bổ sung chế phẩm lactozyme vào thức ăn heo con sau cai sữa

61 724 2
bổ sung chế phẩm lactozyme vào thức ăn heo con sau cai sữa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... với 42 heo cai sữa chi làm nghiệm thức (NT), nghiệm thức đƣợc lặp lại lần Mỗi lần lặp lại gồm 4–5 heo cai sữa. Các nghiệm thức là: Đối chứng (Đối chứng): heo cai sữa đƣợc cho ăn thức ăn thức ăn tự... Đối chứng + Lactozyme (NT2): heo cai sữa đƣợc cho ăn thức ăn tự trộn bổ sung lactozym (0,2%) Delice B (NT3): heo cai sữa đƣợc cho ăn thức ăn Delice Thí nghiệm đƣợc bố trí theo sơ đồ sau: NT Đối... mặt thức ăn: Dựa vào giá tiền kg thức ăn thời điểm tiến hành thí nghiệm hệ số chuyển hóa thức ăn nghiệm thức, tính đƣợc chi phí cho kg thức ăn tăng trọng heo cai sữa * Chi phí thức ăn/ kg tăng

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG ĐẶNG ĐỨC HUY BỔ SUNG CHẾ PHẨM LACTOZYME VÀO THỨC ĂN HEO CON SAU CAI SỮA LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CHĂN NUÔI - THÚ Y 2013 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CHĂN NUÔI - THÚ Y BỔ SUNG CHẾ PHẨM LACTOZYME VÀO THỨC ĂN HEO CON SAU CAI SỮA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN TS. Nguyễn Minh Thông 2013 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG ĐẶNG ĐỨC HUY BỔ SUNG CHẾ PHẨM LACTOZYME VÀO THỨC ĂN HEO CON SAU CAI SỮA Cần Thơ, ngày tháng năm 2013 CÁN BỘ HƢỚNG DẪN ......................................... Cần Thơ, ngày tháng năm 2013 DUYỆT BỘ MÔN .......................................... Cần Thơ, ngày tháng năm 2013 DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG LỜI CẢM TẠ Để hoàn thành chƣơng trình đào tạo nói chung và đề tài tốt nghiệp nói riêng, tôi xin đƣợc chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến: Công ơn sinh thành dƣỡng dục của cha và mẹ, là những ngƣời đã nuôi nấng, dạy bảo tôi trong suốt quãng đời. Cùng với đó là những ngƣời anh, ngƣời chị đã hết lòng lo lắng, hy sinh cho tôi từ nhỏ đến lớn. Thầy cố vấn học tập ThS. Trƣơng Chí Sơn đã dìu dắt, quân tâm và tƣ vấn cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trƣờng. Thầy TS. Nguyễn Minh Thông đã tạo mọi điều kiện, tận tình chỉ dạy, giúp đỡ và cho nhiều ý kiến hƣớng dẫn quý báo giúp tôi hoàn thành luận văn. Thầy ThS. Huỳnh Hữu Chí đã ân cần hƣớng dẫn, động viên tôi trong suốt thời gian thực tập tại trại chăn nuôi Vemedim Cần Thơ. Các thầy và cô bộ môn chăn nuôi đã truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức trong các môn học suốt quá trình học tập. Trại chăn nuôi trại Chăn nuôi Vemedim Cần Thơ đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để tôi tiến hành thí nghiệm. Và cuối cùng là những ngƣời bạn đã luôn bên cạnh để quan tâm, động viên giúp đỡ và chia sẽ những khó khăn khi tôi gặp phải. Xin chân thành cảm ơn! i TÓM LƢỢC Đề tài: “Bổ sung men Lactozym vào thức ăn heo con sau cai sữa”. Thí nghiệm đƣợc thực hiện tại trại công ty chăn nuôi Vemedim Quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ, từ tháng 07 năm 2013 đến tháng 10 năm 2013. Thí nghiệm đƣợc thực hiện trên 42 heo thịt trung bình trọng lƣợng là 7 ± 0,50 kg gồm 3 nghiệm thức và 3 lần lặp lại. Nghiệm thức 1: Thức ăn tự trộn (NT1). Nghiệm thức 2: Thức ăn tự trộn bổ sung 0,2 % lactozym (NT2). Nghiệm thức 3: Thức ăn Delice (NT3). Kết quả ghi nhận đƣợc: Tăng trọng toàn kỳ NT2 là cao nhất 22,16 kg/con. NT1 là 21,05 kg/con, NT3 là 20,93 kg/con kết quả này khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Tăng trọng bình quân/ngày cao nhất là NT2 355,6 g/con/ngày, thấp nhất là NT3 với 333,9 g/con/ngày, NT1 là 342,5 g/con/ngày, khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). HSCHTĂ các nghiệm thức NT1; NT2; NT3 lần lƣợt là:1,85; 1,80; 1,70. không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Chi phí thức ăn/kg TT (ngàn đồng/kg TT) cao nhất NT3 28,97 (ngàn đồng/kg TT), thấp nhất là NT2 23,83 (ngàn đồng/kg TT), NT1 là 24,51 (ngàn đồng/kg TT), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P70 lần Ruột non 100 ml 6000 ml 60 lần Ruột già 40 ml 2100 ml >50 lần (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007) 2.1.4.1 Tiêu hóa ở miệng Heo mới sinh những ngày đầu hoạt tính amylaza nƣớc bọt cao. Tách mẹ sớm, hoạt tính amylaza nƣớc bọt cao nhất ở ngày thứ 14, còn heo con do mẹ nuôi phải đến ngày thứ 21. Nƣớc bọt ở tuyến mang tai chứa 0,6-2,6% vật chất khô. Tùy lƣợng thức ăn, lƣợng tiết khác nhau, thức ăn có phản ứng acid yếu và khô thì nƣớc bọt tiết ra mạnh, thức ăn lỏng thì giảm hoặc ngừng tiết dịch. Vì vậy, cần lƣu ý không cho heo con ăn thức ăn lỏng.Lƣợng nƣớc bọt thay đổi tùy theo số lần cho ăn, chất lƣợng thức ăn. Ăn chỉ một loại thức ăn kéo dài sẽ làm tăng nhiệm vụ cho một tuyến, gây ức chế, heo ít thèm ăn. Ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, cả 2 tuyến hoạt động, không gây ức chế, cho nên cho ăn nhiều chủng loại thức ăn, đổi bữa heo sẽ thèm ăn, tiết nƣớc bọt liên tục, giúp tiêu hoá tốt thức ăn (Trần Cừ, 1972). 2.1.4.2 Tiêu hoá ở dạ dày 5 Tiêu hóa ở dạ dày là giai đoạn tiêu hóa quan trọng, tại đây thức ăn chịu tác động cơ học do sự co bóp, vận động của dạ dày, và tác động hóa học do dịch vị tiết ra (Cù Xuân Dần, 1996).Theo Trương Lăng (2003), heo con 10 ngày tuổi, dạ dày tăng gấp 3 lần, 20 ngày đạt 0,2 lít, hơn 2 tháng tuổi đạt 2 lít. Sau đó, tăng chậm, đến tuổi trƣởng thành đạt 3,5 - 4 lít. Dịch vị tiết ra tƣơng ứng với sự phát triển của dung tích dạ dày, tăng mạnh nhất ở 3-4 tháng tuổi, sau dó kém hơn. Bảng 2.3: Lƣợng dịch vị biến đổi tùy theo tuổi và ngày đêm của heo Heo lớn Heo con Ngày 62% 31% Đêm 38% 69% So với tổng lƣợng dịch vị cả ngày đêm (Trương Lăng, 2003) Heo con 20 ngày tuổi, phản xạ tiết dịch vị chƣa rõ. Ban đêm heo mẹ nhiều sữa, kích thích sự tiết dịch vị ở heo con. Khi cai sữa lƣợng dịch vị tiết ra ngày đêm gần bằng nhau. Độ acid của dịch vị heo thấp nên hoạt hoá pepsinogen kém, diệt khuẩn kém. Acid Clohydric tự do xuất hiện ở 25-30 ngày tuổi và diệt khuẩn rõ nhất ở 40-45 ngày tuổi. Trong tháng tuổi đầu, dạ dày hầu nhƣ không tiêu hoá protein thực vật. Sữa rời khỏi dạ dày sau 1-1,3 giờ. Trộn dịch vị với sữa tỷ lệ 1:5, sau 5-6 giây sữa đông vón lại: sữa đƣợc tiêu hóa hoàn toàn. Hệ số tiêu hoá thức ăn hạt cũng cao, đạt 73-86%. Số lƣợng, chất lƣợng thức ăn khác nhau làm tăng tính ngon miệng, dịch vị tiết ra nhiều, tiêu hoá cao. Ban đêm tiêu hoá cao hơn ban ngày. Ban ngày sự tiết dịch vị lại nhiều hơn. Thêm 3g pepsin và 500ml acid clohydric 0,4% vào thức ăn cho heo 3-4 tháng tuổi sẽ kích thích tiết dịch vị và tăng sức tiêu hóa. Những acid chính trong dạ dày là: acid lactic, acetic, propionic, còn acid butyric thì ít hơn. Acid lactic có liên quan đến vi khuẩn lactic. Heo con 60 ngày tuổi, vi khuẩn lactic nhiều hơn ở heo 120 ngày tuổi. Nó giảm khi cân bằng dinh dƣỡng hoàn toàn và tăng khi cân bằng dinh dƣỡng không hoàn toàn. Trực trùng E.coli cũng giảm khi cân bằng dinh dƣỡng hoàn toàn. 2.1.4.3 Tiêu hoá ở ruột Theo Trần Thị Dân (2006), heo sơ sinh dung tích ruột non 100ml, 20 ngày tuổi tăng 7 lần, tháng thứ 3 đạt 6 lít, 12 tháng đạt 20 lít. Ruột già, sơ sinh dung tích 40-50ml, 20 ngày 100ml, tháng thứ 3 khoảng 2,1 lít, tháng thứ 4 là 7 lít, tháng thứ 7 là 11-12 lít. Tiêu hoá ở ruột nhờ tuyến tụy, enzyme trypsin trong dịch tụy thủy phân protein thành acid amin. Ở trong thai 2 tháng tuổi 6 chất tiết đã có trypsin. Thai càng lớn, hoạt tính enzyme trypsin càng cao và khi mới đẻ hoạt tính rất cao. Độ kiềm của dich tụy tăng theo tuổi và cƣờng độ tiết. Hoạt tính enzyme amylase đạt 1000-8000 đơn vị và giảm theo tuổi. Ngƣời ta nhận thấy bệnh thiếu máu heo con không ảnh hƣởng đến hoạt tính các enzyme, trừ enzyme maltase.Các enzyme tiêu hoá trong dịch ruột heo con gồm: amino peptidase, dipeptidase, lipase và amylase. Trong một ngày đêm, heo con một tháng tuổi tiết dịch từ 1,2-1,7 lít; 3-5 tháng có từ 6-9 lít dịch. Lƣợng dịch tiêu hoá phụ thuộc vào tuổi và tính chất khẩu phần thức ăn. Heo con một tháng rƣỡi đến 2 tháng tuổi, lƣợng dịch ngày đêm tăng đáng kể nếu tăng thức ăn thô xanh vào khẩu phần. 2.2 NHU CẦU DINH DƢỠNG HEO CON 2.2.1 Nhu cầu năng lƣợng Heo sơ sinh đòi hỏi đƣợc cung cấp năng lƣợng ngay sau khi sinh, vì giảm glucose huyết và bị đói là nguyên nhân chủ yếu gây chết ở heo sơ sinh (Trần Thị Dân, 2006). Theo Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2007), để có cơ sở bổ sung năng lƣợng cho heo con cần căn cứ vào mức năng lƣợng đƣợc cung cấp từ sữa mẹ và nhu cầu của heo con, từ đó quyết định mức bổ sung cho heo con. Theo Trương Lăng (1999), heo con cần năng lƣợng để duy trì thân nhiệt, năng lƣợng do sự oxy hoá đƣờng trƣớc tiên trong máu, vì vậy hàm lƣợng đƣờng huyết thƣờng biến động, heo con dễ khủng hoảng. Theo Vũ Đình Tôn và Trần Thị Nhuận (2005), để có cơ sở bổ sung năng lƣợng cho heo con cần căn cứ vào mức năng lƣợng đƣợc cung cấp từ sữa mẹ và nhu cầu của heo con, từ đó quyết định mức bổ sung cho heo con. Nhƣng chỉ bắt đầu từ tuần tuổi thứ 3 heo con mới có nhu cầu bổ sung năng lƣợng, nhu cầu này ngày càng cao do sữa mẹ cung cấp ngày càng giảm và nhu cầu của heo con ngày càng tăng. Theo Đào Trọng Đạt et al., (1996), nhu cầu về năng lƣợng của heo con theo mẹ bao gồm nhu cầu duy trì, sinh trƣởng và phát triển. Gluxit là chất chủ yếu bảo đảm năng lƣợng cho heo con chiếm 70-80% nhu cầu năng lƣợng. Trong giai đoạn theo mẹ, cƣờng độ trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ hơn so với các lứa tuổi khác. Khi sinh ra sau 30 phút thân nhiệt của heo con giảm đột ngột từ 38,90C xuống còn 37,10C làm cho nguồn năng lƣợng từ mẹ bị mất nhanh chóng. Vì vậy cần đảm bảo heo con bú đầy đủ sữa đầu và sữa mẹ trong những ngày tới mới cung cấp năng lƣợng cần thiết cho sự lớn lên. Nhu cầu 7 năng lƣợng của heo con theo mẹ không giống nhau giữa các tuần tuổi, đƣợc thể hiện qua bảng sau: 8 Bảng 2.4: Nhu cầu năng lƣợng trong khẩu phần cho heo thịt ăn tự do (90%VCK) Khối lƣợng cơ thể (kg) Nhu cầu năng lƣợng 3-5 5-10 10-20 ME ăn vào (Kcal/ ngày) 820 1620 3265 Lƣợngăn vào (g/con/ngày) 250 500 1000 (NRC, 1998) Bảng 2.5: Nhu cầu năng lƣợng trong một ngày đêm ở heo con theo mẹ Tuần tuổi Trọng lƣợng (kg) Tăng trọng/ngày (g) Nhu cầu năng lƣợng (Kcal) 1 2 3 4 5 6 7 8 2,0 3,5 5,4 7,9 10,9 13,6 16,3 20,4 172 227 295 263 481 476 450 522 750 1110 1530 2100 2650 3100 3500 4000 Nguồn năng lƣợng Sữa mẹ (Kcal) 810 1050 1125 1125 1125 1055 840 740 Thức ăn (Kcal) 405 975 1525 2045 2660 3260 Nguồn năng lƣợng tính theo sữa mẹ (%) 108,0 95,0 73,5 53,0 42,4 34,0 24,0 18,5 ( Đào Trọng Đạt et al, 1996) 2.2.2 Nhu cầu protein Protein là cơ sở của sự sống, protein là chất cấu tạo nên các loại mô bào trong cơ thể, đồng thời cũng là cấu tạo của những chất đều hòa sự sống nhƣ hormon, enzym trong cơ thể (Võ Văn Ninh, 2007). Protein là chất hữu cơ quan trọng nhất không có chất nào thay thế vai trò của nó trong tế bào sống. Protein chiếm 1/5 khối lƣợng cơ thể heo. Sản phẩm thit nạc, sữa, tinh trùng, tế bào trứng… đều cấu tạo từ protein là chủ yếu, protein tham gia hệ thống men sinh học, hormone, những chất hữu cơ mang hoạt tính sinh học cao này có vai trò xúc tác trong quá trình trao đổi chất, đồng hoá và dị hoá (Trương Lăng, 1999). Protein rất quan trọng đối với heo con còn non, là nguyên liệu tạo hình chủ yếu. Trong giai đoạn theo mẹ, quá trình trao đổi chất đƣợc thực hiện với cƣờng độ cao với sự đồng hóa diễn ra mạnh mẽ làm cho heo con sinh trƣởng rất nhanh. Vì vậy, nhu cầu sử dụng protein của heo con không ngừng, nếu sữa mẹ không đạt yêu cầu và thức ăn không cung cấp đủ protein thì heo con sẽ 9 sinh trƣởng chậm lại rất nhiều và sức kháng bệnh của heo con sẽ giảm (Đào Trọng Đạt et al, 1996). Bảng 2.6: Nhu cầu amino acid cho heo con trong một ngày đêm (90% VCK) Trọng lƣợng cơ thể (kg) Nhu cầu (%) DE (Kcal/kg) ME (Kcal/kg) CP (%) Arg (%) His (%) Ile (%) Leu (%) Lys (%) Met (%) Met + Cys (%) Phe (%) Phe + Tyr (%) Thr (%) Trp (%) Val (%) 3-5 3400 3265 26,0 0,59 0,48 0,83 1,50 1,50 0,40 0,86 0,90 1,41 0,98 0,27 1,04 5-10 3400 3265 23,7 0,54 0,43 0,73 1,32 1,35 0,35 0,76 0,80 1,25 0,86 0,24 0,92 (NRC, 1998) 2.2.3 Nhu cầu chất béo Theo Trương Lăng (1999), ở heo con năng lƣợng do lipit cung cấp chỉ chiếm 10-15%, phần lớn đƣợc dự trữ dƣới da, quanh nội tạng. Lipit của heo con bú sữa chủ yếu ở dạng nhũ hóa, lipit nhiều heo tiêu chảy. Nếu gluxit và lipit không cân bằng sẽ gây hiện tƣợng xeton huyết heo con sẽ chết trong trạng thái hôn mê. Vì vậy trừ sữa mẹ ra, thức ăn cần hàm lƣợng lipit thấp. 2.2.4 Nhu cầu vitamin Theo Nguyễn Văn Thưởng ctv (2003) thì vitamin không phải là nguồn năng lƣợng nhƣng chúng tham gia vào quá trình chuyển đổi thức ăn sang dạng dễ hấp thu đối với cơ thể. Vitamin có tính đặc hiệu riêng, mỗi loại vitamin có một tác động đặc hiệu đến một phản ứng nhất định trong cơ thể. Nếu thiếu loại vitamin nào đó, trƣớc tiên ảnh hƣởng đến sự phát triển của cơ thể, làm giảm khối lƣợng, giảm năng suất, giảm khả năng chống bệnh và sao đó diễn ra ác hiện tƣợng đặc hiệu của sự thiếu hụt vitamin này. 10 Theo Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2007), ở giai đoạn này heo con nhận vitamin chủ yếu từ heo mẹ, sữa mẹ hầu nhƣ đã đáp ứng đủ nhu cầu của heo con. Bảng 2.7 : Nhu cầu vitamin hàng ngày của heo cho ăn tự do (90 % VCK) Nhu cầu (% hoặc số lƣợng /kg khẩu phần) Trọng lƣợng Vitamin 3-5 5-10 Vit A (UI) 2200 2200 Vit D3 220 220 Vit E (UI) 16 16 Vit K (mg) 0,5 0,5 Biotin (mg) 0,8 0,05 Cholin (mg) 0,6 0,5 Folacin (mg) 0,3 0,3 Niacin (mg) 20 15 Vit B5 (mg) 12 10 Vit B2 (mg) 4 3,5 Vit B1 (mg) 1,5 1 Vit B6 (mg) 2 1,5 Vit B12 (mg) 20 17,5 Acid linoleic (%) 0,1 0,1 (NRC, 1998) Theo Trương Lăng (2003), cơ thể heo con cần vitamin cho sự phát triển và phòng ngừa bệnh tật nhƣ: đối với vitamin A heo con dƣới 10 ngày tuổi, không có khả năng chuyển hóa caroten thành vitamin A. Heo con 20 ngày tuổi mới chuyển hóa đƣợc 25-30%. Trong sữa đầu, vitamin A gấp 6 lần so với sữa thƣờng, nên nhất thiết phải cho heo con bú sữa đầu để nâng hàm lƣợng vitamin A trong cơ thể. Thiếu B1 heo con bị phù, viêm dây thần kinh, suy tim; B2 tham gia oxy hóa hoàn nguyên, oxy hóa đƣờng, acid amin, acid lactic; tham gia sự hô hấp của mô bào, vận chuyển hydro, tham gia quá trình tạo hemoglobin, vào sự hình thành HCl của dịch vị và muối mật. Thiếu B2 viêm da, rụng lông, ỉa chảy, nôn mửa, kém sinh trƣởng. Thiếu vitamin D gây thiếu khoáng, còi xƣơng. Vitamin E tham gia quá trình trao đổi protein và chuyển acid amin, acid nucleoic cho nhu cầu phát triển heo con. 11 2.2.5 Nhu cầu khoáng Theo NRC (1998) nhu cầu của heo cần một số chất khoáng đa lƣợng bao gồm: Ca, P, Na, Cl, Mg, K,…và một số chất khoáng vi lƣợng bao gồm: Cr, Co, Cu, I, Fe, Mn, Se, Zn,…Chức năng của các chất khoáng cực kỳ đa dạng, từ các chức năng cấu tạo ở một số tế bào tới hàng loạt các chức năng điều hòa ở các tế bào khác. Hai chất khoáng có vai trò quan trọng cho sự phát triển rất mạnh cả hệ cơ và hệ xƣơng là Ca và P, cho nên nhu cầu chất khoáng cũng rất cao ở giai đoạn này (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007). Bảng 2.8 : Nhu cầu khoáng trong khẩu phần của heo con ăn tự do (90% VCK) Nhu cầu (% hoặc số lƣợng /kg khẩu phần) Khoáng chất Trọng lƣợng heo (kg) Canxi (%) Photpho tổng số (%) 3-5 0,90 0,70 5-10 0,80 0,65 Phot pho dễ hấp thu (%) Natri (%) 0,55 0,25 0,40 0,20 Clo (%) Magiê (%) Kali (%) Đồng (mg) I ôt (mg) Sắt (mg) Magan (mg) Selen (mg) Kẽm (mg) 0,25 0,04 0,30 6,00 0,14 100 4,00 0,30 100 0,20 0,04 0,28 6,00 0,14 100 4,00 0,30 100 (NRC, 1998) 2.3PHƢƠNG PHÁP CAI SỮA HEO CON 2.3.1 Phƣơng pháp cai sữa heo con Theo Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Quế Côi (2005), tuổi cai sữa heo con giống ngoại có thể vào lúc 14, 21,28, 35 ngày tuổi là phụ thuộc vào điều kiện chăn nuôi của từng cơ sở, từng gia đình (bao gồm điều kiện chuồng trại, chất lƣợng thức ăn, trình độ quản lý). Biện pháp cụ thể nhƣ sau:không cai sữa heo con khi trong đàn đang có heo con ốm. Giảm lƣợng thức ăn vào ngày cai sữa và một số ngày kế tiếp: ngày cai sữa giảm 1/2 lƣợng thức ăn so với ngày 12 trƣớc ngày cai sữa, ngày tiếp theo giảm 1/3 lƣợng thức ăn so với ngày trƣớc ngày cai sữa, ngày tiếp theo giảm 1/4 lƣợng thức ăn so với ngày trƣớc ngày cai sữa. Sau đó quan sát nếu thấy heo con không có vấn đề về tiêu hoá thì cho ăn mức bình thƣờng nhƣ trƣớc ngày cai sữa, rồi tăng dần theo nhu cầu của heo con. Thức ăn nên chuyển đổi dần dần không đột ngột. 2.4 THỨC ĂN HỖN HỢP NUÔI HEO Sản phẩm chăn nuôi là nguồn thực phẩm quan trọng của ngƣời. Muốn cho sản phẩmchăn nuôi có giá trị dinh dƣỡng cao thì thức ăn cung cấp đầy đủ cả về số lƣợng và chất lƣợng, thức ăn tốt thì sản phẩm chăn nuôi tốt và ngƣợc lại. Khi thức ăn gia súcbị nhiễm các chất độc hại nhƣ thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, các kim loại nặng nhƣ chì, thủy ngân, asen… thì các chất này cũng sẽ tích tụ lại trong sản phẩm chăn nuôi và cuối cùng đi vào cơ thể con ngƣời. Nhƣ vậy giữa thức ăn chăn nuôi và thựcphẩm có mối quan hệ mật thiết, nếu ngƣời chăn nuôi chạy theo lợi nhuận đơn thuần,tăng năng suất sản phẩm chăn nuôi bằng mọi cách, không quan tâm đến tác hại củadƣ lƣợng các hóa chất độc hại dùng để kích thích tăng trọng, kích thích tiết sữa hoặcđẻ trứng thì có hại cho toàn xã hội. 2.4.1 Định nghĩa về thức ăn hỗn hợp Thức ăn hỗn hợp là loại thức ăn đã chế biến sẵn, do một số loại thức ăn phối hợp với nhau tạo thành. Thức ăn hỗn hợp có thể có đủ tất cả các chất dinh dƣỡng thỏa mãn nhu cầu của con vật hay chỉ một số chất dinh dƣỡng nhất định để bổ sung cho con vật (Lê Đức Ngoan ctv, 2004). 2.4.2 Đặc điểm của thức ăn hỗn hợp Thức ăn hỗn hợp có nhiều tác dụng trong việc nâng cao năng suất chăn nuôi, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và rất tiện lợi khi ăn. Có nhiều loại thức ăn qua chếbiến rồi phối hợp lại với nhau làm tăng giá trị dinh dƣỡng của khẩu phần, hỗn hợp thức ăn cân đối sẽ tạo nên sự cân bằng về AA, cân bằng vê chất khoáng, Vit…phùhợp với nhu cầu của gia súc. Trong đó cân bằng AA có ý nghĩa rất lớn, nó cung cấp đủ cho nhu cầu tổng hợp protid tổng, cân bằng chất khoáng Ca và P có ảnh hƣởng đến sự tích lũy khoáng và quá trình tạo xƣơng, răng và các quá trình trao đổi chất khác (Nguyễn Hữu Mạnh, 2007) 2.4.3 Phân loại thức ăn hỗn hợp 2.4.3.1 Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh Là hỗn hợp thức ăn hoàn toàn cân đối các chất dinh dƣỡng cho gia súc, gia cầm, nóduy trì sự sống và sức sản xuất của con vật mà không cần thêm một loại thức ăn nàokhác. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh đƣợc sản xuất dƣới 2 dạng: Thức ăn hỗn hợp dạng bột và thức ăn hỗn hợp dạng viên. Hiên nay thức ăn viên chiếm 60 – 70% tổng lƣợng thức ăn hỗn hợp (Vũ Duy Giảng ctv, 1997). 13 Thức ăn hỗn hợp dạng bột có kích thƣớc rất nhỏ, đƣợc bao gói có ghi rõ thành phần, công thức và thời gian sử dụng, cách dùng và bảo quản còn thức ăn hỗn hợp dạng viên là loại thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và đƣợc đóng viên, là loại thức ăn rất phổbiến trong chăn nuôi, đối với heo thức ăn dạng viên có tác dụng rất tốt cho tăngtrọng và tiết kiệm đƣợc thức ăn do hao hụt khi cho ăn (Nguyễn Hữu Mạnh, 2007). Theo Tôn Thất Sơn ctv. (2005) ƣu điểm của thức ăn dạng viên là: So với thức ăn dạng bột khi cho gia súc ăn thức ăn dạng viên giảm đƣợc lƣợng thức ăn rơi vãi 10–15%. Giảm đƣợc thời gian cho ăn và dễ cho ăn. Một ƣu điểm nổi bật của thức ăn15 hỗn hợp dạng viên là khi ăn, vật nuôi không có sự lựa chọn thức ăn và chúng ta cóthể ép chúng phải ăn theo nhu cầu dinh dƣỡng đã định. Chất lƣợng thức ăn dạng viên đƣợc tăng lên rõ rệt nhờ vào quy trình sản xuất. Tác động cơ giới, áp suất, nhiệt độ trong quá trình ép viên đã phá vỡ kết cấu của lingnin và cellulose làm cho tỷ lệ tiêu hóa tinh bột và xơ tăng. Cũng nhờ áp xuất và nhiệt trong quá trình ép viên mà phần lớn các vi sinh vật, nấm mốc và một số mầm bệnhđã bị tiêu diệt. Bên cạnh đó khi thức ăn đƣợc ép viên còn làm cho các vitamin tantrong dầu mỡ sẽ bị oxy hóa chậm hơn. Thức ăn dạng viên còn giảm đƣợc bụi và giảm đƣợc những bệnh đƣờng hô hấp cho vật nuôi. Ngoài ra, thức ăn dạng viên còn giúp cho ngƣời chăn nuôi giảm đƣợc không gian dự trữ. 2.4.3.2 Thức ăn hỗn hợp đậm đặc Thức ăn đậm đặc là thức ăn hỗn hợp các nguyên liệu chứa protein, vitamin, chất khoáng với hàm lƣợng cao, ngoài ra còn có thể có thuốc phòng bệnh. Chủ yếu 5 nguyên liệu chính: Khô dầu đậu nành, bột cá tốt, premix vit, premix khoáng vàthuốc kháng khuẩn. Thức ăn đậm đặc đƣợc các nhà sản xuất hƣớng dẫn thành thức ăn hoàn chỉnh, lúc đó mới cho gia súc ăn nhằm bổ sung vào khẩu phần các chất dinh dƣỡng thiếu của gia súc và gia cầm. Thức ăn đậm đặc rất tiện lợi cho việc vận chuyển tới vùng xa xôi, mà ở những nơi này không có cơ sở chế biến thức ăn vàtiện lợi hơn cho ngƣời sử dụng trong chăn nuôi (Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng, 2002). 2.4.3.3 Thức ăn hỗn hợp bổ sung Thức ăn hỗn hợp bổ sung là hỗn hợp chứa các chất dinh dƣỡng bổ sung nhƣ khoáng vi lƣợng, vitamin, acide amine, enzym, thuốc phòng bệnh… Hỗn hợp bổ sung thƣờng chế biến dƣới dạng premix. Ví dụ: premix khoáng, premix vitamin – acideamine - Premix vitamin Vitamin có nhiều trong các loại rau, cỏ xanh tƣơi. Gia súc nuôi nhốt không đƣợc cung cấp, hoặc ít đƣợc cung cấp rau cỏ xanh sẽ bị thiếu vitamin. Trong hạt ngũ cốc, các loại thức ăn bổ sung protein đều có sinh tố, nhƣng hầu nhƣ bị hao hụt hết trong quá trình chế biến và bảo quan. Do đó ngƣời ta bổ sung premix vitamin vào thức ăn. Premix vitamin là hỗn hợp các loại vitamin công nghiệp với chất đệm. Căn cứ định mức vitamin cho từng loại vật nuôi, 14 từng lứa tuổi, các hang sản xuất thức ăn sản xuất các loại premix vitamin tƣơng ứng. Ngƣời mua căn cứ nhãn hiệu ghi trên bao bì để phối trộn vào thức ăn theo yêu cầu của vật nuôi (Hội chăn nuôi Việt Nam, 2002). - Premix khoáng Premix khoáng là hỗn hợp các nguyên tố vi lƣợng với chất đệm (thƣờng dung là bột đá). Để tiện cho việc sử dụng các hang sản xuất thức ăn, căn cứ vào định mức bổ sung khoáng chất, sản xuất premix khoáng cho các loại gia súc thuộc các lứa tuổi và tính năng sản xuất khác nhau. Trên bao bì premix có ghi thành phần, liều lƣợng và cách sử dụng (Hội chăn nuôi Việt Nam, 2002). 2.5 CHẤT BỔ SUNG VI SINH VẬT (PROBIOTIC) 2.5.1 Khái niệm về probiotic Theo ngôn ngữ Hi Lạp, probiotic có nghĩa là “vì sự sống”. Thuật ngữ probiotic đƣợc Parker đề nghị sử dụng lần đầu tiên vào năm 1974 để chỉ “những vi sinh vật và những chất làm cân bằng hệ vi sinh vật ruột” (Fuller, 1989). Từ đó đến nay thuật ngữ probiotic đã đƣợc cả thế giới sử dụng để chỉ những chế phẩm vi sinh vật sống hữu ích khi đƣợc đƣa vào cơ thể động vật thông qua thức ăn hoặc nƣớc uống tạo nên những ảnh hƣởng có lợi cho vật chủ. Kể từ khi xuất hiện, khái niệm probiotic vẫn chƣa có một định nghĩa thống nhất. Tuy nhiên, hiện có hai định nghĩa đƣợc cho là phản ánh khá đầy đủ bản chất của probiotic và đƣợc sử dụng nhiều trong các ấn phẩm khoa học: Theo Fuller (1989), probiotic là “chất bổ sung vi sinh vật sống vào thức ăn giúp cải thiện cân bằng của hệ vi sinh vật đƣờng tiêu hóa theo hƣớng có lợi cho vật chủ” Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO, 2001), probiotic là “các vi sinh vật sống khi đƣa vào cơ thể theo đƣờng tiêu hoá với một số lƣợng đủ sẽ đem lại sức khoẻ tốt cho vật chủ”. 2.5.2 Vai trò của probiotic Những vi sinh vật trong Probiotic qua chu trình biến dƣỡng sản sinh ra những sản phẩm phụ: Acid (acid lactic, acid acetic…) kháng sinh (acidophilin, acidolin, lactocidin…) men (Mikolajeik và Hamdem, 1975; Shaham et al., 1976), Acid lactic, acid acetic duy trì môi trƣờng acid trong ruột nhằm ức chế vi khuẩn gây bệnh (vì nhóm vi khuẩn này không tồn tại đƣợc trong môi trƣờng acid) (Tokuyama và Tournut, 1994). Theo Dayly ctv. (1972), Goepfert và Hicks (1969) Sorrels và Peck (1970): acid lactic, acid acetic có khả năng khống chế mầm bệnh gram âm. Acid lactic còn giúp cơ thể dễ dàng hấp thu các chất khoáng calcium, kẽm, sắt, selenium, magnesium (Phan Bảo An, 1990) các ion 15 khoáng này liên kết bền với phân tử enzyme, tham gia trong các phản ứng xúc tác, sau khi loại bỏ ion kim loại enzyme sẽ bị mất hoàn toàn hoạt động (Lê Ngọc Tú và ctv, 1986). Theo Shahani và ctv., (1977) cho những sản phẩm của probiotic có khả năng khống chế salmonella, shigella, staphylococci, Proteus, Klebsiella, Bacilli, E.coli gây nhiễm bệnh đƣờng ruột. Ngoài ra những vi sinh vật trong Probiotic cũng cho ra những sản phẩm phụ là những chất hữu cơ đƣợc cơ thể gia súc hấp thu vào máu và trở thành chất dinh dƣỡng của gia súc. Và khi gia súc bị stress về môi trƣờng, dinh dƣỡng, tốc độ tăng trƣởng giảm, hiểu quả sử dụng thức ăn kém; cung cấp vi sinh vật kích thích tăng trƣởng nhanh và cải thiện hiểu quả thức ăn (Dwayne C. Sarage, 1992). Những vi sinh vật này tiêu thụ O2 không còn O2 thừa để vi sinh vật có hại phát triển sinh sản (International Nutrition, 1995). Cạnh tranh với vi khuẩn gây bệnh về chỗ bám trong thành ruột và chất dinh dƣỡng. Tác động hiệu quả lên hệ miễn dịch tại chỗ và toàn thân; thúc đẩy cơ chế miễn dịch phản ứng nhanh chóng, chống lại nhân tố gây bệnh bằng cả kháng thể đƣợc tiết ra và không tiết ra (G.Ballarini, 1994; Dvid P.Hutcheson, 1994). Những tế bào vi sinh vật sẵn sàng đi xuyên qua biểu mô ruột và những tổ chức lympho kế cận và đôi khi chúng vào cả máu và thƣờng tập hợp ở gan, lách và thận (J. Tournut, 1994) Giữ đƣợc cân bằng hệ vi sinh vật ruột khi gia súc bị stress, môi trƣờng thay đổi, dễ nhiễm bệnh (Gilliand et al., 1980; Mordenti, 1986). Thành lập hệ vi sinh vật bình thƣờng trong đƣờng tiêu hóa ở gia súc sơ sinh, hoặc tái thành lập hệ vi sinh vật đƣờng tiêu hóa ở gia súc điều trị kháng sinh (Parker, 1974; Parker và Grawford, 1978; Gorbach et al., 1987). Theo Tournut (1994) Probiotic tác động tốt nhất khi cho sử dụng càng sớm càng tốt sau khi sinh. Khi gia súc non bị tiêu chảy, cho ăn trực tiếp sản phẩm vi sinh vật, có tác động tốt, kích thích tăng trƣởng tốt và tăng hiệu quả sự dụng thức ăn (R. Fuller, 1992). Tuy nhiên theo Dwayne C.Savage (1992) gia súc khỏe đƣợc nuôi với khẩu phần thức ăn cân đối và giàu chất dinh dƣỡng, không trộn kháng sinh, không điều trị bằng thuốc, chuồng trại thích hợp thì Probiotic có thể không đem đến hiểu quả lắm trong chống bệnh và kích thích tăng trƣởng hoặc cải thiện khả năng sử dụng thức ăn cho hiểu quả cao nhất. Vì trong những gia súc mạnh hệ sinh thái ổn định, các vi sinh vật thƣờng trú sẽ lắp đầy những hóc đặc biệt ở chỗ chúng trú ngụ, chúng có chức 16 năng duy trì nội cân bằng hệ vi sinh vật và tác động sinh hóa học (Dwayne C.Savage, 1992; Ballarini, 1994, Lisa Darling, 1994). Probiotics có hiệu quả phải có khả năng tồn tại và hoạt động trong một môi trƣờng đa dạng dƣới nhiều hình thức khác nhau. Theo Fuller (1989) thì cần phải có những khả năng nhƣ sau: là một sản phẩm sống ở qui mô kỹ nghệ; không mang mầm bệnh và độc tố; tạo ra tác dụng có lợi trên vật chủ; có khả năng tồn tại và phát triển trong môi trƣờng ruột của vật chủ; duy trì ổn định và tồn tại lâu dài để đƣợc sử dụng sau này trong điều kiện lƣu trữ và điều kiện ngoài hiện trƣờng. 2.5.3 Một số loại khuẩn probiotic phổ biến 2.5.3.1 Saccharomyces cerevisiae Saccharomyces cerevisiae là một loại nấm men dùng để điều chế rƣợu, bia và làm bánh mì. Đây là loại nấm men ƣa dƣỡng khí, hình thành và phát triển trên bề mặt môi trƣờng và có nhiều CO2, phát triển tốt ở nhiệt độ 14240C. Saccharomyces cerevisiae có tác dụng tạo sinh khối chứa acid amin, vitamin nhóm B. Vách tế bào chứa mannan, glucan giúp tăng cƣờng miễn dịch thông qua hoạt hóa dại thực bào. Saccharomyces cerevisiae cũng có tác dụng hấp thụ độc tố và bài thải ra ngoài. Ngoài ra Saccharomyces cerevisiae có tác dụng chuyển hóa glucose thành acid pyruvic, đây là cơ chất cho các vi sinh vật có lợi hoạt động và sinh sản. Bên cạnh đó, vi sinh vật này tiết các enzyme tiêu hóa nhƣ amylase, cellulase, lipase, protase. Một chi tiết cũng khá quan trọng nói về chức năng của vi sinh vật này là sản xuất các acid lactic, acid acetic, acid pyruvic, acid propionic làm cho pH ruột tuột xuống 4-5 (Nguyễn Như Pho và Trần Thị Thu Thủy, 2009). 2.5.3.2 Lactobacillus acidophilus Loại vi sinh vật này cũng có nhiều chức năng quan trọng và rất có lợi cho heo con. Lactobacillus acidophilus bám chặt vào màng nhày ruột, ức chế sự bám dính của vi sinh vật gây bệnh. Lactobacillus acidophilus tham gia sản xuất các acid hữa cơ nhƣ acid lactic, acid acetic, acid benzoic, làm giảm pH đƣờng ruột, từ đó tạo môi trƣờng không thuận lợi cho vi sinh vật có hại phát triển. Lactobacillus acidophilus cũng có thể sản xuất một số kháng sinh nhƣ acidolin, lactobacillin, acidophilin, lactocidin. Bên cạnh khả năng sản xuất kháng sinh, Lactobacillus acidophilus còn có khả năng sản xuất một số men tiêu hóa nhƣ amylase, cellulase, lipase, protase và sản xuất một số vitamin nhƣ 17 B1, B2, B6, và B12. Ngoài ra, Lactobacillus acidophilus còn có khả năng khử một số độc tố đƣờng ruột (Nguyễn Như Pho và Trần Thị Thu Thủy, 2009). 2.5.3.3 Bacillus subtilis Bacillus subtilis có chức năng cũng giống với các vi sinh vật nói trên. Bacillus subtilis cũng có khả năng sản xuất các enzyme nhƣ amylase, cellulase, pectinase, prolase, lipase, trypsin, urease, manmase. Bacillus subtilis cũng có khả năng sản xuất một số vitamin nhóm B. Cạnh tranh vị trí bám dính cũng là khả năng quan trọng của loài vi sinh vật này (Nguyễn Như Pho và Trần Thị Thu Thủy, 2009). 2.6 ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ THỰC LIỆU SỬ DỤNG TRONG THÍ NGHIỆM Thức ăn gia súc đƣợc xem là hỗn hợp những sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực vật, vi sinh vật, khoáng vật, chất tổng hợp hóa học... Thức ăn là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến quá trình sinh trƣởng và phát triển của gia súc. Ngoài việc cung cấp năng lƣợng cho nhu cầu hoạt động cơ thể của gia súc, thức ăn còn bổ sung các chất dinh dƣỡng để tăng cƣờng sức đề kháng, cũng nhƣ khả năng làm việc, sản xuất, sinh sản của gia súc (Dương Thanh Liêm, 2002). 2.6.1 Tấm gạo Tấm gạo (Hình 2.1) là những phần gãy của hạt gạo chà trắng nên giá trị dinh dƣỡng gần giống nhƣ gạo. Có nhiều hạng tấm nhƣ tấm số 1 và 2 có hạt to và dùng cho ngƣời, tấm số 3 và 4 có hạt mịn hơn và dùng cho gia súc (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000). 18 Hình 2.1 Cám gạo Tấm ngon miệng, giàu năng lƣợng, ít xơ đƣợc dùng nuôi tất cả hạng gia súc, có thể dùng nguyên dạng, xay nhiễn hoặc nấu chín. Trong tấm gạo gồm có tinh bột (>70%), xơ (1%), có phẩm chất đạm tốt, nhiều axid béo no. Tỷ lệ dùng cho khẩu phần nuôi heo thịt là: 30-70% khẩu phần (Lê Thị Mến, 2010). Heo tiêu hóa tốt tấm mịn, cho mỡ chắc (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000) 2.6.2 Cám gạo Cám gạo (Hình 2.2) là sản phẩm đƣợc sinh ra trong các quá trình xay xát thóc để thu hạt gạo. Cám gạo có nhiều loại nhƣ cám gạo thô (tạo ra khi xay xát thủ công hay xay xát lần đầu), cám gạo tinh (còn gọi là cám gạo mịn, đƣợc tạo ra khi đánh bóng gạo). Cám gạo có màu sáng và mùi thơm đặc trƣng. Hình 2.2 Cám gạo Tỉ lệ dùng (% khẩu phần) cho heo thịt là 40%. Heo thịt sử dụng cám cao (>50%) sẽ làm cho mỡ heo bệu. Hàm lƣợng chất béo cao (chứa nhiều axid béo chƣa no nhƣ acid linoleic và acid linolenic) nếu tồn trữ cám gạo quá 1 tháng thì các acid béo trong cám bị phân giải làm cho cám có mùi khét, giảm tính ngon miệng của khẩu phần (Lê Thị Mến, 2010). 19 2.6.3 Bột cá Các dạng bột cá (Hình 2.3) thƣờng dùng gọi tên theo mức độ đạm thô nhƣ: bột cá 40% đạm, bột cá 50% đạm, bột cá 60% đạm… gọi tắt là bột cá 40, bột cá 50, bột cá 60… Dựa trên hàm lƣợng muối, bột cá chia làm hai loại là bột cá mặn và bột cá lạt. Bột cá lạt là loại bột cá có hàm lƣợng muối dƣới 5% và đạm trên 50%. Bột cá tốt là nguồn cung cấp tuyệt hảo các protein cân đối nhƣng thƣờng giá cao so với các thực liệu khác (Dương Thanh Liêm et al., 2002) Hình 2.3 Bột cá Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000), bột cá ngoài cung cấp protein còn chứa nhiều khoáng nhƣ Ca (2,8-8%), P (1,6-3,2%) và một số vit nhƣ B1, B2, B12…Tỷ lệ sử dụng bột cá trong khẩu phần chỉ nên giới hạn ở 510% thức ăn hỗn hợp, khi sử dụng cần chú ý bột cá có nhiều acid béo chƣa no và có mùi tanh nên ảnh hƣởng đến chất lƣợng thịt heo. Cần giảm lƣợng bột cá vào lúc 3-4 tuần trƣớc khi xuất chuồng heo thịt. 2.6.4 Đậu nành và khô dầu đậu nành Đậu nành (Hình 2.4) là loại thức ăn có hàm lƣợng protein rất cao và năng lƣợng cũng cao. Tuy nhiên, vì giá đậu nành tƣơng đối cao nên đậu nành ít đƣợc sử dụng nhƣ một thức ăn chủ đạo trong phối hợp khẩu phần mà thay thế bằng khô dầu đậu nành. Khô dầu đậu nành (Hình 2.4) là sản phẩm còn lại sau khi đã li trích dầu từ hạt đậu nành. Khô dầu đậu nành là loại thức ăn giàu năng 20 lƣợng (2700-3700 Kcal ME/kg), cũng nhƣ giàu đạm (40-45%) nên đƣợc dùng chế biến thức ăn hỗn hợp cho tất cả các loại heo (Bùi Thanh Hà, 2005). 2.6.5 Bắp vàng Bắp cung cấp năng lƣợng nhiều nhất so với các loại ngũ cốc khác. Bắp sử dụng trọng trong chăn nuôi chủ yếu là bắp vàng. Mặc dù đạm thấp nhƣng bắp là TĂ cung cấp năng lƣợng chủ lực trong chăn nuôi công nghiệp do có chứa lƣợng đƣờng dễ tiêu và một số acid béo không no. Một nguyên nhân khác giúp bắp có giá trị năng lƣợng cao là do có chứa hàm lƣợng chất béo khoảng 4% trong khi các loại hạt ngũ cốc khác có hàm lƣợng béo thấp hơn mức này. Dầu bắp có chứa nhiều acid béo chƣa no thiết yếu. Các chất này quan trọng trong trao đổi chất của động vật và đƣợc tiết ra trong các nang lông nên giúp thú nhất là heo có lớp da bóng, lông mƣớt so với khi nuôi khẩu phần hạt khác (Dương Thanh Liêm và ctv,2002). 2.6.6 Thức ăn bổ sung khoáng Một số thực liệu cung cấp Ca lẫn P nhƣ bột xƣơng (22,45% Ca và 11,18% P). Tuy nhiên, vài thực liệu chỉ cung cấp Ca mà thoi chẳng hạn bột đá vôi (30% Ca), Bột mai mực (34,8%), bột vỏ sò (36,3-38,7%). Muối ăn là nguồn chủ yếu cung cấp natri và clo nhƣng không nên trộn muối ăn vào khẩu phần nếu dùng bột cá mặn (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000). Premix là một hổn hợp đƣợc trộn trƣớc gồm các nguyên tố vi lƣợng (sắt, đồng, kẽm, ...) và các loại vitamin cần thiết cho thú chiếm số lƣợng rất nhỏ trong thức ăn nên thƣờng đƣợc tính bằng miligram (mg) trong một kg thức ăn. Vì trong thực hành pha trôn thức ăn, các nguyên tố vi lƣợng và/hoặc vitamin thƣờng đƣợc trộn trƣớc với chất phụ gia để làm tăng khối lƣợng lên rồi mới đƣa vào trộn chung với các nguyên liệu chính để đảm bảo đồng đều khi trộn. Thông thƣờng các premix đƣợc trộn vào thức ăn với tỷ lệ 0,25%. Trong premix hầu nhƣ không có protein và năng lƣợng. Một vài loại premix tùy theo nhà sản xuất có khi mức yêu cầu sử dụng đến 4% (Dương Thanh Liêm, 2002). 2.7 HỆ THỐNG ENZYM TIÊU HÓA Quá trình tiêu hóa hóa học ở heo cũng nhƣ các loài động vật khác nhờ và hệ thống enzyme. Có thể chia ra thành 3 nhóm chính: Enzyme tiêu hóa Protid gồm có pepsin, trypsin, chymotrypsin,...; Enzyme lipid gồm lipase; Enzyme tiêu hóa gồm glucid có amylase, maltase và lactase ( Trần Cừ, 1972). Theo Vũ Duy Giảng (2009) các enzyme do động vật tiết ra từ bộ máy tiêu hóa (enzyme nội sinh) không có khả năng phân giải đƣợc các chất thuộc nhóm 21 NSP. Chỉ có enzyme của vi khuẩn sống trong ống tiêu hóa hoặc các enzyme ngoại sinh mới có khả năng phân giải đƣợc chúng. Các enzyme ngoại sinh là các enzyme sản xuất bằng con đuờng công nghệ sinh học dƣới dạng các chế phẩm có hoạt lực enzyme cao, chịu nhiệt, thích ứng với pH rộng và bền khi bảo quản trong điều kiện sản xuất. 2.8 CHUỒNG TRẠI VÀ MÔI TRƢỜNG Khí hậu ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe, sức tăng trƣởng, khả năng sinh sản của heo vì vậy ở mỗi vùng khí hậu khác nhau đòi hỏi nhà chăn nuôi phải xây dựng các kiểu chuồng khác nhau đảm bảo tạo ra điều kiện tiểu khí hậu trong chuồng thích hợp cho thú phát triển tối ƣu nhất. Theo Nguyễn Thiện ctv. (2004), qua nhiều năm theo dõi nếu chuồng nuôi tốt, nhất là heo nái và heo sau cai sữa sẽ tăng năng suất chăn nuôi heo 10 – 15%. Ngƣợc lại chuồng nuôi không tốt sẽ gây tổn thất 15 – 30%. 2.8.1 Hƣớng chuồng Hƣớng chuồng thƣờng đƣợc các nhà chăn nuôi quan tâm đặc biệt để tránh các nhân tố bất lợi nhƣ gió lùa, mƣa tạt, ánh sáng gay gắt chiếu thẳng vào chuồng. Ngƣời ta thƣờng dùng trục đối xứng của dọc của dãy chuồng để chọn hƣớng thích hợp cho việc xây dựng chuồng. Theo khuyến cáo của các nhà khoa học, trục chuồng trong chăn nuôi ở Việt Nam bao gồm: Trục chuồng hƣớng Đông Bắc – Tây Nam Theo Võ Văn Ninh (2003), trục dọc dãy chuồng nên chạy theo hƣớng Đông Bắc – Tây Nam để có thể tránh đƣợc gió lạnh Đông Bắc thổi vào chuồng, tránh đƣợc mƣa và gió Tây Nam. Nếu trục dọc dãy chuồng chạy theo hƣớng thích hợp trên thì hai đầu hồi (2 tƣờng chắn đầu dãy) của chuồng sẽ quay về hƣớng Đông Bắc – Tây Nam, ngăn cản các luồng gió, luồng mƣa và các tia nắng gay gắt bất lợi cho vật nuôi. Trục chuồng hƣớng Đông – Tây Trục dọc dãy chuồng chạy theo hƣớng hƣớng Đông – Tây làm cho chuồng nuôi không bị nắng Tây chiếu rọi ánh sáng trực tiếp vào buổi chiều, hạn chế mƣa và gió bấc lúc mùa rét. Nếu trục dọc dãy chuồng chạy theo hƣớng thích hợp trên thì hai đầu hồi của chuồng nuôi sẽ xuôi theo hƣớng Đông – Tây hạn chế tác động xấu của các luồng gió mƣa và ánh sáng gây bất lợi cho vật nuôi (Võ Văn Ninh, 2003). Trục chuồng hƣớng Bắc – Nam Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (1999), chuồng nuôi heo cần có ánh sáng chiếu rọi vào buổi sáng, không bị hắt nắng buổi chiều, nếu chuồng hai dãy thì nên xây theo hƣớng Nam – Bắc. Chuồng có sân chơi hƣớng Đông dùng nuôi heo con, náinuôi con và nái chửa. Chuồng cần ánh nắng buổi sáng vừa sát trùng ô chuồng vừa tạo Vitamin D3 giúp heo sinh trƣởng, đồng hóa 22 Calci, Phospho tốt. Nắng buổi chiều ngƣợc lại làm heo mệt, thở nhiều, bị bệnh mềm xƣơng, con đẻ ra chân yếu (vì nhiều tia tử ngoại), khác nắng buổi sáng (nhiều tia hồng ngoại). Nhƣ vậy, theo các phân tích và các nghiên cứu khoa học của các tác giả nêu trên, thì hƣớng chuồng nuôi heo tốt tại Việt Nam đƣợc thể hiện nhƣ trong hình 2.4, đó là các trục chuồng theo hƣớng Đông Bắc – Tây Nam, hƣớng Đông – Tây hoặc hƣớng Bắc – Nam. 2.8.2 Ảnh hƣởng của các yếu tố tiểu khí hậu môi trƣờng đến chuồng trại 2.8.2.1 Nhiệt độ chuồng nuôi Theo Lê Hồng Mận (2006), nhiệt độ chuồng heo quá nóng, quá lạnh đều bất lợi cho heo. Nhiệt độ càng làm tăng tần số hô hấp của heo, trời lạnh thì tần số hô hấp giảm, trời nắng heo giảm ăn. Nhiệt độ chuồng thích hợp nhu cầu thức ăn của heo tăng, lớn nhanh, tiêu tốn cho 1kg tăng trọng thấp. Thí nghiệm đã chứng minh mùa đông 15OC ở ô chuồng có rãi rơm độn ấm tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng hết 3,7kg, ở ô chuồng không có rơm hết 4,3kg. Ô chuồng có nhiệt độ dƣới 12OC và trên 26OC heonái bắt đầu phải điều tiết thân nhiệt, phải tiêu tốn nhiều năng lƣợng để duy trì sự cân bằng thân nhiệt. Đối với heo con thì tổng lƣợng nhiệt mất đi ở môi trƣờng có nhiệt độ 21OC lớn hơn 2/3 lần so với môi trƣờng 30OC. Nhiệt độ có tác động đến tích lũy protein trong cơ thể heo, ở nhiệt độ 15 – 30OC mức tích lũy đƣợc gấp đôi với ở nhiệt độ 3 – 8OC. 2.8.2.2 Tốc độ gió Tốc độ gió trong chuồng nuôi tác động đến heo theo hai mặt đối ngƣợc nhau. Khi tốc độ gió phù hợp sẽ giúp heo điều hòa thân nhiệt, tạo điều kiện cho heo sinh trƣởng và phát triển bình thƣờng. Ngoài ra, gió mang đi khí thải chuồng nuôi giúp heo tránh đƣợc một số bệnh về đƣờng hô hấp. Ngƣợc lại, khi tốc độ gió quá mạnh sẽ làm heo dễ mắc bệnh cảm, làm tăng sự thoát hơi nƣớc trên bề mặt da của heo làmcho heo bị mất nƣớc. 2.8.2.3 Ẩm độ tương đối Ẩm độ là yếu tố tác động trực tiếp đến cơ thể heo, quá cao hoặc quá thấp đều bất lợi. Ẩm độ cao hạn chế bốc hơi trên da, ảnh hƣởng đến hô hấp của heo, làm tổn hao nhiệt còn ẩm độ thấp làm tiêu hao nƣớc của cơ thể heo, trao đổi chất bị trở ngại, sinh bệnh đƣờng hô hấp, heo chậm lớn. Trong môi trƣờng có ẩm độ cao (>80%), vikhuẩn có hại phát triển rất nhanh. Ở ẩm độ không khí 40% vi trùng có thể chết nhanh gấp 10 lần so với ẩm độ 80%. Ẩm độ dƣới 50% hoặc trên 80% đều không có lợi cho heo. Ẩm độ thích hợp cho heo nái là 70%, heo con 70 – 80%. Vì vậy, cần luôn luôn giữ chuồng trại khô ráo, có độ thoáng khí (Lê Hồng Mận, 2006). 2.8.2.4 Nồng độ các chất khí và bụi trong chuồng 23 Sự có mặt của các chất khí chuồng nuôi ảnh hƣởng đến sức khỏe của cả vật nuôi lẩn ngƣời chăm sóc. Mặc dù có nhiều loại khí có mặt trong chuồng nuôi heo nhƣng trong đó chỉ có 4 loại chính là hydrogen sulfide (H2S), amoniac (NH3), carbonmonoxide (CO) và carbon dioxide (CO2). Chúng đƣợc tạo nên do sự biến dƣỡng của cơ thể heo (CO2) và sự phân hủy của phân với nƣớc tiểu (H2S, NH3). 2.8.3 Chuồng heo cai sữa Theo Trần Văn Phùng (2005) heo con những ngày đầu sau cai sữa thƣờng gặp stress bất lợi cho sinh trƣởng, phát triển của chúng, heo vừa chuyển từ môi trƣờng bú sữa mẹ là chủ yếu sang môi trƣờng tự lập hoàn toàn. Heo cũng thƣờng bị xáo trộn, do phân thành các ô khác nhau theo khối lƣợng nên thƣờng kém ăn, dễ bị lây nhiễm bệnh tật nên heo phải đƣợc sống trong điều kiện tiểu khí hậu chuồng thông thoáng và nhiệt độ chuồng thích hợp. Ô chuồng có kích thƣớc thích hợp khoảng: Dài 2,2 –2,4m, rộng 2m, cao 0,8m, khoảng cách giữa các chấn song thành chuồng là 10cm,chuồng có sàn cách mặt đất từ 30 – 60cm. Sàn chuồng bằng tấm bê tông có khe hở 1cm, dài 10cm. Trong mỗi ô chuồng có các núm uống tự động. 24 Chƣơng 3 PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 3.1 PHƢƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM 3.1.1 Thời gian và địa điểm Thời gian thực hiện từ 10/07/2013 đến 04/10/2013 Thí nghiệm đƣợc tiến hành tại trại Chăn nuôi Vemedim Cần Thơ tọa lạc tại ấp Thới Hòa C, xã Thới Thạnh, huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ với các mặt tiếp giáp nhƣ sau: Hƣớng Đông: Giáp ruộng lúa nông dân Hƣớng Tây: giáp Xí nghiệp Chăn nuôi heo Miền Tây Hƣớng nam; giáp kênh thủy lợi Hƣớng Bắc: giáp đƣờng lộ Viện Lúa ĐBSC 3.1.2 Chuồng trại Trải có 2 kiểu chuồng nuôi dùng để nuôi các loại heo: dãy A (chuồng lạnh), dãy B (chuồng hở) dùng để nuôi tất cả các loại heo. Hai dãy A, B có trục song song với nhau. Trục của chuồng nuôi xây dựng theo hƣớng tây bắc đông nam.Tất cả hai dãy chuồng đƣợc lợp bằng tole (Hình 3.1). Kiểu chuồng đƣợc xây dựng theo kiểu 2 mái, và nền chuồng đƣợc xây dựng kiên cố bằng xi măng. Thí nghiệm đƣợc tiến hành tại dãy A, Hình 3.1: Chuồng trại và hệ thống nƣớc của trại thí nghiệm 25 26 3.1.3 Đối tƣợng thí nghiệm Đối tƣợng thí nghiệm là 42 heo con trọng lƣợng bình quân 7 kg ± 0,50. Trong giai đoạn heo con sau cai sữa (từ 28 đến 73 ngày tuổi). Heo thí nghiệm thuộc giống heo 2 máu Yorkshire x Landrace (YL). Hình 3.2: Heo NT Đối chứng Hình 3.3: Heo NT Delice B Hình 3.4: heo NT Đối chứng bổ sung lactozym 27 28 3.1.4 Dụng cụ thí nghiệm Dụng cụ tại trại gồm: cân đồng hồ 30kg để cân thức ăn và trọng lƣợng heo thí nghiệm (độ chính xác 100 g). Cân đồng hồ lớn 120kg để cân heo thí nghiệm (độ chính xác 200g). Sổ ghi chép, bút mực, thau, xô, bao đựng thức ăn thí nghiệm và các dụng cụ khác. 3.1.5 Thức ăn dùng trong thí nghiệm Thức ăn đƣợc sử dụng trong quá trình thí nghiệm bao gồm 3 loại thức ăn là thức ăn tự trộn, thức ăn tự trộn bổ sung Lactozym do trại chăn nuôi Vemedim Cần Thơ tự tạo công thức khẩu phần và thức ăn Delice do Công ty CP Việt Pháp Proconco sản xuất. Thức ăn ở trại và Delice đƣợc công ty Vemedim và công ty CP Việt Pháp Proconco xác định tỷ lệ vật chất khô, protein thô, béo thô, xơ thô và hàm lƣợng khoánh có trong đó. Bảng 3.1: Thành phần dinh dƣỡng của thức ăn Delice-B cho heo con Tên thức ăn Độ ẩm (max) Đạm (min) Xơ thô (max) Caxi (max-min) P tổng số (max-min) Lysin tổng số (min) Met+Cys tổng số (min) Năng lƣợng trao đổi Colistin (max) Florphenicol (max) Hàm lƣợng 13% 19% 6% 0,8-1,4% 0,5-1,0% 1,2% 0,7% 3400 kcal 150 mg/kg 100 mg/kg (Công ty CP Việt Pháp Proconco) 29 Bảng 3.2 Thức ăn phối hợp khẩu phần ở trại Tên thức ăn ME, kcal/kg CP, % Béo thô, % Xơ thô, % Lysine, % Methionine, % Methionine+Cystine, % Threonine, % Isoleucine, % Tryptophan, % Calcium, % Phosphor tổng số, % Phosphor hữu dụng Muối, % Manganese, mg/kg Linoleic acid, % Choline, mg/kg Biotin, mg/kg Lactose, % Vitamin A, IU/kg Vitamin D, IU/kg Vitamin E, IU/kg H0A (28-56 ngày) 3265 24,9 2,99 1,97 1,58 0,51 0,85 1,02 1,02 0,27 1,31 0,80 0,66 0,74 53,70 0,79 2200 0,23 16,25 7.200 1.440 30 H1A (57-73 ngày) 3265 21,7 3,52 3,51 1,23 0,40 0,75 0,82 0,87 0,23 0,80 0,66 0,40 0,37 78,03 1,27 1794 0,22 7.15 1.43 30 (Công ty Vemedim) Bảng 3.3Thành phần lactozym Tên thức ăn bổ sung vi sinh vật Phytase (min) Protease (min) Amylase (min) Cellulase (min) Xylanase (min) Lactobacillus acidophilus (min-max) Bacillus subtilis (min-max) Saccharomyces (min-max) Chất mang vừa đủ Ẩm độ (max) Kháng sinh, dƣợc liệu Hoóc-môn Lactozym 124.700 FYT 6.000 IU 2.000 IU 18.000 IU 14.000 IU 8 10 -109 CFU 108-109 CFU 108-109 CFU 1 Kg 9% Không có Không có (Công ty Vemedim) 30 3.1.6 Nƣớc uống Nƣớc uống trong thí nghiệm đƣợc bơm từ hệ thống nƣớc ngầm và đƣợc xử lí sau đó đƣa lên bồn chứa nƣớc và theo ống dẫn đƣa đến núm uống ở mỗi ô chuồng. 3.1.7 Thuốc thú y Vaccine phòng bệnh:Mycoplasma, PRRS, FMD, dịch tả. Thuốc trị bệnh: Terramycin, Streptomycin, Ampiseptryl, Tyloco, Vimekon, Vime- Blue, Vimectin, Danotryl, Vime 6-Way, Carbo-Mangan, Iodine… 3.2 PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 3.2.1 Bố trí thí nghiệm Nghiêncứu đƣợc bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 42 con heo con cai sữa chi làm 3 nghiệm thức (NT), mỗi nghiệm thức đƣợc lặp lại 3 lần. Mỗi lần lặp lại gồm 4–5 con heo cai sữa.Các nghiệm thức là: Đối chứng (Đối chứng): heo con cai sữa đƣợc cho ăn thức ăn thức ăn tự trộn. Đối chứng + Lactozyme (NT2): heo con cai sữa đƣợc cho ăn thức ăn tự trộn bổ sung lactozym (0,2%) Delice B (NT3): heo con cai sữa đƣợc cho ăn thức ăn Delice. Thí nghiệm đƣợc bố trí theo sơ đồ sau: NT Đối chứng Đối chứng LL Delice B Lactozyme 1 - - - 2 - - - 3 - - - 3.2.2 Phƣơng pháp tiến hành thí nghiệm 3.2.2.1 Chọn heo con Heo con đƣợc chọn nuôi thí nghiệm là những heo có thể trạng tốt, trọng lƣợng bình quân 7 kg. Heo con đã đƣợc tiêm phòng các bệnh Mycoplasma, PRRS, dịch tả lần 1. 31 Chuồng nuôi heo đƣợc sát trùng trƣớc khi đƣa heo vào nuôi thì khoảng 2-3 ngày rải vôi và quét chuồng một lần, phun thuốc sát trùng 2 tuần 1 lần bằng thuốc sát trùng Iodine. 3.2.2.2 Chăm sóc và nuôi dưỡng Heo đƣợc chăm sóc và nuôi dƣỡng theo quy trình chăm sóc và nuôi dƣỡng của trại. Heo cai sữa đƣợc cho ăn tự do. Cho ăn 6 lần/ngày (sáng: 7 giờ, 9 giờ, 10 giờ 30 phút. Chiều: 13 giờ, 15 giờ, 16 giờ 30 phút) Ghi lƣợng cho ăn hàng ngày. Sáng hôm sau, cân lại thức ăn thừa để tính chính xác lƣợng ăn của ngày hôm trƣớc. 3.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi 3.2.3.1 Sinh trƣởng của heo thí nghiệm. Thể trọng của heo thí nghiệm (kg), heo đƣợc cân tại hai thời điểm là: đầu kỳ (28 ngày) và cuối kỳ (73 ngày). Cả hai lần heo đƣợc cân vào sáng sớm, trƣớc khi cho heo ăn. Một số chỉ tiêu sinh trƣởng đƣợc tính nhƣ sau: Tăng trọng toàn kỳ (TTTK) (kg) Tăng trọng toàn kỳ là trọng lƣợng cơ thể tăng lên sau một khoảng thời gian sinh trƣởng. Đƣợc tính nhƣ sau: TTTK (kg) = TL cuối kỳ (kg) – TL đầu kỳ (kg) Tăng trọng bình quân (TTBQ) (g/con/ngày) Là trọng lƣợng, kích thƣớc của cơ thể gia súc tăng lên trong một đơn vị thời gian. Đƣợc tính nhƣ sau: Tổng lƣợng thức ăn toàn kỳ (TTBQ) (g/con/ngày) = Tổng tăng trọng toàn kỳ x số ngày thí nghiệm 32 3.2.3.2 Tiêu tốn thức ăn (TTTĂ) ( kg/con) Thức ăn sử dụng đƣợc tính bằng cách theo dõi lƣợng thức ăn cho heo con cai sữa ăn hàng ngày. Cân lƣợng thức ăn cho ăn mỗi ngày trừ đi lƣợng thức ăn thừa thu đƣợc ở ngày hôm sau ta tính đƣợc lƣợng thức ăn heo ăn đƣợc trong ngày. 3.2.3.3 Hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTĂ) của heo con thí nghiệm Lƣợng thức ăn thực tế HSCHTĂ = Tăng trọng toàn kỳ 3.2.3.4 Tỉ lệ tiêu chảy (%) Hàng ngày heo con đƣợc theo dõi sức khỏe, khi phát hiện có heo con bị bệnh tiêu chảy thì ghi nhận cho ngày đó. Hôm sau nếu phát hiện có thêm heo con bị bệnh tiêu chảy mà heo bệnh hôm qua vẫn chƣa hết, thì số heo con bệnh ngày đó sẽ bao gồm số heo con mới bệnh và số heo con chƣa khỏi bệnh. Từ đó ta tính đƣợc tỉ lệ heo con bị bệnh chảy bình quân mỗi ngày ở mỗi nghiệm thức nhƣ sau: Tổng số lƣợt heo con bị tiêu chảy Tỉ lệ bình quân heo con = tiêu chảy (% ) Tổng số ngày theo dõi x Số heo theo dõi x 100 3.2.3.5Theo dõi một số bệnh khác Thƣờng xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe và ghi nhận một số bệnh thƣờng xảy ra trên heo con và công tác điều trị . 3.2.3.6 Hiệu quả kinh tế trong quá trình thí nghiệm Về mặt thức ăn: Dựa vào giá tiền của 1 kg thức ăn tại thời điểm tiến hành thí nghiệm và hệ số chuyển hóa thức ăn của mỗi nghiệm thức, tính đƣợc chi phí cho 1 kg thức ăn tăng trọng của heo con cai sữa. * Chi phí thức ăn/kg tăng trọng = giá tiền thức ăn x HSCHTĂ Dựa vào chi phí thức ăn/kg tăng trọng và tăng trọng toàn kỳ của mỗi nghiệm thức, ta tính đƣợc chi phí thức ăn toàn thí nghiệm của mỗi nghiệm thức. 33 * Chi phí thức ăn toàn thí nghiệm = Chi phí thức ăn/kg tăng trọng x tăng trọng toàn thí nghiệm. Về mặt thú y: Chi phí vaccine đã sử dụng để phòng bệnh, thuốc để vệ sinh chuồng trại và thuốc đã sử dụng để điều trị cho heo con sau cai sữa trong quá trình thí nghiệm. 3.3 XỬ LÝ SỐ LIỆU Số liệu trong thí nghiệm đƣợc thu thập và xử lý bằng chƣơng trình Excel và phần mềm Minitad Version 14 Phần thống kê mô tả, phân tích phƣơng sai và sử dụng phép thử Tukey để so sánh trung bình các nghiệm thức khi có sự sai khác 5% và 1%. 34 Chƣơng 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 4.1 GHI NHẬN CHUNG Sau thời gian thí nghiệm từ 10/07/2013 đến 04/10/2013 tôi có một số ghi nhận nhƣ sau: Thí nghiệm đƣợc tiến hành trong điều kiện chuồng trại thông thoáng, khô ráo đáp ứng đủ nhu cầu cho sự phát triển của heo trong giai đoạn cai sữa, nhìn chung sức khỏe của đàn heo tƣơng đối bình thƣờng, không có dịch bệnh xảy ra kéo dài. Ảnh hƣởng của thời tiết đến sức khỏe heo tƣơng đối đồng đều giữa các nghiệm thức và không có trƣờng hợp nào heo bị bệnh kéo dài, chỉ cần điều trị theo qui trình của trại heo đã khỏi bệnh. Cuối thí nghiệm heo con tƣơng đối đồng đều, không có hao hụt trong quá trình thí nghiệm. 4.2 KẾT QUẢ VỀ SINH TRƢỞNG CỦA HEO THÍ NGHIỆM 4.2.1 Kết quả về sự sinh trƣởng của heo thí nghiệm Kết quả về các chỉ tiêu sinh trƣởng của heo thí nghiệm theo giống heo đƣợc trình bày ở bảng 4.1 Bảng 4.1 khối lƣợng và sinh trƣởng của heo thí nghiệm Chỉ tiêu Khối lƣợng đầu kỳ(kg/con) Khối lƣợng cuối kỳ (kg/con) Tăng trọng bình quân (g/con/ngày) Tăng trọng toàn kỳ (kg/con) Đối chứng 7,13 21,05 342,5 14,45 35 Nghiệm thức ĐC Delice lactozym 7,64 7,13 22,16 20,93 355,60 333,90 15,05 14,05 SE P 0,66 1,83 13,2 1,49 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 Khối lƣợng heo bình quân đầu thí nghiêm (lúc 28 ngày tuổi) 10 9 7,13 8 7,64 7,13 7 6 Đối chứng 5 ĐC+Lactozym 4 Delice 3 2 1 0 Đối chứng ĐC+Lactozym Delice Hình 4.1 Biểu đồ khối lƣợng bình quân đầu kỳ của heo cai sữa (28 ngày) Qua bảng 4.1 và hình 4.1 ta thấy khối lƣợng đầu kỳ của nghiệm thức Đối chứng (7,13kg/con) và nghiệm thức Delice (7,13kg/con) nhỏ hơn nghiệm thức ĐC+Lactozym (7,64kg/con) nhƣng sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Qua đó, chứng tỏ rằng heo chọn thí nghiệm tƣơng đối đồng điều về khối lƣợng. Đây là yếu tố thuận lợi để khẳng định sự sai khác về các chỉ tiêu sinh trƣởng, tiêu tốn thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn của heo con thí nghiệm là không chịu ảnh hƣởng của sự khác nhau bởi khối lƣợng ban đầu. Khối lƣợng heo bình quân cuối thí nghiệm (73 ngày tuổi) 25 21,05 22,16 20,93 20 15 Đối chứng ĐC+Lactozym 10 Delice 5 0 Đối chứng ĐC+Lactozym Delice Hình 4.2 Biểu đồ khối lƣợng bình quân cuối kỳ của heo cai sữa (73 ngày) Qua bảng 4.1 và hình 4.2 ta thấy khối lƣợng trung bình cuối kỳ của heo thí nghiệm nhƣ sau: Thí nghiệm ĐC+ Lactozym (22,16 kg/con) cao hơn thí 36 nghiệm Đối chứng (21,05 kg/con) và thí nghiệm Delice (20,93 kg/con), sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P>0.05). Kết quả ở trên cho ta thấy qua thời gian nuôi 45 ngày ở điều kiện trang trại chăn nuôi Vemedim sử dụng ba loại thức ăn khác nhau thì đàn heo tăng trọng tƣơng đối nhƣ nhau, từ kết quả trên ngƣời chăn nuôi có thể sử dụng 1 trong ba loại thức ăn trên trong nuôi heo cai sữa mà không ảnh hƣởng đến tăng trọng của heo sau cai sữa. Tăng trọng toàn kỳ của heo con thí nghiệm (kg/con) 20 18 16 14,45 15,05 14,05 14 12 Đối chứng 10 ĐC+Lactozym 8 Delice 6 4 2 0 Đối chứng ĐC+Lactozym Delice Hình 4.3 Biểu đồ tăng trọng toàn kỳ của heo con cai sữa Từ kết quả bảng 4.1 và hình 4.3 cho thấy sự khác nhau về tăng trọng trong thời gian thí nghiệm giữa Đối chứng (14,45 kg), ĐC+Lactozyme (15,05 kg)và Delice (14,05 kg ) không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).Từ kết quả trên cho thấy thức ăn tự trộn ở trại đã đáp ứng đƣợc nhu cầu dinh dƣỡng của heo con cai sữa tăng trọng tƣơng đƣơng thức ăn Delice của công ty CP Việt Pháp Proconco. Việc bổ sung Lactozyme vào nghiệm thức ĐC + lactozyme (15,05 kg) làm khả năng trọng tăng lên nhƣ không đáng kể. Qua kết quả của nghiên cứu Hồ Phƣớc Điện (2007) giai đoạn heo con 28-56 ngày có tăng trọng toàn kỳ (8,18–8,78 kg), nghiên cứu của Lê Hoàng Thế (2007) giai đoạn heo con 28–56 ngày tuổi có tăng trọng toàn kỳ (10,28–11,50 kg) và nghiên cứu Đinh Thị Ngọc Hiếu (2008) giai đoạn heo con 28–60 ngày có tăng trọng toàn kỳ (11,87–12,55 kg). Nhìn chung khả năng tăng trọng của heo con cai sữa sử dụng một trong ba loại thức ăn, ở điều kiện chăn nuôi trang trại Vemedim trong giai đoạn (28–73 ngày) đƣơng đối tốt. 37 Tăng trọng bình quân (g/con/ngày) 500 450 400 342,5 355,6 333,9 350 300 Đối chứng 250 ĐC+Lactozym 200 Delice 150 100 50 0 Đối chứng ĐC+Lactozym Delice Hình 4.4 Biểu đồ tăng trọng bình quân của heo cai sữa Qua bảng 4.1 hình 4.4 cho thấy tăng trọng bình quân của 3 NT khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Cụ thể nghiệm thức Đối chứng là 342,5 (g), ĐC+Lactozyme là 355,6 (g) và Delice là 333,9 (g).So với kết quả của Lê Hoàng Thế (2007) trên nhóm giống (Y x YL) ở giai đoạn từ 28–56 ngày tuổi tại trung tâm giống vật nuôi tỉnh Sóc Trăng (411 g/con/ngày) thì kết quả trên tƣơng đối thấp, so với kết quả nghiên cứu của Bùi Tấn Huân (2008) trên nhóm giống (L x Y) ở giai đoạn từ 28–56 ngày tuổi tại trại heo giống Tà Niên tỉnh Kiên Giang (342 g/con/ngày) thì kết quả trên gần tƣởng đƣơng. 4.3 KẾT QUẢ VỀ TIÊU TỐN THỨC ĂN VÀ HỆ SỐ CHUYÊN HÓA THỨC ĂN CỦA HEO CON THÍ NGHIỆM 4.3.1 Tiêu tốn thức ăn và HSCHTĂ của heo con thí nghiệm Tiêu tốn thức ăn và HSCHTĂ của heo con thí nghiệm đƣợc trình bày ở bảng 4.2 Bảng 4.2 Hiệu quả kinh tế về mặt thức ăn toàn thí nghiệm NT Chỉ tiêu Đối chứng Đối chứng Lactozyme Delice SE P TTTĂ toàn kỳ (kg/con) 26,73 27,08 24,07 2,78 >0,05 Tăng trọng toàn kỳ (kg/con) 14,45 15,05 14,05 1,63 >0,05 1,85 1,80 1,70 0,07 >0,05 HSCHTĂ 38 Tiêu tốn thức ăn (kg/con) 35 30 25 20 Đối chứng ĐC+Lactozym 15 Delice 10 5 0 Đối chứng ĐC+Lactozym Delice Hình 4.5 Biểu đồ tiêu tốn thức ăn bình quân của heo cai sữa Từ bảng 4.2 và hình 4.5 cho thấy, tiêu tốn thức ăn toàn giai đoạn thí nghiệm ở Đối chứng là 26,73 (kg/con) thấp hơn ở ĐC+Lactozyme là 27,08 (kg/con) và cao hơn Delice (24,07 kg/con), sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Vì ĐC+lactozyme có bổ sung Lactozym có công dụng kích thích ăn nhiều, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dƣỡng, khoáng, vitamin thiết yếu giúp heo con tăng trọng nhanh nên tiêu tốn thức ăn toàn kỳ của nghiệm thức ĐC+Lactozyme (27,08 kg/con) cao hơn nghiệm thức Đối chứng (kg/con). Nghiệm thức Delice (24,07 kg/con) thấp hơn nghiệm thức Đối chứng (26,73 kg/con) và nghiệm thức ĐC+Lactozyme (27,08 kg/con) vì năng lƣợng năng lƣợng trao đổi của thức ăn Delice (3400 kcal) cao hơn năng lƣợng trao đổi của thức ăn Đối chứng (3256 kcal), ĐC+Lactozyme (3256 kcal) cho nên heo con ở Delice sử dụng lƣợng thức ăn ít hơn mà đáp ứng nhu cầu dinh dƣỡng duy trì và phát triển. 39 Hệ số chuyển hóa thức ăn 3 2.5 2 1,85 1,80 1,70 TĂTT 1.5 TĂTT+Lactozym Delice 1 0.5 0 TĂTT TĂTT+Lactozym Delice Hình 4.6 Biểu đồ HSCHTĂ heo thí nghiệm Từ kết quả bảng 4.2 và hình 4.6 thấy HSCHTĂ ở nghiệm thức Ddooid chứng (1,85) cao hơn nghiệm thức ĐC+Lactozyme (1,80) và nghiệm thức Delice (1,70) nhƣ sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Qua đó, cho thấy thức ăn tự trộn của trại có hiệu quả tƣơng đƣơng thức ăn Delice. Nghiệm thức ĐC+Lactozyme (1,80) có bổ sung men Lactozym làm tăng khả năng hấp thụ chấ dinh dƣỡng, tăng số lƣợng vi khuẩn có lợi giảm số lƣợng vi khuẩn có hại giúp hoàn thiện hệ vi sinh đƣờng tiêu hóa vì thế làm giảm HSCHTĂ của thức ăn nên HSCHTĂ thấp hơn nghiệm thức Đối chứng (1,85). 4.4 TỶ LỆ TIÊU CHẢY CỦA HEO NUÔI THÍ NGHIỆM Nhìn chung trong giai đoạn thí nghiệm đều có heo tiêu chảy xảy ra trên tất cả các ô thí nghiêm, điều này có thể là do giai đoạn này dinh dƣỡng phụ thuộc sữa mẹ chuyển sang dinh dƣỡng phụ thuộc hoàn toàn vào thức ăn, bộ máy tiêu hoá chƣa thích nghi đƣợc nên dễ bị xáo trộn, do đó heo con rất dễ bị stress, sức đề kháng của heo con còn yếu nên dễ nhiễm các bệnh về đƣờng tiêu hóa, heo con dễ bị tiêu chảy cụ thể đƣợc trình bày bảng dƣới đây: 40 Bảng 4.3 Kết quả tỷ lệ tiêu chảy của heo con thí nghiệm NT Đối chứng ĐC+Lactozyme Delice Chỉ tiêu Số heo con theo dõi (con) 14 14 14 Số lƣợt heo con bị tiêu chảy (con) 28 23 18 4,44 3,65 2,86 Tỷ lệ tiêu chảy (%) Từ bảng 4.3 cho thấy tỷ lệ tiêu chảy của heo ở nghiệm thức Delice là 2,86% thấp hơn ở nghiệm thức Đối chứng là 4,44% và nghiệm thức ĐC+Lactozyme là 3,65 %, vì thức ăn ở nghiệm thức Delice có bổ sung Colistin (150 mg/kg) và Florphenicol (100 mg/kg) hai kháng sinh này có công dụng phòng và điều trị các bệnh đƣờng tiêu hóa. Trong khi đó nghiệm thức ĐC+lactozyme (3,65 %) thấp hơn nghiệm thức Đối chứng (4,44 %) là do thức ăn ở nghiệm thức ĐC+Lactozyme có bổ sung Lactozyme 0,2%. Lactozyme là chế phẩm của Probiotic có tác dụng duy trì sự cân bằng của hệ vi sinh đƣờng ruột, ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa, tăng cƣờng năng lực miễn dịch ruột nên heo tỷ lệ tiêu chảy của heo con đƣợc giảm xuống. Kết quả này thấp thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Thảo (2007) heo có tỷ lệ tiêu chảy (8,6–10,8 %), Lê Hoàng Thế heo (2007) có tỷ lệ tiêu chảy là (7,00–8,19 %), tƣơng đƣơng với kết quả Bùi Tấn Huân (2008) là (3,9–6,8 %) và cao hơn thí nghiệm Đinh Thị Ngọc Hiếu (2008) là (1,38–2,29 %). 4.5 KẾT QUẢ VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HEO CON THÍ NGHIỆM Mục đích chính của các nhà chăn nuôi là lợi nhuận. Dù chăn nuôi heo với quy mô công nghiệp hay quy mô hộ gia đình thì ngƣời chăn nuôi cũng luôn hƣớng đến hiệu quả kinh tế mà nó mang lại. Để đánh giá hiệu quả kinh tế, ngƣời chăn nuôi dựa vào một số chỉ tiêu nhƣ chi phí thức ăn và cả đầu ra của sản phẩm. Hiệu quả kinh tế về mặt thức ăn và thú y của thí nghiệm đƣợc trình bày ở bảng 4.7 41 Bảng 4.4 Hiệu quả kinh tế của toàn thí nghiệm Chỉ tiêu CPTĂ/kgTT (ngàn đồng) So sánh Tăng trọng toàn kỳ (kg/con) Chi phí thức ăn (ngàn đồng/con) (A) Tổng thu (ngàn đồng/con) (B) Hiệu quả kinh tế(ngàn đồng/ con) So sánh (%) TĂTT 24,51 100 14,45 352,78 Nghiệm thức TĂTT+Lactozym 23,83 97,22 15,05 357,81 Delice 28,97 118,2 14,05 409,16 1011,5 658,22 100 1053,5 695,69 105,7 983,5 574,34 87,3 Giá TĂĐC: AHO 16200 ( đồng/ kg); AH1: 10400 đồng./kg Delice: 17000 đồng/kg TĂ ĐC+Lactozym: BH0 16300 đồng/kg; BH1 10500 đồng/kg Chi phí thức ăn trên 1 kg tăng trọng 35 28,97 30 24,51 25 23,83 20 Đối chứng ĐC+Lactozym 15 Delice 10 5 0 Đối chứng ĐC+Lactozym Delice Hình 4.7 Biểu đồ chí phí thức ăn trên kg tăng trọng Kết quả từ bảng 4.4 và hình 4.7 cho thấy chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng của heo thí nghiệm ở ba nghiệm thức nhƣ sau: heo con sử dụng thức ăn nghiệm thức Đối chứng ( 24,51 ngàn đồng), nghiệm thức ĐC+Lactozyme (23,83 ngàn đồng) thấp hơn heo con sử dụng thức ăn nghiệm thức Delice (28,97 ngàn đồng). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P[...]... trƣớc ngày cai sữa, ngày tiếp theo giảm 1/3 lƣợng thức ăn so với ngày trƣớc ngày cai sữa, ngày tiếp theo giảm 1/4 lƣợng thức ăn so với ngày trƣớc ngày cai sữa Sau đó quan sát nếu thấy heo con không có vấn đề về tiêu hoá thì cho ăn mức bình thƣờng nhƣ trƣớc ngày cai sữa, rồi tăng dần theo nhu cầu của heo con Thức ăn nên chuyển đổi dần dần không đột ngột 2.4 THỨC ĂN HỖN HỢP NUÔI HEO Sản phẩm chăn nuôi là... bổ sung năng lƣợng cho heo con cần căn cứ vào mức năng lƣợng đƣợc cung cấp từ sữa mẹ và nhu cầu của heo con, từ đó quyết định mức bổ sung cho heo con Nhƣng chỉ bắt đầu từ tuần tuổi thứ 3 heo con mới có nhu cầu bổ sung năng lƣợng, nhu cầu này ngày càng cao do sữa mẹ cung cấp ngày càng giảm và nhu cầu của heo con ngày càng tăng Theo Đào Trọng Đạt et al., (1996), nhu cầu về năng lƣợng của heo con theo... ý không cho heo con ăn thức ăn lỏng.Lƣợng nƣớc bọt thay đổi tùy theo số lần cho ăn, chất lƣợng thức ăn Ăn chỉ một loại thức ăn kéo dài sẽ làm tăng nhiệm vụ cho một tuyến, gây ức chế, heo ít thèm ăn Ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, cả 2 tuyến hoạt động, không gây ức chế, cho nên cho ăn nhiều chủng loại thức ăn, đổi bữa heo sẽ thèm ăn, tiết nƣớc bọt liên tục, giúp tiêu hoá tốt thức ăn (Trần Cừ, 1972)... (2005), tuổi cai sữa heo con giống ngoại có thể vào lúc 14, 21,28, 35 ngày tuổi là phụ thuộc vào điều kiện chăn nuôi của từng cơ sở, từng gia đình (bao gồm điều kiện chuồng trại, chất lƣợng thức ăn, trình độ quản lý) Biện pháp cụ thể nhƣ sau: không cai sữa heo con khi trong đàn đang có heo con ốm Giảm lƣợng thức ăn vào ngày cai sữa và một số ngày kế tiếp: ngày cai sữa giảm 1/2 lƣợng thức ăn so với ngày... sở bổ sung năng lƣợng cho heo con cần căn cứ vào mức năng lƣợng đƣợc cung cấp từ sữa mẹ và nhu cầu của heo con, từ đó quyết định mức bổ sung cho heo con Theo Trương Lăng (1999), heo con cần năng lƣợng để duy trì thân nhiệt, năng lƣợng do sự oxy hoá đƣờng trƣớc tiên trong máu, vì vậy hàm lƣợng đƣờng huyết thƣờng biến động, heo con dễ khủng hoảng Theo Vũ Đình Tôn và Trần Thị Nhuận (2005), để có cơ sở bổ. .. tài: Nghiên cứu hiệu quả của việc bộ sung Lactozym vào khẩu phần thức ăn tự trộn trong chăn nuôi heo sau cai sữa Giúp các hộ chăn nuôi có giải pháp sản xuất thức ăn làm giảm chi phí sản xuất tăng hiệu quả chăn nuôi 1 Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ HEO CON 2.1.1 Sinh trƣởng và phát triển của heo con Khối lƣợng heo con đạt đƣợc ở các thời điểm sơ sinh, cai sữa, xuất chuồng có mối tƣơng quan... thực và thực phẩm, là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi, tiềm năng phong phú, để phát triển tốt ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi heo Tuy nhiên, thực tế trong chăn nuôi Việt Nam hiện nay cho thấy nền chăn nuôi heo còn chịu nhiều khó khăn Đặc biệt là nuôi heo con sau cai sữa Vì ở giai đoạn này nguồn cung cấp dƣỡng chất chính cho heo con từ sữa mẹ chuyển hoàn toàn sang thức ăn Muốn cho heo con phát triển... 2007) Theo Tôn Thất Sơn ctv (2005) ƣu điểm của thức ăn dạng viên là: So với thức ăn dạng bột khi cho gia súc ăn thức ăn dạng viên giảm đƣợc lƣợng thức ăn rơi vãi 10–15% Giảm đƣợc thời gian cho ăn và dễ cho ăn Một ƣu điểm nổi bật của thức ăn1 5 hỗn hợp dạng viên là khi ăn, vật nuôi không có sự lựa chọn thức ăn và chúng ta cóthể ép chúng phải ăn theo nhu cầu dinh dƣỡng đã định Chất lƣợng thức ăn dạng... nuôi cần có biện pháp bổ sung chế phẩm men vi sinh có thế giúp heo con tiêu hóa thức ăn tốt hơn Vì thế nhiều công ty đã sản xuất các chế phẩm chứa các men vi sinh trong đó có lactozym của công ty Vemedim Cần Thơ Xuất phát từ các quan điểm trên và yêu cầu thực tế của trại Chăn nuôi Vemedim Cần Thơ Tôi tiến hành thực hiện đề tài: Bổ sung men Lactozym vào thức ăn heo con sau cai sữa Mục tiêu của đề tài:... con ngƣời Nhƣ vậy giữa thức ăn chăn nuôi và thựcphẩm có mối quan hệ mật thiết, nếu ngƣời chăn nuôi chạy theo lợi nhuận đơn thuần,tăng năng suất sản phẩm chăn nuôi bằng mọi cách, không quan tâm đến tác hại củadƣ lƣợng các hóa chất độc hại dùng để kích thích tăng trọng, kích thích tiết sữa hoặcđẻ trứng thì có hại cho toàn xã hội 2.4.1 Định nghĩa về thức ăn hỗn hợp Thức ăn hỗn hợp là loại thức ăn đã chế

Ngày đăng: 29/09/2015, 22:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan