khi cú thai thỡ c khỏm thai, sinh ln th nht v ln th hai c ngh lm vic v c hng tr cp thai sn bng 100% tin cụng, c bi dng sinh con v mua sm vt dựng cho con, c ngh cho con bỳ, mi ngy1gi cho n khi con 12 thỏng tui Thi gian v mc bi dng núi trờn do Ban chp hnh cụng on (ni cú t chc Cụng... trũ v v trớ ca mỡnh trong nn kinh t quc dõn, c trong nhn thc t tng ln hot ng thc tin ng v Nh nc ta ó khng nh thc hin nht quỏn, lõu di chớnh sỏch phỏt trin kinh t nhiu thnh phn iu ny ó c nờu rừ bng nhng ch trng, chớnh sỏch v quy nh c th trong cỏc vn bn sau: Ngh quyt 16 ca B Chớnh tr (15/7/1988) v phỏt trin kinh t ngoi quc doanh; Ngh nh 221/HBT v 222/HBT ngy 23/7/1991 ca Hi ng B trng ban hnh nhng quy nh... cỏc yờỳ t ó nờu trờn Vic xõy dng c th cỏc mc, cỏc thang bng tr cp thuc v nhng k thut nghip v c th ca BHXH 2.3 Cỏc ch BHXH s thc hin trong khu vc HTX CNTTCN: Cn c vo cỏc c s lý lun ó nờu trờn, i vi cỏc HTX CN TTCN nc ta trong thi gian ti cn thit v ó cú c s phỏp lý thc hin cỏc ch BHXH sau: - Ch hu trớ; - Ch t, tut; - Ch m au; - Ch thai sn; - Ch tai nn lao ng v bnh ngh nghip õy l nhng ch BHXH thit... vic ban hnh c ch chớnh sỏch bo tn giỏ tr, phỏt trin qu, bo tr cho qu gim thiu nhng ri ro tht thoỏt ch khụng phi l s bao cp, chi phớ cho cỏc ri ro CHNG II THC TRNG V HOT NG BHXH I VI CC HTX CNTTCN VIT NAM TRONG NHNG NM QUA I THC TRNG V HOT NG BHXH I VI CC HTX CNTTCN TRONG THI GIAN QUA 1 Vi nột v quỏ trỡnh i mi t chc, qun lý trong cỏc HTX CNTTCN: Cn c vo s ra i cỏc ch trng, chớnh sỏch kinh t quan trng ... gian qua - a mt s nh hng v gii phỏp t chc thc hin BHXH i vi cỏc HTX CNTTCN thi gian ti 3 Tỡnh hỡnh nghiờn cu ti: Bo him xó hi l mt chớnh sỏch ln cỏc chớnh sỏch an sinh xó hi ca ng v Nh nc ta. .. nghip v s liu niờn giỏm thng k qua mt s nm - Các công trình nghiên cứu, hội thảo khoa học, giáo trình kinh tế bảo hiểm, tài liệu tổng kết hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp số liệu niên giám thống... nghốo, vựng nghốo Ban hnh Lut BHXH" [ 22 trang 336 ] Nhng iu ú cho thy chớnh sỏch xó hi, BHXH cho ngi lao ng cú mt tm quan trng c bit, luụn luụn c Ch tch H Chớ Minh, ng v Nh nc ta quan tõm 1.2 Bo

Ngày đăng: 02/10/2015, 10:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Sự cấp thiết của đề tài nghiên cứu:

  • 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

  • 3. Tình hình nghiên cứu đề tài:

  • 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:

  • 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu:

  • 6. Kết cấu đề tài:

    • CHƯƠNG I

    • CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN BHXH TRONG CÁC HTX CNTTCN

    • 1. Giới thiệu chung về Bảo hiểm xã hội:

    • 2. Những chế độ BHXH chủ yếu:

    • 3. Chính sách, chế độ BHXH của Đảng và Nhà nước ta đối với người lao động trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh

    • 1. Đặc điểm các hợp tác xã công nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp ở Việt nam.

    • 2. Cơ sở lý luận về tổ chức thực hiện các chế độ BHXH trong các HTX CNTTCN.

    • 3. Vai trò của nhà nước đối với BHXN trong các HTX CNTTCN.

      • CHƯƠNG II

      • THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG BHXH ĐỐI VỚI CÁC HTX CNTTCN Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA.

      • 1. Vài nét về quá trình đổi mới tổ chức, quản lý trong các HTX CNTTCN:

      • CHƯƠNG III

      • MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN BHXH ĐỐI VỚI CÁC HTX CN TTCN Ở VIỆT NAM

      • TRONG THỜI GIAN TỚI

      • 1. Định hướng về đối tượng điều tra, khảo sát thực trạng kinh tế - xã hội trong khu vực HTX CNTTCN ở Việt Nam.

      • 2. Các chế độ BHXH thực hiện trong các HTX CN TTCN.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan