Hoàn thiện dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp cho khu vực dân doanh tỉnh kiên giang

129 1.3K 3
Hoàn thiện dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp cho khu vực dân doanh tỉnh kiên giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... trạng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp dân doanh tỉnh Kiên Giang: .53 2.3.1.1 Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp khu vực công cung cấp: 53 2.3.1.2 Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp doanh nghiệp khu vực dân doanh. .. quyền tỉnh đến phát triển doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp khu vực dân doanh Thứ ba là, Bản thân doanh nghiệp kinh doanh dịch dụ hỗ trợ doanh nghiệp doanh nghiệp sử dụng dịch vụ. .. tài: Hoàn thiện dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp khu vực dân doanh tỉnh Kiên Giang làm nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: - Mục tiêu tổng quát: Đề xuất giải pháp hoàn thiện dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp cho

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG QUẢNG XUÂN LỤA HOÀN THIỆN DỊCH VỤ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP CHO KHU VỰC DÂN DOANH TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ Khánh Hòa – 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG QUẢNG XUÂN LỤA HOÀN THIỆN DỊCH VỤ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP CHO KHU VỰC DÂN DOANH TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60340102 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LÊ KIM LONG CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA SAU ĐẠI HỌC Khánh Hòa – 2015 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài: “Hoàn thiện dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp cho khu vực dân doanh tỉnh Kiên Giang” là sản phẩm nghiên cứu của tôi, chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Các số liệu được sử dụng trong luận văn hoàn toàn chính xác và có nguồn gốc rõ ràng. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Kiên Giang, ngày 10 tháng 02 năm 2015 Học viên Quảng Xuân Lụa ii LỜI CẢM ƠN Trước hết, tác giả muốn gửi lời cám ơn sâu sắc nhất đến Thầy giáo hướng dẫn TS. Lê Kim Long đã tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện tốt nhất để giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tác giả chân thành cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo trong Khoa Kinh tế, Khoa Sau Đại Học của Trường Đại học Nha Trang đã tạo mọi điều kiện cần thiết để tác giả có thể triển khai và hoàn thành đề tài đúng tiến độ. Tác giả chân thành cảm ơn các cá nhân, đơn vị, tổ chức đã giúp đỡ tác giả có được những số liệu thống kê mới nhất chính xác nhất, giúp cho luận văn được hoàn thiện với sự trung thực nhất. Tác giả mong muốn nhận được sự hướng dẫn, đóng góp ý kiến của Quý Thầy, Cô để hoàn thiện luận văn và rút kinh nghiệm cho những lần nghiên cứu sau này. Trân trọng cảm ơn! Học Viên Quảng Xuân Lụa iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii MỤC LỤC................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................vii DANH MỤC CÁC BẢNG .........................................................................................ix DANH MỤC HÌNH...................................................................................................xii PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................................8 1.1. Tổng quan chung về doanh nghiệp dân doanh: ...................................................8 1.2. Tổng quan chung về dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp:............................................11 1.2.1 Khái niệm về dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp:................................................11 1.2.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp theo quan điểm của VCCI: ..........................................................................................................12 1.2.2.1 Tổng quan chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI): .............................. 12 1.2.2.2 Các tiêu chí về chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong đánh giá PCI.... 17 1.2.3. Vai trò của dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp đối với sự phát triển của doanh nghiệp dân doanh và kinh tế địa phương:............................................................20 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp dân doanh ở địa phương: ....................................................................................23 1.3. Mối quan hệ giữa dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp dân doanh với chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh(PCI): ..................................................................................25 1.4 Bài học kinh nghiệm của các địa phương thành công với dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp dân doanh:.............................................................................................26 1.4.1 Bài học kinh nghiệm dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp do nhà nước cung cấp: .26 1.4.2 Bài học kinh nghiệm của một số địa phương phát triển dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp do khu vực dân doanh cung cấp: .............................................................32 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN 2009 – 2013 ..........................................................................35 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên đặc điểm kinh tế của tỉnh Kiên Giang: ............35 2.1.1. Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên:..................................................................35 iv 2.1.1.1 Địa hình:..................................................................................................... 35 2.1.1.2 Tài nguyên đất đai: .................................................................................... 35 2.1.1.3. Tài nguyên thủy sản:................................................................................. 35 2.1.1.4. Tài nguyên khoáng sản: ............................................................................ 36 2.1.1.5. Tài nguyên rừng:....................................................................................... 36 2.1.1.6 . Tài nguyên du lịch: .................................................................................. 36 2.1.2 Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nền kinh tế ...............................................37 2.1.3 Tổng quan chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của Kiên Giang trong thời gian qua......................................................................................................................39 2.1.3.1 Tổng quan biến động về chỉ số PCI của các tỉnh trong cả nước giai đoạn 2005 – 2013.............................................................................................................. 39 2.1.3.2 Tổng quan biến động về chỉ số PCI tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2005 – 2013.41 2.2 Thực trạng phát triển doanh nghiệp khu vực dân doanh tỉnh Kiên Giang: ..........45 2.2.1 Tình hình phát triển doanh nghiệp dân doanh:............................................45 2.2.1.1 Quy mô về số lượng doanh nghiệp dân doanh (DNDD):.......................... 45 2.2.1.2. Quy mô vốn đầu tư ................................................................................... 46 2.2.1.3. Trình độ lao động trong doanh nghiệp dân doanh .................................... 47 2.2.1.4. Về trình độ, năng lực quản trị doanh nghiệp ............................................ 48 2.2.1.5. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp dân doanh........... 48 2.2.2. Những thành tựu, đóng góp của các doanh nghiệp dân doanh ...................50 2.2.2.1. Lao động và giải quyết việc làm............................................................... 50 2.2.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế........................................................................ 51 2.2.2.3 Nộp ngân sách nhà nước............................................................................ 51 2.2.3 Đánh giá tổng quát về DNDD tỉnh Kiên Giang ..........................................52 2.2.3.1 Những thành tựu đạt được ......................................................................... 52 2.2.3.2 Những tồn tại, hạn chế............................................................................... 52 2.3 Thực trạng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh Kiên Giang trong thời gian qua..53 2.3.1 Thực trạng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp dân doanh tỉnh Kiên Giang:.........53 2.3.1.1 Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp do khu vực công cung cấp: ......................... 53 2.3.1.2 Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp do doanh nghiệp khu vực dân doanh cung cấp. ........................................................................................................................... 56 v 2.3.2 Đánh giá dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh Kiên Giang giai đoạn 20092013 dựa trên dữ liệu của VCCI: ........................................................................59 2.3.2.1 Đánh giá chung: ......................................................................................... 59 2.3.2 Đánh giá chi tiết dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp của Kiên Giang giai đoạn 20092013 với các tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm khu vực ĐBSCL.................... 63 2.4 Đánh giá dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Kiên Giang từ kết quả khảo sát của Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Kiên Giang: ...............80 2.5 Đánh giá chung về thực trạng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Kiên Giang:.....87 2.5.1 Những thành tựu đạt được:.........................................................................87 2.5.2 Những tồn tại hạn chế: ...............................................................................87 2.5.3 Nguyên nhân khách quan: ..........................................................................88 2.5.4 Nguyên nhân chủ quan:..............................................................................88 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN DỊCH VỤ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP CỦA TỈNH KIÊN GIANG ĐẾN NĂM 2020...........................................................90 3.1. Các cơ sở đề xuất giải pháp: .............................................................................90 3.1.1 Bối cảnh quốc tế và trong nước:.................................................................90 3.1.1.1. Bối cảnh quốc tế: ...................................................................................... 90 3.1.1.2. Bối cảnh trong nước:................................................................................. 90 3.1.2 Mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kiên Giang đến năm 2020:...........................................................................................................91 3.1.2.1 Mục tiêu phát triển:.................................................................................... 91 3.1.2.2 Định hướng phát triển ngành, lĩnh vực:..................................................... 92 3.1.2.3. Định hướng phát triển theo lãnh thổ ......................................................... 96 3.2 Định hướng phát triển doanh nghiệp dân doanh tỉnh Kiên Giang đến năm 2020: .........................................................................................................................97 3.2.1 Các thách thức với công tác phát triển DNDD trong thời gian tới: .............97 3.2.2 Mục tiêu phát triển DNDD tỉnh Kiên Giang:..............................................99 3.2.2.1 Mục tiêu tổng quát: .................................................................................... 99 3.2.2.2 Mục tiêu cụ thể: ....................................................................................... 100 3.3 Các giải pháp hoàn thiện dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp khu vực dân doanh tỉnh Kiên Giang đến năm 2020: ............................................................................. 102 vi 3.3.1. Giải pháp tăng cường dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch: .......................................................................... 102 3.3.2. Xây dựng cơ chế, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và khuyến khích các doanh nghiệp khu vực tư nhân tham gia lĩnh vực cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp. ................................................................................................... 104 3.3.3. Giải pháp phát triển các dịch vụ hỗ trợ nâng cao năng lực, cải thiện khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp dân doanh tỉnh Kiên Giang: .................. 108 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................. 112 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................. 114 vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT 1 VIẾT TẮT ASEAN TIẾNG VIỆT Hiệp hội các nước Đông Nam Á TIẾNG ANH Association of Southeast Asian Nation 2 Cty TNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn 3 Cty CP Công ty cổ phần 4 DN Doanh nghiệp 5 DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa 6 DNNN Doanh nghiệp nhà nước 7 DNTN Doanh nghiệp tư nhân 8 DNDD Doanh nghiệp dân doanh 9 DNFDI Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 10 ĐKKD Đăng ký kinh doanh 11 ĐVT Đơn vị tính 12 GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Products 13 EU Liên minh Châu Âu European Union 14 EVFTA Hiệp định hợp tác thương mại Việt Nam – EU European- Vietnam Free Trade Agreement 15 Trung tâm Trung Tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Kiên Giang 16 KH và ĐT Kế hoạch và Đầu tư 17 KH và CN Khoa học và Công nghệ 18 NK Nhập khẩu 19 NHTM Ngân hàng Thương mại 20 NSNN Ngân sách Nhà nước 21 PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh Provincial Competitiveness Index 22 BDS Dịch vụ phát triển kinh doanh Business Development Services 23 SME Doanh nghiệp nhỏ và vừa Small and Medium Enterprise 24 ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long viii 25 SXKD Sản xuất kinh doanh 26 TPP Hiệp định đối tác thương mại xuyên Trans-Pacific Trade Thái Bình Dương Partnership Agreement 27 TMDV Thương mại dịch vụ 28 UBND Uỷ ban Nhân dân 29 XK Xuất khẩu 30 VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Vietnam Chamber of Việt Nam Commerce and Industry 31 WB Ngân hàng thế giới World Bank 32 WTO Tổ chức thương mại thế giới World Trade Organazition ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Qui định về DN vừa, nhỏ và siêu nhỏ theo NĐ 56/2009/NĐ-CP ...................9 Bảng 1.2 : Trọng số của các chỉ số thành phần PCI theo thời gian .............................14 Bảng 2.1: Xếp hạng PCI Kiên Giang so với cả nước..................................................41 Bảng 2.2: Vị trí PCI của tỉnh Kiên Giang so với các tỉnh trong khu vực.........................42 Bảng 2.3: Số lượng doanh nghiệp dân doanh đăng ký thành lập 2010-2015 ..............46 Bảng 2.4: Số doanh nghiệp hiện còn hoạt động của giai đoạn 2010-2015 ..................46 Bảng 2.5: Vốn đầu tư của các doanh nghiệp dân doanh 2010 – 2015 .........................47 Bảng 2.6: Trình độ lao động của doanh nghiệp dân doanh 2010-2015........................47 Bảng 2.7: Doanh thu thuần của doanh nghiệp dân doanh 2010-2015..........................49 Bảng 2.8: Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp dân doanh 2010-2015..................49 Bảng 2.9: Tổng số lao động trong các doanh nghiệp dân doanh 2010-2015 ...............50 Bảng 2.10: Thuế và các khoản nộp ngân sách giai đoạn 2010-2015 ...........................52 Bảng 2.11: Số doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2010-2012.................................................57 Bảng 2.12: Vốn sản xuất kinh doanh bình quân năm của các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2010-2012 .................................................................................................................58 Bảng 2.13: Số lao động của các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phân theo ngành đoạn 2010-2012 ..............................................58 Bảng 2.14: Doanh thu thuần của các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phân theo ngành giai đoạn 2010-2012...................................59 Bảng 2.15: Các chỉ số thành phần của PCI Kiên Giang..............................................60 Bảng 2.16: Chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp khu vực ĐBSCL...............................61 Bảng 2.17: Chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp vùng kinh tế trọng điểm khu vực ĐBSCL......................................................................................................................62 Bảng 2.18: Số hội chợ thương mại do tỉnh tổ chức từ năm 2009-2013 .......................63 Bảng 2.19: Số lượng các nhà cung cấp dịch vụ công là tư nhân trong tỉnh .................65 từ năm 2009-2013......................................................................................................65 Bảng 2.20: Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ tìm kiếm thông tin kinh doanh từ năm 2009-2013 .................................................................................................................66 x Bảng 2.21: Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ tư vấn về thông tin pháp luật từ năm 2009-2013..................................................................................................................67 Bảng 2.22: Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh doanh .....68 từ năm 2009-2013......................................................................................................68 Bảng 2.23: Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ xúc tiến thương mại từ năm 2009-2013......69 Bảng 2.24: Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ liên quan đến công nghệ từ năm 20092013...........................................................................................................................70 Bảng 2.25: Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp tư nhân cho dịch vụ tìm kiếm thông tin kinh doanh từ năm 2009-2013.....................................................................71 Bảng 2.26: Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân cho dịch vụ tư vấn về thông tin pháp luật từ năm 2009-2013. ..................................................................72 Bảng 2.27: Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân cho dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh doanh từ năm 2009-2013. ........................................................73 Bảng 2.28: Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân cho dịch vụ xúc tiến thương mại từ năm 2009-2013. ...........................................................................73 Bảng 2.29: Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân cho các dịch vụ liên quan đến công nghệ từ năm 2009-2013. ..............................................................74 Bảng 2.30: Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân trên cho dịch vụ tìm kiếm thông tin kinh doanh từ năm 2009-2013. ..................................75 Bảng 2.31: Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân trên cho dịch vụ tư vấn về thông tin pháp luật từ năm 2009-2013. ....................................76 Bảng 2.32: Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân trên cho dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh doanh từ năm 2009-2013. ...........................77 Bảng 2.33: Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân trên cho dịch vụ xúc tiến thương mại từ năm 2009-2013...................................................78 Bảng 2.34: Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân trên cho các dịch vụ liên quan đến công nghệ từ năm 2009-2013. .....................................79 Bảng 2.35: Kết quả khảo sát câu hỏi 1 về dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp từ năm 20112013...........................................................................................................................83 Bảng 2.36: Kết quả khảo sát câu hỏi 2 về dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp của Trung tâm xúc tiến Đầu tư –Thương mại và Du lịch tỉnh Kiên Giang qua 03 năm từ 2011 - 2013. ......... 84 xi Bảng 2.37: Kết quả khảo sát câu hỏi 3 về dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp của Trung tâm xúc tiến Đầu tư –Thương mại và Du lịch tỉnh Kiên Giang qua 03 năm từ 2011 - 2013. ......... 85 Bảng 2.38: Kết quả khảo sát câu hỏi 4 về dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp của Trung tâm xúc tiến Đầu tư –Thương mại và Du lịch tỉnh Kiên Giang qua 03 năm từ 2011 - 2013. ......... 86 Bảng 3.1: Dự kiến số lượng doanh nghiệp dân doanh đến năm 2020 ....................... 100 Bảng 3.2 : Vốn đầu tư của doanh nghiệp dân doanh đến 2020 ................................. 100 Bảng 3.3: Dự kiến giải quyết việc làm của doanh nghiệp dân doanh đến 2020......... 101 Bảng 3.4: Dự kiến khả năng nộp ngân sách của khu vực doanh nghiệp dân doanh thời kỳ 2016-2020........................................................................................................... 102 xii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Tổng quan chỉ số PCI các tỉnh năm 2013....................................................40 Hình 2.2: Tổng hợp các tỉnh đứng đầu và đứng cuối các chỉ số thành phần PCI 2013 43 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài: Ngày nay ở hầu hết các nước trên thế giới, sự vững mạnh của khu vực kinh tế tư nhân được xem là có vai trò then chốt với sự phát triển thịnh vượng của nền kinh tế. Các nước có môi trường pháp lý thuận lợi, thúc đẩy cơ chế thị trường đều đạt được thành công trong khuyến khích đầu tư tư nhân, tăng trưởng kinh tế, tạo ra nhiều việc làm và góp phần xóa đói giảm nghèo. Việt Nam là một bằng chứng thành công tiêu biểu trên thế giới. Luật doanh nghiệp năm 1999 ra đời đã dỡ bỏ đáng kể những rào cản gia nhập thị trường cũng như nhiều rào cản pháp lý khác cho doanh nghiệp, đã mang lại sự phát triển nhanh chóng của khu vực kinh tế tư nhân. Hơn 136.400 doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân được đăng ký chính thức kể từ năm 2000, đến nay số lượng doanh nghiệp dân doanh (DNDD) của Việt Nam đã khoảng 400.000 doanh nghiệp. Doanh nghiệp khu vực dân doanh được xem là chủ thể chính của nền kinh tế thị trường nhất là khi Việt Nam gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Sự lớn mạnh của khu vực kinh tế dân doanh đã góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm ở mức ấn tượng, khoảng 7%/năm giai đoạn 1996-2010[22]. Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới. Vì vậy, nền kinh tế có phát triển bền vững được hay không cần sự khỏe mạnh của tất cả các thành phần kinh tế. Trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh những nổ lực tái cơ cấu để vực dậy các doanh nghiệp nhà nước, thì chính sách mở rộng và phát triển khu vực kinh tế ngoài nhà nước càng được chú trọng, trong đó, đáng quan tâm nhất là làm thế nào để các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân khẳng định được vị trí của mình dần trở thành trụ cột trong nền kinh tế. Theo đánh giá của các chuyên gia Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), chất lượng phát triển của khu vực kinh tế tư nhân chưa thực sự bền vững và hiện là khu vực dễ bị tổn thương nhất. Tỷ lệ doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể ngày càng cao, chỉ tính riêng trong năm 2013, có 60.737 doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động, tăng 11,9% so với năm 2012. Quy mô vốn trung bình trong khu vực này cũng giảm 3,6%, từ mức 25 tỷ đồng/doanh nghiệp xuống 24 tỷ đồng/doanh nghiệp. Tỷ lệ các doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ (xét theo quy mô lao động) tiếp tục có xu hướng tăng, từ 94% lên 95,8%. Sự đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh 2 của khu vực tư nhân vẫn chưa theo kịp sự phát triển chung của khu vực và thế giới; thấp hơn mức trung bình của các nước đang phát triển - dựa theo yếu tố đầu vào. Việc hợp tác kinh doanh, gắn kết với chuỗi cung ứng hay mạng lưới sản xuất khu vực và toàn cầu của các doanh nghiệp tư nhân trong nước còn yếu [3]. Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân và khuyến khích thành lập các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp đã và đang là mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Chính phủ cũng như các chính quyền địa phương hiện nay. Trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 90/2001/NĐ-CP và tiếp đến là Nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV. Đến nay, các DN này đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng DN, năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh… Với việc phân cấp mạnh mẽ về quản lý kinh tế, chính quyền cấp tỉnh ngày càng có vai trò quan trọng hơn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Các địa phương đã và đang nổ lực cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước bằng nhiều chính sách thông thoáng khác nhau nhằm tạo ra sự cạnh tranh giữa các địa phương và vùng miền, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội Viêt Nam. Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do Phòng Công nghệ và Thương mại Việt Nam khởi xướng vào năm 2005 đã khích lệ, thúc đẩy và góp phần rất lớn vào sự nổ lực thi đua tạo dựng môi trường kinh doanh lành mạnh ở các địa phương cũng như trong cả nước. Kiên Giang là một tỉnh nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, với điều kiện tự nhiên thuận lợi và cơ sở hạ tầng đang từng bước hoàn thiện. Về lợi thế so sánh, Kiên Giang sẳn có nhiều tiềm năng, như một nước Việt Nam thu nhỏ, có biển, đảo, khoáng sản, đồng bằng, rừng, núi, biên giới trên đất liền…là nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú được thừa hưởng để phát triển kinh tế. Bên cạnh những lợi thế về điều kiện tự nhiên, Kiên Giang còn là một trong 4 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Tây Nam Bộ của Chính phủ, có cửa khẩu quốc tế Hà Tiên, có tuyến hành lang ven biển phía Nam thông thương với Campuchia và Thái Lan, mở ra nhiều cơ hội giao thương mới; đồng thời có sân bay và cảng biển quốc tế Phú Quốc sẽ là cầu nối của vùng đồng bằng sông Cửu Long với các quốc gia trong khu vực và thế giới. Có thể nói, Kiên Giang hội đủ các điều kiện với môi trường thuận lợi để cộng đồng doanh nghiệp phát triển. 3 Từ năm 2010 đến nay, Doanh nghiệp dân doanh tỉnh Kiên Giang phát triển cả về số lượng và qui mô vốn, đã thể hiện sự chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp, các ngành, các hiệp hội; Chính sách thu hút nguồn lực của tỉnh và sự nổ lực làm ăn của cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Qua 14 năm thực hiện Luật Doanh nghiệp, số lượng DNDD đi vào hoạt động liên tục tăng lên trong mọi lĩnh vực, loại hình kinh doanh. Theo số liệu báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kiên Giang, tính đến 31/12/2015, dự kiến toàn tỉnh có 7.932 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, đi vào hoạt động, tăng 3.895 doanh nghiệp (DN) so với năm 2010. Tốc độ tăng trưởng bình quân 6 năm đạt 10,81% trong đó: Cty CP không có vốn Nhà nước có tốc độ tăng cao nhất 81% và thấp nhất là doanh nghiệp tư nhân (DNTN) tăng 4,11%. So với năm 2010, số lượng DNDD đăng ký mới năm 2015 tăng gấp 1,97 lần. Sự phát triển của các doanh nghiệp này đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh, đồng thời góp phần xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống dân cư, ổn định xã hội của tỉnh. Kết quả xếp hạng chỉ số PCI của Kiên Giang qua các năm luôn được cải thiện và nâng dần lên thứ hạng cao. Năm 2010, PCI của Kiên Giang đạt 58,90 điểm xếp hạng thứ 27 so với cả nước, năm 2011 điểm số là 59,98 xếp hạng 28/63 tỉnh, thành, nằm trong nhóm khá, năm 2012 được xếp thứ hạng 06 so với cả nước đạt được 62,96 điểm, năm 2013 PCI của Kiên Giang vượt lên 63,55 điểm, đứng hàng thứ 03 so với cả nước và đứng đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long nằm trong nhóm rất tốt. Trong các chỉ số thành phần của PCI thì chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp của Kiên Giang được đánh giá tương đối thấp. Năm 2010 điểm đánh giá của chỉ số này là 5,06; 2011: 5,59; 2012: 3,70; và 2013 là 5,46. Sự tăng giãm không ổn định của chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Kiên Giang cho thấy sự nổ lực không đồng đều, các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh còn nhiều hạn chế. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp hiện có cũng như ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực cạnh tranh của Kiên Giang trong việc thu hút đầu tư trong tương lai. Hiện nay, lãnh đạo UBND tỉnh Kiên Giang rất quan tâm đến vấn đề nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, giao cho Trung tâm Xúc tiến Đầu tư – Thương mại và Du lịch làm đầu mối cho các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp. Theo đánh giá của VCCI, Chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp Kiên Giang vẫn còn ở mức tương đối thấp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực cạnh tranh của các địa phương. Hơn nữa, 4 hiện nay ở Kiên Giang chưa có những nghiên cứu về doanh nghiệp dân doanh và Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp. Bản thân hiện nay đang làm việc tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư – Thương mại và Du lịch Kiên Giang rất mong muốn góp phần vào mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh. Xuất phát từ thực tế nói trên, nên tôi quyết định chọn đề tài: Hoàn thiện dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp khu vực dân doanh tỉnh Kiên Giang làm nghiên cứu của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu: - Mục tiêu tổng quát: Đề xuất các giải pháp hoàn thiện dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp cho khu vực dân doanh tỉnh Kiên Giang. - Mục tiêu cụ thể: + Đánh giá thực trạng khu vực doanh nghiệp dân doanh của Kiên Giang trong thời gian qua. + Đánh giá thực trạng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp dân doanh của Kiên Giang trong những năm qua. + Đề xuất giải pháp hoàn thiện dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp cho khu vực dân doanh tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3.1 Đối tượng nghiên cứu: Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp khu vực dân doanh. 3.2 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài đi sâu nghiên cứu thực trạng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp dân doanh trong phạm vi Tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2009-2013, trong mối liên hệ với một số tỉnh thành khác ở Việt Nam 4. Phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu lý thuyết: Hệ thống lại toàn bộ lý thuyết liên quan đến doanh nghiệp dân doanh, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp dân doanh và hệ thống tiêu chí đánh giá dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp dân doanh của chính quyền cấp tỉnh. - Phương pháp tổng hợp, thống kê mô tả: phương pháp này sử dụng chủ yếu để phân tích đánh giá thực trạng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp dân doanh tỉnh Kiên Giang và phân tích chuyên sâu 01 chỉ số thành phần có liên quan đến Chỉ số dịch vụ hỗ trợ 5 doanh nghiệp do VCCI điều tra và tính toán giai đoạn 2009–2013. Đồng thời, dựa vào số liệu kế thừa từ báo cáo của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch khảo sát lấy ý kiến doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh KG về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong cải các hành chính. - Phương pháp so sánh: phương pháp này được sử dụng để so sánh Kiên Giang với các địa phương khác nhằm đưa ra nhận xét đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho tỉnh Kiên Giang. - Dữ liệu sử dụng: Dữ liệu sơ cấp và thứ cấp từ Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê, Sở Công thương tỉnh Kiên Giang, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các báo cáo PCI qua các năm. 5. Đóng góp của đề tài: - Về lý luận: Việc nghiên cứu dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh sẽ là kênh thông tin hiệu quả giúp chính quyền tỉnh Kiên Giang nắm bắt và hiểu rõ nhu cầu của cộng đồng doanh nghiệp khu vực dân doanh, là một bức tranh tương đối đầy đủ về môi trường kinh doanh từ góc nhìn của chính các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh, những khó khăn trong quá trình hỗ trợ doanh nghiệp, khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình sử dụng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp để phục vụ cho phát triển doanh nghiệp. - Về thực tiễn: Rút ra những hạn chế thiếu sót của dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, từ đó có những giải pháp cải thiện, từng bước nâng cao chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh Kiên Giang, góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh vì mục tiêu đưa nền kinh tế của tỉnh ngày càng phát triển. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Qua quá trình nghiên cứu, tác giả thấy rằng từ trước đến nay có rất nhiều đề tài trong và ngoài nước nghiên cứu về các giải pháp nâng cao chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, nhưng chưa có nhiều đề tài phân tích chuyên sâu hơn đó là các yếu tố nổi bật lên như thực trạng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp của từng địa phương, việc xúc tiến mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, việc cung cấp thông tin, dịch vụ hỗ trợ công nghệ…do chính quyền địa phương cung cấp và do khu vực dân doanh cung cấp như thế nào, đặc biệt ở cấp địa phương 6 Tỉnh Kiên Giang tác động đến dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp có trụ vững, vượt qua khó khăn do tác động của khủng hoảng kinh tế và phát triển bền vững. Đề tài có kế thừa các kết quả nghiên cứu PCI của VCCI Việt Nam (kết quả hợp tác nghiên cứu giữa Dự án Nâng cao Năng lực Cạnh tranh Việt Nam-VNCI và Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam-VCCI). Ngoài ra, tôi có tham khảo, nghiên cứu một số đề tài sau: Tình hình nghiên cứu trong nước. - Trần Thị Vân Hoa (2003), “Tác động của các chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô của Chính phủ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ”, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Luận văn này tập trung nghiên cứu tác động của các chính sách điều tiết kinh tế ở tầm vĩ mô, cấp quốc gia đến các DNNVV. - Phan Nhật Thanh (2010), Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Hải Dương, Luận văn Tiến sỹ. Nội dung trọng tâm của nghiên cứu này là đánh giá thực trạng và xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Hải Dương. Từ đó, nghiên cứu này đề xuất các giải pháp căn bản và khả thi nhằm nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Hải Dương trong thời gian tới. - Nguyễn Thum Em (2013), “Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Kiên Giang”, Luận văn thạc sỹ. Đề tài nghiên cứu tổng thể các thành phần của chỉ số PCI theo khung phân tích của VCCI, tuy nhiên do phạm vi nghiên cứu rộng, phân tích 9 nhóm chỉ số thành phần, nên việc phân tích dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp tại tỉnh Kiên Giang chỉ mang tính khái quát, chung chung, chưa đi vào cụ thể chi tiết. - Võ Tấn Thái (2014), Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2012 - 2020, đề tài khoa học cấp tỉnh. Nội dung trọng tâm của nghiên cứu này là đánh giá thực trạng và xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Khánh Hoà giai đoạn 2005-2012. Do nghiên cứu toàn bộ 9 chỉ số, đề tài này đã không đi nghiên cứu chuyên sâu và chi tiết cho từng chỉ số. - Đặng Thị Thu Nguyệt (2014), “Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh Khánh Hòa”, luận văn Ths., Khánh Hòa. Nội dung đề tài nghiên cứu khung phân tích các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa và đề xuất được các nhóm giải pháp thiết thực, giúp các nhà quản 7 lý của địa phương đẩy mạnh và hoàn thiện các hoạt động hỗ trợ phát triển DNNVV trên địa bàn phù hợp với thực tế giai đoạn hiện nay và định hướng đến năm 2020 của Tỉnh Khánh Hòa. Tình hình nghiên cứu ngoài nước: - Masato Abe, Michael Troilo, J.S. Juneja, Sailendra Narain (2012), “Hướng dẫn Chính sách phát triển DNNVV ở các nước Châu Á và Thái Bình Dương – “Policy Guidebook for SME Development in ASIA and The Pacific”, United Nations Economic and Social Commission for Asia and Pacific”. - Tulus Tambuman – Center for Industry, SME and Business Competition Studies – University of Trisakti, Indonesia (2008), “Development of SMEs in ASEAN with Reference to Indonesia and Thailand”. - UNDP (2004), “Business Development Services – How to Guide”, Bratislava Regional Center United Nation Development Programme. Nhìn chung, ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu tương tự với đề tài của tác giả nhưng hầu như chưa có đề tài nào phân tích chi tiết, dựa trên nhiều dữ liệu và cơ sở lý luận một cách hệ thống hóa về doanh nghiệp dân doanh, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp như đề tài của tác giả thực hiện. Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào về chủ đề này. 7. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và doanh mục tài liệu tham khảo thì đề tài được chia làm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý thuyết. Chương II: Thực trạng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2009 – 2013. Chương III: Giải pháp hoàn thiện dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh Kiên Giang đến năm 2020. 8 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Tổng quan chung về doanh nghiệp dân doanh: Hiện nay có nhiều định nghĩa thế nào là một DN, theo chương trình tài nguyên giáo dục mở Việt Nam (VOER) phát biểu định nghĩa chung về DN như sau: “Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế có tư cách pháp nhân, qui tụ các phương tiện tài chính, vật chất và con người nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng, tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ trên cơ sở tối đa hóa lợi ích của người tiêu dùng, thông qua đó tối đa hóa lợi nhuận của chủ sở hữu, đồng thời kết hợp một cách hợp lý các mục tiêu kinh tế xã hội” [23]. - Tại Điều 4 của Luật DN 2005 của nước ta có định nghĩa rằng: “Doanh Nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh”. Cũng theo Luật DN 2005 giải thích, “kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi” [5]. Cũng tại điều 4 của Luật DN 2005 giải thích “ Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ”; theo Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 giải thích Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Doanh nghiệp dân doanh hay còn gọi là Doanh nghiệp ngoài Nhà nước hoặc doanh nghiệp khu vực tư nhân gồm các doanh nghiệp vốn trong nước, mà nguồn vốn thuộc sở hữu tập thể, tư nhân một người hoặc nhóm người hoặc có sở hữu Nhà nước nhưng chiếm từ 50% vốn điều lệ trở xuống. Khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước gồm: (1) Các hợp tác xã; (2) Các doanh nghiệp tư nhân; (3) Các công ty hợp danh; (4) Các công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân; (5) Các công ty cổ phần không có vốn Nhà nước; (6) Các công ty cổ phần có tỷ lệ vốn Nhà nước từ 50% vốn điều lệ trở xuống [2]. Báo cáo mới đây của VCCI cho biết, trong số hơn 400.000 doanh nghiệp đang hoạt động có tới 96% là doanh nghiệp tư nhân, với đa phần là các doanh nghiệp quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ (Chiếm 98,6% số doanh nghiệp tư nhân) [9]. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp khu vực này thấp do các yếu tố như quy mô vốn, năng lực 9 quản lý điều hành, khả năng công nghệ, khả năng tiếp cận thị trường đều thấp hơn so với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI. Doanh nghiệp vừa và nhỏ là loại hình DN phổ biến ở hầu hết các nước, cũng có khá nhiều cách định nghĩa khác nhau về DNNVV. Các định nghĩa này có những điểm giống nhau và khác nhau, vì vậy khó mà tìm được một định nghĩa thống nhất. Ở mỗi nước, tùy theo điều kiện và hoàn cảnh phát triển kinh tế cụ thể mà có cách xác định quy mô DN trong từng giai đoạn nhất định. Theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới, có hơn 60 định nghĩa về DNNVV được sử dụng ở 75 quốc gia. Chính phủ đã ban hành Nghị định 90/2001/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV, theo quy định tại Nghị định này thì DNNVV được định nghĩa là: “ DNNVV là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người. Căn cứ vào tình hình kinh tế- xã hội cụ thể của ngành, địa phương, trong quá trình thực hiện các biện pháp, chương trình trợ giúp có thể linh hoạt áp dụng đồng thời cả hai chỉ tiêu vốn và lao động hoặc một trong hai chỉ tiêu nói trên” [10]. Hiện nay, căn cứ vào đặc điểm, tình hình kinh tế của đất nước cùng với yêu cầu bức thiết trong vấn đề hỗ trợ phát triển đối với DNNVV, ngày 30/06/2009 Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV. Tại điều 3 của Nghị định đã định nghĩa về DNNVV như sau: “DNNVV là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo qui định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ và vừa theo qui mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của DN) hoặc số lao động bình quân năm, (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên)” cụ thể [4]: Bảng 1.1 Qui định về DN vừa, nhỏ và siêu nhỏ theo NĐ 56/2009/NĐ-CP Doanh nghiệp siêu nhỏ Số lao động Quy mô Khu vực Doanh nghiệp nhỏ Tổng nguồn vốn Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động từ trên 10 người đến 200 người từ trên 10 người đến 200 người từ trên 10 người đến 50 người từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng từ trên 200 người đến 300 người từ trên 200 người đến 300 người từ trên 50 người đến 100 người I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản II. Công nghiệp và xây dựng 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống III.Thương và dịch vụ 10 người trở xuống 10 tỷ đồng trở xuống mại Doanh nghiệp vừa 10 Với tiêu thức phân loại này DNNVV ở nước ta chiếm tỷ trọng 97% trong tổng số DN hiện có, trong đó phần lớn là các DN thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Điều này phù hợp với tình hình kinh tế của nước ta vốn là nền kinh tế sản xuất nhỏ và vừa là chủ yếu. Theo thống kê từ Vietnam Report, khối doanh nghiệp tư nhân trong nước có nhiều doanh nghiệp lọt vào Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (BXH VNR500) năm 2014 nhất, chiếm khoảng 44%, nhưng tổng doanh thu lại ở mức thấp nhất với 18,6% tổng doanh thu toàn bảng, giảm 0,8% so với bảng xếp hạng năm trước, cho thấy hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân trong nước trong thời gian qua đang có dấu hiệu đi xuống [9]. Xét về tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản, khối tư nhân trong nước có hệ số ROA trung bình đạt 5,7%, đồng nghĩa với mỗi 100 đồng tài sản sẽ tạo ra chưa đến 6 đồng lợi nhuận. Đây là mức thấp nhất so với các khối doanh nghiệp FDI (13%) và Nhà nước (6,2%). Có thể thấy, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam trong những năm gần đây chỉ lớn lên về mặt số lượng mà thiếu đi yếu tố chất lượng kèm theo [9]. Doanh nghiệp khu vực tư nhân chiếm đa số trong tổng số doanh nghiệp và cũng tạo ra một lượng lớn việc làm cho thị trường lao động. Hiện nay, khu vực tư nhân đã tạo ra được 14,5 triệu việc làm cho người lao động, chiếm 76,7% việc làm phi nông nghiệp. Trong giai đoạn 2002-2012, tiến trình tái cơ cấu đầu tư đã đạt được một số kết quả, chủ yếu là giảm tỷ trọng đầu tư/GDP, thay đổi cơ cấu đầu tư theo chủ thể đầu tư và nguồn vốn. Cụ thể, năm 2013, tỷ trọng đầu tư của khu vực tư nhân trong nước đã đạt mức 37,6%, tăng 14,5% so với năm 2000 và thực sự trở thành bộ phận đóng góp lớn trong tổng vốn đầu tư của cả nước [13B]. Để Doanh nghiệp dân doanh phát triển mạnh và bền vững, các chuyên gia cho rằng, cần nhanh chóng triển khai các giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Ban hành chính sách cụ thể nhằm giảm thiểu chi phí gia nhập thị trường, góp phần kích cầu doanh nghiệp thông qua tăng cường đào tạo nhằm cải thiện các kỹ năng quản lý, được đối xử, bình đẳng, thay vì thiên vị doanh nghiệp Nhà nước, FDI tại nhiều địa bàn như hiện nay. Đưa ra các chính sách nhằm khuyến khích giảm tính phi chính thức của khu vực hộ kinh doanh cá thể. Triển khai các công cụ tài chính hỗ trợ phù hợp từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng, quỹ đầu tư tư nhân. Tăng cường kết nối theo chiều dọc và chiều ngang giữa các hiệp hội, chuỗi cung 11 ứng với doanh nghiệp tư nhân để mở rộng thị trường cho các đơn vị này. Có chính sách nhằm tạo điều kiện tiết kiệm nguồn lực của các doanh nghiệp ngoài Nhà nước quy mô nhỏ, thông qua triển khai chung chuyên môn kỹ thuật, chia sẻ chi phí. Và, cần mở rộng khả năng đáp ứng của Chính phủ trong huy động các nguồn lực công - tư. Doanh nghiệp dân doanh tuy đóng góp vào GDP khiêm tốn, nhưng lại có ý nghĩa xã hội lớn là tạo doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội, góp phần tăng thêm thu nhập cho các hộ gia đình trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay. Do đó, Nhà nước cần đưa ra những định hướng ưu tiên phát triển, chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp khu vực tư nhân tìm được cơ hội kinh doanh tốt, có điều kiện thuận lợi để đầu tư vào những ngành, lĩnh vực mang lại giá trị gia tăng cao và bền vững. 1.2. Tổng quan chung về dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp: 1.2.1 Khái niệm về dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp: Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp hay còn gọi là dịch vụ phát triển kinh doanh – (BDS: Business Development Services) cho doanh nghiệp là một khái niệm không còn là mới ở Việt Nam. Trong những năm qua đã có nhiều các doanh nghiệp, trung tâm thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia các hoạt động cung cấp dịch vụ phát triển cho các doanh nghiệp trong hầu hết các ngành nghề. Trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam cũng đã quan tâm và tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp. Dịch vụ phát triển kinh doanh bao gồm tất cả những dịch vụ mà nhà cung cấp đem đến cho các doanh nghiệp nhằm tổ chức, quản lý doanh nghiệp một cách hợp lý, nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường, tăng khả năng cạnh tranh, đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp[17]. Vai trò của BDS đối với sự phát triển của doanh nghiệp được ghi nhận rộng rãi trên toàn thế giới. Trong mười chỉ tiêu đánh giá PCI, Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp là chỉ tiêu đánh giá các dịch vụ của tỉnh để phát triển khu vực tư nhân như: xúc tiến thương mại cho khu vực tư nhân, cung cấp thông tin tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh doanh, phát triển các khu/cụm công nghiệp tại địa phương và cung cấp các dịch vụ công nghệ cho doanh nghiệp; số lượng các nhà cung cấp dịch vụ tư nhân và chất lượng của các dịch vụ này (Báo cáo PCI 2009) [3]. 12 1.2.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp theo quan điểm của VCCI: 1.2.2.1 Tổng quan chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI): Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI - viết tắt của Provincial Competitiveness Index) là kết quả hợp tác nghiên cứu giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Dự án Sáng kiến cạnh tranh Việt Nam thuộc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID/VNCI) từ năm 2005. Chỉ số PCI được xây dựng nhằm đánh giá môi trường kinh doanh, chất lượng điều hành kinh tế và nỗ lực cải cách hành chính của chính quyền các tỉnh, thành phố của Việt Nam, qua đó thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân trong nước. Báo cáo PCI 2013 là kết quả điều tra năm thứ 9 liên tiếp, với sự tham gia của 8.093 doanh nghiệp dân doanh. PCI đại diện cho tiếng nói chung của cộng đồng doanh nghiệp dân doanh về chất lượng điều hành kinh tế của 63 tỉnh, thành phố Việt Nam. Năm 2005, chỉ số PCI được công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông và thu hút được sự quan tâm từ cộng đồng các DN, các nhà tài trợ cũng như chính quyền địa phương, đồng thời cũng ghi nhận nhiều đóng góp ý kiến từ các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước. Theo Báo cáo chi tiết chỉ số PCI năm 2005 do VCCI công bố, chỉ số PCI được cấu thành từ 9 chỉ số thành phần, bao gồm: Chi phí gia nhập thị trường; Tiếp cận đất đai; Tính minh bạch và tiếp cận thông tin; Chi phí về thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước; Chi phí không chính thức; Thực hiện chính sách của Nhà nước; Ưu đãi đối với DNNN; Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh; Chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Năm 2006, đã có sự thay đổi trong các chỉ số cấu thành nên chỉ số tổng hợp PCI. Chỉ số thực hiện chính sách của Nhà nước được thay thế bằng hai chỉ số mới là: Đào tạo lao động và Thiết chế pháp lý, hình thành nên 10 chỉ số thành phần. Đến năm 2009, khi quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) diễn ra một cách mạnh mẽ, ảnh hưởng của các DNNN không còn tác động mạnh đến khu vực kinh tế tư nhân, nhóm nghiên cứu của VCCI đã bỏ chỉ số Ưu đãi đối với DNNN và đổi tên chỉ số Chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân thành Dịch vụ hỗ trợ DN. Thông qua việc đối thoại với các lãnh đạo tỉnh, doanh nghiệp, đại diện các hiệp hội và các chuyên gia nghiên cứu cho thấy nên bổ sung chỉ số này vào các chỉ số thành phần. Tất cả các chuyên gia đều đồng tình với quan điểm là các dịch vụ hỗ trợ 13 DN có vai trò then chốt để các DN thành công trong hoạt động kinh doanh. Tại thời điểm này, những đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ tư nhân như: các công ty tư vấn, công ty kế toán, tư vấn chiến lược, và các luật sư vẫn còn “xa lạ” đối với số đông các DN Việt Nam và cũng chỉ tập trung tại hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trong khi đó, các DN có nhu cầu sử dụng các dịch vụ hỗ trợ này nhưng lại thiếu đi những nhà cung cấp dịch vụ mang tính chuyên nghiệp và đáng tin cậy. Mặc dù đây là phương pháp dễ dàng nhất để tính chỉ số PCI, nhưng lại không thực sự phù hợp nếu muốn sử dụng PCI như một công cụ chính sách. Lý do là vì trong các chỉ số thành phần, có những chỉ số quan trọng hơn những chỉ số còn lại khi lí giải sự khác biệt về kết quả phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Do đó mỗi chỉ số thành phần cần được tính toán trọng số tương ứng với mức độ đóng góp thực sự của từng chỉ số đối với việc phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Để làm được việc này, trong giai đoạn 2005-2009, VCCI sử dụng phương pháp hồi quy đa biến để đo lường tác động của từng chỉ số thành phần tới một nhóm chỉ số được coi là có vai trò hết sức quan trọng cho sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Cách tính này có loại trừ ảnh hưởng mà các điều kiện truyền thống (khoảng cách tới thị trường tính bằng số km từ trung tâm tỉnh lị tới Hà Nội hoặc TP. Hồ Chí Minh, chất lượng nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng ban đầu) đem lại cho sự phát triển kinh tế tư nhân. Từ đó tính ra mức độ đóng góp tương đối (hay còn gọi là trọng số) của chúng đối với các chỉ số thành phần. Từ năm 2009 – 2012, VCCI sử dụng phương pháp tính trọng số mới bằng cách chọn ra ba biến kết quả quan trọng thể hiện sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân (doanh nghiệp tư nhân trên 1000 dân, mức đầu tư trên đầu người, lợi nhuận trên mỗi doanh nghiệp). Các biến số này được hồi quy theo từng chỉ số thành phần, trong đó loại trừ tác động của các nhân tố cấu trúc (mật độ dân số, diện tích, khoảng cách từ Hà Nội hoặc TP. Hồ Chí Minh theo km), cơ sở hạ tầng (đo bằng tỉ lệ đường được rải nhựa trong tỉnh) và sử dụng thêm các biến giả cho 7 vùng ở Việt Nam để tính ra trọng số cho mỗi chỉ số thành phần. 14 Bảng 1.2 : Trọng số của các chỉ số thành phần PCI theo thời gian Chỉ số 2005-2008 2009-2012 1013 1 Gia nhập thị trường 5% 10% 5% 2 Tiếp cận đất đai 5% 5% 5% 3 Tính minh bạch 15% 20% 20% 4 Chi phí thời gian 10% 15% 5% 5 Ưu đãi DNNN/Chi phí không chính thức 5% 10% 10% 6 Cạnh tranh bình đẳng 5% - 5% 7 Tính năng động 15% 10% 5% 8 Dịch vụ hỗ trợ DN 15% 5% 20% 9 Đào tạo lao động 15% 20% 20% 10 Thiết chế pháp lý 10% 5% 5% 100% 100% 100% Tổng cộng (Nguồn: Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của VN năm 2013). Các điều chỉnh của năm 2013 như sau: Loại bỏ các chỉ tiêu và chỉ số thành phần không còn phù hợp với tình hình thực tế của nền kinh tế Việt Nam, bổ sung thêm các chỉ tiêu mới phù hợp hơn và điều chỉnh lại cách tính trọng số nhằm phản ánh sự thay đổi về tầm quan trọng của các lĩnh vực điều hành khác nhau, Bốn thay đổi lớn gồm: Chỉ số thành phần mới về Cạnh tranh bình đẳng: Đây là thay đổi quan trọng nhất cho đến nay trong PCI: báo cáo PCI 2013 đã sử dụng lại và cải thiện chỉ số thành phần này sau khi loại bỏ từ năm 2009, Vào thời điểm năm 2009, DNNN do địa phương quản lý không còn vai trò áp đảo trong môi trường kinh doanh cấp tỉnh nữa, Lúc đó, chúng tôi cho rằng diễn biến mới này báo hiệu sự chấm dứt tình trạng chính quyền địa phương ưu ái DNNN, Trên thực tế, ưu đãi của chính quyền đối với DNNN vẫn tiếp diễn, thậm chí còn ở mức độ lớn hơn, Năm 2013, 31% doanh nghiệp cho biết việc các DNNN được ưu ái trong lĩnh vực tiếp cận đất đai, tín dụng và mua sắm công là một trở ngại lớn cho hoạt động của họ. Nếu chỉ số Cạnh tranh bình đẳng chỉ tập trung vào nhóm DNNN do Trung ương quản lý thì sẽ không phản ánh đầy đủ môi trường cạnh tranh cấp tỉnh, Doanh nghiệp tham gia khảo sát PCI nhắc nhiều đến hai hình thức ưu đãi tương tự. Đó là ưu đãi dành cho các doanh nghiệp tiền thân là DNNN và các doanh nghiệp thân hữu, với 35% cho rằng doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa và doanh nghiệp thân quen với chính quyền 15 được ưu ái, Thứ hai, 32% doanh nghiệp tin rằng lãnh đạo tỉnh ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài hơn là phát triển doanh nghiệp tư nhân trong tỉnh, Chỉ số mới về Cạnh tranh bình đẳng bao gồm ba khía cạnh trên nhằm phản ánh được các hình thức phân biệt đối xử phổ biến của chính quyền tỉnh - những phân biệt đối xử có thể chèn lấn sự phát triển của khu vực doanh nghiệp dân doanh. Cập nhật Thang điểm đánh giá tính công khai, minh bạch các website của tỉnh: Ngay từ khi xây dựng, PCI đã có bộ chỉ số riêng đánh giá mức độ công khai và ứng dụng công nghệ thông tin trên các cổng thông tin địa phương. Năm 2005, khi chỉ số này được xây dựng, số lượng website của tỉnh còn rất ít và nội dung thường rất sơ lược, hầu như không có những thông tin cơ bản như tài liệu về ngân sách, bản đồ cơ sở hạ tầng hay chính sách ưu đãi đầu tư. Qua các năm, website của các tỉnh dần dần cải thiện, vì vậy, thang điểm đánh giá website của PCI dần lạc hậu, không phản ánh kịp các đổi mới trên các website của các tỉnh trong xếp hạng của chỉ tiêu này. Năm 2013, nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu kĩ các thông tin trên website của tỉnh để cập nhật và mở rộng các tiêu chí đánh giá theo thang điểm 50, thang điểm này đánh giá các tỉnh dựa trên độ chi tiết của các thông tin đăng tải trên website về tiếp cận ngân sách, chính sách đất đai, chính sách đào tạo lao động và cơ hội việc làm, ưu đãi cho đầu tư địa phương, công báo tỉnh, và các cơ chế hỗ trợ đăng kí doanh nghiệp, thủ tục xin cấp phép trực tuyến. Cập nhật các chỉ số thành phần: VCCI đã thay đổi một số chỉ tiêu của từng chỉ số thành phần, bỏ một số chỉ tiêu không còn cần thiết, thêm chỉ tiêu mới và trong vài trường hợp, điều chỉnh cách đặt câu hỏi để người đọc dễ hiểu hơn, Bốn chỉ số thành phần có những thay đổi quan trọng gồm Chi phí gia nhập thị trường, Tiếp cận đất đai, Tính minh bạch và Thiết chế pháp lý. Trọng số mới cho các chỉ số thành phần: Việc bổ sung chỉ số thành phần mới và thay đổi các chỉ tiêu đòi hỏi phải điều chỉnh lại chiến lược xây dựng trọng số để đảm bảo Chỉ số PCI tiếp tục cung cấp cho chính quyền tỉnh thông tin cần thiết về tác động chính sách đối với hoạt động của khu vực tư nhân tại tỉnh. Giống như Chỉ số PCI các năm trước, các trọng số được tính toán theo một quy trình thống kê ba bước, trong đó các thước đo hiệu quả của doanh nghiệp được hồi quy theo từng chỉ số thành phần. Các trọng số nhìn chung vẫn khá thống nhất với các năm trước, Tính minh bạch và Đào tạo lao động tiếp tục là các chỉ số thành phần quan trọng nhất trong điều hành kinh tế cấp tỉnh và nhóm trọng số cao có thêm chỉ số Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp. 16 Chỉ số PCI ổn định dù có các thay đổi về phương pháp: Sự thay đổi trong phương pháp luận tác động không đáng kể đến thứ hạng của tất cả các địa phương có mối tương quan mạnh (0,72) giữa điểm số tổng thể của năm 2012 và 2013. Hệ số này cũng tương tự năm trước, và điều này cho thấy sự ổn định trong thứ hạng của các tỉnh đồng thời cũng cho thấy các tỉnh thực sự có cơ hội cải thiện chất lượng các lĩnh vực điều hành để tăng điểm số. Năm 2013, với việc bổ sung chỉ số thành phần mới và thay đổi các chỉ tiêu nên VCCI đã điều chỉnh lại chiến lược xây dựng trọng số để đảm bảo chỉ số PCI tiếp tục cung cấp cho chính quyền tỉnh thông tin cần thiết về tác động chính sách đối với hoạt động của khu vực tư nhân tại tỉnh. Bảng xếp hạng PCI chính thức sử dụng tổng điểm có trọng số của 10 chỉ số thành phần. Các trọng số được điều chỉnh lại nhìn chung khá thống nhất với các năm trước, tính minh bạch và đào tạo lao động tiếp tục là các chỉ số thành phần quan trọng nhất trong điều hành kinh tế cấp tỉnh (trọng số 20%), song năm nay có thêm chỉ số Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nằm trong nhóm quan trọng này (trọng số năm 2013 là 20%, giai đoạn năm 2009-2012 là 5%), chỉ số chi phí không chính thức nằm ở nhóm trung bình (10%), các chỉ số còn lại nằm trong tương quan rất nhỏ so với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Cho đến nay, VCCI đã công bố thường niên Báo cáo chi tiết chỉ số PCI (từ năm 2005 - 2013). Các Báo cáo này đã đóng góp một phần rất lớn trong việc cải thiện môi trường kinh doanh tại các tỉnh, thành trên cả nước; giúp cho các chính quyền địa phương nhận biết được đâu là điểm mạnh và điểm yếu của địa phương mình, từ đó đề ra hướng giải quyết nhằm phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu, đưa kinh tế địa phương phát triển. Chỉ số PCI gồm 10 chỉ số thành phần, phản ánh các lĩnh vực điều hành kinh tế có tác động đến sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Một địa phương được coi là có chất lượng điều hành tốt khi có: 1) chi phí gia nhập thị trường thấp; 2) tiếp cận đất đai dễ dàng và sử dụng đất ổn định; 3) môi trường kinh doanh minh bạch và thông tin kinh doanh công khai; 4) chi phí không chính thức thấp; 5) thời gian thanh tra, kiểm tra và thực hiện các quy định, thủ tục hành chính nhanh chóng; 6) môi trường cạnh tranh bình đẳng; 7) lãnh đạo tỉnh năng động, sáng tạo trong giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp; 8) dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, chất lượng cao; 9) chính sách đào tạo lao động tốt; và 10) thủ tục giải quyết tranh chấp công bằng, hiệu quả. 17 1.2.2.2 Các tiêu chí về chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong đánh giá PCI. Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp là một trong mười chỉ số thành phần đóng vai trò rất quan trọng trong việc góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Chỉ số này trước năm 2009 có tên gọi là Chính sách phát triển kinh tế tư nhân, dùng để đo lường các dịch vụ của tỉnh để phát triển khu vực tư nhân như xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh doanh, phát triển các khu/cụm công nghiệp tại địa phương và cung cấp các dịch vụ công nghệ cho doanh nghiệp. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, chỉ số này là yếu tố then chốt góp phần cho sự thành công của doanh nghiệp. Nó được đo lường bởi hệ thống các chỉ tiêu sau [3]: - Số hội chợ thương mại do tỉnh tổ chức trong năm trước hoặc đăng ký tổ chức cho năm nay. Chỉ tiêu này có được thông qua số liệu do Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công thương cung cấp và được đo lường thông qua số lần hội chợ thương mại do tỉnh tổ chức trong năm trước hoặc đăng ký tổ chức cho năm nay. - Số lượng các nhà cung cấp dịch vụ công là tư nhân trong tỉnh. Chỉ tiêu này có được thông qua dữ liệu từ Tổng Cục thuế và được đo lường từ số liệu thống kê số lượng các cơ sở cung cấp dịch vụ tư nhân trong tỉnh. Chỉ tiêu này nói lên sự năng động và hỗ trợ của chính quyền tỉnh đối với sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân. - Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ tìm kiếm thông tin kinh doanh (%). Chỉ tiêu này được đo lường thông qua kết quả điều tra các doanh nghiệp tham gia khảo sát, câu hỏi điều tra PCI: E7.11. Và từ kết quả thu được đó, chỉ tiêu này sẽ được tính toán dựa trên số % các doanh đã sử dụng dịch vụ tìm kiếm thông tin kinh doanh trên tổng số doanh nghiệp được điều tra. - Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ tư vấn về thông tin pháp luật (%). Chỉ tiêu này được đo lường thông qua kết quả điều tra các doanh nghiệp tham gia khảo sát, câu hỏi điều tra PCI: E7.21. Và từ kết quả thu được đó, chỉ tiêu này sẽ được tính toán dựa trên số % các doanh đã sử dụng dịch vụ tư vấn về thông tin pháp luật trên tổng số doanh nghiệp được điều tra. 18 - Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ hỗ trợ tìm đối tác kinh doanh (%). Chỉ tiêu này được đo lường thông qua kết quả điều tra các doanh nghiệp tham gia khảo sát, câu hỏi điều tra PCI: E7.41. Và từ kết quả thu được đó, chỉ tiêu này sẽ được tính toán dựa trên số % các doanh đã sử dụng dịch vụ tìm kiếm đối tác kinh doanh trên tổng số doanh nghiệp được điều tra. - DN đã sử dụng dịch vụ xúc tiến thương mại (%). Chỉ tiêu này được đo lường thông qua kết quả điều tra các doanh nghiệp tham gia khảo sát, câu hỏi điều tra PCI: E7.51. Và từ kết quả thu được đó, chỉ tiêu này sẽ được tính toán dựa trên số % các doanh đã sử dụng dịch vụ xúc tiến thương mại trên tổng số doanh nghiệp được điều tra. - DN đã sử dụng các dịch vụ liên quan đến công nghệ (%). Chỉ tiêu này được đo lường thông qua kết quả điều tra các doanh nghiệp tham gia khảo sát, câu hỏi điều tra PCI: E7.61. Và từ kết quả thu được đó, chỉ tiêu này sẽ được tính toán dựa trên số % các doanh đã sử dụng dịch vụ liên quan đến công nghệ trên tổng số doanh nghiệp được điều tra. - Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân cho dịch vụ tìm kiếm thông tin kinh doanh (%). Chỉ tiêu này được đo lường thông qua kết quả điều tra các doanh nghiệp tham gia khảo sát, câu hỏi điều tra PCI: E7.11. Nó được tính toán bằng cách lấy số lượng doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư cho dịch vụ tìm kiếm thông tin kinh doanh chia cho số doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ này để ra % số doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân cho việc tìm kiếm thông tin. - Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân cho dịch vụ tư vấn về thông tin pháp luật (%). Chỉ tiêu này được đo lường thông qua kết quả điều tra các doanh nghiệp tham gia khảo sát, câu hỏi điều tra PCI: E7.31. Nó được tính toán bằng cách lấy số lượng doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư cho dịch vụ tư vấn về thông tin pháp luật chia cho số doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ này để ra % số doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân cho hoạt động tư vấn thông tin pháp luật. - Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân cho dịch vụ hỗ trợ tìm đối tác kinh doanh (%) 19 Chỉ tiêu này được đo lường thông qua kết quả điều tra các doanh nghiệp tham gia khảo sát, câu hỏi điều tra PCI: E7.41. Nó được tính toán bằng cách lấy số lượng doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư cho dịch vụ tìm kiếm đối tác kinh doanh chia cho số doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ này để ra % số doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân cho việc tìm kiếm đối tác. - Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân cho dịch vụ xúc tiến thương mại (%). Chỉ tiêu này được đo lường thông qua kết quả điều tra các doanh nghiệp tham gia khảo sát, câu hỏi điều tra PCI: E7.51. Nó được tính toán bằng cách lấy số lượng doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư cho dịch vụ xúc tiến thương mại chia cho số doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ này để ra % số doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân cho việc xúc tiến thương mại. - Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân cho các dịch vụ liên quan đến công nghệ (%). Chỉ tiêu này được đo lường thông qua kết quả điều tra các doanh nghiệp tham gia khảo sát, câu hỏi điều tra PCI: E7.61. Nó được tính toán bằng cách lấy số lượng doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư cho dịch vụ liên quan đến công nghệ chia cho số doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ này để ra % số doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân cho việc liên quan đến công nghệ. - Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân trên cho dịch vụ tìm kiếm thông tin kinh doanh (%). Chỉ tiêu này được đo lường thông qua kết quả điều tra các doanh nghiệp tham gia khảo sát, câu hỏi điều tra PCI: E7.12. Nó được đo lường bằng đơn vị % của số lượng doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư cho các dịch vụ tìm kiếm thông tin kinh doanh trên số lượng doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ tư nhân cho việc này. - Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân trên cho dịch vụ tư vấn về thông tin pháp luật (%). Chỉ tiêu này được đo lường thông qua kết quả điều tra các doanh nghiệp tham gia khảo sát, câu hỏi điều tra PCI: E7.22. Nó được đo lường bằng đơn vị % của số lượng doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư cho các dịch vụ tư 20 vấn về thông tin pháp luật trên số lượng doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ tư nhân cho việc này. - Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân trên cho dịch vụ hỗ trợ tìm đối tác kinh doanh (%). Chỉ tiêu này được đo lường thông qua kết quả điều tra các doanh nghiệp tham gia khảo sát, câu hỏi điều tra PCI: E7.42. Nó được đo lường bằng đơn vị % của số lượng doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư cho các dịch vụ tìm kiếm đối tác kinh doanh trên số lượng doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ tư nhân cho việc này. - Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân trên cho dịch vụ xúc tiến thương mại (%). Chỉ tiêu này được đo lường thông qua kết quả điều tra các doanh nghiệp tham gia khảo sát, câu hỏi điều tra PCI: E7.52. Nó được đo lường bằng đơn vị % của số lượng doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư cho các dịch vụ xúc tiến thương mại trên số lượng doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ tư nhân cho việc này. - Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân trên cho các dịch vụ liên quan đến công nghệ (%). Chỉ tiêu này được đo lường thông qua kết quả điều tra các doanh nghiệp tham gia khảo sát, câu hỏi điều tra PCI: E7.62. Nó được đo lường bằng đơn vị % của số lượng doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư cho các dịch vụ liên quan đến công nghệ trên số lượng doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ tư nhân cho việc này. 1.2.3. Vai trò của dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp đối với sự phát triển của doanh nghiệp dân doanh và kinh tế địa phương: Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong hạ tầng cơ sở dịch vụ của bất kỳ một nền kinh tế nào và là dịch vụ đầu vào cho tất cả các ngành công nghiệp, sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Trong các nền kinh tế đang phát triển, trung bình có ít nhất một phần ba của giá trị đầu vào mà các doanh nghiệp mua là những dịch vụ như hạch toán kế toán, luật pháp, bảo hiểm, nghiên cứu, thiết kế, marketing, vận tải, bưu điện và điện nước. Chất lượng và mức độ sẵn có của chúng tác động tới khả năng tăng trưởng và cạnh tranh trong xuất khẩu của các ngành công nghiệp trong nước có sử dụng đến những dịch vụ này, và ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư 21 vào nước đó. Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh giúp các doanh nghiệp dân doanh tăng trưởng nhờ tạo cơ hội cho họ ký hợp đồng nhận hỗ trợ chuyên môn. Nếu thiếu các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, các doanh nghiệp phải tăng chi phí hành chính để tuyển thêm nhân viên mới hoặc nếu không sẽ tiến hành kinh doanh và bỏ qua những khâu này. Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh còn đóng vai trò quan trọng trong một số khía cạnh của quá trình thay đổi cơ cấu kinh tế. Thứ nhất, chúng giúp tăng cường chuyên môn hóa trong nền kinh tế. Thứ hai, chúng tạo ra sự thay đổi lớn từ chỗ Nhà nước độc quyền cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh đến chỗ các dịch vụ này được cung cấp bởi cả các tổ chức tư nhân. Thứ ba, chúng là đầu vào quan trọng cho quá trình chuyển dịch từ xuất khẩu có giá trị gia tăng thấp sang xuất khẩu có giá trị gia tăng cao. Các nghiên cứu tại Hội nghị của Liên Hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) đã chỉ ra rằng: Sự có mặt hoặc thiếu vắng những dịch vụ hỗ trợ kinh doanh chất lượng cao là nguyên nhân cơ bản tạo nên sự khác biệt giữa một nền kinh tế đang phát triển/chuyển đổi với một nền kinh tế phát triển. Trong nhiều nền kinh tế đang phát triển/chuyển đổi, những dịch vụ kiểu như vậy thường chỉ có trong các công ty lớn hoặc các cơ quan Nhà nước. Khi dịch vụ hỗ trợ kinh doanh không sẵn có cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc khu vực tư nhân thì họ phải đi thuê dưới hình thức tuyển dụng nhân viên (điều này làm tăng chi phí vận hành cố định), hoặc mua từ những nguồn ở xa trong nước (như vậy giảm khả năng cạnh tranh về giá cả), hay mua từ nhà cung cấp nước ngoài (như vậy làm tăng nhập khẩu) [18]. Một thay đổi quan trọng liên quan trực tiếp đến quá trình phát triển là sự “ngoại vi hóa” những dịch vụ như vậy để hình thành các công ty độc lập, cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên cơ sở “chi phí khả biến”. Quá trình ngoại vi hóa ấy gây tác động lớn đối với cả cơ cấu chi phí và khả năng cạnh tranh nói chung của công ty. Ở những nơi sẵn có những dịch vụ hỗ trợ kinh doanh ngoại vi, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể thuê những nghiệp vụ cần thiết và nhờ đó giữ được tổng chi phí thấp và tránh được những tổn thương do khủng hoảng kinh tế gây ra. Thêm vào đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ được tự do sử dụng, khai thác trên một phạm vi rộng lớn hơn những nghiệp vụ tính theo giờ chứ không phải đi thuê lao động làm toàn bộ thời gian. Các công ty dịch vụ ngoại vi với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp có thể phát triển những kỹ năng chuyên môn, những kỹ năng đòi hỏi phải có nhiều đối tượng khách hàng mới thực sự phát huy được tác dụng. 22 Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển Châu Á do Công ty Tư vấn Phát triển Dịch vụ thực hiện tại Inđônêxia và Malaixia, các nhà sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ đều coi dịch vụ hỗ trợ kinh doanh và dịch vụ chuyên môn là những đầu vào quan trọng nhất mang tính cạnh tranh của họ, tiếp theo là viễn thông và giáo dục đào tạo thương mại. Nghiên cứu còn chỉ ra rằng để cạnh tranh được trên thị trường quốc tế, các nhà xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ đều phụ thuộc tương đối nhiều vào nhập khẩu những dịch vụ hỗ trợ kinh doanh đầu vào một khi những dịch vụ có chất lượng tương đương không có ở trong nước. Vì thế, chú trọng tăng cường những dịch vụ hỗ trợ kinh doanh sẽ có lợi cho nền kinh tế trong nước và giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu. Trong khi các chuyên gia đều đồng tình với quan điểm các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp có vai trò then chốt để doanh nghiệp thành công trong hoạt động kinh doanh, chỉ số thành phần dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp ưu tiên tập trung vào các dịch vụ hỗ trợ do tỉnh cung cấp hơn là do khu vực tư nhân và phi chính phủ đảm nhiệm. Những đơn vị cung cấp dịch vụ tư nhân như các công ty tư vấn, công ty kế toán, ... tại thời điểm đầu thập niên 2000 chỉ mới ở thời kỳ non trẻ, hoạt động chủ yếu ở hai thành phố lớn nhất cả nước là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Theo báo cáo PCI năm 2011 về dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp cho thấy, khối doanh nghiệp Việt Nam đã phát triển và có trình độ sử dụng công nghệ, khả năng tận dụng cơ hội gia nhập thị trường quốc tế và sử dụng các công cụ tài chính cũng cao hơn. Khi lãnh đạo doanh nghiệp nâng cao năng lực hoạt động của doanh nghiệp họ tăng cường tìm kiếm sự trợ giúp kỹ thật từ các nhà cung cấp dịch vụ để nâng cao hiệu quả hoạt động thông qua các dịch vụ: thông tin tìm kiếm thị trường, tư vấn pháp luật, xúc tiến thương mại và hỗ trợ công nghệ... Thực tế đã chứng minh rằng ưu tiên phát triển dịch vụ công sẽ làm mất đi cơ hội của các doanh nghiệp khối tư nhân. Chính điều này lại đặt ra một vấn đề khá lớn đối với tỉnh Kiên Giang, đó là liệu với số lượng dịch vụ do tư nhân cung cấp khá lớn ấy cũng như tiện ích mà nó mang lại thì dịch vụ do nhà nước cung cấp có cạnh tranh và chiếm ưu thế nhiều hơn so với dịch vụ do tư nhân cung cấp hay không. Hay nói một cách khác đi, đó là doanh nghiệp cảm nhận như thế nào về dịch vụ hỗ trợ do nhà nước và do khối tư nhân cung cấp, họ sẽ lựa chọn hình thức nào để áp dụng cho mình. 23 Ở đây, tác giả sẽ ưu tiên tập trung vào các dịch vụ hỗ trợ do tỉnh và khu vực tư nhân tư nhân cung cấp. Từ kết quả thu được sẽ chứng minh cụ thể cho ta thấy rằng chất lượng của dịch vụ do nhà nước cung cấp so với của khu vực tư nhân có tốt hơn hay không và làm thế nào để hoàn thiện dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp do khu vực tư nhân cung cấp. Các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp được các doanh nghiệp quan tâm như là: Dịch vụ hỗ trợ tiếp cận thị trường, nghiên cứu thị trường, quảng bá thương hiệu, đấu thầu, tạo thuận lợi khi tham gia các hội chợ thương mại và triển lãm, đẩy mạnh kênh phân phối, tổ chức chắp mối kinh doanh, chuẩn bị văn hóa công khai minh bạch, đánh giá mức độ tín nhiệm của các nhà nhập khẩu và cung cấp mạng lưới các cửa hàng tiếp thị và hình thành các tập đoàn; Phổ biến cập nhật thông tin các chương trình, chính sách chính phủ, cơ sở vật chất và cơ hội được đào tạo, hội chợ thương mại và triển lãm; Tài trợ thương mại như cải thiện tiếp cận tài chính xuất khẩu và tiếp cận các nguồn tài chính mà không cần tài sản thế chấp; Dịch vụ hỗ trợ xúc tiến đầu tư nước ngoài – chính sách đầu tư nước ngoài tạo điều kiện cho sự hội nhập của khu vực DNNVV nội địa vào chuỗi cung ứng toàn cầu, phù hợp với lợi thế so sánh và phát triển của nền kinh tế. Vì vậy, nếu doanh nghiệp đang và có xu hướng sử dụng dịch vụ tư nhân cung cấp thì đây là xu hướng đáng khuyến khích. Nó cũng phần nào chứng tỏ chính quyền tỉnh đã tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh cũng như tập trung xây dựng một môi trường thân thiện cho các doanh nghiệp khối tư nhân hoạt động. Thúc đẩy các dịch vụ phục vụ kinh doanh để cải thiện năng lực cạnh tranh của các nhà đầu tư. Nó sẽ cho ta thấy được đây là nơi đáng cho các nhà đầu tư tham gia dài hạn và là nơi cho các doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh. Từ đó, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp dân doanh ở địa phương: Việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhằm mục đích xác định cơ sở, tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số hỗ trợ doanh nghiệp trong các giai đoạn khác nhau. Trên cơ sở đó giúp nhà quản lý đề ra biện pháp để cải thiện chỉ số hộ trợ doanh nghiệp nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. 24 Có nhiều cách phân loại nội dung các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp như: theo phạm vi ảnh hưởng, đối tượng ảnh hưởng, tính chất ảnh hưởng và cấp độ ảnh hưởng. Sau đây là nội dung sẽ đề cập đến theo cách phân loại là đối tượng ảnh hưởng bao gồm nhóm nhân tố chủ quan và nhóm nhân tố khách quan. - Nhóm nhân tố chủ quan Nhóm nhân tố chủ quan là nhóm nhân tố có thể tác động trực tiếp đến việc hoàn thiện dịch vụ hỗ trợ đoanh nghiệp như: Năng lực cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp dân doanh, hiệu quả của các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp của chính quyền địa phương và bộ máy quản lý, trình độ của bộ máy công chức cấp tỉnh, triển khai các văn bản pháp luật về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của các cơ quan chính quyền cấp tỉnh. Tác động ra bên ngoài của các cơ quan hành chính nhà nước đối với xã hội, công dân không chỉ phụ thuộc vào thể chế, thủ tục hành chính mà còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực, kiến thức, cách tư duy của những người làm việc trong các cơ quan ấy. Như vậy nhóm nhân tố chủ quan tác động đến dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp bao gồm: Thứ nhất là, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của chính quyền tỉnh đối với khu vực kinh tế tư nhân như hỗ trợ xúc tiến thương mại, tìm kiếm đối tác và thị trường, hỗ trợ về vốn, đào tạo, khoa học công nghệ... Thứ hai là, những tác động của chính quyền tỉnh đến sự phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp khu vực dân doanh. Thứ ba là, Bản thân các doanh nghiệp kinh doanh các dịch dụ hỗ trợ doanh nghiệp và các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ này, bộ máy thực thi các chính sách của chính quyền tỉnh đối với các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. - Nhóm các nhân tố khách quan Nhân tố khách quan là tập hợp những nhân tố mà chính quyền tỉnh không có khả năng hoặc rất ít khả năng tác động làm thay đổi được. Một số vùng có điều kiện kinh tế, tự nhiên, xã hội, phong tục tập quán khác nhau sẽ có sức hấp dẫn riêng đối với các nhà đầu tư khác nhau. Trong phạm vi một tỉnh, những nhân tố khách quan ảnh hưởng đến chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp của Kiên Giang bao gồm: Thứ nhất là, điều kiện tự nhiên phát triển kinh tế xã hội của của Kiên Giang như: vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng. Thứ hai là, về văn hóa như trình độ dân trí, đời sống xã hội, cơ cấu dân số, phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng…Những vấn đề này ảnh hưởng không nhỏ đến thu hút đầu tư, sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. 25 Thứ ba là, sự tác động của nền kinh tế thế giới và trong nước tác động đến tình hình phát triển kinh tế, thu hút đầu tư của tỉnh Kiên Giang nói chung và doanh nghiệp dân doanh của tỉnh nói riêng. Thứ tư là, sự tác động của cách mạng khoa học công nghệ mà ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của lĩnh vực khoa học công nghệ và thông tin truyền thông. Các yếu tố này có mối quan hệ hữu cơ và tác động qua lại lẫn nhau nhằm góp phần cải thiện môi trường kinh doanh và hoàn thiện dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh Kiên Giang. 1.3. Mối quan hệ giữa dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp dân doanh với chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh(PCI): Từ khi bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) ra đời đã trở thành công cụ đo lường năng lực và đánh giá chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền địa phương ở 63 tỉnh thành trong cả nước. Những nghiên cứu của VCCI cho thấy nếu địa phương tăng lên được 1 điểm PCI thì sẽ thu hút 3 nhà đầu tư đến đầu tư. Vì vậy, nhiều tỉnh, thành đã căn cứ vào kết quả đánh giá, xếp hạng PCI để phân tích thực trạng từng chỉ số thành phần về hoạt động của bộ máy quản lý, tìm ra giải pháp tích cực nhằm cải thiện môi trường kinh doanh của địa phương. Dịch vụ hỗ trợ DN được đề cập ở trên có mối quan hệ rất mật thiết, gắn bó với các chỉ số thành phần của PCI, cụ thể rõ nét nhất đó là chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp. Do vậy, đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ hoạt động cho các doanh nghiệp kinh doanh những dịch vụ hỗ trợ DN, là cơ sở, là giải pháp cốt lõi nhất để nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh PCI tại địa phương, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho DN phát triển. Một khi điểm đánh giá PCI không cao, không ổn định và chậm được cải thiện thì có nghĩa là việc hoạch định và triển khai các hoạt động hỗ trợ DN tại địa phương còn rất nhiều hạn chế và ngược lại. Do vậy, mối quan hệ giữa dịch vụ hỗ trợ DN của địa phương với bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh nhằm cải thiện môi trường kinh doanh thuận lợi cho DN là một tất yếu. Mối quan hệ gắn bó ấy diễn ra trên nhiều mặt, đòi hỏi phải có các biện pháp cụ thể, hữu hiệu, liên hoàn và gắn với mục tiêu phát triển kinh tế mới tạo được động lực thực sự để cải thiện được kinh tế tạo tiền đề cải thiện môi trường kinh doanh. 26 1.4 Bài học kinh nghiệm của các địa phương thành công với dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp dân doanh: 1.4.1 Bài học kinh nghiệm dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp do nhà nước cung cấp: Kinh nghiệm của Hàn Quốc Hàn Quốc là một trong những quốc gia phát triển mạnh về ngành công nghiệp dịch vụ, Chính phủ Hàn quốc dành sự quan tâm rất lớn cho việc phát triển DN. Vào đầu những năm 1980, Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện khá nhiều các chính sách khuyến khích và hỗ trợ DNNVV phát triển, tập trung chính vào một số chính sách và biện pháp như sau [13]: - Hỗ trợ tài chính: Tại Hàn Quốc, hệ thống hỗ trợ tài chính cho DNNVV bao gồm hệ thống bảo lãnh tín dụng trực thuộc Ngân hàng trung ương, các cơ cấu tài chính khác thuộc chính phủ và chính sách thuế. Dưới đây là những công cụ đắc lực mà chính phủ sử dụng để hỗ trợ DNNVV. + Bảo lãnh tín dụng: Hệ thống bảo lãnh tín dụng của Hàn Quốc được luật hóa từ năm 1961 với mục tiêu là giảm nhẹ khó khăn tài chính cho các DNNVV. Cho đến nay, hệ thống hỗ trợ tài chính cho DNNVV được phân theo ba kênh chính gồm: Quỹ bảo lãnh tín dụng Hàn Quốc, Quỹ bảo lãnh tín dụng công nghệ Hàn Quốc và Quỹ bảo lãnh tín dụng địa phương. Quỹ bảo lãnh tín dụng Hàn Quốc được Chính phủ thành lập từ năm 1976 với 50% vốn của Chỉnh phủ, 30% vốn của ngân hàng thương mại và 20% của các định chế tài chính, đến nay, phần vốn của Chỉnh phủ chỉ chiếm 20%. Ngoài bảo lãnh tín dụng, Quỹ này còn cung cấp các dịch vụ tư vấn, đào tạo về quản lý đối với nhân lực của các DNNVV; để triển khai thực hiện Luật hỗ trợ tài chính cho DN công nghệ mới, Quỹ bảo lãnh tín dụng công nghệ được thành lập năm 1989, quỹ này chuyên cung cấp các dịch vụ bảo lãnh tín dụng đối với DN, đặc biệt ưu tiên cho các DNNVV có triển vọng tốt, ứng dụng công nghệ sạch nhưng không có tài sản đảm bảo. + Thực hiện chính sách hoàn thuế đối với các DNNVV, chính sách này được thực hiện từ năm 1980, trong đó tập trung vào những DN đầu tư và nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, bao gồm: hoàn lại 15% chi phí đầu tư cho nghiên cứu phát triển và đào tạo nguồn nhân lực; miễn thuế VAT, thuế trước bạ đối với nhà cửa và đất đai phục vụ các mục tiêu nghiên cứu và phát triển . 27 - Hỗ trợ ổn định nguồn nhân lực: Để ổn định nguồn nhân lực cho DNNVV, gắn tương lai của DNNVV với các trường đại học và nền kinh tế, Chính phủ đã có chủ trương thay đổi nhận thức của giới lao động về hoạt động và hướng phát triển của DNNVV, bằng các giải pháp hữu hiệu như ưu tiên cho sinh viên các trường đại học thực tập tại các DNNVV (có cộng thêm điểm), bổ sung vào chương trình đào tạo các môn học về DNNVV; khuyến khích DNNVV tăng cường thu nhận chuyên gia nước ngoài. - Hỗ trợ phát triển sản phẩm mới và đổi mới công nghệ: + Chỉnh phủ Hàn Quốc tập trung đầu tư cải thiện những bất lợi của DNNVV, nhằm tăng tính cạnh tranh thông qua việc khuyến khích các DN này đổi mới cơ cấu quản lý và công nghệ vận hành. Hàn Quốc đề ra chính sách nhằm thực hiện chiến lược tăng cường hỗ trợ phù hợp với đặc tính từng giai đoạn tăng trưởng của DN như: Linh hoạt hóa khởi nghiệp, đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian thành lập; hỗ trợ vốn khởi sự, mặt bằng và thuế (ưu tiên cho các DN mạo hiểm); định hướng lĩnh vực ưu tiên phát triển là các ngành công nghiệp chế tạo, hình thành loại hình “thung lũng Silicon Hàn Quốc” cho DNNVV; hỗ trợ 50% chi phí trang thiết bị và giảm thuế doanh thu, sử dụng tài sản, đất; nuôi dưỡng và thúc đẩy tăng trưởng, chính sách giúp các DNNVV có nguồn kinh phí hỗ trợ từ nhà nước để nghiên cứu đổi mới công nghệ phù hợp với ngành và phạm vi hoạt động, đồng thời có thể tiếp cận và ứng dụng nhanh những thành tựu của nghiên cứu mới vào hoạt động hiện tại. - Phát triển thầu phụ công nghiệp: Để thực hiện các chính sách khuyến khích DNNVV phát triển, qua đó DNNVV trở thành những DN vệ tinh cung cấp bán thành phẩm cho các tập đoàn lớn. Chính phủ đã ban hành Luật Xúc tiến DN hỗ trợ chỉ định một số ngành công nghiệp cũng như một số sản phẩm trong các ngành công nghiệp này là sản phẩm phụ trợ. Luật yêu cầu các DN lớn phải mua các sản phẩm đã chỉ định này từ bên ngoài chứ không được tự sản xuất. Đối với DN tiêu thụ sản phẩm của các DN nhỏ sẽ được vay 50% vốn. Những DN giao hợp đồng phụ cho các DNNVV sẽ được giảm thuế 10% nếu đầu tư vào các dự án thử nghiệm hoặc đầu tư vào nâng cao kỹ thuật của DN thực hiện hợp đồng phụ. 28 - Hỗ trợ phát triển thị trường, thương mại hóa sản phẩm: + Chính phủ hỗ trợ thị trường bằng cách công bố những mặt hàng độc quyền sản xuất dành riêng cho DNNVV. + Chính phủ thương mại hóa sản phẩm gắn liền với chủ trương thực hiện các hợp đồng mua sản phẩm của Chính phủ và các tập đoàn công nghiệp lớn. Kinh nghiệm của Thái Lan Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997, Chính sách về trợ giúp phát triển các doanh nghiệp đang trở thành một trong những tiêu điểm của hệ thống chính sách cải cách kinh tế của Thái Lan. Trọng tâm của chính sách trợ giúp DN của Thái là phát triển mạng lưới trợ giúp công nghiệp phục vụ xuất khẩu với mục tiêu chính là phục vụ cho chiến lược phục hồi sau khủng hoảng dựa trên phát triển xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài. Một số nội dung chủ yếu của chính sách trợ giúp DNNVV mới được ban hành của Thái Lan được nêu dưới đây[13]: - Cũng cố mạng lưới thể chế chuyên trách về DN: Thái Lan thành lập Ủy ban khuyến khích DNNVV (SMEPO) là cơ quan độc lập trực thuộc Thủ tướng Chính phủ. Nhiệm vụ của Ủy ban là đề xuất các chính sách và biện pháp khuyến khích DN và quản lý Quỹ phát triển DNNVV. - Hoạch định kế hoạch phát triển DN: Mỗi chiến lược bao gồm nhiều biện pháp cụ thể để thực hiện mục tiêu chung của chiến lược, các chiến lược đó là: + Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho DN; + Phát triển doanh nhân và nguồn lực con người của các DN; + Tăng cường hệ thống, dịch vụ trợ giúp DN; + Nâng cao năng lực kỹ thuật và quản lý của các DN; + Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường của các DN; + Phát triển các DN siêu nhỏ và các DN cộng đồng và phát triển mạng lưới. - Xác định các nhóm ngành cần phải nhanh chóng phát triển. - Hơn nữa, Chính phủ Thái Lan đã hoạch định chương trình hành động rất cụ thể nhằm phát triển các DNNVV. Chương trình này đề ra 18 biện pháp để phát triển DNNVV. Một số biện pháp quan trọng như: Sửa đổi các qui định luật pháp gây trở ngại cho các DNNVV; Đào tạo doanh nhân và người lao động; Phát triển các Hiệp hội DNNVV, phát triển các DNNVV ở nông thôn; Trợ giúp tài chính cho DNNVV, thành lập và phát triển thị trường vốn cho các DNNVV; Hỗ trợ phát triển công nghệ mới; Hỗ 29 trợ nghiên cứu và tìm kiếm thị trường, phát triển các liên kết giữa các DNNVV và các DN lớn. Tóm lại, dù đối với các nền kinh tế phát triển hay đang phát triển thì vai trò của DN khu vực tư nhân vẫn hết sức quan trọng. Trên cơ sở các hoạt động cơ bản tác động đến sự hỗ trợ phát triển của DN của Liên Hợp Quốc về chính sách phát triển DN ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Chính phủ của mỗi nước cần có những chính sách và bước đi phù hợp thực tế, linh hoạt với điều kiện cụ thể của mỗi nền kinh tế và các giai đoạn khác nhau của nền kinh tế và đặc điểm của DNNVV nhằm trợ giúp những khó khăn, bất lợi của các DNNVV, đồng thời khai thác được các lợi thế của DNNVV, thúc đẩy sự phát triển của hệ thống DN này. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Qua việc nghiên cứu kinh nghiệm các hoạt động hỗ trợ phát triển DN khu vực dân doanh của một số nước nêu trên có thể rút ra bài học kinh nghiệm trong việc hỗ trợ phát triển DN của Việt Nam nói chung và Tỉnh Kiên Giang nói riêng như sau: Trước hết là phải nâng cao nhận thức ở các cấp từ Trung ương đến địa phương, đánh giá đúng mức vai trò của DN dân doanh trong phát triển kinh tế. Thực tế chỉ ra rằng, trong quá trình phát triển kinh tế, không chỉ có DN lớn mà các DNNVV đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết công ăn việc làm. Kinh nghiệm của các nước cho thấy chính sách hỗ trợ phát triển DN dân doanh tập trung chủ yếu giải quyết những khó khăn, bất lợi của hệ thống DN này như: - Nguồn vốn tài chính hạn chế, thường rơi vào tình trạng thiếu vốn; - Sự yếu kém về trình độ quản lý, thiếu nguồn nhân lực có tay nghề cao; - Máy móc, thiết bị, công nghệ lạc hậu, kém hiệu quả; - Năng suất lao động và sức cạnh tranh thấp, mức độ giá trị gia tăng thấp và - Khả năng tiếp cận thị trường còn yếu. Một số chương trình hoạt động cơ bản được triển khai thông qua chính sách, có tác động đến sự hỗ trợ phát triển các DN của các nước trên trong thời gian qua: - Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi: + Khung pháp lý: Một số nước nêu trên đã ban hành đạo luật riêng về DNNVV. Ngoài ra, Chính phủ còn thành lập nhiều tổ chức chuyên trách hỗ trợ các DNNVV trên nhiều lĩnh vực từ Trung ương đến địa phương. Các địa phương, đồng thời với việc vận 30 dụng tốt nhất và tranh thủ các chính sách hỗ trợ chung của cả nước nên tự nghiên cứu đề ra các chương trình hoạt động, các biện pháp riêng để hỗ trợ các DNNVV trên địa bàn phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương. + Chính sách khuyến khích việc thành lập DNNVV: Đơn giản tối đa các thủ tục đăng ký kinh doanh, thành lập quỹ “khởi sự” để các DN mới thành lập vay vốn kinh doanh, xây dựng các khu công nghiệp tập trung dành cho DNNVV để khuyến khích các DNNVV phát triển sản xuất, tránh sự tập trung quá mức ở các đô thị và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động hỗ trợ tập trung khác. + Cải cách nhằm đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo cơ chế “một cửa” thông thoáng cho các giấy phép. - Hỗ trợ tài chính cho DNNVV: trong các chính sách, chính sách trợ giúp về tài chính được xem là then chốt, được các quốc gia đặc biệt quan tâm, thông qua các chương trình sau: + Thành lập các quỹ của Chính phủ hỗ trợ DNNVV như: Quỹ bảo lãnh tín dụng công nghiệp cho DNNVV, Quỹ hỗ trợ DNNVV mới thành lập, Quỹ bảo lãnh tín dụng nói chung giúp các DNNVV sử dụng công nghệ mới và phát triển công nghệ. Ngoài ra, cho phép các DNNVV liên kết với nhau để lập ra Quỹ tương trợ trên cơ sở cùng đóng góp thêm vào phần tài trợ ban đầu của Chính phủ để phòng tránh tình trạng phá sản dây chuyền do khách hàng bị phá sản và để cấp vốn cho hoạt động cùng mua, bán. Ngoài các quỹ, Chính phủ còn lập các ngân hàng để cung cấp tài chính cho các DNNVV. Kinh nghiệm thông thường khi lập quỹ, Chính phủ đóng góp toàn bộ hay phần lớn. Nếu hoạt động của Quỹ thực sự mang lại hiệu quả, lợi ích cho các bên (DN, Hiệp hội, Ngân hàng,…) thì các bên này sẽ tự nguyện tham gia bằng cách góp thêm vốn vào các quỹ đó. Dần dần, Chính phủ có thể rút bớt vốn của mình khỏi các quỹ này để hỗ trợ vào các chương trình khác. - Hỗ trợ đổi mới công nghệ: Chính phủ thành lập Viện Công nghệ chuyên nghiên cứu hỗ trợ phát triển công nghệ cho các DNNVV và hỗ trợ về thông tin công nghệ, Chính phủ lập kế hoạch phát triển công nghệ cho DNNVV thông qua việc dành một số vốn ngân sách cho sản xuất sản phẩm mới, sử dụng nguyên vật liệu mới, các máy móc thiết bị có năng suất cao. 31 - Hỗ trợ phát triển Doanh nhân, phát triển nguồn nhân lực: + Hình thành các mạng lưới các trung tâm phát triển trợ giúp về quản lý cho các chủ DN thông qua các hoạt động tư vấn, đào tạo và kỹ thuật. Các trung tâm này có mạng lưới hoạt động rộng khắp cả nước, nhất là ở cấp địa phương cung cấp các chương trình tư vấn và dạy nghề, tham gia vào việc tư vấn thành lập DN mới, tạo ra một liên minh giữa các DN tư nhân, công chúng và các cơ quan nhà nước; + Các trung tâm hỗ trợ DN của Nhà nước tuyển các chuyên gia về công nghệ, kỹ thuật và quản lý nước ngoài để hỗ trợ cho DNNVV. Đồng thời, lựa chọn và tổ chức đội ngũ chuyên gia trong nước đáp ứng nhu cầu tư vấn cho DN; + Hình thành các mô hình vườn ươm DN để nhân rộng và phát huy các tài năng trong SX kinh doanh; + Chọn một số tổ chức nghiên cứu, các trường đại học nổi tiếng liên kết với các Hiệp hội DN, các tổ chức thuộc khu vực kinh tế tư nhân nhằm phát triển quan hệ đối tác công tư để cung cấp dịch vụ phát triển DN. - Hỗ trợ phát triển thị trường: + Chính phủ có kế hoạch định hướng sản phẩm cho các DNNVV, xác định loại ngành hay sản phẩm, dịch vụ dành riêng cho DNNVV, các DN lớn dù có năng lực, hay thậm chí sản xuất, kinh doanh với hiệu quả kinh tế có thể cao hơn nhưng không được sản xuất, kinh doanh sản phẩm hay dịch vụ đó; + Thành lập Hội đồng khuyến khích thầu phụ bao gồm đại diện các Bộ, ngành có liên quan, các DN lớn và các DNNVV; yêu cầu các DN lớn thầu phụ với các DNNVV, qui định hạng mục các sản phẩm mà các DN lớn phải cho các DNNVV làm thầu phụ; xác định danh sách các DNNVV tham gia làm thầu phụ; + Yêu cầu các cơ quan của Chính phủ phải mua sắm sản phẩm, dịch vụ của DNNVV; + Khuyến khích các DNNVV liên kết với nhau trong việc cùng mua nguyên vật liệu, cùng bán sản phẩm ra thị trường,…. Kinh nghiệm cho thấy Chính phủ cần quan tâm, tạo điều kiện phát triển các mối liên kết này thông qua các hình thức Hiệp hội, nghiệp đoàn, các hình thức như thầu phụ, nhà cung cấp; + Thành lập các Ủy ban hay Trung tâm xúc tiến thương mại – chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn, thông tin về thị trường trong và ngoài nước,… cho các DN từ cấp Trung ương đến cấp địa phương, đồng thời Chính phủ ban hành nhiều chương trình và 32 biện pháp trợ giúp hoạt động xúc tiến thương mại nói chung và XK nói riêng cho hệ thống DN này; + Quan tâm xây dựng chính sách đầu tư nước ngoài tạo điều kiện cho sự hội nhập của khu vực DNNVV nội địa vào chuỗi cung ứng toàn cầu, phù hợp với lợi thế so sánh và phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả thực thi các chính sách hỗ trợ trên, Chính phủ cần chỉ đạo và điều phối các cơ quan chức năng từ cấp Trung ương đến địa phương xây dựng các chương trình hành động triển khai, luật hóa các chính sách bằng các hoạt động và biện pháp hỗ trợ thực tế, linh hoạt và thiết thực với từng thời kỳ và đặc điểm của nền kinh tế. Đồng thời khi hỗ trợ các DNNVV, các chính sách nên hướng đến việc tạo điều kiện thuận lợi cho các DN này hoạt động hiệu quả trong một môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn là hỗ trợ bao cấp và bảo hộ. Ngoài ra, các chính sách không nên can thiệp quá sâu hoặc hỗ trợ trực tiếp. 1.4.2 Bài học kinh nghiệm của một số địa phương phát triển dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp do khu vực dân doanh cung cấp: Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh là Thành phố đứng đầu cả nước về điểm số của Chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp năm 2013 với số điểm là 7,14 điểm. Các dịch vụ cung cấp hỗ trợ doanh nghiệp như các công ty tư vấn về tài chính, công ty kế toán, doanh nghiệp hỗ trợ các hoạt động thành lập doanh nghiệp, xúc tiến thương mại và tìm kiếm thị trường...ngày càng phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu dịch vụ cho doanh nghiệp. Bên cạnh các doanh nghiệp khu vực tư nhân cung cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp thì một trong những điểm nổi bật nhất được đa số các doanh nghiệp đánh giá tốt trong cuộc khảo sát năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2009 chính là Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp thông qua Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư (ITPC). Các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh này đã góp phần tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại cho khu vực tư nhân trên địa bàn Thành phố; cung cấp các thông tin kinh doanh cho doanh nghiệp, tìm kiếm đối tác kinh doanh. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại theo hướng chủ động tích cực, bảo đảm hiệu quả. Mở rộng thị trường mới, thị trường truyền thống, tăng cường công tác cung cấp thông tin về thị trường để doanh nghiệp chủ động tiếp cận, mở rộng thị trường. 33 Thành phố Hồ Chí Minh đã chủ động nắm bắt tình hình, tổ chức thực hiện nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh. Thành phố đã triển khai nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, dịch vụ như tổ chức các cuộc triển lãm, hội thảo về đầu tư, tổ chức các đoàn đi tìm hiểu thị trường ở các nước Myanmar, Campuchia, Hongkong, Philippines, Đức... Bên cạnh đó, thành phố cũng đã tổ chức nhiều buổi làm việc với lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương để tìm giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp liên quan đến các vấn đề về vốn, thuế và xuất khẩu... Tiến hành hỗ trợ đối với các hoạt động như: Tổ chức đoàn giao dịch thương mại tại nước ngoài; tổ chức hội nghị quốc tế ngành hàng xuất khẩu tại Việt Nam; điều tra, khảo sát, nghiên cứu thị trường trong nước, xây dựng cơ sở dữ liệu các mặt hàng quan trọng, thiết yếu; đào tạo, tập huấn ngắn hạn về kỹ năng kinh doanh, tổ chức mạng lưới bán lẻ. Tiến hành các hoạt động xúc tiến hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp: lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo ITPC tổ chức hội chợ triển lãm thương mại - dịch vụ để tiến hành giao lưu kinh tế cho DN với các nước. Chẳng hạn như Lào, Campuchia, Myanmar... Ngoài ra, trước thực trạng nguồn vốn NSNN kể cả ngân sách trung ương chỉ đáp ứng được phần nhỏ vốn đầu tư phát triển, thành phố Hồ Chí Minh là địa phương sớm tìm kiếm giải pháp huy động mọi nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển địa phương, như: phát hành trái phiếu đô thị để huy động lượng vốn khá lớn tài trợ cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng của Thành phố; kêu gọi vốn ODA từ các thành phố, quốc gia có quan hệ để phát triển KT-XH cho Thành phố cũng như quan tâm giải quyết các khó khăn vướng mắc nảy sinh về thủ tục hành chính. Thành phố Hà Nội Hà Nội, thành phố đứng thứ 2 cả nước về điểm số Chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp so với cả nước năm 2013 với số điểm là 6,75 điểm, cùng với sự phát triển nhanh chóng của các ngành kinh tế, các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp cũng phát triển mạnh mẽ. Thành phố đã đưa ra các nhóm giải pháp nhằm phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh trên địa bàn Hà Nội. Cùng với các giải pháp hoàn thiện môi trường pháp lý và hệ thống quản lý Nhà nước với thị trường dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, nâng cao nhận thức đối với phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, Thành phố cũng đang tập trung thực 34 thi các giải pháp cụ thể khác tác động vào cung và cầu. Các tác động lên cung và cầu sẽ kích cầu và nâng cao chất lượng các dịch vụ cung ứng nhằm tạo ra một thị trường phát triển đồng bộ. Tỉnh Long An Long An là tỉnh đứng thứ ba so với cả nước và đứng đầu khu vự ĐBSCL về điểm số của chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp năm 2013 với 6,39 điểm. Để thực hiện trách nhiệm tỉnh giao về nâng cao chỉ số PCI, ngành Công thương đã xây dựng và thực hiện các giải pháp, trước tiên là tập trung xây dựng và hoàn thiện các đề án, quy hoạch phát triển công nghiệp, quy hoạch điện lực, quy hoạch hệ thống làng nghề phục vụ du lịch; xây dựng kế hoạch khuyến công địa phương, tập trung vào hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị hiện đại, cơ sở sử dụng nhiều lao động, phát triển nghề truyền thống. Tăng cường nguồn ngân sách địa phương và tích cực tranh thủ nguồn kinh phí Trung ương cùng với nguồn kinh phí đào tạo nghề để đẩy mạnh phát triển các sản phẩm công nghiệp. Sử dụng nguồn kinh phí xúc tiến thương mại để hỗ trợ cho các doanh nghiệp tích cực chủ động tham gia hội chợ trong và ngoài nước nhằm tìm kiếm, mở rộng thị trường, đẩy mạnh công tác xuất khẩu. 35 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN 2009 – 2013 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên đặc điểm kinh tế của tỉnh Kiên Giang: 2.1.1. Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên: Tỉnh Kiên Giang có diện tích trên 6,3 triệu km2, nằm ở phía Tây Nam của Việt Nam, là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long; phía Tây Nam giáp vịnh Thái Lan với hơn 200km bờ biển; phía Bắc giáp Campuchia với đường biên giới dài 56,8 km. Tỉnh Kiên Giang có 145 đảo lớn nhỏ, tạo nên năm quần đảo: An Thới, Thổ Châu, Nam Du, Bà Lụa và Hải Tặc. 2.1.1.1 Địa hình: Kiên Giang có địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ hướng Đông Bắc xuống Tây Nam, chia thành 4 vùng tiểu vùng địa hình: Vùng tứ giác Long Xuyên, vùng Tây sông Hậu, vùng U Minh Thượng, vùng đảo và hải đảo. 2.1.1.2 Tài nguyên đất đai: Kiên Giang có diện tích đất tự nhiên gần 635.000ha; trong đó, đất nông nghiệp chiếm gần 91%. Đất đai của tỉnh Kiên Giang phù hợp trồng lúa, mía, khóm, tiêu... nuôi trồng thủy sản và phát triển lâm nghiệp; sản lượng lúa hàng năm đạt trên 4 triệu tấn, xuất khẩu trên 1 triệu tấn gạo. 2.1.1.3. Tài nguyên thủy sản: Tỉnh Kiên Giang có ngư trường rộng trên 63.000 km2 chứa đựng nguồn tài nguyên biển phong phú và đa dạng với trữ lượng khai thác cá, tôm trên 500.000 tấn/năm. Kiên Giang có trên 10.000 phương tiện khai thác với tổng công suất trên 1,4 triệu mã lực, phục vụ khai thác và thu mua hải sản hàng năm. Vùng biển Kiên Giang ngoài cá, tôm còn có nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao như: Đồi mồi, hải sâm, bào ngư, ngọc trai... Kiên Giang còn có nhiều vùng nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp với diện tích gần 85.000 ha, sản lượng trên 40.000 tấn, tập trung ở thị xã Hà Tiên và các huyện Kiên Lương, Giang Thành, Hòn Đất, Vĩnh Thuận, An Minh. 36 2.1.1.4. Tài nguyên khoáng sản: Tỉnh Kiên Giang có tiềm năng để phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng; trữ lượng đá vôi có trên 440 triệu tấn, đá xây dựng khoảng 135 triệu tấn, sét gạch ngói và sét xi măng 228 triệu tấn. 2.1.1.5. Tài nguyên rừng: Kiên Giang là một trong hai tỉnh có diện tích rừng lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long với rừng đặc dụng là 39.727 ha, là Khu dự trữ Sinh quyển của thế giới, tập trung ở hai huyện U Minh Thượng và Phú Quốc. Rừng Kiên Giang có trên 1470 loại động vật rừng quý hiếm, có giá trị bảo tồn và tham quan du lịch. 2.1.1.6 . Tài nguyên du lịch: Kiên Giang được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều điều kiện để phát triển du lịch với vùng biển rộng lớn, bờ biển dài, cát trắng, biển xanh và 145 hòn đảo lớn nhỏ. Trong đó, tỉnh Kiên Giang quy hoạch 4 vùng du lịch trọng điểm: - Vùng Hà Tiên - Kiên Lương: Với nhiều thắng cảnh biển, núi non như: Mũi Nai, hòn Trẹm, quần đảo Hải Tặc, quần đảo Bà Lụa, Thạch Động, núi Tô Châu, núi Đá Dựng, đầm Đông Hồ... và các di tích lịch sử văn hóa như: Núi Bình San, chùa Hang, hòn Phụ Tử, bãi Dương, núi MoSo và nhiều lễ hội cổ truyền rất thích hợp cho phát triển du lịch tham quan thắng cảnh, nghỉ dưỡng. Hiện nay, Kiên Giang đang khai thác du lịch đến nước bạn trong khu vực qua đường Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên. - Thành phố Rạch Giá và vùng phụ cận: Thành phố Rạch Giá là trung tâm hành chính của tỉnh Kiên Giang, có bờ biển dài 7km. Rạch Giá có cơ sở hạ tầng tốt, nhiều di tích lịch sử văn hóa; đặc biệt, khu lấn biển thành phố Rạch Giá đang phát rất triển mạnh các dịch vụ lưu trú, ăn uống, các dịch vụ vui chơi giải trí về đêm đảm bảo nhu cầu giải trí của người dân thành phố và du khách. Một số khu vực phụ cận như huyện đảo Kiên Hải, Hòn Đất cũng có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Huyện Kiên Hải đang khai thác du lịch khám phá biển đảo. Huyện Hòn Đất đang hoàn chỉnh và hoàn thiện những công trình văn hóa tại khu mộ Anh hùng liệt sĩ Phan Thị Ràng (chị Sứ)... - Vùng U Minh Thượng: Với đặc thù sinh thái rừng tràm ngập nước trên đất than bùn, Vườn Quốc gia U Minh Thượng vừa là khu căn cứ địa cách mạng vừa là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Khu du lịch Vườn Quốc gia U Minh Thượng phục vụ 37 khách tham quan du lịch sinh thái kết hợp với tìm hiểu văn hóa nhân văn sông nước vùng bán đảo Cà Mau và du lịch nghiên cứu di chỉ khảo cổ Ốc Eo–Phù Nam (Cạnh Đền, Nền Vua, Kè Một). Quần thể di tích căn cứ địa cách mạng U Minh Thượng với di tích Ngã Ba Cây Bàng, Ngã Ba Tàu, Thứ Mười Một, Rừng tràm Ban Biện Phú, khu tập kết 200 ngày kinh xáng Chắc Băng, là điểm thu hút du khách tìm hiểu lịch sử cách mạng… - Phú Quốc: Có diện tích 589 km2, nằm ở vị trí trung tâm khu vực Đông Nam Á, đang được đầu tư trở thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp của Việt Nam và khu vực. Phú Quốc có địa hình độc đáo gồm dãy núi nối liền chạy từ bắc xuống nam đảo, có rừng nguyên sinh với hệ động thực vật phong phú, có nhiều bãi tắm đẹp như: Bãi Trường (dài 20km), bãi Cửa Lấp - Bà Kèo, bãi Sao, bãi Đại, bãi Hòn Thơm... và xung quanh còn có 26 đảo lớn nhỏ khác nhau. Theo chủ trương của Chính phủ, đảo Phú Quốc được xây dựng thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng quốc tế chất lượng cao. Phú Quốc có truyền thống văn hóa lâu đời và nhiều đặc sản nổi tiếng như: Nước mắm Phú Quốc, hồ tiêu, ngọc trai, rượu sim, cá trích, nấm tràm... 2.1.2 Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nền kinh tế Tỉnh Kiên Giang cách thành phố Hồ Chí Minh 250 km, cách thành phố Cần Thơ 115 km. Mạng lưới giao thông đường bộ, đường thủy và đường hàng không nối liền các tỉnh trong cả nước và các nước trong khu vực, thuận lợi cho việc hợp tác đầu tư, trao đổi thương mại và phát triển du lịch. - Đường bộ: Quốc lộ 80 nối các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đến cửa khẩu quốc tế Hà Tiên sang Vương quốc Campuchia, Quốc lộ 61 nối tỉnh Hậu Giang, Quốc lộ 63 nối tỉnh Cà Mau. Hệ thống đường bộ của tỉnh Kiên Giang thông suốt đến trung tâm các huyện, xã. Đặc biệt, dự án cầu sông Cái Bé, sông Cái Lớn hoàn thành vào đầu năm 2014 sẽ tạo tuyến giao thông thuận lợi đến vùng bán đảo Cà Mau. - Đường thủy: Hệ thống sông rạch chằng chịt nối với các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh. Hệ thống cảng biển đa dạng và phong phú đáp ứng năng lực bốc dở hàng hóa như: Cảng biển An Thới, Rạch Giá, Hòn Chông, Tắc Cậu. Hiện nay, tỉnh đang đầu tư xây dựng cảng quốc tế Vịnh Đầm tại Phú Quốc để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và du lịch. 38 - Đường hàng không: Kiên Giang có sân bay Rạch Sỏi và Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong tương lai, Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc sẽ mở các đường bay quốc tế. Theo quy hoạch đến 2030, Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc có khả năng tiếp nhận 20 máy bay trong giờ cao điểm, lượng hàng hóa qua cảng là 27.600 tấn/năm, công suất 7 triệu hành khách/năm, riêng giờ cao điểm có thể đón 3.500 người. - Bưu chính - Viễn thông: Mạng lưới bưu chính - viễn thông có tốc độ phát triển khá nhanh. Các điểm bưu cục, bưu điện văn hóa xã đã đến tận các xã vùng sâu, vùng xa và hải đảo trên địa bàn tỉnh; 100% các xã, phường, thị trấn đã có điện thoại cố định. Các loại hình dịch vụ như: Điện thoại di động, internet băng thông rộng đã phủ khắp các xã, phường, thị trấn trong tỉnh. - Mạng lưới điện và nước: Các huyện, thị trấn trên địa bàn tỉnh đã có điện chiếu sáng. Trong tương lai, tỉnh sẽ xây dựng trung tâm nhiệt điện tại huyện Kiên Lương để bổ sung nguồn điện cung cấp trong nước và có thể xuất khẩu qua nước bạn Campuchia. Đặc biệt, dự án cáp điện ngầm 100 KV xuyên biển nối Hà Tiên - Phú Quốc hoàn thành đảm bảo cung cấp điện ổn định cho huyện đảo Phú Quốc. Cấp nước: Toàn tỉnh hiện có 13 nhà máy cung cấp nước sạch với công suất 60.700 m3/ngày/đêm. Nước sạch đã đáp ứng trên 92% nhu cầu sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong tỉnh. - Thương mai - Dịch vụ: Hoạt động thương mại của tỉnh Kiên Giang được đầu tư phát triển đa dạng, theo hướng hiện đại với các loại hình siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích, chợ truyền thống tạo nên thị trường hàng hóa phong phú. Với vị trí có biển và biên giới giáp Campuchia, tỉnh Kiên Giang có điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại với các địa phương trong nước và nước ngoài. Năm 2013, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 663 triệu USD, trong đó xuất khẩu gạo đạt 1,1 triệu tấn. Ngoài ra, các mặt hàng nông sản, thủy sản chế biến cũng được xuất khẩu sang các thị trường lớn trên thế giới. Hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang phát triển mạnh mẽ. Hiện, toàn tỉnh có trên 50 tổ chức tín dụng, trong đó có 26 ngân hàng thương mại, 1 ngân hàng chính sách xã hội, 1 quỹ tín dụng Trung ương, 22 quỹ tín dụng cơ sở đáp ứng nhu cầu về vốn cho nhân dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; hệ thống chuyển tiền điện tử 39 đã được triển khai, đáp ứng tốt nhu cầu của doanh nghiệp và cá nhân. Hệ thống điểm đặt máy rút tiền ATM có mặt hầu hết tại trung tâm thành phố, thị xã và thị trấn trên địa bàn tỉnh. 2.1.3 Tổng quan chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của Kiên Giang trong thời gian qua. 2.1.3.1 Tổng quan biến động về chỉ số PCI của các tỉnh trong cả nước giai đoạn 2005 – 2013. Năm 2005, lần đầu tiên chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) được đánh giá và công bố. Trong lần đầu đánh giá, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã khảo sát doanh nghiệp ngoài quốc doanh của 42 tỉnh thành phố trên cả nước. Kết quả đánh giá cho thấy, Bình Dương, Đà Nẵng và Vĩnh Long là 3 tỉnh thành dẫn đầu cả nước về chỉ số PCI, trong khi đó các tỉnh Ninh Thuận, Ninh Bình và Hà Tây là 3 tỉnh có vị trí áp chót của bảng xếp hạng. Báo cáo PCI năm 2013 là kết quả điều tra năm thứ 9 liên tiếp, với sự tham gia của 8.093 doanh nghiệp dân doanh đại diện cho tiếng nói, phản ánh đúng quan điểm, cảm nhận, nguyện vọng và trải nghiệm của gần 400.000 DNDD trong cả nước. Sau 9 năm đánh giá xếp hạng năng lực cạng tranh cấp tỉnh, chỉ số PCI đã trở nên quen thuộc đối với tất cả các tỉnh thành trong cả nước và được xem là một nhánh thông tin quan trọng để các nhà đầu tư tham khảo trước khi quyết định đầu tư sản xuất kinh doanh vào một địa phương ở Việt Nam. Đồng thời đây cũng là kênh thông tin quan trọng đối với chính quyền các địa phương trong việc điều chỉnh các chính sách điều hành môi trường kinh doanh của tỉnh/thành cho phù hợp hơn. 40 Hình 2.1: Tổng quan chỉ số PCI các tỉnh năm 2013 (Nguồn: Báo cáo PCI 2013 của VCCI) Kết quả đánh giá giai đoạn 2005-2013 cho thấy, điểm số PCI của các địa phương ngày càng xích lại gần nhau hơn, khoảng cách giữa nhóm các tỉnh/thành đứng đầu so với điểm số của nhóm xếp cuối ngày càng được thu hẹp. Điều này cho thấy nhiều địa phương đã tập trung cải thiện môi trường kinh doanh tốt hơn so với khi chỉ số PCI mới được công bố. Rõ ràng, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh có một ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam, thông qua việc 41 cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh của mỗi tỉnh sẽ góp phần cải thiện môi trường kinh doanh của cả nước và nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, góp phần phát triển kinh tế của địa phương và của cả nước. 2.1.3.2 Tổng quan biến động về chỉ số PCI tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2005 – 2013. Kiên Giang là tỉnh tham gia đánh giá PCI từ năm 2005, theo các báo cáo thường niên của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, Kiên Giang được xếp trong nhóm điều hành khá – tốt. Cụ thể trong 9 năm tham gia, Kiên Giang có 03 năm (2006, 2007, 2008) thuộc nhóm trung bình, 03 năm ở nhóm khá (2005, 2010, 2011), 02 năm ở nhóm tốt ( 2009,2012) và năm 2013 vượt lên hạng 03 so cả nước và đứng đầu khu vực ĐBSCL. Bảng 2.1: Xếp hạng PCI Kiên Giang so với cả nước Năm Điểm tổng hợp Kết quả xếp loại Cả nước Khu vực Nhóm điều hành 2005 63,13 10/42 4/13 Khá 2006 51,28 36/64 10/13 Trung bình 2007 52,82 39/64 12/13 Trung bình 2008 52,25 35/64 12/13 Trung bình 2009 63,04 19/63 8/13 Tốt 2010 58,90 27/63 11/13 Khá 2011 59,98 28/63 6/13 Khá 2012 62,96 06/63 4/13 Tốt 2013 63,55 03/63 1/13 Rất tốt (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu báo cáo PCI của VCCI giai đoạn 2005-2013) Tuy nhiên, điểm số xếp hạng đánh giá năng lực cạnh tranh của Kiên Giang chưa thật sự ổn định, tăng giảm liên tục qua các năm. Cụ thể năm 2005 điểm số PCI là 63,13 đứng hạng thứ 10/42 tỉnh thành và đứng thứ 04 khu vực ĐBSCL, được xếp vào nhóm điều hành Khá, nhưng từ năm 2006-2008, 03 năm tiếp theo xếp hạng ở vị trí trung bình, điểm số và thứ hạng cũng giảm đi đáng kể, lần lược năm 2006 đạt 51,82 điểm, xếp hạng 36/64; năm 2007 điểm số có tăng lên được 0,54 điểm, nhưng lại tuột 01 hạng, xếp hạng 39/64 và năm 2008 số điểm là 52,25 tiếp tục giảm đi 0,57 điểm nhưng được nâng lên 4 bậc trong bảng xếp hạng của cả nước. 42 Năm 2009 là năm được nhiều chuyên gia đánh giá các tỉnh ĐBSCL là khu vực có nhiều đột phá ngoạn mục trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, trong đó tỉnh Kiên Giang nhảy vọt 16 bậc từ hạng 35 năm 2008 lên hạng 19, điểm số từ 52,25 lên 63,04 điểm tăng 10,79 điểm. Năm 2010-2011 Kiên Giang nằm trong nhóm khá, điểm số năm 2010 giảm 4,14 điểm so với năm 2009, đồng thời tuột đi 8 bậc từ bậc 19 xuống hạng 27 và đứng thứ 11/13 tỉnh khu vực ĐBSCL; năm 2011 tuy điểm số có tăng lên 1,08 điểm, nhưng tuột đi 01 bậc so với năm 2010 (hạng 28) và thứ hạng khu vực ĐBSCL có cải thiện từ bậc 11/13 năm 2010 nhảy lên vị trí thứ 6/13 hạng khu vực, đến năm 2012 lại một năm đột phá nửa của Kiên Giang từ 59,98 điểm ở năm 2011 nhảy lên 62,96 điểm, tăng 2,98 điểm và thứ hạng từ hạng 28 của cả nước vọt lên vị trí thứ 06 tăng 22 bậc và đứng thứ 04/13 tỉnh, thành của khu vực. Bước đột phá ngoạn mục nhất của Kiên Giang là năm 2013 được nằm trong nhóm điều hành rất tốt, từ hạng 06 bước lên hạng 03 so với cả nước và bước vào vị trí đứng đầu khu vực ĐBSCL. Kết quả này, một phần phản ảnh quyết tâm nỗ lực của Kiên Giang trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, phần khác có lẽ từ cảm nhận mang tính tích cực hơn của doanh nghiệp dân doanh đối với chính quyền tỉnh từ việc triển khai nghiên cứu này. Bảng 2.2: Vị trí PCI của tỉnh Kiên Giang so với các tỉnh trong khu vực Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tỉnh/TP Điểm Khu Cả Điểm Khu Cả Điểm Khu Cả Điểm Khu Cả vực Nước Vực Nước Vực Nước vực Nước An Giang 61.94 8 14 62.22 5 19 63.42 2 2 59.07 10 23 Bạc Liêu 58.20 12 30 57.92 10 39 62.85 5 07 59.89 6 14 Bến Tre 63.11 5 10 59.90 7 30 58.35 10 26 62.78 3 06 Cà Mau 53,57 13 51 59.43 9 32 53.76 13 49 53.80 13 56 Cần Thơ 62.46 7 13 62.66 4 16 60.32 8 14 61.46 4 09 Đồng Tháp 67.22 1 3 67.06 2 4 63.79 1 1 63.35 2 5 Hậu Giang 63.91 3 8 57.40 12 43 62.01 7 11 59.29 9 20 Kiên Giang 58.90 11 27 59.98 6 28 62.96 4 6 63.55 1 3 Long An 62.74 6 12 67.12 1 3 60.21 9 16 59.36 8 19 Sóc Trăng 61.49 9 17 62.68 3 15 55.01 12 45 58.97 11 24 Tiến Giang 59.63 10 24 59.58 8 31 57.63 11 29 57.19 12 37 Trà Vinh 65.80 2 4 57.56 11 42 62.75 6 8 60.87 5 13 Vĩnh Long 63.40 4 9 54.10 13 54 62.97 3 5 59.73 7 16 (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo PCI của VCCI các năm 2010 – 2013) 43 Bức tranh tương quan PCI Kiên Giang so với các tỉnh trong khu vực ĐB.SCL cho thấy Kiên Giang có những chỉ số thành phần được đánh giá rất tốt qua các năm như: Chi phí thời gian (hạng 3 năm 2012, hạng 1 năm 2013); Chi phí không chính thức (đứng đầu cả nước và khu vực ĐBSCL 2 năm liền 2012-2013) và chỉ số mới 2013 là cạnh tranh bình đẳng - Kiên Giang cũng đứng đầu cả nước. Tuy không có chỉ số nào có điểm số đứng cuối nhưng Kiên Giang cũng có những chỉ số thành phần bị đánh giá không tốt như: chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, tính minh bạch và tiếp cận thông tin, đào tạo lao động. Các tỉnh đứng đầu và cuối 10 chỉ số thành phần PCI 2013 Đứng đầu Chỉ số thành phần Điểm số Đứng cuối Điểm số Gia nhập thị trường Trà Vinh 9,47 Sơn La 6,10 Tiếp cận đất đai Trà Vinh 8,68 BRVT 5,31 Tính minh bạch TT-Huế 7,63 Lai Châu 4,45 Chi phí thời gian Kiên Giang 8,36 Phú Thọ 4,89 Chi phí không chính thức Kiên Giang 8,94 Tuyên Quang 4,33 Cạnh tranh bình đẳng Kiên Giang 8,19 Hà Tĩnh 3,25 Tính năng động Hậu Giang 8,06 Lạng Sơn 3,12 Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp Tp. HCM 7,14 Tiền Giang 3,68 Đào tạo lao động Ninh Bình 6,75 Cà Mau 4,48 Thiết chế pháp lý Tiền Giang 7,30 Phú Yên 3,68 Hình 2.2: Tổng hợp các tỉnh đứng đầu và đứng cuối các chỉ số thành phần PCI 2013 (Nguồn : Số liệu phân tích PCI 2013) Phân tích qua thời gian về các chỉ số cấu thành PCI Kiên Giang qua các năm cho thấy ít có sự thay đổi, tuy nhiên các chỉ số đang có xu hướng cải thiện tốt hơn. So với năm 2012, các chỉ số cải thiện tốt trong năm 2013 như sau: Chi phí thời gian - chỉ số này của Kiên Giang qua các năm đều có cải thiện đáng kể, điểm số tăng dần hàng năm cho thấy chính quyền tỉnh Kiên Giang có quyết tâm cải thiện chỉ số này; năm 2013 xếp hạng 1 khu vực ĐBSCL và cả nước, tăng 2 bậc, tăng hơn so năm 2012 là 2,15 điểm. Chi phí không chính thức - điểm số của chỉ số này qua các năm Kiên Giang đạt khá tốt, đặc biệt là năm 2012 và 2013 được xếp hạng 1 khu vực ĐBSCL và cả nước, 44 tăng 0,33 điểm (2013/2013) và đây cũng là quyết tâm của tỉnh Kiên Giang nhằm tạo điều kiên tốt cho doanh nghiệp đầu tư và kinh doanh. Cạnh tranh bình đẳng - đây là chỉ số thành phần mới đưa vào thực hiện năm 2013, Kiên Giang đứng đầu cả nước về chỉ số này với 8.19 điểm, cho thấy các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đếu bình đẳng như nhau, không phân biệt doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp công ích với doanh nghiệp dân doanh, tất cả đều được đối xử công bằng theo qui định của pháp luật và được nhà nước hỗ trợ theo qui định như nhau. Đào tạo lao động - chỉ số này của Kiên Giang qua các năm điểm số đạt rất thấp, năm 2010 là 4,94 điểm, xếp hạng thứ 51 so cả nước, năm 2011 là 4,28 điểm, xếp hạng 53 so cả nước, năm 2012 là 4,53 điểm xếp hạng 49 (tăng được 04 hạng so năm 2011), năm 2013 có sự vượt trội hơn so với các năm, đạt 5,71 điểm, xếp hạng 16 so với cả nước ( tăng 1,18 điểm và 33 hạng so năm 2012), đây là cố gắng của tỉnh Kiên Giang trong chính sách đào tạo và cung ứng nguồn lao động cho doanh nghiệp. Các chỉ số có xu hướng chững lại là Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp: Năm 2013, chỉ số này của Kiên Giang tăng hơn so 2012 là 1,76 điểm, từ 3,7 điểm năm 2012 tăng lên 5,46 điểm năm 2013 và tăng 26 hạng, từ hạng 40 năm 2012 xuống còn hạng 16/63 tỉnh/thành năm 2013. Tuy điểm số vẫn còn thấp nhưng cũng cho thấy sự cố gắng của tỉnh Kiên Giang trong việc cải thiện chỉ số này. Tuy nhiên Chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp qua các năm tăng/giảm không ổn định, có nhiều năm điểm số này đạt dưới trung bình; Tính năng động và tiên phong của lảnh đạo tỉnh – Chỉ số này hàng năm của Kiên Giang điểm số trên mức trung bình cả nước, năm 2012 được xếp thứ hạng 12 và năm 2013 là hạng 17; Thiết chế pháp lý – chỉ số này qua các năm điểm số khá tốt, đa số là trên mức trung bình và nằm ở thứ hạng cao so với cả nước và khu vực, tuy nhiên năm 2013 điểm số có tụt giảm hơn so năm 2012; Các chỉ số tụt giãm và còn thấp là gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai và tính minh bạch. Như vậy, trong năm 2013, thứ tự xếp hạng chỉ số PCI của Kiên Giang đã có sự cải thiện rất tốt, dù vẫn còn vài chỉ số thành phần bị giảm điểm. Tuy vậy, nên lưu ý rằng, PCI là chỉ số được đánh giá mang tính cảm nhận của doanh nghiệp đối với chính quyền, sự cải thiện về thứ hạng của một số chỉ số thành phần trong 01 năm chưa phải là điều đáng mừng cũng như sự sụt giảm thứ hạng của vài chỉ số thành phần mới chỉ là tín hiệu cảnh báo. 45 2.2 Thực trạng phát triển doanh nghiệp khu vực dân doanh tỉnh Kiên Giang: 2.2.1 Tình hình phát triển doanh nghiệp dân doanh: Doanh nghiệp dân doanh (DNDD) tỉnh Kiên Giang từ năm 1986 đã mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển của khu vực kinh tế dân doanh. Môi trường đầu tư của Việt Nam ngày càng thông thoáng, bình đẳng và hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư, từ đó số lượng DNDD trên địa bàn tỉnh ngày một tăng lên: Năm 2005 từ 1.839 doanh nghiệp tăng lên 6.651 doanh nghiệp năm 2013, tốc độ tăng bình quân 9 năm 2005 2013 đạt trên 20%, góp phần huy động khá tốt các nguồn lực của các thành phần kinh tế, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Năm 2013, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) đạt 59.788 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010), tăng 9,4% so cùng kỳ 2012. Mặc dù đã có những bước phát triển mạnh mẽ song về cơ bản Kiên Giang vẫn là một tỉnh nông nghiệp, quy mô của nền kinh tế còn nhỏ bé, các cơ sở công nghiệp và trình độ kỹ thuật - công nghệ còn thấp, cơ cấu kinh tế chuyển biến chậm, hiệu quả đầu tư chưa cao, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng được các yêu cầu phát triển. Hiện nay, DNDD trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đa số có quy mô nhỏ và thiếu nguồn lực, nhất là đất đai và khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng, thiếu kỹ năng quản lý, thông tin, tiếp cận thị trường… Bên cạnh đó, các yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh trên địa bàn tỉnh vẫn chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển của khối doanh nghiệp này, chẳng hạn như: doanh nghiệp dân doanh ít được tham gia vào công tác xúc tiến thương mại, công tác cải cách hành chính còn chuyển biến chậm, các thủ tục liên quan đến hoạt động đầu tư còn phức tạp; các chi phí dịch vụ hỗ trợ kinh doanh còn lớn so với các nước trong khu vực,... Tất cả những vấn đề này đang làm cản trở sự phát triển của khu vực doanh nghiệp này, ảnh hưởng tới khả năng huy động các nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang. 2.2.1.1 Quy mô về số lượng doanh nghiệp dân doanh (DNDD): Qua hơn 14 năm thực hiện Luật doanh nghiệp, số lượng DNDD đi vào hoạt động liên tục tăng lên trong mọi lĩnh vực, loại hình kinh doanh. Tính đến 31/12/2015, dự kiến toàn tỉnh có 7.932 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, đi vào hoạt động, tăng 3.895 doanh nghiệp (DN) so với năm 2010. Tốc độ tăng trưởng bình quân 6 năm đạt 10,81% trong đó: Cty CP không có vốn Nhà nước có tốc độ tăng cao nhất 81% và thấp nhất là doanh nghiệp tư nhân (DNTN) tăng 4,11%. So với năm 2010, số lượng DNDD đăng ký mới năm 2015 tăng gấp 1,97 lần. Sự phát triển của các doanh nghiệp này đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh, đồng thời góp phần xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống dân cư, ổn định xã hội của tỉnh. 46 Bảng 2.3: Số lượng doanh nghiệp dân doanh đăng ký thành lập 2010-2015 Loại hình Doanh nghiệp Tư nhân Công ty TNHH Công ty Cổ phần Công ty Cp có vốn NN Hợp tác xã Tổng cộng Năm 2010 2.335 Năm 2011 2.630 Năm 2012 2.949 1.357 229 5 1.664 281 15 2.129 360 5 (Đơn vị tính: Doanh nghiệp) Năm Năm Năm 2013 2014 2015 3.432 3.792 3.816 2.626 413 5 2.971 502 5 3.210 718 8 111 173 175 176 177 180 4.037 4.763 5.618 6.651 7.447 7.932 (Nguồn: Phòng ĐKKD - Sở KH và ĐT Kiên Giang) Giai đoạn 2010-2015, doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng gần 20% năm, thể hiện Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2005 và công tác cải cách thủ tục hành chính của các ngành, các cấp, đặc biệt là qui trình đăng ký kinh doanh một cửa liên thông đã rút ngắn thời gian hoàn thành các thủ tục Đăng ký doanh nghiệp; Quy trình liên thông đầu tư các dự án không sử dụng vốn ngân sách Nhà nước của Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tập trung giải quyết các khâu: Cấp giấy chứng nhận đầu tư, phê duyệt qui hoạch và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đã giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí khi khởi sự kinh doanh hoặc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp còn hoạt động có đến năm 2010 là 3.028 DN và dự báo đến 2015 có 7.015 DN. Đây là số doanh nghiệp đến các thời điểm tính toán của đề tài, đã trừ số doanh nghiệp giải thể, ngưng hoạt động có làm thủ tục ở Phòng Đăng ký kinh doanh. Bảng 2.4: Số doanh nghiệp hiện còn hoạt động của giai đoạn 2010-2015 (ĐVT: Doanh nghiệp) Loại hình Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Doanh nghiệp Tư nhân 1.543 1.741 1.919 2.295 2.756 3.298 Công ty TNHH 1.174 1.432 1.818 2.210 2.374 2.932 Công ty Cổ phần 195 241 307 376 452 597 Công ty Cp có vốn NN 5 15 5 5 5 8 Hợp tác xã 111 173 175 176 177 180 Tổng cộng 3.028 3.602 4.224 5.302 5.764 7.015 (Nguồn: Phòng ĐKKD - Sở KH và ĐT Kiên Giang) 2.2.1.2. Quy mô vốn đầu tư Tổng vốn đầu tư của các DNDD hoạt động trên địa bàn tỉnh tăng lên từ 21.612,90 tỷ đồng năm 2010 lên 75.167,81 tỷ đồng năm 2015 (tăng 3,47 lần so năm 47 2010). So với năm 2010, thì vốn đầu tư của DNTN năm 2015 tăng 9.207 tỷ đồng; Cty TNHH tăng 9.921,93 tỷ đồng; Cty CP không có vốn Nhà nước tăng 27.258,46 tỷ đồng; Cty CP có vốn Nhà nước tăng 6.365,36 tỷ đồng và HTX tăng 802,17 tỷ đồng. Bảng 2.5: Vốn đầu tư của các doanh nghiệp dân doanh 2010 – 2015 (Đơn vị tính: Tỷ đồng) Vốn Đầu tư Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 21,612.90 40,599.40 50,104.30 57,407.93 67,563.01 75,167.81 5,339.25 6,964.76 7,235.70 8,419.45 12,054.36 14,546.25 4,032.32 7,506.67 8,564.85 9,054.18 12,621.12 13,954.25 Phân theo loại hình Doanh nghiệp tư nhân Công ty TNHH Công ty CP không có vốn NN 11,535.78 22,377.97 30,231.65 35,369.20 37,645.32 38,794.24 Công ty CP có vốn NN ≤ 50% 292.34 3,110.01 3,256.65 3,658.65 4,256.21 6,657.70 Hợp tác xã 413.19 639.91 815.45 906.45 986.00 1,215.36 (Nguồn: Cục thống kê tỉnh Kiên Giang và dự báo 2014-2015) 2.2.1.3. Trình độ lao động trong doanh nghiệp dân doanh Theo số liệu thống kê cho thấy, trình độ lao động của các doanh nghiệp dân doanh từng bước tăng lên qua các năm, trong đó: Lao động có trình độ từ đại học trở lên từ 1.610 người năm 2010 lên 2.707 người năm 2015; lao động có trình độ cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và nghề từ 7.618 người năm 2010 lên 10.523 người năm 2015; lao động chưa qua đào tạo từ 27.697 người năm 2010 lên 37.970 người năm 2015. Bảng 2.6: Trình độ lao động của doanh nghiệp dân doanh 2010-2015 (Đơn vị tính: Người) STT I 1 Trình độ lao động Tổng số - Từ đại học trở lên - Cao đẳng, THCN, nghề - Chưa qua đào tạo Phân theo loại hình doanh nghiệp Doanh nghiệp tư nhân - Từ đại học trở lên - Cao đẳng, THCN, nghề - Chưa qua đào tạo 2010 36,925 1,610 Thực hiện qua các năm 2011 2012 2013 2014 39,735 41,671 44,313 47,662 1,800 1,956 2,207 2,452 2015 51,200 2,707 7,618 8,335 9,160 9,553 10,031 10,523 27,697 29,600 30,555 32,553 35,179 37,970 36,925 39,735 41,671 44,313 47,662 51,200 22,085 23,685 24,571 25,513 27,519 28,573 247 285 311 395 455 508 3,900 4,400 4,880 5,020 5,275 5,378 17,938 19,000 19,380 20,098 21,789 22,687 48 2 STT 3 4 5 Công ty TNHH - Từ đại học trở lên - Cao đẳng, THCN, nghề - Chưa qua đào tạo Trình độ lao động 6,562 352 7,100 400 7,565 450 8,190 495 8,673 515 9,583 569 1,650 1,700 1,815 1,895 1,958 2,029 5,000 5,300 5,800 6,200 Thực hiện qua các năm 2011 2012 2013 2014 6,985 4,560 2010 Công ty CP có vốn 2,175 2,360 2,305 2,765 2,957 Nhà nước ≤ 50% - Từ đại học trở lên 515 560 580 631 692 - Cao đẳng, THCN, 580 700 745 nghề 854 915 - Chưa qua đào tạo 1,080 1,100 980 1280 1350 Công ty CP không 5,150 5,485 5,715 6,021 6,314 có vốn Nhà nước - Từ đại học trở lên 436 485 505 536 592 - Cao đẳng, THCN, 1214 1,250 1,395 1435 1462 nghề - Chưa qua đào tạo 3,500 3,750 3,815 4050 4260 Hợp tác xã 953 1,105 1,515 1,824 2,199 - Từ đại học trở lên 60 70 110 150 198 - Cao đẳng, THCN, 274 285 325 349 421 nghề - Chưa qua đào tạo 619 750 1080 1325 1580 (Nguồn: Cục thống kê tỉnh Kiên Giang và dự báo 2014-2015) 2015 3,101 745 956 1400 7,485 635 1650 5200 2,458 250 510 1698 2.2.1.4. Về trình độ, năng lực quản trị doanh nghiệp Đa số các giám đốc doanh nghiệp dân doanh, ít được đào tạo về kiến thức quản trị doanh nghiệp. Từ đó, khuynh hướng phổ biến là doanh nghiệp hoạt động quản lý theo kinh nghiệm, thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu kiến thức trên các phương diện: Quản lý tổ chức, chiến lược cạnh tranh, phát triển thương hiệu, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản trị doanh nghiệp. Một số giám đốc doanh nghiệp mở Công ty chỉ vì có sẵn tiền vốn và thích kinh doanh, trong khi đó thiếu kiến thức và kỹ năng về kinh doanh, vì vậy đã dẫn đến rủi ro và thất bại. 2.2.1.5. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp dân doanh Tổng số doanh nghiệp dân doanh hoạt động năm 2015 là 7932 doanh nghiệp, tăng 3895 doanh nghiệp so với năm 2010; Tổng nguồn vốn đầu tư năm 2015 là 75.167,81 tỷ đồng, tăng 3,48 lần so với năm 2010, trong đó: 49 Doanh thu thuần của doanh nghiệp: Năm 2015, tổng doanh thu thuần của DNDD là 105.907,44 tỷ đồng, tăng 82.569,21 tỷ đồng so với năm 2010, trong đó: Năm 2015, DNTN 33.649,26 tỷ đồng, tăng 22.661,65 tỷ đồng; Cty TNHH 30.258,36 tỷ đồng, tăng 22.076,87 tỷ đồng; Cty CP không có vốn Nhà nước 21.126,26 tỷ đồng, tăng 17.237,71 tỷ đồng; Cty CP có vốn Nhà nước 20.348,56 tỷ đồng, tăng 20.197,89 tỷ đồng và HTX 525 tỷ đồng, tăng 395,09 tỷ đồng. Bảng 2.7: Doanh thu thuần của doanh nghiệp dân doanh 2010-2015 (Đơn vị tính: Tỷ đồng) STT Doanh thu thuần Phân theo loại hình Doanh nghiệp tư nhân Công ty TNHH Công ty CP không có vốn NN Công ty CP có vốn Nhà nước ≤ 50% Hợp tác xã 1 2 3 4 5 Thực hiện qua các năm 2010 23.338,23 10.987,61 8.181,49 2011 46.995,86 17.771,23 12.753,37 2012 63.344,05 20.965,00 18.750,00 2013 74.851,71 29.654,65 18.459,65 2014 86.090,30 30.268,25 20.638,27 2015 105.907,44 33.649,26 30.258,36 3.888,55 7.695,35 12.546,25 14.268,59 17.489,26 21.126,26 150,67 8.611,33 10.887,25 12.218,16 17.369,53 20.348,56 129,91 164,59 195,54 250,65 325,00 525,00 (Nguồn: Cục thống kê tỉnh Kiên Giang và dự báo 2014-2015) Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp Tổng lợi nhuận trước thuế của các DNDD, năm 2015 đạt 5.065,79 tỷ đồng, tăng 3.967,10 tỷ đồng so với năm 2010, trong đó: DNTN tăng 1.561,48 tỷ đồng, Cty TNHH tăng 748,79 tỷ đồng, Cty CP không có vốn NN tăng 1.072,20 tỷ đồng, Cty CP có vốn NN tăng 588,15 tỷ đồng và Hợp tác xã tăng 4,48 tỷ đồng. Bảng 2.8: Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp dân doanh 2010-2015 STT I Lợi nhuận trước thuế (Đơn vị tính: Tỷ đồng) Thực hiện qua các năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 1.098,69 1.869,38 2.297,34 2.830,60 3.751,40 5.065,79 536,78 676,57 879,24 958,63 1.159,12 2.098,26 219,95 280,67 312,25 545,65 859,35 968,74 Phân theo loại hình Doanh nghiệp tư nhân Công ty TNHH Công ty CP không có vốn 317,03 774,69 958,24 1.058,21 1.254,33 1.389,23 NN Công ty CP có vốn Nhà 9,06 118,95 128,36 248,61 458,36 589,21 nước ≤ 50% 15,87 18,51 19,25 19,50 20,24 20,35 Hợp tác xã (Nguồn: Cục thống kê tỉnh Kiên Giang và dự báo 2014-2015) 50 Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp: Tổng số DNDD năm 2011 hoạt động có lãi là 2.949 DN (lãi 2.007,017 tỷ đồng), chiếm 82,51%/ tổng số DNDD toàn tỉnh và tăng 1.251 DN (ứng với mức lãi tăng 1.754,48 tỷ đồng) so với năm 2005. Mức lãi bình quân của 1 DNDD năm 2015 là 638,65 triệu đồng tăng 366,49 triệu đồng so với năm 2010. Bên cạnh những doanh nghiêp hoạt động hiệu quả nhưng vẫn còn không ít doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả. Đặc biệt trong năm 2011, tổng số DNDD hoạt động lỗ là 583 doanh nghiệp, chiếm 16,31%/tổng số DNDD toàn tỉnh. Nhìn chung, tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư của phần lớn DNDD chưa cao nên hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh còn thấp. Điều này có những nguyên nhân khách quan và chủ quan, như: sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, sự khan hiếm nguồn nguyên liệu, khả năng tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của phần lớn doanh nghiệp dân doanh còn yếu kém và sự kém hấp dẫn trong chính sách thu hút đầu tư tại địa phương. 2.2.2. Những thành tựu, đóng góp của các doanh nghiệp dân doanh 2.2.2.1. Lao động và giải quyết việc làm Trong những năm gần đây, số doanh nghiệp tăng nhanh đã giải quyết được nhiều việc làm, thu nhập của người lao động từng bước được nâng lên. Số lao động được giải quyết việc làm năm 2010 từ 46.526 người, tăng lên 93.299 người năm 2015. So với năm 2010 thì số lao động DNTN tăng 12.643 người; Cty TNHH tăng 14.084 người; Cty CP không có vốn NN tăng 11.161 người; Cty CP có vốn NN tăng 8.062 người và HTX tăng 823 người. Bảng 2.9: Tổng số lao động trong các doanh nghiệp dân doanh 2010-2015 STT I Lao động (Đơn vị tính: Người) Thực hiện qua các năm 2010 2011 2012 2013 2014 46.526 57.099 64.668 72.110 81.589 27.616 29.247 31.589 33.658 35.458 11.109 14.430 16.450 18.569 21.584 2015 93.299 40.259 25.193 Phân theo loại hình Doanh nghiệp tư nhân Công ty TNHH Công ty CP không có vốn 6.428 8.933 10.963 12.542 15.587 17.589 NN Công ty CP có vốn Nhà nước 446 3.129 4.210 5.683 7.258 8.508 ≤ 50% Hợp tác xã 927 1.360 1.456 1.658 1.702 1.750 (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Kiên Giang và dự báo 2014-2015) Tổng thu nhập của người lao động trong DNDD từng bước được nâng lên, từ 372,515 tỷ đồng năm 2005 lên 2.086,66 tỷ đồng năm 2011, trong đó: DNTN từ 288,16 51 tỷ đồng năm 2005 lên 947,62 tỷ đồng năm 2011; Cty TNHH từ 55,45 tỷ đồng lên 503,53 tỷ đồng; Cty CP không có vốn Nhà nước từ 19,10 tỷ đồng lên 443,277 tỷ đồng; Cty CP có vốn Nhà nước từ 3,25 tỷ đồng lên 167,08 tỷ đồng và HTX từ 6,56 tỷ đồng lên 25,16 tỷ đồng. Tổng thu nhập bình quân tháng/1lao động trong DNDD được nâng lên, từ 1,13 triệu đồng năm 2005 lên 3,08 triệu đồng năm 2011, trong đó: DNTN từ 1,1 triệu đồng lên 2,74 triệu đồng; Cty TNHH từ 1,18 triệu đồng lên 2,95 triệu đồng năm 2011; Cty CP không có vốn Nhà nước từ 1,71 triệu đồng lên 4,19 triệu đồng; Cty CP có vốn Nhà nước từ 1,57 triệu đồng lên 4,42 triệu đồng và HTX từ 0,93 triệu đồng lên 1,57 triệu đồng. Nhìn chung, doanh nghiệp này vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút lao động, giải quyết việc làm mới và nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho đại đa số lao động. 2.2.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng, giảm tỷ trọng khu vực Nông - Lâm nghiệp Thủy sản từ 42,6% năm 2010 xuống còn 34,7% năm 2015; giữ tỷ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng từ 24,4% năm 2010 tăng lên 24,8% năm 2015 và tăng nhanh khu vực Thương mại - dịch vụ từ 33% năm 2010 tăng lên 40,5% năm 2015. Doanh nghiệp dân doanh phát triển nhanh đã tạo ra cơ hội phân công lại lao động giữa các khu vực Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản; Công nghiệp – xây dựng và Thương mại - Dịch vụ. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành trong 6 năm qua phù hợp với xu thế của sự phát triển và từng bước khai thác được tiềm năng kinh tế của tỉnh Kiên Giang theo hướng phát triển bền vững. 2.2.2.3 Nộp ngân sách nhà nước Năm 2015, thuế và các các khoản nộp ngân sách nhà nước của DNDD dự kiến là là 2.210 tỷ đồng, tăng 1.551 tỷ đồng so với năm 2010. 52 STT 1 2 3 4 5 Bảng 2.10: Thuế và các khoản nộp ngân sách giai đoạn 2010-2015 (Đơn vị tính: Tỷ đồng) Thực hiện qua các năm Doanh nghiệp 2010 2011 2012 2013 2014 2015 659,44 976,43 1.225,51 1.453,93 1.814,92 2.210,06 141,67 216,02 324,12 386,32 451,36 526,23 247,1 294,59 315,35 415,25 458,65 548,32 Tổng số Doanh nghiệp tư nhân Công ty TNHH Công ty CP không có vốn 242,24 365,12 452,18 498,47 712,12 Nhà nước Công ty CP có vốn Nhà 25,97 97,67 130,56 150,14 188,78 nước ≤ 50% 2,46 3,03 3,3 3,75 4,01 Hợp tác xã (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Kiên Giang và dự báo 2014-2015) 925,14 205,87 2.2.3 Đánh giá tổng quát về DNDD tỉnh Kiên Giang 2.2.3.1 Những thành tựu đạt được Trong những năm qua, Tỉnh đã tích cực tạo những điều kiện thuận lợi để cải thiện môi trường kinh doanh tương đối thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp dân doanh. Các lĩnh vực quan trọng gắn chặt với sự thành lập và hoạt động của doanh nghiệp như đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số thuế và nộp thuế, giấy phép chuyên ngành, đều nhận được đánh giá tốt của đa số doanh nghiệp. Điều này cho thấy về mặt thủ tục hành chính, nỗ lực của tỉnh trong những năm gần đây đã mang lại những hiệu quả nhất định. Số lượng DNDD thành lập và đi vào hoạt động trên địa bàn liên tục tăng lên qua các năm; Quy mô nguồn vốn DNDD tăng lên, giá trị vốn đầu tư bình quân/doanh nghiệp cũng tăng lên. DNDD đã đóng góp vào nguồn thu ngân sách, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Số lượng lao động của DNDD từng bước tăng lên. 2.2.3.2 Những tồn tại, hạn chế - Nguồn vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển còn thiếu; chưa có cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa trực tiếp; Vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật tương đối lớn, trong khi khả năng nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách tỉnh còn hạn hẹp. Do đó, chưa tạo được hệ thống hạ tầng kỹ thuật hòan chỉnh bên ngòai hàng rào các khu công nghiệp, khu du lịch, khu đô thị, các trung tâm thương mại... làm hạn chế sức hút tiềm lực các doanh nghiệp trong đầu tư. - Do đặc thù của tỉnh Kiên Giang là tỉnh nằm xa khu kinh tế trọng điểm phía Nam, xa thành phố Hồ Chí Minh, nên mối liên kết giữa Kiên Giang với các vùng kinh 4,5 53 tế trọng điểm còn hạn chế, ảnh hưởng đến việc phát triển các loại hình doanh nghiệp, thu hút đầu tư cũng như giao lưu kinh tế. - Doanh nghiệp nhỏ và vừa tuy số lượng lớn, nhưng về cơ bản vẫn là quy mô nhỏ, thiếu vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ công nghệ rất hạn chế, thiết bị, máy móc lạc hậu nhưng lại chậm thay đổi để thích ứng với môi trường kinh doanh luôn ngày càng cạnh tranh khốc liệt; công tác nghiên cứu và phát triển chưa được các doanh nghiệp chú trọng nên việc ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất kinh doanh chưa được phổ biến và ứng dụng rộng rãi. - Các doanh nghiệp nhỏ và vừa tập trung chủ yếu ở thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên, Kiên Lương (là những nơi có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh), Phú Quốc (là địa bàn có tiềm năng kinh doanh dịch vụ). Những địa bàn khác, nơi có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn tuy có những chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn hơn, nhưng vẫn chưa thu hút được nhiều các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh. - Mặc dù là tỉnh có nguồn lao động dồi dào nhưng tỷ lệ số lao động đã qua đào tạo thấp nên trình độ tay nghề của người lao động yếu, lao động giải quyết việc làm trong các doanh nghiệp chủ yếu là lao động giản đơn, năng suất lao động kém.... - Tình hình kinh tế trong nước có nhiều biến động phức tạp; kinh tế thế giới suy giảm; lạm phát; giá xăng dầu, phôi thép, phân bón, nguyên liệu sản xuất …tăng giảm đột biến; thị trường tiền tệ - tín dụng căng thẳng đã tác động mạnh vào họat động của doanh nghiệp. 2.3 Thực trạng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh Kiên Giang trong thời gian qua: 2.3.1 Thực trạng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp dân doanh tỉnh Kiên Giang: 2.3.1.1 Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp do khu vực công cung cấp: Thực hiện chủ trương cải cách thủ tục hành chính của tỉnh, tất cả các cơ quan có quan hệ trực tiếp với doanh nghiệp đều thực hiện theo quy trình “một cửa” và “một cửa liên thông”. Thành lập các tổ hỗ trợ doanh nghiệp, thiết lập đường dây nóng để giải đáp, tháo gỡ kịp thời những vướng mắc của doanh nghiệp. Tăng cường cán bộ nghiệp vụ đảm bảo yêu cầu phục vụ công tác giải quyết, hướng dẫn tận tình cho doanh nghiệp, cá nhân. - Chương trình đào tạo nguồn nhân lực: Thực hiện Quyết định 143/2004/QĐTTg của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt Chương trình trợ giúp DNNVV trên 54 phạm vi cả nước, để tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp, trong những năm qua, tỉnh đã mở nhiều lớp tập huấn cho doanh nghiệp về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp, riêng đào tạo nghề cho nền kinh tế thì 5 năm qua lao động qua đào tạo ở cả 3 cấp: Cao đẳng, trung cấp và sơ cấp nghề với 120.689 lao động, đưa tỷ lệ đào tạo nghề từ 11% năm 2006 lên 23% năm 2010. Các ngành nghề được tập trung đào tạo là Nuôi trồng thủy sản, sữa chữa cơ khí, điện tử, điện lạnh, xây dựng, chăn nuôi thú y, dịch vụ du lịch,... - Hỗ trợ xúc tiến thương mại và tìm kiếm thị trường: Chương trình này được thực hiện bằng cách lồng ghép trong các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia và các chương trình trọng điểm của tỉnh, thông qua việc hỗ trợ DNDD tham gia các cuộc hội thảo về xuất khẩu, tham dự hội chợ như: Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao, hội chợ giao thương với Campuchia, hội chợ về thủy sản tại Bỉ, các hội chợ chuyên ngành trong nước về xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch ... Khuyến khích và hỗ trợ DNDD của tỉnh tham gia hội thảo quốc gia, quốc tế về phát triển các ngành, nghề truyền thống của tỉnh. Ngoài ra, tỉnh còn thực hiện chính sách khuyến khích xuất khẩu bằng cách thực hiện khen thưởng thành tích xuất khẩu với các tiêu chí theo quy định của Bộ Công Thương. Tuy đã đạt được nhiều kết quả tích cực, hoạt động xúc tiến thương mại của tỉnh mới chỉ tập trung vào các lĩnh vực như tổ chức các hội thảo, hội chợ triển lãm, còn lĩnh vực thông tin hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường tuy có thực hiện nhưng năng lực và nghiệp vụ của các doanh nghiệp về xúc tiến thương mại còn yếu nên chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường. - Chương trình trợ giúp thông tin: Tỉnh đã tổ chức chuyển tải thông tin đến doanh nghiệp dưới nhiều hình thức đa dạng như biên soạn tờ rơi, ấn phẩm, đĩa CD, trực tiếp cung cấp thông tin thông qua các Website của tỉnh, của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch địa phương. Tuy nhiên, việc thực hiện trong thời gian qua vẫn còn thiếu hệ thống thông tin để cung cấp thông tin quản lý doanh nghiệp cho các cơ quan quản lý nhà nước, cũng như thông tin hữu ích cho sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. - Liên kết doanh nghiệp: Thời gian qua doanh nghiệp trên địa bàn thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp, Hội doanh nghiệp trẻ. Ngoài ra, có khoảng gần 100 doanh nghiệp Kiên Giang tham gia với tư cách là hội viên của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ). 55 - Chính sách về tín dụng và bão lãnh tín dụng cho doanh nghiệp: Nhà nước đã thực hiện cho vay vốn tín dụng đầu tư phát triển với lãi suất thấp, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh đầu tư, tín dụng hỗ trợ xuất khẩu thông qua kênh Quỹ hỗ trợ phát triển trên địa bàn. Thực hiện Quyết định số 193/2002/QĐ-TTg và số 115/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thành lập, tổ chức hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng DNNVV. Năm 2007, Tỉnh đã thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; đến đầu năm 2010 đã nâng chức năng của Quỹ Bảo lãnh thành Quỹ đầu tư phát triển với vốn điều lệ ban đầu là 120 tỷ đồng. - Hỗ trợ về khoa học công nghệ: Về sở hữu trí tuệ: Sở KH&CN đã xây dựng đề án “Phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn I từ 2006-2010 và giai đoạn II từ 2011-2015, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm cấp khu vực và toàn quốc để quảng bá, khuếch trương uy tín và góp phần xây dựng thương hiệu; xác lập quyền SHCN; xây dựng dự án quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý Phú Quốc cho sản phẩm nước mắm tham gia Chương trình 68 của Chính phủ. Đề án đã hỗ trợ 13 Doanh nghiệp tham gia Hội chợ Mêkông-Cần Thơ Chợ công nghệ và thiết bị-Techmart An giang 2006 và Chợ công nghệ và thiết bị-Techmart Cần thơ 2008; đã hướng dẫn doanh nghiệp các thủ tục đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp, đã có 927 đơn đăng ký, đến nay có 657 văn bằng bảo hộ được cấp quyền SHCN; hỗ trợ kinh phí cho 22 tổ chức/cá nhân xác lập quyền SHCN; xây dựng 16 nhãn hiệu tập thể cho các đặc sản, nông sản cho các huyện trong tỉnh. Đã được cấp Giấy chứng nhận 11 nhãn hiệu; đăng ký nhãn hiệu chứng nhận Khu Dự trữ Sinh quyển Kiên Giang đã được cấp giấy chứng nhận; xây dựng 01 dự án cho ngành tham gia Chương trình 68 của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp phát triển tài sản trí tuệ. Về năng suất chất lượng: Thực hiện dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp tỉnh Kiên Giang” và chương trình nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên cơ sở áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ, đến nay tỉnh có 23 doanh nghiệp đăng ký tham gia dự án. Trong đó, 21 doanh nghiệp đã được khảo sát, đánh giá thực trạng năng suất chất lượng; 6 doanh nghiệp được triển khai dự án cải 56 tiến năng suất, chất lượng giai đoạn 2013-2014; 05 doanh nghiệp đang tham gia Chương trình năng suất chất lượng Quốc gia; hỗ trợ kinh phí cho 06 doanh nghiệp áp dụng công cụ cải tiến NSCL; 02 doanh nghiệp áp dụng HTQLCL. 01 DN công bố hợp quy; 02 DN đạt giải thưởng chất lượng quốc gia. Qua 03 năm thực hiện đền án nâng cao năng suất chất lượng tại các doanh nghiệp của Kiên Giang đã mang lại hiệu quả tích cực bước đầu. Trước hết là: nâng cao nhận thức của lãnh đạo các ngành liên quan và của chính các doanh nghiệp tham gia dự án về tính bức thiết của việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm trong quá trình hội nhập và cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Qua việc triển khai dự án, các doanh nghiệp đã có thể xác định được mức độ, vị trí của đơn vị về công nghệ, công cụ sản xuất hiện có so với mặt bằng chung hiện nay. Các doanh nghiệp được hỗ trợ về kiến thức chuyên môn và hỗ trợ kinh phí để thực các cải tiến trong sản xuất; Và điều quan trọng là các đơn vị đã áp dụng các giải pháp cải tiến để tăng năng suất, sản lượng, cũng như chất lượng hàng hóa của đơn vị. 2.3.1.2 Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp do doanh nghiệp khu vực dân doanh cung cấp. Doanh nghiệp dân doanh hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp ngày càng tăng lên về quy mô và số lượng ở Kiên Giang. Theo số liệu thống kê năm 2013 của tỉnh Kiên Giang cho thấy: Năm 2010 có 345 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp chiếm 11,39% trong tổng số doanh nghiệp dân doanh của tỉnh thì đến năm 2013 số doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp là 615 doanh nghiệp, tăng 270 doanh nghiệp, tăng 1,78 lần so 2010. 57 Bảng 2.11: Số doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2010-2012 Đơn vị tính: Danh nghiệp Thực hiện qua các năm STT Ngành hoạt động 2010 2011 2012 Tổng số 345 534 615 Thông tin truyền thông 251 346 352 1 (Gồm: Xuất bản, Viễn thông, dịch vụ thông tin) Tài chính – Ngân hàng 24 25 28 2 Gồm: Dịch vụ tài chính, bảo hiểm) Hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ (Gồm: Pháp luật, kế toán, 39 103 122 3 kiểm toán, quảng cáo, nghiên cứu thị trường) Dịch vụ hành chính và hỗ 19 45 94 4 trợ doanh nghiệp Hoạt động dịch vụ hỗ trợ 12 15 19 5 khác (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Kiên Giang) Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp ở Kiên Giang cũng góp phần đáng kể vào việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong tỉnh phát triển, giãm được một phần chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp. Đặc biệt là các doanh nghiệp ở lĩnh vực thông tin truyền thông chiếm tỷ lệ cao nhất 57,23% với tổng số 352 doanh nghiệp trong năm 2012; kế đến phải kể đến doanh nghiệp ở lĩnh vực khoa học và công nghệ như: Pháp luật, kế toán, kiểm toán, quảng cáo, nghiên cứu thị trường...năm 2010 chỉ có 39 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này thì đến năm 2012 đã có 122 doanh nghiệp, tăng gấp ba lần so với năm 2010 và chiếm 19,83% trên tổng số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp đang hoạt động trong năm 2012. 58 Bảng 2.12: Vốn sản xuất kinh doanh bình quân năm của các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2010-2012 (Đơn vị tính: triệu đồng) Thực hiện qua các năm STT Ngành hoạt động 2010 2011 2012 Tổng số 8.201.749 16.058.117 13.359.983 Thông tin truyền thông 28.437 41.876 41.462 1 Tài chính – Ngân hàng 7.997.334 15.637.877 12.744.446 2 Hoạt động chuyên môn 64.092 154.420 219.171 3 khoa học và công nghệ Dịch vụ hành chính và hỗ 104.654 201.337 339.532 4 trợ doanh nghiệp Hoạt động dịch vụ hỗ trợ 7.231 22.607 16.629 5 khác (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Kiên Giang) Vốn sản xuất kinh doanh bình quân năm của các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp tăng cao qua các năm, năm 2010 là 8,201.49 tỷ đồng thì đến măm 2012 tăng lên là 13,359.48 tỷ đồng tăng 1,62 lần so năm 2010. Vốn sản xuất kinh doanh năm 2010 của các doanh nghiệp này chiếm 37,94% so với tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp dân doanh trong toàn tỉnh Kiên Giang. Trong đó, hoạt động trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng chiếm tỷ lệ cao nhất với 97,51%. Nếu loại trừ ngành này thì vốn sản xuất kinh doanh của các ngành khác là không đáng kể, chỉ chiếm 2,48% trên tổng vốn của lĩnh vực kinh doanh dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp. Bảng 2.13: Số lao động của các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phân theo ngành đoạn 2010-2012 Đơn vị tính: người Thực hiện qua các năm STT Ngành hoạt động 2010 2011 2012 Tổng số 2.141 4.939 3.540 Thông tin truyền thông 475 659 638 1 Tài chính – Ngân hàng 614 2.691 974 2 Hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ 267 790 930 3 Dịch vụ hành chính và hỗ trợ doanh nghiệp 689 704 905 4 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác 96 95 93 5 (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Kiên Giang) Số lao động của các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp cũng tăng trưởng đáng kể đặc biệt là năm 2011, tăng 2,3 lần so năm 2010 và 59 giãm trong năm 2013 là chỉ tăng 1,65 lần. Điều này cho thấy các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp tăng trưởng mạnh nhưng nền kinh tế có chiều hướng giãm trong năm 2013. Nếu so với tổng số doanh nghiệp dân doanh thì lao động ở lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp năm 2012 chiếm 6,4% trong tổng số doanh nghiệp dân doanh. Bảng 2.14: Doanh thu thuần của các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phân theo ngành giai đoạn 2010-2012 (Đơn vị tính: triệu đồng) Thực hiện qua các năm STT Ngành hoạt động 2010 2011 2012 Tổng số 1.336.320 3.591.728 2.341.985 Thông tin truyền thông 23.543 40.181 32.810 1 Tài chính – Ngân hàng 1.219.583 3.307.986 2.020.106 2 Hoạt động chuyên môn 29.778 99.461 148.991 3 khoa học và công nghệ Dịch vụ hành chính và hỗ 56.662 129.744 132.337 4 trợ doanh nghiệp Hoạt động dịch vụ hỗ trợ 6.754 14.356 7.741 5 khác (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Kiên Giang) Doanh thu thuần của các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp cũng tăng trưởng đều qua các năm, nhất là năm 2011, doanh thu tăng 2,68 lần so năm 2010 và năm 2012 tăng 1,75 lần so năm 2010. Hoạt động tạo doanh thu cao nhất vẫn là tài chính ngân hàng, còn các dịch vụ hỗ trợ khác chỉ chiếm 13,71% so tổng doanh thu lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp. 2.3.2 Đánh giá dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh Kiên Giang giai đoạn 20092013 dựa trên dữ liệu của VCCI: 2.3.2.1 Đánh giá chung: Như đã đề cập, chỉ số PCI đánh giá chất lượng điều hành kinh tế và thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân của các tỉnh trên cơ sở sử dụng các chỉ tiêu chính về chi phí gia nhập thị trường, tiếp cận và ổn định trong sử dụng đất, tính minh bạch, đào tạo lao động, thời gian thực hiện thủ tục hành chính, chất lượng điều hành của lãnh đạo tỉnh để đánh giá chỉ số này cao hay thấp, từ đó giúp các tỉnh thấy được những mặt mạnh cần phát huy cũng như những mặt yếu và cách khắc phục. Đối với Kiên Giang, “Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp” là một trong các chỉ số thành phần ít được cải thiện qua các năm. 60 Bảng 2.15: Các chỉ số thành phần của PCI Kiên Giang 2013 2012 2011 Tiêu chí 2010 Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng Chỉ số tổng hợp (PCI) 63.55 3 62.96 6 59.89 28 58.9 27 Chi phí gia nhập thị trường 7.34 37 9.54 2 8.84 20 6.76 27 Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất 7.87 5 8.84 1 6.19 41 7.24 11 Tính minh bạch và tiếp cận thông tin 5.03 56 5.03 56 5.34 51 5.74 34 Chi phí thời gian 8.36 1 7.21 3 7.12 19 5.5 51 Chi phí không chính thức 8.94 1 8.61 1 7.32 22 7.04 10 Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh 6.29 17 6.34 12 4.6 34 5.86 20 Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp 5.46 24 3.7 40 5.59 3 5.06 49 Đào tạo lao động 5.71 16 4.53 49 4.28 53 4.94 51 Thiết chế pháp lý 6.4 12 4.51 5 6.34 17 6.98 03 Cạnh tranh bình đẳng 8.19 1 N/A N/A N/A N/A N/A N/A (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo PCI của VCCI qua các năm 2010-2013) Theo đó, chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp bị giảm vào năm 2010 xếp hạng thứ 49/63 tỉnh/thành phố và sau đó tăng điểm vào năm 2011, giảm điểm năm 2012 và tăng điểm năm 2013. Có thể nhận thấy chỉ số “Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp” là chỉ số có một số tồn tại. Như vậy, mức điểm của chỉ số thuộc lĩnh vực hỗ trợ doanh nghiệp góp phần đưa chỉ số PCI của tỉnh giảm sút, nó cũng thể hiện chất lượng của các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp còn nhiều vấn đề. Chỉ số này cần được xem xét và tìm cách nâng cao để không làm ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh. Tất cả các chuyên gia đều đồng tình với quan điểm các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp có vai trò then chốt để doanh nghiệp thành công trong hoạt động kinh doanh. Thực tế đã chứng minh rằng ưu tiên phát triển dịch vụ công sẽ làm mất đi cơ hội của các doanh nghiệp khối tư nhân. Chính điều này lại đặt ra một vấn đề khá lớn đối với chúng ta, đó là liệu với số lượng dịch vụ do tư nhân cung cấp khá lớn ấy cũng như tiện ích mà nó mang lại thì dịch vụ do nhà nước cung cấp có cạnh tranh và chiếm ưu thế hơn, được các doanh nghiệp ưa chuộng, sử dụng nhiều hơn không. Vì vậy, chúng ta sẽ đi xem xét liệu tỉnh Kiên Giang đã thực hiện việc hỗ trợ doanh nghiệp này như thế nào trong những năm gần đây. 61 Để có thể thấy được rõ hơn công tác điều hành kinh tế của chính quyền Tỉnh Kiên Giang, việc so sánh và đánh giá trong mối tương quan với các Tỉnh/Thành phố trong khu vực là hết sức cần thiết. Kiên Giang muốn vươn lên điểm số cao từ vị trí và điểm số của chỉ số PCI hiện nay, ngoài việc tập trung nâng cao các chỉ số có trọng số cao thì lãnh đạo tỉnh cũng phải quan tâm chú ý nhiều hơn tới các chỉ số có điểm thấp, đặc biệt là chỉ số Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp từ năm 2013 là chỉ số có trọng số cao, có sự ảnh hưởng lớn đến Chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh. Thể hiện thứ hạng của từng tỉnh theo điểm của chỉ số thành phần trong mối tương quan với các tỉnh khác trong vùng. Bảng 2.16: Chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp khu vực ĐBSCL 2013 2012 2011 2010 2009 KHU VỰC ĐBSCL Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng An Giang 4.90 12 4.91 1 5.14 2 5.14 4 4.01 9 Bạc Liêu 4.95 11 4.48 3 1.75 13 5.19 3 3.05 12 Bến Tre 5.40 4 3.74 8 3.84 5 3.88 11 4.08 7 Cà Mau 4.48 3 3.58 7 3.15 8 4.85 7 4.53 2 Cần Thơ 5.49 2 3.89 4 4.25 3 6.06 1 5.97 1 Đồng Tháp 5.22 7 2.95 9 3.16 7 6.03 2 4.49 3 Hậu Giang 4.85 13 2.86 11 3.71 6 3.46 13 4.12 6 Kiên Giang 5.71 1 3.70 6 5.59 1 5.06 5 4.27 5 Long An 5.09 10 3.76 5 4.16 4 4.90 6 3.99 10 Sóc Trăng 5.36 6 2.85 12 2.25 11 4.54 8 4.06 8 Tiền Giang 5.13 8 2.88 10 2.49 10 4.53 9 3.07 11 Trà Vinh 5.37 5 2.61 13 2.20 12 3.58 12 2.84 13 Vĩnh Long 5.00 9 4.75 1 3.00 9 4.19 10 4.32 4 (Nguồn: www.pcivietnam.org) Qua các bảng cũng như biểu đồ trên ta thấy rằng vị trí của chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp ở Kiên Giang so với khu vực ĐBSCL trong những năm gần đây có sự cải thiện. Chính vì vậy, Kiên Giang cần phải tiếp tục phát huy hơn nữa nhằm nâng cao vị thế của mình trên cả nước, mà trước hết là trong khu vực bằng cách nâng cao năng lực cạnh tranh của mình thông qua cải thiện điểm của chỉ số DVHTDN. 62 Để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, tỉnh có rất nhiều việc phải làm và cũng rất nhiều phương pháp. Và việc cải thiện chỉ số Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp là một trong những phương pháp hiệu quả giúp cho kinh tế khu vực tư nhân phát triển. Từ đó đưa nền kinh tế của tỉnh đi lên và có vị thế so với khu vực ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung. Chỉ số hỗ trợ doanh nghiệp của các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm khu vực ĐBSCL: Bảng 2.17: Chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp vùng kinh tế trọng điểm khu vực ĐBSCL 2013 2012 2011 2010 2009 KHU VỰC ĐBSCL Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng An Giang 4.90 12 4.91 1 5.14 2 5.14 4 4.01 9 Cà Mau 4.48 3 3.58 7 3.15 8 4.85 7 4.53 2 Cần Thơ 5.49 2 3.89 4 4.25 3 6.06 1 5.97 1 Kiên Giang 5.71 1 3.70 6 5.59 1 5.06 5 4.27 5 (Nguồn: www.pcivietnam.org) Qua các năm, ở Cần Thơ, chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp đang có xu hướng ngày càng được cải thiện và dần nâng cao vị trí xếp hạng của Thành Phố Cần thơ theo thời gian. Hơn nữa, vị trí của Cần Thơ phát triển theo nhịp khá đều đặn và tăng dần. Trong khi đó, ở Kiên Giang lại có sự tăng giảm thất thường cả về điểm số lẫn vị trí xếp hạng, mặc dù Kiên Giang rất có nhiều cố gắng, năm 2011 và 2013 đạt vị trí đứng đầu khu vực về chỉ số này. Điều này cho thấy ở tỉnh Kiên Giang vẫn cố gắng thực hiện tốt công tác quản lý điều hành đồng bộ, khiến chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp tại tỉnh trong cảm nhận của doanh nghiệp chưa được hoàn thiện, nhất là các lĩnh vực về thông tin pháp luật, hỗ trợ tìm đối tác kinh doanh, dịch vụ xúc tiến thương mại và công nghệ. Bên cạnh đó, ngoài Thành phố Cần Thơ thực hiện tốt công tác điều hành của mình thì tỉnh Cà Mau và An Giang cũng là một trong những tỉnh có điều kiện khá tương đồng với tỉnh Kiên Giang cả về địa hình lẫn các điều kiện tự nhiên khác. Tuy nhiên, so về điểm số thì Kiên Giang có phần vượt trội hơn mặc dù Cà Mau và An Giang có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chỉ số này. Năm 2011và 2012 An Giang đứng lần lượt hạng 2 và hạng 1 so với khu vực đồng bằng sông cửu long. Riêng Cà Mau vẫn chưa thực sự có sự đột phá. 63 Vì vậy, tỉnh Kiên Giang nếu muốn nâng cao vị trí cạnh tranh của mình để thu hút đầu tư thì nên tiếp tục nâng cao điểm của chỉ số Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nói riêng, tăng chỉ số PCI nói chung. Tỉnh nên học hỏi kinh nghiệm của các tỉnh đã và đang thực hiện tốt chính sách điều hành, đặc biệt là các tỉnh có điều kiện tương đồng. 2.3.2 Đánh giá chi tiết dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp của Kiên Giang giai đoạn 2009-2013 với các tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm khu vực ĐBSCL: Xét trên phạm vi toàn quốc cũng như trong khu vực ĐBSCL, đặc biệt là các tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm khu vực ĐBSCL – có các tỉnh Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, là những tỉnh/thành phố tiếp giáp với Kiên Giang, có nhiều đặc điểm cũng như điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng và cạnh tranh trực tiếp với Kiên Giang. (1) Chỉ tiêu “Số hội chợ thương mại do tỉnh tổ chức trong năm trước hoặc đăng ký tổ chức cho năm nay”. Chỉ tiêu này nói lên được rằng chính quyền tỉnh đã đầu tư, chăm lo tới việc quảng bá cũng như tạo cơ hội cho các doanh nghiệp đã và mới thành lập có dịp để giới thiệu sản phẩm của mình ở mức nào. Nếu số lượng hội chợ thương mại này lớn, điều đó chứng tỏ tỉnh đã có sự đầu tư, hỗ trợ giúp doanh nghiệp có thể phát triển nhanh hơn với chi phí thấp hơn. Bảng 2.18: Số hội chợ thương mại do tỉnh tổ chức từ năm 2009-2013 2013 2012 2011 2010 2009 Tổng cộng An Giang 8 20 13 10 4 55 Cà Mau 23 11 4 7 5 50 Cần Thơ 11 12 7 10 3 42 Kiên Giang 31 20 17 10 10 88 Tỉnh/thành phố (Nguồn: Dữ liệu tỉnh qua các năm của PCI)  Số hội chợ thương mại do tỉnh tổ chức của Kiên Giang và An Giang qua các năm: khảo sát số liệu qua 5 năm cho thấy Kiên Giang và An Giang là hai tỉnh có số hội chợ được tổ chức nhiều nhất so với 4 tỉnh trong khu vực, đặc biệt là năm 2012. Năm 2013, Kiên Giang tổ chức vượt trội số hội chợ so với các tỉnh, trong khi đó An Giang có phần giãm sút đáng kể. Hơn nữa, ta thấy rằng sự thay đổi của An Giang theo thời gian cũng khá tương xứng với sự thay đổi của Kiên Giang về chỉ tiêu này Điều này một lần nữa khẳng định đây là 2 địa phương có điều kiện tương đồng và là 2 địa phương cạnh tranh nhau để phát triển. 64  Số hội chợ thương mại do tỉnh Kiên Giang và Cần Thơ tổ chức qua các năm: Số hội chợ thương mại của cả 2 địa phương này đều có sự tăng giảm qua các năm và biến động không ngừng. Tuy nhiên, một sự khác biệt của 2 tỉnh này trong sự thay đổi ấy đó là Kiên Giang từ năm 2009 đến nay luôn thay đổi ở mức cao hơn Cần Thơ ở chỉ tiêu này.  Số hội chợ thương mại do tỉnh Kiên Giang và Cà Mau tổ chức qua các năm: Số hội chợ của Cà Mau tổ chức qua 03 năm từ 2009-2011 là thấp nhất so với 04 tỉnh, cho thấy sức tiêu dùng và tổ chức quảng bá thương hiệu trong tỉnh không lớn lắm. Năm 2012-2013, số hội chợ do Cà Mau tổ chức có tăng trưởng tốt đặc biệt là năm 2013.  Số hội chợ thương mại do tỉnh tổ chức của 4 tỉnh so với trung vị cả nước qua các năm: Nhìn vào bảng ta thấy rằng trong 3 năm từ 2009 - 2012, hầu như các tỉnh có chỉ tiêu này thấp hơn so với trung vị cả nước, đặc biệt là Cà Mau. Tuy nhiên, bước vào giai đoạn sau, khi mà mặt bằng chung cả nước thực hiện chỉ tiêu này cao hơn, điểm trung vị cả nước tăng theo, thì 4 tỉnh này cũng có dấu hiệu tăng lên cao so với trung vị, trong đó có Kiên Giang và An Giang tăng cao hơn trung vị rất nhiều. Tuy nhiên, điều này chưa nói lên được rằng tương lai sẽ duy trì sự biến đổi theo hướng này hay không bởi sự thay đổi về chỉ tiêu này trong những năm qua của 4 tỉnh này thực sự rất biến động. Kết luận: Như vậy, ta thấy rằng Kiên Giang trong những năm từ 2009 – 2013 luôn có sự thay đổi lớn đối với chỉ tiêu “Số hội chợ thương mại do tỉnh tổ chức”. Nhìn từ mặt bằng chung, ta thấy rằng số hội chợ thương mại do tỉnh Kiên Giang tổ chức có phần phát triển tăng đều hơn so với các tỉnh trong vùng. Điều này có thể được lý giải theo những nguyên nhân như sau: - Các DN khá quan tâm với hoạt động hội chợ. - Các doanh nghiệp thấy được tầm quan trọng của việc tham gia hội chợ. - Các doanh nghiệp được tài trợ một phần khi tham gia hoạt động này. - Sự phổ biến của chính quyền về hoạt động này tương đối rộng cho Doanh nghiệp nắm bắt được các thông tin của hội chợ. (2) Chỉ tiêu “Số lượng các nhà cung cấp dịch vụ công là tư nhân trong tỉnh”. Chỉ tiêu này nói lên sự năng động và hỗ trợ của chính quyền tỉnh đối với sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân. Ngày nay, ở đâu có sự phát triển của khu vực tư nhân lớn mạnh thì ở đó phát triển, chất lượng dịch vụ do nhà nước cung cấp hiện nay khó có thể so sánh được với chất lượng dịch vụ mà doanh nghiệp tư nhân cung cấp. 65 Từ năm 2009- 2012 tiêu chí tính chỉ tiêu này là tương đồng, tuy nhiên năm 2013 với sự thay đổi trong phương pháp luận PCI đã dẫn đến thay đổi số liệu công bố cho chỉ tiêu này, cụ thể qua bảng sau : Bảng 2.19: Số lượng các nhà cung cấp dịch vụ công là tư nhân trong tỉnh từ năm 2009-2013. Tỉnh/thành phố 2013 2012 2011 2010 2009 Tỉ lệ số Tỉ lệ số nhà cung SL SL SL SL nhà cấp dịch vụ tư nhà nhà nhà nhà cung nhân và có vốn cấp dịch đầu tư nước ngoài công công công công là vụ trên trên tổng số nhà là TN là TN là TN TN tổng số cung cấp dịch vụ trong trong trong trong DN (%) (%) tỉnh tỉnh tỉnh tỉnh An Giang 1,52 86,11 21 32 23 10,00 Cà Mau 0,86 74,19 9 9 9 6,00 Cần Thơ 0,63 78,57 21 43 49 10,00 Kiên Giang 0,85 47,37 23 21 10 7,75 CCDV CCDV CCDV CCDV (Nguồn: Dữ liệu tỉnh qua các năm của PCI)  “Số nhà cung cấp dịch vụ công là tư nhân trong tỉnh” của Kiên Giang và An Giang qua các năm: Chỉ tiêu này tỉnh Kiên Giang đạt số lượng thấp hơn so với An Giang trong thời gian qua. Có một điểm cũng không thay đổi so với chỉ tiêu ban đầu đó là sự thay đổi của hai tỉnh này thật sự tương tự nhau, tức là có chiều hướng thay đổi khá giống nhau, chỉ khác là tỉnh An Giang có phần thay đổi lớn hơn Kiên Giang.  “Số nhà cung cấp dịch vụ công là tư nhân trong tỉnh” của Kiên Giang và Cà Mau qua các năm: Sự biến đổi của Cà Mau ở chỉ tiêu này có phần đang tăng dần qua thời gian, tuy nhiên sự gia tăng này là không đáng kể. Nhìn mặt bằng ta thấy rằng trong thời gian qua Kiên Giang có số lượng nhà cung cấp dịch công là tư nhân cao hơn nhiều so với Cà Mau (đặc biệt là năm 2012). Mặt khác, sự thay đổi tăng dần đều của Kiên Giang ở chỉ tiêu này ta thấy rằng Kiên Giang đang ngày càng tạo môi trường cho giới tư nhân tham gia vào việc cung cấp dịch vụ công trong tỉnh này. Trong khi đó, sự biến động của Cà Mau lại khá lớn ở giai đoạn 2009 – 2012 và có chiều hướng giâm chân tại chổ qua các năm. 66  “Số nhà cung cấp dịch vụ công là tư nhân trong tỉnh” của Kiên Giang và Cần Thơ qua các năm : Với lợi thế là trung tâm kinh tế khu vực ĐBSCL, Cần Thơ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các dịch vụ tư nhân.  “Số nhà cung cấp dịch vụ công là tư nhân trong tỉnh” so sánh 3 tỉnh với điểm trung vị cả nước: Hầu như trong những năm qua số lượng nhà cung cấp dịch vụ công là tư nhân trong 4 tỉnh này đã tăng lên và luôn ở mức cao hơn điểm trung vị cả nước, đặc biệt là Cần Thơ và An Giang. Kiên Giang nên phát triển chỉ tiêu này lên để nâng cao điểm của chỉ số DVHTDN, điều đó đồng nghĩa với việc Kiên Giang tạo ra môi trường đầu tư tốt để giúp cho doanh nghiệp dễ tham gia vào hoạt động ở các lĩnh vực. Kết luận: Cả 4 tỉnh đều đang có dấu hiệu tốt và cao hơn trung vị. Kiên Giang đã thực hiện chỉ tiêu này khá tốt trong thời gian qua và cần phát huy hơn nữa để giúp cho sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Điều này luôn đồng nghĩa với việc tỉnh phải tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi cho tư nhân phát triển. Mặt khác, với số lượng các nhà cung cấp dịch vụ công trong tỉnh đó thì dù đã cao hơn so với Cà Mau và trung vị cả nước dù nó chưa phải là con số đáng kể. Vậy các hướng có thể kể đến để giúp chính quyền có thể xem xét góp phần cải thiện hơn nữa chỉ tiêu này: - Đây là dịch vụ chưa hấp dẫn để thu hút sự tham gia của các DN. - Có sự chưa cân đối giữa chế độ đãi ngộ đối với nhà cung cấp dịch vụ công giữa nhà nước và khu vực tư nhân. - Người dân chưa tin tưởng. - Lợi nhuận kinh doanh dịch vụ công (tư nhân) thấp. - Không cạnh tranh được với dịch vụ của nhà nước. (3) Chỉ tiêu “Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ tìm kiếm thông tin kinh doanh”. Bảng 2.20: Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ tìm kiếm thông tin kinh doanh từ năm 2009-2013 Tỉnh/thành phố 2013 2012 2011 2010 2009 Bình quân An Giang 18,68% 50,00% 24,32% 46,67% 34,33% 34,80% Cà Mau 21,25% 33,33% 20,37% 41,03% 41,54% 31,50% Cần Thơ 39,19% 32,26% 63,33% 52,70% 48,61% 47,21% Kiên Giang 44,19% 56,67% 32,00% 45,45% 34,43% 42,54% (Nguồn: Dữ liệu tỉnh qua các năm của PCI) 67  “Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ tìm kiếm thông tin kinh doanh”, tiến hành so sánh chỉ tiêu này giữa Kiên Giang với các tỉnh: Cũng giống như những chỉ tiêu ở trên, cùng với xu hướng phát triển của nền kinh tế cũng như sự biến động của thị trường, một lần nữa Kiên Giang có sự biến động của chỉ tiêu “Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ tìm kiếm thông tin kinh doanh”. Tuy nhiên, không giống với những chỉ tiêu trước, lần này tỷ lệ số DN đã sử dụng dịch vụ tìm kiếm thông tin kinh doanh ở Kiên Giang cao hơn so với tỉnh An Giang và Cà Mau, đặc biệt là những năm gần 2012, 2013, vượt qua cả Cần Thơ, là thành phố trung tâm khu vực đồng bằng sông cửu long với nhiều điều kiện thuận lợi cho cách dịch vụ tìm kiếm thông tin kinh doanh. Đây là dấu hiệu thể hiện tốc độ phát triển các dịch vụ tìm kiếm thông tin thị trường tại Kiên Giang. Kết luận: Qua những nhận xét ở trên ta thấy rằng Kiên Giang cần phát huy chỉ số này bởi lẽ trong thời buổi kinh tế thị trường thì thông tin là cực kỳ quan trọng, ai nắm thông tin trước thì phần thắng sẽ thuộc về người đó, thông tin là điểm then chốt cho sự thành công của DN. (4) Chỉ tiêu “Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ tư vấn về thông tin pháp luật” Bảng 2.21: Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ tư vấn về thông tin pháp luật từ năm 2009-2013. (ĐVT : %) Tỉnh/thành phố 2013 2012 2011 2010 2009 Bình quân An Giang 25,53 36,78 54,69 51,52 56,64 45,03 Cà Mau 25,32 42,70 62,07 46,67 59,60 47,27 Cần Thơ 57,72 32,32 46,94 51,13 66,99 51,02 Kiên Giang 46,67 25,30 42,42 45,90 50,00 42,05 (Nguồn: Dữ liệu tỉnh qua các năm của PCI)  So sánh Kiên Giang với các tỉnh về số “DN đã sử dụng dịch vụ tư vấn về thông tin pháp luật”: So với An Giang và Cà Mau thì ở Kiên Giang lại có xu hướng đi xuống và tụt dốc mạnh ở chỉ số này. Đây là dấu hiệu không tốt khi DN đang không nhận thức rõ tầm quan trọng của việc cập nhật thông tin từ pháp luật và nắm bắt luật.  So sánh Kiên Giang với Cần Thơ về số “DN đã sử dụng dịch vụ tư vấn về thông tin pháp luật”: nhìn chung Cần Thơ vẫn có thể được đánh giá cao hơn Kiên Giang về chỉ tiêu này. 68 Kết luận: Đây là chỉ tiêu mà Kiên Giang đạt ở mức thấp hơn cả 3 tỉnh trong vùng, hơn nữa, tình trạng số DN ở tỉnh sử dụng dịch vụ tư vấn thông tin về pháp luật ngày càng lao dốc là một dấu hiệu nguy hiểm. Bởi lẽ, hiện nay khi nền kinh tế Việt Nam đang mở cửa, chúng ta đang dần tháo gỡ hàng rào thuế quan, nhiều luật mới ra đời và thường xuyên thay đổi. Trong khi đó, các DN ở Kiên Giang lại đang có xu hướng ngày càng sử dụng dịch vụ này thì khả năng nắm bắt thông tin về luật cũng như áp dụng đúng luật của họ là rất khó. Hơn nữa, các quy định luật của Việt Nam hiện nay có nhiều luật chồng chéo nhau, sử dụng dịch vụ này sẽ giúp DN đảm bảo được lợi ích của mình, tránh được những phiền toái không đáng có. Nguyên nhân của thực trạng này có thể là do: + Hệ thống pháp luật Việt Nam chưa chặt chẽ cho nên DN nghĩ rằng họ có thể lách hoặc là làm sao cũng được, không cần tìm hiểu nhiều hay sử dụng dịch vụ tư vấn cho đỡ tốn kém. + DN luôn cảm thấy rằng dù có việc gì xảy ra về mặt pháp lý thì họ luôn có cách giải quyết tối ưu cho mình. (5). Chỉ tiêu “Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh doanh” Bảng 2.22: Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh doanh từ năm 2009-2013. (ĐVT : %) Tỉnh/thành phố 2013 2012 2011 2010 2009 Bình quân An Giang 21,98 37,35 43,08 46,97 47,17 39,31 Cà Mau 18,75 31,46 59,30 45,00 43,62 39,63 Cần Thơ 37,66 36,84 49,02 54,08 61,36 47,79 Kiên Giang 41,67 13,41 30,30 46,58 39,32 34,25 (Nguồn: Dữ liệu tỉnh qua các năm của PCI)  So sánh Kiên Giang với An Giang và Cà Mau về tỷ lệ số “DN đã sử dụng dịch vụ tìm kiếm đối tác kinh doanh”: Nhìn vào bảng ở trên ta thấy rằng qua 5 năm khảo sát, tỷ lệ DN đã sử dụng dịch vụ tìm kiếm đối tác kinh doanh ở các tỉnh cao hơn so với Kiên Giang, đặc biệt là năm 2012 chỉ số này Kiên Giang rơi vào tỷ lệ rất thấp (13,41%).  So sánh Kiên Giang với Cần Thơ về tỷ lệ số “DN đã sử dụng dịch vụ tìm kiếm đối tác kinh doanh”: Với số DN đã sử dụng dịch vụ tìm kiếm đối tác kinh doanh ở 69 Kiên Giang vẫn đang còn rất ít (cao nhất chỉ là 46,58% ở năm 2010) thì rất dễ hiểu khi nhìn vào bảng ta thấy rằng kết quả đạt được của chỉ tiêu này trong 2 năm đầu 2009, 2010 của Kiên Giang có cao hơn so với các năm nhưng tỷ lệ vẩn thấp hơn Cần Thơ. Kết luận: Qua những số liệu phân tích ở trên, ta thấy tỷ lệ về số DN đã sử dụng dịch vụ tìm kiếm đối tác kinh doanh ở tỉnh Kiên Giang như vậy là còn thấp. Vì vậy, chính quyền tỉnh cần phải xác định rõ tầm quan trọng của chỉ tiêu này và phổ biến cho DN biết và dễ tiếp cận. Thông qua các DN, ta thấy rằng kết quả này là do: + Phần lớn các DN ở Kiên Giang họ nghĩ rằng DN họ vẫn hoạt động tốt mà không cần đến phải sử dụng dịch vụ này. + Họ thông qua mối quan hệ để tìm kiếm đối tác. + Hay cũng có vài DN nói rằng họ chưa biết rõ các loại hình dịch vụ này. (6). Chỉ tiêu “Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ xúc tiến thương mại” Bảng 2.23: Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ xúc tiến thương mại từ năm 2009-2013. (ĐVT : %) Bình quân Tỉnh/thành phố 2013 2012 2011 2010 2009 An Giang 15,12 40,48 41,54 39,13 43,81 36,01 Cà Mau 17,95 25,84 62,07 43,48 39,29 37,72 Cần Thơ 23,88 31,25 46,81 49,02 54,12 41,01 Kiên Giang 43,37 12,50 44,44 24,56 35,09 31.99 (Nguồn: Dữ liệu tỉnh qua các năm của PCI)  So sánh Kiên Giang với các tỉnh trong vùng về tỷ lệ số “DN đã sử dụng dịch vụ xúc tiến thương mại”: Với xu hướng phát triển của nền kinh tế, các tỉnh đang thể hiện rằng các DN của họ dần đáp ứng nhu cầu hơn khi tỷ lệ DN đã sử dụng dịch vụ xúc tiến thương mại đang ngày một tăng lên và bỏ xa Kiên Giang. Những năm qua tình hình kinh tế rất khó khăn, có rất nhiều DN đã phá sản. Điều này giúp ta nhìn nhận dễ hiểu hơn khi kết quả của chỉ tiêu này ở Kiên Giang lại khá thấp và thay đổi chậm. Chỉ tiêu này Kiên giang lại có phần giảm sút và thua xa các tỉnh trong năm 2009 – 2012, đến năm 2013 DN đã sử dụng dịch vụ xúc tiến thương mại các tỉnh giãm sút lớn thì tỉnh Kiên Giang tỷ lệ sử dụng dịch vụ này tăng cao đáng kể so với các tỉnh. Kết luận: Theo như kết quả thu được cũng như đã phân tích ở trên, ta thấy rằng Kiên Giang mức độ DN sử dụng dịch vụ xúc tiến thương mại rất thấp và thua xa so với 70 3 tỉnh còn lại. Đây là chỉ tiêu mà Kiên Giang rất cần phải thay đổi để các DN có thể cạnh tranh được. Các DN ở Kiên Giang chưa nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động xúc tiến thương mại bởi đây là cánh cửa thông tin đưa sản phẩm đến với khách hàng nhanh và sớm nhất, tạo ấn tượng về sản phẩm cũng như hình ảnh của DN tới khách hàng. Thực trạng áp dụng loại hình dịch vụ này thấp của các DN trong tỉnh đang diễn ra phần lớn là do: + Các hoạt động xúc tiến thương mại đã chưa áp dụng đúng cách, khiến cho việc sử dụng của họ mang lại kết quả không cao so với chi phí bỏ ra. + Hoặc có số chỉ tham gia hoạt động hội chợ triển lãm hàng năm… + Hoạt động xúc tiến thương mại còn mang tính chất nhỏ lẻ. + Chưa có sự kết nối đến các hiệp hội giúp cho DN giao lưu và phát triển quan hệ, phát triển kinh doanh. (7) Chỉ tiêu “Doanh nghiệp đã sử dụng các dịch vụ liên quan đến công nghệ” Bảng 2.24: Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ liên quan đến công nghệ từ năm 2009-2013. Tỉnh/thành phố 2013 2012 2011 2010 (ĐVT : %) 2009 Bình quân An Giang 21,69 39,76 36,51 38,24 52,83 37,80 Cà Mau 15,38 29,55 62,35 50,00 38,27 39,11 Cần Thơ 30,14 32,29 48,94 56,44 62,77 46,11 Kiên Giang 45,88 15,85 34,92 43,10 42,98 36,54 (Nguồn: Dữ liệu tỉnh qua các năm của PCI)  So sánh Kiên Giang với các tỉnh trong vùng về tỷ lệ số “DN đã sử dụng dịch vụ liên quan đến công nghệ”: tỷ lệ trung bình qua các năm cho thấy doanh nghiệp Kiên Giang sử dụng dịch vụ này thấp nhất các tỉnh trong, thấp nhất là năm 2012 tỷ lệ sử dụng chỉ đạt tỷ lệ 15,85%, Tuy nhiên vào năm 2013, tỷ lệ chỉ số này các tỉnh giảm sút đáng kể thì Kiên Giang lại tăng cao từ 15,85% lên 45,85%, cao hơn cả Cầ Thơ. Điều này cho ta thấy các DN ở Kiên Giang đang đi ngược với quy luật khi mà thời buổi áp dụng phát triển công nghệ càng cao thì họ lại ngày càng giảm sử dụng dịch vụ này xuống. Các dịch vụ liên quan tới công nghệ là loại dịch vụ mà giúp DN nhanh chóng áp dụng được công nghệ 71 với chi phí thấp nhất và nhanh nhất. Tuy nhiên doanh nghiệp Kiên giang cũng đang điều chỉnh tìm các biện pháp thích hợp để gia tăng chỉ tiêu này. Kết luận: chúng ta thấy rằng tuy chỉ tiêu này ở Kiên Giang là khá thấp so với tỉnh tương đồng và tỉnh lân cận cũng như trung vị cả nước. Từ đó, ta có thể thấy rằng dịch vụ công nghệ có vai trò to lớn thế nào trong sự thành bại của DN. Một sản phẩm lạc hậu hay không theo đúng thời đại, công nghệ cũ kỹ với chi phí quá cao thì không thể tồn tại trong thời kỳ hiện nay được. Việc áp dụng công nghệ liên quan tới sự tồn vong của DN chứ không chỉ dừng lại ở mức phát triển thôi. Vì vậy, chính quyền cần có biện pháp giúp các DN nhận thức được điều này từ chính việc chính quyền áp dụng nó. (8). Chỉ tiêu “Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp tư nhân cho dịch vụ tìm kiếm thông tin thị trường” Bảng 2.25: Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp tư nhân cho dịch vụ tìm kiếm thông tin kinh doanh từ năm 2009-2013. (ĐVT : %) Bình quân Tỉnh/thành phố 2013 2012 2011 2010 2009 An Giang 41,18 50,00 24,32 46,67 34,33 39,30 Cà Mau 35,25 15,91 20,37 41,03 41,54 30,82 Cần Thơ 44,83 32,26 63,33 52,70 48,61 48,34 Kiên Giang 39,47 56,67 32,00 45,45 34,43 41,60 (Nguồn: Dữ liệu tỉnh qua các năm của PCI)  “Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp tư nhân cho dịch vụ tìm kiếm TTKD trên”, ta so sánh chỉ tiêu này giữa Kiên Giang với các tỉnh trong vùng: Tỷ lệ DN ở Kiên Giang sử dụng nhà cung cấp tư nhân cho dịch vụ tìm kiếm thông tin kinh doanh cao hơn so với An Giang và Cà Mau qua các năm. Điều này thể hiện các DN ở Kiên Giang đã có chú trọng đến dịch vụ do khu vực tư nhân cung cấp. Tuy mức sử dụng này vẫn chưa cao (chỉ năm 2012 là vượt trội 56,67%) nhưng đây cũng là dấu hiệu tốt thể hiện chỗ đứng của tư nhân cũng như cơ hội cho họ khẳng định chất lượng của mình.  “Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp tư nhân cho dịch vụ tìm kiếm TTKD trên”, ta so sánh chỉ tiêu này giữa Kiên Giang với Cần Thơ: Cần Thơ có phần vượt trội hơn Kiên Giang với lợi thế là trung tâm thành phố lớn. Đây là điều tốt, là dấu hiệu cho thấy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân trong lĩnh vực cung cấp thông tin kinh 72 doanh ở Kiên Giang và Cần Thơ trong thời gian tới nếu họ thực sự cung cấp dịch vụ chất lượng. Kết luận: Mặc dù có kết quả của chỉ tiêu này của Kiên Giang có cao hơn Cà Mau và An Giang, nhưng sự chênh lệch này là không cao và thấp hơn Cần Thơ. Vì thế tỉnh cần phải chú trọng các biện pháp giúp tăng điểm chỉ tiêu này lên, tức là tạo điều kiện hơn cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Từ thực tiễn trên đặt cho ta câu hỏi là tại sao ở Kiên Giang chỉ tiêu này lại vẫn ở mức điểm số thấp như vậy, nguyên nhân có thể được lý giải như sau: DN không biết tư nhân có thể cung cấp dịch vụ này; DN có ý nghĩ thông tin được cung cấp từ cơ quan chính quyền mới thực sự chính xác; có ít nhà cung cấp để DN lựa chọn. (9). Chỉ tiêu “Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân cho dịch vụ tư vấn về thông tin pháp luật” Bảng 2.26: Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân cho dịch vụ tư vấn về thông tin pháp luật từ năm 2009-2013. Tỉnh/thành phố 2013 2012 2011 2010 (ĐVT : %) 2009 Bình quân An Giang 25,00 46,88 14,29 11,76 12,73 22,13 Cà Mau 20,00 18,42 20,37 17,86 26,92 25,14 Cần Thơ 12,50 18,75 34,78 2,04 23,21 18,25 Kiên Giang 26,19 23,81 14,29 14,29 13,13 18,34 (Nguồn: Dữ liệu tỉnh qua các năm của PCI)  So sánh Kiên Giang với các tỉnh trong vùng về số “DN đã sử dụng nhà cung cấp tư nhân cho DVTVTT pháp luật”: Chỉ số này của các tỉnh đạt tỷ lệ rất thấp, Tỷ lệ DN ở Kiên Giang đã sử dụng nhà cung cấp tư nhân cho dịch vụ tư vấn thông tin pháp luật là thấp hơn An Giang và Cà Mau qua các năm. Điều này thể hiện các DN ở Kiên giang đã ít chú trọng đến dịch vụ do khu vực tư nhân cung cấp. Kết luận: Tuy đã có sự tăng lên đáng kể trong năm 2012, 2013 ở Kiên Giang về chỉ tiêu này nhưng con số đạt được thực sự còn rất thấp. Thực tế này cho ta thấy rằng: DN chưa tin tưởng vào dịch vụ của nhà cung cấp tư nhân về pháp luật; nếu phải trả chi phí cho tư vấn pháp luật, thì doanh nghiệp thay vào đó họ sẽ muốn trả chi phí đó cho đơn vị nhà nước nhằm xây dựng mối quan hệ. 73 (10). Chỉ tiêu “Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân cho dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh doanh” Bảng 2.27: Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân cho dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh doanh từ năm 2009-2013. (ĐVT : %) Tỉnh/thành phố 2013 2012 2011 2010 2009 Bình quân An Giang 45,00 51,61 46,43 61,29 40,00 48,86 Cà Mau 33,33 39,29 21,57 62,96 36,59 38,74 Cần Thơ 58,62 25,71 60,00 62,26 46,03 50,52 Kiên Giang 45,71 45,45 45,00 57,89 40,00 46,81 (Nguồn: Dữ liệu tỉnh qua các năm của PCI)  So sánh Kiên giang với các tỉnh trong vùng về tỷ lệ số “DN đã sử dụng nhà cung cấp tư nhân cho dịch vụ tìm kiếm đối tác kinh doanh”: Tỷ lệ DN ở Kiên Giang đã sử dụng nhà cung cấp tư nhân cho dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh doanh là cao hơn so với Cà Mau nhưng thấp hơn Cần Thơ và An Giang qua các năm. Như vậy, ở Kiên giang nhà cung cấp tư nhân trong lĩnh vực này tuy còn yếu nhưng đã có chỗ đứng và có cơ hội cho họ phát triển cũng như khẳng định bản thân mình thông qua chất lượng. Hơn nữa, ta thấy rằng trong những năm qua kết quả của chỉ tiêu này ở Kiên Giang luôn giữ mức. Đây là dấu hiệu thể hiện được rằng các DN ở Kiên Giang vững tin vào dịch vụ do tư nhân cung cấp và cũng là dấu hiệu thể hiện sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Kết luận: Mặc dù điểm của Kiên giang về chỉ tiêu này có phần khả quan, bằng tương đương và thấp hơn An Giang, Cần Thơ và cao hơn so với Cà Mau cũng như trung vị cả nước, nhưng Kiên Giang nên cố gắng duy trì tốt trạng thái này và tiếp tục cải thiện hơn nữa để thúc đẩy sự gia tăng của chỉ số. (11). Chỉ tiêu “Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân cho dịch vụ xúc tiến thương mại” Bảng 2.28: Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân cho dịch vụ xúc tiến thương mại từ năm 2009-2013. (ĐVT : %) Tỉnh/thành phố 2013 2012 2011 2010 2009 Bình quân An Giang 7,69 44,12 7,41 18,52 8,70 17,30 Cà Mau 14,29 30,43 11,11 15,00 18,18 17,80 Cần Thơ 25,00 6,67 27,27 18,00 23,91 20,17 Kiên Giang 25,00 20,00 14,29 21,43 12,50 18,64 (Nguồn: Dữ liệu tỉnh qua các năm của PCI) 74  So sánh Kiên Giang với các tỉnh trong vùng về tỷ lệ số “DN đã sử dụng nhà cung cấp tư nhân cho dịch vụ xúc tiến thương mại”: Quả bảng trên cho thấy DN các tỉnh đã sử dụng dịch vụ xúc tiến thương mại là rất ít, tỷ lệ đạt không cao lắm, tuy nhiên so với các tỉnh thì Kiên Giang là cao hơn so với An Giang và Cà mau và luôn tăng đều qua các năm. Kết luận: Kiên Giang đã có kết quả sử dụng dịch vụ xúc tiến thương mại do tư nhân cung cấp khá ấn tượng so với 2 tỉnh An Giang và Cà mau và cũng đạt được mức cao hơn so với trung vị cả nước qua các năm. Tuy nhiên, ở chỉ tiêu này Kiên Giang đang nằm với tỷ lệ vẫn thấp. Kết quả này có thể đứng trên góc nhìn của DN được các DN lý giải rằng họ không biết ở Kiên Giang có nhà cung cấp dạng này, hoặc một số lại cho thấy cảm nhận của họ nghĩ các DN tư nhân không đủ tiềm lực để cung ứng dịch vụ này một cách hiệu quả… Một lần nữa chính quyền cần thực hiện để phổ biến sự tồn tại của các lĩnh vực này của tư nhân. (12). Chỉ tiêu “Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân cho các dịch vụ liên quan đến công nghệ” Bảng 2.29: Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân cho các dịch vụ liên quan đến công nghệ từ năm 2009-2013. (ĐVT : %) Tỉnh/thành phố 2013 2012 2011 2010 2009 Bình quân An Giang 50,00 39,39 26,09 42,31 30,36 37,63 Cà Mau 33,33 34,62 22,64 54,55 38,71 36,77 Cần Thơ 72,73 32,26 51,1 57,89 44,07 51,60 Kiên Giang 41,03 38,46 45,45 64,00 36,73 45,13 (Nguồn: Dữ liệu tỉnh qua các năm của PCI)  So sánh Kiên Giang với với các tỉnh trong vùng về tỷ lệ số “DN đã sử dụng nhà cung cấp tư nhân cho dịch vụ liên quan đến công nghệ”: Vào năm 2009 Kiên Giang có tỷ lệ số DN đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân cho dịch vụ liên quan đến công nghệ đạt 36,73%, cao hơn An Giang khoảng 6% và thấp hơn Cà Mau khoảng 2%. Bước đến năm 2013, chỉ tiêu này của An Giang đã tăng lên đến 50% và Kiên Giang vẫn giữ mức tăng lên đạt 41,03%, Cà Mau có phần giảm sút nhưng Cần Thơ năm 2013 lại phát triển vượt bậc so với các năm đạt 72,73%. Các tỉnh trong vùng đang dần có nhiều DN tin dùng dịch vụ do tư nhân cung cấp. Điều đó khẳng định sự 75 có mặt của tư nhân ngày càng có tầm ảnh hưởng trong sự phát triển kinh tế. Năm 2013, tình hình có thay đổi tích cực trong dó có Kiên Giang. Kết luận: Đây là chỉ tiêu mà Kiên Giang đã thực hiện khá tốt, tỷ lệ doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp tư nhân cho dịch vụ liên quan đến công nghệ cao hơn An Giang và Cà Mau, tuy nhiên vẩn thấp hơn Cần Thơ – Thành phố có nhiều lợi thế phát triển các dịch vụ tư nhân. Kiên giang nên cố gắng tiếp tục giúp DN biết đến các loại hình dịch vụ này của khu vực tư nhân và tạo ra sự cạnh tranh công bằng để cho tư nhân có môi trường để phát triển. Bởi lẽ hiện nay, sự tồn tại của quá nhiều nhà cung cấp trong cùng lĩnh vực đã khiến cho thị trường tồn tại sự cạnh tranh rất cao, DN khối dân doanh luôn cố gắng tự phát triển mình, cập nhật nhanh nhất sự phát triển của khoa học công nghệ để phát triển. Đây là điều mà phần lớn các DNNN cũng như các nhà cung cấp dịch vụ trong khu vực nhà nước vẫn chưa làm được. Sử dụng các dịch vụ này do tư nhân cung cấp chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao hơn mặc dù chi phí có thể cao hơn do không có sự hỗ trợ của nhà nước. (13). Chỉ tiêu “Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân trên cho dịch vụ tìm kiếm thông tin kinh doanh” Bảng 2.30: Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân trên cho dịch vụ tìm kiếm thông tin kinh doanh từ năm 2009-2013. (ĐVT : %) Bình quân Tỉnh/thành phố 2013 2012 2011 2010 2009 An Giang 70,59 22,12 46,00 40,54 14,18 38,68 Cà Mau 64,71 21,55 68,06 33,63 14,67 40,52 Cần Thơ 58,62 19,17 57,14 44,31 14,89 38,82 Kiên Giang 63,16 22,94 34,88 33,02 9,21 32,64 (Nguồn : Dữ liệu tỉnh qua các năm của PCI)  Số “DN tiếp tục sử dụng nhà cung cấp tư nhân trên cho dịch vụ tìm kiếm thông tin kinh doanh”, ta so sánh chỉ tiêu này giữa Kiên Giang với các tỉnh trong vùng: Năm 2009 Kiên Giang có xuất phát điểm rất thấp về chỉ tiêu này (chỉ đạt 9,21%), tuy nhiên với sự phát triển đều qua các năm thì đến năm 2013 đã đạt tỷ lệ 63,16%. So với các tỉnh trong vùng thì Kiên Giang đạt tỷ lệ thấp nhất so với các tỉnh. Mặc dù tỷ lệ DN sử dụng dịch vụ tìm kiếm thông tin kinh doanh cũng như tỷ lệ số DN đã sử dụng dịch vụ do tư nhân cung cấp có tăng đều nhưng kết quả số DN có ý định tiếp tục sử dụng nhà 76 cung cấp dịch vụ tư nhân này ở Kiên Giang lại không cao hơn so với các tỉnh. Điều đó cho thấy chất lượng dịch vụ của khu vực tư nhân cung cấp trong lĩnh vực này ngày càng được cải thiện và nhưng chưa được DN tin tưởng. Kết luận: Qua kết quả phân tích cho thấy chất lượng dịch vụ của khu vực tư nhân cung cấp trong lĩnh vực này ở Kiên Giang tuy đang ngày một tốt hơn nhưng vẫn chưa cao và cần được cải thiện để phát triển. Bên cạnh đó, kết quả thấp này cũng có thể là do các DN chưa sử dụng dịch vụ này hoặc họ thấy rằng sử dụng dịch vụ này là lãng phí tiền bạc so với sử dụng dịch do nhà nước cung cấp. (14). Chỉ tiêu “Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân trên cho dịch vụ tư vấn về thông tin pháp luật” Bảng 2.31: Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân trên cho dịch vụ tư vấn về thông tin pháp luật từ năm 2009-2013. Tỉnh/thành phố 2013 2012 2011 2010 (ĐVT : %) 2009 Bình quân An Giang 66,67 20,20 27,45 27,03 12,77 30,82 Cà Mau 55,00 9,65 52,11 21,24 12,00 30,00 Cần Thơ 90,63 17,07 43,86 35,33 14,89 40,35 Kiên Giang 42,86 17,76 24,00 30,19 9,21 24,80 (Nguồn: Dữ liệu tỉnh qua các năm của PCI)  Tỷ lệ số “DN có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân trên cho DVTVTT pháp luật”, so sánh chỉ tiêu này giữa Kiên Giang với các tỉnh trong vùng: Tỷ lệ DN ở Kiên Giang có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp tư nhân trên cho dịch vụ tư vấn thông tin pháp luật là thấp nhất so với các tỉnh trong vùng. Điều này cho thấy Kiên Giang có chất lượng dịch vụ tư vấn thông tin về pháp luật do tư nhân cung cấp là không đảm bảo, được thể hiện thông qua tỷ lệ số DN quyết định tiếp tục sử dụng loại hình dịch vụ do nhà cung cấp tư nhân cung cấp là rất thấp. Kết luận: Tỷ lệ DN ở Kiên Giang sử dụng dịch vụ tư vấn thông tin về pháp luật thấp hơn so với 3 tỉnh còn lại và số lượng các DN đã sử dụng nhà cung cấp tư nhân cho dịch vụ này cũng như ý định của họ vẫn muốn tiếp tục sử dụng dịch vụ này cũng thấp hơn so với 3 tỉnh kia. Điều này cho thấy rằng ở Kiên Giang phần lớn số DN chưa chú trọng tới loại hình dịch vụ này và chất lượng của loại hình dịch vụ này ở địa phương cũng còn yếu. Vì vậy, Kiên Giang nên thực hiện phổ biến các thông tin về kết 77 quả phân tích này cho các DN biết thông qua các kênh để họ biết về loại hình dịch vụ này cũng như khẳng định chất lượng của dịch vụ do tư nhân cung cấp. (15). Chỉ tiêu “Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân trên cho dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh doanh” Bảng 2.32: Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân trên cho dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh doanh từ năm 2009-2013. (ĐVT : %) Tỉnh/thành phố 2013 2012 2011 2010 2009 Bình quân An Giang 70,00 17,48 22,58 26,13 9,22 29,08 Cà Mau 46,67 18,42 31,88 23,89 9,33 26,03 Cần Thơ 72,41 22,13 38,60 39,52 12,06 36,94 Kiên Giang 51,43 6,42 33,33 21,70 8,55 24,28 (Nguồn: Dữ liệu tỉnh qua các năm của PCI)  Tỷ lệ số “DN có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp tư nhân cho DVTKĐTKD”, so sánh chỉ tiêu này giữa Kiên Giang với các tỉnh trong vùng: xuất phát điểm của chỉ tiêu này của các tỉnh trong vùng là khá thấp, năm 2009 cao nhất là Cần Thơ chỉ đạt 12,06%, thấp nhất là Kiên Giang 8,55%. Năm 2010, 2011 tỷ lệ doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp tư nhân cho DVTKĐTKD có tăng cao nhưng đến năm 2011 tỷ lệ chỉ tiêu này giãm đều ở các tỉnh trong đó Kiên Giang chỉ đạt 6,42%, thấp nhất so với các tỉnh qua các năm. Năm 2013, Các tỉnh có tỷ lệ tăng trưởng khá cao dẫn đầu là Cần Thơ và An Giang đạt tỷ lệ trên 70%, Kiên Giang và Cà Mau tuy đạt tỷ lệ thấp hơn nhưng cũng thể hiện sự vượt trội. Kết luận: Kiên Giang đã có nhiều cố gắng thực hiện chỉ tiêu này trong thời gian qua, tuy nhiên tỷ lệ không ổn định qua các năm và vẫn còn đạt thấp so các tỉnh trong vùng. Điều này cho thấy chất lượng dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh doanh do khu vực tư nhân cung cấp trong địa bàn tỉnh còn yếu chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh. Vì vậy tỉnh cần phải có biện pháp để gia tăng chỉ tiêu này lên. Hiện nay, các DN ở Kiên Giang vẫn đang chưa có ý định sử dụng dịch vụ này do tư nhân cung cấp thường là do những nguyên nhân như sau: Vài DN cảm thấy nhà cung cấp dịch vụ tư nhân không chuyên nghiệp; những tư vấn của nhà cung cấp dịch vụ tư nhân chưa giúp ích gì cho họ; những thương vụ nhờ dịch vụ của nhà cung cấp tư nhân chưa thành công. 78 (16). Chỉ tiêu “Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân trên cho dịch vụ xúc tiến thương mại” Bảng 2.33: Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân trên cho dịch vụ xúc tiến thương mại từ năm 2009-2013. (ĐVT : %) Tỉnh/thành phố 2013 2012 2011 2010 2009 Bình quân An Giang 30,77 7,48 8,75 12,61 4,26 12,77 Cà Mau 57,14 9,32 17,31 9,73 8,00 20,30 Cần Thơ 56,25 12,70 19,28 22,16 9,93 24,06 Kiên Giang 44,44 3,54 6,82 14,15 7,89 18,33 (Nguồn: Dữ liệu tỉnh qua các năm của PCI)  Tỷ lệ số “DN có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp tư nhân trên cho DVXTTM”, so sánh chỉ tiêu này giữa Kiên Giang với các tỉnh trong vùng: Xuất phát điểm năm 2009 chỉ tiêu này của các tỉnh trong vùng là rất thấp, trong đó thấp nhất là An Giang với tỷ lệ 4,26% và Kiên Giang 7,89%, cao nhất là Cần thơ 9,93%. Qua các năm từ 2010 đến năm 2012 chỉ tiêu này tăng lên không đáng kể, đặc biệt là Kiên Giang năm 2012 chỉ đạt tỷ lệ 3,54%. Như vậy, điều đó cho thấy Kiên Giang có chất lượng dịch vụ xúc tiến thương mại do tư nhân cung cấp khá thấp nên doanh nghiệp không tiếp tục sử dụng nhà cung cấp tư nhân trên cho DVXTTM . Kết luận: Kiên Giang với mức độ sử dụng dịch vụ tư nhân trong lĩnh vực khá thấp và mức tiếp tục sử dụng vẫn ở mức thấp (44,44% là cao nhất vào năm 2013). Điều này cho thấy cả DN và chính quyền tỉnh cần có biện pháp để tăng chất lượng dịch vụ của mình cũng như tạo môi trường bình cạnh tranh giữa DN khối tư nhân và của nhà nước. Bởi một trong những lý do khiến DN ít sử dụng dịch vụ do tư nhân cung cấp đó là chi phí phải trả cho dịch vụ là quá cao, hoặc là không có dịch vụ do tư nhân cung cấp ở lỉnh vực này hoặc là họ chưa hài lòng về kết quả mà dịch vụ mang lại so với chi phí họ đã bỏ ra. 79 (17). Chỉ tiêu “Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân trên cho các dịch vụ liên quan đến công nghệ” Bảng 2.34: Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân trên cho các dịch vụ liên quan đến công nghệ từ năm 2009-2013. (ĐVT : %) Tỉnh/thành phố 2013 2012 2011 2010 2009 Bình quân An Giang 50,00 9,52 30,00 18,92 7,80 23,24 Cà Mau 41,67 9,48 23,61 17,70 6,0 19,69 Cần Thơ 50,00 13,71 23,73 25,75 14,18 21,87 Kiên Giang 20,51 4,50 23,40 21,70 9,21 15,86 (Nguồn : Dữ liệu tỉnh qua các năm của PCI)  Tỷ lệ số “DN có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp tư nhân cho DVLQCN”, so sánh chỉ tiêu này giữa Kiên Giang với các tỉnh trong vùng: Đây là một chỉ tiêu mà các tỉnh trong vùng có xu hướng thay đổi giống nhau theo thời gian. Kiên Giang đã có xuất phát điểm từ năm 2009 cao hơn An Giang và Cà Mau nhưng thấp hơn Cần Thơ. Đến năm 2010 và 2011 tỷ lệ DN có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp tư nhân cho DVLQCN của Kiên Giang giữ vững đà tăng theo các tỉnh, tuy nhiên đến năm 2012, 2013 các tỉnh còn lại có xu hướng tăng cao thì Kiên Giang tỷ lệ này giãm rỏ rệt, thấp nhất so với 03 tỉnh và thấp hơn trung vị cả nước. Như vậy, điều đó cho thấy Kiên Giang có chất lượng dịch vụ liên quan đến công nghệ do tư nhân cung cấp không đãm bảo như các tỉnh trong vùng nên DN ở Kiên Giang tiếp tục sử dụng dịch vụ này đạt tỷ lệ rất thấp. Kết luận: Kiên Giang đang phát triển dần dịch vụ này và khu vực tư nhân đang dần thể hiện mình khi số DN đã sử dụng dịch vụ ngày một tăng và họ vẫn có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ do tư nhân cung cấp mặc dù tỷ lệ còn thấp. Điều này cho thấy rằng các DN cung cấp dịch vụ nên hoàn thiện và luôn đảm bảo chất lượng để xây dựng hình ảnh của mình. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ từ chính quyền là điều không thể thiếu, đây lại là lĩnh vực về công nghệ. Vì thế, chính quyền nên có biện pháp để tạo môi trường cho khu vực tư nhân phát triển. 80 2.4 Đánh giá dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Kiên Giang từ kết quả khảo sát của Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Kiên Giang: Nhằm duy trì và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang giao cho Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Kiên Giang (Trung tâm) chủ trì phối hợp với các sở, ban ngành, huyện, thị, thành phố trong tỉnh tiến hành khảo sát lấy ý kiến các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Nội dung đánh về công tác cải cách hành chính tại các cơ quan hành chính trong toàn tỉnh Kiên Giang và đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với cơ quan hành chính nhà nước trong giải quyết thủ tục hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tỉnh Kiên Giang. Một điều cũng cần lưu ý về kết quả chỉ số PCI của Kiên Giang là: ngoài kết quả công bố chỉ số PCI của VCCI. Từ năm 2009 đến nay, Ủy Ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang giao cho Trung tâm tiến hành triển khai thực hiện kế hoạch “khảo sát lấy ý kiến các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong cải cách hành chính”. Hàng năm, UBND tỉnh Kiên Giang có tiến hành tổng kết, chấm điểm và xếp hạng từng sở/ngành, huyện/thị/thành phố, khen thưởng những đơn vị đạt thứ hàng cao đồng thời phê bình rút kinh nghiệm những địa phương đơn vị bị đánh giá thấp…Điều này thể hiện sự quyết tâm của lãnh đạo tỉnh trong việc cải cách thủ tục hành chính và cũng chính điều đó đã có tác động lan tỏa tích cực đến cảm nhận đánh giá của doanh nghiệp đối với chính quyền tỉnh. Mục đích của việc khảo sát này, lãnh đạo tỉnh Kiên Giang mong muốn lắng nghe ý kiến của công đồng doanh nghiệp đánh giá chất lượng điều hành của từng địa phương, từng sở ngành để kịp thời điều chỉnh trong công tác cải cách hành chính cũng như lắng nghe những phản hồi từ phía doanh nghiệp về những thuận lợi, khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình SXKD, trong chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cũng như các dịch vụ hỗ trợ hiện có của địa phương. Kết quả PCI của VCCI chỉ đánh giá chung toàn tỉnh, kết quả khảo sát của Trung tâm là kết quả khảo sát trực tiếp đến các doanh nghiệp ở từng huyện/thị thành phố để lắng nghe những cảm nhận, những đánh giá của doanh nghiệp đối với từng sở/ngành, từng huyện/thị/thành phố. Nội dung khảo sát gồm: Đối với sở, ngành cấp tỉnh (19 sở, ngành): 09 tiêu chí khảo sát được doanh nghiệp, hộ kinh doanh tại 15 huyện, thị xã, thành phố đánh giá là: (1) Việc triển khai thực hiện cơ chế một cửa; (2) Mức độ hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện các thủ tục hành 81 chính; (3) Mức dộ cung cấp các văn bản pháp luật; (4) Việc cung cấp thông tin...;(5) Tình hình công khai thủ tục hành chính; (6) Mức độ giải quyết thủ tục; (7) Tính tiên phong năng động của ãnh đạo; (8) Tinh thần làm việc...; (9) Tiến trình cải cách thủ tục. Đối với các huyện, thị xã, thành phố: Có 04 tiêu chí khảo sát được doanh nghiệp, hộ kinh doanh tại 15 huyện, thị xã, thành phố đánh giá là: (1) Mức độ giải quyết hồ sơ; (2) Khả năng cung cấp thông tin; (3) Sự hướng dẫn hỗ trợ thực hiện các thủ tục; (4) Tinh thần làm việc của công chức. Đối với việc phân tích môi trường kinh doanh và cải cách thủ tục hành chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Kiên Giang có 09 tiêu chí được khảo sát với 47 câu hỏi tại 15 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Kiên Giang với nội dung giống như các chỉ tiêu khảo sát năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của VCCI. Trong phạm vi của đề tài, tác giả chỉ đi vào phân tích chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp qua 03 năm từ 2011-2013 qua kết quả báo cáo của Trung tâm xúc tiến Đầu tư Thương mại & Du lịch Kiên Giang. Kết quả đánh giá của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang về “dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp” của tỉnh được Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và du lịch công bố từ năm 2011-2013 sẽ là cơ sở dữ liệu cho việc nghiên cứu phân tích này. Phương pháp tiến hành khảo sát lấy ý kiến: Công tác chuẩn bị: Cấp tỉnh do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch là cơ quan chủ trì tham mưu UBND tỉnh, tiến hành chuẩn bị mẫu phiếu điều tra, khảo sát; biểu mẫu báo cáo; tài liệu hướng dẫn để phục vụ cho cuộc điều tra, khảo sát. Đồng thời mở Hội nghị triển khai kế hoạch và hướng dẫn phiếu lấy ý kiến cho các sở ngành có liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Phòng Kinh tế hoặc phòng Công thương thuộc các huyện, thị xã, thành phố. Cấp huyện, thị xã, thành phố: Ủy ban nhân dân trực tiếp chỉ đạo triển khai thực hiện điều tra, khảo sát trên địa bàn thuộc quyền quản lý trên cơ sở Kế hoạch của UBND tỉnh. Lãnh đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm tham gia và cử đại diện các phòng chuyên môn (phòng Kinh tế, phòng Công thương…) tham gia hội nghị do tỉnh tổ chức và tiếp thu hướng dẫn phiếu lấy ý kiến để về chỉ đạo và triển khai thực hiện ở địa phương mình. Lựa chọn các điều tra viên có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu để tiến hành công tác điều tra, khảo sát. 82 Tiến hành điều tra, khảo sát trên địa bàn tỉnh: Mỗi huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tiến hành triển khai phát phiếu điều tra trực tiếp đến 100 doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn quản lý; Ngoài việc điều tra trực tiếp đến 100 doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn, các huyện, thị xã và thành phố còn tiến hành gửi phiếu điều tra trực tiếp đến các doanh nghiệp tư vấn - xây dựng; doanh nghiệp có dự án đang đầu tư hoặc đang xin dự án đóng trên địa bàn của địa phương. (danh sách các doanh nghiệp do Trung tâm phối hợp cùng Sở KH và ĐT và các phòng chuyên môn của huyện, thị xã, thành phố, cung cấp); Trong giai đoạn này: Cấp tỉnh, cấp huyện, thị xã, thành phố, tiến hành thực hiện công tác kiểm tra, giám sát công tác điều tra, khảo sát tại địa bàn. Trung tâm chủ trì tổ chức việc kiểm tra ngẫu nhiên một số doanh nghiệp đã được điều tra viên điều tra, khảo sát tại địa phương, để đảm bảo các thông tin có tính trung thực, khách quan trong công tác điều tra, khảo sát; UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo cơ quan chuyên môn (phòng Kinh tế, phòng Công thương…) làm tham mưu trực tiếp công tác kiểm tra thường xuyên trong quá trình điều tra viên thu thập thông tin. Thu thập, xử lý thông tin điều tra, khảo sát Tất cả UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo phòng chuyên môn tập hợp phiếu điều tra và danh sách doanh nghiệp được điều tra gởi về UBND tỉnh thông qua Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch; Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch có trách nhiệm phối hợp với các sở ngành có liên quan và UBND các địa phương xử lý số liệu qua các phiếu điều tra do cấp huyện, thị xã, thành phố bàn giao. Tiến hành tổng hợp, phân tích điều tra khảo sát và báo cáo UBND tỉnh. Các câu hỏi liên quan đến tiêu chí dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp như sau: Câu hỏi 1: Doanh nghiệp của anh/chị đánh giá thế nào về chất lượng cung cấp thông tin thị trường do các cơ quan/doanh nghiệp của tỉnh cung cấp? Câu hỏi 2: Doanh nghiệp của anh/ chị đánh giá thế nào về chất lượng hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh doanh do các cơ quan/doanh nghiệp của tỉnh cung cấp? Câu hỏi 3: Doanh nghiệp của anh/chị đánh giá thế nào về chất lượng dịch vụ công nghệ và các dịch vụ liên quan đến công nghệ do các cơ quan/doanh nghiệp của tỉnh cung cấp? Câu hỏi 4: Doanh nghiệp của anh/chị đánh giá thế nào về chất lượng dịch vụ hỗ trợ xúc tiến thương mại và triển lãm thương mại do các cơ quan/doanh nghiệp của tỉnh cung cấp? 83 Kết quả thu được qua khảo sát 15 huyện, thị, thành phố trong tỉnh như sau: số lượng và tỷ lệ % doanh nghiệp tham gia đánh giá tại các huyện, thị xã, thành phố: UBND các huyện, thị xã, thành phố tiến hành điều tra, khảo sát trực tiếp đến các doanh nghiệp, hộ kinh doanh ở địa phương mình, với số lượng 100 doanh nghiệp/địa phương, tổng toàn tỉnh là 1.500 phiếu. Kết quả: Qua tổng hợp và phân tích số liệu các huyện, thị xã, thành phố có những mặt nổi trội và được doanh nghiệp đánh giá khá tốt. (Chi tiết: Bảng kết quả khảo sát từ năm 2011-2013 về dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp) Bảng 2.35: Kết quả khảo sát câu hỏi 1 về dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp từ năm 2011-2013. Stt Địa Phương Năm Năm 2013 Kết quả Tốt 1 An Biên 82,35 17,65 88,89 2 An Minh 76,77 23,23 87,91 3 Châu Thành 82,98 4 Giang Thành 5 không tốt Tốt 2012 không tốt Năm (ĐVT : %) 2011 Tốt không tốt 11,11 81,00 100 - 17,02 96,39 22,89 87,13 12,87 78,95 21,05 85,11 10,64 62,37 37,63 Giồng Riềng 99,00 1,00 93,02 3,49 83,84 16,16 6 Gò Quao 96,72 3,28 86,96 3,26 88,57 11,43 7 Hà Tiên 71,60 28,40 64,89 35,11 67,09 32,91 8 Hòn Đất 87,00 13,00 57,58 42,42 87,50 12,50 9 Kiên Hải 98,00 2,00 91,84 8,16 56,00 44,00 10 Kiên Lương 79,13 20,88 97,00 3,00 92,00 8,00 11 Phú Quốc 54,55 45,45 52,78 47,22 51,90 48,10 12 Rạch Giá 79,12 20,88 71,43 28,57 61,04 38,96 13 Tân Hiệp 71,43 28,57 76,92 23.08 60,00 40,00 14 U Minh Thượng 94,52 5,48 63,16 36,84 61,11 38,89 15 Vĩnh Thuận 98,88 1,12 75,00 25,00 18,64 81,36 79,40 16,60 79,51 20,49 70,55 29,45 T/c bình quân 6,59 19,00 (Nguồn: Báo cáo khảo sát cải cách hành chính tỉnh Kiên Giang 2011-2013) Chất lượng cung cấp thông tin thị trường của các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Kiên Giang đều được doanh nghiệp đánh giá cao. Kết quả bình quân đạt tốt chiếm 84 70,55% năm 2011 và tăng 79,40% năm 2013. Kết quả không tốt chiếm 29,45% năm 2011 và 16,60% năm 2013. Tuy nhiên các địa phương có nhu cầu cung cấp thông tin thị trường cao như: Huyện Phú Quốc, Thị xã Hà Tiên và Thành phố Rạch Giá thì mức độ đánh giá không tốt cao hơn. Ví dụ như Phú Quốc năm 2011 có đến 48,10% và năm 2013 có đến 45,45% doanh nghiệp trả lời không tốt, cho thấy mức độ hài lòng của các doanh nghiệp ở lĩnh vực này không cao. Do đó các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ở lĩnh vực cung cấp thông tin thị trường còn quá yếu kém chưa đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp ở những nơi có điều kiện kinh tế phát triển. Bên cạnh đó dịch vụ do nhà nước cung cấp cũng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của doanh nghiệp. Bảng 2.36: Kết quả khảo sát câu hỏi 2 về dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp của Trung tâm xúc tiến Đầu tư –Thương mại và Du lịch tỉnh Kiên Giang qua 03 năm từ 2011 - 2013. (Đơn vị tính : %) Stt Địa Phương Năm Năm 2013 Kết quả Tốt 1 An Biên 82,28 17,72 83,53 2 An Minh 53,54 46,46 95,56 3 Châu Thành 58,14 4 Giang Thành 5 Không tốt Tốt Năm 2012 không tốt Tốt 16,47 77,00 không tốt 23,00 100 - 41,86 72,37 27,63 85,71 14,29 71,08 28,92 88,04 11,96 63,44 36,56 Giồng Riềng 99,00 1,00 94,19 5,81 82,65 17,35 6 Gò Quao 91,94 8,06 94,57 5,43 85,71 14,29 7 Hà Tiên 63,10 36,90 56,18 43,82 57,53 42,47 8 Hòn Đất 90,00 10,00 52,53 47,47 79,25 20,75 9 Kiên Hải 92,00 8,00 90,82 9,18 19,00 81,00 10 Kiên Lương 57,95 42,05 98,00 2,00 90,00 10,00 11 Phú Quốc 38,55 61,45 38,24 61,76 31,94 68,06 12 Rạch Giá 67,95 42,05 70,21 29,79 57,97 42,03 13 Tân Hiệp 61,63 38,37 59,02 49,98 60,53 39,47 14 U Minh Thượng 88,57 11,43 46,67 53,33 56,76 43,24 15 Vĩnh Thuận 90,59 9,41 50,00 50,00 67,86 32,14 73,75 26,91 72,66 27,34 67,69 32,31 T/c bình quân 4,44 2011 (Nguồn: Báo cáo khảo sát cải cách hành chính tỉnh Kiên Giang 2011-2013) 85 Chất lượng dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh doanh được đa số các doanh nghiệp đánh giá tốt. Tuy nhiên cũng giống như câu hỏi 1, Các địa phương có nhu cầu sử dụng dịch vụ này cao thì mức độ không hài lòng của doanh nghiệp càng lớn. Do đó từng địa phương có điều kiên kinh tế phát triển nên khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, bên cạnh đó chính quyền địa phương cũng nên thành lập các đơn vị sự nghiệp kinh doanh và hỗ trợ các dịch vụ này nhằm giúp cho doanh nghiệp mở rộng tìm kiếm đối tác kinh doanh cũng như các dịch vụ hỗ trợ khác. Bảng 2.37: Kết quả khảo sát câu hỏi 3 về dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp của Trung tâm xúc tiến Đầu tư –Thương mại và Du lịch tỉnh Kiên Giang qua 03 năm từ 2011 - 2013. (Đơn vị tính : %) Stt Địa Phương Năm Năm 2013 Kết quả Tốt 1 An Biên 85,71 14,29 88,64 2 An Minh 61,00 39,00 94,44 3 Châu Thành 70,45 4 Giang Thành 5 không tốt Tốt Năm 2012 không tốt Tốt 11,36 83,00 không tốt 17,00 100 - 29,55 73,68 26,32 87,00 13,00 76,47 23,53 91,30 8,70 71,74 28,26 Giồng Riềng 98,00 2,00 96,51 3,49 84,85 15,15 6 Gò Quao 91,94 6,06 95,65 4,35 85,29 14,71 7 Hà Tiên 70,00 30,00 64,04 35,96 64,79 35,21 8 Hòn Đất 92,00 8,00 43,43 56,57 86,79 13,21 9 Kiên Hải 98,00 2,00 91,84 8,16 21,00 79,00 10 Kiên Lương 51,15 48,86 98,00 2,00 73,00 27,00 11 Phú Quốc 53,57 46,43 40,91 59,09 44,29 55,71 12 Rạch Giá 51,14 48,86 70,73 29,27 56,16 43,84 13 Tân Hiệp 74,12 25,88 60,66 39,34 61,76 38,24 14 U Minh Thượng 87,67 12,33 67,86 32,14 72,73 27,27 15 Vĩnh Thuận 81,18 18,82 58,95 41,05 65,45 34,55 76,16 23,70 75,78 24,22 70,52 29,48 T/c bình quân 5,56 2011 (Nguồn: Báo cáo khảo sát cải cách hành chính tỉnh Kiên Giang 2011-2013) 86 Bảng 2.38: Kết quả khảo sát câu hỏi 4 về dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp của Trung tâm xúc tiến Đầu tư –Thương mại và Du lịch tỉnh Kiên Giang qua 03 năm từ 2011 - 2013. (Đơn vị tính : %) Stt Địa Phương Năm Năm 2013 Kết quả Tốt 1 An Biên 85,90 14,10 89,29 2 An Minh 73,00 27,00 95,65 3 Châu Thành 75,56 4 Giang Thành 5 không tốt Tốt Năm 2012 không tốt Tốt 10,71 73,00 không tốt 27,00 100 - 24,44 73,08 26,92 93,59 6,41 77,91 22,09 83,10 16,90 72,53 27,47 Giồng Riềng 99,00 1,00 93,02 6,98 90,00 10,00 6 Gò Quao 87,30 12,70 92,31 7,69 88,24 11,76 7 Hà Tiên 83,33 16,67 58,70 41,30 68,06 31,94 8 Hòn Đất 95,00 5,00 44,90 55,10 90,57 9,43 9 Kiên Hải 97,00 3,00 93,88 6,12 13,68 86,32 10 Kiên Lương 57,95 42,05 97,00 3,00 90,00 10,00 11 Phú Quốc 58,02 41,98 56,72 43,28 60,49 39,51 12 Rạch Giá 57,95 42,05 66,67 33,33 57,14 42,86 13 Tân Hiệp 72,09 27,91 85,71 14,29 82,14 17,86 14 U Minh Thượng 93,42 6,58 64,52 35,48 70,00 30,00 15 Vĩnh Thuận 81,61 18,39 59,57 40,43 61,11 38,89 79,66 20,33 76,94 23,06 74,07 25,96 T/c bình quân 4,35 2011 (Nguồn: Báo cáo khảo sát cải cách hành chính tỉnh Kiên Giang 2011-2013) Qua kết quả trên ta thấy rằng các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đánh giá cao về chất lượng các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp hiện có của tỉnh như chất lượng dịch vụ cung cấp thông tin thị trường, hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh doanh, chất lượng dịch vụ công nghệ - thông tin, hỗ trợ xúc tiến thương mại và triển lãm thương mại. Kết quả khảo sát này các doanh nghiệp đánh giá chung các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh bao gồm của nhà nước cung cấp và doanh nghiệp dân doanh cung cấp. Cho thấy dịch vụ của tỉnh tương đối đáp ứng được một phần nhu cầu của doanh nghiệp cần được hỗ trợ. Tuy nhiên chính quyền tỉnh Kiên giang cần tuyên truyền khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường sử dụng hơn nửa các dịch vụ này nhằm phát triển 87 mở rộng thị trường, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh để doanh nghiệp tỉnh Kiên Giang ngày càng phát triển vững mạnh. 2.5 Đánh giá chung về thực trạng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Kiên Giang: 2.5.1 Những thành tựu đạt được: Qua kết quả phân tích từ thực trạng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp dân doanh tỉnh Kiên Giang thời gian qua dựa trên số liệu PCI của VCCI và Trung Tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Kiên Giang, ta thấy rằng trong những năm qua, tỉnh Kiên Giang đã có nhiều cố gắng trong việc thực thi chính sách điều hành của mình. Trên địa bàn tỉnh, mặc dù phần lớn các doanh nghiệp là DNNVV nhưng số lượng các doanh nghiệp ngày càng tăng lên và ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của các lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong phát triển kinh doanh của mình như xúc tiến thương mại, nắm bắt thông tin, tìm kiếm thông tin kinh doanh cũng như việc nắm bắt được sự phát triển của công nghệ... Đây là những nhân tố chủ chốt mà phần lớn các chuyên gia đều cho rằng nó có vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Mặc khác, tỉnh Kiên Giang luôn phấn đấu hoàn thiện mình thông qua việc chính quyền tỉnh đã định hướng tốt trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát huy tiềm năng và thế mạnh của tỉnh khi hướng đến phát triển du lịch, dịch vụ và công nghiệp ngày càng tăng, phù hợp với xu thế phát triển. Kiên Giang trong những năm qua đã cố gắng trong việc tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp dân doanh hoạt động. Bằng chứng thể hiện qua cái nhìn của doanh nghiệp về môi trường kinh doanh của tỉnh đã khá hơn và vị thế của Kiên Giang đã được tăng lên, nâng cao hơn trong khu vực ĐBSCL cũng như cả nước. Đây chính là nỗ lực lớn mà tỉnh đã làm được nhằm tạo môi trường thúc đẩy sự phát triển của khu vực KTTN. 2.5.2 Những tồn tại hạn chế: Bên cạnh những thành quả đạt được, Kiên Giang những năm qua đã còn những thiếu sót, hạn chế trong điều hành chính sách của mình, cụ thể là qua các hoạt động Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh. Chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp hàng năm còn thấp, nó thể hiện việc cung cấp thông tin thị trường, tư vấn thông tin pháp luật, tìm đối tác kinh doanh, xúc tiến thương mại và hội chợ, công nghệ, kết cấu hạ tầng của tỉnh vẫn chưa đáp ứng sự mong 88 đợi. Hoạt động xúc tiến thương mại chưa triển khai một cách mạnh mẽ, chuyên nghiệp. Việc truyền tải thông tin từ tỉnh đến với DN và người dân vẫn chưa như mong đợi. Môi trường cạnh tranh của tỉnh mặc dù có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa hoàn thiện. 2.5.3 Nguyên nhân khách quan: Các tỉnh tại Việt Nam đã bắt đầu tập trung vào việc cải thiện năng lực cạnh tranh nói chung, và chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, về phía doanh nghiệp, họ cũng chưa có sự chủ động, sự quyết liệt trong việc tiếp cận các thông tin từ các cơ quan hành chính nhà nước. Các doanh nghiệp của tỉnh đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên ít quan tâm đến việc sử dụng các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, ngại tốn kém chi phí nên các doanh nghiệp kinh doanh ở lỉnh vực này cũng gặp nhiều khó khăn trong việc vận động doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của mình. 2.5.4 Nguyên nhân chủ quan: - Hoạt động xúc tiến thương mại chưa triển khai một cách mạnh mẽ, chuyên nghiệp: Chỉ tiêu “Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ xúc tiến thương mại” ở tỉnh năm 2012 có tăng lên nhưng sự gia tăng này là không đáng kể, chứng tỏ việc sử dụng dịch vụ này vẫn chưa đáp ứng được sự mong đợi. Thực tế này diễn ra bởi lẽ các hoạt động xúc tiến thương mại đã chưa được áp dụng đúng cách, khiến cho việc sử dụng của họ mang lại kết quả không cao so với chi phí bỏ ra; hoạt động này phần lớn ở Kiên Giang chưa mang tính chuyên nghiệp; sự kết nối đến các hiệp hội giúp cho DN giao lưu và phát triển quan hệ chưa gắn chặt như mong muốn; nguồn kinh phí để tổ chức cho hoạt động này vẫn chưa có hay quá ít và chi phí tham gia hoạt động này quá cao… - Việc truyền tải thông tin từ tỉnh đến với DN vẫn chưa như mong đợi: Mức độ cập nhật thông tin trên trang web của tỉnh mặc dù có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa kịp thời, chính điều này là trở ngại rất lớn cho doanh nghiệp khi muốn tìm hiểu và nắm bắt thông tin từ tỉnh. Các DN chưa sử dụng các dịch vụ như xúc tiến thương mại, hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh doanh, tư vấn thông tin pháp luật, dịch vụ cung cấp thông tin kinh doanh và dịch vụ liên quan đến công nghệ. Trong khi đó, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đó chính là các DN ở tỉnh mặc dù biết đến dịch vụ này nhưng chi phí quá cao khiến họ không thể dùng tới. Vì vậy, cần phải nâng cao hơn nữa hiệu quả quản 89 lý nhà nước trên địa bàn tỉnh thông qua việc áp dụng hơn nữa các thành tựu về khoa học công nghệ, ứng dụng CNTT vào trong công tác điều hành. - Môi trường cạnh tranh của tỉnh mặc dù có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa hoàn thiện: Tuy nói rằng những năm gần đây có sự tiến triển mạnh của quá trình cổ phần hóa nhưng mà sự phát triển và chi phối của các ngành lớn của DNNN không phải là không còn. Qua thực tiễn phân tích, ta thấy rằng số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công là tư nhân và các doanh nghiệp dân doanh hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp vẩn còn khá thấp. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này chính là lợi nhuận từ hoạt động này không cao, sự quan tâm của các doanh nghiệp tham gia sử dụng dịch vụ chưa nhiều. Trình độ quản lý doanh nghiệp của các giám đốc điều hành doanh nghiệp còn thấp, tư tưởng làm ăn nhỏ lẻ nên chưa thấy tầm quan trọng của việc sử dụng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc liên doanh, liên kết mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng quy mô thị trường của các doanh nghiệp dân doanh tỉnh Kiên Giang còn rất hạn chế. 90 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN DỊCH VỤ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP CỦA TỈNH KIÊN GIANG ĐẾN NĂM 2020 3.1. Các cơ sở đề xuất giải pháp: 3.1.1 Bối cảnh quốc tế và trong nước: 3.1.1.1. Bối cảnh quốc tế: Xu hướng chung là kinh tế thế giới tiếp tục được phục hồi và phát triển, tiến trình thực hiện hội nhập kinh tế thế giới, chúng ta đã là thành viên của các Tổ chức như APEC, AFTA, WTO, điều đó sẽ mang đến thời cơ để các sản phẩm do các DNDD của Việt Nam tham gia thị trường quốc tế, nhưng đó cũng là thách thức chính đối với sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam. Đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải tự vươn lên, đủ sức cạnh tranh không những tại thị trường quốc tế, mà ngay ở thị trường nội địa. Các thành tựu khoa học, công nghệ, kỹ thuật mới không ngừng được phát minh và đưa vào ứng dụng. Đây cũng là yếu tố tác động mang tính hai mặt đối với sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp dân doanh có qui mô nhỏ và vừa. Nếu các doanh nghiệp của chúng ta nắm bắt được các công nghệ tiên tiến, sẽ tăng trưởng nhanh và cạnh tranh cao trong quá trình hội nhập. Ngược lại, nếu để vuột mất các cơ hội thì nền kinh tế của ta sẽ bị tụt hậu và các doanh nghiệp sẽ bị đánh bại ngay trên “sân nhà” của mình. Khủng hoảng năng lượng và tình hình chính trị tại nhiều khu vực trên thế giới diễn biến theo chiều hướng phức tạp, đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế của nhiều nước trên thế giới. 3.1.1.2. Bối cảnh trong nước: Nước ta được thế giới đánh giá có sự ổn định cao về chính trị, kinh tế - xã hội; nền kinh tế thị trường đã bước đầu hình thành và vận hành có hiệu quả, tăng trưởng ổn định nhưng chưa thật sự bền vững. Chủ trương nhất quán của Đảng và Chính phủ trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế cùng phát triển bình đẳng và cam kết tạo điều kiện để phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân, trong đó chú trọng đến mục tiêu phát triển ngày càng nhiều loại hình DNDD. Việt Nam thực hiện các cam kết về AFTA và WTO, các hiệp định song phương và đa phương khác... Đây cũng vừa là cơ hội vừa là thách thức cho DNDD Việt Nam 91 trong quá trình hội nhập với nền kinh tế quốc tế. Năng lực và trình độ sản xuất của nhiều ngành kinh tế đã tăng đáng kể; cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực; chất lượng tăng trưởng trong nhiều ngành, lĩnh vực đã được cải thiện; các doanh nghiệp và toàn thể nền kinh tế đã thích nghi dần với thị trường quốc tế (tập quán thương mại, tác động của thị trường thông tin,...). Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong những năm gần đây đã tăng về số lượng dự án và số vốn đầu tư, trong đó ngày càng có nhiều tập đoàn xuyên quốc gia đã có mặt tại Việt Nam, đây là một trong những yếu tố kích thích phát triển DNDD với vai trò là các nhà cung cấp sản phẩm đầu vào cũng như phân phối sản phẩm đầu ra. 3.1.2 Mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kiên Giang đến năm 2020: Theo quyết định số 1255/QĐ-TTg ngày 26 tháng 07 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang thời kỳ đến năm 2020, nêu rõ mục tiêu và định hướng phát triển của tỉnh Kiên Giang như sau: 3.1.2.1 Mục tiêu phát triển: Mục tiêu tổng quát: Xây dựng Kiên Giang đến năm 2020 có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội đạt mức khá trong Vùng; phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế, văn hóa - xã hội, giáo dục và đào tạo, từng bước cải thiện đời sống của nhân dân; đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tăng cường liên kết phát triển nhất là với các địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tập trung xây dựng vùng kinh tế trọng điểm ven biển Rạch Giá - Hà Tiên trong đó, ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ, du lịch và vận tải biển. Phát triển công nghiệp, nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới; chú trọng công tác an sinh xã hội; tăng cường củng cố quốc phòng an ninh vững mạnh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Mục tiêu cụ thể: - Về phát triển kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13% thời kỳ 2011 - 2015 và 14% thời kỳ 2016 - 2020. GDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 2.500 2.600 USD/người; đến năm 2020 đạt 4.500 - 4.600 USD/người. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ 92 trọng ngành nông nghiệp. Đến năm 2015, cơ cấu các ngành nông nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ là 30% - 32% - 38% GDP; năm 2020 là 20% - 37% - 43%. Kim ngạch xuất khẩu đạt 900 triệu USD vào năm 2015 và đạt 1.300 triệu USD vào năm 2020. Tỷ lệ huy động ngân sách so với GDP đạt 6 - 7% vào năm 2015 và đạt 8 9% vào năm 2020. - Về phát triển xã hội: Tỷ lệ giảm sinh đạt 0,3‰ thời kỳ 2011 - 2015 và giảm 0,25‰ thời kỳ 2016 - 2020. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tương ứng là 11,45‰ vào năm 2015 và 10,4‰ vào năm 2020. Tổng dân số đến năm 2015 là 1.825.000 người; đến năm 2020 là 1.976.400 người. Đạt chuẩn quốc gia phổ cập trung học phổ thông toàn tỉnh vào năm 2018. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm xuống còn 14% năm 2015; 11% năm 2020. Giải quyết việc làm cho 32.000 lao động năm 2015 và 38.000 lao động vào năm 2020, phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 52% năm 2015 và 66,6% vào năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo thời kỳ 2011 - 2015 giảm bình quân hàng năm 1,5 - 1,8% và 1% thời kỳ 2016 - 2020. Tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch đạt 96%, tỷ lệ hộ sử dụng điện 98% vào năm 2015; đến năm 2020 tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch đạt 98,0% và tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 100%. Năm 2015 có trên 25% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới, các xã còn lại đạt 50% trở lên các tiêu chí xã nông thôn mới, xây dựng huyện Tân Hiệp thành huyện nông thôn mới, đến năm 2020 trên 60% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới. - Về bảo vệ môi trường: Đến năm 2015 các khu công nghiệp, khu đô thị xây dựng mới có hệ thống nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn quy định; 95% chất thải rắn thông thường, 100% chất thải nguy hại và chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn, 90% hộ dân có nhà tiêu hợp vệ sinh và chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh. Năm 2020 có 100% khu đô thị, khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường, tỷ lệ thu gom chất thải rắn đạt 100%. Nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 14%. 3.1.2.2 Định hướng phát triển ngành, lĩnh vực: - Phát triển ngành công nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản: Phát triển ngành công nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu thị trường. Về nông nghiệp: Phát triển ngành trồng trọt với cây lúa là cây trồng chủ lực, ổn định diện tích canh tác lúa, hình thành vùng lúa quy mô tập trung, có chất lượng cao; phấn đấu sản lượng lúa năm 2015 đạt 3,5 triệu tấn, năm 2020 đạt 3,7 triệu tấn. Quy 93 hoạch ổn định các vùng trồng mía, khóm, tiêu, rau sạch, hoa, cây cảnh. Phát triển ngành chăn nuôi đại gia súc, nuôi lợn, gia cầm theo hướng mở rộng chăn nuôi công nghiệp tập trung kết hợp với vệ sinh phòng dịch nghiêm ngặt. Về lâm nghiệp: Ổn định diện tích đất lâm nghiệp đến năm 2020 là 85.778 ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt 13,5 - 14%; bảo vệ rừng phát huy các giá trị và chức năng của các hệ sinh thái rừng, duy trì đa dạng sinh học, trong đó tập trung cho rừng quốc gia Phú Quốc và U Minh Thượng. Về Thủy sản: Đầu tư cho chương trình đánh bắt xa bờ, các cảng cá và khu dịch vụ hậu cần nghề cá, tổ chức sắp xếp lại cơ cấu ngành nghề hợp lý. Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng đa dạng hóa, phát triển bền vững. Mở rộng diện tích nuôi tôm theo hướng thâm canh, nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp, nuôi tôm kết hợp trồng lúa. Nhân rộng các hình thức nuôi cá đồng, nghêu, sò, cua, hến biển, cá lồng bè, cá tra, cá cảnh biển. Giai đoạn 2015 - 2020, tổng sản lượng khai thác thủy sản đạt 390.000 - 420.000 tấn, diện tích nuôi trồng thủy sản từ 140.800 - 133.700 ha trong đó, nuôi tôm 88.500 - 75.000 ha. - Phát triển ngành công nghiệp: Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân thời kỳ 2011 - 2015 tăng 14,2% và thời kỳ 2016 - 2020 tăng 16%. Chú trọng thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao; phát triển các ngành, lĩnh vực mà địa phương có lợi thế như: sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến, nông - lâm - thủy sản và hình thành ngành công nghiệp phụ trợ, công nghiệp cơ khí - đóng tàu, công nghiệp sạch, công nghiệp vật liệu mới, công nghiệp phục vụ dịch vụ, năng lượng, công nghiệp chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, mỹ nghệ. Khuyến khích phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp nông thôn; tập trung phát triển nhanh có hiệu quả các khu công nghiệp Thạnh Lộc, Thuận Yên, Xẻo Rô, Kiên Lương, Kiên Lương 2, Tắc Cậu và các cụm công nghiệp trên địa bàn các huyện, thị, thành phố. - Phát triển thương mại và dịch vụ: Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng các ngành dịch vụ giai đoạn 2011 - 2015 đạt 16,2% và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 17%. Phát triển tổng hợp các loại ngành dịch vụ theo hướng đa dạng hóa. Ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có giá trị tăng cao, hình thành các ngành dịch vụ mới. Phát triển mạng lưới phân phối hàng hóa bán lẻ thông qua hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại đáp 94 ứng tốt nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, đổi mới tổ chức và hoạt động của hợp tác xã và mạng lưới đại lý. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xây dựng chợ và trung tâm thương mại. Phấn đấu tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng bình quân 13 - 14%. Đầu tư phát triển một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Tỉnh như lúa gạo, thủy sản, khóm, tiêu, xi măng, tiến tới xuất khẩu một số mặt hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, điện,… Phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; đầu tư xây dựng các khu du lịch trọng điểm của Tỉnh ở Hà Tiên, Kiên Lương, Rạch Giá, U Minh Thượng; trong đó, xây dựng đảo Phú Quốc trở thành trung tâm dịch vụ du lịch, giao thương quốc tế hiện đại, chất lượng cao trong khu vực. Phấn đấu số lượng khách du lịch đạt 6,1 triệu lượt khách năm 2015 và đạt 10 triệu lượt khách vào năm 2020. Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, đồng thời phát triển nhanh hệ thống dịch vụ vận tải đối ngoại. Phát huy lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Tỉnh để phát triển hệ thống giao thông vận tải đường sông, đường biển có hiệu quả cao. Đa dạng các dịch vụ tài chính - ngân hàng trên cơ sở hình thành trung tâm tài chính trên đảo Phú Quốc và thị xã Hà Tiên. Thực hiện các chính sách, biện pháp đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm bảo hiểm, trong đó hình thành các loại hình bảo hiểm sản phẩm hàng hóa nông nghiệp. Nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý Nhà nước đối với thị trường bảo hiểm. - Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật: Giao thông đường bộ: Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu việc nâng cấp hệ thống cầu và đường, các tuyến quốc lộ 80, N1, N2 trong đó, xây mới tuyến quốc lộ 80 từ Lộ Tẻ đến Rạch Sỏi, xây dựng đường hành lang ven biển phía Nam, đường Hồ Chí Minh, tuyến cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu, đường tuần tra biên giới phù hợp với nhu cầu phát triển và nguồn lực từng giai đoạn. Chủ động xem xét việc xây dựng các tuyến tỉnh lộ 963, 28, 11, T2 - T4 - Công Sự - Vĩnh Thuận, Rạch Giá - Tân Hiệp - Thoại Sơn; các tuyến đường trên đảo Phú Quốc. Hoàn thành bê tông, nhựa hóa 100% đường đô thị ở thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên, đô thị đảo Phú Quốc. Phấn đấu đến năm 2015 số xã trong đất liền được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt 100%, đường ấp - liên ấp được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt 60% và năm 2020 đạt 80%. 95 Đường thủy: Nạo vét các tuyến đường thủy nội địa quốc gia và địa phương; chủ động xem xét nâng cấp cảng Hòn Chông và đầu tư xây dựng mới cảng Bãi Nò, cảng nước sâu Nam Du, Kiên Lương, Cảng An Thới, Vịnh Đầm, Dương Đông, Mũi Đất Đỏ, Đẩy nhanh đầu tư cảng hàng không quốc tế Phú Quốc, đầu tư mở rộng sân bay Rạch Giá khi đáp ứng đủ điều kiện quy định. Thủy lợi: Đầu tư thủy lợi theo hướng đa mục tiêu vừa đảm bảo điều tiết nguồn nước, ngăn mặn thoát lũ, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt, các công trình thoát lũ ở vùng Tứ giác Long Xuyên, Tây sông Hậu, ngọt lúa vùng bán đảo Cà Mau, các hồ chứa nước trên các đảo; hoàn thành tuyến đê biển cùng với hệ thống cống để ứng phó với biến đổi khí hậu. Cấp điện, cấp, thoát nước Hệ thống cấp điện: Nghiên cứu đầu tư xây dựng mới nhà máy điện than tại Kiên Lương và Phú Quốc; phát triển điện gió, ngành điện sử dụng năng lượng mặt trời để bổ sung nguồn điện trên các đảo; nghiên cứu xây dựng đường cáp ngầm đưa điện lưới quốc gia từ đất liền ra đảo Phú Quốc. Đầu tư 330 km đường dây 220KV, 111,7 km đường dây 110KV, đầu tư các trạm biến áp, đường dây hạ thế. Hệ thống cấp - thoát nước: Từng bước đầu tư nâng cấp xây mới đồng bộ hệ thống cấp nước sinh hoạt cho các khu đô thị, khu dân cư nông thôn trên địa bàn các huyện, các đảo có đông dân cư, đảm bảo đáp ứng nhu cầu nước cho sản xuất và sinh hoạt như nhà máy cấp nước Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc. Xây dựng đồng bộ hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải, đặc biệt là khu đô thị, khu, cụm công nghiệp. Bưu chính - Viễn thông: Phát triển cơ sở hạ tầng bưu chính - viễn thông theo hướng hiện đại, cung cấp các dịch vụ đa dạng theo chuẩn quốc tế. Xây dựng tuyến cáp quang vượt biển từ Hà Tiên đến Phú Quốc và trên một số tuyến quốc lộ, tỉnh lộ mới; thực hiện ngầm hóa mạng cáp trên địa bàn tỉnh; phấn đấu mật độ điện thoại năm 2015 đạt 102 máy/100 dân và năm 2020 là 132 máy/100 dân. - Khoa học công nghệ và môi trường: Phát triển và nâng cao hiệu quả khoa học công nghệ; nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ cho các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến, dịch vụ và quản lý… Tạo điều kiện cho các đề tài khoa học được triển khai ứng dụng vào thực tiễn. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ tiên tiến nhằm nâng 96 cao chất lượng, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh đối với các sản phẩm chủ lực có lợi thế. Chủ động, tích cực bảo vệ môi trường; tuyên truyền và triển khai có hiệu quả chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường; đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải, nước thải, thoát nước cho các khu, cụm công nghiệp, du lịch, đô thị, dân cư tập trung, bệnh viện, cơ sở chế biến, khai thác tài nguyên…; ngăn ngừa và xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm môi trường; trồng và bảo vệ tốt các loại rừng, môi trường biển, sinh thái. Xây dựng chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu, nhất là tác động của nước biển dâng. Quản lý, sử dụng, khai thác tài nguyên hợp lý, có hiệu quả, đúng pháp luật. - Quốc phòng - an ninh: Phát triển kinh tế - xã hội, kết hợp có hiệu quả với nhiệm vụ bảo vệ quốc phòng - an ninh; phát triển kinh tế - xã hội gắn với xây dựng cơ sở hạ tầng các khu vực, các tuyến phòng thủ, bố trí, sắp xếp ổn định dân cư trên các tuyến biên giới, xây dựng địa bàn trọng điểm, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ vững chắc chủ quyền đất nước. Đấu tranh, làm thất bại âm mưu và hoạt động “Diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch”, bảo vệ vững chắc an ninh nội địa, an ninh biên giới và chủ quyền biển, đảo; Phát triển khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên, Giang Thành. Thực hiện có hiệu quả đề án “Xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị góp phần phát triển kinh tế - xã hội tăng cường quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang”. Thường xuyên bổ sung, hoàn chỉnh kế hoạch sẵn sàng chiến đấu, tăng cường công tác huấn luyện, diễn tập khu vực phòng thủ. Xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh về chính trị, tổ chức. Đẩy mạnh công tác giáo dục kiến thức quốc phòng - an ninh và xây dựng tỉnh thành khu vực phòng thủ vững chắc. 3.1.2.3. Định hướng phát triển theo lãnh thổ - Phát triển các vùng kinh tế: Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế - xã hội, Tỉnh xây dựng quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đảm bảo sử dụng có hiệu quả bền vững, cơ bản ổn định diện tích đất nông nghiệp đặc biệt đất trồng lúa, bố trí hợp lý đất dành cho phát triển các khu cụm công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư và phát triển cơ sở hạ tầng. Phát triển các vùng kinh tế dựa trên tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, tăng cường sự liên kết để cùng phát triển; Vùng Tứ giác Long Xuyên: Phát triển thành trung tâm công nghiệp lớn, dịch vụ du lịch, dịch vụ cảng, sản xuất và chế biến nông thủy sản; Vùng Tây sông Hậu: Phát triển thành vùng nông nghiệp, sản xuất nông sản 97 hàng hóa lớn, gắn với phát triển công nghiệp chế biến, cơ khí, dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn; Vùng U Minh Thượng: Phát triển nông nghiệp kết hợp với nuôi trồng thủy sản, phát triển công nghiệp chế biến, cơ khí, dịch vụ du lịch lịch sử - sinh thái, dịch vụ hậu cần nghề cá; Vùng biển - đảo: Phát triển nuôi trồng, đánh bắt và chế biến hải sản, phát triển công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, dịch vụ vận tải biển, dịch vụ cảng; phát triển đảo Phú Quốc thành trung tâm du lịch sinh thái chất lượng cao, giao thương quốc tế. Thành lập khu kinh tế ven biển Kiên Lương. - Định hướng phát triển không gian đô thị: Phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ đô thị hóa đạt 40%, năm 2020 đạt 45 - 50%; năm 2020 hệ thống đô thị tỉnh Kiên Giang gồm: Đặc khu hành chính kinh tế Phú Quốc trực thuộc Trung ương, thành phố Rạch Giá là đô thị loại II, Hà Tiên là thành phố loại III, huyện Kiên Lương là thị xã, Minh Lương và Thứ Bảy là đô thị loại IV, mở rộng xây dựng mới 22 thị trấn thuộc các huyện lỵ; Điều chỉnh địa giới hành chính: Đến năm 2020 địa giới hành chính tỉnh Kiên Giang được phân thành tỉnh Kiên Giang và đặc khu hành chính kinh tế Phú Quốc. Trong đó, tỉnh Kiên Giang có 13 huyện và thị xã Kiên Lương, thành phố Rạch Giá, Hà Tiên với 189 xã, phường, thị trấn. So với năm 2011 thành lập thêm huyện Thạnh Hưng (chia từ huyện Giồng Riềng), huyện Sóc Xoài (chia từ huyện Hòn Đất), thành lập mới thị xã Kiên Lương, thành phố Hà Tiên, 54 xã, phường, thị trấn. 3.2 Định hướng phát triển doanh nghiệp dân doanh tỉnh Kiên Giang đến năm 2020: 3.2.1 Các thách thức với công tác phát triển DNDD trong thời gian tới: Bên cạnh những thuận lợi, các khó khăn và thách thức đối với phát triển DNDD cũng gặp rất nhiều khó khăn: - Tỉnh Kiên Giang còn thiếu và yếu hệ thống kết cấu hạ tầng (hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước); mặt bằng sản xuất - kinh doanh chật hẹp, nằm xen kẽ trong các khu dân cư, khó cung cấp các tiện ích công cộng và cải thiện môi trường, cải thiện điều kiện sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm; trình độ công nghệ máy móc, thiết bị lạc hậu, năng suất thấp, thiếu đồng bộ, lãng phí nguyên liệu và sản xuất ra sản phẩm có chất lượng thấp. - Mặc dù Chính phủ đã và đang thực hịên nhiều chính sách xã hội, nhưng sự phát triển chênh lệch giữa thành thị và nông thôn đang ngày càng thể hiện rõ nét. Trong khi kinh tế các vùng đô thị tăng trưởng với tốc độ cao thì ở nông thôn, đặc biệt 98 là những vùng thuần nông thôn, vùng thường bị thiên tai lại phát triển rất chậm, đã gây khó khăn cho việc phát triển một số ngành, mối liên kết giữa sản xuất nguyên liệu và chế biến lỏng lẻo, không bền vững. - Hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư chưa đồng bộ, vẫn còn những quy định mang tính phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế. Việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi đầu tư của Nhà nước gặp rất nhiều khó khăn do quy định của Chính phủ chỉ giới hạn trong một số lĩnh vực ngành nghề và địa bàn đầu tư nên phần nào hạn chế khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Chính sách thuế của Nhà nước chưa ổn định làm cho nhà đầu tư chưa yên tâm khi tham gia đầu tư. Thủ tục hành chính còn rườm rà, nhiêu khê, tốn kém thời gian cho nhà đầu tư như thủ tục thu hồi, giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất; thủ tục xin phép xây dựng...làm cho chí phí gia nhập thị trường của doanh nghiệp cao. - Các hoạt động kinh doanh gian lận thương mại như hàng gian, hành giả, hàng kém phẩm chất đã và đang nuôi dưỡng một môi trường kinh doanh gây tổn hại cho thị trường chính thức, xói mòn đạo đức kinh doanh, không khuyến khích các hộ kinh doanh cá thể chính thức hoá hoạt động kinh doanh. - Quy hoạch vừa thừa nhưng lại vừa thiếu; không ít quy hoạch đã lạc hậu, không còn phù hợp với tình hình thực tế đã thay đổi nhưng chưa được điều chỉnh kịp thời; làm cản trở đối với phát triển kinh doanh và gây ra lãng phí không đáng có cho doanh nghiệp. - Tiến trình mở cửa và hội nhập, việc thực hiện các cam kết quốc tế, bên cạnh việc đem lại nhiều thụân lợi quan trọng, nhưng cũng đặt nền kinh tế Việt Nam nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng vào các khó khăn, thách thức do phải cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế và ngay cả ở thị trường nội địa, trong khi chất lượng phát triển của toàn bộ nền kinh tế còn thấp, hiệu quả chưa cao, sức cạnh tranh kém, nhiều lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, ngành sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự mình phấn đấu vươn lên giành lấy thị trường để không những làm giàu cho bản thân, mà còn góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của tỉnh nhà. 99 3.2.2 Mục tiêu phát triển DNDD tỉnh Kiên Giang: 3.2.2.1 Mục tiêu tổng quát: - Tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng, thông thoáng thông qua thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong các lãnh vực quy hoạch, đầu tư, đất đai, xây dựng, môi trường, thuế khóa… - Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước; giúp doanh nghiệp đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao tay ghề, nghiệp vụ chuyên môn của các nhà quản lý; xây dựng, hoàn thiện các chương trình hỗ trợ phát triển DNDD. - Khuyến khích thành lập mới doanh nghiệp, chính thức hóa các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể sang các hình thức doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp và tăng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thành lập mới. - Tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, giảm chi phí sản xuất, tăng năng lực và cải thiện khả năng cạnh tranh của các DNDD, góp phần vào phát triển và tăng trưởng kinh tế - xã hội tỉnh nhà. - Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để DN đầu tư ra nước ngoài (các nước ASEAN, chủ yếu là 3 nước Campuchia, Lào, Thái Lan) trên một số lĩnh vực (nuôi trồng, chế biến thủy sản, khai thác khoáng sản, lâm sản; mở chi nhánh, văn phòng đại diện...); Khuyến khích và đẩy mạnh các hình thức liên doanh, liên kết giữa các khu vực kinh tế, giữa các loại hình doanh nghiệp, giữa các hình thức đầu tư khác nhau để tăng vai trò hỗ trợ cùng phát triển. - Duy trì và có chính sách về thị trường để khuyến khích các loại hình doanh nghiệp đầu tư phát triển các ngành nghề truyền thống của tỉnh - Tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường, đầu tư cho thiết kế kiểu dáng, mẫu mã, giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ đáp ứng yêu cầu thị trường kể cả trong và ngoài nước. - Có cơ chế thông thoáng để khuyến khích DN dân doanh hoạt động trong các lĩnh vực có liên quan đến phát triển kinh doanh như: đào tạo, dạy nghề, hoạt động tư vấn quản lý doanh nghiệp, thông tin thị trường, chuyển giao khoa học công nghệ,... - Ưu tiên phát triển và hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản; phát triển du lịch sinh thái, du lịch xanh tại các khu, điểm du lịch đã được quy hoạch của tỉnh. 100 3.2.2.2 Mục tiêu cụ thể: Số lượng doanh nghiệp: Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập lũy kế đến 2016 là 8.889 DN và năm 2020 là 12.113 DN, mỗi năm tăng bình quân 650 doanh nghiệp. Trong đó, DNTN đến năm 2020 có 5.356 DN, tăng 1.108 so năm 2016; Công ty TNHH có 4.494 DN, tăng 1.052 DN; Công Cp không có vốn nhà nước là 1.985 DN, tăng 987 DN; Công ty CP có vốn Nhà nước là 13 DN, tăng 4 DN; hợp tác xã tăng 73 HTX. Bảng 3.1: Dự kiến số lượng doanh nghiệp dân doanh đến năm 2020 ĐVT: Doanh nghiệp Năm Loại hình doanh nghiệp 2016 2017 2018 2019 2020 Tổng số 8.889 9.851 10.455 11.281 12.113 Doanh nghiệp tư nhân 4.248 4.950 5.052 5.103 5.356 Công ty TNHH 3.442 3.562 3.802 4.287 4.494 Công ty cổ phần không có vốn nhà nước 998 1.108 1.358 1.628 1.985 Công ty cổ phần có vốn nhà nước ≤ 50% 9 12 13 13 13 192 219 230 250 265 Hợp tác xã Vốn đầu tư của khu vực doanh nghiệp dân doanh giai đoạn 2010 – 2015 tăng bình quân mỗi năm trên 40%. Nếu duy trì được nhịp độ đầu tư như hiện nay thì vốn của khu vực doanh nghiệp dân doanh dự tính vào năm 2016 sẽ là 119.261 tỷ đồng và năm 2020 sẽ là 322.630 tỷ đồng. Bảng 3.2 : Vốn đầu tư của doanh nghiệp dân doanh đến 2020 (ĐVT: Tỷ đồng) Năm Vốn đầu tư 2016 2017 2018 2019 2020 I. Phân theo loại hình 119.261 170.068 211.317 253.281 322.630 - Doanh nghiệp tư nhân 24.789 36.123 45.319 52.367 74.453 - Công ty TNHH 29.476 45.867 51.423 62.132 78.245 - Công ty cổ phần 53.794 74.321 98.156 120.054 145.463 9.659 12.145 14.546 16.582 22.128 1.543 1.612 1.873 2.146 2.341 không có vốn nhà nước - Công ty cổ phần có vốn nhà nước ≤ 50% - Hợp tác xã 101 Về tình hình sử dụng lao động: Năm 2016, số lao động trong các DNDD là 115.336 lao động, tăng 22.037 lao động so với năm 2015 và đến năm 2020 dự báo có 275.209 lao động hoạt động trong các doanh nghiệp dân doanh của tỉnh. Như vậy, tổng số lao động dự báo tăng thêm của thời kỳ 2016-2020 so với thời kỳ 2010-2015 là 181.910 lao động, bình quân huy động thêm 36.382 người có việc làm trong doanh nghiệp. Bảng 3.3: Dự kiến giải quyết việc làm của doanh nghiệp dân doanh đến 2020 ĐVT: Người Lao động Năm 2016 2017 2018 2019 2020 I. Phân theo loại hình 115.336 133.928 191.538 223.590 275.209 - Doanh nghiệp tư nhân 45.551 51.270 66.168 73.016 89.894 - Công ty TNHH 34.587 41.036 72.773 87.334 98.362 - Công ty cổ phần 23.645 28.681 33.837 41.291 58.937 9.039 11.215 15.524 17.822 22.191 2.514 2.726 3.236 4.127 5.825 không có vốn nhà nước - Công ty cổ phần có vốn nhà nước ≤ 50% - Hợp tác xã Khả năng đóng góp cho ngân sách địa phương: Trong giai đoạn 2010 – 2015 nguồn thu cho ngân sách địa phương tăng bình quân trên 39%. Nếu xét từng loại hình doanh nghiệp thì Doanh nghiệp tư nhân đóng góp 23,8%; Công ty TNHH đóng góp 24,79%; Công ty CP không có vốn Nhà nước đóng góp 41,85%; Công ty CP có vốn Nhà nước đóng góp 9,27% và HTX đóng góp 0,21%. Nếu duy trì được nhịp độ tăng ngân sách như hiện nay thì dự kiến tổng mức đóng góp của các loại hình khu vực doanh nghiệp dân doanh sẽ đạt 2.582 tỷ đồng năm 2016 và 4.391 tỷ đồng năm 2020. 102 Bảng 3.4: Dự kiến khả năng nộp ngân sách của khu vực doanh nghiệp dân doanh thời kỳ 2016-2020. Đơn vị tính : Tỷ đồng STT Doanh nghiệp Tổng số Thực hiện qua các năm 2016 2017 2018 2019 2020 2.582 3.083 3.229 3.820 4.391 1 Doanh nghiệp tư nhân 653 824 835 912 1.113 2 Công ty TNHH 672 735 816 1.067 1.231 3 Công ty CP không có vốn Nhà nước 1.321 1.512 1.687 4 Công ty CP có vốn Nhà nước ≤ 50% 5 Hợp tác xã 1.025 1.267 227 253 250 321 350 5 6 7 8 10 3.3 Các giải pháp hoàn thiện dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp khu vực dân doanh tỉnh Kiên Giang đến năm 2020: 3.3.1. Giải pháp tăng cường dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch: Hiện nay, hầu hết các DN sản xuất kinh doanh trên địa bàn Tỉnh còn gặp rất nhiều khó khăn trong chiến lược phát triển thị trường, mở rộng mạng lưới kinh doanh, kinh nghiệm trong tuyên truyền và quảng bá sản phẩm tại thị trường nội địa cũng như thị trường quốc tế. Để khắc phục khó khăn này và để hoạt động xúc tiến thương mại có trọng tâm và hiệu quả hơn thì: Thứ nhất, phát huy vai trò và hiệu quả hoạt động của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch của Tỉnh như: khai thác chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia để triển khai các chương trình hỗ xúc tiến thương mại tại địa phương; thường xuyên liên hệ với các tổ chức xúc tiến thương mại trong và ngoài nước để nắm bắt thông tin thị trường và cung cấp kịp thời cho DN qua trang web, bản tin thương mại phát hành thường kỳ tại địa phương; đồng thời tổ chức các khóa tập huấn nâng cao nghiệp vụ về Marketing, quản trị và nghiên cứu Marketing, Kỹ năng đàm phán và bán hàng chuyên nghiệp, Xây dựng thương hiệu, Khai thác thông tin khách hàng, đối tác trực tuyến qua mạng Internet,… và tổ chức các Hội thảo về tìm hiểu thị trường các nước, phổ biến các Hiệp định thương mại song phương và đa phương giữa Việt Nam với các nước như WTO, VEFTA, TPP, VJFTA,…. 103 Phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại, Cục Thương mại đầu tư công nghệ thông tin, Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam, Tổng cục du lịch để: - Hỗ trợ tuyên truyền cho doanh nghiệp trong đầu tư mở rộng sản xuất, đăng ký thương hiệu để tạo nên những sản phẩm cạnh tranh, có chất lượng cao. - Xây dựng chương trình xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, tổ chức cho các doanh nghiệp có nhiều cơ hội quảng bá, giao thương sản phẩm tại các hội chợ trong tỉnh, ngoài tỉnh và khu vực; tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận với các dịch vụ khoa học, kỹ thuật; tư vấn pháp lý. - Tích cực sử dụng nguồn kinh phí xúc tiến thương mại để hỗ trợ cho các doanh nghiệp tích cực chủ động tham gia hội chợ trong và ngoài nước nhằm tìm kiếm, mở rộng thị trường, đẩy mạnh công tác xuất khẩu. Trung tâm nên tập trung hỗ trợ cho doanh nghiệp tham gia hội chợ trong nước và mời gọi đối tác nước ngoài tham dự, để đạt hiệu quả cao hơn trong bối cảnh chi phí xúc tiến thương mại ngày càng hạn hẹp. - Tăng cường tổ chức hội nghị, hội thảo kết nối giữa các công ty đơn vị dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp với các hội, hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp. - Thường xuyên liên hệ với các tổ chức xúc tiến thương mại trong và ngoài nước để nắm bắt thông tin về thị trường. - Ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động xúc tiến thương mại, Trung tâm nên khai thác và xử lý thông tin, đồng thời tiến hành nâng cấp website, sử dụng đường truyền tốc độ cao phục vụ cho việc khai thác thông tin để cung cấp mới nhất, kịp thời nhất thông qua bản tin Kinh tế thương mại phát hành thương kỳ nhằm phục vụ công tác nghiên cứu của các doanh nghiệp, giúp họ nắm bắt kịp thời những thay đổi của thị trường để có những quyết định phù hợp với tình hình thực tế. Giúp các doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động quảng bá sản phẩm tại các hội chợ triển lãm mang tầm quốc gia. Giúp lãnh đạo doanh nghiệp nâng cao được nhận thức trong tình hình mới, nắm bắt kịp thời những thay đổi của thị trường quốc tế để có những quyết sách phù hợp với tình hình cụ thể tạo hành trang giúp cộng đồng doanh nghiệp vững bước vượt qua thử thách trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế; Đóng góp phần lớn vào nguồn thu ngân sách Nhà nước cũng như góp phần giải quyết phần lớn công ăn việc làm cho người lao động, tạo thu nhập từ đó góp phần ổn định kinh tế - xã hội. Từ sự phát triển của doanh nghiệp, nâng cao vị thế của kiên Giang trong khu vực, trong cả nước và tiến tới vươn ra thị trường thế giới. 104 Thứ hai, về phía các DN: cần thường xuyên hưởng ứng tích cực các hoạt động hỗ trợ tại địa phương và ngoài ra, cần quan hệ với các cơ quan tham tán thương mại, thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, nhờ các cơ quan này cung cấp những thông tin cần thiết về mặt hàng, khách hàng, giá cả thị trường… và nhờ giúp giới thiệu, chào bán sản phẩm tại thị trường nước ngoài. Các DN cũng có thể liên hệ với các Tham tán thương mại các nước đóng tại Việt Nam, các tổ chức xúc tiến thương mại trong nước như Cục xúc tiến Thương mại (Bộ Thương mại), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, tổ chức xúc tiến thương mại tại địa phương, các tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài đóng tại Việt Nam để được cung cấp thông tin mà DN cần, được giới thiệu khách hàng từ các nước…. Thứ ba, UBND Tỉnh: cần chỉ đạo sâu sát, tạo điều kiện để các DN tham gia cung ứng hàng hóa và dịch vụ theo kế hoạch mua sắm bằng nguồn ngân sách nhà nước; có kế hoạch ưu tiên đặt hàng và các đơn đặt hàng theo hạn ngạch phân bổ cho các DN sản xuất hàng hóa và dịch vụ bảo đảm chất lượng và đáp ứng yêu cầu. Ngoài ra cần khuyến khích phát triển, tăng cường và chủ trương tạo mối liên kết giữa các DNNVV với các DN lớn thông qua hình thức thầu phụ. Trong hệ thống này, DNNVV được gọi là thầu phụ thường chịu trách nhiệm sản xuất các loại phụ kiện, chi tiết sản phẩm, cung cấp nguyên vật liệu... DN lớn được coi là thầu chính đảm nhận việc nghiên cứu, cải tiến công nghệ, thiết kế sản phẩm, sản xuất cấu kiện chính, tiêu thụ sản phảm. Thầu chính bao giờ cũng đóng vai trò là người kiểm soát hoạt động của các thầu phụ, một DN thầu chính thường có một vài đến nhiều nhà thầu phụ,một DN thầu phụ cũng có thể cung cấp phụ kiện cho vài nhà thầu chính. Mối liên kết này được phát triển mạnh tại Mỹ,Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc và Thaí Lan… tạo điều kiện thức đẩy chuyển giao công nghệ, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN. 3.3.2. Xây dựng cơ chế, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và khuyến khích các doanh nghiệp khu vực tư nhân tham gia lĩnh vực cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp. Nội dung của giải pháp: Cải cách thủ tục hành chính và các dịch vụ công: Cải cách thủ tục hành chính và dịch vụ công của các cơ quan công quyền trên địa bàn tỉnh Kiên Giang là yếu tố quan trọng và mang tính quyết định sự thành bại 105 trong phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Do đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư cũng như ý định mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp, thì các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh cần tập trung giải quyết tốt các vấn đề chính về dịch vụ công như sau: Thứ nhất, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính: Giảm bớt các thủ tục liên quan đến việc đăng ký kinh doanh và thành lập doanh nghiệp, qui trình khai báo và nộp thuế, các qui định liên quan tới đăng ký chất lượng sản phẩm,… Hoàn thiện môi trường pháp lý, tạo thuận lợi cho việc thành lập và hoạt động của DN, đơn giản hóa, minh bạch hóa các quy định liên quan đến điều kiện gia nhập thị trường, hoạt động kinh doanh. Mở rộng phạm vi thực hiện cơ chế tự kê khai, tính thuế, tự nộp thuế, quy định rõ quyền và trách nhiệm của cơ quan thuế, đối tượng nộp thuế và các tổ chức, cá nhân liên quan. Thứ hai, tạo môi trường đầu tư tốt để giúp các nhà đầu tư được tiếp cận với các nhân tố sản xuất (vốn, đất đai, lao động, thông tin,...) với chi phí thấp là một trong những nhân tố hàng đầu tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Thứ ba, đảm bảo cung cấp các loại hàng hóa công một cách hiệu quả. Hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc ngành nghề kinh doanh Trong điều kiện kỹ thuật công nghệ còn lạc hậu, năng suất lao động thấp, giá thành sản phẩm cao chi phí trung gian còn lớn, chất lượng sản phẩm chưa tốt nên hàng hoá kém sức cạnh tranh là điều dễ hiểu và việc nhà nước hỗ trợ bằng các chính sách thuế quan ưu đãi để doanh nghiệp dân doanh phát triển là cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Những vấn đề cần tập trung hỗ trợ: (i) Xúc tiến mở rộng thị trường khuyến khích xuất khẩu đối với doanh nghiệp. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận với thị trường các nước trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, các giải pháp kích cầu của nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh giúp tháo gỡ những khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá cho doanh nghiệp dân doanh. Ngoài ra nhà nước cần thành lập các quỹ tín dụng xuất khẩu, mở rộng các nghiệp vụ bảo hiểm xuât khẩu, (ii) Hỗ trợ các doanh nghiệp dân doanh thực hiện nhanh quá trình đổi mới như tiếp nhận thông tin kỹ thuật công nghệ mới hiện đại, hướng dẫn cải tiến công nghệ kỹ thuật truyền thống, hỗ trợ vốn vay dài hạn với lãi suất ưu đãi để đầu tư đổi mới kỹ thuật công nghệ, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực để có thể tiếp nhận việc chuyển giao 106 công nghệ. Ngoài ra trong điều kiện nước ta hiện nay, bên cạnh việc đầu tư kỹ thuật công nghệ mới để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, các doanh nghiệp cần lưu ý khai thác các kỹ thuật công nghệ sử dụng nhiều lao động, kết hợp với việc cải tiến nâng cao năng suất và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, với lợi thế của mình, Kiên Giang là tỉnh có nguồn nguyên liệu phong phú, đa dạng như nông sản, thuỷ hải sản,... với một số cơ sở sản xuất, chế biến hàng nông sản, thuỷ hải sản đưa ra thị trường những sản phẩm có uy tín, đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên từ nhiều năm nay, vấn đề sản xuất chế biến và tiêu thụ đối với những sản phẩm của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này vẫn luôn gặp những khó khăn. Việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tại thị trường trong và ngoài tỉnh không ổn định, giá bán thường biến động, lợi nhuận thấp, việc thâm nhập vào các kênh phân phối hiện đại còn hạn chế và việc cung ứng hàng hoá còn mang tính riêng lẻ giữa các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn, chi phí đầu vào cao làm tăng giá thành sản xuất. Vì vậy, để thu hút được nhiều nhà đầu tư vào lĩnh vực này, chính quyền địa phương cần có những chính sách rất cụ thể để thu hút nhiều nhà đầu tư khu vực dân doanh tham gia, góp phần thúc đẩy ngành sản xuất quan trọng này. Các chính sách, thể chế dành riêng cho doanh nghiệp dân doanh: Để thúc đẩy doanh nghiệp khu vực dân doanh của tỉnh phát triển nhanh về lượng và chất thì trong thời gian tới, tỉnh cần xây dựng những cơ chế thông thoáng hơn, đặc biệt trên lĩnh vực tiếp cận thị trường trong và ngoài nước, bao gồm: Tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi Môi trường kinh doanh được coi là thuận lợi khi bảo đảm các yếu tố: Có hệ thống luật pháp, hành chính rõ ràng, minh bạch, hiệu lực và hiệu quả, ít tốn kém nguồn lực thời gian và tiền bạc; bảo đảm sự ổn định của kinh tế vĩ mô, hạn chế tác động của các yếu tố bất khả kháng và biến động của thị trường đối với DNDD; có các biện pháp để bảo đảm thị trường cho DNDD, như ổn định về giá cả của hàng hóa và dịch vụ… Trước hết, cần tập trung tạo khung pháp lý thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, cải cách hệ thống thủ tục hành chính. Do đó, trong thời gian tới, các sở/ngành của tỉnh thường xuyên việc rà soát các lại tất cả các thủ tục hành chính và tiếp nhận những phản ánh của doanh nghiệp để bãi bỏ những thủ tục đã lạc hậu, không còn phù hợp gây trở ngại đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần quan 107 tâm đến việc giảm bớt sự tác động của các yếu tố thị trường đối với hoạt động của doanh nghiệp, như: ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định giá cả,…để doanh nghiệp yên tâm đầu tư kinh doanh có hiệu quả tại địa phương. Nâng cao khả năng tiếp cận tài chính cho doanh nghiệp dân doanh Phần lớn các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn tỉnh có quy mô nhỏ và vừa, luôn trong tình trạng khát vốn do tiềm lực tài chính tương đối hạn chế và có ít tài sản để có thể thế chấp vay vốn từ ngân hàng. Do vậy, trong thời gian tới chính quyền tỉnh cùng với hệ thống các ngân hàng thương mại trên địa bàn cần quan tâm giải quyết những vấn đề, như: (i) tăng cường nguồn vốn dành riêng cho các doanh nghiệp dân doanh thông qua hệ thống ngân hàng; hình thành các loại quỹ, như quỹ đầu tư, quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ bảo hiểm; xây dựng các chương trình hay dự án tài chính vi mô để tăng cung tín dụng cho các doanh nghiệp dân doanh; thực hiện các chương trình ưu đãi thuế; (ii) tăng số lượng các tài sản để doanh nghiệp có thể thế chấp vay vốn, bằng việc đơn giản hóa các thủ tục đăng ký tài sản, cho phép áp dụng các hình thức thế chấp linh hoạt hơn, như thế chấp bằng động sản, trang thiết bị, tài sản đang đầu tư... Tùy thuộc vào tình hình tài chính, ngân sách của TW và Tỉnh mà sử dụng các chính sách hỗ trợ tài chính cho DNNVV phù hợp, như: Vốn hỗ trợ xuất khẩu, bảo lãnh tín dụng, chính sách thuế,... Chính sách thúc đẩy thị trường dịch vụ để phát triển doanh nghiệp Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp là hệ thống các dịch vụ được sử dụng bởi doanh nghiệp, nhằm giúp hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn. Trong thị trường dịch vụ cho khu vực doanh nghiệp dân doanh, các cơ quan ban ngành của Tỉnh cần tập trung phát triển các nhóm dịch vụ, như chính sách hỗ trợ về thông tin; chính sách hỗ trợ về đào tạo; hỗ trợ về công nghệ; hỗ trợ tiếp thị và tiếp cận thị trường. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xây dựng, hình thành và tổ chức thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức, văn hóa doanh nhân và doanh nghiệp, hỗ trợ xây dựng một số thương hiệu mạnh về cung ứng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp ở Kiên Giang. Xây dựng cơ chế để các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ tư nhân tham gia vào lĩnh vực cung cấp các dịch vụ hành chính công. Thực hiện đánh giá, phân loại, xếp hạng định kỳ và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. 108 Tăng cường hệ thống cung cấp thông tin hỗ trợ doanh nghiệp, áp dụng tối đa công nghệ thông tin và giảm thiểu các đầu mối trong giải quyết thủ tục hành chính. Tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn về khởi sự doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, các lớp kỹ năng thực hành cho doanh nghiệp; từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ do Trung tâm xúc tiến đầu tư , thương mại và du lịch cung cấp. Tăng cường đối thoại với doanh nghiệp, coi đây là một kênh phản biện về công tác lãnh đạo gắn với chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đường lối, chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước; mạnh dạn, sáng tạo, đưa ra những quyết sách phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và không trái quy định, đồng thời chủ động kịp thời xem xét, xử lý, tháo gỡ khó khăn cho DN. Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật chính sách của tỉnh cho DN để DN nắm rõ và vận dụng đúng các chủ trương chính sách của tỉnh. Ưu đãi, hỗ trợ cho DN; nâng cao chất lượng đào tạo nghề và dịch vụ việc làm… Cần phải điều chỉnh chính sách ưu đãi để tránh những vi phạm thể chế và cần phải thống nhất trong phạm vi toàn quốc; thu hẹp khoảng cách giữa nhà đầu tư với các cơ quan chức năng ở địa phương. Tập trung tuyên truyền về vai trò của chỉ số PCI đối với cán bộ quản lý địa phương và doanh nghiệp, nâng cao nhận thức về vai trò của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế, lợi ích của cải cách hành chính, môi trường kinh doanh tại địa phương. Ngoài ra, tổ chức hội thảo đánh giá về chỉ số PCI, tập trung phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của từng yếu tố cấu thành chỉ số PCI, khắc phục những chỉ số cấu thành chưa đạt kết quả cao... 3.3.3. Giải pháp phát triển các dịch vụ hỗ trợ nâng cao năng lực, cải thiện khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp dân doanh tỉnh Kiên Giang: Nội dung của giải pháp Thúc đẩy dịch vụ hỗ trợ phát triển DN Từ những phân tích đánh giá thực trạng dịch vụ hỗ trợ DN của Tỉnh ở chương 2, cho thấy tình hình cung cấp các dịch vụ hỗ trợ phát triển DN trên địa bàn Tỉnh còn rất nhiều hạn chế kể cả khu vực tư nhân và khu vực nhà nước cũng như các Hiệp hội DN. Để thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ này, cần thực hiện một số giải pháp sau: - Về phía Chính quyền địa phương: 109 + Thường xuyên tuyên truyền, quảng bá, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của dịch vụ phát triển DN và lợi ích của việc sử dụng dịch vụ này mang lại cho cộng đồng DN thông qua trang web, tạp chí, báo địa phương,…. + Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động hỗ trợ DN của các Trung tâm dịch vụ công; thiết lập hệ thống thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động tư vấn trong các lĩnh vực; xây dựng và đẩy mạnh thực hiện các chương trình đào tạo cụ thể, thiết thực đáp ứng được nhu cầu của DN. + Khuyến khích sự hợp tác công –tư trong phát triển dịch vụ hỗ trợ DN. + Có chính sách khuyến khích thành lập DNDD để cung cấp dịch vụ phát triển kinh doanh chuyên nghiệp, hỗ trợ nâng cao năng lực cho các nhà cung cấp dịch vụ và tăng cường kiểm soát chất lượng dịch vụ phát triển DN trên thị trường. + Hỗ trợ một phần kinh phí cho các DNNVV khi sử dụng dịch vụ phát triển DN nói chung và tập trung hỗ trợ các nhóm dịch vụ mà Tỉnh cho là cần thiết và cấp bách nói riêng. + Ngoài ra, cần học hỏi kinh nghiệm của một số tỉnh/thành làm tốt dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp. - Về phía nhà cung cấp dịch vụ: + Phải tăng cường chất lương và uy tín dịch vụ, đảm bảo năng lực của nhà cung cấp dịch vụ; phải hoàn thiện tính chuyên nghiệp trong việc cung cấp dịch vụ này;… + Tăng cường chiến dịch tuyên truyền qua các phương tiên thông tin đại chúng, phát hành các ấn phẩm, hay đối thoại, gặp gỡ DN quảng bá về tầm quan trọng của dịch vụ phát triển DN và lợi ích của dịch vụ này mang lại. + Liên kết với các nhà cung cấp khác để cung cấp dịch vụ trọn gói, đồng thời khai thác thế mạnh của nhau. + Lồng ghép và tranh thủ các chương trình hỗ trợ của Nhà nước, cung cấp dịch vụ miễn phí hoặc thu phí thấp trong thời gian đầu để kích thích và thói quen cho DNNVV sử dụng dịch vụ. -Về phía DN sử dụng dịch vụ: + Nâng cao nhận thức và ý thức được tầm quan trọng của dịch vụ, những lợi ích mà dịch vụ mang lại, chủ động tìm kiếm các dịch vụ hỗ trợ sự phát triển của DN, tích cực tham gia vào các hoạt động mà các tổ chức dịch vụ phát triển DN triển khai (bao 110 gồm cả dịch vụ miễn phí và dịch vụ có thu phí phù hợp); tránh rào cản của tâm lý làm ăn, sản xuất nhỏ, lẻ, khép kín theo kiểu hộ gia đình “tự cung, tự cấp”; + Tăng cường sử dụng dịch vụ bên ngoài, liên kết cầu về dịch vụ phát triển DN để giảm chí phí và tăng chất lượng dịch vụ; + Chọn nhà cung cấp có uy tín, có kinh nghiệm chuyên môn nghề nghiệp, được pháp luật công nhận. Nâng cao trình độ quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp Hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp dân doanh phụ thuộc rất lớn vào trình độ quản lý và điều hành của giám đốc doanh nghiệp. Có thể thấy rằng trình độ của giám đốc doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn Kiên Giang hiện nay còn rất hạn chế, ít được đào tạo và bổ túc thường xuyên kỹ năng và trình độ quản lý, điều hành của một doanh nghiệp. Điều này đã gây nhiều khó khăn trong việc lựa chọn ngành nghề, địa bàn đầu tư và quản lý quá trình sản xuất kinh doanh của mình cũng như hoạch định chiến lược và kế hoạch kinh doanh. Rất nhiều doanh nghiệp được thành lập nhưng không có chiến lược lâu dài bền vững, các chiến lược kinh doanh thường được xây dựng theo kinh nghiệm cảm tính chưa mang tính nghiên cứu khoa học. Nhiều doanh nghiệp thường chạy theo lợi nhuận trước mắt, coi nhẹ sự phát triển liên tục và lâu dài của doanh nghiệp. Trong điều kiện môi trường kinh doanh ngày càng biến động phức tạp, một yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp là phải có nhận thức sâu về chiến lược kinh doanh, áp dụng linh hoạt với điều kiện thực tế của doanh nghiệp. Do vậy, trong thời gian tới, ngoài ý thức tự nâng cao trình độ quản lý và điều hành doanh nghiệp của mình, các cơ quan quản lý tại địa phương cũng cần có những biện pháp hỗ trợ để đội ngũ nhà quản lý doanh nghiệp khu vực này được đào tạo và đào tạo lại một cách bài bản, đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập nhanh như hiện nay. Một số biện pháp có thể cần được triển khai thực hiện: (i) Thường xuyên tổ chức các khóa học ngắn hạn về công tác quản trị doanh nghiệp, hoạch định chiến lược kinh doanh và quản lý tài chính... cho đội ngũ các nhà quản lý trong khu vực doanh nghiệp này, (ii) Tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm giữa các doanh nghiệp thành công trong kinh doanh với những doanh nghiệp khác ở từng lĩnh vực hoạt động, (iii) Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ của địa phương là cầu nối để tố chức tham quan, học học tại các doanh nghiệp của các địa phương và nước ngoài để thông qua đó họ nâng cao nhận thức thực tiễn để có những kinh nghiệm quí giúp họ điều hành doanh nghiệp mình. 111 Mở rộng qui mô đầu tư và nghiên cứu thị trường kinh doanh Đây là khâu yếu của doanh nghiệp nước ta nói chung và doanh nghiệp dân doanh tỉnh Kiên Giang nói riêng. Các doanh nghiệp chưa đầu tư thích đáng cho hoạt động bao gồm đầu tư về nguồn vốn, cơ sở vật chất và con người. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn tới sản phẩm của doanh nghiệp khó xâm nhập được vào thị trường mới. Nhiều doanh nghiệp muốn tiêu thụ được sản phẩm phải bắt chước các mẫu thiết kế và mượn nhãn mác sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh; chưa chú trọng vào đầu tư nghiên cứu triển khai, tiếp thị và đào tạo. Doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm ra thị trường nước ngoài thường phải qua các công ty trung gian, gắn nhãn mác sản phẩm của họ, do đó làm giảm giá trị gia tăng và điều quan trọng là không tạo được tiếng tăm và chỗ đứng thực sự cho sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. Để khắc phục hạn chế này, doanh nghiệp phải đầu tư thích đáng cho hoạt động Marketing bao gồm, tăng cường công tác nghiên cứu thị trường (cả thị trường trong nước và ngoài nước), nâng cao chất lượng các kết quả nghiên cứu. Trên cơ sở kết quả này triển khai việc nghiên cứu thiết kế sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng và khai thác được tối đa thế mạnh của công ty. Quảng cáo sản phẩm thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: báo chí, phát thanh, truyền hình, gửi hàng đi tham dự triển lãm ở trong nước và đặc biệt ở nước ngoài, ký gửi sản phẩm ở các siêu thị, cửa hàng ở các thị trường mà doanh nghiệp có kế hoạch xâm nhập. Thực hiện liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp Doanh nghiệp dân doanh hiện nay tại Kiên Giang đa phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn sản xuất kinh doanh ít, kỹ thuật sản xuất chưa cao. Để tồn tại và phát triển được trong môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt, các doanh nghiệp dân doanh phải tăng cường liên doanh liên kết với nhau, và với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Doanh nghiệp tham gia vào các hiệp hội doanh nghiệp để được hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi của mình như, hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, hiệp hội các doanh nghiệp may mặc, thủ công mỹ nghệ, khách sạn du lịch,... Các doanh nghiệp tăng cường liên doanh để tận dụng được tối đa thế mạnh của nhau cùng phát triển. Liên kết với các doanh nghiệp lớn tham gia sản xuất gia công sản phẩm chi tiết cho các doanh nghiệp này, trở thành vệ tinh cho doanh nghiệp lớn, một mắc xích trong quá trình phân công và hợp tác lao động đảm bảo cho doanh nghiệp đứng vững và phát triển trong nước và quốc tế. 112 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Trong giai đoạn 2015 – 2020, cũng như tất cả các tỉnh thành khác, Kiên Giang sẽ phải gặp phải rất nhiều thách thức và khó khăn phía trước. Tuy nhiên, có một thực tế chắc chắn rằng Kiên Giang muốn đạt mục tiêu tăng trưởng và phát triển trong tương lai thì một trong những nhiệm vụ cơ bản đó là thay đổi trong chính sách điều hành, tăng năng lực cạnh tranh của tỉnh. Trên cơ sở phân tích thực trạng và tìm ra những khó khăn - hạn chế ở trong chương 2 nhằm đề ra những giải pháp hoàn thiện dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh Kiên Giang như sau: Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch; tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, cải thiện môi trường kinh doanh; khuyến khích các doanh nghiệp dân doanh thành lập và nâng cao các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, giãm giá thành sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp dân doanh tỉnh Kiên Giang. Để gia tăng hiệu quả điều hành kinh tế trên địa bàn tỉnh Kiên Giang và tạo hình ảnh tốt đẹp trong mắt nhà đầu tư thì chính quyền tỉnh cần phải đào tạo và tự đào tạo kỹ năng, đạo đức, trình độ cũng như tư tưởng cho chính cán bộ công chức của tỉnh, sau đó đến các doanh nghiệp và người dân về tầm quan trọng của chỉ số PCI trong thu hút đầu tư, phát triển kinh tế của tỉnh. Một số kiến nghị Kể từ năm 2013, Chỉ số Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp có trọng số cao (20%) trong các chỉ số PCI, cho thấy Vai trò của dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp ngày càng quan trọng trong phát triển kinh tế xã tội của địa phương. Do đó để góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, tỉnh Kiên Giang cần đặc biệt quan tâm đến các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đây là vấn đề chung trên cả nước. Rất ít tỉnh được điểm cao về chỉ số này, dẫn đến sự khác biệt giữa các tỉnh không lớn. Tỉnh Kiên giang cần hoàn thiện hệ thống cơ quan hỗ trợ phát triển doanh nghiệp dân doanh : thống nhất một cơ quan đầu mối thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ phát triển DNDD tại địa phương. Trên cơ sở đó tiến hành củng cố hoạt động của Trung Tâm Xúc Tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch để khuyến khích phát triển DNDD của tỉnh đến năm 2020, Trung tâm này sẽ liên kết chặt chẽ với các Sở, ngành liên quan để thực hiện nhiệm vụ. 113 Trước mắt, Tỉnh Kiên Giang cần thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm miễn phí trên các Website của Bộ Công thương, Sở Công thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Xúc tiến Thương mại, Trung tâm Xúc tiến… hỗ trợ trưng bày, giới thiệu sản phẩm miễn phí tại các hội chợ, triển lãm quốc gia và địa phương; Hỗ trợ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; Hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ và quyền sở hữu công nghiệp, xây dựng thương hiệu. Tạo lập môi trường tâm lý xã hội đối với doanh nghiệp khu vực dân doanh: Cần thực hiện triệt để công tác cải cách hành chính trên tất cả các lĩnh vực có liên quan đến phát triển DNDD, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức của chính quyền các cấp, cộng đồng dân cư đối với các doanh nghiệp dân doanh. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo. Đề tài chỉ phân tích và đề suất các giải pháp hoàn thiện dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trên nền tảng hiện có của KG. Chưa nêu được những giải pháp đột phá hơn nhằm kích cầu thị trường cho việc phát triển dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp khu vực dân doanh tỉnh KG. Tiếp tục nghiên cứu hiệu quả đột phá trong phát triển cung – cầu dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp để kích thích nền kinh tế phát triển. 114 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trong nước 1. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kiên Giang (2010), Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh Kiên Giang nhiệm kỳ 2010 – 2015, Kiên Giang. 2. Cục Thống kê tỉnh Kiên Giang (2014), Niên giám thống kê Kiên Giang 2013, Kiên Giang 3. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) (2009-2013), “Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2009-2013”. 4. Chính phủ (2009), “Nghị định 56/2009/NĐ-CP về hỗ trợ phát triển DNNVV”. 5. Quốc hội (2005), “Luật Doanh nghiệp 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009,2013”, Nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 2013, Hà Nội. 6. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2010-2013), Báo cáo kết quả lấy ý kiến doanh nghiệp về chỉ số năng lực cạnh tranh trong cải cách hành chính các sở, ban ngành cấp tỉnh và huyện, thị xã, thành phố, Kiên Giang. 7. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (08/2011), Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020, Kiên Giang. 8. Nguyễn Thum Em (2013), “Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Kiên Giang”, luận văn Thạc sỹ, Khánh Hòa. 9. Linh Chi, VietNam report (08/01/2015), “ Doanh nghiệp tư nhân trong nước và nổi lo về vốn”. 10. Chính Phủ (2001), Nghị định 90/2001/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV. 11. Đặng Thị Thu Nguyệt (2014), “Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh Khánh Hòa”, luận văn Ths, Khánh Hòa. 12. Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Khánh Hòa (2013), “Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2012-2020”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, Khánh Hòa. 13. Nguyễn Thế Bình (2013), “Kinh nghiệm quốc tế về chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập. 13B. Tạp chí tài chính (10/2014), “Doanh nghiệp tư nhân đóng góp vào GDP còn khiêm tốn nhưng có ý nghĩa xã hội lớn”. 115 14. Phan Nhật Thanh (2010), Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Hải Dương, Luận văn Tiến sỹ. Tài liệu nước ngoài 15. Masato Abe, Michael Troilo, J.S. Juneja, Sailendra Narain (2012), “Hướng dẫn Chính sách phát triển DNNVV ở các nước Châu Á và Thái Bình Dương – “Policy Guidebook for SME Development in ASIA and The Pacific”, United Nations Economic and Social Commission for Asia and Pacific”. 16. Tulus Tambuman – Center for Industry, SME and Business Competition Studies – University of Trisakti, Indonesia (2008), “Development of SMEs in ASEAN with Reference to Indonesia and Thailand”. 17. Clifton Barton – International Management and communications corpoeation (09/1997), “Macroenterprise Business developement services: defining institutional options and indicators of performance” 18. UNDP (2004), “Business Development Services – How to Guide”, Bratislava Regional Center United Nation Development Programme. Các trang Web tham khảo tài liệu: 19. Trang web: http://www.kiengiang.gov.vn 20. Cổng thông tin điện tử Chính phủ: http://www.chinhphu.vn 21. Trang web: http://www.pcivietnam.org 22. Trang web Bộ Kế hoạch Đầu tư: http:// www.mpi.gov.vn 23. Trang web tham khảo tài liệu: http://voer.edu.vn 24. Cổng Thông tin điện tử Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Kiên Giang: http://www.kitra.com.vn 25. Cổng thông tin điện tử Đà Nẵng: http://www.danang.gov.vn 26. Trang web tìm kiếm: www.google.com.vn [...]... thực trạng khu vực doanh nghiệp dân doanh của Kiên Giang trong thời gian qua + Đánh giá thực trạng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp dân doanh của Kiên Giang trong những năm qua + Đề xuất giải pháp hoàn thiện dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp cho khu vực dân doanh tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3.1 Đối tượng nghiên cứu: Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp khu vực dân doanh 3.2 Phạm... mại và Du lịch Kiên Giang rất mong muốn góp phần vào mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh Xuất phát từ thực tế nói trên, nên tôi quyết định chọn đề tài: Hoàn thiện dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp khu vực dân doanh tỉnh Kiên Giang làm nghiên cứu của mình 2 Mục tiêu nghiên cứu: - Mục tiêu tổng quát: Đề xuất các giải pháp hoàn thiện dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp cho khu vực dân doanh tỉnh Kiên Giang - Mục tiêu... trạng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp dân doanh trong phạm vi Tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2009-2013, trong mối liên hệ với một số tỉnh thành khác ở Việt Nam 4 Phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu lý thuyết: Hệ thống lại toàn bộ lý thuyết liên quan đến doanh nghiệp dân doanh, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp dân doanh và hệ thống tiêu chí đánh giá dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp dân doanh của chính quyền cấp tỉnh. .. cấp dịch vụ tư cho các dịch vụ liên quan đến công nghệ trên số lượng doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ tư nhân cho việc này 1.2.3 Vai trò của dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp đối với sự phát triển của doanh nghiệp dân doanh và kinh tế địa phương: Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong hạ tầng cơ sở dịch vụ của bất kỳ một nền kinh tế nào và là dịch vụ đầu vào cho tất cả các ngành công nghiệp, ... doanh bình quân năm của các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2010-2012 58 Bảng 2.13: Số lao động của các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phân theo ngành đoạn 2010-2012 58 Bảng 2.14: Doanh thu thuần của các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp. .. cấp tỉnh, giao cho Trung tâm Xúc tiến Đầu tư – Thương mại và Du lịch làm đầu mối cho các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp Theo đánh giá của VCCI, Chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp Kiên Giang vẫn còn ở mức tương đối thấp Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực cạnh tranh của các địa phương Hơn nữa, 4 hiện nay ở Kiên Giang chưa có những nghiên cứu về doanh nghiệp dân doanh và Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp. .. phải trong quá trình sử dụng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp để phục vụ cho phát triển doanh nghiệp - Về thực tiễn: Rút ra những hạn chế thiếu sót của dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, từ đó có những giải pháp cải thiện, từng bước nâng cao chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh Kiên Giang, góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh vì mục tiêu đưa nền kinh tế của tỉnh ngày càng phát triển 6 Tổng... lượng doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư cho dịch vụ tìm kiếm thông tin kinh doanh chia cho số doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ này để ra % số doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân cho việc tìm kiếm thông tin - Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân cho dịch vụ tư vấn về thông tin pháp luật (%) Chỉ tiêu này được đo lường thông qua kết quả điều tra các doanh nghiệp. .. tính toán bằng cách lấy số lượng doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư cho dịch vụ tư vấn về thông tin pháp luật chia cho số doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ này để ra % số doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân cho hoạt động tư vấn thông tin pháp luật - Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân cho dịch vụ hỗ trợ tìm đối tác kinh doanh (%) 19 Chỉ tiêu này được đo... tra các doanh nghiệp tham gia khảo sát, câu hỏi điều tra PCI: E7.41 Nó được tính toán bằng cách lấy số lượng doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư cho dịch vụ tìm kiếm đối tác kinh doanh chia cho số doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ này để ra % số doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân cho việc tìm kiếm đối tác - Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân cho dịch vụ xúc

Ngày đăng: 30/09/2015, 15:47

Mục lục

  • KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan