Khoá luận tốt nghiệp nghi thức nói vòng trong ca dao việt nam

52 1K 8
Khoá luận tốt nghiệp nghi thức nói vòng trong ca dao việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... đây, luận văn góp phần làm sáng tỏ lí thuyết nghi thức nói vòng ca dao Việt Nam sở để tạo kiểu nói vòng ca dao Việt Nam biện pháp nghệ thuật ẩn dụ Đề tài khẳng định nghi thức nói vòng ca dao, ... mà dịu dàng Từ ta thấy rõ mục đích nghi thức nói vòng ca dao Việt Nam Nói vòng sử dụng nhiều ca dao tỏ tình, đôi lứa Không có ca dao mà ca dao sau mục đích nói vòng thể rõ, nhằm thể ý tứ tỏ tình... 20 7.9% Nói vòng nhăm mục đích khác (từ chôi, từ phủ định đến khẳng định ) 2.2 Miêu tả nghi thức nói vòng ca dao Việt Nam 2.2.1 Nói vòng nhằm mục đích tỏ tình Ca dao Việt Nam có nhiều ca dao thể

• TRƯỜNG ĐAI HOC sư PHAM HÀ NÔI 2 • • • KHOA NGỮ VĂN HOÀNG THỊ LƯỢT NGHI THỨC NÓI VÒNG TRONG CA DAO VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC • • • • Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Người hướng dẫn khoa học: TS. Đổ THỊ THU HƯƠNG HÀ NỘI, 2015 Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Đỗ Thị Thu Hương, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn th ành khóa luận này. Nhờ cô, tôi đã học hỏi được rất nhiều về phương pháp nghiên cứu khoa học và biết cách nghiên cứu vấn đề khoa học một cách nghiêm túc và đúng đắn nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, các LỜI CẢM thầy cô trong khoa Ngữ Văn đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu để hoàn thành khóa luận này. Và cuối cùng tôi xin cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện cũng như giúp đỡ tôi hoàn thành được khóa luận này. Hà Nội, tháng 05 năm 2015 Sinh viên Hoàng Thị Lượt Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi và không trùng với kết quả nghiên cứu của tác giả nào đã công bố trước đây. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được chú thích đầy đủ và ghi rõ nguồn gốc. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm Hà Nội, tháng 05 năm 2015 Sinh viên Hoàng Thị Lượt LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1 Mỗi một loại hình nghệ thuật cụ thể sẽ có một chất liệu riêng để thể hiện. Hình tượng nghệ thuật sẽ không sinh ra nếu không có chất liệu. Ngược lại chất liệu sẽ mất đi tính thẩm mĩ khi ta tách rời hình tượng. Đặc trưng của mỗi loại hình nghệ thuật sẽ xuất từ đặc điểm của chất liệu tạo nên hình tượng nghệ thuật đó, mà chất liệu của văn học nghệ thuật chính là ngôn từ. Có thể nói muốn hiểu biết về tình cảm của nhân dân Việt Nam xem dồi dào, thắm thiết, sâu sắc đến mức độ nào, rung động nhiều hơn về những khía cạnh nào của cuộc đời thì không thể nào không nghiên cứu ca dao Việt Nam. Ca dao Việt Nam là những bài tình tứ tiêu biểu cho lối thơ trữ tình, đó chính là những bài ca dao viết về tình yêu của những con người lao động, tình yêu nam nữ, yêu gia đình, tình cảm YỢ chồng thủy chung, gắn bó. Ngoài biểu hiện đời sống tình cảm, đời sống vật chất, ca dao còn phản ánh ý thức lao động sản xuất của con người Việt Nam. Tính tư tưởng của nhân dân Việt Nam biểu lộ ở ca dao không những làm cho con người ta cảm thông mà còn gắn bó thân mật gần gũi nhau hơn. 1.2 Điều đặc biệt trong ca dao đó chính là nghi thức nói vòng. Nói vòng trong ca dao xuất phát từ đặc trưng giao tiếp của người Việt, ưa cách nói nhẹ nhàng tế nhị, ưánh lối nói trực tiếp khiến mất lòng. Chính YÌ thế nói vòng trong ca dao là một cách nói gián tiếp bày tỏ tâm tư tình cảm của tác giả dân gian một cách chân thành qua lời ca dao. Vì thấy được tầm quan trọng của ca dao xuất phát từ hai lý do trên chúng tôi chọn đề tài: Nghi thức nói vòng trong ca dao Việt Nam. 2. Lích sử vấn đề ■ Nói vòng là một hiện tượng ngôn ngữ xảy ra ttong hoạt động giao tiếp thường ngày. Đây là một hiện tượng ngôn ngữ nảy sinh khi sự phát triển của tư duy đã đạt tới trình độ cao. Trước đây cũng đã có nhiều nhà nghiên cứu đã từng nghiên cứu và đề cập đến nghi thức nói vòng trong giao tiếp và văn hóa người Việt Nam, tuy nhiên trong ca dao thì chưa có công trình nào nhắc tới cụ thể, chỉ có các công trình liên quan. Trong phạm vi đề tài của khóa luận, chúng tôi xin nêu ra những tài liệu có liên quan và gần gũi nhất với vấn đề của khóa luận. Cụ thể, có thể kể tới một số công trình nghiên cứu sau: 2.1. Nghiên cứu nghỉ thức nói vòng từ góc độ phong cách học Trong bài viết Nói vòng đăng trên tạp chí Ngôn ngữ, tác giả Nguyễn Hữu Chương định nghĩa rõ ràng về nói vòng cũng như hiệu quả của nó. Tác giả khẳng định nói vòng là một trong những lối nói độc đáo. Nó không phải là một lối nói dài dòng mà là một lối nói dựa trên những cơ sở và qui tắc ngữ nghĩa cú pháp nhất định, đem lại những sắc thái tu từ, sắc thái biểu cảm riêng cho câu văn, cho lời nói. 2.2. Nghiên cứu nghi thức nói vòng từ lý thuyết hội thoại. Ở Việt Nam, một số tác giả như Đỗ Hữu Châu, Hoàng Phê, Nguyễn Đức Dân... khi bàn về các hành vi giao tiếp như trao lời, đáp lời, dẫn ý, tham thoại... đều đề cập đến vấn đề lời nói trực tiếp và lời nói gián tiếp. Thực chất, đó là các vấn đề có liên quan đến nói thẳng, nói vòng. Tuy nhiên, nói vòng ở đây được nghiên cứu từ góc đọ của lí thuyết hàm ngôn hơn là một hiện tượng ngôn ngữ có liên quan mật thiết tới đặc trưng văn hóa và thói quen tư duy dân tộc. 2.3. Nghiên cứu nghỉ thức nói vòng từ góc độ văn hóa Trong khóa luận “Văn hóa ứng xử của người Việt qua tục ngữ, ca dao ” của Nguyễn Huyền Trang - ĐHSP 2, tác giả khẳng định người Việt, nhất là ngưòi Bắc Bộ có cách thể hiện tình cảm vòng vo, bóng gió, ưa triết lý với ngôn ngữ chau chuốt. Các chàng trai, cô gái Bắc Bộ thường mượn việc lao động, mượn việc chăm sóc mẹ già, mượn những đồ vật xung quanh như áo, khăn, yếm... để nói chuyện tình yêu. Khóa luận cho thấy ca dao Việt Nam ưa cách nói vòng để thể hiện tình cảm. Cả người nói và người nghe đều rất ý nhị, không thích sự sỗ sàng ttong bày tỏ tình cảm. Điều này thuộc văn hóa ứng xử của ngưòi Việt và vô hình chung nó đã ảnh hưởng tói ngôn ngữ. Tiếp theo, tác giả Đỗ Thị Bảy vào năm 1999 cũng cho ra mắt công trình tìm hiếu về “Sự phản ánh quan hệ gia đình, xã hội trong tục ngữ, ca dao người Việt”, NXB ĐH Quốc Gia Hà Nội. Qua việc tìm hiểu về mối quan hệ gia đình, xã hội trong ca dao, tác giả khẳng định người Việt chúng ta có lối nói vòng, thiên về gián tiếp để thể hiện sự tế nhị, tôn trọng người nghe. Trong cuộc sống hàng ngày người Việt Nam luôn quan tâm đến vấn đề giao tiếp, ngưòi Việt Nam do thiên về tình hơn về lí nên khi giao tiếp con người luôn đề cao vai trò của việc xử dụng ngôn ngữ đẻ đảm bảo cho sự đoàn kết nhất trí, cho cuộc sống vui vẻ hài hoà. Người Việt Nam luôn nhắc nhở nhau khi giao tiếp, nói năng phải cân nhắc lựa chọn, tránh kiểu hành xử khiếm nhã làm mất lòng người khác. Ông cha ta luôn dạy con cháu: Ấn phải nhai nói phải nghĩ. Hơn nữa người Việt luôn coi trọng nghĩa tình, những lúc khó khăn, có công có việc người ta đến với nhau vì tình chứ không phải vì yật chất, nên trong văn hoá ứng xử Người Việt rất coi trọng tinh thần, đặt tinh thần lên hàng đầu. Bên cạnh đó, trong các công trình nghiên cứu về ca dao, nghi thức nói vòng cũng được đề cập đến. Trong công trình nghiên cứu “ Thi pháp ca dao” của Nguyễn Xuân Kính năm 1992, tác giả đã viết về cách thức nói vòng ừong ca dao qua việc sử dụng biện pháp phú, tỉ và hứng. Thể hứng là một loại ca dao được mở đầu bằng một hay vài câu tả ngoại cảnh để gợi hứng, sau đó tác giả mới xúc cảm sinh tình, muốn bộc lộ nỗi lòng của mình. Thể phú là là phô bầy, mô tả. Phô bầy, mô tả một cách trực tiếp về con người, về cảnh vật thiên nhiên... Phú cũng là tự sự, kể chuyện về những sự việc, những biến cố xảy ra trong cuộc đời. Thể tỉ là so sánh. Tác giả tập trung làm rõ hiệu quả của hai biện pháp này trong ca dao. Vì ca dao trữ tình chủ yếu là bộc lộ tình cảm, tâm sự cá nhân nên cảnh được mô tả, hay chuyện được kể lại (dù thật hay hư cấu) cũng chỉ là cái cớ để tình cảm con người được phát triển, hoặc nương vào đó mà biểu lộ ra được. Ca dao trữ t ình thường nói về đề tài tình cảm, thuộc về vấn đề trừu tượng nên rất khó diễn tả. Bởi vậy, ca dao trữ tình rất ưa sử dụng các thể này. Nó là một phương pháp nghệ thuật đặc sắc, giúp cho ý tứ diễn đạt thêm rõ ràng linh động, mà tình cảm bộc lộ cũng có phần bóng bẩy tế nhị. Nghi thức nói vòng không chỉ được thực hiện thông qua biện pháp tỉ và hứng mà còn thông qua các công thức mang tính truyền thống. Năm 1997, bài viết “Công thức truyền thống và đặc trưng của cẩu trúc ca dao, dân ca trữ tình ” Bùi Mạnh Nhị tiếp tục khẳng định nền móng vững chắc của việc nghiên cứu nghi thức nói vòng trong ca dao. Người Việt thích dùng các công thức truyền thống để dẫn dắt tới ý định mà mình trinh bày. Đôi khi những công thức ấy khá vòng vo song tự nó đã báo hiệu trước nội dung của bài ca dao. Từ các công thức truyền thống của ca dao, ta hiểu được ý định, tâm tư mà nhân vật trữ tình trình bày. Tác giả Đinh Gia Khánh vào năm 1996 cũng khẳng định: “Nhận xét về đặc điểm của câu mở đầu trong thơ ca dân gian ” (Đại học Tổng hợp Hà Nội). Bài viết làm rõ hơn tính công thức trong sử dụng câu mở đầu của các bài ca dao. Câu mở đầu không bao giờ đi vào nội dung chính. Nó mang tính gợi mở, dẫn dắt để rồi thường câu cuối bài, tâm tư sâu kín của nhân vật trữ tình mới bộc lộ. Đấy chính là một biểu hiện cụ thể của lối nói vòng trong ca dao. Nói vòng còn được thể hiện qua các sử dụng các biểu tượng nghệ thuật. Bài viết “Những yểu tố trùng lặp trong cao dao trữ tình ” tác giả Đặng Văn Lung (1968) đã đề cập đến những hình ảnh trùng lặp con cò, cây tre, trầng, nước... như một cách gián tiếp nhấn mạnh cảm xúc của nhân vật trữ tình. Cảm xúc ấy không được diễn tả trực tiếp mà ẩn ý, vòng vo qua việc lặp đi lặp lại các biểu tượng. Ke tiếp ý tưởng từ bài viết đó, các tác giả đi sâu vào tìm hiểu biểu tượng. Năm 1988, tác giả Bùi Công Hùng đã phân tích một số biểu tượng trong ca dao: trăng, con đò, mặt trời, đôi mắt, con chim, lá trầu, sông núi, cỏ, thuyền, đêm trong “ Biểu tượng thơ ca tác giả Hà Công Tài cũng chú ý đi sâu tìm hiểu “Biểu tượng trăng trong thơ ca dân gian Năm 1998, Phạm Thu Yến viết chuyên luận “Những thế giới nghệ thuật ca dao” một lần nữa nhấn mạnh hơn vai trò của biểu tượng trong cách nói vòng của nhân dân lao động. Trong đó, ta thấy, tác giả đã làm rõ khái niệm biểu tượng trong sự phân biệt biểu tượng và ẩn dụ, phân loại biểu tượng theo tiêu chí đối tượng và tiêu chí cấu trúc, đặc điểm và ý nghĩa của biểu tượng, sự hình thành và phát triển của biểu tượng. Năm 2001 đến 2005, trong các bài báo, luận văn tiến sỹ của tác giả Nguyễn Thị Ngân Hoa “Biểu tượng chiếc áo trong đời sổng tinh thần người Việt qua thơ ca, và Biểu tượng đôi giày trong văn hóa và ngôn ngữ thơ ca Việt Nam” và luận án tiến sĩ “Sự phát triển ỷ nghĩa của hệ biểu tượng trang phục trong ngôn ngữ thơ ca Việt Nam ”... đã nghiên cứu các biểu tượng này ở ca dao trong tính chỉnh thể, chú ý đến những biến thể, những hình thái cũng như ý nghĩa của biểu tượng đặc biệt là mối quan hệ giữa các biểu tượng làm nổi bật chiều sâu của đặc trưng văn hóa và cảm xúc thẩm mỹ của biểu tượng. Luận án tiến sỹ “Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao truyền thống” của tác giả Nguyễn Thu Ngọc Điệp 2002 đã khảo sát - thống kê khá hoàn chỉnh về chi tiết các hệ thống biểu tượng ừong ca dao; gồm ba hệ thống lớn ừong đó gồm nhiều tiểu hệ thống dựa trên tiêu chí đối tượng. Tác giả cũng đã thành công khi đưa ra: khái niệm biểu tượng nghệ thuật ừong ca dao, tìm hiểu nguồn gốc, phân loại miêu tả, cấu tạo và chức năng của biểu tượng nghệ thuật trong ca dao. Nhìn chung, các tác giả đã có những phát hiện mới về đặc điểm, vai trò của biểu tượng trong thơ ca dân gian tới nghi thức nói vòng của nhân dân ta. Biểu tượng trong thơ ca dân gian càng phong phú càng thể hiện rõ cách nói gián tiếp song đầy ý vị của người dân lao động. Từ đó, chúng ta hiểu thêm về mỹ học dân tộc, về đặc điểm tư duy người Việt: ưa ngụ ý hơn nói thẳng, ưa gợi hơn nói rõ ràng. Trong cuốn “Thi pháp văn học dân gian ”, nhà nghiên cứu Lê Trường Phát cũng đã tìm hiểu vấn đề ngôn từ nghệ thuật trong ca dao. Tác giả khẳng định, cách nói trong ca dao là mang tính ước lệ, mang t ính tượng trung, đôi khi nó chỉ có ừong tưởng tượng của nhân vật trữ tình. Nó thường vòng vo, không đi thẳng vào ý chính cần nói song không mấy ai lại không hiểu. Cái hay của cách nói trong ca dao chính là ở đây. Từ những công tình nghiên cứu trên đây, chúng tôi có thể nhận diện rõ hơn về nghi thức nói vòng tong ca dao truyền thống. Từ đó thấy được sự kế thừa của việc thể hiện cách nói trong thơ ca hiện đại với ca dao truyền thống. Tuy nhiên, qua những công trình giới thiệu ừên đây chúng tôi không thấy công trình nghiên cứu riêng về nghi thức nói vòng trong ca dao. Phần lớn những nghiên cứu về nghi thức nói vòng được viết chung trong phàn nghiên cứu về văn hóa hoặc nghệ thuật của ca dao. Việc khảo sát nghi thức nói vòng trong ca dao vẫn chưa ừở thành đề tài nghiên cứu trọn vẹn. Vì vậy, tong khóa luận này, chúng tôi sẽ khảo sát nghi thức nói vòng trong ca dao một cách có hệ thống, cụ thể để thấy được tầm quan trọng của nói vòng trong ca dao Việt Nam. 3. Muc đích, nhiêm vu. 7 • 3.1. • • Mục đích Tìm hiểu nghi thức nói vòng ừong ca dao để thấy được đặc trưng văn hóa giao tiếp người Việt Nam. Đó là lối nói xa gần, ưa vòng vo, bóng gió. Từ đó góp phần hữu ích vào việc giảng dạy ca dao ừong nhà trường nói chung. 3.2 Nhiêm vu • ■ - Tổng hợp các vấn đề lí thuyết liên quan đến đề tài - Khảo sát, thống kê và phân loại ngữ liệu - Phân tích một số mục đích của lối nói vòng ttong ca dao 4. Đổi tượng và phạm vỉ nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghi thức nói vòng trong ca dao Việt Nam. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Đe phục vụ cho mục đích nghiên cứu, ngữ liệu được khảo sát ttong cuốn: Ca dao trữ tình Việt Nam, Phan Hách, NXB Hải Phòng, 2006. Tục ngữ Ca dao Dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan, NXB Văn học 2013. 5. Phương pháp nghiền cứu - Phương pháp thống kê - phân loại. - Phương pháp phân tích - tổng hợp - Phương pháp miêu tả. 6. Đóng góp 6.1. Đóng góp về lý luận. Đề tài góp phần làm sáng tỏ cách thức nói vòng trong ca dao, từ đó làm sáng rõ đặc trưng văn hóa giao tiếp của người Việt Nam 6.2. Đóng góp về thực tiễn Các kết quả nghiên cứu của đề tài có những đóng góp thiết thực góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động giao tiếp nói chung. Đặc biệt, các kết quả thống kê của đề tài góp phần hữu ích trong hoạt động giảng dạy Ngữ vãn nói chung và ca dao nói riêng. 7. Bố eue Ngoài phần mở đầu, kết luận, thư mục tài liệu tham khảo khóa luận của chúng tôi có hai chương: Chương 1 : Cơ sở lí luận Chương 2: Các kiểu nói vòng trong ca dao Việt nam NỘIDUNG CHƯƠNG 1: Cơ SỞ LÍ LUÂN 1.1. 1.1.1. Khái quát Khái niêm. Nói vòng là một lối nói phổ biến trong ngôn ngữ của nhiều dân tộc. Bản chất của nó là một phép thế danh từ, hay thế đồng sở chỉ, song khác phép thế thông thường ở chỗ, người ta có thể suy ra sở chỉ của cụm từ nói vòng, dựa vào ý nghĩa của bản thân cụm từ đó, mà không cần dựa nhiều vào ngữ cảnh như phép thế các danh ngữ đồng sở chỉ thông thường. Chính vì vậy mà R.martin (1976) đã xếp lối nói vòng vào loại câu đồng nghĩa ngữ nghĩa học (parphrase semantique) Theo tác giả Hữu Đạt, nói vòng là kiểu nói mà người nói (hay người viết) chú ý muốn tạo ra một phát ngôn nhằm hỏi hay thông báo hoặc trả lời một vấn đề nào đó mà không muốn nói thẳng ra. 1.1.2. Quá trình hình thành nghỉ thức nói vòng Trước hết cần khẳng định rằng, nói vòng là một hiện tượng ngôn ngữ thường xảy ra trong hoạt động giao tiếp hàng ngày, ở các chức năng như phong cách khẩu ngữ, phong cách nghệ thuật... về mặt lịch sử, nói vòng là hiện tượng xuất hiện khá muộn, khi ngôn ngữ đã phát triển lên đến một trình độ nhất định thoát ra khỏi thời kì sơ khai, nói một cách khác đây là một hiện tượng ngôn ngữ nảy sinh khi trình độ phát triển của tư duy đạt đến một trình độ cao. Hoạt động tương tác giữa các thành viên trong xã hội, không chỉ dừng lại ở việc ừao đổi thông tin thông thường mà đã chuyển sang một giai đoạn mói - giai đoạn của giao tiếp văn hóa. Vì yậy đến giai đoạn này ngôn ngữ không chỉ làm chức năng đơn thuần là gọi tên sự vật, hiện tượng nữa mà nó còn dùng để phản ánh nhận thức lý tính của con người. Ngoài ra, nó còn có chức năng biểu đạt sự tinh tế của hành vi giao tiếp . Nói vòng là một hiện tượng phổ quát trong các ngôn ngữ và đã được quan tâm tò lâu của giới nghiên cứu Ngữ văn ừên thế giới. Nhưng với tư cách là đối tượng ngiên cứu của ngôn ngữ học, nói vòng trước hết được chú ý miêu tả ttong phong cách học, về sau nó được bàn luận nhiều trong nghiên cứu ngữ dụng học, trong lý thuyết hội thoại. Tuy nhiên hiện tượng nói vòng lại vô cùng đa dạng và phong phú, nhưng các tác giả lại chưa có quan niệm thống nhất với nhau, bởi thế việc phân tích để tìm hiểu một số các đặc trưng cơ bản của nói vòng. Nó có ý nghĩa quan trọng đối vói việc nghiên cứu một ngôn ngữ cụ thể, đặc biệt là việc hiểu mối quan hệ giữa văn bản và ngôn ngữ. 1.1.3. Đặc trưng văn hóa cách thức nói vòng. Đặc trưng văn hóa của cách thức nói vòng là dựa trên đặc điểm giao tiếp của ngưòi Việt, với lối sống trọng tình cảm, ưa sự tế nhị và đặc biệt là lối giao tiếp vòng vo bóng gió. Chính vì yậy lối nói vòng được tạo ra phù hợp với đặc điểm, mục đích cũng như đặc trưng văn hóa giao tiếp của người Việt. 1.1.4. Cơ sở tạo ra các kiểu nói vòng. Muốn tạo ra các kiểu nói vòng, người ta phải giả định rằng, người nghe có cùng với mình những tri thức về nền ngôn ngữ, văn hóa, phong tục. Nghĩa là hai bên có thể cùng giải mã được các tín hiệu ngôn ngữ mà người nói thiết lập trong một bối cảnh giao tiếp cụ thể. Điều này quy định, muốn nói vòng thành công và có hiệu lực trong giao tiếp người nói cần phải hiểu rõ đối tượng của mình . Từ những điều trên có thể tìm hiểu một số đặc điểm của cách thức nói vòng. 1.1.5. Đặc điểm của cách thức nói vòng. 1.1.5.1. Tính đồng chiếu Xét đối thoại: A: Hôm nay thứ mấy hả anh ? B: Thứ bảy, (nhưng) anh lại mắc họp. Sở dĩ đối thoại này được coi là đối thoại theo kiểu nói vòng là vì giữa hai người đối thoại có một mối quan hệ đồng chiếu với thứ bảy. Chẳng hạn họ có thói quen, cứ đến thứ bảy là B lại rủ A đi picnic. Lần này, không thấy B rủ, A sốt ruột nhưng tế nhị không hỏi trực tiếp mình có đi chơi không mà nói vòng thành một câu khác. Nếu B không có quan hệ đồng chiếu vói A thì câu trả lời sẽ là hôm nay thứ bảy. Câu trả lời của B chính là kiểu nói vòng nhằm giải thích cho sự tình không rủ A đi chơi. vẫn cặp đối thoại trên, nếu A và B ra khỏi quan hệ đồng chiếu thì hiện tượng nói vòng không còn tồn tại nữa. Lúc đó, hai phát ngôn này sẽ trở thành cặp thoại hỏi đáp theo nghĩa trực tiếp, tức trong các phát ngôn của A và B chỉ chứa các điều này mà không chứa cái điều khác. Trong hoạt động giao tiếp, một số kiểu nói vòng lâm thòi nếu mang những đặc trưng văn hóa tiêu biểu cho thời đại sẽ có sự chuyển hóa để chuyển thành các mã hình tượng đó là những trường họp sáng tạo thơ ca hay văn học nói chung. Tuy nhiên cũng có những kiểu nói vòng mặc dù đã được định hình và trở thành một thứ mã văn hóa giao tiếp, nhưng do sự phát triển của tư duy nó dần không được dùng nữa và trở thành một hiện tượng có tính lịch sử. 1.1.5.2 Tính lâm thòi Ngoài những kiểu nói vòng được định hình trong truyền thống ngôn ngữ dân tộc, trong hoạt động giao tiếp cũng thường xuất hiên những kiểu nói vòng do cá nhân những người tham thoại sáng tạo ra. Kiểu nói vòng này chỉ tồn tại một cách lâm thòi và phụ thuộc vào văn cảnh, nghĩa là ừong văn cảnh khác kiểu nói vòng này không còn ý nghĩa như cũ nữa. 1.1.5.3. Tính ổn định và bền vững Trong mọi ngôn ngữ, nói vòng là một hiện tượng được định hình theo thời gian, tồn tại dưới dạng các mã ngôn ngữ mang tính biểu tượng. Các mã này ăn sâu vào tiềm thức dân tộc trở thành các yếu tố văn hóa mang tính truyền thống. Nó được ổn định qua thời gian và củng cố trong tư duy của cộng đồng ngôn ngữ. Đó là các đơn vị như thành ngữ, ca dao, các hình tượng văn học mang tính biểu trưng được hình thành bởi ý thức văn hóa dân tộc. Ví dụ : Thuyền về có nhớ bển chăng Ben thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. (Ca dao) Người Việt Nam có câu “Nói vậy mà không phải vậy” chính là muốn nhấn mạnh đến ý thức tỉnh táo của người nghe khi phải gặp các hiện tượng nói vòng. Nói một cách khác nói vòng là một hiện tượng đa nghĩa, trong đó cái nghĩa chính của thông báo bao giờ cũng nằm dưới bề mặt cấu trúc của phát ngôn, đòi hỏi người nghe phải có sự liên tưởng thông qua vốn hiểu biết về ngôn ngữ, văn hóa, thói quen tư duy dân tộc. Kiểu nói vòng này do được sử dụng nhiều làn nên nó có tính ổn định và bền vững cao nó được củng cố trong ý thức dân tộc trở thành thứ di sản văn hóa đặc biệt. Đó là các thành ngữ, quán ngữ, ca dao. Khi chuyển sang các ngôn ngữ khác, người ta phải căn cứ vào nội dung của cái điều khác để dịch chứ không dựa vào cấu trúc bề mặt từ nội dung của cái điều này. 1.1.6. Phân biệt nói vòng vói uyển ngữ, nhã ngữ Uyển ngữ là thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, nó có ý nghĩa là nói cho tốt đẹp. Trong tiếng Việt tùy theo phạm vi nghiên cứu mà thuật ngữ này còn được gọi bằng tên khác như nói giảm, nói tránh, khinh ngữ hay nhã ngữ. Uyển ngữ được các nhà nghiên cứu định nghĩa như là một sự thay thế một từ ngữ không được ưa thích nhằm giữ được thể diện, tránh sự mất thể diện của người nói hoặc người nghe thông qua việc làm chạm tự ái của họ, hoặc giữ thể diện cho một người, hay phe thứ ba nào đó, biểu thị một tình huống, con người dưới ánh sáng dễ chịu, hơn là dưới ánh sáng mạnh mẽ của thực tại, hoặc dưới sự định nghĩa trực tiếp, thô sơ ban đầu hay để che dấu một sự thật khó chịu, một xúc phạm làm giảm nhẹ việc vi phạm khuôn phép. Từ đó ta có thể khái quát một cách chung nhất uyển ngữ là những từ ngữ được cấu tạo lại, biểu đạt lại một ý nghĩa đã có một cách tế nhị và đảm bảo nguyên tắc lịch sự trong giao tiếp. Trong nghiên cứu phong cách học, uyển ngữ, nhã ngữ là một hiện tượng được quan tâm từ rất sớm, uyển ngữ nhã ngữ cũng có nét giống nói vòng là ở chỗ thông tin chính không được nói trực tiếp thẳng tuột mà được diễn đạt qua một hình ảnh hay một phát ngôn khác. Tuy nhiên xét về bản chất thì chúng lại có sự khác nhau, uyển ngữ hay nhã ngữ là kiểu nói nhằm thể hiện thái độ tế nhị của người nói vói lý do lịch sự, còn nói vòng lại là khái niệm rộng hơn rất nhiêu bao gồm cả uyển ngữ và nhã ngữ. Nói vòng không chỉ diễn đạt sắc thái tế nhị mà có khi còn biểu thị sự bực bội, phê phán, hoặc với các đích khác như đắn đo, thăm dò, củng cố lập luận. Đây là những mục đích giao tiếp hết sức phong phú của lối nói vòng. Đó chính là những hiện tượng tương đồng, khác biệt giữa nói vòng với uyển ngữ, nhã ngữ. 1.2. Vài nét về văn hóa giao tiếp của người Việt Nam 1.2.1 Các đặc trưng giao tiếp cơ bản của người Việt Theo Trần Ngọc Thêm trong cơ sở văn hóa Việt Nam thì trong giao tiếp của người Việt có 6 đặc trưng cơ bản: Đặc trưng thứ nhất xét về thái độ của người Việt Nam đối vói giao tiếp có thể thấy được đặc điểm của người Việt Nam thích giao tiếp nhưng lại rụt rè. Người Việt Nam nông nghiệp sống phụ thuộc vào nhau và luôn coi trọng mối quan hệ của các thành viên trong cộng đồng. Đó là nguyên tắc dẫn đến đặc trưng cơ bản trong giao tiếp của người Việt Nam. Đây cũng là tiêu chuẩn dẫn đến việc đánh giá con người. Nhưng khi tiếp xúc vói lạ thì ngưòi Việt Nam lại ttở nên rụt rè. Hai tính cách trái ngược nhau trong cùng một bản chất nhưng không mâu thuẫn nhau, chỉ cùng sự thể hiện sự linh hoạt ttong giao tiếp của người Việt Nam. Đặc trưng thứ 2 đó là lấy tình cảm làm nguyên tắc ửng xử. Nguồn gốc văn hóa nông nghiệp với đặc trưng trọng tình đã dẫn đến ngưòi Việt lấy tình cảm lấy sự yêu ghét làm nguyên tắc ứng xử. Đặc trưng thứ 3 ừong đặc trưng cơ bản của giao tiếp đó là đối tượng giao tiếp ưa tìm hiểu quan sát đánh giá. Người Việt Nam thích tìm hiểu về tuổi tác, gia đình, nghề nghiệp, trình độ học vấn... của đối tượng giao tiếp. Đặc tính này chẳng qua cũng chính là sản phẩm của tính cộng đồng làng xã mà ra. Do tính cộng đồng người Việt thấy mình tự có trách nhiệm quan tâm với người khác nhưng mối quan tâm hay thể hiện sự quan tâm đúng mực thì phải biết rõ hoàn cảnh. Ngoài ra, do các mối quan hệ xã hội người ta cần tìm hiểu để có cách ứng xử cho thỏa đáng. Biết tính cách biết người để lựa chọn đối tượng giao tiếp cho phù họp. Một đặc trưng nữa trong giao tiếp cơ bản của người Việt đó là chủ thể giao tiếp trọng danh dự. Danh dự được người Việt gắn với năng lực giao tiếp lời nói ra để lại dấu vết, thành tiếng tăm, để lưu truyền đến tai nhiều người, tạo nên tai tiếng. Vì thế, người Việt Nam rất trọng danh dự của cá nhân, cũng như danh dự gia đỉnh, danh dự đất nước. Đặc trưng thứ 5 trong giao tiếp cơ bản của người Việt đó là cách thức giao tiếp ưa tế nhị, ý tứ trong sự hòa thuận. Để giao tiếp tế nhị khiến ngưòi Việt có thói “vòng vo tam quốc ” không đi thẳng trực tiếp vào vấn đề như người Phương Tây. Chính lối giao tiếp ưa tế nhị này mà người Việt rất đắn đo, cân nhắc trong ứng xử, và rồi cũng chính sự đắn đo cân nhắc này mà ngưòi Việt trở nên thiếu quyết đoán trong công việc. Đe tránh nhược điểm này, và không muốn để mất lòng ai thì người Việt đã thay thế bằng nụ cười. Đặc trưng cuối cùng trong các đặc trưng giao tiếp cơ bản của người Việt đó là nghi thức lời nói, hệ thống cách xưng hô và cách nói lịch sử rất phong phú. Hệ thống xưng hô thứ nhất có tính thân mật hóa trong tình cảm. Thứ hai có tính xã hội hóa, cộng đồng hóa cao người Việt xưng hô theo nguyên tắc xưng hô khiêm tốn, thậm chí cách nói của người Việt cũng rất phong phú không chung chung như Phương Tây. Các đặc trưng nêu trên là những đặc trưng cơ bản trong giao tiếp của ngưòi Việt Nam phù họp với cách giao tiếp trọng tình cảm ưa lối nói nhẹ nhàng, bóng bẩy của người Việt. 1.2.2. Các đặc trưng cơ bản của nghệ thuật ngôn từ Việt Nam. ■ o s • • o « Trước hết nghệ thuật ngôn từ Viêt Nam có tính biểu trưng cao. Tính biểu trưng thể hiện ở xu thế khái quát hóa, ước lệ hóa với những cấu trúc cân đối hài hòa. Xu thế ước lệ bộc lộ ở chỗ tiếng Việt thích những cách diễn đạt bằng con số biểu trưng. Lối tư duy tổng hợp mọi yếu tố, lối sống ổn định có quan hệ tốt với mọi người, dẫn đến xu hướng trong sự cân đối hài hòa trong ngôn từ - một biểu hiện khác của tính biểu trưng. Tính cân xứng là một đặc tính rất điển hình của tiếng Việt. Theo nguyên lý cấu trúc loại hình tiếng Việt là loại hình ngôn ngữ đơn kết xong nó chứa đựng khối lượng không nhỏ các từ song kết. cho nên thực chất trong ngôn từ lời nói Việt cấu trúc song kết lại là chủ đạo. Ví dụ: “Già kén kẹn hom ”, “Tai bay vạ gió Tiếng Việt rất phát triển hình thức câu đối là một sản phẩm văn chương đặc biệt vừa công phu tỉ mỉ lại vừa cô đọng ngắn gọn . Đặc điểm thứ hai của nghệ thuật ngôn từ Việt Nam là rất giàu tính chất biểu cảm - sản phẩm tất yếu của nền văn học ttọng tình cảm. về mặt từ ngữ chất biểu cảm thể hiện ở chỗ: bên cạnh yếu tố gốc mang sắc thái nghĩa trung hòa, thường có rất nhiều biến thể vói những sắc thái nghĩa biểu cảm, như các từ ngữ chỉ màu sắc. Chúng ít sử dụng từ mang sắc trung hòa, nhưng lại sử dụng các từ có sắc thái biểu cảm rõ nét. Ví dụ : béo ú, trắng xóa, xanh lè...v.v về mặt ngữ Pháp tiếng Việt sử dụng rất nhiều các hư từ có sắc thái biểu cảm: à, ư, nhỉ, nhé.v.v. Cấu trúc iểc hóa mang sắc thái đánh giá cũng góp phàn quan trọng trong việc tăng cường hình thành các phương tiện biểu cảm cho tiếng việt. Nghệ thuật ngôn từ Việt Nam còn có đặc điểm thứ ba là: tỉnh động và tính linh hoạt. Tính động, tính linh hoạt, trước hết bộc lộ ở hệ thống ngữ pháp. Trong khi ngữ pháp biến hình của các ngôn ngữ châu Âu là một thủ pháp chặt chẽ tới mức máy móc thì ngữ pháp tiếng Việt tổ chức chủ yếu theo lối dùng các từ hỏi để biểu hiện các ý nghĩa quan hệ ngữ pháp khiến người sử dụng được quyền linh hoạt một cách tối đa . Ngữ pháp của các ngôn ngữ phương Tây là ngữ pháp hình thức còn ngữ pháp Việt Nam là ngữ pháp ngữ nghĩa. Tính động, linh hoạt của ngôn từ Việt Nam còn bộc lộ ở chỗ lòi nói của người Việt Nam thích dùng cấu trúc động từ trong một câu có bao nhiêu hành động thì có bấy nhiêu động từ. Trong khi đó phương Tây có xu hướng ngược lại thích dùng danh từ. Tính linh hoạt năng động còn là nguyên nhân người Việt thích dùng cấu trúc chủ động mà ít dùng cấu trúc bị động. Như vậy có thể nói rằng trong giao tiếp của người Việt Nam có thiên hướng nói đến những hành động tĩnh (tâm lý, tình cảm) dẫn đến nghệ thuật thơ ca và phương pháp biểu trưng bằng hình thức động (cấu trúc động từ, ngữ pháp ngữ nghĩa linh hoạt) trong khi đó người phương Tây nói riêng lại thiên về nói nội dung động bằng hình thức tĩnh. Đó chính là những đặc trưng cơ bản của nghệ thuật ngôn từ trong giao tiếp của người Việt, trong lối sống, cũng như văn hóa. 1.2.3. Một vài nét về ca dao Việt Nam. Làng quê Việt Nam ở đâu cũng vậy, ẩn chứa trong nó bao điều gần gũi và thân thương. Mỗi một miền quê đều có những câu hò, điệu hát rất chung mà lại rất riêng, mang âm hưởng của từng vùng, miền. Tất cả cùng hòa vào câu thơ, giọng hát của những làn điệu, tạo thành dòng ca dao dân ca Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Nghiên cứu về ca dao dân ca không chỉ cho thấy những nét đẹp văn hóa của người Việt mà còn làm nổi bật lên tính thần lạc quan, yêu đời, yêu ngưòi đầy tình cảm thiết tha. Ca dao dân ca là kết tinh thuần tuý của tinh thần dân tộc, là nét đẹp trong văn hóa dân gian Việt Nam. Với cội nguồn lịch sử và chữ viết rất phong phú đa dạng nên ca dao và dân ca có mặt ở Việt Nam từ rất sớm. Các công trình nghiên cứu về văn hóa dân gian, cũng như các nhà khoa học có liên quan, đã khẳng định những dấu tích của ca dao cách chúng ta khoảng trên dưới 2.500 năm. Đặng Văn Lung, phát biểu: ‘Tái cả các dân tộc trên thế giới suốt mấy nghìn năm chỗ nào cũng có dân ca và ca dao. Vì thế nói về ca dao dân ca của một dân tộc hay ca dao dân ca nói chung là vấn đề rất lớn. Nó tồn tại rất lâu, từ hàng ngàn năm trước và như các nhà khoa học nghiên cứu trước đây, các học giả đã nói ca dao ra đời khi trong lòng mình có những điều muốn thể hiện ra, muốn nói lên. Những điều đó được gọi là ca dao. " Câu nói, làn điệu, giọng hát là những đòi hỏi bức thiết nảy sinh trong đời sống xã hội, qua thời gian, những câu nói hay, những làn điệu hấp dẫn đã được nhân dân sưu tập và gìn giữ. Cùng xuất phát từ hoàn cảnh thực tế của đời sống xã hội và trí tuệ của nhân dân đã đúc kết nên. Qua lời ca, câu hát, ca dao và dân ca Việt Nam là những câu nói đúc kết những kinh nghiệm sống, những quan niệm về nhân cách, nhân đức ở mỗi con người. Càng đi sâu vào tìm hiểu ca dao dân ca, chúng ta sẽ thấy được những nét tài hoa, óc sáng tạo đầy tinh thần thẩm mỹ. Tuy nhiên ở mỗi loại hình lại có những đặc điểm riêng biệt Ca dao dân ca là loại hình văn nghệ truyền miệng, là một hình thức văn hóa dân gian đã có từ rất lâu. Nó có thể là một câu nói triết lý bao hàm một nội dung giáo dục của ai đó. Trải qua thời gian, mọi người thấy đúng và nghe theo, thậm chí họ có thể thêm vào hoặc bớt đi để đúng với từng hoàn cảnh cụ thể. Vì vậy, có thể nói ca dao dân ca là của quàn chúng nhân dân sáng tác nên và họ có thể sáng tác trong bất cứ hoàn cảnh nào, trong lễ hội, trong lao động sản xuất. Chất trí tuệ, giàu tư tưởng tình cảm trong ca dao dân ca là những nguồn nhựa sống bổ sung cho văn hóa dân gian thêm phong phú và đậm đà bản sắc. Tuy cũng là câu nói, giọng điệu cùng với một cái nôi xuất phát như nhau nhưng không phải câu ca dao nào cũng có thể trở thành dân ca và ngược lại, ở mỗi thể loại lại có thêm những ưu thế bổ sung ứng dụng trong từng hoàn cảnh của thực tế đời sống. Theo cách hiểu thông thường, ca dao là lời của các bài dân ca đã tước bỏ đi những tiếng đệm, tiếng láy hoặc ngược lại là những câu thơ có thể bẻ thành những làn điệu dân ca. Như vậy giữa ca dao và dân ca không có ranh giói rõ ràng. Ca dao là những câu nói phổ thông trong dân gian. Ca dao người Việt thường được cấu tạo bằng hai câu lục bát, một thể thơ rất âm điệu tiếng Việt. Khi có nhiều câu kết thành một đoạn ngắn thì gọi là dân ca, vì vậy ranh giới giữa ca dao và dân ca là một sợi chỉ rất mỏng manh. Ca dao là lối văn truyền khẩu, trước tiên là do một người YÌ xúc cảm mà phát hiện ra, rồi vì lời hay, ý đẹp mà lan truyền trong dân gian và truyền mãi từ đời này qua đời khác. Tuy ca dao xuất phát trong giới bình dân nhưng nhiều câu rất nên thơ và ý nghĩa đậm đà, dễ xúc cảm người nghe nên được nhiều người để tâm sưu tầm. Chính vì khả năng dễ nói, dễ tiếp thu, ca dao đã đi vào đời sống của nhân dân một cách rất tự nhiên và trong mọi hoàn cảnh. Trong mỗi chúng ta ai cũng có một miền quê, quê hương là cánh đồng lúa thơm ngát, luỹ tre xanh trải dài dọc bờ đê, là những hình ảnh thân thương nhất đối với cuộc sống mỗi con người. Hai tiếng quê hương nghe gần gũi và thân thương, đó là nơi chôn nhau cắt rốn, nơi đã nuôi dưỡng ta trưởng thành. Qua ca dao dân ca những hình ảnh của miền quê như ừở nên gàn gũi hơn, lung lỉnh hơn nhờ những ca tò đày hình ảnh. Khi nói đến dân ca, chúng ta không thể quên những lời ru con thiết tha trìu mến, qua tiếng ầu ơ mẹ ru con, những hình ảnh của miền quê yêu dấu của biển rộng non cao, của gió Lào cát cháy, những người mẹ năm tháng tảo tần một nắng hai sương nuôi dậy con khôn lớn. Những lời hát ru của mẹ đã hòa đồng với tâm hồn trẻ thơ, vừa đằm thắm nhẹ nhàng nhưng cũng không kém phần trầm tư sâu lắng. Trong câu hát của mẹ có ánh ừăng soi rọi như đưa con vào giấc ngủ êm đềm, có áng mây trôi bồng bềnh trên đỉnh núi, có dòng sông bên lở bên bồi, có mặt biển long lanh ánh bạc và những con thuyền thấp thoáng ngoài khơi xa. Nghe lòi ru của mẹ, trẻ thơ như được tiếp thêm nguồn dự trữ lớn lao về lòng yêu quê hương, đất nước, chắp cánh cho tuổi thơ của con thêm vững bước và sáng ngời niềm tin. Lấy nguồn cảm hứng từ thực tế cuộc sống, ca dao dân ca được sáng tạo nên, đó là lời ăn, tiếng nói của ông cha ta tích lũy từ ngàn đời. Đó là những câu nói đúc kết từ những kinh nghiệm sản xuất răn dậy con cháu, bao hàm những nội dung mang ý nghĩa triết lý dạy bảo rất sâu sa. Đó là những câu hát được truyền tải bằng âm thanh giọng điệu ngôn ngữ với nội dung nghệ thuật phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc. Bởi vậy, ca dao dân ca là sản phẩm văn hoá tinh thần và cần thiết đối với mỗi dân tộc, con người. Từ thực tế cuộc sống những câu hát dân gian, những lối nói chân thành chất phác nhưng cũng không kém phần triết lý sâu sắc, thực tế là những cái hay, cái tinh tuý của dân tộc được kết tinh từ cuộc sống hàng ngày. Trong ứng xử giao tiếp ông cha ta đã có vô vàn những câu nói đúc kết về những lối nói, những hành vi ứng xử khéo léo, lịch sự và duyên dáng. Mai Ngọc Chừ, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia phát biểu: “Trước hết tôi xin nói về lời chào, người Việt Nam rất coi trọng lời chào. Người ta thường nói: “Tiếng chào cao hơn mâm cỗ”. Trong ca dao thì tiếng chào không chỉ nói lên phép lịch sự của con người Việt Nam mà tiếng chào còn là cái cớ để những đôi trai gái làm quen với nhau, đó là những lời chào bắt duyên trong văn học dân gian. ” Ví dụ: Gặp nhau ăn một miếng trầu Mai ra đường cái gặp nhau ta chào Câu thơ, giọng hát với cái đích là phục yụ nhân sinh. Con ngưòi luôn có hoài bão vươn tới cái hay, cái đẹp, cái thanh tao của cuộc sống là chân, thiện, mỹ, cho nên ca dao dân ca không chỉ là những bài hát ngắn dài, vần, vè về câu chữ, nhịp điệu trầm bổng du dương để quên nguôi cảnh buồn tẻ, trống trải mà thực tế nội dung ý nghĩa còn mang tính nhân văn sâu sắc. Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ, kính cha Cho tròn chữ hiểu mới là đạo con. Bên cạnh ý nghĩa là công nuôi dưỡng, sinh thành như trời bể của cha mẹ, câu ca dao này còn được hiểu rộng ra với những nét nghĩa rất phong phú. Ca dao dân ca là sản phẩm được sáng tạo bởi quần chúng nhân dân, nội dung mang tính chất chung cũng lại rất riêng, gàn gũi với tập quán sinh hoạt của con người. Ngay từ thủa lọt lòng, ca dao dân ca đã giành cho trẻ những bài hát đơn sơ, mộc mạc nhưng du dương, ngọt ngào để đưa ừẻ vào giấc ngủ êm đềm. Chuyển sang tuổi ấu thơ, các em lại được cất lên nhưng bài hát đồng dao để vui chơi giải trí, luyện cho trẻ quen với tiếng nói, tiếp cận vói thiên nhiên, tìm hiểu những vấn đề xã hội nảy sinh trong đời sống hàng ngày. Khi trưởng thành, trai gái lại tụ họp nhau lại thi hát đố, hát giao duyên và các bài hát vui chơi trong đời sống. Đó là những tập tục rất phong phú, làm nảy nở thêm tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu người thiết tha. Với nội dung truyền tải rất đa dạng và phong phú đời sống xã hội cho nên ở mỗi chủ đề, mỗi một lĩnh vực chúng ta có thể thấy vô vàn những câu nói, lối nói rất mộc mạc, dễ hiểu. Nhà văn Nguyễn Đình Thi đã nhận xét rằng: Ca dao Việt Nam bắt nguồn từ tinh thần lạc quan yêu đời, ham đấu tranh, vui vẻ, tế nhị, có duyên nhưng cũng không kém phần dồi dào tình cảm, mạnh mẽ sức lực, nảy nở tự do để đón ánh sáng trời hòa hợp với cỏ cây, hoa lá. Nó như một nguồn nhựa sống để nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, chắp cánh cho thế hệ tương lai những hoài bão lớn lao về cuộc sống, thiên nhiên và con người. Như vậy có thể nói ca dao và dân ca Việt Nam là kho tàng văn hóa, tri thức dân gian, phản ánh những phong tục, tạp quán, tâm tư nguyện vọng của con người Việt Nam, tạo thành một hệ thống hình ảnh thiên nhiên, con người và lao động cùng hoà quyện vào nhau, tạo dựng nên cách nghĩ, cách cảm về cuộc sống, thiên nhiên và con người rất Việt Nam. Tiểu kết chương 1: Trong chương này chứng tôi đã trình bày một số vẫn đề lí thuyết làm cơ sở cho đề tài đó là những vấn đề khái niệm về nghi thức nói vòng, quá trình hình thành nghi thức nói vòng, đặc trưng văn hóa cách thức nói vòng, phân biệt nói vòng với uyển ngữ, nhã ngữ, vài nét về văn hóa giao tiếp của người Việt Nam. CHƯƠNG 2: CÁC KIỂU NÓI VÒNG TRONG CA DAO VIỆT NAM. 2.1. Kết quả thống kê Đe tài đã khảo sát 978 bài ca dao, trong đó có 251 bài sử dụng nghi thức nói vòng. Dựa vào mục đích giao tiếp chúng tôi phân loại nghi thức nói vòng thành các kiểu nhỏ như sau: Bảng thống kê số lượng ca dao sử dụng nghi thúc nói vòng với các muc đích khác nhau. STT Tiêu chí Tông sô (%) 1 Nói vòng nhăm mục đích tỏ tình 61 24,3% 2 Nói vòng nhăm mục đích trách móc 55 21,9% 3 Nói vòng nhăm mục đích than thân 48 19.1 % 4 Nói vòng nhăm mục đích chê bai 39 15.6.% 5 Nói vòng nhăm mục đích khen ngợi 28 11.2% 20 7.9% 6 Nói vòng nhăm mục đích khác (từ chôi, từ phủ định đến khẳng định...) 2.2. Miêu tả nghi thức nói vòng trong ca dao Việt Nam. 2.2.1. Nói vòng nhằm mục đích tỏ tình. Ca dao Việt Nam có nhiều bài ca dao thể hiện tình yêu lứa đôi, tình cả ừai gái, đó là những tiếng nói, tiếng hát mượt mà, nhuần nhị, được vun trồng từ mảnh đất của người lao động gian lao vất vả, nhưng lãng mạn, thủy chung và giàu tình nghĩa. Những chàng trai cô gái, tỏ tình với nhau bằng những bài ca dao vừa ý nhị, vừa dạt dào tình cảm. Những bài ca dao tỏ tình đầy ý tứ, với cách nói vòng đầy ẩn ý, trong khuôn phép của xã hội xưa, và mang lại cho người nghe nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, bài ca dao sau đây là một ví dụ: Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng Tre non đủ lá đan sàng nên chăng Đan sàng thiếp cũng xỉn vâng Tre non đủ lá nên chăng hỡi chàng ? Mặc dù khi hát đối đáp thường có nhiều người nhưng chàng trai vẫn tưởng tượng ra khung cảnh chỉ có hai ngưòi. Vậy là anh đã chọn đêm trăng thanh để ngỏ lời cùng cô gái. Quả thật, câu hỏi của chàng trai mang đầy ẩn ý cũng như tình cảm của chàng trai dành cho cô gái. Ở đây cũng là lối giao duyên mượn hình ảnh của những trái cây, cành lá thân quen của làng quê nông thôn Việt Nam như tre để làm danh từ xưng hô. Điều đó thể hiện Yẻ đẹp mộc mạc và thi vị của nhân dân ta hay chính sự mộc mạc trong tình yêu lứa đôi của họ. Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng Tre non đủ lá đan sàng nên chăng ?. Tình yêu gắn liền vói những hình ảnh thanh bình của đêm trăng thanh. Trăng sáng, gió mát, khung cảnh êm đềm đầy thơ mộng của làng quê, thời gian nghệ thuật đêm. Không gian nghệ thuật Trăng thanh gợi cho ta nhiều thơ mộng, Đó là nơi tình yêu mang lại cho chàng trai và cô gái những cung bậc cảm xúc riêng. Đêm trăng thanh rất đẹp, rất ma mị ấy như minh chứng cho tình cảm của chàng trai. Chàng đã sử dụng nghi thức nói vòng đi từ gián tiếp đến trực tiếp, mượn hình ảnh tre non đủ lá, đan sàng thực chất là để nói về chuyện tình cảm của mình, chàng trai dùng những hình ảnh đó để ướm hỏi cô gái. Trước những khó khăn và vất vả của cuộc sống thì cảnh đẹp của đêm ừăng thanh luôn là nơi đôi lứa hò hẹn nhau. Hình ảnh cây tre mang một vẻ đẹp về lòng trung kiên trong truyền thống bất khuất của ông cha ta, trong đấu tranh, thế mà ở đây nó lại xuất hiện trong tình yêu đôi lứa. Tre đi liền với Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín (Thép Mới). Nhưng ở đây lại là tre non trong chính tình yêu của đôi nam nữ. Hình ảnh tre non với câu hỏi: Tre non đủ lá đan sàng nên chăng ?. Tre non đủ lá đan sàng nên chăng ? là câu hỏi được thể hiện bằng hai hình ảnh ẩn dụ Tre non đủ lá nói về vẻ đẹp ttẻ trung, xinh tươi của cô gái đang đối diện tâm tình. Ẩn dụ thứ hai đan sàng nên chăng ? là sự ướm duyên, tỏ tình kín đáo. Chữ thanh bắt vần vói chữ anh, chữ nàng bắt vần với chữ sàng đã làm cho nhạc điệu câu thơ nhẹ nhàng, êm ái, đọc lên nghe rất thú vị. Thiếu nữ lần đầu nghe được lời tỏ tình ý nhị ấy sao mà chẳng thấy vui sướng. Cách tỏ tình ý tứ tế nhị bằng lối nói vòng, vừa bóng bẩy, vừa biểu cảm YÌ đó là ngôn ngữ của con tim, của tâm hồn mà không hề thô lỗ, sống sượng như anh chàng thợ cày này: Gặp đây anh nẳm cổ tay Anh hỏi câu này có lấy anh không ? Cho dù có thân mật đến đâu nhưng cái cử chỉ đường đột nẳm cổ tay và hỏi một câu sỗ sàng có lấy anh không thì thật vô duyên. Bằng lối nói vòng, đầy ẩn ý, ta thấy được chàng trai trong cuộc là một ngưòi phong nhã, lịch sự, tế nhị. Câu hỏi của chàng trai thì mặn mà đầy ẩn ý. Còn câu trả lời của cô gái vừa thông minh sắc sảo, lại vừa có duyên. Một nửa câu xác nhận và một nửa câu hỏi lại: Đan sàng thiếp cũng xin vâng Tre non đủ lá non chăng hỡi chàng ? Cô gái nhắc lại hai hình ảnh ẩn dụ đan sàng và tre non đủ lá có ngữ điệu nhẹ nhàng, lễ phép, biểu lộ sự hài lòng, đồng ý, chấp nhận, lời tỏ tình của chàng trai, vừa thể hiện sự dịu dàng của cô gái cùng tình cảm cô dành cho chàng trai. Đây là lối đáp vừa kín đáo vừa tế nhị, nhưng không kém phần mãnh liệt của cô gái trong tình yêu của mình. Bài ca giao duyên trên có lời đẹp, hình đẹp, dạt dào chất phong tình. Một phong cảnh tỏ tình tong nhã, bằng nghi thức nói vòng mà thể hiện được sự tế nhị, duyên dáng xứng đôi hỏi tế nhị mà ttả lời cũng tế nhị nhưng vẫn thể hiện rõ tình cảm cũng như ẩn ý mà chàng trai, cũng như cô gái thể hiện. Nghệ thuật sử dụng ẩn dụ với bóng trăng thanh thơ mộng đã làm nổi bật trong tâm hồn trai gái làng quê. Trong ca dao, hiệu quả, mục đích của nghi thức nói vòng được khai thác triệt để... đặc biệt là nghệ thuật ẩn dụ đặc sắc được sử dụng ttong bài ca dao. Bằng những hình ảnh tre non đủ lá, đan sàng để gợi mở, tỏ tình, và để rồi cô gái chấp nhận lòi tỏ tình của chàng ừai cũng đày ý tứ, tế nhị mà dịu dàng. Từ đó ta có thể thấy rõ mục đích của nghi thức nói vòng trong ca dao Việt Nam. Nói vòng được sử dụng rất nhiều trong các bài ca dao tỏ tình, đôi lứa. Không chỉ có bài ca dao trên mà bài ca dao sau mục đích của nói vòng cũng được thể hiện rất rõ, nhằm thể hiện ý tứ tỏ tình của chàng trai với cô gái một cách đầy ẩn ý, trang nhã. Ví dụ như bài ca dao dưới đây : Bây giờ mận mới hỏi đào Vườn hồng có lối ai vào hay chưa ? Mận hỏi thì đào xin thưa Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào ? Mận và Đào đó chính là những trái cây vào mùa xuân, mùa của tình yêu, của sức sống và của tuổi trẻ. Mận, đào hai loại trái cây thân thuộc ừong vườn quê đã ừở thành một cặp danh tính thay thế cho các cặp từ nhân xưng anh - em, mình - ta, chàng - thiếp, trong kho tàng ca dao về tình yêu. Hai câu ca dao đầu là lời của mận dành cho đào, tác giả dân gian mượn hai loại quả này biểu tượng cho chàng trai và cô gái trong tình yêu. Mận đại diện cho chàng trai còn đào ở đây chính là cô gái. Cách hỏi đầy ẩn ý, như bâng quơ nhưng lại mang một hàm ý sâu xa nhất định, vòng vo ý tứ, đó là sự tỏ tình tế nhị, nhưng cũng không kém sự hài hước của chàng trai. Bây giờ mận mới hỏi đào. Vườn hồng có loi ai vào hay chưa ? Chàng trai đang tìm hiểu về cô gái, hỏi như vậy để biết rằng cô đã có người thương, người nhớ chưa, đồng thời cũng là để ngỏ ý của mình. Bởi lẽ,nếu chàng trai không thích, không thương, không nhớ cô gái thì sẽ không hỏi ngưòi ta làm gì ? Bằng lối giao tiếp vòng vo, ý nhị như thế câu chuyện mận đào cứ hiện lên sinh động, đẹp đẽ. Bây giờ là thời gian hiện tại mận mới gặp lại đào tại nơi cây đa, giếng nước, sân đình, của làng quê Việt Nam. Một dịp may hiếm có, anh chàng chắc hẳn đã để ý cô gái từ nhiều ngày tháng qua nhưng mãi cho đến hôm nay, bây giờ chàng mới dám thổ lộ. Hai chữ bây giờ ý vị hơn, vì nó đã thể hiện được nỗi lòng băn khoăn mong đợi của chàng trai. Cô thôn nữ đã lọt vào mắt xanh của chàng từ lâu nhưng nay chàng mới dám mạnh hỏi. Chàng trai không hỏi cô gái về tuổi, không hỏi về “bác mẹ sình thành ra em ” mà chỉ hỏi: Vườn hồng có lối ai vào hay chưa ? Vườn hồng là một hình ảnh ẩn dụ rất đẹp, mang sắc thái biểu cảm và ý nghĩa thẩm mỹ giàu tính nhân vãn trong giao duyên tỏ tình. Vườn hồng ấy chính là khu vườn tình yêu của chàng trai, hay là trái tim yêu của cô gái mà anh ta đang ngày đêm mong nhớ. Hỏi để chàng trai muốn biết rằng trong trái tim cô đã có bóng hình ai chưa. Đào là biểu tượng là cô gái trong cuộc giao tiếp này, nhưng sau tác giả lại nói là vườn hồng? Ở đây vườn hồng không phải là vườn cây hồng hay vườn ưái hồng mà là khu vườn của trái tim ngập tràn màu hồng hạnh phúc, yêu thương. Khi yêu, màu hồng được lên ngôi và nó tượng trưng cho tình yêu cũng như vẻ đẹp của người con gái. Trái tim cô gái như một khu vườn ngập tràn màu hồng ấy khiến cho chàng ttai muốn được bước chân vào đó, muốn say đắm ưong vẻ đẹp đó. Qua ẩn dụ vườn hồng chàng trai đã kín đáo ngợi ca vẻ đẹp của cô gái đang đứng trước mặt anh bây giờ. Năm tiếng đã có ai vào hay chưa ? nhẹ nhàng tế nhị như một tiếng hỏi khẽ khàng về tình duyên cô gái. Câu hỏi làm cho ngưòi nghe cảm thấy ngọt ngào. Ải đại từ phiếm chỉ, cách ướm hỏi của mận tế nhị, bóng gió đầy ẩn ý, đó là mục đích mà nghi thức nói vòng đem lại. Ngôn ngữ là tiếng lòng, là hơi thở, gương mặt của mỗi người, nhất là đối với chàng trai cô gái trong tỏ tình. Câu hỏi của mận cho thấy cánh ứng xử tế nhị của một chàng ừai đang muốn vào vườn hồng. Thiếu nữ cũng không tầm thường hóa không nói mình đã có người yêu hay chưa mà trái lại là cách ứng xử thông minh, tế nhị: Mận hỏi thì đào xin thưa Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào. Chuỗi từ ngữ thì đào xỉn thưa, nhưng chưa ai vào nằm ở vị trí cuối câu lục bát, gồm những thanh bằng liên tiếp đã diễn tả giọng nói, lòi nói dịu dàng lễ phép của cô gái nhắc lại ẩn dụ hình ảnh Vườn hồng của chàng trai cô gái kín đáo biểu lộ sự tự hào bản thân mình. Câu trả lòi vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào là câu trả lời sắc sảo, tinh tế, mà duyên dáng. Qua tín hiệu ấy chàng trai sẽ vô cùng sung sướng cảm thấy mình đã tìm ra lối vào Vườn hồng, mở cánh cửa tình yêu của cô gái. Như vậy ta thấy rằng cả chàng trai và cô gái rõ ràng là rất thích nhau, nhưng họ vẫn thẹn thùng không giám nói đành mượn hình ảnh đào, mận để nói lên nỗi niềm tâm sự của bản thân. Đào - mận, chàng trai - cô gái chỉ có mận hỏi đào thưa không hề có câu nào thể hiện tình cảm nhưng chỉ càn có thế chúng ta cũng đã hiểu rằng bài ca dao nói về vấn đề gì? Cái kết của nó thế nào?. Bài ca dao đã phản ánh được tâm hồn trong sáng của các chàng toi, cô gái nơi làng quê xưa. Họ khát khao tình yêu, nhưng họ không thể hiện trực tiếp tình cảm của mình mà thông qua lối nói vòng, đã dán tiếp thể hiện tình yêu trong sâu thẳm ừái tim mình. Đây cũng chính là mục đích của nói vòng trong ca dao đem lại. lình cảm, tình yêu đẹp của những đôi trai gái ừong làng quê Việt Nam xưa, chân thành, giản dị, chất phác, còn được thể hiện qua bài ca dao sau: Ải về cuốc đất trồng cau Cho em vun ké dây trầu một bên Chừng nào trầu nọ bén lên Cau kia có trái lập nên cửa nhà Bài ca dao tỏ tình này cũng phát huy triệt để mục đích của nghi thức nói vòng trong ca dao, qua hình ảnh trầu, cau những cái trừu tượng để nói lên tình cảm, tình yêu đôi lứa, lời tỏ tình của cô gái không đơn thuần chỉ là cuổc đất trồng cau và vun ké dây trầu mà nó còn hàm chứa ý nghĩa sâu sắc về tình cảm lứa đôi, lời tỏ tình của cô gái, một câu ngỏ lời chân thật, trao duyên ý nhị của cô gái. Ải về cuốc đất trồng cau Cho em vun ké dây trầu một bên Ai trong ai về là đại từ nhân xưng phiếm chỉ, trong bài ca dao này là ngầm chỉ anh ẩy, người ẩy hay chàng trai ẩy chữ ai rất tinh tế, biểu cảm, gọi nhiều cảm giác man mác, bâng khuâng. Cuốc đất trồng cau là để vun đắp cho mối tình đẹp mói nảy nở đó là lời em dặn dò, tín cậy và yêu thương cho em vun ké dây trầu một bên. Vun ké nghĩa vun đất trồng thêm vào bên cạnh một cây khác đã trồng trước đó rồi. Cách tỏ tình thật là kín đáo về mối lương duyên mà cô gái dành cho chàng trai. Bốn chữ vun ké một bên gửi gắm niềm tin cây, nương tựa, cần được sự chở tre, đùm bọc, đó là mong ước của thiếu nữ về một tình yêu hạnh phúc. Bằng lối nói vòng đầy ẩn ý nhưng chứa đựng nội tâm, tâm hồn yêu thương đầy khát khao. Hai câu ca dao như gợi lên một tình cảm vợ chồng, đầy thủy chung son sắt. Cây cau của ai ttồng sẽ xanh tươi tỏa bóng mát trở che cho dây trầu yếu mềm được vun ké một bên sẽ quấn vào thân cau ngày một tươi tốt hơn. Qua đó, ta cảm nhận được lời tỏ tình đầy ý tứ của cô gái trong ngày hội tàn. Cau và trầu sẽ mãi xanh tươi như tình yêu thắm thiết thủy chung đôi lứa. Hai câu tiếp theo là mong ước của cô gái về một tình duyên hạnh phúc. Chừng nào trầu nọ bén lên Cau kia có trái, lập nên cửa nhà ! Chừng nào cách ướm hỏi mộc mạc, dân dã, nghĩa là đến khi nào, đến một ngày nào đó, trong tương lai gàn, hai ta sẽ chung một nhà, thể hiện sự mong đọi, đầy tin tưởng. Thời gian đợi chờ chính là niềm hi vọng trầu nọ bén lên mọc xanh tốt còn cau kia thì có trái. Trầu và cau sẽ tươi tốt phát triển cùng với cây trái của mùa xuân. Đó là kết quả của người lao động, chứa đựng tình cảm, sự sống đang sinh sôi nảy nở của vạn vật, của con người. Bởi vậy bài ca dao không chỉ dừng lại ở việc quả cau, lá trầu mà nó còn chỉ là cái cớ hướng tới việc lập nên cửa nhà các từ ngữ vun ké, lập nên cửa nhà mang ý nghĩa gọi hình rất cao. Nó không chỉ mang ý nghĩa vật chất, chỉ mái ấm gia đình, nơi sinh sống trú ngụ, che nắng che mưa, đồng thời còn mang ý nghĩa nghĩa tinh thần chỉ tình yêu đối lứa, ừăm năm hạnh phúc. Bằng cách nói đầy ẩn ý, lối nói vòng ý nhị nhưng cũng thể hiện được ý tứ tỏ tình cùng khát vọng, ước mơ nên vợ nên chồng đầy cảm xúc và đáng trân trọng. Sự tỏ tình ý nhị, mà kín đáo, nhưng vẫn bộc lộ được hết tình cảm yêu thương nhớ nhung của đôi trai gái yêu nhau. Những chàng trai cô gái sử dụng lối nói vòng để thể hiện tình cảm của mình đối với chàng trai, cô gái mà mình thương nhớ. Ngoài những bài ca dao ttên còn có bài ca dao tỏ tình kín đáo, tế nhị, ý tứ bằng nghi thức nói vòng nhưng cũng thể hiện rõ được khát yọng gắn kết của đôi lứa: Hôm qua tát nước đầu đình Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen Em được thì cho anh xin Hay là em để làm tin trong nhà áo anh sứt chỉ đường tà Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu áo anh sứt chỉ đã lâu Mai mượn cô ẩy về khâu cho cùng Khâu rồi anh sẽ trả công Đến khỉ lẩy chồng anh sẽ giúp cho Giúp cho một thúng xôi vò Một con lợn béo, một vò rượu tăm Giúp cho đôi chiếu em nằm Đôi chăn em đắp, đôi trằm em đeo Giúp cho quan tám tiền cheo Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau. Bài ca dao “Tát nước đầu đình ”, không đơn thuần là bài ca về chuyện mất chiếc áo của chàng trai mà nó chính là lời tỏ tình ý nhị, dễ thương của chàng trai với cô gái. Chàng trai mượn chuyện cái áo ra để tỏ tình, ngỏ lòi với cô gái. Chàng trai đã lấy chuyện mất áo để bắt chuyện với cô gái, nhưng trên thực tế sen thì làm gì có cành, mà chỉ có cái cớ để chàng trai có thể gần gũi cô gái, mà anh đã thầm thương, thầm mến. Một không gian nghệ thuật, mang không khí thiêng liêng của đình làng, lại vừa mang vẻ đẹp nhẹ nhàng, thơ mộng của không gian rộng lớn nơi đầm sen tỏa hương thơm ngát, cách nói đậm đà của chàng trai đã buộc cô gái vào thế khó xử. Như đã nói trên chiếc áo chỉ là cái cớ để chàng trai giải bày lời tỏ tình. Đen đây hình ảnh chiếc áo lại được nhắc đến một lần nữa. Nói đến cái áo rách, không phải là mục đích, mà vẫn chỉ là cái cớ để chàng đưa ra để bộc lộ tình cảnh của mình là chưa có vợ và có một mẹ già đang càn được chăm sóc. Chàng trai rất cần người khâu vá chàng gợi mở tình yêu của mình một cách vòng vo, không trực tiếp thể hiện điều muốn nói. Từ những lí do đó chàng trai đã đưa ra những ý định của mình đối với cô gái. Ở đây thực chất chính là một lễ cưới thực sự trọn vẹn và đầy đủ, ý tứ của chàng trai dần được bộc lộ với ước muốn chung tay xây dựng lương duyên cùng cô gái. Nếu cô gái giúp chàng trai thì công của cô chính là lễ lạt của một lễ cưới trọn yẹn. Đó cũng chính là lời hứa hẹn ước mơ về một cuộc hôn nhân sẽ có, nếu như lời tỏ tình được chấp nhận. Ngoài công lao sẽ được đền bù, lời nói trên còn ẩn chứa một mối tình say đắm yêu thương không kém phần lãng mạn. Đây chính là sự thành công của lối nói vòng trong ca dao Việt Nam, vừa kín đáo, vừa ý nhị nhưng lại sâu sắc. Từ đó ta thấy được mục đích của nói vòng trong ca dao tỏ tình đã làm cho cách bày tỏ tình cảm của chàng trai cô gái không bị thô lỗ mà kín đáo ý nhị hơn mà càng trở nên sâu sắc. Cũng như cô gái trong bài ca dao: Trầu này têm tối hôm qua Giấu cha, giấu mẹ đem ra mời chàng Trầu này không phải trầu hàng Không bùa, không thuốc, sao chàng không ăn Hay là chê khó, chê khăn Xin chàng dừng lại mà ăn miếng trầu. Trong dân gian xưa có câu “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, ở bài ca dao trên cô gái muốn tỏ tình, muốn ngỏ ý yêu thương vói chàng trai, bằng hành động mời ttầu. Nó đã thể hiện được sự dịu dàng, ý tứ của cô gái ttong cách tỏ tình của mình. Tỏ tình thông qua việc mời trầu vòng YO, đầy ẩn ý, nhưng thực chất là bày tỏ tình cảm với chàng ttai. Đe từ đó, ta thấy được cách ứng xử khéo léo của cô gái trong việc tỏ tình của mình vói chàng trai. Đó là hiệu quả mục đích của nghi thức nói vòng đem lại trong ca dao tỏ tình. Ngoài mượn các hình ảnh thiên nhiên, sự yật, hiện tượng xung quanh cuộc sống con người thì phương thức tỏ tình trong ca dao còn được thể hiện qua những ước mơ hoài bão của bản thân nhân vật trữ tình. Tiêu biểu như bài ca dao sau: ước gì anh hóa ra hoa, Để em nâng lẩy rồi mà cài khăn. ước gì anh hóa ra chăn, Để cho em đắp, em lăn, em nằm. ước gì anh hóa ra gương, Đe cho em cứ ngày thường em soi. Ước gì anh hóa ra cơi, Để cho em đựng cau tươi, trầu vàng. Trong tình yêu không phải lúc nào cũng đem vật chất ra để thể hiện tình cảm của mình, đôi khi từ những cử chỉ nhỏ nhặt nhất, những vật chất tầm thường nhỏ bé lại chất chứa trong đó một tình yêu lớn lao, cao cả. Chàng trai trong bài ca dao trên cũng có một tình yêu mãnh liệt dành cho người mình yêu. Tình yêu của chàng trai là những điều ước nhỏ nhoi giản dị, chàng trai ước mình là hoa, là chăn, là gương, là cơi đựng trầu... đây là những yật dụng bình thường nhưng quen thuộc và không thể thiếu được trong cuộc sống của nguời con gái. Chàng trai ước vậy là mong muốn được ở bên cô gái trọn đời, nhưng không nói trực tiếp thể hiện tình cảm của mình, mà chàng ừai đã mượn lối nói vòng vo gián tiếp để bày tỏ mong ước của bản thân dành cho cô gái. Sự thành công của lối nói vòng này ở chỗ chàng trai không bày tỏ trực tình cảm của mình, mà qua ước ao nhỏ nhoi đó, chàng trai đã thể hiện tình yêu mãnh liệt của mình vói cô gái. 2.2.2. Nói vòng nhằm mục đích trách móc Trong kho tàng ca dao Việt Nam, nghi thức nói vòng được sử dụng khá phổ biến. Nói vòng không chỉ làm cho lời tỏ tình thêm ý tứ mà còn làm cho những lời lẽ trách móc như nhẹ nhàng hơn. Ví dụ như bài ca dao: Trời mưa trời gió Vác đó đi đơm về nhà ăn cơm Trở ra mất đó Ke từ ngày mất đó đó ơi Đó không phân qua lại một lời cho đây hay Bài ca dao ngắn gọn, bốn câu đầu kể chuyện một người trong khung cảnh trời đang mưa gió, mang đó một dụng cụ bắt cá đi đơm và việc làm mất đó. Đơm đó là một công việc bình thường của người dân lao động ở nông thôn Việt Nam, nhưng nếu chỉ dừng lại ở đây thì bài ca dao không có gì để suy nghĩ, mà cái quan trọng ở đây là ở hai câu cuối: Ke từ ngày mất đó đó ơi Đó không phân qua lại một lời cho đây hay Tới đây sự việc chuyển sang một nghĩa khác, việc mất đó mang đó đi đơm bị lu mờ, cái đó ở đây không còn chỉ dụng cụ bắt cá nữa mà nó mang một hàm nghĩa khác. Đó ở đây không còn là vật vô tri YÔ giác nữa, mà còn là đối tượng cụ thể. Và chính cặp đôi mang ý nghĩa tiềm ẩn đỏ - đây cũng như những cặp đôi mận đào, thuyền - bển.v.v. đều mang hình ảnh ẩn dụ, chúng đề chỉ con người có tình cảm có cảm xúc chứ không phải những vật YÔ tri, YÔ giác. Hình ảnh của đó vốn quen thuộc ừong đòi sống của nhân dân lao động, nhưng nó đi vào thơ ca lại là hiện thân của một nhân vật trữ tình, mang hình hài, dáng dấp của con người. Qua việc đi đơm mất đó, vốn bình thường nhưng lại là cái cớ để nhân vật trữ tình trách móc nhẹ nhàng dành cho người thương của mình. Đây là lối nói vòng, thể hiện ứng xử tế nhị, kín đáo, hàm súc đến như vậy, cũng như là lời trách móc nhẹ nhàng của nhân vật trữ tình trong bài ca dao sau: Đêm qua vật đối sao dời Tiếc công gẳn bó tiếc lời giao đoan Đêm qua rót đọỉ dầu đầy Bắc non chẳng cháy, oan mày dầu ơi Đêm qua rót đọi dầu vơi Bấc non chẳng cháy dầu ơi oan mày Bài ca dao là lời của nhân yật trữ tình đang có khúc mắc trong tình yêu. Nhân vật trữ tình dung đại từ xưng hô mày, không xưng danh nhưng ngầm hiểu ý tác giả dân gian muốn mượn cách xưng hô như vậy để gọi vật biểu tượng thay cho nhân vật trữ tình, mang dụng ý nghệ thuật cao. Và tất cả các hình ảnh dùng để xưng hô như: vật, sao, đọỉ dầu, bấc non. Tất cả đều không hề có dấu ấn cá nhân nên dễ dàng gọi sự đồng cảm sâu xa ở người đọc. Thời gian trong bài ca dao là thòi gian hiện tại với công thức thời gian đêm qua chỉ thời gian quá khứ gần, bộc lộ trạng thái của nhân yật đầy buồn thương trách móc. Thời gian đêm qua ấy còn được lặp đi lặp lại tới ba lần. Xuyên suốt cả bài ca dao như nhấn mạnh thời khắc của tâm lý, của nhân vật trữ tình. Bài ca dao sử dụng hàng loạt thành ngữ Vật đổi sao dời có ý nghĩa chỉ sự không bền bỉ, biến động, thay đổi không ngừng, qua đó thể hiện sự trách móc nhẹ nhàng, về tình duyên không thành tan vỡ một cách nhanh chóng, bất ngờ, mặt khác cũng thể hiện ước muốn vun đắp tình cảm đến từ một phía, một tình yêu đơn phương không có hồi kết. Hình ảnh ẩn dụ Bấc non chẳng cháy là hình ảnh hết sức sáng tạo và độc đáo của tác giả dân gian. Bằng lối nói vòng tác giả dân gian đã thể hiện rõ lời trách móc về chuyện tình cảm dang dở của nhân vật trữ tình thông qua các hình ảnh ẩn dụ, thể hiện tiếc thương của nhân vật trữ tình đối với mối tình dang dở của mình. Ngoài sử dụng biện pháp ẩn dụ, bài ca dao còn sử dụng biện pháp điệp ngữ, đảo ngữ: oan mày dầu ơi, dầu ơi oan mày, nhằm nhấn mạnh nỗi đau buồn khổ của nhân vật trữ tình khi tình yêu không được đáp đền. về sự trách móc trong ca dao còn thể hiện sự trách móc kín đáo của cô gái về tình duyên đôi lứa, tình cảm không được đáp đền, thông qua các sự vật hiện tượng như bài ca dao. Em tưởng nước giếng sâu Em nổi sợi dây dài Ải ngờ nước giếng cạn Em tiếc hoài sợi dây. Đây là lòi tâm sự, có đôi chút trách móc của nhân yật em về chuyện tình cảm. Hình ảnh ẩn dụ nước giếng sâu là lòng người sâu thẳm và tình nghĩa, chan chứa yêu thương, nước giếng cạn là lòng người hạn hẹp, ích kỉ trong tình yêu, không đền đáp lại tình cảm của người khác. Sợi dây dài là sự hi sinh trao gửi trong tình yêu, là sự bỏ công vun đắp cho tình yêu của nhân vật trữ tình. Nỗi niềm tâm sự thầm kín của cô gái, thông qua lối nói vòng trong ca dao, mượn hình ảnh nước giếng sâu, nước giếng cạn, để nói nên sự hụt hẫng trong tình yêu. Cô gái luôn đặt niềm tin và hi yọng vào tình cảm của mình dành cho chàng trai. Giếng nước là hình ảnh ẩn dụ để ám chỉ cái tâm, cái tình cái bên ừong đẹp đẽ trong chàng trai mà cô gái gửi gắm yêu thương, cô gái đã đặt rất nhiều niềm tin, tin tưởng, tình yêu vào chàng trai nên mới dám nối sợi dây dài. Song biển, dù có sâu đến mấy cũng còn đo được, nhưng lòng ngưòi liệu rằng có đo được hay không? Nào ai biết được sự nông, sâu? Và cô đã bất ngờ khi phát hiện biết ra cái sự thật: Ai ngờ nước giếng cạn Em tiếc hoài sợi dây. Ai ngờ được chuyện đó, có ai ngờ rằng chàng trai lại hững hờ như thế? Làm cho cô gái có tâm trạng tiếc nuối và trách móc chàng trai, tiếc sợi dây là tiếc nuối tình cảm, trách móc chàng trai phụ tình, phụ những gì mà cô gái mong chờ. Lời trách móc thông qua các hình ảnh ẩn dụ: giếng sâu, giếng cạn, sợi dây dài làm nổi bật lên lối nói vòng trong ca dao. Lời trách móc của cô gái đối với chàng trai đã phụ tình, đồng thòi thể hiện sự tiếc nuối, khi tình yêu đã đặt niềm tin nhầm chỗ. Bài ca dao thể hiện trách móc lối sống, lối cư sử của người với người: Phượng hoàng cẳt cánh đuổi đi Bắt con bìm bịp đem về mà nuôi Phượng hoàng loài chim quý, hiếm, là biểu tượng của đức hạnh và vẻ duyên dáng, thanh nhã của cái đẹp và nó mang ý nghĩa biểu tượng cao, nó còn mang hình ảnh ẩn dụ khác là quan hệ hạnh phúc giữa vợ và chồng, một kiểu ẩn dụ khác là về âm dương. Chim phượng sống trong một không gian rộng lớn, bay nhảy trên không tiling, không chịu sự bó hẹp nào. Trái ngược với chim Phượng hoàng là chim bìm bịp một loài chim hết sức hung dữ, độc ác, sống chui lủi ttong các hốc cây, hốc đá. Câu ca dao mang một ý nghĩa sâu sắc, ở đây là lời trách móc đến những con người không biết quý ttọng những con người chân chính, những con người thanh liêm mà trọng dụng những ngưòi gian ma, xảo quyệt. Tác giả dân gian, dùng những hình ảnh ví von, phượng hoàng, bìm bịp để bày tỏ sự trách móc của mình đến những con người không biết nhìn xa trông rộng. Việc dùng nghi thức nói vòng trong ca dao và việc sử dụng hàng loạt các hình ảnh ẩn dụng, tác giả dân gian đã đưa ra bài học đắt giá về kinh nghiệm sống. Ngoài việc lấy những hình ảnh xa xôi, ít có thúc thì thông qua hình ảnh có thật trong thực tế bài ca dao dưới đây lại có lối trách móc hết sức nhẹ nhàng, tình cảm, tiêu biểu là bài ca dao sau: Mạ úa cây lúa chóng xanh Nạ dòng chóng đẻ sao anh hững hờ Người con gái nạ dòng là đã có chồng, có con, và định đi bước nữa nhưng không được đáp lại, cô gái buông lời trách móc đối với chàng trai. Cô đã đưa ra thuộc tính tốt của cây mạ úa để liên hệ với bản thân là gái đã có con nạ dòng chóng đẻ sao anh hững hờ để thuyết phục chàng trai yêu là lấy mình, bằng những lời nói vòng YO, từ xa đến gần, từ trực tiếp đến gián tiếp cô gái nạ dòng đã cố bày tỏ tình cảm chân thành của mình và mong người kia chấp nhận. Đây chính là sự tinh tế, ý nhị nhưng không kém phần khôn khéo của cô gái và cũng là sự thành công của lối nói vòng trong ca dao. Nhưng cũng không ít chàng ừai, cô gái lỡ duyên mà buông lòi trách móc người kia tiêu biểu trong bài ca dao: Chiều chiều ra đứng ngõ sau, Hai tay rũ xuống như tàu chuối te Tiếc công vun bón cây mè Mè không có trái, chim mè đậu lên. Tiếc công rày xuống, mai lên, Mòn đàng dứt cỏ, không nên tự trời. Tưởng rằng kèo cột ở đời, Ai ngờ kèo rã, cột rời tứ phương. Ngày nào em nói em thương, Như trầm mà để trong rương chắc rồi. Bây giờ khoá rớt, chìa rơi. Rương long nẳp vỡ bay hơi mùi trầm. Bài ca dao là lời trách móc của nhân vật khi tình duyên đã lỡ dở, tâm trạng trách móc trong nỗi tuyệt vọng vô bờ khi tình cảm bị phụ bạc. Chiều chiều ra đứng ngõ sau Hai tay rũ xuống như tàu chuối te chiều chiều là không gian buổi chiều tà, hoàng hôn, ngày tàn, đêm dàn buông xuống, gợi ra một nỗi buồn khó nói lên thành lời. Chiều chiều là sự lặp đi lặp lại ngày này qua ngày khác gợi ra những ngày dài lê thê. Ra đứng ngõ sau là nơi vắng vẻ, câu ca dao gợi ra tâm tình cô đơn của nhân vật trữ tình, đặc biệt là một nỗi cô đơn buồn và tuyệt vọng. Một trạng thái, tâm trạng mà người đọc có thể cảm nhận được nỗi buồn của người đang đứng ngóng trông tại nơi vắng vẻ trong sự vô vọng, ngóng về nơi tình cảm gửi gắm, nơi phương xa, mong ngóng yêu thương trở về, để rồi tuyệt vọng mà buông lòi trách móc. Những lời trách móc không trực tiếp mà qua những hình ảnh ví von tong ca dao Tiếc công vun bón cây mè Mè không có trái, chim mè đậu lên. Tiếc công rày xuống, mai lên, Mòn đàng dứt cỏ, không nên tự trời. Nhân vật trữ tình không tiếc công ttồng, chăm sóc cây mè để rồi chim mè đậu lên, mà ở đây chàng trai ttách móc người đã phụ bạc, và rồi chàng trách móc đến ười xanh. Mòn đàng dứt cỏ, không nên tự trời. Chàng ưách phận, thương thân mình do số trời đã định, và để rồi: Tưởng rằng kèo cột ở đời, Ai ngờ kèo rã, cột rời tứ phương. Cứ tưởng rằng tình cảm sẽ mãi vững bền, nhưng rồi số ười đã định “kèo rã” và “cột rời tứ phương” tình cảm cũng không thành bị chia cắt Ngày nào em nói em thương, Như trầm mà để trong rương chắc rồi. Bây giờ khoá rớt chìa rơi. Rương long nắp vỡ bay hơi mùi trầm. Đây là lời trách móc của chàng trai khi duyên tình lỡ dở lối nói vòng đã làm cho sự trách móc thêm sâu sắc hơn. Nó nhấn mạnh thêm về nỗi buồn, nỗi sầu, nỗi đau của nhân vật khi mà tình duyên dang dở nhưng không hề bày tỏ trực tiếp mà lại thông qua hàng loạt hình ảnh ẩn dụ, thành ngữ... để tạo nên lối nói vòng sâu sắc mà ý nhị trong ca dao Việt Nam. Lời trách móc không chỉ là của đôi lứa dang dở mà có khi con người ta còn trách móc cuộc đời không được trọn vẹn, tiêu biểu là bài ca dao: Ải làm bát bể cơm rơi Dĩa nghiêng cá đổ rã rời đời ta. Nhờ có nói vòng mà những bài ca dao trở nên sinh động, hấp dẫn hơn, mượt mà hơn, sâu sắc hơn, nói lên được tâm tư của nhân vật và cũng làm người nghe thêm thấm thìa, sâu sắc. Ở bài ca dao trên, nhân vật trữ tình đã mượn lối nói vòng đề bày tỏ nỗi niềm trách móc cuộc đời đầy bất công, cay đắng trái ngang, cuộc sống không được suôn sẻ. Con người ta đã cố gắng nhưng cuộc đời bất công đã đạp đi những cố gắng đó. Hiệu quả tác động của bài ca dao cũng chính là mục đích mà nghi thức nói vòng đem lại. Nói bóng gió, từ xa đến gần, dần dần lộ ra ý tứ mà tác giả dân gian muốn đề cập đến để đạt đến mục đích, một cách hiệu quả nhất. Như trong bài ca dao trên, bài ca dao dưới đây thì nghi thức nói vòng cũng được vận dụng một cách hiệu quả: Ngày nào anh bủng, anh beo Tay cất chén thuốc tay đèo múi chanh Bây giờ anh khỏi, anh lành Anh mê nhan sắc anh tình phụ tôi. Bài ca dao là lời trách móc của cô gái với chàng trai bội bạc phụ tình. Cô gái người đã từng chăm sóc cho chàng trai lúc ốm đau nhưng khi khỏi bệnh chàng trai lại phụ tình, quên đi người đã từng gắn bó, chăm sóc mình. Tâm trạng đau buồn, sự mất mát đau đớn từ trong con tim, cô gái không thể thốt lên thành lời, mà cô mượn nghi thức nói vòng trong ca dao để giãi bày tâm sự. Đây chính là sự thành công của nghi thức nói vòng, nó đi từ xa đến gần, từ gián tiếp đến trực tiếp nhằm tạo nên âm hưởng cho câu ca dao và quan trọng hơn nó chất chứa những cung bậc cảm xúc của nhân vật trữ tình gửi gắm vào đó. 2.2.3. Nói vòng nhằm mục đích than thân. Ca dao than thân là những câu hát than thân chiếm số lượng lớn trong kho tàng ca dao Việt Nam. Mục đích của nói vòng trong ca dao than thân là dùng những con yật gần gũi đáng thương, những sự vật để làm hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ, so sánh, diễn tả tâm trạng của con người, những con người có thân phận bé nhỏ, những người phụ nữ bị chà đạp trong xã hội, tiêu biểu như bài ca dao: Thân em như hạt mưa rào Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày Hình ảnh hạt mưa gợi lên một sắc thái khác, người phụ nữ cảm thấy thân phận mình nhỏ bé và gần như vô nghĩa. Hạt mưa trong trẻo, mát lành nhưng khi rơi xuống mặt đất chúng lại có số phận khác nhau. Hạt may mắn rơi vào vườn hoa, nơi lầu son gác tía, hạt nào không may mắn thì rơi vào giếng, rơi ra ruộng cày. Hạt mưa sa cũng giống như thân phận của mỗi người là không giống nhau, người sống trong quyền quý xa hoa, người chịu cảnh lầm than, đói khổ. Ở đây tác giả dân gian đã mượn hình ảnh hạt mưa để nói lên thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Họ than thân trách phận, một cách kín đáo, kết họp với lối nói gián tiếp, vòng vo không đi thẳng vào vấn đề. Đây cũng chính là hiệu quả của nghi thức nói vòng trong ca dao. Có bài ca dao cũng là nói vòng nhưng lại không lấy hình ảnh mưa mà lấy hình ảnh than bèo nhỏ bé để nói lên thân phận mình ví dụ như bài ca dao: Thân em như thể bèo trôi Sóng dập gió dồi, biết tấp vào đâu Đó cũng là lời than thân của cô gái, mượn hình ảnh bèo một loài cây nhỏ bé tầm gửi nơi ruộng lúa. Nhân vật trữ tình đã mượn hình ảnh thân bèo để nói về số phận bấp bênh, trôi nổi, lênh đênh vô định của mình. Cô gái không xác định được cuộc đòi của mình, giữa sóng nước mênh mông nổi trôi vô định của cuộc đòi. Bèo nó hiện lên sự rẻ rúng, chua xót, cô đơn đến tội nghiệp, có mấy ai đoái hoài đến, rồi cuộc đời thân phận sau này sẽ đi về đâu cũng không ai biết nữa. Người con gái ví thân phận mình như cánh bèo trôi sóng dập gió dồi chẳng biết đi đâu, dường như cùng đường tuyệt vọng, không còn gì lựa chọn cô gái đã cất tiếng than thân trách móc số phận, cuộc đời. Bài ca dao là tiếng ca than thân của cô gái, người phụ nữ đang lâm vào bước đường cùng không lối thoát, lênh đênh vô định. Nhận vật trữ tình mượn hình ảnh cây bèo, nhỏ bé ttôi dạt nơi sông nước để nói lên thân phận nổi trôi vô định đầy chua xót của mình, với nghi thức nói vòng trong ca dao Việt Nam, kết hợp vói mô tip thân em mà người phụ nữ cất lên tiếng than thở nỗi lòng trước nghịch cảnh số phận cuộc sống như cô gái trong bài ca dao sau: Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai Tấm lụa đào đẹp từ chất liệu, dáng vẻ đến màu sắc, bởi được dệt từ loại tơ tằm thượng hạng. Lụa màu hoa đào rất đẹp và quý nhưng khi đem ra bán giữa chốn chợ búa nơi Trăm người bán vạn người mua, thì đủ loại người sang hèn, người thanh, kẻ tục không biết vào tay ai ?. Lụa tuy đẹp, quý nhưng chắc gì đã có người biết đến và đánh giá đúng giá trị của nó. Tuy hình ảnh tấm lụa đào gợi lên vẻ trẻ trung, nét đẹp thanh xuân, mơn mởn của người con gái đương thì, nhưng tấm lụa đào đem đi bán giữa chợ lại không biết vào tay ai. Nỗi xót xa trong lời than thân ở chỗ, khi người con gái bước vào tuổi tươi đẹp nhất của đời mình thì nỗi băn khoăn, lo lắng về thân phận mình sẽ đi đâu, về đâu. Ta có thể thấy rõ, hoàn cảnh khách quan chi phối rất nhiều đến số phận của đời người, qua đó ta có thể thấm thìa nỗi đau riêng tư của nhân vật trữ tình. Bài ca dao mượn hình ảnh ẩn dụ lụa đào để nói nên là tiếng nói khẳng định giá tñ và phẩm chất tốt đẹp của người con gái. Qua nghi thức nói vòng trong ca dao, đã mượn những hình ảnh nhỏ bé để than thân, trách phận, đề dãi bày tâm sự, nói lên nhưng điều thầm kín. Cùng mô tip thân em, thân như để nói đến sự băn khoăn cuả cô gái vói tương lai của mình ví dụ như bài ca dao sau: Em như cây quế giữa rừng Thơm tho ai biết, ngát lừng ai hay. Vẻ đẹp phẩm chất của con người được thông qua vẻ đẹp của cây quế đó là việc đừng để cho ai biết cái thơm cái ngát của mình - diễn đạt cái ý không cần phải lộ ra phẩm chất bên trong, là cách giữ gìn ý tứ của một người tự biết cái giá của mình, thì câu thơ dưói lại có thể thiên về cái ý muốn bưng bít, giấu kín bản thân - không để cho ai được mình cay hay ngọt - như một lối sống khôn ngoan giữ mình. Dù sao thì ngọt, thơm, cay vẫn là phẩm chất có thật của quế, hữu ích đối với con người Nếu các cô gái trong các bài ca dao trên mượn hình ảnh mềm mại của tẩm lụa đào, sự bèo bọt của cây bèo hay hạt mưa, cây quế để than thân thì cô gái trong bài ca dao sau lại mượn hình ảnh của củ ẩu, nói lên nỗi niềm tâm sự của bản thân: Thân em như củ ẩu gai Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen Ai ơi nếm thử mà xem Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi. Cô gái trong bài ca dao này ví mình như củ ấu gai cũng để than thân trách phận. Bên ngoài xấu xí, nhưng bên trong lại có một màu trắng nõn. Bài ca dao là sự mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức giữa của Yẻ đẹp tâm hồn bên trong và vẻ đẹp tâm hồn bên ngoài, để tò đó ngầm khẳng định yẻ đẹp tinh thần. Thông qua hình ảnh so sánh ta có thể thấy được cô gái là ngưòi không mang yẻ đẹp về nhan sắc, không được mặn mà trắng trẻo, nhưng lại mang vẻ đẹp về tâm hồn, đạo đức, tài năng. Từ đó cô gái than thân khi mà không được tự quyết định số phận của mình, thể hiện nỗi niềm chua xót, đắng cay của ngưòi phụ nữ trong xã hội xưa. Cũng là thân em và than thân bằng hình ảnh giếng giữa đàng Thân em như giếng giữa đàng Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân. Người khôn ở đây là chỉ cái hơn người, hiểu nhiều, biết tính toán và đặc biệt hơn người bởi tấm lòng nhân ái. Thân phận của người phụ nữ than thân ừong bài ca dao ừên cũng giống như thân phận của ngưòi phụ nữ trong các bài ca dao khác, đều than thân, trách phận khi mà cuộc sống dập dềnh, chua xót, đắng cay. Bằng lối nói vòng mượn hình ảnh cây bèo, tấm lụa, hạt mưa... để than thân, nói lên nỗi niềm chua xót của bản thân đối với cuộc sống thực tại. Ngoài những bài ca dao than thân trách phận ra còn có lời nỉ non của người phụ nữ cất tiếng than thân trong cảnh góa bụa: Gió đưa cây trúc ngã quỳ Ba năm trực tiết còn gì là xuân Lời than thân của người phụ nữ trong cảnh góa bụa, đầy chua xót, tuổi xuân trôi đi nhanh chóng Cuộc đời ngưòi phụ nữ đâu chỉ phải gánh chịu bất hạnh tình yêu dang dở mà khi đã tìm được bến đỗ yêu thương cứ ngỡ rằng họ sẽ hạnh phúc, nhưng nào ngờ. Họ phải đối mặt với muôn vàn trái ngang cuộc sống, và khi trong cuộc sống gia đình có sóng gió ập tới là tiếng hát than thân lại được cất lên trong sự chua xót như ừong bài ca dao: Có lá lốt tình phụ xương sông Có chùa bên Bắc, bỏ miểu bên Đông tồi tàn. Lời than thân, mượn hình ảnh lá lốt, xương sông đây là gia yị món ăn quen thuộc của người dân Việt Nam, nhưng hai gia vị này không thể kết hợp được với nhau. Tác giả dân gian đã mượn hai hình ảnh này để nói về tình yêu của mình. Thân phận của mình khi không được chồng quan tâm chăm sóc. Hay là lời than thân của cô gái trong bài ca dao: Đem thân vào chốn cát lầm Cho thân lẩm láp như mầm ngó sen Đêm đêm ngồi tựa bổng đèn Than thân với bóng, giải phiền với hoa. Lời than thân của cô gái khi thân phận hẩm, duyên hiu, ra vào cảnh ngộ éo le, dấn thân vào nơi tủi cực để rồi chua xót cho thân phận bằng hình ảnh: đem thân vào chắn cát lầm và để rồi cho thân lẩm láp như mầm ngó sen. Sống trong nỗi cô đơn, không có ai để giãi bày bộc bạch tâm sự. Bằng lối nói vòng, mượn hình ảnh của bóng, hoa vô tri vô giác làm sao có thể nói chuyện chia sẻ với ngưòi mà nói lên sự chua chát, xót xa của ngưòi phụ nữ than thân khi thân phận mình, dường như rơi vào bế tắc và tuyệt vọng. Lời chua xót, khi thân phận không được định đoạt mà phải dựa vào một người khác như thân phận hẩm hiu của cô gái cất lời than thở. Chồng chị chị để trên bàn Phòng khỉ đi chợ mua màn về che Thân em như cái chổi để đầu hè Phòng khỉ mưa gió đi về chùi chân. Nỗi bất hạnh đến tột cùng của những người phụ nữ bị chèn ép, đè nén, thân phận nhỏ bé, mong manh của người làm vợ lẽ. Bài cao dao sử dụng nghi thức nói vòng, đã lột tả hết được thân phận hẩm hiu đầy chua xót của những cô gái than thân trong nghịch cảnh làm yợ cả, vợ lẽ sống chung một nhà. Bài ca dao tuy không hiện lên từng câu chữ nhưng nỗi chua xót cũng làm cho bao con tim người đọc rung động, trước sự thực không ngờ về hoàn cảnh của những cô gái, thân phận con ong cái kiến, nhỏ nhoi trong xã hội, bị chà đạp, bị đè nén và rồi cất lên tiếng than thở cuộc đời. Mô tip quen thuộc thân em và hình ảnh so sánh thăn em như chổi để đầu hè, gợi cho ta sự liên tưởng thân phận rẻ rúm, rách nát, một vật dùng không có giá tri. Nghi thức nói vòng trong ca dao Việt Nam, đã mang lại nhiều thành công trong nghệ thuật tạo hình ảnh. 2.2.4. Nói vòng nhằm mục đích chê bai Không chỉ có các bài ca dao tỏ tình, than thân, trách móc được sử dụng rất nhiều ngi thức nói vòng mà ừong ca dao chê bai thì nói vòng cũng được sử dụng phổ biến, làm cho lời chê bai giảm đi sự thật của việc chê bai, như trong câu ca dao: Chuột chù chê khỉ răng hôi Khỉ mới trả lời cả họ mày thơm Đây chính là những câu ca dao quen thuộc trong ca dao Việt Nam. Tác giả dân gian đã dùng phản ngữ để ngụ ý châm biếm. Nói vòng qua hình ảnh chuột chù và khỉ ngụ ý châm biếm những hạng người thấp kém trong xã hội, không thấy cái xấu của mình mà đi bới lông tìm vết ở kẻ khác. Bài ca dao là những bài học ứng xử trong cuộc sống, giữa người với người sống với nhau trong xã hội. Tuy lấy hình ảnh là những con vật bé nhỏ, nhưng qua lối nói vòng tác giả đã ngầm ám chỉ đến con ngưòi. Nghi thức nói vòng còn thể hiện qua lời chê bai của ai đó đến cô YỢ của anh chàng trai trong bài ca dao: Mèo nằm bồ lúa khoanh đuôi Vợ anh đẹp lắm đuổi ruồi không bay Dân gian đã mượn hình ảnh con mèo, một con vật hiền lành và cũng là con vật với nét tính cách chúa lười, “Lười như con mèo dài đuôi ”, để chê bai cô yợ lưòi biếng, không ra gì của anh chàng kia. Bài ca dao vói lối nói vòng vừa mang lại sự hài hước, vừa làm cho lời chê bai giảm đi sức nặng của người bị chê nhưng cũng mang ý châm biếm sâu sắc đối với người bị chê. Cũng bằng hình ảnh con mèo, con chuột mà tác giả dân gian khéo léo chê bai những con người luôn tự cao tự đại như câu ca dao: Mèo khen mèo dài đuôi Chuột cậy mình nhỏ dễ chui dễ luồn Đó là những con người luôn cho mình hay, cho là mình giỏi hơn người. Tác giả dân gian đã mượn hình ảnh con mèo, con chuột để chê bai những con ngưòi tự cao tự đại, không biết tự lượng sức mình. Nghi thức nói vòng trong ca dao còn được thể hiện là lời chê bai của chàng trai đối với cô gái, không có sự lựa chọn đúng đắn giữa anh và người kết duyên với cô gái đó: Chê đây lẩy đẩy sao đành Em chê cam sành, lẩy quả quýt hôi Quýt hôi bán một đồng mười Cam ba đồng một, quýt ngồi trơ trơ Bài ca dao sử dụng hình ảnh ẩn dụ quýt hôi và cam sành chàng trai đã nói lên lời chê bai đối với cô gái, người không có sự lựa chọn đúng đắn trong tình yêu em chê cam sành đó là cô gái chê chàng trai, có thể ngèo khó không bằng những người khác, nhưng em lại đi chọn quả quýt hôi. Cam sành là loại cam ngon, đặc sản, có giá tậ dinh dưỡng cao, còn quả quý hôi là loại quả hỏng, không có giá tri. Ở đây bài ca dao đã có sự so sánh về giá cả, chàng trai chê bai cô gái không có sự lựa chọn đúng đắn của mình trong tình cảm để rồi có khi nhận lấy đắng cay. Lối nói vòng trong ca dao Việt Nam đã làm cho tính chất sự việc nhẹ nhàng đi những vẫn rất thấm thìa và sâu sắc của cô gái khi đã không có sự lựa chọn đúng đắn trong chuyện tình cảm của mình. Đó chính là những bài ca dao nói vòng mang mục đích châm biếm. Bằng nghi thức nói vòng đã làm cho những lòi châm biếm không hiện trên câu chữ nhưng mang một giá trị đả kích cũng như phê phán sâu sắc, chê bai những thói hư, tật xấu, những con người khi không biết bản thân, năng lực của mình mà kiêu căng, khinh đời. Nhưng bằng lối nói vòng mà ngưòi bị chê cũng giảm bớt đi sự thật thực sự bằng hình ảnh ví von. Tránh gây mất mặt cũng như mang một ý nghĩa sâu sắc hơn đôi vói nhân vật khi nhận ra điều đó. 2.2.5. Nói vòng nhằm mục đích khen ngợi. Bên cạnh những mục đích về chê bai, tỏ tình, hay trách móc trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam, còn có rất nhiều bài mang mục đích khen ngợi. Tuy khen ngợi không trực tiếp nhưng bằng cách sử dụng những lời ca tha thiết, hình ảnh ví von, mượt mà của lối nói vòng mà những lòi khen ngọi thật sâu sắc và thấm thìa ví dụ trong bài ca dao: Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng bông trắng lá xanh Gần bùn mà chẳng hội tanh mùi bùn. Hình ảnh cây sen vừa cụ thể vừa ẩn dụ nhưng chân thật mang tính tượng trưng và khái quát rất cao, ca ngợi vẻ đẹp của cây sen. Qua đó tác giả dân gian nhằm phản ánh niềm tự hào của con người Việt Nam là luôn giữ được sự trong sáng, phẩm chất thanh cao, cho ở mọi hoàn cảnh nào, có nghiệt ngã đến đâu thì họ vẫn luôn giữ được phẩm chất cao quý của mình. Tác giả đã khẳng định hoa sen đẹp nhất so với tất cả các loài hoa nở trong đầm, bằng một câu hỏi tu tò khéo léo hình ảnh cây sen hiện lên với đầy đủ vẻ đẹp từ lá, hoa, nhị... Hoa sen gần gũi vói nông dân lao động, họ hiểu và yêu quý sen hơn cả. Họ đã nhiều lần trân trọng đưa hoa sen vào ca dao. Họ mượn cái thanh khiết lạ kì của hoa sen để bày tỏ, gửi gắm tâm sự của mình. Với bài ca dao này, hoa sen đã lưu lại mãi mãi vẻ đẹp và hương thơm cao quý vào văn chương và vào lòng người dân đất Việt. Lối nói vòng dùng hình ảnh hoa sen nhưng thực chất để nói lên vẻ đẹp thuần khiết của những con người nông dân Việt Nam, thật tha thiết gần gũi. Ngoài lời khen ngợi về phẩm chất của con người thì lời khen ngợi về ai đó cũng được nghi thức nói vòng trong ca dao thể hiện rất thành công, bài ca dao dưới đây là một điển hình: Trúc xinh trúc mọc đầu đình. Em xinh em đứng một mình cũng xinh. Lời khen ngợi về cô gái xinh đẹp nhưng mượn hình ảnh ẩn dụ về cây trúc đầu đình. Trúc chỉ đẹp khi ở vị trí thích hợp đó là đầu đình, nhưng bài ca dao lấy hình ảnh cây trúc để nói đến người con gái đep. Người con gái đẹp cho dù có đứng một mình không càn yếu tố phụ ừợ thì vẫn xỉnh. Cách khen ngợi vòng vo bóng gió này kết hçfp với những phẩm chất tốt đẹp trung thực thẳng thắn để nói tới vẻ đẹp của cô gái. Bài ca dao khác, với mục đích khen ngợi đã sử dụng lối nói vòng hình ảnh những loài cây mang những phẩm chất tốt đẹp để nói đến những giá tri tốt đẹp của con người, ví dụ như bài ca dao sau: Một phẩm chất tinh thần khác nữa của quế được khám phá là sự gắn bó với cội rễ, lòng chung thủy trước sau như một. Hãy sống được như cây quế trên non cao: Ở sao như quế trên non, Trăm năm khô rụi, vỏ còn dính cây. Sắc hương và phẩm chất cao quý của quế là kết quả của một quá trình khám phá và khẳng định. Bản chất tốt đẹp, ngay thẳng cũng có lúc phải chịu tiếng dèm pha: vỏ quế Xin đừng thấy quế phụ hương. Tác giả dân gian mượn hình ảnh cây quế để nói lên vẻ đẹp của con người, qua đó muốn nhấn mạn khẳng định giá trị phẩm chất tốt đẹp không bao giờ tàn phai. Với việc phát huy hiệu quả của nghi thức nói vòng ừong ca dao Việt Nam đã làm cho những lời khen ngợi thêm thắm thiết đậm đà đi vào lòng người đọc, người nghe. Tiểu kết: Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu mục đích của nghi thức nói vòng trong kho tàng ca dao Việt Nam, ta thấy mục đích của nghi thúc nói vòng trong ca dao Việt Nam nhằm nhiều mục đích khác nhau: tỏ tình, than thân, chê bai, khen ngợi hay trách móc. Để thực hiện nghi thức nói vòng, ca dao thường sử dụng các biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, lối nói điệp, đảo... nhằm tạo ra hình tượng nghệ thuật như: đào, mận, khăn, giếng, lụa... thông qua những tượng nghệ thật này mà đề cập đến những số phận cuộc đời một cách dán tiếp, kín đáo, tế nhị nhưng sâu sắc. KẾT LUẬN Trước hết phải khẳng định rằng, nghi thức nói vòng trong ca dao Việt góp phần làm phong phú vốn từ tiếng Việt và tạo ra các hiệu quả nghệ thuật tu từ. Nghi thức nói vòng ttong ca dao Việt Nam với nhiều mục đích khác nhau như: tỏ tình, than thân, trách móc, khen ngợi, chê bai... trên đây, luận văn góp phần làm sáng tỏ lí thuyết về nghi thức nói vòng trong ca dao Việt Nam và cơ sở chính để tạo ra các kiểu nói vòng trong ca dao Việt Nam là biện pháp nghệ thuật ẩn dụ. Đề tài khẳng định nghi thức nói vòng trong ca dao, góp phần tạo nên hiệu quả biểu đạt của ca dao Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể vận dụng vào thực tiễn giảng dạy từ ca dao Việt Nam, cũng như trong giảng dạy tác phẩm văn chương trong nhà trường. Có thể góp phần làm sinh động và hiển minh cho những vấn đề lý thuyết nói vòng nói chung và nghi thức nói vòng trong ca dao Việt Nam nói riêng. Mỗi một dân tộc có một nển văn hóa riêng. Cũng như các ngôn ngữ khác, qua chức năng phản ánh, ca dao đã thể hiện rõ những nét đặc trưng của đời sống tâm lý tình cảm của người Việt một cách tế nhị và độc đáo. Đồng thời cho thấy thiên hướng tư duy của người Việt thiên về tư duy hình tượng, cảm giác, hành động, trực quan đây là vấn đề rất lí thú. Muốn làm rõ được điều này chúng ta cần phải có những khảo sát và phân tích cụ thể trên cơ sở việc thống kê, phân loại các kiểu nói vòng trong ca dao Việt Nam. Do tính phức tạp của vấn đề, khả năng của chúng tôi lại có hạn, công việc khảo sát thống kê phân loại vói một luận văn tốt nghiệp đại học chỉ được thực hiện trên một thời gian eo hẹp. Vì vậy, những điều đặt ra như trên là hướng và cũng là mong muốn của tác giả đề tài này sẽ được tiếp tục nghiên cứu khi có điều kiện. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Thị Bảy (1999) Sự phản ánh quan hệ gia đình, xã hội trong tục ngữ, ca dao người Việt, NXB ĐH QG Hà Nội 2. Đỗ Hữu Châu(2001) Đại cương ngôn ngữ học tập 1, NXB GD Việt Nam 3. Hữu Đạt (2009), Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa giao tiếp, NXB Giáo dục. 4. Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị, Ca dao dân ca Nam Bộ (1984), NXB Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Phan Hách ( 2006) Ca dao trữ tình Việt Nam, NXB Hải Phòng, 6. Đinh Trọng Lạc(1999) Phong cách học Tiếng Fỉệí,NXB Giáo dục Việt Nam 7. Đinh Trọng Lạc (1998) Phong cách /ỉợc.NXB Giáo dục 8. Phương Lựu (2003) Lí luận vãn học, NXB Giáo dục 9. Vũ Ngọc Phan (2013), Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, NXB Văn học 10. Lê Trường Phát Thi pháp văn học dân gian 11. Trần Ngọc Thêm (1999) Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục 12. Tổ Văn học Dân gian (1963) Ca dao Việt Nam trước cách mạng của NXBVăn Học. 13. Trần Quốc Vượng (1996) Văn học đại cương và cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB KHXNV PHỤ LỤC STT 1 VÍ DU • CAC KIEU NOI VÒNG Nói vòng nhằm mục đích tỏ tình Đêm ừăng thanh anh mới hỏi nàng Tre non đủ lá đan sang nên chăng Đan sang thiếp cũng xin vâng Tre non đủ lá nên chăng hỡi chàng ? - Bây giờ mận mới hỏi đào Vườn hồng có lối ai vào hay chưa ? Mận hỏi thì đào xin thưa Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào - Ai về cuốc đất trồng cau Cho em vun ké dây trầu một bên Chừng nào trầu nọ bén lên Cau kia có trái lập nên cửa nhà - Hôm qua tát nước đầu đình Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen Em được thì cho anh xin Hay là em để làm tin trong nhà áo anh sứt chỉ đường tà Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu áo anh sứt chỉ đã lâu Mai mượn cô ây vê khâu cho cùng Khâu rồi anh sẽ trả công Đến khi lấy chồng anh sẽ giúp cho Giúp cho một thúng xôi vò Một con lợn béo, một vò rượu tăm Giúp cho đôi chiếu em nằm Đôi chăn em đắp, đôi ừằm em đeo Giúp cho quan tám tiền cheo Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau. - Trầu này têm tối hôm qua Giấu cha, giấu mẹ đem ra mời chàng Trầu này không phải trầu hàng Không bùa, không thuốc, sao chàng không ăn Hay là chê khó chê khăn Xin chàng dừng lại mà ăn miếng trầu - Chim khôn mắc phải lưới hồng Hễ ai gỡ được đền công lạng vàng Anh rằng anh chẳng lấy vàng Hễ anh gỡ được thì anh lấy nàng - Anh còn son em cũng còn son Ước gì ta được làm con một nhà. - Lòng em đã quyêt thì hành, Đã cấy thì gặt với anh một mùa - Cô kia áo trắng lòa lòa, Lại đây đập đất trồng cà vói anh. - Bao giờ cà chín cà xanh Anh cho một quả để dành mớm con. - Hỡi cô gánh nước quang mây, Cho anh môt gáo tưới cây ngô đồng. Cây ngô đồng cành cao cành thấp Ngọn ngô đồng lá dọc lá ngang. Quả dưa gang ngoài xanh trong ừắng Quả mướp đắng ngoài trắng trong vàng Từ ngày anh gặp mặt nàng Lòng càng ngao ngán, dạ càng ngẩn ngơ - Ước gì anh hóa ra hoa Để em nâng lấy rồi mà cái chăn. Ước gì anh hóa ra chăn, Để cho em đắp, em lăn, em nằm. Ước gì anh hóa ra gương Để cho em cứ ngày thường em soi. Ước gì anh hóa ra cơi, Đe cho em đưng cau tươi trầu vàng. - Trời mưa tròi gió Vác đó đi đơm về nhà ăn cơm Trở ra mất đó Kể từ ngày mất đó đó ơi Đó không phân qua lại một lời cho đây hay. - Đêm qua vật đổi sao dời Tiếc công gắn bó tiếc lời giao đoan Đêm qua rót đọi dầu đầy Bắc non chẳng cháy, oan mày dầu ơi Đêm qua rót đọi dầu vơi 9 Nói vòng nhằm mục Lt đích trách móc Bấc non chẳng cháy dầu ơi oan mày - Em tưởng nước giếng sâu Em nối sợi dây dài Ai ngờ nước giếng cạn Em tiếc hoài sọi dây - Phượng hoàng cắt cánh đuổi đi Bắt con bìm bịp đem về mà nuôi - Mạ úa cây lúa chóng xanh Nạ dòng chóng đẻ sao anh hững hờ - Chiều chiều ra đứng ngõ sau, Hai tay rũ xuống như tàu chuối te Tiêc công vun bón cây mè Mè không có trái, chim mè đậu lên. Tiếc công rày xuống, mai lên, Mòn đàng dứt cỏ, không nên tự tròi. Tưởng rằng kèo cột ở đời, Ai ngờ kéo rã cột rời tứ phương. Ngày nào em nói em thương, Như tràm mà để trong rương chắc rồi. Bây giờ khoá rớt chìa rơi. Rương long nắp vỡ bay hơi mùi ừầm. - Mình nói dối ta mình con son Ta đi qua ngõ thấy con mình bò Con mình những trấu cùng tro Ta đi xách nước rửa cho con mình - Ai làm bát bể cơm rơi Dĩa nghiêng cá đổ rã rời đời ta - Ai ơi! Uống rượu thì say, Bỏ ruộng ai cày, bỏ giống ai gieo? - Người sao một hẹn thì nên Người sao chín hẹn thì quên cả mười 3 [...]... về nghi thức nói vòng, quá trình hình thành nghi thức nói vòng, đặc trưng văn hóa cách thức nói vòng, phân biệt nói vòng với uyển ngữ, nhã ngữ, vài nét về văn hóa giao tiếp của người Việt Nam CHƯƠNG 2: CÁC KIỂU NÓI VÒNG TRONG CA DAO VIỆT NAM 2.1 Kết quả thống kê Đe tài đã khảo sát 978 bài ca dao, trong đó có 251 bài sử dụng nghi thức nói vòng Dựa vào mục đích giao tiếp chúng tôi phân loại nghi thức nói. .. 2.2 Miêu tả nghi thức nói vòng trong ca dao Việt Nam 2.2.1 Nói vòng nhằm mục đích tỏ tình Ca dao Việt Nam có nhiều bài ca dao thể hiện tình yêu lứa đôi, tình cả ừai gái, đó là những tiếng nói, tiếng hát mượt mà, nhuần nhị, được vun trồng từ mảnh đất của người lao động gian lao vất vả, nhưng lãng mạn, thủy chung và giàu tình nghĩa Những chàng trai cô gái, tỏ tình với nhau bằng những bài ca dao vừa ý nhị,... gái làng quê Trong ca dao, hiệu quả, mục đích của nghi thức nói vòng được khai thác triệt để đặc biệt là nghệ thuật ẩn dụ đặc sắc được sử dụng ttong bài ca dao Bằng những hình ảnh tre non đủ lá, đan sàng để gợi mở, tỏ tình, và để rồi cô gái chấp nhận lòi tỏ tình của chàng ừai cũng đày ý tứ, tế nhị mà dịu dàng Từ đó ta có thể thấy rõ mục đích của nghi thức nói vòng trong ca dao Việt Nam Nói vòng được... dòng ca dao dân ca Việt Nam rất đa dạng và phong phú Nghi n cứu về ca dao dân ca không chỉ cho thấy những nét đẹp văn hóa của người Việt mà còn làm nổi bật lên tính thần lạc quan, yêu đời, yêu ngưòi đầy tình cảm thiết tha Ca dao dân ca là kết tinh thuần tuý của tinh thần dân tộc, là nét đẹp trong văn hóa dân gian Việt Nam Với cội nguồn lịch sử và chữ viết rất phong phú đa dạng nên ca dao và dân ca có... nghi thức nói vòng thành các kiểu nhỏ như sau: Bảng thống kê số lượng ca dao sử dụng nghi thúc nói vòng với các muc đích khác nhau STT Tiêu chí Tông sô (%) 1 Nói vòng nhăm mục đích tỏ tình 61 24,3% 2 Nói vòng nhăm mục đích trách móc 55 21,9% 3 Nói vòng nhăm mục đích than thân 48 19.1 % 4 Nói vòng nhăm mục đích chê bai 39 15.6.% 5 Nói vòng nhăm mục đích khen ngợi 28 11.2% 20 7.9% 6 Nói vòng nhăm mục... thành những làn điệu dân ca Như vậy giữa ca dao và dân ca không có ranh giói rõ ràng Ca dao là những câu nói phổ thông trong dân gian Ca dao người Việt thường được cấu tạo bằng hai câu lục bát, một thể thơ rất âm điệu tiếng Việt Khi có nhiều câu kết thành một đoạn ngắn thì gọi là dân ca, vì vậy ranh giới giữa ca dao và dân ca là một sợi chỉ rất mỏng manh Ca dao là lối văn truyền khẩu, trước tiên là... vói cô gái 2.2.2 Nói vòng nhằm mục đích trách móc Trong kho tàng ca dao Việt Nam, nghi thức nói vòng được sử dụng khá phổ biến Nói vòng không chỉ làm cho lời tỏ tình thêm ý tứ mà còn làm cho những lời lẽ trách móc như nhẹ nhàng hơn Ví dụ như bài ca dao: Trời mưa trời gió Vác đó đi đơm về nhà ăn cơm Trở ra mất đó Ke từ ngày mất đó đó ơi Đó không phân qua lại một lời cho đây hay Bài ca dao ngắn gọn, bốn... nét về văn hóa giao tiếp của người Việt Nam 1.2.1 Các đặc trưng giao tiếp cơ bản của người Việt Theo Trần Ngọc Thêm trong cơ sở văn hóa Việt Nam thì trong giao tiếp của người Việt có 6 đặc trưng cơ bản: Đặc trưng thứ nhất xét về thái độ của người Việt Nam đối vói giao tiếp có thể thấy được đặc điểm của người Việt Nam thích giao tiếp nhưng lại rụt rè Người Việt Nam nông nghi p sống phụ thuộc vào nhau và... lối nói vòng, đã dán tiếp thể hiện tình yêu trong sâu thẳm ừái tim mình Đây cũng chính là mục đích của nói vòng trong ca dao đem lại lình cảm, tình yêu đẹp của những đôi trai gái ừong làng quê Việt Nam xưa, chân thành, giản dị, chất phác, còn được thể hiện qua bài ca dao sau: Ải về cuốc đất trồng cau Cho em vun ké dây trầu một bên Chừng nào trầu nọ bén lên Cau kia có trái lập nên cửa nhà Bài ca dao. .. bù, lời nói trên còn ẩn chứa một mối tình say đắm yêu thương không kém phần lãng mạn Đây chính là sự thành công của lối nói vòng trong ca dao Việt Nam, vừa kín đáo, vừa ý nhị nhưng lại sâu sắc Từ đó ta thấy được mục đích của nói vòng trong ca dao tỏ tình đã làm cho cách bày tỏ tình cảm của chàng trai cô gái không bị thô lỗ mà kín đáo ý nhị hơn mà càng trở nên sâu sắc Cũng như cô gái trong bài ca dao:

Ngày đăng: 30/09/2015, 15:23

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • NGHI THỨC NÓI VÒNG TRONG CA DAO VIỆT NAM

    • KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC • • • •

      • 2. Lích sử vấn đề

      • 2.1. Nghiên cứu nghỉ thức nói vòng từ góc độ phong cách học

      • 2.2. Nghiên cứu nghi thức nói vòng từ lý thuyết hội thoại.

      • 2.3. Nghiên cứu nghỉ thức nói vòng từ góc độ văn hóa

      • 3. Muc đích, nhiêm vu.

      • 3.1. Mục đích

      • 1.1. Khái quát

      • 1.1.1. Khái niêm.

      • 1.1.2. Quá trình hình thành nghỉ thức nói vòng

      • 1.2. Vài nét về văn hóa giao tiếp của người Việt Nam

      • 1.2.1 Các đặc trưng giao tiếp cơ bản của người Việt

      • 1.2.2. Các đặc trưng cơ bản của nghệ thuật ngôn từ Việt Nam.

      • 1.2.3. Một vài nét về ca dao Việt Nam.

      • CHƯƠNG 2: CÁC KIỂU NÓI VÒNG TRONG CA DAO VIỆT NAM.

      • 2.1. Kết quả thống kê

      • 2.2. Miêu tả nghi thức nói vòng trong ca dao Việt Nam.

      • 2.2.1. Nói vòng nhằm mục đích tỏ tình.

        • 2.2.2. Nói vòng nhằm mục đích trách móc

          • 2.2.3. Nói vòng nhằm mục đích than thân.

          • 2.2.4. Nói vòng nhằm mục đích chê bai

          • 2.2.5. Nói vòng nhằm mục đích khen ngợi.

          • Tiểu kết:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan