Khoá luận tốt nghiệp rèn kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh tiểu học

62 938 1
Khoá luận tốt nghiệp rèn kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh tiểu học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... trường tiểu học có tài liệu tham khảo nội dung, phương pháp rèn kĩ sử dụng tính từ cho học sinh Tiểu học Xuất phát từ lí trên, mạnh dạn chọn đề tài Rèn kĩ sử dụng tính từ cho học sinh Tiểu học ... pháp rèn luyện kĩ sử dụng tính từ cho học sinh qua nâng cao khả sử dụng tính từ cho HSTH Nhiệm vụ nghiên cún - Xác định sở lí luận cho đề tài - Các biện pháp rèn luyện, nâng cao kĩ sử dụng tính từ. .. hiều nghiên cứu để thực đề tài Rèn kĩ sử dụng tính từ cho học sinh Tiểu học Đối tưọng nghiên cún Các biện pháp rèn luyện kĩ sử dụng tính từ cho học sinh Tiếu học 4 Mục đích nghiên cún Nghiên

NGUYỄN THỊ T HANH HẬU TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG TÍNH TỪ CHO HỌC NỘI 2 SINH TIỂU HỌC KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC • • • • Chuyên ngành:Phương pháp dạy học Tiếng Việt Ngưòi hưóng dẫn khoa học ThS. Vũ Thị Tuyết HÀ NỘT, 2015 NGUYỄN THỊ T HANH HẬU RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG TÍNH TỪ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC • • • • Chuyên ngành:Phương pháp dạy học Tiếng Việt Ngưòi hướng dẫn khoa học ThS. Vũ Thị Tuyết TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 HÀ NỘI, 2015 Đe hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến Thạc sĩ Vũ Thị Tuyết - người đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ trong quá trình hoàn thành khóa luận này.Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong khoa Giáo dục Tiểu học - trường Đại học Sư phạmHà Nội 2 vàtrường Tiểu học Đống Đa - thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện giúp đõ' tôi trong quá trình thực hiện khóa luận. Trong khi thực hiện đề tài này, do thời gian và năng lực có hạn, tôi chưa đi sâu khai thác hết được nên còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Vì vậy tôi rất mong LỜI CẢMƠN nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn đế đề tài thêm hoàn thiện hơn. Tôi xỉnchânthànhcảm ơn! Hà Nội, tháng 05 năm 2015. Sinh viên Nguyễn Thị Thanh Hậu Tôi xỉn cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những kết quả và số liệu trong khóa luận là hoàn toàn trung thực. Đe tài chưa được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác. Hà Nội, tháng 05 năm 2015. Sinh viên Nguyễn Thị Thanh Hậu LỜI CẢMƠN DANHMỤCNHỮNGTỪVIÉTTẮT GV HS Giáoviên Họcsinh HSTH Học sinh Tiểu học SGK Sáchgiáokhoa NXB Nhàxuấtbản TT Tính từ DT Danh từ CN Chủ ngữ VN Vị ngữ MỤC LỤC MỞ ĐÀU 1. Lí do chọn đề tài Trong hệ thống giáo dục phổ thông nước ta, cấp Tiểu học được xem là cấp học nền tảng, từ đó các em có thế học tiếp lên các cấp học khác. Môn tiếng Việt là một môn học vô cùng quan trọng trong chương trình đào tạo cấp Tiểu học. Nó có nhiệm vụ hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết đế học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuối, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy. Hơn nữa, môn học Tiếng Việt còn cung cấp cho học sinh những kiến thức căn bản về tiếng Việt và còn được bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam. Phân môn Luyện từ và câu có vị trí rất quan trọng trong dạy học tiếng Việt ở bậc Tiếu học, nó là chìa khóa mở ra kho tàng văn hóa trên mọi lĩnh vực đời sống, xã hội của con người. Phân môn Luyện từ và câu giúp học sinh lĩnh hội Tiếng Việt, văn hóa, là công cụ giao tiếp tư duy và học tập. Đối với học sinh, khi sử dụng Tiếng Việt thì việc Luyện từ và câu có một vai trò quan trọng nó giúp học sinh có đủ điều kiện để sử dụng Tiếng Việt đạt hiệu quả cao trong học tập các môn văn hóa, trong việc viết văn bản. Xuất phát từ mục đích yêu cầu của môn Tiếng Việt trong trường tiếu học nhằm tạo cho học sinh năng lực sử dụng Tiếng Việt, văn hóa và hiện đại để suy nghĩ, giao tiếp và học tập. Thông qua việc học Tiếng Việt rèn cho học sinh năng lực tư duy, phương pháp suy nghĩ giáo dục cho các em tư tưởng, tình cảm trong sáng. Có như vậy mới thực hiện được nhiệm vụ đào tạo học sinh thành những con người phát triển toàn diện. Dạy học Luyện từ và câu không thể thiếu được hệ thống từ loại tiếng Việt. Tính từ là một trong những từ loại quan trọng trong hệ thống từ loại. Tính từ có một số lượng tương đối lớn trong hệ thống từ vựng và có một vị trí hết sức quan trọng trong cơ cấu ngữ pháp. Trên thực tế, thời gian dạy học tính từ trong chương trình Tiểu học lại chưa nhiều, chưa có đủ thời gian đế học sinh vận dụng vào trong thực tế. VI vậy, việc nghiên cứu để tìm ra giải pháp, rèn kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh Tiếu học là một vấn đề cần được quan tâm hiện nay. Thực tế, đã có rất nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu về vấn đề này nhưng những người viết vẫn thấy cần phải đi sâu nắm chắc được vấn đề cần rèn luyện các kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh Tiếu học một cách có hiệu quả hơn. Đe tài còn có ý nghĩa thực tiễn đối với việc học tập của sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học trong hiện tại và việc dạy học của tác giả khóa luận trong tương lai. Qua việc thực hiện khóa luận, chúng tôi có điều kiện tìm hiểu tỉ mỉ, sâu sắc hơn những kiến thức về từ loại tính từ trong hệ thống từ loại tiếng Việt rất đa dạng và phong phú. Sự nghiên cứu về đề tài còn củng cố, nâng cao sự hiểu biết cho sinh viên về tính từ, cách vận dụng những kiến thức đó vào dạy học. Ngoài ra,sự nghiên cứu về đề tài còn giúp sinh viên có tài liệu tin cậy về từ loại tính từ trong tiếng Việt và các biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh Tiểu học. Giúp những giáo viên dạy ở các trường tiểu học có tài liệu tham khảo về nội dung, phương pháp rèn kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh Tiểu học. Xuất phát từ những lí do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Rèn kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh Tiểu học” làm đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử vấn đề Dạy và học từ loại tiếng Việt là một nhiệm vụ khó khăn và đã được không ít các nhà giáo dục nghiên cứu, tìm hiếu. Tuy nhiên, chúng tôi chưa tìm được công trình nghiên cứu nào chuyên xem xét về việc dạy học tính từ cho HSTH. Trong một số giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học cũng có đề cập tới việc dạy từ loại cho HSTH nhưng chỉ viết ở mức độ sơ bộ. Trong khóa luận tốt nghiệp Đại học và sau Đại học, chúng tôi thấy có một số công trình bàn đến việc dạy từ loại nói chung trong đó có đề cập đến việc dạy học tính từ. Tiêu biểu là luận văn sau Đại học của tác giả Lê Thị Lan Anh. Trong luận văn của mình, tác giả đã tập trung nghiên cứu về dạy từ loại. Tuy nhiên, do mục đích đặt ra là xem xét việc dạy tất cả các từ loại nên tác giả chưa thể nghiên cứu kĩ, đào sâu vào một từ loại riêng biệt là tính từ. Vì vậy, vấn đề mà chúng tôi chọn là tính tò vẫn còn những khoảng trống. Ngoài ra, trong đề tài này, tôi đã sưu tầm, tổng họp và xử lí các tài liệu sau đây: Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiếu học (Tài liệu đào tạo GV - 2007) của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án phát triến GV tiểu học. Cuốn sách đã cập nhật những thông tin đổi mới về nội dung chương trình SGK và phương pháp dạy học theo chương trình mới. Cuốn sách đã trình bày một cách chi tiết, cụ thể về cấu trúc, nội dung và phương pháp dạy học cho từng phân môn trong môn Tiếng Việt. Ngoài ra, cuốn sách còn giới thiệu được một số phương pháp dạy học tích cực theo hướng đổi mới như: sử dụng bộ đồ dùng học tập trong dạy học, sử dụng máy chiếu, băng hình... nhằm phục vụ cho quá trình dạy - học có thể đạt được hiệu quả cao nhất. - Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt - Diệp Quang Ban - tập 1. Cuốn sách này đã cung cấp đầy đủ các kiến thức về ngữ pháp và đặc biệt là từ loại. Đây là một cơ sở lí luận quan trọng cho việc dạy học từ loại ở Tiểu học. - Giáo trình Tiếng Việt 3 - Lê A (chủ biên) - Phan Phương Dung - Đặng Kim Nga. Đây là một cuốn sách viết đầy đủ về ngữ pháp tiếng Việt, những nội dung nằm trong chương trình dạy học cấp Tiếu học được cung cấp đầy đủ và có thể áp dụng vào thực tiễn. Dựa trên những công trình nghiên cứu đã trình bày ở trên, tôi tìm hiều và nghiên cứu để thực hiện đề tài “Rèn kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh Tiểu học”. 3. Đối tưọng nghiên cún Các biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh Tiếu học. 4. Mục đích nghiên cún Nghiên cứu đề tài này chúng tôi mong tìm ra các biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh qua đó nâng cao khả năng sử dụng tính từ cho HSTH. 5. Nhiệm vụ nghiên cún - Xác định cơ sở lí luận cho đề tài. - Các biện pháp rèn luyện, nâng cao kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh Tiểu học. - Thực nghiệm. 6. Phạm vi nghiên cún Kĩ năng sử dụng tính từ của một số lóp học sinh trường Tiểu học Đống Đa, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. 7. Phương pháp nghiên cửu - Phương pháp điều tra khảo sát - Phương pháp thống kê - Phương pháp phân tích - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp tổng hợp 8. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần Mở đầu, phần Ket luận, phần Nội dung của khóa luận được tổ chức làm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn Chương 2. Một số biện pháp rèn luyện, nâng cao kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh Tiểu học Chương 3. Thực nghiệm NỘI DƯNG Chương 1 Cơ SỠ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIẺN 1.1. Co’ sở ngôn ngữ học 1.1.1. Từ loại Từ loại là một phạm trù ngữpháp lớn, cho đến nay chưa có một định nghĩa thống nhất nào về từ loại, tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu đã đưa ra định nghĩa về từ loại như sau: Theo tác giả Đinh Văn Đức‘Tử loại là các lớp từ trong một ngôn ngữ cụ thế, được phân chia về mặt ngữ pháp" [8, 9]. Tác giả Diệp Quang Ban lại cho rằng: ‘Tử loại là kết quả nghiên cứu von từ trên bình diện ngữ pháp, đó là những lớp từ có chung bản chất ngữ pháp, được biếu hiện trong các đặc trưng thong nhất dùng làm tiêu chuấn tập hợp và quy loại ” [3, 84]. Theo tác giả Vũ Đức Nghiêu - Nguyễn Văn Hiệp thì ‘Tử loại là nhũng phạm trù ngữ pháp, chủng được xác định và phân biệt với nhau dựa trên những tiêu chí đặc điếm về mặt hình thức ngữ pháp, chức năng ngữ pháp” [11,286]. Theo tác giả Lê A - Phan Phương Dung, Đặng kim Nga ‘Tử loại là các lớp từ có sự giống nhau về đặc điếm ngữ pháp” [1, 22]. Ta có thế thấy, dù đưa ra những định nghĩa khác nhau, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn có nhận định chung về từ loại: Từ loại là phạm trù ngữ pháp, được phân chia dựa trên những tiêu chí về mặt ngữ pháp. 1.1.2. Tiêu chí phân định từ loại tiếng Việt Đe phân định từ loại tiếng Việt, các nhà ngôn ngữ học thường dựa trên 3 tiêu chí làm cơ sở: 1.1.2. ĩ. Ý nghĩa khải quát của từ Ý nghĩa khái quát là ý nghĩa phạm trù chung có tính khái quát hoá cao, nó là kết quả của quá trình trừu tượng hóa ý nghĩa của hàng loạt cái cụ thể: danh từ chỉ sự vật, động từ chỉ hoạt động, tính từ chỉ đặc điểm tính chất,... Mỗi ý nghĩa này tồn tại trong từng từ cụ thể thuộc cùng lớp từ đó. Ví dụ: Tính từ chỉ đặc điểm hình dáng của người: cao, gầy, béo, thấp,... tính từ chỉ đặc điểm của vật: ngắn, dài, sắc,.... 1.1.2.2. Khả năng kết hợp của từ Trong cuốn “Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt - tập 1”, Diệp Quang Ban cho rằng khả năng kết hợp của từ trong phạm vi nghiên cứu về từ loại được hiểu như sau: - Có hay không có khả năng làm thành tố chính trong cụm từ chính phụ. Tiêu chuấn này chủ yếu dùng vào việc phân biệt thực từ với hư từ, thực từ có khả năng này, hư từ không có khả năng này. Ví dụ: Tính từ, động từ, danh từ có khả năng làm thành tố chính trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ. Nhưng quan hệ từ, phụ từ... lại không có khả năng này. - Có khả năng kết hợp với những hư từ chuyên dùng để xác định từ loại cho từ đang được xét. Hư từ được dùng để xác định từ loại cho một từ nào đó được gọi là từ chủng (từ làm chứng cho tư cách từ loại của một từ). Trên cơ sở đó, tiêu chuẩn về khả năng kết hợp được đánh giá như là tiêu chuẩn hình thức của việc định loại từ tiếng Việt. Ví dụ: Các phụ từ về mức độ như: rất, hơi, quá,... có khả năng đứng trước tính từ đế bố sung ý nghĩa cho tính từ. Đó là các từ chứng được dùng để xác định từ loại của từ trong thực tế sử dụng chính xác. Chang hạn trong câu: Bạn Lan lớp em rất nhí nhảnh. Ta có thể nhận biết ngay được rằng, đứng sau từ rất, từ nhí nhảnh là một tính từ. 1.1.2.3. Chức vụ cú pháp Theo Diệp Quang Ban trong cuốn: “Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt - tập 1”, chức vụ cú pháp là các từ thuộc cùng một từ loại thì thường giữ một chức vụ trong câu. Hay hiểu theo cách khác, chức vụ cú pháp chính là khả năng và cách thức thể hiện các chức năng ngữ pháp của từ trong câu. Các từ thuộc một lóp nào đó có thể đảm đương nhiều chức vụ cú pháp trong câu. Trong các chức vụ cú pháp đó thường có một hoặc hai chức vụ nối lên rõ hơn tiêu biểu cho lóp từ đó. - Tính từ thường làm vị ngữ trong câu, với vai trò làm chủ ngữ thì ít hơn. Ví dụ: Lan là một cô gái rất xỉnh. TT (VN) Tham lam là một tính xấu. TT (CN) Như vậy, việc phân định từ loại tiếng Việt được dựa vào một tập hợp ba tiêu chí: ý nghĩa từ vựng - ngữ pháp khái quát có tính chất phạm trù của từ, khả năng kết hợp của từ và chức năng cú pháp chủ yếu của từ. Trong đó, tiêu chí ý nghĩa khái quát của từ và khả năng kết hợp của từ có vai trò quan trọng trong việc tập hợp, quy loại từ vì đây là hai tiêu chí bền vững không thay đối. Tiêu chí chức năng cú pháp chủ yếu của từ là tiêu chí không bền vững, có thể thay đổi được. 1.1.3. Kết quả phân định từ loại tiếng Việt Dựa vào 3 tiêu chí trên, các nhà nghiên cứu thường chia từ loại tiếng Việt thành 2 nhóm lớn, đó là thực từ và hư từ. Tuy nhiên, cũng có một số nhà nghiên cứu cho rằng có một lớp từ ở giữa, đó là lớp trung gian, nhưng ở đây chúng tôi chỉ xét 2 lóp lớn là thực từ và hư từ. Theo đa số các nhà nghiên cứu ngôn ngữ thì lớp thực từ bao gồm danh từ, động từ, tính từ, đại từ. Hư từ bao gồm: phụ từ, số từ, quan hệ từ, tình thái từ. Việc phân loại của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ có sự chênh lệch nhưng tính từ được xếp vào lớp thực từ. 1.1.4. Hiện tượng chuyến loại từ trong tiếng Việt Trong tiếng Việt có hiện tượng một số từ có vỏ ngữ âm giống nhau nhưng ý nghĩa và đặc điếm ngữ pháp của các từ đó lại khác nhau khi đặt chúng vào một ngữ cảnh nào đó. Trong trường hợp như vậy, từ đã chuyển đổi sang một chức năng khác và chuyển sang một từ loại khác. Đó là hiện tượng chuyên loại của từ. Ví dụ: Tôi còn nhiều khó khăn chưa vượt qua được. DT Tôi khó khăn lắm mới thuyết phục được em gái đi học. TT Đe nhận biết được hiện tượng chuyển loại từ, có thể dựa vào các đặc điểm của hiện tượng này: - Từ chuyển loại có hình thức đồng âm. Một từ thuộc từ loại này khi chuyển thành một từ thuộc từ loại khác vẫn giữ nguyên vỏ ngữ âm, chúng là hai từ đồng âm khác từ loại. - Từ chuyến loại có yếu tố nghĩa từ vựng chung. Yeu tố nghĩa từ vựng chung là cơ sở của ý nghĩa từ loại và cùng là thành phần trong ý nghĩa khái quát của từ. - Từ ban đầu có khả năng kết họp và chức năng ngữ pháp khác với từ chuyển loại, mặc dù không phải lúc nào cũng xác định hoặc phân biệt được một cách dứt khoát. Trong tiếng Việt, thường gặp một số trường họp chuyến loại sau đây: *Chuyển loại trong nội bộ thực từ: • Chuyển loại động từ [...]... xác từ loại tính từ và biết vận dụng để đặt câu.Tuy nhiên, học sinh vẫn chưa nắm vững kiến thức về từ loại này và vận dụng một cách triệt đế từ loại này vào cuộc sống Vì vậy, việc rèn luyện kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh Tiểu học là cần thiết để học sinh có thể vận dụng vào thực hành các bài tập tính từ và lấy đó làm nền tảng cho cấp học sau Chương 2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN, 7 NÂNG CAO KĨ NĂNG... thực từ với hư từ, thực từ có khả năng này, hư từ không có khả năng này Ví dụ: Tính từ, động từ, danh từ có khả năng làm thành tố chính trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ Nhưng quan hệ từ, phụ từ lại không có khả năng này - Có khả năng kết hợp với những hư từ chuyên dùng để xác định từ loại cho từ đang được xét Hư từ được dùng để xác định từ loại cho một từ nào đó được gọi là từ chủng (từ làm... 39% tính từ trong phiếu chiếm 6,9% b Tỉ lệ học sinh nhầm lẫn các từ loại khác là tính từ Có 18% học sinh không nhầm lẫn khi xác định tính từ trongphiếu, chiếm 42% tổng số học sinh tham gia khảo sát Có 15 học sinh nhầm lẫn từ 1% - 10% các từ loại khác là tínhtừ trong phiếu, chiếm 35% Có 3 học sinh nhầm lẫn từ 11 % - 20% các từ loại khác là tính từ trong phiếu, chiếm 6,9% Có 2 học sinh nhầm lẫn từ 21%... dung về tính từ chưa được khai thác sâu để học sinh hiểu rõ kiến thức này để vận dụng nó vào các bài tập và sử dụng tính từ trong học tập cũng như trong đời sống Qua đây, chúng tôi nhìn nhận được vấn đề cần phải được xem xét và nghiên cứu để đưa ra được các biện pháp phù hợp nâng cao kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh Tiểu học 1.3.2 Thực trạng xác định và sử dụng tính tù'của học sinh Tiểu học Qua... tình huống phát sinh trong quá trình dạy học tính từ, những hiện tượng ngôn ngữ không nằm trong bài học Từ đó, giáo viên mới có thế nghiên cứu, tìm tòi và xây dựng nên những giải pháp cụ thế, thiết thực giúp học sinh nhận diện, rèn luyện và nâng cao kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh 2.1.2 Giúp học sinh nắm chắc tí thuyết về tính từ Để đạt được kết quả cao trong dạy học tính từ cho học sinh thì một... học sinh khó xác định, dễ làm nhầm lẫn Bài tập này có nhiệm vụ đưa những hiếu biết lý thuyết của học sinh vận dụng vào thực tiễn giao tiếp, rèn luyện năng lực lời nói cho học sinh Bài tập này khi dạy, giáo viên cần lưu ý có biện pháp dạy học linh hoạt và phù hợp để phát triển ngôn ngữ cho học sinh 2.2 Rèn luyện kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh tiểu học thông qua xây dụng hệ thống bài tập về tính từ. .. các tiểu loại tính từ, giáo viên phải tổ chức sao cho học sinh hiểu được thế nào là tính từ tuyệt đối, tính từ xác định thang độ Trong SGK tiếng Việt ở tiểu học, những nội dung này không được trình bày chi tiết, rõ ràng như dạy về từng tiểu loại của tính từ mà thông qua các bài tập trong SGK, giáo viên giúp học sinh nhận biết từng tiểu loại tính từ Đe giúp học sinh lĩnh hội kiến thức về tính từ tốt, ... yếu đó là học sinh chưa nắm chắc lí thuyết về tính từ như: dấu hiệu nhận biết, đặc trưng của từ loại tính từ, Rất ít học sinh biết và hiểu về hiện tượng chuyển loại của tính từ Nhiều học sinh chưa phân định được ranh giới của từ nên dẫn đến xác định sai tính từ Hon nữa, có những từ thuộc từ loại mà học sinh tiểu học không được học nên khi xác định các em xếp chúng thuộc từ loại mà các em đã học Giải... quan hệ từ với một phụ từ: vừa mới nên Đôi với tính từ, hiện tượng chuyên loại từ của từ loại từ này thường gặp nằm trong nội bộ thực từ, giữa tính từ, động từ và danh từ, sự chuyến loại giữa tính từ và danh từ 1.1.5 1.1.5.1 Tính từ trong tiếng Việt Khái niệm Tính từ là một trong những từ loại cơ bản của thực từ Các nhà khoa học khi nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt đều quan tâm tìm hiểu tính từ Sự... 6.9% tổng số học sinh tham gia khảo sát Có 11 học sinh xác định được 80%- 89% tính từ trong phiếu chiếm 26% Có 9 học sinh xác định được 70%-79% tính từ trong phiếu chiếm 20,9% Có 7 học sinh xác định được 60%-69% tính từ trong phiếu chiếm 16,2% Có 6 học sinh xác định được 50%-59% tính từ trong phiếu chiếm 13,9% Có 4 học sinh xác định được 40% - 49% tính từ trong phiếu chiếm 9,3% Có 3 học sinh xác định

Ngày đăng: 30/09/2015, 08:23

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG TÍNH TỪ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

    • KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC

    • RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG TÍNH TỪ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

      • KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC

        • MỤC LỤC

          • 2. Lịch sử vấn đề

          • 3. Đối tưọng nghiên cún

          • 4. Mục đích nghiên cún

          • 6. Phạm vi nghiên cún

          • 7. Phương pháp nghiên cửu

          • 8. Cấu trúc khóa luận

          • 1.2. Cơ sở tâm lí học

          • 1.3. Cơ sở thực tiễn

          • 2.2. Rèn luyện kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh tiểu học thông qua xây dụng hệ thống bài tập về tính từ

          • 2.3. Rèn kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh thông qua dạy học phân môn Tập đọc, Chính tả và Tập làm văn

          • 2.4. Rèn kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh thông qua trò choi học tập

            • 3.3. Đối tượng thực nghiệm

            • 3.4. Thòi gian và địa bàn thực nghiệm

            • 3.5. Điều kiện thực nghiệm

            • 3.6. Tổ chức thực nghỉệm

            • 3.6.1. Chuẩn bị cho thực nghiệm

            • I. Mục tiêu

              • II. Đồ dùng và phương tiện dạy học

              • III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu

              • Bài 2.

                • gì)?

                  • I. Mục tiêu

                  • II. Đồ dùng - phương tiện dạy học

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan