điều tra bệnh hại trên cây bắp tại huyện bình tân và trà ôn vĩnh long và khảo sát hiệu quả của một số thuốc hóa học dịch trích thực vật đối với nấm helminthosporium turcium trong điều kiện in vitro

73 592 0
điều tra bệnh hại trên cây bắp tại huyện bình tân và trà ôn  vĩnh long và khảo sát hiệu quả của một số thuốc hóa học  dịch trích thực vật đối với nấm helminthosporium turcium trong điều kiện in vitro

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... tài: ĐIỀU TRA BỆNH HẠI TRÊN CÂY BẮP TẠI HUYỆN BÌNH TÂN VÀ TRÀ ÔN - VĨNH LONG VÀ KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ THUỐC HÓA HỌC - DỊCH TRÍCH THỰC VẬT ĐỐI VỚI NẤM HELMINTHOSPORIUM TURCIUM TRONG ĐIỀU KIỆN... CÂY BẮP TẠI HUYỆN BÌNH TÂN VÀ TRÀ ÔN - VĨNH LONG VÀ KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ THUỐC HÓA HỌC - DỊCH TRÍCH THỰC VẬT ĐỐI VỚI NẤM HELMINTHOSPORIUM TURCIUM TRONG ĐIỀU KIỆN IN VITRO Do sinh viên Phan... Vệ Thực Vật khóa 36 PHAN VĂN LẬP v PHAN VĂN LẬP, 2013.“ ĐIỀU TRA BỆNH HẠI TRÊN CÂY BẮP TẠI HUYỆN BÌNH TÂN VÀ TRÀ ÔN - VĨNH LONG VÀ KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC - DỊCH TRÍCH THỰC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG PHAN VĂN LẬP ĐIỀU TRA BỆNH HẠI TRÊN CÂY BẮP TẠI HUYỆN BÌNH TÂN VÀ TRÀ ÔN - VĨNH LONG VÀ KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ THUỐC HÓA HỌC - DỊCH TRÍCH THỰC VẬT ĐỐI VỚI NẤM HELMINTHOSPORIUM TURCIUM TRONG ĐIỀU KIỆN IN VITRO Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT Cần Thơ, 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT Tên đề tài: ĐIỀU TRA BỆNH HẠI TRÊN CÂY BẮP TẠI HUYỆN BÌNH TÂN VÀ TRÀ ÔN - VĨNH LONG VÀ KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ THUỐC HÓA HỌC - DỊCH TRÍCH THỰC VẬT ĐỐI VỚI NẤM HELMINTHOSPORIUM TURCIUM TRONG ĐIỀU KIỆN IN VITRO Giáo viên hướng dẫn: PGs. Ts. Trần Thị Thu Thủy ThS. Lê Thanh Toàn Cần Thơ, 2013 Sinh viên thực hiện: Phan Văn Lập MSSV: 3103625 Lớp: TT1073A1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT  Chứng nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài: ĐIỀU TRA BỆNH HẠI TRÊN CÂY BẮP TẠI HUYỆN BÌNH TÂN VÀ TRÀ ÔN - VĨNH LONG VÀ KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ THUỐC HÓA HỌC - DỊCH TRÍCH THỰC VẬT ĐỐI VỚI NẤM HELMINTHOSPORIUM TURCIUM TRONG ĐIỀU KIỆN IN VITRO Do sinh viên Phan Văn Lập thực hiện và đề nạp. Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét. Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2013 Cán bộ hƣớng dẫn ThS. Lê Thanh Toàn i TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT  Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sƣ Bảo Vệ Thực Vật với đề tài: ĐIỀU TRA BỆNH HẠI TRÊN CÂY BẮP TẠI HUYỆN BÌNH TÂN VÀ TRÀ ÔN - VĨNH LONG VÀ KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ THUỐC HÓA HỌC - DỊCH TRÍCH THỰC VẬT ĐỐI VỚI NẤM HELMINTHOSPORIUM TURCIUM TRONG ĐIỀU KIỆN IN VITRO Do sinh viên Phan Văn Lập thực hiện và bảo vệ trƣớc Hội đồng, ngày… tháng… năm 2013 Luận văn đã đƣợc Hội đồng đánh giá ở mức:………………..điểm Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG ……….………………………………………………… ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2013 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG DUYỆT KHOA NN & SHƢD CHỦ NHIỆM KHOA ii TIỂU SỬ CÁ NHÂN Họ và tên sinh viên: Phan Văn Lập Giới tính: Nam Ngày sinh: 05/09/1992 Dân tộc: Kinh Nơi sinh: Thị trấn Ba Chúc, Huyện Tri Tôn, An Giang. Quê quán: Tổ 12, Khóm An Hòa “B”, Thị trấn Ba Chúc, Huyện Tri Tôn, An Giang. Quá trình học tập: Năm 1999-2003: học tại trƣờng Tiểu Học “A” Ba Chúc. Năm 2003-2007: học tại trƣờng Trung Học Cơ Sở Thông Ba Chúc. Năm 2007-2010: học tại trƣờng Trung Học Phổ Thông Ba Chúc. Năm 2010-2014: học tại trƣờng Đại học Cần Thơ. Chuyên ngành Bảo Vệ Thực Vật, khóa 36, khoa Nông Nghiệp Và Sinh học Ứng dụng, trƣờng Đại học Cần Thơ. iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trƣớc đây. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Cần Thơ, ngày tháng năm 2013 Tác giả luận văn PHAN VĂN LẬP iv LỜI CẢM ƠN Kính dâng cha, mẹ suốt đời vì sự nghiệp tƣơng lai của con. Hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận đƣợc nhiều lời động viên từ ngƣời thân, sự quan tâm, giúp đỡ của thầy cô và bạn bè. Thành kính biết ơn thầy ThS. Lê Thanh Toàn và cô PGS.TS. Trần Thị Thu Thủy đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, hƣớng dẫn tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài tốt nghiệp. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy cố vấn học tập, quý thầy cô trong Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng – những ngƣời đã giảng dạy, truyền đạt nhiều kiến thức bổ ích trong suốt quá trình học tập. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến chị Nguyễn Thị Hàn Ni, các anh chị học viên cao học khóa 20 và các bạn trong phòng thí nghiệm Nedo đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Thân gửi đến các bạn thuộc lớp Bảo Vệ Thực Vật khóa 36. PHAN VĂN LẬP v PHAN VĂN LẬP, 2013.“ ĐIỀU TRA BỆNH HẠI TRÊN CÂY BẮP TẠI HUYỆN BÌNH TÂN VÀ TRÀ ÔN - VĨNH LONG VÀ KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC - DỊCH TRÍCH THỰC VẬT ĐỐI VỚI NẤM HELMINTHOSPORIUM TURCIUM TRONG ĐIỀU KIỆN IN VITRO”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sƣ ngành Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Trƣờng Đại học Cần Thơ, cán bộ hƣớng dẫn khoa học: ThS. Lê Thanh Toàn. TÓM LƯỢC Đề tài “Điều tra bệnh hại trên cây bắp tại huyện Bình Tân và Trà Ôn - Vĩnh Long và Khảo sát hiệu quả của một số loại thuốc hóa học - dịch trích thực vật đối với nấm Helminthosporium turcium trong điều kiện in vitro” đƣợc thực hiện từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 11 năm 2013 tại phòng thí nghiệm Phòng trừ sinh học, Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Trƣờng Đại Học Cần Thơ nhằm: (1) Điều tra về tình hình bệnh hại trên cây bắp tại một số xã thuộc hai huyện Bình Tân và Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Đồng thời ghi nhận một số kỹ thuật canh tác, cũng nhƣ những điều kiện liên quan có ảnh hƣởng đến tình hình bệnh hại trên ruộng; (2) Khảo sát hiệu quả của một số loại thuốc hóa học và dịch trích thực vật có hiệu lực cao đối với nấm Helminthosporium turcium gây bệnh đốm lá lớn trên cây bắp trong điều kiện in vitro. Kết quả điều tra ghi nhận có 7 loại bệnh hại trên cây bắp ở 30 hộ điều tra, bao gồm: bệnh sọc trắng lá do nấm Peronosclerospora sp., bệnh đốm lá lớn do nấm Helminthosporium turcium, bệnh đốm lá nhỏ do nấm Helminthosporium maydis, bệnh khô vằn do nấm Rhizoctonia solani, bệnh rỉ do nấm Puccinia sp., bệnh thối thân do vi khuẩn Erwinia carotovora và bệnh do virus. Đối với thí nghiệm khảo sát hiệu quả của một số loại thuốc hóa học, thuốc Tilt Super 300EC và Man 80WP đều có hiệu quả ức chế cao nhất. Đối với thí nghiệm khảo sát hiệu quả của một số loại dịch trích thực vật, dịch trích củ nghệ 8% có hiệu quả ức chế cao nhất. vi MỤC LỤC TIỂU SỬ CÁ NHÂN .............................................................................................. iii LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... iv LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... v TÓM LƢỢC ............................................................................................................ vi MỤC LỤC .............................................................................................................. vii DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ x DANH SÁCH BẢNG ............................................................................................. xi DANH SÁCH HÌNH.............................................................................................. xii MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU .................................................................. 2 1.1 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT BẮP TRONG NƢỚC VÀ CÔNG DỤNG CỦA BẮP ......................................................................................................................... 2 1.1.1 Tình hình sản xuất bắp trong nƣớc................................................................. 2 1.1.2 Công dụng của bắp ......................................................................................... 2 1.2 ĐẶC TÍNH THỰC VẬT .................................................................................. 3 1.1.2 Rễ ................................................................................................................... 3 1.2.2 Thân ................................................................................................................ 3 1.2.3 Lá .................................................................................................................... 3 1.2.4 Phát hoa .......................................................................................................... 3 1.3 KỸ THUẬT CANH TÁC ................................................................................. 4 1.3.1 Đất trồng......................................................................................................... 4 1.3.2 Thời vụ gieo trồng .......................................................................................... 4 1.3.3 Giống trồng .................................................................................................... 5 1.3.4 Phân bón ......................................................................................................... 5 1.3.5 Chăm sóc ........................................................................................................ 5 1.4 SƠ LƢỢC ĐIỀU KIỆN SINH THÁI ............................................................... 5 1.4.1 Nhiệt độ .......................................................................................................... 5 vii 1.4.2 Nƣớc và lƣợng mƣa........................................................................................ 6 1.4.3 Ánh sáng......................................................................................................... 6 1.5 SƠ LƢỢC NHỮNG NGHIÊN CỨU BỆNH HẠI ĐÃ BÁO CÁO .................. 6 1.6 SƠ LƢỢC CÁC LOẠI THUỐC HÓA HỌC VÀ DỊCH TRÍCH THỰC VẬT ......................................................................................................................... 9 1.6.1 Thuốc hóa học ................................................................................................ 9 1.6.1.1 Tilt Super 300EC......................................................................................... 9 1.6.1.2 Vicarben 50SC ............................................................................................ 9 1.6.1.3 Man 80WP ................................................................................................. 10 1.6.2 Dịch trích thực vật ......................................................................................... 10 1.6.2.1 Củ nghệ ...................................................................................................... 10 1.6.2.2 Lá sống đời ................................................................................................. 10 1.6.2.3 Cỏ hôi ......................................................................................................... 11 CHƢƠNG 2 PHƢƠNG TIỆN - PHƢƠNG PHÁP ................................................ 12 2.1 PHƢƠNG TIỆN ............................................................................................... 12 2.1.1 Thời gian và địa điểm.................................................................................... 12 2.1.2 Vật liệu thí nghiệm ........................................................................................ 12 2.2 PHƢƠNG PHÁP .............................................................................................. 13 2.2.1 Điều tra ngoài đồng ....................................................................................... 13 2.2.2 Khảo sát hiệu quả của một số loại thuốc hóa học và dịch trích thực vật đối với nấm Helminthosporium turcium gây bệnh đốm lá lớn in vitro........................ 13 2.2.2.1 Khảo sát hiệu quả của một số loại thuốc hóa học ...................................... 13 2.2.2.2 Khảo sát hiệu quả của một số loại dịch trích thực vật ............................... 14 CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ - THẢO LUẬN .............................................................. 17 3.1 PHẦN ĐIỀU TRA NGOÀI ĐỒNG ................................................................. 17 3.2 HIỆU QUẢ CỦA THUỐC HÓA HỌC VÀ DỊCH TRÍCH THỰC VẬT ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NẤM Helminthosporium turcium trong điều kiện in vitro ........................................................................................................................ 25 3.2.1 Đối với ba loại thuốc hóa học ....................................................................... 25 3.2.2 Đối với ba loại dịch trích thực vật................................................................. 31 viii 3.3.3 Tƣơng tác giữa thuốc hóa học và chủng nấm ............................................... 36 3.3.4 Tƣơng tác giữa dịch trích thực vật và chủng nấm......................................... 36 CHƢƠNG 4 KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ ................................................................... 39 4.1 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 39 4.2 ĐỀ NGHỊ ......................................................................................................... 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 40 PHỤ LỤC ix DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long TB: Trung bình DKKT: Đƣờng kính khuẩn ty GSDKT: giờ sau hi đ t hoanh huẩn ty Hel-BT: Chủng nấm Helminthosporium turcium ở Bình Tân Hel-TO: Chủng nấm Helminthosporium turcium ở Trà Ôn ctv: Cộng tác viên PDA: Môi trƣờng Potato Dextrose Agar NSG: Ngày sau gieo x DANH SÁCH BẢNG Bảng Tên bảng trang 1.1 Diện tích, năng suất và sản lƣợng bắp ở Việt Nam từ 2007 đến 2012 (sơ bộ) (Niên giám thống kê tóm tắt, 2012) ................................................. 2 2.1 Bảng đánh giá mức độ bệnh hại bắp ........................................................... 13 3.1 Tuổi của nông dân ....................................................................................... 17 3.2 Kinh nghiệm canh tác của nông dân ........................................................... 17 3.3 Diện tích canh tác ........................................................................................ 18 3.4 Chế độ canh tác của nông dân ..................................................................... 18 3.5 Khoảng cách giữa các hàng (cm) ................................................................ 18 3.6 Lƣợng phân nguyên chất (kg/ha) nông dân sử dụng................................... 19 3.7 Tỷ lệ % mức độ bệnh hại ............................................................................ 21 3.8 Các loại thuốc nông dân sử dụng ................................................................ 25 3.9 Đƣờng kính (mm) của khuẩn ty nấm Helminthosporium turcium ở thí nghiệm khảo sát hiệu quả của ba loại thuốc hóa học in vitro ..................... 27 3.10 Kết quả hiệu quả ức chế (%) trung bình khuẩn ty nấm của ba loại thuốc hóa học ........................................................................................................ 28 3.11 Đƣờng kính (mm) của khuẩn ty nấm Helminthosporium turcium ở thí nghiệm khảo sát hiệu quả của ba loại dịch trích thực vật in vitro .............. 28 3.12 Kết quả hiệu quả ức chế (%) trung bình khuẩn ty nấm của ba loại dịch trích thực vật ............................................................................................... 33 3.13 Phân tích tƣơng tác giữa thuốc hóa học và chủng nấm............................... 37 3.14 Phân tích tƣơng tác giữa dịch trích thực vật và chủng nấm ........................ 38 xi DANH SÁCH HÌNH Hình Tên hình trang 2.1 Sơ đồ bố trí khảo sát hiệu quả của các loại thuốc hóa học đối với nấm Helminthosporium turcium............................................................................ 14 2.2 Sơ đồ bố trí khảo sát hiệu quả của các loại dịch trích thực vật đối với nấm Helminthosporium turcium .................................................................... 15 3.1 Triệu chứng bệnh trên ruộng qua điều tra ...................................................... 22 3.2 Triệu chứng bệnh trên ruộng qua điều tra ...................................................... 23 3.3 Hiệu quả của thuốc hóa học đối với chủng Hel-BT ở thời điểm 168 GSDKT .......................................................................................................... 29 3.4 Hiệu quả của thuốc hóa học đối với chủng Hel-TO ở thời điểm 168 GSDKT .......................................................................................................... 30 3.5 Hiệu quả của dịch trích thực vật đối với chủng Hel-BT ở thời điểm 168 GSDKT .......................................................................................................... 34 3.6 Hiệu quả của dịch trích thực vật đối với chủng Hel-TO ở thời điểm 168 GSDKT .......................................................................................................... 35 xii MỞ ĐẦU Bắp (Zea mays L.) là một trong những loại cây lương thực phổ biến và quan trọng, được trồng hầu hết ở các nước trên thế giới (Đinh Thế Lộc, 1997). Ở Việt Nam bắp được trồng khá lâu đời, là cây lương thực đứng thứ hai sau lúa gạo. Vĩnh Long là một trong những tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có truyền thống trồng bắp khá lâu đời. Vị trí của cây bắp ngày càng được chú ý, nó không chỉ là nguồn lương thực cung cấp cho con người mà còn giữ vai trò làm thức ăn trong chăn nuôi gia súc. Hiện nay, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất đã làm cải thiện phần nào năng suất và chất lượng, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho bà con nông dân. Bên cạnh những thành quả đạt được, việc canh tác cũng gặp rất nhiều trở ngại, sự thay đổi khí hậu toàn cầu, xuất hiện nhiều dịch hại mới khó phòng trị làm ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng. Do đó, công tác điều tra tình hình bệnh hại rất cần thiết trong việc ghi nhận tình hình bệnh hại trên ruộng để có các biện pháp phòng trị kịp thời nhằm bảo vệ năng suất của cây trồng. Sự lựa chọn các loại thuốc, chế phẩm có hiệu quả và hợp lý đối với các loại sâu bệnh hại trên ruộng với mong muốn thu được lợi ích kinh tế cao và an toàn cho môi trường cũng là điều đáng quan tâm. Vì vậy, đề tài “Điều tra bệnh hại trên cây bắp tại huyện Bình Tân và Trà Ôn - Vĩnh Long và Khảo sát hiệu quả của một số loại thuốc hóa học - dịch trích thực vật đối với nấm Helminthosporium turcium trong điều kiện in vitro” đã được thực hiện để: - Điều tra về tình hình bệnh hại trên cây bắp tại một số xã thuộc hai huyện Bình Tân và Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Đồng thời ghi nhận một số kỹ thuật canh tác, cũng như một số điều kiện liên quan có ảnh hưởng đến tình hình bệnh hại trên ruộng. - Khảo sát hiệu quả của một số loại thuốc hóa học - dịch trích thực vật có hiệu quả ức chế cao đối với nấm Helminthosporium turcium gây bệnh đốm lá lớn trên cây bắp trong điều kiện in vitro. 1 CHƢƠNG 1 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT BẮP TRONG NƢỚC VÀ CÔNG DỤNG CỦA BẮP 1.1.1 Tình hình sản xuất bắp trong nƣớc Tính đến 2012, theo thống kê sơ bộ trên cả nước diện tích trồng bắp là 1118,3 nghìn ha, năng suất 43,0 tạ/ha, sản lượng 4803,6 nghìn tấn (Niên giám thống kê, 2012). Diện tích canh tác qua các năm chênh lệch không đáng kể, nhưng năng suất và chất lượng ngày càng tăng, cụ thể năng suất và sản lượng năm 2012 lần lượt tăng 1,09 lần và 1,12 lần so với năm 2007 (Bảng 1.1). Bảng 1.1: Diện tích, năng suất và sản lƣợng bắp ở Việt Nam từ 2007 đến 2012 (sơ bộ) (Niên giám thống kê tóm tắt, 2012) Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 (sơ bộ) Năng suất (tạ/ha) 39,3 40,1 40,1 41,1 43,1 43,0 Diện tích (nghìn ha) 1096,1 1140,2 1089,2 1125,7 1121,3 1118,3 Sản lƣợng (nghìn tấn) 4303,2 4573,1 4371,7 4625,7 4835,6 4803,6 1.1.2 Công dụng của bắp Theo Nguyễn Hữu Tình và ctv. (1997), sản phẩm từ cây bắp có nhiều công dụng khác nhau như: - Làm lương thực thực phẩm: bắp là cây lương thực nuôi sống gần 1/3 số dân trên thế giới. Trong hạt bắp chứa rất nhiều tinh bột, hạt bắp có thể xay nhỏ nấu với gạo thành cơm hoặc chế biến thành các món ăn như làm xôi, nấu chè, súp, cháo, luộc, rang, nướng, kẹo ngô, bột dinh dưỡng,… Ngoài ra, trái bắp non còn là nguồn rau cao cấp có hàm lượng dinh dưỡng cao. - Làm thức ăn chăn nuôi: hạt bắp có thể xay vỡ làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Ngoài ra, thân bắp sau khi thu hoạch trái có thể làm thức ăn xanh cho trâu bò hoặc ủ chua. - Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và hàng hóa xuất khẩu: ngoài việc là nguồn nguyên liệu chính cho các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi tổng hợp, bắp còn làm nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất rượu cồn, tinh bột, dầu, bánh kẹo. Các sản phẩm từ bắp còn là hàng hóa xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. 2 1.2 ĐẶC TÍNH THỰC VẬT Bắp là loại cây hàng năm, thân thảo, có thể quan sát hình thái bên ngoài của cây bắp qua: 1.2.1 Rễ Cây bắp có hệ thống rễ chùm. Theo Dương Minh (1999), hệ thống rễ bắp có thể chia làm các loại rễ sau: - Rễ mầm: rễ mọc ra từ hạt nảy mầm, rễ này giữ nhiệm vụ quan trọng trong việc hút nước và dinh dưỡng cho cây con trong 2-3 tuần đầu. - Rễ thứ cấp: mọc từ mắt của diệp tiêu, ở đầu trục thượng diệp, rễ này không phân nhánh, có nhiệm vụ cung cấp nước và nuôi cây con. - Rễ chùm: mọc từ 3-5 đốt thân đầu tiên, rễ này giữ vai trò chính trong việc cung cấp nước và dưỡng liệu cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng. - Rễ khí sinh (rễ nạng, rễ chân kiềng): mọc ở các đốt thân phía trên không, loại rễ này có số lượng ít nhiều tùy thuộc vào giống và điều kiện canh tác, nếu ăn sâu vào đất có thể giúp cây ít bị đổ ngã. 1.2.2 Thân Bắp thuộc họ hòa bản, song có thân khá chắc, có đường kính từ 2-4 cm tùy thuộc vào giống, điều kiện sinh thái và yếu tố chăm sóc. Thân bắp trưởng thành bao gồm nhiều lóng nằm giữa các đốt và kết thúc bằng bông cờ. Số lóng và chiều dài lóng là chỉ tiêu quan trọng trong việc phân loại các giống bắp (Ngô Hữu Tình, 1997). Ở gần gốc, lóng ngắn và có tác động đến mức độ đổ ngã của cây. Lóng ngọn nhỏ, dài ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ ánh sáng (Dương Minh, 1999). 1.2.3 Lá Lá bắp mọc từ các mắt trên thân, với số lá bằng với số mắt của thân. Cây bắp mang từ 7-48 lá. Lá bắp gồm bẹ lá mọc ôm lấy thân và xen kẽ nhau giữa các mắt kế cận. Phiến lá dài 10-150 cm gồm một gân chính và các gân phụ song song nhau, rộng từ 1,5-15 cm tùy vị trí của lá trên thân. Nơi tiếp giáp giữa bẹ và phiến lá có một phần mõm gọi là thìa lá (Dương Minh, 1999). 1.2.4 Phát hoa Theo Dương Minh (1999), bắp là loại cây đơn tính đồng chu, phát hoa đực (cờ) đính ở ngọn thân, phát hoa cái (trái) mọc từ nhánh ở giữa thân. Phát hoa đực: là một chùm tụ tán ở tận ngọn, hay còn gọi là cờ bắp. Cờ bắp dài khoảng 40 cm, mang nhiều nhánh, mỗi nhánh gọi là gié, mỗi gié mang nhiều gié hoa đực. Các gié hoa trên trục chính thường xếp theo hình xoắn ốc, trong lúc các gié hoa đực trên trục phụ thường xếp ở mặt trên gié thành 2 hàng. Gié hoa thường hợp 3 thành từng cặp (ngoại trừ gié hoa ở ngọn và ở cuối gié). Mỗi cặp gié hoa gồm 1 gié hoa có cuống và 1 gié hoa không cuống, mỗi gié hoa có 2 dỉnh bao bọc 2 hoa đực bên trong. Mỗi hoa đực gồm 2 trấu chính, 2 trấu phụ và 3 nhị. Như vậy, một gié hoa sẽ gồm 2 dỉnh, 4 trấu chính, 4 trấu phụ và 6 nhị đực. Trên một cờ, hoa sẽ nở từ trên xuống, gié chính sẽ nở sớm hơn khoảng 2 ngày. Thời gian trổ từ 2-14 ngày. Phát hoa cái: hình thành từ một chồi bên, nhưng chỉ có 1-3 chồi khoảng giữa thân mới tạo thành bắp. Phát hoa cái cũng gồm những cặp gié hoa, luôn luôn không cuốn, xếp thành hàng. Những cặp gié hoa này đính trên trục phát hoa gọi là lõi (hay cùi bắp). Các gié hoa cũng hợp thành từng cặp, mỗi gié hoa cũng có 2 hoa bên trong, nhưng mỗi hoa có 1 bầu noãn bị lép, nên gié hoa chỉ còn 1 hoa hữu thụ tạo thành hạt bắp, vì gié hoa tạo thành từng cặp xếp thẳng hàng nên số hàng gié hoa (hay hàng hạt bắp sau này) luôn luôn chẵn (thường 8-24 hàng, trung bình từ 12-16 hàng). Các gié hoa cái cũng có 2 dỉnh (ngắn hơn bầu noãn, mỏng và rộng), trấu chính và trấu phụ bao bọc (gọi là mày). Hoa cái hữu thụ mang một bầu noãn có một buồng và một tiểu noãn. Phần trên bầu noãn là nướm nhụy cái mọc dài đến 20cm gọi là râu bắp. Trên râu có nhiều lông tơ và chất tiết làm cho hạt phấn bám vào và dễ nảy mầm. 1.3 KỸ THUẬT CANH TÁC 1.3.1 Đất trồng Cây bắp có thể trồng trên các loại đất khác nhau, tuy nhiên cây bắp thích hợp nhất là đất nhẹ, độ màu mỡ cao, đất dễ thoát nước, cần độ ẩm nhưng rất sợ úng (Trương Đích, 1999). Kỹ thuật sửa soạn, làm đất cũng rất quan trọng ảnh hưởng đến năng suất của bắp và bảo vệ độ phì nhiêu của đất. Theo Dương Minh (1999), công tác sửa soạn đất cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau: - Đất phải được cài sâu 15-20 cm, lớp đất mặt xốp để cây con dễ phát triển. - Làm sạch cỏ và ngăn cỏ dại. - Tiêu diệt côn trùng phá hại tiềm ẩn trong đất, kể cả trứng, ấu trùng và các ký chủ của nó. - Tạo độ xốp trong đất đủ thoáng để các vi sinh vật hoạt động hữu hiệu và rễ dễ hô hấp, nhưng độ xốp vừa phải để đất không bị xói mòn do gió, nước. 1.3.2 Thời vụ gieo trồng Cây bắp có thể gieo trồng quanh năm nếu cung cấp đủ nước và dưỡng liệu. Tuy vậy cũng tùy thuộc vào điều kiện của từng vùng mà chọn thời vụ cho thích hợp. Ở miền Nam nước ta thường trồng bắp vào hai vụ chính là Đông Xuân và Hè 4 Thu, ngoài ra có thể gieo vào vụ Thu nếu ở trên vùng đất cao và dễ thoát nước (Dương Minh, 1999). 1.3.3 Giống trồng Nên chọn giống bắp tốt, cho năng suất cao và thời gian sinh trưởng phù hợp theo mùa vụ, cơ cấu cây trồng trong vùng, né tránh những bất lợi và tận dụng tối đa những điều kiện về thời tiết, đất đai, nguồn nước,…(Trương Đích, 1999). Khi gieo trồng nên xử lý hạt giống bằng một số loại thuốc sát khuẩn để có tỷ lệ nảy mầm cao, ít tốn công dặm lại cây con. 1.3.4 Phân bón Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây bắp cần nhiều dinh dưỡng, muốn đạt năng suất cao, phải bón phân cho cây đầy đủ, đúng lúc và đúng cách. Theo Dương Minh (1999) có thể bón cho bắp các loại phân sau: Phân chuồng: 10-20 tấn/ha để cung cấp chất mùn và một phần dưỡng liệu cho đất. Phân hóa học: tùy theo từng loại đất, thời vụ, ở Đồng bằng sông Cửu Long bón phân cho bắp theo công thức khuyến cáo là 100-180 kg N, 90-120 kg P2O5 và 40-60 kg K2O. 1.3.5 Chăm sóc Để hạn chế sâu bệnh hại và thu được năng suất cao, công việc chăm sóc bắp là rất cần thiết, theo Dương Minh (1999): Tỉa dặm cây con: loại bỏ cây xấu, sâu bệnh và đảm bảo mật độ trồng, tỉa dặm khoảng 4-6 ngày sau khi gieo (NSG). Diệt cỏ dại: giai đoạn đầu (khoảng 30 ngày đầu), cây còn yếu ớt, và phát triển chậm do đó phải chăm sóc, diệt cỏ dại. Có thể phun thuốc hoặc làm cỏ bằng tay. Tƣới nƣớc: cây bắp rất cần nhiều nước trong giai đoạn nảy mầm và trổ do đó cần tưới nước cho bắp, có thể tưới nước theo rãnh hoặc tưới ngập. 1.4 SƠ LƢỢC ĐIỀU KIỆN SINH THÁI 1.4.1 Nhiệt độ Bắp là cây ưa nóng, nhu cầu về nhiệt được thể hiện bằng tổng nhiệt độ cao hơn nhiều cây trồng khác mà cây cần để hoàn thành chu kỳ sống từ lúc gieo hạt đến lúc chín (Ngô Hữu Tình, 1997). Theo Stepanov, cây bắp cần tổng số nhiệt số là 1.700-2.0000C ở giống bắp sớm, 2.200-2.5000C ở giống bắp lỡ và 2.600-3.1000C ở giống bắp muộn (trích dẫn từ Dương Minh, 1999). 5 1.4.2 Nƣớc và lƣợng mƣa Bộ rễ của cây bắp phát triển rất mạnh nên cần một lượng lớn nước, theo Dương Minh (1999) để kết thúc chu kỳ sinh trưởng, một cây bắp cần khoảng 100 lít nước, cần cung cấp nước cho đất để đạt ẩm độ đất thích hợp là 75-85%. Trong mùa mưa, lượng nước mưa thích hợp để cây đủ sức phát triển là 200-600 mm trong toàn vụ (tối hảo 460-600 mm). 1.4.3 Ánh sáng Ánh sáng là yếu tố quan trọng cho sinh trưởng và phát triển của thực vật. Bắp là cây trồng ngắn ngày có nguồn gốc nhiệt đới. Cây bắp cần nhiều ánh sáng nhất từ lúc trổ cờ đến chín sáp, thiếu ánh sáng và dư đạm sẽ làm giảm năng suất. Quang kỳ cũng ảnh hưởng đến sự trổ cờ và phun râu. Rút ngắn quang kỳ sẽ giúp quá trình tạo phát hoa cái thực hiện nhanh hơn (Dương Minh, 1999). 1.5 SƠ LƢỢC NHỮNG NGHIÊN CỨU BỆNH HẠI ĐÃ BÁO CÁO Trên thế giới, theo thống kê có khoảng 130 loại bệnh hại bắp trong đó đa số là bệnh do nấm gây ra như bệnh đốm lá lớn, đốm lá nhỏ, thối thân, rỉ sắt, khô vằn, thối hạt,…. Theo Shurtlef và ctv. (1993), trên bắp có tất cả 74 bệnh do nấm bao gồm tất cả bệnh trên lá, thân và trái. Ngoài các bệnh do nấm gây ra, cây bắp còn bị một số bệnh do vi khuẩn và virus. Những nghiên cứu của De Leon (1994) tại Mỹ cho thấy, có tới 44 loài nấm gây bệnh trên bắp, trong đó có 20 bệnh trên lá, 12 bệnh trên thân và 12 bệnh trên trái làm thiệt hại hằng năm từ 7-17% sản lượng. Theo Võ Thanh Hoàng (1993) trên bắp có 1 bệnh do virus khảm sọc lá bắp (Maize mosaic virus), 2 bệnh do vi khuẩn: bệnh héo tươi (Xanthomonas stewartii), bệnh thối thân và trái (Erwinia carotovora f. zeae) và 15 bệnh do nấm: bệnh đốm vằn (Rhizoctonia solani), bệnh rỉ (Puccinia spp.), đốm lá lớn (Helminthosporium turcium), đốm lá nhỏ (Helminthosporium maydis), đốm nâu (Physoderma maydis), bệnh bạch tạng (Sclerospora maydis), bệnh chết cây con, thối hạt (Rhizoctonia zeae), bệnh thán thư (Colletotricum graminicola), bệnh thối gốc thân (Pythium aphanidermatum), bệnh than đen (Ustilago maydis), bệnh thối trái và thân (Gibberella zeae), bệnh thối trái và thối thân (Diplodia zeae), bệnh thối khô trái (Nigrospora oryzae), bệnh thối hạt và chết cây con (Aspergillus sp., Fusarium moniliforme, Gibberella, Rhizoctonia, Sclerotium, Pythium, Helminthosporium). Vũ Triệu Mân (2007) cho biết có 7 bệnh: bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani), bệnh rỉ sắt (Puccinia maydis), bệnh bạch tạng (Sclerospora maydis), bệnh đốm lá lớn (Helminthosporium turcium), bệnh đốm lá nhỏ (Helminthosporium maydis), bệnh phấn đen (ung thư) (Ustilago zeae), bệnh mốc hồng (Fusarium moniliforme). Dương Minh (1999) ghi nhận có 8 bệnh, 6 bệnh do nấm gồm: bệnh đốm lá lớn (Helminthosporium turcium), bệnh đốm lá nhỏ (Helminthosporium maydis), bệnh 6 đốm vằn (Rhizoctonia solani), bệnh rỉ (Puccinia spp.), bệnh than trái (Ustilago maydis), bệnh thối thân và trái (Nigrospora oryzae, Fusarium moniliforme, Diplodia zeae và Pythium arrhenomanes) và 2 bệnh do virus: bệnh khảm (mosaic) và bệnh bắp lùn (stunt).  Bệnh sọc trắng lá Hay còn gọi là bệnh bạch tạng, phấn trắng, bạc đầu. Bệnh phổ biến ở nhiều nước vùng nhiệt đới như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Trung Phi và vùng Caribê. Bệnh thường phát sinh phá hoại tập trung ở các vùng trồng bắp thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, có nơi bị hại tới 70-80% số cây trên ruộng, cây chết không cho thu hoạch, phải gieo trồng lại (Vũ Triệu Mân, 2007). Theo Võ Thanh Hoàng (1993), bệnh phổ biến hầu hết ở ĐBSCL gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất bắp, cây bắp bị nhiễm bệnh từ khi mới có 2-3 lá, nhưng có thể kéo dài đến giai đoạn trổ. Cây kém phát triển, lá hẹp lại có màu vàng hoặc xanh. Triệu chứng bệnh đầu tiên là những vết sọc dài màu trắng sau đó lan rộng ra toàn lá, bệnh nặng làm cho cây bắp kém phát triển, còi cọc, lá bị hẹp lại, cây bị lùn lại không có khả năng cho trái. Theo Vũ Triệu Mân (2007) tác nhân gây bệnh sọc trắng lá bắp là nấm Peronosclerospora sp. Nấm bệnh này có nguồn gốc từ đất, xác bã thực vật và cỏ dại,…  Bệnh đốm lá lớn Bệnh xuất hiện ở hầu hết các vùng trồng bắp trên thế giới, trở thành dịch ở Mỹ vào năm 1970. Ở Việt Nam, bệnh khá phổ biến nhưng không gây hại nghiêm trọng (Võ Thanh Hoàng, 1993). Bệnh thường xuất hiện từ giai đoạn cây bắp trổ cờ trở về sau. Cây bắp kém phát triển, cho trái nhỏ, bệnh nặng có thể làm cháy toàn lá làm thất thu năng suất lớn, theo nghiên cứu của Võ Thanh Hoàng (1993) bệnh còn có thể làm chết cây con hoặc làm cây bị lùn khi mầm bệnh hiện diện liên tục trên ruộng bắp. Tác nhân gây bệnh là nấm Helminthosporium turcium. Nấm lưu tồn trong đất và xác bã thực vật dưới dạng đính bào tử và bì bào tử (Lê Lương Tề và Vũ Triệu Mân, 1998).  Bệnh đốm lá nhỏ Bệnh cũng khá phổ biến ở các vùng trồng bắp, xuất hiện sớm hơn so với bệnh đốm lá lớn. Bệnh thường xuất hiện ở hầu hết ở các giai đoạn sinh trưởng của cây bắp, bệnh tấn công chủ yếu trên phiến lá, vết bệnh màu nâu vàng hoặc nâu đỏ, dạng hình chữ nhật, hình thoi hoặc elip, sự thay đổi hình dạng và màu sắc của đốm bệnh là do giai đoạn phát triển của bệnh, điều kiện thời tiết, phản ứng của giống bắp,… Tác nhân gây bệnh là nấm Helminthosporium maydis (Dương Minh,1999). 7  Bệnh đốm vằn Bệnh đốm vằn là bệnh quan trọng nhất trên các giống bắp mới hiện nay. Tuỳ theo mức độ bị bệnh, năng suất trung bình bị giảm từ 20-40%. Cây bắp bị bệnh có vết bệnh leo cao tới trái, bông cờ thì tác hại rất lớn có thể làm mất năng suất 70% và hơn thế nữa (Vũ Triệu Mân, 2007). Bệnh hiện diện ở một số nước châu Âu, châu Á, châu Phi, gây hại nặng và nghiêm trọng ở những thung lũng có độ sâu 1.100-1.500 m ở Ấn Độ. Ở Việt Nam, bệnh khá phổ biến và quan trọng, bệnh gây hại nặng khi có mưa nhiều và ẩm độ cao, nhiệt độ khoảng 25-300C, gieo trồng với mật độ dày (Võ Thanh Hoàng, 1993). Bệnh thường gây hại nặng khi cây bắp trổ cờ đến phun râu. Bệnh tấn công từ gốc lên thân, bẹ, lá và cả trái. Bệnh xuất hiện điều kiện đất ẩm ướt, mưa nhiều, bệnh nặng có thể làm cây đỗ ngã, đôi khi bệnh xuất hiện sớm sẽ làm thối gốc và chết cây con. Tác nhân gây bệnh là nấm Rhizoctonia solani, nấm bệnh có trong đất, xác bã thực vật và cỏ dại, lưu tồn ở dạng sợi nấm và hạch nấm (Võ Thanh Hoàng, 1993).  Bệnh rỉ sắt Bệnh xuất hiện hầu hết ở các nước trên thế giới với mức độ gây hại nghiêm trọng. Bệnh xuất hiện sớm có thể làm giảm 20% năng suất, năng suất có thể bị thất thu lên đến 32% ở các vùng nhiệt đới do nấm bệnh có nhiều giai đoạn sinh sản và tạo bào tử hạ (Võ Thanh Hoàng, 1993). Bệnh thường xuất hiện ở những ruộng bắp ở giai đoạn chín sữa trở về sau, vết bệnh trên lá là những chấm nhỏ li ti màu vàng nâu, khi vết bệnh trưởng thành sẽ chuyển sang màu nâu đỏ và nhô lên trên mặt lá như bị rỉ sắt, bệnh gây hại chủ yếu ở những lá già gần gốc đôi khi lan rộng ra các lá phía trên, bẹ lá, lá bi. Tác nhân gây bệnh là nấm Puccinia maydis, P. Polysora và P. purpurea (Võ Thanh Hoàng, 1993; Vũ Triệu Mân, 2007).  Bệnh thối thân do vi khuẩn Bệnh hiện diện ở một số nước như Brazil, Mỹ, Ai Cập, Hy Lạp, Ấn Độ, Malaysia,… Đây là bệnh hại chính trên bắp ở các vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới, đặc biệt gây hại nghiêm trọng trong điều kiện có nhiệt độ và ẩm độ cao. Ở ĐBSCL, vào vụ Hè Thu bệnh gây hại tương đối quan trọng và phổ biến (Võ Thanh Hoàng, 1993). Bệnh thường xuất hiện ở phần gốc cây, sau đó lan dần lên tới ngọn làm lá ở phía trên khô héo lại, vết bệnh như bị dập, nhũn nước và có mùi thối đặc trưng. Bệnh tấn công từ dưới đất, tác nhân gây bệnh là vi khẩn Erwinia carotovora. Mầm bệnh còn được lan truyền mạnh mẽ qua các nguồn nước, mầm bệnh có phổ ký chủ rộng và có tính biến động cao (Võ Thanh Hoàng, 1993). 8  Bệnh do virus Cây bắp có triệu chứng thấp hơn cây bình thường, các lóng ngắn lại, lá bị xoăn, cong vặn lại, lá có màu xanh đậm, trổ cờ sớm và không có khả năng cho trái. Bệnh do virus gây ra có tên là MMV (Maize Mosaic Virus), có thể lan truyền bởi rầy xanh, rầy mềm hoặc rầy nâu đỏ (Võ Thanh Hoàng, 1993). 1.6 SƠ LƢỢC CÁC LOẠI THUỐC HÓA HỌC VÀ DỊCH TRÍCH THỰC VẬT 1.6.1 Thuốc hóa học 1.6.1.1 Tilt Super 300EC Hoạt chất: Propiconazole và Difenoconazole Tính chất: -Thuốc ở dạng thể lỏng, màu vàng, tan nhiều trong nước và dung môi hữu cơ, không ăn mòn kim loại. -Thuốc độc với cá, không độc với ong mật, thuộc nhóm độc III. -Thời gian cách ly: ngừng phun thuốc 14 ngày trước khi thu hoạch. Công dụng: là loại thuốc trừ bệnh nội hấp mạnh và thấm sâu nhanh. Phát huy tác dụng trừ bệnh nhanh chóng, có hiệu lực kéo dài (2-3 tuần), dưỡng cây, dưỡng hạt. Trừ bệnh lem lép hạt, đốm vằn, vàng lá hại lúa, đốm lá đậu phộng, rỉ sắt cà phê và đốm lá đậu phộng, trà, đốm đen quả nhãn,… Liều dùng: đặc trị bệnh lem lép hạt, đốm vằn và vàng lá trên lúa, pha 4-5 mm/ bình 8 lít, phun 6 bình/1000 m2. Đối với đốm lá đậu phộng pha 5-10 ml/ bình 8 lít, phun 4-6 bình/1000 m2. Đối với cà phê, trà phun với lượng nước 500-600 lít/ha. 1.6.1.2 Vicarben 50SC Hoạt chất: Carbendazim (min 98%) Tính chất: là loại thuốc ở dạng huyền phù, có tác động nội hấp (lưu dẫn). Công dụng: là loại thuốc trừ nấm phổ rộng phòng trừ nhiều loại bệnh do nấm nang và nấm bất toàn gây ra, phòng trị hữu hiệu các bệnh thán thư, đốm lá, phấn trắng, cháy lá, sẹo quả, thu chồi,… trên nhiều loại cây trồng như lúa, bắp, khoai tây, cà, ớt, rau, cây ăn trái, cao su, tiêu, cà phê,… Liều dùng: - 0,3-0,6 lít (kg)/400-600 lít nước/ha/lần đối với cây hằng niên thân thảo thấp cây. - 0,2-0,3% (600-1.000 lít nước thuốc/ha) đối với cây ăn trái, cây công nghiệp. 9 - 0,6 lít (kg)/ 400-600 lít nước/ha đối với lúa. - 0,2-0,3% tưới lên liếp ương hoặc tưới gốc hàng. Tưới vài ba lần cách nhau từ 7-10 ngày, dùng 2-5 lít/m2. - 0,5-1% theo trọng lượng hạt và ngâm hạt giống đã thúc nhú mộng trước vào nước thuốc 0,1% trong 2 giờ. Vớt ra, tiếp tục thúc mọc mầm, tới khi gieo được. 1.6.1.3 Man 80WP Hoạt chất: Mancozeb (min 85%) Tính chất: thuốc thuộc dạng bột, màu vàng, tan ít trong nước và nhiều dung môi hữu cơ, không ăn mòn kim loại. Thời gian cách ly: ngừng phun thuốc từ 7-10 ngày trước khi thu hoạch. Công dụng: là loại thuốc trừ bệnh có phổ tác dụng rộng để phòng trị nấm bệnh trên các loại cây trồng, thuốc có phổ tác dụng rộng, phòng trị được các loại bệnh: đạo ôn khô vằn, vàng lá trên cây lúa, thán thư hại dưa hấu, cháy lá tiêu, rụng lá do nấm, rụng đốt thối củ hành, sương mai rỉ sắt hại cà chua, khoai tây, đậu phộng, đốm nâu, đốm lá trên cây thuốc lá, thán thư hại xoài, điều, thối quả nhãn, vải, bệnh sương mai, phấn trắng, ghẻ trên các loại quả,… Liều dùng: thuốc được xử lí trên lá, xử lí hạt giống hay tưới gốc. Có thể pha chung với các loại thuốc trừ sâu, trừ bệnh khác,… Ngoại trừ thuốc có tính kiềm. Trị bệnh thối thân, trái, củ trên rau cải, rỉ sắt cà phê và vàng lá trên lúa, pha 30-40 g thuốc/bình 8 lít với lượng nước phun 500-800 lít/ha. Phun ướt đều cây trồng ngay khi bệnh vừa mới xuất hiện. 1.6.2 Dịch trích thực vật 1.6.2.1 Củ nghệ Tên khoa học: Curcuma longa L. thuộc họ gừng Zingiberaceae. Thành phần hóa học: theo Paris và Moyse (1967) có 8-10% nước, 6-8% chất vô cơ, 40-50% tinh bột, tinh dầu 3-5%, chất màu gọi là curcumin 0,3%. Tinh dầu trong củ nghệ có tác dụng diệt nấm và sát trùng đối với nấm Staphylcoc và vi trùng khác (Guy Laroche, 1933 và H. Leclec, 1935, trích Đỗ Tất Lợi, 2003). 1.6.2.2 Lá sống đời Tên khoa học: Kalanchoe pinata thuộc họ thuốc bỏng Crassulaceae, còn có tên khác là: trường sinh, thể tam thất, đả bất tử, diệp sinh căn, sái bất tử, thuốc bỏng (Đỗ Tất Lợi, 2003). 10 Thành phần hóa học: Marriage Paul B. và ctv. (1971) đã xác định có: 32,5% acid malic, 46,5% acid isocitric,10,1% acid citric, 1% acid succinic, 0,9% acid fumaric, 1% acid pyruvic và các acid khác,… (trích dẫn từ Đỗ Tất Lợi, 2003). Các bufadienolid (Bryophylin A và Bryophylin B) và bersaldegenin-3-acetat có tính độc mạnh đối với tế bào u KB, còn có tác dụng độc hại đối với các tế bào A549 và HCT-8 (theo Đỗ Huy Bích và ctv., 2004). 1.6.2.3 Cỏ hôi Tên khoa học: Eupatorium odoratum L. thuộc họ Cúc Asteraceae. Còn có tên khác là cỏ lào, bớp bớp, yên bạch,... Thành phần hóa học: trong cây cỏ hôi có chứa các tinh dầu, pinen, sabien, myrcen, ngoài ra lá của cây cỏ hôi còn có acid anisic, isosakura-netin, odoratin,... (Đỗ Huy Bích và ctv., 2004). Cây cỏ hôi còn có tác dụng ức chế sự sinh trưởng in vitro và in vivo của các chủng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết thương như tụ cầu vàng, vi khuẩn E. coli, Proteus,… 11 CHƢƠNG 2 PHƢƠNG TIỆN - PHƢƠNG PHÁP 2.1 PHƢƠNG TIỆN 2.1.1 Thời gian và địa điểm Thời gian thực hiện: được tiến hành từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2013. Địa điểm điều tra: huyện Bình Tân và huyện Trà Ôn - tỉnh Vĩnh Long. Dụng cụ: sử dụng phiếu điều tra có sẵn (mẫu đính kèm), máy ảnh, viết,… Thí nghiệm khảo sát hiệu quả của một số loại thuốc hóa học - dịch trích thực vật đối với nấm Helminthosporium turcium gây bệnh đốm lá lớn trên bắp được bố trí tại phòng thí nghiệm Phòng trừ sinh học, Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ. 2.1.2 Vật liệu thí nghiệm Các loại thuốc được sử dụng: Tilt super 300EC, Vicarben 50SC và Man 80WP theo nồng độ khuyến cáo. Các loại dịch trích được sử dụng: củ nghệ 8%, cỏ hôi 8% và lá sống đời 4% (kết quả nghiên cứu của Võ Thị Kiều, 2013). Nguồn nấm Helminthosporium turcium gây bệnh đốm lá lớn trên bắp được thu thập từ các ruộng bắp qua quá trình điều tra nông dân, trên mỗi loại giống thu thập 3-4 mẫu bệnh điển hình (mỗi ruộng thu một mẫu) sau đó đem về phân lập, tách ròng cho nấm thuần và trữ nguồn. Sau đó chọn ra trên mỗi giống bắp 3 mẫu nấm để bố trí thí nghiệm. Các dụng cụ thí nghiệm: đĩa petri, beaker, bình tam giác, que cấy nấm, tủ úm, tủ thanh trùng ướt, tủ thanh trùng khô, kính hiển vi, ... Công thức môi trƣờng đƣợc dùng nuôi cấy nấm và bố trí thí nghiệm: Môi trƣờng Water Agar (Atlas, 2004) Agar 20 gram Nước cất 1000 ml Môi trƣờng Potato Dextrose Agar ( Shurtleff và Averre, 1999) Khoai tây 200 gram Đường Dextrose 20 gram Agar 20 gram Nước cất 1000 ml pH 6,5 - 6,8 12 2.2 PHƢƠNG PHÁP 2.2.1 Điều tra ngoài đồng Điều tra các hộ nông dân trồng bắp bằng cách phỏng vấn trực tiếp theo nội dung có sẵn trong phiếu điều tra. Nội dung phiếu điều tra: - Kỹ thuật canh tác của nông dân về thời vụ, giống trồng, làm đất, bón phân, tưới nước và phòng trừ bệnh hại,… - Trực tiếp vào ruộng đánh giá mức độ bệnh hại của từng bệnh theo thang đánh giá của bộ môn Bảo Vệ Thực Vật năm 2002 (Bảng 2.1). Chụp ảnh triệu chứng và mô tả triệu chứng của từng bệnh (chủ yếu là các bệnh đã nghiên cứu và báo cáo trước đó). Bảng 2.1 Bảng đánh giá mức độ bệnh hại bắp Ký hiệu  + ++ +++ Mô tả Không có bệnh Bệnh nhẹ, xuất hiện lẻ tẻ, chú ý mới thấy vài lá Bệnh trung bình, số cây bị bệnh ít và có nhiều lá bị bệnh Bệnh nặng, số cây bệnh = 1/3 số cây trong ruộng Bệnh rất nặng, số cây bị bệnh >1/3 số lượng cây trong ruộng 2.2.2 Khảo sát hiệu quả của một số loại thuốc hóa học và dịch trích thực vật đối với nấm Helminthosporium turcium gây bệnh đốm lá lớn in vitro 2.2.2.1 Khảo sát hiệu quả của một số loại thuốc hóa học Mục đích thí nghiệm: đánh giá hiệu quả của các loại thuốc hóa học đối với nấm Helminthosporium turcium gây bệnh đốm lá lớn. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm thức (3 nghiệm thức sử dụng thuốc hóa học và 1 nghiệm thức đối chứng), với 3 lặp lại (tương ứng 3 mẫu nấm của 1 chủng nấm thu trên 1 giống bắp, mỗi lặp lại được thực hiện với 2 đĩa petri). Chuẩn bị nguồn nấm: nấm được nuôi cấy trong đĩa petri khoảng 10 ngày trước khi tiến hành thí nghiệm. Khuẩn ty nấm sẽ được đục thành các khoanh có đường kính khoảng 5 mm khi thực hiện thí nghiệm. Các loại thuốc hóa học được tính toán khối lượng sao cho khi hòa tan vào chai thủy tinh chứa 95 ml môi trường PD sẽ đạt được nồng độ đã định sẵn. 13 Nấu tan môi trường PD . Khi chai môi trường đạt nhiệt độ khoảng 55-60oC (có thể cầm được chai môi trường bằng tay) thì đưa lượng thuốc đã chuẩn bị sẵn vào chai môi trường, lắc chai môi trường để thuốc hòa tan đều vào môi trường. Sau đó, môi trường trong chai sẽ được đổ vào các đĩa petri (10 ml PDA/đĩa petri). Sau khi môi trường đặc lại, đặt các khoanh khuẩn ty nấm đã chuẩn bị vào chính giữa đĩa petri (Hình 2.1). Khoanh khuẩn ty nấm (đường kính khoảng 5 mm) Cách bố trí trên đĩa petri: Môi trường đã có thuốc hóa học theo nồng độ tính sẵn Hình 2.1: Sơ đồ bố trí khảo sát hiệu quả của các loại thuốc hóa học đối với nấm Helminthosporium turcium Chỉ tiêu ghi nhận: ghi nhận đường kính khuẩn ty của nấm vào các thời điểm 24, 48, 72, 96,... giờ sau khi đặt khoanh khuẩn ty (GSDKT). Chỉ tiêu được ngừng ghi nhận khi khuẩn ty nấm phát triển đến mép đĩa petri. Hiệu quả của thuốc đƣợc tính theo công thức Abbott: HQ(%)  DKKTĐC  DKKTi X 100 DKKTĐC Trong đó: - DKKTĐC: Đường kính khuẩn ty của nghiệm thức đối chứng - DKKTi: Đường kính khuẩn ty của nghiệm thức thuốc i Các số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel và chương trình thống kê Mstatc. 2.2.2.2 Khảo sát hiệu quả của một số loại dịch trích thực vật Mục đích thí nghiệm: đánh giá hiệu quả của các loại dịch trích thực vật đối với nấm Helminthosporium turcium gây bệnh đốm lá lớn. 14 Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm thức (3 nghiệm thức sử dụng dịch trích thực vật và 1 nghiệm thức đối chứng), với 3 lặp lại (tương ứng 3 mẫu nấm trên 1 giống bắp, mỗi lặp lại được thực hiện với 2 đĩa petri). Nguồn nấm nấm được nuôi cấy trong đĩa petri khoảng 10 ngày trước khi tiến hành thí nghiệm. Khuẩn ty nấm sẽ được đục thành các khoanh có đường kính khoảng 5 mm khi thực hiện thí nghiệm. Các loại dịch trích thực vật được tính toán khối lượng sao cho khi hòa tan vào chai thủy tinh chứa 95 ml môi trường PD sẽ đạt được nồng độ đã định sẵn. Thực vật sau khi thu về sẽ chọn bộ phận trưởng thành của cây sau đó được rửa sạch đất cát, cân thực vật theo khối lượng đã tính rồi nghiền với 5 ml nước cất thanh trùng trong cối và chày thủy tinh đã thanh trùng khô. Sau đó, rót phần dịch trích thu được qua giấy lọc hatman (có đường kính lỗ lọc 0,5 m) vào 1 cốc thủy tinh đã thanh trùng khô. Dùng bọc nilong bao cả bộ cốc thủy tinh và giấy lọc bên trên. Nấu tan môi trường PD . Khi chai môi trường đạt nhiệt độ khoảng 55-60oC (có thể cầm được chai môi trường bằng tay) thì đưa 5 ml dịch trích thực vật đã chuẩn bị sẵn vào chai môi trường, lắc chai môi trường để dịch trích hòa tan đều vào môi trường. Sau đó, môi trường trong chai sẽ được đổ vào các đĩa petri (10 ml PDA/đĩa petri). Sau khi môi trường đặc lại, đặt các khoanh khuẩn ty nấm đã chuẩn bị vào chính giữa đĩa petri (Hình 2.2). Khoanh khuẩn ty Cách bố trí trên đĩa petri: nấm (đường kính khoảng 5 mm) Môi trường đã có dịch trích thực vật theo nồng độ tính sẵn Hình 2.2: Sơ đồ bố trí khảo sát hiệu quả của dịch trích thực vật đối với nấm Helminthosporium turcium Chỉ tiêu ghi nhận: ghi nhận đường kính khuẩn ty của nấm vào các thời điểm 24, 48, 72, 96,... giờ sau đặt khoanh khuẩn ty. Chỉ tiêu được ngừng ghi nhận khi khuẩn ty nấm phát triển đến mép đĩa petri. 15 Hiệu quả của dịch trích đƣợc tính theo công thức Abbott: HQ(%)  DKKTĐC  DKKTi X 100 DKKTĐC Trong đó: - DKKTĐC: Đường kính khuẩn ty của nghiệm thức đối chứng - DKKTi: Đường kính khuẩn ty của nghiệm thức dịch trích thực vật thứ i Các số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel và chương trình thống kê Mstatc. 16 CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ - THẢO LUẬN 3.1 PHẦN ĐIỀU TRA NGOÀI ĐỒNG Tình hình bệnh hại trên bắp được ghi nhận vào tháng 8 năm 2013 tại hai huyện Bình Tân và Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Kết quả ở Bảng 3.1 ghi nhận độ tuổi của nông dân từ 30-65 tuổi, trong đó độ tuổi 51-60 (36,67%) chiếm tỷ lệ cao nhất, kế đến là độ tuổi 41-50 (30,00%), độ tuổi 31-40 (23,33%), độ tuổi 61-70 (6,67%) và thấp nhất là 21-30 (3,33%). Tuy vậy, kinh nghiệm canh tác cây bắp chiếm đa số ở khoảng thời gian ít hơn 5 năm (66,70%), tiếp theo từ 6-10 năm chiếm 23,30%, còn lại có kinh nghiệm trồng lâu năm (>10 năm) chỉ chiếm tỷ lệ thấp 10% (Bảng 3.2). Điều này cho thấy có thể là do sự phân bố theo vùng hoặc việc gieo trồng tự phát theo nhu cầu thị trường của người nông dân. Bảng 3.1 Tuổi của nông dân Độ tuổi Số hộ Tỷ lệ (%) ≤ 30 1 3,33 ≤ 40 7 23,33 ≤ 50 9 30,00 ≤ 60 ≤ 70 Tổng 11 2 30 36,67 6,67 100,00 Bảng 3.2 Kinh nghiệm canh tác của nông dân Kinh nghiệm (năm) Số hộ Tỷ lệ (%) ≤5 20 66,67 ≤ 10 7 23,33 > 10 3 10,00 Tổng 30 100,00 Diện tích canh tác từ 1.000-6.000 m2, đa số hộ nông dân canh tác có diện tích từ 1.000-2.000 m2 chiếm tỷ lệ cao khoảng 83,33% cụ thể diện tích ≤ 1.000 m2 (33,33%) và ≤ 2.000 m2 (50,00%), kế đến diện tích ≤ 3.000 m2 (10,00%) và thấp nhất là diện tích > 4.000 m2 (6,67%). Điều này cho thấy, việc canh tác bắp vẫn còn nhỏ lẻ, chưa tập trung (Bảng 3.3). 17 Bảng 3.3 Diện tích canh tác Diện tích (m2) Số hộ Tỷ lệ (%) ≤ 1000 ≤ 2000 ≤ 3000 > 4000 Tổng 10 15 3 2 30 33,33 50,00 10,00 6,67 100,00 Nông dân hầu hết trồng bắp liên tục 3 vụ/năm trong năm (53,33%), luân canh 2 vụ bắp - 1 vụ lúa hoặc rau màu chiếm 10,00% và chỉ trồng 1 vụ bắp trong năm chiếm 36,67% (Bảng 3.4). Điều này cho thấy là chưa phù hợp, việc trồng liên tục làm cho đất bị mất đi nhiều dinh dưỡng mà sự tái tạo, cung cấp lại cho đất rất hạn chế, không chỉ đất bị bạc màu mà còn làm cho một số nguồn bệnh lưu tồn và gây hại ở các vụ sau. Mặc dù cây bắp có thể cho năng suất cao khi trồng liên tục; tuy nhiên, theo khuyến cáo của Dương Minh (1999) nên trồng luân canh các loại cây trồng khác như lúa, các loại rau màu... Bảng 3.4 Chế độ canh tác của nông dân Chế độ canh tác Số hộ Tỷ lệ (%) 1 vụ/năm 2 vụ/năm 3 vụ/năm Tổng 11 3 16 30 36,67 10,00 53,33 100,0 Mật độ, khoảng cách trồng là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến năng suất, kết quả ở Bảng 3.5 ghi nhận khoảng cách giữa các cây từ 2035 cm và giữa các hàng từ 50-100 cm (trong đó khoảng các giữa các hàng từ 70-100 cm chiếm đa số (76,67%), còn lại là khoảng cách 50-60 cm (23,33%)), điều này cho thấy đa số mật độ gieo trồng khá phù hợp với hầu hết các vùng gieo trồng bắp trên thế giới (20-40 x 60-100 cm), tuy nhiên cũng còn có nhiều hộ trồng có khoảng cách giữa các hàng còn quá dày (từ 50-60cm), theo Dương Minh (1999) điều này làm cho cây bắp dễ bị đỗ ngã và dễ bị sâu bệnh hại tấn công và làm giảm năng suất… Bảng 3.5 Khoảng cách giữa các hàng (cm) Khoảng cách hàng Số hộ Tỷ lệ (%) 50-60 70-100 Tổng 7 23 30 23,33 76,67 100 18 Kết quả ghi nhận có tổng cộng 5 loại phân mà nông dân sử dụng, bao gồm: Urea, NPK (16-16-8, 20-20-15), Super lân, Kali, D P. Lượng phân bón cho cây bắp mà nông dân sử dụng có biến động khá lớn. Lượng phân N mà nông dân sử dụng trung bình 130,2 kg/ha, cao nhất là 448,0 kg/ha, thấp nhất là 54,2 kg/ha; lượng P2O5 trung bình 146,4 kg/ha, cao nhất 283,5 kg/ha, thấp nhất 14,4 kg/ha; lượng K2O trung bình 78,6 kg/ha, cao nhất 90,0 kg/ha, thấp nhất 0 kg/ha (Bảng 3.6). Theo các khuyến cáo của Dương Minh (1999), lượng phân nguyên chất bón cho 1 ha bắp trong toàn vụ là 120 kg N, 90 kg P2O5 và 60 kg K2O thì lượng phân N nông dân sử dụng cao gấp 1,22 lần, phân P2O5 cao gấp 1,18 lần và phân K2O cao gấp 1,31 lần. Như vậy, nông dân đã sử dụng phân bón cao hơn so với khuyến cáo, bên cạnh đó liều lượng sử dụng của các hộ không đồng đều, có hộ bón quá nhiều, có hộ bón quá ít hoặc không bón (đối với phân Kali). Điều này cho thấy, việc lạm dụng quá nhiều phân bón không những lãng phí, lợi nhuận ít đi mà còn làm cho tình hình, mức độ bệnh trên ruộng nặng hơn điển hình là việc bón thừa đạm. Bảng 3.6 Lƣợng phân nguyên chất (kg/ha) nông dân sử dụng Loại phân Cao nhất Thấp nhất Trung bình Đạm (N) Lân (P2O5) Kali (K2O) 448,0 283,5 90,0 54,2 14,4 0,0 130,2 146,4 78,6  TÌNH HÌNH BỆNH HẠI TRÊN BẮP  Bệnh sọc trắng lá Bệnh phổ biến hầu hết ở ĐBSCL gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất bắp. Triệu chứng bệnh đầu tiên là những vết sọc dài màu trắng sau đó lan rộng ra toàn lá, bệnh nặng làm cho cây bắp kém phát triển, còi cọc, lá bị hẹp lại, cây bị lùn lại không có khả năng cho trái (Hình 3.1 A). Theo Võ Thanh Hoàng (1993), tác nhân gây bệnh sọc trắng lá bắp là nấm Peronosclerospora sp., nấm bệnh này có nguồn gốc từ đất, xác bã thực vật và cỏ dại,… Kết quả điều tra ghi nhận bệnh xuất hiện ở tất cả các ruộng điều tra với mức độ bệnh khác nhau: mức độ bệnh rất nặng chiếm tỷ lệ 46,67%, mức độ nặng 36,67%, mức độ trung bình 13,33% và mức độ nhẹ 3,33% (Bảng 3.7). Do điều kiện đất lúc điều tra là khô, nắng gắt, ẩm độ cao và có nhiều sương vào buổi sáng, nên có thể bệnh ảnh hưởng rất nghiêm trọng, kỹ thuật canh tác và cách quản lý bệnh của nông dân còn thiếu kinh nghiệm, chưa chặt chẽ như việc trồng liên tục trong năm, đất không được xử lý, có ruộng bị thiệt hại năng suất hoàn toàn. 19  Bệnh đốm lá lớn Vết bệnh màu nâu đen hoặc xám, vết bệnh to dài, có hình bầu dục, thường xuất hiện ở các lá già sau đó lan rộng ra các lá phía trên, bệnh nặng có thể làm cháy toàn lá (Hình 3.1 B). Bệnh thường xảy ra vào giai đoạn bắp trổ cờ trở về sau làm cây bắp kém phát triển, cho trái nhỏ, theo nghiên cứu của Võ Thanh Hoàng (1993) bệnh còn có thể làm chết cây con hoặc làm cây bị lùn khi mầm bệnh hiện diện liên tục trên ruộng bắp. Tác nhân gây bệnh là nấm Helminthosporium turcium. Nấm lưu tồn trong đất và xác bã thực vật dưới dạng đính bào tử và bì bào tử (Lê Lương Tề và Vũ Triệu Mân, 1998). Khi ruộng bắp gặp điều kiện trời mưa kéo dài, ẩm độ cao là điều kiện phát sinh, phát triển của bệnh, kết quả điều tra cho thấy bệnh xuất hiện hầu hết ở tất cả các ruộng với mức độ rất nặng 23,33%, nặng 33,33%, trung bình 26,67% và nhẹ 16,67% (Bảng 3.7). Điều này chỉ ra rằng bệnh cũng rất quan trọng, có ảnh hưởng đến năng suất của bắp. Chế độ luân canh chưa hợp lí, khoảng cách trồng dày, bón thừa phân đạm và thiếu Kali là những yếu tố làm bệnh gây hại nặng hơn.  Bệnh đốm lá nhỏ Vết bệnh màu nâu vàng hoặc nâu đỏ, dạng hình thoi, chữ nhật hoặc elip, bệnh thường xuất hiện ở hầu hết ở các giai đoạn sinh trưởng của cây bắp (Hình 3.1 C). Tác nhân gây bệnh là nấm Helminthosporium maydis (Dương Minh,1999). Bệnh này thường xuất hiện ở ruộng có ẩm độ cao, việc thiếu dinh dưỡng còn làm bệnh gây hại trầm trọng hơn. Kết quả điều tra ghi nhận bệnh xuất hiện rải rác ở hầu hết các ruộng qua điều tra với các mức độ bệnh: rất nặng 13,33%, nặng 33,33%, trung bình 26,67%, nhẹ 23,33% và không có bệnh xuất hiện trên ruộng là 3,34% (Bảng 3.4). Hầu hết bệnh xuất hiện trong điều kiện ẩm ướt, những ruộng bón phân không đầy đủ đều làm cho bệnh gây hại nặng.  Bệnh đốm vằn Vết bệnh to, ướt, vằn vện, có hình dạng không rõ ràng (Hình 3.1 D). Bệnh tấn công từ gốc lên thân, bẹ, lá và cả trái. Bệnh xuất hiện điều kiện đất ẩm ướt, mưa nhiều, bệnh nặng có thể làm cây đỗ ngã, đôi khi bệnh xuất hiện sớm sẽ làm thối gốc và chết cây con. Tác nhân gây bệnh là nấm Rhizoctonia solani, nấm bệnh có trong đất, xác bã thực vật và cỏ dại, lưu tồn ở dạng sợi nấm và hạch nấm (Võ Thanh Hoàng, 1993). Bệnh được ghi nhận ở mức độ rất nặng chiếm 10,00%, mức độ nặng 30,00%, mức độ trung bình 26,67%, nhẹ 20,00% và không có bệnh 13,33% (Bảng 3.4). Điều kiện thời tiết lúc điều tra là mưa to, đất ẩm ướt, nhiệt độ thấp. Những yếu tố này cho 20 thấy, bệnh rất phổ biến và có ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng của bắp. Kết quả còn ghi nhận, khoảng cách trồng quá dày (20 x 40-50 cm), không xử lý đất, quản lí nguồn nước tưới không chặt chẽ, bón thừa phân (nhất là phân đạm) là những điều kiện làm cho bệnh nặng hơn. Bảng 3.7 Tỷ lệ % mức độ bệnh hại Mức độ Sọc trắng ± + ++ +++ Tổng 0,00 3,33 13,33 36,67 46,67 100,0 -  + ++ +++ Đốm lá lớn 0,00 16,67 26,67 33,33 23,33 100,0 Đốm lá nhỏ 3,34 23,33 26,67 33,33 13,33 100,0 Khô vằn 13,33 20,00 26,67 30,00 10,00 100,0 Không có bệnh. Bệnh nhẹ, xuất hiện lẻ tẻ, chú ý mới thấy vài lá. Bệnh trung bình, số cây bị bệnh ít và có nhiều lá bị bệnh. Bệnh nặng, số cây bệnh = 1/3 số cây trong ruộng. Bệnh rất nặng, số cây bị bệnh >1/3 số lượng cây trong ruộng. 21 Rỉ sắt 10,00 33,34 13,33 23,33 26,67 100,0 Thối thân 70,00 23,33 6,67 0,00 0,00 100,0 Virus 70,00 30,00 0,00 0,00 0,00 100,0 A B C D Hình 3.1 Triệu chứng bệnh trên ruộng qua điều tra (A) Bệnh sọc trắng (C) Bệnh đốm lá nhỏ (B) Bệnh đốm lá lớn (D) Bệnh đốm vằn 22 A B C Hình 3.2 Triệu chứng bệnh trên ruộng qua điều tra (A) Bệnh rỉ (B) Bệnh thối thân do vi khuẩn (C) Bệnh do virus 23  Bệnh rỉ sắt Đây là bệnh hầu như phổ biến ở các ruộng trồng bắp, vết bệnh là những chấm nhỏ li ti màu vàng nâu, khi vết bệnh trưởng thành sẽ chuyển sang màu nâu đỏ và nhô lên trên mặt lá, như bị rỉ sắt (Hình 3.2 A). Bệnh thường xuất hiện ở những ruộng bắp ở giai đoạn chín sữa trở về sau, gây hại chủ yếu ở những lá già gần gốc đôi khi lan rộng ra các lá phía trên, bẹ lá, lá bi. Tác nhân gây bệnh là nấm Puccinia spp. (Võ Thanh Hoàng, 1993). Bệnh xuất hiện hầu hết ở các giai đoạn phát triển của cây bắp, dễ nhận diện thấy vào giai đoạn trổ cờ. Bệnh được ghi nhận ở các mức độ bệnh: rất nặng 26,67%, nặng 23,33%, trung bình 13,33%, nhẹ 33,34% và không có xuất hiện bệnh là 10,0% (Bảng 3.4). Ngoài ra việc trồng liên tục, không vệ sinh đồng ruộng, trồng dày, bón thừa phân còn làm cho mức độ bệnh nặng hơn.  Bệnh thối thân do vi khuẩn Bệnh thường xuất hiện ở phần gốc cây, sau đó lan dần lên tới ngọn làm lá ở phía trên khô héo lại, vết bệnh ở mô cây nhũn ướt và có mùi thối đặc trưng (Hình 3.2 B). Bệnh tấn công từ dưới đất, nước tưới tràn là điều kiện để bệnh lây lan và gây hại, tác nhân gây bệnh là vi khẩn Erwinia carotovora. Mầm bệnh này có phổ ký chủ rộng và có khả năng di động cao (Võ Thanh Hoàng, 1993). Bệnh xuất hiện rải rác ở một số ruộng, mức độ bệnh từ nhẹ đến trung bình qua kết quả điều tra (Bảng 3.4), nhưng khi có triệu chứng bệnh xuất hiện thì cây bệnh bị héo và chết dần và khả năng lây lan sang các cây khác là rất cao. Việc bón thừa đạm, không chủ động nguồn nước tưới sẽ làm ruộng nhiễm nặng.  Bệnh do virus Cây bắp có triệu chứng thấp hơn cây bình thường, các lóng ngắn lại, lá bị xoăn, cong vặn lại, lá có màu xanh đậm, trổ cờ sớm và không có khả năng cho trái (Hình 3.2 C). Bệnh do virus gây ra có tên là MMV (maize mosaic virus) có thể lan truyền bởi rầy xanh, rầy mềm hoặc rầy nâu đỏ (Võ Thanh Hoàng, 1993). Bệnh xuất hiện rải rác ở các ruộng với mức độ nhẹ qua điều tra (Bảng 3.4). Tóm lại, qua kết quả điều tra cho thấy, các bệnh hiện diện trên ruộng ghi nhận được với các mức độ bệnh khác nhau. Bệnh sọc trắng là bệnh gây hại rất nặng và nghiêm trọng, ảnh hưởng đến năng suất, một số bệnh như đốm lá lớn, đốm lá nhỏ, bệnh đốm vằn, bệnh rỉ gây hại phổ biến, các bệnh còn lại xuất hiện rải rác ở một số ruộng, ít phổ biến như bệnh thối thân do vi khuẩn, bệnh do virus. 24  Quan điểm của nông dân về sử dụng thuốc phòng trị bệnh hại Phần lớn người nông dân canh tác bắp tại hai huyện điều tra cho rằng việc phun thuốc phòng trị bệnh hại trên cây bắp khi thấy triệu chứng bệnh xuất hiện là có hiệu quả (trên 80%), riêng đối với bệnh sọc trắng lá nên phun ngừa từng đợt vì nếu thấy bệnh xuất hiện trên cây bắp thì không thể điều trị được, chỉ còn cách nhổ bỏ cây để tránh sự lây lan. Đa số họ cho rằng sử dụng thuốc hóa học để phòng trị bệnh là hiệu quả kịp thời hơn cả thuốc sinh học hay các chế phẩm nào khác. Các loại thuốc mà nông dân sử dụng phổ biến là Tilt super 300EC, Ridomil Gold 68WP, Anvil 5SC, Topsin 70WP, Aliette 80WP, Mannozeb 80WP, Carbendazim 50WP, Dithane M45 80WP, Validan 5DD dùng để phòng trị một số bệnh thông thường như bệnh sọc trắng lá, bệnh đốm vằn, đốm lá… Bảng 3.8 Các loại thuốc nông dân sử dụng Tên thuốc Tilt super 300EC Ridomil Gold 68WP Dithane M45 80WP Anvil 5SC Topsin 70WP Aliette 80WP Mannozeb 80WP Carbendazim 50WP Validan 5DD Tổng Số lƣợt Tỷ lệ (%) 13 10 8 8 6 5 3 3 2 58 22,41 17,24 13,80 13,80 10,34 8,62 5,17 5,17 3,50 100,0 Tóm lại, nông dân còn ít kinh nghiệm trong việc canh tác bắp. Đa số nông dân chưa nắm rõ về sự xuất hiện của bệnh và biện pháp phòng trị đúng lúc, kỹ thuật bón phân còn lạm dụng quá nhiều nguồn phân đạm, sử dụng rất nhiều thuốc hóa học khác nhau để trị bệnh hại. Tình hình bệnh hại trên bắp được ghi nhận trong điều kiện mưa nhiều, điều kiện đất ẩm ướt, sương mù dày đặc vào buổi sáng và nắng gắt xen kẽ trong ngày, đây cũng là điều kiện thuận lợi cho một số bệnh dễ phát sinh và phát triển. 3.2 HIỆU QUẢ CỦA THUỐC HÓA HỌC VÀ DỊCH TRÍCH THỰC VẬT ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NẤM Helminthosporium turcium trong điều kiện in vitro 3.2.1 Đối với ba loại thuốc hóa học Trên cả hai chủng Hel-BT và Hel-TO: kết quả Bảng 3.9 cho thấy ba loại thuốc hóa học đều có hiệu quả ức chế sự phát triển DKKT của nấm. Trong đó, thuốc Tilt Super 300EC và Man 80 P đều cho khả năng ức chế hoàn toàn sự phát triển khuẩn 25 ty (DKKT đều là 5,0 mm ở tất cả các thời điểm ghi nhận chỉ tiêu). Thuốc Vicarben 50SC cho khả năng ức chế khá cao, ức chế mạnh ở thời điểm 24 GSDKT với DKKT là 5,0 mm; sau đó thì nấm bắt đầu mọc lan dần ra, cụ thể DKKT của 2 chủng nấm ở thời điểm 168 GSDKT lần lượt là 19,00 mm và 14,83 mm, khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng là 86,17 mm và 86,83 mm. Hiệu quả ức chế của các loại thuốc hóa học đối với sự phát triển của nấm Helminthosporium turcium in vitro được trình bày trong Bảng 3.10. Trên chủng Hel-BT, ba loại thuốc hóa học đều cho hiệu quả khá cao và tăng dần qua các thời điểm ghi nhận. Ở thời điểm 24 GSDKT cả ba loại thuốc hóa học đều cho hiệu quả ức chế đều là 47,27%. Hiệu quả ức chế tăng dần ở các thời điểm còn lại và hiệu quả nhất là ở thời điểm 168 GSDKT, Tilt Super 300EC và Man 80WP cho hiệu quả cao nhất (93,74%), Vicarben 50SC cũng cho hiệu quả cao (78,71%). Trên chủng HelTO, ba loại thuốc cũng cho hiệu quả ức chế khá cao, ở thời điểm 24 GSDKT là 42,92%. Hiệu quả ức chế tăng dần ở các thời điểm còn lại, ở thời điểm 168 GSDKT thuốc Tilt Super 300EC và Man 80WP cho hiệu quả cao nhất (93,57%), Vicarben 50SC cũng cho hiệu quả cao (82,18%). Tóm lại, cả hai loại thuốc Tilt Super 300EC và Man 80 P đều hiệu quả ức chế cao hơn so với thuốc Vicarben 50SC trên cả hai chủng nấm. Theo kết quả ghi nhận của Lê Thị Cẩm Tú (2006) thuốc Tilt Super 300EC, Dithane M-45 80 WP (hoạt chất Mancozeb) và Royal 350 SC trong 6 loại thuốc dùng thí nghiệm có khả năng ức chế khá cao sự phát triển của khuẩn ty nấm Helminthosporium sp. gây bệnh đốm nâu lúa. Thí nghiệm của Võ Thị Kiều (2013) cũng cho biết thuốc Tilt Super 30EC cho hiệu quả cao nhất trong số 4 loại thuốc thí nghiệm có khả năng ức chế sự phát triển của khuẩn ty nấm Helminthosporium sp. gây bệnh lem lép hạt lúa (cho hiệu quả ức chế trên 50% ở các nồng độ thí nghiệm) (Tài liệu chưa công bố). 26 Bảng 3.9 Đƣờng kính (mm) của khuẩn ty nấm Helminthosporium turcium ở thí nghiệm khảo sát hiệu quả của ba loại thuốc hóa học trong điều kiện in vitro Nghiệm thức Chủng nấm Thời điểm quan sát 24 GSDKT 72 GSDKT 120 GSDKT 168 GSDKT 5,00 Tilt super 300EC Hel-BT 5,00 b 5,00 b 5,00 Vicarben 50SC Hel-BT 5,00 b 6,17 b 10,17 b 17,00 b Man 80WP Hel-BT 5,00 b 5,00 b 5,00 5,00 Đối chứng Hel-BT 9,50 a 32,67 a 60,50 a 80,5 a * * * 16,18 16,14 Mức ý nghĩa * CV (%) 4,08 9,75 b b c c Tilt super 300EC Hel-TO 5,00 b 5,00 b 5,00 b 5,00 Vicarben 50SC Hel-TO 5,00 b 6,33 b 9,50 b 13,83 b Man 80WP Hel-TO 5,00 b 5,00 b 5,00 b 5,00 Đối chứng Hel-TO 10,00 a Mức ý nghĩa CV (%) 31,67 a 57,33 a 78,17 a * * * * 4,00 6,80 15,74 12,81 Ghi chú *: số liệu khác biệt ở mức ý nghĩa 5 % ns : khác biệt không ý nghĩa thống kê Trong cùng một cột, những số có cùng chữ số theo sau thì khác biệt không ý nghĩa ở mức 5 % 27 c c Bảng 3.10 Kết quả hiệu quả ức chế (%) trung bình khuẩn ty nấm của ba loại thuốc hóa học Nghiệm thức Chủng nấm Thời điểm quan sát 24 GSDKT 72 GSDKT 120 GSDKT 168 GSDKT Tilt super 300EC Hel-BT 47,27 a 84,64 a 91,67 a 93,74 a Vicarben 50SC Hel-BT 47,27 a 81,08 b 83,02 b 78,71 b Man 80WP Hel-BT 47,27 a 84,64 a 91,67 a 93,74 a Đối chứng Hel-BT 0,00 b 0,00 Mức ý nghĩa * CV (%) 4,24 1,51 c * 0,00 c 0,00 * * 2,24 1,97 c Tilt super 300EC Hel-TO 49,92 a 84,18 a 91,22 a 93,57 a Vicarben 50SC Hel-TO 49,92 a 79,98 b 83,44 b 82,18 b Man 80WP Hel-TO 49,92 a 84,18 a 91,22 a 93,57 a Đối chứng Hel-TO 0,00 0,00 b Mức ý nghĩa * * CV (%) 5,80 1,27 Ghi chú *: số liệu khác biệt ở mức ý nghĩa 5 % c 0,00 c 0,00 * 2,17 ns : khác biệt không ý nghĩa thống kê Trong cùng một cột, những số có cùng chữ số theo sau thì khác biệt không ý nghĩa ở mức 5 % 28 * 1,74 c A B C D Hình 3.3 Hiệu quả của thuốc hóa học đối với chủng Hel-BT ở thời điểm 168 GSDKT (A) Tilt Super 300EC (B) Vicarben 50SC (C) Man 80WP (D) Đối chứng 29 A B C D Hình 3.4 Hiệu quả của thuốc hóa học đối với chủng Hel-TO ở thời điểm 168 GSDKT (A) Tilt Super 300EC (B) Vicarben 50SC (C) Man 80WP (D) Đối chứng 30 3.2.2 Đối với ba loại dịch trích thực vật Đối với chủng Hel-BT: kết quả thí nghiệm cho thấy cả ba loại dịch trích đều cho khả năng ức chế sự phát triển của nấm với các mức độ khác nhau qua. Ở thời điểm 24 GSDKT, dịch trích củ nghệ 8% cho hiệu quả ức chế sự phát triển DKKT cao nhất (7,83 mm), kế đến là dịch trích cỏ hôi 8% (10,83 mm) và có sự khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng (12,11 mm); còn dịch trích lá sống đời 4% không cho hiệu quả ức chế cao (11,83 mm). Ở thời điểm 72 GSDKT, dịch trích củ nghệ 8% có khả năng ức chế cao nhất (24,00 mm) và khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng (37,61 mm), 2 loại dịch trích còn lại không cho hiệu quả ức chế cao (cỏ hôi 8% là 22,00 mm và lá sống đời 4% là 22,33 mm). Ở các thời điểm 120 và 168 GSDKT, dịch trích củ nghệ 8% cũng cho hiệu quả cao nhất (40,17 mm và 55,50 mm) và khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng, 2 loại dịch còn lại không cho hiệu quả ức chế cao với đối chứng (62,22 mm và 82,78 mm) (Bảng 3.11). Trên chủng Hel-TO: dịch trích củ nghệ 8% cũng cho khả năng ức chế cao nhất sự phát triển của khuẩn ty nấm. Ở thời điểm 24 và 72 GSDKT dịch trích củ nghệ 8% cho hiệu quả ức chế sự phát triển DKKT cao nhất (8,00 mm), kế đến là dịch trích cỏ hôi 8% (11,17 mm) và có sự khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng (12,22 mm); còn dịch trích lá sống đời 4% không cho hiệu quả ức chế cao (11,67 mm). Ở các thời điểm 120 và 168 GSDKT, dịch trích củ nghệ 8% có khả năng ức chế cao nhất (41,83 mm và 57,67 mm) và khác biệt có mức ý nghĩa với đối chứng (60,56 mm và 82,56 mm), hai nghiệm thức còn lại không cho hiệu quả ức chế cao và khác biệt không ý nghĩa so với dịch trích củ nghệ 8% và đối chứng. Hiệu quả ức chế sự phát triển khuẩn ty nấm Helminthosporium turcium của các loại dịch trích thực vật in vitro được trình bày trong Bảng 3.12. Trên chủng HelBT, ba loại dịch trích thực vật cho hiệu quả khá cao với các mức độ khác nhau. Ở thời điểm 24 GSDKT dịch trích củ nghệ 8% có hiệu quả ức chế là 35,32%, kế đến là cỏ hôi 8% (10,55%) và khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng (0,00%); lá sống đời không hiệu quả (2,55%). Ở các thời điểm còn lại dịch trích củ nghệ 8% vẫn có hiệu quả cao và khác biệt so với đối chứng, các nghiệm thức còn lại không hiệu quả. Trên chủng Hel-TO, ba loại dịch trích cũng cho hiệu quả khá cao, ở thời điểm 24 GSDKT dịch trích củ nghệ 8% cho hiệu quả cao nhất (34,48%) và khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng (0,00%), kế đến là cỏ hôi 8% (8,57%), lá sống đời (4,57%) khác biệt không ý nghĩa so với đối chứng. Ở các thời điểm còn lại dịch trích củ nghệ 8% vẫn cho hiệu quả cao nhất, ở 168 GSDKT (30,68%) so với hai loại còn lại (có hiệu quả khác biệt không ý nghĩa) lần lượt là 9,93% và 17,72%. Tóm lại, trong ba loại dịch trích thực vật, dịch trích củ nghệ 8% có khả năng ức chế sự phát triển khuẩn ty nấm cao nhất so với hai loại dịch trích còn lại. Kết quả 31 của Võ Thị Kiều (2013) ghi nhận dịch trích từ củ nghệ và lá neem cho hiệu cao hơn trong số 4 loại dịch trích dùng trong thí nghiệm (Tài liệu chưa công bố). Theo Chopra và ctv. (1941) dịch trích củ nghệ có tác dụng chống lại sự phát triển của vi khuẩn Staphylococcus albus, Staphylococcus aureus và Bacillus typhosus; ức chế sự tăng trưởng của S. albus và S. aureus ở nồng độ lên đến 5.000 µg/ml (trích dẫn Oswaldo Cruz, 2001). Jun Young Cho (2006) phân lập hoạt chất cucumin từ củ nghệ có khả năng chống lại Phytopthora infectans, Puccinia recondita, Pyricularia oryzea, Rhizoctonia solani, Botrytis cineria,… Bảng 3.11 Đƣờng kính (mm) của khuẩn ty nấm Helminthosporium turcium ở thí nghiệm khảo sát hiệu quả của ba loại dịch trích thực vật in vitro Nghiệm thức Chủng nấm Thời điểm quan sát 24 GSDKT 72 GSDKT 120 GSDKT 168 GSDKT 24,00 b 40,17 b 55,50 b Củ nghệ 8% Hel-BT 7,83 Cỏ hôi 8% Hel-BT 10,83 b 33,83 a 53,00 ab 71,67 ab Lá sống đời 4% Hel-BT 11,83 a 34,83 a 52,33 ab 72,33 ab Đối chứng Hel-BT 12,11 a 37,61 a 62,22 a 82,78 a Mức ý nghĩa * * * * CV (%) 2,51 6,69 Củ nghệ 8% c Hel-TO 8,00 c 24,50 c 19,16 17,53 41,83 b 57,67 b Cỏ hôi 8% Hel-TO 11,17 b 31,50 b 53,17 ab 74,50 ab Lá sống đời 4% Hel-TO 11,67 ab 35,30 a 54,50 ab 68,33 ab Đối chứng Hel-TO 12,22 a 36,78 a 60,56 a 82,56 a * Mức ý nghĩa * * * CV (%) 3,74 4,22 15,14 Ghi chú *: số liệu khác biệt ở mức ý nghĩa 5 % ns : khác biệt không ý nghĩa thống kê Trong cùng một cột, những số có cùng chữ số theo sau thì khác biệt không ý nghĩa ở mức 5% 32 16,01 Bảng 3.12 Kết quả hiệu quả ức chế (%) trung bình khuẩn ty nấm của ba loại dịch trích thực vật Nghiệm thức Chủng nấm Thời điểm quan sát (giờ sau khi đặt khuẩn ty) 24 GSDKT 72 GSDKT 120 GSDKT 168 GSDKT Củ nghệ 8% Hel-BT 35,32 a 36,24 a 35,71 a 33,47 a Cỏ hôi 8% Hel-BT 10,55 b 10,06 b 15,61 b 14,27 b Lá sống đời 4% Hel-BT 2,25 c 7,25 16,51 b 12,55 b Đối chứng Hel-BT 0,00 c 0,00 0,00 0,00 Mức ý nghĩa CV (%) b c c * * * * 29,85 22,72 29,02 34,03 c Củ nghệ 8% Hel-TO 34,48 a 33,37 a 31,27 a 30,68 a Cỏ hôi 8% Hel-TO 8,57 14,35 b 12,06 b 9,93 Lá sống đời 4% Hel-TO 4,57 c 3,47 10,76 b 17,72 b Đối chứng Hel-TO 0,00 c 0,00 0,00 0,00 Mức ý nghĩa CV (%) b b c c * * * * 29,85 22,72 29,02 34,03 Ghi chú *: số liệu khác biệt ở mức ý nghĩa 5 % b c ns : khác biệt không ý nghĩa thống kê Trong cùng một cột, những số có cùng chữ số theo sau thì khác biệt không ý nghĩa ở mức 5 % Qua kết quả vừa phân tích, các loại thuốc hóa học và dịch trích thực vật có khả năng ức chế sự phát triển của khuẩn ty nấm và cho hiệu quả khác nhau. Trong 3 loại thuốc hóa học, Tilt Super 300EC và Man 80WP cho hiệu quả cao hơn so với Vicarben 50SC. Trong 3 loại dịch trích thực vật, dịch trích củ nghệ 8% cho hiệu quả cao nhất so với 2 loại còn lại (cho hiệu quả tương đương nhau). Giữa 2 thí nghiệm, thí nghiệm sử dụng thuốc hóa học cho hiệu quả cao hơn so với thí nghiệm sử dụng dịch trích thực vật, đây cũng một trong những lý do người nông dân ưa chuộng việc sử dụng thuốc hóa học hơn. 33 A B C D Hình 3.5 Hiệu quả của dịch trích thực vật đối với chủng Hel-BT ở thời điểm 168 GSDKT (A) Củ nghệ 8% (B) Cỏ hôi 8% (C) Lá sống đời 4% (D) Đối chứng 34 A B C D Hình 3.6 Hiệu quả của dịch trích thực vật đối với chủng Hel-TO ở thời điểm 168 GSDKT (A) Củ nghệ 8% (B) Cỏ hôi 8% (C) Lá sống đời 4% (D) Đối chứng 35 3.3.3 Tƣơng tác giữa thuốc hóa học và chủng nấm Tương tác của ba loại thuốc hóa học và hai chủng nấm cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa trên hai chủng Hel-BT và Hel-TO. Ở thời điểm 24 GSDKT sự tương tác khác biệt không ý nghĩa giữa ba loại thuốc hóa học và hai chủng nấm. Ở các thời điểm 72, 120 và 168 GSDKT có sự tương tác giữa ba loại thuốc hóa học với 2 chủng nấm. Khả năng ức chế sự phát triển của khuẩn ty nấm của ba loại thuốc khác nhau, trong đó hai loại thuốc Tilt Super 300EC và Man 80WP ức chế hoàn toàn sự phát triển của khuẩn ty nấm cao hơn so với thuốc Vicarben 50SC (Bảng 3.13). 3.3.4 Tƣơng tác giữa dịch trích thực vật và chủng nấm Kết quả được trình bày ở Bảng 3.14 về tương tác của 3 loại dịch trích thực vật và 2 chủng nấm. Ở thời điểm 24 GSDKT quan sát trên chủng Hel-BT cả ba loại dịch trích cho khả năng ức chế sự phát triển khuẩn ty nấm khác biệt nhau ở mức ý nghĩa 5%, trong khi ở chủng Hel-TO giữa ba loại dịch trích khác biệt không ý nghĩa thống kê. Ở thời điểm 72 GSDKT, trên chủng Hel-BT dịch trích củ nghệ 8% có sự ức chế sự phát triển khuẩn ty nấm khác biệt so với hai loại dịch trích còn lại (cho DKKT tương đương nhau), trong khi trên Hel-TO cả ba loại dịch trích cho khả năng ức chế sự phát triển khuẩn ty nấm khác biệt nhau ở mức ý nghĩa 5%. Ở các thời điểm 120 và 168 GSDKT, trên cả hai chủng Hel-BT và Hel-TO cả ba loại dịch trích cho khả năng ức chế sự phát triển khuẩn ty nấm khác biệt không ý nghĩa thống kê. Qua kết quả phân tích tương tác ở Bảng 3.13 và Bảng 3.14, sự tương tác của các loại thuốc hóa học và dịch trích thực vật trên 2 chủng nấm không như nhau. Đối với sự tương tác của thuốc hóa học với chủng nấm, hai loại thuốc Tilt Super 300EC và Man 80 P đều cho khả năng ức chế hoàn sự phát triển của khuẩn ty nấm cao hơn so với thuốc Vicarben 50SC ở tất cả các thời điểm quan sát trên cả hai chủng nấm. Trong khi sự tương tác giữa dịch trích thực vật với chủng nấm là không như nhau, cho khả năng ức chế sự phát triển của khuẩn ty nấm khác nhau, dịch trích củ nghệ 8% cho hiệu quả ức chế cao nhất. 36 Bảng 3.13 Phân tích tƣơng tác giữa thuốc hóa học và chủng nấm 24 GSDKT Nghiệm thức 72 GSDKT TB thuốc Hel-BT Hel-TO Hel-BT Tilt Super 300EC 5,00 5,00 5,00 5,00 Vicarben 50SC 5,00 5,00 5,00 6,17 a Man 80WP 5,00 5,00 5,00 5,00 TB chủng nấm 5,00 5,00 b 5,39 TB Hel-TO 5,00 b 6,33 a b 120 GSDKT 5,00 b thuốc Hel-BT 5,00 5,00 6,25 10.17 a 5,00 5,00 5,44 6,72 b b 168 GSDKT Hel-TO TB thuốc Hel-BT Hel-TO TB thuốc 5,00 b 5,00 5,00 5,00 5,00 9,50 a 9,84 17,00 a 13,83 a 5,00 b 5,00 5,00 5,00 6,50 9,00 b b 7,94 F (chủng nấm) ns ns * * * * * * F (chủng nấm x thuốc) ns ns * * * * * * F (thuốc) ns ns * * * * * * CV (%) (chủng nấm x thuốc) 0,00 Ghi chú *: số liệu khác biệt ở mức ý nghĩa 5 % 3,08 11,27 ns : khác biệt không ý nghĩa thống kê Trong cùng một cột, những số có cùng chữ số theo sau thì khác biệt không ý nghĩa ở mức 5 % 37 3,68 b 15,19 b 5,00 Bảng 3.14 Phân tích tƣơng tác giữa dịch trích thực vật và chủng nấm 24 GSDKT Nghiệm thức Hel-BT Củ nghệ 8% 7,83 c Hel-TO 72 GSDKT TB dịch trích Hel-BT 8,17 8,00 24,00 b 120 GSDKT TB dịch trích Hel-TO 24,50 c Hel-BT Hel-TO 24,25 40,17 41,83 168 GSDKT TB dịch trích TB dịch trích Hel-BT Hel-TO 41,00 55,50 57,67 56,59 Cỏ hôi 8% 10,83 b 11,17 11,25 33,83 a 31,50 b 32,67 53,00 53,17 53,09 71,67 74,50 73,09 Lá sống đời 4 % 11,83 a 11,67 11,75 34,83 a 35,50 a 35,17 52,33 54,50 53,42 72,33 68,33 70,33 TB chủng nấm 10,16 10,33 30,89 30,50 48,50 49,83 66,50 66,83 F (chủng nấm) * ns * * ns ns ns ns F (chủng nấm x dịch trích) * ns * * ns ns ns ns F (dịch trích) * ns * * ns ns ns ns CV (%) (chủng nấm x dịch trích) 3,45 Ghi chú *: số liệu khác biệt ở mức ý nghĩa 5 % 6,44 19,66 ns : khác biệt không ý nghĩa thống kê Trong cùng một cột, những số có cùng chữ số theo sau thì khác biệt không ý nghĩa ở mức 5 % 38 19,27 CHƢƠNG 4 KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ 4.1 KẾT LUẬN  Phần điều tra ngoài đồng - Tổng diện tích là 58.300 m2, diện tích canh tác từ 1.000-6.000 m2 trong đó 1.000-2.000 m2 chiếm đa số (83,33%). - Độ tuổi của nông dân từ 30-65 tuổi, trong đó độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao (66,67%). Tuy nhiên, kinh nghiệm canh tác còn ít chiếm đa số, ít hơn 5 năm (66,67%). - Đa số trồng nhiều vụ trong năm (3 vụ/năm chiếm 53,33%). Bón phân hóa học cao hơn nhiều lần so với khuyến cáo, nhất là phân đạm. - Phần lớn nông dân cho rằng việc phun thuốc hóa học là biện pháp phòng trị hiệu quả, phun thuốc khi thấy triệu chứng bệnh xuất hiện. - Có 7 loại bệnh hại trên 30 ruộng điều tra với các mức độ bệnh khác nhau. Trong đó bệnh gây hại rất nặng và nghiêm trọng là bệnh sọc trắng lá, các bệnh còn lại cũng xuất hiện phổ biến như bệnh đốm vằn, bệnh đốm lá lớn, bệnh rỉ…  Hiệu quả của các loại thuốc và dịch trích thực vật - Đối với thí nghiệm khảo sát hiệu quả của một số loại thuốc hóa học, trên 2 chủng nấm ba loại thuốc đều có khả năng ức chế sự phát triển của nấm là Tilt Super 300EC, Man 80 P và Vicarben 50SC. Trong đó, Tilt Super 300EC và Man 80 P có khả năng ức chế hoàn toàn sự phát triển của khuẩn ty nấm. - Đối với thí nghiệm khảo sát hiệu quả của một số loại dịch trích thực vật, trên 2 chủng nấm ba loại dịch trích thực vật đều có khả năng ức chế sự phát triển của nấm là củ nghệ 8%, cỏ hôi 8% và lá sống đời 4%. Trong đó dịch trích củ nghệ 8% có khả năng ức chế sự phát triển của khuẩn ty nấm cao nhất so với 2 loại còn lại. 4.2 ĐỀ NGHỊ - Tiếp tục điều tra tình hình bệnh hại trong các vụ khác ở các địa điểm khác. - Tiếp tục khảo sát hiệu quả của các gốc thuốc hóa học và dịch trích thực vật khác trên các bệnh khác trong điều kiện nhà lưới và ngoài đồng. 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Anh Carlos De Leon, 1994. Maize Disease: A Guide for Field Indentification, CIMMYT. Jun Young Cho, Guyng Ja Choi, Seon-Woo Lee, He Kyoung Lim, Kyung Soo Jang, Chi Hwan Lim, Kwang Yun Cho và Jin-Cheol Kim, 2006. In vivo Antifungal Activity Against Various Plant Pathogenic Fungi of Curcuminoids Isolated from the Rhizomes of Cucuma longa. Plant Pathol. J. 22 (1): 94-96. Malcolm C. Shurtleff, 1992. Compendium of Corn diseases, APS Press. Mem Inst Oswaldo Cruz, 2001. Biological Activities of Curcuma longa L.. Rio de Janeriro, Vol. 96(5): 723-728. Tài liệu tiếng Việt Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được pháp sự dụng ở Việt Nam (2013). Bộ nông nghiệp và pháp triển nông thôn. Dương Minh, 1999. Giáo trình môn “Hoa Màu”. Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ. Đinh Thế Lộc, Võ Nguyền Quyền, Bùi Thế Hùng, Nguyễn Thế Hùng, 1997. Cây lương thực, tập II: Cây màu. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội. Đỗ Huy Bích và ctv., 2004. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Tập I. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. 1138 trang. Đỗ Huy Bích và ctv., 2004. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Tập II. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. 1255 trang. Đỗ Tấn Dũng, 2006. Một số kết quả nghiên cứu xác định thành phần nấm bệnh hại cây ngô năm 2005-2006 ở Hà nội phụ cận. Báo cáo khoa học hội thảo khoa học công nghệ quản lý nông học vì sự phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam. Đỗ Tất Lợi, 2003. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản y học. 1274 trang. Đỗ Thái Hà, 2010. Điều tra tình hình bệnh đốm vi khuẩn (Xanthomonas sp.) trên hoa hồng tại thị xã Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp và khảo sát hiệu quả của một số loại thuốc hóa học. Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ ngành Bảo vệ thực vật. Trường Đại học Cần Thơ. Lê Lương Tề và Vũ Triệu Mân, 1998. Giáo trình bệnh cây chuyên khoa. Trường Đại Học Nông Nghiệp I Hà Nội. Lê Thị Cẩm Tú, 2006. Giám định thành phần nấm gây bệnh trên hạt lúa ở tỉnh Tiền Giang & Long An trong vụ Đông Xuân 2005-2006, Hè Thu 2006 và hiệu quả của một số loại thuốc hóa học đối với các chủng nấm Trichothecium sp. Và Helminthosporium sp. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành trồng trọt. Trường Đại học Cần Thơ. Niên giám thống kê Việt Nam, 2012 (sơ bộ). Nhà xuất bản Thống Kê. Nguyễn Hữu Tình, 1997. Cây ngô, nguồn gốc di truyền và quá trình phát triển. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội. 40 Nguyễn Hữu Tình, 1997. Giáo trình cây ngô. Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Việt Nam. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội. Nguyễn Kim Vân, Ngô Bích Hảo, Nguyễn Văn Viên, Đỗ Tấn Dũng, Ngô Thị Xuyên, Nguyễn Đức Huy, 2006. Nguyên nhân gây bệnh hại hạt giống lúa, ngô, đậu tương, lạc, rau ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam và biện pháp phòng trừ. Tạp chí khoa học kỹ thuật Nông Nightie năm 2006. Tập IV, số 6:39-47. Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. Nguyễn Khiết Tâm, 2010. Khảo sat hiệu quả của dịch trích của hôi (Chromolaena odorata L.) đối với bệnh cháy lá (Pyricularia grisea) và đóm nâu (Bipolaris oryzea) trên giống lúa OM4900 tại huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ ngành Bảo vệ thực vật. Trường Đại học Cần Thơ. Nguyễn Thành Hối, 2010. Giáo trình cây trồng đại cương. Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ. Nguyễn Thị Lùng, 2010. Khảo sát khả năng kích thích tính kháng của ba loại dịch trích thực vật đối với bệnh cháy lá lúa Pyricularia grisea trên khía cạnh sinh học và mô học. Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ ngành Bảo vệ thực vật. Trường Đại học Cần Thơ. Nguyễn Văn Điền, 2008. Giám định bệnh hại bắp tại ba quận/huyện ở đồng bằng sông Cửu Long. Luận văn tốt nghiệp ngành Nông học. Trường Đại học Cần Thơ. 33 trang. Phạm Văn Biên, Bùi Cách Tuyến và Nguyễn Mạnh Chinh, 2000. Cẩm nang thuốc bảo vệ thực vật. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 387 trang. Thạch Dươne, 2012. Đánh giá khả năng kích kháng của một số loại hóa chất đối với bệnh hại bắp trong vụ Đông Xuân 2011-2012 và Hẹ Thu 2012 tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh. Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ ngành Bảo vệ thực vật. Trường Đại học Cần Thơ. Trịnh Thiên Như và Nguyễn Thanh Thúy, 2006. Điều tra tình hình sâu bệnh hại trên cây bắp tại hai huyện Cầu Ngang - Trà Cú, tỉnh Trà Vinh và thử nghiệm hiệu lực của một số loại nấm ký sinh đối với sâu ăn tạp (Spodoptera litura Fab.). Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Bảo vệ thực vật. Trường Đại học Cần Thơ. Trương Đích, Phạm Đồng Quảng và Phạm Thị Tài, 1999. Kỹ thuật trồng các giống ngô mới năng suất cao. Trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng quốc gia. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội. Võ Thanh Hoàng, 1993. Giáo trình bệnh cây chuyên khoa, Phần I: Bệnh hại cây lương thực và thực phẩm. Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ. Võ Thị Kiều, 2013. Khảo sát khả năng của một số dịch trích thực vật và thuốc hóa học đối với nấm Bipolaris sp. và Pythomyces sp. gây bệnh lem lép hạt trong điều kiện phòng thí nghiệm. Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Bảo vệ Thực vật. Trường Đại học Cần Thơ. Vũ Triệu Mân, 2007. Giáo trình bệnh cây chuyên khoa. Trường Đại Học Nông Nghiệp I Hà Nội. Một số website Nguyễn Hữu Hoàng, 2013. Ngân hàng kiến thức trồng ngô. Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam (http://vaas.vn/kienthuc/cayngo/). Ngày truy cập 1/12/2013. 41 Hội nông dân thành phố Cần Thơ, 2013. Kỹ thuật canh tác bắp. (http://hoinongdan.cantho.gov.vn/?tabid=82&ndid=75&key=). Ngày truy cập 26/11/2013 Bảo vệ cây trồng, bệnh hại trên cây ngô, 2013. (http://baovecaytrong.com/kythuatcaytrongchitiet.php?Id=42&caytrongkythuat=c%C3%A 2y%20b%E1%BA%AFp). Ngày truy cập 29/11/2013. Trang thông tin khoa học và công nghệ Bình Dương, Phát triển bắp lai luân canh trên ruộng. (http://thuviendetai.khcnbinhduong.gov.vn/Chitietdetai.aspx?id=125). Ngày truy cập 14/12/2013. 42 PHỤ CHƯƠNG 1 PHIẾU ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH BỆNH HẠI TRÊN BẮP Ngày điều tra: ..................................................................................................... I. H NG IN CH H Họ và tên chủ hộ: ……………………………………Tuổi: ........................................ Địa chỉ:………………………………………………………………… ...................... i c g:……………………... i g i g:…………………… ........... II. KỸ THUẬT CANH TÁC -G - . ... g eo .. - Cách trồ III. THÔNG TIN VỀ PHÂN BÓN: ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… …… IV. THÔNG TIN VỀ THỜI TIẾT: (ghi nhận các yếu tố: ki n nào ả ưa, sươ g ù ay điều ưở g đến b nh hại?) ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… VI. CHI TIẾT BỆNH HẠI TRÊN BẮP G oạ cây Tên bệnh Mức  + ++ +++ NSG Tác nhân Mức bệnh Loại thu c bệnh: Không có b nh. B nh nhẹ, xuất hi n lẻ tẻ, chú ý mới thấy vài lá. B nh TB, số cây bị b nh ít và có nhiều lá bị b nh. B nh nặng, số cây b nh = 1/3 số cây trong ruộng. B nh rất nặng, số cây bị b nh >1/3 số lượng cây trong ruộng. Ghi chú PHỤ CHƯƠNG 2 Phụ bảng 1: Bảng ANOVA đường kính của khuẩn ty chủng thuốc hóa học ở 24 GSDKT. Ngu n biến Độ tự Tổng bình Trung bình động do p ươ g bì p ươ g Nghi m thức 3 45,563 15,188 Sai số 8 0,500 0,063 Tổng 11 46,063 CV= 4,08% Phụ bảng 2: Bảng ANOVA đường kính của khuẩn ty chủng thuốc hóa học ở 48 GSDKT. Ngu n biến Độ tự Tổng bình Trung bình động do p ươ g bì p ươ g Nghi m thức 3 529,000 176,333 Sai số 8 3,167 0,396 Tổng 11 532,167 CV= 7,12% Phụ bảng 3: Bảng ANOVA đường kính của khuẩn ty chủng thuốc hóa học ở 72 GSDKT. Ngu n biến Độ tự Tổng bình Trung bình động do p ươ g bì p ươ g Nghi m thức 3 1676,896 558,965 Sai số 8 11,333 1,417 Tổng 11 1688,229 CV= 9,75% Phụ bảng 4: Bảng ANOVA đường kính của khuẩn ty chủng thuốc hóa học ở 96 GSDKT. Ngu n biến Độ tự Tổng bình Trung bình động do p ươ g bì p ươ g Nghi m thức 3 3790,250 1263,417 Sai số 8 33,667 4,208 Tổng 11 3823,917 CV= 12,89% Phụ bảng 5: Bảng ANOVA đường kính của khuẩn ty chủng thuốc hóa học ở 120 GSDKT. Ngu n biến Độ tự Tổng bình Trung bình động do p ươ g bì p ươ g Nghi m thức 3 6560,500 2186,833 Sai số 8 85,167 10,646 Tổng 11 6645,667 CV= 16,18% Hel-BT ở thí nghi m F Prob 243,000 0,0000 Hel-BT ở thí nghi m F Prob 445,474 0,0000 Hel-BT ở thí nghi m F Prob 394,564 0,0000 Hel-BT ở thí nghi m F Prob 300,218 0,0000 Hel-BT ở thí nghi m F Prob 205,417 0,0000 Phụ bảng 6: Bảng ANOVA đường kính của khuẩn ty chủng Hel-BT ở thí nghi m thuốc hóa học ở 144 GSDKT. Ngu n biến Độ tự Tổng bình Trung bình F Prob động do p ươ g bì p ươ g Nghi m thức 3 9177,229 3059,076 263,619 0,0000 Sai số 8 92,833 11,604 Tổng 11 9270,063 CV= 14,27% Phụ bảng 7: Bảng ANOVA đường kính của khuẩn ty chủng Hel-BT ở thí nghi m thuốc hóa học ở 168 GSDKT. Ngu n biến Độ tự Tổng bình Trung bình F Prob động do p ươ g bì p ươ g Nghi m thức 3 11790,563 3930,188 208,914 0,0000 Sai số 8 150,500 18,813 Tổng 11 11941,063 CV= 16,14% Phụ bảng 8: Bảng ANOVA đường kính của khuẩn ty chủng Hel-TO ở thí nghi m thuốc hóa học ở 24 GSDKT. Ngu n biến Độ tự Tổng bình Trung bình F Prob động do p ươ g bì p ươ g Nghi m thức 3 56,250 18,750 300,000 0,0000 Sai số 8 0,500 0,063 Tổng 11 56,750 CV= 4,0% Phụ bảng 9: Bảng ANOVA đường kính của khuẩn ty chủng Hel-TO ở thí nghi m thuốc hóa học ở 48 GSDKT. Ngu n biến Độ tự Tổng bình Trung bình F Prob động do p ươ g bì p ươ g Nghi m thức 3 473,063 157,688 630,750 0,0000 Sai số 8 2,000 0,250 Tổng 11 475,063 CV= 5,8% Phụ bảng 10: Bảng ANOVA đường kính của khuẩn ty chủng Hel-TO ở thí nghi m thuốc hóa học ở 72 GSDKT. Ngu n biến Độ tự Tổng bình Trung bình F Prob động do p ươ g bì p ươ g Nghi m thức 3 1550,667 516,889 775,333 0,0000 Sai số 8 5,333 0,667 Tổng 11 1556,000 CV= 6,8% Phụ bảng 11: Bảng ANOVA đường kính của khuẩn ty chủng Hel-TO ở thí nghi m thuốc hóa học ở 96 GSDKT. Ngu n biến Độ tự Tổng bình Trung bình F Prob động do p ươ g bì p ươ g Nghi m thức 3 3182,063 1060,688 1305,462 0,0000 Sai số 8 6,500 0,813 Tổng 11 3188,563 CV= 5,86% Phụ bảng 12: Bảng ANOVA đường kính của khuẩn ty chủng Hel-TO ở thí nghi m thuốc hóa học ở 120 GSDKT. Ngu n biến Độ tự Tổng bình Trung bình F Prob động do p ươ g bì p ươ g Nghi m thức 3 5854,563 1951,521 213,378 0,0000 Sai số 8 73,167 9,146 Tổng 11 5927,729 CV= 15,74% Phụ bảng 13: Bảng ANOVA đường kính của khuẩn ty chủng Hel-TO ở thí nghi m thuốc hóa học ở 144 GSDKT. Ngu n biến Độ tự Tổng bình Trung bình F Prob động do p ươ g bì p ươ g Nghi m thức 3 8967,563 2989,188 206,151 0,0000 Sai số 8 116,000 14,500 Tổng 11 9083,563 CV= 16,65% Phụ bảng 14: Bảng ANOVA đường kính của khuẩn ty chủng Hel-TO ở thí nghi m thuốc hóa học ở 168 GSDKT. Ngu n biến Độ tự Tổng bình Trung bình F Prob động do p ươ g bì p ươ g Nghi m thức 3 11251,167 3750,389 351,599 0,0000 Sai số 8 85,333 10,667 Tổng 11 11336,500 CV= 12,81% Phụ bảng 15: Bảng ANOVA đường kính của khuẩn ty chủng Hel-BT ở thí nghi m dịch trích thực vật ở 24 GSDKT. Ngu n biến Độ tự Tổng bình Trung bình F Prob động do p ươ g bì p ươ g Nghi m thức 3 34,507 11,502 160,290 0,0000 Sai số 8 0,574 0,072 Tổng 11 35,081 CV= 2,51% Phụ bảng 16: Bảng ANOVA đường kính dịch trích thực vật ở 48 GSDKT. Ngu n biến Độ tự Tổng bình động do p ươ g Nghi m thức 3 129,556 Sai số 8 33,963 Tổng 11 163,519 CV= 9,86% Phụ bảng 17: Bảng ANOVA đường kính dịch trích thực vật ở 72 GSDKT. Ngu n biến Độ tự Tổng bình động do p ươ g Nghi m thức 3 316,729 Sai số 8 37,963 Tổng 11 354,692 CV= 6,69% Phụ bảng 18: Bảng ANOVA đường kính dịch trích thực vật ở 96 GSDKT. Ngu n biến Độ tự Tổng bình động do p ươ g Nghi m thức 3 537,000 Sai số 8 431,556 Tổng 11 968,556 CV= 17,01% Phụ bảng 19: Bảng ANOVA đường kính dịch trích thực vật ở 120 GSDKT. Ngu n biến Độ tự Tổng bình động do p ươ g Nghi m thức 3 736,840 Sai số 8 791,630 Tổng 11 1528,470 CV= 19,16% Phụ bảng 20: Bảng ANOVA đường kính dịch trích thực vật ở 144 GSDKT. Ngu n biến Độ tự Tổng bình động do p ươ g Nghi m thức 3 1016,174 Sai số 8 922,185 Tổng 11 1938,359 CV=17,14% của khuẩn ty chủng Hel-BT ở thí nghi m Trung bình bì p ươ g 43,185 4,245 F Prob 10,172 0,0042 của khuẩn ty chủng Hel-BT ở thí nghi m Trung bình bì p ươ g 105,576 4,745 F Prob 22,248 0,0003 của khuẩn ty chủng Hel-BT ở thí nghi m Trung bình bì p ươ g 179,000 53,944 F Prob 3,318 0,0777 của khuẩn ty chủng Hel-BT ở thí nghi m Trung bình bì p ươ g 245,613 98,954 F Prob 2,482 0,1352 của khuẩn ty chủng Hel-BT ở thí nghi m Trung bình bì p ươ g 338,725 115,273 F Prob 2,938 0,0990 Phụ bảng 21: Bảng ANOVA đường kính của khuẩn ty chủng Hel-BT ở thí nghi m dịch trích thực vật ở 168 GSDKT. Ngu n biến Độ tự Tổng bình Trung bình F Prob động do p ươ g bì p ươ g Nghi m thức 3 1141,340 380,447 2,486 0,1348 Sai số 8 1224,352 153,044 Tổng 11 2365,692 CV= 17,53% Phụ bảng 22: Bảng ANOVA đường kính của khuẩn ty chủng Hel-TO ở thí nghi m dịch trích thực vật ở 24 GSDKT. Ngu n biến Độ tự Tổng bình Trung bình F Prob động do p ươ g bì p ươ g Nghi m thức 3 32,229 10,743 66,300 0,0000 Sai số 8 1,296 0,162 Tổng 11 33,525 CV= 3,74% Phụ bảng 23: Bảng ANOVA đường kính của khuẩn ty chủng Hel-TO ở thí nghi m dịch trích thực vật ở 48 GSDKT. Ngu n biến Độ tự Tổng bình Trung bình F Prob động do p ươ g bì p ươ g Nghi m thức 3 109,389 36,463 13,989 0,0015 Sai số 8 20,852 2,606 Tổng 11 130,241 CV= 8,16% Phụ bảng 24: Bảng ANOVA đường kính của khuẩn ty chủng Hel-TO ở thí nghi m dịch trích thực vật ở 72 GSDKT. Ngu n biến Độ tự Tổng bình Trung bình F Prob động do p ươ g bì p ươ g Nghi m thức 3 274,674 91,558 50,067 0,0000 Sai số 8 14,630 1,829 Tổng 11 289,303 CV= 4,22% Phụ bảng 25: Bảng ANOVA đường kính của khuẩn ty chủng Hel-TO ở thí nghi m dịch trích thực vật ở 96 GSDKT. Ngu n biến Độ tự Tổng bình Trung bình F Prob động do p ươ g bìn p ươ g Nghi m thức 3 357,896 119,299 4,381 0,0421 Sai số 8 217,852 27,231 Tổng 11 575,748 CV= 12,37% Phụ bảng 26: Bảng ANOVA đường kính của khuẩn ty chủng dịch trích thực vật ở 120 GSDKT. Ngu n biến Độ tự Tổng bình Trung bình động do p ươ g bì p ươ g Nghi m thức 3 549,340 183,113 Sai số 8 505,519 63,190 Tổng 11 1054,859 CV= 15,14% Phụ bảng 27: Bảng ANOVA đường kính của khuẩn ty chủng dịch trích thực vật ở 144 GSDKT. Ngu n biến Độ tự Tổng bình Trung bình động do p ươ g bì p ươ g Nghi m thức 3 728,389 242,796 Sai số 8 727,519 90,940 Tổng 11 1455,907 CV= 15,27% Phụ bảng 28: Bảng ANOVA đường kính của khuẩn ty chủng dịch trích thực vật ở 168 GSDKT. Ngu n biến Độ tự Tổng bình Trung bình động do p ươ g bì p ươ g Nghi m thức 3 991,340 330,447 Sai số 8 1027,185 128,398 Tổng 11 2018,525 CV= 16,01% Phụ bảng 29: Bảng ANOVA hi u suất ức chế của thuốc hóa chủng Hel-BT gây b đốm lá lớn trên bắp ở 24 GSDKT. Ngu n biến Độ tự Tổng bình Trung bình động do p ươ g bì p ươ g Nghi m thức 3 4244,642 1414,881 Sai số 8 15,276 1,910 Tổng 11 4259,918 CV= 4,24% Phụ bảng 30: Bảng ANOVA hi u suất ức chế của thuốc hóa chủng Hel-BT gây b đốm lá lớn trên bắp ở 48 GSDKT. Ngu n biến Độ tự Tổng bình Trung bình động do p ươ g bì p ươ g Nghi m thức 3 8164,021 2721,340 Sai số 8 6,316 0,790 Tổng 11 8170,338 CV= 1,97% Hel-TO ở thí nghi m F Prob 2,898 0,1017 Hel-TO ở thí nghi m F Prob 2,670 0,1186 Hel-TO ở thí nghi m F Prob 2,574 0,1268 học đối với khuẩn ty F Prob 740,966 0,0000 học đối với khuẩn ty F Prob 3446,881 0,0000 Phụ bảng 31: Bảng ANOVA hi u suất ức chế của thuốc hóa chủng Hel-BT gây b đốm lá lớn trên bắp ở 72 GSDKT. Ngu n biến Độ tự Tổng bình Trung bình động do p ươ g bình p ươ g Nghi m thức 3 9824,806 3274,935 Sai số 8 4,469 0,559 Tổng 11 9829,275 CV= 1,51% Phụ bảng 32: Bảng ANOVA hi u suất ức chế của thuốc hóa chủng Hel-BT gây b đốm lá lớn trên bắp ở 96 GSDKT. Ngu n biến Độ tự Tổng bình Trung bình động do p ươ g bì p ươ g Nghi m thức 3 10931,826 3643,942 Sai số 8 10,716 1,339 Tổng 11 10942,542 CV= 2,22% Phụ bảng 33: Bảng ANOVA hi u suất ức chế của thuốc hóa chủng Hel-BT gây b đốm lá lớn trên bắp ở 120 GSDKT. Ngu n biến Độ tự Tổng bình Trung bình động do p ươ g bì p ươ g Nghi m thức 3 11368,790 3789,597 Sai số 8 11,284 1,411 Tổng 11 11380,074 CV= 2,24% Phụ bảng 34: Bảng ANOVA hi u suất ức chế của thuốc hóa chủng Hel-BT gây b đốm lá lớn trên bắp ở 144 GSDKT. Ngu n biến Độ tự Tổng bình Trung bình động do p ươ g bì p ươ g Nghi m thức 3 11556,228 3852,076 Sai số 8 8,848 1,106 Tổng 11 11565,076 CV= 1,98% Phụ bảng 35: Bảng ANOVA hi u suất ức chế của thuốc hóa chủng Hel-BT gây b đốm lá lớn trên bắp ở 168 GSDKT. Ngu n biến Độ tự Tổng bình Trung bình động do p ươ g bì p ươ g Nghi m thức 3 11741,864 3913,955 Sai số 8 8,886 1,111 Tổng 11 11750,750 CV= 1,97% học đối với khuẩn ty F Prob 5862,752 0,0000 học đối với khuẩn ty F Prob 2720,433 0,0000 học đối với khuẩn ty F Prob 2686,649 0,0000 học đối với khuẩn ty F Prob 3482,869 0,0000 học đối với khuẩn ty F Prob 3523,875 0,0000 Phụ bảng 36: Bảng ANOVA hi u suất ức chế của thuốc hóa chủng Hel-TO gây b đốm lá lớn trên bắp ở 24 GSDKT. Ngu n biến Độ tự Tổng bình Trung bình động do p ươ g bì p ươ g Nghi m thức 3 5606,218 1868,739 Sai số 8 37,720 4,715 Tổng 11 5643,938 CV = 5,80% Phụ bảng 37: Bảng ANOVA hi u suất ức chế của thuốc hóa chủng Hel-TO gây b đốm lá lớn trên bắp ở 48 GSDKT. Ngu n biến Độ tự Tổng bình Trung bình động do p ươ g bì p ươ g Nghi m thức 3 12425,751 4141,917 Sai số 8 10,438 1,305 Tổng 11 12436,189 CV = 2,05% Phụ bảng 38: Bảng ANOVA hi u suất ức chế của thuốc hóa chủng Hel-TO gây b đốm lá lớn trên bắp ở 72 GSDKT. Ngu n biến Độ tự Tổng bình Trung bình động do p ươ g bì p ươ g Nghi m thức 3 15454,210 5151,403 Sai số 8 4,940 0,618 Tổng 11 15459,150 CV = 1,27 Phụ bảng 39: Bảng ANOVA hi u suất ức chế của thuốc hóa chủng Hel-TO gây b đốm lá lớn trên bắp ở 96 GSDKT. Ngu n biến Độ tự Tổng bình Trung bình động do p ươ g bì p ươ g Nghi m thức 3 16817,099 5605,700 Sai số 8 21,103 2,638 Tổng 11 16838,202 CV= 2,51% Phụ bảng 40: Bảng ANOVA hi u suất ức chế của thuốc hóa chủng Hel-TO gây b đốm lá lớn trên bắp ở 120 GSDKT. Ngu n biến Độ tự Tổng bình Trung bình động do p ươ g bì p ươ g Nghi m thức 3 17794,460 5931,487 Sai số 8 16,628 2,078 Tổng 11 17811,087 CV= 2,17% học đối với khuẩn ty F Prob 396,343 0,0000 học đối với khuẩn ty F Prob 3174,475 0,0000 học đối với khuẩn ty F Prob 8341,823 0,0000 học đối với khuẩn ty F Prob 2125,059 0,0000 học đối với khuẩn ty F Prob 2853,761 0,0000 Phụ bảng 41: Bảng ANOVA hi u suất ức chế của thuốc hóa học đối với khuẩn ty chủng Hel-TO gây b đốm lá lớn trên bắp ở 144 GSDKT. Ngu n biến Độ tự Tổng bình Trung bình F Prob động do p ươ g bì p ươ g Nghi m thức 3 18284,661 6094,887 15283,969 0,0000 Sai số 8 3,190 0,399 Tổng 11 18287,851 CV= 0,94% Phụ bảng 42: Bảng ANOVA hi u suất ức chế của thuốc hóa học đối với khuẩn ty chủng Hel-TO gây b đốm lá lớn trên bắp ở 168 GSDKT. Ngu n biến Độ tự Tổng bình Trung bình F Prob động do p ươ g bì p ươ g Nghi m thức 3 18394,065 6131,355 4457,511 0,0000 Sai số 8 11,004 1,376 Tổng 11 18405,069 CV= 1,74% Phụ bảng 43: Bảng ANOVA hi u suất ức chế của dịch trích thực vậ đối với khuẩn ty chủng Hel-BT gây b đốm lá lớn trên bắp ở 24 GSDKT. Ngu n biến Độ tự Tổng bình Trung bình F Prob động do p ươ g bì p ươ g Nghi m thức 3 2400,137 800,046 39,418 0,0000 Sai số 8 162,370 20,296 Tổng 11 2562,506 CV= 29,85% Phụ bảng 44: Bảng ANOVA hi u suất ức chế của dịch trích thực vậ đối với khuẩn ty chủng Hel-BT gây b đốm lá lớn trên bắp ở 48 GSDKT. Ngu n biến Độ tự Tổng bình Trung bình F Prob động do p ươ g bì p ươ g Nghi m thức 3 2075,738 691,913 28,366 0,0001 Sai số 8 195,136 24,392 Tổng 11 2270,873 CV=29,83% Phụ bảng 45: Bảng ANOVA hi u suất ức chế của dịch trích thực vậ đối với khuẩn ty chủng Hel-BT gây b đốm lá lớn trên bắp ở 72 GSDKT. Ngu n biến Độ tự Tổng bình Trung bình F Prob động do p ươ g bì p ươ g Nghi m thức 3 2071,273 690,424 43,328 0,0000 Sai số 8 127,478 15,93 Tổng 11 2198,751 CV= 22,72% Phụ bảng 46: Bảng ANOVA hi u suất ức chế của dịch trích thực vậ đối với khuẩn ty chủng Hel-BT gây b đốm lá lớn trên bắp ở 96 GSDKT. Ngu n biến Độ tự Tổng bình Trung bình F Prob động do p ươ g bì p ươ g Nghi m thức 3 2077,168 692,389 17,849 0,0007 Sai số 8 310,325 38,791 Tổng 11 2387,493 CV= 33,90% Phụ bảng 47: Bảng ANOVA hi u suất ức chế của dịch trích thực vậ đối với khuẩn ty chủng Hel-BT gây b đốm lá lớn trên bắp ở 120 GSDKT. Ngu n biến Độ tự Tổng bình Trung bình F Prob động do p ươ g bì p ươ g Nghi m thức 3 2073,416 691,139 19,197 0,0005 Sai số 8 288,017 36,002 Tổng 11 2361,434 CV= 29,02% Phụ bảng 48: Bảng ANOVA hi u suất ức chế của dịch trích thực vậ đối với khuẩn ty chủng Hel-BT gây b đốm lá lớn trên bắp ở 144 GSDKT. Ngu n biến Độ tự Tổng bình Trung bình F Prob động do p ươ g bì p ươ g Nghi m thức 3 2058,517 686,172 22,784 0,0003 Sai số 8 240,927 30,116 Tổng 11 2299,444 CV= 26,77% Phụ bảng 49: Bảng ANOVA hi u suất ức chế của dịch trích thực vậ đối với khuẩn ty chủng Hel-BT gây b đốm lá lớn trên bắp ở 168 GSDKT. Ngu n biến Độ tự Tổng bình Trung bình F Prob động do p ươ g bì p ươ g Nghi m thức 3 1874,838 624,946 14,646 0,0013 Sai số 8 341,364 42,671 Tổng 11 2216,202 CV= 34,03% Phụ bảng 50: Bảng ANOVA hi u suất ức chế của dịch trích thực vậ đối với khuẩn ty chủng Hel-TO gây b đốm lá lớn trên bắp ở 24 GSDKT. Ngu n biến Độ tự Tổng bình Trung bình F Prob động do p ươ g bì p ươ g Nghi m thức 3 2003,842 667,947 180,499 0,0000 Sai số 8 29,604 3,701 Tổng 11 2033,446 CV= 11,82% Phụ bảng 51: Bảng ANOVA hi u suất ức chế của dịch trích thực vậ đối với khuẩn ty chủng Hel-TO gây b đốm lá lớn trên bắp ở 48 GSDKT. Ngu n biến Độ tự Tổng bình Trung bình F Prob động do p ươ g bì p ươ g Nghi m thức 3 2151,939 717,313 23,076 0,0003 Sai số 8 248,683 31,085 Tổng 11 2400,623 CV= 29,83% Phụ bảng 52: Bảng ANOVA hi u suất ức chế của dịch trích thực vậ đối với khuẩn ty chủng Hel-TO gây b đốm lá lớn trên bắp ở 72 GSDKT. Ngu n biến Độ tự Tổng bình Trung bình F Prob động do p ươ g bì p ươ g Nghi m thức 3 2074,341 691,447 80,966 0,0000 Sai số 8 68,320 8,540 Tổng 11 2142,660 CV= 17,24% Phụ bảng 53: Bảng ANOVA hi u suất ức chế của dịch trích thực vậ đối với khuẩn ty chủng Hel-TO gây b đốm lá lớn trên bắp ở 96 GSDKT. Ngu n biến Độ tự Tổng bình Trung bình F Prob động do p ươ g bì p ươ g Nghi m thức 3 1704,725 568,242 18,263 0,0006 Sai số 8 248,917 31,115 Tổng 11 1953,642 CV= 33,94% Phụ bảng 54: Bảng ANOVA hi u suất ức chế của dịch trích thực vậ đối với khuẩn ty chủng Hel-TO gây b đốm lá lớn trên bắp ở 120 GSDKT. Ngu n biến Độ tự Tổng bình Trung bình F Prob động do p ươ g bì p ươ g Nghi m thức 3 1753,087 584,362 15,939 0,001 Sai số 8 293,303 36,663 Tổng 11 2046,390 CV= 33,96% Phụ bảng 55: Bảng ANOVA hi u suất ức chế của dịch trích thực vậ đối với khuẩn ty chủng Hel-TO gây b đốm lá lớn trên bắp ở 144 GSDKT. Ngu n biến Độ tự Tổng bình Trung bình F Prob động do p ươ g bì p ươ g Nghi m thức 3 1751,570 583,857 21,267 0,0004 Sai số 8 219,634 27,454 Tổng 11 1971,204 CV= 27,37% Phụ bảng 56: Bảng ANOVA hi u suất ức chế của dịch trích thực vậ đối với khuẩn ty chủng Hel-TO gây b đốm lá lớn trên bắp ở 168 GSDKT. Ngu n biến Độ tự Tổng bình Trung bình F Prob động do p ươ g bì p ươ g Nghi m thức 3 1789,407 596,469 18,987 0,0005 Sai số 8 251,312 31,414 Tổng 11 2040,719 CV= 29,63% Phụ Bảng 57: P â c ươ g ác giữa thuốc hóa học và giống ở thời điểm 72 GSDKT. Ngu n Tổng bình Trung bình Độ tự do F Sig, biế động p ươ g bì p ươ g Giống 1 0,014 0,014 0,5000 Thuốc 2 6,250 3,125 112,5000 0,0000 Giống * thuốc 2 0,028 0,014 0,5000 Sai số 12 0,333 0,028 Tổng cộng 17 6,625 CV= 3,08% Phụ Bảng 58: P â c ươ g ác giữa thuốc hóa học và giống ở thời điểm 96 GSDKT. Ngu n Tổng bình Trung bình Độ tự do F Sig, biế động p ươ g bì p ươ g Giống 1 0,500 0,500 1,2000 0,2948 Thuốc 2 25,000 12,500 30,0000 0,0000 Giống * thuốc 2 1,000 0,500 1,2000 0,3349 Sai số 12 5,000 0,417 Tổng cộng 17 31,500 CV= 11,07% Phụ Bảng 59: P â c ươ g ác giữa thuốc hóa học và giống ở thời điểm 120 GSDKT. Ngu n Tổng bình Trung bình bình Độ tự do F Sig, biế động p ươ g p ươ g Giống 1 0,222 0,222 0,4000 Thuốc 2 93,444 46,722 84,1000 0,0000 Giống * thuốc 2 0,444 0,222 0,4000 Sai số 12 6,667 0,556 Tổng cộng 17 100,778 CV= 11,27% Phụ Bảng 60: GSDKT. Ngu n biế động Giống Thuốc Giống * thuốc Sai số Tổng cộng CV= 7,74% Phụ Bảng 61: GSDKT. Ngu n biến động P â c ươ g ác giữa thuốc hóa học và giống ở thời điểm 144 Tổng bình p ươ g 3,556 245,444 7,111 4,167 260,278 Độ tự do 1 2 2 12 17 P â c F Sig, 10,2400 353,4400 10,2400 0,0076 0,0000 0,0025 ươ g ác giữa thuốc hóa học và giống ở thời điểm 168 Tổng bình p ươ g 5,014 434,028 10,028 1,167 450,236 Độ tự do Giống 1 Thuốc 2 Giống * thuốc 2 Sai số 12 Tổng cộng 17 CV= 3,68% Phụ Bảng 62: Phân t c GSDKT. Trung bình bì p ươ g 3,556 122,722 3,556 0,347 Trung bình bì p ươ g 5,014 217,014 5,014 0,097 F Sig, 51,5714 2232,1429 51,5714 0,0000 0,0000 0,0000 ươ g ác giữa dịch trích thực vật và giống ở thời điểm 24 Ngu n biế động Độ tự do Tổng bì p ươ g Giống Dịch trích thực vật Giống * dịch trích thực vật Sai số Tổng cộng CV= 3,45% 1 0,125 Trung bình bình p ươ g 0,125 2 47,250 23,625 189,0000 2 0,250 0,125 1,0000 12 17 1,500 49,125 0,125 F Sig, 1,0000 0,0000 Phụ Bảng 63: P â GSDKT. c ươ g ác giữa dịch trích thực vật và giống ở thời điểm 48 Ngu n biế động Độ tự do Tổng bì p ươ g Giống Dịch trích thực vật Giống * dịch trích thực vật Sai số Tổng cộng CV= 10,71% Phụ Bảng 64: P GSDKT. Ngu n biế động Giống Dịch trích thực vật Giống * dịch trích thực vật Sai số Tổng cộng CV= 6,44% Phụ Bảng 65: P GSDKT. Ngu n biế động Giống Dịch trích thực vật Giống * dịch trích thực vật Sai số Tổng cộng CV= 16,82% 1 8,681 Trung bình bình p ươ g 8,681 2 151,194 2 12 17 â c F Sig, 2,0292 0,1798 75,597 17,6721 0,0003 7,861 3,931 0,9188 51,333 219,069 4,278 ươ g ác giữa dịch trích thực vật và giống ở thời điểm 72 1 Tổng bì p ươ g 0,681 Trung bình bình p ươ g 0,681 2 392,528 196,264 50,2883 0,0000 2 8,528 4,264 1,0925 0,3665 12 17 46,833 448,569 3,903 Độ tự do â c F Sig, 0,1744 ươ g ác giữa dịch trích thực vật và giống ở thời điểm 96 1 Tổng bình p ươ g 1,125 Trung bình bình p ươ g 1,125 2 549,778 274,889 5,9169 2 9,333 4,667 0,1004 12 17 557,500 1117,736 46,458 Độ tự do F Sig, 0,0242 0,0163 Phụ Bảng 66: Phâ c ươ g ác giữa dịch trích thực vật và giống ở thời điểm 120 GSDKT. Ngu n Tổng Trung bình Độ tự do F Sig, biến động bì p ươ g bì p ươ g Giống 1 8,000 8,000 0,0856 Dịch trích 2 600,583 300,292 3,2126 0,0763 thực vật Giống * dịch 2 3,250 1,625 0,0174 trích thực vật Sai số 12 1121,667 93,472 Tổng cộng 17 1733,500 CV= 19,66% Phụ Bảng 67: P â c ươ g ác giữa dịch trích thực vật và giống ở thời điểm 144 GSDKT. Ngu n Tổng Trung bình Độ tự do F Sig, biế động bì p ươ g bì p ươ g Giống 1 7,347 7,347 0,0615 Dịch trích 2 715,194 357,597 2,9921 0,0883 thực vật Giống * dịch 2 8,361 4,181 0,0350 trích thực vật Sai số 12 1434,167 119,514 Tổng cộng 17 2165,069 CV= 18,75% Phụ Bảng 68: Phân tích ươ g ác giữa dịch trích thực vật và giống ở thời điểm 168 GSDKT. Ngu n Tổng Trung bình Độ tự do F Sig, biế động bì p ươ g bì p ươ g Giống 1 0,500 0,500 0,0030 Dịch trích thực vật 2 937,750 468,875 2,9921 0,0976 Giống * dịch trích 2 42,583 21,292 0,1291 thực vật Sai số 12 1979,667 164,972 Tổng cộng 17 2960,500 CV= 19,27% [...]... bệnh hại trên cây bắp tại huyện Bình Tân và Trà Ôn - Vĩnh Long và Khảo sát hiệu quả của một số loại thuốc hóa học - dịch trích thực vật đối với nấm Helminthosporium turcium trong điều kiện in vitro đã được thực hiện để: - Điều tra về tình hình bệnh hại trên cây bắp tại một số xã thuộc hai huyện Bình Tân và Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long Đồng thời ghi nhận một số kỹ thuật canh tác, cũng như một số điều kiện. .. cây bị bệnh >1/3 số lượng cây trong ruộng 2.2.2 Khảo sát hiệu quả của một số loại thuốc hóa học và dịch trích thực vật đối với nấm Helminthosporium turcium gây bệnh đốm lá lớn in vitro 2.2.2.1 Khảo sát hiệu quả của một số loại thuốc hóa học Mục đích thí nghiệm: đánh giá hiệu quả của các loại thuốc hóa học đối với nấm Helminthosporium turcium gây bệnh đốm lá lớn Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn... đến tình hình bệnh hại trên ruộng - Khảo sát hiệu quả của một số loại thuốc hóa học - dịch trích thực vật có hiệu quả ức chế cao đối với nấm Helminthosporium turcium gây bệnh đốm lá lớn trên cây bắp trong điều kiện in vitro 1 CHƢƠNG 1 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT BẮP TRONG NƢỚC VÀ CÔNG DỤNG CỦA BẮP 1.1.1 Tình hình sản xuất bắp trong nƣớc Tính đến 2012, theo thống kê sơ bộ trên cả nước diện... tác giữa thuốc hóa học và chủng nấm 37 3.14 Phân tích tƣơng tác giữa dịch trích thực vật và chủng nấm 38 xi DANH SÁCH HÌNH Hình Tên hình trang 2.1 Sơ đồ bố trí khảo sát hiệu quả của các loại thuốc hóa học đối với nấm Helminthosporium turcium 14 2.2 Sơ đồ bố trí khảo sát hiệu quả của các loại dịch trích thực vật đối với nấm Helminthosporium turcium 15 3.1 Triệu chứng bệnh trên ruộng... ruộng qua điều tra 22 3.2 Triệu chứng bệnh trên ruộng qua điều tra 23 3.3 Hiệu quả của thuốc hóa học đối với chủng Hel-BT ở thời điểm 168 GSDKT 29 3.4 Hiệu quả của thuốc hóa học đối với chủng Hel-TO ở thời điểm 168 GSDKT 30 3.5 Hiệu quả của dịch trích thực vật đối với chủng Hel-BT ở thời điểm 168 GSDKT 34 3.6 Hiệu quả của dịch trích thực vật đối với chủng... sát hiệu quả của ba loại thuốc hóa học in vitro 27 3.10 Kết quả hiệu quả ức chế (%) trung bình khuẩn ty nấm của ba loại thuốc hóa học 28 3.11 Đƣờng kính (mm) của khuẩn ty nấm Helminthosporium turcium ở thí nghiệm khảo sát hiệu quả của ba loại dịch trích thực vật in vitro 28 3.12 Kết quả hiệu quả ức chế (%) trung bình khuẩn ty nấm của ba loại dịch trích thực vật 33 3.13... cụ: sử dụng phiếu điều tra có sẵn (mẫu đính kèm), máy ảnh, viết,… Thí nghiệm khảo sát hiệu quả của một số loại thuốc hóa học - dịch trích thực vật đối với nấm Helminthosporium turcium gây bệnh đốm lá lớn trên bắp được bố trí tại phòng thí nghiệm Phòng trừ sinh học, Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ 2.1.2 Vật liệu thí nghiệm Các loại thuốc được sử dụng:... chứng và mô tả triệu chứng của từng bệnh (chủ yếu là các bệnh đã nghiên cứu và báo cáo trước đó) Bảng 2.1 Bảng đánh giá mức độ bệnh hại bắp Ký hiệu  + ++ +++ Mô tả Không có bệnh Bệnh nhẹ, xuất hiện lẻ tẻ, chú ý mới thấy vài lá Bệnh trung bình, số cây bị bệnh ít và có nhiều lá bị bệnh Bệnh nặng, số cây bệnh = 1/3 số cây trong ruộng Bệnh rất nặng, số cây bị bệnh >1/3 số lượng cây trong ruộng 2.2.2 Khảo sát. .. nghiệm: đánh giá hiệu quả của các loại dịch trích thực vật đối với nấm Helminthosporium turcium gây bệnh đốm lá lớn 14 Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm thức (3 nghiệm thức sử dụng dịch trích thực vật và 1 nghiệm thức đối chứng), với 3 lặp lại (tương ứng 3 mẫu nấm trên 1 giống bắp, mỗi lặp lại được thực hiện với 2 đĩa petri) Nguồn nấm nấm được nuôi cấy trong đĩa petri... Đường kính khuẩn ty của nghiệm thức dịch trích thực vật thứ i Các số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel và chương trình thống kê Mstatc 16 CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ - THẢO LUẬN 3.1 PHẦN ĐIỀU TRA NGOÀI ĐỒNG Tình hình bệnh hại trên bắp được ghi nhận vào tháng 8 năm 2013 tại hai huyện Bình Tân và Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long Kết quả ở Bảng 3.1 ghi nhận độ tuổi của nông dân từ 30-65 tuổi, trong đó độ tuổi 51-60

Ngày đăng: 29/09/2015, 21:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan