PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY MAY 10

84 2.9K 9
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY MAY 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. Tính cấp thiết của đề tàiLao động là hoạt động quan trọng nhất của con người tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước.Với đường nối đổi mới của Đảng và Nhà nước, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, tạo những tiền đề vững chắc cho sự nghiệp CHN HĐH. Cùng với sự phát triển đó đã tạo tiền đề ra những ĐKLV an toàn, tiện nghi cùng với trang thiết bị hiện đại... giúp cho việc tăng năng suất lao động, bảo đảm an toàn, tính mạng và sức khoẻ của NLĐ. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay vẫn còn những cơ sở sản xuất có ĐKLĐ chưa tốt, tồn tại những yếu tố nguy hiểm, có hại, các tác nhân nghề nghiệp gây TNLĐ và BNN. Vì thế việc bảo đảm cho người lao động làm việc trong điều kiện AT VSLĐ, hạn chế TNLĐ và BNN, tăng năng suất lao động là một trong những vấn đề phải được quan tâm thích đáng và đó là thông qua các biện pháp về KHKT, tổ chức, kinh tế xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong quá trình sản xuất tạo nên một điều kiện lao động thuận lợi ngày càng được cải thiện tốt, ngăn ngừa TNLĐ, hạn chế đau ốm, giảm sút sức khoẻ và bảo vệ tính mạng NLĐ trực tiếp góp phần bảo vệ và phát triển lức lượng sản xuất, tăng năng suất lao động. Từ việc xác định”Con người là vốn quý, tính mạng và sức khoẻ và quan trọng nhất”. Đảng và Nhà nước ta ban hành nhiều các văn bản, thông tư, nghị định, luật pháp, chính sách, chế độ và các tiêu chuẩn quy định kèm theo... Trong đó Bộ luật lao động cũng như công tác AT VSLĐ của tất cả mọi doanh nghiệp trong cả nước. Bên cạnh đó còn phát động nhiều phong trào về ATVSLĐ như tuần lễ Quốc gia về ATVSLĐ, các cuộc thi ATVSV giỏi, phong trào xanh sạch đẹp... trong cả nước đã được các doanh nghiệp và người lao động toàn quốc hưởng ứng nhiệt liệt. Công ty May 10 là một trong những doanh nghiệp mà NLĐ thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố độc hại như: Nóng ,ẩm ,bụi ,thiếu ánh sáng ... vì thế việc đảm bảo ATLĐ, BNN cho công nhân là nhiệm vụ hàng đầu.Đối với Công ty May 10, ban lãnh đạo Công ty rất chú trọng đến công tác BHLĐ, đồng thời cũng tạo điều kiện tối đa về mặt AT VSLĐ cho công nhân. Do đó, trong mấy năm gần đây, Công ty không có người lao động nào mắc BNN, TNLĐ nặng chỉ xảy ra ở mức nhẹ do sơ suất khách quan đem lại. Qua việc tìm hiểu tình hình hoạt động sản xuất và về tình hình BHLĐ của công ty May10 cùng với các cán bộ của Viện nghiên cứu KHKT Bảo Hộ Lao Động, em thấy công ty May 10 tuy có rất nhiều cố gắng đầu tư vào việc triển khai hoạt động BHLĐ song Công ty vẫn có một số tồn tại và khó khăn cơ bản mà Công ty cần khắc phục để đem đến cho người lao động của công ty một môi trường và điều kiện làm việc tốt hơn.Xuất phát từ thực tế về thực trạng công tác BHLĐ tại công ty May 10 , em đã chọn đề tài “PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY MAY 10” để làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.

Chuyên đề thực tập DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG CHUYÊN ĐỀ BHLĐ : Bảo hộ lao động MTLĐ : Môi trường lao động ĐKLĐ : Điều kiện lao động ATLĐ-VSLĐ : An toàn lao động-Vệ sinh lao động TNLĐ : Tai nạn lao động BNN : Bệnh nghề nghiệp TLĐLĐVN : Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam PCCN : Phòng chống cháy nổ PTBVCN : Phương tiện bảo vệ cá nhân CBCVN : Cán bộ công nhân viên ĐKLV : Điều kiện làm việc CNH- HĐH : Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá Đặng Thái Hà 1 Lớp KTPT 47B Chuyên đề thực tập LỜI NÓI ĐẦU  =====  =====  1. Tính cấp thiết của đề tài Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. Với đường nối đổi mới của Đảng và Nhà nước, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội, tạo những tiền đề vững chắc cho sự nghiệp CHN- HĐH. Cùng với sự phát triển đó đã tạo tiền đề ra những ĐKLV an toàn, tiện nghi cùng với trang thiết bị hiện đại... giúp cho việc tăng năng suất lao động, bảo đảm an toàn, tính mạng và sức khoẻ của NLĐ. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay vẫn còn những cơ sở sản xuất có ĐKLĐ chưa tốt, tồn tại những yếu tố nguy hiểm, có hại, các tác nhân nghề nghiệp gây TNLĐ và BNN. Vì thế việc bảo đảm cho người lao động làm việc trong điều kiện AT- VSLĐ, hạn chế TNLĐ và BNN, tăng năng suất lao động là một trong những vấn đề phải được quan tâm thích đáng và đó là thông qua các biện pháp về KHKT, tổ chức, kinh tế xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong quá trình sản xuất tạo nên một điều kiện lao động thuận lợi ngày càng được cải thiện tốt, ngăn ngừa TNLĐ, hạn chế đau ốm, giảm sút sức khoẻ và bảo vệ tính mạng NLĐ trực tiếp góp phần bảo vệ và phát triển lức lượng sản xuất, tăng năng suất lao động. Từ việc xác định”Con người là vốn quý, tính mạng và sức khoẻ và quan trọng nhất”. Đảng và Nhà nước ta ban hành nhiều các văn bản, thông tư, nghị định, luật pháp, chính sách, chế độ và các tiêu chuẩn quy định kèm theo... Trong đó Bộ luật lao động cũng như công tác AT- VSLĐ của tất cả mọi doanh nghiệp trong cả nước. Bên cạnh đó còn phát động nhiều phong trào về ATVSLĐ như Đặng Thái Hà 2 Lớp KTPT 47B Chuyên đề thực tập tuần lễ Quốc gia về ATVSLĐ, các cuộc thi ATVSV giỏi, phong trào xanh sạch đẹp... trong cả nước đã được các doanh nghiệp và người lao động toàn quốc hưởng ứng nhiệt liệt. Công ty May 10 là một trong những doanh nghiệp mà NLĐ thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố độc hại như: Nóng ,ẩm ,bụi ,thiếu ánh sáng ... vì thế việc đảm bảo ATLĐ, BNN cho công nhân là nhiệm vụ hàng đầu. Đối với Công ty May 10, ban lãnh đạo Công ty rất chú trọng đến công tác BHLĐ, đồng thời cũng tạo điều kiện tối đa về mặt AT- VSLĐ cho công nhân. Do đó, trong mấy năm gần đây, Công ty không có người lao động nào mắc BNN, TNLĐ nặng chỉ xảy ra ở mức nhẹ do sơ suất khách quan đem lại. Qua việc tìm hiểu tình hình hoạt động sản xuất và về tình hình BHLĐ của công ty May10 cùng với các cán bộ của Viện nghiên cứu KHKT Bảo Hộ Lao Động, em thấy công ty May 10 tuy có rất nhiều cố gắng đầu tư vào việc triển khai hoạt động BHLĐ song Công ty vẫn có một số tồn tại và khó khăn cơ bản mà Công ty cần khắc phục để đem đến cho người lao động của công ty một môi trường và điều kiện làm việc tốt hơn. Xuất phát từ thực tế về thực trạng công tác BHLĐ tại công ty May 10 , em đã chọn đề tài “PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY MAY 10” để làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Do thời gian nghiên cứu có hạn nên mục đích nghiên cứu của đề tài này chỉ nhằm đưa ra những nội dung chủ yếu của công tác BHLĐ; đánh giá khách quan về thực trạng của công tác BHLĐ tại công ty may 10 Hà Nội. Trên cơ sở đó nêu lên phương hướng và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động tại công ty may 10. Đặng Thái Hà 3 Lớp KTPT 47B Chuyên đề thực tập 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Đưa ra một số định nghĩa, khái niệm cơ bản và nội dụng chủ yếu của công tác bảo hộ lao động (Bảo hộ lao động, điều kiện lao động, yếu tố nguy hiểm, có hại, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp) và mục đích, ý nghĩa, tính chất của công tác này. Phân tích thực trạng công tác bảo hộ lao động tại công ty May 10 và từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động tại công ty 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là người lao động và công tác bảo hộ lao động tại doanh nghiệp Phạm vi nghiên cứu là người lao động và công tác bảo hộ lao động tại công ty May 10 5. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các vấn đề đặt ra, chuyên đề đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, vận dụng trong môi trường thực tế, hiện tại và kết hợp với các phương pháp cụ thể hơn như : phương pháp phân tích, điều tra, tổng hợp… để luận giải, khái quát và phân tích thực tiễn theo mục đích của đề tài 6. Kết cấu của chuyên đề Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm 3 chương Chương I: Nội dung của công tác BHLĐ Chương II: Thực trạng công tác BHLĐ tại công ty May 10 Hà Nội Chương III: Phương hướng và giải pháp nhằm cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động tại công ty Đặng Thái Hà 4 Lớp KTPT 47B Chuyên đề thực tập CHƯƠNG I: NỘI DUNG CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG 1. MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA VÀ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG 1.1. Bảo hộ lao động : BHLĐ với nội dung chủ yếu là công tác an toàn và vệ sinh lao động là các hoạt động đồng bộ trên các mặt luật pháp, tổ chức, hành chính, kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật nhằm cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động (TNLĐ) và bệnh nghề nghiệp (BNN), bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cho người lao động. Hoạt động BHLĐ luôn gắn liền với hoạt động lao động sản xuất và công tác của con người. Sự phát triển của công tác này phụ thuộc vào nền kinh tế, trình độ khoa học, công nghệ và yêu cầu phát triển xã hội của mỗi nước. BHLĐ là một yêu cầu tất yếu khách quan để bảo vệ người lao động (NLĐ), yếu tố chủ yếu và năng động nhất của lực lượng sản xuất 1.2. Điều kiện lao động : Quá trình lao động, để tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần cho xã hội, con người phải làm việc trong những điều kiện nhất định. Chúng ta gọi đó là điều kiện lao động. Điều kiện lao động là một tập hợp tổng thể các yếu tố tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế, xã hội được hiểu thông qua các công cụ và phương tiện lao động, đối tượng lao động, quá trình công nghệ, môi trường lao động và sự sắp xếp, bố trí, tác động qua lại của chúng trong mối quan hệ với con người, tạo nên một điều kiện nhất định cho con người trong quá trình lao động.Tình trạng tâm sinh lý của người lao động tại chỗ làm việc cũng được coi như yếu tố gắn liền với ĐKLĐ. Đặng Thái Hà 5 Lớp KTPT 47B Chuyên đề thực tập Điều kiện lao động có ảnh hưởng lớn tới người lao động nên việc đánh giá mức độ ảnh hưởng đó là một vấn đề quan trọng. Muốn vậy chúng ta phải đi sâu phân tích các vấn đề đặc trưng của điều kiện lao động, xem xét, đánh giá các yếu tố đó có ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ và tính mạng của người lao động. 1.3. Các yếu tố nguy hiểm và có hại : Trong một ĐKLĐ cụ thể, bao giờ cũng xuất hiện những yếu tố vật chất có ảnh hưởng xấu, có hại và nguy hiểm, có nguy cơ gây nên TNLĐ hoặc BNN cho người lao động. Chúng ta gọi yếu tố đó là các yếu tố nguy hiểm và có hại. Trong quá trình lao động sản xuất, dù công nghệ có thô sơ hay hiện đại, quy trình công nghệ đơn giản hay phức tạp cũng đều có những yếu tố có thể ảnh hưởng đến người lao động như: làm giảm sút sức khoẻ, gây tai nạn hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Ta gọi các yếu tố đó là các yếu tố nguy hiểm và có hại. Các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong quá trình lao động được chia thành 4 nhóm yếu tố sau: +Các yếu tố vật lý: như nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ có hại, tiếng ồn, rung động, ánh sáng, bụi.. +Các yếu tố hoá học: chất độc, các loại hơi khí độc, bụi độc, chất phóng xạ... +Các yếu tố sinh vật: các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng và các loại sinh vật có hại khác... +Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động, không tiện nghi là do không gian chỗ làm việc, nhà xưởng chật hẹp, mất vệ sinh, các yếu tố tâm lý không thuận lợi. Đặng Thái Hà 6 Lớp KTPT 47B Chuyên đề thực tập Việc xác định rõ nguồn gốc, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố nguy hiểm và có hại đối với con người và đề ra các biện pháp để làm giảm tiến tới loại trừ các yếu tố đó là nội dung quan trọng nhất để cải thiện điều kiện lao động. 1.4. Tai nạn lao động : Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, công tác do kết quả của sự lao động đột ngột từ bên ngoài hoặc làm tổn thương hoặc phá huỷ chức năng hoạt động bình thường của bộ phận nào đó của cơ thể người lao động. Khi người lao động bị nhiễm độc đột ngột với sự xâm nhập vào cơ thể 1 lượng lớn các chất độc thì gọi là nhiễm độc cấp tính, có thể gây chết người ngay tức khắc hoặc huỷ hoại chức năng nào đó cuả cơ thể thì cũng được coi là TNLĐ. Tai nạn lao động được chia làm 3 loại: + Tai nạn lao động chết người: là tai nạn lao động mà người bị tai nạn chết ngay tại nơi xảy ra tai nạn, chết trên đường đi cấp cứu, chết trong thời gian điều trị, chết do tái phát vết thương mà tai nạn lao động gây ra. + Tai nạn lao động nặng: là tai nạn mà người bị tai nạn bị ít nhất 1 trong những chấn thương được quy định tại phụ lục số 1 của Thông tư liên tịch số 03/1998TTLT - BLĐTBXH – BYT – TLĐLĐVN ra ngày 26 tháng 03 năm 1998 (có 41 dạng chấn thương). +Tai nạn lao động nhẹ: là những tai nạn lao động không thuộc hai loại tai nạn nêu trên. Để đánh giá tình hình tai nạn lao động, người ta sử dụng hệ số tần suất tai nạn lao động K (số tai nạn lao động tính trên 1000 người lao động trong 1 năm) Đặng Thái Hà 7 Lớp KTPT 47B Chuyên đề thực tập K = n.1000 N Trong đó: K: Hệ số tần suất tai nạn lao động trong Công ty n: số người bị TNLĐ ( tính cho 1 cơ sở, địa phương, ngành hay cả nước) N: số người lao động tương ứng 1.5. Bệnh nghề nghiệp : BNN là một hiện trạng bệnh lý mang tính chất đặc trưng nghề nghiệp hoặc liên quan đến nghề nghiệp mà nguyên nhân sinh bệnh do tác hại thường xuyên và kéo dài của ĐKLĐ xấu. Cũng có thể nói rằng đó là sự suy yếu dần sức khoẻ, gây nên bệnh tật cho người lao động do tác động của yếu tố có hại phát sinh trong sản xuất lên cơ thể người lao động. Mỗi quốc gia đều có 1 danh mục BNN riêng với các quy định khác nhau về chế độ đền bù. Việt Nam cho đến nay đã có 21 bệnh nghề nghiệp được công nhận bảo hiểm đó là: *8 bệnh đầu tiên được công nhận trong thông tư 08 ban hành ngày 19/5/1976: 1.Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất chì 2.Bệnh nhiễm độc benzene và các đồng đẳng của benzene 3.Bệnh nhiễm độc thuỷ ngân và các hợp chất của thuỷ ngân 4.Bệnh nhiễm độc mangan và các hợp chất của mangan 5.Bệnh bụi phổi Silic 6.Bệnh bụi phổi amiăng 7.Bệnh nhiễm các tia phóng xạ và tia X 8.Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn *Ngày 15/12/1991 trong Thông tư 29 do Nhà nước ban hành đã bổ sung thêm 8 BNN đó là: 9. Bệnh sạm da Đặng Thái Hà 8 Lớp KTPT 47B Chuyên đề thực tập 10.Loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc 11.Bệnh rung chuyển nghề nghiệp 12.Bệnh bụi phổi bông 13.Bệnh lao nghề nghiệp 14.Bệnh gan do virut nghề nghiệp 15.Bệnh leptospira nghề nghiệp 16.Bệnh nhiễm độc TNT (Trinitro toluene) *Quyết định 167/QĐ- 4/2/1997 của Bộ trưởng bộ y tế ban hành bổ sung 5 bệnh nghề nghiệp mới nữa là: 17.Bệnh nhiễm độc Asen và các hợp chất Asen nghề nghiệp 18.Bệnh nhiễm độc Nicôtin nghề nghiệp 19.Bệnh nhiễm độc hoá chất trừ sâu nghề nghiệp 20.Bệnh giảm áp nghề nghiệp 21.Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp Mặc dù số lượng bệnh nghề nghiệp được công nhận còn ít so với hàng trăm BNN của các nước trên thế giới, nhưng cũng đánh dấu những cố gắng của chúng ta nhằm đáp ứng được sự nghiệp công nghiệp - hoá hiện đại hoá đất nước. 2. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA : 2.1. Mục đích của công tác BHLĐ : Ngay từ khi ra đời, công tác BHLĐ đã có những mục tiêu nhất định đó là thông qua các biện pháp về khoa học kỹ thuật, tổ chức, kinh tế, xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất, tạo nên một điều kiện lao động thuận lợi và ngày càng được cải thiện tốt hơn, để ngăn ngừa TNLĐ và BNN, hạn chế ốm đau, giảm sức khoẻ cũng như những thiệt hại khác đối với người lao động, nhằm bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khoẻ và Đặng Thái Hà 9 Lớp KTPT 47B Chuyên đề thực tập tính mạng người lao động trực tiếp góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động. 2.2. Ý nghĩa : Mang trong mình những mục đích như vậy nên công tác Bảo hộ lao động có những ý nghĩa rất quan trọng không chỉ về mặt chính trị, xã hội mà còn cả về mặt kinh tế. Thật vậy, chấm dứt thời kỳ thực dân phong kiến, thời kỳ mà ở đó sức lao động cũng như tính mạng của con người bị coi rẻ. Đất nước ta bước vào một thời kỳ mới,thời kỳ mà ở đó con người được coi trọng không chỉ về nhân cách, phẩm giá mà cả sức lao động cũng như sự đảm bảo an toàn tính mạng. Công tác Bảo hộ lao động với quan điểm “Con người luôn là vốn quý nhất” luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, đặc biệt là khi đất nước ta đang thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Hiện nay, điều kiện lao động ngày càng được cải thiện, sức khoẻ và tính mạng của người lao động ngày càng được đảm bảo, điều đó không chỉ mang lại hạnh phúc cho bản thân người lao động và gia đình họ mà còn thể hiện rõ bản chất tốt đẹp của xã hội ta, mang một ý nghĩa xã hội và nhân đạo sâu sắc. Hơn nữa, khi điều kiện lao động được đảm bảo, người lao động được bảo vệ cả về sức khoẻ và tính mạng họ sẽ yên tâm sản xuất, do đó năng suất và chất lượng sẽ tăng, kế hoạch luôn được hoàn thành, thu nhập của người lao động sẽ tăng lên, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được cải thiện. Đây chính là xuất phát điểm cho sự phát triển của đất nước. Ngược lại, khi công tác Bảo hộ lao động không được quan tâm thực hiện tốt, người lao động phải làm việc trong những điều kiện lao động không thuận lợi, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra dẫn đến sức khoẻ và tính mạng không được đảm bảo sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến lực lượng sản xuất. Thêm vào đó, vấn đề phải chi trả cho việc khắc phục hậu quả của TNLĐ, chi phí khám chữa bệnh cho người lao động Đặng Thái Hà 10 Lớp KTPT 47B Chuyên đề thực tập đều sẽ có tác động lớn đến tiến trình phát triển của cơ sở nói riêng và đất nước nói chung. Chính vì vậy mà công tác Bảo hộ lao động hiện nay đang được xác định là một chính sách kinh tế - xã hội lớn của Đảng và Nhà nước ta. Nó là một nhiệm vụ trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời nó mang một ý nghĩa chính trị, xã hội và nhân đạo sâu sắc. 3. TÍNH CHẤT CỦA CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG : Để đạt được mục tiêu kinh tế xã hội như đã nêu, nhất thiết công tác Bảo hộ lao động phải mang đầy đủ 3 tính chất: Khoa học kĩ thuật, pháp lý và quần chúng. Ba tính chất này có một mối quan hệ hữu cơ, gắn bó mật thiết với nhau, hỗ trợ lẫn nhau trong một mục tiêu chung. 3.1. Tính khoa học kỹ thuật : Chúng ta biết rằng, mục tiêu của công tác BHLĐ là loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất để cải thiện ĐKLĐ, ngăn ngừa TNLĐ và BNN đều phải xuất phát từ những cơ sở khoa học và bằng biện pháp KH-KT. Thật vậy, các hoạt động điều tra khảo sát, phân tích ĐKLĐ, đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố nguy hiểm và có hại đến cơ thể NLĐ cho đến các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường lao động, các giải pháp KT... đến áp dụng các thành tựu KHKT do các bộ khoa học thực hiện. Do vậy, KHKT là một mặt không thể thiếu, không thể tách rời, là yếu tố quan trọng hàng đầu cho sự thắng lợi của công tác BHLĐ. 3.2. Tính pháp lý : Tính pháp lý của công tác BHLĐ thể hiện ở chỗ: Muốn cho các giải pháp khoa học kỹ thuật, cũng như các biện pháp về tổ chức và xã hội được thực hiện tốt, đảm bảo cho công tác Bảo hộ lao động hoạt động có hiệu quả Đặng Thái Hà 11 Lớp KTPT 47B Chuyên đề thực tập thì phải thể chế hoá chúng thành các luật lệ, các quy định, quy phạm hướng dẫn để lấy đó làm cơ sở bắt buộc các cấp, các ngành, các tổ chức cũng như mỗi cá nhân phải nghiêm chỉnh thực hiện. Đồng thời phải tiến hành kiểm tra một cách thường xuyên, có khen thưởng và kỷ luật kịp thời nghiêm minh nhằm phát huy những mặt được, ngăn ngừa những mặt chưa được để cho công tác Bảo hộ lao động ngày càng phát triển và có hiệu quả hơn. Như vậy, tính pháp lý trong công tác Bảo hộ lao động là một mặt, một yếu tố quan trọng. Nó luôn tồn tại song hành với tính khoa học kỹ thuật tạo nên hiệu quả của công tác Bảo hộ lao động. 3.3. Tính quần chúng : Một tính chất nữa không thể thiếu trong công tác Bảo hộ lao động là tính quần chúng rộng rãi. BHLĐ có liên quan đến tất cả mọi người từ NLĐ cho đến người sử dụng lao động. Bởi vì người lao động là những người trực tiếp vân hành sử dụng máy móc, nguyên vật liệu, trực tiếp tiếp xúc với ĐKLĐ. Do vậy họ có thể phát hiện thấy những thiếu sót trong công tác BHLĐ một cách chính xác nhất. Đóng góp ý kiến để xây dựng các giải pháp, các qui trình, qui phạm về ATVSLĐ, làm cho hệ thống các qui trình, qui phạm ngày càng trở nên hoàn thiện. Tuy nhiên, các chế độ chính sách cũng như các tiêu chuẩn, qui trình, qui phạm hay các giải pháp khoa học cho dù có được xây dựng hoàn thiện đến thế nào đi chăng nữa mà các cấp, các ngành, người sử dụng lao động chưa thấy được lợi ích thiết thực của nó, chưa tự giác chấp hành và thực hiện thì công tác BHLĐ sẽ không thể thực hiện được. Rõ ràng, công tác BHLĐ là của đông đảo công nhân lao động, người sử dụng lao động, các cấp, các ngành. Vì thế, việc tuyên truyền sâu rộng công tác BHLĐ cho đông đảo quần chúng là một yếu tố quan trọng và cần thiết. Đó sẽ là động lực thúc đẩy cho công tác BHLĐ ngày càng thu được kết quả cao. Đặng Thái Hà 12 Lớp KTPT 47B Chuyên đề thực tập 3.4. Tính quốc tế : Trong những năm gần đây, theo xu hướng phát triển chung của thời đại, việc trao đổi KHKT và công nghệ giữa các nước đang phát triển rất mạnh mẽ, tốc độ sản xuất ở các nước cũng đang ngày càng phát triển và lớn mạnh không ngừng. Điều đó kéo theo không ít sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các nước, làm nẩy sinh những vấn đề cần phải có sự phối hợp lẫn nhau giữa các nước thì mới có thể giải quyết triệt để. Xét riêng về lĩnh vực BHLĐ cũng vậy, KHKT phát triển cùng với sự phát triển của các công ty đa quốc gia thì khi đó vấn đề BHLĐ không chỉ còn bó gọn trong một nước mà đã vượt ra khỏi lãnh thổ nước đó đến các quốc gia liên quan trong việc giải quyết các vấn đề về AT-VSLĐ và môi trường. Vì thế, trong thời điểm hiện nay, công tác BHLĐ ngoài 3 tính chất kể trên còn mang tính nữa là tính quốc tế. 4. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG: Để đạt được mục tiêu và thực hiện được tính chất như trên, công tác Bảo hộ lao động phải bao gồm những nội dung chủ yếu sau: +Những nội dung về khoa học kỹ thuật +Những nội dung về xây dựng và thực hiện các luật pháp, chế độ chính sách, thể lệ về Bảo hộ lao động. +Những nội dung về giáo dục, tổ chức, vận động quần chúng làm tốt công tác Bảo hộ lao động. 4.1. Nội dung khoa học kỹ thuật BHLĐ 4.1.1. Kỹ thuật an toàn Kỹ thuật an toàn là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức, kỹ thuật nhằm bảo vệ người lao động khỏi những tác động của những yếu tố nguy hiểm có hại. Để đạt được điều đó, kỹ thuật an toàn yêu cầu đi sâu nghiên cứu, đánh giá tình trạng an toàn, sử dụng các thiết bị, cơ cấu an toàn để bảo vệ Đặng Thái Hà 13 Lớp KTPT 47B Chuyên đề thực tập con người khi làm việc. Việc áp dụng các thành tựu mới của tự động hóa, điều khiển để thay thế các thao tác, cách ly con người khỏi những nguy hiểm, độc hại là một phương hướng hết sức quan trọng của kỹ thuật an toàn. Việc chủ động loại trừ các yếu tố nguy hiểm, có hại ngay từ đầu trong giai đoạn thiết kế, thi công các công trình, thiết bị máy móc là phương hướng mới, tích cực thực hiện việc chuyển từ kỹ thuật an toàn sang an toàn kỹ thuật. 4.1.2. Y học lao động Khoa học y học lao động có nhiệm vụ đi sâu khảo sát, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại phát sinh trong quá trình sản xuất, công tác, nghiên cứu ảnh hưởng của chúng tới cơ thể người lao động. Từ đó khoa học y học lao động có nhiệm vụ đề ra các tiêu chuẩn giới hạn cho phép của các yếu tố có hại, nghiên cứu đề ra các chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý, đề xuất các biện pháp y sinh học và các phương hướng cho các giải pháp để cải thiện điều kiện lao động và đánh giá hiệu quả các giải pháp đó thông qua việc đánh giá các yếu tố và ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động bằng cách so sánh trước và sau khi có giải pháp. Khoa học y học lao động có nhiệm vụ quản lý, theo dõi tình hình sức khỏe người lao động, đề ra các tiêu chuẩn và thực hiện khám tuyển, khám định kì phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp, khám và phân loại sức khỏe và đề xuất các biện pháp để phòng ngừa, điều trị các bệnh nghề nghiệp. 4.1.3. Kỹ thuật vệ sinh Các ngành khoa học về kỹ thuật vệ sinh như thông gió, chống nóng, điều hòa không khí, chống bụi, hơi khí độc, chống ồn, rung động… là những lĩnh vực khoa học chuyên ngành đi sâu nghiên cứu ứng dụng các giải pháp khoa học kỹ thuật để loại trừ các yếu tố có hại trong sản xuất, nhằm xử lí, cải thiện môi trường lao động trong sạch và tiện nghi hơn, nhờ đó người lao động làm việc dễ chịu, thoải mái và có năng suất lao động cao hơn, tai nạn lao động và Đặng Thái Hà 14 Lớp KTPT 47B Chuyên đề thực tập bệnh nghề nghiệp cũng giảm đi. Mỗi một giải pháp kỹ thuật vệ sinh, chống ô nhiễm, cải thiện bảo vệ môi trường xung quanh cũng sẽ góp phần vào việc chống ô nhiễm, cải thiện bảo vệ môi trường toàn cầu. Bởi vậy, BHLĐ và bảo vệ môi trường thực sự là hai khâu của quá trình, gắn bó mật thiết với nhau. 4.1.4. Phương tiện bảo vệ cá nhân Lĩnh vực phương tiện bảo vệ cá nhân có nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế, chế tạo những phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc tập thể người lao động để sử dụng trong sản xuất nhằm chống lại ảnh hưởng xấu của các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất khi mà các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh và kỹ thuật an toàn không giải quyết được triệt để. Ngày nay, trong rất nhiều ngành sản xuất, nhiều loại phương tiện bảo vệ cá nhân (mặt nạ lọc hơi khí độc, các loại kính bảo vệ mắt chống bức xạ có hại, quần áo chống độc…) là những phương tiện thiết yếu được coi là những công cụ không thể thiếu trong quá trình lao động. 4.1.5. Khoa học về Ecgonomi Là môn khoa học nghiên cứu mối quan hệ giữa người và thiết bị, máy móc, môi trường để sao cho con người làm việc trong điều kiện tiện nghi và thuận lợi hơn. Việc áp dụng các thành tựu về Ecgonomi để nghiên cứu, đánh giá thiết bị, công cụ lao động, chỗ làm việc đã cải thiện rõ rệt điều kiện lao động tăng các yếu tố thuận lợi, tiện nghi và an toàn trong lao động, giảm nặng nhọc, TNLĐ, BNN cho người lao động. 4.1.6.Công tác phòng cháy chữa cháy(pccc) : Phòng cháy chữa cháy là một môn khoa học nghiên cứu những nguyên nhân gây ra cháy nổ, đề ra những biện pháp về tổ chức, kỹ thuật phòng chống cháy nổ. Đặng Thái Hà 15 Lớp KTPT 47B Chuyên đề thực tập Vấn đề cháy, nổ hiện nay đang được tất cả mọi người quan tâm bởi nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào và gây tác hại không lường kể cả trong đời sống hàng ngày và trong sản xuất, ảnh hưởng tới đời sống, kinh tế xã hội chung của đất nước. Ngày nay, trong công nghiệp sử dụng các dạng năng lượng phục vụ cho sản xuất thì vấn đề cháy nổ lại càng phải quan tâm đúng mức hơn. Khoa học KTAT về vấn đề phòng cháy chữa cháy nghiên cứu, phân tích, đánh giá nguyên nhân cháy nổ, những tác hại của chúng để từ đó đưa ra các biện pháp phòng chống hữu hiệu giảm tối thiểu tác hại, có thể dập tắt đám cháy nhanh nhất và phổ biến rộng rãi cho người cách phòng chống khi có cháy, nổ xảy ra. 4.2. Nội dung xây dựng và thực hiện luật pháp, chế độ chính sách, tiêu chuẩn quy định về BHLĐ và tổ chức quản lý của nhà nước về BHLĐ Các văn bản pháp luật, chế độ chính sách, tiêu chuẩn, quy định về BHLĐ là sự thể hiện cụ thể đường lối, quan điểm chính sách của Đảng, nhà nước về BHLĐ. Các văn bản này được xây dựng để điều chỉnh các mối quan hệ, xác định trách nhiệm của nhà nước, các tổ chức kinh tế xã hội, người quản lý và NSDLĐ cũng như người lao động trong lĩnh vực BHLĐ, đề ra các chuẩn mực những quy định buộc mọi người phải nhận thức và nghiêm chỉnh thực hiện. Về quản lý nhà nước trong công tác BHLĐ có thể nêu lên những nội dung chủ yếu sau đây: - Nhà nước chỉ đạo việc nghiên cứu xây dựng và cho ban hành các văn bản pháp luật, chế độ chính sách, hướng dẫn quy định về BHLĐ. - Với sự tham gia của các ngành, các cấp và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, nhà nước chỉ đạo việc xây dựng và phê duyệt chương trình quốc gia về BHLĐ và đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước. Đặng Thái Hà 16 Lớp KTPT 47B Chuyên đề thực tập - Thông qua các hệ thống thanh tra về an toàn lao động và thanh tra vệ sinh lao động, nhà nước tiến hành các hoạt động thanh tra, xem xét khen thưởng và xử lý các vi phạm về BHLĐ. 4.3. Nội dung giáo dục huấn luyện về BHLĐ và tổ chức vận động quần chúng làm tốt công tác BHLĐ - Bằng mọi hình thức tuyên truyền giáo dục, huấn luyện cho người lao động thành thạo các yêu cầu về kỹ thuật an toàn trong sản xuất, nhận thức được sự cần thiết phải đảm bảo an toàn, nâng cao hiểu biết về BHLĐ. - Giáo dục ý thức lao động có kỷ luật bảo đảm các quy định an toàn, chống làm bừa làm ẩu. - Vận động quần chúng phát huy sáng kiến hợp lý hóa sản xuất, tự cải thiện điều kiện làm việc. - Tổ chức tốt hoạt động tự kiểm tra BHLĐ tại chỗ làm việc, từng cơ sở sản xuất, đơn vị công tác, xây dựng và củng cố mạng lưới An toàn vệ sinh viên. Để làm tốt nội dung này, tổ chức Công đoàn Việt Nam với vị trí và chức năng của mình đóng vai trò rất quan trọng. Tổ chức Công đoàn là người tổ chức, quản lý và chỉ đạo phong trào quần chúng làm công tác BHLĐ. Đặng Thái Hà 17 Lớp KTPT 47B Chuyên đề thực tập CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO HỘ Ở CÔNG TY MAY 10 HÀ NỘI 1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY MAY 10 HÀ NỘI 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty May 10 là 1 doanh nghiệp nhà nước chuyên sản xuất và kinh doanh hàng dệt may trực thuộc tổng công ty May Việt Nam (VINATEX). Công ty May 10 còn có tên gọi khác là GarCo10. Từ những máy móc thô sơ ban đầu nay Garco 10 đã là một doanh nghiệp mạnh được trang bị máy móc khá hiện đại. Ban đầu công ty May 10 chỉ là một phân xưởng may mặc nhỏ phục vụ quân đội với cái tên là X10,trong cuộc kháng chiến chống Pháp – Mỹ .Sau khi chiến thắng giặc ngoại xâm , xí nghiệp đã được xây dựng với những chiếc máy khâu K221 theo kiểu Liên Xô cũ trong đó có : 253 máy may ,236 máy bang điện kể cả thùa khuy, đính cúc . Năm 1957 -1958 Xí nghiêp. tiến hành nâng số lượng công nhân lao động từ 600 lên 950 nhân công để phục vụ tốt hơn quá trình sản xuất đáp ứng kịp thời các nhu cầu may mặc trong quân đội lúc bấy giờ. Ngày 9-1-1959 Công ty có được vinh dự to lớn là đuợc đón Bác Hồ về thăm công ty cổ động , khích lệ các công nhân quyết tâm ,nỗ lực sản xuất để đóng góp vào quá trình xây dựng và phát triển lại đất nước trong và sau chiến tranh . Ngày 2-6-1961 Xuởng may X10 đã được chuyển sang thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ quản lý và cái tên Công ty May 10 ra đời với số lượng công nhân lúc đó là 1092 công nhân. Năm 1975 Xí nghiệp chuyển hướng sản xuất không chỉ còn là sản xuất phục vụ nhu cầu may mặc trong nước nữa mà đi thêm vào lĩnh vực sản xuất Đặng Thái Hà 18 Lớp KTPT 47B Chuyên đề thực tập xuất khẩu chú trọng chất lượng kĩ càng hơn và tốt hơn nhằm đáp ứng yêu cầu khó tính của thị truờng nước ngoài .Thị truờng bấy giờ chủ yếu là Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu. Từ năm 75-90 Công ty đã góp phần trong công cuộc xây dựng phát triển đất nước sau chiến tranh đem lại nguồn ngoại tệ khá cao với số lượng hàng xuất khẩu chủ yếu là áo Sơ Mi ra thị truờng các nước XHCN từ 4 đến 5 triệu áo một năm. Trong suốt hơn 60 năm qua, lớp lớp các thế hệ công nhân May 10 đã lao động không biết mệt mỏi để xây dựng May 10 từ những nhà xưởng bằng tre, nứa thành một doanh nghiệp mạnh của ngành dệt may Việt Nam. Với 8000 lao động, mỗi năm sản xuất trên 20 triệu sản phẩm chất lượng cao các loại, 80% sản phẩm được xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hồng Kông,… Nhiều tên tuổi lớn của ngành may mặc thời trang có uy tín trên thị trường thế giới đã hợp tác sản xuất với Công ty cổ phần May 10 như Pierre Cardin, GuyLaroche, Maxim, Jacques Britt, Seidensticker, Dornbusch, C&A, Camel, Arrow, .... Công ty đang có những dòng sản phẩm mang nhãn hiệu và đẳng cấp vượt trội như Pharaon, Bigman, Chambray, Freeland, Cleopatre, PrettyWoman, JackHot, MM Teen,.... Với hệ thống nhà xưởng khang trang, máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ sản xuất tiên tiến lại có đội ngũ công nhân lành nghề, đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên gia luôn được đào tạo và bổ sung, hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000, hệ thống quản lý môi trường ISO 14000 và hệ thống trách nhiệm xã hội SA 8000. Đồng thời với việc duy trì và phát triển các quan hệ hợp tác hiện có May 10 luôn sẵn sàng mở rộng hợp tác sản xuất, liên doanh thương mại với khách hàng trong và ngoài nước trên cơ sở giúp đỡ lẫn nhau cùng có lợi. Đặng Thái Hà 19 Lớp KTPT 47B Cæng sau Chuyên đề thực tập Sơ đồ 2. Mặt bằng của Công ty May 10 Ph©n X­ëng KCS Nhµ kho Ph©n xuëng lµ hÊp Ph©n x­ ëng may 4 Ph©n x­ ëng may 5 Phßng kü thuËt Ph©n x­ ëng may 3 Ph©n x­ ëng may 2 Ph©n x­ ëng may 1 Phßng qu¶n lý M¸y ph¸t ®iÖn Phßng b¶o vÖ Nhµ kh¸ch Lèi ®i Đặng Thái Hà 20 Lớp KTPT 47B Chuyên đề thực tập 1.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty May 10 – Hà Nội 1.2.1. Đặc điểm về sản phẩm và thị trường sản phẩm của Công ty Bảng 1: Sản phẩm chủ yếu của Công ty 1 2 3 4 5 6 7 Áo Sơ mi Quần Áo phông Quần áo trẻ em Quần áo BHLĐ Quần áo Thể Thao Quần áo mùa Đông 8 Triệu Chiếc 5 Triệu Chiếc 2,5 Triệu Chiếc 3 Triệu Bộ 1,5 Triệu Bộ 2 Triệu Bộ 3 Triệu Bộ Nguồn: Công ty May 10 Hà Nội Qua đây ta thấy, các sản phẩm của Công ty rất đa dạng và phong phú. Sở dĩ có được thành quả như ngày nay là do Công ty đã làm tốt được công tác quản lý chất lượng sản phẩm và chuyển giao công nghệ. Tất cả các khâu đều được kiểm tra nghiêm ngặt, nếu đạt yêu cầu thì mới được đưa vào khâu tiếp theo. Máy móc thiết bị ngày càng được đổi mới để phù hợp với yêu cầu của thị trường. Do đó, việc sản xuất kinh doanh của Công ty trong các năm qua đều tăng đáng kể. Nhờ vậy thu nhập của người lao động cũng tăng. Bảng 2: Một số chỉ tiêu tổng hợp kết quả HĐKD Năm 2005 – Năm 2007 Đơn vị tính: đồng Đặng Thái Hà 21 Lớp KTPT 47B Chuyên đề thực tập CHỈ TIÊU 2005 2006 2007 Tổng tài sản 595.843.377.832 729.282.974.305 821.829.648.881 Vốn nhà nước 161.827.850.017 167.880.643.138 227.022.549.578 1.055.415.171.603 1.051.996.870.637 1.229.030.308.296 Lợi nhuận trước thuế 30.706.533.258 39.708.606.589 48.795.847.812 Lợi nhuận sau thuế 24.578.079.817 32.063.506.889 40.000.734.405 Nộp ngân sách (đã nộp) 13.579.876.235 22.605.688.833 24.352.716.808 Nợ phải trả 430.363.411.400 557.904.651.115 591.265.641.717 Nợ phải thu 220.856.806.876 281.429.836.724 342.167.466.996 9.090 7.255 7.334 1.825.523 1.974.406 2.389.405 Doanh thu thuần Lao động (người) Thu nhập bình quân (đồng/ng/tháng) * Số liệu năm 2007 đã điều chỉnh theo Biên bản xác định giá trị doanh nghiệp đã được Bộ Công nghiệp phê duyệt. Các chỉ tiêu tài chính này bao gồm số liệu toàn bộ hoạt động của Công ty nhưng không gồm số liệu của các đơn vị hợp tác kinh doanh. Đặng Thái Hà 22 Lớp KTPT 47B Chuyên đề thực tập Tỷ suất lợi nhuận sau thuế LNST/Doanh thu LNST/VCSH 2.33 % 3.05 % 3.25 % 15.19 % 19.10 % 17.62 % 72 % 77 % 72 % 0.33 0.19 0.10 Tình hình tài chính Nợ phải trả/Tổng TS Khả năng thanh toán Tiền/Nợ ngắn hạn Nguồn: Công ty may 10 Hà Nội Với kết quả kinh doanh đã đạt được, Công ty May 10 đã thực hiện đạt và vượt các mục tiêu kế hoạch về sản lượng , doanh thu, thu nhập bình quân của người lao động, đầu tư bổ sung thiết bị mới, xây dựng mở rộng nhà xưởng từng bước đứng vững trên và có uy tín trên thị trường. Để có được kết quả như ngày hôm nay là nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Tổng LĐLĐVN cũng như sự thích ứng nắm bắt kịp thời theo cơ chế thị trường của lãnh đạo Công ty, làm cho Công ty ngày càng phát triển cả về chất và lượng. 1.2.2. Cơ cấu tổ chức, công tác quản lý của Công ty Công ty May 10 là một doanh nghiệp Nhà nước với ngành nghề kinh doanh là may mặc trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ, hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kinh doanh Xã hội chủ nghĩa và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa lợi ích của Công ty, của toàn xã hội và lợi ích của công nhân lao động. Công ty tự bù đắp chi phí, tự trang trải vốn và làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước trên cơ sở tự mình tận dụng năng lực sản xuất và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Bộ máy tổ chức của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng. Đặng Thái Hà 23 Lớp KTPT 47B Chuyên đề thực tập Sơ đồ bộ máy của Công ty May 10 Tổng giám đốc Phòng TC-KT Phòng kinh doanh Giám đốc điều hành Phòng kế hoạch Phòng ban hành chính Phó giám đốc Phòng kế hoạch Phòng kỹ thuật Phòng kỹ thuật Giám đốc điều hành Phòng KCS Văn phòng Ban quản lý xây dựng Trường đào tạo Trong đó: + Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước và cấp trên về mọi hoạt động của Công ty. Đồng thời cũng giải quyết những biến động của Công ty theo đúng kế hoạch, chính sách, đường lối của Nhà nước, là người chịu trách nhiệm trực tiếp về đời sống vật chất tinh thần của cán bộ công nhân trong Công ty. + Phòng tổ chức hành chính: Lập kế hoạch lao động cho toàn Công ty, phân công lao động, ban hành các tiêu chuẩn, định mức, đơn giá tiền, phân lương theo trình độ chuyên môn cán bộ công nhân viên, xây dựng các nội quy, quy chế kỷ luật lao động, đề xuất với giám đốc thực hiện chế Bảo hộ lao động cho công nhân sản xuất. Đặng Thái Hà 24 Lớp KTPT 47B Chuyên đề thực tập + Phòng kế hoạch: Lập kế hoạch thu mua vật tư, xây dựng kế hoạch bảo dưỡng vât tư trong kho, kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, xác định mức tiêu hao vật tư. + Phòng Kĩ Thuật : Chịu trách nhiệm về máy móc, thiết bị của Công ty, lập kế hoạch, dự án mua trang thiết bị mới, đưa dây chuyền công nghệ vào sản xuất. + Phòng kế toán tài vụ: Tổ chức, chỉ đạo, thực hiện công tác kế toán và thống kê, kiểm tra, kiểm soát kinh tế, tài chính. Có trách nhiệm quản lý tài sản, vốn. Thanh tra các hợp đồng kinh tế phát sinh trong sản xuất kinh doanh…Báo cáo tài chính lên cơ quan cấp trên và nộp các khoản ngân sách theo qui định của Nhà nước. 1.2.3. Đặc điểm về máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu của Công ty Đặc điểm máy móc, thiết bị Với nguồn vốn đầu tư ban đầu gần 15 triệu USD nên trong những năm đầu thoát khỏi cơ chế bao cấp Công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc đưa ra thị trường các loại mặt hàng đòi hỏi chất lượng Năm 2002 Công ty May 10 đã đầu tư thêm 450 máy khâu của Nhật mới để hỗ trợ cho việc sản xuất thêm chất lượng. Do vậy mà công suất năm 2002 đã tăng gấp 1,7 lần so với năm 2001 giúp Công ty thêm nhiều đơn đặt hàng và ngày càng có uy tín về chất lượng Đến năm 2005 với việc nhập thêm một số máy vắt chỉ và máy nâng chuyển thì hiện nay Công ty không những cung cấp đủ số lượng theo yêu cầu mà chất lượng ngày càng nâng cao mà còn có thể nhận thêm các đơn đặt hàng khác để tăng thu nhập cho người công nhân và từng bước giúp Công ty thay thế dần các máy móc thiết bị lạc hậu góp phần cải thiện điều kiện làm việc Đặng Thái Hà 25 Lớp KTPT 47B Chuyên đề thực tập cho người lao động, đưa Công ty trở thành một trong những công ty may mặc có uy tín nhất của Ngành may mặc. Bảng 3: Danh sách máy móc thiết bị của Công ty May 10 No. Item 1 Single needle machine (Máy một kim) Double needle machine ( Máy 2 kim) Four needle machine (máy 4 kim) Overlock machine (Máy vắt sổ) Feed-off-the arm machine (Máy cuốn ống) Buttoning machine (Máy đính cúc) Bartack machine (Máy chặn bọ) Button hole machine (Máy thùa) Eye hole machine (Máy thùa đầu tròn) Blind stitch (Máy vắt gấu) Seam sealing marchine (Máy dán đường may) Zigzag machine (Máy Ziczac) lockstitch Automatic pocket welting (Máy bỏ túi cắt chỉ tự động) Interlining died cut machine (Máy dập Mếch) Fusing machine (Máy ép Mếch) cuff turning and pressing (Máy ép lộn cổ) Cuff turning and pressing 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 Đặng Thái Hà Quantity 26 Unit Lớp KTPT 47B Chuyên đề thực tập 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 (Máy lộn ép bác tay) Snap mould marchine (Máy đột cúc) Ironing & Pessing machine (Máy là) Electric boiler and Center electric boiler (Nồi hơi) Ironing table with/without vacumm system (Bàn là) Folding table (Bàn gấp) Round cutter (Máy cắt vòng) Hand cutter (Máy cắt tay) Embroidery machine 20 heads and 12 heads (Máy thêu 24 đầu) Washing machine (Hệ thống giặt) Drying machine (Máy sấy) Eztractor (Máy vắt) Air pressing machine (Máy nén khí) Fabric inspection (Máy quay vải) Mini marker system (Hệ thống giác mẫu) Label weaving machine (Máy dệt nhãn) Suits factory equipment 3 pcs 258 pcs Nguồn: Công ty May 10 Hà Nội Đặc điểm về nguyên vật liệu Nguyên vật liệu là nhân tố không thể thiếu trong hoạt động sản xuất. Với Công ty May 10 thì nguyên vật liệu chủ yếu được nhập từ nước ngoài như mực vải, bông, do đặc điểm của Công ty làm theo đơn đặt hàng nên có đơn Đặng Thái Hà 27 Lớp KTPT 47B Chuyên đề thực tập đặt hàng nhiều thì mua nhiều, tránh để nhiều hàng tồn kho vì đặc thù nguyên vật liệu của Công ty càng để lâu càng không có lợi. Bảng 4: Nguyên vật liệu sử dụng của Công ty May 10 STT 1 2 3 4 5 6 Tên nguyên vật liệu Vải Bông Nhãn , Mác Khuy ,cúc Khoá kéo Chỉ Nơi sản xuất Trung Quốc,Nhật Trung Quốc, Thanh hoá, Thái Bình Việt trì (Công ty giấy Bãi Bằng ) Hà Nội Trung Quốc, Nhật Trung Quốc, Nhật Nguồn: Công ty May 10 Hà Nội 1.2.4. Đào tạo nhân lực Đi đôi với việc đầu tư máy móc thiết bị, xây dựng mở rộng nhà xưởng, Công ty cũng duy trì việc tuyển thêm công nhân lao động nhằm trẻ hoá đội ngũ lao động cũng như nâng cao tay nghề. Cho đến thời điểm hiện nay Công ty có hơn 3000 công nhân. Đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn cao, hầu hết được đào tạo qua các trường đại học trong và ngoài nước. Công ty cũng đã và đang cùng với trường kĩ thuật in tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ công nhân để nâng cao tay nghề thích nghi với máy móc thiết bị và công nghệ tiên tiến. Trong những năm qua, Công ty liên tục tổ chức các cuộc thi nâng bậc thợ nhằm đánh giá lại tay nghề công nhân. Hình thức này đã thiết thực, khuyến khích toàn thể công nhân viên thi đua phấn đấu để nâng cao tay nghề, trình độ. Bên cạnh cập nhật nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, CBCNVC của công ty còn phải được thường xuyên rèn luyện nếp văn hóa của công ty, vì xây dựng môi trường văn hóa cơ sở là góp phần thực hiện thắng lợi cuộc vận động: " Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" ở nước ta hiện Đặng Thái Hà 28 Lớp KTPT 47B Chuyên đề thực tập nay. Với niềm tự hào là được làm việc trong môi trường tốt nhất, trong phong cách lề lối làm việc công nghiệp, mối quan hệ, ngoại giao, sự mẫu mực trong giao tiếp, sự lịch lãm trong đối xử để khi giao lưu với bên ngoài, khách hàng sẽ có một cái nhìn tin tuởng và nể phục. Cái quan trọng nhất ở đây chính là tạo vấn đề lòng tin – một động cơ thành tựu để phát triển kinh tế thì phải có nền văn hóa vững chắc, đó chính là lòng tin kiên định của toàn thể CBCNV trong công ty nói riêng và lòng tin dân tộc nói chung. 1.2.5. Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty May 10 Để quản lý được chất lượng của sản phẩm, cũng là để giữ uy tín với khách hàng, Công ty đã lập ra một quy trình công nghệ nhằm thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh khép kín. Khách hàng đến đặt in qua phòng quản lý tổng hợp, sau khi giá cả đã được thoả thuận, các thủ tục pháp lý như: giấy giới thiệu, giấy đăng kí chất lượng, mẫu đầy đủ. Phòng quản lý tổng hợp tập hợp đồng trình giám đốc ký duyệt, căn cứ vào hợp đồng đã được hai bên kí kết, phòng quản lý tổng hợp lập lệnh sản xuất để triển khai sản xuất bắt đầu từ vải và phụ kiện đến may và cuối cùng sản phẩm may được hoàn thành, kiểm tra chất lượng và đóng gói ở khâu hoàn thành, sản phẩm hoàn chỉnh được nhập kho thành phẩm. Tại kho thành phẩm chuyển sản phẩm tương ứng về phòng kế toán tài vụ để kiểm tra chuyển giao thành phẩm quyết toán hợp đồng và giao hàng cho khách hàng. Quy trình công nghệ được thực hiện nghiêm chỉnh sẽ cho sản phẩm đạt chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu khách hàng và sự cạnh tranh trên thị trường. Do đó Công ty đã đặt ra một quy trình công nghệ hợp lý của từng công đoạn như sau: Đặng Thái Hà 29 Lớp KTPT 47B Chuyên đề thực tập Quy trình sản xuất tại công ty May 10 Kho tập trung nguyên vật liệu Xếp vải , ráp mẫu , cắt Xưởng may Hoàn thiện , cắt chỉ (KCS) KCS Giặt mài , là hơi Khâu hoàn thành Kho thành phẩm Nhà máy bố trí sản xuất theo mô hình khép kín từ khâu tập trung nguyên vật liệu đến sản phẩm.Mấy năm gần đây thị trường trong nước và ngoài nước yêu cầu chất lượng sản phẩm phải cao do đó đòi hỏi công nghệ May ngày càng phải đổi mới đáp ứng yêu cầu mới. +Khâu Cắt : Nhà may dùng máy cắt vòng có hút khí trên bàn cắt (do vải có chất Fomaldehyt là chất chống nấm mốc vải có gây độc đến con người ) đảm bảo được độ chính xác , các máy cắt đẩy dùng bằng tay loại tiên tiến có lực cắt khoẻ , tốc độ cao . Đặng Thái Hà 30 Lớp KTPT 47B Chuyên đề thực tập + Khâu May : Máy may được sử dụng phần lớn là loại máy hiện đại tốc độ cao các loại máy chu yếu của Nhật loại máy 2 kim , máy thùa đầu tròn , máy vắt sổ… + Khâu Hoàn Thành : Được chú trọng vì đây là khâu làm tôn vẻ đẹp cho sản phẩm và bao gồm các công đoạn : là sản phẩm ( nhà máy dùng hệ thống hơI để bảo đảm sản phẩm không bị nhăn ) đóng túi nilon ,cho hàng vào thùng bìa cát tông .Khâu hoàn thành được trang bị các súng bắn nhãn mác , máy dò dị vật trong sản phẩm. 1.2.6. Định hướng phát triển của Công ty hiện nay và các năm tiếp theo Định hướng của Công ty là trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở củng cố và phát triển thương hiệu May 10. Điều đó được thể hiện bằng các chính sách: - Thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng. - Tăng cường tinh thần trách nhiệm, tính chủ động, sáng tạo, phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế của Công ty. - Đảm bảo môi trường ngày càng xanh, sạch, đẹp. - Vì lợi ích của mỗi thành viên và cộng đồng. - Xây dựng Công ty trở thành một điển hình văn hóa Doanh nghiệp. Định hướng phát triển năm 2007- 2010 • Tiếp tục kiện toàn tổ chức hoạt động của công ty theo hướng đa dạng hóa hoạt động kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển trong tình hình mới. • Giữ vững danh hiệu Doanh nghiệp dệt may tiêu biểu nhất của ngành dệt may Việt Nam. Xây dựng May 10 trở thành trung tâm thời trang của Việt Nam. Đặng Thái Hà 31 Lớp KTPT 47B Chuyên đề thực tập • Đa dạng hóa sản phẩm, chuyên môn hóa sản xuất, đa dạng hóa ngành hàng, phát triển dịch vụ, kinh doanh tổng hợp. Tư vấn, thiết kế và trình diễn thời trang. • Nâng cao năng lực quản lý toàn diện, đầu tư các nguồn lực, chú trọng vào việc phát triển yếu tố con người, yếu tố then chốt để thực hiện thành công các nhiệm vụ trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. • Tiếp tục thực hiện triệt để hệ thống tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000, ISO 14000 và SA 8000 • Xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty, nhãn hiệu hàng hóa, mở rộng kênh phân phối trong nước và quốc tế. • Xây dựng nền tài chính lành mạnh. • Bằng nhiều biện pháp tạo điều kiện và có chính sách tốt nhất chăm lo đời sống và giữ người lao động Quý 1 năm 2009, tình hình kinh tế và khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty. Tuy nhiên, Tổng công ty đã cố gắng phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch ngay trong quý 1 năm 2009 cụ thể như sau : ST T 1 2 3 4 Thực hiện Chỉ tiêu Doanh thu Lợi nhuận Lợi nhuận sau thuế Thu nhập BQ người ĐVT quý Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng Đồng 1/2008 267.74 17.29 12.72 2,025,000 Kế hoạch Thực hiện quý 2009 1/2009 1,470.000 65.00 52.00 343.00 19.00 15.70 2,296,000 LĐ Nguồn: Công ty May 10 Hà Nội Đặng Thái Hà 32 Lớp KTPT 47B Chuyên đề thực tập Để đạt được những kết quả khả quan như trên, ngay từ đầu năm, công ty đã thực hiện hàng loạt các biện pháp mang tính chiến lược, cụ thể : • Về Công tác quản trị doanh nghiệp. - Tăng cường công tác quản lý, tiến hành tái cơ cấu lại tổ chức, sắp xếp lại các phòng ban chức năng, sát nhập các xí nghiệp sản xuất theo phương châm “ Tinh gọn, hiệu quả, chuyên môn hóa”. - Áp dụng triệt để các biện pháp tiết kiệm toàn diện, đặc biệt là tiết kiệm chi phí sản xuất, chi phí tiêu thụ. Thực hiện tốt công tác quản trị chi phí. - Việc áp dụng công nghệ sản xuất mới theo phương pháp công nghệ Lean từ năm 2008 đến nay đã phát huy tác dụng làm cho năng suất lao động nâng cao rõ rệt ( tăng bình quân 20% so với trước đây). - Thực hiện đầu tư chiều sâu bằng các máy móc thiệt bị chuyên dùng nhằm thay thế cho việc sử dụng nhiều lao động đồng thời đáp ứng yêu cầu chất lượng ngày càng cao của khách hàng. • Đối với công tác phát triển thị trường. - Đối với thị trường Xuất khẩu : Công ty duy trì thị trường xuất khẩu hiện có bằng các đơn hàng khó, chất lượng cao, có giá trị xuất khẩu lớn, tập trung nâng cao các đơn hàng đi vào thị trường Nhật Bản nhằm bù đắp cho sự sụt giảm của thị trường Mỹ. Tính đến hết quý 1/ 2009, công ty đã đạt được mục tiêu đề ra, với kết quả là cơ cấu thị trưởng xuất khẩu đạt được như sau : thị trường Nhật Bản : 33,3%, thị trường Mỹ : 23%, thị trường EU : 26,5% và các thị trường khác là 17,2 %. - Đối với thị trường Nội địa : Công ty vẫn giữ vững được danh hiệu “ Doanh nghiệp tiêu biêu ngành Dệt May Việt Nam lần thứ 5” và đạt luôn danh hiệu này 5 năm liên tiếp do Hiệp Hội Dệt May Việt Nam phối hợp cùng với Thời báo Kinh tế Sài Gòn tổ chức bình chọn. Tổng Công ty cũng đã đạt thêm giải thưởng “ Thương hiệu mạnh Việt Nam ” do Thời báo Kinh tế Đặng Thái Hà 33 Lớp KTPT 47B Chuyên đề thực tập Việt Nam tổ chức bình chọn. Ngoài ra, Tổng Công ty còn đạt được giải thưởng “ Doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường Nội địa tốt nhất” do Tập Đoàn Dệt May Việt Nam trao tặng. Doanh thu tiêu thụ Nội địa không ngừng tăng lên, đó chính là kết quả thành công của chiến lược phát triển và bảo vệ thương hiệu của Tổng công ty. 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY MAY 10 – HÀ NỘI Thực hiện theo thông tư số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT- TLĐLĐVN ngày 31/10/1998. Hàng năm, Công ty May 10 Hà Nội khi lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, đồng thời lập kế hoạch BHLĐ căn cứ vào nhiệm vụ phương hướng, kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty và có sự tham gia của lãnh đạo Công ty, công đoàn và phòng ban có liên quan. Ban BHLĐ có trách nhiệm tiếp thu ý kiến của các đơn vị, từ đó lên kế hoạch BHLĐ trong toàn Công ty, trình lên giám đốc xét duyệt để triển khai thực hiện kế hoạch này được ghi rõ tên công việc, nơi thực hiện, thời gian hoàn thành và dự trù kinh phí, số lượng để đảm bảo tính khả thi của nó. Nội dung của kế hoạch BHLĐ gồm: - Các biện pháp về KTAT và PCCC. - Các biện pháp về KTVSLĐ và cải thiện ĐKLĐ - Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân - Chính sách chế độ - Tuyên truyền huấn luyện về BHLĐ. - Chăm sóc sức khoẻ cho người lao động, phòng ngừa TNLĐ, BNN Nội dung kế hoạch BHLĐ phải đảm bảo các yêu cầu sau: Phải đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị, ngăn ngừa TNLĐ, BNN, đảm bảo ATLĐ trong lao động. Đặng Thái Hà 34 Lớp KTPT 47B Chuyên đề thực tập Công việc phải cụ thể rõ ràng, khả thi, bao gồm cả nội dung kinh phí vật tư, thời gian hoàn thành và công tác phân công tổ chức thực hiện. Các đối tượng có trách nhiệm thực hiện tổ chức, tiến hành công việc, sau đó báo lên cấp trên về kết quả thực hiện, ban ATLĐ có trách nhiệm giúp đỡ các đơn vị thực hiện triển khai kế hoạch BHLĐ 2.1. Nội dung về khoa học kĩ thuật an toàn tại Công ty May 10 – Hà Nội 2.1.1. Kỹ thuật an toàn BHLĐ 2.1.1.1. An toàn điện Nguồn cung cấp điện cho Công ty là nguồn điện quốc gia 6KV, toàn Công ty có một trạm biến áp để phục vụ thắp sáng và chạy máy. Do sử dụng điện áp lớn nên các máy móc, thiết bị sản xuất đều được nối đất, nối không bảo vệ. Công ty đã ban hành các văn bản quy định việc sử dụng điện an toàn như: + Người được đào tạo và huấn luyện về kĩ thuật an toàn điện, kỹ thuật điện có trách nhiệm mới được tiến hành lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện và thiết bị tiêu hao điện. + Người lao động không được tuỳ tiện sử dụng các thiết bị điện, thiết bị tiêu hao điện vào mục đích khác như: đun nước, nấu ăn.Tránh các thiết bị tiêu hao làm việc khi không có người. Không vận chuyển nguyên vật liệu bằng xe đè lên hệ thống đường dây điện. Hàng năm Công ty đều mời các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra tính cách điện của các máy móc sử dụng điện để có biện pháp khắc phục, đảm bảo an toàn cho người lao động. Đặng Thái Hà 35 Lớp KTPT 47B Chuyên đề thực tập STT STT Bảng 5: Kết quả đo điện trở máy móc thiết bị ở Công ty Tên điểm đo Điện trở đo Điện trở tính Tên điểm đo Điện trở (Ω)Điện trở đo tính 1 2 1 I 2 1 3 II 4 1 5 2 Điểm mô tơ Điểm vỏ máy Điểm đo số 1 Phòng Kĩ Thuật Điểm đo số 2 Bàn điều khiển Điểm đo số 3 Phân xuởng Chuyền may Điểm đo số 4 Máy chuyền 1 Điểm đo số 5 Máy chuyền 2 3 III Máy chuyền 3 Phân xưởng May Máy Xén Điểm mô tơ Điểm vỏ máy Máy xén 1 mặt Trung Quốc Điểm mô tơ Điểm vỏ máy Máy Cắt Điểm mô tơ Điểm vỏ máy Máy khâu chỉ Điểm mô tơ Điểm vỏ máy Các Phân Xưởng Khác Phân Xưởng là , hấp Giặt mài là hơi Cắt chỉ (KCS) Nhà Kho + 1 2 + 1 2 + 1 2 + 1 2 IV + + + + (Ω) 2,5 2,5 3,1 2,5 2,5 0,8 (Ω) 0,8 1,0 1,0 1,0 1,0 3,0 3,0 3,6 3,0 3,0 Kết quả (Ω) Kết quả 1,0 1,0 Đạt Đạt 1,2 Đạt 1,2 Đạt 1,2 Đạt 1,2 Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt 1,0 1,2 Đạt 2,0 2,0 2,4 2,4 Đạt Đạt 1,5 2,0 1,8 2,4 Đạt Đạt 1,0 1,0 1,2 1,2 Đạt Đạt 1,0 1,0 1,2 1,2 Đạt Đạt 1,6 1,6 1,6 1,6 1,8 1,8 1,8 1,8 Đạt Đạt Đạt Nguồn: Công ty May 10 Hà Nội Bảng 6: Kết quả đo điện trở hệ thống chống sét ở Công ty Đặng Thái Hà 36 Lớp KTPT 47B Chuyên đề thực tập Nguồn: Công ty May 10 Hà Nội (Điện trở cho phép [...]... CễNG TY MAY 10 H NI 1 KHI QUT V TèNH HèNH SN XUT KINH DOANH CA CễNG TY MAY 10 H NI 1.1 Quỏ trỡnh hỡnh thnh v phỏt trin ca Cụng ty Cụng ty May 10 l 1 doanh nghip nh nc chuyờn sn xut v kinh doanh hng dt may trc thuc tng cụng ty May Vit Nam (VINATEX) Cụng ty May 10 cũn cú tờn gi khỏc l GarCo10 T nhng mỏy múc thụ s ban u nay Garco 10 ó l mt doanh nghip mnh c trang b mỏy múc khỏ hin i Ban u cụng ty May 10. .. c ch th trng ca lónh o Cụng ty, lm cho Cụng ty ngy cng phỏt trin c v cht v lng 1.2.2 C cu t chc, cụng tỏc qun lý ca Cụng ty Cụng ty May 10 l mt doanh nghip Nh nc vi ngnh ngh kinh doanh l may mc trc thuc B Cụng nghip nh, hot ng theo nguyờn tc hch toỏn kinh doanh Xó hi ch ngha v gii quyt ỳng n mi quan h gia li ớch ca Cụng ty, ca ton xó hi v li ớch ca cụng nhõn lao ng Cụng ty t bự p chi phớ, t trang tri... nõng cao m cũn cú th nhn thờm cỏc n t hng khỏc tng thu nhp cho ngi cụng nhõn v tng bc giỳp Cụng ty thay th dn cỏc mỏy múc thit b lc hu gúp phn ci thin iu kin lm vic ng Thỏi H 25 Lp KTPT 47B Chuyờn thc tp cho ngi lao ng, a Cụng ty tr thnh mt trong nhng cụng ty may mc cú uy tớn nht ca Ngnh may mc Bng 3: Danh sỏch mỏy múc thit b ca Cụng ty May 10 No Item 1 Single needle machine (Mỏy mt kim) Double needle... ty May 10 H Ni c im v nguyờn vt liu Nguyờn vt liu l nhõn t khụng th thiu trong hot ng sn xut Vi Cụng ty May 10 thỡ nguyờn vt liu ch yu c nhp t nc ngoi nh mc vi, bụng, do c im ca Cụng ty lm theo n t hng nờn cú n ng Thỏi H 27 Lp KTPT 47B Chuyờn thc tp t hng nhiu thỡ mua nhiu, trỏnh nhiu hng tn kho vỡ c thự nguyờn vt liu ca Cụng ty cng lõu cng khụng cú li Bng 4: Nguyờn vt liu s dng ca Cụng ty May 10. .. doanh ca Cụng Ty May 10 H Ni 1.2.1 c im v sn phm v th trng sn phm ca Cụng ty Bng 1: Sn phm ch yu ca Cụng ty 1 2 3 4 5 6 7 o S mi Qun o phụng Qun ỏo tr em Qun ỏo BHL Qun ỏo Th Thao Qun ỏo mựa ụng 8 Triu Chic 5 Triu Chic 2,5 Triu Chic 3 Triu B 1,5 Triu B 2 Triu B 3 Triu B Ngun: Cụng ty May 10 H Ni Qua õy ta thy, cỏc sn phm ca Cụng ty rt a dng v phong phỳ S d cú c thnh qu nh ngy nay l do Cụng ty ó lm tt... trin cỏc quan h hp tỏc hin cú May 10 luụn sn sng m rng hp tỏc sn xut, liờn doanh thng mi vi khỏch hng trong v ngoi nc trờn c s giỳp ln nhau cựng cú li ng Thỏi H 19 Lp KTPT 47B Cổng sau Chuyờn thc tp S 2 Mt bng ca Cụng ty May 10 Phân Xưởng KCS Nhà kho Phân xuởng là hấp Phân xư ởng may 4 Phân xư ởng may 5 Phòng kỹ thuật Phân xư ởng may 3 Phân xư ởng may 2 Phân xư ởng may 1 Phòng quản lý Máy phát điện... (Cụng ty giy Bói Bng ) H Ni Trung Quc, Nht Trung Quc, Nht Ngun: Cụng ty May 10 H Ni 1.2.4 o to nhõn lc i ụi vi vic u t mỏy múc thit b, xõy dng m rng nh xng, Cụng ty cng duy trỡ vic tuyn thờm cụng nhõn lao ng nhm tr hoỏ i ng lao ng cng nh nõng cao tay ngh Cho n thi im hin nay Cụng ty cú hn 3000 cụng nhõn i ng cỏn b qun lý cú trỡnh chuyờn mụn cao, hu ht c o to qua cỏc trng i hc trong v ngoi nc Cụng ty. .. NG CA CễNG TY MAY 10 H NI Thc hin theo thụng t s 14/1998/TTLT-BLTBXH-BYT- TLLVN ngy 31 /10/ 1998 Hng nm, Cụng ty May 10 H Ni khi lp k hoch sn xut kinh doanh, ng thi lp k hoch BHL cn c vo nhim v phng hng, k hoch sn xut kinh doanh ca Cụng ty v cú s tham gia ca lónh o Cụng ty, cụng on v phũng ban cú liờn quan Ban BHL cú trỏch nhim tip thu ý kin ca cỏc n v, t ú lờn k hoch BHL trong ton Cụng ty, trỡnh lờn... 9-1-1959 Cụng ty cú c vinh d to ln l uc ún Bỏc H v thm cụng ty c ng , khớch l cỏc cụng nhõn quyt tõm ,n lc sn xut úng gúp vo quỏ trỡnh xõy dng v phỏt trin li t nc trong v sau chin tranh Ngy 2-6-1961 Xung may X10 ó c chuyn sang thuc B Cụng nghip nh qun lý v cỏi tờn Cụng ty May 10 ra i vi s lng cụng nhõn lỳc ú l 109 2 cụng nhõn Nm 1975 Xớ nghip chuyn hng sn xut khụng ch cũn l sn xut phc v nhu cu may mc trong... ca Cụng ty theo ỳng k hoch, chớnh sỏch, ng li ca Nh nc, l ngi chu trỏch nhim trc tip v i sng vt cht tinh thn ca cỏn b cụng nhõn trong Cụng ty + Phũng t chc hnh chớnh: Lp k hoch lao ng cho ton Cụng ty, phõn cụng lao ng, ban hnh cỏc tiờu chun, nh mc, n giỏ tin, phõn lng theo trỡnh chuyờn mụn cỏn b cụng nhõn viờn, xõy dng cỏc ni quy, quy ch k lut lao ng, xut vi giỏm c thc hin ch Bo h lao ng cho cụng ... cao su ụi 531 Ngun: Cụng ty May 10 H Ni Trong nhng nm gn õy, Cụng ty ó t chc may o qun ỏo Bo h lao ng cho ngi lao ng m bo qun ỏo Bo h lao ng va khụng gõy vng vớu cho ngi lao ng quỏ trỡnh sn xut... THC TRNG CễNG TC BO H CễNG TY MAY 10 H NI KHI QUT V TèNH HèNH SN XUT KINH DOANH CA CễNG TY MAY 10 H NI 1.1 Quỏ trỡnh hỡnh thnh v phỏt trin ca Cụng ty Cụng ty May 10 l doanh nghip nh nc chuyờn... vic cho ngi lao ng ti cụng ty i tng v phm vi nghiờn cu i tng nghiờn cu l ngi lao ng v cụng tỏc bo h lao ng ti doanh nghip Phm vi nghiờn cu l ngi lao ng v cụng tỏc bo h lao ng ti cụng ty May 10

Ngày đăng: 01/10/2015, 16:21

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG CHUYÊN ĐỀ

  • LỜI NÓI ĐẦU

    • 1. MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA VÀ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG

    • 2. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA :

    • 3. TÍNH CHẤT CỦA CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG :

    • 4. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG:

    • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO HỘ Ở

    • CÔNG TY MAY 10 HÀ NỘI

      • 1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY MAY 10 HÀ NỘI

      • Bảng 2: Một số chỉ tiêu tổng hợp kết quả HĐKD Năm 2005 – Năm 2007

        • Sơ đồ bộ máy của Công ty May 10

        • 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY MAY 10 – HÀ NỘI

          • 2.1.1.1. An toàn điện

            • Bảng 5: Kết quả đo điện trở máy móc thiết bị ở Công ty

            • 2.1.2.1.Vi khí hậu

              • a. Tiếng ồn và rung động

              • b. Bụi:

              • c. Hệ thống chiếu sáng

              • e. Nước thải và chất thải ở Công ty

              • 2.1.3.1.Báo cáo tình hình TNLĐ- BNN và biện pháp phòng chống :

              • 2.1.3.2. Công tác chăm sóc sức khoẻ cho người lao động tại công ty May 10 :

              • 2.1.3.3. Ecgômmic

              • 2.2.2.1. Chế độ đối với lao động nữ:

              • 2.2.2.2. Lương thưởng:

              • 2.2.2.3. Thời gian làm việc và nghỉ ngơi:

              • 2.2.2.4. Chế độ bồi dưỡng ca ba và bồi dưỡng độc hại:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan