Khoá luận tốt nghiệp biểu tượng trong tập truyện đảo người gù của êgiêdip môrô

60 542 0
Khoá luận tốt nghiệp biểu tượng trong tập truyện đảo người gù của êgiêdip môrô

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... nghiên cứu Biểu tượng tập truyện Đảo người gù - Êgiêdip Môrô b Phạm vi nghiên cửu - Trong khuôn khố khóa luận tốt nghiệp, hướng tới tìm hiểu biểu tượng chính, có ý nghĩa quan trọng tập truyện -...BIỂU TƯỢNG TRONG TẬP TRUYỆN ĐẢO NGƯỜI GÙ CỦA ÊGIÊDIP MÔRÔ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lí luận văn học Người hướng dẫn khoa học: ThS Mai Thị... Biếu tượng tập truyện Đảo người gù - Êgiêdip Môrô NỘI DƯNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VÁN ĐỀ CHUNG VỀ BIỂU TƯỢNG VÀ BIỂU TƯỢNG NGHỆ THUẬT TRONG VĂN HỌC 1.1 Biếu tượng nhiều góc nhìn Từ xa xưa, biếu tượng người

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGŨ VĂN -------soCOca---------- ĐÀO THỊ LỤA BIỂU TƯỢNG TRONG TẬP TRUYỆN ĐẢO NGƯỜI GÙ CỦA ÊGIÊDIP MÔRÔ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lí luận văn học HÀ NỘI – 2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN -------RoCOoa--------- ĐÀO THỊ LỤA BIỂU TƯỢNG TRONG TẬP TRUYỆN ĐẢO NGƯỜI GÙ CỦA ÊGIÊDIP MÔRÔ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lí luận văn học Người hướng dẫn khoa học: ThS. Mai Thị Hồng Tuyết HÀ NỘI-2015 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã đào tạo tôi trong suốt 4 năm học qua. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới ThS, GV. Mai Thị Hồng Tuyết, người đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm khóa luận. Qua đây, tôi cũng gửi lời cảm ơn tới các cán bộ thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ trong suốt quá trình thu thập tư liệu. Tôi cũng xin cảm ơn sự quan tâm của gia đình và bạn bè đã giúp đõ' tôi hoàn thành khóa luận này. Do hạn chế về thời gian và khả năng của bản thân, khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn đế khóa luận hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 201 5 Tác giả khóa luận Đào Thị Lụa LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận Biếu tượng trong tập truyện Đảo người gù của Êgiêdip Mỏrô là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của Th, GV. Mai Thị Hồng Tuyết. Những kết quả nghiên cứu của khóa luận này chưa từng được công bố ở bất kì một công trình nghiên cứu nào, đó là những kết quả đúng, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2015 Tác giả khóa luận Đào Thị Lụa PHÀN MỞ ĐÀU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Nhà nghiên cứu L.White từng khắng định: “Những biếu tượng do con người tạo ra là chiếc chìa khóa kì diệu của văn hóa nhân loại. Nắm được chìa khóa đó có thể nắm bắt được tất cả sự bí mật của văn hóa con người” [2;8]. Trong đời sống, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, mồi tô chức xã hội đều tìm đến những biểu tượng để định hình mình trong thế giới. Chang hạn, hình ảnh sư tử trở thành biếu tượng cho quốc đảo Singapore, tượng nhân sư là biếu tượng cho đất nước Ai Cập huyền bí... Trong văn hóa, mỗi nền văn hóa cũng tìm một hệ thống những biếu tượng thế hiện nét đặc thù văn hóa của mình. Chắng hạn, hoa anh đào là biểu tượng của đất nước Nhật Bản, cây thánh giá là biếu tượng của Thiên Chúa giáo, hoa sen là biếu tượng của đạo Phật.... Trong sáng tạo văn học, biểu tượng là một trong những hình thức biểu hiện tư duy nghệ thuật của nhà văn. Tài năng và bản lĩnh nghệ thuật của mỗi cá nhân nghệ sĩ biếu hiện khá rõ trong việc kiến tạo nên một thế giới biếu tượng sống động, gợi cảm và đầy ý nghĩa. Vì thế, việc nghiên cứu, khám phá và giải mã biểu tượng còn giúp ta hiểu sâu sắc hơn bản chất của việc sáng tạo nghệ thuật là một hành trình tiếp nối và sáng tạo, kế thừa và đối mới đế không ngừng tạo ra những cái mới, cái hay mang lại những cảm xúc thâm mĩ mới mẻ cho con người. Đối với hoạt động tiếp nhận văn học, việc nghiên cứu và giải mã biếu tượng chính là chìa khóa để đi sâu vào hành trình thám mã thế giới nghệ thuật. Bởi lẽ, nói như Jean Chevalier thì: “Các biểu tượng nằm ở trung tâm và là trái tim của cuộc sống giàu tưởng tượng ấy. Chúng làm phát lộ những bí ẩn của vô thức, của hành động, khai mở trí tuệ về cái vô tận.” [13; XIII]. Không những thế, việc tìm hiểu về biểu tượng còn giúp ta giải thích thấu triệt những hiện tượng văn học phức tạp từ ngọn nguồn văn hóa, đồng thời thấy được tài năng, bản lĩnh, phong cách nghệ thuật của mồi nhà văn cũng như của một trào lưu, một giai đoạn văn học nhất định. 1.2. Tiếp cận tác phẩm văn học từ góc độ biểu tượng, chúng tôi dành sự quan tâm đặc biệt đến tập truyện Đảo người gù của Êgiêdip Môrô. Điều đó có cơ sở rất rõ. Êgiêdip Mỗrô là một nhà văn của văn học Pháp. Cùng với các tác giả của trào lưu triết học ánh sáng, Êgiêdip Môrô là một cây bút có sức sáng tạo dồi dào. Neu các văn cùng thời thành công ở thể loại tiểu thuyết và kịch thì Êgiêdip Môrô đặc biệt thành công ở thế loại truyện ngắn. Các tác phấm trong tập truyện đã thể hiện được ý nghĩa nhân văn của thời kì khai sáng và tinh thần thời đại thông qua việc xây dựng thế giới biếu tượng giàu tính thực tiễn và tính thời sự. Nhận thấy tính chất mới mẻ của đề tài, tính hấp dẫn, cần thiết trong việc tiếp cận tác phẩm văn học từ góc độ biểu tượng, chúng tôi triển khai đề tài Biếu tượng trong tập truyện Đảo người gù của Êgiêdip Môrô, với mong muốn sẽ mang đến một góc nhìn về văn chương cũng như tài năng của nhà văn này. Từ đó thấy được những đặc điếm của nhà văn trong nghệ thuật xây dựng biểu tượng. 2. Lịch sử vấn đề Tập truyện Đảo người gù là một trong những tập truyện ngắn hay và đặc sắc của tác Êgiêdip Môrô trong nền văn học Pháp. Tập truyện ngắn này được tác giả viết dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa nhân văn thế kỉ ánh sáng. Có thể nói, tập truyện ngắn này chứa đựng rất nhiều biểu tượng mang ý nghĩa tinh thần của thời đại. Qua tìm hiếu tình hình nghiên cứu tập truyện này, chúng tôi nhận thấy tại Việt Nam hiện nay chưa có công trình chuyên biệt nào nghiên cứu về tác phẩm này. Có chăng, nó chỉ được nhắc tới một cách bóng gió hoặc không chính thức trên các trang mạng xã hội. Do vậy chúng tôi nhận thấy việc cần thiết phải nghiên cứu đề tài: Biếu tượng trong tập truyện Đảo người gù của Êgiêdip Môrô với hi vọng góp thêm một cái nhìn, cách tiếp cận mới đối với tập truyện Đảo người gù nói riêng và văn học Pháp thế kỉ ánh sáng nói chung. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Biểu tượng trong tập truyện Đảo người gù - Êgiêdip Môrô. b. Phạm vi nghiên cửu - Trong khuôn khố một khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi chỉ hướng tới tìm hiểu những biểu tượng chính, có ý nghĩa quan trọng trong tập truyện. - Chúng tôi cũng chủ yếu dừng ở việc tìm hiếu ý nghĩa, phân tích, đánh giá biểu tượng trong mối quan hệ với văn học và văn hóa. Một số vấn đề khác như cách xây dựng biếu tượng, xuất xứ của biếu tượng... chúng tôi chưa có điều kiện khai thác. 4. Phương pháp nghiên cứu Triển khai đề tài này, chúng tôi sử dụng những phương pháp chủ yếu sau: • Phương pháp hệ thống • Phương pháp xã hội - lịch sử • Phương pháp phân tích, tổng hợp Ngoài ra, đế hoàn thành tốt khóa luận, người viết còn kết hợp các thao tác như phân tích, bình giảng, chứng minh... 5. Nhiệm vụ và ý nghĩa của khóa luận Tìm hiếu đề tài: Biếu tượng trong tập truyện Đảo người gù, chúng tôi hướng đến những nhiệm vụ sau: - về lí thuyết: Chúng tôi tiếp tục cố gắng đi đến một nhận thức đầy đủ về biểu tượng. - về thực tiễn nghiên cứu: Khắng định những đóng góp cũng như những vấn đề có tính lịch sử khi xây dựng hình tượng của một tác giả cụ thế. Qua đó bước đầu đưa một tập có giá trị về nhận thức, giáo dục và văn học đến gần bạn đọc hơn. Trên cơ sở các quan niệm, khái niệm về biểu tượng, chúng tôi tiến hành khảo sát thế giới biếu tượng trong tập truyện Đảo người gù. Đồng thời tìm hiểu, phân tích những phương thức xây dựng biếu tượng và ý nghĩa của nó, từ đó thấy được những thành công và hạn chế của Êgiêdip Môrô khi xây dựng biểu tượng. 6. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của khóa luận gồm 2 chương như sau: Chương 1: Những vấn đề chung về biểu tượng và biểu tượng nghệ thuật trong văn học Chương 2: Biếu tượng trong tập truyện Đảo người gù - Êgiêdip Môrô NỘI DƯNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VÁN ĐỀ CHUNG VỀ BIỂU TƯỢNG VÀ BIỂU TƯỢNG NGHỆ THUẬT TRONG VĂN HỌC 1.1. Biếu tượng dưới nhiều góc nhìn Từ xa xưa, biếu tượng đã được con người sáng tạo ra và gửi gắm trong đó biết bao ý nghĩa. Song có lẽ con người cố xưa chỉ làm điều đó một cách vô thức, họ chưa có hệ thống lí thuyết về vấn đề này. Thực chất, khái niệm biểu tượng chỉ xuất hiện về sau khi tri thức nhân loại đạt đến trình độ nhất định để có thể ý thức được sự tồn tại của biểu tượng và có nhu cầu khám phá nó. Tuy nhiên, từ xa xưa, khi con người bắt đầu thoát thai khỏi loài vượn nguyên thủy, thì biểu tượng nghệ thuật đã tồn tại như bộ phận cấu thành trong đời sống tinh thần con người. Sự tạo thành biếu tượng trong đời sống con người thực chất là quá trình vô thức, nhưng tự bản thân chúng lại thế hiện quá trình nỗ lực của con người muốn xuyên qua bức màn của hiện thực, vượt lên những kinh nghiệm cảm tính của cá nhân để nhận thức một thực tại ưu việt vốn bị che lấp. Thuật ngữ “biểu tượng” vốn có xuất xứ từ thuật ngữ “symbol” trong tiếng Anh. Còn tiếng Pháp là “symbole”. Hai thuật ngữ đó dịch sang tiếng Việt thành biểu tượng hoặc biếu trưng. Cách dịch thành biếu tượng được chấp nhận rộng rãi hơn. Khởi nguyên, biểu tượng vốn là một vật bị cắt đôi như mảnh gỗ, mảnh sứ hay kim loại. Hai người mỗi bên giữ một phần (chủ - khách, người cho vay - kẻ đi vay, hai kẻ hành hương, hai người sắp chia tay lâu dài...), sau này khi ráp hai mảnh với nhau nó sẽ trở thành một tín yật giúp họ nhận ra mối dây thâm tình xưa, món nợ cũ, tình bạn ngày trước, hay đứa con đã thất lạc nhiều năm... Theo nghĩa rộng nhất, khái niệm biếu tượng là một loại kí hiệu mà mối quan hệ giữa mặt hình thức cảm tính (tồn tại trong hiện thực khách quan hoặc trong tưởng tượng của con người đó là cái biếu trưng) và mặt ý nghĩa (cái được biếu trưng) mang tính có lí do, tất yếu. Đối với biếu tượng, đế định nghĩa về nó thật không đơn giản. Nói như Jean Chevalier thì “không cách gì định nghĩa được biếu tượng. Tự bản thân của nó, nó đã phá võ' các khuôn khố định nghĩa sẵn và tập hợp các thái cực lại trong cùng một ý niệm” [13; XIV]. Vì vậy, trước khi đưa ra khái niệm về biểu tượng văn học, chúng tôi xem xét biểu tượng dưới nhiều góc nhìn để có thể có những kết luận chung nhất. 1.1.1 Biểu tưọng dưới góc nhìn triết học Dưới góc nhìn triết học, biếu tượng là “hình ảnh cảm tính, cụ thế về những hiện tượng của thế giới bên ngoài. Biếu tượng cùng với cảm giác và tri giác tạo nên nhận thức cảm tính, hay theo thuật ngữ của Paplop, tạo nên hệ thống tín hiệu thứ nhất của hiện thực. Biếu tượng khác tri giác ở hai điếm. Tri giác phản ánh một sự vật riêng lẻ tác động vào giác quan chúng ta trong những trường hợp cụ thể nhất định. Biểu tượng là sự phản ánh khái quát và trừu tượng hơn” [19]. Trong lí luận nhận thức, biếu tượng là hình thức cao nhất của nhận thức cảm tính trực quan. Trên cơ sở cảm giác, tri giác, trong đầu óc con người xuất hiện một hình thức cao hơn, đó là biểu tượng bởi bộ não của con người có khả năng tái sinh ra trong ý thức hình ảnh của đối tượng đã được tri giác, phản ánh trước đây. “Biểu tượng là hình ảnh được tái hiện, được hình dung lại với những thuộc tính nổi bật của sự vật”. Nhưng biểu tượng trong nhận thức mới là biếu tượng ở cấp độ thấp hơn, giản đơn do tư duy trực quan hình ảnh đem lại. Còn một loại biểu tượng cao hơn hẳn đó là biểu tượng của biểu tượng. Biếu tượng trực quan cảm tính và biếu tượng của tưởng tượng mới chỉ là biểu tượng của nhận thức, chưa thể trở thành biểu tượng nghệ thuật. “Biểu tượng nghệ thuật, biểu tượng thơ ca là sự chuyển hóa, sáng tạo lại biểu tượng nhận thức trong đời sống tâm lí thành biểu tượng biếu đạt trong phạm vi nghệ thuật” [6]. Trong cuốn Giáo trình triết học Mác - Lênin, biểu tượng cũng được coi là giai đoạn cao nhất của nhận thức cảm tính: “Nó là hình thức phản ánh cao nhất và phức tạp nhất của giai đoạn trực quan sinh động . Đó là hình ảnh cảm tĩnh và tương đối hoàn chỉnh còn lưu lại trong bộ óc người về sự vật khi sự vật đó không còn trực tiếp tác động vào các giác quan” [17; 302]. Triết học Mac - Lênin đã khắng định tĩnh phức tạp của biểu tượng, lưu ý mối quan hệ giữa nhận thức hiện thực và biếu tượng, vấn đề này được trình bày dựa trên giả thuyết cho rằng: Vật chất xuất hiện trước, nhận thức/ tinh thần xuất hiện sau. Tuy nhiên, định nghĩa này có một hạn chế quan trọng là tách rời ý nghĩa của biếu tượng với chất liệu của biếu tượng - tức là không nhận thức biếu tượng như một dạng kí hiệu. Như vậy, hiếu theo nghĩa triết học, thì tất cả các sự vật trong thế giới khách quan khi được con người tiếp nhận đều sẽ trở thành biểu tượng. Thế giới khách quan có bao nhiêu sự vật, hiện tượng thì có bấy nhiêu biểu tượng được hình thành trong nhận thức con người, ơ đây, biểu tượng không chỉ ra một nghĩa nào khác ở bên ngoài nó. Nó không có một hệ thống ý nghĩa được dồn chứa bên trong như cách nhìn văn học. Như vậy, góc quan sát này vừa không cho thấy sự đa dạng của thế giới biểu tượng lại vừa tách rời ý nghĩa của biếu tượng với chất liệu của nó. 1.1.2 Biếu tượng dưới góc nhìn tâm lí học Dưới góc nhìn tâm lí học người ta thấy biếu tượng là những thực thế vật chất hoặc tinh thần (sự vật, hành động, ý niệm...) có khả năng biếu hiện những ý nghĩa rộng hơn chính hình thức cảm tính của nó. “Biếu tượng là một số hoạt động tâm sinh lí do một số sự việc ở ngoài giới tác động vào giác quan khiến ý thức nhận biết sự vật, kích thước hoặc nhìn thấy hình ảnh của nó trở lại trong trí tuệ hay ý thức” [10; 12]. Là một hiện tượng tâm sinh lí nên biểu tượng luôn gắn liền với trí tưởng tượng. Trong đó, tưởng tượng là quá trình tâm lí phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở biểu tượng đã có. S. Freud dùng thuật ngữ biểu tượng đế chỉ các sản phấm của vô thức cá nhân gồm những hình ảnh, sự vật, hiện tượng có khả năng diễn đạt một cách “bóng gió, gián tiếp và ít nhiều khó nhận ra niềm ham muốn hay các xung đột. Biếu tượng là mối liên kết thống nhất nội dung rõ rệt một hành vi, một tư tưởng, một lời nói với ý nghĩa tiềm ẩn của chúng” [13; XXIV]. S.Freud cho rằng: “Hệ biểu tượng là tập hợp những biểu tượng có ý nghĩa ổn định có thể tìm thấy khác nhau trong thế giới của vô thức” [22]. Tuy nhiên, ở đây, S. Freud đã chú ý đến vô thức bản năng một cách thái quá mà lại bỏ qua vai trò của ý thức sáng tạo. về điều này, Jean Chevalier đánh giá: “theo khoa học phân tâm học của s. Freud, các biếu tượng xoay vần quanh nguyên lí khoái cảm, chúng lần lượt hội tụ ở các cấp độ miệng, hậu môn, và cơ quan sinh dục của cái trục đó, dưới tác động ưu trội của một dục năng bị kiểm duyệt và dồn nén” [13; XXXVI]. Thực ra, khái niệm biểu tượng của s. Freud ít nhiều có sự lẫn lộn sang khái niệm triệu chứng. C. G. Jung trong bài Bí ân của những siêu mẫu , đã phê phán lí luận của S. Freud: “Những nội dung của ý thức khiến người ta ngờ vực sự hiện diện của cái nền vô thức được s. Freud gọi một cách mù mò' là “biếu tượng” trong khi trong học thuyết của ông, chúng chỉ đơn giản giữ vai trò những kí hiệu” [22]. Với C. G. Jung vấn đề biếu tượng không chỉ có vô thức cá nhân và có vai trò của vô thức tập thể và giữa hai vấn đề này có mối quan hệ biện chứng với nhau. Ông cho rằng, hoạt động của con người không chỉ bó hẹp trong các tín hiệu mà còn mở rộng ra biểu tượng. Biểu tượng với Jung liên quan đến toàn bộ thực tế tâm hồn: “nó không chỉ là những mảnh nhở của vô thức cá nhân mà còn là một nguồn mạch chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của cộng đồng, của nhân loại, của vô thức tập thế” [14; 16]. Biếu tượng mẫu gốc (nguyên sơ tượng, cổ mẫu, siêu mẫu) có vai trò trung gian “nối liền cái phố quát với cái cá thế”. Theo C. G. Jung “các mẫu gốc giống như các nguyên mẫu của các tập hợp biếu tượng ăn sâu trong vô thức đến nồi chúng trở thành như một cấu trúc, những kì tích” [13; XXI]. Các cố mẫu này cắm rễ sâu vào trong vô thức tập thể, nơi chứa đựng kinh nghiệm tổng thể, lặp đi lặp lại hàng triệu lần của những kinh nghiệm hữu thức của một cá nhân hoặc của một thời đại, nó “chuyển hóa vào trong đời sống tinh thần của mỗi cá nhân và phát lộ qua các biến thế khác nhau hay chính là các hình ảnh và hình tượng cụ thế [13; XIX]. Sự khám phá về biếu tượng dưới góc nhìn tâm lí học đã cho chúng ta khả năng tiếp cận mới với biếu tượng. Neu như trước đây, người ta chỉ biết đến những biếu tượng hữu hình trong cuộc sống thì những công trình của Freud hay của Jung đã giúp tiếp cận những biểu tượng trong tâm hồn con người. Hơn nữa, nó còn giúp lí giải nguyên nhân của sự giống nhau trong hệ thống các biểu tượng do vô thức tập thể. Đi từ những tìm tòi này, các nhà nghiên cứu văn hóa và văn học đã có những thành công vượt bậc trong việc nghiên cứu biếu tượng. 1.1.3 Biếu tượng dưới góc nhìn văn hóa Dưới góc nhìn văn hóa người ta thấy, biếu tượng tồn tại trong một tập hợp, một hệ thống đặc trưng cho những nền văn hóa nhất định: nghi lễ, hành vi kiêng kỵ, thần linh, trang phục... Biếu tượng văn hóa là sự tồn tại ở bình diện xã hội, mang tính phố quát của các biếu tượng phi trực quan. Nó có các biến thế loại hình như: Tín ngưỡng, phong tục, lễ hội, nghệ thuật... c. Levy - Strauss cho rằng: “Mọi nền văn hóa đều có thể xem như một tập hợp các hệ thống biếu tượng trong đó xếp ở đầu là ngôn ngữ, các quy tắc hôn nhân, các quan hệ kinh tế, nghệ thuật, tôn giáo” [15]. Biếu tượng văn hóa và biếu tượng văn học có mối quan hệ rất chặt chẽ. Rất nhiều biếu tượng văn học được xây dựng dựa trên những biểu tượng văn hóa nhân loại hay của dân tộc. Đê nhận thây các dòng chảy sâu kín của biêu tượng và sự phân nhánh của chúng trong vỉa tầng ý thức, chúng ta phải hiếu được sự chuyến hóa từ mẫu gốc đến biếu tượng và biểu tượng nghệ thuật. Đó chính là sự chuyến hóa từ phạm vi tâm thức cộng đồng, từ bình diện văn hóa chung của cộng đồng đến bình diện riêng của chủ thế, cá thể. Nó biếu hiện quá trình tổ chức, tái tạo lại và sáng tạo biểu tượng dựa trên nguyên mẫu để trở thành “mật mã của một bí ấn” luôn thu hút con người vào hành trình thám mã để khám phá ý nghĩa của biểu tượng [4]. Hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu thành công về các biếu tượng văn hóa như Cành vàng của James George Frazer, Nhiệt đới buồn của C.L. Strauss, Những huyền thoại của R. Bathes... 1.1.4 Biếu tượng dưới góc nhìn ngôn ngữ Dưới góc nhìn ngôn ngữ, các biếu tượng tâm lí, biểu tượng văn hóa đều được chuyển thành từ các từ - biểu tượng, về mặt chất liệu, biểu tượng ngôn từ là tín hiệu hóa các hình thức vật chất cụ thể và các ý niệm trừu tượng trong đời sống tinh thần của con người qua hệ thống âm thanh ngôn ngữ. Và nếu coi cấu trúc ngôn từ của tác phẩm là một tổng thể các kí hiệu thẩm mỹ thì trong đó vai trò quan trọng thuộc về các từ - biểu tượng với tư cách là điếm nhấn trong tổng thể đó. Thực ra, phạm vi đối tượng trở thành biểu tượng đa dạng và phong phú hơn nhiều. Jean Chevalier cho rằng: “Lịch sử của biếu tượng xác nhận rằng mọi vật đều có thể mang giá trị biểu tượng, dù là vật tự nhiên (đá, kim loại, cây cối, hoa quả, thú vật, suối, song và đại dương, núi và thung lũng, hành tinh, lửa, sấm sét...) hay trừu tượng (hình hình học, con số, nhịp điệu, ý tưởng...) [13; XXIV]. Như vậy, có thế có nhiều hướng nghiên cứu biếu tượng khác nhau nhưng ở đây chúng tôi xem xét biếu tượng chủ yếu dưới góc nhìn văn hóa, văn học nhưng cũng không xa rời những cơ sở khoa học từ những hướng nghiên cứu khác. 1.2. Biểu tượng trong văn học 1.2.1. Quan niệm về biểu tượng trong văn học Biểu tượng không chỉ tồn tại trong tâm linh mỗi người, trong nền văn hóa mỗi dân tộc mà còn là hạt giống được các nhà văn, nhà thơ gieo trên địa hạt văn chương màu mỡ. Sau khi đã tổng hợp những thành tựu của mĩ học, lý luận văn học Macxit, các tác giả Từ điến thuật ngữ văn học đã có những kiến giải về biểu tượng dưới góc độ văn học. Biểu tượng có thể được hiểu theo cả hai nghĩa: Theo nghĩa rộng: “Biếu tượng là đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng hình tượng của văn học nghệ thuật” [8; 24] Theo nghĩa hẹp: “Biểu tượng là một phương thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc một loại hình nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của một hiện tượng nào đấy, vừa thể hiện được một quan niệm, một tư tưởng hay triết lý sâu xa về con người và cuộc đời” [8; 241 như hình tượng Đạm Tiên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, hình tượng cây sồi trong Chiến tranh và hòa bình của L. Tônxtôi hay hình tượng bò khoang trong Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu. Các tác giả cũng dành hơn một trang viết cho thấy những điểm khác nhau giữa ấn dụ và hoán dụ. Những khái niệm này đều “được hình thành trên cơ sở đối chiếu, so sánh các hiện tượng, đối tượng có những phương diện, khía cạnh, những đặc điếm gần gũi trong mối quan hệ tương đồng nhằm làm nổi bật bản chất, tạo ra một ý niệm cụ thể, sáng tỏ về hiện tượng hay đối tượng đó” [8; 24] Tuy nhiên, xét một cách toàn diện thì ân dụ và hoán dụ khác biêu tượng về ba điểm: Thứ nhất, ẩn dụ và hoán dụ đều mang ít nhiều ý nghĩa biểu tượng nhưng biểu tượng không phải bao giờ cũng là hoán dụ, ấn dụ... [8; 25] Thứ hai, biếu tượng không loại bỏ ý nghĩa cụ thế, cảm tính của vật tượng trưng hoặc hình tượng nghệ thuật. Trong khi đó, ân dụ và hoán dụ nhiều khi làm mờ đi ý nghĩa biểu vật, trực quan của lời nói... [8; 25] Thứ ba, do một lần ấn dụ có thế làm nhiều đối tượng khác nhau và một đối tượng cũng có thể diễn đạt bằng nhiều ẩn dụ, hoán dụ khác nhau nên người đọc phải tìm hiếu ý nghĩa của chúng trong ngữ cảnh cụ thế của từng văn bản. Khác với ẩn dụ, ý nghĩa biếu tượng tồn tại ở ngoài văn bản mà chúng ta đang tiếp xúc [8; 25] Bên cạnh đó, các tác giả cũng đề cập đến một phượng diện khác nhau của biểu tượng như “ý nghĩa biểu tượng không ngừng được bổ sung” [8; 26] trong lịch sử tồn tại lâu dài. Đặc biệt, các tác giả còn nhấn mạnh đến phương diện khác nhau của biếu tượng đó là: “Bên cạnh những biểu tượng thể hiện ý thức chung của xã hội, trong văn học nghệ thuật còn có rất nhiều biếu tượng in đậm dấu ấn cá tính sáng tạo của nhà văn, nhà thơ” [8; 26]. Khi bàn về biểu tượng văn học, đặc biệt là biếu tượng trong thơ, tác giả Bùi Công Hùng xác định: “Biểu tượng trong thơ là hình ảnh cụ thể giàu cảm xúc, có nhiều khả năng chứa đựng ý nghĩa sâu, có khả năng kết hợp và biến hóa. Nó là các hình ảnh có sức khái quát nhất định, nhưng thường là khởi điếm của các hình ảnh khác phong phú hơn, đa dạng hơn” [11; 42]. Trong quan niệm của mình, tác giả đã nhấn mạnh đến một số điếm sau: biểu tượng tồn tại dưới dạng các hình ảnh cụ thế nhưng chứa đựng khả năng khái quát, có khả năng chứa đựng các tầng ý nghĩa sâu sắc. Biểu tượng còn có khả năng gợi mở ra một thế giới mới phong phú và đa dạng hơn. PGS. TS Lê Lưu Oanh trong Thơ trữ tình Việt Nam 1975-1990 khi bàn về những đặc trưng của biếu tượng, nhà nghiên cứu này cho rằng: (1) Biểu tượng có khả năng tái sinh liên hồi từ cái biểu đạt đến cái được biểu đạt (2) Biểu tượng nghệ thuật là tín hiệu thấm mĩ mới mẻ, đa chức năng (3) Biểu tượng vừa mang tính kế thừa vừa mang tính sáng tạo (4) Giải mã biểu tượng là con đường tư duy nghệ thuật...[18]. Tổng hợp những quan niệm trên chúng tôi cho rằng: Biểu tưọ’ng thường là những hình ảnh cụ thế cảm tính, giàu cảm xúc, chứa đựng những tầng ý nghĩa sâu sắc. Biếu tưọng không phải làhiện tượng khép kín mà là một cấu trúc mở có khả năng gọi liên tưởnglớn và khả năng tái sinh đến vô tận. Nói như thế cũng không đồng nghĩa với việc khắng định: biếu tượng nhất thiết phải tồn tại ở dạng hữu hình trực quan mà có những trường hợp, biểu tượng vẫn tồn tại ở dạng phi trực quan, phi vật thể, chang hạn như tiếng còi tàu; cảm thức thời gian trong Thơ mới... Nhìn một cách khái quát dưới góc độ văn học, biểu tượng được xem là những hình ảnh cảm tính về hiện thực khách quan bộc lộ quan điếm thấm mĩ của một tác giả một thời đại, một dân tộc, một nền văn hóa và thường biếu hiện bằng các ẩn dụ, hoán dụ, tượng trưng. Từ lâu, biếu tượng đã được xem như một phương thức tư duy nghệ thuật của các nhà văn, nhà thơ, mang đến những hình tượng cụ thể, cám tính, đa nghĩa, được lặp đi, lặp lại và giàu giá trị nghệ thuật. Biếu tượng được các nhà văn, nhà thơ sáng tạo và tham gia vào việc biểu hiện cấu trúc, ý nghĩa tác phấm. Bởi thế, nó có một vai trò quan trọng trong việc lập mã và giải mã ý nghĩa tác phẩm. Với công việc tiếp nhận văn học, việc nghiên cứu và giải mã biếu tượng chính là chìa khóa đế đi sâu vào hành trình khám phá thế giới nghệ thuật. Không những thế, việc tìm hiếu về biếu tượng còn giúp ta giải thích thấu triệt những hiện tượng văn học phức tạp từ ngọn nguồn văn hóa, đồng thời thấy được tài năng, bản lĩnh, phong cách nghệ thuật của mỗi nhà văn cũng như mỗi trào lưu, giai đoạn văn học nhất định. Với việc điếm qua một số quan niệm về biếu tượng cùng những lí giải sự thế hiện của nó dưới góc độ văn học, chúng tôi đã tống kết và đưa ra cách hiểu về biểu tượng văn học. Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi không tránh khỏi sự sơ lược so với thực tế đầy phức tạp, song những luận giải trên giúp ích rất nhiều cho chúng tôi khi nghiên cứu đề tài này. 1.2.2. Đặc điểm tính chất của biểu tưọng văn học 1.2.2.1. Biểu tưọng văn học có tính chất ổn định tương đối Khởi nguyên của biếu tượng vốn là một vật được cắt làm đôi và giao cho hai bên, mỗi bên giữ một nửa, sau này hai bên ráp lại và đó là cơ sở đế nhận ra nhau (cha mẹ nhận ra con cái, người cho vay và kẻ đi vay, những người đính ước...). Vì vậy giữa hai mặt của biểu tượng, mặt biểu trưng và cái được biểu trưng là mối quan hệ có tính lí do. Jean Chevalier khẳng định: “Đặc trưng của quan hệ này là một sự ốn định nhất định giữa các yếu tố bộc lộ và tiềm ấn của biếu tượng”. Các nhà nghiên cứu đều thống nhất khi cho rằng, biểu tượng dù đa dạng, dồi dào ý nghĩa đến đâu vẫn mang tính ốn định tương đối, nghĩa là trong mối quan hệ gần gũi ở mức độ nhất định, chẳng hạn, hình chiếc chén lật ngược biếu tượng cho bầu trời bởi không chỉ ở sự giống nhau dễ nhìn thấy của một hình nét, mà còn ở tất cả những gì bầu trời gợi lên trong vô thức, sự bình an, sự bao bọc, nơi cư ngụ của các thánh thần, cội nguồn thịnh vượng và hiền minh... Dù mượn hình thức mái vòm như nhà thờ kiểu basilica hay một đền thờ Hồi giáo, hình thức mái lều của những người du mục, một căn hầm bê tông trên một tuyến phòng ngự, thì mối quan hệ biếu tượng vẫn ốn định hai vế: cái chén và bầu trời, bất kế ở cấp độ ý thức nào và lợi ích tức thì nào. Ý nghĩa của một biểu tượng hiển nhiên không phải là một cấu trúc khép kín mà là một khả năng gợi ra nhiều chiều liên tưởng trong thực tại tinh thần của con người, những chiều hướng này rất khác nhau thậm chí trái ngược nhau. Mỗi con người có thế tìm thấy trong biếu tượng sự trải nghiệm tinh thần mang tính cá nhân nhưng vẫn không tách rời cái bản chất xã hội, cái trung tâm tinh thần chi phối toàn bộ sự vận động của chúng. Đó là một mối quan hệ thuộc về bản chất, chứ không phải là một sự tưởng tượng hỗn loạn, vô hướng: “các vế chưa biết mà biểu tượng hướng tư duy của ta về đó không phải là bất cứ điều ngông cuồng nào của trí tưởng tượng” [13; XXX], “các biếu tượng đã tỏ rõ một tính ổn định nào đó trong lịch sử các tôn giáo, các xã hội và lịch sử tâm thức mỗi cá nhân” [13; XLII]. Cũng chính vì tính ổn định đó nên có những biếu tượng được khắp nơi trên thế giới dùng mang những nét nghĩa chung thống nhất. Chắng hạn, chim bồ câu là biếu tượng cho hòa bình vì đây là loài chim có đặc tính hiền lành, không hay đánh chọi nhau, và đặc biệt có đôi cánh trắng muốt với vẻ đẹp rất quyến rũ. Hoa sen dù trong văn học Ấn Độ, Trung Quốc hay Việt Nam... đều là biểu tượng cho vẻ đẹp cao khiết vượt lên mọi sự phàm tục của cuộc đời. Bắt nguồn từ ý nghĩa đó, biếu tượng nghệ thuật thường có những hạt nhân bảo lưu cho đời sau và được các thi sĩ đời sau tiếp nối nhau bên cạnh việc bồi đắp thêm ý nghĩa mới. Vì thế, khi nhắc đến cái áo trong văn học Việt Nam là người ta có thể liên tưởng đến chuyện trao duyên, hẹn ước. những khát vọng mãnh liệt về tình yêu, sự gắn bó, thủy chung... Cũng với ý nghĩa đó, khi nhắc đến cây tùng trong văn học trung đại thì chúng luôn khởi nguồn cho bạn đọc những cảm xúc về bản lĩnh cứng cỏi và hiên ngang của những đấng nam nhi, những bậc quân tử. Hay khi nhắc đến thuyền và bến trong văn học Việt Nam thì dù giai đoạn văn học nào, dù mang nhiều tầng ý nghĩa khác nhau nhưng bao giờ cũng bảo lưu một ý nghĩa hạt nhân cốt lõi là biểu tượng cho sự hẹn hò, chờ đợi thủy chung... Tĩnh ốn định của biểu tượng thường bắt nguồn từ việc bảo lưu một nét nghĩa của biểu tượng mẫu gốc đã ăn sâu vào “vô thức tập thế” và “chảy tràn” trong kí ức nhân loại đế lưu truyền cho những đời sau. Việc dùng lại ở đời sau không có nghĩa là sự sao chép máy móc mà đòi hỏi nghệ sĩ vẫn phải có những tìm tòi, những khám phá mới mẻ để nhận thức về cuộc sống. Việc liên tục bồi đắp và tái sinh các ý nghĩa mới là tiền đề tạo ra tính đa nghĩa cho biểu tượng văn học. I.2.2.2. Tính chất sống động, khó nắm bắt, khó xác định của biểu tưọng Bên cạnh tính chất ổn định tương đối, biểu tượng văn học nối bật ở bản tính sống động, khó nắm bắt, khó xác định. Khác với dấu hiệu, người ta dễ dàng nhận có thể nhận ra ý nghĩa biếu hiện bên trong, biểu tượng thì khác, nó ấn tàng những vỉa tầng ý nghĩa mơ hồ khó nắm bắt bên cạnh những cái biểu hiện lộ diện. Nó vừa bộc lộ, vùa che dấu, vừa định hình, vừa biến ảo khôn lường, s. Freud nhận định: “Biểu tượng diễn đạt một cách gián tiếp, bóng gió và ít nhiều khó nhận ra niềm ham muốn hay các xung đột. Biếu tượng là mối dây liên kết thống nhât nội dung rõ rệt của một hành vi, một tư tưởng, một lời nói với ý nghĩa tiềm ấn của chúng...” [13; 25]. Cũng đồng nhất với ý kiến này, C. Jung cho rằng: “biểu tượng là một hình ảnh thích hợp để chỉ ra đúng hơn cả cái bản chất ta mơ hồ, nghi hoặc của Tâm Linh... Biểu tượng không bó chặt gì hết, nó không cắt nghĩa, nó đưa ra bên ngoài chính nó đến một ý nghĩa còn nằm ở tận phía ngoài kia, không thế nắm bắt, được dự cảm một cách mơ hồ, và không có từ nào trong ngôn ngừ của chúng ta có thể diễn đạt một cách thỏa đáng” [13; 25] Vì bản tính ổn định và sống động, biến ảo luôn song hành nên biếu tượng vượt ra ngoài giới hạn của lí trí thuần túy nhưng không rơi vào phi lí. Nó đòi hỏi một thao tác, một phương pháp khám phá phù hợp. Lối phân tích bằng cách cắt vụn và đập nhỏ ra không thế nắm bắt được sự phong phú của biểu tượng. Song trực giác không phải bao giờ cũng đạt được điều đó. Muốn khám phá được ý nghĩa của biếu tượng đòi hỏi phải có sự kết hợp hài hòa giữa việc phân tích tống hợp và sự đồng cảm hết mực nghĩa là chia sẻ và cảm nghiệm một cách nhìn nào đó về thế giới. Như ta đã biết, mỗi một biểu tượng không chỉ mang trong mình một hình ảnh đời sống cụ thế mà còn khái quát những kinh nghiệm nghệ thuật trong mạch nguồn truyền thống, và đồng thời kết hợp với sự cách tân làm mới theo năng lực tư duy và tưởng tượng của từng chủ thế khiến cho nó ngày càng được làm đầy thêm những giá trị và ý nghĩa mới. Việc bồi đắp thêm những nét mới cho biếu tượng sẽ tạo cơ sở cho việc lưu lại dấu ấn của mỗi nhà văn. Chắng hạn, “trăng” là một biếu tượng nghệ thuật đã xuất hiện từ ca dao với ý nghĩa như một dấu hiệu biếu trưng cho thời tiết, mưa thuận gió hòa, là chứng nhân cho cảnh lao động của nhân dân, cho những nỗi niềm, những cuộc hò hẹn của trai gái... Đen với thơ Trung đại, “trăng” lại trở thành chứng nhân cho nỗi niềm ngậm ngùi của tráng sĩ mài gươm dưới nguyệt trong thơ Đặng Dung, hay trở thành đối tượng để chia cắt, chia ly mang trọn nỗi niềm khắc khoải trong thơ Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử... Biểu tượng luôn chứa đựng trong mình những giá trị đã được vĩnh hằng hóa song không phải vì thế mà nó trở thành nơi tồn đọng những giá trị cũ mòn, nơi giam giữ các tầng ý nghĩa trong sự xơ cứng. Trái lại, biểu tượng là một thực thể sống động, luôn luôn có sự luân chuyển, đắp đổi nghĩa liên tục. Sinh thể ấy được nuôi dưỡng bằng những lối tư duy, những tưởng tượng phong phú của con người. Đời sống của con người không bao giờ bớt phức tạp đi, và biểu tượng vì thế cũng không bao giờ đơn giản hơn. Những phức tạp của cuộc sống dội vào tâm tư con người những suy tưởng không cùng, đế rồi từ đó, chúng lại được dồn nén vào hệ thống biếu tượng. Đó là con đường tất yếu của đời sống và cũng là xu hướng tồn tại và phát triến tất yếu của biểu tượng nghệ thuật. 1.2.2.3. Tính đa nghĩa của biếu tượng văn học Khi xem xét biêu tượng, không thê bỏ qua một đặc tính nôi bật của nó là tính đa trị. Không ai phủ nhận tính ốn định, hạt nhân cốt lõi là tâm điếm của mọi chu vi trong biểu tượng, song ổn định ở đây không đồng nhất với cố định. Bởi thế nên không thế gói gọn, làm đông cứng ý nghĩa của biếu tượng trong một khuôn khổ chật hẹp mà biểu tượng luôn sản sinh những ý nghĩa mới trên vỉa tầng ý nghĩa tiền đề vốn là cái đã ăn sâu vào trong vô thức của con người. Tính chất sống động của biểu tượng cũng là tiền đề để tạo ra tính đa trị của nó. Tính đa trị ở đây có thế tạm hiếu là biếu tượng không tồn tại với một hoặc một vài nét nghĩa thuần túy, cố định mà nó luôn bao chứa trong mình những thái cực khác nhau. Nó luôn luôn đa chiều. Thực vậy, chúng biếu đạt các mối quan hệ đất - trời, không gian - thời gian, nội tại - siêu tại cũng như cái chén khi ngửa lên trời hay úp xuống đất. Đấy là tính lưỡng cực thứ nhất. Còn một lưỡng cực khác nữa không thể không nhắc đến, đó là sự tống hợp của những đối kháng: ngày và đêm, trời và đất, thiên đường và địa ngục, sáng và tối, thụ động và chủ động... Chang hạn, trong thế giới của biểu tượng, con rắn là một “vật biểu tượng cao cấp”, là mẫu gốc căn bản gắn với cội nguồn và trí tưởng tượng. Rắn đã duy trì trên khắp thế giới các giá trị biểu tượng: Là chúa tể của phép biện chứng sống, là vị tổ tiên của huyền thoại, là vị bán thần khai hóa, là chúa tế của phụ nữ, là cái tượng trưng cho tính hai mặt của mọi biểu hiện, là hiện thân của sự khôn ngoan xảo quyệt... Trong đó, đáng lưu ý là hình ảnh con rắn tự ngậm lấy đuôi mình, cho thấy sự kết hợp giới tính trong bản thân nó, tự thụ thai thường trực như hình ảnh chiếc đuôi cắm sâu vào miệng nó. Nó là sự chuyến vị bất tận từ sự sống sang cái chết và ngược lại, bởi chính những chiếc răng hình móc câu của nó đã tiêm nọc độc vào cơ thể nó. Vì thế, Bachelard cho rằng: “nó là biện chứng cụ thể của sự sống và cái chết, cái chết thoát thai từ sự sống và sự sống thoát thai từ cái chết” [13; 763]. Cũng tương tự như thế, hình ảnh của sói cũng là một biếu tượng đa trị. Nó gắn với ý nghĩa tích cực khi trở thành biếu tượng của ánh sáng, có tính thái dương, anh hùng chiến trận, tố tiên huyền thoại... song đồng thời cũng lại là biểu tượng cho sự hung dữ, man rợ (sói đực), đồi trụy (sói cái). Sói cũng gắn liền với biếu tượng về ngày và đêm, sống - chết, mõm ngấu nghiến và nhả ra, nó có tính khởi xướng... ơ một số vùng của Rumani, sói còn biếu tượng cho kẻ dẫn linh hồn. Bản thân nó bao chứa trong mình tính lưỡng cực, đa trị bởi nó vừa được dùng để biểu tượng cho ngày vừa được dùng để biểu tượng cho đêm. Là biểu tượng cho đêm ở chỗ nó nuốt chửng và ngấu nghiến. Nó trở thành ngày ở chỗ nó ngấu nghiến và nhả ra một sinh vật mới. Nó vừa là trở lực vừa là giá trị, vừa là bóng tối vừa là ánh sáng, vừa là ngày vừa là đêm... Chang hạn, dòng sông trong Thơ mới không chỉ biếu tượng cho tình yêu mến gắn bó với quê hương mà nó còn mang ý nghĩa về sự chia ly, cách trở, về sự đổi thay, mất mát, biểu tượng cho dòng đời vô định và thân phận trôi dạt của những kiếp người nhỏ bé... Hình ảnh bà mẹ trong thơ Cách mạng đã mang ý nghĩa biểu trưng về tình yêu thiêng liêng, sự che chở, sự bình an, lòng kiên cường, đức hi sinh thầm lặng... I.2.2.4. Tính lịch sử của biếu tượng Thuyết Phản ánh luận của triết học Mácxít đã từng chứng minh văn học nghệ thuật với tư cách là một hình thái thẩm mĩ nên hiển nhiên nó phải phản ánh tồn tại xã hội. Bởi thế, mỗi thời đại, bộ mặt xã hội lại đi vào văn học với một hệ thống biểu tượng khác nhau. Chính sự khác nhau này đã tạo nên tính lịch sử của biếu tượng văn học. Tính lịch sử của biếu tượng văn học được thể hiện trước hết ở chỗ: Mỗi thời đại văn học đề cập đến một hệ thống những biếu tượng khác nhau. Chẳng hạn, trong văn học Việt Nam, ta thấy sự đối thay của hệ thống biểu tượng qua từng thời kì lịch sử. Chăng hạn, trong thơ ca dân gian, ta thường thấy xuất hiện những biếu tượng nguyên sơ, khởi phát bắt nguồn từ thế giới tự nhiên của bao quanh con người như: Mặt trăng, mặt trời, cái cò, cái bống, quả cau, gừng... Đen văn học Trung đại với tính quy phạm chặt chẽ tư tưởng Nho giáo chi phối nên hệ thống biếu tượng nghệ thuật thường xoay quanh những biểu tượng cao quý như tùng, cúc, trúc, mai, long, ly, quy, phượng... Đen Thơ mới với sự bùng phát của cái tôi cá nhân và sự giải phóng về tư tưởng, người ta thường thấy xuất hiện biểu tượng lạc thú và tình yêu nam nữ, sự cô đơn... Trong thơ ca Cách mạng, ta lại bắt gặp nhiều biếu tượng hào hùng như Đảng, lãnh tụ, chiến sĩ, con người mới, màu đỏ, lá cờ Tố quốc... Trong thơ đương đại, ta thường bắt gặp nhiều biểu tượng mới như tòa cao ốc, Computer... Như thế, hệ thống biểu tượng nghệ thuật còn lưu dấu ấn của mỗi thời kì lịch sử. Tuy nhiên, tính lịch sử của biếu tượng văn học còn thế hiện ở một khía cạnh khác. Có những biếu tượng nghệ thuật tồn tại xuyên suốt nhiều thời kì văn học nhưng tùy theo thời kì mà nó mang những nét nghĩa khác nhau. Biểu tượng văn học không phải là một cấu trúc khép kín mà nó là một hiện tượng mở, bởi vậy nó thường xuyên mất đi những nét nghĩa lỗi thời và được đắp đổi những nét nghĩa mới mang được dáng dấp thời đại. Chẳng hạn, trong văn học Trung đại, “trúc” và “mai” vẫn thường được dùng đế chỉ cốt cách, tiết tháo của người quân tử, nhà nho: “Am trúc, hiên mai ngày tháng qua; Trúc mai bạn cũ họp quen nhau; Trúc mai chắng phụ người quân tử (Nguyễn Trãi) hoặc “Tùng tùng, cúc cúc, mai mai/ Phiêu phiêu hữu khâu hác lâm tuyền chi dật thú (Này tùng, này cúc, này mai/ Phơi phới có cái dật thú núi, khe, rừng, suối) (Nguyễn Khuyến)... Đen Thơ mới, “trúc” vẫn xuất hiện nhưng được thay bằng bộ mặt mới. “Trúc” ít đi với mai mà thường đi với trăng, gió, hoa, cỏ, thiếu nữ, chàng trai... để biểu đạt một tình yêu vừa vồ vập, lộ liễu, táo bạo hoặc mang đậm tính dục như “ôm”, “ái ân”, “ẻo lả”: (Ái ân bò cỏ ôm chân trúc/ Ẻo lả nằm trên ngọn trúc mềm). Chính các thi nhân Thơ mới đã làm cho trúc mất vẻ cao quý, cách điệu, cứng cỏi để trở nên mềm mại, mang vẻ đẹp nhục cảm, trần tục, dân dã... Còn đến văn học Cách mạng thì “trúc” lại vắng bóng thay thế bằng hình ảnh của “tre” với ý nghĩa biếu trưng về sức sống bền bỉ, dẻo dai, sự hiên ngang vươn lên trong bão táp để ngầm chỉ sức mạnh của con người Việt Nam trong chiến tranh chống kẻ thù. 1.2.2.5 Biểu tưọng mang tính quan niệm Biếu tượng dù có những hạt nhân cốt lõi chi phối nhưng vẫn mang bản chất sống động khó nắm bắt nên nó là hiện tượng đa trị, lưỡng cực. Tính lưỡng cực đó cho ta thấy dấu vết của tính quan niệm trong biếu tượng. Thế giới biểu tượng có những địa hạt mang tính phố quát như lôgic, toán học, vật lí, hóa học, lại có những địa hạt là sự độc đáo duy nhất được sáng tạo bởi những cá nhân như các tác phẩm hội họa, điêu khắc, văn chương, nghệ thuật... Dù ở địa hạt nào chúng ta cũng thấy những quan niệm được gửi gắm trong đó về thế thái, nhân sinh. Có lẽ vì thế mà thế giới biểu tượng có ý khác nhau giữa các nền văn hóa. Tùy theo đặc tính của từng nền văn hóa cụ thể mà biểu tượng mang những ý nghĩa rất riêng. 1.2.3. Ý nghĩa của biểu tượng văn học 1.2.3.1. Biểu tưọng dùng để lập mã, kí mã Trong đời sống, mỗi dân tộc, mỗi tổ chức xã hội đều tìm đến những biểu tượng để thể hiện những nét đặc thù được coi là “khuôn mặt riêng” định hình trong thế giới mênh mông. Chẳng hạn, hoa anh đào là biểu tượng cho đất nước Nhật Bản hay Đảng cộng sản được biếu trưng bằng hình ảnh búa liềm giao nhau với hàm nghĩa là sự kết hợp sức mạnh của giai cấp công nông... Trong văn hóa, từ đặc trưng riêng của mồi nền văn hóa mà mỗi đất nước lại tìm đến những biểu tượng riêng để thể hiện đặc thù của nước mình. Chang hạn, hoa đào là biếu tượng của Nhật Bản, sói là vật tố trong quan niệm của người nội Mông, hoa sen là biểu tượng cho đạo Phật, cây thánh giá là biểu tượng cho đạo Thiên Chúa... Trong văn học, biểu tượng là phương tiện tất yếu để các nhà văn, nhà thơ lập mã và kí mã. Đặc trưng của văn học đòi hỏi không phải điều gì nhà văn cũng trình bày sẵn sàng, công khai, phơi bày lộ diện tất cả ra mà phải thể hiện một cách kín đáo, nhuần nhị và nhất là súc tích bởi nói như Ăng ghen: “Khuynh hướng của tác phẩm càng kín đáo bao nhiêu càng tốt cho tác phẩm bấy nhiêu”. Đế đạt được điều đó không gì tối ưu là sáng tạo ra một hệ thống biếu tượng nghệ thuật. Vì thế, từ xa xưa đến nay, từ phương Đông đến phương Tây, các nhà văn luôn lấy biếu tượng là một phương tiện đế lập mã và kí mã. Trong các thể loại trữ tình của dân gian Nga ta thấy sự đi về của một hệ thống các biểu tượng. Chẳng hạn, hình ảnh cây táo trổ hoa biểu trưng cho sắc đẹp tuổi thanh xuân; chim ưng biếu tượng cho sức mạnh và lòng dũng cảm, chim họa mi là biếu tượng cho hạnh phúc, tình yêu, niềm vui. Trong thơ cố Trung Quốc cánh chim là biếu tượng về cái vô tận; cành liễu là biếu trưng cho người thiếu nữ với vẻ đẹp mềm mại; yếu đuối; cánh chim bằng là biếu trưng cho chí lớn, sự tung hoành của đấng nam nhi... I.2.3.2. Biểu tượng có chức năng biểu hiện Biếu tượng còn thực hiện một chức năng quan trọng khác là biếu hiện. Khi đứng trước mỗi biểu tượng nghệ thuật, ta cũng đều tò mò muốn khám phá ý nghĩa tiềm ấn dồn nén trong đó. Bởi mỗi biểu tượng luôn “ứ tràn ý nghĩa”. Chẳng hạn, bánh xe là biểu tượng cho sự tuần hoàn, chu kì luân chuyển vô thường của sự vật, con người. Hình ảnh cây thánh giá trong đạo Thiên chúa là biểu tượng về sự hành xác đế thể hiện sự thanh thản trong tâm hồn con người. Biểu tượng hoa sen gợi lên sự trong sáng, thanh khiết cao quý bất chấp nó mọc lên từ chốn bùn nhơ... Trong văn học, biếu tượng dùng để kí mã thường có sức truyền tải khá lớn. Tất nhiên, khả năng phản ánh biếu hiện của biểu tượng văn học phải được đặt trong bổi cảnh của nền văn hóa đã sản sinh ra nó như trong chỉnh thể nghệ thuật của tác phẩm, thời đại... Nó chỉ thực sự phát lộ ý nghĩa tiềm ẩn khi xem xét nó trong hàng loạt các mối quan hệ của cấu trúc tác phấm. Bởi lẽ, trong phạm vi này, đối tượng biểu hiện không phải là những sự vật, hiện tượng, trạng thái đơn nhất mang tính độc lập như các biếu tượng trong cuộc sống hàng ngày. Quá trình sáng tạo và cảm thụ tác phẩm nghệ thuật dựa trên hệ thống các biếu tượng không đồng nhất với quá trình sáng tạo và cảm thụ các biếu tượng đơn lẻ. Biếu tượng nghệ thuật luôn chứa đựng những hiện thực khách quan và cả những tư tưởng, những ấn tượng chủ quan được nghệ sĩ kí thác trong nó. Chẳng hạn, hình ảnh chiếc áo trong ca dao người Việt đã trở thành một biếu tượng sống động ứ tràn ý nghĩa xoay quanh cái hạt nhân cốt lõi là mẫu gốc của con người. Nó là ranh giới mong manh để đi đến khám phá vẻ đẹp trần thế và đức hạnh của con người, nó biếu hiện sự khát khao gần gũi qua các sắc độ tình cảm như nhó' nhung, buồn bã, hờn giận, trách móc, chờ đợi, khắc khoải mong ngóng. Nó cũng được biểu hiện như một vật làm tin để người ta trao gửi ước hẹn. Chiếc áo trong ca dao còn có khả năng hé lộ về người mặc áo về giai cấp, đức hạnh, vẻ đẹp nừ tính, khả năng khép mình giữ gìn cũng như khả năng chịu đựng cam phận lam lũ luôn làm tròn bổn phận... 1.2.3.3 Biếu tưọng thực hiện chức năng xã hội hóa Trong một khía cạnh khác, biếu tượng còn thực hiện chức năng xã hội hóa. Nó tạo ra sự lưu thông sâu sắc với môi trường xã hội, nó kéo con người lại gần nhau hơn. Biểu tượng là phương tiện là công cụ đế mỗi cá nhân, mỗi dân tộc thâu hiêu nhau hơn. Bởi lẽ các biêu tượng nghệ thuật được phát sinh từ toàn bộ đời sống tinh thần của con người. Neu ta có thế thừa nhận có một kho vốn chung của vô thức tập thể có thể tiếp nhận và phát đi những thông điệp, thì không được quên rằng, cái kho vốn chung đó tự làm giàu thêm và tự đa dạng hóa bằng tất cả các đóng góp của một tộc người hoặc một cá nhân. Hơn nữa, biếu tượng còn có khả năng dựng lại mô hình văn hóa của dân tộc, thời đại. vẫn trên cơ sở hạt nhân chung nảy sinh từ mẫu gốc, nhưng khi được liên tục tái sinh và sáng tạo, biếu tượng mang ý nghĩa sắc thái đa dạng khác nhau trong các dân tộc khác nhau. Sự phát triến ý nghĩa càng được phân nhánh đa dạng nếu chúng được thực hiện ở mỗi cá nhân. 1.2.3.4 Biểu tưọng thế hiện phong cách tác gia, thời đại, khuynh hướng văn học Mỗi thời đại, mỗi khuynh hướng, mỗi tác gia văn học do những đặc điếm về văn hóa cũng như nhu cầu, thị hiếu thấm mĩ khác nhau mà tìm những hệ thống biểu tượng khác nhau. Hệ thống biểu tượng đó làm nên sắc thái riêng mỗi thời kì đồng thời cũng được dùng như những dấu hiệu nối bật đế nhận ra mỗi khuynh hướng văn học. Và nhất là với tác giả có bản lĩnh và phong cách thì biếu tượng chính là yếu tố giúp ta nhận ra nét đặc trưng của phong cách đó. Chắng hạn, trong văn học Trung đại, người ta luôn tìm đến những hình ảnh tùng, cúc, trúc, mai, long, ly, quy, phượng vốn là biếu tượng cho cốt cách thanh cao của người quân tử. Thơ Cách mạng (1945 - 1975) lại tìm đến hệ biếu tượng hướng về Tố quốc, bà mẹ Việt Nam nghèo nhưng tần tảo nuôi chồng, con, hình ảnh những đám đông tượng trưng cho sức mạnh tập thế như dân làng Xô Man, nhân dân Tây Nguyên, dân tộc XTrá... Trong thơ đương đại ta thấy sự xuất hiện của những biểu tượng mang hơi thở của thời đại như Computer, tòa cao ốc, những phi trường... Và cũng dễ thấy hơn cả là biếu tượng ghi dấu ấn phong cách nghệ thuật của mồi nghệ sĩ. Vì thế, nhắc đến thơ Hàn Mặc Tử người ta thấy xuất hiện dày đặc những biểu tượng trăng, hồn, máu... Thơ Chế Lan Viên trước Cách mạng đưa ta đến một thế giới siêu thực với những biểu tượng đậm chất kinh dị: xương, đầu lâu, sọ người. Song, đến với Nguyễn Bính, người ta nhận ra một hồn quê mộc mạc giản dị với những hình ảnh trở đi trở lại đã trở thành biểu tượng cho hồn quê trong sáng, thanh khiết với những mảnh vườn, dòng sông, con đò... Tiểu kết: Như vậy, qua tìm hiểu và phân tích chúng tôi nhận thấy rằng biếu tượng là một khái niệm mới mẻ và trừu tượng. Vì vậy, đế đi đến một kết luận chung nhất, chúng tôi đã xem xét khái niệm này dưới nhiều góc độ như tâm lí, ngôn ngữ, văn hóa... và chúng tôi đặc biệt chú ý tới biếu tượng trong văn học. Bởi lẽ, trong văn học, biếu tượng có những đặc điếm và tính chất đặc trưng khác với cái nhìn ở nhiều góc độ khác. Bên cạnh đó, trong văn học, biếu tượng cũng thế hiện những ý nghĩa nhất định. CHƯƠNG II: BIỂU TƯỢNG TRONG TẬP TRUYỆN ĐẢO NGƯỜI GÙ ÊGIÊDIP MÔRÔ Văn học Pháp thế kỉ XVIII, XIX phát triển rực rỡ với nhiều tên tuổi nối tiếng ở nhiều thể loại khác nhau, trong đó phải kế đến tác giả Êgiêdip Môrô. Ông đã đóng góp cho nền văn học thời kì đó tập truyện Đảo người gù với nhiều câu chuyện có ý nghĩa, đáp ứng kịp thời tinh thần của chủ nghĩa nhân văn thời kì khai sáng. Có được thành công đó là nhờ tác giả đã xây dựng trong tác phâm của mình nhiêu hình ảnh biêu tượng. Hình ảnh biêu tượng như một mã nghệ thuật thể hiện phong cách, cũng như đặc điểm văn phong cá tính sáng tạo của nhà văn. Trong văn học, biếu tượng như một tín hiệu thấm mĩ dồn nén tư tưởng, tình cảm của nhà văn khiến cho câu chuyện trở nên giàu ý nghĩa biếu đạt. Cùng với Acpagong (Lão hà tiện - Môlie) là biếu tượng của thói keo bần, bủn xỉn; Robinson Cruxo ( Robinson Cruxo - Đifo) biểu tượng cho ý chí, nghị lực phi thường của con người. AQ (AQ chính truyện - Lỗ Tấn) là biểu tượng cho phép thắng lợi về tinh thần... truyện ngắn của Êgiêdip Môrô cũng xây dựng được thế giới biểu tượng rất độc đáo. Đó là: biểu tượng thế hiện sự tha hóa về nhân tính; biểu tượng của sự chết chóc; biểu tượng của sự an ủi và cứu rỗi; biếu tượng của khát vọng và niềm tin. 2.1. 2.1.1. Thế giới biểu tượng trong tác phẩm Biếu tượng thế hiện sự tha hóa về nhân tính Tập truyện Đảo người gù xây dựng được thế giới biếu tượng rất độc đáo trong đó nổi bật là những biếu tượng thể hiện sự tha hóa về nhân tính. Từ điển Tiếng việt định nghĩa: tha hóa là trở nên mất phẩm chất đạo đức [9; 653], còn nhân tính là tính chất chung tốt đẹp của con người, tính người [9; 513]. Tha hóa về nhân tính nghĩa là làm mất đi, biến chất thành xấu đi những phấm chất tốt đẹp của con người. Đây là vấn đề được nhiều nhà văn trên thế giới quan tâm như F. Kafka, A. Sekhov... hay các nhà văn Việt Nam như Nam Cao, Nguyễn Huy Thiệp... Cũng quan tâm đến vấn đề này, Êgiêdip Môrô đã xây dựng trong tập truyện của mình biêu tượng thê hiện sự tha hóa về nhân tính rất đặc sắc. Nối bật trong tập truyện này chính là biếu tượng cái lưng gù trong Đảo người gù - truyện ngắn đặc sắc nhất, được lấy làm tên cho cả tập truyện. Truyện kể về nhân vật Giăng là “một thanh niên dong dỏng cao và tráng kiện. Ớ Pháp người ta bảo đó là một chàng trai bảnh bao” [16; 5]. Vì thế anh có đôi chút kiêu căng khi con tàu của anh cập bến Đảo người gù. Nhưng khi đặt chân lên đảo anh hết sức ngạc nhiên khi những người trong đảo từ thủy thủ, người đánh xe, những người hầu gái phục vụ và cả những khách ngồi ăn ở các bàn xung quanh... tất cả đều gù. Tấm lưng thẳng có chút kiêu căng của Giăng không tránh khỏi con mắt tò mò mãnh liệt của những người xung quanh. Người ta tỏ ra thương hại chàng thanh niên tội nghiệp. Những lời nói đó làm Giăng không thế hòa nhập với cuộc sống của họ. Anh không muốn gù thật nhưng chỉ đế che mắt thiên hạ, anh sẽ sắm cho mình một “cái gù giả”: “Anh chạy vào một cửa hàng bán chăn đệm, mua hai bọc lớn len rối, rồi cũng rảo bước nhanh như thế, anh trở về quán trọ, vào căn buồng đã thuê, đóng cửa lại và trong hai tiếng đồng hồ, anh làm việc một cách bí mật. Khi bước ra khỏi phòng, hình dạng anh đã thay đối. Giữa hai vai và trước ngực, anh có hai cái bướu to tướng”[16; 11]. Cái bướu đó của Giăng làm cho anh nhận được sự đón nhận nhiệt liệt của mọi người, người ta nhìn anh mỉm cười với con mắt thèm muốn. Sự ngưỡng mộ của mọi người xung quanh khiến Giăng hiểu rằng “Ở xứ Gù, những người lưng thẳng thường bị rẻ rúng” nghĩa là con người luôn phải thay đổi thậm chí phải tha hóa để thích nghi với môi trường xung quanh. Có thể nói hình ảnh “cái lưng gù” của Giăng chính là biểu tượng thể hiện sự tha hóa về nhân tính. Anh không gù nhưng cũng không dám khắng định mình mà chọn cách tha hóa, thay đối mình cho phù hợp với cái nhìn của mọi người. Sống trong một thế giới gù, khi mà những kẻ không gù bị dè bỉu, khinh bỉ, có lẽ không chỉ có Giăng tha hóa mà rất nhiều người trong đám đông đang có hình dạng “gù” cũng đang làm như anh. Bởi vì, người ta biết rất rõ lợi ích của việc “gù”, “gù” nhiều và những thua thiệt khi không được “gù”. Và cũng giống như Giăng, có lẽ những “cái gù giả” cũng làm cho họ thấy thích thú khi nhận được sự ngưỡng mộ và chào đón đặc biệt của mọi người. Thế mới biết sự tha hóa trong nhiều hoàn cảnh đôi khi là không cưỡng lại được. Như vậy, trong xã hội dị biệt, những gì phản thấm mĩ lại được tôn vinh. Sự tôn vinh ấy đôi khi kéo theo những sự dối trá, những sự tha hóa của con người. Vì thế, không chỉ trong Đảo người gù của Môrô người ta mới thấy điều này. ơ một tác phẩm mang hơi hướng cổ tích khác là Alice ở xứ sỏ' thần tiên chúng ta cũng thấy điều đó. Đế làm vừa lòng nữ hoàng đở, rất nhiều cận thần của bà đã cố tình làm cho mình xấu đi. Chỉ đến khi người làm mũ bóc mẽ từng kẻ một thì sự thật mới được lộ diện. Như vậy, sự tha hóa trong một xã hội đầy nghịch lí và dị biệt là một vấn đề có tính quy luật. Trong truyện Nàng tiên chuột Bạch Êgiêdip Môrô kể về vua Louis XI là một ông vua độc ác. Biết bao nạn nhân vô tội đã bị giam cầm do đường lối chính trị hà khắc của hắn. Vị vua của một nước nhưng lại không chăm lo cho dân mà chỉ tìm cách làm cho lâu đài Pletxi trở thành một nhà tù kín bởi “chỉ cần những cớ không đâu cũng đủ để các nhà tù của Louis XI chật ních người. Nói đến tên vua mà không kèm theo những lời ca ngợi, xích tay liền, bàn về đời sống của dân, hé ra một đôi lời phàn nàn nghèo túng hoặc sợ hãi, tội đáng bắt. Rồi, những người khác, không phải là không bị ngược đãi cũng bị bắt giam chang vì một lí do nào hết cả” [16; 19]. Hắn không bao giờ ban phát một lời an ủi đối với các tội đồ và ngăn cấm không cho bất cứ ai vào thăm các tù nhân kể cả hoàng tử Saclơ. Thật độc ác và tàn nhẫn. Hắn còn bắt ba đứa con nhỏ của tội nhân phải chứng kiến cuộc hành hình của cha chúng rồi bắt giam chúng vào ngục mặc cho sự khóc than của ba đứa trẻ tội nghiệp, ơ hắn, không có phẩm chất của một vị vua anh minh, công lí mà chỉ toàn là những tội ác của một tên vô lại. Hắn che giấu bên trong một ông vua độc ác là vẻ bề ngoài vô cùng ngoan đạo: “mỗi khi làm xong một việc ác, hắn lại thành tâm cầu nguyện, nhưng vẻ ngoài lại không có gì tỏ ra một chút hối tiếc về bao tội ác hắn đã làm”. Có thế nói, Louis XI chính là hiện thân của cái xấu, cái ác, biểu tượng thể hiện sự tha hóa về nhân tính. Tác phấm Apđala, thằng quỷ sứ, sự tha hóa về nhân tính thế hiện ở câu nói “Apđala, thằng quỷ sứ”. Apđala là một cậu bé mồ côi cha từ hồi lên 7 tuổi, từ đó cậu phải sống dưới sự bảo trợ hà khắc của ông bác. Trước đó, tuổi thơ của cậu là một vũ trụ hoan lạc và êm đềm, cậu ham thích việc học tập, biết bí mật của vạn vật và những quy luật sống của các sinh linh nhỏ bé. Nhưng bây giờ, bên cạnh cậu là một nhà sư phạm nghiêm khắc và buồn chán, dạy cho cậu những bài luân lý bằng roi vọt và những bài khoa học bằng chép phạt hoặc cắt phần thức ăn. Chính cách giáo dục hà khắc đó đã làm cho Apđala mất đi sự hồn nhiên của tuổi thơ, thay vào đó là những trò ranh mãnh: “không còn có xó xỉnh tối tăm bấn thỉu nào mà Apđala không chui vào” [16;54]. Những người ăn người ở trong nhà luôn bị cậu vấy ướt bằng đủ các thứ chất lỏng hôi hám. Những lọ mực, hộp sơn, những bình hồ dán được ném ra từ mọi phía. Chăn mền đầy đất cát và rơm rác bị khâu dính với giường nằm. ... Từ một trái tin non nớt dịu dàng đầy tin yêu, cậu được người ta đặt cho cái tên “Apđala, thằng quỷ sứ”. Chính câu nói đó đã góp phần làm cho cậu bé Apđala trở thành một đứa trẻ bất trị. Như vậy, biếu tượng thế hiện sự tha hóa về nhân tính trong truyện ngắn của Êgiêdip Môrô không chỉ biểu hiện qua nhân vật mà qua ngôn ngữ, thậm chí chỉ là những câu văn ngắn cũng bộc lộ rõ được đặc điếm này. Như vậy, Êgiêdip Môrô đã xây dựng được biếu tượng thể hiện sự tha hóa về nhân tính qua những con người rất độc đáo, góp phần thể hiện ý nghĩa nhân văn của tác phâm. 2.1.2. Biểu tượng của sự chết chóc Ngoài biếu tượng của sự tha hóa về nhân tĩnh, tập truyện Đảo người gù còn xây dựng được biểu tượng của sự chết chóc. Ngay ở nhan đề của truyện Cái chết của con chim nhỏ đã thế hiện được điều đó. Việc thêm từ nhỏ trong nhan đề của truyện thể hiện sự hi sinh vô cùng lớn lao của một con vật bé nhỏ. Từ điến biếu tượng văn hóa thế giới cho rằng: “Cái chết chỉ sự kết thúc tuyệt đối một cái gì đó tích cực: một con người, một con vật, một tình bạn, một liên minh, một nền hòa bình, một thời đại” [13; 160]. Trong truyện ngắn Cái chết của con chim nhỏ biếu tượng của sự chết chóc thế hiện ở hình ảnh những bông hoa. Trong nền văn minh Aztèque, “những bông hoa trong vườn không chỉ đơn thuần là một sự trang điếm mang lại thú vui cho các thần và loài người mà nó còn đặc trưng cho nhiều giai đoạn lịch sử phát sinh của vũ trụ” [13; 428]. Như vậy, hoa không chỉ là biểu tượng của cái đẹp mà còn là biêu tượng cho sự sông. Vậy mà, trong tác phâm “những bông hoa khép cánh, không tỏa hương” [16; 67]. Phải chăng không khí ảm đạm của sự chết chóc đang đò trên những cánh hoa khiến chúng cũng không thể tỏa hương? Chỉ một câu văn ngắn, nhà văn đã mở ra trước mắt người đọc cả một không gian u ám của sự chết chóc. Không gian đó làm cho người và vật như đui, như mù. Toàn hành tinh bốc lên mùi ẩm mốc kinh khủng. Không chỉ thế hiện ở những cánh hoa, biếu tượng của sự chết chóc còn thế hiện ở hình ảnh những con chim kên kên. vẫn còn đó âm thanh của tiếng quạ gào lên từng hồi tha thiết gợi ta nhớ đến cảnh chết chóc tang thương của nạn đói năm 1945 trong tác phấm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân hay bức tranh nối tiếng về nạn đói ở Châu Phi của nhiếp ảnh gia Kevin Carter. Bức ảnh có tên “Kên kên chờ đợi”. Trong bức ảnh, đằng sau một đứa trẻ gầy trơ xương là con chim kên kên đang chờ. Nó đợi khi nào đứa trẻ gục xuống là sẽ nhào tới. Có lẽ những loài chim như quạ, đại bàng, kên kên... đã trở thành hình ảnh đặc trưng của cái chết. Trong tập truyện ngắn này, Êgiêdip Môrô cũng dùng những hình ảnh đó như một biểu tượng của sự chết chóc: “những con kên kên xâu xé lẫn nhau trong cơn điên dại mỗi lúc một tăng” [16; 68]. Không có hình ảnh cũng không có âm thanh, chỉ những câu văn nhẹ nhàng nhưng sâu sắc tác giả cũng xây dựng được biếu tượng của sự chết chóc rất mới mẻ và hấp dẫn. Biểu tượng của sự chết chóc còn được thể hiện trong tác phẩm Nàng tiên chuột Bạch qua hình ảnh nhà tù của vua Louis XI. Đó là một hầm giam lạnh lẽo và chật chội, “một cái cũi sắt được gắn chặt vào tường, hẹp và thấp, ơ trong đó, mỗi động tác đều va đập đau đớn, giấc ngủ chứa đầy ác mộng” [16; 29]. Nhà tù đó là nơi giam giữ các tù nhân, nơi những con người vô tội sắp phải chịu những bản án bất công của nhà vua , bởi lẽ, chỉ những cớ không đâu cũng đủ đế nhà tù của Louis XI chật ních người. Như vậy,ở tác phẩm này biếu tượng của sự chết chóc không hiện lên qua cái chết như trong tác phẩm Cái chết của con chim nhỏ mà qua việc miêu tả nhà tù, Êgiêdip Môrô đã mở ra trước mắt người đọc không gian của sự chết chóc. Qua đó tác giả muốn tố cáo tội ác, sự bất công của vua Louis XI, đồng thời bày tỏ thái độ thương cảm sâu sắc đối với các tù nhân vô tội. Nhà tù của vua Louis XI gợi ta nhớ đến hình ảnh nhà tù trong tác phẩm Chữ người tử tù. Đó là một nơi tối tăm, “một buồng tối chật hẹp, ấm ướt, tường đầy mạng nhện, tố rệp, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”. Giống như lâu đài Pletxi, nhà tù trong tác phẩm của Nguyễn Tuân cũng là nơi giam giữ những con người có khí phách, tài hoa và có tấm lòng cao cả như Huấn Cao. Hay trong tác phấm Người chăn kiến , Bùi Ngọc Tấn kế về một người giám đốc M bị tù oan. Những thói quen trong tù như: khoa thân làm Nữ Thần Tự Do, chăn những con kiến trong cái vòng tròn bé tí vẽ bằng gạch non trên nền buồng giam... cũng được ông làm khi ra tù trong cương vị một giám đốc. Tác giả không miêu tả không gian cụ thể nhưng xây dựng hình tượng nhân vật M cũng đủ đế người đọc nhận ra sự phi nhân tính, thậm chí cả sự tuyệt vọng của nhà tù. Có lẽ, nhà tù chính là hình ảnh biểu tượng chung cho sự bất công, độc ác. Như vậy, biếu tượng của sự chết chóc được Êgiêdip Môrô miêu tả rất cụ thể đồng thời gửi gắm nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc. 2.1.3. Biếu tượng của sự an ủi và cứu rỗi Khi con người tha hóa, không còn giữ được bản chất tốt đẹp của mình thì xã hội cũng sẽ tha hóa, đi gần đến sự diệt vong. Trong điều kiện đó, con người cần có sự an ủi và cứu rỗi, đặc biệt là sự cứu chuộc về tâm hồn. Từ điến Tiếng việt định nghĩa: An ủi là làm dịu nỗi đau khố, buồn phiền [23; 21]. Cuộc đời của con người là một hành trình của những niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và khố đau, tha hóa và tỉnh ngộ... Trên những chặng đường ấy, nếu không có sự an ủi và cứu rỗi linh hồn, hắn nhiều người không còn đủ sức mạnh để sống. Vì thế, sự an ủi và cứu rồi cần thiết với mọi người và mọi thời. Khi tiếp xúc với nền văn hóa và văn học Pháp, người đọc nhận ra rằng nước Pháp không chỉ có những công trình kiến trúc vĩ đại, với những con người lịch lãm, hào hoa mà nước Pháp còn là thế giới của những con người có trái tim nhân hậu. Bo của Ximông của nhà văn Guy đơ Mô - pa - xăng có thể xem là một ví dụ tiêu biểu. Tác phấm là câu chuyện kế về chị Blăng - sốt bị một gã đàn ông lừa dối, sinh ra Ximông. Đen tuổi đi học, em luôn bị trêu chọc là không có bố. Nỗi đau đớn, tủi nhục khiến em định nhảy xuống sông cho chết đuối. Nhưng bác thợ rèn Philip gặp em, nghe được câu chuyện và rất thương em. Bác đã đem đến cho cậu niềm hạnh phúc to lớn và bất ngờ. Người đàn ông ấy muốn trở thành chồng của người mẹ trẻ và trở thành cha của Ximông. Như vậy, người đàn ông ấy không chỉ đem lại niềm vui, sự an ủi cho bé Ximông và chị Blăng sốt mà còn mang lại cho người đọc niềm tin vào con người và cuộc sống. Neu ở tác phấm Bố của Ximỏng sự an ủi và cứu rỗi được xây dựng qua những con người, sự việc cụ thế thì ở tác phấm Nàng tiên chuột Bạch Êgiêdip Môrô lại xây dựng điều này hấp dẫn hơn khi có thêm sự xuất hiện của biểu tượng nàng tiên. Nàng Angiêlina trong tác phẩm Nàng tiên chuột Bạch là một trong những thị nữ của Chúa tiên, nàng rất xinh đẹp và được mệnh danh là “Nàng Tiên Nước Mắt” vì “nàng có một tấm lòng chan chứa tình thương đối với những người bất hạnh” [16; 36]. Như vậy, cũng giống như phần đông các nàng tiên, bà tiên được xây dựng trong các thiên truyện cổ tích, nàng Angiêlina vừa là nhân vật có nhiều phép màu lại vừa có tấm lòng nhân hậu. Nàng có đôi tai cực thính nên có thế nghe được rất xa những trái tim thốn thức, nàng xúc động và không bao giờ hờ hững với bất cứ một nỗi đau nào dù nhỏ của nhân loại. Nàng chính là niềm an ủi của những con người khốn khố. Vì vậy, chỉ những tiếng than khóc, những tiếng kêu rên của con trẻ cũng đã làm nàng tỉnh giấc. “Nàng đi hết nơi nọ đến chốn kia, lau nước mắt cho trẻ nhỏ, làm dịu đi những trái tim thốn thức của những góa phụ, làm lành lại bao vết thương lòng, đem đến niềm vui và hi vọng cho những người tàn tật” [16; 37]. Vì mải mê an ủi những người nghèo khổ, nàng quên mất hội lễ mà Chúa tiên tố chức. Nàng bị phạt xuống trần 100 năm sống giữa loài người dưới lốt một con vật. Nàng chọn hóa thân vào con chuột nhắt đế “có thế đi thăm viếng những người nghèo kho run ray vì đói rét trong những xó xỉnh tối tăm, vào những hầm giam ẩm ướt không chút ánh sáng mặt trời. Ö đó, những tù nhân khốn khố đang chết dần chết mòn vì buồn tủi và cô đơn” [16; 38]. Nàng Bạch đi từ nhà tù này tới nhà tù kia như một nàng tiên đến an ủi các tù nhân. Môtip xây dựng biểu tượng nàng tiên này cũng như đa phần các câu chuyện cố tích khác, một nhân vật tiên có nhiều phép màu song bị trừng phạt, phải đội lốt một con vật xấu xí. Nhân vật ấy cần vượt qua thử thách, đặc biệt cần giữ được tâm hồn đẹp đế có thế trở lại nguyên trạng như cũ. Có khác chăng, nàng tiên trong truyện của nhà văn người Pháp lại được gắn với một bối cảnh ít nhiều có màu sắc lịch sử, sắc màu cố tích bị phai đi nhiều. Bối cảnh đó chính là sự độc ác của vua Louis XI đã khiến cho lâu đài Pletxi trở thành một nhà tù nơi giam giữ các tù nhân và cả những đứa trẻ vô tội. Đó là nơi mà Êgiêdip Môrô ví như “mỗi viên gạch trong lâu đài có thể coi như một tấm bia mộ cho mỗi người đang còn sống”. Nhà tù đó trở thành nơi ở của nàng Bạch, nàng ở cùng các tù nhân khố đau, bất hạnh để an ủi họ dưới hình dạng của một chú chuột nhắt. Nàng đặc biệt chú ý tới quận công trẻ Nơmua, người sắp chịu bản án tử hình của vua Louis XI. Sự xuất hiện của nàng là một niềm an ủi lớn đối với Nơmua “Suốt 15 năm trời, nàng là của tôi, là em gái tôi. Không một ngày nào là nàng không đến với tôi” [16; 32]. Cũng chính nàng là người đã đưa Saclơ - con trai vua Louis XI tới thăm các tù nhân để có dịp chứng kiến tội ác của cha mình. Vì vậy, một con chuột nhắt bé xíu, có đôi mắt đen to long lanh và linh hoạt không chỉ trở nên thân thiết với Nơmua và các tù nhân mà ngay cả đến hoàng tử Saclơ cũng yêu quý nàng. Nàng được hoàng tử chuấn bị thức ăn ngon, những bánh ngọt, mứt kẹo và được đối xử như một bà hoàng. Khi vua Louis XI qua đời, hoàng tử Saclơ lên ngôi vua cũng là lúc các tù nhân được trả tự do. Nàng Bạch trong bộ y phục tiên nữ, đứng trên một đám mây, tay cầm đũa thần lại trở về với xứ sở nàng tiên. Sự yêu quý của hoàng tử Saclơ và quận công Nơmua cũng không thế giữ nàng ở lại bởi nàng phải đến những nơi khác, ở đó có những con người đang cần nàng, nơi có những tiếng rên rỉ của một em gái ăn xin... Có thế nói, nàng Bạch như một vị thiên sứ của tình yêu và niềm an ủi. Ớ đâu có đau khố khóc than ở đó có sự xuất hiện của nàng Bạch. Lúc dưới hình thù một con vật, khi trong hình dáng của một bà tiên, và dù dưới hình dạng nào, nàng vẫn nhận được sự yêu quý của con người. Trong truyện ngắn Apđala, thằng quỷ sứ, biểu tượng của sự an ủi, cứu rỗi thể hiện ở nhân vật Đấng Công minh. Khi con người ta cảm thấy tuyệt vọng họ luôn tìm đến sự an ủi nơi một Đấng tối cao nào đó. Apđala cùng vậy. Trong khi hàng xóm, láng giềng và ngay cả ông bác đỡ đầu tìm cách đuổi cậu ra khỏi thành phố thì cậu quyết tâm đi về phía Bắc, tìm sự an ủi, tha thứ của Đấng Công minh. Sự khó khăn gian khổ nơi sa mạc không làm cậu nản chí, cậu chỉ lo sợ rằng cánh cửa của Đấng thánh nhân không mở. Và có lẽ, cánh cửa đó chính là biểu tượng cho những ranh giới mà con người có thế hoặc cần phải vượt qua. Bởi vì bước qua cánh cửa đó, cũng giống như Apđala con người ta sẽ nhận được tha thứ cho dù đã có những sai phạm, lỗi lầm. Nhiều người khi đọc tác phấm sẽ đặt ra câu hỏi tại sao không phải là ngôi nhà của Chúa Giêsu hay nhà của thánh Môhamet vì cả ba Đấng ấy đều là biếu tượng của sự cứu rỗi. Có lẽ bản thân nhà văn muốn chọn một cái tên giàu ý nghĩa biêu tượng hơn là những cái tên thê hiện những tôn giáo khác nhau đê đạt đên tầm khái quát. Đấng Công minh là người phán xét mọi điều công tâm. Ö đây, ông là người đã nhận ra Apđala đã thực sự thay đổi và sẵn sàng đón cậu trở về: “Hãy vào đi! Vào đi, hỡi sinh linh đau khố! Sự tha thứ cho con đã ở đây, trong lòng bàn tay này mà ta đang giơ ra cho con. Tấm lòng nhân ái của con đã đi tới trước, chính nó đã gõ cửa, chính nó đã cất tiếng gọi và Thượng đế đã nghe. Nào! Con không còn là “Apđala, thằng quỷ sứ” nữa. Những người đã xua đuổi con, sẽ yêu thương và dịu hiền từ nay, đang chờ con. Có ích gì đâu những giọt nước mắt, những tiếng thở dài hối hận. Đó chỉ là những biếu hiện vô tích sự chang thấm được vào cõi lòng ai cả. Nhưng hành vi tốt đẹp, tình thương, lòng tận tụy, đức hi sinh... đó mới đáng kế và những cái đó mới chiến thắng được tối tăm...” [16; 66]. Đấng Công minh đã hiểu thấu tấm lòng của Apđala và những việc tốt mà cậu đã làm cho dù rất nhỏ. Neu người ta ruồng bỏ, mắng chửi cậu thì Đấng Công minh luôn đón chờ cậu trở lại trong bàn tay tha thứ của Ngài. Có thể nói, Đấng anh minh chính là biểu tượng cho sự cứu rỗi của con người. Neu Đấng Công minh là biếu tượng cho sự an ủi, cứu rỗi của Apđala thì chính Apđala cũng trở thành niềm an ủi của những con vật. Trên đường đi về phương Bắc, cậu bỗng nghe một tiếng kêu yếu ớt và thảm thiết. Đó là tiếng rên rỉ của một con chó gầy guộc, đôi mắt đờ dại, bộ lông bết cát và mồ hôi, đang hổn hến vì đói khát. Apđala tiến lại gần và an ủi con vật đáng thương “Ôi! Con vật khốn khố! Con chó đáng thương! Chắc là người ta đã xua đuổi nó khỏi Bátđa cúng như ta đây. Có thế đó là một trong những con chó mà ta đã chơi ác buộc vào đuôi nó một mảnh sắt rỉ để trêu tức các mụ già... Này con chó đáng thương, ta chỉ còn một ít nước trong bầu này, nhưng nó là phần của mày. uống đi! uống mau đi, ôi đôi mắt nó sáng lên kìa! Cái đuôi nó ngoe nguối...” [16; 61]. Những lời nói của Apđala làm cho con vật như được hồi sinh. Họ trở nên thân thiết với nhau và cậu gọi đó là “Bạn”. Đi được một đoạn, cậu nhìn thấy mạng sống của một con chim đang bị đe dọa bởi một con rắn độc. Nhưng sức lực và sự khéo léo của cậu đã làm cho con rắn nằm lăn lóc trên mặt cát. Apđala vuốt ve trìu mến chú chim nhỏ cánh đã bị rách toạc “chắc là vì muốn bay trốn con rắn nhưng hốt hoảng vội vàng mà bị những cái gai của cây này đâm vào. Bị thương như thế này thì còn bay sao được nữa? Mày sẽ là mồi cho những con thú ở sa mạc... Ta chỉ còn một cách duy nhất đế cứu mày khởi chết: ta sẽ đem mày theo. Mày sẽ ngủ trên ngực ta đế tránh cái rét ban đêm và các loài rắn rết. Nhưng trước hết mày phải ăn chút bánh ngô này. Ăn đi! Ăn đi cho đở đói, con vật bé nhở đáng thương” [16; 63]. Cũng như con chó gầy guộc, chú chim nhỏ đáng thương lại vui vẻ lên đường cùng cậu. Đêm đến, cậu đế con chim trên ngực, con “Bạn” sát bên sườn. Sự xuất hiện của hai con vật như tiếp thêm sức mạnh cho cậu, xua tan mọi lo lắng, mết mỏi, tăng thêm sự quyết tâm để cậu cất bước tới nơi ở của thánh nhân. Như vậy, sự an ủi cứu rỗi không chỉ được thể hiện giữa những con người với nhau mà con thể hiện ở tình yêu thương của con người đối với những con vật gặp những hoàn cảnh khố đau, bất hạnh. Chính những hành vi tốt đẹp, đức hi sinh đã chiến thắng được tối tăm. Thượng đế đã thấu hiểu được những việc mà Apđala đã làm, đưa cậu từ một thằng quỷ sứ bị ruồng bở trở về lâu đài được bao bọc trong tình yêu thương chân thực. Trong tác phấm Chuyện về đôi giày nhỏ , biếu tượng của sự an ủi và cứu rỗi thế hiện qua hình ảnh đôi giày của Mari Rôdơ. Mari Rôdơ là một cô thiếu nữ xinh đẹp, nàng hát hay và đặc biệt rất thích nhảy. Sau một bước nhảy cuối cùng của điệu vũ Pharăngđôn, giày của cô toác rộng ra. Sự việc đó khiến nàng buồn bã, giấu đôi chân trần dưới áo dài mà không dám bước đi một bước. Bác Pie Helô - người thủy thủ già rất yêu mến Mari Rôdơ biết chuyện liền tìm mọi cách để làm cho cô một đôi giày mới. Và rồi một chiếc ủng của một người lính bị giết lúc đố bộ lên tàu không hiểu tại sao lại lăn vào góc hầm tàu. Người thủy thủ già dùng dao hí hoáy cắt, sửa, khoan lỗ và thâu chỉ không đầy một tiếng là xong. Một đôi giày mới đã được hoàn thành dưới đôi bàn tay khéo léo của bác Pie Helô. Trong khi cảm thấy dường như tuyệt vọng, đôi giày của người thủy thủ già đã trở thành nguồn an ủi của Mari Rôdơ. Nàng run lên vì tự hào và vui sướng, đôi mắt nàng mọng nước mắt “Đôi giày này mới đẹp làm sao”. Thời gian trôi đi, người thủ thủ già đã hi sinh trong cuộc chiến tranh với Hoa Kì, còn Mari Rôdơ trở thành hoàng hậu Giôdêphin được mọi người tôn sùng, yêu mến và kính trọng. Tủ quần áo của nàng không thiếu những chiếc áo choàng, những đôi giày quý nhưng nàng vẫn giữ đôi giày của bác thủy thủ già đã tặng nàng và coi như một báu vật. Nàng giữ gìn nó hơn cả một báu vật của hoàng đế Nã Phá Luân. Neu đọc qua, độc giả có thể ngạc nhiên về cách ứng xử của Mari Rôdơ đối với đôi giày nhưng nếu ngẫm kĩ, hành động của nàng là tất yếu. Bởi đôi giày nhở bé ấy chính là biếu tượng của tình người. Nó là hơi ấm, là ngọn lửa đã truyền cho cô gái bé nhỏ bao nhiêu năm qua, giúp cô vượt qua chặng đường gian nan nhất của đời người. Hình ảnh đôi giày ấy có sự gần gũi với hình ảnh “bông hồng vàng” trong tác phẩm cùng tên của Pauxtopxki. Neu đôi giày của Pie Helô là biếu tượng cho niềm an ủi của cô bé Mari Rôdơ thì bông hồng vàng của Samet cũng trở thành niềm an ủi của cô bé Xuyzan. Người thủy thủ già Pie Helô cũng giống như người thợ hót rác già Samet, họ đều là những con người bình thường nhưng đã mang lại niềm vui, sự an ủi lớn lao cho những tâm hồn bé nhỏ. Đôi giày và bông hồng vàng còn là biếu tượng của tấm lòng cao quý, của hạnh phúc mà con người luôn khát khao vươn tới. 2.1.4. Biểu tượng của khát vọng và niềm tin Khi con người đã được an ủi và cứu rỗi đế vượt qua nỗi đau, vượt lên và chiến thắng sự chết chóc, tất yếu họ sẽ có được khát vọng và niềm tin vào cuộc sống, vào tương lai. Tập truyện Đảo người gù ngoài xây dựng được hệ thống biếu tượng nói trên còn xây dựng được biếu tượng của khát vọng và niềm tin. Từ điến Tiếng việt định nghĩa: Khát vọng là mong muốn, đòi hỏi với sự thôi thúc mạnh mẽ [9; 653]. Cuộc sống của con người luôn chứa đựng nhiều bất trắc. Sự an ủi không thôi chưa đủ, con người cần phải có niềm tin vào chính mình, tin vào những điều tốt đẹp và hơn hết là phải có khát vọng vươn lên trong cuộc sống. Trong truyện ngắn Cái chết của con chim nhỏ, khát vọng và niềm tin thế hiện ở biếu tượng lửa và hành trình đi tìm lửa của chim hồng tước. Từ đỉến biếu tượng văn hóa thế giới cho rằng “Như mặt trời bằng những tia sáng của nó, lửa bằng những ngọn lửa tượng trưng cho hoạt động đem lại sự sinh sản dồi dào, tay uế và soi sáng...” [13; 427]. Ngay trong thần thoại Hi Lạp, lửa cũng đã là một biếu tượng của sự sống, của khát vọng. Thần Prômêtê trong tác phấm Prômêtê bị xiềng đã ăn cắp lửa của thiên đình trao cho con người, ban cho con người niềm hi vọng, nhờ có lửa, loài người biết được rất nhiều kỹ thuật. Như vậy, lửa chính là biếu tượng của sự sống mà muôn loài khao khát kiếm tìm. Trong tác phẩm, Êgiêdip Môrô cũng khẳng định lửa chính là “yếu tố của sự sống muôn đời, nhờ nó mà mầm non vươn lên khỏi bùn lầy nở ra những đóa hoa đầy hương sắc, nhờ nó mà những tế bào cấu tạo ra con người và muôn vật” [16; 67]. Nhưng đến một ngày không hiếu vì sao mà lửa ấm không còn trên mặt đất. Không có lửa cũng có nghĩa là sự sống của muôn loài đang đứng trước nguy bị hủy diệt: “người và vật như đui, như mù. Chúng dìm vào nhau, chen chúc, sờ soạng, dò dẫm bước đi gây lên hàng ngàn tai họa, những bông hoa khép cánh, không tỏa hương. Những đám mây dày bao trùm mặt đất một màn sương vĩnh viễn” [16; 67]. Neu việc mất đi ngọn lửa, mất đi ánh sáng là điềm báo của sự chết chóc thì hành động tìm lửa, tìm ánh sáng chính là biếu hiện của khát vọng, của niềm tin. Điều kì lạ là, hành động ấy lại được trao gửi cho một sinh linh bé nhỏ chim hồng tước. Nó bay chập choạng trong rừng rậm đen ngòm, tìm mọi cách mang đến cho đồng loại niềm tin và hi vọng. Ngay trong lúc tuyệt vọng nhất, tâm hồn nó vẫn tràn đầy một niềm lạc quan. Nó bảo đồng loại “rồi tất cả sẽ ốn thôi. Không có lý nào mà Thượng đế lại kéo dài sự giận dữ với chúng ta. Mặt trời rồi sẽ mọc” [16; 68]. Niềm tin vào một ngày ánh sáng sẽ trở lại với muôn loài cỏ cây chim chóc, mặt đất lại trở lại khỏe khoắn vui tươi thôi thúc con chim hồng tước bé nhỏ. Nó mạnh dạn trèo lên tới tận ngọn cây sến cao nhất, không có ánh sáng, nó lại đập cánh cao hơn. Nó đã mệt mỏi rã rời nhưng khát vọng trong nó vẫn mãnh liệt. Nó bay tới khí quyến bao quanh quả đất, nó lượn trong không trung, ngước mắt lên cao, lên cao hơn nữa. Và nó đã chiến thắng, ánh sáng đã trở lại với mặt đất. Chim hồng tước chính là một biểu tượng cho khát vọng và niềm tin của con người. Hành trình đi tìm lửa, đi tìm ánh sáng cũng chính là hành trình đế đi tìm sự sống. Và dẫu hồng tước có chết thì nó vẫn vui mừng vì sự sống lại trở về với muôn loài. Cái chết đó cũng giống như sự kết thúc của một bi kịch, làm cho tâm hồn con người cảm thấy như được thanh lọc. Trong tiếng Hi Lạp, từ “chim” có nghĩa điềm trời hay thông điệp của trời. Trong Đạo giáo, các bậc thần tiên hóa thành chim để làm nổi bật tính tinh nhẹ, sự trút bỏ sức nặng của cõi trần. Các thầy tư tế hoặc các vũ nữ nơi thờ tự thường được các Brâhmana gọi là chim bay lên trời. Theo cùng nhãn thức ấy, chim là hình ảnh của linh hồn thoát khỏi thế xác, hoặc của các chức năng trí tuệ thuần túy. Xuất phát từ quan niệm đó mà có lẽ chim được dùng làm biểu tượng cho khát vọng và niềm tin của con người. Hình ảnh chim hồng tước khiến người đọc liên tưởng đến hình tượng chim báo bão trong tác phâm Bài ca chim báo bão của Maksim Gorky. Hình ảnh chim báo bão được tác giả so sánh “tựa hồ như một ánh chớp đen, như một mũi xuyên thắng vào mây bão”, với những tiếng thét chứa đựng lòng căm thù, khát vọng chiến đấu, hạnh phúc và niềm tin của người chiến sĩ trên nền của một cơn bão biến đang sôi sục. Hình ảnh chim báo bão là tượng trung cho nghị lực của con người. Đối lập với chim báo bão là những loài chim nhút nhát, chỉ ưa cuộc sống phong lưu an nhàn, sợ hãi mọi sự biến động. Chim báo bão bay lượn ngang tàn và tự do trên biến dội sóng bạc đầu. Nó cười nhạo mây đen, nó nức nở vui mừng và kêu gọi bão táp “dữdội hơn nữa, bão táp hãy nối lên”. Nó reo tiếng reo của sứ giả chiến thắng. Hay trong bài thơ Nhớ đồng của Tố Hữu, hình ảnh con chim cũng được dùng làm biểu tượng cho khát vọng tự do và niềm tin vào ngày mai của người chiến sĩ cộng sản đang trong cảnh tù đày: Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi Nhẹ nhàng như con chim cà lơi Say đồng hương nắng vui ca hát Trên chín tầng cao bát ngát trời. Neu biếu tượng của khát vọng và niềm tin được xây dựng thông qua hình tượng chim hồng tước trong truyện ngắn Cái chết của con chim nhỏ thì tác phẩm Chân dung một danh tướng biểu tượng đó lại được xây dựng qua hình ảnh cái kiếm và trận đánh Phôngtơnoa. Lada là cậu bé say mê chiến trận. Từ nhỏ, cậu luôn mơ ước trở thành quan giám mã của Đức vua hoặc đại tá quân đội. Vì thế ngay từ khi còn ở với cha, cậu đã tự mình bày ra một thế trận. Cậu “cầm cái que sắt xiên ngỗng giả làm kiếm, đấu với tường nhà bếp” [16; 73]. Khi được chuyến về Môngtơrơi và nghe chú Giêrôm kế chuyện về những năm tháng chiến đấu của chú, cậu thấy trong người hừng hực. “Đôi mắt tròn xoe của Lada như trông thấy khắp chốn những con ngựa dựng đứng hai chân, những lưỡi kiếm lập lòa, những cuộc truy đuối, những thương binh, những kẻ chạy trốn. Bàn tay chú bé xoắn lại với nhau bồn chồn say sưa. Trán nó như cảm thấy gió mát của lá cờ bay phần phật. Tai nó như nghe thấy tiếng đạn rít, tiếng gầm của đại bác và vang lên tiếng reo hò chiến trận” [16; 86]. Sức hấp dẫn từ những câu chuyện kế chiến trận và niềm say mê đã thôi thúc cậu bé. Cậu tự bày ra trận đánh Phôngtơnoa và coi mình là quan giám mã của đức vua. Cậu giơ cao cái que giả làm kiếm và kêu to một cách kiêu hùng: “Rút kiếm ra, các ngài..Thưa thống chế, kỵ binh của ta bị đánh lui! Hàng ngũ địch thật hùng hậu! Tiến lên, quân đội nhà vua!- Píp! Páp! Ba-un! Ba-un!- Hoan hô! Hàng rào địch bị phá vờ - Chúng ta chiến thắng! Hoàng thượng muôn năm!” [16; 86]. Những câu nói và hành động tưởng chừng chỉ là trò nghịch vô nghĩa nhưng ấn sau đó là niềm đam mê, khát vọng được thực hiện ước mơ của một “vị tướng nhỏ tuổi”. Lada luôn bị cha mắng vì cậu không làm được việc gì cả: “lên sáu tuối rồi mà còn chưa biết hớt bọt một nồi hầm” [16; 93]. Cha Lada luôn coi cậu là một cậu bé vô dụng bởi ông chỉ nhìn thấy ở cậu những khuyết điếm. Thế nhưng, chú Giêrôm lại nhìn thấy ở cậu một dấu hiệu tương lai tốt: “Thằng bé này không là người bán hàng rau quả, cũng chắng là người đầu bếp, nó sẽ là một quân nhân” [16; 85]. Và có lẽ, chính thanh kiếm bằng que giả và trận Phôngtơnoa năm xưa đã giúp cho Lada có thêm nguồn khích lệ đế thực hiện ước mơ của mình. Cậu trở thành một vị đại tướng trong lịch sử nước Pháp - “Lada Hôsơ”, lập được nhiều chiến công to lớn và tuyệt đẹp nhưng vẫn khiêm nhường và hiền hậu như hồi còn nhỏ tuổi. Qua việc tìm hiếu hệ thống biếu tượng trên, chúng tôi nhận thấy tập truyện ngắn Đảo người gù của Êgiêdip Môrô đã xây dựng được những biểu tượng độc đáo, góp phần thế hiện được ý nghĩa nhân văn của văn học thời kì khai sáng. Đồng thời cũng cho thấy tài năng của tác giả Êgiêdip Môrô trong việc dùng biếu tượng văn học để thế hiện những vấn đề xã hội. 2.2. 2.2.1. 2.2.1.1. Đảo người gù - những vấn đề lịch sử và thời đại Biêu tượng trong Đảo người gù dưới quan điêm lịch sử Bối cảnh văn hóa và văn học Pháp a. Bối cảnh văn hóa Pháp Vào thế kỉ XVIII ở Châu Âu, Pháp là nơi tình hình chính trị, xã hội diễn biến sôi động. Nó dẫn đến cuộc Cách mạng 1789 có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với riêng nước Pháp mà còn ảnh hưởng ra toàn khu vực và trên thế giới. Đúng như Ăngghen đã nhận xét “thế kỉ XVIII chủ yếu là thế kỉ Pháp” Chế độ phong kiến ở Pháp đạt tới độ cực thịnh dưới triều vua Louis XIV trị vì với việc xây dựng bộ máy chính quyền quân chủ tập trung. Đó là bước tiến quan trọng của lịch sử trên con đường lật đố các thế lực phong kiến địa phương và thu phục quốc gia về một mối. Mặt khác, chế độ quân chủ tập trung của Louis XIV phản ánh thế cân bằng lịch sử giữa một bên là giai cấp phong kiến và bên kia là các lực lượng xã hội mới do giai cấp tư sản đứng đầu. Song, thế cân bằng ấy chỉ tồn tại trong một giai đoạn nhất định của thế kỉ cổ điển. Thêm vào đó, triều đình của Louis XIV ngày càng hết vai trò tiến bộ lịch sử và bộc lộ bản chất chuyên chế không được lòng dân. Tình hình ấy manh nha từ cuối thế kỉ trước, sang đầu thế kỉ XVIII thì trở nên gay gắt hơn. Trước Cách mạng 1789, xã hội Pháp với tình trạng phân hóa đắng cấp (tu sĩ, quý tộc, bình dân) với những đặc quyền đặc lợi thuộc về hai tầng lớp tu sĩ và quý tộc đã gây lên sự bất bình đắng trong xã hội. Bên cạnh đó là sự bất hợp lý về cơ cấu xã hội, văn hóa tinh thần, tư pháp, chính trị, giáo dục; lối sống xa xỉ của triều đình Louis XVI đưa tới khủng hoảng tài chính và khủng hoảng chính trị nặng nề. Đó chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ của Cách mạng Pháp 1789. Nó cũng để lại dấu vết rõ rệt trong tập truyện của Êgiêdip Môrô mà chúng tôi sẽ phân tích ở phần phía sau đây. b. Bối cảnh văn học Văn học không nằm ngoài quy luật phản ánh đời sống xã hội. Bối cảnh văn hóa Pháp thế kỉ XVIII - XIX làm cho văn học có thêm chất liệu để mở rộng đối tượng phản ánh. Nắm bắt được quy luật phát triến của văn học, Êgiêdip Môrô đã phản ánh xã hội độc ác, đầy rẫy những bất công thông qua việc xây dựng hệ thống hình tượng nhân vật rất độc đáo trong tập truyện ngắn của mình. Bên cạnh đó, chủ nghĩa xã hội không tưởng được đề xuất bởi các nhà tư tưởng như Thomas Moore, Saint-Simon, Robert Owen... đã đưa ra một hệ thống những quan điểm, tư tưởng về giải phóng xã hội, giải phóng con người; xây dựng một xã hội mới tốt đẹp không có áp bức, bóc lột, đảm bảo cho mọi người thực sự có cuộc sống bình đang, hạnh phúc cũng ảnh hưởng đến tập truyện ngắn này. Thế kỉ XVIII - thế kỉ ánh sáng là một thế kỉ mà văn chương Pháp đã dành trọn thời gian để hướng về nền cộng hòa dân chủ tự do. Đó là thế kỉ của văn chương triết học, văn chương chính luận và bút chiến, văn chương luận đề hướng về mục tiêu chống phong kiến, chống cơ chế văn hóa tinh thần trung đại, cố vũ cho một nền văn học mới với mục tiêu nhân bản mới. Có lẽ vì thế mà nền văn chương thời kì này được khơi nguồn cảm hứng từ tinh thần triết lí của thế kỉ. về chính trị, xã hội, tư tưởng “ánh sáng” bùng lên mạnh mẽ đúng vào giai đoạn suy tàn của chế độ phong kiến ở Pháp, bắt đầu từ buối hoàng hôn của Louis - Mặt trời. Dưới ánh sáng của tư tưởng triết học dựa trên cơ sở khoa học và tinh thần phê phán của lí trí, vì lí tưởng hạnh phúc của mọi người, những mặt trì trệ, tiêu cực trên tất cả các lĩnh vực chính trị, xã hội, tôn giáo, pháp luật, giáo dục... đương thời đã bị vạch trần với sự hủ bại ghê gớm, trầm trọng không thể nào chấp nhận được. Chính vì vậy, các nhà văn, triết gia, các nhà khoa học thế kỉ ánh sáng góp phần mở đầu cho các phong trào tư tưởng chống đối dẫn tới thổi bùng ngọn lửa Cách mạng 1789, chấm dứt chế độ phong kiến. Thuật ngữ “ánh sáng” có thêm kích thước mở rộng sang cả lĩnh vực chính trị - xã hội và hàm nghĩa chống phong kiến. Trào lưu tư tưởng hoặc nền văn học nào càng mang tính chất chống phong kiến bao nhiếu càng xứng với danh hiệu “ánh sáng” bấy nhiêu. Thuật ngữ này còn gợi lên ý tương phản với bóng tối. Nó nói lên tính chất tiến bộ của lí trí so với ngu muội, của tự do so với áp chế, của Cách mạng 1789 so với chế độ phong kiến. Dưới ảnh hưởng của trào lưu triết học ánh sáng và chủ nghĩa lãng mạn, văn học thời kì này đã xây dựng những hình tượng - biếu tượng lý tưởng - vượt lên trên cái tối tăm của hiện thực. Chẳng hạn, trong tác phấm Nàng tiên chuột Bạch, Êgiêdip Môrô đã xây dựng hình tượng nàng Angiêlina là một hình tượng lí tưởng. Nàng là một nàng tiên nhưng lại đội lốt một con vật đế xuống trần an ủi những con người nghèo khố, bất hạnh. Hình tượng lí tưởng đó không làm cho nhân vật xa rời thực tại nhưng giúp con người vượt lên trên thực tại đen tối, vươn tới một tương lai tốt đẹp hơn. Hay trong tác phẩm Apđala, thằng quỷ sứ, biểu tượng lí tưởng được tác giả xây dựng qua hình ảnh Đấng Công minh. Nếu cái nhìn độc đoán của những người xung quanh không cho phép Apđala có mặt trong cuộc sống của họ thì có một đấng luôn tha thứ cho những lỗi lầm của cậu. Tác giả xây dựng biểu tượng này như một sự an ủi của con người, vượt lên trên hiện thực tối tăm của xã hội bấy giờ. Bên cạnh đó, hệ thống biếu tượng trong tập truyện Đảo người gù chủ yếu được xây dựng dựa trên trục đối lập: thiện - ác; dũng cảm - nhút nhát... như những lời khẳng định sự chiến thắng muôn đời của cái đẹp, cái thiện. Nó cho thấy ảnh hưởng của tư duy lãng mạn đối với những tác phấm của Êgiêdip Môrô. Tác phẩm Nàng tiên chuột Bạch là một ví dụ cho sự đối lập thiện - ác. Tác phẩm viết về sự độc ác của vua Louis XI: “không bao giờ hắn ban phát một lời an ủi đối với các tội đồ do đường lối chính trị hà khắc của hắn mà bị giam cầm [16; 17]. Những câu văn đủ để người đọc hình dung ra một vị vua độc ác, cay nghiệt. Hắn đã gây ra cái chết của những người dân vô tội, độc ác cả với trẻ nhỏ khi bắt ba đứa nhỏ của tội nhân phải chứng kiến cuộc hành hình cúa cha nó, rồi lại giam chúng vào ngục tối đế cho tiếng kêu than oán hận vút lên tận trời cao. Lâu đài Pletxi - nơi giam giữ những kẻ bị giam cầm được Êgiêdip Môrô ví như một bãi tha ma mà mỗi viên gạch trong lâu đài có thể coi như một tấm bia mộ cho mỗi người đang còn sống. Tố cáo tội ác của vua cha, tác giả cũng hướng ngòi bút của mình ca ngợi vẻ đẹp của “một thái tử thật dễ thương mà dân chúng gọi là Saclơ chờ sau này sẽ mang tên Saclơ VIII khi lên nối ngôi vua” [16; 161. Sự độc ác của vua cha ngăn Saclơ không cho chàng tới thăm các tù nhân “Louis XI trừng phạt rất tàn khốc dù chỉ một lần không tuân lệnh”. Nhưng sự động viên của nàng Bạch đã khiến cho chàng thấy mình đã sai lầm vì chưa làm được việc đó. Trái với sự độc ác của vua cha, hoàng tử Saclơ là người khoan dung, có tấm lòng thương cảm đối với các tù nhân. Chàng trả lại tự do cho các tù nhân ngay sau khi lên ngôi vua. Tấm lòng rộng mở và bao dung của hoàng tử khiến “những quan hầu, những thị đồng, những quan giám mã mang đuốc sáng trưng ùa đến vừa tung những chiếc mũ nhung có đính lông công lên cao vừa hô lớn: “Hoàng thượng muôn năm”. Thật đúng là một vị vua anh minh, đáng được ca tụng. Còn trong tác phẩm Cái chết của con chim nhỏ biếu biện của sự đối lập được xây dựng dựa trên hình tượng chim hồng tước và đồng loại của nó. Neu đồng loại của hồng tước nhút nhát, sợ hãi sự thay đối thì hồng tước luôn dũng cảm, vượt lên mọi khó khăn thử thách quyết tâm đem ánh sáng trở lại mặt đất. Xây dựng biểu tượng trên các trục đối lập, tác giả muốn khẳng định rằng, con người luôn phải vươn lên trong cuộc sống. Niềm tin sẽ giúp họ vượt lên trên mọi khố đau của thực tại. Bên cạnh đó, tác giả còn muốn tố cáo chế độ phong kiến với những ông vua độc ác, ca ngợi những con người như hoàng tử Saclơ đồng thời luôn khát khao một cuộc sống no đủ, hạnh phúc, không còn cái ác, cái xấu. Ngoài ra, trong tập truyện ngắn của mình, Êgiêdip Môrô còn xây dựng được những môtip độc đáo. Chẳng hạn, trong tác phẩm Apđaỉa, thằng quỷ sứ đó là môtip nhân vật Apđala trước và sau khi được giác ngộ. Lời nói của Apđala đáng thương cũng giống như sự tỉnh ngộ của nhân vật Giăng-van- giăng trong tác phẩm Những người khon khô V. Huygo. Ớ hai nhân vật này đều có sự xung đột bên trong tâm hồn, đó là sự xung đột giữa thiện và ác. Nhưng cũng chính những phẩm chất và tấm lòng của họ đã cảm hóa và tạo nên sự đối thay cho chính mình và cảm hóa được những người khác. Như vậy, thông qua việc xây dựng thế giới biếu tượng độc đáo trong tập truyện ngắn Đảo người gù, Êgiêdip Môrô thế hiện được tinh thân nhân văn thời khai sáng, đồng thời ca ngợi sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện và đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục con người. 2.2.1.2. Những hạn chế trong nghệ thuật trần thuật của Êgiêdip Môrô khi xây dựng biếu tượng Mỗi thời kì văn học, mỗi nền văn học dân tộc đều có những chuẩn thấm mĩ của riêng mình. Ở đây, khi nói tới hạn chế trong nghệ thuật trần thuật trong tập truyện Đảo người gù - Ê giêdip Môrô, chúng tôi xuất phát từ góc nhìn của lí luận văn học hiện đại. Thứ nhât, ngôn ngữ chứa nhiêu yếu tố thừa. Yeu tố thừa trong ngôn ngữ được hiểu là việc sử dụng những từ, câu văn, đoạn văn không thực sự cần thiết trong văn bản. Cô đọng, hàm súc là một yêu cầu với văn chương mọi thời đại. Ớ phương Đông, người ta nói “ý tại ngôn ngoại”, ơ phương Tây, thế kỉ XX, một tiểu thuyết gia người Mỹ - Hêminhway trong tác phấm Ông già và biến cả đã đề xuất nguyên lí tảng băng trôi. Ông cho rằng khi nhà văn hiểu cặn kẽ mọi vấn đề mình muốn tái hiện thì loại bỏ hết các chi tiết không cần thiết, chỉ giữ lại những phần cốt lõi và sắp xếp sao cho khi tiếp xúc với nó, độc giả vẫn có thể hiểu được những gì tác giả bỏ đi, không có trong văn bản. Neu đối chiếu theo nguyên lí này thì tập truyện Đảo người gù, bộc lộ hạn chế ở chỗ tác giả dùng những từ ngữ, câu văn, đoạn văn và chi tiết thừa. Chắng hạn, trong tác phâm Nàng tiên chuột Bạch, ở đoạn đang nói về sự chờ đợi nàng bạch của hoàng tử Saclơ thì có phần trích ngang với những câu hỏi về nàng Bạch: “Nàng Bạch là ai vậy? Nàng là ai mà lại được đợi chờ nhiệt thành như thế? Tôi đoán chắc rằng đó là câu hỏi mà bạn đặt ra, và bạn chờ một quý bà hoặc một quý cô, một người chị em ruột hoặc chị em họ nào đó bước vào phòng chàng hoàng tử trẻ. Bạn hãy sửa sai lầm đó đi! Vì nàng Bạch là một con chuột nhắt” [16; 21]. Sau đó tác giả lại quay về câu chuyện đang kể. Điều này dường như làm cho câu chuyện đang kể trở nên dứt mạch. Rõ ràng, người kể chuyện không cần thiết phải hỏi cũng tự trả lời. Điều đó sẽ xảy ra trong tiếp nhận. Thậm chí, việc diễn giải dòng đó còn làm mất đi sự bất ngờ cũng như sự hứng thú ở người đọc. Ớ một đoạn văn khác, tác giả lại viết “Bạn thân mến, đến đây tôi thấy cần phải có một sự thú nhận mà tôi đã đình hoãn mãi tới tận lúc này vì muốn câu chuyện của tôi có một kịch tính hấp dẫn... Những nhà viết sử thời đó không chỉ nói về việc thay đối dạng này nhưng tôi xin đảm bảo với bạn, đó là sự thực hoàn toàn, nói có sách, mách có chứng, bạn hãy đọc cuốn sách cố viết tay bằng thứ chữ đời xưa mà tôi đã mầy mò đọc bằng được và dịch ra chữ đời nay hộ bạn đây... Xin mời bạn bắt đầu đọc” [16; 35]. Sau khi giới thiệu về câu chuyện “Vì sao mà Nàng Tiên Nước Mắt” biến thành chuột nhắt”, tác giả trở về câu chuyện đang kế bằng cách dùng những câu văn thừa: “Nhưng chúng ta đã đế cậu hoàng tử và chàng quận công trẻ tuổi, đang trong buổi bình minh của tình bạn, phải chờ quá lâu. Chúng ta hãy quay lại tìm họ” [16; 39]. Bên cạnh câu văn, đoạn văn thừa còn xuất hiện chi tiết thừa. Đó là chi tiết của nàng Angiêlina trong những giây phút cuối còn ở trần gian trong lốt nàng Bạch: “Chắc hắn các bạn còn nhớ là Angiêlina phải biến hình đế chuộc tội trong một trăm năm. Mà lúc này, lúc câu chuyện đến đây thì đã được 99 năm 364 ngày 23 giờ và 59 phút...” [16; 49]. Chi tiết này làm cho cốt truyện không còn cô đọng, hàm súc vì tác giả đã nói hết, người đọc không cần phải suy nghĩ về lớp nghĩa nào của tác phẩm nữa. Như vậy sẽ không khơi gợi được sự đồng sáng tạo của độc giả. Thứ hai, có tác phâm, tư tưởng lẩn át hình tượng Chẳng hạn, trong tác phẩm Cái chết của con chim nhỏ kể về hành trình đi tìm ánh sáng của chim hồng tước. Trải qua quá trình khó khăn gian khổ, cuối cùng, hồng tước cũng đưa được ánh sáng trở về với đồng loại. Từ cái chết của chim hồng tước, tác giả đã thể hiện tư tưởng của con người. Cái chết của chim hồng tước cũng giống như sự hi sinh của những con người, những người anh hùng đã ngã xuống trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước: “Hời con người! Há chúng ta lại không không biết là có những anh hùng đã hi sinh cả cuộc sống của mình đế mang lại cho bao tâm hồn đen tối những tia sáng chói lòa? Đó là chân lí, tình yêu” [16; 70]. Những lời động viên, an ủi của chim hồng tước với đồng loại cũng chính là sự an ủi của con người trong lúc gặp khó khăn, gian khổ. Lòng dũng cảm và tình đoàn kết sẽ giúp con người vượt lên trên mọi thử thách. Như vậy, trong ấn tượng của một số người tiếp nhận, chim hồng tước chỉ là phương tiện đế tác giả thể hiện những tư tưởng của mình vào tác phâm. Hay nói khác đi, ở đây, tư tưởng quá lộ liễu. Ớ một tác phấm khác, tác phấm Ảpđala, thằng quỷ sứ, tư tưởng của tác phẩm thể hiện ở những câu văn cuối: Có ích gì đâu những giọt nước mắt, những tiếng thở dài hối hận. Đó chỉ là những biếu hiện vô tích sự chang thấm được vào cõi lòng ai cả. Nhưng hành vi tốt đẹp, tình thương, lòng tận tụy, đức hi sinh... đó mới là đáng kể và những cái đó mới chiến thắng được tối tăm...” [16; 66]. Việc phô bày tư tưởng trong các câu thuyết minh như vậy không những gợi lên cảm giác thừa thãi mà còn khiến người đọc có cảm giác tư tưởng chưa thật thấm nhuần trong hình tượng. Tư tưởng đã lấn át hình tượng. Nói tóm lại, ở một số tác phấm trong tập truyện Đảo người gù đã bộc lộ những hạn chế nhất định trong nghệ thuật trần thuật của tác giả. Êgiêdip Môrô dùng những câu văn chứa yếu tố thừa làm cho câu chuyện đang kế trở nên không liền mạch. Bên cạnh đó, ở một số tác phẩm khác, hình tượng nhân vật không được xây dựng độc đáo, điến hình mà chỉ là phương tiện đế tác giả bộc lộ tư tưởng của mình. Dưới ảnh hưởng của tinh thần nhân văn thời kì khai sáng, những hạn chế này cũng là điều dễ hiểu. 2.2.2. Những vấn đề có ỷ nghĩa thời đại của hệ thống biếu tượng trên Không chỉ thế hiện được ý nghĩa nhân văn của thời kì khai sáng, các tác phấm của Êgiêdip Môrô còn nói lên được những vấn đề xã hội mà cho đến thời đại ngày nay vẫn còn nhiều ý nghĩa. Nói cách khác, ý nghĩa mà các biếu tượng đặt ra trong tác phẩm đến nay vẫn còn nguyên giá trị thời sự. Chẳng hạn, kết thúc tác phẩm Chân dung một danh tướng đặt ra cho người đọc bài học về cách giáo dục con người trong xã hội hiện đại. Tình yêu thương là điều mỗi con người cần nhất khi sống trong gia đình, xã hội, cộng đồng. Tình yêu thương không phải bỗng dưng mà có được, nó phải được nuôi nấng, được dạy dỗ từ khi còn bé thơ. Yêu thương trước hết phải bắt nguồn từ gia đình. Cha mẹ có yêu thương con cái thì con cái mới khôn lớn, thành người. Cho trẻ một đời sống tinh thần hạnh phúc bằng sự an toàn khi ở bên cha mẹ, được cảm nhận tình yêu thương. Mỗi khi con có sai sót, khuyết điểm, hãy dùng kỷ luật chứ không phải hình phạt thế xác khiến con trở nên nhút nhát, mất tự tin. Do đó, cách dạy con bằng roi vọt có thực sự tốt hơn những lời khuyên răn, chỉ bảo nhẹ nhàng là vấn đề mà những bậc làm cha, làm mẹ đáng phải quan tâm. Câu hỏi này không chỉ có ý nghĩa ở thế kỉ của Êgiêdip Môrô mà cho đến thời đại của chúng ta đó cũng là điều đáng để suy ngẫm. Tác phẩm này là một thực tế chứng minh rằng cậu bé Lada hồi nhỏ từng bị cha dạy bằng những trận đòn roi, nhưng sự yêu thương vỗ về của cô Mactơ và chú Giêrôm đã giúp cậu bé thực hiện được ước mơ của mình, trở thành một vị đại tướng - “Lada Hôsơ”, lập được nhiều chiến công trong lịch sử nước Pháp. Nhìn rộng ra, trong các trại giáo dưỡng hay các nhà tù, cảm hóa phạm nhân bằng roi vọt hay các hình phạt không thế tốt hơn tình yêu thương của những người quản giáo. Có nhiều người quản giáo đã áp dụng phương pháp gặp gỡ riêng từng phạm nhân đế tâm sự, hiếu rõ từng hoàn cảnh gia đình, lắng nghe chia sẻ của phạm nhân về cha mẹ, vợ con, để qua đó động viên, phân tích cho họ hiểu và trong phạm vi quy định pháp luật cho phép, giúp đỡ các phạm nhân vượt qua khó khăn, an tâm cải tạo. Qua trò chuyện, hiểu rõ được từng cá nhân có hoàn cảnh gia đình như thế nào, tâm sự chuyện vướng mắc, từ đó giữa phạm nhân và cán bộ quản giáo thân thiết và hiểu rõ nhau hơn. Và thực tế đã chứng minh rằng, chính tình yêu thương đã giúp các phạm nhân có cơ hội hướng thiện, vươn lên trở thành người có ích trong xã hội. Vì lẽ đó, những khắng định của Môrô trong Apđaỉa, thằng quỷ sứ hay chân dung một danh tướng vẫn chưa mất đi ý nghĩa nhân văn của nó. Câu chuyện về cậu bé Lada còn chỉ ra rằng năng lực con người chỉ có thể phát huy tột độ khi nhận được động viên, chia sẻ của những người xung quanh và nhất là phải biết nuôi dưỡng niềm đam mê. Chắc hẳn nhiều người vẫn còn nhó' hình ảnh cậu bé Đinh Bộ Lĩnh. Cậu mồ côi cha từ sớm, sống cùng mẹ tại một vùng quê lam lũ, nghèo nàn của tỉnh Ninh Bình. Hồi nhỏ, cậu thường cùng các bạn chăn trâu bẻ lau làm cờ, lập trận đánh giả với mơ ước có thể uy nghi chiếc ngự thanh gươm, trổ tài với thiên hạ. Cậu xin gia nhập làm bộ hạ của ông Trần Lãm, tức là Trần Minh Công. Có lẽ nhờ sự giúp đỡ của Trần Lãm mà cậu bé Đinh Bộ Lĩnh năm xưa nay được nhân dân biết đến là một vị vua có tài mưu lược quân sự - vua Đinh Tiên Hoàng. Hay một doanh nhân thành đạt như Đặng Lê Nguyên Vũ. Anh vốn là một học sinh nghèo sống trên mảnh đất Tây Nguyên - thủ phủ cà phê. Niềm đam mê với cà phê khiến anh từ bỏ lĩnh vực mà mình đang theo đuối. Đặng Lê Nguyên Vũ đã đi nhiều nơi để học cách chế biến cà phê. Một người bạn của anh có một thứ tài sản duy nhất có giá trị là chiếc xe máy đã đồng ý bán đi đế Vũ có chút vốn kinh doanh. Đó là sự giúp đõ' ban đầu mà bản thân anh có lẽ không bao giờ quên. Nó đã là động lực đế anh bước tiếp. Như vậy, khi có sự giúp đỡ của mọi người xung quanh, con người sẽ có thêm động lực để theo đuối đam mê và cuối cùng sẽ đi đến thành công. •Ý nghĩa của biếu tượng cái lưng gù trong tác phấm Đảo người gù lại càng có ý nghĩa biểu tượng hơn nữa. sống trên đảo người gù, những người lưng thắng sẽ bị coi là tàn tật, dị dạng. Vì vậy, con người luôn phải tìm cách đế thích nghi với môi trường sống xung quanh mình. Cũng như nhân vật Giăng trong tác phẩm, con người trong xã hội hiện đại cũng đang dần bị tha hóa. Họ không gù nhưng vẫn cố tình gù đế không bị lạc loài. Đôi khi con người chấp nhận đánh mất mình để có cơ hội thăng tiến. Trong Đi tìm cái tôi đã mất , Nguyễn Khải, ông cũng đã nói về sự tha hóa trong xã hội hiện đại. Ông cho rằng: chúng ta đang sống trong một xã hội mà công dân không được quyền sống thật, nói thật, nhà văn cũng không được quyền bộc bạch tâm sự riêng tư của mình trên trang giấy là một xã hội không có chân móng. Các quốc gia cùng sống với nhau trong một liên bang, gọi nhau là anh em là đồng chí, nhìn ngoài thấy họ sống cũng yên ấm vui vẻ. Vậy mà khi họ chia tay nhau cũng dửng dưng. Và ngay lập tức họ nhận ra nhiều mối lợi trên đất nước mình đã bị người anh em ruột thịt chia sẻ trong một cuộc đổi chác không công bằng. Đồng tiền đang làm mất phẩm giá của con người, phá vỡ nền tảng đạo đức, làm rối loạn các mối quan hệ xã hội. Con người luôn cố gắng thay đối mình cho phù hợp với tập thế. Cuộc chiến đấu lớn, có tính bi kịch giữa mình với mình bao giờ cũng hoành tráng, cũng đẹp, rực rỡ những màu sắc đối nghịch vì nó đã bộc lộ đầy đủ nhất cái phấm chất “làm người” trong mồi “con người”. Không phải bất cứ ai cũng tạo ra được trận chiến thần thánh ấy, vì chiến trường ở ngay trong lòng mình, mình vừa là kẻ thách đấu vừa là kẻ dám nhận đấu, dẫu thua cũng là cái thua của thần thánh. Sống trong thể chế mà không có một cuộc biểu tình nào được tổ chức để phản đối một chính sách nào đó của nhà nước. Như thời làm cải cách ruộng đất hay thời huy động nông dân vào các hợp tác xã nông nghiệp. Giám đốc xí nghiệp nhà nước tham ô, mức sống của công nhân giảm sút cũng không có đình công. Nông dân bị kẻ cường quyền đàn áp, làm nhiều việc trái pháp luật, vừa mới nhen nhóm bày tỏ sự bất bình liền bị giập tắt ngay. Đó chính là những biếu hiện của “cái gù” trong xã hội hiện đại. Sau những cái lưng thẳng bị đè nén, cả xã hội đã gù hoặc cố tình gù để không tách mình ra khỏi cộng đồng. Ngay cả nhà văn cũng không dám đi ngược dòng, không dám đế cái tôi của mình lên tiếng. Đây cũng chính là kết quả của một thời kì mà người ta gọi là “mĩ học đồng phục”. Vì vậy, khi Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện trên văn đàn như một sự phản ứng với nền văn chương được nhào nặn trước, Nguyễn Khải cũng khắng định “Sằn sàng đối cả đời văn đế lấy một Tuởng về hưu”. Như vậy, tác phẩm không chỉ là tiếng nói riêng của thời đại tác giả mà còn là tiếng nói chung cho mọi thời đại. Một tác phấm nữa cũng mang ý nghĩa là những vấn đề của thời đại đó là tác phấm Cái chết của con chim nhỏ. Hành trình đi tìm ánh sáng của chim hồng tước rất khó khăn, gian khổ. Trong khi đồng loại của hồng tước thất vọng, buông xuôi thì nó vẫn cố gắng vươn mình đế tìm cho được ánh sáng trở về với mặt đất. Khi ánh sáng trở lại cũng là lúc nó không còn giữ được mạng sống của mình. Thế nhưng, nó vẫn vui mừng bởi nó đã mang được ánh sáng về với đồng loại. Tác phấm này đặt ra vấn đề có ý nghĩa lớn lao. Đó là niềm tin của con người trong xã hội hiện đại. Con người nhiều khi không còn tin vào khả năng của người khác, không tin vào khả năng của chính bản thân mình, gặp khó khăn thường nản chí, chùn bước như đồng loại của chim hồng tước. Niềm tin vào bản thân không chỉ đem lại niềm tin yêu cuộc sống, yêu con người, hi vọng vào những gì tốt đẹp mà còn là nền tảng của mọi thành công. Đe có được thành công, có cuộc sống tốt đẹp, con người phải biết dựa vào chính bản thân mình chứ không phải dựa vào ai khác, khách quan chỉ là điều kiện tác động, hỗ trợ chứ không phải là yếu tố quyết định thành công. Như vậy, nhiều tác phẩm của Êgiêdip Môrô đã nêu lên được những vấn đề xã hội có ý nghĩa ở mọi thời đại. Đó chính là tính thời sự của tập truyện ngắn này. Qua sự phân tích trên, chúng tôi nhận thấy rằng, tập truyện Đảo người gù của Êgiêdip Môrô đã xây dựng những biểu tượng độc đáo, có ý nghĩa. Ớ những khía cạnh khác nhau, tập truyện đã thế hiện được tinh thần nhân văn thời khai sáng. Đó là niềm tin vào chiến thắng của cái đẹp, cái thiện và đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục con người. KẾT LUẬN Ảnh hưởng của chủ nghĩa nhân văn thời kì khai sáng, Êgiêdip Môrô luôn nỗ lực xây dựng tìm kiếm và sáng tạo trên hành trình sáng tạo nghệ thuật của mình. Đặc biệt, ông luôn ý thức được tinh thần thời đại đế xây dựng thế giới biểu tượng kịp thời đáp ứng việc truyền tải ý nghĩa xã hội trong tác phấm văn học. Trong khóa luận nghiên cứu về vấn đề Biêu tượng trong tập truyện Đảo người gù của Êgiêdip Môrô chúng tôi đã rút ra được những kết luận sau: Thứ nhất: Biểu tượng là vấn đề rất phức tạp có tính chất liên ngành. Nó thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Để có cái nhìn bao quát nhất, đầy đủ nhất chúng tôi nhận thấy cần xem xét nó dưới nhiều góc nhìn như triết học, tâm lí, văn hóa, ngôn ngữ học... Và trong văn học, đế có cái nhìn thấu đáo chúng tôi nhận thấy cần tìm hiếu biếu tượng trong quan niệm của các nhà văn, nhà thơ và biểu tượng văn học, đặc điếm tính chất của biểu tượng và ý nghĩa của biểu tượng. Thứ hai: Chúng tôi nhận thấy trong sự nghiệp sáng tác của Êgiêdip Môrô, các sáng tác của ông luôn thế hiện được sự nghiêm túc của người nghệ sĩ đích thực. Và cũng qua khảo sát chúng tôi nhận thấy tác giả đã xây dựng được thế giới biếu tượng rất đa dạng. Bển cạnh đó, dưới góc nhìn của lí luận hiện đại chúng tôi nhận thấy trong Đảo người gù cũng bộc lộ những hạn chế nhất định trong nghệ thuật trần thuật của tác giả. Do ảnh hưởng của tinh thần nhân văn thời kì khai sáng nên những hạn chế này khó tránh khỏi. Với khuôn khố một khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi không khảo sát được tất cả các biếu tượng mà chỉ tìm hiểu những biểu tượng chính, có ý nghĩa quan trọng. Bởi lẽ, trong tập truyện, Êgiêdip sử dụng dày đặc các biếu tượng nghệ thuật và biểu tượng nào cũng mang những giá trị nhất định. Cũng qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, ông dùng biểu tượng để thể hiện những vấn đề có tính lịch sử và thời đại. Có thể chứng minh điều ấy qua các truyện ngắn trong tập truyện Đảo người gù. Với tất cả những điều chúng tôi tìm hiếu ở trên hi vọng góp thêm tiếng nói khắng định những đóng của một tác giả cụ thể. Khóa luận cũng mong muốn khi nghiên cứu đề tài Biếu tượng trong tập truyện Đảo người gù của Êgiêdip Môrô , người đọc sẽ có thêm những kiến giải khi nghiên cứu biếu tượng văn học và giúp ích cho việc nghiên cứu những vấn đề mang tính thời sự trong các sáng tác của chủ nghĩa khai sáng Pháp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bakhtin M. (2003) Lý luận và thi pháp tiếu thuyết (tái bản), Nxb Hội nhà văn. 2. Phạm Duy Bắc (1994), Truyền thống văn học dân tộc trong thơ ca Cách mạng Việt Nam 1945 - 1975 qua một sổ hình tượng tiêu biếu , Luận án tiến sĩ ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 3. Benoist L (2006), Dấu hiệu, biếu trưng và thần thoại (Hoàng Mai Anh dịch), NXB Thế giới, 2006. 4. Hoàng Thị Duyên (2014), Biếu tượng đô thị trong Thơ mới (Đe tài khoa học cấp trường), ĐHSP Hà Nội 2. 5. Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân (2008), Vãn học phương Tây (tái bản lần thứ 11), Nxb Giáo dục. 6. Hà Minh Đức (chủ biên) (2001), Lí luận vãn học (in lần thứ bảy), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 7. Firth R., Khám phá những biếu tượng trong văn học, http://lyluanvanhoc.com/77830 8. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyên Khắc Phi (đồng chủ biên) (1992), Từ điên thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục. 9. Hoàng Văn Hành (chủ biên), Nguyễn Vũ (2003), Từ điến Tiếng việt , Nxb từ điển bách khoa. 10. Bùi Thị Nguyên Hồng (2003), Biếu tượng nghệ thuật trong truyện ngan Nguyễn Huy Thiệp , Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn, ĐHSP Hà Nội. 11. Bùi Công Hùng (1988), Quá trình sáng tạo thơ , Nxb Khoa học xã hội. 12. Jacobson R. (2000), “Ngôn ngữ học và thi pháp học”, Vãn học nước ngoài , Nxb Văn học, Hà Nội. 13. Jean Chevalier Alain Gheerbrant (2002), Từ điến biếu tirợng vãn hóa thế giới: Huyên thoại, chiêm mộng, phong tục, cử chỉ, dạng thê, các hình, màu sắc, con số. Nxb Đà Nang - Trường viết văn Nguyễn Du 14. Jung C. G (1995), “Quan hệ giữa tâm lý học phân tích và sáng tạo nghệ thuật thơ ca ”, Tinh Tú dịch. 15. M.B. Khrapchenko (2003), Cá tính sáng tạo của nhà vẫn và sự phát triển của văn học, Nxb Hội Nhà văn. 16. Êgiêdip Môrô (1993), (Vũ Liêm dịch), Đảo người gù, Nxb Văn hóa dân tộc. 17. Nhiều tác giả (2002), Giáo trình triết học Mac - Lênỉn, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội. 18. Lê Lưu Oanh (1998), Thơ trữ tình Việt Nam 1975 - 1990, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 19. Cung Kim Tiến (2002), Từ điến triết học, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 20. Đỗ Thị Tốt, Biếu tượng nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyên Minh Châu, khóa luận tốt nghiệp đại học, 2013, ĐHSP Hà Nội 2. 21. Trần Đình Sử (2001), Lý luận và phê bình văn học, Nxb Hội nhà văn 22. S. Freud, C. G. Jung, E. Frommm (2004), Phân tâm học và văn hóa nghệ thuật , Nxb Văn hóa thông tin. 23. ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam - Viện ngôn ngữ học (1990), Từ điển Tiếng việt, Nxb khoa học xã hội. [...]... giới biểu tượng rất độc đáo Đó là: biểu tượng thế hiện sự tha hóa về nhân tính; biểu tượng của sự chết chóc; biểu tượng của sự an ủi và cứu rỗi; biếu tượng của khát vọng và niềm tin 2.1 2.1.1 Thế giới biểu tượng trong tác phẩm Biếu tượng thế hiện sự tha hóa về nhân tính Tập truyện Đảo người gù xây dựng được thế giới biếu tượng rất độc đáo trong đó nổi bật là những biếu tượng thể hiện sự tha hóa về nhân... rất đặc sắc Nối bật trong tập truyện này chính là biếu tượng cái lưng gù trong Đảo người gù - truyện ngắn đặc sắc nhất, được lấy làm tên cho cả tập truyện Truyện kể về nhân vật Giăng là “một thanh niên dong dỏng cao và tráng kiện Ớ Pháp người ta bảo đó là một chàng trai bảnh bao” [16; 5] Vì thế anh có đôi chút kiêu căng khi con tàu của anh cập bến Đảo người gù Nhưng khi đặt chân lên đảo anh hết sức ngạc... biếu tượng của sự tha hóa về nhân tĩnh, tập truyện Đảo người gù còn xây dựng được biểu tượng của sự chết chóc Ngay ở nhan đề của truyện Cái chết của con chim nhỏ đã thế hiện được điều đó Việc thêm từ nhỏ trong nhan đề của truyện thể hiện sự hi sinh vô cùng lớn lao của một con vật bé nhỏ Từ điến biếu tượng văn hóa thế giới cho rằng: “Cái chết chỉ sự kết thúc tuyệt đối một cái gì đó tích cực: một con người, ... hình tượng cụ thế [13; XIX] Sự khám phá về biếu tượng dưới góc nhìn tâm lí học đã cho chúng ta khả năng tiếp cận mới với biếu tượng Neu như trước đây, người ta chỉ biết đến những biếu tượng hữu hình trong cuộc sống thì những công trình của Freud hay của Jung đã giúp tiếp cận những biểu tượng trong tâm hồn con người Hơn nữa, nó còn giúp lí giải nguyên nhân của sự giống nhau trong hệ thống các biểu tượng. .. trong văn học, biếu tượng có những đặc điếm và tính chất đặc trưng khác với cái nhìn ở nhiều góc độ khác Bên cạnh đó, trong văn học, biếu tượng cũng thế hiện những ý nghĩa nhất định CHƯƠNG II: BIỂU TƯỢNG TRONG TẬP TRUYỆN ĐẢO NGƯỜI GÙ ÊGIÊDIP MÔRÔ Văn học Pháp thế kỉ XVIII, XIX phát triển rực rỡ với nhiều tên tuổi nối tiếng ở nhiều thể loại khác nhau, trong đó phải kế đến tác giả Êgiêdip Môrô Ông đã đóng... tưởng, tình cảm của nhà văn khiến cho câu chuyện trở nên giàu ý nghĩa biếu đạt Cùng với Acpagong (Lão hà tiện - Môlie) là biếu tượng của thói keo bần, bủn xỉn; Robinson Cruxo ( Robinson Cruxo - Đifo) biểu tượng cho ý chí, nghị lực phi thường của con người AQ (AQ chính truyện - Lỗ Tấn) là biểu tượng cho phép thắng lợi về tinh thần truyện ngắn của Êgiêdip Môrô cũng xây dựng được thế giới biểu tượng rất độc... Như vậy, biếu tượng thế hiện sự tha hóa về nhân tính trong truyện ngắn của Êgiêdip Môrô không chỉ biểu hiện qua nhân vật mà qua ngôn ngữ, thậm chí chỉ là những câu văn ngắn cũng bộc lộ rõ được đặc điếm này Như vậy, Êgiêdip Môrô đã xây dựng được biếu tượng thể hiện sự tha hóa về nhân tính qua những con người rất độc đáo, góp phần thể hiện ý nghĩa nhân văn của tác phâm 2.1.2 Biểu tượng của sự chết chóc... các biếu tượng tâm lí, biểu tượng văn hóa đều được chuyển thành từ các từ - biểu tượng, về mặt chất liệu, biểu tượng ngôn từ là tín hiệu hóa các hình thức vật chất cụ thể và các ý niệm trừu tượng trong đời sống tinh thần của con người qua hệ thống âm thanh ngôn ngữ Và nếu coi cấu trúc ngôn từ của tác phẩm là một tổng thể các kí hiệu thẩm mỹ thì trong đó vai trò quan trọng thuộc về các từ - biểu tượng. .. hình ảnh đặc trưng của cái chết Trong tập truyện ngắn này, Êgiêdip Môrô cũng dùng những hình ảnh đó như một biểu tượng của sự chết chóc: “những con kên kên xâu xé lẫn nhau trong cơn điên dại mỗi lúc một tăng” [16; 68] Không có hình ảnh cũng không có âm thanh, chỉ những câu văn nhẹ nhàng nhưng sâu sắc tác giả cũng xây dựng được biếu tượng của sự chết chóc rất mới mẻ và hấp dẫn Biểu tượng của sự chết chóc... mình cho phù hợp với cái nhìn của mọi người Sống trong một thế giới gù, khi mà những kẻ không gù bị dè bỉu, khinh bỉ, có lẽ không chỉ có Giăng tha hóa mà rất nhiều người trong đám đông đang có hình dạng gù cũng đang làm như anh Bởi vì, người ta biết rất rõ lợi ích của việc gù , gù nhiều và những thua thiệt khi không được gù Và cũng giống như Giăng, có lẽ những “cái gù giả” cũng làm cho họ thấy

Ngày đăng: 30/09/2015, 16:21

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • BIỂU TƯỢNG TRONG TẬP TRUYỆN

  • ĐẢO NGƯỜI GÙ CỦA ÊGIÊDIP MÔRÔ

    • KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

    • BIỂU TƯỢNG TRONG TẬP TRUYỆN

    • ĐẢO NGƯỜI GÙ CỦA ÊGIÊDIP MÔRÔ

      • KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

      • Chuyên ngành: Lí luận văn học

        • 2. Lịch sử vấn đề

        • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

        • a. Đối tượng nghiên cứu

        • b. Phạm vi nghiên cửu

        • 4. Phương pháp nghiên cứu

        • 5. Nhiệm vụ và ý nghĩa của khóa luận

        • 6. Cấu trúc của khóa luận

        • 1.1. Biếu tượng dưới nhiều góc nhìn

        • 1.1.1 Biểu tưọng dưới góc nhìn triết học

        • 1.1.2 Biếu tượng dưới góc nhìn tâm lí học

        • 1.1.3 Biếu tượng dưới góc nhìn văn hóa

        • 1.2. Biểu tượng trong văn học

        • 1.2.1. Quan niệm về biểu tượng trong văn học

        • 1.2.2. Đặc điểm tính chất của biểu tưọng văn học

        • 1.2.2.1. Biểu tưọng văn học có tính chất ổn định tương đối

        • I.2.2.2. Tính chất sống động, khó nắm bắt, khó xác định của biểu tưọng

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan