điều tra hiện trạng canh tác và xác định thành phần nấm hiện diện trên hạt của hai giống lúa tại huyện châu phú tỉnh an giang

50 442 0
điều tra hiện trạng canh tác và xác định thành phần nấm hiện diện trên hạt của hai giống lúa tại huyện châu phú tỉnh an giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... ổn định sống Vì vậy, đề tài Điều tra trạng canh tác xác định thành phần nấm diện hạt hai giống lúa huyện Châu Phú- tỉnh An Giang thực nhằm mục tiêu: (1) Điều tra kĩ thuật canh tác hai giống lúa. .. tài: ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN NẤM HIỆN DIỆN TRÊN HẠT CỦA HAI GIỐNG LÚA TẠI HUYỆN CHÂU PHÚ TỈNH AN GIANG Giáo viên hướng dẫn: ThS Lê Thanh Toàn Sinh viên thực hiện: ... Kỹ sư Bảo Vệ Thực Vật với đề tài: “ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN NẤM HIỆN DIỆN TRÊN HẠT CỦA HAI GIỐNG LÚA TẠI HUYỆN CHÂU PHÚ-TỈNH AN GIANG Do sinh viên Võ Thị Tuyết Nhung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG VÕ THỊ TUYẾT NHUNG ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN NẤM HIỆN DIỆN TRÊN HẠT CỦA HAI GIỐNG LÚA TẠI HUYỆN CHÂU PHÚ TỈNH AN GIANG Luận văn tốt nghiệp NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT Cần Thơ, 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG Luận văn tốt nghiệp NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT Tên đề tài: ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN NẤM HIỆN DIỆN TRÊN HẠT CỦA HAI GIỐNG LÚA TẠI HUYỆN CHÂU PHÚ TỈNH AN GIANG Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Thanh Toàn Sinh viên thực hiện: Võ Thị Tuyết Nhung MSSV: 3103652 Lớp: TT1073A1 Cần Thơ, 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT Chứng nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài: “ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN NẤM HIỆN DIỆN TRÊN HẠT CỦA HAI GIỐNG LÚA TẠI HUYỆN CHÂU PHÚ-TỈNH AN GIANG” Do sinh viên Võ Thị Tuyết Nhung thực hiện. Kính trình Hội Đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét. Cần Thơ, ngày tháng năm 2013 Cán bộ hướng dẫn ThS. Lê Thanh Toàn i TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Bảo Vệ Thực Vật với đề tài: “ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN NẤM HIỆN DIỆN TRÊN HẠT CỦA HAI GIỐNG LÚA TẠI HUYỆN CHÂU PHÚ-TỈNH AN GIANG” Do sinh viên Võ Thị Tuyết Nhung thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng, ngày tháng năm 2013. Luận văn đã được hội đồng đánh giá ở mức:………..điểm Ý KIẾN HỘI ĐỒNG ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… …………………… Cần Thơ, ngày tháng năm 2013 DUYỆT KHOA NN & SHƯD CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHỦ NHIỆM KHOA ii TIỂU SỬ CÁ NHÂN Họ và tên sinh viên: Võ Thị Tuyết Nhung Giới tính: Nữ Ngày sinh: 08/06/1992 Dân tộc: Kinh Nơi sinh: Châu Phú – An Giang Quê quán: Ấp Vĩnh Phú, Xã Vĩnh Thạnh Trung, Huyện Châu Phú, Tỉnh An Giang. Quá trình học tập: Năm 1998-2003: học tại trường Tiểu Học “B” Vĩnh Thạnh Trung. Năm 2003-2007: học tại trường Trung Học Cơ Sở “Vĩnh Thạnh Trung”. Năm 2007-2010: học tại trường Trung Học Phổ Thông “Trần Văn Thành”. Năm 2010 đến nay: học tại trường Đại Học Cần Thơ. Chuyên ngành Bảo Vệ Thực Vật, khóa 36, khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ. iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây. Tác giả luận văn Võ Thị Tuyết Nhung iv LỜI CẢM ƠN Cảm ơn mẹ vì tất cả những gì mẹ đã dành cho con. Chân thành biết ơn: Cô Trần Thị Thu Thủy và Thầy Lê Thanh Toàn đã tận tình chỉ dạy và giúp đỡ em trong suốt quá trình làm Luận văn tốt nghiệp. Thầy cố vấn học tập Lê Văn Vàng luôn giúp đỡ và động viên em trong suốt quá trình học tập. Anh Huỳnh Phước Mẫn luôn tạo cơ hội giúp em vượt qua khó khăn. Quý Thầy cô khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ đã truyền đạt kiến thức cho em trong suốt khóa học. Các anh chị và các bạn trong phòng thí nghiệm Nedo đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Các thành viên trong lớp Bảo Vệ Thực Vật khóa 36 cùng chia sẻ và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tại trường. Xin gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến quý Thầy Cô và các bạn sinh viên khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng. Võ Thị Tuyết Nhung v VÕ THỊ TUYẾT NHUNG, 2013. “ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN NẤM HIỆN DIỆN TRÊN HẠT CỦA HAI GIỐNG LÚA TẠI HUYỆN CHÂU PHÚ-TỈNH AN GIANG”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng. Trường Đại Học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: ThS. Lê Thanh Toàn. TÓM LƯỢC Đề tài “Điều tra hiện trạng canh tác và xác định thành phần nấm hiện diện trên hạt của hai giống lúa tại huyện Châu Phú - tỉnh An Giang” được thực hiện từ tháng 12 năm 2012 đến tháng 7 năm 2013 tại phòng thí nghiệm Nedo, Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ và thu mẫu ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang nhằm mục tiêu: (1) Điều tra hiện trạng canh tác trên hai giống lúa OM6976 và OM4218 tại huyện Châu Phú-tỉnh An Giang; (2) So sánh thành phần và tần số xuất hiện của các loại nấm gây hại trên hai giống lúa OM6976 và OM4218 trong vụ Thu Đông 2012 tại huyện Châu Phú-tỉnh An Giang. Kết quả điều tra tình hình canh tác của hai giống lúa OM6976 và OM4218 ở 60 hộ nông dân tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang đã ghi nhận đa số nông dân ở độ tuổi 36-50, kinh nghiệm canh tác 10-20 năm, nhện gié được ghi nhận có xuất hiện ở đa số các ruộng, bệnh cháy bìa lá được xem là quan trọng ở tất cả các ruộng. Đối với giống lúa OM6976, diện tích canh tác phổ biến 1-2 ha, mật độ sạ phổ biến 20-24 kg/1000 m2, thời gian rút nước phổ biến là < 15 ngày trước thu hoạch, bệnh lem lép hạt được xem là bệnh quan trọng ở đa số các hộ nông dân. Đối với giống lúa OM4218, diện tích canh tác phổ biến < 1 ha, mật độ sạ phổ biến là 14-19 kg/1000 m2, thời gian rút nước phổ biến là 15 ngày trước thu hoạch, bệnh đạo ôn lá được xem là quan trọng ở đa số các hộ nông dân được điều tra. Qua kết quả kiểm tra 60 mẫu hạt lúa được thu thập tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang trong vụ Thu Đông 2012, với tổng số 6000 hạt lúa được quan sát, ghi nhận có 12 loài nấm gây hại trên hạt hiện diện trên cả hai giống lúa OM6976 và OM4218, bao gồm: Curvularia sp., Fusarium sp., Pinatubo oryzae, Trichoconis padwickii, Tilletia barclayana, Nigrospora sp., Acremonium sp., Penicilium sp., Aspergillus sp., Chaetomium globosus, Bipolaris oryzae và Phoma sorghina. Trên cả hai giống lúa, tần số xuất hiện trung bình giữa các loài nấm có sự khác biệt lớn. Trong đó, đối với giống OM6976, nấm chiếm tỷ lệ cao nhất là Fusarium sp. vi (29,5%), kế đến là Curvularia sp. (19,2%), Nigrospora sp. (11,7%), Trichoconis padwickii (11,7%) và các loài nấm còn lại có tần số xuất hiện thấp; đối với giống OM4218, nấm chiếm tỷ lệ cao nhất là Curvularia sp. (24,6%), kế đến là Pinatubo oryzae (16,3%), Trichoconis padwickii (16,2%) và các loài nấm còn lại có tần số xuất hiện thấp. Tần số xuất hiện của các loài nấm có sự khác biệt lớn trên hai giống lúa là nấm Fusarium sp., Nigrospora sp., Aspergillus sp., Bipolaris oryzae, Chaetomium globosus và Phoma sorghina. vii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa ............................................................................................................ i Tiểu sử cá nhân ....................................................................................................... iii Lời cam đoan ........................................................................................................... iv Lời cảm ơn ............................................................................................................... v Tóm lược ................................................................................................................. vi Mục lục .................................................................................................................. viii Danh mục từ viết tắt ................................................................................................. x Danh sách bảng ....................................................................................................... xi Danh sách hình ....................................................................................................... xii MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .................................................................. 2 1.1 SƠ LƯỢC VỀ BỆNH LEM LÉP HẠT .............................................................. 2 1.1.1 Triệu chứng ................................................................................................... 2 1.1.2 Tác nhân ........................................................................................................ 2 1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh lem lép hạt ................................................. 3 1.2 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN NẤM GÂY LEM LÉP HẠT .. 4 1.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới ......................................................................... 4 1.2.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam ........................................................................ 5 1.3 ĐẶC ĐIỂM VỀ CÁC LOẠI NẤM GÂY HẠI TRÊN LÚA ............................. 7 1.3.1 Curvularia sp. .............................................................................................. 7 1.3.2 Fusarium sp. ................................................................................................. 7 1.3.3 Pinatubo oryzae ............................................................................................ 7 1.3.4 Trichoconis padwickii ................................................................................... 8 1.3.5 Tilletia barclayana ........................................................................................ 8 1.3.6 Nigrospora sp. ............................................................................................... 8 1.3.7 Acremonium sp. ............................................................................................. 8 1.3.8 Penicilium sp. ............................................................................................... 9 1.3.9 Aspergillus sp. .............................................................................................. 9 1.3.10 Chaetomium globosus ................................................................................... 9 1.3.11 Bipolaris oryzae ............................................................................................ 9 1.3.12 Phoma sorghina .......................................................................................... 10 1.4 ĐẶC ĐIỂM VỀ HAI GIỐNG LÚA ................................................................ 10 1.4.1 Giống OM6976 ............................................................................................. 10 1.4.2 Giống OM4218 ............................................................................................. 10 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP .......................................... 11 2.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM ...................................................................... 11 2.1.1 Dụng cụ thí nghiệm ....................................................................................... 11 2.1.2 Vật liệu thí nghiệm ........................................................................................ 11 2.1.3 Thiết bị thí nghiệm ........................................................................................ 11 2.1.4 Địa điểm thí nghiệm ...................................................................................... 11 2.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ..................................................................... 11 2.2.1 Điều tra tình hình bệnh lem lép hạt ............................................................... 11 viii 2.2.2 Thu thập mẫu bệnh ........................................................................................ 11 2.2.3 Phương pháp xác định thành phần nấm gây hại trên hạt lúa ........................ 11 2.2.4 Xác định tần số xuất hiện của từng loại nấm gây bệnh trên hạt lúa.............. 13 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 14 3.1 PHẦN ĐIỀU TRA NGOÀI ĐỒNG ................................................................. 14 3.2 THÀNH PHẦN VÀ TẦN SỐ XUẤT HIỆN CỦA NẤM GÂY HẠI TRÊN HẠT TRÊN HAI GIỐNG LÚA OM6976 VÀ OM4218 ...................................... 22 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 29 ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ĐBSCL: ctv: A. clavatonanica: A. flavosoryzae: A. nidulans: A. niger: A. surphurens: C. globosus: PDA: PSA: MEA: CYE: Đồng bằng sông Cửu Long Cộng tác viên Aspergillus clavatonanica Aspergillus flavosoryzae Aspergillus nidulans Aspergillus niger Aspergillus surphurens Chaetomium globosus Potato Dextrose Agar Potato Sucrose Agar Malt Extract Agar Czapek Yeast Extract Agar x DANH SÁCH BẢNG Tựa Bảng Trang 14 Bảng 3.1 Tuổi của nông dân Bảng 3.2 Kinh nghiệm trồng lúa của nông dân 15 Bảng 3.3 Diện tích trồng lúa của nông dân 15 Bảng 3.4 Mật độ sạ lúa của nông dân 16 Bảng 3.5 Thời điểm rút nước trước khi thu hoạch 16 Bảng 3.6 Sự xuất hiện của nhện gié trên đồng ruộng 17 Bảng 3.7 Lượng phân N nông dân bón từ lúc lúa bắt đầu trổ 18 Bảng 3.8 Lượng phân K2O nông dân bón từ lúc lúa bắt đầu trổ 18 Bảng 3.9 Các loại bệnh hại trên lúa 19 Bảng 3.10 Các loại nông dược nông dân sử dụng trên đồng ruộng 19 Bảng 3.11 Tóm tắt các yếu tố điều tra 21 Bảng 3.12 So sánh thành phần nấm trên hai giống lúa OM6976 và OM4218 26 xi DANH SÁCH HÌNH Tên hình Trang Hình 2.1 Cách ủ hạt theo phương pháp Blotter 12 Hình 3.1 Bào tử nấm Curvularia sp. 22 Hình 3.2 Bào tử nấm Fusarium sp. 22 Hình 3.3 Bào tử nấm Pinatubo oryzae 22 Hình 3.4 Bào tử nấm Trichoconis padwickii 22 Hình 3.5 Bào tử nấm Tilletia barclayana 23 Hình 3.6 Bào tử nấm Nigrospora sp. 23 Hình 3.7 Bào tử nấm Acremonium sp. 23 Hình 3.8 Bào tử nấm Penicilium sp. 23 Hình 3.9 Bào tử nấm Aspergillus sp. 23 Hình 3.10 Bào tử nấm Chaetomium globosus 23 Hình 3.11 Bào tử nấm Bipolaris oryzae 24 Hình 3.12 Bào tử nấm Phoma sorghina 24 xii xiii MỞ ĐẦU Đồng bằng sông Cửu Long được xem là vùng sản xuất và xuất khẩu lúa gạo đứng đầu cả nước, trong đó An Giang là một trong những tỉnh có sản lượng lớn nhất (trên 3,8 triệu tấn lúa vào năm 2011 và là sản lượng cao nhất từ trước đến nay) (Báo An Giang, 2011). Tuy nhiên, gần đây tình hình sản xuất nông nghiệp gặp không ít khó khăn do nhiều nguyên nhân như giá cả bấp bênh, giá vật tư nông nghiệp tăng cao…, đặc biệt là tình hình dịch bệnh trên đồng ruộng gia tăng cùng với thời tiết mưa nhiều, ẩm độ cao trong điều kiện biến đổi khí hậu. Trong số các dịch bệnh trên lúa đang gây hại nghiêm trọng ở địa phương, các bệnh cháy bìa lá và bệnh lem lép hạt đang gây hại nghiêm trọng (kết quả điều tra, khảo sát thực tế ở địa phương). Dựa vào tình hình sản xuất lúa thực tế của địa phương, bệnh lem lép hạt đã và đang là nỗi lo sợ của người nông dân. Bởi vì, bệnh làm thất thu trực tiếp năng suất lúa, gây thiệt hại kinh tế cho những hộ nông dân sản xuất lúa, gián tiếp làm giảm phẩm chất hạt gạo, gây ảnh hưởng đến việc xuất khẩu lúa gạo trên thị trường thế giới. Chính vì thế, quản lý tốt bệnh lem lép hạt trên lúa là vấn đề đang được địa phương đặt ra. Để giải quyết tốt vấn đề này, trước hết, cần nghiên cứu thành phần tác nhân và loại nấm phổ biến gây hại hạt lúa sau thu hoạch tại địa phương, đồng thời tìm hiểu biện pháp canh tác của người dân tại địa phương, phân tích các yếu tố canh tác có thể tác động đến tỷ lệ bệnh lem lép hạt. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp người nông dân tại địa phương nâng cao năng suất và chất lượng nông sản, ổn định cuộc sống. Vì vậy, đề tài “Điều tra hiện trạng canh tác và xác định thành phần nấm hiện diện trên hạt của hai giống lúa tại huyện Châu Phú-tỉnh An Giang” đã được thực hiện nhằm mục tiêu: (1) Điều tra kĩ thuật canh tác trên hai giống lúa OM6976 và OM4218 tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang; (2) So sánh thành phần và tần số xuất hiện của các loại nấm gây hại trên hai giống lúa OM6976 và OM4218 trong vụ Thu Đông 2012 tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. 1 CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1 SƠ LƯỢC VỀ BỆNH LEM LÉP HẠT Lem lép hạt lúa là tên gọi để chỉ chung hiện tượng hạt lúa có vỏ trấu sậm màu biến đổi từ màu nâu đến đen; từ đen lốm đốm đến đen toàn bộ vỏ trấu, bao gồm cả trên hạt lúa có gạo và hạt lúa lép không có gạo ở giai đoạn cây lúa còn trên đồng ruộng trước khi thu hoạch (Ngân Hàng Kiến Thức Trồng Lúa, 2012). 1.1.1 Triệu chứng Hiện tượng bệnh lem lép hạt với biểu hiện là bông lúa có nhiều hạt lép và các đốm màu nâu đen và hồng trên vỏ hạt. Các vết bệnh này làm vỏ hạt lúa biến màu tùy theo loại mầm bệnh gây hại. Mầm bệnh có khả năng xâm nhiễm vào bên trong hạt lúa làm cho hạt lúa bị lửng hoặc lép gây thất thu năng suất (Nguyễn Văn Bạch, 2008). 1.1.2 Tác Nhân Theo Ngân Hàng Kiến Thức Trồng Lúa (2012), nhiều tác nhân có thể gây bệnh lem lép hạt như: + Do nhện gié: nhện gié thường sống trong các bẹ lá lúa. Khi mật độ cao chúng có thể bò lên trên bông lúa chích hút các gié lúa đang phát triển. Các bông lúa bị hại thường mọc thẳng đứng và phần lớn số hạt đều bị lép. + Do vi khuẩn Pseudomonas glumae (hay Burkhoderia glumae), vi khuẩn này làm thối đen hạt hoặc gây vết bệnh trên vỏ hạt. + Do các loại nấm: Alternaria padwickii, Bipolaris oryzae, Fusarium sp., Curvularia lunata, Microdochium oryzae, Phoma sp., Pyricularia oryzae, Sarocladium oryzae, Septoria sp., Tilletia barclayana, Ustilagonoides virens… + Theo thống kê hiện nay có đến hơn 12 loại nấm khác nhau gây nên loại bệnh này trên hạt lúa và đây chính là nguyên nhân gây lem lép hạt quan trọng nhất. Nấm có thể bám trên vỏ trấu hạt lúa sau khi thu hoạch, lưu tồn và tiếp tục gây hại làm hạt bị lem; đây cũng là nhân tố lưu truyền bệnh trên giống. Trên các chân đất ruộng nhiễm phèn, nhiễm mặn thì các bệnh gạch nâu, đốm nâu sẽ phát triển mạnh và cũng làm cho hạt lúa bị lem lép về sau. + Cỏ dại trong ruộng lúa cũng là ký chủ cho nấm bệnh phát triển và phát tán cho ruộng lúa. Ngoài ra, các loại sâu bệnh tấn công lúa vào giai đoạn đòng trổ như bệnh 2 đạo ôn cổ bông, rầy nâu, sâu cuốn lá nhỏ, bọ xít cũng làm gia tăng bệnh lem lép hạt. Lem lép hạt làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng hạt lúa, đồng thời tác hại vào vụ sau. + Thời kỳ cây lúa dễ mẫn cảm với bệnh là từ trổ bông đến chín sữa và rơi vào những tháng có nhiệt độ thấp, ẩm độ không khí cao, lượng mưa lớn và số ngày mưa nhiều. Trên thực tế hầu như không có giống lúa nào, chân ruộng nào, ở thời vụ nào mà không có bệnh lem lép hạt gây hại chỉ ở mức độ ít hay nhiều. Ngoài ra, còn một số tác nhân khác: + Do virus: gây bệnh vàng lùn, những cây bị nhiễm thường không có gié hoặc gié có hạt lép (Reissig, 1993). Bệnh lùn xoắn lá biểu hiện gié chỉ trổ được một phần, trổ trể và hầu hết các hạt đều bị lép (Võ Thanh Hoàng, 1993). + Do tuyến trùng: tuyến trùng Aphelenchoides besseyi gây bệnh khô đầu lá lúa, hạt ở phần chót bông hầu như bị thối hết. Bông bệnh cho nhiều hạt lép và biến dạng (Ou, 1972). Tuyến trùng Ditylenchus angustus gây bệnh tiêm đọt sần. Các hạt về phía gốc bông bị lép lững. Nếu tấn công vào giai đoạn trước trổ thì bông không trổ thoát khỏi bẹ được (Ou, 1972). 1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh lem lép hạt Theo Nguyễn Văn Bạch (2008): + Bệnh lem lép hạt lúa có liên quan đến điều kiện thời tiết và tình trạng sinh trưởng của cây lúa, chẳng hạn như thời tiết mưa bão, hạn hán, nóng ẩm, đất bị phèn, úng ngập, thiếu dinh dưỡng, bón phân không cân đối, … + Trong điều kiện thời tiết mưa bão, bệnh lem lép hạt trên cây lúa thường hay xảy ra. Khi cây lúa đang trổ, bông lúa đang phơi màu nếu gặp trời mưa sẽ dẫn đến tình trạng lép hạt lúa. + Bên cạnh với điều kiện ẩm độ cao, mưa gió nhiều, nấm bệnh sẽ phát triển và phát tán mạnh, gây ra hiện tượng lem lép hạt lúa. + Ngược lại với thời tiết mưa bão là thời tiết hạn hán, cây lúa bị thiếu nước vào giai đoạn trổ cũng dẫn đến tình trạng lép hạt nhiều. + Trên vùng đất bạc màu, đất xì phèn sẽ dẫn đến tình trạng cây lúa suy dinh dưỡng và ngộ độc phèn góp phần tạo điều kiện cho bệnh đốm nâu phát triển và gây lem lép hạt. 3 + Bón phân mất cân đối, bón thừa đạm sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn, bệnh sọc lá phát triển mạnh và gây ra bệnh lem lép hạt. + Các loài nấm và vi khuẩn gây lem lép hạt lúa đều có thể tấn công trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa. + Đặc biệt trong giai đoạn lúa trổ đến chín, các mầm bệnh trên cây lúa sẽ theo mưa gió lây lan đến vỏ hạt lúa gây ra bệnh lem lép hạt, sau đó mầm bệnh sẽ lưu tồn và lan truyền trên đồng ruộng ở vụ sau. 1.2 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN NẤM GÂY LEM LÉP HẠT 1.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới Richardson (1981) phát hiện được 41 loại nấm hiện diện trên hạt lúa và một số loài có thể tấn công trên cả thân và lá lúa như Bipolaris oryzae, Fusarium moniliforme, Pyricularia oryzae, Sarocladium oryzae, Alternaria padwickii, Rhizoctonia solani, Ustilaginoides virens… Công trình nghiên cứu sau đó của Mew và Gonzales (1984-1986) bằng phương pháp Blotter, đã ghi nhận được 20 loài nấm hiện diện trên 4744 mẫu hạt. Các loại nấm gây bệnh trên hạt có tỷ lệ từ cao đến thấp như Trichoconiella padwickii (96,6%), Curvularia spp. (87,8%), Sarocladium oryzae (55,6%), Phoma spp. (40%), Nigrospora oryzae (38,3%), Gerlachia oryzae (28,7%), Perchslera oryzae (24,4%), Fusarium moniliforme (21,8%), Tilletia barclayana (8,3%), Phyllosticta glumarum (4,5%), Cercospora oryzae (3,9%), Nakataea sigmoidea (1,3%) và Pyricularia oryzae (0,5%). Đến năm 1989, kết quả nghiên cứu của Agarwal và ctv. đã chỉ ra 2 nhóm nấm gây bệnh trên hạt lúa gồm: + Nhóm nhiễm trước thu hoạch: Pyricularia oryzae, Alternaria padwickii, Fusarium moniliforme, Bipolaris oryzae, Nigrospora oryzae, Phoma sorghina, Fusarium graminearum, Curvularia spp. và Epicoccum nigrum. + Nhóm nhiễm trong quá trình tồn trữ: Aspergillus, Penicilium, Absidia, Mucor, Rhizopus, Chaetomium, Monilia và Streptomyces. Nafula (1997) cũng đã công bố một kết quả nghiên cứu về thành phần nấm gây hại trên hạt lúa. Tác giả này đã thu thập 6 mẫu hạt giống tại miền Tây Kenya và ghi nhận được 8 loài nấm gây hại trên hạt, trong đó loài chiếm tỷ lệ cao là nấm Acremonium sp. (34,1%), kế đến là Bipolaris oryzae (27%), Pyricularia oryzae 4 (20%), Fusarium moniliforme (8,2%), Nigrospora oryzae (4,7%), Fusarium pallidoroseum (2,4%), Phoma sp. (2,35%) và Alternaria padwickii (1,25%). Một nghiên cứu khác do IRRI công bố đã ghi nhận hơn 80 loài nấm hiện diện trên 500.000 lô hạt giống, trong đó nấm Alternaria padwickii có tần số xuất hiện rất cao (80-90%), kế đến là nấm Bipolaris oryzae, Curvularia lunata, Fusarium semitectum, Fusarium moniliforme, Microdochium oryzae, Sarocladium oryzae, Pinatubo oryzae, Pithomyces maydicus, Chaetomium globosum… (Mew và Gonzales, 2002). Ở Bangladesh, các nhà khoa học đã xác định được 16 loài nấm gây bệnh trên hạt lúa ngoài đồng như Aspergillus heteromoplus, Aspergillus niger, Cladosporium cladosporiodes, Curvularia lunata, Drechslera oryzae, Fusarium moniliforme, Fusarium oxysporium, Nigrospora oryzae, Alternaria padwickii và nấm trong kho vựa như Aspergillus candidus, A. clavatonanica, A. flavosoryzae, A. nidulans, A. niger, A. surphurens, Alternaria padwickii, Penicilium, Rhizopus arrhizus, Geotrichum sp. (trích dẫn từ Trần Thị Thu Thủy, 2005). 1.2.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam Trong vụ Hè Thu và Thu Đông 1991 ở huyện Cai Lậy (Tiền Giang), 9 loài nấm hiện diện trên hạt lúa đã được xác định, trong đó có 4 loài phổ biến như Helminthosporium oryzae, Fusarium moniliforme, Trichoconis padwickii, Curvularia lunata… (Võ Thanh Hoàng, 1999). Kết quả nghiên cứu của Trần Văn Hai (1999) đã ghi nhận có 11 loài nấm gây bệnh lem lép hạt gồm Fusarium moniliforme, Curvularia lunata, Mucor sp., Tilletia barclayana, Helminthosporium oryzae, Penicilium sp., Ustilago sp., Aspergillus spp., Rhizopus sp., Pyricularia oryzae và Alternaria sp.. Phạm Văn Kim (2006) báo cáo có 13 loại nấm gây bệnh lem lép hạt trên lúa bao gồm Helminthosporium oryzae, Alternaria padwickii, Nigrospora oryzae, Sarocladium oryzae, Phoma sorghina, Tilletia barclayana, Curvularia lunata, Fusarium moniliforme, Cercospora oryzae, Fusarium equiseti, Pyricularia oryzae, Pinatubo oryzae và Trichothecium roseum. Theo Hồ Văn Thơ (2007), 11 loài nấm gây bệnh trên hạt lúa ở An Giang và Đồng Tháp đã được ghi nhận trong vụ Đông Xuân 2005-2006 và vụ Hè Thu 2006 bao gồm Cercospora oryzae, Trichoconis padwickii, Alternaria sp., Pyricularia oryzae, Nigrospora spp., Fusarium spp., Tilletia barclayana, Trichothecium sp., Helminthosporium spp., Curvularia spp. và Diplodina sp..Tương tự Hồ Văn Thơ 5 (2007), Nguyễn Phạm Thanh Nguyên (2012) đã giám định được 15 loại nấm gây hại trên hạt lúa tại Đồng Tháp trong vụ Hè Thu 2011 và Đông Xuân 2011-2012, trong đó có những loại nấm mới xuất hiện là Ustilaginoides virens, Penicilium spp., Aspergillus spp., Mucor sp., Pithomyces sp. và Acremonium sp.. Kết quả nghiên cứu của Lê Thị Cẩm Tú (2007) tại tỉnh Tiền Giang và Long An trong vụ Đông Xuân 2005-2006 và Hè Thu 2006 đã ghi nhận được 8 loại nấm gây bệnh trên hạt là Fusarium sp., Helminthosporium sp., Curvularia sp., Trichoconis sp., Nigrospora sp., Tilletia sp., Trichothecium sp. và Diplodina sp., trong đó nấm Fusarium sp. và Nigrospora sp. có tần số xuất hiện cao. Nguyễn Thị Hồng Diễm (2007) đã giám định được 6 loài nấm gây hại trên 20 mẫu lúa bệnh tại Vĩnh Long và Trà Vinh, gồm có Fusarium spp., Curvularia spp., Nigrospora sp., Helminthosporium sp., Trichoconis padwickii và Diplodina sp..Tương tự, Nguyễn Thị Ngọc Vẹn (2012) giám định được 15 loại nấm gây hại trên hạt lúa tại Trà Vinh trong vụ Hè Thu 2011, trong đó có một vài nấm mới được ghi nhận là Trichothecium sp., Chaetomium globosus, Pinatubo oryzae, Penicilium sp., Aspergillus spp., Tilletia barclayana, Pithomyces sp., Ustilaginoides virens, Cercospora spp. và Alternaria spp.. Trần Thị Thu Thủy (2011) cho biết trên các mẫu lúa thu thập tại các tỉnh ĐBSCL đã phát hiện có 11 loài nấm gây bệnh trên hạt lúa bao gồm Pyricularia oryzae, Trichoconis padwickii, Nigrospora oryzae, Fusarium sp., Alternaria sp., Curvularia lunata, Cercospora oryzae, Diplodina sp., Helminthosporium oryzae, Trichothecium sp. và Tilletia barclayana. Nguyễn Thanh Nam (2012) đã giám định được 14 loại nấm gây lem lép hạt trên lúa tại tỉnh Hậu Giang trong vụ hè thu 2011 và Đông Xuân 2011-2012, bao gồm Pyricularia oryzae, Fusarium moniliforme, Bipolaris oryzae, Alternaria padwickii, Curvularia spp., Trichothecium sp., Pinatubo oryzae, Sarocladium oryzae, Ustilaginoides virens, Tilletia barclayana, Nigrospora sp., Aspergillus sp., Penicilium sp. và Rhizopus sp.. Theo kết quả giám định thành phần nấm gây hại trên lúa tại Cần Thơ trong vụ Đông Xuân 2011-2012 của Võ Thị Yến Nhi (2012) đã ghi nhận được 16 loại nấm gây hại, gồm có Bipolaris oryzae, Trichoconis padwickii, Fusarium moniliforme, Tilletia barclayana, Ustilaginoides virens, Curvularia spp., Nigrospora sp., Pinatubo oryzae, Trichothecium sp., Aspergillus spp., Penicilium 6 spp., Rhizopus sp., Pithomyces sp., Tetraploa aristata, Myrothecium sp. và Acremonium sp. 1.3 ĐẶC ĐIỂM VỀ CÁC LOÀI NẤM GÂY HẠI TRÊN LÚA 1.3.1 Curvularia sp. Là tác nhân gây bệnh vết nâu trên lúa. Chi Curvularia thuộc bộ Moniliales, lớp Deuteromycetes (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998). Đặc điểm của nấm: Theo Mew và Gonzales (2002), sợi nấm có vách ngăn, phân nhánh, hơi đục đến nâu sáng, trong một số trường hợp có màu nâu đậm. Đính bào đài màu nâu đậm, không phân nhánh, có vách ngăn, đôi khi bị cong và thắt lại ở đầu. Bào tử nấm: màu nâu đậm, hình thuyền, đỉnh tròn, vách nhẵn, màu nâu sáng đến nâu đậm, với ba vách ngăn; tế bào thứ 2 lớn hơn các tế bào 1, 3, 4; bào tử cong lại ở tế bào thứ 2. Kích thước 16,33-24,84 µm × 7,36-13,34 µm (PDA); 17,48-27,37 µm × 8,28-13,11 µm (PSA) và 15,64-26,91 µm × 7,36-12,65 µm (MEA). 1.3.2 Fusarium sp. Nấm thuộc bộ Moniliales, lớp Deuteromycetes (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998). Đặc điểm của nấm: Sợi nấm không màu, có vách ngăn. Đính bào đài tạo tiểu bào tử: mọc đơn, ở bên hông các sợi nấm khí sinh, hình dùi, thon dần về phía đỉnh. Đính bào đài tạo đại bào tử: gồm một tế bào đáy có 2-3 ngăn. Tiểu bào tử: trong suốt, hình thoi, hình trứng hoặc hình chùy, hơi dẹt ở hai đầu; một hoặc hai tế bào; có thể phát triển đơn hoặc thành chuổi. Kích thước: 2,53-16,33 µm × 2,30-5,75 µm (PDA); 5,06-14,26 µm × 1,61-4,83 µm (PSA) và 4,60-10,35 µm × 1,61-4,83 µm (OA, oatmeal agar). Đại bào tử: không màu, cong như hình lưỡi liềm hoặc gần như thẳng; vách mỏng; hai đầu nhọn, 3-5 vách ngăn, thường là 3 vách ngăn, hiếm khi có 6-7 vách ngăn. Kích thước: 18,86-40,71 µm × 2,76-4,60 µm (PDA); 16,10-35,42 µm × 2,07-4,60 µm (PSA) và 21,39-39,56 µm × 2,53-4,60 µm (OA) (Mew và Gonzales, 2002). 1.3.3 Pinatubo oryzae Là tác nhân gây bệnh thối hạt (Mew và Gonzales, 2002). Đặc điểm của nấm: Sợi nấm trong suốt, có vách ngăn. Đính bào đài đơn hoặc phân nhánh, ngắn, phân nhánh với mấu dạng răng nhỏ ở phần tận cùng. Bào tử: hình bầu dục kéo dài, 1-2 tế bào, rất ít 3 tế bào, nhọn ở phần gốc và tròn ở đỉnh, không màu. Kích thước: 5,75-12,88 µm × 2,70-6,21 µm (PDA); 5,75-12,88 µm × 2,76-5,95 µm (PSA) và 5,75-11,73 µm × 2,53-5,06 µm (MEA) (Mew và Gonzales, 2002). 7 1.3.4 Trichoconis padwickii Là tác nhân gây bệnh đốm vòng trên lúa. Nấm thuộc bộ Moniliales, lớp Deuteromycetes (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998). Đặc điểm của nấm: Sợi nấm có vách ngăn, phân nhánh, không màu khi còn non, chuyển thành vàng cam khi trưởng thành, sợi nấm phân nhánh vuông góc. Bào tử thẳng, hình dạng thay đổi với phần roi phụ dài, phần đầu có 3-5 vách ngăn, vách dầy, tế bào thứ 2 tính từ gốc có kích thước lớn hơn các tế bào còn lại. Kích thước là 81,42-225,40 µm tính cả phần đuôi, bề ngang rộng nhất là 11,96-23,46 µm và bề rộng nhất của phần đuôi 2,99-5,52 µm (PSA) (Mew và Gonzales, 2002). 1.3.5 Tilletia barclayana Là tác nhân gây bệnh than đen trên lúa. Nấm thuộc lớp nấm đảm Basidiomycetes, bộ Ustilaginales (Cao Ngọc Điệp và Nguyễn Văn Thành, 2010). Đặc điểm của nấm: Bào tử hình cầu đến gần giống hình cầu, nâu nhạt đến nâu đậm với gai nhọn và kích thước: 22,5-26,0 µm × 18,0-22,0 µm (Mew và Gonzales, 2002). Theo Võ Thanh Hoàng (1993), bào tử có hình khối cầu, vách dày, màu nâu sậm, phủ nhiều gai dễ thấy. Gai trong suốt hay có màu nhạt, đầu nhọn, hơi cong, dài 2,5-4,0 µm. 1.3.6 Nigrospora sp. Là tác nhân gây bệnh chấm nâu và đốm hạt (Ou, 1972). Nấm thuộc bộ Moniliales, lớp Deuteromycetes (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998). Đặc điểm của nấm: Sợi nấm màu nâu sáng, không phân nhánh, có vách ngăn. Đính bào đài ngắn, mọc đơn. Bào tử hình cầu, nhẵn, bóng, có màu đen, 1 tế bào, được tạo ra riêng rẻ ở đỉnh đính bào đài. Kích thước: 10,35-13,80 µm × 12,19-15,64 µm (PDA); 9,89-15,41 µm × 11,96-15,87 µm (PSA) và 10,12-14,72 µm × 10,1216,10 µm (MEA) (Mew và Gonzales, 2002). 1.3.7 Acremonium sp. Nấm thuộc lớp Moniliales, ngành Deuteromycetes (Barnett và Hunter, 1998). Đặc điểm của nấm: Cuống bào tử đính và thể bình mảnh khảnh, hầu hết mọc đơn. Bào tử trong suốt, đơn bào. Một số loài gây héo mạch dẫn. Tiểu bào tử của một số loài giống với tiểu bào tử của Fusarium (Barnett và Hunter, 1998). Bào tử nấm dạng hình trụ, trong suốt, tương đối đồng nhất, các bào tử nhỏ tập hợp thành một khối dạng hình cầu ở đỉnh ngọn của sợi nấm, bắt màu xanh của thuốc nhuộm cotton blue. Các bào tử nhỏ này nối tiếp liên tục với nhau trông giống như những bào tử lớn duy nhất dạng hình cầu, nhưng thực chất là sự nối tiếp liên tục giữa các bào tử nhỏ với nhau chứ không kết nối (Nguyễn Thị Nhường, 2012). 8 1.3.8 Penicilium sp. Nấm thuộc họ Eurotiaceae, bộ Eurotiales, lớp Plectomycetes (Cao Ngọc Điệp và Nguyễn Văn Thành, 2010). Đặc điểm của nấm: Khuẩn ty phân nhánh, nhiều khuấn ty có vách ngăn ngang và ngay chính khuẩn ty này có khả năng hấp thu chất dinh dưỡng để tạo ra cọng bào tử và đính bào tử. Mỗi tế bào thường có một nhân, nhưng nhiều khi tế bào có nhiều hơn một nhân, mỗi đoạn khuẩn ty có thể phát triển thành sợi khuẩn ty mới (Cao Ngọc Điệp và Nguyễn Văn Thành, 2010). Bào tử đính thường được sinh ra từ các thể bình của một cuống được sinh ra ở những sợi nấm riêng lẻ. Bào tử đính đơn bào, dạng hình cầu hoặc tròn, trong suốt hoặc hơi sậm màu khi hiện diện với số lượng nhiều bào tử (Barnett và Hunter, 1998). 1.3.9 Aspergillus sp. Nấm thuộc họ Eurotiaceae, bộ Eurotiales, lớp Plectomycetes (Cao Ngọc Điệp và Nguyễn Văn Thành, 2010). Đặc điểm của nấm: cành bào tử thẳng đứng, đơn bào, cuối cành bào tử có hình cầu hoặc hình chùy, mang thể bình ở đỉnh hoặc toàn bộ bề mặt. Bào tử đơn bào, hình cầu, màu sắc thường khác nhau tùy theo loài, bào tử mọc thành dạng chuỗi (Barnett và Hunter, 1998). 1.3.10 Chaetomium globosus Đặc điểm của nấm: Theo Nguyễn Thị Nhường (2012), nấm có quả thể hình cầu, xung quanh được bao bởi rất nhiều phụ bộ, bên trong quả thể chứa rất nhiều bào tử rất nhỏ, mịn, trong suốt có dạng như hạt cát. Bào tử có dạng hình elip, có màu nâu sậm, không có vách ngăn. Đường kính trung bình của bào tử là 8,75µm (Lâm Chí Tâm, 2012). Sợi nấm có vách ngăn, trong suốt. Quả nang tròn, hình bầu dục, có màu ôliu, nâu hoặc đen, bao quanh những sợi dài, xoắn hoặc thẳng đứng, phần phụ dạng sợi. Nang có bào tử hình bầu dục hoặc hình quả chanh, đơn bào, thường có màu nâu (Nguyễn Thị Ngọc Vẹn, 2012). Quả thể dạng chai, màu đen, đường kính 150-200 µm, sợi nấm nối vào nhau; Nang bào tử phát triển rất nhanh sau 1-2 tuần, dạng hình cầu, rộng hình trái xoan hoặc nhọn, ít khi dài 8-10 µm, vách nhẵn. Bào tử đính thường ít phát triển (Pitt và Hocking, 2009). 1.3.11 Bipolaris oryzae Là tác nhân gây bệnh đốm nâu trên lúa. Nấm thuộc bộ Moniliales, lớp Deuteromycetes (Trần Văn Hai, 1999). Giai đoạn sinh sản hữu tính là Ophiobolus miyabeanus Ito và Kuribayashi thuộc ngành Ascomycetes (Vũ Triệu Mân, 2007). 9 Đặc điểm của nấm: Sợi nấm màu xám đến xám sậm hơi xanh, co vách ngăn. Đính bào đài có vách ngăn, mọc đơn hoặc thành từng cụm, thẳng hoặc hơi cong, thỉnh thoảng cong quặp, màu nâu nhạt đến nâu, mang bào tử ở đỉnh. Bào tử màu nâu sậm đến màu nâu ô liu, thẳng hoặc hơi cong. Bào tử lớn nhất có thể đến 13 vách ngăn. Đối với bào tử có 5-9 vách ngăn: kích thước 39,56-101,89 µm × 11,96-16,10 µm (PDA); bào tử có 4-11 vách ngăn: kích thước 43,47-101,43 µm × 12,19-16,10 µm (PSA) và bào tử có 5-11 vách ngăn: kích thước 59,80-106,03 µm × 10,12-16,33 µm (Mew và Gonzales, 2002). 1.3.12 Phoma sorghina Đặc điểm của nấm: Sợi nấm màu nâu đậm, có vách ngăn, phân nhánh. Túi đài màu nâu sẫm, hình cầu, có miệng nhỏ nhô ra. Bào tử thuôn có đế hình trứng, không màu, đơn bào. Kích thước là 2,99-6,21 µm × 1,84-3,68 µm (PDA); 3,68-8,74 µm ×1,84-7,59 µm (PSA) và 3,45-6,67 µm × 1,38-4,60 µm (MEA) (Mew và Gonzales, 2002). 1.4 ĐẶC ĐIỂM CỦA HAI GIỐNG LÚA 1.4.1 Giống OM6976 Theo Trần Thị Cúc Hòa (2010), giống lúa có thời gian sinh trưởng đối với lúa sạ là 95-97 ngày, lúa cấy là 100-103 ngày. Chiều cao cây 100-110 cm. Năng suất trung bình có thể đạt 9 tấn/ha. Chống chịu rầy nâu và bệnh đạo ôn tốt, chống chịu trung bình với bệnh vàng lùn, khả năng chịu phèn khá tốt. Cây có dạng hình đẹp, rất cứng, khả năng đẻ nhánh khỏe, bông to, chùm, đóng hạt dầy, hơi dai hạt. Hạt gạo thon dài, hơi bị bạc bụng, gạo có hàm lượng sắt cao. Hàm lượng amylose: 24-25%, cơm hơi mềm khi để nguội. Trọng lượng 1000 hạt: 25-26 g. 1.4.2 Giống OM4218 Giống lúa có thời gian sinh trưởng từ 90-95 ngày. Chiều cao cây: 85-90 cm. Năng suất bình quân: 6-8 tấn/ha; thích nghi cả 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu. Hơi nhiễm bệnh cháy lá (cấp 3), nhiễm rầy nâu (cấp 5-7). Cây có khả năng đẻ nhánh khá, dạng hình còn phân ly; bông dài, khoe, lá cờ nhỏ, ngắn. Hạt gạo dài, trong, vỏ trấu mỏng. Trọng lượng 1.000 hạt: 25,1 g (Giống Đồng Tháp, 2009). 10 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM 2.1.1 Dụng cụ thí nghiệm - Đĩa pêtri, giấy thấm, kẹp gấp, băng keo, giấy, phiếu điều tra, bao giấy, viết… 2.1.2 Vật liệu thí nghiệm - Các mẫu lúa được thu thập ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang trong vụ Thu Đông 2012. - Giống lúa: OM6976 và OM4218. Đây là hai giống lúa chủ lực và được trồng phổ biến tại địa phương (Kết quả điều tra khảo sát thực tế tại địa phương). 2.1.3 Thiết bị thí nghiệm - Kính hiển vi, kính soi nổi, tủ úm, lame, lamelle, nước cất, hóa chất… 2.1.4 Địa điểm thí nghiệm Điều tra tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Thí nghiệm xác định nấm gây hại trên hạt lúa được thực hiện tại phòng thí nghiệm Nedo và khu vực nhà lưới của Bộ môn Bảo vệ Thực vật. Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng. Trường Đại học Cần Thơ từ tháng 12 năm 2012 đến tháng 07 năm 2013. 2.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 2.2.1 Điều tra tình hình bệnh lem lép hạt Điều tra theo Phiếu điều tra đã được chuẩn bị sẵn. (xem thêm phụ chương) 2.2.2 Thu thập mẫu bệnh Các mẫu lúa được thu thập trực tiếp trên ruộng lúa ở các cánh đồng tiếp giáp nhau tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang trong vụ Thu Đông 2012, sau đó hông khô cho vào bao giấy và tồn trữ trong tủ lạnh cho đến khi quan sát. Cách thu mẫu trên ruộng lúa: mỗi ruộng thu một mẫu, mỗi mẫu thu ngẫu nhiên 20-30 bông lúa có triệu chứng lem và lép hạt theo quy tắc 2 đường chéo góc. 2.2.3 Phương pháp xác định thành phần nấm gây hại trên hạt lúa  Nguyên tắc giám định 11 Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 60 nghiệm thức với 4 lần lặp lại, mỗi nghiệm thức là bốn đĩa petri. Bố trí 25 hạt lúa/đĩa petri. Thu 60 mẫu lúa gồm 2 giống mỗi giống 30 mẫu, một mẫu ứng với 4 lần lặp lại, tức là một mẫu ủ 100 hạt. Do vậy, 30 mẫu tương ứng với 3000 hạt/1 giống lúa. Nấm được định danh dựa vào các đặc điểm sợi nấm, đính bào đài và bào tử.  Các bước xác định nấm gây hại: Bước 1: Mô tả triệu chứng và tìm mầm bệnh trong mô bệnh trên hạt bằng phương pháp ủ hạt trên đĩa petri theo phương pháp chuẩn Blotter (ISTA, 1985) và đặt dưới ánh sáng đèn néon. Cách ủ hạt: mỗi mẫu lúa chọn ngẫu nhiên 100 hạt lúa và chia đều vào bốn đĩa petri có lót giấy thấm tẩm nước cất vô trùng, 25 hạt lúa với khoảng cách đều nhau (Hình 2.1). Sau đó đĩa petri được đặt vào tủ úm ở nhiệt độ 300C, ẩm độ >95% khoảng 2-3 ngày. Tiếp tục đặt đĩa petri dưới ánh sáng đèn neon khoảng 5-7 ngày, nhiệt độ 220C với chu kỳ 12 giờ chiếu sáng và 12 giờ tối xen kẻ để nấm tạo bào tử. Hình 2.1 Cách ủ hạt lúa theo phương pháp Blotter Bước 2: Định danh mầm bệnh Quan sát tác nhân gây bệnh dưới kính soi nổi: hạt lúa sau khi ủ dưới ánh sáng đèn néon khoảng 2-4 ngày, đem quan sát dưới kính soi nổi để ghi nhận màu sắc và cách mọc của từng loài nấm, tiến hành chụp hình ổ nấm, cách mọc của sợi nấm trên hạt lúa. Quan sát dưới kính hiển vi và xác định tên nấm gây bệnh Hạt lúa sau khi ủ dưới ánh sáng đèn néon khoảng 5-7 ngày, tiến hành làm tiêu bản và quan sát dưới kính hiển vi để mô tả hình dạng, màu sắc của sợi nấm, bào tử, đính bào đài, đồng thời ghi nhận tần số xuất hiện của từng loại nấm. 12 Xác định tên nấm gây bệnh: dựa vào khóa phân loại nấm của Barnett và Hunter (1998), tài liệu “A Manual of Rice Seed Health Testing” của Mew và Misra (1994), “A handbook of rice seedborne fungi” của Mew và Gonzales (2002) và các tài liệu liên quan đã báo cáo khác. 2.2.4 Xác định tần số xuất hiện của từng loại nấm gây bệnh trên hạt lúa Ghi nhận thành phần nấm và tần số xuất hiện của nấm trên hạt bằng phương pháp ủ hạt dưới ánh sáng đèn néon. Tính tần suất của các loài nấm trong một vụ bằng công thức sau: Số hạt xuất hiện 1 loài nấm của 1 giống Tần suất (%) × = 100 Tổng số hạt quan sát của 1 giống Tần số xuất hiện của từng loại nấm trên hai giống lúa sẽ được xử lý thống kê bằng phần mềm Mstatc, với 30 lặp lại (mỗi lặp lại là 1 mẫu lúa thu tại 1 ruộng), quan sát 100 hạt lúa trong 1 lặp lại. 13 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 PHẦN ĐIỀU TRA NGOÀI ĐỒNG Tình hình canh tác lúa được tiến hành điều tra và thu mẫu bệnh ở 60 hộ nông dân ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang (30 hộ trồng giống lúa OM6976 và 30 hộ trồng giống lúa OM4218). Kết quả điều tra ở bảng 3.1 cho thấy độ tuổi của nông dân được ghi nhận từ 23-71 tuổi. Đối với nông dân trồng giống lúa OM6976, số hộ canh tác chiếm tỷ lệ cao nhất ở độ tuổi 36-50 (56,67%), đây là độ tuổi có sức lao động tốt; kế đến là độ tuổi 23-35 (23,33%) và thấp nhất là độ tuổi trên 50 (20,0%). Đối với nông dân trồng giống lúa OM4218, số hộ canh tác chiếm tỷ lệ cao nhất ở độ tuổi 36-50 (50,0%), tiếp theo là độ tuổi 23-35 (36,67%) và thấp nhất là độ tuổi trên 50 (13,33%). Bảng 3.1 Tuổi của nông dân OM6976 OM4218 Tuổi Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) 23-35 7 23,33 11 36,67 36-50 17 56,67 15 50,0 51-71 6 20,0 4 13,33 Tổng cộng 30 100 30 100 Dựa vào bảng 3.2, kết quả đã ghi nhận nông dân có nhiều kinh nghiệm trong canh tác lúa, theo điều tra thì nông dân có kinh nghiệm trồng nhiều nhất là 35 năm và ít nhất là 1 năm (vì mới chuyển từ trồng màu sang trồng lúa). Đối với nông dân trồng giống lúa OM6976, nông dân có kinh nghiệm trồng chiếm tỷ lệ cao nhất là 10-20 năm (53,33%), kế đến là < 10 năm (26,67%) và chiếm tỷ lệ thấp nhất là > 20 năm (20,0%). Đối với nông dân trồng giống lúa OM4218, có kết quả tương tự như giống lúa trên, tỷ lệ lần lượt là 70,0%; 23,3% và 6,67%. 14 Bảng 3.2 Kinh nghiệm trồng lúa của nông dân OM6976 OM4218 Thời gian (năm) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) < 10 8 26,67 7 23,33 10-20 16 53,33 21 70,0 > 20 6 20,0 2 6,67 Tổng cộng 30 100 30 100 Qua kết quả bảng 3.3 ta thấy, nông dân có diện tích trồng tối thiểu là 0,2 ha và tối đa là 7 ha. Đối với nông dân trồng giống lúa OM6976, nông dân có diện tích trồng chiếm tỉ lệ cao nhất là 1-2 ha (56,67%), kế đến là < 1 ha (33,33%) và ít nhất là > 2 ha (10,0%). Đối với nông dân trồng giống lúa OM4218, nông dân có diện tích trồng chiếm tỉ lệ cao nhất là < 1 ha (43,34%), tiếp theo là 1-2 ha (33,33%) và cuối cùng là > 2 ha (23,33%). Bảng 3.3 Diện tích trồng lúa của nông dân OM6976 OM4218 Diện tích (ha) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) 2 3 10,0 7 23,33 Tổng cộng 30 100 30 100 Theo kết quả điều tra ở bảng 3.4 ta thấy, lượng hạt giống nông dân sử dụng cho 1000m2 tối thiểu là 14 kg và tối đa là 30 kg. Đối với giống OM6976, mật độ sạ cao nhất là 20-24 kg (50,0%), kế tiếp là 14-19 kg (43,33%) và thấp nhất là 25-30 kg (6,67%). Theo khuyến cáo của Trần Thị Cúc Hòa (2010), mật độ sạ thích hợp cho giống OM6976 là 100-120 kg/ha, nông dân đã sử dụng lượng giống vượt mức quy 15 định. Đối với giống OM4218, mật độ sạ chiếm tỷ lệ lần lượt là 56,67% (14-19 kg); 43,33% (20-24 kg). Theo khuyến cáo lượng hạt giống cần cho mỗi ha tùy loại đất, giống lúa, tỉ lệ nảy mầm của hạt và mùa vụ gieo trồng, trung bình từ 100-150 kg/ha (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Nhưng do điều kiện địa hình, thời tiết và cách thức canh tác riêng của mỗi nông dân nên đa dạng về mật độ sạ. Kết quả ghi nhận ở cả hai giống lúa, chỉ có khoảng 50% số hộ nông dân được điều tra gieo sạ theo mật độ khuyến cáo. Số hộ còn lại gieo sạ theo mật độ cao hơn khuyến cáo. Việc gieo sạ với mật độ cao là một trong các yếu tố canh tác có thể góp phần làm tăng tỉ lệ bệnh lem lép hạt (Reissig và ctv., 1993). Bảng 3.4 Mật độ sạ lúa của nông dân OM6976 Mật độ sạ OM4218 (kg/1000m2) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) 14-19 13 43,33 17 56,67 20-24 15 50,0 13 43,33 25-30 2 6,67 0 0 Tổng cộng 30 100 30 100 Kết quả điều tra (bảng 3.5) ghi nhận thời điểm rút nước trước khi thu hoạch là 10-20 ngày. Đối với giống OM6976, thời điểm < 15 ngày chiếm tỷ lệ cao nhất (53,33%), kế đến là 15 ngày (40,0%) và còn lại là > 15 ngày chiếm 6,67%. Đối với giống OM4218, chiếm tỷ lệ cao nhất là thời điểm 15 ngày (60,0%), tiếp theo là < 15 ngày (23,33%) và cuối cùng là > 15 ngày (16,67%). Bảng 3.5 Thời điểm rút nước trước khi thu hoạch OM6976 Thời điểm OM4218 rút nước (ngày) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) < 15 16 53,33 7 23,33 15 12 40,0 18 60,0 > 15 2 6,67 5 16,67 Tổng cộng 30 100 30 100 16 Nhện gié có thể gây hại cho lúa ở mọi giai đoạn từ khi gieo mạ đến trổ chín và trên mọi bộ phận của cây lúa như bẹ lá, gân lá, gié lúa và trong hạt lúa. Khi lúa còn nhỏ nhện gié chích hút bên ngoài bẹ hoặc vị trí tiếp giáp giữa bẹ và thân cây. Đến giai đoạn lúa làm đòng nhện gié đục vào bên trong và sống ở khoang mô bẹ lá và gân lá. Khi lúa trổ chín, nhện gié gây hại trên nhiều bộ phận như bẹ lá, gân lá, thân, bông và trên hạt. Khi mật số cao chúng bò lên bông lúa và chích hút cuống bông, cuống gié và bông lúa trước khi trổ. Trong thời kỳ làm đòng lúa bị nhện gié tấn công mạnh sẽ làm cây lúa thiếu dinh dưỡng dẫn đến lúa không trổ thoát, hạt bị biến dạng méo mó, lép lửng nhiều, màu nâu đen lốm đốm hoặc thâm đen đều trên cả hạt (Ngân hàng kiến thức trồng lúa, 2012). Ngoài ra, nhện gié còn tạo các vết thương cơ giới, là điều kiện thuận lợi cho một số loài nấm và vi khuẩn xâm nhập và phát triển (Reissig và ctv., 1993). Do đó, khi điều tra về bệnh lem lép hạt cần tìm hiểu sự xuất hiện của nhện gié. Kết quả bảng 3.6 cho thấy, sự xuất hiện nhện gié ở cả hai giống lúa đều chiếm tỷ lệ cao lần lượt là 66,67%; 56,67% và còn lại là tỷ lệ không xuất hiện nhện gié (do nông dân đã phun thuốc phòng ngừa nhện gié vào đầu vụ). Tỷ lệ nhện gié cao ở ruộng lúa có thể là một trong các yếu tố làm lây lan các nguồn nấm gây hại hạt lúa, làm tăng tỷ lệ hạt lúa bị lem lép hạt ở cuối vụ lúa. Bảng 3.6 Sự xuất hiện của nhện gié trên đồng ruộng OM6976 OM4218 Nhện gié Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Có 20 66,67 17 56,67 Không 10 33,33 13 43,33 Tổng cộng 30 100 30 100 Theo kết quả điều tra (bảng 3.7), lượng phân N nông dân bón từ lúc lúa bắt đầu trổ là 1,38-8,28 kg/1000m2. Đa số nông dân sử dụng phân urê bón cho lúa. Đối với giống OM6976, lượng phân N chiếm tỷ lệ cao nhất là 1,4-2,3 kg (70,0%), kế đến là 3,2-5,5 kg (26,67%) và cuối cùng là 6,0-8,3 kg (3,33%). Đối với giống OM4218, tương tự với giống lúa trên với tỷ lệ lần lượt là 43,33%; 40,0% và 16,67%. 17 Bảng 3.7 Lượng phân N nông dân bón từ lúc lúa bắt đầu trổ OM6976 Lượng phân N OM4218 (kg/1000m2) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) 1,4-2,3 21 70,0 13 43,33 3,2-5,5 8 26,67 12 40,0 6,0-8,3 1 3,33 5 16,67 Tổng cộng 30 100 30 100 Lượng phân K2O (bảng 3.8) nông dân bón từ lúc lúa bắt đầu trổ là khoảng 1,2-10,2 kg/1000m2, theo điều tra có một vài hộ không sử dụng phân K2O để bón cho lúa trong giai đoạn này. Đối với giống OM6976, lượng phân K2O chiếm tỷ lệ cao nhất là 1,2-3,0 kg/1000m2 (76,67%), kế đến là 3,6-6,0 kg/1000m2 (16,67%). Đối với giống OM4218, kết quả tương tự như giống lúa trên với tỷ lệ lần lượt là 40,0%; 33,33% và 13,33%. Bảng 3.8 Lượng phân K2O nông dân bón từ lúc lúa bắt đầu trổ OM6976 Lượng phân K2O OM4218 (kg/1000m2) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) 1,2-3,0 23 76,67 12 40,0 3,6-6,0 5 16,67 10 33,33 7,2-10,2 0 0 4 13,33 Theo điều tra được ghi nhận từ nông dân ở bảng 3.9, bệnh cháy bìa lá và bệnh lem lép hạt là hai bệnh quan trọng và gây hại nặng, bệnh đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông cũng quan trọng nhưng ít gây hại nặng vì nông dân đã phòng ngừa ngay từ đầu vụ. Bệnh lem lép hạt hiện diện nhiều trên giống lúa OM6976. Bệnh vàng lá chín sớm và bệnh đốm vằn chỉ hiện diện rải rác ở một số ruộng. 18 Bảng 3.9 Các loại bệnh hại trên lúa OM6976 OM4218 Các loại bệnh hại Số hộ Tỷ lệ trong 30 hộ (%) Số hộ Tỷ lệ trong 30 hộ (%) Cháy bìa lá 30 100 30 100 Đốm nâu 4 13,33 1 3,33 Đạo ôn lá 7 23,33 10 33,33 Đạo ôn cổ bông 5 16,67 4 13,33 Lem lép hạt 19 63,33 4 13,33 Vàng lá chín sớm 1 3,33 0 0 Đốm vằn 0 0 2 6,67 Các loại nông dược được nông dân sử dụng phổ biến nhất đó là Tilt super 300EC, Amistar top 325SC, Anvil 5SC để phòng và trị một số bệnh quan trọng như lem lép hạt, đạo ôn, đốm vằn và vàng lá chín sớm. Các loại thuốc đặc trị đạo ôn như: Vista 72.5WP, Bim 800WP, Kasai-S 92SC , Nativo 750WP, Bendazol 50WP, Filia 525SE. Các thuốc đặc trị vi khuẩn như: Basu 250WP, Anti-xo 200WP, Sasa 25WP, Kasumin 2L, Starner 20WP, Avalon 8WP, Physan 20L. Các loại thuốc trừ lem lép hạt như: Anvil 5SC và Nativo 750WP. Thuốc trị bệnh vàng lá chín sớm như: Ridomil Gold 68WP (bảng 3.10). Bảng 3.10 Các loại nông dược nông dân sử dụng trên đồng ruộng OM6976 OM4218 Các loại nông dược Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Tilt super 300EC 17 56,67 19 63,33 Amistar top 325SC 7 23,33 19 63,33 Basu 250WP 1 3,33 9 30,0 Nativo 750WG 5 16,67 6 20,0 19 Bendazol 50WP 2 6,67 0 0 Anvil 5SC 12 40,0 7 23,33 Anti-xo 200WP 4 13,33 3 10,0 Ridomil Gold 68WP 1 3,33 1 3,33 Vista 72.5WP 2 6,67 3 10,0 Filia 525SE 3 10,0 8 26,67 Aliette 80WP 3 10,0 0 0 Bim 800WP 6 20,0 2 6,67 Kasai-S 92SC 1 3,33 0 0 Help 400SC 2 6,67 0 0 Triazole 50WP 2 6,67 0 0 Sasa 25WP 6 20,0 0 0 Antracol 70WP 2 6,67 0 0 Avalon 8WP 1 3,33 1 3,33 Physan 20L 1 3,33 0 0 Starner 20WP 0 0 2 6,67 Kasumin 2L 0 0 2 6,67 20 Bảng 3.11 Tóm tắt các yếu tố điều tra nông dân OM9676 OM4218 Tuổi 36-50 36-50 Kinh nghiệm trồng (năm) 10-20 10-20 1-2 [...]... canh tác có thể tác động đến tỷ lệ bệnh lem lép hạt Kết quả nghiên cứu sẽ giúp người nông dân tại địa phương nâng cao năng suất và chất lượng nông sản, ổn định cuộc sống Vì vậy, đề tài Điều tra hiện trạng canh tác và xác định thành phần nấm hiện diện trên hạt của hai giống lúa tại huyện Châu Phú- tỉnh An Giang đã được thực hiện nhằm mục tiêu: (1) Điều tra kĩ thuật canh tác trên hai giống lúa OM6976 và. .. khác 2.2.4 Xác định tần số xuất hiện của từng loại nấm gây bệnh trên hạt lúa Ghi nhận thành phần nấm và tần số xuất hiện của nấm trên hạt bằng phương pháp ủ hạt dưới ánh sáng đèn néon Tính tần suất của các loài nấm trong một vụ bằng công thức sau: Số hạt xuất hiện 1 loài nấm của 1 giống Tần suất (%) × = 100 Tổng số hạt quan sát của 1 giống Tần số xuất hiện của từng loại nấm trên hai giống lúa sẽ được... pháp xác định thành phần nấm gây hại trên hạt lúa 11 2.2.4 Xác định tần số xuất hiện của từng loại nấm gây bệnh trên hạt lúa 13 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 14 3.1 PHẦN ĐIỀU TRA NGOÀI ĐỒNG 14 3.2 THÀNH PHẦN VÀ TẦN SỐ XUẤT HIỆN CỦA NẤM GÂY HẠI TRÊN HẠT TRÊN HAI GIỐNG LÚA OM6976 VÀ OM4218 22 CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO 29 ix DANH MỤC... canh tác trên hai giống lúa OM6976 và OM4218 tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang; (2) So sánh thành phần và tần số xuất hiện của các loại nấm gây hại trên hai giống lúa OM6976 và OM4218 trong vụ Thu Đông 2012 tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang 1 CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1 SƠ LƯỢC VỀ BỆNH LEM LÉP HẠT Lem lép hạt lúa là tên gọi để chỉ chung hiện tượng hạt lúa có vỏ trấu sậm màu biến đổi từ màu nâu đến... bằng phần mềm Mstatc, với 30 lặp lại (mỗi lặp lại là 1 mẫu lúa thu tại 1 ruộng), quan sát 100 hạt lúa trong 1 lặp lại 13 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 PHẦN ĐIỀU TRA NGOÀI ĐỒNG Tình hình canh tác lúa được tiến hành điều tra và thu mẫu bệnh ở 60 hộ nông dân ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang (30 hộ trồng giống lúa OM6976 và 30 hộ trồng giống lúa OM4218) Kết quả điều tra ở bảng 3.1 cho thấy độ tuổi của. .. OM4218 Đây là hai giống lúa chủ lực và được trồng phổ biến tại địa phương (Kết quả điều tra khảo sát thực tế tại địa phương) 2.1.3 Thiết bị thí nghiệm - Kính hiển vi, kính soi nổi, tủ úm, lame, lamelle, nước cất, hóa chất… 2.1.4 Địa điểm thí nghiệm Điều tra tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang Thí nghiệm xác định nấm gây hại trên hạt lúa được thực hiện tại phòng thí nghiệm Nedo và khu vực nhà lưới của Bộ môn... để nấm tạo bào tử Hình 2.1 Cách ủ hạt lúa theo phương pháp Blotter Bước 2: Định danh mầm bệnh Quan sát tác nhân gây bệnh dưới kính soi nổi: hạt lúa sau khi ủ dưới ánh sáng đèn néon khoảng 2-4 ngày, đem quan sát dưới kính soi nổi để ghi nhận màu sắc và cách mọc của từng loài nấm, tiến hành chụp hình ổ nấm, cách mọc của sợi nấm trên hạt lúa Quan sát dưới kính hiển vi và xác định tên nấm gây bệnh Hạt lúa. .. đĩa petri Bố trí 25 hạt lúa/ đĩa petri Thu 60 mẫu lúa gồm 2 giống mỗi giống 30 mẫu, một mẫu ứng với 4 lần lặp lại, tức là một mẫu ủ 100 hạt Do vậy, 30 mẫu tương ứng với 3000 hạt/ 1 giống lúa Nấm được định danh dựa vào các đặc điểm sợi nấm, đính bào đài và bào tử  Các bước xác định nấm gây hại: Bước 1: Mô tả triệu chứng và tìm mầm bệnh trong mô bệnh trên hạt bằng phương pháp ủ hạt trên đĩa petri theo... cả trên hạt lúa có gạo và hạt lúa lép không có gạo ở giai đoạn cây lúa còn trên đồng ruộng trước khi thu hoạch (Ngân Hàng Kiến Thức Trồng Lúa, 2012) 1.1.1 Triệu chứng Hiện tượng bệnh lem lép hạt với biểu hiện là bông lúa có nhiều hạt lép và các đốm màu nâu đen và hồng trên vỏ hạt Các vết bệnh này làm vỏ hạt lúa biến màu tùy theo loại mầm bệnh gây hại Mầm bệnh có khả năng xâm nhiễm vào bên trong hạt lúa. .. chất hạt gạo, gây ảnh hưởng đến việc xuất khẩu lúa gạo trên thị trường thế giới Chính vì thế, quản lý tốt bệnh lem lép hạt trên lúa là vấn đề đang được địa phương đặt ra Để giải quyết tốt vấn đề này, trước hết, cần nghiên cứu thành phần tác nhân và loại nấm phổ biến gây hại hạt lúa sau thu hoạch tại địa phương, đồng thời tìm hiểu biện pháp canh tác của người dân tại địa phương, phân tích các yếu tố canh

Ngày đăng: 29/09/2015, 21:57

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • trang bìa.pdf (p.1-2)

  • luận văn hoàn chỉnh.pdf (p.3-50)

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan