tội tham ô tài sản những vấn đề lý luận và thực tiễn

62 1.6K 10
tội tham ô tài sản những vấn đề lý luận và thực tiễn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT ---------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT NIÊN KHÓA 2012 – 2015 ĐỀ TÀI TỘI THAM Ô TÀI SẢN NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Giảng viên hƣớng dẫn: NGUYỄN THU HƢƠNG Bộ môn: Luật tƣ pháp Cần Thơ, tháng 12 năm 2014 Sinh viên thực hiện: HỒ QUỐC THÁI MSSV: S120082 Lớp: Luật văn bằng 2 Khóa: 38 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn MỤC LỤC  LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 6 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................ 6 2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................................... 7 3. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................................... 7 4. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................................. 7 5. Bố cục luận văn ............................................................................................................. 8 CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI THAM Ô TÀI SẢN ................................ 9 1.1. Khái quát chung các tội phạm về tham nhũng ..................................................... 9 1.1.1. Khái niệm các tội phạm tham nhũng............................................................ 9 1.1.2. Đặc điểm các tội phạm tham nhũng ........................................................... 11 1.1.3. Dấu hiệu pháp lý các tội phạm tham nhũng .............................................. 14 1.2. Khái quát về tội tham ô tài sản ............................................................................. 15 1.2.1. Khái niệm tội tham ô tài sản ....................................................................... 15 1.2.2. Nguyên nhân của tội tham ô tài sản ........................................................... 16 1.2.3. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội tham ô tài sản qua các thời kỳ ............................................................................................................................. 17 1.2.3.1. Từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 ...................................... 17 1.2.3.2. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước khi Bộ luật hình sự 1985 ra đời ...................................................................................................................... 18 1.2.3.3. Trong Bộ luật hình sự 1985............................................................... 19 1.2.3.4. Từ Bộ luật hình sự 1999 đến nay ...................................................... 19 1.3. Quy định quốc tế về tội tham ô tài sản trong Công ƣớc của Liên hiệp quốc về chống tham nhũng năm 2003 ....................................................................................... 20 1.4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu tội phạm tham ô tài sản ........................................ 22 CHƢƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ TỘI THAM Ô TÀI SẢN ............................................................................................... 24 2.1. Căn cứ pháp lý của tội tham ô tài sản .................................................................. 24 2.2. Các yếu tố cấu thành tội tham ô tài sản ............................................................... 25 2.2.1. Khách thể của tội tham ô tài sản................................................................. 25 2.2.2. Mặt khách quan của tội tham ô tài sản ...................................................... 25 2.2.3. Chủ thể của tội tham ô tài sản .................................................................... 28 2.2.4. Mặt chủ quan của tội tham ô tài sản .......................................................... 30 2 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn 2.3. Hậu quả pháp lý khi phạm tội tham ô tài sản trong các trƣờng hợp cụ thể .... 30 2.3.1. Trách nhiệm hình sự khi phạm tội thuộc khoản 1 Điều 278 .................... 30 2.3.2. Trách nhiệm hình sự khi phạm tội thuộc khoản 2 Điều 278 .................... 31 2.3.3. Trách nhiệm hình sự khi phạm tội thuộc khoản 3 Điều 278 .................... 35 2.3.4. Trách nhiệm hình sự khi phạm tội thuộc khoản 4 Điều 278 .................... 36 2.3.5. Hình phạt bổ sung đối với tội tham ô tài sản ............................................. 37 2.4. So sánh tội tham ô tài sản trong Luật hình sự Việt Nam với quy định về hành vi tham ô trong Công ƣớc Liên hiệp quốc năm 2003 ................................................. 37 2.5. Những điểm giống và khác nhau giữa tội tham ô tài sản với một số tội phạm khác ................................................................................................................................ 39 2.5.1. Những điểm giống và khác nhau giữa tội tham ô tài sản và tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản ......................................................................... 39 2.5.2. Những điểm giống và khác nhau giữa tội tham ô tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản .......................................................................................... 41 CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG TỘI THAM Ô TÀI SẢN Ở NƢỚC TA – NHỮNG HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG ......................................................... 43 3.1. Thực trạng về tội tham ô tài sản ........................................................................... 43 3.1.1. Thực trạng tội tham ô trên phạm vi cả nƣớc.............................................. 44 3.1.2. Thực trạng tội tham ô trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp ................................. 45 3.2. Những hạn chế dẫn đến thực trạng hiện nay ...................................................... 46 3.2.1. Trong quy định của pháp luật hình sự ....................................................... 46 3.2.2. Trong việc giải thích pháp luật ................................................................... 47 3.2.3. Một số hạn chế khác .................................................................................... 51 3.3. Một số kiến nghị nhằm khắc phục những mặt hạn chế trong quy định về tội tham ô tài sản................................................................................................................. 53 3.3.1. Đối với những hạn chế trong quy định pháp luật ...................................... 53 3.3.2. Đối với việc giải thích pháp luật ................................................................. 55 3.3.3. Một số giải pháp khác phòng, chống tội tham ô tài sản ............................ 56 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 59 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 3 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN  ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. 4 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN  ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. 5 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ khi thành lập nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã đặt vấn đề xây dựng bộ máy Nhà nƣớc của dân, do dân, vì dân thật sự trong sạch, vững mạnh. Hồ Chí Minh đã đề xuất phong trào “3 xây, 3 chống”1, viết nhiều sách về chống tham ô, lãng phí, quan liêu, trong đó Ngƣời nêu rõ khái niệm và các biểu hiện của chúng. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì tham ô “là trộm cướp, là hành động xấu xa nhất, tội lỗi đê tiện nhất trong xã hội”. Đối với cán bộ thì tham ô là “Ăn cắp của công làm của tư. Đục khoét của nhân dân. Ăn bớt của bộ đội. Tiêu ít mà khai nhiều…”, đối với nhân dân thì tham ô là ăn cắp của công, khai gian, lậu thuế. Tại Đại hội lần thứ VII, Đảng ta đã xác định tham nhũng là một trong bốn nguy cơ đối với chế độ xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta. Và trong cơ chế thị trƣờng hiện nay, kinh tế là lĩnh vực luôn tiềm ẩn khả năng tham ô lớn. Nhận thức rõ đƣợc mức độ nghiêm trọng và những hậu quả nguy hại của tham nhũng, Đảng và Nhà nƣớc ta đã có những chủ trƣơng, biện pháp đấu tranh nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời và đạt đƣợc những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, nạn tham nhũng vẫn diễn ra phổ biến làm giảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nƣớc, gây bất bình trong nhân dân. Trong các tội về tham nhũng thì “Tham ô tài sản” là một tội điển hình đƣợc quy định đầu tiên trong các tội về tham nhũng. Với nhiều hình thức và thủ đoạn tinh vi trên nhiều lĩnh vực khác nhau, các đối tƣợng phạm tội đã thực hiện nhiều vụ án có tính chất ngày càng phức tạp với mức độ, hậu quả ngày càng nghiêm trọng. Vì vậy, tham ô tài sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội nên hành vi này luôn bị luật hình sự Việt Nam coi là tội phạm. Trƣớc khi Bộ luật hình sự năm 1999 có hiệu lực, luật hình sự Việt Nam chỉ quy định tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa. Khi xây dựng Bộ luật hình sự năm 1999, cơ cấu của nền kinh tế đã có sự thay đổi. Lúc này, ngƣời có chức vụ, quyền hạn không chỉ quản lý tài sản thuộc sở hữu xã hội chủ nghĩa mà cũng có thể quản lý cả tài sản của công dân khác cũng nhƣ tài sản khó xác định thuộc sở hữu nào. Do vậy, hành vi tham ô có thể xảy ra đối với tất cả các loại tài sản. Đó là lý do mà Bộ luật hình sự năm 1999 đã quy định tội tham ô tài sản. Đồng thời Bộ luật hình sự xếp tội này vào Chƣơng “Các tội phạm chức vụ” (nhóm các tội tham nhũng) mà không xếp vào Chƣơng “Các tội xâm phạm sở hữu”. Việc sắp xếp này 1 Bảo tàng Hồ Chí Minh, Sưu tập báo cắt dán về cuộc vận động “ba xây, ba chống”, Lê Thị Lanh, http://www.baotanghochiminh.vn/TabId/489/ArticleId/7136/PreTabId/456/Default.aspx, [Truy cập ngày 20/11/2014]. 6 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm nhấn mạnh đặc trƣng nguy hiểm cho xã hội của tội này là sự lợi dụng chức vụ quyền hạn, là tính tham nhũng của hành vi. Tình hình tội phạm tham ô ở nƣớc ta hiện nay đang diễn ra cả ở chiều rộng lẫn chiều sâu và sức công phá của nó không phải chỉ dừng lại ở lĩnh vực kinh tế mà cả chính trị, xã hội. Trong khi đó, những quy định và sự giải thích các quy định này của pháp luật hình sự Việt Nam về tội tham ô tài sản vẫn còn nhiều khó khăn, vƣớng mắc trong thực tiễn áp dụng bên cạnh những mặt hạn chế khác. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài khoa học “Tội tham ô tài sản– Những vấn đề lý luận và thực tiễn” là một yêu cầu khách quan và bức thiết nhằm lý giải một cách khoa học những vấn đề đang đặt ra trong thực tiễn. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn nhằm phân tích những quy định hiện hành của pháp luật hình sự Việt Nam về tội tham ô tài sản, qua đó thấy đƣợc những hạn chế, vƣớng mắc trong thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội phạm này. Trên cơ sở những hạn chế, vƣớng mắc ngƣời viết sẽ đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện khả năng áp dụng quy định pháp luật hình sự về tội tham ô tài sản trên thực tiễn. 3. Phạm vi nghiên cứu Với mục đích nghiên cứu nhƣ trên, ngƣời viết sẽ trình bày khái quát những vấn đề lý luận chung về tội tham ô tài sản; tập trung nghiên cứu, phân tích quy định của Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 ở khía cạnh dấu hiệu pháp lý và hậu quả pháp lý của tội phạm này. Bên cạnh đó, luận văn còn phân tích thực tiễn vận dụng pháp luật trong điều tra, truy tố, xét xử tội tham ô tài sản từ năm 2010 đến nay, phân tích những khó khăn, vƣớng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội tham ô tài sản và đề cập đến một số tồn tại trong quy định pháp luật liên quan của tội phạm này. Trên cơ sở đó, luận văn sẽ đƣa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện quy phạm pháp luật hình sự về tội tham ô tài sản và một số giải pháp hỗ trợ khác. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để đạt đƣợc những mục đích đã đặt ra, trên cơ sở phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, luận văn đã sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ: phƣơng pháp so sánh, phân tích tài liệu, nghiên cứu lịch sử và phƣơng pháp tổng hợp, đánh 7 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn giá những vấn đề lý luận và thực tiễn về tội tham ô tài sản trong các công trình của một số nhà nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, việc nghiên cứu đề tài còn dựa vào số liệu trong các báo cáo của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổng kết công tác xét xử và thông tin trên mạng Internet để phân tích, đánh giá, tổng hợp các vấn đề thực tiễn xung quanh tội tham ô tài sản. 5. Bố cục luận văn Ngoài Lời mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chƣơng với kết cấu nhƣ sau: CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI THAM Ô TÀI SẢN CHƢƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ TỘI THAM Ô TÀI SẢN CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG TỘI THAM Ô TÀI SẢN Ở NƢỚC TA – NHỮNG HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG 8 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI THAM Ô TÀI SẢN Trong chƣơng này, ngƣời viết sẽ đi vào nghiên cứu phần lý luận về khái niệm, đặc điểm cũng nhƣ nguyên nhân hình thành các tội phạm tham nhũng nói chung và tội tham ô tài sản nói riêng, về lịch sử hình thành các quy định về tội tham ô tài sản ở Việt Nam cũng nhƣ những quy định của quốc tế về tội phạm này. Qua đó, ta sẽ hiểu rõ hơn bản chất của loại tội phạm này để làm cơ sở cho việc nghiên cứu những quy định hiện hành về tội tham ô tài sản trong pháp luật hình sự Việt Nam. 1.1. Khái quát chung các tội phạm về tham nhũng Tham nhũng xuất hiện từ rất sớm, từ khi có sự phân chia quyền lực và hình thành Nhà nƣớc, khi con ngƣời bắt đầu sống tập trung thành cộng đồng xã hội. Tham nhũng, tham ô có thể bắt nguồn từ nền văn hóa độc tài đề cao cá nhân, coi trọng biếu xén, cũng có thể do xã hội thay đổi các chuẩn mực về đạo đức, xã hội biến đổi liên tục, nền kinh tế biến đổi mạnh sinh ra tham nhũng, tham ô. Tham nhũng, tham ô xuất hiện nhiều hơn ở các nƣớc có nền kinh tế kém phát triển hoặc có mức thu nhập bình quân trên đầu ngƣời thấp. Theo tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International - TI)2, tham nhũng là lợi dụng quyền hành để gây phiền hà, khó khăn và lấy của dân. Tham nhũng và tham ô là một hệ quả tất yếu của nền kinh tế kém phát triển, quản lý kinh tế - xã hội lỏng lẻo, yếu kém tạo ra nhiều sơ hở cho các hành vi tiêu cực, hiện tƣợng tham nhũng và các tệ nạn có điều kiện phát triển và tại đó một phần quyền lực chính trị đƣợc biến thành quyền lực kinh tế. Tham nhũng và tham ô làm chậm sự phát triển kinh tế - xã hội, làm giảm lòng tin của công dân vào nhà nƣớc, đến chừng mực nào đó nó gây mất ổn định chính trị, kinh tế - xã hội. 1.1.1. Khái niệm các tội phạm tham nhũng Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2007 thì “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”. Và tại Điều 3 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2007 đã liệt kê 12 hành vi tham nhũng, cụ thể nhƣ sau: 2 Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International viết tắt là TI) là một tổ chức phi chính phủ quốc tế hoạt động trong công cuộc chống tham nhũng tại các quốc gia, cũng như quốc tế. 9 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - Tham ô tài sản; - Nhận hối lộ; - Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; - Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hƣởng với ngƣời khác để trục lợi; - Giả mạo trong công tác vì vụ lợi; - Đƣa hối lộ, môi giới hối lộ đƣợc thực hiện bởi ngƣời có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phƣơng vì vụ lợi; - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nƣớc vì vụ lợi; - Nhũng nhiễu vì vụ lợi; - Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che ngƣời có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi. Tuy nhiên, Bộ luật hình sự năm 1999 đƣợc sửa, đổi bổ sung năm 2009 chỉ quy định 7 hành vi đƣợc coi là tội phạm có tính chất tham nhũng bao gồm: - Tham ô tài sản; - Nhận hối lộ; - Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; - Lạm quyền trong khi thi hành công vụ; - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hƣởng đối với ngƣời khác để trục lợi; - Giả mạo trong công tác. Nhƣ vậy, theo ngƣời viết thì “Tội phạm tham nhũng” là hành vi của những ngƣời có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn mà mình đang nắm giữ để nhằm mục đích trục lợi. Trục lợi ở đây là nhằm mang lại lợi ích cho ngƣời có chức 10 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn vụ, quyền hạn hoặc ngƣời khác mà ngƣời có chức vụ, quyền hạn mong muốn mang lại lợi ích cho ngƣời đó. 1.1.2. Đặc điểm các tội phạm tham nhũng Để phân biệt đƣợc các hành vi phạm tội có tính chất tham nhũng với các hành vi phạm tội khác, ta có thể dựa vào một số đặc điểm sau đây: - Các tội phạm có tính chất tham nhũng là hành vi của những ngƣời có chức vụ, quyền hạn. Ta có thể thấy, động cơ của hành vi tham nhũng không tự nhiên sinh ra ở mọi ngƣời mà chỉ có ở một số đối tƣợng nhất định. Những đối tƣợng nhất định đó phải là ngƣời nắm trong tay quyền lực và địa vị. Nếu không có chức vụ, quyền hạn, không nắm giữ bất cứ tài sản nào thì không thể tham nhũng đƣợc. Ngƣời có chức vụ, quyền hạn là ngƣời do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hƣởng lƣơng hoặc không hƣởng lƣơng, đƣợc giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ. Và theo Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 thì cán bộ công chức là những ngƣời sau: Cán bộ là công dân Việt Nam, đƣợc bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nƣớc, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ƣơng, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc. Công chức là công dân Việt Nam, đƣợc tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nƣớc, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ƣơng, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nƣớc, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lƣơng đƣợc bảo đảm từ quỹ lƣơng của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. 11 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn Cán bộ xã, phƣờng, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, đƣợc bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thƣờng trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thƣ, Phó Bí thƣ Đảng ủy, ngƣời đứng đầu tổ chức chính trị xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam đƣợc tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc. Ngoài những cán bộ, công chức ra, những ngƣời do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, những ngƣời này tuy không phải là cán bộ, công chức, họ chỉ đƣợc các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hợp đồng làm một công việc nhất định thƣờng xuyên hay theo thời vụ hoặc trong một thời gian nhất định. Những ngƣời này cũng đƣợc coi là ngƣời có chức vụ, quyền hạn. Tuy nhiên, họ chỉ có thể thực hiện một số hành vi phạm tội nhất định. Ngƣời có chức vụ, quyền hạn chỉ có thể trở thành chủ thể của các tội phạm về chức vụ khi hành vi phạm tội của họ đƣợc thực hiện trong khi thi hành công vụ, nếu họ thực hiện hành vi phạm tội ngoài phạm vi thi hành công vụ thì không thuộc trƣờng hợp phạm tội về chức vụ. Tuy nhiên, khẳng định trên không bao gồm các trƣờng hợp phạm tội có đồng phạm (nhiều ngƣời tham gia), trong đó có ngƣời không thực hiện hành vi phạm tội trong phạm vi thi hành công vụ, nhƣng trong một vụ án cụ thể, tội phạm mà họ thực hiện phải có ngƣời thực hiện hành vi phạm tội trong khi thi hành công vụ. Mặc dù các tội phạm về chức vụ là do ngƣời có chức vụ thực hiện trong khi thực hiện công vụ, nhƣng không vì thế mà cho rằng trong một vụ án cụ thể chỉ có những ngƣời có chức vụ thực hiện tội phạm mà không có những ngƣời khác. Những ngƣời có chức vụ nhất thiết phải là ngƣời trực tiếp thực hiện tội phạm, nếu là vụ án có đồng phạm thì họ phải là ngƣời thực hành, còn những ngƣời khác không có chức vụ có thể là ngƣời tổ chức, ngƣời xúi giục hoặc ngƣời giúp sức. Tuy nhiên, không phải mọi cán bộ, công chức nắm trong tay quyền lực, địa vị đều tham nhũng, mà chỉ có những cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có những kẻ nắm giữ quyền lực mang nặng chủ nghĩa thực dụng, thoái hóa, biến chất, lợi dụng sự tin tƣởng của mọi ngƣời, sự yếu kém trong quản lý Nhà nƣớc… mới bòn rút, đục khoét, chiếm đoạt tài sản để làm của riêng mình, thỏa mãn sự ích kỷ, ham muốn của bản thân mình. 12 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - Một đặc điểm quan trọng khác là tội phạm có tính chất tham nhũng xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nƣớc, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức đối với quần chúng nhân dân. Hành vi xâm phạm đến cơ quan, tổ chức rất đa dạng và phong phú, nhƣng hành vi xâm phạm chủ yếu của các tội phạm tham nhũng là xâm phạm đến các hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức và cũng chỉ xâm phạm đến một số lĩnh vực chứ không phải xâm phạm hết tất cả các hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức. Hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức là những hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ do pháp luật hoặc điều lệ quy định, những hoạt động này nhằm thực hiện chức năng và mục đích đã đề ra. Ví dụ: Theo quy định của pháp luật thì cán bộ, công chức phải chí công, vô tƣ, không đƣợc lợi dụng chức vụ để trục lợi, nhƣng trong cơ quan, tổ chức nào đó có cán bộ đã tham ô, nhận hối lộ, hoặc lấy tiền của cơ quan, tổ chức mà mình là thành viên để đƣa hối lộ... là đã xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức đó. Có thể nói, những hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức bị xâm phạm do các tội phạm về chức vụ gây ra, chính là những quy định của pháp luật hoặc của điều lệ buộc phải làm mà không làm, cấm không đƣợc làm thì lại làm. Những quy định cụ thể này đƣợc thể hiện trong từng hành vi phạm tội cụ thể trong chƣơng “Các tội phạm về chức vụ”. Ngoài các đặc điểm trên, các tội phạm tham nhũng còn mang những đặc điểm chung của tội phạm học nhƣ: - Các tội phạm có tính chất tham nhũng có quy mô hoạt động rất lớn, có tổ chức, có sự liên kết, có sự chỉ đạo chặt chẽ, phạm vi rộng. Một đặc điểm chúng ta thƣờng thấy đối với các tội phạm về chức vụ là: Tội phạm thƣờng đƣợc thực hiện dƣới hình thức đồng phạm, có vụ đƣợc thực với quy mô rất lớn, có tổ chức chặt chẽ nhƣ: Vụ Tân Trƣờng Sanh, vụ Nhà máy dệt Nam Định, vụ Tamexco, vụ Epco-Minh Phụng, vụ Mƣờng Tè, vụ nƣớc khoáng Kim Bôi, vụ Trịnh Vĩnh Bình ở Bà Rịa-Vũng Tàu, vụ tham ô xảy ra ở cầu Sông Hàn-Đà Nẵng, vụ Thuỷ Cung Thăng Long... Thủ đoạn phạm tội cũng ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn trƣớc, ngƣời phạm tội mặc dù đã là ngƣời có chức vụ nhƣng thƣờng móc nối với một số cán bộ có chức, có quyền cao hơn trong các cơ quan, tổ chức kể cả các cán bộ trong các cơ quan tiến hành tố tụng để tạo dựng mối quan hệ nhằm trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật. 13 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - Các tội phạm có tính chất tham nhũng gây thiệt hại rất lớn nhƣng việc phát hiện để xử lý lại rất thấp so với thực tế. Nếu trƣớc đây tài sản bị chiếm đoạt, của hối lộ trong các vụ án tham nhũng nhiều lắm cũng chỉ một vài trăm triệu đồng, nhƣng đến nay giá trị tài sản bị chiếm đoạt lên tới hàng chục tỷ đồng thậm chí hàng trăm tỷ đồng. Những quy định của Bộ luật hình sự cũng nhƣ các hƣớng dẫn của các cơ quan chức năng luôn bị lạc hậu so với tình hình phạm tội xảy ra. Quá trình hoạt động của các tội phạm này rất dài, có đƣờng dây từ cấp trên xuống cấp dƣới, có tổ chức chặt chẽ nên rất khó phát hiện, nếu bị sơ hở thì trong nội bộ cơ quan, tổ chức đã tự điều chỉnh (điều động, luân chuyển,v.v...). Đến khi bị phát hiện thì hậu quả của hành vi đó đã gây ra thiệt hại rất lớn cho Nhà nƣớc, cho xã hội. - Sự chai lì của ngƣời có chức vụ, quyền hạn đối với sự răn đe của pháp luật. Khi thực hiện các hành vi tham nhũng, những ngƣời có chức vụ quyền hạn đều lƣờng trƣớc đƣợc kết cục và hậu quả hành vi của họ. Nhƣng sao họ vẫn thực hiện hành vi tham nhũng? Điều đó cho ta thấy rằng luật có thể vẫn chƣa đủ nghiêm khắc hoặc những ngƣời có chức vụ quyền hạn tin tƣởng vào một sự “che chở” nào đó. 1.1.3. Dấu hiệu pháp lý các tội phạm tham nhũng Từ khái niệm và đặc điểm về các tội phạm tham nhũng trên cho ta thấy tội phạm tham nhũng có các dấu hiệu pháp lý sau: * Khách thể: Tình hình tội phạm tham nhũng hiện nay đang làm cho hoạt động của cơ quan nhà nƣớc trở nên sai lệch, thiếu đi sự đúng đắn, làm giảm lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nƣớc và ngƣời cán bộ, công chức. Các tội phạm về tham nhũng đã xâm phạm trƣớc hết là về tính đúng đắn của hoạt động quản lý nhà nƣớc, uy tín của cơ quan Nhà nƣớc, của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Bên cạnh đó một số hành vi tham nhũng còn xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của Nhà nƣớc, của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội. * Chủ thể: Ta có thể thấy, tại tiêu đề chƣơng XXI của Bộ luật hình sự hiện hành đã thể hiện đƣợc dấu hiệu về chủ thể của các tội phạm về tham nhũng. Đó là dấu hiệu chức vụ, quyền hạn. Chỉ những ngƣời có chức vụ, quyền hạn mới trở thành chủ thể của loại tội phạm này. Nhƣ đã đề cập ở phần trên, chủ thể của các tội phạm tham nhũng là ngƣời do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hƣởng lƣơng hoặc không hƣởng lƣơng, đƣợc giao thực hiện một công vụ nhất định và 14 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ; là những cán bộ, công chức, cán bộ cấp xã đƣợc quy định tại Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008. * Mặt khách quan: Đòi hỏi ngƣời phạm tội phải có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thực hiện một trong những hành vi phạm tội đã đƣợc quy định từ Điều 278 đến Điều 284 của Bộ luật hình sự3. Dấu hiệu lợi dụng chức vụ, quyền hạn là dấu hiệu về mặt khách quan để xác định hành vi nào là tội phạm tham nhũng. * Mặt chủ quan: Ngƣời phạm tội đã thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp, lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình thực hiện một trong những hành vi đƣợc quy định tại mục A, chƣơng XXI, Bộ luật hình sự. Nhƣ vậy, dựa vào các dấu hiệu pháp lý trên ta có thể phân biệt đƣợc tội phạm tham nhũng với các tội phạm khác trong Bộ luật hình sự và qua đó sẽ giúp ta xác định chính xác tội danh trong cấu thành tội phạm. 1.2. Khái quát về tội tham ô tài sản 1.2.1. Khái niệm tội tham ô tài sản Để có đƣợc khái niệm về tội phạm tham ô tài sản, trƣớc hết ta cần tìm hiểu thế nào là tham ô tài sản. Theo từ điển tiếng Việt thì tham ô là lợi dụng quyền hành lấy cắp của công. Cũng theo từ điển tiếng Việt thì tài sản là của cải vật chất dùng để sản xuất hoặc tiêu dùng. Nhƣ vậy, ta có thể hiểu tham ô tài sản là lợi dụng chức vụ, quyền hạn để lấy cắp của cải, vật chất của công. Tội phạm tham ô tài sản là tội phạm đƣợc Nhà nƣớc ta quy định từ rất sớm, ngay sau khi giành chính quyền. Điều đó thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta là cƣơng quyết đấu tranh đối với loại tội phạm này, bởi vì cùng một lúc nó xâm hại đến hai khách thể quan trọng là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức và quan hệ sở hữu tài sản. Hai khách thể này là nền tảng hoạt động của mọi Nhà nƣớc và mọi chế độ xã hội. Tội phạm tham ô tài sản xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức làm suy giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân vào các cơ quan, tổ chức của Đảng và Nhà nƣớc. Sự ảnh hƣởng của loại tội phạm này không nhỏ khi nó còn xâm phạm đến khách thể là quan hệ sở hữu tài sản, ảnh hƣởng lớn đến sự phát triển kinh tế, làm thâm hụt ngân sách Nhà nƣớc. Nhƣ vậy, với những ảnh hƣởng lớn mà loại tội phạm này có thể gây ra cho thấy sự cần thiết phải có một chế tài đủ mạnh để phòng, chống một cách hiệu quả loại tội phạm này. 3 Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009. 15 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn Theo Điều 278 Bộ luật hình sự 2009, chúng ta có thể hiểu khái niệm cơ bản về tội tham ô tài sản, đó là: hành vi của những người nắm giữ chức vụ, quyền hạn, họ đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý. Việc ngƣời có chức vụ, quyền hạn lợi dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt tài sản để có thể cấu thành tội tham ô tài sản thì cần phải có mối quan hệ giữa chức vụ, quyền hạn đó với tài sản mà ngƣời đó chiếm đoạt, tức là chức vụ đó cần phải gắn liền với tài sản bị chiếm đoạt. Ví dụ: Thủ quỹ của một cơ quan, tổ chức thì chức vụ, quyền hạn là quản lý thu chi quỹ của cơ quan, tổ chức có mối quan hệ quản lý trực tiếp với tài sản là tiền quỹ của cơ quan, tổ chức, khi ngƣời thủ quỹ đó lợi dụng việc quản lý tiền quỹ của mình để chiếm đoạt số tiền quỹ mà mình đang nắm giữ thì mới cấu thành tội tham ô tài sản. Về đặc điểm, thì ngoài những đặc điểm của các tội phạm tham nhũng, tội tham ô tài sản còn có một đặc điểm quan trọng khác là tội phạm này còn xâm phạm đến khách thể là quyền sở hữu tài sản của Nhà nƣớc, của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. 1..2. Nguyên nhân của tội tham ô tài sản Chống tham ô là vấn đề luôn đƣợc Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm và đã trở thành một nội dung quan trọng trong hệ thống tƣ tƣởng của Ngƣời. Theo Hồ Chủ tịch, nguyên nhân sâu xa dẫn đến căn bệnh tham ô đó là chủ nghĩa cá nhân. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Chủ nghĩa cá nhân như một thứ vi trùng rất độc, nảy sinh ra các bệnh nguy hiểm như lười biếng, ngại gian khổ, khó khăn, tham danh, trục lợi, thích địa vị quyền hành, tham ô… Cũng do chủ nghĩa cá nhân mà mất đoàn kết, thiếu tính tổ chức, tính kỷ luật, kém tinh thần trách nhiệm, không chấp hành đúng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, làm hại lợi ích của Cách mạng, của nhân dân”4. Ngoài ra, bệnh quan liêu cũng là nguồn gốc sinh ra tệ nạn tham ô. Hồ Chủ tịch đã chỉ rõ: “có tham ô, lãng phí là vì bệnh quan liêu”. Bệnh quan liêu là kẻ thù rất nguy hiểm, nó làm hỏng công việc của ta, làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí vƣợt khó của cán bộ ta, phá hoại đạo đức “Cách mạng”: cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. 4 Việt báo,Chống tham ô lãng phí theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Phạm Phú Bình, http://vietbao.vn/Chinh-Tri/Chong-tham-o-lang-phi-theo-tu-tuong-Ho-Chi-Minh/20733296/96/, [Truy cập ngày 26/8/2014]. 16 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn Bệnh tham ô còn do trình độ hiểu biết, trình độ văn hóa và trình độ tổ chức quản lý Nhà nƣớc yếu kém. Một số cán bộ, công chức tự cho mình là giỏi, xa rời quần chúng nhân dân và chỉ muốn làm thầy quần chúng. Do trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, trình độ khoa học kỹ thuật thấp, thiếu hiểu biết thực tiễn, quen chỉ đạo lại không chịu rèn luyện tu dƣỡng nên một số cán bộ, công chức đã bị suy thoái phẩm chất đạo đức, tham ô, lãng phí… gây ảnh hƣởng đến uy tín của Đảng và Nhà nƣớc. 1..3. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội tham ô tài sản qua các thời kỳ 1.2.3.1. Từ trƣớc Cách mạng tháng Tám năm 1945 Trƣớc Cách mạng tháng 8 năm 1945 thì những quy định về hành vi tham ô tài sản vẫn chƣa rõ ràng, hành vi tham ô vẫn xảy ra ở giai cấp cầm quyền. Những quy định về tội tham ô đƣợc quy định qua nhiều thời kỳ, trong nhiều văn bản khác nhau nhƣ Bộ luật Hồng Đức, Hoàng Việt luật lệ và trong những văn bản thời Pháp thuộc. Nhƣng trong phần này ngƣời viết sẽ nghiên cứu những quy định về hành vi tham ô trong Bộ luật Hồng Đức. Đây là bộ hình luật chính thống đầu tiên của nƣớc ta đƣợc hoàn chỉnh ở triều Lê Thánh Tông thế kỷ 15, gồm có 13 chƣơng, 722 điều. Giai đoạn này hình thành bộ luật này là giai đoạn đất nƣớc thuộc hình thái xã hội phong kiến, nên tài sản của nhà vua, của Triều đình chính là tài sản công. Những quy định về tội tham ô tài sản nằm rãi rác trong Chƣơng chức chế và Chƣơng quân chính của Bộ luật. Trong Chƣơng chức chế và Chƣơng quân chính, ta có thể thấy hành vi tham ô đƣợc quy định tại: Điều 143 “Thuyền đi mà tiếm dụng dây kéo thuyền hay tiếm dụng đồ vua thì bị xử tội lưu hay chết”; Điều 206 “Các quan thu thuế không thu theo ngạch đã định, lại giấu bớt số thuế thì xử theo tội giấu đồ vật công…”; Điều 253 “Những người giữ kho vũ khí lấy bán trộm thì bị chém, phải bồi thường gấp đôi, sung công…”; Điều 280 “Trúc gỗ dùng cho quân nhu mà bản tướng tự lấy dùng riêng thì bị xử biếm hay bãi chức, bồi thường gấp đôi, sung vào kho quân nhu”… Ta có thể thấy, khái niệm về tội tham ô tài sản vẫn chƣa đƣợc đƣa ra trong giai đoạn này nhƣng hình phạt cho những hành vi này là rất nghiêm khắc. Điều đó cho thấy rằng giai cấp cầm quyền đã ý thức đƣợc sự nguy hại cho xã hội mà hành vi này mang lại, hành vi đó chẳng những làm thất thoát tài sản phục vụ việc công mà còn làm cho bộ máy quan lại giúp việc vua trở nên tha hóa, biến chất. Việc đó sẽ ảnh hƣởng rất lớn cho xã hội, ảnh hƣởng đến cuộc sống ngƣời dân và ảnh hƣởng đến việc cai trị đất nƣớc của nhà vua. 17 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn 1.2.3.2. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trƣớc khi Bộ luật hình sự 1985 ra đời Trong giai đoạn này, các chính sách hình sự của Nhà nƣớc ta đối với tội xâm phạm sở hữu đƣợc thể hiện rõ nét. Sắc lệnh số 223 - SL ngày 27 tháng 11 năm 1946 quy định về “tội biển thủ công quỹ” đã đƣợc ban hành, trong đó tại “Điều thứ 1” của sắc lệnh quy định: “Tội đưa hối lộ cho công chức, tội công chức nhận hối lộ, hoặc phu lam, hoặc biển thủ công quỹ hay của công dân đều bị phạt khổ sai từ 5 năm đến 20 năm và phạt bạc gấp đôi tang vật hối lộ, phu lam hay biển thủ. Tang vật hối lộ bị tịch thu sung công. Người phạm tội còn có thể bị xử tịch thu nhiều nhất là đến ba phần tư gia sản. Các đồng phạm và tòng phạm cũng bị phạt như trên.” Với một số tài sản nhà nƣớc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế, Nhà nƣớc ta đã ban hành các văn bản để bảo vệ nhƣ Sắc lệnh số 12 ngày 12 tháng 3 năm 1949 về việc phạt tội ăn cắp, lấy trộm tài sản của nhà binh. Do các văn bản pháp luật, các quy định về các tội phạm đƣợc trình bày khá đơn giản, đƣờng lối chính sách xử phạt chƣa đƣợc rõ ràng nên tác dụng giáo dục bị hạn chế, các ngành Công an, Kiểm sát, Toà án gặp nhiều khó khăn khi vận dụng, không thống nhất về đƣờng lối xử lý cho nên ngày 21 tháng 10 năm 1970, Nhà nƣớc ta đã ban hành Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm xã hội chủ nghĩa5 nhằm thể hiện thái độ kiên quyết đấu tranh của Nhà nƣớc ta đối với hành vi xâm phạm tài sản của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa nói chung và tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa nói riêng. Theo đó, tội tham ô tài sản chƣa quy định tài sản bị chiếm đoạt phải do ngƣời có chức vụ, quyền hạn quản lý. Điều luật cũng chƣa cụ thể hoá định lƣợng giá trị tài sản phạm tội, chỉ quy định chung chung tham ô tài sản có số lượng lớn, rất lớn, giá trị đặc biệt6 khiến các cơ quan chức năng áp dụng luật khá khó khăn và không thống nhất. Ngày 15 tháng 3 năm 1976, Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam ban hành Sắc lệnh 03-SLT ở miền Nam trƣớc ngày chính thức thống nhất tổ quốc, tội tham ô đƣợc quy định Điều 4 - Tội xâm phạm tài sản công cộng. So với Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm xã hội chủ nghĩa năm 1970 thì sắc lệnh 03-SLT không miêu tả các dấu hiệu tội phạm, đây là nhƣợc điểm của văn bản này nên ngày 8 tháng 3 5 6 Pháp lệnh không số ngày 21/10/1970 về trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa. Điều 8 Pháp lệnh không số ngày 21/10/1970 về trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa. 18 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn năm 1978, Toà án nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tƣ liên bộ số 61 hƣớng dẫn thi hành pháp luật thống nhất sắc lệnh 03SLT ngày 15 tháng 3 năm 1976, nhằm tiến tới vận dụng thống nhất Pháp lệnh ngày 21/10/1970 trong cả nƣớc. 1.2.3.3. Trong Bộ luật hình sự 1985 Với sự phát triển của khoa học pháp lý nói chung và pháp luật hình sự nói riêng, năm 1985 Bộ luật hình sự đầu tiên với 12 chƣơng, 280 điều đƣợc ban hành. Tại Điều 133, tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa đƣợc quy định: “Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa mà mình có trách nhiệm trực tiếp quản lý, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm: Thông đồng với người khác ở trong hoặc ngoài cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội; Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; Chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn; Tái phạm nguy hiểm. Phạm tội trong các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình”. Nhƣ vậy, điều luật đã quy định rõ tội tham ô tài sản phải là: thứ nhất, do ngƣời có chức vụ, quyền hạn là chủ thể; thứ hai, phải lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để chiếm đoạt; thứ ba, đối tƣợng là tài sản xã hội chủ nghĩa mà mình có trách nhiệm trực tiếp quản lý. Ngày 10 tháng 5 năm 1997, Bộ luật hình sự đƣợc sửa đổi, bổ sung và tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa đƣợc sửa đổi nhƣ sau: “Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ năm triệu đồng đến dưới một trăm triệu đồng hoặc dưới năm triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm nhiều lần hoặc bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”. So với Bộ luật hình sự 1985, lần sửa đổi, bổ sung này đã có sự mở rộng về phạm vi chủ thể bằng cách lƣợc bỏ cụm từ “trực tiếp” trong đoạn “có trách nhiệm trực tiếp quản lý tài sản” thành “người có trách nhiệm quản lý tài sản”; quy định rõ giá trị định lƣợng tài sản bị chiếm đoạt và thời hạn hình phạt tù tối thiểu tăng từ một năm lên hai năm. 1.2.3.4. Trong Bộ luật hình sự 1999 đến nay Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Bộ luật hình sự 1999 đã thay thế bộ luật hình sự 1985. Về tội danh không còn là tội “ tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa” nhƣ điều 133 Bộ luật hình sự 1985 nữa, mà là tội: “Tham ô tài sản” quy định tại Điều 278 Bộ luật hình sự 1999. Theo đó, không còn quy định tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa, mà chỉ quy định tham ô tài sản. Việc thay đổi này không chỉ đơn thuần về câu chữ mà làm cho bản chất của tội tham ô cũng thay đổi, không chỉ có tài sản xã hội chủ 19 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn nghĩa mới là đối tƣợng của tội tham ô và không chỉ những ngƣời trực tiếp quản lý tài sản xã hội chủ nghĩa mới có thể trở thành chủ thể của tội tham ô. Đối với mức định lƣợng tài sản quy định là yếu tố định tội, nếu khoản 1 Điều 133 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định tham ô 5.000.000 đồng mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì khoản 1 Điều 278 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định tham ô 500.000 đồng đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự; thay tình tiết đã bị xử lý kỷ luật bằng tình tiết đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này; thay tình tiết vi phạm nhiều lần băng tình tiết "đã bị kết án về một trong các tội quy định tại mục A chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm". Các tình tiết định khung hình phạt cũng đƣợc quy định lại nhƣ: thêm từ "khác" đối với tình tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng là yếu tố định khung hình phạt; bỏ tình tiết "có sự thông đồng với người khác"; tình tiết "có tổ chức" Điều 113 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định ở khoản 3, nay Điều 278 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định ở khoản 2; thêm từ "chiếm đoạt" vào các tình tiết "tài sản có giá trị..."; định lƣợng tài sản bị chiếm đoạt trong các tình tiết là yếu tố định khung hình phạt cũng thay đổi theo hƣớng không có lợi cho ngƣời phạm tội (từ một trăm triệu đồng đến ba trăm triệu đồng đƣợc thay bằng từ năm mƣơi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng (khoản 2); từ ba trăm triệu động đến dƣới năm trăm triệu đồng đƣợc thay bằng từ hai trăm triệu đồng đến dƣới năm trăm triệu đồng (khoản 3); hình phạt bổ sung đƣợc quy định ngay trong điều luật. Do định lƣợng tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội tham ô tài sản không còn phù hợp với thực tế, nên sau 10 năm thực hiện, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 định lƣợng tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội tham ô tài sản đƣợc nâng từ 500.000 đồng lên 2.000.000 đồng theo Khoản 2 Điều 1 luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 19997. 1.3. Quy định quốc tế về tội tham ô tài sản trong Công ƣớc của Liên hiệp quốc về chống tham nhũng năm 2003 Công ƣớc của Liên hiệp quốc về chống tham nhũng đƣợc Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua ngày 01/10/2003. Sự ra đời của Công ƣớc đã đáp ứng đƣợc yêu cầu bức thiết của cả cộng đồng quốc tế trong việc tạo ra một khuôn khổ pháp lý quốc tế cho sự hợp tác giữa các quốc gia nhằm ngăn chặn các hành vi tham ô, tham nhũng. Việt Nam là thành viên chính thức của Công ƣớc kể từ ngày 18/9/2009. Mục đích chung nhất của Công ƣớc là hình thành một khuôn khổ pháp lý toàn cầu cho sự hợp tác giữa các quốc gia trong hoạt động phòng, chống tham ô, tham nhũng thông qua hệ thống các biện pháp phòng, chống hữu hiệu. Và trong Điều 1 7 Luật số 37/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009. 20 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn Công ƣớc đã khẳng định: “Thúc đẩy và tăng cường các biện pháp nhằm đấu tranh phòng, chống tham nhũng có hiệu lực, hiệu quả hơn…Thúc đẩy, tạo điều kiện và hỗ trợ hợp tác quốc tế và trợ giúp kỹ thuật trong phòng, chống tham nhũng, bao gồm cả việc thu hồi tài sản”. Công ƣớc này bao trùm tất cả các lĩnh vực của công tác chống tham nhũng, gồm: phòng ngừa, điều tra, truy tố tham nhũng và việc phong toả, tạm giữ, tịch thu và hoàn trả tài sản có đƣợc do phạm các tội quy định trong Công ƣớc. Điều này phản ánh mong muốn của cộng đồng quốc tế trong việc xây dựng, thực thi Công ƣớc chống tham nhũng của Liên Hợp quốc nhƣ một công cụ phòng, chống tham nhũng toàn diện, hệ thống, đáp ứng đƣợc các yêu cầu của cuộc đấu tranh chống tham nhũng của mỗi quốc gia cũng nhƣ từng khu vực và trên toàn thế giới. Công ƣớc yêu cầu các quốc gia thành viên phải áp dụng các biện pháp lập pháp và các biện pháp cần thiết khác để hình sự hóa 11 hành vi gồm: Hối lộ công chức quốc gia (Điều 15); Hối lộ công chức nƣớc ngoài hoặc công chức của tổ chức quốc tế công (Điều 16); Tham ô, biển thủ hoặc các dạng chiếm đoạt tài sản khác bởi công chức (Điều 17); Lợi dụng ảnh hƣởng để trục lợi (Điều 18); Lạm dụng chức năng (Điều 19); Làm giàu bất hợp pháp (Điều 20); Hối lộ trong khu vực tƣ (Điều 21); Biển thủ tài sản trong khu vực tƣ (Điều 22); Tẩy rửa tài sản do phạm tội mà có (Điều 23); Che giấu tài sản (Điều 24); Cản trở hoạt động tƣ pháp (Điều 25). Ngoài các yêu cầu về hình sự hóa một số hành vi tham nhũng, tại Điều 26 Công ƣớc còn yêu cầu các quốc gia thành viên quy định về trách nhiệm pháp lý của pháp nhân. Qua nghiên cứu, rà soát cho thấy, Bộ luật hình sự 1999 về cơ bản đã đáp ứng các yêu cầu hình sự hóa của Công ƣớc trong đó có tội tham ô tài sản đƣợc quy định tại Điều 278. Tội tham ô tài sản trong Công ƣớc đƣợc quy định tại Điều 17 nhƣ sau: “ Tham ô, biển thủ hoặc các dạng chiếm đoạt tài sản khác bởi công chức: Mỗi Quốc gia thành viên sẽ áp dụng các biện pháp lập pháp hoặc các biện pháp cần thiết khác để quy định thành tội phạm, khi được thực hiện một cách cố ý, hành vi của công chức tham ô, biển thủ hoặc chiếm đoạt dưới các hình thức khác cho bản thân hoặc cho người hay tổ chức khác công quỹ hoặc tư quỹ hoặc chứng khoán hay bất cứ thứ gì có giá trị mà công chức này được giao quản lý do địa vị của mình”. Đây là quy định mang tính tổng quát để các quốc gia thành viên dựa vào đó nội luật hóa thành quy định của riêng quốc gia mình. Tuy Điều 17 của Công ƣớc quy định còn chƣa cụ thể nhƣng về cơ bản thì ta cũng có thể biết đƣợc những dấu hiệu pháp lý của loại tội phạm này. Về chủ thể, ngƣời có chức vụ, quyền hạn ở đây là “công chức”, 21 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn và khách thể mà loại tội phạm này xâm phạm là quan hệ sở hữu tài sản và hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức của quốc gia, hành vi này phải đƣợc thực hiện một cách cố ý dựa vào “địa vị” của ngƣời có chức vụ, quyền hạn. Tuy nhiên, trong quy định tại Điều 17 ta có thể thấy khách thể của tội tham ô tài sản có phạm vi rộng hơn trong quy định của pháp luật hình sự Việt Nam. Cụ thể trong quy định của Công ƣớc là “công quỹ hoặc tư quỹ hoặc chứng khoán hay bất cứ thứ gì có giá trị”, ngoài tài sản công, Công ƣớc còn quy định áp dụng đối với tài sản thuộc “tư quỹ hoặc chứng khoán hay bất cứ thứ gì có giá trị”. Còn trong quy định của pháp luật hình sự Việt Nam thì đối tƣợng chỉ là tài sản công, tài sản của Nhà nƣớc. Bên cạnh đó, Công ƣớc còn quy định tình tiết “tham ô, biển thủ hoặc chiếm đoạt dưới các hình thức khác cho bản thân hoặc cho người hay tổ chức khác”. Theo Công ƣớc 2003 thì đối tƣợng thụ hƣởng tài sản tham ô không chỉ là bản thân ngƣời tham ô mà còn có “người hay tổ chức khác”. Nhƣ vậy, trong tình tiết này động cơ vụ lợi là không có khi ngƣời tham ô dùng tài sản họ tham ô đƣợc để “cho người hay tổ chức khác”. Trong khi đó, quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội tham ô tài sản thì động cơ vụ lợi là yếu tố bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Với tính chất và mức độ nguy hiểm nhƣ hiện nay mà tội phạm tham ô tài sản gây ra, việc tạo nên sự liên kết giữa các quốc gia trong công tác đấu tranh phòng chống loại tội phạm này càng trở nên cấp thiết hơn nhằm làm trong sạch bộ máy quản lý của các quốc gia. Và Công ƣớc cũng quy định nghĩa vụ hợp tác quốc tế nhằm thúc đẩy và xây dựng các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, trong đó có nghĩa vụ tham gia các chƣơng trình và dự án quốc tế về phòng ngừa tham nhũng và thiết lập các thiết chế trong nƣớc về vấn đề phòng chống tham nhũng. Mong rằng với sự hợp sức của các quốc gia thành viên sẽ đẩy lùi đƣợc tội phạm tham ô nói riêng và tội phạm tham nhũng nói chung. 1.4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu tội phạm tham ô tài sản Với những ảnh hƣởng to lớn mà tội tham ô tài sản có thể gây ra, việc nghiên cứu về tội phạm này càng trở nên cấp thiết hơn trong tình hình kinh tế - xã hội phát triển nhƣ hiện nay. Việc hiểu rõ hơn bản chất cũng nhƣ những dấu hiệu, nguyên nhân, đặc điểm của tội phạm này sẽ có ý nghĩa to lớn trong việc đƣa ra những biện pháp phòng ngừa hữu hiệu loại tội phạm này. 22 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn Quá trình nghiên cứu tội tham ô tài sản còn mang ý nghĩa quan trọng trong việc chỉ ra những khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật, góp phần hoàn thiện quy định pháp luật. Một ý nghĩa nữa của việc nghiên cứu này là góp phần tuyên truyền về tác hại và ảnh hƣởng to lớn mà loại tội phạm này gây ra cho xã hội, cho Đảng và Nhà nƣớc ta. Qua đó góp phần nâng cao ý thức cộng đồng về phòng, chống loại tội phạm nguy hiểm này.  Tóm lại, việc tìm hiểu về những vấn đề lý luận chung của tội tham ô tài sản giúp ta có đƣợc cái nhìn tổng quan về loại tội phạm chức vụ mang tính chất tham nhũng này. Đây là những cơ sở quan trọng để giúp ta tiếp tục nghiên cứu những quy định của pháp luật hiện hành về tội tham ô tài sản. 23 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn CHƢƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ TỘI THAM Ô TÀI SẢN Để hiểu sâu hơn về tội tham ô tài sản, ở chƣơng này, ngƣời viết sẽ nghiên cứu, phân tích những quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về tội tham ô tài sản, so sánh quy định của pháp luật Việt Nam về tội tham ô tài sản với quy định về tội tham ô trong Công ƣớc Liên hiệp quốc. Qua đó, tạo tiền đề cho việc đƣa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về tội tham ô tài sản. 2.1. Căn cứ pháp lý của tội tham ô tài sản Trong Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì tội tham ô tài sản đƣợc quy định tại Điều 278 thuộc chƣơng XXI (Chƣơng Các tội phạm về chức vụ) nhƣ sau: “Điều 278. Tội tham ô tài sản 1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ hai triệu đồng đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Gây hậu quả nghiêm trọng; b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Có tổ chức; b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; c) Phạm tội nhiều lần; d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; đ) Gây hậu quả nghiêm trọng khác. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; 24 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác. 5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.” Nhƣ vậy, Điều 278 Bộ luật hình sự quy định nhiều khung hình phạt, để có thể áp dụng một cách chính xác quy định của pháp luật, tránh việc định tội danh sai thì ta cần hiểu rõ các yếu tố cấu thành tội tham ô tài sản để phân biệt giữa tội tham ô tài sản với các tội khác. 2.2. Các yếu tố cấu thành tội tham ô tài sản 2.2.1. Khách thể của tội tham ô tài sản Nếu trƣớc đây, tội tham ô tài sản đƣợc quy định tại Chƣơng các tội phạm xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa (Chƣơng IV phần tội phạm, Bộ luật hình sự năm 1985), thì khách thể của tội phạm này nhất định là chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa. Từ Bộ luật hình sự năm 1999 đến nay, tội tham ô tài sản đƣợc quy định tại Chƣơng các tội phạm về chức vụ. Việc quy định nhƣ vậy cho thấy khách thể của tội tham ô tài sản không chỉ là xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa. Tội tham ô tài sản trực tiếp xâm hại đến quan hệ sở hữu tài sản của Nhà nƣớc, của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Ngoài ra, tội phạm này còn xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức bởi vì ngƣời có chức vụ, quyền hạn đã làm không đúng, làm sai chức trách, làm trái các nguyên tắc, chính sách, chế độ quản lý tài sản thuộc lĩnh vực công tác của mình phụ trách và bằng cách đó đã chiếm đoạt tài sản. 2.2.2. Mặt khách quan của tội tham ô tài sản Đối với mặt khách quan của tội tham ô tài sản thì đòi hỏi ngƣời phạm tội tham ô phải có hành vi chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý bằng thủ đoạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Hành vi phạm tội của tội này trƣớc hết phải là hành vi chiếm đoạt, đối tƣợng chiếm đoạt là tiền, tài sản mà ngƣời phạm tội đƣợc giao quản lý. Ngƣời phạm tội đã chiếm đoạt tài sản mình đang quản lý bằng thủ đoạn lợi dụng trách nhiệm quản lý tài sản đó. Thủ đoạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn đƣợc thực hiện rất đa dạng. Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử cho thấy thủ đoạn đƣợc thể hiện ở 25 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn những dạng nhƣ sử dụng quyền hạn, do chức trách, nhiệm vụ công tác đƣợc giao để thực hiện không đúng chức trách của mình, hoặc làm trái các quy định về chế độ quản lý tài sản thuộc lĩnh vực công tác mình phụ trách nhƣ: chế độ quản lý vật tƣ, tiền mặt, sổ sách kế toán, với mục đích chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý. Nếu hành vi chiếm đoạt tài sản do ngƣời có chức vụ, quyền hạn thực hiện không liên quan gì đến chức vụ, quyền hạn của họ thì dù họ có chức vụ, quyền hạn cũng không bị xem là tham ô tài sản. Khi thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, ngƣời phạm tội có thể dùng nhiều thủ đoạn gian dối khác nhau để che dấu hành vi chiếm đoạt của mình, những thủ đoạn này không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm và chúng chỉ có thể thực hiện trƣớc, trong hoặc sau khi chiếm đoạt tài sản. Những thủ đoạn thƣờng gặp ở tội tham ô tài sản là: sửa chữa sổ sách, chứng từ, cố tình ghi chép sai, lập chứng từ giả, đốt kho, tiêu hủy hóa đơn, chứng từ v.v… nếu các hành vi che dấu hành vi tham ô thỏa mãn các dấu hiệu của các tội phạm cụ thể nào đó thì ngƣời phạm tội phải bị truy cứu thêm về tội phạm tƣơng ứng. Ví dụ: hủy hoại tài sản, làm giấy tờ giả, tài liệu… Chiếm đoạt tài sản là hành vi dịch chuyển bất hợp pháp tài sản từ chủ sở hữu thành tài sản của mình hoặc của ngƣời khác mà mình quan tâm. Hành vi chuyển dịch bất hợp pháp tài sản có thể thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, có trƣờng hợp ngƣời phạm tội tự chuyển dịch tài sản nhƣ: thủ quỹ tự lấy tiền trong két, thủ kho tự lấy tài sản trong kho đem bán… Cũng có trƣờng hợp việc chuyển dịch lại do ngƣời khác thực hiện theo lệnh của ngƣời phạm tội nhƣ: Giám đốc lệnh cho thủ quỹ đƣa tiền cho mình, kế toán lập phiếu thu, phiếu chi, chuyển khoản theo lệnh của ngƣời phạm tội. Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý chỉ cấu thành tội tham ô tài sản khi thỏa mãn một trong các dấu hiệu sau: - Giá trị tài sản chiếm đoạt có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên; - Gây hậu quả nghiêm trọng: đối với tội tham ô tài sản, hiện nay chƣa có văn bản hƣớng dẫn thi hành, thực tiễn áp dụng do xem nó có dấu hiệu phạm tội nhƣ các tội xâm phạm sở hữu nên cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng Thông tƣ liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/1999 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tƣ pháp hƣớng dẫn áp dụng một số quy định tại Chƣơng XIV Các tội xâm phạm sở hữu của Bộ luật hình sự 26 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn 8 năm 1999 (Thông tƣ liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP) . Cụ thể, tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng là: Làm chết một ngƣời; Gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai ngƣời với tỷ lệ thƣơng tật của mỗi ngƣời từ 61% trở lên; Gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của ba đến bốn ngƣời với tỷ lệ thƣơng tật của mỗi ngƣời từ 31% đến 60%; Gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều ngƣời với tổng tỷ lệ thƣơng tật của tất cả những ngƣời này từ 61% đến 100%, nếu không thuộc các trƣờng hợp đƣợc hƣớng dẫn tại các điểm a.2 và a.3 trên đây; Gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều ngƣời với tổng tỷ lệ thƣơng tật từ 31% đến 60% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 30 triệu đồng đến dƣới 50 triệu đồng; Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dƣới 500 triệu đồng. Những thiệt hại nghiêm trọng về phi vật chất khác; - Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm: tức là nếu trƣớc đó ngƣời có chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản do mình quản lý và bị xử lý kỷ luật nhƣng chƣa hết thời hạn đƣợc xoá kỷ luật mà lại tiếp tục thực hiện hành vi tham ô thì sẽ phạm tội tham ô tài sản; - Đã bị kết án về một trong các tội quy định từ Điều 278 đến điều 284 Bộ luật hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm: Có nghĩa là những ngƣời đã bị kết án ở các tội từ Điều 278 đến Điều 284 trong Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 nhƣng chƣa đƣợc xóa án tích, việc xóa án tích thể hiện tại chƣơng IX Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009.9 Cần lƣu ý tình tiết “đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm” cần phân biệt: Đối với điều luật quy định một tội (tội đơn) thì “đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm” là trƣớc đó một ngƣời đã bị kết án về một tội, chƣa đƣợc xoá án tích mà lại thực hiện một trong những hành vi đƣợc liệt kê 8 Mục I.3.4.a TTLT số 02/2001 TTLT-TANĐTC-VKSNTC-BCA-BTP ngày 25/12/1999 của Toà án nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV Các tội xâm phạm sở hữu của BLHS năm 1999 9 Từ điều 63 đến điều 67 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009. 27 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong tội đó. Đối với điều luật quy định nhiều tội khác nhau (tội ghép) thì “đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm” là trƣớc đó một ngƣời đã bị kết án về một tội tại điều luật đó, chƣa đƣợc xoá án tích mà lại thực hiện một trong những hành vi đƣợc liệt kê trong tội đó (không bao gồm các hành vi đƣợc liệt kê trong tội khác cũng tại điều luật đó).10 2.2.3. Chủ thể của tội tham ô tài sản Có thể nói, đối với tội tham ô các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm là các dấu hiệu quan trọng để xác định hành vi phạm tội. Sự khác nhau giữa tội tham ô tài sản với các tội phạm khác có tính chất chiếm đoạt cũng chính là sự khác nhau về các dấu hiệu thuộc chủ thể của tội phạm. Cũng nhƣ chủ thể của các tội phạm khác, chủ thể của tội tham ô tài sản cũng phải đảm bảo các yếu tố (điều kiện) cần và đủ nhƣ: phải thỏa mãn điều kiện về độ tuổi theo Điều 1211 và về năng lực trách nhiệm hình sự thì không thuộc Điều 13 Bộ luật hình sự. Bên cạnh đó, tội tham ô tài sản đòi hỏi phải có dấu hiệu chủ thể đặc biệt. Chỉ có những ngƣời có những dấu hiệu đặc biệt đã đƣợc quy định tại Điều 278 Bộ luật hình sự mới có thể trở thành chủ thể của tội tham ô tài sản. Đó là dấu hiệu có chức vụ, quyền hạn quản lý tài sản. Những ngƣời không có chức vụ, quyền hạn chỉ có thể là đồng phạm của tội tham ô tài sản với vai trò là ngƣời tổ chức hay giúp sức, xúi giục. Ngƣời có chức vụ, quyền hạn, phải là ngƣời có trách nhiệm quản lý tài sản, nếu họ không có trách nhiệm quản lý tài sản thì cũng không thể là chủ thể của tội tham ô tài sản đƣợc. Đây là điều kiện cần và đủ để một ngƣời có thể trở thành chủ thể của tội tham ô tài sản và cũng là dấu hiệu để phân biệt với một số tội phạm khác có tính chất chiếm đoạt. Ngoài những cán bộ, công chức ra, chủ thể của tội tham ô tài sản còn có thể có cả những ngƣời làm việc theo hợp đồng hoặc do một hình thức khác, những ngƣời này tuy không phải là cán bộ, công chức, họ chỉ đƣợc các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hợp đồng làm một công việc nhất định thƣờng xuyên hay theo thời vụ hoặc trong một thời gian nhất định có liên quan đến việc quản lý tài sản và họ có trách nhiệm quản lý đối với tài sản. 10 Mục 7, Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự. 11 Điều 12, Bộ luật hình sự 1999: 1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. 28 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn Ngƣời có trách nhiệm đối với tài sản là ngƣời đƣợc giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý tài sản nhƣ: Thủ quỹ, thủ kho, kê toán, ngƣời đƣợc giao vận chuyển tài sản của cơ quan, tổ chức hoặc đơn vị mình... Ngoài ra, còn những ngƣời tuy không đƣợc giao trực tiếp quản lý tài sản nhƣng lại có trách nhiệm trong việc quyết định việc thu chi, xuất nhập, mua bán, trao đổi tài sản nhƣ: Giám đốc công ty, Chủ nhiệm hợp tác xã, ngƣời đứng đầu trong các cơ quan, tổ chức là chủ tài khoản hoặc là ngƣời có quyền quyết định về tài sản của cơ quan, tổ chức mình. Trách nhiệm quản lý tài sản cần phân biệt với trách nhiệm bảo vệ đơn thuần của những ngƣời làm công việc bảo vệ ở cơ quan nhà nƣớc, doanh nghiệp nhà nƣớc hay hợp tác xã. Những ngƣời này hoàn toàn không liên quan đến tài sản về mặt quản lý mà chỉ liên quan đến tài sản về mặt nghĩa vụ. Họ không thể là chủ thể của tội tham ô tài sản, trừ trƣờng hợp cá biệt. Đó là trƣờng hợp tuy chỉ là bảo vệ nhƣng do đặc điểm của tài sản đƣợc bảo vệ, họ có khả năng tiếp cận trực tiếp với tài sản nên họ cũng đƣợc coi nhƣ ngƣời tạm thời quản lý tài sản khi ngƣời quản lý chính thức vắng mặt. Trách nhiệm quản lý tài sản của những ngƣời nói trên có đƣợc là do chức năng công tác đƣợc cơ quan giao cho một cách chính thức. Những chức năng công tác nhƣ: - Đảm nhiệm những chức vụ nhất định nhƣ thủ trƣởng cơ quan, chánh văn phòng, trƣởng phòng tài vụ; - Đảm nhiệm những công tác nghiệp vụ nhƣ quản lý kinh tế, tài chính nhƣ thủ kho, thủ quỹ, kế toán; - Đảm nhiệm những công việc có tính độc lập. Đó là những công việc tạo ra cho ngƣời đƣợc giao (tuy không có trách nhiệm quản lý tài sản) mối quan hệ cũng nhƣ trách nhiệm với khối lƣợng tài sản nhất định trong khoảng thời gian nhất định. Ví dụ: ngƣời lái xe đƣợc cơ quan giao một mình vận chuyển hàng hóa mà không có ngƣời áp tải. Việc xác định trách nhiệm của một ngƣời có chức vụ, quyền hạn đối với tài sản là rất quan trọng, nếu xác định không đúng tƣ cách của ngƣời có trách nhiệm đối với tài sản mà họ chiếm đoạt thì dễ nhầm lẫn với các tội phạm có tính chất chiếm đoạt quy định tại Chƣơng XVI Bộ luật hình sự nhƣ: tội trộm cắp tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản... Cũng là hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối nhƣng nếu ngƣời thực hiện là ngƣời có chức vụ, quyền hạn có trách nhiệm quản lý tài sản thì hành vi chiếm đoạt tài 29 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn sản cấu thành tội tham ô, nhƣng nếu ngƣời thực hiện không phải là ngƣời có trách nhiệm quản lý tài sản thì hành vi chiếm đoạt tài sản cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Do những đặc điểm riêng về chủ thể của tội tham ô tài sản, nên khoa học luật hình sự cho rằng, chủ thể của tội tham ô tài sản là chủ thể đặc biệt, tức là chỉ có những ngƣời có chức vụ, quyền hạn mới tham ô đƣợc. Tuy nhiên, khẳng định này chỉ đúng đối với trƣờng hợp vụ án tham ô không có đồng phạm, còn trong vụ án có đồng phạm thì có thể có cả những ngƣời không có chức vụ, quyền hạn nhƣng ngƣời thực hành trong vụ án có đồng phạm, thì nhất thiết phải là ngƣời có chức vụ, quyền hạn. 2.2.4. Mặt chủ quan của tội tham ô tài sản Tội tham ô cũng là tội phạm có tính chất chiếm đoạt nên cũng nhƣ đối với tội có tính chất chiếm đoạt khác, ngƣời phạm tội thực hiện hành vi của mình là cố ý (cố ý trực tiếp), tức là, ngƣời phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trƣớc hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra; không có trƣờng hợp tham ô tài sản nào đƣợc thực hiện do cố ý gián tiếp, vì ngƣời phạm tội bao giờ cũng mong muốn chiếm đoạt đƣợc tài sản. Mục đích chiếm đoạt tài sản của ngƣời phạm tội bao giờ cũng có trƣớc khi thực hiện hành vi chiếm đoạt sản. Vì vậy, có thể nói mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội tham ô tài sản. Nếu mục đích của ngƣời phạm tội chƣa đạt đƣợc (chƣa chiếm đoạt đƣợc tài sản), thì thuộc trƣờng hợp phạm tội chƣa đạt. Tuy nhiên, ngoài mục đích chiếm đoạt, ngƣời phạm tội còn có thể có những mục đích khác cùng với mục đích chiếm đoạt hoặc chấp nhận mục đích chiếm đoạt của ngƣời đồng phạm khác thì ngƣời phạm tội cũng chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tham ô tài sản, nếu mục đích đó không cấu thành một tội phạm độc lập. 2.3. Hậu quả pháp lý khi phạm tội tham ô tài sản trong các trƣờng hợp cụ thể 2.3.1. Trách nhiệm hình sự khi phạm tội thuộc khoản 1 Điều 278 Khoản 1 điều luật quy định: “Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ hai triệu đồng đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Gây hậu quả nghiêm trọng; b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; 30 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm”. Ở khoản này, hành vi tham ô tài sản không có các tình tiết định khung tăng nặng. Nhƣ vậy, trƣớc hết xác định nếu chủ thể đủ năng lực hành vi, thực hiện hành vi tham ô theo quy định nêu trên chiếm đoạt số tiền từ hai triệu đồng đến dƣới năm mƣơi triệu đồng hoặc dƣới hai triệu đồng nhƣng: Gây hậu quả nghiêm trọng; Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chƣơng này 12, chƣa đƣợc xóa án tích mà còn vi phạm thì đủ định lƣợng cấu thành tội tham ô tài sản theo khoản 1 điều 278 của Bộ luật hình sự.  Ngƣời phạm tội ở khung này thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi mà có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Ở khung này, ngƣời phạm tội thuộc trƣờng hợp tội phạm nghiêm trọng đƣợc quy định tại khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự. 2.3.2. Trách nhiệm hình sự khi phạm tội thuộc khoản 2 Điều 278 Khoản 2 điều luật quy định: “2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Có tổ chức; b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; c) Phạm tội nhiều lần; d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; đ) Gây hậu quả nghiêm trọng khác”. Để xác định ngƣời phạm tội theo khoản 2 Điều 278 Bộ luật hình sự, thì ngƣời phạm tội phải thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý của khoản 1 Điều 278, ngoài ra còn thực hiện một hoặc nhiều hành vi quy định tại khoản 2 nêu trên. Để xác định đặc điểm, dấu hiệu hành vi của khoản 2 Điều 278 Bộ luật hình sự, chúng ta tìm hiểu về một số khái niệm và tình tiết liên quan đến việc định khung hình phạt. 12 Từ điều 278 đến điều 284 BLHS2009. 31 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn * Phạm tội có tổ chức Khái niệm: “Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.13” Ta cần phân biệt giữa phạm tội có tổ chức và đồng phạm vì phạm tội có tổ chức là tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự, còn đồng phạm không phải là tình tiết định khung tăng nặng trách hiệm hình sự. Theo quy định của Bộ luật hình sự thì: “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm14”. Phạm tội có tổ chức, là một hình thức cao hơn của đồng phạm, có sự phân công, sắp đặt vai trò của những ngƣời tham gia. Trong đó mỗi ngƣời thực hiện một hoặc một số hành và phải chịu sự điều khiển của ngƣời cầm đầu. Nhƣ vậy, phạm tội có tổ chức là trƣờng hợp nhiều ngƣời cố ý cùng bàn bạc, câu kết chặt chẽ với nhau, vạch ra kế hoạch để thực hiện một tội phạm, dƣới sự điều khiển thống nhất của ngƣời cầm đầu. Theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Bộ luật hình sự thì, ngƣời tổ chức, ngƣời thực hành, ngƣời xúi giục, ngƣời giúp sức đều là những ngƣời đồng phạm. Ngƣời tổ chức là ngƣời chủ mƣu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Chỉ trong trƣờng hợp phạm tội có tổ chức mới có ngƣời tổ chức. Ngƣời tổ chức có thể có những hành vi nhƣ: khởi xƣớng việc tội phạm; vạch kế hoạch thực hiện tội phạm cũng nhƣ kế hoạch che giấu tội phạm; rủ rê, lôi kéo ngƣời khác cùng thực hiện tội phạm; phân công trách nhiệm cho những ngƣời đồng phạm khác để thống nhất thực hiện tội phạm; điều khiển hành động của những ngƣời đồng phạm; đôn đốc, thúc đẩy ngƣời đồng phạm khác thực hiện tội phạm… Ngƣời thực hành là ngƣời trực tiếp thực hiện tội phạm. Trực tiếp thực hiện tội phạm là trực tiếp có hành vi thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm nhƣ: trực tiếp cầm dao chém nạn nhân, cầm súng bắn nạn nhân, trực tiếp chiếm đoạt tài sản, trực tiếp nhận hối lộ v.v... Ngƣời thực hành là ngƣời có vai trò quyết định việc thực hiên tội phạm, vì họ là ngƣời trực tiếp thực hiên tội phạm. Dù là đồng phạm giản đơn hay phạm tội có tổ chức thì bao giờ cũng có ngƣời thực hành. Nếu không có ngƣời thực hành thì tội phạm chỉ dừng lại ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, mục đích tội phạm không đƣợc thực hiện; hậu quả vật chất của tội phạm chƣa xảy ra và trách nhiệm hình 13 14 Khoản 3 Điều 20 Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009. Khoản 1 Điều 20 BLHS 2009. 32 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn sự đối với những ngƣời đồng phạm khác sẽ đƣợc xem xét theo quy định tại Điều 17 Bộ luật hình sự (chỉ chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự). Trách nhiệm hình sự của những ngƣời đồng phạm khác rõ ràng phụ thuộc vào hành vi của của ngƣời thực hành.15 * Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm: Dùng thủ đoạn xảo quyệt khi thực hiện hành vi tham ô tài sản là trƣờng hợp ngƣời phạm tội có những mánh khóe, cách thức thâm hiểm làm cho cơ quan, tổ chức, ngƣời quản lý tài sản và những ngƣời khác khó lƣờng trƣớc để đề phòng nhƣ: thủ quỹ, kế toán sửa chữa sổ sách để chiếm đoạt tài sản bằng các hóa chất rất khó phát hiện hoặc sau khi chiếm đoạt đƣợc tài sản, ngƣời phạm tội tạo hiện trƣờng giả nhƣ phá khóa cửa tạo vụ trộm giả, giả vờ bị cƣớp, bị cƣớp giật, bị trộm cắp v.v... để che dấu hành vi phạm tội của mình. Dùng thủ đoạn nguy hiểm khi thực hiện hành vi tham ô tài sản là trƣờng hợp ngƣời phạm tội có những thủ đoạn chiếm đoạt tài sản hoặc thủ đoạn che dấu hành vi tham ô gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của con ngƣời nhƣ; thủ kho sau khi lấy tài sản trong kho do mình quản lý, đã đốt kho để phi tang; ngƣời bảo vệ hồ cá dung hóa chất hoặc thuốc trừ sâu, diệt chuộc đổ xuống ao, hồ để bắt cá chết nổi, gây ô nhiễm nguồn nƣớc sạch, gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của nhiều ngƣời. * Phạm tội nhiều lần: Phạm tội nhiều lần trong Bộ luật hình sự là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự hoặc tình tiết định khung hình phạt đƣợc quy định tại một số điều luật cụ thể. Nếu điều luật không quy định là tình tiết định khung tăng nặng hình phạt thì tình tiết "Phạm tội nhiều lần" là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự. Hiện nay chƣa có thay đổi văn bản hƣớng dẫn tình tiết “phạm tội nhiều lần” đối với tội “Tham ô tài sản” và Thông tƣ liên tịch số 01/1998/TTLT/TANDTC VKSNDTC - BNV ngày 02/01/1998 của Bộ nội vụ, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Tòa án nhân dân Tối cao hƣớng dẫn áp dụng tình tiết phạm tội nhiều lần quy định tại khoản 2 Điều 13316, khoản 2 Điều 134a... (đối với một số tội phạm có tính chất tham nhũng và tội phạm liên quan đến tình dục) vẫn còn hiệu lực. Theo nội dung thông tƣ Tòa án nhân dân tối cao, Một số vấn đề về “phạm tội có tổ chức”, Đinh Văn Quế http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190&p_cateid=1751909&article_detail s=1&item_id=11094425, [Truy cập ngày 26/8/2014]. 16 Tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa (Bộ luật hình sự năm 1985). 15 33 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn hƣớng dẫn thì phạm tội nhiều lần đƣợc hiểu là đã có tất cả từ hai lần phạm tội đó trở lên (hai lần phạm tội tham ô trở lên, hai lần phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa trở lên...) mà mỗi lần phạm tội có đầy đủ yếu tố cấu thành quy định tại khoản 1 điều luật tƣơng ứng, đồng thời trong các lần phạm tội đó chƣa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự và cũng chƣa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. * Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mƣơi triệu đồng đến dƣới hai trăm triệu đồng: Đối với tình tiết này, khi ngƣời có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ 50.000.000 đồng (Năm mƣơi triệu đồng) đến dƣới 200.000.000 đồng (Hai trăm triệu đồng) thì phạm tội tham ô tài sản đƣợc quy định ở khoản 2 Điều 278 Bộ luật hình sự. * Gây hậu quả nghiêm trọng khác: Đối với tình tiết này, trên thực tế điều tra, truy tố, xét xử thì các cơ quan tiến hành tố tụng thƣờng dựa vào những quy định trong Thông tƣ liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP17 để xác định đâu là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt. Những tình tiết đó đƣợc liệt kê trong Thông tƣ liên tịch số 02 nhƣ sau: - Làm chết một ngƣời; - Gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai ngƣời với tỷ lệ thƣơng tật của mỗi ngƣời từ 61% trở lên; - Gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của ba đến bốn ngƣời với tỷ lệ thƣơng tật của mỗi ngƣời từ 31% đến 60%; - Gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều ngƣời với tổng tỷ lệ thƣơng tật của tất cả những ngƣời này từ 61% đến 100%, nếu không thuộc các trƣờng hợp đƣợc hƣớng dẫn tại các điểm a.2 và a.3 trên đây; - Gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều ngƣời với tổng tỷ lệ thƣơng tật từ 31% đến 60% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 30 triệu đồng đến dƣới 50 triệu đồng; - Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dƣới 500 triệu đồng. - Những thiệt hại nghiêm trọng về phi vật chất khác; 17 Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XIV “Các tội xâm phạm sở hữu”của Bộ luật hình sự 1999. 34 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn  Ngƣời phạm tội ở khung này thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi mà có thể bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. Ở khung này, ngƣời phạm tội thuộc trƣờng hợp tội phạm rất nghiêm trọng đƣợc quy định tại khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự. 2.3.3. Trách nhiệm hình sự khi phạm tội thuộc khoản 3 Điều 278 Khoản 3 điều luật quy định:“3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.” * Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dƣới năm trăm triệu đồng: Đối với tình tiết này, khi ngƣời có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ 200.000.000 đồng (Hai trăm triệu đồng) đến dƣới 500.000.000 đồng (Năm trăm triệu đồng) thì phạm tội tham ô tài sản đƣợc quy định ở khoản 3 Điều 278 Bộ luật hình sự. * Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác: Việc xác định gây hậu quả rất nghiêm trọng đối với tội tham ô tài sản vẫn chƣa có hƣớng dẫn thực hiện, thông thƣờng các cơ quan tiến hành tố tụng vận dụng Thông tƣ liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTCVKSNDTC-BCA-BTP để xác định tình tiết gây hậu quả rất nghiêm trọng là: - Làm chết hai ngƣời; - Gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của ba đến bốn ngƣời với tỷ lệ thƣơng tật của mỗi ngƣời từ 61 % trở lên; - Gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của năm đến bảy ngƣời với tỷ lệ thƣơng tật của mỗi ngƣời từ 31% đến 60%; - Gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều ngƣời với tổng tỷ lệ thƣơng tật của tất cả những ngƣời này từ 101% đến 200%; - Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng đến dƣới một tỷ năm trăm triệu đồng; - Gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản mà hậu quả thuộc hai đến ba trƣờng hợp của hậu quả nghiêm trọng; 35 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - Những thiệt hại rất nghiêm trọng về phi vật chất khác.18  Ngƣời phạm tội ở khung này thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi mà có thể bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm. Ở khung này, ngƣời phạm tội thuộc trƣờng hợp tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đƣợc quy định tại khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự. 2.3.4. Trách nhiệm hình sự khi phạm tội thuộc khoản 4 Điều 278 Khoản 4 điều 278 Bộ luật hình sự: “4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.” * Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên: Đối với tình tiết này, khi ngƣời có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ 500.000.000 đồng (Năm trăm triệu đồng) trở lên thì phạm tội tham ô tài sản đƣợc quy định ở khoản 4 Điều 278 Bộ luật hình sự. * Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác: Việc xác định gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đối với tội tham ô tài sản cũng chƣa có hƣớng dẫn thực hiện, thông thƣờng các cơ quan tiến hành tố tụng vận dụng Thông tƣ liên tịch số 02/2001/TTLTTANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP để xác định tình tiết gây hậu quả rất nghiêm trọng là: - Làm chết ba ngƣời trở lên; - Gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của năm ngƣời trở lên với tỷ lệ thƣơng tật của mỗi ngƣời từ 61% trở lên; - Gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của tám ngƣời trở lên với tỷ lệ thƣơng tật của mỗi ngƣời từ 31 % đến 60% ; - Gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều ngƣời với tổng tỷ lệ thƣơng tật của tất cả những ngƣời này từ 201% trở lên; - Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ một tỷ năm trăm triệu đồng trở lên; 18 Mục I.3.4.b TTLT số 02/2001 TTLT-TANĐTC-VKSNTC-BCA-BTP ngày 25/12/1999 của Toà án nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV Các tội xâm phạm sở hữu của BLHS năm 1999. 36 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - Gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và tài sản mà hậu quả thuộc bốn trƣờng hợp của hậu quả nghiêm trọng trở lên. - Gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và tài sản mà hậu quả thuộc trƣờng hợp rất nghiêm trọng trở lên. - Những thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về phi vật chất khác.19  Ngƣời phạm tội ở khung này thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi mà có thể bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Ở khung này, ngƣời phạm tội thuộc trƣờng hợp tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đƣợc quy định tại khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự. Để đảm bảo cho việc lƣợng hình khi xét xử tội tham ô tài sản với tính chất đặc biệt nghiêm trọng, tại mục 4 Nghị quyết số 01/2001/NQ-HĐTP ngày 15/3/2001 đã hƣớng dẫn áp dụng chi tiết quy định tại điểm a khoản 4 Điều 278 Bộ luật hình sự về tội tham ô tài sản20. 2.3.5. Hình phạt bổ sung đối với tội tham ô tài sản Theo quy định tại khoản 5 Điều 278 Bộ luật hình sự thì ngoài hình phạt chính mà ngƣời phạm tội phải chấp hành, ngƣời phạm tội tham ô tài sản còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mƣời triệu đồng đến năm mƣơi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Với quy định nhƣ vậy, thì hình phạt tiền là hình phạt bổ sung mang tính tùy nghi nên trong quá trình xét xử, cơ quan tiến hành tố tụng có thể lựa chọn áp dụng hoặc không áp dụng hình phạt này. 2.4. So sánh tội tham ô tài sản trong Luật hình sự Việt Nam với quy định về hành vi tham ô trong Công ƣớc Liên hiệp quốc năm 2003 Công ƣớc về chống tham nhũng năm 2003 của Liên hiệp quốc đã đặt ra nghĩa vụ cho các quốc gia thành viên phải hình sự hóa các hành vi đƣợc quy định từ Điều 15 đến Điều 25 của Công ƣớc. Và tại Điều 17 của Công ƣớc “Tham ô, biển thủ hoặc các dạng chiếm đoạt tài sản khác bởi công chức” cũng bắt buộc phải nội luật hóa. Việt Nam là thành viên của Công ƣớc nên bắt buộc phải nội luật hóa hành vi này. Tuy nhiên, khi xét về thời gian thì “Tội tham ô tài sản” đã đƣợc quy định trong Luật hình 19 Mục I.3.4.c TTLT số 02/2001 TTLT-TANĐTC-VKSNTC-BCA-BTP ngày 25/12/1999 của Toà án nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV Các tội xâm phạm sở hữu của BLHS năm 1999. 20 Mục 4 Nghị quyết số 01/2001/NQ-HĐTP ngày 15/3/2001 hướng dẫn áp dụng một số quy định của các Điều 139, 193, 194, 278, 279 và 289 của Bộ luật hình sự năm 1999. 37 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn sự Việt Nam ngay từ Bộ luật hình sự 1985 và dần đƣợc hoàn thiện hơn trong Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009. Quy định về “Tội tham ô tài sản” trong Bộ luật hình sự hiện hành đã đáp ứng đƣợc phần lớn những điều kiện của việc nội luật hóa Điều 17 Công ƣớc năm 2003. * Khách thể Trong Công ƣớc 2003, khách thể của hành vi tham ô là quan hệ sở hữu tài sản bao gồm “công quỹ hoặc tư quỹ hoặc chứng khoán hay bất cứ thứ gì có giá trị”. Còn trong luật hình sự Việt Nam thì khách thể của tội tham ô tài sản cũng là quan hệ sở hữu tài sản. Tuy nhiên, trong luật hình sự Việt Nam thì quan hệ sở hữu tài sản ở đây là quan hệ sở hữu tài sản công của cơ quan, tổ chức. Và điều đó cho ta thấy, quan hệ sở hữu tài sản đƣợc quy định trong Công ƣớc mang ý nghĩa rộng hơn trong quy định của pháp luật Việt Nam về tội tham ô tài sản, Vì theo Công ƣớc 2003 thì ngoài tài sản công là “công quỹ” thì còn có “tư quỹ hoặc chứng khoán hay bất cứ thứ gì có giá trị”. Ngoài ra, hành vi tham ô còn xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức của quốc gia bởi vì ngƣời có chức vụ, quyền làm trái các nguyên tắc, chính sách, chế độ quản lý tài sản thuộc lĩnh vực công tác của mình phụ trách để chiếm đoạt tài sản. Nhƣ vậy, khách thể đƣợc quy định trong Công ƣớc Liên hiệp quốc bao quát rộng hơn so với khách thể của tội tham ô tài sản đƣợc quy định trong luật hình sự Việt Nam. * Mặt khách quan Đối với tội tham ô tài sản trong Luật hình sự Việt Nam thì mặt khách quan của tội phạm đòi hỏi ngƣời phạm tội tham ô tài sản có hành vi chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý bằng thủ đoạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Còn trong Công ƣớc 2003, tại Điều 17 thì mặt khách quan cũng là hành vi chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý. Đối tƣợng chiếm đoạt là “công quỹ hoặc tư quỹ hoặc chứng khoán hay bất cứ thứ gì có giá trị mà công chức này được giao quản lý do địa vị của mình”. Nhƣ vậy, trong Công ƣớc cũng nhƣ trong Luật hình sự Việt Nam thì ngƣời phạm tội đều lợi dụng trách nhiệm, quyền hạn quản lý tài sản của mình để thực hiện hành vi chiếm đoạt. * Chủ thể So với quy định trong Luật hình sự Việt Nam thì quy định trong Công ƣớc năm 2003 không đề cập đến chủ thể là “cán bộ” mà Điều 17 Công ƣớc chỉ quy định đối với hành vi của “công chức”. Tuy nhiên, đó là về mặt câu chữ, còn thực chất “công 38 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn chức” ở đây chỉ những ngƣời có chức vụ, quyền hạn trong Bộ máy Nhà nƣớc của một quốc gia. Nhƣ vậy, ta có thể thấy chủ thể của tội tham ô tài sản trong Luật hình sự Việt Nam so với chủ thể của hành vi tham ô tài sản tại Điều 17 Công ƣớc 2003 là nhƣ nhau. * Mặt chủ quan Ta có thể thấy, tại Điều 17 Công ƣớc 2003 và Điều 278 trong Bộ luật hình sự 1999 thì ngƣời phạm tội thực hiện hành vi một cách cố ý. Ngƣời thực hiện hành vi nhận thức đƣợc hành vi của mình là nguy hiềm cho xã hội, nhận thức đƣợc hậu quả nguy hiểm sẽ xảy ra và họ mong muốn cho hậu quả xảy ra. Ngƣời thực hiện hành vi có mục đích tƣ lợi nhằm chiếm đoạt tài sản thuộc sở hữu Nhà nƣớc. Và mục đích của họ là chiếm đoạt những tài sản mà họ có trách nhiệm quản lý nhờ vào “địa vị” mà họ có đƣợc. Mục đích tƣ lợi này phải có trƣớc khi thực hiện hành vi nếu không có mục đích này thì không cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, Công ƣớc 2003 còn quy định tình tiết “hành vi của công chức tham ô, biển thủ hoặc chiếm đoạt dưới các hình thức khác cho bản thân hoặc cho người hay tổ chức khác”. Khi công chức chiếm đoạt tài sản cho bản thân thì ta có thể thấy rõ động cơ vụ lợi của ngƣời phạm tội. Tuy nhiên, nếu họ chiếm đoạt tài sản nhƣng không cho bản thân mà cho “người hay tổ chức khác” thì ta không thấy đƣợc động cơ vụ lợi của ngƣời phạm tội. Trong khi đó, Luật hình sự Việt Nam không quy định cụ thể tình tiết này và động cơ vụ lợi là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội tham ô tài sản. Nhƣ vậy, mặt chủ quan của tội tham ô tài sản trong Công ƣớc Liên hiệp quốc có phạm vi rộng hơn so với mặt chủ quan của tội tham ô tài sản trong Luật hình sự Việt Nam.  Qua so sánh ta có thể thấy những quy định về tội tham ô tài sản trong Luật hình sự Việt Nam cơ bản đã đáp ứng đƣợc các yêu cầu về nội luật hóa quy định tại Điều 17 của Công ƣớc Liên hiệp quốc. 2.5. Những điểm giống và khác nhau giữa tội tham ô tài sản với một số tội phạm khác 2.5.1. Những điểm giống và khác nhau giữa tội tham ô tài sản và tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản Để có thể hiểu sâu hơn những quy định về tội tham ô tài sản, ngƣời viết sẽ so sánh về dấu hiệu pháp lý giữa tội tham ô tài sản với tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản đƣợc quy định tại Điều 280 Bộ luật hình sự: 39 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn * Khách thể Ở hai tội phạm này, chúng không chỉ xâm phạm đến một mà đến hai khách thể đƣợc pháp luật bảo vệ. Thứ nhất, tội tham ô tài sản và tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản đều xâm phạm đến khách thể là quan hệ sở hữu tài sản. Thứ hai, tội tham ô tài sản và tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản đều xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan nhà nƣớc, của tổ chức. Nhƣ vậy, tội tham ô tài sản và tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản đều xâm phạm đến cùng khách thể nhƣ nhau. Tuy nhiên, khách thể mà tội phạm tham ô tài sản xâm phạm là quan hệ sở hữu tài sản của Nhà nƣớc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, nếu tài sản không thuộc quyền sở hữu của những đối tƣợng trên thì không thể truy cứu về tội tham ô tài sản. Còn đối với tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản có đối tƣợng là tài sản của bất kỳ cá nhân tổ chức nào. Nhƣ vậy đối tƣợng tác động của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản có phạm vi rộng hơn so với tội tham ô tài sản. * Mặt khách quan Đối với tội tham ô tài sản thì ngƣời phạm tội phải có hành vi chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý bằng thủ đoạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Còn đối với tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản thì đòi hỏi ngƣời phạm tội có hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của ngƣời khác, thể hiện ở chỗ ngƣời phạm tội thực hiện hành vi vƣợt quá hoặc không thuộc thẩm quyền theo luật định và chiếm đoạt tài sản của ngƣời khác. Nhƣ vậy, mức độ sử dụng chức vụ, quyền hạn ở hai tội này là khác nhau và ta có thể dựa vào dấu hiệu này để phân biệt đƣợc hai loại tội phạm này. * Chủ thể Việc tội tham ô tài sản và tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản đều đƣợc quy định trong cùng một chƣơng21 đã cho thấy hai hành vi phạm tội này có nhiều điểm giống nhau. Chủ thể trong hai tội này đều là chủ thể đặc biệt, là ngƣời có chức vụ quyền hạn theo quy định pháp luật, họ đã sử dụng chức vụ, quyền hạn đó để nhằm chiếm đoạt tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình. Nhƣ vậy, tội tham ô tài sản và tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản đều có chủ thể là ngƣời có chức vụ, quyền hạn. 21 Chương XXI: Các tội phạm về chức vụ. 40 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn * Mặt chủ quan Ở hai tội phạm này, ngƣời phạm tội đều thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp. Ngƣời thực hiện hành vi nhận thức đƣợc hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, nhận thức đƣợc hậu quả nguy hiểm sẽ xảy ra và họ mong muốn cho hậu quả xảy ra. Mục đích vụ lợi là dấu hiệu bắt buộc đối với hai tội danh này. Nếu không có động cơ vụ lợi thì không cấu thành các tội phạm này.  Qua sự so sánh về dấu hiệu pháp lý cho ta thấy hai tội danh này tuy giống nhau về chủ thể, về mặt chủ quan và quan hệ pháp luật bị xâm phạm nhƣng ta vẫn có thể phân biệt đƣợc hai loại tội phạm dựa vào mặt khách quan và đối tƣợng tác động của chúng. 2.5.2. Những điểm giống và khác nhau giữa tội tham ô tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Ngoài tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, tội tham ô tài sản cũng có những nét tƣơng đồng với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đƣợc quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự. Và để phân biệt giữa hai tội danh này ngƣời viết sẽ tìm hiểu thêm về dấu hiệu pháp lý của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: * Khách thể Trƣớc hết, khách thể của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là quan hệ sở hữu tài sản, ngoài ra nó còn tác động xấu đến trật tự an toàn xã hội. Đối tƣợng của tội phạm này là tài sản của bất kỳ chủ thể nào. Khách thể của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và tội tham ô tài sản đều là quan hệ sở hữu tài sản và có cùng đối tƣợng là tài sản. Tuy nhiên, đối tƣợng tác động của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có phạm vi rộng hơn so với đối tƣợng tác động của tội tham ô tài sản chỉ là tài sản của công, của Nhà nƣớc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. * Mặt khách quan Ở hai tội này, ngƣời phạm tội đều nhận đƣợc tài sản bằng hình thức hợp pháp nhƣng sau đó dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản đó. Đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì hình thức hợp pháp ở đây là do ngƣời khác tin tƣởng giao tài sản. Còn đối với tội tham ô tài sản thì hình thức hợp pháp ở đây là do chức vụ, quyền hạn quản lý tài sản đó. 41 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn * Chủ thể Đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì chủ thể là bất cứ ngƣời nào thoả điều kiện về năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 12 và không thuộc Điều 13 Bộ luật hình sự. Đối với tội tham ô tài sản thì chủ thể phải là ngƣời có chức vụ, quyền hạn theo quy định pháp luật. Nhƣ vậy, ta thấy có sự khác biệt giữa hai tội về chủ thể, và chủ thể của tội tham ô tài sản phải là chủ thể đặc biệt theo quy định đó là ngƣời có chức vụ, quyền hạn. * Mặt chủ quan Đối với hai tội này thì ngƣời phạm tội đều thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp. Ngƣời phạm tội nhận thức đƣợc hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, nhận thức đƣợc hậu quả nguy hiểm sẽ xảy ra và họ mong muốn cho hậu quả xảy ra. Mục đích vụ lợi là dấu hiệu bắt buộc đối với hai tội danh này. Nếu không có động cơ vụ lợi thì không cấu thành các tội phạm này.  Nhƣ vậy, về dấu hiệu pháp lý của hai tội này, ta có thể thấy chúng có những nét tƣơng đồng về khách thể, về mặt khách quan, mặt chủ quan. Tuy nhiên, điểm phân biệt giữa hai tội này là về dấu hiệu chủ thể và đối tƣợng tức động của tội phạm. Với sự so sánh trên, ta có thể phân biệt đƣợc tội tham ô tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Qua đó, giúp cho việc xác định tội danh đƣợc chính xác hơn trong thực tiễn công tác tố tụng.  Với những tìm hiểu về tội tham ô tài sản cũng nhƣ quá trình so sánh giữa quy định về tội tham ô tài sản trong Luật hình sự Việt Nam và quy định trong Công ƣớc liên hiệp quốc, cũng nhƣ sự so sánh giữa tội tham ô tài sản và tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt Nam đã giúp ta hiểu sâu hơn về loại tội phạm này, về những dấu hiệu pháp lý cũng nhƣ trách nhiệm hình sự mà ngƣời phạm tội phải chịu khi phạm tội tham ô tài sản. 42 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG TỘI THAM Ô TÀI SẢN Ở NƢỚC TA NHỮNG HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG Hiện nay, trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, nạn tham ô, tham nhũng đang ngày càng gia tăng và diễn biến hết sức phức tạp, khó lƣờng cả về hình thức, tính chất và quy mô. Đặc biệt, ở các nƣớc đang phát triển, tham ô, tham nhũng trở thành một gánh nặng lớn đối với công cuộc chống đói nghèo, lạc hậu. Mặc dù công cuộc chống tham nhũng đã có đƣợc những tiến bộ nhất định nhƣng tệ nạn này vẫn là một nguy cơ mang tính toàn cầu, đe dọa sự phát triển của xã hội, do vẫn còn tồn tại rất nhiều rào cản trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham ô, tham nhũng. Chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về thực trạng tội tham ô tài sản, những hạn chế trong việc đấu tranh phòng ngừa tội phạm tham ô. Và qua đó, có thể đƣa ra những giải pháp khắc phục những hạn chế trong quá trình đấu tranh phòng, chống tội phạm tham ô tài sản. 3.1. Thực trạng về tội tham ô tài sản Trong thời điểm hiện nay, hành vi tham ô đã trở nên phổ biến ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực. Đặc biệt là ở các cơ quan, các đơn vị quản lý một khối lƣợng lớn tiền, hàng, vật quý hiếm, ngoại tệ mạnh nhƣ Ngân hàng, tài chính, thƣơng nghiệp, xây dựng cơ bản, giao thông vận tải. Tham ô xuất hiện ở các cơ quan bảo vệ pháp luật nhƣ Công an, Kiểm sát, Tòa án, Hải quan. Các hành vi tham ô trong lĩnh vực đất đai (cấp đất, cho thuê đất..) phổ biến ở chính quyền địa phƣơng, thậm chí làm trái các quy định của nhà nƣớc đã trở thành căn bệnh trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Tham ô đƣợc thực hiện với những hành vi ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Trong hoạt động kinh tế, chúng đƣợc che đậy dƣới các hình thức liên doanh, liên kết, quà biếu, trích thƣởng… Trong xây dựng cơ bản thì khai khống khối lƣợng, mua bán thầu, thông thầu, bớt xén vật tƣ… Trong sản xuất thì lập quỹ đen, vi phạm các quy định về kế toán thống kê... Trong quản lý đất đai thì cấp đất sai nguyên tắc, mua bán đất trá hình… Trong việc thực hiện chính sách xã hội thì lập hồ sơ giả, khai man thƣơng tật… Nói chung, tham ô biểu hiện dƣới muôn ngàn hình thức, bằng các thủ đoạn đa dạng và tinh vi. Quy mô các vụ việc tham ô ngày càng lớn, tính chất ngày càng nghiêm trọng. Có những vụ việc tham ô liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều địa phƣơng. Tham ô có tính chất tập thể, sự câu kết chặt chẽ có xu hƣớng tăng lên. Thiệt hại đối 43 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn với tài sản của nhà nƣớc, của tập thể mà mỗi vụ tham ô gây ra cũng ngày càng nghiêm trọng. Tham ô gắn chặt với buôn lậu. Thời gian vừa qua, hầu hết những vụ buôn lậu nghiêm trọng đều có sự tiếp tay của những kẻ tham ô trong cơ quan nhà nƣớc. Mặt khác, những kẻ tham ô còn dùng tiền, hàng, phƣơng tiện của Nhà nƣớc để thực hiện hành vi buôn lậu. Thực chất buôn lậu và tham ô là hai mặt của một vấn đề, là các dạng thức khác nhau nhằm chiếm đoạt tài sản của Nhà nƣớc, làm giàu bất chính. 3.1.1. Thực trạng tội tham ô trên phạm vi cả nƣớc Theo Tòa án nhân dân tối cao, trong thời gian qua, công tác xét xử các vụ án tham ô của các Tòa án đã có nhiều chuyển biến và đạt đƣợc những kết quả quan trọng. Các vụ án tham ô đã đƣợc đƣa ra xét xử công khai, trong đó có những vụ án tham ô đặc biệt nghiêm trọng, đƣợc dƣ luận xã hội quan tâm, nhận đƣợc sự đồng tình, ủng hộ của đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân nhƣ: Vụ án Nguyễn Văn Tuyên cùng các bị cáo khác, phạm tội “Tham ô tài sản” tại Công ty công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh thuộc Vinashins; vụ án Vũ Quốc Hảo cùng các bị cáo, phạm tội “Tham ô tài sản” tại Công ty cho thuê tài chính II thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam; mới đây nhất là vụ án Dƣơng Chí Dũng cùng các bị cáo khác phạm tội “Tham ô tài sản” tại Vinalines ... Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, trong 5 năm (từ năm 2009 đến năm 2013) và quý I năm 2014, các Tòa án cấp sơ thẩm đã thụ lý tổng số 2.041 vụ án với 5.120 bị cáo bị truy tố về các tội phạm tham nhũng, đã đƣa ra xét xử đƣợc 1.405 vụ với 3.129 bị cáo, đạt bình quân hàng năm là 69% số vụ và 61% số bị cáo. Trong tổng số các vụ án tham nhũng thì tội “Tham ô tài sản”, chiếm tỷ lệ cao nhất với 48% số vụ và 43,1% số bị cáo; tiếp đến là các tội “Nhận hối lộ”; “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”...22 Qua số liệu thống kê cho thấy tình hình tội tham ô tài sản đang có những diễn biến hết sức phức tạp với một tỷ lệ rất cao trong nhóm tội phạm tham nhũng. Vì vậy, việc nghiên cứu tình hình thực tế tội phạm này là hết sức cần thiết để phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này, góp phần bảo vệ nền kinh tế nƣớc nhà và uy tín của Đảng và Nhà nƣớc ta. 22 Đảng Cộng sản Việt Nam, “Chống tham nhũng ngay trong các cơ quan chống tham nhũng”, http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?co_id=30503&cn_id=651082, [Truy cập ngày 09/7/2014] 44 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn 3.1.2. Thực trạng tội tham ô trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp Trong những năm vừa qua, tình hình tội phạm tham ô nói riêng và tham nhũng nói chung trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp có nhiều diễn biến phức tạp. Trong 5 năm qua, Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng tổ chức học tập, quán triệt cho đảng viên, cán bộ, công chức ở cấp mình, ngành mình về nội dung Nghị quyết, các văn bản của Đảng và Nhà nƣớc liên quan đến phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, kết hợp với việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Công tác phòng chống tham nhũng của tỉnh trong thời gian qua cũng đạt đƣợc một số kết quả tích cực nhƣ: minh bạch hóa công tác giám sát, thực hiện tốt cơ chế một cửa, một cửa liên thông, nhờ đó đã giảm số lần công dân, doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp với ngƣời nhận hồ sơ, hạn chế xảy ra tiêu cực. Đặc biệt, mô hình giám sát cộng đồng trên địa bàn Đồng Tháp đã đạt kết quả đáng khích lệ, nhờ vậy, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng tham nhũng tại các dự án, công trình xây dựng cơ bản. Công tác điều tra tội phạm tham ô, tham nhũng đƣợc tỉnh Đồng Tháp đẩy mạnh thực hiện, theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp, từ ngày 01/10/2010 đến ngày 30/9/2014, toàn tỉnh đã đƣa ra xét xử 16 vụ án tham ô tài sản với 23 bị cáo. Số vụ án và số bị cáo có xu hƣớng tăng dần qua các năm, nếu nhƣ năm 2011 chỉ có 1 vụ với 1 bị cáo thì đến năm 2014 là 5 vụ với 10 bị cáo. Qua số liệu thống kê cho ta thấy tình hình tội phạm tham ô tài sản đang diễn biến ngày càng phức tạp, với những vụ án lớn, số bị cáo gia tăng và sự câu kết ngày càng chặt chẽ gây khó khăn rất nhiều cho công tác điều tra, xét xử. Ví dụ nhƣ năm 2012 Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã đƣa ra xét xử vụ án tham ô tại Bƣu điện huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp với 01 bị cáo bị truy tố về tội tham ô tài sản và 01 bị cáo bị truy tố về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, bị cáo đã tham ô tài sản có giá trị lên đến 3,4 tỷ đồng để tiêu xài cá nhân. Trong vụ án chỉ có 01 bị cáo phạm tội tham ô tài sản và cũng không có sự liên kết chặt chẽ với tội phạm khác. Đến năm 2014, Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã đƣa ra xét xử vụ án tham ô của Giám đốc Công ty Công trình giao thông Đồng Tháp với các tội danh: Cố ý làm trái quy định nhà nƣớc về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tham ô tài sản. Đây là vụ án phức tạp với 04 bị cáo có sự câu kết chặt chẽ với nhau để tham ô tài sản của Công ty Công trình giao Đồng Tháp khoảng 1,5 tỷ đồng. Tuy vụ án này có giá trị tài sản tham ô không lớn nhƣ vụ Bƣu điện huyện Hồng Ngự nhƣng vụ án có tính chất phức tạp, có sự liên kết chặt chẽ giữa các bị cáo. Qua đó cho thấy 45 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn tình hình diễn biễn tội tham ô tài sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đang diễn ra hết sức phức tạp cần có sự phối hợp giữa các cấp, các ngành để có những biện pháp thích hợp nhằm ngăn ngừa loại tội phạm nguy hiểm này. 3.2. Những hạn chế dẫn đến thực trạng hiện nay Những khó khăn, vƣớng mắc trong công tác điều tra, xử lý tội phạm tham ô tài sản có nhiều nguyên nhân gây nên, nhƣng có một số nguyên nhân chính dẫn đến những khó khăn, vƣớng mắc gặp phải của cơ quan tiến hành tố tụng. 3.2.1. Trong quy định của pháp luật hình sự Tội tham ô tài sản là một tội đứng đầu trong những tội phạm về tham nhũng. Bộ luật Hình sự năm 1999 của nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/7/2000, đến năm 2009 tiếp tục đƣợc sửa đổi bổ sung và đến nay thì quy định về tội tham ô tài sản tại Điều 278 Bộ luật hình sự đã gần nhƣ hoàn chỉnh. Tuy nhiên, theo ngƣời viết những quy định tại Điều 278 vẫn chƣa thể tổng quát đƣợc sự phát triển của kinh tế - xã hội. Theo khoản 1 Điều 278 thì định lƣợng tài sản chiếm đoạt đƣợc quy định cứng từ 2 triệu đồng đến dƣới 50 triệu đồng, và việc quy định cứng nhƣ vậy sẽ không theo kịp sự phát triển của xã hội. Vì khi kinh tế - xã hội phát triển thì định lƣợng tài sản chiếm đoạt nhƣ quy định hiện hành liệu có còn phù hợp trong tình hình mới. Theo ngƣời viết thì không nên quy định cứng nhƣ vậy vì khi kinh tế - xã hội thay đổi thì buộc luật lại phải điều chỉnh theo cho phù hợp. Và với tình hình kinh tế - xã hội phát triển nhƣ hiện nay, mức phạt tiền nhƣ quy định trong hình phạt bổ sung tại khoản 5 Điều 278 Bộ luậy hình sự là “từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng” dƣờng nhƣ không còn đủ tính răn đe đối với tội phạm tham ô. Khi quy định pháp luật không đủ tính răn đe đối với tội phạm thì tính nghiêm minh của pháp luật trong việc phòng, chống tội tham ô tài sản cũng bị hạn chế phần nào. Ngoài ra, theo ngƣời viết, hiện nay quy định tại khoản 2, 3, 4 của Điều 278 Bộ luật hình sự còn chƣa đảm bảo đƣợc tính logic, chặt chẽ của quy định pháp luật. Cụ thể là ở cụm từ “thuộc một trong các trường hợp sau”, đây là một hạn chế về mặt câu chữ của luật. Tuy chúng ta đều hiểu ý nghĩa của quy định này là thuộc một hoặc hai hoặc tất cả các trƣờng hợp đƣợc quy định. Tuy nhiên, nếu quy định nhƣ hiện tại thì chƣa đảm bảo đƣợc tính chặt chẽ trong quy định của pháp luật. 46 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn 3.2.2. Trong việc giải thích pháp luật Bộ luật hình sự hiện hành của nƣớc ta đã ra đời từ năm 1999, và đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2009, nhƣng đến nay các văn bản hƣớng dẫn thi hành vẫn chƣa đƣợc hoàn thiện, nhất là những hƣớng dẫn thi hành đối với tội tham ô tài sản đƣợc quy định tại Điều 278, Bộ luật hình sự. Sau lần sửa đổi, bổ sung năm 2009 đến nay, việc áp dụng quy định trong Bộ luật hình sự còn gặp nhiều khó khăn khi mà quy định của Bộ luật hình sự còn gây nhiều tranh cãi dẫn đến việc áp dụng không thống nhất ở một số nơi, mà khi quy định pháp luật không đƣợc áp dụng một cách thống nhất sẽ dẫn đến việc xác định tội danh, xác định khung hình phạt sẽ có sự chênh lệch nhất định. Theo ngƣời viết, một số hạn chế trong việc giải thích pháp luật nhƣ: - Về khái niệm “cơ quan, tổ chức” quy định tại Điều 277 Bộ luật Hình sự cũng đƣợc sửa đổi theo hƣớng rộng hơn và việc hiểu, xác định khái niệm này cũng trở nên phức tạp hơn. Với khái niệm “cơ quan” nhƣ quy định tại Điều 277 Bộ luật Hình sự 2009, cách hiểu và tiêu chí xác định khái niệm còn rất khác nhau. Còn có những cách hiểu khác nhau về khái niệm này. Thứ nhất, ta có thể hiểu khái niệm “cơ quan” trong Bộ luật Hình sự 2009 có bản chất thì không thay đổi so với quy định trƣớc đây, nghĩa là khi nói đến cơ quan là một tổ chức thì phải hiểu đó chỉ là cơ quan nhà nƣớc. Ngoài ra, còn một cách hiểu khác, không chỉ quan niệm “cơ quan” trong Điều 277 Bộ luật Hình sự chỉ có nghĩa là cơ quan nhà nƣớc, mà khái niệm này còn mang nghĩa rộng hơn. Ví dụ nhƣ, các cơ quan nƣớc ngoài, cơ quan quốc tế đóng tại Việt Nam cũng là chủ thể tham gia một số quan hệ pháp luật của Việt Nam nhƣ quyền sở hữu tài sản tại Việt Nam của các cơ quan này đƣợc pháp luật Việt Nam bảo vệ. Vì thế các cơ quan này cũng thuộc khái niệm “cơ quan” đƣợc quy định tại Điều 277 Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, theo ngƣời viết thì khái niệm “cơ quan” ở đây nên hiểu theo nghĩa thứ nhất, vì nếu tài sản bị chiếm đoạt không thuộc sở hữu nhà nƣớc thì có thể truy tố về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đƣợc quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự. Đối với khái niệm “tổ chức”, có hiểu rằng tiêu chí để xác định khái niệm “tổ chức” quy định tại Điều 277 Bộ luật Hình sự là trên cơ sở xác định khái niệm “công vụ” nên các tổ chức đƣợc thành lập và hoạt động vì lợi ích chung, vì lợi ích của xã hội… là đối tƣợng điều chỉnh của Chƣơng XXI của Bộ luật Hình sự 1999. Cũng theo cách hiểu trên, tất cả các loại hình tổ chức nêu trên, riêng tổ chức kinh tế thì các doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp liên doanh có sự góp vốn của nhà nƣớc, các 47 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn hợp tác xã đều thuộc khái niệm “tổ chức” quy định tại Điều 277 Bộ luật Hình sự 2009. Ngoài ra ta có thể hiểu theo cách khác, việc xác định loại hình tổ chức nào thuộc đối tƣợng điều chỉnh của Chƣơng XXI Bộ luật Hình sự 2009 có thể căn cứ vào Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005, Luật cán bộ, công chức vì các quy định trong các văn bản này liên quan nhiều đến khái niệm “người có chức vụ, quyền hạn”, các loại hình tổ chức nêu trong các văn bản này là tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp; đối với các tổ chức kinh tế, các văn bản nêu trên chỉ đề cập đến loại hình doanh nghiệp nhà nƣớc. Nhƣ vậy, các tổ chức xã hội và một phần của tổ chức kinh tế (các hợp tác xã, doanh nghiệp tƣ nhân, doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài…) không thuộc khái niệm “tổ chức” quy định tại Điều 277 Bộ luật Hình sự. Theo ngƣời viết, việc hiểu thống nhất về khái niệm “tổ chức” sẽ giúp xác định chính xác hơn tội danh trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, và theo phân tích trên, ngƣời viết nhận thấy nên hiểu theo cách thứ hai, vì theo Luật phòng, chống tham nhũng và Luật cán bộ, công chức đã nêu cụ thể đƣợc những “tổ chức” theo quy định là những tổ chức nào, vì thế sẽ giúp cho cơ quan tiến hành tố tụng xác định đƣợc chính xác tội danh khi điều tra, truy tố, xét xử. - Về tình tiết “đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm” khi xác định trách nhiệm hình sự của chủ thể tham ô tài sản. Đây là một trong những tình tiết định tội đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp giá trị tài sản bị chiếm đoạt hoặc chiếm hƣởng thấp hơn định lƣợng quy định cụ thể trong điều luật quy định về tội tham ô tài sản. Vƣớng mắc trong việc hiểu và áp dụng tình tiết này ở chỗ: đối với trƣờng hợp tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dƣới 2.000.000 đồng mà có ngƣời đồng phạm và ngƣời đó không thuộc các điều kiện quy định tại Điều 277 Bộ luật Hình sự (không làm việc trong các cơ quan, tổ chức đó, không phải là ngƣời có chức vụ, quyền hạn, không phải là ngƣời thực hiện công vụ) thì họ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự cùng với ngƣời có chức vụ, quyền hạn hay không? Trƣờng hợp này ta có thể xử lý theo hƣớng chỉ những ngƣời đã bị xử lý kỷ luật về hành vi tham ô thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tham ô, còn ngƣời đồng phạm khác chƣa bị xử lý kỷ luật, chƣa bị kết án về hành vi này nên không bị chịu trách nhiệm hình sự. Hoặc có thể xử lý theo hƣớng những ngƣời đồng phạm khác vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tham ô tài sản vì họ chỉ là ngƣời đồng phạm khác nên không bắt buộc phải thỏa mãn các dấu hiệu của chủ thể đặc biệt. Với việc quy định 48 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn nhƣ vậy sẽ làm cho việc áp dụng pháp luật trở nên không thống nhất, gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng trong việc giải quyết án. - Về tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng”. Tội tham ô tài sản trƣớc đây đƣợc quy định tại Chƣơng các tội xâm phạm sở hữu, nay do tính chất hành vi phạm tội nên coi là tội phạm về chức vụ nhƣng vẫn mang tính chất chiếm đoạt, nhƣng chƣa có một văn bản hƣớng dẫn chính thức áp dụng đối với tội tham ô tài sản nên đối với các tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng có thể vận dụng Thông tƣ liên tịch số 02/2001/ TTLT- TANĐTC-VKSNTC-BCA-BTP ngày 25/12/1999 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tƣ pháp hƣớng dẫn áp dụng một số quy định tại Chƣơng XIV Các tội xâm phạm sở hữu của Bộ luật hình sự năm 1999. Ngoài ra, việc định lƣợng thiệt hại đối với hành vi tham ô tài sản không phải dễ dàng. Đây là một vấn đề vƣớng mắc không chỉ với tội tham ô tài sản mà còn đối với các tội phạm chức vụ và nhiều tội phạm khác. Theo Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, vì thiếu hƣớng dẫn nên khi xác định trƣờng hợp gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng trong án kinh tế - chức vụ, các cơ quan tố tụng có những cách vận dụng rất khác nhau. Có nơi vận dụng theo Thông tƣ liên tịch số 02/2001 của VKSND Tối cao TAND Tối cao - Bộ Công an - Bộ Tƣ pháp (về nhóm tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật hình sự năm 1999). Theo đó, gây thiệt hại từ 50 triệu đồng trở lên là nghiêm trọng, từ 500 triệu đồng trở lên là rất nghiêm trọng, từ 1,5 tỷ đồng trở lên là đặc biệt nghiêm trọng. Ngƣợc lại, có nơi vận dụng Thông tƣ liên tịch số 01/1998 của Viện kiểm sát Tối cao - Tòa án nhân dân Tối cao - Bộ Nội vụ (hƣớng dẫn Bộ luật Hình sự năm 1985). Theo thông tƣ này, mức khởi điểm để xác định hậu quả nghiêm trọng là 300 triệu đồng trở lên, rất nghiêm trọng là từ 500 triệu đồng trở lên, đặc biệt nghiêm trọng là từ 1 tỷ đồng trở lên. Ngoài ra, cũng có nơi vận dụng “pháp luật tƣơng tự”, nghĩa là xử tội này thì dựa vào hƣớng dẫn về tội khác. Chẳng hạn, trong tội cố ý làm trái các quy định của Nhà nƣớc về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng thì gây hậu quả nghiêm trọng là từ 100 triệu đồng trở lên. Hoặc theo hƣớng dẫn về tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nƣớc thì gây hậu quả nghiêm trọng là gây thiệt hại từ 50 triệu đồng trở lên ... Với việc áp dụng không thống nhất tình tiết này khi xét xử tội phạm tham ô tài sản làm cho mức độ của hình phạt áp dụng đối với tội phạm này rất khác nhau. Trên thực tế, thì các cơ quan tiến hành tố 49 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn tụng thƣờng vận dụng theo Thông tƣ liên tịch số 02/2001 của VKSND Tối cao TAND Tối cao - Bộ Công an - Bộ Tƣ pháp để khi xác định trƣờng hợp gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng đối với tội phạm tham ô tài sản. - Đối với vấn đề Doanh nghiệp mà nhà nƣớc chỉ chiếm một tỉ lệ vốn nhất định (10% đến dƣới 50%, hoặc trên 50% nhƣng Nhà nƣớc không chi phối doanh nghiệp). Trong tổng kết của Tòa án nhân dân tối cao năm 2009, Tòa hình sự đã nêu lên một vấn đề đang nổi lên hiện nay và có nhiều ý kiến khác nhau về khách thể của tội tham ô tài sản. Đó là đối với các doanh nghiệp nhà nƣớc chỉ chiếm một tỉ lệ vốn nhất định (10% đến dƣới 50%, hoặc trên 50% nhƣng nhà nƣớc không chi phối doanh nghiệp) thì có tội tham ô tài sản trong các doanh nghiệp đó hay không. Theo Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao thì hiện nay có 3 quan điểm về vấn đề này: Quan điểm thứ nhất cho rằng dù doanh nghiệp đƣợc thành lập theo Luật doanh nghiệp nhà nƣớc năm 2003 hay Luật doanh nghiệp năm 1999 mà ở đó tỉ lệ vốn góp của nhà nƣớc không kể nhiều hay ít thì ở nơi đó vẫn có thể có tội tham ô xảy ra. Theo quan điểm này thì vốn nhà nƣớc góp từ 10% trở lên là đã có yếu tố nhà nƣớc cho nên ngƣời nào chiếm đoạt, tham ô tài sản của doanh nghiệp đều có thể vƣớng vào tội danh này. Quan điểm thứ hai thì cho rằng tội tham ô tài sản chỉ có thể xảy ra trong các doanh nghiệp nhà nƣớc đƣợc thành lập theo Luật Doanh nghiệp nhà nƣớc năm 2003. Còn đối với những doanh nghiệp khác, tuy nhà nƣớc có một phần vốn góp nhƣng dƣới 50% thì ở đó không có tội danh này. Nghĩa là ngƣời nào chiếm đoạt, tham ô tài sản của doanh nghiệp không phạm tội tham ô mà có thể phạm vào tội danh khác. Quan điểm thứ ba khắt khe hơn khi cho rằng nếu lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của doanh nghiệp có tỉ lệ vốn góp nhà nƣớc thì phải bị truy cứu về hai tội là tội tham ô tài sản đối với phần vốn góp của nhà nƣớc và tội phạm tƣơng ứng (có thể là tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, trộm cắp, lừa đảo…) phần vốn không phải của nhà nƣớc. Ví dụ thủ quỹ A đã chiếm đoạt của công ty 800 triệu đồng. Công ty có 20% vốn góp của nhà nƣớc. Trƣờng hợp này phải truy cứu A về tội tham ô tài sản với số tiền 160 triệu đồng và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với số tiền 640 triệu đồng. 50 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn Theo quan điểm của Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao thì đối với các doanh nghiệp không có vốn nhà nƣớc góp thì ở đó không có tội tham ô tài sản xảy ra. Các doanh nghiệp có vốn góp của nhà nƣớc mà từ 50% trở xuống và không giữ quyền chi phối doanh nghiệp thì ở đó cũng không có tội danh này. Các trƣờng hợp còn lại (vốn nhà nƣớc từ 51% trở lên và giữ quyền chi phối doanh nghiệp) nếu lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý, cho dù là công ty cổ phần đều đƣợc coi là hành vi phạm tội tham ô tài sản quy định tại Điều 278 Bộ luật Hình sự. Hiện nay, vấn đề này vẫn chƣa có văn bản hƣớng dẫn thi hành dẫn đến việc áp dụng không thống nhất ở các địa phƣơng. Đây cũng là một vƣớng mắc đang gây tranh cãi rất nhiều hiện nay. - Đối với “động cơ vụ lợi” là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội tham ô tài sản. Trong quá trình nghiên cứu quy định quốc tế về tội tham ô tài sản trong Công ƣớc 2003 của Liên hiệp quốc, ngƣời viết nhận thấy đối tƣợng thụ hƣởng tài sản tham ô trong Công ƣớc không chỉ có bản thân ngƣời tham ô mà còn “cho người hay tổ chức khác”. Trong khi đó, quy định về tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam không đề cập đến vấn đề này. Nhƣ vậy, nếu trƣờng hợp ngƣời phạm tội tham ô dùng tài sản tham ô cho một cá nhân hay một tổ chức khác (không vì vụ lợi) thì có truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ngƣời đó hay không. Vì theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam thì động cơ vụ lợi là bắt buộc trong cấu thành tội phạm tham ô, nhƣng trong trƣờng hợp vừa kể trên thì không có động cơ vụ lợi ở ngƣời phạm tội. Việc tham ô tài sản “cho người hay tổ chức khác” đã đƣợc quy định trong Công ƣớc 2003 nhƣng trong luật hình sự Việt Nam vẫn chƣa đề cập đến nên cần đƣợc hƣớng dẫn. Từ khi Bộ luật hình sự 1999 đƣợc áp dụng đến nay, các văn bản hƣớng dẫn thi hành vẫn chƣa đƣợc hoàn thiện, nhất là với các quy định tại chƣơng “Các tội phạm chức vụ” nói chung và với tội tham ô tài san nói riêng. Việc còn thiếu các văn bản hƣớng dẫn nhƣ vậy làm cho việc áp dụng pháp luật không thống nhất, dẫn đến thiếu đi tính nghiêm minh của pháp luật. 3.2.3. Một số hạn chế khác Ngoài những hạn chế trong quy định và văn bản hƣớng dẫn thi hành Điều 278 Bộ luật hình sự, còn có nhiều hạn chế khác trong quá trình phòng, chống tội phạm tham ô mà các cơ quan chức năng của ta gặp phải, nhƣng có hai hạn chế mà theo ngƣời viết là rất quan trọng cần khắc phục để ngăn ngừa tội phạm tham ô trong thời kỳ kinh tế hội nhập nhƣ ngày nay. Đó là: 51 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - Hạn chế ở bản thân ngƣời có chức vụ, quyền hạn Trong thời kỳ kinh tế thị trƣờng nhƣ hiện nay, vấn đề giáo dục về đạo đức của con ngƣời trở nên quan trọng hơn, đặc biệt là đối với cán bộ, công chức. Việc giáo dục đạo đức nói chung và đạo đức Cách mạng đối với cán bộ, công chức càng trở nên cấp thiết khi họ là những ngƣời nắm giữ chức vụ, quyền hạn. Với chức vụ, quyền hạn mà những ngƣời này nắm giữ, nếu nền tảng tƣ tƣởng đạo đức không vững chắc thì rất dễ dẫn đến những hành vi sai phạm của ngƣời có chức vụ, quyền hạn. Với cuộc sống quá chú trọng vào vật chất nhƣ hiện nay đã làm cho bản chất của ngƣời cán bộ, công chức thay đổi, tạo nên những hạn chế trong chính bản thân ngƣời cán bộ, công chức. Hạn chế trong nhận thức của ngƣời có chức vụ, quyền hạn đã đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích của tập thể, của Nhà nƣớc và của nhân dân. Một khi nền tảng tƣ tƣởng đạo đức không vững chắc thì việc một bộ phận ngƣời có chức vụ, quyền hạn sẽ thoái hóa, biến chất cùng với sự yếu kém trong quản lý, giáo dục cán bộ, Đảng viên trong các cơ quan Nhà nƣớc, doanh nghiệp là không thể tránh khỏi. Trong thời gian gần đây, tham nhũng gắn liền với các tội phạm khác, để bao che, tiếp tay cho bọn tội phạm. Nhƣ vậy, việc quản lý, giáo dục cán bộ, công chức càng trở nên quan trọng hơn để ngăn ngừa mầm móng tham ô ngay từ trong bản thân ngƣời cán bộ, công chức. - Hạn chế trong công tác quản lý nhà nƣớc về tài sản Một trong những nguyên nhân làm phát sinh tội phạm tham ô tài sản là do một số cơ chế tài chính chƣa theo kịp với cơ chế thị trƣờng. Các cơ chế tài chính cho việc thực hiện chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nƣớc thời gian qua đƣợc ban hành khá đầy đủ, song chƣa thực sự đồng bộ, chậm đƣợc sơ kết, bổ sung nên có những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện chậm đƣợc giải quyết dẫn đến tình trạng nhiều kẽ hở phát sinh tội phạm, trong đó tội tham ô tài sản chiếm tỷ lệ không nhỏ, cụ thể: Thứ nhất, định giá giá trị doanh nghiệp thấp. Thứ hai, để ngoài sổ sách một phần tài chính khi định giá doanh nghiệp, nhƣ không đƣa vào sổ nợ phải thu khi xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp. Thứ ba, móc nối với các doanh nghiệp tƣ nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn để bán một số mặt hàng khi có biến động tăng giá với giá “mềm”, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này thu lợi cao, công ty cổ phần thu lợi thấp, nhƣng một số cán bộ của công ty cổ phần có lợi nhuận… Trong thực tế, một ngƣời đƣợc bổ nhiệm hoặc bầu vào chức vụ nào đó cũng có nghĩa là Nhà nƣớc đã giao cho họ quản lý khối tài sản nhất định này, khi một ngƣời mới đƣợc điều động tới và một ngƣời phải điều động đi chỗ khác thì việc bàn giao cơ sở vật chất, số lƣợng tài sản không ít 52 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn ngƣời khi đƣợc bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý các cơ quan tổ chức, họ không biết khối lƣợng, số lƣợng, giá trị tài sản thuộc quyền quản lý của mình là bao nhiêu, hiệu quả sản xuất kinh doanh của cơ sở trƣớc thời điểm họ đến nhƣ thế nào. Điều này sẽ dẫn đến một hậu quả là ngƣời này ỷ lại, không dám năng động, tự chủ trong công tác điều hành hoặc lợi dụng kẽ hở của việc thiếu kiểm kê kho bàn giao để tham ô và trong trƣờng hợp này, cơ quan bảo vệ pháp luật không quy đƣợc trách nhiệm cho ai. 3.3. Một số kiến nghị nhằm khắc phục những mặt hạn chế trong quy định về tội tham ô tài sản Với những khó khăn, vƣớng mắc gặp phải trong thực tế công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm tham ô tài sản nhƣ hiện nay, ngƣời viết xin đề xuất một số giải pháp để góp phần phòng ngừa loại tội phạm nguy hiểm cho xã hội này. 3.3.1. Đối với những hạn chế trong quy định pháp luật Quy định về tội tham ô tài sản tại Điều 278 Bộ luật hình sự 1999 hiện nay đã gần hoàn thiện. Nhƣ đã đề cập, quy định về định lƣợng tài sản tại Điều 278 sẽ trở nên không phù hợp khi tình hình kinh tế - xã hội thay đổi. Theo ngƣời viết thì ta có thể sửa đổi theo hƣớng quy ra bằng số tháng lƣơng tối thiểu. Với việc quy định nhƣ vậy, khi tình hình kinh tế có sự thay đổi thì quy định về định lƣợng tài sản tại Điều 278 cũng có thể theo kịp sự thay đổi đó. Bên cạnh đó, nhằm tăng thêm sự răn đe của pháp luật đối với tội phạm tham ô, kiến nghị nên tăng mức phạt tiền đối với hình phạt bổ sung trong tội tham ô tài sản. Trong tội tham ô tài sản, tiền là lợi ích vật chất mà ngƣời phạm tội mong muốn đạt đƣợc. Tăng mức phạt tiền là đánh vào lợi ích của ngƣời phạm tội, thông qua đó đạt đƣợc mục đích của hình phạt. Tăng mức phạt tiền còn nhằm tƣớc bỏ phƣơng tiện phạm tội, góp phần hạn chế hành vi phạm tội lại của tội phạm. Do đó cần phải tăng cƣờng mức phạt tiền đối với tội tham ô tài sản để tác động mạnh hơn nữa tới ý thức của ngƣời phạm tội. Theo ngƣời viết thì mức phạt tiền nên tăng lên từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc có thể hơn nữa. Nhƣ vậy mới tăng cƣờng đƣợc sự răn đe của pháp luật đối với tội phạm tham ô tài sản. Ngoài ra, để đảm bảo tính logic, khoa học và chặt chẽ hơn trong quy định thì tại các khoản 2, 3, 4 nên thay cụm từ “thuộc một trong các trường hợp sau” thành cụm từ “thuộc ít nhất một trong các trường hợp sau”. Theo ngƣời viết thì sửa đổi quy định nhƣ vậy sẽ giúp cho quy định hiện hành đầy đủ hơn về mặt câu chữ. 53 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn Với những phân tích trên, kiến nghị cần sửa đổi điều 278 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 theo hƣớng nhƣ sau: “1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Tài sản tham ô có giá trị từ hai tháng lương tối thiểu chung đến dưới bốn mươi bốn tháng lương tối thiểu chung. b) Tài sản tham ô có giá trị dưới hai tháng lương tối thiểu chung nhưng thuộc ít nhất một trong các trường hợp sau: - Gây hậu quả nghiêm trọng; - Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; - Chưa được xóa án tích về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này. 2. Phạm tội thuộc ít nhất một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Có tổ chức; b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; c) Phạm tội nhiều lần; d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ bốn mươi bốn tháng lương tối thiểu chung đến dưới một trăm bảy mươi bốn tháng lương tối thiểu chung; đ) Gây hậu quả nghiêm trọng khác. 3. Phạm tội thuộc ít nhất một trong trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ một trăm bảy mươi bốn tháng lương tối thiểu chung đến dưới bốn trăm ba mươi lăm tháng lương tối thiểu chung; b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác. 4. Phạm tội thuộc ít nhất một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ bốn trăm ba mươi lăm tháng lương tối thiểu chung trở lên; 54 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác. 5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.” 3.3.2. Đối với việc giải thích pháp luật Cần ban hành văn bản hƣớng dẫn thi hành cụ thể những vấn đề nhƣ sau: - Giải thích “cơ quan, tổ chức” gồm những cơ quan, tổ chức nào. Theo ngƣời viết thì “Cơ quan” quy định tại Điều 277 Bộ luật hình sự nên đƣợc hiểu là các cơ quan nhà nƣớc vì nếu tài sản bị chiếm đoạt không thuộc sở hữu nhà nƣớc thì không thể truy tố về tội tham ô tài sản mà có thể truy tố về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đƣợc quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự. Còn khái niệm “Tổ chức” quy định tại Điều 277 Bộ luật hình sự nên hiểu là: tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp Nhà nƣớc, tổ chức kinh tế mà Nhà nƣớc có cổ phần và tham gia điều hành. Mặc dù hiện nay hai khái niệm này đều đƣợc hiểu nhƣ phân tích trên nhƣng vẫn cần có văn bản để hƣớng dẫn thống nhất. - Hƣớng dẫn áp dụng tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng, gây hậu quả nghiêm trọng khác, gây hậu quả rất nghiêm trọng khác, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác” một cách cụ thể để có thể áp dụng pháp luật đƣợc thống nhất, tránh tùy tiện. Theo ngƣời viết, ta có thể dựa vào Thông tƣ liên tịch số 02/2001/TTLTTANĐTC-VKSNTC-BCA-BTP và một số văn bản liên quan để có hƣớng thống nhất cho việc hƣớng dẫn các tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng, gây hậu quả nghiêm trọng khác, gây hậu quả rất nghiêm trọng khác, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác” đối với tội tham ô tài sản. - Hƣớng dẫn trách nhiệm hình sự đối với ngƣời đồng phạm trong vụ án tham ô tài sản mà giá trị tài sản chiếm đoạt chƣa đến 2.000.000 đồng. Theo ngƣời viết, nếu đồng phạm trong vụ án tham ô mà biết rõ ngƣời có chức vụ, quyền hạn đã bị xử lý kỷ luật về hành vi tham ô tài sản, đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chƣơng XXI mà vẫn cố ý cùng thực hiện tội phạm với ngƣời có chức vụ, quyền hạn thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tham ô tài sản theo khoản 1 của Điều 278. Ngƣợc lại nếu ngƣời đồng phạm trong vụ án tham ô tài sản không biết ngƣời có chức vụ, quyền hạn đã bị xử lý kỷ luật về hành vi tham ô tài sản, đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chƣơng XXI mà cùng cố ý thực hiện tội phạm với 55 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn ngƣời có chức vụ, quyền hạn thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tham ô tài sản theo khoản 1 Điều 278 Bộ luật hình sự. - Hƣớng dẫn về tội tham ô trong doanh nghiệp mà nhà nƣớc chỉ chiếm một tỉ lệ vốn nhất định (10% đến dƣới 50%, hoặc trên 50% nhƣng nhà nƣớc không chi phối). Ngƣời viết thống nhất với quan điểm của Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao là đối với các doanh nghiệp không có vốn nhà nƣớc góp thì ở đó không có tội tham ô tài sản xảy ra. Các doanh nghiệp có vốn góp của nhà nƣớc mà từ 50% trở xuống và không giữ quyền chi phối doanh nghiệp thì ở đó cũng không có tội danh này. Theo ngƣời viết thì với tỉ lệ vốn góp trên 50% và sự chi phối nhất định của nhà nƣớc thì khi có hành vi tham ô xảy ra mới thể hiện đƣợc bản chất của hành vi là xâm phạm đến tài sản của nhà nƣớc và nhƣ vậy mới thỏa điều kiện để cấu thành tội tham ô tài sản. - Hƣớng dẫn về trƣờng hợp ngƣời tham ô dùng tài sản tham ô “cho người hay tổ chức khác”23. Vì đối với quy định hiện nay của Việt Nam thì động cơ vụ lợi là bắt buộc trong cấu thành tội tham ô tài sản. Tuy nhiên, theo quy định trong Công ƣớc 2003 thì có trƣờng hợp ngƣời tham ô dùng tài sản tham ô “cho người hay tổ chức khác” (nhƣ cá nhân đang gặp hoàn cảnh hiểm nghèo cần sự giúp đỡ, tổ chức từ thiện…) thì ta không thấy đƣợc động cơ vụ lợi ở ngƣời thực hiện hành vi tham ô. Và trƣờng hợp này hiện nay vẫn chƣa có hƣớng dẫn cụ thể. Theo ngƣời viết, trong trƣờng hợp này ta vẫn phải truy cứu trách nhiệm hình sự với ngƣời tham ô tài sản vì dù cho tài sản tham ô đƣợc dùng “cho người hay tổ chức khác” thì đó vẫn là tài sản công. Ngƣời thực hiện hành vi không có động cơ vụ lợi nhƣng các dấu hiệu khác về tội tham ô tài sản đều thỏa mãn nên vẫn phải truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tham ô tài sản. 3.3.3. Một số giải pháp khác phòng, chống tội phạm tham ô tài sản - Nâng cao trình độ, nhận thức, đạo đức, lối sống cho mỗi cá nhân. Ta nên biết rằng mọi hành vi phạm tội đều do con ngƣời gây ra, chính vì vậy, việc xây dựng nên những con ngƣời thật sự “trong sạch” về tƣ tƣởng, đạo đức nghề nghiệp, đạo đức cách mạng. Để có thể làm đƣợc điều đó thì việc giáo dục ngay từ trong ghế nhà trƣờng là rất cần thiết. Trong quốc ca của một quốc gia24 có câu “Help our youth the truth to know. In love and honesty to grow, and living just and true” (tạm dịch: “Hãy giúp thế 23 24 Điều 17 Công ước Liên hiệp quốc về chống tham nhũng năm 2003. Quốc ca Nigeria. 56 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn hệ trẻ hiểu được sự thật, trưởng thành lên trong tình yêu và sự trung thực để có thể sống và cống hiến một cách chính trực.”). Ở Việt Nam, vai trò của Thanh niên đƣợc thể hiện ngay từ giai đoạn đầu của lịch sử cứu nƣớc hiện đại và lại càng đƣợc nhấn mạnh hơn trong giai đoạn khôi phục, xây dựng đất nƣớc. Trong buổi nói chuyện ngày 17/3/1960 tại Đại hội Thanh niên tích cực lao động Xã hội Chủ nghĩa, Bác Hồ đã nhấn mạnh “người ta thường nói: Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà…và… để thật xứng đáng, ...(thanh niên) phải nghiêm khắc chống chủ nghĩa cá nhân như tự tư tự lợi, tự kiêu, tự mãn, …. Phải chống tham ô, lãng phí”. Chính vì vậy, việc giáo dục thanh thiếu niên là nền tảng quan trọng trong công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm nói chung, tội phạm tham ô tài sản nói riêng sau này. Ngoài ra, cần mở nhiều hơn nữa những lớp học tuyên truyền về ý thức phòng chống tham ô, tham nhũng trong đội ngũ cán bộ, công chức. Giáo dục nâng cao nhận thức, đạo đức cá nhân về tham ô, tham nhũng cho từng cán bộ, công chức. - Đối với công tác quản lý nhà nƣớc về tài sản Công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị: Đây là biện pháp quan trọng đầu tiên để ngăn ngừa tham nhũng trong công tác quản lý nhà nƣớc về tài sản. Công khai, minh bạch sẽ tạo điều kiện để ngƣời dân cũng nhƣ toàn xã hội tham gia giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc. Với việc công khai minh bạch trong hoạt động tại các cơ quan nhà nƣớc, ngƣời dân sẽ dễ dàng nhận biết và chủ động thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình cũng nhƣ đòi hỏi cơ quan Nhà nƣớc và các cán bộ, công chức nhà nƣớc thực hiện các quy định đó. Công khai, minh bạch sẽ làm cho công chức nhà nƣớc có ý thức hơn trong việc thực hiện chức trách, công vụ của mình theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền mà pháp luật quy định bởi, mọi hành vi vi phạm, phiền hà, sách nhiễu hay lợi dụng chức trách để tƣ lợi đều có thể bị phát hiện và xử lý Xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn: Chế độ, định mức, tiêu chuẩn trong các lĩnh vực quản lý luôn liên quan đến việc sử dụng tài sản, vốn và ngân sách nhà nƣớc. Việc thực hiện một cách tuỳ tiện và trái phép các tiêu chuẩn, chế độ, định mức đó sẽ dẫn đến việc tài sản của Nhà nƣớc bị thất thoát, tiền bạc hoặc những lợi ích vật chất rơi vào một số ít ngƣời, thực chất đó là sự hƣởng lợi bất chính của những ngƣời có chức vụ, quyền hạn hoặc những ngƣời có quan hệ thân quen với ngƣời có chức vụ, quyền hạn. Vấn đề minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức: Với việc ban hành Pháp lệnh chống tham nhũng năm 1998, Việt Nam đã thực hiện việc kê khai 57 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn tài sản - một nội dung của cơ chế minh bạch tài sản. Tuy nhiên, cho đến nay, hệ thống minh bạch tài sản ở Việt Nam vẫn chỉ dừng lại ở kê khai tài sản đơn thuần, còn thiếu nhiều yếu tố để Nhà nƣớc có thể kiểm soát chặt chẽ tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức. Để việc minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức có hiệu quả thì cần phải sửa đổi, bổ sung các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập theo hƣớng từng bƣớc công khai và quy định trách nhiệm giải trình nguồn gốc tài sản, thu nhập; thực hiện việc chi trả qua tài khoản đối với tất cả các khoản chi từ ngân sách nhà nƣớc cho cán bộ, công chức; Tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về công vụ, công chức, nhất là việc minh bạch tài sản, thu nhập, việc thực thi công vụ ở những vị trí trực tiếp giải quyết yêu cầu của công dân, tổ chức, doanh nghiệp. Một giải pháp phòng ngừa tham nhũng quan trọng mà Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 có quy định đó là vấn đề đổi mới phƣơng thức thanh toán. Hiện nay, về cơ bản nền kinh tế của chúng ta vẫn là nền kinh tế tiền mặt, các giao dịch chủ yếu bằng tiền mặt, rất khó kiểm soát, kể cả các khoản thu nhập của cán bộ, công chức từ ngân sách nhà nƣớc. Vì vậy, cùng với việc áp dụng khoa học - công nghệ trong quản lý, cần phải đổi mới phƣơng thức thanh toán để kiểm soát chặt chẽ hơn các giao dịch, nhất là những khoản chi có sử dụng ngân sách nhà nƣớc và các khoản chi liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức để bảo đảm sự minh bạch trong các nguồn thu nhập của họ.  Với những hiểu biết của ngƣời viết trong quá trình nghiên cứu về tội tham ô tài sản và trên cơ sở những hạn chế, khó khăn trong thực tiễn áp dụng pháp luật hiện nay, ngƣời viết đã đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội tham ô tài sản nhằm tăng cƣờng hiệu quả trong việc phòng, chống tội phạm tham ô tài sản. Với những đề xuất trên, ngƣời viết hy vọng sẽ góp phần hạn chế đƣợc tội tham ô tài sản nhƣ thực trạng hiện nay. 58 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn KẾT LUẬN Trong Bộ luật hình sự năm 1999, tội tham ô tài sản là tội danh đƣợc ghi nhận ngay ở vị trí đầu tiên trong Chƣơng các tội phạm về chức vụ, cùng với thực tiễn thời gian qua tội phạm tham ô đƣợc phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử luôn chiếm tỷ lệ cao trong các tội phạm tham nhũng đã chứng tỏ mức nghiêm trọng của loại tội phạm này. Trên cơ sở đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật và phân tích những tồn tại, vƣớng mắc trong quá trình áp dụng quy định về tội tham ô trong điều tra, truy tố, xét xử, luận văn đã nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về tội tham ô tài sản trong Bộ luật hình sự và pháp luật về quản lý tài sản nhà nƣớc. Hành vi tham nhũng nói chung và tham ô tài sản nói riêng là kẻ thù cực kỳ nguy hiểm đối với chế độ, xã hội ta. Nó gây ra ảnh hƣởng vô cùng to lớn cho nền kinh tế, mặt khác nó cũng làm giảm uy tín của nhà nƣớc ta, làm giảm lòng tin của nhân dân vào các cơ quan của Đảng, của nhà nƣớc. Và các hành vi này hiện tại đang chuyển hóa, gây ra những tác hại ngày càng rộng lớn và khó lƣờng hậu quả xảy ra. Trong tình hình hiện nay, hơn lúc nào hết, Đảng và nhà nƣớc ta phải dựa chắc vào những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, để huy động tổng lực sức mạnh toàn dân cùng quyết tâm, hành động loại trừ các hành vi này. Chỉ có nhƣ vậy, các thế lực tham nhũng mới không còn nơi ẩn nấp, chủ nghĩa cá nhân không thể liên kết với nhau. Dĩ nhiên, đó là cuộc đấu tranh bền bỉ, trƣờng kỳ và xuyên suốt trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và đòi hỏi phải có những giải pháp, biện pháp phù hợp trong từng giai đoạn lịch sử. Luận văn là kết quả của một quá trình học hỏi, nghiên cứu của ngƣời viết. Với luận văn này, ngƣời viết mong rằng sẽ giúp ngƣời đọc hiểu rõ hơn bản chất của hành vi tham ô. Qua đó, góp phần tuyên truyền ý thức cộng đồng trong việc phòng, chống tệ nạn tham ô, tham nhũng. Và mỗi ngƣời chúng ta cần chung tay với xã hội, góp phần đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm tham ô tài sản, để đất nƣớc chúng ta có điều kiện phát triển vững mạnh nhƣ các nƣớc tiên tiến trên thế giới./. 59 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO  * Văn bản quy phạm pháp luật 1. Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992. 2. Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. 3. Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985. 4. Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009. 5. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. 6. Luật doanh nghiệp nhà nƣớc năm 2003. 7. Luật doanh nghiệp năm 2005. 8. Luật cán bộ, công chức năm 2008. 9. Luật phòng chống tham nhũng năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2012. 10. Pháp lệnh về trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa ngày 21 tháng 10 năm 1970. 11. Pháp lệnh phòng, chống tham nhũng năm 1998. 12. Sắc lệnh số 223 ngày 27 tháng 11 năm 1946 của Chủ tịch chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa. 13. Nghị quyết số 01/2001/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 15/3/2001 hƣớng dẫn áp dụng một số quy định của các Điều 139, 193, 194, 278, 279, 289 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999. 14. Nghị quyết số 02/2003//NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 17/4/2003 hƣớng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự. 15. Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 01/9/2000 hƣớng dẫn áp dụng một số quy định trong phần chung của Bộ luật hình sự năm 1999. 16. Nghị định số 107/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử lý trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách. 60 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn 17. Thông tƣ liên tịch số 01/1998/TTLT/TANDTC - VKSNDTC - BNV ngày 02/01/1998 của Bộ nội vụ, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Tòa án nhân dân Tối cao hƣớng dẫn áp dụng tình tiết phạm tội nhiều lần. 18. Thông tƣ liên tịch số 02/2001/TTLT-TANĐTC-VKSNTC-BCA-BTP ngày 25/12/1999 của Toà án nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Bộ Công an, Bộ Tƣ pháp hƣớng dẫn áp dụng một số quy định tại Chƣơng XIV Các tội xâm phạm sở hữu của BLHS năm 1999. * Văn bản quốc tế Công ƣớc về chống tham nhũng năm 2003 của Liên hiệp quốc. * Sách, tạp chí, giáo trình 1. Đinh Khắc Tiến, Việc xác định tội tham ô tài sản trong cơ chế thị trường, Tạp chí Kiểm sát số 6, năm 2006. 2. Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999, tập 2, 5, Nxb thành phố Hồ Chí Minh, năm 2006. 3. Đinh Văn Quế, Những vấn đề lý luận & thực tiễn về tội tham ô tài sản trong cơ chế thị trường, Tạp chí Kiểm sát số 22, năm 2006. 4. Lê Cảm, Hoàn thiện pháp luật Hình sự Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền (một số vấn đề cơ bản của Phần chung), Nxb Công an nhân dân, năm 1999. 5. Lê Cảm, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2001. 6. Lê Cảm, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2003. 7. Lê Cảm, Trách nhiệm hình sự của pháp nhân - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Tạp chí Toà án nhân dân số 3, năm 2000. 8. Phạm Hồng Hải, Tội phạm kinh tế và vấn đề đấu tranh với loại tội phạm này trong nền kinh tế thị trường, Tạp chí Luật học số 6, năm 1996. 9. Phạm Mạnh Hùng, Một số vấn đề cần sửa đổi bổ sung các quy định về tội phạm tham nhũng, Tạp chí Kiểm sát số 22, năm 2006. 10. Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam – Phần các tội phạm, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2011. 61 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn 11. Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam – Phần chung, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2011. * Trang thông tin điện tử 1. Báo Thanh niên, Kết luận điều tra vụ bê bối tại Thanh tra Chính phủ, K.T.L, http://www.thanhnien.com.vn/news1/pages/200643/167821.aspx, [Truy cập ngày 04/11/2014]. 2. Báo Đồng Tháp, Sai phạm tại Công ty Công trình giao thông Đồng Tháp, Dũng Chinh, http://baodongthap.com.vn/newsdetails.aspx?newsid=28878, [Truy cập ngày 19/11/2014]. 3. Báo Pháp luật, Băn khoăn về tội danh tham ô, http://plo.vn/phap-luat/toaan/ban-khoan-ve-toi-danh-tham-o-356376.html, [Truy cập ngày 19/11/2014]. 4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Chống tham nhũng ngay trong các cơ quan chống tham nhũng, http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?co_id=30503 &cn_id=651082, [Truy cập ngày 09/7/2014]. 5. Tòa án nhân dân tối cao, Hỏi đáp pháp luật, http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/hoidap_pl?detail=2&id=354&sid= 15681, [Truy cập ngày 19/11/2014]. 6. Tòa án nhân dân tối cao, Một số vấn đề về “phạm tội có tổ chức”, Đinh Văn Quế, http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190&p_c ateid=1751909&article_details=1&item_id=11094425, [Truy cập ngày 26/8/2014]. 7. Việt báo,Chống tham ô lãng phí theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Phạm Phú Bình, http://vietbao.vn/Chinh-Tri/Chong-tham-o-lang-phi-theo-tu-tuong-Ho-ChiMinh/20733296/96/, [Truy cập ngày 26/8/2014]. 62 [...]... hành về tội tham ô tài sản 23 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn CHƢƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ TỘI THAM Ô TÀI SẢN Để hiểu sâu hơn về tội tham ô tài sản, ở chƣơng này, ngƣời viết sẽ nghiên cứu, phân tích những quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về tội tham ô tài sản, so sánh quy định của pháp luật Việt Nam về tội tham ô tài sản với... quản lý tài sản thì hành vi chiếm đoạt tài 29 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn sản cấu thành tội tham ô, nhƣng nếu ngƣời thực hiện không phải là ngƣời có trách nhiệm quản lý tài sản thì hành vi chiếm đoạt tài sản cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Do những đặc điểm riêng về chủ thể của tội tham ô tài sản, nên khoa học luật hình sự cho rằng, chủ thể của tội. .. sản xã hội chủ 19 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn nghĩa mới là đối tƣợng của tội tham ô và không chỉ những ngƣời trực tiếp quản lý tài sản xã hội chủ nghĩa mới có thể trở thành chủ thể của tội tham ô Đối với mức định lƣợng tài sản quy định là yếu tố định tội, nếu khoản 1 Điều 133 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định tham ô 5.000.000 đồng mới bị truy cứu trách... Về tội danh không còn là tội “ tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa” nhƣ điều 133 Bộ luật hình sự 1985 nữa, mà là tội: Tham ô tài sản quy định tại Điều 278 Bộ luật hình sự 1999 Theo đó, không còn quy định tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa, mà chỉ quy định tham ô tài sản Việc thay đổi này không chỉ đơn thuần về câu chữ mà làm cho bản chất của tội tham ô cũng thay đổi, không chỉ có tài sản xã hội chủ 19 Luận. .. tội tham ô tài sản với các tội khác 2.2 Các yếu tố cấu thành tội tham ô tài sản 2.2.1 Khách thể của tội tham ô tài sản Nếu trƣớc đây, tội tham ô tài sản đƣợc quy định tại Chƣơng các tội phạm xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa (Chƣơng IV phần tội phạm, Bộ luật hình sự năm 1985), thì khách thể của tội phạm này nhất định là chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa Từ Bộ luật hình sự năm 1999 đến nay, tội tham ô tài. .. quy định về tội tham ô trong Công ƣớc Liên hiệp quốc Qua đó, tạo tiền đề cho việc đƣa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về tội tham ô tài sản 2.1 Căn cứ pháp lý của tội tham ô tài sản Trong Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì tội tham ô tài sản đƣợc quy định tại Điều 278 thuộc chƣơng XXI (Chƣơng Các tội phạm về chức vụ) nhƣ sau: “Điều 278 Tội tham ô tài sản 1 Người... 26/8/2014] 16 Tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa (Bộ luật hình sự năm 1985) 15 33 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn hƣớng dẫn thì phạm tội nhiều lần đƣợc hiểu là đã có tất cả từ hai lần phạm tội đó trở lên (hai lần phạm tội tham ô trở lên, hai lần phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa trở lên ) mà mỗi lần phạm tội có đầy... mới cấu thành tội tham ô tài sản Về đặc điểm, thì ngoài những đặc điểm của các tội phạm tham nhũng, tội tham ô tài sản còn có một đặc điểm quan trọng khác là tội phạm này còn xâm phạm đến khách thể là quyền sở hữu tài sản của Nhà nƣớc, của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội 1 2 Nguyên nhân của tội tham ô tài sản Chống tham ô là vấn đề luôn đƣợc Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm và đã trở thành... chủ thể của tội tham ô tài sản Đó là dấu hiệu có chức vụ, quyền hạn quản lý tài sản Những ngƣời không có chức vụ, quyền hạn chỉ có thể là đồng phạm của tội tham ô tài sản với vai trò là ngƣời tổ chức hay giúp sức, xúi giục Ngƣời có chức vụ, quyền hạn, phải là ngƣời có trách nhiệm quản lý tài sản, nếu họ không có trách nhiệm quản lý tài sản thì cũng không thể là chủ thể của tội tham ô tài sản đƣợc Đây... thể của loại tội phạm này Nhƣ đã đề cập ở phần trên, chủ thể của các tội phạm tham nhũng là ngƣời do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hƣởng lƣơng hoặc không hƣởng lƣơng, đƣợc giao thực hiện một công vụ nhất định và 14 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ; là những cán bộ, công chức, ... quan tội tham ô tài sản 25 2.2.3 Chủ thể tội tham ô tài sản 28 2.2.4 Mặt chủ quan tội tham ô tài sản 30 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận thực tiễn. .. quản lý tài sản hành vi chiếm đoạt tài 29 Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận thực tiễn sản cấu thành tội tham ô, nhƣng ngƣời thực ngƣời có trách nhiệm quản lý tài sản. .. TỘI THAM Ô TÀI SẢN Ở NƢỚC TA – NHỮNG HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG Luận văn tốt nghiệp Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lý luận thực tiễn CHƢƠNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI THAM Ô TÀI SẢN Trong

Ngày đăng: 01/10/2015, 22:39

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan