TIỂU LUẬN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG bảo HIỂM NÔNG NGHIỆP tại lâm ĐỒNG

21 321 0
TIỂU LUẬN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG bảo HIỂM NÔNG NGHIỆP tại lâm ĐỒNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... xuất nông nghiệp Lâm Đồng phải chịu rủi ro không thiên tai, dịch bệnh Đây nguyên nhân dẫn đến nông nghiệp Lâm Đồng thị trường tiềm cho Bảo hiểm nông nghiệp Bảo hiểm nói chung Bảo hiểm nông nghiệp. .. quả, thị trường bảo hiểm nông nghiệp chưa phát triển gặp nhiều khó khăn Từ vấn đề thực cấp thiết này, tác giả chọn đề tài: Giải pháp phát triển thị trường bảo Đồng làm tiểu luận cho môn học hiểm. .. hiểm nông nghiệp Lâm CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP 1.1 Thị trường bảo hiểm Bảo hiểm ngành kinh doanh đặc biệt xã hội Để hoạt động kinh doanh, bảo hiểm đời phát triển

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA SAU ĐẠI HỌC LỚP CAO HỌC KINH TẾ - 2011 TIỂU LUẬN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP TẠI LÂM ĐỒNG GV hướng dẫn: TS. Trần Đắc Dân Học viên thực hiện: Lê Thị Dung Đà Lạt, tháng 10 – 2012 2 3 GIỚI THIỆU Lâm Đồng là một tỉnh nam Tây Nguyên với hơn 60% dân số sống bằng nghề nông. Mặc dù nền nông nghiệp Lâm Đồng có vai trò vị trí chiến lược trong việc phát triển kinh tế, xã hội, ổn định chính trị, nâng cao đời sống nhân dân và là một ngành sản xuất chính nhưng thu nhập của người nông dân từ lĩnh vực này lại không đáng kể. Hơn nữa, đa số người dân vẫn duy trì nền sản xuất nhỏ lẻ theo quy mô hộ gia đình, chủ yếu dựa vào sức lao động, không sản xuất theo kế hoạch mà chủ yếu lại theo tập quán. Do đó, sản xuất nông nghiệp của Lâm Đồng phụ thuộc rất lớn vào vấn đề thời tiết, vị trí địa lý, đặc điểm về địa hình… mà Lâm Đồng là một tỉnh chỉ có hai mùa trong năm: mùa khô thường kéo dài, mùa mưa thường mưa nhiều và liên tục. Vì vậy, tất yếu sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng phải chịu những rủi ro không chỉ về thiên tai, dịch bệnh. Đây cũng là những nguyên nhân chính dẫn đến nông nghiệp Lâm Đồng là một thị trường tiềm năng cho Bảo hiểm nông nghiệp. Bảo hiểm nói chung và Bảo hiểm nông nghiệp nói riêng đều là những lá chắn cho nền kinh tế, làm giảm thiểu rủi ro có thể sẽ xảy ra đối với những người mua bảo hiểm. Và bảo hiểm nông nghiệp ra đời là một nhu cầu cấp thiết đối với nền nông nghiệp Lâm Đồng để giảm bớt những rủi ro do thiên tai, dịch bệnh gây ra. Tuy nhiên trên thực tế vấn đề Bảo hiểm Nông nghiệp ở Lâm Đồng vẫn chưa thực sự được triển khai có hiệu quả, thị trường bảo hiểm nông nghiệp vẫn chưa phát triển và còn gặp rất nhiều khó khăn. Từ vấn đề thực sự cấp thiết này, tác giả chọn đề tài: “Giải pháp phát triển thị trường bảo Đồng” làm tiểu luận cho môn học. 4 hiểm nông nghiệp tại Lâm CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP 1.1. Thị trường bảo hiểm Bảo hiểm là một ngành kinh doanh đặc biệt trong xã hội. Để hoạt động kinh doanh, bảo hiểm ra đời và phát triển đòi hỏi phải có thị trường bảo hiểm. Thị trường bảo hiểm là nơi diễn ra hoạt động mua bán các sản phẩm bảo hiểm. Khác với các loại sản phẩm khác trên thị trường, sản phẩm bảo hiểm không tồn tại hữu hình, không có hình dáng, kích thước, trọng lượng… Nó là loại sản phẩm dịch vụ đặc biệt, vô hình và là loại sản phẩm mà người mua không bao giờ muốn nó xảy ra để được thực hiện quyền đòi bồi thường hay trả tiền bảo hiểm. Người mua sản phẩm bảo hiểm chỉ với mục đích đề phòng khi sự cố xảy ra vẫn đảm bảo được an toàn về mặt tài chính, ổn định được quá trình sản xuất kinh doanh cũng như đời sống sinh hoạt xã hội. Tham gia vào thị trường bảo hiểm cũng gồm người mua (khách hàng), người bán (các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm) và các tổ chức trung gian (người môi giới bảo hiểm). - Người mua bảo hiểm hay còn gọi là người được bảo hiểm: Là những tổ chức hay cá nhân có tài sản hay trách nhiệm dân sự theo luật định, tính mạng hay tình trạng sức khỏe cần phải tham gia bảo hiểm sẽ trực tiếp hay thông qua người môi giới mua các sản phẩm bảo hiểm. Người được bảo hiểm là người mua bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, là người có tên trên hợp đồng bảo hiểm hoặc là người được hưởng lợi ích trên hợp đồng bảo hiểm. - Người bán bảo hiểm hay còn gọi là người bảo hiểm: Là các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Họ là người kí hợp đồng bảo hiểm và cam kết bồi thường cho người mua bảo hiểm tất cả những tổn thất do rủi ro được bảo hiểm là nguyên nhân trực tiếp gây ra. Các doanh nghiệp kinh doanh bả o h iể m hiện nay (theo Điều 59 Luật kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam được Quốc hội thông qua tháng 12-2000) bao gồm: Doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước, doanh nghiệp bảo hiểm cổ phần, doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh, tổ chức bảo hiểm tương hỗ và doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài 5 1.2. Thị trường bảo hiểm nông nghiệp Bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) là một sản phẩm bảo hiểm truyền thống nằm trong số khoảng 550 sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ trên thị trường bảo hiểm thế giới. Nó không phải là nghiệp vụ kinh doanh đơn thuần mà mang tính xã hội rất cao, nhu cầu về BHNN rất lớn, đặc biệt là ở các nước mà nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Tuy nhiên, BHNN lại chỉ chiếm thị phần rất nhỏ trên thị trường bảo hiểm thế giới. Yếu tố cung trên thị trường thấp. Nếu chỉ bảo hiểm theo hướng kinh doanh đơn thuần thì không có doanh nghiệp bảo hiểm nào mặn mà với BHNN do đây là loại hình kinh doanh có nguy cơ thua lỗ cao, rủi ro trong sản xuất nông nghiệp là rất lớn và thường xuyên. Nếu có triển khai BHNN thì cũng chọn đối tượng ít có rủi ro để nhận bảo hiểm hoặc tiến hành một cách cầm chừng. Mặt khác, đối tượng BHNN rất phong phú và trên diện rộng cho nên rất khó quản lý rủi ro, dễ phát sinh các rủi ro về đạo đức. Khả năng tài chính của người nông dân còn hạn hẹp không đủ để chi trả phí bảo hiểm. Do vậy, dù BHNN là cần thiết nhưng nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của nông dân trong thị trường BHNN là rất thấp. Như vậy, mặc dù các nước hết sức quan tâm tới BHNN, nhưng thị trường BHNN vẫn chỉ chiếm một phần rất nhỏ bé trong tổng thị trường bảo hiểm toàn cầu. Tổng phí BHNN toàn cầu hàng năm chỉ vào khoảng 6.5 tỷ USD. 6 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP LÂM ĐỒNG 2.1. Điều kiện tự nhiên Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên có độ cao trung bình từ 800 1.000 m so với mặt nước biển với diện tích tự nhiên 9.772,19 km 2; địa hình tương đối phức tạp. Chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, thực động vật ... và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng. Dân số toàn tỉnh có đến 31/12/2011 là 1.218,7 nghìn người, trong đó dân số nông thôn 754,0 nghìn người, chiếm 61,87%. Lâm Đồng có diện tích đất 977.219,6 ha, chiếm 98% diện tích tự nhiên. Chất lượng đất đai của Lâm Đồng rất tốt, khá màu mỡ, toàn tỉnh có khoảng 255.400 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp, trong đó có 200.000 ha đất bazan tập trung ở cao nguyên Bảo Lộc - Di Linh thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cà phê, chè, dâu tằm. Diện tích trồng chè và cà phê khoảng 145.000 ha, tập trung chủ yếu ở Bảo Lâm, Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà; diện tích trồng rau, hoa khoảng 23.800 ha tập trung tại Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng; chè, cà phê, rau, hoa ở Lâm Đồng đa dạng về chủng loại, có những loại giá trị thương phẩm cấp cao. 2.2. Khả năng cung cấp dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp Với một thị trường bảo hiểm khá lớn, tuy nhiên hiện nay, trên địa bàn tỉnh L â m Đồn g số lượng các doanh nghiệp BHNN không nhiều. Trong số 26 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chỉ có một số doanh nghiệp bảo hiểm đang triển khai BHNN tại tỉnh là: Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam, Công ty bảo hiểm Bảo Minh, Công ty BH ngân hàng nông nghiệp Trong các loại hình hoạt động bảo hiểm chính thức, BHNN vẫn chưa có chỗ đứng. Với thực trạng thời gian qua, mặc dù có cả những doanh nghiệp nước ngoài lẫn trong nước (dưới sự hỗ trợ từ Nhà nước) tham gia vào lĩnh vực này thì việc xúc tiến thực hiện BHNN hiện nay không tiến triển nhiều. Đã có một số Hội thảo được tổ chức vừa qua như buổi hội thảo về BHNN với chủ đề “Phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam nhìn 7 từ kinh nghiệm thế giới”(09/01/2009),Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) tổ chức Hội thảo về “Phát triển bảo hiểm trong ngành nông nghiệp ở Việt Nam”(19/03/2009), rồi đến “Hội thảo chuyên đề về thí điểm BHNN tại Việt Nam” (23/3/2009) và gần đây nhất quyết định “Về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 – 2013” (01/03/2011) của Chính phủ cho thấy Nhà nước và các cơ quan chuyên ngành cũng đang tích cực để đưa BHNN vào cuộc sống, thực sự phát huy được hết chức năng giảm thiểu rủi ro trong nông nghiệp cho nông dân Việt Nam nói chung, cũng như nông dân Lâm Đồng nói riêng. 2.3. Nhu cầu thị trường bảo hiểm nông nghiệp Với những thiệt hại nghiêm trọng do thiên tai, dịch bệnh trong thời gian qua, BHNN thực sự trở thành biện pháp cứu cánh cho người nông dân. Trước tình hình đó, nhiều hộ nông dân cũng đã ký kết các hợp đồng bảo hiểm với các công ty bảo hiểm nhưng số lượng đó cũng không nhiều. Phần lớn nông dân đều không quan tâm lắm đến BHNN. Có lẽ với mô hình sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ và manh mún như hiện nay, họ chưa thể nhận thức được tầm quan trọng của BHNN. Họ không muốn bỏ ra một số tiền chắc chắn trong hiện tại để bù đắp cho một tổn thất có thể xảy ra trong tương lai. Tuy rằng phí BH không cao nhưng việc bỏ tiền ra bảo hiểm cho một con bò hay một vựa lúa đối với những người sản xuất nhỏ thì sẽ được coi là không kinh tế. Người nông dân chỉ biết trông chờ vào thời kỳ thu hoạch, chưa chủ động được kết quả kinh doanh, đầu ra không có hoặc không ổn định, được mùa thì vui mừng, nếu có mất mùa vì thiên tai thì lại đợi Nhà nước bảo trợ. Sự ỷ lại vào Chính phủ thực tế đã khiến người nông dân không mặn mà với BHNN. Mặt khác, người nông dân chưa chú trọng đến sản xuất hàng hóa, vì vậy, sản phẩm làm ra chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường. Hầu hết nông dân vẫn sản xuất theo phong trào hoặc sản xuất theo chủ nghĩa kinh nghiệm. Tuy nhiên, BHNN khó phát triển tại Lâm Đồng cũng là do người nông dân còn thiếu thông tin về BHNN như nhiều hộ chăn nuôi theo hình thức công nghiệp với đàn gia cầm lên đến hàng nghìn con ở Đức Trọng chẳng hạn. Mặc dù bản thân cũng muốn được bảo hiểm để tránh rủi ro nhưng khi được tiếp thị về dịch vụ BHNN, họ 8 không tin tưởng lắm do không biết rõ về các doanh nghiệp bảo hiểm cũng như các loại hình BHNN. Chính vì vậy, nhân viên kinh doanh tiếp cận những đối tượng này rất khó khăn, hoặc do khách hàng không đủ khả năng tài chính, hoặc do chưa hiểu hết tính bức thiết phải đóng bảo hiểm để đảm bảo tài sản của mình. 2.4. Kết quả hoạt động bảo hiểm nông nghiệp ở Lâm Đồng Việc triển khai BHNN không hiệu quả, tỷ lệ bồi thường trên doanh thu cao - trên 80%, nếu tính các chi phí khác của doanh nghiệp bảo hiểm như chi phí quản lý, chi bán hàng, trích lập dự phòng nghiệp vụ thì kết quả triển khai nghiệp vụ BHNN bị lỗ. Như vậy, thực tế BHNN ở nước ta còn rất nhiều tiềm năng nhưng triển khai không hiệu quả, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đề ra cũng như hỗ trợ nông dân khi xảy ra tổn thất. Thực trạng tại Lâm Đồng thời gian qua đã chỉ ra rằng: với thu nhập còn ít ỏi, người nông dân khó có khả năng chi trả cho số tiền bảo hiểm. Thu nhập của nhiều hộ nông dân hiện nay đa phần là thấp, nhiều hộ gia đình chưa đảm bảo điều kiện ăn no mặc ấm. Do vậy, dù bảo hiểm là cần thiết nhưng không có tài chính để đóng bảo hiểm. Vì thế, các công ty bảo hiểm cần xác định chính xác mức phí bảo hiểm phù hợp hơn cho người nông dân, đặc biệt là các hộ nghèo. Lấy ví dụ từ Công ty Groupama: với bảo hiểm vật nuôi, phí bảo hiểm tối thiểu là 200.000 VNĐ/ hợp đồng, tối đa là 500.000 VNĐ/ hợp đồng. Mức phí này được tính toán bởi tỷ lệ rủi ro cũng như trị giá của vật nuôi. Tuy nhiên với một hộ nghèo thì khó có thể đáp ứng được. Tại Lâm Đồng, các công ty BHNN đã hoạt động trong vài năm gần đây, các loại hình bảo hiểm đã được triển khai trong thời gian qua là bảo hiểm cây lúa, bảo hiểm vật nuôi,... Song quá trình thực hiện chịu nhiều tổn thất, tầm hoạt động triển khai của BHNN tại Lâm Đồng còn hạn chế nên đối với thị trường Lâm Đồng, khả năng phát triển trong tương lai sẽ gặp nhiều khó khăn. 2.5. Nguyên nhân những hạn chế của bảo hiểm nông nghiệp ở Lâm Đồng Lâm Đồng là một tỉnh sản xuất nông nghiệp là chính, 61,87% dân số sống ở nông thôn, lẽ ra BHNN có một thị trường rất lớn. Tuy nhiên thực tế thì ngược lại, việc phát triển BHNN còn gặp rất nhiều khó khăn. Điều này có thể lý giải bởi một số 9 nguyên nhân chủ yếu - như sau: Sản phẩm nông nghiệp chịu nhiều yếu tố rủi ro Sản phẩm nông nghiệp bản thân nó đã tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Đối tượng trong sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống, nên rất nhạy cảm với thời tiết, sâu bệnh và dịch bệnh, lấy trứng, chế độ chăm sóc (dinh dưỡng, vệ sinh) chế độ khai thác, sử dụng (lấy sữa, sức kéo...), chế độ bảo vệ (phòng trừ dịch bệnh, ký sinh trùng, chuồng trại…). Đối tượng trong sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng giống. Tuy nhiên, người nông dân chưa chủ động tuyển chọn được giống chất lượng cao, mua trên thị trường thì các nhà cung cấp chưa có bảo hiểm chất lượng sản phẩm cho nông dân. Sản xuất nông nghiệp với bất kỳ một loại vật nuôi cây trồng nào cũng đòi hỏi một quy trình công nghệ tiên tiến phù hợp như: chọn giống, cung cấp dinh dưỡng, yêu cầu về chuồng trại hoặc mật độ gieo trồng, thời vụ, chăm sóc, sử dụng và bảo vệ. Thêm vào đó, những năm gần đây, người nông dân bị bao phen khốn đốn vì gà, vịt chết trong dịch cúm gia cầm, lợn chết vì bệnh tai xanh, trâu bò chết vì dịch lở mồm long móng. Bên cạnh đó, đặc điểm nông nghiệp Lâm Đồng là sản xuất chủ yếu dựa vào sức lao động... Vì vậy sản xuất nông nghiệp chịu rất nhiều rủi ro từ thời tiết bất lợi, dịch bệnh, chi phí đầu vào không ổn định, biến động thị trường,…Những rủi ro từ dịch bệnh, thiên tai gây thua lỗ sản xuất sẽ khiến nông dân không mạo hiểm đầu tư vào những mô hình, công nghệ sản xuất hiện đại mà trung thành với những cây trồng, vật nuôi truyền thống vốn có giá trị lợi nhuận thấp. Hơn nữa, nghiệp vụ bảo hiểm bị chi phối bởi các kỹ thuật bảo hiểm. Trong ngành Nông nghiệp Lâm Đồng, các kỹ thuật bảo hiểm của doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động triển khai: • Thứ nhất, không bảo hiểm thảm họa và bảo hiểm tổn thất thiệt hại khi phải thực hiện mệnh lệnh của chính quyền địa phương vì vậy việc tiêu hủy gia súc, gia cầm, cây 10 trồng khi phát sinh dịch thì thiệt hại do tiêu hủy thuộc nguồn vốn ngân sách tài trợ. • Thứ hai, tổn thất trong sản xuất nông nghiệp có thể là tổng hợp của nhiều rủi ro xảy ra trong cùng một mùa vụ nuôi trồng: hạn hán, sâu bệnh, giá rét, gió nóng, ngập úng… không thể xác định được mỗi rủi ro gây thiệt hại tổn thất là bao nhiêu. Vì vậy BHNN phải là bảo hiểm mọi rủi ro. • Thứ ba, doanh nghiệp bảo hiểm muốn chấp nhận bảo hiểm thì phải xác định được rủi ro và quản lý được rủi ro. Những trường hợp cố ý hay không tuân thủ quy trình công nghệ sản xuất nông nghiệp gây ra tổn thật thì thuộc về loại trừ bảo hiểm. Ví dụ: trâu bò chết trên núi hoặc đang cày bị chết do kiệt sức, tiêm thuốc không đúng hoặc quá liều, suy dinh dưỡng, ký sinh trùng… Như vậy, với cách chăn nuôi, trồng trọt manh mún hiện nay thì người nông dân và doanh nghiệp bảo hiểm rõ ràng là không mặn mà với BHNN. Ngược lại, đã có một số sản phẩm bảo hiểm thì người dân cũng không đủ điều kiện để tham gia. Đấy là chưa nói đến do tính rủi ro cao, quản lý khó nên phí BHNN thường rất cao mà với mức sống hiện nay của người dân Lâm Đồng khó mà kham nổi. Ví dụ, con trâu trị giá 10 triệu đồng nhưng phí bảo hiểm hàng năm phải đóng là 2 triệu đồng thì người nông dân có thể gánh chịu được không? Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm muốn thành công, ngoài định hướng chiến lược đúng đắn còn phải quản lý được mức độ rủi ro. Đối với vật nuôi, cây trồng, bên cạnh yếu tố chuồng trại, kỹ thuật... thì vấn đề thời tiết cũng tác động trực tiếp đến sự sinh trưởng của cây, con. Điều đáng nói là khi cây trồng, vật nuôi đã được bảo hiểm, sự khắc nghiệt này không còn là nỗi lo với nông dân, khiến họ lơ là trong việc bảo quản, chăm sóc tài sản của mình. - Trình độ và nhận thức người dân chưa cao Sở dĩ BHNN đã thất thế ở thị trường L â m Đ ồ n g thời gian qua là do người dân ở nhiều địa phương chưa có thói quen tham gia bảo hiểm. Nhiều người còn chưa thực sự tin tưởng, chưa có nhận thức đầy đủ về lợi ích, vai trò của bảo hiểm trong việc duy trì ổn định đời sống và sản xuất kinh doanh... Điều này một phần xuất phát từ việc tuyên truyền về bảo hiểm và sản phẩm bảo hiểm còn yếu. Điều kiện kinh tế xã hội tại 11 một số địa phương, đặc biệt là những vùng xa, vùng sâu, vùng chịu nhiều thiên tai còn thấp, nhiều hộ gia đình không đủ khả năng tài chính để tham gia bảo hiểm, mặc dù phí bảo hiểm đã được tính ở mức khá thấp. Mạng lưới cung cấp dịch vụ BHNN còn chưa phủ kín địa bàn, chưa vươn đến những nơi có nhu cầu. Có một nghịch lý là những người dân sinh sống tại các khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai có thể sẵn sàng và tự nguyện tham gia bảo hiểm thì các doanh nghiệp lại có vẻ không mặn mà với họ. Mặt khác, do những đặc thù của sản xuất nông nghiệp, chi phí cho bán bảo hiểm lớn, việc kiểm tra, giám định tổn thất và bồi thường gặp khó khăn, trong khi hoa hồng lại thấp so với số phí BH thu được... nên không thực sự hấp dẫn đối với doanh nghiệp. Nếu tăng phí bảo hiểm tương ứng với rủi ro thì người dân không có khả năng tham gia; còn nếu giữ phí bảo hiểm ở mức thấp thì không đảm bảo khả năng tài chính. Một trở ngại nữa là việc giải quyết bồi thường bảo hiểm còn chậm, thủ tục còn phiền hà, gây nhiều khó khăn cho người tham gia bảo hiểm. Việc thiết kế sản phẩm bảo hiểm chưa phù hợp với điều kiện dân trí, nhiều điều khoản bảo hiểm còn phức tạp, dễ dẫn đến nhầm lẫn, tranh chấp, nhất là khi đại lý không hoàn thành nghĩa vụ giải thích hợp đồng. - Chưa có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước Như đã thấy ở trên, BHNN là một loại hình bảo hiểm có rất nhiều rủi ro, phức tạp nhưng khả năng sinh lời thấp, trong khi đó nhận thức và ý thức của người nông dân còn thấp, dẫn tới sự khó khăn trong triển khai loại hình bảo hiểm này. Trên thế giới, BHNN không phải là dịch vụ kinh doanh phát triển, quốc gia nào muốn triển khai cũng có sự tài trợ rất lớn của nhà nước. Ở Mỹ mức hỗ trợ lên đến 50%, Philippines cũng áp dụng hình thức hỗ trợ từ nhà nước. Chính vì vậy cần có một sự hỗ trợ từ phía Nhà nước đối với cả doanh nghiệp và người nông dân thông qua các đòn bẩy kinh tế và các chính sách tài chính trong nông nghiệp, nông thôn như chính sách tín dụng, đầu tư, khuyến nông. Việt Nam là một nước nông nghiệp, nông dân chiếm với 60-70% do đó việc hỗ trợ nông dân trong sản xuất kinh doanh là một nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước ta. Từ trước đến nay, khi có thiên tai, mất mùa, Nhà nước đều phải hỗ trợ một phần thiệt hại cho nông dân. Ngân sách bỏ ra không phải là nhỏ nhưng hiệu quả mang lại thấp do 12 cơ chế quản lý kém. Tuy nhiên, nếu Nhà nước hỗ trợ nông dân thông qua các chương trình bảo hiểm sẽ vừa bảo vệ được nông dân, vừa phát huy tính chủ động của họ và giảm được chi phí bao cấp từ ngân sách. Theo đó, các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ đứng ra bán bảo hiểm, Nhà nước sẽ hỗ trợ một phần chi phí bảo hiểm và tiến hành tuyên truyền vận động mua bảo hiểm thông qua hệ thống hành chính địa phương. Khi xảy ra tổn thất, Chính phủ sẽ đóng góp một phần hoặc toàn bộ chi phí bồi thường cho phần vượt quá trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm. Tóm lại, việc thực hiện BHNN ở Lâm Đồng đã gặp phải những thất bại, tỉ lệ bồi thường rất lớn so với doanh thu, nhiều năm bồi thường vượt cả doanh thu. Sự thất bại trên có rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do rủi ro cao của ngành sản xuất nông nghiệp, thị trường tái bảo hiểm phát triển chưa mạnh, cơ chế quản lý rủi ro nông nghiệp trong bảo hiểm còn kém, vấn đề về nhận thức chưa cao của người nông dân về BHNN và thiếu sự quan tâm hỗ trợ đúng mức của nhà nước ta. Để có thể phát triển được BHNN, các vấn đề trên cần phải được giải quyết trong cả ngắn hạn và dài hạn với các cơ chế quản lý hợp lý, hỗ trợ đúng mức và tuyên truyền cho người nông dân. 13 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP LÂM ĐỒNG 3.1. Giải pháp về phía Nhà nước BHNN chỉ thực sự có thể thực hiện thành công khi nó trở thành một chính sách của Nhà nước. Bởi nó không chỉ dừng ở vấn đề lợi nhuận mà nó còn mang ý nghĩa xã hội thiết thực, sâu sắc, có tính ổn định, lâu dài. Xây dựng những cơ chế quản lý kinh doanh bảo hiểm và các chính sách hỗ trợ phí bảo hiểm, đồng thời có chính sách ưu đãi cho Công ty bảo hiểm hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp như miễn thuế thu nhập trong những năm đầu, hỗ trợ doanh nghiệp trong những trường hợp thiên tai mang tính thảm họa trên diện rộng, hay khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm hiện đại hóa công nghệ quản lý kinh doanh, đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ trình độ theo các chuẩn mực quốc tế, được thuê chuyên gia trong nước và ngoài nước để quản lý lĩnh vực này, hoặc Nhà nước có thể trợ giúp doanh nghiệp chi phí đào tạo nguồn nhân lực để triển khai sản phẩm trên toàn quốc. Vai trò quản lý của nhà nước thể hiện trong chính sách hỗ trợ, khuyến khích, định hướng cho nông dân chăn nuôi và trồng trọt theo một quy trình khoa học. Một mặt, nó giúp người nông dân tăng năng suất, hiệu quả kinh doanh, phòng chống dịch bệnh hiệu quả hơn, mặt khác giúp doanh nghiệp bảo hiểm quản lý rủi ro tốt hơn. Đây cũng là một hình thức người nông dân chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp. Triển khai thí điểm hình thức bảo hiểm sau: doanh nghiệp bảo hiểm sẽ đứng ra bán bảo hiểm, khi xảy ra tổn thất Nhà nước sẽ đóng góp một phần hoặc toàn bộ chi phí bồi thường cho phần vượt quá trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm. Thông thường được thực hiện trong những trường hợp đặc biệt hoặc những tổn thất mang tính thảm hoạ như dịch bệnh, bão lụt….Trước đây, trong suốt một thời gian dài, dưới sự chỉ đạo của Nhà nước, Ngân hàng Agribank trở thành vai trò chủ chốt trong việc cho hàng triệu hộ nông dân vay vốn để sản xuất, song, lại chưa phân biệt được những rủi ro mà người dân có thể gặp phải. Do đó, khi gặp thiên tai, thảm họa, Agribank thường phải khoanh nợ, xóa nợ cho nông dân. Trên thực tế, Agribank đã hoạt động như một doanh nghiệp 14 BHNN, nhưng phí trả cho rủi ro mà thiên tai gây ra lại được Chính phủ hỗ trợ từ nguồn ngân sách, thay vì do nông dân đóng. Điều này không tạo ra động lực để các hộ dân ứng xử chủ động và có kế hoạch đối với những rủi ro mà họ có thể gặp phải trong tương lai. Hiện nay, việc thành lập công ty Cổ phần bảo hiểm nông nghiệp ABIC đã phần nào giảm được sự ỉ lại vào Nhà nước. Tuy nhiên, vẫn còn rất ít hoặc hầu như chưa có các sản phẩm nông nghiệp. Mà phần lớn những rủi ro tổn thất lớn của về BHNN mà doanh nghiệp phải chịu vẫn do ngân sách nhà nước chi trả dẫn đến sự thụ động, ỷ lại của doanh vào nhà nước về lĩnh vực này. Tinh thần của cơ chế này: Chính phủ hỗ trợ, người dân tham gia và doanh nghiệp thực hiên. Theo mô hình trên, Chính phủ sẽ chịu trách nhiêm hoàn toàn phần tổn thất vượt trên 200% phí BH. Đối với những năm thiên tai, dịch họa trầm trọng trên diện rộng thì phần trách nhiệm này sẽ là cực kỳ lớn. Để có nguồn lực ổn định cho khoản trợ cấp này, Chính phủ có thể nghiên cứu phát hành trách phiếu thiên tai (CAT bond), theo đó những năm không có thiên tai, dịch họa lớn, tổn thất nhỏ thì các trái phiếu này được trả gốc và lãi suất cao, những năm có thiên tai, dịch họa nghiêm trọng và tổn thất nông nghiệp cao thì nhà đầu tư trái phiếu không được trả lãi, thậm chí không được trả cả gốc. Từ kinh phí hỗ trợ cho nông nghiệp, Nhà nước hỗ trợ một phần phí bảo hiểm cho người tham gia bảo hiểm, trong đó ưu tiên những đối tượng chính sách, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, sinh sống tại những vùng có nhiều thiên tai. Để đảm bảo tính chặt chẽ cần có sự phối hợp giữa các cơ quan trong việc xác định những đối tượng được hỗ trợ, phương thức hỗ trợ, mức hỗ trợ, đảm bảo đúng người, đúng quyền lợi. Khó khăn lớn nhất hiện nay là chưa có phương pháp tốt cho nhận thức của nhân dân địa phương về bảo hiểm bởi vì nền sản xuất nông nghiệp của Lâm Đồng cũng như của cả nước còn nhỏ lẻ và manh mún nên rất cần sự tuyên truyền sâu rộng làm thay đổi nhận thức của người dân về BHNN. Phải chứng minh được BHNN là quyền lợi (một mặt nào đó là nghĩa vụ) của nông dân. Như là: Yêu cầu các hộ nông dân vay vốn của Nhà 15 nước để sản xuất phải tham gia bảo hiểm tại một hoặc một số doanh nghiệp bảo hiểm do Nhà nước chỉ định, nhằm bảo vệ cho chính mình và đảm bảo an toàn đối với đồng vốn vay, thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Tuy nhiên việc hoàn trả phí tổn khi xảy ra sự cố cũng phải có giá trị tương đương với giá trị thực tế nhằm tạo động lực thu hút các đối tượng tham gia mua bảo hiểm. Mặt khác chính phủ cũng cần xây dựng tiêu chí các hộ nông dân đủ tiêu chuẩn và quy định bắt buộc các hộ nông dân này phải tham gia bảo hiểm, để đảm bảo dù họ không vay tiền của Nhà nước thì vẫn phải mua BHNN cho cây trồng và vật nuôi của mình. Hơn nữa,cần có sự đồng thuận thực hiện của hệ thống chính trị các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận, hội nông dân, phụ nữ, thanh niên để tuyên truyền vận động nông dân tham gia bảo hiểm, nhất là những địa bàn còn gặp khó khăn về kinh tế hay xảy ra thiên tai, tai nạn sao cho thu hút được gần như hầu hết bộ ngành địa phương tham gia bảo hiểm. Họ sẽ là lực lượng đi đầu trong lĩnh vực này để nông dân cảm thấy thực sự tin tưởng và mua BHNN. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần chỉ đạo và có chính sách khuyến khích các cơ quan, đơn vị tổ chức trong ngành đưa nhanh giống mới, kỹ thuật mới đến với người nông dân. Thường xuyên chú trọng đến biện pháp phòng chống thiên tai củng cố đê, kè chống lũ, phát triển công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu, đảm bảo giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra cho toàn ngành nông nghiệp. 3.2. Giải pháp về phía hiệp hội bảo hiểm Kiến nghị các chính sách phù hợp với BHNN lên Chính phủ để trợ giúp cho các doanh nghiệp có thể hoàn thành tốt hơn các mục tiêu của mình. Đồng thời hỗ trợ nhà nước đưa ra các quyết định trợ giúp để đảm bảo quyền lợi cho người dân. Hiệp hội bảo hiểm là đầu mối liên kết các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước với nhau để có thể trợ giúp cho nhau trong quá trình hoạt động. Đồng thời cũng là cầu nối giữa các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước và nước ngoài, là đầu mối cung cấp các thông tin đầy đủ và cần thiết cho các doanh nghiệp nước ngoài có thể đầu tư vào các lĩnh vực mà các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu và yếu. Mà lĩnh vực còn đang thiếu trầm trọng hiện nay là lĩnh vực BHNN, tuy không mới (đã có ở Việt Nam từ năm 1992) nhưng chưa thực sự có doanh nghiệp nào đứng vững được trong lĩnh vực BHNN này quá lâu. Chính vì vậy 16 hiệp hội bảo hiểm có thể nghiên cứu thị trường trong nước, đồng thời nghiên cứu những thành tựu mà nước ngoài trong những lĩnh vực này đã đạt được để có thể rút ra được những bài học cho các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài có thể đầu tư vào 3.3. lĩnh vực BHNN ở Việt Nam một cách bền vững nhất. Giải pháp về phía doanh nghiệp bảo hiểm Với ngành BHNN, doanh nghiệp bảo hiểm cần đa dạng hoá sản phẩm, nghiên cứu, ứng dụng sản phẩm mới phù hợp với điều kiện sản xuất nông nghiệp Lâm Đồng. Cần phân đoạn thị trường BHNN Lâm Đồng thành 3 đối tượng lớn, là hộ nông dân nghèo, hộ nông dân nhỏ lẻ, và hộ sản xuất lớn với những nhu cầu bảo hiểm khác nhau. Nếu mục tiêu của BHNN là cung cấp một kênh chia sẻ rủi ro có hiệu quả, thì bảo hiểm đa hiểm họa, chỉ nên tập trung vào đối tượng là các hộ sản xuất lớn. Hai đối tượng còn lại (hộ nông dân nghèo, hộ nông dân nhỏ lẻ), do mang tính chất nhỏ lẻ manh mún, với số lượng lớn, nhưng thực sự lại ít có khả năng mua bảo hiểm, hoặc nếu mua thì chi trả các khoản phí bảo hiểm rất thấp nên áp dụng các hình thức bảo hiểm đơn hiểm họa, bảo hiểm theo chỉ số… Các doanh nghiệp bảo hiểm cần đưa ra mức khấu trừ (5% - 10%) và tỉ lệ bồi thường (70% - 80%) một cách hợp lý tùy theo từng loại cây trồng, vật nuôi để người nông dân cùng gánh trách nhiệm, không ỷ lại vào bảo hiểm khi có thêm thiên tai, tai nạn chủ động đề phòng hạn chế tổn thất (tát nước khi bắt đầu có hạn, phun thuốc khi bắt đầu có sâu bệnh) và thực hiện sự chỉ đạo hướng dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm khi những rủi ro trên xảy ra, ngăn chặn không để thiệt hại phát sinh thêm. Các doanh nghiệp bảo hiểm nên tiếp xúc và hợp tác với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp như: các công ty sản xuất lương thực thực phẩm trong nước, các đơn vị xuất nhập khẩu nông sản, hay hệ thống các siêu thị trên toàn quốc; tức là tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bảo hiểm. Có đầu ra cho sản phẩm tốt sẽ giúp người nông dân gắn kết với quy trình trồng trọt, chăn nuôi đúng tiêu chuẩn, kỹ thuật do nhà tiêu thụ sản phẩm quy định. Và quy trình sản xuất khoa học như vậy cũng sẽ làm giảm thiểu được phần nào rủi ro cho người nông dân. 17 Đặc biệt, các Công ty bảo hiểm cần phối hợp với các cơ quan chuyên môn về nông nghiệp như các viện nghiên cứu, kinh doanh cây con để họ chuyển giao cũng như trợ giúp, giám sát người dân thực hiện qui trình kỹ thuật nhằm hạn chế tối đa tổn thất có thể xảy ra. Với sự trợ giúp của chính phủ để tất cả các ban ngành có thể vào cuộc tuyên truyền cho BHNN thì các doanh nghiệp cần đặt đại lý của mình ở đó để quảng cáo, tuyên truyền cụ thể hơn về các sản phẩm BHNN của mình để người dân tin và mua bảo hiểm. Các đại lý đó chính là các cán bộ khuyến nông, cán bộ hội nông dân, cán bộ cơ sở phụ nữ, những người nông dân làm giàu giỏi đã tham gia bảo hiểm, và cả ở các viện nghiên cứu cây trồng vật nuôi ở địa phương. 3.4. Giải pháp về phía người nông dân Cần nhận thức rõ ràng về việc làm thế nào để giảm thiểu tối đa rủi ro. Nông dân cũng phải chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp. Như là tham gia các lớp khóa học bồi dưỡng về cây trồng và vật nuôi mà mình muốn phát triển, đi tham khảo những kinh nghiệm của những người đã làm giàu bằng cây trông vật nuôi ấy như thế nào. Với sự trợ giúp của các viện nghiên cứu cây trồng và vật nuôi quốc gia, cùng với các giáo sư nông nghiệp và kinh nghiệp của người đi trước, thực sự những người nông dân muốn bắt đầu nuôi trồng một loại cây, một loại vật nuôi nào đấy đều có thể thành công sớm, giảm thiểu rất nhiều những thiệt hại không đáng có. Tóm lại, để thị trường bảo hiểm nông nghiệp thực sự phát triển được ở Lâm Đồng thì cần có sự kết hợp từ nhiều phía, sự chỉ đạo và hỗ trợ từ các bộ, ban, ngành của Chính phủ, sự phối hợp thực hiện giữa hiệp hội bảo hiểm, doanh nghiệp và đặc biệt là sự hưởng ứng tham gia của người nông dân. Các bên phải có sự phối hợp chặt chẽ, có định hướng rõ ràng, đưa ra những quy trình kỹ thuật đúng đắn và thích hợp dựa trên những nghiên cứu và kinh nghiệm thành công của nước ngoài, tạo hành lang pháp lý thuận lợi, rõ ràng nhằm khuyến khích các doanh nghiệp triển khai rộng rãi và tạo điều kiện cho người nông dân tham gia nhằm giảm thiểu rủi ro. Làm được như vậy thì dịch vụ bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nông nghiệp nói riêng mới thực sự phát triển ở Lâm Đồng. 18 19 Kết luận Bảo hiểm nông nghiệp vẫn còn là một khái niệm khá xa vời với nông dân Lâm Đồng và trên thực tế thì việc triển khai loại hình dịch vụ này còn gặp rất nhiều khó khăn. BHNN là vấn đề nan giải trong quản lý nông nghiệp hiệu quả Lâm Đồng, thị trường BHNN ở Lâm Đồng vẫn chưa phát triển là do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu vẫn là dịch vụ bảo hiểm chưa đa dạng, chưa thích hợp, còn nhiều áp đặt và thường gây khó khăn cho người tham gia, đặc biệt là vẫn chưa xác định được mục tiêu của BHNN. Để BHNN thực sự phát triển ở Lâm Đồng thì cần phải có sự kết hợp của nhiều phía, sự hỗ trợ mang tính bền vững, có định hướng của Chính Phủ; sự tham gia của các doanh nghiệp bảo hiểm và đặc biệt là sự chủ động tham gia tích cực của người nông dân. Hiện nay, Chính Phủ đã chỉ đạo “Về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 – 2013” cho thấy Nhà nước và các cơ quan chuyên ngành cũng đang tích cực để đưa BHNN vào cuộc sống, thực sự phát huy được hết chức năng giảm thiểu rủi ro trong nông nghiệp cho nông dân Việt Nam nói chung, cũng như nông dân Lâm Đồng nói riêng. Hy vọng trong thời gian tới BHNN sẽ có những khởi sắc và thực sự là người bạn đồng hành của người nông dân. 20 Danh mục tài liệu tham khảo 1. TS. Đào Văn Hùng (2005), “Phát triển bảo hiểm nông nghiệp dựa trên phương pháp chỉ số ở Việt Nam thông qua kết nối với các tổ chức tài chính”, Tạp chí Kinh tế và phát triển (102) 2. Báo cáo đánh giá về Bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam 2009 3. Trang web của Tổng cục thống kê 2011. 4. Trang web của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. 21 [...]... vụ bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nông nghiệp nói riêng mới thực sự phát triển ở Lâm Đồng 18 19 Kết luận Bảo hiểm nông nghiệp vẫn còn là một khái niệm khá xa vời với nông dân Lâm Đồng và trên thực tế thì việc triển khai loại hình dịch vụ này còn gặp rất nhiều khó khăn BHNN là vấn đề nan giải trong quản lý nông nghiệp hiệu quả Lâm Đồng, thị trường BHNN ở Lâm Đồng vẫn chưa phát triển là do nhiều nguyên... về nhận thức chưa cao của người nông dân về BHNN và thiếu sự quan tâm hỗ trợ đúng mức của nhà nước ta Để có thể phát triển được BHNN, các vấn đề trên cần phải được giải quyết trong cả ngắn hạn và dài hạn với các cơ chế quản lý hợp lý, hỗ trợ đúng mức và tuyên truyền cho người nông dân 13 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP LÂM ĐỒNG 3.1 Giải pháp về phía Nhà nước BHNN chỉ... Danh mục tài liệu tham khảo 1 TS Đào Văn Hùng (2005), Phát triển bảo hiểm nông nghiệp dựa trên phương pháp chỉ số ở Việt Nam thông qua kết nối với các tổ chức tài chính”, Tạp chí Kinh tế và phát triển (102) 2 Báo cáo đánh giá về Bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam 2009 3 Trang web của Tổng cục thống kê 2011 4 Trang web của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn 21 ... trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm Tóm lại, việc thực hiện BHNN ở Lâm Đồng đã gặp phải những thất bại, tỉ lệ bồi thường rất lớn so với doanh thu, nhiều năm bồi thường vượt cả doanh thu Sự thất bại trên có rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do rủi ro cao của ngành sản xuất nông nghiệp, thị trường tái bảo hiểm phát triển chưa mạnh, cơ chế quản lý rủi ro nông nghiệp trong bảo hiểm còn kém, vấn đề... kiện sản xuất nông nghiệp Lâm Đồng Cần phân đoạn thị trường BHNN Lâm Đồng thành 3 đối tượng lớn, là hộ nông dân nghèo, hộ nông dân nhỏ lẻ, và hộ sản xuất lớn với những nhu cầu bảo hiểm khác nhau Nếu mục tiêu của BHNN là cung cấp một kênh chia sẻ rủi ro có hiệu quả, thì bảo hiểm đa hiểm họa, chỉ nên tập trung vào đối tượng là các hộ sản xuất lớn Hai đối tượng còn lại (hộ nông dân nghèo, hộ nông dân nhỏ... doanh nghiệp bảo hiểm khi những rủi ro trên xảy ra, ngăn chặn không để thiệt hại phát sinh thêm Các doanh nghiệp bảo hiểm nên tiếp xúc và hợp tác với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp như: các công ty sản xuất lương thực thực phẩm trong nước, các đơn vị xuất nhập khẩu nông sản, hay hệ thống các siêu thị trên toàn quốc; tức là tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp mà doanh nghiệp bảo. .. tiêu, đảm bảo giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra cho toàn ngành nông nghiệp 3.2 Giải pháp về phía hiệp hội bảo hiểm Kiến nghị các chính sách phù hợp với BHNN lên Chính phủ để trợ giúp cho các doanh nghiệp có thể hoàn thành tốt hơn các mục tiêu của mình Đồng thời hỗ trợ nhà nước đưa ra các quyết định trợ giúp để đảm bảo quyền lợi cho người dân Hiệp hội bảo hiểm là đầu mối liên kết các doanh nghiệp bảo hiểm. .. 12 cơ chế quản lý kém Tuy nhiên, nếu Nhà nước hỗ trợ nông dân thông qua các chương trình bảo hiểm sẽ vừa bảo vệ được nông dân, vừa phát huy tính chủ động của họ và giảm được chi phí bao cấp từ ngân sách Theo đó, các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ đứng ra bán bảo hiểm, Nhà nước sẽ hỗ trợ một phần chi phí bảo hiểm và tiến hành tuyên truyền vận động mua bảo hiểm thông qua hệ thống hành chính địa phương Khi xảy... thực sự lại ít có khả năng mua bảo hiểm, hoặc nếu mua thì chi trả các khoản phí bảo hiểm rất thấp nên áp dụng các hình thức bảo hiểm đơn hiểm họa, bảo hiểm theo chỉ số… Các doanh nghiệp bảo hiểm cần đưa ra mức khấu trừ (5% - 10%) và tỉ lệ bồi thường (70% - 80%) một cách hợp lý tùy theo từng loại cây trồng, vật nuôi để người nông dân cùng gánh trách nhiệm, không ỷ lại vào bảo hiểm khi có thêm thiên tai,... phương về bảo hiểm bởi vì nền sản xuất nông nghiệp của Lâm Đồng cũng như của cả nước còn nhỏ lẻ và manh mún nên rất cần sự tuyên truyền sâu rộng làm thay đổi nhận thức của người dân về BHNN Phải chứng minh được BHNN là quyền lợi (một mặt nào đó là nghĩa vụ) của nông dân Như là: Yêu cầu các hộ nông dân vay vốn của Nhà 15 nước để sản xuất phải tham gia bảo hiểm tại một hoặc một số doanh nghiệp bảo hiểm do

Ngày đăng: 28/09/2015, 10:36

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • GIỚI THIỆU

  • CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP

  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP

  • LÂM ĐỒNG

  • Kết luận

  • Danh mục tài liệu tham khảo

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan