Vấn đề bạo lực gia đình đối với phụ nữ tỉnh vĩnh phúc từ 2008 đến nay

58 623 6
Vấn đề bạo lực gia đình đối với phụ nữ tỉnh vĩnh phúc từ 2008 đến nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... luận vấn đề bình đẳng giới, giải phóng phụ nữ - Làm rõ thực trạng vấn đề bạo lực phụ nữ gia đình địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc - Đƣa giải pháp chủ yếu nhằm xóa bỏ tình trạng bạo lực phụ nữ gia đình tỉnh. .. NHẰM XÓA BỎ TÌNH TRẠNG BẠO LỰC ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TRONG GIA ĐÌNH TỈNH VĨNH PHÚC HIỆN NAY Căn nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình phụ nữ, vấn đề tồn công tác phòng chống bạo lực Ở khóa luận trình bày... Chƣơng THỰC TRẠNG BẠO LỰC ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TRONG GIA ĐÌNH Ở VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 17 2.1 Khái quát tình hình tỉnh Vĩnh Phúc 17 2.2 Thực trạng bạo lực phụ nữ gia đình 20 2.3

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ =======***======= NGUYỄN THỊ KIỀU TRANG VẤN ĐỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TỈNH VĨNH PHÚC TỪ 2008 ĐẾN NAY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội HÀ NỘI, 2015 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ =======***======= NGUYỄN THỊ KIỀU TRANG VẤN ĐỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TỈNH VĨNH PHÚC TỪ 2008 ĐẾN NAY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội Ngƣời hƣớng dẫn khoa học ThS. Chu Thị Diệp HÀ NỘI, 2015 LỜI CẢM ƠN Đối với bản thân tôi, khoá luận này là quá trình đáng quý. Để có thể hoàn thành đƣợc khoá luận này, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ rất nhiều của các thầy cô, bạn bè và gia đình. Tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, các thầy cô trong khoa Giáo dục chính trị,trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2, gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện tốt nhất giúp đỡ tôi để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. Tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo các Sở, Ban ngành Tỉnh Vĩnh Phúc, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Văn hóa tỉnh Vĩnh Phúc, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc, Thƣ viện tỉnh Vĩnh Phúc, Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Tƣờng, Phòng Văn hóa huyện Vĩnh Tƣờng, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Vĩnh Tƣờng, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Yên Lạc đã giúp đỡ, cung cấp những số liệu, tài liệu tham khảo cho khóa luận. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TH.S Chu Thị Diệp ngƣời đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi nghiên cứu và hoàn thiện khoá luận tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội ngày tháng 05 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị Kiều Trang LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các vấn đề nghiên cứu nêu trong khoá luận là trung thực, chính xác và chƣa đƣợc công bố trong bất kì một công trình nào khác. Hà Nội ngày tháng 05 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị Kiều Trang DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT CLB: Câu lạc bộ CNH - HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa PCBLGĐ: Phòng chống bạo lực gia đình TƢ: Trung ƣơng UBND: Ủy ban nhân dân VH - TT: Văn hóa - Thông tin. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1 Chƣơng 1. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ BẠO LỰC ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TRONG GIA ĐÌNH............................................................................................... 6 1.1. Một số khái niệm .................................................................................... 6 1.2 Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về bình đẳng giới .............................................................................................. 13 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG BẠO LỰC ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TRONG GIA ĐÌNH Ở VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN HIỆN NAY .............................................. 17 2.1. Khái quát về tình hình tỉnh Vĩnh Phúc ................................................. 17 2.2. Thực trạng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình ................................ 20 2.3. Luật pháp và chính sách của nhà nƣớc Việt Nam trong vấn đề phòng chống bạo lực trong gia đình và công tác phòng chống bạo lực trong gia đình của tỉnh Vĩnh Phúc....................................................................... 34 Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM XÓA BỎ TÌNH TRẠNG BẠO LỰC ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TRONG GIA ĐÌNH TỈNH VĨNH PHÚC HIỆN NAY ....................................................................................................... 43 3.1. Nâng cao nhận thức của phụ nữ về bạo lực gia đình và phòng chống bạo lực gia đình.........................................................................................43 3.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cƣờng công tác giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.......................................................46 3.3. Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập gia đình...............................50 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 51 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................ 52 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Quyền con ngƣời đã từng là vấn đề xuyên suốt của các cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc trong lịch sử. Đến nay nó vẫn là một trong những vấn đề nổi bật của thời đại. Vấn đề quyền con ngƣời, trƣớc hết là quyền của mỗi cá nhân, quyền đƣợc khẳng định mình là một chủ thể với những quyền lợi, nghĩa vụ nhƣ mọi ngƣời khác. Trong lịch sử loài ngƣời đã từng tồn tại chế độ phụ quyền, trong đó phụ nữ đã từng bị hạn chế hoặc bị tƣớc đoạt quyền con ngƣời cơ bản. Hiện nay, phụ nữ chiếm một nửa dân số thế giới, là một lực lƣợng lao động lớn góp phần rất quan trọng vào việc xây dựng gia đình và phát triển đất nƣớc, thúc đẩy sự tiến bộ và phồn vinh trên trái đất. Nhƣng trên thực tế, chƣa có một nƣớc nào mà ở đó phụ nữ thực sự đƣợc hoàn toàn bình đẳng, chị em phụ nữ luôn luôn phải chịu nhiều thiệt thòi hơn so với nam giới. Trong điều 24, Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1959 có ghi: “Phụ nữ nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền bình đẳng với nam giới về mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình”. Quyền của phụ nữ tiếp tục đƣợc khẳng định trong Hiến Pháp năm 1980, 1992 và tại các kì Đại hội đại biểu toàn quốc. Trên thực tế, Ngân hàng thế giới tại Việt Nam (1999) khi nghiên cứu về vấn đề này đã đƣa ra 1 con số đáng lo ngại: Tỷ lệ phụ nữ là nạn nhân của bạo lực trong gia đình dƣới nhiều hình thức khác nhau chiếm từ 40% đến 80%. Nó tác động tới khoảng 20% - 50% phụ nữ trên thế giới. Bạo lực trong gia đình còn để lại những thiệt hại nặng nề về vật chất, tinh thần cho nạn nhân, những ngƣời xung quanh và cho toàn xã hội. Cùng với sự tăng trƣởng kinh tế, cuộc sống tinh thần của con ngƣời cũng ngày càng đƣợc cải thiện, đặc biệt sự bình đẳng về giới, quan hệ vợ chồng 1 trong gia đình đƣợc nhìn nhận trên nhiều khía cạnh tích cực hơn. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều vấn nạn trong đó có bạo lực gia đình, nó không chỉ làm đau đầu các cơ quan chức năng mà còn làm tổ ấm gia đình mất đi nền tảng vốn có của nó. Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi chứa chan niềm vui, sự nồng ấm, những giây phút thiêng liêng, nơi mỗi chúng ta tìm về sau những tháng ngày vất vả và xa cách, gia đình có vững xã hội mới mạnh. Tình trạng bạo lực trong gia đình vẫn còn và ngày càng gia tăng thì nguy cơ gia đình tan vỡ là điều không tránh khỏi. Đặc biệt, ở Việt Nam đang trong thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội thì vấn đề này cần phải đƣợc quan tâm nghiên cứu và đƣa ra giải pháp để khắc phục triệt để tình trạng này.Cần phải nghiên cứu thực trạng ở từng cơ sở, địa phƣơng để đƣa ra giải pháp phù hợp với đặc điểm của địa phƣơng đó. Tỉnh Vĩnh Phúc tuy chƣa có những nghiên cứu chuyên sâu để có thể hình dung một bức tranh tổng thể và toàn diện về tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ, nhƣng cũng không thể nằm ngoài tình trạng chung của cả nƣớc và thế giới. Theo báo cáo của Tòa án tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2005 – 2010 qua hai cấp xét xử số vụ ly hôn là 4632 vụ án, giải quyết đƣợc 4368 vụ, trong đó phụ nữ là nguyên đơn chiếm trên 50%. Nguyên nhân chủ yếu là do mâu thuẫn gia đình: chồng ngoại tình, cờ bạc, rƣợu chè, đánh đập, ngƣợc đĩa vợ… Từ những lí do trên tác giả chọn đề tài: “Vấn đề bạo lực gia đình đối với phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc từ 2008 đến nay” làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ đầu đã giành nhiều tâm huyết trong việc đề ra chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách nhằm giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam nữ. Trong luật pháp, Hiến pháp và nhiều văn kiện của Đảng có rất nhiều quy định liên quan đến vấn đề này. 2 Gần đây, nhiều cuộc hội thảo đã đi vào khía cạnh khác nhau về vai trò của phụ nữ, điển hình nhƣ. Trong hai ngày 3 - 4/12/2012, tại TP Đà Nẵng, Trung ƣơng Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Hội thảo “Giải quyết mất cân bằng giới tính khi sinh, chăm sóc phát triển vai trò ngƣời cao tuổi và phòng, chống bạo lực gia đình”. Hội thảođã tập trung thảo luận, tìm giải pháp giảm tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh đối với các xã vùng ven biển và đầm phá; hỗ trợ vốn, giải quyết việc làm, dạy nghề cho phụ nữ.....; chế độ an sinh xã hội cho ngƣời cao tuổi; tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở y tế tƣ nhân... Bên cạnh đó còn có những công trình là sách; những công trình ở các trung tâm nghiên cứu về phụ nữ và các công trình là báo, tạp chí nhƣ:  Nhóm công trình là sách: - Cuốn “Bạo lực gia đình - một sự sai lệch giá trị” của Lê Thị Quý - Đặng Vũ Cảnh Linh, NXB khoa học xã hội, Hà Nội, 2007. Tác phẩm là những bài học kinh nghiệm của Việt Nam trình bày về phòng chống bạo lực gia đình từ ý tƣởng khoa học đến mô hình thử nghiệm, các mô hình hoạt động ngăn chặn bạo lực gia đình tại địa phƣơng. - Cuốn “Bình đẳng giới ở Việt Nam” của Trần Thị Vân Anh Nguyễn Hữu Minh (chủ biên), NXB khoa học xã hội, Hà Nội, 2008: Tác phẩm nghiên cứu cơ bản về giới, gia đình và phụ nữ của Việt Nam; kết hợp nghiên cứu với đào tạo trong lĩnh vực giới, gia đình và phụ nữ… - Cuốn “Bình đằng giới trong pháp luật Việt Nam” của Đại sứ quán Phần Lan Hà Nội và các tác giả khác, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội, 2008: Tổ chức hợp tác quốc tế về nghiên cứu và đào tạo, trao đổi thông tin khoa học với các cơ quan trong nƣớc và nƣớc ngoài quản lý tƣ liệu, thƣ viện của Viện; xuất bản các ấn phẩm khoa học; phổ biến các kết quả nghiên cứu khoa học và các kiến thức khoa học về giới, gia đình và phụ nữ trong và ngoài nƣớc… * Nhóm công trình là những công trình ở các trung tâm nghiên cứu về phụ nữ nhƣ: 3 - Công trình “Gia đình Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nƣớc và vấn đề xây dựng con ngƣời” (2005) của PGS, TS Lê Thị Quý. Công trình này nghiên cứu rất sâu về những biến đổi trong đời sống gia đình Việt Nam. - Công trình “Đánh giá sự tiến bộ của phụ nữ từ 1985 - 1995” (1995), của PGS, TS Lê Thị Quý. Trong công trình này tác giả đã tìm hiểu rất kĩ về những tiến bộ của phụ nữ Việt Nam giai đoạn 1985 - 1995. - Công trình khoa học cấp nhà nƣớc về vai trò của phụ nữ trong gia đình: “Phụ nữ và bình đẳng giới ở Việt Nam” của GS Lê Thi. Trong nghiên cứu của mình, GS Lê Thi đã đề cập rất nhiều đến vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình. Từ vai trò quan trọng đó, GS Lê Thi đã vạch ra những giải pháp chủ yếu nhằm giải phóng phụ nữ. Là những luận văn, luận án bƣớc đầu nghiên cứu phụ nữ và gia đình theo phƣơng án tiếp cận giới. Đây cũng là tài liệu tham khảo vô cùng quý giá giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. * Nhóm công trình là báo, tạp chí: - “Con ơi về với mẹ” (2014) của Lê Nga, báo Thanh niên số 413, tr.49 - Lê Thi (2006), Vấn đề dân số và bình đẳng giới ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, (số 4). - Nguyễn Hữu Minh (2006), Bạo lực chồng đối với vợ ở Việt Nam trong những năm gần đây, Tạp chí Khoa học về phụ nữ... Tuy nhiên ở nƣớc ta hiện nay, một trong những vấn đề đang gây bức xúc trong dƣ luận là tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Đây là một vấn đề có tính chất phức tạp và đƣợc biểu hiện ở từng vùng miền, địa phƣơng trong cả nƣớc. Những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này ở từng địa phƣơng còn ít, những giải pháp đƣa ra còn chung chung chƣa mang tính khả thi. Vì vậy, việc tiếp tục có những nghiên cứu về lĩnh vực này là vẫn cần thiết và có ý nghĩa. 3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu Khóa luận tập trung nghiên cứu vấn đề: Bạo lực gia đình đối với phụ nữ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc từ 2008 đến nay. 4 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở những quan điểm lí luận về giải phóng phụ nữ, khóa luận đã làm rõ thực trạng và đƣa ra giải pháp khắc phục tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nhằm giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam nữ đáp ứng nhu cầu xây dựng Vĩnh Phúc giàu đẹp, văn minh. * Nhiệm vụ Để đạt đƣợc mục tiêu trên, khóa luận tập trung giải quyết những nhiệm vụ: - Trình bày hệ thống cơ sở lí luận về vấn đề bình đẳng giới, giải phóng phụ nữ. - Làm rõ thực trạng vấn đề bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. - Đƣa ra những giải pháp chủ yếu nhằm xóa bỏ tình trạng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình ở tỉnh Vĩnh Phúc. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phƣơng pháp: Lôgic - lịch sử, phân tích - tổng hợp, điều tra, so sánh... trên cơ sở sử dụng phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và phƣơng pháp luận duy vật lịch sử. 6. Đóng góp của đề tài Đề tài góp phần làm rõ thực trạng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình ở tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục, tiến tới xóa bỏ tình trạng này. 7. Kết cấu bài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận có kết cấu 3 chƣơng; 8 tiết. 5 Chƣơng 1 MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ BẠO LỰC ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TRONG GIA ĐÌNH 1.1. Một số khái niệm Gia đình là tế bào của xã hội - là tập hợp những ngƣời gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dƣỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền lợi giữa họ với nhau. Có thể nói, gia đình đƣợc coi là nơi bình yên nhất của con ngƣời, là nơi con ngƣời đƣợc choa sẻ và yêu thƣơng, là nơi tiếp sức cho con ngƣời có nghị lực để vƣợt qua những áp lực trong công việc và các thử thách hay khó khăn bên ngoài xã hội. Quan hệ gia đình giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, anh chị em với nhau là quan hệ tình cảm thiêng liêng và ấm áp. Từ trƣớc đến nay, gia đình luôn đƣợc coi là tổ ấm, là nơi thỏa mãn những nhu cầu tình cảm và vật chất của các thành viên, bảo vệ họ trƣớc những căng thẳng trong cuộc sống. Thế nhƣng, sự xuất hiện ngày càng mạnh mẽ của hiện tƣợng bạo lực gia đình, bất bình đẳng giới đã làm cho rất nhiều thành viên trong gia đình rơi vào trạng thái bất ổn, hạnh phúc của mỗi gia đình bị lung lay. Tình trạng bất bình đẳng giới trong gia đình đang còn tồn tại ở rất nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới trong đó có Việt Nam. Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu một số khái niệm cơ bản liên quan đến bạo lực gia đình và bất bình đẳng giới: 1.1.1. Bình đẳng và bình đẳng giới * Bình đẳng - Theo các từ điển Theo từ điển Tiếng Việt: “Bình đẳng là sự ngang nhau về quyền lợi và địa vị” [19;65]. 6 Theo từ điển Chủ nghĩa Xã hội khoa học: “Bình đẳng là những điều kiện và những khả năng ngang nhau đối với việc tự do phát triển năng lực và thoả mãn các nhu cầu của tất cả các thành viên trong xã hội, địa vị như nhau của mọi người trong xã hội. Bình đẳng được hiểu khác nhau trong các thời đại khác nhau” [22;10]. Theo từ điển Triết Học cho rằng: “Bình đẳng là khái niệm nói lên vị trí như nhau của con người trong xã hội, nhưng lại có một nội dung khác nhau trong những thời đại lịch sử khác nhau và ở những giai cấp khác nhau…Sự bình đẳng hoàn toàn chỉ được tạo ra dưới chủ nghĩa cộng sản. Nhưng sự bình đẳng của cộng sản chủ nghĩa không có nghĩa là một sự san bằng nào đó đối với tất cả mọi người, mà ngược lại, nó mở ra những khả năng vô hạn cho mỗi người tự do phát triển những năng lực và nhu cầu của mình, tương xứng với những phẩm chất và năng khiếu cá nhân”.[2] Nhƣ vậy, Bình đẳng là sự ngang bằng nhau về các cơ hội hoặc lợi ích đối với những cá nhân khác nhau trong một nhóm hoặc nhiều nhóm xã hội. - Bình đẳng giới Bình đẳng giới hay nói cách khác chính là bình đẳng nam nữ. Đó là ƣớc mơ, cũng chính là mục tiêu của nhiều quốc gia trong quá trình phát triển. Mỗi chúng ta đều biết, phụ nữ chiếm gần nửa dân số thế giới. Trong lịch sử đấu tranh của các dân tộc, họ đã có những đóng góp vô cùng to lớn để giành và giữ nền độc lập cho quê hƣơng, đất nƣớc... Trong lịch sử Việt Nam đã có biết bao nữ anh hùng hi sinh thân mình vì độc lập, tự do của Tổ quốc: Hai Bà Trƣng, Bà Triệu, Võ Thị Sáu,... Với tinh thần: “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” [5;12], họ đã chiến đấu ngoan cƣờng tới giây phút cuối cùng. Còn trong gia đình họ luôn là những ngƣời vợ, ngƣời mẹ đảm đang, chịu thƣơng, chịu khó... Mặc dù vậy, trên thực tế chƣa có nƣớc nào phụ nữ đƣợc hoàn toàn bình đẳng. Tình trạng này đặc biệt niều ở các nƣớc đang phát triển và chậm 7 phát triển. Giải phóng phụ nữ, thực hiện triệt để các quyền bình đẳng nam nữ, đó là mơ ƣớc từ bao đời và là mục tiêu đấu tranh của bao thế hệ phụ nữ. Trƣớc nguyện vọng cháy bỏng đó, Liên Hợp Quốc ngay từ khi thành lập đã quan tâm đến vấn đề bình đẳng nam nữ. Hiến chƣớng của Liên Hợp Quốc tuyên bố: “Các dân tộc hợp thành Liên Hợp Quốc kiên quyết khẳng định lại niềm tin vào các quyền cơ bản của con người, vào phẩm giá của con người, vào các quyền bình đẳng giữa các nước lớn cũng như nhỏ” [4;54], tiếp theo đó là hàng loạt các văn bản, điều khoản quy định về vấn đề này. Bất bình đẳng giới có nguồn gốc xâu xa trong lịch sử, nó xuất hiện ngay trong xã hội loài ngƣời từ khi có sự chuyển đổi từ chế độ mẫu hệ sang chế độ phụ hệ trên phạm vi toàn cầu và khi xác lập quyền tƣ hữu. Sự áp đặt về giới đã mang tính vô hình từ nhiều thế kỉ nay: “Có lẽ trong ba hình thức bất bình đẳng lớn nhất của lịch sử nhân loại (bất bình đẳng chủng tộc, bất bình đẳng giai cấp, bất bình đẳng giới) thì bất bình đẳng giới chính là nguồn gốc đích thực (về mặt lịch sử-xã hội) của mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu trong quan hệ vợ chồng. Những nhu cầu, lợi ích cá nhân không được đáp ứng trong hôn nhân dần dần trở thành xung đột xã hội, kéo theo nhưng hậu quả về mặt tiêu cực xã hội” [17;21]. Theo Giáo sƣ Lê Thi: “Những khác biệt về giới (sex) giữa người đàn ông và người đàn bà là những đặc điểm tự nhiên của cơ thể con người và chức năng của nó là bẩm sinh và không thay đổi” [24;83]. “Giới mà chúng ta xem xét ở đây là khái niệm khoa học ra đời từ môn nhân loại học, chỉ sự khác biệt gữa nam và nữ về mặt xã hội”. Từ đó, ta có thể hiểu về bình đẳng giới và đi đến kết luận: "Bình đẳng có nghĩa là các em gái đƣợc đến trƣờng học nhƣ các em trai, là các cơ hội đƣợc mở ra đối với phụ nữ, là các gia đình nghèo đƣợc hƣởng lợi từ các hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho các bà mẹ... Bình đẳng cũng có nghĩa là phụ nữ hoàn 8 toàn có quyền tham gia vào các hoạt động chính trị và ra quyết định... Binh fđẳng là một quyền con ngƣời đối với phụ nữ mà có thể cải thiện cuộc sống cho tất cả mọi ngƣời... Bình đẳng góp phần chấm dứt nghèo nàn. Bình đẳng là một ƣu tiên của công cuộc phát triển... là nền tảng của phát triển" (Liên Hợp Quốc 2005) [4;20]. Những quan điểm về vấn đề bình đẳng giới đó, trƣớc sự biến đổi hàng ngày, hàng giờ của nền kinh tế thị trƣờng mang tính toàn cầu hóa, Nó đƣợc thể hiện khác nhau ở từng quốc gia, dân tộc, khu vực và cũng có sự khác nhau giữa các tỉnh, thành trong cả nƣớc Việt Nam. 1.1.2. Bạo lực và bạo lực gia đình *Bạo lực Theo từ điển Tiếng Việt: “Bạo lực là một giai cấp (một nhóm chính trị xã hội) nào đó áp dụng những hình thức cưỡng bức và tước đoạt” [19;41]. Theo từ điển Chủ nghĩa Xã hội khoa học: “Bạo lực là một giai cấp (các nhóm chính trị xã hội) nào đó áp dụng những hình thức cưỡng bức khác nhau, kể cả sự tác động vũ trang đối với các giai cấp (các nhóm chính trị xã hội) khác nhau nhằm mục đích giành lấy hoặc duy trì sự thống trị về kinh tế, chính trị, những quyền hay đặc quyền khác nhau, đặc lợi” [22; 41]. Theo tạp chí khoa học về phụ nữ: “Bạo lực trong gia đình là tệ ngược đãi phụ nữ và trẻ em, là hiện tượng có tính phổ biến trong mọi tầng lớp dân cư, xảy ra trên mọi vùng miền” [4;3]. Theo “Tuyên ngôn về loại trừ bạo lực chống lại phụ nữ” do Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua năm 1993: “Bạo lực là bất kì hành động nào dựa trên cơ sở giới dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến những tổn thất về thân thể, tình dục, tâm lí hay những đau khổ về phụ nữ, bao gồm sự đe dọa, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tùy tiện sự tự do (của phụ nữ), bất kể trong đời sống riêng tư hay cộng đồng” [4;3]. Nhƣ vậy, bạo lực ngày nay không chỉ là dùng bạo lực làm tổn thƣơng thân thể, gây thƣơng tích, tàn tật mà còn là sự lăng nhục về tinh thần, là sự 9 xúc phạm danh dự và nhân phẩm ngƣời khác đến mức có thể gây ra những “sang chấn tâm lý” - tức là bạo hành bằng tinh thần cũng có thể cấu thành tội phạm hình sự. Bạo lực trong gia đình là một trở ngại cho sự bình đẳng và là sự vi phạm không thể chấp nhận đƣợc đối với nhân phẩm con ngƣời. Nó cần đƣợc ngăn chặn vì nó tác động đến khoảng 20% - 50% toàn bộ phụ nữ trên thế giới. Các nhà nghiên cứu đã phân ra bạo lực trong gia đình thành hai dạng: bạo lực nhìn thấy đƣợc và bạo lực không nhìn thấy đƣợc Bạo lực nhìn thấy được thƣờng là các hành vi về thể chất nhƣ đánh đập, cƣỡng bức tình dục, sử dụng vũ khí hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, kể cả việc sử dụng vũ lực vào ý muốn sử dụng các biện pháp tránh thai của ngƣời vợ. Bạo lực không nhìn thấy được bao gồm việc sỉ nhục, chửi bới, đay nghiến, thờ ơ, lãnh đạm. Ngoài ra, còn có nhiều cách phân loại khác nhƣ: bạo lực thể xác, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục, bạo lực kinh tế... Trong xã hội, không phải mọi tầng lớp nhân dân đều nhận thức đƣợc vấn đề này. Một bộ phận ngƣời dân vẫn thừa nhận bạo lực gia đình là cần thiết để duy trì trật tự, ổn định trên dƣới. Họ cho rằng nhƣ thế mới giữ đƣợc nề nếp, gia phong. Chính nhận thức đó đã tạo điều kiện cho bạo lực trong gia đình có xu hƣớng gia tăng. * Bạo lực gia đình - Khái niệm: Có nhiều định nghĩa khác nhau về bạo lực gia đình: Luật gia đình định nghĩa “Bạo lực trong gia đình” bao gồm những hành vi hay các mối đe dọa của một ngƣời nhắm vào một thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản của họ. Bạo lực gia đình là ngƣợc đãi bằng tình cảm, thể xác hay tình dục của thành viên gia đình bằng một thành viên khác (J. hon J, Macionis, 2004). 10 Bạo lực gia đình là hành vi tấn công của một ngƣời (thƣờng là ngƣời đàn ông) đối với ngƣời khác có quan hệ tình cảm với họ bằng cách dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để kiểm soát ngƣời khác (Domestic ViolenceMagazinen Violence in the family, Australia, 1996). Bạo lực gia đình là những hành vi gây nên những tổn thƣơng về vật chất hoặc tinh thần hoặc các thiệt hại về tài sản giữa các thành viên trong gia đình (Luật đặc biệt về trừng phạt hành vi bạo lực gia đình của Hàn Quốc). Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình (Luật phòng, chống bạo lực gia đình của Việt Nam). Nhƣ vậy, bạo lực gia đình đối với phụ nữ: là bạo lực giữa nam giới và phụ nữ, trong đó nạn nhân thƣờng là phụ nữ và nó bắt nguồn từ các mối quan hệ bất bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ. - Đặc điểm Tính xã hội của bạo lực gia đình không chỉ thể hiện ở sự phổ biến và bản chất bất bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới trong quan hệ gia đình và xã hội, mà còn ở hậu quả xã hội nghiêm trọng của bạo lực gia đình. Bạo lực gia đình đe doặ ổn định của gia đình và gây ảnh hƣởng tiêu cực đến tất cả các thành viên trong gia đình, đẩy trẻ em vào môi trƣờng sống nhiều xung đột, thiếu hạnh phúc. Bạo lực gia đình cũng ảnh hƣởng tới sự an toàn , lành mạnh của cộng đồng và trật tự của xã hội. Nó có tác động tiêu cức tới nền kinh tế do là mất hiệu quả lao độngcủa nạ nhân trong thời gian nghỉ ốm và tốn những chi phí về điều trị y tế... Do vậy, phòng chông bạo lực gia đình là trách nhiệm của cả cộng đồng và toàn xã hội. - Phân loại Qua một số định nghĩa và tình hình thực tiễn về bạo lực gia đình, ta có thể hiểu hành vi bạo lực gia đình bao gồm: 11 - Thứ nhất, Bạo lực về thân thể: là những hành vi bạo lực mà ngƣời gây ra bạo lực thƣờng sử dụng sức mạnh cơ bắp hoặc công cụ gây nên sự đau đớn về thân thể đối với nạn nhân. Bao gồm: đối xử tồi về thể chất: cấm đoán, kiểm soát, xô đẩy thô bạo, đánh đập... và bạo lực/ lạm dụng tình dục: là cƣỡng bức, ép buộc phụ nữ phải làm những công việc liên quan đến tình dục trái với mong muốn của họ... - Thứ hai, Bạo lực tinh thần/ tình cảm: là những hành vi nhằm hành hạ tâm lí và những lời nói sỉ nhục, đe dọa, lãng quên hay không quan tâm... Những hành vi này không dễ phát hiện và pháp luật khó can thiệp. Bao gồm: đe dọa, hăm dọa: bằng cách nhìn chằm chằm hoặc bằng các hành động, lời nói với tính chất đe dọa hoặc khiêu khích... và gán nhãn: là gán cho phụ nữ những từ thiếu tôn trọng: ngu, điên rồ, vô dụng.... - Thứ ba, Bạo lực tình dục: là các hành vi gây tổn thƣơng về tình dục đối với phụ nữ và trẻ em. Bao gồm các hành vi nhƣ:cƣỡng ép quan hệ tình dục, quấy rối tình dục, mua bán phụ nữ và trẻ em … - Thứ tƣ, bạo lực kinh tế: là các hành động hoặc quyết tâm thực hiện các hành động để phụ nữ phụ thuộc về tài chính, bao gồm: chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hƣ hỏng tài sản riêng của các thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên,… - Thứ năm, Bạo lực thế hệ: là một hình thức bạo lực bao gồm nhiều thế hệ nhƣ: chồng - vợ, bố - con, ông - cháu, cháu - bà,…bao gồm các hành vi đánh đập, đe dọa, khiêu khích…hoặc hành hạ về mặt tinh thần… - Thứ sáu, Bạo lực giới: đƣợc dùng để chỉ các hành vi chống lại phụ nữ vì giới tính của họ. Sở dĩ chúng ta sử dụng từ “bạo lực giới” vì đa số nạn nhân là phụ nữ và đa số ngƣời sử dụng bạo lực là nam giớigần gũi, thân thiết với nạn nhân. 12 1.2 Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về bình đẳng giới Nền tảng lí luận của quan niệm về bình đẳng giới xuất phát từ các nghiên cứu của Mác và Ph.Ăngghen về gia đình và chế độ tƣ hữu trong thời kì tƣ bản chủ nghĩa. Quan điểm của các ông không chỉ đánh giá một cách khác quan và khoa học về những nguyên nhân dẫn đến sự lệ thuộc của ngƣời phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội mà còn gợi ra những hƣớng đi căn bản để giải phóng phụ nữ. Trên cơ sở lí luận của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, vấn đề bình đẳng giới đã đƣợc Đảng ta coi trọng ngay từ những ngày đầu thành lập. Luận cƣơng chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng đƣợc thông qua tại Hội nghị Trung ƣơng lần thứ nhất (tháng 10 năm 1930) đã nêu: nam nữ bình quyền là một trong những nhiệm vụ của cách mạng Đông Dƣơng. Đảng và nhà nƣớc ta cụ thể hoá đề ra nhiều chủ trƣơng, chính sách, chƣơng trình tạo điều kiện để phụ nữ tham gia vào công tác xã hội. Nghị quyết số: 04NQ/TW, ngày 12/7/1993 của Bộ chính trị ban hành về “Đổi mới và tăng cƣờng công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới”; Chỉ thị số: 37-CT/TW ngày 16/5/1994 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng về “Một số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới”. Từ những quan điểm chỉ đạo trên, trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, có nêu: “Thiết thực chăm lo sự bình đẳng về giới, sự tiến bộ của phụ nữ”. Thủ tƣớng Chính phủ đã ký quyết định số: 19/2002/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lƣợc quốc gia vì sự tiến bộ phụ nữ đến năm 2010” và Nghị định số:19/2003/NĐ-CP ngày 7/3/2003 của Chính phủ: Quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nƣớc trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho Hội phụ nữ tham gia quản lý nhà nƣớc về các vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ, trẻ em. Trong Chiến lƣợc quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010, Chính phủ đã đề ra mục tiêu 13 tổng quát về bình đẳng giới: “Nâng cao chất lƣợng đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ, tạo mọi điều kiện cần thiết để thực hiện các quyền cơ bản của phụ nữ, để họ tham gia và hƣởng lợi đầy đủ và bình đẳng trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội”. Từ mục tiêu tổng quát đƣợc cụ thể hoá thành các mục tiêu cụ thể cho từng lĩnh vực, trong đó có mục tiêu “Nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động của phụ nữ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội” để tăng số lƣợng phụ nữ đƣợc giới thiệu và bầu vào các cơ quan dân cử, tham gia lãnh đạo, quản lý, ở các cấp các ngành trong cả nƣớc… Xuyên suốt quan điểm của Đảng về vấn đề phụ nữ là những luận điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò của phụ nữ, về nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam và các biện pháp tiến tới bình đẳng giới. Một trong những luận điểm quan trọng về giải phóng phụ nữ là phụ nữ đƣợc nhìn nhận nhƣ một lực lƣợng của cách mạng, lực lƣợng lao động to lớn để xây dựng chủ nghĩa xã hội: “Phải đặc biệt chú ý đến sức lao động của phụ nữ, phụ nữ là đội quân lao động rất đông” [27;64]. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vấn đề bình đẳng giới không chỉ là những nội dung lí luận quan trọng mà còn là những gợi ý cụ thể về các biện pháp nhằm xây dựng các mối quan hệ bình đẳng giữa giới trong gia đình và xã hội. Các ý kiến của Bác đặc biệt còn giữ nguyên giá trị đối với các vấn đề hôm nay về quan niệm bình đẳng và con đƣờng đi tới bình đẳng. Bác cho rằng: “Nhiều người lầm tưởng đó là một việc dễ, chỉ hôm nay anh nấu cơm, rửa bát, quét nhà, hôm sau em quét nhà, nấu cơm, rửa bát thế là bình đẳng, bình quyền. Lầm to! Đó là một cuộc cách mạng to và khó. Vì trọng trai, khinh gái là một thói quen mấy nghìn năm để lại. Vì nó ăn sâu vào óc của mọi người, mọi gia đình, mọi tầng lớp xã hội. Vì không dùng vũ lực mà đấu tranh được” [27;31]. Vậy đối tƣợng của cuộc đấu tranh này là gì? Bác nhấn mạnh: “...Giải 14 phóng người đàn bà đồng thời phải tiêu diệt tư tưởng phong kiến, tư tưởng tư sản trong người đàn ông” [11;499]. Rõ ràng là, nếu các biện pháp tiến tới bình đẳng nam nữ chỉ dừng lại hoặc chỉ tập trung vào việc giáo dục và động viên giới nữ nói chung và từng nhóm phụ nữ nói riêng thì chƣa đủ. Mục tiêu không kém phần quan trọng trọng cuộc đấu tranh này là thay đổi nhận thức, khắc phục định kiến và tƣ tƣởng coi thƣờng phụ nữ ở nam giới. Về phƣơng pháp đấu tranh nhằm giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới, Bác chỉ rõ là không thể dùng vũ lực và lĩnh vực khó khăn nhất của sự nghiệp này là phấn đấu đạt bình quyền, bình đẳng trong gia đình.... Nhƣ vậy, quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về bình đẳng giới thể hiện một cách rõ ràng mục tiêu cần đạt cũng nhƣ phƣơng thức và biện pháp cần có để thực hiện bình quyền và bình đẳng. Đây là một trong những nội dung tƣ tƣởng Hồ Chí Minh cần đƣợc cán bộ Đảng viên và các cấp các ngành nhận thức một cách đầy đủ và vận dụng một cách linh hoạt và sâu sắc hơn nữa trong giai đoạn hiện nay của cách mạng Việt Nam. Nhƣ chúng ta đã thấy, trong các chủ trƣơng của Đảng và chính sách của Nhà nƣớc, đã có rất nhiều biện pháp cụ thể để thực hiện quyền giải phóng và bình đẳng cho phụ nữ. Nhƣng còn có quá ít những văn bản cụ thể cùng các biện pháp thực tế để từng bƣớc thủ tiêu tƣ tƣởng phong kiến, tƣ tƣởng tƣ sản trong ngƣời đàn ông. Do thực tiễn nƣớc ta còn nghèo, còn nhiều khó khăn và trở ngại trong việc thực hiện các chính sách về cán bộ nữ ở nhiều cấp ủy Đảng và quản lý Nhà nƣớc; hiện tƣợng bạo lực gia đình đối với phụ nữ… Nhƣ vậy, tƣ tƣởng của chủ tịch Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Viêt Nam là sự nối tiếp và cụ thể hóa các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về bình đẳng giới. Và quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh cho ta thấy tính chất lâu dài và khó khăn của cuộc đấu tranh vì quyền bình đẳng 15 và sự cần thiết phải tập trung vào việc thay đổi nhận thức xã hội, giải phóng phụ nữ và xóa bỏ tƣ tƣởng phong kiến, tƣ sản của đàn ông. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giải phóng phụ nữ và thực hiện nam nữ bình đẳng là cơ sở lí luận, là nền tảng tƣ tƣởng để Đảng và Nhà nƣớc ta đề ra phƣơng hƣớng, giải pháp, nhằm xóa bỏ triệt để tình trạng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình. 16 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG BẠO LỰC ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TRONG GIA ĐÌNH Ở VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 2.1. Khái quát về tình hình tỉnh Vĩnh Phúc Vĩnh Phúc - cửa ngõ Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội, thuộc vùng Châu thổ sông Hồng là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Phía Tây Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang; Phía Đông Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên; Phía Đông Nam giáp Thủ đô Hà Nội; Phía Nam giáp tỉnh Hà Tây; Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ. Vĩnh Phúc nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm 24,20C, diện tích tự nhiên khoảng 1.371 km2, dân số gần 1, 2 triệu ngƣời. Tỉnh có 152 xã, phƣờng, thị trấn thuộc 9 đơn vị hành chính gồm: thành phố Vĩnh Yên (là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh), thị xã Phúc Yên và 7 huyện là Mê Linh, Bình Xuyên, Yên Lạc, Vĩnh Tƣờng, Tam Dƣơng, Tam Đảo, Lập Thạch. Trong những năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng và Nhà nƣớc lãnh đạo, toàn tỉnh đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực: kinh tế tăng trƣởng cao, các lĩnh vực văn hóa xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, an ninh chính trị đƣợc giữ vững, đời sống của nhân dân nói chung, phụ nữ nói riêng đƣợc cải thiện và ngày càng đƣợc nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần với những kết quả cụ thể (Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc: Báo cáo: Tình hình kinh tế - xã hội năm 2013 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014):  Tình hình kinh tế: Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản năm 2013 vƣợt qua khó khăn, tăng trƣởng khá so với năm 2012. 17 - Trong nông nghiệp: Vƣợt qua khó khăn tiếp tục phát triển và đạt nhiều kết quả khá. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi đƣợc chuyển đổi phù hợp với quy hoạch, đề án và các dự án của ngành. Trong những năm gần đây, các cấp lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc rất chú trọng đến phát triển nông nghiệp, tạo việc làm cho nhiều lao động. - Trong sản xuất công nghiệp: năm 2013 có sự tăng trƣởng khá so với năm 2012 ở tất cả các khu vực: khu vực Nhà nƣớc tăng 11,6%, ngoài Nhà nƣớc tăng 7,8%, khu vực FDI tăng 12%. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh năm 2010) tăng 11,3% so với năm 2012 và bằng 106,4% kế hoạch. Giá trị sản xuất ngành Xây dựng (theo giá so sánh năm 2010) giảm 0,6% so với năm 2012. - Trong dịch vụ năm 2013 hầu hết các ngành dịch vụ có sự tăng trƣởng so với năm 2012 nhƣng vẫn còn ở mức thấp. Trong hoạt động thƣơng mại thì thị trƣờng hàng hóa và dịch vụ cơ bản đƣợc ổn định, công tác quản lí thị trƣờng đƣợc tăng cƣờng. Hoạt động xuất khẩu tăng cao mặc dù kinh tế trong và ngoài nƣớc vẫn gặp nhiều khó khăn, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1.031 triệu USD tăng 54,9% so với cùng kỳ năm 2012 và bằng 125,9% kế hoạch. Dịch vụ vận tải gặp nhiều khó khăn nhƣng doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải tăng 12,6% so với năm 2012. Tổng doanh thu du lịch đạt 776,1 tỉ đồng, tăng 3% so với năm 2012. - Trong đầu tƣ phát triển: năm 2013 đƣợc đẩy mạnh, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội đƣợc tăng cƣờng, bộ mặt đô thị và nông thôn ngày càng đƣợc đổi mới. Ƣớc tính tổng vốn đầu tƣ xã hội năm 2013 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đạt 14,211 tỉ đồng, tăng 0,4% so với năm 2012 và đạt 106,1% so với kế hoạch.  Tình hình chính trị Vấn đề quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội đƣợc đảm bảo. Lực lƣợng công an đã triển khai đồng bộ các biện pháp nắm chắc tình hình, chủ động thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo an ninh, chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc đƣợc đẩy mạnh, duy trì. 18  Tình hình văn hóa - xã hội: - Sự nghiệp giáo dục, khoa học công nghệ, văn hóa xã hội, y tế có bƣớc chuyển biến đáng kể về quy mô và chất lƣợng đào tạo. Đầu tƣ cho giáo dục đào tạo đƣợc chú trọng, quy mô giáo dục ngày càng đƣợc mở rộng, chất lƣợng giáo dục ngày càng ổn định ở mức cao. - Khoa học công nghệ - tài nguyên và môi trƣờng tiếp tục đƣợc quan tâm, góp phần thiết thực phục vụ sản xuất và đời sống: + Các đề tài, dự án bƣớc đầu đã đổi mới theo hƣớng tập trung, lấy hiệu quả thực tế làm tiêu chí đánh giá và tuyển chọn. +Tiềm lực khoa học công nghệ bƣớc đầu đƣợc tập trung đầu tƣ vào các lĩnh vực y tế, giáo dục, đào tạo nghề để nâng cao hiệu quả đầu tƣ. + UBND tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành tăng cƣờng quản lí nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn. + Công tác quản lý khai thác khoáng sản có nhiều chuyển biến tích cực. + Quản lí nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng tiếp tục đƣợc chú trọng, việc triển khai các chƣơng trình, dự án về môi trƣờng đƣợc đẩy mạnh ở cả khu vực đô thị và gắn với việc xây dựng nông thôn mới. - Hoạt động văn hóa - thể thao,phát thanh và truyền hình đƣợc duy trì, ổn định và phát triển. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân và phòng chống dịch bệnh đƣợc quan tâm thƣờng xuyên. - Tuy nhiên, bên cạnh đó còn những vấn đề bức xúc mà xã hội chƣa ngăn chặn kịp thời: giáo dục đào tạo còn hạn chế, đời sống một bộ phận nhân dân còn khó khăn, kết quả giảm nghèo chƣa thật bền vững và có nguy cơ tái nghèo... Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đang trên đà chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phấn đấu để trở thành tỉnh công nghiệp. Chính vì vậy, đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân Vĩnh Phúc ngày càng đƣợc nâng cao. Tuy nhiên, Vĩnh Phúc vốn là một tỉnh thuần nông, chịu ảnh hƣởng của tƣ tƣởng văn hóa Nho giáo, Phật giáo. Nên những tàn dƣ của hệ tƣ tƣởng phong kiến vẫn còn tồn tại ở nhiều địa phƣơng, trong nhiều gia 19 đình. Vì vậy, phụ nữ Vĩnh Phúc, nhất là phụ nữ ở các thôn, còn chịu nhiều thiệt thòi cả về vật chất lẫn tinh thần, còn phải chịu sự bất bình đẳng nam nữ trong gia đình và trong mọi lĩnh vực của cuộc sống 2.2. Thực trạng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình 2.2.1 Thực trạng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình ở tỉnh Vĩnh Phúc Ở Việt Nam nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng, tình trạng ngƣợc đãi phụ nữ và trẻ em nữ trong gia đình không phải là vấn đề mới xuất hiện. Đến nay tình trạng này chƣa đƣợc xóa bỏ mà còn có xu hƣớng tăng. Mặc dù đã có sự ngăn chặn khá cƣơng quyết của pháp luật, chính quyền và các đoàn thể nhƣng thực tế thì cộng đồng dân cƣ không phải cặp vợ chồng nào sống cũng hoàn toàn hạnh phúc. Bạo lực gia đình khi thì lén lút, lúc thì công khai đã và đang phá vỡ hạnh phúc của nhiều gia đình nhất là những cặp vợ chồng trẻ. Vì vậy việc đấu tranh nhằm ngăn chặn tiến tới xóa bỏ hoàn toàn các hành vi bạo lực gia đình đối với phụ nữ là điều cấn thiết. Nghiên cứu hành vi bạo lực gia đình đối với phụ nữ, các nhà khoa học chỉ ra có các hình thức bạo lực sau: - Thứ nhất: Bạo lực về thể chất là các hành vi đánh đập, tát, dùng vũ lực, tạt axít, hành hạ chửi rủa hay hắt hủi ngƣời phụ nữ khi họ không sinh đƣợc con trai, ngƣời chồng đòi lấy vợ hai, cố ý xâm hại đến sức khỏe, tính mạng của các thành viên trong gia đình... Theo số liệu thống kê của Công an tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, qua điều tra thu thập thống kê của các huyện, thành thị báo cáo. Từ năm 2008 đến tháng 6 năm 2011 toàn tỉnh có 3298 vụ án về ly hôn đƣợc ghi nhận thì có tới hơn 40% tổng số vụ liên quan đến bạo lực gia đình. Có 666 vụ liên quan đến bạo lực về thể xác nhƣ đánh đập, hành hạ...bị xử lí hành chính và phải ra tòa ly hôn; có 8 vụ nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng bị truy tố trách nhiệm hình sự. . So sánh cho thấy vấn đề ly hôn liên quan đến bạo lực gia đình ngày càng gia tăng (năm 2008: 764 vụ; năm 2009: 891 vụ; năm 2010: 979 vụ; 6 tháng đầu năm 2011: 682 vụ). 20 Theo số liệu thống kê của Công an tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, qua điều tra thu thập thống kê của các huyện, thànhthị báo cáo. Từ 2009 đến nay Vĩnh Phúc có 2099 (tính đến tháng 6 năm 2013) liên quan đến bạo lực gia đình. Trong đó có 1241 vụ bạo lực về thể xác nhƣ đánh đập, hành hạ...; 672 vụ bạo lực về tinh thần nhƣ chửi bới, lăng mạ...; 36 vụ bạo lực về tình dục nhƣ cƣỡng ép quan hệ tình dục...; 150 vụ bạo lực về kinh tế... Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa tỉnh, trong 5 năm (2008 - 6/2013) toàn tỉnh có 2099 vụ bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình. Trong đó có 1241 vụ bạo lực thân thể đối với phụ nữ. Cụ thể con số đó nhƣ sau: Tổng số vụ bạo lực gia đình Hình thức bạo lực Tổng 6 STT Huyện, thành, thị Năm Năm Năm Năm 2009 2010 2011 2012 tháng đầu năm Thân Tinh Tình Kinh số Thể thần dục tế CLB 2013 1. Vĩnh Tƣờng 22 29 28 27 31 102 35 0 0 16 2. Yên Lạc 29 35 50 87 69 162 64 7 37 32 3 Tam Dƣơng 54 56 48 92 21 115 135 2 19 3 4 Tam Đảo 76 88 132 102 64 384 66 7 5 5 5 Lập Thạch 30 12 37 33 30 69 55 0 18 17 6 Sông Lô 26 26 30 33 13 65 53 0 10 13 7 Bình Xuyên 24 17 38 121 47 197 115 8 27 13 8 Vĩnh Yên 4 7 10 20 3 15 22 3 4 10 9 Phúc Yên 11 6 24 120 137 132 127 9 30 2 Tổng số 276 276 497 635 415 1241 672 36 150 111 Nguyên nhân chủ yếu là do nghiện rƣợu bia, ma túy, cờ bạc, do ghen tuông tình ái, do thiếu việc làm, gia trƣởng áp đặt, bất bình đẳng giới, mâu 21 thuẫn xung đột giữa các thành viên trong gia đình nhƣ: chì triết, chửi rủa, cô lập, xua đuổi, thậm chí là đánh đập lẫn nhau... mà dẫn tới ly hôn. Vĩnh Phúc với đặc thù là vùng đất vốn thuần nông, mấy năm trở lại đây mới bắt đầu phát triển công nghiệp, do đó những ảnh hƣởng của truyền thống xƣa, những tập tục lạc hậu vẫn còn tồn tại trong tƣ tƣởng mỗi con ngƣời Vĩnh Phúc. Việc nhận thức về bạo lực gia đình còn chƣa đúng đắn, với họ thì khái niệm bạo lực gia đình vẫn là một khái niệm mới và đƣợc ít ngƣời quan tâm, biết đến. Nạn nhân của bạo lực gia đình chủ yếu là phụ nữ, còn những ngƣời nam giới thì có xu hƣớng phủ nhận tình trạng này tại địa phƣơng hay tại gia đình họ. Nguy hiểm hơn đa số nạn nhân của bạo lực gia đình lại im lặng không lên tiếng và âm thầm chịu đựng. Chỉ khi nào nghiêm trọng đến tính mạng thì chị em mới nói ra nỗi khổ nhục mà mình phải chịu, chẳng hạn nhƣ: vào ngày 25/3/2012 trƣờng hợp bà Nguyễn Thị Tung (73 tuổi) ở thông An Khang (xã Yên Thạch, Sông Lô, Vĩnh Phúc) bị con trai bạo hành mới bị phát giác. Đã từng có một vợ và ba con nhƣng do tính vũ phu, tàn bạo mà Nguyễn Văn Xuân (sinh năm 1966 con trai bà Tung) đã phá vỡ hạnh phúc của gia đình mình khiến vợ bỏ về nhà mẹ đẻ, còn bản thân thì trở về sống “tầm gửi“ mẹ già. Một lần sau khi đi uống rƣợu về Xuân phát hiện lồng chim 4 con thì xổng mất 3, sẵn có ma men trong máu Xuân ra sức chửi bới và lao vào đánh bà Tung. Khi đƣợc hàng xóm phát hiện và can ngăn thì Xuân vẫn cứng đầu: “Không phận sự của các ngƣời. Hôm nay, tôi phải cho bà ấy đòn quyết định „. Đã nhiều lần bà Tung định làm đơn lên cơ quan chức nhờ can thiệp, giải quyết nhƣng nghĩ thƣơng con bà lại thôi. Tối ngày 23/6/2012 vừa qua, tại huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc lại thêm một vụ án mạng đau lòng: Cháu nội dùng đòn gánh đánh chết bà nội. Vì biết bà nội khuyên bạn gái không nên yêu và lấy mình, Tứ (tên ngƣời cháu) đã tuyên bố rằng: “Tao sẽ đánh chết bà vì nói xấu tao“ trong lúc say. Nói là 22 làm, Tứ về nhà tìm đòn gánh rồi đánh mạnh vào vùng đầu bà nội, khiến bà gục ngã tại chỗ. Chƣa dừng lại ở đó, hắn còn đánh liên tiếp vào vùng ngực, đánh gãy tay cụ, chỉ đến khi mọi ngƣời phát hiện và đƣa cụ đi cấp cứu. Nhƣng, do tuổi cao sức yếu không chịu đựng đƣợc trận đòn roi tàn bạo của đứa cháu nội, bà cụ đã tử vong trên đƣờng đến bệnh viện. Nghiêm trọng hơn là vụ bạo hành kinh hoàng mà chị Lê Thị Lý ở phƣờng Hùng Vƣơng, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc phải gánh chịu. Vụ việc bị phát hiện đã khiến dƣ luận không khỏi phẫn nộ, bàng hoàng và bức xúc với hành vi vũ phu của Nguyễn Tiến Thịnh (chồng chị Lý). Do hoàn cảnh khó khăn chị Lý phải sang Angola làm ăn và đầu năm 2011 thì trở về nƣớc và phát hiện chồng mình và một ngƣời bạn học cũ tên An có quan hệ tình cảm. Vì bức xúc trƣớc chuyện chƣớng tai gai mắt này mà chị Lý và bạn của mình đã có những hành động „“dằn mặt„ tình địch. Sau đó, vì cho rằng chị Lý đã làm mất sĩ diện của chồng, nên Thịnh đã chút “cơn mƣa đòn“ lên ngƣời vợ. Cay đắng hơn sự việc này lại diễn ra ngay trƣớc mắt đứa con gái 4 tuổi của chị Lý. Đến ngày 16/11/2011 Thịnh đã khai nhận toàn bộ vụ đánh vợ dã man và một số hành vi nhẫn tâm khác vào đêm ngày 19 và 20/10 để dẫn đến thƣơng tích 17% của vợ là Lê Thị Lý. Đó là những vụ bạo lực gia đình nghiêm trọng đƣợc pháp luật can thiệp, còn những vụ bạo lực nhìn thấy đƣợc nhƣ thâm tím mặt mày, tát, đấm,... thì cơ quan chính quyền tuy biết nhƣng không làm gì đƣợc vì nhận thức của những nạn nhân này là chƣa hiểu đƣợc những hành vi đó là bạo lực và chƣa thấy hết đƣợc hậu quả của nó, họ coi đó là việc bình thƣờng nên gây khó khăn cho việc đấu tranh, ngăn chặn bạo lực trong gia đình nhất là bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ. - Thứ hai, Bạo lực tinh thần/ tình cảm: là những hành vi xúc phạm tâm lí, tình cảm, tinh thần ngƣời khác, đƣợc biểu hiện dƣới các dạng: nhìn bên 23 ngoài rất khó phát hiện làm cho phụ nữ khổ sở về tâm lí, tinh thần, hay đay nghiến, chì chiết do phụ nữ không làm ra tiền, phải phụ thuộc vào chồng; phụ nữ bị bắt phải làm việc lấy tiền cho chồng đánh bạc; lúc vợ có lỗi lầm thì chửi đánh vợ, gia đình vợ hoặc di vợ sức khỏe yếu không đáp ứng đƣợc nhu cầu tình dục của chồng... - Thứ ba, bạo lực tình dục: là các hành vi gây tổn thƣơng về tình dục đối với phụ nữ và trẻ em nữ. Bao gồm các hành vi nhƣ: cƣỡng ép quan hệ tình dục, quấy rối tình dục, mua bán phụ ữn và trẻ em,... Loại bạo lực này còn tiềm ẩn ở Vĩnh Phúc, đó là sự ép buộc vợ quan hệ tình dục ngoài ý muốn. Nó gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với phụ nữ. Tuy nhiên, dạng bạo lực này không mấy ai biết, quan tâm và chú ý đến vì nó đã đƣợc bọc trong một lớp vỏ chắc chắn đó là: “quan hệ tình cảm“ giữa hai vợ chồng. Thêm vào đó đây lại là một vấn đề tế hị nên chị em thƣờng giấu giếm không nói cho ai biết. Chính vì điều này đã làm cho bạo lực về tình dục ngày một phát triển và gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với phụ nữ. Theo số liệu thống kê của Công an tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, qua điều tra thu thập thống kê của các huyện, thành thị báo cáo. Từ 2009 đến nay Vĩnh Phúc có 2099 (tính đến tháng 6 năm 2013) liên quan đến bạo lực gia đình. Trong đó có 1241 vụ bạo lực về thể xác nhƣ đánh đập, hành hạ...; 672 vụ bạo lực về tinh thần nhƣ chửi bới, lăng mạ...; 36 vụ bạo lực về tình dục nhƣ cƣỡng ép quan hệ tình dục...; 150 vụ bạo lực về kinh tế... Thứ tƣ, Bạo lực kinh tế: là các hành động hoặc quyết tâm thực hiện các hành động để phụ nữ phải phụ thuộc về tài chính, bao gồm: chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá hoặc có các hành vi khác cố ý làm hƣ hỏng tài sản riêng của các thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên... Ngoài ra, Vĩnh Phúc còn rất nhiều dạng bạo lực khác làm tổn thƣơng đến ngƣời phụ nữ nhƣ: Bạo lực thế hệ, bạo lực giới,... Theo số liệu thống kê của Công an, Tòa án nhân dân tỉnh, 6 tháng đầu năm 2011 cho thấy toàn tỉnh có 24 682 vụ ly hôn trong đó có trên 48% số vụ trong đó có liên quan đến bạo lực. Trƣớc đây, đa phần mọi ngƣời đều cho rằng: phục vụ vô điều kiện cho nam giới là “chức năng“, là “nhiệm vụ“, là “sự hi sinh“, nhƣờng nhịn của những ngƣời phụ nữ trong gia đình. Điều này bắt nguồn từ kết quả của chế độ phụ quyền tồn tại hàng nghìn năm, tƣ tƣởng phong kiến ăn sâu vào tâm lí những ngƣời phụ nữ... Một số phụ nữ còn cho rằng: “phụ nữ nên nhẫn nhục chịu đựng chồng, thậm chí còn phải chấp nhận bị bạo lực nếu cảm thấy mình có lỗi, không nên kêu ca phần nàn, không nhờ đến bất cứ một sự can thiệp của ngƣời nhà cũng nhƣ các tổ chức xã hội“. Bạo lực gia đình xảy ra nhiều ở độ tuổi 30 - 40 và dƣới nhiều mức độ khác nhau. Nhiều cặp vợ chồng đã kết hôn tiết lộ họ đã từng trải qua một trong những hình thức bạo lực gia đình nhƣ bị đánh, mắng, nhục mạ... Trong đó hình thức bạo lực tinh thần chiếm tỉ lệ khá cao 61,3%... Bảng: Kết quả khảo sát các hình thức bạo lực gia đình Hình thức BLGĐ Tỷ lệ % Bạo lực thân thể: đánh đập, đấm, đá, hành hạ,... 19,5 Bạo lực tinh thần: chửi mắng, nhiếc móc, cấm đoán quan hệ 61,3 với mọi ngƣời xung quanh... Bạo lực tình dục: cƣỡng ép quan hệ tình dục, cƣỡng ép vợ đẻ 19,67 thêm con,... Bạo lực kinh tế: chồng kiểm soát vợ về thu nhập, kiểm soát 24,67 kinh tế gia đình,... (Kết quả khảo sát các hình thức bạo lực gia đình của Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc) Từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, trong từng điều kiện cụ thể, cuộc đấu tranh đòi quyền bình đẳng nam nữ đƣợc tiến hành mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực: pháp luật, gia đình, xã hội... Điều này đã làm thay đổi căn bản quyền lợi cũng nhƣ vị trí của ngƣời phụ nữ so với trƣớc đây. Song cuộc đấu tranh 25 nào cũng phải trải qua nhiều khó khăn, phức tạp. Hơn nữa khi Vĩnh Phúc vốn chịu ảnh hƣởng nặng nề của những tàn dƣ, hủ tục phong kiến còn tồn tại hàng nghìn năm lịch sử. Vì thế Vĩnh Phúc vẫn còn tồn tại tƣ tƣởng “trọng nam khinh nữ“, chính tƣ tƣởng này đã tạo ra một loại bạo lực ghê gớm đối với phụ nữ. Nó đã khiến cho họ (những ngƣời phụ nữ cam chịu, những ngƣời còn bị ảnh hƣởng bởi tƣ tƣởng phong kiến lạc hậu) không bị đánh đập nhƣng cũng bị đày đọa về thể xác, tinh thần, không bị mắng chửi thì cũng phải lao động một cách cực nhọc, vất vả và phải phục tùng nhƣ một nô lệ. Ngày nay, trong khi nhiều ngƣời chồng đã biết yêu thƣơng, chia sẻ với vợ gánh nặng gia đình thì vẫn còn không ít ngƣời chồng thờ ơ, không quan tâm hoặc chút hết gánh nặng gia đình lên đầu vợ: từ việc lao động kiếm sống cho gia đình đến việc quản lí tài sản, thu vén nhà cửa, chợ búa, cơm nƣớc, giặt giũ, chăm sóc và nuôi dạy con cái... trong khi ngƣời chồng thì chơi bời, lêu lổng, đánh bạc... Điều đáng nói đến ở đây là ở nhiều làng xã kiểu chồng nhƣ vậy vẫn nhận đƣợc sự ủng hộ của một số thành viên trong gia đình, trong đó có cả phụ nữ. Hiện nay, nhiều ông chồng đã biết tự giác chia sẻ công việc cùng với vợ, hay thuê ngƣời giúp việc... để vợ có thời gian nghỉ ngơi và tiếp thu văn hóa. Tuy nhiên, ngƣời phụ nữ vẫn là ngƣời đóng vai trò chính, vẫn tốn nhiều thời gian và công sức cho việc chăm lo gia đình hay kiếm sống. Nhiều chị em còn phải vất vả hơn khi gặp phải các ông bó, bà mẹ chồng khắc nghiệt, chịu ảnh hƣởng nặng nề tƣ tƣởng phong kiến. Họ thƣờng nuông chiều con trai, cháu trai và coi con dâu nhƣ „“ngƣời ở không công“. Họ quan niệm rằng: mọi công việc là nàng dâu phải quán xuyến, gánh vác. Thực trạng bạo lực là rất nguy hiểm vì nó đã vắt kiệt tâm hồn, sức lực, trí tuệ của ngƣời phụ nữ. Sẽ mãi đẩy ngƣời phụ nữ vào sự cashc biệt với nam giới trong lao động, hƣởng thụ và ngày càng trở nên sâu sắc thêm trong trình độ văn hóa. Còn đàn ông, họ ngày càng quen hƣởng thụ và nuôi dƣỡng tính 26 ích kỉ của họ và làm cho văn hóa, đời sống gia đình của họ ngày càng đi xuống, tiềm ẩn nhiều nguy cơ của tệ nạn xã hội. 2.2.2. Hậu quả của tình trạng bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ Vĩnh Phúc Tệ bạo lực đã làm tổn thƣơng nặng nề cho đời sống tình cảm, tinh thần, nhận thức của phụ nữ, ảnh hƣởng nghiệm trọng đến công việc làm ăn, nuôi dạy con cái, năng lực sáng tạo, sự hƣởng thụ vật chất và văn hóa của chị em phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội. Bạo lực gia đình đang là vấn đề xã hội phức tạp, nó có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng mà trƣớc hết là vi phạm quyền con ngƣời, danh dự, nhân phẩm và tính mạng của mỗi cá nhân; là nguy cơ gây tan vỡ, làm suy giảm sự bền vững của gia đình hạnh phúc, tác động xấu đến tƣ tƣởng của thế hệ trẻ… Ngoài những hậu quả về xã hội, đạo đức và sự bền vững của gia đình; bạo lực gia đình còn gây ra những tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã hội, làm mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Theo kết quả của các hoạt động phòng chống bạo lực của Liên Hiệp Phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc (từ 2010 - 2013) cho thấy: Bạo lực gia đình là nguyên nhân chính phá vỡ cuộc sống gia đình, theo số liệu thống các huyện, thành, thị năm 2010, toàn tỉnh có 276 vụ BLGĐ; năm 2011 có 497 vụ bạo lực gia đình (tăng 221 vụ); trong đó nạn nhân chủ yếu là phụ nữ 370 vụ (74,45%), trẻ em 77 vụ (15,49%), ngƣời già 32 vụ (0,64%). Hình thức bạo lực chủ yếu là đánh đập thể xác có 327 trƣờng hợp (chiếm 65,79%), bạo lực tinh thần 118 vụ (23,74%), bạo lực kinh tế 38 vụ (0,76%), bạo lực tình dục 14 vụ (0,28%). Theo thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh, Năm 2010 toàn tỉnh có 979 vụ ly hôn; Năm 2011 có 1.173 vụ án ly hôn tăng 194 vụ so với năm 2010, trong đó có 240 vụ án ly hôn liên quan đến bạo lực gia đình (20,46%). Đặc biệt có 164 vụ bạo lực gia đình phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo số liệu của sở Y 27 tế tỉnh, năm 2010 có 32 nạn nhân bị BLGĐ; năm 2011 có 42 nạn nhận bị bạo lực gia đình đến khám và điều trị tại các cơ sở Y tế. Ngoài việc gây đau đớn cho phụ nữ, bạo lực còn làm tổn hại đến kinh tế gia đình và các chi phí xã hội do phải chữa trị vết thƣơng. Về mặt tinh thần,các nạn nhân dễ bị ức chế, dẫn đến nghiện rƣợu, nghiện thuốc lá, có thể gây trạng thái trầm uất... Việc đánh đập gây thƣơng tích còn làm xảy thai, đẻ non hoặc vĩnh viễn mất khả năng làm mẹ của nhiều phụ nữ. Đây cũng là nguyên nhân đẩy phụ nữ đến bức đƣờng cùng, họ phải tự kết thúc cuộc đời mình, đồng thời cƣớp đi môi trƣờng sống và giáo dục của nhiều đứa trẻ. Bạo lực gia đình đối với phụ nữ còn để lại vết thƣơng tâm lí khó quên đối với con trẻ. Tình trạng bố mẹ suốt ngày đánh nhau, bố mẹ nói năng những lời thô tục với nhau sẽ làm ảnh hƣởng xấu tới tâm lí những đứa trẻ, nhiều em trở nên thù hận ngƣời thân, mất niềm tin vào cuộc sống, thậm chí coi bạo lực là cách cƣ xử giữa con ngƣời với nhau. Có những đứa trẻ sau khi bố mẹ li hôn chúng bỏ nhà đi bụi đời, sa vào các tệ nạn xã hội: trộm cắp, ma túy... Mà những đứa trẻ này là những chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc, vì vậy nguy cơ của bạo lực là mang tính quốc gia, dân tộc, mang tính quốc tế. Nó để lại hậu quả trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. 2.2.3. Nguyên nhân của tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ Vĩnh Phúc Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình: * Một là, Nguyên nhân kinh tế: Đói nghèo, căng thẳng vì kiếm sống. Bình đẳng giới và đấu tranh chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ là một mục tiêu lớn của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay. Nó phù hợp với quan điểm của nền văn minh và phát triển bền vững của thế giới. Từ nhận thức này nhiều quốc gia đã nỗ lực lồng ghép vấn đề giới vào các chính sách và chƣơng trình kinh tế xã hội, tạo điều kiện cho phụ nữ tiếp cận bình đẳng với các cơ hội kinh tế. Nhờ đó, phụ nữ ngày càng đƣợc tự 28 chủ trong các hoạt động kinh tế. Mặc dù có nhiều thuận lợi nhƣ vậy song con đƣờng tiến tới bình đẳng, không còn bạo lực đối với phụ nữ ở tỉnh Vĩnh Phúc không phải đơn giản, dễ dàng. Một số địa phƣơng có khu công nghiệp, ngƣời nông dân xƣa nay vốn quen với lao động thủ công, tay lấm chân bùn nay trở thành cƣ dân ở các khu công nghiệp và đƣợc hƣởng một khoản tiền đền bù không nhỏ. Họ dùng khoảm tiền đền bù đó mua sắm vật dụng, phƣơng tiện cho phù hợp với nếp sống văn mình mới, nhƣng nhìn lại nghề nghiệp không có, thu nhập không ổn định do thay đổi công việc dẫn đến không đáp ứng đƣợc nhu cầu thƣờng nhật cho gia đình, mâu thuẫn vợ chồng con cái nảy sinh từ đây. Do đó, càng làm cho khó khăn kinh tế, quan hệ, mâu thuẫn gia đình trở nên phức tạp hơn. Nhƣ vậy chính sức mạnh kinh tế là yếu tố nền tảng của đời sống xã hội. Lực lƣợng nào chiếm lĩnh và chi phối nhiều hơn trong lĩnh vực kinh tế thì cũng nắm quyền chủ đạo trong gia đình và ngoài xã hội. Ở Vĩnh Phúc, đa số phụ nữ có thu nhập thấp hơn chồng, nhất là ở vùng nông thôn nên đa số phụ nữ phụ thuộc kinh tế vào chồng. Đây cũng là nguyên nhân sâu xa dẫn đến bất bình đẳng giới nói chung, tình trạng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình nói riêng. Hiện nay, nền kinh tế thị trƣờng đem lại nhiều lợi nhuận nhƣng cũng gây ra nhiều khó khăn cho phụ nữ khi tìm kiếm việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp chung là 8,6%, trong đó phụ nữ chiếm hơn một nửa, khiến họ tự ti, chấp nhận làm bất cứ việc gì chồng sai khiến. Phụ nữ Vĩnh Phúc đa phần làm nông nghiệp nên thới gian lao động là quá cao: 12 giờ/ ngày, trong đó ngƣời chồng chỉ khoảng 7 đến 8 giờ/ ngày. Tƣ tƣởng “trọng nam khinh nữ“ đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi ngƣời, ngƣời ta coi trọng con trai, khinh miệt con gái. Ngày nay đã có sự tiến bộ hơn tuy nhiên vẫn không đáng kể. Ngày nay, sự hiểu biết về pháp luật của phụ nữ đã có nhiều tiến bộ về vấn đề quyền của phụ nữ. Tuy nhiên, phụ nữ vẫn không đƣợc tín nhiệm ở vị 29 trí lãnh đạo, và cả ngƣời phụ nữ vẫn coi nam giới là ngƣời nắm quyền lực. Nó đã cản trở tiến trình giải phóng phụ nữ, tiến tới bình đẳng giới. Những tồn tại nêu trên đang ảnh hƣởng xấu đến sự phát triển chung của phụ nữ Vĩnh Phúc và đây cũng chính là trách nhiệm của toàn xã hội.  Hai là, Nguyên nhân về văn hóa, xã hội, phong tục tập quán Thực tế đã cho thấy phụ nữ chƣa thực sự đƣợc bình đẳng với nam giới. Cũng ngày làm 8 tiếng nhƣ chồng nhƣng phụ nữ phải gánh vác công việc trong gia đình nhiều hơn. Từ tâm lí thƣơng chồng, chiều chồng, nhiều ngƣời đã trở nên sợ chồng, không làm trái ý chồng, nên cũng muốn giấu giếm, đôi khi bị chồng đánh gãy răng hay sƣng mặt thì chị em vẫn nói là mình bị ngã chứ không dám nói “tôi bị chòng đánh“. Bạo lực gia đình chính là một biểu hiện của sự bất bình đẳng giới, là sản phẩm của chế độ gia trƣởng. Dƣới chế độ phong kiến phân biệt nam nữ là một định kiến rõ rệt. Phụ nữ là ngƣời bị áp bức, trói buộc nhiều nhất trong gia đình và xã hội. Với quan niệm phụ nữ là phải cam chịu, với những ràng buộc về con cái, họ hàng đã buộc chặt ngƣời phụ nữ vào những bất hạnh gia đình. Hơn nữa nhiều chị em là nạn nhân của bạo lực gia đình cũng đã không nhận đƣợc sự ủng hộ giúp đỡ của ngƣời thân và những ngƣời xung quanh. Cách suy nghĩ thiếu tự tin, cam chịu khiến ngƣời phụ nữ càng khó thoát ra khỏi trong một gia đình không còn tình yêu và bình đẳng. Nhiều ngƣời trong số họ còn nghĩ rằng bị đánh đập là điều bình thƣờng, là lỗi tại mình và không bao giờ nói cho ngƣời khác biết. Đằng sau đó còn có những lý do sâu xa nhƣ: trình độ văn hóa thấp, tình trạng kém hiểu biết về pháp luật, về quyền của mình mà bản thân những ngƣời trong cuộc chƣa nhận thức đƣợc. Có nhiều trong số họ còn khồn biết mình là nạn nhân của một dạng tội phạm đặc biệt... Đa phần còn thiếu kĩ năng ứng xử và “Điều quan trọng nhất để thoát khỏi bạo lực gia đình là nạn nhân phải biết tự bảo vệ mình“. Họ phải biết 30 tự tin vào giá trị bản thân không cho phép ngƣời khác làm tổn thƣơng và hành hạ mình... Phụ nữ không có tiếng nói trong gia đình, chức năng cơ bản là phải sinh cho gia đình đứa con trai để nối dõi tông đƣờng, làm vợ phải biết “gọi dạ bảo vâng“, phải biết cam chịu khi bị chồng đánh. Tƣ tƣởng trọng nam khinh nữ còn ảnh hƣởng khá phổ biến, họ coi phụ nữ là thấp kém, đặc biệt trong đời sống mỗi gia đình, nó còn biểu hiện sâu sắc trong chính giới phụ nữ: phân biệt đối xử với con trai, con gái của mình hay coi việc chồng đánh vợ, cha mẹ đánh con cái là chuyện đƣơng nhiên. Để xóa bỏ tâm lí này, xóa bỏ bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ không chỉ là vấn đề kiến thức, sự hiểu biết mà còn tùy thuộc vào thiện chí và cả trách nhiệm của cả nam giới và phụ nữ trong xã hôi.  Ba là, Sự khủng hoảng các mối quan hệ gia đình Xung khắc trong các mối quan hệ gia đình không phải là điều mới mẻ song không phải ai cũng có cái nhìn đúng và đầy đủ về sự khủng hoảng trong các mối quan hệ gia đình này. Sự xung khắc (khủng hoảng) này là điều không thể tránh khỏi trong mối quan hệ của các gia đình Việt. Vì bất cứ lý do gì ngƣời ta cũng có thể bất đồng với nhau và hệ qủa của nó thì rất tai hại, vì ngƣời trong cuộc thƣờng có cảm giác tức tối, đau đớn, buồn phiền, thất vọng, hoặc đối kháng nhau. Các thái độ thƣờng xuyên gây mâu thuẫn trong các gia đình là: phê bình hay chỉ trích; coi thƣờng hay bất cần; tự vệ hay thủ thế; cản trở hay né tránh...  Bốn là, những nguyên nhân thuộc về phái phụ nữ Bạo lực gia đình xảy ra nguyên nhân không chỉ thuộc về phía ngƣời chồng mà còn do cả ngƣời phụ nữ với những biểu hiện sau: Tâm lí tự ti, mặc cảm của bản thân phụ nữ. 31 Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi ngƣời phụ nữ phải tự tin, sáng tạo, đồng thời phải có thời gian học tập, nghỉ ngơi, giải trí để nâng cao tri thức và sức khỏe. Nhƣng thực tế ở Vĩnh Phúc hiện nay, tâm lí tự ti mặc cảm vẫn còn thể hiện trong nhiều gia đình. Đa số phụ nữ lo gánh nặng công việc gia đình, phải lam lũ kiếm sống nên ít có thời gian đọc báo, tiếp cận thông tin... Họ trở nên lạc hậu hơn so với xã hội, nhận thức về vấn đề bạo lực còn hạn chế nên đã dung túng cho bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ. Vì vậy cần thiết phải có sự thay đổi về tâm lí, tƣ duy của ngƣời phụ nữ kể cả phía nam giới trong việc nhận thức đúng đắn về vai trò và vị trí của phụ nữ trong gia đình. - Do thói chua ngoa, lắm điều, nói năng thô tục, không biết kiềm chế nên chồng không nhịn đƣợc. Do đó, dẫn đến hành vi bạo lực của chồng đối với vợ. - Do nhận thức sai lệch nên nhiều phụ nữ đã chọn con đƣờng làm ăn phi pháp, lừa đảo, tha hóa về nhân cách đạo đức. - Do thói tham lam, ít hiểu biết, đối xử thiếu văn hóa với gia đình chồng, với anh chị em nhà chồng. - Do thói ích kỉ, độc ác, không hiểu pháp luật của cha mẹ chồng, anh em nhà chồng. Họ tìm mọi cách hành hạ, đánh đập phụ nữ.  Năm là, Các nguyên nhân khác: - Khó khăn về kinh tế cũng là một trong những nguyên nhân có thể dẫn tới bạo lực gia đình vì khó khăn về kinh tế thƣờng tạo ra các áp lực, căng thẳng, bế tắc đối với thành viên gia đình và do đó dễ dẫn tới các mâu thuẫn, tranh chấp nếu không biết cách xử lý phù hợp có thể gây nên bạo lực gia đình. Tuy nhiên không phải cứ có khó khăn về kinh tế là nhất thiết phải có bạo lực gia đình. Thực tế cho thấy nhiều gia đình có mức sống, thu nhập thấp nhƣng gia đình vẫn hòa thuận và ngƣợc lại có những gia đình khá giả nhƣng bạo lực vẫn xảy ra. 32 - Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình còn hạn chế. Trình độ nhận thức và sự hiểu biết về pháp luật trong một bộ phận ngƣời dân còn thấp cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình vẫn còn tiếp tục xảy ra. Nhiều ngƣời do thiếu hiểu biết về pháp luật nên cho rằng cha mẹ có quyền đánh đập, chửi mắng con cái, chồng có quyền đánh vợ…Nhiều phụ nữ, ngƣời già cũng không nhận thức đƣợc đầy đủ quyền của mình nên không dám đấu tranh mà cam chịu bạo lực. Tuy nhiên, cũng giống nhƣ nguyên nhân về kinh tế, bạo lực gia đình cũng vẫn xảy ra ở cả những gia đình mà thành viên có trình độ học vấn cao, am hiểu về pháp luật. - Các nguyên nhân về tệ nạn xã hội nhƣ rƣợu chè, cờ bạc, nghiện hút, mại dâm…và các nguyên nhân khác nhƣ ngoại tình, ghen tuông…cũng là những nguyên nhân trực tiếp dẫn tới bạo lực gia đình. - Sự quan tâm của cộng đồng tới phòng, chống bạo lực gia đình còn chƣa đầy đủ. Cộng đồng và các gia đình vẫn coi bạo lực gia đình là vấn đề riêng tƣ trong mỗi gia đình và ngƣời ngoài không nên can thiệp. Chính vì vậy, phản ứng của cộng đồng đối với các hành vi bạo lực gia đình còn thờ ơ, chƣa mạnh mẽ. Việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi bạo lực gia đình còn chƣa kịp thời, nghiêm minh, vì thế bạo lực vẫn tiếp tục xảy ra mà không bị ngăn chặn.Số liệu điều tra của Trung tâm Nghiên cứu Giới và Phát triển, bạo lực gia đình đã làm cho gia đình tan nát chiếm 49,7%. Thống kê của TAND tối cao cũng cho chúng ta thấy hậu quả nghiêm trọng của bạo lực gia đình: năm 1998 có 55.419 vụ ly hôn, trong đó 28.686 vụ bạo lực, chiếm 52%, năm 1999 có 52.774 vụ ly hôn, trong đó 29.751 vụ bạo lực, chiếm 56%; năm 2000 có 51.361 vụ ly hôn, trong đó 32.164 vụ bạo lực, chiếm 62%; trung bình trong 5 năm từ 2000 đến 2005 cả nƣớc có 352.000 vụ ly hôn thì có tới 39.730 vụ ly hôn do bạo lực gia đình (chiếm 53,1%).Nhìn chị Lê Thị Lý (30 tuổi) mình trần từ đầu đến chân mang thƣơng tích của đòn roi đỏ lựng khắp ngƣời, 33 ngƣời ta nghĩ đó là một bức ảnh ở nơi sơn cùng thủy tận nào đó còn hoang dại nhƣ chƣa hề có văn hiến và luật pháp của loài ngƣời, nhƣng bạn đọc thật sửng sốt, sững sờ, thậm chí uất khí không cầm lòng đƣợc khi biết đó là vụ án mới xảy ra đầu tháng 11 năm 2011 này, nghĩa là nó xảy ra vào đầu thiên niên kỷ thứ ba khi văn mình nhân loại đã tiến một bƣớc quá dài với vệ tinh, mạng internet, hệ thống pháp luật đƣợc hình thành từ Liên Hiệp Quốc cho đến các quốc gia thành viên, và oái oăm thay nó xảy ra ngay ngƣỡng cửa phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, chính xác là tại tổ 5, Đƣờng Lạc Long Quân, phƣờng Hùng Vƣơng, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. 2.3. Luật pháp và chính sách của nhà nƣớc Việt Nam trong vấn đề phòng chống bạo lực trong gia đình và công tác phòng chống bạo lực trong gia đình của tỉnh Vĩnh Phúc 2.3.1. Luật pháp và chính sách của nhà nước Việt Nam trong vấn đề phòng chống bạo lực trong gia đình Gia đình là tế bào của xã hội, là môi trƣờng hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách con ngƣời. Trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, do những áp lực từ công việc, mặt trái kinh tế thị trƣờng, bạo lực gia đình đang có chiều hƣớng gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp. Ảnh hƣởng của bạo lực gia đình tác động xấu tới việc xây dựng gia đình văn hóa, vững mạnh, tiến bộ, hạnh phúc cần phải đƣợc ngăn ngừa để đảm bảo hạnh phúc gia đình. Đảng, Nhà nƣớc ta rất quan tâm đến công tác phòng, chống bạo lực gia đình, năm 2007 đã ban hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm 6 chƣơng và 46 điều cùng nhiều chính sách về phòng, chống bạo lực gia đình. Trong chƣơng I, điều 2 bộ luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định: * Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm: Thứ nhất là, hành hạ, ngƣợc đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm 34 hại đến sức khoẻ, tính mạng; Thứ hai là, Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; Thứ ba là, Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thƣờng xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng; Thứ tƣ là, Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau; Thứ năm là, Cƣỡng ép quan hệ tình dục; Thứ sáu là, Cƣỡng ép tảo hôn; cƣỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; Thứ bảylà, Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hƣ hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình; Thứ tám là, Cƣỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính; Thứ chín là,Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.  Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng đƣợc áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau nhƣ vợ chồng. Chƣơng I, Điều 5 của bộ luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định: Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình  Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây: Một là, Yêu cầu cơ quan, tổ chức, ngƣời có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình; 35 Hai là, Yêu cầu cơ quan, ngƣời có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này; Ba là, Đƣợc cung cấp dịch vụ y tế, tƣ vấn tâm lý, pháp luật; Bốn là, Đƣợc bố trí nơi tạm lánh, đƣợc giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này; Năm là, Các quyền khác theo quy định của pháp luật.  Nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, ngƣời có thẩm quyền khi có yêu cầu. Trong điều 2, phần I của Công ƣớc chống phân biệt đối xử đối với phụ nữ có quy định: Các quốc gia thành viên Công ƣớc lên án sự phân biệt đối xử chống lại phụ nữ thể hiện dƣới mọi hình thức, đồng ý áp dụng tất cả những biện pháp thích hợp và không chậm trễ để thực hiện một chính sách xoá bỏ phân biệt đối xử chống lại phụ nữ, và nhằm mục đích đó, cam kết: Một là, Thể hiện nguyờn tắc bình đẳng nam nữ vào hiến pháp nƣớc mình, hoặc vào các văn bản pháp luật thích hợp khác, nếu nhƣ việc này chƣa đƣợc thực hiện, và bảo đảm, thông qua pháp luật và các biện pháp khác, việc thực hiện các nguyờn tắc này trên thực tế; Hai là, Thông qua các biện pháp pháp lý và các biện pháp thích hợp khác, kể cả việc trừng phạt trong những trƣờng hợp cần thiết, nhằm ngăn cấm tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ; Ba là, Thiết lập sự bảo vệ về mặt luật pháp các quyền của phụ nữ trên cơ sở bình đẳng với nam giới và đảm bảo bảo vệ phụ nữ một cách có hiệu quả chống lại bất kỳ hành động phân biệt đối xử nào thông qua các Tòa án quốc gia có thẩm quyền và các thiết chế công cộng khác; Bốn là, Kiềm chế tham gia bất kỳ hành động hoặc hoạt động nào có tính chất phân biệt đối xử chống lại phụ nữ và bảo đảm rằng các giới chức và cơ quan chính quyền sẽ hành động phù hợp với nghĩa vụ này; 36 Năm là, Thực hiện tất cả các biện pháp thích hợp nhằm xoá bỏ sự phân biệt đối xử chống lại phụ nữ do bất kỳ cá nhân, tổ chức hoặc cơ quan nào tiến hành; Sáu là, Thực hiện tất cả các biện pháp thích hợp, kể cả về mặt pháp lý, nhằm sửa đổi hoặc xoá bỏ các luật và văn bản pháp luật hiện hành, các tập quán và phong tục tạo nên sự phân biệt đối xử chống lại phụ nữ; Bảy là, Hủy bỏ tất cả quy định hình sự quốc gia mà tạo nên sự phân biệt đối xử chống lại phụ nữ. 2.3.2. Nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về bạo lực gia đình và công tác phòng chống bạo lực gia đình của tỉnh Vĩnh Phúc Ngay khi có luật phòng, chống bạo lực gia đình, Chỉ thị của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng, các nghị quyết của Chính phủ, hƣớng dẫn các Ban, Bộ, ngành Trung ƣơng; tỉnh Vĩnh Phúc đã cố gắng chỉ đọa các cấp, các ngành xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh. Các cấp Uỷ Đảng, chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều giải pháp để ngăn chặn tình trạng bạo lực gia đình. Trƣớc thực tế đó, trong những năm qua Hội Liên Hiệp Phụ nữ tỉnh đã có nhiều giải pháp cho tình trạng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình. Do đó, đã đạt đƣợc nhiều kết quả nhất định nhƣ sau: * Hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao năng lực, trình độ mọi mặt cho phụ nữ từng bƣớc đƣợc đổi mới, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ Nội dung tuyên truyền phong phú bám sát nhiệm vụ chính trị của tỉnh, của đất nƣớc và của Hội: Tuyên truyền, quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc liên quan đến phụ nữ. Công tác giáo dục truyền thống, phẩm chất đạo đức, lối sống, nâng cao kiến thức cho phụ nữ đƣợc chú trọng. Hình thức tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, hội viên phụ nữ đa dạng, 37 phong phú nhƣ: tổ chức sinh hoạt chi, tổ phụ nữ, sinh hoạt các câu lạc bộ... * Hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế ngày càng thiết thực hiệu quả Hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế đã đƣợc các cấp hội tập trung chỉ đạo có hiệu quả góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hội viên phụ nữ. Các cấp hội tích cực phối hợp với các ngành liên quan hỗ trợ vốn vay cho phụ nữ thông qua nhiều chƣơng trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội. Hàng năm Hội Phụ nữ phối hợp với các ngành chức năng tổ chức tập huấn kiến thức chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh, xây dựng mô hình điểm, mô hình trình diễn, thành lập các câu lạc bộ... cho hàng trăm ngàn lƣợt cán bộ, hội viên phụ nữ. Hoạt động hỗ trợ và khuyến khích phụ nữ khởi sự và phát triển doanh nghiệp đƣợc triển khia trên diện rộng. Hoạt động dạy nghề và GTVL tiếp tục đƣợc đẩy mạnh. * Hoạt động hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc đƣợc đẩy mạnh Công tác phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ của Hội Liên Hiệp Phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc đã có những mặt ƣu điểm và tồn tại nhƣ sau: * Mặt ƣu điểm Trong những năm qua phong trào phụ nữ và hoạt động của Hội LHPN tỉnh luôn nhận đƣợc sự chỉ đạo trực tiếp, sát sao của Đoàn chủ tịch Trung ƣơng Hội LHPN Việt Nam, Ban thƣờng vụ Tỉnh ủy và các cấp Ủy Đảng; sự phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền, đoàn thể và các ngành chức năng trong công tác vận động phụ nữ, chăm lo lợi ích thiết thực cho hội viên phụ nữ. Trong từ 2008 đến nay phong tào phụ nữ và công tác Hội phụ nữ các cấp đã đạt đƣợc những thành tựu đáng khích lệ: 38 - Các tầng lớp phụ nữ trong tỉnh phát huy truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Vĩnh Phúc, vƣợt qua khó khăn, thách thức, đoàn kết, năng động, sáng tạo, không ngừng phấn đấu vƣơn lên tự khẳng định vai trò, vị thế trong gia đình và ngoài xã hội. - Các cấp hội phụ nữ bám sát chức năng, nhiệm vụ của Hội, nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng không ngừng đổi mới nội dung, phƣơng thức hoạt động; từng bƣớc thực hiện tốt hơn vai trò đại diện quyền làm chủ của phụ nữ, tích cực tham gia giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc liên quan đến phụ nữ, trẻ em... - Tập trung chỉ đạo các cấp Hội thực hiện triển khai Nghị quyết Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần XI sâu rộng đến tận chi, tổ hội. Đồng thời tập trung hoàn thành một số chỉ tiêu do Nghị quyết Đại hội Phụ nữ: đăng kí phong tràothi đua, khai thác nguồn vốn,... - Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tƣ tƣởng cho cán bộ, hội viên đƣợc các cấp Hội quan tâm chỉ đạo đổi mới về nội dung và hình thức. - Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế góp phần vào thực hiện các mục tiêu xóa đói giảm nghèo của địa phƣơng. Phát động và thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động xây dựng và sửa chữa Mái ấm tình thƣơng cho phụ nữ nghèo, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, vƣợt chỉ tiêu của Trung ƣơng đặt ra. - Quan tâm, chú trọng đến công tác đào tạo bồi dƣỡng cán bộ Hội, cán bộ nữ... - Công tác triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình tỉnh Vĩnh Phúc đƣợc triển khai đồng bộ; 100% các huyện, thành, thị đã xây dựng đƣợc Ban chỉ đạo, kế hoạch triển khai thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; một số Sở, ban, ngành đã phối hợp chỉ đạo thực hiện lồng ghép với phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" thực 39 hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, xây dựng các mô thình thí điểm can thiệp PCBLGĐ với nhiều nội dung, hình thức phong phú, làm cho ngƣời dân nâng cao nhận thức về pháp luật, đặc biệt là nắm rõ đƣợc các hành vi vi phạm về bạo lực gia đình, nâng cao vai trò, trách nhiệm của cá nhân trong việc PCBLGĐ, xây dựng gia đình hoà thuận, hạnh phúc.  Tồn tại: Bên cạnh những thành tích đã đạt đƣợc, công tác phòng chống bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình của các cấp hội trong toàn tỉnh trong giai đoạn hiện nay vẫn còn những hạn chế, tồn tại sau: - Một là, Một số cơ sở Hội hoạt động còn mang tính hình thức, chƣa thực sự đổi mới nội dung phƣơng thức hoạt động. Việc nắm bắt tình hình tƣ tƣởng, nguyện vọng các tầng lớp phụ nữ ở một số cơ sở, một số địa điểm chƣa sâu sat, kịp thời. - Hai là, Một số nơi chất lƣợng hoạt động của mô hình chƣa hiệu quả, chƣa chủ động trong việc củng cố nâng cao chất lƣợng mô hình, chƣa xây dựng mô hình mới có hiệu quả; khai thác sử dụng tủ sách báo của phụ nữ ở một số nơi hiệu quả chƣa cao. - Ba là, Vai trò của một số cấp Hội trng tham gia thực hiện nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội ở một số cơ sở Hội chƣa rõ nét. - Bốn là, Ở một số nơi việc phát triển hội viên phụ nữ đặc thù còn khó khăn nhƣ: nữ thanh niên, phụ nữ trong các doanh nghiệp, lão bà, phụ nữ dân tộc, tôn giáo; công tác chỉ đạo xây dựng hội viên nồng cốt hiệu quả chƣa cao. - Năm là, Công tác thống kê số liệu về bạo lực gia đình rất khó khăn do chƣa có đội ngũ cộng tác viên và còn thiếu kinh phí hỗ trợ cho việc điều tra thu thập số liệu. - Sáu là, Đội ngũ cán bộ Hội phụ nữ ở một số nơi còn hạn chế về trình 40 độ và năng lực công tác, kỹ năng vận động quần chúng. - Bảy là, Nội dung sinh hoạt thôn, CLB, và nhóm chất lƣợng chƣa cao; công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành chƣa chặt chẽ đồng bộ; công tác tuyên tuyền còn hạn chế về hình thức và cả nội dung; công tác sinh hoạt chƣa đƣợc duy trì thƣờng xuyên. - Tám là, Việc phát hiện, thống kê báo cáo về bạo lực gia đình rất khó khăn không đầy đủ; việc xử lý các hành vi vi phạm bạo lực gia đình chƣa kịp thời; công tác tƣ vấn, giải quyết mâu thuẫn trong gia đình theo pháp luật con yếu. - Chín là, Nguồn kinh đầu tƣ cho công tác gia đình còn ở mức thấp, thậm chí ở cấp huyện, cấp xã chƣa đƣợc bố trí kinh phí. - Mƣời là, Việc thực hiện Nghị quyết Đại hội phụ nữ còn 02 nhóm chỉ tiêu chƣa đạt so với Nghị quyết đề ra. * Nguyên nhân: có những hạn chế trên là do: - Một là, Công tác chỉ đạo của một số cấp Hội còn dàn trải, thiếu các biện pháp cụ thể và phù hợp. Nguồn kinh phí dành cho hoạt động của Hội còn hạn hẹp, ảnh hƣởng đến chất lƣợng hoạt động của Hội. - Hai là, Hoạt động phối hợp trong công tác kiểm tra, giám sat, đề xuất với các ban ngành đoàn thể, các cấp chính quyền chƣa hiệu quả. - Ba là, Nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền các cấp đối với công tác vận động phụ nữ còn hạn chế. Việc tham mƣu, triển khai, tổng kết các Nghị quyết của Đảng về công tác cán bộ nữ chậm, chƣa kịp thời,... - Bốn là, Mặt trái của cơ chế thị trƣờng và quá trình công nghiệp hóa đã và đang làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội liên quan trực tiếp đến phụ nữ. Một bộ phận phụ nữ còn tự ti, an phận chƣa vƣợt khó vƣơn lên, có lối sống thiếu lành mạnh, mắc tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật. 41 Chƣơng 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM XÓA BỎ TÌNH TRẠNG BẠO LỰC ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TRONG GIA ĐÌNH TỈNH VĨNH PHÚC HIỆN NAY Căn cứ trên các nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình đối với phụ nữ, những vấn đề còn tồn tại trong công tác phòng chống bạo lực. Ở đây khóa luận trình bày các giải pháp hạn chế tiến đến xoá bỏ tình trạng bạo lực gia đình đối với ngƣời vợ, ngƣời mẹ trong gia đình ở Vĩnh Phúc theo ba nhóm: nhóm giải pháp về tuyên truyền, giáo dục nhận thức; nhóm giải pháp thiên về chế tài bằng pháp luật; nhóm giải pháp về kinh tế. Cụ thể các giải pháp đó là: 3.1. Nâng cao nhận thức của phụ nữ về bạo lực gia đình và phòng chống bạo lực gia đình Thế kỉ XXI là thế kỉ có nhiều thay đổi, trong đó vị trí của phụ nữ sẽ đƣợc nâng cao, sự bình đẳng giới đƣợc xác định trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Để khẳng định vị trí của mình, phụ nữ cần phải cố gắng rất nhiều, phải nỗ lực vƣơn lên trong nhận thức và hành động. 3.1.1. Giáo dục công dân trong nhận thức về bạo lực gia đình. Một trong những nguyên nhân chủ yếu cản trở việc thực hiện công cuộc giải phóng phụ nữ, chống hành vi bạo lực trong gia đình là nguyên nhân nhận thức. Ngay cả các cấp ủy Đảng nhận thức về vấn đề này còn đơn giản, phiến diện, chƣa đầy đủ, thiếu quan tâm, coi đó là công việc nội bộ của từng gia đình. Điều này trở thành lực cản việc thực hiện bình đẳng giới trong gia đình ở Vĩnh Phúc hiện nay. Chúng ta đều biết rằng việc làm chuyển biến nhận thức, hành vi thái độ ứng xử với phụ nữ trong gia đình là rất khó vì tƣ tƣởng “trọng nam khinh nữ“ có từ thời phong kiến là thói quen đƣợc truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong các gia đình ở Việt Nam nói chung và ở Vĩnh Phúc nói riêng. Nhiều 42 ngƣời, đã chấp nhận một trật tự bất bình thƣờng trong chính gia đình của mình. Nhiệm vụ của chúng ta là phải thay đổi nhận thức của nam giới với nữ giới về quan hệ giới, phải chỉ cho mọi ngƣời thấy đƣợc nguồn gốc của bạo lực đối với phụ nữ để từ đó thay đổi nhận thức của họ, dẫn đến thay đổi hành vi. Muốn thực hiện đƣợc điều này cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đặc biệt phải làm sao cho nhận thức đó chuyển thành hành vi, thái độ về bình đẳng đối với phụ nữ. Tất cả mọi ngƣời nam cũng nhƣ nữ, đặc biệt là cán bộ chủ chốt của Đảng, chính quyền, đoàn thể ở các địa phƣơng nhất là đối tƣợng cá biệt, những ngƣời có hành vi coi thƣờng và ngƣợc đãi phụ nữ. Để thay đổi nhận thức sai của ngƣời chồng, mỗi phụ nữ phải đấu tranh chống lại những phong tục tập quán lạc hậu, áp bức, coi thƣờng, trói buộc bản thân mình. Những nhận thức sai lầm chỉ làm cho ngƣời phụ nữ lệ thuộc vào chồng. Phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc chỉ có thể giải phóng hoàn toàn khi gia đình, đất nƣớc tiến vững bƣớc xây dựng nều kinh tế ổn định, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho toàn xã hội. Với những điều kiện đó, phụ nữ Vĩnh Phúc mới có đủ phẩm chất, năng lực bản lĩnh để thực hiện vai trò của mình một cách xuất sắc. Giáo dục công dân về phòng chống bạo lực gia đình trong trƣờng học nhất là trƣờng phổ thông. Điều này có một vị trí quan trọng trong toàn bộ giải pháp phòng, chống bạo lực gia đình bằng con đƣờng giáo dục. Nếu làm tốt vấn đề này ngay trong trƣờng phổ thông sẽ gốp phần xây dựng một xã hội không có bạo lực. Để làm đƣợc điều này cần khắc phục quan niệm cho rằng “Giáo dục công dân“ là môn học phụ, không phải là môn thi tốt nghiệp nên thiếu động lực dạy - học; các nội dung liên quan trực tiếp đến phòng, chống bạo lực gia đình chƣa đƣợc đƣa vào sách giáo khoa giáo dục công dân; đội ngũ giáo viên dạy học giáo dục công dân hầu nhƣ còn thiếu tính chuyên nghiệp... Giáo dục công dân về phòng, chống bạo lực gia đình trong các đoàn thể 43 mang tính trực diện khác với giáo dục công dân về phòng, chống bạo lực gia đình trong các trƣờng học chủ yếu là giáo dục từ xa. Tuy nhiên nó vẫn là trực điện phòng chứ không phải là trực diện chống, vì vậy vẫn còn nặng về phần vận động, thuyết phục. Giáo dục công dân về phòng, chống bạo lực gia đình trong cộng đồng đại gia đình tuy phạm vi hẹp nhƣng lại có ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả phòng chống. Không phải gia đình nào cũng có thể giáo dục công dân về phòng, chống bạo lực gia đình trong cộng đồng của mình. Để làm tốt đƣợc việc này đòi hỏi đại gia đình phải có nề nếp gia phong, thuận hoà, trên kính dƣới nhƣờng, gọi dạ bảo vâng... Giáo dục công dân về phòng, chống bạo lực gia đình trong cộng đồng khu dân cƣ tuy không có những ràng buộc về huyết thống nhƣng họ vẫn có chất keo gắn bó là niềm tự hào về truyền thông lịch sử cua địa phƣơng. 3.1.2. Giải pháp về xây dựng môi trƣờng văn hoá. Môi trƣờng văn háo là công cụ khá hữu hiệu để xem xét điều kiện bên ngoài làm nên sự hình thành hay tha hoá nhân cách, sự phát triển hay thụt lùi của cá nhân, sự phát triển hay lạc hậu của nhóm hay cộng đòng xã hội.Do đó, xây dựng môi trƣờng văn hoá chính là một trong những biện pháp trọng tâm trong công tác phòng, chống bạo lực phụ nữ trong gia đình; thực hiện đúng nguyên tắc chỉ đạo về phòng, chống bạo lực trong gia đình. Nghị quyết Trung ƣơng 5 (khoá VIII) đặt ra mục tiêu của việc xây dựng môi trƣờng văn hoá là: “Tạo ra ở các đơn vị cơ sở (gia đình, làng, xã, phƣờng, khu tập thể, cơ quan, xí nghiệp, nông trƣờng, lâm trƣờng, trƣờng học, đơn vị bộ đội...), các vùng dân cƣ (đô thị, nông thôn, miền núi...) đời sống văn hoá lành mạnh, đáp ứng nhu cầu văn hoá đa dạng và không ngừng tăng lên của các tầng lớp nhân dân“. Việc xây dựng môi trƣờng văn hóa tạo ra ảnh hƣởng lớn tới những chuẩn mực của các gia đình, mỗi cá nhân và cộng đồng; đồng thời, mỗi cá 44 nhân, mỗi gia đình văn hóa và cộng đồng văn hóa đều có đủ năng lực và trách nhiệm trong việc giải quyết đƣợc các mâu thuẫn xã hội; sử dụng việc tự giác thực hiện các tiêu chuẩn văn hóa nhƣ một sự tác động tích cực đối với các thành viên theo hƣớng phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững của gia đình. Bền vững gia đình không chỉ phụ thuộc vào các mối quan hệ tình cảm khác nhau mà còn phải dựa vào việc giải quyết đƣợc các mâu thuẫn, các hành vi vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội hay nạn bạo lực gia đình... khi mà nó phát sinh trong mỗi gia đình. Bạo lực gia đình hiện là một vấn nạn xã hội, nó phản ánh lối sống thiếu trách nhiệm, việc ứng xử thiếu văn hóa trong gia đình, phản ánh sự suy thoái về đạo đức của một hay một vài cá nhân, thành viên trong gia đình. Nhƣ vậy, sức mạnh trong việc xây dựng môi trƣờng văn hóa ở cơ sở tuy chỉ đƣợc thực hiện trên phạm vi hẹp song nócó vai trò rất lớn; có sự tham gia tổ chức thực hiện cũng nhƣ giám sát của quần chúng nhân dân; đem lại hiệu quả thiết thực trong sự vận động, giáo dục tuyên truyền, cảm hóa mỗi cá nhân, mỗi gia đình sống trong tổ dân phố, khu dân cƣ. 3.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường công tác giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình 3.2.1. Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, giáo dục pháp luật, tƣ vấn pháp luật, và tuyên truyền pháp luật Việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động về phòng, chống bạo lực gia đình là hết sức cần thiết và quan trọng. Góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm cũng nhƣ thái độ ứng xử của mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng dân cƣ và cơ quan Nhà nƣớc. Các cấp ngành cần tạo điều kiện và khuyến khích các hoạt động giáo dục (bao gồm việc cung cấp thông tin, kiến thức pháp luật về hôn nhân, gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình) từ vấn đề gia đình ở cơ sở cho các thành 45 viên trong cộng đồng để phòng ngừa bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình cũng nhƣ hƣớng dẫn kĩ năng ứng xử trong gia đình; kĩ năng ứng xử khi có mâu thuẫn xích mích giữa các thành viên trong gia đình. Thành lập các tổ hoà giải chuyên giải quyết mâu thuẫn , tranh chấp quyền cũng nhƣ lợi ích của các thành viên trong gia đình theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, các ban ngành đoàn thể, các cấp chính quyền cần tạo điều kiện để hỗ trợ để các tổ hoà giải ở cơ sở hoạt động có hiệu quả. Nội dung tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình cần đƣợc lồng ghép trong việc giảng dạy, học tập tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Cần đƣa nội dung tuyên truyền này vào các buổi sinh hoạt của các tổ chức Đoàn, Hội nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân, nhất là phụ nữ trong vấn đề phòng, chống bạo lực gia đình. Đối với việc phòng, chống bạo lực gia đình cần phân biệt đối tƣợng nữ, tuyên truyền cho họ biết, hiểu để tự bảo vệ mình; đối với những ngƣời có hiện tƣợng bị bạo lực gia đình, cần thông báo, tƣ vấn để chính quyền , đoàn thể và các tổ hoà giải cơ sở có thể can thiệp nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi sử dụng bạo lực gia đình. Muốn việc phòng, chống bạo lực gia đình đƣợc điễn ra suôn sẻ thì cần hoàn thiện chế tài xử lí, có xử lí và xử lí nghiêm các đối tƣợng có hành vi bạo lực gia đình và nhận thức của con ngƣời cũng là một nhân tố quan trọng để luật đi vào thực thi sứ mệnh của nó trên thực tế. Bên cạnh đó, ngƣời thực thi pháp luật tiếp tục tuyên truyền, hƣớng dẫn ngƣời dân đƣa luật này đi sâu vào cuộc sống. Cùng với đó, chính quyền các cấp các ngành và Đoàn thể nhất là Hội Phụ nữ thƣờng xuyên phát động sâu rộng phong trào với chủ đề „“ Vì một mái ấm gia đình nói không với bạo lực“. Cần tăng cƣờng biện pháp giám sát thực thi pháp luật và xử lí nghiêm minh các hành vi bạo lực gia đình, nâng 46 cao nhận thức và hiệu quả hoạt động của tổ hoà giải ở cơ sở, tạo một môi trƣờng tuyên truyền, cụ thể hoá luật tại các cơ sở. Hiếp pháp và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho Luật phòng, chống bạo lực gia đình. 3.2.2 Tăng cƣờng vai trò lãnh đạo của các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể, đặc biệt là Hội liên hiệp phụ nữ và Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ Muốn biến quan điểm, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về bình đẳng giới thành hiện thực thì trƣớc hết phải thông qua vai trò của các tổ chức Đảng, chính quyền và đoàn thể, cụ thể: Các cấp ủy Đảng: cần phải có biện pháp tăng cƣờng lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao hơn sự hiểu biết và ý thức trách nhiệm về bình đẳng giới trong gia đình… Các cấp chính quyền: Cần xây dựng chƣơng trình nghiên cứu và phổ biến kịp thời pháp luật, chính sách có liên quan đến phụ nữ. Bên cạnh đó, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội phối hợp với hội phụ nữ tổ chức bồi dƣỡng, tuyên truyền, động viên các tầng lớp phụ nữ thực hiện các phong trào hoạt động yêu nƣớc, chăm lo đời sống giải quyết và bảo vệ quyền lợi chính đáng của ngƣời phụ nữ. Các cấp, các ngành phải tạo điều kiện và khuyến khích các hoạt động giáo dục, từ vấn đề gia đình ở cơ sở cho các thành viên trong cộng đồng để phòng ngừa bạo lực trong gia đình. Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc: là tổ chức chính trị xã hội có mục đích là chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng của ngƣời phụ nữ, tạo điều kiện cho phụ nữ đƣợc bình đẳng, đƣợc phát triển. Giai đoạn 2008-2010 đƣợc sự quan tâm của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch trực tiếp là Vụ gia đình, đã lựa chọn 5 xã của huyện Yên Lạc để xây dựng thí điểm mô hình câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững và nhóm phòng, 47 chống bạo lực gia đình. Cùng thời gian đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh xây dựng và chỉ đạo thêm 8 mô hình tại các xã đƣợc lựa chọn xây dựng làng văn hóa trọng điểm và những nơi có đồng bào dân tộc sinh sống. Năm 2011 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục chỉ đạo nhân rộng mô hình ở 17 xã xây dựng nông thôn mới của tỉnh; hiện nay toàn tỉnh có tổng số 30 mô hình điểm về PCBLGĐ. - Mỗi Câu lạc bộ có 25 - 30 thành viên, đƣợc duy trì sinh hoạt theo định kỳ 3 tháng một lần. Ban chủ nhiệm đồng thời là thành viên nhóm Phòng, chống bạo lực gia đình, nhóm có trách nhiệm xây dựng quy chế hoạt động, duy trì hoạt động hàng quý và phát hiện, xử lý, can thiệp, hòa giải kịp thời các vấn đề xung đột, mâu thuẫn trong gia đình. - Các nội dung sinh hoạt CLB: Tập trung vào 14 nhóm vấn đề theo hƣớng dẫn của TƢ nhƣ: Truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, giáo dục ứng xử tốt đẹp giữa các thành viên trong gia đình, kiến thức gia đình, kỹ năng giữ gìn hạnh phúc gia đình, giới thiệu các văn bản pháp luật, chính sách mới của đảng nhà nƣớc đặc biệt là văn bản liên quan đến gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, hôn nhân gia đình, trẻ em...phong tục tập quán của dân tộc của quê hƣơng, chăm sóc sức khoẻ ngƣời già, phụ nữ, trẻ em các vấn đề mang tính thời sự chính trị của TƢ địa phƣơng... Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên các cấp, các ngành phải coi đây là công việc thƣờng xuyên, liên tục, không giao hoán trách nhiệm cho một tổ chức hay cá nhân nào. Có nhƣ vậy công tác phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ mới hoàn thành thắng lợi, nhƣ lời dạy của cố thủ tƣớng Phạm Văn Đồng: “Toàn xã hội chăm lo cho phụ nữ, chắc chắn sức sáng tạo của hàng chục triệu phụ nữ lao động và tấm lòng nhân hậu của hàng triệu bà mẹ sẽ càng đóng góp cho xã hội được nhiều hơn”. [8;191] 3.3. Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập gia đình 48 Lĩnh vực kinh tế là thành phần rất quan trọng trong đời sống xã hội. Bất bình đẳng trong lĩnh vực kinh tế là một dạng của bất bình đẳng giới nói chung, đồng thời là nguyên nhân chính gây ra và duy trì những hình thức bất bình đẳng giới khác. Vĩnh Phúc đang phấn đấu cho mục tiêu chung của đất nƣớc: xã hội công bằng, dân chủ, văn minh thì bất bình đẳng đối với phụ nữ, bạo lực gia đình sẽ đi ngƣợc lại và cản trở không nhỏ đến mục tiêu chung của toàn tỉnh. Nói đến kinh tế thì không thể không nói đến việc làm vì đó là một trong những lĩnh vực cơ bản của phát triển kinh tế. Do đặc điểm vị trí địa lý nên nơi đây hình thành 3 vùng sinh thái rõ rệt: đồng bằng, trung du và miền núi, cùng với nguồn tài nguyên nƣớc mặt, nƣớc dƣới đất tƣơng đối dồi dào, do vậy hết sức thuận tiện cho phát triển nông lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp và du lịch - dịch vụ. Một trong những ƣu thế của Vĩnh Phúc so với các tỉnh xung quanh Hà Nội là có diện tích đất đồi khá lớn của vùng trung du, có đặc tính cơ lý tốt thuận tiện cho việc xây dựng và phát triển công nghiệp. Hiện nay, Vĩnh Phúc đang xây dựng và phát triển nhiều khu công nghiệp nhƣ: Bình Xuyên, Khai Quang, Quang Minh... Do đó mở rộng cơ hội việc làm sẽ tăng thêm thu nhập và giảm đói nghèo thì tình trạng bất bình đẳng, bạo lực đối với phụ nữ sẽ đƣợc giảm dần vì hầu hết các gia đình có thu nhập tăng thêm. Kinh tế phát triển còn loại bỏ một số khả năng phi hiệu quả kinh tế, để phụ nữ có nhiều thời gian nâng cao trình độvăn hóa, nâng cao thu nhập. Nhƣ vậy, phát triển kinh tế - xã hội tạo mọi điều kiện xóa bỏ bạo lực trong gia đình. Để thực hiện đƣợc thì mọi ngƣời lao động phải nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện vấn đề này. 49 KẾT LUẬN Một trong những hiện tƣợng đáng lo ngại nhất của tình trạng khủng hoảng trong các gia đình hiện nay là tình trạng bạo lực gia đình. Bƣớc vào thế kỉ XXI, bạo lực gia đình vẫn đang ngày càng lan rộng và trở thành một vấn đề xã hội nghiêm trọng, phổ biến ở nhiều nƣớc trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nó đã đặt ra cho xã hội hiện đại một nhiệm vụ cấp bách là: tìm ra những giải pháp hữu hiệu khắc phục và đi đến xóa bỏ hoàn toàn hiện tƣợng này. Tình trạng ngƣợc đãi phụ nữ, bất bình đẳng giới không phải là một vấn đề mới xuất hiện ở Việt Nam nói chung, ở Vĩnh Phúc nói riêng. Nó xuất hiện sớm và tồn tại dai dẳng trong các hình thức bất bình đẳng xã hội. Mục tiêu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là giải phóng nhân loại. Chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ rõ điều kiện, phƣơng pháp cách thức để thực hiện mục tiêu giải phóng phụ nữ, tiến tới bình đẳng nam nữ không hoàn toàn giống với lí luận về giải phóng con ngƣời nói chung. Mặc dù cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp đã giành đƣợc thắng lợi ở các quốc gia, dân tộc, nhƣng tình trạng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình vẫn còn tồn tại, phụ nữ vẫn là nạn nhân của sự áp bức về giới. Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn về giải phóng con ngƣời nhƣng bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại ở khắp các tỉnh, thành trong cả nƣớc, đặc biệt tình trạng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình ngày càng phổ biến và có xu hƣớng tăng lên. Điều đáng nói là nhận thức của ngƣời dân về giải phóng phụ nữ còn nhiều hạn chế. Vì vậy việc giáo dục, tuyên truyền của các cơ quan, đoàn thể cho nhân dân đã và đang đƣợc tổ chức và thực hiện đồng bộ giữa các cơ quan, các cấp và các ngành. 50 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban chấp hành Hội LHPN tỉnh Vĩnh Phúc, Báo cáo: Đánh giá kết quả công tác hội năm 2013, Chƣơng trình công tác năm 2014. 2. Ban chấp hành Hội LHPN tỉnh Vĩnh Phúc, Báo cáo: Kết quả công tác hội và phong trào phụ nữ năm 2012, phƣơng hƣớng nhiệm vụ trọng tâm năm 2013. 3. Chƣơng trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP),(1995), Việt Nam qua lăng kính giới, Hà Nội, Việt Nam. 4. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 5. Đặng Thị Hà (2002), Di chúc Bác Hồ và công tác nghiên cứu, tuyên truyền Hồ Chí Minh, Nxb Hà Nội. 6. Liên hiệp quốc: Công ƣớc chống phân biệt đối xử đối với phụ nữ,1979. 7. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 9. 8. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 11. 9. Nguyễn Hữu Minh (2006), Bạo lực chồng đối với vợ ở Việt Nam trong những năm gần đây, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, tr3. 10. V.I. Lênin(1997), Toàn tập, Nxb Tiến bộ Matxcơva, tập 39. 11. Hoàng Phê (2006), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. 12. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007): Bộ luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật số 02/2007/QH12. 13. Lê Thị Quý (2000), Bạo lực trong gia đình, bất bình đẳng trong quan hệ giới, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, (số 4), tr 17. 14. Viện sĩ A.M. Ru - mi - an - txep (1986), Từ điển chủ nghĩa cộng sản khoa học, Nxb Sự thật, Hà Nội, số 4/2006. 15. Lê Thi (2006), Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới, Nxb Khoa học xã hội. 51 16. Lê Thi (2006), Phụ nữ và bình đẳng giới trong đổi mới ở Việt Nam, Nxb Phụ nữ. 17. Lê Thi (2006), Vấn đề dân số và bình đẳng giới ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, (số 4), tr 20. 18. Từ điển Triết học, Nxb Tiến bộ Mát-xcơ-va (bản dịch ra tiếng Việt của Nxb Tiến bộ và Nxb Sự thật),1986. 19. UBND huyện Vĩnh Tƣờng, Vĩnh Phúc, Ban chỉ đạo thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Báo cáo: Sơ kết 5 năm thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2008 - 2013. 20. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, Báo cáo: Tình hình kinh tế - xã hội năm 2012 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013. 21. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, Báo cáo: Tình hình kinh tế - xã hội năm 2013 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014. 22. Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc: Văn kiện Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIII nhiệm kỳ 2011 - 2016. 52 [...]... phƣơng, trong nhiều gia 19 đình Vì vậy, phụ nữ Vĩnh Phúc, nhất là phụ nữ ở các thôn, còn chịu nhiều thiệt thòi cả về vật chất lẫn tinh thần, còn phải chịu sự bất bình đẳng nam nữ trong gia đình và trong mọi lĩnh vực của cuộc sống 2.2 Thực trạng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình 2.2.1 Thực trạng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình ở tỉnh Vĩnh Phúc Ở Việt Nam nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng, tình... Quốc) Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình (Luật phòng, chống bạo lực gia đình của Việt Nam) Nhƣ vậy, bạo lực gia đình đối với phụ nữ: là bạo lực giữa nam giới và phụ nữ, trong đó nạn nhân thƣờng là phụ nữ và nó bắt nguồn từ các mối quan hệ bất bình đẳng giữa nam giới và phụ. .. hạ ; 672 vụ bạo lực về tinh thần nhƣ chửi bới, lăng mạ ; 36 vụ bạo lực về tình dục nhƣ cƣỡng ép quan hệ tình dục ; 150 vụ bạo lực về kinh tế Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa tỉnh, trong 5 năm (2008 - 6/2013) toàn tỉnh có 2099 vụ bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình Trong đó có 1241 vụ bạo lực thân thể đối với phụ nữ Cụ thể con số đó nhƣ sau: Tổng số vụ bạo lực gia đình Hình thức bạo lực Tổng 6... nhiệm vụ: - Trình bày hệ thống cơ sở lí luận về vấn đề bình đẳng giới, giải phóng phụ nữ - Làm rõ thực trạng vấn đề bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc - Đƣa ra những giải pháp chủ yếu nhằm xóa bỏ tình trạng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình ở tỉnh Vĩnh Phúc 5 Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phƣơng pháp: Lôgic - lịch sử, phân tích - tổng hợp, điều tra, so sánh... Đóng góp của đề tài Đề tài góp phần làm rõ thực trạng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình ở tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục, tiến tới xóa bỏ tình trạng này 7 Kết cấu bài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận có kết cấu 3 chƣơng; 8 tiết 5 Chƣơng 1 MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ BẠO LỰC ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TRONG GIA ĐÌNH 1.1 Một... hội 2.2.2 Hậu quả của tình trạng bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ Vĩnh Phúc Tệ bạo lực đã làm tổn thƣơng nặng nề cho đời sống tình cảm, tinh thần, nhận thức của phụ nữ, ảnh hƣởng nghiệm trọng đến công việc làm ăn, nuôi dạy con cái, năng lực sáng tạo, sự hƣởng thụ vật chất và văn hóa của chị em phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội Bạo lực gia đình đang là vấn đề xã hội phức tạp, nó có thể gây... vì vậy nguy cơ của bạo lực là mang tính quốc gia, dân tộc, mang tính quốc tế Nó để lại hậu quả trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội 2.2.3 Nguyên nhân của tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ Vĩnh Phúc Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình: * Một là, Nguyên nhân kinh tế: Đói nghèo, căng thẳng vì kiếm sống Bình đẳng giới và đấu tranh chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ là một mục tiêu... nhiều gia đình nhất là những cặp vợ chồng trẻ Vì vậy việc đấu tranh nhằm ngăn chặn tiến tới xóa bỏ hoàn toàn các hành vi bạo lực gia đình đối với phụ nữ là điều cấn thiết Nghiên cứu hành vi bạo lực gia đình đối với phụ nữ, các nhà khoa học chỉ ra có các hình thức bạo lực sau: - Thứ nhất: Bạo lực về thể chất là các hành vi đánh đập, tát, dùng vũ lực, tạt axít, hành hạ chửi rủa hay hắt hủi ngƣời phụ nữ. .. nhƣ: bạo lực thể xác, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục, bạo lực kinh tế Trong xã hội, không phải mọi tầng lớp nhân dân đều nhận thức đƣợc vấn đề này Một bộ phận ngƣời dân vẫn thừa nhận bạo lực gia đình là cần thiết để duy trì trật tự, ổn định trên dƣới Họ cho rằng nhƣ thế mới giữ đƣợc nề nếp, gia phong Chính nhận thức đó đã tạo điều kiện cho bạo lực trong gia đình có xu hƣớng gia tăng * Bạo lực gia. .. tƣ tƣởng mỗi con ngƣời Vĩnh Phúc Việc nhận thức về bạo lực gia đình còn chƣa đúng đắn, với họ thì khái niệm bạo lực gia đình vẫn là một khái niệm mới và đƣợc ít ngƣời quan tâm, biết đến Nạn nhân của bạo lực gia đình chủ yếu là phụ nữ, còn những ngƣời nam giới thì có xu hƣớng phủ nhận tình trạng này tại địa phƣơng hay tại gia đình họ Nguy hiểm hơn đa số nạn nhân của bạo lực gia đình lại im lặng không

Ngày đăng: 29/09/2015, 15:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan