Vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề ở huyện phú xuyên, thành phố hà nội hiện nay thực trạng và giải pháp

63 1K 5
Vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề ở huyện phú xuyên, thành phố hà nội hiện nay   thực trạng và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... trạng ô nhiễm môi trƣờng 22 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC KHẮC PHỤC Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG LÀNG NGHỀ TẠI HUYỆN PHÚ XUYÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY 2.1.Khái quát chung huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. .. đó, lựa chọn đề tài Vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề huyện Phú Xuyên – thành phố Hà Nội nay cho khóa luận Tình hình nghiên cứu đề tài Nghiên cứu vấn đề ô nhiễm môi trƣờng làng nghề nói chung,... trò làng nghề 1.2 Ô nhiễm môi trƣờng làng nghề phân loại ô nhiễm môi trƣờng 12 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC KHẮC PHỤC Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG LÀNG NGHỀ TẠI HUYỆN PHÚ XUYÊN, THÀNH PHỐ 23 HÀ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ ====== NGUYỄN THỊ THÚY VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG LÀNG NGHỀ Ở HUYỆN PHÚ XUYÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội HÀ NỘI - 2015 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo - Thạc sĩ Lê Thị Minh Thảo ngƣời đã tận tình chỉ bảo hƣớng dẫn em hoàn thành khóa luận này. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô trong khoa Giáo dục Chính trị đã nhiệt tình giảng dạy, cảm ơn Ban Chủ nhiệm khoa và Ban Giám hiệu nhà trƣờng dã tạo điều kiện tốt nhất cho em học tập và nghiên cứu tại trƣờng. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của cán bộ Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội đã giúp tôi thực hiện đề tài này. Vì điều kiện thời gian có hạn, khóa luận còn nhiều thiếu sót, kính mong quý thầy cô và mọi ngƣời chỉ bảo thêm và cho ý kiến đóng góp. Hà Nội, tháng 05 năm 2015 Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Thúy LỜI CAM ĐOAN Khóa luận này là kết quả nghên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớn dẫn tận tình của cô giáo – Thạc sĩ Lê Thị Minh Thảo Khóa luận với đề tài “Vấn đề ô nhiễm môi trƣờng làng nghề ở huyện Phú Xuyên – thành phố Hà Nội hiện nay- Thực trạng và giải pháp” chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Nếu có gì sai phạm ngƣời viết sẽ chịu mọi hình thức kỉ luật theo đúng quy định của việc nghiên cứu khoa học. Hà Nội, tháng 05 năm 2015 Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Thúy MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ LÍ LUẬN CHUNG VỀ LÀNG NGHỀ VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG LÀNG NGHỀ ............................................................................. 5 1.1 Làng nghề và vai trò của làng nghề ............................................................. 5 1.2. Ô nhiễm môi trƣờng làng nghề và phân loại ô nhiễm môi trƣờng ........... 12 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC KHẮC PHỤC Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG LÀNG NGHỀ TẠI HUYỆN PHÚ XUYÊN, THÀNH PHỐ .............................. 23 HÀ NỘI HIỆN NAY ........................................................................................... 23 2.1. Khái quát chung về huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. ...................... 23 2.2. Tác hại của ô nhiễm môi trƣờng làng nghề đến sức khỏe cộng đồng, kinh tế- xã hội. .......................................................................................................... 27 2.3. Thực trạng việc khắc phục ô nhiễm môi trƣờng làng nghề ở huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội.. .............................................................................. 31 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾUNHẰM KHẮC PHỤC Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG LÀNG NGHỀỞ HUYỆN PHÚ XUYÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY................................................... 41 3.1. Một số phƣơng hƣớng cơ bản trong việc khắc phục ô nhiễm môi trƣờng làng nghề tại huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội......................................... 41 3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm khắc phục ô nhiễm môi trƣờng làng nghề tại huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội hiện nay........................................... 44 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 55 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 57 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BOD Nhu cầu ôxy sinh học BVMT Bảo vệ môi trƣờng CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa COD Nhu cầu ôxy hóa học ÔNMT Ô nhiễm môi trƣờng TN&MT Tài nguyên và môi trƣờng TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam UBND Ủy ban nhân dân MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài . Làng nghề ra đời và phát triển cùng với sự xuất hiện và phát triển của các công cụ. Các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề thủ công của nƣớc ta có từ lâu đời với nhiều sản phẩm nổi tiếng trong và ngoài nƣớc. Rất nhiều làng nghề đã tồn tại hàng trăm năm nay, một số làng nghề đã bị mai một và một số làng nghề mới xuất hiện. Ngày nay, các làng nghề ở Việt Nam đã và đang có nhiều đóng góp cho GDP của đất nƣớc nói chung và đối với nền kinh tế nông thôn nói riêng. Nhiều làng nghề hiện nay đã và đang đƣợc đầu tƣ phát triểnvới quy mô và kỹ thuật cao hơn, hàng hóa không những phục vụ nhu cầu trong nƣớc mà còn cho xuất khẩu với giá trị lớn. Làng nghề của địa phƣơng không chỉ thu hút lao động dƣ thừa, tăng thu nhập cho lao động nông thôn và làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tích cực mà còn góp phần làm nên nét văn hóa đặc sắc thông qua các sản phẩm tinh xảo, mang đậm nét văn hóa địa phƣơng mà không nơi nào có đƣợc. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà làng nghề mang lại thì cũng có nhiều vấn đề phát sinh, một trong những thách thức đang đặt ra đối với các làng nghề là vấn đề môi trƣờng và sức khỏe của ngƣời lao động, của cộng đồng dân cƣ đang bị ảnh hƣởng nghiêm trọng từ hoạt động sản xuất của các làng nghề. Những năm gần đây, vấn đề này đang thu hút sự quan tâm của Nhà nƣớc cũng nhƣ các nhà khoa học nhằm tìm ra giải pháp hữu hiệu cho sự phát triển bền vững của các làng nghề. Đã có nhiều làng nghề thay đổi phƣơng thức sản xuất cũng nhƣ quản lý môi trƣờng và thu đƣợc hiệu quả đáng kể. Song, đối với không ít làng nghề, sản xuất vẫn đang tăng về quy mô, còn môi trƣờng đang ngày càng ô nhiễm trầm trọng. Huyện Phú Xuyên là một trong những vùng có nhiều làng nghề của Thành phố Hà Nội với điều kiện tự nhiên và xã hội khá thuận lợi cho việc phát triển làng nghề. Trong những năm qua kinh tế làng nghề đã đóng góp đáng kể cho sự 1 phát triển chung của toàn huyện. Nhƣng hiện tại khu vực này đang bị ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng do các hoạt động sản xuất của các làng nghề trong huyện. Các biện pháp đã áp dụng cho các làng nghề của huyện Phú Xuyên chƣa giúp cải thiện đƣợc tình hình do lƣợng thải ngày càng lớn. Từ thực tiễn đó, tôi đã lựa chọn đề tài “Vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề ở huyện Phú Xuyên – thành phố Hà Nội hiện nay” cho khóa luận của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài. Nghiên cứu về vấn đề ô nhiễm môi trƣờng làng nghề nói chung, đã có nhiều tác giả nghiên cứu nhƣ: - Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2008), “ Báo cáo môi trƣờng quốc gia”. Báo cáo đã trình các loại làng nghề ở Việt Nam, những nguyên nhân cơ bản của tình trạng ô nhiễm môi trƣờng làng nghề trên cả nƣớc, đồng thời đƣa ra giải pháp nhằm khắc phục tình trạng này. - Đặng Kim Chi (2005), “ Làng nghề Việt Nam và Môi trƣờng”, Nxb Khoa học và Kỹ thuật. Tác phẩm đã nêu lên hiện trạng kinh tế - xã hội và hiện trạng môi trƣờng các làng nghề Việt Nam cũng nhƣ đƣa ra những dự báo xu hƣớng ô nhiễm môi trƣờng do hoạt động làng nghề. - Bùi Xuân Đính (2009), “Làng nghề thủ công huyện Thanh Oai (Hà Nội) – Truyền thống và biến đổi”, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. Trong tác phẩm, tác giả đã đi nghiên cứu về các làng nghề truyền thống ở huyện Thanh Oai. - Nguyễn Quỳnh Hƣơng (2006), “ Nghiên cứu đánh giá ảnh hƣởng môi trƣờng đến sức khỏe cộng đồng dân cƣ khu vực làng nghề Hà Tây- Đề xuất giải pháp bền vững”. Bài viết đã thống kê những nguyên nhân gây ảnh hƣởng tới sức khỏe của khu vực dân cƣ làng nghề Hà Tây do hoạt động sản xuất tại chính các làng nghề gây ra. Bài nghiên cứu cũng đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao sức khỏe của ngƣời dân khu vực làng nghề ở Hà Tây. 2 Ngoài ra, đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về vấn đề ô nhiễm môi trƣờng khác nhƣ: - Nguyễn Phƣơng Bắc (2000), “ Hoàn thiện các chính sách nhằm thúc đẩy và phát triển bền vững khu vực kinh tế Làng nghề”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo. - Trần Huy Côn (2002), “Môi trƣờng nông thôn tại tại các Làng nghề truyền thống hiện nay”, Tạp chí Xây dựng. …. Tuy nhiên, ô nhiễm môi trƣờng làng nghề đang là một vấn đề nổi cộm, vấn đề này có tính chất phức tạp ở chỗ: mỗi một vùng miền, địa phƣơng có sự khác nhau. Những nghiên cứu mang tính chất địa phƣơng còn ít, nghiên cứu chƣa sâu, chƣa mang tính khả thi. Ở huyện Phú Xuyên cũng đã đƣa ra những đƣợc nguyên nhân và giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trƣờng làng nghề. Nhƣng tình trạng ô nhiễm môi trƣờng làng nghề vẫn tồn tại và gây ảnh hƣởng tới sự phát triển chung của địa phƣơng. Chính vì vậy, đề tài này đƣợc coi là hết sức mới mẻ, hấp dẫn, có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. 3.1. Mục đích - Nghiên cứu thƣc trạng ô nhiễm môi trƣờng của các làng nghề ở huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. - Tìm từ đó đề ra các giải pháp nhằm khắc phục ô nhiễm môi trƣờng làng nghề tại huyện Phú Xuyên trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ - Đánh giá thực trạng tình hình khắc phục ô nhiễm môi trƣờng làng nghề tại huyện Phú Xuyên, những khó khăn và thuận lợi. - Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm khắc phục ô nhiễm môi trƣờng làng nghề tai huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. 3 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng Đề tài khóa luận tập trung nghiên cứu về ô nhiễm môi trƣờng làng nghề ở huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. Trong đó đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng trên và từ đó đƣa ra một số giải pháp để khắc phục. Phạm vi nghiên cứu Khóa luận tập trung nghiên cứu về lĩnh vực môi trƣờng làng nghề tại huyện Phú Xuyên. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu. Sử dụng phƣơng pháp chung chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngoài ra còn sử dụng các phƣơng pháp cụ thể nhƣ: phân tích và tổng hợp, thống kê, so sánh, logic-lịch sử, điều tra xã hội học,... 6. Ý nghĩa của đề tài.  Lý luận: - Đề tài đã bổ xung và làm rõ, hoàn thiện các giải pháp về vấn đề ô nhiễm môi trƣờng làng nghề tại huyện Phú Xuyên, thành pố Hà Nội. - Tạo cơ sở lí luận cho việc nghiê cứu và khắc phục ô nhiễm môi trƣờng làng nghề ở huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội.  Thực tiễn: - Đánh giá đúng thực trạng và đƣa ra một số giải pháp cơ bản có tính khả thi nhằm giúp cho việc khắc phục ô nhiễm môi trƣờng ở huyện Phú Xuyên có hiệu quả hơn, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế làng nghề phát triển. - Khóa luận có thể làm tƣ liệu tham khảo cho huyện Phú Xuyên, những ngƣời quan tâm đến vấn đề môi trƣờng và cho sinh viên chuyên ngành chủ nghĩa xã hội,… 7. Kết cấu khóa luận. Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3 chƣơng và 7 tiết. 4 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ LÍ LUẬN CHUNG VỀ LÀNG NGHỀ VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG LÀNG NGHỀ 1.1 Làngnghề và vai trò của làng nghề 1.1.1 Khái niệm Làngnghề và đặc điểm của làng nghề  Khái niệm làng nghề Trong xã hội nông thôn Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, làng đã là một tế bào của xã hội. Làng Việt Nam có vị trí hết sức quan trọng trong lịch sử dân tộc. Trải qua những bƣớc thang trầm của lịch sử, làng vẫn đƣợc lƣu giữ và phát huy cho đến ngày nay. Từ buổi ban đầu, phần lớn ngƣời dân trong làng đều sinh sống bằng nghề nông nghiệp. Về sau để đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt, có những bộ phận dân cƣ chuyển sang làm và sống bằng nghề thủ công khác. Họ liên kết với nhau bằng xác phƣờng hội: phƣờng gốm, phƣờng đúc đồng, phƣờng dệt vải, phƣờng trồng dâu nuôi tằm,… từ đó nghề đƣợc lan truyền và hình thành các làng nghề. Trải qua một thời gian dài phát triển đã có rất nhiều làng nghề phát triển mạnh, số hộ, số lao động làm nghề truyền thống và sống bằng nghề đó ngày càng tăng. Quan niệm về làng nghề có nhiều cách hiểu, có thể xem xét trên các phƣơng diện khác nhau: Theo TS. Phạm Côn Sơn trong cuốn Làng nghề truyền thống Viêt Nam, làng nghề đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “ Làng là một đơn vị hành chính cổ xƣa mà cũng có nghĩa là đơn vị quần cƣ đông ngƣời sinh hoạt có tổ chức, có kỷ cƣơng tập quán riêng theo nghĩa rộng. Làng nghề không những là một làng chuyên sống bằng nghề mà cũng hàm ý là những ngƣời cùng nghề sống hợp quần để phát triển công ăn việc làm. Cơ sở vững chắc của các làng nghề là sự vừa làm ăn tập thể vừa phát triển kinh tế vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và cá biệt của địa phƣơng” [18, tr3-5]. 5 GS. Trần Quốc Vƣợng cho rằng “ làng nghề là một làng tuy vẫn còn trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhƣng cũng có một số nghề phụ khác nhƣ đan lát, gốm sứ, làm tƣơng, dệt vải,… song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có phƣờng (cơ cấu tổ chức), có ông trùm, ông cả cùng một số thợ và phó nhỏ, đã chuyên tâm, có quy trình công nghệ nhất định “sinh ƣ nghệ, tử ƣ nghệ”, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, sống chủ yếu đƣợc bằng nghề đó và sản xuất ra những mặt hàng thủ công, những mặt hàng này đã có tính mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm hàng và có quan hệ tiếp thị với một thị trƣờng là vùng rộng xung quanh và với thị trƣờng đô thị và tiến tới mở rộng ra cả nƣớc rồi có thể xuất khẩu ra cả nƣớc ngoài”[22,tr5-8]. Trƣớc đây khái niệm làng nghề chỉ bao hàm các nghề tiểu thủ công nghiệp. Ngày nay trên thế giới, khu vực kinh tế đứng thứ ba đóng vai trò quan trọng và trở thành lĩnh vực chiếm ƣu thế về mặt tỷ trọng, thì các nghề buôn bán dịch vụ ở nông thôn cũng đƣợc xếp vào các làng nghề. Nhƣ vậy,trong làng sẽ có làng một nghề và làng nhiều nghề, có làng nghề truyền thống và làng nghề mới. - Làng một nghề là làng duy nhất có một nghề xuất hiện và tồn tại, hoặc cómột nghề chiếm ƣu thế tuyệt đối, các nghề khác chỉ xuất hiện ở một vài nhà. - Làng nhiều nghề là làng xuất hiện và tồn tại nhiều nghề chiếm ƣu thế tƣơng đƣơng nhau. Trong nông thôn Việt Nam trƣớc đây những làng nhiều nghề có xu hƣớng phát triển mạnh. - Làng truyền thống là làng nghề xuất hiện lâu đời trong lịch sử và tồn tại cho đến ngày nay. - Làng nghề mới là những làng nghề xuất hiện do sự lan tỏa của những làng nghề truyền thống trong những năm gần đây, đặc biệt trong thời kì đổi mới thời kì chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng. Ngày nay trong quá trình công nghiệp hóa và sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng, công nghệ sản xuất trong các làng nghề không còn hoàn toàn là thủ 6 công nữa mà có rất nhiều nghề, nhiều công đoạn sản xuất đã sử dụng công nghệkĩ thuật, cơ khí hiện đại và bán cơ sở chuyên làm dịch vụ đầu ra, đầu vào cho các hộ làm nghề khác. Nhƣ vậy, có thể hiểu rằng: làng nghề là một địa phƣơng gắn với cộng đồng dân cƣ, có một nghề truyền thống đƣợc lƣu truyền và có sự lan tỏa mạnh mẽ. Ổn định về một nghề hay một số nghề có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình tạo ra sản phẩm. Sản phẩm của làng nghề vừa có ý nghĩa nuôi sống một bộ phận dân cƣ và quan trọng hơn là nó mang ý nghĩa giá trị vật thể và phi vật thể, đƣợc phản ánh qua lịch sử, văn hóa và xã hội liên quan tới họ. Theo báo cáo Môi trƣờng Quốc Gia năm 2008, tiêu chí công nhận làng nghề đã đƣợc hình thành, gồm ba tiêu chí sau: Thứ nhất: có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia hoạt đồng ngành nghề. Thứ hai: hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu hai năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận. Thứ ba: chấp hành tốt chính sách pháp luật của nhà nƣớc[1, tr.8-9] .  Đặc điểm của làng nghề - Làng nghề tồn tại ở nông thôn, gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp Làng nghề xuất hiện và tồn tại trong từng làng xã ở nông thôn. Các ngành nghề thủ công nghiệp tách dần khỏi nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp và sản xuất kinh doanh thủ công nghiệp trong các làng nghề đan xen nhau. Ngƣời thợ thủ công trƣớc hết và đồng thời là ngƣời nông dân. Các gia đình nông dân trƣớc hết vừa làm ruộng vừa làm thủ công nghiệp. Sự ra đời của các làng nghề đầu tiên là do giải quyết lao động phụ, lao động dƣ thừa lúc nhàn rỗi giữa các vụ và đáp ứng nhu cầu tiêu dung của từng gia đình và của từng làng xã. Trong các nghề, ngƣời nông dân thƣờng tự sản xuất, tự sửa chữa đáp ứng nhu cầu ít ỏi hàng tiêu dùng thƣờng ngày của chính mình. - Công nghệ, kĩ thuật sản xuất mang tính truyền thống 7 Công cụ lao động trong các làng nghề đa số là công cụ thủ công. Công cụ sản xuất mang tính đơn chiếc. Có bƣớc tiếp nối, truyền tải, kết tinh giá trị từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chất lƣợng sản phẩm của làng nghề không phụ thuộc vào công cụ sản xuất hiện đại, có năng xuất cao, theo dây truyền mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, bí quyết, tài hoa của ngƣời thợ chế tác đồ thủ công. - Đại bộ phận nguyên liệu của làng nghề là tại chỗ. Hầu hết các làng nghề đƣợc hình thành xuất phát từ các nguồn nguyên liệu tại chỗ, trên địa bàn địa phƣơng, đặc biệt các nghề truyền thống sản xuất các sản phẩm tiêu dùng nhƣ: đan lát mây, tre, dệt vải sản xuất vật liệu xây dựng nguyên liệu thƣờng có tại chỗ, trên địa bàn địa phƣơng. Một số ngành nghề còn dùng cả những phế phẩm, phế thải trong công nghiệp, nông nghiệp và trong sinh hoạt để làm nguyên liệu sản xuất, nên chúng lại càng có sẵn trên địa bàn. - Phần đông lao động trong làng nghề là lao động thủ công. Nhờ vào kĩ thuật khéo léo, tinh xảo của đôi bàn tay, đầu óc thẩm mỹ và đầy sáng tạo của ngƣời thợ, của các nghệ nhân, phƣơng pháp dạy nghề chủ yếu lao động nhờ vào kĩ thuật khéo léo, tinh xảo. Trƣớc kia, do trình độ kĩ thuật và công nghệ chƣa phát triển thì hầu hết các công đoạn trong quy trình sản xuất đều là lao động thủ công đơn giản. Tuy nhiên, một số loại sản phẩm còn có một số công đoạn quy trình sản xuất vẫn phải duy trì kĩ thuật lao động thủ công tinh xảo. Hầu hết các làng nghề dù hình thành bằng con đƣờng nào đi nữa thì chúng đều có các nghệ nhân làm cốt lõi và là ngƣời hƣớng dẫn để phát triển làng nghề, truyền nghề, đem bí quyết nghề nghiệp ở nơi khác về truyền cho làng mình. - Sản phẩm của làng nghề mang tính đơn chiếc, có tính mỹ thuật cao, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, địa phƣơng, vùng miền. Mỗi sản phẩm làng nghề gắn với một làng nghề cụ thể, do đó mang đậm nét độc đáo địa phƣơng. Sự khéo léo của đôi bàn tay cùng với óc thẩm mỹ của ngƣời nghệ nhân đã tạo ra sản phẩm thủ công độc đáo. Vì vậy mỗi một sản 8 phẩm làm ra không chỉ chứa đựng trong đó biết bao công sức, sự tài hoa của ngƣời nghệ nhân mà còn mang trong nó những bản sắc đặc trƣng không thể thay thế của địa phƣơng. -Hình thức tổ chức sản xuất trong các làng nghề chủ yếu ở quy mô hộ gia đình, một số đã có sự phát triển thành tổ chức hợp tác và doanh nghiệp tƣ nhân. Trong quá khứ cũng nhƣ hiện nay, hình thức tổ chức kinh doanh phổ biến trong các làng nghề là hộ gia đình . Với hình thức này, hầu nhƣ tất cả các thành viên trong hộ đều đƣợc huy động vào làm những công việc khác nhau của quá trình sản xuất kinh doanh. Ngƣời chủ gia đình đồng thời là ngƣời thợ cả, mà trong số họ có không ít những nghệ nhân, tùy theo nhu cầu công việc, hộ gia đình có thể thuê mƣớn thêm ngƣời lao động thƣờng xuyên hoặc lao động thời vụ. Tổ chức kinh doanh theo hộ gia đình đảm bảo đƣợc sự gắn bó giữa quyền lợi và trách nhiệm,huy động đƣợc mọi lực lƣợng có khả năng lao động tham gia sản xuất kinh doanh, tận dụng đƣợc thời gian và nhu cầu đầu tƣ thấp. Đây là hình thức tổ chức thích hợp với quy mô nhỏ. Tuy nhiên, mô hình này hạn chế rất nhiều đến khả năng phát triển kinh doanh. Sản xuất theo mô hình nhỏ khó có thể nhận đƣợc các hợp đòng đặt hang lớn, không mạnh dạn cải tiến sản phẩm, không đủ tầm nhìn để định hƣớng phát hoặc đề ra chiến lƣợc kinh doanh cho sản phẩm của mình. Dựa trên các yếu tố tƣơng đồng về ngành sản xuất, sản phẩm, thị trƣờng nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm có thể chia hoạt động ngành nghề nƣớc ta ra thành 6 nhóm ngành chính: 1. Làng nghề chế biến lƣơng thực, thƣc phẩm, chăn nuoi và giết mổ. 2. Làng nghề dệt nhuộm, ƣơm tơ, thuộc gia. 3. Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá. 4. Làng nghề tái chế phế liệu. 5. Làng nghề thủ công mỹ nghệ. 6. Các nhóm ngành khác. 9 1.1.2.Vai trò của làng nghề  Giữ gìn bảnsắc văn hóa truyền thống lâu đời, độc đáo của từng địa phương Giá trị văn hóa của làng nghề truyến thống thể hiện qua sản phẩm, cơ cấu của làng, qua lối sống, phong tục tập quá của cộng đồng. Những sản phẩm thủ công truyền thống hầu hếtlà những sản phẩm hàng hóa mang tính nghệ thuật, nó là sản phẩm mang tính văn hóa vật thể lại vừa chứa đựng những giá trị văn hóa phi vật thể. Những sản phẩm thủ công thể hiện sự ứng xử của con ngƣời trƣớc nguyên liệu, trƣớc thiên nhiên. Từ nguyên liệu thô sơ, qua bàn tay tài hoa, tâm thuyết của ngƣời thợ đã trởi thành những sản phẩm xinh xắn, duyên dáng vì sản phẩm là nơi gửi gắm tâm hồn, tài năng, thể hiện khiếu thẩm mỹ lao động, sự thông minh sự sáng tạo, tinh thần lao động của ngƣời thợ - nghệ nhân. Mỗi làng nghề thực sự là một địa chỉ văn hóa, phản ánh nét văn hóa độc đáocủa từng địa phƣơng từng vùng. Làng nghề truyền thống từ lâu đời đã trở thành một bộ phận hữu cơ không thể thiếu của văn hóa dân gian. Những giá trị chứa đựng trong các làng nghề truyền thống đã tạo nên những nét riêng độc đáo đa dạng nhƣng cũng mang bản sắc chung của văn hóa dân tộc Việt Nam. Làng nghề là cả một môi trƣờng kinh tế, văn hóa xã hội. Làng nghề là nơi cộng đồng dân cƣ có lối sống văn hóa: sống yêu lao động, cần cù, giản dị, tiết kiệm; sống đùm bọc, giúp nhau rèn luyện tay nghề.  Góp phầm giả quyết việc làm Bất chấp thừa nhận muộn màng chính thống đối với vai trò, vị trí của nó trong nền kinh tế hàng hóa, làng nghề thủ công đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn, trăm ngàn cƣ dân, đặc biệt là thanh niên. Tại các làng nghề thanh niên – đa số là nữ thanh niên – có đƣợc tay nghề, dù tay nghề cao hay thấp thì những ngƣời lao động này cũng thoát khỏi cuộc đời chạy tìm việc làm lao động phổ thông. Để làm nghề thủ công, ngƣời thợ không cần có nhiều vốn, chỉ cần một ít công cụ thủ công cùng đôi bàn tay khéo léo và đặc biệt là sự siêng 10 năng cần mẫn. Với điều kiện nhƣ thế, khi sản phẩm nghề thủ công có chỗ đứng trong nền kinh tế hàng hóa, thì làng nghề thu hút đƣợc nhiều lao động. Làng nghề Việt Nam hàng năm góp phần giải quyết số lƣợng lớn lao động nông thôn nhàn dỗi. Lao động ở khu vực nông thôn hiện nay đang chiếm một tỉ lệ rất lớn trong tổng số số lao động của cả nƣớc. Tính mỗi năm có thêm một triệu lao động ở nông thôn không có việc làm. Trong khi đó hàng năm có khoảng 20 vạn đất sản xuất nông nghiệp phải chuyển đổi mục đích sử dụng nên tiếp tục có thêm hàng ngàn ngƣời lao động ở nông thôn không có việc làm.  Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa. Mục tiêu cơ bản của CNH,HĐH nông nghiệp nông thôn là tạo ra một cơ cấu kinh tế phù hợp và hiện đại ở nông thôn. Trong quá trình vận động và phát triển các làng nghề đã có vai trò tích cực trong việc tăng trƣởng tỷ trọng của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, thu hẹp tỷ trọng của nông nghiệp. Sự phát triển của làng nghề trong những năm qua đã thực sự góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng tăng cơ cấu ngành công nghiệp dịch vụ, giảm cơ cấu nghành cơ cấu nghành cơ cấu nông nghiệp, góp phần bố trí lực lƣợng lao động theo hƣớng “ly nông bất ly hƣơng”. Đặc biệt sự phát triển của những làng nghế mới đã phá thế thuần nông, tạo đà cho công nghiệp phát triển, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển kinh tế nông thôn. Các làng nghề sẽ là cầu nối giữa công nghiệp lớn hiện đại với nông nghiệp phi tập trung, làm tiền đề xây dựng công nghiệp hiện đại ở nông thôn, là bƣớc trung gian chuyển từ nông thôn thuần nông, nhỏ lẻ phân tán lên công nghiệp lớn. Làng nghề sẽ là điểm thực tốt phân công lao động tại chỗ, là nơi tạo ra sự liên kết công nông nghiệp có hiệu quả. 11  Góp phần tạo ra nguồn sản phẩm phong phú cho xã hội Hoạt động của các làng nghề tạo ra một khối lƣợng hàng hóa đa dang và phong phú, phục vụ cho tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu, đóng góp cho nền kinh tế quốc dân nói chung và cho từng địa phƣơng nói riêng, là nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển hàng hóa ở nông thôn. Sản phẩm từ các làng nghề không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nƣớc mà còn đáp ứng cho nhu cầu quốc tế. Theo bộ NN-PTNT, hiện nay cả nƣớc đã có hơn 40% sản phẩm ngành nông thôn đƣợc xuất khẩu đến thị trƣờng hơn 100 nƣớc trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu từ các làng nghề cũng tăng cao: năm 2004 đạt 450 triệu USD tăng 225% so với năm 2003, năm 2005 đạt 520 triệu USD tăng 16% so với năn 2004. Trong đó nhiều nghề truyền thống phát triển nhƣ thêu, dệt thổ cẩm, gốm sứ, mây tre đan,…[1, tr.15]. 1.2. Ô nhiễm môi trƣờng làng nghề và phân loại ô nhiễm môi trƣờng 1.2.1. Khái niệm môi trường và ô nhiễm môi trường  Khái niệm về môi trường Nhân loại đã và đang phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu. Một trong số đó là vấn đề môi trƣờng sống. Những tình trạng báo động nhƣ cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trƣờng sống, suy giảm đa dạng sinh hoc và mất cân bằng sinh thái,… đang đe dọa trực tiếp đến sự tồn tại, phát triển của con ngƣời và xã hội loài ngƣời. Vì vậy, nhiều tổ chức quốc tế, nhiều nguyên thủ quốc gia và các nhà khoa học trên khoa học thế giới đã lên tiếng cảnh báo về mức độ nghiên trọng, sự tiếp xúc gia tăng theo chiều hƣớng xấu của những vấn đề môi trƣờng. Vậy khái niệm môi trƣờng là gì?. Trƣớc hết cần phải khẳng định rằng, đây là một khái niệm rộng và tƣơng đối phức tạp. Chính vì vậy tùy thuộc vào cách nhìn nhận mối quan hệ của thực thể (sinh thể) với các điều kiện xung quanh và phạm vi xem xét, nghiên cứu, khái niệm môi trƣờng đƣợc hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau: 12 Thứ nhất, môi trƣờng đƣợc hiểu là toàn bộ thế giới vật chất, với tất cả sự đa dạng, muôn màu muôn vẻ của nó và luôn tồn tại khách quan. Môi trƣờng hiểu theo nghĩa nhƣ vậy là môi trƣờng tòa cầu, môi trƣờng trái đất và những điều kiện bao quanh trái đất. Nó bao gồm khí quyển, thủy quyển và thạch quyển(địa quyển). Thứ hai, môi trƣờng đƣợc hiểu là môi trƣờng sống, là phần của thế giới vật chất đã và đang tồn tại sự sống, hay còn gọi là sinh quyển. Môi trƣờng sống bao gồm trong đó điều kiện vô cơ và hữu cơ liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại, phát triển của các sinh thể. Thứ ba, môi trƣờng sống còn đƣợc hiểu là môi trƣờng sống của con ngƣời và xã hội loài ngƣời. Nó bao gồm sinh quyển và những điều kiện xã hội. Nói cách khác, đó là môi trƣờng tự nhiên – xã hội, hay môi trƣờng tự nhiên – ngƣời hóa, môi trƣờng sinh thái nhân văn. Trên thực tế, cho đến ngày nay, đã có nhiều công trình nhiên cứu, cả trên thế giới và ngay tại việt nam bàn đến khía cạnh của vấn đề này và đề xuất đến những cách định nghĩa khác nhau về khái niệm môi trƣờng. Năm 1981, Tổ chức giáo dục của Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã đƣa ra một định nghĩa về khái niệm này nhƣ sau: Môi trường bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và nhân tạo, trong đó con người sinh sống và bằng lao động của mình đã khai khác những tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo để thỏa mãn những nhu cầu của mình. Ở nƣớc ta, một số tác giả, từ những góc độ tiếp cận khác nhau, cũng đã đƣa ra quan niệm của mình về vấn đề này. Chẳng hạn khi bàn đến khái niệm môi trƣờng, có ý kiến cho rằng: đứng về mặt sinh học thì “ môi trƣờng là tất cả các yếu tố xung quanh, bao gồm các nhân tố vô sinh và hữu sinh gây ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc sống, sự phát triển và sự sinh sản của các sinh vật”. Song tác giả của các quan điểm trên cũng nhấn mạnh rằng, đối với “môi trƣờng con ngƣời” thì cần phải đƣợc hiểu theo nghĩa rộng hơn. Nó bao gồm toàn bộ hệ thống tự nhiên và những gì do con ngƣời sáng tạo ra các hệ sinh thái nhân tạo, 13 những nhóm và những hộ môi trƣờng văn hóa,… trong đó con ngƣời sống và khai thác bằng lao động của mình. Những nguồn lợi tự nhiên và nhân tạo cho phép thỏa mãn những nhu cầu của con ngƣời. Tác giả khác, khi xác định nội dung của khá niệm môi trƣờng, lại nhấn mạnh đến mối quan hệ môi trƣờng và cơ thể sinh vật sống trong môi trƣờng đó. Theo ý kiếm này, hiểu theo nghĩa rộng thì môi trƣờng bao gồm tất cả những gì xung quanh một đối tƣợng và có những mối liên hệ nhất định với nó. Nếu đối tƣợng đó là một cơ thể sinh vật thì môi trƣờng là tất cả những gì trực tiếp hay giá tiếp ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng, phát triển và tồn tại của cơ thể đó. Vì vậy, cơ thể sống và môi trƣờng có quan hệ qua lại với nhau, tạo hành một thể thống nhất. Dựa vào những cách hiểu trên và từ góc độ triết học, xã hội, có thể định nghĩa khía niệm môi trƣờng nhƣ sau: “Môi trường là một khái niệm dùng để chỉ toàn bộ những điều kiện bao quanh và thực thể luôn tồn tại những mối quan hệ, ảnh hưởng và tác động lẫn nhau. Đối với con người và xã hội loài người, các điều kiện bao quanh đó không chỉ là những điều kiện tự nhiên mà còn bao gồm các điều kiện xã hội”. Nhƣ vậy, nói đến bảo vệ môi trƣờng là nói đến môi trƣờng sinh thái nhân văn – môi trƣờng sống của con ngƣời và xã hộ loài ngƣời. Con ngƣời ở đây phải đƣợc hiểu trên cả hai mặt: là một thực thể tự nhiên có nhu cầu sống nhƣ một sinh vật khác, đồng thời là một thực thể xã hội, mà xã hội là một bộ phận không thể tách rời của tự nhiên. Tóm lại, có thể thấy rằng, môi trường là tất cả những gì xung quanh chúng ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển. Khái niệm sống của con ngƣời và xã hội loài ngƣời rất rộng, trong đó bao hàm cả các điều kiện tự nhiên và điều kiện lẫn điều kiện xã hội. Thực tế, con ngƣời theo đúng nghĩa của từ này – không chỉ sống theo những nhu cầu mang tính bản năng tự nhiên, hơn thế, còn tồn tại, phát triển trong hàng loạt mối quan hệ đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, với phạm vi của một khóa luận về vấn đề 14 môi trƣờng mà tôi đề cập đến ở đây trƣớc hết và chủ yếu giới hạn ở khía cạnh các điều kiện tự nhiên, nghĩa là môi trƣờng tự nhiên – môi trƣờng sinh thái.  Ô nhiễm môi trường làng nghề Nhƣ chúng ta đã biết, tự nhiên con ngƣời và xã hội là các yếu tố thống nhất trong một chỉnh thể không tách dời. Trong mối quan hệ hặt chẽ và sự tác động qua lại giữa xã hội và tự nhiên, yếu tố tƣ nhiên có tác động to lớn đối với sự tồn tại, phát triển của con ngƣời cũng nhƣ xã hội loài ngƣời. Trái lại sự tác động của các yếu tố con ngƣời và xã hội ngày càng đóng vai trò quan trọng, mang tính quy định đối với sự biến đổi, chiều hƣớng biến đổi (tích cự hay tiêu cực, phù hợp hay không phù hợp với quy luật khách quan) của tự nhiên. Và do vậy, sự tác động của con ngƣời và tự nhiên còn quyết định luôn cả sự tồn tại, phát triển của chính bản thân mình. Đối với con ngƣời và xã hội loài ngƣời, môi trƣờng tự nhiên có một giá trị vô cùng to lớn không thể thay thế. Nó vừa là nơi tồn tại, sinh trƣởng và phát triển, vùa là nơi con ngƣời lao động và hƣởng thụ những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần do sự lao động đó tạo nên. Theo sự phân tích đánh giá của UNESCO, môi trƣờng sinh thái đối với con ngƣời có ba chức năng cơ bản: Thứ nhất, môi trƣờng tự nhiên là nơi cung cấp các nguồn tài nguyên cần thiết đối với sự tồn tại, phát triển của con ngƣời và xã hội loài ngƣời. Thứ hai, nó là nơi thu nhận các hoạt động của con ngƣời cũng nhƣ xã hội loài ngƣời nhằm phục vụ cho các nhu cầu về đời sống vật chất tinh thần cho con ngƣời. Thứ ba, môi trƣờng tự nhiên còn là nơi đồng hóa các chất thải do kết quả của hoạt động đó. Thực tế cho thấy, con ngƣời muốn tồn tại và phát triển không thể không cần đến những điều kiện cần thiết đối với sự sống nhƣ nƣớc, ánh sáng, không khí, thức ăn,… Xã hội loài ngƣời cũng không thể phát triển nếu không có những nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản và các nguồn vật liệu quan trọng khác. 15 Chỉ có tự nhiên mới có khả năng cung cấp cho con ngƣời tất cả những điều kiện vật chất đó. Quan hệ giữa con ngƣời và môi trƣờng sinh thái đó là “quan hệ máu thịt”. Nhƣ vậy, tự nhiên là môi trƣờng sống không thể thay thế của con ngƣời và xã hội loài ngƣời – đó là điều chắc chắn, không có gì phải bàn cãi nhƣng đáng tiếc là, không phải bao giờ và ở đâucũng ý thức một cách đúng đắn và đầy đủ vai trò không thể thay thế của tự nhiên – môi trƣờng sinh thái ở Việt Nam đang bị ô nhiễm nặng. Vậy ô nhiễm môi trƣờng là gì? Theo Luật Bảo vệ Môi trƣờng Việt Nam, ô nhiễm môi trƣờng là sự biến đổi các thành phần môi trƣờng không phù hợp với quy chuẩn kĩ thuật của môi trƣờng và tiêu chuẩn của môi trƣờng gây ảnh hƣởng xấu đến con ngƣời và sinh vật [16, tr.12]. Chất gây ô nhiễm là những nhân tố làm cho môi trƣờng trở thành độc hại, gây tổn hại hoặc có tiềm năng gây tổn hại đến sức khỏe, sự an toàn hay sự phát triển của con ngƣời và sinh vật trong môi trƣờng đó. Chất gây ô nhiễm có thể là chất rắn(nhƣ rác) hay chất lỏng (các dung dịch hóa học, chất thải của dệt nhuộm, rƣợu, chế biến thực phẩm), hoặc chất khí (SO2 trong núi phun, NO2 trong khói xe, CO từ khói đun…), các kim loại nặng nhƣ trì, đồng,… Tại các làng nghề, các hoạt động của làng nghề đã và đang làm suy thoái môi trƣờng. Ô nhiễm môi trƣờng tại làng nghề là dạng ô nhiễm phân tán trong phạm vi một khu vực và mang đận nét đặc thù của hoạt động sản xuất theo ngành nghề và theo loại hình sản phẩm. Các chất thải phát sinh tại nhiều làng nghề đã và đang gây ô nhiễm và làm suy thoái môi trƣờng nghiêm trọng, tác động trực tiếp tới sức khỏe ngƣời dân và ngày càng trởi thành vần đề bức xúc. Ô nhiễm môi trƣờng làng nghề có một số đặc điểm sau: 16 - Ô nhiễm môi trƣờng tại làng nghề là dạng ô nhiễm phân tán trong phạm vi một khu vực (thôn, làng, xã,…). Do quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, đan xen với khu sinh hoạt nên đây là loại hình ô nhiễm khó quy hoạch và kiểm soát. - Ô nhiễm môi trƣờng tại làng nghề mang đậm nét đặc thù của hoạt động sản xuất theo ngành nghề và theo loại hình sản phẩm và tác động trực tiếp đến môi trƣờng nƣớc, đất, khítrong khu vực. - Ô nhiễm môi trƣờng các làng nghề thƣờng khá cao tại khu vực sản xuất, ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe ngƣời lao động. Theo kết quả khảo sát của BộTTN-MT(2005) chất lƣợng môi trƣờng tại hầu hết các khu vực sản xuất trong các làng nghề đều không đạt tiêu chuẩn. Các nguy cơ mà ngƣời lao động tiếp xúc khá cao: 95% ngƣời lao động có nguy cơ tiếp xúc với bụi, 85,9% tiếp xúc với nhiệt, 59,6% tiếp xúc với hóa chất. Kết quả khảo sát 52 làng nghề điển hình trong cả nƣớc năm 2005 cho thấy trong số đó, 46% làng nghề có môi trƣờng bị ô nhiễm nặng (đối với không khí hoặc nƣớc hoặc cả ba dạng), 27% ô nhiễm vừa và 27% ô nhiễm nhẹ. Các kết quả quan trắc trong thời gian gần đây cho thấy mức độ ô nhiễm của các làng nghề không giảm mà còn có xu hƣớng gia tăng [1, tr.50-51] 1.2.2.Phân loại ô nhiễm môi trường  Ô nhiễm môi trường nước Ô nhiễm nƣớc là sự thay đổi thành phần và chất lƣợng nƣớc, không đáp ứng cho các mục đích sử dụng khác nhau, vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép và có ảnh hƣởng xấu đến đời sống con ngƣời và sinh vật. Nguồn gây ô nhiễm nƣớc có thể do con ngƣời hoặc do tự nhiên gây ra. Ô nhiếm nƣớc ở Việt Nam mang tính địa phƣơng, những vùng đô thị, khu công nghiệp, khai khoáng, nơi nhận nƣớc thải có mức độ ô nhiễm cao nhất, nƣớc mặn có màu, mùi vị bất thƣờng, các chỉ tiêu chất lƣợng nƣớc không đảm bảo, điều kiện cho quá trình tự làm sạch bị phá vỡ. 17 Tác nhân gây ô nhiễm nƣớc ở Việt Nam đa dạng giống nhƣ tình trạng chung của thế giới, do các nguồn thải công nghiệp, nông nghiệp, dân sinh, tự nhiên, khai thác mỏ,… thành phần và tính chất chất thải phức tạp, lƣợng thải tập trung, công tác quản lí chất thải không tốt. - Chất lƣợng nguồn nƣớc ngầm, suy giảm, đặc biệt là tại các vùng đô thị có tốc độ khai thác mạnh. - Tràn dầu đang là một trong những sự cố môi trƣờng gây nhiều thiệt hại cho hệ sinh thái đới ven bờ và vùng khơi. Đến nay nƣớc ta đã có 37 cảng biển lớn cùng hàng trăm cảng nhỏ của địa phƣơng, 800 tàu hàng và 5400 tàu thuyền đánh cá lớn nhỏ hoạt động. Đƣờng hàng hải Ấn Độ Dƣơng – Thái Bình Dƣơng cát qua vùng Đông Nam biển nƣớc ta, các mỏ khai thác dầu khí trên vùng thềm lục địa, tất cả đều đóng góp vai trò nồng độ dầu trong nƣớc biển[5, tr.158-160] - Nuôi trồng thủy hải sản nƣớc mặn bằng hình thức đầm nuôi, lồng bè làm phát sinh thức ăn dƣ, gây ô nhiễm hữu cơ nƣớc. Nuôi thủy sản nƣớc lợ trên cát cũng đã báo hiệu những nguy cơ gây tổn thƣơng sâu sắc các hệ sinh thái và môi trƣờng do nƣớc mặn phát tán theo không khí, xâm nhập vào các tầng nƣớc ngọt hiếm hoi trong đất cát.  Ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí là sự có mặt của các chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng trong thành phần khí quyển gây ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe con ngƣời và các sinh vật, gây mùi khó chịu hoặc giảm tầm nhìn. Các chất gây ô nhiễm không khí có thể có nguồn gốc trong tự nhiên hoặc do con ngƣời gây ra. Ô nhiễm không khí ở Việt Nam xảy ra theo quy mô địa phƣơng. Các khu đô thị, công nghiệp bị ô nhiễm bởi chất thải đốt nhiên liệu hóa thạch, thất thoát nhiên liệu từ các công nghệ lạc hậu, chất thải do mật độ xe cộ có động cơ quá cao, dùng xăng pha chì, máy móc quá cũ, chất thải xây dựng và sinh hoạt không đƣợc quản lý hợp lý, bao gồm cả ở thể khí và thể lỏng. Những vùng có mật độ dân cƣ cao, cây xanh ít, ô nhiễm chất hữu cơ cao thƣờng có 18 nguy cơ ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh ở mức cao. Không khí trong nhiều căn hộ gia đình cũng không trong sạch do môi trƣờng ô nhiễm, điều kiện vệ sinh không đảm bảo, dùng bếp đun, nhà tiêu lạc hậu. Ô nhiễm môi trƣờng không khí tại các vùng nông thôn, nông nghiệp có liên quan chủ yếu với việc dùng thuốc trừ sâu bảo vệ thực vật bừa bãi, quản lý không tốt phân, rác chăn nuôi và sinh hoạt. Trong các làng nghề thủ công nghiệp, thủ công truyền thống, phát triển thiếu bền vững, vấn đề môi trƣờng đều chƣa đƣợc kiểm soát và quan tâm đầy đủ, nên đang ngày càng trở thành nghiêm trọng hơn. Ô nhiễm đất có nhiều nguyên nhân song có 4 nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm đất hiện nay là:  Ô nhiễm đất Đất là một hệ thống, một hệ sinh thái với đầy đủ các đặc trƣng của nó. Do ô nhiễm đất đƣợc hiểu là sự có mặt của các chất độc, gây hại trực tiếp cho con ngƣời và sinh vật, hoặc thay đổi thành phần, tính chất của đất, vƣợt ra ngoài miền giới hạn sinh thái của sinh vật, gây suy giảm nghiêm trọng các chức năng của đất và ảnh hƣởng xấu cho hệ sinh vật trong đất và trên mặt đất. - Nhiễm do hóa chất xử dụng trong nông nghiệp. Hóa chất sử dụng trong nông nghiệp gây tác động tức thời lên hệ sinh thái đất, gây chết một số loài. Một số hóa chất có thể tồn tại lâu dài trong môi trƣờng do tính trơ của bản thân các chất độc hoặc do liên kết với các chất hữu cơ và khoáng chất, tạo nên sự tích lũy tới ngƣỡng gây hại trong môi trƣờng và trong cơ thể sinh vật, gây tác động từ từ lên hệ sinh thái. Các hóa chất gây ô nhiễm đất trong nông nghiệp đáng chú ý là các loại thuốc bảo vệ thực vật. - Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp chứa nhiều hóa chất độc hại thải trực tiếp vào đất, hoặc qua nƣớc, không khí vào đất, làm cho đất bị ô nhiễm hóa học. Khoảng 50% chất thải công nghiệp tồn tại ở thể rắn, trong đó có khoảng 15% có khả năng gây độc nguy hiểm. Các tác nhân gây ô nhiễm nghiêm trọng là chất phóng xạ, kim loại nặng. 19 - Ô nhiễm đất do chất thải sinh hoạt. Chất thải sinh hoạt là nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng đất về mặt hóa học, lý học và sinh học. Trung bình mỗi cƣ dân nƣớc nghèo thải 0,3 – 0,5kg rác/ ngày, nƣớc giàu thải 2,5 -3,5kg rác/ ngày và hơn nữa. Cứ mỗi tỷ USD của GDP tại các nƣớc công nghiệp tạo ra khoảng 5000 tấn chất thải, tại các nƣớc nghèo chỉ tạo ra vài trăm tấn[5, tr. 177-178] Thành phần chất thải sinh hoạt đa dạng(chất hữu cơ, giấy, giẻ vụn, nhựa, chất dẻo, kim loại,…) thay đổi theo mùa, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và đặc thú văn hóa của đối tƣợng thải. Thành phần nguy hiểm nhất trong chất thải sinh hoạt là chất hữu cơ và một số hóa chất dùng trong sinh hoạt. Chất hữu cơ dễ thối rữa, từ đó phát sinh các sinh vật gây bệnh, nƣớc rỉ bẩn, đồng thời khi chôn lấp lâu ngày sẽ tạo ra các lỗ rỗng trong đất, gây sụt lún. 1.2.3. Tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ở Việt Nam hiện nay. Hiện nay, nƣớc ta có hơn 3000 làng nghề, trong đó có 400 làng nghề truyền thống với 53 nhóm nghề nhƣ: sơn mài, gốm sứ, thêu ren, mây tre đan, cói, dệt, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá,… trải dài từ Bắc vào Nam. Nó thể hiện rõ bản sắc cũng nhƣ diên mạo nông thôn và nhiều đô thị Việt Nam. Những cái nôi của làng nghề là Hà Nội, Bắc Ninh, Hƣng Yên, Thái Bình, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bến Tre,… Vùng đồng bằng Bắc Bộ có mật độ làng nghề truyền thống khá cao, chiếm 2/3 tổng số làng nghề cả nƣớc với những làng nghề nổi danh nhƣ: Lụa Vạn Phúc, đồ gỗ Đồng Kỵ đồ đồng Đại Bái, tranh Đông Hồ, gốm Bát Tràng, cốm Vòng,… Miền Trung có điêu khắc Mỹ Xuyên, tranh làng Sình, nón Phú Cam, đá Non Nƣớc, gốm Thanh Hà,… ở các tỉnh phía Nam, ven các con sông và ngoại vi thành phố cũng hình thành những làng nghề, khu dân cƣ với các nghề thủ công lâu đời nhƣ đá Bửu Long, gốm Tân Vạn, sơn mài Tƣơng Bình Hiệp; các làng nghề nhân giống, chiết cành, tạo dáng bon-sai nổi tiếng ở Sài Gòn, Bến Tre, An Giang,… 20 Những năm qua làng nghề truyền thống của Việt Nam có tốc độ phát triển khá mạnh mẽ. Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu của nghành gỗ và hàng thủ công mỹ nghệ trong 9 tháng đầu năm 2012 đạt 4,2 tỷ USD, chiếm 5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nƣớc. Làng nghề Việt Nam cũng đã thu hút 12 triệu lao động phổ thông, mỗi năm thu nhập bình quân của ngƣời làng nghề cao gấp 3-4 lần thu nhập của ngƣời thuần nông. Bên cạnh những bƣớc tiến nhƣ vậy thì làng nghề còn gặp nhiều hạn chế nhƣ khả năng tiếp cận vốn, tìm kiếm thị trƣờng, khả năng sáng tạo mẫu mã, công nghệ mới,… đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trƣờng.  Môi trường không khí tại các làng nghề. Ô nhiễm môi trƣờng không khí tại các làng nghề có nguồn gốc chủ yếu từ đốt nhiên liệu và sử dụng các nguyên vật liệu, hóa chất trong dây truyền công nghệ sản xuất. Than là nguyên liệu chính đƣợc sử dụng phổ biến tại các làng nghề và thƣờng là than chất lƣợng thấp. Đây là loại nhiên liệu gây phát sinh lƣợng lớn bụi và các khí gây ô nhiễm. Do đó, khí thải ở các làng nghề thƣờng chứa nhiều thành phần các chất ô nhiễm không khí nhƣ: bụi, CO2, CO, NOx, chất hữu cơ bay hơi. Tái chế kim loại, xản xuất vật liệu xây dựng (gạch, ngói, nung vôi), sản xuất gốm sứ, chế biến lƣơng thực, thực phẩm (sản xuất bún, bánh, rƣợu,…) và dệt nhuộm là những loại hình sản xuất gây ô nhiễm môi trƣờng không khí do có nhu cầu nhiên liệu cao và nhiên liệu chủ yếu là than. Trong đó ngành sản xuất có thải lƣợng ô nhiễm lớn nhất do sử dụng than là tái chế kim loại, tiếp đến là sản xuất vật liệu xây dựng và gốm xứ.  Môi trường nước(nước mặt và nước dưới đất) tại các làng nghề. Khối lƣợng và đặc trƣng nƣớc thải sản xuất tại các làng nghề phụ thuộc chủ yếu vào công nghệ và nguyên liệu dùng trong sản xuất. Chế biến lƣơng thực thƣc phẩm, chăn nuôi, giết mổ gia xúc, gia cầm, ƣơm tơ, dệt nhuộm,… là những nghành sản xuất có nhu cầu nƣớc rất lớn và cũng xả thải ra khối lƣợng nƣớc lớn với mức độ ô nhiễm hữu cơ cao đến rất cao. Ngƣợc lại, một số ngành nhƣ tái 21 chế, chế tác kim loại nhƣ đúc đồng, nhôm,… nhu cầu nƣớc không lớn nhƣng nƣớc thải bị ô nhiễm các chất độc hại nhƣ các hóa chất, axit, muối kim loại, Xyanua và các kim loại nặng nhƣ Hg, Pb, Cr, Zn, Cu,… Kết quả khảo sát chất lƣợng nƣớc thải của các làng nghề những năm gần đây cho thấy mức độ ô nhiễm gần nhƣ không giảm, thậm trí còn tăng cao hơn trƣớc. Một phần do quy mô sản xuất tăng trong khi nƣớc thải vẫn không đƣợc xử lý trƣớc khi thải vào môi trƣờng.  Chất thải rắn tại các làng nghề. Chất thải rắn tại các làng nghề chƣa đƣợc thu gom và xử lý triệt để, nhiều làng nghề xả thải bừa bãi gây tác động xấu tới cảnh quan môi trƣờng, gây ô nhiễm môi trƣờng không khí, đất, nƣớc. Ví dụ, (theo thống kê của Sở Công thƣơng TP. Hà Nội, 2008) khối lƣợng chất thải rắn của 255 làng nghề thuộc thành phố Hà Nội (sau mở rộng) đã lên tới 207,3m3/ ngày (tƣơng đƣơng với khoảng 90 tấn/ ngày) chƣa tính chất thải rắn chăn nƣơi gia súc, gia cầm[1, tr.2930]. Nhƣ vậy, tình trạng ô nhiễm môi trƣờng tại các làng nghề đã trở thành một vấn đề cấp thiết đòi hỏi sự phối hợp, chung tay để giải quyết của các cấp, các ngành, doanh nghiêp sản xuất và ngƣời dân địa phƣơng Các làng nghề ở huyện Phú Xuyên, Hà Nội cũng đang lên tiếng kêu cứu bởi tình trạng ô nhiễm môi trƣờng. 22 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC KHẮC PHỤC Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG LÀNG NGHỀ TẠI HUYỆN PHÚ XUYÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY 2.1.Khái quát chung về huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. 2.1.1 Điều kiện tự nhiên Huyện Phú Xuyên là đợn vị hành chính của Thủ đô, nằm ở phía Nam thành phố Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô 40km; phía Bắc giáp huyện Thƣờng Tín; phía Nam giáp huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam; phía Đông giáp sông Hồng và huyện Khoái Châu, tỉnh Hƣng Yên; phía Tây giáp huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Với diện tích đất tự nhiên 17.104,6ha; trong đó, đất canh tác trồng trọt là 11.329,9ha chiếm 66,24%; đất ở 1.120,9ha chiếm 6,95%; đất chuyên dùng 3.235,9ha chiếm 18,92%; còn lại là đất chƣa sử dụng. Trƣớc đây, Phú Xuyên cũng là vùng đất trũng, có cốt đất thấp so với một số đơn vị lân cận, phía Đông cao hơn phía Tây nên về mùa mƣa bão hay bị ngập úng, lụt lội. Một số xã giáp sông hồng có đất pha cát, còn gọi là đất màu, diện tích khoảng 2000ha. Trên địa bàn huyện có trên 30km sông chảy qua đó là sông Hồng, sông Nhuệ, sông Duy Tiên, sông Lƣơng, sông Vân Đình, Phú xuyên cũng có hệ thống giao thông rất thuận lợi, có tuyến đƣờng sắt Bắc Nam chạy qua dài gần 12km, tuyến đƣờng thủy sông Hồng dài gần 17km,tuyến đƣờng Pháp Vân – Cầu Giẽ dài 7km, điểm đầu đƣờng Cầu Giẽ, đƣờng uốc lộ 1A dài 12km trên địa bàn huyện, đó là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Hệ thống thuỷ lợi phục vụ tƣới tiêu đƣợc sử dụng kết hợp đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, có 43 trạm bơm trực tiếp đổ ra sông Nhuệ tiêu úng cho các xã phía Tây, trạm bơm Khai Thái công xuất 25000m3/ giờ, bơm nƣớc ra sông Hồng tiêu úng cho diện tích 4200ha phía Đông, ngoài ra có trạm bơm Thụy Phú lấy nƣớc sông Hồng để cấp nƣớc tƣới cho các xã miền Đông. 23 2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội Huyện Phú Xuyên là địa phƣơng có nền sản xuất truyền thống chủ yếu là nền sản xuất nông nghiệp. Do đặc trƣng của sản xuất ngành này, con ngƣời luôn gắn bó và nƣơng nhờ vào tự nhiên. Tự nhiên cung cấp cho con ngƣời những điều kiện để duy trì sự tồn tại nhƣ: nƣớc, không khí, đồng thời cung cấp những điều kiện vật chất cần thiết cho hoạt động sả xuất. Do đó, đối với con ngƣời, tự nhiên vừa là ngƣời bạn đồng hành cùng họ trong suốt cuộc đời, vừa là ân nhân đảm bảo cho sự sinh tồn và phát triển của loài ngƣời. Tận dụng những lợi thế từ thiên nhiên ƣu đãi với dân số gần 20 vạn ngƣời, tỷ lệ ngƣời lao động trong khu vực sản xuất nông nghiệp chiếm 60%tổng số lao động bình quân. Theo số liệu thống kê của UBND huyện Phú Xuyên(2014) đến nay toàn huyện có 156 làng, cụm dân cƣ có nghề chiếm 100%, có 72 làng nghề đƣợc duy trì và phát triển(09 làng khảm trai, 10 làng đan cỏ tế, 10 làng sản xuất đồ mộc, 06 làng may mặc, 06 làng da giầy, 06 làng thủ công mỹ nghệ, dệt tơ lƣới, 05 làng chế biến lƣơng thực thực phẩm,…) trong đó 39 làng nghề truyền thống đƣợc Thành phố công nhận. Số hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp năm 2014 có 22.277 hộ chiếm 38,06%. Sự phát triển manh mẽ của làng nghề đã thu hút thêm nhiều lao động từ những địa bàn xung quanh. Ở một số Thành phố lớn nhƣ Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh ngƣời Phú Xuyên đã mở các đại lý bán hàng do mình làm ra. Nhờ phát huy tuyền thống cha ông cùng với sự tự nghiên cứu, học hỏi công nghệ sản xuất tiên tiến để áp dụng vào sản xuất, đời sống thu nhập ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao[14, tr.4-5] Trong những năm qua, làng nghề của huyện đã có sự chuyển biến tích cực, đời sống của ngƣời lao động đƣợc cải thiện, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho ngƣời lao động, giảm tỷ lệ hộ nghèo góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện nhƣng môi trƣờng xã hội lại nảy sinh nhiều vấn đề cấp bách, ảnh hƣởng không tốt tới sự phát triển lâu bền của xã hội.Tại các làng nghề trong huyện có thể dễ dàng nhận thấy sự kết hợp trong sản xuất giữa lao động thủ 24 công truyền thống và công nghệ hiện đại. Bên cạnh những ngành, những nghề, những công đoạn không thể sử dụng công nghệ máy móc nhƣ: trạm khảm, điêu khắc, mây tre đan, ... các sản phẩm của làng nghề của huyện Phú Xuyên rât đa dạng, phong phú thuộc ở nhiều nhóm nghành nhƣ: nghành nhề sơn mài, khảm trai, mây tre đan, nhóm chế biến nông sản, thực phẩm, nhóm nghề dệt may, nhóm nghề mộc dân dụng, gỗ cao cấp,… Trong thực tế, do sự phát triển nhanh của làng nghề, phải mở rộng sản xuất khai thác tài nguyên thiên nhiên, rác thải trong sản xuất chƣa đƣợc xử lý mà sả thẳng ra môi trƣờng nên môi trƣờng bị ô nhiễm môi trƣờng nặng nề, tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt nhanh chóng. Nhất là khi phát triển kinh tế thị trƣờng, lợi ích kinh tế đƣợc đặt lên hàng đầu, lại chƣa có một hệ thống pháp luật và hành pháp đủ mạnh để hạn chế những tiêu cực thì vấn đề ô nhiễm môi trƣờng ở nƣớc ta nói chung và ở các làng nghề thuộc huyện Phú Xuyên nói riêng đang trở nên nghiêm trọng mà trong thời gian tới cần đƣợc khắc phục 2.1.3. Tình hình môi trường làng nghề trên địa bàn huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. Các làng nghề ở huyện Phú Xuyên đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, có đóng góp đáng kể cho tốc độ phát triển kinh tế của huyện và nâng cao mức sống cho ngƣời dân. Các sản phẩm mà làng nghề tạo ra cũng rất phong phú và có công dụng lớn nhƣ: giầy dép, may mặc, tranh thêu,… Theo báo cáo sơ kết 4 năm thƣc hiện Chƣơng trình số 09 – CTr/HU này 21/11/2011 về xây dựng và phát triển làng nghề truyền thống huyện giai đoạn 2011 – 2015: giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp làng nghề năm 2014 đạt 2.699,5 tỉ đồng tăng 8,7% so với năm 2013 (2.485 tỉ đồng), tăng 12,9% vớinăm 2011 (2.390,7 tỉ đồng) chiếm tỉ trọng 63,7% tổng giá trị sản xuất, tạo ra giá trị gia tăng 926 tỉ chiếm tỉ trọng 53,9% giá trị gia tăng toàn huyện. Thu nhập bình quân lao động làng nghề năm 2014 là 27 triệu đồng/năm/ngƣời tăng so với năm 2011 là 9,4 triệu đồng/năm/ngƣời. Sản 25 xuất làng nghề phát triển giải quyết việc làm tăng thu nhập cho ngƣời dân góp phần phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn huyện[21, tr.3-4] Cùng với hiệu quả kinh tế mà các làng nghề đem lại thì rác thải do việc sản xuất là một trong các nguồn gây ra ô nhiễm môi trƣờng trầm trọng. Hậu quả nghiêm trọng nhất là ô nhiễm môi trƣờng làng nghề là làm gia tăng tỷ lệ ngƣời mắc bệnh đang lao động và sinh sống tại chính làng nghề đó. Cụ thể: Tại nhóm làng nghề chế biến lƣơng thực thực phẩm của huyện, chăn nuôi và giết mổ(12 làng nghề) thƣờng xuyên bị ô nhiễm không khí do không chỉ sử dụng nhiên liệu mà còn do sự phân hủy của các chất hữu cơ trong nƣớc thải, chất thải rắn tạo nên các khí nhƣ SO2, NO2, H2S, CH4 và các chất khí gây mùi tanh thối khó chịu. Khối lƣợng nƣớc thải từ các làng nghề chế biến kẹo thôn Cổ Hoàng, thôn Trung, làng nghề chăn nuôi gia súc thôn Tân Độ,…là rất lớn, thƣờng không đƣợc sử lý đã xả trực tiếp vào môi trƣờng khiếm cho hàm lƣợng chất ô nhiễm trong nƣớc thải tăng mạnh, đặc biệt là COD, SS,… vƣợt quá tiêu chuẩn hàng chục lần. Nhất là ở các cơ sở giết mổ thôn Bãi Đô, xá Tri Thủy, thôn Sào Hạ, xã Quang Lãng. Nƣớc mặt ở các sông hồ tại đây bị ô nhiễm do chịu tác động trực tiếp của nƣớc thải sản xuất. Tình trạng chất thải rắn của nhóm làng nghề này cũng đang ở mức báo động do hầu hết chất thải rắn từ các làng nghề chƣa đƣợc quan tân sử lý hơn nữa nhóm làng nghề này có nhu cầu nhên liệu rất cao vàviệc đốt than đã tạo ra lƣợng xỉ lớn. Ví dụ, làng nghề làm bún bánh Hòa Khê Hạvới sản lƣợng là 10.200 tấn/năm phải cần tới 5.250 tấn than/năm đã tạo ra 1.050 tấn xỉ/năm. Các làng nghề thủ công mỹ nghệ cũng có chung tình trạng ô nhiễm nguồn nƣớc nhƣ làng nghề mây tre đan Phú Túc do mây tre đan phải ngâm nƣớc và quá trình gia công sử lý gây phát sinh nƣớc thải có độ ô nhiễm hữu cơ cao, dẫn đến nƣớc mặt ở đây có hàm lƣợng COD là 115mg, BOD5là 50mg, NH4+, Coliform, độ màu đều tăng cao, vƣợt TCVN. Môi trƣờng không khí tại các cơ sở sản xuất mây tre đan thôn Nhị Khe, thôn Kim Long bị ô nhiễm bởi SO2 phát sinh từ quá 26 trình chống mốc cho các sản phẩm mây tre đan do các lò sấy lƣu huỳnh phát tán ra không khí). Tình trạng chất thải rắn chủ yếu là xơ, phế phẩm và phế liệu(gốc, ngọn mây tre, lõi, đốt mấu,…) giẻ lauchứ dung môi hữu cơ. Tuy nhiên, lƣợng thải không lớn, khoảng 20-30kg/tháng/cơ sở. Hầu hết chất thải rắn ở đây đƣợc tận dụng làm nhiên liệu trong sinh hoạt hàng ngày ở các hộ gia đình[13, tr.1011]. 2.2. Tác hại của ô nhiễm môi trƣờng làng nghề đến sức khỏe cộng đồng, kinh tế - xã hội. 2.2.1. Ô nhiễm môi trường làng nghề làm bệnh tật gia tăng, tuổi thọ người dân suy giảm. Trong thời gian gần đây, tại nhiều làng nghề tỷ lệ ngƣời mắc bệnh (đặc biệt là nhóm ngƣời trong độ tuổi lao động) đang có xu hƣớng tăng cao. Theo các kết quả nghiên cứu cho thấy, tuổi thọ trung bình của ngƣời dân tại các làng nghề ngày càng giảm đi, thấp hơn 10 năm so với tuổi thọ trung bình toàn quốc và so với làng không làm nghề tuổi thọ này cũng thấp hơn từ 5 đến 10 năm. Theo thống kê của bệnh viện huyện Phú Xuyên và các chạm Y tế xã, so sánh giữa 5 làng nghề (sơn khảm Mỹ Văn, đan guột tế Kim Long, bún bánh Hòa Khê Lạc, hƣơng thắp Văn Trai Thƣợng, xây dựng Kim Long Thƣợng) là 5 làng không làm làng nghề (Châu Can, Nam Chiều, Minh Tân, Hồng Thái, Thụy Phú) có thể thấy tỉ lệ mắc bệnh ngoài da, tiêu chảy, hô hấp và đau mắt tại 5 làng nghề cao hơn rất nhiều so với làng không làm nghề. Điều này cho thấy, mức độ ô nhiễm môi trƣờng của các làng nghề đã có ảnh hƣởng đáng kể tới sức khỏe cộng đồng dân cƣ. Mỗi nhóm làng nghề thƣờng có các yếu tố nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng đặc trƣng vì vậy ảnh hƣởng của hoạt động làng nghề đến sức khỏe ngƣời dân cũng khác nhau. Tại các làng nghề chế biến lƣơng thực, thực phẩm, chăn nuôi, giết mổ(nhƣ Tri Thủy, Hồng Minh, Khai Thái) thì yếu tố ảnh hƣởng đến sức khỏe phổ biến tại đây là bức xạ nhiệt, vi sinh vật gây bệnh, hóa chất, hơi khí độc,nƣớc thải và chất thải rắn. Đặc biệt, lƣợng nƣớc thải của làng nghề chế biến 27 thực phẩm bún bánh Hòa Khê Lạc có hàm lƣợng lớn chất hữu cơ và mật độ vi khuẩn Coliform cao, gây ô nhiễm nhiêm trọng nguồn nƣớc, môi trƣờng đất nên khoảng 40% mắc các chứng bệnh do nghề nghiệp và chủ yếu là do bỏng nƣớc, loét chân tay chiếm 19,7%. Bên cạnh đó còn có các bệnh về mắt (12,2%), hô hấp (13%), phụ khoa (28%). Tại các làng nghề thuộc da, dệt nhuộm (thôn Từ Thuận, thô Trung, dệt chã thô Văn Lang, dan võng Thao Nội,…) thì tiếng ồn, bụi, bụi bông, hóa chất, hơi khí độc, nƣớc thải chứa Javen và các loại hóa chất độc là yếu tố gây ô nhiễm môi trƣờng. Đặc biệt, tiếng ồn gây suy giảm thính lực, đau đầu, khó chịu, mệt mỏi thần kinh cho ngƣời lao động và ngƣời dân sống xung quanh khu vực sản xuất, trong số những bệnh cấp tính thì bệnh đau đầu, mất ngủ, suy nhƣợc cơ thể chiếm cao nhất (42%) và trong số những bệnh mạn tính thì bệnh xƣơng khớp cũng chiếm tỷ lệ cao nhất (21%). Bên cạnh các lợi ích về kinh tế của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ là các vấn đề ô nhiễm môi trƣờng do sử dụng các nguyên liệu sơn, dầu, aceton, xylen, toluen, benzen,…tại đây, các bệnh hô hấp ngoài da là rất phổ biến. 2.2.2. Ô nhiễm môi trường làng nghề gây tổn thất đối với phát triển kinh tế. Ô nhiễm môi trƣờng làng nghề do sản xuất và hoạt động xã hội gây ra bao giờ cũng gây ra thiệt hại kinh tế dù lớn hay nhỏ, xét về ô nhiễm môi trƣờng ở các làng nghề, các thiệt hại kinh tế chủ yếu là:  Gia tăng chi phí chăm sóc sức khỏe và “gánh nặng bệnh tật”. Khi sức khỏe của chính nƣời lao động cũng nhƣ ngƣời dân tại chính làng nghề bị suy giảm, sẽ dẫn tới giảm năng suất lao động, tăng chi phí khám chữa bệnh,…gây ảnh hƣởng nghiêm trọng tới hoạt động phát triển sản xuất của làng nghề. Tỷ lệ ngƣời mắc bệnh và tai nạn thƣơng tích tại các làng nghề cao sẽ là gánh nặng đối với xã hội. Số ngƣời mắc bệnh tăng cao dẫn đến khám chi phía chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe sẽ tăng cao.Bên cạnh việc ƣớc tính các chi phí ho chăm sóc sức khỏe, khái niệm gánh nặng bệnh tật còn đƣợc sử dụng khi đánh giá tác động sức khỏe. “Gánh nặng bệnh tật” đƣợc hiểu là tổng số năm sống bị 28 mất đi vì chết non so với tuổi thọ cao nhất, tính trên 1000 ngƣời dân sống trong khu vực điều tra. Môi trƣờng khu vực bị ô nhiễm khiến “gánh nặng bệnh tật” của cộng đồng tại đó cũng sẽ gia tăng, điều này gây ảnh hƣởng nghiêm trọng tới đời sống tại chính các làng nghề.  Ô nhiễm môi trường làng nghề gây tác hại tới các hoạt động kinh tế. Phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống đang là một hƣớng phát triển kinh tế đƣợc huyện Phú Xuyên lựa chọn, đặc biệt đến nay huyện có 38 làng nghề làng truyền thống đã đƣợc thành phố công nhận với các sản phẩm nổi tiếng mag đậm nét văn hóa nhƣ: tò he thôn Xuân La, dệt lƣới chã thôn Văn Lãng,… Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm môi trƣờng tại chính các làng nghề đã gây cản trở lớn tới các hoạt động phát triển du lịch làng nghề, làm giảm lƣợng khách du lịch,… dẫn đến giảm nguồn thu từ hoạt động này từ các địa phƣơng có làng nghề. Du lịch làng nghề truyền thống luôn nhiệt tình mở cửa, vậy mà du khách vẫn ngoảnh mặt làm ngơ. Có nhiều lý do, nhƣng trong đó vấn đề ô nhiễm môi trƣờng đƣợc xem là” chiếc gậy ngáng chân” du khách lớn nhất. Môi trƣờng đất, nƣớc, không khí hầu hết tại các làng nghề đều ô nhiễm ở mức báo động. Ngay cả những làng nghề mới nhƣ làng nghề may thêu Đại Đồng thì chất thải từ sản xuất cũng làm cho nguồn nƣớc và không khí bị ô nhiễm, vào ngày mƣa bùn đất ngập đƣờng, ngày nắng ráo thì đƣờng bụi mù mịt. Cùng với vấn đề ô nhiễm, cơ sở hạ tần nhƣ đƣờng sá chật hẹp, kém chất lƣợng khiến cảnh quan du lịch làng nghề trở nên bí bách, thiếu thông thoáng. Chất thải chứa nhiều chất ô nhiễm phát sinh từ hoạt động sản xuất của làng nghề đi vào môi trƣờng làm thay đổi chất lƣợng môi trƣờng không khí, nƣớc, đất, ảnh hƣởng nguy hại tới động thực vật sống trong môi trƣờng đó, giảm năng xuất cây lƣơng thực, ảnh hƣởng trực tiếp tới sản lƣợng hoa màu của ngành nông nghiệp cũng nhƣ sản lƣợng nuôi trồng thủy sản. Ví dụ, tại làng nghề Phú Yên có gần 200 hộ sản xuất, trên dƣới 1500 lao động ở tất cả các khâu sản xuất, mỗi năm trung bình xản xuất ra từ 6 đến 7 triệu đôi giầy, nƣớc thải từ các hộ gia đình 29 và các cơ sở, danh nghiệp trng quá trình sản xuất xử lý, ngâm, tẩy nhuộm chƣa đƣợc sử lý mà đổ thẳng xuống kênh dẫn chả ra sông Nhuệ, khiến nƣớc bị ô nhiễm nặng. Vào mùa khô lòng mƣơng cạn, nƣớc bốc lên mùi hắc khó chịu, vào những hôm trời mƣa nƣớc thải tràn vào ruộng canh tác khiến lúa nhiều bị lốp, nhiều lá, ít hạt. 2.2.3. Ô nhiễm môi trường làng nghề làm nảy sinh xung đột xã hội. Trong nhữngnăm gần đây, mối quan hệ giữa làng nghề và làng không làm làng nghề hoặc quan hệ giữa các hộ gia đình làm nghề và các hộ gia đình không làm nghề trong các làng nghề đã xuất hiện những dạn nứt bởi nguyên nhân ô nhiễm mô trƣờng. Việc xả thải trực tiếp ra môi trƣờng không qua sử lý đã gây ô nhiễm nguồn nƣớc sinh hoạt, chất lƣợng không khí bị suy giảm, giảm diện tích đất canh tác, gây ảnh hƣởng trực tiếp tới sức khỏe và đời sống của ngƣời dân. Vấn đề lợi ích kinh tế vẫn dƣợc đạt lên trên vấn đề bảo vệ môi trƣờng và sức khỏe cộng đồng, điều này đã dẫn tới những mâu thuẫn và xung đột môi trƣờng trong cộng đồng. Sự hình thành các cơ sở các cơ sở sản xuất làng nghề nàm trong các khu vực dân cƣ, đặc thù hơn là tổ chức sản xuất ngay tại trong nhà mình. Các loại chất thải phá sinh đã ảnh hƣởng trực tiếp đến các hộ dân xung quan, gây ra những xung đột, dẫn đến những khiếu kiện. Hơn nữa, xung đột giữa các hoặt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp và hoạt động nông nghiệp cũng xuất hiện rõ hơn, trong khi các cộng đồng làm nghề thu đƣợc lợi nhuận từ hoạt động sản xuất của mình thì các cộng đồng lân cận năng xuất cây trồng giảm, vật nuôi chết và mất đất sản xuất nông nghiệp. Tình trạng chất thải của làng nghề đa phần không nhiều nhƣng việc thải bỏ không đúng cách và tùy tiện dẫn đến mất mỹ quan, văn hóa đang làm xấu đi hình ảnh của địa phƣơng mình. Nguyên nhân của những xung đột xã hội là do: - Sự khác nhau về suy nghĩ và hƣớng lựa chọn con đƣờng phát triển cũng nhƣ ý thức môi trƣờng giữa ngƣời làm nghề và những ngƣời bị ảnh hƣởng; 30 - Sự ảnh hƣởng của hoạt động làng nghề tới sức khỏe ngƣời dân không làm nghề; - Sự ảnh hƣởng của hoạt động làng nghề tới lợi ích kinh tế của ngƣời dân không hoạt động làng nghề; - Ngoài ra, còn rất nhiều nguyên nhân khác nhƣ thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhóm cộng đồng làng nghề và không làm nghề, sự yếu kém của hệ thống chính trị và cơ quan chức năng không giải quyết đƣợc các mâu thuẫn Có thể thấy, ngƣời dân làng nghề đóng cả hai vai trò ngƣời làm hại môi trƣờng và ngƣời bị hại. Trong nhiều trƣờng hợp, ngƣời bị hại lại bị ràng buộc bởi những quan hệ kinh tế hoặc quan hệ huyết thống với ngƣời gây hại môi trƣờng. Để giải quyết các mâu thuẫn này, tại nhiều làng nghề ngƣời dân đã dùng biện pháp đối thoại hoặc thỏa hiệp. 2.3. Thực trạng việc khắc phục ô nhiễm môi trƣờng làng nghề ở huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. 2.3.1. Những thành tựu của việc khắc phục ô nhiễm môi trường làng nghề ở huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. Có thể thấy trong những năm gần đây, môi trƣờng làng nghề đang nổi lên nhƣ một vấn đề cấp bách. Cùng với việc gia tăng cả về số lƣợng làng nghề và loại ngành nghề, ô nhiễm môi trƣờng ngày càng tăng, nhiều nơi vƣợt quá tầm kiểm soát của các cấp chính quyền. Nhận thức vấn đề đó, bảo vệ môi trƣờng làng nghề đã đƣợc đề cập tại nhiều văn bản của Đảng, Nhà Nƣớc, ví dụ nhƣ Nghị Quyết 41-NQ/TƢ năm 2004 của Bộ Chính trị về BVMT trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, Chƣơng trình Nghị sự 21 của Việt Nam,…Báo cáo tổng kết công tác bảo vệ môi trƣờng giai đoạn 2005 - 2010 và định hƣớng giai đoạn 2011-2015, Tổng cục trƣởng Tổng cục Môi trƣờng Bùi Cách Tuyến nêu rõ, đây là giai đoạn đƣợc coi là thành công nhất về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trƣờng, đƣợc đánh dấu bằng việc Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ môi trƣờng 2005, Luật Đa dạng sinh học năm 31 2008, và 66 văn bản dƣới luật đƣợc ban hành, tạo nên một hệ thống pháp luật tƣơng đối toàn diện và đồng bộ, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ công tác bảo vệ môi trƣờng. Đây cũng là giai đoạn hình thành một bộ máy quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng từ trung ƣơng tới địa phƣơng, bao gồm: tổng cục môi trƣờng, hệ thống 63 chi cục bảo vệ môi trƣờng, 672 phòng bảo vệ môi trƣờng tại các quận huyện; các cơ quan chuyên trách về môi trƣờng tại các bộ, ngành, tập đoàn kinh tế, tổng công ty, ban quản lý các khu công nghiệp. Riêng Bộ Công an thành lập hệ thống Cục và 63 Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trƣờng. Hoạt động quan trắc môi trƣờng ở cả Trung ƣơng và địa phƣơng tiếp tục đƣợc duy trì và phát triển, trong đó đã trọng tâm vào các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, các đô thị, các lƣu vực sông bị ô nhiễm nặng; qua đó cung cấp các thông tin cần thiết cho công tác giáo dục truyền thông, xây dựng các chƣơng trình dự án, khắc phục ô nhiễm.Quán triệt quan điểm "đầu tƣ vào bảo vệ môi trƣờng là đầu tƣ phát triển", 5 năm qua, nguồn kinh phí từ đầu tƣ xây dựng cơ bản, ODA bố trí xây dựng các công trình xử lý môi trƣờng; hỗ trợ các cơ sở ô nhiễm nghiêm trọng theo Quyết định 64 xử lý triệt để ô nhiễm; đầu tƣ trang thiết bị quan trắc, phân tích môi trƣờng, quy hoạch môi trƣờng. Từ năm 2006, hình thành ngân sách chi sự nghiệp môi trƣờng với quy mô không thấp hơn 1% tổng chi ngân sách Nhà nƣớc. Hiểu rõ tình hình, UBND huyện Phú Xuyên nhận định:Làng nghề muốn phát triển bền vững thì cũng với sự phát triển kinh tế phải đi đôi với việc bảo vệ môi trƣờng. Bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững là mối quan tâm hàng đầu của huyện Phú Xuyên. Vấn đề này liên quan đề này liên quan đến nhiều ngành nhiều lĩnh vực chính vì vậy huyện ủy, HĐND, UBND huyện xác định thực hiện công tác bảo vệ môi trƣờng là một nhiệm vụ trọng tâm. UBND huyện triển khai, chỉ đạo các ngành chức năng tăng cƣờng công tác quản lí nhà nƣớc trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng. UBND huyện đã tổ chức triển khai thực hiện kịp thời 32 các văn bản chỉ đạo, chƣơng trình kế hoạch của UBND thành phố Hà Nội, Sở tài nguyên và môi trƣờng, các Sở ban ngành của thành phố triển khai nhƣ: Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn, giờ trái đất, tổ chức các hoạt động hƣởng ứng ngày Môi trƣờng Thế giới năm 2013 và 2014, ngày chủ nhật xanh,… Một số địa phƣơng cấp xã có làng nghề cũng đã chú ý đến việc ban hành các văn bản liên quan nhằm cụ thể hóa đƣờng lối chính sách của Đảng và Chính phủ ở địa phƣơng mình.Ví dụ, thực hiên kế hoạch số 75/KH-UBND ngày 22/1/2014 Bảo vệ môi trƣờng năm 2014 trên địa bàn toàn huyện nhằm nâng cao ý thức của ngƣời dân đối với bảo vệ môi trƣờng làng nghề. Ở mức độ khai thác thực tế, hàng loạt các biện pháp chính sách cụ thể đã đƣợc đề ra và áp dụng ở các mức khác nhau tại các làng nghề khác nhau trong huyện. Tại nhiều xã đã có quy hoạch không gian làng nghề với mục đích tập trung các hộ sản xuất trong một quần thể với một hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt, có các hệ thống xử lí chất thải tập trung nhằn hạn chế mức độ ô nhiễm môi trƣờng của các cơ sở sản xuất trong làng nghề. Theo báo cáo Kết quả phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề giai đoạn 2011 – 2014 của huyện Phú Xuyên đã thông qua kế họach xây dựng nông thôn mới, có 11 xã bố chí quỹ đất với diện tích 227.78ha để quy hoạch 19 điểm công nghiệp làng nghề. Một số làng nghề đã từng bƣớc ứng dụng sản xuất sạch hơn và các công nghệ sử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng. Nhiều công nghệ mới đã đƣợc đƣa vào và áp dụng thành công nhƣ UBND huyên Phú Xuyên và UBND xã Tri Thủy tổ chức bàn giao hệ thống sử lý chất thải gia súc cho hộ ông Đỗ Xuân Khắc ở thôn Bái Đô, xã Tri Thủy bƣớc đầu đem lại hiệu quả trong việc giảm thiểu những ảnh hƣởng đến môi trƣờng tại cơ sở[21, tr 4-6] Về đầu tƣ tài chính cho BVMT làng nghề đã đƣợc huyện quan tâm. Một số hƣớng dẫn hỗ trợ kinh phí, giảm thuế, ƣu đãi tín dụng đã đƣợc ban hành. Giúp ngƣời sản xuất tiếp cận nguồn quỹ BVMT Việt Nam đã cho vai với lãi xuất ƣu 33 đãi đối với một sồ dự án về sử lý chất thải làng nghề, nghiên cứu và triển khai công nghệ thân thiên vói môi trƣờng, huy động sự than gia tích cực của chính bản thân ngƣời dân, ngƣời sản xuất. Nhiều hƣơng ƣớc đã đƣợc ra đời tại các làng nghề, nhiều tổ chức nhƣ Đoàn thanh niên tự nguyện tham gia BVMT với sự đóng góp tài chính của từng hộ sản xuất đã hoạt động hiệu quả.Từ sự nỗ lực đó đã giúp huyện đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng kể trong công tác bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ môi trƣờng đã đƣợc quan tâm nhiều hơn, nó đi vào đời sống của từng ngƣời dân. Trong năm 2013 UBND huyện đã thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trƣờng Tài nguyên nƣớc và khoáng sản, tiến hành kiểm tra trên 19 cơ sở sản xuất kinh doanh và xử kí 08 trƣờng hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng với số tiền 90.450.000 đồng. theo Báo cáo Về công tác xử lý rác thải, nƣớc thải và vệ sinh môi trƣờng trên địa bàn huyện: trong 6 tháng đầu năm 2014 UBND huyện đã chỉ đạo Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra 16 cơ sở xử phạt 5 trƣờng hợp với số tiền 18.500.000 đồng nộp kho bạc nhà nƣớc UBND huyện phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tiến hành đánh giá môi trƣờng tại 02 làng nghề giết mổ gia súc ở xã Tri Thủy và làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm ở xã Hồng Minh để đánh giá hiện trạng môi trƣờng khu vực [13, tr 2-3]. Nƣớc thải trong quá trình sản xuất, sinh hoạt và công cộng đƣợc đầu tƣ thỏa đáng. Tại các làng nghề nuôi trồng chế biến nông sản và thực phẩm việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo về thực vật, các chất bảo quản nông sản có tính nguy hại cao tới môi trƣờng đã đƣợc hạn chế và nghiêm cấm. Quy hoạch không gian làng nghề gắn với bảo vệ môi trƣờng trong đó chú trọng thế mạnh của huyện nhƣ làng nghề mây tre đan Nhị Khê, làng nghề cỏ tế thôn Phú Túc, làng nghề sản xuất hƣơng, khảm trai,... Tại các làng nghề các xã đều có nơi tập kết, thu gom rác thải, mỗi thôn có một tổ thu gom rác thải, 83% rác thải đƣợc thu gom vận chuyển đến nơi xử lí, góp phần giảm thiểu môi trƣờng. Công tác tăng cƣờng kiểm tra, chỉ đạo 34 các cơ sở mở rộng sản xuất thực hiện cam kết bảo vệ môi trƣờng và đầu tƣ công nghệ và thiết bị tiên tiến tạo ít chất thải, ƣu tiên công nghệ có khả năng tận thu, tái sử dụng chất thải. 2.3.2 Hạn chế trong việc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề ở huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội Mặc dù đã đạt đƣợc những kết quả nhất định, nhƣng quản lý môi trƣờng làng nghề vẫn đang còn có nhiều tồn tại, bất cập chƣa đƣợc giải quyết ở các mức độ và cấp độ quản lý khác nhau. Đây chính là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho môi trƣờng làng nghề trong thời gian qua chƣa đƣợc cải thiện, có nhiều nơi xuống cấp nghiêm trọng cụ thể nhƣ sau: -Các văn bản quy phạm pháp luật bảo vệ môi trường còn thiếu và chưa cụ thể. Làng nghề rất đa dạng về lọai hình sản xuất và quy mô phát triển và có những đặc thù riêng không giống với các ngành dịch vụ, công nghiệp khác. Tuy nhiên, cho đến nay, hoàn toàn chƣa có văn bản quy phạm quy định riêng đối với vấn đề BVMT làng nghề. Mặc dù một số nội dung BVMT làng nghề cũng đƣợc đề cập đến trong một số văn bản khác nhƣ Nghị định 66/2006/NĐ-CP(Nghị định phát triển ngành nông thôn) nhƣng chƣa có các quy định cụ thể về việc các làng nghề(đƣợc pháp lý hóa) phải có hệ thống thu gom và xử lý nƣớc thải tập trung, phải có các biện pháp giảm thiểu phát sinh khí thải,… Các văn bản hƣớng dẫn hiện hành đều quy định chung cho tất cả các loại hình sản xuất kinh doanh, do đó áp dụng đƣợc đối với làng nghề nhiều khi không phù hợp hoặc khó áp dụng. Ví dụ, đối với Nghị định 81/2006/NĐ-CP về sử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT. Trên thực tế không có hộ sản xuất, kinh doanh nào trong làng nghề hiện nay sản xuất mà không gây ô nhiễm môi trƣờng tuy ở mức độ có khác nhau. Nhƣ vậy, nếu áp dụng đúng theo quyđịnh của Nghị định thì các hộ sản xuất này đều thuộc đối tƣợng bị xử phạt, xử lý dòng thải đạt quy chuẩn hoặc phải đóng của cơ sở sản xuất. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay do đặc thù của 35 nghề với các mối quan hệ xã hội phức tạp, tình làng nghĩa xóm,… các cấp quản lý, cơ quan chức năng rất khó có thể tiến hành các thủ tục xử phạt vi phạm hành chính cũng nhƣ các thủ tục cƣỡng chế đối với đối tƣợng là cộng đồng dân cƣ trong làng nghề. - Chức năng, nhiệm vụ về BVMT của các cấp quản lý còn chưa rõ ràng. Mặc dù đã có phân công trách nhiệm cho các cán bộ nhƣng vẫn còn sự chồng chéo và không rõ ràng về vai trò và trách nhiệm trong việc BVMT làng nghề giữa các bộ/ ngành và giữa bộ/nghành với địa phƣơng. Ở cấp địa phƣơng, vai trò của các cấp chính quyền sở tại trong quản lý môi trƣờng làng nghề còn mờ nhạt. Theo quy định của pháp luật, đối với vấn đề môi trƣờng tại các làng nghề, trách nhiệm chủ yếu thuộc về UBND các cấp. Tuy nhiên, hầu hết tất cả các văn bản mới chỉ dừng lại ở mức độ quy định trách nhiệm cho UBND cấp tỉnh. Nhƣ vậy, để pháp luật thực sự có hiệu lực phải có văn bản quy trách nhiệm cho UBND tƣng cấp, thậm trí quy đến trách nhiệm đến cấp làng, xã, thôn, bản. -Công tác quy hoạch các khu/cụm công nghiệp tập trung cho làng nghề còn nhiều vấn đề tồn tại. Toàn huyên Phú Xuyên hiện nay có 72 làng nghề đƣợc duy trì và phát triển, nhƣng mới quy hoạch đƣợc 19 diểm công nghiệp làng nghề, cơ sở hạ tầng mới chỉ dừng lại ở việc cấp điện, hệ thống đƣờng giao thông nội bộ đơn giản, một số ít khu có hệ thống cấp thoát nƣớc,xử lý nƣớc thải tập trung, tổ thu gom, vận chuyển chất thải rắn đến các bãi của xã, thôn, hầu hết không có quy định về BVMT. Tại một số làng nghề sản xuất hƣơng thắp thôn Văn Trai Thƣợng, làng nghề cỏ tế thôn Phú Túc, thôn Hoàng Xá,… chƣa có hệ thống cấp thoát nƣớc đáp ứng nhu cầu tối thiểu và sức sản xuất phát triển của làng nghề dẫn tới việc nguồn nƣớc mặt ở khu vực này bị ô nhiễm, rác thải rắn chƣa đƣợc sử lý chất thành đống ở khắp nơi do thiếu khu quy hoạch. Ô nhiễm khí thải: phun đồng Phƣợng Dực; phun sơn, hóa chất đồ gỗ Tân Dân, Chuyên Mỹ, Văn Nhân, Đại Thắng, phun diêm sinh, quang dầu cỏ tế. Ô nhiễm tiếng ồn: dệt lƣới Quang 36 Trung, Sơn Hà, cơ khí Đại Thắng, thị trấn Phú Minh,… đều chƣa có biện pháp sử lí một cách cụ thể và triệt để. -Tổ chức thực hiện pháp luật bảo vệ môi trườnglàngnghề còn yếu và chưa phát huy được hiệu quả. Hiệu lực thi hành pháp luật còn yếu kém, còn chậm trong việc quán triệt và triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về BVMT làng nghề tại cấp địa phƣơng. Tại nhiều làng nghề, cộng đồng dân cƣ cũng nhƣ nhiều chủ cơ sơ sản xuất chƣa nắm đƣợc luật BVMT cũng nhƣ các quy định pháp lý về BVMT của tỉnh, huyện, xã, không hiểu đƣợc quyền và trách nhiệm của mình trong công tác BVMT. Công tác thanh tra kiểm tra việc thi hành pháp luật tại các làng nghề chƣa đƣợc thƣờng xuyên và triệt để, xử phạt hành chính các hành vi gây ô nhiễm môi trƣờng còn chƣa nghiêm. Nhân lực, tài chính và công nghệ cho BVMT làng nghề không đáp ứng nhu cầu. Lƣc lƣợng cán bộ làm công tác môi trƣờng còn quá mỏng về số lƣợng và hạn chế về trình độ, hiện tại phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện có 01 lãnh đạo, 02 cán bộ làm công tác môi trƣờng, ở mỗi xã có 01 cán bộ làm công tác BVMT, đa số là kiêm nghiệm không chuyên trách do vậy đây cũng là vấn đề khó khăn khi triển khai công việc của ngành. Đầu tƣ tài chính cho BVMT làng nghề chƣa tƣơng xứng. Việc ứng dụng công nghệ môi trƣờng tại cá làng nghề còn chƣa đƣợc chú trọng đúng mức, việc áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn còn rất hạn chế. -Trách nhiệm của doanh nghiệp, đặc biệt là các hộ sản xuất tại chính làng nghề còn chưa cao. Họ thƣờng chú trọng phát triển kinh tế, tăng thu nhập là chính và không quan tâm tới môi trƣờng. Mặt khác, do đặc thù làng nghề, các chủ doanh nghiệp trình độ văn hóa hạn chế (khoảng 83,5% lao động nông thôn không qua đào tạo, 85% mới học hết cấp 2), do đó, ảnh hƣởng không nhỏ tới khả năng quản lý hay tổ chức sản xuất của từng hộ gia đình. Ngoài ra, mặc dù công nghệ sản xuât thủ 37 công, lạc hậu tạo ra nhiều chất thải, nhƣng các chủ hộ không có vốn để đổi mới công nghệ, và cũng không muốn bỏ kinh phí ra để thực hiện các giải pháp giẩm thiểu. Các chủ cơ sở sản xuất chƣa quan tâm tới quyền lợi bảo vệ sức khỏe cho ngƣời lao động, nhiều cơ sở còn không trang bị thiết bị bảo hộ lao động nhƣ; khẩu trang, găng tay, quần áo bảo hộ,… Nhƣ vậy, bên cạnh những thành tựu mà huyên Phú Xuyên đã đạt đƣợc vẫn còn tồn tại nhƣng bất cập, những hạn chếtrong công BVMT và khắc phục ô nhiễm môi trƣờng làng nghề. Do đó, chúng ta cần phải có những biện pháp cụ thể,phù hợp để làng nghề ngày càng phát triển theo hƣớng bền vững hài hòa với môi trƣờng.  Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những hạn chế trong việc khắc phục ô nhiễm môi trường làng nghề tại huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. - Một số cấp ủy, chính quyền địa phƣơng chƣa nhận thức đúng mức, đầy đủ tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững, thể hiện nhƣ việc chậm ban hành các văn bản hƣớng dẫn và chỉ đạo công tác bảo vệ môi trƣờng, bỏ qua các quy định về đánh giá tác động môi trƣờng, cam kết bảo vệ môi trƣờng khi quyết định, phê duyệt các dự án đầu tƣ; công tác thanh tra kiểm tra, kiểm tra về môi trƣờng của các cơ quan chức năng đối với cơ sở sản xuất dƣờng nhƣ vẫn mang tính hình thức, hiện tƣợng “phạt để tồn tại” còn phổ biến. Các cơ sở pháp lí, chế tài xử phạt đối với các loại hành vi gây ô nhiễm môi trƣờng và các loại tội phạm về môi trƣờng vừa thiếu, vừa chƣa đủ mạnh, dẫn đến hạn chế tác dụng giáo dục, phòng ngừa, răn đe đối với những hành vi xân hại môi trƣờng. Rất ít trƣờng hợp gây ô nhiễm môi trƣờng bị sử phạt hình sự; còn có các biện pháp xử lí khác nhƣ buộc phải di dời ra khỏi khu vực gây ô nhiễm môi trƣờng cũng không đƣợc áp dụng nhiều, hoặc có áp dụng nhƣng các cơ quan chức năng thiếu kiên quyết, các cơ sở doanh nghiệp trây ỳ nên cũng không có hiệu quả. 38 - Công nghệ sản xuất lạc hậu, chất lƣợng sản phẩm chƣa cao, trang thiết bị cũ kỹ, trình độ lao động văn hóa thấp và chuyên môn kỹ thuật hạn chế,… không chỉ làm hạn chế năng xuất, chất lƣợng sản phẩm của các cơ sở nghành nghề mà còn trực tiếp gây hệ quả xấu về môi trƣờng - Ý thức về bảo vệ môi trƣờng vẫn chƣa trở thành thói quen, nếp sống của đa số dân cƣ. Điều nguy hiểm là, cho tới nay một bộ phận nhân dân vẫn tỏ thái độ bàng quang, thờ ơ trƣớc những vấn đề môi trƣờng đang nảy sinh, họ cho rằng việc giải quyết vấn đề môi trƣờng là của Nhà nƣớc. - Công tác xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trƣờng và quản lý tài nguyên chƣa thực sự hiệu quả; chƣa huy động của sức mạnh toàn dân tham gia bảo vệ môi trƣờng. Chƣa có sự phân công cụ thể và đầu tƣ nguồn lực cho một tổ chức có chức năng quản lý nhà nƣớc theo dõi toàn diện về xã hội hóa công tác bảo vệ môi trƣờng. - Ý thức thực thi trách nhiệm công vụ về bảo vệ môi trƣờng của nhiều cán bộ các cấp ở trung ƣơng cũng nhƣ địa phƣơng trong điều hành, chỉ đạo và thực hiện công việc còn chƣa tốt; dẫn tới tình trạng bỏ qua hoặc không tuân thủ đầy đủ các qui định pháp luật về BVMT trong triển khai các nhiệm vụ chính trị và chuyên môn ở các bộ, ngành và các địa phƣơng. Bên cạnh đó, các kiến thức phổ cập về môi trƣờng chƣa đƣợc đƣa vào hệ thống giáo dục ở tất cả các cấp học, bậc học, nhất là công tác đào tạo, bồi dƣỡng về kiến thức môi trƣờng cho đội ngũ cán bộ, lãnh đạo quản lý chủ chốt các cấp cơ sở chƣa đƣợc chú trọng. - Những trở ngại về tài chính và vốn đầu tƣ của cộng đồng xã nghề, làng nghề cũng nhƣ hộ gia đình là một trong những trở ngại lớn nhất đối với phát triển kinh tế cũng nhƣ đối với BVMT của hộ gia đình ở làng nghề hiện nay. Tình trạng phát triển tự phát của các hộ, cơ sở ngành nghề xảy ra ở hầu hết các cơ sở xã nghề, làng nghề. Việc lựa chọn ngành nghề, mặt hàng sản xuất, quy mô và hình thức sản xuât kinh doanh cũng nhƣ viêc sử dụng công nghệ, nguyên liệu, nhiên liệu,… hoàn toàn do các hộ cơ sở quyết định. Đây là một trong 39 những nguyên nhân làm tăng tình trạng ô nhiễm môi trƣờng, đồng thời là một trong những trở ngại lớn cho việc quản lý, kiểm soát, giảm thiểu tác hại môi trƣờng do các hộ, cơ sở sản xuất kinh doanh ngành nghề gây ra. - Việc quy hoạch xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng ở các xã nghề, làng nghề còn thiếu hụt, chậm chễ so với phát tiển sản xuất đời sồng. Mặc dù ở nhiều làng/xã nghề đã quan tâm phát triển các công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu, quan trọng nhƣ thủy lợi, giao thông, điện, chợ, trƣờng học, các công trình y tế, văn hóa,… song nhiều hệ thống, công trình kết cấu hạ tầng nhƣ hệ thống thoát nƣớc, bãi chứa rác thải, phế thải và các công trình vệ sinh môi trƣờng,… chƣa đƣợc quy hoạch, đầu tƣ cải tạo và xây dựng một cách đồng bộ, kịp thời. 40 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM KHẮC PHỤC Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG LÀNG NGHỀ Ở HUYỆN PHÚ XUYÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY Phát triển bền vững là quan điểm chung đối với mọi sự phát triển ở nƣớc ta, trong đó có làng nghề. Phát triển bền vững đã đƣợc khẳng định trong chủ trƣơng, đƣờng lối phát triển của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nƣớc ta. Đối với phát triển ngành nghề nông thôn, yêu cầu phát triển bền vững cũng đƣợc khẳng định trong Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006 của Chính phủ về định hƣớng phát triển bền vững làng nghề, đóng góp xứng đángvào sự phát triển kinh tế, tạo ra công ăn việc làm, góp phần xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an ninh xã hội, góp phần bảo vệ và cải thiện môi trƣờng nông thôn. Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ cũng đã khẳng định “trong phát triển sản xuất kinh doanh ở các làng nghề thì BVMTphải đƣợc kết hợp hài hòa và hƣớng tới cải thiện môi trƣờng”. Tuy nhiên trên thực tế tình trạng ô nhiễm môi trƣờng tại các làng nghề hiện nay vẫn không đƣợc cải thiện là bao, và nó vẫn đang là vấn đề nóng của mỗi địa phƣơng có làng nghề. 3.1. Một số phƣơng hƣớng cơ bản trong việc khắc phục ô nhiễm môi trƣờng làng nghề tại huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. Để công tác bảo vệ môi trƣờng và khắc phục ô nhiễm môi trƣờng làng nghề đạt hiệu quả cao, chúng ta cần thực hiện một số phƣơng hƣớng chủ yếu sau: 3.1.1. Cần phải thay đổi nhận thức- xây dựng ý thức bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trƣờng là trách nhiệm chung của chính quyến các cấp, địa phƣơng, của cộng đồng sản xuất, kinh doanh và của cộng đồng dân cƣ làng nghề. Trong đó trách nhiệm của chính quyền cá cấp ở địa phƣơng đóng vai trò chủ đọng trong việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện chủ trƣơng, luật pháp, chính sách chung của Đảng và Nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng; hỗ trợ và dẫn dắt các nỗ lực hoạt động bảo vệ môi trƣờng ở làng nghề. Trách nhiệm của cộng đồng sản xuất, kinh doanh làng nghề bao gồm cả trách nhiệm của bản thân cơ sở sản xuất kinh 41 doanh đối với bảo vệ môi trƣờng theo luật định (thuế, phí bảo vệ môi trƣờng, tiêu chuẩn môi trƣờng,…) và cả chia sẻ trách nhiệm đối với bảo vệ môi trƣờng sinh thái, môi trƣờng sống của cộng đồng dân cƣ xung quanh vì sự phát triển bền vững của nông nghiệp và nông thôn. Trách nhiệm của cộng đồng dân cƣ làng nghề không chỉ giới hạn ở sự tự giác trong ý thức, nhận thức về BVMT mà còn cả trong hành động, trong tham gia mọi hoạt động BVMT, bao gồm từ xây dựng, đề xuất cá biện pháp, các hình thức, cách thức BVMT ở địa phƣơng cho tới việc trực tiếp thực hiện các biện pháp ấy. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền môi trƣờng, vận động nhân dân tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ dòng sông. Phát huy mạnh vai trò của các cơ quan thông tấn báo chí, kết hợp hợp lý truyền thông trực tiếp và truyền thông đại chúng theo hƣớng sáng tạo về cách tiếp cận đối tƣợng, sáng tạo về cách triển khai và huy động đƣợc sự cùng tham gia của các bên liên quan.Tổ chức các hoạt động làm sạch môi trƣờng, triển khai sâu rộng xuống các cơ sở, phối hợp với các huyện lân cận để tổ chức hoạt động môi trƣờng thƣờng xuyên hơn. 3.1.2. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm cần được chú trọng. Xây dựng và ban hành hƣớng dẫn về kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng song song với việc đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trƣờng, áp dụng các biện pháp xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm theo Nghị định số 117/2009/NĐ-CP của Chính phủ.Tăng cƣờng sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả với lực lƣợng cảnh sát môi trƣờng trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng. Rà soát, đánh giá, xác định rõ trách nhiệmtrong việc gây ra ô nhiễm môi trƣờng,tăng cƣờng công tác kiểm tra, sử lý các cơ sở gây ô nhiễm và xả thải trực tiếp vào lực vƣc sông, kênh rạch, ao hồ.Tăng cƣờng áp dụng các công cụ kinh tế trong hoạt động kiểm soát ô nhiễm: hoàn thiện và ban hành phí bảo vệ môi trƣờng đối với khí thải; nâng cao hiệu quả hoạt động thu phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải, nghiên cứu và áp dụng thí điểm một số nội dung liên quan đến 42 ngƣỡng chịu tải môi trƣờng vùng/khu vực, lƣu vực sông. Đổi mới hình thức và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Ủy ban bảo vệ môi trƣờng lƣu vực sông; xây dựng, trình phê duyệt và tổ chức triển khai các đề án: tổng thể xử lý ô nhiễm môi trƣờng làng nghề; xử lý triệt để bao bì khó phân hủy; xây dựng, ban hành các qui chuẩn môi trƣờng cho một số lĩnh vực sản xuất đặc thù, sản xuất làng nghề, cho vùng lãnh thổ, các lƣu vực sông. Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả năng lực cảnh báo, ứng cứu và khắc phục sự cố môi trƣờng. 3.1.3. Cần thiết phải kết hợp giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu về môi trường làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa, hiên đại hóa. Đây là một chủ chƣơng quan điểm lớn đã đƣợc xác định trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ ở nƣớc ta là “ phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trƣờng, giữ gìn đa dạng sinh học”. Sự hài hòa trong mối quan hệ giữa phát triển sản xuất, kinh doanh và bảo vệ môi trƣờng ở các làng nghề có nghiã là: không hy sinh lợi ích môi trƣờng cho lợi ích kinh tế trƣớc mắt và các lợi ích từ sản xuất, kinh doanh cần đƣợc chia sẻ cho hoạt động bảo vệ môi trƣờng vì sự phát triển bền vững chug của làng nghề, bao gồm cả cộng đồng dân cƣ xung quanh. Đối với tình hình nƣớc ta muốn tăng trƣởng kinh tế không có con đƣờng nào khác là phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Phát triển kinh tế làng nghề cũng nằm trong trong xu thế vận động chung đó. Để thực hiện đƣợc mục tiêu phải đổi mới công nghệ tăng cƣờng năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Đổi mới công nghệ bằng 2 con đƣờng: chuyển giao công nghệ và tự tiếp thu công nghệ hiện đại- công nghệ có hàm lƣợng chất xám cao và công nghệ sạch, từ đó chúng ta mới có thể thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắn, đồng thời đó cũng chính là phƣơng thức hữu hiệu nhất để kết hợp các mục tiêu kinh tế và môi trƣờng. Kiên quyết không nhập công nghệ gây ô nhiễm môi trƣờng sinh thái với bất kỳ điều kiện nào. Phát triển kinh tế dựa trên sự hủy hoại môi trƣờng cũng đồng nghĩa với sự “ kết án tƣơng lai của mình”. Do vậy mục tiêu công nghệ phải làm sao vừa đáp ứng đƣợc 43 yêu cầu tăng trƣởng kinh tế, vừa đảm bảo vấn đề môi trƣờng làng nghề. Tăng cƣờng đầu tƣ hơn nữa cho chi đầu tƣ cơ bản để xây dựng các công trình xử lý chất thải mang tính chất công ích, thực hiện các dự án đầu tƣ về cải thiện môi trƣờng, về cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trƣờng. Xây dựng và ban hành các chính sách cụ thể nhằm đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tƣ cho bảo vệ môi trƣờng, đặc biệt là các hƣớng dẫn cụ thể nhằm thực hiện các ƣu đãi về huy động vốn đầu tƣ, về thuế, phí đã đƣợc quy định tại Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14/01/2009 của Chính phủ về ƣu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trƣờng,.... Tóm lại, các nhân tố kinh tế, con ngƣời, môi trƣờng, công nghệ gắn bó chặt chễ với nhau. Chỉ có sự thực hiện đồng bộ cá nhân tố đó mới đảm bảo cho sự phát triển bền vững của làng nghề nói riêng và của toàn xã hội nói chung. Ở đây, con ngƣời với tƣ cách là chủ thể của lao động và trí tuệ là nhân tố giữ vai trò quyết định cho sự phát triển lâu bền. 3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm khắc phục ô nhiễm môi trƣờng làng nghề tại huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội hiện nay Trong xu thế chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa, thách thức đƣợc đặt ra với các làng nghề hiện nay là làm sao hài hòa đƣợc giữa lợi ích kinh tế với việc phải đầu tƣ giải quyết các vấn đề về môi trƣờng. Không giải quyết đƣợc vấn đè môi trƣờng thì cũng không thể giải quyết đƣợc vấn đề phát triển trong hội nhập. Hiện nay vấn đề môi trƣờng gắn với phát triển bền vững của các làng nghề ngày càng trở nên bức xúc, gây xôn xao trong dƣ luận, tác động trực tiếp đến chất lƣợng sống của cộng đồng dân cƣ và các thế hệ tiếp theo trong làng nghề đó. Nó đang đặt ra thách thức cho sự phát triển của các làng nghề. Để khắc phục đƣợc thực trạng ô nhiễm môi trƣờng làng nghề hiện nay, chúng ta cần phải đƣa ra những giải pháp quản lý mang tính đồng bộ nhƣ ban hành cách chính sách, pháp luật về BVMT làng nghề, quy hoạch môi trƣờng, giáo dục nâng cao nhận thức kết hợp với các giải pháp kĩ thuật nhƣ áp dụng sản xuất sạch hơn, xử lý ô 44 nhiễm. Bên cạnh đó cần áp dụng các biện pháp mang tính khuyến khích các hoạt động BVMT và các biện pháp, chế tài nhằm hạn chế, ngăn cấm các hành vi gây tổn hại đến môi trƣờng làng nghề. Cụ thể: 3.2.1. Hoàn thiện thể chế, tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về BVMT làng nghề.  Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về BVMT làng nghề. - Chú trọng đến các chính sách phát triển bền vững làng nghề: phát triển sản xuất kinh doanh phải chú ý cải thiện và BVMT, không hi sinh lợi ích môi trƣờng cho lợi ích kinh tế trƣớc mắt; lợi ích sản xuất kinh doanh ở làng nghề cần đƣợc chia sẻ cho hoạt độngBVMT. Xây dựng các cơ chế chính sách tạo điều kiện cho cơ sở sản xuất cho các cơ sở sản xuất của làng nghề vay vốn ƣu đãi để phát triển sản xuất, thay đổi công nghệ theo hƣớng thân thiện với môi trƣờng, áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn, các công nghệ đơn giản để sử lý nƣớc thải, khí thải, chất rắn. - Hoàn thiện hệ thống các văn bản về bảo vệ môi trƣờng địa phƣơng nhƣ các quy định cụ thể về đánh giá tác động của môi trƣờng và cam kết BVMT đối với làng nghề; thu phí BVMT đối với nƣớc thải, khí thải, thu gom và sử lý chất thải rắn ở địa phƣơng mình cho phù hợp; lồng ghép BVMT làng nghề vào các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển của địa phƣơng; có chính sách hỗ trợ tài chính đối với cán bộ vệ sinh môi trƣờng cấp thôn và trƣởng thôn để động viên cán bộ này hoạt động có hiệu quả hơn trong công tác BVMT. - Cùng với đó cần cụ thể hóa quy định của pháp luật theo từng hoàn cảnh của địa phƣơng, các làng nghề cần tiến hành xây dựng quy định về vệ sinh, môi trƣờng dƣới dạng các Quy định, Hƣơng ƣớc, Cam kết bảo vệ môi trƣờng của chính địa phƣơng mình. Xây dựng Tiêu chí “ làng nghề xanh” nhằm xếp loại các làng nghề theo hƣớng BVMT, phát triển bền vững, căn cứ trên kết quả xếp loại “làng nghề xanh”. 45  Hoàn thiện bộ máy quản lý môi trường cấp phường, xã, thị trấn. Các cơ quanchính quyền địa phƣơng(xã, phƣờng, thị trấn sau đây gọi tắt là cấp xã) đóng vai trò quyết định trong công tác BVMT làng nghề. Nên lấy quản lý cấp xã là nòng cốt trong hệ thống quản lý môi trƣờng tại làng nghềvì tại cấp xã, các cán bộ quản lý có thể đi sát hoạt động của từng hộ gia đình để thực hiện hiệu quả các giả pháp quản lý. Vì vậy, cần thiết phải xây dựng, bổ sung chức năng, nhiệm vụ về BVMT cho các tổ chức, bộ phận chuyên môn có liên quan ở cấp xã và cấp thôn, bản. Bổ sung cơ cấu cán bộ cho các tổ chức, bộ phận chuyên môn có liên quan ở cấp xã và cấp thôn: mỗi xã làng nghề cần có 01 cán bộ quản lý về moi trƣờng, mỗi thôn(làng) có một cán bộ vệ sinh môi trƣờng. Huyện cần rà soát nhu cầu về cán bộ phụ trách môi trƣờng cấp xã để xây dựng kế hoạch bổ xung cán bộ hàng năm và tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn về môi trƣờng để đáp ứng yêu cầu về số lƣợng và trình độ. Phấn đấu sau 3 đến 5 năm thì có đủ số cán bộ theo yêu cầu.  Tăng cường tổ chức thực thi pháp luật BVMT làng nghề. Tăng cƣờng hoạt động giám sát môi trƣờng làng nghề và thực hiện kiểm kê nguồn thải. Các Phòng TN&MT huyện cần xây dựng kế hoạch định kỳ giám sát môi trƣờng ở một số làng nghề điển hình ở địa phƣơng mình. Đặc biệt đối với các địa phƣơng có tập trung nhiều làng nghề nhƣ các xã Phú Túc, Văn Hoàng, Chuyên Mỹ,…để có số liệu đánh giá diễn biến môi trƣờng làng nghề với các loại hình sản xuất điển hình. Tăng cƣờng kiểm kê phát thải từ các nguồn thải tại các làng nghề để quản lý đƣợc các thông tin về lƣợng thải và tải lƣợng ô nhiễm của các chất thải. Tăng cƣờng giám sát môi trƣờng đối với các cơ sở sản xuất phát triển mở rộng tại các làng nghề, yêu cầu các cơ sở này thực hiện cam kết BVMT để đảm bảo các đầu tƣ này theo hƣớng công nghệ thân thiện với môi trƣờng. Giám sát chặt chẽ việc thực hiện các qui định về BVMT trong cam kết BVMT của các cơ sở sản xuất trong làng nghề.Tăng cƣờng giám sát các khu/cụm công nghiệp làng nghề hiện có và mới thành lập, yêu cầu các khu/cụm 46 công nghiệp phải có hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung, hệ thống quản lý chât thải rắn, hệ thống quản lý môi trƣờng của khu/cụm công nghiệp làng nghề. Kinh phí cho các hoạt động này có thể lấy từ ngân sách chi cho sự nghiệp môi trƣờng của các địa phƣơng và do các chủ cơ sở sản xuất đóng góp. Triển khai áp dụng các công cụ kinh tế nhƣ phí BVMT đối với nƣớc thải, chất thải rắn đối với làng nghề. Sở TN&MT cần hƣớng dẫn bằng văn bản cho cấp huyện, xã cách lập biểu thống kê các nguồn thải và thải lƣợng các chất ô nhiễm trong khí thải, nƣớc thải, chất thải rắn của các cơ sở sản xuất trong làng nghề ở địa phƣơng theo phƣơng pháp tính trung bình lƣợng sản phẩm sản xuất/ngày. Từ đó tính phí BVMT đói với nƣớc thải, chất thải rắn và sắp tới tính phí BVMT đố với khí thải. Tăng cƣờng cƣỡng chế thực thi pháp luật trong BVMT làng nghề. Sử dụng công cụ pháp luật, bắt buộc các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến BVMT. Đối với các hành vi thải,đổ chất thải ra môi trƣờng vƣợt quá quy chuẩn cho phép, gây tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng và ảnh hƣởng tới cây trồng vật nuôi, chính quyền địa phƣơng cần đề ra thời gian xử lý và phải đƣợc xử phạt theo quy định của nhà nƣớc và địa phƣơng. Tuyên truyền phổ biến luật BVMT, phổ biến các quy chuẩn môi trƣờng trong các nội dung tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng trong làng nghề để dễ dàng triển khai thi hành pháp luật. Tăng cƣờng thu thập thông tin, số liệu, tạo lập các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, trao đổi, chia sẻ, công bố thông tin, số liệu môi trƣờng làng nghề. Đƣa các thông tin đã có của các đề tài, dự án nghiên cứu về làng nghề lên các phƣơng tiện truyền thông nhƣ trang web, đài, báo nhằm tránh đầu tƣ trùng lặp. 3.2.2. Quy hoạch không gian làng nghề gắn với BVMT. Việc quy hoạch các khu/cụm công nghiệp ở các làng nghề để di dời các cơ sở gây ô nhiễm nặng ra khỏi khu vƣc dân cƣ, đồng thời tại các khu này phải có 47 các hệ thống xử lý nƣớc thải, thu gom chất thải rắn,…đã đƣợc nêu trong Chiến lƣợc BVMT và đang đƣợc nhiều tỉnh có làng nghề triển khai. Có 2 loại hình quy hoạch chính là quy hoạch tập trung theo cụm công nghiệp nhỏ và quy hoạch phân tán tại chỗ: - Quy hoạch tập trung theo cụm công nghiệp nhỏ: cần xa khu dân cƣ và quy hoạch đồng bộ mặt bằng sản xuất, cơ sở hạ tầng nhƣ đƣờng giao thông, hệ thống cung cấp điện, nƣớc, hệ thống thông tin, hệ thống thu gom và xử lý nƣớc thải, thu gom chất thải rắn để xử lý tập trung. Quy hoạch khu vực sản xuất tùy thuộc vào đặc thù của loại hình làng nghề nhƣ sản xuất gốm sứ, dệt nhuộm, tái chế giấy,… - Quy hoạch phân tán: Quy hoạch sản xuất ngay tại hộ gia đình kết hợp cải thiện điều kiện sản xuất và cải thiện vệ sinh môi trƣờng mà không cần phảidi dời, hạn chế tối đa việc cơi nới, mở rộng đƣờng, xây nhà cao tầng, lƣu giữ khung cảnh sản xuất, tính cổ truyền nhân văn của làng nghề để có thể kết hợp với du lịch. Loại hình này thích hợp với làng nghề cổ truyền thống. Hai loại hình quy hoạch tập trung và quy hoạch phân tán đều có thể đƣợc áp dụng cho làng nghề. Cần phải nghiên cứu kỹ về các điều kiện liên quan đến số lƣợng cơ sở sản xuất, quy mô cơ sở, đặc trƣng loại hình sản xuất, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch không gian trƣớc khi quyết định phƣơng án quy hoạch nhằm đảm bảo tính hiệu quả và phù hợp về BVMT. Với mỗi loại hình làng nghề cần có những mô hình quy hoạch phù hợp. Trƣớc mắt không nên mở tràn lan các khu/cụm công nghiệp làng nghề tập trung mà không có quy hoạch chi tiết; cần đầu tƣ hoàn thiện cơ sở hạ tầng của các khu/cụm công nghiệp làng nghề hiện có theo đúng quy hoạch. Cần nghiên cứu xây dựng mô hình trình diễn về loại quy hoạch tập trung và quy hoạch phân tán cho từng loại hình làng nghề để có kết quả nhân rộng ra các địa phƣơng có loại hình làng nghề tƣơng tự. 48 3.2.3. Giải pháp đối với làng nghề đang hoạt động.  Tăng cường mạnh mẽ công tác quản lý môi trường tại các làng nghề. Trong làng nghề, cần có cán bộ chuyên trách về môi trƣờng và an toàn lao động nhằm giám sát và quản lý chất lƣợng môi trƣờng. Đối với các làng nghề nên lấy quản lý cấp xã là nòng cốt trong quản lý môi trƣờng. Trên cơ sở hoànthiện thể chế và các văn bản về BVMT làng nghề, đối với các làng nghề đang hoạt động phải tăng cƣờng các hoạt động giám sát môi trƣờng chặt chẽ, thực hiện kiểm kê nguồn thải để đề xuất các kế hoạch xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trƣờng. Các Sở TN&MT phải xây dựng kế hoạch quản lý môi trƣờng, định kỳ giám sát môi trƣờng các làng nghề ở địa phƣơng, đặc biệt đối với các tỉnh có tập trung nhiều làng nghề. Tăng cƣờng quản lý môi trƣờng đói với các cơ sở mở rộng sản xuất, yêu cầu các cơ sở này thực hiện cam kết BVMT và đầu tƣ theo hƣớng công nghệ thân thiện với môi trƣờng. Tăng cƣờng kiểm kê phát thải từ các nguồn thải trong các làng nghề.  Tăng cường áp dụng các công nghệ xử lý chất thải làng nghề. Quy định và triển khai có hiệu quả việc áp dụng các công nghệ xử lý chất thải: đối với các khu, cụm công nghiệp làng nghề cần xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung, có tổ quản lý chất thải rắn; đối với các cơ sở sản xuất phân tán cần khuyến khích áp dụng giải pháp xử lý cục bộ khí thải và nƣớc thải, chất thải rắn. Tiêu chí lựa chọn công nghệ xử lý chất thải tại làng nghề cần đảm bảo: - Chất thải sau xử lý phải đạt quy chuẩn môi trƣờng Việt Nam hiện hành. - Công nghệ cần đơn giản, dễ vận hành, dễ chuyển giao. - Vốn đầu tƣ, chi phí vận hành thấp, phù hợp với điều kiện sản xuất của làng nghề - Ƣu tiên công nghệ có khả năng tân thu, tái xử dụng chất thải. 49  Phát hiện và xử lí trường hợp phát sinh các làng nghềgây ô nhiễm môi trường. Các địa phƣơng cần tích cực chỉ đạo, phối hợp với các ban ngành để thực hiện Quyết định 64/2003/QĐ-TTg và đƣa các làng nghề đã hoàn thành xử lí ô nhiễm ra khỏi danh sách đen. Mặt khác, vẫn cần tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra để dƣa vào danh sách này các làng nghề vẫn tiếp tục gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng. Nếu phát hiện mới các làng nghề gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng, cần nhanh chóng và kiên quyết đƣa vào danh sách “đen”, cần phải xử lí ô nhiễm môi trƣờng, nếu không sẽ áp dụng các biện pháp kiên quyết hơn. Kiểm tra, giám sát chặt chẽcác cơ sở sản xuất của các làng nghề này. Yêu cầu các cơ sở sản xuất phải xây dựng các lộ trình xử lí ô nhiễm và triển khai thực hiện theo đúng lộ trình đƣợc phê duyệt.  Xử lý các khu vực bị ô nhiễm môi trường do hoạt động của các làng nghề. Thực tế cho thấy, một số làng nghề gây ô nhiễm môi trƣờng không chỉ trong phạm vi làng, xã, mà còn gây ô nhiễm cho cả một khu vực hoặc đoạn sông, dòng sông. Nhƣ vậy, một số trƣờng hợp, việc xử lí ô nhiễm không chỉ giới hạn trong phạm vi làng nghề mà cần xử lí cả các khu vực đã bị ô nhiễm, nhƣ các đoạn sông, dòng sông. Các địa phƣơng cần phải điều tra, đánh giá các khu vực ô nhiễm môi trƣờng do các hoạt động làng nghề và đề xuất các kế hoạch để xử lý ô nhiễm môi trƣờng cho các khu vực này. 3.2.4. Một số giả pháp khuyến khích.  Khuyến khích áp dụng sản xuất sạch hơn, các công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường, xử lý các chất thải làng nghề. Khuyến khích các cơ sở sản xuất trong làng nghề áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn để vừa giảm lƣợng phát thải, vừa mang lại hiệu quả kinh tế. Cho vay ƣu đãivới lãi suất thấp đối với các chủ cơ sở áp dụng công nghệ và thiết bị tiên tiến tạo ít chất thải. Mức cho vay có thể tính trên tỉ lệ % giá trị công trình. 50 Phần còn lại cho chủ cơ sở đầu tƣ. Trong thời gian qua, các nhà khoa học Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu, áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn cho các nhóm làng nghề chính. Đây là cơ sở quan trong cho việc triển khai, mở rộng cho các làng nghề trên cả nƣớc. Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng các dự án nghiên cứu về áp dụng sản xuất sạch hơn cụ thể cho từng loại hình làng nghề để có quy mô trình diễn nhân rộng cho các làng nghề. Quá trình triển khai nhân rộng mô hình cần có sự đóng góp một phần kinh phí từ các chủ cơ sở bên cạnh ngân sách nhà nƣớc. Tổ chức các lớp đào tạo, trình diễn thử nghiệm áp dụng sản xuất sạch hơn cho các chủ cơ sở sản xuất tại làng nghề. Trƣớc mắt áp dụng các giải pháp quản lí nội vi, tuần hoàn tái chế để giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng mang lại lợi ích kinh tế, ít tốn kém. Sau đó nâng cấp dần lên việc thay đổi thiệt bị và công nghệ tiên tiến tạo ít chất thải. Kinh phí tổ chức các lớp này có thể kết hợp với nguồn ngân sách sự nghiệp môi trƣờngvà do các chủ cơ sở đóng góp theo tỉ lệ thích hợp với hoàn cảnh từng địa phƣơng.  Khuyến khích xã hội hóa công tác BVMT làng nghề. Tăng cƣờng giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồngvà phổ biến lồng ghép nội dung BVMT trong hƣơng ƣớc của làng xã. Các nội dung cần phổ biến bao gồm: - Luật BVMT, các chính sách, văn bản liên quan tới BVMT làng nghề và các quy chuẩn môi trƣờng của Việt Nam; - Hoạt động sản xuất của các làng nghề, các chất thải phát sinh, mức độ ô nhiễm so với quy chuẩn môi trƣờng; - Ảnh hƣởng của ô nhiễm môi trƣờng làng nghề tới sức khỏe của cộng đồng, sản xuất nông nghiệp, cảnh quan,…; - Các loại phí môi trƣờng bắt buộc: phí BVMT đối với nƣớc thải, chất thải rắn, khí thải và các quy định xử phạt hành chính; 51 - Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng áp dụng cho làng nghề: sán xuất sạch hơn, xử lí chất thải và những kinh nghiệm tốt ở các làng nghề tƣơng tự; - Cơ chế hỗ trợ tài chính, cách tiếp cận vay vốn trong các hoạt động liên quan đến đổi mới công nghệ, áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, xử lí chất thải trong sản xuất. Hƣơng ƣớc làng xã là công cụ quản lí môi trƣờng hiện hữu ở nông thôn , lực lƣợng tham gia chủ yếu phải là chính những ngƣời dân trong làng nghề ở các hộ sản xuất, các hộ dân cƣ và các đoàn thể nhƣ Hội thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh,… Hƣơng ƣớc cũng định kì thay đổi cho phù hợp với sự thay đổi của làng xã. Môi trƣờng là nơi chúng ta sống và lao động hàng ngày. Môi trƣờng trong sạch sẽ hạn chế bệnh tật, mang lại sức khỏe cho tất cả mọi ngƣời, giúp cho ngƣời giá sống lâu, trẻ em khỏe mạnh. Chính vì vậy, mỗi ngƣời dân làng nghề cần có nhiệm vụ tích cự hƣởng ứng phong trào BVMT, sử dụng nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng để cải thiện điều kiện sinh hoạt của chính mình, khuyến khích và tăng cƣờng sự tham gia của cộng đồng trong BVMT làng nghề.BVMT làng nghề phải do chính các chủ cơ sở sản xuất , các cộng đồng dân cƣ trong làng nghề tham gia. Huy động cộng đồng tham gia BVMT làng nghề cần bao gồm cả các hình thức: - Huy động bắt buộc: Ngƣời gây ô nhiễm môi trƣờng phải đóng góp hoặc chi trả kinh phí cho việc khắc phục ô nhiễm ( thực hiện nghị định 67/2003/NĐCP về phí BVMT đối với nƣớc thải, Nghị định số 174/2007/NĐ-CP về phí BVMT đối với chất thải rắn và sắp tới là nghị định về phí BVMT đối với khí thải); - Huy động tự nguyện: Huy động những ngƣời đƣợc hƣởng thụ lợi ích môi trƣờng đóng góp vào công tác BVMT bằng các hình thức : đóng góp sức lao động của các hộ gia đình, các cơ quan trƣờng học ,… vào các hoạt động nhƣ vệ 52 sinh ngõ, xóm, khai thông cống nƣớc thải,…; đề nghị chính quyền các cấp cho phép dành một tỉ lệ nhất định ngày lao động công ích theo luật định (pháp lệnh nghĩa vụ lao động công ích) cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho BVMT nhƣ hệ thống thoát nƣớc thải, bãi chôn lấp chất thải rắn của địa phƣơng: - Huy động hợp tác : Huy động, khuyến khích , tổ chức, cá nhân đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng cho làng nghề, xây dựng các thiết bị xử lí chất thải, thành lập các hợp tác xã quản lí chất thải, thực hiện thao hƣớng “nhà nƣớc và nhân dân cùng làm”.Các hoạt động tham gia của cộng đồng có thể bao gồm: - Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nơi sản xuất, nơi sinh hoạt, giữsạch sẽ đƣờng làng ngõ xóm; - Tổ chức, khai thông, định kì nạo vét cống rãnh; - Tham gia chƣơng trình nƣớc sạch; - Thu gom rác đúng nơi quy định của làng xã, không đổ bừa bãi rác thải ra nơi công cộng; - Tận thu chất thải sản xuất nhƣ xây hầm biogas, tận dụng xơ sắn, dong giềng làm thức ăn gia súc.  Khuyến khích tăng cường và đa dạng hóa đầu tư tài chính cho BVMT làng nghề. Do nguồn lực BVMT làng nghề còn hạn chế, nếu không có sự hỗ trợ của nhà nƣớc bƣớc đầu để tạo sự chuyền biến đột biến cả về nhận thức lẫn việc giảm thải ô nhiễm cục bộ thì vấn đề BVMT làng nghề vẫn không thay đổi. Trƣớc hết cần tập trung vào: - Hỗ trợ kinh phí tạo cơ sở hạ tầng, trong đó có việc quy hoạch các khu/cụm công nghiệp làng nghề, hỗ trợ xây dựng hệ thống xử lí nƣớc thải tập trung, hệ thống quản lí chất thải rắn của khu/cụm công nghiệp làng nghề, quy hoạch xây dựng các bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cấp xã, huyện; - Hỗ trợ kinh phí nghiên cứu cho các mô hình trình diễn và cho vay ƣu đãi với các cơ sở áp dụng nhân rộng mô hình; 53 - Khuyến khích các cơ sở sản xuất xử lý nƣớc thải, khí thải, quản lý môi trƣờng bằng cho vay ƣu đãi hoặc giảm thuế khi tực hiện các giải pháp này; - Tận dụng da dạng hóa các nguồn đầu tƣ cho BVMT làng nghề từ: ngân sách nhà nƣớc dành cho BVMT(1% tổng chi ngân sách), nguồn vốn ODA dành cho BVMT, Qũy BVMT Việt Nam, nguồn tự đầu tƣ của các chủ cơ sở sản xuất,… 54 KẾT LUẬN Sự phát triển sản xuất của các làng nghề tại huyện Phú Xuyên đã thu hút đƣợc tiềm năng to lớn về nguồn nguyên liệu, nhân lực, kinh nghiệm sản xuất truyền thống và thị trƣờng của vùng nông thôn rộng lớn. Do đó sản xuât làng nghề ngày càng đƣợc củng cố, phát triển đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, góp phần thúc đẩy quá trình “công nghiệp hóa nông thôn” của đất nƣớc cụ thể nhƣ: tạo việc làm cho nhiều ngƣời nông dân, góp phần tăng thu nhập, cải thiện và năng cao đời sống của nhân dân địa phƣơng. Song các chủ xƣởng và công nhân chƣa có kiến thức, ý thức cao về BVMT, vì sự tiện lợi và lợi ích trƣớc mắt mà chính việc sản xuất của làng nghề đã gây ảnh hƣởng xấu tới sức khỏe của ngƣời dân địa phƣơng và gây ÔNMT. Mặt khác, hiện nay nguồn kinh phí của các cơ sở sản xuất và của địa phƣơng còn rất hạn hẹp, vì vậy việc áp dụng các biện pháp xử lý các chất thải và di dời các cơ sở sản xuất là rất khó khăn đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của Thành phố và Nhà nƣớc. Môi trƣờng tự nhiên tại Phú Xuyên và các vùng lân cận sẽ ngày càng bị ô nhiễm hơnnếu cứ tiếp tục sản xuất nhƣ hiện tại mà không xây dựng khu xử lý rác thải, thay đổi công nghệ và ý thức BVMT của ngƣời lao động không đƣợc năng cao. Bên cạnh những thành quả đạt đƣợc, việc bảo vệ môi trƣờng cũng nhƣ khắc phục ô nhiễm môi trƣờng làng nghề tại huyên Phú Xuyên vẫn còn những hạn chế, yêu kém nhất định. Sự quản lý của Đảng và Nhà nƣớc trong việc hoạch định các chính sách còn nhiều bất cập, hạn chế: công việc này đôi khi bị xem nhẹ, chƣa đầu tƣ đúng mức giá trị của nó, nên hiệu quả đạt đƣợc trong thực tế chƣa cao. Sở dĩ có những hạn chế đó là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau mà trog thời gian tới chúng ta cần khắc phục. 55 Để khắc phục ô nhiễm môi trƣờng làng nghề một cách hiệu quả, đảm bảo sự phát triển bền vững cần phải có phƣơng hƣớng và giải pháp cụ thể, mang tính thiết thực, phù hợp với hoàn cảnh của từng làng nghề. Trƣớc hết chúng ta cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm BVMT tới mọi ngƣời, nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp Ủy Đảng. Đồng thời phải ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ vào việc khắc phục ô nhiễm môi trƣờng. Nhƣ vậy, việc đề ra và thực hiện những giải pháp trên đã khắc phục đƣợc những nguyên nhân gây nên tình trạng ô hiện nay. Với việc đƣa ra các giải pháp vừa mang tính khoa học, vừa mang tình thực tiễn nhƣ trên, chúng ta nhất định sẽ thực hiện tốt công tác khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trƣờng làng nghề tại huyện Phú Xuyên cũng nhƣ các làng nghề trong cả nƣớc. 56 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2008), “ Báo cáo môi trường quốc gia”, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng. 2. Nguyễn Phƣơng Bắc (2000), “ Hoàn thiện các chính sách nhằm thúc đẩy và phát triển bền vững khu vực kinh tế Làng nghề”, Tạp chí Kinh tế và dự báo. 3.Đặng Kim Chi (2005),Làng nghề Việt Nam và Môi trường, Nxb Khoa học và Kỹ thuật. 4. Trần Huy Côn (2002), “Môi trường nông thôn tại tại các Làng nghề truyền thống hiện nay”, Tạp chí Xây dựng. 5. Nguyễn Xuân Cự - Nguyễn Thi Phƣơng Loan (2010), Giáo trình Môi trường và Con người, Nxb Giáo dục Việt Nam. 6. Vũ Dung (2011), Đạo đức môi trường ở nước ta – lý luận và thực tiễn, Nxb Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. 7. Đỗ Quang Dũng (2006), Phát triển làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở Hà Tây, Nxb Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 8. Bùi Xuân Đính (2009), Làng nghề thủ công huyện Thanh Oai (Hà Nội) – Truyền thống và biến đổi, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 9. Đăng Hà (2002), “Phát triển Làng nghề phía Bắc cần một chiến lược mang tính tổng thể”, Tạp chí Công nghiệp. 10. Nguyên Hoa (2006), “Chắp cánh cho thương hiệu Làng nghề nón Chuông”, Báo Hà Tây Online. 11. Nguyễn Quỳnh Hƣơng (2006), “ Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng môi trường đến sức khỏe cộng đồng dân cư khu vực làng nghề Hà Tây - Đề xuất giải pháp bền vững”, Báo Hà Tây Online 12. Thanh Hƣơng (2002) “ Thực trạng hoạt động của các làng nghề mới ở Hà Tây”, Tạp chí Con số và Sự kiện. 57 13. Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Phú Xuyên (2014), “ Báo cáo tình hình công tác thu gom, xử lý rác thải nông thôn trên địa bàn huyện”, Số 32/ BC- UBND. 14. Phòng kinh tế (2014), “Báo cáo kết quả phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề giai đoạn 2011 – 2014 của huyện Phú Xuyên”, Số 211/BC- UBND. 15. Dƣơng Bá Phƣợng (2000), “Chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề, Làng nghề ở Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản, Số 15. 16. Quốc Hội (2005), Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia. 17. Nguyễn Ngọc Sinh (2012), An ninh môi trường, Nxb Khoa học Kỹ Thuật. 18. Phạm Côn Sơn (2011), Làng nghề truyền thống Việt Nam, Nxb Văn hóa Dân tộc. 19. Phạm Thị Thảo (2007), Phát huy nghề và làng nghề truyền thống, Nxb Văn hóa Dân tộc. 20. Nguyễn Trí Tiến (2003), “Tình trạng ô nhiễm môi trường khí, đất, nước ở các Làng nghề và tác động của nó đến môi trường sống và sức khoẻ cộng đồng”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn. 21. UBND huyện Phú Xuyên (2014), “ Báo cáo Chương trình số 09 – CTr/HU này 21/11/2011 về xây dựng và phát triển làng nghề truyền thống huyện giai đoạn 2011 – 2015”, Số 120/ BC- UBND. 22. Trần Quốc Vƣợng (2010), “Làng nghề - Phố nghề Thăng Long – Hà Nội”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 58 [...]... trạng ô nhiễm môi trƣờng tại các làng nghề đã trở thành một vấn đề cấp thiết đòi hỏi sự phối hợp, chung tay để giải quyết của các cấp, các ngành, doanh nghiêp sản xuất và ngƣời dân địa phƣơng Các làng nghề ở huyện Phú Xuyên, Hà Nội cũng đang lên tiếng kêu cứu bởi tình trạng ô nhiễm môi trƣờng 22 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC KHẮC PHỤC Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG LÀNG NGHỀ TẠI HUYỆN PHÚ XUYÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN... trọng và trở thành lĩnh vực chiếm ƣu thế về mặt tỷ trọng, thì các nghề buôn bán dịch vụ ở nông thôn cũng đƣợc xếp vào các làng nghề Nhƣ vậy,trong làng sẽ có làng một nghề và làng nhiều nghề, có làng nghề truyền thống và làng nghề mới - Làng một nghề là làng duy nhất có một nghề xuất hiện và tồn tại, hoặc cómột nghề chiếm ƣu thế tuyệt đối, các nghề khác chỉ xuất hiện ở một vài nhà - Làng nhiều nghề là làng. .. kinh tế đƣợc đặt lên hàng đầu, lại chƣa có một hệ thống pháp luật và hành pháp đủ mạnh để hạn chế những tiêu cực thì vấn đề ô nhiễm môi trƣờng ở nƣớc ta nói chung và ở các làng nghề thuộc huyện Phú Xuyên nói riêng đang trở nên nghiêm trọng mà trong thời gian tới cần đƣợc khắc phục 2.1.3 Tình hình môi trường làng nghề trên địa bàn huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội Các làng nghề ở huyện Phú Xuyên đã mang... Hà Nội 2.3.1 Những thành tựu của việc khắc phục ô nhiễm môi trường làng nghề ở huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội Có thể thấy trong những năm gần đây, môi trƣờng làng nghề đang nổi lên nhƣ một vấn đề cấp bách Cùng với việc gia tăng cả về số lƣợng làng nghề và loại ngành nghề, ô nhiễm môi trƣờng ngày càng tăng, nhiều nơi vƣợt quá tầm kiểm soát của các cấp chính quyền Nhận thức vấn đề đó, bảo vệ môi trƣờng... 2004 Trong đó nhiều nghề truyền thống phát triển nhƣ thêu, dệt thổ cẩm, gốm sứ, mây tre đan,…[1, tr.15] 1.2 Ô nhiễm môi trƣờng làng nghề và phân loại ô nhiễm môi trƣờng 1.2.1 Khái niệm môi trường và ô nhiễm môi trường  Khái niệm về môi trường Nhân loại đã và đang phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu Một trong số đó là vấn đề môi trƣờng sống Những tình trạng báo động nhƣ... trởi thành vần đề bức xúc Ô nhiễm môi trƣờng làng nghề có một số đặc điểm sau: 16 - Ô nhiễm môi trƣờng tại làng nghề là dạng ô nhiễm phân tán trong phạm vi một khu vực (thôn, làng, xã,…) Do quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, đan xen với khu sinh hoạt nên đây là loại hình ô nhiễm khó quy hoạch và kiểm soát - Ô nhiễm môi trƣờng tại làng nghề mang đậm nét đặc thù của hoạt động sản xuất theo ngành nghề và. .. 52 làng nghề điển hình trong cả nƣớc năm 2005 cho thấy trong số đó, 46% làng nghề có môi trƣờng bị ô nhiễm nặng (đối với không khí hoặc nƣớc hoặc cả ba dạng), 27% ô nhiễm vừa và 27% ô nhiễm nhẹ Các kết quả quan trắc trong thời gian gần đây cho thấy mức độ ô nhiễm của các làng nghề không giảm mà còn có xu hƣớng gia tăng [1, tr.50-51] 1.2.2.Phân loại ô nhiễm môi trường  Ô nhiễm môi trường nước Ô nhiễm. .. THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY 2.1.Khái quát chung về huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội 2.1.1 Điều kiện tự nhiên Huyện Phú Xuyên là đợn vị hành chính của Thủ ô, nằm ở phía Nam thành phố Hà Nội, cách trung tâm Thủ ô 40km; phía Bắc giáp huyện Thƣờng Tín; phía Nam giáp huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam; phía Đông giáp sông Hồng và huyện Khoái Châu, tỉnh Hƣng Yên; phía Tây giáp huyện Ứng Hòa, Hà Nội Với diện tích đất... chắn, không có gì phải bàn cãi nhƣng đáng tiếc là, không phải bao giờ và ở đâucũng ý thức một cách đúng đắn và đầy đủ vai trò không thể thay thế của tự nhiên – môi trƣờng sinh thái ở Việt Nam đang bị ô nhiễm nặng Vậy ô nhiễm môi trƣờng là gì? Theo Luật Bảo vệ Môi trƣờng Việt Nam, ô nhiễm môi trƣờng là sự biến đổi các thành phần môi trƣờng không phù hợp với quy chuẩn kĩ thuật của môi trƣờng và tiêu... đó vấn đề ô nhiễm môi trƣờng đƣợc xem là” chiếc gậy ngáng chân” du khách lớn nhất Môi trƣờng đất, nƣớc, không khí hầu hết tại các làng nghề đều ô nhiễm ở mức báo động Ngay cả những làng nghề mới nhƣ làng nghề may thêu Đại Đồng thì chất thải từ sản xuất cũng làm cho nguồn nƣớc và không khí bị ô nhiễm, vào ngày mƣa bùn đất ngập đƣờng, ngày nắng ráo thì đƣờng bụi mù mịt Cùng với vấn đề ô nhiễm, cơ sở hạ

Ngày đăng: 29/09/2015, 15:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan