Vai trò của doanh nghiệp trong việc thực hiện ASXH ở nước ta

12 634 0
Vai trò của doanh nghiệp trong việc thực hiện ASXH ở nước ta

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong nền kinh tế thị trường theo định hướng: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, hơn nữa trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, lạm phát do các yếu tố trong nước cộng hưởng với lạm phát toàn cầu, an sinh xã hội là mục tiêu rất quan trọng.

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Vai trò của doanh nghiệp trong việc thực hiện ASXH nước ta Trong nền kinh tế thị trường theo định hướng: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, hơn nữa trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, lạm phát do các yếu tố trong nước cộng hưởng với lạm phát toàn cầu, an sinh xã hội là mục tiêu rất quan trọng. Chính vì thế, ngay cả khi chuyển hướng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội vẫn được coi là một trong bốn mục tiêu quan trọng hiện nay của đất nước (kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, tăng trưởng bền vững). Trên tinh thần đó quan điểm của Đảng và Nhà nước về vai trò, tầm quan trọng của an sinh xã hội là: đầu tư cho an sinh xã hội chính là đầu tư cho con người, đầu tư cho phát triển, an sinh xã hội đã trở thành động lực góp phần cho kinh tế phát triển và tăng trưởng bền vững. 1. Thực trạng của việc đảm bảo ASXH tai các doanh nghiệp hiện nay Thực hiện an sinh xã hội là một nội dung cơ bản và tất yếu trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một vấn đề khá cũ đối với các nước phát triển nhưng còn khá mới mẻ và nó đang được quan tâm Việt Nam hiện nay. Theo quan niệm của Hội đồng Thương mại thế giới, thì “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp(Corporate Social Responsibility ) là sự cam kết trong việc ứng xử hợp đạo lý và đóng góp vào sự phát triển kinh tế, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống của lực lượng lao động và gia đình họ, cũng như của cộng đồng địa phương và của toàn xã hội nói chung”. Mặc dù có thể có nhiều cách diễn giải khác nhau, tuy nhiên có thể hiểu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm 4 yếu tố cấu thành: (1) trách nhiệm với thị trường và người tiêu dùng; (2) trách nhiệm về bảo vệ môi trường; (3) trách nhiệm với người lao động; (4) trách nhiệm chung với cộng đồng. Ta có thể nhóm gộp trách nhiệm (3 và 4) để hình thành trách nhiệm thực hiện an sinh xã hội của doanh nghiệp. Với cách tiếp cận này, có thể hiểu trách nhiệm thực hiện an sinh xã hội của doanh nghiệp là trách nhiệm của doanh nghiệp trong thực hiện BHXH và hỗ trợ xã hội đối với người lao động và cộng đồng, mang tính chất tất yếu và thường xuyên. Nó xuất phát từ chính nhu cầu sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và được quy định thực hiện bởi chính sách, pháp luật của nhà nước chứ không phải chỉ là sự trợ giúp, lòng hảo tâm, làm từ thiện của doanh nghiệpdoanh nhân đối với một số nhóm người yếu thế trong xã hội như: người tàn tật, trẻ mồ côi, nạn nhân lũ lụt . mang tính phong trào. Doanh nghiệp thực hiện an sinh xã hội không đơn thuần chỉ là những hoạt động từ thiện, trợ giúp cộng đồng mà nó còn là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho sự phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc quan tâm nâng cao chất lượng lao động và đời sống cho người lao động, cho cộng đồng và cho toàn xã hội. Hiện tượng doanh nghiệp thỏa mãn hay không thoả mãn các điều kiện về: BHXH; BHYT, trả lương thưởng; đào tạo lao động; điều kiện làm việc đúng quy định…đối với người lao động, hoặc là các cam kết với cộng đồng nơi doanh nghiệp đứng chân…được các phương tiện đề cập đến khá nhiều trong thời gian gần đây chính là những khía cạnh để đánh giá doanh nghiệp có 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 thực hiện tốt an sinh xã hội của mình hay chưa. Còn theo nhóm Phát triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng Thế giới (WB): “CRS là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên trong gia đình họ; cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”…Dù cách thể hiện hình thức diễn đạt ngôn từ có khác nhau song nội hàm phản ánh của CSR về cơ bản đều có điểm chung là bên cạnh những lợi ích phát triển riêng của từng doanh nghiệp phù hợp với pháp luật hiện hành thì đều phải gắn kết với lợi ích phát triển chung của cộng đồng xã hội. Tuy nhiên trong thực tế Một số doanh nghiệp còn trốn tránh trách nhiệm về ASXH và không thực hiện đúng các qui định của nhà nước về ASXH. VD: Đại diện BHXH Việt Nam cho biết, hiện việc thực hiện BHXH vẫn còn không ít khó khăn, trong đó nổi cộm lên là việc nhiều doanh nghiệp chưa chấp hành nghiêm việc thực hiện pháp luật BHXH, gây khó khăn cho công tác quản lý số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc. Các chế tài xử phạt vi phạm pháp luật về BHXH chưa đủ mạnh nên hiện tượng trốn tránh tham gia BHXH, BHYT cho người lao động hoặc tham gia không đủ số lao động đang làm việc tại đơn vị vẫn còn xảy ra. Các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật BHXH, Luật BHYT chậm ban hành. Luật BHYT mới ban hành vừa có hiệu lực song qua thực tế còn có một số khó khăn vướng mắc, chẳng hạn như vấn đề cùng chi trả 5% đối với người nghèo, người dân tộc thiểu số… 2. Ưu điểm của việc thực hiện ASXH của các doanh nghiệp An sinh xã hội là một nội dung quan trọng và tất yếu trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, có khả năng góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế, đồng thời không mâu thuẫn với lợi ích kinh tế, lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì khi doanh nghiệp thực hiện tốt an sinh xã hội sẽ góp phần tăng năng suất lao động, hiệu quả và lợi nhuận, nâng cao tính cạnh tranh, tăng năng suất, thúc đẩy sự phát triển bền vững. Hơn nữa, nó còn có vai trò quan trọng thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện ngày càng cao các tiêu chuẩn quốc gia cũng như quốc tế về điều kiện lao động, hỗ trợ cộng đồng . Tạo việc làm: Việc tạo một chỗ làm cũng phụ thuộc vào việc liệu người lao động có được hưởng những phúc lợi xã hội (PLXH)-qua hệ thống ASXH- thích đáng với những đặc trưng của một doanh nghiệp hay không, cũng như vào khả năng đóng góp tài chính cho các lĩnh vực bảo hiểm khác nhau của họ. Liệu giới chủ có sẵn sàng tạo thêm chỗ làm hay không, cũng phụ thuộc vào tính toán chi phí và lợi ích của việc đảm bảo PLXH với hiệu quả kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp. Nâng cao sức sản xuất: ASXH góp phần nâng cao sức sản xuất của người lao động, của doanh nghiệpcủa nền kinh tế quốc dân nói chung. Chẳng hạn, một sự bảo hộ lao 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 động tốt-là điều kiện để hưởng bảo hiểm tai nạn- sẽ khiến người lao động không phải thực hiện biện pháp tự bảo vệ, và qua đó nâng cao sức sản xuất của họ. Khi mức độ tăng trưởng sức sản xuất vượt quá chi phí cho các biện pháp bảo vệ như vậy thì nó cung chính là lợi ích cua doanh nghiệp. Được bảo vệ chống sa thải- qui định gắn liền với bảo hiểm thất nghiệp- người lao động sẵn sàng tham gia đào tạo nâng cao và thu thập các tri thức mới cho hoạt động chuyên ngành của mình. Họ và doanh nghiệp sẽ rất quan tâm xây dựng một quan hệ lâu dài. Hiện tượng “chảy máu chất xám”, mất công nhân lành nghề sẽ được khắc phục. Đối với người lao động, doanh nghiệp quan tâm đến thực hiện an sinh xã hội tức là họ sẽ đảm bảo tốt hơn quyền lợi, nhân phẩm, đảm bảo việc làm và tăng thu nhập, giúp người lao động nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ…Và do đó, doanh nghiệp sẽ tạo ra được một đội ngũ người lao động gắn bó, yêu thích công việc, tự hào về công ty và làm việc hết mình vì lợi ích chung của “đại gia đình”. Số liệu khảo sát do Viện Khoa học Lao động và Xã hội tiến hành gần đây trên 24 doanh nghiệp thuộc hai ngành dệt may và da giầy đã khẳng định: nhờ thực hiện các chương trình “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” (trong đó có an sinh xã hội) mà doanh thu của các doanh nghiệp này đã tăng 25%. Không những vậy, năng suất lao động cũng tăng từ 34,2 lên 35,8 triệu đồng/lao động/năm, tỷ lệ hàng xuất khẩu tăng từ 94% lên 97%. Ngoài hiệu quả kinh tế, các doanh nghiệp còn có lợi từ việc tạo dựng hình ảnh với khách hàng, sự gắn bó và hài lòng của người lao động, thu hút lao động có chuyên môn cao…Do đó, bản thân doanh nghiệp cần coi việc thực hiện an sinh xã hội chính là đòn bẩy, động lực cho sự phát triển của mình. Tạo dựng niềm tin vào tương lai: ASXH là sự bảo hiểm đem lại cho cá nhân, đặc biệt là thanh niên, sự tự tin và an tâm, những cái mà họ cần để có thể nắm bắt những cơ hội nhằm phát triển cuộc sống cá nhân. Những biện pháp phân phối lại sản phẩm xã hội thông qua ASXH cần đảm bảo được một mức thu nhập cần thiết duy trì cuộc sống có phẩm giá cho những cá nhân lâm không thể sống được bằng sức lực tự thân, hoặc lâm vào hoàn cảnh thiếu may mắn. Nó giúp con người có sự dũng cảm dám nắm bắt những cơ hội có nhiều yếu tố rủi ro, và như vậy cũng góp phần làm tăng sức sản xuất của nền kinh tế quốc dân nói chung. Ổn định xã hội: Khi chênh lệch thu nhập thực tế lớn hơn so với mức chênh lệch được xã hội chấp nhận có thể sẽ dẫn đến những cuộc đấu tranh để phân chia lại sản phẩm xã hội, đe dọa sự ổn định, hòa bình trong xã hội, và qua đó ảnh hưởng đến toàn bộ sức sản xuất của nền kinh tế quốc dân. ASXH giúp ổn định sự chênh lệch được xã hội chấp nhận bằng cách dùng phúc lợi XH để xóa đói, giảm nghèo hạ thấp sự chênh lệch vượt quá giới hạn. (giảm bất bình đẳng). Công cụ cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngòai: Hệ thống ASXH là một trong các yếu tố tĩnh quan trọng của môi trường đầu tư quốc gia nhằm thu hút vốn tư bản và nguồn nhân lực cao cấp tòan cầu. 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Thực hiện an sinh xã hội không chỉ là nghĩa vụ mà còn là quyền lợi để đảm bảo cho chính doanh nghiệp phát triển. Thực hiện an sinh xã hội là cách thức hiện thực hoá định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước: tăng trưởng kinh tế gắn liền với công bằng xã hội; Đối với doanh nghiệp nhà nước thực hiện an sinh xã hội là một cách thức để giữ vững vai trò chủ đạo của mình đối với các thành phần kinh tế. Như chúng ta đã biết, quan điểm tổng quát về phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước Việt Nam là: tăng trưởng kinh tế gắn liền với công bằng xã hội. Đồng thời, xác định vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước trong quá trình thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Để hiện thực hoá quan điểm này trong cuộc sống thì việc thực hiện an sinh xã hội của các doanh nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng. Thực tế cho thấy, trong những năm qua, các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp lớn của Nhà nước, như: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV); Ngân Hàng Công Thương Việt Nam (Viettinbank); Tập đoàn Dầu khí quốc gia; Công ty Viễn thông quân đội (Vietel) . đã xác định, thực hiện an sinh xã hội chính là sự nghiệp của chính bản thân doanh nghiệp. Bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh, các doanh nghiệp này đã luôn đề cao vai trò, trách nhiệm thực hiện an sinh xã hội của mình đối với người lao động và cộng đồng… Dẫn chứng: - BIDV với hoạt động an sinh xã hội trong năm 2009: thực hiện Nghị quyết 30a của chính phủ, BIDV đã xây dựng những đề án và các chương trình an sinh xã hội. Tổng gói tài chính: 302 tỷ đồng. • Hỗ trợ 5/62 huyện nghèo: 158 tỷ đồng. • Hỗ trợ giáo dục, dạy nghề Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam( với các hoạt động như quyên góp sách vở,quần áo, tặng học bổng cho học sinh nghèo vượt khó .): 30 tỷ đồng • Hỗ trợ các vùng nghèo, thiên tai và hoạt động cộng đồng khác: 114 tỷ đồng, trong đó Hỗ trợ quà Tết 2009 -2010: 13,4 tỷ đồng - Cùng với các hoạt động sản xuất kinh doanh, mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, Petrovietnam còn là đơn vị đi đầu trong công tác ansinhxãhội. +Trong 10 tháng đầu năm 2009, Tập đoàn đã thực hiện công tác ansinhxãhộivới tổng số trên 360 tỷ đồng. - Ngân hàng công thương Vietbank: thực hiện an sinh xã hội: tặng hơn 1500 học bổng cho học sinh nghèo, xây dựng các ngôi nhà tình thương,… - BIDV với hoạt động an sinh xã hội trong năm 2009: thực hiện Nghị quyết 30a của chính phủ, BIDV đã xây dựng những đề án và các chương trình an sinh xã hội. Tổng gói tài chính: 302 tỷ đồng. • Hỗ trợ 5/62 huyện nghèo: 158 tỷ đồng. • Hỗ trợ giáo dục, dạy nghề Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam( với các hoạt động như quyên góp sách vở,quần áo, tặng học bổng cho học sinh nghèo vượt khó .): 30 tỷ đồng 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 • Hỗ trợ các vùng nghèo, thiên tai và hoạt động cộng đồng khác: 114 tỷ đồng, trong đó Hỗ trợ quà Tết 2009 -2010: 13,4 tỷ đồng - Cùng với các hoạt động sản xuất kinh doanh, mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, Petrovietnam còn là đơn vị đi đầu trong công tác ansinhxãhội. +Trong 10 tháng đầu năm 2009, Tập đoàn đã thực hiện công tác ansinhxãhộivới tổng số trên 360 tỷ đồng. - Ngân hàng công thương Vietbank: thực hiện an sinh xã hội: tặng hơn 1500 học bổng cho học sinh nghèo, xây dựng các ngôi nhà tình thương,… 3. Nhược điểm của việc thực hiện ASXH của các doanh nghiệp Vẫn còn tồn tại hệ thống an sinh xã hội truyền thống – phi chính thức:Cùng tồn tại với những hình thức an sinh xã hội chính thức từ phía Nhà nướcdoanh nghiệp, Việt Nam đang tồn tại hình thức an sinh xã hội phi chính thức mang tính truyền thống theo kiểu liên kết thế hệ trong gia đình, tức là bố mẹ, ông bà chăm sóc con cháu và khi bố mẹ, ông bà không còn khả năng lao động nữa thì con cháu đi làm chăm sóc phụng dưỡng bố mẹ, ông bà. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập và khủng hoảng kinh tế như hiện nay thì hình thức an sinh xã hội này đang đặt ra những vấn đề bất cập. Thực tế cho thấy, nếu người được coi là trụ cột gia đình bị mất việc làm, hoặc giảm nguồn thu nhập do một lý do nào đó như tình trạng lạm phát thì tất yếu mô hình an sinh xã hội kiểu này sẽ bị phá sản. Bên cạnh hình thức an sinh xã hội truyền thống này, một hình thức phi nhà nước nữa cũng đang tồn tại, đó là xuất phát từ truyền thống đạo lý tốt đẹp của người Việt Nam, như: tinh thần tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách… Đối với hình thức này, trong những năm qua phát huy rất hiệu quả trong việc trợ giúp xã hội đối với nhóm xã hội yếu thế, gặp thiên tai địch hoạ xảy ra bất thường. Tuy nhiên, do là hình thức phi chính thức, cho nên nhiều khi các hoạt động này vẫn mang tính tự phát, thời vụ, thậm chí còn phụ thuộc vào sự nhiệt tình của cộng đồng hay lòng hảo tâm của mỗi cá nhân, Vai trò của chủ thể chính thức doanh nghiệp còn chưa tương xứng với trách nhiệm vốn có của nó và yêu cầu đặt ra: Không thể phủ nhận được, Việt Nam chủ thể cao nhất, quan trọng nhất điều phối hệ thống an sinh xã hội luôn phải là Nhà nước. Nhà nước với vai trò và trách nhiệm của mình có khả năng tạo ra cơ chế đảm bảo những điều kiện tối thiểu về an sinh xã hội cho những thành viên trong xã hội bằng các biện pháp cụ thể hoặc các công cụ chính sách về nguồn lực, bộ máy thực hiện. Nhà nước cũng có thể trực tiếp phân phối lại thu nhập hoặc gián tiếp thông qua việc hình thành những định chế phù hợp…Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, ngoài trách nhiệm chính của Nhà nước, cần xây dựng hệ thống an sinh xã hội ngoài Nhà nước, trong đó việc đề cao vai trò của doanh nghiệp là hết sức quan trọng. Nếu không có sự tham gia một cách tích cực chủ động của doanh nghiệp thì những khiếm khuyết của hệ thống an sinh xã hội Việt Nam hiện nay không thể khắc phục được. Bởi vì về đại thể, chính sách an sinh xã hội của chúng ta hiện nay được biết đến bởi hai tiểu hệ thống: BHXH 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 và hỗ trợ xã hội. BHXH là hình thức an sinh xã hội thực hiện trên nguyên tắc có đóng, có hưởng, kể cả hình thức bắt buộc hay tự nguyện bao gồm: y tế, nghề nghiệp, thai sản, tuổi già… Hỗ trợ xã hội là hình thức an sinh xã hội thực hiện trên nguyên tắc không đóng vẫn được hưởng, bao gồm: trợ cấp xã hội, trợ giúp xã hội, cứu trợ xã hội, ưu đãi xã hội… Hình thức an sinh xã hội tự nguyện đang có xu hướng phụ thuộc vào vai trò thực hiện của doanh nghiệp ngày càng lớn. Định hướng trong quá trình xây dựng và thực hiện hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam hiện nay là hoạt động trên nguyên tắc đóng tiền để được bảo hiểm và bảo hiểm đó phải bảo đảm mức sống tối thiểu, cho dù có xảy ra tình trạng khủng hoảng kinh tế hoặc lạm phát. Do vậy, hệ thống an sinh xã hội nước ta đang tất yếu triển khai theo nguyên tắc: đa tầng, linh hoạt, nhằm mục tiêu cơ bản: (1) giải quyết được những vấn đề cơ bản trong giai đoạn chuyển đổi của Việt Nam; (2) phải mang tính xã hội; (3) bảo đảm độ an toàn và có yếu tố bền vững. Đặc biệt, việc xây dựng một hệ thống BHXH hoàn chỉnh, theo nguyên tắc đóng – hưởng (bao gồm BHXH bắt buộc và tự nguyện, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp…) đang được quan tâm thực hiện. Trước hết, để đối phó với bối cảnh khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp gia tăng…Việt Nam đã chính thức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp (từ 01/01/2009), nâng mức lương tối thiểu cho người lao động… thì vấn đề xác lập vai trò tích cực hơn của doanh nghiệp trong thực hiện an sinh xã hội lại càng là vấn đề có ý nghĩa mang tính cấp bách. Do vậy, tăng cường sự tham gia của chủ thể doanh nghiệp vào quá trình thực hiện an sinh xã hội Việt Nam hiện nay là một tất yếu nhằm xây dựng và thực hiện hệ thống an sinh của Việt Nam ngày càng tốt hơn, bao phủ rộng hơn, hiệu quả hơn . Trong doanh nghiệp Việt Nam vẫn tồn tại tình trạng đình công của người lao động hiện nay: Theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, một trong nguyên nhân trực tiếp dẫn đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (trong đó có vấn đề thực hiện an sinh xã hội) còn nửa vời là do tổ chức công đoàn còn yếu ớt. Tại khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế tư nhân chỉ có khoảng 10% doanh nghiệp có tổ chức công đoàn, nhiều doanh nghiệp tổ chức công đoàn hoạt động chỉ mang tính chất hình thức – chủ cánh tay nối dài của chủ sử dụng lao động. Do vậy, khi có tranh chấp xảy ra, người lao động trong tình thế không được ai bảo vệ, họ nên khi bức xúc, giải pháp gần như duy nhất của họ là tìm cách đình công. Từ nguyên nhân này dẫn đến, số vụ đình công của công nhân ngày một gia tăng. Theo số liệu tổng hợp được từ các ngành công đoàn và lao động, thương binh, xã hội đưa ra: năm 2006, cả nước đã xảy ra 387 vụ đình công; năm 2007 là 541 vụ; tính đến tháng 5/2008 cả nước xảy ra 330 cuộc đình công và ngừng việc tập thể, trong đó nhiều nhất là TP. Hồ Chí Minh (118 cuộc) và khu vực doanh nghiệp FDI (257 cuộc) … Tính chất của các cuộc đình công chủ yếu là đình công tự phát, các xung đột về lợi ích của ngươi lao động vì thế cũng không giải quyết được. Tình trạng đình công của công nhân xảy ra có nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết là phần lớn xuất phát từ lý do doanh nghiệp không thực hiện tốt vấn đề an sinh xã hội cho người lao động, như: thu nhập của họ quá thấp, không đủ để trang trải cho cuộc sống; chủ không tuân thủ trong việc trả lương và các khoản trợ cấp cho công nhân… Do vậy, khi doanh nghiệp quan tâm và thực hiện tốt vấn đề an sinh xã hội cho người lao động thì nhất định sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ đình công của công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp Việt Nam hiện nay. 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Đồng thời, nâng cao tiêu chuẩn lao động và thúc đẩy cạnh tranh; tạo điều kiện hoàn thiện và nâng cao tiêu chuẩn lao động Việt Nam theo xu hướng hội nhập quốc tế. Trong khi vẫn chưa có nhiều các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức được việc phát triển bền vững chính là phương thức tối đa hoá lợi nhuận một cách hiệu quả nhất, thì những biện pháp xử lý nghiêm minh, chế tài bằng pháp luật của chính quyền đối với đối tượng sai phạm cùng việc xây dựng một cơ chế khuyến khích dư luận đứng ra tự bảo vệ các quyền lợi chính đáng của mình sẽ là những điều tối cần thiết để hình thành ý thức “trách nhiệm thực hiện an sinh xã hội của doanh nghiệp” nước ta. Các cơ quan chức năng cần tăng cường vai trò tuyên truyền, kiểm tra, giám sát và xử lý những vấn đề liên quan đến Luật Lao động, Luật BHXH… tại các doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp còn trốn tránh trách nhiệm về ASXH và không thực hiện đúng các qui định của nhà nước về ASXH: Trong thực tế, điều khó khăn nhất là “hàng hóa” ASXH không phải là một sản phẩm thống nhất hay một hệ thống không thể chia sẻ, mà nội dung có tính chất lý tưởng của nó phải thông qua hàng loạt biện pháp đồng bộ mới có thể đảm bảo được. Chẳng hạn, mức hưởng PLXH từ hệ thống ASXH do luật pháp quy định. Doanh nghiệp, người lao động và Nhà nước (từ thu nhập về thuế) có trách nhiệm đóng góp tài chính cho các hệ thống bảo hiểm. Tác dụng tạo việc làm của nó lại phụ thuộc một cách quyết định vào chính sách tiền lương. Phần đóng góp tài chính của doanh nghiệp cho các hệ thống bảo hiểm trên phải được bù đắp lại hoặc là thông qua sự gia tăng sức sản xuất một cách tương ứng, hoặc là thông qua chính sách thuế, các qui định cho phép giữ quỹ lương một cách thích hợp v…v, nếu không họ sẽ đứng trước nguy cơ phá sản bởi rơi vào một quá trình phát triển lao động – tiền lương bất hợp lý. Các chính sách liên quan đến họat động doanh nghiệp, đặc biệt là chính sách thuế của ta hiện nay không chỉ chưa hỗ trợ họ mà còn không đồng bộ, nhiều trường hợp mẫu thuẫn lẫn nhau, khiến doanh nghiệp khó có thể tính tóan đúng chi phí phải đóng góp vào hệ thống ASXH, nên họ có xu hướng tìm cách trốn tránh trách nhiệm này. Đối với khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhất là khu vực tư nhân…việc chủ động quan tâm thực hiện tốt an sinh xã hội vẫn là điều lạ lẫm đối với không ít doanh nghiệp: Điều này có thể xuất phát từ 2 nguyên nhân chính: nhận thức hoặc khó khăn về tài chính của bản thân các doanh nghiệp. Vấn đề các doanh nghiệp nợ đọng lương, đóng BHXH cho người lao động… đang rất báo động. Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, tính đến hết ngày 31/12/2008, tổng số tiền nợ BHXH gần 1.900 tỷ đồng. Trên thực tế cho thấy, việc doanh nghiệp không quan tâm đến quyền lợi của người lao động, “quỵt” tiền đóng BHXH cho người lao động; buộc người lao động làm việc đến kiệt sức hoặc không có giải pháp giúp họ tái tạo sức lao động của mình; …là điều hoàn toàn xa lạ với trách nhiệm của doanh nghiệp trong thực hiện an sinh xã hội, đồng thời làm cản trở quá trình thực hiện các mục tiêu: tăng trưởng kinh tế gắn liền với công bằng xã hội và xác lập vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế Nhà nước Việt Nam hiện nay (đối với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nhà nước). Đôi khi sự hỗ trợ vẫn chưa kịp thời. Cũng chính từ hình thức an sinh truyền thống này, một hiện tượng khá phổ biến Việt Nam là các doanh nghiệp tích cực tham gia vào các 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 hoạt động từ thiện như: giúp nạn nhân của bão lụt, thiên tai hay tai nạn, đóng góp vào Quỹ xoá đói giảm nghèo của các tổ chức chính trị – xã hội khác nhau… Bên cạnh mặt tích cực rất đáng trân trọng, vẫn còn không ít doanh nghiệp chưa nhận thức được thực hiện an sinh xã hội là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, do thiếu quy định pháp luật chặt chẽ về việc khấu trừ số tiền đóng góp vào chi phí trước thuế… Từ thực tế đó nhiều ý kiến cho rằng, cách làm này còn thiếu minh bạch và không thể đồng nghĩa với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp như bản chất vốn có của nó. Có không ít ý kiến trong xã hội cho rằng một số doanh nghiệp có động cơ “đánh bóng hình ảnh” với mục đích vụ lợi không trong sáng như: làm ăn phi pháp, móc ngoặc, trốn tránh trách nhiệm với người lao động ngay trong doanh nghiệp, gây ô nhiễm môi trường… Do vậy, việc đề cao vai trò của doanh nghiệp trong thực hiện an sinh xã hội với tư cách là một là một thành tố quan trọng trong trách nhiệm xã hội của bản thân doanh nghiệp sẽ kế thừa những giá trị an sinh truyền thống, đồng thời khắc phục các bất cập hạn chế của các hình thức an sinh xã hội phi chính thức Việt Nam hiện nay. Vậy nên tăng cường vai trò thực hiện an sinh của doanh nghiệp là tất yếu, góp phần quan trọng trong việc chia sẻ với chủ thể Nhà nước trong bối cảnh hiện nay. Đặc điểm của hệ thống an sinh xã hội Việt Nam hiện nay là chưa phổ cập trong toàn xã hội, đồng thời chủ yếu được thực hiện bởi chủ thể chính thức là Nhà nước và chủ thể cộng đồng phi chính thức. Doanh nghiệp khó tránh khỏi vấn đề về môi trường biến đổi gây nguy hại cho An Sinh Xã Hội: Làm phát sinh ra các dich bệnh, sức khoẻ giảm sút,…chi phí cho vấn đề an sinh xã hội đặc biệt là chế độ bảo hiểm tăng cao và nguy cơ suy giảm đạo đức: Thực tế cho thấy, khoảng 70% trong số hơn 1 triệu m3 nước thải/ngày từ các KCN đang xả thẳng ra các nguồn tiếp nhận không qua xử lý. 57% số KCN đang hoạt động hiện chưa có hệ thống xử lý nước thải, gây ô nhiễm nghiêm trọng đối với nguồn nước mặt. Tình trạng ô nhiễm không khí do khói, bụi và các tạp chất như CO, SO2, NO2 . thường xuyên xảy ra, đặc biệt là tại các KCN cũ do thiếu đầu tư nâng cấp công nghệ sản xuất cũng như hệ thống xử lý thải. Chưa kể, lượng chất thải rắn đang ngày một gia tăng và có xu hướng tập trung nhiều nhất các KCN thuộc vùng kinh tế trọng điểm như Bắc Bộ và phía Nam. Ước tính, chất thải rắn công nghiệp Việt Nam 4,8 triệu tấn/năm, trong đó 630 nghìn tấn là chất thải nguy hại. Tuy chỉ chiếm 20% là chất thải nguy hại và số còn lại có thể tái chế hoặc tái sử dụng, nhưng do chưa giải quyết tốt các vấn đề về thu gom, vận chuyển, tái chế . nên chất thải rắn vẫn luôn là thách thức lớn đối với công cuộc bảo vệ môi trường. Phải thừa nhận, Nhà nước triển khai nhiều công cụ nhằm tăng cường năng lực quản lý và bảo vệ môi trường; khuyến khích áp dụng các giải pháp ngăn chặn tình trạng suy thoái và gia tăng ô nhiễm tại các KCN. Song kết quả thực hiện cho thấy vấn đề quản lý môi trường KCN vẫn tồn tại nhiều bất cập như: thiếu sự phân định, phân cấp rõ ràng về trách nhiệm bảo vệ môi trường giữa các bên liên quan; quy hoạch KCN chưa thực sự gắn với BVMT; tỷ lệ xây dựng và vận hành các công trình bảo vệ môi trường tại các KCN còn thấp; các doanh nghiệp trong KCN còn chưa chú trọng áp dụng các quy trình sản xuất sạch hay công nghệ thân thiện với môi trường; công tác thanh, kiểm tra, giám sát môi trường KCN còn chưa được thực hiện nghiêm túc và triệt để phát huy hiệu quả . 8 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Chính Phủ đã đưa ra Giải pháp trước mắt tai kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 12 thảo luận tích cực về Luật Thuế Môi trường với chủ trương triển khai thêm công cụ kinh tế (thông qua thuế) như một yêu cầu bắt buộc khi các doanh nghiệp thuộc KCN tham gia thị trường. Thuế hay thu phí môi trường sẽ vừa góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng, vừa tạo thêm nguồn thu để tổ chức các hoạt động nghiên cứu, khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ Hỗ trợ tối đa thực hiện các mục tiêu bảo vệ môi trường. Ngoài ra, BộTN&MT sẽ bổ sung việc đánh giá môi trường chiến lược đối với quy hoạch phát triển các KCN để làm cơ sở xây dựng và hoàn chỉnh các quy phạm pháp luật và văn bản chính sách hiện hành. Hơn ai hết, đây chính là lúc doanh nghiệp tại các KCN nên soi lại mình, nhanh chóng hoàn thiện hệ thống xử lý thải tập trung và khu vực lưu giữ tạm thời chất thải, đồng thời chủ động đổi mới và áp dụng công nghệ sạch cũng như triển khai các mô hình kinh doanh, dịch vụ thân thiện với môi trường như một trong những hướng đi đúng và trúng nhằm mục tiêu phát triển bền vững. Khói bụi từ các nhà máy đang gây ô nhiễm môi trường khu công nghiệp Minh Đức (ThủyNguyên). Ảnh: Duy Lân 4. Làm thế nào để các doanh nghiệp tham gia tích cực vào hệ thống ASXH Các doanh nghiệp chưa tích cực tham gia vào hệ thống ASXH nước ta . Nguyên nhân chắc chắn là có nhiều. Nhưng cơ bản nhất là do các doanh nghiệp vẫn còn xem ASXH như một ngành kinh doanh thông thường. Vậy nên cần có một số biện pháp kế hoạch sau để các doanh nghiệp tham gia vào hệ thống ASXH một cách tích cực hơn (Theo eFinance Online) - “Sàn An sinh xã hội sẽ giúp Việt Nam giảm nhẹ khả năng bị tổn thương trước những tác động to lớn từ bên ngoài thông qua việc cải thiện hệ thống an sinh xã hội”, bà Michelle Bachelet, Phó Tổng thư ký của Tổ chức Phụ nữ Liên hợp quốc, Chủ tịch Nhóm cố vấn Sàn an sinh xã hội, Tổng 9 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 thống Nước cộng hòa Chi lê (2006-2010), nhấn mạnh tại buổi Toạ đàm với lãnh đạo cao cấp Việt Nam chiều ngày 14/10/2010. Giải pháp toàn cầu: Sáng kiến Sàn An sinh xã hội là một giải pháp chính sách xã hội toàn cầu thúc đẩy các chiến lược lồng ghép, nhằm đảm bảo một mức an sinh xã hội tối thiểu cho tất cả mọi người, đặc biệt là người lao đọng trong đó bao gồm đảm bảo sự tiếp cận của toàn dân đến các dịch vụ xã hội cơ bản và an ninh thu nhập. Đây là sáng kiến do Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đồng chủ trì, cùng với sự phối hợp của một nhóm gồm 17 cơ quan của LHQ, nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây và đẩy nhanh phục hồi sau khủng hoảng; thúc đẩy một loạt các quyền và việc chuyển dịch an sinh xã hội cơ bản, cũng như những dịch vụ tối thiểu trong lĩnh vực việc làm, y tế, nước sạch và vệ sinh, dinh dưỡng, giáo dục và hỗ trợ gia đình, để bảo vệ và tạo quyền năng cho người nghèo và người dễ bị tổn thương trong việc thoát khỏi đói nghèo. Các doanh nghiệp cần phải có sự chủ động phối hợp với nhà nước để cùng thực hiện vấn đề ASXH một cách có hiệu quả: Chúng ta cần thêm giải pháp hạn chế việc phát triển những ngành kinh tế làm tổn hại đến người nghèo và đẩy nhanh quá trình giải quyết những bức xúc trong xã hội. Đồng thời, nhà nước nên hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư, xây dựng trạm dưỡng lão, nhà bảo trợ và huy động quyên góp để tăng kinh phí vận hành những các trạm này. Qua đó, tạo ra một mạng lưới quốc gia về hỗ trợ người nghèo mang tính toàn diện hơn. Nhà nước cũng cần cùng các doanh nghiệp xây dựng mạng lưới tín dụng, bảo hiểm, dành riêng cho người nghèo. Cuối cùng là nhiệm vụ chống tham nhũng trong các doanh nghiệp cần được đề cao, vì tham nhũng càng nhiều thì người nghèo càng tăng. Nhà nước có cố gắng như thế nào thì vấn đề an sinh xã hội cũng khó mà được bảo đảm nếu như không có sự chia sẽ một cách chủ động tích cực hơn của các chủ thể khác (doanh nghiệp, cộng đồng…). Theo cách tính của Tổ chức Lao động quốc tế, khi Việt Nam sụt giảm 2% GDP trong hai năm 2008-2009 (từ 8,5% năm 2007 xuống 6,5%) thì sẽ có 0,65% lao động tương ứng 300.000 người thất nghiệp. Dự báo con số người thất nghiệp của Việt Nam trong năm 2009 có thể sẽ cao hơn mức này…Trong bối cảnh như vậy, một vấn đề đặt ra là hệ thống doanh nghiệp đã và đang có vai trò, trách nhiệm như thế nào trong việc cùng với Nhà nước và cộng đồng giải quyết tốt vấn đề an sinh xã hội của đất nước. (Mặc dù hệ thống các văn bản pháp luật về chính sách BHXH, BHYT ngày càng được hoàn thiện, cụ thể hóa… song trong quá trình tổ chức thực hiện vẫn còn một số khó khăn và thách thức. Trong đó, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng bởi thiên tai, suy giảm kinh tế… cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc trích nộp BHXH, BHYT cho người lao động, nợ đọng kéo dài làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động 10 [...]... nhiệm: nhà nước, các tổ chức chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện ASXH (VD như Việt Nam hiện nay là cơ quan BHXH các cấp; Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Ủy ban Mặt trận tổ quốc, ) và cộng đồng gồm các cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể trong xã hội Cụ thể các cơ quan về ASXH cần có các chiến dịch truyền thông riêng cho các doanh nghiệp một cách thường xuyên và cặn kẽ Có thể huy... một phần của chiến dịch truyền thông Triển khai kênh thông tin về ASXH: trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mạng internet khắp nơi đặc biệt là tại các doanh nghiệp Để nâng cao nhận thức cho các cán 11 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 bộ công nhân viên trong doanh nghiệp , các cơ quan ASXH cũng có thể xây dựng các web thông tin đê cung cấp thông tin,... những thế, các cơ quan ASXH cần công bố các báo cáo tài chính định kì để giữ vững niềm tin cho các doanh nghiệp khi tham gia Mô hình ASXH mà chúng ta đang xây dựng có xuất xứ từ phương tây, nơi hiện có rất nhiều kinh nghiệm và những bài học quí giá Trừ khi chúng ta muốn sáng tạo một hệ thống ASXH mới ,việc học hỏi tiếp thu những nguyên tắc căn bản trong xây dựng và họat động ASXH phương tây là cần thiết,... bảo vệ trong c ác doanh nghi ệp, nhất là khu vực phi chính thức và nông thôn Hệ thống bảo hiểm ch ưa được ph át triển đồng bộ., hoạt động bảo hiểm của các doanh nghi ệp ch ưa gắn với người nghèo,ch ưa gi ải quy ết đ ư ợc v ấn đ ề sản phẩm đa dạng, mức giá phù hợp sao cho thực sự là của người nghèo chứ không phải "kinh doanh" trên lưng người nghèo.) Xây dựng kế chiến lược nâng cao nhận thức về ASXH: ... thuyết trình cho các thành viên trong doanh nghiệp Mỗi chiến dịch truyền thông cần được thiết kế tỉ mỉ và triển khai đồng bộ và có hiệu quả Phải đảm bảo truyền tải được những thông tin một cách hiệu quả nhất Đồng thời các cơ quan ASXH cũng phải thực hiện các hoạt đọng quảng cáo để giáo dục nhận thức về ASXH Hoạt động này có thể là thường xuyên hoặc định kì hoặc như một phần của chiến dịch truyền thông... http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Công chức viên chức trong ngành; cán bộ trực tiếp làm công tác BHXH, BHYT tại các đơn vị sử dụng lao động nghiệp vụ quản lý còn nhiều yếu kém cần được nhà nước tập huấn bồi dưỡng Nếu nhà nước để doanh nghiệp làm giàu bất chấp đạo lý, lấy đất đai màu mỡ làm khu công nghiệp, làm sân golf sẽ khiến người nông dân mất ruộng, mất phương tiện sinh... thì các doanh nghiệp, cơ quan BHXH cần xá định rõ thông tin cần chuyển tải cho những đối tượng phù hợp: thông tin về chính sách BHXH, về cơ quan BHXH, hay về thủ tục dịch, và thông tin đó dành cho người tham gia BHXH hay cho những người hưởng thụ, người lao động hay người sử dụng lao động Bên cạnh đó, kế hoạch chiến lược này phải liên kết được sự tham gia của tất cả các bên có trách nhiệm: nhà nước, ... nghèo chứ không phải "kinh doanh" trên lưng người nghèo.) Xây dựng kế chiến lược nâng cao nhận thức về ASXH: Để toàn dân nói chung và các doanh nghiệp nói riêng có nhận thức đầy đủ về ASXH thì cần xây dựng được một kế hoạch chiến lược nhằm nâng cao nhận thức về ASXH Kế hoạch này phải đảm bảo tính toàn diện và dài hạn Trước hết, khi xây dựng kế hoạch cần chú ý cân nhắc lại các loại thông tin hữu ích . : 0918.775.368 Vai trò của doanh nghiệp trong việc thực hiện ASXH ở nước ta Trong nền kinh tế thị trường theo định hướng: dân giàu, nước mạnh, xã hội. hội của các doanh nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng. Thực tế cho thấy, trong những năm qua, các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp lớn của Nhà nước,

Ngày đăng: 17/04/2013, 15:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan