giám định nấm gây bệnh sau thu hoạch trên củ cà rốt (daucus carota l.)

57 1.2K 1
giám định nấm gây bệnh sau thu hoạch trên củ cà rốt (daucus carota l.)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... PHẦN VI SINH VẬT GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT (Daucus carota L.) SAU THU HOẠCH 1.3 ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ NẤM GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT (Daucus carota L.) SAU THU HOẠCH 1.3.1 Nấm Alternaria radicina... hạn chế Chính lí đó, đề tài Giám định nấm gây bệnh củ cà rốt (Daucus carota L.) sau thu hoạch nhằm xác định tác nhân gây bệnh cà rốt sau thu hoạch triệu chứng gây hại loại tác nhân từ tạo điều... nhân gây bệnh sau thu hoạch củ cà rốt, nhận thấy tác nhân Alternaria radicina có khả gây bệnh cuống thịt củ, nấm gây thối toàn củ Nấm Thielaviopsis sp loại nấm ký sinh gây bệnh củ Ba chi nấm Fusarium

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG LÊ THỊ THÙY GIÁM ĐỊNH NẤM GÂY BỆNH SAU THU HOẠCH TRÊN CỦ CÀ RỐT (DAUCUS CAROTA L.) Luận văn tốt nghiệp Đại học NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT Cần Thơ, 12/2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG Luận văn tốt nghiệp Đại học NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT GIÁM ĐỊNH NẤM GÂY BỆNH SAU THU HOẠCH TRÊN CỦ CÀ RỐT (DAUCUS CAROTA L.) Cán bộ hướng dẫn: PGS. TS Trần Thị Thu Thủy Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thùy Lớp: Bảo Vệ Thực Vật Khóa 36 (TT1073A1) Cần Thơ, 12/2013 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT Chứng nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài: “GIÁM ĐỊNH NẤM GÂY BỆNH SAU THU HOẠCH TRÊN CỦ CÀ RỐT (Daucus carota L. )” Do sinh viên Lê Thị Thùy thực hiện và đề nạp. Kính trình Hội Đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét. Cần Thơ, ngày tháng i năm TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sƣ Bảo vệ Thực vật với đề tài: “GIÁM ĐỊNH NẤM GÂY BỆNH SAU THU HOẠCH TRÊN CỦ CÀ RỐT (Daucus carota L. )” Do sinh viên Lê Thị Thùy thực hiện và bảo vệ trƣớc Hội đồng, ngày tháng năm Luận văn đã đƣợc hội đồng đánh giá ở mức: điểm Ý KIẾN HỘI ĐỒNG …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………….. Cần Thơ, ngày tháng năm CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG DUYỆT KHOA NN & SHƢD CHỦ NHIỆM KHOA ii TIỂU SỬ CÁ NHÂN Họ và tên sinh viên: Lê Thị Thùy Giới tính: Nữ Ngày sinh: 12/03/1992 Dân tộc: Kinh Nơi sinh: Chợ Mới- An Giang Quê quán: Ấp Phú Thƣợng III, xã Kiến An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang Quá trình học tập: Năm 1998-2003: học tại trƣờng Tiểu học “D” Kiến An Năm 2003-2007: học tại trƣờng Trung Học Cơ Sở Kiến An Năm 2007-2010: học tại trƣờng Trung Học Phổ Thông Nguyễn Hữu Cảnh Năm 2010-2014: học tại trƣờng Đại Học Cần Thơ. Chuyên ngành Bảo Vệ Thực Vật, khóa 36, khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, trƣờng Đại Học Cần Thơ. iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ luận văn nào trƣớc đây. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Cần Thơ, ngày tháng Tác giả luận văn Lê Thị Thùy iv năm LỜI CẢM ƠN Kính dâng lên cha và mẹ, ngƣời đã ra sức chăm lo cho con ăn học đến ngày nay. Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng, nổ lực của bản thân, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, bạn bè và ngƣời thân. Trƣớc tiên, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới PGs.Ts Trần Thị Thu Thủy và Th.s. Lê Thanh Toàn đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành tốt luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy cố vấn học tập, quý thầy cô trong Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng – những ngƣời đã trực tiếp giảng dạy, trang bị những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian học đại học. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến chị Nguyễn Thị Hàn Ni, anh Nguyễn Thanh Nam và các bạn trong phòng thí nghiệm phòng trừ sinh học đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Các bạn thuộc lớp Bảo vệ Thực vật khóa 36 đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập. v LÊ THỊ THÙY, 2013, “GIÁM ĐỊNH NẤM GÂY BỆNH TRÊN CỦ CÀ RỐT (DAUCUS CAROTA L.) SAU THU HOẠCH”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sƣ ngành Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông Nghiệp & Sinh học Ứng dụng. Trƣờng Đại Học Cần Thơ. Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Thị Thu Thủy. TÓM LƢỢC Đề tài “Giám định nấm gây bệnh trên củ cà rốt (Daucus carota L.) sau thu hoạch” đƣợc thực hiện từ tháng 12 năm 2012 đến tháng 10 năm 2013 tại phòng thí nghiệm phòng trừ sinh học, Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Trƣờng Đại Học Cần Thơ nhằm mục tiêu xác định thành phần nấm gây bệnh sau thu hoạch trên củ cà rốt và xác định triệu chứng gây hại của từng loại tác nhân. Đây là tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo trong việc hạn chế thất thoát trong bảo quản cà rốt sau thu hoạch. Kết quả phân lập, tách ròng, giám định và lây bệnh nhân tạo trên củ cà rốt đã ghi nhận đƣợc 7 tác nhân gây hại trên cà rốt sau thu hoạch, bao gồm Alternaria radicina, Thielaviopsis sp., Fusarium sp. Aspergillus sp., Rhizopus sp., Penicillium sp. và Sclerotium sp. Qua quá trình quan sát 7 tác nhân gây bệnh sau thu hoạch trên củ cà rốt, nhận thấy các tác nhân Alternaria radicina có khả năng gây bệnh trên cuống và trên thịt củ, nấm có thể gây thối trên toàn bộ củ. Nấm Thielaviopsis sp. là một loại nấm ký sinh gây bệnh trên củ. Ba chi nấm Fusarium sp., Rhizopus sp., Aspergillus sp. là các tác nhân gây thối có khả năng gây hại nặng trong thời gian ngắn. Hai tác nhân còn lại có khả năng gây hại không cao là Penicillium sp. và Sclerotium sp. vi MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa ................................................................................................................... i Tiểu sử cá nhân............................................................................................................... iii Lời cam đoan .................................................................................................................. iv Lời cảm ơn ...................................................................................................................... v Tóm lƣợc ........................................................................................................................ vi Mục lục .......................................................................................................................... vii Danh sách hình ............................................................................................................... ix Danh sách bảng .............................................................................................................. ix Mở đầu............................................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ......................................................................... 2 1.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY CÀ RỐT........................................................................ 2 1.1.1. Đặc điểm thực vật ............................................................................................... 2 1.1.2. Thành phần hóa học và giá trị sử dụng của củ cà rốt.......................................... 3 1.1.3. Các yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh .................................................................. 4 1.2. SƠ LƢỢC THÀNH PHẦN VI SINH VẬT GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT (Daucus carota L.) SAU THU HOẠCH ............................................................................ 5 1.3. ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ NẤM GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT (Daucus carota L.) SAU THU HOẠCH ...................................................................................................... 6 1.3.1. Nấm Alternaria radicina .................................................................................... 6 1.3.2. Nấm Thielaviopsis basicola .............................................................................. 10 1.3.3. Nấm Fusarium sp.............................................................................................. 12 1.3.4. Nấm Aspergillus sp. ......................................................................................... 13 1.3.5. Nấm Rhizopus stolonifer ................................................................................... 14 1.3.6. Nấm Penicillium sp. ......................................................................................... 15 1.3.7. Nấm Sclerotium sp. .......................................................................................... 16 CHƢƠNG 2. PHƢƠNG TIỆN PHƢƠNG PHÁP ....................................................... 18 2.1. PHƢƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM .......................................................................... 18 2.1.1. Dụng cụ thí nghiệm............................................................................................ 18 2.1.2. Thiết bị thí nghiệm ............................................................................................. 18 2.1.3. Vật liệu thí nghiệm............................................................................................. 18 2.1.4. Các loại môi trƣờng đƣợc sử dụng trong thí nghiệm ......................................... 18 2.1.5. Địa điểm thí nghiệm........................................................................................... 19 2.2. PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .......................................................................... 19 2.2.1. Thu thập mẫu bệnh............................................................................................. 19 vii 2.2.2. Phƣơng pháp xác định thành phần nấm gây hại trên củ cà rốt sau thu hoạch ... 19 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ- THẢO LUẬN .................................................................... 19 3.1. Kết quả chung ....................................................................................................... 22 3.2. Kết quả giám định ................................................................................................. 23 3.2.1. Bệnh do nấm Alternaria radicina ...................................................................... 23 3.2.1.1 Triệu chứng bệnh ............................................................................................. 23 3.2.1.2. Đặc điểm tản nấm trên môi trƣờng PDA và APDA ....................................... 23 3.2.1.3. Đặc điểm hình thái nấm .................................................................................. 24 3.2.2. Bệnh do nấm Thielaviopsis sp. .......................................................................... 27 3.2.2.1 Triệu chứng bệnh ............................................................................................. 27 3.2.2.2. Đặc điểm tản nấm trên môi trƣờng PDA ........................................................ 27 3.2.2.3. Đặc điểm hình thái nấm .................................................................................. 27 3.2.3. Bệnh do nấm Fusarium sp. ............................................................................... 29 3.2.3.1 Triệu chứng bệnh ............................................................................................. 29 3.2.3.2. Đặc điểm tản nấm trên môi trƣờng PDA ........................................................ 29 3.2.3.3. Đặc điểm hình thái nấm .................................................................................. 29 3.2.4. Bệnh do nấm Aspergillus sp. ............................................................................ 31 3.2.4.1 Triệu chứng bệnh ............................................................................................. 31 3.2.4.2. Đặc điểm tản nấm trên môi trƣờng PDA ........................................................ 31 3.2.4.3. Đặc điểm hình thái nấm .................................................................................. 31 3.2.5. Bệnh do nấm Rhizopus sp. ................................................................................ 33 3.2.5.1 Triệu chứng bệnh ............................................................................................. 33 3.2.5.2. Đặc điểm tản nấm trên môi trƣờng PDA ........................................................ 33 3.2.5.3. Đặc điểm hình thái nấm .................................................................................. 33 3.2.6. Bệnh do nấm Penicillium sp. ............................................................................ 36 3.2.6.1 Triệu chứng bệnh ............................................................................................. 36 3.2.6.2. Đặc điểm tản nấm trên môi trƣờng PDA ........................................................ 36 3.2.6.3. Đặc điểm hình thái nấm .................................................................................. 36 3.2.7. Bệnh do nấm Sclerotium sp. ............................................................................. 38 3.2.7.1 Triệu chứng bệnh ............................................................................................. 38 3.2.7.2. Đặc điểm tản nấm trên môi trƣờng PDA ........................................................ 38 3.2.7.3. Đặc điểm hình thái nấm .................................................................................. 38 CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN- ĐỀ NGHỊ......................................................................... 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 42 viii DANH SÁCH HÌNH Hình Tên Hình Trang 3.1 Triệu chứng bệnh và đặc điểm của nấm Alternaria radicina 12 3.2 Đặc điểm tản nấm và tinh thể hình thành trên đĩa Petri 26 3.3 Triệu chứng bệnh và đặc điểm bào tử nấm Thielaviopsis sp. 28 3.4 Triệu chứng bệnh, đặc điểm tản nấm và đặc điểm của nấm Fusarium sp. 30 3.5 Triệu chứng bệnh, đặc điểm tản nấm, đặc điểm nấm Aspergillus sp. 32 3.6 Đặc điểm tản nấm, đặc điểm hình thái và triệu chứng bệnh của nấm Rhizopus sp. 35 3.7 Triệu chứng bệnh, đặc điểm tản nấm và đặc điểm của nấm Penicillium sp. 37 3.8 Triệu chứng bệnh và đặc điểm hạch nấm Sclerotium sp. 39 3.9 Đặc điểm hạch nấm và sợi nấm của nấm Sclerotium sp. 40 DANH SÁCH BẢNG Bảng Tên bảng Trang 1.1 Thành phần và hàm lƣ ợng dinh dƣỡng trong củ cà rốt 3 3.1 Bảng tổng kết sự hiện diện của các tác nhân gây hại trên cà rốt sau thu hoạch tại các địa điểm thu mẫu 23 ix MỞ ĐẦU Cà rốt (Daucus carota L.) là một trong những loại thực phẩm cung cấp vitamin cần thiết cho cơ thể do đó nó không thể thiếu trong thực đơn hằng ngày của con ngƣời. Ngoài ra, cà rốt còn là một loại cây rất gần gũi và quen thuộc đối với mọi ngƣời, nó đƣợc biết đến là một loại cây ngắn ngày sinh trƣởng và phát triển tốt ở vùng khí hậu cận nhiệt đới. Việt Nam nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới nên cây cà rốt có nhiều điều kiện thích hợp để sinh trƣởng và phát triển thế nhƣng sau khi thu hoạch thì vấn đề bảo quản cà rốt cũng nhƣ các loại rau củ khác tƣơng đối khó vì đây là thực phẩm tƣơi, rất dễ bị thối rữa, hƣ hỏng, nấm mốc, vi khuẩn dễ phát triển (do nƣớc chiếm gần 90%). Việc bảo quản gặp nhiều khó khăn là do bệnh sau thu hoạch, nó có thể phá hủy từ 10-30% tổng năng suất các loại cây trồng và đặc biệt gây hại nặng đối với một số loại cây trồng dễ bị hƣ hỏng, nhất là ở các nƣớc đang phát triển, thất thoát có thể lên tới hơn 30% năng suất cây trồng (Agrios, 2005). Sự tổn thất này ảnh hƣởng rất lớn đến số lƣợng lƣơng thực quốc gia, vì thế một trong những phƣơng pháp khả thi nhất là để đáp ứng nhu cầu lƣơng thực của các nƣớc trên thế giới trong tƣơng lai là giảm tổn thất sau thu hoạch theo thừa nhận của các cơ quan quốc tế giám sát tài nguyên lƣơng thực thế giới (Kelman, 1984). Rau quả nói chung và cà rốt nói riêng sau khi thu hoạch rất dễ bị hƣ hỏng, chất lƣợng của chúng bị ảnh hƣởng bởi việc xử lý sau thu hoạch, vận chuyển, lƣu trữ và buôn bán. Song song đó việc xử lý không đúng cách, đóng gói, bảo quản và vận chuyển có thể dẫn đến sự phân hủy và sản xuất của các vi sinh vật nên vấn đề xử lý cà rốt sau thu hoạch là rất quan trọng nhƣng thƣờng không đƣợc chú ý. Phần lớn vi khuẩn, nấm men và nấm là tác nhân gây ra bệnh sau khi thu hoạch thế nhƣng nấm là tác nhân gây bệnh quan trọng và phổ biến nhất, xâm nhiễm và gây ra tàn phá và thiệt hại kinh tế trong quá trình lƣu trữ và vận chuyển cà rốt (Sommer,1985). Ở Việt Nam, phần lớn đều hiểu những nguyên nhân gây ra bệnh sau khi thu hoạch nhƣng việc nghiên cứu cụ thể để xác định thành phần nấm gây hại trên cà rốt sau thu hoạch còn ít, đồng thời những nghiên cứu về đặc điểm gây hại của những loài nấm này cũng còn rất hạn chế. Chính những lí do đó, đề tài “Giám định nấm gây bệnh trên củ cà rốt (Daucus carota L.) sau thu hoạch” nhằm xác định các tác nhân gây bệnh trên cà rốt sau thu hoạch và triệu chứng gây hại trên từng loại tác nhân và từ đó tạo điều kiện hạn chế đƣợc tình trạng thất thoát sau thu hoạch cà rốt trong quá trình bảo quản . 1 Chƣơng 1 LƢỢC KHẢO TÀ I LIỆU 1.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY CÀ RỐT 1.1.1. Đặc điểm thực vật Cây cà rốt (Daucus carota L.) có nguồn gốc từ Afghanistan, đƣợc tìm thấy đầu tiên ở khu vực Himalaya và dãy núi Hindu Kush, sau đó chúng đƣợc thuần hóa và phát tán ra khắp các khu vực lân cận nhƣ Nga, Iran, Ấn Độ, Pakistan và Anatolia (Grubben và Denton, 2004). Đây là một trong những loại rau đƣợc trồng rộng rãi và lâu đời nhất trên thế giới và cũng đƣợc trồng nhiều ở nƣớc ta, ngƣời La Mã gọi chúng là “Nữ hoàng của các loại rau” (Võ Văn Chi, 2005). Cà rốt là loại cây thân thảo sống hằng năm thuộc họ hoa tán (Apiaceae). Lá cắt thành bản hẹp. Hoa tập hợp thành tán kép; trong mỗi tán, hoa ở chính giữa không sinh sản và màu tía, còn các hoa khác màu trắng hay hồng. Hạt cà rốt có vỏ hóa gỗ và lớp lông cứng che phủ (Võ Văn Chi, 2005). Rễ cái hay còn gọi là củ chính là phần ăn đƣợc của cây, có dạng thẳng, hình nón trụ, dài khoảng 2-50cm và đƣờng kính ở phía trên từ 25cm, có màu cam (phổ biến nhất), màu tím hơi đỏ, vàng hoặc trắng (Grubben và Denton, 2004). Hiện nay, ở nƣớc ta đang trồng phổ biến hai loại cà rốt; một loại củ màu đỏ tƣơi, một loại có màu đỏ ngã sang màu da cam (Võ Văn Chi, 2005): - Loại vỏ đỏ (cà rốt đỏ) đƣợc nhập trồng từ lâu, loại này có củ to, nhỏ không đều, lõi to, nhiều xơ, hay phân nhánh, kém ngọt. - Loại vỏ màu đỏ ngã sang màu da cam là cà rốt nhập của Pháp (cà rốt Tim Tom), sinh trƣởng nhanh hơn loại trên; tỉ lệ củ trên 80%, da nhẵn, lõi nhỏ ít phân nhánh nhƣng củ hơi ngắn, mập hơn, ăn ngon và đƣợc thị trƣờng ƣa chuộng. Nói chung củ cà rốt đƣợc hình thành từ việc phình to của rễ và trụ dƣới lá mầm. Hầu hết các giống cà rốt phát triển bề dài trƣớc sau đó mới phát triển rất nhanh bề rộng. Bề rộng của củ phần trên phát triển nhanh hơn ở phần dƣới (đỉnh rễ) do đó rễ có hình cụt (tròn) hoặc thon, nói chung củ non thƣờng thon. Hình dạng và màu sắc củ phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố, việc phân nhánh ở củ cà rốt là rất bình thƣờng và phụ thuộc nhiều vào dinh dƣỡng đất và cấu trúc đất, đất nặng thƣờng gây ra biến dạng củ, nhiệt độ thấp (130C) thì củ dài và nhỏ, nhiệt độ 240C củ ngắn và phình to; điều kiện khô hạn, ít mƣa thì củ thƣờng ngắn (Trần Khắc Thi và ctv., 2008 ). 2 Cà rốt có rất nhiều màu sắc nhƣ trắng, vàng, da cam, đỏ, đỏ tím hay hồng. Màu sắc phụ thuộc vào hàm lƣợng caroten và sự tích lũy các sắc tố, đặc biệt là sự tham gia các sắc tố ở tầng libe và tƣợng tầng. Sự phát triển màu phụ thuộc vào giống, mùa vụ và của rễ. Barnes (1936) cho rằng hàm lƣợng caroten giảm ở nhiệt độ trên 21 0C và dƣới 15,50C, nhiệt độ nằm trong ngƣỡng này cho màu sắc củ đẹp nhất. Ẩm độ cao cũng làm giảm hàm lƣợng carotene (Trần Khắc Thi và ctv., 2008 ). 1.1.2. Thành phần hóa học và giá trị sử dụng của củ cà rốt Theo Võ Văn Chi (2005), cà rốt là một trong những loại rau quý đƣợc các thầy thuốc trên thế giới đánh giá cao về giá trị dinh dƣỡng và tác dụng chữa bệnh đối với con ngƣời. Trong củ cà rốt giàu lƣợng đƣờng và các loại vitamin cũng nhƣ năng lƣợng. Các dạng đƣờng thƣờng tập trung ở lớp vỏ và thịt nạc của củ, phần lõi rất ít. Do đó, cà rốt có lớp vỏ dày, lõi càng nhỏ càng tốt. Theo Grubben và Denton (2004), trong củ cà rốt có nhiều thành phần dinh dƣỡng cần thiết cho cơ thể nhƣ nƣớc, cellulose, chất tro, có nhiều chất khoáng với hàm lƣợng cao nhƣ K, Ca, Fe, P, Na, Cu, Br, Mn, Mg, Mo (Bảng 1.1). Bảng 1.1 Thành phầ n và hàm lƣợng dinh dƣỡng trong củ cà rốt Hàm lƣợng Thành phần Năng lƣợng 30 kcal Nƣớc 88,8 g Protein 0,7 g Chất béo 0,5 g Đƣờng 6,0 g Chất xơ 2,4 g Zn 0,2 mg Canxi 34 mg Phospho 25 mg Sắt 0,4 mg Vitamin A 5,33 mg 3 Hàm lƣợng Thành phần Thiamin 0,04 mg Riboflavin 0,02 mg Niacin 0,2 mg Acid ascorbic 4 mg Folate 28 µg Đƣờng trong cà rốt chủ yếu là đƣờng đơn (fructoza, glucoza) chiếm tới 50% tổng cộng đƣờng có trong củ, loại đƣờng dễ bị oxy hóa dƣới tác dụng của enzym trong cơ thể; các loại đƣờng nhƣ levulose và dextrose đƣợc hấp thụ trực tiếp. Ngoài ra, trong cà rốt còn có rất nhiều vitamin C, D, E và các vitamin nhóm B; β-caroten (5040), sau khi vào cơ thể, chất này sẽ chuyển hóa dần thành vitamin A… Từ hạt cà rốt, ngƣời ta chiết xuất đƣợc chất Docarin (còn gọi là cao hạt cà rốt) (Võ Văn Chi, 2005). 1.1.3 Các yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh Đất Mặc dù có thể sinh trƣởng đƣợc ở nhiều loại đất nhƣng cà rốt thích hợp với đất có tầng canh tác dày, xốp và đất thịt pha. Các giống sớm ƣa đất thịt nhẹ pha cát, đất bùn và đất có độ axit cao không thích hợp. Cà rốt có thể sinh trƣởng trên đất có pH = 5,0-5,3 nhƣng tốt nhất là pH = 6,6-7,1; pH cao có thể gây nhiễm độc Mn nếu là đất sét nặng sẽ làm cho củ xấu xí, xoắn lại và khó khăn trong quá trình thu hoạch(Trần Khắc Thi và ctv., 2008 ). Nếu nhiệt độ của đất cao (trên 250C) sẽ làm cho cà rốt chậm phát triển, củ có sợi và chứa ít vitamin A. Nếu cà rốt đƣợc trồng ở khu vực nhiệt đới thì nên trồng ở nơi có độ cao trên 1.200m hoặc ở vùng ôn đới thì trồng vào những tháng mùa đông lạnh. Cà rốt có thể sống ở vùng đất thấp nhƣng sẽ cho năng suất thấp và không có màu đặc trƣng (Grubben và Denton, 2004). Thời tiết Cà rốt là cây chịu lạnh, ở nhiệt độ 80C hạt vẫn có thể nảy mầm sau 20-25 ngày. Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trƣởng và phát triển của cà rốt từ 16-240C. Nhiệt độ cao trên 250C cây sinh trƣởng kém, các mạch gỗ trong củ phát triển mạnh củ có nhiều xơ, hàm lƣợng caroten thấp (Trần Khắc Thi và ctv., 2008). 4 Ánh sáng Cà rốt ƣa ánh sáng ngày dài, đặc biệt ở giai đoạn cây con cần cƣờng độ ánh sáng mạnh, vì vậy cần chú ý làm cỏ cho cây con để cây con có thể tiếp xúc đƣợc nhiều ánh sáng (Trần Khắc Thi và ctv., 2008 ). Ẩm độ Cây ƣa ẩm độ đất từ 60-70%, nếu độ ẩm trên 70% cây dễ bị bệnh và chết (Trần Khắc Thi và ctv., 2008 ).Trong quá trình trồng và chăm sóc, nếu đƣợc cung cấp đủ lƣợng nƣớc cần thiết thì củ khi thu hoạch sẽ mịn màng và bằng phẳng. Quá trình ra hoa và tạo hạt tốt hơn khi gặp điều kiện khí hậu khô với nhiệt độ hằng ngày ở dƣới 200C (Grubben và Denton, 2004). 1.2. SƠ LƢỢC THÀNH PHẦN VI SINH VẬT GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT (DAUCUS CAROTA L.) SAU THU HOẠCH Ramsey và Wiant (1941) đã báo cáo một số tác nhân gây bệnh sau thu hoạch trên cà rốt nhƣ vi khuẩn Erwinia carotovora (thối mềm vi khuẩn); các loài nấm nhƣ: Alternaria radicina (thối đen), Fusarium spp. (thối Fusarium), Botrytis spp. (thối mốc xám), Rhizoctonia solani, (Corticium vagum) (thối cuống do Rhizoctonia), Rhizopus tritici và R. nigricans (thối mềm Rhizopus) và Sclerotinia sclerotiorum và Sclerotinia spp. (thối mềm có nƣớc). Theo Snowden (1991), các tác nhân gây bệnh sau thu hoạch trên cà rốt gồm có: + Tác nhân gây thối mềm vi khuẩn gồm có hai nhóm vi khuẩn là Erwinia (Erwinia carotovora pv. carotovora và Erwinia chrysanthemi pv. chrysanthemi) và nhóm Pseudomonas (Pseudomonas marginalis pv. marginalis và Pseudomonas marginalis pv. pastinacae). + Các tác nhân gây thối đen gồm có nấm Alternaria dauci và Alternaria radicina (giống với nấm Stemphylium radicinum). + Bệnh thối mốc xám (grey mould rot) do nấm Botryotinia fuckeliana (Botrytis cinerea). + Bệnh thối chua (sour rot) gây ra do nấm Geotrichum candidum. + Thối tím củ (violet root rot) do nấm Helicobasidium purpureum (Rhizoctonia crocorum). + Bệnh thối mềm có nƣớc (watery soft rot) do nấm Sclerotinia minor và Sclerotinia sclerotiorum. + Bệnh thối mốc đen do nấm Aspergillus niger. 5 + Thối mốc xanh do nấm Penicillium expansum và Penicillium chrysogenum. + Cà rốt còn có thể bị ảnh hƣởng bởi các tác nhân khác nhƣ nấm Pythium (đáng kể có P. sulcatum và P. violae), Chalaropsis thielavioides và Thielaviopsis basicola, Athelia arachnoidae, Itersonilia pastinacae, Mycocentrospora acerina (gây thối cam thảo (licorice rot)), nhóm tác nhân Rhizopus (R. oryzae và R. stolonifer), thối do nấm Acrothecium carotae, Thanatephorus cucumeris, Phoma sp., Phoma rostrupii, Phoma dauci, Cylindrocacpon destructans, Macrophomina, Fusarium avenaceum, Gliocladium aureum, Mucor hiemalis, Phytophthora cactoru, Phytophthora megasperma, P. porri và Streptomyces sp. Kora và ctv. (2005) đã liệt kê 10 tác nhân gây bệnh trên cà rốt trong khi lƣu trữ trong hộp gỗ gồm các loài nấm nhƣ: Alternaria spp. Aspergillus spp., Botrytis cinerea, Fusarium spp., Mucor spp., Penicillium spp., Rhizoctonia carotae, Rhizopus spp., Sclerotinia sclerotiorum và Trichoderma spp. Theo Kader (2002) đã liệt kê một số tác nhân gây bệnh trên cà rốt gồm có vi khuẩn Erwinia carotovora; nấm Botrytis cinerea (giai đoạn hữu tính là Botryotinia fuckeliana), Sclerotinia sclerotiorum, Sclerotinia minor, Fusarium spp., Thielaviopsis basicola và Rhizoctonia carotae. Năm 2011, Ajayi và ctv. đã nghiên cứu và công bố các tác nhân gây bệnh tại các chợ ở Sango Ota gồm hai nhóm tác nhân là nấm và vi khuẩn: + Các loài nấm bao gồm: Aspergillus niger, Penicillium notatum, Mucor spp. và Fusarium spp. + Các loài vi khuẩn bao gồm: Bacillus spp., Leuconostoc spp., Xanthomonas spp và Klebsiella spp. 1.3. ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ NẤM GÂY HẠI TRÊN CỦ CÀ RỐT (Daucus carota L.) SAU THU HOẠCH. 1.3.1. Nấm Alternaria radicina Meier, Drechsler & Eddy Nấm Alternaria radicina (giống với nấm Stemphylium radicinum (Meier, Drechsler, & Eddy) Neergaard) thuộc chi Alternaria, bộ Pleosporales, lớp Loculoascomycetes (Webster và Weber, 2007). Nấm A. radicina lần đầu tiên đƣợc báo cáo bởi E . Rostrup vào năm 1888 tại Đan Mạch và các nƣớc Bắc Âu (Lauritzen, 1926). Tuy nhiên, tại thời điểm đó thì n ấm đƣợc xác định nhầm là nấm Sporidesmium exitiosum pv. dauci (Kuhn) (syn. Alternaria dauci), là tác nhân gây ra bệnh cháy lá. Năm 1922, Meier và cộng sự đã phân loại lại và 6 đặt tên nấm là Alternaria radicina trong các nghiên cứu ở New York, khi phân lập nguồn bệnh từ các vết bệnh trên củ cà rốt trong quá trình dự trữ và các lá cây bị bệnh. A. radicina đã đƣợc báo cáo là gây bệnh ở hầu hết các nơi trên thế giới. Ellis và Holiday (1972) đã báo cáo rằng nấm gây bệnh ở châu Phi (Nigeria), Châu Mỹ (Argentina, Canada và Mỹ), Châu Á (Ấn Độ, Israel, Nhật Bản, Kazakhstan, Hàn Quốc, Pakistan và Sri Lanka), Úc và Châu Âu (Anh, Bulgaria, Tiệp Khắc, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Hungary, Ý, Hà Lan, Na Uy, Romania, Thụy Điển và Liên Xô). Trong 26 năm tiếp theo, A. radicina đƣợc báo cáo từ nhiều quốc gia khác nhau bao gồm: Áo, Hy Lạp, Ba Lan, Thụy Sĩ và Uraina (Châu Âu), Armennia, Trung Quốc, Georgia (Châu Á), Brazil và New Zealanda (CABI, 1998). Theo Ellis và Holiday (1972), nấm A. radicina phát triển tạo thành tản nấm (colony) màu nâu, nâu đen đến đen. Trên môi trƣờng nuôi cấy (APDA, pH=5) khuẩn lạc của nấm phát triển chậm với rìa khuẩn lạc không đều và sản sinh sắc tố màu vàng trên bề mặt môi trƣờng. Ngoài ra, Pryor và Gilberton (2002) cho rằng nấm còn tạo ra tinh thể dạng san hô màu nhƣ pha lê có thể nhìn thấy ở mặt dƣới đĩa. Nấm không phát triển ra toàn bộ đĩa nuôi cấy. Grove (1964) cũng đã chứng minh điều tƣơng tự trên môi trƣờng MA hoặc PDA. Tuy nhiên, khi nuôi cấy nấm trên môi trƣờng Agar chọn lọc (ARSA) thì A. radicina phát triển tạo khuẩn lạc màu đen với kích thƣớc tăng trƣởng nhỏ (Pryor và ctv., 1998). Theo Davis (2004), sợi nấm của A. radicina có màu gần nhƣ trong suốt đến màu nâu oliu, có vách ngăn, rộng 2,5-10,0 µm. Cuống bào tử có màu nâu oliu đƣợc sinh ra từ sợi nấm mọc thẳng đứng và có thể đính từ 1 đến 3 bào tử với kích thƣớc cuống có chiều dài từ 10-200 µm và rộng khoảng 4-10 µm. Các cuống bào tử thƣờng đƣợc hình thành đơn lẻ hoặc thành cụm nhỏ và không phân nhánh. Nấm sinh sản vô tính tạo bào tử đa bào. Báo cáo đầu tiên về hình thái học của bào tử trƣởng thành đƣợc sinh ra đơn lẻ hoặc chuỗi ngắn, màu nâu oliu hoặc đen, có thể có hình elip, hình chùy, hình trứng ngƣợc hoặc hình con quay, kích thƣớc 34-51 × 10-22 µm, có từ 3 đến 8 vách ngăn ngang và một hoặc nhiều vách ngăn dọc, phân chia ở tất cả các tế bào ngoại trừ tế bào đỉnh hoặc đáy, luôn có thắt eo ở các vách ngăn (Meier và ctv., 1922). Sinh sản hữu tính của nấm A. radicina chƣa đƣợc báo cáo (Meier và ctv., 1922; Davis, 2004 ). Ellis và Holiday (1972) đã báo cáo kích thƣớc khác của bào tử từ 3 đến 7 vách ngăn ngang và nhiều hơn một vách ngăn dọc, với chiều dài là 27-57 µm (trung bình 38 µm) và chiều rộng là 9-27 µm (trung bình là 19 µm). Gần đây, Saude và Hausbeck 7 (2006) ghi nhận lại kích thƣớc của các bào tử trƣởng thành là 35-45 x 15-18 µm, với 3-8 vách ngăn ngang và 1-4 vách ngăn dọc. Vách ngăn đƣợc xác định và đậm hơn so với các vách ngoài của bào tử (Davis, 2004). Dựa trên cơ sở hình thái của bào tử, loài A. radicina có những đặc điểm dễ phân loại với các loài A. dauci và A. alternata (A. tenuis). Bào tử A. dauci có một đuôi nhạt màu, dài gấp 3 lần chiều dài của bào tử và các bào tử đƣợc sinh ra đơn lẻ hoặc trong chuỗi ngắn (David, 1988), trong khi bào tử của A. alternata thƣờng có một cái đuôi ngắn và luôn có dạng một chuỗi bào tử nối tiếp dài (Neergaard, 1945). Hình thái bào tử của nấm A. radicina tƣơng tự nhƣ các loài nấm có quan hệ gần gũi khác nhƣ A. carotiincultae và A. petroselini. Do hình thái của 3 loài gần giống nhau, Pryor và Gilberton (2002) cho rằng đặc điểm hình thái khác nhau của các khuẩn lạc trên môi trƣờng trên APDA có thể đƣợc sử dụng để phân biệt chúng với nhau. Lauritzen (1926) đã báo cáo nấm có thể phát triển với khoảng nhiệt độ rộng trên môi trƣờng thạch gồm nhiệt độ thấp nhất là -0,50C, cao nhất là 390C và thích hợp nhất là 280C, khi nhiệt độ tăng lên trên 280 C thì sự tăng trƣởng suy giảm . Trong một thí nghiệm khác của Lauritzen, đã cho thấy nấm A. radicina gây ra triệu chứng bệnh thối đen trên cà rốt trong cùng khoảng nhiệt độ gần giống nhƣ với nhiệt độ cho nấm phát triển (trong khoảng -0,6 đến 340C, tối ƣu là 280C). Theo báo cáo của Saude và Hausbeck (2006) cho thấy rằng nấm A. radicina có điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhiễm là khoảng nhiệt độ lớn hơn 200C và độ ẩm tƣơng đối lớn hơn 92%. A. radicina có thể gây ra triệu chứng bệnh trên tất cả các phần của cây cà rốt bao gồm hạt giống, cây giống, lá cây, cuống lá, phần đầu của củ và tán hoa. Nấm đƣợc nhận định là một mầm bệnh trong hạt giống (Shakir và ctv., 2000) chỉ hoạt động sau khi hạt bắt đầu nảy mầm và gây ra sự phân hủy hạt giống (Strandberg, 1992; Coles và Walker, 2001). Alternaria radicina có thể gây bệnh thông qua các vết thƣơng trên củ hoặc các củ bình thƣờng, tuy nhiên ở các củ cà rốt không bị xay xát thì quá trình xâm nhiễm xảy ra chậm hơn (Lauritzen, 1926). Vết bệnh ban đầu thƣờng ở phần giữa của cuống và củ (Farrar và ctv., 2004). Sau đó, vết bệnh lây lan xuống phần phía dƣới của củ làm teo tóp củ và các triệu chứng thối rữa thƣờng gọi là “thối đen” (Coles & Walker, 2001). Bệnh thối đen không chỉ xuất hiện ngoài đồng mà cả sau thu hoạch (Soteros, 1979). Cũng giống nhƣ các bệnh sau thu hoạch khác, bệnh có triệu chứng ban đầu là những vết tổn thƣơng khô, đen lõm xuống dƣới bề mặt của củ cà rốt. Nét đặc trƣng của vết bệnh là rìa của vết bệnh phân biệt rõ rệt và sạch sẽ. Dƣới điều kiện lạnh, ẩm ƣớt trong kho, vết bệnh 8 có thể mở rộng, liên kết lại tạo thành vết bệnh lớn và gây thối rữa toàn bộ củ. Trong điều kiện không khí ẩm ƣớt, trong các kho chất thành đống, bệnh có thể bị lan rộng từ một củ bị bệnh (Snowden, 1991; Davis, 2004). Triệu chứng bệnh này cũng đƣợc Brown mô tả năm 1950. Ngoài ra, nấm còn gây các bệnh khác, triệu chứng cháy tán hoa cũng giống nhƣ cháy lá, các bộ phận bị nhiễm bệnh chuyển sang màu nâu đen và khi bệnh nhiễm nặng thì các tán hoa không thể tạo hạt (Farrar và ctv., 2004). A. radicina có thể gây thiệt về kinh tế ở cả hai lĩnh vực: đầu tiên trong bảo quản của cà rốt sau thu hoạch, đây là bệnh gây thiệt hại quan trọng nhất; thứ hai, trong việc giảm chất lƣợng hạt giống do tán hoa bị nhiễm bệnh. Những thiệt hại kinh tế trong bảo quản cà rốt đƣợc ghi nhận bởi Lauritzen (1926). Khó khăn chính là cà rốt khi thu hoạch thƣờng không thấy dấu hiệu nhiễm bệnh nhƣng vết bệnh thối đen sẽ phát triển trong quá trình bảo quản. Lauritzen còn báo cáo rằng trong trƣờng hợp nghiêm trọng, bệnh có thể gây thiệt hại khoảng 62% cà rốt khi lƣu trữ. Khi bệnh tấn công tán hoa, năng suất trong sản xuất giống giảm và mầm bệnh nhiễm các hạt giống, làm giảm chất lƣợng hạt giống và giảm tỷ lệ nảy mầm. Tuy nhiên, không có số liệu gần đây về những thiệt hại gây ra bởi loại nấm này. Nấm Alternaria radicina sản xuất ra nhiều độc tố gây bệnh cây trồng. Độc tố radicinin đã có nhiều báo cáo trong những năm qua, tuy nhiên radicinol và epiradicinol gần đây đã đƣợc báo cáo bởi Solfrizzo và ctv. (2004). Ông và cộng sự cũng đã tìm thấy các độc tố radicinin và radicinol từ các bộ phận bị bệnh trong tự nhiên và nhận định chúng có vai trò quan trọng trong việc gây bệnh. Các tác giả khác cũng đã báo cáo rằng A. radicina sản xuất các chất chuyển hóa độc hại khác nhau trên rễ cây cà rốt, chủ yếu radicinin (Tylkowska và ctv., 2003), epi-radicinol (Tylkowska và ctv., 2005) và radicinol (Solfrizzo và ctv., 2005). Khi các chất radicinin và epi-radicinol ở nồng độ cao (250 mg / ml) gây ảnh hƣởng lên cây (Tykowska và ctv., 2008), báo cáo đã chứng minh độc tố gây thay đổi siêu cấu trúc trong các thành phần khác nhau của các tế bào nhu mô của rễ củ cà rốt, mặc dù màng tế bào không bị ảnh hƣởng . Các chất độc làm giảm giá trị thị trƣờng của cà rốt , nhƣng không gây hại cho ngƣời và động vật (Solfrizzo và ctv ., 2005). Ở ngoài đồng, Alternaria radicina lây nhiễm thông qua hạt giống (Murtaza và ctv., 1988). Khi hạt nảy mầm, A. radicina xâm nhập vào trục hạ diệp và gây ra triệu chứng chết cây con (Murtaza và ctv 1988; Nowicki, 1995). Bào tử đƣợc sinh ra trên các mô bị hoại tử và lão hóa, đƣợc phát tán thông qua gió, nƣớc tƣới và nƣớc mƣa văng đến các bộ phận khác của cây hoặc các cây không bị nhiễm bệnh (Neergaard, 1977; Pryor, 2002), gây cháy lá , xâm nhiễm cuống lá (Grogan và Snyder , 1952) và tấn công vào mô 9 rễ (Farrar và ctv., 2004). Trong kho dự trữ, mầm bệnh có thể tồn tại trong kho, từ các củ bị bệnh trƣớc đó (Lauritzen, 1926). Sau khi thu hoạch cà rốt, bào tử nấm A. radicina có thể tồn tại trong các xác bã thực vật (Strandberg, 1992; Pryor và ctv., 1998) và có thể tồn tại trong đất đến 8 năm mà không cần ký chủ (Maude và Shuring , 1972). Bào tử là nguồn gây bệnh của A. radicina (Ellis và Holliday , 1972; Pryor và ctv., 1998). Khả năng các bào tử trƣởng thành của nấm Alternaria để tồn tại trong thời gian dài có thể do tác dụng của sắc tố melanin (Campbell, 1968). Nosanchuk và Casadevall (2003) nhận thấy rằng melanin hoạt động nhƣ một rào cản vật lý bên ngoài màng tế bào của nấm, giúp chống lại các yếu tố bất lợi của môi trƣờng, do đó nó giữ vai trò quan trọng trong cấu trúc tế bào nấm. 1.3.2. Nấm Thielaviopsis basicola (Berk & Br. ) Ferraris Nấm Thielaviopsis basicola thuộc chi Thielaviopsis, họ Ceratocystidaceae, bộ Microascales, lớp Sordariomycetes (Barnet và Hunter, 1988). Thielaviopsis basicola lần đầu tiên đƣợc mô tả nhƣ Torula basicola (Berkeley và Broome, 1850). Farraris (1910) đã định danh lại nấm Torula basicola thuộc chi Thielaviopsis và đặt lại tên mới là Thielaviopsis basicola và cho rằng nấm có giai đoạn vô tính là Thilavia basicola. McCormick (1925) đã báo cáo rằng không có quan hệ giai đoạn vô tính – hữu tính giữa hai loại nấm này. Năm 1975, Nag Raj và Kendrick d ựa vào đặc điểm của đính bào đài của nấm (phialide), đây là đặc điểm nổi bật của chi Chalagan, các ông đã đặt một tên mới thay thế cho T. basicola là Chalara elegan. Carmichael và ctv. (1980) quan sát thấy nấm này có những bào tử vách dày, màu đen, đƣợc sinh ra trong chuỗi ngắn. Do đó, ông đã loại loài T. basicola ra khỏi chi Thielaviopsis và đã đặt nấm này vời tên mới là Trichocladium basicola Carmichael. Vào năm 2002, dựa vào việc phân tích chuỗi rDNA của nấm, Paulin Mahady & Harrington một lần nữa đã khẳng định lại tên của nấm là Thielaviopsis basicola. Thielaviopsis basicola đƣợc báo cáo xuất hiện khắp nơi trên thế giới, bao gồm Châu Phi, châu Mỹ, Châu Á, Úc và châu Âu (Ellis, 1976; Agrios, 1997). Nấm Thielaviopsis basicola là một tác nhân gây bệnh tồn tại trong đất (Linderman và Taussoun, 1976), đã đƣợc báo cáo gây bệnh trên rễ của nhiều loại cây trồng khác nhau, bao gồm cả cà rốt (Nag Raj và Kendrick , 1975). Năm 1974, Yarwood tìm thấy các tác nhân gây bệnh trong cả hai môi trƣờng sống và canh tác. Nhiều tác giả đã đƣa ra bằng chứng nấm là tác nhân gây thối đen rễ của đậu, bông hoặc đậu tƣơng (Moore, 1959), rễ của cây thuốc lá ở châu Âu và Bắc Mỹ (Delon và ctv., 1988). Ngoài đất, tác nhân gây 10 bệnh còn đƣợc phát hiện là xuất hiện trong than bùn và là tác nhân gây ra bệnh thối đen rễ trên cây có múi (Graham và Timmer, 1991). Bệnh thối đen rễ do Thielaviopsis basicola là một trong những bệnh nghiêm trọng nhất gây thiệt hại đáng kể cả khi sản xuất cà rốt ở trên ruộng và cả trong tiêu thụ trên thị trƣờng (Punja và ctv., 1992). Bệnh thƣờng đƣợc nhận thấy xuất hiện sau khi cà rốt đã đƣợc rữa sạch, phân loại và đóng gói trong túi bằng polyethylene. Trong điều kiện độ ẩm cao và nhiệt độ ấm (250C hoặc cao hơn), bệnh phát triển và có thể làm đen toàn bộ bề mặt củ tạo thành những vết tổn thƣơng. Những vết bệnh đƣợc phát triển từ khối lƣợng bào tử hậu màu đen trên bề mặt củ. Bệnh có thể lây lan từ những củ bị bệnh khi đặt chúng gần nhau. Bệnh này gây hại nặng hơn đối với cà rốt trồng trong đất bùn hơn là cà rốt đƣợc trồng trong đất khoáng (Davis, 2004). Nấm có hai hình thức bào tử vô tính là bào tử đính (Phialoconidia) và bào tử áo (chlamydospores). Bào tử đính đƣợc sinh ra trong đính bào đài hình chuỗi dài bao gồm các khối tròn với các hình trụ hẹp dài hoặc dạng thùng, bào tử đặc trƣng với dạng hình chữ nhật với các góc tròn, gần nhƣ không màu, không có vách ngăn và chứa các giọt lipid ở hai đầu với khu vực trung tâm rõ ràng. Bào tử hậu đƣợc nhận thấy rằng có đặc điểm với một vách melanin dày, đƣợc sinh ra trong đơn lẻ bên cạnh chuỗi bào tử đính hoặc trong chuỗi các tế bào hình thành bào tử. Khoảng 3-6 vách dày giữa các bào tử đƣợc hình thành (Snowdon, 1991; Allah và ctv., 2011). Cuối cùng, các đoạn bào tử áo đƣợc giải phóng vào đất (Tsao và Bricker, 1966). Bào tử nảy mầm sinh ra các ống mầm nhô ra tại các vách bên và ngang (Domsch và ctv., 1980). Bào tử hậu là bào tử nghĩ của nấm và có thể tồn tại nhiều năm trong đất, các bào tử này sẽ nảy nầm khi gặp điều kiện thuận lợi, bao gồm pH đất từ 5 đến 8.5 và nhiệt độ từ 12,8 đến 21,10C (Walker, 2008). Thielaviopsis basicola có khả năng ký sinh một loạt các cây trồng nông nghiệp quan trọng, bao gồm cả bông (Gossypium hirsutum L.), đậu (Phaseolus vulgaris L.), cà rốt (Daucus carota L.), hoa (Viola tricolor hortensis DC var.), lạc (Arachis hypogaea L.) và thuốc lá (Nicotiana tabacum L.) (Hood và Shew, 1997). Tác nhân gây bệnh thƣờng xuyên đƣợc phân lập trên môi trƣờng chọn lọc (Specht và Griffin, 1985) từ bề mặt của củ cà rốt khi bị nhiễm tự nhiên của bệnh thối đen rễ (Punja và ctv., 1992). Chỉ chuyển sợi nấm đƣợc thực hiện trên cả hai môi trƣờng là RB-M2 (His, 1978) và khoanh cà rốt (Anderson và Welacky, 1988). Triệu chứng bệnh là những vết đen trên bề mặt của củ, những vết bệnh có hình dạng bất định, xuất hiện ở vị trí bất kỳ trên củ và đôi khi vết bệnh đƣợc bao quanh bởi quầng trắng mờ trên bề mặt. Sau đó, vết bệnh lan dần sang toàn củ và ngày càng đen dần 11 (Snowden, 1991; Koike và ctv., 2007). Sợi nấm có màu trắng mờ khi còn non và chuyển dần sang màu nâu tối trong cả 2 môi trƣờng thạch và khoanh cà rốt. Quá trình chuyển sang đen của nấm là do nấm chuyển dần sang các bào tử hậu (Allah, 2011). Đối với các bệnh sau thu hoạch cà rốt, sự xâm nhiễm xảy ra khi củ bị thƣơng trong quá trình rửa, phân loại và vận chuyển. Các bệnh sau thu hoạch cà rốt đƣợc hạn chế bằng cách hạn chế các vết thƣơng trong quá trình vận chuyển cũng nhƣ bảo quản. Trong kho, cà rốt nên đƣợc bảo quản tốt nhất ở 7-10°C, và sau khi thu hoạch có thể xử lý bằng cách nhấn cà rốt xuống canxi propionate ở pH=4,0 hoặc kali sorbat hoặc sodium hypochlorite, đặc biệt là ở pH=6,8 (Punja và Gaye, 1993). Ở môi tƣờng nhiệt độ cao và có sự hoạt động của vi sinh vật có lợi sẽ làm giãm hoạt động cũng nhƣ tác hại của mầm bệnh trong đất (Clough và Patrick, 1976). Sự gia tăng mật số các tác nhân gây bệnh trong đất và trong môi trƣờng có tƣơng quan với tỷ lệ mắc bệnh, mức độ nặng nhẹ và số lƣợng các vị trí bị bệnh (Rothrock, 1992). Trong môi trƣờng có chất hữu cơ nhiều thì mật độ nấm giảm nhiều (Hood và Show, 1997). 1.3.3. Nấm Fusarium sp. Nấm Fusarium thuộc lớp Hypomycetes, bộ Moniliales, họ Tuberculariaceae, chi Fusarium (Nguyễn Văn Bá và ctv., 2005). Hình thái tản nấm của các loài Fusarium có tính đa dạng và phát triển rất nhanh trên môi trƣờng nuôi cấy, có màu nhạt hoặc sáng, màu hồng, đỏ, tím hoặc nâu. Bên cạnh đó có một số dặc điểm quan trọng khác để phân biệt: kích thƣớc và hình dạng tiểu bào tử, sự có mặt hoặc không của tiểu bào tử, bộ phận sinh ra tiểu bào tử, loại cành bào đài sản sinh bào tử, sự có hoặc vắng mặt của bào tử áo, màu sắc và hình thái khuẩn lạc trên PDA (Pitt và Hocking, 2009). Theo Barnett và Hunter (1998), nấm Fusarium có sợi nấm mọc lan rộng và bông lên, trên môi trƣờng nuôi cấy thƣờng có màu hồng, tím hoặc vàng; cuốn bào tử thay đổi, đơn giản, ngắn, phân nhánh không đều; bào tử mọc đơn hoặc thành cụm, trong suốt, chủ yếu gồm hai loại: tiểu bào tử và đại bào tử. Đại bào tử hơi cong hoặc uống cong nhọn hai đầu hình liềm. Tiểu bào tử nhỏ, đơn bào, hình trứng hay thon dài, hình thành đơn lẻ. một số bào tử trung gian có 2- 3 tế bào, thuôn dài hoặc hơi cong. Fusarium sp. là một tác nhân gây bệnh có nguồn gốc từ đất có khả năng gây hại cây cà rốt cả ngoài đồng và cả trong khi bảo quản. Thông thƣờng, bệnh sẽ biểu hiện triệu chứng ít nhất sau 3 tháng bảo quản. Sau khi nấm xâm nhiễm vào cà rốt khoảng 2-3 tuần thì vết bệnh mới xuất hiện (Sherf và Macnab, 1986). Theo Snowden (1991), nấm Fusarium avenaceum gây ra bệnh thối khô trên cà rốt, nấm có thể lây nhiễm thông qua 12 hạt giống bị bệnh. Củ cà rốt chỉ có thể bị tấn công thông qua các vết thƣơng trong quá trình thu hoạch và vận chuyển. Nếu không có tác nhân xâm nhiễm thứ cấp, các vết bệnh đặc trƣng trên bề mặt và không có ranh giới rõ ràng. Các loài nấm Fusarium sp. rất phổ biến trong đất, xác bã thực vật, bào tử có thể lan truyền nhờ gió và nƣớc. Nấm có thể xâm nhiễm qua các vết thƣơng trong quá trình thu hoạch và nấm sẽ gây thối khi đƣợc lƣu trữ ở nhiệt độ thấp (Snowdon, 1991). Theo Ramsey và Wiant (1941), bệnh thối cà rốt do nấm Fusarium sp. là một loại bệnh hiếm khi đƣợc tìm thấy gây hại đến cà rốt sau thu hoạch. Tuy nhiên, nếu cà rốt bị vết bệnh do nấm Fusarium sẽ làm giãm giá trị trên thị trƣờng. Sự phân hủy của cà rốt bắt đầu sau khi có những vết thƣơng trên đỉnh đầu và quanh củ, có thể nhận diện sự gây hại của nấm với triệu chứng bởi sự phát triển thƣa thớt của lớp tơ nấm màu trắng cả sâu trong mô bệnh và trên bề mặt của vết bệnh. Thối mềm vi khuẩn thƣờng liên kết với nó. Cũng theo Sherf và Macnab (1986) có thể hạn chế bệnh bằng cách bảo quản củ cà rốt trong kho ở khoảng nhiệt độ từ -1,8 đến 1,10C. Trong kho bảo quản, cà rốt nên đƣợc giữ khô và bảo quản ở độ ẩm thấp giúp làm giảm thiệt hại đến mức thấp nhất. Trong quá trình bảo quản cũng nhƣ vận chuyển hạn chế các vết thƣơng cũng có tác dụng chế bệnh. Có nhiều loài nấm Fusarium, một số loài nấm là nguyên nhân gây ra bệnh thối lõm (spongy rot) trên củ cà rốt ở nhiệt độ kho dự trữ trên 7,20C. Triệu chứng bệnh Fusarium là hiện diện những đốm thối cạn, lồi lõm trên củ, những vết bệnh có thể mở rộng giống nhƣ những vết bệnh cho vi khuẩn gây bệnh cháy trên cà rốt (Brown, 1950). 1.3.4. Nấm Aspergillus sp. Nấm Aspergillus thuộc ngành phụ nấm bất toàn, lớp Plectomycetes, bộ Eurotlales, họ Eurotiaceae (Nguyễn Văn Bá và ctv., 2005). Nấm Aspergillus là một trong những chi nấm phổ biến nhất trên thế giới. Hệ thống phân loại hiện nay đã công nhận khoảng 185 loài. Có khoảng 30 loài trong số này đƣợc xác định rõ ràng và dễ dàng phân biệt. Khi nuôi cấy trên môi trƣờng CYA, tản nấm đạt kích thƣớc 60-70mm, mọc thƣa thớt ở khu vực rìa và dày đặc ở trung tâm, đặc trƣng bởi màu xám, màu xanh lá và màu vàng oliu. Nhƣng đôi khi tản nấm ban đầu có màu vàng sau đó trở nên màu xanh lục tùy theo độ tuổi, cũng có trƣờng hợp tản nấm có màu trắng sau đó thành nâu đỏ. Túi bào tử lúc đầu có màu trắng và khi già nhanh chóng trở thành màu nâu đỏ hoặc xanh đậm tùy theo loài, túi bào tử hình cầu, thƣờng chiều dài có kích thƣớc từ 400-800 mm. Cuống bào tử đính nằm ở tận cùng của sợi nấm, không màu hoặc màu nâu nhạt, có màng bao quanh, đƣờng kính 20-50mm (Pitt và Hocking, 2009). 13 Theo Barnet và Hunter (1998); Nguyễn Văn Bá và ctv. (2005), sợi nấm của Aspergillus phân nhánh, có vách ngăn, hình thành một cọng mang túi bào tử (conidiophore) và bào tử đính (conidia). Cọng mang túi bào tử thẳng đứng, không vách ngăn, không phân nhánh, đỉnh cuống hình cầu hoặc hình chùy phình to, mang các thể bình trên toàn bộ bề mặt. Thể bình với bậc một hoặc bậc hai, mỗi thể bình lá cấu trúc đa nhân và trên đầu thể bình tạo thành một chuỗi bào tử đính, những bào tử non ở trong và càng xa càng già. Bào tử nảy mầm sẽ phóng thích vào không khí và nảy mầm. Bào tử đơn bào, hình cầu, khối bào tử có màu sắc khác nhau. Sinh sản hữu tính chỉ đƣợc phát hiện ở một vài loài, chúng hình thành các bộ phận sinh dục là túi đực (hùng khí) (antheridia) và túi noãn (ascogonia). Snowden (1991), nấm thuộc chi Aspergillus đƣợc ghi nhận là gây bệnh cho cà rốt. Aspergillus niger van Tieghem đƣợc tìm thấy trên bề mặt của củ khi bảo quản ở nhiệt độ cao. Các vết tổn thƣơng là cần thiết cho quá trình xâm nhiễm của nấm, sau đó lớp nấm mốc đen phát triển nhanh trên bề mặt củ. 1.3.5. Nấm Rhizopus stolonifer Nấm Rhizopus sp. thuộc chi Rhizopus, họ Mucoraceace, bộ Mucorales, lớp Zygomycetes, ngành Nấm thực (Burgess và ctv., 2009). Hầu hết những loài Rhizopus là những loài hoại sinh (saprophytes), sợi nấm của Rhizopus stolonifer có màu trắng, phân nhánh, đa nhân và không có vách ngăn ngang. Hầu hết các sợi khuẩn ty có dạng nhƣ sợi bông vải khi còn non, sau đó phát triển sâu vào cơ chất thì phân chia thành 3 dạng khuẩn ty là khuẩn căn (rhizoids), khuẩn ngang (stolon) và cọng mang túi (bọc) bào tử (sporangiophores) (Nguyễn Văn Bá và ctv., 2005). Nguyễn Văn Bá và ctv. (2005) còn cho biết thêm nấm Rhizopus sinh sản vô tính (asexual reproduction) bằng việc hình thành những cọng mang bọc bào tử (sporangiophores) và túi (bọc) bào tử (sporangium). Bào tử không có roi, gần nhƣ tròn, đồng nhất, đa nhân nằm trong túi màu đen gọi là túi bào tử, một túi bào tử phát triển đơn độc và tận cùng của cọng mang bọc bào tử và bọc bào tử có màu đen. Bào tử tiếp hợp của nấm là kết quả của quá trình sinh sản hữu tính (sexualreproduction) bằng cách tiếp hợp (conjugation), quá trình này chia ra 2 trƣờng hợp gồm đồng tán và dị tán. Theo Pitt và Hocking (2009), cọng mang bào tử sinh ra một cụm có từ 3-5 khuẩn căn (rhizoids), có màu nâu, không phân nhánh, thẳng đứng và dài đến 3 mm. Túi (bọc) bào tử có hình cầu, đƣờng kính 200 µm và khi túi bào tử già sẽ vỡ ra tạo thành dạng hình dù. Bào tử màu nâu nhạt, có sọc, dày 8-20 µm. Nấm Rhizopus stolonifer đƣợc phân biệt bởi đặc tính phát triển nhanh trên môi trƣờng nuôi cấy ở 250C, sợi nấm thô, bọc bào tử 14 ban đầu có màu trắng chuyển dần sang đen khi trƣởng thành, túi bào tử lớn và có nếp nhăn. Bào tử của Rhizopus stolonifer gây ra triệu chứng thối mềm có nƣớc trong nhiều các loại trái cây và rau quả, cũng cần các chất dinh dƣỡng phụ trong nƣớc để nảy mầm và xâm nhiễm vào cà rốt (Menke và ctv., 1964). Ngoài ra, bào tử của nấm cũng nhạy cảm với nhiệt độ thấp và không phát triển ở nhiệt độ dƣới 500C, mặc dù một tỷ lệ phần trăm nhất định của các bào tử có thể nảy mầm ở 20C, ống mầm của nấm không thể tiếp tục tăng trƣởng tại một nhiệt độ (Dennis và Cohen, 1976). Bệnh thối mềm Rhizopus là một bệnh chung quan trọng và thƣờng xuyên xuất hiện ở quá trình vận chuyển cũng nhƣ dự trữ cà rốt. Triệu chứng bệnh đầu tiên là sự xuất hiện của các vết tổn thƣơng màu nâu, mềm và chảy nƣớc. Giai đoạn đầu của bệnh có thể phân biệt với thối mềm vi khuẩn bởi sự hiện diện của hệ sợi nấm mà ta có thể dễ dàng lấy ra từ bề mặt mô bệnh. Trong giai đoạn sau của sự phân hủy, các sợi nấm thô, màu trắng mọc trên bề mặt vết bệnh, có thể có hoặc không có sự hiện diện của các túi bào tử màu đen (Ramsey và Wiant 1941). 1.3.6. Nấm Penicillium sp. Nấm Penicillium thuộc họ Eurotiaceace, bộ Eurotiales, lớp Plectomycetes, ngành Nấm thực (Nguyễn Văn Bá và ctv., 2005). Theo Nguyễn Văn Bá và ctv. (2005) khuẩn ty của nấm Penicillium phân nhánh, nhiều khuẩn ty có vách ngăn ngang và ngay chính khuẩn ty này có khả năng hấp thu chất dinh dƣỡng để tạo ra cọng bào tử và đính bào tử; Mỗi tế bào thƣờng có một nhân nhƣng nhiều khi có những tế bào có nhiều nhân, mỗi đoạn khuẩn ty có thể phát triển thành sợi khuẩn ty mới. Nấm có 2 hình thức sinh sản là sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính. Penicillium sinh sản vô tính với cọng bào tử và đính bào tử, cọng bào tử có thể không phân nhánh, phân nhánh bậc 1, 2 hay 3.... và tận cùng của cọng bào tử là các thể bình, nếu cọng bào tử không phân nhánh thì tận cùng là các thể bình và các chuổi đính bào tử. Đính bào tử có dạng tròn có vách láng hay xần xùi nhƣng chỉ có đơn nhân nhƣng cũng có khi chúng có đa nhân. Penicillium có đính bào tử mang màu xanh đặc trƣng và phát tán dễ dàng bởi gió và không khí. Chỉ có vài loài của chi này sinh sản hữu tính. Tản nấm của các loài nấm thuộc chi này có thể có màu lục, vàng lục, xanh lục, lục xám, xám, đôi khi màu vàng, đỏ, tím hoặc trắng. Mặt dƣớc khuẩn lạc không màu hoặc có màu sắc khác nhau. Môi trƣờng Agar nuôi cấy có thể không màu hoặc có màu do có mặt của các sắc tố hòa tan tƣơng ứng. Tản nấm có thể có hoặc không có vết nứt xuyên tâm hoặc đồng tâm, có hoặc không có các giọt tiết (Bùi Xuân Đồng và Nguyễn Huy Văn, 2000). 15 Nấm Penicillium phát triển ở nhiệt độ trong khoảng từ 0 đến 104,40C, nhƣng tốt nhất ở khoảng 68,40C. Mỗi loài khác nhau sẽ khác nhau trong các yêu cầu nhiệt độ của nó, nhƣng tất cả làm tốt hơn khi không khí, mô thực vật, hoặc hạt giống là ẩm ƣớt. Các loại nấm Penicillium sp. không thể xâm nhập vào các mô khỏe mạnh trong trƣờng hợp không có độ ẩm. Nấm có thể xâm nhập vào bề mặt các vết cắt của gần nhƣ tất cả trái cây, củ, hoặc rễ củ và đã có ghi nhận triệu chứng xuất hiện trên củ cải đƣờng, cà rốt, tỏi, cải ngựa, atisô Jerusalem, nấm, khoai tây, bí, khoai lang và một số hạt giống khác. Tuy nhiên, nấm không thể xâm nhập bề mặt cắt sau khi mô sẹo đã hình thành. Bệnh thối mốc xanh do nấm Penicillium là bệnh thƣờng xuất hiện chủ yếu trong bảo quản và trong quá trình vận chuyển, hiếm khi xuất hiện ở đồng ruộng. Triêu chứng bệnh thƣờng phát triển chậm chủ yếu là mô vết bệnh mềm và chảy nƣớc, trong một số trƣờng hợp bệnh có thể xuất hiện sau vài tháng bảo quản. Khi mô vết bệnh khô, vết thối bao gồm các khu vực có kích thƣớc thay đổi từ một lõm nhỏ trên những ký chủ bề mặt tƣơng đối khô nhƣ cà rốt hoặc gây thối toàn bộ quả nhƣ bí. Gần nhƣ không thay đổi trên tất cả các ký chủ khác nhau, vết thối có thể nhìn thấy đƣợc đi kèm với một lớp nấm mốc có màu xanh lá cây trên bề mặt vết bệnh. Các phần thối thƣờng có mùi mốc (Sherf và Macnab, 1986). 1.3.7. Nấm Sclerotium sp. Nấm Sclerotium rolfsii thuộc lớp nấm bất toàn, chi Sclerotium sinh sản vô tính trên trái và không có bào tử; hạch nấm màu nâu đến đen, hình cầu hoặc không đều, sợi nấm có màu trắng sáng; gây hại chủ yếu trên các phần mềm của cây ký chủ (Barnet & Hunter, 1998). Theo Burgess và ctv. (2009), nấm Sclerotium rolfsii có phổ ký chủ rộng bao gồm cà chua, ớt, bầu bí, đậu cô ve, cà rốt và hành. Nấm bệnh thƣờng xâm nhiễm vào các cây trồng đã bị ảnh hƣởng bởi các tác nhân gây bệnh khác. Dange (2006) đã mô tả tản nấm của S. rolfsii trên môi trƣờng PDA có rất nhiều sợi nấm màu trắng phát triển lan trên bề mặt môi trƣờng. Ban đầu, các sợi nấm phát triển dày đặc, phân bố không đồng đều và chuyển màu từ trắng sang màu trắng đục. Thời điểm 5 ngày sau khi cấy các hạch nấm màu trắng xuất hiện trên môi trƣờng, sau chuyển dần sang màu nâu sẫm. Lúc trƣởng thành hạch nấm có màu nâu socola, hình cầu hoặc elip và đƣờng kính hạch nấm đạt 1,5 mm. Theo ghi nhận của Narsimha (2000) nấm S. rolfsii có đặc điểm là sợi nấm màu trắng phát triển dày đặc tại vị trí nấm gây bệnh và hạch nấm trắng xuất hiện tại vị trí vết bệnh sau chuyển sang màu nâu socola. Hạch nấm có dạng hình cầu hay elip và đƣờng kính đạt từ 0,5 - 2,5 mm. 16 Cũng theo Brown (1950) thối do Sclerotium xuất hiện cả trên đồng ruộng, trong vận chuyển và cả trong kho vựa. Đối với cà rốt ở trên đồng ruộng, triệu chứng thối bắt đầu xuất hiện nhẹ ở bên dƣới bề mặt đất. Phần đầu của cây bị xâm nhiễm bắt đầu trở nên vàng và chết. Dấu hiệu tốt nhất của triệu chứng bệnh là sự xuất hiện của lớp nấm màu trắng trên mặt đất bao quanh nơi cây bị xâm nhiễm, với nhiều hình thức thể nghĩ có kích thƣớc và màu sắc giống phân chim. Sự tấn công và phát triển của nấm trong kho khi bảo quản giống với triệu chứng bệnh ở ngoài đồng. Lúc đầu các củ cà rốt bị thối trở nên mềm và sau đó chúng có thể khô và trở nên cứng. 17 CHƢƠNG 2 PHƢƠNG TIỆN - PHƢƠNG PHÁP 2.1. PHƢƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM 2.1.1. Dụng cụ thí nghiệm Đĩa Petri (đƣờng kính 9cm), bình tam giác, chai thủy tinh, bọc nilon, đèn cồn, đũa cấy, kim mũi giáo, ống đục tròn, kéo, kẹp, giấy thấm, hóa chất… 2.1.2. Thiết bị thí nghiệm Tủ thanh trùng khô, tủ thanh trùng ƣớt, tủ úm, tủ cấy, cân điện tử, máy đo pH, kính soi nổi, kính hiển vi, lame, lamelle, đèn néon, nồi chƣng cách thủy… 2.1.3. Vật liệu thí nghiệm Mẫu cà rốt bệnh: các mẫu cà rốt đƣợc thu thập từ các chợ và siêu thị tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Các mẫu cà rốt dùng để lây bệnh nhân tạo đƣợc thu thập từ các chợ ở Quận Ninh Kiều, các mẫu chƣa qua xử lý sau thu hoạch. Sau đó các củ cà rốt đƣợc rửa sạch dƣới vòi nƣớc trong vòng một phút, để khô và khử trùng bằng cồn 700 trong vòng 1-2 phút, sau đó để khô tự nhiên. 2.1.4. Các loại môi trƣờng đƣợc sử dụng trong thí nghiệm Các loại môi trƣờng sử dụng trong nuôi cấy và phân lập gồm môi trƣờng PDA, APDA và môi trƣờng water agar. Môi trƣờng Water Agar (WA) (Atlas, 2004) Agar 15-20 g Nƣớc cất 1000 ml Môi trƣờng Potato Dextrose Agar (PDA) (Shurtleff và Averre, 1999) Khoai tây 200 g Đƣờng Dextrose 20 g Agar 20 g Nƣớc cất 1000 ml pH 6,7 18 Môi trƣờng Acidified Potato Dextrose Agar (APDA) (Pryor, 2003) Acid lactic 20% 1,25 ml Khoai tây 200 g Đƣờng Dextrose 20 g Agar 20 g Nƣớc cất 1000 ml pH 6,7 2.1.5. Địa điểm thí nghiệm Các nghiên cứu xác định nấm gây hại sau thu hoạch trên cà rốt đƣợc thực hiện tại phòng thí nghiệm phòng trừ sinh học và khu vực nhà lƣới của bộ môn Bảo vệ Thực vật – Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng - Trƣờng Đại học Cần Thơ từ tháng 12 năm 2012 đến tháng 10 năm 2013. 2.2 PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 2.2.1. Thu thập mẫu bệnh Thu thập ngẫu nhiên các củ có dấu hiệu bị bệnh, các củ xuất hiện triệu chứng bệnh nhƣng vẫn còn phân biệt đƣợc rõ ràng giữa mô bệnh và mô khỏe, hoặc các củ đƣợc lƣu trữ lâu ngày. Các mẫu cà rốt đƣợc thu thập tại các chợ và siêu thị, rồi cho từng củ bệnh vào trong từng bao nilon riêng biệt, mang về tiến hành quan sát và phân lập. 2.2.2. Phƣơng pháp xác định thành phần nấm gây hại trên củ cà rốt sau thu hoạch Các nấm đƣợc định danh dựa và sự phát triển của tản nấm trên môi trƣờng, đặc điểm bào tử, kích thƣớc, đính bào đài và đƣợc giám định theo 4 bƣớc của quy tắc Koch (Agrios, 2005). Quy tắc Koch gồm 4 bƣớc sau: Bƣớc 1: Mô tả triệu chứng và tìm mầm bệnh trong mô bệnh Mô tả những mẫu mới thu về khi có triệu chứng bệnh rõ ràng về màu sắc, vị trí mô bệnh, đƣờng viền giữa mô bệnh và mô khỏe, lớp nấm trên mô bệnh, các đặc điểm nhƣ mô mềm hoặc cứng, nhũn nƣớc hay khô, lõm hay lồi... Sau đó nếu trên mô bệnh có sự hiện diện của lớp nấm thì tiến hành làm tiêu bản để xác định tác nhân gây bệnh, ngƣợc lại sẽ tìm mầm bệnh bằng cách ủ mẫu trong bọc nilon có tạo ẩm độ hoặc ủ bằng cách cắt mẫu bệnh (nơi tiếp giáp giữa mô bệnh và mô 19 khỏe) ra từng mảnh nhỏ (0,5 cm2) để trong đĩa petri có chứa giấy thấm và để ở điều kiện 25-300C. Chụp hình và đo kích thƣớc bào tử bằng phƣơng pháp nuôi cấy trên lame. Đặt một khoanh môi trƣờng WA có kích thƣớc 8 mm và dày 3 mm lên lame đã đƣợc thanh trùng. Sau đó, cấy nấm vào bốn cạnh của khoanh môi trƣờng và đậy lamelle lại, trong đĩa petri có giấy thấm ƣớt để giữ ẩm. Mẫu đƣợc ủ khoảng 3 ngày, sau đó chuyển lamelle sang một lame khác để quan sát. Quan sát mẫu dƣới kính hiển vi quang học bằng nƣớc cất hoặc thuốc nhuộm coton blue. Kích thƣớc bào tử đƣợc đo 30 lần lặp lại, kích thƣớc bào tử đƣợc tính trong khoảng giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất và đƣợc tính bằng đơn vị µm. Sau khi quan sát nếu đúng là tác nhân gây bệnh thì tiến hành định danh và trữ nguồn nấm để sử dụng cho những nghiên cứu sau đó. Bƣớc 2: Phân lập và tách ròng mầm bệnh Phân lập các tác nhân gây bệnh trên củ cà rốt thu về, sau đó tách ròng làm thuần bằng phƣơng pháp cấy đỉnh sinh trƣởng hay đơn bào tử theo phƣơng pháp của Burgess và ctv. (2009) và cất trữ nguồn nấm cho các thí nghiệm tiếp theo. Quan sát sự phát triển của tản nấm trên môi trƣờng PDA, ghi nhận các chỉ tiêu nhƣ màu sắc, cách mọc trên môi trƣờng, đo đƣờng kính tản nấm trên môi trƣờng PDA ở thời điểm 7 ngày sau nuôi cấy. Cách phân lập: Chọn những mẫu bệnh có vết bệnh rõ ràng, có thể có sơi nấm phát triển trên bề mặt mô củ. Cắt thành những mảnh nhỏ 2-3 mm2, cho vào thanh trùng trong cồn 700 trong khoảng 30 giây đến 1 phút, tiếp theo rửa lại trong nƣớc cất vô trùng (3 lần) và làm khô bằng giấy thấm thanh trùng. Sau đó cấy mẫu bệnh vào đĩa Petri có chứa môi trƣờng WA. Khi đã cấy mô bệnh trên môi trƣờng WA, tiếp tục tách ròng nguồn nấm sang môi trƣờng PDA cho đến khi có đƣợc nguồn nấm thuần chủng. Bƣớc 3: Lây nhiễm mầm bệnh đã phân lập vào củ cà rốt khỏe. Quan sát lại triệu chứng bệnh xuất hiện, mô tả kích thƣớc, hình dạng, màu sắc vết bệnh. Chuẩn bị những củ khỏe, sạch bệnh, rửa sạch bằng nƣớc cất vô trùng, sau đó ngâm trong cồn 70 độ trong 15-20 giây và để khô tự nhiên. Phƣơng pháp lây bệnh nhân tạo: Nuôi cấy nguồn nấm cần lây bệnh trong đĩa petri trên môi trƣờng PDA, các dụng cụ sử dụng để lây bệnh nhƣ kim tạo vết thƣơng bó lại thành cụm 4 kim, ống hút, kim chích, nắp nhựa, nắp đĩa petri để gữa cho củ cố định, đều đƣợc thanh trùng. Dùng pipet hút 10-15 ml nƣớc cất thanh trùng cho vào đĩa và dùng lame đã thanh trùng phân tán bào tử trên đĩa để tạo huyền phù bào tử nấm. Sau đó tiến hành đếm mật 20 số bào tử của huyền phù bằng lame đếm, mật số bào tử dùng để sử dụng lây bệnh nhân tạo là 106 bào tử/ml. Các củ khỏe đƣợc tạo vết thƣơng bằng bó kim tiêm rồi dùng kim tiêm hút dung dịch huyền phù nấm bơm lên trên vết thƣơng. Tiếp đó, cho củ vào bọc nilon, dùng mẫu giấy thấm nƣớc cất thanh trùng để tạo ẩm độ, buộc bọc tạo độ phì để tránh tiếp xúc giữa mô củ và bọc nilon. Đặt các mẫu đã lây bệnh ở nhiệt độ 250C. Sau khi lây bệnh tiến hành theo dõi thƣờng xuyên để ghi nhận biểu hiện bệnh trên trái và chụp hình lại ở thời điểm 7 ngày sau khi lây bệnh. Bƣớc 4: Tái phân lập mầm bệnh và so sánh với mầm bệnh ban đầu. 21 CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ - THẢO LUẬN 3.1. KẾT QUẢ CHUNG Qua công tác thu thập mẫu bệnh tại các chợ Hƣng Lợi, chợ Xuân Khánh, chợ An Nghiệp, siêu thị Coopmart, siêu thị Big C, siêu thị Metro tại thành phố Cần Thơ và giám định tác nhân gây hại trên củ cà rốt sau thu hoạch tại phòng thí nghiệm Phòng trừ sinh học bệnh cây Bộ môn Bảo vệ Thực vật đã đƣợc thực hiện từ tháng 12/2012 đến tháng 10/2013, thời gian thu thập mẫu bệnh dài, là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại nấm bệnh phát triển. Kết quả quan sát các mẫu bị bệnh đã giám định và phân lập đƣợc 7 tác nhân gây hại củ cà rốt sau thu hoạch bao gồm các loại nấm Alternaria radicina, Thielaviopsis sp., Fusarium sp., Aspergillus sp., Rhizopus sp., Penicillium sp., Sclerotium sp. Trong đó, đã xác định nấm Thielaviopsis sp. là một loại nấm ký sinh, xuất hiện hầu hết ở các chợ và siêu thị trong thành phố Cần Thơ. Đây là loại nấm gây hại khá nặng bởi làm mất giá trị thẩm mỹ của củ cà rốt cũng nhƣ là con đƣờng cho vi khuẩn phát triển. Bệnh thích hợp phát triển ở khu vực có nhiệt độ cao trong các siêu thị cũng nhƣ ở khu vực khô ráo trong các chợ. Các loại nấm còn lại đều là nấm hoại sinh gây hại trên củ. Trong đó nấm Fusarium sp. và Alternaria radicina xuất hiện ở cả 6 địa điểm thu mẫu, nấm có tỷ lệ gây hại cao trên cà rốt. Nấm Alternaria radicina gây hại cả trên phần cuống và phần thân của củ. Đối với nấm Rhizopus sp. và nấm Aspergillus sp. xuất hiện ở các chợ trong khi thu mẫu. Hai loại nấm còn lại là Penicillium sp. và Sclerotium sp. xuất hiện rãi rác ở 1 hoặc 2 địa điểm thu mẫu (Bảng 3.1). 22 Bảng 3.1: Bảng tổng kết sự hiện diện của các tác nhân gây hại trên cà rốt sau thu hoạch tại các địa điểm thu mẫu Chợ Tác nhân Alternaria radicina Siêu Thị An nghiệp Xuân Khánh Hƣng Lợi Coop Mark Metro BigC x X x x x X X x x x X x x X Thielaviopsis sp. Fusarium sp. x X x Aspergillus sp. x X x Rhizopus sp.. X x Penicillium sp X x Sclerotium sp. X 3.2. KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH 3.2.1. Bệnh do nấm Alternaria radicina 3.2.1.1 Triệu chứng bệnh Sau khi phân lập, làm thuần mầm bệnh từ những mẫu bệnh đƣợc thu thập và chủng lại trên củ cà rốt khỏe, ghi nhận có sự xuất hiện bệnh trên cuống và phần thân trên của củ. Ở trên cuống, triệu chứng bệnh xuất hiện chậm. Khoảng 3 NSLB, bệnh bắt đầu phát triển. Vết bệnh khô ráo, có sự xuất hiện của các sợi nấm mảnh, tơi và có màu nâu, nâu đen đến đen. Sau đó, vết bệnh có thể phát triển mạnh xuống phần thân, bề mặt vết bệnh có một lớp nấm màu nâu, bông lên dày đặc, phần mô xung quanh hơi lõm xuống, chuyển từ màu vàng cam sang màu đỏ nhạt (Hình 3.1A và B). Triệu chứng bệnh giống với các mô tả triệu chứng bệnh của Snowden (1991), Davis (2004) do nấm Alternaria radicina gây bệnh thối đen trên cà rốt sau thu hoạch. 3.2.1.2 Đặc điểm tản nấm trên môi trƣờng PDA và APDA 23 Khi quan sát sự phát triển của tản nấm Alternaria sp. trên môi trƣờng PDA ở nhiệt độ phòng (28-300C), tốc độ phát triển của sợi nấm chậm. Ban đầu là sự phát triển của hệ sợi nấm mà trắng trên bề mặt môi trƣờng, sau đó chúng tiếp tục phát triển và chuyển sang màu nâu đen đến đen (Hình 3.2E). Tản nấm ngừng phát triển ở giai đoạn 10 NSC và đạt kích thƣớc 6,5 cm. Ở giai đoạn này, mặt trên đĩa Petri tản nấm dạng tròn, màu đen, rìa tản nấm bất dạng, sợi nấm phát triển tạo thành những đƣờng gần giống nhƣ những vòng đồng tâm. Khu vực gần rìa tản nấm có các sợi nấm bong cao, tơi, mảnh, có màu nhạt hơn so với các khu vực còn lại của tản nấm Giai đoạn khoảng 13 NSKC thì khuẩn lạc bắt đầu tiết ra các các sắc tố màu vàng cam trên môi trƣờng. Lƣợng sắc tố nấm tiết ra trên môi trƣờng khá cao. Mặt dƣới đĩa Petri, tản nấm có màu đen (Hình 3.2A và B). Trên môi trƣờng APDA, tản nấm tốc độ phát triển chậm. Ở mặt trên đĩa Petri, tản nấm phát triển chậm và không đầy đĩa, đạt kích thƣớc tối đa và đạt 4 cm sau 14 ngày nuôi cấy. Rìa khuẩn lạc bất dạng, có màu trắng ngà, phần trung tâm khuẩn lạc sợi nấm nhô cao. Tuy nhiên, nấm không tạo các vòng đồng tâm nhƣ trên môi trƣờng PDA. Nấm sản xuất một lƣợng lớn các sắc tố màu vàng cam trên môi trƣờng. Mặt dƣới đĩa petri, phần trung tâm đĩa có màu nhạt và phần rìa tản nấm có màu đỏ đậm (Hình 3.2C và D). Khoảng 30 NSKC, mặt dƣới tản nấm hình thành các tinh thể dạng cây san hô. Số lƣợng các tinh thể trên môi trƣờng rất hạn chế (Hình 3.2E). 3.2.1.3. Đặc điểm hình thái nấm Sợi nấm Alternaria radicina có màu nâu, phân nhánh và có vách ngăn. Cuống sinh bào tử sinh ra trực tiếp từ sợi nấm, màu nâu, phân nhánh, có thể có từ một đến ba điểm sinh bào tử, kích thƣớc từ 2,5-5,0 µm x 7,5-150,0 µm (Hình 3.1C). Bào tử nấm thuộc dạng bào tử đa bào, có màu nâu đến đen, hình dạng bào tử rất khác biệt. Khi còn non, bào tử có thể có dạng từ elip nhọn một đầu đến gần tròn, màu gần nhƣ trong suốt đến màu nhạt, đƣợc sinh ra từ các điểm sinh bào tử. Khi trƣởng thành, bào tử chuyển dần sang màu sậm hơn, bắt đầu hình thành các vách ngăn và vách ngăn dọc; có 2-5 vách ngăn ngang và 1-3 vách ngăn dọc, hình dạng bào tử thay đổi từ hình trứng đến hình chùy. Khi trƣởng thành, bề mặt bào tử có thể sần sùi hoặc trơn láng, kích thƣớc bào tử từ 29-46 µm x 16-27 µm. Đa số các bào tử không có vách ngăn ở tế bào cuối (Hình 3.1 E, F và G). Bào tử có thể mọc đơn lẻ hoặc thành chuỗi trên cành bào đài (Hình 3.1D). Dựa vào đặc điểm phát triển tản nấm và đặc điểm hình thái của nấm giống với ghi nhận của Ellis và Holiday (1972), Snowden (1991), Barnett và Hunter (1998) thì đây là nấm Alternaria radicina 24 A B C E D F G Hình 3.1:Triệu chứng bệnh và đặc điểm của nấm Alternaria radicina (A và B) triệu chứng bệnh trên thân và cuống của củ cà rốt ở thời điểm 5 ngày sau lây bệnh (C) sợi nấm, cành bào đài và bào tử nấm A. radicina khi quan sát dƣới KHVQH (40X) (D) bào tử nấm đính thành chuỗi trên cành bào đài (E) bào tử còn non và trƣởng thành của nấm (F và G) các hình dạng khác nhau của bào tử nấm khi trƣởng thành 25 A B D C E F Hình 3.2: Đặc điểm tản nấm và tinh thể nấm của nấm hình thành trên đĩa Petri (A và B) mặt trên và mặt dƣới của nấm ở thời điểm 14 NSC trên môi trƣờng PDA (C và D) mặt trên và mặt dƣới của nấm ở thời điểm 30 NSC trên môi trƣờng APDA (E) cách phát triển của nấm trên môi trƣờng PDA (F) hình dạng tinh thể hình thành trên môi trƣờng APDA 26 3.2.2. Bệnh do nấm Thielaviopsis sp. 3.2.2.1. Triệu chứng bệnh Triệu chứng đầu tiên của bệnh là một đốm màu đen, nhỏ, bất dạng trên bề mặt. Vết đen giống nhƣ một lớp mụi than bám trên củ và có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên củ. Trên vết bệnh có các khối bào tử của nấm bám dày đặc. Ban đầu vết bệnh có màu xanh đậm, sau đó chuyển dần sang màu đen và một lớp giống nhƣ phấn màu trắng bám lên. Không có sự phân biệt rõ ràng giữa khu vực mô bệnh và mô khỏe. Khi đem ủ mẫu bệnh khoảng 2 ngày, bệnh có thể phát triển lan sang các khu vực khác trên củ và gây đen toàn toàn củ. Trên bề mặt có sự xuất hiện của một lớp giống nhƣ dầu và nấm chỉ gây thối bề mặt(Hình 3.3A và B). Những đặc điểm trên tƣơng tự với mô tả của Snowden (1991), Davis (2004) và Koide và ctv. (2007) về triệu chứng bệnh bệnh thối đen củ cà rốt do nấm Thielaviopsis basicola. 3.2.2.2 Đặc điểm nấm Sau khi thu mẫu bệnh nhiễm ngoài tự nhiên và quan sát bào tử nấm dƣới kính hiển vi điện tử ta có thể nhận thấy nấm có thể sản xuất 2 loại bào tử: bào tử đính và bào tử áo. Đính bào đài đƣợc sinh ra từ sợi nấm mảnh, mang các bào tử đính nối với nhau thành chuỗi. Các bào tử đính dạng hình trụ dài, hẹp, không màu hoặc màu nhạt với các góc bào tử tròn, mang các giọt lipit với kích thƣớc bào tử 5,45 – 8,75 µm x 25,5 -31,25 µm . Bào tử áo có hai dạng: dạng một là dạng bào tử hậu đính với nhau tạo thành chuỗi dài, màu nâu đến đen, có thể có từ 3-7 vách ngăn. Các vách ngăn này dày hơn so với các vách bên ngoài và có thể tách ra phóng thích các bào tử hậu. Kích thƣớc bào tử hậu của nấm là 7,25 – 10,0 µm x 8,15 – 13,45 µm (Hình 3.3C và D). Dạng hai là các bào tử dạng hình cầu với vách dày, sinh ra đơn lẻ, đƣờng kính trung bình là 7,2 -12,0 µm, có thể quan sát sự nảy mầm của bào tử áo khi quan sát từ các mẫu bệnh thu thập (Hình 3.3E). Dựa vào đặc điểm bào tử của nấm và so sánh với các tài liệu của Snowden (1991); Barnett và Hunter (1998); Allah (2011) cho thấy đây là nấm Thielaviopsis basicola gây bệnh thối đen trên cà rốt sau thu hoạch. 27 A B C D Hình 3.3: Triệu chứng bệnh và đặc điểm bào tử nấm Thielaviopsis sp. (A và B) triệu chứng bệnh trên củ cà rốt sau khi ủ mẫu bệnh 2 ngày (C) đặc điểm của nấm khi quan sát dƣới kính hiển vi vật kính 10X (D và E) đính bào đài và bào tử hậu của nấm 28 E 3.2.3 Bệnh do nấm Fusarium sp. 3.2.3.1 Triệu chứng bệnh Bệnh xuất hiện sớm ở thời điểm 3 NSLB và phát triển khá nhanh trên bề mặt củ, vết bệnh đạt đƣờng kính từ 2,5 đến 3,5 cm ở thời điểm 5 NSLB. Triệu chứng bệnh ban đầu là sự phát triển của sợi nấm màu trắng nhô cao trên bề mặt củ, vết bệnh hình tròn hoặc hình oval, bề mặt củ chuyển sang màu sậm hơn. Sau đó, các vết bệnh phát triển lan dần trên bề mặt củ, liên kết với nhau. Tuy nhiên, ở trung tâm vết bệnh thì không có sự xuất hiện của sợi nấm. Phần tiếp giáp giữa mô bệnh và mô khỏe không rõ ràng. Mô bệnh nhũn nƣớc, mềm, có dịch ứa ra và có mùi hôi (ở thời điểm 5 NSKLB). Khi nấm phát triển trên toàn bộ trái, sợi nấm mọc tơi bông lên trên mô trái và dày đặc, củ thối gần nhƣ hoàn toàn (ở thời điểm 7 NSKLB) (Hình 3.4A). Những ghi nhận trên tƣơng tự nhƣ ghi nhận của Snowdon (1991); Ramsey và Wiant (1941) về triệu chứng thối củ cà rốt do nấm Fusarium sp. 3.2.3.2 Đặc điểm tản nấm trên môi trƣờng PDA Tản nấm sau khi đƣợc nuôi cấy trên môi trƣờng PDA ở nhiệt độ phòng (28-300C) có tốc độ phát triển tƣơng đối nhanh, đạt đƣờng kính 8 cm ở thời điểm 7 NSC. Ở thời điểm 7 NSC, tản nấm là các khoanh nấm màu trắng phát triển nhô cao trên môi trƣờng và thấp dần ra phía rìa, sợi nấm mảnh và tơi, có các vòng đồng tâm rõ ràng, rìa tản nấm tròn đều. Các sợi nấm ở khu vực trung tâm tản nấm bắt đầu chuyển sang màu sậm hơn so với ban đầu. Mặt sau đĩa Petri, tản nấm có màu trắng, có vòng đồng tâm rõ ràng (Hình 3.4B và C). 3.2.3.3 Đặc điểm hình thái nấm Qua quá trình quan sát dƣới kính hiển vi nhận thấy nấm Fusarium sp. Có một số đặc điểm nhƣ: sợi nấm không màu, có vách ngăn, phân nhánh. Đính bào đài mọc ra từ sợi nấm, không màu, thon nhỏ về phía đỉnh, đính mang nhiều bào tử (Hình 3.4D). Nấm hình thành 3 loại bào tử: đại bào tử, tiểu bào tử và bào tử áo. Đại bào tử nấm đa số là bào tử hình liềm, không màu, ăn màu xanh với thuốc nhuộm cotton blue, có từ 1- 5 vách ngăn, kích thƣớc 2,5-3,8 x 12,5-40. Tiểu bào tử hình bầu dục, mọc đơn lẻ hay thành chùm, không có vách ngăn, không màu, bào tử ăn màu của thuốc nhuộm cotton blue kích thƣớc (Hình 3.4E). Bào tử áo có hình cầu đến gần cầu, đƣợc hình thành từ sợi nấm phình to có kích thƣớc 7,5-12,5 µm(Hình 3.4F). Dựa vào đặc điểm hình thái của nấm so với mô tả của Barnett và Hunter (1998); Pitt và Hocking (2009) thì đây chính là nấm Fusarium sp. 29 A A B C E D F Hình 3.4: Triệu chứng bệnh, đặc điểm tản nấm và đặc điểm của nấm Fusarium sp. (A) triệu chứng bệnh cuấ nấm gây ra trên củ cà rót ở thời điển 3 NSLB (B và C) mặt trên và mặt dƣới của tản nấm ở thời điểm 7 NSC (D và E) bào tử nâm dƣới kính hiển vi 40X ( D và E) bào tử nấm (dại bào tử và tiểu bào tử) không nhuộm và nhuộm với cotton blue quan sat dƣới KHVQH (F) bào tử áo của nấm đƣợc nhuộm với cotton blue khi quan sát dƣới kính hiển vi ở thời điểm 6 ngày khi nuôi cấy trên lame 30 3.2.4 Bệnh do nấm Aspergillus sp. 3.2.4.1 Triệu chứng bệnh Nấm Aspergillus sp. đƣợc phân lập từ những củ cà rốt thu thập ngoài tự nhiên, sau đó đƣợc lây nhiễm nhân tạo lại trên củ khỏe. Kết quả ghi nhận nấm gây hại trên củ. Nấm có khả năng gây hại nặng và nhanh trên củ cà rốt. Bệnh xuất hiện triệu chứng vào giai đoạn 1 NSLB là những đốm tròn với sợi nấm màu trắng mọc nhanh trên bề mặt củ và đạt kích thƣớc là 1,5 cm ở giai đoạn 3 NSLB. Ở thời điểm này vết bệnh là đốm tròn mang các khối bào tử màu đen trên bề mặt, phần rìa có sợi nấm màu trắng xung quanh và trên bề mặt vết bệnh có tiết ra các giọt nƣớc. Vết bệnh tiếp tục phát triển lan ra xung quanh, số lƣợng bào tử phát triển dày đặc trên bề mặt và đạt kích thƣớc 4 cm ở thời điểm 5 NSLB. Đây là giai đoạn mô bệnh bắt đầu mềm và triệu chứng thối bắt đầu xuất hiện. Ở giai đoạn 7 NSLB, có sự xuất hiện đƣờng viền màu vàng giữa khối màu đen và các sợi nấm màu trắng. Phần tiếp giáp giữa mô bệnh và mô khỏe mềm, nhũn xuống (Hình 3.5A và E). 3.2.4.2 Đặc điểm tản nấm trên môi trƣờng PDA Tản nấm phát triển tƣơng đối nhanh, bào tử mọc dày đặc đạt đƣờng kính 7 cm ở thời điểm 7 NSC. Ban đầu, hệ sợi nấm màu trắng phát triển trên bề mặt môi trƣờng ở thời điểm 1 NSC. Sợi nấm tiếp tục phát triển và sinh ra các cành mang các túi bào tử là các cơ quan sinh sản của nấm có màu trắng chuyển dần sang màu nâu đến đen. Đến thời điểm 7 NSC tản nấm là một khối tròn màu đen với rìa màu trắng. Mặt dƣới đĩa Petri cũng chia thành hai phần rõ rệt: khu vực trung tâm có màu đen và phần phía ngoài có màu trắng ngà. Phần tiếp giáp giữa hai phần nhăn nheo (Hình 3.5A và B). 3.2.4.3 Đặc điểm hình thái nấm Nấm Aspergillus có cành bào đài trong suốt, mọc thẳng đứng, không có vách ngăn, có đƣờng kính 7,0 - 21,5 µm và trên mỗi cành mang một túi bào tử. Túi bào tử dạng cầu, không màu, có đƣờng kính 50-90 µm và có nhiều cuống sinh bào tử không màu đính xung quanh túi bào tử. Bào tử đính thành dạng chuỗi trên những cuống sinh bào tử, bào tử không màu khi còn non và có màu nâu khi trƣởng thành. Bào tử có dạng hình cầu, trơn láng, màu nâu nhạt và đƣờng kính 2,15 – 3,45 µm (Hình 3.5D). 31 A B C D E Hình 3.5: Triệu chứng bệnh, đặc điểm tản nấm, đặc điểm nấm Aspergillus sp. (A) triệu chứng gây hại củ nấm ở thời điểm 5 NSLB (B và C) mặt trên và mặt dƣới tản nấm ở giai đoạn 7 NSC (D) đính bào đài mang bao tử quan sát dƣới kính hiển vi ở vật kính 40X (E) sự phát triển của nấm trên mô củ sau khi lây bệnh nhân tạo đƣợc quan sát dƣới kính soi nổi 32 3.2.5 Bệnh do nấm Rhizopus sp. 3.2.5.1 Triệu chứng bệnh Nấm Rhizopus sau khi đƣợc phân lập từ các củ cà rốt bị nhiễm ngoài tự nhiên, sau đó thực hiện bƣớc chủng bệnh lại theo qui trình Koch trên củ cà rốt ngoài tự nhiên. Kết quả chủng bệnh ghi nhận, loài nấm là một tác nhân gây bệnh trên củ cà rốt. Rhizopus sp. là một trong những loài nấm xuất hiện triệu chứng gây hại trên củ cà rốt nhanh. Khoảng 1 NSLB, mô bệnh bắt đầu lõm xuống và có sự xuất hiện của hệ sợi nấm màu trắng trên bề mặt, hệ sợi nấm phát triển nhanh và mạnh, mọc bong cao lên trên bề mặt củ và mang theo những túi (bọc) bào tử màu trắng. Những túi này bắt đầu chuyển dần sang màu nâu đen đến đen ở những ngày kế tiếp. Ở thời điểm 3 NSLB, vết bệnh có hình tròn đến gần tròn và có kích thƣớc khoảng 2-3 mm (Hình ). Sau đó, bệnh phát triển ra toàn bộ củ, sợi nấm mọc dày đặc, đan xen nhau, có màu sậm hơn so với ban đầu và nấm gây thối hoàn toàn củ ở thời điểm 6 NSLB. Những đặc điểm trên tƣơng tự so với mô tả của Ramsey và Wiant (1941) về triệu chứng bệnh thối củ trên cà rốt do loài Rhizopus sp. nhƣng có điểm khác biệt là triệu chứng ghi nhận sự chuyển màu của mô bệnh. 3.2.5.2 Đặc điểm tản nấm trên môi trƣờng PDA Sau khi nuôi cấy nấm trên môi trƣờng PDA và đặt ở nhiệt độ phòng, tản nấm phát triển rất nhanh, dày đặc trên môi trƣờng ở thời điểm 2 NSKC. Tản nấm nhô cao lên trên bề mặt môi trƣờng và lên cả thành đĩa Petri. Sợi nấm không màu, thƣờng phát triển đan xen với nhau. Các túi bào tử hình thành trên sợi nấm khoảng 1 NSKC, ban đầu chúng có màu trắng sau đó chuyển dần sang màu đen ở thời điểm 2 NSKC. Sợi nấm mọc thƣa thớt, chuyển dần từ màu trắng sang màu nâu do sự hình thành của nhiều túi bào tử màu nâu. Mặt dƣới đĩa petri, tản nấm có màu trắng ngà. 3.2.5.3 Đặc điểm hình thái nấm Quan sát dƣới kính hiển vi có độ phóng đại 40X ta có thể nhận thấy, khuẩn căn màu nâu nhạt, phát triển ăn sâu vào trong môi trƣờng nuôi cấy xuất hiện ngay tại vị trí gốc của cuống bào tử. Cuống bào tử màu nâu, mọc thẳng đứng, không phân nhánh, không có vách ngăn và có kích thƣớc từ 3-20 µm x 50-400 µm. Túi bào tử hay còn gọi là bọc bào tử đƣợc hình thành từng cái đơn lẻ trên cuống mang túi bào tử, có dạng hình cầu, ban đầu túi bào tử có màu trắng và chuyển dần sang nâu ở thời điểm 2 NSKC, có đƣờng kính từ 15- 100 µm và khi túi vỡ ra có dạng giống cây dù. Bào tử nấm Rhizopus 33 sp. không đồng nhất về kích cỡ, hình bầu dục hơi nhọn hai đầu, có màu nâu nhạt và kích thƣớc bào tử từ 3.5 -5,0 µm x 5 – 9 µm. Dựa vào đặc điểm hình thái thì đây là nấm Rhizopus sp. theo mô tả của Nguyễn Văn Bá và ctv. (2005) và Pitt và Hocking (2009) thì đây là loài nấm gây hại trên củ cà rốt sau thu hoạch. 34 A B C E D F Hình 3.6: Đặc điểm tản nấm, đặc điểm hình thái và triệu chứng bệnh của nấm Rhizopus sp. (A) triệu chứng bệnh trên củ cà rốt ở giai đoạn 3 NSLB (B) đính bào đài của nấm khi quan sát dƣới kính sôi nổi (C và D) hình dạng túi bào tử khi giải phóng hết bào tử và bào tử của nấm (E và F) mặt trên và mặt dƣới tản nấm ở thời điểm 2 NSC 35 3.2.6. Bệnh do nấm Penicillium sp. 3.2.6.1 Triệu chứng bệnh Nấm đƣợc phân lập từ những triệu chứng thối trên mẫu bệnh ban đầu và lây nhiễm lại trên những củ cà rốt khỏe. Bệnh xuất hiện trễ và phát triển rất chậm. Ở giai đoạn 5 NSLB, triệu chứng mới bắt đầu biểu hiện. Vết bệnh bất dạng, lõm xuống, khô ráo và có sự xuất hiện của hệ sợi nấm li ti trên bề mặt. Mô bệnh chuyển sang màu nâu, phần thịt củ nơi vết bệnh nứt ra. Rìa vết bệnh phân biệt rõ ràng giữa mô bệnh và mô khỏe (Hình 3.7A và E). Triệu chứng bệnh tƣơng tự mô tả của Sherf và Macnab (1986) về triệu chứng bệnh gây ra do nấm Penicillium sp. 3.2.6.2 Đặc điểm tản nấm trên môi trƣờng PDA Sợi nấm phát triển trên môi trƣờng PDA chậm, ban đầu sợi nấm có màu trắng bám chặt trên môi trƣờng. Mặt trên đĩa petri, nền tảng nấm có màu xám xanh với những , phía trên có những sợi nấm li ti cuộn lại có màu xám xanh nhạt tạo nên bề mặt không bằng phẳng; mép viền đều và có màu trắng đục, sợi nấm nhỏ bện chặt vào nhau. Tản nấm ăn sâu vào bề mặt môi trƣờng. Mặt dƣới đĩa petri, tản nấm có nhiều vòng đồng tâm, với những vòng có màu xanh đậm xen lẫn với các màu nhạt hơn (Hình 3.7B và C). 3.2.6.3. Đặc điểm nấm Khi quan sát đặc điểm nấm dƣới kính hiển vi ở vật kính 40X nhận thấy nấm có những đặc điểm sau: sợi nấm không có vách ngăn, phân nhánh, không màu, ăn màu xanh của thuốc nhuộm cotton blue. Cành mang bào tử trần phân nhánh. Giá BTT với một vòng thể bình hoặc với hai đến nhiều cuống thể bình ở phần ngọn giá. Thể bình có phần đỉnh ngắn và thon nhỏ dần. Bào tử không có vách ngăn, hình cầu đến gần cầu, hình trứng, không màu hoặc màu nhạt, mặt ngoài nhẵn bóng, kích thƣớc đƣờng kính từ 1,15 – 2,15 µm. Dựa vào đặc điểm nấm nấm theo mô tả của, Bùi Xuân Đồng và Nguyễn Huy Văn (2000), Nguyễn Văn Bá và ctv. (2005) thì đây là nấm thuộc chi Penicillium sp. 36 A B C D E Hình 3.7: Triệu chứng bệnh, đặc điểm tản nấm và đặc điểm của nấm Penicillium sp. (A)triệu chứng bệnh gây ra trên củ ở giai đoạn 7 NSLB (B và C) mặt trên và mặt dƣới tản nấm ở thời điểm 7 NSC (D) thể bình và bào tử nấm quan sát dƣới KHVQH ở thời điểm 3 ngày khi nuôi cấy trên lame (E) đặc điểm vết bệnh khi quan sát dƣới kính sôi nổi 37 3.2.7. Bệnh do nấm Sclerotium sp. 3.2.7.1. Triệu chứng bệnh Nấm phát triển nhanh trên bề mặt mô củ, xuất hiện bệnh ở thời điểm 3 NSLB, đạt đƣờng kính 1,5 cm ở thời điểm 5 NSLB. Ban đầu là sự phát triển của hệ sợi nấm màu trắng sát bề mặt củ từ các hạch nấm, vết bệnh hình tròn hoặc gần tròn, lõm xuống (Hình 3.9D). Màu sắc mô nơi vết bệnh bắt đầu chuyển sang màu nâu, không có sự ứa dịch. Sau đó nấm phát triển lan dần khắp bề mặt củ, mô củ mềm, nhũn nƣớc, có sự liên kết giữa các vết bệnh (Hình 3.8A). Khi nấm phát triển và gây thối gần nhƣ hoàn toàn củ, hạch nấm bắt đầu hình thành rất nhiều. Nấm bắt đầu hình thành hạch nấm ở thời điểm 12 NSLB. Hạch nấm ban đầu có màu trắng khi trƣởng thành chuyển dần sang màu nâu (Hình 3.8C). 3.2.7.2. Đặc điểm tản nấm trên môi trƣờng PDA Tản nấm đƣợc nuôi cấy bằng hạch nấm phát triển trên môi trƣờng PDA ở nhiệt độ phòng rất nhanh và đầy đĩa ở thời điểm 3 NSC. Ban đầu là sự phát triển của hệ sợi nấm màu trắng sát bề mặt môi trƣờng. Sợi nấm phát triển nhanh, mạnh, dày đặc trên môi trƣờng, có khả năng phát triển lên nắp đĩa và ra bên ngoài đĩa. Sợi nấm tơi, mọc nhô trên môi trƣờng, phân bố không đều nhƣng chủ yếu tập trung ở khu vực trung tâm đĩa. Tản nấm bắt đầu hình thành hạch nấm ở thời điểm 6 NSC (Hình 3.9A và B). Những mô tả trên tƣơng tự mô tả của Barnett và Hunter (1998) và Dange (2006) thì đây là nấm thuộc chi Sclerotium sp. 3.2.7.3. Đặc điểm nấm Sợi nấm không màu, phân nhánh, có vách ngăn, thƣờng xuất hiện các mấu lồi liên kết ở vị trí vách ngăn, kích thƣớc đƣờng kính sợi nấm từ 1,15 – 15,25 µm (Hình 3.9E). Hạch nấm dạng hình cầu hoặc gần cầu, bề mặt hạch nhẵn bóng, rắn chắc (Hình 3.9B); có cấu tạo từ các tế bào liên kết với nhau, gồm hai phần phân biệt là lỗi và vỏ (Hình 3.8B). Ban đầu hạch nấm có màu trắng, sau đó hạch chuyển dần sang màu nâu, khi trƣởng thành hạch có màu nâu đậm; Kích thƣớc đƣờng kính hạch nấm từ 1 – 2 mm (Hình 3.9B). Dựa vào đặc điểm hình thái của nấm và so với mô tả của của Barnett và Hunter (1998); Wanatabe (2002) thì đây là nấm Sclerotium sp. 38 A B C Hình 3.8: Triệu chứng bệnh và đặc điểm hạch nấm Sclerotium sp. (A) triệu chứng bệnh trên củ ở thời điểm 5 NSLB (B) phẩu thức hạch nấm khi quan sát hạch nấm bằng KHVQH (40X) (C) hạch nấm hình thành trên củ ở thời điểm 12 NSLB 39 B A C A D E Hình 3.9: Đặc điểm hạch nấm và sợi nấm của nấm Sclerotium sp. (A và B) mặt trên và mặt dƣới tản nấm ở thời điểm 3 NSC (C) hạch nấm hình thành trên môi trƣờng nuôi cấy khi quan sát dƣới kính hiển vi sôi nổi (D) sợi nấm hình thành trên bề mặt củ khi quan sát dƣới kính hiển vi sôi nổi (E) sợi nấm với mấu lồi liên kết khi quan sát dƣới KHVQH (40X) 40 CHƢƠNG 4 KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận Kết quả giám định thành phần nấm gây bệnh trong tồn trữ sau thu hoạch trên cà rốt ghi nhận đƣợc 7 tác nhân lần lƣợt là Alternaria radicina, Thielaviopsis basicola, Fusarium sp., Aspergillus sp., Rhizopus sp. Penicillium sp. và Sclerotium sp. Trong số 7 tác nhân thì có 6 tác nhân nấm hoại sinh và một tác nhân nấm ký sinh gây hại trên củ cà rốt. Tuy 6 tác nhân nấm gây thối, tuy nhiên, từng tác nhân nấm sẽ gây các dạng triệu chứng thối khác nhau. Có thể phân biệt từng triệu chứng thối dựa vào mô bệnh, mùi và đặc điểm của mô bệnh. 4.2. Đề nghị Qua kết quả giám định, nên tiến hành thử nghiệm một số dịch trích thực vật hoặc một số tác nhân đối kháng sinh học để có thể ứng dụng trong việc hạn chế bệnh trong quá trình tồn trữ sau thu hoạch. 41 Tài liệu tham khảo Tiếng việt BÙI XUÂN ĐỒNG & NGUYỄN HUY VĂN. 2000. Vi nấm dùng trong công nghệ sinh học, NXB Khoa Học và Kỷ thuật, trang 154-160; 184-198 NGUYỄN VĂN BÁ, CAO NGỌC ĐIỆP & NGUYỄN VĂN THÀNH. 2005. Giáo trình môn nấm học. Nhà xuất bản Đại Học Cần Thơ và Viện Nghiên Cứu và Phát Triển Công Nghệ Sinh Học. VÕ VĂN CHI. 2003. Từ điển thực vật thông dụng tập 1. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật TRẦN KHẮC THI, LÊ THỊ THỦY & TÔ THỊ THU HÀ. 2008. Rau ăn củ, rau gia vị (trồng rau an toàn năng suất chất lƣợng cao). Nhà xuất bản khoa học tự nhiên & công nghệ. Tiếng Anh AGRIOS, G. N. 1997. Plant Pathology (Ed. 4th). Sen Diego, Academic press, CA, pp. 635. AGRIOS, G. N. 2005. Plant Pathology (Ed. 5th). San Diego, USA: Academic Press. AJAYI, A. A., UBON – IRAEL, N. N. & G.I. OLASEHINDE. 2011. Detection of extracellular enzymes in microbial isolates from diseases carrot (Daucus carota) fruits. Int. J. Adv. Biotechnol., 2: 244- 249. ALLAH, E. F. A., HASHEM, A., BAHKALI, A. H. & A. A. HUQAIL. 2011. First report of black root rot disease (Thielaviopsis basicola) of carrot in Saudi Arabia. African Journal of Microbiology Research Vol. 5: 2867-2869 ANDERSON, T. R. & WELACKY T. W. 1988. Population of Thielaviopsis basicola in burley tobacco field soils and the relationship between soil inoculum concentration of severity of disease on tobacco and soybean seedlings. Can. J. Plant Pathol., 10: 246-251. BARNES, W.C. 1936. Effects of some environmental factors on growth and color of carrots. Cornell University, Agricultural Ex-periment Station. Memoir 186. 36p. BARNETT, H. L. & B. B. HUNTER. 1998. Illustrated Genera of Imperfect Fungi Fourth Edition. The Amercan Phytological Society ST. Paul, Minesota. 218 pp. BERKELEY, M. J. & C. E. BROOME. 1850. Notices of British fungi. Annals and Magazine of Natural History, Second Series 5: 455-466. BROWN, J.G. 1950. Disease of carrots. Agricultural Expreriment Station University of Arizona, Tucson. CABI/EPPO. 1998. Alternaria radicina. Distribution Maps of Plant Diseases No. 760 (1ed.). Wallingford, UK: CAB International. CAMPBELL, R. (1968). An electron microscope study of spore structure and development in Alternaria brassicicola. Journal of General Microbiology, 54: 381-392. 42 CARMICHAEL, L. W ., KENDRICK, W. B., CONNERS, L. L. & L. SIGLER. 1980. Genera of Hyphomycetes. The Univ. Alberta Press, Edmonton, pp. 386. CLOUGH, K. S. & Z. A. PATRICK. 1976. Biotic factors affecting the viability of chlamydospores of Thielaviopsis basicola (Berk & Br.) ferraris, in soil. Soil Biology and Biochemistry, 8: 465-472 DANGE, V. 2006. Studies on root rot of chilli caused by Sclerotium rolfsii Sacc. Department of Plant Pathology College of Agriculture, Dharwad University of Agricultural Sciences, Dharwad – 580005. DAVID, J. C.. 1988. Alternaria dauci. Commonwealth Mycological Institute of Descriptions of Fungi and Bacteria. Set 103 (No. 951). DAVIS, R. M. 2004. Carrot Diseases and their Management. Department of Plant Pathology, University of Calofornia. Volume 1: 397-439. DELON, R., SCHILTZ, P. & I. M. SMITH. 1988. Chalara elegans NagRaj & Kendr. In European Handbook of Plant Diseases pp. 310-312. Oxford: Blackwell Scientific Publications DENNIS, C. & E. COHEN. 1976. The effect of temperature on strains of soft fruit spoilage fungi. Ann. Appl. Biol. 8: 55-56 ELLIS, M. B. & P. HOLLIDAY. 1972. Alternaria radicina. Common wealth Mycological Institute of Descriptions of Fungi and Bacteria. Set 35 (No. 346). ELLIS, M.B. 1976. More Dematiacious Hyphomycetes. CAB. Kew Surrey England, pp. 507. FARRAR, J. J., PRYOR, B. M. & R. M. DAVIS. 2004. Alternaria diseases of carrot. Plant Dis. 88:776-784. FERRARIS, T. 1910. Flora Italica Cryptogama. Pars. I: Fungi Hyphales, TuberculariaceaeStilbaceae. Fasc. No. 6, Pp. 979. GROGAN, R. G. & W. C. SNYDER. 1952. The occurrence and pathological effects of Stemphylium radicinum on carrots in California. Phytopathology, 42: 215-218. GROVE, J. F.. 1964. Metabolic products of Stemphylium radicinum. Part I. Radicinin. J. Chem.Soc., 1964: 3234-3239. GRUBBEN, G. J. H. & O.A. DENTON. 2004. Plant Resources of Tropical Africa 2. Vegetables. PROTA Foundation, Wageningen, Netherlands. 668pp. HIS D. C. H. 1978. Effect of crop sequence, previous peanut blackhull severity, and time of sampling on soil populations of Thielaviopsis basicola. Phytopathology, 68: 1442-1445. KADER, A. A. 2002. Post-harvest technology of horticultural crops. Oakland: University of California, Division of Agriculture and Natural Resources Publication 3311, 535 pp. 43 KORA, C., MC DONALD, M. R. & G. J. BOLAND. 2005. Occurrence of fungal pathogens of carrots on wooden boxes used for storage. Plant Pathology, 54: 665–670 KOIKE, S. T., GLADDERS, P. & A. O. PAULUS. 2007. Vegetable Disease: A color handbook. Massachusetts, USA: Academic Press RAMSEY, G.B & J. S. WIANT. 1941. Market diseases of fruits and vegetables. Division of fruit and Vegetable Crop and Dieases, Bureau of Plant Industry. No. 440 ROTHROCK, C. S. 1992. Influence of soil temperature, water, and texture on Thielaviopsis basicola and black root rot on cotton. Phytopathology 82:1202-1206 LAURITZEN, J. I.. 1926. The relation of black rot to the storage of carrots. Journal of Agricultural Research, 33: 1025-1041 LINDERMAN, R. G. & T. A. TAUSSOUN. 1967. Behavior of Chlamydospores and Endoconidia of Thielaviopsis basicola in Nonsterilized soil. Department of plant pathology, University of California, No 616 MAUDE, R. B & C. G. SHURING. 1972. Black rot of carrot, Rep. Nat. Veg. Res. Stn. 20:10 MCCORMICK, F. A. 1925. Perithecia of Thielavia basicola. Zopf. in culture. Bull. Conn. Agric. Exp. St., pp. 269. MEIER, F. C., DRECHSLER, C., & E. D. EDDY. 1922. Black rot of carrots caused by Alternaria radicina n. sp. Phytopathology, 12: 157-166. MOORE, W. C. 1959. British Parasitic Fungi. Cambridge: Cambridge University Press. NAG RAJ, T. R. & W. B. KENDRICK. 1975. A monograph of Chalara and allied genera. Deptt. Bio. Univ. Waterloo, waterloo, Ontario, Canada, pp. 200. NARSASIMHA, R. S. 2000. Biological control of wiltof potato caused by S. rolfsii Sacc. M.Sc. (Agri.) Thesis, University of Agricultural Sciences, Dharwad. NEERGAARD, P.. 1945. Danish species of Alternaria and Stemphylium. Copenhagen, Denmark: Munksgaard. NOSANCHUK, J. D. & A. CASADEVALL. 2003. The contribution of melanin to microbial pathogenesis. Cellular Microbiology, 5: 203-223. NOWICKI, B. (1995). The fungi causing damping-off of carrot seedlings. Acta Agrobotanica, 48: 43-48. PITT, J. I., & A. D. HOCKING. 2009. Fungi and food spoilage. Springer Dordrecht Heidelberg London New York. 519 pp. PAULIN-MAHADY, A. E. & T. C. HARRINGTON. 2002. Phylogenetic and taxonomic evaluation of Chalara, Chalaropsis and Thielaviopsis anamorphs associated with Ceratocystis Mycologia, 94: 62-73. 44 PUNJA, Z. K., CHITTARANJAN, S. & M. M. GAYE. 1992. Development of black root rot caused by Chalara elegans on fresh market carrots. Canadian Journal of Plant Pathology 14: 299-309 PRYOR, B. M., DAVIS, R. M. & R. L. GILBERTSON. 1998. Detection of soilborne Alternaria radicina and its occurrence in California carrot fields. Plant Dis., 82:891-895 PRYOR, B. M. & R. L. GILBERTSON. 2002. Relationships and taxonomic status of Alternaria radicina, A. carotiincultae and A. petroselini based upon morphological, biochemical, and molecular characteristics. Mycologia, 94: 49-61. PUNJA, Z. K. & M. M. GAYE. 1993. Influence of postharvest handling practices and dip treatments on development of black root rot on fresh market carrots. Plant Dis. 77:989-995. PUNJA, Z. K., CHITTARANJAN, S. & M. M. GAYE. 1992. Development of black root rot caused by Chalara elegans on fresh market carrots. Can. J. Plant Pathol., 14: 299-309. SAUDE, C. & M. K. HAUSBECK. 2006. First report of black rot of carrots caused by Alternaria radicina in Michigan. Plant Disease, 90: 684. SHAKIR, A. S., KHAN, S. M., ILYAS, M. B., & S. S. ALAM. 2000. Location and seed to plant transmission of Alternaria radicina in carrot. Pakistan Journal of Biological Sciences, 34: 642-643. SHERF, A. F. & A. A. MACNAB. 1986. Vegetable diseases and their control (second edition). 724pp SNOWDON A. L.. 1991. A Colour Atlas of Post-Harvest Diseases and Disorders of Fruits and Vegetables Volume 2: Vegetables. SOLFRIZZO, M., GIROLAMO, A. D., SOLFRIZZO, M., TYLKOWSKA, K., SZOPINSKA, D., et al. 2005. Toxigenic profile of Alternaria alternataand Alternaria radicina occurring on umbelliferous plants. Food Additives and Contaminants, 22: 302-308. SOLFRIZZO, M., SOLFRIZZO, M., GIROLAMO, A. D., VISCONTI, A., LOGRIECO, A., & F. P. FANIZZI. 2004. Radicinols and radicinin phytotoxins produced by Alternaria radicina on carrots. Journal of Agricultural and Food Chemistry, 52: 3655-3660. SOTEROS, J. J.. 1979. Pathogenicity and control of Alternaria radicina and A. dauci in carrots. New Zealand Journal of Agricultural Research, 22: 191-196. SPECHT, L. P., & G. J. GRIFFIN. 1985. A selective medium for enumerating low population of Thielaviopsis basicola in tobacco field soils. Can. J. Plant Pathol., 7: 438-441. STRANDBERG, J. O.. 1992. Alternaria species that attack vegetable crops: Biology and options for disease management. In J. Chelkowski & A. Visconti (Eds.), Alternaria biology, plant diseases and metabolites (pp. 367-398). Amsterdam, the Netherlands: Elsevier Science Publishers B. V. 45 TSAO, P. H. & J. L. BRICKER. 1966. Chlamydospores of Thielaviopsis basicola as surviving propagules in natural soils. Phytopathology 56: 1012-1014. TYLKOWSKA, K., BAGNIEWSKA-ZADWORNA, A., GRABARKIEWICKZ-SZCZESNA,J., SZOPINSKA, D., DORNA, H., & E. ZENKTELER. 2008. Histopathology of Daucus carotaL. root cells treated with toxic metabolites produced by Alternaria radicina and A.alternata. Acta Biologica Cracoviensia. Series Botanica, 50: 27-34. TYLKOWSKA, K., GRABARKIEWICKZ-SZCZESNA, J. & H. IWANOWSKA. 2003. Production of toxins by Alternaria alternata and A. radicina and their effects on germination of carrot seeds. Seed Science and Technology, 31: 309-316. TYLKOWSKA, K., GRABARKIEWICKZ-SZCZESNA, J., SZOPINSKA, D., DORNA, H., SOLFRIZZO, M. & A. de. GIROLAMO. 2005. Effects of temperature and incubation period on production of toxic metabolites by Alternaria radicina and A. alternata. Acta Agrobotanica, 58: 7-17. WATANABE, T. 2002. Pictorial Atlas of Soil and Seed Fungi Morphologies of Cultured Fungi and Key to Species. By CRC Press LLC. 486pp. WALKER, M. 2008. Black root rot, Thielaviopsis basicola. Cornell University Department of Plant Pathology and plant microbe Biology WEBSTER, J. & R. WEBER. 2007. Introduction to fungi (3rd ed.). New York. Cambridge University Press. 841pp. 46 [...]... nhân gây ra bệnh sau khi thu hoạch nhƣng việc nghiên cứu cụ thể để xác định thành phần nấm gây hại trên cà rốt sau thu hoạch còn ít, đồng thời những nghiên cứu về đặc điểm gây hại của những loài nấm này cũng còn rất hạn chế Chính những lí do đó, đề tài Giám định nấm gây bệnh trên củ cà rốt (Daucus carota L.) sau thu hoạch nhằm xác định các tác nhân gây bệnh trên cà rốt sau thu hoạch và triệu chứng gây. .. quá trình thu hoạch và nấm sẽ gây thối khi đƣợc lƣu trữ ở nhiệt độ thấp (Snowdon, 1991) Theo Ramsey và Wiant (1941), bệnh thối cà rốt do nấm Fusarium sp là một loại bệnh hiếm khi đƣợc tìm thấy gây hại đến cà rốt sau thu hoạch Tuy nhiên, nếu cà rốt bị vết bệnh do nấm Fusarium sẽ làm giãm giá trị trên thị trƣờng Sự phân hủy của cà rốt bắt đầu sau khi có những vết thƣơng trên đỉnh đầu và quanh củ, có thể... giám định tác nhân gây hại trên củ cà rốt sau thu hoạch tại phòng thí nghiệm Phòng trừ sinh học bệnh cây Bộ môn Bảo vệ Thực vật đã đƣợc thực hiện từ tháng 12/2012 đến tháng 10/2013, thời gian thu thập mẫu bệnh dài, là điều kiện thu n lợi cho nhiều loại nấm bệnh phát triển Kết quả quan sát các mẫu bị bệnh đã giám định và phân lập đƣợc 7 tác nhân gây hại củ cà rốt sau thu hoạch bao gồm các loại nấm Alternaria... chứng bệnh, đặc điểm tản nấm và đặc điểm của nấm Penicillium sp 37 3.8 Triệu chứng bệnh và đặc điểm hạch nấm Sclerotium sp 39 3.9 Đặc điểm hạch nấm và sợi nấm của nấm Sclerotium sp 40 DANH SÁCH BẢNG Bảng Tên bảng Trang 1.1 Thành phần và hàm lƣ ợng dinh dƣỡng trong củ cà rốt 3 3.1 Bảng tổng kết sự hiện diện của các tác nhân gây hại trên cà rốt sau thu hoạch tại các địa điểm thu mẫu 23 ix MỞ ĐẦU Cà rốt (Daucus. .. dụng chế bệnh Có nhiều loài nấm Fusarium, một số loài nấm là nguyên nhân gây ra bệnh thối lõm (spongy rot) trên củ cà rốt ở nhiệt độ kho dự trữ trên 7,20C Triệu chứng bệnh Fusarium là hiện diện những đốm thối cạn, lồi lõm trên củ, những vết bệnh có thể mở rộng giống nhƣ những vết bệnh cho vi khuẩn gây bệnh cháy trên cà rốt (Brown, 1950) 1.3.4 Nấm Aspergillus sp Nấm Aspergillus thu c ngành phụ nấm bất... còn phân biệt đƣợc rõ ràng giữa mô bệnh và mô khỏe, hoặc các củ đƣợc lƣu trữ lâu ngày Các mẫu cà rốt đƣợc thu thập tại các chợ và siêu thị, rồi cho từng củ bệnh vào trong từng bao nilon riêng biệt, mang về tiến hành quan sát và phân lập 2.2.2 Phƣơng pháp xác định thành phần nấm gây hại trên củ cà rốt sau thu hoạch Các nấm đƣợc định danh dựa và sự phát triển của tản nấm trên môi trƣờng, đặc điểm bào tử,... lập, làm thu n mầm bệnh từ những mẫu bệnh đƣợc thu thập và chủng lại trên củ cà rốt khỏe, ghi nhận có sự xuất hiện bệnh trên cuống và phần thân trên của củ Ở trên cuống, triệu chứng bệnh xuất hiện chậm Khoảng 3 NSLB, bệnh bắt đầu phát triển Vết bệnh khô ráo, có sự xuất hiện của các sợi nấm mảnh, tơi và có màu nâu, nâu đen đến đen Sau đó, vết bệnh có thể phát triển mạnh xuống phần thân, bề mặt vết bệnh. .. do nấm chuyển dần sang các bào tử hậu (Allah, 2011) Đối với các bệnh sau thu hoạch cà rốt, sự xâm nhiễm xảy ra khi củ bị thƣơng trong quá trình rửa, phân loại và vận chuyển Các bệnh sau thu hoạch cà rốt đƣợc hạn chế bằng cách hạn chế các vết thƣơng trong quá trình vận chuyển cũng nhƣ bảo quản Trong kho, cà rốt nên đƣợc bảo quản tốt nhất ở 7-10°C, và sau khi thu hoạch có thể xử lý bằng cách nhấn cà rốt. .. bào, thu n dài hoặc hơi cong Fusarium sp là một tác nhân gây bệnh có nguồn gốc từ đất có khả năng gây hại cây cà rốt cả ngoài đồng và cả trong khi bảo quản Thông thƣờng, bệnh sẽ biểu hiện triệu chứng ít nhất sau 3 tháng bảo quản Sau khi nấm xâm nhiễm vào cà rốt khoảng 2-3 tuần thì vết bệnh mới xuất hiện (Sherf và Macnab, 1986) Theo Snowden (1991), nấm Fusarium avenaceum gây ra bệnh thối khô trên cà rốt, ... dẫn đến sự phân hủy và sản xuất của các vi sinh vật nên vấn đề xử lý cà rốt sau thu hoạch là rất quan trọng nhƣng thƣờng không đƣợc chú ý Phần lớn vi khuẩn, nấm men và nấm là tác nhân gây ra bệnh sau khi thu hoạch thế nhƣng nấm là tác nhân gây bệnh quan trọng và phổ biến nhất, xâm nhiễm và gây ra tàn phá và thiệt hại kinh tế trong quá trình lƣu trữ và vận chuyển cà rốt (Sommer,1985) Ở Việt Nam, phần

Ngày đăng: 29/09/2015, 21:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan