Tác động của hiệp định TPP tới các nền kinh tế thành viên quan điểm của báo chí độc lập phương tây

8 382 1
Tác động của hiệp định TPP tới các nền kinh tế thành viên  quan điểm của báo chí độc lập phương tây

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

... (Bullying) Th by, mc ớch chớnh tr quõn s ca TPP hin l mt n s Cỏc nc hin ang m phỏn TPP u bao quanh Trung Quc v ớt nhiu chu nh hng ca M Do ú cú nhiu ý kin cho rng TPP trờn thc t ang l mt t chc cú mc ớch... tht v tiờu biu cho ch ngha t bn hin i Mt c im cn chỳ ý v mt nhón quan quan h quc t ca bỏo c lp l h thng cú xu hng quan sỏt cỏc mi quan h quc t theo hng tỏch bch rừ rng gia cỏc quc gia v cỏc nhúm... ninh, chớnh tr, kinh t v xó hi ca cỏc nc thnh viờn ng thi, bi vit s a nhng ỏnh giỏ cỏc quan im ca bỏo gii c lp ó nờu trờn a kt lun v tớnh chớnh ỏng, hp lý v tin cy ca nhng ý kin ú Quan im ca bỏo

Nghiªn cøu khoa häc Kinh tÕ – x· héi T¸c ®éng cña hiÖp ®Þnh tpp tíi c¸c nÒn kinh tÕ thµnh viªn: Quan ®iÓm cña b¸o chÝ ®éc lËp ph-¬ng t©y NguyÔn tuÊn linh* Tóm tắt: Là những cơ quan không trực thuộc và không được tài trợ bởi các nhà nước hay các tập đoàn, lực lượng báo chí độc lập đã tạo dựng cho mình một góc nhìn độc đáo đối với tiến trình và hệ lụy của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Những chỉ trích và cảnh báo gay gắt của họ đối với những mối đe dọa mà TPP có thể mang tới rất đáng được quan tâm và cần được nghiên cứu một cách tỉ mỉ và nghiêm túc nhằm bổ sung cho những đánh giá về tác động mà TPP mang tới cho các nước thành viên. Bài viết này nhằm mục đích xem xét một số quan điểm của báo giới độc lập về TPP và đồng thời so sánh và đối chiếu với đánh giá của Việt Nam đối với hiệp định quan trọng này. Từ khóa: Hiệp định TPP, Tác động, Các nền kinh tế thành viên, Báo chí độc lập 1. Đặt vấn đề * “Báo chí độc lập” (Independent journalism) là một khái niệm không mới nhưng cũng không phổ biến rộng rãi trong truyền thông phương Tây. Hiện nay, phần lớn truyền thông phương Tây nằm trong tay một số tập đoàn tư bản lớn của Hoa Kỳ và Châu Âu. Các tập đoàn này thường thông qua hệ thống vận động hành lang và các biện pháp khác để gây ảnh hưởng tới chính giới vì giữa giới cầm quyền và truyền thông chính thống (mainstream) của phương Tây có những tương tác nhất định. Chính sự tương tác này khiến cho các hãng truyền thông lớn của phương Tây trên thực tế không thể đảm bảo chắc chắn sự khách quan, chính xác và không bỏ sót thông tin, đặc biệt là trong các vấn đề chính trị – kinh tế – xã hội nhạy cảm. Hiện tượng này đã làm xuất hiện nhu cầu về một thể loại thông tin truyền thông mang tính độc lập và khách quan, không nhận tài trợ từ các tập đoàn tư bản lớn, không thuộc biên chế của các cơ quan nhà nước và do đó không chịu ảnh hưởng của bất kỳ cơ quan hay tập đoàn kinh tế nào. Đó chính là lý do dẫn đến sự ra đời của báo chí độc lập. Báo chí độc lập thường có quan điểm phê bình và chỉ trích những chính sách của chính quyền, đặc biệt là chính sách đối nội và đối ngoại của phương Tây mà báo chí chính thống thường không nhắc tới hoặc nhắc tới rất ít. Ví như về tình hình các điểm nóng có sự hiện diện của phương Tây như Iraq, * ThS, Viện Nghiên cứu chiến lược ngoại giao, Học viện Ngoại giao Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 12(166) 12-2014 21 Nghiªn cøu khoa häc Afghanistan, Syria, Lybia1. Tuy ảnh hưởng của báo chí độc lập không lớn do kinh phí eo hẹp và những quan điểm không mang tính chính thống, nhưng một số không nhỏ trong số những bài báo đã đưa ra những quan điểm và những lý luận thuyết phục, hợp lý, khoa học và trên hết là đề cập tới những mặt trái của xã hội mà báo chí chính thống không đưa ra. Việc đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ngay từ đầu đã xuất hiện một số yếu tố khiến cho báo chí độc lập đặt dấu hỏi về sự minh bạch, hợp lý cũng như những hệ quả của hiệp định này nếu được ký kết. Do vậy, bài viết này sẽ nghiên cứu quan điểm của báo chí độc lập về tác động của TPP tới an ninh, chính trị, kinh tế và xã hội của các nước thành viên. Đồng thời, bài viết sẽ đưa ra những đánh giá các quan điểm của báo giới độc lập đã nêu trên để đưa ra kết luận về tính chính đáng, hợp lý và tin cậy của những ý kiến đó. 2. Quan điểm của báo chí độc lập phương Tây về tác động của Hiệp định TPP tới các nước thành viên Thứ nhất, Hiệp định TPP, nếu đàm phán thành công và được ký kết, sẽ là một khối thị trường tự do lớn nhất thế giới về quy mô GDP và dân số thế giới2 với các điều kiện 1 Ngoài ra, báo chí độc lập cũng có những quan điểm phê bình mạnh mẽ chiến lược lũng đoạn của các tập đoàn tư bản, những sai phạm về pháp luật cũng như về phạm trù đạo đức của các tập đoàn này, mặt trái của toàn cầu hóa, những vấn đề về môi trường và các phạm trù có liên quan. Hay nói cách khác, “trong thời đại thông tin đại chúng sai sự thật, trọng tâm của chúng tôi là tập trung vào 'những sự thật không được nhắc tới” (Center for Research on Globalization, 2014, About Independent journalism ://www.globalresearch.ca/about). 2 Johnson (2013), “Secret Negotiations”: The TransPacific Partnership (TPP) – A Corporate Takeover?, http://www.globalresearch.ca/secret-negotiations-thetrans-pacific-partnership-agreement-tpp-a-corporate- 22 khắt khe nhất và phạm vị rộng nhất từ trước đến nay. Đây được coi là một hiệp định khu vực mậu dịch tự do chưa từng có tiền lệ và sẽ trở thành khối mậu dịch chung có nền tảng chênh lệch nhất từ xưa tới nay. Với số thành viên khá lớn trải dài khắp ba châu lục bên bờ Thái Bình Dương, mỗi nước lại có bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội rất không đồng đều, TPP có thể ví như một bức tranh ghép từ những mảnh ghép có kích cỡ khác nhau mà để ghép nên một bức tranh hoàn chỉnh từ những miếng ghép như vậy đòi hỏi những “cắt dán” rất công phu. Điều đó hàm ý rằng để có thể đi tới ký kết được Hiệp định đòi hỏi các nước thành viên phải đàm phán rất khó khăn và mất nhiều thời gian và phải có những điều chỉnh và nhượng bộ nhất định. Thứ hai, vai trò của các tập đoàn đa quốc gia trong đàm phán TPP đã được đẩy lên mức độ cao chưa từng có. Không thể bàn về ảnh hưởng của sự lũng đoạn của các tập đoàn đa quốc gia mà không nhắc tới trường phái kinh tế học Tân tự do (Neoliberalism). Trường phái này cho rằng nền kinh tế tư bản tự do phi điều tiết sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật và con người ở mức độ tối ưu. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, trường phái Tân tự do được sự ủng hộ nhiệt tình của các tập đoàn tư bản lớn, bởi lẽ luồng tư tưởng này tạo điều kiện cho các tập đoàn này có thể tự do cạnh tranh với các đối thủ trên toàn cầu và thu được lợi nhuận tối đa mà không phải takeover/5335348; Saiki (2013), Militarization and The Trans-Pacific “Strategic Economic” Partnership: A Secret Deal Negotiated behind Closed Doors, http://www.globalresearch.ca/militarization-and-the-transpacific-strategic-economic-partnership/5357556. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 12(166) 12-2014 Nghiªn cøu khoa häc chịu áp lực của sự điều tiết nhà nước3. Báo giới độc lập cho rằng tư tưởng Tân tự do có ảnh hưởng rất lớn và là động cơ đằng sau quá trình toàn cầu hóa sâu rộng ngày nay nói chung và TPP nói riêng. Đối với các nước đang phát triển, việc tham gia vào TPP sẽ tạo ra một áp lực lớn chưa từng có đối với các doanh nghiệp trong nước. Đồng thời, việc mở cửa thị trường cũng cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tự do mua bán cổ phần của các doanh nghiệp trong nước ở mức độ cũng chưa từng có tiền lệ. Đây là một điều hết sức có hại, nhất là ở các lĩnh vực nhạy cảm về an ninh quốc gia. Thứ ba, quá trình đàm phán TPP là một quá trình kín: ngay cả Quốc hội Mỹ cũng không được biết về nội dung bàn thảo, mà chỉ có một đội ngũ gồm 600 đại diện của giới tài phiệt Mỹ được tham gia4. Đối với một xã hội mở (ít nhất là trên danh nghĩa) như Mỹ, đây là một điều vô tiền khoáng hậu5; Đồng thời, căn cứ vào những đoạn biên bản đàm phán TPP được Wikileak tiết lộ, những tập đoàn tư bản đầu tư trực tiếp vào các nước và vùng lãnh thổ sẽ có rất nhiều quyền lợi có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới chủ quyền và quyền tự quyết của các quốc gia thành viên. Ví dụ, họ sẽ có quyền kiện ngược lại các quốc gia thành viên nếu các quốc gia này tiến hành bất cứ hành động nào gây phương hại tới lợi 3 Kotz, 2002, Globalization and Neoliberalism, Rethinking Marxism, Volume 12, Number 2, Summer 2002, pp. 64-7, http://people.umass.edu/dmkotz/Glob_and_NL_02.pdf. 4 Johnson (2013), Tlđd; Bowie (2013), The Trans-Pacific Partnership (TPP), An Oppressive US-led Free Trade Agreement, a Corporate Power Tool of the 1%, http://www.globalresearch.ca/the-trans-pacific-partnersh ip-tpp-an-oppressive-us-led-free-trade-agreement-a-cor pora te-power-tool-of-the-1/5329497. 5 Bowie (2013), Tlđd. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 12(166) 12-2014 nhuận của các tập đoàn đó, cho dù hành động đó có phù hợp luật pháp nước sở tại hay không6. Trên thực tế đã có một số không nhỏ các vụ kiện do các công ty nước ngoài đâm đơn kiện các nước sở tại do “xâm phạm” tới lợi nhuận của họ và thắng kiện7. Như vậy, theo TPP, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được tạo điều kiện để né tránh các điều luật của các quốc gia sở tại gây hại cho họ, đồng thời hạn chế khả năng các nước này đáp trả, ngay cả ở Mỹ8. Đây là một tiền lệ rất không tốt đối với các nước đang phát triển. Thứ tư, những điều khoản đã được đàm phán xong hay đang đàm phán của TPP có nhiều điểm tương đồng với hiệp định Khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA)9. Bên cạnh những yếu tố tích cực, NAFTA cũng đã gây ra rất nhiều hệ lụy tiêu cực cho tất cả các nước thành viên. Nổi bất trong các hệ lụy tiêu cực đó có việc tăng tỷ lệ thất nghiệp, sự lũng đoạn thị trường của các tập đoàn tư bản, sự bần cùng hóa giai cấp lao động, sự gia tăng hố ngăn cách giàu nghèo và một loạt các vấn đề chính trị – xã hội kéo theo10. Do đó, có cơ sở để cho rằng những vấn đề của NAFTA sẽ tái diễn trong TPP, thậm chí còn nghiêm trọng hơn do sự chênh 6 Swanson (2013), TPP: The Terrible Plutocratic Plan, http://www.globalresearch.ca/trans-pacific-partnership-tpp -the-terrible-plutocratic-plan/5343500. 7 Điển hình là vụ Chevron kiện chính phủ Ecuador để né trách nhiệm gây ô nhiễm rừng Amazon; vụ Philip Morris kiện chính phủ Australia nhằm vào chính sách dán nhãn vỏ bao thuốc lá; vụ Eli Lilly kiện chính phủ Canada về chính sách bằng sáng chế dược phẩm và một số vụ kiện khác nữa (xem: Swanson (2013). 8 Bowie (2013), Tlđd. 9 Swanson (2013), Tlđd. 10 Kinh nghiệm của NAFTA cho thấy Sau khi NAFTA được ký kết, 5 triệu lao động Mỹ trong khu vực chế tạo trên tổng số 20 triệu lao động trước khi ký kết mất việc làm và hơn 60.000 nhà máy xí nghiệp phải đóng cửa (xem Swanson (2013), Tlđd). 23 Nghiªn cøu khoa häc lệch quá lớn về mức độ phát triển và tổ chức kinh tế – xã hội giữa các nước thành viên, lớn hơn nhiều so với các nước thành viên NAFTA. Thứ năm, các điều khoản của TPP nhằm tự do hóa và thuận lợi hóa cho các công ty đầu tư nước ngoài sẽ dẫn tới việc các MNC và TNC gia tăng quá trình xuất khẩu vốn và kỹ thuật (outsourcing) sang các nước có giá nhân công rẻ hơn. Hệ quả tất yếu của quá trình này là sự bần cùng hóa tầng lớp lao động và trung lưu tại các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Ôxtrâylia, Canađa do bị mất việc làm11. Những thuận lợi và ưu đãi giành cho các nhà đầu tư khi TPP được ký kết còn hứa hẹn sẽ còn đẩy mạnh hệ quả này lên mức cao hơn nữa. Kết quả là khi TPP được ký kết, khu vực chế tạo và giới trung lưu của các nước phát triển sẽ còn lâm vào khủng hoảng trầm trọng hơn nữa. Trong khi tầng lớp lao động tại các nước được đầu tư lại không được hưởng lợi bao nhiêu so với giá trị gia tăng mà họ mang lại. Hệ quả tất yếu là tầng lớp trung lưu cùng khu vực chế tạo của các nước phát triển, “xương sống” của nền kinh tế tiêu dùng và đầu tàu thúc đẩy nhập khẩu hàng hóa từ các nền kinh tế đang phát triển sẽ bị suy yếu và sụp đổ, làm họ phải giảm tiêu thụ và tăng tiết kiệm, còn các nước khác thì không thể tăng xuất khẩu được. Do đó, ngay cả khi đầu tư nước ngoài có giúp 11 Các hiệp định tự do thương mại của Mỹ trong những năm 2000 đã khiến Mỹ mất 6 triệu việc làm chỉ riêng cho Trung Quốc và khiến cán cân thương mại của Mỹ bị thâm hụt trầm trọng. (Xem: Johnson, D. (2013), Tlđd; Snyder, M. 2013, The Trans-Pacific Partnership: Obama’s Secret Trade Agreement Will Push the Deindustrialization of America into Overdrive, http://www.globalresearch. ca/trans-pacific-partnership-obamas-secret-trade-agreem ent-will-push-the-deindustrialization-of-america-intooverdrive/5337667). 24 các nền kinh tế đang phát triển cũng như các nước thành viên TPP khác có giá nhân công rẻ giải quyết tình trạng việc làm trong nước, nhưng về lâu về dài đó cũng không phải giải pháp tối ưu để phát triển đất nước một cách bền vững. Đây là tác động tiêu cực không thể tách rời khỏi quá trình khu vực hóa khi TPP được ký kết. Thứ sáu, những điều khoản về sở hữu trí tuệ còn gây ra nhiều quan ngại về lĩnh vực y tế, nông nghiệp và nhiều lĩnh vực động chạm đến quyền con người khác. TPP cho phép kéo dài quyền sở hữu bằng phát minh đối với các loại giống cây trồng biến đổi gen, dược phẩm và hóa chất. Điều này sẽ tăng lợi nhuận cho các công ty dược phẩm và hạn chế khả năng các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng có thể tạo ra các loại thuốc tương đương với giá thành rẻ hơn.12 Do đó, điều khoản này cũng đẩy giá thuốc các loại lên cao. Đối với các nước đang phát triển mà nói, đây có thể mở đầu cho một thảm họa về nhân đạo đối với ngành y tế. Ngay cả đối với các nước phát triển, điều khoản này cũng sẽ gây ra gánh nặng rất lớn cho bộ máy y tế công cộng. Đây là cách hành xử được Global Research News và một số tác giả gọi là hành vi “ăn hiếp” (Bullying). Thứ bảy, mục đích chính trị – quân sự của TPP hiện vẫn là một ẩn số. Các nước hiện đang đàm phán TPP đều bao quanh Trung Quốc và ít nhiều chịu ảnh hưởng của Mỹ. Do đó có nhiều ý kiến cho rằng TPP trên thực tế đang là một tổ chức có mục đích cô 12 Global Research News (2013), US Bullying at TPP Negotiations for Big Pharma Profits. Intellectual Property Rights and the Sale of Generic Drugs, http://www.g lobalresearch.ca/us-bullying-at-tpp-negotiations-for-bigpharma-profits-intellectual-property-rights-and-the-sale-of -generic-drugs/5359221. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 12(166) 12-2014 Nghiªn cøu khoa häc lập và chặn đường tiến ra biển của Trung Quốc nhằm duy trì địa vị bá quyền và chiến lược toàn cầu của Mỹ. Tại thời điểm hiện tại, đó là một nhận định có phần chủ quan, phiến diện và cực đoan, nhưng không thể phủ nhận rằng sự liên kết chặt chẽ giữa các nước trong khối TPP sẽ tạo nhiều thuận lợi cho mục đích kiềm chế Trung Quốc của Mỹ. Một số học giả cho rằng: TPP (i) là sự hiện thực hóa về mặt chính trị và kinh tế trong chính sách xoay trục của Mỹ, và là cơ sở để củng cố vị trí của mình ở Châu Á–Thái Bình Dương13; (ii) là một hiệp định thiên về quân sự-an ninh hơn là kinh tế - thương mại, và mục đích chủ yếu của nó là để “hồi sinh ảnh hưởng địa-chính trị và chiến lược của Mỹ tại châu Á để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc”14; (iii) là phương tiện do Mỹ đặt ra trong thế kỷ XXI để kiềm chế và kiểm soát Trung Quốc nói riêng và khối BRICS nói chung15. Bản thân TPP là một hiệp định về thương mại, nhưng ý nghĩa chính trị và địachính trị của Hiệp định này như các tác giả trên đã minh chứng là khá rõ ràng. Đây là sự tập hợp lực lượng của Mỹ nhằm tái khẳng định vị trí của mình ở Đông Á, bảo vệ các đồng minh thân cận và chặn đường Trung Quốc tiến ra biển. Hiệp định này cũng chưa thực sự là một khối liên minh về quân sự, cũng như chưa có một lời tuyên chiến nào dành cho Bắc Kinh được phát đi từ Washington. Tuy vậy, sự xuất hiện của Mỹ trong khu vực Đông Á rất có thể là một ngòi nổ cho bất ổn của khu vực. 3. Đánh giá về các nhận định của báo giới độc lập Trước hết, cần phải thấy được rằng phần lớn các nhận định của báo chí độc lập phương Tây nêu trên đây đều dựa trên bốn cơ sở: Thứ nhất, sự im lặng đáng ngờ và sự bí mật của quá trình đàm phán, một điều đi trái với nguyên tắc minh bạch và “xã hội mở” của phương Tây nói chung và Hoa Kỳ nói riêng16. Thứ hai, những “tiết lộ” do mạng lưới Wikileak của Julian Assange đưa ra17. Thứ ba, những kinh nghiệm từ những hiệp định thương mại tự do tương tự đã ký trước đây, đặc biệt là các hiệp định mà Mỹ đóng vai trò trung tâm như NAFTA18. Thứ tư, lịch sử chính sách đối ngoại của Mỹ, cũng như chính sách toàn cầu của Mỹ từ sau Thế chiến 2 đến nay19. Những đánh giá nêu trên của báo chí độc lập, do đó, phụ thuộc rất nhiều vào tính tin cậy của bốn yếu tố trên. Do chính sách đối ngoại của Mỹ nhằm duy trì vị trí bá quyền của Mỹ không phải là điều xa lạ đối với chúng ta, nên chỉ còn lại ba yếu tố20: 13 16 Gabriel, D. (2013), NAFTA of the Pacific and the TransPacific Partnership (TPP): Washington’s Hidden Agenda is to Isolate and Subordinate China, http://www.g lobalresearch.ca/nafta-of-the-pacific-and-the-trans-pacificpartnership-tpp-washington-s-hidden-agenda-is-to-isolateand-subordinate-china/27928. 14 Kelsey, J. , 2011, TPP as a Lynchpin of US Anti-China Strategy, http://www.scoop.co.nz/stories/HL1111/S001 71/tpp-as-a-lynchpin-of-us-anti-china-strategy.htm 15 Kelsey, J. (2013), US-China Relations and the Geopolitics of the Trans Pacific Partnership Agreement (TPPA), http://www.globalresearch.ca/us-china-relationsand-the-geopolitics-of-the-trans-pacific-partnershipagreement-tppa/5357504. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 12(166) 12-2014 Global Research News (2013), Wikileaks Release: Secret Negotiated Draft of the Trans-Pacific Partnership (TPP): Intellectual Property Rights chapter, http://www.glo balresearch.ca/wikileaks-secret-negotiate d-draft-of-the-trans-pacific-partnership-tpp-intellectualproperty-rights-chapter/5358008 ; Bowie, 2013, Tlđd; Snyder (2013), Tlđd; Swanson (2013), Tlđd. 17 Global Research News (2013), Tlđd. 18 Johnson (2014), Tlđd.; Swanson (2013), Tlđd.; Snyder, 2013, Tlđd. 19 Gabriel (2013), Tlđd; Kelsey (2013), Tlđd; Snyder (2013), Tlđd; Swanson, 2013, Tlđd. 20 Nguyễn Bá Hùng và Nguyễn Hồng Quang (2012), “Chiều hướng Chính sách Đối ngoại của Mỹ đến 2020”. 25 Nghiªn cøu khoa häc Thứ nhất, những nghi ngờ về bí mật của đàm phán TPP, mặc dù “có lý”, nhưng xét cho cùng vẫn là suy luận cảm tính dựa trên những nghi vấn (như: Tại sao không có đại diện của Quốc hội Mỹ đàm phán? Tại sao không tiết lộ nội dung thảo luận? Tại sao cần phải có sự bí mật ấy?) chưa có câu trả lời quyết định. Cho tới lúc này, những nghi vấn này chỉ là nghi vấn và chưa có sức thuyết phục về mặt khoa học. Vì vậy trong số những bài báo độc lập được trích dẫn ở đây, có rất nhiều bài nặng về cảm tính và chỉ trích, thiếu sự khách quan cần phải có. Thứ hai, tính tin cậy của Wikileak cũng là một vấn đề cần được đề cập. Đã có nhiều nghiên cứu về vai trò của Wikileak trong sân chơi dân chủ và pháp quyền ở Mỹ nói riêng và phương Tây nói chung. Trong số đó, tuyệt đại đa số – bất kể họ ủng hộ hay phản đối tiết lộ của ông Assange và trang Wikileak – đều đánh giá trang này là một thách thức đáng kể đối với những bí mật của Chính phủ Mỹ. Do đó, kênh thông tin Wikileak khó có thể coi nhẹ. Tuy vậy, tính không chính thống của trang này khiến chúng ta không thể không dè dặt khi tiếp xúc với các nguồn tin của Wikileak. Thứ ba, yếu tố duy nhất có thể tương đối tin cậy được của báo chí độc lập là những kinh nghiệm từ hiệp định NAFTA và các hiệp định thương mại tự do đã được ký trước đây. Hiệp định NAFTA đã mở rộng thương mại tự do trên toàn Bắc Mỹ, và cùng với những tác động có lợi cho nền kinh tế ba nước thành viên (Mỹ, Canada và Mexico), Nguyễn Mạnh Cường (2012), “Cục diện Khu vực châu ÁThái Bình Dương đến 2020”, trong Phạm Bình Minh, Cục diện Thế giới đến 2020, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 215-235; tr. 308-336. 26 đã kéo theo một loạt những hệ lụy điển hình của quá trình toàn cầu hóa. Dưới con mắt của báo chí tự do Mỹ, Hiệp định này chỉ mang lại sự bần cùng hóa của người lao động Mỹ và làm giàu cho giới tư bản. Đây là một hiện tượng có thật và tiêu biểu cho chủ nghĩa tư bản hiện đại. Một đặc điểm cần chú ý về mặt nhãn quan quan hệ quốc tế của báo chí độc lập là họ thường có xu hướng quan sát các mối quan hệ quốc tế theo hướng tách bạch rõ ràng giữa các quốc gia và các nhóm lợi ích phi quốc gia. Một ví dụ rõ ràng nhất là họ thường tách bạch giữa “Đất nước Mỹ”, “Nhân dân Mỹ” với “Giới cầm quyền Mỹ” và “Các công ty tư bản Mỹ” hay “Giới 1% Mỹ”. Đối với những quốc gia đang phát triển hạn chế về tiếp xúc chưa cho phép họ có những nhận xét tương ứng. Cuối cùng, cần phải chú ý rằng những nhận định và phê bình của báo giới độc lập phương Tây về Hiệp định TPP là nhằm hướng tới độc giả phương Tây là chính. Mục đích của các nhà báo độc lập là cảnh tỉnh nhân dân Mỹ nói riêng và phương Tây nói chung về ý đồ của giới tư bản và chính giới Mỹ, gọi chung lại là “giới 1%”21. Do đó, nhãn quan của họ không trùng với nhãn quan của ta, và điều đó khiến cho những nhận định và khuyến cáo của họ nhìn chung cần phải cân nhắc khi áp dụng cho Việt Nam. Vì các lý do trên, có thể nói những nhận định của báo giới độc lập phương Tây về vấn đề TPP là một tiếng nói đáng quan tâm, nhưng do những hạn chế đã nêu trên, ý kiến của họ chỉ có tác dụng mang tính tham khảo. 21 Bowie ( 2013), Tlđd; Johnson (2013), Tlđd. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 12(166) 12-2014 Nghiªn cøu khoa häc Nhưng đó là sự tham khảo rất quan trọng giúp chúng ta có cái nhìn toàn cảnh và toàn diện hơn về mặt trái của TPP mà Việt Nam, là nước có nền kinh tế kém phát triển nhất và sẽ chịu nhiều tác động nặng nề nhất của hiệp định này, sẽ phải đối mặt. 4. Thay lời kết Với quy mô cực lớn và tầm ảnh hưởng sâu rộng chưa từng có đối với nền kinh tế toàn cầu, dễ hiểu là TPP (nếu được ký kết) sẽ tạo ra một thay đổi về chất đối với nền kinh tế các quốc gia thành viên, nhất là nếu các điều khoản của hiệp định này được tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Một câu hỏi được đặt ra là, liệu các thay đổi đó sẽ có lợi hay có hại cho các nước thành viên? Đây là một câu hỏi không dễ trả lời. Quan điểm của báo giới độc lập về TPP nghiêng hẳn về phía phản đối và tẩy chay. Đối với Mỹ nói riêng, nếu TPP bị tẩy chay, người Mỹ cũng không bị thiệt hại nhiều, vì tự do hóa thương mại và toàn cầu hóa sẽ không mang lại bao nhiêu lợi ích cho tầng lớp trung lưu (vốn được xem là cốt lõi của cường quốc này). Trong vấn đề này Việt Nam cần cân nhắc, do quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng trên mọi lĩnh vực là điều kiện tối quan trọng để phát triển kinh tế đất nước và tránh nguy cơ tụt hậu. Đồng thời, không thể phủ nhận những phân tích của báo giới độc lập đã cung cấp một nguồn thông tin tương đối có giá trị đối với nước ta. Đây là một tiếng nói mà ta nên cân nhắc, ít nhất là trên bình diện TPP nói riêng và quan hệ quốc tế nói chung. Báo giới độc lập góp phần cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về tình hình quốc tế, và trong bối cảnh đàm phán TPP hiện nay, đó là một cái nhìn có ích đối với nước ta. Báo giới độc lập đã nêu lên một loạt các Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 12(166) 12-2014 mối đe dọa mà TPP có thể mang lại. Nếu các nước thành viên, đặc biệt là Việt Nam, có biện pháp để đối phó với các mối đe dọa nói trên, hóa giải chúng và biến chúng thành cơ hội, nền kinh tế nước ta sẽ có được một “cú huých” rất mạnh, tạo tiền đề cho quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Nếu không, việc ký kết TPP có thể sẽ tạo ra những mối nguy hại lớn chưa từng có về an ninh quốc gia, thậm chí có thể đe dọa tới độc lập, tự do, toàn vẹn lãnh thổ và sự sống còn của dân tộc Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nhằm đối phó với các nguy cơ lớn do TPP mang lại cần phải được ưu tiên. Tµi liÖu tham kh¶o 1. Phạm Bình Minh (cb), Cục diện Thế giới đến 2020, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2. Phạm Bình Minh (cb), Định hướng chiến lược đối ngoại Việt Nam đến 2020, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 3. Bowie, N. (2013), The Trans-Pacific Partnership (TPP), An Oppressive US-led Free Trade Agreement, a Corporate Power Tool of the 1%, http://www.globalresearch.ca/the-transpacific-partnership-tpp-an-oppressive-us-ledfree-trade-agreement-a-corporate-power-tool-ofthe-1/5329497. 4. Brown, E. (2013), Monsanto, TPP, and Global Food Dominance, http://www.Global research.ca/monsanto-the-tpp-and-global-fooddominance/5359491. 5. Gabriel, D. (2013), “NAFTA of the Pacific” and the Trans-Pacific Partnership (TPP): Washington’s Hidd en Agenda is to Isolate and Subordinate China, http://www.g lobalresearch.ca/nafta-of-the-pacific-and-thetrans-pacific-partnership-tpp-washington-s- 27 Nghiªn cøu khoa häc hidden-agenda-is-to-isolate-and-subordinatechina/27928. 6. Global Research News (2013a), Wikileaks Release: Secret Negotiated Draft of the TransPacific Partnership (TPP): Intellectual Property Rights chapter, http://www.globalresearch. ca/wikileaks-secret-negotiated-draft-of-thetrans-pacific-partnership-tpp-intellectualproperty-rights-chapter/5358008. 7. Global Research News (2013b),US Bullying at TPP Negotiations for Big Pharma Profits. Intellectual Property Rights and the Sale of Generic Drugs, http://www.globalre search.ca/us-bullying-at-tpp-negotiations-forbig-pharma-profits-intellectual-property-rightsand-the-sale-of-generic-drugs/5359221. 8. Kelsey, J. (2011), TPP as a Lynchpin of US Anti-China Strategy, http://www.scoop.co. nz/stories/HL1111/S00171/tpp-as-a-lynchpin-ofus-anti-china-strategy.htm. 9. Kelsey, J. (2013), US-China Relations and the Geopolitics of the Trans Pacific Partnership Agreement (TPPA), http://www.globalresarch .ca/us-china-relations-and-the-geopolitics-ofthe-trans-pacific-partnership-agreementtppa/5357504. 10. Kotz, M.D. (2002), Globalization and Neoliberalism, Rethinking Marxism, Volume 12, Number 2, Summer 2002, pp. 64-7, http:// people.umass.edu/dmkotz/Glob_and_NL_02.pdf 11. Johnson, D. (2013), “Secret Negotiations”: The Trans-Pacific Partnership (TPP) – A Corporate Takeover?, http://www.g lobalresearch.ca/secret-negotiations-the-transpacific-partnership-agreement-tpp-a-corporatetakeover/5335348. 12. Saiki, A. (2013), Militarization and The Trans-Pacific “Strategic Economic” 28 Partnership: A Secret Deal Negotiated behind Closed Doors, http://www.globalresearch.ca /militarization-and-the-trans-pacific-strategiceconomic-partnership/5357556. 13. Shiva, V. (2013), The Seeds Of Suicide: How Monsanto Destroys Farming, http://www.globalresearch.ca/the-seeds-ofsuicide-how-monsanto-destroys-farming/ 5329947. 14. Snyder, M. (2013), The “Trans-Pacific Partnership”: Obama’s Secret Trade Agreement Will Push the Deindustrialization of America into Overdrive, http://www.globalresearch.ca/tr ans-pacific-partnership-obamas-secret-tradeagreement-will-push-the-deindustrialization-ofamerica-into-overdrive/5337667. 15. Swanson, D. (2013), TPP: The Terrible Plutocratic Plan, http://www.Globalresea rch.ca/trans-pacific-partnership-tpp-the-terribleplutocratic-plan/5343500. 16. Todhunter, C. (2014), GMO and Monsanto Roundup: Glyphosate Weedkiller in our Food and Water? http://www.globa lresearch.ca/monsanto-roundup-glyphosateweedkiller-in-our-food-and-water/5339244. 17. Weeks, J. (2014), Neoliberalism and the Decline of Democracy, http://www.globalre search.ca/neoliberalism-and-the-decline-ofdemocracy/5375401. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 12(166) 12-2014

Ngày đăng: 30/09/2015, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan