thi hành án hành chính lý luận và thực tiển

45 540 1
thi hành án hành chính  lý luận và thực tiển

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Khóa 38 (2012 – 2014) Hệ đào tạo: Chính quy Đề tài: THI HÀNH ÁN HÀNH CHÍNH – LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN Giảng viên hướng dẫn: Châu Hoàng Thân Bộ môn Luật Hành chính Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Mân Lớp: Luật văn bằng 2 Đồng Tháp MSSV: S120046 CẦN THƠ - 12/2014 LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Bản án, quyết định của Tòa án hành chính là kết quả của quá trình giải quyết vụ án hành chính theo một thủ tục tố tụng chặt chẽ nhằm hạn chế tối đa sai sót, đảm bảo tính khách quan, chính xác, đúng bản chất sự việc. Kết quả của quá trình này, cần được thi hành trên thực tế, nghiêm minh, nếu không thì hoạt động của tòa án không hiệu quả. Có thể nói, các hoạt động tố tụng khác trong quá trình xét xử vụ án hành chính không có mục đích tự thân; mục đích cuối cùng và cao nhất là bản án,quyết định của Tòa án hành chính được thi hành trong thực tế, đáp ứng yêu cầu của các bên trong vụ án hành chính. Thi hành án hành chính nghiêm minh còn chính là sự biểu hiện của pháp chế xã hội chủ nghĩa. Điều 106 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định “Bản án và quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, cá nhân; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”. Tuy nhiên so với các hoạt động thi hành án khác, việc thi hành án hành chính có điểm khác đặc biệt. Việc giải quyết án hành chính thực chất là giải quyết tranh chấp về tính hợp pháp của các quyết định hành chính, hành vi hành chính giữa các chủ thể mà một bên là các cơ quan, cán bộ công chức nhà nước được ủy quyền thực hiện quyền lực nhà nước và một bên là công dân. Nếu Tòa án tuyên bác đơn khởi kiện của công dân, việc thi hành án tương đối dể dàng, ngược lại nếu Tòa án tuyên chấp nhận một phần hay hoàn toàn yêu cầu khởi kiện hoặc buộc cơ quan nhà nước, cán bộ công chức phải có nghĩa vụ thi hành bất lợi về tài sản thì việc thi hành án vô cùng khó khăn, phức tạp. Do tính chất đặc thù của thi hành án hành chính là bắt buộc một trong hai bên chủ thể tham gia phải là cơ quan hành chính nhà nước, nên khi tiến hành giải quyết và thi hành án lại gặp nhiều khó khăn. Một thực trạng là việc thi hành án kéo dài nhiều năm mà không thi hành được, ý thức tuân thủ pháp luật của cơ quan nhà nước và quần chúng nhân dân còn hạn chế đặc biệt là người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước. Quy định về quản lý thi hành án hành chính còn chung chung, không giao cho cơ quan cụ thể nào khiến cho việc theo dõi, giám sát, thống kê, đánh giá không sâu sát. Các biện pháp chế tài không được quy định rõ làm cho một số đương sự, trong đó có nhiều cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước chây ỳ, không tích cực thực hiện bản án, quyết định của tòa án hành chính, gây bức xúc cho người dân. Những nguyên nhân này đã phần nào làm giảm niềm tin của người dân vào hiệu quả giải quyết án tại Tòa hành chính, niềm tin vào hệ thống pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật nói chung. Chính từ bức xúc như vậy mà người viết chọn đề tài “Thi hành án hành chính lý luận và thực tiễn” để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp của mình. GVHD: Châu Hoàng Thân 2 SVTH: Nguyễn Văn Mân 2. Mục đích nghiên cứu: Làm sáng tỏ những vấn đề về pháp luật thi hành án hành chính. Chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân, từ đó tìm ra những giải pháp nhằm làm cho thi hành án đạt hiệu quả cao. Nhiệm vụ của luận văn: Nghiên cứu vấn đề về hoạt động thi hành án hành chính và đưa ra một số khái niệm cơ bản và nội dung thi hành án hành chính. Chỉ ra những bất cập cần được khắc phục của thi hành án hành chính, và đưa ra biện pháp khắc phục. 3. Phạm vi nghiên cứu: Trong nội dung nghiên cứu, chủ yếu đưa ra những lý luận thực tiễn và những quy định của pháp luật về thi hành án án hành chính, đồng thời người viết cũng liên hệ với những quy định trước đó để đối chiếu rút ra những mặt hạn chế về thi hành án hành chính. Qua đó chỉ ra những hạn chế và kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện công tác thi hành án hành chính. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Đề tài được ngiên cứu trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin. Bên cạnh đó, người viết còn sử dụng kết hợp các phương pháp như Phương pháp thống kê, hệ thống hóa, phân tích, so sánh số liệu từ nhiều nguồn tham khảo để phân tích , đánh giá vấn đề cần nghiên cứu. 5. Kết cấu luận văn: Ngoài phần nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn, có kết cấu như sau: Chương 1: Những vấn đề chung về thi hành án hành chính. Chương 2: Quy định pháp luật về thi hành án hành chính. Chương 3: Thực trạng thi hành án hành chính và một số giải pháp hoàn thiện Thi hành án hành chính. GVHD: Châu Hoàng Thân 3 SVTH: Nguyễn Văn Mân CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THI HÀNH ÁN HÀNH CHÍNH 1.1. Khái niệm cơ bản tố tụng hành chính và thi hành án hành chính 1.1.1. Khái niệm tố tụng hành chính Tố tụng hành chính là một lĩnh vực của đời sống xã hội, nó bao gồm toàn bộ những hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, nên phát sinh rất nhiều quan hệ, giữa Tòa án với các tổ chức, cá nhân khi họ khởi kiện các vụ án hành chính; quan hệ giữa Viện kiểm sát nhân dân với Tòa án trong quá trình giải quyết các vụ án hành chính…v.v. Do vậy, đòi hỏi pháp luật phải quy định địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các chủ thể trong từng giai đoạn của Tố tụng hành chính; quy định trình tự, thủ tục khởi kiện thụ lý vụ án hành chính; trình tự, thủ tục thu thập chứng cứ, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm; trình tự thủ tục thi hành án hành chính. Từ đó đi đến khái niệm tố tụng hành chính là toàn bộ hoạt động của Tòa án, Viện kiểm sát, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, của cá nhân, của cơ quan Nhà nước và tổ chức trong việc giải quyết vụ án hành chính, cũng như trình tự do pháp luật quy định đối với việc khởi kiện, thụ lý giải quyết vụ án hành chính và thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính1. 1.1.2. Khái niệm vụ án hành chính Quản lý hành chính Nhà nước là một hoạt động của Nhà nước được thực hiện trưóc hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính Nhà nước, có nội dung là bảo đảm sự chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan quyền lực Nhà nước, nhằm tổ chức thực hiện pháp luật đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa – xã hội và hành chính – chính trị, Hoạt động này được thực thi trên cơ sở pháp luật, đảm bảo các quyền và lợi ích chung của Nhà nước và xã hội. Bởi vậy, trong quá trình thực hiện quản lý hành chính Nhà nước khó có thể tránh khỏi sự xung đột hay tranh chấp về lợi ích, quan điểm áp dụng pháp luật giữa chủ thể quản lý hành chính Nhà nước và đối tượng quản lý hành chính Nhà nước. Những xung đột, tranh chấp này chủ yếu xuất phát từ việc chủ thể quản lý hành chính nhà nước đơn phương áp đặt ý chí của mình gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng quản lý hành chính nhà nước. Khi những xung đột, tranh chấp 1 Tài liệu học tập Luật Tố Tụng Hành Chính – Thạc Sĩ Diệp Thành Nguyên – Trường Đại Học Cần Thơ – năm 2012. GVHD: Châu Hoàng Thân 4 SVTH: Nguyễn Văn Mân này bị đẩy lên cao, các bên phải đưa ra tòa án có thẩm quyền để giải quyết thì sẽ phát sinh vụ án hành chính. Tóm lại, vụ án hành chính là vụ án phát sinh tại Tòa hành chính có thẩm quyền do cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức khởi kiện ra trước Tòa án yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình2. Đặc điểm vụ án hành chính: Đối tượng khởi kiện là tính hợp pháp trong các quyết định hành chính hay hành vi hành chính; Người bị kiện trong vụ án hành chính luôn là cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước. Người khởi kiện luôn cá nhân, tổ chức bị tác động bởi quyết định hành chính hay hành vi hành chính; Riêng đối với khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử Đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân và khiếu kiện giải quyết khiếu nại về việc xử lý vụ việc cạnh tranh thì phải qua thủ tục khiếu nại trước khi khởi kiện (thủ tục tiền tố tụng)3. 1.2. Khái niệm thi hành án hành chính 1.2.1. Về khái niệm thi hành án Theo từ điển tiếng việt “thi hành” có nghĩa là “làm cho hiện thực điều đã được chính thức quyết định”4. Như vậy, có thể định nghĩa thi hành án là việc đưa ra các bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án ra thi hành. Thi hành án là quá trình diễn ra sau quá trình xét xử của Tòa án. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật là cơ sở để tiến hành các hoạt động thi hành án. Vì vậy, có thể nói không có kết quả của hoạt động xét xử thì cũng không có hoạt động thi hành án. Hiện nay, có nhiều ý kiến cho rằng thi hành án là một giai đoạn tố tụng độc lập, là giai tố tụng tiếp theo giai đoạn xét xử. “Có xét xử thì phải có thi hành án, thi hành án dựa trên công tác xét xử. Xét xử và thi hành án là hai mặt thống nhất của quá trình bảo vệ lợi ích của đương sự”5 hay thi hành án “thực chất là hoạt động tố tụng của Tòa án, của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nhằm bảo đảm cho bản án và quyết định của Tòa án được thi hành một cách chính xác, kịp thời”6. Đồng thời có nhiều quan điểm cho rằng thi hành án là giai đoạn cuối cùng của quá trình tố tụng và quan điểm xem thi hành án là hoạt động hành chính tư pháp. 2 Tài liệu học tập Luật Tố Tụng Hành Chính – Thạc Sĩ Diệp Thành Nguyên – Trường Đại Học Cần Thơ – năm 2012. 3 Xem khoản 2,3 Điều 103 Luật Tố tụng hành chính năm 2010. 4 Trung tâm Từ điển học (1994), Từ điển tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr 903. 5 Nguyễn Công Bình (1998), “Mấy vấn đề về Thi hành án dân sự trong việc soạn thảo Bộ luật Tố tụng dân sự”, Tạp chí Luật học, (05), tr 43-44. 6 Trường Đại học Luật Hà Nội (2000), Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tr 282. GVHD: Châu Hoàng Thân 5 SVTH: Nguyễn Văn Mân uan điểm thứ nhất, thi hành án là giai đoạn cuối c ng của quá trình tố tụng. Theo quan điềm này, thì thi hành án là giai đoạn nằm trong quá trình giải quyết vụ án, theo đó giai đoạn tố tụng trước của giai đoạn xét xử là giai đoạn chuẩn bị xét xử, còn thi hành án là giai đoạn kế tiếp của giai đoạn xét xử. Căn cứ để thi hành án là bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Trong quá trình thi hành án, vai trò của Tòa án có quan hệ mật thiết với thi hành án, thể hiện ở trách nhiệm của Tòa án trong việc “giải thích những điểm chưa r , có sai sót hoặc sai lầm về số liệu” trong bản án, quyết định khi cơ quan thi hành án yêu cầu, hoặc thẩm quyền của Tòa án trong việc hoãn thi hành án theo thời gian luật định, hay “xem xét, kháng nghị để xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án quyết định có vi phạm thủ tục tố tụng” khi cơ quan thi hành án kiến nghị. Hậu quả pháp lý của việc xem xét này có thể làm thay đổi kết quả thi hành án. uan điểm thứ hai, thi hành án là hoạt động của hành chính tư pháp. Hoạt động thi hành án là hoạt động đặc biệt, nó khác với các hoạt động tố tụng. Trong quá trình tố tụng, mục đích chủ yếu là nhằm tìm ra bản chất của sự thật và quá trình này sẽ xem như chấm dứt khi Tòa án tuyên án và đưa ra bản án có hiệu lực pháp luật; Còn thi hành án chỉ tuân theo những phán quyết của Tòa án đã được thể hiện trong bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực và thi hành theo một trình tự thủ tục cụ thể, chứ không làm nhiệm vụ tìm ra sự thật như trong quá trình tố tụng. Từ những quan điểm trên có thể đưa ra khái niệm thi hành án, nó là hoạt động cuối c ng của giai đoạn tố tụng do các cơ quan thi hành án tiến hành theo đ ng trình tự, thủ tục luật định, nhằm đảm bảo thi hành các bản án, quyết định của Tòa án trên thực tế. 1.2.2. Khái niệm thi hành án hành chính Thi hành án là một trong những hoạt dộng tư pháp của nhà nước, nhằm đảm bảo thi hành các bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định khác theo quy định pháp luật “Thi hành bản án, quyết định của Tòa án đối với vụ án hành chính là một giai đoạn tố tụng độc lập, nó kết th c và đánh giá kết quả Tòa án giải quyết tranh chấp mà chủ yếu một bên là công dân với một bên là chính quyền trên cơ sở quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện. ản án quyết định đó được đưa ra thi hành theo quy định của pháp luật”7. Trong giai đoạn này, bản án, quyết định của Tòa án được đưa ra thi hành, để đảm bảo tính hiệu lực của bản án, quyết định được thực hiện trong thực tế. Vì vậy, nếu không có việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án thì quá trình tố tụng 7 Trường Đại học Luật Hà Nội (2001), Giáo trình Luật Tố tụng hành chính, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tr193194. GVHD: Châu Hoàng Thân 6 SVTH: Nguyễn Văn Mân không kết thúc, thi hành án còn có ý nghĩa pháp lý quan trọng nó thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật mà còn thể hiện được uy tính của Tòa án, của Nhà nước. Theo người viết, dù tiếp cận ở góc độ nào cũng cần phải thấy và có thể định nghĩa rằng: “Thi hành án hành chính là giai đoạn xuất hiện sau khi bản án, quyết định giải quyết vụ án hành chính của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, là tổng thể các hoạt động nhằm mục đích là làm cho bản án, quyết định của Tòa án được thực hiện nghiêm chỉnh trong thực tế”. Thi hành án hành chính là quá trình diễn ra sau quá trình xét xử của Tòa án về giải quyết vụ án hành chính. Bản án, quyết định của Tòa án về vụ việc giải quyết vụ án hành chính đã có hiệu lực pháp luật là cơ sở để tiến hành các hoạt động thi hành án. Việc thi hành án hành chính không chỉ phụ thuộc vào bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án mà còn phụ thuộc vào nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác. Trong giai đoạn thi hành án hành chính, Tòa án không ra một quyết định giải quyết nội dung vụ án mà chỉ giải thích bản án, quyết định đã tuyên trước đó. Thi hành án hành chính do liên quan đến trách nhiệm công vụ của các cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan này, nên không thể có tổ chức cưỡng chế thi hành án hành chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước. Sau khi có bản án, quyết định của Tòa án, căn cứ vào nội dung bản án, quyết định các đương sự sẽ tự nguyện thi hành. Trong trường hợp các bên không tự nguyện thi hành án thì lúc này cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành tổ chức thi hành án. Đối với, cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đã ban hành quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính (người bị kiện) và một số cơ quan liên quan là người tổ chức thực hiện hoặc là người phải thi hành các bản án, quyết định hành chính của Tòa án. 1.3. Sự khác biệt giữ thi hành án hành chính v i thi hành án h nh sự dân sự Bất kì một bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực thì phải thi hành, đồng thời khi phán quyết Tòa án nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để tuyên án, do đó thi hành bản án, quyết định của Tòa án không chỉ đơn thuần là để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, mà còn thể hiện sự uy tính, trách nhiệm của Đảng và nhà nước đối với lời nói của mình khi thể hiện qua bản án, quyết định của Tòa án. Đó là mục đích cốt lõi của việc thi hành án. Tuy nhiên, thi hành án hành chính còn có đặc trưng riêng. Một là, thi hành án hành chính vừa mang tính tự nguyện vừa mang tính cưỡng chế. Đối với thi hành án hình sự có biện pháp chế tài là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất được quy định trong Bộ luật Hình sự, khi một cá nhân xâm phạm đến quyền là lợi ích hợp pháp của công dân thì pháp luật sẽ bảo vệ họ bằng bản án, quyết định của Tòa án nhằm tước bỏ hoặc hạn chế, quyền và lợi ích, của người phạm tội, ngăn GVHD: Châu Hoàng Thân 7 SVTH: Nguyễn Văn Mân cản họ không cho họ tái phạm nữa góp phần giáo dục họ trở thành người có ích cho gia đình và cho xã hội. Đối với Thi hình án dân sự cũng mang tính cưỡng chế, nếu bên thua kiện không tự nguyện thi hành án thì bên thắng kiện hoàn toàn có thể yêu cầu cơ quan thi hành án cưỡng chế thi hành. Nhưng điểm khác biệt của Thi hình án dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên với nhau nếu không trái với quy định pháp luật thì sự thỏa thuận đó vẫn được pháp luật thừa nhận. Ngược lại nếu thỏa thuận không thành thì cơ quan thi hành án dân sự tiến hành cưỡng chế ngay. Đối với thi hành án hành chính vừa mang tính cưỡng chế, vừa mang tính tự nguyện. Luật Tố tụng hành chính quy định về thi hành án dân sự được áp dụng đối với thi hành án hành chính là thi hành phần tài sản trong bản án, quyết định của Tòa án hành chính, các bên đương sự có thể quyền thỏa thuận về việc thi hành án, nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Kết quả thi hành án theo thỏa thuận được công nhận. Tính cưỡng chế của thi hành án hành chính không giống như cưỡng chế thi hành án dân sự, hình sự, cưỡng chế ở đây không nhằm răn đe, tước đoạt quyền nhân thân của đương sự như trong thi hành án hình sự hoặc quyền tài sản và quyền nhân thân như trong thi hành án dân sự mà nhằm đảm bảo cho các quyết định, hành vi hành chính đúng pháp luật lẽ ra phải được thực hiện từ trước, nhưng do có khiếu kiện hành chính mà phải tạm hoãn, hoặc được tiếp tục thực thi; hoặc nhằm bác bỏ việc thực thi quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật. Qua đó nhằm đảm bảo cho quyền lực nhà nước được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Hai là, về đối tượng: Đối tượng của thi hành án hành chính có khác biệt so với thi hành án dân sự, thi hành án hình sự, đối tượng của thi hành án hành chính là các quyết định liên quan đến cơ quan hành chính nhà nước như quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định buộc thôi, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bầu cử Quốc hội, và Hội đồng nhân dân. Các bản án, quyết định của Tòa án hành chính được thi hành gồm: a) Bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật. b) Bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm. c) Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Tòa án. d) Quyết định theo thủ tục đặc biệt của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định tại Điều 240 Luật Tố tụng hành chính. đ) Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. GVHD: Châu Hoàng Thân 8 SVTH: Nguyễn Văn Mân Đối với thi hành án dân sự, đối tượng của thi hành án là các quyết định dân sự mang tính chất tài sản và nhân thân. Thi hành án dân sự là hoạt động do cơ quan thi hành án dân sự hành theo những thủ tục trình tự nhất định, nhằm đưa các bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực thi hành của Tòa án ra để thi hành. Các bản án, quyết định của Tòa án dân sự được thi hành như: Những bản án, quyết định được thi hành theo Luật này bao gồm8: 1. Bản án, quyết định quy định tại Điều 1 của Luật này đã có hiệu lực pháp luật: a) Bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; b) Bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm; c) Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Toà án; d) Bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài đã được Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam; đ) Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh mà sau 30 ngày kể từ ngày có hiệu lực pháp luật đương sự không tự nguyện thi hành, không khởi kiện tại Toà án; e) Quyết định của Trọng tài thương mại. 2. Những bản án, quyết định sau đây của Toà án cấp sơ thẩm được thi hành ngay, mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị: a) Bản án, quyết định về cấp dưỡng, trả lương, trả công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tổn thất về tinh thần, nhận người lao động trở lại làm việc; b) Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.  Đối với thi hành án hình sự; đối tượng của thi hành án là hình phạt và các biện pháp tư pháp khác. Có các hình phạt chính sau:  Cảnh cáo.  Phạt tiền (mức tối thiểu 1 triệu đồng).  Cải tạo không giam giữ.  Trục xuất (chỉ áp dụng đối với người nước ngoài).  Tù có thời hạn (ba tháng – hai mươi năm).  Tù chung thân.  Tử hình. 8 Điều 2 Luật Thi hành án dân sự năm 2008. GVHD: Châu Hoàng Thân 9 SVTH: Nguyễn Văn Mân Các bản án, quyết định của Tòa án hình sự thi hành như: 1. Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật và đã có quyết định thi hành9 a) Bản án hoặc phần bản án của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo kháng nghị theo trình tự phúc thẩm. b) Bản án,của Tòa án cấp phúc thẩm. c) Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Tòa án. 2. Bản án hoặc quyết định của Tòa án được thi hành ngay theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. 3. Quyết định của Tòa án Việt Nam tiếp nhận người đang chấp hành án phạt tù ở nước ngoài về Việt Nam chấp hành án và đã có quyết định thi hành; quyết định chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù tại Việt Nam cho nước ngoài. 4. Bản án, quyết định về áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh, giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng. Tóm lại: Đối tượng thi hành án dân sự, hình sự mặc dù khác nhau về trình tự, thủ tục, đối tượng, nhưng đặc điểm chung là đều thi hành toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án. Ngược lại trong thi hành án hành chính, chỉ có các quyết định về phần tài sản trong bản án, quyết định của Tòa án mới được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. a là, về cơ quan thi hành án: Thi hành án hành chính có thể được tổ chức thi hành bởi nhiều cơ quan khác nhau. Việc cơ quan nào thi hành án là tùy thuộc vào nội dung của bản án, quyết định của Tòa án giải quyết vụ án hành chính và quy định về tổ chức, hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan hành chính. Hiện tại thi hành án hành chính liên quan đến phần tài sản, quyền tài sản thì giao cho cơ quan thi hành án dân sự thi hành. Thi hành án dân sự thì được tổ chức chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương, thi hành toàn bộ tất cả các bản án liên quan tới dân sự đều thi hành theo luật thi hành án dân sự. Thi hành án hình sự, thi hành tất cả các bản án, liên quan đến các tội phạm và hình phạt tù được quy định trong bộ Luật hình sự, đều thi hành theo luật thi hành án hình sự. Về chủ thể. Đối với thi hành án hành chính: Chủ thể tham gia trong quan hệ pháp luật hành chính là phải là cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan Nhà nước. Người bị kiện luôn là cơ quan hành chính nhà nước, trong trường hợp Tòa án chấp nhận yêu cầu người khởi kiện thì chủ thể phải chịu trách nhiệm là nhà 9 Điều 2 Luật Thi hành án hình sự năm 2010. GVHD: Châu Hoàng Thân 10 SVTH: Nguyễn Văn Mân nước nói chung, cụ thể là cơ quan ban hành quyết định hành chính hoặc thủ trưởng của người trong cơ quan nhà nước có hành vi hành chính trái pháp luật, mặc dù người đã thực hiện hành vi không còn đảm nhiệm chức vụ đó nữa thì nhà nước cũng phải chịu trách nhiệm. Đối với thi hành án dân sự: Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức, đặc trưng thi hành án dân sự là sự tự do ý chí, tự do thỏa thuận. Chủ thể thực hiện hành vi là chủ thể trực tiếp chịu trách nhiệm trừ một số chủ thể đặc biệt10. Đối với thi hành án hình sự: Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật hình sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức, đặc trưng thi hành án hình sự là biện pháp phạt tù, tạm giam, chủ thể thực hiện hành vi cũng chính là chủ thể chịu trách nhiệm thực hiện hành vi hành vi đó. Vì vậy, bản án, quyết định hành của Tòa án hành chính cần xác định rõ trách nhiệm của ai và ở mức độ nào, cụ thể là trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước đối với người khởi kiện như thế nào, trách nhiệm bồi hoàn của người trực tiếp thực hiện hành vi như thế nào, để đảm bảo thi hành án. Hậu quả của việc thi hành án: Đối với thi hành án dân sự, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức được bảo vệ sau khi bản án, quyết định của Tòa án được thi hành. Bên vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của bên kia phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật hoặc theo sự thỏa thuận của các đương sự. Đối với thi hành án hình sự, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan., tổ chức bị xâm hại sẽ được pháp luật bảo vệ sau khi bản án quyết định, của Tòa án có hiệu lực pháp luật, cá nhân nào trực tiếp gây ra hậu quả nghiêm trọng xâm phậm đến sức khỏe, danh dự, tính mạng của người khác, thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi mình gây ra và chấp hành hình phạt tù theo quy định của luật Thi hành án hình sự. Đối với thi hành án hành chính, quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật được hủy bỏ hoặc được tiếp tục thực hiện nếu quyết định đó phù hợp với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, cơ quan hành chính Nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước phải bồi thường thiệt hại về tài sản cho cá nhân, cơ quan, tổ chức nếu thiệt hại gây ra từ quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước. 10 Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự không phải chịu trách nhiệm dân sự về một số hành vi; hoặc chủ thể phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là chủ sở hữu chứ không phải người sử dụng. GVHD: Châu Hoàng Thân 11 SVTH: Nguyễn Văn Mân 1.4. Ý nghĩ thi hành án hành chính Thi hành án hành chính là giai đoạn quyết định trong việc hiện thực hóa kết quả thu được từ quá trình giải quyết vụ án hành chính trước đó. Các bên đương sự, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải trải qua một quá trình phức tạp nghiêm ngặt không phải chỉ để đạt được bản án, quyết định phù hợp với quy định của pháp luật và ở góc độ nào đó mang tính hợp tình hợp lý mà mục đích cuối cùng là những phán xét của Tòa án đối với những yêu cầu của nguyên đơn có được đáp ứng và thực hiện trên thực tế hay không. Tuy không tham gia vào quá trình tạo ra kết quả nhưng thi hành án hành chính là giai đoạn làm cho kết quả đó hiện lên một cách cụ thể và rõ ràng nhất. Quá trình giải quyết vụ án hành chính được quy định chặt chẽ với những thủ tục tố tụng nghiêm ngặt nhằm đảm bảo cho kết quả giải quyết vụ án hành chính được quy định chặt chẽ với những thủ tục tố tụng nghiêm ngặt nhằm đảm bảo cho kết quả giải quyết vụ án được chính xác nhất. Bản án quyết định của Tòa án khi được thực thi nghiêm chỉnh sẽ góp phần đảm bảo giá trị của các giai đoạn giải quyết vụ án hành chính trước đó, thể hiện bản chất nghiêm minh khách quan của pháp luật và của hoạt động áp dụng pháp luật. Bản án, quyết định của Tòa án chỉ thực sự có giá trị khi được thi hành trên thực tế nhằm bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường hiệu quả của bộ máy nhà nước. Thông qua thi hành án, các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật phải chấm dứt các hành vi đó và giúp cho việc phát hiện những khiếm khuyết của các quy định pháp luật trên cơ sở đó kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật. Qua thi hành án có thể kiểm tra lại quá trình xét xử trước đó để rút kinh nghiệm, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác xét xử. Thi hành án có tác dụng quan trọng trong việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho người dân, nâng cao vai trò trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, tạo niềm tin của nhân dân vào tính nghiêm minh của pháp luật. 1.5. Lƣợc sử quy định về thi hành án hành chính 1.5.1. Gi i đoạn trƣ c khi r đ i Pháp lệnh Th tục giải quyết vụ án hành chính Sau khi cách mạng tháng Tám thành công (1945), Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được ra đời, hệ thống tư pháp được thiết lập trên toàn quốc. Chính quyền cách mạng đã quan tâm đến công tác giải quyết các khiếu nại tố cáo của nhân dân, trong đó có các khiếu kiện hành chính. Điều này thể hiện trong tinh thần của các bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta là Hiến pháp năm 1946, và Điều 29 của Hiến pháp 1959 đã quy định: “Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền khiếu nại và tố cáo với bất cứ cơ GVHD: Châu Hoàng Thân 12 SVTH: Nguyễn Văn Mân quan Nhà nước nào về những hành vi phạm pháp của nhân viên cơ quan Nhà nước. Những việc khiếu nại và tố cáo phải được xét và giải quyết nhanh chóng. Người bị thiệt hại vì hành vi phạm pháp của nhân viên cơ quan Nhà nước có quyền được bồi thường”. Tháng 11/1945, Ủy ban thanh tra đặc biệt đã được thành lập với hai chức năng cơ bản: thứ nhất là giám sát việc thi hành pháp luật và chính sách của Nhà nước ở các cấp hành chính; thứ hai là giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân11. Song về vấn đề thi hành án nói chung và thi hành án hành chính nói riêng vẫn chưa được dựa trên văn bản hoàn chỉnh. 1.5.2. Gi i đoạn Pháp lệnh Th tục giải quyết các vụ án hành chính Từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, nhu cầu của thực tiễn đòi hỏi phải thiết lập hệ thống cơ quan tài chính hành chính độc lập để giải quyết các tranh chấp hành chính bằng con đường tư pháp. Đáp ứng nhu cầu đó, các chuyên gia pháp lý đã tập trung nghiên cứu và tiến hành khảo sát thực tế các mô hình tài phán hành chính trên thế giới để đè ra mô hình phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam. Sau quá trình đó, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 của ban chấp hành trung ương Đảng khoá VII (23/01/1995) đã quyết định thành lập Tòa hành chính bên cạnh các Tòa chuyên trách khác. Như vậy, một thiết chế tài phán mới – thiết chế bảo vệ hữu hiệu quyền hợp pháp của công dân trong mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân đã chính thức được thành lập. Sau khi Tòa hành chính – với tư cách là một Tòa chuyên trách của Tòa án nhân dân được thành lập, ngày 21/5/1996 Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa IX thông qua Pháp lệnh giải quyết các vụ an hành chính, có hiệu lực thi hành 01/07/1996. Sự ra đời này, đặt cơ sở pháp lý cho việc tăng cường, hoàn thiện tổ chức và hoạt động thi hành án hành chính. Để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với quy định của pháp luật Khiếu nại và tố cáo; đồng thời để giải quyết các vướng mắc trong quá trình thi hành Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Ngày 25/12/1998 Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa X đã thông qua Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ an hành chính; ngày 05/4/ 2006, Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XI đã thông qua Pháp lệnh sửa đổi, bổ sug một số của Pháp lệnh năm 1996 nhằm để phù hợp hơn với sự phát triển của đất nước và đồng bộ với các văn bản pháp luật khác có liên quan. Với Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 thì thi hành án hành chính đã được pháp điển hóa, thay vì thi hành án không có quy định cụ thể về cơ quan quản lý thì nay Chính phủ là cơ quan thống nhất quản lý công tác thi hành án hành chính trong phạm vi cả nước12. Tuy nhiên thi hành án hành chính đã quy định thành luật 11 12 Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ lâm thời số 64 ngày 23/11/1945. Khỏan 1, Điều 74, Pháp lệnh giải quyết thi hành án hành chính 1996. GVHD: Châu Hoàng Thân 13 SVTH: Nguyễn Văn Mân nhưng nó chỉ tồn tại trong một Điều khoản nhất định (Điều 74, pháp lệnh tủ tục giải quyết thi hành án hành chính 1996). 1.5.3. Gi i đoạn Luật Tố tụng hành chính năm 2 1 đến n y Trong pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 chưa quy định thủ tục thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính mà mới chỉ có quy định mang tính nguyên tắc “ ản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật về vụ án hành chính phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức và mọi người tôn trọng. Cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính phải nghiêm chỉnh chấp hành. Cơ quan nhà nước được giao nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính phải nghiêm chỉnh thi hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ đó”13. Do thiếu vắng những quy định cụ thể về cơ chế đảm bảo thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính trên thực tế, việc thi hành các bản án, quyết định của Tòa án chưa được đảm bảo, nhiều bản án, quyết định không được thi hành hoặc thi hành không đúng, ảnh hưởng đến lợi ích của người được thi hành, cũng như không đảm bảo hiệu lực các bản án, quyết định của Tòa án trong thực tế. Cũng chính vì tồn tại chỉ trong một điều khoản nhất định, nên những quy định cơ bản của thi hành án như: Đối tượng thi hành án, trình tự thủ tục thi hành án, cơ quan trực tiếp quản lý và thi hành vẫn chưa nêu ra cụ thể. Chính những hạn chế, bất cập đó đã đặt ra nhu cầu hoàn thiện pháp luật tố tụng giải quyết các khiếu kiện hành chính. Bên cạnh đó, hội nhập quốc tế đang ngày càng diễn ra sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội cũng đòi hỏi sự tương thích, phù hợp của pháp luật Việt Nam nói chung, pháp luật về tố tụng hành chính nói riêng. Ngày 24/10/2010, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Tố tụng hành chính, để thay thế và lấp đầy những hạn chế mà Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính 1996 đã thiếu sót. Đây chính là sự thể chế hóa đường lối được xác định trong Nghị quyết số 49 – NQ/TW của Bộ Chính trị: “Xây dựng cơ chế bảo đảm cho mọi bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật phải được thi hành, các cơ quan hành chính vi phạm bị xử lý theo phán quyết của Tòa án phải nghiêm chỉnh chấp hành”. Trong Luật Tố tụng hành chính hiện hành cũng chứa một nguyên tắc giống với Hiến pháp và Pháp lệnh năm 1996 cụ thể Điều 21 “ ản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành và phải được cá nhân, cơ quan, tổ chức tôn trọng. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Tòa án phải nghiêm chỉnh chấp hành. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Tòa án, cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ có liên quan đến việc thi hành bản 13 Điều 9 của Pháp lệnh giải quyết các vụ án hành chính năm 1996. GVHD: Châu Hoàng Thân 14 SVTH: Nguyễn Văn Mân án, quyết định của Tòa án phải nghiêm chỉnh thi hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ đó”. Nhưng khác với quy định mang tính chung chung của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, cụ thể từ Điều 241 đến Điều 248, nhưng Luật Tố tụng hành chính năm 2010 đã điều chỉnh cụ thể các vấn đề cơ bản về thi hành án hành chính như: Thủ tục thi hành án, trách nhiệm thực hiện yêu cầu thi hành án, quản lý Nhà nước về thi hành án, xử lý vi phạm trong thi hành án, kiểm sát việc thi hành án hành chính. Quan trọng nhất là trình tự thủ tục thi hành án hành chính, đây là cơ sở pháp lý có ý nghĩa quan trọng để bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được thực thi trên thực tế một cách có hiệu quả nhất. Với những quy định này, bản án, quyết định của Tòa về vụ án hành chính đã có cả một cơ chế phối hợp và đồng bộ để đảm bảo cho việc thi hành. Công tác thi hành án được thống nhất quản lý bởi Chính phủ, có sự phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.Trong đó, Cơ quan thi hành án dân sự, Cơ quan quản lý thi hành án dân sự có trách nhiệm đôn đốc và phối hợp với nhau để thi hành bản án, quyết định của Tòa án. Việt kiểm sát sẽ kiểm sát việc tuân theo pháp luật của tất cả các chủ thể trong quá trình đó. Như vậy, công tác thi hành án hành chính sẽ được đảm bảo thực hiện hiệu quả, góp phần bảo vệ quyền lợi của công dân và củng cố hoạt động xét xử của Tòa án. GVHD: Châu Hoàng Thân 15 SVTH: Nguyễn Văn Mân CHƢƠNG 2 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THI HÀNH ÁN HÀNH CHÍNH Ngày 24/11/2010, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật Tố tụng hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2011. Theo đó, các quy định về thi hành án hành chính được quy định cụ thể trong điều 8 điều (từ Điều 241 đến Điều 248) của Chương XVI “Thủ tục thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính”. Đây là cơ pháp lý quan trọng bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, tạo điều kiện cho việc khởi kiện của cá nhân, tổ chức ra trước cơ quan Tòa án và bảo đảm thi hành các phán quyết của Tòa án hành chính. 2.1. Những bản án quyết định c Tò án đƣợc thi hành Cụ thể, bản án, quyết định của Tòa án được thi hành gồm:  ản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục ph c thẩm đã có hiệu lực pháp luật.  ản án, quyết định của Tòa án cấp ph c thẩm.  uyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Tòa án.  uyết định theo thủ tục đặc biệt của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định tại Điều 240 Luật Tố tụng hành chính.  uyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tại khoản 1, Điều 241 quy định: “ ản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục ph c thẩm đã có hiệu lực pháp luật”. Trong thủ tục xét xử sơ thẩm hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một thẩm phán và hai hội thẩm nhân dân trong trường hợp đặc biệt, Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai thẩm phán và ba hội thẩm nhân dân14. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì từ khi Tòa án tuyên án, thời hạn kháng cáo cho bản án cấp sơ thẩm là 15 ngày15. Như vậy, sau thời gian đó, nếu không có kháng cáo, kháng nghị thì bản án, quyết định của Tòa án chính thức có hiệu lực và bắt buột phải thi hành. Đặc biệt, khi giải quyết vụ án hành chính liên quan đến danh sách cử tri thì với bản án, quyết định về đình chỉ vụ án giải quyết khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân có hiệu lực thi hành ngay. Đương sự không có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát không có quyền kháng nghị 16. 14 Khoản 1, Điều 128 của Luật Tố tụng hành chính 2010 Khoản 1, tại Điều 176 của Luật Tố tụng hành chính 2010 16 Khoản 1, Điều 172 của Luật Tố tụng hành chính 2010 15 GVHD: Châu Hoàng Thân 16 SVTH: Nguyễn Văn Mân  ản án, quyết định của Tòa án cấp ph c thẩm. Xét xử phúc thẩm “là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo kháng nghị”17. Tại khoản 6 Điều 206 của Luật Tố tụng hành chính đã quy định bản án phúc thẩm có hiệu lực từ ngày tuyên án, với thủ tục xét xử của cấp phúc thẩm thì thời gian kháng cáo, kháng nghị cho bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm được quy định như sau: Thứ nhất, với kháng cáo đương sự hoặc người đại diện của đương sự thì thời hạn luật định là 18. “thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày Tòa án tuyên án; trường hợp đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết tại trụ sở của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi họ cư trú hoặc nơi có trụ sở, trong trường hợp đương sự là cơ quan, tổ chức; Thời hạn kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định, trong trường hợp đơn kháng cáo gửi qua bưu điện thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày bưu điện nơi gửi đóng dấu ở phong bì”. Thứ hai, thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát được quy định như sau: Thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày, kể từ ngày tuyên án; Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 10 ngày, kể từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được quyết định 19.  uyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Tòa án. Thủ tục giám đốc thẩm là “thủ tục xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong giải quyết vụ án ”20. Khác với thủ tục xét xử cấp phúc thẩm là khi có kháng cáo hay kháng nghị mà bản án hay quyết định của Tòa án chưa có hiệu lực pháp luật mới thụ lý giải quyết, thủ tục giám đốc thẩm chỉ được tiến hành khi thỏa mãn 3 yếu tố 21. Thứ nhất, bản án hay quyết định của Tòa án cấp dưới đã có hiệu lực pháp luật. Thứ hai, phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án 17 Điều 173 của Luật Tố tụng hành chính 2010. Điều 176 của Luật Tố tụng hành chính 2010. 19 Điều 183 của Luật Tố tụng hành chính 2010. 20 Điều 209 của Luật Tố tụng hành chính 2010. 21 Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật tố tụng hành chính Việt Nam, tr 319-320, NXB Tư Pháp, Hà Nội năm 2006 18 GVHD: Châu Hoàng Thân 17 SVTH: Nguyễn Văn Mân Hội đồng xét xử giám đốc thẩm cũng có sự khác biệt, theo quy định tại Điều 218 của Luật tố tụng hành chính năm 2010 Hội đồng xét xử phúc thẩm bao gồm: “1. Hội đồng giám đốc thẩm Toà án cấp tỉnh là Ủy ban Thẩm phán Toà án cấp tỉnh; khi tiến hành giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia; Chánh án Tòa án cấp tỉnh làm Chủ tọa phiên tòa giám đốc thẩm. 2. Hội đồng giám đốc thẩm của Toà hành chính Toà án nhân dân tối cao gồm ba Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; khi tiến hành giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì phải có đủ ba Thẩm phán tham gia; Chánh toà Tòa hành chính Tòa án nhân dân tối cao phân công một Thẩm phán làm Chủ tọa phiên tòa giám đốc thẩm. 3. Hội đồng giám đốc thẩm Toà án nhân dân tối cao là Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; khi tiến hành giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao làm Chủ tọa phiên tòa giám đốc thẩm”. Quyết định của giám đốc thẩm cũng sẽ có hiệu lực kể từ ngày ra quyết định 22. Trong thời hạn 30 ngày, từ ngày ra quyết định phải gửi bản quyết định tới cá nhân, tổ chức cơ quan có liên quan.23 Khi nhận được quyết định này thì những cá nhân, tổ chức, cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định giám đốc thẩm trên thực tế.  uyết định của thủ tục tái thẩm. Thủ tục tái thẩm khi “ kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó”24. Thủ tục giám đốc thẩm khi tiến hành cũng phải thỏa 3 yếu tố: Thứ nhất, bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Thứ hai, phải có kháng nghị. Thứ ba, chứa đựng các yếu tố sau: “ hát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà Tòa án, đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án; có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đ ng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ; Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, iểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật; ản án, quyết định của Tòa án 22 Điều 230 của Luật Tố tụng hành chính năm 2010. Điều 231 của Luật Tố tụng hành chính năm 2010. 24 Điều 232 của Luật Tố tụng hành chính năm 2010. 23 GVHD: Châu Hoàng Thân 18 SVTH: Nguyễn Văn Mân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Tòa án c n cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị hủy b ”25. Trong luật hiện hành không quy định rõ hiệu lực của quyết định tái thẩm nhưng có thể hiểu giống như giám đốc thẩm, quyết định tái thẩm có hiệu lực, kể từ ngày ra quyết định vì tại Điều 238 đã quy định “ Các quy định khác về thủ tục tái thẩm được thực hiện như các quy định về thủ tục giám đốc thẩm trong Luật này”. Với thủ tục tái thẩm thì quyết định khi ra có các nội dung về các vấn đề sau: “ hông chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại theo thủ tục do luật định; Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã xét xử vụ án và đình chỉ giải quyết vụ án”26.  uyết định theo thủ tục đặc biệt của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: Khi pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 quy định Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất nên không một thiết chế nào có thẩm quyền xem xét lại quyết định Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Để khắc phục những khuyết điểm trên, Luật tố tụng hành chính đã dành chương XV gồm 2 điều: Điều 239 và Điều 240 quy định về thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Đây là quy định đặc biệt, được quy định đầu tiên trong pháp luật tố tụng hành chính. Với thủ tục rất chặt chẽ, sẽ tạo điều kiện khắc phục sai sót của bản án hành chính của cơ quan xét xử cao nhất mà trước đây pháp luật chưa trao cơ hội xem xét lại, thủ tục này được tiến hành khi nó được yêu cầu, kiến nghị hay đề nghị của các chủ thể sau: Thứ nhất, theo yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Thứ hai, theo kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội. Thứ ba, theo kiến nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Thứ tư, theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Sau khi tiến hành xem xét Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân tối cao sẽ tùy vào từng trường hợp mà ra những quyết định khác nhau. Và quyết định đó phải được ít nhất ¾ tổng số thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân tối cao biểu quyết tán thành27. Các quyết định theo thủ tục đặc biệt của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có thể có nội dung chấp thuận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính trái pháp luật và buộc cơ quan nhà nước 25 Điều 233 của Luật Tố tụng hành chính năm 2010. Điều 237 của Luật Tố tụng hành chính năm 2010. 27 Khoản 4, Điều 240 của Luật Tố tụng hành chính năm 2010. 26 GVHD: Châu Hoàng Thân 19 SVTH: Nguyễn Văn Mân hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật (hoặc tuyên bố một số hoặc toàn bộ các hành vi hành chính là trái pháp luật; buộc cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước chấm dứt hành vi trái pháp luật), xác định trách nhiệm bồi thường trong một số trường hợp. Các quyết định này phát sinh trách nhiệm phải thi hành án theo thủ tục pháp luật quy định.  uyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời áp dụng trong trường hợp nhằm “ để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể kh c phục được hoặc bảo đảm thi hành án”28. Theo Điều 62 của Luật Tố tụng hành chính năm 2010 có quy định các biện pháp khẩn cấp tạm thời, bao gồm: Thứ nhất, tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính, quyết định k luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. Trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật và việc thi hành quyết định đó sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng khó khắc phục29. Thứ hai, tạm dừng việc thực hiện hành vi hành chính. Được áp dụng nếu có căn cứ cho rằng hành vi hành chính đó là trái pháp luật và việc tiếp tục thực hiện hành vi hành chính sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng khó khắc phục30. Thứ ba, cấm hoặc buộc thực hiện những hành vi nhất định. Trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho rằng đương sự thực hiện hoặc không thực hiện một số hành vi nhất định làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có liên quan trong vụ án đang được Tòa án giải quyết. Tòa án sẽ xem xét thay đổi hay hủy bỏ các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo yêu cầu của đương sự31. Tóm lại, các biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể được áp dụng vào bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ án hành chính. Tuy nhiên về bản chất, chúng không phải là mục đích hướng tới của các bên đương sự mà chỉ đơn thuần là nhằm hạn chế những thiệt hại xảy ra cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân, đảm bảo cho việc giải quyết cụ án được chính xác, khách quan hoặc để đảm bảo cho thi hành án. Chúng có thể bị thay đổi, hủy bỏ tùy theo tình hình thực tế có liên quan đến việc giải quyết vụ án. Vì vây, việc 28 Khoản 1, Điều 60 của Luật Tố tụng hành chính năm 2010. Điều 63 của Luật Tố tụng hành chính năm 2010. 30 Điều 64 của Luật Tố tụng hành chính năm 2010. 31 Điều 68 của Luật Tố tụng hành chính năm 2010. 29 GVHD: Châu Hoàng Thân 20 SVTH: Nguyễn Văn Mân thi hành các biện pháp khẩn cấp tạm thời không làm phát sinh trách nhiệm thi hành án hành chính theo đúng nghĩa của thi hành án. 2.2. Trách nhiệm thi hành án hành chính Bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực thì người phải thi hành án có trách nhiệm thi hành án trong thời hạn quy định của pháp luật. Nếu bản án có hiệu luật mà người phải thi hành án vẫn không thi hành án thì người được thi hành án có quyền gửi đơn yêu cầu cơ quan thi hành án đôn đốc người phải thi hành án phải thi hành bản án, quyết định của Tòa án. Điều 245 Luật Tố tụng hành chính quy định như sau. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan thi hành án dân sự về việc đôn đốc thi hành bản án, quyết định của Tòa án, người phải thi hành án có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kết quả thi hành án cho cơ quan thi hành án dân sự. Hết thời hạn quy định nhưng người phải thi hành án không thi hành án, không thông báo kết quả thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án biết để xem xét, chỉ đạo việc thi hành án và xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật, đồng thời gửi cho cơ quan thi hành án dân sự hoặc cơ quan quản lý thi hành án dân sự cấp trên trực tiếp để theo dõi, giúp cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án chỉ đạo việc thi hành án. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của cơ quan thi hành án, cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án phải xem xét, chỉ đạo việc thi hành án theo quy định của pháp luật và thông báo cho cơ quan thi hành án biết. Việc thông báo kết quả thi hành án hành chính cho cơ quan thi hành án dân sự không phải chỉ áp dụng đối với các bản án, quyết định của Tòa án có nội dung về phần tài sản được cơ quan thi hành án dân sự thi hành mà là tất cả vụ án hành chính do Tòa án cùng cấp xét xử, bao gồm các vụ án hành chính không có nội dung, quyết định về tài sản và kể cả các vụ án hành chính mà người được thi hành án không có đơn yêu cầu, đơn đề nghị đốn đốc thi hành các quyết định về phần tài sản. Thời hạn thông báo kết quả cho cơ quan thi hành án dân sự là sau khi thi hành án xong trong trường hợp không có đơn đề nghị đốn đốc thi hành hoặc là 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan thi hành án dân sự về việc đôn đốc thi hành bản án, quyết định của Tòa án. Tóm lại, trách nhiệm thi hành án trước hết thuộc về người phải thi hành án, người phải thi hành bản án, quyết định của Tòa án có trách nhiệm thi hành án theo yêu cầu của người được thi hành án và thông báo bằng văn bản cho cơ quan thi hành án kết quả thi hành án, tiếp theo là cấp trên trực tiếp của người có trách nhiệm chỉ đạo việc thi hành án hoặc xử lý kỷ luật. 2.3. Yêu cầu thi hành bản án quyết định c yêu cầu thi hành bản án quyết định c Tò án GVHD: Châu Hoàng Thân 21 Tò án trách nhiệm thực hiện SVTH: Nguyễn Văn Mân 2.3.1. Yêu cầu thi hành bản án quyết định c Tò án Người được thi hành án có quyền yêu cầu người phải thi hành bản án, quyết định của Tòa án trong những trường hợp sau: Trường hợp người phải thi hành án không thi hành án thì người được thi hành án có quyền yêu cầu người phải thi hành án thi hành ngay bản án,quyết định của Tòa án, về việc buộc cơ quan lập danh sách cử tri sửa đổi, bổ sung, danh sách cử tri; quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời32. Trường hợp hết 30 ngày, kể từ ngày nhận được bản án,quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc hết thời hạn thi hành theo bản án, quyết định của Tòa án mà người phải thi hành án không thi hành án thì người được thi hành án có quyền yêu cầu bằng văn bản đối với người phải thi hành bản án, quyết định của Tòa án phải thi hành quyết định hủy toàn bộ hoặc một phần quyết định hành chính, quyết định giải quyết khiếu nại về việc quyết định xử lý, vụ việc cạnh tranh; quyết định hủy quyết định kỷ luật buộc thôi việc; quyết định của Tòa án tuyên bố hành vi hành chính đã thực hiện là trái pháp luật; quyết định của Tòa án tuyên bố hành vi không thực hiện nhiệm vụ, công vụ là trái pháp luật 33. Trường hợp người phải thi hành án không thi hành bản án, quyết định của Tòa án về, hủy toàn bộ hoặc một phần quyết định hành chính, quyết định giải quyết khiếu nại về việc quyết định xử lý, vụ việc cạnh tranh; quyết định hủy quyết định kỷ luật buộc thôi việc; quyết định của Tòa án tuyên bố hành vi hành chính đã thực hiện là trái pháp luật; quyết định của Tòa án tuyên bố hành vi không thực hiện nhiệm vụ, công vụ là trái pháp luật; thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có yêu cầu văn bản người được thi hành án có quyền gửi đơn đề nghị cơ quan thi hành án dân sự nơi Tòa án đã xét xử sơ thẩm đôn đốc việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án. Khi nhận được đơn đề nghị đôn đốc của người được thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự đôn đốc người phải thi hành án thi hành án và thông báo bằng văn bản với cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án để chỉ đạo việc thi hành án và Viện kiểm sát cùng cấp để thực hiện việc kiểm sát thi hành án. Khi nhận được đơn đề nghị đôn đốc của người được thi hành án, thì cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm mở sổ theo dõi,quản lý việc thi hành án của người được thi hành án. Người được thi hành án có trách nhiệm cung cấp chơ cơ quan thi hành án dân sự bản sao bản án, quyết định của Tòa án và các tài liệu khác có liên quan để chứng minh đã có đơn đề nghị hợp lệ nhưng người phải thi hành án cố tình không thi hành án. 32 33 Điểm e và g Khoản 1 Điều 243 Luật Tố tụng hành chính năm 2010. Điểm b,c,d và đ Khoản 1 Điều 243 Luật Tố tụng hành chính 2010. GVHD: Châu Hoàng Thân 22 SVTH: Nguyễn Văn Mân Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị đôn đốc của người được thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải có văn bản đôn đốc người phải thi hành án thực hiện việc thi hành án theo đúng nội dung của bản án, quyết định của Tòa án. 2.3.2. Trách nhiệm thực hiện yêu cầu thi hành án Theo quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều 246 của Luật tố tụng hành chính năm 2010 thì cơ quan quản lý chung về thi hành án hành chính bao gồm: Chính phủ phối hợp cùng với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp, cụ thể như sau:  Chính phủ Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác thi hành án hành chính trong phạm vi cả nước;phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong công tác quản lý nhà nước về thi hành án hành chính; định kỳ hàng năm báo cáo Quốc hội về công tác thi hành án hành chính34.  ộ tư pháp Bộ tư pháp chịu trách nhiệm trước chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thi hành án hành chính và có nhiệm vụ quyền hạn sau đây:35 1. Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án hành chính; 2. Bảo đảm biên chế, cơ sở vật chất, phương tiện cho công tác quản lý nhà nước về thi hành án hành chính; 3. Hướng dẫn, chỉ đạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý thi hành án hành chính, phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành án hành chính; 4. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về quản lý thi hành án hành chính; 5. Báo cáo chính phủ về công tác thi hành án hành chính; 6. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thống kê, theo dõi, tổng kết công tác thi hành án hành chính Và trong Nghị định 22/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 13 tháng 3 năm 2010 quy định về chức năng và nhiệm vụ của Bộ tư pháp đã đề cập nhiệm vụ của Bộ tư pháp về phần thi hành án hành chính tại điểm c, d, đ, e khoản 13 của Điều 2 như sau: 1. Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý thi hành án hành chính; 34 35 Khoản 1, Điều 246 của Luật Tố tụng hành chính 2010. Khoản 2, Điều 246 của Luật Tố tụng hành chính 2010. GVHD: Châu Hoàng Thân 23 SVTH: Nguyễn Văn Mân 2. Quyết định kế hoạch phân bố kinh phí, bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự; bảo đảm biên chế, cơ sở vật chất, phương tiện cho công tác quản lý nhà nước về thi hành án hành chính theo quy định pháp luật; 3. Ban hành và thực hiện chế độ thống kê về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; 4. Báo cáo về công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật; Bên cạnh đó, để cụ thể hóa quy định của pháp luật về thi hành án hành chính ngày 25 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 17/2012/CTTTg về triển khai công tác thi hành án hành chính cũng đã quy định về trách nhiệm của Bộ Tư pháp: “1. Sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế công chức, bố trí, tăng cường cơ sở vật chất cho các cơ quan thi hành án dân sự bảo đảm triển khai thực hiện có hiệu quả công tác thi hành án hành chính; 2. Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hành chính để chỉ đạo, hướng dẫn và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về trình tự, thủ tục và những đề khác có liên quan trong việc triển khai công tác thi hành án hành chính; 3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính rà soát, nghiên cứu phân bổ đủ biên chế hợp lý, củng cố cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc cho các cơ quan thi hành án dân sự để đảm bảo đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về công tác thi hành án hành chính va đôn đốc thi hành án hành chính; 4. Thực hiện tốt việc kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác thi hành án hành chính; 5. Xây dựng và tổ chức thực hiện nghiêm túc kế hoạch thống kê, theo dõi, tổng kết thi hành án hành chính để báo cáo Chính phủ.” Cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự thuộc ộ Tư pháp Hiện nay, cơ quan quản lý thi hành án dân sự trên phạm vi cả nước là: Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp; Cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng36. Đứng đầu là Tổng Cục thi hành án dân sự. Về cơ quan thi hành án dân sự bao gồm: Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh); Cơ quan thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là 36 Khoản 1, Điều 13 của Luật Thi hành án dân sự năm 2008. GVHD: Châu Hoàng Thân 24 SVTH: Nguyễn Văn Mân cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện); Cơ quan thi hành án quân khu và tương đương (sau đây gọi chung là cơ quan thi hành án cấp quân khu)37. Có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về công tác thi hành án hành chính, thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Luật này và theo quy định của Chính phủ38. Trong thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm cơ quan thi hành án dân sự đôn đốc người phải thi hành án thi hành án 39, Cơ quan Thi hành án dân sự thụ lý, đôn đốc thi hành án đối với bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật sau:40 1. Bản án, quyết định hủy toàn bộ hoặc một phần quyết định hành chính, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; 2. Bản án, quyết định hủy quyết định kỷ luật buôc thôi việc; bản án, quyết định tuyên bố hành vi hành chính đã thực hiện là trái pháp luật; 3. Bản án, quyết định tuyên bố hành vi không thực hiện nhiệm vụ, công vụ là trái pháp luật. Đồng thời, cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm thi hành các bản án, quyết định của Tòa án liên quan đến phần tài sản41. 2.4. Ch thể th m gi thi hành án hành chính Luật Tố tụng hành chính năm 2010 quy định thi hành án hành chính có liên quan về phần tài sản trong bản án, quyết định của Tòa án giải quyết vụ án hành chính được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. Cơ quan Thi hành án dân sự được tổ chức thi hành án hành chính, gồm cơ quan Thi hành án dân sự cấp tỉnh (Cục Thi hành án dân sự), cơ quan Thi hành án dân sự cấp huyện (Chi cục thi hành án dân sự). Tổng cục thi hành án thuộc Bộ Tư Pháp, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về thi hành án dân sự, hành chính chỉ đạo hướng dẫn, tổ chức theo theo thẩm quyền. Tổng cục thi hành án dân sự có Cục quản lý thi hành án dân sự, Cục quản lý thi hành án hành chính, Cục quản lý thi hành án trại giam, Cục quản lý thi hành án hình sự. Tổng cục thi hành án có Tổng cục trưởng, các phó Tổng cục trưởng 37 Khoản 2, Điều 13 của Luật Thi hành án dân sự năm 2008. Khoản 3, Điều 246 của Luật Tố tụng hành chính năm 2010. 39 Khoản 3, Điều 244 của Luật Tố tụng hành chính năm 2010. 40 Công văn số 1943/TCTH DS-NV2 về V/v hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án hành chính. 41 Điểm h, Khoản 1, Điều 243 của Luật Tố tụng hành chính năm 2010. 38 GVHD: Châu Hoàng Thân 25 SVTH: Nguyễn Văn Mân Cục thi hành án Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Cục thi hành án tỉnh) là cơ quan thuộc Tổng cục thi hành án, quản lý và trực tiếp thi hành án ở địa phương theo thẩm quyền. Cục thi hành án cấp tỉnh có Phòng thi hành án dân sự, Phòng thi hành án hành chính, Phòng quản lý thi hành án hình sự ngoài phạt tù và các bộ phận khác. Chi cục thi hành án huyện, quận , thị xã thuộc tỉnh( gọi là chi cụ thi hành án cấp huyện) là cơ quan thuộc cục thi hành án cấp tỉnh, quản lý công tác thi hành án trên địa bàn và trực tiếp thi hành án theo thẩm quyền. Cục thi hành án cấp huyện có Đội thi hành án dân sự, hình sự, và Đội thi hành án liên xã phường. Chi cục thi hành án cấp huyện có, Đội trưởng, Phó Đội trưởng, Chấp hành viên và một số chức danh khác. Bên cạnh đó còn có chấp hành viên Điều 20 Luật thi hành án dân sự năm 2008 quy định “ hi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Chấp hành viên phải tuân theo pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án và được pháp luật bảo vệ tính mạng, sức kh e, danh dự, nhân phẩm và uy tính”. Ngoài ra trong thi hành án dân sự, tính chủ động của chấp hành viên trong lúc tổ chức thi hành án rất cao. Căn cứ vào tình hình thực tế, căn cứ vào quy định của pháp luật thi hành án dân sự, Chấp hành viên lựa chọn cách thức thi hành án. Dựa vào sự tự nguyện của các bên đương sự, nếu các bên không tự nguyện thi hành, Chấp hành viên áp dụng biện pháp cưỡng chế nhằm thi hành triệt để bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên nói đến vấn thi hành án hành chính thì Chấp hành viên không dể gì tiến hành cưỡng chế được vì đặc thù của thi hành án hành chính liên quan đến cơ quan nhà nước mà các cơ quan này hoạt động bằng ngân sách nhà nước thì làm sao cưỡng chế được, Vì vậy vấn đề cưỡng chế thi hành án hành chính phức tạp hơn so với thi hành án dân sự, hình sự. Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong việc giải quyết vụ án hành chính thay đổi. Luật Tố tụng hành chính xác định rõ Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan tiến hành tố tụng, Kiểm sát viên là người tiến hành tố tụng, bỏ chức năng khởi tố vụ án hành chính. Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát các vụ án hành chính từ khi thụ lý đến khi kết thúc việc giải quyết vụ án; tham gia các phiên Tòa, phiên họp của Tòa án; thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật. Điều 248 Luật tố tụng hành chính quy định: “Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật của đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án nhằm đảm bảo việc thi hành bản án, quyết định kịp thời, đầy đủ, đúng pháp luật. GVHD: Châu Hoàng Thân 26 SVTH: Nguyễn Văn Mân Viện kiểm sát nhân dân có quyền kiến nghị với cá nhân, cơ quan, tổ chức có nghĩa vụ thi hành án hành chính và cơ quan, tổ chức cấp trên trực của cơ quan, tổ chức phải chấp hành bản án, quyết định của Tòa án để có biện pháp tổ chức thi hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án. Bên cạnh đó còn có người được thi hành án và người phải thi hành án”. 2.5. Th tục thi hành hành chính 2.5.1. Giải thích bản án quyết định c Tò án Việc giải thích bản án, quyết định của Tòa án có thể xem là bước quan trọng nhất trong quá trình thực hiện thi hành bản án. Vì qua việc giải thích đó giúp cho người phải thi hành án hiểu rõ những gì trong bản án để thi hành. Đồng thời người được thi hành án có trách nhiệm tổ chức thi hành án và hiểu rõ những ghi nhận trong bản án, quyết định để thi hành. Theo điều 242 Luật Tố tụng hành chính quy định việc giải thích bản án, quyết định của Tòa án thì: Người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án, quyết định của Tòa án và cơ quan thi hành án dân sự có quyền yêu cầu bằng văn bản với Tòa án đã ra bản án, quyết định quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 241 giải thích những điểm chưa rõ trong bản án, quyết định để thi hành. Thẩm phán là Chủ tọa phiên Tòa, phiên họp có trách nhiệm giải thích bản án, quyết định của Tòa án. Trong trường hợp họ không còn là thẩm phán của Tòa án thì Chánh án Tòa án đó có trách nhiệm giải thích bằng bản án, quyết định của Tòa án. Việc giải thích bản án, quyết định của Tòa án phải căn cứ vào bản án, quyết định, biên bản phiên tòa và biên bản nghị án. Việc giải thích phải được thể hiện bằng văn bản. Thời hạn giải thích là trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được bằng văn bản yêu cầu. Sau đó, Tòa án phải có văn bản giải thích và gửi cho các nhân, cơ quan, tổ chức đã được cấp, gửi bản án, quyết định trước đó. 2.5.2. Đôn đốc thi hành án Điều 244 Luật Tố tụng hành chính năm 2010 đã quy định giao việc theo dõi, đôn đốc thi hành án hành chính cho cơ quan thi hành án dân sự. Đối với các trường hợp mà bản án, quyết định của Tòa án đã hủy toàn bộ hoặc một phần quyết định hành chính, quyết định khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, tuyên bố hành vi hành chính đã thực hiện hoặc hành vi không thực hiện nhiệm vụ, công vụ trái pháp luật , nếu người phải thi hành án không thi hành bản án, quyết định của Tòa án thì trong thời hạn 15 ngày, GVHD: Châu Hoàng Thân 27 SVTH: Nguyễn Văn Mân kể từ ngày có yêu cầu bằng văn bản, người được thi hành án có quyền gửi đơn đề nghị cơ quan thi hành án dân sự nơi Tòa án đã xét xử sơ thẩm để đề nghị đôn đốc việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án. Khi nhận được đơn đề nghị đôn đốc của người được thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự đôn đốc người phải thi hành án và thông báo bằng văn bản với cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án để chỉ đạo việc thi hành án và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp để thực hiện việc kiểm sát thi hành án. Khi nhận được đơn đề nghị đôn đốc của người được thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm mở sổ theo dõi, quản lý việc thi hành án của người được thi hành án. Người được thi hành án có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan thi hành án dân sự bản sao bản án, quyết định của Tòa án và các tài liệu khác có liên quan để chứng minh đã có đơn đề nghị hợp lệ nhưng người phải thi hành án cố tình không thi hành án. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị đôn đốc của người được thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải có văn bản đôn đốc người phải thi hành án thực hiện việc thi hành án theo đúng nội dung của bản án, quyết định của Tòa án. 2.6. Quản lý nhà nƣ c về thi hành án hành chính Điều 74, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính 1996 quy định: “1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác thi hành án hành chính trong phạm vi cả nước. 2. Cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Tòa án phải nghiêm chỉnh chấp hành. Thủ trưởng cơ quan nhà nước cấp trên trực tiếp có trách nhiệm theo d i, giám sát việc thi hành án hành chính; trong trường hợp cần thiết có quyền buộc phải chấp hành quyết định của Tòa án về vụ án hành chính. Người nào thiếu trách nhiệm trong việc thi hành án hành chính hoặc cố tình không chấp hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính, thì t y thèo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý k luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự”. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính quy định như thế cho thấy công tác quản lý nhà nước về thi hành án hành chính, và thủ tục giải quyết vụ án hành chính còn chung chung, chưa có quy định cụ thể về thi hành án hành chính và hướng giải quyết các mâu thuẫn, xung đột trong quá trình tiến hành thi hành các vụ án hành chính. Mặc dù Pháp lệnh có quy định Thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp có trách nhiệm theo dõi, giám sát việc thi hành án hành chính, song lại chưa quy định trách nhiệm của Tòa án trong việc gửi bản án, quyết định, hoặc thông báo kiến nghị cho thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cấp trên trực tiếp sau khi giải quyết án hành chính liên quan đến các cá nhân, đơn vị thuộc quyền quản lý cơ quan này. Quy định này dẫn đến có quá nhiều đầu mối GVHD: Châu Hoàng Thân 28 SVTH: Nguyễn Văn Mân cùng có trách nhiệm giám sát theo dõi việc thi hành án các bản án, quyết định hành chính, nhưng lại không cơ quan nào chịu trách nhiệm chính trong việc theo dõi thi hành án hành chính trong phạm vi cả nước Việc quản lý án hành chính chỉ được thực hiện đối với các việc thi hành các nội dung về phần tài sản do cơ quan Thi hành án thi hành và được thực hiện theo quy định chung về quản lý thi hành án dân sự. Vì vậy, công tác quản lý thi hành án hành chính trước khi có Luật Tố tụng hành chính là công tác quản lý thi hành phần tài sản trong bản án, quyết định của Tòa án giải quyết vụ án hành chính. Điều 246 Luật Tố tụng hành chính năm 2010 quy định. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác thi hành án hành chính trong phạm vi cả nước; phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong công tác quản lý nhà nước về thi hành án hành chính; định kỳ hàng năm báo cáo Quốc hội về công tác thi hành án hành chính. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thi hành án hành chính và có nhiệm vụ quyền hạn sau đây. a) Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án hành chính. b) Bảo đảm biên chế, cơ sở vật chất, phương tiện cho công tác quản lý nhà nước về thi hành án hành chính. c) Hướng dẫn, chỉ đạo,bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý thi hành án hành chính; phổ biến giáo dục pháp luật về thi hành án hành chính. d) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về quản lý thi hành án hành chính. đ) Báo cáo chính phủ về công tác thi hành án hành chính. e) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thống kê, theo dõi, tổng kết công tác thi hành án hành chính. Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 cũng chỉ rõ là “chuẩn bị điều kiện về cán bộ, cơ sở vật chất để giao cho Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống nhất quản lý công tác thi hành án”. 2.7. Kiểm sát việc thi hành bản án quyết định c Tò án Theo quy định của Luật Tố tụng hành chính năm 2010 thì việc theo dõi, đôn đốc thi hành án hành chính được giao cho cơ quan thi hành án dân sự; quy định rõ vai trò chỉ đạo thi hành án của cấp trên trực tiếp đối với người phải thi hành án và vai trò Kiểm sát thi hành án hành chính của Viện kiểm sát, cụ thể tại Điều 248 Luật Tố tụng hành chính 2010: GVHD: Châu Hoàng Thân 29 SVTH: Nguyễn Văn Mân “Viện kiểm sát trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình kiểm sát việc tuân theo pháp luât của đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc thi hành bản án , quyết định của Tòa án nhằm bảo đảm việc thi hành bản án, quyết định kịp thời, đầy đủ đ ng pháp luật. Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với cá nhân, cơ quan, tổ chức có nghĩa vụ thi hành án hành chính và cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức phải chấp hành bản án, quyết định của Tòa án để có biện pháp tổ chức thi hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án”. Luật Tố tụng hành chính so với Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính trước đây đã dành một điều khoản riêng quy định rõ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong hoạt động thi hành án hành chính. Tuy nhiên, việc quy định này mới dừng lại ở mức trao quyền kiến nghị cho Viện kiểm sát nhân dân đối với các cơ quan,cá nhân phải thi hành án và cơ quan cấp trên trực tiếp để bảo đảm việc thi hành án nghiêm túc, đúng pháp luật và hiệu quả. Trong thực tế, hoạt động thi hành án hành chính luôn là hoạt động mang tính phức tạp, khó khăn, đòi hỏi có sự tuân thủ tuyệt đối, tự giác của cả bên được thi hành án và bên phải thi hành án hành chính, đặc biệt là bên phải thi hành án là cơ quan hành chính hay cán bộ, công chức có thẩm quyền. Mặt khác, luật quy định Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với cá nhân, cơ quan tổ chức có nghĩa vụ thi hành án hành chính và cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức phải chấp hành bản án, quyết định của Tòa án để có biện pháp tổ chức thi hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án, nhưng không có quy định trách nhiệm của Tòa án trong việc gửi bản án, quyết định hoặc thông báo, kiến nghị cho cơ quan quản lý nhà nước cấp trên. 2.8. Xử lý vi phạm trong thi hành án hành chính Theo quy định của Luật Tố tụng hành chính thì trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị đôn đốc của người được thi hành án, cơ quan thi hành dân sự phải có văn bản đôn đốc người phải thi hành án thực hiện việc thi hành án theo nội dung của bản án, quyết định của Tòa án42. Đồng thời, hết thời hạn 30 ngày, nhưng người phải thi hành án, không thi hành án, không thông báo kết quả thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án để biết xem xét, chỉ đạo việc thi hành án và xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật, đồng thời gửi cho cơ quan thi hành dân sự hoặc cơ quan quản lý thi hành án dân sự cấp trên để theo dõi, giúp đỡ cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án chỉ đạo việc thi hành án43. 42 43 Khoản 4 Điều 244 Luật Tố tụng hành chính năm 2010. Khoản 2 Điều 245 Luật Tố tụng hành chính năm 2010. GVHD: Châu Hoàng Thân 30 SVTH: Nguyễn Văn Mân Luật quy định như vậy, nhưng đôn đốc rồi mà người thi hành án vẫn chây ỳ thì sao? Trình tự thủ tục, thẩm quyền tiếp theo của cơ quan thi hành án là gì? Để bản án quyết định của Tòa án hành chính được thi hành trên thực tế thì cần có biện pháp đảm bảo cưỡng chế thi hành án. Thế nhưng cơ quan thi hành án có quyền kiến nghị cấp Ủy để thi hành kỷ luật không, có quyền kiến nghị lên Thủ trưởng cấp trên không. Có quyền kiến nghị Hội đồng nhân dân bãi nhiệm, miễn nhiệm, bỏ phiếu tính nhiệm những người có liên quan đến việc có quyết định hành chính hoặc hành vi hành vi hành chính trái pháp luật không. Luật Tố tụng hành chính có quy đinh xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 247 như sau. “1. Các cơ quan, tổ chức,cá nhân phải thi hành án cố ý không chấp hành bản án, quyết định của Tòa án thì t y trường hợp mà bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý k luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. 2. Người lợi dụng chức vụ quyền hạn, quyền hạn cố ý cản trở việc thi hành án thì t y trường hợp mà bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý k luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”. Bộ luật hình sự cũng có quy định tội không chấp hành án tại Điều 304 như sau; người nào cố ý không chấp hành bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì phạt cải tạo không giam giữ đến 3 n m hoặc phạt t sáu tháng đến 3 n m. Trong luật cán bộ, công chức năm 2008 cũng có quy định về trách nhiệm kỷ luật đối với cán bộ, công chức, tại điều 78, 79 có quy định các hình thức kỷ luật đới với cán bộ, công chức. a.Khiển trách b.Cảnh cáo c.cách chức d.Bãi nhiệm Đối với công chức như sau: a.Khiển trách b.Cảnh cáo c.Hạ bậc lương d.Giáng chức đ. Cách chức e. Buộc thôi việc Quyết định kỷ luật buộc thôi việc là văn bản thể hiện dưới hình thức quyết định của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với GVHD: Châu Hoàng Thân 31 SVTH: Nguyễn Văn Mân công chức thuộc quyền quản lý của mình. Quyết định kỷ luật buộc thôi việc là một dạng biểu hiện của quyết định hành chính nói chung, vì vậy nó cũng có đầy dủ các tính chất và đặc điểm của một quyết định hành chính. Tuy nhiên quyết định kỷ luật buộc thôi việc có tính đặc biệt hơn và phạm vi hẹp hơn các quyết định hành chính, đây là hình thức kỷ luật cao nhất áp dụng cho một công chức thuộc quyền quản lý cơ quan, tổ chức của người ra quyết định. Công chức bị kỷ luật buộc thôi việc phải giữ chức vụ từ Tổng cục trưởng và tương đương trở xuống, mới có thể khởi kiện ra Tòa án theo thủ tục tố tụng hành chính, Tổng cục trưởng có các chức danh sau: Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Cục Trưởng, Vụ trưởng. Đối với các hình thức kỷ luật khác như cảnh cáo, khiển trách, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, công chức chỉ có quyền khiếu nại mà không được quyền khởi kiện ra Tòa án đối với các hình thức kỷ luật trên. Thi hành án hành chính giao cho cơ quan thi hành án dân sự thi hành các phán quyết của Tòa án về tài sản, đối với thi hành án hành chính thiếu hẳn một cơ chế xử lý kỷ luật hay chế tài như thế nào đối với những người có trách nhiệm thi hành án, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước sau khi thua kiện các cơ quan nhà nước người đứng đầu trong cơ quan nhà nước vẫn chần chừ không chấp hành, cũng chưa có cán bộ, công chức nào bị xem xét xử lý trách nhiệm hình sự về việc không chấp hành bản án, quyết định của Tòa án hành chính. Vì vậy dẫn dến bất cập nhiều bản án, quyết định của Tòa án kéo dài nhiều năm mà vẫn chưa được thực thi trên thực tế, mặc dù đã có hiệu lực pháp luật. Thiết nghĩ Nhà nước sớm ban hành luật xử lý vi phạm đối với trường hợp cố tình không thi hành án, giả sử nếu án hành chính không thi hành được thì người dân còn biết trông cậy vào ai, dẫn đến niềm tin vào pháp luật bị lung lay nên cần có biện pháp chế tài đối với người đứng đầu trong cơ quan nhà nước góp phần thi hành án chính được thực thi trên thực tế. GVHD: Châu Hoàng Thân 32 SVTH: Nguyễn Văn Mân Đề tài: Thi hành án hành chính - Lý luận và thực tiễn CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG THI HÀNH ÁN HÀNH CHÍNH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THI HÀNH ÁN HÀNH CHÍNH 3.1.Thực trạng thi hành án hành chính Điều 74 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính có quy định, Cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Toà án phải nghiêm chỉnh chấp hành. Thủ trưởng cơ quan nhà nước cấp trên trực tiếp có trách nhiệm theo dõi, giám sát việc thi hành án hành chính; trong trường hợp cần thiết có quyền buộc phải chấp hành quyết định của Toà án về vụ án hành chính. Người nào thiếu trách nhiệm trong việc thi hành án hành chính hoặc cố tình không chấp hành bản án, quyết định của Toà án về vụ án hành chính, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong khi đó quy định này dẫn đến có quá nhiều đầu mối cùng có trách nhiệm giám sát, theo dõi việc thi hành các bản án, quyết định hành chính, nhưng lại không cơ quan nào chịu trách nhiệm chính trong việc theo dõi thi hành án hành chính trong phạm vi cả nước, Ủy ban nhân dân các cấp cũng chưa quy định trách nhiệm trong vấn đề này, cũng chưa quy định giao cho cơ quan chuyên môn nào làm đầu mối giúp Ủy ban nhân dân các cấp theo dõi, chỉ đạo thực hiện công tác thi hành án hành chính. Theo Điều 7 Luật Tố tụng hành chính năm 2010 quy định, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền quyết định việc khởi kiện vụ án hành chính. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ án hành chính khi có đơn khởi kiện của người khởi kiện. Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, người khởi kiện có quyền rút, thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của mình theo quy định của luật, có thể nói Luật Tố tụng hành chính ra đời góp phần giải quyết những bất cập và hạn chế của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết vụ án hành chính đó là mở rộng thẩm quyền Tòa án hành chính, giao cho cơ quan thi hành án dân sự quản lý thi hành án hành chính, quyền của người dân được nâng lên là được quyền khởi kiện cơ quan nhà nước nếu họ xâm phạm đến quyền và lợi ích của mình. Tuy nhiên Luật Tố tụng hành chính vẫn chưa giải quyết được niềm mong mỏi của người dân, vì đặc thù của thi hành án hành chính là liên quan đến người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước nên người dân không dám kiện họ, mà có kiện cơ hội thắng không cao, ngược lại họ thua kiện và cố tình không thi hành án, không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mình gây ra thì cơ quan nào sẽ đứng ra bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ. Vì vậy dẫn đến nhiều bản án của Tòa án mặt dù đã có hiệu lực pháp luật nhưng cho đến nay vẫn chưa được thực thi trên thực tế. GVHD: Châu Hoàng Thân 33 SVTH: Nguyễn Văn Mân Đề tài: Thi hành án hành chính - Lý luận và thực tiễn 3.2. Hạn chế trong thi hành án hành chính Theo báo cáo của Bộ Tư pháp từ năm 1996 đến năm 2010, các cơ quan thi hành án của 58/63 tỉnh, thành phố nhận được 2.168 bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính do Tòa án chuyển giao; số đơn yêu cầu thi hành bản án hành chính là 74 đơn; cơ quan thi hành án thụ lý ra quyết định thi hành 2.738 việc, đã tổ chức thi hành xong 2.667 việc, còn tồn động 71 việc44. số vụ việc còn tồn đọng chủ yếu là hoàn trả án phí hành chính cơ quan thi hành án đã báo gọi nhiều lần nhưng đương sự không tới nhận, Ủy ban nhân dân là bên phải thi hành án bồi thường với số tiền lớn, chưa có diều kiện thi hành hoặc là người bị kiện còn trì hoản chưa chấp hành nghiêm túc bản án, quyết định của Tòa án. Để thấy rõ những mặt hạn chế trong thi hành án hành chính nêu trên người viết xin đưa một số vụ án xảy ra trên thực tế, cụ thể như sau: Vụ kiện thứ nhất 45. Ngày 10-2-2012, Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã xét xử phúc thẩm (Bản án số 01/2012/HC-PT) vụ án hành chính: " hởi kiện quyết định hành chính trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng”. Người khởi kiện: ông Lê Đăng Hà, Lê Đăng Giảng (trú tại Hà Nội), Người bị kiện: Ủy ban nhân dân huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Nội dung vụ kiện như sau: Cha của các ông Hà, Giảng là cụ Lê Đăng Gơ có 10 người con. Khi mất cụ có di chúc để lại khối gia sản gồm 5 gian nhà trên diện tích đất 753m 2 tại xã Hoằng Đạt (Hoằng Hóa) cho các ông Thiện, Hà và bà Dung. Tuy nhiên, từ năm 1985, trên sổ địa chính, Ủy ban nhân dân xã Hoằng Đạt đã tự thay tên chủ sở hữu từ cụ Gơ sang ông Thiện. Năm 1994, Ủy ban nhân dân huyện Hoằng Hóa lại cấp đất này cho con gái ông Thiện là cô Lê Thị Oanh (đang ở nhờ). Năm 2001, Ủy ban nhân dân Hoằng Hóa chuyển cấp đất này cho ông Thiện (trong khi trên sổ địa chính lại mang tên bà Lê Thị Miên). Năm 2006 Ủy ban nhân dân huyện Hoàng Hóa cấp lại sổ đỏ mang tên ông Lê Đăng Thiện và bà Lê Thị Miên. Tại bản án hành chính phúc thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa tuyên giữ nguyên nội dung Quyết định của án sơ thẩm, tuyên hủy một phần quyết định 1485/QĐ-UB ngày 11-10-2006 của Ủy ban nhân dân huyện Hoằng Hóa về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng cho hộ ông Lê Đăng Thiện và bà Lê Thị Miên 44 Bộ Tư pháp (2009), Báo cáo tổng kết tình hình thi hành pháp luật về thi hành bản án, quyết định của Tòa án giải quyết các vụ án hành chính từ năm 1996 đến nay, Hà Nội, Tr 6. 45 Kiên Long – Thi hành án hành chính: Dân thắng kiện, có khó thi hành?http://www.baomoi.com/Thi-hanh-anhanh- chinh-THAHC-Dan-thang-kien-co-kho-thi-hanh/58/9492915.epi, ngày 8/11/2014. GVHD: Châu Hoàng Thân 34 SVTH: Nguyễn Văn Mân Đề tài: Thi hành án hành chính - Lý luận và thực tiễn ở thửa đất số 473, tờ bản đồ số 06, bản đồ địa chính xã Hoằng Đạt để làm lại trình tự thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng theo đúng quy định của pháp luật về đất đai. Sau khi bản án của Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa có hiệu lực thì Ủy ban nhân dân huyện Hoằng Hóa phải chỉnh sửa lại Quyết định 1485, hủy giấy chứng nhận cũ cấp cho ông Thiện, bà Miên để làm lại thủ tục cho các đồng thừa kế như Tòa tuyên. Tuy nhiên, khi các nguyên đơn - đồng thừa kế có đơn xin thi hành án, thì Ủy ban nhân dân huyện Hoằng Hóa lại có văn bản trả lời: "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho ông Lê Đăng Thiện và bà Lê Thị Miên vẫn còn có giá trị pháp lý, do vậy được đính chính, bổ sung các đồng sử dụng (đồng thừa kế)” là không đúng theo quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp cho người khởi kiện. Vụ kiện thứ hai 46. Tháng 8/2011, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã đưa vụ kiện ông P.N.N kiện Ủy ban nhân dân Đ. (Hà Nội) ra xét xử phúc thẩm. Hội đồng xét xử đã nhận định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Đ. đã không xác định đúng hành vi vi phạm hành chính để ra quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với ông N; Hai quyết định hành chính do Chủ tịch phường Điện Biên ban hành đều không nêu rõ căn cứ cụ thể và ban hành trái thẩm quyền quy định. Do đó, Hội đồng xét xử đã quyết định huỷ 2 quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Đ. và buộc phường này phải bồi thường cho ông N. hơn 62 triệu đồng. Tháng 9/2011, Chi cục Thi hành án quận đã ra quyết định Thi hành án, buộc Ủy ban nhân dân phường Đ phải trả cho ông N số tiền bản án đã tuyên. Quyết định nêu rõ: “Từ ngày đại diện gia đình ông N. có đơn yêu cầu bồi thường mà Ủy ban nhân dân phường Đ. chậm bồi thường thì phải chịu lãi suất cơ bản theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tương ứng với thời gian chậm thi hành án. Người thi hành án có thời hạn tự nguyện thi hành án là 15 ngày, kể từ ngày quyết định này được thông báo hợp lệ..”. Tuy nhiên, Ủy ban nhân dân phường này cho rằng mình vẫn còn quyền khiếu nại giám đốc thẩm nên sau đó lần lữa thi hành án. Một bản án hành chính khác cũng của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xử vụ kiện giữa công dân N.T.T.T ở quận H. với Ủy ban nhân dân quận này. Vì cho rằng gia đình mình bị thu hồi đất trái pháp luật, bà T. đã khởi kiện vụ án hành chính đối với Ủy ban nhân dân quận H. Ngày 29/9/2011, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên hủy Quyết định hành chính của quận H. về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ đối với hộ bà T. khi thực hiện Dự án xây dựng tuyến đường phía Bắc trung tâm hành chính 46 Hương Bằng –Thi hành án hành chính: Đừng thấy khó mà nản, http://www.moj.gov.vn/TongCucThiHanhAn/News/Lists/TuThucTien/View-Detail.aspx?ItemID=1609, ngày 8/11/2014. GVHD: Châu Hoàng Thân 35 SVTH: Nguyễn Văn Mân Đề tài: Thi hành án hành chính - Lý luận và thực tiễn quận đồng thời buộc Ủy ban nhân dân quận H. phải thực hiện hỗ trợ bằng bán nhà chung cư hoặc bồi thường bằng tiền cho hộ bà T. theo quy định của pháp luật. Mặc dù bản án hành chính của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã có hiệu lực pháp luật từ nhiều tháng và bà T có đơn đề nghị thi hành bản án gửi Ủy ban nhân dân quận nhưng không hề nhận được hồi âm. Bà T. Đến cơ quan Thi hành án dân sự “nhờ’ can thiệp, Thi hành án đã có văn bản gửi Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận H. và Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận yêu cầu thực hiện bản án nhưng cho tới nay Ủy ban nhân dân quận vẫn “im lặng”. Từ những vụ án trên cho thấy những bất cập trong thi hành án nếu người dân thua kiện thì tiến hành ngay còn đối với cơ quan nhà nước thì cố ý không thi hành hoặc viện đủ lý do để kéo dài thời gian. Vì vậy, dẫn dến nhiều vụ án mặc dù bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp nhưng vẫn chưa thi hành án được, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, làm giảm niềm tin của người dân vào cơ quan nhà nước, đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến số lượng các vụ án hành chính tại Tòa án quá ít so với những tranh chấp xãy ra trên thực tế. 3.2.1. Nguyên nhân c thi hành án hành chính Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính chưa có quy định cụ thể về thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính và cũng chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về vấn đề này dẫn đến thực trạng có nhiều bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính không được thi hành. Đến khi Luật Tố tụng hành chính ra đời, luật cho phép người dân khởi kiện quyền lựa chọn khiếu nại đến cơ quan hành chính hay khởi kiện tại Tòa án mà không bắt buộc phải thực hiện thủ tục khiếu nại trước khi khởi kiện, qua đó người khởi kiện được rút ngắn thời gian khiếu nại hoặc không cần khiếu nại kiện thẳng lên Tòa án. Tuy nhiên vẫn còn nhiều thực trạng Khi bản án quyết định của Tòa án đã có hiệu lực nhưng những cơ quan hành chính lại không chịu thi hành hoặc cơ quan hành chính không tự nguyện thi hành thì vẫn không một chế tài nào xử lý đây là lỗ hỏng của pháp luật từ đó dẫn đến cá nhân đứng đầu cơ quan nhà nước cũng như cơ quan tổ chức thi hành án không chấp hành bản án quyết định của Tòa án. Ví dụ như: Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân đang giữ vai trò là Trưởng Ban chỉ đạo thi hành án dân sự. Việc Ủy ban nhân dân là bên phải thi hành án, đồng thời lại lãnh đạo Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự địa phương sẽ dẫn đến tình trạng “vừa đá bóng vừa th i còi”. Việc xử lý trách nhiệm cá nhân đối với việc không thi hành bản án hành chính cũng không khả thi, mặc dù Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính đã quy GVHD: Châu Hoàng Thân 36 SVTH: Nguyễn Văn Mân Đề tài: Thi hành án hành chính - Lý luận và thực tiễn định: “người nào thiếu trách nhiệm trong việc thi hành án hành chính hoặc cố tình không chấp hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính, thì theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Thế nhưng ít có cơ quan nào áp dụng các quy định pháp luật đó để trực tiếp hoặc gián tiếp xử lý, ít thấy người nào bị xử lý hình sự về tội không chấp hành bản án, cản trở việc thi hành án dù có những hành vi cản trở trong thi hành án. Hơn nữa xác định được cụ thể cá nhân nào trong cơ quan hành chính phải chịu trách nhiệm thi hành bản án hành chính là vô cùng khó khăn.. Trong thực tế, những cá nhân, nhất là Thủ trưởng cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước không dại gì tỏ thái độ cố ý cản trở việc thi hành án. Họ vẫn đồng ý, không có hành vi cụ thể nhằm cản trở việc thi hành án, thậm chí còn ủng hộ việc thi hành án nhưng trên thực tế là không tích cực thi hành án, thi hành án không đúng tiến độ, chây ỳ. Những hành vi này gây bức xúc, trong một số trường hợp ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, tình cảm, thời gian, sức khỏe của người được thi hành án nhưng khó có thể định giá để đòi bồi thường thiệt hại được. Việc xử lý những hành vi này như vậy hiện vẫn còn bỏ ngỏ. Tuy nhiên, các văn bản cụ thể để thực hiện quy định này vẫn chưa có; nghị định của Chính phủ xử lý hành chính do việc cố tình không thi hành án chưa ban hành. Đội ngũ Thẩm phán trong Tòa hành chính hiện nay còn yếu, trong lĩnh vực xét xử án hành chính đòi hỏi không những nắm vững nắm vững pháp luật quản lý hành chính mà còn phải không ngại va chạm vì đối tượng khởi kiện vụ án hành chính thường là các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước, Thẩm phán thường xét xử án hành chính thường phải chịu sức ép vì hiện nay bổ nhiệm Thẩm phán phải có quy trình xin ý kiến của cấp ủy mà cấp Ủy thường là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, vì vậy dẫn đến xét xử án hành chính không cao. Cơ cấu bộ máy trong quản lý cũng như thi hành án còn nhiều lỏng lẽo, không phải như cơ quan thi hành án dân sự rất chặt chẽ từ trung ương đến địa phương, công tác kiểm tra giám sát cũng như công tác đôn đốc thi hành án còn nhiều hạn chế, nếu như cơ quan có liên quan đến lĩnh vực giám sát, đôn đốc thi hành án hành chính được thực hiện một cách triệt để thì sẽ không còn tình trạng bản án, quyết định của Tòa án không thực thi trên thực tế. 3.2.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thi hành án hành chính Chất lượng và hiệu quả của thi hành án nói chung phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng xét xử của Tòa án, vì vậy bên cạnh đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành án hành chính thì cũng phải chú trọng đổi mới và nâng cao chất lượng xét xử của Tòa án hành GVHD: Châu Hoàng Thân 37 SVTH: Nguyễn Văn Mân Đề tài: Thi hành án hành chính - Lý luận và thực tiễn chính, đảm bảo xét xử công tâm, vô tư, khách quan, thể hiện tính thuyết phục cao nhằm bảo đảm cho bản án quyết định được thực thi trên thực tế. Thứ nhất: Tòa án hành chính phải đảm bảo bản án, quyết định của Tòa án được tuyên rõ ràng. Trong trường hợp bản án, quyết định hành chính của Tòa án tuyên hủy quyết định hành chính của cơ quan hành chính thì cần“tuyên r ràng khi bản án có hiệu lực pháp luật thì quyết định hành chính đương nhiên bị hủy”. Trong trường hợp bác yêu cầu người khởi kiện, hiện đang có hai quan điểm khác nhau về vấn đề này47. Một bên cho rằng phải tuyên thêm nội dung “giữ nguyên quyết định hành chính là đối tượng khởi kiện trong vụ án đó” mới đảm bảo tính đầy đủ của sự kiện; còn một bên thì cho là không cần thiết. Theo người viết, không cần thiết phải tuyên thêm như vậy bởi khi Tòa án đã tuyên bác yêu cầu đòi hủy quyết định bị khiếu kiện thì quyết định này vẫn mặc nhiên có hiệu lực mà không cần lệ thuộc vào nội dung của bản án. Hơn nữa, thực tế có những trường hợp quyết định hành chính bị kiện có nội dung xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của những người khác ngoài người khởi kiện. Nếu bản án tuyên bác yêu cầu của người này rồi lại tuyên thêm nội dung “giữ nguyên quyết định hành chính” sẽ gây ảnh hưởng những người còn lại. Họ không phải là đương sự của vụ án sẽ bị mất quyền khiếu nại vì không được phép khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật đồng thời bị mất quyền khởi kiện nếu việc khiếu nại của họ vẫn còn thời hiện theo quy định. Đồng thời, khi tuyên hủy quyết định hành chính, nếu có liên quan đến tài sản thì cần tuyên rõ về cách xử lý tài sản đó để cơ quan thi hành án dễ dàng thi hành. Tuy nhiên trong quá trình xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân có nhiều sai xót, bị sức ép nhiều mặt, tình trạng sửa và hủy án ngày càng nhiều, do sự phức tạp của vụ án, do Thẩm phán trình độ chuyên môn còn hạn chế, chưa được bồi dưỡng kỷ năng xét xử án hành chính, do đó dẫn đến nhiều vụ xử sai, đồng thời với sức ép tâm lý căng thẳng e ngại, nên sợ cơ quan hành chính ngang cấp. Do đó, dẫn đến lúng túng, bị động và phán quyết không khách quan. Vì vậy, để Tòa án hành chính hoạt động xét xử có hiệu quả thì Tòa án cấp huyện xử các khiếu kiện đối với cấp xã, Tòa án cấp tỉnh xử các loại khiếu kiện ở cấp huyện, Tòa án tối cao xử cấp tỉnh làm như vậy góp phần hạn chế sai sót và nâng cao hiệu quả của thi hành án hành chính trên thực tế. Thứ hai: Nâng cao vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong giải quyết các vụ án hành chính cũng như thi hành án hành chính. 47 Hoàng Yến (2010), “Ánh hành chính vẫn khó gặm”, Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh, (số ra ngày 02/5/2002). GVHD: Châu Hoàng Thân 38 SVTH: Nguyễn Văn Mân Đề tài: Thi hành án hành chính - Lý luận và thực tiễn Thời hạn gửi hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân theo quy định của Luật Tố tụng hành chính tại Điều 142 quy định: “Tòa án phải gửi hồ sơ vụ án c ng với việc gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử cho Viện kiểm sát nhân dân c ng cấp nghiên cứu. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát nhân dân phải trả lại hồ sơ vụ án của Tòa án”. Thời gian ngắn như thế này không đảm bảo thời gian để Viện kiểm sát nhân dân nghiên cứu hồ sơ phục vụ công tác kiểm sát lập hồ sơ của Tòa án, xác định việc lập hồ sơ của Tòa án đã đầy đủ chưa để yêu cầu Tòa án thu nhập, xác minh bổ sung chứng cứ làm rõ căn cứ khởi kiện, căn cứ của các hành vi hành chính, quyết định hành chính bị khởi kiện. Vì vậy, cần nghiên cứu sửa đổi theo hướng kéo dài thời gian nghiên cứu hồ sơ của Viện kiểm sát nhân dân nhằm đảm bảo thực hiên được nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động kiểm sát. Đặc biệt, cần tăng cường công tác kiểm sát thi hành án của Viện kiểm sát nhân dân đối với đối tượng phải thi hành án là cơ quan hành chính nhà nước và cán bộ công chức có thẩm quyền. Việc thi hành án hành chính này cần phải được thực hiện kịp thời, nhanh chóng và đúng quy định của pháp luật. Do đó vai trò Viện kiểm sát là đặc biệt quan trọng trong việc kiểm sát và xử lý đối với các trường hợp vi phạm là các cơ quan, tổ chức, cá nhân công quyền . Ngoài việc có thể kiến nghị các cơ quan hành chính cấp trên, đôn đốc, nhắc nhở, xem xét kỷ luật, xử phạt hành chính đối với những trường hợp vi phạm, Viện kiểm sát nhân dân có thể được trao quyền xem xét, khởi tố đối với hành vi cố tình không chấp hành bản án, quyết định của Tòa án, theo quy định tại điều 305 của Bộ luật Hình sự hiện hành với tội danh Cố tình không thi hành án như kinh nghiệm của một số nước trên thế giới. Thứ ba: Cần tăng thêm thẩm quyền thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự. Luật Tố tụng hành chính năm 2010 quy định những bản án quyết định của Tòa án liên quan đến vấn đề tài sản thì thuộc thẩm quyền thi hành của cơ quan thi hành án dân sự. Cơ quan thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp và chịu trách nhiệm trước chính phủ vì vậy trong thi hành án hành chính cần tăng thêm quyền cho cơ quan thi hành án dân sự không chỉ thi hành các bản án có liên quan đến tài sản mà nên giao toàn bộ tất cả nội dung trong bản án, quyết định hành chính không riêng gì phần tài sản. Thứ tư: Nâng cao trình độ nghiệp vụ và ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, cần mở lớp đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho lực lượng cán bộ, nhân viên, chấp hành viên, qua đó họ sẽ ý thức có trách nhiệm trong thi hành án. Thứ n m: Nâng cao ý thức pháp luật của người dân về hoạt động xét xử án hành chính. Hiện nay tâm lý của người dân còn e ngại khởi kiện ra Tòa án hành chính bởi vì họ sợ các cơ quan Nhà nước bên vực lẫn nhau,vì vậy để nâng cao ý thức pháp luật của người dân về hoạt động xét xử án hành chính thì trước hết hệ thống pháp luật về tố tụng hành GVHD: Châu Hoàng Thân 39 SVTH: Nguyễn Văn Mân Đề tài: Thi hành án hành chính - Lý luận và thực tiễn chính phải hoàn thiện, đảm bảo mở rộng quyền và điều kiện khởi kiện cho người dân, quá trình tố tụng phải công khai, minh mạch. Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cho nhân dân giải thích cho họ rằng họ là một bên có quyền trong quan hệ quản lý hành chính Nhà nước và pháp luật có cơ chế đảm bảo cho họ thực hiện quyền đó một trong những cơ chế đó chính là họ có quyền khởi kiện vụ án hành chính ra trước Tòa án. Bên cạnh đó trình độ dân trí người dân còn thấp, chưa am hiểu pháp luật, vì vậy khi người dân đến Tòa án khởi kiện vụ án hành chính, nếu vụ án không thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án không thụ lý đơn, đồng thời phải giải thích và hướng dẫn cho họ biết về thủ tục khởi kiện, quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ đối với người khởi kiện, việc hướng dẫn giải thích pháp luật phải thực hiện đúng, chính xác và kịp thời. 3.3. Một số kiến nghị khác Luật Tố tụng hành chính 2010 vừa được Quốc hội thông qua đã tạo cơ chế khá chặt chẽ đảm bảo cho việc thi hành các phán quyết của Tòa án hành chính. Điều này thể hiện từ việc người được thi hành án có quyền yêu cầu thi hành án, đến vai trò quản lý nhà nước và thi hành án hành chính, quyền đôn đốc thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự, vai trò chỉ đạo thi hành án của cấp trên trực tiếp đối với người phải thi hành án và vai trò kiểm sát việc thi hành án của Viện kiểm sát nhân dân… Một là, cần tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến, tập huấn các quy định về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính đến lãnh đạo các cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội, doanh nghiệp nhà nước và quần chúng nhân dân để thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia tố tụng hành chính và trách nhiệm trong chấp hành pháp luật thi hành các bản án, quyết định của Tòa án hành chính. Hai là, cần nâng cao hơn nữa chất lượng xét xử đối với các vụ án hành chính, xét xử công tâm, vô tư khách quan thể hiện tính thuyết phục cao nhằm đảm bảo cho bản án, quyết định được thực thi trên thực tế. Trường hợp bản án, quyết định hành chính của Tòa án tuyên hủy quyết định hành chính của cơ quan hành chính thì cần tuyên rõ ràng khi bản án có hiệu lực pháp luật. Tòa án hành chính phải tống đạt các bản án quyết định do mình xét xử, kịp thời bảo đảm thời gian cho các bên thực hiện quyền kháng cáo kháng nghị của mình. Ba là, tăng cường công tác kiểm sát thi hành án đối với đối tượng phải thi hành án là cơ quan hành chính nhà nước trong việc thực thi các bản án, quyết định của Tòa án hành chính nhằm đảm bảo cho việc thi hành án kịp thời và đúng quy định của pháp luật. ốn là, đề nghị xem xét truy tố đối với hành vi cố tình không chấp hành bản án của Tòa án theo quy định tại điều 305 bộ luật hình sự. Nhưng nhất thiết cần phải nêu cao vấn đề giám sát của cơ quản lý cấp trên. Chẳng hạn, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử GVHD: Châu Hoàng Thân 40 SVTH: Nguyễn Văn Mân Đề tài: Thi hành án hành chính - Lý luận và thực tiễn dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, các tài sản gắn liền đất, khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không chấp hành không chấp giấy cho người dân theo phán quyết của Tòa thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải yêu cầu thực hiện. Nếu Chủ tịch tỉnh thua kiện nhưng không thi hành án thì Chính phủ yêu cầu thực hiện, còn đối với trường hợp cấp dưới vẫn cố tình không chấp hành thì cấp trên tùy mức độ mà xử lý kỷ luật. GVHD: Châu Hoàng Thân 41 SVTH: Nguyễn Văn Mân Đề tài: Thi hành án hành chính - Lý luận và thực tiễn KẾT LUẬN Việc thành lập Tòa án hành chính đã góp phần thúc đẩy quá trình cải cách hành chính nhà nước, buộc các cơ quan nhà nước phải tự nâng cao năng lực quản lý và ý thức trách nhiệm, làm cho các cơ quan quản lý hành chính phải thận trọng, cân nhắt hơn khi ban hành một quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính. Trong bối cảnh đó, công tác thi hành án hành chính có ý nghĩa hết sức quan trọng. Thông qua thi hành án hành chính, những kết quả đạt được trong quá trình giải quyết vụ án được đảm bảo, góp phần củng cố niềm tin đối với việc giải quyết khiếu kiện hành chính bằng con đường tư pháp. Thi hành nghiêm chỉnh các bản án hành chính có ý nghĩa quyết định trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức cũng như hiệu lực của các quyết định hành chính, hành vi hành chính hợp pháp, góp phần quan trọng trong xây dựng ý thức pháp luật trong nhân dân, tin tưởng vào hiệu lực pháp luật và vai trò của Tòa án nhân dân. Những hạn chế, bất cập của việc thi hành án hành chính nói riêng cũng như các hạn chế khác của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính 1996 trước đây nói chung đã làm giảm hiệu quả giải quyết các vụ án hành chính của Tòa án nhân dân, gây trở ngại cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khi họ khởi kiện vụ án hành chính để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình. Với chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với việc Việt Nam đã là thành viên của nhiều điều ước quốc tế và đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giớ (WTO) thì việc pháp điển hóa các quy định của pháp luật tố tụng để giải quyết các khiếu kiện hành chính, cụ thể hóa các cam kết quốc tế của Việt Nam là rất cần thiết. Nghị quyết số 49/NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã xác định nhiệm vụ: “mở rộng thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với các khiếu kiện hành chính; đổi mới mạnh mẽ thủ tục giải quyết các khiếu kiện hành chính tại Tòa án; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia tố tụng, bảo đảm sự bình đẳng giữa công dân và cơ quan công quyền trước Tòa án”. Đồng thời yêu cầu: “ xây dựng cơ chế đảm bảo cho mọi bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật pháp luật được thi hành, các cơ quan hành chính vi phạm bị xử lý theo phán quyết của Tòa án phải nghiêm chỉnh chấp hành”. Luật Tố tụng hành chính, có hiệu lực từ ngày 01/07/2011 đã bổ sung những quy định cụ thể về công tác thi hành án hành chính như về trách nhiệm của người phải thi hành án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính, về quyền yêu cầu thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính, về quyền yêu cầu thi hành án của người được thi hành án, trách nhiệm thực hiện yêu cầu về thi hành án cũng như đôn đốc, kiểm sát trong công tác thi hành án hành chính, đã bước đầu khắc phục những tồn tại, vướng mắc GVHD: Châu Hoàng Thân 42 SVTH: Nguyễn Văn Mân Đề tài: Thi hành án hành chính - Lý luận và thực tiễn trong việc thi hành án hành chính trong thời gian qua và bảo đảm hiệu quả thi hành bản án, quyết định của Tòa án trên thực tế. Nội dung đề tài “Thi hành án hành chính - lý luận và thực tiễn” đã được người viết thực hiện nhằm làm sáng tỏa những vấn đề về pháp luật thi hành án hành chính ở nước ta hiện nay, Trên cơ sở tiến hành phân tích thực trạng công tác thi hành án hành chính, qua đó người viết cũng đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi hành án hành chính. Những kiến nghị ấy chủ yếu được đề xuất nhằm giải quyết những khó khăn khách quan, những bất cập về cơ chế, quy định của pháp luật nói chung ảnh hưởng đến hiệu quả công tác thi hành án. Tuy nhiên, bản thân những quy định về thi hành án vẫn còn những bất cập mà luật quy định chưa chặt chẽ, Mặt khác nhà nước cần quan tâm đến việc xây dựng cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước, chất lượng đội ngũ thẩm phán hành chính, tăng cường cơ sở vật chất cũng như đội ngũ Chấp hành viên, xây dựng cơ quan thi hành án chuyên trách để phục vụ thi hành án hành chính đạt hiệu quả cao./. GVHD: Châu Hoàng Thân 43 SVTH: Nguyễn Văn Mân Đề tài: Thi hành án hành chính - Lý luận và thực tiễn DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO  Văn bản quy phạm pháp luật 1. Hiến pháp 1992, sửa đổi, bổ sung 2001(hết hiệu lực). 2. Hiến pháp 2013. 3. Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2002. 4. Luật Cán bộ, công chức năm 2008. 5. Luật Thi hành án dân sự năm 2008. 6. Luật Trách nhiệm bồi thuờng nhà nuớc năm 2009. 7. Luật Tố tụng hành chính năm 2010. 8. Nghị quyết số 56/2010/QH12 ngày 24/11/2010 của Quốc Hội khóa XII về việc thi hành Luật Tố tụng hành chính. 9. Nghị quyết số 01/2011/NQ – HĐTP ngày 29/07/2011 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết số 56/2010/QH12. 10. Nghị quyết số 02/2011/NQ – HĐTP ngày 29/07/2011 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Tố tụng hành chính. 11. Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 sửa đổi, bổ sung năm 1998, 2006(đã hết hiệu lực). 12. Thông tư liên tịch số 14/2011/TTLT-BTP-BCA-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 11/07/2011 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hứong dẫn hoạt động của Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự. 13. Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT- VKSNDTC- T NDTC hướng dẫn thi hành quy định của luật tố tụng hành chính về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính.  Sách, báo, tạp chí 1. Đại học Luật Hà Nội (2004), Giáo trình Luật Tố tụng hành chính, NXB Tư Pháp, Hà Nội. 2. Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật Tố tụng hành chính, NXB Tư Pháp, Hà Nội. 3. Diệp Thành Nguyên, Tài liệu hướng dẫn học tập Pháp luật về khiếu nại và khiếu kiện Hành chính, tháng 5/2012. GVHD: Châu Hoàng Thân 44 SVTH: Nguyễn Văn Mân Đề tài: Thi hành án hành chính - Lý luận và thực tiễn 4. Nguyễn Hoàng nh (2010) “Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ án hành chính và vấn đề độc lập xét xử”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp,(17) 5. Đinh Duy Bằng (2010) “Công tác cán bộ thi hành án dân sự- Một số vấn đề thực tiễn”, Tạp chí Dân chủ và háp luật, (số tháng 9/2010). 6. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 về “Chiến lựoc cải cách tư pháp đến năm 2020”, Hà Nội. 2. 7. Lê Thu Hà (2009), “Tổ chức hệ thống cơ quan thi hành án trong điều kiện thực hiện chiến luợc cải cách tư pháp”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (04). 8. Nguyễn Thành Nam (2012), “Thực trạng thi hành án hành chính ở Việt Nam và kiến nghị phương hướng hoàn thiện”, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.  D nh mục văn bản hành chính 1. Bộ Tư pháp (2009), Báo cáo tổng kết tình hình thi hành pháp Luật về thi hành bản án, quyết định của Tòa án giải quyết các vụ án hành chính từ n m 1996 đến nay, Hà Nội. 2. Tòa án nhân dân tối cao (2010), áo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tố tụng hành chính, Hà Nội. 3. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2009), áo cáo tổng kết thực tiễn 12 n m họat động kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính của ngành kiểm sát nhân dân, Hà Nội. . D nh mục tr ng thông tin điện tử 1. Hoàng Yến – Báo pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, http://www.phapluattp.vn/toa-an/view.aspx?new_id=276087, [ngày truy cập 09/11/2014]. 2. Hương Bằng – Thi hành án hành chính: Đừng thấy khó mà nản, http://www.moj.gov.vn/TongCucThiHanhAn/News/Lists/TuThucTien/View_Detail.aspx ?ItemID=1609, [ ngày truy cập 09/11/2014]. 3. Kiên Long – Thi hành án hành chính: Dân th ng kiện, có khó thi hành? http://www.baomoi.com/Thi-hanh-an-hanh-chinh-THAHC-Dan-thang-kien-co-kho-thihanh/58/9492915.epi, [ngày truy cập 09/11/2014]. GVHD: Châu Hoàng Thân 45 SVTH: Nguyễn Văn Mân [...]... đầu trong cơ quan nhà nước góp phần thi hành án chính được thực thi trên thực tế GVHD: Châu Hoàng Thân 32 SVTH: Nguyễn Văn Mân Đề tài: Thi hành án hành chính - Lý luận và thực tiễn CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG THI HÀNH ÁN HÀNH CHÍNH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THI N THI HÀNH ÁN HÀNH CHÍNH 3.1 .Thực trạng thi hành án hành chính Điều 74 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính có quy định, Cá nhân, cơ quan... cơ quan Thi hành án dân sự cấp tỉnh (Cục Thi hành án dân sự), cơ quan Thi hành án dân sự cấp huyện (Chi cục thi hành án dân sự) Tổng cục thi hành án thuộc Bộ Tư Pháp, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về thi hành án dân sự, hành chính chỉ đạo hướng dẫn, tổ chức theo theo thẩm quyền Tổng cục thi hành án dân sự có Cục quản lý thi hành án dân sự, Cục quản lý thi hành án hành chính, Cục... quyết các vụ án hành chính, cụ thể từ Điều 241 đến Điều 248, nhưng Luật Tố tụng hành chính năm 2010 đã điều chỉnh cụ thể các vấn đề cơ bản về thi hành án hành chính như: Thủ tục thi hành án, trách nhiệm thực hiện yêu cầu thi hành án, quản lý Nhà nước về thi hành án, xử lý vi phạm trong thi hành án, kiểm sát việc thi hành án hành chính Quan trọng nhất là trình tự thủ tục thi hành án hành chính, đây là... việc thi hành án các bản án, quyết định hành chính, nhưng lại không cơ quan nào chịu trách nhiệm chính trong việc theo dõi thi hành án hành chính trong phạm vi cả nước Việc quản lý án hành chính chỉ được thực hiện đối với các việc thi hành các nội dung về phần tài sản do cơ quan Thi hành án thi hành và được thực hiện theo quy định chung về quản lý thi hành án dân sự Vì vậy, công tác quản lý thi hành án. .. nhiệm thi hành các bản án, quyết định của Tòa án liên quan đến phần tài sản41 2.4 Ch thể th m gi thi hành án hành chính Luật Tố tụng hành chính năm 2010 quy định thi hành án hành chính có liên quan về phần tài sản trong bản án, quyết định của Tòa án giải quyết vụ án hành chính được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự Cơ quan Thi hành án dân sự được tổ chức thi hành án hành chính, ... quản lý nhà nước về thi hành án hành chính c) Hướng dẫn, chỉ đạo,bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý thi hành án hành chính; phổ biến giáo dục pháp luật về thi hành án hành chính d) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về quản lý thi hành án hành chính đ) Báo cáo chính phủ về công tác thi hành án hành chính e) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thống kê, theo dõi, tổng kết công tác thi hành. .. tụng hành chính năm 2010 38 GVHD: Châu Hoàng Thân 25 SVTH: Nguyễn Văn Mân Cục thi hành án Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Cục thi hành án tỉnh) là cơ quan thuộc Tổng cục thi hành án, quản lý và trực tiếp thi hành án ở địa phương theo thẩm quyền Cục thi hành án cấp tỉnh có Phòng thi hành án dân sự, Phòng thi hành án hành chính, Phòng quản lý thi hành án hình sự ngoài phạt tù và các... khác Chi cục thi hành án huyện, quận , thị xã thuộc tỉnh( gọi là chi cụ thi hành án cấp huyện) là cơ quan thuộc cục thi hành án cấp tỉnh, quản lý công tác thi hành án trên địa bàn và trực tiếp thi hành án theo thẩm quyền Cục thi hành án cấp huyện có Đội thi hành án dân sự, hình sự, và Đội thi hành án liên xã phường Chi cục thi hành án cấp huyện có, Đội trưởng, Phó Đội trưởng, Chấp hành viên và một số... thi hành án thi hành án và thông báo bằng văn bản với cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án để chỉ đạo việc thi hành án và Viện kiểm sát cùng cấp để thực hiện việc kiểm sát thi hành án Khi nhận được đơn đề nghị đôn đốc của người được thi hành án, thì cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm mở sổ theo dõi,quản lý việc thi hành án của người được thi hành án Người được thi hành án có trách... quan thi hành án dân sự để đảm bảo đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về công tác thi hành án hành chính va đôn đốc thi hành án hành chính; 4 Thực hiện tốt việc kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác thi hành án hành chính; 5 Xây dựng và tổ chức thực hiện nghiêm túc kế hoạch thống kê, theo dõi, tổng kết thi hành án hành chính để báo cáo Chính phủ.” Cơ quan quản lý thi hành án dân ... tài: Thi hành án hành - Lý luận thực tiễn việc thi hành án hành thời gian qua bảo đảm hiệu thi hành án, định Tòa án thực tế Nội dung đề tài Thi hành án hành - lý luận thực tiễn” người viết thực. .. quản lý thi hành án hành chính, phổ biến, giáo dục pháp luật thi hành án hành chính; Kiểm tra, tra, giải khiếu nại, tố cáo quản lý thi hành án hành chính; Báo cáo phủ công tác thi hành án hành chính; ... tác quản lý nhà nước thi hành án hành theo quy định pháp luật; Ban hành thực chế độ thống kê thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; Báo cáo công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành theo

Ngày đăng: 01/10/2015, 18:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan