Khủng hoảng ở Mỹ.doc

40 402 0
Khủng hoảng ở Mỹ.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khủng hoảng ở Mỹ

Tác động tiêu cực không quá mạnh21/09/2008 10:53 Cần thận trọng trong chiến lược đầu tư(HNM) - Thị trường chứng khoán Việt Nam tuần qua đón nhận hàng loạt tin dữ đến từ nước Mỹ khi những tên tuổi lừng danh phố U-ôn lần lượt bị nhấn chìm trong khủng hoảng. Ngày 16-9, thị trường tài chính toàn cầu rung chuyển dữ dội bởi dư chấn từ “trận động đất” mang tên Lehman Brothers và cú sốc Merrill Lynch. “Đại gia” bảo hiểm Mỹ AIG- nơi cung cấp hàng trăm tỷ USD tiền vốn cho các ngân hàng cũng rơi vào cảnh đường cùng và chênh vênh trên bờ vực sụp đổ. Chính phủ Mỹ đã buộc phải ra tay cứu AIG nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng dây chuyền làm sụp đổ thêm các thị trường tài chính thế giới. Các nhà đầu tư nên cẩn trọng khi thị trường chứng khoán đang trong thời gian biến động. ảnh: Linh Tâm Nội lực vẫn là yếu tố quyết định Trên thị trường tài chính thế giới, một cuộc đổ vỡ dây chuyền đã không xảy ra. TTCK Á - Âu đã tăng điểm trở lại, giới đầu tư đã phần nào được trấn an sau khi Tập đoàn Bảo hiểm Mỹ AIG được Chính phủ nước này cứu nguy. Ngoài Ngân hàng trung ương Mỹ, các ngân hàng quốc gia của những nước khác trong những ngày qua cũng đã đổ hàng tỷ đô la, euro hoặc yên vào các hệ thống ngân hàng để cố làm dịu sự tụt dốc của chứng khoán. Theo báo New York times, tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đối với các ngân hàng châu Á không lớn như với các ngân hàng Mỹ và châu Âu. Điều này được phản ánh trên thị trường ngoại hối, nơi đồng yên Nhật được xem là một chiếc phao an toàn so với đồng USD. Hiện giá đồng yên đang tăng mạnh so với đồng USD. Những chấn động của thị trường tài chính Mỹ và thế giới phần nào có ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và TTCK nói riêng vì 2 lý do chủ yếu. Thứ nhất là Việt Nam đã hội nhập vào kinh tế thế giới, vì vậy các biến động cũng như những điều chỉnh chính sách kinh tế từ Mỹ đều ảnh hưởng đến Việt Nam rõ ràng và nhanh hơn trước. Thứ hai, TTCK nước ta đang có sự tham gia rất quan trọng của các quỹ đầu tư quốc tế. Tính đến thời điểm này, có khoảng 70 quỹ đầu tư lớn nhỏ thực hiện giải ngân trên TTCK Việt Nam. Rất nhiều quỹ đầu tư được thành lập và huy động vốn để đầu tư vào thị trường tài chính Việt Nam, đặc biệt là các lĩnh vực “nóng” như OTC và thị trường cổ phiếu niêm yết. Khủng hoảng tài chính Mỹ sẽ khiến các luồng đầu tư trên thế giới bị ảnh hưởng, trong đó có Việt Nam. Các quỹ đầu tư nước ngoài sẽ khó huy động vốn hơn hoặc họ sẽ có xu hướng thận trọng hơn trong quyết định đầu tư khi những thị trường lớn của họ đang có vấn đề. Luồng tiền đầu tư nóng vào Việt Nam cũng có thể bị ảnh hưởng và có khả năng sẽ chảy ngược ra nếu tình hình tài chính thế giới tiếp tục xấu đi. Tuy nhiên, theo nhận định chung của nhiều chuyên gia, mặc dù TTCK Việt Nam có liên thông với thị trường thế giới nhưng những tác động của thị trường tài chính của Mỹ cũng như của thế giới đến Việt Nam là không quá mạnh và trực tiếp. Mặc dù phải có thời gian nhất định, tâm lý thị trường mới có thể bình ổn lại được nhưng thời điểm khủng hoảng nhất của TTCK Việt Nam đã qua. Có thể nói, những thay đổi của chỉ số VN-Index thường không liên quan trực tiếp đến những thay đổi của các TTCK quốc tế. Ví dụ rõ nhất là thời điểm tháng 5, 6 vừa qua, khi chứng khoán thế giới phục hồi mạnh thì VN-Index vẫn cứ rơi thảm hại. đây, yếu tố quan trọng và quyết định nhất vẫn là nội tại của nền kinh tế Việt Nam. Thời điểm cần thận trọng trong chiến lược đầu tư Ảnh: Hồng Vĩnh Nhận định về thị trường của số đông các chuyên gia là: Lạc quan song cần cẩn trọng. Lạc quan chỗ tình hình kinh tế vĩ mô vẫn đang diễn biến theo chiều hướng tích cực, những tác động của lạm phát đang lắng dịu. Giá dầu đã được điều chỉnh giảm. Hệ thống ngân hàng cũng đã ổn định trong hoạt động tín dụng và thanh khoản . Đây chính là nền tảng để TTCK tăng trưởng trong trung và dài hạn. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 sắp được công bố và dự báo là tích cực hơn so với tháng trước. Những thông tin khả quan về kết quả kinh doanh của nhiều DN niêm yết quý III cũng sẽ là một cú hích cho thị trường hồi phục. Theo một số chuyên gia chứng khoán, có nhiều lý do để tin rằng chúng ta không rơi vào khủng hoảng như các NĐT đang lo ngại. TTCK Việt Nam tuy có sự tham gia của các tổ chức đầu tư nước ngoài nhưng quy mô đầu tư còn khiêm tốn so với các thị trường khác. Các tên tuổi lớn như Lehman Brothers, Merrill Lynch hầu như chưa đầu tư vào TTCK Việt Nam hoặc chỉ quy mô nhỏ mang tính thăm dò. Bên cạnh sự lạc quan, những yếu tố cần cẩn trọng là tình hình kinh tế - xã hội nước ta vẫn đang phải đối mặt với không ít thách thức lớn như: môi trường kinh doanh gặp khó khăn; thị trường vốn chưa vững chắc; nhập siêu còn cao; sản xuất đang chậm lại; việc thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ tiếp tục tác động đến khả năng tăng trưởng của nền kinh tế. Bên cạnh đó tình hình lũ lụt, dịch bệnh đang có những diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn đối với nền kinh tế. Các chuyên gia khuyến cáo NĐT cần hết sức bình tĩnh trong bối cảnh hiện nay. Có thể nói đây chính là thời điểm cần cân nhắc trong chiến lược đầu tư đối với những NĐT dài hạn cũng như những nhà đầu cơ.Theo dòng sự kiện cuộc khủng hoảng tài chính 200821:07' 03/10/2008 (GMT+7) Hệ thống tài chính ngân hàng của Mỹ cuối năm 2007 và năm 2008 đột nhiên lâm vào một trong những cuộc khủng hoảng chưa từng có. Hàng trăm tỷ USD đã tiêu tan. Sự lây lan vẫn chưa chấm dứt, hậu quả vẫn chưa lường hết. VietNamNet xin tóm tắt lại diễn tiến cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong gần 80 năm qua để bạn đọc theo dõi.Cập nhật sự kiện:Ngày 8/10: Trong một nỗ lực phối hợp chưa từng có tiền lệ, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và 4 ngân hàng trung ương các nước khác đã đồng loạt cắt giảm lãi suất nhằm giảm ảnh hưởng nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái năm 1930.>>> Toàn cảnh khủng hoảng tài chính Mỹ 2008 Cuộc khủng hoảng đã lan ra khỏi nước Mỹ (ảnh minh họa: AP, NYT, Yahoo Finance)* Tháng 6/2007: Hai quỹ phòng hộ (hedge fund - một loại quỹ có tính đại chúng thấp và không bị quản chế quá chặt) của Bear Stearns - ngân hàng đầu tư lớn thứ 5 của Mỹ - quỵ ngã sau khi đánh cược vào các chứng khoán được đảm bảo bằng các khoản cho vay bất động sản dưới chuẩn Mỹ.* Tháng 7 - Tháng 9/2007: Ngân hàng IKB của Đức trở thành ngân hàng đầu tiên tại châu Âu chịu ảnh hưởng bởi những khoản đầu tư xấu trên thị trường cho vay dưới chuẩn Mỹ. Trong khi đó, Ngân hàng SachsenLB của Đức phải nhận sự cứu trợ từ chính phủ.* Ngày 14/9/2007: Lần đầu tiên trong hơn 1 thế kỷ, khách hàng ùn ùn kéo đến bủa vây để đòi rút tiền một ngân hàng lớn tại Anh - Ngân hàng cho vay thế chấp Northern Rock - ngân hàng lớn thứ 5 tại Anh. * Ngày 15/10/2007: Citigroup - Tập đoàn ngân hàng hàng đầu nước Mỹ - công bố lợi nhuận Quý 3 bất ngờ giảm 57% do các khoản thua lỗ và trích lập dự phòng lên tới 6,5 tỷ USD. Giám đốc điều hành Citigroup Charles Prince từ chức vào ngày 4/11.* Ngày 17/12/2007: Cuộc khủng hoảng tín dụng đã lan sang châu Úc với nạn nhân là Tập đoàn Centro Properties, một chủ sở hữu của các phố buôn bán lớn Mỹ tại Úc sau khi tập đoàn này đưa ra cảnh báo lợi nhuận giảm. Cổ phiếu Centro Properties đã tụt giá 70% tại các giao dịch Sydney. Những người phản đối kế hoạch giải cứu tại Phố Wall. (Ảnh: Foxbusiness)* Ngày 11/1/2008: Bank of America - ngân hàng lớn nhất nước Mỹ về tiền gửi và vốn hoá thị trường - đã bỏ ra 4 tỉ USD để mua lại Countrywide Financial sau khi ngân hàng cho vay thế chấp địa ốc này thông báo phá sản do các khoản cho vay khó đòi quá lớn. * 30/1/2008: Ngân hàng lớn nhất Thuỵ Sĩ UBS công bố trích lập dự phòng 4 tỷ USD, nâng tổng số tiền trích lập dự phòng lên 18,4 tỷ USD do những thất thoát quan đến cuộc khủng hoảng cho vay cầm cố.* 17/2/2008: Anh quốc hữu hóa Ngân hàng Northern Rock. * 28/2/2008: Ngân hàng DZ Bank của Đức được đưa vào danh sách các nạn nhân của cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn với tổng giá trị tài sản mất giá là 1,36 tỷ euro.* 16-17/3/2008: Bear Stearns được bán cho Ngân hàng Đầu tư Mỹ JP Morgan Chase với giá 2 đôla một cổ phiếu.* 29/4/2008: Deutsche Bank lần đầu tiên trong năm năm công bố một khoản thua lỗ trước thuế sau khi buộc phải trích lập dự phòng 4,2 tỷ USD cho các khoản nợ xấu và các chứng khoán được đảm bảo bởi các khoản thế thấp bất động sản.* 11/7/2008: Chính quyền liên bang Mỹ đoạt quyền kiểm soát Ngân hàng IndyMac Bancorp. Đây là một trong những vụ đóng cửa ngân hàng lớn nhất từ trước tới nay sau khi những người gửi tiền đã rút ra hơn 1,3 tỷ USD trong vòng 11 ngày.* 31/7/2008: Deutsche Bank công bố khoản trích lập dự phòng tiếp theo là 3,6 tỷ USD, nâng tổng số tiền ngân hàng này mất lên 11 tỷ USD. Deutsche Bank trở thành một trong 10 nạn nhân lớn nhất của cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu.* 7/9/2008: Cục Dự trữ Liên bang (Fed) và Bộ Tài chính Mỹ đoạt quyền kiểm soát hai tập đoàn chuyên cho vay thế chấp Mac nhằm hỗ trợ thị trường nhà đất Mỹ.* 11/9/2008: Lehman Brothers tuyên bố đang nỗ lực tìm kiếm đối tác để bán lại chính mình. Cổ phiếu của ngân hàng đầu tư này tụt giảm 45%. Các nhân viên của Lehman Brothers. (Ảnh: foxbusiness)* 14/9/208: Bank of America cho biết sẽ mua Merrill Lynch với giá 29 USD/cp sau khi từ chối đề nghị mua lại của Lehman Brothers* 15/9/2008: Đây là ngày tồi tệ nhất tại Phố Wall kể từ khi thị trường này mở cửa trở lại sau vụ khủng bố 2 toà tháp đôi tại Mỹ vào Tháng 9 năm 2001. Lehman Brothers sụp đổ đánh dấu vụ phá sản lớn nhất tại Mỹ; Merrill Lynch bị Bank of America Corp thâu tóm; American International Group - tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế giới mất khả năng thanh toán do những khoản thua lỗ liên quan tới nợ cầm cố. Tập đoàn AIG. (Ảnh: Foxbusiness)* 16/9/2008: Ngân hàng trung ương các nước trên thế giới đã đổ hàng tỉ USD vào các thị trường tiền tệ với nỗ lực hạ nhiệt tình trạng căng thẳng và ngăn chặn sự đóng băng của hệ thống tài chính toàn cầu. Cổ phiếu AIG giảm gần một nửa. Fed công bố kế hoạch bơm 85 tỷ USD vào AIG và nắm giữ 80% cổ phần. Ngân hàng Barclays của Anh mua lại một phần tài sản tại Bắc Mỹ của Lehman với trị giá 1,75 tỷ USD. * 17/9/2008: Cổ phiếu của Goldman Sachs và Morgan Stanley giảm mạnh; Tập đoàn Lloyds TSB của Anh mua lại đối thủ HBOS; Uỷ ban Chứng khoán Mỹ kiềm chế tình trạng bán khống. * 19/9/2008: Các thị trường chứng khoán thế giới tăng vọt sau khi Mỹ công bố kế hoạch mua lại tài sản của các tập đoàn tài chính đang gặp khó khăn, giúp làm thanh sạch hệ thống tài chính. * 20-21/9/2008: Công bố các chi tiết bản kế hoạch giải cứu 700 tỷ USD. Hai ngân hàng Goldman Sachs và Morgan Stanley được chuyển đổi thành tập đoàn ngân hàng đa năng, đánh dấu sự kết thúc mô hình ngân hàng đầu tư tại Phố Wall. * 22/9/2008: Tập đoàn Nomura Holdings của Nhật trả 525 triệu USD để thâu tóm hoạt động của Lehman tại châu Á. Sau đó, Nomura cũng mua lại Lehman tại châu Âu và Trung Đông. Mitsubishi UFJ Financial đồng ý mua 20% cổ phần Morgan Stanley. * 23/9/2008: Warren Buffett trả 5 tỷ USD mua 9% cổ phần Goldman Sachs; Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) điều tra Fannie, Freddie, AIG và Lehman vì nghi ngờ có sự gian lận trong cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ. * 25/9/2008: Washington Mutual Inc. (WaMu), một trong những ngân hàng lớn nhất Mỹ đã sụp đổ cũng do đã đánh cược rất lớn vào thị trường cho vay thế chấp. Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ (FDIC) đã đoạt quyền kiểm soát WaMu và sau đó bán các tài sảnkiệm lớn nhất Mỹ cho JPMorgan Chase & Co. với giá 1,9 tỷ USD. Với 307 tỷ USD tổng tài sản, WaMu đã trở thành ngân hàng bị phá sản lớn nhất trong lịch sử Mỹ.Trong khi đó tại Washington D.C., các thành viên chủ chốt trong quốc hội đã đồng ý về những điều khoản chính trong kế hoạch giải cứu 700 tỷ USD.WaMu - một trong những ngân hàng lớn nhất Mỹ đã sụp đổ cũng do đã đánh cược rất lớn vào thị trường cho vay thế chấp. (Ảnh: Foxbusiness)* 29/9/2008: Hạ viện bất ngờ không thông qua kế hoạch giải cứu thị trường tài chính Mỹ. Phản ứng ngay lập tức với quyết định trên, chỉ số công nghiệp Dow Jones tụt giảm gần 780 điểm - mức giảm trong một ngày mạnh nhất từ trước tới nay. * 1/10/2008: Thượng viện Mỹ thông qua bản kế hoạch giải cứu 700 tỷ USD (tỷ lệ 74-25) với một số điểm đã được thay đổi, bao gồm: gia hạn đạo luật cắt giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp và cá nhân (tính sẽ làm ngân sách thất thu 149 tỷ USD); tăng hạn mức bảo hiểm tiền gửi tại Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang từ 100.000 USD lên 250.000 USD. * 3/10/2008: Sau 3 giờ thảo luận và thuyết phục nhau, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu lần thứ hai và thông qua dự luật giải cứu với tỷ lệ phiếu 262-171. Không đầy 2 giờ sau đó, Tổng thống Mỹ đặt bút ký để chính thức chuyển kế hoạch thành đạo luật. * Ngày 4/10/2008: Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã triệu tập cuộc họp thượng đỉnh khẩn cấp với lãnh đạo 4 nước lớn nhất trong Liên minh Châu Âu là Anh, Pháp, Đức và Ý. Phiên họp kết thúc với tuyên bố hợp tác xử lý khủng hoảng, nhưng không thống nhất được một gói giải pháp tổng thể theo mô hình của Mỹ. * Ngày 5/10/2008: Mặc dù Thủ tướng Đức Angela Merkel đã chỉ trích quyết định của Ireland tuần trước về bảo hiểm toàn bộ các tài khoản ngân hàng tại Ireland, ngày Chủ nhật 5/10 Bộ trưởng Tài chính Đức đã thông báo tất cả các tài khoản tiền gửi ngân hàng tại Đức sẽ được bảo hiểm không có giới hạn. * Ngày 6/10/2008: Trong đêm Chủ nhật 5/10, ngân hàng BNP Paribas SA của Pháp gửi email thông báo đã thỏa thuận chi 14,5 tỷ Euro (tương đương 19,8 tỷ USD) để mua lại ngân hàng Fortis, trong đó có 9 tỷ Euro bằng cổ phiếu và 5,5 tỷ Euro bằng tiền mặt. BNP sẽ sở hữu 75% Fortis tại Bỉ, 67% Fortis tại Luxembourg, và toàn bộ mảng bảo hiểm của Fortis tại Bỉ. * Ngày 8/10/2008: Trong một nỗ lực phối hợp chưa từng có tiền lệ, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và 4 ngân hàng trung ương các nước khác đã đồng loạt cắt giảm lãi suất nhằm giảm ảnh hưởng nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái năm 1930. (Tiếp tục cập nhật .) • Hà Linh (Tổng hợp từ Thomson Financial, Cbs3, FoxbusinessCuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đi về đâu?Lao Động Điện tử Cập nhật: 8:12 AM, 17/09/2008(LĐĐT) - LTS: TS Vũ Quang Việt (Cục Thống kê LHQ - New York) gửi đến Lao Động những phân tích về nguyên nhân và các diễn tiếnhoảng tài chính hiện nay tại Mỹ đồng thời chỉ rõ những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này đến kinh tế toàn cầu và những lưu ý đối với Việt Nam.Sau khi cứu Bear Stearns, Fed đã phải dồn dập cứu Fannie Mae và Fredie Mac tuần trước, và hiện nay là Lehman, Merrill Lynch, hai công ty tài chính lớn số 4 và số 3 của Mỹ, và công ty AIG, một công ty bảo hiểm lớn nhất Mỹ. Số tiền bỏ ra để cứu nguy vượt hẳn số tiền bỏ ra cứu Bear Stearns. Tình hình nghiêm trọng đã đưa chỉ số chứng khoán vào hôm thứ hai 15.9 xuống hơn 500 điểm, giảm 4,4%.Cho đến giờ, không ai có thể tiên đoán được cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ sẽ đi đến đâu, vì những tiên đoán trước đây cho rằng tình hình đã ổn định đều sai cả.FED ra tay"Tháo chạy" khỏi Lehman Brothers, từng là biểu tượng quyền lực tài chính. Việc cứu Fannie Mae và Fredie Mac là cuộc cứu nạn thuộc loại lớn nhất của nhà nước Mỹ sau thế chiến thứ hai. Hai công ty tư nhân Fannie Mae và Fredie Mac, chủ yếu cho vay và bảo hiểm vay nhà đất, mà hiện nay số nợ của họ đã lên tớila, lớn hơn một phần ba GDP của Mỹ, và bằng nửa tổng số nợ địa ốc của cả nước. Hai công ty này nguyên là công ty nhà nước được lập ra để bảo hiểm các khoản nợ vay nhà của gia đình nghèo và trung lưu, nhưng sau này được các nhà chính trị nhằm mục đích kiếm phiếu đã cho phép mở rộng, rồi tư nhân hóa, nhưng vẫn được coi là có nhà nước đứng sau lưng trợ giúp. Vì được hiểu ngầm là nhà nước bảo trợ nên hai công ty bành trướng mạnh vào thị trường các loại nợ “rác”, không cần bảo chứng đủ tin cậy, mục đích là làm lợi nhuận nhanh. Các nhà chính trị ủng hộ chúng được tiếng là giúp dân nghèo và trung lưu có nhà cửa, và cũng nhận được tiền ủng hộ ứng cử từ hai công ty trên. Tín dụng thừa thãi, giá nhà lên cao, và bất chấp cảnh báo, Fed vẫn rất nhiều năm giữ lãi suất thấp để bảo vệ thị truờng chứng khoán, và do đó đẩy giá nhà cửa lên mức phi lý. Khi giá nhà đất xuống, đến nay có đến trên 9% số nợ vay trên mất khả năng chi trả, hai công ty trên cũng bị đẩy tới mất khả năng chi trả. Và vì số nợ quá lớn nhà nước phải trực tiếp can thiệp. Để cứu Fannie Mae và Fredie Mac, và có thể cần phải dùng ngân sách (tức là tiền thuế của dân) mức độ lớn, nhà nước phải truất quyền quản trị và quản lý của ban quản trị hiện nay và tuyên bố sẵn sàng bỏ ra 200 tỷ đô la trong việc cứu nạn. Con số này có thể không đủ vì chỉ bằng 4% phần nợ của hai công ty trên (trong khi đó như đã nói, đã có 9% số nợ trên mất khả năng chi trả và tỷ lệ này vẫn còn tăng và nếu bán tháo để lấy lại tiền thì chưa chắc đã lấy lại được một nửa). Đây là hình thức quốc hữu hóa dù thực chất chưa rõ ràng. Vì nếu rõ ràng là quốc hữu hóa, thì khi công ty mất khả năng chi trả, giá trị công ty đã âm (vì nợ lớn hơn tài sản có), giá trị cổ phiếu là con số 0 tròn chĩnh, nhà nước có thể lấy quyền sở hữu, đuổi ban giám đốc cũ, thay bằng ban giám đốc mới, và có thể trong tương lai sẽ tư hữu hóa trở lại bằng cách bán cổ phần ra thị trường. Làm như thế, các cổ phiếu ưu tiên mà Trung Quốc và Ngân hàng và công ty tài chính của các nước khác mua sẽ bị mất sạch và sẽ gây ảnh hưởng lâu dài. Dường như chính phủ Mỹ vẫn muốn bảo đảm các cổ phiếu ưu tiên này vì kinh tế Mỹ đang phải dựa vào luồng vốn từ nước ngoài đổ vào, từ năm 2004 đã vượt 500 tỷ và hiện nay vào khoảng 800 tỷ; như vậy chỉ có các cổ phiếu thường là mất sạch giá trị. Sắp tới, hình thức quốc hữu hóa như thế nào sẽ tùy thuộc Chính phủ sau Bush quyết định. Các nạn nhân mớiMột tuần sau khi cứu Fannie Mae và Fredie Mac, ngày thứ hai 15.9.2008, Fed lại đành phải để cho Lehman phá sản. Fed cũng buộc phải đồng ý cho phép công ty chứng khoán và đầu tư tài chính Merrill Lynch, có khoản nợ 900 tỷ, sau khi tuyên bố lỗ 40 tỷ đô la, tự cứu bằng cách để cho nhà băng Bank of America mua với giá rẻ một nửa. Còn AIG, một công ty bảo hiểm lớn nhất Mỹ, cũng đang tìm nguồn tài chính tự cứu mình vì những hành động phiêu lưu buôn bán tài chính. Chiều thứ hai cùng ngày, chính phủ Bang New York nơi công ty AIG đặt đại bản doanh đã cho phép nó mượn 20 tỷ từ các công ty con (bảo hiểm tiểu bang) để giúp vốn cho hoạt động đầu tư vào chứng khoán rác, còn Fed thì đề nghị hai công ty tài chính lớn là Thông tin liên quan>> Hậu vụ Lehman Brothers "sập": Nguy cơ khủng hoảng hệ thống ngân hàng toàn cầu>> Chứng khoán Châu Á lao dốc>> Ngày 15-16.9: Giá dầu xuống gần 91 USD/thùng>> Thị trường toàn cầu bị chấn động >> Phố Wall đứng sát mép vực >> Khủng hoảng tài chính toàn cầu đang tồi tệ hơn JPMorgan và Golden Sách bỏ ra 70 tỷ cho AIG vay ngắn hạn. Chưa biết họ có đồng ý không. Không ai có thể tiên đoán được là tình hình sẽ đi đến đâu vì những tiên đoán trước đây cho rằng tình hình đã ổn định đều sai cả. Lehman vào đầu tháng 7 có số nợ là 600 tỷ và tất nhiên là số chứng khoán tương đương là 600 tỷ, đã phải chịu bán lỗ, thu về 30 tỷ (với giá 20 xu đối với mỗi đồng đô la ghi trên chứng khoán), tưởng như có đủ tiền để giải quyết vấn đề nhưng thực sự không đủ và đến hôm nay thì phá sản. Nguyên nhân bắt nguồn từ đâu?Bất ổn tài chính bắt nguồn từ những “phát minh” về tài chính trong thời gian qua, qua đó thế đứng của ngân hàng đã dần dần bị các công ty kinh doanh tài chính đánh đổ dần, trong lúc Fed chỉ được giao nhiệm vụ kiểm sát hệ thống ngân hàng. Fed đã cứu công ty tài chính Bear Stearns. Dù không thuộc nhiệm vụ của họ, Fed đã vào cuộc với hy vọng là chận đứng được tình hình hoảng loạn tài chính, nhưng thật ra họ đã lầm. Tình hình khủng hoảng tiếp tục mở rộng và Fed không thể đứng ra cứu tiếp, vì đây không phải là nhiệm vụ của Fed, và về mặt chính trị cũng như khả năng vốn, Fed không thể tiếp tục cứu. Các công ty tư nhân này đã đòi quyền tự do kinh doanh tài chính làm giầu, không chịu bất cứ sự kiểm soát nào của Fed, thì Fed không thể lấy thuế của dân để cứu chúng. Bơm tiền cứu sẽ đẩy mạnh thêm lạm phát, hiện nay nếu tính theo 12 tháng chấm dứt vào tháng 7 vừa qua thì lạm phát đã là 5,6%, nhưng nếu tính dựa vào 3 tháng qua thì lạm phát đã mức rất cao là 10,6% một năm và đang tăng, và không kể thực phẩm và năng lượng thì mức lạm phát tương đương là 2,5% và 3,5%. Các chuyên gia đều đánh giá rằng lạm phát sẽ tăng trong năm tới. Và như thế khả năng tăng lãi suất cho vay trên thế giới để kiềm chế lạm phát cũng là điều khó tránh. Đây là điều Fed sẽ phải nhức đầu: Tăng tín dụng để cứu nguy các đại gia hay kiềm chế lạm phát? Phát minh tài chính vừa qua là gì?Đó là việc tập trung tiền cho vay mua nhà, lấy tiền hoa hồng, rồi chia nhỏ hợp đồng vay nợ này thành các chứng khoán (một loại giấy nợ), rồi bán cho người có tiền (các công ty đầu tư tài chính chấp nhận rủi ro cao, quĩ bảo hiểm, qũi hưu trí và dân chúng), qua đó họ lại ăn thêm hoa hồng. Tiền bán chứng khoán họ đem trả nợ ngắn hạn dùng lúc đầu để cho vay mua nhà. khi bán chứng khoán thuộc về người mua chứng khoán, chứ không phải công ty tài chính. Cái mới là chỗ đó: ăn nhiều tiền nhưng mọi rủi ro thì đẩy cho người khác. Thường thì lãi suất mua nhà là 7%, nhưng vì tình hình vừa qua, chỉ vì muốn tăng lợi nhuận và hoa hồng, các công ty tài chính chẳng cần điều kiện bảo chứng, có thể cho vay tới 100% giá mua nhà với lãi suất 9%. Nếu so với lãi tiền để dành khoảng 2% thì lãi suất trên quả là lớn, lại thêm các khoản dịch vụ phí cho vay đáng kể khác. Và khi người mượn mất khả năng chi trả, thì tất nhiên trong toàn hệ thống số tiền lãi thu được không đủ để chi cho tiền mất vốn này. Với cách làm trên, các công ty tài chính hy vọng thay thế ngân hàng, bỏ qua sự kiểm soát của Fed, tha hồ mở rộng hoạt động làm giầu, bất chấp các định chế tài chính cần thiết mà Fed áp dụng cho ngân hàng. Trước cuộc đại khủng hoảng năm 1933, các ngân hàng Mỹ cũng không chịu sự kiểm soát nào. Nhưng sau này, Fed, một loại ngân hàng trung ương (NHTU), ra đời đã thiết lập các định chế về cho vay, dự trữ bắt buộc, bảo hiểm tiền ký gửi, và qua đó kiểm tra chặt chẽ hoạt động của ngân hàng nhằm bảo đảm khả năng chi trả của chúng và tất nhiên nếu cần NHTU sẽ đứng ra giải quyết. Vai trò của Ngân hàng Trung ương rất quan trọng bởi vì nếu một ngân hàng thương mại phá sản, tâm lý bày đàn có thể đẩy mọi người có tiền ký gửi rút tiền, đưa đến sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống, nếu không được Ngân hàng Trung ương can thiệp.Về nguyên tắc, cách làm của công ty tài chính cũng không khác gì ngân hàng, tức là làm trung gian giữa người có vốn và người muốn mua nhà, nhưng quá trình thì ngược, nói chung họ phải là vay nóng, ngắn hạn cho vay mua nhà rồi chia nhỏ thành chứng khoán, bán ra thu hồi vốn để trả lại nợ ngắn hạn. Đáng lẽ người mua chứng khoán phải chịu mọi thiệt thòi, nhưng trớ trêu thay, các công ty tài chính đã không thể bán đi hết các khoản nợ để đổ toàn bộ rủi ro cho người khác.Tình hình đang đi về đâu?Khó lòng biết tình hình đi về đâu. Nhưng rõ ràng là có một số vấn đề sẽ tiếp tục xảy ra trong nền kinh tế Mỹ:• Giá nhà sẽ tiếp tục xuống. Cho đến nay giá nhà một số nơi như thành phố New York gần như chưa bị ảnh hưởng. Nhưng với số người trong khu vự tài chính mất việc làm, khả năng xuống giá New York là rất cao.• Lạm phát trong tương lai sẽ tăng cao dù giá xăng dầu xuống vì mức tín dụng được Fed đẩy mạnh để cứu nguy các công ty tài chính và để nền kinh tế không đi vào suy thoái. Điều có thể xảy ra là nền kinh tế suy thoái hoặc phát triển chậm nhưng lạm phát vẫn cao.• Suy thoái ngày càng mang tính toàn cầu. Thị trường chung Châu Âu (quí hai là 0,1%) và Nhật (quí hai là -0,7%) đã đi vào suy Biểu đồ mô tả doanh thu và lợi tức của Lehman Brothers trong 6 tháng qua. Theo AP. [...]... đã và sẽ còn tiếp tục đưa ra những biện pháp đối phó khủng hoảng chưa từng có. Vậy đối với những người dân bình thường trên thế giới, cuộc khủng hoảng này được họ nhìn nhận như thế nào? Dưới đây là quan điểm của người dân tại một số quốc gia đối với khủng hoảng. Anh: “Các tập đoàn tài chính là kẻ cướp!” Khủng hoảng tài chính khiến người dân xứ sở sương mù lo sốt vó. Họ lo cho các quỹ lương hưu và... xảy ra Mỹ”, bà Sun Huili, một nhà quản lý một trường đại học nhận xét. Nhà tư vấn Kell Yu, 36 tuổi, lại có cái nhìn bi quan hơn: Khủng hoảng Mỹ đúng là một lời cảnh báo đối với Trung Quốc. Người Trung Quốc có tham vọng làm giàu q lớn”, cơ nói. Đức: Khủng hoảng vẫn cịn xa!” Ở Đức, các chính trị gia và các phương tiện truyền thông dành khá nhiều thời gian và giấy mực cho vấn đề khủng hoảng. .. cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1987 (Nam Hàn giảm 7%, Indonesia giảm 14%, Thái Lan giảm 10,5%) dù nền kinh tế các nước này lành mạnh, ngân sách nhà nước khơng có thiếu hụt tài chính. Rồi sau đó là khủng hoảng Nga và Argentina. Những nước chống lại liều thuốc IMF, quyết định không phá giá đồng bạc, tạm nghiêm cấm rút tiền khỏi nước như Mã Lai lại là những nước khơng bị rơi vào tình trạng khủng. .. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và 4 ngân hàng trung ương các nước khác đã đồng loạt cắt giảm lãi suất nhằm giảm ảnh hưởng nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thối năm 1930. >>> Tồn cảnh khủng hoảng tài chính Mỹ 2008 Khủng hoảng tín dụng làm Phố Wall chao đảo, hàng triệu người có nguy cơ mất nhà, tỷ lệ thất nghiệp tăng trên 6%, trong khi giá xăng... (Tổng hợp từ Thomson Financial, Cbs3, Foxbusiness Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đi về đâu? Lao Động Điện tử Cập nhật: 8:12 AM, 17/09/2008 (LĐĐT) - LTS: TS Vũ Quang Việt (Cục Thống kê LHQ - New York) gửi đến Lao Động những phân tích về nguyên nhân và các diễn tiến hoảng tài chính hiện nay tại Mỹ đồng thời chỉ rõ những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này đến kinh tế toàn cầu và những lưu ý đối với... BNP-Paribas cũng cho rằng nguy cơ sụp đổ tài chính chỉ mức nhỏ vì khó có thể tưởng tượng Chính quyền Mỹ lại để cho một loạt ngân hàng lớn phá sản. Ông lưu ý rằng "đã từng xảy ra những cuộc khủng hoảng ngân hàng nghiêm trọng Nhật Bản, Thụy Điển và Na Uy, và quốc hữu hóa là giải pháp cứu vãn hiệu quả nhất." Theo TTXVN Nguy cơ tái diễn khủng hoảng tài chính châu Á? Thứ tư, 25 Tháng bảy 2007,... mặc dù USD liên tiếp mất giá nhưng không ảnh hưởng nhiều đến đồng tiền của các nước Đông Á. Thứ hai, ảnh hưởng của luồng vốn ngắn hạn không lớn. Hầu hết các chuyên gia kinh tế khu vực thừa nhận rằng cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 là do luồng vốn ngắn hạn chảy vào quá nhiều, gây biến động tài chính khu vực và khiến tình hình khủng hoảng trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, tư bản ngắn... những nhà đầu cơ. Theo dòng sự kiện cuộc khủng hoảng tài chính 2008 21:07' 03/10/2008 (GMT+7) Hệ thống tài chính ngân hàng của Mỹ cuối năm 2007 và năm 2008 đột nhiên lâm vào một trong những cuộc khủng hoảng chưa từng có. Hàng trăm tỷ USD đã tiêu tan. Sự lây lan vẫn chưa chấm dứt, hậu quả vẫn chưa lường hết. VietNamNet xin tóm tắt lại diễn tiến cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong gần 80 năm qua... quả kinh tế sẽ rất khốc liệt. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ đang nhanh chóng lan sang châu Á và châu Âu. Nhật Bản cũng "đóng góp" hai ngân hàng trong danh sách những chủ nợ chính của Lehman Brothers. Các nhân viên Lehman Brothers tại trụ sở chính New York khuân đồ nghề rời nơi làm việc ngày 15/9. Ảnh : Reuters. Tại châu Âu, Bộ trưởng Kinh tế Đức Michael Glos cảnh báo... Quốc, Thái Bình Dương, Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, các nước Đơng Á, phát triển kinh tế, Ủy ban Kinh tế, trong thời gian, thời gian tới, ra nước ngoài, liên hợp quốc, tái diễn, khu vực, ảnh hưởng, của các, giá Ủy ban Kinh tế - Xã hội châu Á-Thái Bình Dương của Liên hợp quốc vừa công bố Báo cáo kinh tế và xã hội 2007, trong đó lưu ý khả năng tái diễn khủng hoảng tài chính châu Á trong thời gian . của cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái năm 1930.>>> Toàn cảnh khủng hoảng tài chính Mỹ 2008 Cuộc khủng hoảng đã lan. sản đến khủng hoảng tài chínhLehman Brothers chỉ là một trong hàng loạt các công ty hàng đầu nước Mỹ sụp đổ khi khủng hoảng bong bóng bất động sản Mỹ bùng

Ngày đăng: 25/09/2012, 16:53

Hình ảnh liên quan

Nhận định về thị trường của số đông các chuyên gia là: Lạc quan song cần cẩn trọng. Lạc quan ở chỗ tình hình kinh tế vĩ mô vẫn đang diễn biến theo chiều hướng tích cực, những tác động của lạm phát đang lắng dịu - Khủng hoảng ở Mỹ.doc

h.

ận định về thị trường của số đông các chuyên gia là: Lạc quan song cần cẩn trọng. Lạc quan ở chỗ tình hình kinh tế vĩ mô vẫn đang diễn biến theo chiều hướng tích cực, những tác động của lạm phát đang lắng dịu Xem tại trang 2 của tài liệu.
Số tiền bỏ ra để cứu nguy vượt hẳn số tiền bỏ ra cứu Bear Stearns. Tình hình nghiêm trọng đã đưa chỉ số chứng khoán vào hôm thứ hai 15.9 xuống hơn 500 điểm, giảm 4,4%. - Khủng hoảng ở Mỹ.doc

ti.

ền bỏ ra để cứu nguy vượt hẳn số tiền bỏ ra cứu Bear Stearns. Tình hình nghiêm trọng đã đưa chỉ số chứng khoán vào hôm thứ hai 15.9 xuống hơn 500 điểm, giảm 4,4% Xem tại trang 7 của tài liệu.
Tình hình đang đi về đâu? - Khủng hoảng ở Mỹ.doc

nh.

hình đang đi về đâu? Xem tại trang 10 của tài liệu.
Nói chung lạm phát trên thế giới vẫn có khuynh hướng tăng, dù giá dầu tăng hay giảm, vì tình hình tăng tín dụng nói chung. - Khủng hoảng ở Mỹ.doc

i.

chung lạm phát trên thế giới vẫn có khuynh hướng tăng, dù giá dầu tăng hay giảm, vì tình hình tăng tín dụng nói chung Xem tại trang 11 của tài liệu.
Những thể chế pháp luật và quản lý hình thành trong những năm 1930 vẫn đang được chính phủ Mỹ sử dụng như bộ khung của hệ thống pháp lí, giám sát và hỗ trợ hệ thống tài chính. - Khủng hoảng ở Mỹ.doc

h.

ững thể chế pháp luật và quản lý hình thành trong những năm 1930 vẫn đang được chính phủ Mỹ sử dụng như bộ khung của hệ thống pháp lí, giám sát và hỗ trợ hệ thống tài chính Xem tại trang 19 của tài liệu.
Theo ông Nghĩa, tình hình tài chính của các ngân hàng thương mại VN hiện nay tương đối tốt, thậm chí tốt hơn nhiều so với các tháng trước đây - Khủng hoảng ở Mỹ.doc

heo.

ông Nghĩa, tình hình tài chính của các ngân hàng thương mại VN hiện nay tương đối tốt, thậm chí tốt hơn nhiều so với các tháng trước đây Xem tại trang 21 của tài liệu.
Tình hình kinh tế Mỹ đã từ lâu có những yếu kém cơ bản chưa được giải quyết. Đó là tiêu quá cái mình có - Khủng hoảng ở Mỹ.doc

nh.

hình kinh tế Mỹ đã từ lâu có những yếu kém cơ bản chưa được giải quyết. Đó là tiêu quá cái mình có Xem tại trang 27 của tài liệu.
Tình hình khẩn cấp hiện nay buộc FED phải hành động hỗ trợ khẩn cấp. Mặc dù trước đó FED đã công bố một số biện pháp, như mở rộng các loại hình tài sản mà các ngân hàng đầu tư có thể đem  ra thế chấp để nhận được những khoản cho vay khẩn cấp từ FED và tăn - Khủng hoảng ở Mỹ.doc

nh.

hình khẩn cấp hiện nay buộc FED phải hành động hỗ trợ khẩn cấp. Mặc dù trước đó FED đã công bố một số biện pháp, như mở rộng các loại hình tài sản mà các ngân hàng đầu tư có thể đem ra thế chấp để nhận được những khoản cho vay khẩn cấp từ FED và tăn Xem tại trang 30 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan