BIỆN PHÁP VƯỢT RÀO CẢN THƯƠNG MẠI ĐỂ ĐẨY MẠNH HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP WTO

42 543 0
BIỆN PHÁP VƯỢT RÀO CẢN THƯƠNG MẠI ĐỂ ĐẨY MẠNH HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP WTO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BIỆN PHÁP VƯỢT RÀO CẢN THƯƠNG MẠI ĐỂ ĐẨY MẠNH HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP WTO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ -------  ------- ĐỀ TÀI BIỆN PHÁP VƯỢT RÀO CẢN THƯƠNG MẠI ĐỂ ĐẨY MẠNH HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP WTO Giáo viên hướng dẫn T.S Ngô Thị Tuyết Mai Sinh viên thực hiện Dương Việt Phúc Lớp Kinh tế quốc tế Khóa 47 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Hà Nội - 2008 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính tất yếu của đề tài. Những năm gần đây, thị trường Việt Nam được chứng kiến nhiều thành công phát triển rực rỡ của các sản phẩm trong nước và việc đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu nhiều loại hàng hoá như : dầu thô, dệt may, nông sản, thuỷ hải sản, da giày, thủ công mỹ nghệ…sang thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản, các nước Châu Âu, …đã đem lại những giá trị kinh tế to lớn. Một trong những mặt hàng xuất khẩu mang lại những đóng góp rất lớn trong kim ngạch xuất khẩu chính là mặt hàng dệt may. Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường trường thế giới nói chung và thị trường Hoa Kỳ nói riêng có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai. Mặt khác, mặt hàng dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước và tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, giúp cân bằng cán cân thanh toán, giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, góp phần thúc đẩy các ngành sản xuất khác trong nước phát triển… góp phần quan trọng trong việc tạo sự phát triển và ổn định kinh tế - chính trị - xã hội. Tuy nhiên, đứng trước thành tựu to lớn đó chúng ta cũng không nên chủ quan. Ngày nay với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập hóa đang diễn ra mạnh mẽ đi kèm với nó là hoạt động xuất nhập khẩu cũng diễn ra hết sức sôi động và không kém phần phức tạp. Để có thể tồn tại và phát triển các quốc gia luôn tìm mọi biện pháp để thắng thế trong cuộc cạnh tranh đầy khốc liệt. Đặc biệt, hiện nay Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam. Do đó Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tìm hiểu kỹ và nghiên cứu sâu về thị trường này trong đó cần đặc biệt chú ý đến các rào cản thương mại mà Hoa Kỳ áp dụng đối với mặt hàng dệt may nếu muốn thâm nhập thị trường náy. Vậy những rào cản đó là gì? Ảnh hưởng của nó ra sao đối với hoạt động xuất nhập khẩu ? Biện pháp vượt qua rào cản để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa nói chung và hàng dệt may nói riêng sang thị trường Hoa Kỳ có hiệu quả trong điều kiện hội nhập? Chính vì lẽ đó mà em quyết định lựa chọn đề tài : “BIỆN PHÁP VƯỢT RÀO CẢN THƯƠNG MẠI ĐỂ ĐẨY MẠNH HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP WTO” làm đề tài nghiên cứu cho đề án của mình. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài. Tìm hiểu hệ thống rảo cản thương mại đối với hàng hóa và kinh nghiệm của một số nước trong việc áp dụng các rào cản thương mại đối với hàng dệt may. Tìm hiểu thực trạng áp dụng rào cản thương mại của Hoa Kỳ đối với nhập khẩu hàng dệt may. Tìm hiểu thực trạng và các biện pháp vượt qua các rào cản để đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong thời gian qua. Tìm hiểu một số giải pháp chủ yếu nhằm vượt rào cản để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may trong nước sang thị trường Hoa Kỳ trong điều kiện hội nhập WTO. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu : Biện pháp vượt rào cản thương mại Phạm vi nghiên cứu: Hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 4. Phương pháp nghiên cứu: Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Phương pháp định tính: Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá. Phương pháp định lượng: Phương pháp thống kê. 5. Công cụ phục vụ nghiên cứu: Thu thập thông tin. Phỏng vấn, điều tra. 6. Kết cấu của đề tài. Đề tài gồm 4 phần: Phần 1: Lý luận chung về rào cản trong thương mại quốc tế và kinh nghiệm của một số nước trong việc áp dụng các rào cản thương mại đối với hàng dệt may. Phần 2: Thực trạng áp dụng rào cản thương mại của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may của Việt Nam. Phần 3: Thực trạng và các biện pháp vượt qua rào cản để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong thời gian qua. Phần 4: Một số giải pháp chủ yếu vượt qua rào cản để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may trong nước sang thị trường Hoa Kỳ trong điều kiện hội nhập WTO. Mặc dù em được rất cố gắng hoàn thành đề án này, nhưng do hạn chế về trình độ và thông tin cùng với thời gian có hạn nên không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo hướng dẫn TS . NGÔ THỊ TUYẾT MAI đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề án này. Hà Nội, tháng 10/2008. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 PHẦN I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ RÀO CẢN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG VIỆC ÁP DỤNG RÀO CẢN THƯƠNG MẠI 1.1 Các khái niệm: 1.1.1. Thương mại quốc tế: Theo tổ chức thương mại thế giới (WTO): thương mại bao gồm thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và thương mại quyền sở hữu trí tuệ. Theo nghĩa rộng: thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ và các yếu tố sản xuất qua biên giới giữa các quốc gia. 1.1.2. Rào cản trong thương mại quốc tế. Thuật ngữ “rào cản” trong kinh tế được hiểu là những công cụ, biện pháp, chính sách bảo hộ của quốc gia nhằm hạn chế những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến nền kinh tế của quốc gia đó. Từ đó có thể suy rộng ra, “rào cản trong thương mại quốc tế” được hiểu là các luật lệ, chính sách, quy định hay tập quán của Chính phủ mỗi nước trong khuôn khổ pháp lý chung nhằm hạn chế hay ngăn cản hoạt động thương mại hàng hoá và dịch vụ của nước ngoài. 1.2. Phân loại rào cản thương mại quốc tế. Các công cụ thực hiện chính sách thương mại của quốc gia gốm công cụ thuế quan và công cụ phi thuế quan: Hạn ngạch, định giá hải quan, các tiêu chuẩn kỹ thuật, chính sách chống bán phá giá, các công cụ khác. Xuất phát từ các công cụ thực hiện chính sách thương mại trên vô hình chung nó đã trở thành các rào cản thương mại đối với các nước tham gia hoạt động xuất nhập khẩu. Như vậy, các rào cản thương mại quốc tế bao gồm: Rào cản thuế quan và rào cản phi thuế quan. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 1.2.1. Hàng rào thuế quan: Nội dung chính của hàng rào thuế quan đó là việc áp dụng thuế là công cụ chính gây ra rào cản kìm hãm sự thâm nhập của hàng hóa nước ngoài vào trong nước. Theo đó khi hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào trong nước sẽ phải chịu một mức thuế nhất định do quốc gia đó đưa ra. 1.2.2. Hàng rào phi thuế quan. Theo tổ chức OECD, đưa ra định nghĩa: “Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp biên giới nằm ngoài phạm vi thuế quan có thể được các quốc gia sử dụng, thông thương dựa trên cơ sở lựa chọn, nhằm hạn chế nhập khẩu.” Các loại rào cản phi thuế quan bao gồm : Bảng 1: Bảng phân chia các loại rào cản phi thuế quan của OECD. Stt Hàng rào phi thuế 1 Các biện pháp kỹ thuật. 2 Các loại thuế và phí trong nước 3 Các quy định và thủ tục hải quan 4 Các hạn chế trong việc tiếp cận thị trường liên quan đến cạnh tranh 5 Các hạn chế về định lượng nhập khẩu 6 Các thủ tục và quy trình hành chính 7 Các quy định về mua sắm của chính phủ 8 Trợ cấp và hỗ trợ của chính phủ 9 Các hạn chế về đầu tư hoặc các yêu cầu 10 Các quy định hoặc chi phí về vận chuyển 11 Các hạn chế về cung cấp dịch vụ 12 Các hạn chế về sự dịch chuyển của thương nhân hoặc người lao động 13 Các công cụ bảo hộ thương mại: chống bán phá giá, thuế đối kháng, tự vệ… Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 14 Các quy định của thị trường trong nước (Nguồn OECD) Theo WTO: “ Biện pháp phi thuế quan là những biện pháp ngoài thuế quan, liên quan hoặc ảnh hưởng đến sự luân chuyển hàng hóa giữa các nước”. Theo cách định nghĩa này thì WTO cũng đã dựa trên cơ sở thuế quan, từ đó WTO xây dựng định nghĩa về hàng rào phi thuế quan như sau: “Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp phi thuế quan mang tính cản trở đối với thương mại mà không dựa trên cơ sở pháp lý, khoa học, bình đẳng”. Ngoài những biện pháp chủ yếu kể trên, trong hoạt động thương mại quốc tế còn tồn tại rất nhiều hình thức rào cản thương mại khác. Ví dụ, như mua sắm của Chính phủ, quy tắc xuất xứ, các quy định về kiểm định hàng hoá trước khi xuống tàu, các quy định yêu cầu các nhà đầu tư phải sử dụng nguyên liệu trong nước, quy định tỉ lệ xuất khẩu sản phẩm hay hạn chế nguồn ngoại tệ dùng để thanh toán hàng nhập khẩu của công ty . Cùng với sự phát triển của hoạt động thương mại và xu hướng điều tiết các rào cản truyền thống, ngày càng xuất hiện nhiều hình thức rào cản trá hình và tinh vi hơn, thường là liên quan tới các tiêu chuẩn về kỹ thuật, môi trường, lao động, với mục đích cuối cùng là đạt được nhiều giá trị thặng dư cho doanh nghiệp mình, đất nước mình trong sân chơi chung toàn cầu. 1.3 Ưu và nhược điểm khi sử dụng các rào cản phi thuế quan. 1.3.1 Ưu điểm: 1.3.1.1. Phong phú về hình thức: Nhiều biện pháp phi thuế quan khác nhau có thể đáp ứng cùng một mục tiêu, áp dụng cho cùng một mặt hàng. Các rào cản phi thuế quan (NTB) trong thực tế rất phong phú về hình thức nên khả năng tác động và mức độ đáp ứng mục tiêu của chúng cũng rất đa dạng. Do đó, nếu sử dụng NTB để phục vụ một mục tiêu đề ra thì có thể sẽ có nhiều lựa chọn, kết hợp mà không bị gò bó chật hẹp trong khuân khổ một công cụ duy nhất như thuế quan. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 1.3.1.2. Đáp ứng nhiều mục tiêu: Mỗi quốc gia thường theo đuổi nhiều mục tiêu trong chính sách kinh tế, thương mại của mình. Các mục tiêu đó có thể là: Bảo hộ sản xuất trong nước, khuyến khích phát triển một số ngành nghề, bảo vệ sức khỏe con người, động thực vật, bảo vệ môi trường, đảo bảo cân bằng cán cân thanh toán, đảm bảo an ninh quốc gia…các NTB có thể đồng thời phục vụ hiệu quả nhiều mục tiêu khác nhau trong khi có thể việc sử dụng công cụ thuế quan không khả thi hoặc không hữu hiệu bằng. 1.3.1.3. Nhiều rào cant thương mại chưa bị cam kết buộc cắt giảm hay loại bỏ. Do NTB thường mang tính mập mờ, mức độ ảnh hưởng không rõ ràng như những thay đổi định lượng của thuế quan, nhưng tác động của chúng có thể lớn nhưng lại là tác động ngầm, co thể che đậy hoặc biện hộ bằng cách này hay cách khác. Hiện nay, các hiệp định của WTO chỉ mới điều chỉnh việc sử dụng một số NTB nhất định, trong đó tất cả NTB hạn chế định lượng đều không được phép áp dụng trừ một số trường hợp ngoại lệ. Một số NTB khác tuy có nhằm mục tiêu hạn chế nhập khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước nhưng vẫn được WTO cho phép áp dụng với điều kiện tuân thủ những quy định cụ thể, rõ ràng, khách quan. Chẳng hạn như hàng rào kỹ thuật, biện pháp kiểm dịch động thực vật, biện pháp tự vệ… 1.3.2. Nhược điểm. 1.3.2.1. Không rõ ràng và khó dự đoán. Các NTB thường được vận dụng trên cơ sở dự đoán chủ quan, thậm trí tùy tiện của nhà chức trách về sản xuất và nhu cầu tiêu thụ trong nước. Trong bối cảnh nền kinh tế ngày nay rất phức tạp và thường xuyên biến động, việc đưa ra dự đoán tương đối chính xác là rất khó khăn. Nếu dự đoán không chính xác sẽ có ảnh hưởng xấu đến sản xuất trong nước chẳng hạn tình trạng cung vượt cầu hoặc ngược lại, điều này sẽ đồng nghĩa với việc các quyết định sản xuất và kinh doanh sẽ chịu rủi ro cao hơn. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Sử dụng NTB cũng thường làm nhiễu tín hiệu chỉ dẫn các quyết định của người sản xuất và người tiêu dùng trong nước, tín hiệu chỉ dẫn việc phân bổ nguồn lực trong nội bộ nền kinh tế ( chính là giá trị thị trường), phản ánh không trung thực lợi thế cạnh tranh thực. Do đó khả năng xây dựng kế hoạch đầu tư sản xuất kinh doanh hiệu quả trong trung và dài hạn của người sản xuất bị hạn chế. Tác động của các NTB thường khó có thể lượng hóa được rõ ràng như các tác động của thuế quan. Nếu mức độ bảo hộ thông qua thuế quan đối với một sản phẩm có thể dễ dàng được xác định bằng chính thuế suất đánh lên sản phẩm đó, thì mức độ bảo hộ thông qua NTB là tổng mức bảo hộ của các NTB riêng rẽ áp dụng cho cùng một sản phẩm. Bản thân mức độ bảo hộ của mỗi NTB cũng chỉ có thể ước lượng tương đối do đó rất khó xây dựng một lộ trình tự do hóa thương mại rõ ràng như với bảo hộ chỉ bằng thuế quan. 1.3.2.2. Khó khăn tốn kém trong quản lý. Vì khó dự đoán nên các NTB thường đòi hỏi chi phí quản lý cao và tốn nhiều nhân lực của nhà nước để duy trì hệ thống điều hành bằng nhiều NTB. Một số NTB thuộc thẩm quyền và phạm vi quản lý của nhiều cơ quan với những mục tiêu khác nhau, đôi khi còn mâu thuẫn nhau nên khó khăn cho bản thân nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý và các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế trong việc xây dựng, sử dụng, tiếp cận thông tin cũng như đánh giá tác động của các NTB này. Các doanh nghiệp chưa chú trọng thông tin và chưa có có ý thức xây dựng đề xuất các NTB để bảo hộ sản xuất, còn trông chờ vào nhà nước tự quy định. Do đó, thực tế là các doanh nghiệp thường phải tốn kém chi phí vận động hành lang để cơ quan chức năng ra quyết định có lợi cho mình. Ngoài ra, có những NTB bị động là những NTB tồn tại trên thực tế ngoài ý muốn của các nhà hoạch định chính sách như bộ máy quản lý quan liêu, năng lực hạn chế, hệ thống pháp luật không công khai, không minh bạch. 1.3.2.3. Làm cho tín hiệu thị trường kém trung thực. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Khác với thuế, các NTB không trực tiếp tác động đến giá nhưng nó lại tác động trực tiếp đến lượng cung, cầu của quốc gia. Do vậy, nó cũng có tác động như thuế làm cho tín hiệu thị trường trở nên kém trung thực. Khi cung (S) và cầu (D) cân bằng thì giá sẽ ở trong trạng thái ổn định. Trong trương hợp S > D sẽ dẫn đến áp lực làm giảm giá, ngược lại, khi S < D thì sẽ có áp lực làm tăng giá. Giả sử sản xuất xe máy của một quốc gia (S) là 500.000 chiếc. Lượng cầu (D) là 1.000.000 chiếc; để đảm bảo cân bằng cung cầu quốc gia đó cần nhập khẩu 500.000 chiếc xe máy nữa. Nhưng để bảo hộ sản xuất thực hiện chính sách tiết kiệm ngoại tệ, chính phủ đưa ra hạn ngạch nhập khẩu (M) là 300.000 chiếc. Khi đó: (S+M) – D = 200.000. Như vậy nhu cầu còn thiếu là 200.000 chiếc xe máy, điều này dẫn đến áp lực làm cho giá mặt hàng đó tăng lên. Tóm lại: Các biện pháp thuế quan và phi thuế quan là hai công cụ bảo hộ quan trọng đối với mọi quốc gia. Do mỗi công cụ có điểm mạnh,điểm yếu đặc thù nên nên chúng thường sử dụng bổ xung lẫn nhau nhắm bảo hộ sản xuất trong nước. Mặc dù về lý thuyết, WTO và các định chế thương mại khu vực thường chỉ thừa nhận thuế quan là công cụ bảo hộ hợp pháp duy nhất, nhưng thực tế đã chứng minh rằng các nước không ngừng sử dụng các NTB mới, vừa đáp ứng mục đích bảo hộ vừa không trái với thông lệ quốc tế. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, em chỉ xin nghiên cứu một số rào cản có tính chất điển hình được nhiều nước áp dụng và đặc biệt là Hoa Kỳ trong xu thế hội nhập ngày nay. Một số rào cản thương mại. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Hàng rào thương mại Hàng rào thuế quan Hàng rào phi thuế quan Hạn ngạch Định giá hải quan Tiêu chuẩn kỹ thuật… Chống bán phá giá Rào cản khác [...]... mẫu mã, bao gói của sản phẩm, dẫn đến hàng loạt các sản phẩm dệt may của Việt Nam bị hải quan Mỹ trả về Và người chịu mọi thiệt thòi ở đây không ai khác chính là các doanh nghiệp dệt may Việt Nam Đây cũng là những hiện tượng thường thấy khi các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm nói chung và hàng dệt may nói riêng sang thị trường Hoa Kỳ Để có thể xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ... phẩm dệt may Việt Nam khi thâm nhập sang thị trường này Việc cấp visa cho hàng dệt may dùng để kiểm soát việc nhập khẩu hàng dệt và các sản phẩm dệt từ quốc gia khác vào Hoa Kỳ hoặc để ngăn cấm việc nhập lậu mặt hàng này vào Hoa Kỳ Một visa hàng dệt có thể có hạn ngạch hoặc không có hạn ngạch, và hàng dệt có hạn ngạch có thể cần hoặc không cần một visa, điều này phụ thuộc vào xuất xứ nước xuất khẩu Trong. .. một trong những mặt hàng đứng đầu trong danh mục mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và đưa Việt Nam đứng trong danh sách 10 quốc gia và vùng lãnh thổ có kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới Những kết quả này cần được phát huy mạnh mẽ hơn trong năm 2008 2.1.4 Những vấn đề quan tâm của nhà nhập khẩu hàng dệt may Hoa Kỳ Những nhà nhập khẩu Hoa Kỳ trước khi quyết định nhập khẩu hàng dệt. .. xuất khẩu Việt Nam phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đó bởi vì có thể chỉ do không đáp ứng được một yêu cầu nhất định, hàng nhập khẩu sẽ bị từ chối thâm nhập vào thị trường này 2.3.2.2 Quy định về cấp Visa đối với mặt hàng dệt may Mặt hàng dệt may Việt Nam muốn xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ thì một điều kiện quan trọng là sản phẩm này phải được cơ quan có thẩm quyền của Hoa Kỳ cấp Visa cho mặt hàng này... trieenrtrong đó có Việt Nam kkhi xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ cần lấy giá làm yếu tố quan trọng, mẫu mã không cần quá cầu kỳ nhưng sản phẩm cần đa dạng và hợp thị hiếu của người dân nơi đây 2.1.3 Nhu cầu đối với hàng dệt may Hàng năm thị trường Hoa Kỳ có nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may rất lớn,gần như là chiếm đa số lượng hàng tiêu thụ trên thị trương và có xu hướng ngày càng tăng Nếu trong năm... trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp như một cách để cải thiện điều kiện lao động trong ngành dệt may Hiệp định này cũng yêu cầu xem xét những tiến bộ đạt được trong mục tiêu cải thiện điều kiện làm việc trong ngành dệt may thông qua các cuộc tham vấn giữa Bộ Lao động Hoa Kỳ và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội của Việt Nam Trong năm 2003, hạn ngạch của Việt Nam sẽ được xác định theo các mức khác nhau Các... vào hạn ngạch dệt may tương ứng của Việt Nam Cơ chế tham vấn Nếu Hoa Kỳ cho rằng nhập khẩu các hàng có xuất xứ Việt Nam không thuộc diện bị áp dụng hạn ngạch, cụ thể theo hiệp định này việc gây rối loạn thị trường dệt may Hoa Kỳ và đe dọa cản trở thương mại giữa các bên, thì chính phủ Hoa Kỳ có thể yếu cầu tham vấn với chính phủ Việt Nam nhằm giảm nhẹ hoặc tránh sự rối loạn tình hình thị trường như vậy... tổng lượng hàng hóa nhập khẩu từ khoảng 80 nước có hiệp định thương mại song phương với Việt Nam, trong đó có Hoa Kỳ; thuế suất ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT) áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước ASEAN; và thuế suất chung (cao hơn thuế suất MFN là 50%) áp dụng cho tất cả các nước khác Theo tinh thần của Hiệp định Thương mại Hoa K Việt Nam (Hiệp định Thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ), Việt Nam có nghĩa... 1997 lượng hàng nhập khẩu chiếm 72% trên thị trường thì đến năm 2001 đã chiếm 88% và đến nay là trên 90% tổng lượng hàng dệt may trên thị trường này Bảng 2.1 Kim ngạch nhập khẩu hành dệt may của Hoa Kỳ (Đơn vị : tỷ USD) Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 KN 71,7 70,3 77,3 82,9 89,5 95,7 112,6 195 (nguồn: Hiệp hội dệt may giày da Hoa Kỳ và bộ thương mại Hoa Kỳ) Hoa Kỳ là quốc gia nhập khẩu tất... phá giá, gây ảnh hưởng tới xuất khẩu của một số nước, Hiệp định về chống bán phá giá của WTO quy định cụ thể về các tiêu chí để xác định hành vi phá giá và biện pháp khắc phục 1.5 Kinh nghiệm của một số nước trong việc áp dụng rào cản thương mại Để tìm hiểu sâu hơn về các rào cản phi thuế quan cũng như xem xét tình hình thực tiễn áp dụng các rào cản này như thế nào để vừa đạt mục tiêu phát triển kinh

Ngày đăng: 17/04/2013, 08:38

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Bảng phân chia các loại rào cản phi thuế quan của OECD. - BIỆN PHÁP VƯỢT RÀO CẢN THƯƠNG MẠI ĐỂ ĐẨY MẠNH HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP WTO

Bảng 1.

Bảng phân chia các loại rào cản phi thuế quan của OECD Xem tại trang 6 của tài liệu.
Bảng 2.2: Các nước xuất khẩu chính hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ. (triệu USD) - BIỆN PHÁP VƯỢT RÀO CẢN THƯƠNG MẠI ĐỂ ĐẨY MẠNH HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP WTO

Bảng 2.2.

Các nước xuất khẩu chính hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ. (triệu USD) Xem tại trang 29 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan