Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết những đứa trẻ chết già của nguyễn bình phương

68 1.8K 15
Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết những đứa trẻ chết già của nguyễn bình phương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... hiểu giới nhân vật nghệ thuật xây dựng nhân vật tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già Nguyễn Bình Phương Phƣơng pháp nghiên cứu Trong trình thực đề tài Thế giới nhân vật tiểu thuyết Những đứa trẻ chết. .. giới nhân vật tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già Nguyễn Bình Phương 16 Chƣơng QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƢỜI VÀ CÁC DẠNG THỨC NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT NHỮNG ĐỨA TRẺ CHẾT GIÀ CỦA NGUYỄN BÌNH... dạng thức nhân vật tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già Nguyễn Bình Phương Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già Nguyễn Bình Phương PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG NHỮNG VẤN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN *********** LÊ THỊ HẢI YẾN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT NHỮNG ĐỨA TRẺ CHẾT GIÀ CỦA NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lí luận văn học HÀ NỘI - 2015 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ********** LÊ THỊ HẢI YẾN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT NHỮNG ĐỨA TRẺ CHẾT GIÀ CỦA NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lí luận văn học Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. Phùng Gia Thế HÀ NỘI - 2015 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc của mình tới thầy giáo, TS. Phùng Gia Thế, người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, chỉ bảo cho tôi hoàn thành khoá luận này. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn, đặc biệt là các thầy cô giáo trong tổ Lí luận văn học và các bạn sinh viên trong nhóm khoá luận đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khoá luận. Mặc dù đã có những cố gắng tìm tòi nhất định, song chắc chắn trong quá trình hoàn thành luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô và tất cả các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Tác giả khoá luận Lê Thị Hải Yến LỜI CAM ĐOAN Khoá luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS. Phùng Gia Thế. Tôi xin cam đoan rằng: - Khoá luận này là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tôi. - Những tư liệu được trích dẫn trong khoá luận là trung thực. - Kết quả nghiên cứu này không hề trùng khít với bất kì công trình nghiên cứu của tác giả nào đã được công bố trước đó. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Tác giả khoá luận Lê Thị Hải Yến MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài...................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 3 3. Mục tiêu, nhiệm vụ của khoá luận .......................................................... 5 4. Giới hạn của đề tài .................................................................................. 6 5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 6 6. Đóng góp của khoá luận.......................................................................... 6 7. Cấu trúc của khoá luận ............................................................................ 7 PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 8 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÂN VẬT VĂN HỌC ... 8 1.1. Khái niệm nhân vật văn học................................................................... 8 1.1.1. Phương diện từ ngữ, thuật ngữ ............................................................... 8 1.1.2. Một số quan niệm trong nghiên cứu phê bình về nhân vật văn học ...... 8 1.2. Chức năng của nhân vật văn học ......................................................... 10 1.3. Vài nét về nhân vật tiểu thuyết và nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới .............................................................................. 11 1.3.1. Nhân vật tiểu thuyết .............................................................................. 11 1.3.2. Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới ........................... 13 CHƢƠNG 2: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƢỜI VÀ CÁC DẠNG THỨC NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT NHỮNG ĐỨA TRẺ CHẾT GIÀ CỦA NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG . 17 2.1. Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người và sự vận động của quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1986 ............................................................................................ 17 2.1.1. Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người ................................... 17 2.1.2. Vài nét về sự vận động của quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1986 ................................................ 19 2.2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình Phương .................................................. 22 2.2.1. Con người bị chi phối bởi tâm linh hoá ................................................ 22 2.2.2. Con người tha hoá – biến dạng............................................................. 23 2.3. Các dạng thức nhân vật cơ bản trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình Phương ....................................................... 26 2.3.1. Nhân vật con người tha hoá, con người dục vọng ............................... 26 2.3.2. Nhân vật ma quái ................................................................................. 28 2.3.3. Nhân vật dị biệt, biến hình, hư ảo ......................................................... 33 2.3.4. Nhân vật đám đông .............................................................................. 41 2.3.5. Nhân vật mang tính biểu tượng............................................................ 43 CHƢƠNG 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT NHỮNG ĐỨA TRẺ CHẾT GIÀ CỦA NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG...................................................................................... 46 3.1. Ngôn ngữ nhân vật ................................................................................ 46 3.2. Các thủ pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật ............................................ 49 3.2.1. Sử dụng yếu tố kỳ ảo ............................................................................. 49 3.2.2. Tẩy trắng nhân vật ................................................................................ 52 3.2.3. Xen cài các yếu tố ý thức, tiềm thức, vô thức........................................ 54 THƢ MỤC THAM KHẢO PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Bàn về tiểu thuyết, Milan Kundera, tiểu thuyết gia xuất sắc người Pháp gốc Tiệp cho rằng: “Tiểu thuyết là một trong những vị trí cuối cùng mà ở đó con người còn có thể giữ được những mối quan hệ của mình với cuộc sống trong tổng thể” [8; 102]. Nhận định này đã nhấn mạnh đến một đặc trưng và cũng là ưu thế của tiểu thuyết so với các thể loại khác, đó là khả năng thể hiện cuộc sống một cách toàn vẹn, sinh động từ nhiều chiều kích thông qua những mối quan hệ đa dạng và phức tạp của con người. Tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới đã đứng trước nhu cầu “đổi mới tư duy tiểu thuyết”. Nhìn từ thi pháp thể loại, tiểu thuyết đương đại Việt Nam đã có những cách tân đáng kể và những thành tựu đáng ghi nhận về đề tài, về cốt truyện, ngôn ngữ. Đặc biệt, thế giới nhân vật là một trong những phương tiện biểu hiện rõ nhất những cách tân trong tư duy tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, nhân vật – số phận con người trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhà văn. 1.2. So với các thể loại khác, tiểu thuyết xuất hiện muộn hơn. Không những thế, nó “là một thể loại văn chương đang biến chuyển và còn chưa định hình”. Việc nghiên cứu về thể loại tiểu thuyết là một yêu cầu chủ yếu, luôn có tính thời sự của văn học. Một trong những thành phần quan trọng của tiểu thuyết là nhân vật. Trong tiểu thuyết, vấn đề quan trọng phải là vấn đề nhân vật của tiểu thuyết, nhân vật vừa là cơ thể vừa là linh hồn. Việc xác định vai trò của nhân vật trong tiểu thuyết còn là vấn đề tuỳ thuộc vào quan niệm và phong cách sáng tác của mỗi nhà văn, nhưng quan niệm về sự hiện hữu quan trọng của nhân vật trong tiểu thuyết là một điều đã được khẳng định. 1 Trong quan niệm của khoa nghiên cứu văn học, nhân vật là linh hồn, là yếu tố không thể thiếu trong tiểu thuyết, ở nhân vật có thể tìm thấy “bộ mặt con người”, hay nói cách khác nhân vật là chiếc cầu nối giữa “cuộc đời thực” với “cuộc đời có vẻ thực” trong tiểu thuyết. Qua thế giới nhân vật, người đọc sẽ tìm thấy những vấn đề nhân sinh mà tác giả muốn gửi gắm, muốn sẻ chia. Vì vậy mà thế giới nhân vật trong tiểu thuyết là một vấn đề mà khi nghiên cứu về tiểu thuyết không thể không đề cập tới. Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương có những cách tân mạnh mẽ về tư duy tiểu thuyết, là một thế giới nghệ thuật cần được nghiên cứu, tìm hiểu. Một trong những điểm đáng lưu ý, góp phần “giải mã” tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương là thế giới nhân vật. Trong quá trình hiện đại hoá tiểu thuyết, bên cạnh các tác giả như Lê Lựu, Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Chu Lai, Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà, Võ Thị Hảo, Dương Hướng,… tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương đã gây ấn tượng trong lòng độc giả bởi lối viết, cách kết cấu và đặc biệt là lối xây dựng nhân vật. Vẫn được xây dựng bằng những phương thức chung, nhân vật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương luôn có mối liên hệ với cuộc đời, vẫn là hình bóng của con người. Những nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương có sức lôi cuốn riêng xứng đáng trở thành một đối tượng khảo sát và nghiên cứu. Tiếp cận tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già, tác giả khoá luận nhận thấy sự trăn trở và ý thức cách tân mãnh liệt của nhà văn thể hiện đậm nét trong cách chọn lựa và xây dựng hệ thống nhân vật. Nhân vật là tụ điểm phản ánh rõ lối đi riêng của Nguyễn Bình Phương trên hành trình làm mới thể loại tiểu thuyết và khám phá, tái hiện những “ẩn mật bản ngã” trong chiều sâu tâm hồn con người. Vì những lí do nêu trên, có thể khẳng định: việc nghiên cứu đề tài “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình Phương” là việc làm cần thiết và có ý nghĩa thiết thực. Đó cũng là con đường thuận lợi để tác giả khoá luận có thể tìm ra những nét độc đáo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương và đánh giá đúng về những đóng góp của nhà văn vào tiến trình cách tân 2 tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Mặt khác, những khó khăn và kết quả bước đầu trong quá trình thực hiện đề tài này sẽ là bài học quý báu cho tác giả khoá luận khi tìm hiểu về văn xuôi đương đại nói chung và trong bước đường nghiên cứu khoa học sau này. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Nguyễn Bình Phương là một tác giả xuất hiện trên văn đàn chưa lâu. Bởi vậy, nguồn tư liệu nghiên cứu về nhà văn này còn ít ỏi. Hơn nữa, với tinh thần sáng tác có tính chất “mở” như hiện nay tất yếu sẽ có những ý kiến khen chê khác nhau. Trên cơ sở những hiểu biết ban đầu, chúng tôi sẽ cố gắng chọn lọc và tiếp thu những ý kiến được xem là xác đáng, sát hợp với những đóng góp của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. 2.2. Những bài viết về Nguyễn Bình Phương và tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già được tìm thấy rải rác trên các tạp chí về văn học, nhiều hơn cả vẫn là những bài viết trên các website văn học. Tác giả Trương Thị Ngọc Hân, trong bài viết “Một số điểm nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương” đã đề cập đến những điểm độc đáo trong ngòi bút Nguyễn Bình Phương khi sử dụng yếu tố kì ảo để phản ánh hiện thực cũng như tạo dựng nhân vật: “Với Nguyễn Bình Phương, yếu tố kì ảo đã trở thành một công cụ đắc dụng trong việc chuyển tải ý tưởng. Và ở tác phẩm của anh thì yếu tố kì ảo mang đậm màu sắc tâm linh… Đó cũng là nền phông cho những nhân vật đầy phức tạp của Nguyễn Bình Phương xuất hiện” [7]. Đánh giá của tác giả bài viết sẽ là gợi ý để người nghiên cứu tìm hiểu về vai trò của yếu tố kì ảo đối với việc xây dựng các nhân vật trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình Phương. Một số bài viết khác đưa ra nhận định chung hoặc tìm hiểu những nét độc đáo ở các phương diện khác nhau (hiện thực, ý thức, vô thức, giấc mơ, tâm linh, bản năng,…) trong từng tiểu thuyết cụ thể của Nguyễn Bình Phương như: 3 Đoàn Cầm Thi: “Người đàn bà nằm từ “Thiếu nữ ngủ ngày”, đọc “Người đi vắng” của Nguyễn Bình Phương” [24] Hoàng Nguyên Vũ: “Lối đi riêng của Nguyễn Bình Phương” [25] Thuỵ Khê: “Khuynh hướng hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già” [9]. Đây là nguồn tư liệu tham khảo quý giá để tác giả khoá luận có thêm cơ sở triển khai các thủ pháp xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình Phương. Gần đây, tác giả Phùng Gia Thế trong các bài viết về văn học đương đại [xem 20, 21, 22, 23] đã có sự quan tâm đáng kể đến tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Đặc biệt, trong các bài “Cảm quan đời sống và những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương” [20] và “Những dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương” [22], tác giả đã có nhận xét ban đầu về nhân vật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương: “Nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương là một đám đông những con người hao hụt nhân tính, méo mó, đầy bản năng dục vong, nhiều thói tật, bệnh hoạn. Họ miên man trong cõi sống mà không có lấy một điểm tựa. Họ không có thủ lĩnh, sống trong sợ hãi, cô đơn và đáng thương”, “ngụp lặn miên man giữa hai bờ ảo thực, vật lộn đau đớn kiếp làm người” [22; 70], “tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương tràn ngập sự ám ảnh khủng hoảng niềm tin, sự đổ vỡ của những trật tự xã hội và gia đình, sự tha hoá, tối tăm của con người, sự đánh mất bản ngã, phương hướng, sự lạc lõng bơ vơ của kiếp người” [22; 35]. Ý kiến này đã góp phần định hướng cho tác giả khoá luận trong quá trình phân loại các dạng thức nhân vật chủ yếu trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Ngoài ra, tác giả khoá luận còn tham khảo một số bài giới thiệu về nhà văn Nguyễn Bình Phương cũng như tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già được đăng tải ở các website như: 4 “Nguyễn Bình Phương: Văn học mênh mông như cuộc sống” [diendan.thotre.com] “Nguyễn Bình Phương tạo nét mới cho tiểu thuyết Việt Nam” [vnexpress.net] Những bài phỏng vấn này sẽ giúp cho chúng tôi có điều kiện nắm bắt một vài điểm cơ bản trong tư tưởng, quan niệm của nhà văn về văn chương cũng như quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người – những yếu tố sẽ chi phối đến sáng tác của tác giả. Qua tìm hiểu các bài viết về Nguyễn Bình Phương, chúng tôi rút ra kết luận: - Tác giả các bài viết đều đi tới khẳng định nét độc đáo và ý thức cách tân mạnh mẽ trong nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương. - Đây đó rải rác trong các bài viết đã có những nhận xét mang tính gợi mở về thế giới nhân vật cũng như nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình Phương. Tuy nhiên chưa có bài viết nào thực sự đi vào tìm hiểu sâu vấn đề nhân vật trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già của nhà văn này. Vì vậy, đề tài mà chúng tôi thực hiện không trùng lặp với kết quả nghiên cứu của tác giả nào trước đó. Trên cơ sở tiếp thu những ý kiến, kết quả nghiên cứu của tác giả đi trước cùng với sự đánh giá, kiến giải của riêng mình, tác giả khoá luận sẽ mạnh dạn triển khai khoá luận với đề tài “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình Phương”. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ của khoá luận 3.1. Khoá luận hướng tới tìm ra những điểm độc đáo, nổi bật trong cách tiếp cận con người, những dạng thức nhân vật tiêu biểu và những biện pháp nghệ thuật chủ đạo trong xây dựng nhân vật của tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình Phương, nhằm khẳng định giá trị của tác phẩm, tài năng 5 của nhà văn. 3.2. Nhiệm vụ của khoá luận: 3.2.1. Học tập và nắm vững lí luận về nhân vật văn học nói chung, nhân vật tiểu thuyết nói riêng, chỉ ra những nét nổi bật về nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới. 3.2.2. Chỉ ra được những điểm mới trong việc tiếp cận, cách khai thác nhân vật, nắm được những dạng thức nhân vật cơ bản trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình Phương và phân tích được nét độc đáo cũng như hiệu quả của các biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật mà Nguyễn Bình Phương đã sử dụng trong tập truyện này. 4. Giới hạn của đề tài Với đề tài đã chọn, tác giả khoá luận sẽ tiến hành tìm hiểu thế giới nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình Phương. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình Phương”, tác giả khoá luận đã vận dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản như: 5.1. Phương pháp phân tích đối tượng theo quan điểm hệ thống 5.2. Phương pháp phân tích tác phẩm và phân tích nhân vật 5.3. Phương pháp hệ thống lịch sử - chức năng 5.4. Phương pháp thống kê, so sánh 6. Đóng góp của khoá luận 6.1. Khái quát lý thuyết về nhân vật văn học, nghệ thuật xây dựng nhân vật, vận dụng để tìm hiểu nhân vật trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già của 6 Nguyễn Bình Phương. Nêu ra được những điểm cơ bản về nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới. 6.2. Chỉ ra và phân tích những khía cạnh trong việc tiếp cận con người, tìm hiểu những dạng thức nhân vật cơ bản trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình Phương, phân tích được những yếu tố độc đáo trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả này. Qua đó, góp thêm tiếng nói khẳng định những đóng góp quan trọng của Nguyễn Bình Phương vào quá trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại. 7. Cấu trúc của khoá luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung của khoá luận được triển khai thành ba chương sau: Chương 1: Những vấn đề chung về nhân vật văn học Chương 2: Quan niệm nghệ thuật về con người và các dạng thức nhân vật trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình Phương. Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình Phương. 7 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÂN VẬT VĂN HỌC 1.1. Khái niệm nhân vật văn học 1.1.1. Phương diện từ ngữ, thuật ngữ Thuật ngữ “nhân vật” xuất hiện rất sớm (tiếng Hy Lạp: persona, tiếng Anh: personage, tiếng Nga: personaj). Hơn 2000 năm trước đây, trong tiếng Hy Lạp cổ, “persona” vốn mang ý nghĩa “cái mặt nạ” – một dụng cụ biểu diễn của diễn viên. Nhưng sau đó nó trở thành thuật ngữ để chỉ nhân vật văn học. Đôi khi, nhân vật văn học còn được người ta gọi bằng các thuật ngữ khác như: “vai” (actor) và “tính cách” (character). Tuy nhiên, các thuật ngữ này lại có nội hàm hẹp hơn so với “nhân vật” (persona). Thuật ngữ “vai” chủ yếu nhấn mạnh đến tính chất hành động của cá nhân, thích hợp với loại “nhân vật hành động”. Còn thuật ngữ “tính cách” lại thiên về chỉ những nhân vật có tính cách. Trong thực tế sáng tác, không phải nhân vật nào cũng hành động, đặc biệt là những nhân vật thiên về “suy tư”, và cũng không phải nhân vật nào cũng có tính cách rõ rệt. Từ đó có thể thấy các thuật ngữ “vai”, “tính cách” không bao quát được hết những biểu hiện khác nhau của các loại nhân vật trong sáng tác văn học. “Nhân vật” là thuật ngữ có nội hàm phong phú, đủ khả năng khái quát những hiện tượng phổ biến của tác phẩm văn học ở mọi bình diện và mọi cấp độ. Như vậy, thuật ngữ “nhân vật” là đúng đắn và đầy đủ nhất. 1.1.2. Một số quan niệm trong nghiên cứu phê bình về nhân vật văn học Đã có khá nhiều những quan điểm khác nhau về nhân vật văn học trong giới nghiên cứu, phê bình. Chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát một số quan niệm về 8 nhân vật có trong các từ điển và giáo trình lí luận văn học 1.1.2.1. Định nghĩa về nhân vật trong giáo trình Lí luận văn học do tác giả Phương Lựu chủ biên Trong cuốn giáo trình này, Phương Lựu đã định nghĩa về nhân vật như sau: “Nói đến nhân vật văn học là nói đến những con người được miêu tả thể hiện trong tác phẩm, bằng phương tiện văn học. Đó là những nhân vật không tên như thằng bán tơ trong Truyện Kiều… Đó là những nhân vật trong truyện cổ tích, đồng thoại, thần thoại, bao gồm cả quái vật lẫn thần linh, ma quỷ, những con vật mang nội dung và ý nghĩ như con người… Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật ước lệ, có những dấu hiệu để nhận ra” [11; 277-278]. 1.1.2.2. Định nghĩa về nhân vật trong giáo trình Lí luận văn học do giáo sư Hà Minh Đức chủ biên. Các tác giả của cuốn giáo trình này cho rằng “nhân vật văn học là một hiện tượng mang tính ước lệ; đó không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách… và cần chú ý thêm một điều: thực ra khái niệm nhân vật thường được quan niệm với một phạm vi rộng hơn nhiều, đó không chỉ là con người, những con người có tên hoặc không tên được khắc hoạ sâu đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm mà còn có thể là những sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng, tính cách của con người, được dùng như những phương thức khác nhau để biểu hiện con người… Cũng có khi đó không phải là những con người, sự vật cụ thể, mà chỉ là một hiện tượng về con người hoặc có liên quan tới con người, được thể hiện nổi bật trong tác phẩm” [5; 126]. 1.1.2.3. Định nghĩa về nhân vật trong Từ điển thuật ngữ văn học do nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên. 9 Về cơ bản, cách định nghĩa của Từ điển thuật ngữ văn học giống với định nghĩa trong cuốn giáo trình Lí luận văn học do Phương Lựu chủ biên. “Nhân vật văn học có thể có tên riêng (Tấm, Cám, chị Dậu, anh Pha…) cũng có thể không có tên riêng… Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống” [6; 202]. Có thể thấy, tính đến thời điểm này, nhân vật văn học là một khái niệm có tính ổn định tương đối trong nghiên cứu lí luận văn học. Mặc dù trước nay giới nghiên cứu trong nước đã đưa ra những quan niệm cụ thể về nhân vật văn học trên cơ sở tìm hiểu những nét nổi bật về nhân vật, song tựu trung lại, có thể rút ra một cách hiểu phổ biến về vấn đề này như sau: Nhân vật văn học là một đối tượng được miêu tả một cách tập trung đến mức có sức sống riêng nào đó ở bên trong theo nhiệm vụ nghệ thuật mà tác giả trao cho nó. Như vậy, với cách hiểu này, khái niệm nhân vật không bị bó hẹp trong phạm vi “con người” mà được mở rộng thành đối tượng với những đặc tính hết sức phong phú và đa dạng của nó. Ở đây, đối tượng được miêu tả có thể là con người nhưng cũng có thể là đồ vật, loài vật, thiên nhiên, thần thánh hoặc cũng có khi là một hiện tượng nổi bật nào đó trong đời sống… Nhưng tất cả chúng đều được đặt trong mối quan hệ với con người. Những quan niệm về nhân vật văn học như trên là những chỉ dẫn cho chúng tôi trong quá trình tìm hiểu về nhân vật văn học nói chung và nhân vật trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình Phương nói riêng. 1.2. Chức năng của nhân vật văn học Ngay trong định nghĩa của Từ điển văn học, chúng ta đã nhận thấy một số nét cơ bản về vai trò của nhân vật văn học. Nhân vật không chỉ là “tiêu điểm để bộc lộ chủ đề” mà còn là nơi “tập trung giá trị tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm”, đóng vai trò tâm điểm của sự thể hiện đời sống trong tác phẩm. 10 Xem xét vai trò của nhân vật đối với hình thức tác phẩm, trong cuốn Dẫn luận nghiên cứu văn học, G.N. Pospelov nhấn mạnh: “Nhân vật là phương tiện có tính thứ nhất trong hình thức tác phẩm. Nó quyết định phần lớn vừa cốt truyện, vừa lựa chọn chi tiết, vừa ngôn ngữ, vừa kết cấu” [17]. Nhân vật là yếu tố vừa thuộc về nội dung vừa thuộc về hình thức tác phẩm. Nhân vật là điều kiện thiết yếu để sự khám phá, sự đánh giá – lí giải, sự miêu tả mang tính nghệ thuật của tác giả về đời sống đạt đến tính toàn vẹn, có chiều sâu và có sức hấp dẫn riêng đối với độc giả, chi phối mạnh mẽ đến sự thành công hay thất bại của tác phẩm. Có thể khái quát một số vai trò cơ bản của nhân vật như sau: Thứ nhất: miêu tả và khái quát các loại tính cách trong xã hội. Thứ hai: là công cụ để nhà văn sáng tạo nên thế giới nghệ thuật của tác phẩm, là chìa khoá để nhà văn mở cánh cửa bước vào hiện thực đời sống vô cùng rộng lớn, đặt ra những vấn đề mới mẻ, sâu sắc. Thứ ba: biểu hiện tư tưởng, quan niệm về con người và cuộc sống. Thứ tư: quyết định hình thức tác phẩm và tạo mối liên kết giữa các yếu tố thuộc hình thức tác phẩm. Hiểu được vai trò của nhân vật văn học, người viết sẽ có thêm cơ sở lí luận để nghiên cứu đề tài này. 1.3. Vài nét về nhân vật tiểu thuyết và nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới 1.3.1. Nhân vật tiểu thuyết Tiểu thuyết là thể loại có sức bao chứa dung lượng hiện thực rộng lớn, có khả năng phản ánh hiện thực một cách toàn vẹn từ nhiều chiều kích khác nhau. Nhân vật tiểu thuyết, vì thế, cũng được xây dựng theo những cách riêng nhằm 11 đáp ứng đến mức cao nhất yêu cầu nhận thức hiện thực theo chiều rộng và chiều sâu của thể loại này. M. Bakhtin – tác giả của công trình nghiên cứu nổi tiếng “Lí luận và thi pháp tiểu thuyết”, đã dành nhiều công sức để tìm hiểu về đặc trưng của tiểu thuyết trên nhiều bình diện, trong đó có nhân vật. Những nhận định của M.Bakhtin về đặc trưng nhân vật tiểu thuyết rất xác đáng, có giá trị lí luận cao và còn nguyên tính thời sự. Theo nhà nghiên cứu, nhân vật tiểu thuyết cần phải được phân biệt với nhân vật sử thi, nhân vật kịch, nhân vật truyện trung đại ở những đặc trưng cơ bản sau: Trước hết, nhân vật tiểu thuyết được thể hiện trong thì hiện tại chưa hoàn thành, trong quá trình biến đổi, trưởng thành và chịu mọi tác động của đời sống. Do đó, nhân vật tiểu thuyết sẽ là những “con người nếm trải”, những “con người chưa hoàn kết” [4; 290] và phải tự làm ra chính mình bằng hành động của mình. Trong khi đó, nhân vật trong các thể loại kia lại được thể hiện trong thì quá khứ, là những nhân cách đã được hình thành. Nhân vật tiểu thuyết “không tương hợp với số phận và vị thế của nó” [4; 80]. Bởi trên thực tế, con người không thể hoá thân đến cùng vào cái thân xác lịch sử - xã hội hiện hữu. Trong tiểu thuyết, tính thuần toàn của con người biến mất. Thay vào đó, xuất hiện sự phân lập giữa con người bên ngoài và con người bên trong. Ở nhân vật tiểu thuyết, luôn luôn tồn tại “một con người bên trong con người”. Tuy nhiên, sự phân lập đó không làm giảm đi sức sống và tính chân thực trong hình tượng nhân vật. Ngược lại, “sự sống đích thực của các bản ngã diễn ra dường như ở chính cái điểm con người không trùng hợp với bản thân mình ấy, ở cái điểm con người vượt ra ngoài giới hạn của toàn bộ cái hiện hữu của nó, như một vật thể sinh tồn mà ta có thể rình xem, có thể nhận định, tiên đoán ngoài ý muốn của nó, sau lưng nó” [4; 292]. M. Bakhtin còn khẳng định: Nhân vật trong tiểu thuyết chủ yếu được khám phá từ chiều sâu tâm lí. Tiểu thuyết truyền thống hay hiện đại đều hướng tới tìm 12 tòi và thể hiện thế giới bên trong đầy ảo diệu của con người, cái được gọi là “sự thật ý thức bản thân” [4; 284], hay “ẩn mật bản ngã”. Cái được khám phá và thể hiện ở nhân vật không phải là “hiện thực về nó” mà là “cái kết quả cuối cùng của nhân vật về bản thân và về thế giới của mình” [4; 267]. Và đó mới là “trọng tâm xây dựng nhân vật” [4; 272]. Gần đây, xuất hiện nhiều ý kiến khác nhau về nhân vật tiểu thuyết như ý kiến của Alain Robbe Grillet, Milan Kundera, Nathalie Sarraute,… Quan niệm của các nhà văn, nhà nghiên cứu nói trên không đối lập với những gì M.Bakhtin đã chỉ ra mà là sự tiếp nối những quan niệm của ông. Chúng tôi xin trích ra một ý kiến tiêu biểu củaMilan Kundera. Ông cho rằng: “Tiểu thuyết là một sự chiêm nghiệm về cuộc đời được nhìn thấy thông qua những nhân vật tưởng tượng” [8; 107]. Theo Milan Kundera, nhân vật không phải là sự mô phỏng con người thật mà hoàn toàn có thể là một con người tưởng tượng, một “cái tôi thử nghiệm” [8; 109]. Song điều đó không có nghĩa là nhà văn xa rời thực tế mà vẫn phải bám sát các vấn đề đời sống trong quá trình xây dựng nhân vật. Trên cơ sở một “chủ nghĩa hiện thực toàn vẹn”, “chủ nghĩa hiện thực theo nghĩa cao nhất” [4; 295], nhà văn khám phá và miêu tả toàn bộ chiều sâu của tâm hồn con người, nhìn thấy chiều sâu ấy ở ngoài mình, ở tâm hồn những người khác qua trải nghiệm và qua thử nghiệm. Những đặc trưng trên đây của nhân vật tiểu thuyết được đúc kết từ thực tiễn sáng tác tiểu thuyết từ trước đến nay và sẽ quay lại để soi sáng, làm cho chúng ta hiểu sâu hơn về những sáng tác tiểu thuyết đương đại. 1.3.2. Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới Văn học Việt Nam đang bước vào thời kỳ đổi mới. Tiểu thuyết đương đại bị chi phối mạnh mẽ bởi một kiểu cảm quan riêng. Về cơ bản, có thể xem đây là một kiểu cảm nhận thế giới đặc biệt mang đậm dấu ấn của cơn khủng hoảng niềm tin vào tất cả những giá trị đã từng tồn tại trước đó. Cùng với sự biến mất 13 niềm tin vào chân lí tuyệt đích, người ta nói về sự biến mất của nhân vật trong văn học: “Nhân vật đã bị phế bỏ mà không được thay thế… Trong cuộc viễn du sang đầu mút của đêm khuya, nhân vật đã thải bỏ dần dần tất cả những gì khiến nó nên người, để trở thành những bóng ma vô danh mà người ta chỉ nghe được giọng nói” [1; 75]. Những nhân vật trong “tiểu thuyết siêu mới” đã không còn là nhân vật theo đúng nghĩa của nó. Nó chỉ là những mảnh vỡ manh mún, hay chỉ là một suy nghĩ thoáng qua, một dòng ý thức, một sự ám ảnh… Các nhà văn thời kỳ đổi mới không quan tâm đến cái gọi là nhân vật điển hình, tính cách điển hình. Trung tâm hứng thú của họ là vạch ra và tái hiện một cách sinh động những chất liệu tâm lí mới mẻ, là khám phá những gì đang diễn ra trong miền nội tâm khuất tối, những bí mật sâu thẳm nhất của con người. Nhân vật tiểu thuyết mới chỉ còn lại trong “cái tôi”. Nó ám ảnh độc giả về “những ảo tưởng, mộng mơ, những ác mộng của chính tôi” [1; 76]. Việc hướng tới khai thác đời sống ở khía cạnh hiện thực tâm lí đã khiến cho những cách thức xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết trước đây không còn phù hợp. Các nhà văn đương đại đã bứt ra khỏi khuôn khổ chật hẹp của cách xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết truyền thống để đi tìm những yếu tố, chất liệu mới mẻ tiềm tàng khả năng trong việc phản ánh đời sống ở bề sâu bí ẩn: “kết hợp trong tác phẩm những yếu tố thực với những yếu tố bịa, ảo,… bóc trần tính ước lệ của văn học trong quá trình sử dụng chúng” [1; 27], “ngôn từ như đang trong trạng thái sôi trào dưới sự chuẩn xác của các nỗi đam mê huyền ảo” [1; 406]. Trong thời đại công nghệ thông tin, mở cửa đón nhận những hiện đại và luồng văn hoá khác nhau trên thế giới, văn học Việt Nam nói chung, tiểu thuyết Việt Nam trong thời kỳ đổi mới nói riêng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn học đổi mới trên thế giới, đặc biệt là cảm quan về đời sống và các vấn đề kĩ thuật. Tuy nhiên, sự cách tân trong tiểu thuyết Việt Nam hiện nay chưa đạt đến mức độ triệt để như tiểu thuyết đương đại thế giới. Nhân vật vẫn tồn tại tính cách. Các nhà tiểu thuyết đương đại Việt Nam vẫn dành sự quan tâm đặc biệt tới thân phận 14 của con người, quan tâm đến con người trong tính nhân loại phổ biến. Tiểu thuyết Việt Nam thời kì sau 1975 kết đọng ở những thành tựu nổi bật của những tác giả đi tiên phong trong công cuộc cách tân thể loại như: Bảo Ninh, Nguyễn Việt Hà, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương, Võ Thị Hảo, Thuận,… Chúng ta có thể nhận thấy những đổi mới cơ bản của các cây bút này trên nhiều lĩnh vực, song tập trung nhất vẫn là cách thức tiếp cận và xây dựng thế giới nhân vật để phản ánh đời sống. Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, về cơ bản có những điểm nổi bật sau: Thứ nhất, nếu như nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam trước 1975 (đặc biệt là trong giai đoạn 1945 – 1975) được khai thác trong tư cách công dân đơn phiến, được nhìn nhận đánh giá theo quan điểm chính trị thì nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại được khai thác toàn diện, là con người đa trị, lưỡng cực với các mối quan hệ vô cùng phức tạp. Nhà văn nhận diện con người đích thực trong nhu cầu tự ý thức, với nhiều biểu hiện phong phú, đa dạng, có sự hoà hợp giữa con người xã hội – con người tự nhiên - con người tâm linh, con người với sự thống nhất giữa ánh sáng và bóng tối, cao cả và thấp hèn, ý thức và vô thức, khát vọng cao cả và dục vọng tầm thường, con người cụ thể, cá biệt và con người trong tính nhân loại phổ quát… Đặc biệt, các nhà văn chú trọng thể hiện con người trong đời sống bản năng tự nhiên và đời sống tâm linh bí ẩn, kỳ diệu, đầy ám ảnh. Thứ hai, nhân vật không có số phận tròn trịa như trong tiểu thuyết truyền thống mà bị phân mảnh, đôi khi bị phá vỡ, chỉ còn là những mảnh nhỏ của tâm trạng, những khoảnh khắc cuộc đời ngắn ngủi, những dòng ý thức – tiềm thức – vô thức kéo dài miên man không có điểm dừng. Thứ ba, nhân vật không có tính cách hay số phận điển hình mà chỉ là những con người bình thường, vô danh trong cuộc sống. Nhân vật là đủ mọi thứ 15 hạng trong xã hội. Thứ tư, nhân vật là những cá thể đời thường, những con người đang trong quá trình hình thành về nhân cách, được thể hiện trong tất cả các mối quan hệ xã hội, quan hệ ứng xử, thân phận, đời sống riêng của nó, với “đầy những vết dập xoá trên thân thể và trong tâm hồn” [ 10; 231]. Thứ năm, nghệ thuật xây dựng nhân vật tiểu thuyết có nhiều cách tân với những thử nghiệm táo bạo, thậm chí mạo hiểm, bởi nhà văn nhận thấy các thủ pháp truyền thống đã không còn đủ khả năng biểu hiện cái đa dạng, phức tạp của con người trong đời sống hiện đại. Trong đó phải kể đến sự hồi sinh của thủ pháp huyền ảo, một thủ pháp quen thuộc của văn học dân gian giờ đây lại được khai thác ở những chiều sâu mới và phát huy tác dụng tối đa ở tiểu thuyết đương đại. Đổi mới trong tiếp cận và xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam những năm gần đây là nhu cầu tất yếu. Nó xuất phát từ ba nguyên nhân cơ bản sau: Trước hết, yêu cầu đổi mới để khẳng định mình được đặt ra như một đòi hỏi đối với những tiểu thuyết gia thời hiện đại. Kế đó cần phải kể đến sự ảnh hưởng của văn chương hiện đại và hậu hiện đại thế giới về phương diện cảm quan đời sống và thủ pháp xây dựng tác phẩm. Hơn nữa, sự thay đổi trong quan niệm, cách nhìn nhận và đánh giá con người cho phù hợp với hoàn cảnh lịch sử - xã hội mới, sự thay đổi trong quan niệm nghệ thuật về tiểu thuyết: “tiểu thuyết là lãnh địa của những cuộc chơi” cũng chi phối không nhỏ tới cách thức tạo dựng và khai thác nhân vật. Tìm hiểu những biểu hiện mới của nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam hiện nay, tác giả khoá luận sẽ có thêm cơ sở lí luận và thực tiễn để nghiên cứu thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình Phương. 16 Chƣơng 2 QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƢỜI VÀ CÁC DẠNG THỨC NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT NHỮNG ĐỨA TRẺ CHẾT GIÀ CỦA NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG 2.1. Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con ngƣời và sự vận động của quan niệm nghệ thuật về con ngƣời trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1986 2.1.1. Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người Theo Từ điển Tiếng Việt, “quan niệm” là cách nhận thức, đánh giá về một vấn đề, một sự kiện nào đó. Như vậy, “quan niệm” chính là cách nhận thức, lí giải, đánh giá về một vấn đề chứ không phải là khái niệm về vấn đề đó. Nó là tầm hiểu biết, tầm trí tuệ, tầm đánh giá, tầm nhìn, tầm cảm của chủ thể nhận thức. Về thuật ngữ “quan niệm nghệ thuật”, Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Quan niệm nghệ thuật là nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con người vốn có của hình thức nghệ thuật, đảm bảo cho nó khả năng thể hiện đời sống với một chiều sâu nào đó […] Quan niệm nghệ thuật thể hiện cái giới hạn tối đa trong cách biểu hiện thế giới và con người của một hệ thống nghệ thuật thể hiện khả năng, phạm vi, mức độ chiếm lĩnh đời sống của nó” [6; 273]. Trong cuốn Lí luận và phê bình văn học, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đưa ra cách hiểu: “Quan niệm nghệ thuật là giới hạn thực tế của tư duy nghệ thuật, nó là thể thống nhất giữa hiện thực được phản ánh và năng lực cắt nghĩa, lí giải của con người […] Trong nghệ thuật, thế giới được “quan niệm hoá” trên cơ sở thụ cảm cá nhân về một thế giới, ứng với một quan niệm nghệ thuật là một thế giới nghệ thuật” [18; 99-100]. Tóm lại, quan niệm nghệ thuật là hệ thống quan điểm chỉ đạo hoạt động sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ. Nó cung cấp một mặt bằng để trên đó 17 diễn ra sự lựa chọn, nhào nặn của người nghệ sĩ; từ đó có thể sáng tạo ra hình tượng nghệ thuật. Vì vậy, để thấy được quan niệm nghệ thuật của người nghệ sĩ đòi hỏi phải khám phá và nhìn sâu vào thực chất sáng tác tiểu thuyết của người nghệ sĩ đó. M. Gorky từng nói, “Văn học là nhân học”, là nghệ thuật miêu tả, biểu hiện của con người. Con người là đối tượng chủ yếu của văn học. Do vậy, tất cả những gì liên quan đến con người, thuộc về con người đều nằm trong phạm vi biểu hiện của văn học. Đó là cơ sở cho quan niệm đa dạng về con người trong văn học. Từ việc xác định con người là đối tượng trung tâm của sự phản ánh và nghiền ngẫm, khái niệm “quan niệm nghệ thuật về con người” đã trở thành một tiêu điểm của nghiên cứu lí luận văn học Xô -Viết từ những năm 70 trở đi. Trong Giáo trình Dẫn luận Thi pháp học, GS. Trần Đình Sử định nghĩa “Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lí giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hoá thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị thẩm mĩ và nghệ thuật cho các hình tượng nhân vật trong đó” [19; 55]. Nói cách khác, quan niệm nghệ thuật về con người chính là sự tổng hợp những phát hiện, triết lí, tư tưởng riêng của nhà văn về cuộc sống và con người với khả năng và trình độ nắm bắt sáng tác, sử dụng các phương thức, phương tiện, chất liệu nghệ thuật của người nghệ sĩ để thể hiện đời sống ở một chiều sâu nào đó. Từ những định nghĩa trên có thể thấy, quan niệm nghệ thuật về con người là khả năng gắn bó chặt chẽ, mật thiết với chủ thể sáng tác. Trên cơ sở tiếp thu các yếu tố thế giới quan nhất định của thời đại, trong tiểu thuyết của người nghệ sĩ đã hình thành nên quan niệm của riêng mình về thế giới và con người. Bởi mỗi nhà văn là một cá tính sáng tạo riêng không trộn lẫn. Vì vậy, quan niệm nghệ thuật về con người của họ cũng hết sức phong phú và đa dạng, muôn màu, muôn vẻ, nhiều chiều kích như bản thân cuộc sống. 18 Trong một nền nghệ thuật mới bao giờ cũng làm sản sinh ra những con người mới, dẫn đến sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người của các nhà văn. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử khẳng định: “Chừng nào chưa có sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người thì sự tái hiện các hiện tượng khác nhau trong đời sống chỉ có ý nghĩa mở rộng về lượng trên cùng một chiều sâu” [1; 118]. Do đó, quan niệm nghệ thuật về con người chính là chiều sâu nhân bản của một tác phẩm nghệ thuật, là thước đo trình độ chiếm lĩnh đời sống của người nghệ sĩ. Văn học nghiên cứu và thể hiện con người một cách đặc thù. Văn học không ngừng chiếm lĩnh những biểu hiện nhiều mặt của đời sống, tính cách, cảm xúc, số phận con người. Con người trong văn học được thể hiện thông qua sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ, kết tinh ở hình tượng nghệ thuật. Và khi sáng tạo ra nhân vật, bao giờ nhà văn cũng miêu tả theo cách cảm nhận của mình. Nhà văn quan niệm về con người như thế nào thì sẽ thể hiện hình tượng nhân vật như thế đó. Chính việc lý giải của nhà văn về số phận con người sẽ phản ánh trình độ tư duy nghệ thuật và có cơ sở vững chắc hơn trong việc đánh giá những đóng góp và thành tựu của họ trong dòng chảy của văn học dân tộc. Như vậy, tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người khi nghiên cứu các hiện tượng văn học không chỉ giúp chúng ta nhận thức được những dấu ấn độc đáo của chủ thể sáng tạo được thể hiện trong hình tượng nghệ thuật của tác phẩm mà còn cung cấp cho chúng ta một góc nhìn có thể lí giải một cách tương đối đúng đắn, toàn diện về các giá trị tư tưởng, giá trị nghệ thuật của tác phẩm. 2.1.2. Vài nét về sự vận động của quan niệm nghệ thuật về con ngƣời trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1986 Văn học Việt Nam từ sau 1986 đã có sự chuyển hướng mạnh mẽ. Văn học nhìn nhận, phản ánh con người biện chứng hơn, tiếp cận con người ở “bề sau, bề sâu, bề xa” chứ không phải là những biểu hiện, hành động bề ngoài. Biết bao 19 những khuất lấp của cuộc sống, những ẩn ức trong tâm hồn người, những trăn trở, suy tư, dằn vặt của con người về khát vọng sống, khát vọng tình yêu, hạnh phúc,… đã được phản ánh, khám phá, nghiền ngẫm một cách kỹ lưỡng. Thay vì khám phá con người trong mối quan hệ với cộng đồng, tập thể như trước đây, văn học đã đặt con người vào các mối quan hệ “bên trong”, khám phá con người một cách toàn vẹn từ nhiều chiều kích khác nhau. Con người vì thế hiện lên một cách chân thực và sống động. Sự vận động trong quan niệm nghệ thuật về con người còn được thể hiện: Sau năm 1986 con người cá nhân đã trở thành đối tượng trung tâm của văn học. Văn học từ đấu tranh cho quyền sống của dân tộc chuyển sang đấu tranh cho quyền sống của cá nhân. Điều này đã làm hiện lên con người với “cuộc đời đa sự, con người đa đoan”; giúp cho nhà văn phát hiện ra những vênh lệch, phần dư hoặc thiếu hụt của con người cá nhân – con người xã hội, con người bên trong – con người bên ngoài với những tính cách và số phận khác nhau như những mảnh ghép tạo nên một khối đời. Bởi “con người không bao giờ trùng khít với chính nó” (Bakhtin). Con người trong văn học Việt Nam sau đổi mới được nhìn nhận ở góc độ đời tư. Nguyễn Minh Châu từng nói: đã đến lúc “con người trèo lên trên sự kiện để đòi quyền sống”. Có thể nói, những biến cố lịch sử, những sự kiện quan trọng của cộng đồng dường như đã nằm ngoài tầm phản ánh của văn học, thay vào đó là những nghịch lí của đời sống, những may rủi ngẫu nhiên, bi kịch số phận giữa dòng chảy vô thường của cuộc sống. Số phận con người như những mảnh vỡ của cuộc đời. Nếu như trong văn học giai đoạn trước, con người luôn hiện lên đầy tự tin kiêu hãnh với tư thế làm chủ do được thời đại nâng đỡ thì giai đoạn này con người lại cảm nhận sâu sắc cái nhỏ bé, hữu hạn đôi khi là bất lực của mình trước cuộc đời. Trước đây, con người tự định ra các hệ giá trị và tin tưởng ở chúng thì giai đoạn này con người lại cảm thấy hoang mang, khủng hoảng bởi sự đảo lộn đến chóng mặt của các thang bằng giá trị. 20 Bên cạnh đó, các nhà văn quan tâm nhiều hơn đến vấn đề về bản thể, coi trọng phẩm tính tự nhiên của con người, những chiều sâu bí ẩn của tâm linh, tiềm thức, vô thức,… Và nó đã trở thành “miền đất hứa” cho các nhà văn sáng tác như: Phạm Thị Hoài (Thiên sứ), Nguyễn Bình Phương (Thoạt kỳ thuỷ, Ngồi, Người đi vắng, Những đứa trẻ chết già), Hồ Anh Thái (Cõi người rung chuông tận thế, Mười lẻ một đêm), Nguyễn Việt Hà (Cơ hộ của chúa), Tạ Duy Anh (Thiên thần sám hối),… Sự hội tụ của các cây bút với những tác phẩm độc đáo đã góp phần làm nên diện mạo tiểu thuyết phong phú và đa dạng hơn. Đồng thời, tiếng nói về cuộc đời và con người trong tiểu thuyết cũng giàu sắc điệu và đa nghĩa hơn. Có thể nhận thấy một trong những khuynh hướng nổi bật của văn xuôi Việt Nam sau 1975 (nhất là sau năm 1986) là khuynh hướng nhận thức lại lịch sử. Quá khứ lịch sử trở thành đối tượng trung tâm để nghệ sĩ suy ngẫm và đưa ra những kiến giải mới về đời sống và con người. Không khí cởi mở thời đổi mới đã giải phóng nhà văn khỏi những quy ước chật hẹp, sáo mòn trước đây về nhiệm vụ phản ánh hiện thực của văn nghệ. Các nhà văn không nhìn lịch sử bằng cảm hứng ngợi ca, sùng kính một chiều nữa mà thay vào đó là thái độ khách quan và cả sự “phán xét” công bằng đối với nó. Cùng với xu hướng trên, tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương đã cho thấy cái nhìn mới về lịch sử không hề giản đơn mà là một lịch sử đầy những thăng trầm và biến động. Một hiện thực trong đó con người chạy đua với quyền lợi danh vọng và có cả những khát khao rất đời thường, khát khao tình yêu, hạnh phúc, sự vật lộn đấu tranh với bao đau khổ trầm luân của kiếp người,…Như vậy, qua các tiểu thuyết của mình, đặc biệt là tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già, Nguyễn Bình Phương đã cơ bản thể hiện được quan niệm trong việc khám phá, tái hiện con người. Đến với tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, bạn đọc nhận thấy có những đổi mới nhất định về phương diện nội dung, đặc biệt là về nhân vật. Nhân vật trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già phong phú, đa dạng với nhiều kiểu người được nhìn nhận một cách toàn vẹn trong quan niệm nghệ thuật của nhà văn về hiện thực cuộc sống và con người. 21 Tóm lại, văn học từ sau 1986 đã có những đổi mới đáng kể trên cả phương diện nội dung và cách tân trong nghệ thuật đã đưa đến sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người của các nhà văn. Sự vận động, chuyển biến về quan niệm nghệ thuật sẽ đưa đến những cái nhìn mới mẻ và tinh tế. Văn học vì thế cũng trở nên đa dạng và phong phú. 2.2. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình Phƣơng Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người. Văn học thời đổi mới là giai đoạn chuyển từ tư duy sử thi sang tư duy tiểu thuyết, từ cảm hứng lịch sử dân tộc sang cảm hứng thế sự đời tư. Điều này đã chi phối đến sự đổi mới về tư duy của người nghệ sĩ. Qua tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, đặc biệt là ở tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già người đọc có thể sẽ nhận ra quan niệm của nhà văn: “không có sự sáng tạo, nhà văn sẽ tự tiêu diệt mình”. Nỗi khắc khoải này đã được Nguyễn Bình Phương thể hiện quyết liệt trong tác phẩm. Với Nguyễn Bình Phương, cách tân – đó là một tiêu chuẩn thẩm mỹ. Bởi vậy, Những đứa trẻ chết già là một sự riết ráo kiếm tìm. Có thể nói rằng, trong bộn bề tiểu thuyết Việt Nam hôm nay, đã có một phong cách Nguyễn Bình Phương không thể trộn lẫn. Phong cách ấy cách tân trên nhiều phương diện mà trước hết được nhìn nhận từ tư duy, kết cấu ngôn ngữ,…của tiểu thuyết, và đặc biệt hơn cả đó là sự cách tân của thế giới nhân vật của nhà văn. Mỗi nhà văn sẽ có những cách nhìn khác nhau về cuộc đời và con người. Đối với Nguyễn Bình Phương, quan niệm nghệ thuật về con người được thể hiện một cách cụ thể trên những khía cạnh sau: 2.2.1. Con người bị chi phối bởi tâm linh hoá Các tác giả Từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Tâm linh là tâm hồn, tinh thần, là khả năng biết trước một biến cố nào đó sẽ xảy ra đối với mình, theo quan niệm duy tâm” [12; 897]. Đời sống tâm linh của con người bao gồm: ý thức, tiềm thức, vô thức, sự thông linh giữa người sống với người chết, linh tính, điềm báo, niềm tin vào sự tồn tại của những thế lực siêu nhiên. 22 Văn chương hiện đại và hậu hiện đại thế giới, đời sống tâm linh của con người là vấn đề được các nhà văn đặc biệt quan tâm khám phá và tái hiện. Đời sống tâm linh là lĩnh vực khiến cho con người có khả năng “vượt ra ngoài giới hạn của toàn bộ cái hiện hữu”. Quan niệm về tính phức tạp và bí ẩn của con người đã dẫn dắt nhà văn đi tìm “con người bên trong con người”. Với xu hướng mở rộng biên độ hiện thực và khao khát tìm kiếm, khẩn hoang những vùng đất bí ẩn trong miền sâu thẳm của con người, tác giả góp phần làm phong phú cấu trúc nhân cách của nhân vật, hình thành một quan niệm nghệ thuật toàn diện về con người. Trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già, những bí ẩn về ý thức, về trạng thái vô thức trong điên loạn, về giấc mơ và những ám ảnh của con người được nhà văn tái hiện phong phú với những biểu hiện phức tạp. Nguyễn Bình Phương viết nhiều về ma, nhà văn đã mở rộng đến tận độ trí tưởng tượng và sử dụng bút pháp kỳ ảo để sáng tạo nên một thế giới nhân vật ma đầy ám ảnh. Trong tiểu thuyết có sự xuất hiện của nhân vật điên hoặc bất thường về cấu trúc tâm lý. Đó là trạng thái cận điên của “Trường hấp”, biệt danh Trường hấp gắn với ông ngay từ khi còn nhỏ, rồi cả nhân vật Quản hấp. Qua đó nhà văn cảm nhận sâu sắc tình trạng bất an, sự hoài nghi và bất lực của con người trước cuộc sống thực tại. Không mong muốn đi tìm câu trả lời cho cuộc sống bên trong bí ẩn của con người song Nguyễn Bình Phương đã đem lại cho người đọc “tinh thần hoài nghi và niềm khao khát đi tìm chân lí, đánh thức trực giác, tâm linh trong chiều sâu khôn cùng của bản thể con người”. 2.2.2. Con người tha hoá – biến dạng Khám phá con người từ thế giới nội tâm, Nguyễn Bình Phương bộc lộ quan niệm con người tha hoá. Theo nhà văn, sự tha hoá của con người trước hết từ những tác động của môi trường làm cho con người biến đổi nhưng điều quan trọng là con người không có ý thức về tình trạng tha hoá của mình, nó mặc nhiên 23 trở thành vấn đề phổ biến đến mức con người chấp nhận nó như một sự hiển nhiên của cuộc sống. Con người tha hoá, theo tác giả là người mang khuyết tật về tâm hồn, lệch chuẩn về đạo đức so với quan niệm đạo đức truyền thống, băng hoại đạo đức của con người trong xã hội, biến chất đi gần đến bản năng sinh vật. Trong Những đứa trẻ chết già, mặt trái khác của con người được bóc tách, bị tha hoá biến chất vì vật chất, vì tiền bạc. Lòng tham vô hạn của con người đã làm cho họ trở nên độc ác và thủ đoạn. Trường hấp giả ngây dại nhằm che mắt thiên hạ, một mình độc chiếm kho báu. Ông Trình vì kho báu cũng trở nên bất nhân, bất nghĩa, bỏ vợ con để lao vào kiếm tìm một thứ vô thực. Lão Biền trong tác phẩm là một người thợ cắt tóc, lão đã phạm một sai lầm khủng khiếp là ăn cắp tiền của người đã chết, sau đó lão luôn sống trong những giấc mơ bị ám ảnh bởi hình ảnh của người đàn bà về đòi tiền. Còn những người đàn bà trong tiểu thuyết lại là những người hủ bại dâm đãng. Mụ Quản luôn tìm cách thoả mãn ham muốn. Lanh đã có chồng nhưng vẫn lăng nhăng với Hải, còn Loan em gái Hải, là người có trình độ đang học Đại học nhưng không chịu lo học, mọi người trong gia đình luôn nghĩ cô chăm chỉ học hành, bận học không về nhà nhưng đâu ngờ Hải lên tìm thì bắt gặp ngay cảnh tượng cô đã bỏ học, lăng nhăng với Tiến, cô ta còn không chút ngượng ngùng tuyên bố: “Tự dưng em muốn làm điếm kinh khủng. Làm điếm sẽ có tiền mà đỡ vất vả” [13; 75]. Loan muốn đi làm điếm mặc dù gia đình không thiếu thốn thứ gì. Với cô đó là cách để chống trả đạp phá và thể hiện con người mình, cho nên cô lao vào các cuộc tình một cách điên loạn, coi tình dục là cách cô trốn chạy cuộc sống, khước từ trở về với gia đình và tìm thấy trong đó cách giải thoát cho mình. Mỗi tiểu thuyết lại có những con người tha hoá theo một dạng khác nhau, nhưng có lẽ Nguyễn Bình Phương là nhà văn đã đi xa nhất và thành công nhất, qua những con người ấy nhà văn chỉ ra trong xã hội ẩn chứa vô vàn những cám dỗ dẫn con người đến tội lỗi, đánh mất linh hồn, bản chất người, con người không làm chủ được mình sẽ trượt dốc trở thành sinh vật trước ham muốn bản năng của mình. 24 Với quan niệm nghệ thuật con người tha hoá, nhân vật tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già bị “quăng” vào một cuộc sống đầy những dục vong, ham hố, tranh giành của cải, tình yêu. Để nhân vật quẫy đạp trong đời sống hiện thực phồn tạp, Nguyễn Bình Phương cảm nhận được thấm thía con người là sinh vật nhỏ bé, yếu đuối dễ sa ngã vào những cám dỗ để rồi tha hoá, biến chất đánh mất mình và dễ dàng gây nên tội ác. Bênh cạnh đó, nhà văn đặt ra một cách nhức nhối vấn đề thân phận con người, thể hiện sự lo lắng trước tình trạng sụt giảm nhân tính, nhân tình của con người hôm nay và sư băng hoại các giá trị đạo đức truyền thống trong đời sống đương đại. Cái mà Nguyễn Bình Phương làm được không chỉ ở chỗ anh cho ra đời các tác phẩm đều đặn, không chỉ ở chỗ anh đã biết cách làm lạ hoá tác phẩm của mình. Nguyễn Bình Phương đã chọn một cách khác để tiếp cận con người. Nhìn con người ở góc độ chân thực nhất, thấy đầy đủ bản năng, vô thức, sự phức tạp của con người và cả sự cô đơn nhỏ bé của con người trước một bối cảnh mới. Vì thế không dùng khái niệm tốt và xấu với nhân vật, Nguyễn Bình Phương muốn nhìn con người như chính con người của đời sống thực vậy. Với cách nhìn như vậy ta không bắt gặp trong tác phẩm của anh những nhân vật hành động, nhân vật anh hùng mà ở đó chỉ có những con người có thể là thiếu hụt về nhân cách, có thể là đám đông thiếu học, dốt nát tham lam, có thể là những người điên,… Nhưng hẳn nhiên người đọc sẽ thấy đó chính là một xã hội thu nhỏ, một tiếng nói cảnh báo, một cách nhìn con người nhân văn dưới vẻ bề ngoài tàn nhẫn. Khai thác cả đời sống tâm lý – tâm linh con người Nguyễn Bình Phương muốn đưa đến với bạn đọc hình ảnh của chính chúng ta trọn vẹn nhất, chân thực nhất. Với niềm đam mê sáng tạo, Nguyễn Bình Phương không chọn cho mình lối đi bằng phẳng, đơn giản một chiều mà thử thách ngòi bút của mình bằng con đường đầy chông gai, thử thách, nhà văn tiếp cận con người ở nhiều chiều kích khác nhau. Trên con đường giải mã thế giới nhân vật, nhà văn đã thể hiện được bản lĩnh của một cây bút trẻ đầy tài năng qua những quan niệm sâu sắc, mới mẻ 25 về con người.Và chính những quan niệm nghệ thuật về cuộc đời và con người của Nguyễn Bình Phương đã chi phối đến cách xây dựng những hình tượng nhân vật cơ bản. 2.3. Các dạng thức nhân vật cơ bản trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình Phƣơng 2.3.1. Nhân vật con người tha hoá, con người dục vọng “Tha hoá” là một khái niệm triết học nói về sự “đánh mất mình” do nhiều nguyên nhân xã hội – kinh tế - văn hoá. Sự tha hoá bản chất con người được nhiều nhà triết học, văn hoá đề cập tới. C.Mác đã từng phân tích sâu sắc: sự tha hoá bản chất con người thể hiện ở tình trạng xa lạ, thù địch của con người với chính con người. Và cuối cùng là con người trở nên xa lạ với chính thế giới mà con người đang sống. Vấn đề tha hoá của con người là một chủ đề được văn học quan tâm. Không ít tác phẩm văn học đương đại đã phản ánh sự huỷ hoại của môi trường tự nhiên và xã hội đối với nhân cách, lối sống của con người. Điều này càng rõ trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Có thể nói kiểu nhân vật tha hoá có mặt hầu hết trong các tác phẩm của nhà văn với những cấp độ và biểu hiện muôn vẻ. Con người tha hoá trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương là những con người vô vọng và nổi bật là những con người đầy dục vọng. Đó là những con người sống với những ham muốn tầm thường: họ tham lam, giành giật, giẫm đạp lên nhau vì lợi ích của riêng mình. Đây là loại nhân vật “cổ điển”, “truyền thống” của văn học, nhưng cái mới của Nguyễn Bình Phương là nhà văn đã thể hiện loại nhân vật này với những dục vọng của con người đương đại. Qua những ham muốn, dục vọng tầm thường của mỗi nhân vật ấy là một cái nhìn đầy cảnh báo, cảnh tỉnh của nhà văn đối với xã hội về sự xuống cấp nhân cách và những giá trị nhân văn. Những đứa trẻ chết già mang hình thức của một tiểu thuyết với mạch truyện về cõi âm (câu chuyện về những hồn ma trên chuyến xe trâu trở về làng 26 trong phần Vô thanh) và cõi trần (câu chuyện về hai gia đình ông Trường hấp và ông Trình gắn với bí mật về một kho báu mà cả hai phía đều toan tính phải giành lấy được trong phần chương). Một chuyện là chất chồng của những sự kiện và căng thẳng kịch tính trong khi chuyện kia lại chỉ là một hoàn cảnh câm lặng; một chuyện là biết bao hồ nghi, dò đoán, thám thính, rình rập lẫn nhau trong khi chuyện kia lại là sự buông thả đến tuyệt đối; một chuyện là dày đặc của các phong cách ngôn ngữ đời sống trong khi chuyện kia lại chỉ là những lời thoại một giọng đều đều hay đứt quãng;… Hai mạch truyện soi chiếu, đối lập nhau mà cũng gắn với nhau một cách nhuần nhuyễn nhờ có chung một dục vọng: đó là hành trình dài dặc đi tìm kho báu theo suốt đời này kiếp khác. Nó gợi liên tưởng rằng câu chuyện ở cõi trần của ngày hôm nay cũng sẽ là câu chuyện ở cõi âm, và sự xô bồ của biết bao dục vọng, tị hiềm, tranh chấp cũng chỉ là cái bề ngoài của một triết lý giản dị: những dục vọng và tranh đoạt sẽ vĩnh viễn bị trút lại khi con người ta bước về cõi chết. Những dục vọng của các nhân vật trong tác phẩm được soi chiếu rõ qua những cuộc hôn nhân được sắp đặt. Ba thế hệ nhà cụ Trường, lão Liêm và Hải, dù thành hay chưa thì cả ba đều đã từng được sắp đặt cho một cuộc hôn nhân theo ý cha mẹ. Cụ Trường được bác căn dặn, sắp xếp: “Bây giờ ta quyết định giao cho cháu một việc. Đây là nhiệm vụ thiêng liêng của dòng họ. Dòng họ nhà ta có giàu lên hay lụi bại đi là nhờ cháu… Cháu phải làm người hấp đi để che mắt thiên hạ… vào Trại Cau, tìm đứa con gái ấy… nó là em họ cháu… Không, đừng cắt lời bác… Lấy nó đi… Đó là định mệnh” [13; 113]. Và rồi sự sắp đặt để đạt được dục vọng ấy lại đưa đến những kết cục bi thảm hơn nữa: loạn luân. Cuộc loạn luân lần thứ nhất của cụ Trường với người em họ, người đàn bà ở Trại Cau đã vô tình đưa đến cuộc loạn luân lần thứ hai. Sau này, họ đâu có biết đến đời cháu họ, Loan – Phán, hai anh em họ lại tiếp tục yêu nhau mà không biết là hai anh em chung một ông nội. Cuộc loạn luân này tuy không để lại ám ảnh, day dứt cho Phán – Loan nhưng nó lại là nỗi đau thường trực trong lòng những người 27 thế hệ trước, để thành ma, cụ Chẩn và người đàn bà Trại Cau lại tiếp tục mối tình, tiếp tục đòi con. Cuộc loạn luân tiếp theo đau đớn cho cả người trong cuộc, lẫn người làm cha, làm mẹ. Ông Trình phải chứng kiến một đằng là em trai, một đằng là con gái, hai chú cháu ruột mà không biết, mà yêu nhau, cưới nhau: “Người chịu nhiều cay đắng nhất là bố con ông Trình. Hôm đưa ma Tiến quắt. Hương gần như hoá điên, mắt vằn đỏ, quần áo xộc xệch, tướp táp. Mặc cảm về sự loạn luân còn lớn hơn nỗi đau mất người yêu [13; 286]. Tuyến truyện cơ bản diễn ra quanh những con người trong hai gia đình: gia đình lão Trường hấp và gia đình ông Trình. Thế giới nhân vật trong tác phẩm cũng vì thế mà thực ảo lẫn lộn, có mạch được khu biệt bởi các chương của thực tại là câu chuyện về làng Phan với những cuộc đời, tính cách méo mó, đầy dục vọng như: Trường hấp, Cung rỗ, Sinh lùn, Bính chột, Bồi còng, Nguyệt goá, Bào mù... Tác giả không dành nhiều thời gian để miêu tả từng nhân vật mà cho người đọc nhận ra mỗi nhân vật khi tất cả bọn họ hướng tới một kho báu, ở đó tự họ thể hiện rõ bản chất của mình. Chính dục vọng hướng đến kho báu đó khiến cho con người quay cuồng trong những cuộc tìm kiếm, những âm mưu tranh đoạt, hãm hại, thôn tính lẫn nhau. Họ sẵn sàng giết hại nhau vì nhiều lý do: vì tình, vì tiền, vì thù hận…Trong cuộc hành trình muôn thuở ấy, con người vì mải kiếm tìm, mưu cầu, ham hố mà vô tình đã dẫm đạp lên tất cả, huỷ hoại tất cả, huỷ hoại chính bản thân mình và ngay cả những gì mình đang tìm kiếm. Hơn nữa, vọng lại từ cõi chết, người ta sẽ thấy được tất cả hiện trạng lố bịch và giả trá trong tham vọng của con người. Cái bả vinh hoa phú quý cuối cùng là một thứ phù phiếm, nó không có thật; nó chỉ là một bãi phân trong cảnh cuối cùng mà những con người hầm hè tranh cướp đến đổ máu tìm thấy như một kết cục bi hài nhưng sẽ là cái gốc rễ của mọi khổ đau nếu người ta cố tình tìm mọi cách để giành giật lấy nó. 2.3.2. Nhân vật ma quái Trong văn học trung đại, nhân vật kỳ ảo thường tồn tại dưới hình thức bóng 28 ma, oan hồn (trong Truyền kỳ mạn lục, Lĩnh Nam chích quái…). Đến văn học đương đại, nhân vật kỳ ảo xuất hiện dưới các dạng tồn tại mới như Bào thai trong Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh, Quang lùn, bé Hon trong Thiên sứ của Phạm Thị Hoài, Mai Trừng trong Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái, Từ Lộ, Dã Nhân, Cá Bơn trong Giàn thiêu của Võ Thị Hảo…So với các cây bút văn xuôi hiện nay, Nguyễn Bình Phương dường như có thiên hướng này rõ hơn. Nhà văn tỏ ra có một cảm quan nghệ thuật thường trực và đầy ý thức trong việc tạo ra những nhân vật ma quái, dị biệt, biến hình, kì ảo. Chúng khá đông đảo về số lượng và cũng rất phong phú các dạng thức biểu hiện. Ma là bóng người chết hiện về. Con người ta tin rằng sau khi chết đi, linh hồn con người vẫn tồn tại ở một cõi nào đó mà có thể hiện về ám ảnh những người đang sống, người ta gọi những linh hồn ấy là ma. Có ma hay không, hay ma chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng? Nhưng có lẽ ma vẫn nằm trong tâm thức nhiều người. Dân gian và nhiều tôn giáo cho rằng có một cõi âm tồn tại song song với cõi dương. Cõi âm là thế giới của những bóng ma, hồn ma, còn cõi dương là thế giới của người trần đang sống. Có quan niệm dân gian thì có văn học phản ánh quan niệm đó. Trong văn học, những câu chuyện về hồn ma, bóng qủi đã tồn tại từ xưa. Truyện “ma” vẫn càng nhiều lên, mỗi thời truyện ma lại có những cách thể hiện khác nhau. Trong Truyền kỳ mạn lục, ma thường hiện về vào những khoảng thời gian nhất định để thực hiện những ước muốn còn dang dở khi đang sống, ma hoá thân thành những cô gái xinh đẹp về dương gian để tận hưởng tình yêu, để báo ân, báo oán… Sau khi hoàn thành mục đích của mình, ma lại tự biến mất. Tiếp nối các nhà văn lớp trước, Nguyễn Bình Phương viết nhiều về ma trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già. Nhà văn đã mở rộng đến tận độ trí tưởng tượng và sử dụng bút pháp kỳ ảo để sáng tạo nên một thế giới nhân vật ma đầy ám ảnh. Trong tác phẩm, những bóng ma hiện về làm người ta ghê sợ. Ở đám cỏ bãi tha ma vào ban đêm có bóng một người con gái chập chờn, khi thoát 29 xác thành ma rắn: “cô gái này trắng mơ như sương khói, chẳng nhìn rõ mặt mũi gì cả” [13; 156]. Hằng đêm, cô gái ấy đã làm tình với Quang. Kiền nhiều lần theo dõi Quang và phát hiện ra sự kỳ lạ này. Cho đến một đêm khi Kiền ra bãi tha ma, anh cũng bắt gặp cô gái ấy và muốn làm tình với cô, nhưng sau đó anh đã kêu lên hoảng hốt bởi dưới thân anh ta không còn là hình ảnh một cô gái xinh đẹp nữa mà là một con rắn vừa lột da mềm nhũn. Sau đó, đám cỏ ấy cứ úa vàng và run rẩy cất lên những tiếng yếu ớt. Bóng ma này khiến ta liên tưởng đến nàng Nhị Khanh trong truyện Cây gạo của Nguyễn Dữ. Họ đều là những bóng ma nữ hiện lên dụ dỗ, quyến rũ các chàng trai, hút hết sinh khí của họ cho đến chết, để lại nỗi ám ảnh, sợ hãi cho dân làng. Có nhiều khi, ma được miêu tả thành một nhóm, lúc là cả gia đình quá cố nhà cụ Trường, là những bóng người dị dạng chuyển động chậm chạp: “khi thì là một đoàn người cụt đầu, cụt tay đi lén lút khắp các nhà. Những người đó mặc quần áo trắng toát, kẻ nào có đầu thì mắt xanh lè, kẻ còn tay thì tay dài thõng thượt” [13; 193]. Hầu hết các nhân vật ở đây đều đã “thấy ma”, từ cụ Trường, lão Biền, “Ông”, ông Trình, Loan… “Chính lão Voòng đã phải kêu ầm lên vì khi đang đái bị một bàn tay nhớt nhát xua khắp mặt. Còn mụ Quản khẳng định là đêm xuống lại thấy hai con ma một đực một cái ôm nhau khóc ri rỉ bên chái nhà mụ. Những chuyện đại loại như vậy nhiều vô kể” [13; 193]. Nơi ma hiện về trước đây chính là bãi chiến địa nên đêm đêm các oan hồn biến thành ma kêu oan, đòi trả lại đầu. Ngoài ra trong tác phẩm còn nhiều dạng ma khác, ma trở về quẩn quanh bên con người trong giấc ngủ, ma dạo chơi, ma bày tỏ tâm sự về nỗi đau ai oán… Rồi có khi giữa ban ngày, một con ma hiện hình trong bóng một đứa trẻ trắng toát ngồi ở ghềnh đá: “Không có mặt. Cái bóng thằng bé không có mặt. Ở đó chỉ là một cái hốc tối được viền bằng mớ tóc bám đầy rong rêu” [13; 225]. Ông Trình rùng mình khi gặp ma: “Vòm lá phát ra chuỗi cười lanh lảnh, một bóng trắng toát là là đậu xuống trước mặt ông. Chưa kịp định thần, ông Trình đã chẳng thấy bóng trắng đó đâu nữa. Chợt ông rú lên quay phắt lại. Có hai bàn tay 30 trắng gầy, ngón quặp xuống đang vươn về phía ông. Lùi mãi nhưng lùi đến đâu ông vẫn bị hai bàn tay đó vươn đến. Ông nhìn rõ những ngón tay trắng run rẩy run rẩy và một chuỗi cười điên dại của đàn bà. Ma!” [13; 253]. Sau đó ông còn nhìn thấy một túm người ở bãi tha ma đang rì rầm nói chuyện và có con ma là một đứa bé râu dài chấm ngực cầm điếu cày chạy qua. Trong cuốn tiểu thuyết này, ma có khi chỉ là những chấm, những ký hiệu hình hài mờ nhạt cũng có khi lại rõ dáng hình cụ thể. Ma đi về cả hai nơi âm giới và dương gian. Số lượng ma cũng hết sức đông đảo, không chỉ là một bóng ma mà còn là một túm, một đàn, một đoàn người; rất nhiều lần ma xuất hiện trong đám đông. Ma là đàn bà, là đàn ông, là cặp vợ chồng, là những người dân bị chết oan… Một thế giới ma đầy đủ như thế giới người nơi dương giới. Hình ảnh của những bóng ma chập chờn ở cõi âm có khi ám ảnh cõi trần bởi những tiếng vọng âm u từ dưới lòng đất. Nơi gốc si vào những đêm trăng “vợ ông Bồi què đi ăn giỗ ở nhà họ hàng làng bên cạnh về, qua chỗ cây si bà ta nghe thấy tiếng người, chính xác hơn là tiếng đàn ông kêu thầm thì ở đó” [13; 184]. Rồi những âm thanh đó lại tự nhiên biến đi “Ngọn Rùng đen thẫm in trên nền trời. Khói hương bốc ngùn ngụt. Ngay cả tiếng thầm thào ở gốc si cũng biến mất như kẻ tuân theo một mệnh lệnh nghiêm khắc” [13; 52]. Có khi kỳ lạ hơn là những cái chết từ bao nhiêu năm tự nhiên trôi về. Sau khi cái xác của ông Trạch – một người làng chết mất xác ở chiến trường bao nhiêu năm nay tự dưng xuất hiện dưới gốc si thì có hàng loạt những cái xác của dân làng chết nơi đất khách quê người cũng tự tìm về: “Rồi mọi thứ cũng trở nên thường tình đến mức thành lệ. Hễ gia đình nhà ai có người chết ở nơi xa, cứ ra chỗ gốc si thế nào cũng thấy xác” [13; 186]. Những hồn ma, xác chết hiện hình trở về khiến cuộc sống làng Phan trở nên u ám, hoang lạnh như cõi âm. Ma không chỉ hiện hình về dưới lốt vỏ con người mà còn tồn tại dưới nhiều dạng khác. Ma len lỏi, đan xen vào cuộc đời thường nhật của các nhân vật gây cho họ cảm giác run sợ. Ma trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già của 31 Nguyễn Bình Phương có tâm tư, tình cảm, ước vọng. Ma cũng thể hiện số phận con người khi sống. Ma không chỉ xuất hiện một chốc, một lát, một khoảng thời gian nhất định mà nó hiện hình ở mọi nơi, mọi chỗ, ở đâu có con người là ở đó có ma. Nhà văn viết về ma với một thái độ trung hoà, không xen bình luận cảm thán, tạo “khoảng trống” rộng rãi cho sự giải mã và tiếp nhận của độc giả. Sự đậm đặc các “nhân vật ma” thể hiện một kiểu tư duy nghệ thuật riêng của Nguyễn Bình Phương. Nhân vật ma, tuy rất nhiều hình hài và xuất hiện ở nhiều thời điểm khác nhau luôn trở thành một bí ẩn đầy nghi hoặc về một kiếp người đã qua cõi đời. Nó liên quan và tương tác với các nhân vật đang sống như một khơi gợi, một đe doạ ghê rợn của một cõi khác. Ma là “những linh hồn thức” dưới ngòi bút của Nguyễn Bình Phương. Những kiểu nhân vật ma trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương góp phần hoàn thiện bức chân dung tinh thần của nhân vật, giúp nhà văn thể hiện sự quan tâm đến số phận con người, bởi “ma” cũng chính là sự tiếp nối của nhân vật ở một cõi khác. Bên cạnh những bóng ma, tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương còn có nhiều hiện tượng kỳ lạ. Những vật vô tri dường như cũng có hồn, cũng trở thành một loại hình “nhân vật”. Hai cây xà trong Những đứa trẻ chết già cũng biến đổi lạ kỳ sau cái chết bí hiểm của lão Hạng: “Thốt nhiên ông hoa mắt khi nhìn thấy cây xà cừ. Cái cây rung rung và đỏ hồng lên như một cơ thể sống”. Viết về những hiện tượng, đồ vật kỳ ảo trong tưởng tượng của mình, Nguyễn Bình Phương muốn mở rộng khả năng cảm nhận và miêu tả hiện thực trong văn học. Hiện thực cuộc sống không phải bao giờ cũng chứa những sự kiện, hiện tượng mà mắt thường nhìn thấy và lý giải được mà ẩn chứa rất nhiều sự kỳ ảo, chúng ta chỉ có thể cảm nhận bằng linh cảm. Đây là cách chiếm lĩnh hiện thực bằng phương thức mới, đầy “mạo hiểm” trên hành trình sáng tạo đầy gian khó của nhà văn. Trong một lần trả lời phỏng vấn báo Thể thao, Nguyễn Bình Phương đã nói: hành trình sống của mỗi con người là một cuộc trôi dạt, với tư cách công 32 dân, tôi trôi dạt trong các sự kiện xã hội; với tư cách nghệ sĩ, tôi trôi dạt trong các nhân vật. Nhà văn đã trôi dạt cả vào những vùng địa hạt “cấm” trong cảm nhận trực giác là cõi âm, cõi tâm linh, vô thức ngàn đời bí hiểm. Đẩy ngòi bút tiểu thuyết của mình “trôi dạt” trong cõi âm ti, địa phủ đó, Nguyễn Bình Phương đã mở rộng giới hạn phản ánh hiện thực của tiểu thuyết theo quan niệm của mình. Quả thực, ma trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương là “những linh hồn thức”. Một thế giới sống động, đa sắc màu. Nơi ấy cũng có vui có buồn, có hỷ nộ ái ố, có oán hận và yêu thương. Viết về ma sống động như con người thực chứng tỏ ở nhà văn một trí tưởng tượng phong phú cũng như suy nghĩ thực sự nghiêm túc về vấn đề này và cảm thông với những kiếp người, những hoàn cảnh khốn cùng ngay cả khi họ chỉ là những hồn ma. 2.3.3. Nhân vật dị biệt, biến hình, hư ảo Theo Từ điển thuật ngữ văn học, khái niệm nhân vật được định nghĩa là “con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học… một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người thật trong đời sống… thể hiện quan niệm nghệ thuật và lý tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người…luôn gắn chặt với một chủ đề tác phẩm” [6; 126]. Nhân vật luôn là trung tâm của sáng tác văn học, là hình chiếu tư tưởng và năng lực nghệ thuật của nhà văn. Trong sự biến đổi của kỹ thuật dòng tiểu thuyết đương đại (cấu trúc lắp ghép phân mảnh, sự luân chuyển ngôi kể, đa dạng hoá các loại giọng trần thuật…) xu hướng xây dựng hình tượng nhân vật cũng thay đổi. Các tác giả Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Thuận, Nguyễn Việt Hà… ít chú ý lấy nguyên mẫu của nhân vật trong đời sống mà thiên về hướng “mờ hoá, vô danh hoá”. Họ thường “dị hoá” nhân vật về hình thức và tính cách. Nguyễn Bình Phương cũng xoá bỏ khoảng cách giữa cái bình thường và cái dị biệt, cái không bình thường dễ dàng được chấp nhận và trở thành cái nhật thường, đó là bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Bình Phương khi xây dựng các nhân vật kỳ ảo.Với quan niệm: “không xây dựng những nhân vật 33 điển hình”, Nguyễn Bình Phương đã mạnh dạn đổi khác so với cách xây dựng nhân vật của tiểu thuyết sử thi trước đó. Nhà văn tạo nên hệ thống nhân vật mang tính đặc thù: nhân vật người điên, nhân vật hư ảo, nhân vật biến hình, nhân vật chuyển kiếp, nhân vật ma quái. Trong văn học trung đại, nhân vật kỳ ảo thường tồn tại dưới hình thức bóng ma, oan hồn (trong Truyền kỳ mạn lục, Lĩnh Nam chích quái…). Đến văn học đương đại, nhân vật kỳ ảo xuất hiện dưới các dạng tồn tại mới như Bào thai trong Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh, Quang Lùn, bé Hon trong Thiên Sứ của Phạm Thị Hoài,… So với các cây bút văn xuôi hiện nay, Nguyễn Bình Phương có hướng “đầu tư” nhiều hơn cho nhân vật kỳ ảo cả về số lượng và dạng thức biểu hiện. Trong văn học phương Tây, KafKa, Iônexcô thường xuyên sử dụng môtíp nhân vật biến dạng như con người biến thành tê giác, thành con bọ khổng lồ. Trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già, Nguyễn Bình Phương cũng tạo ra những nhân vật biến dạng hết sức kỳ lạ: Ngƣời biến thành cây Trong Những đứa trẻ chết già ở phần Vô Thanh, một nhân vật đã bị biến thành cây. Đó là lão Hạng làm nghề bán dép cao su. Lão có bốn người con,vợ lão mất sớm, cuộc sống rất nghèo khổ. Song điều đáng nói là cái tật mê cây của lão Hạng. Thời còn sống, lão Hạng mê cây đến độ ngồi hàng giờ trước cái chõng bày dép cao su để ngắm những cây xà cừ xanh thẫm và “lão miên man như thèm khát”. Những lúc vậy “mặt lão xanh lét, giần giật chạy” [13, 46]. Tới khi chết, “Lão Hạng dang hai tay ghi chặt gốc xà cừ vào người, trán lão tì vào lớp vỏ sần sùi” , “Khi gỡ lão ra người ta thấy ngực lão có vết rạch rộng bằng gang tay, chỗ rạch ấy áp vào thân cây, cũng đúng chỗ vỏ bị rạch một vết thương tương tự. Từ vết rạch ở thân cây, ứa ra một dòng nhựa đỏ bầm đặc quánh. Khi đặt lão xuống đất người ta phát hiện người lão cứ xanh dần, xanh dần như lá cây già” [13; 47]. 34 Hình ảnh lão Hạng trở về đêm đêm trong trí nhớ của nhân vật “ông” trong tác phẩm cũng là hình ảnh kỳ quái : “Lão Hạng mỉm cười rì rào. Hai tay lão mọc đầy lá xà cừ. Tóc lão xanh um” [13; 47]. Ngƣời mọc đầy lông, đầy tóc Lão Biền trong Những đứa trẻ chết già là một người thợ cắt tóc, lão đã phạm một sai lầm khủng khiếp là ăn cắp tiền của người đã chết, sau đó lão luôn sống trong những giấc mơ bị ám ảnh bởi hình ảnh của người đàn bà về đòi tiền. Túi tiền mà lão ăn cắp ấy chính là của một bà mẹ đã giúp đỡ lão rất nhiều khi còn sống. Sự việc được phát hiện khi em gái của nhân vật “ông” kể lại: hôm mẹ ông hấp hối có gọi lão Biền vào dặn dò và chính mắt cô nhìn thấy lão lấy một bọc gì đó ở đầu giường của mẹ cô. Sau này, người ta thấy tự dưng lão xây nhà cửa đàng hoàng mà không bao giờ biết lão lấy đâu ra số tiền lớn như vậy. Một thời gian sau, lão bị ốm và chết trong tình trạng người mọc đầy lông và ngứa ngáy đau đớn: “Ngứa kinh khủng… Lông. Lông chân lão đen tuyền. Không, chân lão đen tuyền. Nó mọc đầy tóc. Tóc dài lắm. Dài tới mức rũ xuống và bện thành một lớp dày bọc lấy ống chân… Người lão đầy lông. Lão kinh hoàng chạy trốn cả chính mình” [13; 97]. Sau đó, dân làng tìm thấy lão chết nằm sấp mặt trên một ngôi mộ “người mọc đầy tóc, không ai nhận ra mặt lão nữa vì tóc đã phủ kín. Tay lão nắm chặt bó tiền âm phủ nhàu nát. Trên lưng lão chi chít vết chân cú mèo. Khi chôn lão xong, mộ lão mọc lên một loại cỏ đen và nhỏ” [13; 100]. Vì sao nhân vật của Nguyễn Bình Phương lại biến dạng kỳ lạ như vậy? Phải chăng cái chết biến thành cây xà cừ của lão Hạng là mong muốn được giải thoát khỏi kiếp sống cơ cực nghèo khổ và bất hạnh: thà làm một cái cây còn hơn là người chồng, người cha hàng ngày phải chứng kiến, chịu đựng cảnh vợ con cơ cực nheo nhóc. Có lẽ vì thế lão Hạng biến thành một cái cây? Hình ảnh lão trong dáng hình của cây xà cừ đêm đêm trở về mỉm cười có phải là thể hiện sự hoá kiếp mãn nguyện này? 35 Quá trình biến hình của lão Biền diễn tả một sự tha hoá nhanh chóng. Từ một con người chăm chỉ, hiền hậu, lòng tham khiến lão trở thành kẻ đê tiện, dám cả gan ăn cắp tiền của người đã mất – nhất là người đó đã từng có ơn giúp đỡ lão. Ăn trộm đồ của người đã mất xưa nay là một điều cấm kị bởi hành động vô đạo đức đó chạm tới phần thiêng liêng của tâm linh. Để cho nhân vật mang trọng tội này chết trong đau đớn, ngứa ngáy, cái chết đến dần dần xâm lấn cơ thể bằng một lớp lông và tóc dày đặc, tác giả nhằm cảnh tỉnh con người trước thực trạng tha hoá về nhân cách. Chỉ vì mưu sinh, lão Biền làm nghề cắt tóc để kiếm tiền song cũng chỉ vì lòng tham vô độ mà lão ăn cắp tiền của người chết để dẫn đến hậu quả khôn lường. Những mớ tóc mà lão đã từng cắt dường như đại diện cho hàng ngàn cái đầu, hàng ngàn con người lương thiện mà cả cuộc đời lão từng gắn bó trở về tìm lại lão để trừng phạt lão như một sự báo oán cay nghiệt của một người chết, một hồn ma. Chủ đề “báo oán” quen thuộc trong văn chương được sống lại đầy ám ảnh qua câu chuyện. Ngƣời già trẻ lại hoặc trẻ con biến thành ngƣời già Cũng nằm trong mô hình nhân vật biến dạng, người ta còn có thể tìm thấy nhiều chi tiết kỳ quái khác. Trong tác phẩm, hình ảnh người già trẻ lại là trường hợp một người đàn bà mà Kiền, chồng dì Lãm đi theo: từ một bà già, người đàn bà trạc 40 tuổi, cô gái trẻ, đứa con gái 13 tuổi, đứa bé nằm trong nôi; biến dạng của Kiền thành đứa bé trong nôi gợi nhớ đến sự hoá thân của những nhân vật cổ tích Việt Nam. Nhưng cô Tấm trong cổ tích sau những biến dạng trở nên đẹp đẽ và hạnh phúc thì sự biến dạng ở đây là cái chết đang chờ đón nhân vật. Có khi là sự biến hình ngược lại, trẻ con biến thành người già như chuyện “đẻ ngược” ở làng Phan. Một người đàn bà (nhân vật bà giáo) đã ba lần sinh nở, lần nào cũng đẻ ra những đứa trẻ mang các đặc điểm kỳ dị: Lần sinh thứ nhất, đứa trẻ là trai. Người ta phát hiện ra rằng thằng con bà giáo có râu. Không những thế, ba bốn ngày sau tóc nó còn bạc trắng. “Đứa trẻ không khóc, nó giương đôi mắt kèm nhèm nhìn mọi người như phán xét… Hai 36 tuần sau nó chết” [13; 51]. Câu chuyện như ám chỉ sự “lão hoá” nhanh chóng của con người và thấy như quá ngắn ngủi, vô nghĩa. Ở lần sinh thứ hai, đứa trẻ vừa ra đời đã ở độ già của người ba nhăm, bốn mươi tuổi gì đó. Tóc nó bàng bạc, răng vàng ố, nói như người lớn: “Mẹ lấy cho tôi cái điếu”. “Đêm, đột nhiên dân làng nghe từ nhà bà giáo vọng ra tiếng như hai người đàn ông trạc tuổi nhau, gầm ghè trò chuyện… Đứa bé đã biến mất” [13; 54]. Lần sinh thứ ba, bà mẹ sinh con gái. Nhưng đứa trẻ vẫn mang bộ mặt già trước tuổi. Lọt lòng được hai ngày, con bé có cơ thể như gái mười tám… Sau đó nó có chửa. Nó chửa, bụng to quá cỡ bình thường. “Nó đẻ, đứa con ra đời và chết… Một sớm tinh mơ những người dạy sớm nhìn thấy nó trôi là là về phía núi Rùng như một chiếc lá. Nó biến mất…” [13; 55]. Kiểu quái thai đủ dạng xuất hiện khá đậm đặc này tạo một ấn tượng ma quái ghê sợ trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Trong khoa học, hiện tượng quái thai hay hiện tượng con người bị lão hoá được giải thích là do tác động của những nhân tố sinh học có tính chất tiêu cực (đột biến gen…). Nhưng trong văn học, hiện tượng “đẻ ngược”, “quái thai” này là một hiện tượng mang ý nghĩa xã hội nhức nhối mà Nguyễn Bình Phương muốn gợi lên trong lòng độc giả. Vì sao có những đứa trẻ bị dị tật ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ? Vì sao có những đứa trẻ chết già? Vì sao có những trường hợp thiên chức bản năng của người phụ nữ lại không thể thực hiện được? Người đọc có thể tìm thấy câu trả lời ở môi trường tự nhiên và môi trường nhân sinh bị tàn phá bởi cái ác, lòng tham và những toan tính tối tăm của con người, từ sự “đồng vọng” với “tiếng lòng” của nhà văn trong tác phẩm. Ngƣời đột nhiên xuất hiện hoặc biến mất Trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình Phương còn thấy một kiểu nhân vật biến ảo khá đặc biệt, có thể đột ngột xuất hiện, rồi lại có thể tự nhiên biến mất. Những vật vô tri có thể được nhân cách hoá thành “con người” và những con người bỗng có thể biến ảo thành hư vô. Đây cũng là một 37 trong những sáng tạo độc đáo của nhà văn. Con tàu trong tâm tưởng nhân vật “ông” trong Những đứa trẻ chết già “chợt nhoè đi, méo mó thành một vệt đen thẫm tựa như dải khăn tang oằn oại… Làn khói thoắt đậm thoắt nhạt rồi vặn theo hình cơ bắp. Khi ông dụi mắt lần nữa thì làn khói biến mất, thay vào đó là hình một người khổng lồ chân tay nghều ngào rời rạc. “Rồi những cơn gió mạnh đánh tan làn khói hình người đó, bắt đầu từ tay trái rời ra, nhoè đi, sau đến chiếc đầu, phần bụng và phút chốc chỉ còn thấy một làn bụi xanh nhạt lơ vơ trên nền trời đang mỗi ngày một sậm lại…” [13; 236]. Tiếp đó, hai thanh niên cùng trên chuyến xe trâu với ông giờ chỉ còn là những nét lờ mờ; gã đánh xe còng lưng xuống rồi biến thành đường viền trắng, mỏng manh. Trường hợp nhân vật mất tích trong Những đứa trẻ chết già là Quang – một người thợ mộc đến làm thuê trong nhà ông Mộc tự dưng biến mất sau những đêm lang thang ở bãi tha ma. Sau đó bà Mịch nghe thấy tiếng thì thào ở bãi cỏ cất lên “Tôi là Quang. Tôi là Quang đây. Lại một nhóc nữa ra đời” [13; 157]. Rồi đến lượt lão Mộc hoá điên đi khắp làng và mọi người cũng không biết ông ta đi đâu; nhân vật Xoan con gái lão Mộc cũng biến mất không để lại dấu vết gì, chẳng hiểu Xoan có còn tồn tại trên mặt đất này không? Sự biến mất liên tiếp ấy khiến người ta phấp phỏm lo âu về mọi người và về chính bản thân mình. Kiểu nhân vật biến mất cũng xuất hiện và chiếm một mật độ không nhỏ trong những cuốn tiểu thuyết khác của Nguyễn Bình Phương. Nhân vật Quân – chồng của Thuý bạn của Khẩn trong Người đi vắng, là công chức nhà nước đột nhiên mất tích một cách bí ẩn. Quân ôm số tiền 500 triệu của cơ quan đi đâu không ai biết. Cả cơ quan, người thân ráo riết đi tìm song đều vô vọng. Người ta không biết Quân đi đâu? Ở đâu? Đang làm gì hay đã chết? Có thể Quân đã chết. Song điều kì lạ là hồn vía của Quân vẫn lẩn khuất mọi nơi, mọi chốn khiến người ta hoảng sợ. Ta cũng bắt gặp những nhân vật biến mất này như Tuấn trong Trí nhớ suy tàn. Toàn bộ câu chuyện là lời trần thuật của nhân vật Huyền, qua đó gợi lên chuyện tình giữa “em” – Huyền với Tuấn, người bạn trai đầu tiên của cô 38 nay đã ra đi. Tuấn được nhắc đến rất nhiều lần trong truyện song Tuấn đi đâu? Ở đâu? Làm gì? Là một câu hỏi không lời giải đáp. Tuấn là một dạng nhân vật biến mất. “Hình bóng của Tuấn chỉ còn là tấm gương trong suốt để nhân vật “em” soi vào đó, nhận ra cảm giác và khát vọng của cô trong thực tại” [15; 91] Xây dựng những nhân vật dị biệt như trên Nguyễn Bình Phương đã thực sự làm mới cho nhân vật của mình so với kiểu nhân vật của truyền thống. Những con người ở đây thay hình đổi dạng, từ trẻ thành già, từ già thành trẻ, biến hình, chuyển từ kiếp này sang kiếp khác, thậm chí đột ngột xuất hiện hoặc đột ngột biến mất…, tất cả được nhà văn phủ lên một lớp màu huyền hoặc, huyễn ảo không giống như cuộc đời bình thường. Có lẽ điểm nhìn nghệ thuật và sự khai thác đời sống của nhà văn không đơn thuần là nhìn từ cuộc sống mà đưa ra hàng loạt những kiểu nhân vật dị biệt, kỳ ảo, biến tướng ấy để người đọc cùng suy nghĩ nhiều hơn về sự hỗn loạn của thế giới được miêu tả, thế giới hỗn loạn của tiểu thuyết ấy mâu thuẫn với khao khát vươn tới cái hài hoà trật tự của con người và cuộc sống. Việc xuất hiện của nhân vật hư ảo không phải hoàn toàn mang tính ngẫu nhiên mà là dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Với khát vọng làm mới tiểu thuyết, các nhà văn cùng thời với Nguyễn Bình Phương đã tạo ra một hệ thống các nhân vật mới khác với mô hình nhân vật trước đó. Nhân vật biến hình, mờ ảo cho ta cảm giác về con người trong thế giới tồn tại chỉ trong những khoảnh khắc mong manh, khác với quan niệm về khả năng thống trị vĩnh viễn của con người trong cõi đời. Sử dụng yếu tố kỳ lạ, các nhà văn nhằm giải phóng tối đa sức tưởng tượng về hình tượng nhân vật cũng như bày tỏ quan niệm nhân sinh mới trong hoàn cảnh của cuộc sống có nhiều thay đổi. Cũng cần nhận thấy khi Nguyễn Bình Phương tạo ra lớp nhân vật mất tích một cách kỳ lạ, nhà văn đã làm tăng màn sương kỳ ảo trong tác phẩm khiến độc giả khó tiếp nhận hiện thực và đôi khi bị cuốn theo vòng luẩn quẩn của nhân vật, không xác định được rõ chủ đề tư tưởng của tác phẩm. 39 Nhân vật chuyển kiếp Kết quả nghiên cứu khoa học về con người cho biết chết là chấm dứt hoạt động sống. Nguyễn Bình Phương sống giữa thời đại khoa học, hiểu rõ quy luật của loài người; song với mong muốn có những thể nghiệm mới trong sáng tác để gửi gắm quan niệm riêng về nhân sinh. Nhà văn đã xây dựng nên những nhân vật chuyển kiếp (những nhân vật mang bóng dáng của tiền kiếp hay hậu thân của môt thế giới vô thực). Cái kỳ ảo thể hiện dưới dạng nhân vật chuyển kiếp chỉ là một phương tiện nghệ thuật được nhà văn sử dụng nhằm truyền tải nội dung, tư tưởng của mình đến bạn đọc, là một công cụ giúp nhà văn đi khám cuộc sống đa diện, đa chiều. Mỗi một nhân vật thể hiện một cách nhìn về thế giới, về cuộc đời và con người. Nhân vật “ông” trong Những đứa trẻ chết già xuất hiện trong mạch truyện ở phần Vô thanh có nhiều điểm kỳ ảo. “Ông” đi vào hiện tại với cỗ xe trâu đi không mục đích trong cõi hư vô, còn kí ức là những mảnh chắp nối gán ghép về không gian xa xăm của một ngôi làng nào đó. Nhân vật “ông” có thể là một tiền kiếp hay hậu thân cho nhân vật Hải trong tác phẩm vì cuộc đời, số phận của nhân vật “ông” nếu tinh giản đến sơ lược sẽ trùng khít với cuộc đời Hải – cháu cụ Trường: mẹ mất sớm, chỉ còn cha, có một cô em gái, cũng phiêu lưu. Ngôi làng trong quá khứ của “ông” với những chi tiết lạ lùng có những nét tương đồng với làng Phan của Hải, cũng có rất nhiều điều kỳ lạ, đầy ắp các hiện tượng ly kỳ khó lý giải. Nhân vật Hải hiện ra với hình dáng, tính cách, hành động, số phận mang đậm sắc màu của hiện thực. Còn nhân vật “ông” xuất hiên trong một không gian ảo, trong cõi hư vô. Cuộc đời của nhân vật ông gắn liền với ngôi làng Phan xa xưa kỳ lạ, hoang đường vừa thể hiện tính chất sơ khai vừa có ý nghĩa dự báo về con người. Tất cả quá khứ hay tương lai, tiền thân hay hậu thân của con người đều chứa đựng vô vàn điều kỳ lạ. Ngoài ra, nhân vật cô gái bước ra từ lớp khói sương trong lòng kho báu là tiền kiếp của Loan, vì thế mà những lời cô gái nói với Loan là nói với chính mình: “Lần này nữa sao mình vẫn chẳng thể đổi khác 40 được? Qua những quả đồi lê thê, anh và bố đã đi rồi. Xe trâu chẳng còn để mà đón. Sao mình lại nằm kia nhỉ? [13; 284]. Qua hệ thống các nhân vật chuyển kiếp, Nguyễn Bình Phương đã hướng người đọc tới một vấn đề của cuộc sống hôm nay với những phức tạp bủa vây: công việc, gia đình và các mối quan hệ làm con người ta không khỏi có lúc trở nên chán chường, mệt mỏi. Họ tìm mọi cách giải thoát để tìm ý nghĩa đích thực của cuộc sống. Tiền kiếp hay hậu thân của nhân vật chính là con đường để mỗi nhân vật của Nguyễn Bình Phương đi tìm ý nghĩa của sự tồn tại trên cõi đời. Trên cuộc tìm kiếm đó, nhân vật chuyển kiếp của Nguyễn Bình Phương mang nỗi hoài nghi về sự tồn tại của bản thân mình, tìm cách lý giải xa hơn về thực tại. Hiệu quả của việc xây dựng kiểu nhân vật này của tác giả là để con người tự khám phá bản thân mình; họ vừa nhận biết được nỗi cô đơn, vừa khát khao giải thoát, vừa biết chấp nhận những rủi ro của số phận. Đó là biểu hiện một bước tiến của quá trình khám phá “con người trong con người” trong văn học qua ngòi bút Nguyễn Bình Phương. 2.3.4. Nhân vật đám đông Đám đông là hình ảnh của một tập thể trong đó tác giả không nhấn mạnh đến một con người cá thể đơn lẻ nào mà muốn hướng tới tính chất chung của cả đám đông đó. Ngoài việc miêu tả rất thành công các nhân vật trung tâm với những tính cách phức tạp thì trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già của mình, Nguyễn Bình Phương cũng khá dụng công tạo ra môt phông nền phù hợp đó chính là đám đông trong cộng đồng của nhân vật trung tâm. Đám đông gắn liền với không gian làng là những người dân với những cái tên quen thuộc như Bình Mịch, Bồi què, Sinh lùn, mụ Quản,… Đám đông này với đầy đủ các tính chất của người dân nơi làng quê. Họ thích bàn tán, buôn chuyện, quan tâm thái quá tới đời sống của người khác, lạc hậu, nghèo đói, ít học. Trong Những đứa trẻ chết già, ngay từ mở truyện, đã thấy hiện lên dằng dặc những lời đồn đại từ những kẻ ưa ngồi lê đôi mách về cái sự xuất hiện, tồn tại 41 của vợ chồng nhà Trường hấp: “Dân làng Phan xì xào bàn tán về lai lịch người vợ của Trường hấp. Họ đoán non đoán già đủ mọi thứ. Có người bảo thị là người dân tộc, kẻ khác khẳng định thị vốn có dòng dõi quý tộc từng nổi lên làm giặc, sau bị thất tán” [13; 5]. Họ tồn tại trong những lời đồn kiểu: “không ai dám chắc”, “xì xào bàn tán”, “có người bảo”. Họ không tiếp xúc trực tiếp với người đọc qua sự dẫn dắt của nhà văn, mà chỉ hiện lên theo lời kể của kẻ đứng ngoài ưa nhòm ngó xét nét người khác. Đám đông trong làng thường đủ cả các thành phần vừa có những người hiền lành như bà giáo, vừa có những người hay đưa chuyện như mụ Sinh lùn,… Điều đặc biệt là họ thường ít ra khỏi môi trường quen thuộc là ngôi làng nhỏ bé của mình. Họ như một đám người trong một ốc đảo cứ sống thầm lặng, nhẫn nại trong cái ốc đảo đó, cắn xé nhau vì những cái nhỏ mọn hàng ngày, tranh giành đưa chuyện song lại có một sợi dây giằng buộc sâu nặng để trở thành một khối. Đọc tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, chúng ta nhận thấy không phải ngẫu nhiên nhà văn để tên các nhân vật trùng lặp như Bồi què, mẹ con Bình Mịch… Có lẽ họ không còn là những con người cụ thể ở một làng, một xóm nào. Họ là hình ảnh chung của người dân nơi những làng quê nghèo, thiếu thốn cả về vật chất và tinh thần dẫn đến sự tha hoá trong nhân cách con người. Đám đông không có nghĩa là từng gương mặt nhoè nhoẹt, tuy không dừng lại đi sâu vào hình ảnh cụ thể của từng người nhưng Nguyễn Bình Phương có cách miêu tả ngoại hình và ngôn ngữ khá tinh tế, chính điều đó đã mang đến cho những nhân vật phông nền này có những sắc diện rất riêng. Trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già, đám đông cùng là dân làng thì sẽ luôn tồn tại một nhân vật có khả năng rất đặc biệt như Bào mù có thể nghe thấy tiếng xe trâu đang di chuyển về làng, Quản hấp có thể biết được bí mật của ông Trình, bí mật của kho báu và bí mật về con thú lạ… Trong một đám đông nhà văn vẫn tạo dựng được những chân dung khác thường gây ấn tượng với độc giả (bản thân mỗi nhân vật này đều mang một câu chuyện riêng). Mặt khác đám đông này đều mang một 42 đặc điểm chung đó là sự lạc hậu, thiếu học, là trạng thái hỗn độn và kỳ ảo. Họ như một góc khác của nhân vât trung tâm, phản ánh đậm đặc hơn các đặc tính của không gian quanh nhân vât chính. Họ là những người nông dân ít hiểu biết, họ đều được tác giả gắn trên cơ thể một khiếm khuyết nào đó, là Quý cụt ra tù vào tội, nửa cuối cuộc đời chỉ tìm cách trả thù Hải; Tiến quắt, Bằng đen, Trung vẩu lần lượt thay nhau làm người tình của Loan; là Bào mù, Quản hấp có những khả năng siêu nhiên và linh cảm nhạy bén… Mặc dù chỉ là những nhân vật phụ nhưng những con người đám đông lại là một phần cấu thành nên tác phẩm, giúp cho mạch truyện tiếp nối và tiến triển, diễn tả cuộc sống u tối, mộng mị của một bộ phận người dân nông thôn. Qua nhân vật đám đông, Nguyễn Bình Phương đã diễn tả cảm thức của con người trước một xã hội đổ vỡ các chân lí và giá trị. Con người trở nên hoang mang bé nhỏ, là con rối bị cuốn vào guồng quay không cưỡng lại được của lịch sử. Cũng qua hệ thống nhân vật đám đông trong tiểu thuyết, Nguyễn Bình Phương ngầm ẩn chứa sự đồng cảm với những con người nhỏ bé trong xã hội, họ ồn ào, cay nghiệt với nhau nhưng chung quy lại đều là sản phẩm của xã hội đang bị chi phối mạnh mẽ bởi quyền lực của đồng tiền, vì thế mà họ đáng thương hơn là đáng giận. 2.3.5. Nhân vật mang tính biểu tượng Theo Freud, “biểu tượng diễn đạt một cách gián tiếp, bóng gió và ít nhiều khó nhận ra, niềm ham muốn hay các xung đột. Biểu tượng là mối liên kết thống nhất nội dung rõ rệt của một hành vi, một tư tưởng, một lời nói với ý nghĩa tiềm ẩn của chúng… khi ta nhận ra, chẳng hạn trong một hành vi, ít nhất là có hai phần ý nghĩa mà phần này thế chỗ cho phần kia bằng cách vừa che lấp vừa bộc lộ phần kia ra; ta có thể gọi mối liên hệ giữa chúng có tính biểu tượng” [16; 24]. Nhà phân tâm học S. Ferencri viết: “Không phải mọi cái so sánh đều là biểu tượng, mà chỉ là biểu tượng những so sánh trong đó vế thứ nhất bị dồn nén vào vô thức” [16; 24]. 43 Trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương chứa đựng rất nhiều hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng như máu, trăng, cú mèo, hồn, đêm,… Đó là những hình ảnh thuộc về miền vô thức, gây ám ảnh về bạo lực, diệt vong và chết chóc cho nhân vật. Hệ thống những hình ảnh biểu tượng tạo nên cấu trúc siêu thực cho tác phẩm và ngoài việc tạo ra bầu không khí cho tiểu thuyết, nó còn có giá trị biểu hiện quan niệm nhân sinh của tác giả. Chính vì vậy, ngoài việc sử dụng hàng loạt các nhân vật hết sức đặc thù như ma quái, những kiểu nhân vật dị biệt, biến hình, kỳ ảo, nhân vật đám đông, Nguyễn Bình Phương còn đặc biệt chú ý đến những nhân vật biểu tượng như con Nghê, con Cú, cánh bướm,… như một kiểu nhân vật không thể thiếu trong tác phẩm của mình. Trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già, Nguyễn Bình Phương đã sáng tạo ra hình ảnh mang dáng hình con Nghê: “Nếu tính những quả đồi cao nhất, sẽ thấy chỗ lão Liêm đang đứng là đầu một con vật lạ chưa ai nhìn thấy, nó hao hao giống con bò già cóc đế, xương sống lổn nhổn. Nhưng người giàu tưởng tượng hơn nữa sẽ dễ dàng nhận ra rằng những quả đồi to xếp với nhau thành hình con nghê” [13; 59]. Con Nghê vốn được coi là biểu tượng của tài lộc – cũng là con vật lạ; mỗi lần nó xuất hiện đều gắn liền với một hiện tượng bất thường nào đó và nó trở thành một truyền thuyết ly kỳ, hấp dẫn mọi người. Con Nghê hiện hình trong cuộc sống thực nơi một làng Phan xa xôi nào đó và trong niềm mong chờ của cả hai dòng họ, song đó lại không phải là con thú như những con thú bình thường, đó là một con thú lạ, một con vật thiêng liêng. Lần đầu nó xuất hiện gây bao sự ngạc nhiên kỳ lạ cho mọi người: “Sao chổi bay chéo bầu trời, soi rõ từng lớp sương đang lờ đờ chuyển động. Trong ánh sáng trắng xanh ấy lấp loá hình một con thú bằng không khí đang tan ra lẫn vào màn hơi đục mờ của thung lũng đầu đông. Sao chổi kéo chiếc đuôi dài hàng chục mét lao đi vùn vụt rồi tắt ngấm sau cánh rừng làng Phan” [13; 140]. Con Nghê 44 còn hiện lên trong bức tranh có ba mắt, bên cạnh có những ký hiệu vô cùng khó hiểu. Có hai dòng họ đang tranh giành kịch liệt để khao khát được chiếm lĩnh chiếc đầu của con Nghê, với họ, lần cuối cùng con Nghê xuất hiện thực sự là một trận chiến, một trận chiến giữa người với người và người với thú. Kết thúc “con Nghê khựng lại, máu từ ức nó phun ra như xối, nó lảo đảo khuỵu hai chân trước xuống… Con Nghê rướn về phía trước, với chút sức lực cuối cùng nó xoãi hai chân xuống mép nước… Con Nghê giãy chết, bốn chân nó đạp nước tung toé, cái đầu cố ngẩng lên, lại gục xuống” [13; 271]. “Ở các vùng quanh làng Phan xảy ra một hiện tượng có mấy quả đồi bỗng trở nên héo rũ, cây cối, đá sỏi tan rữa thành tro bụi, không thể trồng gì trên đó được. Nếu đem nối những quả đồi này với nhau sẽ ra hình một con Nghê. Một con Nghê khổng lồ, xám xịt vì đã chết” [13; 288]. Con Nghê chính là biểu tượng cho lòng tham vô đáy và niềm tin mê muội của con người nhưng kết cục lại đem đến sự thất bại thảm hại của con người trước bí mật ngàn đời của tự nhiên. Đó là cái giá phải trả quá đắt cho những ai tham lam, cho sự ganh ghét tranh giành quyền lực, cho sự u mê, tăm tối trong nhận thức. Đây là một hình tượng nghệ thuật gây ấn tượng đặc biệt trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Như vậy, bằng quan niệm nghệ thuật độc đáo về con người, Nguyễn Bình Phương đã xây dựng nhiều dạng thức nhân vật trong tiểu thuyết của mình. Đó cũng là những con người “xuất thân” từ xã hội nên rất gần gũi với mỗi chúng ta. Đọc tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, chúng ta lại thấy có chút gì đó của mình trong các dạng thức nhân vật mà nhà văn phản ánh. Đây cũng là một trong những điểm thành công của Nguyễn Bình Phương trong việc tạo dựng con người sinh động, chân thực, chúng như được bước ra từ chính cuộc đời thực. Cũng chính các dạng thức nhân vật này góp phần tạo nên sự thành công của tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già, bởi chúng không chỉ rất “đời” mà còn nóng hổi tính thời sự. 45 CHƢƠNG 3 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT NHỮNG ĐỨA TRẺ CHẾT GIÀ CỦA NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG 3.1. Ngôn ngữ nhân vật Nếu ngôn ngữ người kể chuyện là lời gián tiếp thì ngôn ngữ nhân vật là lời trực tiếp của nhân vật trong tác phẩm. Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Ngôn ngữ nhân vật là một trong các phương tiện quan trọng được nhà văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống và cá tính nhân vật” [6; 214]. Vì vậy, sự nhìn nhận mang tính chủ quan của nhà văn gửi gắm vào nhân vật, vào những quan niệm, tư tưởng nhân sinh cũng được bộc lộ qua ngôn ngữ nhân vật. Ngôn ngữ nhân vật là một phạm trù lịch sử. Trong Văn học trung đại, do ý niệm cá nhân chưa phát triển, nó chưa có được sự cá thể hoá sâu sắc, và chưa phân biệt với ngôn ngữ tác giả. Với Chủ nghĩa hiện thực, đặc biệt là Văn học hậu hiện đại ngôn ngữ nhân vật được coi là một đối tượng miêu tả, cá tính hoá trở thành một yêu cầu thẩm mỹ. Ngôn ngữ trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương và đặc biệt là ở tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già “phức tạp” như ngôn ngữ cuộc đời. Ở đó có những thanh âm trong trẻo và cả những tạp âm. Điều đó được thể hiện rõ nét qua ngôn ngữ đối thoại của nhân vật Theo Bakhtin, “đối thoại” là một phương diện tồn tại của con người”, ông quan niệm: “nếu một tác giả điếc đặc với tính song điệu hữu cơ và tính đối thoại nội tại của thế giới ngôn từ sống động và lung linh biến đổi thì anh ta sẽ không bao giờ hiểu được và thực hiện được những khả năng và nhiệm vụ đích thực của thể loại tiểu thuyết” [4; 137]. Đối thoại là một yếu tố rất quan trọng trong ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ tác phẩm, vì thế, nội dung giao tiếp và tư tưởng nhân vật thể hiện trên câu chữ của cuộc thoại. 46 Về bản chất, “lời đối thoại trong văn bản nghệ thuật là lời trong cuộc giao tiếp song phương mà lời này xuất hiện như là một phản ứng đáp lại lời nói trước đó. Lời nói đối thoại bộc lộ thuận lợi nhất khi hai bên đối thoại có sự tiếp xúc phi quan phương và không công khai, không bị câu thúc trong không khí bình đẳng về mặt đạo đức của người đối thoại” [3; 186] Tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình Phương có biết bao tiếng nói lạ, bao cuộc đối thoại cô đơn, những câu nói vô nghĩa của đám người đi trên xe trâu. Trên chiếc xe trâu, gã đánh xe quay lại nhìn hai thanh niên, nhếch môi buông một câu: “Ngủ chiều khác gì đi đái trong mơ!” [13; 16]. Em gái ông ngoái cổ về phía sau luyến tiếc cây trẩu: “Mình đã bỏ lại cây trẩu sau lưng… Dễ đến trăm năm ấy nhỉ?” [13; 19], “hừ, chỉ bốn ngày là hết cứt”; “những cặp môi xanh xao”. Cuộc thoại của hai thanh niên trên xe trâu nghe tưởng như vô nghĩa: “ – Tao đồ rằng nắng màu xanh. Thanh niên gầy gò cất giọng khô mốc, ngả đầu ra sau vẻ phớt đời. - Bao giờ nó cũng tím. - Kiến thức chỉ có ở những kẻ không học hành.” [13; 80] Khi đưa những cuộc thoại như thế này vào tác phẩm, Nguyễn Bình Phương không chú tâm vào nội dung đối thoại mà muốn tô đậm cái ngẫu nhiên, tính bất quy tắc của đời sống. Đọc Những đứa trẻ chết già, thấy những từ thông tục, từ tục trong đối thoại của nhân vật xuất hiện với tỉ lệ lớn và có xu hướng ngày càng công nhiên. Dường như Nguyễn Bình Phương muốn chất liệu ngôn từ phải được bình đẳng trên cùng một mặt sân giá trị. Có thể thấy rõ điều này trong cuộc đối thoại giữa Hải và lão Liêm: “Lão Liêm điên tiết chỉ tay vào Hải, hai thái dương giật giật: - Bà đừng có bênh. Thằng chó dái, tôi không thể chịu đựng được thói mất 47 dạy. Tao thì tao nghiền mày ra như cám, hiểu chưa, thằng đĩ đực. - Chẳng biết ai là đĩ đực! … Lúc sau lão lại đâm bổ vào: - Đồ ăn cứt, chết cha mày đi cho tao nhẹ mắt” [13; 29]. Hay trong cuộc thoại: “Mày đi đâu về, thằng kia Hải giật mình nghe tiếng bố hỏi, hắn vờ cài cúc quần, nói rất khẽ - Đi ỉa! - Đừng có giấu tao, đi đâu? Vừa hỏi lão Liêm vừa sấn đến trước mặt con, hai cục ổi ở yết hầu chạy lên chạy xuống. Tự dưng Hải cáu: - Tôi đã bảo đi ỉa là đi ỉa. Không tin ra mà xem!” [13; 64]. Cuộc đối thoại giữa Lanh – người tình của Hải và lão Liêm cũng đậm chất thông tục: “ – Con tôi không chơi với đĩ! Lanh nổi cơn tam bành, nhẩy tâng tâng rỉa rói vào mặt lão, không còn nể nang gì nữa. Ả vươn bộ ngực đồ sộ gí sát người lão khiến lão tối tăm mặt mũi: - Đĩ, ừ thì vậy. Tôi không làm đĩ với ông, tôi làm đĩ với con trai ông. Giỏi thì cứ lao vào… Bố sư thằng già này. Bà thì bà kẹp cho vỡ bẹp cả đầu. Bà không tha cho con mày đâu!” [13; 59]. Qua những cuộc đối thoại trên ta thấy tính chuẩn mực của ngôn ngữ văn học truyền thống bị phá vỡ, và lối hành văn dùng từ “lạ lẫm” như thế nằm trong chủ ý của nhà văn, nhằm diễn đạt tận cùng sự hỗn tạp của cuộc đời. Như vậy, tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già là một hợp âm của mọi kiểu dạng đối thoại, có khi nó là giọng nói cất lên từ cõi âm. Thế giới của ông vì vậy vừa trắng vừa đầy, im lặng nhưng ồn ào, vô hình và hữu hình, thật và ảo, âm dương lẫn lộn. 48 3.2. Các thủ pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật 3.2.1. Sử dụng yếu tố kỳ ảo Theo các Từ điển giải nghĩa của Pháp, Từ điển thuật ngữ văn học của Rumani, Từ điển Pháp – Việt của các soạn giả khác nhau thì nội hàm của thuật ngữ “cái kỳ ảo” được hiểu như sau: “Cái kỳ ảo là sản phẩm của trí tưởng tượng, được tạo ra nhờ khả năng suy tưởng; ở đó cái siêu nhiên chiếm ưu thế. Đó là những cái không mang tính chân thực, chỉ tuân theo quy luật của tưởng tượng. Đó là cái kỳ quặc, dị thường, hư ảo, quái dị, siêu nhiên, kinh khủng, huyễn hoặc”. Như vậy, cái kỳ ảo có thể hiểu là một phạm trù tư duy nghệ thuật, nó được tạo ra nhờ trí tưởng tượng và được biểu hiện bằng các yếu tố siêu nhiên, khác lạ, phi thường, độc đáo… Nó tồn tai trên trục thực - ảo, và tồn tại độc lập, không hoà tan vào các dạng thức khác của trí tưởng tượng. Cái kì ảo xuất hiện trong văn học khá sớm. Khi vấn đề nhân vật tâm lý – tâm linh được quan tâm thì hẳn nhiên những yếu tố “ảo”, “kỳ” cũng được lưu ý tới. Nó không chỉ là cách để nhà văn thâm nhập sâu hơn vào nhân vật, phát hiện những góc khuất nhất, kín nhất ẩn sau vẻ bề ngoài của mỗi con người mà nó còn là phương tiện để bộc lộ rõ sự yếu đuối, bé nhỏ của con người. Số lượng nhân vật trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình Phương không nhỏ vậy mà tác giả không hề xây dựng kiểu nhân vật phi thường, kỳ ảo theo lối cổ tích. Hầu hết họ là những con người của đời sống, cái làm nên tính kỳ ảo đó chính là sự bất thường trong tâm lý và ngoại hình của họ. Ở đây chúng ta có thể thấy ảnh hưởng của F.Kafka, A.Camus… lên cách xây dựng nhân vật của nhà văn. Nếu nhân vật của F.Kafka một ngày tỉnh dậy thấy mình biến thành một con bọ khổng lồ thì việc mà anh ta quan tâm không phải là câu hỏi tại sao? Không thấy lo sợ và phi lý trước hiện tượng bất thường đó – theo cái tâm lý bình thường nhất của con người, ngược lại nhân vật chỉ lo làm sao đi làm được, làm sao có thể đi làm đúng giờ? Cái bất thường được chấp nhận như một cái bình thường, cái phi lý mà lại như có lý đó chính là cái “kỳ ảo” ở nhân vật. 49 Sử dụng các yếu tố kỳ ảo là một trong những đặc điểm nổi bật trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già. Có thể khái quát một số phương thức thể hiện cái kỳ ảo mà nhà văn đã sử dụng để khắc hoạ nhân vật như sau: Thứ nhất, Nguyễn Bình Phương đã tạo dựng hình ảnh biểu tượng dựa trên các yếu tố phi lý, kỳ lạ nhằm gia tăng sức khái quát, gợi nghĩa, tạo điểm nhấn. Những hình ảnh biểu tượng là cơ sở để người đọc hiểu sâu sắc về nhân vật. Trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già, Nguyễn Bình Phương đã sáng tạo ra hình ảnh mang dáng hình con Nghê: “Nếu tính những quả đồi cao nhất, sẽ thấy chỗ lão Liêm đang đứng là đầu một con vật lạ chưa ai nhìn thấy, nó hao hao giống con bò già cóc đế, xương sống lổn nhổn. Nhưng người giàu tưởng tượng hơn nữa sẽ dễ dàng nhận ra rằng những quả đồi to xếp với nhau thành hình con nghê” [13; 59]. Con Nghê là một biểu tượng trong tác phẩm, đó là một con thú lạ, một con vật thiêng liêng. Trong tác phẩm, có hai dòng họ đang tranh giành kịch liệt để khao khát được chiếm lĩnh chiếc đầu của con Nghê, với họ, lần cuối cùng con Nghê xuất hiện thực sự là một trận chiến, một trận chiến giữa người với người và người với thú. Kết thúc, con Nghê chết, bốn chân nó đạp nước tung toé, cái đầu cố ngẩng lên, lại gục xuống. Ở các vùng quanh làng Phan xảy ra một hiện tượng có mấy quả đồi bỗng trở nên héo rũ, cây cối, đá sỏi tan rữa thành tro bụi, không thể trồng gì trên đó được. “Nếu đem nối những quả đồi này với nhau sẽ ra hình một con Nghê. Một con Nghê khổng lồ, xám xịt vì đã chết” [13; 288]. Con Nghê chính là biểu tượng cho lòng tham vô đáy và niềm tin mê muội của con người nhưng kết cục lại đem đến sự thất bại thảm hại của con người trước bí mật ngàn đời của tự nhiên. Hình ảnh con Nghê vừa thực, vừa ảo đồng thời đây cũng là một hình tượng nghệ thuật gây ấn tượng đặc biệt trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Thứ hai, Nguyễn Bình Phương luôn chú ý xen cài, dung nhập các loại không gian, thời gian khác nhau, thậm chí đối lập nhau để tạo nên một kiểu phông nền độc đáo cho các nhân vật xuất hiện. 50 Trong Những đứa trẻ chết già, tác giả chủ động xen cài không gian cõi âm và không gian cõi dương, thời gian quá khứ và thời gian hiện tại, không gian ảo với không gian thực, cõi âm và cõi dương, sự sống và cái chết. Toàn bộ tác phẩm như được bao phủ trong một bầu không khí mù xám, huyền hoặc. Không gian nơi cõi âm hiện lên qua bãi tha ma với những ngôi mộ gắn liền với định mệnh về kho báu của một dòng họ và hiện lên qua hình ảnh chiếc xe trâu lọc cọc nặng nề đi trong hoàng hôn rề rà mệt mỏi, không điểm xuất phát, không điểm dừng, đi mãi trong vô tận chở theo những điều bí ẩn, rùng rợn. “Người âm dường như đang di chuyển, họ thấy những quả đồi chầm chậm lùi lại… như thế chết vẫn tiếp tục sống một đời sống không có âm thanh, hay âm thanh trong cõi trần, người trần không nghe thấy được” [13; 40]. Đó là hiện thực cõi âm được đặt trong phần Vô thanh, cõi âm luôn di chuyển với những quả đồi chầm chậm, lùi lại như một hiện thực là chết không phải là hết mà là tiếp tục sống một cuộc sống khác không có âm thanh hoặc đó là âm thanh của cõi âm mà người trần không nghe thấy được. Trong tiểu thuyết cõi trần là hiện thực về gia đình Trường hấp, lão Liêm, lão Trình, Hải, Loan… Cõi âm có nhân vật “ông”, được xem như tiền kiếp hoặc hậu kiếp của Hải, âm dương cùng giao thoa trên vùng đất Linh Nham với những hiện tượng kỳ bí, bí ẩn cả trong cõi âm và cõi dương: “cả làng mất tiếng”, “cứ về đêm, mọi âm thanh của người và vật đều biến mất. Những con chó sủa không thành tiếng, chỉ thấy mõm chúng ló ra, ngậm vào như hình ảnh trong giấc mơ” [13; 52]. Đó là một hiện thực ghê rợn đến đáng sợ, hiện thực người mất tiếng, một hiện thực ma ảo chập chờn chứa đầy những hiện tượng kỳ lạ. Không gian trong tác phẩm có vai trò là điềm báo cho mỗi biến cố trong cuộc đời các nhân vật. Gắn với việc vợ Trường hấp ốm, nằm liệt giường: “Ngày mùng 7 tháng 6 giờ Dậu, dân làng thấy trong đáy ao nhà Trường hấp bốc lên một cột khí hình con rắn…” [13; 9]. Nó góp phần tạo nên một hiện thực đầy bí ẩn bao trùm lên cuộc sống con người, bí ẩn từ lời nguyền về con Nghê đến cội rễ gia đình, dòng họ. Những đứa trẻ chết già tái hiện cùng lúc hai lớp thời gian: cuộc đời hữu 51 hạn và thế giới bên kia là vô cùng, hai lớp thời gian này đi ngược chiều nhau. Thời gian thực được tính bằng cuộc đời nhân vật Trường. Ngược lại, ở cõi âm, dòng kí ức của nhân vật “ông” lại ngược dòng, trở về những câu chuyện của quá khứ, đó là quá khứ của quá khứ, bởi người chết vốn là kí ức của hiện tại, thì kí ức của người chết sẽ là kí ức của kí ức. Ngoài ra, trong tiểu thuyết còn có những nhân vật có khả năng rất đặc biệt. Đó là Bào mù có thể nghe thấy tiếng xe trâu đang di chuyển về làng, Quản hấp có thể biết được bí mật của ông Trình, bí mật của kho báu và bí mật về con thú lạ. Như vậy, thủ pháp sử dụng yếu tố kỳ ảo đã giúp cho sự tái hiện nhân vật của Nguyễn Bình Phương không đơn giản, phiến diện mà đa chiều. Việc sử dụng yếu tố kỳ ảo như một phương thức nghệ thuật để chiếm lĩnh và tái hiện cuộc sống của nhà văn không tách rời mà được đan kết, xoắn quyện với các phương tiện thể hiện nghệ thuật khác. Từ đó gia tăng hiệu quả triết lý nghệ thuật, tạo nên độ tin cậy và thuyết phục trong cách nhận diện, lý giải về đời sống tâm linh của con người. Nhân vật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, vì thế, hiện lên sinh động và có chiều sâu nội cảm. 3.2.2. Tẩy trắng nhân vật Tẩy trắng nhân vật trước tiên là việc tác giả không tập trung mô tả và tường thuật lại đời sống xã hội của một con người. Nghĩa là tác giả không quan tâm nhiều đến việc nhân vật tồn tại trong xã hội, quan hệ xã hội với những nhân vật khác, xung đột và giải quyết xung đột như thế nào? Cái mà tác giả lưu tâm và phản ánh trong tiểu thuyết của mình chính là thế giới tâm lý - tâm linh của nhân vật. Tẩy trắng nhân vật là bỏ lưng cốt truyện không cho nó đi tới cùng cuộc đời nhân vật, khiến nhân vật không thể đi trọn một hành trình. Trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già số lượng nhân vật nhiều song Nguyễn Bình Phương luôn dành cho nhân vật một đặc điểm rất riêng, một câu chuyện riêng. 52 Tẩy trắng nhân vật còn ở dạng thức xây dựng nhân vật “phản nhân vật”, nhân vật mang tính ký hiệu, biểu tượng. Trên thế giới Kafka đã làm điều này từ đầu thế kỷ XX và nó đã có ảnh hưởng không nhỏ tới các nhà văn Việt Nam đầu thế kỷ XXI. Kiểu nhân vật này xuất hiện rải rác trong các tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương và được thể hiện đậm nét trong Những đứa trẻ chết già qua bốn nhân vật trên chuyến xe trâu trở về làng. Bốn người đàn ông trên chiếc xe trâu là hình ảnh của nhân vật ông, hai thanh niên, người đánh xe trong chuyến đi trở về làng. Các nhân vật này xuất hiện trong phần Vô thanh của tác phẩm là một mạch truyện chạy song song với phần chương. Giữa họ ít hành động chủ yếu là những đối thoại rời rạc, tưởng chừng như thứ duy nhất gắn kết họ là cùng ngồi trên một chuyến xe ngoài ra họ không còn gì liên quan tới nhau nữa. Mỗi người đuổi theo những suy nghĩ riêng của mình, trong đó ông là nhân vật chính trong chuyến xe đó. Câu chuyện của ông cũng chỉ là những mạch chảy của hồi ức, của quá vãng… Họ và chuyến xe trâu chính là một phần của cuộc sống. Đó là phần chiêm nghiệm là những suy nghĩ ẩn sâu bên trong con người. Đặt trong tương quan với phần chương là phần mà các nhân vật đang ồn ào hành động tranh nhau cái kho báu với bao sự kiện, bao oán thù, bao mối quan hệ chồng chéo thì Vô thanh là phần đối cực. Tiếp đến là nhân vật những hồn ma. Những hồn ma, những sự vật được nhắc tới trong tác phẩm này có thể xuất hiện thông qua ký ức của nhân vật chính cũng có thể tự kể chuyện trên trang sách bằng hình thức bề mặt là những phần in nghiêng. Đó đều là những nhân vật rất bí ẩn chứa đựng những điều kỳ lạ trong số phận mà những nhân vật chính cũng như người đọc không hiểu hết. Trong tác phẩm, những bóng ma hiện về làm người ta ghê sợ. Ở đám cỏ bãi tha ma vào ban đêm có bóng một người con gái chập chờn, khi thoát xác thành ma rắn: “cô gái này trắng mơ như sương khói, chẳng nhìn rõ mặt mũi gì cả” [13; 156]. Rồi có những cái chết từ bao nhiêu năm tự nhiên trôi về. Sau khi cái xác của ông Trạch – một người làng chết mất xác ở chiến trường bao nhiêu năm nay tự dưng xuất 53 hiện dưới gốc si thì có hàng loạt những cái xác của dân làng chết nơi đất khách quê người cũng tự tìm về: “Rồi mọi thứ cũng trở nên thường tình đến mức thành lệ. Hễ gia đình nhà ai có người chết ở nơi xa, cứ ra chỗ gốc si thế nào cũng thấy xác” [13; 186]. Những hồn ma, xác chết hiện hình trở về khiến cuộc sống làng Phan trở nên u ám, hoang lạnh như cõi âm. Những hồn ma này biểu tượng cho một thế giới khác – thế giới tâm linh, cho những khoảng không thể lý giải và nhận thức trong cuộc sống của con người nhưng con người luôn phải chấp nhận sống cùng, tồn tại cùng chúng. Thực chất các nhân vật này đều không có tính cách, không có diện mạo. Nhưng nó lại là phần không thể thiếu đối với toàn bộ tác phẩm. Nó cũng là phần hấp dẫn bạn đọc tìm tòi giải đáp. Và một lần nữa nó yêu cầu đòi hỏi cách đọc nghiêm túc, đồng sáng tạo trong quá trình khám phá tác phẩm. Khi đã xoá mờ những đường viền lịch sử, tẩy trắng nhân vật nhà văn đã làm nhân vật của mình trở nên trừu tượng chỉ còn lại những vấn đề mà nhân vật mang tải, hiện hình chứ không phải là một chân dung, một tính cách với các chi tiết dày dặn, dễ dàng nắm bắt. 3.2.3. Xen cài các yếu tố ý thức, tiềm thức, vô thức S. Freud và sau này là K. G. Jung, qua thuyết Phân tâm học và Tâm phân học, cho rằng cấu tạo tâm lý của con người gồm có ba phận chính: vô thức, tiềm thức và ý thức. Đó là lục địa của những điều tiềm ẩn, bị chôn vùi, giấu kín trong mỗi chúng ta. Ý thức là sự nhận thức của con người về thế giới khách quan, về bản thân mình. Sự nhận thức ấy có một sức mạnh ràng buộc, chi phối những hành động của con người trong cuộc sống hàng ngày, giúp cho những hành động đó đi đúng quỹ đạo của những chuẩn mực luân lý trong xã hội. Tiềm thức được cấu thành bởi những ký ức, những kinh nghiệm được hồi tưởng, những tri thức mà chủ thể đã có từ trước nhưng đã gần như trở thành lớp trầm 54 tích nằm trong tầng sâu của ý thức chủ thể. Tiềm thức là ý thức dưới dạng tiềm tàng. Vô thức là những trạng thái tâm lý con người ở chiều sâu, điều chỉnh sự suy nghĩ, hành vi, thái độ ứng xử của con người mà chưa có sự tranh luận của nội tâm, chưa có sự điều chỉnh của ý thức. Vô thức biểu hiện thành nhiều hiện tượng khác nhau như: bản năng ham muốn, giấc mơ, dục vọng… Ba thành phần này không tách biệt mà cùng tồn tại, dung nhập vào nhau để tạo nên tính hoàn chỉnh cho tâm lý con người. Kết quả nghiên cứu về tâm lý của con người của S. Freud (Phân tâm học) và K. G. Jung (Tâm phân học) đã có những ảnh hưởng quan trọng tới sáng tác văn chương hiện đại. Văn chương hiện đại coi trọng sự thể hiện con người ở chiều sâu tâm lý bên trong, tức là coi trọng sự giải phẫu ý thức, tiềm tàng, vô thức của con người. Nguyễn Bình Phương là nhà văn có khuynh hướng đi sâu vào khám phá và tái hiện đời sống tâm linh của con người. Trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già, các yếu tố thuộc về ý thức, tiềm thức, và đặc biệt là vô thức xuất hiện đậm đặc. Trong quá trình xây dựng nhân vật, Nguyễn Bình Phương đã tiến hành xen cài các yếu tố này. Nhờ vậy, đời sống tâm lý của nhân vật hiện lên khá toàn diện. Nguyễn Bình Phương đã xen kẽ những hồi tưởng, những kỉ niệm với các giấc mơ, với đời sống bản năng của nhân vật và ý thức của nó về hiện trạng sống của mình. Trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già, những kí ức của nhân vật “ông” trong phần Vô thanh bị cắt vụn, xé nhỏ và xáo tung lên. Những kí ức lộn xộn cứ trở về khiến nhân vật “ông” không thể sắp xếp, khi thì là cuộc sống sau ngày đã rời làng khi thì là những câu chuyện xảy ra ở làng tất cả như một cuộn tơ được xáo lên không có đầu mối, chỉ chăng ra dày đặc với những sự kiện khác nhau. Nhân vật “ông” thường ngược dòng về những câu chuyện của quá khứ. Các lớp thời gian quá khứ cứ chồng chất đan xen lẫn nhau làm người đọc như lạc vào 55 mê cung của quá khứ, của tâm tưởng, kí ức. Thời điểm thường được nhắc tới là hoàng hôn, thời điểm giáp ranh sáng tối, lúc đó mọi sự vật, hiện tượng được soi rọi bởi thứ ánh sáng le lói sắp tắt của ngày tàn, bởi không khí trầm buồn, hoàng hôn miền trung du rề rà, mệt mỏi. Trong tiểu thuyết, Nguyễn Bình Phương chủ yếu xen cài vô thức và tiềm thức, điều này được thể hiện trong giấc mơ của Hương. Trước hôm đi, nằm bên Tiến, Hương mơ thấy mẹ mình hiện về: “Mẹ rũ đầu nhìn cô, nửa người dưới nhoè nhoẹt nom không rõ, nửa trên xanh lét. Hương thấy trên tóc của mẹ khói bốc lên nghi ngút như rừng cháy. Hương hoảng sợ chạy đến với Tiến nhưng bị mẹ níu lại. Hai mẹ con giằng co nhau cho đến khi cùng tuột tay và ngã ngửa ra” [13; 219]. Ngoài ra, nhân vật cụ Trường cũng hiện lên trong cõi vô thức. Cụ Trường khó ngủ, ho khù khụ và chìm vào trạng thái lơ mơ: “Có những luồng khói chuyển động nhẹ thênh, rồi trong làn khói ấy xuất hiện bóng người. Rất đông người, toàn quần áo trắng, cả những thanh gươm cũng trắng… Bây giờ ta quyết định giao cho cháu một việc. Đây là nhiệm vụ thiêng liêng của cả dòng họ… Không, đừng cắt lời bác… Lấy nó đi” [13; 113]. Thông qua đó, nhà văn cho thấy những toan tính và dục vọng hướng tới một kho báu, ở đó tự họ thể hiện rõ bản chất của mình. Chính dục vọng hướng đến kho báu đó khiến cho con người quay cuồng trong những cuộc tìm kiếm, những âm mưu tranh đoạt, hãm hại, thôn tính lẫn nhau. Trong cuộc hành trình muôn thuở ấy, con người vì mải kiếm tìm, mưu cầu, ham hố mà vô tình đã dẫm đạp lên tất cả, huỷ hoại tất cả, huỷ hoại chính bản thân mình và ngay cả những gì mình đang tìm kiếm. Có thể nói, sự đồng hiện của ý thức và vô thức trong các tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương đã khiến cho đời sống tâm linh của các nhân vật hiện lên thật hơn, sâu hơn, ám ảnh hơn. Một luận đề được đặt ra: liệu con người có hoàn toàn là lí tính, với những cảm xúc có thể nhận biết và kiểm soát như ta vẫn ảo tưởng? Đó là một câu hỏi mang tinh thần hoài nghi với ý nghĩa nhân văn xuất phát từ cảm quan hậu hiện đại mà Nguyễn Bình Phương đặt ra cho người đọc. 56 KẾT LUẬN 1. Tiểu thuyết Việt Nam đương đại đã có bước chuyển mình mạnh mẽ. Trong hơn mười năm trở lại đây, tiểu thuyết thực sự khởi sắc với những thành tựu mang tính chất bước ngoặt, cả về lí luận thể loại và thực tiễn sáng tạo, khẳng định được vai trò là “xương sống”, là “cột trụ” của nền văn học với những cách tân độc đáo trên nhiều phương diện từ khuynh hướng tiếp cận, đánh giá hiện thực đến phương thức xây dựng nhân vật, sáng tạo ngôn từ, nghệ thuật tổ chức tác phẩm… Thành công của thể loại này đã đem đến cho văn học Việt Nam nguồn sức sống mới, đáp ứng nhu cầu phản ánh đời sống từ nhiều chiều kích, tạo nên sức mạnh khám phá thực tại và tái hiện toàn diện đời sống của con người. Đồng thời cũng góp phần đưa văn học Việt Nam tiến xa hơn trên con đường hiện đại hoá và hội nhập đầy đủ hơn vào tiến trình văn học thế giới. 2. Trên văn đàn Việt Nam đương đại, Nguyễn Bình Phương được đánh giá là một trong những nhà văn đi tiên phong và góp phần đem lại cho văn xuôi đương đại một diện mạo mới và trong rất nhiều phương diện cách tân của nhà văn, vấn đề sự đổi mới nhân vật là một yếu tố nổi bật làm nên phong cách Nguyễn Bình Phương. Tiểu thuyết và phong cách Nguyễn Bình Phương đã gắn bó chặt chẽ với một thời kỳ văn học đầy cảm hứng cách tân. Với một loạt các tiểu thuyết có giá trị, được ra đời trong một khoảng thời gian không phải là dài, đã đủ để khẳng định tài năng thực sự của nhà văn. Trên cơ sở tìm hiểu một số quan niệm tiêu biểu về nhân vật tiểu thuyết và những đặc điểm nổi bật của nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, tác giả khoá luận tập trung nghiên cứu vấn đề nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương nhằm chỉ ra những điểm độc đáo trong khuynh hướng tiếp cận con người, tạo dựng hệ thống nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn. Qua đó xác lập vị trí và cụ thể hoá những đóng góp nổi bật của Nguyễn Bình Phương trong tiến trình đổi mới thể loại tiểu thuyết nói riêng, hiện đại hoá nền văn học nói chung. 57 3. Trong quá trình nghiên cứu vấn đề nhân vật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, tác giả khoá luận luôn có ý thức chủ động phân tích, tổng hợp và đặc biệt là tiến hành so sánh với các tiểu thuyết truyền thống và các tiểu thuyết đương đại nhằm tìm ra những nét đặc sắc, độc đáo về quan niệm nghệ thuật về con người, hệ thống nhân vật cũng như nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn. Từ việc phân tích, tổng hợp và so sánh đó, chúng tôi rút ra một số kết luận cơ bản như sau: 3.1. Về quan niệm nghệ thuật về con ngƣời, Nguyễn Bình Phương có cái nhìn sắc sảo và nhân văn được thể hiện qua hai khái cạnh: con người bị chi phối bởi tâm linh hoá và con người tha hoá – biến dạng. Từ quan niệm nghệ thuật về con người, Nguyễn Bình Phương đã nhìn nhận và đánh giá vừa cụ thể vừa sâu sắc, toàn diện và lí giải biện chứng, thuyết phục mọi biểu hiện tâm lí phong phú, phức tạp của nhân vật. Do đó, thế giới nhân vật trong tiểu thuyết hết sức đa dạng, phong phú, đó là thế giới của những con người, của những kiểu con người có nhiều nét độc đáo khác lạ. 3.2. Về các dạng thức nhân vật, Nguyễn Bình Phương đã quan tâm xây dựng, khắc hoạ một số dạng thức nhân vật tiêu biểu, độc đáo để biểu hiện quan niệm nghệ thuật của mình về con người, về hiện thực và hướng tới tái hiện đời sống đương đại với những đổ vỡ, biến động. Các dạng thức nhân vật cơ bản trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già là: - Nhân vật con người tha hoá, con người dục vọng - Nhân vật ma quái - Nhân vật dị biệt, biến hình, kỳ ảo - Nhân vật đám đông - Nhân vật mang tính biểu tượng Mỗi dạng thức nhân vật mang những đặc trưng độc đáo, bị chi phối bởi một kiểu cảm quan riêng – cảm quan thời hậu hiện đại mang đậm dấu ấn của cơn khủng hoảng niềm tin vào tất cả những giá trị đã từng tồn tại trước đó. Đồng thời 58 cũng cho thấy ý thức cách tân mạnh mẽ của nhà văn trong quá trình khám phá cuộc sống, con người và làm mới thể loại tiểu thuyết. Qua các dạng thức nhân vật cơ bản, tác giả đặt ra nhiều vấn đề sâu sắc, có ý nghĩa thiết thực. Song vấn đề nổi bật và xuyên suốt trong quá trình nhà văn tái hiện các dạng thức nhân vật là vấn đề thân phận con người và sự xác lập ý nghĩa cũng như các giá trị đích thực cho sự tồn tại của con người. Chính vì thế, đọc Nguyễn Bình Phương, người ta luôn cảm nhận được chất nhân văn, nhân bản thấm sâu trong từng trang viết của nhà văn. 3.3. Về nghệ thuật xây dựng nhân vật, Nguyễn Bình Phương đã có nhiều cách tân đáng ghi nhận. Có thể khẳng định đây là những đóng góp quan trọng của tác giả vào tiến trình cách tân thể loại tiểu thuyết Việt Nam. Ngoài những biện pháp nghệ thuật phổ biến để sáng tạo nên các dạng thức nhân vật cơ bản, Nguyễn Bình Phương còn vận dụng thành công hai thủ pháp nghệ thuật mới mẻ và đặc sắc thể hiện quan niệm về đời sống, về con người. Thứ nhất, về phương diện ngôn ngữ nhân vật (ngôn ngữ đối thoại), không đi theo lối mòn, Nguyễn Bình Phương đã chủ động bứt phá khỏi những khuôn khổ chuẩn mực trong tiểu thuyết truyền thống để tạo ra một bước đột phá về ngôn ngữ nhân vật. Nhà văn đã cố ý phá vỡ chuẩn mực tính của đối thoại truyền thống. Ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương mang một màu sắc mới mẻ, đa dạng và phức tạp. Đối thoại khá tự do và phóng túng bởi nhà văn không chủ tâm xây dựng các đối thoại để thể hiện tích cách, suy nghĩ, quan niệm của nhân vật mà hướng đến biểu đạt những vấn đề có liên quan trực tiếp đến nhân vật. Qua sáng tạo, Nguyễn Bình Phương đã chứng tỏ được một điều: đối thoại không chỉ có khả năng thể hiện đời sống xã hội của nhân vật mà còn có thể trở thành phương tiện để khám phá các chiều kích phức tạp và những bến bờ sâu thẳm trong đời sống tâm linh con người. 59 Thứ hai, về phương diện các thủ pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật, Nguyễn Bình Phương đã vận dụng có chọn lọc các thủ pháp trên tinh thần sáng tạo, chú trọng khai thác triệt để tác dụng của ba thủ pháp chính: sử dụng yếu tố kỳ ảo, tẩy trắng nhân vật và xen cài các yếu tố ý thức - tiềm thức – vô thức trong quá trình khắc hoạ các nhân vật. Như vậy, có thể nói nghiên cứu vấn đề thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình Phương là một việc làm có ý nghĩa thiết thực. Qua đó, tác giả khoá luận không chỉ tìm ra những nét độc đáo nổi bật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương mà trong một phạm vi nhất định còn góp thêm tiếng nói khẳng định tài năng và bản sắc riêng của nhà văn này. Tóm lại, nghiên cứu vấn đề thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già là một đề tài mới mẻ, hấp dẫn song cũng có không ít khó khăn, thử thách. Khoá luận tốt nghiệp của chúng tôi được hoàn thành trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những ý kiến, đánh giá của những người đi trước; đồng thời bước đầu cũng có sự tìm tòi, khám phá và kiến giải riêng. Tuy nhiên, do những hạn chế về thời gian, tư liệu và kinh nghiệm của người nghiên cứu nên khoá luận chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót. Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được sự đóng góp ý kiến từ các thầy cô và tất cả các bạn. 60 THƢ MỤC THAM KHẢO 1. Đào Tuấn Ảnh, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Thị Hoài Thanh (2003), Chủ nghĩa hậu hiện đại – những vấn đề lí thuyết (sưu tầm, biên soạn), NXB. Hội nhà văn, TTVHNN Đông Tây. 2. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội. 3. Henri Bakhtin (2005), Dẫn giải ý tưởng văn học, (Nguyễn Thế Công dịch), NXB. Giáo dục. 4. Bakhtin M. (1970), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư dịch), NXB. Hội nhà văn. 5. Hà Minh Đức (Chủ biên) (2003), Lí luận văn học NXB. Giáo dục. 6. LÊ Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB. Giáo dục. 7. Trương Thị Ngọc Hân, Một số điểm nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương, tienve.org. 8. MilanKundera, Nghệ thuật tiểu thuyết (Nguyên Ngọc dịch), NXB. Đà Nẵng. 9. Thuỵ Khê, Khuynh hướng hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già, eVan.com.vn. 10. Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn (đồng chủ biên) (2006), Văn học Việt Nam sau 1975 - Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, NXB. Giáo dục. 11. Phương Lựu (chủ biên) (2004), Lí luận văn học, NXB. Giáo dục. 12. Hoàng Phê (chủ biên) (2006) , Từ điển tiếng Việt, NXB. Đà Nẵng. 13. Nguyễn Bình Phương (2013), Những đứa trẻ chết già, NXB. Trẻ. 14. Nguyễn Bình Phương (1999), Người đi vắng, NXB. Văn học. 15. Nguyễn Bình Phương (2000), Trí nhớ suy tàn, NXB. Thanh niên. 16. S. Freud (2005), Các bài viết về giấc mơ và giải thích giấc mơ – Nhập đề của Hermann Beland, NXB. Thế giới. 17. G. N. Pospelov (1985), Dẫn luận nghiên cứu văn học, NXB. Giáo dục. 18. Trần Đình Sử (Chủ biên) (2007), Giáo trình Lí luận văn học (3 tập), NXB. Đại học sư phạm, H. 19. Trần Đình Sử(2005), Giáo trình dẫn luận thi pháp học, NXB. Giáo dục, H. 20. Phùng Gia Thế (2007), Cảm quan đời sống và những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, Diễn đàn văn nghệ Việt Nam, số 146. 21. Phùng Gia Thế (2007), Cảm nhận tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương (2 phần), Văn học trẻ, số 2-3. 22. Phùng Gia Thế (2007), Những dấu hiệu hậu hiện đại trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương,Tạp chí khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, số 1. 23. Phùng Gia Thế (2007), Có hay không những dấu ấn hậu hiện đại trong văn học Việt Nam sau 1986, Văn nghệ, số 49. 24. Đoàn Cầm Thi, Người đàn bà nằm từ “Thiếu nữ ngủ ngày”, đọc “Người đi vắng” của Nguyễn Bình Phương, vietnamnet.vn. 25. Hoàng Nguyên Vũ, Lối đi riêng của Nguyễn Bình Phương, eVan.com.vn. [...]... dựng nhân vật mà Nguyễn Bình Phương đã sử dụng trong tập truyện này 4 Giới hạn của đề tài Với đề tài đã chọn, tác giả khoá luận sẽ tiến hành tìm hiểu thế giới nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình Phương 5 Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình Phương ,... nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam hiện nay, tác giả khoá luận sẽ có thêm cơ sở lí luận và thực tiễn để nghiên cứu thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình Phương 16 Chƣơng 2 QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƢỜI VÀ CÁC DẠNG THỨC NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT NHỮNG ĐỨA TRẺ CHẾT GIÀ CỦA NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG 2.1 Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con ngƣời và sự vận động của quan... Những đứa trẻ chết già của 6 Nguyễn Bình Phương Nêu ra được những điểm cơ bản về nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới 6.2 Chỉ ra và phân tích những khía cạnh trong việc tiếp cận con người, tìm hiểu những dạng thức nhân vật cơ bản trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình Phương, phân tích được những yếu tố độc đáo trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả này Qua đó,... vững lí luận về nhân vật văn học nói chung, nhân vật tiểu thuyết nói riêng, chỉ ra những nét nổi bật về nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới 3.2.2 Chỉ ra được những điểm mới trong việc tiếp cận, cách khai thác nhân vật, nắm được những dạng thức nhân vật cơ bản trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình Phương và phân tích được nét độc đáo cũng như hiệu quả của các biện pháp... trẻ chết già của Nguyễn Bình Phương 3 Mục tiêu, nhiệm vụ của khoá luận 3.1 Khoá luận hướng tới tìm ra những điểm độc đáo, nổi bật trong cách tiếp cận con người, những dạng thức nhân vật tiêu biểu và những biện pháp nghệ thuật chủ đạo trong xây dựng nhân vật của tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình Phương, nhằm khẳng định giá trị của tác phẩm, tài năng 5 của nhà văn 3.2 Nhiệm vụ của khoá... bài viết về Nguyễn Bình Phương, chúng tôi rút ra kết luận: - Tác giả các bài viết đều đi tới khẳng định nét độc đáo và ý thức cách tân mạnh mẽ trong nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương - Đây đó rải rác trong các bài viết đã có những nhận xét mang tính gợi mở về thế giới nhân vật cũng như nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình Phương Tuy... người Những quan niệm về nhân vật văn học như trên là những chỉ dẫn cho chúng tôi trong quá trình tìm hiểu về nhân vật văn học nói chung và nhân vật trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình Phương nói riêng 1.2 Chức năng của nhân vật văn học Ngay trong định nghĩa của Từ điển văn học, chúng ta đã nhận thấy một số nét cơ bản về vai trò của nhân vật văn học Nhân vật không chỉ là “tiêu điểm... là tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già, Nguyễn Bình Phương đã cơ bản thể hiện được quan niệm trong việc khám phá, tái hiện con người Đến với tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, bạn đọc nhận thấy có những đổi mới nhất định về phương diện nội dung, đặc biệt là về nhân vật Nhân vật trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già phong phú, đa dạng với nhiều kiểu người được nhìn nhận một cách toàn vẹn trong quan niệm... già của Nguyễn Bình Phương Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình Phương 7 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÂN VẬT VĂN HỌC 1.1 Khái niệm nhân vật văn học 1.1.1 Phương diện từ ngữ, thuật ngữ Thuật ngữ nhân vật xuất hiện rất sớm (tiếng Hy Lạp: persona, tiếng Anh: personage, tiếng Nga: personaj) Hơn 2000 năm trước đây, trong tiếng Hy... đề nhân vật trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già của nhà văn này Vì vậy, đề tài mà chúng tôi thực hiện không trùng lặp với kết quả nghiên cứu của tác giả nào trước đó Trên cơ sở tiếp thu những ý kiến, kết quả nghiên cứu của tác giả đi trước cùng với sự đánh giá, kiến giải của riêng mình, tác giả khoá luận sẽ mạnh dạn triển khai khoá luận với đề tài Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Những đứa trẻ

Ngày đăng: 28/09/2015, 14:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan