Nghiên cứu về thành phần và sự biến động số lượng của các loài kiến thuộc phân họ ponerinae (hymenoptera formicidae) theo các mùa trong năm tại trạm đa dạng sinh học mê linh vĩnh phúc

38 602 1
Nghiên cứu về thành phần và sự biến động số lượng của các loài kiến thuộc phân họ ponerinae (hymenoptera formicidae) theo các mùa trong năm tại trạm đa dạng sinh học mê linh   vĩnh phúc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... chọn Mục đích nghiên cứu - Đưa thành phần loài kiến thuộc phân họ Ponerinae Trạm đa dạng sinh học Mê Linh - Biến động số lượng loài kiến thuộc phân họ theo mùa năm Trạm đa dạng sinh học Mê Linh. .. số lượng loài kiến thuộc phân họ Ponerinae với số cá thê thu Trạm đa dạng sinh học Mê Linh Ket phân tích đa dạng loài kiến thuộc phân họ Ponerinae (bảng 3.6) cho thấy: Tại Trạm đa dạng sinh học. .. LUẬN 3.1 Thành phần vị trí loài kiến thuộc phân họ Ponerìnae thu Trạm đa dạng sinh học Mê Linh • • 3.1.1 o • Thành phân loài kiến thuộc phân họ Ponerỉnae Trong tống số 3440 cá kiến phân họ Ponerinae

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH - KTNN Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt TRẦN THỊ NGÁT NGHIÊN CỨU VÈ THÀNH PHẦN VÀ SỤ BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CỦA CÁC LOÀI KIẾN THUỘC PHÂN HỌ PONERINAE (HYMENOPTERA: FORMICIDAE) THEO CÁC MÙA TRONG NĂM TẠI TRẠM ĐA DẠNG SINH HỌC MÊ LINH - VĨNH PHỦC • KHÓA LUẬN TỔT NGHIỆP ĐẠI HỌC ••• Chuyên ngành: Động yật học Ngưòi hưó’ng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LIÊN TS. ĐÀO DUY TRINH HÀ NỘI, 2015 LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian thực hiện khóa luận và tiến hành nghiên cứu đề tài tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, cũng như học tập tại trường, em đã nhận được sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các thầy cô công tác tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, các thầy cô giáo trong khoa Sinh - KTNN - trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, cùng sự động viên khích lệ của gia đình và các bạn sinh viên. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đõ’ quý báu này. Đặc biệt em xin bày tở lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS. Nguyễn Thị Phương Liên, CN. Nguyễn Đắc Đại công tác tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, anh Trịnh Xuân Thành công tác tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc và TS. Đào Duy Trinh giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt 2 đã tận tình hướng dẫn, giúp đõ’ em trong suốt thòi gian qua để em có thế hoàn thành khóa luận. Em cũng xin bày tở lời cảm ơn đến gia đình, cũng như bạn bè đã tạo điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Với điều kiện hạn chế về thời gian cũng như kiến thức của bản thân, nên khóa luận khó tránh khởi những thiếu sót, kính mong sự chỉ bảo và góp ý của các thầy cô cũng như các bạn sinh viên. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Sinh viên thực hiện Trần Thị Ngát LỜI CAM ĐOAN Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Phương Liên và TS. Đào Duy Trinh. Tôi xin cam đoan rằng: Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Neu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Sinh viên Trần Thị Ngát Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt MỤC LỤC 3.1. Thành phần và vị trí các loài kiến thuộc phân họ Ponerinae thu được tại 2. PHỤ LỤC DANH LỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Thành phần và số lượng các loài kiến thuộc phân họ Ponerinae thu DANH LỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Độ ưu thế của các loài kiến thuộc phân họ Ponerinae thu được tại THUẬT NGỮ VIẾT TẮT UBND: ủy Ban nhân dân VQG: Vườn quốc gia MỞ ĐÀU 1. Lí do chọn đề tài Kiến (Hymenoptera, Formicidae) là nhóm côn trùng đa dạng và phong phú về thành phần loài vào bậc nhất thế giới, có số lượng lớn nhất trong Bộ Cánh màng Hymenoptera. Các nhà khoa học ước tính có khoảng hơn 34.000 loài kiến tồn tại trên trái đất, trong đó có hon 15.000 loài đã được mô tả (Bolton, 1997). Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt Kiến được xem là vật chỉ thị sinh học lý tưởng đế đánh giá sự đa dạng sinh học và kiểm soát môi trường. Kiến được biết đến như một kỹ sư của hệ sinh thái. Ngoài ra, kiến còn được sử dụng trong phòng trù’ sinh học một số loài sâu hại cho nông nghiệp. Ớ Việt Nam, mới chỉ có một số tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu về các loài kiến họ Formicidae, trong khi tiềm năng nghiên cứu về nhóm này ở Việt Nam là rất lớn. Nghiên cứu của Bùi Tuấn Việt và các cộng sự (năm 2005) đã thống kê được 151 loài thuộc 50 giống và 11 phân họ tại Vưòn quốc gia (VQG) Tam Đảo, trong đó có 28 loài và 9 giống thuộc phân họ Ponerinae [10]. Ponerinae là một phân họ hoạt động chủ yếu trên mặt đất và trong lóp hữu cơ của những tầng lá rụng trên mặt đất. Nhóm này chuyên tìm bắt các động vật chân đốt khác, do đó chúng có vai trò quan trọng trong việc cân bằng hệ sinh thái. Bên cạnh đó, trong quá trình xây dựng tố, chúng mang các vật chất hữu cơ xuống lòng đất. Hoạt động sống của phân họ này làm thay đổi tính chất vật lí, hóa học của đất, đồng thời làm tăng độ phì nhiêu của đất. Tuy nhiên, mới chỉ có nghiên cứu về thành phần các loài kiến được thực hiện tại VQG Tam Đảo, mà chưa có nghiên cún nào về sự đa dạng và biến động số lượng cá thế của phân họ Ponerinae vào các mùa trong năm ở VQG Tam Đảo và vùng đệm là Trạm đa dạng sinh học Mê Linh. Trạm đa dạng sinh học Mê Linh (21°23’57” - 21°25’15” vĩ độ Bắc, 105°42’40” 105°46’65” kinh độ Đông) là vùng đệm của VQG Tam Đảo. Trạm đa dạng sinh học Mê Linh (Trạm) có diện tích 170,3 ha trong đó chiều dài khoảng 3.000 m, chiều rộng trung bình khoảng 550 m (chỗ rộng nhất khoảng 800 m, chỗ hẹp nhất khoảng 300 m). Trạm có địa hình đồi và núi thấp với xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam. Tuy có diện tích không lớn nhung Trạm có hệ động, thực vật rất phong phú. Tại đây, đã xác định được 59 loài động vật có xương sống: 13 loài thú , 14 loài bò sát và 13 loài ếch nhái. Trong khu bảo tồn bán tự nhiên của Trạm, hiện vẫn có thế bắt gặp nhiều loài động vật như hươu, lợn rừng, cầy, sóc, dúi, rắn,... Đặc biệt, Trạm sở hữu 1 bộ sưu tập đáng chú ý nhất - bộ sun tập rùa hiện có 11 loài rùa với trên 80 cá thế. Tại Trạm, có khoảng 1.200 loài cây tự nhiên và nhân tạo. Hệ thực vật được chia thành các bộ, gồm thực vật trên núi đất, thực vật trên núi đá, thực vật hạt trần, bộ tre nứa, thực vật ưa ấm, thực vật thủy sinh,.. .Hơn nừa, Trạm có trên 30 loài với 300 mẫu lan khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu về côn trùng ở Trạm còn rất ít, đặc biệt là những nghiên cứu về sự đa dạng của các côn trùng xã hội nói chung và các loài kiến nói riêng. Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt Xuất phát từ những lí do trên, và đế có một cái nhìn tống quát hơn về sự đa dạng của các loài kiến tại VQG Tam Đảo và vùng đệm, đề tài “ N g h i ê n c ứ u v ề thành phần và sự biến động số lượng của các loài kiến thuộc phân họ Ponerinae (Hymenoptera: F'ormicidae) theo các mùa trong năm tại Trạm đa d ạ n g s i n h h ọ c M ê L i n h - V ĩ n h P h ú c 9 9 được lựa chọn. 2. Mục đích nghiên cứu - Đưa ra thành phần các loài kiến thuộc phân họ Ponerinae tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh. - Biến động số lượng các loài kiến thuộc phân họ này theo các mùa trong năm tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh. 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn - Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu nhằm đưa ra những dẫn liệu mới về đa dạng thành phần các loài kiến thuộc phân họ Ponerinae tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh và xác định những mùa trong năm mà phân họ này phát triến với số lượng lớn nhất. - Ý nghĩa thực tiễn: Đe xuất nhừng giải pháp bảo tồn sự đa dạng của các loài kiến thuộc phân họ này. 4. Điểm mới Đây là nghiên cứu đầu tiên về sự đa dạng thành phần loài và biến động số lượng của các loài kiến thuộc phân họ Ponerỉnae theo các mùa trong năm tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh. CHƯƠNG 1. TỐNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Khái quát về kiến Tên khoa học: Formicidae Tên tiếng Anh: Ant Tên Việt Nam: Kiến Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt Hình 1. Loài Emeryopone buttelreepenỉ Forel, 1912 (Nguồn: Nguyễn Đắc Đại) Cơ thế kiến được chia thành 3 phần: phần đầu, phần ngực và phần bụng. Phần ngực nối với phần bụng bởi đốt eo. Phần đầu có hai râu (gồm gốc râu, cuống râu, đốt chuyến, đốt roi và chùy râu), mắt kép và miệng. Kiến dùng hai râu đế định hướng, ngửi mùi trong không khí, tìm thức ăn và nhận biết đồng loại. Kiến có hai mắt, mắt kiến thuộc về đa tròng, tức là có nhiều tròng trong mắt nên chúng chỉ nhìn thấy được một phần của vật thế trong mỗi tròng mắt. Tập họp các điểm ảnh ở mỗi tròng mắt tạo nên vật thế hoàn chỉnh. Miệng kiến có hai hàm, hàm ngoài và hàm trong. Hàm ngoài lớn hon hàm trong, dùng để tha thức ăn, tráng hoặc ấu trùng. Hàm trong của kiến có hàng lông rất nhỏ mà công dụng như chiếc lược đế lau chùi hai râu. Phần ngực gồm 3 đốt ngực (đốt ngực trước, đốt ngực giữa, đốt ngực sau) và 3 đôi chân (chân gồm có đốt háng, đốt đùi, đốt ống, gai ống chân, bàn chân và gai bàn chân). Mỗi chân được chia ra làm 9 khúc nối nhau bởi những khuỷu chân. Mỗi bàn chân của kiến đều có hai cái móc. Nhờ vào hai cái móc này mà kiến có thể bám, di chuyển trên cây và các bề mặt. Kiến cũng dùng các móc này đế bới đất và đào các đường hầm dưới đất. Cặp chân trước cũng có cái lược giống như hàm trong dùng đế lau chùi những cặp chân khác và đôi râu. Phần cuối của phần bụng có ngòi đốt. Kiến là nhóm côn trùng có tập tính xã hội cao và sống thành đàn với số lượng lớn (dao động khoảng 1.000 - 20.000.000 cá thể trong một đàn). Thông thường trong xã hội kiến, có thế Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt phân biệt 5 dạng đắng cấp xã hội chính như sau: Kiến chúa sống trong phòng chúa giữa tố, là những cá thể cái có nhiệm vụ đẻ trứng trong suốt đời sống của mình. Kiến chúa có phần ngực và đôi cánh phát triển. Mổi tố kiến có tù’ một đến nhiều con kiến chúa. Sau khi bay giao hoan và phân đàn, kiến chúa rụng cánh, phần ngực và các đôi chân cũng suy kiệt và trở nên yếu ớt. Lúc này chỉ có các cơ quan chức năng phục vụ sinh sản ở kiến chúa phát triên. Kiến đực, là các cá thể có phần ngực, cánh và cơ quan sinh dục đực phát triển Kiến thợ chiếm số lượng chủ yếu của đàn. Cơ thể kiến thợ có cấu trúc thích ứng với tập tính sống linh hoạt lao động và đi lại nhiều. Do đó, kiến thợ có nhiệm vụ chăm sóc kiến chúa, vận chuyển và bảo vệ trứng, tìm kiếm thức ăn, đào đất xây tổ, canh giác tố,... Tất cả nhũng con kiến thợ này là những kiến cái không có khả năng sinh sản (cơ quan sinh dục tiêu giảm). Hệ cơ quan cảm giác của chúng phát triển. Các con kiến trong từng tố trao đối với nhau bằng “ thông tin hóa học - pheromon” còn các con kiến trong mỗi tố phân biệt với các con cùng loài khác tố bằng mùi. Kiến lính, là loại to nhất và có bộ hàm lớn nhất, chúng có nhiệm vụ bảo vệ tố chống lại kẻ thù và bảo vệ kiến thợ đi trên đường. Một số dạng kiến trung gian cá thế đực, khi cần thiết có thể biến đổi thành con đực, có chức năng giao phối đế bảo toàn và phát triến xã hội tố tiên. Dạng trung gian thứ hai là những kiến thợ cá thế cái, có thể chuyển thành kiến chúa đế sinh sản. Kiến là họ côn trùng ăn tạp. Chúng tìm mồi ở khắp mọi nơi, đôi khi còn lấy của các tố khác. Và việc vận chuyến thức ăn của chúng tương đối thuận lợi vì chúng có tính tập thế cao, chúng cùng nhau chuyến thức ăn về tố theo hàng lối nghiêm chỉnh. Ponerinae là một phân họ của loài kiến thuộc họ Formicidae. Trên thế giới có khoảng 2.347 loài thuộc 48 giống của phân họ Ponerinae đã được ghi nhận [21]. Các loài kiến thuộc phân họ Ponerinae mang đầy đủ những đặc điếm chung của kiến như sống theo đàn có số lượng lớn, sự phân chia đẳng cấp trong đàn, tập tính giao phối,... Nhưng bên cạnh đó, chúng cũng mang nhũng đặc điếm riêng. Phân họ Ponerinae sống chủ yếu ở dưới đất gồm các loài chuyên bắt mồi như các động vật chân đốt khác, đặc biệt là những loài sâu hại cây trồng. Do đó, chúng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc cân bằng sinh thái cũng như bảo vệ cây trồng trong nông nghiệp. 1.2. Trường ĐHSP Hà Nội 2 Tình hình nghiên cứu phân họ Ponerinae trên thế giói Khóa luận tốt Năm 2007, Yoshimura and Fisher đã xác định được 7 giống (giống A n o c h e t u s , giống H y p o p o n e r a , giống L e p t o g e n ỵ s , giống O d o n t o m a c h u s , giống P a c h y c o n d y l a , giống P l a t y t h y r e a và giống P o n e r a ) thuộc phân họ Ponerinae ở vùng Malagasy [20]. General and Alpert (2012) đã xác định được 11 phân họ, 92 giống tại Philippines, trong đó có 14 giống thuộc phân họ Ponerinae [15]. Tại Ấn Độ, Bharti and Wachkoo (2013), đã thống kê được 216 loài thuộc giống L e p t o g e n ỵ s của phân họ Ponerinae, đồng thời ghi nhận được 2 loài mới là Leptogenys transỉtỉonỉs và Leptogenys lattkeỉ [6]. Năm 2014, Rakotonirina and Fisher đã xác định được 60 loài thuộc giống L e p t o g e n y s trong phân họ Ponerinae tại Malagasy [14]. 1.3. Tình hình nghiên cứu phân họ Ponerinae trong nước Ớ Việt Nam, những nghiên cứu về khu hệ kiến được tiến hành từ những năm đầu thế kỷ 21 do một số tác giả trong và ngoài nước thực hiện (Yamane, 2002; Eguchi, Bui & Yamane, 2008; Le, 2010; Eguchi, 2011; Bui, Eguchi & Yamane, 2013), đã phát hiện được 344 loài kiến thuộc 10 phân họ trong đó xác định được 46 loài kiến thuộc 11 giống của phân họ Ponerinae trên lãnh thố Việt Nam [8, 9, 12, 13, 18, 19]. Bùi Tuấn Việt (2003) đã xác định được 160 loài thuộc 50 giống và 8 phân họ tại Vườn Quốc gia Cúc Phương trong đó phân họ Ponerinae có 42 loài thuộc 14 giống; 120 loài thuộc 42 giống trong 8 phân họ tại rừng Hương Son, Hà Tĩnh trong đó phân họ Ponerinae có 27 loài thuộc 12 giống; tại Sa Pa đã xác định được 87 loài thuộc 33 giống trong đó có 24 loài, 10 giống thuộc phân họ Ponerinae; tại Vườn Quốc gia Tam Đảo đã ghi nhận được 85 loài thuộc 38 giống trong đó có 21 loài, 11 giống thuộc phân họ Ponerinae. Đã ghi nhận được 118 loài kiến thuộc 43 giống ở rừng Hương Sơn, Hà Tĩnh trong đó có 26 loài, 11 giống thuộc phân họ Ponerinae; 159 loài, 49 giống ở VQG Cúc Phương, trong đó có 42 loài, 13 giống thuộc phân họ Ponerinae (Bui Tuan Viet, 2005) [3]. Năm 2005, Bùi Tấn Việt và nnk. đã ghi nhận được 151 loài kiến thuộc 46 giống tại VQG Ba Vì trong đó có 29 loài, 9 giống thuộc phân họ Ponerinae; xác định được 151 loài kiến thuộc 50 giống tại VQG Tam Đảo, trong đó có 28 loài, 9 giống thuộc phân họ Ponerinae [11]. Bùi Thanh Vân và nnk. (2010) đã xác định 50 loài kiến thuộc 31 giống và 5 phân họ tại VQG Ba Vì, Hà Nội, trong đó phân họ Ponerinae chiếm 14 loài thuộc 8 giống [1]. Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt CHƯƠNG 2. ĐÓI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là tất cả các loài kiến thuộc phân họ Ponerinae, họ Formicidae, bộ Hymenoptera, lóp Insecta phân bố ở 4 sinh cảnh: sinh cảnh rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới (rừng cây lá rộng, rừng nứa xen cây gỗ), rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới (rừng cây lá rộng, rừng nứa xen cây gỗ và rừng giang), rừng trồng dưới tán cây keo và rừng keo tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh. 2.2. Thòi gian nghiên cứu Từ tháng 10 năm 2012 đến tháng 3 năm 2015 2.3. Địa điêm nghiên cứu Địa điểm: Đe tài được thực hiện tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh. Bốn sinh cảnh được chọn để nghiên cún: + Sinh cảnh rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới (rừng cây lá rộng và rừng nứa xen cây gỗ) + Sinh cảnh rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới (rừng cây lá rộng, rừng nứa xen cây gỗ và rừng giang) + Sinh cảnh rừng trồng dưới tán cây keo + Sinh cảnh rừng keo 2.4. - Nội dung nghiên cún Xác định thành phần loài của phân họ Ponerinae ở Trạm đa dạng sinh học Mê Linh và so sánh thành phần loài giữa các sinh cảnh khác nhau. - Xác định các loài kiến chiếm ưu thế theo số lượng cá thề thu được. - Nhận xét về sự biến động số lượng các loài trong phân họ Ponerinae theo các mùa trong năm. 2.5. 2.5.1. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu mâu ngoài thực địa - Thời gian thu mẫu: mẫu được thu thập từ tháng 6/2012 đến tháng 5/2013. - Địa điếm thu mẫu: được thực hiện ở 4 sinh cảnh là rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới, rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới, rừng trồng dưới tán cây keo, ròng keo tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh. - Kiến được thu thập chủ yếu bàng phương pháp bẫy hố. Bầy hố được làm từ các cốc nhựa có đường kính 10 cm, chiều cao 13 cm, mỗi cốc chứa 20 ml cồn với 4% foocmon. Cốc được đặt Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt thấp hơn mặt đất khoảng 1 cm. - Sử dụng bẫy hố để điều tra định lượng. Tổng số có 15 bẫy được đặt ở mỗi điếm sinh cảnh. Khoảng 10 ngày thu mẫu từ các bẫy hố một lần, đế cách 10 ngày rồi lại đặt bẫy, sau 10 ngày lại thu mẫu lần tiếp theo. - Ngoài ra, các loài kiến bò trên mặt đất, dưới lớp thảm mục, trong thân cây mục, dưới tán cây cao từ 1-1,5 m còn được thu thập bằng các phương pháp khác như bắt bằng tay, sử dụng panh và rây sàng 30x30 cm. 2.5.2 - Phương pháp phân tích mâu vật trong phòng thỉ nghiêm Mau sau khi được thu thập sẽ được tách lọc và bảo quản trong cồn 70%. Sau đó, mẫu kiến được làm khô và cắm lên bằng kim cắm côn trùng đối với mẫu vật có kích thước lớn, những mẫu vật có kích thước nhỏ được dính trên miếng bìa cứng hình tam giác, sau dùng kim côn trùng đế cắm. - Mỗi mẫu có 1 etiket riêng. - Mau được đế trong các hộp gỗ, lun giữ tại phòng Sinh thái côn trùng, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật. 2.5.3. Xử lí và phân tích mâu vật Xử lí và bảo quản mẫu bằng cồn 70° Xử lý số liệu và vẽ biếu đồ bằng phần mềm excel 2010. Các số liệu được tính toán dựa trên cơ sở sau: * Độ ưu thế (D) của 1 loài được tính bằng tỷ lệ phần trăm số lượng cá thể của một loài so với tống số cá thể thu được £> = —xioo N Trong đó ĩiị: số lượng cá thế loài i N: Tổng số cá thể thu được. * Chỉ số đa dạng sinh học của Shannon - Weiner ( H’) H '=~Ỳ, p, ìoễ(p,) i=ỉ Trong đó: n: số lượng loài ĩij: số lượng cá thế loài i N: Tổng số lượng cá 2.5.4. thế thu được Trường ĐHSP Hà Nội 2 Phương pháp định loại Khóa luận tốt - Việc định tên các loài kiến được dựa theo Bolton (1994), Eguchi et al. (2011), Jaitrong (2011), Yamane (2012) cùng sự giúp đờ của TS. Nguyễn Thị Phương Liên và CN. Nguyễn Đắc Đại. 2.6. Một vài nét khái quát về Trạm đa dạng sinh học Mê Linh, Vĩnh Phúc Theo tài liệu của ƯBND xã Ngọc Thanh (2004) [5] và báo cáo khoa học của Lê Đồng Tấn (2003) [4], Trạm đa dạng sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc có những đặc điểm sau: 2.6.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên 2.6.1.1. Vị trí địa lí Trạm đa dạng sinh học Mê Linh nằm trong địa phận của hợp tác xã Đồng Trầm, thuộc xã Ngọc Thanh, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc, cách thị xã Phúc Yên 35km, cách hồ Đại Lải khoảng 12km về phía Bắc. Khu trực trạm ở phía Bắc giáp huyện Phố Yên, tỉnh Bắc Thái, phía Đông giáp họp tác xã Đồng Trầm, xã Ngọc Thanh, huyện Mê Linh, phía tây giáp vùng ngoại vi Vườn Quốc gia Tam Đảo, huyện Tam Đảo. Diện tích của Trạm đa dạng sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc khoảng 170,3 ha, chiều dài khoảng 3.000m, chiều rộng từ 300-800m. Độ cao từ 50-520m so với mặt nước biển. 2.6.1.2. - Điều kiện tự nhiên Địa hình: Trạm đa dạng sinh học Mê Linh thuộc vùng bán sơn địa phía Bắc huyện Mê Linh. Đây là phần kéo dài về phía Đông Nam của dãy Tam Đảo, có địa hình đồi núi thấp với xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, điếm cao nhất thuộc đỉnh núi Đá Trắng cao 520m. Địa hình phần lớn là đất dốc (độ dốc trung bình 15-30°), các bãi bằng rất ít, rải rác vài ba bãi nhở dọc ven suối vùng ranh giới phía Tây. Đây là khu vực rừng đầu nguồn của một vài suối nhỏ chảy ra hồ Đại Lải [5]. - Khí hậu, thời tiết + Thuộc vùng khí hậu chung của đồng bằng Bắc Bộ. Nhiệt độ trung bình năm là 22 đến 23°c. Tháng có nhiệt độ cao từ tháng 6 đến tháng 8 và lạnh vào tháng 12 và tháng 1 [5]. + Lượng mưa trung bình 1358,7mm/năm. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 90% lượng mưa của cả năm. Mưa tập trung vào các tháng 6,7,8,9. Cao nhất là vào tháng 8. số ngày mưa khá nhiều 142 ngày/năm. Độ ấm trung bình là 84%, thấp vào tháng 2 dưới 80% [5]. + Có 2 mùa gió thối: gió mùa Đông Bắc (tháng 10 đến tháng 3 năm sau) và gió Đông Nam (tháng 4 đến tháng 9 trong năm) [5]. Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt 2.6.2. Tài nguyên động, thực vật tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh, Vĩnh Phúc. - Hệ động vật: Theo kết quả điều tra năm 2003 đã xác định thành phần phân loại học của 5 lớp: thú (13 loài), chim (109 loài), bò sát (14 loài), ếch nhái (13 loài), côn trùng (25 bộ, 99 họ, 461 loài) [4]. - Hệ thực vật: Trạm đa dạng sinh học Mê Linh hiện có 166 họ thực vật với 651 chi và 1129 loài. Có thể nói rằng thảm thực vật nguyên sinh ở Trạm đa dạng sinh học Mê Linh đã bị phá hủy hoàn toàn, thay thế vào đó là các trạng thái rừng thứ sinh và rừng trồng [4]. CHƯƠNG 3. KÉT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thành phần và vị trí các loài kiến thuộc phân họ Ponerìnae thu được tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh. • • 3.1.1. o • Thành phân các loài kiến thuộc phân họ Ponerỉnae Trong tống số 3440 cá thế kiến của phân họ Ponerinae thu được tại các điểm nghiên cứu, tôi đã xác định được 17 loài kiến thuộc 8 giống (bảng 3.1) Bảng 3.1. Thành phần và số lượng các loài kiến thuộc phân họ Ponerinae thu được ở Trạm đa dạng sinh học Mê Linh ST Tên loài Số lượng cá thể kiên thu được ở Tổng các Tỷ lệ cá sinh cảnh nghiên cứu thể của số một loài trên tông sô các loài kiến (%) Rừng Rùng Rừng kín thưa trồng thường thường dưới xanh xanh tán cây mưa mưa keo 1. Giống Anochetus Rừn g 1 Ấ. r i s i i 2 2 9 0 13 0,38 1 0 0 0 1 0,03 55 80 13 3 151 4,39 2 0 7 0 9 0,26 237 34 0 464 13,49 2. Giông Centromymex 2 C. fecie 3. Giông Diacamma 3 D. sp of LD 4. Giông Harpegnathos 4 H . Ve n a t o r 5. Giông Leptogenys 5 L. kitte lì 193 6 L. kraepeỉini 7 0 0 0 7 0,20 7 L. peuqueti 3 0 5 0 8 0,23 8 L. splofLD 0 1 39 18 58 1,69 9 L. sp2 of LD 16 0 0 0 16 0,46 535 502 30 0 1067 31,01 351 475 77 1036 30,12 6. Giông Odontomachus 10 0. montícola 7. Giông Odontoponera 11 0. denticuỉata 133 12 0. sp of LD 0 1 0 0 1 0,03 8. Giông Pachycondyla 13 p. lobocaren 260 25 5 0 290 8,43 14 p. luteipes 51 32 0 0 83 2,41 15 P. r u f i p e s 1 9 93 59 162 4,71 16 P. s p l o f L D 1 0 12 0 13 0,38 17 P. s p 2 o f L D rp Á Á Tông sô 0 0 3 58 61 1,78 1260 1240 725 215 3440 100 Trong 4 sinh cảnh nghiên cứu thì số lượng cá thế thu được ở rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới là nhiều nhất với 1260 cá thế, tiếp đến là sinh cảnh rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới với 1240 cá thể, sau đó đến sinh cảnh ròng trồng dưới tán cây keo với 725 cá thể, cuối cùng là sinh cảnh rừng keo có số lượng cá thế ít nhất với 215 cá thế. Bảng 3.2. Chỉ số đa dạng loài của kiến tại Trạm đa dạng sinh học ơ Mê Linh • o • Sinh cảnh • • o • Chỉ sô Shannon - Weiner (H) Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới Rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt 0,702 0,628 đới Rừng trông dưới tán cây keo 0,566 Rừng keo 0,583 Dựa vào bảng trên, ta thây chỉ sô đa dạng Shannon - Weiner (H) ở sinh cảnh rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới là cao nhất (0,702), tiếp đó đến sinh cảnh rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới (0,628), sinh cảnh rừng keo (0,583) và thấp nhất là sinh cảnh rừng trồng dưới tán cây keo (0,566). Sự khác biệt về mức độ đa dạng ở các sinh cảnh nghiên cứu có thế do một số nguyên nhân sau: Rừng trồng dưới tán cây keo có thế bị con người tác động mạnh mẽ làm thay đối tính chất lí, hóa của môi trường, đặc biệt là môi trường đất theo chiều hướng xấu, nguồn thức ăn, nơi sống bị hạn chế. Từ đó, sự đa dạng loài kiến ở sinh cảnh này thấp hơn so với các sinh cảnh khác. Phần lớn các loài kiến là sinh vật ăn thịt, vì vậy sự tồn tại của chúng trong sinh cảnh nào đó sẽ phụ thuộc vào nguồn thức ăn của chúng trong sinh cảnh đó. Trong quần xã sinh vật ở sinh cảnh rùng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới có nhũng loài động vật không xương sống mà không có ở các sinh cảnh còn lại (ngược lại). Chang hạn như loài C e n t r o m y m e x f e a e chỉ có ở sinh cảnh rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới mà không tìm thấy ở 3 sinh cảnh còn lại, nguyên nhân nào mà loài C e n t r o m y m e x f e a e , chỉ được bắt gặp ở sinh cảnh rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đói, hay do các nhân tố sinh thái thì cần được nghiên cứu thêm để có kết luận chính xác. Hoặc loài L e p t o g e n y s s p l o f L D lại không tìm thấy ở rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới nhưng lại xuất hiện ở 3 sinh cảnh còn lại. Hay loài P a c h y c o n d y l a l u t e ỉ p e s xuất hiện ở 2 sinh cảnh rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới và rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới mà không có ở sinh cảnh rừng trồng dưới tán cây keo và sinh cảnh rừng keo. Do đó, sự xuất hiện các loài kiến ở các sinh cảnh là khác nhau. Tập hợp các loài thiên địch của kiến có thế khác nhau giữa các sinh cảnh. Có những loài thiên địch xuất hiện ở sinh cảnh này mà không có ở sinh cảnh khác. Đây cũng là 1 lý do khiến cho các sinh cảnh có sự đa dạng các loài kiến khác nhau. 3.1.2. So loài và so lượng cá thế của các loài kiến thuộc phân họ Ponerinae Trong số 8 giống đã xác định được thì thấy 2 giống có số loài nhiều nhất và cùng có 5 loài là giống L e p t o g e n ỵ s và giống P a c h y c o n d y l a (cùng chiếm 29,42%). Hai giống này chiếm ưu thế về số lượng loài tại các sinh cảnh nghiên cún. Giống O d o n t o p o n e r a có 2 loài (chiếm 11,76%). Năm giống còn lại có số loài ít nhất, mỗi giống chỉ có 1 loài, chiếm 5,88% bao gồm giống A n o c h e t u s , giống C e n t r o m y m e x , giống D i a c a m m a giống H a r p e g n a t h o s và giống O d o n t o m a c h u s (Bảng 3.3). Bảng 3.3. Số loài và số lượng cá thế thuộc các giống của phân họ Ponerinae thu được tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh STT Giông Sô loài Tỷ lệ (%) Sô cá thê Tỷ lệ (%) 1 Anochetus 1 5,88 13 0,38 2 Centromymex 1 5,88 1 0,03 3 Diacamma 1 5,88 151 4,39 4 Harpegnatho s Leptogenys 1 5,88 9 0,26 5 29,42 553 16,08 Odontomach us Odontoponer a Pachycondyl a Tông sô 1 5,88 1067 31,01 2 11,76 1037 30,15 5 29,42 609 17,70 17 100 3440 100 5 6 7 8 O d o n t o m a c h u s chiếm ưu thế về số lượng cá thề (chiếm 31,01% tống số cá thề thu được). Giống O d o n t o p o n e r a có số lượng cá thể đứng thứ hai (chiếm 30,15% tổng số cá thể thu được). Tiếp đến là giống P a c h y c o n d y l a (chiếm 17,70% tổng số cá thể thu được), giống L e p t o g e n y s (16,08%), giống D i a c a m m a (4,39%), giống Anochetus (0,38%), giống Harpegnathos (0,26%). Giống C e n t r o m y m e x có số lượng cá thể ít nhất, chỉ thu được 1 cá thể (chiếm 0,03%). 3.1.3. Các loài kiến thuộc phân họ Ponerinae chiếm ưu thế ve so lượng cả thê đã thu được Trong tống số 17 loài kiến thu được tại các sinh cảnh ở Trạm đa dạng sinh học Mê Linh, 6 loài được tôi ghi nhận là phố biến, có số lượng cá thế bắt gặp cao (bắt gặp trên 100 cá thể/1 loài), kết quả ở bảng 3.4 và hình 3.1. Chiếm ưu thế về số lượng cá thể thu được tại các sinh cảnh nghiên cứu là loài O d o n t o m a c h u s m o n t í c o l a (chiếm 31,01% tống số cá thể kiến thu được) và loài O d o n t o p o n e r a d e n t i c u ỉ a t a (chiếm 30,12% tống số cá thế kiến thu được). Tiếp đến là 2 loài có số lượng cá thể bắt gặp tương đối cao bao gồm: L e p t o g e n y s k ỉ t t e l i (chiếm 13,49%) và P a c h ỵ c o n d y l a ỉ o b o c a r e n (chiếm 8,43%). Hai loài có số lượng cá thế thấp là P a c h y c o n d y l a r u ỷ ỉ p e s (chiếm 4,71%) và D i a c a m m a s p (chiếm 4,39%). Các loài còn lại chiếm tỷ lệ rất thấp (bao gồm 11 loài, mỗi loài trung bình chiếm tỷ lệ 0,71% tổng số cá thể kiến thu được). Bảng 3.4. Số lượng cá thể của các loài kiến phổ biến trong tổng số lượng cá thể kiến thu được tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh STT Tên loài Sô lượng cá thê Tỷ lệ (%) 1 Odontomachus montícola 1067 31,01 2 1036 30,12 3 Odontoponera dentỉcuỉata Leptogenỵs kitteli 464 13,49 4 Pachycondyla ỉobocaren 290 8,43 5 Pachycondyla rufipes 162 4,71 6 Dỉacamma sp ofLD 151 4,39 7 Các loài còn lại (11 loài) 270 7,85 3440 100 Tông sô ■ Odontomachus montícola ■ Odontoponera denticulata ■ Leptogenys kitteli ■ Pachycondyla lobocaren ■ Pachycondyla rufipes ■ Diacamma sp of LD ■ Các loài còn lại Hình 3.1. Độ ưu thế của các loài kiến thuộc phân họ Ponerinae thu được tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh Điều tra tại 4 sinh cảnh, tôi nhận thấy kích thước quần thế của mỗi loài rất khác nhau ở từng sinh cảnh (bảng 3.5 và hình 3.2) Bảng 3.5. Số lượng cá thế loài thu được ở các sinh cảnh nghiên cứu của 6 loài kiến phổ biến STT Tên loài Sô lượng cá thê kiên thu được ở các sinh cảnh Rừng kín Rừng thưa Rừng trồng Tông Số Rừng keo thường xanh thường xanh dưới tán cây mưa mùa mưa nhiệt đới 1 Odontomachu s montícola 535 mùa keo nhiệt đới 502 (50,14%) (47,05%) 30 (2,81%) 0 1067 (100%) 2 3 Odontoponer a denticuỉata Leptogenys kitte li 4 5 Pachycondyla lobocaren Pachycondyla rufipes 6 Diacamma sp ofLD 133 351 475 77 (12,84%) (33,88%) (45,85%) (7,43%) (100%) 193 237 34 0 464 (41,59%) (51,08%) (7,33%) 260 25 5 (89,66%) (8,62%) (1,72%) 1 9 93 59 162 (0,62%) (5,55%) (57,41%) (36,42%) (100%) 55 80 13 3 151 (36,42%) (52,98%) (8,61%) (1,99%) (100%) V* 1036 (100%) 0 290 (100%) rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới Hình 3.2. Số lượng cá thể kiến thuộc phân họ Ponerinae thu được ồ’ các sinh cảnh khác nhau của 6 loài kiến phố biến Kết quả bảng 3.5 và hình 3.2 cho thấy: Loài O d o n t o m a c h u s m o n t í c o l a chiếm ưu thế về số lượng cá thế ở sinh ■ rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới ■ rừng trồng dưới tán cây keo ■ rừng keo cảnh rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới, sau đó đến sinh cảnh rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới, sinh cảnh rừng trồng dưới tán cây keo. Loài O d o n t o p o n e r a d e n t i c u l a t a chiếm ưu thế về số lượng cá thế ở sinh cảnh rùng trồng dưới tán cây keo. Tiếp đến là sinh cảnh rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới, rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới và tìm thấy số lượng cá thể kiến ít nhất ở sinh cảnh rùng keo. Trong 4 sinh cảnh nghiên cứu, loài L e p t o g e n y s k i t t e l ỉ có số lượng cá thế thu được cao nhất tại sinh cảnh rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới trong khi loài P a c h y c o n d y l a ỉ o b o c a r e n thu được số lượng cá thế nhiều nhất tại rùng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới. Cả ba loài này ( O d o n t o m a c h u s m o n t í c o l a , L e p t o g e n y s k i t t e ỉ i và P a c h y c o n d y l a l o b o c a r e n ) đều không tìm thấy ở sinh cảnh rừng keo và gặp rất ít ở sinh cảnh rừng trồng dưới tán cây keo. Loài P a c h y c o n d y l a r u f i p e s có số lượng cá thế thu được cao nhất ở sinh cảnh rừng trồng dưới tán cây keo, tiếp đến là sinh cảnh rừng keo, sinh cảnh rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới và thấp nhất ở sinh cảnh rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới. Loài D i a c a m m a s p o f L D thu được với số lượng cá thế nhiều nhất ở sinh cảnh rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới, sau đó đến sinh cảnh rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới và ít nhất ở sinh cảnh rừng keo. Như vậy, qua kết quả của các bảng và các hình, ta thấy thành phần và vị trí các loài kiến thuộc phân họ Ponerinae thu được ở Trạm đa dạng sinh học Mê Linh rất đa dạng và phong phú. 3.2. Tương quan giữa số lượng các loài kiến thuộc phân họ Ponerinae với số cá thê thu được tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh Ket quả phân tích sự đa dạng của các loài kiến thuộc phân họ Ponerinae (bảng 3.6) cho thấy: Tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh có 2 loài chỉ bắt gặp 1 cá thế trong suốt thời gian nghiên cứu. Những loài bắt gặp duy nhất 1 cá thể tại vùng nghiên cún thuộc tình trạng đon độc ( S t a t e o f a l o n e ) rất có ý nghĩa trong khoa học đặc biệt trong công tác bảo tồn, những vùng có nhiều loài trong tình trạng tương tự như vậy với một hệ sinh thái chưa ốn định có nhiều tác động gây suy giảm sự phong phú của loài. Bảng 3.6. Sự đa dạng của các loài kiến thuộc phân họ Ponerinae tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh Sô cá thẽ/loài Sô cá thê thu được Sô loài 1 2 2 7 7 1 8 8 1 9 9 1 13 26 16 16 1 58 58 1 61 61 1 83 83 1 151 151 1 162 162 1 290 290 1 464 464 1 1036 1036 1 1067 1067 1 Tông cộng 3440 17 Số cá thể thu được Hình 3.3. Tương quan giữa số lượng các loài kiến theo số cá thể thu được Từ hình 3.3, ta có thể chia độ đa dạng của các loài kiến tại khu vực nghiên cứu thành 2 nhóm: Nhóm 1 có sự đa dạng trung bình về loài với 2 loài. Trong nhóm này lại chia ra thành 2 nhóm nhỏ: nhóm có kích thước nhỏ, mỗi loài có 1 cá thế (bao gồm 2 loài) và nhóm có kích thước trung bình , mỗi loài có 7-16 cá thế (bao gồm 2 loài). Nhóm 2 ít đa dạng, có số loài là 1 loài. Trong nhóm này ta lại chia thành 2 nhóm nhỏ: nhóm có kích thước quần thế trung bình , mỗi loài có 7-16 cá thế (bao gồm 4 loài) và nhóm có kích thước quần thế lớn, mỗi loài có 58-1067 cá thể (bao gồm 9 loài). Như vậy, về mặt bảo tòn những loài nằm trong nhóm 1 và đặc biệt là nhóm có kích thước quần thế nhở (1 cá thế) cần được bảo vệ và duy trì hơn so với nhóm 2. 3.3. Sự phân bổ của các loài kiến thuộc phân họ Ponerinae ở các sinh cảnh Dựa vào số loài kiến thu được, tôi đánh giá sự phân bố của khu hệ kiến trong vùng nghiên cứu theo 4 sinh cảnh (xem bảng 3.7 và hình 3.3). Bảng 3.7. Số lượng loài kiến của các giống thuộc phân họ Ponerinae bắt gặp tại bốn sinh cảnh nghiên cứu STT Giông Sô lượng loài ở các sinh cảnh Rừng Rừng kín thường thưa Rừng xanh trồng Rừng keo Tông Số thường mưa mùa nhiệt dưới tán xanh đới cây keo mưa mùa nhiệt 1 Anochetus đới 1 2 Centromymex 1 0 0 0 1 3 Diacamma 1 1 1 1 1 4 Harpegnatho s Leptogenỵs 1 0 1 0 1 4 2 3 1 5 Odontomach us Odontoponer a Pachycondỵl r-r-1 /\a Tông so 1 1 1 0 1 1 2 1 1 2 4 3 4 2 5 14 10 12 5 17 5 6 7 8 1 1 0 1 là sinh cảnh rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới (14 loài), tiếp đến là sinh cảnh rừng trồng dưới tán cây keo (12 loài), sinh cảnh rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới (10 loài) và thấp nhất là ở sinh cảnh rừng keo (5 loài). Bốn giống ghi nhận được ở cả 4 sinh cảnh là giống D i a c a m m a , giống L e p t o g e n y s , giống O d ơ n t o p o n e r a , giống P a c h y c o n d y l a . Hai giống A n o c h e t u s và giống O d o n t o m a c h u s đều không bắt gặp ở sinh cảnh rùng keo. Giống H a r p e g n a t h o s chỉ gặp ở sinh cảnh rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới và rừng trồng dưới tán cây keo, còn không bắt gặp ở sinh cảnh ròng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới và sinh cảnh rừng keo. Giống C e n t r o m y m e x chỉ bắt gặp duy nhất ở sinh cảnh ròng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới mà không thu được ở các sinh cảnh khác. Giống P a c h y c o n d y l a chiếm un thế về số loài ở bốn sinh cảnh: rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới (4 loài), rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đói (3 loài), rừng trồng dưới tán cây keo (4 loài) và rừng keo (2 loài). Giống L e p t o g e n y s cũng có số loài cao hon các giống khác ở 4 sinh cảnh: rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới (4 loài), rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới (2 loài), rừng trồng dưới tán cây keo (3 loài), rừng keo (1 loài). 4 3 ■ Anochetus 2.5 *© ■ Centromymex 1. 5 rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới rừng trồng dưới tán cây Sinh cảnh u i rừng ■ Diacamma ■ Harpegnathos ■ Leptogenys ■ Odontomachus ■ Odontoponera ■ Pachycondyla Hình 3.4. Sự phân bố của các loài kiến trong các giống tại 4 sinh cảnh nghiên cứu Sinh cảnh rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới: chiếm un thế về số lượng loài kiến đã bắt gặp ở sinh cảnh này là giống L e p t o g e n y s và giống P a c h y c o n d y l a (mỗi giống có 4 loài). Sinh cảnh rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới: giống P a c h y c o n d y l a chiếm ưu thế về số lượng loài (3 loài). Sinh cảnh rừng trồng dưới tán cây keo: chiếm ưu thế về số loài đã bắt gặp tại sinh cảnh này là giống P a c h y c o n d y l a (4 loài) và giống L e p t o g e n y s (3 loài). Sinh cảnh ròng keo: tại sinh cảnh này thì giống P a c h ỵ c o n d ỵ l a tiếp tục chiếm ưu thế (4 loài). 3.4. Sự biến động số lượng cá thế các loài kiến thuộc phân họ Ponerinae theo các mùa trong năm Bảng 3.8. Số cá thễ kiến thuộc phân họ Ponerinae theo các ngày thu Ngày thu Sô cá thê 5.vi.2012 407 25.vi.2012 267 15.vii.2012 355 4.viii.2012 249 24.viii.2012 252 13.ix.2012 357 3.X.2012 357 23.X.2012 305 12.xi.2012 230 2.XÜ.2012 130 4.1.2013 84 24.1.2013 3 5.ÜL2013 32 25.iii.2013 83 3.1V.2013 74 23.iv.2013 113 14.V.2013 7 Qua bảng 3.8 cho ta thây: ---------------------------------------------------------------------------- 142 ---- Mùa xuân (21/3 - 21/6): thu được 819 cá thể kiến trong phân họ Ponerinae tại Trạm đa dạng Sinh học Mê Linh (bao gồm các ngày thu: 5. vi.2012, 25.iii.2013, 3.ÌV.2013, 23.iv.2013 và 14.V.2013). Mùa hè (21/6 - 23/9): bắt gặp 1480 cá thế ở các sinh cảnh nghiên cứu (bao gồm các ngày thu: 25.vi.2012, 15.vii.2012, 4.VÜL2012, 24.viii.2012 và 13.ix.2012). Mùa thu (23/9 - 22/12): 1022 cá thể kiến được thu ở các sinh cảnh nghiên cứu (bao gồm các ngày thu: 3.X.2012, 23.X.2012, 12.xi.2012 và 2.XÜ.2012). Mùa đông (22/12 - 21/3): chỉ thu được 119 cá thế kiến (bao gồm các ngày thu: 4.1.2013, 24.1.2013, 5.ÜL2013). Ngàythu Hình 3.5. Sự biến động số cá thễ kiến thuộc phân họ Ponerinaetheo các ngày thu Từ kết quả bảng 3.8 và hình 3.5 cho ta thấy: Số lượng cá thể kiến thuộc phân họ Ponerinae thu được nhiều nhất vào mùa hè, tiếp đến là mùa thu, mùa xuân và thu được số lượng cá thế kiến ít nhất vào mùa đông. Như vậy, ta có thể thấy mùa hè và mùa thu là 2 mùa thích họp cho các loài kiến thuộc phân họ Ponerinae tăng nhanh về số lượng cá thế. Ngược lại, mùa đông với nguồn thức ăn khan hiếm hơn thì số lượng cá thể kiến thu được rất ít, chứng tỏ vào mùa này chúng ít hoạt động hon. Bảng 3.9. Số loài kiến thuộc phân họ Ponerinae của các mùa trong năm Mùa Sô loài Mùa xuân 11 Mùa hè 14 Mùa thu 14 Mùa đông 5 Hình 3.6. Sự biến động số loài kiến thuộc phân họ Ponerinae theo các mùa trong năm Từ bảng 3.9 và hình 3.6 ta thấy, số loài kiến thu được nhiều nhất vào mùa hè và mùa thu (cùng thu được 14 loài), tiếp đó đến mùa xuân 11 loài, thấp nhất là mùa đông (5 loài) KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 1. Đã ghi nhận được 17 loài, 8 giống thuộc phân họ Ponerinae tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc. Hai giống L e p t o g e n y s và P a c h y c o n d y l a cùng có số loài cao nhất (5 loài, chiếm 29,42% số loài bắt gặp). Chiếm un thế về số lượng cá thể thu được tại điểm nghiên cứu là loài O d o n t o m a c h u s m o n t i c o l a (chiếm 31,01% tống số cá thế kiến thu được) và loài O d o n t o p o n e r a d e n t ỉ c u l a t a (chiếm 30,12% tổng số cá thể kiến thu được) 2. Trong suốt thời gian nghiên cứu tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh thì có 2 loài C e n t r o m y m e x f e a e và O d o n t o p o n e r a s p o f L D chỉ thu được duy nhất 1 cá thế . Đây là những loài có số lượng cá thể ít và môi trường sống hẹp. về sự đa dạng, 2 loài có kích thước quần thế nhỏ (cả 2 loài cùng có 1 cá thể), 6 loài có kích thước trung bình (1 loài có 7 cá thế, 1 loài có 8 cá thể, 1 loài có 9 cá thể, 2 loài có cùng 13 cá thế và 1 loài có 16 cá thế) và 9 loài có số lượng cá thế nhiều (1 loài có 58 cá thế, 1 loài có 61 cá thế, 1 loài có 83 cá thế, 1 loài có 151 cá thế, 1 loài có 162 cá thể, 1 loài có 290 cá thể, 1 loài có 464 cá thể, 1 loài có 1036 cá thể, 1 loài có 1067 cá thể) 3. Số lượng loài kiến đã ghi nhận cao nhất là ở sinh cảnh rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới (14 loài), thấp nhất là ở sinh cảnh rừng keo (5 loài). 4. Số cá thế kiến thu được nhiều nhất vào mùa hè (1480 cá thế) và thấp nhất vào mùa đông (119 cá thế), số loài kiến thu được nhiều nhất vào mùa hè và mùa thu (14 loài) và thấp nhất là mùa đông (5 loài). 2. Kiến Nghị Cần nghiên cún thêm ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh như ánh sáng, nhiệt độ, thức ăn,... đến môi trường sống của các loài kiến trong các sinh cảnh tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh để hiếu rõ hon về nguyên nhân do đâu mà có những loài kiến chỉ bắt gặp trong một sinh cảnh mà không bắt gặp trong các sinh cảnh khác hay có loài chỉ bắt gặp ở 2-3 sinh cảnh nhưng có loài lại bắt gặp ở tất cả các sinh cảnh. TÀI LIỆU THAM KHĂO 1. Tài liệu Tiếng Việt 1. Bùi Thanh Vân, Cao Bích Ngọc, Nguyễn Thị Như Quỳnh, Nguyễn Văn Quảng, 2011. Dần liệu về đa dạng sinh học kiến (Hymenoptera: Formicidae) tại vườn quốc gia Ba Vì, Hà Nội. Hội nghị côn trùng học quốc gia lần thứ 7 - Hà Nội, 2011:390-396. 2. Bùi Tuấn Việt, 2002. Kết quả điều tra các loài kiến (Hymentoptera, Formicidae) tại vườn quốc gia Tam Đảo. Báo cáo Hội nghị côn trùng học toàn quốc lần thứ 4, Hà Nội, 1112/4/2002: 495-498. 3. Bùi Tuấn Việt, 2005. Tính đa dạng sinh học của kiến và mối quan hệ của chúng với chức năng hệ sinh thái rừng Hưong Son, tỉnh Hà Tĩnh. Tuyển tập các báo cáo khoa học hội nghị môi trường toàn quốc 2005: 1674-1680. 4. Lê Đồng Tấn, 2003. Nghiên cứu phục hồi, bảo tồn và phát triển đa dạng thực vật (nguyên vị và chuyển vị) tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc. Báo cáo đề tài cấp cơ sở 2003. 5. UBND xã Ngọc Thanh (2004), Phương án di dân nội vùng năm 2004. 2. Tài liệu Tiếng Anh 6. Bharti H. and Wachkoo A. A., 2013. Two new species of the ant genus L e p t o g e n y s (H y m e n o p t e r a : Formicidae) from India, with description of a plesiomorphic ergatogyne. Asian myrmecology volume 5, 11-19. 7. Bolton B., 1994. Indentification guide to the ant genera of the world. Cambridge, Mass. Harvard University Press, 222 [1994-07-25] 122834. 8. Bui T. V. and Eguchi K., 2003. Ant survey in Hoang Lien Son nature reserve, Lao Cai, N. Vietnam. AneT Newsletter No5: 4-11. 9. Bui T. V., Eguchi. K & Yamane. s, 2013. Revision of the ant genus Mymoteras of the Indo - Chiese Peninsula (Hymenoptera: Formicidae: Formicinae). Zootaxa 3666 (4): 544-558. 10. Dlussky G. M., 2009. The ant subfamilies Ponerinae, Cerapachycinae and Pseudomyrmecinae Trường (Hymenoptera, in the Late Eocene Ambers of Khóa Europe. ĐHSP HàFormicidae) Nội 2 luận tốt ISSN 0031-0301, Paleontological Journal, 2009, Vol. 43, No. 9 pp. 1043-1086. 11. Eguchi K., Bui T. V., Yamane S., Okido H. and Ogata K., 2005. Ant fauna of Ba Vi and Tam Dao, north Vietnam (Insecta: Hymenoptera: Formicidae). Bulletin of the Institute of Tropical Agriculture Kyushu University. Vol. 27: 77-98. 12. Eguchi K., Bui T. V. & Yamane. S, 2008. Vietnamese species of the genus Acanthomyrmex EMERY, 1893 - A. humilis sp. n. and A. glabfemoralis ZHOU & ZHENG, 1997 (Hymenoptera: Formicidae: Myrmicinae). Myrmecological News 11: 231 -241. 13. Eguchi K., Bui T. V. and Yamane S., 2011. Generic Synopsis of the Formicidae of Vietnam (Insecta: Hymenoptera), Part I - Myrmicinae and Pseudomyrmecinae. Zootaxa 2878: 1-61. 14. Fisher B. L. and Rakotonirina J. C., 2014. Revision of the Malagasy ponerine ants of the genus L e p t o g e n y s Roger (Hymenoptera: Formicidae). Zootaxa 3836 (1): 001-163. 15. General D. M. and Alpert G. D., 2012. A synoptic review of the ant genera (Hymenoptera, Formicidae) of the Philippines. Zookeys 200: 1-111. 16. Jaitrong W. and Yamane S., 2011. Synopsis of A e n i c t u s species groups and revision of the A. c u r r a x and A. l a e v i c e p s group in the eastern Oriental, IndoAustralian, and Australasian regions (Hymenoptera: Formicidae: Aeictinae). Zootaxa 3128:1-46. 17. Jaitrong W. and Yamane S., 2012. Review of the southeast Asian species of the A e n i c t u s javanus and A e n i c t u s philippinensis species group (Hymenoptera, Formicidae, Aenictinae). Zookeys 193: 49-78. 18. Le Ngoc Anh, Ogata K. and Hosishi S., 2010. Ants of Agricultural Fields in Vietnam. 19. Yamane s., Bui T. Trường V., Ogata K., Hà Okido of Cue ĐHSP Nội 2H., and Eguchi K., 2002. Ant faunaKhóa luận tốt Phuong national park, North Vietnam. Bulletin of the Institute of Tropical Agriculture Kyushu University 25: 51-62. 20. Yoshimura M. and Fisher B. L, 2007. A revision of male ants of the Malagasy region (Hymenoptera: Formicidae): Key to subfamilies and treatment of the genera of Ponera. Zootaxa 1654: 21-40. 3. Tài liệu Internet 21. http://www.antweb.org/world.isp. http://vi.wikipedia.org/wiki/Ki%E1%BA%BFn PHỤ LỤCHà Hình Trường ĐHSP Nội ánh 2 các sinh cảnh Rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới Khóa luận tốt Trường ĐHSP Hà Nội 2 Rừng trồng dưới tán cây keo Rừng keo Khóa luận tốt [...]... Mê Linh • • 3.1.1 o • Thành phân các loài kiến thuộc phân họ Ponerỉnae Trong tống số 3440 cá thế kiến của phân họ Ponerinae thu được tại các điểm nghiên cứu, tôi đã xác định được 17 loài kiến thuộc 8 giống (bảng 3.1) Bảng 3.1 Thành phần và số lượng các loài kiến thuộc phân họ Ponerinae thu được ở Trạm đa dạng sinh học Mê Linh ST Tên loài Số lượng cá thể kiên thu được ở Tổng các Tỷ lệ cá sinh cảnh nghiên. .. mưa mùa nhiệt đới, sau đó đến sinh cảnh rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới và ít nhất ở sinh cảnh rừng keo Như vậy, qua kết quả của các bảng và các hình, ta thấy thành phần và vị trí các loài kiến thuộc phân họ Ponerinae thu được ở Trạm đa dạng sinh học Mê Linh rất đa dạng và phong phú 3.2 Tương quan giữa số lượng các loài kiến thuộc phân họ Ponerinae với số cá thê thu được tại Trạm đa dạng sinh học. .. 461 loài) [4] - Hệ thực vật: Trạm đa dạng sinh học Mê Linh hiện có 166 họ thực vật với 651 chi và 1129 loài Có thể nói rằng thảm thực vật nguyên sinh ở Trạm đa dạng sinh học Mê Linh đã bị phá hủy hoàn toàn, thay thế vào đó là các trạng thái rừng thứ sinh và rừng trồng [4] CHƯƠNG 3 KÉT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Thành phần và vị trí các loài kiến thuộc phân họ Ponerìnae thu được tại Trạm đa dạng sinh học Mê. .. mùa trong năm Mùa Sô loài Mùa xuân 11 Mùa hè 14 Mùa thu 14 Mùa đông 5 Hình 3.6 Sự biến động số loài kiến thuộc phân họ Ponerinae theo các mùa trong năm Từ bảng 3.9 và hình 3.6 ta thấy, số loài kiến thu được nhiều nhất vào mùa hè và mùa thu (cùng thu được 14 loài) , tiếp đó đến mùa xuân 11 loài, thấp nhất là mùa đông (5 loài) KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận 1 Đã ghi nhận được 17 loài, 8 giống thuộc phân. .. là mùa thu, mùa xuân và thu được số lượng cá thế kiến ít nhất vào mùa đông Như vậy, ta có thể thấy mùa hè và mùa thu là 2 mùa thích họp cho các loài kiến thuộc phân họ Ponerinae tăng nhanh về số lượng cá thế Ngược lại, mùa đông với nguồn thức ăn khan hiếm hơn thì số lượng cá thể kiến thu được rất ít, chứng tỏ vào mùa này chúng ít hoạt động hon Bảng 3.9 Số loài kiến thuộc phân họ Ponerinae của các mùa. .. kiến thuộc phân họ Ponerinae ở các sinh cảnh Dựa vào số loài kiến thu được, tôi đánh giá sự phân bố của khu hệ kiến trong vùng nghiên cứu theo 4 sinh cảnh (xem bảng 3.7 và hình 3.3) Bảng 3.7 Số lượng loài kiến của các giống thuộc phân họ Ponerinae bắt gặp tại bốn sinh cảnh nghiên cứu STT Giông Sô lượng loài ở các sinh cảnh Rừng Rừng kín thường thưa Rừng xanh trồng Rừng keo Tông Số thường mưa mùa nhiệt... 0,03%) 3.1.3 Các loài kiến thuộc phân họ Ponerinae chiếm ưu thế ve so lượng cả thê đã thu được Trong tống số 17 loài kiến thu được tại các sinh cảnh ở Trạm đa dạng sinh học Mê Linh, 6 loài được tôi ghi nhận là phố biến, có số lượng cá thế bắt gặp cao (bắt gặp trên 100 cá thể/1 loài) , kết quả ở bảng 3.4 và hình 3.1 Chiếm ưu thế về số lượng cá thể thu được tại các sinh cảnh nghiên cứu là loài O d o n... học Mê Linh Ket quả phân tích sự đa dạng của các loài kiến thuộc phân họ Ponerinae (bảng 3.6) cho thấy: Tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh có 2 loài chỉ bắt gặp 1 cá thế trong suốt thời gian nghiên cứu Những loài bắt gặp duy nhất 1 cá thể tại vùng nghiên cún thuộc tình trạng đon độc ( S t a t e o f a l o n e ) rất có ý nghĩa trong khoa học đặc biệt trong công tác bảo tồn, những vùng có nhiều loài trong. .. số lượng các loài kiến theo số cá thể thu được Từ hình 3.3, ta có thể chia độ đa dạng của các loài kiến tại khu vực nghiên cứu thành 2 nhóm: Nhóm 1 có sự đa dạng trung bình về loài với 2 loài Trong nhóm này lại chia ra thành 2 nhóm nhỏ: nhóm có kích thước nhỏ, mỗi loài có 1 cá thế (bao gồm 2 loài) và nhóm có kích thước trung bình , mỗi loài có 7-16 cá thế (bao gồm 2 loài) Nhóm 2 ít đa dạng, có số loài. .. (2004) [5] và báo cáo khoa học của Lê Đồng Tấn (2003) [4], Trạm đa dạng sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc có những đặc điểm sau: 2.6.1 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên 2.6.1.1 Vị trí địa lí Trạm đa dạng sinh học Mê Linh nằm trong địa phận của hợp tác xã Đồng Trầm, thuộc xã Ngọc Thanh, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc, cách thị xã Phúc Yên 35km, cách hồ Đại Lải khoảng 12km về phía Bắc Khu trực trạm ở phía

Ngày đăng: 30/09/2015, 08:24

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CẢM ƠN

  • DANH LỤC CÁC BẢNG

  • DANH LỤC CÁC HÌNH

  • £> = —xioo

    • N

    • H'=~Ỳ, p,ìoễ(p,)

      • Khí hậu, thời tiết

        • 2. Kiến Nghị

        • TÀI LIỆU THAM KHĂO

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan