Khoá luận tốt nghiệp biện pháp ẩn dụ trong thơ phan thị thanh nhàn

47 1.9K 7
Khoá luận tốt nghiệp biện pháp ẩn dụ trong thơ phan thị thanh nhàn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... hiệu biện pháp ẩn dụ thơ Phan Thị Thanh Nhàn không khắng định phong cách tài Phan Thị Thanh Nhàn mà giúp ích cho việc học tập giảng dạy sau thân Từ lí trên, lựa chọn đề tài: “j Biện pháp ẩn dụ thơ. .. tâm tình Đặc biệt, biện pháp ẩn dụ giúp hiểu rõ phong cách thơ Phan Thị Thanh Nhàn Cùng thời với Phan Thanh Nhàn có nhà thơ Xuân Quỳnh Đen với Phan Thị Thanh Nhàn không gặp hồn thơ nữ tính giống... đế nhận thấy hiệu biện pháp ấn dụ tu từ thơ Phan Thị Thanh Nhàn từ rút kết luận cần thiết Đối tượng phạm vi nghiên cún a Đối tượng: Biện pháp ấn dụ tu từ thơ Phan Thị Thanh Nhàn b Phạm vi nghiên

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOẢNGỮVĂN NGUYỄN THỊ NGỌC BIỆN PHÁP ẨN DỤ TRONG THƠ PHAN THỊ THANH NHÀN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC • • • • Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Người hưóng dẫn khoa học ThS - GVC. LÊ KIM NHUNG HÀ NỘI – 2015 LỜI CẲM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài này, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, các thầy cô giáo trong tố Ngôn ngữ, đặc biệt là cô giáo hướng dẫn Lê Kim Nhung đã tạo mọi điều kiện để tôt emnghiệp hoàn thành khoá luận của mình. Khoá luận Nguyễn Thị Ngọc K37A Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song chắc chắn đề tài nghiên cứu của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý và phê bình của các thầy cô và các bạn để em tiếp tục hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình. Em xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, 6 tháng 5 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thi Ngọc LỜI CAM ĐOAN Sau một thời gian tiến hành nghiên cứu, em đã thu được một số những kết quả nhất định. Tuy đề tài nghiên cứu của em không phải mới nhưng em xin cam đoan những kết quả mà em thu được trong đề tài này không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Em xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, 6 tháng 5 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị Ngọc Khoá luận tôt nghiệp MỤC LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Thị Ngọc K37A MỎ ĐÀU Khoá luận tôt nghiệp 1. Lí do chọn đề tài Nguyễn Thị Ngọc K37A 1.1. Tác phấm văn học là công trình nghệ thuật ngôn từ, điều đó quả thực là đúng đắn. Bởi tác phẩm văn học là bức tranh phản ánh cuộc sống nhưng không phải là sự sao chép đơn thuần mà nó được tạo nên từ những gì tinh tuý nhất, đẹp đẽ nhất của cuộc đời. Thông qua tác phẩm văn học, người nghệ sĩ muốn bộc lộ tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của mình trước cuộc đời, trước thế giới vạn vật. Sức mạnh của tác phẩm văn chương chính là việc vận dụng ngôn ngữ một cách điêu luyện, tài hoa của mỗi nhà văn, nhà thơ. Tuy nhiên, trong thực tế, lớp vỏ ngôn từ thì hữu hạn mà lời nói thì vô hạn. Đe giải quyết mâu thuẫn ấy, người nghệ sĩ đã chắt chiu, gạn lọc những từ ngữ, hình ảnh giàu sắc thái ý nghĩa và có tính biểu cảm cao để thể hiện nội dung, tư tưởng tác phẩm. Hơn thế nữa, thơ ca bao giờ cũng “ý ngôn tại ngoại”, tức là người nghệ sĩ không bộc lộ một cách trực tiếp suy tư, tình cảm của mình trong tác phẩm bằng lớp nghĩa mà các thực từ mang lại. Một trong những phương tiện để người nghệ sĩ bộc lộ mình một cách kín đáo, tế nhị song vẫn đạt được hiệu quả nhất định đó là sử dụng các biện pháp tu từ. Đây là một trong những tiêu chí làm nên đặc trưng của ngôn ngữ văn chương. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về các biện pháp tu từ trong tiếng Việt là một việc làm quan trọng và vô cùng cần thiết. Ấn dụ là biện pháp được sử dụng nhiều trong thơ ca. Đây là phép chuyển nghĩa trong lời nói của mỗi cá nhân dựa vào sự tương đồng giữa hai đối tượng cùng loại hay khác loại. Thông qua việc sử dụng biện pháp tu từ này, các nhà văn, nhà thơ đã gửi gắm tâm sự và mong muốn của mình một cách sâu sắc, độc đáo và tế nhị. Và cũng thông qua đó, tác giả sẽ tạo cho bạn đọc có cơ hội đồng sáng tạo với mình. 1.2. Qua việc khảo sát, chúng tôi thấy Phan Thị Thanh Nhàn là một nhà thơ đã vận dụng một cách linh hoạt, phong phú và sáng tạo các biện pháp tu từ, đặc biệt là biện pháp ẩn dụ trong việc thể hiện nội dung, tư tưởng của mình qua tác phấm. Phan Thị Thanh Nhàn là một thi sĩ tài năng và có cá tính đặc biệt. Bằng các sáng tác thơ, Phan Thị Thanh đã thế hiện được tài năng sáng tạo nghệ Nguyễn thuật Thị Ngọc K37A Khoá luậnNhàn tôt nghiệp của mình, đồng thời cũng khắng định được chỗ đứng trong lòng khán giả và trên thi đàn văn học Việt Nam. Bởi vậy, việc nghiên cứu, tìm hiếu và phân tích hiệu quả của biện pháp ẩn dụ trong thơ Phan Thị Thanh Nhàn không chỉ khắng định phong cách tài năng của Phan Thị Thanh Nhàn mà còn giúp ích cho việc học tập và giảng dạy sau này của bản thân. Từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “j Biện pháp ẩn dụ trong thơ Phan Thị Thanh Nhàn” để từ đó hiểu sâu hơn về nội dung, tư tưởng trong tác phẩm của bà và khẳng định được cá tính, phong cách của nữ thi sĩ tài năng này. 2. Lịch sử vấn đề Viết về thơ Phan Thị Thanh Nhàn, các nhà nghiên cứu, phê bình, các độc giả đã dành cho nhà thơ một tình cảm yêu thương vô bờ. Đã có khá nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về thơ Phan Thị Thanh Nhàn. Chúng ta có thể điểm qua một số bài nghiên cứu, phân tích tiêu biểu sau: + Trong bài “Đợc Hương thầm” (Tác phẩm mới- số 4/1976), tác giả Thu Vân nhận định: Phan Thị Thanh Nhàn không sắc sảo nhưng có một hồn thơ dễ cảm “như một bông hoa dịu nhẹ, khiêm nhường, phảng phất, kín đảo”. Tác giả nhìn thấy ở Phan Thị Thanh Nhàn khả năng phát hiện tinh tế những vẻ đẹp của cuộc sống, tiếng thơ ấm áp ân tình, đề tài bình dị, cảm xúc khoẻ khoắn được dẫn dắt bởi con tim hơn là lí trí. Bên cạnh đó, tác giả cũng thấy những hạn chế của Phan Thị Thanh Nhàn “thiếu rung động có suy nghĩ và chiều sâu”, cảm xúc tràn lan, kết thúc gò gẫm... + Trong bài viết Một nét thơ đảng yêu (Tạp chí Văn học số 1/1978), Thiếu Mai đã đưa ra nhận định chính xác về đặc điểm thơ Phan Thị Thanh Nhàn: “Dịu nhẹ, duyên dáng và kín đảo, không chỉ khác nhau với những nhà thơ nam giới mà ngay cả với các nhà thơ phụ nữ cũng không thê lân. Đọc là mến ngay. Và nhớ ngay Nét dịu nhẹ, kín đáo vừa thế hiện phong cách thơ độc đáo, giàu nữ tính song không kém phần sáng tạo,luận dồi dào. Khoá tôt nghiệp Nguyễn Thị Ngọc K37A + Trong bài “Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn”, Vũ Quần Phương có nhận xét: “Đợc Thanh Nhàn đùng bận tâm đi tìm tư tưởng. Bù lại, thơ bà dễ thân, dê thành bạn tâm tình chia sẻ với mọi người. Giọng thơ giản dị, câu thơ càng ngày càng được chăm sóc tỉ mỉ. Tình cảm chín dần trong nôi thấm thìa nội tâm. Bước tiên của Thanh Nhàn song hành với sự lịch lãm từng trải và sự lao động kiên trì của bà. Thanh Nhàn ngày càng lặn sâu vào lòng mình, mạnh dạn mà cũng khả nhuần nhuyên bộc lộ nôi riêng tư rất cá thế trước cuộc đời”. (http://vuhuu.edu.vn/null/Ebook/Tac_Gia_Tac_Pham/phan_thi_thanh_ nhan.htm) + Trên báo Tin tức, Thông tấn xã Việt Nam ngày 30/8/2004, tác giả Nguyễn Kim Anh trong bài: “Hình như mình vẫn cô đơn ” đã nói tới “Chuyên thơ dịu dàng hương bưởi”, “Chuyên hương thầm”, “Không thế ngờ bài thơ đã đủng như cải tên Hương thầm cứ lặng lẽ đến mức ngay cả những người trong cuộc “tử biệt sinh ly” cũng không hề biết. Và rồi người ta hình dung ra nữ thi sĩ đã làm bài thơ về cuộc chia ly của chính mình. Họ cho rằng đó ỉà mối tình thầm của chị”. Tác giả đánh giá khá tinh tế về hồn thơ Thanh Nhàn: “Con người ấy giản dị và chân thực đời thơ làm sao. Những kỹ thuật làm thơ chưa bao giờ len lỏi vào hon chị. Người ta đọc thơ chị như tâm tình, thấy thương mến chứ không lạc vào loi thơ trúc trăc Phan Thị Thanh Nhàn luôn tìm thấy cảm hứng sáng tạo từ chất liệu của cuộc sống thường nhật, không cố ép mình để có những chủ đề lớn vưọt quá khả năng, cảm xúc giản dị, chân thành song không kém phần sâu lắng. + Trong bài “Phan Thị Thanh Nhàn: thơ mình mình đọc câu nào cũng thương”, tác giả Trần Hoàng Thiên Kim cũng có những nhận xét về Phan Thị Thanh Nhàn: “Chị đi đên đâu, nơi đó hát Hương thẩm ”, “Chị trải lòng mình chân thật chứa chất trong những vần thơ ấy, nó như những trang nhật ký được viết bằng thơ vậy Đa số các bài viết chỉ đi sâu vào nhận xét về giọng điệu thơ của Phan Thị Thanh Nhàn. Tất cảKhoá đều luận thốngtôtnhất đưa ra: giọng điệu thơ Phan Thị Thanh nghiệp Nguyễn Thị Ngọc K37A Nhàn mộc mạc, giản dị, chân thành nhưng vô cùng sâu lắng. Có được đặc điểm ấy không chỉ nhờ đề tài, chủ đề được phản ánh trong thơ mà còn nhờ cách sử dụng ngôn ngữ rất tài tình, rất riêng của bà. Ngoài ra còn một số khoá luận, luận văn cũng đề cập đến vấn đề này: + Trong khoá luận tốt nghiệp “Thơ Phan Thị Thanh Nhàn” của Hà Thị Thanh Hà, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội có khẳng định: “Ngôn ngữ trong thơ chị là thứ ngôn ngữ đời thườỉĩg, dung dị đến bất ngờ nhưng tự nó vân có chất thơ riêng biệt, đầy sức hấp dân”. + Trong khoá luận tốt nghiệp Nội trong hành trình sắng tác của nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn” của Nguyễn Thị Thương, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội cũng có nhận xét như sau: “Trong thơ Phan Thị Thanh Nhàn, chúng ta bẳt gặp ở đó thứ ngôn ngữ của làng quê, của người dân, của chính nhà thơ: giản dị, mộc mạc mà nói được rất nhiều”. Đặc biệt vấn đề ấn dụ trong thơ Nguyễn Thị Thanh Nhàn cũng được quan tâm, luận văn “77zề giới nghệ thuật thơ Phan Thị Thanh Nhàn ” của tác giả Phạm Lê Lan Kiều, Trường Đại học Đà Nằng có nhận định như sau: “Sức hút của Phan Thị Thanh Nhàn trong việc sử dụng ngôn ngữ thơ thê hiện ở sự gần gũi, giản dị, nhiều khi bỏ qua cách điệu đế chỉ còn lại lời nói thông thường. Nhưng chính từ sự khống trau chuôt ây lại nông nàn chât men khiên người đọc bị lôi cuốn. Một đặc điếm nữa tạo nên sự lôi cuốn của ngôn ngữ thơ Phan Thị Thanh Nhàn bên cạnh việc sử dụng ngôn từ mộc mạc giản dị nhà thơ đã có ỷ thức vận dụng các phương thức chuyên nghĩa theo phương thức ân dụ. Tác giả mượn hình ảnh thiên nhiên làm phương tiện biếu đạt đế chuyến tải những cung bậc tình cảm của mình đến độc giả”. Có thể nói, ẩn dụ trong thơ Phan Thị Thanh Nhàn được các nhà nghiên cứu khá quan tâm. Điều này cho thấy đây là một biện pháp tu từ khá quan trọng trong thơ bà, cho nên việc nghiên cứu về nó là cần thiết. Tuy nhiên, các bài viết mới chỉ dừng lại ở việc nêu nhận minh hoạ hoặc phân tích một vài ví dụ tiêu biếu.Nguyễn Thị Ngọc K37A Khoáxét luận tôt nghiệp Cho đến nay, trong số các công trình nghiên cứu chúng tôi tập hợp, tìm hiểu được, chưa có một chuyên luận nào nghiên cứu sâu về biện pháp ẩn dụ trong thơ Phan Thị Thanh Nhàn. Trên cơ sở của những tác giả đi trước, ở đề tài này, chúng tôi khảo sát, thống kê, phân loại và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp ấn dụ trong thơ Phan Thị Thanh Nhàn một cách có hệ thống và chuyên sâu hơn. Với hướng nghiên cứu này, chúng tôi hi vọng sẽ làm phong phú thêm vốn tư liệu phục vụ cho việc dạy và học Phong cách học, vừa góp tiếng nói của mình đế khắng định phong cách tài năng nghệ thuật của nhà thơ. 3. Mục đích nghiên cún và nhiệm yụ nghiên cún a. Mục đích nghiên cứu: - Củng cố và hiểu sâu hơn về một vấn đề lí thuyết ngôn ngữ thuộc chuyên ngành Phong cách học. Cụ thể là biện pháp ẳn dụ tu từ. - Phục vụ, cung cấp tài liệu cho việc học tập và giảng dạy. - Góp thêm một tiếng nói khẳng định tài năng, những đóng góp của Phan Thị Thanh Nhàn. b. Nhiệm vụ nghiên cứu: Tập họp nhũng vấn đề lí thuyết có liên quan tới đề tài. Khảo sát, thống kê, phân loại các biện pháp ấn dụ tu từ trong thơ Phan Thị Thanh Nhàn. Phân tích từ góc độ tu từ đế nhận thấy hiệu quả của biện pháp ấn dụ tu từ trong thơ Phan Thị Thanh Nhàn và từ đó rút ra những kết luận cần thiết. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cún a. Đối tượng: Biện pháp ấn dụ tu từ trong thơ Phan Thị Thanh Nhàn. b. Phạm vi nghiên cứu: Khảo sát các bài thơ qua các tập thơ: Tháng Giêng hai, Nhà xuất bản Văn học 1969; Hương thầm , Nhà xuất Văn học 1973; Chấn dung người chiến thắng , Thị Ngọc K37A Khoá luận tôt bản nghiệp Nguyễn Nhà xuất bản Tác phấm mới 1977; Nghiêng về anh, Nhà xuất bản Hội Nhà văn 1992; Tuyển tập Phan Thị Thanh Nhàn, Nhà xuất bản Hội Nhà văn 2012. 5. Phương pháp nghiên cún Phương pháp thống kê phân loại. Phương pháp phân tích. Phương pháp tổng họp. Phương pháp hệ thống. 6. Đóng góp của đề tài - về mặt lí luận: Ket quả nghiên cứu ẩn dụ trong thơ Phan Thị Thanh Nhàn sẽ góp phần làm sáng tỏ những nét độc đáo trong phong cách thơ của bà, đồng thời khẳng định giá trị của phương thức ấn dụ trong việc xây dựng văn bản nghệ thuật. - về mặt thực tiễn: Khoá luận giúp chúng ta có cái nhìn đầy đủ hon về tác phẩm văn học dựa trên mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, nhất là con đường tiếp cận ngôn ngữ tác phẩm ở cấp độ từ ngữ. Ngoài ra kết quả nghiên cứu khoá luận còn mở ra một hướng phân tích mới cho việc tìm hiếu, học tập và giảng dạy thơ Phan Thị Thanh Nhàn trong nhà trường nói riêng và cách tìm hiếu ấn dụ trong các tác phẩm thơ ca nói chung. NỘIDUNG Chương 1: cơ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Biện pháp ẩn dụ 1.1.1, Khái niệm ẩn dụ Các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng: Trong tiếng Việt có hai loại ẩn dụ, đó là ẩn dụ tu từ và ẩn dụ từ vựng. Ẩn dụ tu từ là đối tượng nghiên cứu của chuyên ngành Phong cách học, còn ẩn dụ từ vựng là đối tượng của chuyên ngành Từ vựng học. Ở đề tài này chúng tôi xem xét và nghiên cứu về ẩn dụ tu từ. Có nhiều định nghĩa khác nhau về ẩn dụ tu từ. Ở đây chúng tôi lựa chọn định nghĩa của tác giả Đinh Trọng Lạc trong cuốn “Phong cách học tiếng Việt: Khoá luận tôt nghiệp Nguyễn Thị Ngọc K37A “An dụ thực chất là so sánh ngầm, trong đó vế so sánh giảm lược đi chỉ còn vế được so sánh. Như vậy, ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa của một đối tượng này thay thế cho một đối tượng khác khi hai đối tượng có một nét nghĩa tương đồng nào đó” [2A, tr 194]. Ví dụ: “Chỉ có thuyền mới hiếu Biến mênh mông nhường nào Chỉ có biên mới bỉêt Thuyền đi đâu về đâu ” (“Thuyền và biển”, Xuân Quỳnh) Nhà thơ nói về thuyền mà không phải là thuyền, về biển mà không phải là biển. Tác giả thông qua mối quan hệ khăng khít giữa thuyền và biển trong thực tế để nói lên tâm trạng của chàng trai và cô gái đang yêu nhau tha thiết. 1.1.1. Tiêu chí phân loại ẩn dụ Các nhà nghiên cứu cũng đưa ra nhiều cách để phân chia ẩn dụ tu từ thành nhiều tiểu loại khác nhau. Chúng tôi dựa theo cách phân chia của tác giả Đinh Trọng Lạc trong cuốn “Phong cách học tiếng Việt”. Theo tác giả, ẩn dụ được phân chia thành các tiếu loại sau: + Ẩn dụ (Ẩn dụ đích thực). + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (Ẩn dụ bổ sung). + Nhân hoá. + Vật hoá. + Phúng dụ. Trong những tiếu loại trên, ấn dụ đích thực là một phương thức tiêu biểu và xuất hiện phổ biến trong thơ ca. 1.1.2.1. Ẩn dụ ( Ẩn dụ đích thực) “An dụ thực chất là so sánh ngầm, trong đó vế so sánh giảm lược đi chỉ còn vế được so sánh”Khoá [2A,luận tr 194]. tôt nghiệp Nguyễn Thị Ngọc K37A Dựa trên những nét tương đồng giữa hai đối tượng, ẩn dụ đích thực được phân chia thành những kiểu nhỏ như sau: Ẩn dụ xây dựng trên cơ sở tương đồng về tính chất giữa hai đối tượng. Ấn dụ xây dựng trên cơ sở tương đồng về trạng thái giữa hai đối tượng. Ân dụ xây dựng trên cơ sở tương đồng về hành động giữa hai đối tượng. Ấn dụ xây dựng trên cơ sở tương đồng về hình dáng giữa hai đối tượng. Ẩn dụ xây dựng trên cơ sở tương đồng về màu sắc giữa hai đối tượng. Ấn dụ xây dựng trên cơ sở tương đồng về chức năng giữa hai đối tượng. 7.7.2.2. Ân dụ chuyến đối cảm giác “Ẩn dụ bổ sung hay còn gọi là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, tức là sự thay thế một cảm giác này bằng một cảm giác khác trong nhận thức cũng như trong diễn đạt ngôn ngữ” [2A, tr 196]. Ví dụ: “Lời yêu mỏng mánh như màu khói Ai biết lòng anh có đổi thay”. (“Hoa cỏ may”, Xuân Quỳnh) Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác có thể phân chia thành những kiểu nhỏ như sau: + Chuyến đổi từ thính giác sang thị giác. + Chuyển đổi từ thị giác sang thính giác. + Chuyến đổi từ thính giác sang vị giác. + Chuyển đổi từ vị giác sang thị giác. + Chuyến đổi từ thính giác sang xúc giác. + Chuyển đổi từ thị giác sang xúc giác. + Chuyển đổi từ một cảm giác cụ thể (Thị giác) sang một cảm giác trừu tượng (trạng thái tình cảm). 1.1.2.3. Nhânhoá “Nhân hoá là Khoá nhữngluận ẩn dụ, chuyển đổi từ những vật vô tri sang hữuNguyễn Thị Ngọc K37A tôt khi nghiệp tri, hoặc là từ thế giới vật chất sang thế giới ý thức của con người” [2A, tr 199] Ví dụ: “Sương muối giỏ may rầu rĩ lắm Còn vài hôm nữa hết mùa đông”. (“Xuân tha hương”, Nguyễn Bính) Tiểu loại ấn dụ này có thế phân chia thành những kiếu nhỏ như sau: - Dùng những từ chỉ hành động, trạng thái của con người cho đối tượng không phải là người. - Dùng những từ chỉ phẩm chất đặc điểm con người cho đối tượng không phải là người. - Coi đối tượng vô sinh như con người đế tâm tình, trò chuyện với chúng. - Dùng đại từ nhân xưng của con người cho đối tượng không phải là người. ỉ.ỉ.2.4. Vật hoá Vật hoá là “lấy những từ biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của loài vật, đồ vật để biếu thị thuộc tính, dấu hiệu của con người, nhằm mục đích châm biếm, đùa vui và nhiều khi qua đó thế hiện tình cảm, thái độ sâu kín của mình” [3A, tr 64]. 1.1.2. Hiệu quả cửa việc sử dụng các ấn dụ 1.13.1. Ân dụ với chức năng tạo hình, biếu cảm trong thơ Ngôn ngữ thơ nói riêng, ngôn ngữ nghệ thuật nói chung có tính hình tượng tức là có tính tạo hình và biếu cảm. Điều đó gắn với chức năng của ngôn ngữ thơ ca khi chúng được nghệ sĩ dùng để tái hiện hiện thực (âm thanh, màu sắc, hoạt động, tính chất, đặc điểm... của đối tượng được phản ánh trong thơ). Bởi trong thơ, đối tượng được phản ánh không chỉ là cảnh sắc thiên nhiên mà còn là những trạng thái cảm xúc của thi nhân, cho nên tính hình tượng được hiểu là tính tạo hình, biểu cảm của các phương tiện ngôn ngữ nghệ thuật. Trong thực tế sáng tạo, cácKhoá tác luận giả đã hiện và sử dụng tối đa biện pháp nghệ tôtphát nghiệp Nguyễn Thị Ngọc K37A thuật ấn dụ nhằm xây dựng hình tượng thơ và biếu đạt những tâm tư, xúc cảm của mình. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả giáo trình “Phong cách học tiếng Việt” (Đinh Trọng Lạc, 2003, Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục) đã khẳng định vai trò của các ẩn dụ đối với tác phẩm văn học như sau: “Ẩn dụ thể hiện hình ảnh cụ thể, tránh được cách nói khô khan của văn chính luận, đồng thời gia tăng sức mạnh biểu cảm trong lời nói. Nhưng nói đến ẳn dụ phải nói đến thơ ca, đặc biệt là thơ trữ tình. Thơ trữ tình mới thực sự là “Vương quốc của các ẩn dụ”. Ở đây có thể là một địa hạt khai phá nghệ thuật không bao giờ cũ mòn bởi vì mỗi bài thơ là một tâm trạng, mỗi bài thơ có mã riêng của nó và do vậy từ dùng phải mang ý nghĩa khác”. Và “Ấn dụ không chỉ có giá trị hình tượng, phương tiện xây dựng hình tượng mà còn hàm chứa sức mạnh biểu cảm. Bởi vì ẩn dụ thể hiện những hàm ý mà người đọc phải suy ra mới hiểu được” [2A, tr 195]. 1.1.3.2. Ân dụ với chức năng tạo tính hàm súc trong thơ Ngôn ngữ nghệ thuật nói chung và ngôn ngữ thơ nói riêng có tính hàm súc (tức là ngôn ngữ thế hiện được nhiều nhất các đặc trưng như tính chính xác, cá thể, hình tượng bằng số lượng các yếu tố ngôn ngữ ít nhất). Khi sáng tạo nghệ thuật nói chung và sáng tạo thơ nói riêng, người nghệ sĩ không chỉ dừng lại ở việc tái hiện hiện thực bằng một thứ ngôn ngữ hàng ngày, mà bao giờ cũng sử dụng một thứ ngôn ngữ đã được sàng lọc, chọn lựa, trau chuốt kĩ càng cùng với những trạng thái cảm xúc của thi nhân. Biện pháp nghệ thuật ẳn dụ đã góp phần làm cho lời thơ có tính hàm súc cao. Thông qua việc dùng các hình ảnh ẩn dụ, nhân hoá, người nghệ sĩ vừa tái hiện được hiện thực cuộc sống thiên nhiên, con người một cách sống động, vừa bày tỏ được thái độ, tư tưởng, tình cảm đối với cuộc đời, xã hội và thời đại. Đặc biệt ấn tượng là các ẩn dụ chuyển đối cảm giác, nó làm cho lời thơ trở nên linh hoạt, sống động trong cách cảm, cách nghĩ của bạn đọc. Thông qua đó mà “Nhà thơ không chỉ “nghe” bằng tai mà nghe cả bằng mắt, bằng làn da, bằng lưỡi... “thấm vào tâm hồn”; lúc này mọi giác quan được huy động đến tột cùng và dẫn đến sự Khoá giao thoa, xuyên thấm, lẫn lộn. Phải là người nghệ sĩ mới có Thị Ngọc K37A luận tôt nghiệp Nguyễn cái “nghe” kì diệu ấy và cũng chính là lúc chính nhà thơ làm cho độc giả trở thành nghệ sĩ” [2A, tr 197]. ]. 1.3.3. Ẩn dụ với chức năng tạo tính cá thế trong thơ Thông qua ngôn ngữ, nhà thơ tạo ra những đứa con tinh thần của mình, cụ thể là tạo ra các tác phẩm thơ. Ngôn ngữ là tài sản chung của cả cộng đồng nhưng cách vận dụng nó trong từng hoàn cảnh sáng tác cụ thể lại tuỳ thuộc vào sở thích, sở trường của từng nhà thơ. Qua việc lựa chọn, sử dụng từ ngữ trong các tác phẩm, ta thấy được phong cách riêng của từng thi sĩ. VI thế, có thể nói, những cách dùng ngôn ngữ nghệ thuật của mỗi tác giả sẽ giúp chúng ta nhận ra cá tính sáng tạo của họ trong sản phẩm của mình. Khẳng định điều này, tác giả cuốn “Phong cách học tiếng Việt” đã nhận định: “Ấn dụ thể hiện phong cách sáng tạo của tác giả, phong cách thời đại và phong cách dân tộc. Ân dụ của ca dao khác ấn dụ của “Truyện Kiều”, của thơ Hồ Xuân Hương, của “Lục Vân Tiên”... Ẩn dụ của Huy Cận khác Chế Lan Viên, Chế Lan Viên khác Tố Hữu... Nghiên cứu ẩn dụ của một tác giả ta đã có những “trường phong cách” khác nhau và có thể bao quát thế giới thơ ca của tác giả đó” [2A, tr 196]. 1.1.3.4. Ân dụ với dấu ấn thời đại trong thơ Thời đại nào cũng có sự ảnh hưởng tới nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng. Vì thế, tìm hiểu nghệ thuật là một phương thức tìm hiểu dấu ấn thời đại ẩn dấu trong đó. An dụ là một biện pháp nghệ thuật được sử dụng rộng rãi trong văn chương, đặc biệt là trong thơ. Cùng với việc tạo nên dấu ấn phong cách tác giả, nó còn in đậm dấu ấn thời đại mà tác giả đó đang sống. Do vậy, cùng viết về đề tài chiến tranh, mỗi tác giả lại có một cách sáng tạo và cảm nhận khác nhau. * Cách phân loại ẩn dụ và cơ sở đánh giá hiệu quả của biện pháp ẩn dụ trong các sách Phong cách học của tác giả Đinh Trọng Lạc là cơ sở lí luận để chúng tôi vận dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài này. 1.2. Vài nét về tác giả Phan Thị Thanh Nhàn 1.2.1. Cuộc Khoá đời vàluận sự nghiệp tôt nghiệp Nguyễn Thị Ngọc K37A 1.2.1.1. Cuộc đời: Phan Thanh Nhàn sinh ngày 9-8-1943. Quê ở phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội. Bà là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam và là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Bà đã từng theo học: Khoa báo chí trường tuyên giáo Trung ương, Khóa 5 lớp bồi dưỡng những người viết văn trẻ Hội Nhà văn Việt Nam, Khóa cao học dành cho các nhà văn trẻ Việt Nam tại học viện Gorky (Liên Xô). 1.2.1.2. Sự nghiệp: Bà sáng tác trên rất nhiều lĩnh vực và đều có những thành tựu nhất định, tiêu biểu: Thơ: Tháng giêng hai (Văn học, 1969, in chung với Thúy Bắc và Hoàng Thị Minh Khanh); Hương thầm {Văn học, 1973); Chân dung người chiến thắng {Tác phắm mới, 1977); Bông hoa không tặng {Tác phấm mới , 1987); Nghiêng về anh {Hội Nhà văn, 1992); Bài thơ cuộc đời (Hà Nội, 1999); Thơ với tuổi thơ (Kim Đồng - 2002). Văn xuôi: Xóm đê ngày ấy (tái bản ba lần, Kim Đồng - 1975, Hà Nội, 1982, Kim Đồng - 1999)\Hoa mặt trời (Phụ nữ, 1981); Ánh sáng của anh (Kim Đằng, 1978); Tuổi trăng rằm (Kim Đồng, 1982); Bỏ trốn (Kim Đồng, 1995 1996- 1999). Phan Thị Thanh Nhàn đã nhận được các giải thưởng văn học: Giải nhì cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1969; Giải A của Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội các năm 1974 và 1980; Giải c Nhà xuất bản Kim Đồng cho tác phẩm Tuổi trăng rằm năm 1982; Giải A Nhà xuất bản Kim Đồng cho tác phẩm Bỏ tron năm 1995. Năm 1996 tác phẩm này được xưởng phim truyện Việt Nam dựng phim nhựa và đoạt giải Bạc của Hội Điện ảnh Việt Nam năm 1996. Quả thực những thành quả nhà thơ đã mang lại cho công chúng là một sự đóng góp rất đáng trânluận trọng. xứng đáng được Nhà nước trao tặng giải Khoá tôt Bà nghiệp Nguyễn Thị Ngọc K37A thưởng Văn học nghệ thuật năm 2007. 1.2.2. Phong cách nhà thơ Giữa các gương mặt thơ nữ tài năng của văn học Việt Nam hiện đại như Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Ý Nhi... Phan Thị Thanh Nhàn đã để lại nhiều dấu ấn đậm nét bởi tiếng nói trữ tình, duyên dáng mà kín đáo. Người ta đọc thơ bà như nghe tâm tình, thấy thương mến bởi thơ của bà là tình của bà với cuộc đời, với người với thiên nhiên. Với Phan Thị Thanh Nhàn, thơ như lí lịch cuộc đời. Tiêu biếu nhất là mảng thơ tình, nếu như thơ Xuân Quỳnh ồn ào, mạnh mẽ, sôi sục trong con sóng trào của tình yêu thì thơ Phan Thị Thanh Nhàn lại như một loài hoa đêm tụ’ toả hương dịu dàng trong lòng người đọc. Thơ của bà cũng như người con gái không mang vẻ đẹp rực rỡ nhưng nét duyên thầm là điếm nhấn làm say đắm lòng người đọc. Mở đầu là tập “Tháng giêng hai” (1969) đến “Hương thầm” (1973) rồi “Chân dung người chiến thắng” (1977) và “Bông hoa không tặng” (1987) ta thấy thơ Thanh Nhàn có những bước chuyển mới. Những bài thơ của bà từ nhẹ nhàng sang trải nghiệm, trăn trở nhung độ lượng hon. Nhưng dù thế nào những bài thơ của bà cũng rất chân thành, gần gũi và vì thế chiếm được chỗ đứng trong lòng độc giả. Tác giả từng cho rằng: “Thơ hay là gì? Thơ hay là thơ được nhiều người yêu mến và thuộc. Mình viết tâm trạng của mình nhưng rồi “gặp ” được tâm trạng của rất nhiều người Rõ ràng, Phan Thị Thanh Nhàn là một tác giả nữ có bản sắc thơ khá rõ nét. Thơ bà không sắc sảo như nhiều gương mặt thơ nữ cùng thời nhưng nó đáng quý bởi tiếng nói dịu dàng, tiếng nói ấy khiêm nhường, phảng phất như một thứ hương thầm kín đáo, thanh tao. 1.2.3. Đặc điêm ngôn ngữ “Neu trên thế giới này không có lời nói thì thế giới đã không giống như nó đang tồn tại. Nhà thơ sinh ra từ một trăm năm trước khi thế giới tạo thành. Người hạ bút làm thơ mà không am hiếu ngôn ngữ chang khác gì anh chàng mất trí lao đầu xuống dòng sông cuồn cuộn mà không biết bơi” (Raxun Gamzatop). Nhà thơ là những người am tường ngôntôt ngữ và vận dụng ngôn ngữ một cách đầy sángNguyễn tạo. Thị Ngọc K37A Khoá luận nghiệp Phan Thị Thanh Nhàn là nhà thơ giản dị và chân thành. Ngôn ngữ trong thơ bà là thứ ngôn ngữ đời thường, dung dị đến bất ngờ nhưng tự nó vẫn có chất thơ riêng biệt, đầy sức hấp dẫn. Thứ ngôn ngữ ấy là ngôn ngữ không trau chuốt, không màu mè mà là ngôn ngữ từ trái tim. Thơ Phan Thị Thanh Nhàn chủ yếu sử dụng các câu kế, câu trần thuật và đặc biệt sử dụng khá nhiều các biện pháp nghệ thuật như so sánh, ấn dụ... để thế hiện được tâm tư, tình cảm của chính nhà thơ. Và đọc thơ bà, chúng ta thấy một cảm giác gần gũi thân thiện bởi bà đã đưa được chất liệu dân gian vào trong từng câu thơ. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị nhưng chứa đầy tình cảm chân thành, tha thiết đã tạo nên nét riêng biệt trong thơ bà. Tóm lại, tất cả những đặc điểm, phong cách thơ, cuộc đời và sự nghiệp là căn cứ, là cơ sở lí luận cho chúng tôi thực hiện, phân tích đề tài này. Chương 2 HIỆU QUẢ NGHỆ THUẬT CỦA BIỆN PHÁP ẤN DỤ TRONG THƠ PHAN THỊ THANH NHÀN 2.1. Kết quả khảo sát - thống kê - phân loại 2.1.1. Kết quả khảo sát - thống kê số phiếu - tỉ lệ % Khoá luận tôt nghiệp Loại ẩn dụ An dụ đích An dụ xây dựng trên cơ sở tương thực Sô phiếu 49 Tỉ lệ Sô phiêu tỉ lệ Nguyễn Thị Ngọc K37A (%/Loại) %/tổng 75,4% 65 (28,9%) đồng về tính chất An dụ xây dựng trên cơ sở tương 11 16,9% 5 7,7% 32 22,5% đồng về trạng thái Àn dụ xây dựng trên cơ sở tương đồng về hành động Nhân hoá Dùng những từ chỉ trạng thái của (63,1%) con người cho đối tượng không phải là người Dùng những từ chỉ hành động của 61 43% 22 15,5% 23 16,2% con người cho đối tượng không phải là người Dùng những từ chỉ đặc điêm, phẩm chất của con người cho đối tượng không phải là người Coi đôi tượng vô sinh như con người để tâm tình, trò chuyện với chúng 142 Dùng đại từ nhân xưng của con 4 2,8% người cho đốiluận tượng Khoá tôt không nghiệp phải là Ản du chuyển đổi cảm giác Vật hoá Nguyễn Thị Ngọc K37A người Từ thính giác sang thị giác 3 18,8% 16 Từ thính sang vị giác 4 25% (7,1%) Từ thính sang xúc giác 4 25% Từ thị giác sang xúc giác 3 18,8% Từ thính sang khứu giác 2 12,4% Dùng những từ chỉ loài vật đê nói về con người Tổng số 2 2 (0,9%) 225 225 (100%) 2.1.2. Nhận xét + Ân dụ đích thực là tiểu loại ấn dụ xuất hiện nhiều và khá là phố biến trong thơ Phan Thị Thanh Nhàn (65 phiếu, chiếm 28,9%). Tiểu loại này được chia ra làm 3 tiếu loại nhỏ, mỗi kiếu xuất hiện với một tần suất lớn nhỏ khác nhau. Qua việc khảo sát, chúng tôi nhận thấy, nhờ việc sử dụng một cách linh hoạt, phong phú, với tần suất khá cao tiếu loại ấn dụ này, Phan Thị Thanh Nhàn đã tạo ra cho ngôn ngữ thơ của mình giá trị thẩm mĩ khá cao. Qua đó, nhà thơ bộc lộ tư tưởng, tình cảm của mình với cuộc đời, với xã hội và thời đại. + Ẩn dụ chuyến đổi cảm giác xuất hiện ít hơn so với ẩn dụ đích thực (gồm 16 phiếu, chiếm 7,1%) nhưng nó lại có vai trò và giá trị vô cùng to lớn. Chính nhờ việc sử dụng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác này mà Phan Thị Thanh Nhàn đã tạo được ấn tượng sâu sắc đối với bạn đọc. Tiểu loại ẩn dụ này không chỉ thể hiện cái nhìn mới lại về thế giới xung quanh của nhà thơ mà còn bộc lộ tài năng sáng tạo độc đáo của bà. + Nhân hoá trong các sáng tác thơ của Phan Thị Thanh Nhàn là một biện pháp tu từ được sử dụng với tần số cao, đáng kể nhất (142 phiếu, chiếm 63,1%). Đặc biệt là trong các bài thơ viết cho thiếu nhi, tiểu loại này xuất hiện một cách đậm đặc và phổ biến. Ngoài làm cho thế giới trẻ thơ trở nên sống động, Khoá luậntác tôtdụng nghiệp Nguyễn Thị Ngọc K37A chân thực và phong phú, nhân hoá còn giúp Phan Thị Thanh Nhàn bày tở, gửi gắm tâm tư tỉnh cảm một cách kín đáo, tế nhị mà sâu lắng. + Vật hoả là một tiểu loại ấn dụ được sử dụng với tần số thấp nhất trong thơ Phan Thị Thanh Nhàn. Nhưng không vì thế mà tiểu loại này không có vai trò quan trọng trong các sáng tác của các nhà thơ. Nó góp phần thế hiện một cách tập trung nhất, sâu sắc nhất quan điểm, thái độ, tình cảm, lòng yêu quê hương của tác giả. * Như vậy mỗi tiểu loại ẩn dụ có sự đóng góp khác nhau về mức độ, về giá trị và tầm quan trọng để tạo nên phong cách thơ Phan Thị Thanh Nhàn. Tất cả đã góp phần tạo nên nét duyên dáng, kín đáo mà vô cùng trẻ trung ở tác giả. 2.2. 2.2.1. Phân tích kết quả thống kê Ần dụ đích thực Đây là tiểu loại ấn dụ được xây dựng trên cơ sở những nét tương đồng (về tính chất, màu sắc, hình dáng, trạng thái...) giữa hai đối tượng A, B. Dựa vào sự tương đồng đó, người đọc sẽ tìm hiểu và phát hiện ra đối tượng mà tác giả ngầm so sánh và hiểu hơn về chúng. Trong tống số 225 phiếu thống kê, ấn dụ đích thực chiếm 65 phiếu, tương đương với 28,9% tổng số các an dụ tu từ. 2.2.1.1. Ân dụ xây dựng trên cơ sở sự tương đồng về tính chất giữa hai đối tượng Trong các tác phẩm thơ chọn lọc của Phan Thị Thanh Nhàn, đây là kiểu ẩn dụ khá phố biến (49 phiếu, chiếm 75,4% ẩn dụ đích thực). Bằng việc sử dụng kiểu ẩn dụ này, tác giả đã bộc lộ những tâm tư, tình cảm, cảm xúc của mình trước cuộc đời. Hay nói cách khác, những ẩn dụ tu từ này đã chuyển tải thế giới cảm xúc của nhà thơ đến với bạn đọc một cách tế nhị nhất, sâu sắc nhất. Chúng ta sẽ đi phân tích một số ví dụ tiêu biểu để hiểu rõ điều này. Ví dụ 1: “Bây giờ em yếu mệt Biết đỡ đần Và em đang Khoá luậnnhờ tôt ai nghiệp Nguyễn Thị Ngọc K37A khoẻ lại Chỉnh là nhờ mùa xuân ” (Chính là nhờ mùa xuân) Chúng ta đều biết một năm có bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông. Và mùa xuân là mùa bắt đầu của một năm, mùa của tuổi mới, mùa của sức sống mới và là mùa của những gì hạnh phúc ngọt ngào nhất. Ở đây, mùa xuân là vế B, ta liên tưởng tới vế A là mục tiêu, nghị lực sống, tình yêu thương giữa con người với con người. Sự so sánh, liên tưởng giữa nghị lực sống, mục tiêu, tình yêu thương của con người với hình ảnh mùa xuân thật độc đáo, sâu sắc. Phan Thị Thanh Nhàn là nhà thơ có một cuộc sống khá vất vả bởi người chồng gắn bó với bà chưa được bao lâu thì phải lìa xa bà đến với thế giới bên kia. Một mình bà vừa phải lo toan, chăm sóc chu toàn cho gia đình, vừa phải hoàn thành tốt công việc được xã hội giao phó. Vì vậy, ta cảm thấy nhiều lúc bà cảm giác rất mệt mỏi song vì tình yêu cuộc sống, vì gia đình, vì người con thân yêu mà bà đã vượt qua đế trở thành một Phan Thị Thanh Nhàn như ngày hôm nay. Hình ảnh ấn dụ “mùa xuân” còn trở đi trở lại trong thơ của bà như trong bài “Nhà cũ”: “Căn nhà đã nhốt Những ngày trong veo Mùa xuân còn mãi Nơi mình buông neo ” Mùa xuân là nguồn cảm hứng vô tận của các nhà thơ, hình ảnh “mùa xuân” là một ẩn dụ còn xuất hiện khá nhiều trong thơ của Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, Tố Hữu và Xuân Quỳnh. Nhưng với cách nói của Phan Thị Thanh Nhàn, “mùa xuân” trong thơ bà có vẻ sinh động, hấp dẫn và đặc biệt riêng, nó không trở nên sáo mòn, nhàm chán mà vẫn vô cùng hấp dẫn và tươi mới. Ví dụ 2: “Bác về, gửi gạch tặng dân Giếng đẩu tiên ấyKhoá ở sânluận đìnhtôt làng Tròn xoe dưới một nghiệp Nguyễn Thị Ngọc K37A tản bàng ơi gàu nước mát đầy tràn thương yêu Lòng Cha chia khắp xóm nghèo Thắm sâu mạch nước trong veo giếng này” (Giếng nước Bác Hồ) Bài thơ “Giếng nước Bác Hồ” được Phan Thị Thanh Nhàn viết tại Quảng An vào tháng 9 năm 1969. Giếng làng quê hương nhà thơ không chỉ là nơi gặp gỡ câu chuyện làm ăn thôn xóm mà là kỉ niệm gắn liền với Bác Hồ. Năm 1969, cả nước đau đớn vì sự ra đi của một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc - Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bà viết bài thơ này cũng như góp một tiếng khóc, một sự nhớ nhung vô bờ tới vị lãnh tụ vị đại của dân tộc. Hình ảnh ấn dụ “Cha” được tác giả dùng để chỉ Bác Hồ. Người không chỉ là một vĩ lãnh tụ xuất sắc trong phong trào giải phóng dân tộc mà Người còn có phẩm chất giống người cha, luôn chăm sóc chu đáo đối với đàn con - nhân dân Việt Nam, không màng tới quyền lợi của bản thân, làm mọi việc, hi sinh cho hạnh phúc của các con. Các con luôn được sống trong vòng tay che chở của Người. Qua hình ảnh ẩn dụ “cha”, ta thấy được sự giản dị, gần gũi của một vị lãnh tụ cách mạng, một vị Cha già thực thụ và vô cùng gần gũi, thân thiết của con dân đất Việt. Qua đây ta còn thấy tình yêu, sự kính trọng của tác giả nói riêng và toàn thể dân tộc nói chung đối với Bác Hồ. Dù Bác có ra đi mãi mãi thì trong tâm trí mọi người, Bác vẫn sống, Bác vẫn tồn tại. Và những gì liên quan tới Bác sẽ vẫn được duy trì và bảo vệ đến cùng. Một bài hát nào đó có câu: “Bác Hồ là tình yêu thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân loại”. Phan Thị Thanh Nhàn là một người con trong số nhiều người con của dân tộc Việt bày tỏ tình cảm thiêng liêng ấy với người Cha già của dân tộc một cách chân thành nhất. Ví dụ 3: “Ngoài khơi xa, biến cô đơn Bao nhiêu chiếc sóng cũng buồn như nhau Tím bầm mang mãi niềm đau Nhớ thương nên nỗi bạc đầu bờ Khoá ơiỉ ” luận tôt nghiệp Nguyễn Thị Ngọc K37A (Biển và đất mỏ) Con sóng - bờ xa, thuyền - biến là những hình ảnh ấn dụ được Phan Thị Thanh Nhàn thế hiện khá thành công, nó mang rất nhiều ý nghĩa: những con sóng ngày đêm muốn cập bến bờ cũng giống như tình yêu đi tìm mãi bến đỗ của nó. Trong ca dao, hình ảnh thuyền và bến (bờ) thường được nói sự khăng khít, gắn bó của tình yêu: “Thuyền về có nhớ bến chăng Ben thì một dạ khăng khăng đợi thuyền Hay như trong thơ Xuân Quỳnh: “Chỉ có thuyền mới hiếu Biến mênh mông nhường nào Chỉ có biến mới biết Thuyền đi đâu về đâu ” (Thuyền và biển) Tác giả Xuân Quỳnh cũng thông qua hình ảnh thuyền và biển để nói lên tâm trạng yêu nhau của đôi trai gái. Còn với Phan Thị Thanh Nhàn, bà đã mượn hình ảnh “sóng - biến” đế nói về ngọn lửa tình yêu đang khao khát, đang nhớ thương đến cháy lòng. Đó là sóng lòng hay còn được gọi là sóng tình, là khát vọng nhớ nhung, da diết đến buồn đau. Đoạn thơ cho ta thấy, ngoài cái dữ dội, mãnh liệt thì còn có sự dịu dàng, đằm thắm của người con gái Việt Nam khi yêu. Hình tượng người phụ nữ đứng trước biến hay nói rộng ra là đứng trước tình yêu thì luôn đặt mình lên những “con sóng” để khám phá, chinh phục tình yêu. Phan Thị Thanh Nhàn đã mượn những hình ảnh đó đế bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của mình về tình yêu. Ví dụ 4: “Anh đã nhô bọt vào quả khứ Đã quên rồi muối mẫn gừng cay Sao tôi vân thương về ngày cữ Vân nghĩ luận rằngtôt anh chang đối thay ” Khoá nghiệp Nguyễn Thị Ngọc K37A (Yêu) Ban đầu, trai gái yêu nhau thường lấy trăng, hoa, sông, núi... làm cái cớ để tỏ tình, để hứa hẹn, thề thốt. Ở vào thời điểm mơ mộng, huyền diệu ấy, tình yêu hiện ra thật lãng mạn, đẹp đẽ. Tâm lí của những kẻ đang yêu là “Nhất nhật bất kiến như tam thu hề” (một ngày không gặp nhau dài bằng ba thu), nhưng khi đã nên vợ nên chồng thì tình yêu chuyến thành tình thương, tình nghĩa, tức là đi vào chiều sâu của tình cảm. Tác giả đã mượn các hình ảnh gần gũi, quen thuộc để miêu tả tình nghĩa vợ chồng. Hình tượng thơ không cầu kì, bóng bẩy mà đơn sơ, gần gũi. “Muối” và “gừng” là những gia vị thường dùng trong bữa cơm hằng ngày của người bình dân. Hơn thế, muối và gừng còn là những vị thuốc đắc dụng trong lúc ốm đau. Muối và gừng là những sản phẩm đo chính tay người dân làm ra và gắn bó đời đời kiếp kiếp với họ. Muối là kết tinh của nước biến, màu trắng, hạt nhỏ, có vị mặn. Muối có mặt trong bữa ăn của mọỉ nhà, mọi người. Gừng là loại cây thường được trồng ở trong vườn, ngoài đồng. Vị cay nồng của gừng làm nóng ran tù' miệng vào tới gan ruột, khiến ta có cảm giác tăng thêm nhiệt huyết, sức lực. Độ cay của gừng được ngầm so sánh với mức độ thắm thiết của tình cảm trai gái nhưng thiên về tình cảm vợ chồng nhiều hơn. Trong gian nan, vất vả, tình nghĩa vợ chồng càng thêm sâu đậm. Gừng cay, muối mặn tượng trưng cho tình nghĩa của những cặp vợ chồng nghèo cùng nhau chung lưng đấu cật, lên thác xuống ghềnh, lên rừng xuống biển. Chén cơm sẻ nửa, hạt muối chia đôi. Qua gian nan, cơ cực, tình nghĩa vợ chồng gắn bó càng thêm sâu sắc. Hình ảnh “gừng cay muối mặn” là một hình ảnh vô cùng quen thuộc và gần gũi. Tác giả đã sử dụng thi liệu vốn có sẵn trong ca dao rất khéo, rất tài tình. “Muối ba năm muối đang còn mặn Gừng chín thảng gừng hãy còn cay Việc sử dụng ẩn dụ tương đồng về tính chất giữa hai đối tượng đã khiến ngôn ngữ thơ Phan Thị Thanh Nhàn có một sức gợi rất ám ảnh và sâu xa. Khi tìm ra sự tương đồng về tính chất giữa hai đối tượng ấy, Phan Thị Thanh Nhàn đã thế hiện cách so sánh, liên tưởng ngôn Thị Ngọc K37A Khoá luậnrất tôtphong nghiệpphú, sinh động và làm giàu thêm cho Nguyễn ngữ thơ ca. Cách sử dụng ngôn ngữ đặc biệt này còn giúp chúng ta cảm nhận được con mắt nhìn thế giới xung quanh của nhà thơ là vô cùng tinh tế. 2.2.1.2. Ẩn dụ xây dựng trên cơ sở tưong đồng về trạng thải giữa hai đối tượng Những ẩn dụ này xuất hiện không nhiều trong thơ Phan Thị Thanh Nhàn (11 phiếu, chiếm 16,9% ẩn dụ đích thực) nhưng nó lại chứa đựng một giá trị rất lớn trong việc thể hiện quan niệm về nhà thơ trước cuộc đời, trước con người. Khi phân tích một số ví dụ tiêu biếu, chúng ta sẽ nhận thấy rõ hiệu quả của nó trong các tác phẩm thơ của Phan Thị Thanh Nhàn. Ví dụ : “Đây là Cường, người anh cả thân yêu Sau hai mươi ba ngày đêm giữ chốt Khi H2ã xuống điếm cao 311 Tay anh còn giương thắng ngọn cờ” (Gương mặt sư đoàn) “Ngã xuống” là một ẩn dụ tương đồng về trạng thái. “Ngã” là một động từ thế hiện sự chuyển động đột ngột, ngoài ý muốn, sang vị trí thân sát trên mặt nền do mất thăng bằng” [13B, tr 667]. Sự tương đồng về trạng thái giữa “ngã xuống” và cái chết đã giúp nhà thơ không cần nói một cách cụ thể, người đọc cũng hiếu đó là sự hi sinh, mất mát. Vì khi con người mất đi, đồng nghĩa với đó là sự chấm dứt mọi hoạt động và chuyển sang trạng thái nằm yên bất động. Ở đây, Phan Thị Thanh Nhàn đã tìm thấy sự tương đồng giữa “ngã xuống” và sự hi sinh của các chiến sĩ trên mặt trận chống kẻ thù xâm lược nói chung và đồng chí Cường nói riêng. Câu thơ lắng xuống như một phút mặc niệm của tác giả trước hương hồn đồng chí. Anh là một trong số rất nhiều người đã hi sinh mình vì sự nghiệp giải phóng toàn dân tộc. Đây cũng là cách nói để nhà thơ thể hiện sự biết ơn, lòng cảm phục chân thành đối với những người lính cụ Hồ. Trước Phan Thị Thanh Nhàn, đã có rất nhiều nhà thơ sử dụng động từ này để diễn tả sự hi Khoá sinh của lính trên chiến trường. Ta bắt gặp hình ảnh luậnngười tôt nghiệp Nguyễn Thị Ngọc K37A anh giải phóng quân: ‘‘Anh ngã xuống trên đường bay Tân Sơn Nhất Máu anh phun như lửa đạn cầu vồng ” Hay: “Địch từ đông thuỷ kéo ỉên Từ cửa bắc xông ra Pháo đài Láng quân ta bắn xuống ... Và bao người ngã xuống không tên Như vậy, Phan Thị Thanh Nhàn tìm ra sự tương đồng về trạng thái giữa “ngã xuống” và sự hi sinh của người lính là một điều không mới. Nhưng với cách diễn đạt tinh tế, với phong cách sáng tạo của riêng mình, Phan Thị Thanh Nhàn đã thể hiện sự biết ơn, lòng kính trọng vô bờ đối với họ. Ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng, mặc dù những hình ảnh ấn dụ tương đồng về trạng thái mà Phan Thị Thanh Nhàn sử dụng rất ít và chưa phải là độc đáo, song với cách diễn đạt này, các hình ảnh trở nên phong phú, gợi cảm. 2.2.1.3. Ẩn dụ xây dựng trên cơ sở tương đòng về hành động giữa hai đối tượng Tiểu loại ẩn dụ này được dùng làm nổi bật hành động của đối tượng được so sánh thông qua so sánh ngầm. Mặc dù chiếm tỉ lệ nhỏ (5 phiếu, chiếm 7,7% tổng số ẩn dụ đích thực) nhưng nó mang một giá trị hết sức to lớn. Bởi nó là phương thức biếu hiện cách diễn đạt mới mẻ, hàm súc trong của Phan Thị Thanh Nhàn. Hơn nữa, khi phân tích kiểu ẩn dụ này, chúng ta hiểu rõ hơn về phong cách sáng tạo của nhà thơ. Ví dụ 1: “Mùa xuân đi cùng nhau Giữa phố vui rộn rã Anh rẽ vào lịch sử Đưa em vào xa xưa ” (Những ngôi chùa Hà Nội) “Rẽ” là “đi ngoặt sang đường khác” [14B, tr 797]. Đoạn thơ này Phan Thị Thanh Nhàn đã sử dụng dụ tương đồng về hành động giữa hai đối tượng. Sự so Thị Ngọc K37A Khoáẩnluận tôt nghiệp Nguyễn sánh giữa “rẽ” và sự tìm hiếu, muốn khám phá lịch sử. Hà Nội là mảnh đất thiêng, hội tụ những tinh hoa văn hoá của đất trời, Hà Nội với ba mươi sáu phố phường... Và chúng ta không thể không kể đến Hà Nội với những ngôi chùa cố kính như Chùa Trấn Quốc... Phan Thị Thanh Nhàn đã giúp chúng ta đến gần hơn với những nơi tâm linh. Không chỉ vậy, thông qua “anh” và “em” - là những thế hệ trẻ của đất nước tìm hiểu lịch sử qua những ngôi chùa- chứng nhân lịch sử. Đen với mỗi ngôi chùa ta như đang được gặp lại cha ông ta ngày xưa.Và Phan Thị Thanh Nhàn đã thật điêu luyện khi tạo nên một không gian về với lịch sử không hề nhàm chán mà thật sự rất ý nghĩa. Tìm ra sự tương đồng ấy, tác giả muốn khẳng định thế hệ trẻ hôm nay sẽ không bao giờ quên lịch sử, quên công lao to lớn của cha ông ta. Ví dụ 2: “Muốn thành chim bay khắp Việt Nam ta Rót tiếng ca vui xuống mọi miền đất nước Rồi trở lại mảnh vườn thiêng của Bác Quỳ dâng Người giọt ỉệ tự miền Nam (Chân dung người chiến thắng) Trong đoạn thơ này, tác giả đã sử dụng động từ “rót” là một ẩn dụ xây dựng trên cơ sở tương đồng về hành động. “Rót” là trút nước trong một vật ra từ từ, nó tương đồng với sự thể hiện, bộc lộ ra bên ngoài. Đây là một cách so sánh nhằm nhấn mạnh niềm vui, sự phấn khởi, niềm hân hoan khi nghĩ về chiến thắng. Nhân dân Việt Nam ta đã tranh đấu anh dũng để đến được với đại thắng mùa xuân 1975, Đất nước ta được hoàn toàn giải phóng, hai miền Nam - Bắc sum họp một nhà. Con dân nước Việt rất vui mừng vì điều ấy. Tìm ra sự tương đồng ấy, Phan Thị Thanh Nhàn muốn thể hiện niềm tin chiến thắng của nhân dân đã được đền đáp. Đồng thời, nhà thơ muốn khắng định có được thành quả ấy là do sự nỗ lực của toàn thể nhân dân. * Mặc dù các kiếu nhỏ của ấn dụ đích thực không xuất hiện nhiều trong toàn bộ thơ Phan ThịKhoá Thanh Nhàn nhưng với sự xuất hiện của chúng, thơ Phan Thị Thị Ngọc K37A luận tôt nghiệp Nguyễn Thanh Nhàn đã có một lượng nghĩa bổ sung rất lớn, làm phong phú và giàu đẹp cho tiếng Việt, đặc biệt là ngôn ngữ thơ ca. Ấn dụ trong thơ bà là những hình ảnh vô cùng mộc mạc, gần gũi như con đường, căn phòng, chùm hoa bưởi, hoa me... Đó là những hình ảnh bình dị, gắn bó với cuộc sống của con người, nhưng trong thơ của Phan Thị Thanh Nhàn nó luôn tạo được sự bất ngờ, hấp dẫn cho người đọc. Nhà thơ đã thoi hồn cho những con chữ, làm chúng không hề nhàm chán, sáo mòn. Và khi sử dụng biện pháp ẩn dụ đích thực, nhà thơ đã thể hiện được tiếng thơ vừa mang đậm chất dân tộc vừa mang hơi thở của thời đại. 2.2.2. Ân dụ chuyến đoi cảm giác Ấn dụ chuyển đổi cảm giác hay còn được gọi là ẩn dụ bổ sung tức là sự thay thế một cảm giác này bằng cảm giác khác trong nhận thức cũng như trong diễn đạt bằng ngôn ngữ. Tiểu loại ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là tiểu loại xuất hiện với tần suất không cao trong thơ Phan Thị Thanh Nhàn (16 phiếu, chiếm 7,1% tổng số ẩn dụ tu từ) song đây lại tiểu loại ẩn dụ tương đối quan trọng và có ý nghĩa khá to lớn. Bởi nhờ có tiểu loại ấn dụ này mà những vần thơ giản dị của Phan Thị Thanh Nhàn trở nên mới lạ, gợi hình, gợi cảm. Đồng thời người đọc sẽ thấu hiếu được tâm tư, tình cảm, cảm xúc của nhà thơ. Hon thế nữa, nó giúp người đọc cảm nhận và khám phá thế giới một cách sinh động, mới mẻ. Khi phân tích những ví dụ cụ thể, chúng ta sẽ thêm hiểu những điều này. 2.2.2.1. Ẩn dụ chuyến đối cảm giác từ thỉnh sang xúc giác Ví dụ: “Đài ngâm thơ con nghe ướt thế Mẹ cũng ngâm thơ vào nước cho hay “Nghe ướt” là một ấn dụ chuyển đối cảm giác từ thính giác sang xúc giác. Như ta đã biết, “nghe” là một động tù’ chỉ sự “cảm nhận, nhận biết bằng cơ quan thính giác” [14B, tr 653]. “Ướt” là một tính từ nói đến “tình trạng có thấm nước hay có nước trên bề mặt” [14B, tr 1054], thường gây khó chịu và nó được cảm nhận bằng cơ quan xúc giác. Ớ đây, Phan Thị Thanh Nhàn đã sử dụng từ “nghe” đi liền với từ “ướt” một cách vô cùng độc đáo và tinh tế. Cảm giác ướt ở đây khôngKhoá còn luận đượctôt cảm nhận bàng xúc giác mà lại được cảm nhận nghiệp Nguyễn Thị Ngọc K37A bằng tai: nghe thấy ướt. Điều đó tưởng chừng như vô lí song lại vô cùng hợp lí bởi vì đây không còn là cái “nghe” đơn thuần bằng tai là là cái nghe của một tâm hồn, tâm hồn con trẻ. Nhà thơ đã đứng ở vị trí người con nói lên cảm nhận của mình khi nghe chiếc đài có những cô phát thanh viên đọc thơ một cách truyền cảm. Trong câu thơ trên, tác giả sử dụng từ “ướt” là muốn nhấn mạnh giọng đọc hay, tình cảm. Bà phải là một người mẹ yêu con đến nhường nào thì mới có thể viết ra những câu thơ hay và ý nghĩa như vậy. Bà đã nói lên những suy nghĩ, cảm nhận thật ngộ nghĩnh, hồn nhiên của trẻ thơ. Neu bằng con mắt lí trí và lạnh lùng của người lớn thì sẽ chẳng bao giờ có được điều bất ngờ, lí thú trong cách tư duy con trẻ. Bà đã hoà mình vào thế giới trẻ thơ lung linh đầy màu sắc để hiểu và cảm nhận được thế giới tình cảm, thế giới bên ngoài được thâu tóm trong cái nhìn trẻ thơ. Đó là tấm lòng của người mẹ hiểu con, yêu con. Ta đều biết thính giác là cơ quan cảm giác có thể nhận biết được âm thanh một cách gián tiếp, ở khoảng cách xa, còn xúc giác là cơ quan cảm giác có thể nhận biết được khi có sự tác động trực tiếp. Vậy mà Phan Thị Thanh Nhàn đã có sự tráo đổi với nhau, thay thế chúng cho nhau. Thông qua cách chuyến đối này nhà thơ vừa thể hiện được tình cảm, cảm xúc của mình với đứa con thân yêu vừa thể hiện được sự tinh tế, phong phú trong cách sử dụng ngôn từ của chính mình. 2.2.2.2. Ân dụ chuyến đối cảm giác từ thính giác sang vị giác Ví dụ: “Em chờ anh đã từ ỉâu Trong câu hát cũ ngot H2ào mẹ ru Quay tơ thì giữ mối tơ Dâu năm bảy mối vân chờ mối anh (Thành phố tôi yêu) Trong đoạn thơ này, Phan Thị Thanh Nhàn đã sử dụng ấn dụ chuyển đổi cảm giác từ thính giác sang vị tôt giác. Bởi “câu hát cũ” lại được cảm nhận bằng vị Thị Ngọc K37A Khoá luận nghiệp Nguyễn “ngọt ngào”. “Câu hát cũ” là những âm thanh được cảm nhận bằng cơ quan thính giác, còn “ngọt ngào” là một tính từ chỉ vị ngọt, tạo ra cảm giác dễ chịu thuộc cơ quan vị giác. Ở đây, nhà thơ không chỉ cảm nhận được câu hát cũ là những lời mẹ ru bằng âm thanh mà còn thấy vị ngọt ngào, âu yếm ẩn chứa đằng sau đó. Việc chuyển đối giữa hai giác quan này làm cho người đọc cảm nhận được sự ấm áp, gần gũi, thân quen trong những câu hát ru của mẹ, tưởng như chúng có thế nhìn thấy và nếm được vậy. Cách sử dụng ngôn từ như thế này khiến chúng ta hiểu rõ hơn tình thương mẹ dành cho con qua những câu hát ru và thấu hiểu sự êm ả, ngọt ngào, sự gắn bó tình cảm mẹ con, một thứ tình cảm thiêng liêng. Thông qua câu hát ru ấy, tác giả cũng muốn bày tỏ tình cảm của cô gái cho chàng trai cô yêu. Cô gái đã, đang và sẽ chờ đợi anh, chờ đợi anh từ khi cô được nghe câu hát ru của mẹ. Phan Thị Thanh Nhàn thực sự có cái cảm nhận rất tinh tế về điều này. 2.2.2.3. Ân dụ chuyến đối cảm giác từ thính giác sang thị giác Ví dụ: “Xóm nhỏ dưới chần đê Khách qua đường không thấy Chỉ bờ dâu vang dậy Tiếng thoi reo rộn ràng Tiens thoi mang sac vans Của nong tam mọng kén (Tiếng quê) “Tiếng thoi” là hoạt động được cảm nhận bằng thính giác. Phan Thị Thanh Nhàn đã nói ở câu thơ trước đó: “tiếng thoi reo rộn ràng” nhưng câu sau nhà thơ lại nói thêm “tiếng thoi mang sắc vàng”. “Sắc vàng” ở đây thuộc tính từ, được cảm nhận bằng cơ quan thị giác, được nhà thơ dùng để biểu thị một hình ảnh về “tiếng thoi”. Đây là cách dùng từ khá độc đáo, sáng tạo của Phan Thị Thanh Nhàn về “tiếng thoi”. Tiếng thoi hiện lên cụ thể là nó không chỉ có âm thanh mà còn khoác trên mình bộ áo vàng rực rỡ. Với cách dùng từ như vậy, chúng ta thấy được sự tinh tế trong cáchKhoá cảm nhận sự nghiệp vật trong thế giới xung quanh của tác giả. Tiếng luận tôt Nguyễn Thị Ngọc K37A thoi ấy gắn với tiếng quê hương, tiếng thoi cũng giống như quê hương đang có những bước tiến mới. 2.2.2.5. Ẩn dụ chuyến đoi cảm giác từ thị giác sang xúc giác Ví dụ: “Tuyết sẽ tan trên tóc chàng thỉ sĩ Mùa xuân về mắt ướt với tình yêu (Nhớ Liên Xô) “Mắt” là cơ quan thị giác, còn “ướt” là một tính từ nói đến “tình trạng có thấm nước hay có nước trên bề mặt” [14B, tr 1054], thường gây khó chịu và nó được cảm nhận bằng cơ quan xúc giác. Ở đây, tác giả đã sử dụng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác từ thị giác sang xúc giác là “mắt ướt” để diễn tả tâm trạng, tâm tư tình cảm của mùa xuân, tuối trẻ hay chính là con người với tình yêu. Mắt không chỉ nhìn mà còn cảm nhận, sờ thấy được cái “ướt” của tỉnh yêu. Quả là một sự tỏ bày táo bạo. Và chính điều đó làm cho “mắt” trở nên có hồn hơn. Phan Thị Thanh Nhàn dùng từ rất hay và độc đáo, qua cách dùng ấy, tác giả muốn tỏ bày nỗi nhớ với mảnh đất Liên Xô xa xôi. Nơi ấy có cảnh đẹp thiên nhiên, nơi có những con người nhân hậu, mảnh đất cho tác giả nhiều kỉ niệm thân thương. Như vậy, với việc sử dụng biện pháp ẩn dụ này, Phan Thị Thanh Nhàn đã cho chúng ta thấy đôi mắt trở nên chân thực, có hồn hơn và càng khẳng định bà là một người có cảm nhận tinh tế. 2.2.2.5. Ân dụ chuyến đối cảm giác từ thính giác sang khứu giác Ví dụ: “Dừng chân gỡ một cọng rơm Bông nghe bát ngát mùi hương lúa đồng Tiếng ai cười đến là trong Nhấp nhô nón trắng lưng ong mịn màng Ruộng xa càng gặt càng thơm Má ai trong hôm cũng hòng Khoánắng luậnchiều tôt nghiệp (về Tân Phong mùa gặt) Nguyễn Thị Ngọc K37A Bài thơ “Ve Tân Phong mùa gặt” thế hiện niềm vui, niềm hân hoan của tác giả khi được trong thấy hoạt động sản xuất chăm chỉ của bà con Tân Phong. Có được sự thành công ấy, một phần là tác giả đã sử dụng phép ấn dụ chuyển đổi cảm giác từ thính giác sang khứu giác “nghe mùi hương lúa đồng”. “Nghe” là một hoạt động được cảm nhận bằng cơ quan thính giác. Nhưng ở đây Phan Thị Thanh Nhàn lại nói “nghe bát ngát mùi hương lúa đồng” mà “mùi hương lúa đồng” được cảm nhận bằng cơ quan khứu giác. Đây là một cách thể hiện ngôn từ cũng như tâm tư, tình cảm của tác giả rất đặc biệt. Cảnh vật làng quê gắn bó với nhà thơ từ ngày còn thơ ấu, cho nên khi được về thăm một vùng quê khác dường như bà không thấy xa lạ mà trở nên thân thiết, gần gũi hơn. Làng quê với những cánh đồng lúa bao la, thẳng cánh cò bay. Đen mùa gặt thì thơm mùi lúa, rơm mới. Những con người bình thường chỉ ngửi được mùi thơm của cảnh vật ấy một cách thông thường. Nhưng với nhà thơ, bà không chỉ cảm nhận mùi hương ấy bằng cách truyền thống mà bà còn “nghe” mùi hương ấy từ chính trái tim của mình, “nghe” và cảm nhận được mùi của quê hương. Tiểu loại này góp phần đem lại sự phong phú, sinh động cho lời thơ Phan Thị Thanh Nhàn, đồng thời mang lại sự cảm nhận độc đáo, tinh tế cho chính độc giả. * Ngôn ngữ thơ ca vô cùng phong phú và sinh động. Nhờ ngôn ngữ thơ, các nhà thơ thoả sức gửi gắm những suy tư, cảm xúc tinh tế nhất. Đặc biệt, sử dụng các biện pháp ẩn dụ tu từ chuyển đổi cảm giác, Phan Thị Thanh Nhàn đã thành công trong việc chuyển tải thế giới tâm hồn mình - một tâm hồn nhân hậu, yêu thương con người, yêu quý thiên nhiên. Có như vậy bà mới có thể viết ra những dòng thơ hay và độc đáo. Mặc dù số lần xuất hiện của tiểu loại này không nhiều trong các bài thơ, nhưng nó đã góp một phần không nhỏ trong việc tạo những khoảng lặng trong thơ, đồng thời thể hiện phong cách thơ, tài năng sáng tạo của bà. Bên cạnh Ý Nhi trầm trầm, sâu sắc, Xuân Quỳnh mạnh mẽ, Lê Thị Mây táo bạo... thì Phanluận Thịtôt Thanh Nhàn lại rất dịu dàng, nữ tính. Khoá nghiệp 2.2.3. Nguyễn Thị Ngọc K37A Nhân hoá Nhân hoá là một phương thức biểu hiện nghệ thuật làm cho các đối tượng vô sinh hay đối tượng trừu tượng có những khả năng và thuộc tính như con người, có cách cảm, cách nghĩ như con người. Qua việc khảo sát và thống kê các ấn dụ nhân hoá trong thơ Phan Thị Thanh Nhàn, chúng tôi nhận thấy đây là một tiếu loại được sử dụng nhiều nhất với 142 phiếu, chiếm 63,1% tống số ấn dụ tu từ. Chúng tôi chia làm năm tiểu loại nhỏ. Tiểu loại chiếm tỉ lệ lớn nhất là các ẩn dụ nhân hoá dùng những từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái của con người cho đối tượng không phải là người. Đe thấy được hiệu quả tu từ của từng tiểu loại nhỏ chúng tôi đi vào phân tích một vài ví dụ tiêu biếu. 2.2.3.1. Dùng những từ chỉ hoạt động của con người cho đối tượng không phải là người Đây là kiểu ẩn dụ được tác giả sử dụng nhiều nhất (61 phiếu, chiếm 43% trong tống số ấn dụ nhân hoá). Nó đã góp phần lớn trong việc bộc lộ cách nhìn, cách nghĩ của Phan Thị Thanh Nhàn về thế giới xung quanh. Khiến cho thế giới tự nhiên và thế giới loài người có sự gắn bó, liên hệ chặt chẽ với nhau, nhiều khi là giao hoà không tách biệt. Ví dụ 1: “Chủng tôi đi, núi và nủỉ vây quanh Gió thu đùa mây trên đỉnh núi Đàn trâu mập và vô cùng điềm tĩnh Từ bờ cỏ bước lên chậm rãi qua đường” (Thác Bản Giốc - lời yêu) “Đùa” là “làm hoặc nói điều gì để cho vui, không phải thật” [13B, tr 351]. Đó là hành động của những người có tâm trạng vui tươi, trẻ trung, yêu đời. Động từ này lại được nhà thơ dùng để biểu thị chuyển động của gió thu: “gió thu đùa”. Hình ảnh nhân hoá này khiến cho thiên nhiên cũng trở nên sống động, tinh nghịch như conluận người. Dựa vào đặc điếm của gió thối tràn đi khắpNguyễn nơi, Thị Ngọc K37A Khoá tôt nghiệp len lỏi vào mọi chốn nên nhà thơ đã nói: “Gió thu đùa mây trên đỉnh núi”. Vùng cao sẽ có rất nhiều núi, mây trú ngự ở trên ngọn của những quả núi ấy. Và với con mắt tinh tế của nhà thơ, bà đã nhìn thấy “gió thu” và mây đang đùa nghịch vói nhau. Bằng cách nói nhân hoá ấy, Phan Thị Thanh Nhàn đã thể hiện một cách sinh động về thiên nhiên, đặc biệt còn diễn tả được tâm trạng, suy nghĩ của mình khi về thăm Bản Giốc. Ví dụ 2: “Biến có sóng cao khỉ gió goi Sẽ có tàu đảnh cả vào ra Hơn một nghìn hòn đảo nhấp nhô Đỉnh gió ỉộng sẽ đặt đài khỉ tượng Nơi đẹp nhất sẽ xây nhiều khách sạn Sẽ mọc lên thành phố biến vùng cao (Thư viết ở Thác Bà) “Thư viết ở Thác Bà” là một bài thơ thể hiện niềm vui sướng khi được ra với biển, thể hiện cảm xúc của nhà thơ với Thác Bà.Bài thơ sử dụng biện pháp nhân hoá “gió gọi”. “Gọi” là “kêu tên, phát ra tiếng hoặc tín hiệu để người hay vật nghe mà đáp lại hoặc đi đến” [13B, tr 408]. Đó là hành động được thực hiện bằng cơ quan phát âm của con người, Phan Thị Thanh Nhàn lại dùng để chỉ hành động của gió. Ta bắt gặp hình ảnh: “Biển có sóng cao khi gió gọi”. Gió ở đây đã mang hành động, cảm xúc của con người. Đứng trước Thác Bà thân yêu, nhà thơ có tâm trạng hân hoan, vui mừng. Sự đổi thay của cảnh vật đã khiến nhà thơ có biết bao nhiêu cảm xúc. Dùng từ “gọi” của con người cho thiên nhiên là gió, ta thấy sự cảm nhận độc đáo của nữ sĩ Phan Thị Thanh Nhàn, đồng thời cho ta thấy con người như đang hoà vào làm một với thiên, con người và thiên nhiên vô cùng gần gũi. Cho dù những hình ảnh nhân hoá trên không phải mới, song với tâm hồn và tình cảm của một người phụ nữ luôn dịu dàng, tinh tế, nhà thơ đã thổi hồn, thối sức sống cho vạn vật. Các hiện tượng trong thế giới thiên nhiên vô tri vô giác vậy mà dưới ngòi bút tàiKhoá hoa của cũng trở nên sinh động, hấp dẫn hơn. luậnbàtôtnónghiệp 2.2.3.2. Nguyễn Thị Ngọc K37A Dùng những từ ngữ chỉ trạng thải của con người cho đối tượng không phải là người. Ví dụ 1: “Họ kéo biến vào bờ, lùi dần dây cuốn Lưới vân chìm trong tiếng sóng ưu tư” (Kéo lưới) “Ưu tư” là một động từ chỉ sự lo nghĩ và là đặc trưng của con người. Ở đây, nó được chuyển sang chỉ trạng thái, “tâm trạng” của tiếng sóng. Phan Thị Thanh Nhàn đã mượn những đặc điểm của con người để khoác lên cho cảnh vật. Tiếng sóng ấy như mang tâm trạng lo nghĩ rằng liệu người dân còn có gắn bó với biến nữa hay không? Thực ra đó cũng chính là những suy tư, trăn trở, những rung cảm của con người khi đứng trước thiên nhiên. Như vậy, với biện pháp nhân hoá, nhà thơ đã thổi hồn vào tiếng sóng, cho tiếng sóng cũng mang tâm trạng như một con người thực thụ. Bên cạnh đó, qua biện pháp nghệ thuật này cũng thể hiện được sự sâu sắc, tinh tế trong cảm xúc của tác giả. Ví dụ 2: “Ngôi trường vắng tiếng cười trẻ nhỏ Hàng cây đứng ngân ngơ nôi nhớ Cứ xanh màu nguỵ trang Thành phố chín trăm năm- thành phố trẻ trung”. (Thành phố tôi yêu) “Ngẩn ngơ” là “ở trạng thái không còn chú ý đến xung quanh, vì tâm trí đang để ở đâu” [13B, tr 673]. Đó là trạng thái thường thấy của con người khi có nỗi niềm tâm sự. Nhưng ở bài thơ này, nhà thơ lại dùng để chỉ trạng thái của hàng cây. Bởi nhà thơ đã cảm nhận được sự bâng khuâng, nuối tiếc của những hàng cây trong thành phố. “Nhớ” là “giữ lại trong tâm trí điều đã cảm biết, nhận biết để rồi sau đó có thể tái hiện” [13B, trKhoá 724].luận Trạng thái nhớ nhung của con người nhưng ở đây lại Thị Ngọc K37A tôt nghiệp Nguyễn được gán cho những hàng cây. Đây quả thực là một cách nhìn tinh tế, nhạy cảm của trái tim phụ nữ. Trong câu thơ này, hàng cây không chỉ ngấn ngơ mà còn mang trong mình nỗi nhớ, nhớ những cảnh vật xung quanh thân thương vô cùng. Xuất hiện nỗi nhớ này là do mười hai ngày đêm thành phố thân yêu phải chống chọi với trận B52 ác liệt. Trận bom ấy đã làm thay đổi, phá huỷ rất nhiều thứ. Nhà thơ thể hiện nỗi nhớ ấy như muốn thời gian trước đó: cuộc sống yên bình hơn. Ví dụ 3: “Và tôi kiên trì kẻo lưới Cuối chiều rồi câu chữ vân hư vô Tôi phấp phỏm như dân chài cần mân Biến cũng phấp phong hồi hôp âu lo (Kéo lưới) “Phập phồng” là trạng thái phấp phỏng, “không yên lòng vì đang có điều phải lo lắng, chờ đợi” [14B, tr 748]. “Hồi hộp” là “trạng thái tim đập dồn dập” hay là “trạng thái lòng xao xuyến không yên trước cái gì sắp đến mà mình hết sức quan tâm” [14B, tr 442] và “âu lo” là một động tù’ chỉ trạng thái không yên lòng về việc gì đến mức thường xuyên và sâu sắc. Tất cả đều là trạng thái của con người, song lại được nhà thơ gán cho “biến”. Biển dưới ngòi bút của nhà thơ hiện lên như một con người đang lo lắng, có suy nghĩ. Từ hành động kéo lưới của những người dân chài lưới, tác giả đã liên hệ tới công việc của mình là tạo ra những con chữ hay và ý nghĩa. Tác giả viết biển phập phồng, hồi hộp, âu lo hay chính là tác giả cũng có tâm trạng ấy. Tác giả cũng mang tâm trạng vô cùng hồi hộp, lo lắng liệu mình có làm được không? Sử dụng biện pháp nhân hoá này, Phan Thị Thanh Nhàn đã khiến cho người đọc dễ dàng nhận ra những vật vô tri, vô giác cũng có tâm hồn, cũng có tâm trạng giống con người. Chính điều đó làm cho cảnh vật thiên nhiên gần gũi với con người hơn. Thông qua biện pháp nhân hoá này, nhà thơ đã thế hiện thế giới xung quanh một cách sống động,Khoá chânluận thựctôt vànghiệp gần gũi. Phan Thị Thanh Nhàn đã gián tiếpNguyễn bộc Thị Ngọc K37A lộ tình cảm, cảm xúc của mình trước cuộc đời, vạn vật. 2.2.3.3. Dùng những từ chỉ đặc điếm, phấm chất con người cho đối tượng không phải là người Với 22 phiếu, chiếm 15,5% trong tống số ấn dụ nhân hoá, kiếu ấn dụ này không chỉ đem lại cho người đọc cách nhìn về thế giới xung quanh một cách sinh động mà còn như một điểm sáng soi thấu từng nét rung động tinh tế trong sâu thắm tâm hồn con người. Ví dụ 1: “Nhưìĩg trời vân xa, cao lồng lộng Tỉnh vân thường bổng bôt đối thay Khi íỉiản dữ, núi nghiêng đất lở Bão tan rồi, trời xanh thơ ngây (Trời và đất) “Trời và đất” là một bản tình ca đẹp của đôi lứa mà nhà thơ tặng cho độc giả. Mở đầu bài thơ là câu chuyện giận hờn của đôi trai gái: “Hai đứa ta như trời với đất Tính tình sao xung khắc vô cùng ” Từ đó, tác giả mở ra đặc tính riêng đối lập của trời và đất. “Bồng bột” là “sôi nối, hăng hái nhưng thiếu chín chắn, không lâu bền” [14B, tr 81]. “Giận dữ” là hành động tức giận “một cách đáng sợ” [14B, tr 383]. Đó đều là những đặc điếm thường gặp ở con người, nhưng trong đoạn thơ này ta bắt gặp những đặc điểm ấy ở “trời”. Trời đâu chỉ có lúc “bồng bột”, “giận dữ” mà còn có lúc “thơ ngây”. “Thơ ngây” là một tính từ chỉ sự “không hiếu biết hoặc rất ít hiểu biết về đời vì còn non trẻ, ít kinh nghiệm” [14B, tr 921]. Ở đây, Phan Thị Thanh Nhàn dùng tính từ này để chỉ đặc tính của trời. Như vậy, “trời” hiện lên thật sống động và vô cùng chân thực. Cả bài thơ, không gian “trời” và “đất” là không gian của tâm trạng và những biến đổi của chúng cũng là biến đổi của lòng người. Hai thực thể anh và em hoá thân trời đất mở ra sự quấn quýt, hoà quyện chang Khoá luận tôtvào nghiệp Nguyễn Thị Ngọc K37A thể tách rời. Đó là sự gắn bó, không thể chia lìa. Phan Thị Thanh Nhàn đã có cái nhìn tinh tế về mọi sự vật xung quanh. Ví dụ 2: “Còi bảo động suốt mười hai đêm thức Cháy trong lòng bao cảm xúc lớn lao Những mắt người mắt sủng ngang cao Thành phố đứng tựa lưng vào lịch sử Dáng kiêu hãnh khiến quân thù khiếp sợ Hà Nội thành toạ độ ỉửa kiên trung (Thành phố tôi yêu) Hà Nội những năm 60 có thể nói là mới bắt đầu thích nghi với chiến tranh và chuẩn bị tư thế chiến đấu để bước vào giai đoạn thử thách cam go, quyết liệt. Đến năm 1972, chúng ta trải qua trận “Điện Biên Phủ trên không” diễn ra trong vòng mười hai ngày đêm lịch sử. Trong những giây phút lịch sử ấy, thành phố Hà Nội đã trở thành một “anh hùng” với “dáng kiêu hãnh”. Ớ đây, tác giả dùng biện pháp nhân hoá “dáng kiêu hãnh”, “kiêu hãnh” là tự hào về giá trị của mình” [14B, tr 507], “dáng kiêu hãnh” vốn là chỉ dáng vẻ tự hào, hiên ngang của con người nhưng tác giả đã mượn nó đế thối hồn vào thành phố, khiến thành phố như một thực thể. Cái dáng hiên ngang, kiêu hãnh khiến quân thù phải khiếp sợ. Dường như trong thử thách phấm chất anh hùng của Hà Nội càng được bộc lộ. Nối tiếp truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của cha ông ta, lóp lớp các thế hệ con cháu đã anh hùng bảo vệ tổ quốc, bảo vệ thủ đô thân yêu. Phan Thị Thanh Nhàn đã chứng minh cho chúng ta thấy, đất nước ta một đất nước có truyền thống đấu tranh, đấu tranh vì chính nghĩa, vì tự do cho dân tộc. Thanh Nhàn sinh ra và lớn lên ở Hà Nội cho nên bà đã khắc hoạ khuôn mặt, dáng đứng Hà Nội trong những ngày chiến tranh một cách sinh động, chân thực. Qua đó, ta thấy được khí thế sục sôi chiến đấu của quân và dân Hà Nội. Khoá luận tôt nghiệp Nguyễn Thị Ngọc K37A Ví dụ 3: “Cây lộc vừng bình tĩnh Cây lộc vừng thản nhiên Chỉ Hồ Gươm hồi hôp Sóng nhẹ nhàng run lên (Cây lộc vừng bên hồ Gươm) “Bình tĩnh” là “làm chủ được hành động của mình, không bối rối” [14B, tr 66], “thản nhiên” là một tính từ chỉ “dáng vẻ tự nhiên như thường, coi như không có chuyện gì xảy ra” [14B, tr 879]. Đó đều là những phẩm chất, đặc điểm của con người. “Hồi hộp” là “trạng thái lòng xao xuyến không yên trước cái gì sắp đến mà mình hết sức quan tâm” [14B, tr 442], “run” là trạng thái “bị rung động nhẹ chân tay hoặc cơ thế do hàng loạt những co giật khẽ của các cơ” [14B, tr 808]. Đây đều là những trạng thái của chính con người. Nhưng ở đoạn thơ này, tác giả lại sử dụng những từ chỉ trạng thái, đặc điểm, phấm chất của con người cho “cây lộc vừng”, cho “hồ Gươm”, cho “sóng” bên hồ. Mặt hồ Gươm từ một “vùng nước đục” rồi “dường như trong hơn” và cuối cùng là “run lên” đón nhận tình yêu. Từ những sự vật tưởng là vô tri, vô giác nhưng dưới con mắt của Phan Thị Thanh Nhàn, chúng bỗng trở nên có hồn, có tính cách. Câu chuyện về “Cây lộc vừng bên hồ Gươm” sẽ còn mãi với thời gian như một câu chuyện tình lãng mạn của những tâm hồn đang yêu. Với cách sử dụng những từ ngữ chỉ đặc điểm, phẩm chất của con người để nói về những sự vật, hiện tượng ngoài thế giới tự nhiên, Phan Thị Thanh Nhàn đã lấp đầy khoảng cách giữa thế giới tự nhiên và thế giới loài người. 2.2.3.4. Coi đối tượng vô sinh như con người đế tâm tình, trò chuyên với chủng Ví dụ : “Trâu ơi chớ ngỡ ngàng bước mới Buối tậptôtđầu đường cày còn Khoá luận nghiệp lỏi Mà sá cày vân lật những Nguyễn Thị Ngọc K37A đường vui Đất trở mình hứa hẹn sinh sồi (Học cày) Ta thấy rằng trong các sáng tác của Phan Thị Thanh Nhàn có nhiều bài thơ viết về đề tài nông thôn và bài thơ nào cũng để lại ấn tượng trong lòng độc giả. Bài thơ “Học cày” cũng là bài thơ xinh xắn, nhà thơ đã sử dụng biện pháp nhân hoá. Sử dụng biện pháp nhân hoá này, cụ thể là coi trâu làm đối tượng như con người đế tâm tình, trò chuyện, nhà thơ đã thể hiện sự gần gũi với các con vật gắn bó cùng nhà nông. Tác giả đã coi trâu như một người bạn nên đã cất tiếng gọi tha thiết. Người xưa coi con trâu là đầu cơ nghiệp. Tác giả gọi “trâu ơi” một cách thân tình, mong rằng trâu sẽ là người bạn đồng hành, bạn tốt với người nông dân trên những thửa ruộng, cùng vói nông dân làm ra sản phẩm là những hạt lúa chín vàng. Trước mắt trâu còn nhiều bỡ ngỡ do chưa quen mộng nên đường cày có lỏi thì cũng không sao song sau rồi trâu sẽ quen. Cách nói ấy của tác giả làm con người và trâu trở nên gần gũi. Đây cũng là tư tưởng tiếp nối ca dao xưa: “Trâu ơi! Ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta Cày cấy von nghiệp nông gia Ta đây trâu đấy ai mà quản công Bao giờ cây lúa còn bông Thời còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn Qua những câu thơ trên, ta thấy bà có một tình yêu cuộc sống và con người sâu sắc. 2.2.3.5. Dùng đại từ nhân xưng của con người cho đối tượng không phải là người Đây là tiểu loại ấn dụ chiếm một số lượng vô cùng ít trong thơ Phan Thị Thanh Nhàn, song nó lại đem đến những tác dụng khá lớn. Ví dụ: “Bố mặc quần dài nhanh lên Cô ti vỉ sắp ra chào đấy Thấy mẹ về lả reo lá vây Đúng cái cây là con cô gió rồi.tôt” nghiệp Khoá luận Nguyễn Thị Ngọc K37A (Lời con) “Cô” là đại từ nhân xưng, chỉ từ tự xưng với cháu hoặc đáng tuổi cháu. Trong đoạn thơ trên, tác giả sử dụng từ “cô” để gọi thứ bậc cho “ti vi” và “gió”. Hai sự vật vô tri giờ trở nên sinh động hơn. Đây là lời con nói được ghi lại một cách thật tự nhiên. Một chuỗi sự vật, những cách gọi tên đồ vật, sự vật thật ngộ nghĩnh. Những sự vật hằng ngày thật đỗi bình thường, được soi chiếu qua con mắt trẻ thơ bỗng trở nên hồn nhiên, lung linh. Người đọc đi hết từ thú vị này đến thú vị khác, họ dường như được bay bổng theo những khám phá của thế giới trẻ thơ. Bài thơ rất gần với cách cắt nghĩa của Xuân Quỳnh khi trò chuyện với con: “Ban ngày làm bằng nắng - Mùa xanh làm bằng cây - Quả ớt làm bằng cay - Tiếng ồn sinh tàu điện” (Cắt nghĩa). “Cô ti vi” và “cô gió” như người thân trong gia đình trẻ vậy. Phan Thị Thanh Nhàn đã cho ta thấy được dù còn là trẻ con nhưng chúng đã rất thân thiện với thiên nhiên, với môi trường xung quanh. Thế giới tuối thơ thật trong sáng, con trẻ được phát triến đầy đủ nhất về tư duy, được nuôi dưỡng về mặt tâm hồn. Và phải hoà mình với trẻ con, tư duy bằng cái nhìn trẻ nhỏ, những người mẹ mới hiểu và đồng cảm với con. Ta thấy rằng Phan Thị Thanh Nhàn phải có một tình yêu trẻ nhỏ sâu sắc như thế nào mới viết ra những dòng thơ giản dị, ngộ nghĩnh và thân thương đến thế. * Tóm lại, nhân hoá là một tiếu loại ấn dụ được sử dụng với tần số cao nhất so với các tiểu loại ẩn dụ khác. Nó giúp nhân vật trữ tình bộc lộ tình cảm, cảm xúc một cách kín đáo, tế nhị, đồng thời nó còn giúp rút ngắn khoảng cách giữa con người và thiên nhiên. Qua biện pháp nhân hoá trong thơ Phan Thị Thanh Nhàn, ta thấy được con người với thế giới xung quanh nhất là những đồ vật nhỏ bé như chiếc ti vi, chiếc đài thật gần gũi, dễ thương như chính con người vậy. Chúng như người bạn tâm tình, là người thân ruột thịt của mỗi người, mỗi gia đình. Điều đó làm cho thế giới nghệ thuật trong thơ bà ngày càng trở nên phong phú. Hơn nữa, khi sử dụng phổ biến biện pháp này, Phan Thị Thanh Nhàn đã thể hiện một cách sâu sắc phong cách thơ của mình. Bà cũng được coi là một trong sốtôt những Khoá luận nghiệpnhà thơ tiêu biếu cho nhà thơ viết cho Nguyễn Thị Ngọc K37A thiếu nhi. 2.2.4. Vậthoá Vật hoá là “lấy những từ biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của loài vật, đồ vật đế biếu thị thuộc tính, dấu hiệu của con người, nhằm mục đích châm biếm, đùa vui và nhiều khi qua đó thể hiện tình cảm, thái độ sâu kín của mình” [3A, tr 64]. Mục đích của các nhà văn, nhà thơ khi sử dụng vật hoá là đế châm biếm, đùa vui, để gửi gắm tâm sự sâu kín, tình cảm và thái độ của mình với đối tượng. Trong các tác phẩm của Phan Thị Thanh Nhàn, vật hoá là tiểu loại xuất hiện ít nhất (2 phiếu, chiếm 0,9% tổng số ẩn dụ tu từ) nhưng nó cũng góp phần thế hiện thái độ của nhà thơ đối với những đối tượng xấu. Ví dụ: “Đảo Cồn Sơn địa ngục Chị Sáu hoá thiên thần Trùng trị lũ ác ôn Cứu gỉủp người lương thiện (Truyền thuyết trên đảo Côn Sơn) Bài thơ được viết vào năm 1976, khi đất nước ta đã hoàn toàn giải phóng, nhân dân được tự do. Và khi ấy trên đất nước đã không còn “lũ ác ôn”. Lũ ác ôn là một cụm từ thuộc trường loài vật, chỉ những loài hung ác, tàn bạo. Ở đây nó được dùng chỉ bọn giặc xâm lược, chúng đã cướp đi hoà bình của nhân dân, đất nước, chúng làm hại rất nhiều người dân vô tội, lương thiện. Chính vì nó không phải đại diện một loài vật cụ thể, ngoài thực tế cho nên nó đại diện cho tội ác muôn đời. Với việc sử dụng biện pháp vật hoá, nhà thơ cho ta thấy được thấy độ căm ghét, thù hận đối với quân thù. Bọn chúng đã gây ra không ít thương đau, cảnh nước mất nhà tan, nhà tù còn nhiều hơn trường học, chết chóc triền miên. Tất cả những điều đó đã gây ám ảnh trong lòng những người đã được chứng kiến, tạo một vết thương trong lòng mọi người. Bởi vậy mà ngày hôm nay sống trong hoà bình mà nhà thơ cũng cảm thấy day dứt và mong muốn “Chị Sáu hoá thiên thần” để trừng trị chúng. Cũng chính nhờ lòng căm thù lũ ác ôn, và sự soi đườngKhoá của cha ta mà chúng ta đã đi đến chiến thắng mộtNguyễn cách Thị Ngọc K37A luậnông tôt nghiệp quang vinh. * Mặc dù vật hoá xuất hiện với một tỉ lệ thấp nhưng nó lại là một biện pháp nghệ thuật vô cùng quan trọng trong việc thể hiện thái độ của nhà thơ đối với những đối tượng được nói tới. Bên cạnh việc dùng biện pháp vật hoá để gọi tên thân mật của con người, những đứa trẻ của xóm đê nơi làng quê gắn bó với tác giả là “lũ quỷ sứ” - những đứa trẻ con nghịch ngợm mà vô cùng hồn nhiên, tạo cách nói đùa vui, hóm hỉnh trong thơ, thì biện pháp vật hoá còn giúp tác giả bày tỏ lòng căm thù giặc sâu sắc, vật hoá để hạ thấp kẻ thù và chứng minh,thể hiện tình yêu đất nước của chính tác giả. Vật hoá cũng góp phần tạo nên phong cách thơ Phan Thị Thanh Nhàn. 2.3. Nhận xét về hiệu quả của việc sử dụng ấn dụ trong thơ Phan Thị • • ỉ • • o • o • Thanh Nhàn 2.3.1. Tỉ lệ sử dụng Khi khảo sát, thống kê, phân loại các ẩn dụ trong các tập thơ của Phan Thị Thanh Nhàn, chúng tôi nhận thấy mỗi tiểu loại ẩn dụ trong thơ bà đều có nhũng đóng góp về mặt ý nghĩa và nghệ thuật khác nhau. Nhưng tựu chung lại, đằng sau những từ ngữ được dùng theo lối chuyển nghĩa ấy, Phan Thị Thanh Nhàn đã thể hiện một cách rất xuất sắc tâm tư, tình cảm của mình với cuộc sống, với xã hội và đặc biệt là đối với những người thân yêu. Tuy nhiên, tiểu loại xuất hiện nhiều nhất, phổ biến và đa dạng nhất là ẩn dụ nhân hoá (142 phiếu, chiếm 63,1% tổng số ẩn dụ tu từ). Tiểu loại này xuất hiện nhiều nhất trong các tác phẩm viết cho thiếu nhi và viết về tình yêu. Khi sử dụng phép nhân hoá, Phan Thị Thanh Nhàn đã thế hiện cái nhìn, cách lí giải về thế giới xung quanh một cách ngộ nghĩnh, đáng yêu và trong sáng, đồng thời thể hiện một cách tế nhị, kín đáo những tình cảm sâu sắc của một nhà thơ nhân hậu và chân thành. Nó góp phần làm nên phong cách của nhà thơ. Trong mảng thơ trữ tình, viết về tình yêu, tình bạn, tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước, tiểu loại ẩn dụ xuất hiện nhiều nhất là tiểu loại ấn dụ đích thực. Trong đó ấn dụ xây dựng trên cơ sở tương đồng về tính chất có mức độ phổ biến, đậm đặc hơn cả.luận Khitôt sửnghiệp dụng tiểu loại ẩn dụ này, Phan Thị Thanh Nguyễn Nhàn Thị Ngọc K37A Khoá đã thể hiện cái nhìn tinh tế của mình trước cuộc đời. Phan Thị Thanh Nhàn có một nét đáng yêu và vô cùng duyên dáng. Thông qua các ẩn dụ vừa quen thuộc vừa mới lạ, độc đáo, Phan Thị Thanh Nhàn đã thể hiện hồn thơ của mình. Đó là một hồn thơ mộc mạc, giản dị nhưng không kém phần duyên dáng, kín đáo. 2.3.2. Hiệu quả Qua việc khảo sát, thống kê ta thấy thơ Phan Thị Thanh Nhàn sử dụng ẩn dụ có những hiệu quả nổi bật như sau: Biện pháp ẩn dụ đã giúp nhà thơ khắc hoạ hiện thực cuộc sống một cách mới mẻ hơn. Những hình ảnh đời thường như hoa bưởi, xóm đê, hoa me... tưởng chừng không thể vào thơ hoặc đưa chúng vào thì sẽ làm mất cái hay cái đẹp của ngôn ngữ thơ nhưng dưới ngòi bút của Phan Thị Thanh Nhàn đó lại là những hình ảnh thơ sống động. Những ấn dụ lấy từ thi liệu cuộc sống thường ngày ấy đã được Phan Thị Thanh Nhàn sử dụng điêu luyện, sáng tạo tạo sự bất ngờ và vô cùng độc đáo trong thơ. “Hoa bưởi thơm cho lòng tôi bối rối Anh không dám xỉn, cô gái chang dám trao Chỉ mùi hương dầm ấm thanh tao Không giấu được cứ bay dịu nhẹ Cô gái như chùm hoa lặng lẽ Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu Nhờ những ẩn dụ này mà thơ Phan Thị Thanh Nhàn trở nên dễ hiểu, gần với tư duy của người nhân dân và được nhiều độc giả yêu thích hơn. Đọc và cảm nhận những vần thơ như thế, ta thấy cuộc sống thật đáng quý, đáng yêu ngay cả những chi tiết tưởng chừng như nhỏ bé, vụn vặt. Thế mới biết và hiếu hết được những nét giản dị, đời thường trong thơ Thanh Nhàn. Bà không sắc sảo nhưng có một hồn thơ dễ cảm, cảm được những nét đẹp trong cuộc sống và nói lên bằng tiếng thơ ấm áp, ân tình với sự tinh tế, duyên dáng riêng của một cây bút phụ nữ. Khoá luận tôt nghiệp Nguyễn Thị Ngọc K37A Bên cạnh đó, Phan Thị Thanh Nhàn vẫn sử dụng hình ảnh ẩn dụ để khắc hoạ tâm trạng, những trăn trở, suy nghĩ của bà về con người, về cảnh sắc thiên nhiên, đặc biệt về tình yêu đôi lứa: “Cỡ/7 đường ta đã dạo chơi Xin đừng đi với một người khác em “Con đường” là biểu tượng cho một trái tim hết lòng yêu thương, là chứng nhân tình yêu. Và qua những biện pháp ấn dụ ấy, tác giả bày tỏ thái độ, tâm tư, tình cảm với cuộc đời, với vạn vật một cách một cách kín đáo, tế nhị. Chẳng hạn như nói đến bọn giặc - kẻ thù của nước ta, tác giả bày tỏ thái độ căm ghét bằng biện pháp vật hoá “lũ ác ôn” trong bài “Truyền thuyết trên đảo Côn Sơn” đã được trình bày chi tiết ở phần phân tích trên. Hay khi nói về tình cảm gia đình nhất là tình cảm mẹ con,ta thấy bà luôn dành tình cảm chân thành cho người mẹ. Phan Thị Thanh Nhàn cho rằng có mẹ là có sự đủ đầy, được yêu thương che chở. “Mặt trời ấu thơ” là một hình ảnh ẩn dụ độc đáo thể hiện tình cảm thiêng liêng ấy. Có thế nói, khi viết về cách thế hiện tình yêu, Phan Thị Thanh Nhàn là người diễn tả độc đáo nhưng vô cùng tế nhị. Vì vậy nên thơ tình yêu của bà trong những ngày chống Mỹ, mang đậm nét nữ tính, thể hiện bản chất “con gái” của người Việt Nam nói riêng và người Phương Đông nói chung. Bà đã nhìn thấy sự thẹn thùng, e ấp hồn nhiên và chân thật trong tình yêu: “Cầm tay anh lần ấy Tôi xấu ho củi đầu Cửa đìmg nghe trôm đấy Tôi chả băng lòng đâu Tác giả thể hiện sự e ấp ấy qua hành động nói chuyện với cửa, coi cái cửa như người bạn tâm tình của mình. Đặc biệt, biện pháp ẩn dụ còn giúp chúng ta hiểu rõ hơn về phong cách thơ của Phan Thị Thanh Nhàn. Cùng thời với Phan Thanh Nhàn có nhà thơ Xuân Quỳnh. Đen với Phan Thị Thanh Nhàn chúng ta không chỉ gặp một hồn thơ nữ tính giống Xuân Quỳnh mà ta còn bắt gặp một hồn thơ vô cùng dịu dàng, đằm thắm và giản dị, kín đáo. Đọc thơ của bà rất gần gũi, thân thiện bởi bà đã đưa được chất liệu dân gian vào trong từng câu thơ. Ngôn ngữ thơ mộc mạc, giản dị nhưng chứa chan tình cảm chân thành, tha thiết đã tạo nên nét riêng trong thơ Phan Thị Thanh Nhàn. Bàluận không kiễng lên với những đề tài lớn lao, xa vời, Nguyễn cũng Thị Ngọc K37A Khoá tôt nghiệp không tìm đến với thế giới cao siêu mà với bà cuộc đời thực này đã lắm thơ lắm rồi. Bà yêu nó và tìm thấy ở nó những chất thơ kì diệu.Và bằng tài năng của mình, bà đã sử dụng thành công biện pháp ẩn dụ để thổi hồn cho vạn vật thêm sinh động, phong phú. Tất cả đều góp phần tạo nên nét riêng biệt trong thơ Phan Thị Thanh Nhàn, tạo nên phong cách thơ: một hồn thơ mộc mạc, giản dị nhưng không kém phần duyên dáng, kín đáo. KẾT LUẬN 1. Qua việc xem xét, tìm hiểu, chúng tôi thấy ẩn dụ tu từ là một biện pháp nghệ thuật được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm ở cả góc độ văn học và góc độ ngôn ngữ. Đây quả thực là một biện pháp nghệ thuật độc đáo và gây ấn tượng đối với bạn đọc. vấn đề quan trọng được nhiều người quan tâm, đề cập đến là hiệu quả tu từ của ấn dụ đối với văn bản nghệ thuật nói chung và văn bản thơ nói riêng. 2. Sau khi khảo sát, thống kê, ta thấy ẩn dụ được sử dụng trong thơ Phan Thị Thanh Nhàn với tỉ lệ rất lớn và có nhiều tiểu loại ẩn dụ khác nhau. Nhưng tiểu loại ẩn dụ xuất hiện nhiều nhất, phổ biến nhất là ẩn dụ nhân hoá (142 phiếu, chiếm 63,1% tổng số ẩn dụ tu từ). Với việc sử dụng ẩn dụ nhân hoá, Phan Thị Thanh Nhàn không chỉ phản ánh thiên nhiên một cách sinh động mà còn giúp Thanh Nhàn bày tỏ tâm tư tình cảm của mình một cách kín đáo, tế nhị. 3. Ân dụ trong thơ Phan Thị Thanh Nhàn không chỉ giúp Phan Thị Thanh Nhàn khắc hoạ hiện thực đời sống, bày tỏ thái độ, tình cảm, tâm tư một cách kín đáo mà còn góp phần làm nên phong cách thơ của nhà thơ, một hồn thơ mộc mạc, giản dị song vô cùng kín đáo, dịu dàng, đằm thắm. 4. Trong khuôn khố thời gian có hạn, việc tìm hiểu về ấn dụ tu từ trong thơ Phan Thị Thanh Nhàn còn rất nhiều hạn chế, thiếu sót. Hơn nữa, Phan Thị Thanh Nhàn là một tác giả của thơ hiện đại cho nên chưa có độ lùi thời gian thích hợp để các nhà nghiên cứu tìm hiểu, đánh giá về thơ bà, đặc biệt là từ góc độ ngôn ngữ. Chính vì vậy mà vấn đề tập hợp tài liệu tham khảo, bài nghiên cứu về thơ Phan Thị Thanh Nhàn gặp nhiều khó khăn. Chúng tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các Khoá bạn để chúng tôi tiếp tục hoàn thành đề tài nghiên cứuNguyễn của Thị Ngọc K37A luận tôt nghiệp mình trong quá trình học tập và công tác sau này. TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Sách nghiên cứu 1. Nguyễn Hữu Đạt (1999), Phong cách học tiếng Việt, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. 2. Đinh Trọng Lạc - Nguyễn Thái Hoà (2003), Phong cách học tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 3. Đinh Trọng Lạc (2003), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 4. Cù Đình Tú - Lê Anh Hiền - Nguyễn Thái Hoà - Võ Bình (1982), Phong cách học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. B. Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Kim Anh (2004), Hình như mình vẫn cô đơn, Báo Tin tức. 2. Hà Thị Thanh Hà (2005), Thơ Phan Thị Thanh Nhàn, Khoá luận tốt nghiệp, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. 3. Phạm Lê Lan Kiều (2011), Thế giới nghệ thuật thơ Phan Thị Thanh Nhàn, Luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn, Trường Đại học Đà Nang. 4. Trần Hoàng Thiên Kim (2008), Phan Thị Thanh Nhàn: thơ mình mình đọc câu nào cũng thương, An ninh thế giới. 5. Thiếu Mai (1978), Một nét thơ đảng yêu, Tạp chí Văn học 6. Phan Thị Thanh Nhàn (1969), Tháng Giêng hai, Nhà xuất bản Văn học. 7. Phan Thị Thanh Nhàn (1973), Hương thầm, Nhà xuất bản Văn học. 8. Phan Thị Thanh Nhàn (1977), Chân dung người chiến thắng, Nhà xuất bản Tác phẩm mới. [...]... tương đồng ấy, Phan Thị Thanh Nhàn muốn thể hiện niềm tin chiến thắng của nhân dân đã được đền đáp Đồng thời, nhà thơ muốn khắng định có được thành quả ấy là do sự nỗ lực của toàn thể nhân dân * Mặc dù các kiếu nhỏ của ấn dụ đích thực không xuất hiện nhiều trong toàn bộ thơ Phan Th Khoá Thanh Nhàn nhưng với sự xuất hiện của chúng, thơ Phan Thị Thị Ngọc K37A luận tôt nghiệp Nguyễn Thanh Nhàn đã có một... Ngọc K37A Khoá luậnrất tôtphong nghiệpphú, sinh động và làm giàu thêm cho Nguyễn ngữ thơ ca Cách sử dụng ngôn ngữ đặc biệt này còn giúp chúng ta cảm nhận được con mắt nhìn thế giới xung quanh của nhà thơ là vô cùng tinh tế 2.2.1.2 Ẩn dụ xây dựng trên cơ sở tưong đồng về trạng thải giữa hai đối tượng Những ẩn dụ này xuất hiện không nhiều trong thơ Phan Thị Thanh Nhàn (11 phiếu, chiếm 16,9% ẩn dụ đích... của nhà thơ mà còn bộc lộ tài năng sáng tạo độc đáo của bà + Nhân hoá trong các sáng tác thơ của Phan Thị Thanh Nhàn là một biện pháp tu từ được sử dụng với tần số cao, đáng kể nhất (142 phiếu, chiếm 63,1%) Đặc biệt là trong các bài thơ viết cho thiếu nhi, tiểu loại này xuất hiện một cách đậm đặc và phổ biến Ngoài làm cho thế giới trẻ thơ trở nên sống động, Khoá luậntác tôtdụng nghiệp Nguyễn Thị Ngọc... đáo Người ta đọc thơ bà như nghe tâm tình, thấy thương mến bởi thơ của bà là tình của bà với cuộc đời, với người với thiên nhiên Với Phan Thị Thanh Nhàn, thơ như lí lịch cuộc đời Tiêu biếu nhất là mảng thơ tình, nếu như thơ Xuân Quỳnh ồn ào, mạnh mẽ, sôi sục trong con sóng trào của tình yêu thì thơ Phan Thị Thanh Nhàn lại như một loài hoa đêm tụ’ toả hương dịu dàng trong lòng người đọc Thơ của bà cũng... so sánh và hiểu hơn về chúng Trong tống số 225 phiếu thống kê, ấn dụ đích thực chiếm 65 phiếu, tương đương với 28,9% tổng số các an dụ tu từ 2.2.1.1 Ân dụ xây dựng trên cơ sở sự tương đồng về tính chất giữa hai đối tượng Trong các tác phẩm thơ chọn lọc của Phan Thị Thanh Nhàn, đây là kiểu ẩn dụ khá phố biến (49 phiếu, chiếm 75,4% ẩn dụ đích thực) Bằng việc sử dụng kiểu ẩn dụ này, tác giả đã bộc lộ những... ngữ thơ ca Ấn dụ trong thơ bà là những hình ảnh vô cùng mộc mạc, gần gũi như con đường, căn phòng, chùm hoa bưởi, hoa me Đó là những hình ảnh bình dị, gắn bó với cuộc sống của con người, nhưng trong thơ của Phan Thị Thanh Nhàn nó luôn tạo được sự bất ngờ, hấp dẫn cho người đọc Nhà thơ đã thoi hồn cho những con chữ, làm chúng không hề nhàm chán, sáo mòn Và khi sử dụng biện pháp ẩn dụ đích thực, nhà thơ. .. nữa, khi phân tích kiểu ẩn dụ này, chúng ta hiểu rõ hơn về phong cách sáng tạo của nhà thơ Ví dụ 1: “Mùa xuân đi cùng nhau Giữa phố vui rộn rã Anh rẽ vào lịch sử Đưa em vào xa xưa ” (Những ngôi chùa Hà Nội) “Rẽ” là “đi ngoặt sang đường khác” [14B, tr 797] Đoạn thơ này Phan Thị Thanh Nhàn đã sử dụng dụ tương đồng về hành động giữa hai đối tượng Sự so Thị Ngọc K37A Khoá nluận tôt nghiệp Nguyễn sánh giữa... được chất liệu dân gian vào trong từng câu thơ Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị nhưng chứa đầy tình cảm chân thành, tha thiết đã tạo nên nét riêng biệt trong thơ bà Tóm lại, tất cả những đặc điểm, phong cách thơ, cuộc đời và sự nghiệp là căn cứ, là cơ sở lí luận cho chúng tôi thực hiện, phân tích đề tài này Chương 2 HIỆU QUẢ NGHỆ THUẬT CỦA BIỆN PHÁP ẤN DỤ TRONG THƠ PHAN THỊ THANH NHÀN 2.1 Kết quả khảo sát -... thời đại ẩn dấu trong đó An dụ là một biện pháp nghệ thuật được sử dụng rộng rãi trong văn chương, đặc biệt là trong thơ Cùng với việc tạo nên dấu ấn phong cách tác giả, nó còn in đậm dấu ấn thời đại mà tác giả đó đang sống Do vậy, cùng viết về đề tài chiến tranh, mỗi tác giả lại có một cách sáng tạo và cảm nhận khác nhau * Cách phân loại ẩn dụ và cơ sở đánh giá hiệu quả của biện pháp ẩn dụ trong các... một Phan Thị Thanh Nhàn như ngày hôm nay Hình ảnh ấn dụ “mùa xuân” còn trở đi trở lại trong thơ của bà như trong bài “Nhà cũ”: “Căn nhà đã nhốt Những ngày trong veo Mùa xuân còn mãi Nơi mình buông neo ” Mùa xuân là nguồn cảm hứng vô tận của các nhà thơ, hình ảnh “mùa xuân” là một ẩn dụ còn xuất hiện khá nhiều trong thơ của Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, Tố Hữu và Xuân Quỳnh Nhưng với cách nói của Phan

Ngày đăng: 29/09/2015, 10:45

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • BIỆN PHÁP ẨN DỤ TRONG THƠ PHAN THỊ THANH NHÀN

    • KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC • • • •

      • MỤC LỤC

        • MỎ ĐÀU

        • 1. Lí do chọn đề tài

        • 2. Lịch sử vấn đề

        • 3. Mục đích nghiên cún và nhiệm yụ nghiên cún

        • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cún

        • 5. Phương pháp nghiên cún

        • 6. Đóng góp của đề tài

        • Ví dụ:

          • 1.2. Vài nét về tác giả Phan Thị Thanh Nhàn

          • 2.1.2. Nhận xét

            • 2.2. Phân tích kết quả thống kê

            • (Yêu)

            • 2.2.3. Nhân hoá

              • Ví dụ:

                • 2.3. Nhận xét về hiệu quả của việc sử dụng ấn dụ trong thơ Phan Thị

                • Thanh Nhàn

                • B. Tài liệu tham khảo

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan